SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 72
Descargar para leer sin conexión
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN
THỊNH
SỐ 34, NGÕ 185/28, PHỐ MINH KHAI, PHƯỜNG MINH KHAI, QUẬN HAI BÀ TRƯNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI, VIỆT NAM
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
…………………………ngày… tháng … năm 2016
Giảng viên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
I. Tổng quan.
II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
III.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấutổ chức của Công ty.
IV Mục tiêu của Công ty.
B:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I.Khái niệm,ý nghĩa,mục tiêu và nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính.
II.Tài liệu và phương pháp phân tích.
III.Nội dung phân tích.
C.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
I.CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.Báo cáo kết quả kinh doanh.
2.Bảng cân đối kế toán.
II.PHÂN TÍCH VỐN CỐ ĐỊNH
1.Phântích biến động theo thời gian của chỉ tiêu tài sản
2.Phân tích biến động theo thời gian của tài sản dài hạn
3.Phân tích biến động theo thời gian của tài sản cố định hữu hình.
III.PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG
1. Phân tích biến động theo thời gian của tài sản ngắn hạn.
2. Phân tích biến động theo thời gian của tiền và các khoản tương
đương tiền.
3. Phân tích biến động theo thời gian của hàng tồn kho.
4.Phân tích biến động theo thời gian của các khoảnkhoảnphải thu.
IV.NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
1.Phântích biến động theo thời gian của nguồn vốn
2.Phântích biến động theo thời gian của nợ phải trả
3.Phântích biến động theo thời gian của tổng vốn chủ sở hữu
V.TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu
2. Phân tích biến động theo thời gian của chi phí
3. Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
VI. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
1.Tỷ số khả năng thanh toán.
2.Tỷ số hoạt động.
3.Tỷ số doanh lợi.
D: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY
I. Định hướng phát triển công ty trong những năm tới
II. Giải pháp nhằm nâng cao tài chính tại Công ty
E. KẾT LUẬN.
F.TÀI LIỆU THAM KHẢO.
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, xây dựng cơ bản đang là ngành sản xuất vật chất
quan trọng và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, các tòa nhà, đô thị,
khu công nghiệp, đường giao thông, cầu cảng…chính là những sản phẩm không
thể thiếu của ngành xây dựng luôn đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc
đổi mới nền kinh tế đất nước ta.
Dưới sự phát triển của cơ chế thị trường cùng với sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước, để các doanh nghiệp xây dựng phát triển mạnh cùng với sự phát
triển đó thì một yêu cầu bức thiết được đặt ra là làm sao tạo được một hệ thống
quản lý kinh tế hoàn chỉnh có kế hoạch và tạo bước ngoặt đúng đắn cho nền kinh tế
quốc dân nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng? Để làm tốt điều này đòi hỏi ở
mỗi lĩnh vực phải có hướng đi và biện pháp xử lý khác nhau. Nhưng chung quy lại
là cùng tiến đến một mục đích duy nhất là làm sao để tiết kiệm chi phí nhưng tạo ra
được doanh thu, lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp góp phần vào ngân sách
Nhà nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Vì vậy các doanh nghiệp xây dựng
ngày nay cần phải có cơ chế quản lý tốt để nâng cao lợi nhuận và có được vị thế
trờn thị trường.
Cùng với sự nghiệp đổi mới và xu thế phát triển chung của toàn ngànhCông
Ty Cổ Phần Hạ Tầng Xây Dựng Tiến Thịnh cũng không ngừng đổi mới, phát
triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên đạt được những thành tựu đó
Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức lớn, bên cạnh sự thành
công, đốimặt với những khó khăn thách thức đó cũng có sự đóng góp của công tác
tài chính. Đó là một yếu tố không nhỏ quyết định sự thành công hay thất bại của
mỗi Công ty.
Trong suốt thời gian qua với sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trong
trường ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, em đã được trang bị khá đầy đủ những
kiến thức về tài chính. Nhưng thực hiện phương châm học đi đôi với hành, kết hợp
lý luận với thực tiễn, em đã liên hệ và thực tập tại Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Xây
Dựng Tiến Thịnh.
Từ những nhận thức trên trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Hạ
Tầng Xây Dựng Tiến Thịnh, với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty cùng với sự
hướng dẫn tận tình của cô NGUYỄN THỊ THANH , em đã hoàn thành bản báo
cáo thực tập tổng hợp của mình.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng thời gian thực tập có hạn và kiến thức
của bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo của em không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của các
thầy cô, các cô chú, các anh chị trong Công ty để em có điều kiện hoàn thiện, bổ
sung kiến thức của mình phục vụ cho quá trình công tác thực tế sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Toàn
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH
I. Tổng quan.
Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng-Xây Dựng Tiến Thịnh với tên giao dịch
TIENTHINH INCO. JSC, đã hoạt động hơn 8 năm trong lĩnh vực xây dựng công
trình kỹ thuật dân dụng.
Công ty được thành lập theo quyết định số 0102659680 do phòng Đăng kí
kinh doanh, sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/02/2008.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại : Số 34, ngõ 185/28, phố Minh Khai, Phường
Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Văn phòng làm việc : Số 6, Khu Đô thị Vĩnh Hoàng, Q. Hoàng Mai,Hà Nội.
Điện thoại : (04) 62935159
Fax : (04) 36343569
Mã số thuế : 0102659680
Email: tienthinhjsc@gmail.com
II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Xây Dựng Tiến Thịnh có trụ sở đặt gần khu công
nghiệp Vĩnh tuy, có rất nhiều công trình đang được thi công và trong những năm
tới đó là khu công nghiệp đầy triển vọng của thành phố Hà Nội. Đó là một điều
kiện thuận lợi cho việc ký kết các hợp đồng xây dựng của Công ty.
Sau hơn 7 năm hình thành và đi vào hoạt động, Công tyđã có những bước
phát triển vượt bậc về mọi mặt, Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị hiện
đại phục vụ ngành xây dựng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Qua
hơn 7 năm hoạt động Công ty đã rút được những kinh nghiệm quý báu sau mỗi
công trình, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Bên cạnh đó Công ty cũng rất trú trọng đến việc nâng cao chất lượng về nhân lực
và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Công tác quản lý trong Công ty được
bố trí phân công phân nhiệm rõ ràng từ giám đốc đến nhân viên. Đội ngũ cán bộ
công nhân viên trong Công ty không ngừng nỗ lực phấn đấu phát huy sức mạnh và
sáng tạo của tập thể và cá nhân, thực hiện chấp hành tốt các quy định pháp
luật của nhà nước cũng như của Công ty. Việc nâng cao chất lượng phục vụ cũng
như mở rộng quy mô và khẳng định năng lực của Công ty đưa Công ty phát triển
vững mạnh, luôn theo kịp với nhu cầu của xã hội, chiếm được niềm tin khách
hàng. Buổi đầu gây dựng Công ty thiếu thốn về mọi mặt cả về nhân lực và vật
lực, bắt đầu từ 15 người có nghề tụ họp lại với số vốn ít ỏi 470. 000. 000 đồng với
nghành nghề kinh doanh là xây dựng công trình giao thông, sản xuất vật liệu xây
dựng. Nhưng đến nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đầy triển
vọng hơn 200 người cùng mấy chục tỷ đồng vốn kinh doanh được tích lũy và trong
những năm qua Công ty đã gặt hái được rất nhiều thành quả. Cùng với công cuộc
tự giới thiệu và khẳng định mình Công ty cũng bổ sung nhiều ngành nghề kinh
doanh phù hợp với năng lực và khả năng của Công ty như: Xây dựng dân dụng,
xây dựng công nghiệp, xây dựng hạ tầng kỹ thuật….
III.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty.
1.Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:
1. Vận tải hàng húa, vận chuyển vật liệu xây dựng.
2. Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, khu công nghiệp.
3. Kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng.
4. Đào xúc, vận chuyển, san lấp mặt bằng bằng máy.
5. Phá dỡ bê tông bằng máy thiết bị chuyên dùng.
6. Xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở nhân dân.
7. Sản xuất và buôn bán nước sạch và nước tinh khiết, các thiết bị
máy móc ngành nước.
2.Cơ cấu tổ chức.
* Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng
Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội
đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là một tập thể có từ 5 - 9 người do Hộiđồng cổ đông bầu
ra. Trong do có một thành viên bắt buộc là người đại diện cho phần vốn góp của
Đại hội đồng cổ đông.
* Chủ tịch Hội đồng quản trị
-Lập chương trình hoạt động kinh doanh trong Công tytrên cơ sở nghị quyết
của Hộiđồng quản trị.
- Khai thác tìm kiếm việc làm trình Hội đồng quản trị, xin ý kiến biểu quyết
và quyết định của Hộiđồng quản trị.
- Lập chương trình nội dung tài liệu phục vụ cuộc họp.Triệu tập và chủ
trì cuộc họp Hội đồng quản trị.
-Theo dõi giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng
quản trị.
- Chủ tọa các cuộc họp Đại hội cổ đông.
- Đại diện cho Công ty trước pháp luật.
* Giám đốc Công ty
- Là người được Hộiđồng quản trị giao nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty theo đúng luật pháp.
- Là người có quyền ủy nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp dưới của
mình.
- Quyết định các vấn đề về bộ máy nhân sự cho phù hợp đảm bảo có hiệu
quả
IV Mục tiêu của Công ty.
Nhằm thực hiện mục đích đề ra và xây dựng cho Công tytừng bước lớn
mạnh đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, tạo khả năng cạnh
tranh và duy trì sự phát triển về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên, Công ty đã đặt
các mục tiêu cụ thể làm nền tảng cho các hoạt động của mình, đó là:
- Luôn đổi mới về thiết kế cho từng công trình.
- Thực hiện các dự án lớn, có khả năng làm việc độc lập cao, năng động
nhiệt tình với công việc.
- Luôn luôn tôn trọng những sản phẩm mình làm ra.
- Đột phá về ý tưởng, mang tính mỹ thuật cao
- Đảm bảo về chất lượng, và tính chuyên nghiệp trong công việc.
B:CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
1. Khái niệm:
Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào
các báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận
hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ
sàng lọc khi chọn lựa các “ứng viên” đầu tư hay sát nhập và là công cụ dự báo các
điều kiện và hậu quả về tài chính trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính là
một công cụ chuẩn đoán bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tư tài chính và kinh
doanh và là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh
doanh khác.
Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà
còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện
hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp,
đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra,
trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc
phục các điểm yếu.
Nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số
trên báo cáo đó “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rỏ tình hình
tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương án hoạt động kinh doanh
của những nhà quản lý các doanh nghiệp đó.
2. Ý nghĩa phân tích:
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có
tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt
động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán
soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài
chính của doanh nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin đó. Tuy
nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những người sử dụng
rất khác nhau, phụ thuộc vào mục đích của họ:
 Đối với nhà quản lý:
Mối quan tâm của nhà quản lý là điều hành quá trình sản xuất kinh doanh
sao cho hiệu quả nhằm mục đích đạt được lợi nhuận tối đa cho mình. Dựa trên cơ
sở phân tích nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch kinh doanh,
kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động cho tốt.
 Đối với chủ sở hữu:
Chủ sở hữu quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của vốn
bỏ ra, thông qua phân tích họ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá
khả năng điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị, từ đó có quyết định về nhân sự
thích hợp.
 Đối với các nhà tài trợ từ bên ngoài
Mối quan tâm của nhà tài trợ là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng
thanh toán của đơn vị. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác dụng
giúp họ đánh giá được mức độ rủi ro và có các quyết định về tài trợ.
 Đối với các nhà đầu tư tương lai
Các nhà đầu tư tương lai quan tâm trước tiên là sự an toàn của lượng vốn
đầu tư, tiếp đến là khả năng sinh lời khi đầu tư, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần
các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng
của doanh nghiệp, họ tiến hành phân tích để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
 Đối với cơ quan chức năng
Các cơ quan chức năng như cơ quan thuế tiến hành phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp để xác định được mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Cơ
quan thống kê, thông qua phân tích tình hình tài chính để tổng hợp thành số liệu
thống kê, chỉ số thống kê.
3. Mục tiêu phân tích:
Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người
sử dụng khác để họ có thể ra quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định
tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có nhu cầu nghiên cứu các
thông tin này nhưng có một trình độ tương đối về kinh doanh và các hoạt động về
kinh tế.
Cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử
dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ
cổ tức hoặc tiền lãi.
Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa
vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ
kinh tế, những sự kiện và những tình huống có làm thay đổi các nguồn lực cũng
như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó.
4. Nhiệm vụ phân tích:
Nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những
nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực trạng và
triển vọng hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu
chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở
đó, đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH :
1. Tài liệu phân tích:
1.1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh
nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó.
Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử
dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:
 Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có thuộc quyền quản
lý và sử dụng của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào số liệu này
có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản và kết cấu các loại vốn doanh
nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng
của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử
dụng của doanh nghiệp.
 Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý
và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần
nguồn vốn các nhà quản trị có thể biết trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối
với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp.
1.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp,
phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số
liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết
quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp.
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:
 Phần I: Lãi, lỗ: Phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động (lãi hoặc lỗ). Các chỉ tiêu này liên quan đến
doanh thu, chi phí của hoạt động tài chính và các nghiệp vụ bất thường để xác định
kết quả của từng loại hoạt động cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
2. Phương pháp phân tích:
2.1. Phân tích theo chiều ngang:
Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính là phân tích
theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm này so với năm trước.
Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương
quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan.
2.2. Phân tích xu hướng:
Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong
phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm.
Phân tích xu hướng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về
bản chất của hoạt động kinh doanh.
2.3. Phân tích theo chiều dọc:
Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối
quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Con số tổng cộng
của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ
phần trăm so với con số đó. Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần
trăm trên được gọi là báo cáo quy mô chung.
Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các
thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi
quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung.
Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh
nghiệp, cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ
có quy mô khác nhau trong cùng ngành.
2.4. Phân tích tỷ số:
Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan
hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tái chính. Nghiên cứu một tỷ số
cũng phải bao gồm việc nghiên cứu những dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Mục đích
chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn. Nên
sử dụng các tỷ số gắn với hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó.
III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH :
1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN.
1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản:
Phân tích khái quát tình hình tài sản là đánh giá tình hình tăng / giảm và
biến động kết cấu của tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình tài sản sẽ
cho thấy tài sản của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản thay đổi
như thế nào giữa các năm? Doanh nghiệp có đang đầu tư mở rộng sản xuất hay
không? Tình trạng thiết bị của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có ứ động
tiền, hàng tồn kho hay không?...
1.1.1. Phân tích tài sản ngắn hạn:
Xem xét sự biến động của giá trị cũng như kết cấu các khoản mục trong tài
sản ngắn hạn. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu tài sản ngắn hạn cũng
khác nhau. Việc nghiên cứu kết cấu tài sản ngắn hạn giúp xác định trọng điểm
quản lý tài sản ngắn hạn từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
trong từng điều kiện cụ thể.
 Tiền và các khoản tương đương tiền:
So sánh tỷ trọng và số tuyệt đối của các tài sản tiền, qua đó thấy được tình
hình sử dụng các quỹ, xem xét sự biến động các khoản tiền có hợp lý hay không.
Phân tích chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp. Xu hướng chung của tài sản tiền giảm được đánh giá là
tích cực, vì không nên dự trữ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải
giải phóng nó, đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ.
Nhưng ở mặt khác, sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh
của doanh nghiệp.
 Các khoản phải thu:
Các khoản phải thu là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác
chiếm dụng. Xem xét về tỷ trọng và số tuyệt đối cuối năm so với đầu năm và các
năm trước. Các khoản phải thu giảm được đánh là tích cực. Tuy nhiên, cần chú ý
rằng không phải lúc nào các khoản phải thu tăng lên cũng đánh giá là không tích
cực. Chẳng hạn, trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ kinh tế thì
khoản này tăng lên là điều tất nhiên. Vấn đề đặt ra là xem xét số tài sản bị chiếm
dụng có hợp lý hay không.
 Hàng tồn kho:
Phân tích hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ thích hợp
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho tăng lên do qui mô sản xuất mở
rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên, trong trường hợp thực hiện tất cả các định mức
dự trữ đánh giá hợp lý. Hàng tồn kho giảm do định mức dự trữ bằng các biện pháp
tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, tìm nguồn cung cấp hợp lý…nhưng vẫn đảm
bảo sản xuất kinh doanh thì được đánh giá là tích cực. Hàng tồn kho giảm do thiếu
vốn để dự trữ vật tư, hàng hóa… được đánh giá không tốt.
1.1.2. Phân tích tài sản dài hạn:
Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động
trong một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là
tài sản hữu hình, chẳng hạn như bất động sản, nhà máy và thiết bị. Tài sản dài hạn
cũng bao gồm tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng
chế, lợi thế thương mại và các nguồn tự nhiên khác. Đánh giá sự biến động về giá
trị và kết cấu của các khoản mục cấu thành tài sản dài hạn để đánh giá tình hình
đầu tư chiều sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu
hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình
sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối
với thời kỳ trên một năm.
Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố
định phải tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ
sở vật chất gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao…Tuy nhiên không phải lúc nào
tài sản cố định tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn như trường hợp đầu tư
nhà xưởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc
đầu tư nhiều nhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được.
1.2.Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn :
Phân tích khái tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng / giảm, kết cấu
và biến động kết cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp.Qua phân tích tình hình
nguồn vốn sẽ cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản
mục nguồn vốn thay đổi như thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp
tăng /giảm thay đổi như thế nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào?...
1.2.1.Phân tích nợ phải trả :
Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các nghĩa vụ thanh toán
mà theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng
các khoản nợ ngắn hạn khác để thanh toán. Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán là
dưới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp không phải thanh toán
trong thời hạn một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một sự gia tăng của nợ phải trả sẽ đặt gánh nặng thanh toán lên tài sản ngắn
hạn và dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu nợ phải
trả tăng do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh (tài sản tăng tương ứng) thì
biểu hiện này được đánh giá là tốt.
1.2.2. Phân tích vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình
thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu được xem là trái quyền của
chủ sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có
quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện
hành.
2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán. Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết
quả hoạt đông kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch, dự toán chi tiêu sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa
đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh
sau một kỳ kế toán. Ngoài ra, số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra
tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, các
khoản thuế và các khoản phải nộp khác. Sau cùng, thông qua kết quả hoạt động
kinh doanh giúp đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác
nhau.
2.1. Phân tích doanh thu:
Doanh thu được tạo ra từ dòng tiền vào hoặc dòng tiền vào trong tương lai
xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra ở doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán sản phẩm,
hàng hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung
cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong
toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản
xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các
khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình
sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích bảo hiểm xã
hội, nộp thuế theo luật định…
Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó, để có thể khai thác
tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn.
Phân tích tình hình doanh thu giúp cho nhà quản lý thấy được ưu, khuyết điểm
trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể thấy được nhân tố làm tăng và những
nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy
nhanh hơn những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng
doanh thu, nâng cao lợi nhuận.
2.2. Phân tích chi phí:
Chi phí là dòng tiền ra, dòng tiền ra trong tương lai hoặc phân bổ dòng tiền
ra trong quá khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh
nghiệp.
Giá vốn hàng bán: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng
hóa, giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá vốn hàng bán là yếu tố quyết
định khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp có vấn đề với giá vốn hàng bán thì phải theo dõi
và phân tích từng cấu phần của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp,
…
Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ,…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động
quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh
nghiệp.
Chi phí tài chính: bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí
hoạt động liên doanh… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm
đến là doanh thu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến doanh thu mà bỏ
qua chi phí thì sẽ là một thiếu sót lớn. Yếu tố chi phí thể hiện sự hiệu quả trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc
tốc độ chi phí lớn hơn tốc độ doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực
không hiệu quả.
2.2.1. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp
phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ việc
quản lý trong khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần = Giá vốn hàng bán / DT thuần
2.2.2. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần:
Phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ số này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng
có hiệu quả và ngược lại.
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = Chi phí bán hàng / DT thuần
2.2.3. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần:
Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp
phải chi bao nhiêu chi phí quản lý. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý
càng cao và ngược lại.
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên DT thuần = Chi phí quản lý doanh
nghiệp / DT thuần
2.3. Phân tích lợi nhuận:
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh
doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh
nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật
tư, …
Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay
thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến
hành phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí và mức lợi nhuận
đạt được của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá
hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu
quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục
đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm với giá thành thấp
nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng sản
xuất, nâng cao đời sống cho người lao động. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh
thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng
thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần:
Cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
gộp. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng
bán càng tốt và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần = Lợi nhuận gộp / DT thuần
2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần:
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận thuần. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác bán hàng, công tác quản lý
càng có hiệu quả và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần = Lợi nhuận thuần / DT thuần
2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu:
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu
hiện cứ một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Tổng
DT
4. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH:
Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối quan hệ hai hay nhiều số liệu tài
chính với nhau. Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ
thể về tình trạng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp,chúng có thể được phân
chia thành các loại như sau:
1) Tỷ số khả năng thanh toán
2) Tỷ số cơ cấu tài chính
3) Tỷ số hoạt động
4) Tỷ số doanh lợi
5) Các tỷ số đối với công ty cổ phần
4.1. Tỷ số khả năng thanh toán:
Tỷ số khả năng thanh toán nhằm mục đích phản ánh khả năng trả nợ của
doanh nghiệp.
4.1.1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn (lần)
Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để
đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó đo lường khả năng trả nợ
của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ số này phản ánh không chính xác khả
năng thanh toán, bởi nếu hàng hóa tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh
nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Vì vậy, cần quan tâm đến khả năng
thanh toán nhanh.
4.1.2.Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ
ngắn hạn (lần)
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được
thanh toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp
ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.
4.1.3.Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền:
Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền / Nợ ngắn hạn (lần)
Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số
tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.
4.2. Tỷ số cơ cấu tài chính:
Tỷ số về cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu
doanh nghiệp so với nợ vay. Các tỷ số này có ý nghĩa rất quan trọng đối với không
chỉ doanh nghiệp mà với cả chủ nợ và công chúng đầu tư.
 Chủ nợ nhìn vào tỷ số nợ /vốn để quyết định có nên tiếp tục cho doanh
nghiệp vay hay không. Nếu tỷ số này có giá trị cao thì mức rủi ro đối với chủ nợ
càng cao.
 Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ sở hữu doanh nghiệp có lợi
rõ rệt là nắm quyền điều khiển doanh nghiệp với một số vốn rất ít.
 Khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với tiền
lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu tăng nhanh.
4.2.1. Tỷ số nợ:
Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chủ
nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món
nợ của họ càng được đảm bảo. Ngược lại, khi hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh
nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ
yếu do chủ nợ gánh chịu.
Tỷ số nợ = (Tổng nợ / Tổng tài sản) x 100 (%)
4.3. Tỷ số hoạt động:
4.3.1. Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ
tồn kho của các loại hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu.
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho (lần, vòng)
Nếu giá trị của tỷ số này thấp chứng tỏ các loại hàng hoá tồn kho quá cao so
với doanh số bán.
4.3.2. Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân: là chỉ tiêu đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh
toán của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh việc quản lý các khoản phải thu và
chính sách tín dụng của doanh nghiệp thực hiện với khách hàng của mình.
Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu x 360) / Doanh thu thuần (ngày)
Nếu kỳ thu tiền ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh của các khoản phải
thu, doanh nghiệp có thể giảm được một số vốn đầu tư vào trong tài sản lưu động.
Nếu số lượng các khoản phải thu lớn và kỳ thu tiền dài, điều đó chứng tỏ
doanh nghiệp đang có vấn đề mắc phải trong công tác quản lý.
4.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định :
Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên tài sản cố định của doanh
nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / TSCĐ thuần (lần)
Cứ một đồng sử dụng TSCĐ thuần sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu
thuần.
Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức
doanh thu thuần cao so với TSCĐ. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng
hữu hiệu tài sản các loại.
4.3.4. Vòng quay tài sản :
Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh
nghiệp, hoặc có thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng
doanh thu.
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản (lần, vòng)
4.4. Tỷ số doanh lợi:
4.4.1. Doanh lợi tiêu thụ (Return On Sale_ROS): hay còn gọi là lợi nhuận
biến tế
Doanh lợi tiêu thụ là tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong một đồng doanh
thu thu được.
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100 (%)
4.4.2. Doanhlợi tài sản (Return On Asset_ROA): hay suất sinh lợi trên tổng
tài sản
Doanh lợi tài sản là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản
của doanh nghiệp. Nó đo lường suất sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và của cả nhà
đầu tư.
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100 (%)
4.4.3. Doanh lợi vốn tự có (Return On Equity_ ROE): hay là suất sinh lợi
trên vốn cổ phần thường.
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp
để tạo ra thu nhập và lãi cho cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu nhập
trên 1 đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức
hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu.
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100 (%)
C.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
I.CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2013, 2014, 2015
( ĐVT: VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1.Doanh thu bán hàng 7.884.278.018 8.299.011.978
8.901.205.311
2. Các khoản giảm trừ 0 0 0
3. Doanh thu thuần(3 = 1 – 2) 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311
4. Giá vốn hàng bán 6.586.179.812 6.834.323.528 7.291.463.610
5 . Lợi nhuận gộp (5 = 3 – 4) 1.290.098.206 1.464.688.450 1.609.741.701
6. Doanh thu tài chính 227.648.148 154.481.481 250.982.179
7. Chi phí tài chính 187.868.652 120.447.798 132.846.567
8. Chi phí bán hàng 67.648.011 78.320.191 103.359.784
9.Chi phí quản lý doanh
nghiệp
166.339.861 188.284.687 226.084.750
10. Lợi nhuận thuần
(10 = 5 + 6 - 7 - 8 - 9)
1.095.889.830 1.232.117.255 1.398.432.779
11. Thu nhập khác 38.845.846 43.455.202 59.763.184
12. Chi phí khác 28.455.513 33.301.834 38.979.813
13. Lợi nhuận khác (13=11 -
12)
10.390.333 10.153.368 20.783.371
14. Tổng lợi nhuận kế toán 1.106.280.163 1.242.270.623 1.419.216.150
trước thuế (14 = 10 + 13)
(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2013, 2014, 2015)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP NĂM 2013-2014-2015
Đơn vị tính:VNĐ
STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
I Tài sản ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143
1
Tiền và các khoản
tương đương tiền
2.284.356.264 1.806.954.513 3.703.180.725
2
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
1.000.000.000 642.135.700 4.734.000.000
3
Các khoản phải thu
ngắn hạn
5.179.791.093 7.455.071.259 7.910.401.361
4 Hàng tồn kho 2.441.759.536 3.174.263.376 3.212.180.191
5 Tài sản ngắn hạn khác 1.529.830 3.170.824 92.698.867
II Tài sản dài hạn 14.138.363.051 11.732.827.603 10.173.072.879
1
Các khoản phải thu dài
hạn
- - -
2 Tài sản cố định 12.769.128.091 11.380.824.777 10.136.958.039
- Tài sản cố định hữu
hình
12.769.128.091 11.380.824.777 10.023.321.675
- Tài sản cố định vô
hình
- - -
- Tài sản cố định thuê
tài chính
- - -
- Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
- - 113.636.364
3 Bất động sản đầu tư 1.037.698.865 - -
4
Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
- - -
5 Tài sản dài hạn khác 331.536.096 352.002.826 61.114.841
III Tổng cộng tài sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.022
IV Nợ phải trả 8.699.753.927 8.295.269.601 13.021.017.506
1 Nợ ngắn hạn 6.330.497.153 6.313.492.032 11.717.746.562
Phải trả người bán 1.004.769.571 1.578.364.459 1.337.988.589
Người mua trả tiền
trước
3.242.394.918 2.044.525.167 7.133.139.668
Thuế và các khoản phải
nộp
586.592.207 525.384.901 441.023.910
Phải trả người lao động 17.466.610 17.466.610
Chi phí phải trả 1.081.279.772 1.568.524.258 1.945.897.206
Phải nộp khác 270.163.364 517.420.517 918.857.316
Quỹ khen thưởng,phúc
lợi
127.830.711 61.806.121 -59.160.127
2 Nợ dài hạn 2.369.256.774 1.981.777.569 1.303.270.944
V Vốn chủ sở hữu 16.346.045.846 16.519.153.672 16.829.516.517
Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
15.000.000.000 15.000.000.000 15.000.000.000
Quỹ đầu tư phát triển 54.755.669 54.755.669 54.755.669
Quỹ dự phòng tài chính 249.819.329 281.527.658 281.527.658
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
1.041.470.848 1.182.870.345 1.493.233.190
VI Tổng cộng nguồn vốn 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023
II.PHÂN TÍCH VỐN CỐ ĐỊNH
 Phương pháp khấu hao TSCĐ:
+ Nguyên giá TSCĐ: Đánh giá theo giá thực tế để tính giá thành thực tế và
giá trị còn lại của TSCĐ.
+ Phương pháp áp dụng: Khấu hao theo đường thẳng
Bảng 1: Phân tích biến động theo thời gian của chỉ tiêu tài sản
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Tài sản
ngắn
hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 2.174.158.949 6.570.865.472 19.93 50.23
Tài sản
dài hạn 14.138.363.051 11.732.827.603 10.173.072.879 -2.405.535.448 -1.559.754.724 -17.01 -13.2
Tổng
tài sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.022 -231.376.500 5.036.110.749 -0.92 20.3
Tổng tài sản giảm nhẹ vào năm 2014 và tăng mạnh vào năm 2015 với múc
tăng 20.3%.Năm 2014 tổng tài sản giảm 231.276.500 đồng tương ứng với tỉ lệ -0
92%,mặc dù tài sản ngắn hạn có tăng nhưng cũng không đủ bù đắp sự sụt giảm của
tài sản dài han.Tổng tài sản tăng vào năm 2015 với mức tăng 5.036.110.749
đồng,tương ứng với tỉ lệ tăng 20.3%, tổng tài sản tăng chủ yếu là do tăng tài sản
ngắn hạn, trong khi đó tài sản dài hạn lại giảm. Nhìn chung, tổng tài sản đang có
xu hướng tăng trở lại.
Bảng 2: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của chỉ tiêu tài sản
Đơn vị tính:đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Quan hệ kết cấu(%)
Biến động kết
cấu(%)
2013 2014 2015 2014 2015
Tài sản
ngắn
hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 43,55 52,72 65,82 9,17 13,1
Tài sản
dài hạn 14.138.363.051 11.732.827.603 10.173.072.879 56,45 47.28 34.18 -9.17 -13.1
Tổng tài
sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.022 100 100 100
Kết cấu tài sản của công ty vẫn thiên về tài sản ngắn hạn từ năm 2013 đến
năm 2015, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có xu hướng
tăng về tỷ trọng từ 43.55%(năm 2013), đến 52.72% (năm 2014) tăng lên 65.82%
(năm 2015), cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty được đảm bảo.
Bảng 3: Phân tích biến động theo thời gian của tài sản dài hạn
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Tài sản
cố định 12.769.128.091 11.380.824.777 10.136.958.039 -1.388.303.314 -1.243.866.738 -10.87 -10.93
Bảng 3: Phân tích biến động theo thời gian của tài sản cố định hữu hình.
Đơn vị tính :đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Tài sản
cố định
hữu
hình 12.769.128.091 11.380.824.777 10.023.321.675 -1.388.303.314 -1.357.503.102 -10.87 -11.93
-
Nguyên
giá 18.858.047.223 18.858.047.223 18.807.029.223 0 0 0 0
- Giá trị
hao
mòn
lũy kế -6.088.919.132 -7.477.222.446 -8.809.216.548 1.388.303.314 1.357.503.102 22.8 17.81
Căn cứ vào bảng trên , tài sản dài hạn đang có xu hướng giảm dần qua các
năm. Tài sản dài hạn năm 2014 giảm với mức giảm 1.388.303.314 đồng, tỷ lệ giảm
10.87% và tiếp tục giảm 1.243.866.738 đồng vào năm 2015, tỷ lệ giảm 11.93 %.
Tài sản dài hạn giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố định. Kết cấu tài sản cố định
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản dài hạn trong năm 2013, năm 2014 và năm
2015, có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy trong 2 năm:
2014 và 2015 hầu như công ty không có đầu tư mua sắm tài sản cố định.Nguyên
nhân giảm của tài sản cố định chính là do giá trị hao mòn lũy kế.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng các
biện pháp chủ yếu sau đây:
- Phải đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên và chính xác.
- Phải lựa chọn các phương pháp khấu hao mức khấu hao thích hợp.
- Phải áp dụng biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định như: tận dụng
hết công suất máy móc thiết bị, giảm thời gian ngừng hoạt động, có chế độ sửa
chữa thường xuyên, định kỳ.
- Dự phòng giảm giá TSCĐ:để dự phòng giảm giá TSCĐ, doanhnghiệp được trích
khoản dự phòng này vào giá thành. Nếu cuối năm không sử dụng đến thì khoản dự
phòng này được hoàn nhập trở lại.
III.PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG
Bảng 3: Phân tích biến động theo thời gian của tài sản ngắn hạn.
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Tài sản
ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 2.174.158.949 6.570.865.472 19.93 50.23
Tài sản ngắn hạn tăng qua từng năm.Năm 2014 tăng 2.174.158.949 đồng ứng
với 19.93%.Năm 2015 tăng mạnh 6.570.865.472 đồng ứng với 50.23%.
Bảng 4: Phân tích biến động theo thời gian của tiền và các khoản tương đương tiền
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Tiền và
các khoản
tương
đương tiền 2.284.356.264 1.806.954.513 3.703.180.725 -477.401.751 1.896.226.212 -20.9 104.94
Bảng 5: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tiền và các khoản tương đương
tiền
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Quan hệ kết
cấu(%)
Biến động
kết cấu (%)
2013 2014 2015 2014 2015
Tiền và
các
khoản
tương
đương
tiền 2.284.356.264 1.806.954.513 3.703.180.725 20.9 13.8 18.4 -7.1 4.6
Tài sản
ngắn
hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 100 100 100
Tiền và tương đương tiền có nhiều biến động trong năm 2014 và 2015.Tiền
và tương đương tiền giảm vào năm 2014 với mức giảm 477.401.751 đồng
tương ứng với tỉ lệ 20.9 %,lại đột ngột tăng vào năm 2015 với mức tăng
1.896.226.212 đồng tương ứng với tỉ lệ 104.94%.Trong 3 năm: năm 2013,
2014, 2015 tiền và các khoản tương đương tiền vẫn chiếm tỷ trọng ổn định
trong tài sản ngắn hạn. Điều này giữ ổn định trong việc thanh toán nhanh của
công ty trong trường hợp hàng hóa không được tiêu thụ tốt.
Bảng 6: Phân tích biến động theo thời gian của hàng tồn kho.
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Hàng
tồn kho 2.441.759.536 3.174.263.376 3.212.180.191 732.503.840 37.916.815 30 1.195
Bảng 7: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của hàng tồn kho
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Quan hệ kết cấu(%)
Biến động
kết cấu(%)
2013 2014 2015 2014 2015
Hàng tồn
kho 2.441.759.536 3.174.263.376 3.212.180.191 22.39 24.27 16.34 1.88 -7.93
Tài sản
ngắn
hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 100 100 100
Hàng tồn kho đang có xu hướng tăng dần qua các năm 2013,2014,2015.Năm 2013
với mức tăng 732.503.840 đồng, ứng với tỉ lệ tăng 30% và tăng cả về kết cấu trong
tài sản ngắn hạn từ 22.39% (năm 2013) lên 24.27% (năm 2014).Năm 2015 với
mức tăng khá khiêm tốn 37.916.815 đồng , tỉ lệ tăng 1.195% nhưng kết cấu giảm
từ 24.27% (năm 2014) xuống 16.34% (năm 2015).Kết cấu khoản mục hàng tồn
kho trong tổng tài sản ngày càng giảm chứng tỏ công ty đang dần cải thiện khả
năng tài chính.
Bảng 8: Phân tích biến động theo thời gian của các khoản khoản phải thu
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Các
khoản
phải thu 5.179.791.093 8.097.206.959 7.910.401.361 2.917.415.866 -186.805.598 56.32 -2.31
Bảng 9: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các khoản phải thu
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Quan hệ kết cấu(%)
Biến động kết
cấu(%)
2013 2014 2015 2014 2015
Các khoản
phải thu 5.179.791.093 8.097.206.959 7.910.401.361 47.49 61.9 40.25 14.4 -21.6
Tài sản
ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 100 100 100
Theo kết quả tính được trên bảng phân tíchta thấy trong năm 2014 các khoản
phải thu tăng mạnh 2.917.415.866 đồng tương ứng với 56.32%. Khoản mục này
giảm cho thấy công tác thu hồi nợ khách hàng có chuyển biến xấu, làm giảm khả
năng tự chủ về tài chính của công ty.
Mặc dù khoản mục này vào năm 2015 giảm nhẹ 186.805.598 đồng tương ứng
-2.31%.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Một là: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc ước lượng chính
xác số vốn lưu động cần dùng cho doanh nghiệp sẽ có tác dụng đảm bảo đủ vốn
lưu động cần thiết, tối thiểu cho quá trình sản xuất - kinh doanh được tiến hành liên
tục, đồng thời tránh ứ đọng vốn không cần thiết, thúc đẩy tốc độ luân cguyển vốn
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hai là: Tổ chức khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động. Trước hết doanh nghiệp
cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng
một cách thường xuyên trong hoạt động kinh doanh. Nếu số vốn lưu động còn
thiếu, doanh nghiệp phải tiếp tục khai thác các nguồn vốn bên ngoài như: vốn liên
doanh, vốn vay của các ngân hàng hoặc các công ty tài chính, vốn do phát hành cổ
phiếu, trái phiếu... Khi khai thác các nguồn vốn bên ngoài, điều đáng chú ý nhất là
cân nhắc các yếu tố lãi suất tiền vay. Về nguyên tắc, lãi do đầu tư vốn phải lớn hơn
lãi suất vay vốn thì người kinh doanh mới đi vay vốn.
Ba là: Phải luôn luôn có những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động.
Cũng như vốn cố định, bảo toàn vốn lưu động có nghĩa là bảo toàn giá trị thực của
vốn, nói cách khác bảo toàn vốn là đảm bảo được sức mua của vốn không được
giảm sút so với ban đầu. Điều này được thể hiện qua khả năng mua sắm tài sản lưu
động và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Để thực hiện được mục tiêu trên, trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp
thường áp dụng các biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá, xử
lý kịp thời các vật tư, hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn, phải thường
xuyên xác định phần chênh lệch giá về những tài sản lưu động tồn kho để có biện
pháp xử lý kịp thời, linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Ngoài ra, để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, bảo toàn vốn, doanh nghiệp cần hết sức tránh và xử lý kịp thời
những khoản nợ khó đòi, tiến hành áp dụng các biện pháp hoạt động của tín dụng
thương mại để ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn.
Bốn là: Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động.
Để phân tích người ta sử dụng các chỉ tiêu như: vòng quay vốn lưu động, hiệu suất
sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ... Nhờ các chỉ tiêu trên đây, người quản lý có thể
điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng
mức doanh lợi.
IV.NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP
Bảng 10: Phân tích biến động theo thời gian của nguồn vốn
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Nợ
phải trả 8.699.753.927 8.295.269.601 13.021.017.506 -404.484.326 4.725.747.905 -4.65 56.97
Vốn
chủ sở
hữu 16.346.045.846 16.519.153.672 16.829.516.517 173.107.826 301.362.845 1.06 1.88
Nguồn
vốn 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023 -231.376.500 5.036.110.750 -0.92 20.3
Năm 2014,nguồn vốn giảm 231.376.500 đồng,tỉ lệ giảm 0.92% do giảm nợ
phải trả.Và tăng vào năm 2015 với mức tăng 5.036.110.750 đồng,tỉ lệ tăng 20.3%
do tăng mạnh ở khoản mục người mua trả tiền trước.
Nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nhìn chung,
nguồn vốn chủ sở hữu biến động không đáng kể.
Bảng 11: Phân tích biến động theo thời gian của nợ phải trả
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
1.Nợ
ngắn
hạn
6.330.479.153 6.313.492.032 11.717.746.562
-16.987.121
5.404.254.53
0 -0.27 85.6
Phải
trả
người
bán
1.004.769.571 1.578.364.459 1.337.988.589
573.594.888 -240.375.870 57.09
-
15.23
Người
mua
trả
tiền
trước.
3.242.394.918 2.044.525.167 7.133.139.668
-1.197.869.751
5.088.614.50
1
-
36.94
248.8
9
Thuế
và các
khoản
phải
nộp
586.592.207 525.384.901 441.023.910
-61.207.306 -84.360.991
-
10.43
-
16.06
Phải
trả
người
lao
động
17.466.610 17.466.610
0 -17.466.610 0 -100
Chi
phí
phải
trả
1.081.279.772 1.568.524.258 1.945.897.206
487.244.486 377.372.948 45.06 24.06
Phải
nộp
khác
270.163.364 517.420.517 918.857.316
247.257.153 401.436.799 91.52 77.58
Quỹ
khen
127.830.711 61.806.121 -59.160.127
-66.024.590 -120.966.248
-
51.65 -
195.7
thưởng 2
2.Nợ
dài
hạn
2.369.256.774 1.981.777.569 1.303.270.944
-387.497.205 -678.506.625
-
16.35
-
34.24
Nợ
phải trả 8.699.753.927 8.295.269.601 13.021.017.506 -404.484.326
4.725.747.90
5 -4.65 56.97
Khoản nợ ngắn hạn giảm nhẹ vào năm 2014 với mức giảm 16.987.121 triệu đồng
tương ứng với 0.27%,và tăng mạnh vào năm 2015 với mức tăng 5.404.254.530
triệu đồng ứng với 85.6% .Phần biến động này chủ yếu là do tăng mục người
mua trả tiền trước giảm 1.197.869.751 đồng tương ứng 36.94% vào năm 2014 và
tăng 5.088.614.501 đồng tương ứng 248.89% vào năm 2015.
Khoản phải trả người bán tăng vào năm 2014 với mức tăng 573.594.888 đồng
Bảng 12: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nợ phải trả
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Quan hệ kết cấu (%)
Biến động kết
cấu (%)
2013 2014 2015 2014 2015
Nợ phải
trả 8.699.753.927 8.295.269.601 13.021.017.506 34.74 33.43 43.62 -1.31 10.19
Nguồn
vốn 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023 100 100 100
Từ bảng trên ta thấy nợ phải trả giảm vào năm 2014 với mức giảm
404.484.326 đồng với mức 4.65%.Và tăng 4.725.747.905 đồng tương ứng với
56.97%.Tỉ lệ trọng nợ phải giữ ở mức dưới 45% cho thấy khả năng thanh toán
công ty vẫn giữ ổn định.
Bảng 13: Phân tích biến động theo thời gian của tổng vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Tổng vốn
chủ sở hữu 16.346.045.846 16.519.153.672 16.829.516.517 173.107.826 310.362.845 1.06 1.88
Bảng 14: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tổng vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Quan hệ kết cấu (%)
Biến động
kết cấu (%)
2013 2014 2015 2014 2015
Tổng vốn
chủ sở
hữu 16.346.045.846 16.519.153.672 16.829.516.517 65.26 66.57 56.38 1.31 -10.2
Nguồn
vốn 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023 100 100 100
Tổng vốn chủ sở hữu đang tăng dần qua các năm . Năm 2014 tăng 173.107.826
đồng tương ứng 1.06% và năm 2015 tăng 310.362.845 đồng tương ứng 1.88%.Tỉ
trọng so với tổng nguồn vốn tăng vào năm 2014 với mức tăng 1.31% và giảm vào
năm 2015 với mức 10.2%. Vốn CSH tăng sẽ tăng cường được mức độ tự chủ, độc
lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. Điều này chứng tỏ kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2014 và năm 2015 có hiệu
quả nên đã mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Một số giải pháp về tìm kiếm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp:
1. Giải pháp thứ nhất: tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp:
Đây là biện pháp đơn giản nhất và ít tốn kém nhất đối với doanh nghiệp. Thật vậy,
"vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp" là vốn đóng góp của các cổ đông hay của
người chủ duy nhất, số vốn này không gây ra chi phí cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên đốivới các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty cổ phần Tiến Thịnh,
giải pháp này thường là không thể được, vì một trong những đặc điểm chính của
loại doanh nghiệp này chính là ở chỗ người chủ hoặc các hội viên chỉ có phương
tiện tài chính hạn chế: và như vậy họ không thể bỏ ra nhiều vốn hơn số vốn họ đã
góp cho doanh nghiệp được.
Chính nhằm giải quyết khó khăn này, một số tổ chức được thành lập với chức năng
tăng cường vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tham gia
góp vốn với thời gian hạn chế trong các doanh nghiệp.
Việc tham gia của các tổ chức này cho phép doanh nghiệp thụ hưởng có được một
số vốn nhiều hơn để có thể vượt qua một giai đoạn mới trong quá trình phát triển;
và ngay khi bắt đầu hoạt động, tổ chức này sẽ nhượng lại phần góp vốn của mình
cho các hội viên khác khi mức độ lợi nhuận doanh nghiệp đạt được cho phép họ có
đủ các phương tiện mua lại.
2. Giải pháp thứ hai: vay có kỳ hạn
Đó là giải pháp cổ điển, nhìn chung tất cả các doanh nghiệp đều nghĩ tới. Nhưng
dưới tên gọi "vay trung và dài hạn", có thể có rất nhiều các phương thức khác nhau
mà các doanh nghiệp thường bị thiếu thông tin.
Thật vậy, cần phải biết rằng tuỳ theo tổ chức tài trợ và nguồn tài trợ, những điều
kiện mà một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư phải thoả mãn, cũng như những
điều kiện kèm theo có thể thay đổiđổi rất nhiều.
Do đó, tuỳ theo đặc điểm của nguồn tài trợ và đặc điểm của dự án đầu tư, mà
doanh nghiệp cần phải tìm hiểu để có thể gửi hồ sơ xin vay đến tổ chức thích hợp
nhất.
Cũng cần ý thức một điều là do cách thức vận hành của các tổ chức tài trợ, chất
lượng của dự án đầu tư chưa thể coi là đủ để có thể vay có kỳ hạn như mong muốn,
dù rằng chất lượng này là điều kiện đảm bảo tốt nhất.
V.TIÊU THỤ SẢN PHẨM .
Bảng 15: Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
DT bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 414.733.960 602.193.333 5.26 7.26
Các
khoản
giảm trừ
DT 0 0 0 0 0 0 0
DT thuần
về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 414.733.960 602.193.333 5.26 7.26
DT hoạt
động
tài chính 227.648.148 154.481.481 250.982.179 -73.166.667 96.500.698 -32.14 62.47
Thu nhập
khác 10.390.333 10.153.368 20.783.371 -236.965 10.630.003 -2.28 104.69
Tổng
8.122.316.499 8.463.646.827 9.172.970.861 341.330.328 709.324.034 4.2 8.38
Qua phân tíchbiến động theo thời gian cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ và doanh thu thuần năm 2014 tăng 414.733.960 đồng so với năm 2013
tương ứng với tỉ lệ 5.26%,năm 2015 lại tăng tiếp 602.193.960 đồng tương ứng với
7.26%.
Năm 2014 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 73.166.667 đồng tương ứng với
32.14%. Nhưng sang năm 2008, tình hình hoạt động tài chính của công ty đã được
cải thiện, bằng chứng là năm 2015 doanh thu này tăng 96.500.698 đồng ứng với
62.47%.
Bất chấp sự khó khăn của nền kinh tế năm gần đây , nhưng tình hình doanh
thu của công ty vẫn chuyển biến theo hướng tích cực, tổng doanh thu tăng đều năm
2014 tăng 341.330.328 đồng ứng với 4.2%,và năm 2015 tăng 709.324.034 đồng
với tỉ lệ 8.03%.
Bảng 16: Phân tích biến động theo thời gian của chi phí
Đơn vị tính: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2014 2015 2014 2015
Giá vốn
hàng
bán 6.586.179.812 6.834.323.528 7.291.463.610 248.143.716 457.140.082 3.77 6.69
Chi phí
tài
187.868.652 120.447.798 132.846.567 -67.420.854 12.398.769 -35.89 10.29
DT
chính
Chi phí
bán
hàng 67.648.011 78.320.191 103.359.784 10.672.180 25.039.593 15.78 31.27
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp 166.339.861 188.284.687 226.084.750 21.944.826 37.800.063 13.19 20.08
Chi phí
khác 28.455.513 33.301.834 39.979.813 4.846.321 5.667.979 17.03 17.05
Tổng
chi phí 7.036.491.849 7.254.678.038 7.792.734.524 218.186.189 538.056.486 3.1 7.42
Năm 2014 và 2015 giá vốn hàng bán tăng 3.77% và 6.69% thấp hơn mức
tăng doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ là 5.26% và 7.26% đây là
hiện tượng rất tốt.
Chi phí tài chính giảm vào năm 2014 với mức 67.420.854 đồng ứng với
35.89% và tăng vào năm 2015 là 12.398.769 đồng ứng với 10.29%.
Chi phí bán hàng năm 2014 tăng 10.672.180 đồng ứng với 15.78% và lại tăng
tiếp 25.039.593 đồng vào năm 2015.Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác
cũng đang tăng dần nên sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận thuần của công ty, công ty
cần tìm hiểu nguyên nhân, để có biện pháp quản lý tốt các khoản chi phí này.
Bảng 17: Phân tíchkết cấu và biến động kết cấu chi phí
ĐVT: đồng
Khoản
mục 2013 2014 2015
Quan hệ kết cấu (%)
Biến động
kết cấu (%)
2013 2014 2015 2014 2015
Giá vốn
hàng bán 6.586.179.812 6.834.323.528 7.291.463.610 83.53 82.35 81.92 -1.18 -0.43
Chi phí
tài chính 187.868.652 120.447.798 132.846.567 2.38 1.45 1.49 -0.93 0.04
Chi phí
bán hàng 67.648.011 78.320.191 103.359.784 0.86 0.94 1.16 0.08 0.22
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp 166.339.861 188.284.687 226.084.750 2.1 2.27 2.54 0.17 0.27
Chi phí
khác 28.455.513 33.301.834 38.979.813 0.36 0.4 0.44 0.04 0.04
Doanh thu
thuần
về bán
hàng và
cung cấp
dịch vụ 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 100 100 100
Qua phân tích kết cấu,ta thấy trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2013 co
83.53 đồng giá vốn hàng bán, năm 2014 thì trong 100 đồng doanh thu thuần có
82.35 đồng giá vốn hàng bán (giảm 1.18 đồng), năm 2015 có 81.92 đồng giá vốn
hàng bán (giảm 0.43 đồng).
Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty có chuyển biến tích cực, cho thấy
công ty có đường lối kinh doanh hợp lý, tiết kiệm được những khoản chi phí không
cần thiết, quản lý tốt hoạt động kinh doanh và góp phần làm tăng lợi nhuận.
Bảng 18: Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Đơn vị tính %
2013 2014 2015
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần 16.36 17.64 18.08
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
thuần 13.9 14.85 15.71
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh
thu 11.22 11.97 12.76
Qua từng năm 2013,2014,2015 cả 3 tỷ suất trên đều tăng khá ổn định. Điều
này cho thấy việc quản lý của công rất tốt và cần được duy trì trong các năm sắp
tới .
Giải pháp tăng doanh thu và giảm chi phí doanh nghiệp.
1. Nhóm biện pháp làm tăng doanh thu.
1.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm mà công ty sản xuất ra.
Sản phẩm của công ty xây dựng thường cung cấp nhu cầu cơ bản như nhà
ở, nước uống, đường xá, trường học, bệnh viện… Việc tạo ra các sản phẩm xây
dựng đó không những có ý nghĩa về mặt kinh tế trên thị trường mà còn có ý nghĩa
cả về mặt xã hội sâu sắc. Như vậy đối tượng sử dụng sản phẩm xây dựng không
chỉ một hai người mà là cả cộng đồng. Điều đó cho các công ty xây dựng biết rằng
muốn ngày càng nhận được nhiều công trình hơn nữa, muốn tăng doanh thu cho
hoạt động sản xuất kinh doanh… thì phương thức quảng cáo hữu hiệu nhất là phải
làm hài lòng người sử dụng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng cho sản
phẩm của công ty mình.
1.2. Lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý và thu hồi công nợ.
Ngành xây dựng với đặc thù là thời gian hoàn thành sản phẩm có thể kéo
dài trong nhiều năm nên phương thức thanh toán trong các công ty xây dựng khác
với phương thức thanh toán trong các hợp đồng mua hàng hoá thông thường. Bởi
vậy, để tránh chịu sự ảnh hưởng cảu biến động giá cả và không bị chiếm dụng vốn
thì cần tiến hành tốt công tác thanh toán theo từng hạng mục công trình hoặc theo
giai đoạn quy ước của công trình và tiến hành thu hồi công nợ.
1. 3. Xâydựng chiến lược kinhdoanh và lập phương án kinh doanh đúng
đắn, phù hợp với thực tế.
Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho công ty có một môi
trường kinh doanh đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao, giúp cho công ty có sức cạnh
tranh và đứng vững trên thị trường lâu dài. Ngoài ra phương án kinh doanh tối ưu
còn tạo điều kiện cho công ty hoạch định được chính xác vốn và lao động. Tận
dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có để thu được kết quả cao nhất. Mặt khác khi
xây dựng chiến lược kinh doanh, công ty cũng cần phải dự đoán và ước lượng sai
số kế hoạch đặt ra và kết quả thực hiện để xây dựng được kế hoạch phù hợp xác
thực với thực tế kinh doanh thì nú sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận nói riêng và
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
1. 4. Xây dựng kết cấu mặt hàng tối ưu.
Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng có ảnh hưởng đến việc tăng
hoặc giảm doanh thu của công ty. Khi sản xuất có thể có những sản phẩm mặc dự
chi phí bỏ ra không cao nhưng mà giá bán lại tương đối hấp dẫn. Công ty cần phải
nhận biết và lựa chọn xem mình nên đầu tư vào những loại sản phẩm nào là có thể
thu được lợi nhiều nhất. Và từ đó đưa ra một kết cấu mặt hàng tối ưu cho chính
công ty mình.
2.Biệnpháp giảm chi phí
Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Do đó trong quá trình
hoạt động sản xuất các công ty nói chung và công ty xây dựng nói riêng cần phải
có những biện pháp hiệu quả nhằm giảm bớt chi phí không cần thiết, nâng cao lợi
nhuận cho công ty. Một số biện pháp mà công ty áp dụng đó là:
2.1. Tăng cường công tác quản lý chi phí.
Đối với các công ty xây dựng công tác quản lý chi phí không chỉ là tập
hợp kế hoạch chi phí dùng hình thức tiền tệ tính toán trước mọi khoản chi phí sản
xuất kinh doanh cho kỳ kế hoạch mà còn phải được chi tiết hoá hơn nữa cho từng
dự án, từng hạng mục công trình. Điều quan trọng nữa là phải xây dựng được ý
thức thường xuyên tiết kiệm chi phí kinh doanh của tất cả cán bộ công nhân viên,
người lao động trong công ty trong từng khâu sản xuất, thi công công trình. Dùng
các hình thức khen thưởng khuyến khích bằng vật chất đối với bộ phận cá nhân
thực hiện tốt tiết kiệm chi phí và có sáng kiến giảm chi phí. Cương quyết không
chấp nhận các khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ và vượt quá quy định mức
đề ra của nhà nước, của công ty.
2.2. Tổ chức phân công lao động hợp lý.
Đây là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả lao
động, nhất là đối với các công ty xây dựng có nhiều lao động. Việc tổ chức lao
động khoa học hợp lý sẽ taọ ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh một cách
hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí máy móc.
2.3.Đảm bảonguồn cung nguyên vậtliệu.
Chi phí đầu vào của các công ty xây dựng là sắt thép, xi măng, giàn dỏo,
cốp pha, máy móc thi cụng… Bởi vậy tương ứng đối với mỗi loại chi phí công ty
cân xác định cho mình một nhà cung cấp đáng tin cậy, hợp tác trong lâu dài. Tránh
tình trạng ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu hay mua phải nguyên vật liệu
giá đắt mà lại không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó công ty cũng nên tích cực
tìm kiếm nguồn vật liệu thay thế giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng, từ đó giúp
giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho công ty.
2.4. Tận dụng triệt để công suất máy móc thiết bị
Trong quá trình sản xuất hay thi công công trình thì máy móc là công cụ
không thể thiếu được. Nhằm tiết kiệm chi phí khấu hao và một số chi phí cố định
khác thì công ty phải biết cách làm cho máy móc thiết bị sản xuất phát huy hết khả
năng hiện có của chúng. Muốn vậy khi sử dụng máy móc thiết bị phải tiến hành lập
kế hoạch sản xuất và chấp hành đúng đắn cách sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm
chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên cải tiến kỹ thuật để nâng
cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, Từ đó tiết kiệm được chi phí nâng cao
lợi nhuận cho công ty.
2.5. Giảm tới mức tối đa những thiệt hại trong sản xuất
Chúng ta đều biết chi phí cho thiệt hại trong xây dựng cơ bản là rất lớn.
Có thể là thiệt hại do làm không đúng với yêu cầu, có thể là sản phẩm đang trong
thời gian bảo hành mà cũng bị hỏng và cũng có thể là do chủ đầu tư tự nghiêm
chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra chất lượng các công trình hoàn thành hoặc các
hạng mục công trình đã hoàn thành, Thực hiện chế độ quy trách nhiệm vật chất khi
xảy ra sản phẩm hỏng. Đồng thời nên tận dụng phế liệu của các sản phẩm hỏng có
thể thu hồi được
Ngoài ra, các công ty xây dựng có thể sử dụng các đòn bẩy như là đòn bẩy
kinh doanh, đòn bẩy tổng hợp, đòn bẩy tài chính để tác động trực tiếp tới lợi
nhuận, Làm gia tăng lợi nhuận cho công ty. Hoặc dự báo tình hình để hạn chế một
cách tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Đó cũng chính là những biện pháp hữu hiệu
nhằm gia tăng lợi nhuận trong các công ty xây dựng hiện nay.
VI. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH:
1.Tỷ số khả năng thanh toán
Bảng 19:Bảng đánh giá mức độ độc lập tài chính
(Nguồn :Bảng cân đốikế toán, đvt : TL:+/-, TT:%)
Khoản mục
Cuối năm
Chênh lệch
2014 2015
2013 2014 2015 +/- % +/- %
1.Hệ số tài trợ (lần)
0,65 0,66 0,56 0,01
1,54
-0,1 -15,2
2.Hệ số tự tài trợ tài sản
dài hạn (lần)
1,16 1,4 1,65 0,24 20,7 0,25 17,86
3.Hệ số tự tài trợ tài sản
cố định (lần)
1,28 1,45 1,66 0,17 13,28 0,21 14,48
Hệ số tài trợ năm 2014 tăng 0.01 lần tương ứng với 1.54% so với năm
2013,nhưng hệ số này giảm tới 0.1 lần tương ứng với 15.2% vào năm 2015 .Sự sụt
giảm này chủ yếu do sự gia tăng của nợ ngắn han. Năm 2013, 2014, 2015 hệ số
này <1 nên vốn CSH không đủ tài trợ tài sản dài hạn,công ty buộc phải sử dụng
các nguồn vốn khác để tài trợ nên khi các khoản nợ đáo hạn, công ty sẽ gặp khó
khan khi thanh toán.
Hệ số trợ tài sản dài hạn năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch với tỷ lệ
0,24 lần tương ứng tăng 20.7%,và tiếp tục tăng vào năm 2015 với mức tăng 0.25
lần tương ứng 17.86%. Qua các năm như trên hệ số này đều >1 nên số vốn chủ sở
hữu của công ty có đủ và thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn.
Bảng 20:Bảng đánh giá khả năng thanh toán
(Nguồn :Bảng cân đối kế toán, đvt : TL:+/-, TT: %)
Khoản mục
Năm
Chênh lệch
2014 2015
2013 2014 2015 +/- % +/- %
1.Hệ số khả năng thanh
toán tổng quát (lần)
2,88 2,99
2,29
0,11 3,82 -0,7 -23,41
2.Hệ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn (lần)
1,72 2.07 1,68 0,35 20,35 -0,39 -18,84
3.Hệ số khả năng thanh
toán nhanh(lần)
0,13 -0,22 0,44 -0.35 0,66
4.Hệ số khả năng thanh
toán tức thời(lần)
0,36 0,27 0,32 -0,09 -25 0,05 18,52
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch với
tỷ lệ 0,11 lần tương ứng tăng 3.82 % .Năm 2015 so với năm 2014 chênh lệch với tỷ
lệ -0,7 lần tương ứng giảm -23.41 %. Qua các năm trên hệ số này >1, chứng tỏ với
tổng số tài sản hiện có công ty có thể trang trải được các khoản nợ.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013 chênh
lệch với tỷ lệ 0,35 tương ứng tăng 20.35 %.Năm 2015 so với năm 2014 chênh lệch
với tỷ lệ -0.39 tương ứng giảm 18.84 %. Qua các năm trên hệ số này >1 ,chứng tỏ
với tổng số tài sản hiện có công ty có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn và
tình hình tài chính là bình thường và khả quan.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch với
tỷ lệ -0,35.Năm 2015 tăng mạnh 0.66 lần so với năm 2014.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch với tỷ
lệ -0.09 tương ứng giảm 25 %,năm 2015 so với năm 2014 tăng 0.05 lần tương ứng
18.52%.Hệ số qua các năm < 1 nên công ty đảm bảo khả năng thanh toán tức thời.
2.Tỷ số hoạt động
2.1 Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho
Bảng 21: Bảng tính vòng quay hàng tồn kho
Đơn vị tính: lần
2013 2014 2015
Doanh thu thuần 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311
Hàng tồn kho 2.441.759.536 3.174.263.376 3.212.180.191
Vòng quay hàng tồn kho 3.23 2.61 2.77
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân
chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua
các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng
năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là
nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho
thấp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp
bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh
nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính
có giá trị giảm qua các năm.
Qua bảng trên ta thấy vòng quay hang tồn kho nhìn chung có xu hướng
giảm.Năm 2013 là 3,23 lần,năm 2014 là 2,61 lần và năm 2015 hơi nhích
lên 2,77 lần.
2.2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần / TSCĐ thuần
Bảng 22: Bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đơn vị tính: lần
2013 2014 2015
Doanh thu thuần 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311
Tài sản cố định thuần 12.769.128.091 11.380.824.777 10.136.958.039
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 0.62 0.73 0.88
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng nhưng còn ở mức thấp. Hiệu
suất sử dụng tài sản cố định tăng, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản cố
định của công ty tốt. Công ty đã có biện pháp tích cực để nâng cao năng
suất của tài sản cố định. Như đã phân tích ở trên, trong năm 2014 và năm
2015 doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định không nhiều, doanh thu tăng
làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng.
2.3:Vòng quay tài sản :
Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh
nghiệp, hoặc có thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng
doanh thu. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài
sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản (lần, vòng)
Đơn vị tính: lần
2013 2014 2015
Doanh thu thuần 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311
Tổng tài sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.022
Vòng quay tài sản 0.31 0.33 0.30
Vòng quay tài sản năm 2013 là 0,31 lần sau đó hơi tăng lên 0.33 lần vào năm 2014
và lại giảm còn 0.3 lần vào năm 2015.
3.Tỷ số doanh lợi:
3.1 Doanh lợi tiêu thụ (ROS):
Tỷ số sinh lợi doanh thu ROS Là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình
hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng
dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.
Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong
doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ
số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh
doanh thua lỗ.
ROS =( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100
Bảng 23: Bảng tính doanh lợi tiêu thụ
Đơn vị tính: %
2013 2014 2015
Lợi nhuận sau
thuế 885.024.130 993.816.498 1.135.372.920
Doanh thu thuần 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311
ROS 11.22 11.97 12.76
3.2. Doanh lợi tài sản (ROA):
Tỷ số sinh lợi tài sản ROA là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có
nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn
càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi
hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh
nghiệp.
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100
Bảng 24: Bảng tính doanh lợi tài sản
Đơn vị tính: %
2013 2014 2015
Lợi nhuận sau thuế 885.024.130 993.816.498 1.135.372.920
Tổng tài sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023
ROA 3.53 4 3.8
3.3. Doanh lợi vốn tự có (ROE):
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE là tỷ số tài chính để đo khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.
Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn
chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ
số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là
công ty làm ăn thua lỗ.
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100
Bảng 25: Bảng tính doanh lợi vốn tự có
Đơn vị tính: %
2013 2014 2015
Lợi nhuận sau thuế 885.024.130 993.816.498 1.135.372.920
Vốn chủ sở hữu
16.346.045.84
6
16.519.153.67
2 16.829.516.517
ROE 5.41 6.02 6.75
Cả 3 chỉ số ROS,ROAvà ROE đều tăng dần qua các năm cho thấy tình
hình sinh lời của công ty đang khá tốt.Công ty cần tiếp tục phat huy trong những
năm sắp tới.
D: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY
I. Định hướng phát triển công ty trong những năm tới
Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Tiếp tục khai thác khác tiềm năng , năng động hơn nữa trong tìm kiếm thị
trường
Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm
tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho cán bộ công nhân,từng bước
phát triển đời sống cho họ.
Trong quá trình phát triển, nền tảng doanh nghiệp bao gồm các giá trị được
đúc kết “Chất lượng –hiệu quả -uy tín -chuyên nghiệp”
Khách hàng luôn là mục tiêu và động lực
Sáng tạo, chất lượng, thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
Đảm bảo các lợi ích (người làm việc, khách hàng, cộng đồng, môi trường...).
Tôn trọng & Hợp tác.
Kinh doanh linh hoạt, luôn sáng tạo, tiến bộ cùng với khách hàng
Mục tiêu phát triển bền vững đạt tăng 8% hàng năm.. Ổn định thị trường
hiện tại, thâm nhập phát triển thị trường mục tiêu, tiềm năng đến các đối tượng
khách hàng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp tại các thành phố nhằm đáp
ứng được nhu cầu cao trong lĩnh vực bất động sản của khách hàng có mức thu
nhập trung bình.
II. Giải pháp nhằm nâng cao tài chính tại Công ty
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMeocon Doan
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Dương Hà
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu t...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu t...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu t...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...nataliej4
 
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiBáo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiNguyen Minh Chung Neu
 
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNBÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNThuy Ngo
 
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...nataliej4
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bao cao tscd khóa luan kế toán
Bao cao tscd khóa luan kế toánBao cao tscd khóa luan kế toán
Bao cao tscd khóa luan kế toánPhương Thảo Vũ
 
Bao cao thuc tap tong hop cong ty cieza vinh phuc
Bao cao thuc tap tong hop cong ty cieza vinh phucBao cao thuc tap tong hop cong ty cieza vinh phuc
Bao cao thuc tap tong hop cong ty cieza vinh phucHang Tran
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tien-mat-va-ke-toan-hang-hoa
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tien-mat-va-ke-toan-hang-hoaBao cao-thuc-tap-ke-toan-tien-mat-va-ke-toan-hang-hoa
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tien-mat-va-ke-toan-hang-hoaLê Loan
 

La actualidad más candente (19)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm tại công ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu t...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu t...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu t...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu t...
 
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
 
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mạiBáo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
Báo cáo thực tập tổng hợp chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại
 
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản lý kế toán của công ty sản xuất thép Đại Phát Lê, 9đ - Gửi miễn ...
 
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁNBÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh TríĐề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Minh Trí
 
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT N...
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Bao cao tscd khóa luan kế toán
Bao cao tscd khóa luan kế toánBao cao tscd khóa luan kế toán
Bao cao tscd khóa luan kế toán
 
Bao cao thuc tap tong hop cong ty cieza vinh phuc
Bao cao thuc tap tong hop cong ty cieza vinh phucBao cao thuc tap tong hop cong ty cieza vinh phuc
Bao cao thuc tap tong hop cong ty cieza vinh phuc
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Mar01 745
Mar01 745Mar01 745
Mar01 745
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty lắp máy và xây dựng
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty lắp máy và xây dựngĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty lắp máy và xây dựng
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu tại công ty lắp máy và xây dựng
 
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tien-mat-va-ke-toan-hang-hoa
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tien-mat-va-ke-toan-hang-hoaBao cao-thuc-tap-ke-toan-tien-mat-va-ke-toan-hang-hoa
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-tien-mat-va-ke-toan-hang-hoa
 

Similar a BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ

Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyKế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyluanvantrust
 
Luan van tot nghiep dh 2012
Luan van tot nghiep dh 2012Luan van tot nghiep dh 2012
Luan van tot nghiep dh 2012Tranhao2009
 
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Royal Scent
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...luanvantrust
 
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU luanvantrust
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...luanvantrust
 
Tổ chức hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing trong công ty xây dựng côn...
Tổ chức hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing trong công ty xây dựng côn...Tổ chức hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing trong công ty xây dựng côn...
Tổ chức hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing trong công ty xây dựng côn...luanvantrust
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hò...
Phân tích báo cáo tài chính công  ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hò...Phân tích báo cáo tài chính công  ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hò...
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hò...luanvantrust
 
LOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docLOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docNguynThBu
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bai in tn
Bai in tnBai in tn
Bai in tnPe Chet
 
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt MayBáo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt MayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar a BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ (20)

Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công tyKế toán vốn bằng tiền tại công ty
Kế toán vốn bằng tiền tại công ty
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10
Đề tài: Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10Đề tài: Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10
Đề tài: Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Luan van tot nghiep dh 2012
Luan van tot nghiep dh 2012Luan van tot nghiep dh 2012
Luan van tot nghiep dh 2012
 
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰ...
 
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
Hoàn thiện Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
 
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư...
 
Tổ chức hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing trong công ty xây dựng côn...
Tổ chức hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing trong công ty xây dựng côn...Tổ chức hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing trong công ty xây dựng côn...
Tổ chức hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing trong công ty xây dựng côn...
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
 
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hò...
Phân tích báo cáo tài chính công  ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hò...Phân tích báo cáo tài chính công  ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hò...
Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hò...
 
LOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docLOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.doc
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
 
Bai in tn
Bai in tnBai in tn
Bai in tn
 
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Liệu, Vật Liệu Tại Công Ty Châu Hoa.doc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Liệu, Vật Liệu Tại Công Ty Châu Hoa.docBáo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Liệu, Vật Liệu Tại Công Ty Châu Hoa.doc
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Nguyên Liệu, Vật Liệu Tại Công Ty Châu Hoa.doc
 
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt MayBáo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
Báo cáo thực tập tại công ty Sản xuất xuất nhập khẩu Dệt May
 

Más de Luận Văn 1800

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnLuận Văn 1800
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnLuận Văn 1800
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportLuận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Luận Văn 1800
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmLuận Văn 1800
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Luận Văn 1800
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Luận Văn 1800
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayLuận Văn 1800
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNLuận Văn 1800
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụLuận Văn 1800
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam Luận Văn 1800
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Luận Văn 1800
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkLuận Văn 1800
 
Các khoản phải thu- phải trả tại Công ty
 Các khoản phải thu- phải trả tại Công ty  Các khoản phải thu- phải trả tại Công ty
Các khoản phải thu- phải trả tại Công ty Luận Văn 1800
 

Más de Luận Văn 1800 (20)

Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt TrìHướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
Hướng dẫn báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học công nghiệp Việt Trì
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiềnBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trườngMẫu bìa báo cáo thực tập các trường
Mẫu bìa báo cáo thực tập các trường
 
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn HiếnBáo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
Báo cáo thực tập anh văn thương mại trường đại học Văn Hiến
 
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh HutechMẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
Mẫu Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh Hutech
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship ReportBáo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
Báo cáo thực tập ngành tiếng anh thương mại - Internship Report
 
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
Báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh, internship report hutech.
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểmMẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
Mẫu báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền tại công ty 2017, 9 điểm
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
Đồ Án Môn Học Nghiệp Vụ Ngân Hàng Trường Hutech năm 2018
 
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hayDe tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
De tai to chuc ho so kiem toan tai cong ty kiem toan aasc, hay
 
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁNĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
 
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụĐề tài "  Báo cáo thực tập  kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Đề tài " Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
nghiên cứu chiến lược marketing mix honda việt nam
 
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
Các giải pháp chủ yếu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản...
 
MAKETING - MIX
 MAKETING - MIX  MAKETING - MIX
MAKETING - MIX
 
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix VinamilkChiến Lược Marketing Mix Vinamilk
Chiến Lược Marketing Mix Vinamilk
 
Các khoản phải thu- phải trả tại Công ty
 Các khoản phải thu- phải trả tại Công ty  Các khoản phải thu- phải trả tại Công ty
Các khoản phải thu- phải trả tại Công ty
 

Último

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 

Último (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ

  • 1. BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ 34, NGÕ 185/28, PHỐ MINH KHAI, PHƯỜNG MINH KHAI, QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, VIỆT NAM
  • 2. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... …………………………ngày… tháng … năm 2016 Giảng viên
  • 3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH I. Tổng quan. II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. III.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấutổ chức của Công ty. IV Mục tiêu của Công ty. B:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH I.Khái niệm,ý nghĩa,mục tiêu và nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính. II.Tài liệu và phương pháp phân tích. III.Nội dung phân tích. C.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP I.CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.Báo cáo kết quả kinh doanh. 2.Bảng cân đối kế toán.
  • 4. II.PHÂN TÍCH VỐN CỐ ĐỊNH 1.Phântích biến động theo thời gian của chỉ tiêu tài sản 2.Phân tích biến động theo thời gian của tài sản dài hạn 3.Phân tích biến động theo thời gian của tài sản cố định hữu hình. III.PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG 1. Phân tích biến động theo thời gian của tài sản ngắn hạn. 2. Phân tích biến động theo thời gian của tiền và các khoản tương đương tiền. 3. Phân tích biến động theo thời gian của hàng tồn kho. 4.Phân tích biến động theo thời gian của các khoảnkhoảnphải thu. IV.NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP 1.Phântích biến động theo thời gian của nguồn vốn 2.Phântích biến động theo thời gian của nợ phải trả 3.Phântích biến động theo thời gian của tổng vốn chủ sở hữu V.TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1. Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu 2. Phân tích biến động theo thời gian của chi phí 3. Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu VI. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 1.Tỷ số khả năng thanh toán. 2.Tỷ số hoạt động. 3.Tỷ số doanh lợi.
  • 5. D: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY I. Định hướng phát triển công ty trong những năm tới II. Giải pháp nhằm nâng cao tài chính tại Công ty E. KẾT LUẬN. F.TÀI LIỆU THAM KHẢO.
  • 6. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, xây dựng cơ bản đang là ngành sản xuất vật chất quan trọng và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, các tòa nhà, đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông, cầu cảng…chính là những sản phẩm không thể thiếu của ngành xây dựng luôn đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước ta. Dưới sự phát triển của cơ chế thị trường cùng với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, để các doanh nghiệp xây dựng phát triển mạnh cùng với sự phát triển đó thì một yêu cầu bức thiết được đặt ra là làm sao tạo được một hệ thống quản lý kinh tế hoàn chỉnh có kế hoạch và tạo bước ngoặt đúng đắn cho nền kinh tế quốc dân nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng? Để làm tốt điều này đòi hỏi ở mỗi lĩnh vực phải có hướng đi và biện pháp xử lý khác nhau. Nhưng chung quy lại là cùng tiến đến một mục đích duy nhất là làm sao để tiết kiệm chi phí nhưng tạo ra được doanh thu, lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp góp phần vào ngân sách Nhà nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Vì vậy các doanh nghiệp xây dựng ngày nay cần phải có cơ chế quản lý tốt để nâng cao lợi nhuận và có được vị thế trờn thị trường. Cùng với sự nghiệp đổi mới và xu thế phát triển chung của toàn ngànhCông Ty Cổ Phần Hạ Tầng Xây Dựng Tiến Thịnh cũng không ngừng đổi mới, phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên đạt được những thành tựu đó Công ty cũng gặp phải không ít khó khăn và thách thức lớn, bên cạnh sự thành công, đốimặt với những khó khăn thách thức đó cũng có sự đóng góp của công tác tài chính. Đó là một yếu tố không nhỏ quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi Công ty. Trong suốt thời gian qua với sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trong trường ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN, em đã được trang bị khá đầy đủ những kiến thức về tài chính. Nhưng thực hiện phương châm học đi đôi với hành, kết hợp lý luận với thực tiễn, em đã liên hệ và thực tập tại Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Xây Dựng Tiến Thịnh.
  • 7. Từ những nhận thức trên trong thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Xây Dựng Tiến Thịnh, với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô NGUYỄN THỊ THANH , em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng thời gian thực tập có hạn và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên báo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô, các cô chú, các anh chị trong Công ty để em có điều kiện hoàn thiện, bổ sung kiến thức của mình phục vụ cho quá trình công tác thực tế sau này. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Toàn
  • 8. A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG-XÂY DỰNG TIẾN THỊNH I. Tổng quan. Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng-Xây Dựng Tiến Thịnh với tên giao dịch TIENTHINH INCO. JSC, đã hoạt động hơn 8 năm trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng. Công ty được thành lập theo quyết định số 0102659680 do phòng Đăng kí kinh doanh, sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 29/02/2008. Trụ sở chính của Công ty đặt tại : Số 34, ngõ 185/28, phố Minh Khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Văn phòng làm việc : Số 6, Khu Đô thị Vĩnh Hoàng, Q. Hoàng Mai,Hà Nội. Điện thoại : (04) 62935159 Fax : (04) 36343569 Mã số thuế : 0102659680 Email: tienthinhjsc@gmail.com II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công Ty Cổ Phần Hạ Tầng Xây Dựng Tiến Thịnh có trụ sở đặt gần khu công nghiệp Vĩnh tuy, có rất nhiều công trình đang được thi công và trong những năm tới đó là khu công nghiệp đầy triển vọng của thành phố Hà Nội. Đó là một điều kiện thuận lợi cho việc ký kết các hợp đồng xây dựng của Công ty. Sau hơn 7 năm hình thành và đi vào hoạt động, Công tyđã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ ngành xây dựng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Qua hơn 7 năm hoạt động Công ty đã rút được những kinh nghiệm quý báu sau mỗi công trình, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
  • 9. Bên cạnh đó Công ty cũng rất trú trọng đến việc nâng cao chất lượng về nhân lực và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Công tác quản lý trong Công ty được bố trí phân công phân nhiệm rõ ràng từ giám đốc đến nhân viên. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng nỗ lực phấn đấu phát huy sức mạnh và sáng tạo của tập thể và cá nhân, thực hiện chấp hành tốt các quy định pháp luật của nhà nước cũng như của Công ty. Việc nâng cao chất lượng phục vụ cũng như mở rộng quy mô và khẳng định năng lực của Công ty đưa Công ty phát triển vững mạnh, luôn theo kịp với nhu cầu của xã hội, chiếm được niềm tin khách hàng. Buổi đầu gây dựng Công ty thiếu thốn về mọi mặt cả về nhân lực và vật lực, bắt đầu từ 15 người có nghề tụ họp lại với số vốn ít ỏi 470. 000. 000 đồng với nghành nghề kinh doanh là xây dựng công trình giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng. Nhưng đến nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đầy triển vọng hơn 200 người cùng mấy chục tỷ đồng vốn kinh doanh được tích lũy và trong những năm qua Công ty đã gặt hái được rất nhiều thành quả. Cùng với công cuộc tự giới thiệu và khẳng định mình Công ty cũng bổ sung nhiều ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực và khả năng của Công ty như: Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng hạ tầng kỹ thuật…. III.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty. 1.Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty: 1. Vận tải hàng húa, vận chuyển vật liệu xây dựng. 2. Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, khu công nghiệp. 3. Kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng. 4. Đào xúc, vận chuyển, san lấp mặt bằng bằng máy. 5. Phá dỡ bê tông bằng máy thiết bị chuyên dùng. 6. Xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở nhân dân. 7. Sản xuất và buôn bán nước sạch và nước tinh khiết, các thiết bị máy móc ngành nước.
  • 10. 2.Cơ cấu tổ chức. * Ban kiểm soát Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. * Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là một tập thể có từ 5 - 9 người do Hộiđồng cổ đông bầu ra. Trong do có một thành viên bắt buộc là người đại diện cho phần vốn góp của Đại hội đồng cổ đông. * Chủ tịch Hội đồng quản trị -Lập chương trình hoạt động kinh doanh trong Công tytrên cơ sở nghị quyết của Hộiđồng quản trị. - Khai thác tìm kiếm việc làm trình Hội đồng quản trị, xin ý kiến biểu quyết và quyết định của Hộiđồng quản trị. - Lập chương trình nội dung tài liệu phục vụ cuộc họp.Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản trị. -Theo dõi giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. - Chủ tọa các cuộc họp Đại hội cổ đông. - Đại diện cho Công ty trước pháp luật. * Giám đốc Công ty - Là người được Hộiđồng quản trị giao nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng luật pháp. - Là người có quyền ủy nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp dưới của mình. - Quyết định các vấn đề về bộ máy nhân sự cho phù hợp đảm bảo có hiệu quả
  • 11. IV Mục tiêu của Công ty. Nhằm thực hiện mục đích đề ra và xây dựng cho Công tytừng bước lớn mạnh đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, tạo khả năng cạnh tranh và duy trì sự phát triển về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên, Công ty đã đặt các mục tiêu cụ thể làm nền tảng cho các hoạt động của mình, đó là: - Luôn đổi mới về thiết kế cho từng công trình. - Thực hiện các dự án lớn, có khả năng làm việc độc lập cao, năng động nhiệt tình với công việc. - Luôn luôn tôn trọng những sản phẩm mình làm ra. - Đột phá về ý tưởng, mang tính mỹ thuật cao - Đảm bảo về chất lượng, và tính chuyên nghiệp trong công việc.
  • 12. B:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: 1. Khái niệm: Phân tích báo cáo tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các báo cáo tài chính, các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ước tính và kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ sàng lọc khi chọn lựa các “ứng viên” đầu tư hay sát nhập và là công cụ dự báo các điều kiện và hậu quả về tài chính trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ chuẩn đoán bệnh, khi đánh giá các hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh và là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác. Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các con số trên báo cáo đó “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rỏ tình hình
  • 13. tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương án hoạt động kinh doanh của những nhà quản lý các doanh nghiệp đó. 2. Ý nghĩa phân tích: Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng thông tin đó. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những người sử dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào mục đích của họ:  Đối với nhà quản lý: Mối quan tâm của nhà quản lý là điều hành quá trình sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhằm mục đích đạt được lợi nhuận tối đa cho mình. Dựa trên cơ sở phân tích nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch kinh doanh, kiểm tra tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động cho tốt.  Đối với chủ sở hữu: Chủ sở hữu quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của vốn bỏ ra, thông qua phân tích họ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị, từ đó có quyết định về nhân sự thích hợp.  Đối với các nhà tài trợ từ bên ngoài
  • 14. Mối quan tâm của nhà tài trợ là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của đơn vị. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có tác dụng giúp họ đánh giá được mức độ rủi ro và có các quyết định về tài trợ.  Đối với các nhà đầu tư tương lai Các nhà đầu tư tương lai quan tâm trước tiên là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, tiếp đến là khả năng sinh lời khi đầu tư, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp, họ tiến hành phân tích để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.  Đối với cơ quan chức năng Các cơ quan chức năng như cơ quan thuế tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để xác định được mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Cơ quan thống kê, thông qua phân tích tình hình tài chính để tổng hợp thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê. 3. Mục tiêu phân tích: Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có nhu cầu nghiên cứu các thông tin này nhưng có một trình độ tương đối về kinh doanh và các hoạt động về kinh tế. Cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của các nghiệp vụ
  • 15. kinh tế, những sự kiện và những tình huống có làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó. 4. Nhiệm vụ phân tích: Nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH : 1. Tài liệu phân tích: 1.1. Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:
  • 16.  Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản và kết cấu các loại vốn doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.  Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản trị có thể biết trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. 1.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:  Phần I: Lãi, lỗ: Phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động (lãi hoặc lỗ). Các chỉ tiêu này liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động tài chính và các nghiệp vụ bất thường để xác định kết quả của từng loại hoạt động cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
  • 17. 2. Phương pháp phân tích: 2.1. Phân tích theo chiều ngang: Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm này so với năm trước. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan. 2.2. Phân tích xu hướng: Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm. Phân tích xu hướng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh. 2.3. Phân tích theo chiều dọc: Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó. Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần trăm trên được gọi là báo cáo quy mô chung. Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung. Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp, cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có quy mô khác nhau trong cùng ngành.
  • 18. 2.4. Phân tích tỷ số: Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tái chính. Nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu những dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Mục đích chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử dụng các tỷ số gắn với hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó. III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH : 1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. 1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản: Phân tích khái quát tình hình tài sản là đánh giá tình hình tăng / giảm và biến động kết cấu của tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình tài sản sẽ cho thấy tài sản của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản thay đổi như thế nào giữa các năm? Doanh nghiệp có đang đầu tư mở rộng sản xuất hay không? Tình trạng thiết bị của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có ứ động tiền, hàng tồn kho hay không?... 1.1.1. Phân tích tài sản ngắn hạn: Xem xét sự biến động của giá trị cũng như kết cấu các khoản mục trong tài sản ngắn hạn. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu tài sản ngắn hạn cũng khác nhau. Việc nghiên cứu kết cấu tài sản ngắn hạn giúp xác định trọng điểm quản lý tài sản ngắn hạn từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong từng điều kiện cụ thể.  Tiền và các khoản tương đương tiền:
  • 19. So sánh tỷ trọng và số tuyệt đối của các tài sản tiền, qua đó thấy được tình hình sử dụng các quỹ, xem xét sự biến động các khoản tiền có hợp lý hay không. Phân tích chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Xu hướng chung của tài sản tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì không nên dự trữ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải giải phóng nó, đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Nhưng ở mặt khác, sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.  Các khoản phải thu: Các khoản phải thu là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng. Xem xét về tỷ trọng và số tuyệt đối cuối năm so với đầu năm và các năm trước. Các khoản phải thu giảm được đánh là tích cực. Tuy nhiên, cần chú ý rằng không phải lúc nào các khoản phải thu tăng lên cũng đánh giá là không tích cực. Chẳng hạn, trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ kinh tế thì khoản này tăng lên là điều tất nhiên. Vấn đề đặt ra là xem xét số tài sản bị chiếm dụng có hợp lý hay không.  Hàng tồn kho: Phân tích hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho tăng lên do qui mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên, trong trường hợp thực hiện tất cả các định mức dự trữ đánh giá hợp lý. Hàng tồn kho giảm do định mức dự trữ bằng các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, tìm nguồn cung cấp hợp lý…nhưng vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh thì được đánh giá là tích cực. Hàng tồn kho giảm do thiếu vốn để dự trữ vật tư, hàng hóa… được đánh giá không tốt. 1.1.2. Phân tích tài sản dài hạn:
  • 20. Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là tài sản hữu hình, chẳng hạn như bất động sản, nhà máy và thiết bị. Tài sản dài hạn cũng bao gồm tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại và các nguồn tự nhiên khác. Đánh giá sự biến động về giá trị và kết cấu của các khoản mục cấu thành tài sản dài hạn để đánh giá tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với thời kỳ trên một năm. Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao…Tuy nhiên không phải lúc nào tài sản cố định tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn như trường hợp đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc đầu tư nhiều nhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được. 1.2.Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn : Phân tích khái tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng / giảm, kết cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp.Qua phân tích tình hình nguồn vốn sẽ cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục nguồn vốn thay đổi như thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp tăng /giảm thay đổi như thế nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào?... 1.2.1.Phân tích nợ phải trả :
  • 21. Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các nghĩa vụ thanh toán mà theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn khác để thanh toán. Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán là dưới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp không phải thanh toán trong thời hạn một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Một sự gia tăng của nợ phải trả sẽ đặt gánh nặng thanh toán lên tài sản ngắn hạn và dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu nợ phải trả tăng do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh (tài sản tăng tương ứng) thì biểu hiện này được đánh giá là tốt. 1.2.2. Phân tích vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu được xem là trái quyền của chủ sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành. 2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán. Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi tiêu sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh
  • 22. sau một kỳ kế toán. Ngoài ra, số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. Sau cùng, thông qua kết quả hoạt động kinh doanh giúp đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. 2.1. Phân tích doanh thu: Doanh thu được tạo ra từ dòng tiền vào hoặc dòng tiền vào trong tương lai xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra ở doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu về bán sản phẩm, hàng hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định… Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó, để có thể khai thác tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn. Phân tích tình hình doanh thu giúp cho nhà quản lý thấy được ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể thấy được nhân tố làm tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận.
  • 23. 2.2. Phân tích chi phí: Chi phí là dòng tiền ra, dòng tiền ra trong tương lai hoặc phân bổ dòng tiền ra trong quá khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa, giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá vốn hàng bán là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có vấn đề với giá vốn hàng bán thì phải theo dõi và phân tích từng cấu phần của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, … Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,… Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Chi phí tài chính: bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến doanh thu mà bỏ qua chi phí thì sẽ là một thiếu sót lớn. Yếu tố chi phí thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ chi phí lớn hơn tốc độ doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không hiệu quả.
  • 24. 2.2.1. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý trong khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần = Giá vốn hàng bán / DT thuần 2.2.2. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần: Phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ số này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng có hiệu quả và ngược lại. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = Chi phí bán hàng / DT thuần 2.2.3. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí quản lý. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên DT thuần = Chi phí quản lý doanh nghiệp / DT thuần 2.3. Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, …
  • 25. Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản. 2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần: Cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần = Lợi nhuận gộp / DT thuần 2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác bán hàng, công tác quản lý càng có hiệu quả và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần = Lợi nhuận thuần / DT thuần 2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu:
  • 26. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Tổng DT 4. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH: Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối quan hệ hai hay nhiều số liệu tài chính với nhau. Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình trạng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp,chúng có thể được phân chia thành các loại như sau: 1) Tỷ số khả năng thanh toán 2) Tỷ số cơ cấu tài chính 3) Tỷ số hoạt động 4) Tỷ số doanh lợi 5) Các tỷ số đối với công ty cổ phần 4.1. Tỷ số khả năng thanh toán: Tỷ số khả năng thanh toán nhằm mục đích phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. 4.1.1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời: Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn (lần)
  • 27. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán, bởi nếu hàng hóa tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Vì vậy, cần quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh. 4.1.2.Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn (lần) Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được thanh toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết. 4.1.3.Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền: Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền / Nợ ngắn hạn (lần) Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp. 4.2. Tỷ số cơ cấu tài chính: Tỷ số về cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp so với nợ vay. Các tỷ số này có ý nghĩa rất quan trọng đối với không chỉ doanh nghiệp mà với cả chủ nợ và công chúng đầu tư.
  • 28.  Chủ nợ nhìn vào tỷ số nợ /vốn để quyết định có nên tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không. Nếu tỷ số này có giá trị cao thì mức rủi ro đối với chủ nợ càng cao.  Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ sở hữu doanh nghiệp có lợi rõ rệt là nắm quyền điều khiển doanh nghiệp với một số vốn rất ít.  Khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu tăng nhanh. 4.2.1. Tỷ số nợ: Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chủ nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món nợ của họ càng được đảm bảo. Ngược lại, khi hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu. Tỷ số nợ = (Tổng nợ / Tổng tài sản) x 100 (%) 4.3. Tỷ số hoạt động: 4.3.1. Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu. Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho (lần, vòng) Nếu giá trị của tỷ số này thấp chứng tỏ các loại hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh số bán. 4.3.2. Kỳ thu tiền bình quân:
  • 29. Kỳ thu tiền bình quân: là chỉ tiêu đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp thực hiện với khách hàng của mình. Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu x 360) / Doanh thu thuần (ngày) Nếu kỳ thu tiền ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh của các khoản phải thu, doanh nghiệp có thể giảm được một số vốn đầu tư vào trong tài sản lưu động. Nếu số lượng các khoản phải thu lớn và kỳ thu tiền dài, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang có vấn đề mắc phải trong công tác quản lý. 4.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định : Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên tài sản cố định của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / TSCĐ thuần (lần) Cứ một đồng sử dụng TSCĐ thuần sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với TSCĐ. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại. 4.3.4. Vòng quay tài sản : Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc có thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản (lần, vòng) 4.4. Tỷ số doanh lợi:
  • 30. 4.4.1. Doanh lợi tiêu thụ (Return On Sale_ROS): hay còn gọi là lợi nhuận biến tế Doanh lợi tiêu thụ là tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong một đồng doanh thu thu được. ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100 (%) 4.4.2. Doanhlợi tài sản (Return On Asset_ROA): hay suất sinh lợi trên tổng tài sản Doanh lợi tài sản là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của doanh nghiệp. Nó đo lường suất sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và của cả nhà đầu tư. ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100 (%) 4.4.3. Doanh lợi vốn tự có (Return On Equity_ ROE): hay là suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường. Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu nhập trên 1 đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu. ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100 (%)
  • 31. C.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP I.CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2013, 2014, 2015 ( ĐVT: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1.Doanh thu bán hàng 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 2. Các khoản giảm trừ 0 0 0 3. Doanh thu thuần(3 = 1 – 2) 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 4. Giá vốn hàng bán 6.586.179.812 6.834.323.528 7.291.463.610 5 . Lợi nhuận gộp (5 = 3 – 4) 1.290.098.206 1.464.688.450 1.609.741.701 6. Doanh thu tài chính 227.648.148 154.481.481 250.982.179 7. Chi phí tài chính 187.868.652 120.447.798 132.846.567 8. Chi phí bán hàng 67.648.011 78.320.191 103.359.784 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 166.339.861 188.284.687 226.084.750 10. Lợi nhuận thuần (10 = 5 + 6 - 7 - 8 - 9) 1.095.889.830 1.232.117.255 1.398.432.779 11. Thu nhập khác 38.845.846 43.455.202 59.763.184 12. Chi phí khác 28.455.513 33.301.834 38.979.813 13. Lợi nhuận khác (13=11 - 12) 10.390.333 10.153.368 20.783.371 14. Tổng lợi nhuận kế toán 1.106.280.163 1.242.270.623 1.419.216.150
  • 32. trước thuế (14 = 10 + 13) (Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2013, 2014, 2015) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP NĂM 2013-2014-2015 Đơn vị tính:VNĐ STT Nội dung Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I Tài sản ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 2.284.356.264 1.806.954.513 3.703.180.725 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.000.000.000 642.135.700 4.734.000.000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 5.179.791.093 7.455.071.259 7.910.401.361 4 Hàng tồn kho 2.441.759.536 3.174.263.376 3.212.180.191 5 Tài sản ngắn hạn khác 1.529.830 3.170.824 92.698.867 II Tài sản dài hạn 14.138.363.051 11.732.827.603 10.173.072.879 1 Các khoản phải thu dài hạn - - - 2 Tài sản cố định 12.769.128.091 11.380.824.777 10.136.958.039 - Tài sản cố định hữu hình 12.769.128.091 11.380.824.777 10.023.321.675
  • 33. - Tài sản cố định vô hình - - - - Tài sản cố định thuê tài chính - - - - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - 113.636.364 3 Bất động sản đầu tư 1.037.698.865 - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - 5 Tài sản dài hạn khác 331.536.096 352.002.826 61.114.841 III Tổng cộng tài sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.022 IV Nợ phải trả 8.699.753.927 8.295.269.601 13.021.017.506 1 Nợ ngắn hạn 6.330.497.153 6.313.492.032 11.717.746.562 Phải trả người bán 1.004.769.571 1.578.364.459 1.337.988.589 Người mua trả tiền trước 3.242.394.918 2.044.525.167 7.133.139.668 Thuế và các khoản phải nộp 586.592.207 525.384.901 441.023.910 Phải trả người lao động 17.466.610 17.466.610 Chi phí phải trả 1.081.279.772 1.568.524.258 1.945.897.206 Phải nộp khác 270.163.364 517.420.517 918.857.316 Quỹ khen thưởng,phúc lợi 127.830.711 61.806.121 -59.160.127 2 Nợ dài hạn 2.369.256.774 1.981.777.569 1.303.270.944
  • 34. V Vốn chủ sở hữu 16.346.045.846 16.519.153.672 16.829.516.517 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15.000.000.000 15.000.000.000 15.000.000.000 Quỹ đầu tư phát triển 54.755.669 54.755.669 54.755.669 Quỹ dự phòng tài chính 249.819.329 281.527.658 281.527.658 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.041.470.848 1.182.870.345 1.493.233.190 VI Tổng cộng nguồn vốn 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023
  • 35. II.PHÂN TÍCH VỐN CỐ ĐỊNH  Phương pháp khấu hao TSCĐ: + Nguyên giá TSCĐ: Đánh giá theo giá thực tế để tính giá thành thực tế và giá trị còn lại của TSCĐ. + Phương pháp áp dụng: Khấu hao theo đường thẳng Bảng 1: Phân tích biến động theo thời gian của chỉ tiêu tài sản Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 Tài sản ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 2.174.158.949 6.570.865.472 19.93 50.23 Tài sản dài hạn 14.138.363.051 11.732.827.603 10.173.072.879 -2.405.535.448 -1.559.754.724 -17.01 -13.2 Tổng tài sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.022 -231.376.500 5.036.110.749 -0.92 20.3 Tổng tài sản giảm nhẹ vào năm 2014 và tăng mạnh vào năm 2015 với múc tăng 20.3%.Năm 2014 tổng tài sản giảm 231.276.500 đồng tương ứng với tỉ lệ -0 92%,mặc dù tài sản ngắn hạn có tăng nhưng cũng không đủ bù đắp sự sụt giảm của
  • 36. tài sản dài han.Tổng tài sản tăng vào năm 2015 với mức tăng 5.036.110.749 đồng,tương ứng với tỉ lệ tăng 20.3%, tổng tài sản tăng chủ yếu là do tăng tài sản ngắn hạn, trong khi đó tài sản dài hạn lại giảm. Nhìn chung, tổng tài sản đang có xu hướng tăng trở lại. Bảng 2: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của chỉ tiêu tài sản Đơn vị tính:đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Quan hệ kết cấu(%) Biến động kết cấu(%) 2013 2014 2015 2014 2015 Tài sản ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 43,55 52,72 65,82 9,17 13,1 Tài sản dài hạn 14.138.363.051 11.732.827.603 10.173.072.879 56,45 47.28 34.18 -9.17 -13.1
  • 37. Tổng tài sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.022 100 100 100 Kết cấu tài sản của công ty vẫn thiên về tài sản ngắn hạn từ năm 2013 đến năm 2015, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có xu hướng tăng về tỷ trọng từ 43.55%(năm 2013), đến 52.72% (năm 2014) tăng lên 65.82% (năm 2015), cho thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty được đảm bảo. Bảng 3: Phân tích biến động theo thời gian của tài sản dài hạn Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 Tài sản cố định 12.769.128.091 11.380.824.777 10.136.958.039 -1.388.303.314 -1.243.866.738 -10.87 -10.93 Bảng 3: Phân tích biến động theo thời gian của tài sản cố định hữu hình. Đơn vị tính :đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015
  • 38. Tài sản cố định hữu hình 12.769.128.091 11.380.824.777 10.023.321.675 -1.388.303.314 -1.357.503.102 -10.87 -11.93 - Nguyên giá 18.858.047.223 18.858.047.223 18.807.029.223 0 0 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế -6.088.919.132 -7.477.222.446 -8.809.216.548 1.388.303.314 1.357.503.102 22.8 17.81 Căn cứ vào bảng trên , tài sản dài hạn đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Tài sản dài hạn năm 2014 giảm với mức giảm 1.388.303.314 đồng, tỷ lệ giảm 10.87% và tiếp tục giảm 1.243.866.738 đồng vào năm 2015, tỷ lệ giảm 11.93 %. Tài sản dài hạn giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố định. Kết cấu tài sản cố định chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản dài hạn trong năm 2013, năm 2014 và năm 2015, có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy trong 2 năm: 2014 và 2015 hầu như công ty không có đầu tư mua sắm tài sản cố định.Nguyên nhân giảm của tài sản cố định chính là do giá trị hao mòn lũy kế. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần thiết phải sử dụng các biện pháp chủ yếu sau đây: - Phải đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên và chính xác. - Phải lựa chọn các phương pháp khấu hao mức khấu hao thích hợp. - Phải áp dụng biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định như: tận dụng hết công suất máy móc thiết bị, giảm thời gian ngừng hoạt động, có chế độ sửa chữa thường xuyên, định kỳ.
  • 39. - Dự phòng giảm giá TSCĐ:để dự phòng giảm giá TSCĐ, doanhnghiệp được trích khoản dự phòng này vào giá thành. Nếu cuối năm không sử dụng đến thì khoản dự phòng này được hoàn nhập trở lại. III.PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG Bảng 3: Phân tích biến động theo thời gian của tài sản ngắn hạn. Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 Tài sản ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 2.174.158.949 6.570.865.472 19.93 50.23 Tài sản ngắn hạn tăng qua từng năm.Năm 2014 tăng 2.174.158.949 đồng ứng với 19.93%.Năm 2015 tăng mạnh 6.570.865.472 đồng ứng với 50.23%. Bảng 4: Phân tích biến động theo thời gian của tiền và các khoản tương đương tiền Đơn vị tính: đồng
  • 40. Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 Tiền và các khoản tương đương tiền 2.284.356.264 1.806.954.513 3.703.180.725 -477.401.751 1.896.226.212 -20.9 104.94 Bảng 5: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tiền và các khoản tương đương tiền Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Quan hệ kết cấu(%) Biến động kết cấu (%) 2013 2014 2015 2014 2015 Tiền và các khoản tương đương tiền 2.284.356.264 1.806.954.513 3.703.180.725 20.9 13.8 18.4 -7.1 4.6 Tài sản ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 100 100 100
  • 41. Tiền và tương đương tiền có nhiều biến động trong năm 2014 và 2015.Tiền và tương đương tiền giảm vào năm 2014 với mức giảm 477.401.751 đồng tương ứng với tỉ lệ 20.9 %,lại đột ngột tăng vào năm 2015 với mức tăng 1.896.226.212 đồng tương ứng với tỉ lệ 104.94%.Trong 3 năm: năm 2013, 2014, 2015 tiền và các khoản tương đương tiền vẫn chiếm tỷ trọng ổn định trong tài sản ngắn hạn. Điều này giữ ổn định trong việc thanh toán nhanh của công ty trong trường hợp hàng hóa không được tiêu thụ tốt. Bảng 6: Phân tích biến động theo thời gian của hàng tồn kho. Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 Hàng tồn kho 2.441.759.536 3.174.263.376 3.212.180.191 732.503.840 37.916.815 30 1.195 Bảng 7: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của hàng tồn kho Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Quan hệ kết cấu(%) Biến động kết cấu(%) 2013 2014 2015 2014 2015
  • 42. Hàng tồn kho 2.441.759.536 3.174.263.376 3.212.180.191 22.39 24.27 16.34 1.88 -7.93 Tài sản ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 100 100 100 Hàng tồn kho đang có xu hướng tăng dần qua các năm 2013,2014,2015.Năm 2013 với mức tăng 732.503.840 đồng, ứng với tỉ lệ tăng 30% và tăng cả về kết cấu trong tài sản ngắn hạn từ 22.39% (năm 2013) lên 24.27% (năm 2014).Năm 2015 với mức tăng khá khiêm tốn 37.916.815 đồng , tỉ lệ tăng 1.195% nhưng kết cấu giảm từ 24.27% (năm 2014) xuống 16.34% (năm 2015).Kết cấu khoản mục hàng tồn kho trong tổng tài sản ngày càng giảm chứng tỏ công ty đang dần cải thiện khả năng tài chính. Bảng 8: Phân tích biến động theo thời gian của các khoản khoản phải thu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 Các khoản phải thu 5.179.791.093 8.097.206.959 7.910.401.361 2.917.415.866 -186.805.598 56.32 -2.31 Bảng 9: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các khoản phải thu Đơn vị tính: đồng
  • 43. Khoản mục 2013 2014 2015 Quan hệ kết cấu(%) Biến động kết cấu(%) 2013 2014 2015 2014 2015 Các khoản phải thu 5.179.791.093 8.097.206.959 7.910.401.361 47.49 61.9 40.25 14.4 -21.6 Tài sản ngắn hạn 10.907.436.722 13.081.595.671 19.652.461.143 100 100 100 Theo kết quả tính được trên bảng phân tíchta thấy trong năm 2014 các khoản phải thu tăng mạnh 2.917.415.866 đồng tương ứng với 56.32%. Khoản mục này giảm cho thấy công tác thu hồi nợ khách hàng có chuyển biến xấu, làm giảm khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Mặc dù khoản mục này vào năm 2015 giảm nhẹ 186.805.598 đồng tương ứng -2.31%. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Một là: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc ước lượng chính xác số vốn lưu động cần dùng cho doanh nghiệp sẽ có tác dụng đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết, tối thiểu cho quá trình sản xuất - kinh doanh được tiến hành liên tục, đồng thời tránh ứ đọng vốn không cần thiết, thúc đẩy tốc độ luân cguyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hai là: Tổ chức khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động. Trước hết doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên trong hoạt động kinh doanh. Nếu số vốn lưu động còn thiếu, doanh nghiệp phải tiếp tục khai thác các nguồn vốn bên ngoài như: vốn liên doanh, vốn vay của các ngân hàng hoặc các công ty tài chính, vốn do phát hành cổ phiếu, trái phiếu... Khi khai thác các nguồn vốn bên ngoài, điều đáng chú ý nhất là
  • 44. cân nhắc các yếu tố lãi suất tiền vay. Về nguyên tắc, lãi do đầu tư vốn phải lớn hơn lãi suất vay vốn thì người kinh doanh mới đi vay vốn. Ba là: Phải luôn luôn có những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động. Cũng như vốn cố định, bảo toàn vốn lưu động có nghĩa là bảo toàn giá trị thực của vốn, nói cách khác bảo toàn vốn là đảm bảo được sức mua của vốn không được giảm sút so với ban đầu. Điều này được thể hiện qua khả năng mua sắm tài sản lưu động và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kinh doanh. Để thực hiện được mục tiêu trên, trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp thường áp dụng các biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh khâu tiêu thụ hàng hoá, xử lý kịp thời các vật tư, hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn, phải thường xuyên xác định phần chênh lệch giá về những tài sản lưu động tồn kho để có biện pháp xử lý kịp thời, linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn vốn, doanh nghiệp cần hết sức tránh và xử lý kịp thời những khoản nợ khó đòi, tiến hành áp dụng các biện pháp hoạt động của tín dụng thương mại để ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn. Bốn là: Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động. Để phân tích người ta sử dụng các chỉ tiêu như: vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ... Nhờ các chỉ tiêu trên đây, người quản lý có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi. IV.NGUỒN TÀI TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP Bảng 10: Phân tích biến động theo thời gian của nguồn vốn Đơn vị tính: đồng
  • 45. Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 Nợ phải trả 8.699.753.927 8.295.269.601 13.021.017.506 -404.484.326 4.725.747.905 -4.65 56.97 Vốn chủ sở hữu 16.346.045.846 16.519.153.672 16.829.516.517 173.107.826 301.362.845 1.06 1.88 Nguồn vốn 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023 -231.376.500 5.036.110.750 -0.92 20.3 Năm 2014,nguồn vốn giảm 231.376.500 đồng,tỉ lệ giảm 0.92% do giảm nợ phải trả.Và tăng vào năm 2015 với mức tăng 5.036.110.750 đồng,tỉ lệ tăng 20.3% do tăng mạnh ở khoản mục người mua trả tiền trước. Nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần theo thời gian. Nhìn chung, nguồn vốn chủ sở hữu biến động không đáng kể. Bảng 11: Phân tích biến động theo thời gian của nợ phải trả
  • 46. Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 1.Nợ ngắn hạn 6.330.479.153 6.313.492.032 11.717.746.562 -16.987.121 5.404.254.53 0 -0.27 85.6 Phải trả người bán 1.004.769.571 1.578.364.459 1.337.988.589 573.594.888 -240.375.870 57.09 - 15.23 Người mua trả tiền trước. 3.242.394.918 2.044.525.167 7.133.139.668 -1.197.869.751 5.088.614.50 1 - 36.94 248.8 9 Thuế và các khoản phải nộp 586.592.207 525.384.901 441.023.910 -61.207.306 -84.360.991 - 10.43 - 16.06 Phải trả người lao động 17.466.610 17.466.610 0 -17.466.610 0 -100 Chi phí phải trả 1.081.279.772 1.568.524.258 1.945.897.206 487.244.486 377.372.948 45.06 24.06 Phải nộp khác 270.163.364 517.420.517 918.857.316 247.257.153 401.436.799 91.52 77.58 Quỹ khen 127.830.711 61.806.121 -59.160.127 -66.024.590 -120.966.248 - 51.65 - 195.7
  • 47. thưởng 2 2.Nợ dài hạn 2.369.256.774 1.981.777.569 1.303.270.944 -387.497.205 -678.506.625 - 16.35 - 34.24 Nợ phải trả 8.699.753.927 8.295.269.601 13.021.017.506 -404.484.326 4.725.747.90 5 -4.65 56.97 Khoản nợ ngắn hạn giảm nhẹ vào năm 2014 với mức giảm 16.987.121 triệu đồng tương ứng với 0.27%,và tăng mạnh vào năm 2015 với mức tăng 5.404.254.530 triệu đồng ứng với 85.6% .Phần biến động này chủ yếu là do tăng mục người mua trả tiền trước giảm 1.197.869.751 đồng tương ứng 36.94% vào năm 2014 và tăng 5.088.614.501 đồng tương ứng 248.89% vào năm 2015. Khoản phải trả người bán tăng vào năm 2014 với mức tăng 573.594.888 đồng Bảng 12: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nợ phải trả Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Quan hệ kết cấu (%) Biến động kết cấu (%) 2013 2014 2015 2014 2015 Nợ phải trả 8.699.753.927 8.295.269.601 13.021.017.506 34.74 33.43 43.62 -1.31 10.19 Nguồn vốn 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023 100 100 100
  • 48. Từ bảng trên ta thấy nợ phải trả giảm vào năm 2014 với mức giảm 404.484.326 đồng với mức 4.65%.Và tăng 4.725.747.905 đồng tương ứng với 56.97%.Tỉ lệ trọng nợ phải giữ ở mức dưới 45% cho thấy khả năng thanh toán công ty vẫn giữ ổn định. Bảng 13: Phân tích biến động theo thời gian của tổng vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 Tổng vốn chủ sở hữu 16.346.045.846 16.519.153.672 16.829.516.517 173.107.826 310.362.845 1.06 1.88 Bảng 14: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tổng vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Quan hệ kết cấu (%) Biến động kết cấu (%) 2013 2014 2015 2014 2015 Tổng vốn chủ sở hữu 16.346.045.846 16.519.153.672 16.829.516.517 65.26 66.57 56.38 1.31 -10.2
  • 49. Nguồn vốn 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023 100 100 100 Tổng vốn chủ sở hữu đang tăng dần qua các năm . Năm 2014 tăng 173.107.826 đồng tương ứng 1.06% và năm 2015 tăng 310.362.845 đồng tương ứng 1.88%.Tỉ trọng so với tổng nguồn vốn tăng vào năm 2014 với mức tăng 1.31% và giảm vào năm 2015 với mức 10.2%. Vốn CSH tăng sẽ tăng cường được mức độ tự chủ, độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu tăng là do lợi nhuận chưa phân phối tăng. Điều này chứng tỏ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2014 và năm 2015 có hiệu quả nên đã mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một số giải pháp về tìm kiếm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp: 1. Giải pháp thứ nhất: tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: Đây là biện pháp đơn giản nhất và ít tốn kém nhất đối với doanh nghiệp. Thật vậy, "vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp" là vốn đóng góp của các cổ đông hay của người chủ duy nhất, số vốn này không gây ra chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên đốivới các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty cổ phần Tiến Thịnh, giải pháp này thường là không thể được, vì một trong những đặc điểm chính của loại doanh nghiệp này chính là ở chỗ người chủ hoặc các hội viên chỉ có phương tiện tài chính hạn chế: và như vậy họ không thể bỏ ra nhiều vốn hơn số vốn họ đã
  • 50. góp cho doanh nghiệp được. Chính nhằm giải quyết khó khăn này, một số tổ chức được thành lập với chức năng tăng cường vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tham gia góp vốn với thời gian hạn chế trong các doanh nghiệp. Việc tham gia của các tổ chức này cho phép doanh nghiệp thụ hưởng có được một số vốn nhiều hơn để có thể vượt qua một giai đoạn mới trong quá trình phát triển; và ngay khi bắt đầu hoạt động, tổ chức này sẽ nhượng lại phần góp vốn của mình cho các hội viên khác khi mức độ lợi nhuận doanh nghiệp đạt được cho phép họ có đủ các phương tiện mua lại. 2. Giải pháp thứ hai: vay có kỳ hạn Đó là giải pháp cổ điển, nhìn chung tất cả các doanh nghiệp đều nghĩ tới. Nhưng dưới tên gọi "vay trung và dài hạn", có thể có rất nhiều các phương thức khác nhau mà các doanh nghiệp thường bị thiếu thông tin. Thật vậy, cần phải biết rằng tuỳ theo tổ chức tài trợ và nguồn tài trợ, những điều kiện mà một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư phải thoả mãn, cũng như những điều kiện kèm theo có thể thay đổiđổi rất nhiều. Do đó, tuỳ theo đặc điểm của nguồn tài trợ và đặc điểm của dự án đầu tư, mà doanh nghiệp cần phải tìm hiểu để có thể gửi hồ sơ xin vay đến tổ chức thích hợp nhất. Cũng cần ý thức một điều là do cách thức vận hành của các tổ chức tài trợ, chất lượng của dự án đầu tư chưa thể coi là đủ để có thể vay có kỳ hạn như mong muốn,
  • 51. dù rằng chất lượng này là điều kiện đảm bảo tốt nhất. V.TIÊU THỤ SẢN PHẨM . Bảng 15: Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 414.733.960 602.193.333 5.26 7.26 Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 0 0 0 0 DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 414.733.960 602.193.333 5.26 7.26 DT hoạt động tài chính 227.648.148 154.481.481 250.982.179 -73.166.667 96.500.698 -32.14 62.47 Thu nhập khác 10.390.333 10.153.368 20.783.371 -236.965 10.630.003 -2.28 104.69 Tổng 8.122.316.499 8.463.646.827 9.172.970.861 341.330.328 709.324.034 4.2 8.38
  • 52. Qua phân tíchbiến động theo thời gian cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần năm 2014 tăng 414.733.960 đồng so với năm 2013 tương ứng với tỉ lệ 5.26%,năm 2015 lại tăng tiếp 602.193.960 đồng tương ứng với 7.26%. Năm 2014 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 73.166.667 đồng tương ứng với 32.14%. Nhưng sang năm 2008, tình hình hoạt động tài chính của công ty đã được cải thiện, bằng chứng là năm 2015 doanh thu này tăng 96.500.698 đồng ứng với 62.47%. Bất chấp sự khó khăn của nền kinh tế năm gần đây , nhưng tình hình doanh thu của công ty vẫn chuyển biến theo hướng tích cực, tổng doanh thu tăng đều năm 2014 tăng 341.330.328 đồng ứng với 4.2%,và năm 2015 tăng 709.324.034 đồng với tỉ lệ 8.03%. Bảng 16: Phân tích biến động theo thời gian của chi phí Đơn vị tính: đồng Khoản mục 2013 2014 2015 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2014 2015 2014 2015 Giá vốn hàng bán 6.586.179.812 6.834.323.528 7.291.463.610 248.143.716 457.140.082 3.77 6.69 Chi phí tài 187.868.652 120.447.798 132.846.567 -67.420.854 12.398.769 -35.89 10.29 DT
  • 53. chính Chi phí bán hàng 67.648.011 78.320.191 103.359.784 10.672.180 25.039.593 15.78 31.27 Chi phí quản lý doanh nghiệp 166.339.861 188.284.687 226.084.750 21.944.826 37.800.063 13.19 20.08 Chi phí khác 28.455.513 33.301.834 39.979.813 4.846.321 5.667.979 17.03 17.05 Tổng chi phí 7.036.491.849 7.254.678.038 7.792.734.524 218.186.189 538.056.486 3.1 7.42 Năm 2014 và 2015 giá vốn hàng bán tăng 3.77% và 6.69% thấp hơn mức tăng doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ là 5.26% và 7.26% đây là hiện tượng rất tốt. Chi phí tài chính giảm vào năm 2014 với mức 67.420.854 đồng ứng với 35.89% và tăng vào năm 2015 là 12.398.769 đồng ứng với 10.29%. Chi phí bán hàng năm 2014 tăng 10.672.180 đồng ứng với 15.78% và lại tăng tiếp 25.039.593 đồng vào năm 2015.Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác cũng đang tăng dần nên sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận thuần của công ty, công ty cần tìm hiểu nguyên nhân, để có biện pháp quản lý tốt các khoản chi phí này. Bảng 17: Phân tíchkết cấu và biến động kết cấu chi phí ĐVT: đồng
  • 54. Khoản mục 2013 2014 2015 Quan hệ kết cấu (%) Biến động kết cấu (%) 2013 2014 2015 2014 2015 Giá vốn hàng bán 6.586.179.812 6.834.323.528 7.291.463.610 83.53 82.35 81.92 -1.18 -0.43 Chi phí tài chính 187.868.652 120.447.798 132.846.567 2.38 1.45 1.49 -0.93 0.04 Chi phí bán hàng 67.648.011 78.320.191 103.359.784 0.86 0.94 1.16 0.08 0.22 Chi phí quản lý doanh nghiệp 166.339.861 188.284.687 226.084.750 2.1 2.27 2.54 0.17 0.27 Chi phí khác 28.455.513 33.301.834 38.979.813 0.36 0.4 0.44 0.04 0.04 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 100 100 100 Qua phân tích kết cấu,ta thấy trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2013 co 83.53 đồng giá vốn hàng bán, năm 2014 thì trong 100 đồng doanh thu thuần có 82.35 đồng giá vốn hàng bán (giảm 1.18 đồng), năm 2015 có 81.92 đồng giá vốn hàng bán (giảm 0.43 đồng). Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty có chuyển biến tích cực, cho thấy công ty có đường lối kinh doanh hợp lý, tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết, quản lý tốt hoạt động kinh doanh và góp phần làm tăng lợi nhuận.
  • 55. Bảng 18: Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính % 2013 2014 2015 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần 16.36 17.64 18.08 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần 13.9 14.85 15.71 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu 11.22 11.97 12.76 Qua từng năm 2013,2014,2015 cả 3 tỷ suất trên đều tăng khá ổn định. Điều này cho thấy việc quản lý của công rất tốt và cần được duy trì trong các năm sắp tới . Giải pháp tăng doanh thu và giảm chi phí doanh nghiệp. 1. Nhóm biện pháp làm tăng doanh thu. 1.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm mà công ty sản xuất ra. Sản phẩm của công ty xây dựng thường cung cấp nhu cầu cơ bản như nhà ở, nước uống, đường xá, trường học, bệnh viện… Việc tạo ra các sản phẩm xây
  • 56. dựng đó không những có ý nghĩa về mặt kinh tế trên thị trường mà còn có ý nghĩa cả về mặt xã hội sâu sắc. Như vậy đối tượng sử dụng sản phẩm xây dựng không chỉ một hai người mà là cả cộng đồng. Điều đó cho các công ty xây dựng biết rằng muốn ngày càng nhận được nhiều công trình hơn nữa, muốn tăng doanh thu cho hoạt động sản xuất kinh doanh… thì phương thức quảng cáo hữu hiệu nhất là phải làm hài lòng người sử dụng bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng cho sản phẩm của công ty mình. 1.2. Lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý và thu hồi công nợ. Ngành xây dựng với đặc thù là thời gian hoàn thành sản phẩm có thể kéo dài trong nhiều năm nên phương thức thanh toán trong các công ty xây dựng khác với phương thức thanh toán trong các hợp đồng mua hàng hoá thông thường. Bởi vậy, để tránh chịu sự ảnh hưởng cảu biến động giá cả và không bị chiếm dụng vốn thì cần tiến hành tốt công tác thanh toán theo từng hạng mục công trình hoặc theo giai đoạn quy ước của công trình và tiến hành thu hồi công nợ. 1. 3. Xâydựng chiến lược kinhdoanh và lập phương án kinh doanh đúng đắn, phù hợp với thực tế. Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho công ty có một môi trường kinh doanh đảm bảo, hiệu quả kinh tế cao, giúp cho công ty có sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường lâu dài. Ngoài ra phương án kinh doanh tối ưu còn tạo điều kiện cho công ty hoạch định được chính xác vốn và lao động. Tận dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có để thu được kết quả cao nhất. Mặt khác khi xây dựng chiến lược kinh doanh, công ty cũng cần phải dự đoán và ước lượng sai số kế hoạch đặt ra và kết quả thực hiện để xây dựng được kế hoạch phù hợp xác thực với thực tế kinh doanh thì nú sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. 1. 4. Xây dựng kết cấu mặt hàng tối ưu. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng có ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm doanh thu của công ty. Khi sản xuất có thể có những sản phẩm mặc dự chi phí bỏ ra không cao nhưng mà giá bán lại tương đối hấp dẫn. Công ty cần phải
  • 57. nhận biết và lựa chọn xem mình nên đầu tư vào những loại sản phẩm nào là có thể thu được lợi nhiều nhất. Và từ đó đưa ra một kết cấu mặt hàng tối ưu cho chính công ty mình. 2.Biệnpháp giảm chi phí Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Do đó trong quá trình hoạt động sản xuất các công ty nói chung và công ty xây dựng nói riêng cần phải có những biện pháp hiệu quả nhằm giảm bớt chi phí không cần thiết, nâng cao lợi nhuận cho công ty. Một số biện pháp mà công ty áp dụng đó là: 2.1. Tăng cường công tác quản lý chi phí. Đối với các công ty xây dựng công tác quản lý chi phí không chỉ là tập hợp kế hoạch chi phí dùng hình thức tiền tệ tính toán trước mọi khoản chi phí sản xuất kinh doanh cho kỳ kế hoạch mà còn phải được chi tiết hoá hơn nữa cho từng dự án, từng hạng mục công trình. Điều quan trọng nữa là phải xây dựng được ý thức thường xuyên tiết kiệm chi phí kinh doanh của tất cả cán bộ công nhân viên, người lao động trong công ty trong từng khâu sản xuất, thi công công trình. Dùng các hình thức khen thưởng khuyến khích bằng vật chất đối với bộ phận cá nhân thực hiện tốt tiết kiệm chi phí và có sáng kiến giảm chi phí. Cương quyết không chấp nhận các khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ và vượt quá quy định mức đề ra của nhà nước, của công ty. 2.2. Tổ chức phân công lao động hợp lý. Đây là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả lao động, nhất là đối với các công ty xây dựng có nhiều lao động. Việc tổ chức lao động khoa học hợp lý sẽ taọ ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh một cách hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí máy móc. 2.3.Đảm bảonguồn cung nguyên vậtliệu. Chi phí đầu vào của các công ty xây dựng là sắt thép, xi măng, giàn dỏo, cốp pha, máy móc thi cụng… Bởi vậy tương ứng đối với mỗi loại chi phí công ty cân xác định cho mình một nhà cung cấp đáng tin cậy, hợp tác trong lâu dài. Tránh
  • 58. tình trạng ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu hay mua phải nguyên vật liệu giá đắt mà lại không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó công ty cũng nên tích cực tìm kiếm nguồn vật liệu thay thế giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng, từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho công ty. 2.4. Tận dụng triệt để công suất máy móc thiết bị Trong quá trình sản xuất hay thi công công trình thì máy móc là công cụ không thể thiếu được. Nhằm tiết kiệm chi phí khấu hao và một số chi phí cố định khác thì công ty phải biết cách làm cho máy móc thiết bị sản xuất phát huy hết khả năng hiện có của chúng. Muốn vậy khi sử dụng máy móc thiết bị phải tiến hành lập kế hoạch sản xuất và chấp hành đúng đắn cách sử dụng thiết bị, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, Từ đó tiết kiệm được chi phí nâng cao lợi nhuận cho công ty. 2.5. Giảm tới mức tối đa những thiệt hại trong sản xuất Chúng ta đều biết chi phí cho thiệt hại trong xây dựng cơ bản là rất lớn. Có thể là thiệt hại do làm không đúng với yêu cầu, có thể là sản phẩm đang trong thời gian bảo hành mà cũng bị hỏng và cũng có thể là do chủ đầu tư tự nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra chất lượng các công trình hoàn thành hoặc các hạng mục công trình đã hoàn thành, Thực hiện chế độ quy trách nhiệm vật chất khi xảy ra sản phẩm hỏng. Đồng thời nên tận dụng phế liệu của các sản phẩm hỏng có thể thu hồi được Ngoài ra, các công ty xây dựng có thể sử dụng các đòn bẩy như là đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tổng hợp, đòn bẩy tài chính để tác động trực tiếp tới lợi nhuận, Làm gia tăng lợi nhuận cho công ty. Hoặc dự báo tình hình để hạn chế một cách tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Đó cũng chính là những biện pháp hữu hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận trong các công ty xây dựng hiện nay. VI. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH: 1.Tỷ số khả năng thanh toán
  • 59. Bảng 19:Bảng đánh giá mức độ độc lập tài chính (Nguồn :Bảng cân đốikế toán, đvt : TL:+/-, TT:%) Khoản mục Cuối năm Chênh lệch 2014 2015 2013 2014 2015 +/- % +/- % 1.Hệ số tài trợ (lần) 0,65 0,66 0,56 0,01 1,54 -0,1 -15,2 2.Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn (lần) 1,16 1,4 1,65 0,24 20,7 0,25 17,86 3.Hệ số tự tài trợ tài sản cố định (lần) 1,28 1,45 1,66 0,17 13,28 0,21 14,48 Hệ số tài trợ năm 2014 tăng 0.01 lần tương ứng với 1.54% so với năm 2013,nhưng hệ số này giảm tới 0.1 lần tương ứng với 15.2% vào năm 2015 .Sự sụt giảm này chủ yếu do sự gia tăng của nợ ngắn han. Năm 2013, 2014, 2015 hệ số này <1 nên vốn CSH không đủ tài trợ tài sản dài hạn,công ty buộc phải sử dụng các nguồn vốn khác để tài trợ nên khi các khoản nợ đáo hạn, công ty sẽ gặp khó khan khi thanh toán. Hệ số trợ tài sản dài hạn năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch với tỷ lệ 0,24 lần tương ứng tăng 20.7%,và tiếp tục tăng vào năm 2015 với mức tăng 0.25 lần tương ứng 17.86%. Qua các năm như trên hệ số này đều >1 nên số vốn chủ sở hữu của công ty có đủ và thừa khả năng để trang trải tài sản dài hạn.
  • 60. Bảng 20:Bảng đánh giá khả năng thanh toán (Nguồn :Bảng cân đối kế toán, đvt : TL:+/-, TT: %) Khoản mục Năm Chênh lệch 2014 2015 2013 2014 2015 +/- % +/- % 1.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần) 2,88 2,99 2,29 0,11 3,82 -0,7 -23,41 2.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) 1,72 2.07 1,68 0,35 20,35 -0,39 -18,84 3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh(lần) 0,13 -0,22 0,44 -0.35 0,66 4.Hệ số khả năng thanh toán tức thời(lần) 0,36 0,27 0,32 -0,09 -25 0,05 18,52 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch với tỷ lệ 0,11 lần tương ứng tăng 3.82 % .Năm 2015 so với năm 2014 chênh lệch với tỷ
  • 61. lệ -0,7 lần tương ứng giảm -23.41 %. Qua các năm trên hệ số này >1, chứng tỏ với tổng số tài sản hiện có công ty có thể trang trải được các khoản nợ. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch với tỷ lệ 0,35 tương ứng tăng 20.35 %.Năm 2015 so với năm 2014 chênh lệch với tỷ lệ -0.39 tương ứng giảm 18.84 %. Qua các năm trên hệ số này >1 ,chứng tỏ với tổng số tài sản hiện có công ty có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan. Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch với tỷ lệ -0,35.Năm 2015 tăng mạnh 0.66 lần so với năm 2014. Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2014 so với năm 2013 chênh lệch với tỷ lệ -0.09 tương ứng giảm 25 %,năm 2015 so với năm 2014 tăng 0.05 lần tương ứng 18.52%.Hệ số qua các năm < 1 nên công ty đảm bảo khả năng thanh toán tức thời. 2.Tỷ số hoạt động 2.1 Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho Bảng 21: Bảng tính vòng quay hàng tồn kho Đơn vị tính: lần 2013 2014 2015 Doanh thu thuần 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 Hàng tồn kho 2.441.759.536 3.174.263.376 3.212.180.191 Vòng quay hàng tồn kho 3.23 2.61 2.77
  • 62. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Qua bảng trên ta thấy vòng quay hang tồn kho nhìn chung có xu hướng giảm.Năm 2013 là 3,23 lần,năm 2014 là 2,61 lần và năm 2015 hơi nhích lên 2,77 lần. 2.2 Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần / TSCĐ thuần Bảng 22: Bảng tính hiệu quả sử dụng TSCĐ Đơn vị tính: lần 2013 2014 2015 Doanh thu thuần 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 Tài sản cố định thuần 12.769.128.091 11.380.824.777 10.136.958.039 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 0.62 0.73 0.88
  • 63. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng nhưng còn ở mức thấp. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản cố định của công ty tốt. Công ty đã có biện pháp tích cực để nâng cao năng suất của tài sản cố định. Như đã phân tích ở trên, trong năm 2014 và năm 2015 doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định không nhiều, doanh thu tăng làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng. 2.3:Vòng quay tài sản : Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc có thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản (lần, vòng) Đơn vị tính: lần 2013 2014 2015 Doanh thu thuần 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 Tổng tài sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.022 Vòng quay tài sản 0.31 0.33 0.30 Vòng quay tài sản năm 2013 là 0,31 lần sau đó hơi tăng lên 0.33 lần vào năm 2014 và lại giảm còn 0.3 lần vào năm 2015. 3.Tỷ số doanh lợi: 3.1 Doanh lợi tiêu thụ (ROS):
  • 64. Tỷ số sinh lợi doanh thu ROS Là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty. Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. ROS =( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100 Bảng 23: Bảng tính doanh lợi tiêu thụ Đơn vị tính: % 2013 2014 2015 Lợi nhuận sau thuế 885.024.130 993.816.498 1.135.372.920 Doanh thu thuần 7.884.278.018 8.299.011.978 8.901.205.311 ROS 11.22 11.97 12.76 3.2. Doanh lợi tài sản (ROA): Tỷ số sinh lợi tài sản ROA là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi
  • 65. hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100 Bảng 24: Bảng tính doanh lợi tài sản Đơn vị tính: % 2013 2014 2015 Lợi nhuận sau thuế 885.024.130 993.816.498 1.135.372.920 Tổng tài sản 25.045.799.773 24.814.423.273 29.850.534.023 ROA 3.53 4 3.8 3.3. Doanh lợi vốn tự có (ROE): Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. Ý nghĩa: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100 Bảng 25: Bảng tính doanh lợi vốn tự có
  • 66. Đơn vị tính: % 2013 2014 2015 Lợi nhuận sau thuế 885.024.130 993.816.498 1.135.372.920 Vốn chủ sở hữu 16.346.045.84 6 16.519.153.67 2 16.829.516.517 ROE 5.41 6.02 6.75 Cả 3 chỉ số ROS,ROAvà ROE đều tăng dần qua các năm cho thấy tình hình sinh lời của công ty đang khá tốt.Công ty cần tiếp tục phat huy trong những năm sắp tới.
  • 67. D: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY I. Định hướng phát triển công ty trong những năm tới Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tiếp tục khai thác khác tiềm năng , năng động hơn nữa trong tìm kiếm thị trường Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh. Nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho cán bộ công nhân,từng bước phát triển đời sống cho họ. Trong quá trình phát triển, nền tảng doanh nghiệp bao gồm các giá trị được đúc kết “Chất lượng –hiệu quả -uy tín -chuyên nghiệp” Khách hàng luôn là mục tiêu và động lực Sáng tạo, chất lượng, thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh Đảm bảo các lợi ích (người làm việc, khách hàng, cộng đồng, môi trường...). Tôn trọng & Hợp tác. Kinh doanh linh hoạt, luôn sáng tạo, tiến bộ cùng với khách hàng Mục tiêu phát triển bền vững đạt tăng 8% hàng năm.. Ổn định thị trường hiện tại, thâm nhập phát triển thị trường mục tiêu, tiềm năng đến các đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thu nhập thấp tại các thành phố nhằm đáp ứng được nhu cầu cao trong lĩnh vực bất động sản của khách hàng có mức thu nhập trung bình. II. Giải pháp nhằm nâng cao tài chính tại Công ty