SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 120
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ HỒNG VÂN
TRUYỀN THÔNG VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU
(Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
Dịch vụ làm khóa luận tốt nghiệp
Tải tài liệu hot qua zalo 0936885877
Luanvantrithuc.com
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM THỊ HỒNG VÂN
TRUYỀN THÔNG VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU
(Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn Truyền thông về biển,
đảo trên báo chí Cà Mau là những kiến thức do tôi thu nhận được trong quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình, không sao chép từ bất kì nguồn
tài liệu nào.
Trong luận văn của mình tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn
tài liệu tham khảo. Các tài liệu trích dẫn đều được dẫn nguồn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình.
Cà Mau, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Học viên
Phạm Thị Hồng Vân
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo
trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã
truyền dạy cho tôi những kiến thức, những kỹ năng cần thiết trong quá trình
theo học bậc Đại học và Cao học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thành
Hưng, giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Thầy đã
tận tâm chỉ bảo, định hướng cho tôi về mặt lý luận và phương pháp nghiên
cứu, đồng thời gợi mở những kiến thức khoa học mới để áp dụng vào luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập, Ban Giám đốc, lãnh đạo các
phòng ban, biên tập viên, phóng viên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-
TH Cà Mau, cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, tôi nhận thấy luận văn của
mình còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý và sửa chữa của các thầy cô
giáo, hội đồng phản biện cũng như các bạn học viên để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cà Mau, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Học viên
Phạm Thị Hồng Vân
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1.Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................8
4. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..............................................................10
7. Kết cấu của luận văn.........................................................................................10
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ
TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO ............................................................................12
1.1 Một số vấn đề lý luận chung..........................................................................12
1.1.1 Những khái niệm......................................................................................12
1.1.2 Khái niệm biển, đảo .................................................................................14
1.2 Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về tuyên truyền biển đảo ............15
1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề biển đảo...............................15
1.2.2 Định hướng của Đảng, Nhà nước trong công tác tuyên truyền về biển, đảo 17
1.3 Vấn đề biển, đảo trên báo chí Trung ương và địa phương hiện nay ...................19
1.3.1 Tuyên truyền biển, đảo là nhiệm vụ của báo chí cả nước .......................19
1.3.2 Báo chí địa phương với nhiệm vụ truyền thông về biển, đảo..................20
1.3.3 Báo chí Cà Mau với chủ đề biển, đảo......................................................24
Tiểu kết chương 1......................................................................................................30
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG
ĐIỆP BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CÀ MAU, BÁO ẢNH ĐẤT MŨI VÀ ĐÀI PT-
TH CÀ MAU............................................................................................................32
2.1 Nội dung biển, đảo trên các loại hình báo chí ................................................32
2.1.1 Tuyến tin bài về CQBĐ...........................................................................34
2.1.2 Tuyến tin bài về BĐKH...........................................................................41
2.1.3 Tuyến tin bài về đề tài kinh tế biển .........................................................44
2.1.4 Tuyến tin bài về ASXH cho cư dân ven biển..........................................48
2
2.1.5 Tuyến tin bài VH-DL ..............................................................................49
2.2 Phương thức truyền thông thông điệp biển, đảo của các loại hình báo chí ....52
2.2.1 Liên kết mở các chuyên mục, chuyên đề.................................................52
2.2.2 Liên kết thông tin theo sự kiện.................................................................56
2.3 Các thể loại báo chí được sử dụng..................................................................59
2.3.1 Trên Báo Cà Mau và Báo ảnh Đất Mũi ...................................................59
2.3.2 Trên Đài PT-TH Cà Mau .........................................................................66
Tiểu kết chương 2......................................................................................................71
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN
THÔNG CÀ MAU...................................................................................................72
3.1. Những vấn đề đặt ra cho báo chí Cà Mau trong truyền thông về biển, đảo ..72
3.1.1 Truyền thông chưa đủ chiều sâu để nêu bật đặc trưng chủ đề biển đảo Cà
Mau 72
3.1.2 Sự trùng lặp thông tin..............................................................................76
3.1.3 Hình thức truyền thông về biển đảo còn đơn điệu, nghèo nàn................77
3.1.4 Tính nghiệp dư trong tác nghiệp, thiếu những bài viết tầm cỡ mang tính
định hướng, dự báo..........................................................................................78
3.1.5 Thể hiện chuyên mục, chuyên đề đơn điệu, khuôn mẫu .........................79
3.1.6 Thể hiện tác phẩm báo chí chưa chuyên nghiệp, ít sáng tạo...................80
3.1.7 Phạm vi tác động còn hẹp........................................................................81
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thông tin biển, đảo cho báo chí địa
phương miền biển.................................................................................................82
3.2.1 Giải pháp chung ......................................................................................82
3.2.2 Giải pháp cụ thể ......................................................................................88
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................90
KẾT LUẬN..........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................94
PHỤ LỤC.............................................................................................................97
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CQBĐ : Chủ quyền biển đảo
BĐKH : Biến đổi khí hậu
ASXH : An sinh xã hội
VH-DL : Văn hoá – du lịch
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của biển Đông, có địa chính
trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ
biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc
gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới.
Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và
hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu
vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao
thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng
cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và
một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát
Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung
Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa
như Hòn Chông, Phú Quốc…
Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt
dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường
xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng
hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí
đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu
quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ
m3. Hiện nay chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác
công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần 10 mỏ, hàng năm cung cấp hàng
triệu tấn dầu và hàng tỷ m3
khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra
còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, cát thủy
tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.
5
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực.
Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước
ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động
vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển,
657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng
cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến
1,6 triệu tấn.
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp
không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Biển
nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa
và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến
phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc
chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những
chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng
quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng
tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và
những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi
đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam
có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc
điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam,
chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên
chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta
đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ
hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm
hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu
các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai
của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển
đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.
6
Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần
một nửa dân số sinh sống. Trong đó 28 tỉnh, thành đó có Cà Mau. Biên giới biển,
đảo tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng – an ninh với chiều dài bờ biển 254 km2
, có 2 cụm đảo Hòn Khoai,
Hòn Chuối; vùng biển rộng tiếp giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaisia,
Inđonêsia, Campuchia, là nơi có đường hàng hải quốc tế đi qua rất thuận tiện cho
việc thông thương buôn bán, trao đổi hàng hoá với các nước trong khu vực và trên
thế giới đồng thời là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là
nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, đa dạng và trữ lượng dầu khí lớn.
Khu vực biên giới biển của tỉnh gồm 23 xã, thị trấn thuộc 6 huyện ven biển,
là địa bàn vùng xa, vùng sâu, địa hình phần lớn là rừng ngập mặn, kênh rạch chằng
chịt, giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu bằng đường thuỷ. Dân số chiếm khoảng
30% dân số toàn tỉnh, phân bố không đồng đều, sống tập trung ở các cửa sông lớn.
Ngành nghề chủ yếu ngư, nông, lâm nghiệp, trong đó nghề nuôi trồng và khai thác
thuỷ sản có tiềm năng phát triển mạnh.
Nhận thấy tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần
thứ 4 (khoá X) tháng 2/2007 đã thông qua Nghị quyết số 09/2007 về Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020. Tiếp đó đến ngày 7/10/2008 Ban Bí thư đã ra Thông
báo số 188 về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, trong đó yêu cầu
“Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán
bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của
biển, đảo”.
Giữ vai trò cơ quan ngôn lụân của Đảng bộ, chính quyền, diễn đàn của nhân
dân, những năm qua, các cơ quan truyền thông đại chúng chủ lực của báo chí Cà
Mau như Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau đã thực hiện Thông
báo số 188 với việc tuyên truyền, mở các chuyên đề, chuyên trang biển, đảo.
Gần đây, trên các khu vực biển của Cà Mau xảy ra tình trạng ngư dân ta khai
thác thuỷ sản và hợp đồng khai thác thuỷ sản trái pháp luật, lấn sang vùng biển các
7
nước láng giềng, tình hình thiên tai, lốc xoáy, an ninh trật tự, tranh chấp ngư trường,
tai nạn trên biển có lúc diễn ra khá phức tạp. Chính vì vậy, báo chí Cà Mau cần đẩy
mạnh hơn nữa công tác truyền thông về biển, đảo, CQBĐ đến các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là người dân ven biển Cà Mau.
Nhằm có cái nhìn tổng quát, nhận diện những mặt làm được cũng như đưa ra
những gợi ý, đề xuất nâng cao chất lượng tin bài về biển, đảo trên các phương tiện
truyền thông đại chúng của Cà Mau, người viết chọn đề tài “Truyền thông biển, đảo
trên Báo chí Cà Mau” (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài Phát thanh -
truyền hình (PT-TH) Cà Mau năm 2013)
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu của chúng tôi, về nghiên cứu về truyền thông biển, đảo thời
gian qua có một số đề tài:
- Luận văn “Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng (khảo sát
từ 01/2013 đến 06/2013)” của Văn Công Nghĩa, chuyên ngành Báo chí học. Luận
văn chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng thông tin chủ quyền biển đảo trên VTV
Đà Nẵng; đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông
tin chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng thời gian tới. Giải quyết vấn đề: Xác lập
hệ thống lí luận về báo chí truyền thông; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí
trong việc thông tin tuyên truyền về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,
trong đó vai trò của VTV Đà Nẵng trong thông tin chủ quyền biển đảo hiện nay;
nghiên cứu thực trạng chương trình phát sóng của VTV Đà Nẵng có liên quan đến
chủ quyền biển đảo từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2013.
Luận văn “Vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua một số báo điện tử
Anh ngữ” (Nguyễn Thị Quỳnh Nga, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí, năm
2013). Trên cơ sở khảo sát, phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về hoạt động Thông tin đối ngoại về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam trên một
số tờ báo điện tử Anh ngữ, luận văn nêu bật thực trạng về cách sản xuất, hình thức
và nội dung thông tin đối ngoại của báo chí trong nước.
8
Luận văn “Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát
thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (Qua thực tế các chương trình trên hệ thời sự
chính trị tổng hợp VOV1)”, (Nguyễn Thị Hoà, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo
chí, năm 2011).
Luận văn “Báo Biên phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
quốc gia”, (Phùng Quốc Việt, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí năm 2004).
Về các tài liệu liên quan đến biển, đảo Việt Nam có cuốn “Bạch Long Vỹ
- đảo thành niên”, NXB Thanh niên năm 2002; sách “ Hỏi – đáp những điều ngư
dân cần biết trong hoạt động thuỷ sản” của Ban Tuyên giáo T.Ư – NXB Thế giới
2007; sách “Biển và Hải đảo Việt Nam” do Trung tâm Thông tin phối hợp với
Cục Chính trị Quân chủng Hải quân biên soạn năm 2007; cuốn “Chiến lược biển
Việt Nam từ quan điểm đến thực tiễn” của Ban Tuyên giáo T.Ư, NXB Chính trị
Quốc gia năm 2010…
Ngoài ra còn có một số tài liệu và luận văn, khóa luận tốt nghiệp gần với đề
tài này, có thể kể đến, như: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin của bản tin
đối ngoại Thông tấn xã Việt Nam” (Trần Thúy Hà, khóa luận tốt nghiệp, năm
2002); “Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Thị Mai
Hoa, luận văn thạc sĩ, năm 2011). Các bài viết, chuyên luận như “Báo chí với công
tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo Việt Nam” của PGS, TS Dương Xuân Sơn;
Một vài trao đổi về kinh nghiệm viết bài, góp phần đấu tranh dư luận bảo vệ vững
chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông của Báo Nhân Dân
(Ban biên tập Báo Nhân Dân); Báo Quân đội nhân dân điện tử với công tác tuyên
truyền biển, đảo Việt Nam (Báo Quân đội nhân dân); Tuyên truyền biển, đảo Việt
Nam – Một số vấn đề cần quan tâm (TS Trần Công Trục);…
Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về công tác
truyền thông biển, đảo trên tất cả các cơ quan truyền thông đại chúng tại một tỉnh có
biển như Cà Mau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thông tin về biển, đảo.
9
Phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đi
sâu tìm hiểu hình thức và nội dung truyền thông về biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo
ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau trong năm 2013. Luận văn tập trung phân loại tin
bài, khảo sát, phân tích những tác phẩm tiêu biểu, tạm gác lại những bài báo có nội
dung trùng nhau. Đối với Đài PT-TH, vì hệ phát thanh chủ yếu phát lại tin tức,
phóng sự của truyền hình nên tác giả chỉ chọn phân tích các thông điệp truyền hình.
4. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ khảo sát, phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về hoạt động truyền thông về biển, đảo trên các phương tiện truyền thông của
Cà Mau. Đồng thời, đi sâu phân tích các hình thức, thể loại báo chí phản ánh các đề
tài biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau. Từ đó,
luận văn sẽ chỉ ra những mặt đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và gợi mở
hướng khắc phục, nâng cao chất lượng, hiệu quả.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Căn cứ từ chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác
tuyên truyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay, luận văn phân tích thực trạng, nhận
thức của các cơ quan truyền thông trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông biển, đảo. So
sánh, phân tích hiệu quả các nội dung, hình thức phản ánh chủ đề biển đảo trên Báo Cà
Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau.
- Nhận diện những đặc trưng riêng trong nội dung tuyên truyền về biển, đảo
của Cà Mau so với đề tài biển, đảo quốc gia; đồng thời đề xuất một số giải pháp để
nâng cao chất lượng tuyên truyền chủ đề biển, đảo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu đề tài này:
- Về phương pháp luận, luận văn được thực hiện nhất quán trên quan điểm
duy vật lịch sử và hệ thống quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước Việt
Nam về chủ quyền đất nước, về truyền thông chính trị cùng các vấn đề hữu quan.
- Các phương pháp nghiên cứu gắn với các thao tác cụ thể: sưu tầm tài liệu,
10
thống kê, phân loại, so sánh, hệ thống hoá các sự kiện để đánh giá thông tin và đưa
ra nhận xét. Xử lý tư liệu kết hợp phân tích kết quả khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn sẽ thực hiện khảo sát bằng phỏng vấn
trực tiếp Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin Truyền thông, Ban biên tập, Ban Giám
đốc 3 cơ quan Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau, các phóng viên,
biên tập viên. Đồng thời, phỏng vấn các đơn vị có liên quan như Thanh tra Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, một số đài truyền thanh huyện vùng biển.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Trong quá trình triển khai thực hiện, luận văn giúp người viết củng cố, tổng
hợp, hệ thống hoá các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác
truyền thông biển, đảo; sự quan tâm công tác truyền thông biển, đảo tại một địa
phương có biển, đảo như Cà Mau
- Nội dung của luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo ít nhiều
hữu ích cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn mang kỳ vọng cung cấp cái nhìn bao quát hơn về hoạt động
truyền thông biển, đảo trên 3 cơ quan truyền thông đại chúng chủ lực của Cà Mau.
-Từ việc phân tích các ý kiến, hiệu quả tuyên truyền biển đảo tại Cà Mau thời
gian qua, luận văn cũng đưa ra những gợi mở, đề xuất cho việc sản xuất tin bài
mang thông điệp biển, đảo giúp các cơ quan truyền thông nâng chất công tác tuyên
truyền về biển, đảo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được tổ chức thực hiện qua 3 chương:
Chương 1: Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về truyền thông
biển, đảo.
Chương này trình bày những quan điểm, chính sách, định hướng của Đảng,
Nhà nước về truyền thông biển, đảo. Trong đó, có những chủ trương của Tỉnh uỷ,
UBND tỉnh Cà Mau.
11
Chương 2: Nội dung và phương thức chuyển tải thông điệp biển, đảo
trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau.
Nội dung của chương này đi sâu phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực tế
của tác phẩm báo in, phát thanh và truyền hình cụ thể. Khái quát những thành công
qua các chuyên trang, chuyên mục, thể loại báo chí được sử dụng phục vụ cho nội
dung biển, đảo.
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp để nâng cao hiệu quả
truyền thông biển, đảo tại Cà Mau.
Chương này đúc rút một số vấn đề đặt ra trong quá trình khảo sát; đưa gợi
mở những chủ đề, hình thức phản ánh các tin bài về chủ đề biển, đảo.
12
CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ
TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO
1.1 Một số vấn đề lý luận chung
1.1.1 Những khái niệm
Truyền thông có gốc từ tiềng Latinh là “Communicare”, nghĩa là biến nó
thành thông thường (hay thực tế), chia sẻ, truyền tải.
Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang
người khác thông qua các ký tín hiệu có ý nghĩa. Truyền thông không chỉ là quá
trình chia sẻ thông tin. Các quá trình truyền thông phần lớn các trường hợp là các
tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hoà giải. Ba mức độ quy tắc tín hiệu
học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng và ngữ nghĩa. Thế
nên, truyền thông là phần nào một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác
nhân làm việc tương tác cùng chia sẻ chung một bộ các ký hiệu và chung một quy
tắc tín hiệu học.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Truyền thông, ở bình diện tổng quát, được
hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và
kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm góp phần nâng cao (thay đổi) nhận thức,
mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi thái độ và hành vi của công chúng. Bản chất xã hội
của truyền thông là tương tác và chia sẻ, thực hiện những cuộc vận động xã hội trên cơ
sở tương tác bình đẳng giữa chủ thể và khách thể nhằm hướng tới mục tiêu chung vì lợi
ích cộng đồng (20, tr.32). Truyền thông là một trong những kênh quan trọng nhất, thể
hiện rõ nhất tính công khai, dân chủ hóa đời sống xã hội. Các kênh truyền thông rất đa
dạng, nhưng về cơ bản có các dạng thức như truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm
và truyền thông đại chúng (20, tr.33).
Khái niệm báo chí theo nghĩa rộng được dùng để chỉ các sản phẩm phát hành
thông qua các loại hình báo in, báo phát thanh, báo hình và báo mạng điện tử.
Truyền thông đại chúng là phương tiện chuyển tải thông điệp, thông qua hệ thống
13
các kênh truyền thông tác động vào công chúng để thông tin và chia sẻ tư tưởng,
tình cảm, kỹ năng và kinh nghiệm… nhằm lôi kéo và thuyết phục, tập hợp và tổ
chức công chúng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra.
Hai khái niệm này trong thực tiễn gần như trùng khớp nhau.
Chính vì thế, yêu cầu quan trọng nhất của hoạt động báo chí – truyền
thông là góp phần thay đổi nhận thức của công chúng xã hội, làm cho nhận thức
của nhân dân từ chưa đúng đến đúng đắn hơn, từ nông đến sâu, từ nhiều khác
biệt đến nhiều tương đồng hơn… Và cuối cùng là thống nhất nhận thức, tạo ra
đồng thuận để hình thành thái độ chung, niềm tin, ý chí làm cơ sở cho hành động
của đông đảo quần chúng tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình
phát triển. Tạo lập, gây dựng niềm tin và ý chí cho hàng triệu người là mục tiêu
quan trọng nhất của báo chí – truyền thông. Hiệu quả tác động của báo chí do đó
cũng chịu sự chi phối, phụ thuộc của nhiều yếu tố, từ kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội; từ chủ quan đến khách quan… thể hiện theo các bình diện sau:
Thứ nhất, giao diện, tần suất và cường độ giao tiếp của công chúng với các
sản phẩm báo chí – truyền thông;
Thứ hai, năng lực tác động, khả năng chi phối của các ấn phẩm báo chí đối
với cộng đồng thông qua việc khơi nguồn, thể hiện – truyền dẫn, định hướng và
điều hòa dư luận xã hội;
Thứ ba, mối quan hệ tác động phản hồi – quan hệ ngược (feedback) của công
chúng đối với các ấn phẩm báo chí cũng như thông điệp truyền thông;
Thứ tư, vai trò của báo chí – truyền thông trong việc xã hội hóa cá nhân,
trong việc hình thành, thể hiện diện mạo văn hóa cộng đồng cũng như góp phần
hoàn thiện nhân cách mỗi con người.
Thứ năm, khả năng thuyết phục, tập họp và tổ chức công chúng tham gia giải
quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra.
Từ những phân tích trên đây cho thấy, mỗi loại hình báo chí cần chú ý khai
thác những đặc trưng thế mạnh của mình trong vai trò phát huy sức mạnh của dư
luận xã hội.
14
1.1.2 Khái niệm biển, đảo
Trong Từ điển tiếng Việt, “biển” được định nghĩa là: 1) Danh từ: 1. Vùng
nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất. 2. Phần đại dương ven lục địa được ngăn
cách bởi đảo hay đất liền. 3. Khối lượng nhiều, đông đảo, được ví như biển. Theo
định nghĩa thông dụng, biển là phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền ít
hay nhiều.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về đảo ở Điều
121, nhưng không có quy định riêng về quần đảo (Phần IV - từ Điều 46 đến Điều 54
- quy định về quốc gia quần đảo chứ không phải quần đảo ngoài khơi thuộc nước
lục địa). Theo đó, đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên
vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (khoản 1 Điều 121 Công ước).
Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng
nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến
mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay
được coi như thế về mặt lịch sử (Điều 46 điểm B).
Theo Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam (Lưu Văn Lợi, NXB
Thanh Niên, Hà Nội, 2007), Việt Nam giáp với biển Đông ở 2 phía Đông và Nam.
Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông, chiếm khoảng 29% diện tích của
biển Đông (khoảng 1 triệu km2
), rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. Bờ biển
dài 3.260 km, như vậy cứ 100 km2
thì có 1 km bờ biển (trung bình của thế giới là
600 km2
đất liền/ 1 km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2
(gấp 3 lần diện tích đất liền: 1
triệu km2
/330.000 km2
). Biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ xa bờ, gần
bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ;
đảo nổi của nước ta có diện tích khoảng 1.700 km2
, trong đó có 3 đảo diện tích lớn
hơn 100 km2
(Phú Quốc, Cát Bầu, Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2
, có
82 đảo diện tích lớn hơn 1 km2
và khoảng trên 4.000 hòn đảo chưa có tên.
Dựa trên những khái niệm trên, truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
được hiểu là công tác tuyên truyền, truyền tải thông tin về những vấn đề biển, đảo trong
15
tỉnh, cả nước trên các phương tiện truyền thông đại chúng của tỉnh Cà Mau đến các đối
tượng, cá nhân và tổ chức trong và ngoài tỉnh nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thái
độ và hành vi của những đối tượng này.
1.2 Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về tuyên truyền biển đảo
1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề biển đảo
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Nước
CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển Việt nam đã được khẳng định trong Điều
4 của Luật Biển Việt Nam:
1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp
luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế
khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và
quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước
khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là văn bản pháp lý quan
trọng thứ hai của thế giới (Sau Hiến chương Liên hợp quốc) được phê chuẩn vào
ngày 16/11/1994, Việt Nam là nước 63 trên thế giới phê chuẩn công ước này thông
qua Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 23/6/1994 và nộp lưu
chiểu văn bản phê chuẩn ngày 25/7/1994.
Nghị quyết của Quốc hội ta phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển
năm 1982 đã nhấn mạnh: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật
Biển năm 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng
quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và
hợp tác trên biển”.
16
Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện tập
trung trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết 03/NQ-TƯ ngày 6-
5-1993 của Bộ Chính trị (Khóa VII) về "Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
trong những năm trước mắt"; Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22- 9-1997 của Bộ Chính trị
(Khóa VIII) về "Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá –
hiện đại hoá"; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về "Chiến lược Biển Việt Nam
đến năm 2020", gồm những nội dung cơ bản sau:
- Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền biển,
đảo là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc
lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển của Tổ quốc.
- Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc
phòng - an ninh để quản lý, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn liền với tăng cường quốc phòng- an
ninh trên biển; tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân vững chắc trên biển, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết
là lực lượng hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và dân quân, tự vệ biển, đủ
sức làm nòng cốt trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển quốc gia.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nguồn lực trong
nước với nguồn lực từ bên ngoài, thông qua hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế; trong
đó, nguồn lực trong nước là nhân tố quyết định, thực hiện vừa hợp tác vừa đấu
tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo, để phát triển
kinh tế biển và bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển.
- Đối với các tranh chấp trên biển Đông, chủ trương nhất quán của Việt Nam
là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải
quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về
17
Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích
chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng biển Đông thành vùng biển hoà bình, hợp
tác và phát triển.
1.2.2 Định hướng của Đảng, Nhà nước trong công tác tuyên truyền về
biển, đảo
Kể từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành trung ương
Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, dưới sự lãnh đạo toàn
diện của Trung ương Đảng, thông qua sự chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo
Trung ương và cơ quan tuyên giáo cấp uỷ đảng, nhiều bộ, ngành, địa phương và các
đoàn thể nhân dân đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo. Phương hướng
chung của công tác tuyên truyền biển, đảo là tuyên truyền các định hướng cơ bản về
phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền các vùng biển, đảo và quần đảo
của Việt Nam. Hằng năm các hoạt động tuyên truyền biển đảo đều được Ban Tuyên
giáo Trung ương sơ, tổng kết.
Trong năm 2013, các cơ quan thông tin đại chúng trung ương và địa phương
thực hiện tuyên truyền về biển, đảo theo Hướng dẫn số 74 của Ban Tuyên giáo
trung ương.
Theo đó, những nội dung tuyên truyền được xác định là tiếp tục tuyên truyền,
giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong các cấp bộ Đoàn và các tầng lớp nhân dân về
vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản pháp
luật về biển, đảo của Nhà nước ta, trong đó có Luật Biển Việt Nam được Quốc hội
(khóa XIII) nước CHXHCN Việt Nam thông qua; những nội dung cơ bản của
Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên
ở biển Đông (COC) khi được thông qua.
Tuyên truyền, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển
kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng
biển, ven biển, gắn kết với đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các
18
vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương những thành tựu
phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương, các ngành và cả nước; nêu cao vai
trò và trách nhiệm của các thành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát
triển kinh tế biển; những thành tựu hợp tác quốc tế về biển.
Tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao những thành tựu khoa học – công nghệ
và những kinh nghiệm tốt để ứng dụng vào việc nuôi trồng, đánh bắt, khai thác
nguồn lợi thủy, hải sản; phổ biến kiến thức về tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, về thông
tin và dự báo thời tiết, về phòng, chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, mực
nước biển dâng cũng như bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; phát triển khoa học –
công nghệ biển.
Tuyên truyền, nhân rộng mô hình “Tổ tàu, thuyền an toàn trên biển”, về xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vùng ven biển.
Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về
biển trong ngư dân, những người lao động trên biển. Tuyên truyền về thực hiện
chính sách khuyến nông, khuyến ngư các chủ trương, chính sách khác của Chính
phủ về phát triển kinh tế biển và ven biển. Tuyên truyền nâng cao tinh thần trách
nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân
đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo
thiêng thiêng của Tổ quốc.
Đấu tranh với các hành động của nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền
chủ quyền, tài phán của Việt Nam đối với vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý của Việt Nam; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các
thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đối ngoại, làm cho bạn bè và dư luận quốc tế
hiểu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và
thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng
Sa cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề biển
Đông, tạo sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế đối với Việt Nam.
19
Mục đích, yêu cầu trong công tác tuyên truyền biển đảo mà các phương tiện
thông tin đại chúng hướng đến là tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ,
đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí chiến lược của biển
đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy truyền thống đại
đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần thi đua yêu nước, thực hiện thắng
lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền
chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tuyên truyền tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên và
sự đồng thuận trong xã hội đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; nhận thức sâu sắc mục tiêu: Kiên quyết bảo vệ
vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, đồng thời giữ gìn môi trường hòa bình ổn định để
phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Công tác tuyên truyền cần đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, thống
nhất trong toàn lực lượng làm công tác tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền biển, đảo đảm bảo tính chủ động, nhạy bén, chính xác
trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính thống, có hiệu quả giữa các lực lượng
tuyên truyền của cả hệ thống chính trị, đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm,
các tình huống đột xuất. Tuyên truyền bằng mọi hình thức để thông tin về biển, đảo
Việt Nam được thường xuyên, sâu rộng, đặc biệt cần sử dụng và khai thác hiệu quả
ưu điểm, lợi thế của các phương tiện truyền thông hiện đại, Internet, blog, các trang
mạng xã hội (cả bằng tiếng nước ngoài) để chuyển tải kịp thời quan điểm, lập
trường của Việt Nam trong vấn đề biển Đông tới cộng đồng quốc tế, cộng đồng
người Việt ở nước ngoài.
1.3 Vấn đề biển, đảo trên báo chí Trung ương và địa phương hiện nay
1.3.1 Tuyên truyền biển, đảo là nhiệm vụ của báo chí cả nước
Ngày nay, tiến ra biển để khai thác nguồn lợi từ biển đã và đang trở thành xu
hướng chung của thế giới và khu vực. Các quốc gia có tiềm lực kinh tế - quân sự
20
đều sớm xây dựng chiến lược biển, trong đó đặc biệt quan tâm triển khai chiến lược
tuyên truyền về biển, đảo với những mục tiêu, lộ trình rất khoa học và cụ thể, đồng
thời sử dụng tổng hợp toàn diện các lực lượng, phương tiện và hình thức để đẩy
mạnh công tác tuyên truyền.
Tại Việt Nam, báo chí có nhiệm vụ hết sức to lớn, là cầu nối hàng triệu trái
tim trong cả nước hướng về biển đảo thân yêu, và cũng cây cầu nối giữa bạn bè
quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giành lẽ phải, công lý bảo vệ chủ quyền biển đảo, an
ninh quốc gia.
Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương luôn là lực lượng nòng cốt
thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền biển, đảo hiện nay. Kể từ khi Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020 được thông qua và quán triệt triển khai (từ năm 2008 đến
nay), hầu hết các cơ quan báo chí đều có kế hoạch xây dựng chuyên trang, chuyên
mục về lĩnh vực biển, đảo. Ngoài việc tiếp tục đăng tải các thông tin góp phần nâng
cao nhận thức chung của xã hội về bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên biển; đấu tranh
phản bác các luận điệu, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch xuyên tạc đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về chủ quyền biển, đảo; báo chí còn quảng bá
các danh thắng biển, đảo, về thành tựu phát triển kinh tế biển, phản ánh những nhân
tố mới, những điểm sáng trong đời sống của đồng bào và chiến sĩ trên các vùng biển,
đảo Tổ quốc.
Hệ thống các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương, cơ quan báo
chí ngành đã và đang quan tâm dành thời lượng phát sóng cũng như diện tích mặt
báo, đa dạng các hình thức thể hiện về đề tài biển, đảo để thực hiện các nhiệm vụ
tuyên truyên, định hướng dư luận và hình thành nên kênh thông tin hữu hiệu kêu
gọi sự đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
1.3.2 Báo chí địa phương với nhiệm vụ truyền thông về biển, đảo
1.3.2.1 Nhiệm vụ tuyên truyền
Tuyên truyền là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong quá trình
thông tin của báo chí. Vì vậy, báo chí đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
tuyên truyền về các thông tin liên quan đến vấn đề biển, đảo.
21
Trước hết, báo chí thông tin về vấn đề biển, đảo để tuyên truyền đường lối,
quan điểm của Nhà nước đến đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài nước.
Vấn đề biển, đảo là một trong những vấn đề rất nhạy cảm về mặt ngoại giao,
có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước láng giềng
trong khu vực. Vì vậy, quan điểm và nhận định của mỗi nước, mỗi tổ chức rất khác
nhau, nếu như không có những thông tin tuyên truyền của báo chí, công chúng sẽ dễ đi
chệch hướng và có những hiểu biết sai lầm về vấn đề biển, đảo. Ngoài ra các thế lực
thù địch cũng sẽ tận dụng những kẽ hở từ việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của công
chúng để truyền bá những tư tưởng ngoài luồng nhằm mục đích kích động quần chúng
nhân dân biểu tình, chống lại quan điểm, chính sách chiến lược của Đảng và Nhà nước.
Các thông tin tuyên truyền trên báo chí đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam về
“chủ quyền không thể tranh cãi” ở 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, đồng thời nêu rõ
quyết tâm giữ vững chủ quyền biển, đảo của toàn quốc gia, dân tộc Việt Nam. Báo chí
đóng một vai trò không nhỏ trong việc tuyên truyền quyết tâm khẳng định chủ quyền
biển, đảo của Nhà nước đến đông đảo quần chúng nhân dân, là cầu nối thông tin hiệu
quả giữa Nhà nước và nhân dân.
Nhằm tuyên truyền về quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển,
đảo, báo chí đăng những tin bài có tính giới thiệu, phân tích về các cơ sở pháp lý
có tính quan trọng như Luật Biển Việt Nam năm 2012, các văn kiện luật pháp
quốc tế như công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, bộ quy tắc ứng xử
trên biển đông (COC)… Từ đó báo chí đã đóng vai trò tuyên truyền về các kiến
thức mang tầm quốc tế có tác dụng quan trọng trong việc xác lập chủ quyền biển,
đảo nước nhà đến với đông đảo công chúng, công chúng có thể nhận thức sâu sắc
hơn về các quan điểm, hành động của Đảng và nhà nước.
Việc tuyên truyền về quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển, đảo
trên báo chí cũng xây dựng được nhận thức đồng nhất trong đại bộ phận quần chúng.
Từ việc có được sự nhận thức đồng nhất của nhân dân, những quan điểm, hành động
của Đảng và nhà nước sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng, từ đó tạo ra
sức mạnh toàn dân trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc.
22
Bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền về quan điểm của Đảng và Nhà nước về
vấn đề biển, đảo, báo chí còn đóng tuyên truyền về vị trí chiến lược của biển, đảo
đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Việc xây dựng nhận thức cho công
chúng về vai trò to lớn của biển, đảo cũng không kém phần quan trọng so với
việc tuyên truyền về đường lối, quan điểm về biển, bảo của Đảng và nhà nước,
có thể nói chỉ khi có một nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của biển, đảo
công chúng mới đi đến mối quan tâm về những hành động của các cấp lãnh đạo,
nhà nước trong việc bảo vệ và gìn giữ biển, đảo nước nhà.
Những bài viết mang tính nghiên cứu về lịch sử biển, đảo Việt Nam được
báo chí phản ánh đã cung cấp những thông tin mang tính lịch sử đến công chúng
bên cạnh việc cung cấp kiến thức về chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc còn góp phần
nâng cao ý thức gìn giữ, đấu tranh chu toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên mặt trận tư
tưởng, tuy không trực tiếp cầm súng chiến đấu nới biển, đảo xa xôi, nhưng với
những hiểu biết tình hình lịch sử biển, đảo nước nhà cũng góp phần chiến đấu bảo
vệ đất nước trên mặt trận tư tưởng.
Các thông tin tuyên truyền giá trị to lớn của biển, đảo đối với vị thế, và sự
phát triển của quốc gia cũng thể hiện vai trò tuyên truyền quan trọng của báo chí bởi
các thông tin này sẽ góp phần nâng cao ý thức về tầm quan trọng của biển, đảo
trong công chúng, nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức bảo vệ chủ
quyền biển, đảo - một bộ phận trọng yếu, không thể tách rời khỏi quỹ đảo phát triển
đi lên của một đất nước.
Các thông tin trên báo chí cũng tuyên truyền về sự đồng lòng của nhân dân
cả nước đối với trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhận thức được tầm quan
trọng của đại đoàn kết toàn dân, báo chí đã tuyên truyền về sự đồng sức, đồng lòng
của nhân dân cả nước trong việc xây dựng biển, đảo, đồng sức đồng lòng với những
ngư dân nơi biển xa đã góp phần củng cố và nâng cao sức mạnh toàn dân trong cuộc
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra các thông tin về các chiến sĩ hải quân công tác tại các quần đảo trên
khắp Việt Nam mà quan trọng hơn cả là trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa góp
phần giúp những hình ảnh biển, đảo xa xôi của tổ quốc trở nên gần gũi hơn đối với
công chúng.
23
Việc tuyên truyền về sự đồng sức đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân, về
những tấm gương chiến sĩ hải quân, về cuộc sống của những người dân nơi đảo xa
đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc sẽ góp phần nâng cao
nhận thức của công chúng đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của cả nước.
Như vậy với việc đưa cung cấp thông tin về biển đảo trên nhiều khía cạnh
khác nhau, báo chí địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình trong việc
thông tin về vấn đề biển, bảo. Nhờ có báo chí mà thông tin về biển, đảo mới có ảnh
hưởng sâu rộng đến đông đảo quần chúng.
1.3.2.2 Nhiệm vụ định hướng dư luận
Bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền, báo chí địa phương còn thực hiện nhiệm vụ
định hướng dư luận.
Bằng cách kiên trì liên tiếp khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” của
Việt Nam trên các trang báo trước những hành động, lời lẽ khiêu khích của các thế
lực thù địch, báo chí đã giúp định hướng, không để công chúng bị lung lay trước lý lẽ
mà các thế lực thù địch đưa ra, định hướng công chúng tin tưởng vào những chứng cứ
xác thực khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Ngoài ra, nhằm nâng cao sự tin tưởng và nhận thức từ phía độc giả, báo
chí đã đưa ra các luận điểm phản bác mạnh mẽ trước những tuyên bố trắng trợn,
đi ngược với những quy tắc về đảm bảo hoà bình, ổn định đã được ký kết của
Trung Quốc.
Định hướng công chúng giữ vững lòng tin tuyệt đối về chủ quyền biển, đảo
nước nhà, đứng vững trước những thông tin, cáo buộc không đúng với thực tế, đi
ngược lại với lịch sử của các thế lực thù địch.
Vai trò định hướng công chúng của báo chí cũng được thể hiện qua những
thông tin cung cấp các bằng chứng lịch sử để chứng minh cho sự thật không thể
chối cãi về chủ quyền biển, đảo như cung cấp các tư liệu lịch sử, các tấm bản đồ cổ
chứng minh chủ quyền đã được xác lập của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa…
24
1.3.3 Báo chí Cà Mau với chủ đề biển, đảo
1.3.3.1 Khái quát địa lý kinh tế xã hội Cà Mau
 Vị trí địa lý
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên
300 năm.
Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía
Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc
giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị
ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả hai phía biển Đông và Tây.
Đường biển của Cà Mau dài 254 km, trong đó có 107 km bờ biển Đông và 147 km
bờ biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái
Lan, Malaysia, Indonesia, và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á.
Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập
mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có
hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn
Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77%
rừng ngập mặn của vùng ĐBSCL.
 Tình hình kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Cà Mau (GDP) năm 2013 (theo giá hiện
hành) ước đạt 34.595 tỷ đồng. Trong đó: khu vực ngư, nông, lâm nghiệp đạt 12.917
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,3%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 12.288 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 35,5%; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 9.390 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 27,2%.
Năm 2013, sản lượng thủy sản ước đạt 441,64 nghìn tấn, đạt 101,76% kế
hoạch, tăng 3,57% so cùng kỳ. Trong đó: tôm 148,14 nghìn tấn, đạt 101,47% kế
hoạch, tăng 5,59% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt
286,08 nghìn tấn, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 155,56 nghìn tấn.
25
Tỉnh có 4.654 phương tiện tàu thuyền khai thác hải sản, tổng công suất trên
468.000 CV, đứng thứ 2 vùng ĐBSCL, sau tỉnh Kiên Giang, có trên 80 cửa biển
lớn, nhỏ.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 1.050 triệu USD. Mặt hàng
thủy sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu của tỉnh, năm 2013 chiếm 97,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khối lượng hàng
thủy sản xuất khẩu năm 2013 đạt 94.801 tấn.
Đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 1.095.917 thuê bao điện thoại; trong
đó có 987.235 thuê bao di động và 108.682 thuê bao cố định. Số thuê bao Internet
toàn tỉnh hiện nay là 49.798 thuê bao; trong đó có 25.843 thuê bao ADSL, 1.053
thuê bao FTTH và 22.902 thuê bao 3G.
Cuối năm 2013 toàn tỉnh có tổng số 19.197 hộ nghèo, chiếm 6,49% tổng số
hộ trên toàn tỉnh, giảm 1,75%; 12.254 hộ cận nghèo, chiếm 4,14%, giảm 0,33% so
đầu năm 2013. Trong số 19.197 hộ nghèo có 144 hộ thuộc diện người có công,
2.563 hộ thuộc người dân tộc thiểu số, 1.096 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội, còn lại
15.421 hộ thuộc hộ nghèo bình thường.
1.3.3.2 Khái lược lịch sử hình thành và phát triển của Báo Cà Mau, Báo
ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau
 Đài PT-TH Cà Mau
Đài PT – TH Cà Mau (CTV) được thành lập theo Quyết định số 353/QĐ-
UBND ngày 4/4/1977 của UBND tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau) và phát sóng
chính thức ngày 19/8/1977, công suất máy phát thanh 1KW do Trung Quốc sản
xuất. Năm 1996 được nâng lên 10KW, máy phát hiệu Harris do Hoa Kỳ sản xuất.
CTV phát sóng truyền hình màu chính thức vào ngày 19/8/1988. Hiện nay, CTV
phát sóng phát thanh FM công suất 10KW thay sóng Am từ ngày 1/9/2008; kênh
truyền hình CTV1 công suất 10KW phủ sóng trong toàn tỉnh Cà Mau và một số tỉnh
lân cận; kênh truyền hình CTV2 công suất 5KW phủ sóng toàn tỉnh Cà Mau.
Ngoài ra, CTV còn được Trung ương đầu tư máy phát hình 10KW để thu và
phát các chương trình của VTV1 và đầu tư hơn 13 tỷ đồng để trang bị xe truyền
26
hình lưu động hoạt động từ 2/2007; tỉnh đầu tư kinh phí nhập thiết bị truyền dẫn tín
hiệu đưa chương trình CTV phát trên kênh 25 mạng truyền hình cáp Sài Gòn tourist
(SCTV) ngày 15/7/2008; mạng truyền hình cáp Tây Đô (TP Cần Thơ) ngày
19/8/2008. Từ ngày 30/4/2013 được Bộ Thông tin – Truyền thông cấp phép tăng
thời lượng phát sóng truyền hình 24/24 giờ.
Với 3 loại hình báo chí: Phát thanh, truyền hình và Website, Đài PT-TH Cà
Mau luôn đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình, phản ánh kịp thời các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong năm 2013
tổng số đề tài được phát sóng trên sóng phát thanh truyền hình là 66.461 đề tài, tổng
thời lượng phát sóng trên 32.010 giờ, trên website cập nhật 3.240 tin, 39 phóng sự.
 Báo Cà Mau
Ngày 21/6/2008, nhân kỷ niệm 83 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam,
Báo Cà Mau đón nhận Huân chương lao động hạng nhì. Tiền thân là báo Chiến chỉ
vẻn vẹn 5-7 người, sau là Báo Minh Hải, Báo Cà Mau là Cơ quan của Đảng bộ
Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Cà Mau - Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và
nhân dân Cà Mau, trực thuộc Tỉnh ủy Cà Mau. Cơ cấu tòa soạn hiện nay có 3 phòng
chức năng: Phòng Tổ chức- Hành chính, Phòng Biên tập và Phòng phóng viên. Báo
Cà Mau hiện có một tờ báo in, khổ 30x40 cm, 12 trang, trong đó có 4 trang in 4
màu ( trang 1, trang 6-7 và trang 12), còn lại 8 trang in 2 màu, xuất bản 4 kỳ/tuần
vào các ngày (Thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy) và Trang Báo Cà Mau điện tử:
http//www.baocamau.com.vn.
Hiện nay, Báo Cà Mau có 48 cán bộ, nhân viên, trong đó 20 phóng viên, nhà
báo trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí, có trình độ Đại học trở lên với nhiều
chuyên ngành khác nhau như: Báo chí, Ngữ Văn, Luật, Quản trị kinh doanh, Kỹ sư
nông nghiệp, Kỹ sư công nghệ thông tin. Đây là đội ngũ nòng cốt thực hiện tất cả
tin, bài, ảnh cho từng số báo theo định kỳ. Báo Cà Mau có 30 chuyên trang với
nhiều chuyên mục luân phiên nhau trên mặt báo.
 Báo ảnh Đất Mũi
Báo ảnh Đất Mũi, tiền thân là tờ tin ảnh trực thuộc Ty Văn hoá – Thông tin
Minh Hải, được thành lập ngày 27/11/1979. Ngày 19/02/1990, UBND tỉnh Minh
27
Hải (nay là tỉnh Cà Mau) quyết định chuyển Báo ảnh Đất Mũi trực thuộc UBND
tỉnh Cà Mau kể từ ngày 1/3/1990 và hoạt động cho đến nay.
Trải qua 35 năm hình thành, tồn tại và phát triển, Báo ảnh Đất Mũi đã có
nhiều đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương,
đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng
lớp nhân dân. Hiện nay, Báo ảnh Đất Mũi là tờ báo ảnh duy nhất của các tỉnh, thành
trong cả nước (chỉ Trung ương có Báo ảnh Việt Nam).
Báo ảnh Đất Mũi có ban lãnh đạo là Ban biên tập, 5 phòng trực thuộc, có văn
phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tổng số cán bộ, nhân viên 45 người,
hiện có 27 người có trình độ đại học các chuyên ngành. Ngoài ra, còn có 1 hội nghề
nghiệp là chi hội nhà báo với 18 hội viên.
Báo ảnh Đất Mũi có 5 ấn phẩm và báo điển tử, gồm: Báo ảnh Đất Mũi chính,
phát hành thứ hai hàng tuần, Báo Đất Mũi cuối tuần, phát hành thứ năm hàng tuần,
Báo Đất Mũi Nguyệt san, phát hành hàng tháng, phụ trương Cơ hội vàng, phát hành
hàng tháng, báo song ngữ Việt – Khmer, phát hành hàng tháng, Báo Đất Mũi điện
tử (www.baoanhdatmui.com.vn).
Trong các ấn phẩm trên, Báo ảnh Đất Mũi giữ vai trò tuyên truyền, phổ biến
đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh tình
hình kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh Cà Mau. Những thông tin biển đảo thường
xuyên được phản ánh trên tờ báo này.
1.3.3.3 Báo chí Cà Mau với công tác truyền thông về biển, đảo
Trong năm 2013, ngoài thực hiện công tác tuyên truyền các nội dung biển,
đảo theo Hướng dẫn 74 của Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan thông tin đại
chúng của Cà Mau còn tập trung thực hiện nhiệm vụ thông tin biển, đảo theo Kết
luận số 119- KL/TU ngày 13/12/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau
tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá X) và Chương trình hành động
của Tỉnh uỷ (Khoá XIII) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.
Trên cơ sở xác định những mặt hạn chế trong việc thực hiện Chiến lược biển
tại Cà Mau như kinh tế vùng ven biển có điểm xuất phát rất thấp, chưa phát huy hết
tiềm năng, lợi thế biển, đảo; cơ cấu ngành kinh tế chủ yếu là khai thác, nuôi trồng
28
thuỷ sản và một vài điểm du lịch nhỏ, chưa có điều kiện để phát triển quy mô lớn;
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa được đầu tư đồng bộ; kinh tế cụm đảo
chưa phát triển; tình trạng sạt lở ven biển, ven sông xảy ra ngày càng nhiều đe doạ
tính mạng và tài sản của nhân dân. Đồng thời, tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển
các nước trong khu vực trong khai thác thuỷ sản còn xảy ra, dù ngành chức năng đã
tập trung tuyên truyền giáo dục răn đe, ngăn chặn việc hợp đồng khai thác trái phép
với các nước lân cận nhưng chưa có hiệu quả. Kết luận 119 cũng đã đưa ra một số
chủ trương giải pháp chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh Cà Mau thực hiện.
Theo đó, Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm
vụ lãnh, chỉ đạo Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT - TH Cà Mau thực hiện
nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân với nhiều nội dung và hình thức về
vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp phát
triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho ngư
dân vùng biển về Luật Biển để hạn chế tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển các
nước trong khu vực; bảo vệ vững chức chủ quyền, an ninh biển đảo quốc gia; thông
tin về đề án chuyển đổi ngành nghề cư dân ven biển để hạn chế các hình thức khai
thác thuỷ sản ven bờ, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản; cảnh báo thiên tai, đặc biệt là tình
trạng sạt lở đất ven biển, ven sông …
Ban Tuyên giáo Cà Mau xác định công tác tuyên truyền biển, đảo là một
trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của đơn vị; từ đó quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc,
sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác tuyên truyền biển, đảo, nhất
là trên các cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh.
Theo đánh giá của Ban Tuyên giáo Cà Mau, Cà Mau có chiến lược biển, đảo
riêng. Thời gian qua, các cơ quan thông tin trong tỉnh đã tuyên truyền rất tốt về biển,
đảo, nội dung tuyên truyền rất sát với chiến lược biển Việt Nam nói chung, của Cà Mau
nói riêng. Báo, đài thường xuyên tuyên truyền để nhân rộng các cách làm hay, các mô
hình hiệu quả trong hoạt động khai thác thuỷ sản, giữ gìn và bảo vệ an ninh trên biển,
cổ vũ các hoạt động tham gia giữ vững chủ quyền biển, đảo của ngư dân.
29
Ông Đỗ Kiến Quốc, Giám đốc Đài PT-TH Cà Mau, tự khẳng định rằng, các
bài viết, chuyên trang, chuyên mục trên trên sóng phát thanh, truyền hình phản ánh
khá phong phú, đa dạng, sinh động từ hình thức thể hiện đến nội dung, phân tích
làm rõ những định hướng cơ bản về chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của quốc gia, tỉnh, những nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh trong phát
triển kinh tế biển đến năm 2020, kế hoạch của các sở, ngành và địa phương ven biển
thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Cà Mau.
Lãnh đạo Báo Cà Mau cũng đã xác định: tuyên truyền nội dung biển, đảo là
nhiệm vụ thường xuyên của Báo Cà Mau. Theo đó, Báo Cà Mau tập trung thông tin
chiến lược biển quốc gia, những chủ đề biển, đảo nổi bật của Cà Mau. Báo Cà Mau
đang mở rộng liên kết với các ngành có liên quan để phát huy hiệu quả truyền thông
biển đảo.
1.3.3.4 Đặc điểm công chúng Cà Mau
Theo số liệu Điều tra Dân số của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, đến 31/12/2012,
dân số tỉnh Cà Mau có 1.219.128 người, xếp vị trí thứ 8 và bằng 7,01% dân số vùng
ĐBSCL, bằng 1,37% dân số cả nước; mật độ dân số 230 người/km2, mật độ dân số
tỉnh Cà Mau thấp nhất trong các tỉnh ĐBSCL, bằng 53,34% mật độ dân số vùng
ĐBSCL và bằng 86,92% mật độ dân số cả nước. Trong đó: Dân số thành thị Cà Mau
263.124 người, chiếm 21,58% dân số của tỉnh, xếp vị trí thứ 7 và chiếm 6,29% dân số
thành thị vùng ĐBSCL. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của Cà Mau thấp hơn tỷ lệ chung
của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân số sống ở thành thị 22,84%).
Dân số nông thôn Cà Mau 956.004 người, chiếm 78,42% dân số của tỉnh,
xếp vị trí thứ 8 và chiếm 7,22% dân số nông thôn vùng ĐBSCL. Tỷ lệ dân số sống
ở nông thôn của Cà Mau cao hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân số
sống ở nông thôn 77,16%). Tỷ lệ dân cư vùng biển chiếm 30% dân số toàn tỉnh.
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là
670.448 người. Cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy
sản. Số lao động được đào tạo và có tay nghề, kỹ thuật khoảng 110.000 người, sơ
cấp nghề có 30.000 người, trung học chuyên nghiệp 5.000 người, cao đẳng, đại
30
học, trên đại học là 6.500 người. Tỷ lệ lao động ở khu vực I (Nông – lâm – ngư)
vẫn chiếm tỷ lệ cao là 74%.
Giữa thu nhập, học vấn và thời gian làm việc trong các ngành có mối quan
hệ với nhau. Trình độ học vấn thấp chủ yếu là làm trong nông nghiệp và nằm ở
nhóm thu nhập thấp. Ở các nhóm thu nhập thấp thời gian làm việc trong nông
nghiệp nhiều 55 – 57%, thời gian làm việc trong công nghiệp, xây dựng vào khoảng
15%, và dịch vụ dưới 10%. Nhưng ở nhóm thu nhập cao, thời gian làm việc trong
nông nghiệp khoảng 20%, làm công nghiệp và xây dựng khoảng 25 – 30%, làm việc
trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 30%. Ở Cà Mau, phần lớn thời gian làm việc là trong
nông nghiệp 50%, công nghiệp, xây dựng khoảng 18%, và dịch vụ 18%.
Từ những đặc điểm trên đây cho thấy, nhu cầu tiếp nhận thông tin của công
chúng Cà Mau rất cao.
Tiểu kết chương 1
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề biển, đảo, đặc biệt là hệ thống
những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề biển, đảo, cũng như
những định hướng tuyên truyền về biển đảo. Đây sẽ là cơ sở cho những phân tích,
lý luận về nội dung thông tin về biển, đảo trên báo chí. Chương 1 cũng trình bày
nhiệm vụ to lớn của báo chí trong công tác tuyên truyền biển, đảo. Trên cơ sở đó, sẽ
tiến hành khảo sát các bài viết về biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài
PT-TH Cà Mau; đồng thời phân tích những ưu, khuyết điểm trong nội dung và hình
thức tuyên truyền chủ đề trên các phương tiện thông tin đại chúng này.
Tuyên truyền chủ đề biển đảo trên 3 cơ quan thông tin đại chúng chính của
Cà Mau nằm trong dòng chảy thông tin biển đảo quốc gia với những nội dung được
định hướng theo Hướng dẫn 74 của Ban Tuyên giáo Trung ương nhưng sẽ có những
điểm đặc trưng riêng khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền những chương trình hành
động và thành tựu chiến lược biển riêng của Tỉnh.
Với những định hướng từ Trung ương đến Tỉnh uỷ, nội dung thông tin về
biển đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau hứa hẹn sẽ
31
phong phú, đa dạng bởi nó bao hàm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, xã hội,
du lịch… đặc thù của biển đảo Cà Mau. Đồng thời, tính chất quan trọng trong tuyên
truyền biển đảo đã được lãnh đạo 3 cơ quan khẳng định trong việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị của đơn vị mình. Tất cả những điều trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi
để thông điệp biển đảo được truyền tải hiệu quả tại Cà Mau.
Vậy Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau đã tận dụng
những lợi thế đó như thế nào trong truyền thông về biển đảo?
32
Biều đồ 2.1: Tỷ lệ tin bài theo nội dung trên Báo
Cà Mau
CQBĐ BĐKH KINH TẾ ASXH VH-DL
8%
24%
26%
16%
26%
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG ĐIỆP BIỂN, ĐẢO
TRÊN BÁO CÀ MAU, BÁO ẢNH ĐẤT MŨI VÀ
ĐÀI PT-TH CÀ MAU
2.1 Nội dung biển, đảo trên các loại hình báo chí
Trong năm 2013, qua khảo sát, số tin bài liên quan đến chủ đề biển đảo trên
Báo Cà Mau là 212, Báo ảnh Đất Mũi là 125, Đài PT-TH Cà Mau là 162. Truyền
thông biển, đảo được các phương tiện truyền thông thực hiện với nội dung đa dạng,
phong phú. Thông điệp biển đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH
Cà Mau được thực hiện theo những nhóm nội dung chính gồm:
- Chủ quyền biển đảo (CQBĐ)
- Biến đổi khí hậu (BĐKH)
- Kinh tế
- An sinh xã hội (AS-XH)
- Văn hóa – Du lịch (VH-DL)
Tỷ lệ các tin bài phản ánh các nhóm nội dung chính trên Báo Cà Mau, Báo
ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau có thể được mô tả theo dạng biểu đồ như sau:
33
Bảng biểu 2.3: Tỷ lệ tin bài theo nội dung trên Báo ản
Đất Mũi
CQBĐ BĐKH KINH TẾ ASXH VH
16%
8% 40%
20%
16%
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tin bài theo nội dung trên Đài
PT-TH Cà Mau
CQBĐ BĐKH KINH TẾ ASXH VH-DL
9%
12% 41%
17%
21%
34
2.1.1 Tuyến tin bài về CQBĐ
Đây là nhóm nội dung chiếm tỷ lệ lớn trong thông điệp biển, đảo năm 2013
của Báo Cà Mau (thứ 2 với 24% tương đương 50 bài, biểu đồ 2.1), cao nhất đối với
nội dung tuyên truyền trên Đài PT-TH Cà Mau (41%, tương đương 66 tin bài, biểu
đồ 2.2) và Báo ảnh Đất Mũi (40%, 50 bài, biểu đồ 2.3). Số lượng tin bài về CQBĐ
trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau cao, tập trung tuyên
truyền 2 mảng là: CQBĐ quốc gia và an ninh biên giới, biển đảo Cà Mau.
 Tuyến tin bài về CQBĐ quốc gia
Năm 2013 là năm đầu tiên Ban lãnh đạo mới ở Bắc Kinh thi hành chính sách
cứng rắn hơn, nguy hiểm hơn trong vấn đề biển đảo nhằm thực hiện mục tiêu chiến
lược xây dựng cường quốc biển mà Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề
ra, làm cho tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng.
Đáng chú ý là Trung Quốc quyết định thành lập Uỷ ban An ninh quốc gia để
thống nhất điều hành công tác an ninh biển đảo; củng cố cơ quan quản lý về biển
đảo, cải tổ lực lượng chấp pháp trên biển, thành lập Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ
Công an thống nhất chỉ huy các lực lượng chấp pháp trên biển; tăng cường và mở
rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng chấp pháp trên biển; Cục Hải dương
quốc gia Trung Quốc thành lập “Trung tâm nghiên cứu hải đảo”…
Năm 2013, Trung Quốc không ngừng củng cố các cơ sở ở “Tam Sa”, thành
lập “Đài PT-TH Tam Sa”; tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa… Các
lực lượng chấp pháp của Trung Quốc (Hải giám, Kiểm ngư) tăng cường trấn áp,
truy đuổi, đối xử thô bạo, đập phá, hành hung ngư dân Việt Nam tại khu vực quần
đảo Hoàng Sa.
Vụ việc hết sức nghiêm trọng là ngày 20/3/2013, tàu chấp pháp Trung Quốc đã
bắn cháy cabin tàu cá QNg 96382 TS của tỉnh Quảng Ngãi tại khu vực quần đảo Hoàng
Sa; ngày 20/5/2013, tàu Trung Quốc xua đuổi, đâm va gây vỡ tàu QNg 90917 TS của
ngư dân Quảng Ngãi ở khu vực Nam Tri Tôn, Hoàng Sa. Mặt khác, Trung Quốc tiếp
tục đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá từ 12 độ vĩ Bắc trở lên ở Biển Đông từ
ngày 16/5 đến 01/8/2013, vi phạm vào vùng biển của các nước Việt Nam, Philippines.
35
Trước diễn biến phức tạp, căng thẳng trên biển Đông, các phương tiện thông
tin đại chúng trong cả nước, trong đó có Cà Mau có những bài viết khẳng định chủ
quyền đối với Trường Sa, cũng như lên án thái độ ngang ngược của Trung Quốc đối
với ngư dân Việt Nam.
Trong phóng sự truyền hình “Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ
CQBĐ” (tác giả Quách Mến, chương trình thời sự 18giờ 30 ngày 20/6/2013) khẳng
định “… Ngày 23/6/1994 tại kì họp thứ 5, Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa
IX đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển năm 1982, Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối
với 2 quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về
chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua
thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và
tôn trọng luật pháp quốc tế.
Toàn Đảng, toàn quân và dân Cà Mau vẫn đang từng ngày, từng giờ, từng
phút hướng về biển Đông, một lòng ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trên biển Đông, kịch liệt phản đối
hành động ngày càng leo thang của phía Trung Quốc, quyết đấu tranh gìn giữ hòa
bình, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc”.
Trên Báo ảnh Đất Mũi có bài tổng hợp “Việt Nam phản đối việc Trung Quốc
đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông” (ngày 20/5). Theo đó, bài
báo dẫn nguồn “Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh
Nghị, việc Trung Quốc đơn phương thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với
phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt
Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam
đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử
của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương
nói trên của Trung Quốc là vô giá trị”.
Báo ảnh Đất Mũi còn thông tin "Từ ngày 15/6 bắt đầu chiến dịch Kết nối
biển Đông” (Thái Thanh, số ra ngày 24/6), theo đó “Đây là chiến dịch toàn cầu
36
nhằm vận động, kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài để mua thiết bị thông tin liên lạc cho ngư
dân phục vụ thông tin liên lạc phòng chống thiên tai và góp phần bảo vệ CQBĐ”.
Đồng thời Báo ảnh Đất Mũi còn đăng tải những tin bài khẳng định CQBĐ
của Việt Nam như: “Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những việc làm sai trái tại khu
vực Hoàng Sa (tin mạng, số ra ngày 22/4), Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam –
Những bằng chứng lịch sử (tin từ Báo điện tử Đảng Cộng sản, ngày 8/7).
Từ năm 2006, khi chưa có Nghị quyết T.Ư 4 (khóa X) về Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020, Quân chủng Hải quân đã chủ động đề xuất Tổng cục
Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương cho phép
Quân chủng đến từng địa phương ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển,
đảo và Chủ động mời đại diện các cơ quan trung ương, các ngành, địa phương, chức
sắc tôn giáo, kiều bào ta ở nước ngoài, đại biểu 54 dân tộc anh em, các nhà doanh
nghiệp... đến Trường Sa, Nhà giàn DK1.
Tham gia chuyến đến Trường Sa của Quân chủng Hải quân trong năm
2013, phóng viên, cộng tác viên của Báo Cà Mau có một số bài phản ánh, phóng
sự ảnh về Trường Sa như “Tự hào Trường Sa” (Nguyễn Thanh Dũng, ra ngày
thứ Tư, 22/5/2013), “Đá Thị - Sơn Ca: Vững vàng nơi đầu sóng …” (tác giả Võ
Thanh Quang”, số thứ Tư, 29/5), “Ấm tình biển, đảo quê hương”, (tác giả Tiến
Sơn, số thứ Bảy, ngày 1/6), “Tiếng gọi Trường Sa” (tác giả Tạ Hoàng Nguyên,
số thứ Hai, ngày 3/6) ghi nhận tình cảm người dân đất liền hướng về Trường Sa,
những khó khăn, tinh thần trách nhiệm quên mình của cán bộ, chiến sĩ đang làm
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia...
Đặc biệt trong bài “Thiêng liêng Trường Sa” (số ra ngày thứ Bảy 25/5), tác
giả Đỗ Thuỳ Mai đã giới thiệu một cách tổng quát về đời sống, ý chí kiên cường
bảo vệ CQBĐ của người dân và chiến sĩ đang sinh sống và chiến đấu trên các đảo
thuộc quần đảo Trường Sa “Các đảo ở Trường Sa bây giờ thay đổi nhiều lắm.
Không còn trơ trọi những bãi cát đá san hô, không vắng bóng cây xanh, không quá
khan hiếm nước ngọt như trước. Ngay ở những đảo chìm hay các nhà giàn, phòng
ốc cũng chu đáo, sạch sẽ, bếp ăn nấu bằng dầu, có tủ lạnh, ngoài ban công là
37
những vườn rau xanh um như lá lốt, mồng tơi, ngò, húng lủi, tía tô, cải xanh...
Những tên đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Côlin, Sinh Tồn Đông, Đá Tây C...
tên nào cũng gợi lên những hình ảnh đẹp về cuộc sống của quân dân trên biển đảo
đang ngày đêm vượt sóng, đạp gió giữ yên biển trời Tổ quốc ».
Ông Trịnh Xuân Dũng, Tổng Biên tập Báo ảnh Đất Mũi, cho biết: Để tổ chức,
thực hiện tin, bài về CQBĐ, ngoài đặt hàng cộng tác viên có điều kiện tiếp cận các
điểm nóng về CQBĐ quốc gia như quần đảo Trường Sa, nhà giàn, Báo ảnh Đất Mũi
thường dẫn nguồn các báo chính thống các tin, bài nội dung này. Điều này tạo sự
phong phú, đầy đủ cho nội dung tuyên truyền biển, đảo trên Báo ảnh Đất Mũi.
Ông Dương Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông, nhận xét,
trong điều kiện tiếp cận các điểm nóng về CQBĐ quốc gia còn hạn chế, nhưng Báo
Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau vẫn tạo được nguồn tin, bài về
nội dung này theo cách riêng, khá tốt. Khai thác văn bản luật, tin, bài từ báo khác,
phân công phóng viên, đặt hàng cộng tác viên tham gia đoàn thăm Trường Sa. Có
thể thấy, các cơ quan báo chí Cà Mau, trong năm 2013, vẫn không đứng ngoài cuộc
việc tuyên truyền phản ánh diễn biến, tình hình tranh chấp CQBĐ, nâng cao ý thức
trách nhiệm bảo vệ CQBĐ quốc gia cho người dân trong tỉnh.
 Tuyến tin bài An ninh biên giới, biển đảo Cà Mau
Chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các tin bài CQBĐ trên Báo Cà Mau (35 tin bài,
tỷ lệ 70%), Báo ảnh Đất Mũi (33 bài, 66%), Đài PT-TH Cà Mau (45 tin bài, 82%),
tuyến tin bài an ninh biên giới, biển đảo Cà Mau phản ánh khá toàn diện công tác
của lực lượng biên phòng, ngư dân trong việc bảo vệ CQBĐ.
Nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân
hướng về biên giới, hải đảo. Trong thời gian qua, Bộ đội biên phòng Cà Mau đã tích
cực tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới
xoá đói, giảm nghèo, xoá mù chữ, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu
nạn; chủ động đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm trên biên
giới, đặc biệt là tội phạm buôn bán ma túy; bắt cóc trẻ em và mua bán người, góp
phần quan trọng cùng các lực lượng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên khu vực biên giới biển của tỉnh.
38
Các hoạt động tuyến sau hướng về biên giới, hải đảo; phong trào nhận kết
nghĩa, đỡ đầu các xã, thị trấn và các đồn biên phòng đã được cấp uỷ, chính quyền,
đoàn thể các địa phương quan tâm và tổ chức phối hợp thực hiện ngày càng hiệu
quả, tiêu biểu là: Cuộc vận động "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo".
Và hiện nay đơn vị đang đẩy mạnh việc thực hiện Bộ đội Biên phòng tham gia xây
dựng nông thôn mới.
Cùng với những mặt công tác đó, trong phóng sự phát thanh “Bảo vệ biên
giới sức mạnh từ nhân dân” (Lê Khoa, phát ngày 24/5) đã đề cập rất cụ thể những
công việc mà lực lượng bộ đội biên phòng Cà Mau trong công tác bảo vệ giữ vững
an ninh biên giới, CQBĐ. “Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai
đồng bộ các biện pháp công tác Biên phòng nắm chắc tình hình trên biển. Duy trì
thực hiện tốt quy chế phối hợp với vùng 5 Hải quân, vùng Cảnh sát biển 4, Hải
đoàn BP 28 và các ngành chức năng trong trao đổi thông tin, thông báo tình hình,
điều tra, xác minh, xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra, không để bị động bất ngờ. Phối
hợp với các lực lượng tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch về huy
động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam”.
Hay “Đến nay, các đồn biên phòng trong tỉnh xây dựng được 10 đội tàu/104
phương tiện/892 thuyền viên. Các đội tàu đã phát hiện và thông báo cho các đồn
biên phòng 255 nguồn tin có giá trị; phối hợp bắt giữ 4 vụ, 9 tàu, 2 xà lan quốc tịch
Thái Lan và Indonesia neo đậu, nhập cảnh trái phép, đánh bắt trộm thuỷ hải sản”,
(Luật biển đến với ngư dân – Lê Khoa, Báo Cà Mau ra ngày thứ Hai 9/9).
Điểm nổi bật trong công tác bảo vệ CQBĐ ở Cà Mau là tỉnh đã xây dựng
được “những cột mốc sống chủ quyền trên biển”, đó là những ngư dân luôn cảnh
giác trước sự xâm nhập trái phép vùng biển nước ta của các tàu khai thác thuỷ sản
nước ngoài. Điều này đã được các phóng viên, cộng tác viên Báo Cà Mau, Báo ảnh
Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau ghi nhận trong rất nhiều bài viết, phóng sự truyền
hình, phát thanh.
39
Đó là “Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biên giới
biển, ngư dân trong tỉnh nói chung và ngư dân Sông Đốc nói riêng đã không sao
nhãng trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển trong quá trình đánh bắt ngoài khơi. Ngư
dân Bùi Hoàng Đệ (Khóm 1, thị trấn Sông Đốc) có hơn 20 năm bám biển, chia sẻ:
“Là ngư dân sống với nghiệp biển mấy chục năm nay, tôi và những ngư dân khác
không lúc nào quên nghĩa vụ thiêng liêng của mình là bảo vệ chủ quyền biên giới
biển. Khai thác trên biển, hễ thấy tàu lạ hay tàu khả nghi là tôi báo ngay cho Đồn
Biên phòng Sông Đốc để họ có biện pháp xử lý kịp thời. Bởi trong thâm tâm chúng
tôi, bảo vệ chủ quyền trên biển cũng đồng nghĩa với bảo vệ chén cơm, manh áo của
mình” (Ngư dân Sông Đốc bảo vệ chủ quyền biển, tác giả Ban Mai, Báo ảnh Đất
Mũi, số ra ngày 9/2)
“Anh Huỳnh Văn Nhật, Chủ tàu CM: 99392 tại Sông Đốc, tự hào cho
biết: “Nhờ thường xuyên được lực lượng biên phòng tuyên truyền, hướng dẫn
mà tôi biết được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong bảo vệ chủ quyền vùng
biển, đảo. Cách đây mấy năm, chính tôi phát hiện có 4 chiếc tàu đánh cá của
Thái Lan vi phạm vùng biển của Việt Nam, tôi thông báo cho BĐBP nên lực
lượng tuần tra ra kịp thời bắt giữ và đưa về cửa Sông Đốc xử lý. Cũng nhờ giữ
liên lạc thường xuyên với đài canh thông tin liên lạc của biên phòng mà tàu của
chúng tôi tránh được nhiều đợt bão xa và áp thấp nhiệt đới” (Những “cột mốc
sống” trên biển, tác giả Lê Khoa, Báo Cà Mau xuân 2013).
Ngư dân Cà Mau có nhiều hình thức liên kết trong khai thác thuỷ sản kết hợp
bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự ra đời của “Tổ hợp tác đành bắt trên biển” là 1 ví dụ.
Ngoài ý nghĩa về tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau trong sản xuất, cứu nhau khi có
bão và sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, hỗ trợ trong việc vận chuyển,
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu
quả kinh tế chuyến biển..., tổ hợp tác đánh bắt còn có ý nghĩa rất quan trọng trong
công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh, giữ vững an toàn trật tự trên biển,
đảo và khu vực biên giới biển. Tạo ra được một kênh thông tin quan trọng từ biển
về đất liền và ngược lại”, (Tổ hợp tác đánh bắt trên biển – Góp phần bảo vệ chủ
quyền biển đảo, Báo Cà Mau, Phương Lài, ra ngày thứ Hai 21/10).
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau
Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau

Más contenido relacionado

Similar a Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau

Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.ssuser499fca
 
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docxLuận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docxtcoco3199
 
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doctcoco3199
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doctcoco3199
 
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfThực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfMan_Ebook
 

Similar a Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau (20)

Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
Đề tài luận văn 2024 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh T...
 
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAYLuận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
Luận văn: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh, HAY
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
 
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Đề tài: Mô hình CLIM đánh giả khả năng chịu tải sông Thị Vải, 9đ
Đề tài: Mô hình CLIM đánh giả khả năng chịu tải sông Thị Vải, 9đĐề tài: Mô hình CLIM đánh giả khả năng chịu tải sông Thị Vải, 9đ
Đề tài: Mô hình CLIM đánh giả khả năng chịu tải sông Thị Vải, 9đ
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Quản lí nhà nước về biển và hải đảo tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docxLuận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
 
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biểnLuận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
Luận án: Cơ chế thủy động lực và vận chuyển bùn cát tại bờ biển
 
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ LongPhát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Đề tài: Tái chế than phế thải từ quá trình nhiệt phân lốp xe, 9đ
Đề tài: Tái chế than phế thải từ quá trình nhiệt phân lốp xe, 9đĐề tài: Tái chế than phế thải từ quá trình nhiệt phân lốp xe, 9đ
Đề tài: Tái chế than phế thải từ quá trình nhiệt phân lốp xe, 9đ
 
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
 
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.docPhát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.doc
Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Ven Biển Tỉnh Thanh Hóa.doc
 
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉLuận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Luận văn: Đánh giá kết quả học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
Luận văn: Quản lý hoạt động KT – ĐG KQHT của SV trong đào tạo theo học chế tí...
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
 
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).docLuận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
Luận Văn Truyện Ngắn Thái Nguyên Đầu Thế Kỉxxi (2000 - 2015).doc
 
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdfThực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
Thực tập xử lý nước cấp - Trần Thị Kim Anh, Hoàng Thị Tuyết Nhung.pdf
 
Luận văn: Nghiên cứu biến tính vật liệu cacbon nano ống bằng TiO2
Luận văn: Nghiên cứu biến tính vật liệu cacbon nano ống bằng TiO2Luận văn: Nghiên cứu biến tính vật liệu cacbon nano ống bằng TiO2
Luận văn: Nghiên cứu biến tính vật liệu cacbon nano ống bằng TiO2
 

Más de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Más de Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Último

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 

Último (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 

Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau

  • 1. Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HỒNG VÂN TRUYỀN THÔNG VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013) Dịch vụ làm khóa luận tốt nghiệp Tải tài liệu hot qua zalo 0936885877 Luanvantrithuc.com Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng
  • 2. Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HỒNG VÂN TRUYỀN THÔNG VỀ BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013) Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hưng
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn Truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau là những kiến thức do tôi thu nhận được trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình, không sao chép từ bất kì nguồn tài liệu nào. Trong luận văn của mình tôi có sử dụng một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo. Các tài liệu trích dẫn đều được dẫn nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình. Cà Mau, ngày 10 tháng 4 năm 2015 Học viên Phạm Thị Hồng Vân
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền dạy cho tôi những kiến thức, những kỹ năng cần thiết trong quá trình theo học bậc Đại học và Cao học. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Phạm Thành Hưng, giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Thầy đã tận tâm chỉ bảo, định hướng cho tôi về mặt lý luận và phương pháp nghiên cứu, đồng thời gợi mở những kiến thức khoa học mới để áp dụng vào luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Biên tập, Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban, biên tập viên, phóng viên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT- TH Cà Mau, cùng bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này. Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, tôi nhận thấy luận văn của mình còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý và sửa chữa của các thầy cô giáo, hội đồng phản biện cũng như các bạn học viên để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cà Mau, ngày 10 tháng 4 năm 2015 Học viên Phạm Thị Hồng Vân
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1.Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................8 4. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..............................................................10 7. Kết cấu của luận văn.........................................................................................10 CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO ............................................................................12 1.1 Một số vấn đề lý luận chung..........................................................................12 1.1.1 Những khái niệm......................................................................................12 1.1.2 Khái niệm biển, đảo .................................................................................14 1.2 Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về tuyên truyền biển đảo ............15 1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề biển đảo...............................15 1.2.2 Định hướng của Đảng, Nhà nước trong công tác tuyên truyền về biển, đảo 17 1.3 Vấn đề biển, đảo trên báo chí Trung ương và địa phương hiện nay ...................19 1.3.1 Tuyên truyền biển, đảo là nhiệm vụ của báo chí cả nước .......................19 1.3.2 Báo chí địa phương với nhiệm vụ truyền thông về biển, đảo..................20 1.3.3 Báo chí Cà Mau với chủ đề biển, đảo......................................................24 Tiểu kết chương 1......................................................................................................30 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG ĐIỆP BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CÀ MAU, BÁO ẢNH ĐẤT MŨI VÀ ĐÀI PT- TH CÀ MAU............................................................................................................32 2.1 Nội dung biển, đảo trên các loại hình báo chí ................................................32 2.1.1 Tuyến tin bài về CQBĐ...........................................................................34 2.1.2 Tuyến tin bài về BĐKH...........................................................................41 2.1.3 Tuyến tin bài về đề tài kinh tế biển .........................................................44 2.1.4 Tuyến tin bài về ASXH cho cư dân ven biển..........................................48
  • 6. 2 2.1.5 Tuyến tin bài VH-DL ..............................................................................49 2.2 Phương thức truyền thông thông điệp biển, đảo của các loại hình báo chí ....52 2.2.1 Liên kết mở các chuyên mục, chuyên đề.................................................52 2.2.2 Liên kết thông tin theo sự kiện.................................................................56 2.3 Các thể loại báo chí được sử dụng..................................................................59 2.3.1 Trên Báo Cà Mau và Báo ảnh Đất Mũi ...................................................59 2.3.2 Trên Đài PT-TH Cà Mau .........................................................................66 Tiểu kết chương 2......................................................................................................71 Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG CÀ MAU...................................................................................................72 3.1. Những vấn đề đặt ra cho báo chí Cà Mau trong truyền thông về biển, đảo ..72 3.1.1 Truyền thông chưa đủ chiều sâu để nêu bật đặc trưng chủ đề biển đảo Cà Mau 72 3.1.2 Sự trùng lặp thông tin..............................................................................76 3.1.3 Hình thức truyền thông về biển đảo còn đơn điệu, nghèo nàn................77 3.1.4 Tính nghiệp dư trong tác nghiệp, thiếu những bài viết tầm cỡ mang tính định hướng, dự báo..........................................................................................78 3.1.5 Thể hiện chuyên mục, chuyên đề đơn điệu, khuôn mẫu .........................79 3.1.6 Thể hiện tác phẩm báo chí chưa chuyên nghiệp, ít sáng tạo...................80 3.1.7 Phạm vi tác động còn hẹp........................................................................81 3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thông tin biển, đảo cho báo chí địa phương miền biển.................................................................................................82 3.2.1 Giải pháp chung ......................................................................................82 3.2.2 Giải pháp cụ thể ......................................................................................88 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................90 KẾT LUẬN..........................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................94 PHỤ LỤC.............................................................................................................97
  • 7. 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CQBĐ : Chủ quyền biển đảo BĐKH : Biến đổi khí hậu ASXH : An sinh xã hội VH-DL : Văn hoá – du lịch
  • 8. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi. Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3. Hiện nay chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần 10 mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.
  • 9. 5 Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.
  • 10. 6 Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống. Trong đó 28 tỉnh, thành đó có Cà Mau. Biên giới biển, đảo tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh với chiều dài bờ biển 254 km2 , có 2 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối; vùng biển rộng tiếp giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaisia, Inđonêsia, Campuchia, là nơi có đường hàng hải quốc tế đi qua rất thuận tiện cho việc thông thương buôn bán, trao đổi hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú, nhất là nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, đa dạng và trữ lượng dầu khí lớn. Khu vực biên giới biển của tỉnh gồm 23 xã, thị trấn thuộc 6 huyện ven biển, là địa bàn vùng xa, vùng sâu, địa hình phần lớn là rừng ngập mặn, kênh rạch chằng chịt, giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu bằng đường thuỷ. Dân số chiếm khoảng 30% dân số toàn tỉnh, phân bố không đồng đều, sống tập trung ở các cửa sông lớn. Ngành nghề chủ yếu ngư, nông, lâm nghiệp, trong đó nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản có tiềm năng phát triển mạnh. Nhận thấy tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá X) tháng 2/2007 đã thông qua Nghị quyết số 09/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Tiếp đó đến ngày 7/10/2008 Ban Bí thư đã ra Thông báo số 188 về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, trong đó yêu cầu “Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo”. Giữ vai trò cơ quan ngôn lụân của Đảng bộ, chính quyền, diễn đàn của nhân dân, những năm qua, các cơ quan truyền thông đại chúng chủ lực của báo chí Cà Mau như Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau đã thực hiện Thông báo số 188 với việc tuyên truyền, mở các chuyên đề, chuyên trang biển, đảo. Gần đây, trên các khu vực biển của Cà Mau xảy ra tình trạng ngư dân ta khai thác thuỷ sản và hợp đồng khai thác thuỷ sản trái pháp luật, lấn sang vùng biển các
  • 11. 7 nước láng giềng, tình hình thiên tai, lốc xoáy, an ninh trật tự, tranh chấp ngư trường, tai nạn trên biển có lúc diễn ra khá phức tạp. Chính vì vậy, báo chí Cà Mau cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về biển, đảo, CQBĐ đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân ven biển Cà Mau. Nhằm có cái nhìn tổng quát, nhận diện những mặt làm được cũng như đưa ra những gợi ý, đề xuất nâng cao chất lượng tin bài về biển, đảo trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Cà Mau, người viết chọn đề tài “Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau” (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài Phát thanh - truyền hình (PT-TH) Cà Mau năm 2013) 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua tìm hiểu của chúng tôi, về nghiên cứu về truyền thông biển, đảo thời gian qua có một số đề tài: - Luận văn “Thông tin chủ quyền biển đảo trên kênh VTV Đà Nẵng (khảo sát từ 01/2013 đến 06/2013)” của Văn Công Nghĩa, chuyên ngành Báo chí học. Luận văn chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng thông tin chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng; đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin chủ quyền biển đảo trên VTV Đà Nẵng thời gian tới. Giải quyết vấn đề: Xác lập hệ thống lí luận về báo chí truyền thông; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo chí trong việc thông tin tuyên truyền về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó vai trò của VTV Đà Nẵng trong thông tin chủ quyền biển đảo hiện nay; nghiên cứu thực trạng chương trình phát sóng của VTV Đà Nẵng có liên quan đến chủ quyền biển đảo từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2013. Luận văn “Vấn đề chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua một số báo điện tử Anh ngữ” (Nguyễn Thị Quỳnh Nga, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí, năm 2013). Trên cơ sở khảo sát, phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động Thông tin đối ngoại về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam trên một số tờ báo điện tử Anh ngữ, luận văn nêu bật thực trạng về cách sản xuất, hình thức và nội dung thông tin đối ngoại của báo chí trong nước.
  • 12. 8 Luận văn “Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam (Qua thực tế các chương trình trên hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1)”, (Nguyễn Thị Hoà, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí, năm 2011). Luận văn “Báo Biên phòng với chủ đề bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia”, (Phùng Quốc Việt, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí năm 2004). Về các tài liệu liên quan đến biển, đảo Việt Nam có cuốn “Bạch Long Vỹ - đảo thành niên”, NXB Thanh niên năm 2002; sách “ Hỏi – đáp những điều ngư dân cần biết trong hoạt động thuỷ sản” của Ban Tuyên giáo T.Ư – NXB Thế giới 2007; sách “Biển và Hải đảo Việt Nam” do Trung tâm Thông tin phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng Hải quân biên soạn năm 2007; cuốn “Chiến lược biển Việt Nam từ quan điểm đến thực tiễn” của Ban Tuyên giáo T.Ư, NXB Chính trị Quốc gia năm 2010… Ngoài ra còn có một số tài liệu và luận văn, khóa luận tốt nghiệp gần với đề tài này, có thể kể đến, như: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin của bản tin đối ngoại Thông tấn xã Việt Nam” (Trần Thúy Hà, khóa luận tốt nghiệp, năm 2002); “Thông tin đối ngoại trên truyền hình Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Thị Mai Hoa, luận văn thạc sĩ, năm 2011). Các bài viết, chuyên luận như “Báo chí với công tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo Việt Nam” của PGS, TS Dương Xuân Sơn; Một vài trao đổi về kinh nghiệm viết bài, góp phần đấu tranh dư luận bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông của Báo Nhân Dân (Ban biên tập Báo Nhân Dân); Báo Quân đội nhân dân điện tử với công tác tuyên truyền biển, đảo Việt Nam (Báo Quân đội nhân dân); Tuyên truyền biển, đảo Việt Nam – Một số vấn đề cần quan tâm (TS Trần Công Trục);… Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về công tác truyền thông biển, đảo trên tất cả các cơ quan truyền thông đại chúng tại một tỉnh có biển như Cà Mau. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các thông tin về biển, đảo.
  • 13. 9 Phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đi sâu tìm hiểu hình thức và nội dung truyền thông về biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau trong năm 2013. Luận văn tập trung phân loại tin bài, khảo sát, phân tích những tác phẩm tiêu biểu, tạm gác lại những bài báo có nội dung trùng nhau. Đối với Đài PT-TH, vì hệ phát thanh chủ yếu phát lại tin tức, phóng sự của truyền hình nên tác giả chỉ chọn phân tích các thông điệp truyền hình. 4. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn sẽ khảo sát, phân tích, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động truyền thông về biển, đảo trên các phương tiện truyền thông của Cà Mau. Đồng thời, đi sâu phân tích các hình thức, thể loại báo chí phản ánh các đề tài biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau. Từ đó, luận văn sẽ chỉ ra những mặt đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và gợi mở hướng khắc phục, nâng cao chất lượng, hiệu quả. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Căn cứ từ chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay, luận văn phân tích thực trạng, nhận thức của các cơ quan truyền thông trong thực hiện nhiệm vụ truyền thông biển, đảo. So sánh, phân tích hiệu quả các nội dung, hình thức phản ánh chủ đề biển đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau. - Nhận diện những đặc trưng riêng trong nội dung tuyên truyền về biển, đảo của Cà Mau so với đề tài biển, đảo quốc gia; đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền chủ đề biển, đảo. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu đề tài này: - Về phương pháp luận, luận văn được thực hiện nhất quán trên quan điểm duy vật lịch sử và hệ thống quan điểm của Đảng và chủ trương của Nhà nước Việt Nam về chủ quyền đất nước, về truyền thông chính trị cùng các vấn đề hữu quan. - Các phương pháp nghiên cứu gắn với các thao tác cụ thể: sưu tầm tài liệu,
  • 14. 10 thống kê, phân loại, so sánh, hệ thống hoá các sự kiện để đánh giá thông tin và đưa ra nhận xét. Xử lý tư liệu kết hợp phân tích kết quả khảo sát. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn sẽ thực hiện khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin Truyền thông, Ban biên tập, Ban Giám đốc 3 cơ quan Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau, các phóng viên, biên tập viên. Đồng thời, phỏng vấn các đơn vị có liên quan như Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau, một số đài truyền thanh huyện vùng biển. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận - Trong quá trình triển khai thực hiện, luận văn giúp người viết củng cố, tổng hợp, hệ thống hoá các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác truyền thông biển, đảo; sự quan tâm công tác truyền thông biển, đảo tại một địa phương có biển, đảo như Cà Mau - Nội dung của luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo ít nhiều hữu ích cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn mang kỳ vọng cung cấp cái nhìn bao quát hơn về hoạt động truyền thông biển, đảo trên 3 cơ quan truyền thông đại chúng chủ lực của Cà Mau. -Từ việc phân tích các ý kiến, hiệu quả tuyên truyền biển đảo tại Cà Mau thời gian qua, luận văn cũng đưa ra những gợi mở, đề xuất cho việc sản xuất tin bài mang thông điệp biển, đảo giúp các cơ quan truyền thông nâng chất công tác tuyên truyền về biển, đảo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được tổ chức thực hiện qua 3 chương: Chương 1: Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về truyền thông biển, đảo. Chương này trình bày những quan điểm, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước về truyền thông biển, đảo. Trong đó, có những chủ trương của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau.
  • 15. 11 Chương 2: Nội dung và phương thức chuyển tải thông điệp biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau. Nội dung của chương này đi sâu phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực tế của tác phẩm báo in, phát thanh và truyền hình cụ thể. Khái quát những thành công qua các chuyên trang, chuyên mục, thể loại báo chí được sử dụng phục vụ cho nội dung biển, đảo. Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp để nâng cao hiệu quả truyền thông biển, đảo tại Cà Mau. Chương này đúc rút một số vấn đề đặt ra trong quá trình khảo sát; đưa gợi mở những chủ đề, hình thức phản ánh các tin bài về chủ đề biển, đảo.
  • 16. 12 CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ TRUYỀN THÔNG BIỂN, ĐẢO 1.1 Một số vấn đề lý luận chung 1.1.1 Những khái niệm Truyền thông có gốc từ tiềng Latinh là “Communicare”, nghĩa là biến nó thành thông thường (hay thực tế), chia sẻ, truyền tải. Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác thông qua các ký tín hiệu có ý nghĩa. Truyền thông không chỉ là quá trình chia sẻ thông tin. Các quá trình truyền thông phần lớn các trường hợp là các tương tác bằng dấu hiệu được trung gian hoà giải. Ba mức độ quy tắc tín hiệu học thống trị các quá trình truyền thông là: cú pháp, thực dụng và ngữ nghĩa. Thế nên, truyền thông là phần nào một loại tương tác xã giao có ít nhất hai tác nhân làm việc tương tác cùng chia sẻ chung một bộ các ký hiệu và chung một quy tắc tín hiệu học. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Truyền thông, ở bình diện tổng quát, được hiểu là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm góp phần nâng cao (thay đổi) nhận thức, mở rộng hiểu biết, tiến tới thay đổi thái độ và hành vi của công chúng. Bản chất xã hội của truyền thông là tương tác và chia sẻ, thực hiện những cuộc vận động xã hội trên cơ sở tương tác bình đẳng giữa chủ thể và khách thể nhằm hướng tới mục tiêu chung vì lợi ích cộng đồng (20, tr.32). Truyền thông là một trong những kênh quan trọng nhất, thể hiện rõ nhất tính công khai, dân chủ hóa đời sống xã hội. Các kênh truyền thông rất đa dạng, nhưng về cơ bản có các dạng thức như truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng (20, tr.33). Khái niệm báo chí theo nghĩa rộng được dùng để chỉ các sản phẩm phát hành thông qua các loại hình báo in, báo phát thanh, báo hình và báo mạng điện tử. Truyền thông đại chúng là phương tiện chuyển tải thông điệp, thông qua hệ thống
  • 17. 13 các kênh truyền thông tác động vào công chúng để thông tin và chia sẻ tư tưởng, tình cảm, kỹ năng và kinh nghiệm… nhằm lôi kéo và thuyết phục, tập hợp và tổ chức công chúng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra. Hai khái niệm này trong thực tiễn gần như trùng khớp nhau. Chính vì thế, yêu cầu quan trọng nhất của hoạt động báo chí – truyền thông là góp phần thay đổi nhận thức của công chúng xã hội, làm cho nhận thức của nhân dân từ chưa đúng đến đúng đắn hơn, từ nông đến sâu, từ nhiều khác biệt đến nhiều tương đồng hơn… Và cuối cùng là thống nhất nhận thức, tạo ra đồng thuận để hình thành thái độ chung, niềm tin, ý chí làm cơ sở cho hành động của đông đảo quần chúng tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển. Tạo lập, gây dựng niềm tin và ý chí cho hàng triệu người là mục tiêu quan trọng nhất của báo chí – truyền thông. Hiệu quả tác động của báo chí do đó cũng chịu sự chi phối, phụ thuộc của nhiều yếu tố, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; từ chủ quan đến khách quan… thể hiện theo các bình diện sau: Thứ nhất, giao diện, tần suất và cường độ giao tiếp của công chúng với các sản phẩm báo chí – truyền thông; Thứ hai, năng lực tác động, khả năng chi phối của các ấn phẩm báo chí đối với cộng đồng thông qua việc khơi nguồn, thể hiện – truyền dẫn, định hướng và điều hòa dư luận xã hội; Thứ ba, mối quan hệ tác động phản hồi – quan hệ ngược (feedback) của công chúng đối với các ấn phẩm báo chí cũng như thông điệp truyền thông; Thứ tư, vai trò của báo chí – truyền thông trong việc xã hội hóa cá nhân, trong việc hình thành, thể hiện diện mạo văn hóa cộng đồng cũng như góp phần hoàn thiện nhân cách mỗi con người. Thứ năm, khả năng thuyết phục, tập họp và tổ chức công chúng tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra. Từ những phân tích trên đây cho thấy, mỗi loại hình báo chí cần chú ý khai thác những đặc trưng thế mạnh của mình trong vai trò phát huy sức mạnh của dư luận xã hội.
  • 18. 14 1.1.2 Khái niệm biển, đảo Trong Từ điển tiếng Việt, “biển” được định nghĩa là: 1) Danh từ: 1. Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt Trái Đất. 2. Phần đại dương ven lục địa được ngăn cách bởi đảo hay đất liền. 3. Khối lượng nhiều, đông đảo, được ví như biển. Theo định nghĩa thông dụng, biển là phần riêng biệt của đại dương ăn sâu vào đất liền ít hay nhiều. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về đảo ở Điều 121, nhưng không có quy định riêng về quần đảo (Phần IV - từ Điều 46 đến Điều 54 - quy định về quốc gia quần đảo chứ không phải quần đảo ngoài khơi thuộc nước lục địa). Theo đó, đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước (khoản 1 Điều 121 Công ước). Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị hay được coi như thế về mặt lịch sử (Điều 46 điểm B). Theo Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam (Lưu Văn Lợi, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2007), Việt Nam giáp với biển Đông ở 2 phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông, chiếm khoảng 29% diện tích của biển Đông (khoảng 1 triệu km2 ), rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. Bờ biển dài 3.260 km, như vậy cứ 100 km2 thì có 1 km bờ biển (trung bình của thế giới là 600 km2 đất liền/ 1 km bờ biển). Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền: 1 triệu km2 /330.000 km2 ). Biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ xa bờ, gần bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ; đảo nổi của nước ta có diện tích khoảng 1.700 km2 , trong đó có 3 đảo diện tích lớn hơn 100 km2 (Phú Quốc, Cát Bầu, Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2 , có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng trên 4.000 hòn đảo chưa có tên. Dựa trên những khái niệm trên, truyền thông về biển, đảo trên báo chí Cà Mau được hiểu là công tác tuyên truyền, truyền tải thông tin về những vấn đề biển, đảo trong
  • 19. 15 tỉnh, cả nước trên các phương tiện truyền thông đại chúng của tỉnh Cà Mau đến các đối tượng, cá nhân và tổ chức trong và ngoài tỉnh nâng cao nhận thức nhằm thay đổi thái độ và hành vi của những đối tượng này. 1.2 Quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về tuyên truyền biển đảo 1.2.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề biển đảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển Việt nam đã được khẳng định trong Điều 4 của Luật Biển Việt Nam: 1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. 3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là văn bản pháp lý quan trọng thứ hai của thế giới (Sau Hiến chương Liên hợp quốc) được phê chuẩn vào ngày 16/11/1994, Việt Nam là nước 63 trên thế giới phê chuẩn công ước này thông qua Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 23/6/1994 và nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn ngày 25/7/1994. Nghị quyết của Quốc hội ta phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 đã nhấn mạnh: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.
  • 20. 16 Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện tập trung trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết 03/NQ-TƯ ngày 6- 5-1993 của Bộ Chính trị (Khóa VII) về "Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt"; Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22- 9-1997 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về "Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá"; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về "Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020", gồm những nội dung cơ bản sau: - Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. - Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển của Tổ quốc. - Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng - an ninh để quản lý, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn liền với tăng cường quốc phòng- an ninh trên biển; tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là lực lượng hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và dân quân, tự vệ biển, đủ sức làm nòng cốt trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển quốc gia. - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nguồn lực trong nước với nguồn lực từ bên ngoài, thông qua hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó, nguồn lực trong nước là nhân tố quyết định, thực hiện vừa hợp tác vừa đấu tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo, để phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển. - Đối với các tranh chấp trên biển Đông, chủ trương nhất quán của Việt Nam là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về
  • 21. 17 Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng biển Đông thành vùng biển hoà bình, hợp tác và phát triển. 1.2.2 Định hướng của Đảng, Nhà nước trong công tác tuyên truyền về biển, đảo Kể từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Trung ương Đảng, thông qua sự chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và cơ quan tuyên giáo cấp uỷ đảng, nhiều bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể nhân dân đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo. Phương hướng chung của công tác tuyên truyền biển, đảo là tuyên truyền các định hướng cơ bản về phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền các vùng biển, đảo và quần đảo của Việt Nam. Hằng năm các hoạt động tuyên truyền biển đảo đều được Ban Tuyên giáo Trung ương sơ, tổng kết. Trong năm 2013, các cơ quan thông tin đại chúng trung ương và địa phương thực hiện tuyên truyền về biển, đảo theo Hướng dẫn số 74 của Ban Tuyên giáo trung ương. Theo đó, những nội dung tuyên truyền được xác định là tiếp tục tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong các cấp bộ Đoàn và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật về biển, đảo của Nhà nước ta, trong đó có Luật Biển Việt Nam được Quốc hội (khóa XIII) nước CHXHCN Việt Nam thông qua; những nội dung cơ bản của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và Bộ Quy tắc ứng xử mang tính pháp lý của các bên ở biển Đông (COC) khi được thông qua. Tuyên truyền, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống vùng biển, ven biển, gắn kết với đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và chủ quyền các
  • 22. 18 vùng biển, đảo của Tổ quốc. Tuyên truyền, giới thiệu, biểu dương những thành tựu phát triển kinh tế biển, đảo của các địa phương, các ngành và cả nước; nêu cao vai trò và trách nhiệm của các thành phần kinh tế trong việc tham gia tích cực vào phát triển kinh tế biển; những thành tựu hợp tác quốc tế về biển. Tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao những thành tựu khoa học – công nghệ và những kinh nghiệm tốt để ứng dụng vào việc nuôi trồng, đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy, hải sản; phổ biến kiến thức về tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, về thông tin và dự báo thời tiết, về phòng, chống thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cũng như bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; phát triển khoa học – công nghệ biển. Tuyên truyền, nhân rộng mô hình “Tổ tàu, thuyền an toàn trên biển”, về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vùng ven biển. Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển trong ngư dân, những người lao động trên biển. Tuyên truyền về thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến ngư các chủ trương, chính sách khác của Chính phủ về phát triển kinh tế biển và ven biển. Tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang ngày đêm làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng thiêng của Tổ quốc. Đấu tranh với các hành động của nước ngoài xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, tài phán của Việt Nam đối với vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đối ngoại, làm cho bạn bè và dư luận quốc tế hiểu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề biển Đông, tạo sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè và dư luận quốc tế đối với Việt Nam.
  • 23. 19 Mục đích, yêu cầu trong công tác tuyên truyền biển đảo mà các phương tiện thông tin đại chúng hướng đến là tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Tuyên truyền tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên và sự đồng thuận trong xã hội đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, đảo; nhận thức sâu sắc mục tiêu: Kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, đồng thời giữ gìn môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Công tác tuyên truyền cần đảm bảo sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong toàn lực lượng làm công tác tuyên truyền. Công tác tuyên truyền biển, đảo đảm bảo tính chủ động, nhạy bén, chính xác trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính thống, có hiệu quả giữa các lực lượng tuyên truyền của cả hệ thống chính trị, đối với những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, các tình huống đột xuất. Tuyên truyền bằng mọi hình thức để thông tin về biển, đảo Việt Nam được thường xuyên, sâu rộng, đặc biệt cần sử dụng và khai thác hiệu quả ưu điểm, lợi thế của các phương tiện truyền thông hiện đại, Internet, blog, các trang mạng xã hội (cả bằng tiếng nước ngoài) để chuyển tải kịp thời quan điểm, lập trường của Việt Nam trong vấn đề biển Đông tới cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt ở nước ngoài. 1.3 Vấn đề biển, đảo trên báo chí Trung ương và địa phương hiện nay 1.3.1 Tuyên truyền biển, đảo là nhiệm vụ của báo chí cả nước Ngày nay, tiến ra biển để khai thác nguồn lợi từ biển đã và đang trở thành xu hướng chung của thế giới và khu vực. Các quốc gia có tiềm lực kinh tế - quân sự
  • 24. 20 đều sớm xây dựng chiến lược biển, trong đó đặc biệt quan tâm triển khai chiến lược tuyên truyền về biển, đảo với những mục tiêu, lộ trình rất khoa học và cụ thể, đồng thời sử dụng tổng hợp toàn diện các lực lượng, phương tiện và hình thức để đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Tại Việt Nam, báo chí có nhiệm vụ hết sức to lớn, là cầu nối hàng triệu trái tim trong cả nước hướng về biển đảo thân yêu, và cũng cây cầu nối giữa bạn bè quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giành lẽ phải, công lý bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia. Các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương luôn là lực lượng nòng cốt thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền biển, đảo hiện nay. Kể từ khi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được thông qua và quán triệt triển khai (từ năm 2008 đến nay), hầu hết các cơ quan báo chí đều có kế hoạch xây dựng chuyên trang, chuyên mục về lĩnh vực biển, đảo. Ngoài việc tiếp tục đăng tải các thông tin góp phần nâng cao nhận thức chung của xã hội về bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên biển; đấu tranh phản bác các luận điệu, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về chủ quyền biển, đảo; báo chí còn quảng bá các danh thắng biển, đảo, về thành tựu phát triển kinh tế biển, phản ánh những nhân tố mới, những điểm sáng trong đời sống của đồng bào và chiến sĩ trên các vùng biển, đảo Tổ quốc. Hệ thống các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương, cơ quan báo chí ngành đã và đang quan tâm dành thời lượng phát sóng cũng như diện tích mặt báo, đa dạng các hình thức thể hiện về đề tài biển, đảo để thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyên, định hướng dư luận và hình thành nên kênh thông tin hữu hiệu kêu gọi sự đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương. 1.3.2 Báo chí địa phương với nhiệm vụ truyền thông về biển, đảo 1.3.2.1 Nhiệm vụ tuyên truyền Tuyên truyền là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong quá trình thông tin của báo chí. Vì vậy, báo chí đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền về các thông tin liên quan đến vấn đề biển, đảo.
  • 25. 21 Trước hết, báo chí thông tin về vấn đề biển, đảo để tuyên truyền đường lối, quan điểm của Nhà nước đến đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài nước. Vấn đề biển, đảo là một trong những vấn đề rất nhạy cảm về mặt ngoại giao, có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực. Vì vậy, quan điểm và nhận định của mỗi nước, mỗi tổ chức rất khác nhau, nếu như không có những thông tin tuyên truyền của báo chí, công chúng sẽ dễ đi chệch hướng và có những hiểu biết sai lầm về vấn đề biển, đảo. Ngoài ra các thế lực thù địch cũng sẽ tận dụng những kẽ hở từ việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết của công chúng để truyền bá những tư tưởng ngoài luồng nhằm mục đích kích động quần chúng nhân dân biểu tình, chống lại quan điểm, chính sách chiến lược của Đảng và Nhà nước. Các thông tin tuyên truyền trên báo chí đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam về “chủ quyền không thể tranh cãi” ở 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, đồng thời nêu rõ quyết tâm giữ vững chủ quyền biển, đảo của toàn quốc gia, dân tộc Việt Nam. Báo chí đóng một vai trò không nhỏ trong việc tuyên truyền quyết tâm khẳng định chủ quyền biển, đảo của Nhà nước đến đông đảo quần chúng nhân dân, là cầu nối thông tin hiệu quả giữa Nhà nước và nhân dân. Nhằm tuyên truyền về quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển, đảo, báo chí đăng những tin bài có tính giới thiệu, phân tích về các cơ sở pháp lý có tính quan trọng như Luật Biển Việt Nam năm 2012, các văn kiện luật pháp quốc tế như công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, bộ quy tắc ứng xử trên biển đông (COC)… Từ đó báo chí đã đóng vai trò tuyên truyền về các kiến thức mang tầm quốc tế có tác dụng quan trọng trong việc xác lập chủ quyền biển, đảo nước nhà đến với đông đảo công chúng, công chúng có thể nhận thức sâu sắc hơn về các quan điểm, hành động của Đảng và nhà nước. Việc tuyên truyền về quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển, đảo trên báo chí cũng xây dựng được nhận thức đồng nhất trong đại bộ phận quần chúng. Từ việc có được sự nhận thức đồng nhất của nhân dân, những quan điểm, hành động của Đảng và nhà nước sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ công chúng, từ đó tạo ra sức mạnh toàn dân trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc.
  • 26. 22 Bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền về quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề biển, đảo, báo chí còn đóng tuyên truyền về vị trí chiến lược của biển, đảo đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Việc xây dựng nhận thức cho công chúng về vai trò to lớn của biển, đảo cũng không kém phần quan trọng so với việc tuyên truyền về đường lối, quan điểm về biển, bảo của Đảng và nhà nước, có thể nói chỉ khi có một nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của biển, đảo công chúng mới đi đến mối quan tâm về những hành động của các cấp lãnh đạo, nhà nước trong việc bảo vệ và gìn giữ biển, đảo nước nhà. Những bài viết mang tính nghiên cứu về lịch sử biển, đảo Việt Nam được báo chí phản ánh đã cung cấp những thông tin mang tính lịch sử đến công chúng bên cạnh việc cung cấp kiến thức về chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc còn góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, đấu tranh chu toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, tuy không trực tiếp cầm súng chiến đấu nới biển, đảo xa xôi, nhưng với những hiểu biết tình hình lịch sử biển, đảo nước nhà cũng góp phần chiến đấu bảo vệ đất nước trên mặt trận tư tưởng. Các thông tin tuyên truyền giá trị to lớn của biển, đảo đối với vị thế, và sự phát triển của quốc gia cũng thể hiện vai trò tuyên truyền quan trọng của báo chí bởi các thông tin này sẽ góp phần nâng cao ý thức về tầm quan trọng của biển, đảo trong công chúng, nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo - một bộ phận trọng yếu, không thể tách rời khỏi quỹ đảo phát triển đi lên của một đất nước. Các thông tin trên báo chí cũng tuyên truyền về sự đồng lòng của nhân dân cả nước đối với trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nhận thức được tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân, báo chí đã tuyên truyền về sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân cả nước trong việc xây dựng biển, đảo, đồng sức đồng lòng với những ngư dân nơi biển xa đã góp phần củng cố và nâng cao sức mạnh toàn dân trong cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra các thông tin về các chiến sĩ hải quân công tác tại các quần đảo trên khắp Việt Nam mà quan trọng hơn cả là trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa góp phần giúp những hình ảnh biển, đảo xa xôi của tổ quốc trở nên gần gũi hơn đối với công chúng.
  • 27. 23 Việc tuyên truyền về sự đồng sức đồng lòng của mọi tầng lớp nhân dân, về những tấm gương chiến sĩ hải quân, về cuộc sống của những người dân nơi đảo xa đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc sẽ góp phần nâng cao nhận thức của công chúng đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo của cả nước. Như vậy với việc đưa cung cấp thông tin về biển đảo trên nhiều khía cạnh khác nhau, báo chí địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trọng của mình trong việc thông tin về vấn đề biển, bảo. Nhờ có báo chí mà thông tin về biển, đảo mới có ảnh hưởng sâu rộng đến đông đảo quần chúng. 1.3.2.2 Nhiệm vụ định hướng dư luận Bên cạnh nhiệm vụ tuyên truyền, báo chí địa phương còn thực hiện nhiệm vụ định hướng dư luận. Bằng cách kiên trì liên tiếp khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” của Việt Nam trên các trang báo trước những hành động, lời lẽ khiêu khích của các thế lực thù địch, báo chí đã giúp định hướng, không để công chúng bị lung lay trước lý lẽ mà các thế lực thù địch đưa ra, định hướng công chúng tin tưởng vào những chứng cứ xác thực khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Ngoài ra, nhằm nâng cao sự tin tưởng và nhận thức từ phía độc giả, báo chí đã đưa ra các luận điểm phản bác mạnh mẽ trước những tuyên bố trắng trợn, đi ngược với những quy tắc về đảm bảo hoà bình, ổn định đã được ký kết của Trung Quốc. Định hướng công chúng giữ vững lòng tin tuyệt đối về chủ quyền biển, đảo nước nhà, đứng vững trước những thông tin, cáo buộc không đúng với thực tế, đi ngược lại với lịch sử của các thế lực thù địch. Vai trò định hướng công chúng của báo chí cũng được thể hiện qua những thông tin cung cấp các bằng chứng lịch sử để chứng minh cho sự thật không thể chối cãi về chủ quyền biển, đảo như cung cấp các tư liệu lịch sử, các tấm bản đồ cổ chứng minh chủ quyền đã được xác lập của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…
  • 28. 24 1.3.3 Báo chí Cà Mau với chủ đề biển, đảo 1.3.3.1 Khái quát địa lý kinh tế xã hội Cà Mau  Vị trí địa lý Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả hai phía biển Đông và Tây. Đường biển của Cà Mau dài 254 km, trong đó có 107 km bờ biển Đông và 147 km bờ biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á. Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng ĐBSCL.  Tình hình kinh tế - xã hội Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Cà Mau (GDP) năm 2013 (theo giá hiện hành) ước đạt 34.595 tỷ đồng. Trong đó: khu vực ngư, nông, lâm nghiệp đạt 12.917 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,3%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 12.288 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,5%; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 9.390 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,2%. Năm 2013, sản lượng thủy sản ước đạt 441,64 nghìn tấn, đạt 101,76% kế hoạch, tăng 3,57% so cùng kỳ. Trong đó: tôm 148,14 nghìn tấn, đạt 101,47% kế hoạch, tăng 5,59% so cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 286,08 nghìn tấn, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 155,56 nghìn tấn.
  • 29. 25 Tỉnh có 4.654 phương tiện tàu thuyền khai thác hải sản, tổng công suất trên 468.000 CV, đứng thứ 2 vùng ĐBSCL, sau tỉnh Kiên Giang, có trên 80 cửa biển lớn, nhỏ. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 1.050 triệu USD. Mặt hàng thủy sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh, năm 2013 chiếm 97,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khối lượng hàng thủy sản xuất khẩu năm 2013 đạt 94.801 tấn. Đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh có 1.095.917 thuê bao điện thoại; trong đó có 987.235 thuê bao di động và 108.682 thuê bao cố định. Số thuê bao Internet toàn tỉnh hiện nay là 49.798 thuê bao; trong đó có 25.843 thuê bao ADSL, 1.053 thuê bao FTTH và 22.902 thuê bao 3G. Cuối năm 2013 toàn tỉnh có tổng số 19.197 hộ nghèo, chiếm 6,49% tổng số hộ trên toàn tỉnh, giảm 1,75%; 12.254 hộ cận nghèo, chiếm 4,14%, giảm 0,33% so đầu năm 2013. Trong số 19.197 hộ nghèo có 144 hộ thuộc diện người có công, 2.563 hộ thuộc người dân tộc thiểu số, 1.096 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội, còn lại 15.421 hộ thuộc hộ nghèo bình thường. 1.3.3.2 Khái lược lịch sử hình thành và phát triển của Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau  Đài PT-TH Cà Mau Đài PT – TH Cà Mau (CTV) được thành lập theo Quyết định số 353/QĐ- UBND ngày 4/4/1977 của UBND tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau) và phát sóng chính thức ngày 19/8/1977, công suất máy phát thanh 1KW do Trung Quốc sản xuất. Năm 1996 được nâng lên 10KW, máy phát hiệu Harris do Hoa Kỳ sản xuất. CTV phát sóng truyền hình màu chính thức vào ngày 19/8/1988. Hiện nay, CTV phát sóng phát thanh FM công suất 10KW thay sóng Am từ ngày 1/9/2008; kênh truyền hình CTV1 công suất 10KW phủ sóng trong toàn tỉnh Cà Mau và một số tỉnh lân cận; kênh truyền hình CTV2 công suất 5KW phủ sóng toàn tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, CTV còn được Trung ương đầu tư máy phát hình 10KW để thu và phát các chương trình của VTV1 và đầu tư hơn 13 tỷ đồng để trang bị xe truyền
  • 30. 26 hình lưu động hoạt động từ 2/2007; tỉnh đầu tư kinh phí nhập thiết bị truyền dẫn tín hiệu đưa chương trình CTV phát trên kênh 25 mạng truyền hình cáp Sài Gòn tourist (SCTV) ngày 15/7/2008; mạng truyền hình cáp Tây Đô (TP Cần Thơ) ngày 19/8/2008. Từ ngày 30/4/2013 được Bộ Thông tin – Truyền thông cấp phép tăng thời lượng phát sóng truyền hình 24/24 giờ. Với 3 loại hình báo chí: Phát thanh, truyền hình và Website, Đài PT-TH Cà Mau luôn đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình, phản ánh kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong năm 2013 tổng số đề tài được phát sóng trên sóng phát thanh truyền hình là 66.461 đề tài, tổng thời lượng phát sóng trên 32.010 giờ, trên website cập nhật 3.240 tin, 39 phóng sự.  Báo Cà Mau Ngày 21/6/2008, nhân kỷ niệm 83 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Báo Cà Mau đón nhận Huân chương lao động hạng nhì. Tiền thân là báo Chiến chỉ vẻn vẹn 5-7 người, sau là Báo Minh Hải, Báo Cà Mau là Cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Cà Mau - Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Cà Mau, trực thuộc Tỉnh ủy Cà Mau. Cơ cấu tòa soạn hiện nay có 3 phòng chức năng: Phòng Tổ chức- Hành chính, Phòng Biên tập và Phòng phóng viên. Báo Cà Mau hiện có một tờ báo in, khổ 30x40 cm, 12 trang, trong đó có 4 trang in 4 màu ( trang 1, trang 6-7 và trang 12), còn lại 8 trang in 2 màu, xuất bản 4 kỳ/tuần vào các ngày (Thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy) và Trang Báo Cà Mau điện tử: http//www.baocamau.com.vn. Hiện nay, Báo Cà Mau có 48 cán bộ, nhân viên, trong đó 20 phóng viên, nhà báo trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí, có trình độ Đại học trở lên với nhiều chuyên ngành khác nhau như: Báo chí, Ngữ Văn, Luật, Quản trị kinh doanh, Kỹ sư nông nghiệp, Kỹ sư công nghệ thông tin. Đây là đội ngũ nòng cốt thực hiện tất cả tin, bài, ảnh cho từng số báo theo định kỳ. Báo Cà Mau có 30 chuyên trang với nhiều chuyên mục luân phiên nhau trên mặt báo.  Báo ảnh Đất Mũi Báo ảnh Đất Mũi, tiền thân là tờ tin ảnh trực thuộc Ty Văn hoá – Thông tin Minh Hải, được thành lập ngày 27/11/1979. Ngày 19/02/1990, UBND tỉnh Minh
  • 31. 27 Hải (nay là tỉnh Cà Mau) quyết định chuyển Báo ảnh Đất Mũi trực thuộc UBND tỉnh Cà Mau kể từ ngày 1/3/1990 và hoạt động cho đến nay. Trải qua 35 năm hình thành, tồn tại và phát triển, Báo ảnh Đất Mũi đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay, Báo ảnh Đất Mũi là tờ báo ảnh duy nhất của các tỉnh, thành trong cả nước (chỉ Trung ương có Báo ảnh Việt Nam). Báo ảnh Đất Mũi có ban lãnh đạo là Ban biên tập, 5 phòng trực thuộc, có văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tổng số cán bộ, nhân viên 45 người, hiện có 27 người có trình độ đại học các chuyên ngành. Ngoài ra, còn có 1 hội nghề nghiệp là chi hội nhà báo với 18 hội viên. Báo ảnh Đất Mũi có 5 ấn phẩm và báo điển tử, gồm: Báo ảnh Đất Mũi chính, phát hành thứ hai hàng tuần, Báo Đất Mũi cuối tuần, phát hành thứ năm hàng tuần, Báo Đất Mũi Nguyệt san, phát hành hàng tháng, phụ trương Cơ hội vàng, phát hành hàng tháng, báo song ngữ Việt – Khmer, phát hành hàng tháng, Báo Đất Mũi điện tử (www.baoanhdatmui.com.vn). Trong các ấn phẩm trên, Báo ảnh Đất Mũi giữ vai trò tuyên truyền, phổ biến đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh Cà Mau. Những thông tin biển đảo thường xuyên được phản ánh trên tờ báo này. 1.3.3.3 Báo chí Cà Mau với công tác truyền thông về biển, đảo Trong năm 2013, ngoài thực hiện công tác tuyên truyền các nội dung biển, đảo theo Hướng dẫn 74 của Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan thông tin đại chúng của Cà Mau còn tập trung thực hiện nhiệm vụ thông tin biển, đảo theo Kết luận số 119- KL/TU ngày 13/12/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá X) và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ (Khoá XIII) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Trên cơ sở xác định những mặt hạn chế trong việc thực hiện Chiến lược biển tại Cà Mau như kinh tế vùng ven biển có điểm xuất phát rất thấp, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế biển, đảo; cơ cấu ngành kinh tế chủ yếu là khai thác, nuôi trồng
  • 32. 28 thuỷ sản và một vài điểm du lịch nhỏ, chưa có điều kiện để phát triển quy mô lớn; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa được đầu tư đồng bộ; kinh tế cụm đảo chưa phát triển; tình trạng sạt lở ven biển, ven sông xảy ra ngày càng nhiều đe doạ tính mạng và tài sản của nhân dân. Đồng thời, tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển các nước trong khu vực trong khai thác thuỷ sản còn xảy ra, dù ngành chức năng đã tập trung tuyên truyền giáo dục răn đe, ngăn chặn việc hợp đồng khai thác trái phép với các nước lân cận nhưng chưa có hiệu quả. Kết luận 119 cũng đã đưa ra một số chủ trương giải pháp chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh Cà Mau thực hiện. Theo đó, Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ lãnh, chỉ đạo Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT - TH Cà Mau thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân với nhiều nội dung và hình thức về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho ngư dân vùng biển về Luật Biển để hạn chế tình trạng ngư dân vi phạm vùng biển các nước trong khu vực; bảo vệ vững chức chủ quyền, an ninh biển đảo quốc gia; thông tin về đề án chuyển đổi ngành nghề cư dân ven biển để hạn chế các hình thức khai thác thuỷ sản ven bờ, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản; cảnh báo thiên tai, đặc biệt là tình trạng sạt lở đất ven biển, ven sông … Ban Tuyên giáo Cà Mau xác định công tác tuyên truyền biển, đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục của đơn vị; từ đó quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác tuyên truyền biển, đảo, nhất là trên các cơ quan truyền thông đại chúng của tỉnh. Theo đánh giá của Ban Tuyên giáo Cà Mau, Cà Mau có chiến lược biển, đảo riêng. Thời gian qua, các cơ quan thông tin trong tỉnh đã tuyên truyền rất tốt về biển, đảo, nội dung tuyên truyền rất sát với chiến lược biển Việt Nam nói chung, của Cà Mau nói riêng. Báo, đài thường xuyên tuyên truyền để nhân rộng các cách làm hay, các mô hình hiệu quả trong hoạt động khai thác thuỷ sản, giữ gìn và bảo vệ an ninh trên biển, cổ vũ các hoạt động tham gia giữ vững chủ quyền biển, đảo của ngư dân.
  • 33. 29 Ông Đỗ Kiến Quốc, Giám đốc Đài PT-TH Cà Mau, tự khẳng định rằng, các bài viết, chuyên trang, chuyên mục trên trên sóng phát thanh, truyền hình phản ánh khá phong phú, đa dạng, sinh động từ hình thức thể hiện đến nội dung, phân tích làm rõ những định hướng cơ bản về chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia, tỉnh, những nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh trong phát triển kinh tế biển đến năm 2020, kế hoạch của các sở, ngành và địa phương ven biển thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ Cà Mau. Lãnh đạo Báo Cà Mau cũng đã xác định: tuyên truyền nội dung biển, đảo là nhiệm vụ thường xuyên của Báo Cà Mau. Theo đó, Báo Cà Mau tập trung thông tin chiến lược biển quốc gia, những chủ đề biển, đảo nổi bật của Cà Mau. Báo Cà Mau đang mở rộng liên kết với các ngành có liên quan để phát huy hiệu quả truyền thông biển đảo. 1.3.3.4 Đặc điểm công chúng Cà Mau Theo số liệu Điều tra Dân số của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, đến 31/12/2012, dân số tỉnh Cà Mau có 1.219.128 người, xếp vị trí thứ 8 và bằng 7,01% dân số vùng ĐBSCL, bằng 1,37% dân số cả nước; mật độ dân số 230 người/km2, mật độ dân số tỉnh Cà Mau thấp nhất trong các tỉnh ĐBSCL, bằng 53,34% mật độ dân số vùng ĐBSCL và bằng 86,92% mật độ dân số cả nước. Trong đó: Dân số thành thị Cà Mau 263.124 người, chiếm 21,58% dân số của tỉnh, xếp vị trí thứ 7 và chiếm 6,29% dân số thành thị vùng ĐBSCL. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của Cà Mau thấp hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân số sống ở thành thị 22,84%). Dân số nông thôn Cà Mau 956.004 người, chiếm 78,42% dân số của tỉnh, xếp vị trí thứ 8 và chiếm 7,22% dân số nông thôn vùng ĐBSCL. Tỷ lệ dân số sống ở nông thôn của Cà Mau cao hơn tỷ lệ chung của toàn vùng (toàn vùng tỷ lệ dân số sống ở nông thôn 77,16%). Tỷ lệ dân cư vùng biển chiếm 30% dân số toàn tỉnh. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 670.448 người. Cơ cấu lao động theo ngành chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản. Số lao động được đào tạo và có tay nghề, kỹ thuật khoảng 110.000 người, sơ cấp nghề có 30.000 người, trung học chuyên nghiệp 5.000 người, cao đẳng, đại
  • 34. 30 học, trên đại học là 6.500 người. Tỷ lệ lao động ở khu vực I (Nông – lâm – ngư) vẫn chiếm tỷ lệ cao là 74%. Giữa thu nhập, học vấn và thời gian làm việc trong các ngành có mối quan hệ với nhau. Trình độ học vấn thấp chủ yếu là làm trong nông nghiệp và nằm ở nhóm thu nhập thấp. Ở các nhóm thu nhập thấp thời gian làm việc trong nông nghiệp nhiều 55 – 57%, thời gian làm việc trong công nghiệp, xây dựng vào khoảng 15%, và dịch vụ dưới 10%. Nhưng ở nhóm thu nhập cao, thời gian làm việc trong nông nghiệp khoảng 20%, làm công nghiệp và xây dựng khoảng 25 – 30%, làm việc trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 30%. Ở Cà Mau, phần lớn thời gian làm việc là trong nông nghiệp 50%, công nghiệp, xây dựng khoảng 18%, và dịch vụ 18%. Từ những đặc điểm trên đây cho thấy, nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng Cà Mau rất cao. Tiểu kết chương 1 Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề biển, đảo, đặc biệt là hệ thống những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề biển, đảo, cũng như những định hướng tuyên truyền về biển đảo. Đây sẽ là cơ sở cho những phân tích, lý luận về nội dung thông tin về biển, đảo trên báo chí. Chương 1 cũng trình bày nhiệm vụ to lớn của báo chí trong công tác tuyên truyền biển, đảo. Trên cơ sở đó, sẽ tiến hành khảo sát các bài viết về biển, đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau; đồng thời phân tích những ưu, khuyết điểm trong nội dung và hình thức tuyên truyền chủ đề trên các phương tiện thông tin đại chúng này. Tuyên truyền chủ đề biển đảo trên 3 cơ quan thông tin đại chúng chính của Cà Mau nằm trong dòng chảy thông tin biển đảo quốc gia với những nội dung được định hướng theo Hướng dẫn 74 của Ban Tuyên giáo Trung ương nhưng sẽ có những điểm đặc trưng riêng khi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền những chương trình hành động và thành tựu chiến lược biển riêng của Tỉnh. Với những định hướng từ Trung ương đến Tỉnh uỷ, nội dung thông tin về biển đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau hứa hẹn sẽ
  • 35. 31 phong phú, đa dạng bởi nó bao hàm tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch… đặc thù của biển đảo Cà Mau. Đồng thời, tính chất quan trọng trong tuyên truyền biển đảo đã được lãnh đạo 3 cơ quan khẳng định trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình. Tất cả những điều trên đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thông điệp biển đảo được truyền tải hiệu quả tại Cà Mau. Vậy Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau đã tận dụng những lợi thế đó như thế nào trong truyền thông về biển đảo?
  • 36. 32 Biều đồ 2.1: Tỷ lệ tin bài theo nội dung trên Báo Cà Mau CQBĐ BĐKH KINH TẾ ASXH VH-DL 8% 24% 26% 16% 26% CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG ĐIỆP BIỂN, ĐẢO TRÊN BÁO CÀ MAU, BÁO ẢNH ĐẤT MŨI VÀ ĐÀI PT-TH CÀ MAU 2.1 Nội dung biển, đảo trên các loại hình báo chí Trong năm 2013, qua khảo sát, số tin bài liên quan đến chủ đề biển đảo trên Báo Cà Mau là 212, Báo ảnh Đất Mũi là 125, Đài PT-TH Cà Mau là 162. Truyền thông biển, đảo được các phương tiện truyền thông thực hiện với nội dung đa dạng, phong phú. Thông điệp biển đảo trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau được thực hiện theo những nhóm nội dung chính gồm: - Chủ quyền biển đảo (CQBĐ) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) - Kinh tế - An sinh xã hội (AS-XH) - Văn hóa – Du lịch (VH-DL) Tỷ lệ các tin bài phản ánh các nhóm nội dung chính trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau có thể được mô tả theo dạng biểu đồ như sau:
  • 37. 33 Bảng biểu 2.3: Tỷ lệ tin bài theo nội dung trên Báo ản Đất Mũi CQBĐ BĐKH KINH TẾ ASXH VH 16% 8% 40% 20% 16% Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tin bài theo nội dung trên Đài PT-TH Cà Mau CQBĐ BĐKH KINH TẾ ASXH VH-DL 9% 12% 41% 17% 21%
  • 38. 34 2.1.1 Tuyến tin bài về CQBĐ Đây là nhóm nội dung chiếm tỷ lệ lớn trong thông điệp biển, đảo năm 2013 của Báo Cà Mau (thứ 2 với 24% tương đương 50 bài, biểu đồ 2.1), cao nhất đối với nội dung tuyên truyền trên Đài PT-TH Cà Mau (41%, tương đương 66 tin bài, biểu đồ 2.2) và Báo ảnh Đất Mũi (40%, 50 bài, biểu đồ 2.3). Số lượng tin bài về CQBĐ trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau cao, tập trung tuyên truyền 2 mảng là: CQBĐ quốc gia và an ninh biên giới, biển đảo Cà Mau.  Tuyến tin bài về CQBĐ quốc gia Năm 2013 là năm đầu tiên Ban lãnh đạo mới ở Bắc Kinh thi hành chính sách cứng rắn hơn, nguy hiểm hơn trong vấn đề biển đảo nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng cường quốc biển mà Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra, làm cho tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng. Đáng chú ý là Trung Quốc quyết định thành lập Uỷ ban An ninh quốc gia để thống nhất điều hành công tác an ninh biển đảo; củng cố cơ quan quản lý về biển đảo, cải tổ lực lượng chấp pháp trên biển, thành lập Cục Cảnh sát biển thuộc Bộ Công an thống nhất chỉ huy các lực lượng chấp pháp trên biển; tăng cường và mở rộng phạm vi hoạt động của các lực lượng chấp pháp trên biển; Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc thành lập “Trung tâm nghiên cứu hải đảo”… Năm 2013, Trung Quốc không ngừng củng cố các cơ sở ở “Tam Sa”, thành lập “Đài PT-TH Tam Sa”; tổ chức các tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa… Các lực lượng chấp pháp của Trung Quốc (Hải giám, Kiểm ngư) tăng cường trấn áp, truy đuổi, đối xử thô bạo, đập phá, hành hung ngư dân Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Vụ việc hết sức nghiêm trọng là ngày 20/3/2013, tàu chấp pháp Trung Quốc đã bắn cháy cabin tàu cá QNg 96382 TS của tỉnh Quảng Ngãi tại khu vực quần đảo Hoàng Sa; ngày 20/5/2013, tàu Trung Quốc xua đuổi, đâm va gây vỡ tàu QNg 90917 TS của ngư dân Quảng Ngãi ở khu vực Nam Tri Tôn, Hoàng Sa. Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá từ 12 độ vĩ Bắc trở lên ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến 01/8/2013, vi phạm vào vùng biển của các nước Việt Nam, Philippines.
  • 39. 35 Trước diễn biến phức tạp, căng thẳng trên biển Đông, các phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước, trong đó có Cà Mau có những bài viết khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa, cũng như lên án thái độ ngang ngược của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam. Trong phóng sự truyền hình “Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ CQBĐ” (tác giả Quách Mến, chương trình thời sự 18giờ 30 ngày 20/6/2013) khẳng định “… Ngày 23/6/1994 tại kì họp thứ 5, Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa IX đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế. Toàn Đảng, toàn quân và dân Cà Mau vẫn đang từng ngày, từng giờ, từng phút hướng về biển Đông, một lòng ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trên biển Đông, kịch liệt phản đối hành động ngày càng leo thang của phía Trung Quốc, quyết đấu tranh gìn giữ hòa bình, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc”. Trên Báo ảnh Đất Mũi có bài tổng hợp “Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông” (ngày 20/5). Theo đó, bài báo dẫn nguồn “Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị, việc Trung Quốc đơn phương thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị”. Báo ảnh Đất Mũi còn thông tin "Từ ngày 15/6 bắt đầu chiến dịch Kết nối biển Đông” (Thái Thanh, số ra ngày 24/6), theo đó “Đây là chiến dịch toàn cầu
  • 40. 36 nhằm vận động, kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài để mua thiết bị thông tin liên lạc cho ngư dân phục vụ thông tin liên lạc phòng chống thiên tai và góp phần bảo vệ CQBĐ”. Đồng thời Báo ảnh Đất Mũi còn đăng tải những tin bài khẳng định CQBĐ của Việt Nam như: “Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những việc làm sai trái tại khu vực Hoàng Sa (tin mạng, số ra ngày 22/4), Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử (tin từ Báo điện tử Đảng Cộng sản, ngày 8/7). Từ năm 2006, khi chưa có Nghị quyết T.Ư 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Quân chủng Hải quân đã chủ động đề xuất Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương cho phép Quân chủng đến từng địa phương ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và Chủ động mời đại diện các cơ quan trung ương, các ngành, địa phương, chức sắc tôn giáo, kiều bào ta ở nước ngoài, đại biểu 54 dân tộc anh em, các nhà doanh nghiệp... đến Trường Sa, Nhà giàn DK1. Tham gia chuyến đến Trường Sa của Quân chủng Hải quân trong năm 2013, phóng viên, cộng tác viên của Báo Cà Mau có một số bài phản ánh, phóng sự ảnh về Trường Sa như “Tự hào Trường Sa” (Nguyễn Thanh Dũng, ra ngày thứ Tư, 22/5/2013), “Đá Thị - Sơn Ca: Vững vàng nơi đầu sóng …” (tác giả Võ Thanh Quang”, số thứ Tư, 29/5), “Ấm tình biển, đảo quê hương”, (tác giả Tiến Sơn, số thứ Bảy, ngày 1/6), “Tiếng gọi Trường Sa” (tác giả Tạ Hoàng Nguyên, số thứ Hai, ngày 3/6) ghi nhận tình cảm người dân đất liền hướng về Trường Sa, những khó khăn, tinh thần trách nhiệm quên mình của cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia... Đặc biệt trong bài “Thiêng liêng Trường Sa” (số ra ngày thứ Bảy 25/5), tác giả Đỗ Thuỳ Mai đã giới thiệu một cách tổng quát về đời sống, ý chí kiên cường bảo vệ CQBĐ của người dân và chiến sĩ đang sinh sống và chiến đấu trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa “Các đảo ở Trường Sa bây giờ thay đổi nhiều lắm. Không còn trơ trọi những bãi cát đá san hô, không vắng bóng cây xanh, không quá khan hiếm nước ngọt như trước. Ngay ở những đảo chìm hay các nhà giàn, phòng ốc cũng chu đáo, sạch sẽ, bếp ăn nấu bằng dầu, có tủ lạnh, ngoài ban công là
  • 41. 37 những vườn rau xanh um như lá lốt, mồng tơi, ngò, húng lủi, tía tô, cải xanh... Những tên đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Côlin, Sinh Tồn Đông, Đá Tây C... tên nào cũng gợi lên những hình ảnh đẹp về cuộc sống của quân dân trên biển đảo đang ngày đêm vượt sóng, đạp gió giữ yên biển trời Tổ quốc ». Ông Trịnh Xuân Dũng, Tổng Biên tập Báo ảnh Đất Mũi, cho biết: Để tổ chức, thực hiện tin, bài về CQBĐ, ngoài đặt hàng cộng tác viên có điều kiện tiếp cận các điểm nóng về CQBĐ quốc gia như quần đảo Trường Sa, nhà giàn, Báo ảnh Đất Mũi thường dẫn nguồn các báo chính thống các tin, bài nội dung này. Điều này tạo sự phong phú, đầy đủ cho nội dung tuyên truyền biển, đảo trên Báo ảnh Đất Mũi. Ông Dương Thanh Hưởng, Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông, nhận xét, trong điều kiện tiếp cận các điểm nóng về CQBĐ quốc gia còn hạn chế, nhưng Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau vẫn tạo được nguồn tin, bài về nội dung này theo cách riêng, khá tốt. Khai thác văn bản luật, tin, bài từ báo khác, phân công phóng viên, đặt hàng cộng tác viên tham gia đoàn thăm Trường Sa. Có thể thấy, các cơ quan báo chí Cà Mau, trong năm 2013, vẫn không đứng ngoài cuộc việc tuyên truyền phản ánh diễn biến, tình hình tranh chấp CQBĐ, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ CQBĐ quốc gia cho người dân trong tỉnh.  Tuyến tin bài An ninh biên giới, biển đảo Cà Mau Chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các tin bài CQBĐ trên Báo Cà Mau (35 tin bài, tỷ lệ 70%), Báo ảnh Đất Mũi (33 bài, 66%), Đài PT-TH Cà Mau (45 tin bài, 82%), tuyến tin bài an ninh biên giới, biển đảo Cà Mau phản ánh khá toàn diện công tác của lực lượng biên phòng, ngư dân trong việc bảo vệ CQBĐ. Nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân hướng về biên giới, hải đảo. Trong thời gian qua, Bộ đội biên phòng Cà Mau đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới xoá đói, giảm nghèo, xoá mù chữ, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; chủ động đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm trên biên giới, đặc biệt là tội phạm buôn bán ma túy; bắt cóc trẻ em và mua bán người, góp phần quan trọng cùng các lực lượng giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển của tỉnh.
  • 42. 38 Các hoạt động tuyến sau hướng về biên giới, hải đảo; phong trào nhận kết nghĩa, đỡ đầu các xã, thị trấn và các đồn biên phòng đã được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các địa phương quan tâm và tổ chức phối hợp thực hiện ngày càng hiệu quả, tiêu biểu là: Cuộc vận động "Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo". Và hiện nay đơn vị đang đẩy mạnh việc thực hiện Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng nông thôn mới. Cùng với những mặt công tác đó, trong phóng sự phát thanh “Bảo vệ biên giới sức mạnh từ nhân dân” (Lê Khoa, phát ngày 24/5) đã đề cập rất cụ thể những công việc mà lực lượng bộ đội biên phòng Cà Mau trong công tác bảo vệ giữ vững an ninh biên giới, CQBĐ. “Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác Biên phòng nắm chắc tình hình trên biển. Duy trì thực hiện tốt quy chế phối hợp với vùng 5 Hải quân, vùng Cảnh sát biển 4, Hải đoàn BP 28 và các ngành chức năng trong trao đổi thông tin, thông báo tình hình, điều tra, xác minh, xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra, không để bị động bất ngờ. Phối hợp với các lực lượng tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển của nước CHXHCN Việt Nam”. Hay “Đến nay, các đồn biên phòng trong tỉnh xây dựng được 10 đội tàu/104 phương tiện/892 thuyền viên. Các đội tàu đã phát hiện và thông báo cho các đồn biên phòng 255 nguồn tin có giá trị; phối hợp bắt giữ 4 vụ, 9 tàu, 2 xà lan quốc tịch Thái Lan và Indonesia neo đậu, nhập cảnh trái phép, đánh bắt trộm thuỷ hải sản”, (Luật biển đến với ngư dân – Lê Khoa, Báo Cà Mau ra ngày thứ Hai 9/9). Điểm nổi bật trong công tác bảo vệ CQBĐ ở Cà Mau là tỉnh đã xây dựng được “những cột mốc sống chủ quyền trên biển”, đó là những ngư dân luôn cảnh giác trước sự xâm nhập trái phép vùng biển nước ta của các tàu khai thác thuỷ sản nước ngoài. Điều này đã được các phóng viên, cộng tác viên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi và Đài PT-TH Cà Mau ghi nhận trong rất nhiều bài viết, phóng sự truyền hình, phát thanh.
  • 43. 39 Đó là “Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ chủ quyền biên giới biển, ngư dân trong tỉnh nói chung và ngư dân Sông Đốc nói riêng đã không sao nhãng trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển trong quá trình đánh bắt ngoài khơi. Ngư dân Bùi Hoàng Đệ (Khóm 1, thị trấn Sông Đốc) có hơn 20 năm bám biển, chia sẻ: “Là ngư dân sống với nghiệp biển mấy chục năm nay, tôi và những ngư dân khác không lúc nào quên nghĩa vụ thiêng liêng của mình là bảo vệ chủ quyền biên giới biển. Khai thác trên biển, hễ thấy tàu lạ hay tàu khả nghi là tôi báo ngay cho Đồn Biên phòng Sông Đốc để họ có biện pháp xử lý kịp thời. Bởi trong thâm tâm chúng tôi, bảo vệ chủ quyền trên biển cũng đồng nghĩa với bảo vệ chén cơm, manh áo của mình” (Ngư dân Sông Đốc bảo vệ chủ quyền biển, tác giả Ban Mai, Báo ảnh Đất Mũi, số ra ngày 9/2) “Anh Huỳnh Văn Nhật, Chủ tàu CM: 99392 tại Sông Đốc, tự hào cho biết: “Nhờ thường xuyên được lực lượng biên phòng tuyên truyền, hướng dẫn mà tôi biết được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo. Cách đây mấy năm, chính tôi phát hiện có 4 chiếc tàu đánh cá của Thái Lan vi phạm vùng biển của Việt Nam, tôi thông báo cho BĐBP nên lực lượng tuần tra ra kịp thời bắt giữ và đưa về cửa Sông Đốc xử lý. Cũng nhờ giữ liên lạc thường xuyên với đài canh thông tin liên lạc của biên phòng mà tàu của chúng tôi tránh được nhiều đợt bão xa và áp thấp nhiệt đới” (Những “cột mốc sống” trên biển, tác giả Lê Khoa, Báo Cà Mau xuân 2013). Ngư dân Cà Mau có nhiều hình thức liên kết trong khai thác thuỷ sản kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự ra đời của “Tổ hợp tác đành bắt trên biển” là 1 ví dụ. Ngoài ý nghĩa về tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau trong sản xuất, cứu nhau khi có bão và sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển, hỗ trợ trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hậu cần nghề cá, nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế chuyến biển..., tổ hợp tác đánh bắt còn có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh, giữ vững an toàn trật tự trên biển, đảo và khu vực biên giới biển. Tạo ra được một kênh thông tin quan trọng từ biển về đất liền và ngược lại”, (Tổ hợp tác đánh bắt trên biển – Góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, Báo Cà Mau, Phương Lài, ra ngày thứ Hai 21/10).