SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Trần Duy linh Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam
B1910858. Độc Lập – Tự
Do - Hạnh Phúc
K45 chính trị học. Ngày
17/10/2021
Môn Kinh Điển Chính Trị
Chủ Đề:
Vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc đấu
tranh giai cấp thông qua ba tác phim kinh diễn của
C.Mã, PhÁn ghen, VILenin
Ngày nay nghiên cứu vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay các
nhà khoa học nghiên cứu ra những vắc xin, hay những phương thuốc cứu người
hay nghiên cứu hàn loạt các sản phẩm công nghệ cao... Mọi người đã quen
thuộc với những thứ đó mà không ai nhớ đến nghiên cứu môn kinh điển chính
trị, vậy kinh điển là gì, kinh điển là tác phẩm được coi là khuôn mẫu của một
học phái: Nghiên cứu các nhà quân sự của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nó nêu lên
sự cần thiết của nghiên cứu môn kinh điển chính trị. Phương pháp nghiên cứu:
‘Một trong những hạn chế trong công tác lý luận của chúng ta hiện nay,
đó là “tri thức kinh điển chưa được coi trọng đúng mức”, hiệu quả
nghiên cứu, học tập các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin
chưa cao. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, trước mắt cần phải
thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, phải có lòng đam
mê và niềm tin khoa học; Thứ hai, phải có phương pháp tốt; Thứ ba,
quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy
vật; Thứ tư, xêmina - thảo luận. Trên cơ sở đó khẳng định sức sống của
chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời chỉ ra những luận điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã bị thực tiễn vượt qua'. Sau đây sao đây tôi sẽ trình bày
vấn đề giai cấp công nhân dưới dạng nghiên cứu kinh điển.
Ngày 24/2/1848, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (gọi tắt là Tuyên
ngôn) - một văn kiện mang tính cương lĩnh, có giá trị lịch sử quan trọng do
C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo theo sự ủy nhiệm của Liên đoàn những người
cộng sản (một tổ chức công nhân quốc tế) lần đầu tiên được xuất bản tại Luân
Đôn (Anh). Có nhắn mạnh vấn đề giai cấp công nhân, trong bối cảnh đó, để
giúp cho giai cấp vô sản toàn thế giới và các chính đảng nhận thức rõ vị trí, vai
trò, sứ mệnh lịch sử và mục đích cao cả trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai
cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản (CNTB), đồng thời thiết lập địa vị thống trị của
mình và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phác
họa nên một bức tranh sinh động về quá trình hình thành và phát triển của
CNTB, bóc trần những mâu thuẫn nội tại, vốn có của nó, chỉ rõ mức độ đối
kháng giai cấp ngày càng sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Không
chỉ vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen còn khẳng định: “Giai cấp tư sản đã đóng một
vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”; ở bất cứ nơi nào mà giai cấp tư sản
thiết lập được quyền thống trị chính trị của mình, nó đều “đạp đổ những quan hệ
phong kiến, gia trưởng và điền viên”, làm tiêu tan “tất cả những quan hệ xã hội
cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng những quan niệm và tư tưởng vốn được tôn
sùng từ nghìn xưa đi kèm những quan hệ ấy”. Nó “làm cho sản xuất và tiêu
dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới”, những thành quả hoạt động
tinh thần của một dân tộc “trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc” và “lôi
cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh”. Hơn nữa, giai
cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, “đã tạo ra những lực
lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ
trước kia gộp lại”(2).
Đánh giá cao những thành tựu và đóng góp ấy của CNTB và giai cấp tư sản,
song với cái nhìn biện chứng khách quan về tiến trình phát triển của lịch sử
nhân loại, trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã khẳng định rằng,
giờ đây, giống như những gì đã xảy ra với các phương thức sản xuất trước kia,
quan hệ sản xuất TBCN đã không còn phù hợp với lực lượng sản xuất hùng
mạnh do nó tạo ra nữa, nó bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
này. Trong Tuyên ngôn, khi chứng minh sự tất yếu phải diệt vong của CNTB và
khẳng định “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là
tất yếu như nhau”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh rằng, điều đó sẽ không
tự động diễn ra. Vai trò kẻ đào huyệt chôn chế độ tư bản đã trở nên lỗi thời đó
sẽ phải do một giai cấp nhất định thực hiện - giai cấp vô sản, giai cấp do chính
xã hội tư bản sản sinh ra: “Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ
giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là
những công nhân hiện đại, những người vô sản”(3). Theo các ông, không một
giai cấp thống trị đã lỗi thời nào lại tự nguyện rút lui khỏi vũ đài lịch sử và do
vậy, việc lật đổ giai cấp tư sản với tư cách một giai cấp thống trị đã hết vai trò
lịch sử chỉ có thể thành công bởi một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt - cuộc
cách mạng vô sản do chính giai cấp vô sản cách mạng và chính đảng của nó
thực hiện.
Một trong những điểm nhấn quan trong của Tuyên ngôn là C.Mác và
Ph.Ăngghen đã tiến hành luận chứng cho sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai
cấp vô sản. Theo các ông, trong thời đại ngày nay, với tư cách là “sản phẩm của
bản thân nền đại công nghiệp”, giai cấp vô sản không chỉ trở thành “giai cấp
đang nắm tương lai trong tay”, mà còn là “giai cấp thực sự cách mạng” nhất và
chính nền sản xuất TBCN đã đưa họ lên địa vị đó, lên vũ đài lịch sử với tư cách
lực lượng cách mạng hùng hậu và không điều hòa với toàn bộ chế độ lao động
làm thuê. Sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản phải do chính giai cấp vô sản
thực hiện. Song, giai cấp vô sản tiến hành cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư
sản và CNTB không chỉ vì sự nghiệp giải phóng mình, mà còn thực hiện một sứ
mệnh cao cả nữa, mang đậm tính nhân văn cộng sản chủ nghĩa là giải phóng
toàn thể nhân loại cần lao vĩnh viễn thoát khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.
Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản
và CNTB, giai cấp vô sản cần phải có phương pháp cách mạng đúng đắn và
thực thi những giải pháp tình thế một cách hợp lý, đúng đắn, “bước thứ nhất
trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị,
là giành lấy dân chủ”(4). Với quyền thống trị chính trị của mình, giai cấp vô
sản, theo các ông, cần phải từng bước giành lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp
tư sản, tập trung tất cả các công cụ sản xuất chủ yếu vào tay nhà nước vô sản để
nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng một chế độ xã hội mới
tốt đẹp. Không chỉ thế, các ông còn cho rằng, thông qua con đường đấu tranh
cách mạng, việc giai cấp vô sản “tự tổ chức thành giai cấp”, “trở thành giai cấp
thống trị” và thiết lập chính quyền vô sản - một chính quyền dân chủ do chính
ngay bản chất của nó, thể hiện lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân và dựa vào
sự ủng hộ của nhân dân - phải được coi là vấn đề đầu tiên, then chốt và mang ý
nghĩa quyết định trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB,
xây dựng thành công chế độ xã hội mới.
Ngay khi C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra tư tưởng này đã gặp phải sự phản đối
quyết liệt của các học giả tư sản và giai cấp tư sản. Họ cho rằng những quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là
“không tưởng”, “xuất phát từ sự tư biện chủ quan”(5). Tuy nhiên, lịch sử phát
triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã cho thấy, những quan
điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của Tuyên ngôn thực sự là
“vũ khí lý luận” sắc bén để giai cấp vô sản từng bước bước lên vũ đài chính trị
và khẳng định sứ mệnh lịch sử của mình.
Còn về tác phẩm của Lênin đưa ra hai quan điểm về vấn đề giai cấp công nhân :
 Quan điểm của Lê-nin về xây dựng tổ chức Công đoàn:
Vấn đề về Công đoàn cũng như Đảng của giai cấp công nhân phải lãnh
đạo đối với tổ chức công đoàn là vấn đề vô cùng quan trọng. Theo Lê-nin,
sự ra đời của tổ chức công đoàn là một tất yếu khách quan, đặc biệt tổ
chức này còn tồn tại lâu dài, kể cả khi giai cấp vô sản đã giành được chính
quyền và lãnh đạo chính quyền…
Lê-nin khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức công đoàn,
giáo dục và lãnh đạo công đoàn chính là nhiệm vụ của bất kỳ một đảng
cộng sản nào. Chức năng và nhiệm vụ của công đoàn là vấn đề được Lê-
nin đặc biệt quan tâm. Trước hết, công đoàn chính là nơi thu hút, tập hợp
rộng rãi quần chúng vào hàng ngũ tổ chức của mình để giáo dục, thuyết
phục quần chúng, huấn luyện quần chúng, làm cho quần chúng ủng hộ
và tin theo Đảng và Nhà nước luôn là mục tiêu chiến lược đối với bất kỳ
một đảng cộng sản nào trong mọi giai đoạn cách mạng. Lê-nin khẳng định:
“Công đoàn nằm trong hệ thống chuyên chính vô sản, là tổ chức rộng lớn
của giai cấp công nhân, là chỗ dựa vững chắc, người cộng tác đắc lực
của cơ quan nhà nước, là sợi dây chuyền nối liền giữa Đảng với quần
chúng, tuyệt đối không thể nói đến tính trung lập của tổ chức Công
đoàn”[5]. Như vậy có thể khẳng định Công đoàn chính là sợi dây nối liền
giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng, là trường học của giai cấp công
nhân, có nhiệm vụ dạy cho giai cấp công nhân biết liên hợp lại, đoàn kết
chặt chẽ, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, là nơi dạy cho
công nhân biết quản lý.
Khi Đảng ra đời thì tổ chức công đoàn càng đặc biệt quan trọng hơn, đó
chính là cầu nối giữa Đảng với quần chúng, là một kênh quan trọng để
tập hợp quần chúng, giáo dục quần chúng, và kể cả đối với sự phát triển
của Đảng. Đó chính là mối quan hệ qua lại khăng khít giữa Đảng với công
đoàn, Đảng phải nắm lấy tổ chức quan trọng này vì đó chính là một tổ
chức của giai cấp công nhân và đó chính là con đường duy nhất để giai
cấp vô sản phát triển và thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình.
Công đoàn là một tổ chức của công nhân, vì vậy Đảng không thể không
lãnh đạo đối với công đoàn và Đảng phải lãnh đạo công đoàn là một tất
yếu...
 Quan điểm của Lê-nin về tăng cường cán bộ công nhân trong
các cơ quan của Đảng và Nhà nước:
Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân - nhân tố chủ
quan cơ bản nhất để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đầu tiên đảm bảo
cho giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.
Xuất phát từ thực tế nhiệm vụ xây dựng đất nước, Lê-nin khẳng định việc
tăng cường đề bạt cán bộ xuất thân từ công nhân vào các cơ quan Đảng
và Nhà nước là nhằm phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời đảm bảo cho giai cấp
công nhân thực hiện được vai trò tiên phong của mình trong cuộc cách
mạng XHCN. Chính từ việc đánh giá vai trò quan trọng của công nhân
như vậy mà Lê-nin đã khẳng định “Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của
Nhà nước đang thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ
nghĩa xã hội”[6]. Một khi XHCN được xây dựng thì việc củng cố chính
quyền hướng đến nền chuyên chính vô sản thì không thể thiếu cán bộ
công nhân trong bộ máy nhà nước, Lê-nin nêu rõ “chuyên chính vô sản
đòi hỏi sự bổ nhiệm những công nhân vào những chức vụ Nhà nước quan
trọng nhất; nếu làm khác đi quyền lực của chính phủ công nhân sẽ mất
sức mạnh, nó sẽ không còn được quần chúng ủng hộ”[7].
Như vậy, có thể nói giai cấp công nhân là nền tảng, lực lượng chính trong
thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Để thực hiện nhiệm vụ đó thành công
thì Đảng cộng sản cần xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, từ phong
trào cách mạng của giai cấp công nhân mà ra, trở lại phục vụ cho sự
nghiệp giải phóng công nhân chính là nhiệm vụ của Đảng cộng sản với
tư cách là bộ tham mưu, đội tiên phong của giai cấp công nhân. Tuy nhiên
quá trình phát hiện, đào tào và bồi dưỡng những cán bộ xuất thân từ công
nhân lao động là cả một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự
cố gắng, nỗ lực, tinh thần kiên nhẫn, bền bỉ, có tính kế hoạch và chiến
lược của Đảng cộng sản với vai trò là đội tiên phong của giai cấp công
nhân.
Nghiên cứu vấn đề giai cấp qua môn kinh điển chính trị sẽ giúp cho
các bạn sinh viên hiểu thêm về vấn đề giai cấp công nhân và thành thạo
hơn sao này, giúp các bạn nghiên cứu các vấn đề khác dễ hơn

More Related Content

Similar to Kinh điển chính trị.docx

Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
lekimhuong
 
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Ku Meo
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a
huyna2101
 
Bài tập lớn đường lối cách mạng
Bài tập lớn đường lối cách mạngBài tập lớn đường lối cách mạng
Bài tập lớn đường lối cách mạng
ngtu1
 

Similar to Kinh điển chính trị.docx (20)

Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...
Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...
Quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lenin về giai cấp công nhân Việt Nam (TẢI FREE ...
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. (TẢI FREE ZALO 0934 573 149)
 
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Sứ mệnh giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
 
Chủ nghĩa duy vật và học thuyết giá trị thặng dư ảnh hưởng thế nào đến xã hội...
Chủ nghĩa duy vật và học thuyết giá trị thặng dư ảnh hưởng thế nào đến xã hội...Chủ nghĩa duy vật và học thuyết giá trị thặng dư ảnh hưởng thế nào đến xã hội...
Chủ nghĩa duy vật và học thuyết giá trị thặng dư ảnh hưởng thế nào đến xã hội...
 
Tiểu luận về giai cấp công nhân, mới nhất 9 điểm.doc
Tiểu luận về giai cấp công nhân, mới nhất 9 điểm.docTiểu luận về giai cấp công nhân, mới nhất 9 điểm.doc
Tiểu luận về giai cấp công nhân, mới nhất 9 điểm.doc
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minhTài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
Tài liệu môn tư tưởng hồ chí minh
 
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nayĐề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
Đề tài: Từ quy luật mâu thuẫn đến vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
Đường lối CM Đảng Cộng Sản Việt Nam_Đề cương và đáp án (phần 1)
 
Bai tieu luan tu tuong hcm
Bai tieu luan tu tuong hcmBai tieu luan tu tuong hcm
Bai tieu luan tu tuong hcm
 
CHXHKH 1.docx
CHXHKH 1.docxCHXHKH 1.docx
CHXHKH 1.docx
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a
 
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩaMục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
Mục tiêu động lực cách mạng xã hội chủ nghĩa
 
CHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptxCHƯƠNG 1.pptx
CHƯƠNG 1.pptx
 
Bài Thu Hoạch Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Lớp Trung Cấp Lý Luận Chính Trị.docx
Bài Thu Hoạch Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Lớp Trung Cấp Lý Luận Chính Trị.docxBài Thu Hoạch Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Lớp Trung Cấp Lý Luận Chính Trị.docx
Bài Thu Hoạch Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Lớp Trung Cấp Lý Luận Chính Trị.docx
 
Bài tập lớn đường lối cách mạng
Bài tập lớn đường lối cách mạngBài tập lớn đường lối cách mạng
Bài tập lớn đường lối cách mạng
 
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
Đảng Cộng Sản của giai cấp công nhân (TẢI FREE ZALO: 093 457 3149)
 

Kinh điển chính trị.docx

  • 1. Trần Duy linh Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam B1910858. Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc K45 chính trị học. Ngày 17/10/2021 Môn Kinh Điển Chính Trị Chủ Đề: Vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giai cấp thông qua ba tác phim kinh diễn của C.Mã, PhÁn ghen, VILenin Ngày nay nghiên cứu vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu ra những vắc xin, hay những phương thuốc cứu người hay nghiên cứu hàn loạt các sản phẩm công nghệ cao... Mọi người đã quen thuộc với những thứ đó mà không ai nhớ đến nghiên cứu môn kinh điển chính trị, vậy kinh điển là gì, kinh điển là tác phẩm được coi là khuôn mẫu của một học phái: Nghiên cứu các nhà quân sự của chủ nghĩa Mác – Lênin. Nó nêu lên sự cần thiết của nghiên cứu môn kinh điển chính trị. Phương pháp nghiên cứu: ‘Một trong những hạn chế trong công tác lý luận của chúng ta hiện nay, đó là “tri thức kinh điển chưa được coi trọng đúng mức”, hiệu quả nghiên cứu, học tập các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chưa cao. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, trước mắt cần phải thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, phải có lòng đam mê và niềm tin khoa học; Thứ hai, phải có phương pháp tốt; Thứ ba, quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật; Thứ tư, xêmina - thảo luận. Trên cơ sở đó khẳng định sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời chỉ ra những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã bị thực tiễn vượt qua'. Sau đây sao đây tôi sẽ trình bày vấn đề giai cấp công nhân dưới dạng nghiên cứu kinh điển.
  • 2. Ngày 24/2/1848, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (gọi tắt là Tuyên ngôn) - một văn kiện mang tính cương lĩnh, có giá trị lịch sử quan trọng do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo theo sự ủy nhiệm của Liên đoàn những người cộng sản (một tổ chức công nhân quốc tế) lần đầu tiên được xuất bản tại Luân Đôn (Anh). Có nhắn mạnh vấn đề giai cấp công nhân, trong bối cảnh đó, để giúp cho giai cấp vô sản toàn thế giới và các chính đảng nhận thức rõ vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử và mục đích cao cả trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản (CNTB), đồng thời thiết lập địa vị thống trị của mình và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phác họa nên một bức tranh sinh động về quá trình hình thành và phát triển của CNTB, bóc trần những mâu thuẫn nội tại, vốn có của nó, chỉ rõ mức độ đối kháng giai cấp ngày càng sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Không chỉ vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen còn khẳng định: “Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử”; ở bất cứ nơi nào mà giai cấp tư sản thiết lập được quyền thống trị chính trị của mình, nó đều “đạp đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên”, làm tiêu tan “tất cả những quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ, với cả tràng những quan niệm và tư tưởng vốn được tôn sùng từ nghìn xưa đi kèm những quan hệ ấy”. Nó “làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới”, những thành quả hoạt động tinh thần của một dân tộc “trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc” và “lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh”. Hơn nữa, giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, “đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”(2). Đánh giá cao những thành tựu và đóng góp ấy của CNTB và giai cấp tư sản, song với cái nhìn biện chứng khách quan về tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, trong Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã khẳng định rằng, giờ đây, giống như những gì đã xảy ra với các phương thức sản xuất trước kia, quan hệ sản xuất TBCN đã không còn phù hợp với lực lượng sản xuất hùng mạnh do nó tạo ra nữa, nó bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất này. Trong Tuyên ngôn, khi chứng minh sự tất yếu phải diệt vong của CNTB và khẳng định “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh rằng, điều đó sẽ không tự động diễn ra. Vai trò kẻ đào huyệt chôn chế độ tư bản đã trở nên lỗi thời đó sẽ phải do một giai cấp nhất định thực hiện - giai cấp vô sản, giai cấp do chính xã hội tư bản sản sinh ra: “Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình; nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy chống lại nó, đó là
  • 3. những công nhân hiện đại, những người vô sản”(3). Theo các ông, không một giai cấp thống trị đã lỗi thời nào lại tự nguyện rút lui khỏi vũ đài lịch sử và do vậy, việc lật đổ giai cấp tư sản với tư cách một giai cấp thống trị đã hết vai trò lịch sử chỉ có thể thành công bởi một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt - cuộc cách mạng vô sản do chính giai cấp vô sản cách mạng và chính đảng của nó thực hiện. Một trong những điểm nhấn quan trong của Tuyên ngôn là C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiến hành luận chứng cho sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản. Theo các ông, trong thời đại ngày nay, với tư cách là “sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”, giai cấp vô sản không chỉ trở thành “giai cấp đang nắm tương lai trong tay”, mà còn là “giai cấp thực sự cách mạng” nhất và chính nền sản xuất TBCN đã đưa họ lên địa vị đó, lên vũ đài lịch sử với tư cách lực lượng cách mạng hùng hậu và không điều hòa với toàn bộ chế độ lao động làm thuê. Sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản phải do chính giai cấp vô sản thực hiện. Song, giai cấp vô sản tiến hành cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB không chỉ vì sự nghiệp giải phóng mình, mà còn thực hiện một sứ mệnh cao cả nữa, mang đậm tính nhân văn cộng sản chủ nghĩa là giải phóng toàn thể nhân loại cần lao vĩnh viễn thoát khỏi mọi ách áp bức, bóc lột. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB, giai cấp vô sản cần phải có phương pháp cách mạng đúng đắn và thực thi những giải pháp tình thế một cách hợp lý, đúng đắn, “bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ”(4). Với quyền thống trị chính trị của mình, giai cấp vô sản, theo các ông, cần phải từng bước giành lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, tập trung tất cả các công cụ sản xuất chủ yếu vào tay nhà nước vô sản để nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng một chế độ xã hội mới tốt đẹp. Không chỉ thế, các ông còn cho rằng, thông qua con đường đấu tranh cách mạng, việc giai cấp vô sản “tự tổ chức thành giai cấp”, “trở thành giai cấp thống trị” và thiết lập chính quyền vô sản - một chính quyền dân chủ do chính ngay bản chất của nó, thể hiện lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân và dựa vào sự ủng hộ của nhân dân - phải được coi là vấn đề đầu tiên, then chốt và mang ý nghĩa quyết định trong cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp tư sản và CNTB, xây dựng thành công chế độ xã hội mới. Ngay khi C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra tư tưởng này đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của các học giả tư sản và giai cấp tư sản. Họ cho rằng những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là “không tưởng”, “xuất phát từ sự tư biện chủ quan”(5). Tuy nhiên, lịch sử phát
  • 4. triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã cho thấy, những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của Tuyên ngôn thực sự là “vũ khí lý luận” sắc bén để giai cấp vô sản từng bước bước lên vũ đài chính trị và khẳng định sứ mệnh lịch sử của mình. Còn về tác phẩm của Lênin đưa ra hai quan điểm về vấn đề giai cấp công nhân :  Quan điểm của Lê-nin về xây dựng tổ chức Công đoàn: Vấn đề về Công đoàn cũng như Đảng của giai cấp công nhân phải lãnh đạo đối với tổ chức công đoàn là vấn đề vô cùng quan trọng. Theo Lê-nin, sự ra đời của tổ chức công đoàn là một tất yếu khách quan, đặc biệt tổ chức này còn tồn tại lâu dài, kể cả khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền và lãnh đạo chính quyền… Lê-nin khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức công đoàn, giáo dục và lãnh đạo công đoàn chính là nhiệm vụ của bất kỳ một đảng cộng sản nào. Chức năng và nhiệm vụ của công đoàn là vấn đề được Lê- nin đặc biệt quan tâm. Trước hết, công đoàn chính là nơi thu hút, tập hợp rộng rãi quần chúng vào hàng ngũ tổ chức của mình để giáo dục, thuyết phục quần chúng, huấn luyện quần chúng, làm cho quần chúng ủng hộ và tin theo Đảng và Nhà nước luôn là mục tiêu chiến lược đối với bất kỳ một đảng cộng sản nào trong mọi giai đoạn cách mạng. Lê-nin khẳng định: “Công đoàn nằm trong hệ thống chuyên chính vô sản, là tổ chức rộng lớn của giai cấp công nhân, là chỗ dựa vững chắc, người cộng tác đắc lực của cơ quan nhà nước, là sợi dây chuyền nối liền giữa Đảng với quần chúng, tuyệt đối không thể nói đến tính trung lập của tổ chức Công đoàn”[5]. Như vậy có thể khẳng định Công đoàn chính là sợi dây nối liền giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng, là trường học của giai cấp công nhân, có nhiệm vụ dạy cho giai cấp công nhân biết liên hợp lại, đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình, là nơi dạy cho công nhân biết quản lý. Khi Đảng ra đời thì tổ chức công đoàn càng đặc biệt quan trọng hơn, đó chính là cầu nối giữa Đảng với quần chúng, là một kênh quan trọng để tập hợp quần chúng, giáo dục quần chúng, và kể cả đối với sự phát triển của Đảng. Đó chính là mối quan hệ qua lại khăng khít giữa Đảng với công đoàn, Đảng phải nắm lấy tổ chức quan trọng này vì đó chính là một tổ chức của giai cấp công nhân và đó chính là con đường duy nhất để giai cấp vô sản phát triển và thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình. Công đoàn là một tổ chức của công nhân, vì vậy Đảng không thể không lãnh đạo đối với công đoàn và Đảng phải lãnh đạo công đoàn là một tất yếu...
  • 5.  Quan điểm của Lê-nin về tăng cường cán bộ công nhân trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước: Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân - nhân tố chủ quan cơ bản nhất để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đầu tiên đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Xuất phát từ thực tế nhiệm vụ xây dựng đất nước, Lê-nin khẳng định việc tăng cường đề bạt cán bộ xuất thân từ công nhân vào các cơ quan Đảng và Nhà nước là nhằm phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời đảm bảo cho giai cấp công nhân thực hiện được vai trò tiên phong của mình trong cuộc cách mạng XHCN. Chính từ việc đánh giá vai trò quan trọng của công nhân như vậy mà Lê-nin đã khẳng định “Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của Nhà nước đang thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội”[6]. Một khi XHCN được xây dựng thì việc củng cố chính quyền hướng đến nền chuyên chính vô sản thì không thể thiếu cán bộ công nhân trong bộ máy nhà nước, Lê-nin nêu rõ “chuyên chính vô sản đòi hỏi sự bổ nhiệm những công nhân vào những chức vụ Nhà nước quan trọng nhất; nếu làm khác đi quyền lực của chính phủ công nhân sẽ mất sức mạnh, nó sẽ không còn được quần chúng ủng hộ”[7]. Như vậy, có thể nói giai cấp công nhân là nền tảng, lực lượng chính trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH. Để thực hiện nhiệm vụ đó thành công thì Đảng cộng sản cần xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, từ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân mà ra, trở lại phục vụ cho sự nghiệp giải phóng công nhân chính là nhiệm vụ của Đảng cộng sản với tư cách là bộ tham mưu, đội tiên phong của giai cấp công nhân. Tuy nhiên quá trình phát hiện, đào tào và bồi dưỡng những cán bộ xuất thân từ công nhân lao động là cả một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần kiên nhẫn, bền bỉ, có tính kế hoạch và chiến lược của Đảng cộng sản với vai trò là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Nghiên cứu vấn đề giai cấp qua môn kinh điển chính trị sẽ giúp cho các bạn sinh viên hiểu thêm về vấn đề giai cấp công nhân và thành thạo hơn sao này, giúp các bạn nghiên cứu các vấn đề khác dễ hơn