SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 59
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THANH HÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THANH HÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số :603801
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG 6
CHỨNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG
1.1. Pháp luật về công chứng 6
1.1.1. Khái quát sự hình thành, phát triển của pháp luật về công 6
chứng ở nước ta
1.1.2. Một số nội dung chính của Luật Công chứng số 82/2006/QH11 8
1.2. Thực hiện pháp luật công chứng 22
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật công chứng 22
1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật công chứng 25
1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật công chứng 28
1.2.4. Vai trò thực hiện pháp luật công chứng 29
1.2.5. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật công chứng 31
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG 36
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng việc thực hiện quy định về công chứng viên 37
2.1.1. Về tiêu chuẩn công chứng viên 39
2.1.2. Miễn đào tạo nghề và miễn tập sự hành nghề công chứng 46
2.2. Thực trạng việc thực hiện quy định về tổ chức hành nghề 49
công chứng
2.2.1. Phòng công chứng 49
2.2.2. Văn phòng công chứng 51
2.2.3. Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng 56
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2.4. Nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng 58
2.3. Thực trạng việc thực hiện quy định về thủ tục công chứng 64
2.3.1. Thủ tục chung về công chứng 64
2.3.2. Thủ tục công chứng một số loại giao dịch cụ thể 78
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN 82
PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG
3.1. Định hướng bảo đảm thực hiện pháp luật công chứng 82
3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 82
3.1.2. Bảo đảm khả thi của văn bản quy phạm pháp luật 82
3.1.3. Bảo đảm an toàn pháp lý 83
3.1.4. Thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp 84
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật công chứng trên địa 84
bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến công chứng viên, tổ chức 84
hành nghề công chứng, thủ tục công chứng
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật công chứng, 109
nâng cao ý thức pháp luật công chứng
3.2.3. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước 112
3.2.4. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và 114
khen thưởng
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
117
119
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Công chứng, có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Đây là một bước tiến quan trọng
trong việc cụ thể hóa nội dung về hoàn thiện thể chế công chứng ở nước ta
được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đến nay, sau 07 năm thi hành
Luật Công chứng, những kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định Luật đã
thực sự đi vào cuộc sống, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là hết
sức đúng đắn, đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng ở
nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và ngày càng tăng cường về chất
lượng. So với thời điểm giữa năm 2007 khi Luật Công chứng bắt đầu có hiệu
lực thi hành, Hà Nội có tổng số 341 công chứng viên đang hành nghề, đứng
đầu trong cả nước (68 công chứng viên tại 10 Phòng công chứng và 273 công
chứng viên tại 93 Văn phòng công chứng). Thông qua việc đảm bảo tính an
toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự và kinh tế, hoạt động công
chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại
trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, một lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều
nguy cơ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện. Chúng ta không thể phủ nhận công
chứng là -lá chắn- phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp
đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu -gánh
nặng- pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Tuy nhiên qua 07 năm thi hành, Luật Công chứng cũng bộc lộ những
bất cập, hạn chế. Tiêu chuẩn công chứng viên quy định còn đơn giản; thời
gian đào tạo nghề ngắn, cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa
quy định về quyền, nghĩa vụ của công chứng viên cũng như người tập sự hành
nghề công chứng, đối tượng miễn đào tạo nghề, miễn tập sự hành nghề công
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chứng rộng nên chất lượng công chứng viên được bổ nhiệm thấp, có nhiều sai
sót khi công chứng hợp đồng, giao dịch. Tiêu chuẩn thành lập Văn phòng
công chứng chưa chặt chẽ; quy hoạch ban hành chậm và thiếu cơ sở pháp lý;
thiếu sự kiểm tra, thanh tra sau khi cho phép thành lập tổ chức hành nghề
công chứng; chưa có quy định về việc chuyển đổi mô hình Văn phòng công
chứng do một công chứng viên thành lập sang mô hình văn phòng công chứng
do 2 công chứng viên trở lên thành lập và ngược lại; nghĩa vụ của các tổ chức
hành nghề công chứng chưa chặt chẽ, đặc biệt về việc thực hiện lưu trữ hồ sơ
công chứng và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên,
chưa quy định việc chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu công chứng giữa tổ chức
hành nghề công chứng và các cơ quan liên quan. Thủ tục công chứng chưa cụ
thể, chi tiết, chưa thuận tiện, chưa có sự phối hợp, liên thông với các thủ tục
hành chính khác liên quan, khiến người yêu cầu công chứng phải mất nhiều
thời gian, công sức; một số thủ tục công chứng chưa hợp lý, chưa rõ ràng,
thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định của pháp luật liên quan,
gây khó khăn, lúng túng cho công chứng viên khi hành nghề...
Tôi chọn đề tài "Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành
phố Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ của mình nhằm kiến nghị những giải pháp
bảo đảm thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói
riêng và trên cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, trong lĩnh vực công chứng, tuy là một chế định pháp
luật mới xuất hiện trong hệ thống pháp luật nước ta, nhưng đã có nhiều công
trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Trước khi Luật Công chứng số
82/2006/QH11 được ban hành, có thể kể đến các công trình, đề tài sau: Cơ sở
lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng
ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ mã số 92-98-224 năm 1993 của Viện Nghiên cứu
khoa học pháp lý Bộ Tư pháp; Công chứng nhà nước những vấn đề lý luận và
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thực tiễn ở nước ta, Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Ngọc Nga; Những vấn đề
lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và
giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ của
tác giả Đặng Văn Khanh; Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta
hiện nay, Luận án tiến sĩ của tác giả Dương Khánh; Xã hội hóa công chứng ở
Việt Nam hiện nay, của tác giả Lê Thị Phương Hoa; Thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân trong lĩnh vực thực hiện các việc công chứng, luận văn thạc sĩ của tác
giả Lê Thị Thúy; Hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực ở Việt Nam
hiện nay - lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ của tác giả Tuấn Đạo Thanh;
Nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay,
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Chí Thiện.
Từ khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 được Quốc hội thông qua,
có thể kể tới một số công trình, bài viết nghiên cứu về lĩnh vực công chứng
sau: Nghiên cứu pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm góp
phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng
ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Tuấn Đạo Thanh
năm 2008; Phân cấp quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực (Qua thực
tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Hải Hồ
năm 2008; Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quang Minh năm
2009; Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp,
Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Mai Trang năm 2011; Bồi thường thiệt hại
do công chứng viên gây ra, Bài viết của tác giả Đỗ Văn Đại đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 14(199), tháng 7 năm 2011; Kiến nghị hoàn thiện Luật
Công chứng, Bài viết của tác giả Lê Quốc Hùng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, số 1+2 (210+211), tháng 1 năm 2012; Hoàn thiện pháp luật về quản lý
nhà nước đối với văn phòng công chứng, Bài viết của tác giả Phan Hải Hồ đăng
trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 14 (222), tháng 7 năm 2012…
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu những vấn đề
mang tính tổng thể hoặc những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác nhau của hoạt
động công chứng. Nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu
về việc thực hiện pháp luật về công chứng trên các phương diện công chứng
viên, tổ chức hành nghề công chứng và thủ tục công chứng, đặc biệt trong
phạm vi một địa phương cụ thể: Thành phố Hà Nội. Có thể khẳng định, đề tài
Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội là đề tài đầu
tiên nghiên cứu về khía cạnh này.
3. Mục đích của đề tài
Luận văn tổng hợp những kiến thức lý luận về thực hiện pháp luật về
công chứng; trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc thi hành Luật Công chứng
trên địa bàn thành phố Hà Nội để đánh giá những mặt được, chưa được của
hoạt động công chứng trên một số phương diện như: công chứng viên, tổ chức
hành nghề công chứng, thủ tục công chứng dưới góc độ lý luận nhà nước và
pháp luật. Từ đó đưa ra một số luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói
riêng và trên cả nước nói chung.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật công
chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua, những giải pháp chủ
yếu để từng bước hoàn thiện pháp luật công chứng trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích những tồn tại, bất
cập của pháp luật công chứng và thực hiện pháp luật về công chứng để đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật công chứng trong thời gian tới.
- Về thời gian: Các tài liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2007
đến năm 2014.
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung đánh giá toàn diện hoạt động công chứng trên địa
bàn thành phố Hà Nội, những mặt được và chưa được, những thiếu sót trong
quy định của pháp luật khiến cho việc thực thi Luật Công chứng khó khăn,
gây lúng túng cho các công chứng viên khi hành nghề cũng như người yêu
cầu công chứng. Mặt khác, luận văn đưa ra các giải pháp khoa học, tính khả
thi cao để khắc phục những thiếu sót đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, mang lại nhiều tiện ích cho
cá nhân, tổ chức khi tham gia các hợp đồng, giao dịch dân sự, để công chứng
thực sự là một công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc điều chỉnh các quan
hệ pháp luật về dân sự.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật về công chứng và thực
hiện pháp luật về công chứng.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật công chứng.
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Hà Nội là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là trung
tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương
của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại
giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công
nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên hơn 3.300 km2
; dân số hơn 7,2
triệu người và khoảng 02 triệu người từ các địa phương đến làm ăn, sinh sống
thường xuyên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 8,25 %, thu ngân sách
Thành phố năm 2013 đạt 162.035 tỷ đồng.
Nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của tổ chức, người dân trên địa
bàn thành phố rất lớn, đứng thứ 2 cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh.
Số hợp đồng, giao dịch đã công chứng tăng dần qua các
năm 2007 đến 2010 và ổn định từ năm 2010 đến 2013, tổng số hợp
đồng, giao dịch đã công chứng trên địa bàn thành phố trong 07 năm
(2007-2013) là 1.151.000, cụ thể như sau: Năm 2007: 52.000, Năm
2008: 85.000, Năm 2009: 160.000, Năm 2010: 216.000, Năm 2011:
220.000, Năm 2012: 200.000, Năm 2013: 218.000 hợp đồng, giao
dịch [57, tr. 1].
Sau hơn 07 năm thi hành Luật Công chứng, Hà Nội đã có 103 tổ chức
hành nghề công chứng (10 Phòng công chứng và 93 Văn phòng công chứng),
phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã, hoạt động công chứng tại thành phố Hà Nội
có được nhiều kết quả tích cực, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách,
bảo đảm an toàn cho các hợp đồng, giao dịch, đáp ứng kịp thời nhu cầu công
chứng của tổ chức và người dân. Trong phạm vi nghiên cứu, phục vụ mục tiêu
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghiên cứu, luận văn chỉ đi sâu vào phân tích các bất cập trong thực hiện pháp
luật công chứng trên các phương diện: công chứng viên, tổ chức hành nghề
công chứng và thủ tục công chứng.
2.1. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ CÔNG CHỨNG VIÊN
Nghề công chứng là một nghề có những đặc thù và yêu cầu riêng biệt:
Chủ yếu công chứng các giao dịch, hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, kinh tế,
thương mại...; là nghề có nhiều kỹ năng thực hành (xác minh nhân thân người
yêu cầu công chứng, xác minh đối tượng hợp đồng là có thật, nhận dạng chữ
ký, chữ viết, con dấu trong văn bản, cách lấy dấu vân tay của người yêu cầu
công chứng...). Các hợp đồng, giao dịch trong lĩnh vực công chứng yêu cầu
không quá phức tạp, thường có mẫu do Bộ Tư pháp ban hành, tuy nhiên, đòi
hỏi áp dụng phải lành nghề, thông thạo nhất định, càng có nhiều kinh nghiệm
thì độ lành nghề càng cao, số lượng các hợp đồng được công chứng càng
nhiều, bảo đảm chất lượng. Trong thực tế, công chứng viên chỉ có 30-60 phút
cho việc công chứng một hợp đồng, giao dịch, nếu là hợp đồng do công
chứng viên soạn thảo và chuẩn bị trước thì thời gian để các bên ký kết và
công chứng viên công chứng việc ký kết là 30 phút, nếu là hợp đồng do công
chứng viên soạn thảo và không có sự chuẩn bị trước thì thời gian khoảng 60
phút. Pháp luật không quy định về thời gian tối thiểu cho việc giải quyết một
hợp đồng, giao dịch cụ thể, nhưng do áp lực về cạnh tranh, về thời gian của
người yêu cầu công chứng (thời gian công chứng được quy định là giờ hành
chính nên người yêu cầu công chứng phải bố trí, sắp xếp công việc để có mặt
thực hiện giao kết, việc bố trí thời gian không phải dễ, đặc biệt là những hợp
đồng, giao dịch có sự tham gia của nhiều người. Ngoài ra, người Việt Nam
hay chọn giờ đẹp khi giao kết hợp đồng, giao dịch) nên thời gian cho việc
công chứng một hợp đồng, giao dịch rất ngắn. Trong khoảng thời gian như
vậy, công chứng viên phải thực hiện một loạt các hành vi sau: xác minh nhân
thân của người yêu cầu công chứng, xác minh tính hợp pháp, phù hợp về đạo
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đức của nội dung hợp đồng, giao dịch, xác minh tính có thật của giấy tờ, tài
sản, tài sản không bị tranh chấp, chưa thực hiện các giao dịch khác làm hạn
chế quyền của người chủ sở hữu, sử dụng, giải thích ý nghĩa của hợp đồng,
giao dịch, hướng dẫn các bên ký kết hợp đồng, giao dịch..., do đó, đòi hỏi
công chứng viên phải có kinh nghiệm thực tiễn, áp dụng trình tự, thủ tục
nhuần nhuyễn, thuần thục với độ chính xác cao.
Số lượng người tham gia một hợp đồng, giao dịch cũng là một yếu tố
gây áp lực, tác động đến hành vi công chứng của công chứng viên, càng đông
người tham gia hợp đồng, giao dịch, áp lực càng lớn. Một hợp đồng, giao dịch
thường có sự tham gia giao kết của tối thiểu là 4 người, có những trường hợp
có đến hơn chục người tham gia hợp đồng, giao dịch như các hợp đồng, giao
dịch liên quan đến hộ gia đình, liên quan đến di sản thừa kế. Với số lượng
người như vậy cùng tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch, đặc biệt là với
những tổ chức hành nghề công chứng bố trí diện tích phòng làm việc nhỏ, hẹp
sẽ gây áp lực rất lớn đối với công chứng viên trong việc công chứng, bảo đảm
tính chính xác của hợp đồng, giao dịch.
Trong cùng một thời điểm, một công chứng viên phải đồng thời tiếp
nhận hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn và công chứng các loại hợp đồng, giao dịch
khác nhau (hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, thế chấp, bảo lãnh,
ủy quyền, khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, di
chúc) với nhiều người yêu cầu công chứng khác nhau, với những trình tự, thủ
tục chặt chẽ do luật định trong một khoảng thời gian ngắn, thậm chí có thể
tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu công chứng ngay lập tức nếu các điều kiện
để giao kết giao dịch, hợp đồng đã đầy đủ, mà vẫn phải bảo đảm yếu tố chính
xác, an toàn, áp lực công việc rất lớn, sai sót rất dễ xảy ra nếu thiếu kỹ năng
hành nghề. Chính vì vậy, khi được bổ nhiệm công chứng viên, các công
chứng viên đã phải hội tụ đầy đủ cả hai yếu tố, một là các kiến thức pháp luật
về công chứng, hai là các kỹ năng cần thiết để tiến hành hoạt động công
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chứng. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, các công chứng viên gặp nhiều
lúng túng trong việc công chứng các hợp đồng, giao dịch.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp đã có những biện pháp đẩy mạnh việc
thực hiện để đáp ứng nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch rất lớn của
người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, số lượng công chứng viên trên địa
bàn tăng lên nhanh chóng, tính đến tháng 4/2014, Hà Nội có tổng số 341 công
chứng viên đang hành nghề, đứng đầu trong cả nước (68 công chứng viên tại
10 Phòng công chứng và 273 công chứng viên tại 93 văn phòng công chứng).
Tất cả các công chứng viên được bổ nhiệm đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về
công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng. Tuy nhiên, dù tăng
nhanh về số lượng nhưng chất lượng các công chứng viên lại chưa tăng tương
xứng, dẫn đến chất lượng văn bản công chứng chưa cao, chưa thực sự hoàn
thành trách nhiệm -phòng ngừa- trong các giao dịch về dân sự, kinh tế.
Nhìn chung, chất lượng đội ngũ công chứng viên còn nhiều
bất cập, hạn chế, bên cạnh các công chứng viên có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, có tâm với nghề, còn nhiều công chứng viên hạn
chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề, chưa tuân thủ quy
tắc đạo đức hành nghề công chứng, thậm chí một số công chứng
viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật
nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự làm ảnh
hưởng đến uy tín của đội ngũ công chứng viên nói riêng và nghề
công chứng nói chung. Phần lớn các công chứng viên yếu kém này
là các công chứng viên được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề
công chứng [6].
2.1.1. Về tiêu chuẩn công chứng viên
Thực tiễn cho thấy quy định về tiêu chuẩn công chứng viên bộc lộ một
số bất cập, hạn chế, có thể coi như là còn đơn giản, thông thoáng, chưa chặt chẽ:
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ nhất, quy định công chứng viên phải có thời gian công tác pháp
luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức.
Quy định này là cần thiết nhằm bảo đảm các công chứng viên có kinh
nghiệm hoạt động thực tiễn, thời gian 05 năm là đủ để một người làm quen,
thử việc và tiếp cận đầy đủ với một công việc nhất định. Tuy nhiên, quy định
này còn chưa chặt chẽ, nhiều người làm công tác pháp luật nhưng do quy mô
đơn vị nhỏ, nên khối lượng công việc giải quyết không nhiều, do đó thiếu
kinh nghiệm khi giải quyết các vấn đề thực tiễn. Hiện nay có rất nhiều các
doanh nghiệp siêu nhỏ, có tổ chức hoặc không tổ chức bộ phận pháp chế, khối
lượng công việc không lớn, nếu quy định những người làm pháp chế tại các
đơn vị này cũng đủ điều kiện thì chất lượng công chứng viên sẽ không cao.
Thậm chí, có những công chứng viên đã được bổ nhiệm tại các tỉnh Hưng
Yên, Hải Dương khi tham gia các lớp đào tạo nghề công chứng thừa nhận
thiếu kinh nghiệm đối với các hợp đồng, giao dịch về nhà đất do giao dịch tại
địa phương không lớn. Chưa quy định mốc thời gian 5 năm được tính từ thời
điểm nào, do đó nhiều người có thời gian làm công tác pháp luật nhưng lại
chưa được trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật (có bằng cử nhân luật), dẫn
đến tình trạng hiểu và áp dụng chưa chính xác, thậm chí là áp dụng sai các
quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy, tại các Phòng công chứng, một số
công chứng viên được bổ nhiệm khi vừa mới có bằng cử nhân luật, do được
công chứng viên tin tưởng, giao nhiệm vụ trong công tác chuyên môn, giúp
việc cho các công chứng viên, từ khâu tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ cho đến
đến soạn thảo, hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký kết hợp đồng. Trong
khoảng thời gian này, họ học thêm bằng cử nhân luật. Khi có đủ thời gian
công tác pháp luật là 5 năm theo quy định, cộng với vừa tốt nghiệp cử nhân
luật, họ đã có thể được bổ nhiệm. Có thể nói, đây là những công chứng viên
được bổ nhiệm dựa trên kinh nghiệm thực tiễn hoạt động là chính, trong khi
kiến thức cơ bản vừa mới được trang bị, do đó chất lượng không cao.
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ hai, quy định công chứng viên phải có giấy chứng nhận đào tạo
nghề công chứng.
Công chứng được coi là một nghề, nên việc được đào tạo nghề là cần
thiết, giúp các công chứng viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng
nghề cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này có một số bất cập, hạn
chế sau:
Về thời gian đào tạo nghề công chứng, được quy định là 6 tháng, bao
gồm cả việc trang bị các kiến thức cơ bản, đào tạo, rèn luyện các kỹ năng và
giải quyết các tình huống thực tiễn. Khung thời gian như vậy là chưa hợp lý
với những lý do sau: Một là, khi học cử nhân luật, gần như chưa có bộ môn về
công chứng, do đó, đến khi được đào tạo nghề, học viên mới được trang bị
kiến thức một cách có hệ thống về công chứng, bao gồm cả các kiến thức về
Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật sở hữu trí tuệ, Luật doanh
nghiệp, Luật đất đai, Luật nhà ở,.... Hai là, công chứng có rất nhiều dạng hợp
đồng, giao dịch khác nhau (hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, hợp
đồng thế chấp, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng thuê, mượn tài sản, di chúc, văn
bản khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế,...) mỗi dạng hợp đồng,
giao dịch có những đặc điểm, yêu cầu, hồ sơ, thủ tục, kinh nghiệm khác nhau.
Ví dụ: cùng là hợp đồng thế chấp, nhưng hồ sơ yêu cầu đối với các đối tượng
là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần)... là khác nhau. Do đó, mỗi một hợp đồng, giao dịch cần
có nhiều buổi học để học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý các tình
huống thực tế. Ba là, nghề công chứng đòi hỏi phải được rèn luyện một số kỹ
năng nhất định: xác minh nhân thân người yêu cầu công chứng, xác định đối
tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật, nhận dạng chữ ký, chữ viết, con dấu
trong văn bản, cách lấy dấu vân tay của người yêu cầu công chứng. Có thể
nói, công chứng là một nghề -nguy hiểm-, mỗi công chứng viên chứng nhận
nhiều hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn mỗi ngày, nếu sơ suất dù chỉ một hợp
42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đồng, giao dịch thì thiệt hại xảy ra rất lớn. Do đó, thời gian đào tạo nghề công
chứng cần được quy định dài hơn để học viên được trang bị đầy đủ về lý
thuyết, cũng như rèn luyện thuần thục các kỹ năng cần thiết trong nghề.
Ví dụ:
Vừa qua, các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý
một số vụ sử dụng giấy tờ nhà đất giả, như vụ Nguyễn Thị Bằng An
(ở huyện Từ Liêm) cùng đồng bọn sử dụng hàng chục sổ đỏ giả,
chiếm đoạt nhiều tỷ đồng; vụ Lê Bá Quỳ (ở xã Kiêu Kỵ, huyện Gia
Lâm) dùng phôi sổ đỏ thật điền thông tin ảo, lừa hơn mười cá nhân,
công ty, ngân hàng; vụ mất cắp 483 phôi sổ đỏ ở thị xã Sơn Tây...
Trong buổi làm việc với chúng tôi sáng 8/5/2012, đồng chí
Lã Hoàng Hưng, Phó trưởng Phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp
thành phố Hà Nội, lo lắng đưa ra lời cảnh báo: Qua theo dõi hoạt
động thực tiễn của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn
Hà Nội gần đây, thấy nổi lên vấn đề nhức nhối là việc sử dụng giấy
tờ giả (nhiều nhất là giấy tờ liên quan nhà đất). Nhiều loại giấy tờ
giả tinh vi đến mức, công chứng viên có kinh nghiệm cũng khó xác
định đâu là thật, đâu là giả [12].
Về cơ sở đào tạo nghề: Hiện nay, Học viện Tư pháp là đơn vị duy nhất
trong cả nước đào tạo về nghiệp vụ công chứng, tuy nhiên, vẫn chưa có Khoa
đào tạo công chứng viên, phụ trách đào tạo nghiệp vụ công chứng là Khoa
đào chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác. Đội ngũ giảng viên hạn
chế, gồm 3 nhóm: nhóm giảng viên cơ có trình độ Thạc sĩ, chưa qua thực tiễn
hành nghề công chứng (giảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp), nhóm
giảng viên có trình độ lý luận cao, làm công tác quản lý nhà nước về công
chứng nhưng chưa hoạt động thực tiễn hành nghề công chứng (cán bộ của Vụ
Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp) và nhóm giảng viên hoạt động thực tiễn nhưng
trình độ lý luận chưa cao (là công chứng viên các tổ chức hành nghề công
43
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chứng, đa số có trình độ thạc sĩ, chỉ duy nhất có ông Tuấn Đạo Thanh, Trưởng
Phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội có trình độ Tiến sĩ trong lĩnh vực
công chứng). Trong đó, nhóm giảng viên của Học viện Tư pháp có số lượng
rất ít, nhóm giảng viên còn lại được giảng dạy theo chế độ cộng tác viên, do
đó độ ổn định không cao, lớp học hay phải nghỉ do giảng viên vướng lịch
công tác, nhóm giảng viên của Bộ tư pháp tuy có trình độ cao nhưng do chưa
hoạt động thực tiễn nên hạn chế trong việc hướng dẫn học viên giải quyết tình
huống, dẫn tới tình trạng giải quyết tình huống đúng quy định nhưng không
phù hợp với thực tiễn.
Về chương trình đào tạo nghề: Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tư
pháp chưa ban hành chương trình khung về đào tạo nghề công chứng, chưa có
chính sách để phát triển Học viện Tư pháp, thu hút đội ngũ công chứng viên
có kinh nghiệm lâu năm về giảng dạy. Ngoài ra, đến năm 2012 (sau 5 năm
thực hiện Luật Công chứng số 82/2006/QH11) Bộ Tư pháp mới ban hành Quy
tắc đạo đức hành nghề công chứng, là tiêu chuẩn để các công chứng viên thực
hiện. Đây là những yếu tố khiến công tác đào tạo công chứng viên còn nhiều
hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng công chứng viên được đào tạo. Chất lượng
công chứng viên không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng nghề mà còn phụ thuộc
vào đạo đức hành nghề. Thực tiễn cho thấy, nhiều công chứng viên vì những
nguyên nhân khác nhau đã không thực hiện đúng quy trình, thủ tục pháp luật
quy định, gây hậu quả, thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và các cá
nhân, tổ chức liên quan. Những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua có một
phần trách nhiệm không nhỏ của Bộ Tư pháp.
Ví dụ:
Đối với Hợp đồng ủy quyền ngày 21/5/2008, giữa bên ủy
quyền ông Trần Văn Mạnh bà Nguyễn Thị Nương và bên được ủy
quyền Nguyễn Thu Hợp. Số công chứng 440/HĐUQ/2008, Quyển
số 01TP/C SCC/HĐGD.
44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khi tiếp nhận hồ sơ, ông Hoàng Văn Sự là Công chứng viên
đồng ý cho sử dụng chứng minh nhân dân của ông Mạnh là bản
photocoppy, nhưng không có bản chính để đối chiếu và cho các bên
tham gia ký hợp đồng ủy quyền ký tên, điểm chỉ vào bản hợp đồng.
Theo tài liệu điều tra các đối tượng đã photocopy mặt trước chứng
minh nhân dân của ông Mạnh (có dán ảnh của Nguyễn Toàn người
đóng giả ông Mạnh), photocopy mặt sau chứng minh nhân dân của
anh Toàn ghép thành chứng minh nhân dân của ông Mạnh để đưa
vào hồ sơ công chứng (mặt sau chứng minh nhân dân có dấu vân
tay của anh Toàn). Ông Hoàng Văn Sự khai đã đồng ý cho ông
Mạnh sử dụng chứng minh nhân dân phôtôcoppy, nhưng yêu cầu
phải có Giấy khai sinh của con ông Mạnh và bà Nương để đưa vào
hồ sơ. Ông Sự đã không lường trước được Hạnh, Hợp, Nương đã
thuê người đóng giả ông Mạnh để ký hợp đồng.
Như vậy, khi tiến hành công chứng Hợp đồng ủy quyền này,
công chứng viên đã bỏ qua nguyên tắc xác định nhân thân của
người yêu cầu công chứng, không yêu cầu người yêu cầu công
chứng xuất trình chứng minh nhân dân nên đã công chứng không
đúng với quy định của pháp luật. Hợp đồng ủy quyền là trái pháp
luật phải được hủy bỏ [28].
Ngoài ra, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 cũng không quy định
thời gian tối đa cho phép kể từ khi một người được cấp Giấy chứng nhận tốt
nghiệp đào tạo nghề công chứng đến khi người đó đăng ký tập sự hành nghề
công chứng. Nếu thời gian dài quá thì việc đào tạo nghề sẽ không còn ý nghĩa,
người học sẽ bị quên kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo.
Thứ ba, quy định công chứng viên phải qua thời gian tập sự nghề
công chứng
Việc quy định tập sự hành nghề công chứng là cần thiết, tạo môi
trường để những người trải qua đào tạo nghề công chứng được áp dụng những
45
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
kiến thức mình có được qua đào tạo nghề áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên,
quy định về tập sự hành nghề công chứng có một số bất cập, hạn chế sau:
Một là, không quy định tiêu chuẩn công chứng viên được hướng dẫn
tập sự dẫn đến trường hợp người tập sự được phân công hướng dẫn bởi các
công chứng viên mới được bổ nhiệm, số lượng hợp đồng, giao dịch ít và kinh
nghiệm trong nghề chưa nhiều.
Hai là, không quy định nghĩa vụ của công chứng viên hướng dẫn tập
sự, thực tế cho thấy, những người tập sự ít có cơ hội được tham gia thực hiện
các công việc liên quan đến công chứng, do thời hạn thực hiện yêu cầu công
chứng ngắn, đòi hỏi xử lý công việc gấp, mà người tập sự thì chưa thạo việc,
nên các công chứng viên thường ít giao việc cho người tập sự, nhất là những
hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn, phức tạp, số lượng người tham gia công
chứng đông.
Ba là, không quy định số lượng người tập sự mà mỗi công chứng viên
được hướng dẫn, thực tế có trường hợp, 1 công chứng viên hướng dẫn 4
người tập sự dẫn đến chất lượng hướng dẫn không cao.
Bốn là, không quy định nghĩa vụ của người tập sự về thời gian làm
việc, thông thường người tập sự chỉ đăng ký tập sự, thỉnh thoảng mới đến làm
việc, khi đến thường chỉ quan sát các công chứng viên làm việc mà không
trực tiếp tham gia vào hoạt động công chứng, hết thời gian tập sự thì đến xin
xác nhận. Từ phía bản thân người tập sự cũng không hoàn thành trách nhiệm
của mình, mục đích của việc tập sự không đạt được.
Năm là, việc quy định khi kết thúc quá trình tập sự, người tập sự báo
cáo kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên mà không đưa ra 1 tiêu
chuẩn cụ thể nào trong việc nhận xét dẫn tới tính khả thi không cao, tùy thuộc
vào ý muốn chủ quan của công chứng viên (tình cảm, trình độ, kinh nghiệm),
kết quả tập sự không khách quan, thiếu chính xác và không có cơ sở để kiểm
chứng.
46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sáu là, không quy định thời gian tối đa cho phép kể từ khi một người
hoàn thành tập sự hành nghề công chứng đến khi nộp hồ sơ xin bổ nhiệm
công chứng viên. Nếu thời gian dài quá thì kết quả tập sự sẽ không còn ý
nghĩa, người tập sự sẽ quên những kỹ năng hành nghề có được qua tập sự.
2.1.2. Miễn đào tạo nghề và miễn tập sự hành nghề công chứng
Số lượng các công chứng viên trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng
nhanh, do được bổ sung một số lượng lớn các công chứng viên từ các đối
tượng được miễn đào tạo nghề và miễn tập sự hành nghề công chứng, bước
đầu góp phần đáp ứng nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch tăng nhanh
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, quy định này đã bộc lộ bất cập, hạn
chế sau:
Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định đối tượng được miễn
đào tạo và tập sự nghề công chứng quá rộng. Đều là những người có chức
danh chuyên ngành, học hàm, học vị, có trình độ pháp luật tương đối cao. Tuy
nhiên, công chứng lại là nghề có phạm vi hoạt động chủ yếu, chuyên sâu
trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại. Trong khi đó, lĩnh vực pháp luật
có rất nhiều mảng chuyên sâu khác nhau: hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính,
Hiến pháp, quốc tế, quyền con người,... Việc quy định một người hành nghề
hoặc nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này sang hành nghề trong lĩnh vực
khác mà không qua đào tạo, tập sự là không phù hợp. Thực tế cho thấy, ngay
cả các cán bộ của Bộ Tư pháp, những người làm công tác quản lý nhà nước về
công chứng nhưng vẫn lúng túng trong việc hướng dẫn học viên xử lý tình
huống cụ thể. Do không được đào tạo và tập sự hành nghề nên các đối tượng
này khi trở thành công chứng viên có thể mới tìm hiểu kiến thức, kỹ năng liên
quan đến công chứng, dẫn đến còn lúng túng, chủ quan, không đáp ứng được
yêu cầu khi hành nghề. Nghề công chứng được coi là nghề đặc biệt, những sai
sót trong thực hiện công chứng có thể sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do vậy, để đảm
47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bảo hiệu quả khi hành nghề thì những đối tượng trên cần phải được bồi dưỡng
nghề công chứng hoặc giảm thời gian đào tạo để thu nhận kiến thức, kinh
nghiệm liên quan đến hành nghề công chứng. Nhờ có việc đào tạo, bồi dưỡng
này, khi được bổ nhiệm công chứng viên họ đã được "nạp" sẵn những kiến
thức, kinh nghiệm liên quan đến nghề công chứng để yên tâm xử lý từng tình
huống nghiệp vụ cho đúng pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Ngoài ra,
những đối tượng này cần phải qua tập sự hành nghề để áp dụng nhuần nhuyễn
những kiến thức, kỹ năng thu nạp được qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng.
Thực tế cho thấy, sai phạm trong hoạt động công chứng xảy ra chủ yếu là
công chứng viên được miễn đào tạo nghề công chứng và miễn tập sự hành
nghề công chứng, đã có phát sinh những tranh chấp dân sự trong một số vụ
việc và hệ quả này sẽ kéo dài bởi tranh chấp phát sinh từ các văn bản công
chứng có thể không xảy ra ngay mà trong một vài năm sau, thậm chí còn lâu
hơn nữa mới phát sinh hậu quả.
Theo Luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt
Nam: Trong tất cả các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực công chứng
nói riêng, con người luôn là yếu tố quyết định. Là một người công
chứng viên tiêu chuẩn đầu tiên là cần phải có đủ trình độ năng lực
và đạo đức nghề nghiệp. Điều đó sẽ được thể hiện qua chất lượng
công chứng, qua thái độ niềm nở, ân cần, làm việc cặn kẽ, có trách
nhiệm. Hiện nay các công chứng viên chủ yếu vẫn làm công tác đối
nội với các loại giao dịch trong nước, ít các hợp đồng giao dịch có
yếu tố nước ngoài, đa số chất lượng ngoại ngữ của các công chứng
viên còn thấp, kiến thức về hội nhập rất hạn chế. Vì vậy tự bản thân
mỗi người làm công tác công chứng phải có ý thức trau dồi những
hạn chế nói trên. Thêm vào đó hiện nay theo quy định chung thì
những cán bộ đã được đào tạo, công tác ở các cơ quan tư pháp,
hành pháp được miễn thực tập công chứng viên. Đây là một kẽ hở,
48
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nó đúng nhưng chưa được hoàn thiện bởi vì mỗi lĩnh vực của pháp
luật lại có những yêu cầu riêng, chỉ có cái nền kiến thức chung của
ngành tư pháp để đem vào làm việc cụ thể trong lĩnh vực công
chứng thì chưa đủ. Những người đã qua đào tạo, công tác tại các cơ
quan tư pháp, hành pháp muốn làm việc trong lĩnh vực công chứng
vẫn phải qua lớp đào tạo ngắn hạn, có thi, kiểm tra một cách
nghiêm túc để lấy chứng chỉ. Nếu chỉ dựa trên quá trình công tác
mà miễn thực tập thì sẽ chỉ đáp ứng được về mặt số lượng, không
đáp ứng được về chất lượng [11].
Ngoài ra, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 cũng bỏ sót một đối
tượng quan trọng cần được miễn/giảm thời gian đào tạo nghề và tập sự hành
nghề công chứng. Đó là những người làm việc tại các tổ chức hành nghề công
chứng với nhiệm vụ giúp việc cho các công chứng viên. Những người này có
trình độ cử nhân về pháp luật, lại qua thực tiễn hoạt động, được các công
chứng viên (nhiều công chứng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Học viện Tư
pháp) kèm cặp, hướng dẫn, nếu được miễn/giảm thời gian đào tạo nghề và tập
sự hành nghề công chứng thì sẽ là một nguồn nhân lực chất lượng bổ sung
cho đội ngũ công chứng viên. Trong thực tế, các công chứng viên hoàn thành
trách nhiệm của mình có sự giúp sức rất lớn của đội ngũ giúp việc, ngoài các
công việc có tính chất hành chính, sự vụ, những người giúp việc còn trợ giúp
các công chứng viên trong các công việc có tính chất chuyên môn (tư vấn,
hướng dẫn người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ, thủ tục công chứng, viết
yêu cầu công chứng; soạn thảo hợp đồng, giao dịch; giải thích, hướng dẫn
người yêu cầu công chứng ký kết hợp đồng, giao dịch), các công chứng viên
chỉ phải xác minh, kiểm tra lại toàn bộ quá trình và ký vào văn bản công
chứng. Những người này chỉ khác các công chứng viên là không được ký các
hợp đồng, giao dịch, còn các công việc khác họ cũng thực hiện không khác gì
một công chứng viên.
49
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Về các trường hợp miễn đào tạo nghề công chứng: Theo
quy định hiện hành có quá nhiều đối tượng được miễn đào tạo nghề
công chứng, trong khi đó những người đã từng là công chứng viên
lại không được miễn đào tạo nghề, do đó cần sửa đổi bổ sung Luật
Công chứng theo hướng loại bỏ bớt các đối tượng được miễn đào
tạo nghề công chứng nhưng đặc cách bổ nhiệm công chứng viên
cho người đã từng là công chứng viên [28].
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HÀNH
NGHỀ CÔNG CHỨNG
Tổng số tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội
tính đến tháng 4/2014 là 103, trong đó 10 Phòng công chứng và 93 Văn phòng
công chứng. Năm 2007 có 9 tổ chức, năm 2008 có 26 tổ chức, năm 2009 có
51 tổ chức, năm 2010 có 50 tổ chức, năm 2011 có 68 tổ chức, năm 2012 có 96
tổ chức, năm 2013 có 103 tổ chức, năm 2014 có 103 tổ chức [57].
Với đội ngũ công chứng viên nhiều kinh nghiệm cộng với uy tín đã
được tích lũy qua nhiều năm, các Phòng công chứng vẫn giữ được số lượng
hợp đồng, giao dịch đều đặn, đặc biệt là các hợp đồng thế chấp; bảo đảm giải
quyết nhanh chóng, đúng pháp luật đáp ứng kịp thời yêu cầu công chứng của
tổ chức và cá nhân. Thời gian qua, hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa
bàn thành phố Hà Nội đứng đầu trong cả nước (năm 2007 chưa có Văn phòng
công chứng được thành lập, đến hết năm 2013 có 93 Văn phòng công chứng).
Đến nay, sau hơn 07 năm thi hành Luật Công chứng số 82/2006/QH11, sự
phân biệt đối xử của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn Thủ đô về sự khác
nhau giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đã không còn.
2.2.1. Phòng công chứng
Toàn thành phố có 10 Phòng công chứng, với 68 công
chứng viên. Các Phòng đều chủ động rà soát, đơn giản hóa một số
thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng nhằm nâng chất
50
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Các thủ tục, quy trình công chứng
cũng như phí, thù lao đối với từng loại việc công chứng được niêm
yết công khai. Các Phòng có trụ sở khang trang, rộng rãi, được nhà
nước đầu tư trang thiết bị đầy đủ, đều ban hành nội quy, quy chế
làm việc, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết
công việc, bảo đảm giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật đáp ứng
kịp thời yêu cầu công chứng của tổ chức và cá nhân [57].
Tại các Phòng công chứng, trước đây, trong khoảng thời gian từ 1990
đến 2006, bình quân mỗi Phòng công chứng có từ 4-5 công chứng viên và có từ
2-3 thư ký giúp việc cho các công chứng viên trong việc hướng dẫn hồ sơ, thủ
tục cho người dân, soạn thảo và hướng dẫn người dân ký hợp đồng công chứng,
công chứng viên kiểm tra lại các điều kiện thực hiện giao dịch, hợp đồng và ký
công chứng, do đó, chất lượng các văn bản công chứng rất cao, trình tự, thủ tục
chặt chẽ, khiến người dân cảm thấy sự nghiêm minh của pháp luật.
Tuy nhiên, sau khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ra đời, các
Phòng công chứng phải chuyển thành đơn vị sự nghiệp, không bị hạn chế bởi
biên chế nhà nước, nên các Phòng công chứng đã đề nghị bổ nhiệm công
chứng viên cho tất cả những người đã có đủ tiêu chuẩn, dẫn tới số lượng công
chứng viên tại các phòng công chứng tăng đột biến, dù biên chế không tăng.
Hiện nay bình quân là 7 công chứng viên/1 Phòng công chứng, thậm chí
Phòng công chứng số 3 thành phố Hà Nội hiện nay có 15 công chứng viên
trên tổng số 30 người, gần như tất cả các thư ký nghiệp vụ, giúp việc cho các
công chứng viên đều được bổ nhiệm công chứng viên sau khi Luật Công
chứng số 82/2006/QH11 ra đời. Kết quả là các công chứng viên tại các Phòng
công chứng hoạt động gần như độc lập, không có sự trợ giúp của các thư ký
như trước đây, công chứng viên phải kiêm cả những công việc sự vụ, hành
chính (tất cả các khâu từ tiếp nhận hồ sơ, lấy phiếu hỏi, hướng dẫn người yêu
cầu công chứng viết phiếu yêu cầu công chứng, soạn thảo hợp đồng, hướng
51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dẫn người yêu cầu công chứng ký kết hợp đồng), làm -tầm thường hóa- hình
ảnh của công chứng viên trong mắt người dân. Việc duy trì tối thiểu 1 thư ký
giúp việc cho công chứng viên là cần thiết, một mặt giúp công chứng viên các
công việc mang tính chất hành chính, mặt khác cũng tạo cơ hội, điều kiện để
các thư ký được rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong nghề công chứng. Việc
xã hội hóa công chứng tại Hà Nội đã diễn ra mạnh mẽ, các Phòng công chứng
phải chuyển sang đơn vị sự nghiệp, tự chủ về mặt tài chính, áp lực cạnh tranh
lớn, khiến biên chế của các Phòng công chứng không nhiều (bao gồm cả các
bộ phận mang tính chất bắt buộc như kế toán, thủ quỹ, lưu trữ, bảo vệ...),
trong khi số lượng công chứng viên lại nhiều, do đó, việc bố trí thư ký giúp
việc cho công chứng viên rất khó khăn, hạn chế trong việc đào tạo đội ngũ kế
cận cho các Phòng công chứng. Ngoài ra, hạn chế lớn nhất của các Phòng
công chứng chính là thái độ tiếp dân, việc thực hiện đạo đức hành nghề công
chứng. Vẫn còn hiện tượng công chứng viên hạch sách, cửa quyền, có thái độ
không phù hợp trong khi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng.
2.2.2. Văn phòng công chứng
Thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực công chứng, số lượng các Văn
phòng công chứng được thành lập trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng lên nhanh
chóng, đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của người dân.
Tính đến ngày 01/04/2014, toàn thành phố có 93 Văn phòng
công chứng, trong đó 88 Văn phòng tổ chức và hoạt động theo loại
hình công ty hợp danh, 05 văn phòng tổ chức và hoạt động theo loại
hình doanh nghiệp tư nhân.
Các Văn phòng công chứng khi mới thành lập có gặp một số
khó khăn về vốn, trụ sở, nhân viên, khách hàng, xây dựng thương
hiệu v.v... không ít Văn phòng công chứng ra đời khi chưa kịp
chuẩn bị chu đáo về nhân sự, về cơ sở vật chất, làm ảnh hưởng chất
lượng hoạt động. Vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, đến
52
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nay, đa số Văn phòng công chứng đã dần khẳng định được vị trí, vai
trò của mình, hoạt động theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân [57].
Tuy nhiên, các Văn phòng công chứng cũng xuất hiện những bất cập,
hạn chế sau:
Thứ nhất, mặc dù chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng nhưng
nhà nước không có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để cụ thể hóa chủ trương này, người
thành lập văn phòng công chứng phải tự đầu tư mua hoặc thuê trụ sở, mua sắm
máy móc, trang thiết bị, tuyển nhân sự, chi phí hành chính,... Nhiều công chứng
viên không có đủ điều kiện về tài chính nên phải góp vốn với người khác để
thành lập văn phòng công chứng, dẫn đến trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi,
trách nhiệm giữa người bỏ vốn đầu tư và công chứng viên đứng tên đăng ký
thành lập văn phòng công chứng (ép ký hợp đồng trái quy định pháp luật, bỏ qua
một số thủ tục, giấy tờ trong hồ sơ...). Do đó, nên quy định cụ thể về quyền và
nghĩa vụ của thành viên góp vốn, bảo đảm thành viên góp vốn không được can
thiệp vào chuyên môn, nghiệp vụ của công chứng viên.
Trưởng Văn phòng công chứng Đống Đa Cáp Văn Chinh -
nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho biết: Văn phòng
công chứng Đống Đa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9-2008.
Ngôi nhà hiện là trụ sở của Văn phòng công chứng Đống Đa thuộc
sở hữu của luật sư Hoàng Đàm. Luật sư Đàm cũng là người đầu tư
tài chính cho hoạt động của văn phòng. -Tới đầu tháng 4-2009 thì
giữa tôi và anh Đàm bắt đầu có xung đột- ông Chinh nói.
Theo lời kể của ông Chinh, trong quá trình làm việc, luật sư
Đàm đã soạn thảo một số hợp đồng liên quan đến việc góp vốn
thành lập văn phòng, quyền và nghĩa vụ của luật sư Đàm và ông
Chinh... Tinh thần chung của các bản hợp đồng đó là: luật sư Đàm
là người góp vốn, nắm toàn quyền điều hành hoạt động của Văn
53
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phòng công chứng. -Trong một hợp đồng, anh Đàm nói Văn phòng
công chứng hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, anh Đàm là cổ
đông, đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị, còn tôi được cử làm
trưởng Văn phòng công chứng... Tôi nói điều này không phù hợp
với Luật Công chứng, không thể ký kết hợp đồng như vậy được. Vì
đây là Văn phòng công chứng có một công chứng viên, hoạt động
theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, trưởng văn phòng là người
chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về hoạt động của văn
phòng - ông Chinh bức xúc.
Sự việc không dừng lại ở đó, theo ông Chinh, luật sư Đàm
còn cho lắp camera để theo dõi hoạt động của công chứng viên vì
cho rằng - bỏ tiền ra góp vốn thì phải được quyền điều hành, giám
sát.... Và từ khi phát sinh mâu thuẫn, luật sư Đàm đã giữ chặt con
dấu của Văn phòng công chứng, quản lý tất cả giấy tờ gốc của văn
phòng... [59].
Thứ hai, biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh là điều dễ nhận thấy ở
các Văn phòng công chứng. Như chuyện thu phí dịch vụ theo thỏa thuận, vì cạnh
tranh nên có văn phòng công chứng thu cao, có văn phòng công chứng thu thấp,
dẫn đến sự không thống nhất. Để thu hút khách hàng đến với mình, nhiều khi các
Văn phòng công chứng -đơn giản hóa- các loại giấy tờ, cố tình lược bỏ những
thủ tục cần thiết, tùy tiện thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở trái pháp luật
dẫn tới tình trạng công chứng ẩu, công chứng sai. Xuất hiện tình trạng công
chứng viên lỉnh kỉnh mang theo đầy đủ -đồ nghề-, con dấu đi tới bất cứ địa chỉ
nào mà khách hàng yêu cầu, để thực hiện công việc, bất chấp quy định của pháp
luật. Thậm chí, có trường hợp giải quyết thủ tục công chứng tại nơi quán xá, nhà
hàng, khó tránh khỏi những việc làm tiêu cực, sai trái.
Vẫn còn tình trạng một số văn bản công chứng chưa đảm
bảo chặt chẽ, vẫn còn nhiều sai sót về lỗi kỹ thuật; Hồ sơ công
54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chứng còn thiếu một số giấy tờ có liên quan, quy trình thực hiện các
giao dịch công chứng chưa thực hiện tốt; một số công chứng viên
chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp, nghiệp vụ
còn non kém, chủ quan; lời chứng trong các văn bản công chứng
còn thiếu chặt chẽ. Trụ sở làm việc của một số Văn phòng công
chứng còn chật chội, chưa tách bạch giữa Văn phòng công chứng và
tổ chức hành nghề khác, chưa thực hiện đúng theo Đề án và yêu
cầu, hướng dẫn của cơ quan quản lý. Vì vậy, chưa đáp ứng được hết
các yêu cầu cần thiết, tối thiểu của khách hàng. Có hiện tượng một
số Văn phòng công chứng tự treo các biển hiệu tiếp nhận hồ sơ ở
các địa điểm ngoài trụ sở... Ngoài ra, còn có hiện tượng trốn thuế ở
một số Văn phòng, thiếu sự gắn kết về nghiệp vụ giữa các tổ chức
hành nghề công chứng. Một số Văn phòng vẫn có sự kiêm nhiệm
trong hoạt động của nhân viên như: Kế toán kiêm lưu trữ, lưu trữ
kiêm công tác văn phòng... [48].
Thứ ba, thời gian đầu thực hiện Luật Công chứng, các văn phòng công
chứng tại Hà Nội được thành lập chủ yếu là các văn phòng công chứng do
một công chứng viên thành lập. "Tính đến tháng 6 năm 2009, Sở Tư pháp
thành phố Hà Nội đã cấp đăng ký hoạt động cho 39 Văn phòng công chứng,
trong đó có 04 văn phòng hoạt động theo mô hình Công ty hợp danh, 35 Văn
phòng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân" [46].
Điều này cho thấy sự phù hợp của quy định với nhu cầu thực tiễn, mô
hình doanh nghiệp tư nhân được ưu tiên lựa chọn hơn. Tính đến 4/2014, trong
số 93 Văn phòng công chứng thì có 88 Văn phòng hoạt động theo mô hình
công ty hợp danh, chỉ còn 5 Văn phòng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp
tư nhân. Thực tế cho thấy, Văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình
doanh nghiệp tư nhân còn bất cập. Văn phòng công chứng có một công chứng
viên duy nhất khiến cho hoạt động của cả Văn phòng bị phụ thuộc nhiều vào
55
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trưởng văn phòng, các văn phòng này thường rơi vào tình trạng quá tải về
công việc, ảnh hưởng đến sự chính xác, khách quan trong công việc, không có
việc trao đổi nghiệp vụ giữa các công chứng viên trong công việc. Tuy nhiên,
nguyên nhân chính là do các Văn phòng công chứng này chủ yếu do các công
chứng viên sau khi nghỉ hưu hoặc chuyển từ các ngành nghề khác sang, độ
tuổi khi thành lập Văn phòng công chứng tương đối cao, cộng với kinh
nghiệm hoạt động chưa nhiều, do đó ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động
chung của Văn phòng công chứng. Trong thời gian tới, khi lực lượng công
chứng viên được đào tạo bài bản tăng lên, độ tuổi trẻ hơn, sức khỏe tốt hơn,
thì những bất cập trên của Văn phòng công chứng do 1 công chứng viên thành
lập sẽ không còn.
Thứ tư, công ty tư nhân và công ty hợp danh là 2 mô hình doanh
nghiệp có sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, tuy nhiên các Văn phòng
công chứng không được hưởng các quyền của doanh nghiệp như mở văn
phòng đại diện, chi nhánh theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp,
không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,... mâu thuẫn
với chủ trương khuyến khích xã hội hóa. Đây là những quyền chính đáng của
doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng. Nhà nước chủ
trương thu hút tư nhân tham gia lĩnh vực công chứng nhưng lại có nhiều quy
định cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ năm, các Văn phòng công chứng, giống như các doanh nghiệp,
trong hoạt động của mình, các Văn phòng công chứng tùy theo sự tăng trưởng
hay sụt giảm về doanh thu, khách hàng mà có sự điều chỉnh về mặt quy mô,
nhân sự, tài chính,... Nếu hoạt động thuận lợi, khách hàng đông, doanh thu
tăng nhanh, các Văn phòng công chứng sẽ có nhu cầu mở rộng quy mô, tăng
thêm số công chứng viên; ngược lại, nếu ít khách hàng, doanh thu giảm, các
Văn phòng công chứng sẽ có nhu cầu giảm quy mô, giảm số lượng công
chứng viên. Do đó, phát sinh yêu cầu chuyển đổi mô hình Văn phòng công
56
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chứng từ Văn phòng do một công chứng viên thành lập sang Văn phòng do
hai công chứng viên trở lên thành lập và ngược lại. Đây là hoạt động rất bình
thường trong kinh doanh, tuy nhiên, không có quy định trong Luật doanh
nghiệp về sự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân sang
công ty hợp danh và ngược lại, đồng thời Luật Công chứng cũng không quy
định về vấn đề này gây khó khăn cho việc tổ chức, hoạt động của các văn
phòng công chứng.
Trong quá trình quản lý nhà nước trên lĩnh vực công chứng, Bộ Tư
pháp, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thực hiện việc hạn chế thành lập
các Văn phòng công chứng do 01 công chứng viên thành lập, khuyến khích
các Văn phòng công chứng chuyển từ mô hình danh nghiệp tư nhân sang công
ty hợp danh. Điều này vừa thể hiện sự yếu kém của cơ quan quản lý nhà nước
-không quản lý được thì cấm-, vừa đi ngược với chủ trương xã hội hóa, ảnh
hưởng tới quyền lợi của người được bổ nhiệm công chứng viên. Nếu một
người được bổ nhiệm công chứng viên nhưng không tham gia hành nghề tại
Phòng công chứng, tại Văn phòng công chứng do từ 02 công chứng viên
thành lập (do không thỏa thuận được về các điều kiện hợp tác), trong khi
không được thành lập các Văn phòng công chứng do 01 công chứng viên
thành lập thì sẽ dẫn tới tình trạng -treo bút-, có thể bị miễn nhiệm theo quy
định tại điểm d, khoản 2, Điều 20 Luật Công chứng số 82/2006/QH11. Do đó,
cần tiếp tục duy trì mô hình Văn phòng công chứng do 01 công chứng viên
thành lập và cho phép Văn phòng công chứng được thuê công chứng viên
theo hợp đồng lao động nhằm giữ sự ổn định trong hoạt động của Văn phòng
công chứng.
2.2.3. Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng
Căn cứ -Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng
đến năm 2020- đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 thì đến năm 2020, Quy hoạch phát triển tổ
57
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội là 121 tổ chức,
trong đó đến hết năm 2015 là 95 tổ chức, giai đoạn 2016-2020 là 26 tổ chức.
Số lượng Văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay vượt so với quy hoạch là 08 (quận Cầu Giấy 04, quận
Đống Đa 02, quận Hai Bà Trưng 01, huyện Sóc Sơn 01). Các Văn
phòng công chứng này đều được thành lập trước khi có Quy hoạch
được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ [57].
Việc thực hiện quy hoạch công chứng trên địa bàn Hà Nội tồn tại
những vấn đề sau:
Thứ nhất, do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy hoạch chậm (Luật
Công chứng có hiệu lực thi hành năm 2007 thì 3 năm sau mới có Đề án quy
hoạch tổng thể và thêm 1 năm nữa mới có Tiêu chí quy hoạch) nên đã rơi vào
tình trạng phát triển "nóng", quận Cầu Giấy, một địa bàn không lớn, nhưng có
tới 10 tổ chức hành nghề công chứng (bao gồm Phòng công chứng số 3, các
Văn phòng công chứng: Đông Đô, Miền Bắc, Việt, Hà Nội, Hà Thành, A1,
A9, Ngọn Lửa Việt, Cầu Giấy). Trên trục đường Giải Phóng - Ngọc Hồi,
chiều dài khoảng sáu, bảy km, cũng có tới 05 Văn phòng công chứng nằm
cách nhau không xa, dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các
tổ chức hành nghề công chứng. Trong khi đó, ở nhiều huyện ngoại thành,
người dân phải vượt quãng đường dài, có khi vài chục km mới tới được Văn
phòng công chứng, khiến người dân đi lại vất vả.
Thứ hai, việc quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng đang là vấn đề
gây tranh cãi về cơ sở pháp lý. Theo quan điểm và thực tiễn xây dựng luật
hiện nay, Chính phủ, các Bộ chỉ được hướng dẫn chi tiết, quy định những vấn
đề được giao trong luật. Trong Luật Công chứng số 82/2006/QH11 không quy
định nhiệm vụ này cho Chính phủ, Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, Chính phủ lại cho
rằng, Chính phủ được quyền hướng dẫn những vấn đề phát sinh để đáp ứng
yêu cầu quản lý nhà nước. Như vậy, cơ sở pháp lý đúng hay sai sẽ hạn chế
58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hay khuyến khích việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng nhằm đáp
ứng nhu cầu của xã hội.
2.2.4. Nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng
2.2.4.1. Thời gian làm việc
Thực tiễn cho thấy, việc quy định thời gian làm việc theo ngày, giờ
hành chính gây rất nhiều khó khăn cho người yêu cầu công chứng. Nhu cầu
công chứng ngoài giờ hành chính rất lớn, nhất là với những giao dịch, hợp
đồng có sự tham gia của nhiều người, việc bố trí tất cả mọi người (với công
việc khác nhau) đến ký kết hợp đồng công chứng trong giờ hành chính rất
khó. Do đó, cần quy định cho phép các tổ chức hành nghề công chứng được
cung cấp dịch vụ ngoài giờ hành chính. Quy định này cũng phù hợp với quy
định về việc ký công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, diễn
ra chủ yếu ngoài giờ hành chính.
2.2.4.2. Bồi thường thiệt hại
Luật Công chứng quy định khi xảy ra thiệt hại, tổ chức hành nghề
công chứng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên
gây ra. Quy định này có những tồn tại, bất cập sau:
Thứ nhất, Luật chỉ quy định việc bồi thường đối với lỗi gây ra cho
người yêu cầu công chứng, mà không bồi thường cho các cá nhân, tổ chức
liên quan.
Thứ hai, Luật quy định nghĩa vụ bồi thường của tổ chức hành nghề
công chứng nhưng không quy định trách nhiệm hoàn trả tiền của công chứng
viên cho tổ chức hành nghề công chứng.
Thứ ba, công chứng viên chịu trách nhiệm cá nhân về việc công chứng
hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định
Văn phòng công chứng phải bồi thường thiệt hại do lỗi của công chứng viên
gây ra. Quy định như vậy mâu thuẫn với trách nhiệm cá nhân của công chứng
viên đối với những hành vi của mình.
59
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2.4.3. Lưu trữ hồ sơ công chứng
Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định các tổ chức hành nghề
công chứng phải có nơi lưu trữ hồ sơ, tuy nhiên quy định này không cụ thể
nên trụ sở nhiều Văn phòng công chứng có diện tích nhỏ dẫn tới diện tích bố
trí để lưu trữ hồ sơ không đạt yêu cầu, nhân sự bố trí làm công tác lưu trữ còn
kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên môn về lưu trữ, không có các biện
pháp để bảo quản hồ sơ,.v.v... gây khó khăn cho các hoạt động liên quan (tra
cứu, trích xuất hồ sơ theo cầu của người yêu cầu công chứng và các cá nhân,
cơ quan có thẩm quyền...). Trong khi đó, hồ sơ công chứng được coi như là -
sinh mệnh- của các công chứng viên, có giá trị chứng minh công chứng viên
chứng nhận hợp đồng, giao dịch là đúng hay không đúng theo quy định pháp
luật. Mặt khác, nếu hồ sơ công chứng bị thất lạc, hư hỏng sẽ làm đứt đoạn tình
trạng pháp lý của tài sản, dễ dẫn đến tranh chấp, kiện cáo. Tại Phòng công
chứng số 3 thành phố Hà Nội, diện tích phòng lưu trữ là mặt sàn trên 400 m2
,
các hồ sơ lưu trữ được phân loại, sắp xếp theo thứ tự thời gian, được xếp trên
các giá sắt, được đầu tư thiết bị chống ẩm mốc, rất thuận tiện cho công tác tra
cứu, xem xét văn bản công chứng.
Về chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng, Luật Công chứng số 82/2006/QH11
quy định bản chính văn bản công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất
là 20 năm, các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ trong thời
hạn ít nhất là 5 năm. Quy định này là không phù hợp với lý do:
Thứ nhất, thực tiễn bản chính văn bản công chứng và hồ sơ kèm theo
có giá trị pháp lý như nhau. Khi có tranh chấp hay kiểm tra, thanh tra của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì hồ sơ kèm theo như bản sao, giấy chứng
nhận quyền sở hữu, giấy tờ tùy thân, giấy chứng minh tình trạng hôn nhân,
giấy tờ chứng minh quyền sở hữu v.v... có giá trị chứng minh bản chính văn
bản công chứng do công chứng viên chứng nhận là đúng hay không đúng theo
quy định pháp luật.
60
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thứ hai, bản chính văn bản công chứng và hồ sơ kèm theo được lưu
cùng hồ sơ. Nếu thời gian lưu trữ không thống nhất sẽ gây khó khăn cho quá
trình lưu trữ và tiêu hủy theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Thứ ba, văn bản công chứng có những loại trong thời gian ngắn các
bên đã thanh lý hợp đồng như hợp đồng vay và thế chấp tài sản, đây là giao
dịch chiếm số lượng lớn trong các hoạt động công chứng nếu thời gian lưu trữ
kéo dài đến 20 năm trong khi các bên đã thống nhất thanh lý hợp đồng là
không cần thiết. Mặt khác có những văn bản công chứng thời hạn 20 năm
chưa thực hiện xong quyền và nghĩa vụ như hợp đồng thuê góp vốn bằng
quyền sử dụng đất thời hạn 50 năm theo Luật đất đai, di chúc v.v... Nếu thực
hiện theo quy định lưu trữ là 20 năm thì không hợp lý.
Do đó, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 cần quy định chặt chẽ về
việc lưu trữ của tổ chức hành nghề công chứng (diện tích, máy móc, thiết bị,
nhân sự...), thời hạn lưu trữ bản chính văn bản công chứng và hồ sơ kèm theo
thống nhất một thời gian và có sự phân loại việc công chứng để xác định thời
hạn lưu trữ phù hợp.
2.2.4.4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Mua bảo hiểm là cơ chế chia sẻ rủi ro cho công chứng viên trong quá
trình hành nghề, đây là một quy định cần thiết nhằm phòng ngừa trường hợp
các công chứng viên chứng nhận sai, gây thiệt hại và phải bồi thường thiệt
hại. Đặc biệt trong bối cảnh giá trị của các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn
Hà Nội rất lớn, từ vài trăm triệu đến hàng chục tỷ. Quy định này có một số bất
cập sau: "Bản chất của bảo hiểm: là việc phân chia tổn thất của một hoặc một
số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt
động dựa trên quy luật số đông" [10].
Như vậy, càng đông người tham gia bảo hiểm thì càng dễ phân chia
rủi ro và công ty kinh doanh bảo hiểm mới bán bảo hiểm. Hiện nay, do số
lượng công chứng viên còn ít, khi xảy ra rủi ro thì thiệt hại cho doanh nghiệp
61
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
kinh doanh bảo hiểm cao nên các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không
muốn bán bảo hiểm cho các công chứng viên.
Luật Công chứng số 82/2006/QH11 cũng như các văn bản hướng dẫn
thi hành không quy định cụ thể, rõ ràng trong việc mua bảo hiểm trách nhiệm
nghề công chứng về thời hạn mua bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo
hiểm, việc thanh tra, kiểm tra việc mua bảo hiểm của các văn phòng công
chứng không chặt chẽ..., dẫn tới tình trạng các Văn phòng công chứng không
mua bảo hiểm cho công chứng viên hoặc có mua bảo hiểm nhưng với số tiền
bảo hiểm thấp so với giá trị của hợp đồng, giao dịch, các tổ chức bảo hiểm
không bán bảo hiểm công chứng hoặc. Khi xảy ra trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, số tiền mà bảo hiểm thanh toán không bù đắp được thiệt hại, số tiền
còn lại mà các công chứng viên phải gánh chịu là rất lớn. Theo Sở Tư pháp
thành phố Hà Nội: tính đến nay, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn 13 Văn phòng
công chứng với 36 công chứng viên chưa mua bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp (Các Văn phòng công chứng: MHK, Ba Vì, Quốc Dân, Bảo Minh, Phú
Xuyên, Bắc Hà, Hưng Vượng, Quốc Thái, Tiến Thịnh).
Ngoài ra, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định chỉ các Văn
phòng công chứng phải mua bảo hiểm cho các công chứng viên làm việc tại
tổ chức mình, mà không quy định tương tự đối với các công chứng viên làm
việc tại các Phòng công chứng, nên khi xảy ra trách nhiệm bồi thường thì các
công chứng viên làm việc tại các Phòng công chứng rất khó khắc phục được
hậu quả do nghĩa vụ tài chính phải bồi thường rất lớn.
Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Luật Công chứng
mới chỉ quy định Văn phòng công chứng phải mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình, trong
khi đó không chỉ hoạt động của công chứng viên Văn phòng mới
gây ra rủi ro mà hoạt động của công chứng viên các Phòng công
chứng cũng có thể gây ra rủi ro [28].
62
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2.4.5. Sự chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng giữa các tổ chức hành
nghề công chứng và các cơ quan liên quan
Dữ liệu công chứng là toàn bộ thông tin về hợp đồng, giao dịch đã
công chứng. Mỗi một tổ chức hành nghề công chứng có cơ sở dữ liệu riêng
của tổ chức mình, nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mỗi tổ
chức. Trước khi tiến hành công chứng hợp đồng, giao dịch, các tổ chức hành
nghề công chứng phải kiểm tra dữ liệu để biết tình trạng của tài sản đã giao
dịch hay chưa, có bị tranh chấp hay không. Tuy nhiên, Luật Công chứng số
82/2006/QH11 không quy định về nghĩa vụ này của các tổ chức hành nghề
công chứng, nên các tổ chức hành nghề công chứng thiếu sự liên kết, chia sẻ
thông tin về các tài sản giao dịch. Do đó, các tổ chức hành nghề công chứng
chỉ khai thác cơ sở dữ liệu của chính tổ chức mình có khi thực hiện công
chứng hợp đồng, giao dịch. Điều này dẫn đến xảy ra tình trạng nhiều trường
hợp trên cùng một thửa đất được chủ sử dụng mang đi công chứng nhiều lần ở
nhiều tổ chức hành nghề công chứng khác nhau, sau đó lừa bán cho nhiều
người hoặc thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau mà tổ chức hành nghề
công chứng không phát hiện được.
Ví dụ:
Ngày 16/12/2010, Văn phòng công chứng Hà Nội nhận
được hồ sơ đề nghị công chứng hợp đồng ủy quyền giữa chủ sử
dụng đất là vợ chồng ông Hoàng Văn Thắng với bên nhận ủy quyền
là bà Vương Thị Chắt liên quan tới quyền sử dụng đất tại thôn La
Thạch, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số S700348, vào sổ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số 00904/QSDĐ/ĐP do Ủy ban nhân dân huyện
Đan Phượng cấp ngày 30/9/2004 mang tên ông Hoàng Văn Thắng.
Hợp đồng ủy quyền đã được lập, ký và công chứng tại Văn phòng
công chứng Hà Nội ngày 16/12/2010, số công chứng: 11850/2010,
quyển số 07 TP/CC-SCC/HĐUQ.
63
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Căn cứ hợp đồng ủy quyền này, ngày 17/12/2010, bà Vương
Thị Chắt đã đến Văn phòng công chứng Hoàng Cầu ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất nêu trên cho bà Lê Thị Thanh
Hà. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 do
công chứng viên Phạm Huy Đản chứng nhận ngày 17/12/2010.
Ngày 3/6/2011, bà Vương Thị Chắt tiếp tục cầm Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nêu trên đến Văn phòng công chứng Hà
Nội để chuyển nhượng cho bà Đoàn Thị Quý. Hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất số 014211/2011 do công chứng viên Lê
Quốc Hùng chứng nhận mà chưa ký hủy Hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất số 2209/2010.
Sau đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số
014211/2011 và hợp đồng ủy quyền số 011850/2010 đã được ký
hủy. Nhưng khi ông Thắng đi công chứng thế chấp tại Phòng công
chứng số 3 thành phố Hà Nội thì phát hiện hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 do Văn phòng công chứng
Hoàng Cầu ký ngày 17/12/2010 vẫn còn hiệu lực. Theo thông tin từ
hệ thống mạng Uchi, cuối tháng 6/2011 Văn phòng công chứng
Hoàng Cầu mới tham gia hệ thống mạng Uchi công chứng và đến
tháng 11/2011 Văn phòng công chứng Hoàng Cầu mới đưa thông
tin hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 lên
hệ thống mạng này. Chính vì vậy, khi ký công chứng hợp đồng
chuyển nhượng số 014211/2011, Văn phòng công chứng Hà Nội
không có bất kỳ thông tin gì về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất số 2209/2010 để yêu cầu khách hàng hủy [56].
Để bảo đảm an toàn trong hợp đồng, giao dịch công chứng trên địa
bàn thành phố Hà Nội thì phải có sự chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng giữa
các tổ chức hành nghề công chứng. Năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố đã
chỉ đạo Sở Tư pháp, Hội công chứng thành phố Hà Nội và các tổ chức hành
64
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nghề công chứng trên địa bàn thành phố xây dựng Chương trình quản lý thông
tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng (được gọi là
chương trình UCHI) để góp phần bảo đảm an toàn pháp lý, hạn chế rủi ro cho
việc công chứng các hợp đồng. Mục đích của Chương trình là hạn chế việc
thực hiện đồng thời nhiều giao dịch đối với một tài sản, hạn chế việc công
chứng đối với tài sản đã có quyết định thu hồi, đã bị hủy, đã bị mất…, hạn chế
việc sử dụng văn bản công chứng giả tham gia giao dịch, đăng ký biến động,
đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý dữ liệu về hợp đồng, giao dịch đã công
chứng trên địa bàn thành phố. Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban nhân dân
các quận, huyện, thị xã để thống kê, cập nhật các trường hợp Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đã có quyết định thu hồi, đã bị hủy, đã
bị mất vào Chương trình. "Đến ngày 01/04/2014, 102/103 tổ chức hành nghề
công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia Chương trình, đã có
hơn 1.400.000 thông tin trong Chương trình và dữ liệu về Giấy chứng nhận bị
mất, thu hồi, bị hủy của 25/30 quận, huyện, thị xã" [51].
Do đó, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 và các văn bản quy phạm
pháp luật có liên quan cần quy định về cơ chế phối hợp nghiệp vụ và chia sẻ
thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan, tổ chức quản lý
tài sản trong việc xác định các thông tin chuẩn xác về nhà đất, tài sản để khi thực
hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch bảo đảm kịp thời, không gây khó khăn
cho người dân; đồng thời, hạn chế xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Ðối với việc cung
cấp thông tin liên quan nhà đất, tài sản, nên có cơ chế công khai, minh bạch về
trình tự, thủ tục, thời gian trả kết quả, lệ phí cung cấp thông tin.
2.3. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CÔNG CHỨNG
2.3.1. Thủ tục chung về công chứng
2.3.1.1. Thủ tục công chứng
Luật Công chứng số 82/2006/QH11 là luật chuyên ngành để hướng
dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện các quyền của mình trong lĩnh vực
65
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
dân sự, thương mại, kinh tế. Thủ tục công chứng quy định khá chi tiết, đầy đủ
các bước thực hiện để công chứng viên cũng như người yêu cầu công chứng
có thể nắm rõ để thực hiện.
Tuy nhiên, quy định này có những hạn chế, bất cập sau:
Thứ nhất, hồ sơ công chứng không được quy định chi tiết, cụ thể trong
Luật Công chứng số 82/2006/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành, do đó
các công chứng viên phải áp dụng nhiều quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh
bất động sản, Luật hôn nhân và gia đình, Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức
tín dụng, Luật cư trú,... khiến cho việc áp dụng Luật Công chứng số
82/2006/QH11 tưởng chừng như đơn giản, chặt chẽ lại trở nên phức tạp,
không rõ ràng. Thực tế cho thấy, các công chứng viên, tùy theo trình độ, năng
lực, kinh nghiệm của mỗi người đã tiếp nhận, xử lý một cách khác nhau, dẫn
đến tình trạng tổ chức hành nghề công chứng này thì tiếp nhận yêu cầu công
chứng nhưng tổ chức hành nghề công chứng khác thì từ chối, công chứng
viên này thì tiếp nhận nhưng công chứng viên khác lại từ chối.
Trước khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 được ban hành, Bộ Tư
pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số
04/2006/TTLT-BTP-BTNMT về hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp
đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất quy định chi tiết về hồ
sơ, trình tự công chứng các hợp đồng, văn bản về bất động sản (chuyển
nhượng, mua bán, tặng cho, thế chấp, thừa kế...).
Ví dụ:
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng, văn
bản về bất động sản
1.1. Hồ sơ hợp lệ yêu cầu công chứng, chứng thực bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (Mẫu số 01/PYC)
hoặc Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản (Mẫu
số 31/PYC);
66
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản
sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là
người đại diện);
c) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp
theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993,
Luật Đất đai năm 2003; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số
60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; bản sao Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp
theo quy định của pháp luật về nhà ở (sau đây gọi là Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất);
Trường hợp trong thời hạn theo quy định tại Điều 184 của
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, nếu người đang sử dụng đất
chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có bản sao
một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trường hợp người sử
dụng đất có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính thì
phải có xác nhận bằng văn bản (bản sao) của Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có đất.
d) Hợp đồng, văn bản về bất động sản.
1.2. Ngoài các giấy tờ nêu tại điểm 1.1 khoản này, tùy vào
từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực
còn có thêm một hoặc các giấy tờ sau đây:
a) Bản sao Sổ hộ khẩu đối với trường hợp nhận chuyển đổi
quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng,
trong khu vực rừng phòng hộ;
67
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
b) Đơn xin tách thửa, hợp thửa trong trường hợp thực hiện
quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất;
c) Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ
chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng
di sản, nếu là người được hưởng di sản theo pháp luật;
Bản sao Di chúc, Giấy chứng tử của người để lại di sản, nếu
là người được hưởng di sản theo di chúc mà trong di chúc đó không
xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người;
Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ
chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng
di sản mà người nhận thừa kế là người duy nhất;
d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp
theo quy định của pháp luật về nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu công trình xây dựng được cấp theo quy định của Nghị định số
95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ (gọi
chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)
đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài
sản đó bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn;
đ) Văn bản xác nhận tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc ngân sách
nhà nước đối với trường hợp bên có quyền sử dụng đất là tổ chức
kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; tổ chức
kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà
đã trả trước tiền thuê đất hàng năm cho nhiều năm; tổ chức kinh tế
được Nhà nước cho thuê trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà đã trả
tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất
cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất
là 5 năm;
68
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc

Más contenido relacionado

Similar a Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc

Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chứng – Từ Thực Tiễn Các Văn Phõng Công Chứng Trê...
Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chứng – Từ Thực Tiễn Các Văn Phõng Công Chứng Trê...Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chứng – Từ Thực Tiễn Các Văn Phõng Công Chứng Trê...
Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chứng – Từ Thực Tiễn Các Văn Phõng Công Chứng Trê...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docQuản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.Thực tiễ...
Hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.Thực tiễ...Hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.Thực tiễ...
Hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.Thực tiễ...luanvantrust
 

Similar a Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc (20)

Quản lý nhà nước về công chứng chuyển nhượng tài sản
 Quản lý nhà nước về công chứng chuyển nhượng tài sản Quản lý nhà nước về công chứng chuyển nhượng tài sản
Quản lý nhà nước về công chứng chuyển nhượng tài sản
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Đối Với văn phòng Công Chứng
Luận Văn  Quản Lý Nhà Nước Đối Với văn phòng Công Chứng Luận Văn  Quản Lý Nhà Nước Đối Với văn phòng Công Chứng
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Đối Với văn phòng Công Chứng
 
Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam...
Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam...Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam...
Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam...
 
Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chứng – Từ Thực Tiễn Các Văn Phõng Công Chứng Trê...
Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chứng – Từ Thực Tiễn Các Văn Phõng Công Chứng Trê...Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chứng – Từ Thực Tiễn Các Văn Phõng Công Chứng Trê...
Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chứng – Từ Thực Tiễn Các Văn Phõng Công Chứng Trê...
 
Quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docQuản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Thủ tục Thi hành án dân sự huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Thủ tục Thi hành án dân sự huyện Phú Ninh, Quảng NamLuận văn: Thủ tục Thi hành án dân sự huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Thủ tục Thi hành án dân sự huyện Phú Ninh, Quảng Nam
 
Luận Văn Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô Tỉnh Đắk Nô...
Luận Văn Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô Tỉnh Đắk Nô...Luận Văn Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô Tỉnh Đắk Nô...
Luận Văn Cưỡng Chế Thi Hành Án Dân Sự Trên Địa Bàn Huyện Krông Nô Tỉnh Đắk Nô...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về công chứng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về công chứng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về công chứng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về công chứng, 9 ĐIỂM
 
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAYThừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về công chứng tại tỉnh Quảng Ngãi, 9đ
 
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docChế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 
Xác định thiệt hại về tài sản được bồi thường trong hoạt động thi hành án dân...
Xác định thiệt hại về tài sản được bồi thường trong hoạt động thi hành án dân...Xác định thiệt hại về tài sản được bồi thường trong hoạt động thi hành án dân...
Xác định thiệt hại về tài sản được bồi thường trong hoạt động thi hành án dân...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng, HAY
 
Luận Văn Pháp Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.doc
Luận Văn Pháp Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.docLuận Văn Pháp Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.doc
Luận Văn Pháp Luật Hiến Pháp Và Luật Hành Chính.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
Luận Văn Thạc Sĩ Tổ Chức Và Hoạt Động Của Cơ Quan Thi Hành Án Dân Sự Cấp Tỉnh...
 
Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại T...
Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại T...Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại T...
Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Dân Sự Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại T...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước công chứng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước công chứng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước công chứng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước công chứng, 9 ĐIỂM
 
Hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.Thực tiễ...
Hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.Thực tiễ...Hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.Thực tiễ...
Hoạt động công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.Thực tiễ...
 
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docChế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Luận văn Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số :603801 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh HÀ NỘI
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG 6 CHỨNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG 1.1. Pháp luật về công chứng 6 1.1.1. Khái quát sự hình thành, phát triển của pháp luật về công 6 chứng ở nước ta 1.1.2. Một số nội dung chính của Luật Công chứng số 82/2006/QH11 8 1.2. Thực hiện pháp luật công chứng 22 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật công chứng 22 1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật công chứng 25 1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật công chứng 28 1.2.4. Vai trò thực hiện pháp luật công chứng 29 1.2.5. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật công chứng 31 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG 36 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Thực trạng việc thực hiện quy định về công chứng viên 37 2.1.1. Về tiêu chuẩn công chứng viên 39 2.1.2. Miễn đào tạo nghề và miễn tập sự hành nghề công chứng 46 2.2. Thực trạng việc thực hiện quy định về tổ chức hành nghề 49 công chứng 2.2.1. Phòng công chứng 49 2.2.2. Văn phòng công chứng 51 2.2.3. Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng 56
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2.4. Nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng 58 2.3. Thực trạng việc thực hiện quy định về thủ tục công chứng 64 2.3.1. Thủ tục chung về công chứng 64 2.3.2. Thủ tục công chứng một số loại giao dịch cụ thể 78 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN 82 PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG 3.1. Định hướng bảo đảm thực hiện pháp luật công chứng 82 3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật 82 3.1.2. Bảo đảm khả thi của văn bản quy phạm pháp luật 82 3.1.3. Bảo đảm an toàn pháp lý 83 3.1.4. Thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp 84 3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật công chứng trên địa 84 bàn thành phố Hà Nội 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến công chứng viên, tổ chức 84 hành nghề công chứng, thủ tục công chứng 3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật công chứng, 109 nâng cao ý thức pháp luật công chứng 3.2.3. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước 112 3.2.4. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và 114 khen thưởng KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 119
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Công chứng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc cụ thể hóa nội dung về hoàn thiện thể chế công chứng ở nước ta được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đến nay, sau 07 năm thi hành Luật Công chứng, những kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định Luật đã thực sự đi vào cuộc sống, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là hết sức đúng đắn, đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng ở nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và ngày càng tăng cường về chất lượng. So với thời điểm giữa năm 2007 khi Luật Công chứng bắt đầu có hiệu lực thi hành, Hà Nội có tổng số 341 công chứng viên đang hành nghề, đứng đầu trong cả nước (68 công chứng viên tại 10 Phòng công chứng và 273 công chứng viên tại 93 Văn phòng công chứng). Thông qua việc đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự và kinh tế, hoạt động công chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, một lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện. Chúng ta không thể phủ nhận công chứng là -lá chắn- phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu -gánh nặng- pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự. Tuy nhiên qua 07 năm thi hành, Luật Công chứng cũng bộc lộ những bất cập, hạn chế. Tiêu chuẩn công chứng viên quy định còn đơn giản; thời gian đào tạo nghề ngắn, cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa quy định về quyền, nghĩa vụ của công chứng viên cũng như người tập sự hành nghề công chứng, đối tượng miễn đào tạo nghề, miễn tập sự hành nghề công 2
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chứng rộng nên chất lượng công chứng viên được bổ nhiệm thấp, có nhiều sai sót khi công chứng hợp đồng, giao dịch. Tiêu chuẩn thành lập Văn phòng công chứng chưa chặt chẽ; quy hoạch ban hành chậm và thiếu cơ sở pháp lý; thiếu sự kiểm tra, thanh tra sau khi cho phép thành lập tổ chức hành nghề công chứng; chưa có quy định về việc chuyển đổi mô hình Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập sang mô hình văn phòng công chứng do 2 công chứng viên trở lên thành lập và ngược lại; nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng chưa chặt chẽ, đặc biệt về việc thực hiện lưu trữ hồ sơ công chứng và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên, chưa quy định việc chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu công chứng giữa tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan liên quan. Thủ tục công chứng chưa cụ thể, chi tiết, chưa thuận tiện, chưa có sự phối hợp, liên thông với các thủ tục hành chính khác liên quan, khiến người yêu cầu công chứng phải mất nhiều thời gian, công sức; một số thủ tục công chứng chưa hợp lý, chưa rõ ràng, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định của pháp luật liên quan, gây khó khăn, lúng túng cho công chứng viên khi hành nghề... Tôi chọn đề tài "Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ của mình nhằm kiến nghị những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước tới nay, trong lĩnh vực công chứng, tuy là một chế định pháp luật mới xuất hiện trong hệ thống pháp luật nước ta, nhưng đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Trước khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 được ban hành, có thể kể đến các công trình, đề tài sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ mã số 92-98-224 năm 1993 của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp; Công chứng nhà nước những vấn đề lý luận và 3
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thực tiễn ở nước ta, Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Ngọc Nga; Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ của tác giả Đặng Văn Khanh; Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ của tác giả Dương Khánh; Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, của tác giả Lê Thị Phương Hoa; Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực thực hiện các việc công chứng, luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thúy; Hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực ở Việt Nam hiện nay - lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ của tác giả Tuấn Đạo Thanh; Nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Chí Thiện. Từ khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 được Quốc hội thông qua, có thể kể tới một số công trình, bài viết nghiên cứu về lĩnh vực công chứng sau: Nghiên cứu pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Tuấn Đạo Thanh năm 2008; Phân cấp quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực (Qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phan Hải Hồ năm 2008; Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quang Minh năm 2009; Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Mai Trang năm 2011; Bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, Bài viết của tác giả Đỗ Văn Đại đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 14(199), tháng 7 năm 2011; Kiến nghị hoàn thiện Luật Công chứng, Bài viết của tác giả Lê Quốc Hùng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1+2 (210+211), tháng 1 năm 2012; Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với văn phòng công chứng, Bài viết của tác giả Phan Hải Hồ đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 14 (222), tháng 7 năm 2012… 4
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Các đề tài, công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu những vấn đề mang tính tổng thể hoặc những khía cạnh, phạm vi cụ thể khác nhau của hoạt động công chứng. Nhưng đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu về việc thực hiện pháp luật về công chứng trên các phương diện công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và thủ tục công chứng, đặc biệt trong phạm vi một địa phương cụ thể: Thành phố Hà Nội. Có thể khẳng định, đề tài Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội là đề tài đầu tiên nghiên cứu về khía cạnh này. 3. Mục đích của đề tài Luận văn tổng hợp những kiến thức lý luận về thực hiện pháp luật về công chứng; trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc thi hành Luật Công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội để đánh giá những mặt được, chưa được của hoạt động công chứng trên một số phương diện như: công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, thủ tục công chứng dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật. Từ đó đưa ra một số luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua, những giải pháp chủ yếu để từng bước hoàn thiện pháp luật công chứng trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích những tồn tại, bất cập của pháp luật công chứng và thực hiện pháp luật về công chứng để đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật công chứng trong thời gian tới. - Về thời gian: Các tài liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2014. 5
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn Luận văn tập trung đánh giá toàn diện hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, những mặt được và chưa được, những thiếu sót trong quy định của pháp luật khiến cho việc thực thi Luật Công chứng khó khăn, gây lúng túng cho các công chứng viên khi hành nghề cũng như người yêu cầu công chứng. Mặt khác, luận văn đưa ra các giải pháp khoa học, tính khả thi cao để khắc phục những thiếu sót đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, mang lại nhiều tiện ích cho cá nhân, tổ chức khi tham gia các hợp đồng, giao dịch dân sự, để công chứng thực sự là một công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật về dân sự. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật về công chứng và thực hiện pháp luật về công chứng. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật công chứng. 6
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Hà Nội là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên hơn 3.300 km2 ; dân số hơn 7,2 triệu người và khoảng 02 triệu người từ các địa phương đến làm ăn, sinh sống thường xuyên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 8,25 %, thu ngân sách Thành phố năm 2013 đạt 162.035 tỷ đồng. Nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của tổ chức, người dân trên địa bàn thành phố rất lớn, đứng thứ 2 cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh. Số hợp đồng, giao dịch đã công chứng tăng dần qua các năm 2007 đến 2010 và ổn định từ năm 2010 đến 2013, tổng số hợp đồng, giao dịch đã công chứng trên địa bàn thành phố trong 07 năm (2007-2013) là 1.151.000, cụ thể như sau: Năm 2007: 52.000, Năm 2008: 85.000, Năm 2009: 160.000, Năm 2010: 216.000, Năm 2011: 220.000, Năm 2012: 200.000, Năm 2013: 218.000 hợp đồng, giao dịch [57, tr. 1]. Sau hơn 07 năm thi hành Luật Công chứng, Hà Nội đã có 103 tổ chức hành nghề công chứng (10 Phòng công chứng và 93 Văn phòng công chứng), phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã, hoạt động công chứng tại thành phố Hà Nội có được nhiều kết quả tích cực, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, bảo đảm an toàn cho các hợp đồng, giao dịch, đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của tổ chức và người dân. Trong phạm vi nghiên cứu, phục vụ mục tiêu 37
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghiên cứu, luận văn chỉ đi sâu vào phân tích các bất cập trong thực hiện pháp luật công chứng trên các phương diện: công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và thủ tục công chứng. 2.1. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ CÔNG CHỨNG VIÊN Nghề công chứng là một nghề có những đặc thù và yêu cầu riêng biệt: Chủ yếu công chứng các giao dịch, hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại...; là nghề có nhiều kỹ năng thực hành (xác minh nhân thân người yêu cầu công chứng, xác minh đối tượng hợp đồng là có thật, nhận dạng chữ ký, chữ viết, con dấu trong văn bản, cách lấy dấu vân tay của người yêu cầu công chứng...). Các hợp đồng, giao dịch trong lĩnh vực công chứng yêu cầu không quá phức tạp, thường có mẫu do Bộ Tư pháp ban hành, tuy nhiên, đòi hỏi áp dụng phải lành nghề, thông thạo nhất định, càng có nhiều kinh nghiệm thì độ lành nghề càng cao, số lượng các hợp đồng được công chứng càng nhiều, bảo đảm chất lượng. Trong thực tế, công chứng viên chỉ có 30-60 phút cho việc công chứng một hợp đồng, giao dịch, nếu là hợp đồng do công chứng viên soạn thảo và chuẩn bị trước thì thời gian để các bên ký kết và công chứng viên công chứng việc ký kết là 30 phút, nếu là hợp đồng do công chứng viên soạn thảo và không có sự chuẩn bị trước thì thời gian khoảng 60 phút. Pháp luật không quy định về thời gian tối thiểu cho việc giải quyết một hợp đồng, giao dịch cụ thể, nhưng do áp lực về cạnh tranh, về thời gian của người yêu cầu công chứng (thời gian công chứng được quy định là giờ hành chính nên người yêu cầu công chứng phải bố trí, sắp xếp công việc để có mặt thực hiện giao kết, việc bố trí thời gian không phải dễ, đặc biệt là những hợp đồng, giao dịch có sự tham gia của nhiều người. Ngoài ra, người Việt Nam hay chọn giờ đẹp khi giao kết hợp đồng, giao dịch) nên thời gian cho việc công chứng một hợp đồng, giao dịch rất ngắn. Trong khoảng thời gian như vậy, công chứng viên phải thực hiện một loạt các hành vi sau: xác minh nhân thân của người yêu cầu công chứng, xác minh tính hợp pháp, phù hợp về đạo 38
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đức của nội dung hợp đồng, giao dịch, xác minh tính có thật của giấy tờ, tài sản, tài sản không bị tranh chấp, chưa thực hiện các giao dịch khác làm hạn chế quyền của người chủ sở hữu, sử dụng, giải thích ý nghĩa của hợp đồng, giao dịch, hướng dẫn các bên ký kết hợp đồng, giao dịch..., do đó, đòi hỏi công chứng viên phải có kinh nghiệm thực tiễn, áp dụng trình tự, thủ tục nhuần nhuyễn, thuần thục với độ chính xác cao. Số lượng người tham gia một hợp đồng, giao dịch cũng là một yếu tố gây áp lực, tác động đến hành vi công chứng của công chứng viên, càng đông người tham gia hợp đồng, giao dịch, áp lực càng lớn. Một hợp đồng, giao dịch thường có sự tham gia giao kết của tối thiểu là 4 người, có những trường hợp có đến hơn chục người tham gia hợp đồng, giao dịch như các hợp đồng, giao dịch liên quan đến hộ gia đình, liên quan đến di sản thừa kế. Với số lượng người như vậy cùng tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch, đặc biệt là với những tổ chức hành nghề công chứng bố trí diện tích phòng làm việc nhỏ, hẹp sẽ gây áp lực rất lớn đối với công chứng viên trong việc công chứng, bảo đảm tính chính xác của hợp đồng, giao dịch. Trong cùng một thời điểm, một công chứng viên phải đồng thời tiếp nhận hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn và công chứng các loại hợp đồng, giao dịch khác nhau (hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, thế chấp, bảo lãnh, ủy quyền, khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, di chúc) với nhiều người yêu cầu công chứng khác nhau, với những trình tự, thủ tục chặt chẽ do luật định trong một khoảng thời gian ngắn, thậm chí có thể tiếp nhận và xử lý hồ sơ yêu cầu công chứng ngay lập tức nếu các điều kiện để giao kết giao dịch, hợp đồng đã đầy đủ, mà vẫn phải bảo đảm yếu tố chính xác, an toàn, áp lực công việc rất lớn, sai sót rất dễ xảy ra nếu thiếu kỹ năng hành nghề. Chính vì vậy, khi được bổ nhiệm công chứng viên, các công chứng viên đã phải hội tụ đầy đủ cả hai yếu tố, một là các kiến thức pháp luật về công chứng, hai là các kỹ năng cần thiết để tiến hành hoạt động công 39
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chứng. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, các công chứng viên gặp nhiều lúng túng trong việc công chứng các hợp đồng, giao dịch. Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp đã có những biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện để đáp ứng nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch rất lớn của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, số lượng công chứng viên trên địa bàn tăng lên nhanh chóng, tính đến tháng 4/2014, Hà Nội có tổng số 341 công chứng viên đang hành nghề, đứng đầu trong cả nước (68 công chứng viên tại 10 Phòng công chứng và 273 công chứng viên tại 93 văn phòng công chứng). Tất cả các công chứng viên được bổ nhiệm đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng. Tuy nhiên, dù tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng các công chứng viên lại chưa tăng tương xứng, dẫn đến chất lượng văn bản công chứng chưa cao, chưa thực sự hoàn thành trách nhiệm -phòng ngừa- trong các giao dịch về dân sự, kinh tế. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ công chứng viên còn nhiều bất cập, hạn chế, bên cạnh các công chứng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tâm với nghề, còn nhiều công chứng viên hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề, chưa tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, thậm chí một số công chứng viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ công chứng viên nói riêng và nghề công chứng nói chung. Phần lớn các công chứng viên yếu kém này là các công chứng viên được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng [6]. 2.1.1. Về tiêu chuẩn công chứng viên Thực tiễn cho thấy quy định về tiêu chuẩn công chứng viên bộc lộ một số bất cập, hạn chế, có thể coi như là còn đơn giản, thông thoáng, chưa chặt chẽ: 40
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ nhất, quy định công chứng viên phải có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức. Quy định này là cần thiết nhằm bảo đảm các công chứng viên có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, thời gian 05 năm là đủ để một người làm quen, thử việc và tiếp cận đầy đủ với một công việc nhất định. Tuy nhiên, quy định này còn chưa chặt chẽ, nhiều người làm công tác pháp luật nhưng do quy mô đơn vị nhỏ, nên khối lượng công việc giải quyết không nhiều, do đó thiếu kinh nghiệm khi giải quyết các vấn đề thực tiễn. Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp siêu nhỏ, có tổ chức hoặc không tổ chức bộ phận pháp chế, khối lượng công việc không lớn, nếu quy định những người làm pháp chế tại các đơn vị này cũng đủ điều kiện thì chất lượng công chứng viên sẽ không cao. Thậm chí, có những công chứng viên đã được bổ nhiệm tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương khi tham gia các lớp đào tạo nghề công chứng thừa nhận thiếu kinh nghiệm đối với các hợp đồng, giao dịch về nhà đất do giao dịch tại địa phương không lớn. Chưa quy định mốc thời gian 5 năm được tính từ thời điểm nào, do đó nhiều người có thời gian làm công tác pháp luật nhưng lại chưa được trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật (có bằng cử nhân luật), dẫn đến tình trạng hiểu và áp dụng chưa chính xác, thậm chí là áp dụng sai các quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy, tại các Phòng công chứng, một số công chứng viên được bổ nhiệm khi vừa mới có bằng cử nhân luật, do được công chứng viên tin tưởng, giao nhiệm vụ trong công tác chuyên môn, giúp việc cho các công chứng viên, từ khâu tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ cho đến đến soạn thảo, hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký kết hợp đồng. Trong khoảng thời gian này, họ học thêm bằng cử nhân luật. Khi có đủ thời gian công tác pháp luật là 5 năm theo quy định, cộng với vừa tốt nghiệp cử nhân luật, họ đã có thể được bổ nhiệm. Có thể nói, đây là những công chứng viên được bổ nhiệm dựa trên kinh nghiệm thực tiễn hoạt động là chính, trong khi kiến thức cơ bản vừa mới được trang bị, do đó chất lượng không cao. 41
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ hai, quy định công chứng viên phải có giấy chứng nhận đào tạo nghề công chứng. Công chứng được coi là một nghề, nên việc được đào tạo nghề là cần thiết, giúp các công chứng viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề cần thiết. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này có một số bất cập, hạn chế sau: Về thời gian đào tạo nghề công chứng, được quy định là 6 tháng, bao gồm cả việc trang bị các kiến thức cơ bản, đào tạo, rèn luyện các kỹ năng và giải quyết các tình huống thực tiễn. Khung thời gian như vậy là chưa hợp lý với những lý do sau: Một là, khi học cử nhân luật, gần như chưa có bộ môn về công chứng, do đó, đến khi được đào tạo nghề, học viên mới được trang bị kiến thức một cách có hệ thống về công chứng, bao gồm cả các kiến thức về Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật sở hữu trí tuệ, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật nhà ở,.... Hai là, công chứng có rất nhiều dạng hợp đồng, giao dịch khác nhau (hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, hợp đồng thế chấp, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng thuê, mượn tài sản, di chúc, văn bản khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế,...) mỗi dạng hợp đồng, giao dịch có những đặc điểm, yêu cầu, hồ sơ, thủ tục, kinh nghiệm khác nhau. Ví dụ: cùng là hợp đồng thế chấp, nhưng hồ sơ yêu cầu đối với các đối tượng là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần)... là khác nhau. Do đó, mỗi một hợp đồng, giao dịch cần có nhiều buổi học để học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống thực tế. Ba là, nghề công chứng đòi hỏi phải được rèn luyện một số kỹ năng nhất định: xác minh nhân thân người yêu cầu công chứng, xác định đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật, nhận dạng chữ ký, chữ viết, con dấu trong văn bản, cách lấy dấu vân tay của người yêu cầu công chứng. Có thể nói, công chứng là một nghề -nguy hiểm-, mỗi công chứng viên chứng nhận nhiều hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn mỗi ngày, nếu sơ suất dù chỉ một hợp 42
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đồng, giao dịch thì thiệt hại xảy ra rất lớn. Do đó, thời gian đào tạo nghề công chứng cần được quy định dài hơn để học viên được trang bị đầy đủ về lý thuyết, cũng như rèn luyện thuần thục các kỹ năng cần thiết trong nghề. Ví dụ: Vừa qua, các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý một số vụ sử dụng giấy tờ nhà đất giả, như vụ Nguyễn Thị Bằng An (ở huyện Từ Liêm) cùng đồng bọn sử dụng hàng chục sổ đỏ giả, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng; vụ Lê Bá Quỳ (ở xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm) dùng phôi sổ đỏ thật điền thông tin ảo, lừa hơn mười cá nhân, công ty, ngân hàng; vụ mất cắp 483 phôi sổ đỏ ở thị xã Sơn Tây... Trong buổi làm việc với chúng tôi sáng 8/5/2012, đồng chí Lã Hoàng Hưng, Phó trưởng Phòng Bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, lo lắng đưa ra lời cảnh báo: Qua theo dõi hoạt động thực tiễn của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội gần đây, thấy nổi lên vấn đề nhức nhối là việc sử dụng giấy tờ giả (nhiều nhất là giấy tờ liên quan nhà đất). Nhiều loại giấy tờ giả tinh vi đến mức, công chứng viên có kinh nghiệm cũng khó xác định đâu là thật, đâu là giả [12]. Về cơ sở đào tạo nghề: Hiện nay, Học viện Tư pháp là đơn vị duy nhất trong cả nước đào tạo về nghiệp vụ công chứng, tuy nhiên, vẫn chưa có Khoa đào tạo công chứng viên, phụ trách đào tạo nghiệp vụ công chứng là Khoa đào chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác. Đội ngũ giảng viên hạn chế, gồm 3 nhóm: nhóm giảng viên cơ có trình độ Thạc sĩ, chưa qua thực tiễn hành nghề công chứng (giảng viên cơ hữu của Học viện Tư pháp), nhóm giảng viên có trình độ lý luận cao, làm công tác quản lý nhà nước về công chứng nhưng chưa hoạt động thực tiễn hành nghề công chứng (cán bộ của Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp) và nhóm giảng viên hoạt động thực tiễn nhưng trình độ lý luận chưa cao (là công chứng viên các tổ chức hành nghề công 43
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chứng, đa số có trình độ thạc sĩ, chỉ duy nhất có ông Tuấn Đạo Thanh, Trưởng Phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội có trình độ Tiến sĩ trong lĩnh vực công chứng). Trong đó, nhóm giảng viên của Học viện Tư pháp có số lượng rất ít, nhóm giảng viên còn lại được giảng dạy theo chế độ cộng tác viên, do đó độ ổn định không cao, lớp học hay phải nghỉ do giảng viên vướng lịch công tác, nhóm giảng viên của Bộ tư pháp tuy có trình độ cao nhưng do chưa hoạt động thực tiễn nên hạn chế trong việc hướng dẫn học viên giải quyết tình huống, dẫn tới tình trạng giải quyết tình huống đúng quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn. Về chương trình đào tạo nghề: Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tư pháp chưa ban hành chương trình khung về đào tạo nghề công chứng, chưa có chính sách để phát triển Học viện Tư pháp, thu hút đội ngũ công chứng viên có kinh nghiệm lâu năm về giảng dạy. Ngoài ra, đến năm 2012 (sau 5 năm thực hiện Luật Công chứng số 82/2006/QH11) Bộ Tư pháp mới ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, là tiêu chuẩn để các công chứng viên thực hiện. Đây là những yếu tố khiến công tác đào tạo công chứng viên còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng công chứng viên được đào tạo. Chất lượng công chứng viên không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng nghề mà còn phụ thuộc vào đạo đức hành nghề. Thực tiễn cho thấy, nhiều công chứng viên vì những nguyên nhân khác nhau đã không thực hiện đúng quy trình, thủ tục pháp luật quy định, gây hậu quả, thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và các cá nhân, tổ chức liên quan. Những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua có một phần trách nhiệm không nhỏ của Bộ Tư pháp. Ví dụ: Đối với Hợp đồng ủy quyền ngày 21/5/2008, giữa bên ủy quyền ông Trần Văn Mạnh bà Nguyễn Thị Nương và bên được ủy quyền Nguyễn Thu Hợp. Số công chứng 440/HĐUQ/2008, Quyển số 01TP/C SCC/HĐGD. 44
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khi tiếp nhận hồ sơ, ông Hoàng Văn Sự là Công chứng viên đồng ý cho sử dụng chứng minh nhân dân của ông Mạnh là bản photocoppy, nhưng không có bản chính để đối chiếu và cho các bên tham gia ký hợp đồng ủy quyền ký tên, điểm chỉ vào bản hợp đồng. Theo tài liệu điều tra các đối tượng đã photocopy mặt trước chứng minh nhân dân của ông Mạnh (có dán ảnh của Nguyễn Toàn người đóng giả ông Mạnh), photocopy mặt sau chứng minh nhân dân của anh Toàn ghép thành chứng minh nhân dân của ông Mạnh để đưa vào hồ sơ công chứng (mặt sau chứng minh nhân dân có dấu vân tay của anh Toàn). Ông Hoàng Văn Sự khai đã đồng ý cho ông Mạnh sử dụng chứng minh nhân dân phôtôcoppy, nhưng yêu cầu phải có Giấy khai sinh của con ông Mạnh và bà Nương để đưa vào hồ sơ. Ông Sự đã không lường trước được Hạnh, Hợp, Nương đã thuê người đóng giả ông Mạnh để ký hợp đồng. Như vậy, khi tiến hành công chứng Hợp đồng ủy quyền này, công chứng viên đã bỏ qua nguyên tắc xác định nhân thân của người yêu cầu công chứng, không yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình chứng minh nhân dân nên đã công chứng không đúng với quy định của pháp luật. Hợp đồng ủy quyền là trái pháp luật phải được hủy bỏ [28]. Ngoài ra, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 cũng không quy định thời gian tối đa cho phép kể từ khi một người được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng đến khi người đó đăng ký tập sự hành nghề công chứng. Nếu thời gian dài quá thì việc đào tạo nghề sẽ không còn ý nghĩa, người học sẽ bị quên kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo. Thứ ba, quy định công chứng viên phải qua thời gian tập sự nghề công chứng Việc quy định tập sự hành nghề công chứng là cần thiết, tạo môi trường để những người trải qua đào tạo nghề công chứng được áp dụng những 45
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 kiến thức mình có được qua đào tạo nghề áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, quy định về tập sự hành nghề công chứng có một số bất cập, hạn chế sau: Một là, không quy định tiêu chuẩn công chứng viên được hướng dẫn tập sự dẫn đến trường hợp người tập sự được phân công hướng dẫn bởi các công chứng viên mới được bổ nhiệm, số lượng hợp đồng, giao dịch ít và kinh nghiệm trong nghề chưa nhiều. Hai là, không quy định nghĩa vụ của công chứng viên hướng dẫn tập sự, thực tế cho thấy, những người tập sự ít có cơ hội được tham gia thực hiện các công việc liên quan đến công chứng, do thời hạn thực hiện yêu cầu công chứng ngắn, đòi hỏi xử lý công việc gấp, mà người tập sự thì chưa thạo việc, nên các công chứng viên thường ít giao việc cho người tập sự, nhất là những hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn, phức tạp, số lượng người tham gia công chứng đông. Ba là, không quy định số lượng người tập sự mà mỗi công chứng viên được hướng dẫn, thực tế có trường hợp, 1 công chứng viên hướng dẫn 4 người tập sự dẫn đến chất lượng hướng dẫn không cao. Bốn là, không quy định nghĩa vụ của người tập sự về thời gian làm việc, thông thường người tập sự chỉ đăng ký tập sự, thỉnh thoảng mới đến làm việc, khi đến thường chỉ quan sát các công chứng viên làm việc mà không trực tiếp tham gia vào hoạt động công chứng, hết thời gian tập sự thì đến xin xác nhận. Từ phía bản thân người tập sự cũng không hoàn thành trách nhiệm của mình, mục đích của việc tập sự không đạt được. Năm là, việc quy định khi kết thúc quá trình tập sự, người tập sự báo cáo kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên mà không đưa ra 1 tiêu chuẩn cụ thể nào trong việc nhận xét dẫn tới tính khả thi không cao, tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của công chứng viên (tình cảm, trình độ, kinh nghiệm), kết quả tập sự không khách quan, thiếu chính xác và không có cơ sở để kiểm chứng. 46
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sáu là, không quy định thời gian tối đa cho phép kể từ khi một người hoàn thành tập sự hành nghề công chứng đến khi nộp hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên. Nếu thời gian dài quá thì kết quả tập sự sẽ không còn ý nghĩa, người tập sự sẽ quên những kỹ năng hành nghề có được qua tập sự. 2.1.2. Miễn đào tạo nghề và miễn tập sự hành nghề công chứng Số lượng các công chứng viên trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng nhanh, do được bổ sung một số lượng lớn các công chứng viên từ các đối tượng được miễn đào tạo nghề và miễn tập sự hành nghề công chứng, bước đầu góp phần đáp ứng nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch tăng nhanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, quy định này đã bộc lộ bất cập, hạn chế sau: Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định đối tượng được miễn đào tạo và tập sự nghề công chứng quá rộng. Đều là những người có chức danh chuyên ngành, học hàm, học vị, có trình độ pháp luật tương đối cao. Tuy nhiên, công chứng lại là nghề có phạm vi hoạt động chủ yếu, chuyên sâu trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại. Trong khi đó, lĩnh vực pháp luật có rất nhiều mảng chuyên sâu khác nhau: hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, Hiến pháp, quốc tế, quyền con người,... Việc quy định một người hành nghề hoặc nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này sang hành nghề trong lĩnh vực khác mà không qua đào tạo, tập sự là không phù hợp. Thực tế cho thấy, ngay cả các cán bộ của Bộ Tư pháp, những người làm công tác quản lý nhà nước về công chứng nhưng vẫn lúng túng trong việc hướng dẫn học viên xử lý tình huống cụ thể. Do không được đào tạo và tập sự hành nghề nên các đối tượng này khi trở thành công chứng viên có thể mới tìm hiểu kiến thức, kỹ năng liên quan đến công chứng, dẫn đến còn lúng túng, chủ quan, không đáp ứng được yêu cầu khi hành nghề. Nghề công chứng được coi là nghề đặc biệt, những sai sót trong thực hiện công chứng có thể sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do vậy, để đảm 47
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bảo hiệu quả khi hành nghề thì những đối tượng trên cần phải được bồi dưỡng nghề công chứng hoặc giảm thời gian đào tạo để thu nhận kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến hành nghề công chứng. Nhờ có việc đào tạo, bồi dưỡng này, khi được bổ nhiệm công chứng viên họ đã được "nạp" sẵn những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến nghề công chứng để yên tâm xử lý từng tình huống nghiệp vụ cho đúng pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, những đối tượng này cần phải qua tập sự hành nghề để áp dụng nhuần nhuyễn những kiến thức, kỹ năng thu nạp được qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Thực tế cho thấy, sai phạm trong hoạt động công chứng xảy ra chủ yếu là công chứng viên được miễn đào tạo nghề công chứng và miễn tập sự hành nghề công chứng, đã có phát sinh những tranh chấp dân sự trong một số vụ việc và hệ quả này sẽ kéo dài bởi tranh chấp phát sinh từ các văn bản công chứng có thể không xảy ra ngay mà trong một vài năm sau, thậm chí còn lâu hơn nữa mới phát sinh hậu quả. Theo Luật gia Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Trong tất cả các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực công chứng nói riêng, con người luôn là yếu tố quyết định. Là một người công chứng viên tiêu chuẩn đầu tiên là cần phải có đủ trình độ năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Điều đó sẽ được thể hiện qua chất lượng công chứng, qua thái độ niềm nở, ân cần, làm việc cặn kẽ, có trách nhiệm. Hiện nay các công chứng viên chủ yếu vẫn làm công tác đối nội với các loại giao dịch trong nước, ít các hợp đồng giao dịch có yếu tố nước ngoài, đa số chất lượng ngoại ngữ của các công chứng viên còn thấp, kiến thức về hội nhập rất hạn chế. Vì vậy tự bản thân mỗi người làm công tác công chứng phải có ý thức trau dồi những hạn chế nói trên. Thêm vào đó hiện nay theo quy định chung thì những cán bộ đã được đào tạo, công tác ở các cơ quan tư pháp, hành pháp được miễn thực tập công chứng viên. Đây là một kẽ hở, 48
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nó đúng nhưng chưa được hoàn thiện bởi vì mỗi lĩnh vực của pháp luật lại có những yêu cầu riêng, chỉ có cái nền kiến thức chung của ngành tư pháp để đem vào làm việc cụ thể trong lĩnh vực công chứng thì chưa đủ. Những người đã qua đào tạo, công tác tại các cơ quan tư pháp, hành pháp muốn làm việc trong lĩnh vực công chứng vẫn phải qua lớp đào tạo ngắn hạn, có thi, kiểm tra một cách nghiêm túc để lấy chứng chỉ. Nếu chỉ dựa trên quá trình công tác mà miễn thực tập thì sẽ chỉ đáp ứng được về mặt số lượng, không đáp ứng được về chất lượng [11]. Ngoài ra, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 cũng bỏ sót một đối tượng quan trọng cần được miễn/giảm thời gian đào tạo nghề và tập sự hành nghề công chứng. Đó là những người làm việc tại các tổ chức hành nghề công chứng với nhiệm vụ giúp việc cho các công chứng viên. Những người này có trình độ cử nhân về pháp luật, lại qua thực tiễn hoạt động, được các công chứng viên (nhiều công chứng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Học viện Tư pháp) kèm cặp, hướng dẫn, nếu được miễn/giảm thời gian đào tạo nghề và tập sự hành nghề công chứng thì sẽ là một nguồn nhân lực chất lượng bổ sung cho đội ngũ công chứng viên. Trong thực tế, các công chứng viên hoàn thành trách nhiệm của mình có sự giúp sức rất lớn của đội ngũ giúp việc, ngoài các công việc có tính chất hành chính, sự vụ, những người giúp việc còn trợ giúp các công chứng viên trong các công việc có tính chất chuyên môn (tư vấn, hướng dẫn người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ, thủ tục công chứng, viết yêu cầu công chứng; soạn thảo hợp đồng, giao dịch; giải thích, hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký kết hợp đồng, giao dịch), các công chứng viên chỉ phải xác minh, kiểm tra lại toàn bộ quá trình và ký vào văn bản công chứng. Những người này chỉ khác các công chứng viên là không được ký các hợp đồng, giao dịch, còn các công việc khác họ cũng thực hiện không khác gì một công chứng viên. 49
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Về các trường hợp miễn đào tạo nghề công chứng: Theo quy định hiện hành có quá nhiều đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, trong khi đó những người đã từng là công chứng viên lại không được miễn đào tạo nghề, do đó cần sửa đổi bổ sung Luật Công chứng theo hướng loại bỏ bớt các đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng nhưng đặc cách bổ nhiệm công chứng viên cho người đã từng là công chứng viên [28]. 2.2. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG Tổng số tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến tháng 4/2014 là 103, trong đó 10 Phòng công chứng và 93 Văn phòng công chứng. Năm 2007 có 9 tổ chức, năm 2008 có 26 tổ chức, năm 2009 có 51 tổ chức, năm 2010 có 50 tổ chức, năm 2011 có 68 tổ chức, năm 2012 có 96 tổ chức, năm 2013 có 103 tổ chức, năm 2014 có 103 tổ chức [57]. Với đội ngũ công chứng viên nhiều kinh nghiệm cộng với uy tín đã được tích lũy qua nhiều năm, các Phòng công chứng vẫn giữ được số lượng hợp đồng, giao dịch đều đặn, đặc biệt là các hợp đồng thế chấp; bảo đảm giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật đáp ứng kịp thời yêu cầu công chứng của tổ chức và cá nhân. Thời gian qua, hoạt động xã hội hóa công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội đứng đầu trong cả nước (năm 2007 chưa có Văn phòng công chứng được thành lập, đến hết năm 2013 có 93 Văn phòng công chứng). Đến nay, sau hơn 07 năm thi hành Luật Công chứng số 82/2006/QH11, sự phân biệt đối xử của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn Thủ đô về sự khác nhau giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đã không còn. 2.2.1. Phòng công chứng Toàn thành phố có 10 Phòng công chứng, với 68 công chứng viên. Các Phòng đều chủ động rà soát, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng nhằm nâng chất 50
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Các thủ tục, quy trình công chứng cũng như phí, thù lao đối với từng loại việc công chứng được niêm yết công khai. Các Phòng có trụ sở khang trang, rộng rãi, được nhà nước đầu tư trang thiết bị đầy đủ, đều ban hành nội quy, quy chế làm việc, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc, bảo đảm giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật đáp ứng kịp thời yêu cầu công chứng của tổ chức và cá nhân [57]. Tại các Phòng công chứng, trước đây, trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2006, bình quân mỗi Phòng công chứng có từ 4-5 công chứng viên và có từ 2-3 thư ký giúp việc cho các công chứng viên trong việc hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cho người dân, soạn thảo và hướng dẫn người dân ký hợp đồng công chứng, công chứng viên kiểm tra lại các điều kiện thực hiện giao dịch, hợp đồng và ký công chứng, do đó, chất lượng các văn bản công chứng rất cao, trình tự, thủ tục chặt chẽ, khiến người dân cảm thấy sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ra đời, các Phòng công chứng phải chuyển thành đơn vị sự nghiệp, không bị hạn chế bởi biên chế nhà nước, nên các Phòng công chứng đã đề nghị bổ nhiệm công chứng viên cho tất cả những người đã có đủ tiêu chuẩn, dẫn tới số lượng công chứng viên tại các phòng công chứng tăng đột biến, dù biên chế không tăng. Hiện nay bình quân là 7 công chứng viên/1 Phòng công chứng, thậm chí Phòng công chứng số 3 thành phố Hà Nội hiện nay có 15 công chứng viên trên tổng số 30 người, gần như tất cả các thư ký nghiệp vụ, giúp việc cho các công chứng viên đều được bổ nhiệm công chứng viên sau khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 ra đời. Kết quả là các công chứng viên tại các Phòng công chứng hoạt động gần như độc lập, không có sự trợ giúp của các thư ký như trước đây, công chứng viên phải kiêm cả những công việc sự vụ, hành chính (tất cả các khâu từ tiếp nhận hồ sơ, lấy phiếu hỏi, hướng dẫn người yêu cầu công chứng viết phiếu yêu cầu công chứng, soạn thảo hợp đồng, hướng 51
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dẫn người yêu cầu công chứng ký kết hợp đồng), làm -tầm thường hóa- hình ảnh của công chứng viên trong mắt người dân. Việc duy trì tối thiểu 1 thư ký giúp việc cho công chứng viên là cần thiết, một mặt giúp công chứng viên các công việc mang tính chất hành chính, mặt khác cũng tạo cơ hội, điều kiện để các thư ký được rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong nghề công chứng. Việc xã hội hóa công chứng tại Hà Nội đã diễn ra mạnh mẽ, các Phòng công chứng phải chuyển sang đơn vị sự nghiệp, tự chủ về mặt tài chính, áp lực cạnh tranh lớn, khiến biên chế của các Phòng công chứng không nhiều (bao gồm cả các bộ phận mang tính chất bắt buộc như kế toán, thủ quỹ, lưu trữ, bảo vệ...), trong khi số lượng công chứng viên lại nhiều, do đó, việc bố trí thư ký giúp việc cho công chứng viên rất khó khăn, hạn chế trong việc đào tạo đội ngũ kế cận cho các Phòng công chứng. Ngoài ra, hạn chế lớn nhất của các Phòng công chứng chính là thái độ tiếp dân, việc thực hiện đạo đức hành nghề công chứng. Vẫn còn hiện tượng công chứng viên hạch sách, cửa quyền, có thái độ không phù hợp trong khi tiếp nhận và giải quyết yêu cầu công chứng. 2.2.2. Văn phòng công chứng Thực hiện chủ trương xã hội hóa lĩnh vực công chứng, số lượng các Văn phòng công chứng được thành lập trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng lên nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của người dân. Tính đến ngày 01/04/2014, toàn thành phố có 93 Văn phòng công chứng, trong đó 88 Văn phòng tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh, 05 văn phòng tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Các Văn phòng công chứng khi mới thành lập có gặp một số khó khăn về vốn, trụ sở, nhân viên, khách hàng, xây dựng thương hiệu v.v... không ít Văn phòng công chứng ra đời khi chưa kịp chuẩn bị chu đáo về nhân sự, về cơ sở vật chất, làm ảnh hưởng chất lượng hoạt động. Vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, đến 52
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nay, đa số Văn phòng công chứng đã dần khẳng định được vị trí, vai trò của mình, hoạt động theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân [57]. Tuy nhiên, các Văn phòng công chứng cũng xuất hiện những bất cập, hạn chế sau: Thứ nhất, mặc dù chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng nhưng nhà nước không có chính sách ưu đãi, hỗ trợ để cụ thể hóa chủ trương này, người thành lập văn phòng công chứng phải tự đầu tư mua hoặc thuê trụ sở, mua sắm máy móc, trang thiết bị, tuyển nhân sự, chi phí hành chính,... Nhiều công chứng viên không có đủ điều kiện về tài chính nên phải góp vốn với người khác để thành lập văn phòng công chứng, dẫn đến trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi, trách nhiệm giữa người bỏ vốn đầu tư và công chứng viên đứng tên đăng ký thành lập văn phòng công chứng (ép ký hợp đồng trái quy định pháp luật, bỏ qua một số thủ tục, giấy tờ trong hồ sơ...). Do đó, nên quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, bảo đảm thành viên góp vốn không được can thiệp vào chuyên môn, nghiệp vụ của công chứng viên. Trưởng Văn phòng công chứng Đống Đa Cáp Văn Chinh - nguyên thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cho biết: Văn phòng công chứng Đống Đa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9-2008. Ngôi nhà hiện là trụ sở của Văn phòng công chứng Đống Đa thuộc sở hữu của luật sư Hoàng Đàm. Luật sư Đàm cũng là người đầu tư tài chính cho hoạt động của văn phòng. -Tới đầu tháng 4-2009 thì giữa tôi và anh Đàm bắt đầu có xung đột- ông Chinh nói. Theo lời kể của ông Chinh, trong quá trình làm việc, luật sư Đàm đã soạn thảo một số hợp đồng liên quan đến việc góp vốn thành lập văn phòng, quyền và nghĩa vụ của luật sư Đàm và ông Chinh... Tinh thần chung của các bản hợp đồng đó là: luật sư Đàm là người góp vốn, nắm toàn quyền điều hành hoạt động của Văn 53
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phòng công chứng. -Trong một hợp đồng, anh Đàm nói Văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, anh Đàm là cổ đông, đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị, còn tôi được cử làm trưởng Văn phòng công chứng... Tôi nói điều này không phù hợp với Luật Công chứng, không thể ký kết hợp đồng như vậy được. Vì đây là Văn phòng công chứng có một công chứng viên, hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, trưởng văn phòng là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về hoạt động của văn phòng - ông Chinh bức xúc. Sự việc không dừng lại ở đó, theo ông Chinh, luật sư Đàm còn cho lắp camera để theo dõi hoạt động của công chứng viên vì cho rằng - bỏ tiền ra góp vốn thì phải được quyền điều hành, giám sát.... Và từ khi phát sinh mâu thuẫn, luật sư Đàm đã giữ chặt con dấu của Văn phòng công chứng, quản lý tất cả giấy tờ gốc của văn phòng... [59]. Thứ hai, biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh là điều dễ nhận thấy ở các Văn phòng công chứng. Như chuyện thu phí dịch vụ theo thỏa thuận, vì cạnh tranh nên có văn phòng công chứng thu cao, có văn phòng công chứng thu thấp, dẫn đến sự không thống nhất. Để thu hút khách hàng đến với mình, nhiều khi các Văn phòng công chứng -đơn giản hóa- các loại giấy tờ, cố tình lược bỏ những thủ tục cần thiết, tùy tiện thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở trái pháp luật dẫn tới tình trạng công chứng ẩu, công chứng sai. Xuất hiện tình trạng công chứng viên lỉnh kỉnh mang theo đầy đủ -đồ nghề-, con dấu đi tới bất cứ địa chỉ nào mà khách hàng yêu cầu, để thực hiện công việc, bất chấp quy định của pháp luật. Thậm chí, có trường hợp giải quyết thủ tục công chứng tại nơi quán xá, nhà hàng, khó tránh khỏi những việc làm tiêu cực, sai trái. Vẫn còn tình trạng một số văn bản công chứng chưa đảm bảo chặt chẽ, vẫn còn nhiều sai sót về lỗi kỹ thuật; Hồ sơ công 54
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chứng còn thiếu một số giấy tờ có liên quan, quy trình thực hiện các giao dịch công chứng chưa thực hiện tốt; một số công chứng viên chưa nâng cao tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp, nghiệp vụ còn non kém, chủ quan; lời chứng trong các văn bản công chứng còn thiếu chặt chẽ. Trụ sở làm việc của một số Văn phòng công chứng còn chật chội, chưa tách bạch giữa Văn phòng công chứng và tổ chức hành nghề khác, chưa thực hiện đúng theo Đề án và yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan quản lý. Vì vậy, chưa đáp ứng được hết các yêu cầu cần thiết, tối thiểu của khách hàng. Có hiện tượng một số Văn phòng công chứng tự treo các biển hiệu tiếp nhận hồ sơ ở các địa điểm ngoài trụ sở... Ngoài ra, còn có hiện tượng trốn thuế ở một số Văn phòng, thiếu sự gắn kết về nghiệp vụ giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Một số Văn phòng vẫn có sự kiêm nhiệm trong hoạt động của nhân viên như: Kế toán kiêm lưu trữ, lưu trữ kiêm công tác văn phòng... [48]. Thứ ba, thời gian đầu thực hiện Luật Công chứng, các văn phòng công chứng tại Hà Nội được thành lập chủ yếu là các văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập. "Tính đến tháng 6 năm 2009, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã cấp đăng ký hoạt động cho 39 Văn phòng công chứng, trong đó có 04 văn phòng hoạt động theo mô hình Công ty hợp danh, 35 Văn phòng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân" [46]. Điều này cho thấy sự phù hợp của quy định với nhu cầu thực tiễn, mô hình doanh nghiệp tư nhân được ưu tiên lựa chọn hơn. Tính đến 4/2014, trong số 93 Văn phòng công chứng thì có 88 Văn phòng hoạt động theo mô hình công ty hợp danh, chỉ còn 5 Văn phòng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân. Thực tế cho thấy, Văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân còn bất cập. Văn phòng công chứng có một công chứng viên duy nhất khiến cho hoạt động của cả Văn phòng bị phụ thuộc nhiều vào 55
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trưởng văn phòng, các văn phòng này thường rơi vào tình trạng quá tải về công việc, ảnh hưởng đến sự chính xác, khách quan trong công việc, không có việc trao đổi nghiệp vụ giữa các công chứng viên trong công việc. Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do các Văn phòng công chứng này chủ yếu do các công chứng viên sau khi nghỉ hưu hoặc chuyển từ các ngành nghề khác sang, độ tuổi khi thành lập Văn phòng công chứng tương đối cao, cộng với kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, do đó ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động chung của Văn phòng công chứng. Trong thời gian tới, khi lực lượng công chứng viên được đào tạo bài bản tăng lên, độ tuổi trẻ hơn, sức khỏe tốt hơn, thì những bất cập trên của Văn phòng công chứng do 1 công chứng viên thành lập sẽ không còn. Thứ tư, công ty tư nhân và công ty hợp danh là 2 mô hình doanh nghiệp có sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, tuy nhiên các Văn phòng công chứng không được hưởng các quyền của doanh nghiệp như mở văn phòng đại diện, chi nhánh theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp, không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,... mâu thuẫn với chủ trương khuyến khích xã hội hóa. Đây là những quyền chính đáng của doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng. Nhà nước chủ trương thu hút tư nhân tham gia lĩnh vực công chứng nhưng lại có nhiều quy định cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Thứ năm, các Văn phòng công chứng, giống như các doanh nghiệp, trong hoạt động của mình, các Văn phòng công chứng tùy theo sự tăng trưởng hay sụt giảm về doanh thu, khách hàng mà có sự điều chỉnh về mặt quy mô, nhân sự, tài chính,... Nếu hoạt động thuận lợi, khách hàng đông, doanh thu tăng nhanh, các Văn phòng công chứng sẽ có nhu cầu mở rộng quy mô, tăng thêm số công chứng viên; ngược lại, nếu ít khách hàng, doanh thu giảm, các Văn phòng công chứng sẽ có nhu cầu giảm quy mô, giảm số lượng công chứng viên. Do đó, phát sinh yêu cầu chuyển đổi mô hình Văn phòng công 56
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chứng từ Văn phòng do một công chứng viên thành lập sang Văn phòng do hai công chứng viên trở lên thành lập và ngược lại. Đây là hoạt động rất bình thường trong kinh doanh, tuy nhiên, không có quy định trong Luật doanh nghiệp về sự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại, đồng thời Luật Công chứng cũng không quy định về vấn đề này gây khó khăn cho việc tổ chức, hoạt động của các văn phòng công chứng. Trong quá trình quản lý nhà nước trên lĩnh vực công chứng, Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã thực hiện việc hạn chế thành lập các Văn phòng công chứng do 01 công chứng viên thành lập, khuyến khích các Văn phòng công chứng chuyển từ mô hình danh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh. Điều này vừa thể hiện sự yếu kém của cơ quan quản lý nhà nước -không quản lý được thì cấm-, vừa đi ngược với chủ trương xã hội hóa, ảnh hưởng tới quyền lợi của người được bổ nhiệm công chứng viên. Nếu một người được bổ nhiệm công chứng viên nhưng không tham gia hành nghề tại Phòng công chứng, tại Văn phòng công chứng do từ 02 công chứng viên thành lập (do không thỏa thuận được về các điều kiện hợp tác), trong khi không được thành lập các Văn phòng công chứng do 01 công chứng viên thành lập thì sẽ dẫn tới tình trạng -treo bút-, có thể bị miễn nhiệm theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 20 Luật Công chứng số 82/2006/QH11. Do đó, cần tiếp tục duy trì mô hình Văn phòng công chứng do 01 công chứng viên thành lập và cho phép Văn phòng công chứng được thuê công chứng viên theo hợp đồng lao động nhằm giữ sự ổn định trong hoạt động của Văn phòng công chứng. 2.2.3. Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng Căn cứ -Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020- đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 thì đến năm 2020, Quy hoạch phát triển tổ 57
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội là 121 tổ chức, trong đó đến hết năm 2015 là 95 tổ chức, giai đoạn 2016-2020 là 26 tổ chức. Số lượng Văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay vượt so với quy hoạch là 08 (quận Cầu Giấy 04, quận Đống Đa 02, quận Hai Bà Trưng 01, huyện Sóc Sơn 01). Các Văn phòng công chứng này đều được thành lập trước khi có Quy hoạch được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ [57]. Việc thực hiện quy hoạch công chứng trên địa bàn Hà Nội tồn tại những vấn đề sau: Thứ nhất, do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy hoạch chậm (Luật Công chứng có hiệu lực thi hành năm 2007 thì 3 năm sau mới có Đề án quy hoạch tổng thể và thêm 1 năm nữa mới có Tiêu chí quy hoạch) nên đã rơi vào tình trạng phát triển "nóng", quận Cầu Giấy, một địa bàn không lớn, nhưng có tới 10 tổ chức hành nghề công chứng (bao gồm Phòng công chứng số 3, các Văn phòng công chứng: Đông Đô, Miền Bắc, Việt, Hà Nội, Hà Thành, A1, A9, Ngọn Lửa Việt, Cầu Giấy). Trên trục đường Giải Phóng - Ngọc Hồi, chiều dài khoảng sáu, bảy km, cũng có tới 05 Văn phòng công chứng nằm cách nhau không xa, dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Trong khi đó, ở nhiều huyện ngoại thành, người dân phải vượt quãng đường dài, có khi vài chục km mới tới được Văn phòng công chứng, khiến người dân đi lại vất vả. Thứ hai, việc quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng đang là vấn đề gây tranh cãi về cơ sở pháp lý. Theo quan điểm và thực tiễn xây dựng luật hiện nay, Chính phủ, các Bộ chỉ được hướng dẫn chi tiết, quy định những vấn đề được giao trong luật. Trong Luật Công chứng số 82/2006/QH11 không quy định nhiệm vụ này cho Chính phủ, Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, Chính phủ lại cho rằng, Chính phủ được quyền hướng dẫn những vấn đề phát sinh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Như vậy, cơ sở pháp lý đúng hay sai sẽ hạn chế 58
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hay khuyến khích việc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. 2.2.4. Nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng 2.2.4.1. Thời gian làm việc Thực tiễn cho thấy, việc quy định thời gian làm việc theo ngày, giờ hành chính gây rất nhiều khó khăn cho người yêu cầu công chứng. Nhu cầu công chứng ngoài giờ hành chính rất lớn, nhất là với những giao dịch, hợp đồng có sự tham gia của nhiều người, việc bố trí tất cả mọi người (với công việc khác nhau) đến ký kết hợp đồng công chứng trong giờ hành chính rất khó. Do đó, cần quy định cho phép các tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ ngoài giờ hành chính. Quy định này cũng phù hợp với quy định về việc ký công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, diễn ra chủ yếu ngoài giờ hành chính. 2.2.4.2. Bồi thường thiệt hại Luật Công chứng quy định khi xảy ra thiệt hại, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên gây ra. Quy định này có những tồn tại, bất cập sau: Thứ nhất, Luật chỉ quy định việc bồi thường đối với lỗi gây ra cho người yêu cầu công chứng, mà không bồi thường cho các cá nhân, tổ chức liên quan. Thứ hai, Luật quy định nghĩa vụ bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng nhưng không quy định trách nhiệm hoàn trả tiền của công chứng viên cho tổ chức hành nghề công chứng. Thứ ba, công chứng viên chịu trách nhiệm cá nhân về việc công chứng hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định Văn phòng công chứng phải bồi thường thiệt hại do lỗi của công chứng viên gây ra. Quy định như vậy mâu thuẫn với trách nhiệm cá nhân của công chứng viên đối với những hành vi của mình. 59
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2.4.3. Lưu trữ hồ sơ công chứng Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định các tổ chức hành nghề công chứng phải có nơi lưu trữ hồ sơ, tuy nhiên quy định này không cụ thể nên trụ sở nhiều Văn phòng công chứng có diện tích nhỏ dẫn tới diện tích bố trí để lưu trữ hồ sơ không đạt yêu cầu, nhân sự bố trí làm công tác lưu trữ còn kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên môn về lưu trữ, không có các biện pháp để bảo quản hồ sơ,.v.v... gây khó khăn cho các hoạt động liên quan (tra cứu, trích xuất hồ sơ theo cầu của người yêu cầu công chứng và các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền...). Trong khi đó, hồ sơ công chứng được coi như là - sinh mệnh- của các công chứng viên, có giá trị chứng minh công chứng viên chứng nhận hợp đồng, giao dịch là đúng hay không đúng theo quy định pháp luật. Mặt khác, nếu hồ sơ công chứng bị thất lạc, hư hỏng sẽ làm đứt đoạn tình trạng pháp lý của tài sản, dễ dẫn đến tranh chấp, kiện cáo. Tại Phòng công chứng số 3 thành phố Hà Nội, diện tích phòng lưu trữ là mặt sàn trên 400 m2 , các hồ sơ lưu trữ được phân loại, sắp xếp theo thứ tự thời gian, được xếp trên các giá sắt, được đầu tư thiết bị chống ẩm mốc, rất thuận tiện cho công tác tra cứu, xem xét văn bản công chứng. Về chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định bản chính văn bản công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là 20 năm, các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là 5 năm. Quy định này là không phù hợp với lý do: Thứ nhất, thực tiễn bản chính văn bản công chứng và hồ sơ kèm theo có giá trị pháp lý như nhau. Khi có tranh chấp hay kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hồ sơ kèm theo như bản sao, giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy tờ tùy thân, giấy chứng minh tình trạng hôn nhân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu v.v... có giá trị chứng minh bản chính văn bản công chứng do công chứng viên chứng nhận là đúng hay không đúng theo quy định pháp luật. 60
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thứ hai, bản chính văn bản công chứng và hồ sơ kèm theo được lưu cùng hồ sơ. Nếu thời gian lưu trữ không thống nhất sẽ gây khó khăn cho quá trình lưu trữ và tiêu hủy theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Thứ ba, văn bản công chứng có những loại trong thời gian ngắn các bên đã thanh lý hợp đồng như hợp đồng vay và thế chấp tài sản, đây là giao dịch chiếm số lượng lớn trong các hoạt động công chứng nếu thời gian lưu trữ kéo dài đến 20 năm trong khi các bên đã thống nhất thanh lý hợp đồng là không cần thiết. Mặt khác có những văn bản công chứng thời hạn 20 năm chưa thực hiện xong quyền và nghĩa vụ như hợp đồng thuê góp vốn bằng quyền sử dụng đất thời hạn 50 năm theo Luật đất đai, di chúc v.v... Nếu thực hiện theo quy định lưu trữ là 20 năm thì không hợp lý. Do đó, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 cần quy định chặt chẽ về việc lưu trữ của tổ chức hành nghề công chứng (diện tích, máy móc, thiết bị, nhân sự...), thời hạn lưu trữ bản chính văn bản công chứng và hồ sơ kèm theo thống nhất một thời gian và có sự phân loại việc công chứng để xác định thời hạn lưu trữ phù hợp. 2.2.4.4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Mua bảo hiểm là cơ chế chia sẻ rủi ro cho công chứng viên trong quá trình hành nghề, đây là một quy định cần thiết nhằm phòng ngừa trường hợp các công chứng viên chứng nhận sai, gây thiệt hại và phải bồi thường thiệt hại. Đặc biệt trong bối cảnh giá trị của các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn Hà Nội rất lớn, từ vài trăm triệu đến hàng chục tỷ. Quy định này có một số bất cập sau: "Bản chất của bảo hiểm: là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên quy luật số đông" [10]. Như vậy, càng đông người tham gia bảo hiểm thì càng dễ phân chia rủi ro và công ty kinh doanh bảo hiểm mới bán bảo hiểm. Hiện nay, do số lượng công chứng viên còn ít, khi xảy ra rủi ro thì thiệt hại cho doanh nghiệp 61
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 kinh doanh bảo hiểm cao nên các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không muốn bán bảo hiểm cho các công chứng viên. Luật Công chứng số 82/2006/QH11 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể, rõ ràng trong việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề công chứng về thời hạn mua bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, việc thanh tra, kiểm tra việc mua bảo hiểm của các văn phòng công chứng không chặt chẽ..., dẫn tới tình trạng các Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm cho công chứng viên hoặc có mua bảo hiểm nhưng với số tiền bảo hiểm thấp so với giá trị của hợp đồng, giao dịch, các tổ chức bảo hiểm không bán bảo hiểm công chứng hoặc. Khi xảy ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại, số tiền mà bảo hiểm thanh toán không bù đắp được thiệt hại, số tiền còn lại mà các công chứng viên phải gánh chịu là rất lớn. Theo Sở Tư pháp thành phố Hà Nội: tính đến nay, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn 13 Văn phòng công chứng với 36 công chứng viên chưa mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (Các Văn phòng công chứng: MHK, Ba Vì, Quốc Dân, Bảo Minh, Phú Xuyên, Bắc Hà, Hưng Vượng, Quốc Thái, Tiến Thịnh). Ngoài ra, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định chỉ các Văn phòng công chứng phải mua bảo hiểm cho các công chứng viên làm việc tại tổ chức mình, mà không quy định tương tự đối với các công chứng viên làm việc tại các Phòng công chứng, nên khi xảy ra trách nhiệm bồi thường thì các công chứng viên làm việc tại các Phòng công chứng rất khó khắc phục được hậu quả do nghĩa vụ tài chính phải bồi thường rất lớn. Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: Luật Công chứng mới chỉ quy định Văn phòng công chứng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình, trong khi đó không chỉ hoạt động của công chứng viên Văn phòng mới gây ra rủi ro mà hoạt động của công chứng viên các Phòng công chứng cũng có thể gây ra rủi ro [28]. 62
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2.4.5. Sự chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng giữa các tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan liên quan Dữ liệu công chứng là toàn bộ thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng. Mỗi một tổ chức hành nghề công chứng có cơ sở dữ liệu riêng của tổ chức mình, nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian hoạt động của mỗi tổ chức. Trước khi tiến hành công chứng hợp đồng, giao dịch, các tổ chức hành nghề công chứng phải kiểm tra dữ liệu để biết tình trạng của tài sản đã giao dịch hay chưa, có bị tranh chấp hay không. Tuy nhiên, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 không quy định về nghĩa vụ này của các tổ chức hành nghề công chứng, nên các tổ chức hành nghề công chứng thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin về các tài sản giao dịch. Do đó, các tổ chức hành nghề công chứng chỉ khai thác cơ sở dữ liệu của chính tổ chức mình có khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch. Điều này dẫn đến xảy ra tình trạng nhiều trường hợp trên cùng một thửa đất được chủ sử dụng mang đi công chứng nhiều lần ở nhiều tổ chức hành nghề công chứng khác nhau, sau đó lừa bán cho nhiều người hoặc thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau mà tổ chức hành nghề công chứng không phát hiện được. Ví dụ: Ngày 16/12/2010, Văn phòng công chứng Hà Nội nhận được hồ sơ đề nghị công chứng hợp đồng ủy quyền giữa chủ sử dụng đất là vợ chồng ông Hoàng Văn Thắng với bên nhận ủy quyền là bà Vương Thị Chắt liên quan tới quyền sử dụng đất tại thôn La Thạch, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số S700348, vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00904/QSDĐ/ĐP do Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng cấp ngày 30/9/2004 mang tên ông Hoàng Văn Thắng. Hợp đồng ủy quyền đã được lập, ký và công chứng tại Văn phòng công chứng Hà Nội ngày 16/12/2010, số công chứng: 11850/2010, quyển số 07 TP/CC-SCC/HĐUQ. 63
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Căn cứ hợp đồng ủy quyền này, ngày 17/12/2010, bà Vương Thị Chắt đã đến Văn phòng công chứng Hoàng Cầu ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất nêu trên cho bà Lê Thị Thanh Hà. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 do công chứng viên Phạm Huy Đản chứng nhận ngày 17/12/2010. Ngày 3/6/2011, bà Vương Thị Chắt tiếp tục cầm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên đến Văn phòng công chứng Hà Nội để chuyển nhượng cho bà Đoàn Thị Quý. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 014211/2011 do công chứng viên Lê Quốc Hùng chứng nhận mà chưa ký hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010. Sau đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 014211/2011 và hợp đồng ủy quyền số 011850/2010 đã được ký hủy. Nhưng khi ông Thắng đi công chứng thế chấp tại Phòng công chứng số 3 thành phố Hà Nội thì phát hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 do Văn phòng công chứng Hoàng Cầu ký ngày 17/12/2010 vẫn còn hiệu lực. Theo thông tin từ hệ thống mạng Uchi, cuối tháng 6/2011 Văn phòng công chứng Hoàng Cầu mới tham gia hệ thống mạng Uchi công chứng và đến tháng 11/2011 Văn phòng công chứng Hoàng Cầu mới đưa thông tin hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 lên hệ thống mạng này. Chính vì vậy, khi ký công chứng hợp đồng chuyển nhượng số 014211/2011, Văn phòng công chứng Hà Nội không có bất kỳ thông tin gì về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 2209/2010 để yêu cầu khách hàng hủy [56]. Để bảo đảm an toàn trong hợp đồng, giao dịch công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội thì phải có sự chia sẻ cơ sở dữ liệu công chứng giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp, Hội công chứng thành phố Hà Nội và các tổ chức hành 64
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nghề công chứng trên địa bàn thành phố xây dựng Chương trình quản lý thông tin ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng (được gọi là chương trình UCHI) để góp phần bảo đảm an toàn pháp lý, hạn chế rủi ro cho việc công chứng các hợp đồng. Mục đích của Chương trình là hạn chế việc thực hiện đồng thời nhiều giao dịch đối với một tài sản, hạn chế việc công chứng đối với tài sản đã có quyết định thu hồi, đã bị hủy, đã bị mất…, hạn chế việc sử dụng văn bản công chứng giả tham gia giao dịch, đăng ký biến động, đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý dữ liệu về hợp đồng, giao dịch đã công chứng trên địa bàn thành phố. Sở Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã để thống kê, cập nhật các trường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất đã có quyết định thu hồi, đã bị hủy, đã bị mất vào Chương trình. "Đến ngày 01/04/2014, 102/103 tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia Chương trình, đã có hơn 1.400.000 thông tin trong Chương trình và dữ liệu về Giấy chứng nhận bị mất, thu hồi, bị hủy của 25/30 quận, huyện, thị xã" [51]. Do đó, Luật Công chứng số 82/2006/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cần quy định về cơ chế phối hợp nghiệp vụ và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan, tổ chức quản lý tài sản trong việc xác định các thông tin chuẩn xác về nhà đất, tài sản để khi thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch bảo đảm kịp thời, không gây khó khăn cho người dân; đồng thời, hạn chế xảy ra sai sót, nhầm lẫn. Ðối với việc cung cấp thông tin liên quan nhà đất, tài sản, nên có cơ chế công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, thời gian trả kết quả, lệ phí cung cấp thông tin. 2.3. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CÔNG CHỨNG 2.3.1. Thủ tục chung về công chứng 2.3.1.1. Thủ tục công chứng Luật Công chứng số 82/2006/QH11 là luật chuyên ngành để hướng dẫn người yêu cầu công chứng thực hiện các quyền của mình trong lĩnh vực 65
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 dân sự, thương mại, kinh tế. Thủ tục công chứng quy định khá chi tiết, đầy đủ các bước thực hiện để công chứng viên cũng như người yêu cầu công chứng có thể nắm rõ để thực hiện. Tuy nhiên, quy định này có những hạn chế, bất cập sau: Thứ nhất, hồ sơ công chứng không được quy định chi tiết, cụ thể trong Luật Công chứng số 82/2006/QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành, do đó các công chứng viên phải áp dụng nhiều quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật hôn nhân và gia đình, Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật cư trú,... khiến cho việc áp dụng Luật Công chứng số 82/2006/QH11 tưởng chừng như đơn giản, chặt chẽ lại trở nên phức tạp, không rõ ràng. Thực tế cho thấy, các công chứng viên, tùy theo trình độ, năng lực, kinh nghiệm của mỗi người đã tiếp nhận, xử lý một cách khác nhau, dẫn đến tình trạng tổ chức hành nghề công chứng này thì tiếp nhận yêu cầu công chứng nhưng tổ chức hành nghề công chứng khác thì từ chối, công chứng viên này thì tiếp nhận nhưng công chứng viên khác lại từ chối. Trước khi Luật Công chứng số 82/2006/QH11 được ban hành, Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT về hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự công chứng các hợp đồng, văn bản về bất động sản (chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, thế chấp, thừa kế...). Ví dụ: 1. Hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản 1.1. Hồ sơ hợp lệ yêu cầu công chứng, chứng thực bao gồm: a) Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (Mẫu số 01/PYC) hoặc Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản (Mẫu số 31/PYC); 66
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện); c) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); Trường hợp trong thời hạn theo quy định tại Điều 184 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, nếu người đang sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có bản sao một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trường hợp người sử dụng đất có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính thì phải có xác nhận bằng văn bản (bản sao) của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. d) Hợp đồng, văn bản về bất động sản. 1.2. Ngoài các giấy tờ nêu tại điểm 1.1 khoản này, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực còn có thêm một hoặc các giấy tờ sau đây: a) Bản sao Sổ hộ khẩu đối với trường hợp nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, trong khu vực rừng phòng hộ; 67
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 b) Đơn xin tách thửa, hợp thửa trong trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất; c) Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản, nếu là người được hưởng di sản theo pháp luật; Bản sao Di chúc, Giấy chứng tử của người để lại di sản, nếu là người được hưởng di sản theo di chúc mà trong di chúc đó không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người; Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản mà người nhận thừa kế là người duy nhất; d) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng được cấp theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ (gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài sản đó bán, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn; đ) Văn bản xác nhận tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc ngân sách nhà nước đối với trường hợp bên có quyền sử dụng đất là tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà đã trả trước tiền thuê đất hàng năm cho nhiều năm; tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm; 68