SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Lời Cam Đoan
Chúng tôi cam đoan đây là công trình khoa học của riêng
chúng tôi, không sao chép công trình nghiên cứu của bất kỳ
ai, dưới bất cứ hình thức nào.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Ngô Thị
Kim Dung cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa Khoa học xã hội và nhân văn
trường Đại học Tôn Đức Thắng đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình chúng
tôi thực hiện đề tài này.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy đã
tạo điều kiện về thời gian và không gian giúp chúng tôi thu thập được những
thông tin hữu ích và xác thực với đề tài.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới những người bạn, người thân đã
ủng hộ, động viên và giúp đỡ trong nhiều khâu đặc biệt là xử lý gỡ băng phỏng
vấn sâu để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài đúng tiến độ.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BẢNG VIẾT TẮT XUẤT XỨ TƯ LIỆU
STT : Số thứ tự
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND : Ủy ban nhân dân
NXB : Nhà xuất bản
NĐ : Nam Định
P.GS : Phó giáo sư
TS : Tiến sĩ
Th.S : Thạc sĩ
BBPVS : Biên bản phỏng vấn sâu
T/h : Trường hợp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT Tên hình vẽ
Trang
Hình 1 Mạng quan hệ xã hội thứ bậc.....................................................4
Hình 2 Khung phân tích.........................................................................13
Hình 3 Cấu trúc ba người.......................................................................15
Hình 4 Vốn con người, vốn xã hội và mạng lưới xã hội .......................16
Hình 5 Phả hệ các thế hệ làm giấy di cư từ làng Sét đến TP.HCM.......23
Hình 6 Tính chất của vốn xã hội theo phạm vi......................................42
Hộp 1 Trách nhiệm cung cấp thông tin ................................................44
về giá của công ty cung cấp hàng hóa/ dịch vụ
Hộp 2 Các mô hình phường/ hội- ........................................................43
một hình thức của vốn xã hội ở nước ta
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng
Trang
Biểu đồ 2.1.1 Lực lượng lao động theo ngành kinh tế (nông nghiệp và phi
nông nghiệp) tại xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định năm 2009 ...... 21
Biểu đồ 2.1.2 Tỷ lệ nhóm tuổi của những người sản xuất- kinh doanh giấy
theo từng giai đoạn di cư từ làng Sét vào TP.HCM (tỉ lệ được
lượng hóa từ 14 cuộc pvs) .......................................................... 23
Bảng 1.2.2.1 So sánh khái niệm vốn xã hội của J.Coleman, Portes, Trần Hữu
Dũng ............................................................................................ 18
Bảng 1.2.2.2 So sánh vốn con người, vốn vật chất và vốn xã hội ..................... 19
Bảng 2.1.1 Lý do di cư phân theo sự khác biệt về mối quan hệ tại nơi đến.. 22
Bảng 2.2.1.1 Các nguồn huy động vốn tài chính.............................................. 26
Bảng 2.2.2.1: Các nguồn hỗ trợ tìm kiếm mạng lưới phân phối giấy lúc khởi
nghiệp .......................................................................................... 29
Bảng 2.2.3.1: Các nguồn cung cấp thông tin của các chủ hộ sản xuất- kinh
doanh giấy.................................................................................... 33
Bảng 2.2.4.1: Nguồn gốc xuất cư của lao động ................................................ 38
Bảng 3.1.1: Sự khác biệt trong hưởng lợi từ vốn xã hội giữa các thế hệ làm
nghề khi khởi nghiệp ................................................................... 46
Bảng 3.3.1: Các yếu tố tác động đến việc chọn mô hình kinh doanh độc lập 55
PHẦN MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài:
Trung bình mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 200.000 người
nhập cư đến từ các tỉnh thành khác trên khắp cả nước, trong đó lực lượng chủ yếu
là sinh viên và lao động trẻ làm trong các ngành nghề lao động phổ thông. Chưa
bàn đến những mặt tiêu cực phát sinh, rõ ràng lao động nhập cư là lực lượng lao
động có đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của thành phố: 30% GDP- đó là
con số đóng góp của lao động nhập cư được đưa ra trong hội thảo do ủy ban các
vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 3/12/2009 tại Tp Hồ Chí Minh.
Bên cạnh các nguồn vốn vật chất và vốn con người, ngày nay vốn xã hội
cũng được xem là nguồn lực của sự phát triển. Trước hết, vốn xã hội là một dạng
vốn trong sản xuất - kinh doanh, sau đó là một nhân tố đảm bảo cho sự vận hành
trơn tru và có tính bền vững của nền kinh tế. Với ý tưởng cốt lõi nằm trong sự tin
cậy giữa con người với con người; sự tôn trọng, tuân thủ các quy tắc-luật lệ;
nguồn vốn xã hội phong phú giúp ích một quốc gia hay một cộng đồng giải quyết
những bài toán tập thể đòi hỏi sự phối hợp của số đông, tiết kiệm chi phí giao
dịch của nền kinh tế và thúc đẩy nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của người lao
động trong một xã hội nhiều tin cẩn, nơi học vấn, tay nghề chứ không phải mối
quan hệ là yếu tố được quan tâm hơn.
Đặt trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, mà cụ thể ở đây là cộng đồng
dân di cư từ làng Sét Nam Định tới thành phố Hồ Chí Minh chuyên nghề sản
xuất và kinh doanh giấy, việc nghiên cứu tìm hiểu cách thức huy động và sử
dụng vốn xã hội trong cộng đồng những người di cư từ làng Sét sẽ giúp chúng ta
hiểu thêm về quy mô cũng hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội của cộng đồng
tại Việt Nam hiện nay. Từ đó có những giải pháp trong việc mở rộng vốn xã hội
trên phạm vi quốc gia, đưa vốn xã hội, cùng vốn vật chất và vốn con người, trở
thành nguồn lực quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.
Với những lý do đã nêu, cùng với sự kế thừa những nội dung mà các công
trình nghiên cứu trước đã chỉ ra, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài Vai trò của
vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (nghiên cứu trường hợp
những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện
nay).
2- Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh
doanh giấy (nghiên cứu trường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định)
tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay), chúng tôi có tìm đọc một số các tài liệu,
công trình nghiên cứu có liên quan đề tài.
2.1- Lý luận về vốn xã hội:
Vốn xã hội là một thuật ngữ trong một hai thập niên gần đây được đề cập
nhiều trong giới khoa học xã hội, nhưng cho đến giờ, dường như giới học thuật
vẫn chưa đi đến một định nghĩa thống nhất về khái niệm này.
Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội (Social capital), PGS.TS Trần Hữu Quang,
Tạp chí Khoa học xã hội, số 07 (95), 2006, trang 74-81, bằng phương pháp thu
thập tài liệu thứ cấp tác giả đã cho ta cái nhìn tổng quan nhiều chiều trong khi so
sánh khái niệm vốn xã hội của một số lý thuyết gia trên thế giới. Trong khi
Bourdieu nhấn mạnh tới vốn xã hội với tư cách là một thứ tài sản mà mỗi cá nhân
có thể có được, thì Coleman và Putnam lại hiểu vốn xã hội như là một thứ tài sản
chung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó. Mặc dù đã có nhiều cách định
nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung vốn xã hội thường được định nghĩa xoay
quanh ba yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: khả năng làm việc chung với nhau,
sự tin cậy giữa con người với nhau, và các mạng lưới xã hội. Nhà xã hội học
người Mỹ gốc Nhật Fukuyama nhấn mạnh đến yếu tố chuẩn mực xã hội, còn các
yếu tố: sự tin cậy, các mạng lưới [xã hội], xã hội dân sự, là những hiện tượng thứ
phát [epiphenominal], nảy sinh do vốn xã hội chứ không phải là bản thân vốn xã
hội.
Khái niệm “vốn xã hội” không phải là một khái niệm triết học, cũng chưa
trở thành một khái niệm kinh tế học. Có lẽ cần coi “vốn xã hội” như một khái
niệm xã hội học được dùng để chỉ một cách tổng hợp hiện thực và đặc trưng của
những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã
hội. Những mối dây liên kết này chịu sự chi phối quyết định của các chuẩn mực
(chính thức và phi chính thức) và các định chế đang tồn tại trong cộng đồng hay
xã hội ấy, được biểu hiện ra thành những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát
được như sự tin cậy giữa con người với nhau, khả năng làm việc chung với nhau
trong các mạng lưới xã hội khác nhau. Từ đó PGS.TS Trần Hữu Quang có những
những liên hệ, phân tích ngắn đến vốn xã hội Việt Nam cổ truyền và xã hội Việt
Nam hiện đại.
Đo lường vốn xã hội cũng là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, như bài biết Về đo lường vốn xã hội, Đinh Thị Thơm, tạp chí Thông
tin Khoa Học Xã Hội, số 7,2009, tr 30- 36, Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội,
Th.S Lê Minh Tiến, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3-2007, tr 72-77. Bằng việc
phân tích các tài liệu thứ cấp, cả hai tác giả đều đưa ra quan niệm về vốn xã hội.
Riêng Th.S Lê Minh Tiến đã nêu rõ năm chủ đề trong nghiên cứu về vốn xã hội:
sự tham gia xã hội và sự dấn thân vào đời sống dân sự; mức độ khẳng định sự tự
chủ; quan niệm về cộng đồng; các mạng lưới xã hội, tương trợ xã hội và tương
tác xã hội; niềm tin, sự tương hỗ và gắn kết xã hội và các chỉ báo khi đo lường về
các mảng chủ đề này.
Như vậy, vốn xã hội vẫn là một phạm trù được thống nhất ở một số điểm,
một số biểu hiện và hiện nay những lý luận về vốn xã hội vẫn đang là mối quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
2.2- Những nghiên cứu thực địa về vốn xã hội:
Trong bài viết Kinh tế nông thôn - Một số ghi nhận về những mối quan hệ
xã hội và nghiên cứu xã hội học về những người lao động và buôn bán hàng
rong tại Hà Nội”, Regina Abrami, Tạp chí Xã hội học, Số 4(60), 1997, tr 61,
mạng lưới xã hội của người lao động tự do, cụ thể là của người bán hàng rong
và người lao động tự do ở Hà Nội, được ông phát hiện thấy là có xu hướng biến
đổi từ mô hình thủ công sang mô hình đồng nghiệp và mô hình thứ bậc.
Hình 1: Mạng quan hệ xã hội thứ bậc
Theo tác giả, vốn xã hội ngoài những tác động tích cực có thể gây ra
những rủi ro tức là “phản chức năng” (defunctions) trong những điều kiện nhất
định.
Bài viết Thông tin và doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi, Lê Ngọc
Hùng, Tạp chí Xã hội học, Số 4 (64), 1998, Tr 106-112, đã đề cập đến chủ đề
mạng thông tin của doanh nghiệp. Nghiên cứu này cho biết trong thời kỳ trước
Đổi mới doanh nghiệp chủ yếu dựa vào mạng nội bộ khép kín với thông tin
chính thức nhỏ giọt từ trên xuống và thẩm thấu chậm chạp từ ngoài vào doanh
nghiệp qua một số kênh phi chính thức. Trong quá trình Đổi mới, doanh nghiệp
chuyển dần sang mô hình mạng mở rộng với môi trường thông tin bên ngoài có
sự tham gia của các đầu mối thông tin chuyên nghiệp và các mạng lưới xã hội
chính thức và phi chính thức.
Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, Đặng Nguyên Anh,
Tạp chí Xã hội học, Số 2 (62), 1998, tr 17, dựa vào khái niệm “mạng lưới xã
hội” được hiểu là tập hợp các mối liên kết, các mối quan hệ giữa các cá nhân
và các nhóm dân cư, một số tác giả đưa ra khái niệm “mạng lưới di cư” để
nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới xã hội của những người di cư. Hơn
75% số người di cư được khảo sát cho biết có họ hàng, người thân, bạn bè sinh
sống tại nơi chuyển đến và những người thân đó là những đầu mối của thông tin
và nguồn hỗ trợ kinh tế - xã hội đối với người di cư. Phụ nữ là người thường
đóng vai trò “nội tướng”, “tề gia nội trợ” nên quá trình di cư của phụ nữ phụ
thuộc nhiều vào mạng lưới quan hệ gia đình. Các tổ chức kể cả cơ quan chính
quyền địa phương, cơ quan truyền thông đại chúng, tổ chức giới thiệu việc
làm, tổ chức ngân hàng đóng vai trò nhỏ bé đối với người dân trong việc quyết
định chuyển cư và quá trình sinh kế ở nơi nhập cư. Người di cư chủ yếu sử dụng
mạng lưới quan hệ xã hội truyền thống (người nhà, người thân quen, bạn bè)
để giao dịch kinh tế như tìm việc làm, vay tiền, gửi tiền về nhà. Câu nói “sẩy
nhà ra thất nghiệp” cho thấy vai trò quan trọng to lớn của gia đình đối với việc
di cư và tìm kiếm việc làm ở nơi nhập cư.
Việt Nam tấn công nghèo đói, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, Hà
Nội, 1999, tr. 105 nêu lên vai trò của các loại vốn trong xoá đói, giảm nghèo.
Nghiên cứu định tính với phương pháp phân tích trường hợp và phỏng vấn sâu
đã phát hiện thấy hộ gia đình nghèo không chỉ thiếu vốn tài chính, vốn vật
chất và vốn tự nhiên mà còn thiếu cả vốn con người và vốn xã hội. Người
nghèo sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để đối phó với đói nghèo trong đó có
những chiến lược có thể huỷ hoại sự phát triển bền vững như bắt trẻ em bỏ
học. Do đó, các chương trình xoá đói giảm nghèo được đề xuất là cần phải
hướng vào hỗ trợ người nghèo về cả vốn tín dụng và đặc biệt là vốn con người
(ví dụ đào tạo nghề) và vốn xã hội (ví dụ tổ chức các nhóm tiết kiệm và câu lạc
bộ) để người nghèo có thể khai thác, phát triển và chuyển hoá các nguồn vốn
này họ nhằm cải thiện đời sống.
Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình. So
sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc, Nguyễn Quý Thanh, Tạp chí Xã
hội học, Số 2(90), 2005, tr 119 đề cập vai trò của vốn xã hội trong giao dịch kinh
tế. Trong điều kiện thị trường vốn tín dụng chưa phát triển, các doanh nghiệp gia
đình dựa chủ yếu vào nguồn vốn xã hội từ mạng lưới xã hội gia đình, người
thân và bạn bè để huy động vốn kinh tế. Vốn xã hội dưới dạng trách nhiệm,
lòng tin giữa các thành viên gia đình và mối quan hệ thân quen với các cá nhân
trong các cơ quan chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có thể
giúp giảm chi phí giao dịch kinh tế cho các doanh nghiệp gia đình và tăng
cường khả năng huy động nguồn lao động khi cần thiết. Tuy nhiên, vốn xã hội
trong trường hợp này có thể gây phản chức năng hay rủi ro cao do phát sinh chi
phí cơ hội và làm giảm triển vọng của thế hệ tương lai, ví dụ như trong trường
hợp huy động lao động trẻ em.
Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội
dưới tác động của đô thị hoá, Nguyễn Duy Thắng, Tạp chí Xã hội học, Số 4
(100), 2007, tr 41, tác giả cho biết cách thức sử dụng vốn xã hội của người
nông dân. Hơn 93% số hộ được khảo sát ở ven đô Hà Nội có người tham gia
các tổ chức xã hội ở địa phương và trung bình mỗi hộ có 1,6 người tham gia
những tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. Hộ gia
đình nào có nhiều thành viên tham gia các tổ chức xã hội, tức là nhiều vốn xã
hội thì thường có mức thu nhập cao hơn những hộ có ít vốn xã hội. Đô thị hoá
có xu hướng phá vỡ các cấu trúc của mạng lưới xã hội truyền thống và buộc
người nông dân phải tham gia vào các quan hệ xã hội mới ở ngoài làng, xã để
tìm thu thập thông tin, tìm việc làm và nâng cao trình độ chuyên môn nghề
nghiệp một cách phù hợp. Vốn xã hội đã có sẵn trong quan hệ gia đình, dòng
họ, bạn bè và các tổ chức xã hội ở nông thôn có khả năng giảm chi phí giao dịch
khi tạo dựng những mạng lưới xã hội mới nhằm tìm ra sinh kế phù hợp. Khi
mà nguồn vốn tự nhiên như đất đai bị thu hẹp do đô thị hoá thì người nông dân
có xu hướng tìm cách đầu tư và khai thác vốn xã hội và vốn người gồm “kiến
thức khoa học, công nghệ và kỹ thuật sản xuất, tay nghề chuyên môn”.
Có thể thấy rằng, vốn xã hội có vai trò lớn trong hoạt động kinh tế xã hội
của con người, trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Tuy nhiên nó cũng chứa
đựng trong đó những rủi ro (phản chức năng) đối với các hoạt động đó.
2.3- Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh:
Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh qua một số
công trình nghiên cứu gần đây, Th.S Lê Văn Thành, Viện nghiên cứu phát triển
thành phố Hồ Chí Minh (http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn), trên cơ sở
những kết quả trực tiếp nghiên cứu của Viện, những khảo sát riêng lẻ và những
theo dõi về các công trình nghiên cứu các đơn vị khác và của các nhà khoa học,
kết quả các cuộc tổng điều tra dân số 1989, 1999 và điều tra dân số giữa kỳ năm
2004, một số vấn đề được tác giả tổng hợp lại và trình bày một cách khái quát
như sau:
- Quy mô dân nhập cư vào thành phố và tốc độ gia tăng qua các năm Số người
nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người; thời kỳ 1994-
1999 là: 86.753 người; thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người.
- Một số đặc điểm của người nhập cư
Nguồn gốc người nhập cư, từ hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và
1999 (điều tra dân số giữa kỳ năm 2004), tuy có một số biến đổi về quan hệ tỷ lệ,
nhưng nhìn chung người nhập cư đến TP HCM từ mọi vùng đất nước
Độ tuổi giới tính và trình độ học vấn và chuyên môn, đa số người nhập cư
đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ. Những cuộc điều tra của Viện Kinh tế cho
thấy độ tuổi trung bình ở cuộc điều tra sau bao giờ cũng thấp hơn cuộc điều tra
trước. Người trẻ đi ngày càng nhiều hơn và họ đi độc lập (tự mình đi) chứ không
như những giai đoạn trước đi cùng với gia đình.
Nếu thời gian trước nam giới đi nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ đi
nhiều hơn nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ và điều rất đáng lưu ý là nữ trẻ từ các
tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Về trình độ chuyên môn và học vấn thì nhìn chung có một sự suy giảm
nhất định, đặc biệt là trình độ chuyên môn. Có thể hiểu rằng trước kia người nhập
cư được chọn lọc hơn để đủ tiêu chuẩn nhập hộ khẩu (chuyển, điều động công
tác…), còn bây giờ di chuyển tự do hơn, số người nhiều hơn và ít chọn lọc hơn.
Động lực nhập cư vào thành phố, nếu như những năm trước tỷ lệ nhập cư
vì lý do phi kinh tế (đoàn tụ gia đình, cưới hỏi,…) chiếm một tỷ lệ khá cao, gần
như một nửa thì bây giờ động lực kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng áp
đảo.
Khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị và vấn đề quản lý dân nhập cư, về
vấn đề tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, có thể nói rằng trong điều kiện cơ
chế thị trường thì người nào có tiền cũng có thể tiếp cận các dịch vụ đô thị.
Tóm lại, đã có rất nhiều bài viết khoa học về chủ đề vốn xã hội (lý luận)
và những tác động của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội như: di dân, mạng
lưới thông tin, vấn đề đói nghèo, đô thị hóa … Các tài liệu này với các bằng
chứng thực nghiệm, cách viết khoa học súc tích, cô đọng, nêu bật vấn đề giúp
chúng tôi vừa có cái nhìn tổng quát nhiều chiều vừa có cái nhìn sâu về vốn xã hội
và vai trò của nó.
Bên cạnh đó, chủ đề di dân là một trong những chủ đề lớn được rất nhiều
học giả xã hội học quan tâm, vì nó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển.
Tuy nhiên, hầu hết các cuộc nghiên cứu về di dân và đặc điểm của nó được các
học giả quan tâm trên diện rộng theo vùng miền, thậm chí trên cả phạm vi quốc
gia.
Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn chủ đề là vốn xã hội, hướng đi riêng là
vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh giấy của những người di cư từ làng
Sét (Nam Định) vào Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3- Mục tiêu, nhiệm vụ:
3.1- Mục tiêu:
- Tìm hiểu việc sử dụng vốn xã hội trong hoạt động kinh doanh giấy của
những người di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu
vốn xã hội nguồn lực hay vật cản cho sự phát triển trong hoạt động kinh
doanh giấy của những người di cư từ làng Sét (Nam Định) đến Thành Phố
Hồ Chí Minh.
- Phân tích sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề trong sử dụng vốn xã hội
của những người kinh doanh giấy di cư từ làng Sét (Nam Định) đến Thành
Phố Hồ Chí Minh.
- Chỉ ra xu hướng sử dụng vốn xã hội trong việc lựa chọn mô hình phát
triển di cư từ làng Sét (Nam Định) đến TP. HCM
3.2- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm tài liệu và tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết của đề tài.
- Sử dụng những khái niệm có liên quan đến chủ đề nghiên cứu: Vốn xã hội,
nhập cư, kinh doanh, sản xuất,... trong quá trình mô tả và phân tích vấn đề nghiên
cứu.
- Xác định công cụ để thu thập thông tin.
- Tiếp cận khách thể nghiên cứu.
- Xử lý thông tin.
- Dựa vào phần xử lý để phân tích, viết báo cáo.
4- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
4.1- Đối tượng:
Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (nghiên cứu
trường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí
Minh hiện nay)
4.2- Khách thể:
Chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy trong những người di cư từ làng Sét
(Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4.3- Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian: Nghiên cứu những người nhập cư đến TP.HCM trong khoảng
thời gian 1997- 2011
5- Phương pháp nghiên cứu:
5.1- Phương pháp thu thập thông tin:
Với chủ đề vốn xã hội – một khái niệm có “tính chất tổng hợp và phức
tạp của khái niệm này, nên chúng ta khó lòng đo lường hay định lượng hóa được
“vốn xã hội”, mà chỉ có thể đề cập đến nó về mặt định tính. Tuy vậy, chúng ta
vẫn có thể quan sát và đo lường những biểu hiện ra bên ngoài của nó như sự tin
cậy, sự hợp tác, sự tham gia vào các hội đoàn, và các mạng lưới xã hội” (Tìm
hiểu khái niệm vốn xã hội (Social capital), PGS.TS Trần Hữu Quang, Tạp chí
Khoa học xã hội, số 07 (95), 2006, trang 74-81), chúng tôi quyết định sử dụng
phương pháp thu thập thông tin là phỏng vấn sâu.
Phương pháp phỏng vấn sâu cơ cấu hoá với bảng câu hỏi được soạn sẵn,
phỏng vấn viên sẽ sử dụng linh hoạt các câu hỏi với từng đối tượng cụ thể. Với
việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu
những quan niệm của từng cá nhân cụ thể trong quá khứ và hiện tại. Thông qua
cuộc trò chuyện thoải mái của phỏng vấn viên và khách thể chúng tôi sễ có được
thông tin một cách khách quan nhất, kết quả nghiên cứu sẽ chính sát nhất.
- Số lượng câu hỏi: dưới 15 câu
5.2- Phương pháp chọn mẫu:
- Dung lượng mẫu: 14 cuộc
- Tiêu chí chọn mẫu
+ Người di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Nghề: Chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy
- Đơn vị mẫu: cá nhân
- Cách lấy mẫu: tăng nhanh là hình thức chọn mẫu phi xác suất. Trong giai
đoạn đầu của quá trình này, các cá nhân được nhận biết và có thể được chọn hay
không được chọn qua phương pháp ngẫu nhiên. Nhóm này sau đó được dùng để
xác định các nhóm khác có đặc điểm tương tự và cứ thế được phát triển ra. Mẫu
phi xác suất thường được sử dụng để kiểm tra các cuộc khảo sát lớn mà chi phí và
cố gắng cho sự lựa chọn một mẫu xác suất là không cần thiết đối với mục đích của
sự kiểm tra lại.
- Quá trình chọn mẫu:
+ Thu thập thông tin về địa bàn
+ Chọn địa bàn khảo sát
+ Đi tiền trạm để lấy số liệu thống kê về địa bàn đã chọn
5.3- Phương pháp xử lý thông tin:
- Tiến hành xử lý dữ liệu qua 4 bước
(1) Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu,
(2) Sắp xếp, lập hồ sơ dữ liệu,
(3) Mã hóa, làm bảng chỉ dẫn,
(4) Cô đọng thông tin
- Các dữ liệu định tính sau khi đã được xử lý sẽ được trình bày bằng hai hình
thức:
(1) Phân loại hiện tượng bằng bảng biểu và ma trận1
(2) Kết nối dữ liệu bằng các biểu đồ dòng nhân quả 2
1
Xem: H. Russel Bernard 2007, Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học: Tiếp cận định tính và
định lượng, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 376-382.
6- Câu hỏi nghiên cứu:
- Vốn xã hội được những người sản xuất- kinh doanh giấy di cư từ làng Sét
(Nam Định) sử dụng như thế nào? Nó là nguồn lực hay vật cản cho sự
phát triển?
- Sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề trong việc sử dụng vốn xã hội diễn
ra như thế nào?
- Xu hướng sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn mô hình sản xuất- kinh
doanh giấy của những người nhập cư từ làng Sét (Nam Định) đến TP.
HCM là gì? Vì sao?
7- Giả thuyết:
- Lợi ích từ vốn xã hội đặc biệt là uy tín đã tạo ra những điều kiện thuận lợi
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của những người di cư từ làng Sét
(NĐ) đến TP.HCM.
- Có sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề về sử dụng vốn xã hội
- Mô hình sản xuất- kinh doanh độc lập là xu hướng sử dụng vốn xã hội
trong việc lựa chọn mô hình phát triển của những người nhập cư từ làng
Sét (NĐ) đến TP.HCM.
2
Sđd, tr. 376-382.
8- Khung phân tích
Tình hình kinh tế - xã hội
Di cư từ làng Sét- TP.HCM
Chuẩn
mực xã
hội
Sự cố kết
giới hạn
Sự trao đổi
qua lại
Sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh giấy
Phân
phối- lưu
thông
Thông tin Lao động
Khuyến nghị
Quyền uy/
uy tín
Lòng tin
Vốn xã hội
Vốn tài
chính
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận
1.1- Cơ sở lý luận:
1.1.1- Cách tiếp cận:
Quan hệ mạnh- yếu:
Giáo sư Đại học Stanford khoa tâm lý ứng dụng Mark Granovetter, trong
một bản thảo năm 1973 đã đề cập đến quan hệ mạnh yếu và vai trò của nó. Điểm
đặc biệt là ông phát hiện ra một yếu tố rất quan trọng sức mạnh của quan hệ yếu
(The Strength of Weak Ties).
Theo Granovetter (1983:205; 1973:1369- 1373) 3
, những người thuộc
nhóm quan hệ mạnh (hay nói đúng hơn là quan hệ với những người gần gũi,
thường xuyên gặp gỡ) thì có mức độ “đồng chất” cao về mạng lưới xã hội, họ có
khả năng thuộc vào mạng lưới xã hội giống nhau. Trong khi đó, những người
quan hệ yếu (hay nói đúng hơn, quan hệ với những người hiếm khi gặp) thì mức
độ đồng chất thấp, họ có khả năng thuộc về mạng lưới xã hội khác. Xã hội hoặc
thế giới xung quanh mình và xã hội hoặc thế giới của người khác tất nhiên có
khác biệt về thông tin. Cho nên người ta có thể hiểu biết được những thông tin
mới nhiều hơn qua những người quan hệ yếu.
Áp dụng hướng tiếp cận mạnh yếu của Granovetter rất phù hợp với lý
thuyết về mạng lưới xã hội và chủ đề vốn xã hội trong di cư, khiến đề tài sáng rõ
vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể, hướng lý luận này giúp ta nhận ra sự khác biệt đối
với từng vấn đề: vốn, đầu ra- vào, thông tin, lao động trong hoạt động kinh doanh
giấy của những người làng Sét, Nam Định di cư vào Thành Phố Hồ Chí Minh
nhận được sự hỗ trợ qua lại đối với những người có quan hệ mạnh- yếu.
1.1.2- Lý thuyết áp dụng:
Thuyết chức năng về vốn xã hội: Quan niệm của James Coleman
3
Xem: Nhà hàng Việt Nam- một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật, Hirasawa
Ayami, Tạp chí Xã hội học số 1(113), 2011.
James Coleman là giáo sư xã hội học trường Đại học Harvard, Mỹ, ông
cùng với Pierre Bourdieu, Putnam là các tác gia tiêu biểu về vốn xã hội.
Dựa vào chức năng luận, James Coleman định nghĩa vốn xã hội là các
nguồn lực cấu trúc-xã hội mà cá nhân có thể sử dụng như là nguồn vốn tài
sản4
. Như vậy, vốn xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây: thứ nhất nó là
một chiều cạnh của cấu trúc xã hội và thứ hai nó hỗ trợ cho hành động nhất
định của cá nhân trong phạm vi cấu trúc đó.
Một đặc trưng cơ bản của vốn xã hội là nơi trú ngụ của nó không phải
ở trong cá nhân mà ở trong cấu trúc của các mối quan hệ giữa người này với
người khác. Coleman đã đưa ra cấu trúc mạng lưới ba người dưới dạng một
tam giác đều trong đó vốn con người nằm ở ba đỉnh và vốn xã hội nằm ở ba
chiều cạnh của tam giác tức là ở mối quan hệ giữa các cá nhân:
A
B C
Hình 3. Cấu trúc ba người
Từ cấu trúc đơn giản này PGS Lê Ngọc Hùng phát triển thành một cấu
trúc tổng hợp mạng lưới xã hội.
4
Xem: James Coleman. Foundations of Social Theory. USA: Harvard University Press. 1994. Tr. 302
(dẫn theo Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam, PGS,TS.
Lê Ngọc Hùng, Tạp chí Nghiên cứu con người. Số 4 (37). 2008. Tr. 45-54)
Hình 4. Vốn con người, vốn xã hội và mạng lưới xã hội
Mô hình tổng hợp cho thấy vốn người là tập hợp các năng lực tồn tại
trong mỗi cá nhân, nhóm, tổ chức và thể hiện trong từng đầu mối của các quan
hệ xã hội. Vốn xã hội tồn tại trong từng quan hệ giữa các các nhân, nhóm, tổ
chức tức là quan hệ xã hội giữa các đầu mối của mạng lưới xã hội người. Căn
cứ vào quy mô của nhóm có thể phân biệt mạng lưới xã hội vi mô với đặc
trưng là tập hợp các quan hệ xã hội trong nhóm nhỏ và mạng lưới xã hội vĩ mô
dựa vào các quan hệ trong nhóm lớn hay trong cộng đồng xã hội.
Như vậy, vốn xã hội nảy sinh từ mạng lưới xã hội, tồn tại chức năng và
phi chức năng dựa trên bốn hình thái biểu hiện: lòng tin, sự trao đổi thông tin,
những chuẩn mực, quyền uy/uy tín. Vốn xã hội là những giá trị của những yếu
tố của mối quan hệ xã hội mà chủ thể có thể sử dụng như là những nguồn lực để
thực hiện mục đích nhất định. Áp dụng lý thuyết của J.Coleman vào đề tài giúp
ta tìm được cơ sở của những lợi ích và cả những bất lợi khi nghiên cứu vốn xã
hội của những người sản xuất- kinh doanh giấy di cư từ làng Sét (NĐ) đến
TP.HCM
1.2- Các khái niệm có liên quan:
1.2.1- Vốn
Vốn5
là từ đa nghĩa:
- Tiền gốc bỏ vào kinh doanh
- Cái có sẵn hay do tích lũy, đem lại hiệu quả nếu được sử dụng.
- Nguyên từ trước vẫn là
Trong kinh tế, vốn có những đặc tính cơ bản sau6
:
Thứ nhất, vốn được tích lũy từ các loại nguồn lực khác với mong mỏi sẽ có thêm
thu hoạch trong tương lai.
Thứ hai, vốn được sử dụng trong nhiều việc khác nhau.
Thứ ba, vốn được chuyển thành những loại nguồn lực khác, vốn khác.
5
Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt phổ thông, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002
6
Xem: Trần Hữu Dũng, VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Tạp chí Tia sáng, 05/07/2006
1.2.2- Vốn xã hội:
Bảng 1.2.2.1: So sánh khái niệm vốn xã hội của J.Coleman, Portes, Trần Hữu Dũng
Vốn xã hội
Những
hình
thái/đặc
tính
tương
đồng
Coleman7
: Portes (1998:7-9)8
Trần Hữu Dũng9
- Lòng tin, sự kỳ vọng, trách
nhiệm thể hiện trong quan hệ
xã hội và nhờ chúng mà hành
động được thực hiện đều là
những hình thái của vốn xã hội.
- Sự tín nhiệm áp đặt liên quan đến sự
trao đổi: người cho có thể tin người
nhận chắc chắn trả lại là nếu người
nhận không trả lại thì người đó sẽ bị
bất lợi.  giao dịch mà không cần
dựa vào luật pháp và bạo lực.
- Sự tin cẩn giữa những người
cùng một “cộng đồng” (không
nhất thiết bao trùm toàn thể
quốc gia) .
- Thông tin được phát triển và
thu-phát trong quan hệ giữa
người này với người kia mà nhờ
nó hành động được thực hiện
cũng là hình thái của vốn xã hội.
- Sự trao đổi qua lại: là một sự tín
nhiệm vụ lợi. Người ta cho người
khác cái gì mà người khác cần là do
người ta có thể được trả lại trong
tương lai, có khi cái mà người ta nhận
được là vị trí xã hội, danh tiếng, sự
ủng hộ.
- Những chuẩn mực có hiệu lực
mà nhờ nó hành động được thực
hiện. Dưới hình thái là những
chuẩn mực xã hội, vốn xã hội có
thể khuyến khích hoặc kiềm chế
hành động.
- Giá trị được hấp thu: là những giá
trị, quy tắc chúng ta hấp thu từ lúc
nhỏ một cách tự nhiên. Chúng ta
thường tuân thủ mà không ý thức đặc
biệt về nó.
- Sự tuân theo thói lề, phong tục
của cộng đồng ấy (không cần
pháp luật cưỡng chế, hoặc vì
hấp lực của quyền lợi vật chất),
Hình
thái/đặc
tính
khác
biệt
- Quyền uy, uy tín là hình thái
của vốn xã hội: khi ta chuyển
giao quyền kiểm soát hành
động cho một người nhất định
tức tạo VXH cho người đó
- Sự cố kết giới hạn: - “ tạo ra ý thức
“chúng ta”. Sự đoàn kết không phải
do quy tắc được hấp thu từ nhỏ mà là
do thân phận chung.
- “mạng lưới” xã hội (có thể là
những hiệp hội, liên hệ gia tộc)
Theo bảng trên, ta thấy ba hình thái/ đặc tính mà Trần Hữu Dũng đưa ra
7
Xem: Sđd Tr. 45-54
8
Xem: Nhà hàng Việt Nam- một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật, Hirasawa
Ayami, Tạp chí Xã hội học số 1(113), 2011.
9
Xem: VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ , Trần Hữu Dũng, Tạp chí Tia sáng, 05/07/2006
tương đồng với hai tác gia còn lại: tin cẩn/ lòng tin/ sự tín nhiệm áp đặt, sự tuân
theo thói lề/chuẩn mực/ giá trị được hấp thu, cái được cho là khác biệt là mạng
lưới xã hội thực chất hai tác giả Coleman và Portes cũng đồng ý nguồn gốc vốn xã
hội được sinh ra từ mạng lưới xã hội nhưng không đưa vào các đặc điểm của vốn
xã hội.
Theo chúng tôi: vốn xã hội được sinh ra từ mạng lưới xã hội và có 5 chỉ
báo: lòng tin, sự trao đổi qua lại, sự tuân theo thói lề/chuẩn mực/giá trị được hấp
thu, sự cố kết giới hạn và quyền uy.
Vốn xã hội là một nguồn lực mang những đặc trưng của vốn, nhưng cũng
chứa đựng những điểm khác biệt với các loại vốn khác:
Bảng 1.2.2.2: So sánh vốn con người, vốn vật chất và vốn xã hội
Vốn con người Vốn vật chất Vốn xã hội
Vô hình Hữu hình Vô hình
Gắn với người sở hữu, chỉ
được sử dụng khi người chủ
của nó tham gia vào quá trình
sản xuất
Không gắn với chủ sở hữu Gắn với người sở hữu
Không thể chia sẻ hoặc đầu tư
dàn trải
Có thể chia sẻ và đầu tư dàn trải
Dễ dịch chuyển, mang tính
động
Khó dịch chuyển, mang tính
tĩnh
Dễ dịch chuyển, mang tính
động
Tăng lên nhờ hoạt động đầu tư của chủ thể
Hao mòn theo thời gian Tăng lên theo thời gian
1.2.3- Người di cư:
Là người thay đổi nơi cư trú hoặc lưu trú ở nơi xa nhà trong một thời gian
nhất định, bao gồm cả người di cư theo thời gian dài và di cư theo mùa vụ.
Khái niệm này liên quan mật thiết đến hai khái niệm xuất cư và nhập cư10
:
- Xuất cư: Là việc di chuyển nơi ở ra khỏi một đơn vị hành chính tạm thời
hay vĩnh viễn. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng mức
sống, thu nhập và lao động phân bố không đồng đều. Xuất cư có ảnh hưởng đến
mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân khẩu, của địa bàn nơi đến cũng như nơi đi.
- Nhập cư: Là sự di chuyển trên một khu vực hoặc đơn vị hành chính
khác, thậm chí tại một quốc gia khác. Quá trình này thường xuyên bị chi phối bởi
nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… cũng như xuất cư, nhập
cư có ảnh hưởng quan trọng đến địa bàn nơi đi và nơi đến.
1.2.4- Sản xuất: 11
- Tạo ra của cải vật chất nói chung.
- Hoạt động sản xuất tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động
tác động vào đối tượng lao động.
1.2.5- Kinh doanh: 12
Tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm sinh lợi.
1.2.6- Trung gian: 13
- Ở khoảng giữa có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái đối lập.
- Ở giữa giữ vai trò môi giới trong quan hệ giữa hai bên.
10
Xem: (Khái niệm và thuật ngữ, http://www.runsystem.net/long/TEACHING)
11
Xem: Sđd, tr 773
12
Xem: Sđd, tr 470
13
Xem: Sđd, tr 966
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn xã hội của những người kinh doanh giấy
di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh
2.1- Chân dung xã hội của những người được nghiên cứu:
Làng Sét (NĐ) là một làng thuần nông ở Đồng Bằng Sông Hồng với ¾ lao
động làm nông nghiệp và cây trồng chính nơi đây là lúa nước mang tính tự cung
tự cấp chưa trở thành nền nông nghiệp hàng hóa.
Biểu đồ 2.1.114
: Lực lượng lao động theo ngành kinh tế (nông nghiệp và phi nông
nghiệp) tại xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định năm 2009
Nền kinh tế chậm phát triển và chưa đa dạng, đã dẫn tới trình độ chuyên
môn, tay nghề của đa số lao động ở mức thấp, theo kết quả phỏng vấn sâu mà
chúng tôi thu được trước khi xuất cư 13/14 người hoàn thành cấp trung học cơ
sở, nhưng họ luôn muốn tìm cơ hội phát triển để thay đổi cuộc sống. Chính điều
này đã tạo một “lực đẩy” khiến họ quyết định di cư.
Trong cộng đồng những người di cư từ làng Sét vào TP.HCM, các chủ hộ
sản xuất kinh doanh giấy đều là nam giới và họ cư ngụ tập trung theo cụm (Quận
12, và Quận Tân Bình). Việc lựa chọn địa điểm quần cư gần nhau của các chủ hộ
đã góp phần hình thành “phố Nam Định” (quận 12) trong lòng Sài Gòn với đa số
cư dân xuất cư từ Nam Định.
14
Xem: Ủy Ban Nhân Dân xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm
vụ năm 2009
Di cư
Dưới sự vận động của nền kinh tế đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã tất yếu dẫn đến sự di động xã hội theo cả chiều ngang lẫn chiều
dọc. Những làn sóng di cư từ nông thôn lên thành thị đã tạo mạng lưới di cư theo
địa phương.
Bảng 2.1.1: Lý do di cư phân theo sự khác biệt về mối quan hệ tại nơi đến
Không có mối quan hệ tại nơi đến Có mối quan hệ tại nơi đến
Số trường hợp 3/14 11/14
Lý do di cư Đơn vị phân công
Nhận thấy cơ hội phát triển kinh tế
Nhận thấy cơ hội phát triển
kinh tế
Được anh em, gia đình bạn
bè hỗ trợ: nơi ở, công việc,…
(Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo bảng 2.1.1, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết những người di cư từ
làng Sét (NĐ) đến TP.HCM đều quyết định di cư ngoài “lực đẩy” từ địa phương,
“lực hút” của TP.HCM là cơ hội phát triển kinh tế rõ hơn so với các địa phương
khác, thì lý do chính là họ có người thân, gia đình, bạn bè ở TP.HCM tạo nên
mạng lưới bảo vệ trước những rủi ro: “Tại vì ở TP HCM là có nhiều cơ hội hơn
vì nó rộng lớn. Ví dụ như bán một tấn thóc ở quê thì em bán mấy tháng mới hết
còn ở thành phố HCM thì mình bán một thời gian ngắn là hết… có bạn thân cùng
quê nó làm ở trong này, thì mình nghĩ nó cũng giúp mình, có chỗ cho mình đến,
chỗ cho mình nghỉ chân là được… Làm ăn thì phải có cơ sở cũng như đi từ quê
vào phải có chỗ ở’’ (BBPV 2, 35 tuổi, thu mua giấy phế liệu).
Những người di cư trước trở thành đầu mối quan trọng, trở thành điểm tựa
cho những người di cư sau. Năm di cư có thể cho chúng ta nhận rõ điều này.
Biểu đồ 2.1.2: Tỷ lệ nhóm tuổi của những người sản xuất- kinh doanh giấy theo
từng giai đoạn di cư từ làng Sét vào TP.HCM (tỉ lệ được lượng hóa từ 14 cuộc
pvs)
Theo biểu đồ trên ta thấy, những người sản xuất- kinh doanh giấy bao
gồm bốn nhóm tuổi 21-30, 31-40, 41-50 và trên 51. Đáng chú ý ngoài việc các
nhóm tuổi khác nhau di cư vào những thời điểm khác nhau, chúng tôi còn nhận
thấy rằng cùng nhóm tuổi nhưng cũng có sự khác biệt trong thời điểm di cư.
Người kinh doanh giấy có độ tuổi từ 21- đến 30 tuổi chiếm 35.7%, trong đó
những người di cư trong khoảng thời gian từ 1991- 2000 chiếm 40% và 60% di
cư khoảng 2001- 2011. Độ tuổi từ 31-40 chiếm 28.6% và tất cả những người
trong độ tuổi này đều di cư trong những năm 1991- 2000, nhóm tuổi từ 41- 50
chiếm 21.4%, trong đó 66.7% là những người di cư trước năm 1990, những
người di cư những năm 1991- 2000 chiếm 33.3%. Nhóm tuổi lớn nhất là nhóm từ
51 tuổi trở lên chiếm 14.3%, trong đó 50% di cư trước 1990, còn lại di cư trong
khoảng 1991-2000.
Tuy cùng chung tác động lực hút- lực đẩy trong quá trình di cư, song việc
chọn lựa công việc của các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy ngay từ khi mới
nhập cư tại TP.HCM có sự khác biệt: 9/14 trường hợp là công nhân (giấy, mộc,
bao bì) 2/14 là bộ đội, 1/14 trường hợp là thợ sửa chữa điện tử và 1/14 trường
hợp là phục vụ quán nhậu. Chỉ đến năm 1997, khi có một người đứng ra thành
lập một cơ sở sản xuất giấy và sử dụng lao động cùng quê, thì mạng lưới những
người kinh doanh liên quan đến giấy được hình thành và mở rộng.
Như vậy, những người di cư trước và đặc biệt là làm nghề trước cùng với
sự thành công của họ “thấy người ta làm giấy có nhiều tiền quá nên mình chuyển
sang làm” (BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu) đã trở thành “lực hút”
mạnh mẽ khiến những người cùng quê tiếp tục di cư và làm nghề tạo mạng lưới
làm nghề cùng quê ngày càng rộng lớn về quy mô.
2.2- Sử dụng vốn xã hội của những người kinh doanh giấy di cư từ Nam
Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay:
Khác với phương thức quần cư dọc theo tuyến lộ, kinh, rạch của cư dân
Nam Bộ, cư dân nông thôn Bắc Bộ thường quần cư co cụm lại với nhau hình
thành làng tương đối khép kín. Vì vậy mà hầu hết người dân trong làng đều quen
biết nhau thậm chí có mối quan hệ dòng tộc với nhau (Từ Đường) vì vậy ở làng
thường có câu “họ với cả làng” và họ giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất
cũng như sinh hoạt. Sự giúp đỡ tương trợ nhau giữa những người cùng làng đã
trở thành giá trị hấp thu, trở thành chuẩn mực xã hội dù họ có di cư, sinh sống ở
một địa phương khác. Và điều này được minh chứng khá rõ trong sự tương trợ
giúp đỡ nhau giữa những người đồng hương trong sản xuất kinh doanh giấy đặc
biệt những ngày đầu khởi nghiệp.
Hình 5: phả hệ các thế hệ làm giấy di cư từ làng Sét đến TP.HCM
(Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Việc mô hình hóa các thế hệ làm nghề giúp ta dễ dàng nhận thấy rằng thời
điểm năm 1997 chỉ có một người trong làng tổ chức sản xuất giấy với những lao
động cùng quê “Trong làng có người mở nghề, tức là người đầu tiên sản xuất,
kinh doanh mặt hàng này, giống như ông tổ nghề ngày xưa, để bà con cùng quê
mở nghề theo” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu), sau đó họ tách ra sản
xuất- kinh doanh giấy độc lập tạo ra những thế hệ làm nghề nối tiếp nhau theo ba
mô hình chính: sản xuất, thu mua giấy phế liệu và trung gian. Những thế hệ làm
nghề sau có thể được những người làm nghề trước hỗ trợ về : “Người mà làm cho
người ta 2 năm rưỡi rồi thì biết lái xe, biết cân đong mua bán không bị thiệt hại
tài sản của chủ, làm tốt thì người ta còn tạo điều kiện giúp đỡ vốn để mua xe mở
nghề tiếp cho” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu), đặc biệt đối với
những người có mối quan hệ mạnh, thường xuyên gặp gỡ, có mối quan hệ huyết
thống thì sự trợ giúp ấy càng lớn: “anh chị đã mở nghề rồi và đã giàu họ đã có
tiền trăm tiền tỉ rồi thì anh chị cho vay vốn ô tô không lời lãi gì thì những người
đó làm theo thì có ô tô ngay còn những người tạo nghiệp mà cách đây khoảng 7,
T/h 10 (1997)
2 9 13
7 3 4
14 6
11
8
5 1
9
Trung gian
Thu mua giấy phế liệu
Sản xuất
8 năm về trước hầu như là ba gác, xe lam” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy
phế liệu)
2.2.1- Trong việc huy động vốn sản xuất- kinh doanh:
Vốn tài chính là một nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong sản
xuất kinh doanh, ông bà ta có câu “có bột mới gột nên hồ”.
Bảng 2.2.1.1: Các nguồn huy động vốn tài chính
Bản thân Gia đình
Bạn bè cùng
quê
Ngân hàng
Người cho vay
chuyên nghiệp
Khởi
nghiệp
Phát
triển
Khởi
nghiệp
Phát
triển
Khởi
nghiệp
Phát
triển
Khởi
nghiệp
Phát
triển
Khởi
nghiệp
Phát
triển
07 09 08 04
01 (bạn
bố mẹ)
01
04
/05(nhờ
bố mẹ
vay)
03 0 01
(Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo bảng 2.2.1.1, ngoài vốn của bản thân, các nguồn tín dụng để các chủ
hộ huy động vốn tài chính khá phong phú bao gồm cả chính thức: ngân hàng và
phi chính thức: gia đình, bạn bè cùng quê, cho vay chuyên nghiệp “Lượng vốn
ban đầu là khá lớn, ngoài số tiền tích lũy của bản thân bác huy động từ rất nhiều
nguồn: vay bạn bè, vay anh em, vay ngân hàng, vay chợ đen. Mỗi người vài
triệu, có những người thân người ta có là người ta giúp đỡ. Thời gian đầu sản
xuất, vay bạn bè, anh em họ hàng, anh em bạn nhiều vay ngân hàng” (BBPVS
10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy). Sự giúp đỡ lúc khởi nghiệp dù với số vốn
không lớn nhưng thực sự có ý nghĩa tạo tiền đề cho sự phát triển: giảm chi phí vì
không có lãi phát sinh, tạo tâm lý thoải mái, giúp các chủ hộ có các bước đi vững
chắc giảm thiểu những rủi ro.
Chúng ta nhận thấy rằng, hầu hết những người di cư nhận được sự hỗ trợ
lớn từ nguồn tín dụng phi chính thức: bạn bè cùng quê đặc biệt từ gia đình trong
thời gian đầu khởi nghiệp: 8/14 người nhận được sự hỗ trợ vốn tài chính từ gia
đình “ngoài vốn của gia đình, bố mẹ đứng ra vay ngân hàng cho em được 40
triệu, cộng thêm vay những người thân trong gia đình chòm xóm được 80 với em
làm 2 năm cũng tích góp được hơn 10 nữa là được 90 với cô Bích- bạn học với
bố mẹ là vợ của chú giám đốc nhà máy giấy cho vay vốn là 50 nữa. Tổng là được
140 triệu’’ (BBPVS 11, 21 tuối, thu mua giấy phế liệu) thậm chí hoàn toàn “chỉ
đi vay mượn toàn chỗ nguời nhà thôi. Ngân hàng thì không vay. Vay của người
em họ bên Mỹ mấy trăm triệu để mở rộng mặt hàng của mình, không phải trả
lãi” (BBPVS 9, 48 tuổi, chủ cơ sở sản xuất giấy)
Nguồn huy động từ bạn bè, gia đình mà đặc biệt là cha mẹ còn dùng mạng
lưới bạn bè của mình để vay mượn giúp con cái. Thậm chí huy động vốn từ
nguồn chính thức là ngân hàng cũng do cha mẹ, gia đình đứng ra thế chấp tài
sản- nhà cửa để vay vốn: trong 5 người vay vốn ngân hàng, có tới 4 người được
bố mẹ đứng ra vay dùm.
Điều gì đã khiến cho gia đình, họ hàng sẵn lòng giúp đỡ những chủ hộ sản
xuất kinh doanh giấy về vốn tài chính? Đó chính là sợi dây tình cảm, trách nhiệm
của những người chung huyết thống. Và sẽ rất khó khăn khi “Anh em thì nghèo,
còn đất thì có đâu, nhà cũng không có. Ở quê thì cũng không có’’, còn vay mượn
người ngoài còn khó khăn gấp bội bởi ‘‘Mình chưa làm chủ thì làm sao ai dám
cho vay... mượn rất khó, mượn xe đạp thì phải cắm tiền chứ nó không dám cho
mượn vì mình nghèo không còn chỗ nào để nhìn. Người ta thấy mình nghèo nên
không tin... Lúc mình có thì dễ, người ta bảo người giàu càng giàu. Điều kiện
nhiều hơn, cơ hội người ta có thể nắm bắt được, còn lúc mình nghèo thì cơ hội
đến thì anh cũng biết và để trong lòng thôi’’ (BBPVS 2, 35 tuổi, thu mua giấy
phế liệu).
Đó còn là uy tín, thực hiện đúng lời hứa, cam kết- một dạng biểu hiện của
vốn xã hội mà những chủ hộ sản xuất kinh doanh tạo được: “Thứ nhất là vì anh
em trong gia đình, thứ hai là nguời ta tin tuởng vào đạo đức tư cách và công việc
làm ăn của mình. Không sợ là bị mất hay là trả chậm thì họ cho vay. Khẳng định
vay là phải trả…. Vì bố mẹ cô em họ đó còn ở Việt Nam nên vẫn qua lại rất là
thân thiết, gần gũi. Không gặp được em nhưng mà thỉnh thoảng vẫn gọi điện hỏi
thăm sức khoẻ, công việc làm ăn thế nào” (BBPVS 9, 48 tuổi, chủ cơ sở sản xuất
giấy).
Như vậy, giá trị được hấp thu/ chuẩn mực- cha mẹ cố gắng chăm lo giúp
đỡ con hết sức có thể, niềm tin mà các chủ hộ sản xuất- kinh doanh tạo ra từ phía
gia đình đã giúp họ không chỉ vay mượn được số vốn tài chính tích lũy từ gia
đình mà họ còn được gia đình dùng uy tín của mình vay mượn chòm xóm, bạn bè
thậm chí thế chấp tài sản để lấy vốn sản xuất- kinh doanh. Phần lớn sự hỗ trợ vốn
từ gia đình, bạn bè cùng quê hầu như không có lãi suất, sự giúp đỡ xuất phát từ
những chuẩn mực/ giá trị hấp thu, nhưng trong cuộc sống luôn tồn tại cán cân
cho- nhận “Mình vay thì phải trả lãi vì mình làm ăn cũng phát triển đi lên rồi nên
mình phải trả lãi dù người ta không lấy nhưng mình tự giác. Cách mình trả lãi
thì có rất nhiều, để tình cảm mình không nói thẳng là trả lãi mà có thể nay mình
cho họ cái nọ, mai mình cho họ cái kia theo sở thích của cũng như nhu cầu của
người ta nếu mình có khả năng, hoặc có thể chỉ là tết nhất thăm hỏi, quà cáp
chút đỉnh nhưng duy trì hàng năm thì cũng là cách trả cái ơn, duy trì tình cảm.
Còn vay chợ đen thì 90% lãi trả là sòng phẳng và hết” (BBPVS 10, 67 tuổi,
giám đốc nhà máy giấy). Sự trao đổi qua lại, tức sự đền ơn, uống nước nhớ
nguồn lại trở thành một thứ chuẩn mực, nguyên tắc mà con người phải tuân theo
như một thứ giá trị hấp thu trong cách đối xử của mình. Nó trở thành quy luật
cuộc sống.
Khi đã ổn định, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nguồn lợi nhuận trở
thành nguồn vốn tài chính của bản thân để các chủ hộ sản xuất kinh doanh tiếp
tục đầu tư. Theo bảng 2.2.1.1, chúng tôi nhận thấy rằng, khi mở rộng quy mô,
nguồn vốn tài chính được huy động chủ yếu là vốn bản thân tích lũy từ lợi nhuận
thu được, chỉ có một hộ vay ngân hàng. Điều này xuất phát từ tâm lý của các chủ
cơ sở sản xuất- kinh doanh vừa và nhỏ: “làm nghề buôn bán nhỏ mà đi vay cái
tâm lý trả nợ nó đã nặng rồi. Nghề này bỏ công làm lời, chịu khó chịu cực có khi
trưa không được ăn cơm có khi tối không được ngủ, thì mới làm được cái nghề
này. Vay thì dễ nhưng mà trả thì rất khó... Bây giờ mình vay lãi suất, mình không
làm ra tiền; nhưng mà vốn của mình, nếu mình làm có lời thì mình ăn còn mình
làm không có lời mình không phải trả lãi yên tâm hơn” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu
mua giấy phế liệu).
Với tâm lý cẩn trọng và chắc chắn của những người buôn bán nhỏ, phần
lớn các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy di cư từ làng Sét chỉ huy động vốn tài
chính từ các nguồn tín dụng phi chính thức dù nguồn vốn cung cấp không lớn
nhưng có lợi thế lãi suất thấp đặc biệt là không lãi suất.
2.2.2- Sử dụng vốn xã hội trong việc xây dựng mạng lưới phân phối – lưu
thông hàng hóa (đầu ra- vào):
Bên cạnh vốn tài chính, việc phân phối – lưu thông hàng hóa có vai trò
quan trọng quyết định sự thành bại của quá trình sản xuất- kinh doanh.
Bảng 2.2.2.1: Các nguồn hỗ trợ tìm kiếm mạng lưới phân phối giấy lúc khởi
nghiệp
Bản thân Gia đình Làng xã Vùng miền
10 10 14 6 (4 bạn; 1tìm kiếm trên mạng,1môi giới)
(Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Ngoài sự nỗ lực của bản thân, theo bảng 2.2.2.1, cả 14 T/h đều nhận được
sự hỗ trợ trong phân phối lưu thông hàng hóa của những người cùng làm nghề di
cư trong làng, 10 người nhận được sự giúp đỡ của gia đình họ hàng, 6 người là
có sự hỗ trợ bởi bạn bè ở các vùng miền khác trong đó có 4 người nhận được sự
hỗ trợ từ bạn, 1 người nhận từ người môi giới và 1 nhận từ nguồn internet.
Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của sự hỗ trợ phụ thuộc vào mối quan
hệ mạnh yếu. Trong trường hợp này, mối quan hệ gia đình mạnh hơn mối quan
hệ làng xã, người xưa có câu “ một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nên sự hỗ trợ
của những mối quan hệ mạnh có hiệu quả lớn hơn: “vợ anh làm ở công ty giấy,
anh trai làm giám đốc điều hành của một công ty sản xuất giấy nên cũng có
nhiều thuận lợi, anh làm tư nhân nhưng lấy danh nghĩa của công ty- xe gắn tên
công ty khi mình giao dịch cũng thuận tiện hơn vì những cơ sở công ty này hoạt
động lâu năm nên cũng có uy tín, rồi hàng hóa, giá cả cũng dễ dàng hơn”
(BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu) hay “mình là con cháu ruột thịt cũng
được ưu tiên nhập hàng vào là bác trả tiền liền. Không có vốn mà, bắt buộc mình
phải dựa chỗ như vậy mà làm... Bây giờ mình đi đổ cho các công ty ngoài, nhập
hàng công ty khác đôi khi người ta nợ nần lâu. Thứ hai nhiều khi mình không
biết công ty đó làm mạnh như thế nào, lúc nó phá sản một cái thì mất tiền, hoặc
không mất thì lấy cũng khó’’ (BBPVS 3, 32 tuổi, thua mua giấy phế liệu).
Đối với mối quan hệ đồng hương, sự hỗ trợ về mối hàng chỉ là: “do
những người làm cùng ngành giấy thân quen ở cùng quê giới thiệu thường không
hiệu quả, do người ta chê mới giới thiệu cho mình… người ta chê là do những
người này đã sắm cái xe trọng tải lớn hơn như 2 tấn rưỡi nên mối nhỏ người ta
cho mình, phù hợp với xe của mình ví dụ như một tấn mình chở cái mối này 5 tạ
mà trước khi ra nghề mua được 5 tạ giấy 1 ngày là rất thích rồi” (BBPVS 14, 51
tuổi, thu mua giấy phế liệu). Thậm chí, khi đi tìm nguồn hàng- đầu vào, một số
người còn không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía những người cùng làng cùng
mô hình kinh doanh: “khi tách ra làm độc lập anh cũng nhận được sự hỗ trợ
nhiều từ phía chủ cũ, tuy nhiên mình có thể học được một chút kinh nghiệm, được
anh ấy hỗ trợ vốn còn mối hàng anh ấy nói phải tự tìm lấy” (BBPVS 4, 27 tuổi,
thu mua giấy phế liệu). Bởi sự cạnh tranh trong tiếp cận nguồn hàng đối với hình
thức kinh doanh thu mua giấy là rất lớn, 7/8 hộ thu mua cho rằng cạnh tranh từ
phía đầu vào khốc liệt hơn đầu ra: “như anh thấy cái nghề này thì cái đầu vào là
cạnh tranh lớn hơn đầu ra. Đầu ra thì nhiều người mua, nhiều công ty mua chứ
còn đầu vào nhiều khi mình không có uy tín, không có vốn mạnh là mình thua’’
(BBPVS 3, 32 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Điều này cho thấy rằng, chính giá trị
lợi ích là cái quyết định hành động của bản thân các cá nhân.
Ở phạm vi vùng miền, sự giúp đỡ được phân biệt ở ba mối quan hệ: bạn
bè, người môi giới và internet. Tuy có 6 người nhận được sự giúp đỡ- tức phạm
vi vùng miền hỗ trợ được cho số ít người nhưng nó đã mang lại hiệu quả thực tế:
“Hồi đó là cùng làm chung ở công ty 751 giờ họ ra làm trước mình nên họ có
điều kiện kinh tế hơn nên giúp mình nhiều mặt thứ nhất là kinh tế, thứ 2 là tình
cảm, thứ 3 là công việc, họ giúp mình về mối lái họ kiếm mối cho mình làm còn
giá cả mình tự bàn bạc, rồi cho mượn vốn chỉ cho mình nguồn hàng… Hôm đi
Cần Thơ cũng vậy mình cũng được bạn anh hồi đó làm chung giờ họ cũng làm
công ty giấy vệ sinh chứ không làm giấy vụn này giúp đỡ, mạng lưới làm ăn cũng
khá rộng như là Vũng Tàu, Cần Thơ, Sóc Trăng bạn giới thiệu mình ở đâu thì
mình tới đó thôi còn mình thì chỉ biết ở thành phố” (BBPVS 5, 36 tuổi, trung
gian) thậm chí: “Nhờ những số điện thoại ở trên mạng, trên báo chí có đăng các
công ty, rồi mình liên hệ gặp họ, mình gọi rồi đến chào hàng, đưa mẫu cho họ
xem, ngồi nói chuyện với họ. Những mối trên mạng đó mang lại hiệu quả thực tế
khá nhiều, đã có nhiều công ty mình đã giao hàng và đã lấy được tiền” (BBPVS
1, 30 tuổi, trung gian). Đây là một thông tin rất thú vị, như ta đã biết, hầu hết các
chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy có trình độ học vấn thấp, việc mở rộng mạng
lưới bằng công nghệ hiện đại đã cho thấy sự năng động nhạy bén trong thiết lập
mạng lười với một môi trường kinh doanh tại thành phố hiện đại. Và chúng tôi
nhận thấy rằng đối với mối quan hệ yếu, tồn tại những mạng lưới bạn hàng-
mạng lưới xã hội khác biệt nhau rất hữu ích trong việc xây dựng hệ thống phân
phối.
Sau thời gian khó khăn khi khởi nghiệp, việc lưu thông hàng hóa trở nên
dễ dàng hơn, các mối hàng tự nảy nở do mạng lưới cung cấp giới thiệu thêm,
thậm chí bạn hàng chủ động gọi đặt yêu cầu bán hàng cho: “Đầu tiên thì mình đi
kiếm nguồn hàng. Nhưng sau đó thì anh không đi kiếm nữa mà người ta kiếm
anh. Khi họ kiếm anh thì rất là dễ còn anh kiếm họ mới khó. Bởi vì họ kiếm mình
tức là người ta muốn bán cho mình rồi. Mình đi mua hàng người ta thì người ta
không muốn rồi. Bởi vậy rất là khó, mà khi mình muốn bán thì mình phải cạnh
tranh.’’ (BBPVS 2, 35 tuổi, thu mua giấy phế liệu).
Cạnh tranh là quy luật tất yếu tồn tại trong sản xuất- kinh doanh, và ở đây
có sự khác biệt trong cạnh tranh giữa các mô hình sản xuất- kinh doanh giấy. Đối
với mô hình thu mua giấy thì việc tìm nguồn hàng gặp nhiều khó khăn: ‘‘anh
đang lấy ở một công ty này giấy là 50 mà anh đi lấy là 47 chẳng hạn, có người
vào trả 48 hoặc 49. Nhưng mà gian lận một thời gian người ta phát hiện ra được
thì người ta cũng không để cho người đấy, lúc đó dứt khoát người ta sẽ gọi anh.”
(BBPVS 4, 27 tuổi, thu mua giấy phế liệu), còn việc tiêu thụ rất dễ dàng vì có thị
trường là các công ty sản xuất tiêu thụ nguyên liệu rất lớn. Đối với mô hình sản
xuất và trung gian thì việc tìm nơi tiêu thụ lại gặp khó khăn đặc biệt là các cơ sở
sản xuất nhỏ: ‘‘Đầu ra của mình cạnh tranh với thị truờng rất là khó. Công xuất
máy móc của mình thì đã cũ chứ không như bây giờ họ lắp ráp máy móc hiện
đại, công suất lớn. Vì vậy mà mình sản xuất không đuợc nhiều và chậm. Vốn thì
bị ngưng đọng. Đầu ra vẫn rất khó khăn. Đợt tới nếu khó khăn quá thì phải thế
chấp nhà.” (BBPVS 9, 51 tuổi, chủ cơ sở sàn xuất giấy).
Dù khó khăn ở việc tìm nguồn hàng hay thị trường tiêu thụ nhưng uy tín-
một hình thái của vốn xã hội giúp cho những chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy
tồn tại và phát triển.
2.2.3- Sử dụng vốn xã hội trong việc tiếp cận thông tin:
Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, thông tin trở thành nguồn lực
quan trọng của quá trình phát triển, có thể nói người nắm thông tin là nắm giữ
một sức mạnh lớn. Trong hoạt động sản xuất- kinh doanh giấy, thông tin rất đa
dạng như về giá cả, về phương tiện, địa điểm nhà xưởng, kho bãi đặc biệt là
những bí quyết kinh doanh.
Bảng 2.2.3.1: Các nguồn cung cấp thông tin của các chủ hộ sản xuất- kinh doanh
giấy
Giá Phương tiện Địa điểm Bí quyết
Bản thân 2 8 4 6
Gia đình 10 5 5 10
Làng xã (người cùng nghề) 10 4 4 6
Công ty/ môi giới 14 3 4
Bạn (khác quê) 3 1 1 2
(Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo bảng 2.2.3.1, nguồn cung cấp thông tin cho các chủ hộ về giá cả,
phương tiện, địa điểm nhà xưởng và kho bãi khá đa dạng: gia đình, bạn bè, đồng
hương – mối quan hệ mạnh, cho đến nguồn có mối quan hệ yếu hơn như từ công
ty hay từ những người môi giới.
Ngoài sự nỗ lực của bản thân, giống sự hỗ trợ xây dựng mạng lưới phân
phối- lưu thông hàng hóa, gia đình là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho các
chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy cả về giá cả (10 trường hợp), phương tiện (5
trường hợp), địa điểm (10 trường hợp) và bí quyết hành nghề (5 trường hợp).
Xếp thứ hai đó là mạng lưới đồng hương cùng làm nghề sản xuất kinh doanh
giấy và thứ ba là sự hỗ trợ từ bạn bè khác quê và các công ty (cung cấp hàng
hóa/dịch vụ) và dịch vụ môi giới.
Không chỉ khác nhau về mức độ hỗ trợ, chúng tôi còn nhận thấy sự khác
biệt giữa các nguồn trong từng nội dung thông tin. Theo đó, về giá cả, hầu hết tất
cả các chủ hộ sản xuất- kinh doanh đều nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều nguồn
với mức độ giúp đỡ gần như nhau: gia đình, người làm cùng nghề cùng quê và
các công ty (cung cấp hàng hóa/dịch vụ) và dịch vụ môi giới. Điều này cũng dễ
hiểu, vì giá cả hàng hóa (giấy) hiện nay vận hành theo cơ chế thị trường rất công
khai và có sự cạnh tranh lành mạnh, khi trao đổi thông tin cho nhau thì lợi ích
của tất cả các bên không những vẫn đảm bảo: “công ty nào mà người ta mua giá
cao hơn thì khách hàng sẽ đổ về nhiều hơn. Khi người ta thấy kho bãi nhiều hàng
quá người ta thì họ giảm giá xuống, hoặc người ta kén chọn giấy. Lúc đó thì
mình tìm những đầu ra khác… Anh em cùng làng, cùng xóm cũng chỉ bảo mình.
Bởi vì cái đầu ra thì nó không liên quan gì tới kinh tế của người ta cả nên chỗ
nào anh em nhập được cao thì nguời ta chỉ bảo cho mình” (BBPVS 7, 31 tuổi,
thu mua giấy phế liệu) mà còn tăng sự đoàn kết hữu cơ, gắn bó lâu dài giữa các
bên tham gia đặc biệt là các công ty cung cấp hàng hóa/ dịch vụ.
Hộp 1: Trách nhiệm cung cấp thông tin về giá của công ty cung cấp hàng hóa/
dịch vụ. (trích BBPVS 1, 32 tuổi, trung gian)
H: Những thông tin giá cả trên thị trường, anh và những người cùng nghề,
hay mối làm ăn đầu ra, đầu vào có thường xuyên trao đổi thông tin giá cả với
nhau không?
Đ: Có chứ, cũng hỏi qua hỏi lại giá thị trường, nếu mà giá của người ta xuống
thì mình cũng phải xuống theo, giá lên thì mình cũng lên theo chứ không mình
sẽ bị mất khách hàng.
H: mình phải làm như thế nào mọi người đều phải trao đôỉ thông tin cho
nhau?
Đ: Khi mình lấy hàng của công ty, thì công ty có trách nhiệm phải thông báo
cho mình biết, giá đang chuẩn bị xuống thì mình về làm việc với công ty báo
cho người ta xuống giá.
H: Vì sao công ty lại phải có trách nhiệm báo xuống giá cho mình biết?
Đ: Tại vì công ty lấy hàng nhiều người ta phải nắm được giá cả. Họ thông báo
như vậy để cho mình biết đường để đặt hàng với số lượng vừa phải, để mình
không phải bù giá.
H: Lợi ích hoàn toàn thuộc về mình như vậy công ty đâu có lợi gì đâu mà họ
phải báo cho mình?
Đ: Tại vì các công ty nhiều khi quen biết làm ăn lâu dài, không thông báo cho
mình để mình đặt hàng khoảng chừng chục tấn hàng mà lỗ khoảng 500 đồng là
mình lỗ mất 5 triệu, lỡ mình đặt rồi thì công ty bên đầu kia mình đặt mà không
xuống giá, mình làm kinh doanh mà phải bù lỗ thì làm sao được, bắt buộc chỗ
mình lấy hàng sẽ thông báo là hàng xuống giá để biết đường đặt. Như vậy họ
không có hàng chạy thì mình lại mất mối. Ngược lại mình phải nắm bắt thị
trường và phải đi tìm hiểu.
H: Những thông tin như vậy thì do công ty cung cấp hay những chủ mối?
Đ: cả hai bên luôn, tại vì mình là người ở giữa mình buôn bán, người ta không
Về phương tiện (phương tiện vận chuyển, phương tiện lao động) và địa
điểm kho bãi nhà xưởng, ngoài vốn con người (bản thân) có vai trò quyết định
chủ yếu, chúng tôi nhận thấy rằng sự giúp đỡ từ ba nguồn: gia đình, người cùng
nghề cùng quê và các công ty cung cấp hàng hóa/ dịch vụ, môi giới có vai trò gần
như tương đương. Nguồn hỗ trợ tìm địa điểm xuất phát từ các nguồn có mối quan
hệ yếu: “Anh tham khảo người mua bán đất từ trước, có nghĩa là môi giới cò đất,
trong quá trình tiếp xúc, có người làm nhà đất thì anh cũng học hỏi nhiều tại
mình không chuyên” thậm chí “hỏi người dân xung quanh xem có nhà nào cho
thuê không hoặc đi kiếm nhà chỗ nào có bảng cho thuê nhà. Thường thì trên đó
sẽ có số điện thoại để mình liên lạc. Mình sẽ gọi hỏi xem giá cả và điều kiện có
phù hợp không, phù hợp thì mình thuê” (BBPVS 4, 27 tuổi, thu mua giấy phế
liệu).
Đối với lĩnh vực đỏi hỏi chuyên môn kỹ thuật, những chủ hộ sản xuất kinh
doanh nhờ cậy đến vốn xã hội- tức có niềm tin đối với mạng lưới có quan hệ yếu
khá lớn, đặc biệt là những người làm sản xuất giấy đầu tư máy móc thiết bị:
“Mình lại nhờ những người quen biết tìm những người có chuyên môn, kỹ thuật
nhất là các trang thiết bị mới để người ta tư vấn thêm, vì mình không biết được
hết như những người đi chuyên sâu. Sau khi những người tạm gọi là chuyên gia
phân tích thì mình dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm của mình để quyết
định. Nếu nhờ hoàn toàn vào các chuyên gia có thể mình bị gạt, vì vậy tất cả chỉ
là tham khảo” (BBPVS 10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy). Đặc biệt các thông
tin liên quan đến pháp luật, các chủ hộ sản xuất kinh doanh phó thác hoàn toàn
cho các mối quan hệ yếu: “Những thông tin liên quan đến pháp luật thì để pháp
luật làm. Có hai cách làm, thứ nhất mình tự đi đến, các cơ quan, đến phòng công
chứng lo giấy tờ, thủ tục. Theo cách này thì tốn thời gian và công sức đi lại hơn.
Cách thứ hai, mình nhờ dịch vụ lo cho mình những giấy tờ liên quan đến thủ tục
đó. Cách này, mặc dù mất thêm chi phí nhưng nó nhanh, đỡ mất công đi lại
nhiều lần” (BBPVS 10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy). Như vậy ở nội dung
thông tin này. Mối quan hệ yếu đã phát huy sức mạnh, hỗ trợ đắc lực cho các chủ
hộ sản xuất- kinh doanh.
Những bí quyết trong sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng giúp
kinh doanh thành công và đem lại lợi nhuận cao. Đối với nội dung này, những
mối quan hệ mạnh lại phát huy vai trò của mình. Đó là nguồn cung cấp từ gia
đình (10 trường hợp), những người làm nghề cùng quê (6 trường hợp). Thông
thường những kinh nghiệm làm nghề, bí quyết rất hiếm khi được chia sẻ và mỗi
người có một cách rất riêng trong việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình: “việc ai người đó làm chứ không ai chia sẻ cả (các kinh
nghiệm, bí quyết kinh doanh), tại mỗi người cách làm ăn khác nhau nên nghĩ
cũng khác nhau nên khó mà chỉ nhau lắm” (BBPVS 5, 36 tuổi, trung gian). Đối
với người nhà và một số anh em thân thiết nhưng những kinh nghiệm chia sẻ
cũng chỉ là những điều rất cơ bản: “thật ra thì trong nghề mình làm thì mình tự
rút ra kinh nghiệm, những mánh khoé trong nghề nghiệp thế thôi. Nói thẳng ra
thì anh em chỉ biết bảo ban thôi . Công việc của mình thì mình phải tính. Anh em
có nói thì chỉ nói được phần nào trong công việc thôi, quan trọng nhất là do
mình” (BBPVS 7, 31 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Thậm chí, một số còn rất cẩn
thận trong việc bảo mật thông tin: “kinh doanh thì không ai làm như thế (nhờ
những người cùng nghề vận chuyển hàng dùm). Vì làm như thế sẽ bị lộ thông tin
cho đối thủ khác nó mua hàng. Hàng chở không hết thì mình thuê xe chứ không
bao giờ nhờ những đối tượng đó, nếu có chỉ là anh em thân thiết. Chứ người
khác vào chở giùm thì sẽ bị lộ, mua bán bây giờ có rất là nhiều bí quyết nghề.”
Để giữ uy tín chủ hộ vẫn thực hiện đúng cam kết về thời gian bốc xếp, vận
chuyển hàng bằng cách “thuê xe ngoài” mặc dù “chuyến xe đó mình không có lời
nhưng hàng mình vẫn lấy được’’ bởi ‘‘làm ăn thì không nói trước được, nó giành
nhưng không ra mặt, nó lại bắn qua người nào đó, gây phức tạp ra. Đến giờ anh
chưa có trường hợp nhờ vả như vậy kể cả anh em thân thiết.’’ (BBPVS 12, 41
tuổi, thu mua giấy phế liệu).
Bởi những ‘‘mánh lới’’ trong làm ăn là những thông tin rất nhạy cảm:
gian lận bằng cách chung chi với bên cân, kiểm hàng‘‘chỗ đầu ra thì mình chung
chi với bên kiểm hàng. Có thể là giấy của mình chỉ đạt loại 1 thôi thì nó ghi lên
cho mình là đặc biệt. Đó là 1 cái, cái thứ hai giấy của mình như thế này mình
trộn với giấy xấu hơn chẳng hạn, nó vẫn thành giá của giấy đẹp... mình làm sao
vẫn mua được, có thể là mình mua 1 nghìn, vẫn có thể bán được 1 nghìn. Mánh
là ở chỗ mình chung chi với người cân- người bán cho mình. Có thể là 1,2 tấn
người ta ghi là 1 tấn, thì mình 50%, người ta 50% chỗ 200 kg đó” (BBPVS 7,
31 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Nếu những thông tin này được chia sẻ thì sẽ tạo
ra những rủi ro cho cả bên đi thu mua và bên bạn hàng, ảnh hưởng lớn đến uy tín
và lợi nhuận thu được. Vì vậy, có những người thuê lao động không quen biết
trước với mục đích bảo mật các thông tin khi trao đổi với bạn hàng: “mình phải
luôn luôn giữ 1 cái khoảng cách không được tiếp cận với mình trong lúc mình
tính toán cái gì đó như trả tiền hay thương lượng giá cả, chứ người ở quê mà
mình bảo đuổi nó ra đâu có được, còn người ngoài thì mình bảo rằng bây giờ 2
thằng ra chỗ kia chẳng hạn, để anh vào anh làm việc thì nó người ngoài nó phải
nghe. Còn người quê thì nhiều khi nó hay để ý. Trong cái hợp đồng thí dụ như
mình không cần để ý đến công việc của người khác, anh vi phạm thì anh bị kỷ
luật hay cái gì đó. Giữa người cùng quê và người ngoài nó khác nhau cái chỗ đó,
người cùng quê nó gần gũi mình quá nó hay để ý, không có được’’ (BBPVS 12,
41 tuổi, thu mua giấy phế liệu).
Điều này chúng ta có thể giải thích theo lý thuyết sự lựa chọn hợp lý. Các
lý thuyết gia của lý thuyết này cho rằng chính giá trị lợi ích, phần thưởng mà mỗi
cá nhân đạt được sẽ quyết định hành động của họ. Khi chia sẻ những thông tin
này, người nhận tin phải là người được người truyền tin tin tưởng và tạo một sự
tín nhiệm áp đặt rằng họ sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người truyền
tin: “Mình tạo được mạng lưới phân phối khi còn làm thuê cho người khác,
nhưng lúc làm cho chủ cũ mình mua loại giấy khác, lúc ra nghề mình mua loại
giấy khác. Hai người không có cạnh tranh nguồn hàng của nhau... Bây giờ làm
ăn thì cái thứ nhất là nó quen biết là một, thứ hai là tiền dạng như thế chân’’
(BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu).
Như vậy, dựa vào nội dung thông tin mà các nguồn cung cấp tin có vai trò
khác nhau trong việc hỗ trợ các chủ hộ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ sở của sự khác biệt này xuất phát từ yếu tố lòng tin, giá trị được hấp thu (hỗ
trợ từ gia đình, đồng hương), sức mạnh của mối quan hệ yếu (công ty/ môi giới)
trong từng nội dung thông tin và lợi ích mà các bên đạt được.
2.2.4- Sử dụng vốn xã hội trong việc tuyển dụng lao động:
Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu
vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ
phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển
kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng
kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh
thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp
sản xuất ra của cải đó.
Bảng 2.2.4.1: Nguồn gốc xuất cư của lao động
Lao động
Gia đình 9
Làng xã 9
Vùng miền (bạn, người quen giới thiệu) 7
Môi giới 2
(Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Lao động có nguồn gốc xuất thân khá đa dạng với những mối quan hệ
mạnh yếu khác nhau: gia đình, người cùng làng, người ở vùng miền khác nhau và
tuyển dụng lao động qua các công ty môi giới.
Do nhu cầu công việc không đòi hỏi trình độ học vấn, chuyên môn tay
nghề, hầu hết các ông chủ cần sức khỏe, nhiệt tình với công việc và đặc biệt là
lòng trung thành và sự chân thật từ lao động. Vì vậy, phần lớn các chủ hộ sản
xuất kinh doanh giấy tuyển dụng lao động xuất thân từ gia đình và làng xã.
Hành động này xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, nó xuất
phát từ chuẩn mực/ giá trị hấp thu giúp đỡ anh em, bà con cùng gia đình có được
công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho họ “anh em ruột thịt, cùng
làng, cùng xóm chơi thân thiết: bảo ban nhau làm ăn cho khá dần lên, anh em đỡ
khổ- thì những cái đấy nó thuộc về quy luật” (BBPVS 7, 31 tuổi, thu mua giấy
phế liệu). Thứ hai, lao động có mối quan hệ mạnh gia tăng lợi ích cho chủ sản
xuất- kinh doanh: giảm thiểu những rủi ro trong thất thoát tài sản “đa số lao động
xuất thân cùng quê và khác quê do bạn bè anh giới thiệu. Với anh không quan
trọng họ hàng hay cùng quê khác quê mà chủ yếu là bản chất sống của con
người, nhưng phải có thời gian mình mới biết được họ. Bởi vì anh không quản lý
hết được tài sản của mình được. Ví dụ anh đi lấy hàng về thì đổ ra chứ không
cân lại vì vậy cái đó rất quan trọng, nó là nhạy cảm, vì mình sống làm sao mà họ
không lấy của mình. Sống thân thiết với nhau như anh em một nhà. Vì nhà có 3
xe làm xe một mình mà ngồi trên 3 chiếc xe được’’ (BBPVS 2, 35 tuổi, thu mua
giấy phế liệu) ; và tăng hiệu suất sử dụng lao động “ở cùng nhà nhưng mà đùng
1 cái trời mưa thì nó cùng mình ra kéo áo mưa. Thế nhưng mà có một cú điện
thoại người ta gọi sáng mai phải đi sớm thì nó lại dậy sớm đi với mình nếu mà
người ta không ăn ở cùng mình ở chỗ khác nó có 1 cái dở, có 1 cái dở mình gọi
nó có khi nó không đến được nhưng mà có trường hợp là ăn ở cùng nhà ấy là
tiện nhất người cùng quê và con cháu” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế
liệu).
Đó chính là lý do khiến họ chấp nhận tăng chi phí, tăng trách nhiệm trong
việc quản lý lao động “Những anh em mà cùng quê hay không cùng quê với mình
đã làm với mình, đã ở với mình là ốm đau, tiền thuốc men là phải lo hết. Tiền tàu
xe về mình cũng phải lo. Lo hết đó vì mình không có bảo hiểm mà. Mình làm ăn
nhỏ lẻ mà. Thay vì vậy, ốm đau hay thế nào là mình bỏ tiền cho anh em. Mình
không đi lấy thuốc được thì phải đưa tiền đi lấy” (BBPVS 3, 32 tuổi, thu mua
giấy phế liệu).
Khi lao động từ gia đình và cùng quê không đáp ứng đủ nhu cầu: “Bác
muốn chọn lao động ở cùng quê hương, người nhà nhưng ở quê bây giờ công ty
mở ra nhiều nên bố mẹ chúng không cho đi” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy
phế liệu), mạng lưới lao động từ vùng miền khác được tuyển dụng thông qua sự
giới thiệu của bạn bè.
Tuy nhiên, một số rất ít (2 trường hợp) tuyển dụng lao động thông qua
các công ty môi giới- giới thiệu việc làm. Điều này phản ánh một mặt khác của
vốn xã hội- sợ mất lòng do mối quan hệ đan xen giữa làm ăn kinh tế và mối quan
hệ tình cảm đồng hương: “Qua sơ tuyển chứ mình không có quan hệ gì hết, còn
những người cùng quê thì mình tuyển qua công ty, anh nhờ công ty môi giới, anh
tuyển qua hồ sơ... Anh nghĩ là ở quê lực lượng lao động cũng có, lao động cũng
chịu cực được nhưng mình tránh sự xích mích làm mất lòng ảnh hưởng dưới quê.
Mình thuê người ngoài không được thì mình đuổi, mình tìm người khác. Ở quê
anh nói em giờ em mà làm sơ ý, mình không muốn mình la rầy cho nó nghỉ ảnh
hưởng lắm. Người ngoài thì mình thẳng tay luôn, làm được thì mình giữ, không
được thì nghỉ’’ (BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu).
Như vậy, dù lao động có nguồn gốc xuất cư khác nhau nhưng sự tin
tưởng, lòng trung thành- một hình thái vốn xã hội là tiêu chí chung, hàng đầu
khiến các chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy quyết định tuyển dụng họ. Đối với
những lao động có mối quan hệ mạnh thì họ có ưu thế hơn nhờ vốn xã hội dưới
dạng biểu hiện những chuẩn mực xã hội/giá trị được hấp thu từ cả hai phía nhà
tuyển dụng và người lao động: giúp đỡ anh em, gắn bó với bà con, làng xóm.
Tất cả các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy đều nhận thức rõ được vai trò
của người lao động mặc dù đó là những lao động phổ thông dễ tuyển dụng nhưng
khó tạo niềm tin trong thời gian đầu: “Mình đối xử với người ta tốt, hai nữa là
mình phải nắm bắt rõ tính nết người ta mình mới dám thuê. Mình không có người
ta làm cho mình thì mình cũng kẹt. Có người ta mới có mình mà có mình mới có
người ta ... công việc trôi chảy rất là cần người, đặc biệt là người có kinh
nghiệm” (BBPVS 3, 32 tuổi, thu mua giấy phế liệu).
Vì vậy, tùy thuộc vào quy mô và lợi nhuận của từng cơ sở, các ông chủ có
một chế độ đãi ngộ để tạo sự gắn bó, lòng trung thành của người lao động, gia
tăng vốn xã hội giữa chủ và thợ: “Nguời ta đã làm cho mình tốt thì đi đâu cũng
làm tốt… Thời điểm lấy vợ rồi vào hai mươi mấy, ba mươi. Trước 30 người ta
vẫn đi làm và mình trả lương tương đối, mức lương đáp ứng với nhu cầu người
ta thì người ta mới ở với mình được. Làm lâu cho mình phải có ưu đãi hơn chẳng
hạn. Phải tăng lương cho người ta, đáp ứng cuộc sống cho người ta, xã hội mà,
không trả cao quá, không trả thấp quá sao cho cân xứng với sức lao động người
ta bỏ cho mình. Đối xử với người ta tốt thì không ai bỏ mình.” (BBPVS 3, 32
tuổi, thu mua giấy phế liệu). Ngoài việc chăm lo về kinh tế, các ông chủ còn
chăm lo đền đời sống tinh thần của họ: “Ngoài việc trả lương và thưởng phân
loại theo khả năng và hiệu quả công việc thì có thể mình tổ chức cho anh em đi
nghỉ mát bao trọn gói hoặc một nửa tùy theo lợi nhuận của từng năm để động
viên anh em làm việc và tạo tinh thần đoàn kết gắn bó giữa những người lao
động với nhau. Khi anh em gặp khó khăn có thể mình hỗ trợ giúp đỡ thêm. Ở
công ty mình xuống xưởng sản xuất chỉ nói chuyện công việc, nhưng khi anh em
ghé nhà có thể tết nhất hay dịp gì đó thì mình nói chuyện cách khác, đề tài khác
quan tâm đến người ta hơn. Như vậy vừa tạo hiệu quả công việc, vừa tạo sự gắn
kết tình cảm” (BBPVS 10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy).
Tiểu kết
Vốn xã hội được các chủ hộ sử dụng trong suốt quá trình sản xuất kinh
doanh giấy từ việc quyết định làm nghề, xây dựng mạng lưới phân phối, chia sẻ
thông tin và sử dụng lao động. Mối quan hệ mạnh/ yếu theo phạm vi mối quan hệ
và đặc biệt là giá trị lợi ích mà các chủ hộ đạt được là yếu tố quyết định hành vi
của họ.
Hình 615
: Tính chất của vốn xã hội theo phạm vi
Theo mô hình trên, chúng ta nhận thấy rằng vốn xã hội cụ thể là lòng tin-
hạt nhân của loại vốn này, đạt mức độ cao trong phạm vi gia đình, gia tộc, làng
và sẽ giảm dần từ phạm vi vùng/miền và tổ quốc. Trên thực tế, đa số các nước
đang phát triển rất giàu vốn xã hội tồn tại dưới những nhóm người có cùng huyết
thống, cùng địa bàn sinh sống (làng xã). Và những người sản xuất- kinh doanh
giấy di cư từ làng Sét nằm trong mô hình này.
Mạng lưới sản xuất kinh doanh giấy của những người di cư từ làng Sét
(NĐ) đến TP.HCM xuất hiện mô hình hợp tác xã hỗ trợ nhau về vốn, phương
tiện, lao động trong ngắn hạn: “người ta bảo mai cúng xe, dọn dẹp tổng kết cuối
tháng,… nếu mình làm không kịp mình sẽ huy động con cháu để giữ uy tín với
người ta, con cháu đến nó mua nó bán có công có lời chứ không phải giúp không
công cho mình, mình làm không hết để con cháu nó làm nó ăn. Ngược lại, con
cháu nó báo bác ơi giúp dùm cháu để giữ mối thì mình lấy cái xe đó bán có lời...
Tóm lại, cháu chỉ nghĩ đến câu là buôn là có bạn đi bán phải có phường mà
không có phường thì đi bán không được cái gì.” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua
giấy phế liệu). Sự tương trợ có thể được hình thành từ mô hình đổi công trong
sản xuất nông nghiệp của nông dân Đồng Bằng Bắc Bộ mà những người di cư
15
Xem: Hà Trọng Nghĩa, tiểu luận cao học, 2007-2010
Gia đình Gia tộc Làng Vùng Tổ Quốc
VXH
Thói lề, truyền thống
này đã quen thuộc khi còn ở quê. Và đây không phải là trường hợp cá biệt về vốn
xã hội, ở nước ta từ rất xa xưa đã có rất nhiều mô hình tương trợ nhau.
Hộp 216
: Các mô hình phường/ hội- một hình thức của vốn xã hội ở nước ta
Theo tôi, trong xã hội truyền thống của chúng ta, vốn xã hội khá phong
phú. Có rất nhiều ví dụ. Chi thử xin nêu hai ví dụ. Thăng Long – Hà Nội là một Hà
Nội 36 phố phường. Các "phường" của Hà Nội là gì? Đó là những hiệp hội ngành
nghề từ các làng nghề hội tụ lên Thăng Long, kết với nhau một cách tự nguyên, tự
tạo thành những mạng lưới hàng ngang, dựa vào sự hộ trợ trên cơ sở tin cẩn với
nhau mà cùng nhau làm ăn, tạo nên sức cạnh tranh, phát triển ... Những phường
hội đó là hoàn toàn phi Nhà nước, và hiệu quả thì rất lớn, như ta đều biết.
Hội An ở Quảng Nam có thể là ví dụ thứ hai. Điều đặc biệt là vốn xã hội
mà đô thị thương cảng Hội An từng tạo được trong quá khứ cách đây mấy trăm
năm, thì đến nay vẫn còn, có mất đi một thời gian, những năm gần đây đã được
khôi phục lại, và đang phát huy hiệu quả rất tốt. Chỉ xin nói chẳng hạn nghề may ở
đây hiện nay. Chắc nhiều người đều biết là Hội An hiện nay có lẽ là nơi duy nhất
ta có thể đặt may một bộ côm-lê, "xuýt mơ-duya" hẳn hoi, chỉ trong ba tiếng đồng
hồ, không phải một bộ mà thậm chí có thể hàng chục hay hàng trăm bộ một lúc,
nhiều người nước ngoài đã làm như vậy để đóng thùng gửi về phương Tây. Đây là
điều hoàn toàn do dân Hội An – chắc là do nhớ lại kinh nhgiệm của cha ông mấy
thế kỷ trước - tự nghĩ ra, tự kết hợp với nhau và tổ chức lấy, tự dệt thành một mạng
lưới nghề may dày đặc, không ồn ào mà hết sức sinh động, linh hoạt, đồng bộ, chặt
chẽ và hiệu quả. Xin tiết lộ: dân nội thị Hội An trong khoảng chuc năm qua đã
giàu lên rất nhiều, thậm chí có hộ, theo người có trách nhiệm ở đấy cho biết, mươi
năm trước chưa hề có gì trong tay, nay đã đủ sức đầu tư xây dựng chẳng hạn một
khách sạn cỡ năm sao như khách sạn Victoria đang có ở bờ biển Hội An... Rõ ràng
dân Hội An đã tạo nên được một vốn xã hội rất mạnh. Có lẽ đây là một trong
những ví dụ hùng hồn nhất về chủ đề ta đang muốn bàn ở đây.
16
Xem: Nguyên Ngọc, Hộp vuông và khối tròn. Chiều thẳng đứng và chiều ngang, tạp chí Tia
sáng ngày 19/07/2006
(http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=1827&CategoryID=16)
Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.doc
Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.doc
Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.doc

Más contenido relacionado

Similar a Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.doc

Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Cat Love
 
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...sividocz
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcNgà Nguyễn
 
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái NguyênQuản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyênluanvantrust
 
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revisedMinh Hòa Lê
 
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...sividocz
 
Luân Văn Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội với việc thực...
Luân Văn Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội với việc thực...Luân Văn Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội với việc thực...
Luân Văn Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội với việc thực...sividocz
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânNga Linh
 

Similar a Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.doc (20)

Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi Nghiệp.
Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi Nghiệp.Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi Nghiệp.
Vai Trò Của Đoàn Thanh Niên Trong Hỗ Trợ Cho Đoàn Viên Khởi Nghiệp.
 
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...Học thuyết hình thái kinh tế   xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạ...
 
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
Luận Văn Vận dụng tư tưởng nhà nước vì dân thời kỳ Khai sáng vào việc xây dựn...
 
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình ThuậnLuận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
Luận văn: Quy chế dân chủ ở cơ sở các trường THPT tỉnh Bình Thuận
 
Quan điểm của C.Mác về quan hệ sản xuất và quan hệ phân phối. Ý nghĩa.doc
Quan điểm của C.Mác về quan hệ sản xuất và quan hệ phân phối. Ý nghĩa.docQuan điểm của C.Mác về quan hệ sản xuất và quan hệ phân phối. Ý nghĩa.doc
Quan điểm của C.Mác về quan hệ sản xuất và quan hệ phân phối. Ý nghĩa.doc
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt NamMối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
Vận Dụng Tư Tưởng Nhà Nước Vì Dân Thời Kỳ Khai Sáng Vào Việc Xây Dựng Nhà Nướ...
Vận Dụng Tư Tưởng Nhà Nước Vì Dân Thời Kỳ Khai Sáng Vào Việc Xây Dựng Nhà Nướ...Vận Dụng Tư Tưởng Nhà Nước Vì Dân Thời Kỳ Khai Sáng Vào Việc Xây Dựng Nhà Nướ...
Vận Dụng Tư Tưởng Nhà Nước Vì Dân Thời Kỳ Khai Sáng Vào Việc Xây Dựng Nhà Nướ...
 
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái NguyênQuản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý nhà nước về hoạt động thư viện công cộng - từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
 
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
2015 suphattrienl tvamhctxh_hamychovn_revised
 
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
 
Báo Cáo Thực Tập An Sinh Xã Hội Đối Với Người Cao Tuổi.docx
Báo Cáo Thực Tập An Sinh Xã Hội Đối Với Người Cao Tuổi.docxBáo Cáo Thực Tập An Sinh Xã Hội Đối Với Người Cao Tuổi.docx
Báo Cáo Thực Tập An Sinh Xã Hội Đối Với Người Cao Tuổi.docx
 
10187
1018710187
10187
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOTĐề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
Đề tài: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở, Hà Nội, HOT
 
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
Luận văn Tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại với việc xây dựng nhà nước ph...
 
Luân Văn Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội với việc thực...
Luân Văn Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội với việc thực...Luân Văn Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội với việc thực...
Luân Văn Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội với việc thực...
 
Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...
Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...
Luận văn thạc sĩ Thực Hiện Dân Chủ Ở Xã, Thị Trấn Của Huyện Sơn Hòa, Tỉnh Phú...
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Último

Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 

Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Lời Cam Đoan Chúng tôi cam đoan đây là công trình khoa học của riêng chúng tôi, không sao chép công trình nghiên cứu của bất kỳ ai, dưới bất cứ hình thức nào.
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Ngô Thị Kim Dung cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa Khoa học xã hội và nhân văn trường Đại học Tôn Đức Thắng đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình chúng tôi thực hiện đề tài này. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy đã tạo điều kiện về thời gian và không gian giúp chúng tôi thu thập được những thông tin hữu ích và xác thực với đề tài. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới những người bạn, người thân đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ trong nhiều khâu đặc biệt là xử lý gỡ băng phỏng vấn sâu để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài đúng tiến độ.
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BẢNG VIẾT TẮT XUẤT XỨ TƯ LIỆU STT : Số thứ tự TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân NXB : Nhà xuất bản NĐ : Nam Định P.GS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ Th.S : Thạc sĩ BBPVS : Biên bản phỏng vấn sâu T/h : Trường hợp
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Tên hình vẽ Trang Hình 1 Mạng quan hệ xã hội thứ bậc.....................................................4 Hình 2 Khung phân tích.........................................................................13 Hình 3 Cấu trúc ba người.......................................................................15 Hình 4 Vốn con người, vốn xã hội và mạng lưới xã hội .......................16 Hình 5 Phả hệ các thế hệ làm giấy di cư từ làng Sét đến TP.HCM.......23 Hình 6 Tính chất của vốn xã hội theo phạm vi......................................42 Hộp 1 Trách nhiệm cung cấp thông tin ................................................44 về giá của công ty cung cấp hàng hóa/ dịch vụ Hộp 2 Các mô hình phường/ hội- ........................................................43 một hình thức của vốn xã hội ở nước ta
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Biểu đồ 2.1.1 Lực lượng lao động theo ngành kinh tế (nông nghiệp và phi nông nghiệp) tại xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định năm 2009 ...... 21 Biểu đồ 2.1.2 Tỷ lệ nhóm tuổi của những người sản xuất- kinh doanh giấy theo từng giai đoạn di cư từ làng Sét vào TP.HCM (tỉ lệ được lượng hóa từ 14 cuộc pvs) .......................................................... 23 Bảng 1.2.2.1 So sánh khái niệm vốn xã hội của J.Coleman, Portes, Trần Hữu Dũng ............................................................................................ 18 Bảng 1.2.2.2 So sánh vốn con người, vốn vật chất và vốn xã hội ..................... 19 Bảng 2.1.1 Lý do di cư phân theo sự khác biệt về mối quan hệ tại nơi đến.. 22 Bảng 2.2.1.1 Các nguồn huy động vốn tài chính.............................................. 26 Bảng 2.2.2.1: Các nguồn hỗ trợ tìm kiếm mạng lưới phân phối giấy lúc khởi nghiệp .......................................................................................... 29 Bảng 2.2.3.1: Các nguồn cung cấp thông tin của các chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy.................................................................................... 33 Bảng 2.2.4.1: Nguồn gốc xuất cư của lao động ................................................ 38 Bảng 3.1.1: Sự khác biệt trong hưởng lợi từ vốn xã hội giữa các thế hệ làm nghề khi khởi nghiệp ................................................................... 46 Bảng 3.3.1: Các yếu tố tác động đến việc chọn mô hình kinh doanh độc lập 55
  • 6. PHẦN MỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài: Trung bình mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 200.000 người nhập cư đến từ các tỉnh thành khác trên khắp cả nước, trong đó lực lượng chủ yếu là sinh viên và lao động trẻ làm trong các ngành nghề lao động phổ thông. Chưa bàn đến những mặt tiêu cực phát sinh, rõ ràng lao động nhập cư là lực lượng lao động có đóng góp rất lớn cho sự phát triển chung của thành phố: 30% GDP- đó là con số đóng góp của lao động nhập cư được đưa ra trong hội thảo do ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 3/12/2009 tại Tp Hồ Chí Minh. Bên cạnh các nguồn vốn vật chất và vốn con người, ngày nay vốn xã hội cũng được xem là nguồn lực của sự phát triển. Trước hết, vốn xã hội là một dạng vốn trong sản xuất - kinh doanh, sau đó là một nhân tố đảm bảo cho sự vận hành trơn tru và có tính bền vững của nền kinh tế. Với ý tưởng cốt lõi nằm trong sự tin cậy giữa con người với con người; sự tôn trọng, tuân thủ các quy tắc-luật lệ; nguồn vốn xã hội phong phú giúp ích một quốc gia hay một cộng đồng giải quyết những bài toán tập thể đòi hỏi sự phối hợp của số đông, tiết kiệm chi phí giao dịch của nền kinh tế và thúc đẩy nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của người lao động trong một xã hội nhiều tin cẩn, nơi học vấn, tay nghề chứ không phải mối quan hệ là yếu tố được quan tâm hơn. Đặt trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam, mà cụ thể ở đây là cộng đồng dân di cư từ làng Sét Nam Định tới thành phố Hồ Chí Minh chuyên nghề sản xuất và kinh doanh giấy, việc nghiên cứu tìm hiểu cách thức huy động và sử dụng vốn xã hội trong cộng đồng những người di cư từ làng Sét sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về quy mô cũng hiệu quả của việc sử dụng vốn xã hội của cộng đồng tại Việt Nam hiện nay. Từ đó có những giải pháp trong việc mở rộng vốn xã hội trên phạm vi quốc gia, đưa vốn xã hội, cùng vốn vật chất và vốn con người, trở thành nguồn lực quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. Với những lý do đã nêu, cùng với sự kế thừa những nội dung mà các công trình nghiên cứu trước đã chỉ ra, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài Vai trò của
  • 7. vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (nghiên cứu trường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay). 2- Tổng quan tình hình nghiên cứu: Để thực hiện đề tài Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (nghiên cứu trường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay), chúng tôi có tìm đọc một số các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đề tài. 2.1- Lý luận về vốn xã hội: Vốn xã hội là một thuật ngữ trong một hai thập niên gần đây được đề cập nhiều trong giới khoa học xã hội, nhưng cho đến giờ, dường như giới học thuật vẫn chưa đi đến một định nghĩa thống nhất về khái niệm này. Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội (Social capital), PGS.TS Trần Hữu Quang, Tạp chí Khoa học xã hội, số 07 (95), 2006, trang 74-81, bằng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp tác giả đã cho ta cái nhìn tổng quan nhiều chiều trong khi so sánh khái niệm vốn xã hội của một số lý thuyết gia trên thế giới. Trong khi Bourdieu nhấn mạnh tới vốn xã hội với tư cách là một thứ tài sản mà mỗi cá nhân có thể có được, thì Coleman và Putnam lại hiểu vốn xã hội như là một thứ tài sản chung của một cộng đồng hay một xã hội nào đó. Mặc dù đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng tựu trung vốn xã hội thường được định nghĩa xoay quanh ba yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: khả năng làm việc chung với nhau, sự tin cậy giữa con người với nhau, và các mạng lưới xã hội. Nhà xã hội học người Mỹ gốc Nhật Fukuyama nhấn mạnh đến yếu tố chuẩn mực xã hội, còn các yếu tố: sự tin cậy, các mạng lưới [xã hội], xã hội dân sự, là những hiện tượng thứ phát [epiphenominal], nảy sinh do vốn xã hội chứ không phải là bản thân vốn xã hội. Khái niệm “vốn xã hội” không phải là một khái niệm triết học, cũng chưa trở thành một khái niệm kinh tế học. Có lẽ cần coi “vốn xã hội” như một khái niệm xã hội học được dùng để chỉ một cách tổng hợp hiện thực và đặc trưng của
  • 8. những mối dây liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội. Những mối dây liên kết này chịu sự chi phối quyết định của các chuẩn mực (chính thức và phi chính thức) và các định chế đang tồn tại trong cộng đồng hay xã hội ấy, được biểu hiện ra thành những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát được như sự tin cậy giữa con người với nhau, khả năng làm việc chung với nhau trong các mạng lưới xã hội khác nhau. Từ đó PGS.TS Trần Hữu Quang có những những liên hệ, phân tích ngắn đến vốn xã hội Việt Nam cổ truyền và xã hội Việt Nam hiện đại. Đo lường vốn xã hội cũng là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, như bài biết Về đo lường vốn xã hội, Đinh Thị Thơm, tạp chí Thông tin Khoa Học Xã Hội, số 7,2009, tr 30- 36, Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội, Th.S Lê Minh Tiến, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3-2007, tr 72-77. Bằng việc phân tích các tài liệu thứ cấp, cả hai tác giả đều đưa ra quan niệm về vốn xã hội. Riêng Th.S Lê Minh Tiến đã nêu rõ năm chủ đề trong nghiên cứu về vốn xã hội: sự tham gia xã hội và sự dấn thân vào đời sống dân sự; mức độ khẳng định sự tự chủ; quan niệm về cộng đồng; các mạng lưới xã hội, tương trợ xã hội và tương tác xã hội; niềm tin, sự tương hỗ và gắn kết xã hội và các chỉ báo khi đo lường về các mảng chủ đề này. Như vậy, vốn xã hội vẫn là một phạm trù được thống nhất ở một số điểm, một số biểu hiện và hiện nay những lý luận về vốn xã hội vẫn đang là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. 2.2- Những nghiên cứu thực địa về vốn xã hội: Trong bài viết Kinh tế nông thôn - Một số ghi nhận về những mối quan hệ xã hội và nghiên cứu xã hội học về những người lao động và buôn bán hàng rong tại Hà Nội”, Regina Abrami, Tạp chí Xã hội học, Số 4(60), 1997, tr 61, mạng lưới xã hội của người lao động tự do, cụ thể là của người bán hàng rong và người lao động tự do ở Hà Nội, được ông phát hiện thấy là có xu hướng biến đổi từ mô hình thủ công sang mô hình đồng nghiệp và mô hình thứ bậc.
  • 9. Hình 1: Mạng quan hệ xã hội thứ bậc Theo tác giả, vốn xã hội ngoài những tác động tích cực có thể gây ra những rủi ro tức là “phản chức năng” (defunctions) trong những điều kiện nhất định. Bài viết Thông tin và doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi, Lê Ngọc Hùng, Tạp chí Xã hội học, Số 4 (64), 1998, Tr 106-112, đã đề cập đến chủ đề mạng thông tin của doanh nghiệp. Nghiên cứu này cho biết trong thời kỳ trước Đổi mới doanh nghiệp chủ yếu dựa vào mạng nội bộ khép kín với thông tin chính thức nhỏ giọt từ trên xuống và thẩm thấu chậm chạp từ ngoài vào doanh nghiệp qua một số kênh phi chính thức. Trong quá trình Đổi mới, doanh nghiệp chuyển dần sang mô hình mạng mở rộng với môi trường thông tin bên ngoài có sự tham gia của các đầu mối thông tin chuyên nghiệp và các mạng lưới xã hội chính thức và phi chính thức. Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, Đặng Nguyên Anh, Tạp chí Xã hội học, Số 2 (62), 1998, tr 17, dựa vào khái niệm “mạng lưới xã hội” được hiểu là tập hợp các mối liên kết, các mối quan hệ giữa các cá nhân và các nhóm dân cư, một số tác giả đưa ra khái niệm “mạng lưới di cư” để nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới xã hội của những người di cư. Hơn 75% số người di cư được khảo sát cho biết có họ hàng, người thân, bạn bè sinh
  • 10. sống tại nơi chuyển đến và những người thân đó là những đầu mối của thông tin và nguồn hỗ trợ kinh tế - xã hội đối với người di cư. Phụ nữ là người thường đóng vai trò “nội tướng”, “tề gia nội trợ” nên quá trình di cư của phụ nữ phụ thuộc nhiều vào mạng lưới quan hệ gia đình. Các tổ chức kể cả cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan truyền thông đại chúng, tổ chức giới thiệu việc làm, tổ chức ngân hàng đóng vai trò nhỏ bé đối với người dân trong việc quyết định chuyển cư và quá trình sinh kế ở nơi nhập cư. Người di cư chủ yếu sử dụng mạng lưới quan hệ xã hội truyền thống (người nhà, người thân quen, bạn bè) để giao dịch kinh tế như tìm việc làm, vay tiền, gửi tiền về nhà. Câu nói “sẩy nhà ra thất nghiệp” cho thấy vai trò quan trọng to lớn của gia đình đối với việc di cư và tìm kiếm việc làm ở nơi nhập cư. Việt Nam tấn công nghèo đói, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, Hà Nội, 1999, tr. 105 nêu lên vai trò của các loại vốn trong xoá đói, giảm nghèo. Nghiên cứu định tính với phương pháp phân tích trường hợp và phỏng vấn sâu đã phát hiện thấy hộ gia đình nghèo không chỉ thiếu vốn tài chính, vốn vật chất và vốn tự nhiên mà còn thiếu cả vốn con người và vốn xã hội. Người nghèo sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để đối phó với đói nghèo trong đó có những chiến lược có thể huỷ hoại sự phát triển bền vững như bắt trẻ em bỏ học. Do đó, các chương trình xoá đói giảm nghèo được đề xuất là cần phải hướng vào hỗ trợ người nghèo về cả vốn tín dụng và đặc biệt là vốn con người (ví dụ đào tạo nghề) và vốn xã hội (ví dụ tổ chức các nhóm tiết kiệm và câu lạc bộ) để người nghèo có thể khai thác, phát triển và chuyển hoá các nguồn vốn này họ nhằm cải thiện đời sống. Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các giao dịch kinh tế trong gia đình. So sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc, Nguyễn Quý Thanh, Tạp chí Xã hội học, Số 2(90), 2005, tr 119 đề cập vai trò của vốn xã hội trong giao dịch kinh tế. Trong điều kiện thị trường vốn tín dụng chưa phát triển, các doanh nghiệp gia đình dựa chủ yếu vào nguồn vốn xã hội từ mạng lưới xã hội gia đình, người thân và bạn bè để huy động vốn kinh tế. Vốn xã hội dưới dạng trách nhiệm, lòng tin giữa các thành viên gia đình và mối quan hệ thân quen với các cá nhân
  • 11. trong các cơ quan chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có thể giúp giảm chi phí giao dịch kinh tế cho các doanh nghiệp gia đình và tăng cường khả năng huy động nguồn lao động khi cần thiết. Tuy nhiên, vốn xã hội trong trường hợp này có thể gây phản chức năng hay rủi ro cao do phát sinh chi phí cơ hội và làm giảm triển vọng của thế hệ tương lai, ví dụ như trong trường hợp huy động lao động trẻ em. Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hoá, Nguyễn Duy Thắng, Tạp chí Xã hội học, Số 4 (100), 2007, tr 41, tác giả cho biết cách thức sử dụng vốn xã hội của người nông dân. Hơn 93% số hộ được khảo sát ở ven đô Hà Nội có người tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương và trung bình mỗi hộ có 1,6 người tham gia những tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. Hộ gia đình nào có nhiều thành viên tham gia các tổ chức xã hội, tức là nhiều vốn xã hội thì thường có mức thu nhập cao hơn những hộ có ít vốn xã hội. Đô thị hoá có xu hướng phá vỡ các cấu trúc của mạng lưới xã hội truyền thống và buộc người nông dân phải tham gia vào các quan hệ xã hội mới ở ngoài làng, xã để tìm thu thập thông tin, tìm việc làm và nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp một cách phù hợp. Vốn xã hội đã có sẵn trong quan hệ gia đình, dòng họ, bạn bè và các tổ chức xã hội ở nông thôn có khả năng giảm chi phí giao dịch khi tạo dựng những mạng lưới xã hội mới nhằm tìm ra sinh kế phù hợp. Khi mà nguồn vốn tự nhiên như đất đai bị thu hẹp do đô thị hoá thì người nông dân có xu hướng tìm cách đầu tư và khai thác vốn xã hội và vốn người gồm “kiến thức khoa học, công nghệ và kỹ thuật sản xuất, tay nghề chuyên môn”. Có thể thấy rằng, vốn xã hội có vai trò lớn trong hoạt động kinh tế xã hội của con người, trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng trong đó những rủi ro (phản chức năng) đối với các hoạt động đó.
  • 12. 2.3- Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình và đặc điểm dân nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh qua một số công trình nghiên cứu gần đây, Th.S Lê Văn Thành, Viện nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn), trên cơ sở những kết quả trực tiếp nghiên cứu của Viện, những khảo sát riêng lẻ và những theo dõi về các công trình nghiên cứu các đơn vị khác và của các nhà khoa học, kết quả các cuộc tổng điều tra dân số 1989, 1999 và điều tra dân số giữa kỳ năm 2004, một số vấn đề được tác giả tổng hợp lại và trình bày một cách khái quát như sau: - Quy mô dân nhập cư vào thành phố và tốc độ gia tăng qua các năm Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người; thời kỳ 1994- 1999 là: 86.753 người; thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người. - Một số đặc điểm của người nhập cư Nguồn gốc người nhập cư, từ hai cuộc tổng điều tra dân số năm 1989 và 1999 (điều tra dân số giữa kỳ năm 2004), tuy có một số biến đổi về quan hệ tỷ lệ, nhưng nhìn chung người nhập cư đến TP HCM từ mọi vùng đất nước Độ tuổi giới tính và trình độ học vấn và chuyên môn, đa số người nhập cư đều ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ. Những cuộc điều tra của Viện Kinh tế cho thấy độ tuổi trung bình ở cuộc điều tra sau bao giờ cũng thấp hơn cuộc điều tra trước. Người trẻ đi ngày càng nhiều hơn và họ đi độc lập (tự mình đi) chứ không như những giai đoạn trước đi cùng với gia đình. Nếu thời gian trước nam giới đi nhiều hơn nữ giới thì gần đây nữ đi nhiều hơn nam và đặc biệt nữ ở độ tuổi trẻ và điều rất đáng lưu ý là nữ trẻ từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Về trình độ chuyên môn và học vấn thì nhìn chung có một sự suy giảm nhất định, đặc biệt là trình độ chuyên môn. Có thể hiểu rằng trước kia người nhập cư được chọn lọc hơn để đủ tiêu chuẩn nhập hộ khẩu (chuyển, điều động công tác…), còn bây giờ di chuyển tự do hơn, số người nhiều hơn và ít chọn lọc hơn.
  • 13. Động lực nhập cư vào thành phố, nếu như những năm trước tỷ lệ nhập cư vì lý do phi kinh tế (đoàn tụ gia đình, cưới hỏi,…) chiếm một tỷ lệ khá cao, gần như một nửa thì bây giờ động lực kinh tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng áp đảo. Khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị và vấn đề quản lý dân nhập cư, về vấn đề tiếp cận các dịch vụ giáo dục và y tế, có thể nói rằng trong điều kiện cơ chế thị trường thì người nào có tiền cũng có thể tiếp cận các dịch vụ đô thị. Tóm lại, đã có rất nhiều bài viết khoa học về chủ đề vốn xã hội (lý luận) và những tác động của nó đến các hoạt động kinh tế xã hội như: di dân, mạng lưới thông tin, vấn đề đói nghèo, đô thị hóa … Các tài liệu này với các bằng chứng thực nghiệm, cách viết khoa học súc tích, cô đọng, nêu bật vấn đề giúp chúng tôi vừa có cái nhìn tổng quát nhiều chiều vừa có cái nhìn sâu về vốn xã hội và vai trò của nó. Bên cạnh đó, chủ đề di dân là một trong những chủ đề lớn được rất nhiều học giả xã hội học quan tâm, vì nó là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc nghiên cứu về di dân và đặc điểm của nó được các học giả quan tâm trên diện rộng theo vùng miền, thậm chí trên cả phạm vi quốc gia. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn chủ đề là vốn xã hội, hướng đi riêng là vai trò của nó đối với hoạt động kinh doanh giấy của những người di cư từ làng Sét (Nam Định) vào Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay. 3- Mục tiêu, nhiệm vụ: 3.1- Mục tiêu: - Tìm hiểu việc sử dụng vốn xã hội trong hoạt động kinh doanh giấy của những người di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh. Tìm hiểu vốn xã hội nguồn lực hay vật cản cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh giấy của những người di cư từ làng Sét (Nam Định) đến Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • 14. - Phân tích sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề trong sử dụng vốn xã hội của những người kinh doanh giấy di cư từ làng Sét (Nam Định) đến Thành Phố Hồ Chí Minh. - Chỉ ra xu hướng sử dụng vốn xã hội trong việc lựa chọn mô hình phát triển di cư từ làng Sét (Nam Định) đến TP. HCM 3.2- Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi xác định rõ nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm tài liệu và tổng quan tình hình nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở lý luận và hướng tiếp cận lý thuyết của đề tài. - Sử dụng những khái niệm có liên quan đến chủ đề nghiên cứu: Vốn xã hội, nhập cư, kinh doanh, sản xuất,... trong quá trình mô tả và phân tích vấn đề nghiên cứu. - Xác định công cụ để thu thập thông tin. - Tiếp cận khách thể nghiên cứu. - Xử lý thông tin. - Dựa vào phần xử lý để phân tích, viết báo cáo. 4- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: 4.1- Đối tượng: Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh giấy (nghiên cứu trường hợp những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay) 4.2- Khách thể:
  • 15. Chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy trong những người di cư từ làng Sét (Nam Định) tới Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay. 4.3- Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Thành Phố Hồ Chí Minh. - Thời gian: Nghiên cứu những người nhập cư đến TP.HCM trong khoảng thời gian 1997- 2011 5- Phương pháp nghiên cứu: 5.1- Phương pháp thu thập thông tin: Với chủ đề vốn xã hội – một khái niệm có “tính chất tổng hợp và phức tạp của khái niệm này, nên chúng ta khó lòng đo lường hay định lượng hóa được “vốn xã hội”, mà chỉ có thể đề cập đến nó về mặt định tính. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể quan sát và đo lường những biểu hiện ra bên ngoài của nó như sự tin cậy, sự hợp tác, sự tham gia vào các hội đoàn, và các mạng lưới xã hội” (Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội (Social capital), PGS.TS Trần Hữu Quang, Tạp chí Khoa học xã hội, số 07 (95), 2006, trang 74-81), chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp thu thập thông tin là phỏng vấn sâu. Phương pháp phỏng vấn sâu cơ cấu hoá với bảng câu hỏi được soạn sẵn, phỏng vấn viên sẽ sử dụng linh hoạt các câu hỏi với từng đối tượng cụ thể. Với việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu những quan niệm của từng cá nhân cụ thể trong quá khứ và hiện tại. Thông qua cuộc trò chuyện thoải mái của phỏng vấn viên và khách thể chúng tôi sễ có được thông tin một cách khách quan nhất, kết quả nghiên cứu sẽ chính sát nhất. - Số lượng câu hỏi: dưới 15 câu 5.2- Phương pháp chọn mẫu: - Dung lượng mẫu: 14 cuộc - Tiêu chí chọn mẫu + Người di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • 16. + Nghề: Chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy - Đơn vị mẫu: cá nhân - Cách lấy mẫu: tăng nhanh là hình thức chọn mẫu phi xác suất. Trong giai đoạn đầu của quá trình này, các cá nhân được nhận biết và có thể được chọn hay không được chọn qua phương pháp ngẫu nhiên. Nhóm này sau đó được dùng để xác định các nhóm khác có đặc điểm tương tự và cứ thế được phát triển ra. Mẫu phi xác suất thường được sử dụng để kiểm tra các cuộc khảo sát lớn mà chi phí và cố gắng cho sự lựa chọn một mẫu xác suất là không cần thiết đối với mục đích của sự kiểm tra lại. - Quá trình chọn mẫu: + Thu thập thông tin về địa bàn + Chọn địa bàn khảo sát + Đi tiền trạm để lấy số liệu thống kê về địa bàn đã chọn 5.3- Phương pháp xử lý thông tin: - Tiến hành xử lý dữ liệu qua 4 bước (1) Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu, (2) Sắp xếp, lập hồ sơ dữ liệu, (3) Mã hóa, làm bảng chỉ dẫn, (4) Cô đọng thông tin - Các dữ liệu định tính sau khi đã được xử lý sẽ được trình bày bằng hai hình thức: (1) Phân loại hiện tượng bằng bảng biểu và ma trận1 (2) Kết nối dữ liệu bằng các biểu đồ dòng nhân quả 2 1 Xem: H. Russel Bernard 2007, Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học: Tiếp cận định tính và định lượng, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 376-382.
  • 17. 6- Câu hỏi nghiên cứu: - Vốn xã hội được những người sản xuất- kinh doanh giấy di cư từ làng Sét (Nam Định) sử dụng như thế nào? Nó là nguồn lực hay vật cản cho sự phát triển? - Sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề trong việc sử dụng vốn xã hội diễn ra như thế nào? - Xu hướng sử dụng vốn xã hội trong lựa chọn mô hình sản xuất- kinh doanh giấy của những người nhập cư từ làng Sét (Nam Định) đến TP. HCM là gì? Vì sao? 7- Giả thuyết: - Lợi ích từ vốn xã hội đặc biệt là uy tín đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của những người di cư từ làng Sét (NĐ) đến TP.HCM. - Có sự khác nhau giữa các thế hệ làm nghề về sử dụng vốn xã hội - Mô hình sản xuất- kinh doanh độc lập là xu hướng sử dụng vốn xã hội trong việc lựa chọn mô hình phát triển của những người nhập cư từ làng Sét (NĐ) đến TP.HCM. 2 Sđd, tr. 376-382.
  • 18. 8- Khung phân tích Tình hình kinh tế - xã hội Di cư từ làng Sét- TP.HCM Chuẩn mực xã hội Sự cố kết giới hạn Sự trao đổi qua lại Sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh giấy Phân phối- lưu thông Thông tin Lao động Khuyến nghị Quyền uy/ uy tín Lòng tin Vốn xã hội Vốn tài chính
  • 19. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp luận 1.1- Cơ sở lý luận: 1.1.1- Cách tiếp cận: Quan hệ mạnh- yếu: Giáo sư Đại học Stanford khoa tâm lý ứng dụng Mark Granovetter, trong một bản thảo năm 1973 đã đề cập đến quan hệ mạnh yếu và vai trò của nó. Điểm đặc biệt là ông phát hiện ra một yếu tố rất quan trọng sức mạnh của quan hệ yếu (The Strength of Weak Ties). Theo Granovetter (1983:205; 1973:1369- 1373) 3 , những người thuộc nhóm quan hệ mạnh (hay nói đúng hơn là quan hệ với những người gần gũi, thường xuyên gặp gỡ) thì có mức độ “đồng chất” cao về mạng lưới xã hội, họ có khả năng thuộc vào mạng lưới xã hội giống nhau. Trong khi đó, những người quan hệ yếu (hay nói đúng hơn, quan hệ với những người hiếm khi gặp) thì mức độ đồng chất thấp, họ có khả năng thuộc về mạng lưới xã hội khác. Xã hội hoặc thế giới xung quanh mình và xã hội hoặc thế giới của người khác tất nhiên có khác biệt về thông tin. Cho nên người ta có thể hiểu biết được những thông tin mới nhiều hơn qua những người quan hệ yếu. Áp dụng hướng tiếp cận mạnh yếu của Granovetter rất phù hợp với lý thuyết về mạng lưới xã hội và chủ đề vốn xã hội trong di cư, khiến đề tài sáng rõ vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể, hướng lý luận này giúp ta nhận ra sự khác biệt đối với từng vấn đề: vốn, đầu ra- vào, thông tin, lao động trong hoạt động kinh doanh giấy của những người làng Sét, Nam Định di cư vào Thành Phố Hồ Chí Minh nhận được sự hỗ trợ qua lại đối với những người có quan hệ mạnh- yếu. 1.1.2- Lý thuyết áp dụng: Thuyết chức năng về vốn xã hội: Quan niệm của James Coleman 3 Xem: Nhà hàng Việt Nam- một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật, Hirasawa Ayami, Tạp chí Xã hội học số 1(113), 2011.
  • 20. James Coleman là giáo sư xã hội học trường Đại học Harvard, Mỹ, ông cùng với Pierre Bourdieu, Putnam là các tác gia tiêu biểu về vốn xã hội. Dựa vào chức năng luận, James Coleman định nghĩa vốn xã hội là các nguồn lực cấu trúc-xã hội mà cá nhân có thể sử dụng như là nguồn vốn tài sản4 . Như vậy, vốn xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây: thứ nhất nó là một chiều cạnh của cấu trúc xã hội và thứ hai nó hỗ trợ cho hành động nhất định của cá nhân trong phạm vi cấu trúc đó. Một đặc trưng cơ bản của vốn xã hội là nơi trú ngụ của nó không phải ở trong cá nhân mà ở trong cấu trúc của các mối quan hệ giữa người này với người khác. Coleman đã đưa ra cấu trúc mạng lưới ba người dưới dạng một tam giác đều trong đó vốn con người nằm ở ba đỉnh và vốn xã hội nằm ở ba chiều cạnh của tam giác tức là ở mối quan hệ giữa các cá nhân: A B C Hình 3. Cấu trúc ba người Từ cấu trúc đơn giản này PGS Lê Ngọc Hùng phát triển thành một cấu trúc tổng hợp mạng lưới xã hội. 4 Xem: James Coleman. Foundations of Social Theory. USA: Harvard University Press. 1994. Tr. 302 (dẫn theo Vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam, PGS,TS. Lê Ngọc Hùng, Tạp chí Nghiên cứu con người. Số 4 (37). 2008. Tr. 45-54)
  • 21. Hình 4. Vốn con người, vốn xã hội và mạng lưới xã hội Mô hình tổng hợp cho thấy vốn người là tập hợp các năng lực tồn tại trong mỗi cá nhân, nhóm, tổ chức và thể hiện trong từng đầu mối của các quan hệ xã hội. Vốn xã hội tồn tại trong từng quan hệ giữa các các nhân, nhóm, tổ chức tức là quan hệ xã hội giữa các đầu mối của mạng lưới xã hội người. Căn cứ vào quy mô của nhóm có thể phân biệt mạng lưới xã hội vi mô với đặc trưng là tập hợp các quan hệ xã hội trong nhóm nhỏ và mạng lưới xã hội vĩ mô dựa vào các quan hệ trong nhóm lớn hay trong cộng đồng xã hội. Như vậy, vốn xã hội nảy sinh từ mạng lưới xã hội, tồn tại chức năng và phi chức năng dựa trên bốn hình thái biểu hiện: lòng tin, sự trao đổi thông tin, những chuẩn mực, quyền uy/uy tín. Vốn xã hội là những giá trị của những yếu tố của mối quan hệ xã hội mà chủ thể có thể sử dụng như là những nguồn lực để thực hiện mục đích nhất định. Áp dụng lý thuyết của J.Coleman vào đề tài giúp ta tìm được cơ sở của những lợi ích và cả những bất lợi khi nghiên cứu vốn xã hội của những người sản xuất- kinh doanh giấy di cư từ làng Sét (NĐ) đến TP.HCM
  • 22. 1.2- Các khái niệm có liên quan: 1.2.1- Vốn Vốn5 là từ đa nghĩa: - Tiền gốc bỏ vào kinh doanh - Cái có sẵn hay do tích lũy, đem lại hiệu quả nếu được sử dụng. - Nguyên từ trước vẫn là Trong kinh tế, vốn có những đặc tính cơ bản sau6 : Thứ nhất, vốn được tích lũy từ các loại nguồn lực khác với mong mỏi sẽ có thêm thu hoạch trong tương lai. Thứ hai, vốn được sử dụng trong nhiều việc khác nhau. Thứ ba, vốn được chuyển thành những loại nguồn lực khác, vốn khác. 5 Xem: Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt phổ thông, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 2002 6 Xem: Trần Hữu Dũng, VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, Tạp chí Tia sáng, 05/07/2006
  • 23. 1.2.2- Vốn xã hội: Bảng 1.2.2.1: So sánh khái niệm vốn xã hội của J.Coleman, Portes, Trần Hữu Dũng Vốn xã hội Những hình thái/đặc tính tương đồng Coleman7 : Portes (1998:7-9)8 Trần Hữu Dũng9 - Lòng tin, sự kỳ vọng, trách nhiệm thể hiện trong quan hệ xã hội và nhờ chúng mà hành động được thực hiện đều là những hình thái của vốn xã hội. - Sự tín nhiệm áp đặt liên quan đến sự trao đổi: người cho có thể tin người nhận chắc chắn trả lại là nếu người nhận không trả lại thì người đó sẽ bị bất lợi.  giao dịch mà không cần dựa vào luật pháp và bạo lực. - Sự tin cẩn giữa những người cùng một “cộng đồng” (không nhất thiết bao trùm toàn thể quốc gia) . - Thông tin được phát triển và thu-phát trong quan hệ giữa người này với người kia mà nhờ nó hành động được thực hiện cũng là hình thái của vốn xã hội. - Sự trao đổi qua lại: là một sự tín nhiệm vụ lợi. Người ta cho người khác cái gì mà người khác cần là do người ta có thể được trả lại trong tương lai, có khi cái mà người ta nhận được là vị trí xã hội, danh tiếng, sự ủng hộ. - Những chuẩn mực có hiệu lực mà nhờ nó hành động được thực hiện. Dưới hình thái là những chuẩn mực xã hội, vốn xã hội có thể khuyến khích hoặc kiềm chế hành động. - Giá trị được hấp thu: là những giá trị, quy tắc chúng ta hấp thu từ lúc nhỏ một cách tự nhiên. Chúng ta thường tuân thủ mà không ý thức đặc biệt về nó. - Sự tuân theo thói lề, phong tục của cộng đồng ấy (không cần pháp luật cưỡng chế, hoặc vì hấp lực của quyền lợi vật chất), Hình thái/đặc tính khác biệt - Quyền uy, uy tín là hình thái của vốn xã hội: khi ta chuyển giao quyền kiểm soát hành động cho một người nhất định tức tạo VXH cho người đó - Sự cố kết giới hạn: - “ tạo ra ý thức “chúng ta”. Sự đoàn kết không phải do quy tắc được hấp thu từ nhỏ mà là do thân phận chung. - “mạng lưới” xã hội (có thể là những hiệp hội, liên hệ gia tộc) Theo bảng trên, ta thấy ba hình thái/ đặc tính mà Trần Hữu Dũng đưa ra 7 Xem: Sđd Tr. 45-54 8 Xem: Nhà hàng Việt Nam- một hiện tượng về vốn xã hội của người Việt Nam định cư ở Nhật, Hirasawa Ayami, Tạp chí Xã hội học số 1(113), 2011. 9 Xem: VỐN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ , Trần Hữu Dũng, Tạp chí Tia sáng, 05/07/2006
  • 24. tương đồng với hai tác gia còn lại: tin cẩn/ lòng tin/ sự tín nhiệm áp đặt, sự tuân theo thói lề/chuẩn mực/ giá trị được hấp thu, cái được cho là khác biệt là mạng lưới xã hội thực chất hai tác giả Coleman và Portes cũng đồng ý nguồn gốc vốn xã hội được sinh ra từ mạng lưới xã hội nhưng không đưa vào các đặc điểm của vốn xã hội. Theo chúng tôi: vốn xã hội được sinh ra từ mạng lưới xã hội và có 5 chỉ báo: lòng tin, sự trao đổi qua lại, sự tuân theo thói lề/chuẩn mực/giá trị được hấp thu, sự cố kết giới hạn và quyền uy. Vốn xã hội là một nguồn lực mang những đặc trưng của vốn, nhưng cũng chứa đựng những điểm khác biệt với các loại vốn khác: Bảng 1.2.2.2: So sánh vốn con người, vốn vật chất và vốn xã hội Vốn con người Vốn vật chất Vốn xã hội Vô hình Hữu hình Vô hình Gắn với người sở hữu, chỉ được sử dụng khi người chủ của nó tham gia vào quá trình sản xuất Không gắn với chủ sở hữu Gắn với người sở hữu Không thể chia sẻ hoặc đầu tư dàn trải Có thể chia sẻ và đầu tư dàn trải Dễ dịch chuyển, mang tính động Khó dịch chuyển, mang tính tĩnh Dễ dịch chuyển, mang tính động Tăng lên nhờ hoạt động đầu tư của chủ thể Hao mòn theo thời gian Tăng lên theo thời gian
  • 25. 1.2.3- Người di cư: Là người thay đổi nơi cư trú hoặc lưu trú ở nơi xa nhà trong một thời gian nhất định, bao gồm cả người di cư theo thời gian dài và di cư theo mùa vụ. Khái niệm này liên quan mật thiết đến hai khái niệm xuất cư và nhập cư10 : - Xuất cư: Là việc di chuyển nơi ở ra khỏi một đơn vị hành chính tạm thời hay vĩnh viễn. Đây là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng mức sống, thu nhập và lao động phân bố không đồng đều. Xuất cư có ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân khẩu, của địa bàn nơi đến cũng như nơi đi. - Nhập cư: Là sự di chuyển trên một khu vực hoặc đơn vị hành chính khác, thậm chí tại một quốc gia khác. Quá trình này thường xuyên bị chi phối bởi nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… cũng như xuất cư, nhập cư có ảnh hưởng quan trọng đến địa bàn nơi đi và nơi đến. 1.2.4- Sản xuất: 11 - Tạo ra của cải vật chất nói chung. - Hoạt động sản xuất tạo ra vật phẩm cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động. 1.2.5- Kinh doanh: 12 Tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm sinh lợi. 1.2.6- Trung gian: 13 - Ở khoảng giữa có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái đối lập. - Ở giữa giữ vai trò môi giới trong quan hệ giữa hai bên. 10 Xem: (Khái niệm và thuật ngữ, http://www.runsystem.net/long/TEACHING) 11 Xem: Sđd, tr 773 12 Xem: Sđd, tr 470 13 Xem: Sđd, tr 966
  • 26. Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn xã hội của những người kinh doanh giấy di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh 2.1- Chân dung xã hội của những người được nghiên cứu: Làng Sét (NĐ) là một làng thuần nông ở Đồng Bằng Sông Hồng với ¾ lao động làm nông nghiệp và cây trồng chính nơi đây là lúa nước mang tính tự cung tự cấp chưa trở thành nền nông nghiệp hàng hóa. Biểu đồ 2.1.114 : Lực lượng lao động theo ngành kinh tế (nông nghiệp và phi nông nghiệp) tại xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định năm 2009 Nền kinh tế chậm phát triển và chưa đa dạng, đã dẫn tới trình độ chuyên môn, tay nghề của đa số lao động ở mức thấp, theo kết quả phỏng vấn sâu mà chúng tôi thu được trước khi xuất cư 13/14 người hoàn thành cấp trung học cơ sở, nhưng họ luôn muốn tìm cơ hội phát triển để thay đổi cuộc sống. Chính điều này đã tạo một “lực đẩy” khiến họ quyết định di cư. Trong cộng đồng những người di cư từ làng Sét vào TP.HCM, các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy đều là nam giới và họ cư ngụ tập trung theo cụm (Quận 12, và Quận Tân Bình). Việc lựa chọn địa điểm quần cư gần nhau của các chủ hộ đã góp phần hình thành “phố Nam Định” (quận 12) trong lòng Sài Gòn với đa số cư dân xuất cư từ Nam Định. 14 Xem: Ủy Ban Nhân Dân xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm 2009
  • 27. Di cư Dưới sự vận động của nền kinh tế đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tất yếu dẫn đến sự di động xã hội theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Những làn sóng di cư từ nông thôn lên thành thị đã tạo mạng lưới di cư theo địa phương. Bảng 2.1.1: Lý do di cư phân theo sự khác biệt về mối quan hệ tại nơi đến Không có mối quan hệ tại nơi đến Có mối quan hệ tại nơi đến Số trường hợp 3/14 11/14 Lý do di cư Đơn vị phân công Nhận thấy cơ hội phát triển kinh tế Nhận thấy cơ hội phát triển kinh tế Được anh em, gia đình bạn bè hỗ trợ: nơi ở, công việc,… (Kết quả nghiên cứu của đề tài) Theo bảng 2.1.1, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết những người di cư từ làng Sét (NĐ) đến TP.HCM đều quyết định di cư ngoài “lực đẩy” từ địa phương, “lực hút” của TP.HCM là cơ hội phát triển kinh tế rõ hơn so với các địa phương khác, thì lý do chính là họ có người thân, gia đình, bạn bè ở TP.HCM tạo nên mạng lưới bảo vệ trước những rủi ro: “Tại vì ở TP HCM là có nhiều cơ hội hơn vì nó rộng lớn. Ví dụ như bán một tấn thóc ở quê thì em bán mấy tháng mới hết còn ở thành phố HCM thì mình bán một thời gian ngắn là hết… có bạn thân cùng quê nó làm ở trong này, thì mình nghĩ nó cũng giúp mình, có chỗ cho mình đến, chỗ cho mình nghỉ chân là được… Làm ăn thì phải có cơ sở cũng như đi từ quê vào phải có chỗ ở’’ (BBPV 2, 35 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Những người di cư trước trở thành đầu mối quan trọng, trở thành điểm tựa cho những người di cư sau. Năm di cư có thể cho chúng ta nhận rõ điều này.
  • 28. Biểu đồ 2.1.2: Tỷ lệ nhóm tuổi của những người sản xuất- kinh doanh giấy theo từng giai đoạn di cư từ làng Sét vào TP.HCM (tỉ lệ được lượng hóa từ 14 cuộc pvs) Theo biểu đồ trên ta thấy, những người sản xuất- kinh doanh giấy bao gồm bốn nhóm tuổi 21-30, 31-40, 41-50 và trên 51. Đáng chú ý ngoài việc các nhóm tuổi khác nhau di cư vào những thời điểm khác nhau, chúng tôi còn nhận thấy rằng cùng nhóm tuổi nhưng cũng có sự khác biệt trong thời điểm di cư. Người kinh doanh giấy có độ tuổi từ 21- đến 30 tuổi chiếm 35.7%, trong đó những người di cư trong khoảng thời gian từ 1991- 2000 chiếm 40% và 60% di cư khoảng 2001- 2011. Độ tuổi từ 31-40 chiếm 28.6% và tất cả những người trong độ tuổi này đều di cư trong những năm 1991- 2000, nhóm tuổi từ 41- 50 chiếm 21.4%, trong đó 66.7% là những người di cư trước năm 1990, những người di cư những năm 1991- 2000 chiếm 33.3%. Nhóm tuổi lớn nhất là nhóm từ 51 tuổi trở lên chiếm 14.3%, trong đó 50% di cư trước 1990, còn lại di cư trong khoảng 1991-2000. Tuy cùng chung tác động lực hút- lực đẩy trong quá trình di cư, song việc chọn lựa công việc của các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy ngay từ khi mới nhập cư tại TP.HCM có sự khác biệt: 9/14 trường hợp là công nhân (giấy, mộc, bao bì) 2/14 là bộ đội, 1/14 trường hợp là thợ sửa chữa điện tử và 1/14 trường hợp là phục vụ quán nhậu. Chỉ đến năm 1997, khi có một người đứng ra thành
  • 29. lập một cơ sở sản xuất giấy và sử dụng lao động cùng quê, thì mạng lưới những người kinh doanh liên quan đến giấy được hình thành và mở rộng. Như vậy, những người di cư trước và đặc biệt là làm nghề trước cùng với sự thành công của họ “thấy người ta làm giấy có nhiều tiền quá nên mình chuyển sang làm” (BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu) đã trở thành “lực hút” mạnh mẽ khiến những người cùng quê tiếp tục di cư và làm nghề tạo mạng lưới làm nghề cùng quê ngày càng rộng lớn về quy mô. 2.2- Sử dụng vốn xã hội của những người kinh doanh giấy di cư từ Nam Định đến Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay: Khác với phương thức quần cư dọc theo tuyến lộ, kinh, rạch của cư dân Nam Bộ, cư dân nông thôn Bắc Bộ thường quần cư co cụm lại với nhau hình thành làng tương đối khép kín. Vì vậy mà hầu hết người dân trong làng đều quen biết nhau thậm chí có mối quan hệ dòng tộc với nhau (Từ Đường) vì vậy ở làng thường có câu “họ với cả làng” và họ giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất cũng như sinh hoạt. Sự giúp đỡ tương trợ nhau giữa những người cùng làng đã trở thành giá trị hấp thu, trở thành chuẩn mực xã hội dù họ có di cư, sinh sống ở một địa phương khác. Và điều này được minh chứng khá rõ trong sự tương trợ giúp đỡ nhau giữa những người đồng hương trong sản xuất kinh doanh giấy đặc biệt những ngày đầu khởi nghiệp.
  • 30. Hình 5: phả hệ các thế hệ làm giấy di cư từ làng Sét đến TP.HCM (Kết quả nghiên cứu của đề tài) Việc mô hình hóa các thế hệ làm nghề giúp ta dễ dàng nhận thấy rằng thời điểm năm 1997 chỉ có một người trong làng tổ chức sản xuất giấy với những lao động cùng quê “Trong làng có người mở nghề, tức là người đầu tiên sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, giống như ông tổ nghề ngày xưa, để bà con cùng quê mở nghề theo” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu), sau đó họ tách ra sản xuất- kinh doanh giấy độc lập tạo ra những thế hệ làm nghề nối tiếp nhau theo ba mô hình chính: sản xuất, thu mua giấy phế liệu và trung gian. Những thế hệ làm nghề sau có thể được những người làm nghề trước hỗ trợ về : “Người mà làm cho người ta 2 năm rưỡi rồi thì biết lái xe, biết cân đong mua bán không bị thiệt hại tài sản của chủ, làm tốt thì người ta còn tạo điều kiện giúp đỡ vốn để mua xe mở nghề tiếp cho” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu), đặc biệt đối với những người có mối quan hệ mạnh, thường xuyên gặp gỡ, có mối quan hệ huyết thống thì sự trợ giúp ấy càng lớn: “anh chị đã mở nghề rồi và đã giàu họ đã có tiền trăm tiền tỉ rồi thì anh chị cho vay vốn ô tô không lời lãi gì thì những người đó làm theo thì có ô tô ngay còn những người tạo nghiệp mà cách đây khoảng 7, T/h 10 (1997) 2 9 13 7 3 4 14 6 11 8 5 1 9 Trung gian Thu mua giấy phế liệu Sản xuất
  • 31. 8 năm về trước hầu như là ba gác, xe lam” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu) 2.2.1- Trong việc huy động vốn sản xuất- kinh doanh: Vốn tài chính là một nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh, ông bà ta có câu “có bột mới gột nên hồ”. Bảng 2.2.1.1: Các nguồn huy động vốn tài chính Bản thân Gia đình Bạn bè cùng quê Ngân hàng Người cho vay chuyên nghiệp Khởi nghiệp Phát triển Khởi nghiệp Phát triển Khởi nghiệp Phát triển Khởi nghiệp Phát triển Khởi nghiệp Phát triển 07 09 08 04 01 (bạn bố mẹ) 01 04 /05(nhờ bố mẹ vay) 03 0 01 (Kết quả nghiên cứu của đề tài) Theo bảng 2.2.1.1, ngoài vốn của bản thân, các nguồn tín dụng để các chủ hộ huy động vốn tài chính khá phong phú bao gồm cả chính thức: ngân hàng và phi chính thức: gia đình, bạn bè cùng quê, cho vay chuyên nghiệp “Lượng vốn ban đầu là khá lớn, ngoài số tiền tích lũy của bản thân bác huy động từ rất nhiều nguồn: vay bạn bè, vay anh em, vay ngân hàng, vay chợ đen. Mỗi người vài triệu, có những người thân người ta có là người ta giúp đỡ. Thời gian đầu sản xuất, vay bạn bè, anh em họ hàng, anh em bạn nhiều vay ngân hàng” (BBPVS 10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy). Sự giúp đỡ lúc khởi nghiệp dù với số vốn không lớn nhưng thực sự có ý nghĩa tạo tiền đề cho sự phát triển: giảm chi phí vì không có lãi phát sinh, tạo tâm lý thoải mái, giúp các chủ hộ có các bước đi vững chắc giảm thiểu những rủi ro. Chúng ta nhận thấy rằng, hầu hết những người di cư nhận được sự hỗ trợ lớn từ nguồn tín dụng phi chính thức: bạn bè cùng quê đặc biệt từ gia đình trong
  • 32. thời gian đầu khởi nghiệp: 8/14 người nhận được sự hỗ trợ vốn tài chính từ gia đình “ngoài vốn của gia đình, bố mẹ đứng ra vay ngân hàng cho em được 40 triệu, cộng thêm vay những người thân trong gia đình chòm xóm được 80 với em làm 2 năm cũng tích góp được hơn 10 nữa là được 90 với cô Bích- bạn học với bố mẹ là vợ của chú giám đốc nhà máy giấy cho vay vốn là 50 nữa. Tổng là được 140 triệu’’ (BBPVS 11, 21 tuối, thu mua giấy phế liệu) thậm chí hoàn toàn “chỉ đi vay mượn toàn chỗ nguời nhà thôi. Ngân hàng thì không vay. Vay của người em họ bên Mỹ mấy trăm triệu để mở rộng mặt hàng của mình, không phải trả lãi” (BBPVS 9, 48 tuổi, chủ cơ sở sản xuất giấy) Nguồn huy động từ bạn bè, gia đình mà đặc biệt là cha mẹ còn dùng mạng lưới bạn bè của mình để vay mượn giúp con cái. Thậm chí huy động vốn từ nguồn chính thức là ngân hàng cũng do cha mẹ, gia đình đứng ra thế chấp tài sản- nhà cửa để vay vốn: trong 5 người vay vốn ngân hàng, có tới 4 người được bố mẹ đứng ra vay dùm. Điều gì đã khiến cho gia đình, họ hàng sẵn lòng giúp đỡ những chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy về vốn tài chính? Đó chính là sợi dây tình cảm, trách nhiệm của những người chung huyết thống. Và sẽ rất khó khăn khi “Anh em thì nghèo, còn đất thì có đâu, nhà cũng không có. Ở quê thì cũng không có’’, còn vay mượn người ngoài còn khó khăn gấp bội bởi ‘‘Mình chưa làm chủ thì làm sao ai dám cho vay... mượn rất khó, mượn xe đạp thì phải cắm tiền chứ nó không dám cho mượn vì mình nghèo không còn chỗ nào để nhìn. Người ta thấy mình nghèo nên không tin... Lúc mình có thì dễ, người ta bảo người giàu càng giàu. Điều kiện nhiều hơn, cơ hội người ta có thể nắm bắt được, còn lúc mình nghèo thì cơ hội đến thì anh cũng biết và để trong lòng thôi’’ (BBPVS 2, 35 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Đó còn là uy tín, thực hiện đúng lời hứa, cam kết- một dạng biểu hiện của vốn xã hội mà những chủ hộ sản xuất kinh doanh tạo được: “Thứ nhất là vì anh em trong gia đình, thứ hai là nguời ta tin tuởng vào đạo đức tư cách và công việc làm ăn của mình. Không sợ là bị mất hay là trả chậm thì họ cho vay. Khẳng định vay là phải trả…. Vì bố mẹ cô em họ đó còn ở Việt Nam nên vẫn qua lại rất là
  • 33. thân thiết, gần gũi. Không gặp được em nhưng mà thỉnh thoảng vẫn gọi điện hỏi thăm sức khoẻ, công việc làm ăn thế nào” (BBPVS 9, 48 tuổi, chủ cơ sở sản xuất giấy). Như vậy, giá trị được hấp thu/ chuẩn mực- cha mẹ cố gắng chăm lo giúp đỡ con hết sức có thể, niềm tin mà các chủ hộ sản xuất- kinh doanh tạo ra từ phía gia đình đã giúp họ không chỉ vay mượn được số vốn tài chính tích lũy từ gia đình mà họ còn được gia đình dùng uy tín của mình vay mượn chòm xóm, bạn bè thậm chí thế chấp tài sản để lấy vốn sản xuất- kinh doanh. Phần lớn sự hỗ trợ vốn từ gia đình, bạn bè cùng quê hầu như không có lãi suất, sự giúp đỡ xuất phát từ những chuẩn mực/ giá trị hấp thu, nhưng trong cuộc sống luôn tồn tại cán cân cho- nhận “Mình vay thì phải trả lãi vì mình làm ăn cũng phát triển đi lên rồi nên mình phải trả lãi dù người ta không lấy nhưng mình tự giác. Cách mình trả lãi thì có rất nhiều, để tình cảm mình không nói thẳng là trả lãi mà có thể nay mình cho họ cái nọ, mai mình cho họ cái kia theo sở thích của cũng như nhu cầu của người ta nếu mình có khả năng, hoặc có thể chỉ là tết nhất thăm hỏi, quà cáp chút đỉnh nhưng duy trì hàng năm thì cũng là cách trả cái ơn, duy trì tình cảm. Còn vay chợ đen thì 90% lãi trả là sòng phẳng và hết” (BBPVS 10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy). Sự trao đổi qua lại, tức sự đền ơn, uống nước nhớ nguồn lại trở thành một thứ chuẩn mực, nguyên tắc mà con người phải tuân theo như một thứ giá trị hấp thu trong cách đối xử của mình. Nó trở thành quy luật cuộc sống. Khi đã ổn định, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nguồn lợi nhuận trở thành nguồn vốn tài chính của bản thân để các chủ hộ sản xuất kinh doanh tiếp tục đầu tư. Theo bảng 2.2.1.1, chúng tôi nhận thấy rằng, khi mở rộng quy mô, nguồn vốn tài chính được huy động chủ yếu là vốn bản thân tích lũy từ lợi nhuận thu được, chỉ có một hộ vay ngân hàng. Điều này xuất phát từ tâm lý của các chủ cơ sở sản xuất- kinh doanh vừa và nhỏ: “làm nghề buôn bán nhỏ mà đi vay cái tâm lý trả nợ nó đã nặng rồi. Nghề này bỏ công làm lời, chịu khó chịu cực có khi trưa không được ăn cơm có khi tối không được ngủ, thì mới làm được cái nghề này. Vay thì dễ nhưng mà trả thì rất khó... Bây giờ mình vay lãi suất, mình không
  • 34. làm ra tiền; nhưng mà vốn của mình, nếu mình làm có lời thì mình ăn còn mình làm không có lời mình không phải trả lãi yên tâm hơn” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Với tâm lý cẩn trọng và chắc chắn của những người buôn bán nhỏ, phần lớn các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy di cư từ làng Sét chỉ huy động vốn tài chính từ các nguồn tín dụng phi chính thức dù nguồn vốn cung cấp không lớn nhưng có lợi thế lãi suất thấp đặc biệt là không lãi suất. 2.2.2- Sử dụng vốn xã hội trong việc xây dựng mạng lưới phân phối – lưu thông hàng hóa (đầu ra- vào): Bên cạnh vốn tài chính, việc phân phối – lưu thông hàng hóa có vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của quá trình sản xuất- kinh doanh. Bảng 2.2.2.1: Các nguồn hỗ trợ tìm kiếm mạng lưới phân phối giấy lúc khởi nghiệp Bản thân Gia đình Làng xã Vùng miền 10 10 14 6 (4 bạn; 1tìm kiếm trên mạng,1môi giới) (Kết quả nghiên cứu của đề tài) Ngoài sự nỗ lực của bản thân, theo bảng 2.2.2.1, cả 14 T/h đều nhận được sự hỗ trợ trong phân phối lưu thông hàng hóa của những người cùng làm nghề di cư trong làng, 10 người nhận được sự giúp đỡ của gia đình họ hàng, 6 người là có sự hỗ trợ bởi bạn bè ở các vùng miền khác trong đó có 4 người nhận được sự hỗ trợ từ bạn, 1 người nhận từ người môi giới và 1 nhận từ nguồn internet. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của sự hỗ trợ phụ thuộc vào mối quan hệ mạnh yếu. Trong trường hợp này, mối quan hệ gia đình mạnh hơn mối quan hệ làng xã, người xưa có câu “ một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nên sự hỗ trợ của những mối quan hệ mạnh có hiệu quả lớn hơn: “vợ anh làm ở công ty giấy, anh trai làm giám đốc điều hành của một công ty sản xuất giấy nên cũng có nhiều thuận lợi, anh làm tư nhân nhưng lấy danh nghĩa của công ty- xe gắn tên
  • 35. công ty khi mình giao dịch cũng thuận tiện hơn vì những cơ sở công ty này hoạt động lâu năm nên cũng có uy tín, rồi hàng hóa, giá cả cũng dễ dàng hơn” (BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu) hay “mình là con cháu ruột thịt cũng được ưu tiên nhập hàng vào là bác trả tiền liền. Không có vốn mà, bắt buộc mình phải dựa chỗ như vậy mà làm... Bây giờ mình đi đổ cho các công ty ngoài, nhập hàng công ty khác đôi khi người ta nợ nần lâu. Thứ hai nhiều khi mình không biết công ty đó làm mạnh như thế nào, lúc nó phá sản một cái thì mất tiền, hoặc không mất thì lấy cũng khó’’ (BBPVS 3, 32 tuổi, thua mua giấy phế liệu). Đối với mối quan hệ đồng hương, sự hỗ trợ về mối hàng chỉ là: “do những người làm cùng ngành giấy thân quen ở cùng quê giới thiệu thường không hiệu quả, do người ta chê mới giới thiệu cho mình… người ta chê là do những người này đã sắm cái xe trọng tải lớn hơn như 2 tấn rưỡi nên mối nhỏ người ta cho mình, phù hợp với xe của mình ví dụ như một tấn mình chở cái mối này 5 tạ mà trước khi ra nghề mua được 5 tạ giấy 1 ngày là rất thích rồi” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Thậm chí, khi đi tìm nguồn hàng- đầu vào, một số người còn không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía những người cùng làng cùng mô hình kinh doanh: “khi tách ra làm độc lập anh cũng nhận được sự hỗ trợ nhiều từ phía chủ cũ, tuy nhiên mình có thể học được một chút kinh nghiệm, được anh ấy hỗ trợ vốn còn mối hàng anh ấy nói phải tự tìm lấy” (BBPVS 4, 27 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Bởi sự cạnh tranh trong tiếp cận nguồn hàng đối với hình thức kinh doanh thu mua giấy là rất lớn, 7/8 hộ thu mua cho rằng cạnh tranh từ phía đầu vào khốc liệt hơn đầu ra: “như anh thấy cái nghề này thì cái đầu vào là cạnh tranh lớn hơn đầu ra. Đầu ra thì nhiều người mua, nhiều công ty mua chứ còn đầu vào nhiều khi mình không có uy tín, không có vốn mạnh là mình thua’’ (BBPVS 3, 32 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Điều này cho thấy rằng, chính giá trị lợi ích là cái quyết định hành động của bản thân các cá nhân. Ở phạm vi vùng miền, sự giúp đỡ được phân biệt ở ba mối quan hệ: bạn bè, người môi giới và internet. Tuy có 6 người nhận được sự giúp đỡ- tức phạm vi vùng miền hỗ trợ được cho số ít người nhưng nó đã mang lại hiệu quả thực tế: “Hồi đó là cùng làm chung ở công ty 751 giờ họ ra làm trước mình nên họ có
  • 36. điều kiện kinh tế hơn nên giúp mình nhiều mặt thứ nhất là kinh tế, thứ 2 là tình cảm, thứ 3 là công việc, họ giúp mình về mối lái họ kiếm mối cho mình làm còn giá cả mình tự bàn bạc, rồi cho mượn vốn chỉ cho mình nguồn hàng… Hôm đi Cần Thơ cũng vậy mình cũng được bạn anh hồi đó làm chung giờ họ cũng làm công ty giấy vệ sinh chứ không làm giấy vụn này giúp đỡ, mạng lưới làm ăn cũng khá rộng như là Vũng Tàu, Cần Thơ, Sóc Trăng bạn giới thiệu mình ở đâu thì mình tới đó thôi còn mình thì chỉ biết ở thành phố” (BBPVS 5, 36 tuổi, trung gian) thậm chí: “Nhờ những số điện thoại ở trên mạng, trên báo chí có đăng các công ty, rồi mình liên hệ gặp họ, mình gọi rồi đến chào hàng, đưa mẫu cho họ xem, ngồi nói chuyện với họ. Những mối trên mạng đó mang lại hiệu quả thực tế khá nhiều, đã có nhiều công ty mình đã giao hàng và đã lấy được tiền” (BBPVS 1, 30 tuổi, trung gian). Đây là một thông tin rất thú vị, như ta đã biết, hầu hết các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy có trình độ học vấn thấp, việc mở rộng mạng lưới bằng công nghệ hiện đại đã cho thấy sự năng động nhạy bén trong thiết lập mạng lười với một môi trường kinh doanh tại thành phố hiện đại. Và chúng tôi nhận thấy rằng đối với mối quan hệ yếu, tồn tại những mạng lưới bạn hàng- mạng lưới xã hội khác biệt nhau rất hữu ích trong việc xây dựng hệ thống phân phối. Sau thời gian khó khăn khi khởi nghiệp, việc lưu thông hàng hóa trở nên dễ dàng hơn, các mối hàng tự nảy nở do mạng lưới cung cấp giới thiệu thêm, thậm chí bạn hàng chủ động gọi đặt yêu cầu bán hàng cho: “Đầu tiên thì mình đi kiếm nguồn hàng. Nhưng sau đó thì anh không đi kiếm nữa mà người ta kiếm anh. Khi họ kiếm anh thì rất là dễ còn anh kiếm họ mới khó. Bởi vì họ kiếm mình tức là người ta muốn bán cho mình rồi. Mình đi mua hàng người ta thì người ta không muốn rồi. Bởi vậy rất là khó, mà khi mình muốn bán thì mình phải cạnh tranh.’’ (BBPVS 2, 35 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Cạnh tranh là quy luật tất yếu tồn tại trong sản xuất- kinh doanh, và ở đây có sự khác biệt trong cạnh tranh giữa các mô hình sản xuất- kinh doanh giấy. Đối với mô hình thu mua giấy thì việc tìm nguồn hàng gặp nhiều khó khăn: ‘‘anh đang lấy ở một công ty này giấy là 50 mà anh đi lấy là 47 chẳng hạn, có người
  • 37. vào trả 48 hoặc 49. Nhưng mà gian lận một thời gian người ta phát hiện ra được thì người ta cũng không để cho người đấy, lúc đó dứt khoát người ta sẽ gọi anh.” (BBPVS 4, 27 tuổi, thu mua giấy phế liệu), còn việc tiêu thụ rất dễ dàng vì có thị trường là các công ty sản xuất tiêu thụ nguyên liệu rất lớn. Đối với mô hình sản xuất và trung gian thì việc tìm nơi tiêu thụ lại gặp khó khăn đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ: ‘‘Đầu ra của mình cạnh tranh với thị truờng rất là khó. Công xuất máy móc của mình thì đã cũ chứ không như bây giờ họ lắp ráp máy móc hiện đại, công suất lớn. Vì vậy mà mình sản xuất không đuợc nhiều và chậm. Vốn thì bị ngưng đọng. Đầu ra vẫn rất khó khăn. Đợt tới nếu khó khăn quá thì phải thế chấp nhà.” (BBPVS 9, 51 tuổi, chủ cơ sở sàn xuất giấy). Dù khó khăn ở việc tìm nguồn hàng hay thị trường tiêu thụ nhưng uy tín- một hình thái của vốn xã hội giúp cho những chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy tồn tại và phát triển. 2.2.3- Sử dụng vốn xã hội trong việc tiếp cận thông tin: Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, thông tin trở thành nguồn lực quan trọng của quá trình phát triển, có thể nói người nắm thông tin là nắm giữ một sức mạnh lớn. Trong hoạt động sản xuất- kinh doanh giấy, thông tin rất đa dạng như về giá cả, về phương tiện, địa điểm nhà xưởng, kho bãi đặc biệt là những bí quyết kinh doanh.
  • 38. Bảng 2.2.3.1: Các nguồn cung cấp thông tin của các chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy Giá Phương tiện Địa điểm Bí quyết Bản thân 2 8 4 6 Gia đình 10 5 5 10 Làng xã (người cùng nghề) 10 4 4 6 Công ty/ môi giới 14 3 4 Bạn (khác quê) 3 1 1 2 (Kết quả nghiên cứu của đề tài) Theo bảng 2.2.3.1, nguồn cung cấp thông tin cho các chủ hộ về giá cả, phương tiện, địa điểm nhà xưởng và kho bãi khá đa dạng: gia đình, bạn bè, đồng hương – mối quan hệ mạnh, cho đến nguồn có mối quan hệ yếu hơn như từ công ty hay từ những người môi giới. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, giống sự hỗ trợ xây dựng mạng lưới phân phối- lưu thông hàng hóa, gia đình là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho các chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy cả về giá cả (10 trường hợp), phương tiện (5 trường hợp), địa điểm (10 trường hợp) và bí quyết hành nghề (5 trường hợp). Xếp thứ hai đó là mạng lưới đồng hương cùng làm nghề sản xuất kinh doanh giấy và thứ ba là sự hỗ trợ từ bạn bè khác quê và các công ty (cung cấp hàng hóa/dịch vụ) và dịch vụ môi giới. Không chỉ khác nhau về mức độ hỗ trợ, chúng tôi còn nhận thấy sự khác biệt giữa các nguồn trong từng nội dung thông tin. Theo đó, về giá cả, hầu hết tất cả các chủ hộ sản xuất- kinh doanh đều nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều nguồn với mức độ giúp đỡ gần như nhau: gia đình, người làm cùng nghề cùng quê và các công ty (cung cấp hàng hóa/dịch vụ) và dịch vụ môi giới. Điều này cũng dễ hiểu, vì giá cả hàng hóa (giấy) hiện nay vận hành theo cơ chế thị trường rất công khai và có sự cạnh tranh lành mạnh, khi trao đổi thông tin cho nhau thì lợi ích
  • 39. của tất cả các bên không những vẫn đảm bảo: “công ty nào mà người ta mua giá cao hơn thì khách hàng sẽ đổ về nhiều hơn. Khi người ta thấy kho bãi nhiều hàng quá người ta thì họ giảm giá xuống, hoặc người ta kén chọn giấy. Lúc đó thì mình tìm những đầu ra khác… Anh em cùng làng, cùng xóm cũng chỉ bảo mình. Bởi vì cái đầu ra thì nó không liên quan gì tới kinh tế của người ta cả nên chỗ nào anh em nhập được cao thì nguời ta chỉ bảo cho mình” (BBPVS 7, 31 tuổi, thu mua giấy phế liệu) mà còn tăng sự đoàn kết hữu cơ, gắn bó lâu dài giữa các bên tham gia đặc biệt là các công ty cung cấp hàng hóa/ dịch vụ. Hộp 1: Trách nhiệm cung cấp thông tin về giá của công ty cung cấp hàng hóa/ dịch vụ. (trích BBPVS 1, 32 tuổi, trung gian) H: Những thông tin giá cả trên thị trường, anh và những người cùng nghề, hay mối làm ăn đầu ra, đầu vào có thường xuyên trao đổi thông tin giá cả với nhau không? Đ: Có chứ, cũng hỏi qua hỏi lại giá thị trường, nếu mà giá của người ta xuống thì mình cũng phải xuống theo, giá lên thì mình cũng lên theo chứ không mình sẽ bị mất khách hàng. H: mình phải làm như thế nào mọi người đều phải trao đôỉ thông tin cho nhau? Đ: Khi mình lấy hàng của công ty, thì công ty có trách nhiệm phải thông báo cho mình biết, giá đang chuẩn bị xuống thì mình về làm việc với công ty báo cho người ta xuống giá. H: Vì sao công ty lại phải có trách nhiệm báo xuống giá cho mình biết? Đ: Tại vì công ty lấy hàng nhiều người ta phải nắm được giá cả. Họ thông báo như vậy để cho mình biết đường để đặt hàng với số lượng vừa phải, để mình không phải bù giá. H: Lợi ích hoàn toàn thuộc về mình như vậy công ty đâu có lợi gì đâu mà họ phải báo cho mình? Đ: Tại vì các công ty nhiều khi quen biết làm ăn lâu dài, không thông báo cho mình để mình đặt hàng khoảng chừng chục tấn hàng mà lỗ khoảng 500 đồng là mình lỗ mất 5 triệu, lỡ mình đặt rồi thì công ty bên đầu kia mình đặt mà không xuống giá, mình làm kinh doanh mà phải bù lỗ thì làm sao được, bắt buộc chỗ mình lấy hàng sẽ thông báo là hàng xuống giá để biết đường đặt. Như vậy họ không có hàng chạy thì mình lại mất mối. Ngược lại mình phải nắm bắt thị trường và phải đi tìm hiểu. H: Những thông tin như vậy thì do công ty cung cấp hay những chủ mối? Đ: cả hai bên luôn, tại vì mình là người ở giữa mình buôn bán, người ta không
  • 40. Về phương tiện (phương tiện vận chuyển, phương tiện lao động) và địa điểm kho bãi nhà xưởng, ngoài vốn con người (bản thân) có vai trò quyết định chủ yếu, chúng tôi nhận thấy rằng sự giúp đỡ từ ba nguồn: gia đình, người cùng nghề cùng quê và các công ty cung cấp hàng hóa/ dịch vụ, môi giới có vai trò gần như tương đương. Nguồn hỗ trợ tìm địa điểm xuất phát từ các nguồn có mối quan hệ yếu: “Anh tham khảo người mua bán đất từ trước, có nghĩa là môi giới cò đất, trong quá trình tiếp xúc, có người làm nhà đất thì anh cũng học hỏi nhiều tại mình không chuyên” thậm chí “hỏi người dân xung quanh xem có nhà nào cho thuê không hoặc đi kiếm nhà chỗ nào có bảng cho thuê nhà. Thường thì trên đó sẽ có số điện thoại để mình liên lạc. Mình sẽ gọi hỏi xem giá cả và điều kiện có phù hợp không, phù hợp thì mình thuê” (BBPVS 4, 27 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Đối với lĩnh vực đỏi hỏi chuyên môn kỹ thuật, những chủ hộ sản xuất kinh doanh nhờ cậy đến vốn xã hội- tức có niềm tin đối với mạng lưới có quan hệ yếu khá lớn, đặc biệt là những người làm sản xuất giấy đầu tư máy móc thiết bị: “Mình lại nhờ những người quen biết tìm những người có chuyên môn, kỹ thuật nhất là các trang thiết bị mới để người ta tư vấn thêm, vì mình không biết được hết như những người đi chuyên sâu. Sau khi những người tạm gọi là chuyên gia phân tích thì mình dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm của mình để quyết định. Nếu nhờ hoàn toàn vào các chuyên gia có thể mình bị gạt, vì vậy tất cả chỉ là tham khảo” (BBPVS 10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy). Đặc biệt các thông tin liên quan đến pháp luật, các chủ hộ sản xuất kinh doanh phó thác hoàn toàn cho các mối quan hệ yếu: “Những thông tin liên quan đến pháp luật thì để pháp luật làm. Có hai cách làm, thứ nhất mình tự đi đến, các cơ quan, đến phòng công chứng lo giấy tờ, thủ tục. Theo cách này thì tốn thời gian và công sức đi lại hơn. Cách thứ hai, mình nhờ dịch vụ lo cho mình những giấy tờ liên quan đến thủ tục đó. Cách này, mặc dù mất thêm chi phí nhưng nó nhanh, đỡ mất công đi lại nhiều lần” (BBPVS 10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy). Như vậy ở nội dung thông tin này. Mối quan hệ yếu đã phát huy sức mạnh, hỗ trợ đắc lực cho các chủ hộ sản xuất- kinh doanh.
  • 41. Những bí quyết trong sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng giúp kinh doanh thành công và đem lại lợi nhuận cao. Đối với nội dung này, những mối quan hệ mạnh lại phát huy vai trò của mình. Đó là nguồn cung cấp từ gia đình (10 trường hợp), những người làm nghề cùng quê (6 trường hợp). Thông thường những kinh nghiệm làm nghề, bí quyết rất hiếm khi được chia sẻ và mỗi người có một cách rất riêng trong việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: “việc ai người đó làm chứ không ai chia sẻ cả (các kinh nghiệm, bí quyết kinh doanh), tại mỗi người cách làm ăn khác nhau nên nghĩ cũng khác nhau nên khó mà chỉ nhau lắm” (BBPVS 5, 36 tuổi, trung gian). Đối với người nhà và một số anh em thân thiết nhưng những kinh nghiệm chia sẻ cũng chỉ là những điều rất cơ bản: “thật ra thì trong nghề mình làm thì mình tự rút ra kinh nghiệm, những mánh khoé trong nghề nghiệp thế thôi. Nói thẳng ra thì anh em chỉ biết bảo ban thôi . Công việc của mình thì mình phải tính. Anh em có nói thì chỉ nói được phần nào trong công việc thôi, quan trọng nhất là do mình” (BBPVS 7, 31 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Thậm chí, một số còn rất cẩn thận trong việc bảo mật thông tin: “kinh doanh thì không ai làm như thế (nhờ những người cùng nghề vận chuyển hàng dùm). Vì làm như thế sẽ bị lộ thông tin cho đối thủ khác nó mua hàng. Hàng chở không hết thì mình thuê xe chứ không bao giờ nhờ những đối tượng đó, nếu có chỉ là anh em thân thiết. Chứ người khác vào chở giùm thì sẽ bị lộ, mua bán bây giờ có rất là nhiều bí quyết nghề.” Để giữ uy tín chủ hộ vẫn thực hiện đúng cam kết về thời gian bốc xếp, vận chuyển hàng bằng cách “thuê xe ngoài” mặc dù “chuyến xe đó mình không có lời nhưng hàng mình vẫn lấy được’’ bởi ‘‘làm ăn thì không nói trước được, nó giành nhưng không ra mặt, nó lại bắn qua người nào đó, gây phức tạp ra. Đến giờ anh chưa có trường hợp nhờ vả như vậy kể cả anh em thân thiết.’’ (BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Bởi những ‘‘mánh lới’’ trong làm ăn là những thông tin rất nhạy cảm: gian lận bằng cách chung chi với bên cân, kiểm hàng‘‘chỗ đầu ra thì mình chung chi với bên kiểm hàng. Có thể là giấy của mình chỉ đạt loại 1 thôi thì nó ghi lên cho mình là đặc biệt. Đó là 1 cái, cái thứ hai giấy của mình như thế này mình trộn với giấy xấu hơn chẳng hạn, nó vẫn thành giá của giấy đẹp... mình làm sao
  • 42. vẫn mua được, có thể là mình mua 1 nghìn, vẫn có thể bán được 1 nghìn. Mánh là ở chỗ mình chung chi với người cân- người bán cho mình. Có thể là 1,2 tấn người ta ghi là 1 tấn, thì mình 50%, người ta 50% chỗ 200 kg đó” (BBPVS 7, 31 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Nếu những thông tin này được chia sẻ thì sẽ tạo ra những rủi ro cho cả bên đi thu mua và bên bạn hàng, ảnh hưởng lớn đến uy tín và lợi nhuận thu được. Vì vậy, có những người thuê lao động không quen biết trước với mục đích bảo mật các thông tin khi trao đổi với bạn hàng: “mình phải luôn luôn giữ 1 cái khoảng cách không được tiếp cận với mình trong lúc mình tính toán cái gì đó như trả tiền hay thương lượng giá cả, chứ người ở quê mà mình bảo đuổi nó ra đâu có được, còn người ngoài thì mình bảo rằng bây giờ 2 thằng ra chỗ kia chẳng hạn, để anh vào anh làm việc thì nó người ngoài nó phải nghe. Còn người quê thì nhiều khi nó hay để ý. Trong cái hợp đồng thí dụ như mình không cần để ý đến công việc của người khác, anh vi phạm thì anh bị kỷ luật hay cái gì đó. Giữa người cùng quê và người ngoài nó khác nhau cái chỗ đó, người cùng quê nó gần gũi mình quá nó hay để ý, không có được’’ (BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Điều này chúng ta có thể giải thích theo lý thuyết sự lựa chọn hợp lý. Các lý thuyết gia của lý thuyết này cho rằng chính giá trị lợi ích, phần thưởng mà mỗi cá nhân đạt được sẽ quyết định hành động của họ. Khi chia sẻ những thông tin này, người nhận tin phải là người được người truyền tin tin tưởng và tạo một sự tín nhiệm áp đặt rằng họ sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người truyền tin: “Mình tạo được mạng lưới phân phối khi còn làm thuê cho người khác, nhưng lúc làm cho chủ cũ mình mua loại giấy khác, lúc ra nghề mình mua loại giấy khác. Hai người không có cạnh tranh nguồn hàng của nhau... Bây giờ làm ăn thì cái thứ nhất là nó quen biết là một, thứ hai là tiền dạng như thế chân’’ (BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Như vậy, dựa vào nội dung thông tin mà các nguồn cung cấp tin có vai trò khác nhau trong việc hỗ trợ các chủ hộ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở của sự khác biệt này xuất phát từ yếu tố lòng tin, giá trị được hấp thu (hỗ
  • 43. trợ từ gia đình, đồng hương), sức mạnh của mối quan hệ yếu (công ty/ môi giới) trong từng nội dung thông tin và lợi ích mà các bên đạt được. 2.2.4- Sử dụng vốn xã hội trong việc tuyển dụng lao động: Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Bảng 2.2.4.1: Nguồn gốc xuất cư của lao động Lao động Gia đình 9 Làng xã 9 Vùng miền (bạn, người quen giới thiệu) 7 Môi giới 2 (Kết quả nghiên cứu của đề tài) Lao động có nguồn gốc xuất thân khá đa dạng với những mối quan hệ mạnh yếu khác nhau: gia đình, người cùng làng, người ở vùng miền khác nhau và tuyển dụng lao động qua các công ty môi giới. Do nhu cầu công việc không đòi hỏi trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề, hầu hết các ông chủ cần sức khỏe, nhiệt tình với công việc và đặc biệt là lòng trung thành và sự chân thật từ lao động. Vì vậy, phần lớn các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy tuyển dụng lao động xuất thân từ gia đình và làng xã.
  • 44. Hành động này xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, nó xuất phát từ chuẩn mực/ giá trị hấp thu giúp đỡ anh em, bà con cùng gia đình có được công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho họ “anh em ruột thịt, cùng làng, cùng xóm chơi thân thiết: bảo ban nhau làm ăn cho khá dần lên, anh em đỡ khổ- thì những cái đấy nó thuộc về quy luật” (BBPVS 7, 31 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Thứ hai, lao động có mối quan hệ mạnh gia tăng lợi ích cho chủ sản xuất- kinh doanh: giảm thiểu những rủi ro trong thất thoát tài sản “đa số lao động xuất thân cùng quê và khác quê do bạn bè anh giới thiệu. Với anh không quan trọng họ hàng hay cùng quê khác quê mà chủ yếu là bản chất sống của con người, nhưng phải có thời gian mình mới biết được họ. Bởi vì anh không quản lý hết được tài sản của mình được. Ví dụ anh đi lấy hàng về thì đổ ra chứ không cân lại vì vậy cái đó rất quan trọng, nó là nhạy cảm, vì mình sống làm sao mà họ không lấy của mình. Sống thân thiết với nhau như anh em một nhà. Vì nhà có 3 xe làm xe một mình mà ngồi trên 3 chiếc xe được’’ (BBPVS 2, 35 tuổi, thu mua giấy phế liệu) ; và tăng hiệu suất sử dụng lao động “ở cùng nhà nhưng mà đùng 1 cái trời mưa thì nó cùng mình ra kéo áo mưa. Thế nhưng mà có một cú điện thoại người ta gọi sáng mai phải đi sớm thì nó lại dậy sớm đi với mình nếu mà người ta không ăn ở cùng mình ở chỗ khác nó có 1 cái dở, có 1 cái dở mình gọi nó có khi nó không đến được nhưng mà có trường hợp là ăn ở cùng nhà ấy là tiện nhất người cùng quê và con cháu” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Đó chính là lý do khiến họ chấp nhận tăng chi phí, tăng trách nhiệm trong việc quản lý lao động “Những anh em mà cùng quê hay không cùng quê với mình đã làm với mình, đã ở với mình là ốm đau, tiền thuốc men là phải lo hết. Tiền tàu xe về mình cũng phải lo. Lo hết đó vì mình không có bảo hiểm mà. Mình làm ăn nhỏ lẻ mà. Thay vì vậy, ốm đau hay thế nào là mình bỏ tiền cho anh em. Mình không đi lấy thuốc được thì phải đưa tiền đi lấy” (BBPVS 3, 32 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Khi lao động từ gia đình và cùng quê không đáp ứng đủ nhu cầu: “Bác muốn chọn lao động ở cùng quê hương, người nhà nhưng ở quê bây giờ công ty mở ra nhiều nên bố mẹ chúng không cho đi” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy
  • 45. phế liệu), mạng lưới lao động từ vùng miền khác được tuyển dụng thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Tuy nhiên, một số rất ít (2 trường hợp) tuyển dụng lao động thông qua các công ty môi giới- giới thiệu việc làm. Điều này phản ánh một mặt khác của vốn xã hội- sợ mất lòng do mối quan hệ đan xen giữa làm ăn kinh tế và mối quan hệ tình cảm đồng hương: “Qua sơ tuyển chứ mình không có quan hệ gì hết, còn những người cùng quê thì mình tuyển qua công ty, anh nhờ công ty môi giới, anh tuyển qua hồ sơ... Anh nghĩ là ở quê lực lượng lao động cũng có, lao động cũng chịu cực được nhưng mình tránh sự xích mích làm mất lòng ảnh hưởng dưới quê. Mình thuê người ngoài không được thì mình đuổi, mình tìm người khác. Ở quê anh nói em giờ em mà làm sơ ý, mình không muốn mình la rầy cho nó nghỉ ảnh hưởng lắm. Người ngoài thì mình thẳng tay luôn, làm được thì mình giữ, không được thì nghỉ’’ (BBPVS 12, 41 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Như vậy, dù lao động có nguồn gốc xuất cư khác nhau nhưng sự tin tưởng, lòng trung thành- một hình thái vốn xã hội là tiêu chí chung, hàng đầu khiến các chủ hộ sản xuất- kinh doanh giấy quyết định tuyển dụng họ. Đối với những lao động có mối quan hệ mạnh thì họ có ưu thế hơn nhờ vốn xã hội dưới dạng biểu hiện những chuẩn mực xã hội/giá trị được hấp thu từ cả hai phía nhà tuyển dụng và người lao động: giúp đỡ anh em, gắn bó với bà con, làng xóm. Tất cả các chủ hộ sản xuất kinh doanh giấy đều nhận thức rõ được vai trò của người lao động mặc dù đó là những lao động phổ thông dễ tuyển dụng nhưng khó tạo niềm tin trong thời gian đầu: “Mình đối xử với người ta tốt, hai nữa là mình phải nắm bắt rõ tính nết người ta mình mới dám thuê. Mình không có người ta làm cho mình thì mình cũng kẹt. Có người ta mới có mình mà có mình mới có người ta ... công việc trôi chảy rất là cần người, đặc biệt là người có kinh nghiệm” (BBPVS 3, 32 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Vì vậy, tùy thuộc vào quy mô và lợi nhuận của từng cơ sở, các ông chủ có một chế độ đãi ngộ để tạo sự gắn bó, lòng trung thành của người lao động, gia tăng vốn xã hội giữa chủ và thợ: “Nguời ta đã làm cho mình tốt thì đi đâu cũng
  • 46. làm tốt… Thời điểm lấy vợ rồi vào hai mươi mấy, ba mươi. Trước 30 người ta vẫn đi làm và mình trả lương tương đối, mức lương đáp ứng với nhu cầu người ta thì người ta mới ở với mình được. Làm lâu cho mình phải có ưu đãi hơn chẳng hạn. Phải tăng lương cho người ta, đáp ứng cuộc sống cho người ta, xã hội mà, không trả cao quá, không trả thấp quá sao cho cân xứng với sức lao động người ta bỏ cho mình. Đối xử với người ta tốt thì không ai bỏ mình.” (BBPVS 3, 32 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Ngoài việc chăm lo về kinh tế, các ông chủ còn chăm lo đền đời sống tinh thần của họ: “Ngoài việc trả lương và thưởng phân loại theo khả năng và hiệu quả công việc thì có thể mình tổ chức cho anh em đi nghỉ mát bao trọn gói hoặc một nửa tùy theo lợi nhuận của từng năm để động viên anh em làm việc và tạo tinh thần đoàn kết gắn bó giữa những người lao động với nhau. Khi anh em gặp khó khăn có thể mình hỗ trợ giúp đỡ thêm. Ở công ty mình xuống xưởng sản xuất chỉ nói chuyện công việc, nhưng khi anh em ghé nhà có thể tết nhất hay dịp gì đó thì mình nói chuyện cách khác, đề tài khác quan tâm đến người ta hơn. Như vậy vừa tạo hiệu quả công việc, vừa tạo sự gắn kết tình cảm” (BBPVS 10, 67 tuổi, giám đốc nhà máy giấy). Tiểu kết Vốn xã hội được các chủ hộ sử dụng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh giấy từ việc quyết định làm nghề, xây dựng mạng lưới phân phối, chia sẻ thông tin và sử dụng lao động. Mối quan hệ mạnh/ yếu theo phạm vi mối quan hệ và đặc biệt là giá trị lợi ích mà các chủ hộ đạt được là yếu tố quyết định hành vi của họ.
  • 47. Hình 615 : Tính chất của vốn xã hội theo phạm vi Theo mô hình trên, chúng ta nhận thấy rằng vốn xã hội cụ thể là lòng tin- hạt nhân của loại vốn này, đạt mức độ cao trong phạm vi gia đình, gia tộc, làng và sẽ giảm dần từ phạm vi vùng/miền và tổ quốc. Trên thực tế, đa số các nước đang phát triển rất giàu vốn xã hội tồn tại dưới những nhóm người có cùng huyết thống, cùng địa bàn sinh sống (làng xã). Và những người sản xuất- kinh doanh giấy di cư từ làng Sét nằm trong mô hình này. Mạng lưới sản xuất kinh doanh giấy của những người di cư từ làng Sét (NĐ) đến TP.HCM xuất hiện mô hình hợp tác xã hỗ trợ nhau về vốn, phương tiện, lao động trong ngắn hạn: “người ta bảo mai cúng xe, dọn dẹp tổng kết cuối tháng,… nếu mình làm không kịp mình sẽ huy động con cháu để giữ uy tín với người ta, con cháu đến nó mua nó bán có công có lời chứ không phải giúp không công cho mình, mình làm không hết để con cháu nó làm nó ăn. Ngược lại, con cháu nó báo bác ơi giúp dùm cháu để giữ mối thì mình lấy cái xe đó bán có lời... Tóm lại, cháu chỉ nghĩ đến câu là buôn là có bạn đi bán phải có phường mà không có phường thì đi bán không được cái gì.” (BBPVS 14, 51 tuổi, thu mua giấy phế liệu). Sự tương trợ có thể được hình thành từ mô hình đổi công trong sản xuất nông nghiệp của nông dân Đồng Bằng Bắc Bộ mà những người di cư 15 Xem: Hà Trọng Nghĩa, tiểu luận cao học, 2007-2010 Gia đình Gia tộc Làng Vùng Tổ Quốc VXH Thói lề, truyền thống
  • 48. này đã quen thuộc khi còn ở quê. Và đây không phải là trường hợp cá biệt về vốn xã hội, ở nước ta từ rất xa xưa đã có rất nhiều mô hình tương trợ nhau. Hộp 216 : Các mô hình phường/ hội- một hình thức của vốn xã hội ở nước ta Theo tôi, trong xã hội truyền thống của chúng ta, vốn xã hội khá phong phú. Có rất nhiều ví dụ. Chi thử xin nêu hai ví dụ. Thăng Long – Hà Nội là một Hà Nội 36 phố phường. Các "phường" của Hà Nội là gì? Đó là những hiệp hội ngành nghề từ các làng nghề hội tụ lên Thăng Long, kết với nhau một cách tự nguyên, tự tạo thành những mạng lưới hàng ngang, dựa vào sự hộ trợ trên cơ sở tin cẩn với nhau mà cùng nhau làm ăn, tạo nên sức cạnh tranh, phát triển ... Những phường hội đó là hoàn toàn phi Nhà nước, và hiệu quả thì rất lớn, như ta đều biết. Hội An ở Quảng Nam có thể là ví dụ thứ hai. Điều đặc biệt là vốn xã hội mà đô thị thương cảng Hội An từng tạo được trong quá khứ cách đây mấy trăm năm, thì đến nay vẫn còn, có mất đi một thời gian, những năm gần đây đã được khôi phục lại, và đang phát huy hiệu quả rất tốt. Chỉ xin nói chẳng hạn nghề may ở đây hiện nay. Chắc nhiều người đều biết là Hội An hiện nay có lẽ là nơi duy nhất ta có thể đặt may một bộ côm-lê, "xuýt mơ-duya" hẳn hoi, chỉ trong ba tiếng đồng hồ, không phải một bộ mà thậm chí có thể hàng chục hay hàng trăm bộ một lúc, nhiều người nước ngoài đã làm như vậy để đóng thùng gửi về phương Tây. Đây là điều hoàn toàn do dân Hội An – chắc là do nhớ lại kinh nhgiệm của cha ông mấy thế kỷ trước - tự nghĩ ra, tự kết hợp với nhau và tổ chức lấy, tự dệt thành một mạng lưới nghề may dày đặc, không ồn ào mà hết sức sinh động, linh hoạt, đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả. Xin tiết lộ: dân nội thị Hội An trong khoảng chuc năm qua đã giàu lên rất nhiều, thậm chí có hộ, theo người có trách nhiệm ở đấy cho biết, mươi năm trước chưa hề có gì trong tay, nay đã đủ sức đầu tư xây dựng chẳng hạn một khách sạn cỡ năm sao như khách sạn Victoria đang có ở bờ biển Hội An... Rõ ràng dân Hội An đã tạo nên được một vốn xã hội rất mạnh. Có lẽ đây là một trong những ví dụ hùng hồn nhất về chủ đề ta đang muốn bàn ở đây. 16 Xem: Nguyên Ngọc, Hộp vuông và khối tròn. Chiều thẳng đứng và chiều ngang, tạp chí Tia sáng ngày 19/07/2006 (http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=1827&CategoryID=16)