SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
1
TIỂU LUẬN
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
2
Table of Contents
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................5
6. Hạn chế của đề tài............................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ
THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG .....................................................................................6
1.1. Sức lao động và thị trường lao động..............................................................6
1.1.1 Sức lao động...............................................................................................6
1.1.2. Thị trường lao động..................................................................................8
1.2. Vai trò của thị trường lao động trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................................9
1.2.1. Thị trường sức lao động đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các
loại thị trường................................................................................................................ 10
1.2.2 Thị trường sức lao động tham gia điều tiết, phân bổ các nguồn lực
lao động giữa các ngành, lĩnh vực với nhau trong nền kinh tế............................... 10
1.2.3 Thị trường sức lao động có tác động đến phát triễn con người, góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ
công nghệ của nền kinh tế ........................................................................................... 11
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG NHỮNG NĂM QUA:.......................................................................... 11
3
2.1. Đặc điểm tình hình, điều kiện kinh tế-xã hội ở thành phố Đà Nẵng.
............................................................................................................................................. 11
2.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên................................................................... 11
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.................................................................... 12
2.2. Thực trạng về thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng. ................ 14
2.2.1. Thực trạng thị trường lao động........................................................ 14
2.2.2. Thực trạng về giá cả sức lao động.................................................... 18
2.2.3. Rút ra vấn đề và nguyên nhân.......................................................... 19
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 20
3.1. Định hướng chung ....................................................................................... 20
3.2. Phương hướng phát triển thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng ..... 21
3.3. Những giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng
............................................................................................................................................. 23
3.3.1. Giải pháp điều tiết cung- cầu lao động và các hỗ trợ khác.............. 23
3.3.2. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Công nghiệp-dịch vụ-nông
nghiệp” và đẩy mạnh cơ cấu lao động hợp lý ...................................................... 25
3.3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác quốc tế, thu hút chuyên gia ,
xuất khẩu lao động ..................................................................................................... 26
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 29
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển thị
trường lao động là một yếu tố khách quan vì thị trường sức lao động là một trong
những nhân tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh
và bền vững. Để phát triển kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cần phải phát
triển các loại thị trường, vì thị trường được ví như môi trường sống của kinh tế hàng
hóa. Thị trường lao động được hình thành và phát triển trong nề kinh tế. Nó có mối
quan hệ, tạo sự gắn kết cung-cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động
trong học nghề, tự tạo và kiếm việc làm.Các chính sách ưu đãi của nhiều doanh nghiệp
đã thu hút nhiều nhân lực, nhất là ở khu vực nông thôn..Đa dạng hóa các loại giao dịch
việc làm, phát triển hệ thống thong tin thị trường rong nước và ngoài nước.cùng với xu
thế chung của nước ta, Đà Nẵng từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung
ương ( 1997 ), được câm nhận là đô thị loại 1 cấp quốc gia.Thực tế thì trong những
năm qua thị trường sức lao động ở Đà Nẵng đã phát triển và được hình thành. Sự phát
triển của thị trường lao động ở Đà Nẵng góp phần phân bổ nguồn nhân lực lao động
giữa các ngành, các vùng hợp lý, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng thúc đẩy nhanh
chuyển dịch cơ cấu lao động và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Bên cạnh đó,
với sự phát triển nhanh chóng của các ngành nghề và lĩnh vực mới đã hu thút một
lượng lao động lớn từ các nơi khác đổ về đặc biệt là các dòng di dân từ các tỉnh phía
Bắc. Đây cũng chính là cơ hội tốt cho nguồn cung lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó
Đà Nẵng còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như mất công bằng về cung –
cầu lao động dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động, chuyển dịch cơ cấu còn
chưa phù hợp. Từ những ý nghĩa về mặt lý luận và thưc tiễn trên mà em đã chọn đề tài
“ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ”, làm đề tài nghiên cứu cho môn học Thị
Trường Lao Động.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào thu thập số liệu, trên cơ sở phân tích thực trạng sức lao
động trên thành phố Đà Nẵng. Để từ đó đề ra những phương hướng và giải pháp nhằm
5
phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng trong thời
gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
1. Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tập trung ở Thành phố Đà
Nẵng
2. Phạm vi thời gian: Thực hiện nghiên cứu đề tài từ khi bắt đầu môn học cho đến
ngày 17/10.
3. Phạm vi nội dung: Đề tài gửi đến các nội dung cần thiết và các số liệu lấy chủ
yếu từ năm 1997 -2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu:Từ việc phân tích, đánh giá tìm kiếm số liệu để đề
tài đi sâu hơn vào thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển thị trường sức lao động tại
thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp phân tích số liệu, tổng hợp, đánh giá, sơ đồ hóa, hệ thống bảng biểu.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Từ những lý luận thông qua việc tìm kiếm, phân tích, tổng hợp số liệu để đánh giá
thực trạng thị trường lao động ở Đà Nẵng. Từ đó đề xuất ra những giải phápchủ yếu
và định hướng chung nhằm phát triển những mặt tích cực và hạn chế nhungữ mặt tiêu
cực của thị trường lao động, góp phần thúc đẩy qua trình phát triển kinh tế-xã hội của
thành phố theo hướng bền vững.
6. Hạn chế của đề tài
Không trực tiếp được khảo sát thực tế thị trường lao động tại Đà Nẵng qua những
năm qua và gần đây.
Do trình độ am hiểu , kiến thức thực tế và lượng thông tin còn hạn chế nên bài tiểu
luận còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đánh giá, góp ý của thầy để những bài tiểu
luận sau em được hoàn thiện tốt hơn.
6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ
TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG
1.1. Sức lao động và thị trường lao động
1.1.1 Sức lao động
 Khái niệm
Bất cứ một quá trình lao động sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ
bản đó là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tuy nhiên, cả ba yếu tố
này có một vai trò nhất định, trong đó lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
nhưng không phải là yếu tố duy nhất tạo ra của cải vật chất.
Như vậy, sức lao động chỉ mới nói lên khả năng lao động tiềm ẩn bên trong của
một con người. Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một
cơ thể con người đang sống. Năng lực thể chất chính là phần xương thịt của con người
thể hiện ở chiều cao, cân nặng và khả năng hoạt động của con nguời; Năng lực tinh
thần thể hiện ở mặt trí lực như sở thích, năng lực chuyên môn và sự thoả mái của con
người. Khác với sức lao động. Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con
người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người
làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Bản thân của
con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự nhiên,
để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống bản
thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay và
chân. Trong khi tác động vào tự nhên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó đã làm
thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó.
 Các yếu tố của hàng hóa
Giá trị của sức lao động : Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi số thời
gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động chỉ
tồn tại như một năng lực con người đang sống, muốn tái sản xuất năng lực lao động đó
thì người có sức lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Do đó,
thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao
động cần thiết sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt ấy.C.Mác viết: “Giá trị của sức
7
lao động cũng như mọi hàng hóa khác, được quyết định bởi số thời gian lao động cần
thiết để sản xuất, và do đóđể sản xuẩt ra thứ sản phẩm đặc biệt ấy. Sức lao động chỉ
tồn tạinhư một năng lực của con người đang sống… Nhưng sức lao độngchỉ được thực
hiện bằng cách biểu hiện ra ngoài, nó chỉ được thựchiện trong lao động. Trong quá
trình thực hiện nó, trong lao độngphải hao phí một lượng nhất định về cơ, thần kinh và
não, v.v. của con người, sự hao phí đó phải được bù lại. Hao phí càng nhiều thìbù đắp
càng lớn [31, tr.255- 256]”.
Như vậy, là hàng hóa đặc biệt giá trị của hàng hóa sức lao động khácvới hàng hóa
thông thường ở chỗ nó bao gồm yếu tố lịch sử và yếu tố tinh thần. Nhu cầu của người
có sức lao động không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn nhu cầu về tinh thần.
Giá trị hàng hóa sức lao động kết hợp bởi 3 bộ phận
Thứ nhất, giá trị của những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống bảnthân người lao
động. Sức lao động chỉ thực hiện trong lao động. Trong quátrình lao động phải hao phí
một lượng nhất định về cơ, thần kinh và não v.v…Sự hao phí đó phải được bù đắp lại.
Do đó, phải đủ tư liệu sinh hoạt để duy trìthể lực và sức khoẻ của người lao động như
trước, trong một trạng thái sinhhoạt bình thường. Bản thân những nhu cầu tự nhiên
khác như thức ăn, áo quần, chất đốt, nhà ở v.v…cũng khác nhau tuỳ theo khí hậu và
những đặcđiểm thiên nhiên khác của từng nước. Mặt khác, quy mô của cái gọi là
những nhu cầu thiết yếu, cũng như phương thức thoả mãn những nhu cầu đó lại phụ
thuộc phần lớn vào trình độ văn minh của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộcvào những
điều kiện và những thói quen trong đó giai cấp của những ngườilao động tự do được
hình thành nghĩa là giá trị sức lao động bao gồm một yếu tố lịch sử và tinh thần.
Nhưng đối với một nước nhất định và với một thời kỳ nhất định thì tính trung bình quy
mô của những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất
định.
Thứ hai, giá trị tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế. Người sở hữu sức lao
động sẽ phải về hưu hay chết. Những sức lao động biến khỏi thị trường lao động ấy
cần phải được thường xuyên thay thế bằng những sức laođộng mới, ít ra cũng với một
con số ngang như thế. Vì vậy, tổng số những tưliệu sinh hoạt cần thiết cho việc sản
xuất ra sức lao động bao gồm cả những tưliệu sinh hoạt cho những người thay thế đó,
tức là cho con cái của những người lao động
Thứ ba, chi phí đào tạo. Muốn cho sức lao động trở thành một sức laođộng phát
triển và đặc thù, thì cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dụcnào đó, nên phải có
những chi phí đào tạo tuỳ theo tính chất phức tạp của laođộng. Do đó, những chi phí
ấy đều gia nhập vào tổng số giá trị được chi phíđể sản xuất ra sức lao động và tiền
công cho lao động phức tạp phải cao hơnlao động giản đơn, vì lao động phức tạp là bội
số của lao động giản đơn.
8
1.1.2. Thị trường lao động
 Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm về thị trường lao động, mỗi một thị trường lao động lại có
những đặc điểm riêng của mình. Thị trường lao động khác biệt so với thị trường hàng
hóa ở chỗ, nó thể hiện phần lớn những biểu hiện kinh tế xã hội của cả xã hội và có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nó.
Vậy thế nào là thị trường lao động, Các tên gọi mà chúng ta thường gặp trong
các ấn phẩm khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng, tên nào chính xác hơn:
“thị trường lao động”, “thị trường sức lao động”, “thị trường dân số tích cực kinh tế”,
“thị trường nguồn nhân lực” ? Bản chất của chúng có gì đặc biệt và chúng khác nhau ở
điểm nào? ' Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị
trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác
định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Khái niệm này
nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công.
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “… Thị trường mà đảm bảo việc làm cho người
lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là thị trường lao
động” ; hoặc, “… Thị trường - đó là một cơ chế, mà với sự trợ giúp của nó hệ số giữa
người lao động và số lượng chỗ làm việc được điều tiết”.
Các nhà khoa học kinh tế Nga thì lại cho rằng: “Thị trường lao động được hiểu như
một hệ thống quan hệ xã hội, những định mức và thể chế xã hội (trong đó có cả pháp
luật), đảm bảo cho việc tái sản xuất, trao đổi và sử dụng lao động”; hoặc: Hệ thống
những quan hệ được hình thành trên cơ sở giá trị giữa những người sử dụng lao động
(sở hữu tư liệu sản xuất) và những người làm thuê (sở hữu sức lao động) về vấn đề
trước nhất là thoả mãn cầu lao động và vấn đề tiếp theo là làm thuê như nguồn phương
tiện để tồn tại”. “… Thị trường lao động - đó là một dạng đặc biệt của thị trường hàng
hóa, mà nội dung của nó là thực hiện vấn đề mua và bán loại hàng hóa có ý nghĩa đặc
biệt - sức lao động, hay là khả năng lao động của con người. Như một phạm trù kinh tế
thị trường sức lao động thể hiện quan hệ kinh tế giữa một bên là người làm chủ hàng
hóa này, sở hữu sức lao động - người bán nó và bên kia, với người sở hữu vốn - mua
sức lao động”.
Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam khái niệm này còn đa dạng và phong
phú hơn nhiều: “Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập
trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như
thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao
động...), ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là người lao động tự do và
một bên là người sử dụng lao động”.. Hoặc: “Thị thường lao động được hình thành
9
trong bối cảnh giải phóng người lao động từ trong các xí nghiệp và tăng thất nghiệp.
Bản thân thị trường lao động thường xuyên đồng nhất với thất nghiệp, cũng là những
người không có việc làm, nhưng đang đi tìm nó, còn cầu là những chỗ làm việc trống”.
“Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã
hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động
(người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công,
tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn
bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác”. “Thị
trường “sức lao động” là nơi thể hiện quan hệ xã hội giữa người lao động làm thuê và
người thuê mướn lao động thông qua sự điều chỉnh giá cả tiền công”. “Thị trường lao
động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và bên kia là người
sử dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao
đổi và mức thù lao tương ứng”.
Bất kỳ khái niệm nào đều có những khía cạnh đúng. Chúng tôi trích dẫn trên đây
chỉ một vài trong số nhiều khái niệm để nhấn mạnh tính phức tạp của chính khái niệm
“thị trường lao động”, cùng với tính đa dạng và sự đặc biệt của nó. Tuy nhiên, theo
quan điểm của chúng tôi, phương pháp tiếp cận của một vài tác giả trên đây sẽ dẫn đến
sẽ đánh giá sai lệch một cách nghiêm trọng những tình huống đang xuất hiện trong
lĩnh vực việc làm và triển vọng hình thành, phát triển của thị trường lao động trong
nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ sang quan hệ thị trường.
Từ đó, trong khái niệm “thị trường lao động” chúng tôi thấy cần thiết phải bổ sung
thêm, dựa vào những gì thị trường lao động tồn tại và nó hoạt động trong bối cảnh
không gian nào
 Những yếu tố cấu thành thị trường lao động
Cầu sức lao động; cung sức lao động; giá cả của sức lao động (tiền lương); cạnh
tranh trên thị trường lao động; cơ sở hạ tầng của thị trường lao động.
Thị trường lao động bao gồm những chủ thể sau: những người thuê lao động
(người mua) và đại diện của họ; những người làm thuê (người bán) và đại diện của họ;
nhà nước và các đại diện của mình; các tổ chức môi giới trung gian.
1.2. Vai trò của thị trường lao động trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta thực hiện theo cơ chế tập trung bao cấp chưa
công nhận sức lao động là hang hóa, nên chưa có thị trường sức lao động. Từ khi thực
hiện đổi mới kinh tế, nền kinh tế nước ta vận hình theo cớ chế thị trường có sự quản lý
của nhà nước hay nói cách khác là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thì sự hình thành và phát triễn thị trường sức lao động là tất yếu khách quan. Hơn nữa,
10
nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế thì thị trường sức lao động có vai trò đặc biệt quan trọng là đầu tàu kéo theo
các loại hình thị trường khác, đó là:
1.2.1. Thị trường sức lao động đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
các loại thị trường
Thị trường sức lao động là một thị trường không thể thiếu được trong hệ thống
đồng bộ các loại thị trường, là đầu tầu kéo theo các loại thị trường khác như: thị trường
về hàng hóa và dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị
trường tài chính. Chính ở đây các nguồn lực phân theo ngành, nghề, theo doanh nghiệp
và khu vực, liên kết vào hoạt động nguồn lực quốc gia quan trọng nhất – đó là lực
lượng lao động. Giữa các loại thị trường này có mối quan hệ tương tác và thúc đẩy lẫn
nhau, tạo thành một hệ thống thị trường thống nhất, hoàn chỉnh. Nếu không có thị
trường sức cung ứng lao động đáp ứng cho thị trường sức lao động thì thị trường tài
chính, thị trường khoa học – công nghệ không thể phát triễn được hoặc khi thị trường
lao động chỉ cung ứng nguồn lực có trình độ thấp thì thị trường khoa học – công nghệ
chỉ phát triễn ở trình độ thấp.
1.2.2 Thị trường sức lao động tham gia điều tiết, phân bổ các nguồn
lực lao động giữa các ngành, lĩnh vực với nhau trong nền kinh tế
Thị trường sức lao động tham gia điều tiết, phân bố và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực theo cung, cầu và giá cả lao động của thị trường,
hạn chế tiêu cực và lãng phí.
Mặt khác, trong quá trình phát triễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đặc điểm cơ cấu ngành
kinh tế có sự thay đổi nhanh. Các ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng phát triễn
ngày càng nhanh, thay thế các ngành truyền thống, trong các thành phần kinh tế cũng
có sự cạnh tranh để thu hút lao động và lao động chất lượng cao giữa kinh tế nhà nước
và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua thị trường sức lao động tạo điều kiện
cho người lao động có việc làm và chuyển đổi chỗ việc làm cho phù hợp với yêu cầu,
vừa phát huy khả năng làm việc và có mức thu nhập cao hơn. Đồng thời, đối với người
sử dụng lao động có quyền lựa chọn những lao động phù hợp với yêu cầu với công
việc và tiền công hợp lý. Tuy nhiên, do đặc điểm nguồn cung trên thị trường sức lao
động lớn hơn cầu sức lao động, sự mất cân đối cung – cầu sức lao động. Do đó, nhà
nước phải có chính sách, biện pháp để điều chỉnh cả trong ngắn hạn và dài hạn, với ý
11
nghĩa đó thị trường sức lao động có vai trò điều tiết lao động trong phát triễn kinh tế
xã hội một cách hợp lý.
1.2.3 Thị trường sức lao động có tác động đến phát triễn con người,
góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao
trình độ công nghệ của nền kinh tế
Thị trường sức lao động có tác động lớn phát triễn con người, nơi phóng và phát
huy triệt để tiềm năng, tài năng của vốn con người; tạo nhiều việc làm, giảm thất
nghiệp, cải thiện đời sống lao động; xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hợp tác
giữa người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm quyền và lợi ích các bên, lợi
ích nhà nước và cộng đồng,
Xu hướng phát triễn của nền kinh tế là các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
sự dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và cần sử dụng lao động có trình độ chuyên môn
cao. Vì vậy, thị trường sức lao động là nơi cung cấp nguồn lao động cho các ngành
này. Đồng thời sự phát triễn và hoàn thiện thị trường sức lao động tác động đến động
cơ, thái độ của người lao động. Người lao động phải tự giác tập luyện, rèn luyện
thường xuyên, nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó góp phần và nâng cao hiệu quả
công tác, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với người sử dụng lao động có thể lựa
chọn
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG NHỮNG NĂM QUA:
2.1. Đặc điểm tình hình, điều kiện kinh tế-xã hội ở thành phố Đà Nẵng.
2.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên.
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục,
khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là thành phố lớn
thứ 4 của Việt Nam , đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Thành
phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị
loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ).Toàn
thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện
đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa
Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Về địa lý thì thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17'
đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội
764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô
thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
12
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng
núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra
biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn
(>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh
thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các
khu chức năng của thành phố.
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7,
thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30
°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà
ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình
là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các
tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57
mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp
nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong
năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng;
ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ
đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2
triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước.
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp
trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về
môi trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99
doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài
có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp -
xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực,
13
đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao
động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%.
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là
nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện
tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí, công
nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...Ngành công nghiệp của
thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Hiện nay, hạ tầng các
khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh,
diện tích hơn 2.158 ha, thu hút trên 360 dự án trong và ngoài nước, vốn đăng ký của
các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp ước đạt 618 triệu USD và vốn
trong nước đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Đến năm 2010, các doanh nghiệp trong các khu
công nghiệp đã có tổng doanh thu 2.609 tỷ đồng và 188 triệu USD, nộp ngân sách
khoảng 365 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 21 triệu USD năm 1998 lên
trên 200 triệu USD vào năm 2010, chiếm trên 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu của
thành phố. Trên toàn thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 240.000 công nhân đang làm
việc trong hơn 10.000 công ty, doanh nghiệp.
Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, vừa phục
vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động, thu hút lao động chất lượng cao đến với thành phố.
Trong bối cảnh Đà Nẵng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du
lịch - dịch vụ - công nghiệp, thì các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu chí công
nghiệp "sạch", không gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, năm 2008 chính quyền thành
phố đã từ chối 2 dự án FDI sản xuất thép và giấy, với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ
USD. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu
trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố
công nghiệp trước năm 2020. Hiện nay, Đà Nẵng lựa chọn một số ngành như thuỷ sản,
dệt may, da giày, cao su... là những lĩnh vực mũi nhọn để tập trung phát triển. Bên
cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành công nghệ thông tin (Công viên Phần mềm
Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công
nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng - Danang Biotechnology
Center )và phát triển ngành du lịch.
Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây
Nguyên, với 60 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 1 ngân
hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 41 ngân hàng thương mại cổ phần,1 ngân
hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài chính, 3 công ty cho thuê
tài chính, 01 Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương và hơn 200 phòng giao dịch ngân hàng.
Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn; được tập trung chủ
14
yếu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được mệnh danh là " Phố Wall" của
miền Trung. Từ đó, các doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn dài hạn với lãi xuất thấp từ
quỹ họ trợ phát triển.Thanh toán trong nước và ngoài nước nhanh chóng, thuận tiện,
phương thức thanh toán đa dạng cộng nhiều dịch vụ tiện ích giúp doanh nghiệp trách
được nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Nhìn một cách tổng quát ta có thể nói rằng: Đà Nẵng là một thành phố năng động,
đang có bước phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, là trung tâm của khu vực Miền
trung và Tây Nguyên.chính vì vậy mà những năm qua Đà Nẵng đã luôn hu thút một
lực lượng lớn từ các địa phương đến làm việc và sinh sống; và là điểm hấp dẫn cho các
nhà đầu tư nước ngoài.
2.2. Thực trạng về thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng.
2.2.1. Thực trạng thị trường lao động.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, số lượng và chất lượng nguồn thị trường
lao động ở Đà Nẵng có những chuyển biến tích cực, do có sự cải cách và đầu tư trong
công tác giáo dục và dạy nghề.Về số lượng, Đà Nẵng có một nguồn nhân lực khá dồi
dào. Theo báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia dân số-kế hoạch hóa gia
đình, giai đoạn 2011-2015, của Sở Y tế Đà Nẵng vào sáng 10-9, dân số thành phố năm
2015 khoảng 1.029.000 người, việc kiểm soát tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%.
Nhìn chung thị trường lao động ở Đà Nẵng cũng như ở Việt Nam thời gian qua,
đặc biệt hiện nay mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động. Không những
mất cân đối về số lượng mà còn mất cân đối lớn về chất lượng. Hiện nay cung sức lao
động tăng rất lớn; trong 5 năm gần đây, Đà Nẵng tăng 4,0% đến 4,2% (cả nước tăng
3,2% đến 3,5%); mỗi năm thành phố có khoản 20 ngàn đến 25 ngàn người đến tuổi lao
động và lao động nhập cư vào thành phố (cả nước 1,3 triệu đến 1,5 triệu người). Lao
động thất nghiệp ở thành phố cuối năm 2015 vẫn còn 4%.
Thị trường lao động Đà Nẵng chịu sự tác động bởi đa dạng hóa các hình thức sở
hữu của nền kinh tế cũng mở ra thị trường cầu lao động một cách phong phú, bên cạnh
đó sự điều tiết của nhà nước bằng pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người
lao động; vì vậy, bộ luật lao động năm 1994 ra đời và đến nay đã qua 4 lần sửa đổi bổ
sung cho phù hợp với thực tế của xã hội; đồng thời nhiều Luật nhánh được ra đời từ
Bộ Luật Lao động như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Người Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Việc làm. Chính sách việc làm ngày
càng hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Nguồn cung lao động được đào tạo khá tốt, hằng năm trên địa bàn có khoản 15
ngàn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường; đào tạo nghề có bằng cấp khoản gần 5
ngàn và hàng chục ngàn lao động được đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại. Tỷ lệ lao động
qua đào tạo hơn 55% (cả nước 51%) qua đào tạo nghề 45% (toàn quốc 38%). Tuy
15
nhiên, khi chúng ta chuyển nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường,
tuy là theo đường lối định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng không duy trì được cân đối ở
tầm vĩ mô; thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường tự chủ về tài chính đối
với cơ sở đào tạo trong nền giáo dục quốc dân làm cho cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực
trong hệ thống giáo dục quốc dân bị lệch hướng; sự bùng phát phát triển đơn lẽ của
từng bộ phận cấu thành là chủ yếu, không theo một kế hoạch, cân đối với nhu cầu của
xã hội làm cho sự mất cân đối ngày càng trầm trọng. Mặt khác, đào tạo không tính đến
cơ cấu lao động của nền kinh tế, ngành nào dễ đào tạo thì đua nhau đào tạo. Hậu quả
đơn cử là Thành phố Đà Nẵng có hơn 4 ngàn lao động tốt nghiệp đại học và trên đại
học thất nghiệp; cả nước theo số liệu công bố của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội có hơn 187 ngàn lao động đã tốt nghiệp đại học thất nghiệp (thực tế có thể cao hơn
nhiều). Cộng với tâm lý của người lao động chỉ muốn làm thầy không muốn làm thợ
và không có chính sách khuyến khích đối với đội ngũ công nhân lành nghề nên cơ cấu
của lực lượng lao động được đào tạo không đáp ứng theo nhu cầu của xã hội. Đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam xếp vào hạng thấp nhất
Đông Nam Á do tuy có đào tạo, bằng cấp cao nhưng làm việc không đúng với nghề
nghiệp.
Biểu 2.1: Lực lượng lao động Đà Nẵng năm 2008-2020
Nguồn: Dự báo Sở LĐTBXH.
Qua biểu 2.1 ở trên ta thấy được đến năm 2010, dân số thành phố có khoảng
875.680 người,năm 2015 và 1.018.400 người và năm 2020 là 1.184.780 người. Như
vậy tring 10 năm tù 2011-2020,dân số tăng thêm là 166380 người, tăng thêm bằng dân
Năm
LLLĐ
(người )
Thành thị
(người)
Nông thôn
(người)
Dân số trong
tuổi Lao động
(người)
Tỉ lệ LLLD tham
gia so với DS
trong tuổi
(%)
2008 397.980 320.257 77.722 540.400 73.64
2009 410.861 330.623 80.238 553.340 74.25
2010 423.764 341.006 82.758 568.300 74.56
2011 437.738 352.251 85.487 585.440 74.77
2012 450.556 362.556 87.990 604.240 74.56
2013 463.503 372.984 90.518 623.640 74.32
2014 476.684 383.591 93.093 643.670 74.05
2015 490.032 394.333 95.699 664.350 73.76
2016 503.529 405.193 98.533 685.700 73.43
2017 516.941 415.987 100.955 707.740 73.04
2018 530.279 426.720 103.559 730.500 72.59
2019 540.83 435.210 105.620 754.000 71.72
2020 551.681 443.942 107.739 778.260 70.88
16
số của một quận, bình quân hàng năm dân số tăng lên khoảng 25.000 dân,đây là nguồn
cung lao động lớn trong những năm tớ
Đến năm 2010,lực lượng lao động Đà Nẵng vài khoảng 424.000 người,năm 2015
là 490.000 người và đến năm 2020 là 552.000 người. Như vật,giai đoạn 2011-2020,
lực lượng lao động tăng 1180.000 người,bình quân tăng 11.8 ngàn lao động/năm.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động so với dâ số trong tuổi lao động có xu hướng
giảm nhẹ.Năm 2010,tỉ lệ này là 74.56% đến năm 2015 là 73.76 % và năm 2020 là
70.88%.Nguyên nhân là số thanh niên tham gia học tập,đào tạo gia tăng,số người
không có khả năng lao động tiếp tục giảm,thêm vào đó là mức sống của các hộ gia
đình tăng cao,xu hướng nhiều phụ nữ tập trung thời gian cho gia đình,nuôi dạy con cái
nhiều hơn. Ngoài ra, lực lượng lao động còn bao gồm một bộ phận dân số trên độ tuổi
lao động vẫn có khả năng lao động và tim việc làm. Đây là một số nguồn cung lao
động bổ sung cho phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lao động Đà Nẵng sẽ tăng từ 41% hiện nay lên
50% năm 2010. lên 65% năm 2015 và 80% năm 2020.
Biểu 2.2: Tổng số lao động cần giải quyết việc
ĐVT: Người
Tổng số việc làm
cần giải quyết
Khả năng phát triển
kinh tế sẽ giải quyết việc
làm
Việc làm cần được hỗ
trợ trực tiếp từ chương
trình dự án
A 1 2 3=1-2
1.Bình quân/năm
2008-2009 25.400 22.800 2.600
2011-2015 38.000 26.500 1.500
2016-2020 39.000 39.000 0
2.Tổng số
2008-2010 76.200 68.400 7.800
2011-215 140.000 132.500 7.500
2016-2020 195.000 195.000 0
Nguồn:Sở lao động thương binh xã hội Đà Nẵng
Từ biểu đồ trên ta thấy giai đoạn 2008-2010 phải giải quyết việc làm mới cho
khoảng 7.6 vạn lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 2,5 vạn lao
động. Giai đoạn 2011-2015 giải quyết việc làm mới cho khoảng 14 vạn lao động, bình
quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 2,8 vạn lao động. Giai đoạn 2016-
2020 giải quyết việc làm mới cho khoảng 19.5 vạn lao động, bình quân mỗi năm giải
quyết việc làm mới cho khoảng 3,9vạn lao động.
Đến năm 2020 tỷ trọng GDP Đà Nẵng bằng 2.5% GDP cả nước và Đà Nẵng phấn
đấu là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, thì cơ cấu kinh tế đến năm 2020 sẽ là dịch vụ 55%, công nghiệp - xây
dựng 43%, thủy sản – nông lâm 2%.
Trên cơ sở số liệu kinh tế - xã hội sơ bộ năm 2014, ước tính tốc độ tăng tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP tính theo phương pháp giá người sản xuất) năm 2014 theo
giá so sánh 2010 tăng 9,56% so với năm 2013 (năm 2013 tăng 8,34% so năm 2012).
17
Trong đó các khu vực kinh tế: VA khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,43%,
đóng góp 3,77 điểm phần trăm vào tăng trưởng GRDP 2014; khu vực dịch vụ tăng
9,29%, thấp hơn mức tăng 12,38% của năm 2013, đóng góp 5,71 điểm phần trăm vào
tăng trưởng GRDP 2014, trong đó thuế nhập khẩu tăng 47,63%, đóng góp 0,5% điểm
phần trăm vào tốc độ tăng GRDP; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3%
đóng góp 0,08 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP năm 2014 toàn thành phố.Với
mức tăng trưởng trên, dự báo năm 2014 nền kinh tế Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục
hồi đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp giá trị sản xuất tăng
10,02%, cao hơn năm 2013 nên tăng 12,1%, đóng góp 2,95 điểm phần trăm vào tốc
độ tăng trưởng GRDP (đặc biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá VA tăng
11,83%; công nghiệp điện và tăng 12,3%), ngành xây dựng tăng 6,97%. (Tốc độ này
năm 2013 lần lượt là 6,11%, 15,4%, riêng ngành xây dựng năm 2013 giảm 7,41% so
với năm 2012).
Khu vực dịch vụ, năm 2014, một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong GRDP tăng
thấp như kinh doanh bất động sản VA tăng 5,89%; tài chính ngân hàng VA tăng
4,37% (Năm 2013 tăng lần lượt là 19,92% và 16,44%). Các ngành tăng trưởng khá
như: Ngành thương nghiệp tăng 9,56%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 20,2%,
vận tải tăng 6,86%, ngành thông tin và truyền thông tăng 10,32%, ngành hoạt động
chuyên môn, khoa học và công nghệ tăng 11,87%, dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng
25,56%; ngành hoạt động nghệ thuật vui chơi và giải trí tăng 9,52%,...
Khu vực nông lâm thủy sản giá trị VA tăng 3,3%, trong đó ngành thủy sản tăng
4,9% đóng góp tăng trưởng 0,07 điểm % vào GRDP thành phố.
Biểu 2.3: Dự báo cơ cấu lao động Đà Nẵng
ĐVT: %
Năm Thủy sản – nông lâm ( LD) Công nghiệp – Xây dựng ( LD) Dịch vụ (LD)
1997 33.94 28.48 37.58
2000 28.22 31.83 39.95
2005 19.39 38.14 42.47
2010 8.88 41.82 49.3
2015 5.12 40.32 54.56
2020 2.89 38.05 59.06
Nguồn: - Niên giám thống kê 1997, 2000, 2005- Dự báo năm 2010, 2015, 2020 Sở
LDTBXH Đà Nẵng
Tỷ trọng lao động trong ngành thủy sản- nông lâm sẽ giảm từ 19,39% năm 2005
xuống 8,88% năm 2010 và 2.89% năm 2020; Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng
từ 38.14% năm 2005 lên 41.82% và sau đó giảm xuống còn 38.05% năm 2020; Tỷ
trọng lao động dịch vụ tăng từ 42.47% năm 2005 lên 49.3% và và 59.06% năm
2020.
Mục tiêu chung:
18
Phát triển, giải phóng triệt để tiềm năng nguồn lao động, sử dụng có hiệu quả lao
động xã hội, tạo nhiều việc làm bền vững, có chất lượng và thu nhập cao; giảm tỷ lệ
thất nhiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng phát triển dịch vụ; nâng cao
khả năng cạnh tranh lao động Đà Nẵng trên thị trường lao động trong nước, khu vực
và quốc tế; nâng cao hơn nữa mức sống cho người lao động; phát triển quan hệ lao
động lành mạnh, hài hòa và nhân văn; tạo sự đồng thuận giữa lợi ích người lao động
và người sử dụng lao động trong cùng một doanh nghiệp và giữa các loại hình doanh
nghiệp với nhau, tạo động lực phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế thành phố.
Mục tiêu cụ thể:
Giai đoạn 2016-2020 giải quyết việc làm mới cho khoảng 19,5 vạn lao động, bình
quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 3,9 vạn lao động.
Chuyển dịch cơ cấu lao động thủy sản, nông lâm-công nghiệp, xây dựng –dịch vụ
19,3%- 38,14%- 42,47% năm 2005 sang 8,88%-41,82%-49,3% vào năm 2010 và
5,12%-40,32%-54,56% vào năm 2015, 2,89%-38,05%-59,06% năm 2020.
Hạ tỷ lệ thất nghiệp từ 5,02% năm 2007 xuống còn 4,55 năm 2010, dưới 3% năm
2015 và xuống 3% năm 2020.
Về chỉ tiêu tăng trưởng: Tổng mức bán lẻ hàng nông sản của thành phố tăng bình
quân 25%-30% đến năm 2020
Đến năm 2015, phấn đấu giải tỏa hết 40 chợ tự phát gây ảnh hưởng đến an toàn
giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đầu tư, nâng cấp lại
các chợ như: Chợ Cồn, Chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ Bắc Mỹ An, chợ Thanh Khê 1,
chợ An Hải Đông, chợ Mai, chợ Hòa Hải...đáp ứng yêu cầu phân phối hàng nông sản.
2.2.2. Thực trạng về giá cả sức lao động
Cũng theo ông Phạm Minh Huân, 2015 là năm Kinh tế có nhiều khởi sắc, GDP và
giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng. Tiền lương và thu nhập của người lao động
trong năm cũng cơ bản ổn định, thậm chí lương của nhiều doanh nghiệp còn tăng. Các
doanh nghiệp thưởng Tết thường dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của năm, do đó
mức thưởng năm nay được dự đoán vẫn ổn định.
Mức thưởng tết 2016, theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân dự đoán: “Mức thưởng
Tết âm lịch năm 2016 sẽ nhích hơn năm 2015. Theo kinh nghiệm năm trước, các khối
ngân hàng, dịch vụ, tài chính thường có mức thưởng cao hơn. Khối sản xuất thì thường
duy trì như trước”. Từ 1/1/2016, ảnh hưởng từ việc tăng lương cơ bản, tăng chi phí
đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nên doanh nghiệp sẽ cân nhắc mức thưởng
phù hợp, cân đối cho các hoạt động sản xuất của năm tiếp theo. Đặc biệt, các doanh
nghiệp nhỏ sẽ phải tính phương án đảm bảo hoạt động, sử dụng lao động hợp lý.
Về thắc mắc của nhiều người lao động có nên luật hóa thưởng Tết? Thứ trưởng
Phạm Minh Huân cho rằng: Từ khi Bộ Luật Lao động ra đời năm 1995 tới Bộ Luật
19
Lao động sửa đổi năm 2012, việc quy định “cứng” mức thưởng Tết bao nhiêu chưa
từng được đặt ra.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH)
Phạm Minh Huân cho biết, đến thời điểm hiện tại, Bộ LĐ TBXH đang yêu cầu các địa
phương, Bộ, ngành tập hợp, báo cáo số liệu về. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin chính
thức.
Theo nhận định của Thứ trưởng Phạm Minh Huân: “Số tiền thưởng Tết năm nay
không có gì đột biến, vẫn giữ như mức năm ngoái hoặc tăng hơn một chút. Một số khu
vực tăng 5 - 7%, một số ổn định. Hiện nay, chưa có đơn vị nào báo cáo nên chúng tôi
chưa nắm được mức thưởng Tết cao nhất. Thông thường sang tháng 1/2016 sẽ có số
liệu chính thức”.
Theo báo cáo Sở Kế hoạch đầu tư , hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng có khoảng 125
doanh nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài. Tiền lương thực tế của người lao động trong
doanh nghiệp công nghiệp-xây dựng và doanh nghiệp dịch vụ cũng có sự khác biệt. Tỷ
lệ lao động hưởng lương dưới 1 triệu đồng /tháng ở công nghiệp-xây dựng là 71,20%
cao hơn rất nhiều so với ngành du lịch là 39,45%. Ngược lại, tỷ lệ lao động được
hưởng tiền lương thực tế từ 1 đến 5 triệu ở ngành công nghiệp-xây dựng là 28,8% thấp
hơn nhiều so với ngành du lịch là 60,55%.
2.2.3. Rút ra vấn đề và nguyên nhân
Những vấn đề đặt ra:
Qua phân tích thực trạng về những yếu tố cơ bản trên thị trường lao động Đà Nẵng
thì lao động cung, cầu và giá cả đã đạt được một mức nhất định.Tuy nhiên, trong thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại , thị trường lao động
có nhiều biến động và náy sinh một số vấn đề như là:
- Sự mất cân đối giữa cung-cầu về sức lao động Đà Nẵng
- Giá cả lao động chưa được xem là công cụ cạnh tranh
- Tình trạng việc làm chưa bền vững, nhu cầu việc làm và học nghề vẫn là vấn đề
bức xúc, chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Chính sách tiền lương chưa tính đầy đủ cho các ngành nghề. Nhiều ngành nghề
mới, ngành nghề có hàm lượng chất xám cao chưa đươc tính đầy đủ, tính bình quân
còn lớn.
- Nhiều ngành nghề chưa đào tạo đúng, phù hợp chưa đáp ứng được yêu cầu của
thị trương.
- Số chưa qua đào tạo nghề nên không tìm được việc làm còn chiếm tỷ lệ cao.
Nguyên nhân:
 Khách quan:
20
- Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, một số ngành nghề truyền thống bị thu
hẹp, nhu cầu chuyển đổi ngành nghề của một bộ phận lao động bị mất đất sản xuất,
giải tỏa rồi dẫn đến tạo áp lực cho cầu lao động.
- Tình trạng lao động ở ngoại tỉnh di chuyển tự phát vào thành phố.
- Trinh độ học vấn của người lao động chưa đáp ứng với yêu cầu cao của sản
xuất, do đời sống còn nhiều khó khăn nên người lao động không có điều kiện học tập
đến nơi đến chốn, ít điều kiện học tập, để rồi đến tuổi lao động đã phải vào đời lăn lộn
kiếm sống.
 Chủ quan:
- Thể chế, cơ chế, chính sách thị trường còn mới, chưa hoàn thiện và đồng bộ.
- Thông tin thị trường lao động còn hạn chế, giao dịch việc làm còn sơ khai, hệ
thống trung tâm giới thiệu việc làm hoạt động chưa hiệu quả, do đó mà người lao động
mới thiếu thông tin, dẫn đến có nơi bị thấp nghiệp, và doanh nghiệp vẫn không tuyển
được lao động cần thiết.
- Mối quan hệ giữa các trung tâm đào tạo chưa có gắn kết với các nhà tuyển dụng
làm cho hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo bị hạn chế. Tiền lương, tiền công trả
cho người lao động còn thấp, nhất là trong các ngành may mặc.
- Điều kiện lao động chưa được đảm bảo về thời gian, an toàn lao động, nghỉ
ngơi dẫn đến ảnh hướng đến sức khỏe, đình công một số doanh nghiệp.
- Lực lượng lao động ở Đà Nẵng về chuyên môn còn thấp là do chất lượng đào
tạo chưa cao, do quá trình quản lý dạy và hoc thiếu nghiêm túc, thiếu trách nhiệm.
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO
ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. Định hướng chung
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn
cầu hoá, khu vưc hoá đang diễn ra mạnh mẽ.Những diễn biến của kinh tế thế giới và
khu vực trong thời gian tới sẽ có nhiều tác động đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Thị trường sức lao động Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020 sẽ chịu ảnh hưởng của toàn
cầu hoá kinh tế và sư di chuyển lao động. Qúa trình toàn cầu hoá khiến cho lao động
dễ dàng di chuyển giữa các quốc gia, khu vực với nhau,trước hết là qua hành lang
Đông-Tây. Đây là một lợi thế quan trọng để thành phố phát triển về thương mại, dịch
vụ, du lịch thu hút đầu tư nước ngoài,giải quyết việc làm cho người lao động và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, việc làm và công tác giải quyết việc làm ở Đà Nẵng từ nay đến năm
2010 và giai đoạn 2011-2020 sẽ tiếp tục gặp thuận lợi, khi Việt Nam thực hiện các
21
cam kết của WTO, về tổng thể việc làm mới tăng thêm,nhiều ngành nghề mới xuất
hiện.Thay đổi cơ cấu nền kinh tế dần đến thay đổi cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động,
giai đoạn 2011-2020 trên thi trường lao động của thành phố sẽ có sự dịch chuyển lớn
về lao động việc làm giữa các khu vực kinh tế,giữa các quận huyện, nghành nghề, giữa
các doanh nghiệp.Điều này làm cho sự phân bố nguồn lực lao động được hợp lý
hơn,mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho người lao động,cho doanh nghiệp cũng như
cho toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, gặp nhiều khó khăn thách thức do thị trường sức
lao động chưa phát triển,chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu sức cạnh tranh,do
vậy vấn đề lao động-việc làm ở Đà Nẵng biến động khi có sự bât ổn của thị trường thế
giới.Các doanh nghiệp Đà Nẵng phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn,vấn
đề duy trì việc làm là vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp yếu kém,nguy
cơ thất nghiệp là rất cao;cạnh tranh lao động-việc làm trên thị trường sức lao động
càng ngày gay gắt hơn;ía nhân công giảm dần,trình độ tay nghề,chuyên môn,ngoại
ngư,kỷ luật,tác phong công việc và thể lực đang và sẽ là thách thức lớn.Vì vậy,trong
thời gian đến,lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục có dự báo,phương hướmg,mục
tiêu để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển thị trường sức lao động nói
riêng.
3.2. Phương hướng phát triển thị trường lao động ở thành phố Đà
Nẵng
 Phương hướng phát triển từ nay đến năm 2020
Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, nâng cao năng suất
lao động và phát triển nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng đúng hướng theo cơ cấu đề
ra; phát triển thị trường lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có ý nghĩa hết sức to
lớn. Trước hết, cần phải khắc phục những tồn tại, nhược điểm của thị trường lao động
như những năm vừa qua, xây dựng hệ thống thông tin ngày càng đầy đủ hơn để kết nối
cung - cầu lao động và dự báo thông tin thị trường để kết nối giữa đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực hiệu quả. Cụ thể như là:
- Phát triển con người và nâng cao chất lương nguồn nhân lực. Trong đó quan trọng
nhất là ưu tiên đầu tư, đẩy mạnh hoạt động dạy nghề để đào tạo đội ngũ lao động có
trình độ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa thành phố
Đà Nẵng và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế heo
hướng phát triển nhành du lịch.Bên cạnh còn nên đổi mới hình thức giao dịch việc
làm, tăng cường thông tin, dự báo thị trường lao động việc làm.
- Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế tạo sự gắn kết cung-
cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm
22
việc làm, tập trung phát triển thị trường sức lao động có trình độ chuyên môn tay nghề
cao, vừa đáp ứng sức cầu của doanh nghiệp, vừa phù hợp với xu thế thu hút nguồn
nhân lực đầu tư nước ngoài, đây là một trong những lợi thế trong cạnh tranh của địa
phương.
- Đối với thị trường lao động cũng như những thị trường khác sẽ không có rào cản
cho sự chuyển dịch lao động vào thanh phố, tiền lương, tiền công đều do thị trường
quyết định ngày càng chiếm ưu thế, từ đó sẽ tác động mạnh đến quan hệ cung cầu lao
động.
- Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trên thị trường lao động. Xây dựng hệ
thống pháp luật lao động, Nhà nước là trung tâm điều tiết vĩ mô, thông qua đó theo
dõi, giám sát, quan hệ cung-cầu trên thị trường.Vì vậy mà phải tiến hành tốt công tác
dự báo cung cầu và những biến động trên thị rường trong thời gian ngắn hạn và dài
hạn.
- Phát triển, đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân
phối hàng nông sản, tăng nhanh số lượng, đổi mới phương thức kinh doanh theo
hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển và quy luật lưu thông
hàng hóa.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế với nhiều quy mô khác nhau tham gia vào hoạt động thương mại, phân phối bán
buôn và bán lẻ. Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chi phối, có
khả năng điều tiết và bình ổn thị trường. Thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò quan
trọng trong hệ thống phân phối với số lượng doanh nghiệp và tỷ trọng lớn trong tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước, hình thành
doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng định hướng sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, gia
tăng thị phần trong nước và đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối lớn có vốn
đầu tư nước ngoài.
- Đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý, phương thức kinh doanh theo
hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước hình thành và phát triển đồng bộ
các loại hình doanh nghiệp phân phối bán buôn, bán lẻ, phân phối hàng nông sản, các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, công ty (hợp tác xã) quản lý và kinh doanh
chợ, các hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các hộ kinh doanh.
- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa thương mại truyền thống
với thương mại hiện đại
- Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế
trong nước và ngoài nước; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp
với tập quán sản xuất và tiêu dùng của nhân dân theo từng khu vực nội thành và ngoại
23
thành, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố từ nay đến
năm 2020;
- Ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới các siêu thị bán buôn, bán lẻ, các trung tâm
thương mại, trung tâm phân phối, trung tâm logistics, sàn giao dịch, chợ đầu mối (tổng
hợp hoặc chuyên doanh), chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi... rộng khắp, phù hợp với tình
hình, đặc điểm, dân cư ở từng địa bàn quận, huyện trong từng giai đoạn cụ thể;
- Hình hành các khu mua sắm tập trung quy mô lớn, ngang tầm trong khu vực, đủ
khả năng phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, khách vãng lai trong nước và
quốc tế. Tiếp tục phát triển chợ đầu mối bán buôn nông sản ở những nơi có sản xuất
hàng hóa đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi ở các quận, huyện ven và
ngoại thành;
- Đa dạng hóa các phương thức phân phối, phát triển nhanh thương mại điện tử,
bán hàng trực tuyến; từng bước hoàn thành môi trường pháp lý và hạ tầng công nghệ
thông tin, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử; tạo điều
kiện thuận lợi, khuyến khích thương nhân sử dụng website thương mại điện tử để giao
dịch.
- Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông gắn với thị trường, ngành hàng, phù hợp
với trình độ và năng lực sản xuất, xu hướng tiêu dùng và đảm bảo dự trữ, đáp ứng yêu
cầu quản lý nhà nước ở địa phương.
- Xây dựng và triển khai quy chế về tổ chức và kiểm soát hệ thống phân phối hàng
nông sản; đáp ứng yêu cầu tổ chức phân phối và lưu thông hàng hóa theo cơ chế thị
trường; vừa hình thành các quỹ dự trữ hàng hóa thiết yếu của thành phố để kịp thời
điều tiết và đảm bảo sự can thiệp có hiệu quả của Nhà nước, nhất là trong các trường
hợp thị trường biến động bất thường.
3.3. Những giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở thành phố
Đà Nẵng
3.3.1. Giải pháp điều tiết cung- cầu lao động và các hỗ trợ khác
 Nhóm giải pháp điều tiết cung lao động:
Hiện nay, nguồn cung lao động của thành phố là rất lớn, để đảm bảo nguồn cung
sức lao động cho thị trường lao động phù hợp về mặt số lượng cũng như đảm bảo về
mặt chất lượng, ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong lao động.. để đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay và hội nhập nền kinh tế quốc tế trước hết thì Lãnh
đạo thành phố nên cần phải có những giải pháp để giảm bớt nguồn cung lao động tăng
nhanh trong tương lai.
24
Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện chính sách kế hoạch hóa dân số và gia đình để có
nguồn cung hợp lý
Thứ hai: Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình
độ cao là giải pháp có tính chiến lược lâu dài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
Thứ ba: Đảm bảo vận hành hiệu quả thị trường hàng hóa lao động, thị trường
không bị chia cắt bởi các yếu tố chính sách hành chính.
Ngoài ra, thành phố cần nên đầu tư sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, cơ sở vật chất
trang thiết bị phù hợp cho đào tạo chuyên môn kĩ thuật ở các trình độ. Đa dạng hóa các
nguồn vốn đầu tự cho đào tạo. Khuyến khích học viên, sinh viên khá giỏi bằng các chế
độ học bổng hợp lý. Tạo điều kiện về mặt tài chính cho những đối tượng khó khăn
trong học tập được vay vốn với chính sách ưu đãi.
 Nhóm giải pháp tăng cầu sức lao động
Đổi mới cách làm bổ xung cơ chế chính sách đối với đề án “ có việc làm của thành
phố theo hướng xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, phát
triển thị trường sức lao động cho từng thời kì phát triển của thành phố. Đầu tư hệ
thống thông tin lao động, hình thành ngân hàng việc làm. Xây dựng và thiết lập hệ
thống thông tin lao động thành phố thông suốt từ cơ sở. Là đầu mối kết nối thông tin
thị trường lao động qua trung tâm giới thiệu việc làm đặt tại Đà Nẵng với hệ thống
thông tin việc làm quốc gia. Đẩy mạnh các hoạt động việc làm, sân giao dịch việc làm.
Nghiên cứu và ban hành chính sách, cơ chế gắn bó giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào
tạo trong liên kết thực hành và sử dụng lao động. cụ thể:
+ Đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và bền vững để tạo mở việc làm, đảm bảo việc
làm cho người lao động. Giai đoạn 2015- 2020, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP của
thành phố bình quân đạt 14-15% để hằng năm tạo mở việc làm mới cho trên 3 vạn lao
động.
+ Hình thành quỷ việc làm của thành phố ủy thác ngân hàng chính sách xã hội để
cho vay vốn với lải suất ưu đãi với lao động đã tốt nghiệp tự tạo việc làm, các cơ sở
đào tạo lao động vay với lãi suất ưu đãi để nâng cao nâng lực đào tạo.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động để tạo quan hệ
lao động bình đẳng, trên cơ sở thương lượng, hợp tác, tổ chức thực hiện tốt,các quy
định của bộ lao động, nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, thực hiên thỏa ước lao động tập thể, hoàn toàn lao động, điều kiện làm việc,
quy định thời giờ làm việc nghỉ ngơi, chính sách tiền công, tiền lương.
+ Nên thiết lập thông tin thị trường lao động thông suốt từ tổ dân phố, thôn và từ
doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng, quản lý thành phố để kịp thời cung ứng nhu
25
cầu thông tin về cung-cầu, các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng lao động
cho các đối tượng có nhu cầu khai thác tông tin.
 Nhóm giải pháp hỗ trợ, khuyến khích thị trường lao động hoàn thiện và phát
triển
- Nâng cao nhận thức về thị trường sức lao động đối với người lao động và người
sử dụng lao động trong sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Phát triển hệ thống môi giới, thông tin thị trường lao động
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công linh hoạt khuyến khích phát
triển.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại hóa thiết bị kĩ thuật các cơ quan thống kê,
tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển thị trường loa động
- Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm
phát triển thị trường sức lao động.
Do vậy đối việc quản lý thị trường lao động cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ
giữa các ngành như: Sở lao động thương binh xã hội, Cục thống kê và cơ quan hành
chính ở địa phương. Đặc biệt là ở địa phương, cấp xã để tránh chồng chéo, đảm bảo
tính chính xác. Bên cạnh đó ủy ban nhân dân thành phố cần xây dựng chiến lược đào
tạo lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện liên kết đào tạo với
các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng phải gắn liền với sử
dụng để tránh lãng phí trong quá trình đào tạo. Ngoài ra thành phố cần có sự đầu tư
thích đáng cho giáo dục- đào tạo, dạy nghề trên tất cả các mặt vốn, kỹ thuật, đội ngũ
giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động ở tất cả các trình độ
chuyên môn.
3.3.2. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp” và
đẩy mạnh cơ cấu lao động hợp lý
Để đạt được cơ cấu lao động trong nền kinh tế phù hợp, hoàn thiện, phát triển cơ
cấu kinh tế” Công nghiệp-dịch vụ- nông nghiệp” thì ta nên cần có giải pháp như sau:
+ Để kích cầu lao động trong khu vực doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp dân
doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải nên có cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư để thu hút lao động như: giảm bớt thuế,
vay vốn ưu đãi, hỗ trợ thông tin thị trường…
+ Phát huy vai trò là một thành phố quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Miền
Trung và Tây Nguyên, phát huy lợi thế có bờ biển dài 9,2 km nằm trong hành lang
kinh tế Đông – Tây.
+ Cần đẩy nhanh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố,
đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, tạo nguồn hàng sản xuất đã qua chế
26
biến, chế tác có giá trị gia tăng cao. Lĩnh vực hàng hóa phát triển đóng vai trò quan
trọng trong kích cầu lao động trong thành phố, nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động
+ Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, gia công hàng xuất khẩu ở ngoại
thành, tiếp tục mở thêm khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp ở
nông thôn trên địa bàn Huyện Hòa Vang để tạo cầu lao động. Duy trì, phát triển thêm
một số sản phẩm truyền thống, chủ lực, có lợi thế so sánh thành phố trong cạnh tranh
và hội nhập kinh tế.
+Tiếp tục khuyến khích nông nghiêp phát triển theo hướng chuyên canh, thâm
canh, cải tiến phương thức trồng trọt, chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến công
nghệ cao, gắn với nhu cầu thị trường trong cả nước và nước ngoài. Và đây là giải pháp
vừa thúc đẩy nông nghiệp phát triển, vừa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
Mặc khác, cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn bất hợp lý cho nên cần
phải phân luồng phổ thông cơ sở và phổ thông trung học theo định huongs cơ cấu lao
động của thành phố.Như vậy vừa tránh được tình trạng quá tải của đại học và sự thiếu
vắng thiếu học sinh ở các trường dạ nghề, vừa tạo được cơ cấu hợp lý đáp ứng của nền
kinh tế.
3.3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác quốc tế, thu hút chuyên gia , xuất khẩu lao
động
Đầu tư kết cấu hạ tầng để tạo hành lang phát triển kinh tế, vừa thuận lợi cho việc di
chuyển lao động trên thị trường lao động vừa tạo được việc làm cho người lao động .
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hu thút đầu tư nước ngoài, thường xuyên cung
cấp thông tin cập nhật về phát triển kinh tế xã hội của thành phố, các văn bản luật cho
các nhà đầu tư, nên cập nhập liên tục thông tin, dữ liệu trên trên trang điện tử chuyên
ngành.
Tham gia sâu rộng vào quá trình tự do hóa thương mại mang tính toàn cầu, phát
triển những ngành hàng có khả năng xuất khẩu lớn, nhằm tạo ra được mức cầu lớn
trong các ngành, lĩnh vực mà thành phố có lợi thế cạnh tranh.
Cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật
trong khâu dịch vụ sản xuất lao động. Tạo cơ hội nhiều hơn cho người lao động trong
nước ra nước ngoài làm việc, đặc biệt đối với lao động thất nghiệp, bộ đội xuất ngũ,
lao động ở nông thôn. Đồng thời Ủy ban nhân dân thành phố nghiên cứu đề ra những
chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ những người vừa có tài, vừa có năng lực làm
việc tốt trong nước.
Mặc khác, ta có thể mời chuyên gia, tổ chức nước ngoài tham gia đào tạo và cấp
chứng chỉ cho người lao động làm việc trong nước, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp, các trường, trung tâm trên địa bàn thành phố thực hiện liên kết đào tạo với các
trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học..Từ đó, giúp người lao
27
động không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn tiếp cận công nghệ của nước
ngoài đưa vào sản xuất trong nước.
28
PHẦN KẾT LUẬN
Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn của Miền Trung. Mặc dù,
thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng đang từng bước hình thành và phát triển.Sự
phát triển thị trường sức lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với vị trí địa
lý thuận lợi là hành lang kinh tế Đông-Tây tạo điều kiện cho thành phố phát triển về
thương mại, dịch vụ du lịch, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho người lao động,
hợp tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên, thị trường
sức lao động ở Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như sự mất
cân đối giữa cung-cầu lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động bất hợp lý; tiền lương,
tiền công chưa được xem là vấn đề cạnh tranh...vv.Chính vì vậy, trong thời gian đến
thành phố Đà Nẵng cần phải có những chính sách hữu hiệu để điều tiết cung –cầu lao
động cho phù hợp tạo ra nhiều việc làm để nâng cao đòi sống vật chất và tinh thần cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng để thúc
đẩy nhanh cơ cấu lao động hợp lý, kích cầu lao động đồng thời nâng cao số lượng và
chất lượng lao động, đa dạng hóa giao dịch việc làm, thông tin thị trường lao động, thu
hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường sức lao động dưới vai trò
quản lý của nhà nước.
Để làm được điều đó thì thành phố Đà Nẵng cần thực hiện đông bộ các nhóm giải
pháp để từng bước xây dựng và củng cố thị trường sức lao động hoàn chỉnh, hợp lý
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS. TS. Tống Văn Đường – Đại học Kinh tế quốc dân, (2002), Giáo trình
dân số và phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
2. Ban chỉ đạo Điều tra Lao Động – Việc làm thành phố Đà Nẵng, Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội Thành phố Đà Nẵng (2005), Báo cáo kết quả
điều tra lao động việc làm thành phố Đà Nẵng năm 2005, Đà Nẵng
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính Mác-Lênin, Dùng
cho các khối ngành không chuyên kinh tế-Quản trị kinh doanh trong các
trường đại học, cao đẳng, Nxb Giáo dục, Hà Nội
4. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2010), Số liệu thống kê lao động-
việc làm ở Việt Nam 2010, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội
5. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng (2014), Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã
hội thành phố Đà Nẵng năm 2014, Đà Nẵng
6. Lê Duy Đồng(2006), “ Những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường lao
động nước ta đến 2010”, Báo Lao động và xã hội
7. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

More Related Content

What's hot

Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...Thảo Nguyễn
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...NOT
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng YênThực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng YênGà Con Lon Ton
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 
Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!
Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!
Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà BồngLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Trà Bồng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữLuận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
Luận văn: Quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho lao động nữ
 
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy TùngĐề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
Đề tài: Công tác quản trị nhân sự tại công ty thương mại Duy Tùng
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại Viện Khoa học Luận văn: Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại Viện Khoa học
Luận văn: Phát triển đội ngũ viên chức khoa học tại Viện Khoa học
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt NamĐề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Giao thông thủy bộ
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOTĐào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần ...
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
 
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng YênThực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
Thực trạng công tác tuyển dụng tại Tổng Công ty May Hưng Yên
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân sự, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!

Tiểu-luận-Triết-học.docx
Tiểu-luận-Triết-học.docxTiểu-luận-Triết-học.docx
Tiểu-luận-Triết-học.docxLHiu999089
 
Bao cao nhom 1
Bao cao nhom 1Bao cao nhom 1
Bao cao nhom 1KhnhTrnh10
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại viện nghiên...
Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại viện nghiên...Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại viện nghiên...
Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại viện nghiên...jackjohn45
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu Rau quả - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu Rau quả - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu Rau quả - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu Rau quả - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU RAU ...
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU RAU ...TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU RAU ...
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU RAU ...phamhieu56
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdfQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdfNuioKila
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...NuioKila
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 

Similar to Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng! (20)

Tiểu-luận-Triết-học.docx
Tiểu-luận-Triết-học.docxTiểu-luận-Triết-học.docx
Tiểu-luận-Triết-học.docx
 
Luận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
 
Đề tài: Hoạt động thanh tra Lao động các doanh nghiệp, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh tra Lao động các doanh nghiệp, 9Đ, HAYĐề tài: Hoạt động thanh tra Lao động các doanh nghiệp, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh tra Lao động các doanh nghiệp, 9Đ, HAY
 
Bao cao nhom 1
Bao cao nhom 1Bao cao nhom 1
Bao cao nhom 1
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng Công Thương ...
 
Động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu tại Viện nghiên cứu rau quả
Động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu tại Viện nghiên cứu rau quảĐộng lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu tại Viện nghiên cứu rau quả
Động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu tại Viện nghiên cứu rau quả
 
Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại viện nghiên...
Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại viện nghiên...Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại viện nghiên...
Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại viện nghiên...
 
Tạo động lực làm việc cho cán bộ tại Viện Nghiên cứu rau quả
Tạo động lực làm việc cho cán bộ tại Viện Nghiên cứu rau quảTạo động lực làm việc cho cán bộ tại Viện Nghiên cứu rau quả
Tạo động lực làm việc cho cán bộ tại Viện Nghiên cứu rau quả
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu Rau quả - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu Rau quả - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu Rau quả - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu Rau quả - Gửi miễn phí ...
 
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU RAU ...
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU RAU ...TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU RAU ...
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU RAU ...
 
Năng lực thực thi công vụ của công chức tại cục Quản lý thị trường
Năng lực thực thi công vụ của công chức tại cục Quản lý thị trườngNăng lực thực thi công vụ của công chức tại cục Quản lý thị trường
Năng lực thực thi công vụ của công chức tại cục Quản lý thị trường
 
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về thu hút nhân lực chất lượng cao tại Đà Nẵng
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Về Công Tác Thu Tại Bệnh Viện T...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdfQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.pdf
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-thong-tin-co-dong-tai-quan-ngo-quyen-thanh-pho-h...
 
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đĐề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
Đề tài: Hoạt động thông tin, cổ động tại Quận Ngô Quyền, HAY, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOTLuận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
Luận văn: Pháp luật về giải quyết việc làm tại Quảng Bình, HOT
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Tiểu luận: Giải pháp phát triển thị trường lao động ở Đà Nẵng!

  • 1. 1 TIỂU LUẬN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
  • 2. 2 Table of Contents PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................4 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................4 3. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................5 6. Hạn chế của đề tài............................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG .....................................................................................6 1.1. Sức lao động và thị trường lao động..............................................................6 1.1.1 Sức lao động...............................................................................................6 1.1.2. Thị trường lao động..................................................................................8 1.2. Vai trò của thị trường lao động trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ..................................................................9 1.2.1. Thị trường sức lao động đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các loại thị trường................................................................................................................ 10 1.2.2 Thị trường sức lao động tham gia điều tiết, phân bổ các nguồn lực lao động giữa các ngành, lĩnh vực với nhau trong nền kinh tế............................... 10 1.2.3 Thị trường sức lao động có tác động đến phát triễn con người, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế ........................................................................................... 11 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHỮNG NĂM QUA:.......................................................................... 11
  • 3. 3 2.1. Đặc điểm tình hình, điều kiện kinh tế-xã hội ở thành phố Đà Nẵng. ............................................................................................................................................. 11 2.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên................................................................... 11 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.................................................................... 12 2.2. Thực trạng về thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng. ................ 14 2.2.1. Thực trạng thị trường lao động........................................................ 14 2.2.2. Thực trạng về giá cả sức lao động.................................................... 18 2.2.3. Rút ra vấn đề và nguyên nhân.......................................................... 19 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 20 3.1. Định hướng chung ....................................................................................... 20 3.2. Phương hướng phát triển thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng ..... 21 3.3. Những giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng ............................................................................................................................................. 23 3.3.1. Giải pháp điều tiết cung- cầu lao động và các hỗ trợ khác.............. 23 3.3.2. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp” và đẩy mạnh cơ cấu lao động hợp lý ...................................................... 25 3.3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác quốc tế, thu hút chuyên gia , xuất khẩu lao động ..................................................................................................... 26 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 29
  • 4. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển thị trường lao động là một yếu tố khách quan vì thị trường sức lao động là một trong những nhân tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng nhanh và bền vững. Để phát triển kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cần phải phát triển các loại thị trường, vì thị trường được ví như môi trường sống của kinh tế hàng hóa. Thị trường lao động được hình thành và phát triển trong nề kinh tế. Nó có mối quan hệ, tạo sự gắn kết cung-cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và kiếm việc làm.Các chính sách ưu đãi của nhiều doanh nghiệp đã thu hút nhiều nhân lực, nhất là ở khu vực nông thôn..Đa dạng hóa các loại giao dịch việc làm, phát triển hệ thống thong tin thị trường rong nước và ngoài nước.cùng với xu thế chung của nước ta, Đà Nẵng từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc trung ương ( 1997 ), được câm nhận là đô thị loại 1 cấp quốc gia.Thực tế thì trong những năm qua thị trường sức lao động ở Đà Nẵng đã phát triển và được hình thành. Sự phát triển của thị trường lao động ở Đà Nẵng góp phần phân bổ nguồn nhân lực lao động giữa các ngành, các vùng hợp lý, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành nghề và lĩnh vực mới đã hu thút một lượng lao động lớn từ các nơi khác đổ về đặc biệt là các dòng di dân từ các tỉnh phía Bắc. Đây cũng chính là cơ hội tốt cho nguồn cung lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó Đà Nẵng còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như mất công bằng về cung – cầu lao động dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động, chuyển dịch cơ cấu còn chưa phù hợp. Từ những ý nghĩa về mặt lý luận và thưc tiễn trên mà em đã chọn đề tài “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ”, làm đề tài nghiên cứu cho môn học Thị Trường Lao Động. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào thu thập số liệu, trên cơ sở phân tích thực trạng sức lao động trên thành phố Đà Nẵng. Để từ đó đề ra những phương hướng và giải pháp nhằm
  • 5. 5 phát triển mạnh mẽ, hoàn thiện thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu 1. Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tập trung ở Thành phố Đà Nẵng 2. Phạm vi thời gian: Thực hiện nghiên cứu đề tài từ khi bắt đầu môn học cho đến ngày 17/10. 3. Phạm vi nội dung: Đề tài gửi đến các nội dung cần thiết và các số liệu lấy chủ yếu từ năm 1997 -2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tài liệu:Từ việc phân tích, đánh giá tìm kiếm số liệu để đề tài đi sâu hơn vào thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển thị trường sức lao động tại thành phố Đà Nẵng. Phương pháp phân tích số liệu, tổng hợp, đánh giá, sơ đồ hóa, hệ thống bảng biểu. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Từ những lý luận thông qua việc tìm kiếm, phân tích, tổng hợp số liệu để đánh giá thực trạng thị trường lao động ở Đà Nẵng. Từ đó đề xuất ra những giải phápchủ yếu và định hướng chung nhằm phát triển những mặt tích cực và hạn chế nhungữ mặt tiêu cực của thị trường lao động, góp phần thúc đẩy qua trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố theo hướng bền vững. 6. Hạn chế của đề tài Không trực tiếp được khảo sát thực tế thị trường lao động tại Đà Nẵng qua những năm qua và gần đây. Do trình độ am hiểu , kiến thức thực tế và lượng thông tin còn hạn chế nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đánh giá, góp ý của thầy để những bài tiểu luận sau em được hoàn thiện tốt hơn.
  • 6. 6 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 1.1. Sức lao động và thị trường lao động 1.1.1 Sức lao động  Khái niệm Bất cứ một quá trình lao động sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản đó là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tuy nhiên, cả ba yếu tố này có một vai trò nhất định, trong đó lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nhưng không phải là yếu tố duy nhất tạo ra của cải vật chất. Như vậy, sức lao động chỉ mới nói lên khả năng lao động tiềm ẩn bên trong của một con người. Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể con người đang sống. Năng lực thể chất chính là phần xương thịt của con người thể hiện ở chiều cao, cân nặng và khả năng hoạt động của con nguời; Năng lực tinh thần thể hiện ở mặt trí lực như sở thích, năng lực chuyên môn và sự thoả mái của con người. Khác với sức lao động. Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên. Bản thân của con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là một lực lượng của tự nhiên, để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay và chân. Trong khi tác động vào tự nhên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó đã làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đổi bản tính của chính nó.  Các yếu tố của hàng hóa Giá trị của sức lao động : Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động chỉ tồn tại như một năng lực con người đang sống, muốn tái sản xuất năng lực lao động đó thì người có sức lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Do đó, thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động cần thiết sản xuất để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt ấy.C.Mác viết: “Giá trị của sức
  • 7. 7 lao động cũng như mọi hàng hóa khác, được quyết định bởi số thời gian lao động cần thiết để sản xuất, và do đóđể sản xuẩt ra thứ sản phẩm đặc biệt ấy. Sức lao động chỉ tồn tạinhư một năng lực của con người đang sống… Nhưng sức lao độngchỉ được thực hiện bằng cách biểu hiện ra ngoài, nó chỉ được thựchiện trong lao động. Trong quá trình thực hiện nó, trong lao độngphải hao phí một lượng nhất định về cơ, thần kinh và não, v.v. của con người, sự hao phí đó phải được bù lại. Hao phí càng nhiều thìbù đắp càng lớn [31, tr.255- 256]”. Như vậy, là hàng hóa đặc biệt giá trị của hàng hóa sức lao động khácvới hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao gồm yếu tố lịch sử và yếu tố tinh thần. Nhu cầu của người có sức lao động không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn nhu cầu về tinh thần. Giá trị hàng hóa sức lao động kết hợp bởi 3 bộ phận Thứ nhất, giá trị của những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống bảnthân người lao động. Sức lao động chỉ thực hiện trong lao động. Trong quátrình lao động phải hao phí một lượng nhất định về cơ, thần kinh và não v.v…Sự hao phí đó phải được bù đắp lại. Do đó, phải đủ tư liệu sinh hoạt để duy trìthể lực và sức khoẻ của người lao động như trước, trong một trạng thái sinhhoạt bình thường. Bản thân những nhu cầu tự nhiên khác như thức ăn, áo quần, chất đốt, nhà ở v.v…cũng khác nhau tuỳ theo khí hậu và những đặcđiểm thiên nhiên khác của từng nước. Mặt khác, quy mô của cái gọi là những nhu cầu thiết yếu, cũng như phương thức thoả mãn những nhu cầu đó lại phụ thuộc phần lớn vào trình độ văn minh của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộcvào những điều kiện và những thói quen trong đó giai cấp của những ngườilao động tự do được hình thành nghĩa là giá trị sức lao động bao gồm một yếu tố lịch sử và tinh thần. Nhưng đối với một nước nhất định và với một thời kỳ nhất định thì tính trung bình quy mô của những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Thứ hai, giá trị tư liệu sinh hoạt cho những người thay thế. Người sở hữu sức lao động sẽ phải về hưu hay chết. Những sức lao động biến khỏi thị trường lao động ấy cần phải được thường xuyên thay thế bằng những sức laođộng mới, ít ra cũng với một con số ngang như thế. Vì vậy, tổng số những tưliệu sinh hoạt cần thiết cho việc sản xuất ra sức lao động bao gồm cả những tưliệu sinh hoạt cho những người thay thế đó, tức là cho con cái của những người lao động Thứ ba, chi phí đào tạo. Muốn cho sức lao động trở thành một sức laođộng phát triển và đặc thù, thì cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dụcnào đó, nên phải có những chi phí đào tạo tuỳ theo tính chất phức tạp của laođộng. Do đó, những chi phí ấy đều gia nhập vào tổng số giá trị được chi phíđể sản xuất ra sức lao động và tiền công cho lao động phức tạp phải cao hơnlao động giản đơn, vì lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn.
  • 8. 8 1.1.2. Thị trường lao động  Khái niệm Có rất nhiều khái niệm về thị trường lao động, mỗi một thị trường lao động lại có những đặc điểm riêng của mình. Thị trường lao động khác biệt so với thị trường hàng hóa ở chỗ, nó thể hiện phần lớn những biểu hiện kinh tế xã hội của cả xã hội và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nó. Vậy thế nào là thị trường lao động, Các tên gọi mà chúng ta thường gặp trong các ấn phẩm khoa học và các phương tiện thông tin đại chúng, tên nào chính xác hơn: “thị trường lao động”, “thị trường sức lao động”, “thị trường dân số tích cực kinh tế”, “thị trường nguồn nhân lực” ? Bản chất của chúng có gì đặc biệt và chúng khác nhau ở điểm nào? ' Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “… Thị trường mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là thị trường lao động” ; hoặc, “… Thị trường - đó là một cơ chế, mà với sự trợ giúp của nó hệ số giữa người lao động và số lượng chỗ làm việc được điều tiết”. Các nhà khoa học kinh tế Nga thì lại cho rằng: “Thị trường lao động được hiểu như một hệ thống quan hệ xã hội, những định mức và thể chế xã hội (trong đó có cả pháp luật), đảm bảo cho việc tái sản xuất, trao đổi và sử dụng lao động”; hoặc: Hệ thống những quan hệ được hình thành trên cơ sở giá trị giữa những người sử dụng lao động (sở hữu tư liệu sản xuất) và những người làm thuê (sở hữu sức lao động) về vấn đề trước nhất là thoả mãn cầu lao động và vấn đề tiếp theo là làm thuê như nguồn phương tiện để tồn tại”. “… Thị trường lao động - đó là một dạng đặc biệt của thị trường hàng hóa, mà nội dung của nó là thực hiện vấn đề mua và bán loại hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt - sức lao động, hay là khả năng lao động của con người. Như một phạm trù kinh tế thị trường sức lao động thể hiện quan hệ kinh tế giữa một bên là người làm chủ hàng hóa này, sở hữu sức lao động - người bán nó và bên kia, với người sở hữu vốn - mua sức lao động”. Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam khái niệm này còn đa dạng và phong phú hơn nhiều: “Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động...), ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động”.. Hoặc: “Thị thường lao động được hình thành
  • 9. 9 trong bối cảnh giải phóng người lao động từ trong các xí nghiệp và tăng thất nghiệp. Bản thân thị trường lao động thường xuyên đồng nhất với thất nghiệp, cũng là những người không có việc làm, nhưng đang đi tìm nó, còn cầu là những chỗ làm việc trống”. “Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác”. “Thị trường “sức lao động” là nơi thể hiện quan hệ xã hội giữa người lao động làm thuê và người thuê mướn lao động thông qua sự điều chỉnh giá cả tiền công”. “Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và bên kia là người sử dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng”. Bất kỳ khái niệm nào đều có những khía cạnh đúng. Chúng tôi trích dẫn trên đây chỉ một vài trong số nhiều khái niệm để nhấn mạnh tính phức tạp của chính khái niệm “thị trường lao động”, cùng với tính đa dạng và sự đặc biệt của nó. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, phương pháp tiếp cận của một vài tác giả trên đây sẽ dẫn đến sẽ đánh giá sai lệch một cách nghiêm trọng những tình huống đang xuất hiện trong lĩnh vực việc làm và triển vọng hình thành, phát triển của thị trường lao động trong nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ sang quan hệ thị trường. Từ đó, trong khái niệm “thị trường lao động” chúng tôi thấy cần thiết phải bổ sung thêm, dựa vào những gì thị trường lao động tồn tại và nó hoạt động trong bối cảnh không gian nào  Những yếu tố cấu thành thị trường lao động Cầu sức lao động; cung sức lao động; giá cả của sức lao động (tiền lương); cạnh tranh trên thị trường lao động; cơ sở hạ tầng của thị trường lao động. Thị trường lao động bao gồm những chủ thể sau: những người thuê lao động (người mua) và đại diện của họ; những người làm thuê (người bán) và đại diện của họ; nhà nước và các đại diện của mình; các tổ chức môi giới trung gian. 1.2. Vai trò của thị trường lao động trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta thực hiện theo cơ chế tập trung bao cấp chưa công nhận sức lao động là hang hóa, nên chưa có thị trường sức lao động. Từ khi thực hiện đổi mới kinh tế, nền kinh tế nước ta vận hình theo cớ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước hay nói cách khác là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự hình thành và phát triễn thị trường sức lao động là tất yếu khách quan. Hơn nữa,
  • 10. 10 nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì thị trường sức lao động có vai trò đặc biệt quan trọng là đầu tàu kéo theo các loại hình thị trường khác, đó là: 1.2.1. Thị trường sức lao động đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các loại thị trường Thị trường sức lao động là một thị trường không thể thiếu được trong hệ thống đồng bộ các loại thị trường, là đầu tầu kéo theo các loại thị trường khác như: thị trường về hàng hóa và dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính. Chính ở đây các nguồn lực phân theo ngành, nghề, theo doanh nghiệp và khu vực, liên kết vào hoạt động nguồn lực quốc gia quan trọng nhất – đó là lực lượng lao động. Giữa các loại thị trường này có mối quan hệ tương tác và thúc đẩy lẫn nhau, tạo thành một hệ thống thị trường thống nhất, hoàn chỉnh. Nếu không có thị trường sức cung ứng lao động đáp ứng cho thị trường sức lao động thì thị trường tài chính, thị trường khoa học – công nghệ không thể phát triễn được hoặc khi thị trường lao động chỉ cung ứng nguồn lực có trình độ thấp thì thị trường khoa học – công nghệ chỉ phát triễn ở trình độ thấp. 1.2.2 Thị trường sức lao động tham gia điều tiết, phân bổ các nguồn lực lao động giữa các ngành, lĩnh vực với nhau trong nền kinh tế Thị trường sức lao động tham gia điều tiết, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực theo cung, cầu và giá cả lao động của thị trường, hạn chế tiêu cực và lãng phí. Mặt khác, trong quá trình phát triễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, đặc điểm cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi nhanh. Các ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng phát triễn ngày càng nhanh, thay thế các ngành truyền thống, trong các thành phần kinh tế cũng có sự cạnh tranh để thu hút lao động và lao động chất lượng cao giữa kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua thị trường sức lao động tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và chuyển đổi chỗ việc làm cho phù hợp với yêu cầu, vừa phát huy khả năng làm việc và có mức thu nhập cao hơn. Đồng thời, đối với người sử dụng lao động có quyền lựa chọn những lao động phù hợp với yêu cầu với công việc và tiền công hợp lý. Tuy nhiên, do đặc điểm nguồn cung trên thị trường sức lao động lớn hơn cầu sức lao động, sự mất cân đối cung – cầu sức lao động. Do đó, nhà nước phải có chính sách, biện pháp để điều chỉnh cả trong ngắn hạn và dài hạn, với ý
  • 11. 11 nghĩa đó thị trường sức lao động có vai trò điều tiết lao động trong phát triễn kinh tế xã hội một cách hợp lý. 1.2.3 Thị trường sức lao động có tác động đến phát triễn con người, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế Thị trường sức lao động có tác động lớn phát triễn con người, nơi phóng và phát huy triệt để tiềm năng, tài năng của vốn con người; tạo nhiều việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống lao động; xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm quyền và lợi ích các bên, lợi ích nhà nước và cộng đồng, Xu hướng phát triễn của nền kinh tế là các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ sự dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và cần sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, thị trường sức lao động là nơi cung cấp nguồn lao động cho các ngành này. Đồng thời sự phát triễn và hoàn thiện thị trường sức lao động tác động đến động cơ, thái độ của người lao động. Người lao động phải tự giác tập luyện, rèn luyện thường xuyên, nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó góp phần và nâng cao hiệu quả công tác, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với người sử dụng lao động có thể lựa chọn Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHỮNG NĂM QUA: 2.1. Đặc điểm tình hình, điều kiện kinh tế-xã hội ở thành phố Đà Nẵng. 2.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên. Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam , đứng sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam (cùng với Hải Phòng và Cần Thơ).Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là 950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Về địa lý thì thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
  • 12. 12 Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước. Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực,
  • 13. 13 đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%. Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Hiện nay, hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, diện tích hơn 2.158 ha, thu hút trên 360 dự án trong và ngoài nước, vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp ước đạt 618 triệu USD và vốn trong nước đạt hơn 10.000 tỷ đồng. Đến năm 2010, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã có tổng doanh thu 2.609 tỷ đồng và 188 triệu USD, nộp ngân sách khoảng 365 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng từ 21 triệu USD năm 1998 lên trên 200 triệu USD vào năm 2010, chiếm trên 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Trên toàn thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 240.000 công nhân đang làm việc trong hơn 10.000 công ty, doanh nghiệp. Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, vừa phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút lao động chất lượng cao đến với thành phố. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - dịch vụ - công nghiệp, thì các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu chí công nghiệp "sạch", không gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, năm 2008 chính quyền thành phố đã từ chối 2 dự án FDI sản xuất thép và giấy, với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ USD. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Hiện nay, Đà Nẵng lựa chọn một số ngành như thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su... là những lĩnh vực mũi nhọn để tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành công nghệ thông tin (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng - Danang Biotechnology Center )và phát triển ngành du lịch. Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, với 60 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 1 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 41 ngân hàng thương mại cổ phần,1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài chính, 3 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương và hơn 200 phòng giao dịch ngân hàng. Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn; được tập trung chủ
  • 14. 14 yếu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được mệnh danh là " Phố Wall" của miền Trung. Từ đó, các doanh nghiệp tận dụng nguồn vốn dài hạn với lãi xuất thấp từ quỹ họ trợ phát triển.Thanh toán trong nước và ngoài nước nhanh chóng, thuận tiện, phương thức thanh toán đa dạng cộng nhiều dịch vụ tiện ích giúp doanh nghiệp trách được nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Nhìn một cách tổng quát ta có thể nói rằng: Đà Nẵng là một thành phố năng động, đang có bước phát triển nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, là trung tâm của khu vực Miền trung và Tây Nguyên.chính vì vậy mà những năm qua Đà Nẵng đã luôn hu thút một lực lượng lớn từ các địa phương đến làm việc và sinh sống; và là điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. 2.2. Thực trạng về thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng. 2.2.1. Thực trạng thị trường lao động. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, số lượng và chất lượng nguồn thị trường lao động ở Đà Nẵng có những chuyển biến tích cực, do có sự cải cách và đầu tư trong công tác giáo dục và dạy nghề.Về số lượng, Đà Nẵng có một nguồn nhân lực khá dồi dào. Theo báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia dân số-kế hoạch hóa gia đình, giai đoạn 2011-2015, của Sở Y tế Đà Nẵng vào sáng 10-9, dân số thành phố năm 2015 khoảng 1.029.000 người, việc kiểm soát tốc độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%. Nhìn chung thị trường lao động ở Đà Nẵng cũng như ở Việt Nam thời gian qua, đặc biệt hiện nay mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động. Không những mất cân đối về số lượng mà còn mất cân đối lớn về chất lượng. Hiện nay cung sức lao động tăng rất lớn; trong 5 năm gần đây, Đà Nẵng tăng 4,0% đến 4,2% (cả nước tăng 3,2% đến 3,5%); mỗi năm thành phố có khoản 20 ngàn đến 25 ngàn người đến tuổi lao động và lao động nhập cư vào thành phố (cả nước 1,3 triệu đến 1,5 triệu người). Lao động thất nghiệp ở thành phố cuối năm 2015 vẫn còn 4%. Thị trường lao động Đà Nẵng chịu sự tác động bởi đa dạng hóa các hình thức sở hữu của nền kinh tế cũng mở ra thị trường cầu lao động một cách phong phú, bên cạnh đó sự điều tiết của nhà nước bằng pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động; vì vậy, bộ luật lao động năm 1994 ra đời và đến nay đã qua 4 lần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế của xã hội; đồng thời nhiều Luật nhánh được ra đời từ Bộ Luật Lao động như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dạy nghề, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Việc làm. Chính sách việc làm ngày càng hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Nguồn cung lao động được đào tạo khá tốt, hằng năm trên địa bàn có khoản 15 ngàn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường; đào tạo nghề có bằng cấp khoản gần 5 ngàn và hàng chục ngàn lao động được đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hơn 55% (cả nước 51%) qua đào tạo nghề 45% (toàn quốc 38%). Tuy
  • 15. 15 nhiên, khi chúng ta chuyển nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, tuy là theo đường lối định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng không duy trì được cân đối ở tầm vĩ mô; thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường tự chủ về tài chính đối với cơ sở đào tạo trong nền giáo dục quốc dân làm cho cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục quốc dân bị lệch hướng; sự bùng phát phát triển đơn lẽ của từng bộ phận cấu thành là chủ yếu, không theo một kế hoạch, cân đối với nhu cầu của xã hội làm cho sự mất cân đối ngày càng trầm trọng. Mặt khác, đào tạo không tính đến cơ cấu lao động của nền kinh tế, ngành nào dễ đào tạo thì đua nhau đào tạo. Hậu quả đơn cử là Thành phố Đà Nẵng có hơn 4 ngàn lao động tốt nghiệp đại học và trên đại học thất nghiệp; cả nước theo số liệu công bố của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hơn 187 ngàn lao động đã tốt nghiệp đại học thất nghiệp (thực tế có thể cao hơn nhiều). Cộng với tâm lý của người lao động chỉ muốn làm thầy không muốn làm thợ và không có chính sách khuyến khích đối với đội ngũ công nhân lành nghề nên cơ cấu của lực lượng lao động được đào tạo không đáp ứng theo nhu cầu của xã hội. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam xếp vào hạng thấp nhất Đông Nam Á do tuy có đào tạo, bằng cấp cao nhưng làm việc không đúng với nghề nghiệp. Biểu 2.1: Lực lượng lao động Đà Nẵng năm 2008-2020 Nguồn: Dự báo Sở LĐTBXH. Qua biểu 2.1 ở trên ta thấy được đến năm 2010, dân số thành phố có khoảng 875.680 người,năm 2015 và 1.018.400 người và năm 2020 là 1.184.780 người. Như vậy tring 10 năm tù 2011-2020,dân số tăng thêm là 166380 người, tăng thêm bằng dân Năm LLLĐ (người ) Thành thị (người) Nông thôn (người) Dân số trong tuổi Lao động (người) Tỉ lệ LLLD tham gia so với DS trong tuổi (%) 2008 397.980 320.257 77.722 540.400 73.64 2009 410.861 330.623 80.238 553.340 74.25 2010 423.764 341.006 82.758 568.300 74.56 2011 437.738 352.251 85.487 585.440 74.77 2012 450.556 362.556 87.990 604.240 74.56 2013 463.503 372.984 90.518 623.640 74.32 2014 476.684 383.591 93.093 643.670 74.05 2015 490.032 394.333 95.699 664.350 73.76 2016 503.529 405.193 98.533 685.700 73.43 2017 516.941 415.987 100.955 707.740 73.04 2018 530.279 426.720 103.559 730.500 72.59 2019 540.83 435.210 105.620 754.000 71.72 2020 551.681 443.942 107.739 778.260 70.88
  • 16. 16 số của một quận, bình quân hàng năm dân số tăng lên khoảng 25.000 dân,đây là nguồn cung lao động lớn trong những năm tớ Đến năm 2010,lực lượng lao động Đà Nẵng vài khoảng 424.000 người,năm 2015 là 490.000 người và đến năm 2020 là 552.000 người. Như vật,giai đoạn 2011-2020, lực lượng lao động tăng 1180.000 người,bình quân tăng 11.8 ngàn lao động/năm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động so với dâ số trong tuổi lao động có xu hướng giảm nhẹ.Năm 2010,tỉ lệ này là 74.56% đến năm 2015 là 73.76 % và năm 2020 là 70.88%.Nguyên nhân là số thanh niên tham gia học tập,đào tạo gia tăng,số người không có khả năng lao động tiếp tục giảm,thêm vào đó là mức sống của các hộ gia đình tăng cao,xu hướng nhiều phụ nữ tập trung thời gian cho gia đình,nuôi dạy con cái nhiều hơn. Ngoài ra, lực lượng lao động còn bao gồm một bộ phận dân số trên độ tuổi lao động vẫn có khả năng lao động và tim việc làm. Đây là một số nguồn cung lao động bổ sung cho phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lao động Đà Nẵng sẽ tăng từ 41% hiện nay lên 50% năm 2010. lên 65% năm 2015 và 80% năm 2020. Biểu 2.2: Tổng số lao động cần giải quyết việc ĐVT: Người Tổng số việc làm cần giải quyết Khả năng phát triển kinh tế sẽ giải quyết việc làm Việc làm cần được hỗ trợ trực tiếp từ chương trình dự án A 1 2 3=1-2 1.Bình quân/năm 2008-2009 25.400 22.800 2.600 2011-2015 38.000 26.500 1.500 2016-2020 39.000 39.000 0 2.Tổng số 2008-2010 76.200 68.400 7.800 2011-215 140.000 132.500 7.500 2016-2020 195.000 195.000 0 Nguồn:Sở lao động thương binh xã hội Đà Nẵng Từ biểu đồ trên ta thấy giai đoạn 2008-2010 phải giải quyết việc làm mới cho khoảng 7.6 vạn lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 2,5 vạn lao động. Giai đoạn 2011-2015 giải quyết việc làm mới cho khoảng 14 vạn lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 2,8 vạn lao động. Giai đoạn 2016- 2020 giải quyết việc làm mới cho khoảng 19.5 vạn lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 3,9vạn lao động. Đến năm 2020 tỷ trọng GDP Đà Nẵng bằng 2.5% GDP cả nước và Đà Nẵng phấn đấu là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì cơ cấu kinh tế đến năm 2020 sẽ là dịch vụ 55%, công nghiệp - xây dựng 43%, thủy sản – nông lâm 2%. Trên cơ sở số liệu kinh tế - xã hội sơ bộ năm 2014, ước tính tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP tính theo phương pháp giá người sản xuất) năm 2014 theo giá so sánh 2010 tăng 9,56% so với năm 2013 (năm 2013 tăng 8,34% so năm 2012).
  • 17. 17 Trong đó các khu vực kinh tế: VA khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,43%, đóng góp 3,77 điểm phần trăm vào tăng trưởng GRDP 2014; khu vực dịch vụ tăng 9,29%, thấp hơn mức tăng 12,38% của năm 2013, đóng góp 5,71 điểm phần trăm vào tăng trưởng GRDP 2014, trong đó thuế nhập khẩu tăng 47,63%, đóng góp 0,5% điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,3% đóng góp 0,08 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP năm 2014 toàn thành phố.Với mức tăng trưởng trên, dự báo năm 2014 nền kinh tế Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp giá trị sản xuất tăng 10,02%, cao hơn năm 2013 nên tăng 12,1%, đóng góp 2,95 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng GRDP (đặc biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá VA tăng 11,83%; công nghiệp điện và tăng 12,3%), ngành xây dựng tăng 6,97%. (Tốc độ này năm 2013 lần lượt là 6,11%, 15,4%, riêng ngành xây dựng năm 2013 giảm 7,41% so với năm 2012). Khu vực dịch vụ, năm 2014, một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong GRDP tăng thấp như kinh doanh bất động sản VA tăng 5,89%; tài chính ngân hàng VA tăng 4,37% (Năm 2013 tăng lần lượt là 19,92% và 16,44%). Các ngành tăng trưởng khá như: Ngành thương nghiệp tăng 9,56%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 20,2%, vận tải tăng 6,86%, ngành thông tin và truyền thông tăng 10,32%, ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ tăng 11,87%, dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 25,56%; ngành hoạt động nghệ thuật vui chơi và giải trí tăng 9,52%,... Khu vực nông lâm thủy sản giá trị VA tăng 3,3%, trong đó ngành thủy sản tăng 4,9% đóng góp tăng trưởng 0,07 điểm % vào GRDP thành phố. Biểu 2.3: Dự báo cơ cấu lao động Đà Nẵng ĐVT: % Năm Thủy sản – nông lâm ( LD) Công nghiệp – Xây dựng ( LD) Dịch vụ (LD) 1997 33.94 28.48 37.58 2000 28.22 31.83 39.95 2005 19.39 38.14 42.47 2010 8.88 41.82 49.3 2015 5.12 40.32 54.56 2020 2.89 38.05 59.06 Nguồn: - Niên giám thống kê 1997, 2000, 2005- Dự báo năm 2010, 2015, 2020 Sở LDTBXH Đà Nẵng Tỷ trọng lao động trong ngành thủy sản- nông lâm sẽ giảm từ 19,39% năm 2005 xuống 8,88% năm 2010 và 2.89% năm 2020; Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 38.14% năm 2005 lên 41.82% và sau đó giảm xuống còn 38.05% năm 2020; Tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 42.47% năm 2005 lên 49.3% và và 59.06% năm 2020. Mục tiêu chung:
  • 18. 18 Phát triển, giải phóng triệt để tiềm năng nguồn lao động, sử dụng có hiệu quả lao động xã hội, tạo nhiều việc làm bền vững, có chất lượng và thu nhập cao; giảm tỷ lệ thất nhiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng phát triển dịch vụ; nâng cao khả năng cạnh tranh lao động Đà Nẵng trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc tế; nâng cao hơn nữa mức sống cho người lao động; phát triển quan hệ lao động lành mạnh, hài hòa và nhân văn; tạo sự đồng thuận giữa lợi ích người lao động và người sử dụng lao động trong cùng một doanh nghiệp và giữa các loại hình doanh nghiệp với nhau, tạo động lực phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế thành phố. Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn 2016-2020 giải quyết việc làm mới cho khoảng 19,5 vạn lao động, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 3,9 vạn lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động thủy sản, nông lâm-công nghiệp, xây dựng –dịch vụ 19,3%- 38,14%- 42,47% năm 2005 sang 8,88%-41,82%-49,3% vào năm 2010 và 5,12%-40,32%-54,56% vào năm 2015, 2,89%-38,05%-59,06% năm 2020. Hạ tỷ lệ thất nghiệp từ 5,02% năm 2007 xuống còn 4,55 năm 2010, dưới 3% năm 2015 và xuống 3% năm 2020. Về chỉ tiêu tăng trưởng: Tổng mức bán lẻ hàng nông sản của thành phố tăng bình quân 25%-30% đến năm 2020 Đến năm 2015, phấn đấu giải tỏa hết 40 chợ tự phát gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đầu tư, nâng cấp lại các chợ như: Chợ Cồn, Chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ Bắc Mỹ An, chợ Thanh Khê 1, chợ An Hải Đông, chợ Mai, chợ Hòa Hải...đáp ứng yêu cầu phân phối hàng nông sản. 2.2.2. Thực trạng về giá cả sức lao động Cũng theo ông Phạm Minh Huân, 2015 là năm Kinh tế có nhiều khởi sắc, GDP và giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng. Tiền lương và thu nhập của người lao động trong năm cũng cơ bản ổn định, thậm chí lương của nhiều doanh nghiệp còn tăng. Các doanh nghiệp thưởng Tết thường dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của năm, do đó mức thưởng năm nay được dự đoán vẫn ổn định. Mức thưởng tết 2016, theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân dự đoán: “Mức thưởng Tết âm lịch năm 2016 sẽ nhích hơn năm 2015. Theo kinh nghiệm năm trước, các khối ngân hàng, dịch vụ, tài chính thường có mức thưởng cao hơn. Khối sản xuất thì thường duy trì như trước”. Từ 1/1/2016, ảnh hưởng từ việc tăng lương cơ bản, tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nên doanh nghiệp sẽ cân nhắc mức thưởng phù hợp, cân đối cho các hoạt động sản xuất của năm tiếp theo. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ sẽ phải tính phương án đảm bảo hoạt động, sử dụng lao động hợp lý. Về thắc mắc của nhiều người lao động có nên luật hóa thưởng Tết? Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho rằng: Từ khi Bộ Luật Lao động ra đời năm 1995 tới Bộ Luật
  • 19. 19 Lao động sửa đổi năm 2012, việc quy định “cứng” mức thưởng Tết bao nhiêu chưa từng được đặt ra. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Phạm Minh Huân cho biết, đến thời điểm hiện tại, Bộ LĐ TBXH đang yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành tập hợp, báo cáo số liệu về. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin chính thức. Theo nhận định của Thứ trưởng Phạm Minh Huân: “Số tiền thưởng Tết năm nay không có gì đột biến, vẫn giữ như mức năm ngoái hoặc tăng hơn một chút. Một số khu vực tăng 5 - 7%, một số ổn định. Hiện nay, chưa có đơn vị nào báo cáo nên chúng tôi chưa nắm được mức thưởng Tết cao nhất. Thông thường sang tháng 1/2016 sẽ có số liệu chính thức”. Theo báo cáo Sở Kế hoạch đầu tư , hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng có khoảng 125 doanh nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài. Tiền lương thực tế của người lao động trong doanh nghiệp công nghiệp-xây dựng và doanh nghiệp dịch vụ cũng có sự khác biệt. Tỷ lệ lao động hưởng lương dưới 1 triệu đồng /tháng ở công nghiệp-xây dựng là 71,20% cao hơn rất nhiều so với ngành du lịch là 39,45%. Ngược lại, tỷ lệ lao động được hưởng tiền lương thực tế từ 1 đến 5 triệu ở ngành công nghiệp-xây dựng là 28,8% thấp hơn nhiều so với ngành du lịch là 60,55%. 2.2.3. Rút ra vấn đề và nguyên nhân Những vấn đề đặt ra: Qua phân tích thực trạng về những yếu tố cơ bản trên thị trường lao động Đà Nẵng thì lao động cung, cầu và giá cả đã đạt được một mức nhất định.Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại , thị trường lao động có nhiều biến động và náy sinh một số vấn đề như là: - Sự mất cân đối giữa cung-cầu về sức lao động Đà Nẵng - Giá cả lao động chưa được xem là công cụ cạnh tranh - Tình trạng việc làm chưa bền vững, nhu cầu việc làm và học nghề vẫn là vấn đề bức xúc, chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. - Chính sách tiền lương chưa tính đầy đủ cho các ngành nghề. Nhiều ngành nghề mới, ngành nghề có hàm lượng chất xám cao chưa đươc tính đầy đủ, tính bình quân còn lớn. - Nhiều ngành nghề chưa đào tạo đúng, phù hợp chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trương. - Số chưa qua đào tạo nghề nên không tìm được việc làm còn chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân:  Khách quan:
  • 20. 20 - Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, một số ngành nghề truyền thống bị thu hẹp, nhu cầu chuyển đổi ngành nghề của một bộ phận lao động bị mất đất sản xuất, giải tỏa rồi dẫn đến tạo áp lực cho cầu lao động. - Tình trạng lao động ở ngoại tỉnh di chuyển tự phát vào thành phố. - Trinh độ học vấn của người lao động chưa đáp ứng với yêu cầu cao của sản xuất, do đời sống còn nhiều khó khăn nên người lao động không có điều kiện học tập đến nơi đến chốn, ít điều kiện học tập, để rồi đến tuổi lao động đã phải vào đời lăn lộn kiếm sống.  Chủ quan: - Thể chế, cơ chế, chính sách thị trường còn mới, chưa hoàn thiện và đồng bộ. - Thông tin thị trường lao động còn hạn chế, giao dịch việc làm còn sơ khai, hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm hoạt động chưa hiệu quả, do đó mà người lao động mới thiếu thông tin, dẫn đến có nơi bị thấp nghiệp, và doanh nghiệp vẫn không tuyển được lao động cần thiết. - Mối quan hệ giữa các trung tâm đào tạo chưa có gắn kết với các nhà tuyển dụng làm cho hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo bị hạn chế. Tiền lương, tiền công trả cho người lao động còn thấp, nhất là trong các ngành may mặc. - Điều kiện lao động chưa được đảm bảo về thời gian, an toàn lao động, nghỉ ngơi dẫn đến ảnh hướng đến sức khỏe, đình công một số doanh nghiệp. - Lực lượng lao động ở Đà Nẵng về chuyên môn còn thấp là do chất lượng đào tạo chưa cao, do quá trình quản lý dạy và hoc thiếu nghiêm túc, thiếu trách nhiệm. Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3.1. Định hướng chung Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vưc hoá đang diễn ra mạnh mẽ.Những diễn biến của kinh tế thế giới và khu vực trong thời gian tới sẽ có nhiều tác động đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng. Thị trường sức lao động Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020 sẽ chịu ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế và sư di chuyển lao động. Qúa trình toàn cầu hoá khiến cho lao động dễ dàng di chuyển giữa các quốc gia, khu vực với nhau,trước hết là qua hành lang Đông-Tây. Đây là một lợi thế quan trọng để thành phố phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch thu hút đầu tư nước ngoài,giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc làm và công tác giải quyết việc làm ở Đà Nẵng từ nay đến năm 2010 và giai đoạn 2011-2020 sẽ tiếp tục gặp thuận lợi, khi Việt Nam thực hiện các
  • 21. 21 cam kết của WTO, về tổng thể việc làm mới tăng thêm,nhiều ngành nghề mới xuất hiện.Thay đổi cơ cấu nền kinh tế dần đến thay đổi cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động, giai đoạn 2011-2020 trên thi trường lao động của thành phố sẽ có sự dịch chuyển lớn về lao động việc làm giữa các khu vực kinh tế,giữa các quận huyện, nghành nghề, giữa các doanh nghiệp.Điều này làm cho sự phân bố nguồn lực lao động được hợp lý hơn,mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho người lao động,cho doanh nghiệp cũng như cho toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, gặp nhiều khó khăn thách thức do thị trường sức lao động chưa phát triển,chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu sức cạnh tranh,do vậy vấn đề lao động-việc làm ở Đà Nẵng biến động khi có sự bât ổn của thị trường thế giới.Các doanh nghiệp Đà Nẵng phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn,vấn đề duy trì việc làm là vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp yếu kém,nguy cơ thất nghiệp là rất cao;cạnh tranh lao động-việc làm trên thị trường sức lao động càng ngày gay gắt hơn;ía nhân công giảm dần,trình độ tay nghề,chuyên môn,ngoại ngư,kỷ luật,tác phong công việc và thể lực đang và sẽ là thách thức lớn.Vì vậy,trong thời gian đến,lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục có dự báo,phương hướmg,mục tiêu để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển thị trường sức lao động nói riêng. 3.2. Phương hướng phát triển thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng  Phương hướng phát triển từ nay đến năm 2020 Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, nâng cao năng suất lao động và phát triển nền kinh tế của thành phố Đà Nẵng đúng hướng theo cơ cấu đề ra; phát triển thị trường lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước hết, cần phải khắc phục những tồn tại, nhược điểm của thị trường lao động như những năm vừa qua, xây dựng hệ thống thông tin ngày càng đầy đủ hơn để kết nối cung - cầu lao động và dự báo thông tin thị trường để kết nối giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Cụ thể như là: - Phát triển con người và nâng cao chất lương nguồn nhân lực. Trong đó quan trọng nhất là ưu tiên đầu tư, đẩy mạnh hoạt động dạy nghề để đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa thành phố Đà Nẵng và hội nhập kinh tế quốc tế. - Chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế heo hướng phát triển nhành du lịch.Bên cạnh còn nên đổi mới hình thức giao dịch việc làm, tăng cường thông tin, dự báo thị trường lao động việc làm. - Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế tạo sự gắn kết cung- cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm
  • 22. 22 việc làm, tập trung phát triển thị trường sức lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao, vừa đáp ứng sức cầu của doanh nghiệp, vừa phù hợp với xu thế thu hút nguồn nhân lực đầu tư nước ngoài, đây là một trong những lợi thế trong cạnh tranh của địa phương. - Đối với thị trường lao động cũng như những thị trường khác sẽ không có rào cản cho sự chuyển dịch lao động vào thanh phố, tiền lương, tiền công đều do thị trường quyết định ngày càng chiếm ưu thế, từ đó sẽ tác động mạnh đến quan hệ cung cầu lao động. - Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trên thị trường lao động. Xây dựng hệ thống pháp luật lao động, Nhà nước là trung tâm điều tiết vĩ mô, thông qua đó theo dõi, giám sát, quan hệ cung-cầu trên thị trường.Vì vậy mà phải tiến hành tốt công tác dự báo cung cầu và những biến động trên thị rường trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. - Phát triển, đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng nông sản, tăng nhanh số lượng, đổi mới phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển và quy luật lưu thông hàng hóa. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với nhiều quy mô khác nhau tham gia vào hoạt động thương mại, phân phối bán buôn và bán lẻ. Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể giữ vai trò chi phối, có khả năng điều tiết và bình ổn thị trường. Thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò quan trọng trong hệ thống phân phối với số lượng doanh nghiệp và tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động. - Thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước, hình thành doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng định hướng sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, gia tăng thị phần trong nước và đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối lớn có vốn đầu tư nước ngoài. - Đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý, phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước hình thành và phát triển đồng bộ các loại hình doanh nghiệp phân phối bán buôn, bán lẻ, phân phối hàng nông sản, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, công ty (hợp tác xã) quản lý và kinh doanh chợ, các hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các hộ kinh doanh. - Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại - Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với tập quán sản xuất và tiêu dùng của nhân dân theo từng khu vực nội thành và ngoại
  • 23. 23 thành, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố từ nay đến năm 2020; - Ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới các siêu thị bán buôn, bán lẻ, các trung tâm thương mại, trung tâm phân phối, trung tâm logistics, sàn giao dịch, chợ đầu mối (tổng hợp hoặc chuyên doanh), chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi... rộng khắp, phù hợp với tình hình, đặc điểm, dân cư ở từng địa bàn quận, huyện trong từng giai đoạn cụ thể; - Hình hành các khu mua sắm tập trung quy mô lớn, ngang tầm trong khu vực, đủ khả năng phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, khách vãng lai trong nước và quốc tế. Tiếp tục phát triển chợ đầu mối bán buôn nông sản ở những nơi có sản xuất hàng hóa đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi ở các quận, huyện ven và ngoại thành; - Đa dạng hóa các phương thức phân phối, phát triển nhanh thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến; từng bước hoàn thành môi trường pháp lý và hạ tầng công nghệ thông tin, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích thương nhân sử dụng website thương mại điện tử để giao dịch. - Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông gắn với thị trường, ngành hàng, phù hợp với trình độ và năng lực sản xuất, xu hướng tiêu dùng và đảm bảo dự trữ, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. - Xây dựng và triển khai quy chế về tổ chức và kiểm soát hệ thống phân phối hàng nông sản; đáp ứng yêu cầu tổ chức phân phối và lưu thông hàng hóa theo cơ chế thị trường; vừa hình thành các quỹ dự trữ hàng hóa thiết yếu của thành phố để kịp thời điều tiết và đảm bảo sự can thiệp có hiệu quả của Nhà nước, nhất là trong các trường hợp thị trường biến động bất thường. 3.3. Những giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Đà Nẵng 3.3.1. Giải pháp điều tiết cung- cầu lao động và các hỗ trợ khác  Nhóm giải pháp điều tiết cung lao động: Hiện nay, nguồn cung lao động của thành phố là rất lớn, để đảm bảo nguồn cung sức lao động cho thị trường lao động phù hợp về mặt số lượng cũng như đảm bảo về mặt chất lượng, ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong lao động.. để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay và hội nhập nền kinh tế quốc tế trước hết thì Lãnh đạo thành phố nên cần phải có những giải pháp để giảm bớt nguồn cung lao động tăng nhanh trong tương lai.
  • 24. 24 Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện chính sách kế hoạch hóa dân số và gia đình để có nguồn cung hợp lý Thứ hai: Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao là giải pháp có tính chiến lược lâu dài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ ba: Đảm bảo vận hành hiệu quả thị trường hàng hóa lao động, thị trường không bị chia cắt bởi các yếu tố chính sách hành chính. Ngoài ra, thành phố cần nên đầu tư sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp cho đào tạo chuyên môn kĩ thuật ở các trình độ. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tự cho đào tạo. Khuyến khích học viên, sinh viên khá giỏi bằng các chế độ học bổng hợp lý. Tạo điều kiện về mặt tài chính cho những đối tượng khó khăn trong học tập được vay vốn với chính sách ưu đãi.  Nhóm giải pháp tăng cầu sức lao động Đổi mới cách làm bổ xung cơ chế chính sách đối với đề án “ có việc làm của thành phố theo hướng xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, phát triển thị trường sức lao động cho từng thời kì phát triển của thành phố. Đầu tư hệ thống thông tin lao động, hình thành ngân hàng việc làm. Xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin lao động thành phố thông suốt từ cơ sở. Là đầu mối kết nối thông tin thị trường lao động qua trung tâm giới thiệu việc làm đặt tại Đà Nẵng với hệ thống thông tin việc làm quốc gia. Đẩy mạnh các hoạt động việc làm, sân giao dịch việc làm. Nghiên cứu và ban hành chính sách, cơ chế gắn bó giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo trong liên kết thực hành và sử dụng lao động. cụ thể: + Đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao và bền vững để tạo mở việc làm, đảm bảo việc làm cho người lao động. Giai đoạn 2015- 2020, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố bình quân đạt 14-15% để hằng năm tạo mở việc làm mới cho trên 3 vạn lao động. + Hình thành quỷ việc làm của thành phố ủy thác ngân hàng chính sách xã hội để cho vay vốn với lải suất ưu đãi với lao động đã tốt nghiệp tự tạo việc làm, các cơ sở đào tạo lao động vay với lãi suất ưu đãi để nâng cao nâng lực đào tạo. + Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động để tạo quan hệ lao động bình đẳng, trên cơ sở thương lượng, hợp tác, tổ chức thực hiện tốt,các quy định của bộ lao động, nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thực hiên thỏa ước lao động tập thể, hoàn toàn lao động, điều kiện làm việc, quy định thời giờ làm việc nghỉ ngơi, chính sách tiền công, tiền lương. + Nên thiết lập thông tin thị trường lao động thông suốt từ tổ dân phố, thôn và từ doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng, quản lý thành phố để kịp thời cung ứng nhu
  • 25. 25 cầu thông tin về cung-cầu, các chính sách về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng lao động cho các đối tượng có nhu cầu khai thác tông tin.  Nhóm giải pháp hỗ trợ, khuyến khích thị trường lao động hoàn thiện và phát triển - Nâng cao nhận thức về thị trường sức lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động trong sự phát triển kinh tế, xã hội. - Phát triển hệ thống môi giới, thông tin thị trường lao động - Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công linh hoạt khuyến khích phát triển. - Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại hóa thiết bị kĩ thuật các cơ quan thống kê, tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong phát triển thị trường loa động - Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm phát triển thị trường sức lao động. Do vậy đối việc quản lý thị trường lao động cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành như: Sở lao động thương binh xã hội, Cục thống kê và cơ quan hành chính ở địa phương. Đặc biệt là ở địa phương, cấp xã để tránh chồng chéo, đảm bảo tính chính xác. Bên cạnh đó ủy ban nhân dân thành phố cần xây dựng chiến lược đào tạo lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thực hiện liên kết đào tạo với các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng phải gắn liền với sử dụng để tránh lãng phí trong quá trình đào tạo. Ngoài ra thành phố cần có sự đầu tư thích đáng cho giáo dục- đào tạo, dạy nghề trên tất cả các mặt vốn, kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động ở tất cả các trình độ chuyên môn. 3.3.2. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp” và đẩy mạnh cơ cấu lao động hợp lý Để đạt được cơ cấu lao động trong nền kinh tế phù hợp, hoàn thiện, phát triển cơ cấu kinh tế” Công nghiệp-dịch vụ- nông nghiệp” thì ta nên cần có giải pháp như sau: + Để kích cầu lao động trong khu vực doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải nên có cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư để thu hút lao động như: giảm bớt thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ thông tin thị trường… + Phát huy vai trò là một thành phố quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và Tây Nguyên, phát huy lợi thế có bờ biển dài 9,2 km nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây. + Cần đẩy nhanh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, tạo nguồn hàng sản xuất đã qua chế
  • 26. 26 biến, chế tác có giá trị gia tăng cao. Lĩnh vực hàng hóa phát triển đóng vai trò quan trọng trong kích cầu lao động trong thành phố, nhất là chuyển dịch cơ cấu lao động + Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, gia công hàng xuất khẩu ở ngoại thành, tiếp tục mở thêm khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp ở nông thôn trên địa bàn Huyện Hòa Vang để tạo cầu lao động. Duy trì, phát triển thêm một số sản phẩm truyền thống, chủ lực, có lợi thế so sánh thành phố trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế. +Tiếp tục khuyến khích nông nghiêp phát triển theo hướng chuyên canh, thâm canh, cải tiến phương thức trồng trọt, chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao, gắn với nhu cầu thị trường trong cả nước và nước ngoài. Và đây là giải pháp vừa thúc đẩy nông nghiệp phát triển, vừa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Mặc khác, cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn bất hợp lý cho nên cần phải phân luồng phổ thông cơ sở và phổ thông trung học theo định huongs cơ cấu lao động của thành phố.Như vậy vừa tránh được tình trạng quá tải của đại học và sự thiếu vắng thiếu học sinh ở các trường dạ nghề, vừa tạo được cơ cấu hợp lý đáp ứng của nền kinh tế. 3.3.3. Phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác quốc tế, thu hút chuyên gia , xuất khẩu lao động Đầu tư kết cấu hạ tầng để tạo hành lang phát triển kinh tế, vừa thuận lợi cho việc di chuyển lao động trên thị trường lao động vừa tạo được việc làm cho người lao động . Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hu thút đầu tư nước ngoài, thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về phát triển kinh tế xã hội của thành phố, các văn bản luật cho các nhà đầu tư, nên cập nhập liên tục thông tin, dữ liệu trên trên trang điện tử chuyên ngành. Tham gia sâu rộng vào quá trình tự do hóa thương mại mang tính toàn cầu, phát triển những ngành hàng có khả năng xuất khẩu lớn, nhằm tạo ra được mức cầu lớn trong các ngành, lĩnh vực mà thành phố có lợi thế cạnh tranh. Cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và nâng cao tính nghiêm minh của pháp luật trong khâu dịch vụ sản xuất lao động. Tạo cơ hội nhiều hơn cho người lao động trong nước ra nước ngoài làm việc, đặc biệt đối với lao động thất nghiệp, bộ đội xuất ngũ, lao động ở nông thôn. Đồng thời Ủy ban nhân dân thành phố nghiên cứu đề ra những chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ những người vừa có tài, vừa có năng lực làm việc tốt trong nước. Mặc khác, ta có thể mời chuyên gia, tổ chức nước ngoài tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ cho người lao động làm việc trong nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các trường, trung tâm trên địa bàn thành phố thực hiện liên kết đào tạo với các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học..Từ đó, giúp người lao
  • 27. 27 động không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà còn tiếp cận công nghệ của nước ngoài đưa vào sản xuất trong nước.
  • 28. 28 PHẦN KẾT LUẬN Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn của Miền Trung. Mặc dù, thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng đang từng bước hình thành và phát triển.Sự phát triển thị trường sức lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với vị trí địa lý thuận lợi là hành lang kinh tế Đông-Tây tạo điều kiện cho thành phố phát triển về thương mại, dịch vụ du lịch, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm cho người lao động, hợp tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tuy nhiên, thị trường sức lao động ở Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như sự mất cân đối giữa cung-cầu lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động bất hợp lý; tiền lương, tiền công chưa được xem là vấn đề cạnh tranh...vv.Chính vì vậy, trong thời gian đến thành phố Đà Nẵng cần phải có những chính sách hữu hiệu để điều tiết cung –cầu lao động cho phù hợp tạo ra nhiều việc làm để nâng cao đòi sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng để thúc đẩy nhanh cơ cấu lao động hợp lý, kích cầu lao động đồng thời nâng cao số lượng và chất lượng lao động, đa dạng hóa giao dịch việc làm, thông tin thị trường lao động, thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường sức lao động dưới vai trò quản lý của nhà nước. Để làm được điều đó thì thành phố Đà Nẵng cần thực hiện đông bộ các nhóm giải pháp để từng bước xây dựng và củng cố thị trường sức lao động hoàn chỉnh, hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
  • 29. 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS. TS. Tống Văn Đường – Đại học Kinh tế quốc dân, (2002), Giáo trình dân số và phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2. Ban chỉ đạo Điều tra Lao Động – Việc làm thành phố Đà Nẵng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Đà Nẵng (2005), Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm thành phố Đà Nẵng năm 2005, Đà Nẵng 3. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính Mác-Lênin, Dùng cho các khối ngành không chuyên kinh tế-Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng, Nxb Giáo dục, Hà Nội 4. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2010), Số liệu thống kê lao động- việc làm ở Việt Nam 2010, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội 5. Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng (2014), Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2014, Đà Nẵng 6. Lê Duy Đồng(2006), “ Những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường lao động nước ta đến 2010”, Báo Lao động và xã hội 7. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.