SlideShare a Scribd company logo
1 of 131
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA KINH TẾ - DU LỊCH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP KHOA
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
Mã số: <Mã số đề tài>
Chủ nhiệm đề tài: Hồng Phương Uyên
Kiên Giang, 11/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA KINH TẾ - DU LỊCH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP KHOA
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
Mã số: <Mã số đề tài>
Xác nhận của cơ quan quản lý Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên)
Kiên Giang, 11/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Hồng Phương Uyên
Sinh ngày: 04 tháng 11 năm 2002
Nơi sinh: Rạch Giá – Kiên Giang
Lớp: B20KT3 Khóa: 06
Khoa: Kinh tế - Du lịch
Địa chỉ liên hệ: D1-17 Châu Văn Liêm, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang.
Điện thoại: 0855679275 Email: uyen2006201130@vnkgu.edu.vn
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1
Ngành học: Kế toán Khoa: Kinh tế - Du lịch
Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: HK1: ĐTB: 3.66; ĐRL: 90 HK2: ĐTB: 3.71; ĐRL: 90
Kiên Giang, ngày tháng 12 năm 2021
Đơn vị chủ trì
(ký tên và đóng dấu)
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)
Xác nhận của Trường Đại học Kiên Giang
(ký tên và đóng dấu)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
KHOA KINH TẾ - DU LỊCH
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang.
- Sinh viên thực hiện: Hồng Phương Uyên
- Lớp: B20KT3 Khoa: Kinh tế - Du lịch Năm thứ: 02 Số năm đào tạo: 3,5
- Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Phương Ngọc Hiền
2. Mục tiêu đề tài
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang nhằm đề xuất giải pháp nâng cao nhận
thức của sinh viên chuyên ngành kế toán về đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
3. Tính mới và sáng tạo
Đây là đề tài chưa từng được thực hiện tại trường Đại học Kiên Giang trước đây.
4. Kết quả nghiên cứu
Giải pháp nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành kế
toán trường Đại học Kiên Giang trong thời gian sắp tới.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài
Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
trường Đại học Kiên Giang nói chung và sinh viên ngành kế toán của trường nói riêng
góp phần đảm bảo việc cung ứng ra xã hội một nguồn nhân lực chất lượng.
Báo cáo tổng kết của đề tài được chuyển giao cho khoa Kinh tế - Du lịch để làm
cơ sở cho khoa chuyên môn và nhà trường định hướng được chiến lược phát triển của
khoa và nhà trường trong tương lai.
Khoa và nhà trường sử dụng kết quả nghiên cứu để làm tài liệu học tập cho sinh
viên trong các môn học phương pháp nghiên cứu khoa học và làm tài liệu tham khảo
cho các đề tài của sinh viên sau này.
5. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài, hoặc nhận xét,
đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Không
Kiên Giang, ngày..... tháng..... năm.....
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Kiên Giang, ngày.... tháng…. năm....
Đơn vị chủ trì
(ký tên và đóng dấu)
Người hướng dẫn
(kỳ, họ và tên)
Xác nhận của Trường Đại học Kiên Giang
(ký tên và đóng dấu)
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................................1
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................3
2. Lý do chọn đề tài........................................................................................................7
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................9
3.1. Mục tiêu chung......................................................................................................9
3.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................9
4. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................10
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................10
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................11
7. Phương pháp tiếp cận..............................................................................................11
8. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng.........................................................11
8.1. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu nghiên cứu....................................11
8.1.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................11
8.1.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu......................................................................11
8.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................12
8.3 Phương pháp phân tích.........................................................................................15
ii
8.3.1 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp................................................................15
8.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp .................................................................15
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................19
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................................19
1.1.1. Khái niệm về nhận thức ...................................................................................19
1.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp..................................................................20
1.1.3. Khái niệm về môi trường học tập ....................................................................21
1.1.4. Khái niệm về năng lực hành nghề....................................................................21
1.1.5. Khái niệm về đạo đức cá nhân.........................................................................22
1.1.6. Khái niệm về hiểu biết văn hóa xã hội.............................................................23
1.1.7. Khái niệm về đạo đức công ty..........................................................................23
1.1.8. Khái niệm về Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề.......................24
1.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết.......................................................................25
1.2.1. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................26
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC
PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN CỦA SINH VIÊN NGÀNH
KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG......................................................32
2.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu (Biến kiểm soát) .....................................................32
2.1.1 Giới tính ............................................................................................................32
2.1.2 Khóa học ...........................................................................................................32
2.1.3 Lớp học .............................................................................................................33
2.1.4 Thực trạng kết quả học tập................................................................................34
2.2 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán khoa Kinh tế- Du lịch.........................35
iii
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................38
3.1 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang...............................................38
3.1.1 Nhân tố môi trường học tập (MTHT) ...............................................................38
3.1.2 Nhân tố năng lực hành nghề (NLHN)...............................................................39
3.1.3 Nhân tố đạo đức cá nhân (DDCN)....................................................................41
3.1.4 Nhân tố hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH) ..................................................43
3.1.5 Nhân tố về đạo đức công ty (DDCT)................................................................44
3.1.6 Nhân tố Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN)...................45
3.1.7 Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp (NTDD)....................................................47
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang...............................................48
3.2.1 Xử lý hệ số Cronbach’s alpha...........................................................................48
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)...................................................................50
3.2.2.1 Đối với biến độc lập....................................................................................50
3.2.2.2. Đối với biến phụ thuộc ..............................................................................52
3.2.3 Kiểm định tương quan.......................................................................................54
3.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................................55
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC
NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KIÊN GIANG ..............................................................................................................60
4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.........................................................................................60
4.1.1. Dựa vào thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang..........60
4.1.2. Dựa vào kết quả hồi quy ..................................................................................60
iv
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang ...............................................................60
4.2.1 Giải pháp về môi trường học tập: .....................................................................60
4.2.2. Giải pháp về năng lực hành nghề:....................................................................61
4.2.3. Giải pháp nâng cao đạo đức cá nhân: ..............................................................61
4.2.4. Giải pháp về hiểu biết về văn hóa và xã hội: ...................................................62
4.2.5 Giải pháp về đạo đức công ty:...........................................................................62
4.2.6. Giải pháp về Pháp luật nhà nước và quy định về ngành nghề:........................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................64
1.Kết luận .....................................................................................................................64
2.Kiến nghị ...................................................................................................................65
2.1 Đối với nhà trường...............................................................................................65
2.2 Đối với khoa Kinh tế - Du lịch.............................................................................66
3.Hạn chế của đề tài.....................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68
PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC................................70
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ XỬ LÝ TỔNG QUAN MẪU NGHIÊN CỨU.................75
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ XỬ LÝ TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH
KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG......................................................79
PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ XỬ LÝ HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA........................91
PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA..........................................97
PHỤ LỤC 6 KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN...........................................................116
PHỤ LỤC 7 PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH...........................................118
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Lược khảo tài liệu ngoài nước ...................................................................... 2
Bảng 2. Lược khảo tài liệu trong nước....................................................................... 6
Bảng 3. Kết quả xác định cỡ mẫu ở các khóa 4,5,6 ngành kế toán.......................... 12
Bảng 4. Các thành phần của bảng câu hỏi................................................................ 13
Bảng 1.1 Các nghiên cứu trước và các nhân tố sử dụng .......................................... 25
Bảng 1.2 Cơ sở chọn biến và các nhân tố sử dụng................................................... 27
Bảng 2. Bảng xếp loại kết quả học tập..................................................................... 34
Bảng 3.1 Xử lý hệ số Cronbath’s alpha ................................................................... 48
Bảng 3.2 Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập .......................................... 51
Bảng 3.3 Bảng ma trận xoay của biến độc lập ......................................................... 51
Bảng 3.4 Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc...................................... 52
Bảng 3.5 Bảng ma trận của biến phụ thuộc.............................................................. 53
Bảng 3.6 Kiểm định tương quan Correlations.......................................................... 54
Bảng 3.7 Phân tích hồi quy đối với nhận thức về đạo đức nghề nghiệp.................. 55
Bảng 3.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp............... 56
vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp ....................................................................................................................... 30
Hình 2.1 Biểu đồ thống kê giới tính......................................................................... 32
Hình 2.2 Biểu đồ thống kê khóa học........................................................................ 32
Hình 2.3 Biểu đồ thống kê lớp học........................................................................... 33
Hình 2.5 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với tầm quan trọng của các phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản ............................................................................. 35
Hình 3.1 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố môi trường học tập . 38
Hình 3.2 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố năng lực hành nghề. 40
Hình 3.3 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố đạo đức cá nhân...... 41
Hình 3.4 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố hiểu biết về văn hóa xã
hội ............................................................................................................................. 43
Hình 3.5 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố đạo đức công ty ...... 44
Hình 3.6 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Pháp luật Nhà nước và
quy định về ngành nghề............................................................................................ 46
Hình 3.7 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhận thức đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên ngành kế toán trường ĐHKG ............................................................. 47
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DDCN Đạo đức cá nhân
DDCT Đạo đức công ty
ĐĐNN Đạo đức nghề nghiệp
ĐHKG Đại học Kiên Giang
KTDL Kinh tế - Du lịch
MTHT Môi trường học tập
NLHN Năng lực hành nghề
NTDD Nhận thức đạo đức
PLNN Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề
SV Sinh viên
VHXH Hiểu biết về văn hóa xã hội
1
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Đề tài nhận thức về đạo đức nghề nghiệp là vấn đề nóng hổi và quan trọng nhưng
hiện nay chưa có nhiều tác giả ngoài nước chọn làm nghiên cứu khoa học. Qua số ít
nghiên cứu có thể thấy nhận thức về đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng đến
việc quyết định thành công trong sự nghiệp của một kế toán viên. Có rất nhiều nhân tố
ảnh hưởng đến nhận thức về vấn đề này, cụ thể như: hiểu biết về văn hóa xã hội, đạo
đức cá nhân, môi trường học tập,...
Nghiên cứu của Philmore Alleyne và cộng sự (2014) về các nhân tố ảnh hưởng
đến nhận thức đạo đức của các kế toán viên trong tương lai ở Caribe. Cụ thể, nghiên cứu
này đã sử dụng phương pháp cắt ngang thông qua các phương pháp lý thuyết hành động
hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình mở rộng của lý thuyết
hành vi có kế hoạch (ETPB) trong việc dự đoán ý định hành động phi đạo đức của sinh
viên kế toán (như làm rò rỉ thông tin mật hoặc sai lệch số liệu). Dữ liệu được thu thập
thông qua một bảng câu hỏi khảo sát từ 298 sinh viên kế toán tại một trường đại học ở
Caribe. Với mô hình nghiên cứu gồm 4 biến: (1) thái độ, (2) hiểu biết về văn hóa xã hội,
(3) kiểm soát nhận thức hành vi và (4) đạo đức cá nhân, kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng biến (4) đạo đức cá nhân có tác động đáng kể ý định vi phạm bảo mật và chi tiêu
sai lệch.
Cùng mục đích tìm hiểu, Alberto J. Costa và cộng sự (2016) đã nghiên cứu nhận
thức về đạo đức của sinh viên kế toán tại trường Đại học Bồ Đào Nha: Ảnh hưởng của
các nhân tố cá nhân và đặc điểm cá nhân. Bằng phương pháp luận với mô hình nghiên
cứu gồm 5 nhân tố tác động: (1) giới tính, (2) tuổi tác, (3) tham gia các khóa học về đạo
đức, (4) đạo đức cá nhân, (5) kinh nghiệm làm việc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân
tố (1) giới tính và (4) đạo đức cá nhân có sức ảnh hưởng lớn đến ngành nghề, được sinh
viên cho là đối với các đặc điểm như sức sáng tạo, mục tiêu, tinh thần, thái độ làm việc
và thực hiện trách nhiệm. Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu này là nhận thức đạo đức
của người trả lời được đánh giá dựa trên giả thuyết các tình huống khó xử về đạo đức,
2
không thể chắc chắn rằng câu trả lời của các cá nhân tương ứng với hành vi của họ trong
các tình huống thực tế.
Marko S Hermawan và cộng sự (2018) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
nhận thức của sinh viên kế toán về đạo đức nghề nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm ở
Indonesia. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành đánh
giá dựa trên các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức ngành kế toán với mẫu khảo
sát phỏng vấn sinh viên kế toán trường Đại học Quốc tế Bina Nusantara. Tác giả dùng
thang đo Likert 5 điểm chủ yếu được sử dụng trong bảng câu hỏi, ngoài ra còn sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính và phương pháp phân tích đa cộng tuyến cũng
được sử dụng trong mô hình. Kết quả phát hiện ra rằng trong bốn nhân tố: (1) thói quen,
(2) cách tiếp cận quản lý thu nhập của sinh viên, (3) môi trường học tập, (4) bối cảnh
văn hóa, (5) giới tính. Thì có hai nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán, đó là (1) thói quen và (3) môi trường học tập.
Các nhân tố khác được chứng minh là không ảnh hưởng đáng kể đối với nhận thức đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên. Mặt khác, tuy có nhiều nghiên cứu về biến giới tính tác
động đến nhận thức nghề nghiệp, nhưng trong nghiên cứu này biến giới tính cũng không
có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán.
Thông qua các nghiên cứu khoa học ngoài nước nhận thấy được rằng ở các bài
nghiên cứu các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính và tập trung phát triển
các mô hình, bảng câu hỏi để từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh
hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp bằng bảng thống kê hay các câu trả lời từ
đối tượng được phỏng vấn. Từ đó khẳng định vai trò của nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp và đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm tăng cường nhận thức của sinh viên
trong vấn đề nghiên cứu này.
Bảng 1. Lược khảo tài liệu ngoài nước
Tác giả (năm)
Nội dung nghiên
cứu
Phương pháp nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu
Philmore
Alleyne và
cộng sự (2014)
Nghiên cứu các
nhân tố ảnh
hưởng đến nhận
Phương pháp cắt
ngang và bảng câu
hỏi khảo sát từ 298
Kết quả gồm 4 nhân tố tác
động: thái độ, hiểu biết về
văn hóa xã hội, kiểm soát
3
thức đạo đức của
các kế toán viên
trong tương lai ở
Caribe.
sinh viên kế toán tại
một trường đại học ở
Caribe.
nhận thức hành vi và đạo
đức cá nhân có tác động
đáng kể ý định vi phạm bảo
mật và chi tiêu sai lệch.
Alberto J.
Costa và cộng
sự (2016)
Nghiên cứu nhận
thức về đạo đức
của sinh viên kế
toán tại trường
Đại học Bồ Đào
Nha.
Thực hiện bằng
phương pháp luận.
Gồm 5 nhân tố tác động:
giới tính, tuổi tác, tham gia
các khóa học về đạo đức,
đạo đức cá nhân, kinh
nghiệm làm việc.
Marko S
Hermawan và
Kokthunarina
(2018)
Nhân tố ảnh
hưởng đến nhận
thức của sinh viên
kế toán về đạo
đức nghề nghiệp.
Thang đo Likert 5
điểm, ngoài ra còn sử
dụng phương pháp
phân tích hồi quy
tuyến tính và phương
pháp phân tích đa
cộng tuyến.
Kết quả có 5 nhân tố: thói
quen, cách tiếp cận quản lý
thu nhập của sinh viên, môi
trường học tập, bối cảnh văn
hóa, giới tính.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu nhận thức về đạo đức nghề nghiệp dần trở nên
quan trọng và được nhiều tác giả nghiên cứu. Cũng có thể thấy có nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp như: Pháp luật nhà nước và quy định
ngành nghề, đạo đức công ty, năng lực hành nghề,... Cụ thể có thể thấy qua kết quả của
các nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Trang và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về tổng
quan lý thuyết và nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ĐHQG TP.HCM. Nghiên
cứu này được thực hiện với hai mục đích: hệ thống hóa lý thuyết về đạo đức nghề nghiệp
(ĐĐNN) để cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về ĐĐNN và đánh giá nhận
thức của sinh viên – lực lượng lao động tương lai của đất nước về ĐĐNN. Với 2 phương
pháp nghiên cứu: nghiên cứu bằng văn bản và nghiên cứu bằng định lượng, nghiên cứu
đã tổng hợp được các quan điểm và định nghĩa về ĐĐNN và xác định được 6 nhân tố
4
có ảnh hưởng đến ĐĐNN: (1) Pháp luật nhà nước và quy định ngành nghề, (2) Đạo đức
cá nhân, (3) Năng lực hành nghề, (4) Hiểu biết về văn hóa xã hội, (5) Chuẩn mực nghề
nghiệp, (6) Đạo đức công ty (đạo đức kinh doanh). Trong các nhân tố này, thì (3) Năng
lực hành nghề, (4) Đạo đức cá nhân, và (6) Đạo đức công ty có ảnh hưởng đáng kể đến
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về ĐĐNN
ở mức tương đối cao, và có sự khác biệt trong nhận thức của sinh viên ngành kỹ thuật
và sinh viên ngành kinh tế về ĐĐNN.
Cùng tìm hiểu về đề tài đạo đức nghề nghiệp, Nguyễn Thị Bích Trâm và cộng sự
(2015) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao
động mới. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đạo
đức nghề nghiệp, phân tích sự khác biệt trong nhận thức theo từng nhóm đối tượng khảo
sát và xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết, thực thi đạo đức đức nghề nghiệp.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu tìm được 3 nhân tố ảnh hưởng đến
đạo đức nghề nghiệp của người lao động và 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhận
thức của lực lượng lao động về đạo đức nghề nghiệp bao gồm: Sự giáo dục của gia đình
(1), Sự giáo dục của trường học (2), Phong tục, tập quán truyền thống (3), Các hoạt động
trong ngành (4), Hành vi ứng xử của đồng nghiệp (5), Tôn giáo (6). Đặc biệt là nghiên
cứu này đã chứng minh được sự khác biệt trong nhận thức về đạo đức nghề nghiệp giữa
các nhóm đối tượng khác nhau và đưa ra giả thuyết giải thích cho sự khác biệt đó.
Hay nghiên cứu của Mai Thị Quỳnh Như (2019) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại các trường
Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
trên cơ sở khảo sát 300 sinh viên ở nhiều bậc học, giới tính khác nhau với mô hình giả
thuyết có 5 nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về bảo vệ môi trường: (1) Đạo đức cá
nhân, (2) Quy định của Nhà nước và pháp luật về ngành nghề, (3) Đạo đức công ty, (4)
Năng lực hành nghề, (5) Hiểu biết về văn hóa xã hội. Kết quả thống kê định lượng cho
thấy hai nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
đó là: (4) Năng lực hành nghề và (5) Hiểu biết văn hóa xã hội. Bên cạnh đó các nhân tố
còn lại cũng có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
ngành Kế toán.
5
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Chung và cộng sự (2020) về đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên chuyên ngành kế toán trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0: Nghiên
cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng được thực hiện trong nghiên cứu này. Từ mô hình nghiên
cứu đề xuất sau khi tham khảo tài liệu quốc tế, nghiên cứu định tính được thực hiện
thông qua việc thảo luận với 10 chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, nhằm điều
chỉnh mô hình cho phù hợp với đặc thù của không gian nghiên cứu tại trường đại học
Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các sinh viên chuyên
ngành kế toán tại trường với số mẫu hợp lệ là 242 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
ảnh hưởng lớn nhất đến nhận thức của sinh viên là (1) Môi trường học tập, tiếp theo là
(2) Kỹ năng ứng dụng công nghệ và (3) Trình độ chuyên môn có tác động đến nhận thức
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế
toán.
Thêm vào đó, nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà (2021) về Tổng quan nghiên cứu
về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm hệ thống một số lý luận chung về đạo đức nghề nghiệp, và tổng
quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp thông qua 2
mô hình gồm: hành vi đạo đức của Rest và lý thuyết về sự phát triển đạo đức của
Kohlberg. Trong đó các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định liên quan đến đạo
đức, bao gồm các nhân tố mang tính chất cá nhân như: (1) Độ tuổi, (2) Giới tính, (3)
Kinh nghiệm làm việc; và các nhân tố thuộc về môi trường như: (4) Chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp, (5) Giá trị đạo đức doanh nghiệp, (6) Văn hoá quốc gia. Việc xác định các
nhân tố này trong bài nghiên cứu là cơ sở để các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp
có thể điều chỉnh, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán - kiểm
toán.
Sau khi tổng hợp các tài liệu trong nước, nhận thấy được các nghiên cứu của các
tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm định tính và định lượng, áp
dụng các phương pháp như thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phương pháp
hồi quy tuyến tính, dùng phương pháp thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát trên
nhiều đối tượng để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với nhận thức. Kết
6
quả tìm ra được một số nhân tố tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của đối
tượng sinh viên nghiên cứu, đồng thời đề xuất các biện pháp hoàn thiện, phát triển và
nâng cao nhận thức về vấn đề này của sinh viên.
Bảng 2. Lược khảo tài liệu trong nước
Tác giả (năm)
Nội dung nghiên
cứu
Phương pháp nghiên
cứu
Kết quả nghiên cứu
Nguyễn Thu
Trang và cộng
sự (2014)
Nghiên cứu về
tổng quan lý
thuyết và nhận
thức đạo đức nghề
nghiệp của sinh
viên ĐHQG TP.
HCM.
Nghiên cứu bằng văn
bản và nghiên cứu
bằng định lượng.
Có 6 nhân tố có ảnh hưởng
đến ĐĐNN: pháp luật nhà
nước và quy định ngành
nghề, đạo đức cá nhân, năng
lực hành nghề, hiểu biết về
văn hóa xã hội, chuẩn mực
nghề nghiệp, đạo đức công ty
(đạo đức kinh doanh).
Nguyễn Thị
Bích Trâm và
cộng sự (2015)
Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng
đến đạo đức nghề
nghiệp của lực
lượng lao động m
ới.
Nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân
tích dữ liệu.
Kết quả phát hiện có 6 nhân
tố ảnh hưởng đến sự hình
thành nhận thức của lực
lượng lao động về đạo đức
nghề nghiệp: Sự giáo dục của
gia đình, sự giáo dục của
trường học, phong tục, tập
quán truyền thống, các hoạt
động trong ngành, hành vi
ứng xử của đồng nghiệp, tôn
giáo.
Mai Thị
Quỳnh Như
(2019)
Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng
đến nhận thức về
đạo đức nghề
nghiệp của sinh
viên ngành kế
Phương pháp nghiên
cứu hỗn hợp trên cơ sở
khảo sát 300 sinh viên
ở nhiều bậc học, giới
tính khác nhau.
Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến
nhận thức: đạo đức cá nhân,
quy định của Nhà nước và
pháp luật về ngành nghề, đạo
đức công ty, năng lực hành
7
toán tại các trường
Đại học trên địa
bàn thành phố Đà
Nẵng.
nghề, hiểu biết về văn hóa xã
hội.
Nguyễn Hoàng
Chung,
Nguyễn Ngọc
Giàu (2020)
Đạo đức nghề
nghiệp của sinh
viên chuyên
ngành kế toán
trong cuộc Cách
mạng Công
nghiệp 4.0
Phương pháp nghiên
cứu định tính và định
lượng. Nghiên cứu đã
tiến hành khảo sát các
sinh viên kế toán
chuyên ngành kế toán
tại trường Kinh tế - Kỹ
thuật Bình Dương với
số mẫu hợp lệ là 242
mẫu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy
có 3 nhân tố tác động đến
nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên ngành
kế toán là: môi trường học
tập, kỹ năng ứng dụng công
nghệ và trình độ chuyên môn.
Lê Thị Thu Hà
(2021)
Tổng quan nghiên
cứu về nhân tố ảnh
hưởng đến đạo
đức nghề nghiệp
kế toán - kiểm
toán.
Thực hiện thông qua 2
mô hình gồm: hành vi
đạo đức của Rest và lý
thuyết về sự phát triển
đạo đức của Kohlberg.
Các nhân tố ảnh hưởng đến
việc ra quyết định liên quan
đến đạo đức, bao gồm các
nhân tố mang tính chất cá
nhân như: độ tuổi, giới tính,
kinh nghiệm làm việc; và các
nhân tố thuộc về môi trường
như: chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp, giá trị đạo đức
doanh nghiệp, văn hoá quốc
gia.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021
2. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào thời kỳ “kỷ nguyên số” với những đặc điểm, tính chất và
sự tác động sâu rộng chưa từng có. Nhiều doanh nghiệp được thành lập, số lượng các
nhà đầu tư tăng lên nhiều lần. Đi đôi với đó là nhu cầu về kiểm tra kiểm soát chất lượng
8
công việc mình làm, hiệu quả của nó và tiên liệu được kết quả ở tương lai cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, kế toán ra đời và phát triển ngày một mạnh mẽ
hơn để đáp ứng những nhu cầu sử dụng thông tin tài chính trên.
Thế nhưng thời kỳ này lại bắt đầu bằng sự sụp đổ hàng loạt của các công ty mà
một trong những nguyên nhân chính đến từ gian lận kế toán. Càng bất ngờ hơn khi các
vụ bê bối tài chính nghiêm trọng đến từ những công ty đình đám toàn cầu như Rolls-
Royce, Apple, Toshiba trong cả hai thập kỷ qua. Năm 2012, cơ quan điều tra tại Anh,
Mỹ và Brazil xác định nhà sản xuất động cơ máy bay Rolls-Royce của Anh đã có hành
vi hối lộ thông qua các đại lý trung gian để giành được các hợp đồng xuất khẩu tại 12
quốc gia trên thế giới - từ Nigeria cho tới Trung Quốc. Sau cuộc điều tra hối lộ, công ty
Anh phải nộp phạt 810 triệu USD. Năm 2013, một tiểu bang của Thượng viện Mỹ tiến
hành điều tra và phát hiện hãng công nghệ khổng lồ Apple đã thành lập 3 thực thể ở
nước ngoài với số tài sản hơn 100 tỷ USD để tránh phải nộp thuế tại Mỹ. Với khối tài
sản khổng lồ đặt ở nước ngoài, chỉ riêng trong năm 2012, công ty này đã tránh được
khoản thuế lên tới 9 tỷ USD. Các vụ bê bối không chỉ dừng lại ở các quốc gia phương
Tây mà ngay ở Nhật Bản – một quốc gia phương Đông với những Bộ luật nghiêm khắc
cũng gây chấn động thế giới với vụ gian lận kế toán hàng triệu đô la. Năm 2016, Toshiba
- đế chế công nghệ khổng lồ của Nhật, bị truy tố ra tòa sau vụ gian lận kế toán 1,3 tỷ
USD. Theo cáo trạng, công ty này đã gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư khi hạ thấp chi
phí vận hành và thổi phồng lợi nhuận từ năm 2008. Vụ việc khiến hàng loạt nhà đầu tư
đâm đơn kiện đòi Toshiba bồi thường thiệt hại 162,3 triệu USD.... Và còn rất nhiều bê
bối kế toán được phanh phui. Những thất bại này gây ra những thiệt hại vô cùng nặng
nề cho nhiều nhà kinh doanh. Hậu quả của nó với ngành nghề kế toán là vô cùng nghiêm
trọng.
Cùng với đó, Việt Nam đang ngày càng phát triển, ngày càng hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế Thế giới, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt cũng không
thể tránh khỏi các rủi ro. Việc gian lận trong kế toán trở thành một vấn đề vô cùng nhạy
cảm. Nhiều nguyên do được đưa ra để lý giải cho vấn đề trên. Trong đó, không ít các
nhà nghiên cứu có quan điểm về nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên
ngành kế toán có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đạo đức nghề nghiệp sau khi đi làm.
9
Hiện nay, tuy đã có các bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán nhưng chưa nhiều. Hơn nữa, do thời
gian nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, không gian nghiên cứu
khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng khác nhau. Do đó sẽ có những khó khăn nhất
định khi người học và các chuyên gia tham khảo, sử dụng kết quả các nghiên cứu trước
đây vào trường Đại học Kiên Giang vì mỗi trường đại học có chất lượng đào tạo, cơ sở
vật chất khác nhau, mỗi nơi mỗi giai đoạn sẽ có sự thay đổi ít nhiều trong nhận thức của
người học về đạo đức nghề nghiệp chuyên ngành mình chọn. Để nhận định chính xác
và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất, các chuyên gia cần có kết quả nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán
tại trường Đại học của họ.
Nhận thấy việc nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán là vấn
đề nhạy cảm và quan trọng, nhưng đến nay, quan niệm và các nhân tố tác động còn rời
rạc và chưa thống nhất với nhau. Hơn thế nữa, chưa có một nghiên cứu nào thực hiện
về vấn đề này tại trường ĐHKG. Với mong muốn đóng góp một phần công sức cho sự
phát triển và đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên kế toán trường ĐHKG, tác giả đã
chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang” với mục đích tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng thông qua việc tiến hành tìm hiểu thực trạng nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên kế toán tại trường và từ đó đưa ra biện pháp để tăng cường nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang nhằm đề xuất giải pháp nâng cao nhận
thức của sinh viên chuyên ngành kế toán về đạo đức nghề nghiệp của bản thân.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế
toán tại trường Đại học Kiên Giang.
10
- Đo lường và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Kết quả của nhiều nghiên cứu trước đã đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng đến nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Thông qua kết quả tổng hợp và chọn lọc, đề
tài chọn ra được các nhân tố có thể ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như: môi trường học tập, năng
lực hành nghề, đạo đức cá nhân, hiểu biết về văn hóa xã hội, đạo đức công ty, pháp luật
Nhà nước và quy định về ngành nghề.
(1) Môi trường học tập tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào?
(2) Năng lực hành nghề tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào?
(3) Đạo đức cá nhân tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào?
(4) Hiểu biết về văn hóa xã hội tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của
sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào?
(5) Đạo đức công ty tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào?
(6) Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề tác động đến nhận thức về đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào?
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: đề tài được tiến hành từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021 và
dữ liệu nghiên cứu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang trong giai đoạn 2018 –
2020.
- Không gian nghiên cứu: khoa Kinh tế - Du lịch trường Đại học Kiên Giang.
11
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành
kế toán trường Đại học Kiên Giang, không nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành khác đang theo học tại trường. Đối
tượng khảo sát chỉ giới hạn là sinh viên ngành kế toán khóa 4, 5, 6 thuộc khoa Kinh tế -
Du lịch trường Đại học Kiên Giang.
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên đại học chính quy khóa 4, khóa 5 và khóa 6
ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang.
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang.
7. Phương pháp tiếp cận
Cách tiếp cận đề tài theo hướng căn cứ vào các cơ sở lý thuyết như là các khái
niệm, vai trò của đạo đức nghề nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức
về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên một cách có chọn lọc, đảm bảo sự phù hợp với đề
tài để tiến hành nghiên cứu. Từ những cơ sở lý thuyết trên làm căn cứ, nghiên cứu tiến
hành phân tích những ảnh hưởng của các nhân tố đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp
của sinh viên ngành kế toán thông qua việc tìm hiểu thực trạng sự hiểu biết và nhận thức
về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành
kế toán trường Đại học Kiên Giang khóa 4, khóa 5 và khóa 6. Sau khi đã có kết quả
nghiên cứu của đề tài thì căn cứ vào đó đề xuất ra những giải pháp thiết thực và phù
hợp.
8. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
8.1. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu nghiên cứu
8.1.1. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu của đề tài là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
Nghĩa là dựa theo danh sách sinh viên được Phòng công tác sinh viên cung cấp, tác giả tiến
hành thu thập theo bước nhảy là 2 cho đến khi đủ số quan sát theo yêu cầu.
8.1.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu
12
Phương pháp xác định cỡ mẫu: Nghiên cứu áp dụng công thức Slovin:
n =
N
1 + N.(ε)2
(*)
Trong đó : n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, 𝜀 là sai số tiêu chuẩn.
Với quy mô nghiên cứu là 471 sinh viên (tổng sinh viên ngành kế toán khóa 4,5,6),
ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy là 95%, mức sai số là 5%, áp dụng công thức (*) ta được:
n =
471
1 + 471 (0.05)2
= 216 (sinh viên)
Như vậy, nghiên cứu cần lấy cỡ mẫu là 216 quan sát là đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.
Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy, tác giả khảo sát với cỡ mẫu 280. Cỡ mẫu được cơ cấu
theo khoa như sau:
Bảng 3. Kết quả xác định cỡ mẫu ở các khóa 4,5,6 ngành kế toán
Khóa học Số lượng sinh viên Tỷ lệ (%) Số phần tử được chọn
Khóa 4 177 37,58 105
Khóa 5 137 29,09 81
Khóa 6 157 33,33 94
Tổng cộng: 471 100 280
Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả, 2021
8.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tạp chí chuyên ngành có liên quan và có nguồn
gốc tin cậy thể hiện cái nhìn khách quan về nhận thức đạo đức nghề nghiệp hiện nay của
sinh viên. Số liệu thứ cấp được thu thập từ 06/2020 - 12/2021.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ sinh viên ngành kế toán các khóa 4, khóa 5 và khóa
6. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ tháng 06/2021 - 10/2021. Thông tin được thu thập trực
tiếp thông qua soạn sẵn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp sinh viên.
Bảng 4. Các thành phần của bảng câu hỏi
13
Phần Nội dung Số câu
I Thông tin cá nhân 9
II
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp 5
Môi trường học tập 5
Năng lực hành nghề 3
Đạo đức cá nhân 4
Hiểu biết về văn hóa xã hội 4
Đạo đức công ty 4
Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành
nghề
3
Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp 4
Tổng 41
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021
- Phần I có nội dung liên quan đến thông tin cá nhân, nghiên cứu sử dụng câu hỏi
liệt kê để thu thập thông tin của sinh viên như họ tên, giới tính, khóa, lớp học, kết quả
học tập và một số câu hỏi liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành kế toán.
- Phần II đề cập các câu hỏi mức độ của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ
bản và các nhân tố tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành
kế toán, cụ thể:
+ Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản bao gồm tính chính trực, tính khách
quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp. Sở dĩ
các phẩm chất này được đưa vào nghiên cứu bởi đây là những tiêu chí về đạo đức mà
người hành nghề kế toán phải có và là thước đo đánh giá, nhận xét về đạo đức nghề
nghiệp của họ.
+ Môi trường học tập (MTHT) bao gồm các câu hỏi liên quan đến các khóa học,
chương trình đào tạo, giáo trình trên lớp, môi trường thực tập và giảng viên dạy học.
Nhân tố môi trường học tập được chọn nghiên cứu bởi đây là những tác động kích hoạt
và kích thích học tập từ bên trong, là nơi điều chỉnh hành vi của sinh viên sao cho phù
hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
14
+ Năng lực hành nghề (NLHN) bao gồm các câu hỏi với nội dung về kiến thức
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ. Quá trình hình thành
năng lực hành nghề phải gắn với học tập, thực hành và trải nghiệm công việc một cách
thuần thục để bảo đảm thực hiện công việc có hiệu quả . Việc có đủ năng lực để làm
một việc được xem là nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp và mọi người không
nên thực hiện những việc mình không có đủ năng lực để làm.
+ Đạo đức cá nhân (DDCN) bao gồm các câu hỏi về tính thẳng thắn, trung thực,
tính khách quan, khả năng tự điều chỉnh hành vi và tuân thủ các quy định pháp luật. Đạo
đức nghề nghiệp bị chi phối và ảnh hưởng bởi đạo đức cá nhân, được thể hiện từ những
cử chỉ và hành vi nhỏ nhất của người hành nghề, mỗi một nhân tố trên đều quyết định
khả năng tồn tại của kế toán viên trong thị trường lao động.
+ Hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH) bao gồm các câu hỏi liên quan đến nội
quy nhà trường, kênh thông tin truyền thông, nhà tuyển dụng. Đây là quá trình nhận
thức, sự tích lũy thông qua quan sát, học hỏi, trải nghiệm, nghiên cứu văn hóa của người
hành nghề, là một trong những nhân tố có thể khuyến khích sự phát triển của đạo đức
nghề nghiệp.
+ Đạo đức công ty (DDCT) bao gồm các câu hỏi về quy định công ty, hình thức kỷ
luật, người lãnh đạo của công ty. Bất kì hành vi phi đạo đức gây nguy hiểm cho danh tiếng,
hình ảnh của công ty đều bị lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty rất thận trọng khi
ban hành các quy định cụ thể mà mỗi một quy định đa phần phụ thuộc vào các vị lãnh đạo.
Nội quy công ty nói riêng hay đạo đức công ty nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp của các cấp dưới.
+ Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN) bao gồm các câu hỏi liên
quan đến các cấp độ xử phạt, quy định ngành nghề và việc tuân thủ pháp luật. Luật pháp có
sức mạnh mà không ai có thể chối bỏ, chính phủ can thiệp và ban hành pháp luật để gắn
công việc, lợi ích của mỗi cá nhân với trách nhiệm xã hội. Những quy định đúng đắn của
pháp luật Nhà nước giúp các kế toán viên nhận thức rõ ràng và chính xác về đạo đức nghề
nghiệp, tránh được những hành vi sai trái không lành mạnh.
+ Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp bao gồm các câu hỏi về việc nâng cao năng
lực hành nghề; nâng cao hiểu biết về kiến thức lĩnh vực chuyên ngành; tiếp thu, tích lũy tri
thức chuyên ngành; tinh thần học tập tốt, tự tu dưỡng đạo đức. Đây là sự phù hợp khi bản
15
thân xác định được công việc cụ thể và khát khao chiếm lĩnh tri thức về ngành nghề thì nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp của bản thân sẽ đúng đắn và chuẩn xác.
Bảng hỏi tổng cộng 41 câu hỏi trong đó nghiên cứu sử dụng 9 câu hỏi liệt kê để
thu thập thông tin cá nhân của sinh viên. Đối với 5 câu hỏi mức độ để đánh giá tầm quan
trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản, sử dụng thang đo Likert với 5
điểm: 1= Rất không quan trọng, 2= Không quan trọng, 3= Bình thường, 4= Quan trọng,
5= Rất quan trọng. Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố dến nhận thức về đạo đức
nghề nghiệp của sinh viên sử dụng 27 câu hỏi mức độ với thang đo Likert với 5 điểm: 1=
Rất không đồng ý, 2= Không đồng ý, 3= Bình thường, 4= Đồng ý, 5= Rất đồng ý.
8.3 Phương pháp phân tích
8.3.1 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp thu thập được tiến hành phân tích và tổng hợp nhằm kế thừa
những thông tin dữ liệu đáng tin cậy và thực sự có giá trị với đề tài nghiên cứu.
8.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp
Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy
thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến
tính để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu đề ra.
Nội dung 1: Phân tích thực trạng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp hiện nay của
sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. Tác giả sử dụng các phương pháp
thống kê mô tả bao gồm phương pháp phân tích tần số để lập tóm tắt các dữ liệu và trình
bày dữ liệu thành bảng hoặc biểu đồ. Phương pháp xếp hạng để thấy được sự đánh giá
chung của tất cả các đội tượng theo thứ tự quan trọng của nó.
Công việc 1: Phân tích thực trạng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp hiện nay
của sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang.
Công việc 2: Đánh giá sự khác biệt thực trạng về nhận thức đạo đức nghề nghiệp
hiện nay của sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang
Nội dung 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán. Tác giả sử dụng các phương pháp sau:
16
Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha. Trong đề tài
này, phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha cho ta biết rằng
các biến đo lường có liên kết với nhau hay không, việc tính toán hệ số tương quan giữa
biến và tổng giúp ta loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô
tả của khái niệm cần đo.
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo :
– Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu
chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy
nhất quán nội tại càng cao).
– Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3) được xem là biến
rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu
(lớn hơn 0,6).
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Phân tích phương sai One way ANOVA và Indepent-sample T-test: đây là
phương pháp được sử dụng nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với
biến định lượng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (hay mức ý nghĩa
Sig < 0,05). Kiểm tra kiểm định Levene’s:
• Nếu Sig . của kiểm định này < 0.05 thì phương sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính
ở trên khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal variances not assumed.
• Nếu Sig . của kiểm định này ≥ 0.05 thì phương sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính
ở trên không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal variances
assumed.
+ Giá trị Sig > 0.05 thì kết luận kiểm định T không có sự khác biệt.
+ Giá trị Sig ≤ 0.05 thì kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính.
Khi có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính với định lượng, nhóm nào
có giá trị Mean cao hơn thì kết luận nhóm đó tác động nhiều hơn với biến định lượng .
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
17
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). EFA dùng để rút gọn một tập
36 biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút
gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến
quan sát).
Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức
ý nghĩa thiết thực của EFA:
• Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu
• Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng
• Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2008)
Phương pháp hồi quy tuyến tính: là một phương pháp phân tích quan hệ giữa biến
phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X. Mô hình sử dụng hàm tuyến tính (bậc
1). Các tham số của mô hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu.
Mô hình hồi quy: Y = β1 X1i + β2 X2i + β3 X3i +....+ β6 X6i + 𝜀i
Trong đó :
Y : Nhận thức đạo đức nghề nghiệp là biến phụ thuộc
Xi : Các nhân tố giải thích được ước lượng trong mô hình hồi quy.
𝜀i : Sai số trong ước lượng.
Giải thích các biến độc lập trong mô hình hồi quy gồm 6 biến độc lập như sau :
X1i : Môi trường học tập
X2i : Năng lực hành nghề
X3i : Đạo đức cá nhân
X4i : Hiểu biết về văn hóa xã hội
X5i : Đạo đức công ty
X6i : Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề
Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang. Chúng tôi sử dụng
18
phương pháp thống kê mô tả.
19
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Khái niệm về nhận thức
Đã có nhiều khái niệm, định nghĩa về nhận thức nhưng để có hình dung về nhận
thức trong nghiên cứu khoa học này, chúng tôi tham khảo một số khái niệm cơ bản.
- Trong Tâm lý học nhận thức và kỹ thuật nhận thức thì nhận thức thông thường
được coi là quá trình xử lý thông tin của tâm trí người tham gia hay người điều hành
hoặc của bộ não. Theo đó, nhận thức được cho là quá trình phản ánh năng động và sáng
tạo hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, không chỉ
cái bên ngoài mà cả bản chất bên trong, các mối quan hệ mang tính quy luật chi phối sự
vận động, sự phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái
đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau thể hiện nhiều
mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện
thức khách quan.
- Theo Từ điển Triết học: “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư
duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như
không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân
lý khách quan”.
- Theo cuốn Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học thì nhận thức là toàn bộ
những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá,
được lưu giữ và sử dụng.
- Còn theo Từ điển Giáo dục học thì nhận thức là quá trình hay là kết quả phản
ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người.
- Theo tác giả, nhận thức được hiểu một cách đơn giản là hành động bằng trí tuệ,
để hiểu biết các sự vật, hiện tượng. Ngoài ra, nhận thức còn là cơ sở, là nền tảng cho
mọi sự hiểu biết của con người mà nhờ vào đó con người mới có thể cải tạo thế giới
xung quanh để phục vụ nhu cầu và lợi ích của chính mình.
Tóm lại, nhận thức được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau và có rất nhiều cách để
diễn đạt được ý nghĩa của nó nhưng nhìn chung đây là cơ sở để con người nhận biết và
hiểu biết về thế giới. Từ đó, con người có thể tác động vào thế giới một cách phù hợp
nhất, để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người.
20
1.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp
- Theo Hiệp hội Kế toán Quốc tế (IFAC), đạo đức nghề nghiệp là những nguyên
tắc, giá trị, chuẩn mực hay quy tắc hành vi có tác dụng hướng dẫn các quyết định, quy
trình và hệ thống của tổ chức theo cách (a) có thể đóng góp phúc lợi cho những người
hữu quan chính, và (b) tôn trọng quyền của tất cả các cử tri hữu quan đối với hoạt động
của thành viên hiệp hội.
- Mirsepasi (2005) ĐĐNN là một trong những công cụ kiểm soát nội bộ và tự
kiểm soát hiệu quả nhất.
- Sarmadi và Shalbaf (2007) ĐĐNN là việc suy nghĩ hợp lí theo quá trình nhằm
xác định được thời gian thực hiện và những giá trị gì nên được duy trì, nhân bản và quan
sát ở các tổ chức.
- Theo Trần Thị Giang Tân (2008) đạo đức nghề nghiệp là sự phát triển của
những nguyên tắc đạo đức chung trong một nghề nghiệp cụ thể, được các tổ chức, cá
nhân hành nghề trong lĩnh vực nghề nghiệp đó công nhận, là cơ sở để đánh giá, điều
chỉnh hành vi trong lĩnh vực nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán là
hệ thống những nguyên tắc đạo đức áp dụng cho các cá nhân và tổ chức hành nghề
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
- LashkarBolouki (2008) ĐĐNN là trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân ở góc
độ nghề nghiệp. Mỗi nghề nghiệp tạo ra một trách nhiệm khác nhau.
- Nghiêm Vũ Khải và Lê Thanh Tùng (2019) Đạo đức nghề nghiệp là những
phẩm chất cần có của mỗi người theo đúng những quy tắc chuẩn mực của một nghề
nhất định và được cộng đồng xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ của
con người trong quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội khi hành nghề. Đạo đức
nghề nghiệp là những nguyên tắc chi phối hành vi của một người hoặc một nhóm trong
môi trường công việc.
- Lê Thị Thu Hà (2021) Đạo đức nghề nghiệp là các tiêu chuẩn, nguyên tắc điều
chỉnh hành vi của những người hành nghề trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, nhằm
đảm bảo người hành nghề thực hiện nhiệm vụ của mình với chất lượng tốt, tuân thủ
các qui định của pháp luật, tạo niềm tin cho cộng đồng về chất lượng dịch vụ cung cấp.
Tóm lại, đạo đức nghề nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối
21
với người hành nghề trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, xuất phát từ tầm quan trọng
của thông tin kế toán tài chính của các doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt,
song hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng, nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kế toán viên sau này,
phản ánh trực tiếp lợi ích của doanh nghiệp và xã hội.
1.1.3. Khái niệm về môi trường học tập
- Theo Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Ngọc Giàu (2020) Môi trường học tập:
bạn bè và thầy cô có ảnh hưởng lớn trong việc học hỏi đạo đức.
- Theo Phạm Kim Oanh (2021) Môi trường học tập là những tác động kích hoạt,
kích thích học tập kể cả bên trong và bên ngoài, môi trường học tập đóng vai trò quan
trọng và góp phần quyết định đến sự tập trung vào học tập. Môi trường học tập là tập
hợp của âm thanh xung quanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án, phương pháp
giảng dạy,… các yếu tố này sẽ góp phần làm cho môi trường học tập thân thiện hơn,
hoặc cũng có thể làm xấu đi và ảnh hưởng tới tâm lý người học.
- Đối với Hoàng Phi (2021) thì môi trường học tập là các yếu tố tác động đến quá
trình học tập của học sinh bao gồm:
+ Môi trường vật chất: Là không gian diễn ra quá trình dạy học gồm có đồ dùng
dạy học như bảng, bàn ghế, sách vở, nhiệt độ ánh sáng, âm thanh, không khí…
+ Thứ hai là môi trường tinh thần: Đây là mối quan hệ giữa giáo viên với học
sinh, học sinh với học sinh, giữa nhà trường – gia đình – xã hội… Các yếu tố tâm lí như
động cơ, nhu cầu, hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh và phong cách, phương
pháp giảng dạy của giáo viên trong môi trường lớp học.
1.1.4. Khái niệm về năng lực hành nghề
- Theo Mizgerd (2010) Về cơ bản năng lực chuyên môn là một phần của ĐĐNN.
Việc có đủ năng lực (bao gồm hiểu biết, kiến thức, kỹ năng…) để làm một việc đươc
xem là nguyên tắc cơ bản của ĐĐNN và mọi người không nên thực hiện những việc
mình không có đủ năng lực để làm.
- Lại Ánh Trang (2020) Năng lực hành nghề là chỉ sự nhận thức, tư duy và các
kỹ năng cần thiết để người hành nghề giải quyết các vấn đề trong công việc của họ. Đây
22
không phải là một tố chất cố định mà nó có thể thay đổi theo thời gian cũng như theo
quá trình phấn đấu, rèn luyện của mỗi người.
- Ái Nhi (2021) Năng lực nghề nghiệp chính là những sự nhận thức, tư duy và
kinh nghiệm mà một người tích lũy được để giải quyết các vấn đề trong công việc. Năng
lực hành nghề là yếu tố bao gồm kiến thức, chuyên môn của người lao động. Đó là yếu
tố có sự dịch chuyển theo thời gian bởi nó bị ảnh hưởng từ thái độ làm việc.
- Nguyễn Ngọc (2021) Năng lực hành nghề của một cá nhân chính là khả năng
làm chủ công việc, tốc độ nhận thức và những kỹ năng vượt trội của họ. Có 4 loại năng
lực hành nghề cơ bản.
+ Năng lực nhận thức: Tư duy, sức sáng tạo cũng như óc quan sát.
+ Năng lực chuyên môn: Những kỹ năng giúp một người hoàn thành tốt công
việc của mình.
+ Năng lực tổ chức – quản lý: Tác động tới lòng quyết tâm làm việc cùng với cơ
hội thăng tiến của một người.
+ Năng lực giao tiếp – lãnh đạo: Tố chất cần có để quyết định bạn có thể trở thành
người lãnh đạo hay không.
Như vậy, năng lực hành nghề là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con
người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp và đảm bảo cho hoạt động
nghề nghiệp đạt được kết quả cao. Năng lực hành nghề được coi là sự tích hợp nhuần
nhuyễn giữa ba thành tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để hoàn thành được
những công việc và nhiệm vụ trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
1.1.5. Khái niệm về đạo đức cá nhân
- Theo một khái niệm chung được lấy từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì
đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và
giá trị của mỗi con người. Đây là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và
xã hội.
- Theo kết quả nghiên cứu của Maria (2004) đã chỉ ra mười nhóm đức tính cá
nhân chi phối các ngành nghề khác nhau như: tính toàn vẹn, sự khôn ngoan, trung thực,
23
công bằng, trách nhiệm, trung thành, cống hiến, hợp tác, tính thích thú. Đối với những
ngành nghề khác nhau, thì cần những đức tính khác nhau.
- Theo Brinkmann và Henrikksen (2008) Đạo đức cá nhân có những chi phối lớn
đến ĐĐNN, một cá nhân nói dối đau ốm, đi trễ trong khi đó không phải là sự thật cũng
được xem là một vi phạm ĐĐNN.
- Theo tác giả, đạo đức cá nhân có thể được hiểu là quy tắc ứng xử của một cá
nhân. Trung thực, liêm chính, trách nhiệm giải trình, công bằng, tận tâm, làm đúng đạo
đức có thể được coi là một số điển hình về đạo đức cá nhân. Những điều này được trau
dồi trong cá nhân từ thời thơ ấu. Nền tảng của một người và quá trình xã hội hóa đóng
một vai trò quan trọng trong việc trau dồi những phẩm chất này.
1.1.6. Khái niệm về hiểu biết văn hóa xã hội
Hiểu biết về văn hóa xã hội của mỗi cá nhân có những ảnh hưởng nhất định tới
quyết định đạo đức của họ.
- Xuất phát từ nghiên cứu của Hofstede (1980) phân chia văn hoá quốc gia theo
hai xu hướng là xu hướng văn hoá tập thể và xu hướng văn hoá cá nhân, một số nghiên
cứu cho thấy đặc điểm văn hoá quốc gia có tác động đến các quyết định về đạo đức.
- Theo Cohen và cộng sự (1992) Văn hóa có thể hiểu là những giá trị và niềm
tin chung của một nhóm cá nhân.
- Blodgett và cộng sự (2001) cho rằng văn hóa là sự kết hợp các yếu tố truyền
thống, di sản, nghi lễ, phong tục và tôn giáo. Các cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau
có thể có các khác biệt đáng kể trong các tiêu chuẩn đạo đức, niềm tin và hành vi.
- Theo Christie và cộng sự (2003) Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành các giá trị, niềm tin và thái độ và định hướng cho các cá nhân trong việc ra
các quyết định.
- Deshti và cộng sự (2008) Mỗi xã hội được hình thành trên một nền văn hóa đặc
trưng và có những nguyên tắc đạo đức riêng phù hợp cho từng nền văn hóa khác nhau
đó. Chính vì lý do này mà mỗi nền văn hóa khác nhau có những quy định khác nhau về
ĐĐNN.
1.1.7. Khái niệm về đạo đức công ty
24
- Hunt và cộng sự (1989) Đạo đức công ty được hiểu là tổng hợp giá trị đạo đức
cá nhân của các nhà quản lý, và các chính sách chính thức và không chính thức về đạo
đức của một tổ chức.
- Trevino và cộng sự (1998) Đạo đức doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị
được các thành viên trong một tổ chức cùng chia sẻ, và là một phần của văn hoá doanh
nghiệp. Giá trị đạo đức doanh nghiệp tác động đến hành vi đạo đức của các cá nhân
thông qua việc định hình quan điểm và hành vi đạo đức của cá nhân. Văn hóa doanh
nghiệp mạnh có thể nâng cao sự phát triển nhận thức đạo đức của các thành viên và giúp
các thành viên xác định điều gì là đúng hay sai trong một hoàn cảnh cụ thể. Các bằng
chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng văn hoá đạo đức của tổ chức có ảnh hưởng tới xét
đoán đạo đức.
- Douglas và cộng sự (2001) Đạo đức công ty thể hiện các quan điểm của nhà
lãnh đạo về vấn đề đạo đức, được hình thành thông qua thái độ và hành vi của nhà quản
lý. Giá trị đạo đức công ty bao gồm các chính sách thưởng và phạt đối với hành vi tuân
thủ hay vi phạm các qui định đạo đức của công ty.
- Châu Thị Lệ Duyên (2012) cho rằng đạo đức kinh doanh là một tập hợp các
nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành
vi của các chủ thể kinh doanh.
Tóm lại, các nghiên cứu trên cho thấy đạo đức công ty có mức độ ảnh hưởng
khác nhau trong các tình huống đạo đức khác nhau. Mặc dù còn nhiều điểm khác biệt,
song hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng, đạo đức công ty có ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình phát triển nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của các thành viên
bên trong tổ chức.
1.1.8. Khái niệm về Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề
- Theo Maria (2004) thì không phải bất cứ ngành nào cũng nhận được sự tôn
trọng và địa vị cao trong xã hội như ngành bác sĩ, luật sư, công an, quân đội… Nhưng
bất cứ ngành nào cũng chịu sự chi phối của pháp luật nhà nước, những quy định riêng
nhằm chi phối việc kết nạp một cá nhân vào ngành nghề và kỉ luật các cá nhân có hành
vi vi phạm ĐĐNN, điều chỉnh và chi phối các hành vi cá nhân trong quá trình hành
nghề.
25
- Theo Đặng Đình Luyến (2019) Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề
bao gồm các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc các hội
nghề nghiệp tự ban hành hoặc hội nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành. Đối với nhiều lĩnh vực, ngành nghề cụ thể thì có các luật, thông tư, quy
chế và văn bản khác quy định về đạo đức hành nghề, về ứng xử, giao tiếp trong hành
nghề, về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
Như vậy, có thể thấy rằng Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề là một
nhân tố có ảnh hưởng và chi phối đến ĐĐNN. Tại Việt Nam, có những bộ luật chi phối
hành vi người lao động như: luật giáo dục, luật công chức, luật kế toán…
1.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Bảng 1.1: Các nghiên cứu trước và các nhân tố sử dụng
Nhân tố Tài liệu tham khảo
Môi trường học tập
- Marko S Hermawan và cộng sự (2018)
- Nguyễn Hoàng Chung và cộng sự (2020)
Năng lực hành nghề
- Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự (2014)
- Mai Thị Quỳnh Như (2019)
- Nguyễn Hoàng Chung và cộng sự (2020)
- Lê Thị Thu Hà (2021)
Đạo đức cá nhân
- Phylmore Alleyne và cộng sự (2014)
- Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự (2014)
- Alberto J. Costa và cộng sự (2016)
- Mai Thị Quỳnh Như (2019).
Hiểu biết về văn hóa xã hội
- Phylmore Alleyne và cộng sự (2014)
- Nguyễn Thị Bích Trâm và cộng sự (2015)
- Marko S Hermawan và cộng sự (2018)
26
- Mai Thị Quỳnh Như (2019)
- Lê Thị Thu Hà (2021).
Đạo đức công ty
- Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự (2014)
- Mai Thị Quỳnh Như (2019)
- Lê Thị Thu Hà (2021).
Pháp luật Nhà nước và quy định
về ngành nghề
- Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự (2014)
- Mai Thị Quỳnh Như (2019)
- Lê Thị Thu Hà (2021).
Nguồn tổng hợp của nhóm tác giả 2021
1.2.1. Mô hình nghiên cứu
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên được tìm
ra trong các nghiên cứu trước đây thông qua các bài viết đăng trên internet, tạp chí khoa
học đã chỉ ra trong bảng 1.1. Tuy nhiên với một lượng lớn các nhóm nhân tố thì khó có
thể áp dụng toàn bộ, vì vậy qua quá trình tổng hợp, chọn lọc và đánh giá thì nghiên cứu
quyết định xây dựng mô hình trên các nhân tố chung nhất của một số tác giả nhất định
nhưng thừa hưởng được kết quả nghiên cứu của các đề tài cùng chủ đề và phù hợp với
thực tiễn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là về sinh viên ngành kế toán trường Đại
học Kiên Giang. Từ đó, xác định được 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức sinh
viên, cụ thể các nhóm nhân tố được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 1.2: Cơ sở chọn biến và các nhân tố sử dụng
DIỄN GIẢI BIẾN ĐỘC LẬP CƠ SỞ CHỌN BIẾN
Môi trường học tập (MTHT)
MTHT1
Giảng dạy khóa học về đạo đức nghề
nghiệp cho sinh viên
Nguyễn Thị Bích Trâm (2015)
Marko S Hermawan,
Kokthunarina (2018)
27
MTHT2
Nội dung chương trình đào tạo giúp
sinh viên nhận thức rõ về đạo đức nghề
nghiệp.
Marko S Hermawan,
Kokthunarina (2018)
Nguyễn Hoàng Chung (2020)
MTHT3
Tài liệu, giáo trình đầy đủ về các chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp.
Nguyễn Hoàng Chung (2020)
MTHT4
Môi trường thực tập ngành nghề và cơ
hội vận dụng những kỹ năng về đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên.
Nguyễn Thị Bích Trâm (2015)
Nguyễn Hoàng Chung (2020)
MTHT5
Giảng viên dạy học chú trọng rèn luyện
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho
sinh viên
Nguyễn Hoàng Chung (2020)
Năng lực hành nghề (NLHN)
NLHN1
Kiến thức chuyên môn càng tốt thì nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp càng cao.
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
NLHN2
Kỹ năng nghề nghiệp càng tốt thì khả
năng sai sót trong quá trình hành nghề
càng thấp.
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
NLHN3
Khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại
vào công việc sẽ tránh những sai sót thủ
công.
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
Đạo đức cá nhân (DDCN)
DDCN1
Sinh viên có tính thẳng thắn, trung thực
sẽ hạn chế việc cung cấp thông tin
không trung thực.
Philmore Alleyne et al (2014)
Alberto J. Costa (2016)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
DDCN2
Sinh viên có khả năng tự điều chỉnh
hành vi của mình sẽ không ảnh hưởng
đến uy tín nghề nghiệp.
Philmore Alleyne et al (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
28
DDCN3
Sinh viên có tính khách quan sẽ không
bị ảnh hưởng khi đưa ra xét đoán
chuyên môn.
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
DDCN4
Tuân thủ theo các quy định được đưa ra
giúp sinh viên có thói quen tuân thủ đạo
đức nghề nghiệp.
Alberto J. Costa (2016)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
Hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH)
VHXH1
Nội quy nhà trường có các nguyên tắc
cơ bản và hình thức xử lý về đạo đức
trong ứng xử của sinh viên ở những cấp
độ khác nhau.
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
Lê Thị Thu Hà (2021)
VHXH2
Sinh viên biết tự chịu trách nhiệm cho
mỗi hành vi của bản thân.
Philmore Alleyne et al (2014)
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
VHXH3
Các kênh thông tin truyền thông có
nhiều chuyên mục về đạo đức nghề
nghiệp
Nguyễn Thị Bích Trâm (2015)
Lê Thị Thu Hà (2021)
VHXH4
Nhà tuyển dụng công khai những yêu
cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Philmore Alleyne et al (2014)
Nguyễn Thị Bích Trâm (2015)
Lê Thị Thu Hà (2021)
Đạo đức công ty (DDCT)
DDCT1
Công ty có quy định rõ ràng về các
chuẩn mực, quy tắc đạo đức nghề
nghiệp
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
DDCT2
Người lãnh đạo chấp hành nghiêm luật
pháp, tuân thủ các chuẩn mực nghề
nghiệp của Nhà nước
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
29
DDCT3
Công ty có hình thức kỷ luật đối với
nhân viên vi phạm các chuẩn mực về
đạo đức nghề nghiệp
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
Lê Thị Thu Hà (2021)
DDCT4
Công ty luôn gắn chặt quyền lợi và
trách nhiệm công ty đối với đối tác,
khách hàng và toàn xã hội
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
Lê Thị Thu Hà (2021)
Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề
(PLNN)
PLNN1
Pháp luật Nhà nước có các cấp độ xử
phạt khác nhau tương ứng với các mức
độ vi phạm khác nhau sẽ hạn chế tối đa
các hành vi phi đạo đức trong công việc
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
PLNN2
Kế toán viên làm việc lâu năm sẽ hiểu
và nắm rõ các quy định pháp luật về
ngành nghề hơn
Nguyễn Thu Trang (2014)
PLNN3
Kế toán viên tuân thủ các quy định của
pháp luật về ngành nghề được đánh giá
là người có đạo đức nghề nghiệp cao
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
DIỄN GIẢI BIẾN PHỤ THUỘC CƠ SỞ CHỌN BIẾN
NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
(NTDD)
NTDD1 Nâng cao năng lực hành nghề.
Philmore Alleyne et al (2014)
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
NTDD2
Nâng cao hiểu biết về kiến thức lĩnh vực
chuyên ngành.
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
NTDD3 Tiếp thu, tích lũy tri thức chuyên ngành. Mai Thị Quỳnh Như (2019)
30
NTDD4
Tinh thần học tập tốt, tự tu dưỡng đạo
đức.
Nguyễn Thu Trang (2014)
Mai Thị Quỳnh Như (2019)
Nguồn tổng hợp của nhóm tác giả 2021
Từ bảng 1.2 xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với nội dung đề tài như sau:
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức
nghề nghiệp
(Tổng hợp từ các nghiên cứu và tài liệu)
Năng lực hành nghề
đ
Đạo đức cá nhân
Hiểu biết về văn hóa xã hội
Nhận thức về đạo đức
nghề nghiệp
Pháp luật Nhà nước và quy định
về ngành nghề
Đạo đức công ty
Môi trường học tập
31
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Môi trường học tập có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang.
Giả thuyết H2: Năng lực hành nghề có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về
đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang.
Giả thuyết H3: Đạo đức cá nhân có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang.
Giả thuyết H4: Hiểu biết về văn hóa xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận
thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang.
Giả thuyết H5: Đạo đức công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo
đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang.
Giả thuyết H6: Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề có ảnh hưởng
cùng chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường
Đại học Kiên Giang.
32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN CỦA SINH
VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG
2.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu (Biến kiểm soát)
2.1.1 Giới tính
Hình 2.1: Biểu đồ thống kê giới tính
Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả, 2021
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 147 sinh viên giới tính nữ tham gia trả lời phỏng
vấn chiếm 68,1% và còn lại 69 sinh viên giới tính nam tham gia trả lời phỏng vấn chiếm
31,9%, thông tin mẫu này phù hợp với tổng thể vì thực tế theo đặc thù của ngành kế toán
luôn có số lượng sinh viên nữ nhiều hơn số lượng sinh viên nam.
2.1.2 Khóa học
Hình 2.2: Biểu đồ thống kê khóa học
68,1
31,9
Tỷ lệ %
Nữ
Nam
39,8
27,8
32,4
Tỷ lệ %
Khóa 4
Khóa 5
Khóa 6
33
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả, 2021
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 216 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn trong
đó có 86 bạn là sinh viên khóa 4 chiếm 39,8% số người trả lời phỏng vấn, sinh viên khóa
5 chiếm 27,8% với số trả lời phỏng vấn là 60 sinh viên và có 70 bạn sinh viên khóa 6
chiếm 32,4% số người trả lời phỏng vấn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bạn sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn đều
được phân bổ tương đối cho 3 khóa dựa trên tỷ lệ tổng số lượng theo mỗi khóa. Có thể
thấy tỷ lệ sinh viên khóa 4 là cao nhất bởi vì trong những năm đầu khoa KTDL trường
ĐHKG còn hạn chế sự lựa chọn ngành của sinh viên kinh tế và tập trung nhiều vào
ngành kế toán dẫn đến số lượng sinh viên ở khóa 4 chiếm tỷ lệ đáng kể, từ khóa 5 và
khóa 6 khoa KTDL đã ngày càng phát triển và bổ sung thêm đào tạo các ngành khác
như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh khách sạn,... chính vì
thế tạo ra nhiều sự lựa chọn làm cho số sinh viên học ngành kế toán không cao như ở
khóa 4.
2.1.3 Lớp học
Hình 2.3: Biểu đồ thống kê lớp học
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả, 2021
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng sinh viên trả lời phỏng vấn theo các lớp
9,7
11,6
11,6
8,3
9,3
9,7
13
11,6
11,1
4,2
0 2 4 6 8 10 12 14
B20KT1
B20KT2
B20KT3
B19KT1
B19KT2
B19KT3
B18KT1
B18KT2
B18KT3
B18KT4
Tỷ lệ %
34
học không đồng đều bởi phương pháp chọn mẫu mà đề tài sử dụng là phương pháp thuận
tiện chính vì vậy số lượng phỏng vấn ở mỗi lớp có mức chênh lệch đều nàyhoàn toàn
phù hợp và mang tính khách quan là chủ yếu, cụ thể có 28 bạn sinh viên lớp B18KT1
chiếm 13% số người trả lời phỏng vấn, 25 bạn sinh viên lớp B18KT2 chiếm 11,6% số
người trả lời phỏng vấn, 24 bạn sinh viên lớp B18KT3 chiếm 11,1% số người trả lời
phỏng vấn, 9 bạn sinh viên lớp B18KT4 chiếm 4,2% số người trả lời phỏng vấn. Tiếp
theo có 18 bạn sinh viên lớp B19KT1 chiếm 8,3% số người trả lời phỏng vấn, 20 bạn
sinh viên lớp B19KT2 chiếm 9,3% số người trả lời phỏng vấn, 22 bạn sinh viên lớp
B19KT3 chiếm 9,7% số người trả lời phỏng vấn. Mặt khác có 20 bạn sinh viên lớp
B20KT1 chiếm 9,7% số người trả lời phỏng vấn, 25 bạn sinh viên lớp B20KT2 chiếm
11,6% số người trả lời phỏng vấn, có 25 bạn sinh viên lớp B20KT3 chiếm 11,6% số
người trả lời phỏng vấn.
2.1.4 Thực trạng kết quả học tập
Xếp loại Khóa 4 Khóa 5 Khóa 6
Xuất sắc 17,4 % 1,7 % 4,3 %
Tốt 14,0 % 21,7 % 20,0 %
Khá 50,0 % 61,6 % 68,6 %
Trung bình 18,6 % 15,0 % 7,1 %
Không đạt - - -
Tổng 100,0 % 100,0 % 100,0 %
Bảng 2: Bảng xếp loại kết quả học tập
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả, 2021
Nhìn chung về kết quả phân tích ở bảng 2.4 có thể thấy được kết quả học tập của
sinh viên ngành kế toán khóa 4,5,6 trường ĐHKG theo mẫu nghiên cứu tập trung nhiều
ở mức khá trở lên, vẫn còn phần ít sinh viên có kết quả học tập ở mức trung bình và
không có sinh viên nào là không đạt. Cụ thể theo mẫu nghiên cứu, ở khóa 4 có 17,4%
sinh viên xếp loại xuất sắc, 14% sinh viên xếp loại tốt, 50% sinh viên xếp loại khá,
18,6% sinh viên xếp loại trung bình và không có sinh viên nào không đạt. Ở khóa 5,
có 1,7% sinh viên xếp loại xuất sắc, 21,7% sinh viên xếp loại tốt, 61,6% sinh viên xếp
35
loại khá, 15% sinh viên xếp loại trung bình và không có sinh viên nào không đạt. Ở
khóa 6, có 4,3% sinh viên xếp loại xuất sắc, 20% sinh viên xếp loại tốt, 68,6% sinh
viên xếp loại khá, 7,1% sinh viên xếp loại trung bình và không có sinh viên nào không
đạt.
Thông qua kết quả phân tích ở các bảng 2 có thể dễ dàng nhận thấy kết quả học
tập của sinh viên ngành kế toán khoa Kinh tế - Du lịch tính đến thời điểm thu thập số
liệu để thực hiện nghiên cứu luôn có sự không đồng đều giữa các sinh viên trong cùng
1 khóa vì mỗi sinh viên đều là một cá thể riêng biệt có tư duy và định hướng học tập
khác nhau. Tùy vào sự tác động của môi trường xung quanh mà bản thân mỗi sinh viên
có những kế hoạch và định hướng một lối đi riêng cho con đường học tập của mình.
2.2 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán khoa Kinh tế- Du lịch
Thông thường, các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành
kế toán là một trong những yêu cầu cơ bản buộc sinh viên chuyên ngành phải có điều
này giúp sinh viên rèn luyện một thái độ làm việc đúng đắn, có trách nhiệm nhằm bảo
vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp.
8,3 5,6 5,6 7,9 8,8 6,5
5,6 11,1 7,9 5,1 5,6 6,5
30,6
50,5
43,5
36,6 29,2 39,4
53,7
32,4
42,6
50 55,6
46,8
0,0
20,0
40,0
60,0
80,0
100,0
Tính chính
trực
Tính khách
quan
Năng lực
chuyên môn
Tính thận
trọng
Tính bảo
mật
Tư cách
nghề nghiệp
Tỷ lệ %
Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường
Quan trọng Rất quan trọng
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN
BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN

More Related Content

What's hot

Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875anh hieu
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế ToánTổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toánleemindinh
 
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1Vũ Ngọc Tú
 
Acc506-kiểm toán nội bộ
Acc506-kiểm toán nội bộAcc506-kiểm toán nội bộ
Acc506-kiểm toán nội bộhome
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngHọc Huỳnh Bá
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánThuy Ngo
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíxuan2803
 

What's hot (20)

Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế ToánTổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
 
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
LƯU ĐỒ quy trình kế toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu!
 
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
 
Acc506-kiểm toán nội bộ
Acc506-kiểm toán nội bộAcc506-kiểm toán nội bộ
Acc506-kiểm toán nội bộ
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đLuận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
 
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt NamBáo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
Báo cáo thực tập Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Công Nghiệp Liang Chi Ii Việt Nam
 
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòngNhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
Nhật ký thực tập ngành Quản trị Văn pòng
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đLuận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý hành chính văn phòng tại Công ty, 9đ
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
Kế toán bán hàng và Xác định kết quả kinh doanh, HAY, 9 điểm! mới nhất!
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phí
 

Similar to BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN

ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docxBaocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docxThanhNguyn845217
 
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề “Mắt Và Các Dụng Cụ Quang” Vật Lí 11 Nhằm Bồi...
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề “Mắt Và Các Dụng Cụ Quang” Vật Lí 11 Nhằm Bồi...Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề “Mắt Và Các Dụng Cụ Quang” Vật Lí 11 Nhằm Bồi...
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề “Mắt Và Các Dụng Cụ Quang” Vật Lí 11 Nhằm Bồi...tcoco3199
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...
Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...
Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN (20)

Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Tài chính – ngân h...
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Tài chính – ngân h...Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Tài chính – ngân h...
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Tài chính – ngân h...
 
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng Nai
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng NaiLuận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng Nai
Luận văn: Định hướng giá trị đạo đức của sinh viên ĐH Đồng Nai
 
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934...
 
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt NamLuận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
Luận án: Chương trình đào tạo khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam
 
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAYChương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
Chương trình đào tạo tiên tiến khối ngành Kỹ thuật ở Việt Nam, HAY
 
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docxBaocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
 
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề “Mắt Và Các Dụng Cụ Quang” Vật Lí 11 Nhằm Bồi...
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề “Mắt Và Các Dụng Cụ Quang” Vật Lí 11 Nhằm Bồi...Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề “Mắt Và Các Dụng Cụ Quang” Vật Lí 11 Nhằm Bồi...
Luận Văn Tổ Chức Dạy Học Chủ Đề “Mắt Và Các Dụng Cụ Quang” Vật Lí 11 Nhằm Bồi...
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCDĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT thông qua môn GDCD
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàngĐề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu của ngân hàng - sdt/ Z...
 
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
7. file
7. file 7. file
7. file
 
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú YênLuận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
Luận văn: Bài học kinh nghiệm có giá trị của Giáo dục Phú Yên
 
Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...
Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...
Luận văn: Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế...
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành độngLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 một nghiên cứu hành động
 
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAYLuận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
Luận văn: Hiểu biết thống kê của học sinh lớp 7 về hành động, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Của Tỉ...
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

BÁO CÁO ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG KHOA KINH TẾ - DU LỊCH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP KHOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG Mã số: <Mã số đề tài> Chủ nhiệm đề tài: Hồng Phương Uyên Kiên Giang, 11/2021
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG KHOA KINH TẾ - DU LỊCH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP KHOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG Mã số: <Mã số đề tài> Xác nhận của cơ quan quản lý Chủ nhiệm đề tài (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) Kiên Giang, 11/2021
  • 3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN Họ và tên: Hồng Phương Uyên Sinh ngày: 04 tháng 11 năm 2002 Nơi sinh: Rạch Giá – Kiên Giang Lớp: B20KT3 Khóa: 06 Khoa: Kinh tế - Du lịch Địa chỉ liên hệ: D1-17 Châu Văn Liêm, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Điện thoại: 0855679275 Email: uyen2006201130@vnkgu.edu.vn II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP * Năm thứ 1 Ngành học: Kế toán Khoa: Kinh tế - Du lịch Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc Sơ lược thành tích: HK1: ĐTB: 3.66; ĐRL: 90 HK2: ĐTB: 3.71; ĐRL: 90 Kiên Giang, ngày tháng 12 năm 2021 Đơn vị chủ trì (ký tên và đóng dấu) Người hướng dẫn (ký, họ và tên) Xác nhận của Trường Đại học Kiên Giang (ký tên và đóng dấu)
  • 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG KHOA KINH TẾ - DU LỊCH THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung - Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang. - Sinh viên thực hiện: Hồng Phương Uyên - Lớp: B20KT3 Khoa: Kinh tế - Du lịch Năm thứ: 02 Số năm đào tạo: 3,5 - Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Phương Ngọc Hiền 2. Mục tiêu đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang nhằm đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên chuyên ngành kế toán về đạo đức nghề nghiệp của bản thân. 3. Tính mới và sáng tạo Đây là đề tài chưa từng được thực hiện tại trường Đại học Kiên Giang trước đây. 4. Kết quả nghiên cứu Giải pháp nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang trong thời gian sắp tới. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Kiên Giang nói chung và sinh viên ngành kế toán của trường nói riêng góp phần đảm bảo việc cung ứng ra xã hội một nguồn nhân lực chất lượng. Báo cáo tổng kết của đề tài được chuyển giao cho khoa Kinh tế - Du lịch để làm cơ sở cho khoa chuyên môn và nhà trường định hướng được chiến lược phát triển của khoa và nhà trường trong tương lai. Khoa và nhà trường sử dụng kết quả nghiên cứu để làm tài liệu học tập cho sinh viên trong các môn học phương pháp nghiên cứu khoa học và làm tài liệu tham khảo cho các đề tài của sinh viên sau này. 5. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài, hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): Không
  • 5. Kiên Giang, ngày..... tháng..... năm..... Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài (ký, họ và tên) Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Kiên Giang, ngày.... tháng…. năm.... Đơn vị chủ trì (ký tên và đóng dấu) Người hướng dẫn (kỳ, họ và tên) Xác nhận của Trường Đại học Kiên Giang (ký tên và đóng dấu)
  • 6. i MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................v DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... vii MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................................1 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................1 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................3 2. Lý do chọn đề tài........................................................................................................7 3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................9 3.1. Mục tiêu chung......................................................................................................9 3.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................9 4. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................10 5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................10 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.......................................................................11 7. Phương pháp tiếp cận..............................................................................................11 8. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng.........................................................11 8.1. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu nghiên cứu....................................11 8.1.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................11 8.1.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu......................................................................11 8.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................12 8.3 Phương pháp phân tích.........................................................................................15
  • 7. ii 8.3.1 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp................................................................15 8.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp .................................................................15 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................19 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................................19 1.1.1. Khái niệm về nhận thức ...................................................................................19 1.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp..................................................................20 1.1.3. Khái niệm về môi trường học tập ....................................................................21 1.1.4. Khái niệm về năng lực hành nghề....................................................................21 1.1.5. Khái niệm về đạo đức cá nhân.........................................................................22 1.1.6. Khái niệm về hiểu biết văn hóa xã hội.............................................................23 1.1.7. Khái niệm về đạo đức công ty..........................................................................23 1.1.8. Khái niệm về Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề.......................24 1.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết.......................................................................25 1.2.1. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................26 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG......................................................32 2.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu (Biến kiểm soát) .....................................................32 2.1.1 Giới tính ............................................................................................................32 2.1.2 Khóa học ...........................................................................................................32 2.1.3 Lớp học .............................................................................................................33 2.1.4 Thực trạng kết quả học tập................................................................................34 2.2 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán khoa Kinh tế- Du lịch.........................35
  • 8. iii CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................38 3.1 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang...............................................38 3.1.1 Nhân tố môi trường học tập (MTHT) ...............................................................38 3.1.2 Nhân tố năng lực hành nghề (NLHN)...............................................................39 3.1.3 Nhân tố đạo đức cá nhân (DDCN)....................................................................41 3.1.4 Nhân tố hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH) ..................................................43 3.1.5 Nhân tố về đạo đức công ty (DDCT)................................................................44 3.1.6 Nhân tố Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN)...................45 3.1.7 Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp (NTDD)....................................................47 3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang...............................................48 3.2.1 Xử lý hệ số Cronbach’s alpha...........................................................................48 3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)...................................................................50 3.2.2.1 Đối với biến độc lập....................................................................................50 3.2.2.2. Đối với biến phụ thuộc ..............................................................................52 3.2.3 Kiểm định tương quan.......................................................................................54 3.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................................55 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG ..............................................................................................................60 4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.........................................................................................60 4.1.1. Dựa vào thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang..........60 4.1.2. Dựa vào kết quả hồi quy ..................................................................................60
  • 9. iv 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang ...............................................................60 4.2.1 Giải pháp về môi trường học tập: .....................................................................60 4.2.2. Giải pháp về năng lực hành nghề:....................................................................61 4.2.3. Giải pháp nâng cao đạo đức cá nhân: ..............................................................61 4.2.4. Giải pháp về hiểu biết về văn hóa và xã hội: ...................................................62 4.2.5 Giải pháp về đạo đức công ty:...........................................................................62 4.2.6. Giải pháp về Pháp luật nhà nước và quy định về ngành nghề:........................63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................64 1.Kết luận .....................................................................................................................64 2.Kiến nghị ...................................................................................................................65 2.1 Đối với nhà trường...............................................................................................65 2.2 Đối với khoa Kinh tế - Du lịch.............................................................................66 3.Hạn chế của đề tài.....................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................68 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC................................70 PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ XỬ LÝ TỔNG QUAN MẪU NGHIÊN CỨU.................75 PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ XỬ LÝ TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG......................................................79 PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ XỬ LÝ HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA........................91 PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA..........................................97 PHỤ LỤC 6 KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN...........................................................116 PHỤ LỤC 7 PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH...........................................118
  • 10. v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1. Lược khảo tài liệu ngoài nước ...................................................................... 2 Bảng 2. Lược khảo tài liệu trong nước....................................................................... 6 Bảng 3. Kết quả xác định cỡ mẫu ở các khóa 4,5,6 ngành kế toán.......................... 12 Bảng 4. Các thành phần của bảng câu hỏi................................................................ 13 Bảng 1.1 Các nghiên cứu trước và các nhân tố sử dụng .......................................... 25 Bảng 1.2 Cơ sở chọn biến và các nhân tố sử dụng................................................... 27 Bảng 2. Bảng xếp loại kết quả học tập..................................................................... 34 Bảng 3.1 Xử lý hệ số Cronbath’s alpha ................................................................... 48 Bảng 3.2 Kiểm định KMO và Bartlett của biến độc lập .......................................... 51 Bảng 3.3 Bảng ma trận xoay của biến độc lập ......................................................... 51 Bảng 3.4 Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc...................................... 52 Bảng 3.5 Bảng ma trận của biến phụ thuộc.............................................................. 53 Bảng 3.6 Kiểm định tương quan Correlations.......................................................... 54 Bảng 3.7 Phân tích hồi quy đối với nhận thức về đạo đức nghề nghiệp.................. 55 Bảng 3.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp............... 56
  • 11. vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp ....................................................................................................................... 30 Hình 2.1 Biểu đồ thống kê giới tính......................................................................... 32 Hình 2.2 Biểu đồ thống kê khóa học........................................................................ 32 Hình 2.3 Biểu đồ thống kê lớp học........................................................................... 33 Hình 2.5 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản ............................................................................. 35 Hình 3.1 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố môi trường học tập . 38 Hình 3.2 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố năng lực hành nghề. 40 Hình 3.3 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố đạo đức cá nhân...... 41 Hình 3.4 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố hiểu biết về văn hóa xã hội ............................................................................................................................. 43 Hình 3.5 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố đạo đức công ty ...... 44 Hình 3.6 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề............................................................................................ 46 Hình 3.7 Biểu đồ thống kê các mức lựa chọn đối với nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường ĐHKG ............................................................. 47
  • 12. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DDCN Đạo đức cá nhân DDCT Đạo đức công ty ĐĐNN Đạo đức nghề nghiệp ĐHKG Đại học Kiên Giang KTDL Kinh tế - Du lịch MTHT Môi trường học tập NLHN Năng lực hành nghề NTDD Nhận thức đạo đức PLNN Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề SV Sinh viên VHXH Hiểu biết về văn hóa xã hội
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước Đề tài nhận thức về đạo đức nghề nghiệp là vấn đề nóng hổi và quan trọng nhưng hiện nay chưa có nhiều tác giả ngoài nước chọn làm nghiên cứu khoa học. Qua số ít nghiên cứu có thể thấy nhận thức về đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng đến việc quyết định thành công trong sự nghiệp của một kế toán viên. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về vấn đề này, cụ thể như: hiểu biết về văn hóa xã hội, đạo đức cá nhân, môi trường học tập,... Nghiên cứu của Philmore Alleyne và cộng sự (2014) về các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức của các kế toán viên trong tương lai ở Caribe. Cụ thể, nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp cắt ngang thông qua các phương pháp lý thuyết hành động hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình mở rộng của lý thuyết hành vi có kế hoạch (ETPB) trong việc dự đoán ý định hành động phi đạo đức của sinh viên kế toán (như làm rò rỉ thông tin mật hoặc sai lệch số liệu). Dữ liệu được thu thập thông qua một bảng câu hỏi khảo sát từ 298 sinh viên kế toán tại một trường đại học ở Caribe. Với mô hình nghiên cứu gồm 4 biến: (1) thái độ, (2) hiểu biết về văn hóa xã hội, (3) kiểm soát nhận thức hành vi và (4) đạo đức cá nhân, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến (4) đạo đức cá nhân có tác động đáng kể ý định vi phạm bảo mật và chi tiêu sai lệch. Cùng mục đích tìm hiểu, Alberto J. Costa và cộng sự (2016) đã nghiên cứu nhận thức về đạo đức của sinh viên kế toán tại trường Đại học Bồ Đào Nha: Ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân và đặc điểm cá nhân. Bằng phương pháp luận với mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố tác động: (1) giới tính, (2) tuổi tác, (3) tham gia các khóa học về đạo đức, (4) đạo đức cá nhân, (5) kinh nghiệm làm việc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố (1) giới tính và (4) đạo đức cá nhân có sức ảnh hưởng lớn đến ngành nghề, được sinh viên cho là đối với các đặc điểm như sức sáng tạo, mục tiêu, tinh thần, thái độ làm việc và thực hiện trách nhiệm. Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu này là nhận thức đạo đức của người trả lời được đánh giá dựa trên giả thuyết các tình huống khó xử về đạo đức,
  • 14. 2 không thể chắc chắn rằng câu trả lời của các cá nhân tương ứng với hành vi của họ trong các tình huống thực tế. Marko S Hermawan và cộng sự (2018) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên kế toán về đạo đức nghề nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm ở Indonesia. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành đánh giá dựa trên các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức ngành kế toán với mẫu khảo sát phỏng vấn sinh viên kế toán trường Đại học Quốc tế Bina Nusantara. Tác giả dùng thang đo Likert 5 điểm chủ yếu được sử dụng trong bảng câu hỏi, ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính và phương pháp phân tích đa cộng tuyến cũng được sử dụng trong mô hình. Kết quả phát hiện ra rằng trong bốn nhân tố: (1) thói quen, (2) cách tiếp cận quản lý thu nhập của sinh viên, (3) môi trường học tập, (4) bối cảnh văn hóa, (5) giới tính. Thì có hai nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán, đó là (1) thói quen và (3) môi trường học tập. Các nhân tố khác được chứng minh là không ảnh hưởng đáng kể đối với nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Mặt khác, tuy có nhiều nghiên cứu về biến giới tính tác động đến nhận thức nghề nghiệp, nhưng trong nghiên cứu này biến giới tính cũng không có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán. Thông qua các nghiên cứu khoa học ngoài nước nhận thấy được rằng ở các bài nghiên cứu các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính và tập trung phát triển các mô hình, bảng câu hỏi để từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp bằng bảng thống kê hay các câu trả lời từ đối tượng được phỏng vấn. Từ đó khẳng định vai trò của nhận thức về đạo đức nghề nghiệp và đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm tăng cường nhận thức của sinh viên trong vấn đề nghiên cứu này. Bảng 1. Lược khảo tài liệu ngoài nước Tác giả (năm) Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Philmore Alleyne và cộng sự (2014) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận Phương pháp cắt ngang và bảng câu hỏi khảo sát từ 298 Kết quả gồm 4 nhân tố tác động: thái độ, hiểu biết về văn hóa xã hội, kiểm soát
  • 15. 3 thức đạo đức của các kế toán viên trong tương lai ở Caribe. sinh viên kế toán tại một trường đại học ở Caribe. nhận thức hành vi và đạo đức cá nhân có tác động đáng kể ý định vi phạm bảo mật và chi tiêu sai lệch. Alberto J. Costa và cộng sự (2016) Nghiên cứu nhận thức về đạo đức của sinh viên kế toán tại trường Đại học Bồ Đào Nha. Thực hiện bằng phương pháp luận. Gồm 5 nhân tố tác động: giới tính, tuổi tác, tham gia các khóa học về đạo đức, đạo đức cá nhân, kinh nghiệm làm việc. Marko S Hermawan và Kokthunarina (2018) Nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên kế toán về đạo đức nghề nghiệp. Thang đo Likert 5 điểm, ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính và phương pháp phân tích đa cộng tuyến. Kết quả có 5 nhân tố: thói quen, cách tiếp cận quản lý thu nhập của sinh viên, môi trường học tập, bối cảnh văn hóa, giới tính. Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu nhận thức về đạo đức nghề nghiệp dần trở nên quan trọng và được nhiều tác giả nghiên cứu. Cũng có thể thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp như: Pháp luật nhà nước và quy định ngành nghề, đạo đức công ty, năng lực hành nghề,... Cụ thể có thể thấy qua kết quả của các nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu của Nguyễn Thu Trang và cộng sự (2014) đã nghiên cứu về tổng quan lý thuyết và nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ĐHQG TP.HCM. Nghiên cứu này được thực hiện với hai mục đích: hệ thống hóa lý thuyết về đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) để cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về ĐĐNN và đánh giá nhận thức của sinh viên – lực lượng lao động tương lai của đất nước về ĐĐNN. Với 2 phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu bằng văn bản và nghiên cứu bằng định lượng, nghiên cứu đã tổng hợp được các quan điểm và định nghĩa về ĐĐNN và xác định được 6 nhân tố
  • 16. 4 có ảnh hưởng đến ĐĐNN: (1) Pháp luật nhà nước và quy định ngành nghề, (2) Đạo đức cá nhân, (3) Năng lực hành nghề, (4) Hiểu biết về văn hóa xã hội, (5) Chuẩn mực nghề nghiệp, (6) Đạo đức công ty (đạo đức kinh doanh). Trong các nhân tố này, thì (3) Năng lực hành nghề, (4) Đạo đức cá nhân, và (6) Đạo đức công ty có ảnh hưởng đáng kể đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về ĐĐNN ở mức tương đối cao, và có sự khác biệt trong nhận thức của sinh viên ngành kỹ thuật và sinh viên ngành kinh tế về ĐĐNN. Cùng tìm hiểu về đề tài đạo đức nghề nghiệp, Nguyễn Thị Bích Trâm và cộng sự (2015) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp, phân tích sự khác biệt trong nhận thức theo từng nhóm đối tượng khảo sát và xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết, thực thi đạo đức đức nghề nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu tìm được 3 nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của người lao động và 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhận thức của lực lượng lao động về đạo đức nghề nghiệp bao gồm: Sự giáo dục của gia đình (1), Sự giáo dục của trường học (2), Phong tục, tập quán truyền thống (3), Các hoạt động trong ngành (4), Hành vi ứng xử của đồng nghiệp (5), Tôn giáo (6). Đặc biệt là nghiên cứu này đã chứng minh được sự khác biệt trong nhận thức về đạo đức nghề nghiệp giữa các nhóm đối tượng khác nhau và đưa ra giả thuyết giải thích cho sự khác biệt đó. Hay nghiên cứu của Mai Thị Quỳnh Như (2019) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trên cơ sở khảo sát 300 sinh viên ở nhiều bậc học, giới tính khác nhau với mô hình giả thuyết có 5 nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về bảo vệ môi trường: (1) Đạo đức cá nhân, (2) Quy định của Nhà nước và pháp luật về ngành nghề, (3) Đạo đức công ty, (4) Năng lực hành nghề, (5) Hiểu biết về văn hóa xã hội. Kết quả thống kê định lượng cho thấy hai nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên đó là: (4) Năng lực hành nghề và (5) Hiểu biết văn hóa xã hội. Bên cạnh đó các nhân tố còn lại cũng có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Kế toán.
  • 17. 5 Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Chung và cộng sự (2020) về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong nghiên cứu này. Từ mô hình nghiên cứu đề xuất sau khi tham khảo tài liệu quốc tế, nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc thảo luận với 10 chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, nhằm điều chỉnh mô hình cho phù hợp với đặc thù của không gian nghiên cứu tại trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường với số mẫu hợp lệ là 242 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ảnh hưởng lớn nhất đến nhận thức của sinh viên là (1) Môi trường học tập, tiếp theo là (2) Kỹ năng ứng dụng công nghệ và (3) Trình độ chuyên môn có tác động đến nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán. Thêm vào đó, nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà (2021) về Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống một số lý luận chung về đạo đức nghề nghiệp, và tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp thông qua 2 mô hình gồm: hành vi đạo đức của Rest và lý thuyết về sự phát triển đạo đức của Kohlberg. Trong đó các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định liên quan đến đạo đức, bao gồm các nhân tố mang tính chất cá nhân như: (1) Độ tuổi, (2) Giới tính, (3) Kinh nghiệm làm việc; và các nhân tố thuộc về môi trường như: (4) Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, (5) Giá trị đạo đức doanh nghiệp, (6) Văn hoá quốc gia. Việc xác định các nhân tố này trong bài nghiên cứu là cơ sở để các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp có thể điều chỉnh, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán - kiểm toán. Sau khi tổng hợp các tài liệu trong nước, nhận thấy được các nghiên cứu của các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm định tính và định lượng, áp dụng các phương pháp như thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phương pháp hồi quy tuyến tính, dùng phương pháp thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát trên nhiều đối tượng để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với nhận thức. Kết
  • 18. 6 quả tìm ra được một số nhân tố tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của đối tượng sinh viên nghiên cứu, đồng thời đề xuất các biện pháp hoàn thiện, phát triển và nâng cao nhận thức về vấn đề này của sinh viên. Bảng 2. Lược khảo tài liệu trong nước Tác giả (năm) Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Nguyễn Thu Trang và cộng sự (2014) Nghiên cứu về tổng quan lý thuyết và nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ĐHQG TP. HCM. Nghiên cứu bằng văn bản và nghiên cứu bằng định lượng. Có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến ĐĐNN: pháp luật nhà nước và quy định ngành nghề, đạo đức cá nhân, năng lực hành nghề, hiểu biết về văn hóa xã hội, chuẩn mực nghề nghiệp, đạo đức công ty (đạo đức kinh doanh). Nguyễn Thị Bích Trâm và cộng sự (2015) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động m ới. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu. Kết quả phát hiện có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhận thức của lực lượng lao động về đạo đức nghề nghiệp: Sự giáo dục của gia đình, sự giáo dục của trường học, phong tục, tập quán truyền thống, các hoạt động trong ngành, hành vi ứng xử của đồng nghiệp, tôn giáo. Mai Thị Quỳnh Như (2019) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trên cơ sở khảo sát 300 sinh viên ở nhiều bậc học, giới tính khác nhau. Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức: đạo đức cá nhân, quy định của Nhà nước và pháp luật về ngành nghề, đạo đức công ty, năng lực hành
  • 19. 7 toán tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. nghề, hiểu biết về văn hóa xã hội. Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Ngọc Giàu (2020) Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các sinh viên kế toán chuyên ngành kế toán tại trường Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương với số mẫu hợp lệ là 242 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhân tố tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán là: môi trường học tập, kỹ năng ứng dụng công nghệ và trình độ chuyên môn. Lê Thị Thu Hà (2021) Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán. Thực hiện thông qua 2 mô hình gồm: hành vi đạo đức của Rest và lý thuyết về sự phát triển đạo đức của Kohlberg. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định liên quan đến đạo đức, bao gồm các nhân tố mang tính chất cá nhân như: độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm làm việc; và các nhân tố thuộc về môi trường như: chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, giá trị đạo đức doanh nghiệp, văn hoá quốc gia. Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021 2. Lý do chọn đề tài Thế giới đang bước vào thời kỳ “kỷ nguyên số” với những đặc điểm, tính chất và sự tác động sâu rộng chưa từng có. Nhiều doanh nghiệp được thành lập, số lượng các nhà đầu tư tăng lên nhiều lần. Đi đôi với đó là nhu cầu về kiểm tra kiểm soát chất lượng
  • 20. 8 công việc mình làm, hiệu quả của nó và tiên liệu được kết quả ở tương lai cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, kế toán ra đời và phát triển ngày một mạnh mẽ hơn để đáp ứng những nhu cầu sử dụng thông tin tài chính trên. Thế nhưng thời kỳ này lại bắt đầu bằng sự sụp đổ hàng loạt của các công ty mà một trong những nguyên nhân chính đến từ gian lận kế toán. Càng bất ngờ hơn khi các vụ bê bối tài chính nghiêm trọng đến từ những công ty đình đám toàn cầu như Rolls- Royce, Apple, Toshiba trong cả hai thập kỷ qua. Năm 2012, cơ quan điều tra tại Anh, Mỹ và Brazil xác định nhà sản xuất động cơ máy bay Rolls-Royce của Anh đã có hành vi hối lộ thông qua các đại lý trung gian để giành được các hợp đồng xuất khẩu tại 12 quốc gia trên thế giới - từ Nigeria cho tới Trung Quốc. Sau cuộc điều tra hối lộ, công ty Anh phải nộp phạt 810 triệu USD. Năm 2013, một tiểu bang của Thượng viện Mỹ tiến hành điều tra và phát hiện hãng công nghệ khổng lồ Apple đã thành lập 3 thực thể ở nước ngoài với số tài sản hơn 100 tỷ USD để tránh phải nộp thuế tại Mỹ. Với khối tài sản khổng lồ đặt ở nước ngoài, chỉ riêng trong năm 2012, công ty này đã tránh được khoản thuế lên tới 9 tỷ USD. Các vụ bê bối không chỉ dừng lại ở các quốc gia phương Tây mà ngay ở Nhật Bản – một quốc gia phương Đông với những Bộ luật nghiêm khắc cũng gây chấn động thế giới với vụ gian lận kế toán hàng triệu đô la. Năm 2016, Toshiba - đế chế công nghệ khổng lồ của Nhật, bị truy tố ra tòa sau vụ gian lận kế toán 1,3 tỷ USD. Theo cáo trạng, công ty này đã gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư khi hạ thấp chi phí vận hành và thổi phồng lợi nhuận từ năm 2008. Vụ việc khiến hàng loạt nhà đầu tư đâm đơn kiện đòi Toshiba bồi thường thiệt hại 162,3 triệu USD.... Và còn rất nhiều bê bối kế toán được phanh phui. Những thất bại này gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề cho nhiều nhà kinh doanh. Hậu quả của nó với ngành nghề kế toán là vô cùng nghiêm trọng. Cùng với đó, Việt Nam đang ngày càng phát triển, ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt cũng không thể tránh khỏi các rủi ro. Việc gian lận trong kế toán trở thành một vấn đề vô cùng nhạy cảm. Nhiều nguyên do được đưa ra để lý giải cho vấn đề trên. Trong đó, không ít các nhà nghiên cứu có quan điểm về nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đạo đức nghề nghiệp sau khi đi làm.
  • 21. 9 Hiện nay, tuy đã có các bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán nhưng chưa nhiều. Hơn nữa, do thời gian nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, không gian nghiên cứu khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng khác nhau. Do đó sẽ có những khó khăn nhất định khi người học và các chuyên gia tham khảo, sử dụng kết quả các nghiên cứu trước đây vào trường Đại học Kiên Giang vì mỗi trường đại học có chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất khác nhau, mỗi nơi mỗi giai đoạn sẽ có sự thay đổi ít nhiều trong nhận thức của người học về đạo đức nghề nghiệp chuyên ngành mình chọn. Để nhận định chính xác và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất, các chuyên gia cần có kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học của họ. Nhận thấy việc nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán là vấn đề nhạy cảm và quan trọng, nhưng đến nay, quan niệm và các nhân tố tác động còn rời rạc và chưa thống nhất với nhau. Hơn thế nữa, chưa có một nghiên cứu nào thực hiện về vấn đề này tại trường ĐHKG. Với mong muốn đóng góp một phần công sức cho sự phát triển và đảm bảo chất lượng đầu ra của sinh viên kế toán trường ĐHKG, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang” với mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng thông qua việc tiến hành tìm hiểu thực trạng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán tại trường và từ đó đưa ra biện pháp để tăng cường nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang nhằm đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên chuyên ngành kế toán về đạo đức nghề nghiệp của bản thân. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang.
  • 22. 10 - Đo lường và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang. 4. Câu hỏi nghiên cứu Kết quả của nhiều nghiên cứu trước đã đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Thông qua kết quả tổng hợp và chọn lọc, đề tài chọn ra được các nhân tố có thể ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như: môi trường học tập, năng lực hành nghề, đạo đức cá nhân, hiểu biết về văn hóa xã hội, đạo đức công ty, pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề. (1) Môi trường học tập tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào? (2) Năng lực hành nghề tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào? (3) Đạo đức cá nhân tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào? (4) Hiểu biết về văn hóa xã hội tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào? (5) Đạo đức công ty tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào? (6) Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang như thế nào? 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: đề tài được tiến hành từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021 và dữ liệu nghiên cứu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang trong giai đoạn 2018 – 2020. - Không gian nghiên cứu: khoa Kinh tế - Du lịch trường Đại học Kiên Giang.
  • 23. 11 - Giới hạn nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang, không nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành khác đang theo học tại trường. Đối tượng khảo sát chỉ giới hạn là sinh viên ngành kế toán khóa 4, 5, 6 thuộc khoa Kinh tế - Du lịch trường Đại học Kiên Giang. 6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: sinh viên đại học chính quy khóa 4, khóa 5 và khóa 6 ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. - Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. 7. Phương pháp tiếp cận Cách tiếp cận đề tài theo hướng căn cứ vào các cơ sở lý thuyết như là các khái niệm, vai trò của đạo đức nghề nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên một cách có chọn lọc, đảm bảo sự phù hợp với đề tài để tiến hành nghiên cứu. Từ những cơ sở lý thuyết trên làm căn cứ, nghiên cứu tiến hành phân tích những ảnh hưởng của các nhân tố đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán thông qua việc tìm hiểu thực trạng sự hiểu biết và nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang khóa 4, khóa 5 và khóa 6. Sau khi đã có kết quả nghiên cứu của đề tài thì căn cứ vào đó đề xuất ra những giải pháp thiết thực và phù hợp. 8. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 8.1. Phương pháp chọn mẫu và xác định cỡ mẫu nghiên cứu 8.1.1. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu của đề tài là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Nghĩa là dựa theo danh sách sinh viên được Phòng công tác sinh viên cung cấp, tác giả tiến hành thu thập theo bước nhảy là 2 cho đến khi đủ số quan sát theo yêu cầu. 8.1.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu
  • 24. 12 Phương pháp xác định cỡ mẫu: Nghiên cứu áp dụng công thức Slovin: n = N 1 + N.(ε)2 (*) Trong đó : n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, 𝜀 là sai số tiêu chuẩn. Với quy mô nghiên cứu là 471 sinh viên (tổng sinh viên ngành kế toán khóa 4,5,6), ước lượng tỷ lệ với độ tin cậy là 95%, mức sai số là 5%, áp dụng công thức (*) ta được: n = 471 1 + 471 (0.05)2 = 216 (sinh viên) Như vậy, nghiên cứu cần lấy cỡ mẫu là 216 quan sát là đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy, tác giả khảo sát với cỡ mẫu 280. Cỡ mẫu được cơ cấu theo khoa như sau: Bảng 3. Kết quả xác định cỡ mẫu ở các khóa 4,5,6 ngành kế toán Khóa học Số lượng sinh viên Tỷ lệ (%) Số phần tử được chọn Khóa 4 177 37,58 105 Khóa 5 137 29,09 81 Khóa 6 157 33,33 94 Tổng cộng: 471 100 280 Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả, 2021 8.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tạp chí chuyên ngành có liên quan và có nguồn gốc tin cậy thể hiện cái nhìn khách quan về nhận thức đạo đức nghề nghiệp hiện nay của sinh viên. Số liệu thứ cấp được thu thập từ 06/2020 - 12/2021. Số liệu sơ cấp được thu thập từ sinh viên ngành kế toán các khóa 4, khóa 5 và khóa 6. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ tháng 06/2021 - 10/2021. Thông tin được thu thập trực tiếp thông qua soạn sẵn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp sinh viên. Bảng 4. Các thành phần của bảng câu hỏi
  • 25. 13 Phần Nội dung Số câu I Thông tin cá nhân 9 II Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp 5 Môi trường học tập 5 Năng lực hành nghề 3 Đạo đức cá nhân 4 Hiểu biết về văn hóa xã hội 4 Đạo đức công ty 4 Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề 3 Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp 4 Tổng 41 Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2021 - Phần I có nội dung liên quan đến thông tin cá nhân, nghiên cứu sử dụng câu hỏi liệt kê để thu thập thông tin của sinh viên như họ tên, giới tính, khóa, lớp học, kết quả học tập và một số câu hỏi liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngành kế toán. - Phần II đề cập các câu hỏi mức độ của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản và các nhân tố tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán, cụ thể: + Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản bao gồm tính chính trực, tính khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp. Sở dĩ các phẩm chất này được đưa vào nghiên cứu bởi đây là những tiêu chí về đạo đức mà người hành nghề kế toán phải có và là thước đo đánh giá, nhận xét về đạo đức nghề nghiệp của họ. + Môi trường học tập (MTHT) bao gồm các câu hỏi liên quan đến các khóa học, chương trình đào tạo, giáo trình trên lớp, môi trường thực tập và giảng viên dạy học. Nhân tố môi trường học tập được chọn nghiên cứu bởi đây là những tác động kích hoạt và kích thích học tập từ bên trong, là nơi điều chỉnh hành vi của sinh viên sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
  • 26. 14 + Năng lực hành nghề (NLHN) bao gồm các câu hỏi với nội dung về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ. Quá trình hình thành năng lực hành nghề phải gắn với học tập, thực hành và trải nghiệm công việc một cách thuần thục để bảo đảm thực hiện công việc có hiệu quả . Việc có đủ năng lực để làm một việc được xem là nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp và mọi người không nên thực hiện những việc mình không có đủ năng lực để làm. + Đạo đức cá nhân (DDCN) bao gồm các câu hỏi về tính thẳng thắn, trung thực, tính khách quan, khả năng tự điều chỉnh hành vi và tuân thủ các quy định pháp luật. Đạo đức nghề nghiệp bị chi phối và ảnh hưởng bởi đạo đức cá nhân, được thể hiện từ những cử chỉ và hành vi nhỏ nhất của người hành nghề, mỗi một nhân tố trên đều quyết định khả năng tồn tại của kế toán viên trong thị trường lao động. + Hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH) bao gồm các câu hỏi liên quan đến nội quy nhà trường, kênh thông tin truyền thông, nhà tuyển dụng. Đây là quá trình nhận thức, sự tích lũy thông qua quan sát, học hỏi, trải nghiệm, nghiên cứu văn hóa của người hành nghề, là một trong những nhân tố có thể khuyến khích sự phát triển của đạo đức nghề nghiệp. + Đạo đức công ty (DDCT) bao gồm các câu hỏi về quy định công ty, hình thức kỷ luật, người lãnh đạo của công ty. Bất kì hành vi phi đạo đức gây nguy hiểm cho danh tiếng, hình ảnh của công ty đều bị lên án gay gắt. Do đó, hầu hết các công ty rất thận trọng khi ban hành các quy định cụ thể mà mỗi một quy định đa phần phụ thuộc vào các vị lãnh đạo. Nội quy công ty nói riêng hay đạo đức công ty nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của các cấp dưới. + Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN) bao gồm các câu hỏi liên quan đến các cấp độ xử phạt, quy định ngành nghề và việc tuân thủ pháp luật. Luật pháp có sức mạnh mà không ai có thể chối bỏ, chính phủ can thiệp và ban hành pháp luật để gắn công việc, lợi ích của mỗi cá nhân với trách nhiệm xã hội. Những quy định đúng đắn của pháp luật Nhà nước giúp các kế toán viên nhận thức rõ ràng và chính xác về đạo đức nghề nghiệp, tránh được những hành vi sai trái không lành mạnh. + Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp bao gồm các câu hỏi về việc nâng cao năng lực hành nghề; nâng cao hiểu biết về kiến thức lĩnh vực chuyên ngành; tiếp thu, tích lũy tri thức chuyên ngành; tinh thần học tập tốt, tự tu dưỡng đạo đức. Đây là sự phù hợp khi bản
  • 27. 15 thân xác định được công việc cụ thể và khát khao chiếm lĩnh tri thức về ngành nghề thì nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của bản thân sẽ đúng đắn và chuẩn xác. Bảng hỏi tổng cộng 41 câu hỏi trong đó nghiên cứu sử dụng 9 câu hỏi liệt kê để thu thập thông tin cá nhân của sinh viên. Đối với 5 câu hỏi mức độ để đánh giá tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản, sử dụng thang đo Likert với 5 điểm: 1= Rất không quan trọng, 2= Không quan trọng, 3= Bình thường, 4= Quan trọng, 5= Rất quan trọng. Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố dến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên sử dụng 27 câu hỏi mức độ với thang đo Likert với 5 điểm: 1= Rất không đồng ý, 2= Không đồng ý, 3= Bình thường, 4= Đồng ý, 5= Rất đồng ý. 8.3 Phương pháp phân tích 8.3.1 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp thu thập được tiến hành phân tích và tổng hợp nhằm kế thừa những thông tin dữ liệu đáng tin cậy và thực sự có giá trị với đề tài nghiên cứu. 8.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp Các phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Nội dung 1: Phân tích thực trạng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp hiện nay của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. Tác giả sử dụng các phương pháp thống kê mô tả bao gồm phương pháp phân tích tần số để lập tóm tắt các dữ liệu và trình bày dữ liệu thành bảng hoặc biểu đồ. Phương pháp xếp hạng để thấy được sự đánh giá chung của tất cả các đội tượng theo thứ tự quan trọng của nó. Công việc 1: Phân tích thực trạng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp hiện nay của sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang. Công việc 2: Đánh giá sự khác biệt thực trạng về nhận thức đạo đức nghề nghiệp hiện nay của sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang Nội dung 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán. Tác giả sử dụng các phương pháp sau:
  • 28. 16 Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha. Trong đề tài này, phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha cho ta biết rằng các biến đo lường có liên kết với nhau hay không, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến và tổng giúp ta loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo : – Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao). – Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,6). (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Phân tích phương sai One way ANOVA và Indepent-sample T-test: đây là phương pháp được sử dụng nhằm kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến định lượng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% (hay mức ý nghĩa Sig < 0,05). Kiểm tra kiểm định Levene’s: • Nếu Sig . của kiểm định này < 0.05 thì phương sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính ở trên khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal variances not assumed. • Nếu Sig . của kiểm định này ≥ 0.05 thì phương sai giữa 2 lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau, ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal variances assumed. + Giá trị Sig > 0.05 thì kết luận kiểm định T không có sự khác biệt. + Giá trị Sig ≤ 0.05 thì kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính. Khi có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính với định lượng, nhóm nào có giá trị Mean cao hơn thì kết luận nhóm đó tác động nhiều hơn với biến định lượng . (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
  • 29. 17 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). EFA dùng để rút gọn một tập 36 biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát). Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: • Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu • Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng • Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,2008) Phương pháp hồi quy tuyến tính: là một phương pháp phân tích quan hệ giữa biến phụ thuộc Y với một hay nhiều biến độc lập X. Mô hình sử dụng hàm tuyến tính (bậc 1). Các tham số của mô hình (hay hàm số) được ước lượng từ dữ liệu. Mô hình hồi quy: Y = β1 X1i + β2 X2i + β3 X3i +....+ β6 X6i + 𝜀i Trong đó : Y : Nhận thức đạo đức nghề nghiệp là biến phụ thuộc Xi : Các nhân tố giải thích được ước lượng trong mô hình hồi quy. 𝜀i : Sai số trong ước lượng. Giải thích các biến độc lập trong mô hình hồi quy gồm 6 biến độc lập như sau : X1i : Môi trường học tập X2i : Năng lực hành nghề X3i : Đạo đức cá nhân X4i : Hiểu biết về văn hóa xã hội X5i : Đạo đức công ty X6i : Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại trường Đại học Kiên Giang. Chúng tôi sử dụng
  • 30. 18 phương pháp thống kê mô tả.
  • 31. 19 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.1. Khái niệm về nhận thức Đã có nhiều khái niệm, định nghĩa về nhận thức nhưng để có hình dung về nhận thức trong nghiên cứu khoa học này, chúng tôi tham khảo một số khái niệm cơ bản. - Trong Tâm lý học nhận thức và kỹ thuật nhận thức thì nhận thức thông thường được coi là quá trình xử lý thông tin của tâm trí người tham gia hay người điều hành hoặc của bộ não. Theo đó, nhận thức được cho là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, không chỉ cái bên ngoài mà cả bản chất bên trong, các mối quan hệ mang tính quy luật chi phối sự vận động, sự phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thức khách quan. - Theo Từ điển Triết học: “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan”. - Theo cuốn Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học thì nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng. - Còn theo Từ điển Giáo dục học thì nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người. - Theo tác giả, nhận thức được hiểu một cách đơn giản là hành động bằng trí tuệ, để hiểu biết các sự vật, hiện tượng. Ngoài ra, nhận thức còn là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con người mà nhờ vào đó con người mới có thể cải tạo thế giới xung quanh để phục vụ nhu cầu và lợi ích của chính mình. Tóm lại, nhận thức được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau và có rất nhiều cách để diễn đạt được ý nghĩa của nó nhưng nhìn chung đây là cơ sở để con người nhận biết và hiểu biết về thế giới. Từ đó, con người có thể tác động vào thế giới một cách phù hợp nhất, để đem lại hiệu quả cao nhất cho con người.
  • 32. 20 1.1.2. Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp - Theo Hiệp hội Kế toán Quốc tế (IFAC), đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực hay quy tắc hành vi có tác dụng hướng dẫn các quyết định, quy trình và hệ thống của tổ chức theo cách (a) có thể đóng góp phúc lợi cho những người hữu quan chính, và (b) tôn trọng quyền của tất cả các cử tri hữu quan đối với hoạt động của thành viên hiệp hội. - Mirsepasi (2005) ĐĐNN là một trong những công cụ kiểm soát nội bộ và tự kiểm soát hiệu quả nhất. - Sarmadi và Shalbaf (2007) ĐĐNN là việc suy nghĩ hợp lí theo quá trình nhằm xác định được thời gian thực hiện và những giá trị gì nên được duy trì, nhân bản và quan sát ở các tổ chức. - Theo Trần Thị Giang Tân (2008) đạo đức nghề nghiệp là sự phát triển của những nguyên tắc đạo đức chung trong một nghề nghiệp cụ thể, được các tổ chức, cá nhân hành nghề trong lĩnh vực nghề nghiệp đó công nhận, là cơ sở để đánh giá, điều chỉnh hành vi trong lĩnh vực nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán là hệ thống những nguyên tắc đạo đức áp dụng cho các cá nhân và tổ chức hành nghề trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. - LashkarBolouki (2008) ĐĐNN là trách nhiệm đạo đức của mỗi cá nhân ở góc độ nghề nghiệp. Mỗi nghề nghiệp tạo ra một trách nhiệm khác nhau. - Nghiêm Vũ Khải và Lê Thanh Tùng (2019) Đạo đức nghề nghiệp là những phẩm chất cần có của mỗi người theo đúng những quy tắc chuẩn mực của một nghề nhất định và được cộng đồng xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ của con người trong quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội khi hành nghề. Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc chi phối hành vi của một người hoặc một nhóm trong môi trường công việc. - Lê Thị Thu Hà (2021) Đạo đức nghề nghiệp là các tiêu chuẩn, nguyên tắc điều chỉnh hành vi của những người hành nghề trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, nhằm đảm bảo người hành nghề thực hiện nhiệm vụ của mình với chất lượng tốt, tuân thủ các qui định của pháp luật, tạo niềm tin cho cộng đồng về chất lượng dịch vụ cung cấp. Tóm lại, đạo đức nghề nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối
  • 33. 21 với người hành nghề trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, xuất phát từ tầm quan trọng của thông tin kế toán tài chính của các doanh nghiệp. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng, nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kế toán viên sau này, phản ánh trực tiếp lợi ích của doanh nghiệp và xã hội. 1.1.3. Khái niệm về môi trường học tập - Theo Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Ngọc Giàu (2020) Môi trường học tập: bạn bè và thầy cô có ảnh hưởng lớn trong việc học hỏi đạo đức. - Theo Phạm Kim Oanh (2021) Môi trường học tập là những tác động kích hoạt, kích thích học tập kể cả bên trong và bên ngoài, môi trường học tập đóng vai trò quan trọng và góp phần quyết định đến sự tập trung vào học tập. Môi trường học tập là tập hợp của âm thanh xung quanh, ánh sáng, cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án, phương pháp giảng dạy,… các yếu tố này sẽ góp phần làm cho môi trường học tập thân thiện hơn, hoặc cũng có thể làm xấu đi và ảnh hưởng tới tâm lý người học. - Đối với Hoàng Phi (2021) thì môi trường học tập là các yếu tố tác động đến quá trình học tập của học sinh bao gồm: + Môi trường vật chất: Là không gian diễn ra quá trình dạy học gồm có đồ dùng dạy học như bảng, bàn ghế, sách vở, nhiệt độ ánh sáng, âm thanh, không khí… + Thứ hai là môi trường tinh thần: Đây là mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh, giữa nhà trường – gia đình – xã hội… Các yếu tố tâm lí như động cơ, nhu cầu, hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh và phong cách, phương pháp giảng dạy của giáo viên trong môi trường lớp học. 1.1.4. Khái niệm về năng lực hành nghề - Theo Mizgerd (2010) Về cơ bản năng lực chuyên môn là một phần của ĐĐNN. Việc có đủ năng lực (bao gồm hiểu biết, kiến thức, kỹ năng…) để làm một việc đươc xem là nguyên tắc cơ bản của ĐĐNN và mọi người không nên thực hiện những việc mình không có đủ năng lực để làm. - Lại Ánh Trang (2020) Năng lực hành nghề là chỉ sự nhận thức, tư duy và các kỹ năng cần thiết để người hành nghề giải quyết các vấn đề trong công việc của họ. Đây
  • 34. 22 không phải là một tố chất cố định mà nó có thể thay đổi theo thời gian cũng như theo quá trình phấn đấu, rèn luyện của mỗi người. - Ái Nhi (2021) Năng lực nghề nghiệp chính là những sự nhận thức, tư duy và kinh nghiệm mà một người tích lũy được để giải quyết các vấn đề trong công việc. Năng lực hành nghề là yếu tố bao gồm kiến thức, chuyên môn của người lao động. Đó là yếu tố có sự dịch chuyển theo thời gian bởi nó bị ảnh hưởng từ thái độ làm việc. - Nguyễn Ngọc (2021) Năng lực hành nghề của một cá nhân chính là khả năng làm chủ công việc, tốc độ nhận thức và những kỹ năng vượt trội của họ. Có 4 loại năng lực hành nghề cơ bản. + Năng lực nhận thức: Tư duy, sức sáng tạo cũng như óc quan sát. + Năng lực chuyên môn: Những kỹ năng giúp một người hoàn thành tốt công việc của mình. + Năng lực tổ chức – quản lý: Tác động tới lòng quyết tâm làm việc cùng với cơ hội thăng tiến của một người. + Năng lực giao tiếp – lãnh đạo: Tố chất cần có để quyết định bạn có thể trở thành người lãnh đạo hay không. Như vậy, năng lực hành nghề là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp và đảm bảo cho hoạt động nghề nghiệp đạt được kết quả cao. Năng lực hành nghề được coi là sự tích hợp nhuần nhuyễn giữa ba thành tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để hoàn thành được những công việc và nhiệm vụ trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. 1.1.5. Khái niệm về đạo đức cá nhân - Theo một khái niệm chung được lấy từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Đây là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. - Theo kết quả nghiên cứu của Maria (2004) đã chỉ ra mười nhóm đức tính cá nhân chi phối các ngành nghề khác nhau như: tính toàn vẹn, sự khôn ngoan, trung thực,
  • 35. 23 công bằng, trách nhiệm, trung thành, cống hiến, hợp tác, tính thích thú. Đối với những ngành nghề khác nhau, thì cần những đức tính khác nhau. - Theo Brinkmann và Henrikksen (2008) Đạo đức cá nhân có những chi phối lớn đến ĐĐNN, một cá nhân nói dối đau ốm, đi trễ trong khi đó không phải là sự thật cũng được xem là một vi phạm ĐĐNN. - Theo tác giả, đạo đức cá nhân có thể được hiểu là quy tắc ứng xử của một cá nhân. Trung thực, liêm chính, trách nhiệm giải trình, công bằng, tận tâm, làm đúng đạo đức có thể được coi là một số điển hình về đạo đức cá nhân. Những điều này được trau dồi trong cá nhân từ thời thơ ấu. Nền tảng của một người và quá trình xã hội hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc trau dồi những phẩm chất này. 1.1.6. Khái niệm về hiểu biết văn hóa xã hội Hiểu biết về văn hóa xã hội của mỗi cá nhân có những ảnh hưởng nhất định tới quyết định đạo đức của họ. - Xuất phát từ nghiên cứu của Hofstede (1980) phân chia văn hoá quốc gia theo hai xu hướng là xu hướng văn hoá tập thể và xu hướng văn hoá cá nhân, một số nghiên cứu cho thấy đặc điểm văn hoá quốc gia có tác động đến các quyết định về đạo đức. - Theo Cohen và cộng sự (1992) Văn hóa có thể hiểu là những giá trị và niềm tin chung của một nhóm cá nhân. - Blodgett và cộng sự (2001) cho rằng văn hóa là sự kết hợp các yếu tố truyền thống, di sản, nghi lễ, phong tục và tôn giáo. Các cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau có thể có các khác biệt đáng kể trong các tiêu chuẩn đạo đức, niềm tin và hành vi. - Theo Christie và cộng sự (2003) Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị, niềm tin và thái độ và định hướng cho các cá nhân trong việc ra các quyết định. - Deshti và cộng sự (2008) Mỗi xã hội được hình thành trên một nền văn hóa đặc trưng và có những nguyên tắc đạo đức riêng phù hợp cho từng nền văn hóa khác nhau đó. Chính vì lý do này mà mỗi nền văn hóa khác nhau có những quy định khác nhau về ĐĐNN. 1.1.7. Khái niệm về đạo đức công ty
  • 36. 24 - Hunt và cộng sự (1989) Đạo đức công ty được hiểu là tổng hợp giá trị đạo đức cá nhân của các nhà quản lý, và các chính sách chính thức và không chính thức về đạo đức của một tổ chức. - Trevino và cộng sự (1998) Đạo đức doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị được các thành viên trong một tổ chức cùng chia sẻ, và là một phần của văn hoá doanh nghiệp. Giá trị đạo đức doanh nghiệp tác động đến hành vi đạo đức của các cá nhân thông qua việc định hình quan điểm và hành vi đạo đức của cá nhân. Văn hóa doanh nghiệp mạnh có thể nâng cao sự phát triển nhận thức đạo đức của các thành viên và giúp các thành viên xác định điều gì là đúng hay sai trong một hoàn cảnh cụ thể. Các bằng chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng văn hoá đạo đức của tổ chức có ảnh hưởng tới xét đoán đạo đức. - Douglas và cộng sự (2001) Đạo đức công ty thể hiện các quan điểm của nhà lãnh đạo về vấn đề đạo đức, được hình thành thông qua thái độ và hành vi của nhà quản lý. Giá trị đạo đức công ty bao gồm các chính sách thưởng và phạt đối với hành vi tuân thủ hay vi phạm các qui định đạo đức của công ty. - Châu Thị Lệ Duyên (2012) cho rằng đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Tóm lại, các nghiên cứu trên cho thấy đạo đức công ty có mức độ ảnh hưởng khác nhau trong các tình huống đạo đức khác nhau. Mặc dù còn nhiều điểm khác biệt, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng, đạo đức công ty có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của các thành viên bên trong tổ chức. 1.1.8. Khái niệm về Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề - Theo Maria (2004) thì không phải bất cứ ngành nào cũng nhận được sự tôn trọng và địa vị cao trong xã hội như ngành bác sĩ, luật sư, công an, quân đội… Nhưng bất cứ ngành nào cũng chịu sự chi phối của pháp luật nhà nước, những quy định riêng nhằm chi phối việc kết nạp một cá nhân vào ngành nghề và kỉ luật các cá nhân có hành vi vi phạm ĐĐNN, điều chỉnh và chi phối các hành vi cá nhân trong quá trình hành nghề.
  • 37. 25 - Theo Đặng Đình Luyến (2019) Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề bao gồm các văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc các hội nghề nghiệp tự ban hành hoặc hội nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đối với nhiều lĩnh vực, ngành nghề cụ thể thì có các luật, thông tư, quy chế và văn bản khác quy định về đạo đức hành nghề, về ứng xử, giao tiếp trong hành nghề, về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Như vậy, có thể thấy rằng Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề là một nhân tố có ảnh hưởng và chi phối đến ĐĐNN. Tại Việt Nam, có những bộ luật chi phối hành vi người lao động như: luật giáo dục, luật công chức, luật kế toán… 1.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết Bảng 1.1: Các nghiên cứu trước và các nhân tố sử dụng Nhân tố Tài liệu tham khảo Môi trường học tập - Marko S Hermawan và cộng sự (2018) - Nguyễn Hoàng Chung và cộng sự (2020) Năng lực hành nghề - Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự (2014) - Mai Thị Quỳnh Như (2019) - Nguyễn Hoàng Chung và cộng sự (2020) - Lê Thị Thu Hà (2021) Đạo đức cá nhân - Phylmore Alleyne và cộng sự (2014) - Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự (2014) - Alberto J. Costa và cộng sự (2016) - Mai Thị Quỳnh Như (2019). Hiểu biết về văn hóa xã hội - Phylmore Alleyne và cộng sự (2014) - Nguyễn Thị Bích Trâm và cộng sự (2015) - Marko S Hermawan và cộng sự (2018)
  • 38. 26 - Mai Thị Quỳnh Như (2019) - Lê Thị Thu Hà (2021). Đạo đức công ty - Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự (2014) - Mai Thị Quỳnh Như (2019) - Lê Thị Thu Hà (2021). Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề - Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự (2014) - Mai Thị Quỳnh Như (2019) - Lê Thị Thu Hà (2021). Nguồn tổng hợp của nhóm tác giả 2021 1.2.1. Mô hình nghiên cứu Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của sinh viên được tìm ra trong các nghiên cứu trước đây thông qua các bài viết đăng trên internet, tạp chí khoa học đã chỉ ra trong bảng 1.1. Tuy nhiên với một lượng lớn các nhóm nhân tố thì khó có thể áp dụng toàn bộ, vì vậy qua quá trình tổng hợp, chọn lọc và đánh giá thì nghiên cứu quyết định xây dựng mô hình trên các nhân tố chung nhất của một số tác giả nhất định nhưng thừa hưởng được kết quả nghiên cứu của các đề tài cùng chủ đề và phù hợp với thực tiễn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là về sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. Từ đó, xác định được 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức sinh viên, cụ thể các nhóm nhân tố được trình bày dưới bảng sau: Bảng 1.2: Cơ sở chọn biến và các nhân tố sử dụng DIỄN GIẢI BIẾN ĐỘC LẬP CƠ SỞ CHỌN BIẾN Môi trường học tập (MTHT) MTHT1 Giảng dạy khóa học về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Nguyễn Thị Bích Trâm (2015) Marko S Hermawan, Kokthunarina (2018)
  • 39. 27 MTHT2 Nội dung chương trình đào tạo giúp sinh viên nhận thức rõ về đạo đức nghề nghiệp. Marko S Hermawan, Kokthunarina (2018) Nguyễn Hoàng Chung (2020) MTHT3 Tài liệu, giáo trình đầy đủ về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Nguyễn Hoàng Chung (2020) MTHT4 Môi trường thực tập ngành nghề và cơ hội vận dụng những kỹ năng về đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Nguyễn Thị Bích Trâm (2015) Nguyễn Hoàng Chung (2020) MTHT5 Giảng viên dạy học chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Nguyễn Hoàng Chung (2020) Năng lực hành nghề (NLHN) NLHN1 Kiến thức chuyên môn càng tốt thì nhận thức về đạo đức nghề nghiệp càng cao. Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) NLHN2 Kỹ năng nghề nghiệp càng tốt thì khả năng sai sót trong quá trình hành nghề càng thấp. Mai Thị Quỳnh Như (2019) NLHN3 Khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào công việc sẽ tránh những sai sót thủ công. Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) Đạo đức cá nhân (DDCN) DDCN1 Sinh viên có tính thẳng thắn, trung thực sẽ hạn chế việc cung cấp thông tin không trung thực. Philmore Alleyne et al (2014) Alberto J. Costa (2016) Mai Thị Quỳnh Như (2019) DDCN2 Sinh viên có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình sẽ không ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp. Philmore Alleyne et al (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019)
  • 40. 28 DDCN3 Sinh viên có tính khách quan sẽ không bị ảnh hưởng khi đưa ra xét đoán chuyên môn. Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) DDCN4 Tuân thủ theo các quy định được đưa ra giúp sinh viên có thói quen tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Alberto J. Costa (2016) Mai Thị Quỳnh Như (2019) Hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH) VHXH1 Nội quy nhà trường có các nguyên tắc cơ bản và hình thức xử lý về đạo đức trong ứng xử của sinh viên ở những cấp độ khác nhau. Mai Thị Quỳnh Như (2019) Lê Thị Thu Hà (2021) VHXH2 Sinh viên biết tự chịu trách nhiệm cho mỗi hành vi của bản thân. Philmore Alleyne et al (2014) Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) VHXH3 Các kênh thông tin truyền thông có nhiều chuyên mục về đạo đức nghề nghiệp Nguyễn Thị Bích Trâm (2015) Lê Thị Thu Hà (2021) VHXH4 Nhà tuyển dụng công khai những yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp Philmore Alleyne et al (2014) Nguyễn Thị Bích Trâm (2015) Lê Thị Thu Hà (2021) Đạo đức công ty (DDCT) DDCT1 Công ty có quy định rõ ràng về các chuẩn mực, quy tắc đạo đức nghề nghiệp Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) DDCT2 Người lãnh đạo chấp hành nghiêm luật pháp, tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của Nhà nước Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019)
  • 41. 29 DDCT3 Công ty có hình thức kỷ luật đối với nhân viên vi phạm các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) Lê Thị Thu Hà (2021) DDCT4 Công ty luôn gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm công ty đối với đối tác, khách hàng và toàn xã hội Mai Thị Quỳnh Như (2019) Lê Thị Thu Hà (2021) Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN) PLNN1 Pháp luật Nhà nước có các cấp độ xử phạt khác nhau tương ứng với các mức độ vi phạm khác nhau sẽ hạn chế tối đa các hành vi phi đạo đức trong công việc Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) PLNN2 Kế toán viên làm việc lâu năm sẽ hiểu và nắm rõ các quy định pháp luật về ngành nghề hơn Nguyễn Thu Trang (2014) PLNN3 Kế toán viên tuân thủ các quy định của pháp luật về ngành nghề được đánh giá là người có đạo đức nghề nghiệp cao Mai Thị Quỳnh Như (2019) DIỄN GIẢI BIẾN PHỤ THUỘC CƠ SỞ CHỌN BIẾN NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP (NTDD) NTDD1 Nâng cao năng lực hành nghề. Philmore Alleyne et al (2014) Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) NTDD2 Nâng cao hiểu biết về kiến thức lĩnh vực chuyên ngành. Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) NTDD3 Tiếp thu, tích lũy tri thức chuyên ngành. Mai Thị Quỳnh Như (2019)
  • 42. 30 NTDD4 Tinh thần học tập tốt, tự tu dưỡng đạo đức. Nguyễn Thu Trang (2014) Mai Thị Quỳnh Như (2019) Nguồn tổng hợp của nhóm tác giả 2021 Từ bảng 1.2 xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với nội dung đề tài như sau: Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp (Tổng hợp từ các nghiên cứu và tài liệu) Năng lực hành nghề đ Đạo đức cá nhân Hiểu biết về văn hóa xã hội Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề Đạo đức công ty Môi trường học tập
  • 43. 31 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết H1: Môi trường học tập có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. Giả thuyết H2: Năng lực hành nghề có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. Giả thuyết H3: Đạo đức cá nhân có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. Giả thuyết H4: Hiểu biết về văn hóa xã hội có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. Giả thuyết H5: Đạo đức công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang. Giả thuyết H6: Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán trường Đại học Kiên Giang.
  • 44. 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CƠ BẢN CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG 2.1 Tổng quan mẫu nghiên cứu (Biến kiểm soát) 2.1.1 Giới tính Hình 2.1: Biểu đồ thống kê giới tính Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả, 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 147 sinh viên giới tính nữ tham gia trả lời phỏng vấn chiếm 68,1% và còn lại 69 sinh viên giới tính nam tham gia trả lời phỏng vấn chiếm 31,9%, thông tin mẫu này phù hợp với tổng thể vì thực tế theo đặc thù của ngành kế toán luôn có số lượng sinh viên nữ nhiều hơn số lượng sinh viên nam. 2.1.2 Khóa học Hình 2.2: Biểu đồ thống kê khóa học 68,1 31,9 Tỷ lệ % Nữ Nam 39,8 27,8 32,4 Tỷ lệ % Khóa 4 Khóa 5 Khóa 6
  • 45. 33 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả, 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 216 sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn trong đó có 86 bạn là sinh viên khóa 4 chiếm 39,8% số người trả lời phỏng vấn, sinh viên khóa 5 chiếm 27,8% với số trả lời phỏng vấn là 60 sinh viên và có 70 bạn sinh viên khóa 6 chiếm 32,4% số người trả lời phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các bạn sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn đều được phân bổ tương đối cho 3 khóa dựa trên tỷ lệ tổng số lượng theo mỗi khóa. Có thể thấy tỷ lệ sinh viên khóa 4 là cao nhất bởi vì trong những năm đầu khoa KTDL trường ĐHKG còn hạn chế sự lựa chọn ngành của sinh viên kinh tế và tập trung nhiều vào ngành kế toán dẫn đến số lượng sinh viên ở khóa 4 chiếm tỷ lệ đáng kể, từ khóa 5 và khóa 6 khoa KTDL đã ngày càng phát triển và bổ sung thêm đào tạo các ngành khác như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh khách sạn,... chính vì thế tạo ra nhiều sự lựa chọn làm cho số sinh viên học ngành kế toán không cao như ở khóa 4. 2.1.3 Lớp học Hình 2.3: Biểu đồ thống kê lớp học Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả, 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng sinh viên trả lời phỏng vấn theo các lớp 9,7 11,6 11,6 8,3 9,3 9,7 13 11,6 11,1 4,2 0 2 4 6 8 10 12 14 B20KT1 B20KT2 B20KT3 B19KT1 B19KT2 B19KT3 B18KT1 B18KT2 B18KT3 B18KT4 Tỷ lệ %
  • 46. 34 học không đồng đều bởi phương pháp chọn mẫu mà đề tài sử dụng là phương pháp thuận tiện chính vì vậy số lượng phỏng vấn ở mỗi lớp có mức chênh lệch đều nàyhoàn toàn phù hợp và mang tính khách quan là chủ yếu, cụ thể có 28 bạn sinh viên lớp B18KT1 chiếm 13% số người trả lời phỏng vấn, 25 bạn sinh viên lớp B18KT2 chiếm 11,6% số người trả lời phỏng vấn, 24 bạn sinh viên lớp B18KT3 chiếm 11,1% số người trả lời phỏng vấn, 9 bạn sinh viên lớp B18KT4 chiếm 4,2% số người trả lời phỏng vấn. Tiếp theo có 18 bạn sinh viên lớp B19KT1 chiếm 8,3% số người trả lời phỏng vấn, 20 bạn sinh viên lớp B19KT2 chiếm 9,3% số người trả lời phỏng vấn, 22 bạn sinh viên lớp B19KT3 chiếm 9,7% số người trả lời phỏng vấn. Mặt khác có 20 bạn sinh viên lớp B20KT1 chiếm 9,7% số người trả lời phỏng vấn, 25 bạn sinh viên lớp B20KT2 chiếm 11,6% số người trả lời phỏng vấn, có 25 bạn sinh viên lớp B20KT3 chiếm 11,6% số người trả lời phỏng vấn. 2.1.4 Thực trạng kết quả học tập Xếp loại Khóa 4 Khóa 5 Khóa 6 Xuất sắc 17,4 % 1,7 % 4,3 % Tốt 14,0 % 21,7 % 20,0 % Khá 50,0 % 61,6 % 68,6 % Trung bình 18,6 % 15,0 % 7,1 % Không đạt - - - Tổng 100,0 % 100,0 % 100,0 % Bảng 2: Bảng xếp loại kết quả học tập Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả, 2021 Nhìn chung về kết quả phân tích ở bảng 2.4 có thể thấy được kết quả học tập của sinh viên ngành kế toán khóa 4,5,6 trường ĐHKG theo mẫu nghiên cứu tập trung nhiều ở mức khá trở lên, vẫn còn phần ít sinh viên có kết quả học tập ở mức trung bình và không có sinh viên nào là không đạt. Cụ thể theo mẫu nghiên cứu, ở khóa 4 có 17,4% sinh viên xếp loại xuất sắc, 14% sinh viên xếp loại tốt, 50% sinh viên xếp loại khá, 18,6% sinh viên xếp loại trung bình và không có sinh viên nào không đạt. Ở khóa 5, có 1,7% sinh viên xếp loại xuất sắc, 21,7% sinh viên xếp loại tốt, 61,6% sinh viên xếp
  • 47. 35 loại khá, 15% sinh viên xếp loại trung bình và không có sinh viên nào không đạt. Ở khóa 6, có 4,3% sinh viên xếp loại xuất sắc, 20% sinh viên xếp loại tốt, 68,6% sinh viên xếp loại khá, 7,1% sinh viên xếp loại trung bình và không có sinh viên nào không đạt. Thông qua kết quả phân tích ở các bảng 2 có thể dễ dàng nhận thấy kết quả học tập của sinh viên ngành kế toán khoa Kinh tế - Du lịch tính đến thời điểm thu thập số liệu để thực hiện nghiên cứu luôn có sự không đồng đều giữa các sinh viên trong cùng 1 khóa vì mỗi sinh viên đều là một cá thể riêng biệt có tư duy và định hướng học tập khác nhau. Tùy vào sự tác động của môi trường xung quanh mà bản thân mỗi sinh viên có những kế hoạch và định hướng một lối đi riêng cho con đường học tập của mình. 2.2 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán khoa Kinh tế- Du lịch Thông thường, các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán là một trong những yêu cầu cơ bản buộc sinh viên chuyên ngành phải có điều này giúp sinh viên rèn luyện một thái độ làm việc đúng đắn, có trách nhiệm nhằm bảo vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp. 8,3 5,6 5,6 7,9 8,8 6,5 5,6 11,1 7,9 5,1 5,6 6,5 30,6 50,5 43,5 36,6 29,2 39,4 53,7 32,4 42,6 50 55,6 46,8 0,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 Tính chính trực Tính khách quan Năng lực chuyên môn Tính thận trọng Tính bảo mật Tư cách nghề nghiệp Tỷ lệ % Rất không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng