SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
185 câu hỏi trắc nghiệm môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh (có đáp án)
Câu 1: Năm 1925, Hồ Chí Minh thành lập tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là
tổ chức nào?
a. Việt Nam thanh niên cách mạng.
b. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
c. Việt Nam Quang phục hội.
d. Duy tân hội.
Câu 2: Giá trị truyền thống cốt lõi nào của dân tộc Việt Nam đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm
đường cứu nước?
a. Đoàn kết dân tộc.
b. Lòng thương yêu con người.
c. Dũng cảm, sáng tạo.
d. Chủ nghĩa yêu nước.
Câu 3: Hồ Chí Minh xác định đường lối, chủ trương và phương pháp cách mạng phù hợp với
từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận nào?
a. Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin.
b. Phương pháp làm việc biện chứng.
c. Nhân sinh quan cách mạng.
d. Đạo đức cộng sản chủ nghĩa.
Câu 4: Trong những giá trị truyền thống của dân tộc, giá trị nào được coi là tư tưởng, tình
cảm cao quý, thiêng liêng nhất của người Việt Nam?
a. Truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng.
b. Chủ nghĩa yêu nước.
c. Tinh thần nhân ái, tương thân tương ái.
d. Trí thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài.
Câu 5: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã thể hiện phẩm chất và năng lực
hoạt động thực tiễn như thế nào?
a. Nhân cách, phẩm chất và tài năng trí tuệ siêu việt.
b. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê phán tinh tường, nhạy bén cái mới.
c. Bản chất kiên định luôn tin vào dân, khiêm tốn giản dị, ham học hỏi.
d. Khổ công học tập chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học, trái tim yêu nước, thương dân.
e. a, b, c và d.
Câu 6: Điều gì đã giúp cho Hồ Chí Minh sớm nhận thức và có hướng đi đúng để tìm ra con
đường cứu nước và giải phóng dân tộc?
a. Hiểu rõ bản chất của những từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái.
b. Nguồn gốc của những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, ở nước đế quốc
đang thống trị dân tộc mình.
c. Nhận ra những hạn chế của những người đi trước.
d. Cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình.
Câu 7: Thời kỳ nào dưới đây, Hồ Chí Minh nhận thức được sự cần thiết phải đoàn kết những
người bị áp bức, đoàn kết các dân tộc thuộc địa nhằm thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa
đế quốc?
a. 1989 - 1911.
b. 1911 - 1920.
c. 1921 - 1930.
d. 1930 - 1945.
Câu 8: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực nào của Nho giáo?
a. Từ bi, bác ái.
b. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo.
c. Triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính.
d. Ý thức cố kết cộng đồng.
Câu 9: Vì sao Nguyễn Ái Quốc đứng về phía đa số tán thành Quốc tế III?
a. Quốc tế II phân rã.
b. Đảng Xã hội Pháp phân liệt.
c. Quốc tế III đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản.
d. Quốc tế III quan tâm đến thuộc địa.
Câu 10: Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc được xem là tác phẩm lý luận đầu tiên
của cách mạng Việt Nam?
a. Đường Kách mệnh.
b. Bản án chế độ thực dân Pháp.
c. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
d. Vi hành.
Câu 11: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi nào?
a. Năm 1911, khi Người ra đi tìm đường cứu nước.
b. Năm 1917, khi Người trở lại nước Pháp.
c. Năm 1919, khi Người ký tên trong yêu sách 8 điểm.
d. Năm 1920, khi Người đi dự Đại hội Tours.
Câu 12: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”. Câu nói trên được Hồ Chí Minh viết trong bức thư nào dưới đây?
a. Thư gởi đồng bào Nam Bộ (26/9/1945).
b. Thư gởi Ủy Ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945).
c. Thư Kính cáo đồng bào (1941).
d. a, b và c.
Câu 13: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường
Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Hồ Chí Minh đã nói với ai?
a. Võ Nguyên Giáp.
b. Võ Nguyên Giáp.
c. Võ Nguyên Giáp.
d. Hà Huy Tập.
Câu 14: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được Hồ Chí Minh nói vào ngày, tháng, năm?
a. Ngày 13/5/1955.
b. Ngày 14/10/1960.
c. Ngày 14/5/1963.
d. Ngày 17/7/1966.
Câu 15: Hồ Chí Minh được Hội đồng văn hóa, khoa học, giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO)
công nhận là anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất vào năm
nào?
a. Năm 1969.
b. Năm 1975.
c. Năm 1987.
d. Năm 1990.
Câu 16: Những giá trị truyền thống nào của dân tộc Việt Nam đã ảnh hưởng đến sự hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Truyền thống yêu nước.
b. Ý chí tự lực, tự cường, bất khuất trong quá trình dựng nước và giữ nước.
c. Tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái.
d. a, b và c.
Câu 17: Năm điều dạy thiếu niên, nhi đồng:
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn thật thà dũng cảm”.
Được Bác Hồ viết vào dịp nào?
a. Thư gửi cho thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu
niên tiền phong.
b. Thư chúc Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng toàn quốc.
c. Nhân dịp khai giảng đầu năm học.
Câu 18: Đối tượng nghiên cứu của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Hệ thống các quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại
mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
b. Mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội.
c. Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh.
d. Di sản của Hồ Chí Minh.
Câu 19: Từ năm 1905 đến năm 1910, Nguyễn Tất Thành học tại trường nào?
a. Quốc Tử giám, Hà Nội.
b. Trường làng, Nghệ An.
c. Trường Quốc học, Huế.
d. Trường Dục Thanh, Phan Thiết.
Câu 20: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng và khánh thành vào thời gian
nào, tại đâu?
a. 29/8/1973 và 23/7/1975, Ba Đình - Hà Nội.
b. 2/9/1973 và 29/8/1975, Ba Đình - Hà Nội.
c. 29/8/1973 và 19/5/1975, Ba Đình - Hà Nội.
d. 29/8/1973 và 22/12/1976, Ba Đình - Hà Nội.
Câu 21: Tên gọi Hồ Chí Minh có từ năm nào?
a. Năm 1930.
b. Năm 1942.
c. Năm 1945.
d. Năm 1960.
Đáp án: b
Câu 22: Cây vú sữa trong Phủ Chủ tịch do chính tay Hồ Chí Minh trồng được đồng bào tỉnh
nào tặng?
a. Tỉnh Bến Tre.
b. Tỉnh Đồng Tháp.
c. Tỉnh Cà Mau.
d. Tỉnh Kiên Giang.
Câu 23: Hai câu thơ:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Được Hồ Chí Minh viết vào năm nào?
a. Năm 1941.
b. Năm 1942.
c. Năm 1969.
d. Năm 1968.
Câu 24: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước
tự do và độc lập…”. Câu trên được trích trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh?
a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
b. Chính cương vắn tắt.
c. Tuyên ngôn độc lập.
d. Đường Kách mệnh.
Câu 25: Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc lần đầu tiên vào thời gian nào?
a. 9 giờ, ngày 10/5/1965.
b. 16 giờ, ngày 15/5/1965.
c. 10 giờ, ngày 19/5/1965.
d. 9 giờ, ngày 19/5/1967.
Câu 26: Trong các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ nào Hồ Chí
Minh vượt qua thử thách, kiên trì và giữ vững lập trường cách mạng?
a. Thời kỳ 1890 - 1911.
b. Thời kỳ 1911 - 1920.
c. Thời kỳ 1921 - 1930.
d. Thời kỳ 1930 - 1945.
e. Thời kỳ 1945 - 1969.
Câu 27: Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu tiên vào thời gian nào, tại đâu?
a. Ngày 19/8/1920, Xanh Petecbua.
b. Ngày 20/5/1917, Matxcova.
c. Ngày 30/6/1923, Petrograt.
d. Ngày 30/12/1923, Matxcova.
Câu 28: Tác phẩm nào của Hồ Chí Minh là sự tập hợp những bài giảng của Hồ Chí Minh cho
đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin để
chuẩn bị cho sự ra đời một chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam?
a. Người cùng khổ.
b. Đường Kách mệnh
c. Vấn đề dân bản xứ.
d. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 29: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng
thế giới”. Câu nói trên trích trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh?
a. Chính cương vắn tắt.
b. Tuyên ngôn độc lập.
c. Di chúc.
d. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 30: Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng thương dân, thân dân của ai trong
gia đình của Người?
a. Nguyễn Sinh Sắc.
b. Hoàng Thị Loan.
c. Nguyễn Thị Thanh.
d. Nguyễn Sinh Khiêm.
Câu 31: Trong thời đại ngày nay, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận
thức về những vấn đề cơ bản gì?
a. Nhận thức về kẻ thù nội xâm và ngoại xâm.
b. Nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã
hội và bảo đảm quyền con người.
c. Nhận thức về xã hội cộng sản của tương lai.
d. a, b và c.
Câu 32: Quốc tế Cộng sản được thành lập vào thời gian nào?
a. Tháng 2/1919.
b. Tháng 3/1919.
c. Tháng 4/1919.
d. Tháng 5/1919.
Câu 33: Yếu tố nào được xem là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh?
a. Chủ nghĩa yêu nước.
b. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
c. Chủ nghĩa Tam dân.
d. Chủ nghĩa Mao Trạch Đông.
Câu 34: Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào?
a. Theo phương pháp mácxit.
b. Nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin.
c. Vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải
quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
d. a, b và c.
Câu 35: Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị như thế nào đối với sự phát triển của thế giới?
a. Phản ánh khát vọng thời đại.
b. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người.
c. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả.
d. a, b và c.
Câu 36: Tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là gì?
a. Độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội.
b. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
c. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
d. Nâng cao đời sống của nhân dân.
Câu 37: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là gì?
a. Vấn đề dân tộc thuộc địa.
b. Kết hợp vấn đề dân tộc với giai cấp.
c. Vấn đề giải phóng nhân dân toàn thế giới.
d. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Câu 38: Hồ Chí Minh viết:“Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người,…luôn luôn
điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những câu châm ngôn lý tưởng: bác ái,
bình đẳng, .v.v.”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Chủ nghĩa dân tộc.
b. Chủ nghĩa tư bản.
c. Chủ nghĩa đế quốc.
d. Chủ nghĩa tư bản thực dân.
Câu 39: Lần đầu tiên Hồ Chí Minh tiếp xúc khẩu hiệu: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của Pháp ở
đâu?
a. Trường Quốc học - Huế.
b. Trường tiểu học Pháp - Việt.
c. Quốc Tử Giám - Hà Nội.
d. Trường Dục Thanh - Phan Thiết.
Câu 40: C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lênin bàn nhiều về
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về cuộc đấu tranh
nào?chống… Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Chống chủ nghĩa tư bản.
b. Chống chủ nghĩa dân tộc.
c. Chống chủ nghĩa thực dân.
d. Chống chủ nghĩa đế quốc.
Câu 41: Kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh viết: “Phát
động chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế Cộng sản… Khi chủ nghĩa dân tộc của họ giành
thắng lợi… nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành …(A)…”. Điền vào chỗ trống (A)
những từ còn thiếu.
a. Chủ nghĩa quốc tế.
b. Chủ nghĩa thực dân.
c. Chủ nghĩa xã hội.
d. Chủ nghĩa dân tộc.
Câu 42: Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội. Năm 1960, Hồ Chí Minh nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
các dân tộc bị áp bức và… trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Điền vào chỗ trống những từ còn
thiếu.
a. Nhân dân.
b. Giai cấp.
c. Những người lao động.
d. Dân tộc.
Câu 43: Hồ Chí Minh khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu…, vì có
tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một
giàu mạnh thêm”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Chủ nghĩa xã hội.
b. Dân tộc.
c. Cộng sản chủ nghĩa.
d. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 44: Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông như
thế nào so với các nước tư bản phương Tây?
a. Khác nhau.
b. Giống nhau.
c. Vừa giống, vừa khác.
Câu 45: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn nào?
a. Giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
b. Giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân.
c. Giữa các nước thuộc địa với nhau.
d. Giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Câu 46: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đối tượng cần phải đánh đổ của cách mạng ở thuộc địa
là gì?
a. Chủ nghĩa thực dân.
b. Tay sai.
c. Địa chủ
d. Chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.
Câu 47: Hồ Chí Minh đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Người
khẳng định: “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường…”. Điền
vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Cách mạng thuộc địa.
b. Cách mạng tư sản.
c. Cách mạng giải phóng dân tộc.
d. Cách mạng vô sản.
Câu 48: Vì sao Hồ Chí Minh hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế III?
a. Vì thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga.
b. Vì đây là phương hướng mới.
c. Vì họ bênh vực cho các dân tộc bị áp bức.
d. Vì họ chiếm số đông trên thế giới.
Câu 49: Về lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mệnh là
việc chung cả dân chúng chứ không phải việc…”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Giai cấp tư sản.
b. Địa chủ.
c. Trí thức.
d. Một hai người.
Câu 50: Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách
mạng của công nhân và nông dân. Người khẳng định: “công nông là…”. Điền vào chỗ trống
những từ còn thiếu.
a. Then chốt.
b. Gốc cách mệnh.
c. Nòng cốt.
d. Yếu tố quyết định.
Câu 51: Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Tất cả các đồng chí đều biết rằng hiện nay nọc độc và
sức sống của con rắn độc… đang tập trung ở các nước thuộc địa”. Điền vào chỗ trống những
từ còn thiếu.
a. Đế quốc.
b. Xâm lược.
c. Thực dân.
d. Tư bản chủ nghĩa.
Câu 52: Theo Hồ Chí Minh: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn tách biệt
nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương
lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của…”. Điền vào chỗ trống những từ
còn thiếu.
a. Cách mạng thế giới.
b. Cách mạng vô sản.
c. Cách mạng thuộc địa.
d. Cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 53: Đánh giá cao sức mạnh của dân tộc, Người nói: “Một dân tộc không… mà cứ ngồi
chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Điền vào chỗ trống những từ
còn thiếu.
a. Tự lực cánh sinh.
b. Tự giải phóng.
c. Tự lực tự cường.
Câu 54: Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc “lực lượng chính là ở
dân”. Người khẳng định:“Không dùng toàn lực của… về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể
nào thắng lợi được”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Nhân dân.
b. Cách mạng.
c. Dân tộc.
d. a, b và c.
Câu 55: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: tiến lên… là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau
khi nước nhà đã giành độc lập theo con đường cách mạng vô sản. Điền vào chỗ trống những
từ còn thiếu.
a. Chủ nghĩa xã hội.
b. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
c. Chủ nghĩa cộng sản.
d. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Câu 56: Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có… mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không
phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no”. Điền vào
chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Cách mạng vô sản.
b. Giải phóng giai cấp.
c. Chủ nghĩa cộng sản.
d. Giải phóng dân tộc.
Câu 57: Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ những phương diện nào?
a. Khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam.
b. Đạo đức.
c. Văn hóa.
d. a, b và c.
Câu 58: Hồ Chí Minh nói: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao… của
nhân dân”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Lối sống.
b. Nếp sống.
c. Mức sống.
d. Đời sống.
Câu 59: Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn có
con người xã hội chủ nghĩa, phải có…”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin.
b. Lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa.
c. Độc lập dân tộc.
d. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Câu 60: Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ được Hồ Chí
Minh xác định cụ thể trên các lĩnh vực nào?
a. Lĩnh vực chính trị.
b. Lĩnh vực kinh kế.
c. Lĩnh vực văn hóa - xã hội.
d. a, b và c.
Câu 61: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong chủ nghĩa xã hội là
gì?
a. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
b. Làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
c. Phân phối bình quân cho tất cả mọi người.
d. Phân phối ưu tiên lao động trí óc.
Câu 62: Theo Hồ Chí Minh, nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?
a. Khoa học - kỹ thuật.
b. Kinh tế.
c. Con người.
d. Văn hóa.
Câu 63: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông
qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ mấy? Năm nào?
a. Đại hội biểu toàn quốc lần thứ V, năm 1982.
b. Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VI, năm 1986.
c. Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VII, năm 1991.
d. Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VII, năm 1992.
Câu 64: Hồ Chí Minh khẳng định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một thời kỳ
lịch sử như thế nào?
a. Lâu dài.
b. Lâu dài, đầy khó khăn.
c. Gian khổ.
d. Gay go.
Câu 65: Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam là gì?
a. Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
b. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm
trọng tâm.
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
Câu 66: Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đề ra hai nguyên tắc có
tính chất phương pháp luận nhằm mục đích gì?
a. Xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam.
b. Phát huy tính sáng tạo của nhân dân.
c. Nâng cao đời sống của nhân nhân.
d. Xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Câu 67: Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
là gì?
a. Đào tạo con người.
b. Nâng cao đời sống nhân dân.
c. Phát triển kinh tế.
d. Phát triển khoa học - kỹ thuật.
Câu 68: Theo Hồ Chí Minh, thực hiện chế độ làm khoán dưới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
nhằm mục đích gì?
a. Ích chung và lại lợi riêng.
b. Có lợi cho nhà nước.
c. Khắc phục khó khăn về kinh tế của đất nước.
d. Phát huy tính sáng tạo của nhân dân.
Câu 69: Mâu thuẫn của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh
đặt biệt lưu ý là gì?
a. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế -
xã hội quá thấp kém của nước ta.
b. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao khoa học - kỹ thuật với trình độ yếu kém của nước ta.
c. Thực trạng kinh tế xã hội kém phát triển.
d. a và b.
Câu 70: Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh được nêu trong Di chúc là gì?
a. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.
b. Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ, giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
c. Làm cho mọi người hạnh phúc.
d. Làm cho mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Câu 71: Chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản” được nêu trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh?
a. Đường Kách mệnh.
b. Chính cương vắn tắt.
c. Sách lược vắn tắt.
d. Cương lĩnh chính trị.
Câu 72: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới”. Luận điểm trên được trích trong tác phẩm
nào của Hồ Chí Minh?
a. Thường thức chính trị.
b. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
c. Con đường dẫn tôi đến Lênin.
d. Sửa đổi lối làm việc.
Câu 73: Theo Hồ Chí Minh để hoàn thành được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cần phải
làm gì?
a. Phát huy động lực, triệt tiêu trở lực.
b. Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng - dân tộc.
c. Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động.
d. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 74: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Quan điểm trên được đề ra tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986).
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991).
c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996).
d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001).
Câu 75: Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay như thế nào?
a. Đại đoàn kết phải được củng cố và phát triển nhằm rửa được cái nhục đói nghèo, lạc hậu, cái
nhục tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học - công nghệ, so với các nước trong khu vực và trên thế
giới.
b. Chăm lo xây dựng khối đoàn kết, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam.
c. Khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng nghèo nàn,
lạc hậu.
d. a và b
Câu 76: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930
được thể hiện trong tác phẩm nào của Người?
a. Đường Kách mệnh.
b. Thường thức chính trị.
c. Nâng cao đạo đức cách mạng.
d. Sửa đổi lối làm việc.
Câu 77: Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng vào thời gian nào?
a. Tháng 8/1945.
b. Tháng 2/1951.
c. Tháng 9/1960.
d. Tháng 7/1954.
Câu 78: Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì hai phong trào có mục tiêu
chung. Mục tiêu đó là gì?
a. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
b. Giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột.
c. Giải phóng dân tộc làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường.
d. b và c.
Câu 79: Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò gì?
a. Tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng.
b. Lãnh đạo giai cấp công nhân làm cách mạng, xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa.
c. Nâng cao bản chất giai cấp công nhân.
d. Lãnh đạo toàn dân tộc làm cách mạng bằng đường lối, chủ trương và chính sách nhất quán.
Câu 80: “Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân
dân lao động và của cả dân tộc”. Điều đó được Hồ Chí Minh khẳng định vào năm nào?
a. Năm 1930.
b. Năm 1951.
c. Năm 1960.
d. Năm 1965.
Câu 81: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố nào đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam?
a. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
b. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.
c. Phát huy tính tích cực chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội.
d. Đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 82: Khi nói đến phong trào yêu nước, Hồ Chí Minh đã đề cập đến lực lượng chủ yếu
nào?
a. Công nhân.
b. Nông dân.
c. Các tầng lớp trí thức khác.
d. a và b.
Câu 83: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành đội
quân nào của cách mạng?
a. Đội quân tiên phong của cách mạng.
b. Đội quân chủ lực của cách mạng.
c. Đội quân lãnh đạo cách mạng.
d. a, b và c sai.
Câu 84: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng
Việt Nam đến thắng lợi?
a. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng là khối đoàn kết được dẫn dắt bởi một
chính đảng vô sản.
b. Đảng có trách nhiệm vận động, tổ chức quần chúng, liên hệ với phong trào cách mạng các nước.
c. Đảng Cộng sản là người dẫn đường, có trách nhiệm hoạch định đường lối đúng đắn, tổ chức đấu
tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới.
d. a, b và c.
Câu 85: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân?
a. Đảng ra đời nhằm mục đích phục vụ nhân dân.
b. Lãnh đạo nhân dân, lấy sức dân, tài dân để làm những việc có lợi cho dân.
c. Dựa vào dân, gắn bó máu thịt với dân là điều kiện tồn tại và phát triển của Đảng.
d. a, b và c.
Câu 86: Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền từ năm nào?
a. Năm 1930.
b. Năm 1935.
c. Năm 1945.
d. Năm 1946.
Câu 87: Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã viết một tác phẩm được coi là: “Một vũ khí lợi hại của
cộng sản”. Bạn hãy cho biết đó là tác phẩm nào?
a. Nhật ký chìm tàuBản án chế độ thực dân Pháp.
b. Con rồng tre.
c. Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin.Dân vận.
d. Con đường giải phóng.Kách mệnh.
Câu 88: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác gốc của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
a. Hoạch định đường lối đúng đắn.
b. Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”.
c. Công tác cán bộ.
d. a và b.
Câu 89: Nội dung công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Về tư tưởng, lý luận; chính trị; tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ; đạo đức.
b. Về công tác tổ chức cán bộ.
c. Về lý luận và thực tiễn.
d. a và b.
Câu 90: Có mấy nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. 3 nguyên tắc.
b. 4 nguyên tắc.
c. 5 nguyên tắc.
d. 6 nguyên tắc.
Câu 91: Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết
phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với
dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng
như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”, trong tác phẩm nào?
a. Chánh cương vắn tắt.
b. Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
c. Thường thức chính trị.
d. Đường Kách mệnh.
Câu 92: Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng ta trong công tác tự phê bình và phê bình phải có tình
đồng chí thương yêu lẫn nhau. Điều đó được ghi trong văn kiện nào?
a. Di chúc.
b. Cương lĩnh chính trị của Đảng.
c. Đạo đức cách mạng.
d. Sách lược vắn tắt.
Câu 93: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh xem tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén nhất của
Đảng ta?
a. Là công cụ để Đảng ta khắc phục sửa chữa khuyết điểm.
b. Giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng mạnh thêm.
c. Nhờ nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng.
d. b và c.
Câu 94: Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến “Đoàn kết thống nhất trong
Đảng”. Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý
báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ, cần phải giữ gìn sự
đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Nội dung trên được Hồ Chí
Minh ghi trong văn kiện nào?
a. Sách lược vắn tắt.
b. Di chúc.
c. Chánh cương vắn tắt.
d. Điều lệ vắn tắt.
Câu 95: Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc gì?
a. Lãnh đạo của Đảng.
b. Tổ chức của Đảng.
c. Sinh hoạt của Đảng.
d. a và b.
Câu 96: Thế nào là Đảng cầm quyền?
a. Đảng trực tiếp lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo nhà nước, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì
dân, hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
b. Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ.
c. Dựa trên cơ sở liên minh công - nông - trí.
d. a và b.
Câu 97: Mặt trận Việt Minh đầu tiên được Hồ Chí Minh xây dựng thí điểm ở đâu?
a. Thái Nguyên.
b. Cao Bằng.
c. Tuyên Quang.
d. Lạng Sơn.
Câu 98: Ban Thường vụ được Nguyễn Ái Quốc đề nghị trong Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương tháng 8 năm 1941 gồm những ai?
a. Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Hoàng Quốc Việt.
b. Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh.
c. Lê Hồng Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Văn Thụ.
d. Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt.
Câu 99: “Đoàn kết là sức mạnh của cách mạng” được Hồ Chí Minh phổ thành thơ, bài thơ đó
tên gì và viết vào năm nào?
a. Lịch sử nước ta, năm 1942.
b. Ca sợi chỉ, năm 1942.
c. Hòn đá, năm 1942.
d. a, b và c sai.
Câu 100: “Nam Bắc đoàn kết chặt chẽ”.
“Quân, dân đoàn kết chặt chẽ”.
“Cán bộ và chiến sĩ đoàn kết chặt chẽ”.
Các câu nói trên ra đời trong hoàn cảnh và thời gian nào?
a. Đại hội liên hoan thanh niên, năm 1955.
b. Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, năm 1956.
c. Hội nghị cán bộ trung, cao cấp quân đội, năm 1956.
d. a và b.
Câu 101: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay có ngón ngắn
ngón dài. Nhưng ngắn hay dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có
người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta”. Câu nói trên
của Hồ Chí Minh được viết trong bức thư nào?
a. Thư gửi đồng bào Bắc bộ.
b. Thư gửi Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ.
c. Thư gửi đồng bào Nam bộ.
d. a và c.
Câu 102: “Hỡi ai con cháu Rồng tiên!
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau,
Bất kỳ nam, nữ, nghèo, giàu,
Bất kỳ già, trẻ cùng nhau kết đoàn.
………………………………
Mai sau sự nghiệp hoàn thành,
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng…”
Đoạn thơ trên được Hồ Chí Minh viết trong bài thơ nào? Năm nào?
a. Lịch sử nước ta, năm 1942.
b. Quốc tế ca, năm 1945.
c. Ca sợi chỉ, năm 1942.
d. Thư Kính cáo đồng bào.
Câu 103: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. Câu nói trên được ra
đời trong hoàn cảnh nào? Năm nào?
a. Hội nghị Trung ương 8, năm 1941.
b. Hội nghị Trung ương 6, năm 1939.
c. Hội nghị Trung ương 7, năm 1940.
d.a, b, c và d sai.
Câu 104: Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam được lấy
tên là “Việt Nam độc lập đồng minh”, gọi tắt là gì?
a. Đồng minh.
b. Liên - Việt.
c. Việt Minh.
d. a, b và c sai.
Câu 105: Tháng 9/1955, một tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời có tên gọi là gì?
a. Việt Nam độc lập đồng minh.
b. Mặt trận Tân Việt.
c. Mặt trận độc lập đồng minh.
d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 106: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
Hai câu trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại Đại hội nào?
a. Đại hội đại biểu Mật trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II.
b. Đại hội đại biểu Mật trận Liên - Việt.
c. Đại hội đại biểu Mật trận Việt Minh.
d. Đại hội đại biểu Mật trận dân chủ.
Câu 107: Theo Hồ Chí Minh động lực nào đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển đất nước?
a. Đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội cũ.
b. Đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức.
c. Thực hiện công bằng xã hội.
d. Xóa đói giảm nghèo.
Câu 108: Lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Công nhân.
b. Công nhân, nông dân.
c. Học trò, nhà buôn.
d. Công nhân, nông dân và lao động trí óc.
Câu 109: “…toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng
thế giới”. Đoạn văn trên được trích trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh?
a. Đường Kách mệnh.
b. Lời kêu gọi ngày 17/7/1966.
c. Báo cáo Chính trị tại Đại hội III của Đảng năm 1960.
d. Di chúc.
Câu 110: Chọn câu trả lời đúng nhất với tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, sách lược.
b. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược.
c. Đại đoàn kết dân tộc là phương pháp chính trị.
d. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sách lược.
Câu 111: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí Minh chủ trương xây
dựng những mặt trận nào?
a. Mặt trận đại đoàn kết dân tộc.
b. Mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào.
c. Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam.
d. Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
e. a, b, c và d.
Câu 112: Sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố chủ yếu nào?
a. Chủ nghĩa yêu nước.
b. Tinh thần đoàn kết.
c. Ý thức tự lực, tự cường.
d. a, b và c.
Câu 113: Sức mạnh thời đại bao gồm những yếu tố nào?
a. Sức mạnh khoa học và công nghệ.
b. Sự đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế.
c. Sự đoàn kết các dân tộc bị áp bức.
d. a, b và c.
Câu 114: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu thơ sau đây của Hồ Chí Minh:
“Rằng đây bốn biển một nhà,
………… đều là anh em”.
a. Lao động thế giới.
b. Bốn phương vô sản.
c. Vàng, đen, trắng, đỏ.
d. Năm châu, bốn biển.
Câu 115: Tìm yếu tố không nằm trong Mặt trận dân tộc thống nhất.
a. Đảng Cộng sản.
b. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
c. Các tổ chức chính trị xã hội.
d. a, b và c.
Câu 116: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của dân tộc ta. Đại đoàn kết là một lực
lượng thống nhất”. Câu nói trên được trích trong bài viết nào của Hồ Chí Minh? Năm nào?
a. Thư gửi đồng bào cả nước, năm 1956.
b. Thư gửi đồng bào miền Nam, năm 1956.
c. Thư gửi đồng bào Tây Nguyên, năm 1956.
d. Thư gửi đồng bào các dân tộc thiểu số, năm 1956.
Câu 117: Bạn hãy cho biết Hồ Chí Minh có bao nhiêu tên gọi, bút danh, bí danh?
a. 150 tên gọi, bút danh, bí danh.
b. 151 tên gọi, bút danh, bí danh.
c. 152 tên gọi, bút danh, bí danh.
d. 153 tên gọi, bút danh, bí danh.
Câu 118: Bạn hãy cho biết niềm tin tất thắng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân
dân ta được thể hiện qua đoạn văn nào trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
a. Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta
b. Dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa,
c. Song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
d. a, b và c.
Câu 119: Trong thư Kính cáo đồng bào, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi: “Việc lớn chưa thành không
phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa hiệp lực đồng
tâm. Toàn dân đoàn kết.
Hỡi đồng bào!... Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu
giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng. Toàn thể đồng bào tiến lên! Đoàn kết thống nhất đánh
đuổi Pháp, Nhật”. Bài viết trên được ra đời vào năm nào?
a. Năm 1941.
b. Năm 1942.
c. Năm 1944.
d. Năm 1945.
Câu 120: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có
súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai
cũng phải ra sức chống thực dân Pháp”. Lời kêu gọi trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra
đời vào năm nào?
a. Năm 1944.
b. Năm 1945.
c. Năm 1946.
d. Năm 1947.
Câu 121: Theo Hồ Chí Minh để lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng phải làm gì?
a. Có năng lực lãnh đạo.
b. Có chính sách đúng.
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
Câu 122: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Câu trên được trích từ bài viết nào của Hồ Chí
Minh?
a. Chống nạn thất học.
b. Thư gửi các học sinh.
c. Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
d. a và b.
Câu 123: “Làm cách mạng rồi thì quyền trao cho…, chớ để trong tay một bọn ít người”. Hãy
điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Giai cấp công nhân.
b. Giai cấp nông dân.
c. Dân chúng số nhiều.
d. a và b.
Câu 124: Hồ Chí Minh quan niệm thế nào về dân chủ?
a. Dân là chủ; dân làm chủ.
b. Dân luôn phải có trách nhiệm đối với nhà nước.
c. Dân có quyền làm bất cứ việc gì mà nhà nước không cấm.
d. a, b và c.
Câu 125: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ trong lĩnh vực nào là quan trọng nhất?
a. Kinh tế.
b. Văn hóa.
c. Chính trị.
d. Xã hội.
Câu 126: Thế nào là Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ theo tư tưởng Hồ
Chí Minh?
a. Là một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến.
b. Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc
sống.
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài
d. a, b và c.
Câu 127: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ được thể hiện và bảo đảm trong đạo luật cơ
bản nào?
a. Hiến pháp.
b. Luật dân sự và tố tụng dân sự.
c. Luật kinh doanh.
d. Luật hôn nhân và gia đình.
Câu 128: Phát huy dân chủ trong cơ quan, tổ chức nào là quan trọng nhất để từ đó có thể
phát huy dân chủ trong toàn xã hội?
a. Phát huy dân chủ trong Đảng.
b. Phát huy dân chủ trong Nhà nước.
c. Phát huy dân chủ trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị.
d. a, b và c.
Câu 129: Để thực hành dân chủ rộng rãi, theo Hồ Chí Minh cần phải dựa trên nền tảng nào?
a. Khối đoàn kết nhất trí trong Đảng.
b. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức.
c. Hệ thống pháp luật.
d. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 130: Dân chủ ở nước ta được thể hiện qua những hình thức nào?
a. Dân chủ trực tiếp.
b. Dân chủ gián tiếp.
c. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
d. a và b sai.
Câu 131: Trong xây dựng Nhà nước của dân, Hồ Chí Minh nhắc nhở những người lãnh đạo
điều gì?
a. Làm đúng chức trách và vị thế của mình.
b. Làm đúng “chi dân phụ mẫu”.
c. Mọi việc phải nhất nhất nghe theo dân.
d. a, b và c.
Câu 132: Nhà nước vì dân là một nhà nước như thế nào theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu.
b. Tất cả đều vì lợi ích của nhân dân.
c. Nhà nước trong sạch không có đặc quyền, đặc lợi.
d. Mọi đường lối chính sách đều nhằm mang lại lợi ích cho dân.
e. a, b, c và d.
Câu 133: Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức, hoạt
động cơ bản nào?
a. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
b. Tập trung dân chủ.
c. Tự phê bình và phê bình.
d. Đoàn kết thống nhất.
Câu 134: Vì sao nói Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân?
a. Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
b. Thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước.
c. Thể hiện ở nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản của nó là tập trung dân chủ.
d. a, b và c.
Câu 135: Trong lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi năm 1959 đã khẳng định: “Nhà nước của ta
là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng…, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Hãy
điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.
a. Liên minh công nông.
b. Liên minh công - nông - trí thức.
c. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Câu 136: Thế nào là Nhà nước của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Tất cả quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
b. Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, có quyền bầu và bãi miễn các đại biểu Quốc hội và Hội
đồng nhân dân.
c. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
d. Dân là chủ, dân làm chủ; quyền lực của dân đặt ở vị trí tối thượng.
e. a, b, c và d.
Câu 137: Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là gì?
a. Coi trọng luật pháp trong quản lý xã hội.
b. Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội.
c. Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật.
d. Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội.
Câu 138: Để thực thi được pháp luật trong cuộc sống theo Hồ Chí Minh điều quan trọng nhất
là gì?
a. Phải có đội ngũ cán bộ công tâm.
b. Phải nâng cao trình độ dân trí.
c. Luật pháp phải nghiêm minh, nghiêm khắc trong xử phạt.
d. a, b và c.
Câu 139: Yêu cầu đầu tiên cần có của đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
là gì?
a. Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
b. Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
c. Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình.
d. Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
e. Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm.
Câu 140: Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí
Minh nhắc nhở mọi người cần đề phòng và khắc phục những căn bệnh nào?
a. Đặc quyền, đặc lợi.
b. Tham ô, lãng phí, quan liêu.
c. Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.
d. a, b và c.
Câu 141: Muốn tiêu trừ bệnh tham ô, lãng phí trước tiên chúng ta phải làm gì?
a. Tẩy sạch quan liêu.
b. Tẩy sạch tư túng.
c. Tẩy sạch chia rẽ, kiêu ngạo.
d. Tẩy sạch đặc quyền, đặc lợi.
Câu 142: Một nhà nước trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhà nước như
thế nào?
a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động nhà nước.
b. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức.
c. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
d. a và b.
Câu 143: Nền văn hóa mới được xây dựng sau cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam mang
những tính chất nào?
a. Tính dân tộc, khoa học, đại chúng.
b. Tính dân tộc về nội dung, nhân văn về văn hóa.
c. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
d. a, b và c.
Câu 144: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có những chức năng gì?
a. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.
b. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.
c. Bồi dưỡng những phẩm chất phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới
chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.
d. a, b và c.
Câu 145: Quan điểm nào của Hồ Chí Minh mang tính chất định hướng cho việc xây dựng một
nền văn hóa mới ở Việt Nam?
a. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
b. Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh
tế.
c. Văn hóa phải mang bản chất của giai cấp công nhân.
d. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi.
Câu 146: Chính trị có vai trò như thế nào trong mối quan hệ với văn hóa?
a. Chính trị đi sau hỗ trợ cho văn hóa.
b. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển.
c. Chính trị quyết định sự phát triển của kinh tế và văn hóa.
Câu 147: Văn hoá đời sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung nào?
a. Đạo đức mới.
b. Lối sống mới.
c. Nếp sống mới.
d. a, b và c.
Câu 148: Các lĩnh vực chính của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống.
b. Văn hoá nghệ thuật, văn hóa chính trị, văn hóa giao tiếp.
c. Văn hoá đời sống mới, văn hóa văn nghệ, văn hóa chính trị.
d. a, b và c.
Câu 149: Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” do nhạc sĩ nào sáng tác?
a. Phong Nhã.
b. Nguyễn Văn Hiên.
c. Trịnh Công Sơn.
d. Vũ Hoàng.
Câu 150: Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là gì?
a. Xóa nạn mù chữ, làm cho mọi người dân biết đọc, biết viết.
b. Hình thành đội ngũ trí thức cách mạng.
c. Đào tạo những con người tốt, những cán bộ tốt.
d. Phát triển nhân cách.
Câu 151: Đồng bào miền Nam được Hồ Chí Minh tặng danh hiệu: “Thành đồng Tổ quốc” vào
năm nào?
a. Năm 1946.
b. Năm 1951.
c. Năm 1954.
d. Năm 1960.
Câu 152: Hồ Chí Minh căn dặn: “Làm việc phải có công tâm, công đức. Mình có quyền dùng
người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì là con bầu bạn mà kéo
vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài hơn mình, phải trung
thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt quan cách mạng”. Lời căn dặn trên được
trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
a. Di chúc.
b. Đời sống mới.
c. Đường Kách mệnh.
d. Sửa đổi lối làm việc.
Câu 153: “Phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể
nang, không thêm bớt, phải vạch rõ ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời
mỉa mai, chua cay, đâm chọc. Phê bình việc làm, chứ không phê bình người”. Câu nói trên
của Hồ Chí Minh chỉ cho chúng ta biết điều gì?
a. Cách thức tự phê bình và phê bình.
b. Mục đích tự phê bình và phê bình.
c. Điều kiện để đoàn kết thống nhất.
d. a, b và c.
Câu 154: Hồ Chí Minh xác định yếu tố nào là gốc của người cách mạng?
a. Tài năng.
b. Đạo đức.
c. Chuyên môn.
d. a và b.
Câu 155: “Đảng là trí tuệ, lương tâm, danh dự cả dân tộc và thời đại”. Hãy cho biết luận điểm
trên là của ai?
a. C. Mác.
b. V.I. Lênin.
c. J. Stalin.
d. Hồ Chí Minh.
Câu 156: Theo Hồ Chí Minh, bốn đức tính cần thiết nhất cho con người là gì?
a. Cần, kiệm, liêm, chính.
b. Trung, trí, dũng, liêm.
c. Lễ, trí, tín, dũng.
d. Nhân, nghĩa, trí, tín.
Câu 157: Chọn câu trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng sản Việt
Nam với Mặt trận dân tộc thống nhất.
a. Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất.
b. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất.
c. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống
nhất.
Câu 158: Hãy cho biết tác phẩm đầu tiên của Hồ Chí Minh đề cập đến đạo đức cách mạng.
a. Bản án chế độ thực dân Pháp.
b. Đường Kách mệnh.
c. Sửa đổi lối làm việc.
d. Đạo đức cách mạng.
Câu 159: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng
Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”
Câu nói trên của Hồ Chí Minh được ra đời năm nào?
a. Năm 1944.
b. Năm 1966.
c. Năm 1967.
d. Năm 1969.
Câu 160: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh đạo đức có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?
a. Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh cách
mạng.
b. Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người.
c. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
d. a, b và c.
Câu 161: Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét như thế nào?
a. Đối với mọi đối tượng.
b. Trên mọi lĩnh vực, mọi phạm vi.
c. Trong cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi người - đối với mình, đối với người, đối với việc.
d. a, b và c.
Câu 162: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất của
con người Việt Nam mới là gì?
a. Trung với nước, hiếu với dân.
b. Yêu thương con người.
c. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng.
Câu 163: Thế nào là “Trung với nước” theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
a. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
b. Trung thành với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.
c. Suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
d. a, b và c.
Câu 164: Biểu hiện của “Hiếu với dân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng.
b. Phải làm theo tất cả những điều dạy bảo của dân.
c. Trước tiên phải phụng dưỡng tốt cho cha mẹ.
d. Hiểu dân, lấy dân làm gốc, làm theo dân.
Câu 165: Theo Hồ Chí Minh “Chính” được thể hiện qua những mối quan hệ nào?
a. Quan hệ gia đình, làng xã, quốc gia.
b. Quan hệ với mình, với người, với việc.
c. Quan hệ với đồng bào, đồng chí, anh em.
d. Quan hệ với mình, với việc.
Câu 166: Theo Hồ Chí Minh để xây dựng nền tảng đạo đức mới cần phải dựa trên những
nguyên tắc?
a. Lập trường dân chủ tư sản.
b. Lập trường dân tộc chủ nghĩa.
c. Lập trường giai cấp công nhân.
d. Lập trường yêu nước.
Câu 167: Nguyên tắc cơ bản để xây dựng nền đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức.
b. Xây đi đôi với chống.
c. Tu dưỡng đạo đức suốt đời.
d. a, b và c.
Câu 168: Phong trào “Ba xây, ba chống” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội; chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
b. Xây dựng ý thức trách nhiệm, xây dựng đạo đức mới và nếp sống mới; chống tham ô, lãng phí,
quan liêu.
c. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kĩ thuật; chống tham
ô, lãng phí, quan liêu.
Câu 169: Hãy cho biết động lực bao trùm của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
a. Con người.
b. Kinh tế.
c. Dân chủ.
d. Tiến bộ, công bằng.
Câu 170: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của
thực dân phong kiến. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta, nó
phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”. Câu nói trên của Hồ Chí Minh
được ra đời trong hoàn cảnh nào?
a. Buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam
b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
c. Bài nói nhân dịp phát động phong trào tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.
d. Phát động chống nạn thất học.
Câu 171: “Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: Đoàn kết toàn
dân, phụng sự Tổ quốc”.Câu nói trên của Hồ Chí Minh ra đời vào thời gian và hoàn cảnh nào?
a. Tháng 10/1950, tổng kết chiến dịch Biên Giới.
b. Ngày 3/3/1951, tại buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam.
c. Ngày 19/9/1954, khi thăm đền Hùng, Phú Thọ.
d. Ngày 3/3/1960, kết thúc Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 172: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc
trên mặt trận”. Câu trên được Hồ Chí Minh nói năm nào?
a. Năm 1927.
b. Năm 1930.
c. Năm 1945.
d. Năm 1952.
Câu 173: Khi viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Hồ
Chí Minh lấy bút danh là gì?
a. Hồ Chí Minh.
b. Trần Lực.
c. Già Thu.
d. X.Y.Z.
Câu 174: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Câu nói trên được trích trong tác phẩm
nào của Hồ Chí Minh?
a. Đường Kách mệnh.
b. Sửa đổi lối làm việc.
c. Nhật ký trong tù.
d. Đạo đức cách mạng.
Câu 175: Hãy cho biết câu nói dưới đây là của ai?
“Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.
a. V.I. Lênin.
b. Hồ Chí Minh.
c. Quản Trọng.
d. Khổng Tử.
Câu 176: Theo Hồ Chí Minh phẩm chất đạo đức cách mạng nào gắn với hoạt động hàng ngày
của mọi người và là thước đo sự giàu có về mặt vật chất, vững mạnh về tinh thần và là nền
tảng của đời sống mới, của phong trào thi đua yêu nước?
a. Trung với nước, hiếu với dân.
b. Yêu thương con người.
c. Cần, kiệm, liêm, chính.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng.
Câu 177: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Câu nói trên là của ai?
a. Khổng Tử.
b. Mạnh Tử.
a. Các Mác.
c. Hồ Chí Minh.
Câu 178: Luận điểm: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn
luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong” là của ai?
a. Các Mác.
b. Khổng Tử.
c. Mạnh Tử.
d. Hồ Chí Minh.
Câu 179: Ba thứ giặc nội xâm theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Tay sai, bù nhìn, bọn ăn bám.
b. Bè phái, a dua, nịnh hót.
c. Tham ô, lãng phí, quan liêu.
d. Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Câu 180: “Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Câu trên được
trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
a. Đường Kách mệnh.
b. Đạo đức cách mạng.
c. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
d. Đời sống mới.
Câu 181: Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” của Hồ Chí Minh được in lần đầu tiên trên tạp chí
nào?
a. Tạp chí Quân đội nhân dân.
b. Tạp chí Học tập.
c. Tạp chí Những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội.
d. Tạp chí Xây dựng Đảng.
Câu 182: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật
trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân
dân”. Câu trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
a. Đạo đức cách mạng.
b. Đường Kách mệnh.
c. Di chúc.
d. Sửa đổi lối làm việc.
Câu 183: Hồ Chí Minh đã dùng bút danh gì để viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”?
a. Tân Sinh.
b. Trần lực.
c. X.Y.Z.
d. T. Lan.
Câu 184: “Không có việc gì khó.
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Bài thơ trên của Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào?
a. Trong thư gửi cho thanh niên toàn quốc tháng 7/1947.
b. Trong buổi nói chuyện với đại biểu nhân dân thành phố Hải Phòng.
c. Thăm đơn vị thanh niên xung phong trong chiến dịch Biên giới 1950.
d. Trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II.
Câu 185: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh
hùng vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước
ta”. Nhận định trên ra đời vào thời gian và hoàn cảnh nào?
a. Ngày 2/9/1969, bản thông cáo đặc biệt.
b. Ngày 9/9/1969, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh.
c. Ngày 20/10 đến 20/11/1987, NQ 24C/18.65, khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần 24.
d. Ngày 2/9/1990, trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đáp Án
Câu 1: b
Câu 2: d
Câu 3: a
Câu 4: b
Câu 5: e
Câu 6: b
Câu 7: b
Câu 8: c
Câu 9: d
Câu 10: b
Câu 11: c
Câu 12: b
Câu 13: c
Câu 14: d
Câu 15: d
Câu 16: d
Câu 17: a
Câu 18: a
Câu 19: c
Câu 20: b
Câu 21: b
Câu 22: c
Câu 23: a
Câu 24: c
Câu 25: a
Câu 26: d
Câu 27: c
Câu 28: b
Câu 29: c
Câu 30: a
Câu 38: d
Câu 39: b
Câu 40: c
Câu 41: a
Câu 42: c
Câu 43: a
Câu 44: a
Câu 45: b
Câu 46: d
Câu 47: d
Câu 48: c
Câu 49: d
Câu 50: b
Câu 51: d
Câu 52: b
Câu 53: a
Câu 54: a
Câu 55: a
Câu 56: c
Câu 57: d
Câu 58: c
Câu 59: d
Câu 60: d
Câu 61: b
Câu 62: c
Câu 63: c
Câu 64: b
Câu 65: c
Câu 66: a
Câu 67: a
Câu 75: a
Câu 76: b
Câu 77: b
Câu 78: c
Câu 79: d
Câu 80: d
Câu 81: a
Câu 82: b
Câu 83: b
Câu 84: d
Câu 85: d
Câu 86: c
Câu 87: a
Câu 88: c
Câu 89: a
Câu 90: c
Câu 91: d
Câu 92: a
Câu 93: d
Câu 94: b
Câu 95: b
Câu 96: d
Câu 97: b
Câu 98: d
Câu 99: b
Câu 100: c
Câu 101: c
Câu 102: a
Câu 103: d
Câu 104: c
Câu 112: d
Câu 113: d
Câu 114: b
Câu 115: b
Câu 116: a
Câu 117: c
Câu 118: d
Câu 119: a
Câu 120: c
Câu 121: c
Câu 122: c
Câu 123: c
Câu 124: a
Câu 125: c
Câu 126: d
Câu 127: a
Câu 128: a
Câu 129: b
Câu 130: c
Câu 131: a
Câu 132: e
Câu 133: b
Câu 134: d
Câu 135: a
Câu 136: e
Câu 137: c
Câu 138: d
Câu 139: b
Câu 140: d
Câu 141: a
Câu 149: a
Câu 150: c
Câu 151: a
Câu 152: d
Câu 153: d
Câu 154: b
Câu 155: d
Câu 156: a
Câu 157: c
Câu 158: b
Câu 159: b
Câu 160: d
Câu 161: d
Câu 162: a
Câu 163: d
Câu 164: a
Câu 165: b
Câu 166: c
Câu 167: d
Câu 168: c
Câu 169: a
Câu 170: d
Câu 171: b
Câu 172: d
Câu 173: b
Câu 174: b
Câu 175: b
Câu 176: c
Câu 177: a
Câu 178: d
Câu 31: b
Câu 32: b
Câu 33: b
Câu 34: d
Câu 35: d
Câu 36: c
Câu 37: a
Câu 68: a
Câu 69: a
Câu 70: b
Câu 71: b
Câu 72: c
Câu 73: a
Câu 74: b
Câu 105: d
Câu 106: a
Câu 107: b
Câu 108: d
Câu 109: d
Câu 110: b
Câu 111: e
Câu 142: a
Câu 143: a
Câu 144: d
Câu 145: b
Câu 146: b
Câu 147: d
Câu 148: a
Câu 179: c
Câu 180: b
Câu 181: b
Câu 182: c
Câu 183: c
Câu 184: c
Câu 185: b

More Related Content

What's hot

ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.docx
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.docxĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.docx
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.docxNguynHiAnh2P20
 
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt NamTrắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Namvietlod.com
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng SảnPhuong Nha Nguyen
 
670Câu-trắc-nghiệm-TTHCM-tham-khảo- THI CUỐI KÌ.docx
670Câu-trắc-nghiệm-TTHCM-tham-khảo- THI CUỐI KÌ.docx670Câu-trắc-nghiệm-TTHCM-tham-khảo- THI CUỐI KÌ.docx
670Câu-trắc-nghiệm-TTHCM-tham-khảo- THI CUỐI KÌ.docxAnhNguynNgc28
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdfPhngUyn922456
 
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí MinhTrắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minhvietlod.com
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmLam Pham
 
Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Có Đáp Án)
Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Có Đáp Án) Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Có Đáp Án)
Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Có Đáp Án) nataliej4
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhmai_mai_yb
 
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docxTrắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docxTrnhThanhThanh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độĐức Lê
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docxTrắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docxHuyenDiem2
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namHeli Sama
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuongmai_mai_yb
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 2
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 2Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 2
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 2vietlod.com
 

What's hot (20)

ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.docx
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.docxĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.docx
ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.docx
 
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt NamTrắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Trắc nghiệm Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 
670Câu-trắc-nghiệm-TTHCM-tham-khảo- THI CUỐI KÌ.docx
670Câu-trắc-nghiệm-TTHCM-tham-khảo- THI CUỐI KÌ.docx670Câu-trắc-nghiệm-TTHCM-tham-khảo- THI CUỐI KÌ.docx
670Câu-trắc-nghiệm-TTHCM-tham-khảo- THI CUỐI KÌ.docx
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
 
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí MinhTrắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Có Đáp Án)
Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Có Đáp Án) Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Có Đáp Án)
Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh (Có Đáp Án)
 
Chương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinhChương 1, tư tưởng hchinh
Chương 1, tư tưởng hchinh
 
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docxTrắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docxTrắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuong
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 2
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 2Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 2
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 2
 

Viewers also liked

426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMNgananh Saodem
 
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp ánMyLan2014
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100ghost243
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300ghost243
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )101 200
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )101 200300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )101 200
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )101 200ghost243
 
Tu tuong hcm trac nghiem tại 123doc.vn (1)
Tu tuong hcm trac nghiem   tại 123doc.vn (1)Tu tuong hcm trac nghiem   tại 123doc.vn (1)
Tu tuong hcm trac nghiem tại 123doc.vn (1)Nhớ Biển
 
Bộ đề trắc nghiệm: Chủ nghĩa Mác - Lênin
Bộ đề trắc nghiệm: Chủ nghĩa Mác - LêninBộ đề trắc nghiệm: Chủ nghĩa Mác - Lênin
Bộ đề trắc nghiệm: Chủ nghĩa Mác - Lêninvietlod.com
 
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)Ngananh Saodem
 
Trắc nghiệm tư tưởng hcm (140 câu hay)
Trắc nghiệm tư tưởng hcm (140 câu hay)Trắc nghiệm tư tưởng hcm (140 câu hay)
Trắc nghiệm tư tưởng hcm (140 câu hay)Thịnh NguyễnHuỳnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnNam Xuyen
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp ánMyLan2014
 
Tutuonghochiminh hoc di nhe
Tutuonghochiminh hoc di nheTutuonghochiminh hoc di nhe
Tutuonghochiminh hoc di nhetuan anh nguyen
 
Trắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthTrắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthhungphan2912
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minhsjuxinh
 
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loiTailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loiTrần Đức Anh
 

Viewers also liked (20)

426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
 
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
147 câu hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )101 200
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )101 200300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )101 200
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )101 200
 
Tu tuong hcm trac nghiem tại 123doc.vn (1)
Tu tuong hcm trac nghiem   tại 123doc.vn (1)Tu tuong hcm trac nghiem   tại 123doc.vn (1)
Tu tuong hcm trac nghiem tại 123doc.vn (1)
 
Bộ đề trắc nghiệm: Chủ nghĩa Mác - Lênin
Bộ đề trắc nghiệm: Chủ nghĩa Mác - LêninBộ đề trắc nghiệm: Chủ nghĩa Mác - Lênin
Bộ đề trắc nghiệm: Chủ nghĩa Mác - Lênin
 
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
Đáp án Tư tưởng HCM (tham khảo)
 
Trắc nghiệm tư tưởng hcm (140 câu hay)
Trắc nghiệm tư tưởng hcm (140 câu hay)Trắc nghiệm tư tưởng hcm (140 câu hay)
Trắc nghiệm tư tưởng hcm (140 câu hay)
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
240 câu trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô có đáp án
 
Tutuonghochiminh hoc di nhe
Tutuonghochiminh hoc di nheTutuonghochiminh hoc di nhe
Tutuonghochiminh hoc di nhe
 
Tho t7 8_9_10_2010
Tho t7 8_9_10_2010Tho t7 8_9_10_2010
Tho t7 8_9_10_2010
 
Tai lieu duong loi
Tai lieu duong loiTai lieu duong loi
Tai lieu duong loi
 
Trắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qthTrắc nghiệm qth
Trắc nghiệm qth
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loiTailieu.vncty.com   ngan hang on thi mon duong loi
Tailieu.vncty.com ngan hang on thi mon duong loi
 

Similar to 185 câu hỏi trắc nghiệm môn tư tưởng hồ chí minh

HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxChangChang438370
 
trắc nghiệm tư tưởng.pdf
trắc nghiệm tư tưởng.pdftrắc nghiệm tư tưởng.pdf
trắc nghiệm tư tưởng.pdfLaThThuNgn
 
đường lối đcs
đường lối đcsđường lối đcs
đường lối đcsHiêu Le
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNguyen_Anh_Nguyet
 
600 cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh
600 cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh600 cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh
600 cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minhDimThTrangg
 
600-cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh.pdf
600-cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh.pdf600-cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh.pdf
600-cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh.pdfTrnHuynTrang19
 
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13NguynHngXun1
 
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.docngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.docNgccMinhh1
 
ÔN TẬP TN TTHCM.docx
ÔN TẬP TN TTHCM.docxÔN TẬP TN TTHCM.docx
ÔN TẬP TN TTHCM.docxngocanhvu52
 
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án) Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án) nataliej4
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm Tú Zin
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmPhan Binh Minh
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmPhan Binh Minh
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh VuKirikou
 
bai-tap-trac-nghiem-cnxhkh-chuong-1-7.pdf
bai-tap-trac-nghiem-cnxhkh-chuong-1-7.pdfbai-tap-trac-nghiem-cnxhkh-chuong-1-7.pdf
bai-tap-trac-nghiem-cnxhkh-chuong-1-7.pdfLinhC23
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmNgan Ha Le Hoang
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmsanggiau
 

Similar to 185 câu hỏi trắc nghiệm môn tư tưởng hồ chí minh (20)

HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
trắc nghiệm tư tưởng.pdf
trắc nghiệm tư tưởng.pdftrắc nghiệm tư tưởng.pdf
trắc nghiệm tư tưởng.pdf
 
Tutuonghochiminh
Tutuonghochiminh Tutuonghochiminh
Tutuonghochiminh
 
đường lối đcs
đường lối đcsđường lối đcs
đường lối đcs
 
trac nghiem tu tuong HCM.pdf
trac nghiem tu tuong HCM.pdftrac nghiem tu tuong HCM.pdf
trac nghiem tu tuong HCM.pdf
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
 
600 cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh
600 cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh600 cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh
600 cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh
 
600-cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh.pdf
600-cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh.pdf600-cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh.pdf
600-cau-trac-nghiem-tu-tuong-ho-chi-minh.pdf
 
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
 
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.docngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
ngan-hang-cau-hoi-nghien-cuu-6-bai-ly-luan-chinh-tri-danh-cho-doan-vien.doc
 
Lich su dang
Lich su dangLich su dang
Lich su dang
 
ÔN TẬP TN TTHCM.docx
ÔN TẬP TN TTHCM.docxÔN TẬP TN TTHCM.docx
ÔN TẬP TN TTHCM.docx
 
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án) Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án)
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (Có Đáp Án)
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcm
 
Dc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcmDc on tap_tu_tuong_hcm
Dc on tap_tu_tuong_hcm
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
 
bai-tap-trac-nghiem-cnxhkh-chuong-1-7.pdf
bai-tap-trac-nghiem-cnxhkh-chuong-1-7.pdfbai-tap-trac-nghiem-cnxhkh-chuong-1-7.pdf
bai-tap-trac-nghiem-cnxhkh-chuong-1-7.pdf
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 

More from MyLan2014

Sac career-event-2017- eng
Sac career-event-2017- engSac career-event-2017- eng
Sac career-event-2017- engMyLan2014
 
Kinh te vi mo - Bản kế hoạch kinh doanh BCS Truc Tuyen
Kinh te vi mo - Bản kế hoạch kinh doanh BCS Truc TuyenKinh te vi mo - Bản kế hoạch kinh doanh BCS Truc Tuyen
Kinh te vi mo - Bản kế hoạch kinh doanh BCS Truc TuyenMyLan2014
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp ánMyLan2014
 
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cươngLuật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cươngMyLan2014
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMyLan2014
 
Hai lòng khach voi dich vu giao duc mien phi quan tri marketing
Hai lòng khach voi dich vu giao duc mien phi quan tri marketingHai lòng khach voi dich vu giao duc mien phi quan tri marketing
Hai lòng khach voi dich vu giao duc mien phi quan tri marketingMyLan2014
 
Phân tích seo của vinabook-internet marketing
Phân tích seo của vinabook-internet marketingPhân tích seo của vinabook-internet marketing
Phân tích seo của vinabook-internet marketingMyLan2014
 
Ngon ngu khong loi giao tieo trong kinh doanh
Ngon ngu khong loi giao tieo trong kinh doanhNgon ngu khong loi giao tieo trong kinh doanh
Ngon ngu khong loi giao tieo trong kinh doanhMyLan2014
 
Ky nang giai quyet van de di lam them hay di hoc
Ky nang giai quyet van de di lam them hay di hocKy nang giai quyet van de di lam them hay di hoc
Ky nang giai quyet van de di lam them hay di hocMyLan2014
 
Noi so hai tac dong den viec ra quyet dinh cua ca nhan
Noi so hai tac dong den viec ra quyet dinh cua ca nhanNoi so hai tac dong den viec ra quyet dinh cua ca nhan
Noi so hai tac dong den viec ra quyet dinh cua ca nhanMyLan2014
 
Ke hoach to chuc van nghe khoa ufm quan tri hoc
Ke hoach to chuc van nghe khoa ufm quan tri hocKe hoach to chuc van nghe khoa ufm quan tri hoc
Ke hoach to chuc van nghe khoa ufm quan tri hocMyLan2014
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnMyLan2014
 
Ban chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color groupBan chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color groupMyLan2014
 
Qua trinh hình thanh phat trien chu nghia mac - color group
Qua trinh hình thanh phat trien chu nghia mac - color groupQua trinh hình thanh phat trien chu nghia mac - color group
Qua trinh hình thanh phat trien chu nghia mac - color groupMyLan2014
 
quy trinh quyet dinh mua - hanh vi khach hang-COLOR GROUP
quy trinh quyet dinh mua - hanh vi khach hang-COLOR GROUPquy trinh quyet dinh mua - hanh vi khach hang-COLOR GROUP
quy trinh quyet dinh mua - hanh vi khach hang-COLOR GROUPMyLan2014
 
Quan ly truyen thong ca nhan full
Quan ly truyen thong ca nhan fullQuan ly truyen thong ca nhan full
Quan ly truyen thong ca nhan fullMyLan2014
 
Phan tich chinh sach tren mo hinh is lm
Phan tich chinh sach tren mo hinh is lmPhan tich chinh sach tren mo hinh is lm
Phan tich chinh sach tren mo hinh is lmMyLan2014
 
AEON-Tham nhap thi truong viet nam
AEON-Tham nhap thi truong viet namAEON-Tham nhap thi truong viet nam
AEON-Tham nhap thi truong viet namMyLan2014
 
Su hinh thanh marketing-COLOR GROUP
Su hinh thanh marketing-COLOR GROUPSu hinh thanh marketing-COLOR GROUP
Su hinh thanh marketing-COLOR GROUPMyLan2014
 

More from MyLan2014 (20)

Sac career-event-2017- eng
Sac career-event-2017- engSac career-event-2017- eng
Sac career-event-2017- eng
 
Kinh te vi mo - Bản kế hoạch kinh doanh BCS Truc Tuyen
Kinh te vi mo - Bản kế hoạch kinh doanh BCS Truc TuyenKinh te vi mo - Bản kế hoạch kinh doanh BCS Truc Tuyen
Kinh te vi mo - Bản kế hoạch kinh doanh BCS Truc Tuyen
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
100 câu hỏi tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án
 
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cươngLuật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
Luật hình sự Việt Nam - Pháp luật đại cương
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
 
Hai lòng khach voi dich vu giao duc mien phi quan tri marketing
Hai lòng khach voi dich vu giao duc mien phi quan tri marketingHai lòng khach voi dich vu giao duc mien phi quan tri marketing
Hai lòng khach voi dich vu giao duc mien phi quan tri marketing
 
Phân tích seo của vinabook-internet marketing
Phân tích seo của vinabook-internet marketingPhân tích seo của vinabook-internet marketing
Phân tích seo của vinabook-internet marketing
 
Ngon ngu khong loi giao tieo trong kinh doanh
Ngon ngu khong loi giao tieo trong kinh doanhNgon ngu khong loi giao tieo trong kinh doanh
Ngon ngu khong loi giao tieo trong kinh doanh
 
Ky nang giai quyet van de di lam them hay di hoc
Ky nang giai quyet van de di lam them hay di hocKy nang giai quyet van de di lam them hay di hoc
Ky nang giai quyet van de di lam them hay di hoc
 
Noi so hai tac dong den viec ra quyet dinh cua ca nhan
Noi so hai tac dong den viec ra quyet dinh cua ca nhanNoi so hai tac dong den viec ra quyet dinh cua ca nhan
Noi so hai tac dong den viec ra quyet dinh cua ca nhan
 
Ke hoach to chuc van nghe khoa ufm quan tri hoc
Ke hoach to chuc van nghe khoa ufm quan tri hocKe hoach to chuc van nghe khoa ufm quan tri hoc
Ke hoach to chuc van nghe khoa ufm quan tri hoc
 
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcnQuan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
Quan diem mac lenin ve xay dung nha nuoc xhcn
 
Ban chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color groupBan chat cua y thuc mac lenin - color group
Ban chat cua y thuc mac lenin - color group
 
Qua trinh hình thanh phat trien chu nghia mac - color group
Qua trinh hình thanh phat trien chu nghia mac - color groupQua trinh hình thanh phat trien chu nghia mac - color group
Qua trinh hình thanh phat trien chu nghia mac - color group
 
quy trinh quyet dinh mua - hanh vi khach hang-COLOR GROUP
quy trinh quyet dinh mua - hanh vi khach hang-COLOR GROUPquy trinh quyet dinh mua - hanh vi khach hang-COLOR GROUP
quy trinh quyet dinh mua - hanh vi khach hang-COLOR GROUP
 
Quan ly truyen thong ca nhan full
Quan ly truyen thong ca nhan fullQuan ly truyen thong ca nhan full
Quan ly truyen thong ca nhan full
 
Phan tich chinh sach tren mo hinh is lm
Phan tich chinh sach tren mo hinh is lmPhan tich chinh sach tren mo hinh is lm
Phan tich chinh sach tren mo hinh is lm
 
AEON-Tham nhap thi truong viet nam
AEON-Tham nhap thi truong viet namAEON-Tham nhap thi truong viet nam
AEON-Tham nhap thi truong viet nam
 
Su hinh thanh marketing-COLOR GROUP
Su hinh thanh marketing-COLOR GROUPSu hinh thanh marketing-COLOR GROUP
Su hinh thanh marketing-COLOR GROUP
 

185 câu hỏi trắc nghiệm môn tư tưởng hồ chí minh

  • 1. 185 câu hỏi trắc nghiệm môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh (có đáp án) Câu 1: Năm 1925, Hồ Chí Minh thành lập tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là tổ chức nào? a. Việt Nam thanh niên cách mạng. b. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. c. Việt Nam Quang phục hội. d. Duy tân hội. Câu 2: Giá trị truyền thống cốt lõi nào của dân tộc Việt Nam đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước? a. Đoàn kết dân tộc. b. Lòng thương yêu con người. c. Dũng cảm, sáng tạo. d. Chủ nghĩa yêu nước. Câu 3: Hồ Chí Minh xác định đường lối, chủ trương và phương pháp cách mạng phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận nào? a. Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin. b. Phương pháp làm việc biện chứng. c. Nhân sinh quan cách mạng. d. Đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Câu 4: Trong những giá trị truyền thống của dân tộc, giá trị nào được coi là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất của người Việt Nam? a. Truyền thống đoàn kết, cố kết cộng đồng. b. Chủ nghĩa yêu nước. c. Tinh thần nhân ái, tương thân tương ái. d. Trí thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài. Câu 5: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã thể hiện phẩm chất và năng lực hoạt động thực tiễn như thế nào? a. Nhân cách, phẩm chất và tài năng trí tuệ siêu việt. b. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, óc phê phán tinh tường, nhạy bén cái mới. c. Bản chất kiên định luôn tin vào dân, khiêm tốn giản dị, ham học hỏi. d. Khổ công học tập chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học, trái tim yêu nước, thương dân. e. a, b, c và d. Câu 6: Điều gì đã giúp cho Hồ Chí Minh sớm nhận thức và có hướng đi đúng để tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc? a. Hiểu rõ bản chất của những từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái. b. Nguồn gốc của những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình. c. Nhận ra những hạn chế của những người đi trước. d. Cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Câu 7: Thời kỳ nào dưới đây, Hồ Chí Minh nhận thức được sự cần thiết phải đoàn kết những người bị áp bức, đoàn kết các dân tộc thuộc địa nhằm thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc? a. 1989 - 1911. b. 1911 - 1920. c. 1921 - 1930. d. 1930 - 1945. Câu 8: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực nào của Nho giáo? a. Từ bi, bác ái. b. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. c. Triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính. d. Ý thức cố kết cộng đồng.
  • 2. Câu 9: Vì sao Nguyễn Ái Quốc đứng về phía đa số tán thành Quốc tế III? a. Quốc tế II phân rã. b. Đảng Xã hội Pháp phân liệt. c. Quốc tế III đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. d. Quốc tế III quan tâm đến thuộc địa. Câu 10: Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc được xem là tác phẩm lý luận đầu tiên của cách mạng Việt Nam? a. Đường Kách mệnh. b. Bản án chế độ thực dân Pháp. c. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. d. Vi hành. Câu 11: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi nào? a. Năm 1911, khi Người ra đi tìm đường cứu nước. b. Năm 1917, khi Người trở lại nước Pháp. c. Năm 1919, khi Người ký tên trong yêu sách 8 điểm. d. Năm 1920, khi Người đi dự Đại hội Tours. Câu 12: “Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Câu nói trên được Hồ Chí Minh viết trong bức thư nào dưới đây? a. Thư gởi đồng bào Nam Bộ (26/9/1945). b. Thư gởi Ủy Ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945). c. Thư Kính cáo đồng bào (1941). d. a, b và c. Câu 13: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Hồ Chí Minh đã nói với ai? a. Võ Nguyên Giáp. b. Võ Nguyên Giáp. c. Võ Nguyên Giáp. d. Hà Huy Tập. Câu 14: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được Hồ Chí Minh nói vào ngày, tháng, năm? a. Ngày 13/5/1955. b. Ngày 14/10/1960. c. Ngày 14/5/1963. d. Ngày 17/7/1966. Câu 15: Hồ Chí Minh được Hội đồng văn hóa, khoa học, giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất vào năm nào? a. Năm 1969. b. Năm 1975. c. Năm 1987. d. Năm 1990. Câu 16: Những giá trị truyền thống nào của dân tộc Việt Nam đã ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Truyền thống yêu nước. b. Ý chí tự lực, tự cường, bất khuất trong quá trình dựng nước và giữ nước. c. Tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái. d. a, b và c. Câu 17: Năm điều dạy thiếu niên, nhi đồng: “Yêu tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt
  • 3. Khiêm tốn thật thà dũng cảm”. Được Bác Hồ viết vào dịp nào? a. Thư gửi cho thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong. b. Thư chúc Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. c. Nhân dịp khai giảng đầu năm học. Câu 18: Đối tượng nghiên cứu của môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Hệ thống các quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. b. Mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội. c. Cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh. d. Di sản của Hồ Chí Minh. Câu 19: Từ năm 1905 đến năm 1910, Nguyễn Tất Thành học tại trường nào? a. Quốc Tử giám, Hà Nội. b. Trường làng, Nghệ An. c. Trường Quốc học, Huế. d. Trường Dục Thanh, Phan Thiết. Câu 20: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng và khánh thành vào thời gian nào, tại đâu? a. 29/8/1973 và 23/7/1975, Ba Đình - Hà Nội. b. 2/9/1973 và 29/8/1975, Ba Đình - Hà Nội. c. 29/8/1973 và 19/5/1975, Ba Đình - Hà Nội. d. 29/8/1973 và 22/12/1976, Ba Đình - Hà Nội. Câu 21: Tên gọi Hồ Chí Minh có từ năm nào? a. Năm 1930. b. Năm 1942. c. Năm 1945. d. Năm 1960. Đáp án: b Câu 22: Cây vú sữa trong Phủ Chủ tịch do chính tay Hồ Chí Minh trồng được đồng bào tỉnh nào tặng? a. Tỉnh Bến Tre. b. Tỉnh Đồng Tháp. c. Tỉnh Cà Mau. d. Tỉnh Kiên Giang. Câu 23: Hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Được Hồ Chí Minh viết vào năm nào? a. Năm 1941. b. Năm 1942. c. Năm 1969. d. Năm 1968. Câu 24: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập…”. Câu trên được trích trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh? a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. b. Chính cương vắn tắt. c. Tuyên ngôn độc lập. d. Đường Kách mệnh. Câu 25: Hồ Chí Minh bắt đầu viết Di chúc lần đầu tiên vào thời gian nào? a. 9 giờ, ngày 10/5/1965.
  • 4. b. 16 giờ, ngày 15/5/1965. c. 10 giờ, ngày 19/5/1965. d. 9 giờ, ngày 19/5/1967. Câu 26: Trong các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ nào Hồ Chí Minh vượt qua thử thách, kiên trì và giữ vững lập trường cách mạng? a. Thời kỳ 1890 - 1911. b. Thời kỳ 1911 - 1920. c. Thời kỳ 1921 - 1930. d. Thời kỳ 1930 - 1945. e. Thời kỳ 1945 - 1969. Câu 27: Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu tiên vào thời gian nào, tại đâu? a. Ngày 19/8/1920, Xanh Petecbua. b. Ngày 20/5/1917, Matxcova. c. Ngày 30/6/1923, Petrograt. d. Ngày 30/12/1923, Matxcova. Câu 28: Tác phẩm nào của Hồ Chí Minh là sự tập hợp những bài giảng của Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin để chuẩn bị cho sự ra đời một chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam? a. Người cùng khổ. b. Đường Kách mệnh c. Vấn đề dân bản xứ. d. Bản án chế độ thực dân Pháp. Câu 29: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Câu nói trên trích trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh? a. Chính cương vắn tắt. b. Tuyên ngôn độc lập. c. Di chúc. d. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Câu 30: Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng thương dân, thân dân của ai trong gia đình của Người? a. Nguyễn Sinh Sắc. b. Hoàng Thị Loan. c. Nguyễn Thị Thanh. d. Nguyễn Sinh Khiêm. Câu 31: Trong thời đại ngày nay, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức về những vấn đề cơ bản gì? a. Nhận thức về kẻ thù nội xâm và ngoại xâm. b. Nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người. c. Nhận thức về xã hội cộng sản của tương lai. d. a, b và c. Câu 32: Quốc tế Cộng sản được thành lập vào thời gian nào? a. Tháng 2/1919. b. Tháng 3/1919. c. Tháng 4/1919. d. Tháng 5/1919. Câu 33: Yếu tố nào được xem là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Chủ nghĩa yêu nước. b. Chủ nghĩa Mác - Lênin.
  • 5. c. Chủ nghĩa Tam dân. d. Chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Câu 34: Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? a. Theo phương pháp mácxit. b. Nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin. c. Vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam. d. a, b và c. Câu 35: Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị như thế nào đối với sự phát triển của thế giới? a. Phản ánh khát vọng thời đại. b. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người. c. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả. d. a, b và c. Câu 36: Tư tưởng cốt lõi, xuyên suốt quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh là gì? a. Độc lập dân tộc, dân chủ, chủ nghĩa xã hội. b. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. c. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. d. Nâng cao đời sống của nhân dân. Câu 37: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là gì? a. Vấn đề dân tộc thuộc địa. b. Kết hợp vấn đề dân tộc với giai cấp. c. Vấn đề giải phóng nhân dân toàn thế giới. d. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Câu 38: Hồ Chí Minh viết:“Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người,…luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những câu châm ngôn lý tưởng: bác ái, bình đẳng, .v.v.”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Chủ nghĩa dân tộc. b. Chủ nghĩa tư bản. c. Chủ nghĩa đế quốc. d. Chủ nghĩa tư bản thực dân. Câu 39: Lần đầu tiên Hồ Chí Minh tiếp xúc khẩu hiệu: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của Pháp ở đâu? a. Trường Quốc học - Huế. b. Trường tiểu học Pháp - Việt. c. Quốc Tử Giám - Hà Nội. d. Trường Dục Thanh - Phan Thiết. Câu 40: C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về cuộc đấu tranh nào?chống… Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Chống chủ nghĩa tư bản. b. Chống chủ nghĩa dân tộc. c. Chống chủ nghĩa thực dân. d. Chống chủ nghĩa đế quốc. Câu 41: Kiến nghị về Cương lĩnh hành động của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh viết: “Phát động chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế Cộng sản… Khi chủ nghĩa dân tộc của họ giành thắng lợi… nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành …(A)…”. Điền vào chỗ trống (A) những từ còn thiếu. a. Chủ nghĩa quốc tế. b. Chủ nghĩa thực dân. c. Chủ nghĩa xã hội. d. Chủ nghĩa dân tộc.
  • 6. Câu 42: Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Năm 1960, Hồ Chí Minh nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và… trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Nhân dân. b. Giai cấp. c. Những người lao động. d. Dân tộc. Câu 43: Hồ Chí Minh khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu…, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Chủ nghĩa xã hội. b. Dân tộc. c. Cộng sản chủ nghĩa. d. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 44: Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông như thế nào so với các nước tư bản phương Tây? a. Khác nhau. b. Giống nhau. c. Vừa giống, vừa khác. Câu 45: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là mâu thuẫn nào? a. Giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. b. Giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. c. Giữa các nước thuộc địa với nhau. d. Giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Câu 46: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đối tượng cần phải đánh đổ của cách mạng ở thuộc địa là gì? a. Chủ nghĩa thực dân. b. Tay sai. c. Địa chủ d. Chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Câu 47: Hồ Chí Minh đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Người khẳng định: “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường…”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Cách mạng thuộc địa. b. Cách mạng tư sản. c. Cách mạng giải phóng dân tộc. d. Cách mạng vô sản. Câu 48: Vì sao Hồ Chí Minh hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế III? a. Vì thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga. b. Vì đây là phương hướng mới. c. Vì họ bênh vực cho các dân tộc bị áp bức. d. Vì họ chiếm số đông trên thế giới. Câu 49: Về lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc…”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Giai cấp tư sản. b. Địa chủ. c. Trí thức. d. Một hai người. Câu 50: Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Người khẳng định: “công nông là…”. Điền vào chỗ trống
  • 7. những từ còn thiếu. a. Then chốt. b. Gốc cách mệnh. c. Nòng cốt. d. Yếu tố quyết định. Câu 51: Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Tất cả các đồng chí đều biết rằng hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc… đang tập trung ở các nước thuộc địa”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Đế quốc. b. Xâm lược. c. Thực dân. d. Tư bản chủ nghĩa. Câu 52: Theo Hồ Chí Minh: “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn tách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của…”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Cách mạng thế giới. b. Cách mạng vô sản. c. Cách mạng thuộc địa. d. Cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 53: Đánh giá cao sức mạnh của dân tộc, Người nói: “Một dân tộc không… mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Tự lực cánh sinh. b. Tự giải phóng. c. Tự lực tự cường. Câu 54: Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc “lực lượng chính là ở dân”. Người khẳng định:“Không dùng toàn lực của… về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Nhân dân. b. Cách mạng. c. Dân tộc. d. a, b và c. Câu 55: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: tiến lên… là bước phát triển tất yếu ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành độc lập theo con đường cách mạng vô sản. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Chủ nghĩa xã hội. b. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. c. Chủ nghĩa cộng sản. d. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Câu 56: Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có… mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Cách mạng vô sản. b. Giải phóng giai cấp. c. Chủ nghĩa cộng sản. d. Giải phóng dân tộc. Câu 57: Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ những phương diện nào? a. Khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam. b. Đạo đức. c. Văn hóa. d. a, b và c.
  • 8. Câu 58: Hồ Chí Minh nói: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao… của nhân dân”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Lối sống. b. Nếp sống. c. Mức sống. d. Đời sống. Câu 59: Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, phải có…”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin. b. Lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa. c. Độc lập dân tộc. d. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Câu 60: Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ được Hồ Chí Minh xác định cụ thể trên các lĩnh vực nào? a. Lĩnh vực chính trị. b. Lĩnh vực kinh kế. c. Lĩnh vực văn hóa - xã hội. d. a, b và c. Câu 61: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong chủ nghĩa xã hội là gì? a. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. b. Làm theo năng lực, hưởng theo lao động. c. Phân phối bình quân cho tất cả mọi người. d. Phân phối ưu tiên lao động trí óc. Câu 62: Theo Hồ Chí Minh, nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì? a. Khoa học - kỹ thuật. b. Kinh tế. c. Con người. d. Văn hóa. Câu 63: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ mấy? Năm nào? a. Đại hội biểu toàn quốc lần thứ V, năm 1982. b. Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VI, năm 1986. c. Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VII, năm 1991. d. Đại hội biểu toàn quốc lần thứ VII, năm 1992. Câu 64: Hồ Chí Minh khẳng định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một thời kỳ lịch sử như thế nào? a. Lâu dài. b. Lâu dài, đầy khó khăn. c. Gian khổ. d. Gay go. Câu 65: Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì? a. Xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. b. Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó lấy xây dựng làm trọng tâm. c. a và b đúng. d. a và b sai. Câu 66: Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đề ra hai nguyên tắc có tính chất phương pháp luận nhằm mục đích gì?
  • 9. a. Xác định bước đi và tìm cách làm phù hợp với Việt Nam. b. Phát huy tính sáng tạo của nhân dân. c. Nâng cao đời sống của nhân nhân. d. Xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Câu 67: Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì? a. Đào tạo con người. b. Nâng cao đời sống nhân dân. c. Phát triển kinh tế. d. Phát triển khoa học - kỹ thuật. Câu 68: Theo Hồ Chí Minh, thực hiện chế độ làm khoán dưới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nhằm mục đích gì? a. Ích chung và lại lợi riêng. b. Có lợi cho nhà nước. c. Khắc phục khó khăn về kinh tế của đất nước. d. Phát huy tính sáng tạo của nhân dân. Câu 69: Mâu thuẫn của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh đặt biệt lưu ý là gì? a. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta. b. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao khoa học - kỹ thuật với trình độ yếu kém của nước ta. c. Thực trạng kinh tế xã hội kém phát triển. d. a và b. Câu 70: Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh được nêu trong Di chúc là gì? a. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. b. Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. c. Làm cho mọi người hạnh phúc. d. Làm cho mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Câu 71: Chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” được nêu trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh? a. Đường Kách mệnh. b. Chính cương vắn tắt. c. Sách lược vắn tắt. d. Cương lĩnh chính trị. Câu 72: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới”. Luận điểm trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? a. Thường thức chính trị. b. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. c. Con đường dẫn tôi đến Lênin. d. Sửa đổi lối làm việc. Câu 73: Theo Hồ Chí Minh để hoàn thành được những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cần phải làm gì? a. Phát huy động lực, triệt tiêu trở lực. b. Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng - dân tộc. c. Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động. d. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 74: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Quan điểm trên được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng?
  • 10. a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986). b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991). c. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996). d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001). Câu 75: Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay như thế nào? a. Đại đoàn kết phải được củng cố và phát triển nhằm rửa được cái nhục đói nghèo, lạc hậu, cái nhục tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học - công nghệ, so với các nước trong khu vực và trên thế giới. b. Chăm lo xây dựng khối đoàn kết, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. c. Khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. d. a và b Câu 76: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930 được thể hiện trong tác phẩm nào của Người? a. Đường Kách mệnh. b. Thường thức chính trị. c. Nâng cao đạo đức cách mạng. d. Sửa đổi lối làm việc. Câu 77: Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng vào thời gian nào? a. Tháng 8/1945. b. Tháng 2/1951. c. Tháng 9/1960. d. Tháng 7/1954. Câu 78: Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì hai phong trào có mục tiêu chung. Mục tiêu đó là gì? a. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. b. Giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột. c. Giải phóng dân tộc làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường. d. b và c. Câu 79: Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò gì? a. Tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng. b. Lãnh đạo giai cấp công nhân làm cách mạng, xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa. c. Nâng cao bản chất giai cấp công nhân. d. Lãnh đạo toàn dân tộc làm cách mạng bằng đường lối, chủ trương và chính sách nhất quán. Câu 80: “Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Điều đó được Hồ Chí Minh khẳng định vào năm nào? a. Năm 1930. b. Năm 1951. c. Năm 1960. d. Năm 1965. Câu 81: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân tố nào đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam? a. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. b. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. c. Phát huy tính tích cực chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội. d. Đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 82: Khi nói đến phong trào yêu nước, Hồ Chí Minh đã đề cập đến lực lượng chủ yếu nào?
  • 11. a. Công nhân. b. Nông dân. c. Các tầng lớp trí thức khác. d. a và b. Câu 83: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành đội quân nào của cách mạng? a. Đội quân tiên phong của cách mạng. b. Đội quân chủ lực của cách mạng. c. Đội quân lãnh đạo cách mạng. d. a, b và c sai. Câu 84: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi? a. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng là khối đoàn kết được dẫn dắt bởi một chính đảng vô sản. b. Đảng có trách nhiệm vận động, tổ chức quần chúng, liên hệ với phong trào cách mạng các nước. c. Đảng Cộng sản là người dẫn đường, có trách nhiệm hoạch định đường lối đúng đắn, tổ chức đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. d. a, b và c. Câu 85: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân? a. Đảng ra đời nhằm mục đích phục vụ nhân dân. b. Lãnh đạo nhân dân, lấy sức dân, tài dân để làm những việc có lợi cho dân. c. Dựa vào dân, gắn bó máu thịt với dân là điều kiện tồn tại và phát triển của Đảng. d. a, b và c. Câu 86: Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền từ năm nào? a. Năm 1930. b. Năm 1935. c. Năm 1945. d. Năm 1946. Câu 87: Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã viết một tác phẩm được coi là: “Một vũ khí lợi hại của cộng sản”. Bạn hãy cho biết đó là tác phẩm nào? a. Nhật ký chìm tàuBản án chế độ thực dân Pháp. b. Con rồng tre. c. Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin.Dân vận. d. Con đường giải phóng.Kách mệnh. Câu 88: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác gốc của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì? a. Hoạch định đường lối đúng đắn. b. Xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”. c. Công tác cán bộ. d. a và b. Câu 89: Nội dung công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Về tư tưởng, lý luận; chính trị; tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ; đạo đức. b. Về công tác tổ chức cán bộ. c. Về lý luận và thực tiễn. d. a và b. Câu 90: Có mấy nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh? a. 3 nguyên tắc. b. 4 nguyên tắc. c. 5 nguyên tắc. d. 6 nguyên tắc.
  • 12. Câu 91: Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”, trong tác phẩm nào? a. Chánh cương vắn tắt. b. Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam. c. Thường thức chính trị. d. Đường Kách mệnh. Câu 92: Hồ Chí Minh đã nhắc nhở Đảng ta trong công tác tự phê bình và phê bình phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Điều đó được ghi trong văn kiện nào? a. Di chúc. b. Cương lĩnh chính trị của Đảng. c. Đạo đức cách mạng. d. Sách lược vắn tắt. Câu 93: Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh xem tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén nhất của Đảng ta? a. Là công cụ để Đảng ta khắc phục sửa chữa khuyết điểm. b. Giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng mạnh thêm. c. Nhờ nó mà chúng ta sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, tiến bộ không ngừng. d. b và c. Câu 94: Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến “Đoàn kết thống nhất trong Đảng”. Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ, cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Nội dung trên được Hồ Chí Minh ghi trong văn kiện nào? a. Sách lược vắn tắt. b. Di chúc. c. Chánh cương vắn tắt. d. Điều lệ vắn tắt. Câu 95: Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc gì? a. Lãnh đạo của Đảng. b. Tổ chức của Đảng. c. Sinh hoạt của Đảng. d. a và b. Câu 96: Thế nào là Đảng cầm quyền? a. Đảng trực tiếp lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo nhà nước, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. b. Đảng cầm quyền nhưng dân là chủ. c. Dựa trên cơ sở liên minh công - nông - trí. d. a và b. Câu 97: Mặt trận Việt Minh đầu tiên được Hồ Chí Minh xây dựng thí điểm ở đâu? a. Thái Nguyên. b. Cao Bằng. c. Tuyên Quang. d. Lạng Sơn. Câu 98: Ban Thường vụ được Nguyễn Ái Quốc đề nghị trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 8 năm 1941 gồm những ai? a. Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Hoàng Quốc Việt. b. Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh. c. Lê Hồng Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Văn Thụ. d. Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt.
  • 13. Câu 99: “Đoàn kết là sức mạnh của cách mạng” được Hồ Chí Minh phổ thành thơ, bài thơ đó tên gì và viết vào năm nào? a. Lịch sử nước ta, năm 1942. b. Ca sợi chỉ, năm 1942. c. Hòn đá, năm 1942. d. a, b và c sai. Câu 100: “Nam Bắc đoàn kết chặt chẽ”. “Quân, dân đoàn kết chặt chẽ”. “Cán bộ và chiến sĩ đoàn kết chặt chẽ”. Các câu nói trên ra đời trong hoàn cảnh và thời gian nào? a. Đại hội liên hoan thanh niên, năm 1955. b. Hội nghị cán bộ cải cách miền biển, năm 1956. c. Hội nghị cán bộ trung, cao cấp quân đội, năm 1956. d. a và b. Câu 101: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn hay dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta”. Câu nói trên của Hồ Chí Minh được viết trong bức thư nào? a. Thư gửi đồng bào Bắc bộ. b. Thư gửi Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ. c. Thư gửi đồng bào Nam bộ. d. a và c. Câu 102: “Hỡi ai con cháu Rồng tiên! Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau, Bất kỳ nam, nữ, nghèo, giàu, Bất kỳ già, trẻ cùng nhau kết đoàn. ……………………………… Mai sau sự nghiệp hoàn thành, Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng…” Đoạn thơ trên được Hồ Chí Minh viết trong bài thơ nào? Năm nào? a. Lịch sử nước ta, năm 1942. b. Quốc tế ca, năm 1945. c. Ca sợi chỉ, năm 1942. d. Thư Kính cáo đồng bào. Câu 103: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. Câu nói trên được ra đời trong hoàn cảnh nào? Năm nào? a. Hội nghị Trung ương 8, năm 1941. b. Hội nghị Trung ương 6, năm 1939. c. Hội nghị Trung ương 7, năm 1940. d.a, b, c và d sai. Câu 104: Theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam được lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh”, gọi tắt là gì? a. Đồng minh. b. Liên - Việt. c. Việt Minh. d. a, b và c sai. Câu 105: Tháng 9/1955, một tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời có tên gọi là gì? a. Việt Nam độc lập đồng minh. b. Mặt trận Tân Việt. c. Mặt trận độc lập đồng minh. d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 106: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
  • 14. Thành công, thành công, đại thành công”. Hai câu trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại Đại hội nào? a. Đại hội đại biểu Mật trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II. b. Đại hội đại biểu Mật trận Liên - Việt. c. Đại hội đại biểu Mật trận Việt Minh. d. Đại hội đại biểu Mật trận dân chủ. Câu 107: Theo Hồ Chí Minh động lực nào đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển đất nước? a. Đấu tranh giai cấp, cải tạo xã hội cũ. b. Đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức. c. Thực hiện công bằng xã hội. d. Xóa đói giảm nghèo. Câu 108: Lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Công nhân. b. Công nhân, nông dân. c. Học trò, nhà buôn. d. Công nhân, nông dân và lao động trí óc. Câu 109: “…toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Đoạn văn trên được trích trong văn kiện nào của Hồ Chí Minh? a. Đường Kách mệnh. b. Lời kêu gọi ngày 17/7/1966. c. Báo cáo Chính trị tại Đại hội III của Đảng năm 1960. d. Di chúc. Câu 110: Chọn câu trả lời đúng nhất với tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh. a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, sách lược. b. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược. c. Đại đoàn kết dân tộc là phương pháp chính trị. d. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sách lược. Câu 111: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng những mặt trận nào? a. Mặt trận đại đoàn kết dân tộc. b. Mặt trận đoàn kết Việt - Miên - Lào. c. Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam. d. Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. e. a, b, c và d. Câu 112: Sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố chủ yếu nào? a. Chủ nghĩa yêu nước. b. Tinh thần đoàn kết. c. Ý thức tự lực, tự cường. d. a, b và c. Câu 113: Sức mạnh thời đại bao gồm những yếu tố nào? a. Sức mạnh khoa học và công nghệ. b. Sự đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế. c. Sự đoàn kết các dân tộc bị áp bức. d. a, b và c. Câu 114: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu thơ sau đây của Hồ Chí Minh: “Rằng đây bốn biển một nhà, ………… đều là anh em”. a. Lao động thế giới. b. Bốn phương vô sản. c. Vàng, đen, trắng, đỏ.
  • 15. d. Năm châu, bốn biển. Câu 115: Tìm yếu tố không nằm trong Mặt trận dân tộc thống nhất. a. Đảng Cộng sản. b. Nhà nước xã hội chủ nghĩa. c. Các tổ chức chính trị xã hội. d. a, b và c. Câu 116: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của dân tộc ta. Đại đoàn kết là một lực lượng thống nhất”. Câu nói trên được trích trong bài viết nào của Hồ Chí Minh? Năm nào? a. Thư gửi đồng bào cả nước, năm 1956. b. Thư gửi đồng bào miền Nam, năm 1956. c. Thư gửi đồng bào Tây Nguyên, năm 1956. d. Thư gửi đồng bào các dân tộc thiểu số, năm 1956. Câu 117: Bạn hãy cho biết Hồ Chí Minh có bao nhiêu tên gọi, bút danh, bí danh? a. 150 tên gọi, bút danh, bí danh. b. 151 tên gọi, bút danh, bí danh. c. 152 tên gọi, bút danh, bí danh. d. 153 tên gọi, bút danh, bí danh. Câu 118: Bạn hãy cho biết niềm tin tất thắng vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta được thể hiện qua đoạn văn nào trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh? a. Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta b. Dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, c. Song nhất định thắng lợi hoàn toàn. d. a, b và c. Câu 119: Trong thư Kính cáo đồng bào, Nguyễn Ái Quốc kêu gọi: “Việc lớn chưa thành không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa hiệp lực đồng tâm. Toàn dân đoàn kết. Hỡi đồng bào!... Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa bỏng. Toàn thể đồng bào tiến lên! Đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật”. Bài viết trên được ra đời vào năm nào? a. Năm 1941. b. Năm 1942. c. Năm 1944. d. Năm 1945. Câu 120: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp”. Lời kêu gọi trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời vào năm nào? a. Năm 1944. b. Năm 1945. c. Năm 1946. d. Năm 1947. Câu 121: Theo Hồ Chí Minh để lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng phải làm gì? a. Có năng lực lãnh đạo. b. Có chính sách đúng. c. a và b đúng. d. a và b sai. Câu 122: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Câu trên được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh? a. Chống nạn thất học. b. Thư gửi các học sinh.
  • 16. c. Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. d. a và b. Câu 123: “Làm cách mạng rồi thì quyền trao cho…, chớ để trong tay một bọn ít người”. Hãy điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Giai cấp công nhân. b. Giai cấp nông dân. c. Dân chúng số nhiều. d. a và b. Câu 124: Hồ Chí Minh quan niệm thế nào về dân chủ? a. Dân là chủ; dân làm chủ. b. Dân luôn phải có trách nhiệm đối với nhà nước. c. Dân có quyền làm bất cứ việc gì mà nhà nước không cấm. d. a, b và c. Câu 125: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ trong lĩnh vực nào là quan trọng nhất? a. Kinh tế. b. Văn hóa. c. Chính trị. d. Xã hội. Câu 126: Thế nào là Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ theo tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Là một Nhà nước hợp pháp, hợp hiến. b. Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống. c. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài d. a, b và c. Câu 127: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ được thể hiện và bảo đảm trong đạo luật cơ bản nào? a. Hiến pháp. b. Luật dân sự và tố tụng dân sự. c. Luật kinh doanh. d. Luật hôn nhân và gia đình. Câu 128: Phát huy dân chủ trong cơ quan, tổ chức nào là quan trọng nhất để từ đó có thể phát huy dân chủ trong toàn xã hội? a. Phát huy dân chủ trong Đảng. b. Phát huy dân chủ trong Nhà nước. c. Phát huy dân chủ trong Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị. d. a, b và c. Câu 129: Để thực hành dân chủ rộng rãi, theo Hồ Chí Minh cần phải dựa trên nền tảng nào? a. Khối đoàn kết nhất trí trong Đảng. b. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức. c. Hệ thống pháp luật. d. Chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 130: Dân chủ ở nước ta được thể hiện qua những hình thức nào? a. Dân chủ trực tiếp. b. Dân chủ gián tiếp. c. Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. d. a và b sai. Câu 131: Trong xây dựng Nhà nước của dân, Hồ Chí Minh nhắc nhở những người lãnh đạo điều gì? a. Làm đúng chức trách và vị thế của mình.
  • 17. b. Làm đúng “chi dân phụ mẫu”. c. Mọi việc phải nhất nhất nghe theo dân. d. a, b và c. Câu 132: Nhà nước vì dân là một nhà nước như thế nào theo tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu. b. Tất cả đều vì lợi ích của nhân dân. c. Nhà nước trong sạch không có đặc quyền, đặc lợi. d. Mọi đường lối chính sách đều nhằm mang lại lợi ích cho dân. e. a, b, c và d. Câu 133: Bản chất giai cấp công nhân của nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản nào? a. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. b. Tập trung dân chủ. c. Tự phê bình và phê bình. d. Đoàn kết thống nhất. Câu 134: Vì sao nói Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân? a. Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. b. Thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước. c. Thể hiện ở nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản của nó là tập trung dân chủ. d. a, b và c. Câu 135: Trong lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi năm 1959 đã khẳng định: “Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng…, do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Hãy điền vào chỗ trống những từ còn thiếu. a. Liên minh công nông. b. Liên minh công - nông - trí thức. c. Chủ nghĩa Mác - Lênin. Câu 136: Thế nào là Nhà nước của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Tất cả quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. b. Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, có quyền bầu và bãi miễn các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. c. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. d. Dân là chủ, dân làm chủ; quyền lực của dân đặt ở vị trí tối thượng. e. a, b, c và d. Câu 137: Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là gì? a. Coi trọng luật pháp trong quản lý xã hội. b. Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội. c. Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật. d. Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội. Câu 138: Để thực thi được pháp luật trong cuộc sống theo Hồ Chí Minh điều quan trọng nhất là gì? a. Phải có đội ngũ cán bộ công tâm. b. Phải nâng cao trình độ dân trí. c. Luật pháp phải nghiêm minh, nghiêm khắc trong xử phạt. d. a, b và c. Câu 139: Yêu cầu đầu tiên cần có của đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. b. Tuyệt đối trung thành với cách mạng. c. Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình. d. Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. e. Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm.
  • 18. Câu 140: Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người cần đề phòng và khắc phục những căn bệnh nào? a. Đặc quyền, đặc lợi. b. Tham ô, lãng phí, quan liêu. c. Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. d. a, b và c. Câu 141: Muốn tiêu trừ bệnh tham ô, lãng phí trước tiên chúng ta phải làm gì? a. Tẩy sạch quan liêu. b. Tẩy sạch tư túng. c. Tẩy sạch chia rẽ, kiêu ngạo. d. Tẩy sạch đặc quyền, đặc lợi. Câu 142: Một nhà nước trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhà nước như thế nào? a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động nhà nước. b. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. c. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. d. a và b. Câu 143: Nền văn hóa mới được xây dựng sau cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam mang những tính chất nào? a. Tính dân tộc, khoa học, đại chúng. b. Tính dân tộc về nội dung, nhân văn về văn hóa. c. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. d. a, b và c. Câu 144: Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có những chức năng gì? a. Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp. b. Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. c. Bồi dưỡng những phẩm chất phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người tới chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân. d. a, b và c. Câu 145: Quan điểm nào của Hồ Chí Minh mang tính chất định hướng cho việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam? a. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. b. Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. c. Văn hóa phải mang bản chất của giai cấp công nhân. d. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Câu 146: Chính trị có vai trò như thế nào trong mối quan hệ với văn hóa? a. Chính trị đi sau hỗ trợ cho văn hóa. b. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. c. Chính trị quyết định sự phát triển của kinh tế và văn hóa. Câu 147: Văn hoá đời sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung nào? a. Đạo đức mới. b. Lối sống mới. c. Nếp sống mới. d. a, b và c. Câu 148: Các lĩnh vực chính của văn hoá theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa đời sống. b. Văn hoá nghệ thuật, văn hóa chính trị, văn hóa giao tiếp. c. Văn hoá đời sống mới, văn hóa văn nghệ, văn hóa chính trị. d. a, b và c.
  • 19. Câu 149: Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” do nhạc sĩ nào sáng tác? a. Phong Nhã. b. Nguyễn Văn Hiên. c. Trịnh Công Sơn. d. Vũ Hoàng. Câu 150: Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của giáo dục là gì? a. Xóa nạn mù chữ, làm cho mọi người dân biết đọc, biết viết. b. Hình thành đội ngũ trí thức cách mạng. c. Đào tạo những con người tốt, những cán bộ tốt. d. Phát triển nhân cách. Câu 151: Đồng bào miền Nam được Hồ Chí Minh tặng danh hiệu: “Thành đồng Tổ quốc” vào năm nào? a. Năm 1946. b. Năm 1951. c. Năm 1954. d. Năm 1960. Câu 152: Hồ Chí Minh căn dặn: “Làm việc phải có công tâm, công đức. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì là con bầu bạn mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những kẻ có tài hơn mình, phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt quan cách mạng”. Lời căn dặn trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? a. Di chúc. b. Đời sống mới. c. Đường Kách mệnh. d. Sửa đổi lối làm việc. Câu 153: “Phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt, phải vạch rõ ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm chọc. Phê bình việc làm, chứ không phê bình người”. Câu nói trên của Hồ Chí Minh chỉ cho chúng ta biết điều gì? a. Cách thức tự phê bình và phê bình. b. Mục đích tự phê bình và phê bình. c. Điều kiện để đoàn kết thống nhất. d. a, b và c. Câu 154: Hồ Chí Minh xác định yếu tố nào là gốc của người cách mạng? a. Tài năng. b. Đạo đức. c. Chuyên môn. d. a và b. Câu 155: “Đảng là trí tuệ, lương tâm, danh dự cả dân tộc và thời đại”. Hãy cho biết luận điểm trên là của ai? a. C. Mác. b. V.I. Lênin. c. J. Stalin. d. Hồ Chí Minh. Câu 156: Theo Hồ Chí Minh, bốn đức tính cần thiết nhất cho con người là gì? a. Cần, kiệm, liêm, chính. b. Trung, trí, dũng, liêm. c. Lễ, trí, tín, dũng. d. Nhân, nghĩa, trí, tín. Câu 157: Chọn câu trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam với Mặt trận dân tộc thống nhất.
  • 20. a. Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất. b. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất. c. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất. Câu 158: Hãy cho biết tác phẩm đầu tiên của Hồ Chí Minh đề cập đến đạo đức cách mạng. a. Bản án chế độ thực dân Pháp. b. Đường Kách mệnh. c. Sửa đổi lối làm việc. d. Đạo đức cách mạng. Câu 159: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” Câu nói trên của Hồ Chí Minh được ra đời năm nào? a. Năm 1944. b. Năm 1966. c. Năm 1967. d. Năm 1969. Câu 160: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh đạo đức có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? a. Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng, vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh cách mạng. b. Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người. c. Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. d. a, b và c. Câu 161: Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh xem xét như thế nào? a. Đối với mọi đối tượng. b. Trên mọi lĩnh vực, mọi phạm vi. c. Trong cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi người - đối với mình, đối với người, đối với việc. d. a, b và c. Câu 162: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất của con người Việt Nam mới là gì? a. Trung với nước, hiếu với dân. b. Yêu thương con người. c. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. d. Tinh thần quốc tế trong sáng. Câu 163: Thế nào là “Trung với nước” theo tư tưởng Hồ Chí Minh? a. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. b. Trung thành với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. c. Suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng. d. a, b và c. Câu 164: Biểu hiện của “Hiếu với dân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. b. Phải làm theo tất cả những điều dạy bảo của dân. c. Trước tiên phải phụng dưỡng tốt cho cha mẹ. d. Hiểu dân, lấy dân làm gốc, làm theo dân. Câu 165: Theo Hồ Chí Minh “Chính” được thể hiện qua những mối quan hệ nào? a. Quan hệ gia đình, làng xã, quốc gia. b. Quan hệ với mình, với người, với việc. c. Quan hệ với đồng bào, đồng chí, anh em. d. Quan hệ với mình, với việc. Câu 166: Theo Hồ Chí Minh để xây dựng nền tảng đạo đức mới cần phải dựa trên những nguyên tắc?
  • 21. a. Lập trường dân chủ tư sản. b. Lập trường dân tộc chủ nghĩa. c. Lập trường giai cấp công nhân. d. Lập trường yêu nước. Câu 167: Nguyên tắc cơ bản để xây dựng nền đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức. b. Xây đi đôi với chống. c. Tu dưỡng đạo đức suốt đời. d. a, b và c. Câu 168: Phong trào “Ba xây, ba chống” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Xây dựng kinh tế, chính trị, xã hội; chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. b. Xây dựng ý thức trách nhiệm, xây dựng đạo đức mới và nếp sống mới; chống tham ô, lãng phí, quan liêu. c. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kĩ thuật; chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Câu 169: Hãy cho biết động lực bao trùm của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. a. Con người. b. Kinh tế. c. Dân chủ. d. Tiến bộ, công bằng. Câu 170: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”. Câu nói trên của Hồ Chí Minh được ra đời trong hoàn cảnh nào? a. Buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. c. Bài nói nhân dịp phát động phong trào tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. d. Phát động chống nạn thất học. Câu 171: “Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.Câu nói trên của Hồ Chí Minh ra đời vào thời gian và hoàn cảnh nào? a. Tháng 10/1950, tổng kết chiến dịch Biên Giới. b. Ngày 3/3/1951, tại buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam. c. Ngày 19/9/1954, khi thăm đền Hùng, Phú Thọ. d. Ngày 3/3/1960, kết thúc Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam. Câu 172: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận”. Câu trên được Hồ Chí Minh nói năm nào? a. Năm 1927. b. Năm 1930. c. Năm 1945. d. Năm 1952. Câu 173: Khi viết tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Hồ Chí Minh lấy bút danh là gì? a. Hồ Chí Minh. b. Trần Lực. c. Già Thu. d. X.Y.Z. Câu 174: “Cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Câu nói trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? a. Đường Kách mệnh.
  • 22. b. Sửa đổi lối làm việc. c. Nhật ký trong tù. d. Đạo đức cách mạng. Câu 175: Hãy cho biết câu nói dưới đây là của ai? “Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”. a. V.I. Lênin. b. Hồ Chí Minh. c. Quản Trọng. d. Khổng Tử. Câu 176: Theo Hồ Chí Minh phẩm chất đạo đức cách mạng nào gắn với hoạt động hàng ngày của mọi người và là thước đo sự giàu có về mặt vật chất, vững mạnh về tinh thần và là nền tảng của đời sống mới, của phong trào thi đua yêu nước? a. Trung với nước, hiếu với dân. b. Yêu thương con người. c. Cần, kiệm, liêm, chính. d. Tinh thần quốc tế trong sáng. Câu 177: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Câu nói trên là của ai? a. Khổng Tử. b. Mạnh Tử. a. Các Mác. c. Hồ Chí Minh. Câu 178: Luận điểm: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” là của ai? a. Các Mác. b. Khổng Tử. c. Mạnh Tử. d. Hồ Chí Minh. Câu 179: Ba thứ giặc nội xâm theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? a. Tay sai, bù nhìn, bọn ăn bám. b. Bè phái, a dua, nịnh hót. c. Tham ô, lãng phí, quan liêu. d. Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Câu 180: “Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Câu trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? a. Đường Kách mệnh. b. Đạo đức cách mạng. c. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. d. Đời sống mới. Câu 181: Tác phẩm “Đạo đức cách mạng” của Hồ Chí Minh được in lần đầu tiên trên tạp chí nào? a. Tạp chí Quân đội nhân dân. b. Tạp chí Học tập. c. Tạp chí Những vấn đề hòa bình và chủ nghĩa xã hội. d. Tạp chí Xây dựng Đảng. Câu 182: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Câu trên được trích trong tác phẩm nào của Hồ Chí Minh? a. Đạo đức cách mạng. b. Đường Kách mệnh.
  • 23. c. Di chúc. d. Sửa đổi lối làm việc. Câu 183: Hồ Chí Minh đã dùng bút danh gì để viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”? a. Tân Sinh. b. Trần lực. c. X.Y.Z. d. T. Lan. Câu 184: “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”. Bài thơ trên của Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn cảnh nào? a. Trong thư gửi cho thanh niên toàn quốc tháng 7/1947. b. Trong buổi nói chuyện với đại biểu nhân dân thành phố Hải Phòng. c. Thăm đơn vị thanh niên xung phong trong chiến dịch Biên giới 1950. d. Trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II. Câu 185: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Nhận định trên ra đời vào thời gian và hoàn cảnh nào? a. Ngày 2/9/1969, bản thông cáo đặc biệt. b. Ngày 9/9/1969, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. c. Ngày 20/10 đến 20/11/1987, NQ 24C/18.65, khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần 24. d. Ngày 2/9/1990, trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh. Đáp Án Câu 1: b Câu 2: d Câu 3: a Câu 4: b Câu 5: e Câu 6: b Câu 7: b Câu 8: c Câu 9: d Câu 10: b Câu 11: c Câu 12: b Câu 13: c Câu 14: d Câu 15: d Câu 16: d Câu 17: a Câu 18: a Câu 19: c Câu 20: b Câu 21: b Câu 22: c Câu 23: a Câu 24: c Câu 25: a Câu 26: d Câu 27: c Câu 28: b Câu 29: c Câu 30: a Câu 38: d Câu 39: b Câu 40: c Câu 41: a Câu 42: c Câu 43: a Câu 44: a Câu 45: b Câu 46: d Câu 47: d Câu 48: c Câu 49: d Câu 50: b Câu 51: d Câu 52: b Câu 53: a Câu 54: a Câu 55: a Câu 56: c Câu 57: d Câu 58: c Câu 59: d Câu 60: d Câu 61: b Câu 62: c Câu 63: c Câu 64: b Câu 65: c Câu 66: a Câu 67: a Câu 75: a Câu 76: b Câu 77: b Câu 78: c Câu 79: d Câu 80: d Câu 81: a Câu 82: b Câu 83: b Câu 84: d Câu 85: d Câu 86: c Câu 87: a Câu 88: c Câu 89: a Câu 90: c Câu 91: d Câu 92: a Câu 93: d Câu 94: b Câu 95: b Câu 96: d Câu 97: b Câu 98: d Câu 99: b Câu 100: c Câu 101: c Câu 102: a Câu 103: d Câu 104: c Câu 112: d Câu 113: d Câu 114: b Câu 115: b Câu 116: a Câu 117: c Câu 118: d Câu 119: a Câu 120: c Câu 121: c Câu 122: c Câu 123: c Câu 124: a Câu 125: c Câu 126: d Câu 127: a Câu 128: a Câu 129: b Câu 130: c Câu 131: a Câu 132: e Câu 133: b Câu 134: d Câu 135: a Câu 136: e Câu 137: c Câu 138: d Câu 139: b Câu 140: d Câu 141: a Câu 149: a Câu 150: c Câu 151: a Câu 152: d Câu 153: d Câu 154: b Câu 155: d Câu 156: a Câu 157: c Câu 158: b Câu 159: b Câu 160: d Câu 161: d Câu 162: a Câu 163: d Câu 164: a Câu 165: b Câu 166: c Câu 167: d Câu 168: c Câu 169: a Câu 170: d Câu 171: b Câu 172: d Câu 173: b Câu 174: b Câu 175: b Câu 176: c Câu 177: a Câu 178: d
  • 24. Câu 31: b Câu 32: b Câu 33: b Câu 34: d Câu 35: d Câu 36: c Câu 37: a Câu 68: a Câu 69: a Câu 70: b Câu 71: b Câu 72: c Câu 73: a Câu 74: b Câu 105: d Câu 106: a Câu 107: b Câu 108: d Câu 109: d Câu 110: b Câu 111: e Câu 142: a Câu 143: a Câu 144: d Câu 145: b Câu 146: b Câu 147: d Câu 148: a Câu 179: c Câu 180: b Câu 181: b Câu 182: c Câu 183: c Câu 184: c Câu 185: b