SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 145
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
QUẢNG TRỌNG MẢNH
(Thích Xương Tâm)
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE
THẾ KỶ XVIII - XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI, 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
QUẢNG TRỌNG MẢNH
(Thích Xương Tâm)
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE
THẾ KỶ XVIII - XIX
Ngành : Tôn giáo học
Mã số : 8.22.90.09
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HỒNG DƯƠNG
HÀ NỘI, 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Quảng Trọng Mảnh (tên thường gọi theo Phật giáo: Thích Xương
Tâm), người thực hiện luận văn này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và nguồn
gốc văn bia cùng các bản dịch văn bia được tôi chú thích rõ ràng và trung thực.
Tác giả luận văn
Quảng Trọng Mảnh
LỜI CẢM ƠN
Người viết luận văn thành thật tri ân Chư Tôn giáo phẩm, Đại đức Tăng,
Ni trụ trì các tự viện tỉnh Bến Tre, các bậc tiền bối, những nhà nghiên cứu đã dày
công tạo nền tảng, để người viết luận văn có đủ tâm huyết thực hiện công trình
nghiên cứu khoa học, hầu giúp cho thế hệ mai sau được biết phần nào về quá
trình du nhập và phát triển của Phật giáo tỉnh Bến Tre, chí ít là biết được vài sự
kiện, con người Phật giáo trong lịch sử phát triển tỉnh nhà.
Cuối cùng, em thành thật tri ân quý Thầy, Cô, những ân nhân Viện
Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam suốt thời
gian qua đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành công trình nghiên cứu
“Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX”.
Kính chúc quý thầy, cô thành tựu sự nghiệp, an lành trong cuộc sống.
Bến Tre, ngày 04 tháng 4 năm 2021
Học viên
Quảng Trọng Mảnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
Chương 1. KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA
XÃ HỘI BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX VÀ PHẬT GIÁO TỈNH BẾN
TRE THẾ KỶ XVIII.......................................................................................7
1.1. Khái quát địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội Bến Tre thế kỷ XVIII
- XIX ..............................................................................................................7
1.2. Toát yếu về Phật giáo, Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu và Phật giáo
tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII............................................................................14
Chương 2. PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XIX ........................30
2.1. Nguồn gốc hình thành ngôi chùa và hình thức thờ cúng của các ngôi
chùa trong thế kỷ XIX tại Bến Tre...............................................................30
2.2. Nguồn gốc truyền thừa và hoạt động tín ngưỡng của Tăng, Ni, Phật tử
tỉnh Bến Tre thế kỷ XIX ..............................................................................44
2.3. Cách thức tu học của Tăng, Ni, Phật tử ................................................50
Chương 3. ĐẶC THÙ, THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ VIỆC KHẮC
PHỤC HẠN CHẾ, PHÁT HUY NHỮNG TÍCH CỰC CỦA PHẬT GIÁO
TỈNH BẾN TRE TRONG THẾ KỶ XVIII, XIX.......................................55
3.1. Một số đặc thù.......................................................................................55
3.2. Một số thành tựu nổi bật .......................................................................67
3.3. Những mặt hạn chế ...............................................................................72
3.4. Khắc phục hạn chế và phát huy những tích cực của một số Tăng sĩ trẻ
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. ..................................................................74
KẾT LUẬN ....................................................................................................78
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTS
ĐĐ
GHPGVN
GT
H
HT
NS
PG
SC
SCN
T
TCN
TK
TT
VND
: Ban Trị sự
: Đại đức
: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
: Giáo thọ
: huyện
: Hoà thượng
: Ni sư
: Phật giáo
: Sư cô
: sau Công nguyên
: tỉnh
: trước Công nguyên
: Thế kỷ
: Thượng toạ
: Việt Nam đồng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo từ khi được du nhập vào Việt Nam đến nay đã luôn đồng hành
cùng mọi thăng trầm của dân tộc. Là một thực thể sống động, Phật giáo Việt
Nam cũng có khi thịnh, lúc suy, tuy nhiên mạch ngầm trí tuệ, từ bi, dũng mãnh
vẫn là suối nguồn âm ỉ chảy trong mạng mạch văn hóa dân tộc, trở thành thành
tố không thể thiếu trong việc định hình bản sắc và sức sống của dân tộc Việt.
Tại vùng đất Bến Tre cũng vậy, từ khi có mặt đến nay, Phật giáo đã ghi dấu
ấn vào công cuộc kiến thiết và góp phần tạo dựng nên giá trị và sức mạnh của Phật
giáo Bến Tre. Đặc biệt, nhờ những thể nền mà Phật giáo Bến Tre xác lập từ thế kỷ
XVIII - XIX, tại đây đã trở thành mảnh đất hun đúc, khơi nguồn nên một thời đại
hồi sinh Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX mà Tổ Lê Khánh Hoà người đi đầu
trong Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, góp phần làm rạng danh Phật giáo
nước nhà, đồng hành cùng sự phát triển của Phật giáo thế giới.
Từ Bến Tre, ngọn lửa chấn hưng do Tổ Lê Khánh Hòa khởi thắp, phong
trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam được mở rộng ra khắp cả ba miền Bắc,
Trung, Nam kỳ. Đây cũng là thời kỳ dân tộc sống trong lầm than, nô lệ nhưng
nhờ những mạch nguồn văn hóa tôn giáo mà Phật giáo là một tiêu biểu đã đồng
hành cùng dân tộc đi qua năm tháng cam go đến bến bờ độc lập, tự do.
Vì vậy, “Ôn cố, tri tân” là việc làm cần thiết không chỉ minh định những
thành tựu, những đóng góp to lớn của Phật giáo Bến Tre trong công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo tồn, phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà
còn tìm ra những nguyên nhân để phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn
chế của Phật giáo Bến Tre trong hiện tại và tương lai, nhằm góp phần giúp Phật
giáo tỉnh Bến Tre tiếp tục phát triển trong công cuộc phụng đạo, giúp đời.
Trong thời gian qua, tuy có những công trình nghiên cứu về Phật giáo tỉnh
Bến Tre nhưng những công trình này chỉ tập trung vào từng nét riêng biệt mà
chưa thống kê, bao quát các phương diện của Phật giáo tỉnh Bến Tre. Vì vậy,
1
công trình này hướng đến việc hoàn thành nghiên cứu chuyên biệt về Phật giáo
tỉnh Bến Tre từ thời kỳ đầu du nhập đến hết thế kỷ XIX. Qua đó, cũng nhằm góp
phần giáo dục tinh thần phụng đạo, yêu nước cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau.
Từ những lý do trên, người viết luận văn chọn đề tài “Phật giáo tỉnh Bến
Tre thế kỷ XVIII - XIX” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu Phật giáo là một đề tài luôn được giới Trí thức, các nhà Học
giả quan tâm, là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường
nhật. Vì thế Phật giáo từ khi có mặt tại vùng đất Bến Tre đến nay tuy không
nhiều nhưng cũng đã có những nhà trí thức, học giả tìm hiểu, ghi chép. Năm
1965, Huỳnh Minh biên soạn “Kiến Hòa xưa và nay” có đề cập đến Phật giáo.
Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến một vài ngôi chùa và vài vị Tăng tại tỉnh Bến
Tre phần lớn là trong thế kỷ XX, như: 100 tượng Phật chùa Trà Nồng; 5 tượng
Phật cổ với chùa Linh Phước; Hòa thượng Chơn Tịnh với chùa Hội Tôn; Thượng
tọa Giác Nhiên, sư Từ Huệ, 02 Tịnh Xá Ngọc Trước với phái Du tăng Khất sĩ;
Hòa thượng Hoằng Khai với chùa Hội Phước; chùa Vạn Quốc ngôi Tổ đình Ni
giới tại Bến Tre. Tuy nhiên, một số mục đã nêu ra cũng chỉ là một số mẫu
chuyện truyền thuyết, không thể hiện đầy đủ những thông tin cần thiết về nghiên
cứu một tôn giáo tại địa phương và đã phạm một số lỗi về tính chính xác của
thông tin v.v...
Năm 2001, Thạch Phương, Đoàn Tứ và nhiều học giả khác, biên soạn
“Địa chí Bến Tre”, đã dành một chương đề cập đến tín ngưỡng, tôn giáo ở Bến
Tre trong đó có đề cập đến Phật giáo. Tác giả của Địa chí viết về đạo Phật tại
tỉnh Bến Tre vỏn vẹn chỉ có 4 trang (933-937), nội dung đề cập sơ lược về ngôi
chùa đầu tiên của Bến Tre là chùa Hội Tôn, kế đến là 4 ngôi chùa khác, trong đó
nói nhiều về Hòa thượng Lê Khánh Hòa với chùa Tuyên Linh. Sau cùng là Phật
giáo tham gia hoạt động cách mạng. Tuy nội dung chỉ có 4 trang nhưng đã chứa
một số thông tin chưa chính xác về Phật giáo.
Năm 2001, Hoà thượng Thích Hoằng Đạt và ông Trần Thanh Bảo biên
2
soạn “Lịch sử những ngôi chùa Phật huyện Châu Thành – tỉnh Bến Tre”, nhằm
từng bước thực hiện công trình nghiên cứu Phật giáo tỉnh Bến Tre. Nội dung tập
sách ghi chép về quá trình hình thành, phát triển các ngôi chùa, hoạt động Phật
sự của Tăng, Ni, Phật tử, tiểu sử và sự truyền thừa của các vị Tăng, Ni Phật giáo
trong huyện Châu Thành. Có thể nói tác phẩm này đã nói rõ nhất, đủ nhất về 1/9
Phật giáo tại tỉnh Bến Tre, vì thế tập sách chưa nói lên được hết diện mạo của
Phật giáo tỉnh Bến Tre. Năm 2010 Hoà thượng Thích Hoằng Đạt viên tịch, công
trình nghiên cứu trên tạm dừng đến nay chưa có người tiếp tục nghiên cứu.
Năm 2011, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre biên soạn “Truyền đăng
tục diệm”, tập sách chỉ đề cập đến 07 Giới đàn truyền giới cho những người xuất
gia chính thức trở thành tu sĩ Phật giáo tỉnh Bến Tre thời gian 1981-2011, tiểu sử
04 vị danh tăng đất Bến Tre (Tổ Lê Khánh Hòa, Hòa thượng Thích Hồng Liên,
Hòa thượng Thích Giác Thanh, Hòa thượng Thích Thiện Tín) và một số bài viết
về ý nghĩa, tầm quan trọng của giới luật Phật giáo trong đời sống tu sĩ.
Năm 2017, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Viện Nghiên cứu Phật học Việt
Nam tổ chức 02 lần Hội thảo Khoa học về “Hòa thượng Khánh Hòa với Phong
trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam”, đã thu nhận 72 bài tham luận từ các vị
Giáo phẩm Tăng, Ni Phật giáo, các vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ, những nhà học giả,
những nhà Nghiên cứu khắp nơi trên đất nước gửi đến. Tuy nhiên những tham
luận trên chỉ tập trung nghiên cứu sâu về Phật giáo Việt Nam nói chung Phật
giáo Bến Tre nói riêng trong Phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX, vì
thế những bài nghiên cứu này chỉ nói đến một phần nhỏ của Phật giáo tỉnh Bến
Tre trong thế kỷ XX.
Ngoài những tác phẩm đã nêu, còn nhiều tác phẩm khác của những học
giả, nhà nghiên cứu, nhà du lịch, nhà văn v.v... có đề cập đến một vài chi tiết có
liên quan đến Phật giáo tại địa bàn tỉnh Bến Tre, như: Việt Nam danh lam cổ tự,
Danh lam nước Việt tác giả Võ Văn Tường; Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt
Nam tác giả Nguyễn Duy Oanh; Chuyên Khảo về tỉnh Bến Tre người dịch
Nguyễn Nghị - Nguyễn Thanh Long; Sổ tay hành hương đất phương Nam chủ
3
biên Huỳnh Ngọc Trảng; Lược sử Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam tác giả
Thích Huệ Thông; Vĩnh Long Phật giáo sử lược tác giả Trí Không, v.v... rất
nhiều những tác phẩm đó có đề cập đến một vài chi tiết quan trọng có liên quan
đến Phật giáo vùng đất Bến Tre đã góp phần tạo nên diện mạo của Phật giáo
miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, chỉ đề cập mà không nói rõ và phần nhiều là trong
thế kỷ XX. Do vậy, việc nghiên cứu Phật giáo tỉnh Bến Tre thành một hệ thống
khoa học, đầy đủ các phương diện là điều cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích: Luận văn nghiên cứu Phật giáo Bến Tre từ đầu thế kỷ
XVIII đến hết thế kỷ XIX trên các phương diện cơ bản: nguồn gốc và hoạt động
của các ngôi chùa, lịch sử truyền thừa tông phái và các hoạt động Phật sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát chung về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Bến Tre thế
kỷ XVIII - XIX và Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII;
- Làm rõ tình hình Phật giáo Bến Tre trong thế kỷ XIX trên các phương
diện cơ bản: lịch sử hình thành và hoạt động của các ngôi chùa; nguồn gốc
truyền thừa và tín ngưỡng, cách thức tu học của Tăng, Ni, Phật tử;
- Một số nhận xét về đặc thù, thành tựu, hạn chế của Phật giáo tỉnh Bến
Tre thế kỷ XVIII – XIX và cách khắc phục hạn chế của Tăng, Ni Phật giáo tỉnh
Bến Tre cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở tự viện, Tăng, Ni, Phật tử và những hoạt
động của tín đồ Phật giáo trong tỉnh Bến Tre.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát các cơ sở tự viện, Tăng, Ni,
Phật tử, những tư liệu ghi chép và hiện vật lịch sử của Phật giáo tại tỉnh Bến Tre
trong 200 năm (1700-1900). Thực tế, nghiên cứu tập trung vào 100 năm của thế
kỷ XIX (1800-1900), gồm những hoạt động Phật giáo trong 47 ngôi chùa, còn lại
là 100 năm trong thế kỷ XVIII, khi đó Phật giáo từ nơi khác mới truyền vào
vùng đất Bến Tre nên những hoạt động ít ỏi chỉ diễn ra trong một vài ngôi chùa.
4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Vận dụng lý thuyết cơ cấu chức năng tôn giáo để làm rõ những chức năng
xã hội của Phật giáo trong niềm tin, thực hành và cộng đồng.
Cụ thể là, với cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng tôn giáo sẽ thấy
rõ tôn giáo là một tiểu hệ thống trong hệ thống xã hội, bao gồm các thành phần
bên ngoài của tôn giáo như loại hình tôn giáo, hệ thống tôn giáo, các tôn giáo và
các thành phần bên trong của mỗi tôn giáo như niềm tin, giáo lý, thực hành và
cộng đồng tôn giáo. Tất cả các yếu tố này có liên hệ chặt chẽ với nhau và với
môi trường xung quanh. Đối với luận văn, vận dụng cách tiếp cận này sẽ cho
thấy toàn bộ lịch sử Phật giáo Bến Tre, từ sự hình thành, biến đổi và tương tác
với bối cảnh chung của lịch sử Bến Tre và khu vực đến các chi tiết về ngôi chùa,
cách thức thực hành, hoạt động thờ cúng, sự truyền thừa, đời sống của tăng ni,
Phật tử cũng như vai trò của Phật giáo Bến Tre trong lịch sử. Tất cả gắn kết chặt
chẽ với nhau, chi phối nhau và tác động đến các thiết chế xã hội, ảnh hưởng đến
sự vận động và biến đổi của xã hội nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu sử học, khảo sát tài liệu lịch sử đã ấn hành và
hiện vật lịch sử như tượng Phật, văn bia, pháp khí, đồ thờ cúng, ký chú trên hiện
vật trang trí... tại 76 ngôi chùa thành lập thế kỷ XVIII, XIX trong địa bàn tỉnh
Bến Tre, để thu thập những thông tin chính xác nhất về Phật giáo tỉnh Bến Tre
trong thế kỷ XVIII - XIX.
- Nghiên cứu “điền dã dân tộc học”, khảo sát tận nơi 76 ngôi chùa trong
tỉnh và tìm hiểu những thông tin trên sách, trang thông tin điện tử 10 ngôi chùa
ngoài tỉnh Bến Tre, để thu thập chứng cứ, thông tin từ thực tế địa phương.
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, khảo sát số liệu,
dữ liệu, dữ kiện thông qua các tư liệu có sẵn như sách, báo, văn bia, ký chú trên
hoành, phi, liễn đối. Từ đó tìm ra các yếu tố cần được giải quyết thông qua
nghiên cứu của mình.
5
- Sử dụng phương pháp “quan sát tham gia”, điều tra xã hội học qua bảng
câu hỏi và phỏng vấn sâu các vị trụ trì, phật tử lớn tuổi tại 76 ngôi chùa thế kỷ
- Sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau
giữa Phật giáo trong tỉnh và Phật giáo tỉnh bạn; giữa Phật giáo và các tôn giáo
bạn vào thời điểm bấy giờ.
- Áp dụng các lý thuyết văn hoá học và nhân học văn hoá để nhận diện các
giá trị Phật giáo, sự tương tác giữa Phật giáo với các điều kiện môi trường (tự
nhiên, chính trị - xã hội), phân tích chức năng xã hội của Phật giáo, phân tích sự
biến đổi của Phật giáo tại tỉnh Bến Tre trong thế kỷ XVIII, XIX.
Đặc biệt người viết luận văn là người đã từng sinh sống trong môi trường
tôn giáo tại địa phương, nên việc tham gia, trãi nghiệm, tìm hiểu là việc hàng
ngày, vì vậy người viết luận văn chỉ còn đến tận nơi khảo sát thu thập chứng cứ
và vận dụng những phương pháp đã nêu làm rõ đối tượng nghiên cứu trong
không gian, thời gian nhất định là sáng tỏ sự việc.
6. Ý nghĩa lý luận và khoa học của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn là nguồn tài liệu khoa học giúp cho Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre hoàn thành công trình nghiên cứu Lịch sử
Phật giáo tỉnh Bến Tre. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những
nhà nghiên cứu tiếp theo trong công việc học tập và nghiên cứu vùng đất Bến
Tre nói chung, Phật giáo tỉnh Bến Tre nói riêng.
6.2. Ý nghĩa khoa học: Qua nghiên cứu đề tài có thể giúp cho Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre phát huy tốt những đặc thù và ưu
điểm vốn có của Phật giáo tại địa phương, nhằm thực hiện phương châm “Đạo
pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, an vui,
hạnh phúc trong thời đại mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn kết cấu gồm: 3 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ,
VĂN HÓA XÃ HỘI BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX
VÀ PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII
1.1. Khái quát địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội Bến Tre thế kỷ
XVIII - XIX
1.1.1. Khái quát địa lý tỉnh Bến Tre
Địa danh Bến Tre: Địa danh Bến Tre hiện nay những nhà nghiên cứu
trước năm 2010 đưa ra hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: Bến Tre trước kia là Sóc của người Khmer gọi là
Srok kompong Trey hay Srok kompong Treay, gọi tắt là Srok Treay (Sóc Tre), từ
trey hay treay có nghĩa là cá, như: Trey Prek - cá sông; Trey Sramot - cá biển;
Trey Damrey - cá voi ... Như vậy, Sork kompong trey (treay) có nghĩa là Xứ Cá.
Lý do xứ này trước kia có nhiều cá nên hiện nay còn nhiều địa danh liên quan
đến cá như: cầu Cá Lóc, cầu Cá Trê, Cái Bông (cá lóc bông) ... Điều đó còn
minh chứng qua nhiều câu ca dao: “Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát …”; “Chợ
Ba Tri thiếu gì cá biển …”… Nhưng về sau người Khmer gọi sai theo người Việt
từ Srok Treay (xứ có nhiều cá) thành Bến Tre (bến có nhiều tre) [52].
Quan điểm thứ hai: Bến Tre ngày trước được người Khmer gọi là Sóc-tre
(xứ tre), vì có nhiều giồng phủ đầy tre rải rác trong toàn tỉnh, ghe thuyền ghé đây
chở tre, mà ra danh từ Bến Tre. Đặt tên địa danh tương tự như đây có rất nhiều
như: Chợ Bến Tre, rạch Bến Tre, Giồng Tre ... [50, tr. 13].
Qua khảo cứu sách Chân Lạp Phong Thổ Ký, Gia Định Thành Thông Chí
và Địa Chí Bến Tre, người viết luận văn thấy rằng: Thứ nhất, từ thế kỷ IX đến
cuối thế kỷ XIII, người Chân Lạp đã dần dần từ bỏ vùng đất Thủy Chân Lạp trở
thành hoang phế trong đó có đất Bến Tre ngày nay. Thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII
văn hóa một thời rực rỡ của vùng đất này đã trở thành rừng vắng hoang vu
“nhiều con đường giốc đầy tre chạy dài hàng trăm lí” [34, tr. 80]. Với chính sách
7
Nam tiến của các chúa Nguyễn, đầu thế kỷ XVIII người dân nơi khác dần dần
đến đây khai hoang cư trú trên những giồng cao [43, tr. 445]. Tháng 11 năm
1779, lần đầu tiên vùng đất Bến Tre ngày nay có tên tổng “Tân An” một trong 3
tổng thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ [56, tr. 25] và một phần đất thuộc
dinh Trấn Định [56, tr. 27], phủ Gia Định. Suốt thời gian từ năm 1780 đến 1866
vùng đất Bến Tre ngày nay dầu có thay đổi, thêm, bớt địa danh nhưng không có
một địa phương nào có tên là “Bến Tre”. Năm 1867, lần đầu tiên vùng đất Bến
Tre ngày nay có tên Sở tham biện “Bến Tre” (arrondissement Bentre), hạt Bến
Tre. Năm 1900 hạt Bến Tre đổi thành tỉnh Bến Tre [56, tr. 28], vùng đất cù lao
An Hoá vẫn còn là 2 tổng (Hoà Quới, Hoà Thanh) thuộc huyện Kiến Hoà, phủ
Kiến An, tỉnh Mỹ Tho [56, tr. 29]. Năm 1945, tỉnh Bến Tre đổi thành tỉnh Đồ
Chiểu. Năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tỉnh Đồ Chiểu thành tỉnh Kiến Hoà.
Tháng 02 năm 1976, tỉnh Kiến Hoà đổi lại thành tỉnh Bến Tre, tên này sử dụng
cho đến ngày nay [56, tr. 31].
Thứ hai, các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng từ Bến Tre bắt nguồn từ
Sóc-tre của người Khmer là Xứ Cá thì chưa chắc xứ Bến Tre đã nhiều cá hơn
Đồng Tháp, Cà Mau. Cũng vậy, cho rằng ở đây có nhiều tre nên ghe người buôn
tre đến mua bán đông thành bến thì chưa chắc người buôn bán tre đã nhiều hơn
những người buôn bán hải sản như cá, tôm, cua, dừa, tràm, mắm…
Thứ ba, ngày nay những lũy tre không còn do thời gian, nhu cầu phát triển
kinh tế, nhu cầu đời sống ... người dân đã thay những luỹ tre thành những bờ
dừa, tuy nhiên khắp tỉnh những nơi giồng cao vẫn còn những bờ tre rải rác, nhất
là vùng Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Giồng Trôm.
Qua những chứng cứ trên, người viết luận văn cho rằng: Từ “Bến Tre”
không phải của người Khmer, người Kinh hay người Hoa đặt cho, mà năm 1867
người Pháp đã căn cứ vào Chân Lạp Phong Thổ Ký của Chu Đạt Quan và Gia
Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức mà đặt tên “hạt Bến Tre”, đến năm
1900 hạt Bến Tre đổi thành tỉnh Bến Tre.
Địa lý: Tỉnh Bến Tre là một trong 13 tỉnh/thành của Đồng Bằng sông Cửu
8
Long hiện nay, có hình rẻ quạt, được hợp thành bởi ba cù lao lớn (Bảo, Minh, An
Hoá) do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông,
Cổ Chiên) bồi tụ nên, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống
như nan quạt xoè rộng ở phía Đông, diện tích tự nhiên 2.315,01 km2
. Phía Đông
giáp biển Đông chiều dài bờ biển 65 km, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long và phía
Nam giáp tỉnh Trà Vinh sông Cổ Chiên là ranh giới, phía Bắc giáp tỉnh Tiền
Giang sông Tiền là ranh giới. Đường bộ từ trung tâm thành phố Bến Tre đến
Thành phố Hồ Chí Minh dài 86 km [56, tr. 23].
Địa hình giao thông: Bến Tre là một tỉnh hạ nguồn sông Mê Kông, 9 cửa
(Cửu Long) chảy ra biển Đông trong đó 4 cửa nằm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, từ 9
cửa sông này có một hệ thống kênh, rạch chằng chịt đan xen vào nhau chảy khắp ba
dải cù lao, rất thuận tiện cho thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ nối liền từ Thành
phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Tây. Ngoài giao thông đường thuỷ còn có hệ
thống giao thông đường bộ nối các huyện với nhau, tạo nên giao thông thuận tiện đi
khắp tỉnh cho đến các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh [40].
Quá trình hình thành, thay đổi địa danh, địa giới tỉnh Bến Tre qua
các thời kỳ: Lãnh thổ Bến Tre hình thành vào giai đoạn sau cùng của quá trình
bồi tụ Đồng bằng sông Cửu Long và quá trình phân nhánh của sông Cửu Long
[65, tr. 98]. Cách nay khoảng 4.500 năm, đất Bến Tre lộ lên trên mực nước biển
[65, tr. 99]. Để có một địa hình trọn vẹn ba dải cù lao như ngày nay, tỉnh Bến Tre
đã trải qua nhiều lần thay đổi địa danh, ranh giới với các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh
Long, cụ thể như sau: Thế kỷ thứ I - VII, là một phần đất thuộc vương quốc Phù
Nam, người Trung Quốc gọi là nước Diệu Nghiêm. Thế kỷ thứ VII - XIII, thuộc
vùng Thuỷ Chân Lạp của người Khmer [44]. Thế kỷ thứ XIII - XVIII, người
Khmer của Vương quốc Chân Lạp bỏ vùng Thuỷ Chân Lạp thành hoang phế
[33][34, tr. 80][76, tr. 345].
Năm 1757, vùng đất Bến Tre (Cù lao Minh và một phần lớn cù lao Bảo)
ngày nay mới được sáp nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định. Năm 1779, vùng
đất Bến Tre ngày nay lần đầu tiên có tên tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh
9
Long Hồ [56, tr. 25], gồm cù lao Minh và phần lớn cù lao Bảo; cù lao An Hoá là
một phần đất tổng Kiến Hoà, huyện Kiến Khương, phủ Kiến An, dinh Trấn Định
[56, tr. 27], thuộc phủ Gia Định.
Năm 1808, tổng Tân An thăng lên thành huyện Tân An. Năm 1823, huyện
Tân An chia làm huyện Bảo An (cù lao Bảo) và huyện Tân Minh (cù lao Minh)
thuộc phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long [56, tr. 26]. Năm 1851 phủ Hoằng An đổi
tên thành phủ Hoằng Trị [56, tr. 27]. Năm 1867, phủ Hoằng Trị đổi tên là hạt
Bến Tre. Năm 1900 hạt Bến Tre đổi thành tỉnh Bến Tre [56, tr. 28], vùng đất cù
lao An Hoá gồm 2 tổng (Hoà Quới, Hoà Thanh) thuộc huyện Kiến Hoà, phủ
Kiến An, tỉnh Mỹ Tho [56, tr. 29]. Năm 1948, Uỷ ban kháng chiến hành chính
Nam Bộ quyết định cắt cù lao An Hoá thuộc tỉnh Mỹ Tho và 6 xã phần trên của
cù lao Minh (từ sông Ba Lai đến sông Tiền Giang) thuộc tỉnh Vĩnh Long nhập
vào tỉnh Bến Tre, từ đó tỉnh Bến Tre gồm 3 cù lao (Bảo, Minh, An Hoá) như
hình thể tỉnh Bến Tre ngày nay [56, tr. 30].
Dân cư tỉnh Bến Tre
Nguồn gốc dân cư: Theo ghi chép của Chu Đạt Quan, Lê Quý Đôn, Trịnh
Hoài Đức thì phần đất Bến Tre sau gần 1.000 năm người Phù Nam và Khmer bỏ
hoang phế (thế kỷ VIII – XVII) [34, tr. 80], đến giữa thế kỷ XVII thì lưu dân các
nơi như người Minh Hương từ Trung Quốc, người Việt từ miền Bắc - miền Trung
Việt Nam, binh lính, người trốn lính, tù nhân bị lưu đày, người có tội với triều đình,
người có tiền của muốn lập nghiệp mới,... lần lượt đến định cư. Họ di cư đến Bến
Tre chủ yếu bằng đường biển [76, tr. 345]. Buổi đầu họ sinh sống ở những giồng đất
cao ráo, dân cư mỗi ngày thêm đông, lập nên những làng, thôn, trại [37, tr. 4]. Chỉ
hơn 100 năm sau, vùng đất hoang vu đầy dã thú, cuối vùng sông Tiền, sông Ba Lai,
sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã trở thành nơi sản xuất gạo, dừa, trái cây ngon
nổi tiếng, thu hút số lượng người di cư đến càng nhiều vào thế kỷ XIX.
Nguyễn Duy Oanh cho biết thống kê dân số tỉnh Bến Tre trong các năm
1859, 1879, 1899, 1929 như sau:
10
Năm Dân số trong tỉnh Người Việt Người Hoa
1859 110.000 109.500
1879 163.000 161.000 2.000(có 800 người Minh Hương)
1899 217.000 213.000 3.650(có 1.150 người Minh Hương)
1929 315.500 309.000 6.500(có 1.500 người Minh Hương)
[53, tr. 47]
Năm 2001, Thạch Phương - Đoàn Tứ cho biết: Năm 1983-1984, khảo sát
281 gia phả thành văn và những chuyện khẩu truyền, Viện Khoa học xã hội tại
Thành phố Hồ Chí Minh với Sở Văn hoá - Thông tin Bến Tre ghi nhận: Số người
định cư trước thế kỷ XVIII chiếm 3,6 %, trong thế kỷ XVIII chiếm 32,5 %, trong
thế kỷ XIX chiếm 63,9 %. Nghiên cứu qua 112 gia phả cho thấy nguồn gốc cộng
đồng dân di cư Bến Tre đa số người Miền Trung Việt Nam, đặc biệt từ phía Nam
đèo Hải Vân trở vào:
Gia đình quê gốc Số gia Gia đình quê gốc Số gia
thuộc tỉnh đình thuộc tỉnh đình
Quảng Ngãi 38 Nghệ An 5
Quảng Nam 19 Miền Bắc (không rõ tỉnh) 4
Thừa Thiên, Quảng Trị 17 Miền Trung (không rõ tỉnh) 4
Bình Định 11 Hà Đông 3
Quảng Bình 09 Nam Định 2
[56, tr. 247]
Qua hai bảng thống kê trên cho thấy số dân cư trong địa bàn tỉnh Bến Tre
ngày nay lúc đó không có người Khmer.
Đặc điểm dân cư: Bến Tre là vùng Địa linh nhân kiệt, thông minh trong
cuộc sống, cần cù trong lao động, bất khuất trong chiến đấu, gắn liền với tên tuổi
nhiều nhân vật lịch sử - văn hóa mà dấu ấn để lại là những di tích, đền thờ, mộ cổ ...
nổi bật như: Võ Trường Toản (? - 1792), một nhà giáo nổi tiếng, bậc thầy của nhiều
danh nhân như: Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định ... [56, tr. 1149];
11
Phan Thanh Giản (1796-1867), vị Tiến sĩ đầu tiên của đất Nam kỳ [56, tr. 1150];
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), một ngôi sao sáng trong nền văn học yêu nước ở
Miền Nam nửa sau thế kỷ 19 [56, tr. 1156]; Nguyễn Thị Kim Ngân (1954-hiện nay),
nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam [19]; Nguyễn Thị Định (1920-1992),
Nữ tướng tài giỏi đầu tiên của Việt Nam [56, tr. 1232]; Sương Nguyệt Ánh (1864-
1921), chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam (Nữ giới chung) [56, tr. 1169];
Phan Văn Trị (1830-1910), cuộc bút chiến của ông có thể xem như một trong những
cuộc đấu tranh tư tưởng lớn nhất trong lịch sử văn học nước nhà [56, tr. 1159];
Trương Vĩnh Ký (J.B.Petrus Ký: 1837-1898) tác giả của hơn 100 tác phẩm về văn
học, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội [56, tr. 1163]; Hoà thượng Lê Khánh Hoà
(1877-1947) người đầu tiên khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam
thế kỷ XX [56, tr. 1179]… Câu chuyện ông Thái Hữu Kiểm đầu thế kỷ XIX đi kiện
ông Cả Hạt có ông Trần Văn Tới theo làm chứng [54, tr. 225] tạo nên hình tượng
Ông già Ba Tri tiêu biểu cho người Bến Tre cương trực, tôn trọng đạo lý - tình
nghĩa, chống lại cường quyền, bảo vệ lẽ phải [26].
1.1.2. Khái quát kinh tế - chính trị tỉnh Bến Tre
Kinh tế: Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp chiếm khoảng 65-70%, công
nghiệp còn nhỏ lẻ và dịch vụ chưa phát triển [76, tr. 117]. Mạng lưới thương mại
tập trung ở thành phố, các thị trấn và các chợ. Hoạt động xuất nhập khẩu có
nhiều tiến bộ. Tiềm năng du lịch phong phú, từ du lịch sinh thái đến du khảo các
di tích văn hoá lịch sử [76, tr. 140].
Chính trị: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và tuyến
biên giới biển được giữ vững ổn định. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt ở các
ngành, các cấp. Hoạt động liên kết, hợp tác và đối ngoại được quan tâm, với sự
chú trọng hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Hoạt động
ngoại giao nhân dân được tăng cường [20]. Tuy nhiên cũng có một số vấn đề nhỏ
lẻ nhưng giải quyết kéo dài không dứt điểm, như: tranh chấp đất đai, trộm cắp,
cướp giật, ma tuý, tai nạn giao thông [75, tr. 9].
12
1.1.3. Khái quát Tín ngưỡng - tôn giáo tỉnh Bến Tre
Tín ngưỡng: Đại đa số cư dân Bến Tre có nguồn gốc từ các tỉnh miền
Trung Việt Nam di cư vào, họ bao gồm nhiều thành phần khác nhau, đông đảo
nhất là nông dân nghèo khổ vì không chịu nổi cảnh áp bức, chiến tranh liên miên
Trịnh - Nguyễn, rời bỏ quê hương đi tìm vùng đất tự do sinh sống; đông đảo thứ
hai là những binh lính, tù nhân bị đày xa xứ. Ngoài những thành phần trên còn có
những người có vật lực, vào vùng đất mới để khai phá, tạo sản nghiệp mới. Tuy
được thiên nhiên ưu đãi, nhưng đất Bến Tre có những khó khăn, khắc nghiệt
không ít. Những lưu dân đầu tiên vừa tiếp thu các luồng tư tưởng, tín ngưỡng,
tôn giáo khác mà họ đã tiếp nhận trên đường đi qua, vừa chống chọi với thú dữ,
với thiên nhiên khắc nghiệt, nên việc cầu khẩn các thần linh che chở và nhiều
loại hình tập tục tín ngưỡng, tôn giáo có điều kiện nảy sinh, phát triển [55]. Khảo
sát thực địa sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo, đình, đền, phủ,
miếu cho thấy 3 loại hình rõ rệt: Tín ngưỡng gia đình (thờ cúng tổ tiên, các vị gia
thần... ); tín ngưỡng cộng đồng (Ngọc Hoàng thượng đế, Thành hoàng bổn cảnh,
Thần nông, Thổ địa, Thiên hậu Thánh mẫu, Liễu Hạnh Thánh mẫu, Chúa xứ
Thánh mẫu, Ngũ hành nương nương, Thần hổ, Thần rái, Thần cá... ); tín ngưỡng
khác (các vị danh nhân, anh hùng dân tộc, Tổ nghề, liệt sĩ... )[49].
Ngay từ khi hình thành, các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo sớm chứa đựng
những giá trị văn hóa tâm linh nhằm củng cố tính đoàn kết, tạo ra sự thông cảm,
tạo ra sức mạnh tổng hợp đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Giá trị văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng được phản ánh qua hệ thống
các thần thoại, truyền thuyết, thần tích, nghi lễ, phong tục và lễ hội. Những giá
trị này mang đậm tính giáo dục và trở thành hệ thống văn hóa vật thể và phi vật
thể, gắn chặt với đời sống cộng đồng, thích ứng tốt với những thay đổi của xã hội
trên vùng đất mới [49].
Tôn giáo: 16 tôn giáo [7] được Chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động
thì tại Bến Tre đã có 12 tôn giáo, gồm 210.413 người [74], hầu như các tôn giáo
phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có mặt ở Bến Tre, trong đó có
13
hai Trung ương đạo là Cao Đài Ban Chỉnh và Cao Đài Tiên Thiên. Xét về mặt
ảnh hưởng cũng như số lượng tín đồ, thì đáng chú ý nhất là 3 tôn giáo lớn: Phật
giáo, Công giáo, Cao đài giáo [56, tr. 932]. Nguyễn Duy Oanh cho biết, năm
1903 toàn tỉnh Bến Tre có 114 Hòa thượng [53, tr. 53] tính đến năm 1945 có hơn
100 ngôi chùa [53, tr. 55], số lượng tín đồ rất nhiều nhưng không thể thống kê
được [53, tr. 53]; năm 1882, Công giáo tại họ đạo Cái Mơn có khoảng 3.000 tín
đồ [53, tr. 49] đến năm 1930 toàn tỉnh có 49 họ đạo và 12.205 tín đồ [53, tr. 53];
Cao đài giáo đến năm 1930 có trên 20.000 tín đồ [53, tr. 57]. Ngoài ra, trước
năm 1867, Bến Tre có 70 trường Nho giáo đặt tại tư gia hoặc tại chùa dạy chữ
Hán và lễ nghĩa [53, tr. 53], hiện nay Nho giáo không còn nhưng lễ nghi theo
quan điểm Nho giáo còn ảnh hưởng khắp người dân.
Trong lịch sử dân tộc tôn giáo đã từng có sự đồng hành giữa đức tin tôn
giáo và lòng yêu nước, tư tưởng này được xây dựng trên cơ sở nhận thức đặc
điểm văn hoá Việt Nam. Các tín ngưỡng tôn giáo có lịch sử hình thành, phát
triển và có đặc điểm riêng với xu hướng hoà đồng, tồn tại đan xen, ảnh hưởng
lẫn nhau. Sự đồng hành ấy đã góp phần to lớn tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc trong suốt cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước [77, tr. 13].
1.2. Toát yếu về Phật giáo, Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu và Phật
giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII
1.2.1. Toát yếu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu
1.2.1.1. Toát yếu về Phật giáo
Phật giáo còn gọi là Đạo Phật. Tuy hai từ thường được sử dụng để chỉ cho
một tôn giáo hiện thực, nhưng hai từ trên có hai nghĩa khác nhau.
Đạo Phật: Theo Hoà thượng Thích Thiện Hoa, tín đồ Phật giáo quan
niệm “Đạo Phật” là con đường đưa đến Giác ngộ, là việc làm của người hiểu
biết, là lẽ tất nhiên không còn luận bàn [29, tr. 14].
Phật giáo: Theo Nguyễn Văn Minh: “Định nghĩa của Durkheim: “Tôn
giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và thực hành liên
quan đến các điều thiêng liêng, nghĩa là tách biệt, cấm đoán, các niềm tin và thực
14
hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng tinh thần được gọi là
giáo hội”[47, tr. 12]. Qua ý nghĩa trên cho thấy: Phật giáo là một tổ chức tôn
giáo gồm những Tăng, Ni, Phật tử (cộng đồng) tin tưởng, tôn thờ đức Thích Ca
Mâu Ni (niềm tin), thực hiện giáo lý, giáo luật của đức Thích Ca Mâu Ni (thực
hành), để đạt đến quả vị Phật mà đức Thích Ca Mâu Ni đã đạt được (cái thiêng).
Theo Luật tín ngưỡng - tôn giáo của Chính phủ Việt Nam định nghĩa từ
“Tôn giáo” thì: Phật giáo là một tổ chức đang hoạt động của những người có
cùng niềm tin, quan niệm tôn thờ, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Phật
Thích Ca Mâu Ni [58, tr. 1].
Giáo chủ của Phật giáo: Phật giáo do Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyàmuni)
sáng lập. Có nhiều thuyết khác nhau về niên đại sinh sống của Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni. Năm 1952 Hội Phật giáo thế giới xác định Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
sống trong thời gian 624-544 TCN và năm 544 TCN là năm đầu tiên Phật lịch [41,
tr. 33]. Về thân thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyàmuni), nhiều nguồn sử
liệu đều thống nhất, Ngài là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhàtha), họ Cù Đàm (Gautama),
gọi đủ là Cù Đàm Tất Đạt Đa (Gautama Siddhàtha), sinh ngày 08 tháng 4, tại thành
Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), nước Ca Tỳ La (Shakyas) phía Bắc Trung Ấn (Nèpal
hiện nay), thân phụ là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), thân mẫu là Hoàng hậu Ma Da
(Maha Maya) [41, tr. 32]. Khi lên 08 tuổi Ngài được Tỳ Xa Mật Đa La (Visvamitra)
dạy tinh thông nghề văn, Sằn Đề Đề Bà (Ksautidiva) dạy tinh thông nghiệp võ [63.
Tr. 29]. Năm 16 tuổi Ngài kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasoddhara) con
của vua Thiện Giác (Suppavuddha) ở Thành Thiên Tý (Devadaha) nước Câu Ly
(Koliya), và có con trai tên là La Hầu La (Ruhula) [41, tr. 34]. Tuy tài, trí hơn
người, địa vị cao sang, được mọi người kính trọng, nhưng Ngài luôn ôn hoà nhã
nhặn, thương người mến vật, rộng lượng bao dung. Qua những lần du ngoạn, Ngài
nhận thấy cuộc đời quá nhiều đau khổ, liền nghĩ “làm sao cho mọi người hết khổ”,
từ đó quyết tâm xuất gia tìm đường cứu khổ cho mọi loài. Vì vua cha không chấp
thuận, nên lúc sao Mai mọc ngày 08 tháng 02 năm 19 tuổi (có nơi ghi 29 tuổi), Ngài
vượt khỏi Hoàng cung vào rừng tìm đạo. Trải qua 5 năm tầm thầy
15
học đạo [12, tr. 520], 6 năm tu khổ hạnh [14, tr. 177], 49 ngày nhập định, lúc sao
Mai (Sao Phất) mọc ngày 08 tháng 12 năm 30 tuổi (có nơi ghi 35 tuổi) Ngài
thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni [14, tr. 177]. Sau khi thành Phật, trong mùa
hạ đầu tiên tại vườn Lộc Dã (Mrgadava) nước Ba La Nại (Varanasi), Ngài độ 5
anh em Kiều Trần Như (Ajnàta Kaudinya) [13, tr. 468] và nhóm của Da Xá
(Yassa) 60 người xuất gia thành lập Tăng đoàn. Mùa hạ thứ hai Ngài độ 1.000
người nhóm 3 anh em của ông U Lâu Tần Loa Ca Diếp (Uruvilvà Kàsýapa) [13,
tr. 487], và nhận vườn Trúc (Venuvana Vihàra) của vua Tần Bà Sa La
(bimbisàra) hiến cúng, từ đó hình thành một tôn giáo mới gọi là “Đạo Phật”, có
đủ các điều kiện của một tôn giáo như ngày nay: Giáo chủ là Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni; Giáo lý - giáo luật là những điều Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy;
Giáo sản là vườn Trúc; giáo đồ là nhóm 1000 người của ông Ca Diếp, 60 người
của ông Da Xá, 5 anh em của ông Kiều Trần Như, Vua Tần Bà Sa La và hoàng
tộc; Giáo hội là Tăng đoàn do Phật Thích Ca Mâu Ni đứng đầu lãnh đạo. Trong 5
yếu tố đó đầy đủ 3 phương diện: Niềm tin, Thực hành và cộng đồng, đồng hướng
đến quả vị Phật mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng đắc (cái thiêng). Đây là
một tôn giáo mới không bắt nguồn từ đạo Bà La Môn lúc bấy giờ. Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni hoằng hóa 49 năm (có nơi ghi 45 năm), rồi an nhiên nhập Niết
bàn, tại rừng Ta La (Sala) thành Câu Thi Na Yết La (Kusinagara), nước Mạt La
(Malla), vào ngày 15 tháng 02 năm Ngài 80 tuổi [64, tr. 418].
Giáo lý - giáo luật của Phật giáo: Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni giảng dạy gồm có: Kinh và Luật, về sau các vị Thánh Tăng kết tập kinh
điển đã bổ sung thêm Luận. Kinh là những phương pháp tu tập và những lời luận
bàn của Phật với đệ tử hoặc dị giáo đến hỏi. Luật là những quy điều về lánh dữ
làm lành còn gọi là giới, và những quy định về pháp thức sinh hoạt, truyền đạo
của Tăng đoàn. Luận là những lời bàn giải Kinh Luật, quyết đoán tánh tướng của
các pháp, phân biệt Chân đế, Tục đế, thật hư, chính tà... nhằm giúp người hiểu rõ
quan điểm, chủ trương của Đức Phật, hiểu rõ chơn lý của vũ trụ, nhân sinh. Phật
giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Ấn Độ, nhờ chủ trương bình đẳng của Đức
16
Phật mà mối quan hệ giữa các giai cấp bớt hà khắc, nhờ thực hiện từ bi của Phật
giáo mà nỗi khổ của người dân giai cấp thấp được giảm dần, thuế khoá được
giảm nhẹ, bệnh xá được xây dựng, đời sống người dân được bớt khổ [25, tr. 32].
Phật giáo phân truyền: Sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết
bàn Tăng đoàn suy tôn Ma Ha Ca Diếp làm thượng thủ, Phật giáo tiếp tục tồn tại
và phát triển [41, tr. 50]. Đến khoảng 100 năm sau, Tăng đoàn chia làm hai bộ
phái (Thượng toạ bộ, Đại chúng bộ), kế tiếp lần lượt hình thành 20 bộ phái, và
truyền theo hai hướng, về hướng Bắc Ấn gọi là Bắc tông, về hướng Nam Ấn gọi
là Nam tông. Thế kỷ thứ III TCN, từ thời vua A Dục (Đại đế Asoka: 304-273-
232 TCN) về sau Phật giáo phát triển mạnh và truyền qua các nước khác. Trong
đó có Phù Nam và Giao Chỉ (nước Việt Nam ngày nay) [25, tr. 48].
1.2.1.2. Bối cảnh Phật giáo Việt Nam trước thế kỷ XVIII
Trước thế kỷ XV, lãnh thổ Việt Nam ngày nay từng tồn tại 3 quốc gia
riêng biệt, đó là Đại Việt (Miền Bắc ngày nay), Champa (Miền Trung ngày nay),
Phù Nam (Miền Nam ngày nay).
Miền Bắc: Nghiên cứu qua nhiều sử liệu, Nguyễn Lang cho biết vào khoảng
thế kỷ thứ I trước và sau Công nguyên trong thời Việt Nam thuộc Hán, Phật giáo từ
Ấn Độ truyền vào Việt Nam bằng hai tuyết đường thuỷ, bộ [42, tr. 27]. Những vị
truyền đạo đầu tiên cho đến nay chưa được biết hành trạng, chỉ biết một số truyền
nhân của họ như: Công chúa Khâu Ni (?-43) với chùa Huyền Cổ [35, tr. 259], Công
chúa Bát Nàn (?-43) với chùa Tiên La [35, tr. 263], Công chúa Thiều Hoa (?-41?)
với chùa Phúc Khánh [35, tr. 266], Khâu Đà La (thế kỷ thứ II) với Tứ Pháp [25, tr.
49], Ma Ha Kỳ Vực (thế kỷ thứ II) [22, tr. 413] với những chuyện thần dị, Mâu Bác
(165-230?) với Lý Hoặc luận [63, tr. 66], Khương Tăng Hội (?-280) soạn, dịch
nhiều kinh, luận [22, tr. 54]... Với tinh thần “lành thương tha thứ”, “quên mình vì
người”, “mọi người bình đẳng”... hài hoà mọi tần lớp nhân dân, chấp nhận mọi
truyền thống văn hoá bản địa, nên Phật giáo đã được người dân nơi đây dễ dàng
chấp nhận. Từ đó, Phật giáo dần dần bám sâu gốc rễ vào địa phương này. Trong bốn
triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần (968-1400), Phật
17
giáo gần như quốc giáo, chi phối tất cả mọi sinh hoạt xã hội. Cuối triều đại nhà
Trần, Nho giáo thịnh hành, Phật giáo suy thoái, đến thế kỷ XVII Phật giáo mới
dần hồi phục, đến thế kỷ XVIII thì phát triển mạnh.
Miền Trung (Vương quốc Champa): Qua nhiều năm nghiên cứu về Phật
giáo Chămpa, Thông Thanh Khánh cho biết: Năm 240 TCN, phái đoàn Mehedre
con của vua A Dục (Asoka) sau khi dừng chân ở Tích Lan đã đến Vương quốc
Chămpa. Đầu thế kỷ I Phật giáo phái Nhất Thiết Hữu Bộ là tôn giáo chủ đạo khu
vực Kauthara (Nha Trang ngày nay), sự sùng bái Phật giáo tác động mạnh mẽ
đến tư tưởng của cộng đồng Chămpa đương thời. Điều này được thể hiện rõ qua
nội dung văn bia Võ Cạnh ở Nha Trang tỉnh Khánh Hoà [36, tr. 35]. Đến đầu thế
kỷ IX, tư tưởng Đại thừa Phật giáo phát triển mạnh vùng Panduranga (Phan
Rang ngày nay), với tầm vóc của Phật viện Đồng Dương ở Kinh đô Indrapura
(Quảng Nam ngày nay) là nơi đào tạo Tăng tài cho cả khu vực. Ma Ha Kỳ Vực
(thế kỷ thứ II) đã từng đến đây [22, tr. 413], Thiền sư Thảo Đường (997-?) vị tổ
sáng lập Thiền phái Thảo Đường triều Trần cũng đã từng hành đạo ở đây [36, tr.
62]. Tuy nhiên, thế kỷ X-XII về sau Phật giáo suy thoái dần về phía Bắc cho đến
khi mất hẳn trong đời sống tôn giáo của cộng đồng người Chăm [36, tr. 52]. Thế
kỷ XVII, các chúa Nguyễn Nam tiến tạo điều kiện Phật giáo nơi khác truyền lại
vùng này, cụ thể là phái đoàn của Thiền sư Nguyên Thiều (Siêu Bạch: 1648-
1728) [25, tr. 177], đến thế kỷ XVIII thì Phật giáo nơi đây phát triển mạnh.
Miền Nam (Phù Nam, Chân Lạp): Phù Nam là một Vương quốc cổ ở
Đông Nam Á (khu vực Campuchia và Miền Nam Việt Nam ngày nay). Về mặt
tôn giáo, đầu tiên nước này theo Bà La Môn giáo về sau theo Phật giáo. Từ năm
287 đến 357, sử sách Trung Quốc không thấy ghi chép gì về tình hình và Phật
giáo nước này. Thế kỷ V – VI, Phù Nam lớn mạnh làm bá chủ cả vùng. Thời này
không chỉ Phật giáo mà Bà La Môn giáo, Hindou giáo cũng được hưng thịnh và
hoà vào nhau [43, tr. 394]. Đặc biệt Phật giáo dần được phát triển hơn, giữ vai
trò trung tâm chuyển dịch lớn về phía Đông. Sau sự sụp đổ của Vương quốc Phù
Nam (thế kỷ VIII), trung tâm Phật giáo của khu vực cũng chuyển ra hải đảo [66].
18
Qua nhiều sử liệu Trung Quốc cho thấy, giai đoạn Phù Nam, Chân Lạp
Phật giáo phát triển, có nhiều vị Tăng đến vùng này truyền đạo, như: Ma Ha Kỳ
Vực [22, tr. 413], Thích Na Già Tiên (Sakya Nagasena) [15, tr. 48], Tăng Già Bà
La (Sànghapàla), Mạn Đà La (Mandra) [11, tr. 169], Câu Na La Đà (Gumrata,
Ba La Mạt Đà, Chân Đế) [11, tr. 179].
Hiện tượng Thuỷ Chân Lạp bị hoang phế mỗi ngày thêm trầm trọng, năm
1296, Chu Đạt Quan (1266-1346) sứ thần nhà Nguyên theo đường biển đi từ
Triết Giang (Trung Quốc) vào sông Tiền (đi qua cù lao An Hoá và cù lao Bảo
thuộc Bến Tre ngày nay) đến kinh đô AngKor (Chân Lạp) đã cho biết vùng Thuỷ
Chân Lạp (Miền Tây Nam Bộ), hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của khu rừng
thấp, tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi, đồng ruộng bỏ hoang, cỏ
kê đầy dẩy, hàng ngàn trâu rừng tựu họp từng bầy, nhiều con đường giốc đầy tre
chạy dài hàng trăm lí [34, tr. 80]. Đến giữa thế kỷ XVI các chúa Nguyễn cho
người vào khai phá mới được hồi phục và phát triển trở lại [43, tr. 445].
1.2.2. Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII
1.2.2.1. Bối cảnh Phật giáo miền Nam Việt Nam thế kỷ XVIII: Năm 1545,
Doãn Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa thì Miền Nam phát
triển mọi phương diện, họ Nguyễn hết lòng tin trọng Phật giáo, dựng chùa, đúc
tượng, đổ chuông, in kinh... làm cho Phật giáo phục hồi và phát triển trở lại. Tuy
nhiên, lúc bấy giờ những vị Tăng tài không còn nữa. Từ nửa sau thế kỷ XVII khi
nhà Thanh đánh bại nhà Minh chiếm trọn Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc
(Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, 3000 tướng sĩ... ) không thần phục nhà
Thanh đã bỏ nước ra đi dưới phong trào Minh Hương. Trong số những người
Trung Quốc di cư tị nạn và lập nghiệp ở Việt Nam có cả các nhà sư Phật giáo.
Các chúa Đàng Trong đã không bỏ lỡ cơ hội này để thu phục quần chúng về phía
mình. Từ đó Thiền phái Lâm Tế truyền vào xứ Đàng Trong Việt Nam, vị Tổ đầu
tiên là Hoà thượng Nguyên Thiều - Siêu Bạch. Từ đấy về sau nhiều cao tăng
dòng Thiền này xuất hiện, như: Hoà thượng Thành Đạo Kỳ Phương, Hoà thượng
Thành Nhạc Ẩn Sơn, Hòa thượng Minh Hải Pháp Bảo; Hòa thượng Thiệt Diệu
19
Liễu Quán... lập thiền phái, truyền bá Phật pháp sâu rộng khắp nơi.
Ngoài ra còn có Hòa thượng Thạch Liêm truyền Thiền phái Tào Động,
Ngài mở Giới đàn nhằm chấn chỉnh hàng ngũ Tăng già về nếp sống tu học và
giới luật, cố vấn cho chúa Nguyễn Phúc Chu các mặt chính trị, ngoại giao, quân
sự, giáo dục... để giữ vững và phát triển đất nước [67, tr. 352].
Nhìn chung, khoảng thế kỷ I trước và sau Tây lịch, Phật giáo từ Ấn Độ
truyền vào cả ba miền Việt Nam, với tinh thần Từ bi hỷ xả (lành thương tha thứ),
vô ngã vị tha (quên mình vì người), oán thân bình đẳng (mọi người như nhau)...
hài hoà mọi tầng lớp nhân dân, chấp nhận mọi truyền thống văn hoá bản địa, nên
Phật giáo đã được người dân cả ba miền dễ dàng chấp nhận. Phật giáo dần dần
đã có vị thế nhất định trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách
quan và chủ quan, sau thời thịnh đạt Phật giáo cũng đã suy thoái theo từng vùng,
từng thời gian khác nhau, thậm chí là biến mất. Đến thế kỷ XVII, Phật giáo khắp
cả ba miền đã có cơ hội phục hồi nhờ công lao của Hòa thượng Minh Châu
Hương Hải, Chính Giác Chân Nguyên, Thủy Nguyệt Thông Giác ở Miền Bắc,
Hòa thượng Nguyên Thiều Siêu Bạch, Hưng Liên Quả Hoằng, Viên Văn Chuyết
Chuyết ở miền Trung và miền Nam. Từ những thành tựu của Phật giáo Miền
Trung, trong thế kỷ XVIII Phật giáo đã theo đoàn người di cư từ Thuận - Quảng
vào đất Bến Tre.
1.2.2.2. Phật giáo Bến Tre trước thế kỷ XVIII: Với những hiện vật khảo cổ
trong thế kỷ XIX, XX, như: Tượng Phật bằng đá chùa Linh Quang, tượng Bồ tát Hộ
Pháp chùa Gia Hưng, tượng Bồ tát Tiêu Diện chùa Long Phú huyện Mỏ Cày Bắc
[8], tượng Phật bằng vàng chùa Trà Nồng huyện Mỏ Cày Nam [46, tr. 63], tượng
Bồ tát Hộ Pháp chùa Long Nhiễu huyện Giồng Trôm, tượng Bồ tát Quan Âm chùa
Tiên Đài huyện Châu Thành... [69], v.v... nhiều hiện vật văn hoá Óc Eo ở những di
chỉ khai quật: Giồng Nổi ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre [21]; Ba
Vát xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc; An Phong xã An Thạnh, huyện Mỏ
Cày Nam [31] v.v... chứng tỏ vùng đất Bến Tre thế kỷ thứ X về trước có cư dân sinh
sống, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo
20
trong đó có Phật giáo khá phát triển, nhưng sau thế kỷ X đồng chung số phận
hoang phế của Thuỷ Chân Lạp. Qua hơn 500 năm tuyệt tích trên đất ba dãi cù
lao, đến thế kỷ XVII với việc khai phá đất Nam Bộ của các Chúa Nguyễn, năm
1679 với việc nhập cư của tướng Long Môn tổng binh Dương Ngạn Định ở đất
Mỹ Tho (Peam Mesar) dựng nhà cửa, họp người Kinh, người Di khai khẩn đất
đai kết thành làng xóm, theo nghề nghiệp của mình làm ăn, cư dân từ Mỹ Tho và
các nơi khác nhất là Ngũ Quảng đến vùng đất cù lao Bảo, cù lao An Hóa, cù lao
Minh sinh sống, đến thế kỷ XVIII thì các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo trong đó có Phật giáo tại vùng đất ba dải cù lao (Bến Tre) mới
thành lập và phát triển trở lại.
Tuy nhiên, vùng đất ba dải cù lao (Bến Tre), trước năm 1757 dân cư thưa
thớt, địa lý hành chính chưa có tên trên bản đồ. Năm 1757 vùng đất này được sáp
nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định, đến năm 1779 vùng đất Bến Tre mới có
tên là tổng Tân An (gồm cù lao Bảo và cù lao Minh) thuộc châu Định Viễn, dinh
Long Hồ, phủ Gia Định [56, tr. 25]. Do vậy, thời điểm trước năm 1779 vùng đất
Bến Tre chưa đủ điều kiện lập chùa. Riêng vùng đất từ sông Tiền Giang đến
sông Ba Lai thời điểm trước 1779 thuộc Mỹ Tho, vì thế người dân từ Mỹ Tho đã
sang đây khai phá nên chùa Hội Tôn được hình thành sớm hơn những nơi khác
trong tỉnh.
1.2.2.3. Phật giáo du nhập vào đất Bến Tre thế kỷ XVIII
Tuyến đường, thời gian Phật giáo du nhập vào Bến Tre: Từ việc người
dân vùng Mỹ Tho sang cù lao Bảo khai hoang định cư họ đã mang Phật giáo vào
vùng này. Bước đầu là những am tranh của người dân kiến tạo, chưa thể xem là
một ngôi chùa, về sau người dân thỉnh Tăng, Ni về cư trú, có đủ Phật, Pháp,
Tăng dần dần am tranh nhỏ bé trở thành chùa nguy nga tráng lệ.
Qua khảo sát 47 chùa trên 100 năm trong tỉnh Bến Tre [2], người viết luận
văn nhận thấy chỉ có chùa Hội Tôn cù lao Bảo thuộc thôn Quới Hoà, tổng Hoà
Quới, huyện Kiến Khương, dinh Trấn Định xưa, nay là ấp 7, xã Quới Sơn, huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre là do thân nhân bà Cù Thị Báu (Bảo) và Trần Thị Mỗi
21
(con gái bà Báu) sáng lập khoảng giữa thế kỷ XVIII (1740-1770) [69]. Lúc này,
Phật giáo vùng Nam Bộ sau văn hóa Phù Nam trải dài hơn 500 năm (thế kỷ XII-
XVII) đã không còn dấu vết. Khi những đệ tử, đệ tôn của Hòa thượng Nguyên
Thiều (Siêu Bạch: 1648-1728) như Thành Nhạc Ẩn Sơn, Phật Ý Linh Nhạc, Phật
Tịnh Từ Nghiêm... đến đây hoằng hóa thì Phật giáo vùng này mới được tái hiện.
Tuy nhiên, thời kỳ này Phật giáo vùng đất Bến Tre chưa có gì đặc biệt
ngoài một vài vị Tăng, một số ít người dân là Phật tử người Hoa, người Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định theo đường biển vào khai hoang lập ấp, thiết lập
nên nếp sống của người dân vùng đất mới.
Về tên “Hội Tôn Tự”, đôi liễn tạo năm 1990 tại chùa giải thích: “Hội họp
chúng lưu đồng quy Giác hải; Tông thừa vạn phái cộng ngưỡng Linh sơn” (Hội
họp các nguồn đồng về biển Giác; Tông (Tôn) thừa các phái cùng hướng núi
Linh). Đại ý nói Hội Tôn là hội họp tất cả các tông phái cùng hướng về núi Linh
Thứu, như các dòng nước đều chảy về biển cả [69].
Cùng thời điểm Phật giáo có mặt tại đất Bến Tre có Công giáo họ đạo
Giồng Giá (Vĩnh Hoà, Ba Tri) [56, tr. 937]. Phật giáo xuất hiện ở vùng đất Bến
Tre trước Cao Đài Ban Chỉnh, Cao Đài Tiên Thiên gần 200 năm [56, tr. 943].
Nếu so với Phật giáo những tỉnh lân cận thì chùa Hội Tôn cổ nhất ở Bến
Tre, hình thành sau Tổ đình Bửu Phong [48, tr. 701], Tổ đình Long Thiền thành
phố Biên Hoà cổ nhất ở Đồng Nai [48, tr. 721] một đời Tổ; cùng thời với Sắc Tứ
Từ Ân Tự, Quận 6 [48, tr. 111], Tổ đình Phước Tường, Quận 9 [48, tr. 177]
Thành phố Hồ Chí Minh; trước chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho cổ nhất tỉnh Tiền Giang
[48, tr. 1008] và chùa Thiên Phước, Trà Ôn cổ nhất tỉnh Vĩnh Long [31, tr. 31]
một đời Tổ.
1.2.3. Tăng, Ni, Phật tử, tự viện hoạt động tín ngưỡng đầu tiên tại vùng
đất Bến Tre
Chư Tăng và Phật tử chùa Hội Tôn: Theo những nhà nghiên cứu trước
năm 2010, tấm biển “Hội Tôn Tự” và khẩu truyền của những Phật tử lớn tuổi gần
chùa Hội Tôn, nguyên nhân ban đầu chùa Hội Tôn được thành lập cụ thể như sau:
22
Chùa Hội Tôn được bà Cù Thị Báu (Cù Thị Bảo; mộ của bà hiện còn phía sau
chùa Hội Tôn) và con gái là Trần Thị Mỗi thành lập vào khoảng giữa thế kỷ
XVIII (năm: 1740-1770) [9, tr. 60][78]. Ban đầu, chùa là thảo am hình tứ trụ, về
sau có Hoà thượng Long Thiền về cư trú. Hoà thượng đã dạy cho bổn đạo giáo lý
đạo Phật và cách đóng thuyền bè để đi lại vùng sông nước, cách ươm tơ, dệt lụa
phục vụ nhu cầu đời sống người dân, võ nghệ phòng thú dữ… [9, tr. 25]. Năm
1782 toàn xã Quới Sơn có khoảng 30 gia đình chia thành hai nhóm: Nhóm thôn
Phú Thành đông hơn, cất nhà sàn ở bên bờ sông Tiền. Nhóm thôn Quới Hoà ít
hơn, cất nhà ở xung quanh chùa Hội Tôn. Năm ấy hổ thường về bắt người và gia
súc, dân làng lo sợ, ngày không dám ra đồng, đêm không dám ngủ. Hoà thượng
Long Thiền nghĩ ra kế “ly ngưu sát hổ”, giết được con hổ rất to. Từ đó hổ không
về nữa, dân làng nhớ ơn hợp nhau ủng hộ Hòa thượng xây dựng chùa nguy nga
tráng lệ, có bảng hiệu sơn son thếp vàng, có trống có chung, có đồ thờ cúng quý
báu [9, tr. 26][69] và vận động “đắp con đường dài 500 mét (Lộ Chùa) từ chùa
đến đường Cái quan (tỉnh lộ 883). Từ đó cư dân phía Nam đường Cái quan đến
chùa lễ Phật ngày càng đông, bốn kỳ đại lễ bắt đầu nhộn nhịp” [9, tr. 26].
Qua việc Hoà thượng Long Thiền “ly ngưu sát hổ”, nội dung các tư liệu
hiện có, Chánh pháp nhãn tạng của Hoà thượng Minh Tịnh Bảo Thanh chùa Bửu
Lâm tỉnh Tiền Giang cấp cho Hoà thượng Như Lý Minh Đạt chùa Liên Trì
huyện Châu Thành (Bến Tre), tấm biển “Hội Tôn Tự”, tháp tôn trí nhục thân
Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng và linh vị bà Cù Thị Báu, linh vị bà Trần Thị
Mỗi và linh vị các thế hệ thờ tại Tổ đường chùa Hội Tôn,... người viết luận văn
khẳng định rằng: Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng là đệ tử Hoà thượng Phật Tịnh
Từ Nghiêm, là sư cháu của Hoà thượng Thành Đạo Kỳ Phương (Minh Giác Kỳ
Phương) [60][74]. Từ đó suy ra, Hoà thượng Long Thiền mà các nhà nghiên cứu
trước đây đã nói chính là Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm, đệ tử Hoà thượng
Thành Đạo Kỳ Phương trụ trì Thập Tháp Di Đà Tự, là thầy của Hoà thượng Tổ
Trí Khánh Hưng trụ trì đời thứ 2 chùa Hội Tôn; người thỉnh Hòa thượng Long
Thiền (Phật Tịnh Từ Nghiêm) không phải bà Cù Thị Báu mà là thân nhân nhiều
23
thế hệ trước của bà Cù Thị Báu.
Qua những ghi chép của các nhà nghiên cứu trước cho biết, Hoà thượng Long
Thiền (Phật Tịnh Từ Nghiêm) tên là Nguyễn Tấn Đạt, người huyện Mộ Đức, tỉnh
Quảng Ngãi [9, tr. 60] là đệ tử Hoà thượng Thành Đạo Kỳ Phương (Minh Giác Kỳ
Phương, trụ trì Thập Tháp Di Đà Tự), năm 22 tuổi cùng người Bình Định theo đường
biển di cư vào Gia Định đến cư trú với sư bác là Hoà thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn tại
chùa Long Thiền nay thuộc phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, sau
đến khai sơn chùa Hưng Long nay thuộc xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương [48, tr. 1008], kế đến thân nhân bà Cù Thị Báu thỉnh về cư trú tại chùa Hội Tôn
nay thuộc xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre hoằng hoá vùng Mỹ Tho, linh
vị của Hoà thượng hiện còn tại chùa Hội Tôn nội dung ghi “Lâm Tế Chánh Tông tam
thập ngũ thế Long Hưng đường thượng huý Phật Tịnh thượng Từ hạ Nghiêm đại lão
Hoà thượng linh toà” (Linh vị, Đại lão Hoà thượng chùa Hưng Long, huý Phật Tịnh
hiệu Từ Nghiêm, đời 35, Lâm Tế Chánh Tông), qua đó cũng chứng tỏ rằng Hoà thượng
Phật Tịnh Từ Nghiêm được truyền thừa theo Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ của Hoà
thượng Mộc Trần Đạo Mân: “Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên, minh như hồng nhựt
lệ trung thiên... ” [68, tr. 21], cụ thể như sau:
Đời 33. Hoà thượng Thọ Tông Nguyên Thiều (1648-1728), Thập Tháp Di
Đà Tự, tỉnh Bình Định;
Đời 34. Hoà thượng Thành Đạo Kỳ Phương (1682-1744), Thập Tháp Di
Đà Tự, tỉnh Bình Định;
Đời 35. Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm (?-1782-1799), trụ trì thứ 1
Hội Tôn Tự, tỉnh Bến Tre;
Đời 36. Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng (?-1799-1826), trụ trì thứ 2 Hội
Tôn Tự, tỉnh Bến Tre;
Đời 37. Hoà thượng Tiên Tịnh Bảo Chất (?-1826-1850), trụ trì thứ 3 Hội
Tôn Tự, tỉnh Bến Tre;
Đời 38. Hoà thượng Minh Chánh Quảng Giáo (1826-1850-1875), trụ trì
thứ 4 Hội Tôn Tự, tỉnh Bến Tre;
24
Đời 39. Hòa thượng Như Ưng Tâm Định (?-1875-1908), trụ trì thứ 5 Hội
Tôn Tự, tỉnh Bến Tre.
Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm có đệ tử tài đức vẹn toàn là Hoà thượng
Tổ Trí Khánh Hưng [27][60] kế thế trụ trì chùa Hội Tôn. Giữa năm 1799, Hoà
thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm theo ghe bầu về quê rồi mất tích [9, tr. 27]. Di tích
của Hoà thượng hiện còn là tấm biển “Hội Tông Tự” có ghi: “Tuế thứ Nhâm Dần
niên chánh ngoạt cốc đán; Thập phương bổn đạo đồng tạo” (Chùa Hội Tông (Tôn)
thập phương bổn đạo tạo ngày lành tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782)) [69].
Một điều đáng chú ý khác, cho đến nay người viết luận văn chưa thấy tài
liệu nào ghi Hòa thượng Tổ Trí Khánh Hưng trụ trì đời thứ hai chùa Hội Tôn
nhận truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Long Tiêu (Trí Bản, Trí Huệ, Long Động,
Lân Giác) của Thiền sư Trí Bản Đột Không, nhưng hiện nay còn rất nhiều thông
tin đệ tử của Hòa thượng Tổ Trí Khánh Hưng ngoài chữ “Tiên” đời thứ 37 Thiền
phái Lâm Tế Gia Phổ của Thiền sư Đạo Mân còn có chữ “Phổ” đời thứ 39 Thiền
phái Long Tiêu (Trí Huệ), như Hòa thượng Tiên Thiện Từ Lâm (Từ Dung) trụ trì
chùa Bửu Lâm (Tiền Giang) còn có tên Phổ Hiện, Hòa thượng Tiên Tịnh Bảo
Chất trụ trì chùa Hội Tôn (Châu Thành, Bến Tre) còn có tên Phổ Tịnh, Hòa
thượng Tiên Tâm Bửu Châu chùa Bửu Hưng (Sa Đéc, Đồng Tháp) còn có tên
Phổ Khánh. Hiện nay tại Tổ đường chùa Hội Tôn còn rất nhiều linh vị Tăng, Ni,
Phật tử và tu sĩ Phật giáo Bến Tre, Tiền Giang có pháp danh lót chữ “phổ thông
tâm nguyên quảng tục (thục)” theo dòng kệ của Thiền sư Trí Bản Đột Không.
Linh vị tại Tổ đường chùa Hội Tôn có thờ các vị như sau:
Đời 39 chữ “Phổ”: Phổ Ngữ Chánh Trực, Phổ Bạch Tính Thanh;
Đời 40 chư “Thông”: Thông Quý Tính Thể, Thông Tích Đức Lưu;
Đời 41 chữ “Tâm”: Tâm Lập Chân Chí, Tâm Trường Chánh Cựu;
Đời 42 chữ “Nguyên”: Nguyên Thường Chánh Thiện, Nguyên Phổ;
Đời 43 chữ “Quảng”: Quảng Phước Thông Tùy, Quảng Huệ Thục Phước;
Đời 44 chữ “Thục”: Thục Hảo Tâm Thông, Thục Hậu Tâm Kế v.v...
Những linh vị này tuy không ghi ngày tháng năm sinh và mất, nhưng linh
25
vị đã rất cũ có đến hàng chục, hàng trăm năm về trước.
Các tự viện trong tỉnh hiện nay còn truyền thừa Thiền phái này như chùa
Viên Giác, Phường 5, thành phố Bến Tre truyền đến Thượng tọa Tục Lập Huệ Đức
(1962 - hiện nay), chùa Tân Long xã Tân Thạch, huyện Châu Thành truyền đến Hòa
thượng Xương Đạt Nhuận Thiền (1942 - hiện nay), chùa Phước Sơn xã Cẩm Sơn,
huyện Mỏ Cày Nam truyền đến Đại đức Xương Từ (1968 - hiện nay), chùa Bửu
Thành xã Thành Triệu, huyện Châu Thành truyền đến Ni sư Long Viên (1963 - hiện
nay), v.v... Tuy nhiên, cho đến nay người viết luận văn chưa tìm thấy một tờ Chánh
pháp nhãn tạng nào ghi lại các thế hệ truyền thừa của Thiền phái này.
Cổ vật hiện còn: Nếu bỏ một số hiện vật cổ trước khi Phật giáo vùng đất
Bến Tre được hồi sinh trở lại, như: Tượng Phật chùa Linh Quang xã Phước Mỹ
Trung, huyện Mỏ Cày Bắc có niên đại thế kỷ VI - VII [8]; Tượng Phật chùa Long
An huyện Mỏ Cày Nam [53, tr. 208], Tượng Bồ tát Quan Thế Âm chùa Tiên Đài
huyện Châu Thành, tượng Bồ tát Tiêu Diện - Bồ tát Hộ Pháp chùa Long Phú huyện
Mỏ Cày Bắc... [69] thì những cổ vật xưa nhất hiện còn tại các tự viện trong tỉnh
minh chứng cho thời gian Phật giáo có mặt sớm nhất tại vùng đất Bến Tre ngày nay
là: Tấm biển “Hội Tôn Tự” có niên đại 1782, linh vị Hoà thượng Minh Giác Kỳ
Phương có niên đại trước năm 1800, linh vị Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm có
niên đại khoảng năm 1800, quả Đại Hồng chung có niên đại 1805, Bảo tháp tôn trí
nhục thân Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng có niên đại khoảng năm 1826 [69].
Tượng thờ: Thời kỳ này các chùa đều tôn thờ tượng Phật bằng gỗ, hoặc
bằng đồng, nhưng ở đây khí hậu ẩm thấp, gỗ không chịu nổi sự tàn phá của môi
trường và thời gian, như tượng Giám Trai ở chùa Hội Tôn trong ruột và sau lưng
đã mục, tượng Bồ tát Quan Âm chùa Hoà Nam huyện Ba Tri... ngược lại tượng
Phật bằng đồng tuy được bền lâu nhưng lại bị kẻ trộm đánh cấp, nên những pho
tượng ấy hiện còn rất ít, như chùa Hội Tôn huyện Châu Thành chỉ còn một vài
tượng Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Hộ Pháp, chùa Linh Quang huyện Mỏ Cày Bắc
chỉ còn tượng Phật Thích Ca... [69].
Qua cách thờ cúng cho thấy, không gian thiêng nơi đây là một mô hình
26
tổng hợp nhiều tín ngưỡng, được bắt nguồn từ nhu cầu đời sống xã hội, do vùng
rừng thiêng nước độc, nhiều lam chướng, rủi ro, người dân nơi đây muốn nương
tựa vào sự che chở của những bậc thánh thần linh hiển để họ có thêm sức mạnh,
có đủ niềm tin tiếp tục sinh sống trên mảnh đất này.
Tu học: Các vị cao Tăng sớm nhất vùng đất Bến Tre như Hoà thượng Phật
Tịnh Từ Nghiêm, Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng xuất thân từ Thập Tháp Di Đà
Tự là những vị đức rộng tài cao. Xét về mặt lịch sử, Phật giáo thời này tại Thuận
Hoá cũng rất phát triển, vì thế tin chắc rằng khi hoằng hoá ở đất Bến Tre các Hoà
thượng không chỉ hướng dẫn tín đồ ăn chay, niệm Phật Di Đà cầu Phật độ đời sau
sanh chỗ an lành, Phật Dược Sư cầu tiêu bệnh tật, Bồ tát Quan Âm phù hộ tai qua
nạn khỏi, Bồ tát Địa Tạng cầu được siêu sinh sau khi chết theo nhu cầu tín ngưỡng
của người dân, và thọ 3 Quy, giữ 5 giới, sống hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với
anh em, giúp đỡ bầu bạn xóm làng, trung thành với những nhà lãnh đạo, nhẫn nại
làm ăn... mà còn tuyên dương Phật pháp, giáo dục đệ tử trở thành những danh Tăng
tài đức vẹn toàn. Cụ thể đã tác thành Hoà thượng Tiên Thiện Từ Lâm lúc 22 tuổi đã
trở thành vị trụ trì đầu tiên chùa Bửu Lâm tỉnh Tiền Giang, năm 50 tuổi được triều
đình Huế phong chức Tăng Cang [9, tr 26] và trụ trì nhiều chùa trong vùng như Sắc
Tứ Linh Thứu tỉnh Tiền Giang, chùa Bửu Hưng tỉnh Đồng Tháp [48, tr. 26]. Điều
này thấy rõ qua những kinh mộc bản còn truyền lại tại chùa Hội Tôn. Kinh nhật
tụng, kinh sách chữ Hán được in bằng mộc bản trên giấy dó lưu truyền ở các chùa.
Yếu tố tín ngưỡng nhân gian trong thờ cúng: Ngoài việc thờ cúng theo
tín ngưỡng Phật giáo chính thống, trong khuôn viên chùa còn có miếu thờ Thổ
Địa, Thần Tài, Thuỷ Long, Chúa Xứ, Thành Hoàng Bổn Cảnh... như các miếu
nhỏ phía trước chùa Hội Tôn huyện Châu Thành [69].
Sinh hoạt (cộng đồng): Từ những đặc điểm trên có thể suy luận rằng:
người dân lúc bấy giờ rất có cảm tình với Phật giáo, họ đã xây dựng chùa Hội
Tôn nguy nga tráng lệ, rằm nguyên, lễ hội quy tụ đông đúc, tổ chức cầu an cầu
siêu, cúng tế để yên lòng trong cuộc sống, tụng kinh, ăn chay niệm Phật, làm
lành lánh dữ, bố thí cúng dường, giúp đỡ người khác để được phước.
27
Tiểu kết Chương 1
Tóm lại, sau khi vương quốc Chân Lạp của người Khmer thống lãnh trọn
vẹn lãnh thổ Phù Nam, vua Chân Lạp đã chia đất nước ra làm Lục Chân Lạp và
Thuỷ Chân Lạp. Lúc bấy giờ đất Bến Tre thuộc một phần của Thuỷ Chân Lạp.
Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, Phật giáo vùng đất Bến Tre dần biến
mất theo hoang hoá của Thuỷ Chân Lạp. Trải qua hơn 500 năm chìm về quá khứ
(thế kỷ XII - XVII), đến thế kỷ XVII cùng với công cuộc mở đất di dân về Nam,
các Chúa Nguyễn xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, cũng từ đó hàng
loạt ngôi chùa Phật giáo xuất hiện trở lại. Đặc biệt vùng đất Bến Tre, khoảng
giữa thế kỷ XVIII đã xuất hiện ngôi chùa đầu tiên là Hội Tôn Tự, đến đầu giữa
thế kỷ XIX, với phong trào vào Nam lập nghiệp của người Bình Định, Quảng
Nam, Quảng Ngãi hàng loạt ngôi chùa được hình thành, lúc đầu là những thảo
am, sau được các cao Tăng tôn tạo thành danh thắng.
Về thời gian, Phật giáo được người dân Bến Tre biết đến từ đầu thế kỷ
XVIII, do những người dân từ Trung Quốc, từ Thuận Hoá di cư vào, đến giữa
thế kỷ XVIII đã có Chư Tăng từ Bình Định di cư vào sinh sống truyền đạo như
Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm, Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng... tại địa
phương đã có thân nhân bà Cù Thị Báu, Phật tử Trần Thị Mỗi...
Về tuyến đường, do thời kỳ này đường bộ khó đi hơn đường thuỷ nên
người dân cho đến các vị Tăng phần nhiều đi theo đường thuỷ vào Đồng Nai,
Gia Định, Mỹ Tho rồi sang đất Bến Tre.
Về nhân lực, đầu tiên phải kể đến thân nhân bà Cù Thị Báu (? - ?) và con
gái là Trần Thị Mỗi (? - ?), Phật tử thôn Quới Hoà, Phú Thành. Vị Tăng đầu tiên
là Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm (?-1799), Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng
(?-1826)...
Về cơ sở vật chất, đầu tiên phải kể đến chùa Hội Tôn và những hiện vật
như tấm biển “Hội Tôn Tự” tạo năm 1782. Ngoài ra còn có những cổ vật khi
khai cơ lập nghiệp, dựng chùa người dân đã tình cờ thấy được, như tượng Phật
28
chùa Linh Quang, tượng ông Tiêu, ông Hộ chùa Long Phú huyện Mỏ Cày Bắc,
tượng Bồ tát Quan Âm chùa Tiên Đài huyện Châu Thành...
Từ khi mới du nhập vào Bến Tre Phật giáo đã nhanh chóng được mọi tầng
lớp người dân vui mừng tiếp nhận, trong xây dựng vào bảo vệ quê hương Tăng,
Ni, Phật tử đã quên mình vì nghĩa, vùng đất Bến Tre từ hoang phế đã hồi sinh trở
lại, các hoạt động văn hoá, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo cũng được phát triển.
Qua đó, Tăng, Ni, tự viện, Phật tử cũng lần lượt xuất hiện ngày càng nhiều.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Bến Tre đã thể hiện rõ
vai trò cố kết nhân tâm, gắn bó hài hoà cùng mọi tầng lớp người dân địa phương,
giáo dục tính thiện, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá đạo đức tốt đẹp
của người dân và tích cực góp phần xây dựng quê hương Bến Tre ngày thêm
giàu đẹp, cuộc sống người dân an lành, hạnh phúc.
29
Chương 2
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XIX
2.1. Nguồn gốc hình thành ngôi chùa và hình thức thờ cúng của các
ngôi chùa trong thế kỷ XIX tại Bến Tre
2.1.1. Nguồn gốc hình thành các ngôi chùa
Số lượng chùa Phật giáo tỉnh Bến Tre thành lập trong thế kỷ XVIII -
XIX: Các chùa ở Bến Tre thật khó xác định chính xác thời gian thành lập, vì
phần nhiều do cá nhân người dân lập, đầu tiên là tư gia, về sau lâu dần thành am,
đến bằng cây lá nhỏ, đến bằng cây lá to, rồi đến bán kiên cố nửa cây nửa bê-
tông, sau cùng là kiên cố bằng bê-tông cốt sắt. Thời gian đầu, do cá nhân hoặc
gia đình quản lý, về sau số lượng người đến cúng bái càng đông thiết lập nên
nhóm người quản lý, đến làng quản lý và sau cùng là Giáo hội quản lý. Vì thế chỉ
có thể chia ra ba khoảng thời gian đầu, giữa và cuối thế kỷ mỗi giai đoạn khoảng
33 năm, khi nơi ấy đã thành ngôi chùa chính thức.
Khảo sát 76 ngôi tự viện Phật giáo thành lập trước năm 1900 theo danh bộ
Tăng, Ni, Tự, Viện [2] và sách chùa Việt Nam đã công bố năm 2015 [48, tr. 541]
tại tỉnh Bến Tre cho thấy có 47 ngôi thành lập trước năm 1900 (thế kỷ XVIII-
XIX), trong đó có 01 ngôi thành lập giữa thế kỷ XVIII, 02 ngôi đầu thế kỷ XIX,
03 ngôi giữa thế kỷ XIX, 41 ngôi cuối thế kỷ XIX (kèm phụ lục 2), còn lại 29
ngôi thành lập sau năm 1900 (thế kỷ XX).
Nguyên nhân lập chùa: Ngôi chùa của Phật giáo không chỉ là nơi thờ
Phật Thích Ca Mâu Ni mà còn là chỗ cư trú, tu, học, sinh hoạt của Tăng, Ni, Phật
tử và là nét văn hoá của người Việt Nam. Vì thế việc lập chùa, đặt tên chùa rất
quan trọng. Ở Bến Tre, để thành lập một ngôi chùa phải có từ một đến nhiều hơn
trong năm nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thứ nhất: phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tu, học, sinh hoạt của
Tăng, Ni, Phật tử: Qua những hiện vật, tượng Phật, Bồ tát khảo cổ được ở các di
chỉ An Phong, Giồng Nổi, chùa Linh Quang... hiện nay cho thấy, Phật giáo có
30
mặt tại vùng đất Bến Tre ngày nay rất sớm, nhưng nền văn hoá đó đã lùi về quá
khứ từ thế kỷ X. Suốt hơn bảy thế kỷ (X – XVII) Phật giáo vùng đất Bến Tre
tuyệt tích, Phật giáo vùng Trung Việt, Nam Việt một thời rực rỡ cũng không còn,
trong khi đó Phật giáo vùng Bắc Việt luôn được tồn tại. Năm 1559, Nguyễn
Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá, Phật giáo vùng Trung Việt, Nam Việt dần dần
được phục hồi và phát triển trở lại. Đặc biệt vào năm 1665 với sự xuất hiện của
Hoà thượng Nguyên Thiều - Siêu Bạch tại phủ Qui Ninh (Qui Nhơn, Bình Định
ngày nay) [73, tr. 432] Phật giáo lại được phát triển mạnh mẽ hơn, hàng đệ tử đệ
tôn của Hoà thượng đã đem Thiền học Đại thừa truyền vào Miền Nam, như: Hoà
thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn khai sơn chùa Long Thiền, Đồng Nai [73, tr. 465];
Hoà thượng Thiệt Thoại Tánh Tường khai sơn chùa Hoa Nghiêm Thủ Đức, Gia
Định [73, tr. 461]; Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm khai sơn chùa Hưng Long,
Bình Dương [48, tr. 1009]... Trong bối cảnh như thế cộng với chính sách Nam
tiến của các chúa Nguyễn, từng đoàn người kể cả người Hoa, Tăng, Ni, Phật tử
vào Nam sinh cơ lập nghiệp, trong đó có vùng đất Bến Tre ngày nay.
Nơi vùng đất mới họ đã lập chùa không chỉ vì thờ Phật mà còn do nhu cầu
tu, học cá nhân và chỗ ở của bậc thầy có đủ tài đức che chở mọi người được họ
tôn kính và chùa cũng là ngôi nhà chung để họ học tập lễ nghi, sinh hoạt lễ hội,
vui chơi giải trí. Cụ thể như Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm tại chùa Hội Tôn
đã dạy dân đạo lý nhà Phật, cách thức làm ăn ở vùng đất mới, võ nghệ để phòng
thú dữ, cách đóng thuyền, bè đi lại trên sông nước, cách dệt vải, dệt lưới phục vụ
nhu cầu đời sống người dân… Hoà thượng còn nghĩ ra cách giết cọp để cứu dân
thôn Hoà Quới và Phú Thành…[9, tr. 25].
Tại Bến Tre thời gian trước năm 1900 có đến 31/47 ngôi chùa được thành
lập với mục đích tương tự như trên, có những ngôi từ cá nhân Phật tử tự xuất tài
sản ra lập chùa để thân nhân trong gia đình tu tập, cúng bái, từ đó hình thành
ngôi chùa. Đây là một dạng chùa tộc, phần nhiều về sau được thân nhân thỉnh
Tăng, Ni về cư trú trở thành chùa của Tăng, Ni còn số ít thân tộc quản lý cho đến
hiện nay, như: chùa Long An (Mỏ Cày Nam); chùa Phước Long (Châu Thành)…
31
Nguyên nhân thứ hai: Giữ gìn di tích cổ: Vùng đất Bến Tre ngày nay thế kỷ
thứ I đến thế kỷ VII thuộc lãnh thổ Phù Nam, đời sống người dân nơi đây phồn
thịnh họ xây dựng đền tháp [45, tr. 10]. Sau khi Phù Nam bị Chân Lạp lật đổ vùng
đất này dần vắng bóng người, đến thế kỷ XIII thì hoàn toàn hoang phế [34, tr, 23].
Từ thế kỷ XVII người dân nơi khác phần nhiều là người Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Minh Hương lần lượt đến Bến Tre khai hoang sinh sống [45, tr. 33].
Trong lúc khai hoang, tôn tạo nhà cửa, khai mương xẻ rạch người dân bắt gặp tượng
Phật, tượng Bồ tát, tượng Thánh hiền trong lòng đất, họ nghĩ rằng nơi đây là chỗ
chùa đền linh thiêng, giờ có duyên gặp Phật, cần phải lập chùa thờ Phật để Phật phù
hộ được an lành, tai qua nạn khỏi trong đời sống đầy dẫy khó khăn, lam chướng. Từ
đó người dân lập am thờ tượng Phật, Bồ tát, Thánh hiền mà họ gặp được. Để việc
thờ cúng được bảo đảm tồn tại, trang nghiêm họ đã cúng vào am một phần vườn
ruộng và một phần hoa lợi cử người trông coi, hương khói, cúng kính, lâu dần quy
tụ nhiều người và nhu cầu thỉnh Tăng, Ni về cư trú lâu dài để hướng dẫn người dân
tu học theo đạo Phật, dần dần am nhỏ biến thành chùa to nguy nga rực rỡ.
Trước năm 1900, tại vùng đất Bến Tre ngày nay đã có 04/47 ngôi chùa
được hình thành từ nguyên nhân này, như: chùa Tiên Đài huyện Châu Thành,
chùa Long Phú huyện Mỏ Cày Bắc... Hiện tượng này tiếp diễn rải rác khắp nơi
trong tỉnh cho đến ngày nay như: chùa Long An (chùa Trà Nồng) huyện Mỏ Cày
Nam, chùa Gia Hưng huyện Mỏ Cày Bắc…
Nguyên nhân thứ ba: từ tín ngưỡng của những mục đồng: Trong khoảng
giữa thế kỷ XIX về sau, nghề trồng lúa nước vùng đất Bến Tre bùn lầy, cần
nhiều sức kéo của trâu, đặc biệt những điền chủ hàng ngàn mẫu ruộng, họ nuôi
trâu thành đàn và lực lượng gia đinh chăn trâu cũng nhiều, từ đó xuất hiện nghề
chăn trâu, có người chăn trâu cha truyền con nối nhiều đời.
Tại Bến Tre còn lưu lại truyền thuyết về uy lực của người chăn trâu ba đời:
Thời ấy vùng đất Bến Tre ma qủi rất nhiều, phá phách xóm làng, hành người bệnh
tật, thậm chí tan nhà mất mạng. Người dân lo sợ không yên, họ rước thầy bùa, thầy
pháp cúng tế và tống quái để xua đuổi ma quỉ. Thầy pháp dùng nhiều cây chuối kết
32
thành một chiếc bè, dùng tre, sậy, giấy, sơ dừa, vải, rơm... tạo những đồ gia dụng
giả đầy đủ như một chiếc thuyền có cờ, có lộng, có cả người chèo thuyền và
những phẩm vật cúng như chè, xôi, bánh, trái, gà, vịt, có khi có cả đầu heo hoặc
nguyên con heo quay. Thầy pháp cúng trong nhà xong, đem ra bờ sông cúng rồi
đẩy chiếc bè ra sông cho trôi theo dòng nước, nếu chiếc bè đó tấp vào những đền
miếu ven sông thì ma quỉ sẽ lên đền miếu đó cư trú, nếu ai vớt lên ăn những đồ
cúng thì ma quỉ sẽ theo người đó, ngược lại chiếc bè ấy bị người đã từng 3 đời
(ông - cha - đương sự) thừa kế chăn trâu vớt lên ăn thì ma quỉ ấy sẽ bỏ đi, không
dám làm hại. Đầu thế kỷ XX vùng đất Cẩm Sơn, Hương Mỹ, Ngãi Đăng còn ông
Võ Văn Tốt làm nghề cúng này rất nổi tiếng.
Từ việc người chăn trâu thấy chùa, mộ Phật nhưng vì thân phận ở đợ chăn
trâu cho điền chủ không được tự do đi lại, mà chùa thì cách xa mới có một ngôi
(trước năm 1870 toàn tỉnh Bến Tre ngày nay chỉ có 6 ngôi chùa). Vì thế, để thoả
mãn niềm tin, những người chăn trâu dùng đất sét nặn tượng Phật đem phơi khô
rồi thả xuống kinh, rạch nếu tượng nào nổi là tượng đó linh thiêng đem để lên
bàn thờ. Việc lạ là những tượng này rất linh hiển, các trẻ chăn trâu thường được
thần nhân mách bảo những điều sắp xảy ra, cầu xin thường được linh ứng. Việc
linh hiển ấy truyền miệng lâu dần, thu hút sự chú ý của những người dân trong
vùng, họ đã đến cầu được bình an khi gia đình có hoạn nạn, bệnh tật ốm đau...
dần dần nơi đó biến thành chùa gọi là chùa mục đồng. Trước năm 1900 tại vùng
đất Bến Tre có 8/47 ngôi chùa thành lập vì nguyên nhân này, như: chùa Linh Sơn
huyện Chợ Lách, chùa Vĩnh Trường huyện Ba Tri, chùa Phú Bửu huyện Thạnh
Phú... Hiện tượng này còn tiếp diễn mãi về sau, như: chùa Mục Đồng huyện
Giồng Trôm, chùa An Linh huyện Ba Tri... thành lập đầu thế kỷ XX.
Nguyên nhân thứ tư: Vì nhu cầu tín ngưỡng của làng: Vùng đất Bến Tre,
thế kỷ XIII - XVII hoang phế không người cư trú. Từ thế kỷ XVIII về sau người
dân dần dần đến định cư mỗi ngày thêm đông, nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo khá
cao tuy nhiên ba dải cù lao sông rạch chằng chịt, cách trở đi lại khó khăn, đặc
biệt mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 01 di chuyển lại càng khó khăn hơn, để
33
đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo của người dân, những điền chủ trong làng
chung nhau cất một ngôi chùa gọi là chùa làng, do những vị có chức phận địa
phương quản lý, công cử người trông coi việc thờ cúng giống như một ngôi đình
làng. Trước năm 1900, tại vùng đất Bến Tre có 6/47 ngôi chùa được hình thành
như thế, cụ thể như chùa Huệ Quang huyện Giồng Trôm, chùa Phước Khánh
huyện Thạnh Phú... Về sau, Hội đồng địa hạt hoặc Ban Hội tề, Ban Khánh tiết
thỉnh Tăng, Ni về cư trú và chùa trở thành chùa làng.
Nguyên nhân thứ năm: vì sự linh hiển phải lập chùa thờ cúng: Đất Bến Tre
trước năm 1700 toàn là rừng hoặc những cánh đồng lau sậy cao vút, từ năm 1700
về sau mới có người khai hoang tái định cư. Đất rộng người thưa, hàng ngày họ
phải đối mặt với vô vàn khó khăn nguy hiểm nào là thú dữ, nào là lam chướng,
nào là ma quỷ... Người dân sống nơi đây luôn thấy lo sợ, bất an, vì vậy họ đã
bám víu vào Trời, Phật, Thánh, Thần huyền bí, linh thiêng, che chở giúp đỡ để
có thêm sức mạnh, niềm tin và hy vọng cuộc sống bình yên, tươi đẹp. Từ đó họ
đã thiết lập nơi thờ cúng, từ thờ Tiên, Phật, Thánh, Thần cho đến thờ ông Hổ,
ông Gốc, bà Chằn, Hà Bá, Thuỷ Quan, cá Ông, cá Sấu, Thổ Địa, Thành Hoàng,
thần Mưa, thần Rắn, ông Tiên, ông Táo, Chúa Xứ, Thần Tài... có những nơi thờ
thần trở thành chùa thờ Phật, có những nơi chùa Phật có thờ Thần. Hiện nay, rải
rác khắp tỉnh nhiều chùa trong khuôn viên vẫn còn những miếu môn nhang, đèn,
hoa, quả, thờ cúng quanh năm như: chùa Phước Long huyện Chợ Lách, chùa
Thiên Thọ huyện Bình Đại, chùa Tuyên Linh (Tiên Linh) huyện Mỏ Cày Nam...
Liên quan đến sự hình thành chùa theo diễn giải trên, Hoà thượng Thái
Không chùa Tuyên Linh kể rằng: Trước khi chùa Tuyên Linh được hình thành,
khu vực xã Minh Đức là rừng rậm hoang vu sầm uất, nơi trú ngụ của bao nhiêu
loại thú rừng, cô Huỳnh Thị Sầm con gái út ông Huỳnh Thế Pháp leo bần bẻ củi
chẳng may bị cọp ăn, chẳng lâu sau cô thành “Tinh Hổ giảo”, nhưng người dân
vì sợ cô không dám gọi yêu tinh mà gọi là bà Tiên [38]. Khoảng năm 1885, ông
Cả Nguyễn Duy Quý mua 5.000 m2
đất của ông Huỳnh Thế Pháp cất cái am có
cái gác để người bác ruột là Nguyễn Duy Đảnh (1846-1902) lớn tuổi không có
34
con tu hành, không lâu sau thầy Rằng quê ở Bình Đông, Ba Tri (Hoà thượng
Khánh Phong huý là Thanh Lương hiệu Minh Đàng (1831-1906) đời 38 Thiền
phái Lâm Tế [18]) đến cư trú, hướng dẫn ông Đảnh tu, học [59]. Lúc bấy giờ
người dân thấy cô Sầm cứ hiện hình chập chờn quanh chùa: Có khi ban đêm, có
lúc ban ngày, thấy cô mặc bộ đồ trắng xóa xõa tóc hoặc ngồi, hoặc đi trước sân
am, hoặc trên nhánh cây thòng chân xuống, thậm chí móc chân trên cành cây
thòng đầu xuống bên đường đi trước am. Có khi người ta thấy cô mặt mày vằn
vện, lè lưỡi xanh lè dài thòng... Hoà thượng Khánh Phong làm thuốc và cũng biết
bùa chú nên đã dùng nhiều phương pháp trấn yểm mà vẫn không hết. Cuối cùng
Hoà thượng phải làm lễ cúng rước cô vô am, từ đó cô ít quấy phá xóm làng,
thỉnh thoảng cô cũng còn hiện hình hỏi thăm quý bà, quý cô ở Cái Bần đi chợ,
nhưng từ đây am rất linh hiển, ai bệnh đến xin thuốc mà vái van cô thì uống
thuốc được khỏi bệnh, mong cầu điều gì đều được toại ý. Từ đó khách viếng am
mỗi ngày thêm đông, Hoà thượng Khánh Phong mới đặt tên am là “Tiên Linh
Tự” hàm nghĩa chùa có bà tiên linh hiển [38, tr. 5]. Từ đó chùa Tiên Linh chính
thức được thành lập. Năm 1930, nhân lần đại trùng tu chùa Tiên Linh Hoà
thượng Lê Khánh Hoà đã đổi tên chùa thành Tuyên Linh Tự [59]. Thời Hoà
thượng Lê Khánh Hoà làm trụ trì (1907-1947) về sau không còn cái quái ấy nữa,
nhưng cô thường hay giáng đỏ trên ngọn sao, ngọn dương trước chùa. Vì thế một
bầu trời tiềm tàng linh linh hiển hiển vẫn còn bao phủ trong Tăng, Ni và Phật tử
địa phương khi cầu nguyện một điều gì [38].
Xét đến cùng, lập chùa có nhiều nguyên nhân nhưng đặc điểm chung vẫn
là vì đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của người dân ở vùng đất mới, họ ở nơi
mà sự may rủi, không lường trước được, trong khi những huyền bí, linh hiển
vượt quá sức hiểu biết, định đoán của con người, vì thế người dân cần tìm nơi
nương tựa tâm linh để có đủ sức lực, niềm tin tiếp tục xây dựng đời sống trên
mảnh đất mới. Từ đó ngôi chùa đã hình thành, được mọi tầng lớp người dân bảo
tồn, tôn tạo để nó luôn tồn tại và phát triển. Trong gần 100 năm đầu từ khi chùa
Hội Tôn được thành lập đến năm 1870, vùng đất Bến Tre ngày nay lần lược 6
35
ngôi chùa được thành lập. Từ năm 1870 đến năm 1900 rầm rộ có đến 41 ngôi
chùa đã hình thành.
Đặt tên cho ngôi chùa: Bến Tre nói riêng, miền Nam nói chung, đặt tên
chùa có nhiều điểm khác hơn miền Bắc. Miền Bắc mỗi chùa đều có tên theo văn
bản hành chính nhưng người dân địa phương không ai gọi tên chùa theo văn bản
hành chính mà thường gọi tên chùa theo tên làng thí dụ: Chùa Vạn Phúc ở sườn
phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được gọi là
chùa Phật Tích; chùa Ninh Phúc ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã
Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được gọi là chùa Bút Tháp… Ở Bến
Tre người dân chỉ gọi tên chùa theo tên chính thức của văn bản hành chính trừ một
vài trường hợp đặc thù người dân mới gọi thêm một biệt danh ngoài văn bản hành
chính, như chùa Long An, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam dân làng gọi là chùa
Trà Nồng theo truyền thuyết do bà Nồng lập, chùa Hội Minh, xã Đa Phước Hội,
huyện Mỏ Cày Nam dân làng gọi là chùa Sãi Ếch theo truyền thuyết do ông Ếch lập.
Khi lập chùa, đặt tên cho chùa thường có một trong 5 trường hợp: thứ
nhất, ghép tên làng làm một phần tên chùa như: chùa ở thôn Cẩm Sơn nay là xã
Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam tên là chùa Phước Sơn; thứ hai, dùng tên người
lập chùa đặt tên cho chùa như: chùa do ông Quốc và ông Ân sáng lập nay thuộc
ấp Đại An, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách tên là chùa Quốc Ân...; thứ ba, căn
cứ vào nguyên nhân lập chùa đặt tên: như chùa có bà tiên linh hiển nay thuộc ấp
Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam tên là chùa Tiên Linh...;
thứ tư, căn cứ vào chùa gốc đặt tên cho chùa nhánh: như Hoà thượng trụ trì chùa
Hội Minh lập thêm chùa mới nay thuộc thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam đặt
tên là chùa Hội Phước; thứ năm, lựa một từ đẹp trong kinh điển đặt tên chùa,
như: chùa Viên Giác, chùa Viên Minh, chùa Liên Trì, chùa Liên Hoa...
Ngoài ra, việc lập chùa cũng dựa trên chính những diễn tiến đời sống
thường ngày của người dân tại Bến Tre, như truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa,
vùng Chợ Thom có cô gái xinh đẹp tên Nồng con của một phú hộ, một hôm cô bị
3 tên cướp đón đường, lúc đó tình cờ gặp được Ếch, một chàng trai nhà nghèo,
36
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX
PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE  THẾ KỶ XVIII - XIX

Más contenido relacionado

Similar a PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX

LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...nataliej4
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...OnTimeVitThu
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...HanaTiti
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1Phật Ngôn
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...OnTimeVitThu
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN OnTimeVitThu
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar a PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX (20)

Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên, 9đ
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIXLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình thế kỷ XVII-XIX
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAYLuận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
Luận văn: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Quảng Bình, HAY
 
Tieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giaoTieu luan Phat giao
Tieu luan Phat giao
 
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
 
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩaLuận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
Luận văn thạc sĩ triết học: Chữ hiếu trong đạo Phật và ý nghĩa
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ  Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Nhân sinh quan trong kinh tân ước của Kitô giáo.doc
 
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
LUẬN VĂN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI TỈ...
 
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
Ảnh hưởng của công giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân tỉnh Nin...
 
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAYTín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở Tuyên Quang, HAY
 
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdfKHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
KHẢO CỨU DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM HIỆN NAY.pdf
 
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
Từ Điển bách khoa phật giáo việt nam tập 1
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA N...
 
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
 
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đHội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đ
Hội nhập văn hóa qua một số văn bia Hán Nôm công giáo, 9đ
 
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
Quá Trình Phục Dựng Di Tích Và Lễ Hội Đền Tiên (Phường Tiên Cát, Thành Phố Vi...
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn DữLuận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
Luận văn: Tư tưởng Nho, Phật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ
 

Más de OnTimeVitThu

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNOnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...OnTimeVitThu
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnOnTimeVitThu
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOOnTimeVitThu
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...OnTimeVitThu
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...OnTimeVitThu
 

Más de OnTimeVitThu (20)

Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công tyLuận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
Luận văn thạc sĩ kế toán: Phân tích tài chính công ty
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VNLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở VN
 
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
Luận văn thạc sĩ: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ của bên thứ 3 tr...
 
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
Luận văn thạc sĩ: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao độ...
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
Khoá luận: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng và...
 
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật BảnTiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
Tiểu luận ngành Ngôn ngữ nhật, Đề tài sân khấu truyền thống Nhật Bản
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAOTIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
TIỂU LUẬN: MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM, ĐIỂM CAO
 
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 6: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 3: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍMẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
MẪU 1: TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ, TẢI MIỄN PHÍ
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doa...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản trong cho vay tại Ng...
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản có tài sản đảm...
 
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công tyLuận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả kinh doanh bất động sản của công ty
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến bong bóng cổ phiếu bất động sản trên thị ...
 

Último

TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 

PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUẢNG TRỌNG MẢNH (Thích Xương Tâm) PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2021
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUẢNG TRỌNG MẢNH (Thích Xương Tâm) PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX Ngành : Tôn giáo học Mã số : 8.22.90.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỒNG DƯƠNG HÀ NỘI, 2021
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Quảng Trọng Mảnh (tên thường gọi theo Phật giáo: Thích Xương Tâm), người thực hiện luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và nguồn gốc văn bia cùng các bản dịch văn bia được tôi chú thích rõ ràng và trung thực. Tác giả luận văn Quảng Trọng Mảnh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Người viết luận văn thành thật tri ân Chư Tôn giáo phẩm, Đại đức Tăng, Ni trụ trì các tự viện tỉnh Bến Tre, các bậc tiền bối, những nhà nghiên cứu đã dày công tạo nền tảng, để người viết luận văn có đủ tâm huyết thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, hầu giúp cho thế hệ mai sau được biết phần nào về quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo tỉnh Bến Tre, chí ít là biết được vài sự kiện, con người Phật giáo trong lịch sử phát triển tỉnh nhà. Cuối cùng, em thành thật tri ân quý Thầy, Cô, những ân nhân Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam suốt thời gian qua đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành công trình nghiên cứu “Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX”. Kính chúc quý thầy, cô thành tựu sự nghiệp, an lành trong cuộc sống. Bến Tre, ngày 04 tháng 4 năm 2021 Học viên Quảng Trọng Mảnh
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 Chương 1. KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA XÃ HỘI BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX VÀ PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII.......................................................................................7 1.1. Khái quát địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX ..............................................................................................................7 1.2. Toát yếu về Phật giáo, Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu và Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII............................................................................14 Chương 2. PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XIX ........................30 2.1. Nguồn gốc hình thành ngôi chùa và hình thức thờ cúng của các ngôi chùa trong thế kỷ XIX tại Bến Tre...............................................................30 2.2. Nguồn gốc truyền thừa và hoạt động tín ngưỡng của Tăng, Ni, Phật tử tỉnh Bến Tre thế kỷ XIX ..............................................................................44 2.3. Cách thức tu học của Tăng, Ni, Phật tử ................................................50 Chương 3. ĐẶC THÙ, THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ VIỆC KHẮC PHỤC HẠN CHẾ, PHÁT HUY NHỮNG TÍCH CỰC CỦA PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE TRONG THẾ KỶ XVIII, XIX.......................................55 3.1. Một số đặc thù.......................................................................................55 3.2. Một số thành tựu nổi bật .......................................................................67 3.3. Những mặt hạn chế ...............................................................................72 3.4. Khắc phục hạn chế và phát huy những tích cực của một số Tăng sĩ trẻ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. ..................................................................74 KẾT LUẬN ....................................................................................................78
  • 6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTS ĐĐ GHPGVN GT H HT NS PG SC SCN T TCN TK TT VND : Ban Trị sự : Đại đức : Giáo hội Phật giáo Việt Nam : Giáo thọ : huyện : Hoà thượng : Ni sư : Phật giáo : Sư cô : sau Công nguyên : tỉnh : trước Công nguyên : Thế kỷ : Thượng toạ : Việt Nam đồng
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phật giáo từ khi được du nhập vào Việt Nam đến nay đã luôn đồng hành cùng mọi thăng trầm của dân tộc. Là một thực thể sống động, Phật giáo Việt Nam cũng có khi thịnh, lúc suy, tuy nhiên mạch ngầm trí tuệ, từ bi, dũng mãnh vẫn là suối nguồn âm ỉ chảy trong mạng mạch văn hóa dân tộc, trở thành thành tố không thể thiếu trong việc định hình bản sắc và sức sống của dân tộc Việt. Tại vùng đất Bến Tre cũng vậy, từ khi có mặt đến nay, Phật giáo đã ghi dấu ấn vào công cuộc kiến thiết và góp phần tạo dựng nên giá trị và sức mạnh của Phật giáo Bến Tre. Đặc biệt, nhờ những thể nền mà Phật giáo Bến Tre xác lập từ thế kỷ XVIII - XIX, tại đây đã trở thành mảnh đất hun đúc, khơi nguồn nên một thời đại hồi sinh Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX mà Tổ Lê Khánh Hoà người đi đầu trong Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, góp phần làm rạng danh Phật giáo nước nhà, đồng hành cùng sự phát triển của Phật giáo thế giới. Từ Bến Tre, ngọn lửa chấn hưng do Tổ Lê Khánh Hòa khởi thắp, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam được mở rộng ra khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam kỳ. Đây cũng là thời kỳ dân tộc sống trong lầm than, nô lệ nhưng nhờ những mạch nguồn văn hóa tôn giáo mà Phật giáo là một tiêu biểu đã đồng hành cùng dân tộc đi qua năm tháng cam go đến bến bờ độc lập, tự do. Vì vậy, “Ôn cố, tri tân” là việc làm cần thiết không chỉ minh định những thành tựu, những đóng góp to lớn của Phật giáo Bến Tre trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, bảo tồn, phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà còn tìm ra những nguyên nhân để phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn chế của Phật giáo Bến Tre trong hiện tại và tương lai, nhằm góp phần giúp Phật giáo tỉnh Bến Tre tiếp tục phát triển trong công cuộc phụng đạo, giúp đời. Trong thời gian qua, tuy có những công trình nghiên cứu về Phật giáo tỉnh Bến Tre nhưng những công trình này chỉ tập trung vào từng nét riêng biệt mà chưa thống kê, bao quát các phương diện của Phật giáo tỉnh Bến Tre. Vì vậy, 1
  • 8. công trình này hướng đến việc hoàn thành nghiên cứu chuyên biệt về Phật giáo tỉnh Bến Tre từ thời kỳ đầu du nhập đến hết thế kỷ XIX. Qua đó, cũng nhằm góp phần giáo dục tinh thần phụng đạo, yêu nước cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau. Từ những lý do trên, người viết luận văn chọn đề tài “Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX” làm luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu Phật giáo là một đề tài luôn được giới Trí thức, các nhà Học giả quan tâm, là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống thường nhật. Vì thế Phật giáo từ khi có mặt tại vùng đất Bến Tre đến nay tuy không nhiều nhưng cũng đã có những nhà trí thức, học giả tìm hiểu, ghi chép. Năm 1965, Huỳnh Minh biên soạn “Kiến Hòa xưa và nay” có đề cập đến Phật giáo. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến một vài ngôi chùa và vài vị Tăng tại tỉnh Bến Tre phần lớn là trong thế kỷ XX, như: 100 tượng Phật chùa Trà Nồng; 5 tượng Phật cổ với chùa Linh Phước; Hòa thượng Chơn Tịnh với chùa Hội Tôn; Thượng tọa Giác Nhiên, sư Từ Huệ, 02 Tịnh Xá Ngọc Trước với phái Du tăng Khất sĩ; Hòa thượng Hoằng Khai với chùa Hội Phước; chùa Vạn Quốc ngôi Tổ đình Ni giới tại Bến Tre. Tuy nhiên, một số mục đã nêu ra cũng chỉ là một số mẫu chuyện truyền thuyết, không thể hiện đầy đủ những thông tin cần thiết về nghiên cứu một tôn giáo tại địa phương và đã phạm một số lỗi về tính chính xác của thông tin v.v... Năm 2001, Thạch Phương, Đoàn Tứ và nhiều học giả khác, biên soạn “Địa chí Bến Tre”, đã dành một chương đề cập đến tín ngưỡng, tôn giáo ở Bến Tre trong đó có đề cập đến Phật giáo. Tác giả của Địa chí viết về đạo Phật tại tỉnh Bến Tre vỏn vẹn chỉ có 4 trang (933-937), nội dung đề cập sơ lược về ngôi chùa đầu tiên của Bến Tre là chùa Hội Tôn, kế đến là 4 ngôi chùa khác, trong đó nói nhiều về Hòa thượng Lê Khánh Hòa với chùa Tuyên Linh. Sau cùng là Phật giáo tham gia hoạt động cách mạng. Tuy nội dung chỉ có 4 trang nhưng đã chứa một số thông tin chưa chính xác về Phật giáo. Năm 2001, Hoà thượng Thích Hoằng Đạt và ông Trần Thanh Bảo biên 2
  • 9. soạn “Lịch sử những ngôi chùa Phật huyện Châu Thành – tỉnh Bến Tre”, nhằm từng bước thực hiện công trình nghiên cứu Phật giáo tỉnh Bến Tre. Nội dung tập sách ghi chép về quá trình hình thành, phát triển các ngôi chùa, hoạt động Phật sự của Tăng, Ni, Phật tử, tiểu sử và sự truyền thừa của các vị Tăng, Ni Phật giáo trong huyện Châu Thành. Có thể nói tác phẩm này đã nói rõ nhất, đủ nhất về 1/9 Phật giáo tại tỉnh Bến Tre, vì thế tập sách chưa nói lên được hết diện mạo của Phật giáo tỉnh Bến Tre. Năm 2010 Hoà thượng Thích Hoằng Đạt viên tịch, công trình nghiên cứu trên tạm dừng đến nay chưa có người tiếp tục nghiên cứu. Năm 2011, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre biên soạn “Truyền đăng tục diệm”, tập sách chỉ đề cập đến 07 Giới đàn truyền giới cho những người xuất gia chính thức trở thành tu sĩ Phật giáo tỉnh Bến Tre thời gian 1981-2011, tiểu sử 04 vị danh tăng đất Bến Tre (Tổ Lê Khánh Hòa, Hòa thượng Thích Hồng Liên, Hòa thượng Thích Giác Thanh, Hòa thượng Thích Thiện Tín) và một số bài viết về ý nghĩa, tầm quan trọng của giới luật Phật giáo trong đời sống tu sĩ. Năm 2017, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức 02 lần Hội thảo Khoa học về “Hòa thượng Khánh Hòa với Phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam”, đã thu nhận 72 bài tham luận từ các vị Giáo phẩm Tăng, Ni Phật giáo, các vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ, những nhà học giả, những nhà Nghiên cứu khắp nơi trên đất nước gửi đến. Tuy nhiên những tham luận trên chỉ tập trung nghiên cứu sâu về Phật giáo Việt Nam nói chung Phật giáo Bến Tre nói riêng trong Phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX, vì thế những bài nghiên cứu này chỉ nói đến một phần nhỏ của Phật giáo tỉnh Bến Tre trong thế kỷ XX. Ngoài những tác phẩm đã nêu, còn nhiều tác phẩm khác của những học giả, nhà nghiên cứu, nhà du lịch, nhà văn v.v... có đề cập đến một vài chi tiết có liên quan đến Phật giáo tại địa bàn tỉnh Bến Tre, như: Việt Nam danh lam cổ tự, Danh lam nước Việt tác giả Võ Văn Tường; Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam tác giả Nguyễn Duy Oanh; Chuyên Khảo về tỉnh Bến Tre người dịch Nguyễn Nghị - Nguyễn Thanh Long; Sổ tay hành hương đất phương Nam chủ 3
  • 10. biên Huỳnh Ngọc Trảng; Lược sử Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam tác giả Thích Huệ Thông; Vĩnh Long Phật giáo sử lược tác giả Trí Không, v.v... rất nhiều những tác phẩm đó có đề cập đến một vài chi tiết quan trọng có liên quan đến Phật giáo vùng đất Bến Tre đã góp phần tạo nên diện mạo của Phật giáo miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, chỉ đề cập mà không nói rõ và phần nhiều là trong thế kỷ XX. Do vậy, việc nghiên cứu Phật giáo tỉnh Bến Tre thành một hệ thống khoa học, đầy đủ các phương diện là điều cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Luận văn nghiên cứu Phật giáo Bến Tre từ đầu thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX trên các phương diện cơ bản: nguồn gốc và hoạt động của các ngôi chùa, lịch sử truyền thừa tông phái và các hoạt động Phật sự. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát chung về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX và Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII; - Làm rõ tình hình Phật giáo Bến Tre trong thế kỷ XIX trên các phương diện cơ bản: lịch sử hình thành và hoạt động của các ngôi chùa; nguồn gốc truyền thừa và tín ngưỡng, cách thức tu học của Tăng, Ni, Phật tử; - Một số nhận xét về đặc thù, thành tựu, hạn chế của Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII – XIX và cách khắc phục hạn chế của Tăng, Ni Phật giáo tỉnh Bến Tre cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở tự viện, Tăng, Ni, Phật tử và những hoạt động của tín đồ Phật giáo trong tỉnh Bến Tre. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn khảo sát các cơ sở tự viện, Tăng, Ni, Phật tử, những tư liệu ghi chép và hiện vật lịch sử của Phật giáo tại tỉnh Bến Tre trong 200 năm (1700-1900). Thực tế, nghiên cứu tập trung vào 100 năm của thế kỷ XIX (1800-1900), gồm những hoạt động Phật giáo trong 47 ngôi chùa, còn lại là 100 năm trong thế kỷ XVIII, khi đó Phật giáo từ nơi khác mới truyền vào vùng đất Bến Tre nên những hoạt động ít ỏi chỉ diễn ra trong một vài ngôi chùa. 4
  • 11. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Vận dụng lý thuyết cơ cấu chức năng tôn giáo để làm rõ những chức năng xã hội của Phật giáo trong niềm tin, thực hành và cộng đồng. Cụ thể là, với cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng tôn giáo sẽ thấy rõ tôn giáo là một tiểu hệ thống trong hệ thống xã hội, bao gồm các thành phần bên ngoài của tôn giáo như loại hình tôn giáo, hệ thống tôn giáo, các tôn giáo và các thành phần bên trong của mỗi tôn giáo như niềm tin, giáo lý, thực hành và cộng đồng tôn giáo. Tất cả các yếu tố này có liên hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường xung quanh. Đối với luận văn, vận dụng cách tiếp cận này sẽ cho thấy toàn bộ lịch sử Phật giáo Bến Tre, từ sự hình thành, biến đổi và tương tác với bối cảnh chung của lịch sử Bến Tre và khu vực đến các chi tiết về ngôi chùa, cách thức thực hành, hoạt động thờ cúng, sự truyền thừa, đời sống của tăng ni, Phật tử cũng như vai trò của Phật giáo Bến Tre trong lịch sử. Tất cả gắn kết chặt chẽ với nhau, chi phối nhau và tác động đến các thiết chế xã hội, ảnh hưởng đến sự vận động và biến đổi của xã hội nói chung, tỉnh Bến Tre nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu sử học, khảo sát tài liệu lịch sử đã ấn hành và hiện vật lịch sử như tượng Phật, văn bia, pháp khí, đồ thờ cúng, ký chú trên hiện vật trang trí... tại 76 ngôi chùa thành lập thế kỷ XVIII, XIX trong địa bàn tỉnh Bến Tre, để thu thập những thông tin chính xác nhất về Phật giáo tỉnh Bến Tre trong thế kỷ XVIII - XIX. - Nghiên cứu “điền dã dân tộc học”, khảo sát tận nơi 76 ngôi chùa trong tỉnh và tìm hiểu những thông tin trên sách, trang thông tin điện tử 10 ngôi chùa ngoài tỉnh Bến Tre, để thu thập chứng cứ, thông tin từ thực tế địa phương. - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, khảo sát số liệu, dữ liệu, dữ kiện thông qua các tư liệu có sẵn như sách, báo, văn bia, ký chú trên hoành, phi, liễn đối. Từ đó tìm ra các yếu tố cần được giải quyết thông qua nghiên cứu của mình. 5
  • 12. - Sử dụng phương pháp “quan sát tham gia”, điều tra xã hội học qua bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu các vị trụ trì, phật tử lớn tuổi tại 76 ngôi chùa thế kỷ - Sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa Phật giáo trong tỉnh và Phật giáo tỉnh bạn; giữa Phật giáo và các tôn giáo bạn vào thời điểm bấy giờ. - Áp dụng các lý thuyết văn hoá học và nhân học văn hoá để nhận diện các giá trị Phật giáo, sự tương tác giữa Phật giáo với các điều kiện môi trường (tự nhiên, chính trị - xã hội), phân tích chức năng xã hội của Phật giáo, phân tích sự biến đổi của Phật giáo tại tỉnh Bến Tre trong thế kỷ XVIII, XIX. Đặc biệt người viết luận văn là người đã từng sinh sống trong môi trường tôn giáo tại địa phương, nên việc tham gia, trãi nghiệm, tìm hiểu là việc hàng ngày, vì vậy người viết luận văn chỉ còn đến tận nơi khảo sát thu thập chứng cứ và vận dụng những phương pháp đã nêu làm rõ đối tượng nghiên cứu trong không gian, thời gian nhất định là sáng tỏ sự việc. 6. Ý nghĩa lý luận và khoa học của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn là nguồn tài liệu khoa học giúp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre hoàn thành công trình nghiên cứu Lịch sử Phật giáo tỉnh Bến Tre. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu tiếp theo trong công việc học tập và nghiên cứu vùng đất Bến Tre nói chung, Phật giáo tỉnh Bến Tre nói riêng. 6.2. Ý nghĩa khoa học: Qua nghiên cứu đề tài có thể giúp cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre phát huy tốt những đặc thù và ưu điểm vốn có của Phật giáo tại địa phương, nhằm thực hiện phương châm “Đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, an vui, hạnh phúc trong thời đại mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu gồm: 3 chương, 9 tiết. 6
  • 13. Chương 1 KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA XÃ HỘI BẾN TRE THẾ KỶ XVIII - XIX VÀ PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XVIII 1.1. Khái quát địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX 1.1.1. Khái quát địa lý tỉnh Bến Tre Địa danh Bến Tre: Địa danh Bến Tre hiện nay những nhà nghiên cứu trước năm 2010 đưa ra hai quan điểm: Quan điểm thứ nhất: Bến Tre trước kia là Sóc của người Khmer gọi là Srok kompong Trey hay Srok kompong Treay, gọi tắt là Srok Treay (Sóc Tre), từ trey hay treay có nghĩa là cá, như: Trey Prek - cá sông; Trey Sramot - cá biển; Trey Damrey - cá voi ... Như vậy, Sork kompong trey (treay) có nghĩa là Xứ Cá. Lý do xứ này trước kia có nhiều cá nên hiện nay còn nhiều địa danh liên quan đến cá như: cầu Cá Lóc, cầu Cá Trê, Cái Bông (cá lóc bông) ... Điều đó còn minh chứng qua nhiều câu ca dao: “Sông Bến Tre nhiều hang cá ngát …”; “Chợ Ba Tri thiếu gì cá biển …”… Nhưng về sau người Khmer gọi sai theo người Việt từ Srok Treay (xứ có nhiều cá) thành Bến Tre (bến có nhiều tre) [52]. Quan điểm thứ hai: Bến Tre ngày trước được người Khmer gọi là Sóc-tre (xứ tre), vì có nhiều giồng phủ đầy tre rải rác trong toàn tỉnh, ghe thuyền ghé đây chở tre, mà ra danh từ Bến Tre. Đặt tên địa danh tương tự như đây có rất nhiều như: Chợ Bến Tre, rạch Bến Tre, Giồng Tre ... [50, tr. 13]. Qua khảo cứu sách Chân Lạp Phong Thổ Ký, Gia Định Thành Thông Chí và Địa Chí Bến Tre, người viết luận văn thấy rằng: Thứ nhất, từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XIII, người Chân Lạp đã dần dần từ bỏ vùng đất Thủy Chân Lạp trở thành hoang phế trong đó có đất Bến Tre ngày nay. Thế kỷ XIII đến thế kỷ XVII văn hóa một thời rực rỡ của vùng đất này đã trở thành rừng vắng hoang vu “nhiều con đường giốc đầy tre chạy dài hàng trăm lí” [34, tr. 80]. Với chính sách 7
  • 14. Nam tiến của các chúa Nguyễn, đầu thế kỷ XVIII người dân nơi khác dần dần đến đây khai hoang cư trú trên những giồng cao [43, tr. 445]. Tháng 11 năm 1779, lần đầu tiên vùng đất Bến Tre ngày nay có tên tổng “Tân An” một trong 3 tổng thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ [56, tr. 25] và một phần đất thuộc dinh Trấn Định [56, tr. 27], phủ Gia Định. Suốt thời gian từ năm 1780 đến 1866 vùng đất Bến Tre ngày nay dầu có thay đổi, thêm, bớt địa danh nhưng không có một địa phương nào có tên là “Bến Tre”. Năm 1867, lần đầu tiên vùng đất Bến Tre ngày nay có tên Sở tham biện “Bến Tre” (arrondissement Bentre), hạt Bến Tre. Năm 1900 hạt Bến Tre đổi thành tỉnh Bến Tre [56, tr. 28], vùng đất cù lao An Hoá vẫn còn là 2 tổng (Hoà Quới, Hoà Thanh) thuộc huyện Kiến Hoà, phủ Kiến An, tỉnh Mỹ Tho [56, tr. 29]. Năm 1945, tỉnh Bến Tre đổi thành tỉnh Đồ Chiểu. Năm 1956, chính quyền Sài Gòn đổi tỉnh Đồ Chiểu thành tỉnh Kiến Hoà. Tháng 02 năm 1976, tỉnh Kiến Hoà đổi lại thành tỉnh Bến Tre, tên này sử dụng cho đến ngày nay [56, tr. 31]. Thứ hai, các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng từ Bến Tre bắt nguồn từ Sóc-tre của người Khmer là Xứ Cá thì chưa chắc xứ Bến Tre đã nhiều cá hơn Đồng Tháp, Cà Mau. Cũng vậy, cho rằng ở đây có nhiều tre nên ghe người buôn tre đến mua bán đông thành bến thì chưa chắc người buôn bán tre đã nhiều hơn những người buôn bán hải sản như cá, tôm, cua, dừa, tràm, mắm… Thứ ba, ngày nay những lũy tre không còn do thời gian, nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu đời sống ... người dân đã thay những luỹ tre thành những bờ dừa, tuy nhiên khắp tỉnh những nơi giồng cao vẫn còn những bờ tre rải rác, nhất là vùng Ba Tri, Mỏ Cày, Thạnh Phú, Giồng Trôm. Qua những chứng cứ trên, người viết luận văn cho rằng: Từ “Bến Tre” không phải của người Khmer, người Kinh hay người Hoa đặt cho, mà năm 1867 người Pháp đã căn cứ vào Chân Lạp Phong Thổ Ký của Chu Đạt Quan và Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức mà đặt tên “hạt Bến Tre”, đến năm 1900 hạt Bến Tre đổi thành tỉnh Bến Tre. Địa lý: Tỉnh Bến Tre là một trong 13 tỉnh/thành của Đồng Bằng sông Cửu 8
  • 15. Long hiện nay, có hình rẻ quạt, được hợp thành bởi ba cù lao lớn (Bảo, Minh, An Hoá) do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) bồi tụ nên, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xoè rộng ở phía Đông, diện tích tự nhiên 2.315,01 km2 . Phía Đông giáp biển Đông chiều dài bờ biển 65 km, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long và phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh sông Cổ Chiên là ranh giới, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang sông Tiền là ranh giới. Đường bộ từ trung tâm thành phố Bến Tre đến Thành phố Hồ Chí Minh dài 86 km [56, tr. 23]. Địa hình giao thông: Bến Tre là một tỉnh hạ nguồn sông Mê Kông, 9 cửa (Cửu Long) chảy ra biển Đông trong đó 4 cửa nằm trên địa bàn tỉnh Bến Tre, từ 9 cửa sông này có một hệ thống kênh, rạch chằng chịt đan xen vào nhau chảy khắp ba dải cù lao, rất thuận tiện cho thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ nối liền từ Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Miền Tây. Ngoài giao thông đường thuỷ còn có hệ thống giao thông đường bộ nối các huyện với nhau, tạo nên giao thông thuận tiện đi khắp tỉnh cho đến các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh [40]. Quá trình hình thành, thay đổi địa danh, địa giới tỉnh Bến Tre qua các thời kỳ: Lãnh thổ Bến Tre hình thành vào giai đoạn sau cùng của quá trình bồi tụ Đồng bằng sông Cửu Long và quá trình phân nhánh của sông Cửu Long [65, tr. 98]. Cách nay khoảng 4.500 năm, đất Bến Tre lộ lên trên mực nước biển [65, tr. 99]. Để có một địa hình trọn vẹn ba dải cù lao như ngày nay, tỉnh Bến Tre đã trải qua nhiều lần thay đổi địa danh, ranh giới với các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, cụ thể như sau: Thế kỷ thứ I - VII, là một phần đất thuộc vương quốc Phù Nam, người Trung Quốc gọi là nước Diệu Nghiêm. Thế kỷ thứ VII - XIII, thuộc vùng Thuỷ Chân Lạp của người Khmer [44]. Thế kỷ thứ XIII - XVIII, người Khmer của Vương quốc Chân Lạp bỏ vùng Thuỷ Chân Lạp thành hoang phế [33][34, tr. 80][76, tr. 345]. Năm 1757, vùng đất Bến Tre (Cù lao Minh và một phần lớn cù lao Bảo) ngày nay mới được sáp nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định. Năm 1779, vùng đất Bến Tre ngày nay lần đầu tiên có tên tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh 9
  • 16. Long Hồ [56, tr. 25], gồm cù lao Minh và phần lớn cù lao Bảo; cù lao An Hoá là một phần đất tổng Kiến Hoà, huyện Kiến Khương, phủ Kiến An, dinh Trấn Định [56, tr. 27], thuộc phủ Gia Định. Năm 1808, tổng Tân An thăng lên thành huyện Tân An. Năm 1823, huyện Tân An chia làm huyện Bảo An (cù lao Bảo) và huyện Tân Minh (cù lao Minh) thuộc phủ Hoằng An, tỉnh Vĩnh Long [56, tr. 26]. Năm 1851 phủ Hoằng An đổi tên thành phủ Hoằng Trị [56, tr. 27]. Năm 1867, phủ Hoằng Trị đổi tên là hạt Bến Tre. Năm 1900 hạt Bến Tre đổi thành tỉnh Bến Tre [56, tr. 28], vùng đất cù lao An Hoá gồm 2 tổng (Hoà Quới, Hoà Thanh) thuộc huyện Kiến Hoà, phủ Kiến An, tỉnh Mỹ Tho [56, tr. 29]. Năm 1948, Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định cắt cù lao An Hoá thuộc tỉnh Mỹ Tho và 6 xã phần trên của cù lao Minh (từ sông Ba Lai đến sông Tiền Giang) thuộc tỉnh Vĩnh Long nhập vào tỉnh Bến Tre, từ đó tỉnh Bến Tre gồm 3 cù lao (Bảo, Minh, An Hoá) như hình thể tỉnh Bến Tre ngày nay [56, tr. 30]. Dân cư tỉnh Bến Tre Nguồn gốc dân cư: Theo ghi chép của Chu Đạt Quan, Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức thì phần đất Bến Tre sau gần 1.000 năm người Phù Nam và Khmer bỏ hoang phế (thế kỷ VIII – XVII) [34, tr. 80], đến giữa thế kỷ XVII thì lưu dân các nơi như người Minh Hương từ Trung Quốc, người Việt từ miền Bắc - miền Trung Việt Nam, binh lính, người trốn lính, tù nhân bị lưu đày, người có tội với triều đình, người có tiền của muốn lập nghiệp mới,... lần lượt đến định cư. Họ di cư đến Bến Tre chủ yếu bằng đường biển [76, tr. 345]. Buổi đầu họ sinh sống ở những giồng đất cao ráo, dân cư mỗi ngày thêm đông, lập nên những làng, thôn, trại [37, tr. 4]. Chỉ hơn 100 năm sau, vùng đất hoang vu đầy dã thú, cuối vùng sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã trở thành nơi sản xuất gạo, dừa, trái cây ngon nổi tiếng, thu hút số lượng người di cư đến càng nhiều vào thế kỷ XIX. Nguyễn Duy Oanh cho biết thống kê dân số tỉnh Bến Tre trong các năm 1859, 1879, 1899, 1929 như sau: 10
  • 17. Năm Dân số trong tỉnh Người Việt Người Hoa 1859 110.000 109.500 1879 163.000 161.000 2.000(có 800 người Minh Hương) 1899 217.000 213.000 3.650(có 1.150 người Minh Hương) 1929 315.500 309.000 6.500(có 1.500 người Minh Hương) [53, tr. 47] Năm 2001, Thạch Phương - Đoàn Tứ cho biết: Năm 1983-1984, khảo sát 281 gia phả thành văn và những chuyện khẩu truyền, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh với Sở Văn hoá - Thông tin Bến Tre ghi nhận: Số người định cư trước thế kỷ XVIII chiếm 3,6 %, trong thế kỷ XVIII chiếm 32,5 %, trong thế kỷ XIX chiếm 63,9 %. Nghiên cứu qua 112 gia phả cho thấy nguồn gốc cộng đồng dân di cư Bến Tre đa số người Miền Trung Việt Nam, đặc biệt từ phía Nam đèo Hải Vân trở vào: Gia đình quê gốc Số gia Gia đình quê gốc Số gia thuộc tỉnh đình thuộc tỉnh đình Quảng Ngãi 38 Nghệ An 5 Quảng Nam 19 Miền Bắc (không rõ tỉnh) 4 Thừa Thiên, Quảng Trị 17 Miền Trung (không rõ tỉnh) 4 Bình Định 11 Hà Đông 3 Quảng Bình 09 Nam Định 2 [56, tr. 247] Qua hai bảng thống kê trên cho thấy số dân cư trong địa bàn tỉnh Bến Tre ngày nay lúc đó không có người Khmer. Đặc điểm dân cư: Bến Tre là vùng Địa linh nhân kiệt, thông minh trong cuộc sống, cần cù trong lao động, bất khuất trong chiến đấu, gắn liền với tên tuổi nhiều nhân vật lịch sử - văn hóa mà dấu ấn để lại là những di tích, đền thờ, mộ cổ ... nổi bật như: Võ Trường Toản (? - 1792), một nhà giáo nổi tiếng, bậc thầy của nhiều danh nhân như: Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định ... [56, tr. 1149]; 11
  • 18. Phan Thanh Giản (1796-1867), vị Tiến sĩ đầu tiên của đất Nam kỳ [56, tr. 1150]; Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), một ngôi sao sáng trong nền văn học yêu nước ở Miền Nam nửa sau thế kỷ 19 [56, tr. 1156]; Nguyễn Thị Kim Ngân (1954-hiện nay), nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam [19]; Nguyễn Thị Định (1920-1992), Nữ tướng tài giỏi đầu tiên của Việt Nam [56, tr. 1232]; Sương Nguyệt Ánh (1864- 1921), chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam (Nữ giới chung) [56, tr. 1169]; Phan Văn Trị (1830-1910), cuộc bút chiến của ông có thể xem như một trong những cuộc đấu tranh tư tưởng lớn nhất trong lịch sử văn học nước nhà [56, tr. 1159]; Trương Vĩnh Ký (J.B.Petrus Ký: 1837-1898) tác giả của hơn 100 tác phẩm về văn học, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội [56, tr. 1163]; Hoà thượng Lê Khánh Hoà (1877-1947) người đầu tiên khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX [56, tr. 1179]… Câu chuyện ông Thái Hữu Kiểm đầu thế kỷ XIX đi kiện ông Cả Hạt có ông Trần Văn Tới theo làm chứng [54, tr. 225] tạo nên hình tượng Ông già Ba Tri tiêu biểu cho người Bến Tre cương trực, tôn trọng đạo lý - tình nghĩa, chống lại cường quyền, bảo vệ lẽ phải [26]. 1.1.2. Khái quát kinh tế - chính trị tỉnh Bến Tre Kinh tế: Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp chiếm khoảng 65-70%, công nghiệp còn nhỏ lẻ và dịch vụ chưa phát triển [76, tr. 117]. Mạng lưới thương mại tập trung ở thành phố, các thị trấn và các chợ. Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều tiến bộ. Tiềm năng du lịch phong phú, từ du lịch sinh thái đến du khảo các di tích văn hoá lịch sử [76, tr. 140]. Chính trị: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn và tuyến biên giới biển được giữ vững ổn định. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc, quyết liệt ở các ngành, các cấp. Hoạt động liên kết, hợp tác và đối ngoại được quan tâm, với sự chú trọng hợp tác phát triển với các tỉnh, thành phố trong khu vực. Hoạt động ngoại giao nhân dân được tăng cường [20]. Tuy nhiên cũng có một số vấn đề nhỏ lẻ nhưng giải quyết kéo dài không dứt điểm, như: tranh chấp đất đai, trộm cắp, cướp giật, ma tuý, tai nạn giao thông [75, tr. 9]. 12
  • 19. 1.1.3. Khái quát Tín ngưỡng - tôn giáo tỉnh Bến Tre Tín ngưỡng: Đại đa số cư dân Bến Tre có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung Việt Nam di cư vào, họ bao gồm nhiều thành phần khác nhau, đông đảo nhất là nông dân nghèo khổ vì không chịu nổi cảnh áp bức, chiến tranh liên miên Trịnh - Nguyễn, rời bỏ quê hương đi tìm vùng đất tự do sinh sống; đông đảo thứ hai là những binh lính, tù nhân bị đày xa xứ. Ngoài những thành phần trên còn có những người có vật lực, vào vùng đất mới để khai phá, tạo sản nghiệp mới. Tuy được thiên nhiên ưu đãi, nhưng đất Bến Tre có những khó khăn, khắc nghiệt không ít. Những lưu dân đầu tiên vừa tiếp thu các luồng tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo khác mà họ đã tiếp nhận trên đường đi qua, vừa chống chọi với thú dữ, với thiên nhiên khắc nghiệt, nên việc cầu khẩn các thần linh che chở và nhiều loại hình tập tục tín ngưỡng, tôn giáo có điều kiện nảy sinh, phát triển [55]. Khảo sát thực địa sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo tại các cơ sở tôn giáo, đình, đền, phủ, miếu cho thấy 3 loại hình rõ rệt: Tín ngưỡng gia đình (thờ cúng tổ tiên, các vị gia thần... ); tín ngưỡng cộng đồng (Ngọc Hoàng thượng đế, Thành hoàng bổn cảnh, Thần nông, Thổ địa, Thiên hậu Thánh mẫu, Liễu Hạnh Thánh mẫu, Chúa xứ Thánh mẫu, Ngũ hành nương nương, Thần hổ, Thần rái, Thần cá... ); tín ngưỡng khác (các vị danh nhân, anh hùng dân tộc, Tổ nghề, liệt sĩ... )[49]. Ngay từ khi hình thành, các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo sớm chứa đựng những giá trị văn hóa tâm linh nhằm củng cố tính đoàn kết, tạo ra sự thông cảm, tạo ra sức mạnh tổng hợp đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Giá trị văn hóa truyền thống trong tín ngưỡng được phản ánh qua hệ thống các thần thoại, truyền thuyết, thần tích, nghi lễ, phong tục và lễ hội. Những giá trị này mang đậm tính giáo dục và trở thành hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn chặt với đời sống cộng đồng, thích ứng tốt với những thay đổi của xã hội trên vùng đất mới [49]. Tôn giáo: 16 tôn giáo [7] được Chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động thì tại Bến Tre đã có 12 tôn giáo, gồm 210.413 người [74], hầu như các tôn giáo phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có mặt ở Bến Tre, trong đó có 13
  • 20. hai Trung ương đạo là Cao Đài Ban Chỉnh và Cao Đài Tiên Thiên. Xét về mặt ảnh hưởng cũng như số lượng tín đồ, thì đáng chú ý nhất là 3 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Cao đài giáo [56, tr. 932]. Nguyễn Duy Oanh cho biết, năm 1903 toàn tỉnh Bến Tre có 114 Hòa thượng [53, tr. 53] tính đến năm 1945 có hơn 100 ngôi chùa [53, tr. 55], số lượng tín đồ rất nhiều nhưng không thể thống kê được [53, tr. 53]; năm 1882, Công giáo tại họ đạo Cái Mơn có khoảng 3.000 tín đồ [53, tr. 49] đến năm 1930 toàn tỉnh có 49 họ đạo và 12.205 tín đồ [53, tr. 53]; Cao đài giáo đến năm 1930 có trên 20.000 tín đồ [53, tr. 57]. Ngoài ra, trước năm 1867, Bến Tre có 70 trường Nho giáo đặt tại tư gia hoặc tại chùa dạy chữ Hán và lễ nghĩa [53, tr. 53], hiện nay Nho giáo không còn nhưng lễ nghi theo quan điểm Nho giáo còn ảnh hưởng khắp người dân. Trong lịch sử dân tộc tôn giáo đã từng có sự đồng hành giữa đức tin tôn giáo và lòng yêu nước, tư tưởng này được xây dựng trên cơ sở nhận thức đặc điểm văn hoá Việt Nam. Các tín ngưỡng tôn giáo có lịch sử hình thành, phát triển và có đặc điểm riêng với xu hướng hoà đồng, tồn tại đan xen, ảnh hưởng lẫn nhau. Sự đồng hành ấy đã góp phần to lớn tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong suốt cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước [77, tr. 13]. 1.2. Toát yếu về Phật giáo, Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu và Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII 1.2.1. Toát yếu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam thời kỳ đầu 1.2.1.1. Toát yếu về Phật giáo Phật giáo còn gọi là Đạo Phật. Tuy hai từ thường được sử dụng để chỉ cho một tôn giáo hiện thực, nhưng hai từ trên có hai nghĩa khác nhau. Đạo Phật: Theo Hoà thượng Thích Thiện Hoa, tín đồ Phật giáo quan niệm “Đạo Phật” là con đường đưa đến Giác ngộ, là việc làm của người hiểu biết, là lẽ tất nhiên không còn luận bàn [29, tr. 14]. Phật giáo: Theo Nguyễn Văn Minh: “Định nghĩa của Durkheim: “Tôn giáo là một hệ thống có tính chất gắn bó của những niềm tin và thực hành liên quan đến các điều thiêng liêng, nghĩa là tách biệt, cấm đoán, các niềm tin và thực 14
  • 21. hành gắn bó tất cả những ai gia nhập vào một cộng đồng tinh thần được gọi là giáo hội”[47, tr. 12]. Qua ý nghĩa trên cho thấy: Phật giáo là một tổ chức tôn giáo gồm những Tăng, Ni, Phật tử (cộng đồng) tin tưởng, tôn thờ đức Thích Ca Mâu Ni (niềm tin), thực hiện giáo lý, giáo luật của đức Thích Ca Mâu Ni (thực hành), để đạt đến quả vị Phật mà đức Thích Ca Mâu Ni đã đạt được (cái thiêng). Theo Luật tín ngưỡng - tôn giáo của Chính phủ Việt Nam định nghĩa từ “Tôn giáo” thì: Phật giáo là một tổ chức đang hoạt động của những người có cùng niềm tin, quan niệm tôn thờ, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Phật Thích Ca Mâu Ni [58, tr. 1]. Giáo chủ của Phật giáo: Phật giáo do Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyàmuni) sáng lập. Có nhiều thuyết khác nhau về niên đại sinh sống của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Năm 1952 Hội Phật giáo thế giới xác định Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sống trong thời gian 624-544 TCN và năm 544 TCN là năm đầu tiên Phật lịch [41, tr. 33]. Về thân thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyàmuni), nhiều nguồn sử liệu đều thống nhất, Ngài là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhàtha), họ Cù Đàm (Gautama), gọi đủ là Cù Đàm Tất Đạt Đa (Gautama Siddhàtha), sinh ngày 08 tháng 4, tại thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), nước Ca Tỳ La (Shakyas) phía Bắc Trung Ấn (Nèpal hiện nay), thân phụ là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), thân mẫu là Hoàng hậu Ma Da (Maha Maya) [41, tr. 32]. Khi lên 08 tuổi Ngài được Tỳ Xa Mật Đa La (Visvamitra) dạy tinh thông nghề văn, Sằn Đề Đề Bà (Ksautidiva) dạy tinh thông nghiệp võ [63. Tr. 29]. Năm 16 tuổi Ngài kết hôn với công chúa Da Du Đà La (Yasoddhara) con của vua Thiện Giác (Suppavuddha) ở Thành Thiên Tý (Devadaha) nước Câu Ly (Koliya), và có con trai tên là La Hầu La (Ruhula) [41, tr. 34]. Tuy tài, trí hơn người, địa vị cao sang, được mọi người kính trọng, nhưng Ngài luôn ôn hoà nhã nhặn, thương người mến vật, rộng lượng bao dung. Qua những lần du ngoạn, Ngài nhận thấy cuộc đời quá nhiều đau khổ, liền nghĩ “làm sao cho mọi người hết khổ”, từ đó quyết tâm xuất gia tìm đường cứu khổ cho mọi loài. Vì vua cha không chấp thuận, nên lúc sao Mai mọc ngày 08 tháng 02 năm 19 tuổi (có nơi ghi 29 tuổi), Ngài vượt khỏi Hoàng cung vào rừng tìm đạo. Trải qua 5 năm tầm thầy 15
  • 22. học đạo [12, tr. 520], 6 năm tu khổ hạnh [14, tr. 177], 49 ngày nhập định, lúc sao Mai (Sao Phất) mọc ngày 08 tháng 12 năm 30 tuổi (có nơi ghi 35 tuổi) Ngài thành Phật, hiệu là Thích Ca Mâu Ni [14, tr. 177]. Sau khi thành Phật, trong mùa hạ đầu tiên tại vườn Lộc Dã (Mrgadava) nước Ba La Nại (Varanasi), Ngài độ 5 anh em Kiều Trần Như (Ajnàta Kaudinya) [13, tr. 468] và nhóm của Da Xá (Yassa) 60 người xuất gia thành lập Tăng đoàn. Mùa hạ thứ hai Ngài độ 1.000 người nhóm 3 anh em của ông U Lâu Tần Loa Ca Diếp (Uruvilvà Kàsýapa) [13, tr. 487], và nhận vườn Trúc (Venuvana Vihàra) của vua Tần Bà Sa La (bimbisàra) hiến cúng, từ đó hình thành một tôn giáo mới gọi là “Đạo Phật”, có đủ các điều kiện của một tôn giáo như ngày nay: Giáo chủ là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni; Giáo lý - giáo luật là những điều Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy; Giáo sản là vườn Trúc; giáo đồ là nhóm 1000 người của ông Ca Diếp, 60 người của ông Da Xá, 5 anh em của ông Kiều Trần Như, Vua Tần Bà Sa La và hoàng tộc; Giáo hội là Tăng đoàn do Phật Thích Ca Mâu Ni đứng đầu lãnh đạo. Trong 5 yếu tố đó đầy đủ 3 phương diện: Niềm tin, Thực hành và cộng đồng, đồng hướng đến quả vị Phật mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng đắc (cái thiêng). Đây là một tôn giáo mới không bắt nguồn từ đạo Bà La Môn lúc bấy giờ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng hóa 49 năm (có nơi ghi 45 năm), rồi an nhiên nhập Niết bàn, tại rừng Ta La (Sala) thành Câu Thi Na Yết La (Kusinagara), nước Mạt La (Malla), vào ngày 15 tháng 02 năm Ngài 80 tuổi [64, tr. 418]. Giáo lý - giáo luật của Phật giáo: Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy gồm có: Kinh và Luật, về sau các vị Thánh Tăng kết tập kinh điển đã bổ sung thêm Luận. Kinh là những phương pháp tu tập và những lời luận bàn của Phật với đệ tử hoặc dị giáo đến hỏi. Luật là những quy điều về lánh dữ làm lành còn gọi là giới, và những quy định về pháp thức sinh hoạt, truyền đạo của Tăng đoàn. Luận là những lời bàn giải Kinh Luật, quyết đoán tánh tướng của các pháp, phân biệt Chân đế, Tục đế, thật hư, chính tà... nhằm giúp người hiểu rõ quan điểm, chủ trương của Đức Phật, hiểu rõ chơn lý của vũ trụ, nhân sinh. Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Ấn Độ, nhờ chủ trương bình đẳng của Đức 16
  • 23. Phật mà mối quan hệ giữa các giai cấp bớt hà khắc, nhờ thực hiện từ bi của Phật giáo mà nỗi khổ của người dân giai cấp thấp được giảm dần, thuế khoá được giảm nhẹ, bệnh xá được xây dựng, đời sống người dân được bớt khổ [25, tr. 32]. Phật giáo phân truyền: Sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn Tăng đoàn suy tôn Ma Ha Ca Diếp làm thượng thủ, Phật giáo tiếp tục tồn tại và phát triển [41, tr. 50]. Đến khoảng 100 năm sau, Tăng đoàn chia làm hai bộ phái (Thượng toạ bộ, Đại chúng bộ), kế tiếp lần lượt hình thành 20 bộ phái, và truyền theo hai hướng, về hướng Bắc Ấn gọi là Bắc tông, về hướng Nam Ấn gọi là Nam tông. Thế kỷ thứ III TCN, từ thời vua A Dục (Đại đế Asoka: 304-273- 232 TCN) về sau Phật giáo phát triển mạnh và truyền qua các nước khác. Trong đó có Phù Nam và Giao Chỉ (nước Việt Nam ngày nay) [25, tr. 48]. 1.2.1.2. Bối cảnh Phật giáo Việt Nam trước thế kỷ XVIII Trước thế kỷ XV, lãnh thổ Việt Nam ngày nay từng tồn tại 3 quốc gia riêng biệt, đó là Đại Việt (Miền Bắc ngày nay), Champa (Miền Trung ngày nay), Phù Nam (Miền Nam ngày nay). Miền Bắc: Nghiên cứu qua nhiều sử liệu, Nguyễn Lang cho biết vào khoảng thế kỷ thứ I trước và sau Công nguyên trong thời Việt Nam thuộc Hán, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam bằng hai tuyết đường thuỷ, bộ [42, tr. 27]. Những vị truyền đạo đầu tiên cho đến nay chưa được biết hành trạng, chỉ biết một số truyền nhân của họ như: Công chúa Khâu Ni (?-43) với chùa Huyền Cổ [35, tr. 259], Công chúa Bát Nàn (?-43) với chùa Tiên La [35, tr. 263], Công chúa Thiều Hoa (?-41?) với chùa Phúc Khánh [35, tr. 266], Khâu Đà La (thế kỷ thứ II) với Tứ Pháp [25, tr. 49], Ma Ha Kỳ Vực (thế kỷ thứ II) [22, tr. 413] với những chuyện thần dị, Mâu Bác (165-230?) với Lý Hoặc luận [63, tr. 66], Khương Tăng Hội (?-280) soạn, dịch nhiều kinh, luận [22, tr. 54]... Với tinh thần “lành thương tha thứ”, “quên mình vì người”, “mọi người bình đẳng”... hài hoà mọi tần lớp nhân dân, chấp nhận mọi truyền thống văn hoá bản địa, nên Phật giáo đã được người dân nơi đây dễ dàng chấp nhận. Từ đó, Phật giáo dần dần bám sâu gốc rễ vào địa phương này. Trong bốn triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần (968-1400), Phật 17
  • 24. giáo gần như quốc giáo, chi phối tất cả mọi sinh hoạt xã hội. Cuối triều đại nhà Trần, Nho giáo thịnh hành, Phật giáo suy thoái, đến thế kỷ XVII Phật giáo mới dần hồi phục, đến thế kỷ XVIII thì phát triển mạnh. Miền Trung (Vương quốc Champa): Qua nhiều năm nghiên cứu về Phật giáo Chămpa, Thông Thanh Khánh cho biết: Năm 240 TCN, phái đoàn Mehedre con của vua A Dục (Asoka) sau khi dừng chân ở Tích Lan đã đến Vương quốc Chămpa. Đầu thế kỷ I Phật giáo phái Nhất Thiết Hữu Bộ là tôn giáo chủ đạo khu vực Kauthara (Nha Trang ngày nay), sự sùng bái Phật giáo tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của cộng đồng Chămpa đương thời. Điều này được thể hiện rõ qua nội dung văn bia Võ Cạnh ở Nha Trang tỉnh Khánh Hoà [36, tr. 35]. Đến đầu thế kỷ IX, tư tưởng Đại thừa Phật giáo phát triển mạnh vùng Panduranga (Phan Rang ngày nay), với tầm vóc của Phật viện Đồng Dương ở Kinh đô Indrapura (Quảng Nam ngày nay) là nơi đào tạo Tăng tài cho cả khu vực. Ma Ha Kỳ Vực (thế kỷ thứ II) đã từng đến đây [22, tr. 413], Thiền sư Thảo Đường (997-?) vị tổ sáng lập Thiền phái Thảo Đường triều Trần cũng đã từng hành đạo ở đây [36, tr. 62]. Tuy nhiên, thế kỷ X-XII về sau Phật giáo suy thoái dần về phía Bắc cho đến khi mất hẳn trong đời sống tôn giáo của cộng đồng người Chăm [36, tr. 52]. Thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn Nam tiến tạo điều kiện Phật giáo nơi khác truyền lại vùng này, cụ thể là phái đoàn của Thiền sư Nguyên Thiều (Siêu Bạch: 1648- 1728) [25, tr. 177], đến thế kỷ XVIII thì Phật giáo nơi đây phát triển mạnh. Miền Nam (Phù Nam, Chân Lạp): Phù Nam là một Vương quốc cổ ở Đông Nam Á (khu vực Campuchia và Miền Nam Việt Nam ngày nay). Về mặt tôn giáo, đầu tiên nước này theo Bà La Môn giáo về sau theo Phật giáo. Từ năm 287 đến 357, sử sách Trung Quốc không thấy ghi chép gì về tình hình và Phật giáo nước này. Thế kỷ V – VI, Phù Nam lớn mạnh làm bá chủ cả vùng. Thời này không chỉ Phật giáo mà Bà La Môn giáo, Hindou giáo cũng được hưng thịnh và hoà vào nhau [43, tr. 394]. Đặc biệt Phật giáo dần được phát triển hơn, giữ vai trò trung tâm chuyển dịch lớn về phía Đông. Sau sự sụp đổ của Vương quốc Phù Nam (thế kỷ VIII), trung tâm Phật giáo của khu vực cũng chuyển ra hải đảo [66]. 18
  • 25. Qua nhiều sử liệu Trung Quốc cho thấy, giai đoạn Phù Nam, Chân Lạp Phật giáo phát triển, có nhiều vị Tăng đến vùng này truyền đạo, như: Ma Ha Kỳ Vực [22, tr. 413], Thích Na Già Tiên (Sakya Nagasena) [15, tr. 48], Tăng Già Bà La (Sànghapàla), Mạn Đà La (Mandra) [11, tr. 169], Câu Na La Đà (Gumrata, Ba La Mạt Đà, Chân Đế) [11, tr. 179]. Hiện tượng Thuỷ Chân Lạp bị hoang phế mỗi ngày thêm trầm trọng, năm 1296, Chu Đạt Quan (1266-1346) sứ thần nhà Nguyên theo đường biển đi từ Triết Giang (Trung Quốc) vào sông Tiền (đi qua cù lao An Hoá và cù lao Bảo thuộc Bến Tre ngày nay) đến kinh đô AngKor (Chân Lạp) đã cho biết vùng Thuỷ Chân Lạp (Miền Tây Nam Bộ), hầu hết cả vùng đều là bụi rậm của khu rừng thấp, tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi, đồng ruộng bỏ hoang, cỏ kê đầy dẩy, hàng ngàn trâu rừng tựu họp từng bầy, nhiều con đường giốc đầy tre chạy dài hàng trăm lí [34, tr. 80]. Đến giữa thế kỷ XVI các chúa Nguyễn cho người vào khai phá mới được hồi phục và phát triển trở lại [43, tr. 445]. 1.2.2. Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII 1.2.2.1. Bối cảnh Phật giáo miền Nam Việt Nam thế kỷ XVIII: Năm 1545, Doãn Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa thì Miền Nam phát triển mọi phương diện, họ Nguyễn hết lòng tin trọng Phật giáo, dựng chùa, đúc tượng, đổ chuông, in kinh... làm cho Phật giáo phục hồi và phát triển trở lại. Tuy nhiên, lúc bấy giờ những vị Tăng tài không còn nữa. Từ nửa sau thế kỷ XVII khi nhà Thanh đánh bại nhà Minh chiếm trọn Trung Quốc, nhiều người Trung Quốc (Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, 3000 tướng sĩ... ) không thần phục nhà Thanh đã bỏ nước ra đi dưới phong trào Minh Hương. Trong số những người Trung Quốc di cư tị nạn và lập nghiệp ở Việt Nam có cả các nhà sư Phật giáo. Các chúa Đàng Trong đã không bỏ lỡ cơ hội này để thu phục quần chúng về phía mình. Từ đó Thiền phái Lâm Tế truyền vào xứ Đàng Trong Việt Nam, vị Tổ đầu tiên là Hoà thượng Nguyên Thiều - Siêu Bạch. Từ đấy về sau nhiều cao tăng dòng Thiền này xuất hiện, như: Hoà thượng Thành Đạo Kỳ Phương, Hoà thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn, Hòa thượng Minh Hải Pháp Bảo; Hòa thượng Thiệt Diệu 19
  • 26. Liễu Quán... lập thiền phái, truyền bá Phật pháp sâu rộng khắp nơi. Ngoài ra còn có Hòa thượng Thạch Liêm truyền Thiền phái Tào Động, Ngài mở Giới đàn nhằm chấn chỉnh hàng ngũ Tăng già về nếp sống tu học và giới luật, cố vấn cho chúa Nguyễn Phúc Chu các mặt chính trị, ngoại giao, quân sự, giáo dục... để giữ vững và phát triển đất nước [67, tr. 352]. Nhìn chung, khoảng thế kỷ I trước và sau Tây lịch, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào cả ba miền Việt Nam, với tinh thần Từ bi hỷ xả (lành thương tha thứ), vô ngã vị tha (quên mình vì người), oán thân bình đẳng (mọi người như nhau)... hài hoà mọi tầng lớp nhân dân, chấp nhận mọi truyền thống văn hoá bản địa, nên Phật giáo đã được người dân cả ba miền dễ dàng chấp nhận. Phật giáo dần dần đã có vị thế nhất định trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, sau thời thịnh đạt Phật giáo cũng đã suy thoái theo từng vùng, từng thời gian khác nhau, thậm chí là biến mất. Đến thế kỷ XVII, Phật giáo khắp cả ba miền đã có cơ hội phục hồi nhờ công lao của Hòa thượng Minh Châu Hương Hải, Chính Giác Chân Nguyên, Thủy Nguyệt Thông Giác ở Miền Bắc, Hòa thượng Nguyên Thiều Siêu Bạch, Hưng Liên Quả Hoằng, Viên Văn Chuyết Chuyết ở miền Trung và miền Nam. Từ những thành tựu của Phật giáo Miền Trung, trong thế kỷ XVIII Phật giáo đã theo đoàn người di cư từ Thuận - Quảng vào đất Bến Tre. 1.2.2.2. Phật giáo Bến Tre trước thế kỷ XVIII: Với những hiện vật khảo cổ trong thế kỷ XIX, XX, như: Tượng Phật bằng đá chùa Linh Quang, tượng Bồ tát Hộ Pháp chùa Gia Hưng, tượng Bồ tát Tiêu Diện chùa Long Phú huyện Mỏ Cày Bắc [8], tượng Phật bằng vàng chùa Trà Nồng huyện Mỏ Cày Nam [46, tr. 63], tượng Bồ tát Hộ Pháp chùa Long Nhiễu huyện Giồng Trôm, tượng Bồ tát Quan Âm chùa Tiên Đài huyện Châu Thành... [69], v.v... nhiều hiện vật văn hoá Óc Eo ở những di chỉ khai quật: Giồng Nổi ấp Bình Thành, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre [21]; Ba Vát xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc; An Phong xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam [31] v.v... chứng tỏ vùng đất Bến Tre thế kỷ thứ X về trước có cư dân sinh sống, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo 20
  • 27. trong đó có Phật giáo khá phát triển, nhưng sau thế kỷ X đồng chung số phận hoang phế của Thuỷ Chân Lạp. Qua hơn 500 năm tuyệt tích trên đất ba dãi cù lao, đến thế kỷ XVII với việc khai phá đất Nam Bộ của các Chúa Nguyễn, năm 1679 với việc nhập cư của tướng Long Môn tổng binh Dương Ngạn Định ở đất Mỹ Tho (Peam Mesar) dựng nhà cửa, họp người Kinh, người Di khai khẩn đất đai kết thành làng xóm, theo nghề nghiệp của mình làm ăn, cư dân từ Mỹ Tho và các nơi khác nhất là Ngũ Quảng đến vùng đất cù lao Bảo, cù lao An Hóa, cù lao Minh sinh sống, đến thế kỷ XVIII thì các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có Phật giáo tại vùng đất ba dải cù lao (Bến Tre) mới thành lập và phát triển trở lại. Tuy nhiên, vùng đất ba dải cù lao (Bến Tre), trước năm 1757 dân cư thưa thớt, địa lý hành chính chưa có tên trên bản đồ. Năm 1757 vùng đất này được sáp nhập vào dinh Long Hồ, phủ Gia Định, đến năm 1779 vùng đất Bến Tre mới có tên là tổng Tân An (gồm cù lao Bảo và cù lao Minh) thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định [56, tr. 25]. Do vậy, thời điểm trước năm 1779 vùng đất Bến Tre chưa đủ điều kiện lập chùa. Riêng vùng đất từ sông Tiền Giang đến sông Ba Lai thời điểm trước 1779 thuộc Mỹ Tho, vì thế người dân từ Mỹ Tho đã sang đây khai phá nên chùa Hội Tôn được hình thành sớm hơn những nơi khác trong tỉnh. 1.2.2.3. Phật giáo du nhập vào đất Bến Tre thế kỷ XVIII Tuyến đường, thời gian Phật giáo du nhập vào Bến Tre: Từ việc người dân vùng Mỹ Tho sang cù lao Bảo khai hoang định cư họ đã mang Phật giáo vào vùng này. Bước đầu là những am tranh của người dân kiến tạo, chưa thể xem là một ngôi chùa, về sau người dân thỉnh Tăng, Ni về cư trú, có đủ Phật, Pháp, Tăng dần dần am tranh nhỏ bé trở thành chùa nguy nga tráng lệ. Qua khảo sát 47 chùa trên 100 năm trong tỉnh Bến Tre [2], người viết luận văn nhận thấy chỉ có chùa Hội Tôn cù lao Bảo thuộc thôn Quới Hoà, tổng Hoà Quới, huyện Kiến Khương, dinh Trấn Định xưa, nay là ấp 7, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre là do thân nhân bà Cù Thị Báu (Bảo) và Trần Thị Mỗi 21
  • 28. (con gái bà Báu) sáng lập khoảng giữa thế kỷ XVIII (1740-1770) [69]. Lúc này, Phật giáo vùng Nam Bộ sau văn hóa Phù Nam trải dài hơn 500 năm (thế kỷ XII- XVII) đã không còn dấu vết. Khi những đệ tử, đệ tôn của Hòa thượng Nguyên Thiều (Siêu Bạch: 1648-1728) như Thành Nhạc Ẩn Sơn, Phật Ý Linh Nhạc, Phật Tịnh Từ Nghiêm... đến đây hoằng hóa thì Phật giáo vùng này mới được tái hiện. Tuy nhiên, thời kỳ này Phật giáo vùng đất Bến Tre chưa có gì đặc biệt ngoài một vài vị Tăng, một số ít người dân là Phật tử người Hoa, người Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định theo đường biển vào khai hoang lập ấp, thiết lập nên nếp sống của người dân vùng đất mới. Về tên “Hội Tôn Tự”, đôi liễn tạo năm 1990 tại chùa giải thích: “Hội họp chúng lưu đồng quy Giác hải; Tông thừa vạn phái cộng ngưỡng Linh sơn” (Hội họp các nguồn đồng về biển Giác; Tông (Tôn) thừa các phái cùng hướng núi Linh). Đại ý nói Hội Tôn là hội họp tất cả các tông phái cùng hướng về núi Linh Thứu, như các dòng nước đều chảy về biển cả [69]. Cùng thời điểm Phật giáo có mặt tại đất Bến Tre có Công giáo họ đạo Giồng Giá (Vĩnh Hoà, Ba Tri) [56, tr. 937]. Phật giáo xuất hiện ở vùng đất Bến Tre trước Cao Đài Ban Chỉnh, Cao Đài Tiên Thiên gần 200 năm [56, tr. 943]. Nếu so với Phật giáo những tỉnh lân cận thì chùa Hội Tôn cổ nhất ở Bến Tre, hình thành sau Tổ đình Bửu Phong [48, tr. 701], Tổ đình Long Thiền thành phố Biên Hoà cổ nhất ở Đồng Nai [48, tr. 721] một đời Tổ; cùng thời với Sắc Tứ Từ Ân Tự, Quận 6 [48, tr. 111], Tổ đình Phước Tường, Quận 9 [48, tr. 177] Thành phố Hồ Chí Minh; trước chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho cổ nhất tỉnh Tiền Giang [48, tr. 1008] và chùa Thiên Phước, Trà Ôn cổ nhất tỉnh Vĩnh Long [31, tr. 31] một đời Tổ. 1.2.3. Tăng, Ni, Phật tử, tự viện hoạt động tín ngưỡng đầu tiên tại vùng đất Bến Tre Chư Tăng và Phật tử chùa Hội Tôn: Theo những nhà nghiên cứu trước năm 2010, tấm biển “Hội Tôn Tự” và khẩu truyền của những Phật tử lớn tuổi gần chùa Hội Tôn, nguyên nhân ban đầu chùa Hội Tôn được thành lập cụ thể như sau: 22
  • 29. Chùa Hội Tôn được bà Cù Thị Báu (Cù Thị Bảo; mộ của bà hiện còn phía sau chùa Hội Tôn) và con gái là Trần Thị Mỗi thành lập vào khoảng giữa thế kỷ XVIII (năm: 1740-1770) [9, tr. 60][78]. Ban đầu, chùa là thảo am hình tứ trụ, về sau có Hoà thượng Long Thiền về cư trú. Hoà thượng đã dạy cho bổn đạo giáo lý đạo Phật và cách đóng thuyền bè để đi lại vùng sông nước, cách ươm tơ, dệt lụa phục vụ nhu cầu đời sống người dân, võ nghệ phòng thú dữ… [9, tr. 25]. Năm 1782 toàn xã Quới Sơn có khoảng 30 gia đình chia thành hai nhóm: Nhóm thôn Phú Thành đông hơn, cất nhà sàn ở bên bờ sông Tiền. Nhóm thôn Quới Hoà ít hơn, cất nhà ở xung quanh chùa Hội Tôn. Năm ấy hổ thường về bắt người và gia súc, dân làng lo sợ, ngày không dám ra đồng, đêm không dám ngủ. Hoà thượng Long Thiền nghĩ ra kế “ly ngưu sát hổ”, giết được con hổ rất to. Từ đó hổ không về nữa, dân làng nhớ ơn hợp nhau ủng hộ Hòa thượng xây dựng chùa nguy nga tráng lệ, có bảng hiệu sơn son thếp vàng, có trống có chung, có đồ thờ cúng quý báu [9, tr. 26][69] và vận động “đắp con đường dài 500 mét (Lộ Chùa) từ chùa đến đường Cái quan (tỉnh lộ 883). Từ đó cư dân phía Nam đường Cái quan đến chùa lễ Phật ngày càng đông, bốn kỳ đại lễ bắt đầu nhộn nhịp” [9, tr. 26]. Qua việc Hoà thượng Long Thiền “ly ngưu sát hổ”, nội dung các tư liệu hiện có, Chánh pháp nhãn tạng của Hoà thượng Minh Tịnh Bảo Thanh chùa Bửu Lâm tỉnh Tiền Giang cấp cho Hoà thượng Như Lý Minh Đạt chùa Liên Trì huyện Châu Thành (Bến Tre), tấm biển “Hội Tôn Tự”, tháp tôn trí nhục thân Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng và linh vị bà Cù Thị Báu, linh vị bà Trần Thị Mỗi và linh vị các thế hệ thờ tại Tổ đường chùa Hội Tôn,... người viết luận văn khẳng định rằng: Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng là đệ tử Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm, là sư cháu của Hoà thượng Thành Đạo Kỳ Phương (Minh Giác Kỳ Phương) [60][74]. Từ đó suy ra, Hoà thượng Long Thiền mà các nhà nghiên cứu trước đây đã nói chính là Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm, đệ tử Hoà thượng Thành Đạo Kỳ Phương trụ trì Thập Tháp Di Đà Tự, là thầy của Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng trụ trì đời thứ 2 chùa Hội Tôn; người thỉnh Hòa thượng Long Thiền (Phật Tịnh Từ Nghiêm) không phải bà Cù Thị Báu mà là thân nhân nhiều 23
  • 30. thế hệ trước của bà Cù Thị Báu. Qua những ghi chép của các nhà nghiên cứu trước cho biết, Hoà thượng Long Thiền (Phật Tịnh Từ Nghiêm) tên là Nguyễn Tấn Đạt, người huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi [9, tr. 60] là đệ tử Hoà thượng Thành Đạo Kỳ Phương (Minh Giác Kỳ Phương, trụ trì Thập Tháp Di Đà Tự), năm 22 tuổi cùng người Bình Định theo đường biển di cư vào Gia Định đến cư trú với sư bác là Hoà thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn tại chùa Long Thiền nay thuộc phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, sau đến khai sơn chùa Hưng Long nay thuộc xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương [48, tr. 1008], kế đến thân nhân bà Cù Thị Báu thỉnh về cư trú tại chùa Hội Tôn nay thuộc xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre hoằng hoá vùng Mỹ Tho, linh vị của Hoà thượng hiện còn tại chùa Hội Tôn nội dung ghi “Lâm Tế Chánh Tông tam thập ngũ thế Long Hưng đường thượng huý Phật Tịnh thượng Từ hạ Nghiêm đại lão Hoà thượng linh toà” (Linh vị, Đại lão Hoà thượng chùa Hưng Long, huý Phật Tịnh hiệu Từ Nghiêm, đời 35, Lâm Tế Chánh Tông), qua đó cũng chứng tỏ rằng Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm được truyền thừa theo Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ của Hoà thượng Mộc Trần Đạo Mân: “Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên, minh như hồng nhựt lệ trung thiên... ” [68, tr. 21], cụ thể như sau: Đời 33. Hoà thượng Thọ Tông Nguyên Thiều (1648-1728), Thập Tháp Di Đà Tự, tỉnh Bình Định; Đời 34. Hoà thượng Thành Đạo Kỳ Phương (1682-1744), Thập Tháp Di Đà Tự, tỉnh Bình Định; Đời 35. Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm (?-1782-1799), trụ trì thứ 1 Hội Tôn Tự, tỉnh Bến Tre; Đời 36. Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng (?-1799-1826), trụ trì thứ 2 Hội Tôn Tự, tỉnh Bến Tre; Đời 37. Hoà thượng Tiên Tịnh Bảo Chất (?-1826-1850), trụ trì thứ 3 Hội Tôn Tự, tỉnh Bến Tre; Đời 38. Hoà thượng Minh Chánh Quảng Giáo (1826-1850-1875), trụ trì thứ 4 Hội Tôn Tự, tỉnh Bến Tre; 24
  • 31. Đời 39. Hòa thượng Như Ưng Tâm Định (?-1875-1908), trụ trì thứ 5 Hội Tôn Tự, tỉnh Bến Tre. Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm có đệ tử tài đức vẹn toàn là Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng [27][60] kế thế trụ trì chùa Hội Tôn. Giữa năm 1799, Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm theo ghe bầu về quê rồi mất tích [9, tr. 27]. Di tích của Hoà thượng hiện còn là tấm biển “Hội Tông Tự” có ghi: “Tuế thứ Nhâm Dần niên chánh ngoạt cốc đán; Thập phương bổn đạo đồng tạo” (Chùa Hội Tông (Tôn) thập phương bổn đạo tạo ngày lành tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782)) [69]. Một điều đáng chú ý khác, cho đến nay người viết luận văn chưa thấy tài liệu nào ghi Hòa thượng Tổ Trí Khánh Hưng trụ trì đời thứ hai chùa Hội Tôn nhận truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Long Tiêu (Trí Bản, Trí Huệ, Long Động, Lân Giác) của Thiền sư Trí Bản Đột Không, nhưng hiện nay còn rất nhiều thông tin đệ tử của Hòa thượng Tổ Trí Khánh Hưng ngoài chữ “Tiên” đời thứ 37 Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ của Thiền sư Đạo Mân còn có chữ “Phổ” đời thứ 39 Thiền phái Long Tiêu (Trí Huệ), như Hòa thượng Tiên Thiện Từ Lâm (Từ Dung) trụ trì chùa Bửu Lâm (Tiền Giang) còn có tên Phổ Hiện, Hòa thượng Tiên Tịnh Bảo Chất trụ trì chùa Hội Tôn (Châu Thành, Bến Tre) còn có tên Phổ Tịnh, Hòa thượng Tiên Tâm Bửu Châu chùa Bửu Hưng (Sa Đéc, Đồng Tháp) còn có tên Phổ Khánh. Hiện nay tại Tổ đường chùa Hội Tôn còn rất nhiều linh vị Tăng, Ni, Phật tử và tu sĩ Phật giáo Bến Tre, Tiền Giang có pháp danh lót chữ “phổ thông tâm nguyên quảng tục (thục)” theo dòng kệ của Thiền sư Trí Bản Đột Không. Linh vị tại Tổ đường chùa Hội Tôn có thờ các vị như sau: Đời 39 chữ “Phổ”: Phổ Ngữ Chánh Trực, Phổ Bạch Tính Thanh; Đời 40 chư “Thông”: Thông Quý Tính Thể, Thông Tích Đức Lưu; Đời 41 chữ “Tâm”: Tâm Lập Chân Chí, Tâm Trường Chánh Cựu; Đời 42 chữ “Nguyên”: Nguyên Thường Chánh Thiện, Nguyên Phổ; Đời 43 chữ “Quảng”: Quảng Phước Thông Tùy, Quảng Huệ Thục Phước; Đời 44 chữ “Thục”: Thục Hảo Tâm Thông, Thục Hậu Tâm Kế v.v... Những linh vị này tuy không ghi ngày tháng năm sinh và mất, nhưng linh 25
  • 32. vị đã rất cũ có đến hàng chục, hàng trăm năm về trước. Các tự viện trong tỉnh hiện nay còn truyền thừa Thiền phái này như chùa Viên Giác, Phường 5, thành phố Bến Tre truyền đến Thượng tọa Tục Lập Huệ Đức (1962 - hiện nay), chùa Tân Long xã Tân Thạch, huyện Châu Thành truyền đến Hòa thượng Xương Đạt Nhuận Thiền (1942 - hiện nay), chùa Phước Sơn xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam truyền đến Đại đức Xương Từ (1968 - hiện nay), chùa Bửu Thành xã Thành Triệu, huyện Châu Thành truyền đến Ni sư Long Viên (1963 - hiện nay), v.v... Tuy nhiên, cho đến nay người viết luận văn chưa tìm thấy một tờ Chánh pháp nhãn tạng nào ghi lại các thế hệ truyền thừa của Thiền phái này. Cổ vật hiện còn: Nếu bỏ một số hiện vật cổ trước khi Phật giáo vùng đất Bến Tre được hồi sinh trở lại, như: Tượng Phật chùa Linh Quang xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc có niên đại thế kỷ VI - VII [8]; Tượng Phật chùa Long An huyện Mỏ Cày Nam [53, tr. 208], Tượng Bồ tát Quan Thế Âm chùa Tiên Đài huyện Châu Thành, tượng Bồ tát Tiêu Diện - Bồ tát Hộ Pháp chùa Long Phú huyện Mỏ Cày Bắc... [69] thì những cổ vật xưa nhất hiện còn tại các tự viện trong tỉnh minh chứng cho thời gian Phật giáo có mặt sớm nhất tại vùng đất Bến Tre ngày nay là: Tấm biển “Hội Tôn Tự” có niên đại 1782, linh vị Hoà thượng Minh Giác Kỳ Phương có niên đại trước năm 1800, linh vị Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm có niên đại khoảng năm 1800, quả Đại Hồng chung có niên đại 1805, Bảo tháp tôn trí nhục thân Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng có niên đại khoảng năm 1826 [69]. Tượng thờ: Thời kỳ này các chùa đều tôn thờ tượng Phật bằng gỗ, hoặc bằng đồng, nhưng ở đây khí hậu ẩm thấp, gỗ không chịu nổi sự tàn phá của môi trường và thời gian, như tượng Giám Trai ở chùa Hội Tôn trong ruột và sau lưng đã mục, tượng Bồ tát Quan Âm chùa Hoà Nam huyện Ba Tri... ngược lại tượng Phật bằng đồng tuy được bền lâu nhưng lại bị kẻ trộm đánh cấp, nên những pho tượng ấy hiện còn rất ít, như chùa Hội Tôn huyện Châu Thành chỉ còn một vài tượng Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Hộ Pháp, chùa Linh Quang huyện Mỏ Cày Bắc chỉ còn tượng Phật Thích Ca... [69]. Qua cách thờ cúng cho thấy, không gian thiêng nơi đây là một mô hình 26
  • 33. tổng hợp nhiều tín ngưỡng, được bắt nguồn từ nhu cầu đời sống xã hội, do vùng rừng thiêng nước độc, nhiều lam chướng, rủi ro, người dân nơi đây muốn nương tựa vào sự che chở của những bậc thánh thần linh hiển để họ có thêm sức mạnh, có đủ niềm tin tiếp tục sinh sống trên mảnh đất này. Tu học: Các vị cao Tăng sớm nhất vùng đất Bến Tre như Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm, Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng xuất thân từ Thập Tháp Di Đà Tự là những vị đức rộng tài cao. Xét về mặt lịch sử, Phật giáo thời này tại Thuận Hoá cũng rất phát triển, vì thế tin chắc rằng khi hoằng hoá ở đất Bến Tre các Hoà thượng không chỉ hướng dẫn tín đồ ăn chay, niệm Phật Di Đà cầu Phật độ đời sau sanh chỗ an lành, Phật Dược Sư cầu tiêu bệnh tật, Bồ tát Quan Âm phù hộ tai qua nạn khỏi, Bồ tát Địa Tạng cầu được siêu sinh sau khi chết theo nhu cầu tín ngưỡng của người dân, và thọ 3 Quy, giữ 5 giới, sống hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với anh em, giúp đỡ bầu bạn xóm làng, trung thành với những nhà lãnh đạo, nhẫn nại làm ăn... mà còn tuyên dương Phật pháp, giáo dục đệ tử trở thành những danh Tăng tài đức vẹn toàn. Cụ thể đã tác thành Hoà thượng Tiên Thiện Từ Lâm lúc 22 tuổi đã trở thành vị trụ trì đầu tiên chùa Bửu Lâm tỉnh Tiền Giang, năm 50 tuổi được triều đình Huế phong chức Tăng Cang [9, tr 26] và trụ trì nhiều chùa trong vùng như Sắc Tứ Linh Thứu tỉnh Tiền Giang, chùa Bửu Hưng tỉnh Đồng Tháp [48, tr. 26]. Điều này thấy rõ qua những kinh mộc bản còn truyền lại tại chùa Hội Tôn. Kinh nhật tụng, kinh sách chữ Hán được in bằng mộc bản trên giấy dó lưu truyền ở các chùa. Yếu tố tín ngưỡng nhân gian trong thờ cúng: Ngoài việc thờ cúng theo tín ngưỡng Phật giáo chính thống, trong khuôn viên chùa còn có miếu thờ Thổ Địa, Thần Tài, Thuỷ Long, Chúa Xứ, Thành Hoàng Bổn Cảnh... như các miếu nhỏ phía trước chùa Hội Tôn huyện Châu Thành [69]. Sinh hoạt (cộng đồng): Từ những đặc điểm trên có thể suy luận rằng: người dân lúc bấy giờ rất có cảm tình với Phật giáo, họ đã xây dựng chùa Hội Tôn nguy nga tráng lệ, rằm nguyên, lễ hội quy tụ đông đúc, tổ chức cầu an cầu siêu, cúng tế để yên lòng trong cuộc sống, tụng kinh, ăn chay niệm Phật, làm lành lánh dữ, bố thí cúng dường, giúp đỡ người khác để được phước. 27
  • 34. Tiểu kết Chương 1 Tóm lại, sau khi vương quốc Chân Lạp của người Khmer thống lãnh trọn vẹn lãnh thổ Phù Nam, vua Chân Lạp đã chia đất nước ra làm Lục Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp. Lúc bấy giờ đất Bến Tre thuộc một phần của Thuỷ Chân Lạp. Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, Phật giáo vùng đất Bến Tre dần biến mất theo hoang hoá của Thuỷ Chân Lạp. Trải qua hơn 500 năm chìm về quá khứ (thế kỷ XII - XVII), đến thế kỷ XVII cùng với công cuộc mở đất di dân về Nam, các Chúa Nguyễn xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc, cũng từ đó hàng loạt ngôi chùa Phật giáo xuất hiện trở lại. Đặc biệt vùng đất Bến Tre, khoảng giữa thế kỷ XVIII đã xuất hiện ngôi chùa đầu tiên là Hội Tôn Tự, đến đầu giữa thế kỷ XIX, với phong trào vào Nam lập nghiệp của người Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt ngôi chùa được hình thành, lúc đầu là những thảo am, sau được các cao Tăng tôn tạo thành danh thắng. Về thời gian, Phật giáo được người dân Bến Tre biết đến từ đầu thế kỷ XVIII, do những người dân từ Trung Quốc, từ Thuận Hoá di cư vào, đến giữa thế kỷ XVIII đã có Chư Tăng từ Bình Định di cư vào sinh sống truyền đạo như Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm, Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng... tại địa phương đã có thân nhân bà Cù Thị Báu, Phật tử Trần Thị Mỗi... Về tuyến đường, do thời kỳ này đường bộ khó đi hơn đường thuỷ nên người dân cho đến các vị Tăng phần nhiều đi theo đường thuỷ vào Đồng Nai, Gia Định, Mỹ Tho rồi sang đất Bến Tre. Về nhân lực, đầu tiên phải kể đến thân nhân bà Cù Thị Báu (? - ?) và con gái là Trần Thị Mỗi (? - ?), Phật tử thôn Quới Hoà, Phú Thành. Vị Tăng đầu tiên là Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm (?-1799), Hoà thượng Tổ Trí Khánh Hưng (?-1826)... Về cơ sở vật chất, đầu tiên phải kể đến chùa Hội Tôn và những hiện vật như tấm biển “Hội Tôn Tự” tạo năm 1782. Ngoài ra còn có những cổ vật khi khai cơ lập nghiệp, dựng chùa người dân đã tình cờ thấy được, như tượng Phật 28
  • 35. chùa Linh Quang, tượng ông Tiêu, ông Hộ chùa Long Phú huyện Mỏ Cày Bắc, tượng Bồ tát Quan Âm chùa Tiên Đài huyện Châu Thành... Từ khi mới du nhập vào Bến Tre Phật giáo đã nhanh chóng được mọi tầng lớp người dân vui mừng tiếp nhận, trong xây dựng vào bảo vệ quê hương Tăng, Ni, Phật tử đã quên mình vì nghĩa, vùng đất Bến Tre từ hoang phế đã hồi sinh trở lại, các hoạt động văn hoá, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo cũng được phát triển. Qua đó, Tăng, Ni, tự viện, Phật tử cũng lần lượt xuất hiện ngày càng nhiều. Trong quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Bến Tre đã thể hiện rõ vai trò cố kết nhân tâm, gắn bó hài hoà cùng mọi tầng lớp người dân địa phương, giáo dục tính thiện, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá đạo đức tốt đẹp của người dân và tích cực góp phần xây dựng quê hương Bến Tre ngày thêm giàu đẹp, cuộc sống người dân an lành, hạnh phúc. 29
  • 36. Chương 2 PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XIX 2.1. Nguồn gốc hình thành ngôi chùa và hình thức thờ cúng của các ngôi chùa trong thế kỷ XIX tại Bến Tre 2.1.1. Nguồn gốc hình thành các ngôi chùa Số lượng chùa Phật giáo tỉnh Bến Tre thành lập trong thế kỷ XVIII - XIX: Các chùa ở Bến Tre thật khó xác định chính xác thời gian thành lập, vì phần nhiều do cá nhân người dân lập, đầu tiên là tư gia, về sau lâu dần thành am, đến bằng cây lá nhỏ, đến bằng cây lá to, rồi đến bán kiên cố nửa cây nửa bê- tông, sau cùng là kiên cố bằng bê-tông cốt sắt. Thời gian đầu, do cá nhân hoặc gia đình quản lý, về sau số lượng người đến cúng bái càng đông thiết lập nên nhóm người quản lý, đến làng quản lý và sau cùng là Giáo hội quản lý. Vì thế chỉ có thể chia ra ba khoảng thời gian đầu, giữa và cuối thế kỷ mỗi giai đoạn khoảng 33 năm, khi nơi ấy đã thành ngôi chùa chính thức. Khảo sát 76 ngôi tự viện Phật giáo thành lập trước năm 1900 theo danh bộ Tăng, Ni, Tự, Viện [2] và sách chùa Việt Nam đã công bố năm 2015 [48, tr. 541] tại tỉnh Bến Tre cho thấy có 47 ngôi thành lập trước năm 1900 (thế kỷ XVIII- XIX), trong đó có 01 ngôi thành lập giữa thế kỷ XVIII, 02 ngôi đầu thế kỷ XIX, 03 ngôi giữa thế kỷ XIX, 41 ngôi cuối thế kỷ XIX (kèm phụ lục 2), còn lại 29 ngôi thành lập sau năm 1900 (thế kỷ XX). Nguyên nhân lập chùa: Ngôi chùa của Phật giáo không chỉ là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni mà còn là chỗ cư trú, tu, học, sinh hoạt của Tăng, Ni, Phật tử và là nét văn hoá của người Việt Nam. Vì thế việc lập chùa, đặt tên chùa rất quan trọng. Ở Bến Tre, để thành lập một ngôi chùa phải có từ một đến nhiều hơn trong năm nguyên nhân sau: Nguyên nhân thứ nhất: phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tu, học, sinh hoạt của Tăng, Ni, Phật tử: Qua những hiện vật, tượng Phật, Bồ tát khảo cổ được ở các di chỉ An Phong, Giồng Nổi, chùa Linh Quang... hiện nay cho thấy, Phật giáo có 30
  • 37. mặt tại vùng đất Bến Tre ngày nay rất sớm, nhưng nền văn hoá đó đã lùi về quá khứ từ thế kỷ X. Suốt hơn bảy thế kỷ (X – XVII) Phật giáo vùng đất Bến Tre tuyệt tích, Phật giáo vùng Trung Việt, Nam Việt một thời rực rỡ cũng không còn, trong khi đó Phật giáo vùng Bắc Việt luôn được tồn tại. Năm 1559, Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá, Phật giáo vùng Trung Việt, Nam Việt dần dần được phục hồi và phát triển trở lại. Đặc biệt vào năm 1665 với sự xuất hiện của Hoà thượng Nguyên Thiều - Siêu Bạch tại phủ Qui Ninh (Qui Nhơn, Bình Định ngày nay) [73, tr. 432] Phật giáo lại được phát triển mạnh mẽ hơn, hàng đệ tử đệ tôn của Hoà thượng đã đem Thiền học Đại thừa truyền vào Miền Nam, như: Hoà thượng Thành Nhạc Ẩn Sơn khai sơn chùa Long Thiền, Đồng Nai [73, tr. 465]; Hoà thượng Thiệt Thoại Tánh Tường khai sơn chùa Hoa Nghiêm Thủ Đức, Gia Định [73, tr. 461]; Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm khai sơn chùa Hưng Long, Bình Dương [48, tr. 1009]... Trong bối cảnh như thế cộng với chính sách Nam tiến của các chúa Nguyễn, từng đoàn người kể cả người Hoa, Tăng, Ni, Phật tử vào Nam sinh cơ lập nghiệp, trong đó có vùng đất Bến Tre ngày nay. Nơi vùng đất mới họ đã lập chùa không chỉ vì thờ Phật mà còn do nhu cầu tu, học cá nhân và chỗ ở của bậc thầy có đủ tài đức che chở mọi người được họ tôn kính và chùa cũng là ngôi nhà chung để họ học tập lễ nghi, sinh hoạt lễ hội, vui chơi giải trí. Cụ thể như Hoà thượng Phật Tịnh Từ Nghiêm tại chùa Hội Tôn đã dạy dân đạo lý nhà Phật, cách thức làm ăn ở vùng đất mới, võ nghệ để phòng thú dữ, cách đóng thuyền, bè đi lại trên sông nước, cách dệt vải, dệt lưới phục vụ nhu cầu đời sống người dân… Hoà thượng còn nghĩ ra cách giết cọp để cứu dân thôn Hoà Quới và Phú Thành…[9, tr. 25]. Tại Bến Tre thời gian trước năm 1900 có đến 31/47 ngôi chùa được thành lập với mục đích tương tự như trên, có những ngôi từ cá nhân Phật tử tự xuất tài sản ra lập chùa để thân nhân trong gia đình tu tập, cúng bái, từ đó hình thành ngôi chùa. Đây là một dạng chùa tộc, phần nhiều về sau được thân nhân thỉnh Tăng, Ni về cư trú trở thành chùa của Tăng, Ni còn số ít thân tộc quản lý cho đến hiện nay, như: chùa Long An (Mỏ Cày Nam); chùa Phước Long (Châu Thành)… 31
  • 38. Nguyên nhân thứ hai: Giữ gìn di tích cổ: Vùng đất Bến Tre ngày nay thế kỷ thứ I đến thế kỷ VII thuộc lãnh thổ Phù Nam, đời sống người dân nơi đây phồn thịnh họ xây dựng đền tháp [45, tr. 10]. Sau khi Phù Nam bị Chân Lạp lật đổ vùng đất này dần vắng bóng người, đến thế kỷ XIII thì hoàn toàn hoang phế [34, tr, 23]. Từ thế kỷ XVII người dân nơi khác phần nhiều là người Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Minh Hương lần lượt đến Bến Tre khai hoang sinh sống [45, tr. 33]. Trong lúc khai hoang, tôn tạo nhà cửa, khai mương xẻ rạch người dân bắt gặp tượng Phật, tượng Bồ tát, tượng Thánh hiền trong lòng đất, họ nghĩ rằng nơi đây là chỗ chùa đền linh thiêng, giờ có duyên gặp Phật, cần phải lập chùa thờ Phật để Phật phù hộ được an lành, tai qua nạn khỏi trong đời sống đầy dẫy khó khăn, lam chướng. Từ đó người dân lập am thờ tượng Phật, Bồ tát, Thánh hiền mà họ gặp được. Để việc thờ cúng được bảo đảm tồn tại, trang nghiêm họ đã cúng vào am một phần vườn ruộng và một phần hoa lợi cử người trông coi, hương khói, cúng kính, lâu dần quy tụ nhiều người và nhu cầu thỉnh Tăng, Ni về cư trú lâu dài để hướng dẫn người dân tu học theo đạo Phật, dần dần am nhỏ biến thành chùa to nguy nga rực rỡ. Trước năm 1900, tại vùng đất Bến Tre ngày nay đã có 04/47 ngôi chùa được hình thành từ nguyên nhân này, như: chùa Tiên Đài huyện Châu Thành, chùa Long Phú huyện Mỏ Cày Bắc... Hiện tượng này tiếp diễn rải rác khắp nơi trong tỉnh cho đến ngày nay như: chùa Long An (chùa Trà Nồng) huyện Mỏ Cày Nam, chùa Gia Hưng huyện Mỏ Cày Bắc… Nguyên nhân thứ ba: từ tín ngưỡng của những mục đồng: Trong khoảng giữa thế kỷ XIX về sau, nghề trồng lúa nước vùng đất Bến Tre bùn lầy, cần nhiều sức kéo của trâu, đặc biệt những điền chủ hàng ngàn mẫu ruộng, họ nuôi trâu thành đàn và lực lượng gia đinh chăn trâu cũng nhiều, từ đó xuất hiện nghề chăn trâu, có người chăn trâu cha truyền con nối nhiều đời. Tại Bến Tre còn lưu lại truyền thuyết về uy lực của người chăn trâu ba đời: Thời ấy vùng đất Bến Tre ma qủi rất nhiều, phá phách xóm làng, hành người bệnh tật, thậm chí tan nhà mất mạng. Người dân lo sợ không yên, họ rước thầy bùa, thầy pháp cúng tế và tống quái để xua đuổi ma quỉ. Thầy pháp dùng nhiều cây chuối kết 32
  • 39. thành một chiếc bè, dùng tre, sậy, giấy, sơ dừa, vải, rơm... tạo những đồ gia dụng giả đầy đủ như một chiếc thuyền có cờ, có lộng, có cả người chèo thuyền và những phẩm vật cúng như chè, xôi, bánh, trái, gà, vịt, có khi có cả đầu heo hoặc nguyên con heo quay. Thầy pháp cúng trong nhà xong, đem ra bờ sông cúng rồi đẩy chiếc bè ra sông cho trôi theo dòng nước, nếu chiếc bè đó tấp vào những đền miếu ven sông thì ma quỉ sẽ lên đền miếu đó cư trú, nếu ai vớt lên ăn những đồ cúng thì ma quỉ sẽ theo người đó, ngược lại chiếc bè ấy bị người đã từng 3 đời (ông - cha - đương sự) thừa kế chăn trâu vớt lên ăn thì ma quỉ ấy sẽ bỏ đi, không dám làm hại. Đầu thế kỷ XX vùng đất Cẩm Sơn, Hương Mỹ, Ngãi Đăng còn ông Võ Văn Tốt làm nghề cúng này rất nổi tiếng. Từ việc người chăn trâu thấy chùa, mộ Phật nhưng vì thân phận ở đợ chăn trâu cho điền chủ không được tự do đi lại, mà chùa thì cách xa mới có một ngôi (trước năm 1870 toàn tỉnh Bến Tre ngày nay chỉ có 6 ngôi chùa). Vì thế, để thoả mãn niềm tin, những người chăn trâu dùng đất sét nặn tượng Phật đem phơi khô rồi thả xuống kinh, rạch nếu tượng nào nổi là tượng đó linh thiêng đem để lên bàn thờ. Việc lạ là những tượng này rất linh hiển, các trẻ chăn trâu thường được thần nhân mách bảo những điều sắp xảy ra, cầu xin thường được linh ứng. Việc linh hiển ấy truyền miệng lâu dần, thu hút sự chú ý của những người dân trong vùng, họ đã đến cầu được bình an khi gia đình có hoạn nạn, bệnh tật ốm đau... dần dần nơi đó biến thành chùa gọi là chùa mục đồng. Trước năm 1900 tại vùng đất Bến Tre có 8/47 ngôi chùa thành lập vì nguyên nhân này, như: chùa Linh Sơn huyện Chợ Lách, chùa Vĩnh Trường huyện Ba Tri, chùa Phú Bửu huyện Thạnh Phú... Hiện tượng này còn tiếp diễn mãi về sau, như: chùa Mục Đồng huyện Giồng Trôm, chùa An Linh huyện Ba Tri... thành lập đầu thế kỷ XX. Nguyên nhân thứ tư: Vì nhu cầu tín ngưỡng của làng: Vùng đất Bến Tre, thế kỷ XIII - XVII hoang phế không người cư trú. Từ thế kỷ XVIII về sau người dân dần dần đến định cư mỗi ngày thêm đông, nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo khá cao tuy nhiên ba dải cù lao sông rạch chằng chịt, cách trở đi lại khó khăn, đặc biệt mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 01 di chuyển lại càng khó khăn hơn, để 33
  • 40. đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng Phật giáo của người dân, những điền chủ trong làng chung nhau cất một ngôi chùa gọi là chùa làng, do những vị có chức phận địa phương quản lý, công cử người trông coi việc thờ cúng giống như một ngôi đình làng. Trước năm 1900, tại vùng đất Bến Tre có 6/47 ngôi chùa được hình thành như thế, cụ thể như chùa Huệ Quang huyện Giồng Trôm, chùa Phước Khánh huyện Thạnh Phú... Về sau, Hội đồng địa hạt hoặc Ban Hội tề, Ban Khánh tiết thỉnh Tăng, Ni về cư trú và chùa trở thành chùa làng. Nguyên nhân thứ năm: vì sự linh hiển phải lập chùa thờ cúng: Đất Bến Tre trước năm 1700 toàn là rừng hoặc những cánh đồng lau sậy cao vút, từ năm 1700 về sau mới có người khai hoang tái định cư. Đất rộng người thưa, hàng ngày họ phải đối mặt với vô vàn khó khăn nguy hiểm nào là thú dữ, nào là lam chướng, nào là ma quỷ... Người dân sống nơi đây luôn thấy lo sợ, bất an, vì vậy họ đã bám víu vào Trời, Phật, Thánh, Thần huyền bí, linh thiêng, che chở giúp đỡ để có thêm sức mạnh, niềm tin và hy vọng cuộc sống bình yên, tươi đẹp. Từ đó họ đã thiết lập nơi thờ cúng, từ thờ Tiên, Phật, Thánh, Thần cho đến thờ ông Hổ, ông Gốc, bà Chằn, Hà Bá, Thuỷ Quan, cá Ông, cá Sấu, Thổ Địa, Thành Hoàng, thần Mưa, thần Rắn, ông Tiên, ông Táo, Chúa Xứ, Thần Tài... có những nơi thờ thần trở thành chùa thờ Phật, có những nơi chùa Phật có thờ Thần. Hiện nay, rải rác khắp tỉnh nhiều chùa trong khuôn viên vẫn còn những miếu môn nhang, đèn, hoa, quả, thờ cúng quanh năm như: chùa Phước Long huyện Chợ Lách, chùa Thiên Thọ huyện Bình Đại, chùa Tuyên Linh (Tiên Linh) huyện Mỏ Cày Nam... Liên quan đến sự hình thành chùa theo diễn giải trên, Hoà thượng Thái Không chùa Tuyên Linh kể rằng: Trước khi chùa Tuyên Linh được hình thành, khu vực xã Minh Đức là rừng rậm hoang vu sầm uất, nơi trú ngụ của bao nhiêu loại thú rừng, cô Huỳnh Thị Sầm con gái út ông Huỳnh Thế Pháp leo bần bẻ củi chẳng may bị cọp ăn, chẳng lâu sau cô thành “Tinh Hổ giảo”, nhưng người dân vì sợ cô không dám gọi yêu tinh mà gọi là bà Tiên [38]. Khoảng năm 1885, ông Cả Nguyễn Duy Quý mua 5.000 m2 đất của ông Huỳnh Thế Pháp cất cái am có cái gác để người bác ruột là Nguyễn Duy Đảnh (1846-1902) lớn tuổi không có 34
  • 41. con tu hành, không lâu sau thầy Rằng quê ở Bình Đông, Ba Tri (Hoà thượng Khánh Phong huý là Thanh Lương hiệu Minh Đàng (1831-1906) đời 38 Thiền phái Lâm Tế [18]) đến cư trú, hướng dẫn ông Đảnh tu, học [59]. Lúc bấy giờ người dân thấy cô Sầm cứ hiện hình chập chờn quanh chùa: Có khi ban đêm, có lúc ban ngày, thấy cô mặc bộ đồ trắng xóa xõa tóc hoặc ngồi, hoặc đi trước sân am, hoặc trên nhánh cây thòng chân xuống, thậm chí móc chân trên cành cây thòng đầu xuống bên đường đi trước am. Có khi người ta thấy cô mặt mày vằn vện, lè lưỡi xanh lè dài thòng... Hoà thượng Khánh Phong làm thuốc và cũng biết bùa chú nên đã dùng nhiều phương pháp trấn yểm mà vẫn không hết. Cuối cùng Hoà thượng phải làm lễ cúng rước cô vô am, từ đó cô ít quấy phá xóm làng, thỉnh thoảng cô cũng còn hiện hình hỏi thăm quý bà, quý cô ở Cái Bần đi chợ, nhưng từ đây am rất linh hiển, ai bệnh đến xin thuốc mà vái van cô thì uống thuốc được khỏi bệnh, mong cầu điều gì đều được toại ý. Từ đó khách viếng am mỗi ngày thêm đông, Hoà thượng Khánh Phong mới đặt tên am là “Tiên Linh Tự” hàm nghĩa chùa có bà tiên linh hiển [38, tr. 5]. Từ đó chùa Tiên Linh chính thức được thành lập. Năm 1930, nhân lần đại trùng tu chùa Tiên Linh Hoà thượng Lê Khánh Hoà đã đổi tên chùa thành Tuyên Linh Tự [59]. Thời Hoà thượng Lê Khánh Hoà làm trụ trì (1907-1947) về sau không còn cái quái ấy nữa, nhưng cô thường hay giáng đỏ trên ngọn sao, ngọn dương trước chùa. Vì thế một bầu trời tiềm tàng linh linh hiển hiển vẫn còn bao phủ trong Tăng, Ni và Phật tử địa phương khi cầu nguyện một điều gì [38]. Xét đến cùng, lập chùa có nhiều nguyên nhân nhưng đặc điểm chung vẫn là vì đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của người dân ở vùng đất mới, họ ở nơi mà sự may rủi, không lường trước được, trong khi những huyền bí, linh hiển vượt quá sức hiểu biết, định đoán của con người, vì thế người dân cần tìm nơi nương tựa tâm linh để có đủ sức lực, niềm tin tiếp tục xây dựng đời sống trên mảnh đất mới. Từ đó ngôi chùa đã hình thành, được mọi tầng lớp người dân bảo tồn, tôn tạo để nó luôn tồn tại và phát triển. Trong gần 100 năm đầu từ khi chùa Hội Tôn được thành lập đến năm 1870, vùng đất Bến Tre ngày nay lần lược 6 35
  • 42. ngôi chùa được thành lập. Từ năm 1870 đến năm 1900 rầm rộ có đến 41 ngôi chùa đã hình thành. Đặt tên cho ngôi chùa: Bến Tre nói riêng, miền Nam nói chung, đặt tên chùa có nhiều điểm khác hơn miền Bắc. Miền Bắc mỗi chùa đều có tên theo văn bản hành chính nhưng người dân địa phương không ai gọi tên chùa theo văn bản hành chính mà thường gọi tên chùa theo tên làng thí dụ: Chùa Vạn Phúc ở sườn phía Nam núi Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được gọi là chùa Phật Tích; chùa Ninh Phúc ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được gọi là chùa Bút Tháp… Ở Bến Tre người dân chỉ gọi tên chùa theo tên chính thức của văn bản hành chính trừ một vài trường hợp đặc thù người dân mới gọi thêm một biệt danh ngoài văn bản hành chính, như chùa Long An, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam dân làng gọi là chùa Trà Nồng theo truyền thuyết do bà Nồng lập, chùa Hội Minh, xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Nam dân làng gọi là chùa Sãi Ếch theo truyền thuyết do ông Ếch lập. Khi lập chùa, đặt tên cho chùa thường có một trong 5 trường hợp: thứ nhất, ghép tên làng làm một phần tên chùa như: chùa ở thôn Cẩm Sơn nay là xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam tên là chùa Phước Sơn; thứ hai, dùng tên người lập chùa đặt tên cho chùa như: chùa do ông Quốc và ông Ân sáng lập nay thuộc ấp Đại An, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách tên là chùa Quốc Ân...; thứ ba, căn cứ vào nguyên nhân lập chùa đặt tên: như chùa có bà tiên linh hiển nay thuộc ấp Tân Quới Đông B, xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày Nam tên là chùa Tiên Linh...; thứ tư, căn cứ vào chùa gốc đặt tên cho chùa nhánh: như Hoà thượng trụ trì chùa Hội Minh lập thêm chùa mới nay thuộc thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam đặt tên là chùa Hội Phước; thứ năm, lựa một từ đẹp trong kinh điển đặt tên chùa, như: chùa Viên Giác, chùa Viên Minh, chùa Liên Trì, chùa Liên Hoa... Ngoài ra, việc lập chùa cũng dựa trên chính những diễn tiến đời sống thường ngày của người dân tại Bến Tre, như truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, vùng Chợ Thom có cô gái xinh đẹp tên Nồng con của một phú hộ, một hôm cô bị 3 tên cướp đón đường, lúc đó tình cờ gặp được Ếch, một chàng trai nhà nghèo, 36