SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 102
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
-  - 
PHÙNG ANH ĐỨC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2015
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
-  - 
PHÙNG ANH ĐỨC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
Ở TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM VĂN SƠN
HÀ NỘI - 2015
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Chính trị quốc gia CTQG
Hà Nội HN
Nhà xuất bản NXB
Uỷ ban nhân dân UBND
Kinh tế trang trại KTTT
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH ĐỒNG NAI 10
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai 10
1.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai
trong những năm qua 31
Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH ĐỒNG
NAI TRONG THỜI GIAN TỚI 57
2.1. Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh
Đồng Nai trong thời gian tới 57
2.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở
tỉnh Đồng Nai trong những năm tới 66
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 87
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trang trại - một loại hình sản xuất nông nghiệp xuất hiện sớm trong
lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, kinh tế trang trại cũng được
hình thành và trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nhưng kinh tế
trang trại chỉ thật sự trở thành loại hình sản xuất chủ chốt và có vị trí quan
trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là từ khi Đảng ta chủ trương thực
hiện đường lối đổi mới đất nước.
Kinh tế trang trại có vai trò rất quan trọng trong khai thác có hiệu quả
đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp
bền vững; đồng thời tạo thêm việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu
đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân công lại lao động ở nông thôn, thúc đẩy
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thực
tế đó khẳng định tính ưu việt vượt trội của kinh tế trang trại - một hình thức tổ
chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta.
Tỉnh Đồng Nai một trong các tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam bộ. Về
địa giới, Đồng Nai giáp tỉnh Bình Thuận ở phía đông, Lâm Đồng về phía
Đông bắc; phía Tây bắc giáp Bình Phước, tây giáp Bình Dương, Tây nam
giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu. Là địa bàn
cửa ngõ phía Bắc của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, do đó Đồng Nai có
lợi thế để mở rộng giao lưu hợp tác và phát triển với các tỉnh trong khu vực và
cả nước. Đồng Nai là địa phương có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế nông nghiệp và kinh tế trang trại của Tỉnh, nhất là khu vực nông thôn, với
nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách thiết thực tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển KTTT ở Tỉnh.
4
Tuy nhiên, trong thời gian qua kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai phát
triển còn mang tính tự phát, chưa bền vững, những kết quả đạt được trong
phát triển KTTT chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Điều này do
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ nhận thức về vị trí, vai trò
của kinh tế trang trại đến việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn làm
căn cứ cho việc xác định và triển khai các giải pháp phát triển kinh tế trang
trại của tỉnh Đồng Nai cũng còn tồn tại những hạn chế, bất cập.
Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực
tiễn về phát triển kinh tế trang trại làm căn cứ để xác định các quan điểm và
giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai
đáp ứng yêu cầu đặt ra là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực
tiễn. Với lý do đó, tác giải lựa chọn vấn đề “Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh
Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng
trong góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước nói chung, phát triển
nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa. Bởi vậy, đã có nhiều tài
liệu, công trình nghiên cứu đề cập đến kinh tế trang trại và phát triển kinh tế
trang trại ở các khía cạnh khác nhau. Trong đó, đáng chú ý một số tài liệu,
công trình tiêu biểu sau:
Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu chung về nông
nghiệp – nông dân – nông thôn Việt Nam từ thời kỳ đổi mới, bao gồm: Nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002) của tác giải
Nguyễn Sinh Cúc; Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay của tác
Trần Thị Minh Châu, xuất bản năm 2007; Nông dân làm giàu của Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam, xuất bản năm 2010; Chính sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay của tác giả Đoàn Xuân Thủy, xuất bản
5
năm 2011; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng
kinh tế mới giai đoạn 2011 – 2020 của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên xuất
bản năm 2012... Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khảo sát đánh giá thực trạng bằng
phương pháp khoa học kết hợp định lượng và định tính, các tác giả đã luận giải
các vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có
kinh tế trang trại, từ đó đề ra những định hướng và giải pháp cho phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn nói chung, kinh tế trang trại ở Việt Nam nói riêng.
Tiếp đến là các công trình nghiên cứu có tính chất chuyên khảo về kinh
tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam như:
Tư liệu về kinh tế trang trại do Trần Văn Các chủ biên, năm 2000. Đây
được coi là tác phẩm chuyên khảo đầu tiên đề cập một cách tương đối hoàn
chỉnh về kinh tế trang trại Việt Nam. Tác phẩm được trình bày dưới dạng kỷ
yếu, trong đó tổng hợp có hệ thống các chủ trương, chính sách định hướng
của Đảng, Nhà nước qua 141 bài nghiên cứu, báo cáo của các nhà nghiên cứu
và quản lý kinh tế về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta.
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình
Hương, Nxb CTQG, Hà Nội. 2000. Trong đó, tác giả đã phân tích và đánh giá
những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Việt
Nam dưới góc độ kinh tế ngành, đồng thời đưa ra những giải pháp mang tầm
vĩ mô nhằm chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại nước ta trong thời gian tới.
Làm giàu bằng kinh tế trang trại – mô hình kinh tế trang trại trẻ
của Trần Kiên và Phúc Kỳ, Nxb Thanh niên, năm 200l. Trong công trình
nghiên cứu của mình, các tác giả đã đưa ra quan điểm riêng về kinh tế
trang trại cùng con đường, cách thức, biện pháp để làm giàu bằng kinh tế
trang trại và phát triển kinh tế trang trại trong tình hình mới.
6
Kinh tế trang trại với xóa đói giảm nghèo của tác giả Ngô Đức Cát, ấn
hành năm 2004. Thông qua khảo sát thực trạng, quy mô của kinh tế trang trại và
tìm hiểu các nguyên nhân khách quan về kinh tế - xã hội, năng lực và điều kiện
chủ quan của các hộ nông dân, tác giả đã phân tích mối quan hệ qua lại giữa tình
trạng đói nghèo với sự phát triển kinh tế trang trại và đi đến khẳng định: vai trò
của kinh tế trang trại không chỉ tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn mà còn
có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Kinh tế trang trại ở Việt Nam phân tích từ góc độ địa lý kinh tế và
sinh thái, năm 2009 của tác giả Nguyễn Viết Thịnh. Với phương pháp tiếp
cận mới, phân tích sự phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở so sánh với nguồn
lực về đất đai, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, sinh thái của Việt Nam, tác giả
đã đưa ra những số liệu, luận chứng về thành tựu và những tồn tại trong phát
triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một giải pháp một
số chính sách, giải pháp về kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy loại hình kinh tế
này phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, do sản xuất nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói
riêng ở mỗi vùng, tiểu vùng, các địa phương có sự khác biệt về điều kiện tự
nhiên và kinh tế - xã hội, nên cũng có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, ngoài
các công trình với không gian nghiên cứu chung trên phạm vi cả nước, còn có
các đề tài, bài viết nghiên cứu về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang
trại trong phạm vi vùng hoặc địa phương, như:
Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ Kinh tế trang trại miền Đông Nam bộ -
thực trang và xu hướng phát triển đến năm 2005 của Phân viện Thành phố Hồ
Chí Minh – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh công bố năm 1999. Kỷ
yếu tập hợp 16 bài viết của các học giả trong nước liên quan đến vấn đề lý
luận, quá trình hình thành và thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở miền
Đông Nam bộ. Trên cơ sở đánh giá các nguyên nhân khách quan, chủ quan,
7
những yếu tố tác động về kinh tế - xã hội, các tác giả đề cập xu hướng phát
triển kinh tế trang trại ở miền Đông Nam bộ trong giai đoạn 2000-2005.
Đáng lưu ý, với ý nghĩa khoa học và thời sự của kinh tế trang trại nên
đã có khá nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế
chính trị, kinh tế nông nghiệp, địa lý học, lịch sử,… chọn phát triển kinh tế
trang trại của một địa phương làm đề tài nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến số
lượng đáng kể các luận văn nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển
kinh tế trang trạng trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Gia Lai, Bình
Thuận, Hưng Yên,…Trong đó, nghiên cứu về kinh tế trang trại Đồng Nai có:
Ngô Thị Bích Thuận Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc
độ địa lý kinh tế - xã hội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học, năm
2010. Trong luận văn, cùng với việc phân tích thực trạng trên cơ sở các
phương pháp nghiên cứu của ngành Địa lý học, tác giả đã đánh giá các nhân
tố (chủ yếu là các nhân tố kinh tế - xã hội liên quan đến đất đai, điều kiện tự
nhiên) tác động đến hiệu quả sản xuất của một số loại hình trang trại chủ yếu
tại tỉnh Đồng Nai. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị trong việc hoạch định các
chính sách nhằm phát huy tốt các nguồn lực về địa lý, điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Nai.
Ngoài ra, còn một số bài báo viết về sự phát triển, kết quả kinh
doanh, những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của các loại
hình trang trại trồng cây ăn quả, trang trại chăn nuôi… ở Đồng Nai, tiêu
biểu như: Đồng Nai - kinh tế trang trại đang khởi sắc của Trung tâm tin
học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đăng trên báo Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp, số tháng 2 năm 2008; Vấn đề tích tụ đất làm trang trại
của tác giả Nguyễn Thương trên Báo Đồng Nai năm 2008; Kinh tế trang
trại: Mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở Xuân Lộc (2014) trên trang
web điện tử tỉnh Đồng Nai v.v…
8
Qua các thống kê trên cho thấy, các công trình nghiên cứu về kinh tế
trang trại Việt Nam khá phong phú với các cấp độ và hướng tiếp cận khác
nhau. Các công trình đã nêu ra và đều mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận
và thực tiễn của kinh tế trang trại để tìm ra hướng đi, đề xuất những giải pháp
nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để phát huy vai trò của kinh tế
trang trại trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn của đất nước nói chung trên phạm vi từng địa phương nói riêng. Tuy
nhiên, kinh tế trang trại ở Đồng Nai – một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ,
giàu tiềm năng cho phát triển kinh tế trang trại và thực tế đã, đang là một
trong những địa phương có sự phát triển mạnh của kinh tế trang trại, nhưng
cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại
ở tỉnh Đồng Nai dưới góc độ kinh tế chính trị.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế trang trại, luận
văn đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh
tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ
- Làm rõ quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế trang trại.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh
Đồng Nai thời gian qua.
- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển
kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại.
9
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai. Phạm vi
khảo sát đánh giá thực trạng được thực hiện chủ yếu từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp; đường lối, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam và kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học về
kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại là cơ sở lý luận của đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị
Mác – Lênin (trừu tượng hóa khoa học) và các phương pháp khác như: kết
hợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và phương
pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
kinh tế trang trại nói chung, kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai nói riêng. Qua đó,
góp phần cung cấp thêm cứ liệu khoa học có ý nghĩa tham khảo và khuyến
nghị với Đảng bộ, chính quyền và các ban, ngành tỉnh Đồng Nai trong xác
định chủ trương, chính sách và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại .
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học
tập môn kinh tế chính trị ở các trường đại học, cao đẳng.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm: Mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận; danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai
1.1.1. Quan niệm, vai trò và các loại hình kinh tế trang trại
* Quan niệm về trang trại và kinh tế trang trại
Quan niệm về trang trại
Trang trại là thuật ngữ gắn liền với hình thức sản xuất nông nghiệp tập
trung trên một diện tích đủ lớn với quy mô gia đình là chủ yếu để tạo ra sản
phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị
trường. Trang trại ngày nay có nhiều mặt cùng tồn tại: Về mặt kinh tế, nói lên
các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm hàng
hoá đem lại thu nhập cao và nhiều lợi nhuận; về mặt xã hội, trang trại là một
tổ chức cơ sở của xã hội, quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại, giữa
chủ trang trại và người làm thuê là đan xen nhau; về mặt môi trường, trang
trại có mối quan hệ thể hiện trên nhiều mặt rất đa dạng và gắn bó chặt chẽ với
nhau, đồng thời có tác động qua lại nhiều mặt, nhiều chiều của hệ kinh tế sinh
thái - nhân văn trong vùng. Trên thực tế người ta thường chú ý về mặt kinh tế
của trang trại nhiều hơn mặt xã hội và môi trường. Điều này cũng dễ hiểu vì
kinh tế là nội dung cơ bản, là cốt lõi của trang trại.
Từ những vấn đề trên có thể hiểu: Trang trại là một hình thức tổ chức
sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc
lập; sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập
trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ
thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù
hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường.
11
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng các hình thức tổ chức sản xuất tập trung
trong nông nghiệp dựa trên sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể như các nông,
lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp không thuộc
khái niệm trang trại.
Quan niệm về kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại, một hình thức tổ chức sản xuất đã xuất hiện từ thời
phong kiến trong lịch sử phát triển của nhân loại, dưới dạng các điền trang,
thái ấp ở châu Á hay lãnh địa của các lãnh chúa châu Âu. Do sự khác nhau về
qui mô, hình thức tổ chức và tính chất sở hữu, quan niệm về kinh tế trang trại
vẫn còn hạn chế, thậm chí tồn tại những cách hiểu đánh đồng kinh tế trang
trại với kinh tế hộ; hay kinh tế trang trại là hình thực sản xuất đơn thuần trong
lĩnh vực nông nghiệp. Quan niệm hạn chế về kinh tế trang trại biểu hiện cụ
thể trong sử dụng các thuật ngữ “farm” (tiếng Anh), “ferme” (tiếng Pháp)
hoặc “Oepma” (tiếng Nga),… để chỉ trang trại, với cách hiểu chung là cơ sở
sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân.
Từ các công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại cho thấy, đây là loại
hình sản xuất chuyển từ tự túc khép kín của hộ tiểu nông vươn lên sản xuất hàng
hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với kinh tế thị trường cạnh
tranh; sự hình thành kinh tế trang trại gắn liền với quá trình thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; mô hình kinh tế trang trại được coi là phù
hợp và đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Vai trò của kinh tế trang trại
được K. Marx nêu rõ qua trường hợp phát triển nông nghiệp của nước Anh. Ông
cho rằng, sự phát triển thuận lợi của các hình thức sản xuất nông nghiệp ở nước
Anh không phải là do các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại
gia đình. Từ quan điểm đó, K. Marx khái quát đặc trưng của kinh tế trang trại:
“người chủ trang trại sau mỗi vụ sản xuất bán toàn bộ sản phẩm làm ra và mua
vào tất cả các vật tư cần thiết kể cả thóc giống”.[41, tr.9]
12
Qua quá trình thực tế, quan điểm về kinh tế trang trại được phát triển
đầy đủ thêm ở các nước phát triển như Mỹ, Anh và một số nước châu Á (Đài
Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…). Họ quan niệm “trang trại là loại hình sản xuất
nông – lâm - ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản
xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nông sản
hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh
tranh”[40, tr.9].
Ở Việt Nam, cũng đồng nhất với các quan niệm trên, các nhà nghiên
cứu đưa ra nhiều khái niệm về kinh tế trang trại. Theo tác giả Lê Trọng “kinh
tế trang trại bao gồm kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại là hình thức tổ chức
kinh tế cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp xã hội, bao gồm một số người lao
động nhất định, được các chủ trang trại trang bị những tư liệu sản xuất nhất
định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị
trường có sự bảo hộ của Nhà nước” [12, tr.244]. Tác giả Trần Hữu Quan cho
rằng “trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao động và
đất đai của gia đình là chủ yếu có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh
doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có chức năng là sản xuất
nông sản hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình và đáp ứng nhu
cầu cho xã hội” [12, tr.244]. Viện Kinh tế Nông nghiệp quan niệm “trang trại
là một loại hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa của hộ. Do một người làm
chủ có khả năng đón nhận những cơ hội thuận lợi từ huy động thêm nguồn
vốn và lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất thích
hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu thị
trường nhằm thu lợi nhuận cao” [14].
Như vậy, mặc dù diễn đạt có sự khác nhau, song nhìn chung quan niệm
về kinh tế trang trại là khá đồng nhất về các đặc trưng cơ bản của loại hình kinh
tế này. Các khái niệm đều xác định, kinh tế trang trại là một trong những hình
13
thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Kinh tế trang trại là một cấp độ
trong quá trình phát triển của kinh tế hộ từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất
hàng hóa nên về cơ bản dựa trên nền tảng kinh tế hộ nhưng khác hẳn về chất so
với kinh tế hộ. Sự phát triển của kinh tế trang trại là hoạt động tái sản xuất mở
rộng theo chiều sâu bởi yếu tố đầu tư vốn, khoa học kĩ thuật công nghệ và năng
lực quản lý sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường.
Trên cơ sở các quan niệm và thực tế phát triển kinh tế trang trại ở nước
ta, năm 2000, Chính phủ ban hành nghị quyết về kinh tế trang trại, đã thống
nhất nhận thức: “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa
trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng
quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông,
lâm, thuỷ sản”[17].
Từ những nội dung trên có thể quan niệm: KTTT là một phạm trù kinh
tế, chỉ một loại hình kinh tế hàng hóa trong nông, lâm, ngư nghiệp; phản ánh
tổng hợp các mối quan hệ trong quá trình tổ chức lại sản xuất, phân công lại
lao động của những hộ nông dân từ sản xuất tự cấp, tự túc, phân tán nhỏ lẻ
sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; đó là quá trình khai thác, sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp
ứng nhu cầu thị trường nhằm cải thiện, nâng cao đời sống người nông dân.
Từ nhận thức trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng
cục Thống kê đã đưa ra các tiêu chí để một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại:
Một là, giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân từ 40 triệu
đồng/năm đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung) và từ 50 triệu
đồng/năm với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên;
Hai là, qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế
nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. Cụ thể:
14
“Đối với trang trại trồng trọt:
Trồng cây hàng năm có từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên
hải miền Trung; từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
Trang trại trồng cây lâu năm: Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc
và Duyên hải miền Trung; từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây
Nguyên. Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên.
Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
Đối với trang trại chăn nuôi:
Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,... : Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường
xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,…: Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối
với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có
thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa) dê thịt từ 200 con trở lên.
Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng,... có thường xuyên từ 2000
con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ
sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1
ha trở lên).
Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính
chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và
thuỷ hải sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa (tiêu chí 1)” [8].
Đến năm 2011, nhằm phù hợp với sự phát triển của sản xuất kinh tế
trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có sự điều chỉnh tiêu chí
kinh tế trang trại. Theo đó, đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản
xuất tổng hợp phải đạt: thứ nhất, có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu là
3,1 ha đối với vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và 2,1 ha đối
với các tỉnh còn lại. Thứ hai, giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu
15
đồng/năm. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ
1.000 triệu đồng/năm trở lên. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện
tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu
đồng/năm trở lên. [9]
Từ quan niệm cho thấy các đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại, gồm:
Thứ nhất, trang trại là một trong hình thức tổ chức sản xuất cụ thể của
nông, lâm nghiệp. Ngoài trang trại, trong nông nghiệp còn rất nhiều hình thức
tổ chức sản xuất như hộ nông dân, các nông trường quốc doanh, các hợp tác
xã nông nghiệp, các liên doanh sản xuất...
Thứ hai, trang trại là đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản),
kết hợp với hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hóa đáp ứng
nhu cầu của xã hội và thích ứng với thị trường.
Thứ tư, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của
chủ thể độc lập. Trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, từ lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kĩ thuật và công
nghệ... đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm....
Thứ năm, chủ trang trại là người có ý chí và có năng lực tổ chức quản
lý, có kinh nghiệm, kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp
và thường là người trực tiếp quản lý trang trại.
Thứ sáu, tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại
có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng tiến bộ kĩ thuật và thường xuyên
tiếp cận thị trường.
Các đặc trưng của kinh tế trang trại cũng được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và Tổng cục Thống kế Việt Nam xác định tại Thông tư liên tịch số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000: “Mục đích sản xuất của trang trại là
16
sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với qui mô lớn. Mức độ tập trung hóa và
chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của
nông hộ, thể hiện ở qui mô sản xuất như: đất đai, số lượng gia súc, lao động, giá
trị nông lâm thủy sản hàng hóa. Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực
tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiếp nhận chuyển
giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên
ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ”[7, tr.1].
* Các loại hình kinh tế trang trại
Thực tế phát triển hiện nay đã xuất hiện nhiều loại hình kinh tế trang trại
vượt ra khỏi quy mô hộ gia đình, cũng như có những mô hình kinh tế trang trại
ngoài nông nghiệp. Cụ thể, dựa vào qui mô, hình thức tổ chức và tính chất sở
hữu, người ta đã phân loại kinh tế trang trại thành nhiều loại hình khác nhau.
Thứ nhất, dựa vào quy mô sản xuất, có trang trại quy mô nhỏ, quy mô
vừa và quy mô lớn.
Thứ hai, theo cơ cấu thu nhập, có hai loại hình trang trại: Trang trại
thuần nông là những trang trại có cơ cấu thu nhập dựa hoàn toàn hoặc phần
lớn vào sản xuất nông nghiệp và trang trại ngoài nông nghiệp là những trang
trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp.
Thứ ba, theo cơ cấu sản xuất, có trang trại kinh doanh tổng hợp, kết
hợp nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như ở các nước châu Á, kết hợp
nông nghiệp với lâm nghiệp như các nước Bắc Âu; và trang trại chuyên
môn hóa, như ở các nước có nông nghiệp phát triển đến trình độ cao (Mỹ,
Canada,…), tập trung sản xuất nông sản hay lâm sản làm nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến.
Thứ tư, theo hình thức tổ chức quản lý bao gồm các loại hình trang trại:
Trang trại gia đình là kiểu trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do
người chủ hộ hay một người thay mặt gia đình đứng ra quản lý và thuê lao
động khi cần.
17
Trang trại liên doanh do 2-3 trang trại gia đình hợp lại thành trang trại
lớn với năng lực sản xuất và sức cạnh tranh lớn hơn. Trong đó, mỗi trang trại
thành viên vẫn có quyền tự chủ điều hành sản xuất.
Trang trại hợp doanh kiểu cổ phần là loại trang trại có quy mô lớn, thực
hiện chuyên môn hóa sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu. Có hai
loại hợp doanh nông nghiệp: hợp doanh gia đình và hợp doanh phi gia đình.
Thứ năm, theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, hình thức phổ biến
hiện nay vẫn là người chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất, từ đất đai,
công cụ máy móc đến chuồng trại, kho bãi. Tuy nhiên, cũng tồn tại các chủ
trang trại chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất, còn lại phải đi thuê của người
khác. Hay, chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đi thuê
toàn bộ cơ sở của một trang trại hoặc của nhà nước, không chỉ máy móc, thiết
bị, kho bãi, chuồng trại mà cả đất đai, mặt nước, rừng cây,….
Thứ sáu, theo phương thức điều hành sản xuất, tồn tại phổ biến là các trang trại
do các chủ trang trại sống cùng gia đình ngay tại trang trại hoặc vùng nông thôn mà
trang trại của họ hiện hữu và trực tiếp điều hành, cũng như trực tiếp lao động sản xuất.
Song ở các nước phát triển, xuất hiện loại hình trang trại mà ở đó, chủ trang trại và gia
đình không sống ở trang trại hay vùng nông thôn nhưng vẫn trực tiếp điều hành trang
trại và trực tiếp lao động sản xuất. Hoặc chủ trang trại sống và làm việc ở thành phố,
gián tiếp điều hành sản xuất thông qua người quản lý và đội ngũ lao động làmthuê.
Như vậy, thực tế đã làm xuất hiện các loại hình trang trại mà ở đó yếu
tố kinh tế hộ và sản xuất nông nghiệp không phải là yếu tố chủ yếu quyết định
sự phát triển của kinh tế trang trại.
* Vai trò của kinh tế trang trại
Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, nhưng vai trò của kinh tế
trang trại luôn được đánh giá cao trong hoạt động sản xuất của các quốc gia.
Năm 1998, Ủy ban Quốc gia về trang trại nhỏ (NCFS) của Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã đánh giá vai trò của trang trại thông qua những
18
giá trị đóng góp của loại hình sản xuất này đối với cộng đồng trên một số nội
dung như:
Tính đa dạng, các trang trại chứa đựng tính đa dạng của quan hệ sở
hữu, của hệ thống canh tác, của cảnh quan môi trường, của sự đa dạng sinh
học, của văn hóa và các giá trị truyền thống. Sự phát triển của các trang trại
góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, làm tăng sự hấp dẫn của phong cảnh
nông thôn và làm mở rộng không gian sống.
Lợi ích về môi trường ,trang trại có vai trò rất quan trọng trong việc tạo
ra những lợi ích môi trường cho xã hội. Việc đầu tư vào các trang trại này sẽ
cung cấp cho chính phủ một sự chia sẻ trong cương vị quản lý hiệu quả các
nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.
Trao quyền hợp pháp và chịu trách nhiệm cộng đồng,các trang trại
mang lại cho người nông dân một ý nghĩa lớn hơn đối với trách nhiệm cá
nhân và cảm giác được kiểm soát cuộc sống của chính mình, đặc điểm này
không dễ có được đối với công nhân trong các nhà máy. Những chủ trang trại
hoạt động dựa vào những doanh nghiệp và các cơ sở cung cấp dịch vụ tại địa
phương để đáp ứng các nhu cầu của mình. Điều này có tác dụng rất lớn trong
việc tạo ra cơ hội để mang lại lợi ích lớn hơn đối với cộng đồng và hạnh phúc
của bản thân những người trong trang trại. Ngược lại, những chủ trang trại ở
địa phương sẽ tự cảm thấy phải có trách nhiệm cao hơn trong việc kiểm soát
bất cứ hoạt động tiêu cực nào mà nó có thể gây ra tác hại đối với cộng đồng.
Bổn phận của gia đình, trang trại có bổn phận nuôi dưỡng những đứa
trẻ lớn lên và thu nhận những giá trị truyền thống. Những kỹ năng canh tác đã
trải qua từ thế hệ này đến thế hệ khác dưới cấu trúc sở hữu gia đình. Khi
những đứa trẻ không tiếp tục làm nông, những kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm canh tác có thể sẽ bị mất. Trong những cộng đồng canh tác truyền
thống, trang trại gia đình là trung tâm để duy trì cộng đồng và để tăng cường
19
khả năng chịu đựng của nền sản xuất nông nghiệp. Trong các trang trại, hoạt
động sản xuất, động viên lao động, hình thức tiêu thụ, kiến thức về sinh thái
và những mối quan tâm chung trong việc duy trì sự tồn tại lâu dài của trang
trại được xem như là một thứ tài nguyên, nó đóng góp cho sự ổn định và phát
triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế cũng như với mỗi đơn vị kinh tế cơ sở
là gia đình. [25]
Đối với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế đất nước chuyển từ sản
xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, kinh tế trang trại là tế bào kinh tế
quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sự phân công lao
động xã hội. Đánh giá về vai trò của trang trại, Nghị quyết số 03/2000/NQCP
ngày 2-2-2000 về kinh tế trang của Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định:
Kinh tế trang trại đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, đồng
thời góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động của các hộ
nông nghiệp và nông thôn. Sự phát triển của kinh tế trang trại là động lực mới
cho phát triển kinh tế hộ nông dân, bên cạnh đó đã tạo ra các vùng sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hàng hóa tập trung, làm tăng khối lượng và giá trị hàng
hóa, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm
phát triển, mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. Nói cách khác: sự
phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Qua các đánh giá trên có thể thấy, vai trò của kinh tế trang trại được thể
hiện trên các lĩnh vực:
Về mặt kinh tế, kinh tế trang trại có vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hóa
phát triển, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp lên công nghiệp hóa hiện đại
hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành quan hệ sản xuất mới trong
nông nghiệp và nông thôn. Cụ thể:
20
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và
lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Do
đó, cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao động và nguồn lực khác một
cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng
và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa, khắc
phục dần tình trạng manh mún, tạo vùng chuyên môn hóa cao, đẩy nhanh
nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông
sản làm nguyên liệu cho công nghiệp, do đó góp phần thúc đẩy công nghiệp,
nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển.
Trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ nên có khả
năng áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất,
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đồng thời, vừa là nơi tiếp nhận và
truyền tải các tiến bộ khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất.
Về mặt xã hội, kinh tế trang trại góp phần huy động, khai thác các
nguồn lực trong dân, giải quyết việc làm cho lao động xã hội, làm giàu cho
nông dân, làm giàu cho đất nước. Để mở rộng và phát triển sản xuất, các trang
trại đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để phát huy tiềm năng đất đai, huy động và
khai thác được nguồn lực về vốn, lao động, kinh nghiệm và kĩ thuật trong dân
một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc góp phần làm giàu
đất nước, kinh tế trang trại đã mở ra khả năng làm giàu cho các hộ gia đình
nông dân, góp phần xây dựng và phát triển bền vững ở nông thôn.
Về mặt môi trường, kinh tế trang trại góp phần sử dụng hiệu quả và bảo
vệ tài nguyên. Phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác và sử dụng có
hiệu quả tài nguyên nông nghiệp (đất, mặt nước, khí hậu, thời tiết...), đưa đất
21
đai hoang hóa vào phát triển sản xuất, nhất là vùng trung du, miền núi và ven
biển. Ngoài ra, trang trại còn góp phần tăng nhanh diện tích rừng bao phủ, bảo
vệ môi trường, sinh thái thông qua việc trồng và bảo vệ rừng, tận dụng mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản....
Bên cạnh đó, ở chừng mực nhất định, kinh tế trang trại góp phần tạo
dựng và bảo tồn môi trường văn hóa nông thôn, duy trì, thu nhận và truyền
thụ những giá trị truyền thống.
1.1.2. Quan niệm và nội dung phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh
Đồng Nai
* Quan niệm về phát triển kinh tế trang trại
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, thời điểm hình thành của
kinh tế trang trại bắt đầu từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương
thức sản xuất phong kiến. Để phù hợp với phương thức sản xuất mới, các hộ
tiểu nông tự phá vỡ cái vỏ bọc tự túc, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, đưa
đến sự hình thành loại hình kinh tế trang trại. Đó là quá trình tự phát hợp quy
luật phát triển của xã hội. Do đó, quan niệm trước hết về phát triển kinh tế
trang trại là tạo ra và thúc đẩy quá trình chuyển từ kinh tế hộ nông dân thành
kinh tế trang trại.
Thực tiễn phát triển nông nghiệp của các nước trên thế giới đã khẳng
định điều kiện cần và đủ cho việc phát triển kinh tế trang trại là sự hình thành
nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường và đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa đất nước. Nền kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy kinh tế hộ vận động
theo quy luật là mở rộng sản xuất hàng hóa, tất yếu dẫn đến quá trình phân
hóa giữa các hộ gia đình ngày càng sâu sắc. Và sự chi phối của các quy luật
của nền kinh tế thị trường thúc đẩy những hộ nông dân làm ăn có lãi mở rộng
quy mô sản xuất, mua thêm máy móc, tư liệu sản xuất nên quy mô càng lớn
hơn và thành các hộ giàu trong nông thôn. Đồng thời, quá trình công nghiệp
22
hóa với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật dẫn đến lao động thủ công
dần dần được thay thế bằng lao động cơ giới, hộ nông dân thoát khỏi tình
trạng sản xuất nhỏ chuyển thành hộ sản xuất hàng hoá. Như vậy, sự điều tiết
của nền kinh tế thị trường, sự tác động của khoa học kỹ thuật, sự phát triển
của lực lượng sản xuất làm quá trình phân hóa diễn ra ngày càng nhanh hơn,
các hộ giàu sẽ phát triển thành kinh tế trang trại.
Sau khi kinh tế trang trại đã được định hình, quá trình phát triển của
kinh tế thị trường và công nghiệp hóa tiếp tục tác động làm biến đổi về số
lượng cũng như quy mô của kinh tế trang trại. Thực tiễn ở nhiều nước cho
thấy, trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa do lao động nông nghiệp còn đông,
khả năng phân công lao động xã hội còn hạn chế, số lượng trang trại nông
nghiệp chiếm ưu thế. Đến thời kỳ công nghiệp hóa phát triển, khả năng thu
hút lao động của công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhanh chóng, số lượng trang
trại nông nghiệp bắt đầu giảm đi.
Trên cơ sở quan niệm về phát triển kinh tế nói chung, quan niệm về
kinh tế trang trại cũng như nội dung đề cập đến sự phát triển kinh tế trang trại
nói riêng, có thể hiểu: Phát triển kinh tế trang trại là những biến đổi về hoạt
động sản xuất – kinh doanh nông nghiệp của hộ dưới tác động của các quy
luật kinh tế, đó là quá trình nâng cao trình độ sản xuất khai thác, sử dụng
những tiềm năng thế mạnh vốn có của kinh tế trang trại, làm cho kinh tế
trang trraij có sự phát triển tăng lên cả về quy mô, số lượng, chất lượng về
vốn, kỹ thuật sản xuất – kinh doanh đến mô hình tổ chức theo hướng tiến bộ
trên cả 2 bình diện lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, không ngừng mở
rộng thị trường đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của hộ nông nghiệp và xã
hội, trên cơ sở đó đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững, nhằm
phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
23
Quan niệm trên chỉ rõ chủ thể, yêu cầu, mục tiêu và nội dung phát triển
kinh tế trang trại, trong đó:
Thứ nhất, chủ thể trực tiếp của kinh tế trang trại, bao gồm chủ trang trại
và lao động làm trong trang trại. Do kinh tế trang trại là hình thức tổ chức
nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất hàng hóa, đi lên từ nền tảng kinh tế hộ
sản xuất tự cung tự cấp. Nên để chuyển sang sản xuất hàng hóa là cả một quá
trình, mà ngoài tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường, chủ trang
trại đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc quyết định sản xuất kinh doanh.
Do đó, đòi hỏi chủ trang trại phải là người có ý chí, quyết tâm làm giàu từ
nghề nông; phải có sự tích luỹ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức
và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là những kinh nghiệm, tri
thức trong việc tiếp cận với thị trường để biết được thị trường cần loại sản
phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại, giá cả và thời điểm
cung cấp thế nào?... Và những tri thức về hạch toán kinh tế, tổ chức sản xuất
khoa học trên cơ sở những kiến thức về nông học, về kinh tế thị trường nhằm
quản lý, tổ chức lực lượng lao động sao cho phù hợp với hình thức và quy mô
sản xuất kinh doanh của trang trại.
Lao động là nhân tố quan trọng quyết định kết quả sản xuất kinh doanh
của trang trại. Trong quá trình sản xuất, lao động luôn gắn liền với đất đai, tài
nguyên, điều kiện tự nhiên, cây trồng, vật nuôi, công cụ lao động... tác động
tới các đối tượng đó làm ra sản phẩm. Vì vậy, đội ngũ lao động có trình độ kỹ
thuật sẽ quyết định chất lượng và số lượng sản phẩm làm ra.
Thứ hai, cũng do đặc trưng trang trại là đơn vị sản xuất hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu với mục đích sản xuất hàng hóa, nên đòi hỏi
phải có sự tích tụ về vốn, tư liệu sản xuất (quan trọng nhất là ruộng đất). Vì
vậy, sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại gắn liền với sự tập trung
ruộng đất của chủ trang trại. Quy mô ruộng đất của trang trại quyết định
24
phương hướng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại và sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên đất đai là yêu cầu hết sức quan trọng của trang trại. Vốn
cũng là yếu tố quan trọng tạo nên quy mô sản xuất và góp phần quyết định đến
kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Bên cạnh đó, yếu tố thị trường – tức
là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm và phân phối tổng hợp sản
phẩm là một khâu của quá trình tái sản xuất. Quá trình tái sản xuất sẽ được
diễn ra thông qua việc phân phối nghĩa là bù đắp các chi phí tham gia vào quá
trình sản xuất và đầu tư để tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm là một
khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, là
giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất, bước vào quá trình lưu
thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất vào lĩnh vực tiêu dùng và là quá
trình thực hiện giá trị của sản phẩm. Vì vậy, việc phát triển kinh tế trang trại
phải phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Ngoài các yếu tố nội tại, để hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước thông qua các chính sách và các
công cụ quản lý vĩ mô như: Chính sách thuế, chính sách tài chính, tín dụng,
chính sách bảo trợ nông nghiệp, bảo hộ lao động... Đồng thời, kinh tế trang
trại tuy là những đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh, nhưng các trang
trại gia đình có thể tham gia kinh tế hợp tác với nội dung và hình thức khác
nhau. Các hợp tác xã để bảo đảm đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất với
chi phí thấp, lợi nhuận cao để bảo vệ lợi ích lâu dài của trang trại.
Thứ ba, mục tiêu phát triển KTTT, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm
năng về đất đai, mặt nước, nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn, góp
phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.
* Nội dung phát triển kinh tế trang trại
Từ quan niệm phát triển kinh tế trang trại cho thấy, nội dung phát triển
kinh tế trang trại bao gồm từ việc tăng số lượng, quy mô các loại hình kinh tế
25
trang trại đến nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh, trình độ lao động, trình
độ quản lý trong kinh tế trang trại; phát triển khoa học công nghệ trong kinh
tế trang trại; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của trang trại nói riêng, cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng tiến bộ, hiệu quả v.v... Trong đó,
đáng chú ý một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, sự tăng lên về số lượng các loại hình kinh tế trang trại. Đây
là nội dung cơ bản đầu tiên trong phát triển kinh tế trang trại. Bởi lẽ, nói đến
sự phát triển của một sự vật, hiện tượng nói chung, phát triển của kinh tế trang
trại nói riêng thì điều đầu tiên phải là sự tăng lên về số lượng và phải được
xem xét cụ thể cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự chuyển dịch
cây trồng, vật nuôi, mối liên hệ tác động qua lại của nó đối với các thành phần
kinh tế khác cũng như vị trí, vai trò của nó trong cơ cấu nền kinh tế. Sự phát
triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở sự tăng lên cả về quy mô, chất lượng,
về vốn, kỹ thuật sản xuất kinh doanh, đến mô hình tổ chức theo hướng tiến bộ
trên cả 2 bình diện: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đồng thời, sự
phát triển của kinh tế trang trại còn thể hiện ở chất lượng nguồn nhân lực của
các trang trại không ngừng được nâng cao, có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu
cầu sản xuất – kinh doanh
Thứ hai, sự mở rộng về quy mô của kinh tế trang trại. Trong đó, quy
mô vốn, số lượng lao động, diện tích đất sử dụng... là những con số phản ánh
mức độ tập trung trong sản xuất, kinh doanh của trang trại. Do đó, xem xét sự
phát triển của kinh tế trang trại không thể không quan tâm đến nội dung này.
Phát triển của kinh tế trang trại được xem xét ở khía cạnh về sự phù
hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Biểu hiện của sự phù hợp ở hiệu quả kinh tế - xã hội thu được từ quá
trình sản xuất – kinh doanh trong nông nghiệp ngày cao. Ngoài ra, trong quá
trình phát triển mối quan hệ của kinh tế trang trại với kinh tế nhà nước, kinh
26
tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính, ngân hàng...diễn ra ngày càng
sâu sắc. Vị trí, vai trò của nó đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc
phòng – an ninh ngày càng lớn, kinh tế trang trại trở thành một trong những
nhân tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội nhất là ở khu vực nông thôn.
Thứ ba, trình độ quản lý, lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ được
sử dụng trong kinh tế trang trại. Trong điều kiện hiện nay, trình độ lao động,
quản lý và trình độ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh là nhân tố
giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế
trang trại nói riêng theo chiều sâu. Cơ sở vật chất kỹ thuật sử dụng vào sản
xuất – kinh doanh của kinh tế trang trại ngày càng hiện đại, cơ cấu hợp lý, cho
ra đời những sản phẩm đa dạng với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế
ngày càng cao. Do vậy, nói đến sự phát triển của kinh tế trang trại cần phải
hết sức quan tâm đến trình độ quản lý, lao động và trình độ kỹ thuật, công
nghệ được áp dụng trong kinh tế trang trại.
Thứ tư, sự tăng lên về đóng góp của kinh tế trang trại đối với ngân sách
Nhà nước và trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người
lao động. Một trong những yêu cầu rất quan trọng đối với phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước là tăng trưởng kinh tế, tạo, giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập và cải thiện đời sống người lao động. Bởi vậy, đánh giá sự phát triển
của kinh tế trang trại cũng không thể thiếu nội dung này.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ở
Đồng Nai
Cũng như các loại hình sản xuất khác, sự phát triển kinh tế trang trại
chịu sự tác động của các yếu tố nội tại và yếu tố khách quan bên ngoài. Trong
đó, yếu tố nội tại của trang trại bao gồm năng lực, khả năng của chủ trang trại,
sự tích tụ về vốn, tư liệu sản xuất của trang trại,... là nhân tố quan trọng quyết
định đến sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trạng. Yếu tố khách
27
quan bên ngoài bao gồm các nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
khoa học kỹ thuật, môi trường pháp lý,... đều có ảnh hưởng đến quá trình hình
thành, hiệu quả sản xuất, quy mô và loại hình phát triển của kinh tế trang trại.
Yếu tố khách quan bên ngoài được chia thành hai nhóm nhân tố chính.
Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, gồm:
Vị trí địa lí, địa hình là cơ sở định hình sản xuất nông nghiệp nói
chung và loại hình sản xuất trang trại nói riêng. Vị trí địa lý, địa hình thuận
lợi sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm và đa dạng hóa sản xuất trong
kinh tế trang trại. Mặt khác, vị trí địa lý còn tác động đến quá trình chuyển
giao công nghệ, cơ hội trao đổi, hợp tác trong sản xuất của trang trại. Trong
khi, địa hình có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng và
cơ giới hóa sản xuất.
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, nguồn gốc tạo ra các sản
phẩm nông nghiệp. Vì vậy, đất đai có vai trò quyết định đến sự hình thành và
phát triển của kinh tế trang trại. Vai trò quyết định của nó được thể hiện: quy
mô đất đai quyết định đến quy mô trang trại và ảnh hưởng đến quá trình hiện
đại hóa sản xuất của kinh tế trang trại. Sự tập trung đất đai tỷ lệ thuận với sự
phát triển về quy mô của trang trại. Ngược lại, sự manh mún, phân tán đất đai
sẽ hạn chế, cản trở quá trình phát triển của trang trại cũng như quá trình hiện
đại hóa, cơ giới hóa sản xuất của trang trại. Đồng thời, đặc điểm đất đai quyết
định đến việc xác định loại hình kinh doanh sản xuất của trang trại, đặc biệt là
trang trại trồng trọt.
Khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản xuất của cả trang trại chăn
nuôi và trang trại trồng trọt, trực tiếp tác động đến khả năng sinh trưởng và
sinh sản của cây trồng, vật nuôi. Do đó, điều kiện khí hậu có tính quyết định
đến việc xác định cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến tính đa dạng hóa
trong sản xuất của trang trại trên địa bàn.
28
Thủy văn bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm là cơ sở quan
trọng cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nền tảng cho hoạt động nuôi
trồng thủy sản.
Môi trường sinh thái: Đây là nhân tố quan trọng, tiền đề phát triển
KTTT. Mặt khác, do yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái mang tính chất quốc gia và quốc tế nên không một ngành
nghề, một tổ chức, địa phương nào đứng ngoài xu thế phát triển đó. Điều này
đặt ra cho nước ta nói chung và các địa phương trong cả nước nói riêng phải
hướng tới phát triển một nền “nông nghiệp sạch”, nền nông nghiệp tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, độ an toàn cao. Để đáp ứng
được yêu cầu đó, chỉ có thể phát triển một nền nông nghiệp trên cơ sở sản
xuất tập trung quy mô lớn. Vì vậy, đây cũng chính là một nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự ra đời và phát triển của loại hình KTTT ở Đồng Nai hiện nay.
Nhóm nhân tố khoa học và công nghệ : Từ những năm đầu thế kỷ XXI,
sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học và công nghệ đã tác động
mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp hàng hóa. Các thành tựu khoa học, nhất là công nghệ sinh học đã ngày
càng được ứng dụng nhanh và rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp làm cho
năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi tăng nhanh. Điều này đã
tác động trực tiếp đến quá trình phát triển loại hình sản xuất nông nghiệp
hàng hóa tập trung theo mô hình KTTT.
Nhóm nhân tố môi trường pháp lý bao gồm các chính sách kinh tế;
chính sách nông nghiệp; chính sách đất đai; chính sách thuế, tín dụng; chính
sách lao động; chính sách khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trường; chính
sách thị trường, chính sách bảo hộ tài sản đầu tư của trang trại,... là những
yếu tố rất quan trọng, bao trùm, trực tiếp tác động vào quá trình hình thành
và phát triển của kinh tế trang trại. Chính sách đúng đắn sẽ tạo động lực cho
29
người lao động, các doanh nghiệp và các thành viên tham gia tích cực vào
phát triển sản xuất mở rộng kinh doanh, tăng trưởng kinh tế với nhịp độ
nhanh và ổn định tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị
trường hiện đại. Ngược lại, chính sách không phù hợp sẽ tác động tiêu cực
đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Đối với kinh tế trang trại,
chính sách có vai trò như bà đỡ cho sự hình thành và tạo những môi trường
pháp lý và kinh tế cho nó phát triển. Thực tế phát triển kinh tế trang trại ở
Việt Nam, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế các trang trại được hình
thành bởi hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong đó,
chính sách giao đất, giao rừng và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại
(Nghị quyết số 03/2000/NQCP của Chính phủ) được coi là yếu tổ mở đường
và thúc đẩy cho kinh tế trang trại phát triển. Không chỉ có vai trò tạo những
điều kiện cho sự ra đời của trang trại, Nhà nước thông qua việc xây dựng và
ban hành khung pháp lý để, một mặt tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi
cho kinh tế trang trại hoạt động; mặt khác giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất để tăng
cường năng lực của các trang trại.
Nhóm nhân tố về thị trường: Trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu
rộng, mạnh mẽ, để phát triển kinh tế nói chung, phát triển KTTT nói riêng
thì vấn đề thị trường cho đầu vào, đầu ra của sản phẩm giữ vai trò đặc biệt
quan trọng. Trong chừng mực nhất định, nó là nhân tố quyết định đối với
việc mở rộng và phát triển của sản xuất nói chung của KTTT nói riêng. Bởi
vậy, trong quá trình phát triển KTTT đòi hỏi phải quan tâm đúng mức đến sự
phát triển của thị trường.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế, kinh tế trang trại còn chịu tác động của các nhân tố công nghiệp hóa,
đô thị hóa và hội nhập kinh tế. Cụ thể:
30
Công nghiệp hóa và đô thị hóa có tác động khá mạnh mẽ đến sự hình
thành và phát triển của kinh tế trang trại. Mà trước hết là quá trình xây dựng
kết cấu hạ tầng, trang bị các cơ sở vật chất cho trang trại nói riêng, tạo điều
kiện cho các trang trại phát triển theo chiều sâu và có điều kiện khai thác
các tiềm năng và lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời, công nghiệp
hóa, với tư cách là sự phát triển của công nghiệp chế biến, tạo ra thị
trường rộng lớn cho kinh tế trang trại. Cùng với công nghiệp hóa, đô thị
hóa mở rộng, những dân cư phi nông nghiệp ngày càng tăng, kéo theo sự
gia tăng nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, cũng tạo điều kiện
cho sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại phát triển. Bên cạnh yếu tố
tích cực, công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng có tác động tiêu cực đến sự
phát triển của kinh tế trang trại, nhất là sự giảm sút ngày càng mạnh diện
tích đất nông nghiệp.
Hội nhập kinh tế mang đến cơ hội mở rộng thị trường, thu hút sự
đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu nông sản. Song, quá trình hội nhập cũng
đặt ra những thách thức không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và
kinh tế trang trại nói riêng. Do nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa của
Việt Nam đi lên từ xuất phát kinh tế tự túc, tự cấp nên quy mô sản xuất,
công nghệ còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất và chất lượng
sản phẩm nông nghiệp, dẫn đến khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường.
Tóm lại, KTTT chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả
điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý, trình độ khoa học-công nghệ, thị
trường và yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế... Bởi vậy, để KTTT phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế-xã hội đòi hỏi phải quan tâm đầy đủ và đúng mức đến các nhân tố
đó trong việc xác định các quan điểm và giải pháp phát triển KTTT nói
chung, KTTT ở tỉnh Đồng Nai nói riêng..
31
1.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai trong
những năm qua
1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Nai
tác động đến phát triển kinh tế trang trại
Đồng Nai – một trong các tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam bộ, có
địa bàn rộng lớn với diện tích tự nhiên 5.907,24 km2
,nằm trong tọa độ địa
lí 10o
30’B – 11o
34’B và 106o
45’Đ – 107o
35’Đ. Về địa giới, Đồng Nai giáp
tỉnh Bình Thuận ở phía đông, Lâm Đồng về phía đông bắc; phía tây bắc
giáp Bình Phước, tây giáp Bình Dương, tây nam giáp thành phố Hồ Chí
Minh và phía Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu. Là địa bàn cửa ngõ phía Bắc
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cầu nối giữa Nam Trung Bộ, Nam
Tây Nguyên với toàn bộ Đông Nam bộ, Đồng Nai có vị trí quan trọng trong
việc phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ và cả nước nói chung.
Mặt khác, việc tiếp giáp với các tỉnh và thành phố năng động, hiện
đại như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu tạo điều
kiện thuận lợi rất lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho đầu ra của
sản phẩm nông nghiệp là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang
trại. Việc tiếp giáp với các tỉnh, thành phố lớn, cũng tạo điều kiện cho
Đông Nai tiếp nhận, chuyển giao và có cơ hội tăng cường trao đổi học hỏi
kinh nghiệm, khoa học công nghệ mới – một trong những yếu tố quan
trọng thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, cũng như kinh tế
trang trại.
Về địa hình, Đồng Nai là địa bàn trung chuyển từ cao nguyên Nam
Trung bộ xuống đồng bằng Nam bộ nên độ cao tương đối thấp- trên dưới
100m so với mực nước biển, độ dốc phổ biến dưới 8o
, hướng thấp dần từ
Bắc xuống Nam. Tạo cho Đồng Nai địa hình tương đối bằng phẳng, 90%
có độ dốc nhỏ hơn 15o
, điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
32
Địa hình của tỉnh gồm 4 dạng chủ yếu:
Địa hình núi thấp, tạo thành những lưng sóng rộng rãi, nhô cao lên là
những chóp núi lửa đã ngưng hoạt động và những đỉnh núi granit. Địa hình
núi thấp phân bố chủ yếu ở huyện Tân Phú và một phần huyện Định Quán,
Xuân Lộc với những đỉnh núi Chứa chan, Mây Tàu, Gia Kiệm.
Địa hình bậc thềm được cấu tạo từ phù sa cổ, cao từ 10m đến 45m,
nằm trong dải đất chạy từ Tây Ninh qua Bình Dương, Đồng Nai đến Bà Rịa
Vũng Tàu.
Địa hình đồng bằngvới một số đồng bằng hẹp do các con sông bồi đắp,
tương đối màu mỡ, phì nhiêu.
Ngoài ra, ở vùng tiếp giáp giữa Bà Rịa- Vũng Tàu và huyện Xuân lộc,
địa hình Đồng Nai có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp, đen xen giữa núi
thấp, bậc thềm, đồng bằng….
Về địa chất, Đồng Nai có cấu trúc địa chất không quá phức tạp với
thành phần trầm tích trẻ hoặc cổ, nhất là các phún trào bazan, tiền đề để hình
thành nhiều nhóm đất với các đặc thù khác khau thuận lợi cho việc đa dạng
hóa sản xuất nông nghiệp. Đồng Nai có quỹ đất khá phong phú, có nhiều tiềm
năng về nông nghiệp hơn hẳn các tỉnh, thành lân cận. Căn cứ vào nguồn gốc
phát sinh, Đồng Nai có một số nhóm đất chính sau:
Đất xám – tài nguyên đất thuận lợi cho cả phát triển nông nghiệp và
công nghiệp, chiếm 40,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
Đất đen chiếm 22,44% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, thích hợp trồng
các loại cây hàng năm.
Đất đỏ bazan chiếm 19,27% diện tích đất tự nhiên, thích hợp phát triển
các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Ngoài ra, Đồng Nai cũng có nhiều loại đất khác nhưng chiếm tỉ lệ
không cao như đất gley hóa (chiếm 9,32%), đất tầng mỏng (0,54%), đất đá
bọt (0,41%), đất cát (0,1%)…
33
Về diện tích và phân bố, Đồng Nai có 3 nhóm đất chính:
Các loại đất hình thành trên đá bazan với diện tích khoảng 22,4 nghìn
ha là các loại đất đá bọt, đất đen, đất đỏ, đất có độ phì cao, phân bố chủ yếu ở
phía Bắc và Đông Bắc. Đất có tầng phong hóa dày, màu mỡ, phát triển trên
địa hình bằng phẳng thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp hàng
năm và lâu năm như cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả…
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và đá phiến sét như đất xám, đất
nâu xám… có tổng diện tích 246,38 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở phía Nam,
Đông Nam thuộc địa bàn các Huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Long Thành,
Nhơn Trạch. Nhóm này có độ phì kém, thích hợp với các loại cây như ngô,
đậu tương, xoài…
Nhóm đất phù sa, đất dày, đất cát, đất tầng mỏng, có diện tích khoảng
58,4 nghìn ha tập trung chủ yếu ở ven sông Đồng Nai, La Ngà…thuộc các
Huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Thành phố Biên Hòa. Đất phù
sa tương đối giàu mùn, đạm, kali nhưng lại nghèo lân. Với đất phù sa không
phèn, có thể sử dụng để trồng lúa 2-3 vụ, hoặc trồng các cây hoa màu, rau và
cây ăn quả.
Trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh, diện tích đất nông nghiệp luôn
chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đạt
467536ha chiếm 79,15% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông
nghiệp (trồng cây hàng năm và lâu năm) là 276457,01ha, chiếm 46,80% diện
tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp là 181503,39ha chiếm 30,73% diện tích đất
tự nhiên. Cơ cấu sử dụng đất cho thấy, Đồng Nai là tỉnh có quy mô đất nông
nghiệp lớn nhất Đông Nam bộ, tạo điều kiện để đa dạng hóa cây trồng, hình
thành các vùng chuyên canh quy mô lớn. Bên cạnh đó, đất ở Đồng Nai có
chất lượng tốt (không có nhiều đất cát, đất xói mòn trơ xỏi đá…) với một
lượng lớn đất phù sa, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất
trong nông nghiệp (Phụ lục 3).
34
Khí hậu ở Đồng Nai mang tính chất gió mùa cận xích đạo, với tổng
lượng bức xạ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình từ 24-26o
C, tổng nhiệt hoạt
động trong năm 9.400-9.500o
C, số giờ nắng cao từ 2000-2500 giờ/năm, ít xảy
ra bão và sương muối, thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là
cây công nghiệp. Khí hậu có 2 mùa tương phản: mùa khô và mùa mưa. Lượng
mưa thuộc loại cao nhất ở vùng Đông Nam bộ, trung bình từ 1500-2700mm
phân bố theo vùng, mang đến sự thuận lợi về nguồn nước trong hoạt động
nông nghiệp. Khí hậu ở Đồng Nai tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và
phân bố các loại cây trồng, vật nuôi. Nguồn bức xạ lớn đảm bảo cho việc phát
triển các loại cây, con của cùng nhiệt đới. Lượng mưa nhiều, cùng với thời
tiết ít bị biến động bởi thiên tai (bão lũ, sương muối), đảm bảo cho việc tưới
tiêu và sinh trưởng của các loại cây công nghiệp, cây ăn quả.
Về thủy văn, Đồng Nai là địa phương có nguồn nước khá phong phú
bao gồm cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm, thuận lợi cho sản xuất, sinh
hoạt và đặc biệt có ý nghĩa về thủy điện.
Đồng Nai có mạng lưới sông ngòi khá chằng chịt, với trên 60 sông suối
lớn nhỏ, mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2
, phần lớn tập trung ở phía Bắc
và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Sông Đồng Nai là sông lớn và
có ý nghĩa quan trọng, đoạn chảy qua tỉnh dài 294 km, diện tích lưu vực 40
nghìn km2
, lưu lượng nước bình quân 982m3
/s. Các phụ lưu lớn của sông
Đồng Nai có sông La Ngà, sông Bé… Ngoài ra, Đồng Nai còn có nhiều sông
suối khác như sông Lá Buông, sông Thị Vải, sông Đồng Tranh, sông Ray…
với lưu lượng nước tương đối nhỏ. Đồng thời, trữ lượng nước ngầm của Đông
Nai cũng tương đối lớn, với khoảng 5.505.226 m3
/ngày.
Đồng Nai cũng là địa phương có nhiều hồ nhân tạo, với 23 hồ chứa
nước, lớn nhất là hồ Trị an với diện tích 323 km2
, dung tích trên 2,6 tỉ m3
nước. Hệ thống sông, suối, hồ với tổng lượng nước mặt khoảng 20 tỉ m3
,là
35
nguồn cung cấp nước tưới dồi dào cho trồng trọt và mở ra khả năng phát triển
hoạt động nuôi trồng thủy hải sản.
Cùng với ưu thế về tự nhiên, Đông Nai cũng có nhiều thế mạnh về kinh
tế - xã hội đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi của loại hình kinh tế trang trại.
Năm 2013, dân số Đồng Nai đạt 2768,67 nghìn người, với mật độ dân số
468,69 người/km2
. Đồng Nai có thành phần dân số khá cân bằng về giới tỉnh, với
tỷ lệ dân số nữ chiếm 49,36%. Trong khi, theo khu vực địa lý, dân số Đồng Nai
vẫn tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với tỷ lệ dân số nông thôn đạt 66,57%.
Với nhiều tiềm năng phát triển, Đông Nai đang trở thành một trong
những địa phương hàng đầu thu hút mạnh mẽ sự quan tâm đầu tư về kinh tế -
xã hội. Vì vậy, tốc độ gia tăng dân số của tỉnh rất cao, đạt 12,10% năm 2013
mà chủ yếu là tăng cơ học.
Dân số Đồng Nai thuộc loại trẻ, với lực lượng lao động dồi dào. Năm
2013, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh đạt hơn 1,6 triệu người
chiếm 59,88% (2013) so với dân số. Và vẫn đang tiếp tục tăng cao, với chỉ số
phát triển trung bình hàng năm giai đoạn 2010-2013 đạt 5,5%. Trong đó, lực
lượng lao động ở nông thôn – lực lượng lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông
– lâm – ngư nghiệp chiếm phần đông, với 1.159 nghìn người, chiếm 68,74%.
Dân số đông, tốc độ gia tăng dân số nhanh (chủ yếu là gia tăng cơ giới)
không những tạo ra nguồn lao động dồi dào cho xã hội, mà còn là cơ sở bổ
xung nguồn lao động, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho sản
xuất phát triển, nhất là sản xuất nông nghiệp.
Với ưu thế về vị trí địa lý, Đông Nai đã và đang thu hút mạnh nguồn
vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chế
biến nông sản, góp phần vào việc thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tốc độ cơ giới hóa, điện khí hóa ở Đông Nai đang tăng nhanh. Hiện
nay, ngoài các đơn vị quốc doanh trung ương và địa phương, trên địa bàn
36
Đồng Nai có hàng trăm cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế tạo thiết bị cơ khí và
cơ sở chế biến nông sản, đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp và tiêu
thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trên thị
trường. Theo Sở Nông nghiệp Đồng Nai, hơn 10 năm trở lại đây, mức độ
trang bị cơ giới hóa đã tăng gấp 3 lần.
Mạng lưới điện quốc gia – yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cũng được phủ khắp địa bàn.
Theo thống kê, năm 2000, số hộ sử dụng điện lưới quốc gia mới chỉ đạt 74,5%,
nhưng đến năm 2006 đã đạt 96% và đến nay gần 100% số hộ có điện. Khả
năng cấp nước, trước kia là 290.000m3
/ngày đến năm 2010 tăng lên gấp 2 lần,
đạt 485.000m3
/ngày, đủ cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
Lĩnh vực giao thông, thông tin liên lạc cũng được thông suốt đến từng
thôn, xóm, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp và
nâng cao trình độ sản xuất, cũng như nắm bắt thông tin thị trường của người dân.
Tóm lại, nằm trong vùng tam giác tăng trưởng, gắn liền với sự phát
triển của các thành phố lớn và các khu công nghiệp, với một thị trường tiêu
thụ rộng lớn kế cận là thuận lợi để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp
hàng hóa, điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.
Tiềm năng đất đai dồi dào, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho
việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp như cao su, chè, cà phê…và chăn
nuôi, cùng với vị trí thuận lợi cho việc trao đổi, tiêu thụ sản phẩm và nguồn
nguyên liệu với các vùng xung quanh và tà địa phương tập trung nhiều khu
công nghiệp, với hàng trăm xí nghiệp, cơ sở chế biến nông sản và một thị
trường tiêu thụ nội địa, nên các trang trại ở Đồng Nai dễ dàng tiếp cận với
khoa học công nghệ và có điều kiện “làm tận gốc, bán tận ngọn”.
Những thuận lợi về mặt tự nhiên, những đóng góp của các nhân tố kinh
tế - xã hội (như dân cư, sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, sự phát triển của kết cấu
37
hạ tầng, chính sách phát triển nông nghiệp…) vào phát triển nông nghiệp của
Đồng Nai là rất đáng kể, đặc biệt là đối với loại hình kinh tế trang trại. Nhiều
vấn đề cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, phân bón,
vật tư nông nghiệp, vấn đề phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi được
triển khai, nhiều giống mới cho năng xuất cao đang dần thay thế các giống cũ;
các chính sách nông nghiệp cởi mở của Đồng Nai đang thu hút nhiều tầng lớp
trong xã hội đầu tư vào nông nghiệp… tạo điều kiện cho sự phát triển của một
nền nông nghiệp hàng hóa nói chung và loại hình kinh tế trang trại nói riêng.
1.2.2. Khái quát chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại
của tỉnh Đồng Nai
Năm 1986, đường lối đổi mới do Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng đã mở đầu cho thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện tư tưởng đổi mới của Đảng,
ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10 về “Đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp” với nội dung chủ đạo là giao khoáng ruộng đất ổn định
dài hạn cho nông dân; tiếp đó, ngày 24-7-1993, Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật đất đai đã tạo tiền đề cần thiết cho sự
phát triển mạnh mẽ của loại hình kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai cũng như
trong cả nước.
Nhận thức rõ vai trò của kinh tế trang đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, ngay từ Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã đề ra
chủ trương “Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát
triển nhằm khai thác tiềm năng của địa phương, phát huy vai trò tự chủ của kinh
tế hộ, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với phát triể kinh tế hợp tác trong nông
nghiệp, các hình thức liên kết với các nông lâm trường quốc doanh để tạo động
lực và sức mạnh cho nông nghiệp, nông thôn phát triển”[2]. Quán triệt chủ
trương của Đảng bộ, đồng thời triển khai Nghị quyết số 03/2002/NQ-CP ngày 2-
38
2-2000 của Chính phủ, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã đề ra nhiều chính sách
phát triển kinh tế nông hộ. Trong đó, quan trọng nhất là những chương trình đầu
tư sửa chữa các công trình thuỷ lợi: mở rộng, nâng cấp hệ thống kênh mương,
khoan giếng phục vụ tưới tiêu, đầu tư kết cấu hạ tầng (xây dựng sửa chữa đường,
điện…), được triển khai từ năm 2002, đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình
thành và phát triện rộng trên toàn tỉnh.
Từ năm 2005, nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của kinh tế trang
trại, tỉnh Đồng Nai triển khai hàng loạt các chương trình hỗ trợ kinh tế nông
nghiệp, như các chương trình: xây dựng các mô hình trình diễn theo Nghị
định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến
ngư; chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2006-2010; chương trình tập huấn, nâng cao năng lực quản lý
trang trại thực hiện theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của
Chính phủ về kinh tế trang trại; chương trình đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu
hàng hóa theo văn bản số 8395/CTr-HTQT ngày 26/12/2005 của Ban hợp tác
kinh tế quốc tế tỉnh Đồng Nai về việc hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hộ tài sản
trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh; chương
trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ các chủ trang trại tham dự các hội chợ triễn
lãm trong và ngoài tỉnh; cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại;…
Trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trạng trại, đồng thời nhằm phù
hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, năm 2010, Đại hội Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai lần thứ IX đề ra chủ trương: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng hiệu quả cao trên cơ sở khuyến
khích tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hó, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản
xuất. Gắn sản xuất với chế biến và thị trường, Đặng biệt là gắn kết chặt chẽ
trên cơ sở hài hòa lợi ích “4 nhà”. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế gia
39
trại, hợp tác xã, tổ hợp tác có mức độ chuyên môn hóa và thâm canh cao”[3,
tr.68]. Từ năm 2011, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
lần thứ IX, Ủy ban Nhân dân tỉnh đề ra nhiều chương trình mang tính đồng bộ
nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế
trang trại nói riêng. Tiêu biểu phải kể đến các chương trình, dự án: Chương
trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh Đồng Nai đến
năm 2015, có tính đến năm 2020; Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020;…
Được sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, kinh tế trang trại
Đồng Nai đã có sự phát triển vượt bật cả về số lượng và chất lượng, và rộng
khắp với nhiều loại hình sản xuất đa dạng, phong phú. Kinh tế trang trại tỉnh
đã tạo lập được vị trí và có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao đời
sống nông dân và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật
nuôi và cơ lao động trong nông nghiệp nông thôn tỉnh Đồng Nai.
1.2.3. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại
ở tỉnh Đồng Nai những năm qua
* Thành tựu phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Nai
Trong hơn 20 năm, kinh tế trang trại Đồng Nai đã phát triển mạnh
không chỉ về số lượng, loại hình mà ngày càng đi vào phát triển chiều sâu,
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của trang trại. Sự phát triển của kinh tế trang trại tỉnh Đồng
Nai thể hiện trên các mặt:
Kinh tế trang trại đã phát triển nhanh về số lượng và đa dạng hình
thức tổ chức sản xuất
Số lượng trang trại: Từ năm 1999 đến nay, số lượng trang trại của
Đồng Nai không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê, năm 1999, Đồng Nai
40
có 1937 trang trại [40]. Đến năm 2008, số lượng trang trại ở Đồng Nai đã phát
triển lên 3387 trang trại, tăng gần 75%[18]. Trong hai năm 2009-2010, số
lượng trang trại ở Đồng Nai có sự biến động giảm, nhưng không đáng kể
(2009 có 3183 trang trại và 2010 có 3231 trang trại) [19]. Đặc biệt từ năm
2011, theo tiêu chí xác định trang trại mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn (Phụ lục 2), số lượng trang trại ở Đồng Nai có sự giảm sút mạnh.
Từ 3231 trang trại năm 2010 xuống còn 1764 trang trại năm 2011 (giảm 45%)
và 1621 năm 2012 (giảm 49%). Năm 2013, được sự quan tâm của Đảng bộ và
chính quyền tỉnh, số trang trạng ở Đồng Nai có chiều hướng tăng trở lại, theo
thống kê sơ bộ đạt 1749 trang trại (tăng 7,89% so với năm 2012) [17, tr.201].
Đây là sự biến động giảm nằm trong xu hướng chung của cả nước khi có sự
thay đổi tiêu chí về trang trại với những điều kiện cao hơn và làm tăng chất
lượng của trang trại. Nhưng cũng đặt ra một số khó khăn trong phát triển kinh
tế trang trại của tỉnh. Các chủ trang trại không đủ tiêu chuẩn, phần lớn là do
thiếu vốn sản xuất, không được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, điều
kiện tiên quyết để các chủ trang trại có thể tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân
hàng, cũng như các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đồng nghĩa với việc, các
chủ trang trại không đủ tiêu chuẩn (với số lượng hơn 1600 trang trại) phải tự
huy động vốn, tự tìm hướng kinh doanh phù hợp để tồn tại và phát triển, dẫn
tới sự phá vỡ quy hoạch chung của tỉnh về phát triển kinh tế trang trại.
Tuy vậy, số lượng trang trại ở Đông Nai vẫn đạt mức cao so với mặt
bằng chung của cả nước, chiếm 2,8% số trang trại cả nước và chiếm 24,5% số
trang trại của khu vực Đông Nam bộ. So với các tỉnh khác trong khu vực Đông
Nam bộ, năm 2008, mô hình kinh tế trang trại ở Đồng Nai phát triển khá mạnh,
chỉ đứng sau tỉnh Bình Phước (4468 trang trại). Và so với các địa phương ngoài
khu vực Đông Nam bộ, số lượng trang trại của Đồng Nai cũng thể hiện ưu thế
vượt trội, số lượng cao gấp gần 1,2 số trang trại của tỉnh Thanh Hóa (2882 trang
trại) và 4 lần số trang trại của tỉnh Nghệ An (853 trang trại),…
41
Loại hình trang trại: trang trại trồng cây lâu năm, trang trại trồng cây
hàng năm, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản. Trong đó, theo
số liệu thống kê năm 2013, loại hình trang trại chăn nuôi chiếm ưu thế vượt
trội, lên tới 1329 trang trại (chiếm tới 76% tổng số trang trại của tỉnh). Tiếp
đến là trang trại trồng cây lâu năm với 344 trang trại, trang trại trồng cây hàng
năm có 33 trang trại và trang trại nuôi trồng thủy sản là 12 trang trại. Số
lượng trang trại cũng phân bổ không đều ở các đơn vị hành chính của tỉnh, tập
trung chủ yếu ở các huyện nông thôn như: Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng
Bom, Vĩnh Cửu,….
Quy mô trang trại ở Đồng Nai có sự gia tăng về vốn, lao động, diện tích
đất sử dụng và có sự chuyển dịch theo hướng phát triển trang trại chăn nuôi.
Theo diện tích đất sản xuất kinh doanh, năm 2011, tổng diện tích đất
sản xuất của kinh tế trang trại ở Đồng Nai đạt 9706,29ha, gồm 8683,81ha đất
sở hữu của chủ trang trại và 1023,48ha đất thuê mướn. Tỷ lệ bình quân diện
tích đất sản xuất trên một trang trại của tỉnh đạt 4,49ha [36]. So với năm 2003,
3117 trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sử dụng 11020 ha đất và mặt nước,
chiếm 3,68% tổng diện tích đất nông nghiệp (11020/302845). Tỷ lệ bình quân
diện tích đất sản xuất trên một trạng trại đạt 3,53 ha [40, tr.30]. Số liệu cho
thấy, tổng diện tích đất sản xuất trang trại của Đồng Nai giảm khá mạnh (năm
2011 giảm 11,9% so với năm 2003), mà nguyên nhân là do sự giảm sút về số
lượng trang trại (trình bày ở trên). Mặc dù giảm về tổng diện tích đất sản xuất,
song quy mô đất sử dụng trên một trang trại ở Đồng Nai có sự gia tăng đáng
kể (năm 2011 tăng 21,38% so với năm 2003). Điều này cho thấy, khả năng
mở rộng diện tích đất của các chủ trang trại ở Đồng Nai đang có sự tăng lên.
Tuy nhiên, quy mô đất đai bình quân một trang trại của tỉnh Đồng Nai hiện
nay vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Bộ (6,63 ha/trang
trại) và cả nước (4,7 ha/trang trại).
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc

Más contenido relacionado

Similar a Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfTieuNgocLy
 
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.docLuân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar a Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc (20)

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Buôn Đôn, HAY
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
 
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng YênLuận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
Luận án: Phát triển kinh tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.docLuân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
Luân Văn Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.doc
 
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Buôn Đôn Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏĐề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệpĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
 

Más de Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Más de Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Último

kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Último (20)

kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng Nai.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ -  -  PHÙNG ANH ĐỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2015
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ -  -  PHÙNG ANH ĐỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM VĂN SƠN HÀ NỘI - 2015
  • 3. 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chính trị quốc gia CTQG Hà Nội HN Nhà xuất bản NXB Uỷ ban nhân dân UBND Kinh tế trang trại KTTT
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH ĐỒNG NAI 10 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai 10 1.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai trong những năm qua 31 Chương 2 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI GIAN TỚI 57 2.1. Những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới 57 2.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai trong những năm tới 66 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 87
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trang trại - một loại hình sản xuất nông nghiệp xuất hiện sớm trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, kinh tế trang trại cũng được hình thành và trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Nhưng kinh tế trang trại chỉ thật sự trở thành loại hình sản xuất chủ chốt và có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là từ khi Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đất nước. Kinh tế trang trại có vai trò rất quan trọng trong khai thác có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; đồng thời tạo thêm việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân công lại lao động ở nông thôn, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thực tế đó khẳng định tính ưu việt vượt trội của kinh tế trang trại - một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta. Tỉnh Đồng Nai một trong các tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam bộ. Về địa giới, Đồng Nai giáp tỉnh Bình Thuận ở phía đông, Lâm Đồng về phía Đông bắc; phía Tây bắc giáp Bình Phước, tây giáp Bình Dương, Tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu. Là địa bàn cửa ngõ phía Bắc của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, do đó Đồng Nai có lợi thế để mở rộng giao lưu hợp tác và phát triển với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Đồng Nai là địa phương có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế trang trại của Tỉnh, nhất là khu vực nông thôn, với nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách thiết thực tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KTTT ở Tỉnh.
  • 6. 4 Tuy nhiên, trong thời gian qua kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai phát triển còn mang tính tự phát, chưa bền vững, những kết quả đạt được trong phát triển KTTT chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại đến việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn làm căn cứ cho việc xác định và triển khai các giải pháp phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Đồng Nai cũng còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại làm căn cứ để xác định các quan điểm và giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu đặt ra là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với lý do đó, tác giải lựa chọn vấn đề “Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại có ý nghĩa quan trọng trong góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hóa. Bởi vậy, đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đề cập đến kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại ở các khía cạnh khác nhau. Trong đó, đáng chú ý một số tài liệu, công trình tiêu biểu sau: Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu chung về nông nghiệp – nông dân – nông thôn Việt Nam từ thời kỳ đổi mới, bao gồm: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002) của tác giải Nguyễn Sinh Cúc; Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay của tác Trần Thị Minh Châu, xuất bản năm 2007; Nông dân làm giàu của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, xuất bản năm 2010; Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay của tác giả Đoàn Xuân Thủy, xuất bản
  • 7. 5 năm 2011; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 – 2020 của tác giả Nguyễn Thị Tố Quyên xuất bản năm 2012... Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khảo sát đánh giá thực trạng bằng phương pháp khoa học kết hợp định lượng và định tính, các tác giả đã luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có kinh tế trang trại, từ đó đề ra những định hướng và giải pháp cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung, kinh tế trang trại ở Việt Nam nói riêng. Tiếp đến là các công trình nghiên cứu có tính chất chuyên khảo về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam như: Tư liệu về kinh tế trang trại do Trần Văn Các chủ biên, năm 2000. Đây được coi là tác phẩm chuyên khảo đầu tiên đề cập một cách tương đối hoàn chỉnh về kinh tế trang trại Việt Nam. Tác phẩm được trình bày dưới dạng kỷ yếu, trong đó tổng hợp có hệ thống các chủ trương, chính sách định hướng của Đảng, Nhà nước qua 141 bài nghiên cứu, báo cáo của các nhà nghiên cứu và quản lý kinh tế về phát triển kinh tế trang trại ở nước ta. Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Đình Hương, Nxb CTQG, Hà Nội. 2000. Trong đó, tác giả đã phân tích và đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế ngành, đồng thời đưa ra những giải pháp mang tầm vĩ mô nhằm chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại nước ta trong thời gian tới. Làm giàu bằng kinh tế trang trại – mô hình kinh tế trang trại trẻ của Trần Kiên và Phúc Kỳ, Nxb Thanh niên, năm 200l. Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã đưa ra quan điểm riêng về kinh tế trang trại cùng con đường, cách thức, biện pháp để làm giàu bằng kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại trong tình hình mới.
  • 8. 6 Kinh tế trang trại với xóa đói giảm nghèo của tác giả Ngô Đức Cát, ấn hành năm 2004. Thông qua khảo sát thực trạng, quy mô của kinh tế trang trại và tìm hiểu các nguyên nhân khách quan về kinh tế - xã hội, năng lực và điều kiện chủ quan của các hộ nông dân, tác giả đã phân tích mối quan hệ qua lại giữa tình trạng đói nghèo với sự phát triển kinh tế trang trại và đi đến khẳng định: vai trò của kinh tế trang trại không chỉ tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn mà còn có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Kinh tế trang trại ở Việt Nam phân tích từ góc độ địa lý kinh tế và sinh thái, năm 2009 của tác giả Nguyễn Viết Thịnh. Với phương pháp tiếp cận mới, phân tích sự phát triển kinh tế trang trại trên cơ sở so sánh với nguồn lực về đất đai, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, sinh thái của Việt Nam, tác giả đã đưa ra những số liệu, luận chứng về thành tựu và những tồn tại trong phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một giải pháp một số chính sách, giải pháp về kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy loại hình kinh tế này phát triển bền vững. Bên cạnh đó, do sản xuất nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng ở mỗi vùng, tiểu vùng, các địa phương có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, nên cũng có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, ngoài các công trình với không gian nghiên cứu chung trên phạm vi cả nước, còn có các đề tài, bài viết nghiên cứu về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại trong phạm vi vùng hoặc địa phương, như: Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ Kinh tế trang trại miền Đông Nam bộ - thực trang và xu hướng phát triển đến năm 2005 của Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh công bố năm 1999. Kỷ yếu tập hợp 16 bài viết của các học giả trong nước liên quan đến vấn đề lý luận, quá trình hình thành và thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở miền Đông Nam bộ. Trên cơ sở đánh giá các nguyên nhân khách quan, chủ quan,
  • 9. 7 những yếu tố tác động về kinh tế - xã hội, các tác giả đề cập xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở miền Đông Nam bộ trong giai đoạn 2000-2005. Đáng lưu ý, với ý nghĩa khoa học và thời sự của kinh tế trang trại nên đã có khá nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế chính trị, kinh tế nông nghiệp, địa lý học, lịch sử,… chọn phát triển kinh tế trang trại của một địa phương làm đề tài nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến số lượng đáng kể các luận văn nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trạng trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Gia Lai, Bình Thuận, Hưng Yên,…Trong đó, nghiên cứu về kinh tế trang trại Đồng Nai có: Ngô Thị Bích Thuận Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lý kinh tế - xã hội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học, năm 2010. Trong luận văn, cùng với việc phân tích thực trạng trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu của ngành Địa lý học, tác giả đã đánh giá các nhân tố (chủ yếu là các nhân tố kinh tế - xã hội liên quan đến đất đai, điều kiện tự nhiên) tác động đến hiệu quả sản xuất của một số loại hình trang trại chủ yếu tại tỉnh Đồng Nai. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị trong việc hoạch định các chính sách nhằm phát huy tốt các nguồn lực về địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Nai. Ngoài ra, còn một số bài báo viết về sự phát triển, kết quả kinh doanh, những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của các loại hình trang trại trồng cây ăn quả, trang trại chăn nuôi… ở Đồng Nai, tiêu biểu như: Đồng Nai - kinh tế trang trại đang khởi sắc của Trung tâm tin học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đăng trên báo Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số tháng 2 năm 2008; Vấn đề tích tụ đất làm trang trại của tác giả Nguyễn Thương trên Báo Đồng Nai năm 2008; Kinh tế trang trại: Mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở Xuân Lộc (2014) trên trang web điện tử tỉnh Đồng Nai v.v…
  • 10. 8 Qua các thống kê trên cho thấy, các công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại Việt Nam khá phong phú với các cấp độ và hướng tiếp cận khác nhau. Các công trình đã nêu ra và đều mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế trang trại để tìm ra hướng đi, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để phát huy vai trò của kinh tế trang trại trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của đất nước nói chung trên phạm vi từng địa phương nói riêng. Tuy nhiên, kinh tế trang trại ở Đồng Nai – một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, giàu tiềm năng cho phát triển kinh tế trang trại và thực tế đã, đang là một trong những địa phương có sự phát triển mạnh của kinh tế trang trại, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích: Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển kinh tế trang trại, luận văn đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. * Nhiệm vụ - Làm rõ quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai thời gian qua. - Đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại.
  • 11. 9 * Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai. Phạm vi khảo sát đánh giá thực trạng được thực hiện chủ yếu từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học về kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại là cơ sở lý luận của đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác – Lênin (trừu tượng hóa khoa học) và các phương pháp khác như: kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại nói chung, kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai nói riêng. Qua đó, góp phần cung cấp thêm cứ liệu khoa học có ý nghĩa tham khảo và khuyến nghị với Đảng bộ, chính quyền và các ban, ngành tỉnh Đồng Nai trong xác định chủ trương, chính sách và các giải pháp phát triển kinh tế trang trại . Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn kinh tế chính trị ở các trường đại học, cao đẳng. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu gồm: Mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 12. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH ĐỒNG NAI 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai 1.1.1. Quan niệm, vai trò và các loại hình kinh tế trang trại * Quan niệm về trang trại và kinh tế trang trại Quan niệm về trang trại Trang trại là thuật ngữ gắn liền với hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trên một diện tích đủ lớn với quy mô gia đình là chủ yếu để tạo ra sản phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường. Trang trại ngày nay có nhiều mặt cùng tồn tại: Về mặt kinh tế, nói lên các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá đem lại thu nhập cao và nhiều lợi nhuận; về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại, giữa chủ trang trại và người làm thuê là đan xen nhau; về mặt môi trường, trang trại có mối quan hệ thể hiện trên nhiều mặt rất đa dạng và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời có tác động qua lại nhiều mặt, nhiều chiều của hệ kinh tế sinh thái - nhân văn trong vùng. Trên thực tế người ta thường chú ý về mặt kinh tế của trang trại nhiều hơn mặt xã hội và môi trường. Điều này cũng dễ hiểu vì kinh tế là nội dung cơ bản, là cốt lõi của trang trại. Từ những vấn đề trên có thể hiểu: Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập; sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường.
  • 13. 11 Tuy nhiên, cần phải thấy rằng các hình thức tổ chức sản xuất tập trung trong nông nghiệp dựa trên sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể như các nông, lâm trường quốc doanh, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp không thuộc khái niệm trang trại. Quan niệm về kinh tế trang trại Kinh tế trang trại, một hình thức tổ chức sản xuất đã xuất hiện từ thời phong kiến trong lịch sử phát triển của nhân loại, dưới dạng các điền trang, thái ấp ở châu Á hay lãnh địa của các lãnh chúa châu Âu. Do sự khác nhau về qui mô, hình thức tổ chức và tính chất sở hữu, quan niệm về kinh tế trang trại vẫn còn hạn chế, thậm chí tồn tại những cách hiểu đánh đồng kinh tế trang trại với kinh tế hộ; hay kinh tế trang trại là hình thực sản xuất đơn thuần trong lĩnh vực nông nghiệp. Quan niệm hạn chế về kinh tế trang trại biểu hiện cụ thể trong sử dụng các thuật ngữ “farm” (tiếng Anh), “ferme” (tiếng Pháp) hoặc “Oepma” (tiếng Nga),… để chỉ trang trại, với cách hiểu chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân. Từ các công trình nghiên cứu về kinh tế trang trại cho thấy, đây là loại hình sản xuất chuyển từ tự túc khép kín của hộ tiểu nông vươn lên sản xuất hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với kinh tế thị trường cạnh tranh; sự hình thành kinh tế trang trại gắn liền với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp; mô hình kinh tế trang trại được coi là phù hợp và đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Vai trò của kinh tế trang trại được K. Marx nêu rõ qua trường hợp phát triển nông nghiệp của nước Anh. Ông cho rằng, sự phát triển thuận lợi của các hình thức sản xuất nông nghiệp ở nước Anh không phải là do các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình. Từ quan điểm đó, K. Marx khái quát đặc trưng của kinh tế trang trại: “người chủ trang trại sau mỗi vụ sản xuất bán toàn bộ sản phẩm làm ra và mua vào tất cả các vật tư cần thiết kể cả thóc giống”.[41, tr.9]
  • 14. 12 Qua quá trình thực tế, quan điểm về kinh tế trang trại được phát triển đầy đủ thêm ở các nước phát triển như Mỹ, Anh và một số nước châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…). Họ quan niệm “trang trại là loại hình sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nông sản hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh”[40, tr.9]. Ở Việt Nam, cũng đồng nhất với các quan niệm trên, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều khái niệm về kinh tế trang trại. Theo tác giả Lê Trọng “kinh tế trang trại bao gồm kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất nông nghiệp xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định, được các chủ trang trại trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự bảo hộ của Nhà nước” [12, tr.244]. Tác giả Trần Hữu Quan cho rằng “trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao động và đất đai của gia đình là chủ yếu có tư cách pháp nhân, tự chủ sản xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có chức năng là sản xuất nông sản hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình và đáp ứng nhu cầu cho xã hội” [12, tr.244]. Viện Kinh tế Nông nghiệp quan niệm “trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa của hộ. Do một người làm chủ có khả năng đón nhận những cơ hội thuận lợi từ huy động thêm nguồn vốn và lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận cao” [14]. Như vậy, mặc dù diễn đạt có sự khác nhau, song nhìn chung quan niệm về kinh tế trang trại là khá đồng nhất về các đặc trưng cơ bản của loại hình kinh tế này. Các khái niệm đều xác định, kinh tế trang trại là một trong những hình
  • 15. 13 thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Kinh tế trang trại là một cấp độ trong quá trình phát triển của kinh tế hộ từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa nên về cơ bản dựa trên nền tảng kinh tế hộ nhưng khác hẳn về chất so với kinh tế hộ. Sự phát triển của kinh tế trang trại là hoạt động tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu bởi yếu tố đầu tư vốn, khoa học kĩ thuật công nghệ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Trên cơ sở các quan niệm và thực tế phát triển kinh tế trang trại ở nước ta, năm 2000, Chính phủ ban hành nghị quyết về kinh tế trang trại, đã thống nhất nhận thức: “kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”[17]. Từ những nội dung trên có thể quan niệm: KTTT là một phạm trù kinh tế, chỉ một loại hình kinh tế hàng hóa trong nông, lâm, ngư nghiệp; phản ánh tổng hợp các mối quan hệ trong quá trình tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động của những hộ nông dân từ sản xuất tự cấp, tự túc, phân tán nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; đó là quá trình khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm cải thiện, nâng cao đời sống người nông dân. Từ nhận thức trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê đã đưa ra các tiêu chí để một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại: Một là, giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ bình quân từ 40 triệu đồng/năm đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung) và từ 50 triệu đồng/năm với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên; Hai là, qui mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. Cụ thể:
  • 16. 14 “Đối với trang trại trồng trọt: Trồng cây hàng năm có từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung; từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng cây lâu năm: Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung; từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. Trang trại trồng hồ tiêu từ 0,5 ha trở lên. Trang trại lâm nghiệp: Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước. Đối với trang trại chăn nuôi: Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,... : Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,…: Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa) dê thịt từ 200 con trở lên. Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng,... có thường xuyên từ 2000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). Trang trại nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản và thuỷ hải sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa (tiêu chí 1)” [8]. Đến năm 2011, nhằm phù hợp với sự phát triển của sản xuất kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có sự điều chỉnh tiêu chí kinh tế trang trại. Theo đó, đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: thứ nhất, có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu là 3,1 ha đối với vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. Thứ hai, giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu
  • 17. 15 đồng/năm. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. [9] Từ quan niệm cho thấy các đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại, gồm: Thứ nhất, trang trại là một trong hình thức tổ chức sản xuất cụ thể của nông, lâm nghiệp. Ngoài trang trại, trong nông nghiệp còn rất nhiều hình thức tổ chức sản xuất như hộ nông dân, các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã nông nghiệp, các liên doanh sản xuất... Thứ hai, trang trại là đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thuỷ sản), kết hợp với hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Thứ ba, mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của xã hội và thích ứng với thị trường. Thứ tư, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ lựa chọn phương hướng sản xuất, quyết định kĩ thuật và công nghệ... đến tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.... Thứ năm, chủ trang trại là người có ý chí và có năng lực tổ chức quản lý, có kinh nghiệm, kiến thức nhất định về sản xuất kinh doanh nông nghiệp và thường là người trực tiếp quản lý trang trại. Thứ sáu, tổ chức quản lý sản xuất của trang trại tiến bộ hơn, trang trại có nhu cầu cao hơn nông hộ về ứng dụng tiến bộ kĩ thuật và thường xuyên tiếp cận thị trường. Các đặc trưng của kinh tế trang trại cũng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kế Việt Nam xác định tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000: “Mục đích sản xuất của trang trại là
  • 18. 16 sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với qui mô lớn. Mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở qui mô sản xuất như: đất đai, số lượng gia súc, lao động, giá trị nông lâm thủy sản hàng hóa. Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ”[7, tr.1]. * Các loại hình kinh tế trang trại Thực tế phát triển hiện nay đã xuất hiện nhiều loại hình kinh tế trang trại vượt ra khỏi quy mô hộ gia đình, cũng như có những mô hình kinh tế trang trại ngoài nông nghiệp. Cụ thể, dựa vào qui mô, hình thức tổ chức và tính chất sở hữu, người ta đã phân loại kinh tế trang trại thành nhiều loại hình khác nhau. Thứ nhất, dựa vào quy mô sản xuất, có trang trại quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn. Thứ hai, theo cơ cấu thu nhập, có hai loại hình trang trại: Trang trại thuần nông là những trang trại có cơ cấu thu nhập dựa hoàn toàn hoặc phần lớn vào sản xuất nông nghiệp và trang trại ngoài nông nghiệp là những trang trại có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp. Thứ ba, theo cơ cấu sản xuất, có trang trại kinh doanh tổng hợp, kết hợp nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như ở các nước châu Á, kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp như các nước Bắc Âu; và trang trại chuyên môn hóa, như ở các nước có nông nghiệp phát triển đến trình độ cao (Mỹ, Canada,…), tập trung sản xuất nông sản hay lâm sản làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thứ tư, theo hình thức tổ chức quản lý bao gồm các loại hình trang trại: Trang trại gia đình là kiểu trang trại độc lập sản xuất kinh doanh do người chủ hộ hay một người thay mặt gia đình đứng ra quản lý và thuê lao động khi cần.
  • 19. 17 Trang trại liên doanh do 2-3 trang trại gia đình hợp lại thành trang trại lớn với năng lực sản xuất và sức cạnh tranh lớn hơn. Trong đó, mỗi trang trại thành viên vẫn có quyền tự chủ điều hành sản xuất. Trang trại hợp doanh kiểu cổ phần là loại trang trại có quy mô lớn, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu. Có hai loại hợp doanh nông nghiệp: hợp doanh gia đình và hợp doanh phi gia đình. Thứ năm, theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, hình thức phổ biến hiện nay vẫn là người chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất, từ đất đai, công cụ máy móc đến chuồng trại, kho bãi. Tuy nhiên, cũng tồn tại các chủ trang trại chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất, còn lại phải đi thuê của người khác. Hay, chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đi thuê toàn bộ cơ sở của một trang trại hoặc của nhà nước, không chỉ máy móc, thiết bị, kho bãi, chuồng trại mà cả đất đai, mặt nước, rừng cây,…. Thứ sáu, theo phương thức điều hành sản xuất, tồn tại phổ biến là các trang trại do các chủ trang trại sống cùng gia đình ngay tại trang trại hoặc vùng nông thôn mà trang trại của họ hiện hữu và trực tiếp điều hành, cũng như trực tiếp lao động sản xuất. Song ở các nước phát triển, xuất hiện loại hình trang trại mà ở đó, chủ trang trại và gia đình không sống ở trang trại hay vùng nông thôn nhưng vẫn trực tiếp điều hành trang trại và trực tiếp lao động sản xuất. Hoặc chủ trang trại sống và làm việc ở thành phố, gián tiếp điều hành sản xuất thông qua người quản lý và đội ngũ lao động làmthuê. Như vậy, thực tế đã làm xuất hiện các loại hình trang trại mà ở đó yếu tố kinh tế hộ và sản xuất nông nghiệp không phải là yếu tố chủ yếu quyết định sự phát triển của kinh tế trang trại. * Vai trò của kinh tế trang trại Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau, nhưng vai trò của kinh tế trang trại luôn được đánh giá cao trong hoạt động sản xuất của các quốc gia. Năm 1998, Ủy ban Quốc gia về trang trại nhỏ (NCFS) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã đánh giá vai trò của trang trại thông qua những
  • 20. 18 giá trị đóng góp của loại hình sản xuất này đối với cộng đồng trên một số nội dung như: Tính đa dạng, các trang trại chứa đựng tính đa dạng của quan hệ sở hữu, của hệ thống canh tác, của cảnh quan môi trường, của sự đa dạng sinh học, của văn hóa và các giá trị truyền thống. Sự phát triển của các trang trại góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, làm tăng sự hấp dẫn của phong cảnh nông thôn và làm mở rộng không gian sống. Lợi ích về môi trường ,trang trại có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra những lợi ích môi trường cho xã hội. Việc đầu tư vào các trang trại này sẽ cung cấp cho chính phủ một sự chia sẻ trong cương vị quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Trao quyền hợp pháp và chịu trách nhiệm cộng đồng,các trang trại mang lại cho người nông dân một ý nghĩa lớn hơn đối với trách nhiệm cá nhân và cảm giác được kiểm soát cuộc sống của chính mình, đặc điểm này không dễ có được đối với công nhân trong các nhà máy. Những chủ trang trại hoạt động dựa vào những doanh nghiệp và các cơ sở cung cấp dịch vụ tại địa phương để đáp ứng các nhu cầu của mình. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ hội để mang lại lợi ích lớn hơn đối với cộng đồng và hạnh phúc của bản thân những người trong trang trại. Ngược lại, những chủ trang trại ở địa phương sẽ tự cảm thấy phải có trách nhiệm cao hơn trong việc kiểm soát bất cứ hoạt động tiêu cực nào mà nó có thể gây ra tác hại đối với cộng đồng. Bổn phận của gia đình, trang trại có bổn phận nuôi dưỡng những đứa trẻ lớn lên và thu nhận những giá trị truyền thống. Những kỹ năng canh tác đã trải qua từ thế hệ này đến thế hệ khác dưới cấu trúc sở hữu gia đình. Khi những đứa trẻ không tiếp tục làm nông, những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm canh tác có thể sẽ bị mất. Trong những cộng đồng canh tác truyền thống, trang trại gia đình là trung tâm để duy trì cộng đồng và để tăng cường
  • 21. 19 khả năng chịu đựng của nền sản xuất nông nghiệp. Trong các trang trại, hoạt động sản xuất, động viên lao động, hình thức tiêu thụ, kiến thức về sinh thái và những mối quan tâm chung trong việc duy trì sự tồn tại lâu dài của trang trại được xem như là một thứ tài nguyên, nó đóng góp cho sự ổn định và phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế cũng như với mỗi đơn vị kinh tế cơ sở là gia đình. [25] Đối với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế đất nước chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, kinh tế trang trại là tế bào kinh tế quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sự phân công lao động xã hội. Đánh giá về vai trò của trang trại, Nghị quyết số 03/2000/NQCP ngày 2-2-2000 về kinh tế trang của Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định: Kinh tế trang trại đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động của các hộ nông nghiệp và nông thôn. Sự phát triển của kinh tế trang trại là động lực mới cho phát triển kinh tế hộ nông dân, bên cạnh đó đã tạo ra các vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hàng hóa tập trung, làm tăng khối lượng và giá trị hàng hóa, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm phát triển, mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. Nói cách khác: sự phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua các đánh giá trên có thể thấy, vai trò của kinh tế trang trại được thể hiện trên các lĩnh vực: Về mặt kinh tế, kinh tế trang trại có vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp lên công nghiệp hóa hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp và nông thôn. Cụ thể:
  • 22. 20 Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Do đó, cho phép huy động, khai thác đất đai, sức lao động và nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả, góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa, khắc phục dần tình trạng manh mún, tạo vùng chuyên môn hóa cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại tạo ra nhiều nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp, do đó góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển. Trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ nên có khả năng áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Đồng thời, vừa là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất. Về mặt xã hội, kinh tế trang trại góp phần huy động, khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết việc làm cho lao động xã hội, làm giàu cho nông dân, làm giàu cho đất nước. Để mở rộng và phát triển sản xuất, các trang trại đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để phát huy tiềm năng đất đai, huy động và khai thác được nguồn lực về vốn, lao động, kinh nghiệm và kĩ thuật trong dân một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy, ngoài việc góp phần làm giàu đất nước, kinh tế trang trại đã mở ra khả năng làm giàu cho các hộ gia đình nông dân, góp phần xây dựng và phát triển bền vững ở nông thôn. Về mặt môi trường, kinh tế trang trại góp phần sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên. Phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nông nghiệp (đất, mặt nước, khí hậu, thời tiết...), đưa đất
  • 23. 21 đai hoang hóa vào phát triển sản xuất, nhất là vùng trung du, miền núi và ven biển. Ngoài ra, trang trại còn góp phần tăng nhanh diện tích rừng bao phủ, bảo vệ môi trường, sinh thái thông qua việc trồng và bảo vệ rừng, tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.... Bên cạnh đó, ở chừng mực nhất định, kinh tế trang trại góp phần tạo dựng và bảo tồn môi trường văn hóa nông thôn, duy trì, thu nhận và truyền thụ những giá trị truyền thống. 1.1.2. Quan niệm và nội dung phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai * Quan niệm về phát triển kinh tế trang trại Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, thời điểm hình thành của kinh tế trang trại bắt đầu từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Để phù hợp với phương thức sản xuất mới, các hộ tiểu nông tự phá vỡ cái vỏ bọc tự túc, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, đưa đến sự hình thành loại hình kinh tế trang trại. Đó là quá trình tự phát hợp quy luật phát triển của xã hội. Do đó, quan niệm trước hết về phát triển kinh tế trang trại là tạo ra và thúc đẩy quá trình chuyển từ kinh tế hộ nông dân thành kinh tế trang trại. Thực tiễn phát triển nông nghiệp của các nước trên thế giới đã khẳng định điều kiện cần và đủ cho việc phát triển kinh tế trang trại là sự hình thành nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước. Nền kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy kinh tế hộ vận động theo quy luật là mở rộng sản xuất hàng hóa, tất yếu dẫn đến quá trình phân hóa giữa các hộ gia đình ngày càng sâu sắc. Và sự chi phối của các quy luật của nền kinh tế thị trường thúc đẩy những hộ nông dân làm ăn có lãi mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm máy móc, tư liệu sản xuất nên quy mô càng lớn hơn và thành các hộ giàu trong nông thôn. Đồng thời, quá trình công nghiệp
  • 24. 22 hóa với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật dẫn đến lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động cơ giới, hộ nông dân thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ chuyển thành hộ sản xuất hàng hoá. Như vậy, sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, sự tác động của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của lực lượng sản xuất làm quá trình phân hóa diễn ra ngày càng nhanh hơn, các hộ giàu sẽ phát triển thành kinh tế trang trại. Sau khi kinh tế trang trại đã được định hình, quá trình phát triển của kinh tế thị trường và công nghiệp hóa tiếp tục tác động làm biến đổi về số lượng cũng như quy mô của kinh tế trang trại. Thực tiễn ở nhiều nước cho thấy, trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa do lao động nông nghiệp còn đông, khả năng phân công lao động xã hội còn hạn chế, số lượng trang trại nông nghiệp chiếm ưu thế. Đến thời kỳ công nghiệp hóa phát triển, khả năng thu hút lao động của công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhanh chóng, số lượng trang trại nông nghiệp bắt đầu giảm đi. Trên cơ sở quan niệm về phát triển kinh tế nói chung, quan niệm về kinh tế trang trại cũng như nội dung đề cập đến sự phát triển kinh tế trang trại nói riêng, có thể hiểu: Phát triển kinh tế trang trại là những biến đổi về hoạt động sản xuất – kinh doanh nông nghiệp của hộ dưới tác động của các quy luật kinh tế, đó là quá trình nâng cao trình độ sản xuất khai thác, sử dụng những tiềm năng thế mạnh vốn có của kinh tế trang trại, làm cho kinh tế trang trraij có sự phát triển tăng lên cả về quy mô, số lượng, chất lượng về vốn, kỹ thuật sản xuất – kinh doanh đến mô hình tổ chức theo hướng tiến bộ trên cả 2 bình diện lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, không ngừng mở rộng thị trường đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của hộ nông nghiệp và xã hội, trên cơ sở đó đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững, nhằm phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  • 25. 23 Quan niệm trên chỉ rõ chủ thể, yêu cầu, mục tiêu và nội dung phát triển kinh tế trang trại, trong đó: Thứ nhất, chủ thể trực tiếp của kinh tế trang trại, bao gồm chủ trang trại và lao động làm trong trang trại. Do kinh tế trang trại là hình thức tổ chức nông nghiệp chủ yếu của nền sản xuất hàng hóa, đi lên từ nền tảng kinh tế hộ sản xuất tự cung tự cấp. Nên để chuyển sang sản xuất hàng hóa là cả một quá trình, mà ngoài tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội, môi trường, chủ trang trại đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc quyết định sản xuất kinh doanh. Do đó, đòi hỏi chủ trang trại phải là người có ý chí, quyết tâm làm giàu từ nghề nông; phải có sự tích luỹ nhất định về kinh nghiệm sản xuất, về tri thức và năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là những kinh nghiệm, tri thức trong việc tiếp cận với thị trường để biết được thị trường cần loại sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại, giá cả và thời điểm cung cấp thế nào?... Và những tri thức về hạch toán kinh tế, tổ chức sản xuất khoa học trên cơ sở những kiến thức về nông học, về kinh tế thị trường nhằm quản lý, tổ chức lực lượng lao động sao cho phù hợp với hình thức và quy mô sản xuất kinh doanh của trang trại. Lao động là nhân tố quan trọng quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Trong quá trình sản xuất, lao động luôn gắn liền với đất đai, tài nguyên, điều kiện tự nhiên, cây trồng, vật nuôi, công cụ lao động... tác động tới các đối tượng đó làm ra sản phẩm. Vì vậy, đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật sẽ quyết định chất lượng và số lượng sản phẩm làm ra. Thứ hai, cũng do đặc trưng trang trại là đơn vị sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu với mục đích sản xuất hàng hóa, nên đòi hỏi phải có sự tích tụ về vốn, tư liệu sản xuất (quan trọng nhất là ruộng đất). Vì vậy, sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại gắn liền với sự tập trung ruộng đất của chủ trang trại. Quy mô ruộng đất của trang trại quyết định
  • 26. 24 phương hướng sản xuất kinh doanh của chủ trang trại và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai là yêu cầu hết sức quan trọng của trang trại. Vốn cũng là yếu tố quan trọng tạo nên quy mô sản xuất và góp phần quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Bên cạnh đó, yếu tố thị trường – tức là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm và phân phối tổng hợp sản phẩm là một khâu của quá trình tái sản xuất. Quá trình tái sản xuất sẽ được diễn ra thông qua việc phân phối nghĩa là bù đắp các chi phí tham gia vào quá trình sản xuất và đầu tư để tái sản xuất mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất, bước vào quá trình lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất vào lĩnh vực tiêu dùng và là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm. Vì vậy, việc phát triển kinh tế trang trại phải phù hợp với yêu cầu của thị trường. Ngoài các yếu tố nội tại, để hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước thông qua các chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô như: Chính sách thuế, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách bảo trợ nông nghiệp, bảo hộ lao động... Đồng thời, kinh tế trang trại tuy là những đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh, nhưng các trang trại gia đình có thể tham gia kinh tế hợp tác với nội dung và hình thức khác nhau. Các hợp tác xã để bảo đảm đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất với chi phí thấp, lợi nhuận cao để bảo vệ lợi ích lâu dài của trang trại. Thứ ba, mục tiêu phát triển KTTT, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, mặt nước, nguồn lao động trong nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. * Nội dung phát triển kinh tế trang trại Từ quan niệm phát triển kinh tế trang trại cho thấy, nội dung phát triển kinh tế trang trại bao gồm từ việc tăng số lượng, quy mô các loại hình kinh tế
  • 27. 25 trang trại đến nâng cao trình độ sản xuất - kinh doanh, trình độ lao động, trình độ quản lý trong kinh tế trang trại; phát triển khoa học công nghệ trong kinh tế trang trại; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của trang trại nói riêng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng tiến bộ, hiệu quả v.v... Trong đó, đáng chú ý một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, sự tăng lên về số lượng các loại hình kinh tế trang trại. Đây là nội dung cơ bản đầu tiên trong phát triển kinh tế trang trại. Bởi lẽ, nói đến sự phát triển của một sự vật, hiện tượng nói chung, phát triển của kinh tế trang trại nói riêng thì điều đầu tiên phải là sự tăng lên về số lượng và phải được xem xét cụ thể cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, mối liên hệ tác động qua lại của nó đối với các thành phần kinh tế khác cũng như vị trí, vai trò của nó trong cơ cấu nền kinh tế. Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở sự tăng lên cả về quy mô, chất lượng, về vốn, kỹ thuật sản xuất kinh doanh, đến mô hình tổ chức theo hướng tiến bộ trên cả 2 bình diện: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đồng thời, sự phát triển của kinh tế trang trại còn thể hiện ở chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại không ngừng được nâng cao, có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất – kinh doanh Thứ hai, sự mở rộng về quy mô của kinh tế trang trại. Trong đó, quy mô vốn, số lượng lao động, diện tích đất sử dụng... là những con số phản ánh mức độ tập trung trong sản xuất, kinh doanh của trang trại. Do đó, xem xét sự phát triển của kinh tế trang trại không thể không quan tâm đến nội dung này. Phát triển của kinh tế trang trại được xem xét ở khía cạnh về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Biểu hiện của sự phù hợp ở hiệu quả kinh tế - xã hội thu được từ quá trình sản xuất – kinh doanh trong nông nghiệp ngày cao. Ngoài ra, trong quá trình phát triển mối quan hệ của kinh tế trang trại với kinh tế nhà nước, kinh
  • 28. 26 tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính, ngân hàng...diễn ra ngày càng sâu sắc. Vị trí, vai trò của nó đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh ngày càng lớn, kinh tế trang trại trở thành một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội nhất là ở khu vực nông thôn. Thứ ba, trình độ quản lý, lao động, trình độ kỹ thuật, công nghệ được sử dụng trong kinh tế trang trại. Trong điều kiện hiện nay, trình độ lao động, quản lý và trình độ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh là nhân tố giữ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế trang trại nói riêng theo chiều sâu. Cơ sở vật chất kỹ thuật sử dụng vào sản xuất – kinh doanh của kinh tế trang trại ngày càng hiện đại, cơ cấu hợp lý, cho ra đời những sản phẩm đa dạng với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Do vậy, nói đến sự phát triển của kinh tế trang trại cần phải hết sức quan tâm đến trình độ quản lý, lao động và trình độ kỹ thuật, công nghệ được áp dụng trong kinh tế trang trại. Thứ tư, sự tăng lên về đóng góp của kinh tế trang trại đối với ngân sách Nhà nước và trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Một trong những yêu cầu rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là tăng trưởng kinh tế, tạo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động. Bởi vậy, đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại cũng không thể thiếu nội dung này. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Nai Cũng như các loại hình sản xuất khác, sự phát triển kinh tế trang trại chịu sự tác động của các yếu tố nội tại và yếu tố khách quan bên ngoài. Trong đó, yếu tố nội tại của trang trại bao gồm năng lực, khả năng của chủ trang trại, sự tích tụ về vốn, tư liệu sản xuất của trang trại,... là nhân tố quan trọng quyết định đến sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trạng. Yếu tố khách
  • 29. 27 quan bên ngoài bao gồm các nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, môi trường pháp lý,... đều có ảnh hưởng đến quá trình hình thành, hiệu quả sản xuất, quy mô và loại hình phát triển của kinh tế trang trại. Yếu tố khách quan bên ngoài được chia thành hai nhóm nhân tố chính. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, gồm: Vị trí địa lí, địa hình là cơ sở định hình sản xuất nông nghiệp nói chung và loại hình sản xuất trang trại nói riêng. Vị trí địa lý, địa hình thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm và đa dạng hóa sản xuất trong kinh tế trang trại. Mặt khác, vị trí địa lý còn tác động đến quá trình chuyển giao công nghệ, cơ hội trao đổi, hợp tác trong sản xuất của trang trại. Trong khi, địa hình có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ giới hóa sản xuất. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, nguồn gốc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, đất đai có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Vai trò quyết định của nó được thể hiện: quy mô đất đai quyết định đến quy mô trang trại và ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hóa sản xuất của kinh tế trang trại. Sự tập trung đất đai tỷ lệ thuận với sự phát triển về quy mô của trang trại. Ngược lại, sự manh mún, phân tán đất đai sẽ hạn chế, cản trở quá trình phát triển của trang trại cũng như quá trình hiện đại hóa, cơ giới hóa sản xuất của trang trại. Đồng thời, đặc điểm đất đai quyết định đến việc xác định loại hình kinh doanh sản xuất của trang trại, đặc biệt là trang trại trồng trọt. Khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu sản xuất của cả trang trại chăn nuôi và trang trại trồng trọt, trực tiếp tác động đến khả năng sinh trưởng và sinh sản của cây trồng, vật nuôi. Do đó, điều kiện khí hậu có tính quyết định đến việc xác định cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến tính đa dạng hóa trong sản xuất của trang trại trên địa bàn.
  • 30. 28 Thủy văn bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm là cơ sở quan trọng cho sản xuất nông nghiệp và cũng là nền tảng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Môi trường sinh thái: Đây là nhân tố quan trọng, tiền đề phát triển KTTT. Mặt khác, do yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái mang tính chất quốc gia và quốc tế nên không một ngành nghề, một tổ chức, địa phương nào đứng ngoài xu thế phát triển đó. Điều này đặt ra cho nước ta nói chung và các địa phương trong cả nước nói riêng phải hướng tới phát triển một nền “nông nghiệp sạch”, nền nông nghiệp tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý, độ an toàn cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó, chỉ có thể phát triển một nền nông nghiệp trên cơ sở sản xuất tập trung quy mô lớn. Vì vậy, đây cũng chính là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của loại hình KTTT ở Đồng Nai hiện nay. Nhóm nhân tố khoa học và công nghệ : Từ những năm đầu thế kỷ XXI, sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học và công nghệ đã tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Các thành tựu khoa học, nhất là công nghệ sinh học đã ngày càng được ứng dụng nhanh và rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi tăng nhanh. Điều này đã tác động trực tiếp đến quá trình phát triển loại hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo mô hình KTTT. Nhóm nhân tố môi trường pháp lý bao gồm các chính sách kinh tế; chính sách nông nghiệp; chính sách đất đai; chính sách thuế, tín dụng; chính sách lao động; chính sách khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trường; chính sách thị trường, chính sách bảo hộ tài sản đầu tư của trang trại,... là những yếu tố rất quan trọng, bao trùm, trực tiếp tác động vào quá trình hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Chính sách đúng đắn sẽ tạo động lực cho
  • 31. 29 người lao động, các doanh nghiệp và các thành viên tham gia tích cực vào phát triển sản xuất mở rộng kinh doanh, tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh và ổn định tạo ra nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường hiện đại. Ngược lại, chính sách không phù hợp sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Đối với kinh tế trang trại, chính sách có vai trò như bà đỡ cho sự hình thành và tạo những môi trường pháp lý và kinh tế cho nó phát triển. Thực tế phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế các trang trại được hình thành bởi hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong đó, chính sách giao đất, giao rừng và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (Nghị quyết số 03/2000/NQCP của Chính phủ) được coi là yếu tổ mở đường và thúc đẩy cho kinh tế trang trại phát triển. Không chỉ có vai trò tạo những điều kiện cho sự ra đời của trang trại, Nhà nước thông qua việc xây dựng và ban hành khung pháp lý để, một mặt tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế trang trại hoạt động; mặt khác giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất để tăng cường năng lực của các trang trại. Nhóm nhân tố về thị trường: Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ, để phát triển kinh tế nói chung, phát triển KTTT nói riêng thì vấn đề thị trường cho đầu vào, đầu ra của sản phẩm giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong chừng mực nhất định, nó là nhân tố quyết định đối với việc mở rộng và phát triển của sản xuất nói chung của KTTT nói riêng. Bởi vậy, trong quá trình phát triển KTTT đòi hỏi phải quan tâm đúng mức đến sự phát triển của thị trường. Bên cạnh đó, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, kinh tế trang trại còn chịu tác động của các nhân tố công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập kinh tế. Cụ thể:
  • 32. 30 Công nghiệp hóa và đô thị hóa có tác động khá mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại. Mà trước hết là quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng, trang bị các cơ sở vật chất cho trang trại nói riêng, tạo điều kiện cho các trang trại phát triển theo chiều sâu và có điều kiện khai thác các tiềm năng và lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời, công nghiệp hóa, với tư cách là sự phát triển của công nghiệp chế biến, tạo ra thị trường rộng lớn cho kinh tế trang trại. Cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa mở rộng, những dân cư phi nông nghiệp ngày càng tăng, kéo theo sự gia tăng nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, cũng tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại phát triển. Bên cạnh yếu tố tích cực, công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng có tác động tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế trang trại, nhất là sự giảm sút ngày càng mạnh diện tích đất nông nghiệp. Hội nhập kinh tế mang đến cơ hội mở rộng thị trường, thu hút sự đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu nông sản. Song, quá trình hội nhập cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Do nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa của Việt Nam đi lên từ xuất phát kinh tế tự túc, tự cấp nên quy mô sản xuất, công nghệ còn hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, dẫn đến khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường. Tóm lại, KTTT chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý, trình độ khoa học-công nghệ, thị trường và yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế... Bởi vậy, để KTTT phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi phải quan tâm đầy đủ và đúng mức đến các nhân tố đó trong việc xác định các quan điểm và giải pháp phát triển KTTT nói chung, KTTT ở tỉnh Đồng Nai nói riêng..
  • 33. 31 1.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai trong những năm qua 1.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đồng Nai tác động đến phát triển kinh tế trang trại Đồng Nai – một trong các tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam bộ, có địa bàn rộng lớn với diện tích tự nhiên 5.907,24 km2 ,nằm trong tọa độ địa lí 10o 30’B – 11o 34’B và 106o 45’Đ – 107o 35’Đ. Về địa giới, Đồng Nai giáp tỉnh Bình Thuận ở phía đông, Lâm Đồng về phía đông bắc; phía tây bắc giáp Bình Phước, tây giáp Bình Dương, tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu. Là địa bàn cửa ngõ phía Bắc của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cầu nối giữa Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ Đông Nam bộ, Đồng Nai có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ và cả nước nói chung. Mặt khác, việc tiếp giáp với các tỉnh và thành phố năng động, hiện đại như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại. Việc tiếp giáp với các tỉnh, thành phố lớn, cũng tạo điều kiện cho Đông Nai tiếp nhận, chuyển giao và có cơ hội tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm, khoa học công nghệ mới – một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, cũng như kinh tế trang trại. Về địa hình, Đồng Nai là địa bàn trung chuyển từ cao nguyên Nam Trung bộ xuống đồng bằng Nam bộ nên độ cao tương đối thấp- trên dưới 100m so với mực nước biển, độ dốc phổ biến dưới 8o , hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Tạo cho Đồng Nai địa hình tương đối bằng phẳng, 90% có độ dốc nhỏ hơn 15o , điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
  • 34. 32 Địa hình của tỉnh gồm 4 dạng chủ yếu: Địa hình núi thấp, tạo thành những lưng sóng rộng rãi, nhô cao lên là những chóp núi lửa đã ngưng hoạt động và những đỉnh núi granit. Địa hình núi thấp phân bố chủ yếu ở huyện Tân Phú và một phần huyện Định Quán, Xuân Lộc với những đỉnh núi Chứa chan, Mây Tàu, Gia Kiệm. Địa hình bậc thềm được cấu tạo từ phù sa cổ, cao từ 10m đến 45m, nằm trong dải đất chạy từ Tây Ninh qua Bình Dương, Đồng Nai đến Bà Rịa Vũng Tàu. Địa hình đồng bằngvới một số đồng bằng hẹp do các con sông bồi đắp, tương đối màu mỡ, phì nhiêu. Ngoài ra, ở vùng tiếp giáp giữa Bà Rịa- Vũng Tàu và huyện Xuân lộc, địa hình Đồng Nai có cấu tạo địa chất tương đối phức tạp, đen xen giữa núi thấp, bậc thềm, đồng bằng…. Về địa chất, Đồng Nai có cấu trúc địa chất không quá phức tạp với thành phần trầm tích trẻ hoặc cổ, nhất là các phún trào bazan, tiền đề để hình thành nhiều nhóm đất với các đặc thù khác khau thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Đồng Nai có quỹ đất khá phong phú, có nhiều tiềm năng về nông nghiệp hơn hẳn các tỉnh, thành lân cận. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, Đồng Nai có một số nhóm đất chính sau: Đất xám – tài nguyên đất thuận lợi cho cả phát triển nông nghiệp và công nghiệp, chiếm 40,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đất đen chiếm 22,44% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, thích hợp trồng các loại cây hàng năm. Đất đỏ bazan chiếm 19,27% diện tích đất tự nhiên, thích hợp phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, Đồng Nai cũng có nhiều loại đất khác nhưng chiếm tỉ lệ không cao như đất gley hóa (chiếm 9,32%), đất tầng mỏng (0,54%), đất đá bọt (0,41%), đất cát (0,1%)…
  • 35. 33 Về diện tích và phân bố, Đồng Nai có 3 nhóm đất chính: Các loại đất hình thành trên đá bazan với diện tích khoảng 22,4 nghìn ha là các loại đất đá bọt, đất đen, đất đỏ, đất có độ phì cao, phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Đông Bắc. Đất có tầng phong hóa dày, màu mỡ, phát triển trên địa hình bằng phẳng thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp hàng năm và lâu năm như cao su, cà phê, tiêu, cây ăn quả… Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và đá phiến sét như đất xám, đất nâu xám… có tổng diện tích 246,38 nghìn ha, phân bố chủ yếu ở phía Nam, Đông Nam thuộc địa bàn các Huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Long Thành, Nhơn Trạch. Nhóm này có độ phì kém, thích hợp với các loại cây như ngô, đậu tương, xoài… Nhóm đất phù sa, đất dày, đất cát, đất tầng mỏng, có diện tích khoảng 58,4 nghìn ha tập trung chủ yếu ở ven sông Đồng Nai, La Ngà…thuộc các Huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Thành phố Biên Hòa. Đất phù sa tương đối giàu mùn, đạm, kali nhưng lại nghèo lân. Với đất phù sa không phèn, có thể sử dụng để trồng lúa 2-3 vụ, hoặc trồng các cây hoa màu, rau và cây ăn quả. Trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh, diện tích đất nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2013, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đạt 467536ha chiếm 79,15% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm và lâu năm) là 276457,01ha, chiếm 46,80% diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp là 181503,39ha chiếm 30,73% diện tích đất tự nhiên. Cơ cấu sử dụng đất cho thấy, Đồng Nai là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam bộ, tạo điều kiện để đa dạng hóa cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn. Bên cạnh đó, đất ở Đồng Nai có chất lượng tốt (không có nhiều đất cát, đất xói mòn trơ xỏi đá…) với một lượng lớn đất phù sa, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp (Phụ lục 3).
  • 36. 34 Khí hậu ở Đồng Nai mang tính chất gió mùa cận xích đạo, với tổng lượng bức xạ cao và ổn định, nhiệt độ trung bình từ 24-26o C, tổng nhiệt hoạt động trong năm 9.400-9.500o C, số giờ nắng cao từ 2000-2500 giờ/năm, ít xảy ra bão và sương muối, thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là cây công nghiệp. Khí hậu có 2 mùa tương phản: mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa thuộc loại cao nhất ở vùng Đông Nam bộ, trung bình từ 1500-2700mm phân bố theo vùng, mang đến sự thuận lợi về nguồn nước trong hoạt động nông nghiệp. Khí hậu ở Đồng Nai tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và phân bố các loại cây trồng, vật nuôi. Nguồn bức xạ lớn đảm bảo cho việc phát triển các loại cây, con của cùng nhiệt đới. Lượng mưa nhiều, cùng với thời tiết ít bị biến động bởi thiên tai (bão lũ, sương muối), đảm bảo cho việc tưới tiêu và sinh trưởng của các loại cây công nghiệp, cây ăn quả. Về thủy văn, Đồng Nai là địa phương có nguồn nước khá phong phú bao gồm cả nguồn nước trên mặt và nước ngầm, thuận lợi cho sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt có ý nghĩa về thủy điện. Đồng Nai có mạng lưới sông ngòi khá chằng chịt, với trên 60 sông suối lớn nhỏ, mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2 , phần lớn tập trung ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng tây nam. Sông Đồng Nai là sông lớn và có ý nghĩa quan trọng, đoạn chảy qua tỉnh dài 294 km, diện tích lưu vực 40 nghìn km2 , lưu lượng nước bình quân 982m3 /s. Các phụ lưu lớn của sông Đồng Nai có sông La Ngà, sông Bé… Ngoài ra, Đồng Nai còn có nhiều sông suối khác như sông Lá Buông, sông Thị Vải, sông Đồng Tranh, sông Ray… với lưu lượng nước tương đối nhỏ. Đồng thời, trữ lượng nước ngầm của Đông Nai cũng tương đối lớn, với khoảng 5.505.226 m3 /ngày. Đồng Nai cũng là địa phương có nhiều hồ nhân tạo, với 23 hồ chứa nước, lớn nhất là hồ Trị an với diện tích 323 km2 , dung tích trên 2,6 tỉ m3 nước. Hệ thống sông, suối, hồ với tổng lượng nước mặt khoảng 20 tỉ m3 ,là
  • 37. 35 nguồn cung cấp nước tưới dồi dào cho trồng trọt và mở ra khả năng phát triển hoạt động nuôi trồng thủy hải sản. Cùng với ưu thế về tự nhiên, Đông Nai cũng có nhiều thế mạnh về kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự phát triển thuận lợi của loại hình kinh tế trang trại. Năm 2013, dân số Đồng Nai đạt 2768,67 nghìn người, với mật độ dân số 468,69 người/km2 . Đồng Nai có thành phần dân số khá cân bằng về giới tỉnh, với tỷ lệ dân số nữ chiếm 49,36%. Trong khi, theo khu vực địa lý, dân số Đồng Nai vẫn tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn với tỷ lệ dân số nông thôn đạt 66,57%. Với nhiều tiềm năng phát triển, Đông Nai đang trở thành một trong những địa phương hàng đầu thu hút mạnh mẽ sự quan tâm đầu tư về kinh tế - xã hội. Vì vậy, tốc độ gia tăng dân số của tỉnh rất cao, đạt 12,10% năm 2013 mà chủ yếu là tăng cơ học. Dân số Đồng Nai thuộc loại trẻ, với lực lượng lao động dồi dào. Năm 2013, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở tỉnh đạt hơn 1,6 triệu người chiếm 59,88% (2013) so với dân số. Và vẫn đang tiếp tục tăng cao, với chỉ số phát triển trung bình hàng năm giai đoạn 2010-2013 đạt 5,5%. Trong đó, lực lượng lao động ở nông thôn – lực lượng lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm phần đông, với 1.159 nghìn người, chiếm 68,74%. Dân số đông, tốc độ gia tăng dân số nhanh (chủ yếu là gia tăng cơ giới) không những tạo ra nguồn lao động dồi dào cho xã hội, mà còn là cơ sở bổ xung nguồn lao động, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, nhất là sản xuất nông nghiệp. Với ưu thế về vị trí địa lý, Đông Nai đã và đang thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản, góp phần vào việc thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tốc độ cơ giới hóa, điện khí hóa ở Đông Nai đang tăng nhanh. Hiện nay, ngoài các đơn vị quốc doanh trung ương và địa phương, trên địa bàn
  • 38. 36 Đồng Nai có hàng trăm cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế tạo thiết bị cơ khí và cơ sở chế biến nông sản, đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp và tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trên thị trường. Theo Sở Nông nghiệp Đồng Nai, hơn 10 năm trở lại đây, mức độ trang bị cơ giới hóa đã tăng gấp 3 lần. Mạng lưới điện quốc gia – yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cũng được phủ khắp địa bàn. Theo thống kê, năm 2000, số hộ sử dụng điện lưới quốc gia mới chỉ đạt 74,5%, nhưng đến năm 2006 đã đạt 96% và đến nay gần 100% số hộ có điện. Khả năng cấp nước, trước kia là 290.000m3 /ngày đến năm 2010 tăng lên gấp 2 lần, đạt 485.000m3 /ngày, đủ cung cấp nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Lĩnh vực giao thông, thông tin liên lạc cũng được thông suốt đến từng thôn, xóm, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp và nâng cao trình độ sản xuất, cũng như nắm bắt thông tin thị trường của người dân. Tóm lại, nằm trong vùng tam giác tăng trưởng, gắn liền với sự phát triển của các thành phố lớn và các khu công nghiệp, với một thị trường tiêu thụ rộng lớn kế cận là thuận lợi để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa, điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Tiềm năng đất đai dồi dào, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp như cao su, chè, cà phê…và chăn nuôi, cùng với vị trí thuận lợi cho việc trao đổi, tiêu thụ sản phẩm và nguồn nguyên liệu với các vùng xung quanh và tà địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, với hàng trăm xí nghiệp, cơ sở chế biến nông sản và một thị trường tiêu thụ nội địa, nên các trang trại ở Đồng Nai dễ dàng tiếp cận với khoa học công nghệ và có điều kiện “làm tận gốc, bán tận ngọn”. Những thuận lợi về mặt tự nhiên, những đóng góp của các nhân tố kinh tế - xã hội (như dân cư, sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, sự phát triển của kết cấu
  • 39. 37 hạ tầng, chính sách phát triển nông nghiệp…) vào phát triển nông nghiệp của Đồng Nai là rất đáng kể, đặc biệt là đối với loại hình kinh tế trang trại. Nhiều vấn đề cơ bản trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống thủy lợi, phân bón, vật tư nông nghiệp, vấn đề phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi được triển khai, nhiều giống mới cho năng xuất cao đang dần thay thế các giống cũ; các chính sách nông nghiệp cởi mở của Đồng Nai đang thu hút nhiều tầng lớp trong xã hội đầu tư vào nông nghiệp… tạo điều kiện cho sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hóa nói chung và loại hình kinh tế trang trại nói riêng. 1.2.2. Khái quát chủ trương, chính sách phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Đồng Nai Năm 1986, đường lối đổi mới do Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đã mở đầu cho thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện tư tưởng đổi mới của Đảng, ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” với nội dung chủ đạo là giao khoáng ruộng đất ổn định dài hạn cho nông dân; tiếp đó, ngày 24-7-1993, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật đất đai đã tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển mạnh mẽ của loại hình kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai cũng như trong cả nước. Nhận thức rõ vai trò của kinh tế trang đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã đề ra chủ trương “Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển nhằm khai thác tiềm năng của địa phương, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, phát triển kinh tế trang trại đi đôi với phát triể kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, các hình thức liên kết với các nông lâm trường quốc doanh để tạo động lực và sức mạnh cho nông nghiệp, nông thôn phát triển”[2]. Quán triệt chủ trương của Đảng bộ, đồng thời triển khai Nghị quyết số 03/2002/NQ-CP ngày 2-
  • 40. 38 2-2000 của Chính phủ, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã đề ra nhiều chính sách phát triển kinh tế nông hộ. Trong đó, quan trọng nhất là những chương trình đầu tư sửa chữa các công trình thuỷ lợi: mở rộng, nâng cấp hệ thống kênh mương, khoan giếng phục vụ tưới tiêu, đầu tư kết cấu hạ tầng (xây dựng sửa chữa đường, điện…), được triển khai từ năm 2002, đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triện rộng trên toàn tỉnh. Từ năm 2005, nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của kinh tế trang trại, tỉnh Đồng Nai triển khai hàng loạt các chương trình hỗ trợ kinh tế nông nghiệp, như các chương trình: xây dựng các mô hình trình diễn theo Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư; chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010; chương trình tập huấn, nâng cao năng lực quản lý trang trại thực hiện theo Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại; chương trình đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa theo văn bản số 8395/CTr-HTQT ngày 26/12/2005 của Ban hợp tác kinh tế quốc tế tỉnh Đồng Nai về việc hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hộ tài sản trí tuệ trong quá trình hội nhập giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh; chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ các chủ trang trại tham dự các hội chợ triễn lãm trong và ngoài tỉnh; cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại;… Trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trạng trại, đồng thời nhằm phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, năm 2010, Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX đề ra chủ trương: “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng hiệu quả cao trên cơ sở khuyến khích tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hó, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Gắn sản xuất với chế biến và thị trường, Đặng biệt là gắn kết chặt chẽ trên cơ sở hài hòa lợi ích “4 nhà”. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế gia
  • 41. 39 trại, hợp tác xã, tổ hợp tác có mức độ chuyên môn hóa và thâm canh cao”[3, tr.68]. Từ năm 2011, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX, Ủy ban Nhân dân tỉnh đề ra nhiều chương trình mang tính đồng bộ nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và kinh tế trang trại nói riêng. Tiêu biểu phải kể đến các chương trình, dự án: Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, có tính đến năm 2020; Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020;… Được sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, kinh tế trang trại Đồng Nai đã có sự phát triển vượt bật cả về số lượng và chất lượng, và rộng khắp với nhiều loại hình sản xuất đa dạng, phong phú. Kinh tế trang trại tỉnh đã tạo lập được vị trí và có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao đời sống nông dân và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ lao động trong nông nghiệp nông thôn tỉnh Đồng Nai. 1.2.3. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai những năm qua * Thành tựu phát triển kinh tế trang trại ở Đồng Nai Trong hơn 20 năm, kinh tế trang trại Đồng Nai đã phát triển mạnh không chỉ về số lượng, loại hình mà ngày càng đi vào phát triển chiều sâu, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Sự phát triển của kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai thể hiện trên các mặt: Kinh tế trang trại đã phát triển nhanh về số lượng và đa dạng hình thức tổ chức sản xuất Số lượng trang trại: Từ năm 1999 đến nay, số lượng trang trại của Đồng Nai không ngừng tăng lên. Theo số liệu thống kê, năm 1999, Đồng Nai
  • 42. 40 có 1937 trang trại [40]. Đến năm 2008, số lượng trang trại ở Đồng Nai đã phát triển lên 3387 trang trại, tăng gần 75%[18]. Trong hai năm 2009-2010, số lượng trang trại ở Đồng Nai có sự biến động giảm, nhưng không đáng kể (2009 có 3183 trang trại và 2010 có 3231 trang trại) [19]. Đặc biệt từ năm 2011, theo tiêu chí xác định trang trại mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Phụ lục 2), số lượng trang trại ở Đồng Nai có sự giảm sút mạnh. Từ 3231 trang trại năm 2010 xuống còn 1764 trang trại năm 2011 (giảm 45%) và 1621 năm 2012 (giảm 49%). Năm 2013, được sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, số trang trạng ở Đồng Nai có chiều hướng tăng trở lại, theo thống kê sơ bộ đạt 1749 trang trại (tăng 7,89% so với năm 2012) [17, tr.201]. Đây là sự biến động giảm nằm trong xu hướng chung của cả nước khi có sự thay đổi tiêu chí về trang trại với những điều kiện cao hơn và làm tăng chất lượng của trang trại. Nhưng cũng đặt ra một số khó khăn trong phát triển kinh tế trang trại của tỉnh. Các chủ trang trại không đủ tiêu chuẩn, phần lớn là do thiếu vốn sản xuất, không được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, điều kiện tiên quyết để các chủ trang trại có thể tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng, cũng như các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đồng nghĩa với việc, các chủ trang trại không đủ tiêu chuẩn (với số lượng hơn 1600 trang trại) phải tự huy động vốn, tự tìm hướng kinh doanh phù hợp để tồn tại và phát triển, dẫn tới sự phá vỡ quy hoạch chung của tỉnh về phát triển kinh tế trang trại. Tuy vậy, số lượng trang trại ở Đông Nai vẫn đạt mức cao so với mặt bằng chung của cả nước, chiếm 2,8% số trang trại cả nước và chiếm 24,5% số trang trại của khu vực Đông Nam bộ. So với các tỉnh khác trong khu vực Đông Nam bộ, năm 2008, mô hình kinh tế trang trại ở Đồng Nai phát triển khá mạnh, chỉ đứng sau tỉnh Bình Phước (4468 trang trại). Và so với các địa phương ngoài khu vực Đông Nam bộ, số lượng trang trại của Đồng Nai cũng thể hiện ưu thế vượt trội, số lượng cao gấp gần 1,2 số trang trại của tỉnh Thanh Hóa (2882 trang trại) và 4 lần số trang trại của tỉnh Nghệ An (853 trang trại),…
  • 43. 41 Loại hình trang trại: trang trại trồng cây lâu năm, trang trại trồng cây hàng năm, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản. Trong đó, theo số liệu thống kê năm 2013, loại hình trang trại chăn nuôi chiếm ưu thế vượt trội, lên tới 1329 trang trại (chiếm tới 76% tổng số trang trại của tỉnh). Tiếp đến là trang trại trồng cây lâu năm với 344 trang trại, trang trại trồng cây hàng năm có 33 trang trại và trang trại nuôi trồng thủy sản là 12 trang trại. Số lượng trang trại cũng phân bổ không đều ở các đơn vị hành chính của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện nông thôn như: Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu,…. Quy mô trang trại ở Đồng Nai có sự gia tăng về vốn, lao động, diện tích đất sử dụng và có sự chuyển dịch theo hướng phát triển trang trại chăn nuôi. Theo diện tích đất sản xuất kinh doanh, năm 2011, tổng diện tích đất sản xuất của kinh tế trang trại ở Đồng Nai đạt 9706,29ha, gồm 8683,81ha đất sở hữu của chủ trang trại và 1023,48ha đất thuê mướn. Tỷ lệ bình quân diện tích đất sản xuất trên một trang trại của tỉnh đạt 4,49ha [36]. So với năm 2003, 3117 trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sử dụng 11020 ha đất và mặt nước, chiếm 3,68% tổng diện tích đất nông nghiệp (11020/302845). Tỷ lệ bình quân diện tích đất sản xuất trên một trạng trại đạt 3,53 ha [40, tr.30]. Số liệu cho thấy, tổng diện tích đất sản xuất trang trại của Đồng Nai giảm khá mạnh (năm 2011 giảm 11,9% so với năm 2003), mà nguyên nhân là do sự giảm sút về số lượng trang trại (trình bày ở trên). Mặc dù giảm về tổng diện tích đất sản xuất, song quy mô đất sử dụng trên một trang trại ở Đồng Nai có sự gia tăng đáng kể (năm 2011 tăng 21,38% so với năm 2003). Điều này cho thấy, khả năng mở rộng diện tích đất của các chủ trang trại ở Đồng Nai đang có sự tăng lên. Tuy nhiên, quy mô đất đai bình quân một trang trại của tỉnh Đồng Nai hiện nay vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Bộ (6,63 ha/trang trại) và cả nước (4,7 ha/trang trại).