SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
DOÃN THỊ HỒNG HOA
ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
DOÃN THỊ HỒNG HOA
ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THU HIỀN
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn cao học này là do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và
chính xác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2019
Người cam đoan
Doãn Thị Hồng Hoa
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học
của mình là TS. Phan Thu Hiền, người đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô của trường Đại học Kinh tế
TP.HCM đã tận tình truyền đạt những tri thức mới cho tôi trong suốt khóa học.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp tôi được tham gia và hoàn thành khóa học này.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn Quý đồng nghiệp, các bạn và gia đình đã luôn động
viên, chia sẻ những kiến thức bổ ích để tôi có thêm động lực hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
iii
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu..................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận ....................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
1.5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................ 4
1.6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 4
Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG .................................................................................. 6
2.1. Giới thiệu sơ lược về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng........................................................................................................................... 6
2.1.1. Giới thiệu về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng........................................................................................................................ 6
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................... 6
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng.......................................................... 11
2.2.1. Tăng trưởng tín dụng .................................................................................. 11
2.2.2. Nợ quá hạn và Nợ xấu ................................................................................ 13
2.2.3. Tình hình kinh tế tại địa phương................................................................. 13
2.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng............................................................................. 14
2.3.1. Nợ khó có khả năng thu hồi........................................................................ 15
2.3.2. Lãi treo theo dõi ngoại bảng ....................................................................... 15
2.4. Xác định vấn đề cần nghiên cứu ....................................................................... 15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
iv
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH
GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................ 19
3.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại................................... 19
3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng............................................................................ 19
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ............................................................................. 20
3.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng ...................................................................... 21
3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng........................................................... 22
3.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng.................................................................... 25
3.1.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng ................................................................................................................. 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 28
3.2.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 28
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 34
Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 34
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG ...................................................................................................................... 36
4.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng................................................................................................................. 36
4.1.1. Tăng trưởng tín dụng .................................................................................. 36
4.1.2. Danh mục tín dụng...................................................................................... 36
4.1.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng.................................................................. 40
4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng......................................................................................................................... 42
4.2.1. Chất lượng tín dụng .................................................................................... 42
4.2.2. Dự phòng rủi ro tín dụng ............................................................................ 46
4.3. Một số hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.............................................. 47
4.3.1. Một số hạn chế............................................................................................ 47
4.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế..................................................................... 48
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
v
4.4. Phân tích một số yếu tố tác động đến RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng......................................................................................................................... 49
4.4.1. Kết quả thống kê mô tả............................................................................... 49
4.4.2. Tác động của các biến đến rủi ro tín dụng.................................................. 51
Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................... 55
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG ...................................................................................................................... 56
5.1. Một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .............................................................................. 56
5.1.1. Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ............... 56
5.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng........................... 69
5.2. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 75
Tóm tắt chương 5 ..................................................................................................... 75
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM: Ngân hàng thương mại
RRTD: Rủi ro tín dụng
TCTD: Tổ chức tín dụng
VAMC: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam (Vietnam asset management company)
GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2014 – 2018……………………………………………………………………7
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu cơ bản……………………………….7
Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay………………………...…………9
Bảng 2.4. Tăng trưởng cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay………………...………9
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế…..12
Bảng 2.6. Nợ quá hạn và nợ xấu so với toàn địa bàn giai đoạn 2014 – 2018……...13
Bảng 2.7. Nợ khó có khả năng thu hồi và lãi treo theo dõi ngoại bảng của các
NHTM giai đoạn 2014 – 2018……………………………………………………..14
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu……………………………………..30
Bảng 4.1. Danh mục tín dụng phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2018……38
Bảng 4.2. Danh mục tín dụng phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2014 –
2018………………………………………………………………………………...40
Bảng 4.3. Phân loại nợ giai đoạn 2014 – 2018………………………………………41
Bảng 4.4. Tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu so với toàn địa bàn giai đoạn 2014 –
2018………………………………………………………………………………...42
Bảng 4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các NHTM và toàn địa bàn giai đoạn 2014 –
2018………………………………………………………………………………...43
Bảng 4.6. Dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2014 – 2018………………………....44
Bảng 4.7. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại giai đoạn
2014 – 2018………………………………………………………………………...46
Bảng 4.8. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình………………………....50
Bảng 4.9. Sự phù hợp của mô hình……………..………………………………….51
Bảng 4.10. Sự phù hợp của dữ liệu so với mô hình………………………….…….51
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy………………………………………………………...52
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn…………………………………..………...10
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng……………………………..……..……...12
Biểu đồ 4.1. Nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng thương
mại giai đoạn 2014 – 2018………………………………………………………….43
Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018…………………..…..…….44
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018…………..………...………45
Biểu đồ 4.4. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại so với nợ xấu toàn địa bàn giai
đoạn 2014 – 2018…………………………………………………………….…..…46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ix
TÓM TẮT
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra tại các ngân
hàng. Do đó, nghiên cứu, đánh giá về rủi ro tín dụng là cần thiết, từ đó có các giải
pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Việc nghiên
cứu đề tài “Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng” với mục tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng thông qua việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, các yếu
tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng. Từ đó, có các đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng này. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các chỉ số trong việc
phân tích thực trạng rủi ro tín dụng đồng thời kết hợp phương pháp nghiên cứu định
lượng thông qua việc áp dụng mô hình hồi quy đa biến logit để đo lường các yếu tố
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng, mức độ
kém hiệu quả trong quản trị điều hành, lãi suất cho vay và tốc độ tăng trưởng kinh tế
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Giải pháp đưa ra giúp cho các ngân hàng
thương mại có biện pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có những chính sách chỉ đạo điều hành phù hợp.
Từ khóa: rủi ro tín dụng, hồi quy đa biến, ngân hàng thương mại
Abstract: Credit risk is the biggest type of risk and occurs frequently in banks.
Therefore, research and assessment of credit risks is necessary, from which there are
solutions to control and limit credit risks at commercial banks. The study of the topic
“Assessing credit risks at commercial banks in Lam Dong province” with the objective
of assessing credit risk at commercial banks in Lam Dong province through analysis
reality of credit risk, factors affecting credit risk at commercial banks in Lam Dong
province. Since then, there are proposals and solutions to limit credit risks at these
banks. The thesis uses analysis and comparison methods in analyzing the situation of
credit risks and combining quantitative research methods through the application of
logit multivariate regression model to measure the factors affecting credit risk of
commercial banks in Lam Dong province. The results show that the
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
x
previous bad debt ratio, credit growth rate, the level of inefficiency in governance,
lending rates and economic growth rates in Lam Dong province all affect Credit risk
of commercial banks in Lam Dong province. The solution enables commercial
banks take measures to control and limit the credit risk, the State Bank branches in
provinces of Lam Dong have policies consistent direction and management.
Keywords: credit risk, multiple regression, commercial banks
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ
TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng
trở nên đa dạng bên cạnh các hoạt động truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng
vẫn là một trong những hoạt động cơ bản, đem lại nguồn thu từ lãi lớn nhất cho
ngân hàng, chiếm khoảng 70% - 80% doanh thu của các ngân hàng (Nguyễn Thị
Sương Thu, 2016).
Lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng, chúng có mối quan hệ đồng biến với nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng
cao và ngược lại. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại
rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro
pháp lý, rủi ro tỷ giá,…nhưng trong đó rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ
yếu của các ngân hàng thương mại. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra
tại các ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011).
Hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng, là huyết mạch đối với nền kinh tế
nhất là tại các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Hoạt động tín dụng góp
phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất,
lưu thông hàng hóa và tiêu dùng. Bên cạnh đó, tín dụng còn là công cụ điều tiết vĩ
mô nền kinh tế và góp phần thực hiện các chính sách xã hội.
Lịch sử thế giới đã chứng minh sự sụp đổ của hệ thống tài chính ngân hàng
bắt nguồn từ rủi ro tín dụng, kéo theo sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng
hoảng tài chính 2008-2009 là đợt khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại
khủng hoảng những năm 1930, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 bắt nguồn từ
sự đổ vỡ các khoản cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ và
nhanh chóng lan rộng sang các tổ chức tài chính và các nhóm tài sản khác. Những
ngân hàng lớn và lâu đời tại Mỹ như: Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup,
AIG…đã gặp phải những khủng hoảng nghiêm trọng, nhiều ngân hàng thương mại
ở các nước khác cũng chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng này.
Số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua ngày càng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
gia tăng một cách nhanh chóng. Cùng với đó, hệ thống NHTM tại Việt Nam luôn
phải đối mặt với nhiều loại rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Do đó, bên
cạnh sự tồn tại và phát triển an toàn, bền vững thì việc hạn chế rủi ro tín dụng luôn
là một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại hiện nay.
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã góp phần tích cực trong việc gia tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần
phát triển kinh tế tại địa phương.
Kiểm soát rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là mối quan tâm hàng
đầu của các ngân hàng. Một khi RRTD ngân hàng tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ
thống tài chính và sức khỏe của nền kinh tế. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu, đánh
giá về rủi ro tín dụng, từ đó có các giải pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng tại
các NHTM.
Trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về RRTD, các nghiên cứu trước đây
chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở cấp độ một chi
nhánh NHTM dựa trên hồ sơ tín dụng của khách hàng, nghiên cứu rủi ro tín dụng tại
các NHTM với quy mô toàn hệ thống của các NHTM đó, dữ liệu sử dụng là số liệu,
các thông tin từ năm 2017 trở về trước. Điểm mới của đề tài này là nghiên cứu,
đánh giá RRTD của các chi nhánh NHTM trực thuộc Hội sở chính trong phạm vi
địa bàn một tỉnh, đề tài đã mở rộng về thời gian nghiên cứu, dữ liệu sử dụng là các
số liệu, thông tin mới được cập nhật cập gần đây.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng, từ đó có các đề xuất, giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng cho
các NHTM nên tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” tập trung vào các mục tiêu sau:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng. Từ đó, có các đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại nhóm
các ngân hàng này.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ
đó rút ra nguyên nhân xuất hiện rủi ro tín dụng tại các ngân hàng.
- Một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay và
nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của RRTD?
- Những đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng?
1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các chỉ số trong việc phân
tích thực trạng RRTD đồng thời kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng thông
qua việc áp dụng mô hình hồi quy đa biến logit để đo lường các yếu tố tác động đến
RRTD của các NHTM trên địa bàn Lâm Đồng. Biến phụ thuộc Y là RRTD được đại
diện bởi tỷ lệ nợ xấu. Sau khi hồi quy mô hình, luận văn tiến hành các kiểm định
đối với mô hình đa biến logit để đảm bảo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu
nghiên cứu, xem xét mức ý nghĩa, sự tương quan và khả năng giải thích, dự báo của
các biến độc lập. Luận văn sử dụng phần mềm SPSS 20 để hỗ trợ xử lý dữ liệu.
Các số liệu được thu thập từ Bảng cân đối tài khoản của 16 chi nhánh NHTM
cổ phần trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014 – 2018 và Niên giám
thống kê, Sổ tay kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2014 đến năm 2018.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn thực hiện việc đánh giá rủi ro tín dụng tại 16 ngân hàng thương mại
cổ phần trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014 - 2018.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài thực hiện đánh giá RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng,
xác định các yếu tố trọng yếu tác động đến RRTD. Qua đó, giúp cho NHNN chi
nhánh tỉnh Lâm Đồng là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân
hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có cái nhìn toàn diện hơn về RRTD của các đối
tượng chịu sự quản lý trên địa bàn, từ đó, có những chính sách điều hành phù hợp.
Các NHTM trên địa bàn nhận thức được mức độ rủi ro tại ngân hàng mình và có
những biện pháp quản trị hiệu quả hơn để kiểm soát, hạn chế RRTD. Thông qua kết
quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế
rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương, bố cục như sau:
Chương 1. Giới thiệu đề tài. Chương 1 đã trình bày sự cần thiết, mục tiêu,
câu hỏi, phương pháp, đối tượng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng. Trong Chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về các chi nhánh NHTM
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, những dấu hiệu cảnh báo RRTD, biểu hiện của RRTD
và xác định vấn đề cần nghiên cứu.
Chương 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về đánh giá rủi ro tín
dụng tại ngân hàng thương mại. Chương này đã khái quát một số nghiên cứu có liên
quan về RRTD và giới thiệu về phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong luận văn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
Chương 4. Đánh gía rủi ro tín dụng tại các trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Trong Chương 4 tác giả đã trình bày thực trạng về hoạt động tín dụng và RRTD
thông qua một số chỉ tiêu. Chỉ ra các mặt còn hạn chế, nguyên nhân của các hạn
chế. Bên cạnh đó, Chương 4 đã phân tích các yếu tố tác động đến RRTD tại các
NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Chương 5. Một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Chương 5 đưa ra một số đề xuất, giải
pháp nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM. Trong đó có hai nhóm giải pháp, nhóm giải
pháp đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh và nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý
nhà nước là NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Chương này tác giả cũng trình bày về
một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo cho luận văn.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã khái quát một số nội dung cơ bản mà luận văn muốn hướng tới, thể
hiện sự cần thiết trong việc nghiên cứu rủi ro tín dụng. Xác định mục tiêu nghiên cứu
của đề tài, từ đó đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để đáp ứng mục tiêu tổng quát cũng như
mục tiêu cụ thể của đề tài. Thực hiện đánh giá RRTD tại 16 NHTM cổ phần không có
sự tham gia của vốn nhà nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 – 2018.
Chương 1 đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng để đánh giá rủi
ro tín dụng thông qua mô hình hồi quy đa biến logit, sử dụng một số chỉ tiêu để đánh
giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn. Thông qua việc
nghiên cứu đề tài, các đề xuất, giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có thể giúp cho NHNN chi nhánh tỉnh Lâm
Đồng có các giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng nói chung và các chi nhánh NHTM nói riêng. Các NHTM nâng cao năng
lực quản trị rủi ro để kiểm soát, hạn chế RRTD tại đơn vị mình.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
CHƯƠNG 2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Giới thiệu sơ lược về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Giới thiệu về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng
Tổng số TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến cuối năm 2018 là 52 đơn vị,
bao gồm: 24 chi nhánh NHTM, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 chi
nhánh Ngân hàng Phát triển, 1 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 25 Quỹ tín dụng
nhân dân. Tuy nhiên, luận văn chỉ tiến hành đánh giá rủi ro tín dụng tại các chi
nhánh NHTM không có vốn nhà nước, gồm 16 chi nhánh NHTM (Danh sách theo
Phụ lục 1). Luận văn chỉ thực hiện đánh giá RRTD tại 16 chi nhánh NHTM này là
do tại thời điểm cuối năm 2018 nợ quá hạn và nợ xấu tại các chi nhánh NHTM này
chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ quá hạn và nợ xấu toàn địa bàn. Tại thời điểm
cuối năm 2018, nợ quá hạn tại các TCTD trên địa bàn là 669 tỷ đồng, trong đó, nợ
quá hạn của các chi nhánh NHTM này là 433 tỷ đồng, chiếm 64,72% nợ quá hạn
toàn địa bàn. Bên cạnh đó, số dư nợ xấu của các TCTD trên địa bàn là 356 tỷ đồng,
trong đó, nợ xấu của các NHTM cổ phần không có vốn nhà nước là 241 tỷ đồng,
chiếm 67,67% nợ xấu toàn địa bàn. Mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu chiếm tỷ
trọng cao như vậy nhưng dư nợ cấp tín dụng của nhóm các ngân hàng này cuối năm
2018 chỉ chiếm 22,08% dư nợ cấp tín dụng toàn địa bàn.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Dựa vào số liệu tại Bảng 2.1 và Bảng 2.2, tác giả tiến hành phân tích nguồn
vốn huy động, dư nợ cấp tín dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn
vốn huy động tại chỗ và kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn vốn huy động toàn
26.580 30.184 38.195 43.895 48.328
địa bàn (tỷ đồng)
Nguồn vốn huy động các
5.810 7.287 9.795 11.264 12.883
NHTM (tỷ đồng)
Tỷ trọng nguồn vốn huy
động so với toàn địa bàn 21,86 24,14 25,64 25,66 26,66
(%)
Tiền gửi tiết kiệm của dân
5.096 6.463 8.647 9.816 11.149
cư NHTM
Tiền gửi thanh toán, tiền
714 824 1.148 1.448 1.734
gửi khác NHTM
Dư nợ toàn địa bàn (tỷ
32.510 42.616 52.219 70.279 86.561
đồng)
Dư nợ tín dụng các NHTM
5.131 7.880 10.517 15.144 19.115
(tỷ đồng)
Tỷ trọng dư nợ tín dụng so
15,78 18,49 20,14 21,55 22,08
với toàn địa bàn (%)
Khả năng đáp ứng nhu cầu
vốn tín dụng từ nguồn vốn 113 92 93 74 67
huy động NHTM (%)
Kết quả kinh doanh toàn
710 957 1.165 1.516 2.058
địa bàn (tỷ đồng)
Kết quả kinh doanh (tỷ
146 260 381 512 698
đồng)
Tỷ trọng kết quả kinh
doanh so với toàn địa bàn 20,56 27,17 32,70 33,77 33,92
(%)
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu cơ bản
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017
+/- % +/- % +/- % +/- %
Nguồn vốn huy
1.477 25,42 2.508 34,42 1.469 15,00 1.619 14,37
động
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
Tiền gửi tiết kiệm
1.367 26,82 2.184 33,79 1.169 13,52 1.333 13,58
của dân cư
Tiền gửi thanh
110 15,45 324 39,33 300 26,13 286 19,75
toán, tiền gửi khác
Dư nợ tín dụng 2.749 53,57 2.637 33,47 4.627 44,00 3.972 26,23
Kết quả kinh
104 71,23 131 52,40 137 35,96 180 34,75
doanh
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
2.1.2.1. Về nguồn vốn huy động
Nhìn vào Bảng 2.1 và Bảng 2.2 ta thấy số dư nguồn vốn huy động và tỷ trọng
nguồn vốn huy động so với toàn địa bàn đều tăng qua các năm. Tại thời điểm
31/12/2014, nguồn vốn huy động của 16 chi nhánh NHTM đạt 5.810 tỷ đồng, chiếm
21,86% vốn huy động toàn địa bàn gồm 24 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 25 Quỹ tín dụng
nhân dân. Đến cuối năm 2018, nguồn vốn huy động của các NHTM đạt 12.883 tỷ
đồng, so với cuối năm 2017 đã tăng 1.619 tỷ đồng, với tốc độ tăng 14,37%, chiếm
26,66% tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân
cư đạt 11.149 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1.333 tỷ đồng (+13,58%). Các loại tiền
gửi thanh toán, tiền gửi khác đạt 1.734 tỷ, so với đầu năm tăng 286 tỷ đồng
(+19,75%). Tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2014
– 2018 là 22,30%, cao hơn 6,02% tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy
động toàn địa bàn trong giai đoạn 2014 – 2018.
2.1.2.2. Về dư nợ tín dụng
Từ Bảng 2.1 và Bảng 2.2, dư nợ tín dụng và tỷ trọng dư nợ tín dụng các NHTM
so với toàn địa bàn đều tăng qua các năm. Tại thời điểm 31/12/2014, dư nợ tín dụng đạt
5.131 tỷ đồng, chiếm 15,78% dư nợ tín dụng toàn địa bàn. Tổng dư nợ cấp tín dụng
cuối năm 2018 đạt 19.115 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 3.972 tỷ đồng, với tốc độ tăng
là 26,23%. Trong đó có 10 chi nhánh ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn
tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành trên địa bàn (>23,2%): Maritimebank
Lâm Đồng, Eximbank Đà Lạt, NamABank Lâm Đồng, ACB Lâm Đồng, VPBank Lâm
Đồng, MB Lâm Đồng, Bắc Á Lâm Đồng, VIB Lâm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
Đồng, HDBank Lâm Đồng, PVComBank Đà Lạt. Tốc độ tăng trưởng bình quân dư
nợ tín dụng trong giai đoạn 2014 – 2018 là 39,32%, gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng
trưởng bình quân của dư nợ toàn địa bàn trong giai đoạn 2014 – 2018. Có được kết
quả tăng trưởng dư nợ tín dụng này là do các chi nhánh NHTM đã đẩy mạnh hoạt
động cho vay đến khách hàng trong thời gian qua.
Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
Dư nợ Tỷ trọng
Năm
Tổng cộng Ngắn hạn
Trung dài Ngắn Trung dài
hạn hạn hạn
2014 5.131 2.598 2.533 51% 49%
2015 7.880 4.099 3.780 52% 48%
2016 10.517 5.630 4.887 54% 46%
2017 15.144 8.131 7.012 54% 46%
2018 19.115 11.648 7.468 61% 39%
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Bảng 2.4. Tăng trưởng cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Thời hạn vay
2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017
+/- % +/- % +/- % +/- %
1 Ngắn hạn 1.502 58% 1.530 37% 2.502 44% 3.516 43%
2 Trung dài hạn 1.247 49% 1.107 29% 2.125 43% 456 6%
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Tại Bảng 2.3, cơ cấu dư nợ qua các năm có khuynh hướng ngày càng dịch
chuyển sang các kỳ hạn ngắn, tỷ trọng của dư nợ tín dụng ngắn hạn so với tổng dư
nợ tăng dần qua các năm, dư nợ tín dụng các kỳ hạn ngắn với tỷ trọng ngày càng
cao trong tổng dư nợ. Tại thời điểm cuối năm 2014, tỷ trọng của dư nợ cấp tín dụng
ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn xấp xỉ tương đương nhau nhưng đến năm 2018 tỷ
trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 61% tổng dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng trung dài hạn
chiếm 39% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
Từ Bảng 2.4, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng ngắn hạn giai đoạn
2014 – 2018 là 46%, dư nợ trung dài hạn là 32%. Năm 2018 so với năm 2017, tốc
độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng rất cao so với tốc độ tăng trưởng dư nợ
tín dụng trung dài hạn (gấp hơn 7 lần).
20,000
15,000
10,000
5,000
0
Dư nợ trung dài hạn
Dư nợ ngắn hạn
2014 2015 2016 2017 2018
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn
2.1.2.3. Về khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn vốn huy động
tại chỗ
Từ số liệu của Bảng 2.1 ta thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ
nguồn vốn huy động được của các chi nhánh NHTM vẫn còn hạn chế, nhất là những
năm gần đây. Chẳng hạn như, nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2017 chỉ đáp ứng 74%
nhu cầu vốn tín dụng và tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 67% vào năm 2018. Nguyên
nhân nguồn vốn huy động hạn chế là do đặc thù kinh tế - xã hội của địa bàn Lâm Đồng
có vốn nhàn rỗi không nhiều. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng mặc dù đã có
nhiều khởi sắc so với các năm trước đây nhưng so với nhiều địa phương khác, tỉnh Lâm
Đồng vẫn còn hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội. Với địa hình miền núi, giao
thương chưa thuận lợi, nhiều địa bàn thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, kinh tế - xã hội
và trình độ dân trí kém phát triển. Kinh tế của tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là hoạt động sản
xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 30% GRDP toàn tỉnh (UBND tỉnh Lâm Đồng), đây là
lĩnh vực bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Trong thời gian qua, thời tiết diễn
biến bất lợi như mưa đá, sương muối, điều kiện thời tiết bất
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
lợi gây ra một số dịch bệnh phá hoại mùa màng đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng
cũng như sản lượng của các loại cây trồng trên địa bàn. Để bù đắp cho sự thiếu hụt
nguồn vốn huy động tại chỗ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư tín dụng của địa phương,
các chi nhánh NHTM phải sử dụng nguồn vốn điều hòa từ Hội sở chính và đi vay
các TCTD khác trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn kinh doanh của các
đơn vị.
2.1.2.4. Về kết quả hoạt động kinh doanh
Tại Bảng 2.1, nếu như kết thúc năm 2014, lợi nhuận của các NHTM chỉ đạt
146 tỷ đồng thì đến cuối năm 2018, lợi nhuận đã tăng gần 5 lần so với thời điểm 4
năm trước đó, đạt 698 tỷ đồng. Nhìn vào Bảng 2.2, lợi nhuận của các NHTM năm 2018
tăng 180 tỷ đồng so với năm 2017, với tốc độ tăng là 34,75%. Tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận bình quân trong giai đoạn 2014 – 2018 của các NHTM là 48,58%, cao hơn
18,07% so với tốc độ tăng bình quân của các TCTD trên địa bàn. Năm 2018, có 15/16
chi nhánh ngân hàng có chênh lệch thu nhập lớn hơn chi phí, tuy nhiên chỉ có 01 chi
nhánh có chi phí lớn hơn thu nhập (LienVietPostBank). Nguyên nhân do chi nhánh
thành lập chưa lâu, dư nợ còn thấp, đạt 375 tỷ đồng cuối năm 2018 nhưng do một số
nhân viên tín dụng chưa nghiêm túc tuân thủ các bước của quy trình cấp tín dụng, thiếu
chặt chẽ trong việc thẩm định đối với tài sản thế chấp dẫn đến việc nhận tài sản thế
chấp không đủ tiêu chuẩn, hậu quả là một số món vay khó có khả năng thu hồi đã ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của các chi nhánh NHTM.
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng
Trong phần này luận văn trình bày một số dấu hiệu cảnh báo RRTD như: tốc
độ tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn và nợ xấu, tình hình kinh tế - xã hội tại tỉnh
Lâm Đồng để các chi nhánh NHTM có thể đưa ra các biện pháp cảnh báo sớm đối
với RRTD tại ngân hàng mình.
2.2.1. Tăng trưởng tín dụng
Từ số liệu thể hiện tại Bảng 2.5 có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng đến cuối
năm 2018 của 16 chi nhánh NHTM so với đầu năm tăng 26,2%, cao hơn so với tốc độ
tăng trưởng tín dụng chung của toàn địa bàn (23,2%) và tốc độ tăng trưởng tín
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
dụng toàn quốc (14%). Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng trong giai đoạn
2014 – 2018 là 39,32%, gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín
dụng toàn địa bàn trong giai đoạn 2014 – 2018. Tại Lâm Đồng, tốc độ tăng trưởng
tín dụng quá cao so với tốc độ phát triển kinh tế của địa phương (GRDP) có thể dẫn
đến nguy cơ về RRTD cho các NHTM.
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng
kinh tế
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
14,16% 17,29% 18,71% 18,17% 14,00%
toàn quốc
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
21,49% 31,09% 22,54% 34,59% 23,20%
toàn địa bàn
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
71,36% 53,57% 33,47% 44,00% 26,23%
NHTM
GRDP 6,70% 7,51% 7,93% 8,16% 8,59%
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
10,65 7,13 4,22 5,39 3,05
NHTM so với GRDP
Nguồn: NHNNVN, UBND tỉnh Lâm Đồng, NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
80.00%
60.00%
40.00%
20.00%
0.00%
2014 2015 2016 2017 2018
Tốc độ tăng trưởng
tín dụng toàn quốc
Tốc độ tăng trưởng
tín dụng toàn địa bàn
Tốc độ tăng trưởng
tín dụng NHTM
GRDP
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm
Đồng Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
2.2.2. Nợ quá hạn và Nợ xấu
Tại Bảng 2.6, tại thời điểm 31/12/2018, nợ quá hạn tại các TCTD trên địa
bàn là 669 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn của các chi nhánh NHTM là 433 tỷ đồng,
chiếm 64,72% nợ quá hạn toàn địa bàn.
Nợ xấu của các ngân hàng là 241 tỷ đồng, chiếm 1,26% tổng dư nợ cấp tín
dụng. Trong đó, có một số chi nhánh NHTM có tỷ lệ nợ xấu vượt chỉ tiêu so với kế
hoạch đề ra của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1%), ví
dụ như: SHB (10,70%), Đông Á (6,09%), VPBank (4,07%), LienVietPostBank
(2,14%), Nam Á (1,01%). Tỷ lệ nợ xấu của một số chi nhánh trên đã cao hơn nhiều
so với tỷ lệ nợ xấu 0,41% của toàn ngành trên địa bàn. Một số chỉ tiêu liên quan đến
nợ quá hạn và nợ xấu sẽ được phân tích chi tiết, cụ thể hơn tại Chương 4 của luận
văn.
Bảng 2.6. Nợ quá hạn và nợ xấu so với toàn địa bàn giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Phân loại nợ 2014 2015 2016 2017 2018
Nợ quá hạn NHTM (tỷ
199,26 188,54 272,25 372,78 432,93
đồng)
Nợ quá hạn toàn địa bàn
644,01 796,24 580,37 734,18 668,83
(tỷ đồng)
Tỷ trọng nợ quá hạn
NHTM so với toàn địa 30,94% 23,68% 46,91% 50,78% 64,72%
bàn (%)
Nợ xấu NHTM (tỷ đồng) 175,33 131,63 154,34 188,35 240,90
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
2.2.3. Tình hình kinh tế tại địa phương
Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua
vẫn còn nhiều khó khăn. Giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như cà
phê, rau hoa ở mức thấp, thị trường tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn. Việc hình
thành chuỗi liên kết từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ nông sản mới chỉ ở
giai đoạn đầu hình thành, tình hình dịch bệnh trên một số cây trồng vẫn rải rác xảy
ra ở nhiều địa phương nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp trên toàn địa bàn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Năm 2018, số lượng doanh nghiệp được thành lập mới tại tỉnh Lâm Đồng cũng
như lượng vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới này đều giảm so với năm 2017. Có
khoảng 1.050 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng số vốn đăng ký là 6.750 tỷ
đồng trong năm 2018, số lượng doanh nghiệp đăng ký giảm 5,7%, số vốn đăng ký cũng
giảm hơn khoảng 2% so với năm 2017 (Báo Lâm Đồng, 2019). Đa phần các doanh
nghiệp có trụ sở tại tỉnh Lâm Đồng là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt
động theo hình thức gia đình, trình độ quản trị điều hành còn hạn chế, phương án kinh
doanh thiếu tính khả thi nên gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng.
2.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng
RRTD có thể biểu hiện ở các hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung biểu
hiện của RRTD là sự tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng (Trần Huy Hoàng,
2011). Luận văn trình bày một số biểu hiện của RRTD thông qua hai chỉ tiêu đã
chuyển sang theo dõi ở các tài khoản ngoại bảng là nợ khó có khả năng thu hồi và
lãi treo theo dõi ngoại bảng. Đây là những tổn thất thực tế đã xảy ra đối với các
NHTM, không còn là rủi ro ở dạng tiềm ẩn, có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
Bảng 2.7. Nợ khó có khả năng thu hồi và lãi treo theo dõi ngoại bảng của các
NHTM giai đoạn 2014 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Nợ khó có khả năng thu hồi 23 27 31 36 43
Lãi treo theo dõi ngoại bảng 161 173 207 253 317
Chỉ tiêu
2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017
+/- % +/- % +/- % +/- %
Nợ khó có khả
4 17,39% 4 14,81% 5 16,13% 7 19,44%
năng thu hồi
Lãi treo theo dõi
12 7,45% 34 19,65% 46 22,22% 64 25,30%
ngoại bảng
Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
2.3.1. Nợ khó có khả năng thu hồi
Nợ khó có khả năng thu hồi là các khoản nợ xấu đã chuyển sang theo dõi
ngoại bảng, đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để có
thể tiếp tục thu hồi dần nhưng khả năng thu hồi vốn thấp. Nợ khó có khả năng thu
hồi ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng do phải sử dụng dự
phòng rủi ro được trích lập từ nguồn vốn kinh doanh để xử lý các khoản nợ này. Từ
Bảng 2.7, nợ khó có khả năng thu hồi đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2014 –
2018. Nếu như năm 2014 nợ khó có khả năng thu hồi phải theo dõi ngoại bảng là 23
tỷ đồng thì kết thúc năm 2018, nợ khó có khả thu hồi của các chi nhánh NHTM là
43 tỷ đồng, tăng 7 tỷ, với tốc độ tăng là 19,44% so với năm 2017, chiếm 0,22% tổng
dư nợ cấp tín dụng của các ngân hàng này.
Một số chi nhánh NHTM xử lý đối với các khoản nợ khó đòi bằng cách bán
nợ cho VAMC, khởi kiện lên tòa án hoặc sử dụng nguồn dự phòng RRTD trước khi
chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Trong những năm qua, SHB Lâm Đồng là đơn vị
thực hiện bán nợ cho VAMC nhiều nhất trong các TCTD trên địa bàn Lâm Đồng
với số tiền trên 100 tỷ đồng (SHB Lâm Đồng, 2018).
2.3.2. Lãi treo theo dõi ngoại bảng
Lãi treo theo dõi ngoại bảng là số tiền lãi cho vay mà TCTD chưa thu được
đã chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Lãi không thu được ảnh hưởng đến lợi nhuận,
kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Tại Bảng 2.7 ta thấy, lãi treo theo dõi ngoại
bảng đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2014 – 2018, tăng cao nhất trong năm
2018, với mức tăng 64 tỷ đồng, tốc độ tăng 25,3%. Lãi treo theo dõi ngoại bảng đến
cuối năm 2018 của các ngân hàng là 317 tỷ đồng, chiếm 1,66% tổng dư nợ cấp tín
dụng. Trong đó, SHB chiếm 83% lãi khó có khả năng thu hồi.
2.4. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Đối với các NHTM không có vốn nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng, hoạt động tín
dụng là một trong những hoạt động cơ bản, mang lại thu nhập chính cho các ngân hàng.
Cùng với đó, rủi ro tín dụng xuất hiện trong hoạt động tín dụng đã đem đến kết quả
không mong đợi cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề vô
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
cùng quan trọng đối với tất cả các ngân hàng nói chung và các NHTM tại tỉnh Lâm
Đồng nói riêng, do đó các ngân hàng cần phải có năng lực phân tích, đánh giá và
quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận rủi ro tín
dụng ở mức độ cao thì ngân hàng phải đối mặt với tình trạng không thu hồi được
vốn vay từ khách hàng vay, dẫn đến thiếu vốn, ngân hàng phải đối mặt với tình
trạng thiếu hụt thanh khoản. Kết quả là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân
hàng bị sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí nếu tình trạng này diễn ra trong một thời
gian dài có thể khiến ngân hàng lâm vào cảnh phá sản.
Tổng số TCTD trên địa bàn Lâm Đồng đến cuối năm 2018 là 52 đơn vị, bao
gồm: 24 chi nhánh ngân hàng thương mại, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã
hội, 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 1 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 25
Quỹ tín dụng nhân dân (NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, 2019).
Trong tổng số 24 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh, có 8 chi nhánh NHTM
có sự tham gia của vốn nhà nước là các chi nhánh của Agribank, BIDV, VCB,
Vietinbank, 16 chi nhánh ngân hàng còn lại là các NHTM cổ phần không có sự
tham gia của vốn nhà nước.
Theo NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tổng dư nợ cấp tín dụng đến cuối năm
2018 của các TCTD trên địa bàn là 86.561 tỷ đồng, tăng rất cao so với năm 2017 với
mức tăng là 16.282 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng so với năm 2017 là 23,2%, gấp
1,36 lần chỉ tiêu tín dụng năm 2018 (17%), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín
dụng 14% của toàn ngành ngân hàng trong cả nước. Dư nợ tín dụng của tỉnh Lâm Đồng
đứng thứ 3 trong tổng số 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Gia Lai, Kon Tum). Trong đó, có 14 chi nhánh ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín
dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành trên địa bàn (>23,2%),
như: Vietinbank Lâm Đồng, BIDV Lâm Đồng, BIDV Đà Lạt, VCB Lâm Đồng,
Maritimebank Lâm Đồng, Eximbank Đà Lạt, NamABank Lâm Đồng, ACB Lâm
Đồng,…(NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, 2019).
Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, mặc dù tỷ lệ nợ xấu
năm 2018 giảm so với các năm trước nhưng số dư nợ xấu vẫn tăng so với năm trước
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
cho thấy còn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay của các chi nhánh ngân hàng
trên địa bàn (NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, 2019), nhất là đối với nhóm các
NHTM cổ phần quy mô nhỏ, không có vốn cổ phần nhà nước.
Theo số liệu được thu thập từ NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tại thời điểm
31/12/2018, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn là 356 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,41%
dư nợ cho vay, trong đó nợ xấu của các NHTM cổ phần không có vốn nhà nước là
241 tỷ, chiếm 68% nợ xấu toàn địa bàn trong tổng số 16/26 chi nhánh ngân hàng với
tỷ lệ nợ xấu là 1,26%, gấp 3 tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Cá biệt có
một số chi nhánh ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu
toàn địa bàn như: SHB (10,70%), Đông Á (6,09%), VPBank (4,07%),
LienVietPostBank (2,14%), Nam Á (1,01%).
Tốc độ tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu của các NHTM đều cao hơn
so với toàn địa bàn, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả
năng trả nợ vay ngân hàng. Biểu hiện rõ nhất của RRTD là nợ bị tổn thất khó có khả
năng thu hồi và lãi treo theo dõi ngoại bảng. Có thể nói hoạt động tín dụng của các
chi nhánh NHTM Lâm Đồng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cần có sự đánh giá sâu về
RRTD thông qua việc phân tích nguyên nhân, biểu hiện của RRTD, từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược về các chi nhánh NHTM trên địa
bàn tỉnh thông qua các số liệu thu thập được về tình hình huy động vốn, tình hình hoạt
động cấp tín dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn vốn huy động tại
chỗ, kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh
rủi ro, nhận biết sớm những dấu hiệu của RRTD trước khi nó biểu hiện thành hậu quả
gây tổn thất đối với ngân hàng. Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng đối với các
NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mà luận văn thể hiện gồm: tốc độ tăng trưởng tín
dụng, nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ cấp tín dụng và dấu hiệu cảnh báo rủi ro
tín dụng thuộc về yếu tố kinh tế vĩ mô như tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.
Biểu hiện của RRTD thể hiện qua số liệu của các khoản vay khó
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
có khả năng thu hồi, các khoản lãi treo theo dõi ngoại bảng. Luận văn đánh giá rủi
ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn qua việc phân tích thực trạng RRTD tại các
ngân hàng, xác định các yếu tố có tác động đến RRTD, từ đó đánh giá mức độ
RRTD tại nhóm các ngân hàng này.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ
ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Cấp tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản, xuất hiện khi ngân hàng
chỉ mới hình thành, đem lại nguồn thu từ lãi lớn nhất cho các ngân hàng. Bên cạnh
đó, RRTD là loại rủi ro chủ yếu, thường xuyên xảy ra tại các NHTM.
Rủi ro tín dụng của các ngân hàng được nghiên cứu bắt đầu từ những năm
1980, tập trung vào các vấn đề quản trị RRTD tại các nước đang phát triển (Berger
và DeYoung, 1997). Trong nhiều nghiên cứu trước đây, các tác giả đã đo lường
RRTD dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Đề tài lược khảo một số lý thuyết có liên
quan đến rủi ro tín dụng như sau:
Arunkumar và Kotreshwar (2006) đã nghiên cứu về quản lý rủi ro trong
NHTM khu vực công và tư nhân đã chỉ ra RRTD là sự không trả được nợ của người
đi vay và RRTD là loại rủi ro lâu đời nhất, lớn nhất mà các ngân hàng thương mại
phải đối mặt. Nghiên cứu cũng cho thấy, tương lai của ngành ngân hàng sẽ phải dựa
vào hệ thống quản lý rủi ro linh hoạt. Chỉ có những ngân hàng có hệ thống quản lý,
kiểm soát, kiểm tra rủi ro hiệu quả mới có thể tồn tại lâu dài trong thị trường.
Theo Ủy Ban Basel, RRTD là sự thất bại trong việc thực hiện các điều khoản
trả nợ đã thỏa thuận trước đó giữa người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng đối với
ngân hàng. RRTD còn gọi là rủi ro vỡ nợ phát sinh từ việc khách hàng không hoàn
trả các khoản nợ vay cho ngân hàng.
Theo Claessens (2010), RRTD là loại rủi ro xảy ra khi mà một hợp đồng tài
chính không được tôn trọng theo tập hợp các điều khoản hoặc kỳ vọng ban đầu.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), RRTD được hiểu là những tổn
thất có khả năng xảy ra đối với các khoản cho vay khách hàng của TCTD.
Một cách tiếp cận khác của Bessis (2015) cho rằng, ngân hàng cần quan tâm
đặc biệt đến RRTD vì chỉ cần một số khách hàng lớn của ngân hàng lâm vào tình
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
trạng mất khả năng thanh toán cũng có thể đem đến cho ngân hàng những thiệt hại
lớn, nhất là đối với các ngân hàng mà tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu.
Như vậy, cho dù có nhiều các định nghĩa khác nhau về RRTD ngân hàng
nhưng nhìn chung các khái niệm đưa ra đều thể hiện một điểm chung về định nghĩa
RRTD là sự tổn thất có khả năng xảy ra đối với ngân hàng khi khách hàng không
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng.
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
- Dựa vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng có thể chia thành hai
loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
+ Rủi ro giao dịch: Xuất hiện trong quá trình phát sinh giao dịch, đánh giá và
phê duyệt tín dụng cho khách hàng. Trong rủi ro giao dịch lại được chia thành 3
loại: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro danh mục: do những hạn chế còn tồn tại phát sinh trong công tác quản
lý danh mục cho vay của ngân hàng, gồm hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
- Dựa vào mức độ tổn thất của ngân hàng, rủi ro tín dụng được chia làm 2
loại là rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn.
+ Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi đối tượng vay vốn mất khả năng hoàn trả
được tiền vay theo cam kết với ngân hàng. Ngân hàng chỉ lấy lại vốn từ việc thanh
lý tài sản thế chấp. Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng nhiều loại chi phí như chi phí định
giá tài sản đảm bảo độc lập, chi phí khởi kiện, chi phí thi hành án, chi phí quản lý tài
sản đảm bảo…
+ Rủi ro đọng vốn: khi đến hạn trả nợ vay của khách hàng mà ngân hàng vẫn
chưa thu hồi được vốn vay, dẫn đến các khoản vay vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến
kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, tính thanh khoản do đó cũng bị ảnh hưởng.
- Dựa trên đối tượng sử dụng, có thể chia làm ba loại: Rủi ro đối với khách
hàng cá thể, tổ chức kinh tế và khu vực địa lý.
- Dựa trên phạm vi của rủi ro tín dụng, được chia rủi ro cá biệt và rủi ro hệ
thống.
+ Rủi ro tín dụng cá biệt: Là rủi ro tín dụng xảy ra đối với một món vay cụ thể
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
của một khách hàng, thuộc một nhóm ngành. Rủi ro này xảy ra do một số nguyên
nhân như: đặc điểm về ngành kinh doanh và loại hình kinh tế, tình hình tài chính,
khả năng quản trị, đạo đức khách hàng,…
+ Rủi ro tín dụng hệ thống: Là rủi ro tín dụng mang tính chất hệ thống, không
chỉ xảy ra ở một ngân hàng mà lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân
dẫn đến rủi ro hệ thống là do sự thay đổi chính sách như chính sách tài chính tiền tệ,
chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu... Các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát,
tỷ lệ thất nghiệp, GDP, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng cũng ảnh hưởng
đến rủi ro hệ thống. Để hạn chế loại rủi ro này, thay vì đa dạng hoá, linh hoạt hoạt
động tín dụng thì cần phải thực hiện tốt công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, các
tác động của lạm phát, thất nghiệp, các chính sách sắp đến của Chính phủ và chủ
động áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.
3.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng tồn tại và song hành cùng
với nghiệp vụ cấp tín dụng do đó có thể nói rủi ro tín dụng mang tính tất yếu. Một
ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả không phải là một ngân hàng không có
rủi ro tín dụng mà là mức độ rủi ro ở ngưỡng thể chấp nhận được và phù hợp với
năng lực tài chính của chính ngân hàng đó.
- Rủi ro tín dụng mang tính chất phức tạp, đa dạng: Chính vì nguyên nhân
dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng và phức tạp nên rủi ro tín dụng cũng mang
những đặc điểm này.
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng phát sinh sau khi người
vay nhận được tiền từ ngân hàng và trong quá trình sử dụng vốn vay của họ nên
ngân hàng luôn ở trong trạng thái bị động trong khâu tiếp nhận thông tin, ngân hàng
nhận được thông tin chậm trễ hoặc nhận được thông tin không xác thực đối với các
vấn đề của khách hàng. Do đó, ngân hàng sẽ không chủ động để có các giải pháp
ứng phó kịp thời và phù hợp đối với từng tình huống phát sinh.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Đã có nhiều nghiên cứu trước đây thực hiện đánh giá RRTD tại các NHTM.
Một số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất là nợ xấu, dự phòng RRTD, bên cạnh
đó còn có một số chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để đánh giá RRTD.
3.1.4.1. Nợ xấu
Nợ xấu có thể được coi là chỉ tiêu phổ biến nhất trong việc đo lường RRTD
ngân hàng, điều này được thể hiện trong nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước. Theo Sufian và Chong (2008), Rogoff (2010), Rasidah và Mohd
(2011), Thiagarajan và cộng sự (2011), Olweny và Shipho (2011), Reinhart và
Nkusu (2011), Nguyễn Thị Thái Hưng (2012), Louzis và cộng sự (2012), đánh giá
RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu, là tỷ số giữa nợ xấu và tổng dư nợ cho vay.
Việc sử dụng nợ xấu để đo lường, đánh giá RRTD có ưu điểm là nó cho biết
quy mô và tỷ lệ vốn khó có khả năng thu hồi của một danh mục cho vay, thực tế
chính là tổn thất của ngân hàng, tùy thuộc vào quy mô của nợ xấu, ngân hàng có thể
dùng dự phòng rủi ro, lợi nhuận hay vốn chủ sở hữu để bù đắp cho tổn thất từ c ác
khoản nợ xấu gây ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đánh gía RRTD
có ưu điểm là trực quan, đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên, hạn chế của việc sử
dụng chỉ tiêu nợ xấu để đánh giá RRTD là chỉ thể hiện được mức độ RRTD của
ngân hàng tại những thời điểm trong quá khứ, khó có thể dự tính được mức độ
RRTD của ngân hàng trong tương lai. Ngân hàng có thể là giảm tỷ lệ nợ xấu của
mình thông qua việc tăng quy mô vốn tín dụng, từ đó sẽ có một tỷ lệ nợ xấu theo
như mong muốn của nhà quản trị ngân hàng nhưng RRTD thực tế của ngân hàng có
thể không giảm đi mà thậm chí vấn đề còn trở nên nghiêm trọng hơn (Phạm Thu
Thủy và Đỗ Thị Thu Hà, 2013).
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN thì các nhóm nợ 3, 4, 5 được xem là nợ xấu, nhưng nợ từ
nhóm 2 đến nhóm 5 thì các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu
được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ của các nhóm nợ 3, 4, 5 trên tổng dư nợ của các
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 có thể không phản ánh đúng bản chất của RRTD
(Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014).
3.1.4.2. Dự phòng rủi ro tín dụng
Không đồng thuận với quan điểm sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để đánh giá
RRTD tại các ngân hàng, Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2016) cho rằng
việc sử dụng tỷ lệ nợ xấu để đánh giá RRTD tại các NHTM Việt Nam sẽ không phù
hợp vì các thông tin về nợ xấu của các NHTM Việt Nam có thể thiếu độ tin cậy. Do
đó, sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng RRTD để đánh giá RRTD tại các NHTM Việt
Nam được xem là phù hợp hơn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay do chỉ tiêu dự
phòng RRTD có thể thu thập trên báo cáo tài chính của các ngân hàng với tỷ lệ trích
lập được thực hiện theo quy định của NHNNVN.
Theo lý thuyết “kém may mắn” của Berger và DeYoung (1997), ngân hàng
cấp tín dụng cho khách hàng, nếu RRTD của khách hàng gia tăng thì ngân hàng
phải gia tăng trong việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Theo Mester (1996), Ahmed và cộng sự (1998), Fischer và cộng sự (2000),
Chang và Chiu (2006), Sun và Chang (2010), Tsolas và Charles (2015), dự phòng
RRTD của một ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ nợ xấu, nếu dự phòng
RRTD càng cao thì có thể nói rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng càng giảm và
RRTD càng tăng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn tỷ lệ dự phòng RRTD để đánh gía RRTD cũng gặp
phải sự không đồng thuận từ các nhà nghiên cứu khác. Podpiera và Weill (2008)
cho rằng tỷ lệ dự phòng RRTD không hoàn toàn chính xác để mô tả RRTD vì nó
mang ý nghĩa ước tính và phụ thuộc nhiều vào chính sách, chiến lược quản trị rủi ro
của các NHTM.
3.1.4.3. Các chỉ tiêu khác để đo lường rủi ro tín dụng
Bên cạnh việc đo lường RRTD thông qua chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ dự phòng
RRTD, các nghiên cứu gần đây còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để đo lường
RRTD như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ giữa dự phòng RRTD năm t so với dư nợ cho vay
năm t-1, hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng,…
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
Trần Huy Hoàng (2011) cho rằng bên cạnh tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phổ biến
để đánh giá RRTD, tác giả còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để đánh giá RRTD là
tỷ lệ nợ quá hạn, hệ số RRTD và tỷ lệ xóa nợ.
Hess và cộng sự (2009), Foos và cộng sự (2010), Ong và Heng (2012), Võ
Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) đã đo lường RRTD thông qua việc kết hợp sử
dụng tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD, họ đo lường RRTD bằng cách sử dụng tỷ lệ
giữa dự phòng RRTD năm t so với dư nợ cho vay năm t-1. Tiêu chí đo lường này
xét đến vấn đề trích lập dự phòng rủi ro cho một số tổn thất có khả năng xảy ra đối
với các khoản vay cụ thể nên có thể củng cố việc phản ánh, thể hiện chính xác về
RRTD.
Knaup và Wagner (2012) đo lường RRTD bằng việc sử dụng chỉ tiêu dự
phòng RRTD, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ
giữa dư nợ cấp tín dụng với vốn chủ sở hữu, tín dụng không có tài sản đảm bảo. Kết
quả cho thấy RRTD được đo lường bằng chi phí dự phòng RRTD có ảnh hưởng lớn
nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng so với các chỉ tiêu còn lại.
Phạm Thu Thủy và Đỗ Thị Thu Hà (2013) đã nghiên cứu về lượng hóa
RRTD thông qua việc sử dụng dữ liệu của 8 ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác
giả đã sử dụng cách tiếp cận truyền thống để đo lường RRTD thông qua các chỉ tiêu
như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủi
ro,...Trong các chỉ tiêu này, nợ xấu là chỉ tiêu phổ biến nhất để đo lường RRTD.
Theo Gizaw và cộng sự (2015), RRTD cũng được thể hiện bằng tỷ lệ nợ xấu
và tỷ lệ dự phòng RRTD thông qua việc nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến
lợi nhuận thu về của NHTM.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ
quá hạn, dự phòng RRTD để thực hiện đánh giá RRTD tại các NHTM trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng. Các chỉ tiêu này dễ tính toán dựa trên số liệu báo cáo của các
NHTM, tuy nhiên, các số liệu này chỉ phản ánh RRTD tại một thời điểm, khó có thể
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
đánh giá cho tương lai, việc trích lập dự phòng RRTD phụ thuộc nhiều vào chiến
lược quản trị rủi ro của các NHTM.
3.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng: Hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng sẽ chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi rủi ro tín dụng, gây tổn thất tài sản của
ngân hàng. Đối với một số ngân hàng quy mô nhỏ, chưa đa dạng về các hoạt động
thì rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng vì hoạt động tín dụng lúc này đang mang
lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng tăng đồng nghĩa với
việc nợ xấu phát sinh tăng. Ngân hàng phải mất thêm chi phí để xử lý các khoản nợ
xấu này như: chi phí khởi kiện, chi phí thi hành án, chi phí định giá độc lập tài sản
đảm bảo, các chi phí phát sinh khác... Khi chi phí tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và từ
đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng có
mối quan hệ mật thiết đối với hầu hết các lĩnh vực và các thành phần kinh tế nhất là
ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Nếu một ngân hàng lâm vào tình trạng
mất khả năng chi trả sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân và gây ra hiện
tượng khách hàng rút tiền với số lượng lớn, dẫn đến tình trạng ngày càng khó khăn
cho chính bản thân ngân hàng, hệ thống ngân hàng và đối với cả nền kinh tế. Doanh
nghiệp không tiếp cận được vốn vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút,....
Ngoài ra, do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nên rủi ro
tín dụng xuất phát tại một quốc gia, nhất là tại các quốc gia phát triển có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới năm 2007 – 2008 là do hậu quả của rủi ro tín dụng, cuộc khủng hoảng
này bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2007 và bùng phát mạnh vào cuối năm 2008, từ đó
lan rộng sang nhiều nước trên thế giới dẫn đến đỗ vỡ hệ thống tài chính, suy thoái
kinh tế toàn cầu.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
3.1.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng
Sau khi đo lường RRTD, rất cần thiết trong việc xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến RRTD, để từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằn hạn chế RRTD.
Mô hình hồi quy logit đa thức được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa một
biến phản ứng đa chiều và một tập hợp các biến hồi quy. Hồi quy đa biến logit là một
mở rộng của hồi quy logit nhị phân cho phép xảy ra nhiều hơn hai kết quả (McFadden,
1974). Mô hình hồi quy logit được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về đánh giá
RRTD ngân hàng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD ngân hàng.
Theo Ghost (2012), có sự đan xen giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài
ngân hàng tác động đến RRTD đối với ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô bên ngoài bắt
nguồn từ việc suy yếu nền kinh tế, với các điều kiện của nền kinh tế trở nên xấu đi
đã tác động một cách tiêu cực đến hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng. Những yếu tố nội tại xuất phát từ các NHTM như trình độ quản trị kém
hiệu quả sẽ làm tăng mức độ của RRTD.
Curak và cộng sự (2013) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của
69 ngân hàng tại 10 nước ở Đông Nam Châu Âu trong giai đoạn 2003 – 2010. Kết
quả cho thấy các yếu tố làm tăng nợ xấu là tốc độ kinh tế tăng trưởng thấp, tỷ lệ lạm
phát cao và lãi suất cao.
Nghiên cứu của Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) cho thấy các
yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát có tác động lớn đến nợ
xấu. Nghiên cứu kiểm định các đặc thù của ngân hàng, kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu
của năm trước đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ nợ xấu
hiện tại của NHTM. Nghiên cứu thể hiện rằng một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng
tín dụng tăng cao ở năm hiện tại sẽ làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng với độ trễ
một năm sau đó, nợ xấu cao ở năm hiện tại sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao ở năm
tiếp theo.
Miyamoto (2014) cho rằng phân tích phân biệt và hồi quy logit, probit là các
kỹ thuật thống kê phổ biến để đánh giá RRTD. Phân tích hồi quy đa biến logit và
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
probit là kỹ thuật cho phép ước tính xác suất sự kiện xảy ra hay không, bằng cách
dự đoán xác suất một biến phụ thuộc nhị phân từ kết quả của một tập hợp các biến
độc lập. Nếu sự kiện xảy ra sẽ giá trị nhận được sẽ là 0 và giá trị nhận được sẽ là 1
nếu không xảy ra sự kiện. Tác giả đã thực hiện đánh gía RRTD cho một ngân hàng
nhỏ bằng cách sử dụng mô hình hồi quy đa biến logit. Mục tiêu của nghiên cứu là
xác định các chỉ số cần thiết để đo lường RRTD cho một ngân hàng nhỏ bằng cách
sử dụng thông tin tài chính, cũng như thông tin doanh nghiệp mà ngân hàng thu thập
qua nhiều năm bằng cách sử dụng mô hình hồi quy đa biến logit.
Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) đã sử dụng một phương pháp khác để
nghiên các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, tác giả đã nghiên cứu những yếu tố ảnh
hưởng đến RRTD của các NHTM Việt Nam tại 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009
– 2012 bằng phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các
sai số và vấn đề biến nội sinh để bảo đảm rằng các ước lượng thu được có ý nghĩa.
Kết quả cho thấy RRTD bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: RRTD với độ trễ 1 năm,
tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm, tốc độ
tăng trưởng tín dụng với độ trễ 2 năm, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh
tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế với độ trễ 1 năm.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015)
về những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM Việt Nam, để ước lượng mô
hình, ban đầu tác giả ước lượng dữ liệu bảng cho cả 3 mô hình Pooled, mô hình
FEM và mô hình REM. Tuy do xuất hiện hiện tượng nội sinh trong mô hình nên
nghiên cứu đã thực hiện hồi quy theo phương pháp GMM, sử dụng cách tiếp cận dữ
liệu bảng động để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu
của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2013. Nghiên cứu cũng cho rằng
RRTD được đại diện bởi biến nợ xấu. Kết quả nghiên cứu thể hiện rằng tỷ lệ nợ xấu
năm trước, dự phòng RRTD và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP có mối quan hệ
nghịch biến với RRTD. Lãi suất danh nghĩa và sự kém hiệu quả trong hoạt động
ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với RRTD.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
Trong một nghiên cứu khác, Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018)
đã nghiên cứu những yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM cổ phần Việt Nam
trong giai đoạn 2011 – 2016. Bằng phương pháp ước lượng GMM tác giả đã kiểm định
sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về ngân hàng, các yếu tố vĩ mô thuộc về nền kinh tế
đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Kết quả cho thấy, nợ xấu chịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố nội tại thuộc về ngân hàng và các yếu tố vĩ mô thuộc về nền kinh tế. Các yếu tố nội
tại thuộc về ngân hàng tác động cùng chiều đến nợ xấu bao gồm: nợ xấu trong quá khứ,
tỷ lệ dự phòng RRTD và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố vĩ
mô thuộc về nền kinh tế có tác động ngược chiều đến nợ xấu.
Một phương pháp khác cũng được thực hiện trong các nghiên cứu về tác động
của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu. Gần đây Đặng Văn Dân (2018) đã nghiên cứu ảnh
hưởng của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2008 – 2017. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng với phương pháp Pooled OLS, FEM và
REM để kiểm định các giả thiết nghiên cứu. Kết quả mô hình hồi quy FEM cho thấy
tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có mối quan hệ đồng biến với nhau.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu của các tác giả thông qua các nghiên cứu thực
nghiệm về việc sử dụng mô hình hồi quy đa biến logit để xác định các yếu tố tác
động đến RRTD, từ đó thực hiện đánh giá RRTD tại các ngân hàng. Luận văn sử
dụng mô hình hồi quy đa biến logit của Miyamoto (2014) để xác định các yếu tố tác
động đến RRTD tại các NHTM trên địa bàn Lâm Đồng.
Các mô hình logit đa thức được sử dụng để mô tả các mối quan hệ giữa một
biến phản ứng đa hình (biến phụ thuộc: NPLi,t) và một tập hợp các biến hồi quy
(biến độc lập: NPLi,t-1, LGi,t, EFFi,t, INRi,t, GRDPt). Hồi quy logistic đa thức là một
phần mở rộng đơn giản của hồi quy logistic nhị phân cho phép có nhiều hơn hai loại
biến phụ thuộc hoặc biến kết quả, được đề xuất bởi McFadden (1974).
Nghiên cứu của Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) về RRTD đã sử
dụng mô hình logit nhị thức và logit đa thức để ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
RRTD của ngân hàng. Tác giả cho rằng mô hình hồi quy logit đa thức có khả năng giải
thích tốt hơn cho biến phụ thuộc là RRTD so với mô hình hồi quy logit nhị thức.
Dựa trên mô hình nghiên cứu của Miyamoto (2014) và một số tác giả khác,
những yếu tố tác động đến RRTD của nhiều tác giả, mô hình hồi quy được tác giả
sử dụng trong luận văn có dạng như sau:
NPLi,t = β0 + β1NPLi,t-1 + β2LGi,t + β4EFFi,t + β5INRt + β6GDPt + εi
Trong đó:
Biến phụ thuộc: NPLi,t: rủi ro tín dụng của ngân hàng i vào năm t, đại diện
bởi biến nợ xấu. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu là các
khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 và các ngân hàng phải thực hiện việc trích lập dự
phòng rủi ro đối với các nhóm nợ này. Nếu nợ xấu càng cao thì ngân hàng phải trích
lập dự phòng rủi ro tín dụng càng nhiều, ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của
ngân hàng. Nếu nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cấp tín dụng sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn, tính thanh khoản của ngân hàng, về lâu dài có
thể khiến ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản.
Các biến độc lập được tác giả lựa chọn là NPLi,t-1, LGi,t, EFFi,t, INRi,t, GRDPt
do phù hợp với cấp độ, điều kiện của các chi nhánh NHTM trên địa bàn.
Các biến độc lập:
NPLi,t-1: rủi ro tín dụng của ngân hàng i vào năm t-1
LGi,t: tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i vào năm t
EFFi,t: sự kém hiệu quả trong quản trị điều hành của ngân hàng i vào năm t
INRi,t: lãi suất cho vay của ngân hàng i vào năm t
GRDPt: tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lâm Đồng năm t
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu
Ký hiệu
Dựa theo
Tên biến Đo lường Kỳ vọng nghiên cứu của
biến
tác giả
NPLi,t
Rủi ro tín
Nợ xấu i,t/Tổng dư nợ i,t
dụng
Foos và cộng sự
RRTD trong
(2010), Lê Phan
NPLi,t-1 Nợ xấu i,t-1/Tổng dư nợ i,t-1 (+) Thị Diệu Thảo
quá khứ
và Bùi Công
Duy (2018)
Foos và cộng sự
(2010), Võ Thị
Tốc độ tăng (Dư nợ i,t - Dư nợ i,t-1)/
Quý và Bùi
Ngọc Toản
LGi,t trưởng tín Tổng dư nợ i,t-1 (+)
(2014), Lê Phan
dụng
Thị Diệu Thảo
và Bùi Công
Duy (2018)
Miyamoto
(2014), Berger
Kém hiệu
và DeYoung
EFFi,t Chi phí cho hoạt động/Thu (+) (1997), Nguyễn
quả nhập cho hoạt động
Quốc Anh và
Nguyễn Hữu
Thạch (2015)
Lãi suất cho
Miyamoto
INRi,t Lãi suất i,t (+) (2014), Nkusu
vay
(2011), Louiz và
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
cộng sự (2012),
Castro (2013),
Nguyễn Quốc
Anh và Nguyễn
Hữu Thạch
(2015)
Louzis và các
cộng sự (2012),
Tốc độ tăng
Nguyễn Quốc
GRDPt Anh và Nguyễn
trưởng kinh
GRDPt (-) Hữu Thạch
tế địa
(2015), Lê Phan
phương
Thị Diệu Thảo
và Bùi Công
Duy (2018)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Giả thiết nghiên cứu
Biến phụ thuộc
Theo Hosmer và Lemeshow (2004), giả sử rằng biến phụ thuộc Y được mã
hóa là 0, 1 và 2. Đối với ba giá trị của Y, sử dụng mô hình logit đa biến là cần thiết.
Sử dụng Y làm tham chiếu để hình thành hàm logit.
Việc thực hiện đánh giá RRTD bằng cách phân chia mức độ rủi ro thành 3
cấp độ 1, 2, 3 để thấy được rằng tương ứng với từng mức độ rủi ro tín dụng khác
nhau thì các biến độc lập sẽ ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc là RRTD.
Biến phụ thuộc trong đề tài là RRTD được đại diện bởi biến nợ xấu. Mục
tiêu định hướng của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng từ năm 2017 là tỷ lệ nợ xấu
nội bảng trong tổng dư nợ cho vay và các cam kết bảo lãnh không quá 1%. Định
hướng của NHNN Việt Nam về tỷ lệ nợ xấu nội bảng đối với hệ thống các TCTD
Việt Nam là không quá 3% trên tổng dư nợ cấp tín dụng và các cam kết ngoại bảng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
Căn cứ vào chỉ tiêu định hướng của NHNNVN và NHNN chi nhánh tỉnh Lâm
Đồng về tỷ lệ nợ xấu, luận văn phân chia mức độ RRTD của biến phụ thuộc như sau:
- Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% được xem là ít rủi ro, tức là RRTD ở
mức thấp, mức độ 0.
- Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu từ 1% đến dưới 3% được xem là RRTD ở mức
trung bình, mức độ 1.
- Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên được xem là RRTD ở mức độ cao,
mức độ 2.
Các biến độc lập
Đề tài đưa ra một số giả thiết như sau:
Rủi ro tín dụng năm trước với rủi ro tín dụng năm hiện hành
RRTD năm trước sẽ ảnh hưởng đến RRTD ở năm hiện tại do các khoản nợ
xấu ở năm trước đó vẫn chưa được xử lý và tồn tại cho đến năm hiện tại. Giả thiết
này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Foos và cộng sự (2010), Thiagarajan
(2011), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018). Do đó, đặt giả thiết H1 kỳ
vọng RRTD của ngân hàng năm trước và RRTD năm hiện tại có mối quan hệ đồng
biến với nhau.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng với rủi ro tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng quá cao, vượt quá năng lực kiểm soát của
các NHTM sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng và khả năng có thể thu
hồi nợ sau này.
Trong điều kiện kinh tế của tỉnh, trong thời gian vừa qua, dư nợ các khoản
cho vay kinh doanh bất động sản phát triển khá nhanh. Thị trường bất động sản trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng có dấu hiệu chững lại sau một thời gian phát triển nhanh làm
cho RRTD của các NHTM trên địa bàn có chiều hướng gia tăng. Do đó, giả thiết
nghiên cứu H2 được đặt ra là tăng trưởng tín dụng và RRTD có mối quan hệ đồng
biến với nhau. Giả thiết này cũng phù hợp với nghiên cứu của Foos và cộng sự
(2010), Thiagarajan và cộng sự (2011), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014),
Đặng Văn Dân (2018), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
Kém hiệu quả
Theo Berger và DeYoung (1997) sự kém hiệu quả hay hiệu quả chi phí hoạt
động được tính bằng tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập trong hoạt động ngân hàng. Nếu
một ngân hàng hạn chế về trình độ quản trị điều hành sẽ dẫn đến việc gia tăng rủi ro
trong hoạt động. Trình độ quản trị điều hành của ngân hàng thể hiện qua các kết quả
về thu nhập, sẽ mất nhiều chi phí hơn cho các khoản vay có vấn đề. Do đó, giả thiết
H4 kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa sự kém hiệu quả và RRTD. Giả thiết này
cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu
Thạch (2015).
Lãi suất cho vay
Tác giả tính toán mức lãi suất cho vay của một NHTM theo từng năm dựa
trên cách tính bình quân gia quyền của dư nợ áp dụng các mức lãi suất khác nhau so
với tổng dư nợ của NHTM đó tại thời điểm cuối mỗi năm.
Lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng đối
với ngân hàng. Gánh nặng về các khoản vay sẽ gia tăng khi lãi suất vay tăng, lãi
suất vay càng cao sẽ càng làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, kết quả là nợ
xấu sẽ nhiều hơn, kết quả này cũng được thể hiện trong các nghiên cứu của Nkusu
(2011), Louiz và cộng sự (2012), Castro (2013). Do đó, giả thiết H5 kỳ vọng lãi suất
danh nghĩa có mối quan hệ đồng biến với RRTD.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu trước đây của Salas và Suarina (2002), Jajan và Dhal (2003),
Fofack (2005), Jimenez và Saurina (2005), Pasha và Khemraj (2009), Louzis và các
cộng sự (2012) cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh
tế với nợ xấu của các NHTM. Chu kỳ kinh tế thay đổi có tác động đến khả năng thanh
toán nợ của người đi vay. Giải thích cho điều này là khi nền kinh tế tăng trưởng tốt,
hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay sẽ trở nên thuận lợi hơn, do đó lợi
nhuận đạt được trong điều kiện tốt của nền kinh tế sẽ là nguồn trả nợ cho các khoản nợ
gốc và lãi đối với ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp
hoặc thậm chí là suy thoái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc
Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc

Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc (6)

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam...
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam...Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam...
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phẩn đầu tư và phát triển Việt Nam...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Lợi Nhuận, 9 Điểm.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Lợi Nhuận, 9 Điểm.docLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Lợi Nhuận, 9 Điểm.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Lợi Nhuận, 9 Điểm.doc
 
Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.doc
Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.docNhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.doc
Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.doc
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.docGiải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.doc
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân.doc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Thương Hiệu Của Tổ Chức Hành Nghề Luật Sư.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM DOÃN THỊ HỒNG HOA ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM DOÃN THỊ HỒNG HOA ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THU HIỀN
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn cao học này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2019 Người cam đoan Doãn Thị Hồng Hoa
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn khoa học của mình là TS. Phan Thu Hiền, người đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô của trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã tận tình truyền đạt những tri thức mới cho tôi trong suốt khóa học. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi được tham gia và hoàn thành khóa học này. Sau cùng, tôi xin cảm ơn Quý đồng nghiệp, các bạn và gia đình đã luôn động viên, chia sẻ những kiến thức bổ ích để tôi có thêm động lực hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 iii MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu..................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận ....................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................ 4 1.6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 4 Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG .................................................................................. 6 2.1. Giới thiệu sơ lược về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng........................................................................................................................... 6 2.1.1. Giới thiệu về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng........................................................................................................................ 6 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................... 6 2.2. Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng.......................................................... 11 2.2.1. Tăng trưởng tín dụng .................................................................................. 11 2.2.2. Nợ quá hạn và Nợ xấu ................................................................................ 13 2.2.3. Tình hình kinh tế tại địa phương................................................................. 13 2.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng............................................................................. 14 2.3.1. Nợ khó có khả năng thu hồi........................................................................ 15 2.3.2. Lãi treo theo dõi ngoại bảng ....................................................................... 15 2.4. Xác định vấn đề cần nghiên cứu ....................................................................... 15
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 iv Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 17 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................ 19 3.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại................................... 19 3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng............................................................................ 19 3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ............................................................................. 20 3.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng ...................................................................... 21 3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng........................................................... 22 3.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng.................................................................... 25 3.1.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ................................................................................................................. 26 3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 28 3.2.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 28 3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 34 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 34 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ...................................................................................................................... 36 4.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng................................................................................................................. 36 4.1.1. Tăng trưởng tín dụng .................................................................................. 36 4.1.2. Danh mục tín dụng...................................................................................... 36 4.1.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng.................................................................. 40 4.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng......................................................................................................................... 42 4.2.1. Chất lượng tín dụng .................................................................................... 42 4.2.2. Dự phòng rủi ro tín dụng ............................................................................ 46 4.3. Một số hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.............................................. 47 4.3.1. Một số hạn chế............................................................................................ 47 4.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế..................................................................... 48
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 v 4.4. Phân tích một số yếu tố tác động đến RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng......................................................................................................................... 49 4.4.1. Kết quả thống kê mô tả............................................................................... 49 4.4.2. Tác động của các biến đến rủi ro tín dụng.................................................. 51 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................... 55 CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ...................................................................................................................... 56 5.1. Một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng .............................................................................. 56 5.1.1. Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ............... 56 5.1.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng........................... 69 5.2. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 75 Tóm tắt chương 5 ..................................................................................................... 75 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM: Ngân hàng thương mại RRTD: Rủi ro tín dụng TCTD: Tổ chức tín dụng VAMC: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Vietnam asset management company) GRDP: Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product)
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018……………………………………………………………………7 Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu cơ bản……………………………….7 Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay………………………...…………9 Bảng 2.4. Tăng trưởng cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay………………...………9 Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế…..12 Bảng 2.6. Nợ quá hạn và nợ xấu so với toàn địa bàn giai đoạn 2014 – 2018……...13 Bảng 2.7. Nợ khó có khả năng thu hồi và lãi treo theo dõi ngoại bảng của các NHTM giai đoạn 2014 – 2018……………………………………………………..14 Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu……………………………………..30 Bảng 4.1. Danh mục tín dụng phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2018……38 Bảng 4.2. Danh mục tín dụng phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2014 – 2018………………………………………………………………………………...40 Bảng 4.3. Phân loại nợ giai đoạn 2014 – 2018………………………………………41 Bảng 4.4. Tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu so với toàn địa bàn giai đoạn 2014 – 2018………………………………………………………………………………...42 Bảng 4.5. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các NHTM và toàn địa bàn giai đoạn 2014 – 2018………………………………………………………………………………...43 Bảng 4.6. Dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2014 – 2018………………………....44 Bảng 4.7. Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2014 – 2018………………………………………………………………………...46 Bảng 4.8. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình………………………....50 Bảng 4.9. Sự phù hợp của mô hình……………..………………………………….51 Bảng 4.10. Sự phù hợp của dữ liệu so với mô hình………………………….…….51 Bảng 4.11. Kết quả hồi quy………………………………………………………...52
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn…………………………………..………...10 Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng……………………………..……..……...12 Biểu đồ 4.1. Nợ quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn của các ngân hàng thương mại giai đoạn 2014 – 2018………………………………………………………….43 Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018…………………..…..…….44 Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018…………..………...………45 Biểu đồ 4.4. Nợ xấu của các ngân hàng thương mại so với nợ xấu toàn địa bàn giai đoạn 2014 – 2018…………………………………………………………….…..…46
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ix TÓM TẮT Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra tại các ngân hàng. Do đó, nghiên cứu, đánh giá về rủi ro tín dụng là cần thiết, từ đó có các giải pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” với mục tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thông qua việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng, các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ đó, có các đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng này. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các chỉ số trong việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng đồng thời kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc áp dụng mô hình hồi quy đa biến logit để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu năm trước, tốc độ tăng trưởng tín dụng, mức độ kém hiệu quả trong quản trị điều hành, lãi suất cho vay và tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Giải pháp đưa ra giúp cho các ngân hàng thương mại có biện pháp để kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có những chính sách chỉ đạo điều hành phù hợp. Từ khóa: rủi ro tín dụng, hồi quy đa biến, ngân hàng thương mại Abstract: Credit risk is the biggest type of risk and occurs frequently in banks. Therefore, research and assessment of credit risks is necessary, from which there are solutions to control and limit credit risks at commercial banks. The study of the topic “Assessing credit risks at commercial banks in Lam Dong province” with the objective of assessing credit risk at commercial banks in Lam Dong province through analysis reality of credit risk, factors affecting credit risk at commercial banks in Lam Dong province. Since then, there are proposals and solutions to limit credit risks at these banks. The thesis uses analysis and comparison methods in analyzing the situation of credit risks and combining quantitative research methods through the application of logit multivariate regression model to measure the factors affecting credit risk of commercial banks in Lam Dong province. The results show that the
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 x previous bad debt ratio, credit growth rate, the level of inefficiency in governance, lending rates and economic growth rates in Lam Dong province all affect Credit risk of commercial banks in Lam Dong province. The solution enables commercial banks take measures to control and limit the credit risk, the State Bank branches in provinces of Lam Dong have policies consistent direction and management. Keywords: credit risk, multiple regression, commercial banks
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng bên cạnh các hoạt động truyền thống. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động cơ bản, đem lại nguồn thu từ lãi lớn nhất cho ngân hàng, chiếm khoảng 70% - 80% doanh thu của các ngân hàng (Nguyễn Thị Sương Thu, 2016). Lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, chúng có mối quan hệ đồng biến với nhau, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro pháp lý, rủi ro tỷ giá,…nhưng trong đó rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra tại các ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011). Hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng, là huyết mạch đối với nền kinh tế nhất là tại các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Hoạt động tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng. Bên cạnh đó, tín dụng còn là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và góp phần thực hiện các chính sách xã hội. Lịch sử thế giới đã chứng minh sự sụp đổ của hệ thống tài chính ngân hàng bắt nguồn từ rủi ro tín dụng, kéo theo sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 là đợt khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng những năm 1930, cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 bắt nguồn từ sự đổ vỡ các khoản cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn của các ngân hàng Mỹ và nhanh chóng lan rộng sang các tổ chức tài chính và các nhóm tài sản khác. Những ngân hàng lớn và lâu đời tại Mỹ như: Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG…đã gặp phải những khủng hoảng nghiêm trọng, nhiều ngân hàng thương mại ở các nước khác cũng chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng này. Số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua ngày càng
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 gia tăng một cách nhanh chóng. Cùng với đó, hệ thống NHTM tại Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Do đó, bên cạnh sự tồn tại và phát triển an toàn, bền vững thì việc hạn chế rủi ro tín dụng luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại hiện nay. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã góp phần tích cực trong việc gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Kiểm soát rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Một khi RRTD ngân hàng tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính và sức khỏe của nền kinh tế. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá về rủi ro tín dụng, từ đó có các giải pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM. Trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về RRTD, các nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở cấp độ một chi nhánh NHTM dựa trên hồ sơ tín dụng của khách hàng, nghiên cứu rủi ro tín dụng tại các NHTM với quy mô toàn hệ thống của các NHTM đó, dữ liệu sử dụng là số liệu, các thông tin từ năm 2017 trở về trước. Điểm mới của đề tài này là nghiên cứu, đánh giá RRTD của các chi nhánh NHTM trực thuộc Hội sở chính trong phạm vi địa bàn một tỉnh, đề tài đã mở rộng về thời gian nghiên cứu, dữ liệu sử dụng là các số liệu, thông tin mới được cập nhật cập gần đây. Để có cái nhìn toàn diện hơn về rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, từ đó có các đề xuất, giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM nên tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” tập trung vào các mục tiêu sau:
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 Mục tiêu tổng quát: Đánh giá rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ đó, có các đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại nhóm các ngân hàng này. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Từ đó rút ra nguyên nhân xuất hiện rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. - Một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài trả lời các câu hỏi sau: - Thực trạng RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay và nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của RRTD? - Những đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng? 1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các chỉ số trong việc phân tích thực trạng RRTD đồng thời kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc áp dụng mô hình hồi quy đa biến logit để đo lường các yếu tố tác động đến RRTD của các NHTM trên địa bàn Lâm Đồng. Biến phụ thuộc Y là RRTD được đại diện bởi tỷ lệ nợ xấu. Sau khi hồi quy mô hình, luận văn tiến hành các kiểm định đối với mô hình đa biến logit để đảm bảo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu nghiên cứu, xem xét mức ý nghĩa, sự tương quan và khả năng giải thích, dự báo của các biến độc lập. Luận văn sử dụng phần mềm SPSS 20 để hỗ trợ xử lý dữ liệu. Các số liệu được thu thập từ Bảng cân đối tài khoản của 16 chi nhánh NHTM cổ phần trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014 – 2018 và Niên giám thống kê, Sổ tay kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng từ năm 2014 đến năm 2018.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn thực hiện việc đánh giá rủi ro tín dụng tại 16 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2014 - 2018. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài thực hiện đánh giá RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, xác định các yếu tố trọng yếu tác động đến RRTD. Qua đó, giúp cho NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có cái nhìn toàn diện hơn về RRTD của các đối tượng chịu sự quản lý trên địa bàn, từ đó, có những chính sách điều hành phù hợp. Các NHTM trên địa bàn nhận thức được mức độ rủi ro tại ngân hàng mình và có những biện pháp quản trị hiệu quả hơn để kiểm soát, hạn chế RRTD. Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 1.6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 5 chương, bố cục như sau: Chương 1. Giới thiệu đề tài. Chương 1 đã trình bày sự cần thiết, mục tiêu, câu hỏi, phương pháp, đối tượng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Chương 2. Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong Chương 2, tác giả giới thiệu sơ lược về các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, những dấu hiệu cảnh báo RRTD, biểu hiện của RRTD và xác định vấn đề cần nghiên cứu. Chương 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Chương này đã khái quát một số nghiên cứu có liên quan về RRTD và giới thiệu về phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong luận văn.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 Chương 4. Đánh gía rủi ro tín dụng tại các trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Trong Chương 4 tác giả đã trình bày thực trạng về hoạt động tín dụng và RRTD thông qua một số chỉ tiêu. Chỉ ra các mặt còn hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế. Bên cạnh đó, Chương 4 đã phân tích các yếu tố tác động đến RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Chương 5. Một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Chương 5 đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM. Trong đó có hai nhóm giải pháp, nhóm giải pháp đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh và nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước là NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Chương này tác giả cũng trình bày về một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo cho luận văn. Tóm tắt chương 1 Chương 1 đã khái quát một số nội dung cơ bản mà luận văn muốn hướng tới, thể hiện sự cần thiết trong việc nghiên cứu rủi ro tín dụng. Xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài, từ đó đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để đáp ứng mục tiêu tổng quát cũng như mục tiêu cụ thể của đề tài. Thực hiện đánh giá RRTD tại 16 NHTM cổ phần không có sự tham gia của vốn nhà nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 – 2018. Chương 1 đã giới thiệu về phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng thông qua mô hình hồi quy đa biến logit, sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, các đề xuất, giải pháp mà tác giả đưa ra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có thể giúp cho NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng có các giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời đối với các TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và các chi nhánh NHTM nói riêng. Các NHTM nâng cao năng lực quản trị rủi ro để kiểm soát, hạn chế RRTD tại đơn vị mình.
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 CHƯƠNG 2. RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Giới thiệu sơ lược về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 2.1.1. Giới thiệu về các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Tổng số TCTD trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến cuối năm 2018 là 52 đơn vị, bao gồm: 24 chi nhánh NHTM, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 1 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 25 Quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, luận văn chỉ tiến hành đánh giá rủi ro tín dụng tại các chi nhánh NHTM không có vốn nhà nước, gồm 16 chi nhánh NHTM (Danh sách theo Phụ lục 1). Luận văn chỉ thực hiện đánh giá RRTD tại 16 chi nhánh NHTM này là do tại thời điểm cuối năm 2018 nợ quá hạn và nợ xấu tại các chi nhánh NHTM này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ quá hạn và nợ xấu toàn địa bàn. Tại thời điểm cuối năm 2018, nợ quá hạn tại các TCTD trên địa bàn là 669 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn của các chi nhánh NHTM này là 433 tỷ đồng, chiếm 64,72% nợ quá hạn toàn địa bàn. Bên cạnh đó, số dư nợ xấu của các TCTD trên địa bàn là 356 tỷ đồng, trong đó, nợ xấu của các NHTM cổ phần không có vốn nhà nước là 241 tỷ đồng, chiếm 67,67% nợ xấu toàn địa bàn. Mặc dù tỷ trọng nợ quá hạn và nợ xấu chiếm tỷ trọng cao như vậy nhưng dư nợ cấp tín dụng của nhóm các ngân hàng này cuối năm 2018 chỉ chiếm 22,08% dư nợ cấp tín dụng toàn địa bàn. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Dựa vào số liệu tại Bảng 2.1 và Bảng 2.2, tác giả tiến hành phân tích nguồn vốn huy động, dư nợ cấp tín dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn vốn huy động tại chỗ và kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn vốn huy động toàn 26.580 30.184 38.195 43.895 48.328 địa bàn (tỷ đồng) Nguồn vốn huy động các 5.810 7.287 9.795 11.264 12.883 NHTM (tỷ đồng) Tỷ trọng nguồn vốn huy động so với toàn địa bàn 21,86 24,14 25,64 25,66 26,66 (%) Tiền gửi tiết kiệm của dân 5.096 6.463 8.647 9.816 11.149 cư NHTM Tiền gửi thanh toán, tiền 714 824 1.148 1.448 1.734 gửi khác NHTM Dư nợ toàn địa bàn (tỷ 32.510 42.616 52.219 70.279 86.561 đồng) Dư nợ tín dụng các NHTM 5.131 7.880 10.517 15.144 19.115 (tỷ đồng) Tỷ trọng dư nợ tín dụng so 15,78 18,49 20,14 21,55 22,08 với toàn địa bàn (%) Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn vốn 113 92 93 74 67 huy động NHTM (%) Kết quả kinh doanh toàn 710 957 1.165 1.516 2.058 địa bàn (tỷ đồng) Kết quả kinh doanh (tỷ 146 260 381 512 698 đồng) Tỷ trọng kết quả kinh doanh so với toàn địa bàn 20,56 27,17 32,70 33,77 33,92 (%) Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng một số chỉ tiêu cơ bản Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % +/- % +/- % Nguồn vốn huy 1.477 25,42 2.508 34,42 1.469 15,00 1.619 14,37 động
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 Tiền gửi tiết kiệm 1.367 26,82 2.184 33,79 1.169 13,52 1.333 13,58 của dân cư Tiền gửi thanh 110 15,45 324 39,33 300 26,13 286 19,75 toán, tiền gửi khác Dư nợ tín dụng 2.749 53,57 2.637 33,47 4.627 44,00 3.972 26,23 Kết quả kinh 104 71,23 131 52,40 137 35,96 180 34,75 doanh Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng 2.1.2.1. Về nguồn vốn huy động Nhìn vào Bảng 2.1 và Bảng 2.2 ta thấy số dư nguồn vốn huy động và tỷ trọng nguồn vốn huy động so với toàn địa bàn đều tăng qua các năm. Tại thời điểm 31/12/2014, nguồn vốn huy động của 16 chi nhánh NHTM đạt 5.810 tỷ đồng, chiếm 21,86% vốn huy động toàn địa bàn gồm 24 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 25 Quỹ tín dụng nhân dân. Đến cuối năm 2018, nguồn vốn huy động của các NHTM đạt 12.883 tỷ đồng, so với cuối năm 2017 đã tăng 1.619 tỷ đồng, với tốc độ tăng 14,37%, chiếm 26,66% tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 11.149 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1.333 tỷ đồng (+13,58%). Các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi khác đạt 1.734 tỷ, so với đầu năm tăng 286 tỷ đồng (+19,75%). Tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2014 – 2018 là 22,30%, cao hơn 6,02% tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn vốn huy động toàn địa bàn trong giai đoạn 2014 – 2018. 2.1.2.2. Về dư nợ tín dụng Từ Bảng 2.1 và Bảng 2.2, dư nợ tín dụng và tỷ trọng dư nợ tín dụng các NHTM so với toàn địa bàn đều tăng qua các năm. Tại thời điểm 31/12/2014, dư nợ tín dụng đạt 5.131 tỷ đồng, chiếm 15,78% dư nợ tín dụng toàn địa bàn. Tổng dư nợ cấp tín dụng cuối năm 2018 đạt 19.115 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 3.972 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 26,23%. Trong đó có 10 chi nhánh ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành trên địa bàn (>23,2%): Maritimebank Lâm Đồng, Eximbank Đà Lạt, NamABank Lâm Đồng, ACB Lâm Đồng, VPBank Lâm Đồng, MB Lâm Đồng, Bắc Á Lâm Đồng, VIB Lâm
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 Đồng, HDBank Lâm Đồng, PVComBank Đà Lạt. Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2014 – 2018 là 39,32%, gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ toàn địa bàn trong giai đoạn 2014 – 2018. Có được kết quả tăng trưởng dư nợ tín dụng này là do các chi nhánh NHTM đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đến khách hàng trong thời gian qua. Bảng 2.3. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay Đơn vị tính: tỷ đồng Dư nợ Tỷ trọng Năm Tổng cộng Ngắn hạn Trung dài Ngắn Trung dài hạn hạn hạn 2014 5.131 2.598 2.533 51% 49% 2015 7.880 4.099 3.780 52% 48% 2016 10.517 5.630 4.887 54% 46% 2017 15.144 8.131 7.012 54% 46% 2018 19.115 11.648 7.468 61% 39% Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng Bảng 2.4. Tăng trưởng cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay Đơn vị tính: tỷ đồng STT Thời hạn vay 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % +/- % +/- % 1 Ngắn hạn 1.502 58% 1.530 37% 2.502 44% 3.516 43% 2 Trung dài hạn 1.247 49% 1.107 29% 2.125 43% 456 6% Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng Tại Bảng 2.3, cơ cấu dư nợ qua các năm có khuynh hướng ngày càng dịch chuyển sang các kỳ hạn ngắn, tỷ trọng của dư nợ tín dụng ngắn hạn so với tổng dư nợ tăng dần qua các năm, dư nợ tín dụng các kỳ hạn ngắn với tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ. Tại thời điểm cuối năm 2014, tỷ trọng của dư nợ cấp tín dụng ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn xấp xỉ tương đương nhau nhưng đến năm 2018 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 61% tổng dư nợ tín dụng. Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 39% tổng dư nợ cấp tín dụng.
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 Từ Bảng 2.4, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng ngắn hạn giai đoạn 2014 – 2018 là 46%, dư nợ trung dài hạn là 32%. Năm 2018 so với năm 2017, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng rất cao so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trung dài hạn (gấp hơn 7 lần). 20,000 15,000 10,000 5,000 0 Dư nợ trung dài hạn Dư nợ ngắn hạn 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn 2.1.2.3. Về khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn vốn huy động tại chỗ Từ số liệu của Bảng 2.1 ta thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn vốn huy động được của các chi nhánh NHTM vẫn còn hạn chế, nhất là những năm gần đây. Chẳng hạn như, nguồn vốn huy động tại chỗ năm 2017 chỉ đáp ứng 74% nhu cầu vốn tín dụng và tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 67% vào năm 2018. Nguyên nhân nguồn vốn huy động hạn chế là do đặc thù kinh tế - xã hội của địa bàn Lâm Đồng có vốn nhàn rỗi không nhiều. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng mặc dù đã có nhiều khởi sắc so với các năm trước đây nhưng so với nhiều địa phương khác, tỉnh Lâm Đồng vẫn còn hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội. Với địa hình miền núi, giao thương chưa thuận lợi, nhiều địa bàn thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, kinh tế - xã hội và trình độ dân trí kém phát triển. Kinh tế của tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 30% GRDP toàn tỉnh (UBND tỉnh Lâm Đồng), đây là lĩnh vực bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Trong thời gian qua, thời tiết diễn biến bất lợi như mưa đá, sương muối, điều kiện thời tiết bất
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 lợi gây ra một số dịch bệnh phá hoại mùa màng đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như sản lượng của các loại cây trồng trên địa bàn. Để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn vốn huy động tại chỗ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư tín dụng của địa phương, các chi nhánh NHTM phải sử dụng nguồn vốn điều hòa từ Hội sở chính và đi vay các TCTD khác trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn kinh doanh của các đơn vị. 2.1.2.4. Về kết quả hoạt động kinh doanh Tại Bảng 2.1, nếu như kết thúc năm 2014, lợi nhuận của các NHTM chỉ đạt 146 tỷ đồng thì đến cuối năm 2018, lợi nhuận đã tăng gần 5 lần so với thời điểm 4 năm trước đó, đạt 698 tỷ đồng. Nhìn vào Bảng 2.2, lợi nhuận của các NHTM năm 2018 tăng 180 tỷ đồng so với năm 2017, với tốc độ tăng là 34,75%. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 2014 – 2018 của các NHTM là 48,58%, cao hơn 18,07% so với tốc độ tăng bình quân của các TCTD trên địa bàn. Năm 2018, có 15/16 chi nhánh ngân hàng có chênh lệch thu nhập lớn hơn chi phí, tuy nhiên chỉ có 01 chi nhánh có chi phí lớn hơn thu nhập (LienVietPostBank). Nguyên nhân do chi nhánh thành lập chưa lâu, dư nợ còn thấp, đạt 375 tỷ đồng cuối năm 2018 nhưng do một số nhân viên tín dụng chưa nghiêm túc tuân thủ các bước của quy trình cấp tín dụng, thiếu chặt chẽ trong việc thẩm định đối với tài sản thế chấp dẫn đến việc nhận tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn, hậu quả là một số món vay khó có khả năng thu hồi đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các chi nhánh NHTM. 2.2. Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng Trong phần này luận văn trình bày một số dấu hiệu cảnh báo RRTD như: tốc độ tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn và nợ xấu, tình hình kinh tế - xã hội tại tỉnh Lâm Đồng để các chi nhánh NHTM có thể đưa ra các biện pháp cảnh báo sớm đối với RRTD tại ngân hàng mình. 2.2.1. Tăng trưởng tín dụng Từ số liệu thể hiện tại Bảng 2.5 có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2018 của 16 chi nhánh NHTM so với đầu năm tăng 26,2%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn địa bàn (23,2%) và tốc độ tăng trưởng tín
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 dụng toàn quốc (14%). Tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2014 – 2018 là 39,32%, gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng toàn địa bàn trong giai đoạn 2014 – 2018. Tại Lâm Đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao so với tốc độ phát triển kinh tế của địa phương (GRDP) có thể dẫn đến nguy cơ về RRTD cho các NHTM. Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng tín dụng 14,16% 17,29% 18,71% 18,17% 14,00% toàn quốc Tốc độ tăng trưởng tín dụng 21,49% 31,09% 22,54% 34,59% 23,20% toàn địa bàn Tốc độ tăng trưởng tín dụng 71,36% 53,57% 33,47% 44,00% 26,23% NHTM GRDP 6,70% 7,51% 7,93% 8,16% 8,59% Tốc độ tăng trưởng tín dụng 10,65 7,13 4,22 5,39 3,05 NHTM so với GRDP Nguồn: NHNNVN, UBND tỉnh Lâm Đồng, NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% 2014 2015 2016 2017 2018 Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn quốc Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn địa bàn Tốc độ tăng trưởng tín dụng NHTM GRDP Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 2.2.2. Nợ quá hạn và Nợ xấu Tại Bảng 2.6, tại thời điểm 31/12/2018, nợ quá hạn tại các TCTD trên địa bàn là 669 tỷ đồng, trong đó, nợ quá hạn của các chi nhánh NHTM là 433 tỷ đồng, chiếm 64,72% nợ quá hạn toàn địa bàn. Nợ xấu của các ngân hàng là 241 tỷ đồng, chiếm 1,26% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, có một số chi nhánh NHTM có tỷ lệ nợ xấu vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1%), ví dụ như: SHB (10,70%), Đông Á (6,09%), VPBank (4,07%), LienVietPostBank (2,14%), Nam Á (1,01%). Tỷ lệ nợ xấu của một số chi nhánh trên đã cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu 0,41% của toàn ngành trên địa bàn. Một số chỉ tiêu liên quan đến nợ quá hạn và nợ xấu sẽ được phân tích chi tiết, cụ thể hơn tại Chương 4 của luận văn. Bảng 2.6. Nợ quá hạn và nợ xấu so với toàn địa bàn giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Phân loại nợ 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ quá hạn NHTM (tỷ 199,26 188,54 272,25 372,78 432,93 đồng) Nợ quá hạn toàn địa bàn 644,01 796,24 580,37 734,18 668,83 (tỷ đồng) Tỷ trọng nợ quá hạn NHTM so với toàn địa 30,94% 23,68% 46,91% 50,78% 64,72% bàn (%) Nợ xấu NHTM (tỷ đồng) 175,33 131,63 154,34 188,35 240,90 Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng 2.2.3. Tình hình kinh tế tại địa phương Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn. Giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như cà phê, rau hoa ở mức thấp, thị trường tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn. Việc hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ nông sản mới chỉ ở giai đoạn đầu hình thành, tình hình dịch bệnh trên một số cây trồng vẫn rải rác xảy ra ở nhiều địa phương nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình, doanh nghiệp trên toàn địa bàn.
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Năm 2018, số lượng doanh nghiệp được thành lập mới tại tỉnh Lâm Đồng cũng như lượng vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới này đều giảm so với năm 2017. Có khoảng 1.050 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng số vốn đăng ký là 6.750 tỷ đồng trong năm 2018, số lượng doanh nghiệp đăng ký giảm 5,7%, số vốn đăng ký cũng giảm hơn khoảng 2% so với năm 2017 (Báo Lâm Đồng, 2019). Đa phần các doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh Lâm Đồng là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động theo hình thức gia đình, trình độ quản trị điều hành còn hạn chế, phương án kinh doanh thiếu tính khả thi nên gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng. 2.3. Biểu hiện của rủi ro tín dụng RRTD có thể biểu hiện ở các hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung biểu hiện của RRTD là sự tổn thất có thể xảy ra đối với ngân hàng (Trần Huy Hoàng, 2011). Luận văn trình bày một số biểu hiện của RRTD thông qua hai chỉ tiêu đã chuyển sang theo dõi ở các tài khoản ngoại bảng là nợ khó có khả năng thu hồi và lãi treo theo dõi ngoại bảng. Đây là những tổn thất thực tế đã xảy ra đối với các NHTM, không còn là rủi ro ở dạng tiềm ẩn, có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bảng 2.7. Nợ khó có khả năng thu hồi và lãi treo theo dõi ngoại bảng của các NHTM giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ khó có khả năng thu hồi 23 27 31 36 43 Lãi treo theo dõi ngoại bảng 161 173 207 253 317 Chỉ tiêu 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % +/- % +/- % Nợ khó có khả 4 17,39% 4 14,81% 5 16,13% 7 19,44% năng thu hồi Lãi treo theo dõi 12 7,45% 34 19,65% 46 22,22% 64 25,30% ngoại bảng Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 2.3.1. Nợ khó có khả năng thu hồi Nợ khó có khả năng thu hồi là các khoản nợ xấu đã chuyển sang theo dõi ngoại bảng, đã dùng dự phòng rủi ro để bù đắp, đang trong thời gian theo dõi để có thể tiếp tục thu hồi dần nhưng khả năng thu hồi vốn thấp. Nợ khó có khả năng thu hồi ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng do phải sử dụng dự phòng rủi ro được trích lập từ nguồn vốn kinh doanh để xử lý các khoản nợ này. Từ Bảng 2.7, nợ khó có khả năng thu hồi đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2014 – 2018. Nếu như năm 2014 nợ khó có khả năng thu hồi phải theo dõi ngoại bảng là 23 tỷ đồng thì kết thúc năm 2018, nợ khó có khả thu hồi của các chi nhánh NHTM là 43 tỷ đồng, tăng 7 tỷ, với tốc độ tăng là 19,44% so với năm 2017, chiếm 0,22% tổng dư nợ cấp tín dụng của các ngân hàng này. Một số chi nhánh NHTM xử lý đối với các khoản nợ khó đòi bằng cách bán nợ cho VAMC, khởi kiện lên tòa án hoặc sử dụng nguồn dự phòng RRTD trước khi chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Trong những năm qua, SHB Lâm Đồng là đơn vị thực hiện bán nợ cho VAMC nhiều nhất trong các TCTD trên địa bàn Lâm Đồng với số tiền trên 100 tỷ đồng (SHB Lâm Đồng, 2018). 2.3.2. Lãi treo theo dõi ngoại bảng Lãi treo theo dõi ngoại bảng là số tiền lãi cho vay mà TCTD chưa thu được đã chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Lãi không thu được ảnh hưởng đến lợi nhuận, kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Tại Bảng 2.7 ta thấy, lãi treo theo dõi ngoại bảng đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2014 – 2018, tăng cao nhất trong năm 2018, với mức tăng 64 tỷ đồng, tốc độ tăng 25,3%. Lãi treo theo dõi ngoại bảng đến cuối năm 2018 của các ngân hàng là 317 tỷ đồng, chiếm 1,66% tổng dư nợ cấp tín dụng. Trong đó, SHB chiếm 83% lãi khó có khả năng thu hồi. 2.4. Xác định vấn đề cần nghiên cứu Đối với các NHTM không có vốn nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng, hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản, mang lại thu nhập chính cho các ngân hàng. Cùng với đó, rủi ro tín dụng xuất hiện trong hoạt động tín dụng đã đem đến kết quả không mong đợi cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề vô
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 cùng quan trọng đối với tất cả các ngân hàng nói chung và các NHTM tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng, do đó các ngân hàng cần phải có năng lực phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận rủi ro tín dụng ở mức độ cao thì ngân hàng phải đối mặt với tình trạng không thu hồi được vốn vay từ khách hàng vay, dẫn đến thiếu vốn, ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Kết quả là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến ngân hàng lâm vào cảnh phá sản. Tổng số TCTD trên địa bàn Lâm Đồng đến cuối năm 2018 là 52 đơn vị, bao gồm: 24 chi nhánh ngân hàng thương mại, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 1 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 25 Quỹ tín dụng nhân dân (NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, 2019). Trong tổng số 24 chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh, có 8 chi nhánh NHTM có sự tham gia của vốn nhà nước là các chi nhánh của Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank, 16 chi nhánh ngân hàng còn lại là các NHTM cổ phần không có sự tham gia của vốn nhà nước. Theo NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tổng dư nợ cấp tín dụng đến cuối năm 2018 của các TCTD trên địa bàn là 86.561 tỷ đồng, tăng rất cao so với năm 2017 với mức tăng là 16.282 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng so với năm 2017 là 23,2%, gấp 1,36 lần chỉ tiêu tín dụng năm 2018 (17%), cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng 14% của toàn ngành ngân hàng trong cả nước. Dư nợ tín dụng của tỉnh Lâm Đồng đứng thứ 3 trong tổng số 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum). Trong đó, có 14 chi nhánh ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành trên địa bàn (>23,2%), như: Vietinbank Lâm Đồng, BIDV Lâm Đồng, BIDV Đà Lạt, VCB Lâm Đồng, Maritimebank Lâm Đồng, Eximbank Đà Lạt, NamABank Lâm Đồng, ACB Lâm Đồng,…(NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, 2019). Trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2018 giảm so với các năm trước nhưng số dư nợ xấu vẫn tăng so với năm trước
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 cho thấy còn tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động cho vay của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn (NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, 2019), nhất là đối với nhóm các NHTM cổ phần quy mô nhỏ, không có vốn cổ phần nhà nước. Theo số liệu được thu thập từ NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng, tại thời điểm 31/12/2018, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn là 356 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,41% dư nợ cho vay, trong đó nợ xấu của các NHTM cổ phần không có vốn nhà nước là 241 tỷ, chiếm 68% nợ xấu toàn địa bàn trong tổng số 16/26 chi nhánh ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu là 1,26%, gấp 3 tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Cá biệt có một số chi nhánh ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn như: SHB (10,70%), Đông Á (6,09%), VPBank (4,07%), LienVietPostBank (2,14%), Nam Á (1,01%). Tốc độ tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu của các NHTM đều cao hơn so với toàn địa bàn, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng. Biểu hiện rõ nhất của RRTD là nợ bị tổn thất khó có khả năng thu hồi và lãi treo theo dõi ngoại bảng. Có thể nói hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHTM Lâm Đồng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cần có sự đánh giá sâu về RRTD thông qua việc phân tích nguyên nhân, biểu hiện của RRTD, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM. Tóm tắt chương 2 Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược về các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh thông qua các số liệu thu thập được về tình hình huy động vốn, tình hình hoạt động cấp tín dụng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng từ nguồn vốn huy động tại chỗ, kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh rủi ro, nhận biết sớm những dấu hiệu của RRTD trước khi nó biểu hiện thành hậu quả gây tổn thất đối với ngân hàng. Những dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mà luận văn thể hiện gồm: tốc độ tăng trưởng tín dụng, nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ cấp tín dụng và dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng thuộc về yếu tố kinh tế vĩ mô như tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. Biểu hiện của RRTD thể hiện qua số liệu của các khoản vay khó
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 có khả năng thu hồi, các khoản lãi treo theo dõi ngoại bảng. Luận văn đánh giá rủi ro tín dụng của các NHTM trên địa bàn qua việc phân tích thực trạng RRTD tại các ngân hàng, xác định các yếu tố có tác động đến RRTD, từ đó đánh giá mức độ RRTD tại nhóm các ngân hàng này.
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Cấp tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản, xuất hiện khi ngân hàng chỉ mới hình thành, đem lại nguồn thu từ lãi lớn nhất cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, RRTD là loại rủi ro chủ yếu, thường xuyên xảy ra tại các NHTM. Rủi ro tín dụng của các ngân hàng được nghiên cứu bắt đầu từ những năm 1980, tập trung vào các vấn đề quản trị RRTD tại các nước đang phát triển (Berger và DeYoung, 1997). Trong nhiều nghiên cứu trước đây, các tác giả đã đo lường RRTD dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Đề tài lược khảo một số lý thuyết có liên quan đến rủi ro tín dụng như sau: Arunkumar và Kotreshwar (2006) đã nghiên cứu về quản lý rủi ro trong NHTM khu vực công và tư nhân đã chỉ ra RRTD là sự không trả được nợ của người đi vay và RRTD là loại rủi ro lâu đời nhất, lớn nhất mà các ngân hàng thương mại phải đối mặt. Nghiên cứu cũng cho thấy, tương lai của ngành ngân hàng sẽ phải dựa vào hệ thống quản lý rủi ro linh hoạt. Chỉ có những ngân hàng có hệ thống quản lý, kiểm soát, kiểm tra rủi ro hiệu quả mới có thể tồn tại lâu dài trong thị trường. Theo Ủy Ban Basel, RRTD là sự thất bại trong việc thực hiện các điều khoản trả nợ đã thỏa thuận trước đó giữa người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng đối với ngân hàng. RRTD còn gọi là rủi ro vỡ nợ phát sinh từ việc khách hàng không hoàn trả các khoản nợ vay cho ngân hàng. Theo Claessens (2010), RRTD là loại rủi ro xảy ra khi mà một hợp đồng tài chính không được tôn trọng theo tập hợp các điều khoản hoặc kỳ vọng ban đầu. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), RRTD được hiểu là những tổn thất có khả năng xảy ra đối với các khoản cho vay khách hàng của TCTD. Một cách tiếp cận khác của Bessis (2015) cho rằng, ngân hàng cần quan tâm đặc biệt đến RRTD vì chỉ cần một số khách hàng lớn của ngân hàng lâm vào tình
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 trạng mất khả năng thanh toán cũng có thể đem đến cho ngân hàng những thiệt hại lớn, nhất là đối với các ngân hàng mà tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu. Như vậy, cho dù có nhiều các định nghĩa khác nhau về RRTD ngân hàng nhưng nhìn chung các khái niệm đưa ra đều thể hiện một điểm chung về định nghĩa RRTD là sự tổn thất có khả năng xảy ra đối với ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng. 3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng - Dựa vào nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng có thể chia thành hai loại là rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. + Rủi ro giao dịch: Xuất hiện trong quá trình phát sinh giao dịch, đánh giá và phê duyệt tín dụng cho khách hàng. Trong rủi ro giao dịch lại được chia thành 3 loại: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro danh mục: do những hạn chế còn tồn tại phát sinh trong công tác quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, gồm hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. - Dựa vào mức độ tổn thất của ngân hàng, rủi ro tín dụng được chia làm 2 loại là rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn. + Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi đối tượng vay vốn mất khả năng hoàn trả được tiền vay theo cam kết với ngân hàng. Ngân hàng chỉ lấy lại vốn từ việc thanh lý tài sản thế chấp. Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng nhiều loại chi phí như chi phí định giá tài sản đảm bảo độc lập, chi phí khởi kiện, chi phí thi hành án, chi phí quản lý tài sản đảm bảo… + Rủi ro đọng vốn: khi đến hạn trả nợ vay của khách hàng mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, dẫn đến các khoản vay vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, tính thanh khoản do đó cũng bị ảnh hưởng. - Dựa trên đối tượng sử dụng, có thể chia làm ba loại: Rủi ro đối với khách hàng cá thể, tổ chức kinh tế và khu vực địa lý. - Dựa trên phạm vi của rủi ro tín dụng, được chia rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. + Rủi ro tín dụng cá biệt: Là rủi ro tín dụng xảy ra đối với một món vay cụ thể
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 của một khách hàng, thuộc một nhóm ngành. Rủi ro này xảy ra do một số nguyên nhân như: đặc điểm về ngành kinh doanh và loại hình kinh tế, tình hình tài chính, khả năng quản trị, đạo đức khách hàng,… + Rủi ro tín dụng hệ thống: Là rủi ro tín dụng mang tính chất hệ thống, không chỉ xảy ra ở một ngân hàng mà lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro hệ thống là do sự thay đổi chính sách như chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu... Các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, GDP, chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống. Để hạn chế loại rủi ro này, thay vì đa dạng hoá, linh hoạt hoạt động tín dụng thì cần phải thực hiện tốt công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, các tác động của lạm phát, thất nghiệp, các chính sách sắp đến của Chính phủ và chủ động áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp. 3.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng - Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng tồn tại và song hành cùng với nghiệp vụ cấp tín dụng do đó có thể nói rủi ro tín dụng mang tính tất yếu. Một ngân hàng được coi là hoạt động hiệu quả không phải là một ngân hàng không có rủi ro tín dụng mà là mức độ rủi ro ở ngưỡng thể chấp nhận được và phù hợp với năng lực tài chính của chính ngân hàng đó. - Rủi ro tín dụng mang tính chất phức tạp, đa dạng: Chính vì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng và phức tạp nên rủi ro tín dụng cũng mang những đặc điểm này. - Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng phát sinh sau khi người vay nhận được tiền từ ngân hàng và trong quá trình sử dụng vốn vay của họ nên ngân hàng luôn ở trong trạng thái bị động trong khâu tiếp nhận thông tin, ngân hàng nhận được thông tin chậm trễ hoặc nhận được thông tin không xác thực đối với các vấn đề của khách hàng. Do đó, ngân hàng sẽ không chủ động để có các giải pháp ứng phó kịp thời và phù hợp đối với từng tình huống phát sinh.
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng Đã có nhiều nghiên cứu trước đây thực hiện đánh giá RRTD tại các NHTM. Một số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất là nợ xấu, dự phòng RRTD, bên cạnh đó còn có một số chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để đánh giá RRTD. 3.1.4.1. Nợ xấu Nợ xấu có thể được coi là chỉ tiêu phổ biến nhất trong việc đo lường RRTD ngân hàng, điều này được thể hiện trong nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Theo Sufian và Chong (2008), Rogoff (2010), Rasidah và Mohd (2011), Thiagarajan và cộng sự (2011), Olweny và Shipho (2011), Reinhart và Nkusu (2011), Nguyễn Thị Thái Hưng (2012), Louzis và cộng sự (2012), đánh giá RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu, là tỷ số giữa nợ xấu và tổng dư nợ cho vay. Việc sử dụng nợ xấu để đo lường, đánh giá RRTD có ưu điểm là nó cho biết quy mô và tỷ lệ vốn khó có khả năng thu hồi của một danh mục cho vay, thực tế chính là tổn thất của ngân hàng, tùy thuộc vào quy mô của nợ xấu, ngân hàng có thể dùng dự phòng rủi ro, lợi nhuận hay vốn chủ sở hữu để bù đắp cho tổn thất từ c ác khoản nợ xấu gây ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đánh gía RRTD có ưu điểm là trực quan, đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đánh giá RRTD là chỉ thể hiện được mức độ RRTD của ngân hàng tại những thời điểm trong quá khứ, khó có thể dự tính được mức độ RRTD của ngân hàng trong tương lai. Ngân hàng có thể là giảm tỷ lệ nợ xấu của mình thông qua việc tăng quy mô vốn tín dụng, từ đó sẽ có một tỷ lệ nợ xấu theo như mong muốn của nhà quản trị ngân hàng nhưng RRTD thực tế của ngân hàng có thể không giảm đi mà thậm chí vấn đề còn trở nên nghiêm trọng hơn (Phạm Thu Thủy và Đỗ Thị Thu Hà, 2013). Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì các nhóm nợ 3, 4, 5 được xem là nợ xấu, nhưng nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 thì các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu được đo lường bằng tỷ lệ dư nợ của các nhóm nợ 3, 4, 5 trên tổng dư nợ của các
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 có thể không phản ánh đúng bản chất của RRTD (Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014). 3.1.4.2. Dự phòng rủi ro tín dụng Không đồng thuận với quan điểm sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để đánh giá RRTD tại các ngân hàng, Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2016) cho rằng việc sử dụng tỷ lệ nợ xấu để đánh giá RRTD tại các NHTM Việt Nam sẽ không phù hợp vì các thông tin về nợ xấu của các NHTM Việt Nam có thể thiếu độ tin cậy. Do đó, sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng RRTD để đánh giá RRTD tại các NHTM Việt Nam được xem là phù hợp hơn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay do chỉ tiêu dự phòng RRTD có thể thu thập trên báo cáo tài chính của các ngân hàng với tỷ lệ trích lập được thực hiện theo quy định của NHNNVN. Theo lý thuyết “kém may mắn” của Berger và DeYoung (1997), ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, nếu RRTD của khách hàng gia tăng thì ngân hàng phải gia tăng trong việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Theo Mester (1996), Ahmed và cộng sự (1998), Fischer và cộng sự (2000), Chang và Chiu (2006), Sun và Chang (2010), Tsolas và Charles (2015), dự phòng RRTD của một ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ nợ xấu, nếu dự phòng RRTD càng cao thì có thể nói rằng chất lượng tín dụng của ngân hàng càng giảm và RRTD càng tăng. Tuy nhiên, việc lựa chọn tỷ lệ dự phòng RRTD để đánh gía RRTD cũng gặp phải sự không đồng thuận từ các nhà nghiên cứu khác. Podpiera và Weill (2008) cho rằng tỷ lệ dự phòng RRTD không hoàn toàn chính xác để mô tả RRTD vì nó mang ý nghĩa ước tính và phụ thuộc nhiều vào chính sách, chiến lược quản trị rủi ro của các NHTM. 3.1.4.3. Các chỉ tiêu khác để đo lường rủi ro tín dụng Bên cạnh việc đo lường RRTD thông qua chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD, các nghiên cứu gần đây còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để đo lường RRTD như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ giữa dự phòng RRTD năm t so với dư nợ cho vay năm t-1, hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng,…
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 Trần Huy Hoàng (2011) cho rằng bên cạnh tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phổ biến để đánh giá RRTD, tác giả còn sử dụng một số chỉ tiêu khác để đánh giá RRTD là tỷ lệ nợ quá hạn, hệ số RRTD và tỷ lệ xóa nợ. Hess và cộng sự (2009), Foos và cộng sự (2010), Ong và Heng (2012), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) đã đo lường RRTD thông qua việc kết hợp sử dụng tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD, họ đo lường RRTD bằng cách sử dụng tỷ lệ giữa dự phòng RRTD năm t so với dư nợ cho vay năm t-1. Tiêu chí đo lường này xét đến vấn đề trích lập dự phòng rủi ro cho một số tổn thất có khả năng xảy ra đối với các khoản vay cụ thể nên có thể củng cố việc phản ánh, thể hiện chính xác về RRTD. Knaup và Wagner (2012) đo lường RRTD bằng việc sử dụng chỉ tiêu dự phòng RRTD, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ giữa dư nợ cấp tín dụng với vốn chủ sở hữu, tín dụng không có tài sản đảm bảo. Kết quả cho thấy RRTD được đo lường bằng chi phí dự phòng RRTD có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng so với các chỉ tiêu còn lại. Phạm Thu Thủy và Đỗ Thị Thu Hà (2013) đã nghiên cứu về lượng hóa RRTD thông qua việc sử dụng dữ liệu của 8 ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng cách tiếp cận truyền thống để đo lường RRTD thông qua các chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủi ro,...Trong các chỉ tiêu này, nợ xấu là chỉ tiêu phổ biến nhất để đo lường RRTD. Theo Gizaw và cộng sự (2015), RRTD cũng được thể hiện bằng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng RRTD thông qua việc nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận thu về của NHTM. Trong luận văn này, tác giả sử dụng các chỉ tiêu như: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, dự phòng RRTD để thực hiện đánh giá RRTD tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Các chỉ tiêu này dễ tính toán dựa trên số liệu báo cáo của các NHTM, tuy nhiên, các số liệu này chỉ phản ánh RRTD tại một thời điểm, khó có thể
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 đánh giá cho tương lai, việc trích lập dự phòng RRTD phụ thuộc nhiều vào chiến lược quản trị rủi ro của các NHTM. 3.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi rủi ro tín dụng, gây tổn thất tài sản của ngân hàng. Đối với một số ngân hàng quy mô nhỏ, chưa đa dạng về các hoạt động thì rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng vì hoạt động tín dụng lúc này đang mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng tăng đồng nghĩa với việc nợ xấu phát sinh tăng. Ngân hàng phải mất thêm chi phí để xử lý các khoản nợ xấu này như: chi phí khởi kiện, chi phí thi hành án, chi phí định giá độc lập tài sản đảm bảo, các chi phí phát sinh khác... Khi chi phí tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng có mối quan hệ mật thiết đối với hầu hết các lĩnh vực và các thành phần kinh tế nhất là ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Nếu một ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân và gây ra hiện tượng khách hàng rút tiền với số lượng lớn, dẫn đến tình trạng ngày càng khó khăn cho chính bản thân ngân hàng, hệ thống ngân hàng và đối với cả nền kinh tế. Doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút,.... Ngoài ra, do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nên rủi ro tín dụng xuất phát tại một quốc gia, nhất là tại các quốc gia phát triển có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 – 2008 là do hậu quả của rủi ro tín dụng, cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2007 và bùng phát mạnh vào cuối năm 2008, từ đó lan rộng sang nhiều nước trên thế giới dẫn đến đỗ vỡ hệ thống tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu.
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 3.1.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Sau khi đo lường RRTD, rất cần thiết trong việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, để từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằn hạn chế RRTD. Mô hình hồi quy logit đa thức được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa một biến phản ứng đa chiều và một tập hợp các biến hồi quy. Hồi quy đa biến logit là một mở rộng của hồi quy logit nhị phân cho phép xảy ra nhiều hơn hai kết quả (McFadden, 1974). Mô hình hồi quy logit được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về đánh giá RRTD ngân hàng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD ngân hàng. Theo Ghost (2012), có sự đan xen giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng tác động đến RRTD đối với ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô bên ngoài bắt nguồn từ việc suy yếu nền kinh tế, với các điều kiện của nền kinh tế trở nên xấu đi đã tác động một cách tiêu cực đến hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Những yếu tố nội tại xuất phát từ các NHTM như trình độ quản trị kém hiệu quả sẽ làm tăng mức độ của RRTD. Curak và cộng sự (2013) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của 69 ngân hàng tại 10 nước ở Đông Nam Châu Âu trong giai đoạn 2003 – 2010. Kết quả cho thấy các yếu tố làm tăng nợ xấu là tốc độ kinh tế tăng trưởng thấp, tỷ lệ lạm phát cao và lãi suất cao. Nghiên cứu của Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) cho thấy các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát có tác động lớn đến nợ xấu. Nghiên cứu kiểm định các đặc thù của ngân hàng, kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu của năm trước đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại của NHTM. Nghiên cứu thể hiện rằng một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao ở năm hiện tại sẽ làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng với độ trễ một năm sau đó, nợ xấu cao ở năm hiện tại sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng cao ở năm tiếp theo. Miyamoto (2014) cho rằng phân tích phân biệt và hồi quy logit, probit là các kỹ thuật thống kê phổ biến để đánh giá RRTD. Phân tích hồi quy đa biến logit và
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 probit là kỹ thuật cho phép ước tính xác suất sự kiện xảy ra hay không, bằng cách dự đoán xác suất một biến phụ thuộc nhị phân từ kết quả của một tập hợp các biến độc lập. Nếu sự kiện xảy ra sẽ giá trị nhận được sẽ là 0 và giá trị nhận được sẽ là 1 nếu không xảy ra sự kiện. Tác giả đã thực hiện đánh gía RRTD cho một ngân hàng nhỏ bằng cách sử dụng mô hình hồi quy đa biến logit. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các chỉ số cần thiết để đo lường RRTD cho một ngân hàng nhỏ bằng cách sử dụng thông tin tài chính, cũng như thông tin doanh nghiệp mà ngân hàng thu thập qua nhiều năm bằng cách sử dụng mô hình hồi quy đa biến logit. Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) đã sử dụng một phương pháp khác để nghiên các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, tác giả đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM Việt Nam tại 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 bằng phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và vấn đề biến nội sinh để bảo đảm rằng các ước lượng thu được có ý nghĩa. Kết quả cho thấy RRTD bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: RRTD với độ trễ 1 năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng với độ trễ 1 năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng với độ trễ 2 năm, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế với độ trễ 1 năm. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) về những yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM Việt Nam, để ước lượng mô hình, ban đầu tác giả ước lượng dữ liệu bảng cho cả 3 mô hình Pooled, mô hình FEM và mô hình REM. Tuy do xuất hiện hiện tượng nội sinh trong mô hình nên nghiên cứu đã thực hiện hồi quy theo phương pháp GMM, sử dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng động để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2013. Nghiên cứu cũng cho rằng RRTD được đại diện bởi biến nợ xấu. Kết quả nghiên cứu thể hiện rằng tỷ lệ nợ xấu năm trước, dự phòng RRTD và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP có mối quan hệ nghịch biến với RRTD. Lãi suất danh nghĩa và sự kém hiệu quả trong hoạt động ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với RRTD.
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 Trong một nghiên cứu khác, Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018) đã nghiên cứu những yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016. Bằng phương pháp ước lượng GMM tác giả đã kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về ngân hàng, các yếu tố vĩ mô thuộc về nền kinh tế đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Kết quả cho thấy, nợ xấu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại thuộc về ngân hàng và các yếu tố vĩ mô thuộc về nền kinh tế. Các yếu tố nội tại thuộc về ngân hàng tác động cùng chiều đến nợ xấu bao gồm: nợ xấu trong quá khứ, tỷ lệ dự phòng RRTD và tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng kinh tế là yếu tố vĩ mô thuộc về nền kinh tế có tác động ngược chiều đến nợ xấu. Một phương pháp khác cũng được thực hiện trong các nghiên cứu về tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu. Gần đây Đặng Văn Dân (2018) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của 17 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng với phương pháp Pooled OLS, FEM và REM để kiểm định các giả thiết nghiên cứu. Kết quả mô hình hồi quy FEM cho thấy tăng trưởng tín dụng và nợ xấu có mối quan hệ đồng biến với nhau. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu Dựa vào mô hình nghiên cứu của các tác giả thông qua các nghiên cứu thực nghiệm về việc sử dụng mô hình hồi quy đa biến logit để xác định các yếu tố tác động đến RRTD, từ đó thực hiện đánh giá RRTD tại các ngân hàng. Luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến logit của Miyamoto (2014) để xác định các yếu tố tác động đến RRTD tại các NHTM trên địa bàn Lâm Đồng. Các mô hình logit đa thức được sử dụng để mô tả các mối quan hệ giữa một biến phản ứng đa hình (biến phụ thuộc: NPLi,t) và một tập hợp các biến hồi quy (biến độc lập: NPLi,t-1, LGi,t, EFFi,t, INRi,t, GRDPt). Hồi quy logistic đa thức là một phần mở rộng đơn giản của hồi quy logistic nhị phân cho phép có nhiều hơn hai loại biến phụ thuộc hoặc biến kết quả, được đề xuất bởi McFadden (1974). Nghiên cứu của Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) về RRTD đã sử dụng mô hình logit nhị thức và logit đa thức để ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 RRTD của ngân hàng. Tác giả cho rằng mô hình hồi quy logit đa thức có khả năng giải thích tốt hơn cho biến phụ thuộc là RRTD so với mô hình hồi quy logit nhị thức. Dựa trên mô hình nghiên cứu của Miyamoto (2014) và một số tác giả khác, những yếu tố tác động đến RRTD của nhiều tác giả, mô hình hồi quy được tác giả sử dụng trong luận văn có dạng như sau: NPLi,t = β0 + β1NPLi,t-1 + β2LGi,t + β4EFFi,t + β5INRt + β6GDPt + εi Trong đó: Biến phụ thuộc: NPLi,t: rủi ro tín dụng của ngân hàng i vào năm t, đại diện bởi biến nợ xấu. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 và các ngân hàng phải thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro đối với các nhóm nợ này. Nếu nợ xấu càng cao thì ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng nhiều, ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Nếu nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cấp tín dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn, tính thanh khoản của ngân hàng, về lâu dài có thể khiến ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. Các biến độc lập được tác giả lựa chọn là NPLi,t-1, LGi,t, EFFi,t, INRi,t, GRDPt do phù hợp với cấp độ, điều kiện của các chi nhánh NHTM trên địa bàn. Các biến độc lập: NPLi,t-1: rủi ro tín dụng của ngân hàng i vào năm t-1 LGi,t: tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i vào năm t EFFi,t: sự kém hiệu quả trong quản trị điều hành của ngân hàng i vào năm t INRi,t: lãi suất cho vay của ngân hàng i vào năm t GRDPt: tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lâm Đồng năm t
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu Ký hiệu Dựa theo Tên biến Đo lường Kỳ vọng nghiên cứu của biến tác giả NPLi,t Rủi ro tín Nợ xấu i,t/Tổng dư nợ i,t dụng Foos và cộng sự RRTD trong (2010), Lê Phan NPLi,t-1 Nợ xấu i,t-1/Tổng dư nợ i,t-1 (+) Thị Diệu Thảo quá khứ và Bùi Công Duy (2018) Foos và cộng sự (2010), Võ Thị Tốc độ tăng (Dư nợ i,t - Dư nợ i,t-1)/ Quý và Bùi Ngọc Toản LGi,t trưởng tín Tổng dư nợ i,t-1 (+) (2014), Lê Phan dụng Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018) Miyamoto (2014), Berger Kém hiệu và DeYoung EFFi,t Chi phí cho hoạt động/Thu (+) (1997), Nguyễn quả nhập cho hoạt động Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) Lãi suất cho Miyamoto INRi,t Lãi suất i,t (+) (2014), Nkusu vay (2011), Louiz và
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 cộng sự (2012), Castro (2013), Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) Louzis và các cộng sự (2012), Tốc độ tăng Nguyễn Quốc GRDPt Anh và Nguyễn trưởng kinh GRDPt (-) Hữu Thạch tế địa (2015), Lê Phan phương Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Giả thiết nghiên cứu Biến phụ thuộc Theo Hosmer và Lemeshow (2004), giả sử rằng biến phụ thuộc Y được mã hóa là 0, 1 và 2. Đối với ba giá trị của Y, sử dụng mô hình logit đa biến là cần thiết. Sử dụng Y làm tham chiếu để hình thành hàm logit. Việc thực hiện đánh giá RRTD bằng cách phân chia mức độ rủi ro thành 3 cấp độ 1, 2, 3 để thấy được rằng tương ứng với từng mức độ rủi ro tín dụng khác nhau thì các biến độc lập sẽ ảnh hưởng như thế nào đến biến phụ thuộc là RRTD. Biến phụ thuộc trong đề tài là RRTD được đại diện bởi biến nợ xấu. Mục tiêu định hướng của NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng từ năm 2017 là tỷ lệ nợ xấu nội bảng trong tổng dư nợ cho vay và các cam kết bảo lãnh không quá 1%. Định hướng của NHNN Việt Nam về tỷ lệ nợ xấu nội bảng đối với hệ thống các TCTD Việt Nam là không quá 3% trên tổng dư nợ cấp tín dụng và các cam kết ngoại bảng.
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 Căn cứ vào chỉ tiêu định hướng của NHNNVN và NHNN chi nhánh tỉnh Lâm Đồng về tỷ lệ nợ xấu, luận văn phân chia mức độ RRTD của biến phụ thuộc như sau: - Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu dưới 1% được xem là ít rủi ro, tức là RRTD ở mức thấp, mức độ 0. - Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu từ 1% đến dưới 3% được xem là RRTD ở mức trung bình, mức độ 1. - Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên được xem là RRTD ở mức độ cao, mức độ 2. Các biến độc lập Đề tài đưa ra một số giả thiết như sau: Rủi ro tín dụng năm trước với rủi ro tín dụng năm hiện hành RRTD năm trước sẽ ảnh hưởng đến RRTD ở năm hiện tại do các khoản nợ xấu ở năm trước đó vẫn chưa được xử lý và tồn tại cho đến năm hiện tại. Giả thiết này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Foos và cộng sự (2010), Thiagarajan (2011), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018). Do đó, đặt giả thiết H1 kỳ vọng RRTD của ngân hàng năm trước và RRTD năm hiện tại có mối quan hệ đồng biến với nhau. Tốc độ tăng trưởng tín dụng với rủi ro tín dụng Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng quá cao, vượt quá năng lực kiểm soát của các NHTM sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng và khả năng có thể thu hồi nợ sau này. Trong điều kiện kinh tế của tỉnh, trong thời gian vừa qua, dư nợ các khoản cho vay kinh doanh bất động sản phát triển khá nhanh. Thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có dấu hiệu chững lại sau một thời gian phát triển nhanh làm cho RRTD của các NHTM trên địa bàn có chiều hướng gia tăng. Do đó, giả thiết nghiên cứu H2 được đặt ra là tăng trưởng tín dụng và RRTD có mối quan hệ đồng biến với nhau. Giả thiết này cũng phù hợp với nghiên cứu của Foos và cộng sự (2010), Thiagarajan và cộng sự (2011), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Đặng Văn Dân (2018), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018).
  • 45. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 Kém hiệu quả Theo Berger và DeYoung (1997) sự kém hiệu quả hay hiệu quả chi phí hoạt động được tính bằng tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập trong hoạt động ngân hàng. Nếu một ngân hàng hạn chế về trình độ quản trị điều hành sẽ dẫn đến việc gia tăng rủi ro trong hoạt động. Trình độ quản trị điều hành của ngân hàng thể hiện qua các kết quả về thu nhập, sẽ mất nhiều chi phí hơn cho các khoản vay có vấn đề. Do đó, giả thiết H4 kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa sự kém hiệu quả và RRTD. Giả thiết này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015). Lãi suất cho vay Tác giả tính toán mức lãi suất cho vay của một NHTM theo từng năm dựa trên cách tính bình quân gia quyền của dư nợ áp dụng các mức lãi suất khác nhau so với tổng dư nợ của NHTM đó tại thời điểm cuối mỗi năm. Lãi suất cho vay ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Gánh nặng về các khoản vay sẽ gia tăng khi lãi suất vay tăng, lãi suất vay càng cao sẽ càng làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng, kết quả là nợ xấu sẽ nhiều hơn, kết quả này cũng được thể hiện trong các nghiên cứu của Nkusu (2011), Louiz và cộng sự (2012), Castro (2013). Do đó, giả thiết H5 kỳ vọng lãi suất danh nghĩa có mối quan hệ đồng biến với RRTD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu trước đây của Salas và Suarina (2002), Jajan và Dhal (2003), Fofack (2005), Jimenez và Saurina (2005), Pasha và Khemraj (2009), Louzis và các cộng sự (2012) cho rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với nợ xấu của các NHTM. Chu kỳ kinh tế thay đổi có tác động đến khả năng thanh toán nợ của người đi vay. Giải thích cho điều này là khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay sẽ trở nên thuận lợi hơn, do đó lợi nhuận đạt được trong điều kiện tốt của nền kinh tế sẽ là nguồn trả nợ cho các khoản nợ gốc và lãi đối với ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc thậm chí là suy thoái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản