SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
1
Phần I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC
1.1. TỔ CHỨC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC
1.1.1. Khái niệm và những đặc trƣng cơ bản của tổ chức
Tổ chức thường được hiểu như là tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt
động trong những hình thái cơ cấu nhất định để đạt được những mục đích chung.
- Mọi tổ chức đều mang tính mục đích. Đây là yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ tổ
chức nào. Mặc dù mục đích của các tổ chức khác nhau có thể là khác nhau
- Mọi tổ chức đều là đơn vị xã hội bao gồm nhiều người. Những người đó có
chức năng nhất định trong hoạt động của tổ chức, có quan hệ với nhau trong những
hình thái cơ cấu nhất định.
- Mọi tổ chức đều hoạt động theo những cách thức nhất định để đạt mục đích –
các kế hoạch.
- Mọi tổ chức đều phải thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được
mục đích của mình. Các tổ chức, bất kỳ loại gì, vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, lớn hay
nhỏ đều dùng đến bốn nguồn lực chủ yếu: Nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin.
- Mọi tổ chức hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các tổ chức khác
- Mọi tổ chức đề cần đến những nhà quản trị, chịu trách nhiệm liên kết, phối
hợp những con người bên trong và bên ngoài tổ chức cùng những nguồn lực khác để
đạt được mục đích với hiệu quả cao.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của tổ chức
- Tìm hiểu và dự báo những xu thế biến động của môi trường để trả lời những
câu hỏi: Môi trường đòi hỏi gì ở tổ chức? Môi trường tạo ra cho tổ chức cơ hội và
thách thức nào?
- Tìm kiếm và huy động các nguồn vốn cho hoạt động của tổ chức.
- Tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho quá trình tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ
của tổ chức như nguyên vật liệu, năng lượng, máy móc, nhân lực....
- Tiến hành tạo ra các sản phẩm dịch vụ của tổ chức – quá trình sản xuất
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.
- Thu được lợi ích cho tổ chức và phân phối lợi ích cho những người tạo nên tổ
chức và các đối tượng tham gia vào hoạt động của tổ chức.
- Hoàn thiện, đổi mới các sản phẩm, dịch vụ, các quy trình hoạt động cũng như
tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, các quy trình hoạt động mới.
2
- Đảm bảo chất lượng các hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ tổ chức.
Có thể khái quát quá trình các hoạt động cơ bản như sau:
1.2. QUẢN TRỊ TỔ CHỨC
1.2.1. Quản trị và các dạng quản trị
Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản trị được chia thành ba dạng chính:
- Quản trị giới vô sinh: nhà xường, ruộng đất hầm mỏ, máy móc, thiết bị...
- Quản trị giới sinh vật: vật nuôi, cây trồng...
- Quản trị xã hội loài người: doanh nghịêp, gia đình...
Tất cả các dạng quản trị đều mang những đặc điểm chung sau đây:
- Để quản trị được phải tồn tại một hệ quản trị bao gồm hai phân hệ: chủ thể
quản trị và đối tượng quản trị.
- Phải có một hoặc một tập hợp mục đích thống nhất cho cả chủ thể và đối
tượng quản trị.
- Quản trị bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều. Quản
trị là một quá trình thông tin.
- Quản trị bao giờ cũng có khả năng thích nghi.
1.2.2. Quản trị tổ chức
Quản trị tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các
nguồn lực và các hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết
quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Quá trình quản trị
Phối hợp
hoạt động
Lập kế hoạch
Lãnh đạo
Kiểm tra Tổ chức
Kết quả
-Đạt mục đích
- Đạt mục tiêu
+ Sản phẩm
+ Dịch vụ
- Hiệu quả cao
Các nguồn lực
- Nhân lực
- Tài lực
- Vật lực
- Thông tin
Nghiên
cứu môi
trường
Có được
vốn
Có được
các đầu
vào
Sản xuất Phân
phối sản
phẩm
Phân
phối lợi
ích
Không ngừng đổi mới và đảm bảo chất lượng
3
Quản trị tổ chức thường được xem xét trên hai phương diện cơ bản: tổ chức –
kỹ thuật và kinh tế xã hội
Về phương diện tổ chức – kỹ thuật, quản trị tổ chức phải trả lời các câu hỏi:
- Làm quản trị là làm gì? Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra
- Đối tượng chủ yếu của quản trị là gì? Là những mối quan hệ con người bên
trong và bên ngoài tổ chức.
- Quản trị được tiến hành khi nào? Quản trị là những quá trình được thực hiện
liên tục theo thời gian.
- Mục đích của quản trị tổ chức là gì? là thực hiện các mục đich của tổ chức với
hiệu quả cao nhất.
Về phương diện kinh tế – xã hội, quản trị tổ chức phải trả lời các câu hỏi:
- Tổ chức được thành lập và hoạt động vì mục đích gì?
- Ai nắm quyền lãnh đạo và điều hành tổ chức?
- Ai là đối tượng và khách thể của quản trị?
- Giá trị gia tăng nhờ hoạt động quản trị thuộc về ai?
1.2.3. Các chức năng quản trị
1.2.3.1 Phân theo quá trình quản trị
- Lập kế hoạch (là quá trình thiết lập các mục tiêu và phương thức hành động
thích hợp để đạt mục tiêu).
- Tổ chức (là xây dựng những hình thái cơ cấu nhất định để đạt mục tiêu và
đảm bảo nguồn nhân lực theo cơ cấu).
- Lãnh đạo (là quá trình chỉ đạo và thúc đẩy các thành viên làm một cách tốt
nhất).
- Kiểm tra (là quá trình giám sát và chấn chỉnh các hoạt động để đảm bảo việc
thực hiện theo kế hoạch).
1.2.3.2. Phân theo hoạt động của tổ chức
- Quản trị lĩnh vực Marketing
- Quản trị lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
- Quản trị sản xuất
- Quản trị tài chính
- Quản trị nguồn nhân lực
- Quản trị chất lượng
4
- Quản trị các dịch vụ hỗ trơ cho tổ chức
1.2.4. Vai trò của quản trị tổ chức
- Quản trị giúp các tổ chức và các thành viên thấy rõ mục đích và hướng đi của
nó.
- Quản trị phối hợp các nguồn lực của tổ chức (Nhân lực, vật lực, tài lực, thông
tin) để thực hiện mục đích của tổ chức với hiệu quả cao.
- Quản trị giúp các tổ chức thích nghi với môi trường, nắm bắt tốt hơn các cơ
hội, giảm bớt tác động tiêu cực.
1.2.5. Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề
- Quả trị là một khoa học: Các quan hệ quản trị mang tính quy luật đó là các
quy luật kinh tế, công nghệ, xã hội... Các nhà quản trị sẽ đạt kết quả mong muốn chỉ
khi họ nhận thức và vận dụng các quy luật trong qúa trình quản trị
- Quản trị là một nghệ thuật: phụ thuộc vào các yếu tố như: di chuyền, đạo đức,
nhân cách, kinh nghiệm, và cơ may vận rủi.......
- Quản trị là một nghề: Có thể đi học quản trị nhưng thành công hay không? có
giỏi nghề hay không? lại còn tuỳ thuộc và nhiều yếu tố của nghề (học ở đâu, ai dạy,
cách học nghề ra sao, chương trình thế nào? người dạy có thực tâm truyền nghề hay
không.....
1.3. LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC
1.3.1. Hệ thống và lý thuyết hệ thống
Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại
nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những
thuộc tính mới gọi là “tính trồi”, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định.
Căn cứ để xác định một hệ thống sẽ là:
1- Có nhiều bộ phận hợp thành hay các phần tử, các bộ phận này có quan hệ
chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng đến nhau một cách có quy luật.
2- Bất kỳ sự thay đổi nào của một phần tử đều ảnh hưởng đến các phần tử khác
và hệ thống và mọi thay đổi của hệ thống đều ảnh hưởng đến các phần tử.
3- Các phần tử hợp thành một thể thống nhất và làm xuất hiện tính trồi mà ở
các phần tử riêng lẻ không có.
Lý thuyết hệ thống là khoa học nghiên cứu các quy luật về sự ra đời, hoạt động
và biến đổi của các hệ thống nhằm quản trị các hệ thống.
1.3.2. Các thành phần cơ bản của hệ thống
5
- Phần tử của hệ thống là tế bào nhỏ nhất của hệ thống, mang tính độc lập tương
đối, thực hiện chức năng nhất định và không thể phân chia thêm được nữa dưới giác
độ hoạt động của hệ thống.
- Môi trường của hệ thống là tập hợp các yếu tố không thuộc hệ thống nhưng lại
có quan hệ tương tác với hệ thống.
- Đầu vào của hệ thống là các loại tác động có thể có từ môi trường lên hệ
thống.
- Đầu ra của hệ thống là các phản ứng trở lại của hệ thống đối với môi trường.
- Mục tiêu của hệ thống là trạng thái mong đợi, cần có và có thể có của hệ thống
sau một thời gian nhất định.
- Chức năng của hệ thống là những nhiệm vụ mà hệ thống phải thực hiện, là khả
năng của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra.
- Nguồn lực của hệ thống là tập hợp các yếu tố mà hệ thống sử dụng được để
thực hiện mục tiêu của mình.
- Cơ cấu của hệ thống là hình thức cấu tạo của hệ thống, phản ánh sự sắp xếp có
chật tự của các phân hệ, bộ phận và phần tử cũng như các quan hệ giữa chúng theo
một dấu hiệu nhất định.
- Hành vi của hệ thống là tập hợp các các đầu ra có thể có của hệ thống trong
một khoảng thời gian nhất định.
- Trạng thái của hệ thống là khả năng kết hợp giữa các đầu vào và đầu ra của hệ
thống xét ở một thời điểm nhất định.
- Quy đạo của hệ thống là chuỗi các trạng thái nối hệ thống từ trạng thái đầu về
trạng thái cuối trong một khoảng thời gian nhất định.
- Động lực của hệ thống là những kích thích đủ lớn để gây ra các biến đổi hành
vi của các phần tử hoặc của cả hệ thống.
- Cơ chế của hệ thống là phương thức hoạt động hợp với quy luật khách quan
vốn có của hệ thống, là điều kiện để cơ cấu phát huy tác dụng.
1.3.3. Nghiên cứu hệ thống
1.3.3.1. Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm nghiên cứu hệ thống là tổng thể các yếu tố chi phối quá trình thông
tin và đánh giá hệ thống. Quan điểm nghiên cứu giúp chúng ta trả lời câu hỏi: trong
quá trình nghiên cứu cần đạt được những thông tin nào. Việc đánh giá hệ thống dựa
vào những tiêu chí nào?
Quan điểm vĩ mô
6
Quan điểm vĩ mô là quan điểm nghiên cứu hệ thống nhằm trả lời các câu hỏi
sau về hệ thống:
- Mục tiêu, chức năng của hệ thống là gì?
- Môi trường của hệ thống là gì?
- Đầu ra và đầu vào của hệ thống là gì?
Đây là quan điểm nghiên cứu tổ chức của những cơ quan quản lý nhà nước.
Cũng chính vì vậy quản lý nhà nước được gọi là quản lý vĩ mô.
Quan điểm vi mô
Quan điểm nghiên cứu vi mô là quan điểm nghiên cứu nhằm có được đầy đủ
thông tin về hệ thống:
- Mục tiêu chức năng của hệ thống?
- Môi trường của hệ thống?
- Đầu vào đầu ra của hệ thống?
- Cơ cấu của hệ thống?
- Nguồn lực của hệ thống?
- Trạng thái của hệ thống?
- Cơ chế của hệ thống?
- Động lực của hệ thống? v.v.
Quan điểm hỗn hợp là quan điểm kết hợp cả hai quan điểm trên có được thông
tin tuỳ theo mục đích nghiên cứu.
1.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống
- Phương pháp mô hình hoá
Phương pháp mô hình hoá là phương pháp nghiên cứu hệ thống thông qua các
mô hình về hệ thống
Trình tự sử dụng phương pháp mô hình hoá bao gồm các bước:
1- Xác định vấn đề nghiên cứu
+ Xác đinh ý đồ và mục tiêu nghiên cứu
+ Xác định đối tượng và nội dung nghiên cứu
+ Thu thập thông tin về đối tượ
ng theo nội dung cần thiết
2- Xây dựng mô hình
7
3- Phân tích mô hình và tiến hành dự báo
4- Ra quyết định quản trị hệ thống
- Phương pháp “hộp đen”
- Phương pháp tiếp cận hệ thống là phương pháp nghiên cứu hệ thống bằng
cách phân tích hệ thống thành những phân hệ nhỏ hơn mang tính độc lập tương đối
trong khi vẫn quan tâm đến các mối liên hệ ràng buộc giữa chúng.
1.3.4. Điều khiển và điều chỉnh hệ thống
Điều khiển hệ thống là quá trình tác động liên tục lên hệ thống để hướng hành
vi của nó tới mục tiêu đã định trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Hệ thống điều khiển được phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Hệ thống phải có cơ cấu rõ ràng với hai phân hệ là chủ thể điều khiển và đối
tượng điều khiển.
- Hệ thống phải có mục tiêu.
- Quá trình điều khiển là quá trình thông tin với 4 nguyên tắc cơ bản:
<1>Hệ thống phải có khả năng cảm nhận
<2>Hệ thống phải gắn thông tin nhận được với các tiêu chuẩn hoạt động chỉ hướng
cho hành vi của hệ
<3>Phải có khả năng phát hiện những lệch lạc đối với các tiêu chuẩn.
<4>Phải đề ra được các biện pháp sửa đổi khi xuất hiện các chênh lệch.
Quá trình điều khiển hệ thống (4 bước)
<1>Chủ thể điều khiển xác định mục tiêu điều khiển.
<2>Thu thập và xử lý các thông tin về môi trường và đối tượng điều khiển.
<3>Xây dựng phương án và chọn phương án tối ưu và truyền đạt cho đối tượng
thực hiện.
<4>Đối tượng thực hiện điều chỉnh hành vi theo tác động chỉ dẫn của chủ thể
Điều chỉnh và các phương pháp điều chỉnh.
- Phương pháp khử nhiễu (Phòng ngừa, mai rùa, bao cấp).
- Phương pháp bồi nhiễu (Bảo hiểm).
- Phương pháp chấp nhận sai lệch.
1.4. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ HỌC
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
8
Quản trị học có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ phát sinh trong quá trình
hoạt động của các tổ chức.
Quản trị học nghiên cứu các mối quan hệ con người nhằm tìm ra những quy
luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó trong quá trình tác động lên con người,
thông qua đó mà tác động lên các yếu tố vật chất và phi vật chất khác như vốn, vật tư,
năng lượng, trang thiết bị...một cách có hiệu quả.
1.4.2. Quản trị học là một khoa học liên ngành
Quản trị học là một môn khoa học liên ngành vì nó sử dụng tri thức của nhiều khoa
học khác nhau như kinh tế học, chính trị học, tâm lý học.
1.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của quản trị học
Ngoài các phương pháp chung sử dụng cho nhiều ngành khoa học như duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp toán, thông kê, tâm lý và xã hội học..., quản
trị học lấy phương pháp phân tích hệ thống làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu của
mình.
1.4.4. Nội dung của môn quản trị học
Môn quản trị học chứa đựng những nội dung cơ bản sau đây:
- Cơ sở lý luận và phương pháp luận của khoa học quản trị.
Quản trị mang tính khoa học, vì chỉ có nắm vững và tuân thủ đúng đòi hỏi của
các quy luật khách quan xảy ra trong quá trình hoạt động của các tổ chức mới đảm bảo
cho việc quản trị đạt được kết quả mong muốn.
- Quá trình ra quyết định quản trị và đảm bảo thông tin cho các quyết định.
Quản trị chính là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.
Nguyên liệu để ra quyết định là thông tin quản lý có được thông qua quá trình thu thập
dữ liệu, chọn lọc dữ liệu, xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho những người ra quyết
định.
- Các chức năng quản trị.
Đây chính là nội dung cốt lõi của giáo trình.
- Đổi mới các hoạt động quản trị tổ chức.
9
Chƣơng 2
VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀ CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ HỌC
2.1. VẬN DỤNG QUY LUẬT TRONG QUẢN TRỊ
2.1.1. Khái niệm
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến, bền vững thường xuyên lặp
đi lặp lại của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định.
2.1.2. Đặc điểm của quy luật
- Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của quy luật chưa có, ngược
lại cũng không thể xoá bỏ được quy luật nếu điều kiện tồn tại của nó vẫn còn.
- Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận
biết được nó hay không.
- Các quy luật đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất, nhưng khi sử
lý cụ thể thường chỉ do một hoặc một số quy luật quan trọng chi phối.
2.1.3. Cơ chế sử dụng các quy luật
- Phải nhận biết được quy luật. Quá trình nhận thức quy luật bao gồm hai giai
đoạn: Nhận biết các hiện tượng thức tiễn và qua các phân tích khoa học, lý luận.
- Tổ chức các điều kiện chủ quan của tổ chức để cho xuất hiện các điều kiện
khách quan mà nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng.
- Tổ chức thu thập và sử lý thông tin sai phạm, ách tắc do việc không tuân thủ đòi
hỏi của các quy luật khách quan.
2.1.4. Phân loại
- Các quy luật tự nhiên – kỹ thuật.
- Các quy luật kinh tế – xã hội.
- Các quy luật tậm lý.
- Các quy luật tổ chức quản trị.
2.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ
2.2.1. Khái niệm
Các nguyên tắc quản trị là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các
cơ quan quản trị và các nhà quản trị phải tuân thủ trong quá trình quản trị.
2.2.2. Vị trí của các nguyên tắc
Nguyên tắc đóng vai trò kim chỉ nam đối với lý luận và chính sách để tìm ra
những hình thức, phương pháp cụ thể và đặc thù của quản trị.
10
2.2.3. Căn cứ hình thành nguyên tắc
- Mục tiêu của tổ chức.
- Đòi hỏi của quy luật khách quan liên quan đến sự tồn tại và phát triển của tổ
chức.
- Các ràng buộc của môi trường.
- Thực trạng và xu thế phát triển của tổ chức.
2.2.4. Các nguyên tắc quản trị cơ bản
2.2.4.1. Nhóm các nguyên tắc quản trị chung
- Nguyên tắc mối liên hệ ngược.
Là nguyên tắc đòi hỏi chủ thể trong quá trình quản trị phải nắm chắc được hành
vi của đối tượng thông qua thông tin phản hồi về các hành vi đó.
- Nguyên tắc bổ sung ngoài.
- Nguyên tắc độ đa dạng cần thiết.
- Nguyên tắc phân cấp.
- Nguyên tắc khâu xung yếu.
- Nguyên tắc thích nghi với môi trường.
2.2.4.2. Nhóm các nguyên tắc quản trị các tổ chức kinh tế- xã hội
- Tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội.
- Tập trung dân chủ.
- Kết hợp hài hoà các lợi ích.
- Chuyên môn hoá.
- Biết mạo hiểm.
- Hoàn thịên không ngừng.
- Tiết kiệm và hiệu quả.
2.3. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN TRỊ
2.3.1. Coi trọng việc hoàn thiện hệ thống nguyên tắc quản trị
Nguyên tắc quản trị vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Nhận
thức của nhà quản trị luôn có giới hạn trong khi quá trình quản trị diễn ra rất đa dạng
và thay đổi thường xuyên.
2.3.2. Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc quản trị
11
Mỗi nguyên tắc đều có mục đích, nội dung và yêu cầu riêng đối với quá trình
quản trị. Bởi vậy khi ra quyết định quản trị, khi phân tích thực trạng của tổ chức phải
làm rõ đâu là quan điểm nguyên tắc cơ bản ở bậc quy luật, tức là thuộc bản chất, đâu là
nguyên tắc thuộc thể chế cụ thể. Cần thấy rằng quy luật, nguyên tắc nằm trong hệ
thống, và trong hệ thống đó, quy luật nguyên tắc cũng có hệ thống thứ bậc của nó. Có
các quy luật nguyên tắc cơ bản so với quy luật nguyên tắc khác.
Từ đó phải vận dụng tổng hợp các nguyên tắc quản trị trong việc xây dựng cơ
chế, chính sách, công cụ, phương pháp, cơ cấu tổ chức bộ máy.
2.3.3. Lựa chọn hình thức và phƣơng pháp vận dụng nguyên tắc
Hệ thống nguyên tắc chi phối việc hình thành các quyết định quản trị ở tầm vĩ
mô và vi mô. Tuy nhiên phải tuỳ thuộc và đối tượng quản trị cấp quản trị và những
điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể để lựa chọn và quyết định hình thức, phương pháp
vận dụng các nguyên tắc quản trị. Đây chính là cơ sở để nâng cao chất lượng và hiệu
quả thực hiện các chức năng quản trị. Làm cho các hoạt động quản trị không chỉ là
những tác động mang tính tác nghiệp đơn thuần mà còn mang tính xã hội sâu sắc.
2.3.4. Cần có quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc vận dụng các nguyên
tắc quản trị
Trong quá trình quản trị, hệ thống nguyên tắc giữ vai trò định hướng cho việc
hình thành các quyết định quản trị, bao gồm phương pháp, cơ chế, công cụ, tổ chức bộ
máy quản trị... Chính vai trò định hướng đó đã quy định tính toàn diện và tính hệ thống
của nguyên tắc quản trị, tạo nên nền tảng cho việc khai thác tối đa tiềm năng của tổ
chức để tăng trưởng và phát triển.
12
Chƣơng 3
QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
3.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
3.1.1. Khái niệm quyết định quản trị
Quyết định quản trị là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm đặt ra
mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã
chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin
về tổ chức và môi trường.
Mỗi quyết định quản trị nhằm trả lời một hoặc một số các câu hỏi sau: Tổ chức
cần làm gì? khi nào làm cái đó? làm trong bao lâu? Ai làm? Và làm như thế nào?
3.1.2. Đặc điểm của quyết định quản trị
- Quyết định quản trị là quyết định của tổ chức mà người đưa ra và có trách
nhiệm về quyết định là cá nhân hoặc tập thể các nhà quản trị ở các cấp, các bộ phận
khác nhau của tổ chức. Quyết định quản trị là sản phẩm riêng có của các nhà quản trị
và các tẩp thể quản trị. Chỉ có những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được phép
đưa ra các quyết định quản trị.
- Quyết định quản trị luôn gắn với các vấn đề của tổ chức. Trong quá trình hoạt
động của các tổ chức luôn xuất hiện những vấn đề mà tổ chức cần phải khắc phục, giải
quyết. Việc khắc phục những vấn đề đó được thực hiện bởi một hoặc một số các quyết
định quản trị.
3.1.3. Các loại quyết định quản trị
- Theo thời gian
- Theo tầm quan trọng
- Theo phạm vi điều chỉnh
- Theo tính chất
- Theo quy mô nguồn lực sử dụng để thực hiện các quyết định
- Theo cấp quyết định
- Theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức
- Quyết đinh đã được chương trình hoá và chưa được chương trình hoá
Khi một vấn đề cụ thể thường xuyên nảy sinh, những nhà quản trị sẽ xây dựng
một thủ tục thường lệ để giải quyết nó. Vì vậy những quyết định đã chương trình hoá
có những giải pháp lặp đi lặp lại. Những quyết định như vậy cần được đưa ra không có
sự kéo dài thời gian không cần thiết và nỗ lực giành cho chúng.
13
Quy trình tuyển dụng
Khi một vấn đề có chứa đựng những yếu tố mà nhà quản trị chưa hề gập phải
hay một vấn đề phức tạp, vô cùng quan trọng đòi hỏi phải có một giải pháp khác và có
thể là duy nhất. Những quyết định chưa được chương trình hoá là những giải pháp của
những vấn đề mới và không có cấu trúc
Quyết định Vấn đề Thủ tục Vi dụ
Đã chương trình hoá Lặp lại, thường lệ Quy tác, các thủ
tục, các chính sách
Thanh toán lương
Chưa chương trình hoá Phức tạp, mới Giải quyết vấn đề
sáng tạo
Đưa ra sản phẩm
mới
3.1.4. Yêu cầu đối với quyết định quản trị
- Yêu cầu về tính hợp pháp
+ Quyết đinh đưa ra trong thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân.
+ Quyết định không trái với nội dung mà pháp luật quy định
+ Quyết định được ban hành đúng thủ tục và thể thức.
- Yêu cầu về tính khoa học
+ Quyết định phải phù hợp với định hướng và mục tiêu của tổ chức.
+ Quyết định phù hợp với quy luật, các xu thế khách quan, các nguyên tắc và
nguyên lý khoa học
+ Quyết định đưa ra trên cơ sở vận dụng các phương pháp khoa học
+ Quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể, với tình huống cần đưa ra quyết
định, kể cả thế và lực cũng như môi trường tổ chức
- Yêu cầu về tính thống nhất
+ Các quyết định được ban hành bởi các cấp và các bộ phận chức năng phải
thống nhất theo cùng một hướng. Hướng đó do mục tiêu chung xác định
Nhu cầu
tuyển dụng
Xem xét nhu
cầu
Phê duyệt Thông báo
tuyển dụng
Nhận và xét
hồ sơ
Tổ chức
kiểm tra
Phỏng vấn
chuên môn
Đề nghị danh
sách trúng tuyển
Phê duyệt Mời nhận
việc
Tiến hành
thử việc
Đánh giá thử
việc
Quyết định
chính thức
14
+ Các quyết định được ban hành tại các thời điểm khác nhau không được mâu
thuẫn, trái ngược và phủ định nhau.
- Yêu câu về tính tối ưu. Quyết định quản trị thực chất là một phương án hành
động được lựa chọn nhằm giải quyết một vấn đề nẩy sinh trong quá trình hoạt động
của tổ chức. Vì vậy phương án mà quyết định lựa chọn phải là phương án tối ưu
- Yêu cầu về tính linh hoạt
- Yêu cầu tính cụ thể về thời gian và người thực hiện
3.2. QUÁ TRÌNH ĐỀ RA VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
3.2.1. Các cơ sở đề ra quýêt định quản trị
- Hệ thống mục đích và mục tiêu của tổ chức
- Hệ thống pháp luật và thông lệ xã hội
- Những yếu tố hạn chế
- Hiệu quản của quyết định quản trị
- Năng lực và phẩm chất của người ra quyết định
3.2.2. Các nguyên tắc ra quyết định quản trị
- Nguyên tắc hệ thống
- Nguyên tắc khả thi
- Nguyên tắc khoa học
- Ngưyên tắc dân chủ
3.2.3. Quá trình ra quyết định quản trị
3.2.3.1. Xác đinh vấn đề ra quyết định
Vấn đề ra quyết định được hiểu là một nhiệm vụ mà tổ chức cần giải quyết
bằng một quyết định, nếu không tổ chức sẽ khó có thể phát triển được. Xác định chính
xác vấn đề là bước đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đề ra các quyết
đinh có hiệu quả
Ra quyết định thực chất là quá trỡnh tỡm kiếm phương án tốt nhất để thực hiện
nhiệm vụ hay giải quyết vấn đề
Xác
định vấn
đề ra
quyết
định
Chọn tiêu
chuẩn
đánh giá
phương án
Dự kiến
các p/án
có thể để
giải quyết
vấn đề
Đánh
giá các
P/án
Lựa chọn
phương
án quyết
định
Ra văn
bản
quyết
định
15
Những dấu hiệu giúp nhà quản trị nhận ra vấn đề (Những tín hiệu cảnh
báo):
- Sự sai lệch so với thành tích cũ: Một sự thay đổi đột ngột thường báo cho biết
có những vấn đề nảy sinh. Khi số nhân viên rời công ty tăng lên, doanh số bán giảm
......
- Sự sai lệch so với kế hoạch: Khi các kết quả không đáp ứng các mục tiêu đã
dự kiến
- Sự phê phán từ bên ngoài: Những hành động của người ngoài có thể chỉ báo
các vấn đề
Những nguồn gốc khó khăn trong việc nhận dạng vấn đề:
- Thiếu thụng tin: Thiếu thông tin có thể do nhiều nguyên nhân như:
 Có thông tin nhưng thiếu chính xác;
 Nhiều người có sẵn nhưng ít giá trị;
 Có thể có thong tin có chất lượng nhưng tốn thời giang và tiền bạc.
- Vấn đề nhận thức của cỏ nhõn: Hầu hết mọi người đều cho rằng cỏch nhỡn
nhận vấn đề của mỡnh là đúng Những nhận thức cá nhân của chúng ta có thể che chở
hay bảo về chúng ta khỏi những thực tại khó chịu. Vì vậy, thông tin xấu có thể được
tiếp nhận chọn lọc để làm sai lạc ý nghĩa đích thực của nó. Nó cũng có thể được bỏ
qua hoàn toàn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những nhà quản trị đề xướng các
dự án và chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại có xu hướng muốn tiếp tục
các dự án đó ngay ca khi chúng không có khả năng sinh lời. (Trong trường hợp này
nhà quản trị đã phớt lờ quyền lợi tối cao của tổ chức).
- Việc xác định vấn đề bằng các giải pháp: Đây thực sự là một hình thức kết
luận vội vàng. Ví dụ, một nhà quản trị bán hàng có thể nói, “lợi nhuận giảm là do chất
lượng sản phẩm của ta kém”. Việc xác định vấn đề như vậy dẫn đế một giải pháp cụ
thể: Nâng ca chất lượng sản phẩm ở bộ phận sản xuất. Chắc chắn là có thể có những
cách xác định vấn đề khác và những giải pháp khác.
- Việc nhận dạng những triệu chứng thành những vấn đề (hiện tượng phản ỏnh
sai bản chất)
Nhà quản trị bán hàng nói, “Vấn đề của chúng ta là số đơn hàng giảm 32%”. Tuy quả
thực là số đơn hàng có giảm, song sự giảm sút đó thực tế chỉ là một triệu chứng của
vấn đề thực tế. Chỉ đế khi nhà quản trị nhận dạng được vấn đề thực tế thi mới có thể
tìm ra được nguyên nhân số đơn hàng bị giảm sút.
- Những tiền lệ trước đây giới hạn sự lựa chọn hiện nay;
16
- Việc dung hũa cỏc lợi ớch: Do có sự tồn tại của các lợi ích khác nhau giữa nhà
quản trị khiến họ nhận thức vấn đề khác nhau và lựa chọn các phương án khác nhau.
Nên quyết định quản trị được đưa ra đôi khi không phải là tối ưu, không phải vỡ lợi
ớch của tổ chức mà vỡ lợi ớch cỏ nhõn
Các loại vấn đề.
Các vấn đề thường có 3 loại Cơ hội, khủng hoảng hay thường lệ. Những vấn đề
khủng hoảng và thường lệ tự nó bộc lộ ra và những nhà quản trị phải chú tâm đến.
ngược lại, các cơ hội thi phải được phát hiện ra. Cơ hội thường đi qua một cách thầm
lặng rồi cuối cùng biến mất trước các nhà quản trị không lưu tâm.
3.2.3.2. Chọn tiêu chuẩn đánh giá phương án
Tiêu chuẩn đánh giá được thể hiện bằng các chỉ tiêu số lượng và chất lượng
phản ánh kết quả đạt mục tiêu của tổ chức hay kết quả mong muốn của việc giải quyết
vấn đề quyết định. Các tiêu chuẩn cần đáp ứng yêu cầu.
- Phản ánh đóng góp của phương án vào việc thực hiện các mục tiêu quyết định
- Có thể tính toán được các chỉ tiêu dùng là tiêu chuẩn đánh giá quyết định
- Số lượng tiêu chuẩn không quá nhiều.
Khi lựa chọn tiêu chuẩn các phương án thỡ cú thể xem xột đến các biên số sau đây:
 Chi phớ: Chi phớ cho dự ỏn này bao nhiờu? Cú nằm ngoài ngõn sỏch của tổ
chức khụng?
 Lợi ích: Chúng ta sẽ thu được những lợi ích hay lợi nhuận gỡ khi thực hiện
phương án trên? Phương án đó có thoar món khỏch hàng khụng? Cú làm nhõn
viờn hoạt động hiệu quả hơn không?
 Thời gian: Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện phương án đó?
 Tính khả thi: Phương án đó có đem lại lợi ích thiết thực không? Khi thực thi
phương án đó liệu có gặp sự chống đối nào bên trong hay bên ngoài doanh
nghiệp không?
 Nguồn lực: Cần bao nhiêu người để thực hiện phương án? Những người này đó
cú sẵn hay cần đào tạo và tuyển dụng them?...
 Cỏc biến số vụ hỡnh: Uy tớn và danh tiếng của cụng ty cú tăng thêm khi thực
hiện phương án đó hay không? Mức độ trung thành của khách hang và nhân
viên có tang không?...
 Ngoài ra cần chỳ ý tới : Yếu tố rủi ro và đạo đức khi thực hiện từng phương án
như thế nào?
17
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, bạn cần phải cân nhắc tất cả các yếu tố
trên. Mức độ quan tâm của những biến số này khác nhau tùy thuộc vào quy mô,
tích chất hoạt động của tổ chức.
3.2.3.4. Tìm kiếm các phương án để giải quyết vấn đề
Một vấn đề có thể giải quyết bằng nhiều phương án khác nhau. Cần tìm tất cả các
phương án quyết định có thể có, ngay cả đối với những phương án mà mới nhìn tưởng
chừng không thể thực hiện được.
3.2.3.5. Đánh giá các phương án
Mục đích của việc đánh giá các phương án là tính toán mức độ mà từng phương
án sẽ đáp ứng mục tiêu ban đầu của công ty.
Khi đánh giá các phương án sẽ sẩy ra ba khả năng:
- Đối với những vấn đề chắc chắn: Tức là người ta quyết định hoàn toàn có thể
dự đoán được kết quả của tường phương án. Khi đó sẽ có một phương án chắc chắn
được đưa ra. Với các phương án đó thỡ thường sử dụng cây quyết định hay sủ dụng
trọng số của các tiêu chí để tính toán chi phí của các phương án và ra quyết định một
cách rễ ràng.
- Tớnh không chắc chắn trong việc ra quyết định (hay đồng nghĩa với các
phương án có sự rủi ro). Đối với một vấn đề không chắc chắn bạn cần phải xem xét
nhiều hơn. Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong trường hợp này thỡ cần thực
hiện theo 3 bước sau:
 Thứ nhất, xác định yếu tố, lĩnh vực không chắc chắn.
Ví dụ như : - không chắc chắn về thị hiếu của khách hàng trong tương lai
- Không chắc chắn về những động thái của đối thủ cạnh tranh;
- Khụng chắc chắn về thành cụng của phũng thớ nghiệm R & D..
Những gỡ mà người ra quyết định cần là một phạm vi các kết quả có khả năng
xảy ra cho từng yếu tố không chắc chắn được xác định bởi những người cung
cấp thông tin hiểu biết và kinh nghiệm.
Ví dụ như có thể láy số đơn vị sản phẩm có thể bán được với từng phương án,
thời điểm tung ra thị trường đối với một sản phẩm nào đó dựa trên thông tin của
của những nguời có kinh nghiệm như: các đại diện bán hàng, quản đốc sản
xuất...
 Thứ hai, xác định những yếu tố không chắc chắn có khả năng tác động lớn
nhất.
18
Các yếu tố không chắc chắn tác động đến việc ra quyết định ở những mức độ
khác nhau. Có yếu tố chỉ làm giảm lợi nhuận nhưng có yếu tố có thể làm cho
quyết định của bạn thất bại hoàn toàn, tiêu tốn nhiều triệu đô.
 Thứ ba, nỗ lực giảm thiểu các yếu tố không chắc chắn đóng vai trũ quan
trọng nhất.
Khi đó nhõn thấy yếu tố gõy tổn thất mạnh mẽ nhất thỡ cụng ty nờn ưu thế phân
bổ thời gian và người lực để giảm thiểu yếu tố khụng chắc chắn này.
Một số biện pháp điển hỡnh được nhiều công ty sử dụng như:
- Nghiờn cứu kỹ nhu cầu của khỏch hàng; (1)
- Tiếp thị thử nghiệm sản phẩm mới ở những thành phố được chọn;
- Phỏng vấn các nhóm trọng điểm;
- Quan sỏt trực tiếp khỏch hàng sử dụng sản phẩm
Ví dụ như MCDonald’s – một tập đoàn sở hữu và vận hành thành công nhiều
nhà hàng. Trước khi giới thiệu chính thức một món ăn mới thỡ nhà hàng đó thử
phản ứng của khỏch hàng ở một số cửa hàng. Thử nghiệm này mặc dự tiờu tốn
nhiều thời gian và nguồn lực nhưng lại giảm được các rủi ro trong quyết định
của công ty.
(1) Nhiều yếu tố liên quan đến thị hiếu và mức độ nhu cầu khách hàng tương
lai. Thị hiếu có ý nghĩa quan trọng trong việc phỏt triển sản phẩm và dịch
vụ cũn mức độ nhu cầu ảnh hưởng đến những quyết định diễn ra định kỳ về
sản xuất và tồn kho. Đa số các công ty đều thực hiện nghiên cứu thị trường
để làm rừ hai yếu tố này. Ngoài ra cũn cú một số biện phỏp sau:
- Thu hẹp khoảng cách thời gian. Vào những năm 1990, các nhà nghiên
cứu kinh doanh Harvard đó phỏt hiện ra một điểm khác biệt quan trọng
giữa cỏc hóng sản xuất ụ tụ ở Nhật và Mỹ. Người nhật thiết kế và giới
thiệu mẫu xe mới trong khoảng 2 năm trong khi đó của Mỹ là 4
năm.Việc tiến hành tung sản phẩm ra thị trường đó đem lại cho Nhật
nhiều lợi thế hơn như việc thu hồi vốn nhanh hơn, thời gian rỳt ngắn
giỳp họ giảm bớt sự khụng chắc chắn về nhu cầu khỏch hàng, nhu cầu
của khỏch hàng vỡ họ chỉ phải dự đoán 2 năm thay vỡ 4 năm. Ngoài ra
thỡ mẫu thiết kế của họ đáp ứng được tính mới mẻ và hiện đại công
nghệ, sản phẩm không bị lỗi thời
- Sản xuất theo đơn đặt hàng: Điển hỡnh nhất là cụng ty sản xuất mỏy
tớnh cỏ nhõn hàng đầu thế giới Dell.
- Ra quyết định theo từng giai đoạn;
19
- Chiến thuật sản xuất hạn chế rủi ro như xản xuất đĩa CD. Cách thực tế
để hạn chế rủi ro là sản xuất với số lượng vừa đủ để đáp ứng các đơn đặt
hàng cộng thêm với sáu hoặc tám nghỡn ấn bản nữa để sẵn sàng bổ xung
nếu số đĩa tiêu thụ sạch. Điều này đó hạn chế hai rủi ro: một là nguy cơ
sản xuất quá nhiều dĩa,lưu kho nhiều. Hai là, nguy cơ sản xuất quá ít bở
lỡ doanh thu vỡ khụng cú hàng để bán.
- Với những vấn đề quá thất thường:. Người ra quyết định hoàn toàn không biết
xác suất của kết quả của từng phương án. Khi này những đặc điểm nhân cách của
người ra quyết định trở lên quan trọng hơn đối với việc xác định phải đưa ra quyết
định nào. Và đôi khi người ra quyết định phải sử dụng trực giác của mỡnh.
+ Người ra quyết định lạc quan. Những người lạc quan bao giờ cũng chọn
phương án tăng tối đa các kết quả. Nghĩa là họ bao giờ cũng hành động mạnh giạn hơn
+ Người ra quyết định bi quan. Những người này tin rằng bất kể họ làm gì đi
nữa thì sẽ xảy ra kết quả tồi tệ. Trong tình huống như vậy họ đều ước tính các kết quả
tồi tệ nhất của từng phương án rồi chọn cái tốt nhất trong số các kết quả tồi tệ đó.
+ Người ra quyết định giảm đến mức tối thiểu sự ân hận. Những người này
muốn giảm đến mức tối thiểu mức độ trục trặc mà họ phải gánh chịu sau sự việc đó.
+ Người ra quyết định thiếu lý lẽ. Những người này đơn giản hoá quyết định
bằng cách giả thiết mọi kết quả có thể xảy ra của quyết định đề có cơ hội xuất hiện
như nhau.
3.2.3.6. Lựa chọn phương án và ra quyết định
Trong các phương án đã đánh gía cần phải chọn ra một phương án thoả mãn
cao nhất các tiêu chuẩn hiệu quả, đồng thời có thể khác phục được những yếu tố hạn
chế.
Có hai khả năng khi lựa chọn phương án. Lựa chọn theo một tiêu chuẩn và lựa
chọn tiêu chuẩn theo nhiều tiêu chuẩn.
3.2.4 Quá trình thực hiện quyết định
Ra
văn
bản
quyết
định
Lập kế
hoạch
thực
hiện
quyết
định
Tuyên
truyền
và giải
thích
quyết
định
thực
hiện
quyết
định
Kiểm
tra việc
thực
hiện
quyết
định
Điều
chỉnh
quyết
định
Tổng
kết
thực
hiện
quyết
định
20
- Ra văn bản quyết định.
Phần lớn các quyết định quản trị được thể hiện dưới dạng văn bản
- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định.
Việc tổ chức phải cụ thể và chi tiết. Trong kế hoạch phải nêu ro Ai làm và khi
nào bắt đầu? lúc nào thì kết thúc, phương tiện thực hiện, kinh phí thực hiện, tiến độ
thực hiện, đơn vị hoặc cá nhân chịu trách nhiệm.
- Tuyên chuyền và giải thích quyết định
- Thực hiện quyết định theo kế hoạch
- Kiểm tra việc thực hiện quyết định
- Điều chỉnh quyết định.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải điều chỉnh ( Có những thay đổ
đột ngột do nguyên nhần bên ngoài, có sai lầm nghiêm trọng trong bản thân quyết định,
và một số nguyên nhân khác..)
- Tổng kết thực hiện quyết định.
Qua tổng kết thực hiện kết quả, kinh nghiệm sẽ được tích luỹ làm cơ sở cho
những quyết định trong tường lai
3.3. PHƢƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ
3.3.1. Tổng quan về phƣơng pháp ra quyết định
Phương pháp ra quyết định là các cách thức mà chủ thể quyết định dùng để thực
hiện một, một số hoặc tất cả các bước của quá trình đề ra quyết định. Chủ thể quyết
định là cá nhân hoặc tập thể có trách nhiệm đưa ra quyết định quản trị.
Trong quá trình đề ra quyết định quản trị chủ thể quyết định có thể dùng môt,
một số các phương pháp sau:
- Theo mức độ thông tin:
+ Thông tin đầy đủ
+ Thông tin không đầy đủ
+ Không có thông tin
- Theo số người tham gia vào quá trình ra quyết định:
+ Ra quyết định cá nhân (Tự ra quyết định)
+ Ra quyết đinh tập thể
3.3.2. Phƣơng pháp cá nhân ra quyết định
21
Đây là phương pháp ra quyết định trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm cá nhân
của nhà quản trị theo phương pháp này khi xuất hiện những nhiệm vụ thuộc thẩm
quyền của mình, nhà quản trị tự mình đề ra quyết định quản trị mà không cần có sự
tham gia của tập thể hoặc các chuyên gia. Các quyết định thuộc loại này không đòi hỏi
có những tiêu chuẩn đánh giá phương án thay vào đó nhà quản trị dựa vào thủ tục, quy
tắc và chính sách để ra quyết định.
Một số điểm khác biệt cá nhân có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.
- Nhân cách; Nhân cách của người ra quyết định được phản ánh rất rõ trong
việc họ lựa chọn phương án, người lạc quan, người bi quan, người thiếu lý lẽ.
- Tính chấp nhận rủi ro
3.3.3. Phƣơng pháp ra quyết định tập thể
3.3.3.1. Việc ra quyết định cá nhân so với tập thể
- Trong một số trường hợp việc ra quyết định tập thể tốn nhiều thời gian hơn so
với cá nhân.
- Những quyết định chưa được chương trình hoá thích hợp hơn với việc ra
quyết định tập thể.
- Khi nêu ra các mục tiêu thì tập thể chắc chắn là tốt hơn cá nhân, bởi vì tập thể
có nhiều kiến thức hơn.
- Khi đánh giá các phương án thì ý kiến nhận xét tập thể của cả nhóm với nhiều
quan điểm khác nhau sẽ tốt hơn là ý kiến của cá nhân một người ra quyết định.
- Sự lựa chọn phương án sự tác động qua lại của tập thể và việc đạt đến sự nhất
trí thường dẫn đến chỗ chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với trường hợp một người ra
quyết định cá nhân, vì là kết quả của sự tham gia của những người sẽ gánh chịu các
hậu quả của các quyết định đó.
3.3.3.2. Một số kỹ thuật trong quá trình ra quyết định tập thể
a. Động não
Kỹ thuật này được thực hiện như sau: Trong một cuộc họp thảo luận có nhiều
người tham gia, người chủ toạ phát biểu một cách rõ ràng vấn đề sao cho tất cả mọi
người đều hiểu, tất cả các thành viên tự do nêu ý kiến trong khoảng thời gian ấn định
trước. Không được phê bình ý kiến của nhau. Các ý kiến được ghi lại và phân tích sau
b. Kỹ thuật nhóm danh nghĩa
Kỹ thuật này được mô tả như sau: Các thành viên của nhóm có mặt tai cuộc
họp, chủ toạ phát biểu về nhiệm vụ của cuộc họp. Các thành viên viết ra giấy những
suy nghĩ của họ. từng thành viên đọc những điều họ đã viết, thảo luận và đánh giá các
22
ý kiến của từng thành viên. Từng thành viên độc lập cho biết thứ tự các ý kiến theo
mức độ đúng đắn của chúng. Kết luận cuối cùng sẽ thuộc về ý kiến có thứ bậc cao nhất
c. Kỹ thuật Delphi
Kỹ thuật này bao gồm các bước sau:
- Vấn đề được xác định và các thành viên được yêu cầu đưa ra những ý kiến
qua một phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị kỹ.
- Mỗi thành viên hoàn thành phiếu câu hỏi một cách độc lập và lạc danh.
- Kết quả của phiếu câu hỏi được một trung tâm thu lại, xử lý và in ra.
- Mỗi thành viên nhận được bảng in kết quả đã xử lý.
- Sau khi xem xét kết quả, các thành viên lại được yêu cầu cho biết ý kiến của
họ. Kết quả là các thành viên thường đưa ra những ý kiến mới có sự thay đổi so với ý
kiến ban đầu của họ. Cứ tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi có sự thống nhất ý
kiến.
3.3.4. Những yếu tố cản trở việc ra quyết định có hiệu quả
- Thiếu thông tin
- Tính bảo thủ
- Những tiền lệ quy định trước đây giới hạn sự lựa chọn hiện nay
- Dung hoà lợi ích
23
Phần II. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ
Chƣơng 4: Lập kế hoạch
4.1. LẬP KẾ HOẠCH - CHỨC NĂNG ĐẦU TIÊN CỦA QUẢN TRỊ
4.1.1. Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch
4.1.1.1. Khái niệm
Lập kế hoạch không phải chỉ là một sự kiện có bắt đầu có kết thúc. Lập kế
hoạch là một quá trình, đó là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác
định các phương án hành động để đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức. Những sự
không chắc chắn được chia thành 3 loại: Không chắc chắn về trạng thái của tổ chức,
không chắc chắn về những ảnh hưởng đến tổ chức do việc thay đổi của môi trường,
không chắc chắn về những tác động của tổ chức lên môi trường.
Tóm lại, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các
phương án để đạt được các mục tiêu đó.
4.1.1.2. Vai trò của lập kế hoạch
- Chuẩn bị cho sự thay đổi
- Phối hợp các nỗ lực; Ban lãnh đạo tồn tại là vì công việc của các cá nhân và
các nhóm trong tổ chức phải được phối hợp với nhau, và việc lập kế hoạch là một kỹ
thuật quan trọng để đạt được việc phối hợp. Một kế hoạch có hiệu lực cần xác định
những mục tiêu cho toàn bộ tổ chức cũng như cho từng bộ phận của nó. Khi làm việc
theo những mục tiêu đã dự kiến hành vi của từng bộ phận sẽ góp phần vào các mục
tiêu của toàn bộ tổ chức.
- Xây dựng các định mức thực hiện.
- Bồi dưỡng nhà quản trị.
- Cơ sở cho công tác kiểm tra.
4.1.2. Hệ thống kế hoạch tổ chức
4.1.2.1. Theo cấp kế hoạch
Phân loại kế hoạch theo tiêu chí cấp kế hoạch ta có hai loại: Kế hoạch chiến
lược và kế hoạch tác nghiệp.
Hai loại kế hoạch trên có sự khác biệt chủ yếu trên 4 mặt:
(1). Thời gian: kế hoạch chiến lược thường cho khoảng thời gian từ 2, 3 năm trở
lên. Trong khi đó kế hoạch tác nghiệp thường chi cho một năm trở xuống.
(2). Phạm vi tác động: Kế hoạch chiến lược tác động tới các mảng hoạt động
lớn, liên quan đến toàn bộ tổ chức. Kế hoạch tác nghiệp chi có một phạm vi hẹp ở
trong một mảng hoạt động nào đó.
(3). Mức độ cụ thể: Các mục tiêu chiến lược thường cô đọng, tổng thể (thiên về
định tính). Các mục tiêu Kế hoạch tác nghiệp thường cụ thể, chi tiết (thiên về định
lượng).
24
(4). Được định ra bởi: Kế hoạch chiến lược thường do các nhà quản trị cấp cao
định ra. kế hoạch tác nghiệp thường được hoạch định bởi các quản trị cấp trung
gian và quản trị cấp cơ sở.
4.1.2.2. Theo hình thức thể hiện
- Chiến lược: Chiến lược là loại kế hoạch đặc biệt quan trọng đối với tổ chức.
- Chính sách:Chính sách là quan điểm, phương hướng và cách thức chung để ra
quyết định trong tổ chức.
Chính sách là kế hoạch theo nghĩa nó là những quy định chung để hướng dẫn
hay khai thông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định. Các chính sách giúp cho
việc giải quyết các vấn đề trong các tình huống nhất định. Chính sách khuyến khích tự
do sáng tạo nhưng vẫn trong một khuôn khổ một giới hạn nào đó, tuỳ thuộc vào các
chức vụ và quyền hạn trong tổ chức.
- Thủ tục: Thủ tục là sự hướng dẫn hành động, là việc chỉ ra một cách chi tiết,
biện pháp chính xác cho một hoạt động nào đó cần phải thực hiện. Đó là một chuối các
hoạt động cần thiết theo thứ tự thời gian, theo cấp bậc quản trị.
- Quy tắc: Các quy tắc giải thích rõ ràng những hành động nào có thể làm,
những hành động nào không được làm.
- Chương trình: Các chương trình bao gồm một số các mục đích, chính sách thủ
tục, quy tắc, các nhiệm vụ được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực có thể
huy động và các yếu tố khác. Chương trình được hỗ trợ bằng những ngân quỹ cần
thiết.
- Ngân quỹ: Ngân quỹ là bảng tường trình các kết quả mong muốn được biểu thị
bằng các con số. Có thể coi đó là chương trình được “số hoá”. Ngân quỹ ở đây không
đơn thuần là ngân quỹ bằng tiền, mà còn có ngân quỹ thời gian, ngân quỹ nhân công,
ngân quỹ máy móc thiết bị, ngân quỹ nguyên vật liệu....
4.1.2.3. Theo thời gian thực hiện kế hoạch
- Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ 5 năm trở lên
- Kế hoạch trung hạn: Cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm
- Kế hoạch ngắn hạn: Cho thời kỳ dưới một năm
4.1.2. Quá trình lập kế hoạch
Một kế hoạch ra đời thường trải các bước sau:
Bước1. Nghiên cứu và dự báo (Tìm hiểu và nhận thức vấn đề)
Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch. Người lập kế
hoạch cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh tranh, về điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ... của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta
phải dự đoán được các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó.
Trong quá trình tham gia vào việc lập kế hoạch tại các doanh nghiệp, tôi nhận
thấy những người lập kế hoạch ở đó họ thường sử dụng mô hình SWOT cho bước này.
25
Đó là đánh giá các điểm mạnh (Strengths), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội
(Opportunities) và các nguy cơ (Threats)
Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu đó là phân tích bên trong doanh nghiệp.
Sự phân tích này thường là sự so sánh doanh nghiệp với mặt bằng chung trong ngành,
hay là với các đối thủ canh tranh trực tiếp với doanh nghiệp.
Đánh giá các cơ hội và đe doạ đó là phân tích bên ngoài, đó là dự đoán các tác
động từ môi trường lên doanh nghiệp, do những sự biến động của môi trường, như sự
biến động của nền kinh tế, sự thay đổi của chính sách nhà nước, sự biến động của môi
trường tự nhiên...
Ngoài các thành phần theo mô hình SWOT, những người lập kế hoạch tại các
doanh nghiệp đó họ còn phân tích một thành phần nữa, đó là các “vấn đề thường lệ”.
Các vấn đề thường lệ là các vấn đề mà Doanh nghiệp đã xác định được, nó đang tồn
tại và vẫn sẽ tồn tại trong tương lai. Ví dụ, đi họp muộn, ý thức chấp hành nội quy, quy
định kém...
Bước 2. Thiết lập các mục tiêu
Theo Peter Drucker, một chuyên gia quản trị, đã khẳng định rằng cần phải xây
dựng các mục tiêu cho ít nhất tám lĩnh vực thành tích của tổ chức (qthcb)
(1). Vị trí trên thị trường
(2).Việc đổi mới
(3). Năng suất và chất lượng
(4). Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính
(5). Khả năng sinh lời
(6). Thành tích và trách nhiệm của nhà quản trị
(7). Thành tích và thái độ của nhân viên
(8). Trách nhiệm xã hội
Các mục tiêu đưa ra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu
- Đo lường được
Điều này đòi hỏi phải xác định nên đo lường cái gì trong mỗi lĩnh vực và đo
lường như thế nào. Hiện nay có nhiều chỉ số khác nhau để định lượng các mục tiêu
trong tám lĩnh vực đã nêu ở trên:
Mục tiêu Các chỉ số đo lƣờng có thể sử dụng
Khả năng sinh lời - Lợi nhuận trên doanh số
- Lợi nhuận trên vốn
- Trên tổng tài sản .
- Thị phần
Marketing - Khối lượng hàng hoá bán ra
- Mức độ phát triển sản phẩm mới
- Số cửa hàng tiêu thụ .
26
- Năng suất lao động trung bình
Năng suất - Chi phí bình quân của một sản phẩm
- Tỷ số giá trị gia tăng trên doanh số bán
- Tỷ số giá trị gia tăng trên lợi nhuận
- Tỷ lệ sản phẩm phế phẩm
Chất lượng - Số lần khiếu nại của khách hàng
về chất lượng sản phẩm
- Vòng quay của vốn
Tài chính - Tỷ số nợ trên vốn,
- Vòng quay của các khoản phải thu
Các mục tiêu về đổi mới, thái độ của công nhân viên, hành vi của nhà quản trị
và trách nhiệm xã hội thì lại không dễ dàng nhận dạng được hay đo lường được đối
với thời hạn cụ thể. Mục tiêu càng trừu tượng thì càng khó đo lường kết quả thực hiện
nó. Mặc dù vậy việc hoạch định có hiệu quả vẫn đòi hỏi phải đo lường các mục tiêu.
Nếu các mục tiêu không đo lường được thì mọi đánh giá tiếp sau đều không có sức
thuyết phục.
Trong quá trình tham gia vào việc lập kế hoạch tại các doanh nghiệp. Tôi nhận
thấy những người lập kế hoạch ở đó họ thường sử dụng thêm các mục tiêu thứ phát, và
các tín hiệu chỉ báo cho những mục tiêu kho nhận dạng, khó đo lường. Ví dụ
Mục tiêu Mục tiêu thứ phát Tín hiệu chỉ báo
Phát triển những
nhà quản trị trung
gian cho những vị
trí quản trị cấp cao
- Xây dựng bảng bình xét
công trạng vào cuối năm
- Lựa chọn 10 nhà quản trị để
tham dự khoá học quản lý
- Nộp báo cáo hàng tháng vào
ngày 05 tháng sau
- Số ứng viên đã chọn đến ngày
01/01
Duy trì và nâng cao
mức hài lòng của
công nhân viên với
công ty
- Nâng cao mức hài lòng của
công nhân viên trong tất cả
các lĩnh vực lên 15% vào
cuối năm
- Tỷ số người bỏ việc trên tổng
số công nhân viên
- Các phiếu câu hỏi thăm dò thái
độ gửi cho toàn thể công nhân
viên.
Duy trì thị phần
hiện có
- Giữ lại 75% khách hàng cũ
- Giành 25% khách hàng mới
- Phần trăm hàng mua thay thế
- Phần trăm hàng mua đầu tiên
... .... ...
- Có thể đạt được (khả thi)
- Phù hợp
- Có khung thời gian
Những nhà quản trị thường chia mục tiêu thành ba loại; ngắn hạn, trung hạn,
dài hạn. Những mục tiêu ngắn hạn có thể được hoàn thành trong thời hạn dưới một
năm. Những mục tiêu trung hạn đòi hỏi thời hạn từ một đến năm năm. Các mục tiêu
dài hạn thì có thời hạn vượt quá năm năm.
27
Trong bước này khi đã xác định được các mục tiêu. Các nhà quản trị phải tiến
hành xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu. Thuật ngữ thứ tự ưu tiên cho các mục
tiêu hàm ý tại một điểm đã định việc hoàn thành mục tiêu này quan trọng hơn so với
việc hoàn thành các mục tiêu khác. Thứ tự ưu tiên cũng phản ánh ý nghĩa quan trọng
tương đối của những mục tiêu nhất định không kể đến thời gian. Ví dụ, sự sống sót của
tổ chức là điều kiện thực hiện tất cả các mục tiêu khác. Khi các mục tiêu đã được xếp
thứ tự ưu tiên, sẽ tạo điệu kiện phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
Bước 3. Phát triển các tiền đề (Xem xét các tiên đề và cơ sở khách quan)
Đó là các dự báo, điều kiện khách quan về môi trường, các chính sách cơ bản
có thể áp dụng, các kế hoạch hiện có của công ty ... Điều quan trọng đối với nhà quản
trị là đánh giá chính xác những ảnh hưởng có thể có của các điều kiện tiền đề trên và
dự đoán được những biến động cùng sự phát triển của nó
Để người lập kế hoạch hiểu và đánh giá đúng các điều kiện tiền đề và cơ sở
khách quan của hoạch định, đòi hỏi các nhà quản trị từ cấp cao nhất trong tổ chức phải
có trách nhiệm giải thích và tạo điều kiện cho người dưới quyền hiểu rõ chúng. Với ý
nghĩa đó, việc bàn bạc kỹ lưỡng trong tập thể để nhận thức cho đúng những tiền đề
cùng các cơ sở tất yếu khách quan cần thiết cho hoạch định là rất cần thiết
Bước 4. Xây dựng các phương án
Thường để giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong tương lai cũng có nhiều phương án
khác nhau. Mỗi tình huống dự kiến có thể đòi hỏi một phương án giải quyết thích hợp.
Chính vì lẽ đó đối với những vấn đề và tình huống phức tạp, quan trọng hay gay cấn ở
mỗi tổ chức đòi hỏi các nhà quản trị phải có nhiều phương án kế hoạch để từ đó có thể
lựa chọn được phương án tối ưu. Nghiên cứu và xây dựng các phương án là sự tìm tòi
và sáng tạo của các nhà hoạch định. Sự tìm tòi nghiên cứu càng công phu, càng sáng
tạo, càng khoa học bao nhiêu thì càng có khả năng xây dựng được nhiều phương án
hoạch định đúng đắn và hiệu quả bấy nhiêu.
Khi các kế hoạch càng lớn, càng quan trọng thì việc tìm kiếm và xây dựng càng
nhiều phương án kế hoạch càng tốt. Các nhà quản trị không nên vội vàng, hoặc đại
khái qua loa trong khâu xây dựng các phương án. Sự khinh suất trong khâu xây dựng
phương án có thể phải trả giá rất đắt trong khâu lựa chọn và thực hiện các phương án
do thiếu sự thận trọng này.
Bước 5. Đánh giá và so sánh các phương án
Sau khi đã xây dựng được các phương án thực hiện các mục tiêu, chúng ta tiến
hành đánh giá các phương án trên cơ sở các tiền đề, cơ sở khách quan và mục tiêu phải
thực hiện. Việc đánh giá đó giúp ta có được các điểm mạnh (ưu điểm) và điểm yếu
(nhước điểm) của mỗi phương án.
Trong trường hợp có một mục tiêu duy nhất, và hầu hết các yếu tố để so sánh có
thể lượng hoá được, thì việc đánh giá và so sánh tương đối dễ dàng. Nhưng thực tế lại
thường gặp những phương án hoạch định có chứa nhiều biến động, nhiều mục tiêu và
28
nhiều yếu tố so sánh không lượng hoá được. Trong những trường hợp như vậy việc
đánh giá và so sánh các phương án thường gặp nhiều khó khắn.
Có nhiều cách để đánh giá và so sánh các phương án. Tuy nhiên, trong quá trình
hoạt động thực tế tôi nhận thấy các nhà quản trị thường làm như sau:
1. Lựa chọn các chỉ tiêu, các mặt hoặc khía cạnh quan trọng nhất để
đánh giá và so sánh.
2. Xem xét mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và khía cạnh nhằm xếp
hạng cho chúng (theo thứ hạng nhất, nhi, ba,... Cho điểm....)
3. Đánh giá các chỉ tiêu và khía cạnh của từng phương án theo hướng để
có thể so sánh các phương án với nhau.
4. Tổng hợp đánh giá chung xem phương án nào giải quyết được nhiều
vấn đề quan trọng và cốt yếu nhất.
Bước 6. Lựa chọn phương án và ra quyết định
Sau quá trỡnh đánh giá các phương án, một vài phương án thích hợp và nhà
quản trị có thể quyết định thực hiện một số phương án chứ không chỉ dùng một
phương án tối ưu. Trên thực tế, để chọn được các phương án tối ưu, người ta thường
dựa và các phương pháp cơ bản sau đây:
 Dựa và kinh nghiệm.
 Phương pháp thực nghiệm.
 Phương pháp nghiên cứu và phân tích.
 Dựa vào các mô hình.
Bước 7. Lập kế hoạch hỗ trợ
Trên thực tế phần lớn các kế hoạch chính đều cần các kế hoạch hoạch phụ (bổ
sung) để đảm bảo kế hoạch được thực hiện tốt.
Bước 8. Lập ngân quỹ, các chi phí thực hiện
Sau khi kế hoạch đã được xây dựng, đòi hỏi các mục tiêu, các thông số cần
được lượng hoá về đơn vị giá trị (tiền) như: thu nhập, phi phí, lợi nhuận.... Các khoản
này sẽ là tiêu chuẩn quan trọng để tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả kinh tế cùng
chất lượng của các kế hoạch đã xây dựng.
4.2. LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC
3.2.1. Khái niệm
Lập kế hoạch chiến lược là quá trình xác định làm sao đạt được các mục tiêu
dài hạn của tổ chức với các nguồn lực có thể huy động được.
3.2.2. Các cấp chiến lƣợc
Chiến lược có thể được phân chia theo ba cấp độ: cấp tổ chức, cấp ngành và cấp
chức năng.
3.2.2.1. Chiến lược cấp tổ chức
Chiến lược cấp tổ chức do bộ phận quản trị cao nhất vạch ra nhằm nắm bắt
được mối quan tâm và hoạt động trong một tổ chức. Ở cấp này, các câu hỏi thường đặt
29
ra là: Tổ chức nên hoạt động trong lĩnh vực nào? Mục tiêu và kỳ vọng của mỗi lĩnh
vực đó? Phân bổ các nguồn lực ra sao để đạt được các mục tiêu đó?
3.2.2.2. Chiến lược cấp ngành
Chiến lược cấp ngành chỉ liên quan đến những mối quan tâm và hoạt động
trong một ngành (một lĩnh vực hoạt động) của tổ chức. Các câu hỏi thường đặt ra ở
đây là: Lĩnh vực này của tổ chức có vị trí nào trong môi trường hoạt động của nó? Nên
đưa ra những sản phẩm/dịch vụ nào? Cần hướng vào phục vụ ai? Nguồn lực được
phân bổ trong ngành đó ra sao?
3.2.2.3. Chiến lược cấp chức năng
Các chiến lược cấp chức năng như nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu và
phát triển, sản xuất... được đặt ra trong khuôn khổ một lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
Các chiến lược cấp chức năng là sự chi tiết hoá cho chiến lược cấp ngành và liên quan
đến việc quản trị các hoạt động chức năng. Vì vây, vai trò của chiến lược cấp chức
năng là để hỗ trợ chiến lược cấp tổ chức và để tạo ra một lược đồ, cách thức quản trị
nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra đối với lĩnh vực chức năng đó.
3.2.3. Quá trình lập kế hoạch chiến lƣợc
Kế hoạch chiến lược của một tổ chức bao gồm bốn phần: Nhiệm vụ, mục tiêu,
các chiến lược, và kế hoạch danh mục đầu tư.
3.2.3.1. Nhiệm vụ của tổ chức
Nhiệm vụ của tổ chức nhằm xác định những gì mà tổ chức đang phấn đấu vươn
tới trong thời hạn lâu dài. Nhiệm vụ của công ty cho thấy ý nghĩa sâu rộng về mục
đích của công ty, đó là phương hướng chỉ đạo của tổ chức và là những mục đích độc
đáo làm cho tổ chức đó khác biệt với các tổ chức tương tự khác.
Chiến lược cấp tổ chức
Các chiến lược cấp ngành
Các chiến lược cấp chức năng
Các kế hoạch tác nghiệp
Kế hoạch chiến lƣợc của tổ chức
Nhiệm
vụ của tổ
chức
Kế hoạch
danh mục
đầu tư
Các mục
tiêu của
tổ chức
Các chiến
lược của tổ
chức
30
Nhiệm vụ của tổ chức thường được thể hiện bằng bản tuyên bố nhiệm vụ.
- Các yếu tố chủ chốt khi xây dựng bản tuyên bố nhiệm vụ.
1- Lịch sử. Mọi tổ chức đều có một lịch sử về các mục tiêu, thành tích, sai lầm,
chính sách.
2 - Những năng lực đặc biệt. Một tổ chức có khả năng làm nhiều việc, song nó
phải tìm ra những gì mà nó có thể làm được tốt nhất.
3- Môi trường. Môi trường của tổ chức quyết định cơ hội, hạn chế và những
mối đe doạ cần được nhận dạng trước khi xây dựng bảng tuyên bố nhiệm vụ.
- Những đặc điểm của một bản tuyên bố nhiệm vụ.
Soạn thảo một bản tuyên bố nhiệm vụ có ích và có hiệu quả là một việc vô cùng
khó khăn. Thông thường các tổ chức phải mất khoảng 2 năm để xây dựng được nhiệm
vụ.
+ Tập trung và thị trường chứ không phải sản phẩm. Khách hàng của tổ chức có
ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiệm vụ của nó.
+ Khả thi. Bản tuyên bố nhiệm vụ phải mang tính hiện thực và khả thi. Nó phải
mở ra một tầm nhìn tới những cơ hội mới, song không đưa tổ chức vào các cuộc phiêu
lưu không hiện thực vượt qua năng lực của nó.
+ Có tác dụng thúc đẩy. Bảng tuyên bố nhiệm vụ nó hướng dẫn công nhân viên
và những nhà quản trị, nó đảm bảo một ý thức chung về mục đích.
+ Cụ thể. Bảng tuyên bố nhiệm vụ phải cụ thể và xác định phương hướng và
phương châm chỉ đạo.
Bảng tuyên bố nhiệm vụ
Tổ chức Nhiệm vụ
Nhà sản xuất thiết bị văn
phòng
Công việc của chúng tôi là giúp giải quyết
những vấn đề hành chính
Ngân hàng
Cung cấp những dịch vụ cho các tổ chức
và cá nhân nhằm đáp ứng những nhu cầu
tài chính thường xuyên của họ
Tập đoàn lớn
Biến những công nghệ mới thành những
sản phẩm thương mại có thể bán được
..... ......
3.2.3.2. Các mục tiêu của tổ chức
Các mục tiêu của tổ chức là những điểm cuối về nhiệm vụ của một tổ chức và là
những gì mà nó tìm kiếm thông qua những hoạt động lâu dài đang thực hiện của tổ
chức.
3.2.3.3. Các chiến lược của tổ chức
31
Các tổ chức có thể đạt được các mục tiêu theo hai cách: Bằng cách quản trị tốt
hơn những gì tổ chức hiện đang làm và bằng cách tìm ra những cái mới để làm. Khi
lựa chọn con đường này hay con đường kia hay cả hai, ban lãnh đạo phải quyết định
hoặc tập chung và các khách hàng hiện có, hoặc tìm kiếm các khách hàng mới, hoặc cả
hai.
Sản phẩm
Thị trƣờng
Sản phẩm hiện có Sản phẩm mới
Khách hàng hiện có Xâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm
Khách hàng mới Phát triểm thị trường Đa dạng hoá
- Chiến lược xâm nhập thị trường.
Những chiến lược này tập trung và việc cải thiện vị trí của các sản phẩm hiện
có của tổ chức đối với những khách hàng hiện có của nó.
Một chiến lược như vậy có thể đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch Marketing
nhằm khuyến khích các khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn. Các sách lược được sử
dụng để thực hiện chiến lược có thể bao gồm việc giảm giá, quảng cáo nhấn mạnh
nhiều lợi ích của sản phẩm, đóng gói sản phẩm trong những bao bì kích thước khác
nhau, hay đảm bảo sản phẩm luôn sãn sàng ở nhiều địa điểm. Tương tự như vậy, một
kế hoạch sản xuất có thể được xây dựng nhằm sản xuất một cách có hiệu quả hơn
những gì hiện đang sản xuất.
- Chiến lược phát triển thị trường
Khi theo đuổi chiến lược này một tổ chức sẽ phải cố gắng tìm ra những khách
hàng mới cho những sản phẩm hiện có của mình.
- Chiến lược phát triển sản phẩm
Với chiến lược này những sản phẩm mới được phát triển sẽ nhằm tới những
khách hàng hiện có.
- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm
Một tổ chức đa dạng hoá khi nó tìm kiếm những sản phẩm mới cho khách hàng
không để phục vụ hiện tại.
3.2.3.4. Kế hoạch danh mục đầu tư của tổ chức
Giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạch định chiến lược là việc đề ra các kế
hoạch danh mục đầu tư của tổ chức. Thực ra thì phần lớn các tổ chức tại một thời điểm
cụ thể cũng đều có các danh mục đầu tư vào các công việc kinh doanh. Việc quản trị
sẽ dễ dàng nếu các nguồn tài nguyên và tiền mặt dồi dào và mọi nhóm đều tăng trưởng
và sinh lời. Thật ra không phải là như vậy, nên cần phải lựa chọn.
32
1.Ngôi sao: là những nhóm có thị phần lớn trên thị trường có mức tăng trưởng
cao. Vì thị trường có mức tăng trưởng cao sẽ thu hút các đối thủ cạnh tranh. nên
thường những nhóm này sẽ sử dụng tiền để bảo vệ vị trí thị phần.
2. Bò sữa: Là những nhóm dẫn đầu thị trường, thế nhưng thị trường của nó
không tăng trưởng nhanh. đây là nhóm đẻ ra tiền cho tổ chức.
3. Dấu hỏi: Là những nhóm có thị phần nhỏ trong một thị trường có mức tăng
trưởng cao. Chúng có nhiều tiềm năng, thế nhưng lại đòi hỏi những nguồn tài nguyên
rất lớn nếu như tổ chức muốn tạo dựng được thị phần.
4. Con chó: Nhóm có thị phần nhỏ trong một thị trường có mức tăng trưởng
thấp. Nếu nhóm đó có những khách hàng rất trung thành thì nó là một nguồn lợi
nhuận, thế nhưng các con chó thường không phải là những nguồn tiền mặt lớn.
- Những lựa chọn chiến lược (Sau đây trình bày bốn kiểu lựa chọn chiến lược).
1.Xây dựng: Nếu tổ chức có một nhóm tin chắc nó có tiềm năng trở thành ngôi
sao (Chắc chăn hiện nay nó đang là dấu hỏi). Thi đây là một mục tiêu phù hợp. Vì vậy
tổ chức cần đảm bảo các nguồn tài nguyên cho mục tiêu này.
2. Duy trì: Nếu một nhóm là “Bò sữa” thì nhất định mục tiêu chủ chốt sẽ là duy
trì hay bảo vệ thị phần đó.
3. Thu hoạch: Mục tiêu này phù hợp với tất cả các nhóm, trừ những nhóm được
xếp vào ngôi sao. Mục tiêu cơ bản là tăng thu tiền mặt trước mắt mà không quan tâm
nhiều đến ảnh hưởng lâu dài.
4. Loại bỏ: Việc loại bỏ các nhóm có thị phần nhỏ trong những thị trường có
mức tăng trưởng thấp là phù hợp trong nhiều trường hợp. Các dấu hỏi và con chó đặc
biệt thích hợp với mục tiêu này.
3.3. LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP
3.3.1. Quản trị tác nghiệp
3.3.1.1. Khái niệm quản trị tác nghiệp
Quản trị tác nghiệp bao gồm một chuỗi các hoạt động quản trị liên quan đến
việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của tổ chức như lập kế
hoạch sản xuất, tổ chức khai thác các nguồn lực, chỉ dẫn cho các hoạt động và nhân sự
và đảm bảo sự hoạt động bình thường của các hệ thống trong tổ chức. Quản trị tác
nghiệp liên quan đến các hoạt động hàng ngày của một tổ chức. Có thể nói rằng, trên
Ngôi sao Nghi
vấn
Con bò sữa Con chó
Cao
Thấp
Cao Thấp
Thị phần tương đối
Tốc độ tăng
trưởng của thị
trường
33
lĩnh vực công việc của mình, mỗi nhân viên của tổ chức đều là một nhà quản trị tác
nghiệp. Một tổ chức hoạt động một cách trơn chu là do hoạt động quản trị tác nghiệp
đã được thực hiện một cách bài bản.
Hoạt động quản trị tác nghiệp có thể dẫn tới tăng năng suất lao động thông qua
việc cải tiến cách thức làm việc. Quản trị tác nghiệp còn giúp cho việc đáp ứng nhu
cầu của khách hàng được hoàn hảo hơn.
3.3.1.2. Nội dung của quản trị tác nghiệp
Những mảng lý thuyết chính của lĩnh vực quản trị tác nghiệp là: Quản trị nguồn
lực (nhân lực, vật lực, tài lực), quản trị chất lượng, lập kế hoạch và kiểm tra công việc,
thiết kế và phát triển các hoạt động.
Quản trị nguồn lực
Nguồn lực của một tổ chức bao gồm con người, công nghệ (chủ yếu là máy
móc), yếu tố vật chất (nguyên vật liệu nhà xưởng kho tàng) và tài chính. Quản trị
nguồn lực là một mảng trọng yếu của quản trị tác nghiệp. Ở đây, người ta nghiên cứu
về các nguyên tắc để đo lường công việc, về các học thuyết động cơ của con người và
về các công cụ giúp cho việc sử dụng nguồn lực con người có hiệu quả nhất. Quản trị
công nghệ ở đây chủ yếu liên quan đến quản trị máy móc thiết bị như là việc lắp đặt và
vận hành, bảo quản và thay thế trang thiết bị. Quản lý nguyên vật liệu liên quan đến
việc mua, kiểm tra và phân phối nguyên vật liệu cho các khâu của quá trình hoạt
động. Quản trị tài chính ở đây chủ yếu liên quan đến việc lập và quyết toán các ngân
quỹ dùng trong quá trình hoạt động.
Quản trị chất lượng
Trong những năm gần đây, quản trị chất lượng là lĩnh vực được quan tâm khá
nhiều.
Lập kế hoạch và kiểm tra công việc
Lập kế hoạch và kiểm tra công việc nhằm bảo đảm rằng các công việc bên trong của tổ
chức được phối hợp nhịp nhàng. Các công cụ thường được sử dụng ở đây là: Sơ đồ
triển khai, biểu đồ.
Thiết kế và phát triển các hoạt động
Nội dung này của quản trị tác nghiệp liên quan đến việc thiết kế sản phẩm, dịch
vụ cũng như xác định phương thức, quy trình sản xuất và cách cung cấp những sản
phẩm, dịch vụ đó.
3.3.2. Lập kế hoạch tác nghiệp
34
Chương 5
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC
5.1. CHỨC NĂNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
5.1.1. Tổ chức và chức năng tổ chức
Tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất linh hoạt.
Tổ chức là một hệ thống gồm nhiều ngời cùng hoạt động vì mục đích chung.
Tổ chức là quá trình triển khai các kế hoạch.
Ở chương này chúng ta nghiên cứu tổ chức với vai cho là một chức năng của
quá trình quản trị, bao gồm việc đảm bảo cơ cấu tổ chức và nhân sự cho hoạt động
của tổ chức.
Như vậy, chức năng tổ chức là hoạt động quản trị nhằm thiết lập một hệ thống
các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp
với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức.
<1>. Công tác tổ chức được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu của tổ chức;
<2>. Sau đó là xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu;
<3>. Phân chia tổ chức thành các bộ phận để thức hiện các hoạt động;
<4>. Xác định vị trí của từng bộ phận và cá nhân trong đó bao gồm cả vấn đề phân
cấp, phân quyền và trách nhiêm của từng bộ phận;
<5>. Đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động của tổ chức.
5.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức thể hiện các mối quan hệ chính thức hoặc phi chính thức giữa
những con người trong tổ chức. (ở phần này ta chỉ nghiên cứu các mối quan hệ chính
thức).
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau, được chuyên môn hoá, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định,
được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của
tổ chức và tiến tới các mục tiêu đã xác định.
Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức được
phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác định rõ mối tương quan giữa
các hoạt động cụ thể.
5.1.3. Các thuộc tính của cơ cấu tổ chức
5.1.3.1. Chuyên môn hoá công việc
Chuyên môn hoá làm tăng năng suất lao động, chuyên môn hoá công việc sẽ tạo
nên những nhiệm vụ đơn giản, dễ đào tạo để thực hiện.
- Chuyên môn hoá tạo ra vô vàn các công việc khác nhau, mỗi người có thể lựa
chọn cho mình những công việc và vị trí phù hợp với tài năng và lợi ích của họ.
- Tuy nhiên, chuyên môn hoá cũng có những hạn chế, chuyên môn hoá nhanh
chóng làm cho người ta cảm thấy công việc của mình là nhàm chán.
35
5.1.3.2. Phân chia tổ chức thành các bộ phận và các mô hình tổ chức bộ phận
a. Mô hình tổ chức đơn giản
Đây là phương thức tổ chức đơn giản nhất. Trong tổ chức không hình thành nên
các bộ phận. Người lãnh đạo trực tiếp quản trị các thành viên của tổ chức. Người lao
động được tuyển để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Các tổ chức rất nhỏ như hộ kinh
doạnh cá thể, trang trại thường có cấu trúc loại này.
b. Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng
Tổ chức theo chức năng là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá nhân thực
hiện các hoạt động mang tính chất tương đồng, được hợp nhóm trong cùng một đơn vị
cơ cấu.
Ưu điểm:
- Hiệu quả tác nghiệp cao nếu nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại.
- Phát huy đầy đủ ưu thế của chuyên môn hoá ngành nghề.
- Giữ được sức mạnh của các chức năng chủ yếu.
- Đơn giản hoá việc đào tạo.
- Tạo điều kiện cho kiểm tra.
Nhược điểm:
-Thường mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến
lước.
- Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng.
- Chuyên môn hoá sâu tạo ra cái nhìn hẹp ở cán bộ quản trị.
- Hạn chế việc phát triển cán bộ quản trị chung.
- Đổ trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho cấp lãnh
đạo cao nhất.
c. Các mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm / địa dư/ khách hàng
Giám đốc
Marketing Sản xuất Tài chính Nhân sự
Quản đốc
Xưởng
tủ lạnh
Xưởng
Ti vi
Xưởng
máy
nghe
nhạc
Tổng GĐ
Công ty
miền bắc
Công ty
miền
trung
Công ty
miền nam
36
Ưu điểm:
- Tập chung sự chú ý vào sản phẩm, khách hàng, địa lý.
- Khả năng tốt hơn cho việc đào tạo cán bộ quản trị chung.
- Việc phối hợp hành động giữa các phòng ban vì mục tiêu cuối cùng có hiệu
quả hơn.
Nhược điểm:
- Sự tranh giành nguồn lực giữa các tuyến có thể dẫn đến phản hiệu quả.
- Có khó khăn trong việc thích ứng với các yếu tố tác động lên toàn tổ chức.
- Cần có nhiều ngời có năng lực quản trị chung.
- Có xu thế làm cho việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ tập chung trở nên khó
khăn.
- Làm nẩy sinh khó khăn đối với việc kiểm soát của quản trị cao nhất.
d. Mô hình tổ chức theo ma trận
Ưu điểm:
- Định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng.
- Tập trung nguồn lực vào khâu sung yếu.
- Kết hợp được năng lực của nhiều cán bộ quản trị và chuyên gia.
- Tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường.
Nhược điểm:
- Không thống nhất mệnh lệnh.
- Cơ cấu phức tạp không bền vững.
- Có thể gây tốn kém.
Tổng
giám đốc
Marketing Nhân sự Sản xuất Tài chính
Công ty B
Công ty A
TPbánhàng
Kênh bán
buôn
Kênh bán lẻ Kênh siêu
thị
37
5.1.3.3. Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức
a. Khái niệm
Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân
thủ quyết định gắn liền với một vị trí quản trị nhất định trong cơ cấu tổ chức.
b. Các loại quyền hạn trong cơ cấu tổ chức.
- Quyền hạn trực tuyến.
Quyền hạn trực tuyến là quyền hạn cho phép người quản trị ra quyết định và
giám sát trực tiếp đối với cấp dưới.
- Quyền hạn tham mưu.
Bản chất của mối quan hệ tham mưu là cố vấn. Chức năng của các tham mưu là
điều tra, khảo sát, nghiên cứu phân tích và đưa ra những ý kiến tư vấn cho những
người quản trị trực tuyến mà họ có trách nhiệm phải quan hệ. Sản phẩm lao động của
cán bộ hay bộ phận tham mưu là những lời khuyên chứ không phải là những quyết
định cuối cùng.
Nhận thức đúng đắn mối quan hệ quyền hạn. Trực tuyến có nghĩa là ra các
quyết định và thực hiện chúng. Ngược lại, mối quan hệ tham mưu là chứa đựng quyền
hỗ trợ và cố vấn. Trực tuyến có thể ra lệnh, còn tham mưu phải đề xuất các kiến nghị
của mình.
Làm cho trực tuyến lắng nghe tham mưu và làm cho việc sử dụng tham mưu trở
thành thông lệ trong đời sống tổ chức.
Bảo đảm cho tham mưu có đủ thông tin. Ngay cả những tham mưu giỏi nhất
cung không thể đưa ra lời khuyên chính xác nếu không được thông tin thường xuyên
về những lĩnh vực của họ.
Đảm bảo tham mưu toàn diện. Để đạt đựơc sự hỗ trợ tốt nhất và có hiệu quả
nhất, các đề xuất của cán bộ tham mưu cần toàn diện, đủ để nhà quản trị trực tuyến có
thể sử dụng nhằm ra quyết định. Các tham mưu phải là những người đưa ra cách giải
quyết vấn đề chứ không phải là người chỉ nêu lên hàng núi vấn đề làm rối trí người
phải quyết định.
- Quyền hạn chức năng.
Quyền hạn chức năng là quyền trao cho một cá nhân ra quyết định và kiểm soát
những hoạt động nhất định của các bộ phận khác.
5.1.3.4. Cấp quản trị, tầm quản trị và các mô hình cơ cấu tổ chức xét theo số cấp
quản trị
a. Cấp quản trị và tầm quản trị
Nguyên nhân có cấp quản trị trong tổ chức là bởi giới hạn của tầm quản trị – số
người và bộ phận mà một nhà quản trị có thể kiểm soát có hiệu quả. Tầm quả trị rộng
sẽ cần ít cấp quản trị, còn tầm quản trị hẹp dẫn đến nhiều cấp quản trị.
Muốn xác định được tầm quản trị phù hợp cần tìm hiểu các mối quan hệ:
38
- Tầm quản trị và trình độ của cán bộ quản trị có quan hệ tỷ lệ thuận.
- Tính phức tạp của hoạt động quản trị và tầm quản trị có quan hệ tỷ lệ nghịch.
- Trình độ và ý thức tôn trọng, tuân thủ mệnh lệnh của cấp dưới với tầm quản trị
có quan hệ tỷ lệ thuận.
- Tầm quản trị và sự rõ ràng trong xác định nhiệm vụ, quyến hạn, trách nhiệm
có quan hệ tỷ lệ thuận.
- Năng lực của hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến tầm quản trị.
b. Các mô hình cơ cấu tổ chức xét theo số cấp quản trị
- Cơ cấu tổ chức nằm ngang là một loại cơ cấu chỉ có một vài cấp quản trị và
hướng tới một nền quản trị phi tập trung. Mọi nhân viên tổ chức đều được khuyến
khích tham gia vào quá trình ra quyết định.
Cơ cấu tổ chức theo mô hình nằm ngang làm tăng khả năng phối hợp. Sự ngăn
cách giữa con người trong tổ chức giảm do các nhân viên thường làm việc theo nhóm.
Họ có thể di chuyển theo chiều ngang giữa các chức năng hoạt động. Sự mô tả công
việc trong tổ chức thường mang tính khái quát, cho phép nhân viên phát triển kỹ năng
một cách tổng hợp.
- Cơ cấu tổ chức hình tháp là loại cơ cấu có rất nhiều cấp bậc quản trị nó
thường sử dụng phương thực quản trị “trên – dưới” hay “ra lệnh – kiểm tra”, trong đó
các nhà quản trị ra các mệnh lệnh hành chính và kiểm soát gắt gao việc thực hiện
mệnh lệnh.
- Cơ cấu tổ chức hình tháp được tổ chức dựa trên cơ sở chuyên môn hoá lao
động theo chức năng, với sự phân chia tổ chức thành các bộ phận mang tính độc lập
cao, tạo nên biên giới cứng nhắc giữa các công việc và đơn vị.
- Cơ cấu tổ chức mạng lưới là cơ cấu trong đó mối quan hệ giữa các thành viên
được thực hiện trên cơ sở bình đẳng. Cơ cấu mạng lưới cho phép những cá nhân, bộ
phận của tổ chức liên kết với nhau, hay cho phép tổ chức liên kết với khách hàng,
những nhà cung cấp, những đối thủ cạnh tranh nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp
trong điều kiện môi trường có độ bất định cao.
5.1.3.5. Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản trị
a. Các khái niệm
Quyền hạn trong tổ chức là mức độ độc lập trong việc ra quyết định.
Tập trung là phương thức tổ chức trong đó mọi quyền ra quyết định được tập
trung vào các cấp quản trị cao nhất của tổ chức.
Phân quyến là xu hướng phân tán quyền ra quyết định cho những cấp quản trị
thấp hơn. Phân quyền là hiện tượng tất yếu khi tổ chức đạt tới quy mô và trình độ phát
triển nhất định, làm cho một người (một cấp quản trị) không thể đảm đương được mọi
công việc quản trị.
39
Uỷ quyền trong quản trị tổ chức là hành vi của cấp trên trao cho cấp dưới một
số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việc nhất định.
b. Mức độ phân quyền trong tổ chức
Tập trung và phân quyền là hai xu thế trái ngược nhau.
Mức độ phân quyền càng lớn khi:
+ Tỷ trọng các quyết định được đề ra ở các cấp quản trị thấp hơn càng lớn.
+ Các quyết định được đề ra ở cấp thấp hơn càng quan trọng.
+ Phạm vi tác động bởi các quyết định được tạo ra ở các cấp dưới càng lớn.
+ Việc độc lập cao trong quyết định quản trị.
Tập trung quá cao sẽ làm giảm chất lượng các quyết định chiến lược khi các
nhà quản trị cấp cao bị sa lầy trong các quyết định tác nghiệp. Sự tập trung quá cao sẽ
gạt bỏ các cấp quản trị thấp hơn ra khỏi quá trình ra quyết định.
Tuy nhiên phân quyền không phải bao giờ cùng có lợi. Những nguy cơ tiềm ẩn
của phân quyền là sự thiếu nhất quán trong quyết định, tình trạng mất đi khả năng
kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới.
5.1.3.6. Phối hợp các bộ phận của tổ chức
a. Vai trò của công tác phối hợp
Phối hợp là quá trình liên kết hoạt động của những con người, bộ phận, phân hệ
và hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu chung của tổ
chức. Không có phối hợp, con người không thể nhận thức được vai trò của mình trong
tổng thể và có xu hướng theo đuổi những lợi ích riêng thay vì hướng tới những mục
tiêu chung.
Mục tiêu phối hợp là đạt được sự thống nhất hoạt động của các bộ phận bên
trong và cả với bên ngoài tổ chức.
b. Các công cụ phối hợp
- Các kế hoạch.
- Hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật
- Các công cụ cơ cấu. Có những hình thái cơ cấu tạo điều kiện dễ dàng cho giao
tiếp theo chiều dọc và theo chiều ngang.
- Giám sát trực tiếp.
- Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông.
- Văn hoá tổ chức.
5.2. THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC
5.2.1. Các kiểu cơ cấu tổ chức
Trong thực tế tốn tại rất nhiều loại cơ cấu tổ chức khác nhau được xem xét theo
nhiều tiêu trí khác nhau.
40
5.2.1.1. Theo phương thức hình thành các bộ phận
- Cơ cấu đơn giản.
- Cơ cấu chức năng.
- Cơ cấu theo sản phẩm/ khách hàng/ địa dư/ đơn vị chiến lược.
- Cơ cấu ma trận.
5.2.1.2. Theo các mối quan hệ quyền hạn được sử dụng
- Cơ cấu trực tuyến (khi các tổ chức chỉ sử dụng chủ yếu mối quan hệ quyền
hạn trực tuyến).
- Cơ cấu trực tuyến – tham mưu.
- Cơ cấu trực tuyến – chức năng.
5.2.1.3. Theo số cấp quản trị
- Cơ cấu nằm ngang: là loại cơ cấu chỉ có một vài cấp quản trị và hướng tới một
nền quản trị phi tập trung. Mọi nhân viên của tổ chức đều được khuyến khích tham gia
vào quá trình ra quyết định.
Các tổ chức có cơ cấu nằm ngang được tổ chức theo các sản phẩm và dịch vụ
cuối cùng.
- Cơ cấu hình tháp:là loại cơ cấu có rất nhiều cấp bậc quản trị. Nó thường sử
dụng phương thức quản trị “trên – dưới” hay “ra lệnh – kiểm tra”, trong đó các nhà
quản trị ra các mệnh lệnh hành chính và kiểm soát gắt gao việc thực hiện mệnh lệnh.
- Cơ cấu mạng lưới: là cơ cấu trong đó mối quan hệ giữa các thành viên được
thực hiện trên cơ sở bình đẳng.
5.2.1.4. Theo quan điểm tổng hợp
Cơ cấu tổ chức được chia thành hai loại là cơ cấu cơ học (cơ cấu hành chính
máy móc) và cơ cấu hữu cơ linh hoạt.
- Cơ cấu hành chính máy móc mang những đặc điểm:
+ Mức độ chuyên môn hoá cao và ổn định.
+ Sự chia cắt theo chức năng lớn.
+ Nhiều cấp bậc quản trị.
+ Mối quan hệ cứng nhắc theo hệ thống thứ bậc, sự chính thức hoá cao, các
kênh truyền đạt đều được chính thức hoá.
+ Quyền hạn ra quyết định có tính tập trung lớn.
+ Mức độ phối hợp hạn chế.
- Cơ cấu hữu cơ linh hoạt mang những đặc điểm.
+ Mức độ chuyên môn hoá thấp, tính linh hoạt cao.
+ Ít có sự chia cắt theo chức năng .
+ Có ít cấp quản trị.
+ Quản trị phi tập trung.
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học

More Related Content

What's hot

Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Hoa Trò
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Vcoi Vit
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
pehau93
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Học Huỳnh Bá
 
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Học Huỳnh Bá
 
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
hung bonglau
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
Lớp kế toán trưởng
 

What's hot (20)

đáP án
đáP ánđáP án
đáP án
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
Giai sach bai tap xstk dh ktqd chuong 1 full v1
 
Môi trường quản trị
Môi trường quản trịMôi trường quản trị
Môi trường quản trị
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-banDe thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
De thi-trac-nghiem-marketing-can-ban
 
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuậtQuản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
Quản trị nhân sự là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật
 
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
Nguyen ly thong ke 1 (ĐH KTQD)
 
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của VinamilkPhân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
 
9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán9 dạng bài tập định khoản kế toán
9 dạng bài tập định khoản kế toán
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
163 câu trắc nghiệm tài chính tiền tệ
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 

Similar to Bài giảng quản trị học

Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trịVận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Ran Akako
 
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lýVận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
ptmkhanh
 
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toánChuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
dlmonline24h
 
Chương 1 Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế.pptx
Chương 1 Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế.pptxChương 1 Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế.pptx
Chương 1 Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế.pptx
ThuThoon2
 
Qt chuyen nghiep
Qt chuyen nghiepQt chuyen nghiep
Qt chuyen nghiep
Sơn Hoàng
 

Similar to Bài giảng quản trị học (20)

Lý Luận Chung Về Quản Lý Và Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Trong Doanh Nghiệp....
Lý Luận Chung Về Quản Lý Và Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Trong Doanh Nghiệp....Lý Luận Chung Về Quản Lý Và Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Trong Doanh Nghiệp....
Lý Luận Chung Về Quản Lý Và Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Trong Doanh Nghiệp....
 
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trịVận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
 
QT043.doc
QT043.docQT043.doc
QT043.doc
 
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lýVận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty.
 
QT077.doc
QT077.docQT077.doc
QT077.doc
 
Giao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiepGiao trinh quan tri doanh nghiep
Giao trinh quan tri doanh nghiep
 
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptxBài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
 
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế ToánTổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
 
Cơ sở lý luận về công tác tổ chức bộ máy quản lý.docx
Cơ sở lý luận về công tác tổ chức bộ máy quản lý.docxCơ sở lý luận về công tác tổ chức bộ máy quản lý.docx
Cơ sở lý luận về công tác tổ chức bộ máy quản lý.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Công Tác Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Công Tác Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý.docxCơ Sở Lý Luận Về Công Tác Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Công Tác Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý.docx
 
Hoàn thiện công tác phân quyền trong tổ chức bộ máy của công ty Thương mại và...
Hoàn thiện công tác phân quyền trong tổ chức bộ máy của công ty Thương mại và...Hoàn thiện công tác phân quyền trong tổ chức bộ máy của công ty Thương mại và...
Hoàn thiện công tác phân quyền trong tổ chức bộ máy của công ty Thương mại và...
 
Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp.docx
 
QT081.doc
QT081.docQT081.doc
QT081.doc
 
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toánChuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
Chuong 1 tổng quan về HTTT kế toán
 
Chương 1 Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế.pptx
Chương 1 Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế.pptxChương 1 Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế.pptx
Chương 1 Tổng quan quản lý nhà nước về kinh tế.pptx
 
Qt chuyen nghiep
Qt chuyen nghiepQt chuyen nghiep
Qt chuyen nghiep
 
Cơ Sở Lý Luận Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.
Cơ Sở Lý Luận Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.Cơ Sở Lý Luận Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.
Cơ Sở Lý Luận Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.docx
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.docxCơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.docx
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Môn Quản Trị Học.docx
 

More from Quách Đại Dương

Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd  dap an de cuongGiao dich dam phan va kd  dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Quách Đại Dương
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lược
Quách Đại Dương
 
20110907060902 chiến lược cạnh tranh
20110907060902 chiến lược cạnh tranh20110907060902 chiến lược cạnh tranh
20110907060902 chiến lược cạnh tranh
Quách Đại Dương
 
3923 phuong phap_nghien_cuu_kinh_doanh
3923 phuong phap_nghien_cuu_kinh_doanh3923 phuong phap_nghien_cuu_kinh_doanh
3923 phuong phap_nghien_cuu_kinh_doanh
Quách Đại Dương
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Quách Đại Dương
 
Định mức vật tư trong xây dựng 1748
Định mức vật tư trong xây dựng 1748Định mức vật tư trong xây dựng 1748
Định mức vật tư trong xây dựng 1748
Quách Đại Dương
 
Phát triển thị trường tiêu thụ tại cty may huy hoàng
Phát triển thị trường tiêu thụ tại cty may huy hoàngPhát triển thị trường tiêu thụ tại cty may huy hoàng
Phát triển thị trường tiêu thụ tại cty may huy hoàng
Quách Đại Dương
 
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co banGiáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Quách Đại Dương
 
Kế hoạch kinh doanh Mở cửa hàng kinh doanh cơm kẹp “NỤ CƯỜI”
Kế hoạch kinh doanh Mở cửa hàng kinh doanh cơm kẹp “NỤ CƯỜI”Kế hoạch kinh doanh Mở cửa hàng kinh doanh cơm kẹp “NỤ CƯỜI”
Kế hoạch kinh doanh Mở cửa hàng kinh doanh cơm kẹp “NỤ CƯỜI”
Quách Đại Dương
 

More from Quách Đại Dương (18)

Thuongmaidientucanban
ThuongmaidientucanbanThuongmaidientucanban
Thuongmaidientucanban
 
qthoc
 qthoc qthoc
qthoc
 
Các mô hình dữ liệu
Các mô hình dữ liệuCác mô hình dữ liệu
Các mô hình dữ liệu
 
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd  dap an de cuongGiao dich dam phan va kd  dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
 
Bai giang lap va quan tri du an
Bai giang lap va quan tri du an Bai giang lap va quan tri du an
Bai giang lap va quan tri du an
 
De cuong bai giang httt
De cuong bai giang htttDe cuong bai giang httt
De cuong bai giang httt
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lược
 
Bai viet toa dam ve ctklm mr phuoc
Bai viet toa dam ve ctklm   mr phuocBai viet toa dam ve ctklm   mr phuoc
Bai viet toa dam ve ctklm mr phuoc
 
20110907060902 chiến lược cạnh tranh
20110907060902 chiến lược cạnh tranh20110907060902 chiến lược cạnh tranh
20110907060902 chiến lược cạnh tranh
 
bai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttxbai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttx
 
3923 phuong phap_nghien_cuu_kinh_doanh
3923 phuong phap_nghien_cuu_kinh_doanh3923 phuong phap_nghien_cuu_kinh_doanh
3923 phuong phap_nghien_cuu_kinh_doanh
 
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanhPhương pháp nghiên cứu kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu kinh doanh
 
Định mức vật tư trong xây dựng 1748
Định mức vật tư trong xây dựng 1748Định mức vật tư trong xây dựng 1748
Định mức vật tư trong xây dựng 1748
 
Phát triển thị trường tiêu thụ tại cty may huy hoàng
Phát triển thị trường tiêu thụ tại cty may huy hoàngPhát triển thị trường tiêu thụ tại cty may huy hoàng
Phát triển thị trường tiêu thụ tại cty may huy hoàng
 
Bai giang cau truc pc
Bai giang cau truc pcBai giang cau truc pc
Bai giang cau truc pc
 
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co banGiáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
Giáo trình marketing căn bản Ts Nguyễn Thượng Thái Chuong 1 nhung van de co ban
 
Kế hoạch kinh doanh Mở cửa hàng kinh doanh cơm kẹp “NỤ CƯỜI”
Kế hoạch kinh doanh Mở cửa hàng kinh doanh cơm kẹp “NỤ CƯỜI”Kế hoạch kinh doanh Mở cửa hàng kinh doanh cơm kẹp “NỤ CƯỜI”
Kế hoạch kinh doanh Mở cửa hàng kinh doanh cơm kẹp “NỤ CƯỜI”
 
1172 qd bxd1373984361
1172 qd bxd13739843611172 qd bxd1373984361
1172 qd bxd1373984361
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Bài giảng quản trị học

  • 1. 1 Phần I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ HỌC Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÁC TỔ CHỨC 1.1. TỔ CHỨC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC 1.1.1. Khái niệm và những đặc trƣng cơ bản của tổ chức Tổ chức thường được hiểu như là tập hợp của hai hay nhiều người cùng hoạt động trong những hình thái cơ cấu nhất định để đạt được những mục đích chung. - Mọi tổ chức đều mang tính mục đích. Đây là yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ tổ chức nào. Mặc dù mục đích của các tổ chức khác nhau có thể là khác nhau - Mọi tổ chức đều là đơn vị xã hội bao gồm nhiều người. Những người đó có chức năng nhất định trong hoạt động của tổ chức, có quan hệ với nhau trong những hình thái cơ cấu nhất định. - Mọi tổ chức đều hoạt động theo những cách thức nhất định để đạt mục đích – các kế hoạch. - Mọi tổ chức đều phải thu hút và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được mục đích của mình. Các tổ chức, bất kỳ loại gì, vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, lớn hay nhỏ đều dùng đến bốn nguồn lực chủ yếu: Nhân lực, tài lực, vật lực và thông tin. - Mọi tổ chức hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các tổ chức khác - Mọi tổ chức đề cần đến những nhà quản trị, chịu trách nhiệm liên kết, phối hợp những con người bên trong và bên ngoài tổ chức cùng những nguồn lực khác để đạt được mục đích với hiệu quả cao. 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của tổ chức - Tìm hiểu và dự báo những xu thế biến động của môi trường để trả lời những câu hỏi: Môi trường đòi hỏi gì ở tổ chức? Môi trường tạo ra cho tổ chức cơ hội và thách thức nào? - Tìm kiếm và huy động các nguồn vốn cho hoạt động của tổ chức. - Tìm kiếm các yếu tố đầu vào cho quá trình tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức như nguyên vật liệu, năng lượng, máy móc, nhân lực.... - Tiến hành tạo ra các sản phẩm dịch vụ của tổ chức – quá trình sản xuất - Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. - Thu được lợi ích cho tổ chức và phân phối lợi ích cho những người tạo nên tổ chức và các đối tượng tham gia vào hoạt động của tổ chức. - Hoàn thiện, đổi mới các sản phẩm, dịch vụ, các quy trình hoạt động cũng như tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, các quy trình hoạt động mới.
  • 2. 2 - Đảm bảo chất lượng các hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ tổ chức. Có thể khái quát quá trình các hoạt động cơ bản như sau: 1.2. QUẢN TRỊ TỔ CHỨC 1.2.1. Quản trị và các dạng quản trị Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường. Quản trị được chia thành ba dạng chính: - Quản trị giới vô sinh: nhà xường, ruộng đất hầm mỏ, máy móc, thiết bị... - Quản trị giới sinh vật: vật nuôi, cây trồng... - Quản trị xã hội loài người: doanh nghịêp, gia đình... Tất cả các dạng quản trị đều mang những đặc điểm chung sau đây: - Để quản trị được phải tồn tại một hệ quản trị bao gồm hai phân hệ: chủ thể quản trị và đối tượng quản trị. - Phải có một hoặc một tập hợp mục đích thống nhất cho cả chủ thể và đối tượng quản trị. - Quản trị bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều. Quản trị là một quá trình thông tin. - Quản trị bao giờ cũng có khả năng thích nghi. 1.2.2. Quản trị tổ chức Quản trị tổ chức là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nguồn lực và các hoạt động của tổ chức nhằm đạt được mục đích của tổ chức với kết quả cao trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quá trình quản trị Phối hợp hoạt động Lập kế hoạch Lãnh đạo Kiểm tra Tổ chức Kết quả -Đạt mục đích - Đạt mục tiêu + Sản phẩm + Dịch vụ - Hiệu quả cao Các nguồn lực - Nhân lực - Tài lực - Vật lực - Thông tin Nghiên cứu môi trường Có được vốn Có được các đầu vào Sản xuất Phân phối sản phẩm Phân phối lợi ích Không ngừng đổi mới và đảm bảo chất lượng
  • 3. 3 Quản trị tổ chức thường được xem xét trên hai phương diện cơ bản: tổ chức – kỹ thuật và kinh tế xã hội Về phương diện tổ chức – kỹ thuật, quản trị tổ chức phải trả lời các câu hỏi: - Làm quản trị là làm gì? Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra - Đối tượng chủ yếu của quản trị là gì? Là những mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài tổ chức. - Quản trị được tiến hành khi nào? Quản trị là những quá trình được thực hiện liên tục theo thời gian. - Mục đích của quản trị tổ chức là gì? là thực hiện các mục đich của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Về phương diện kinh tế – xã hội, quản trị tổ chức phải trả lời các câu hỏi: - Tổ chức được thành lập và hoạt động vì mục đích gì? - Ai nắm quyền lãnh đạo và điều hành tổ chức? - Ai là đối tượng và khách thể của quản trị? - Giá trị gia tăng nhờ hoạt động quản trị thuộc về ai? 1.2.3. Các chức năng quản trị 1.2.3.1 Phân theo quá trình quản trị - Lập kế hoạch (là quá trình thiết lập các mục tiêu và phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu). - Tổ chức (là xây dựng những hình thái cơ cấu nhất định để đạt mục tiêu và đảm bảo nguồn nhân lực theo cơ cấu). - Lãnh đạo (là quá trình chỉ đạo và thúc đẩy các thành viên làm một cách tốt nhất). - Kiểm tra (là quá trình giám sát và chấn chỉnh các hoạt động để đảm bảo việc thực hiện theo kế hoạch). 1.2.3.2. Phân theo hoạt động của tổ chức - Quản trị lĩnh vực Marketing - Quản trị lĩnh vực nghiên cứu và phát triển - Quản trị sản xuất - Quản trị tài chính - Quản trị nguồn nhân lực - Quản trị chất lượng
  • 4. 4 - Quản trị các dịch vụ hỗ trơ cho tổ chức 1.2.4. Vai trò của quản trị tổ chức - Quản trị giúp các tổ chức và các thành viên thấy rõ mục đích và hướng đi của nó. - Quản trị phối hợp các nguồn lực của tổ chức (Nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin) để thực hiện mục đích của tổ chức với hiệu quả cao. - Quản trị giúp các tổ chức thích nghi với môi trường, nắm bắt tốt hơn các cơ hội, giảm bớt tác động tiêu cực. 1.2.5. Quản trị là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề - Quả trị là một khoa học: Các quan hệ quản trị mang tính quy luật đó là các quy luật kinh tế, công nghệ, xã hội... Các nhà quản trị sẽ đạt kết quả mong muốn chỉ khi họ nhận thức và vận dụng các quy luật trong qúa trình quản trị - Quản trị là một nghệ thuật: phụ thuộc vào các yếu tố như: di chuyền, đạo đức, nhân cách, kinh nghiệm, và cơ may vận rủi....... - Quản trị là một nghề: Có thể đi học quản trị nhưng thành công hay không? có giỏi nghề hay không? lại còn tuỳ thuộc và nhiều yếu tố của nghề (học ở đâu, ai dạy, cách học nghề ra sao, chương trình thế nào? người dạy có thực tâm truyền nghề hay không..... 1.3. LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG QUẢN TRỊ TỔ CHỨC 1.3.1. Hệ thống và lý thuyết hệ thống Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một chỉnh thể, từ đó làm xuất hiện những thuộc tính mới gọi là “tính trồi”, đảm bảo thực hiện những chức năng nhất định. Căn cứ để xác định một hệ thống sẽ là: 1- Có nhiều bộ phận hợp thành hay các phần tử, các bộ phận này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng đến nhau một cách có quy luật. 2- Bất kỳ sự thay đổi nào của một phần tử đều ảnh hưởng đến các phần tử khác và hệ thống và mọi thay đổi của hệ thống đều ảnh hưởng đến các phần tử. 3- Các phần tử hợp thành một thể thống nhất và làm xuất hiện tính trồi mà ở các phần tử riêng lẻ không có. Lý thuyết hệ thống là khoa học nghiên cứu các quy luật về sự ra đời, hoạt động và biến đổi của các hệ thống nhằm quản trị các hệ thống. 1.3.2. Các thành phần cơ bản của hệ thống
  • 5. 5 - Phần tử của hệ thống là tế bào nhỏ nhất của hệ thống, mang tính độc lập tương đối, thực hiện chức năng nhất định và không thể phân chia thêm được nữa dưới giác độ hoạt động của hệ thống. - Môi trường của hệ thống là tập hợp các yếu tố không thuộc hệ thống nhưng lại có quan hệ tương tác với hệ thống. - Đầu vào của hệ thống là các loại tác động có thể có từ môi trường lên hệ thống. - Đầu ra của hệ thống là các phản ứng trở lại của hệ thống đối với môi trường. - Mục tiêu của hệ thống là trạng thái mong đợi, cần có và có thể có của hệ thống sau một thời gian nhất định. - Chức năng của hệ thống là những nhiệm vụ mà hệ thống phải thực hiện, là khả năng của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra. - Nguồn lực của hệ thống là tập hợp các yếu tố mà hệ thống sử dụng được để thực hiện mục tiêu của mình. - Cơ cấu của hệ thống là hình thức cấu tạo của hệ thống, phản ánh sự sắp xếp có chật tự của các phân hệ, bộ phận và phần tử cũng như các quan hệ giữa chúng theo một dấu hiệu nhất định. - Hành vi của hệ thống là tập hợp các các đầu ra có thể có của hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định. - Trạng thái của hệ thống là khả năng kết hợp giữa các đầu vào và đầu ra của hệ thống xét ở một thời điểm nhất định. - Quy đạo của hệ thống là chuỗi các trạng thái nối hệ thống từ trạng thái đầu về trạng thái cuối trong một khoảng thời gian nhất định. - Động lực của hệ thống là những kích thích đủ lớn để gây ra các biến đổi hành vi của các phần tử hoặc của cả hệ thống. - Cơ chế của hệ thống là phương thức hoạt động hợp với quy luật khách quan vốn có của hệ thống, là điều kiện để cơ cấu phát huy tác dụng. 1.3.3. Nghiên cứu hệ thống 1.3.3.1. Quan điểm nghiên cứu Quan điểm nghiên cứu hệ thống là tổng thể các yếu tố chi phối quá trình thông tin và đánh giá hệ thống. Quan điểm nghiên cứu giúp chúng ta trả lời câu hỏi: trong quá trình nghiên cứu cần đạt được những thông tin nào. Việc đánh giá hệ thống dựa vào những tiêu chí nào? Quan điểm vĩ mô
  • 6. 6 Quan điểm vĩ mô là quan điểm nghiên cứu hệ thống nhằm trả lời các câu hỏi sau về hệ thống: - Mục tiêu, chức năng của hệ thống là gì? - Môi trường của hệ thống là gì? - Đầu ra và đầu vào của hệ thống là gì? Đây là quan điểm nghiên cứu tổ chức của những cơ quan quản lý nhà nước. Cũng chính vì vậy quản lý nhà nước được gọi là quản lý vĩ mô. Quan điểm vi mô Quan điểm nghiên cứu vi mô là quan điểm nghiên cứu nhằm có được đầy đủ thông tin về hệ thống: - Mục tiêu chức năng của hệ thống? - Môi trường của hệ thống? - Đầu vào đầu ra của hệ thống? - Cơ cấu của hệ thống? - Nguồn lực của hệ thống? - Trạng thái của hệ thống? - Cơ chế của hệ thống? - Động lực của hệ thống? v.v. Quan điểm hỗn hợp là quan điểm kết hợp cả hai quan điểm trên có được thông tin tuỳ theo mục đích nghiên cứu. 1.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống - Phương pháp mô hình hoá Phương pháp mô hình hoá là phương pháp nghiên cứu hệ thống thông qua các mô hình về hệ thống Trình tự sử dụng phương pháp mô hình hoá bao gồm các bước: 1- Xác định vấn đề nghiên cứu + Xác đinh ý đồ và mục tiêu nghiên cứu + Xác định đối tượng và nội dung nghiên cứu + Thu thập thông tin về đối tượ ng theo nội dung cần thiết 2- Xây dựng mô hình
  • 7. 7 3- Phân tích mô hình và tiến hành dự báo 4- Ra quyết định quản trị hệ thống - Phương pháp “hộp đen” - Phương pháp tiếp cận hệ thống là phương pháp nghiên cứu hệ thống bằng cách phân tích hệ thống thành những phân hệ nhỏ hơn mang tính độc lập tương đối trong khi vẫn quan tâm đến các mối liên hệ ràng buộc giữa chúng. 1.3.4. Điều khiển và điều chỉnh hệ thống Điều khiển hệ thống là quá trình tác động liên tục lên hệ thống để hướng hành vi của nó tới mục tiêu đã định trong điều kiện môi trường luôn biến động. Hệ thống điều khiển được phải thoả mãn các điều kiện sau: - Hệ thống phải có cơ cấu rõ ràng với hai phân hệ là chủ thể điều khiển và đối tượng điều khiển. - Hệ thống phải có mục tiêu. - Quá trình điều khiển là quá trình thông tin với 4 nguyên tắc cơ bản: <1>Hệ thống phải có khả năng cảm nhận <2>Hệ thống phải gắn thông tin nhận được với các tiêu chuẩn hoạt động chỉ hướng cho hành vi của hệ <3>Phải có khả năng phát hiện những lệch lạc đối với các tiêu chuẩn. <4>Phải đề ra được các biện pháp sửa đổi khi xuất hiện các chênh lệch. Quá trình điều khiển hệ thống (4 bước) <1>Chủ thể điều khiển xác định mục tiêu điều khiển. <2>Thu thập và xử lý các thông tin về môi trường và đối tượng điều khiển. <3>Xây dựng phương án và chọn phương án tối ưu và truyền đạt cho đối tượng thực hiện. <4>Đối tượng thực hiện điều chỉnh hành vi theo tác động chỉ dẫn của chủ thể Điều chỉnh và các phương pháp điều chỉnh. - Phương pháp khử nhiễu (Phòng ngừa, mai rùa, bao cấp). - Phương pháp bồi nhiễu (Bảo hiểm). - Phương pháp chấp nhận sai lệch. 1.4. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ HỌC 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
  • 8. 8 Quản trị học có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của các tổ chức. Quản trị học nghiên cứu các mối quan hệ con người nhằm tìm ra những quy luật và cơ chế vận dụng những quy luật đó trong quá trình tác động lên con người, thông qua đó mà tác động lên các yếu tố vật chất và phi vật chất khác như vốn, vật tư, năng lượng, trang thiết bị...một cách có hiệu quả. 1.4.2. Quản trị học là một khoa học liên ngành Quản trị học là một môn khoa học liên ngành vì nó sử dụng tri thức của nhiều khoa học khác nhau như kinh tế học, chính trị học, tâm lý học. 1.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của quản trị học Ngoài các phương pháp chung sử dụng cho nhiều ngành khoa học như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp toán, thông kê, tâm lý và xã hội học..., quản trị học lấy phương pháp phân tích hệ thống làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu của mình. 1.4.4. Nội dung của môn quản trị học Môn quản trị học chứa đựng những nội dung cơ bản sau đây: - Cơ sở lý luận và phương pháp luận của khoa học quản trị. Quản trị mang tính khoa học, vì chỉ có nắm vững và tuân thủ đúng đòi hỏi của các quy luật khách quan xảy ra trong quá trình hoạt động của các tổ chức mới đảm bảo cho việc quản trị đạt được kết quả mong muốn. - Quá trình ra quyết định quản trị và đảm bảo thông tin cho các quyết định. Quản trị chính là quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Nguyên liệu để ra quyết định là thông tin quản lý có được thông qua quá trình thu thập dữ liệu, chọn lọc dữ liệu, xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho những người ra quyết định. - Các chức năng quản trị. Đây chính là nội dung cốt lõi của giáo trình. - Đổi mới các hoạt động quản trị tổ chức.
  • 9. 9 Chƣơng 2 VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀ CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ HỌC 2.1. VẬN DỤNG QUY LUẬT TRONG QUẢN TRỊ 2.1.1. Khái niệm Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến, bền vững thường xuyên lặp đi lặp lại của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định. 2.1.2. Đặc điểm của quy luật - Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của quy luật chưa có, ngược lại cũng không thể xoá bỏ được quy luật nếu điều kiện tồn tại của nó vẫn còn. - Các quy luật tồn tại và hoạt động không lệ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không. - Các quy luật đan xen vào nhau tạo thành một hệ thống thống nhất, nhưng khi sử lý cụ thể thường chỉ do một hoặc một số quy luật quan trọng chi phối. 2.1.3. Cơ chế sử dụng các quy luật - Phải nhận biết được quy luật. Quá trình nhận thức quy luật bao gồm hai giai đoạn: Nhận biết các hiện tượng thức tiễn và qua các phân tích khoa học, lý luận. - Tổ chức các điều kiện chủ quan của tổ chức để cho xuất hiện các điều kiện khách quan mà nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng. - Tổ chức thu thập và sử lý thông tin sai phạm, ách tắc do việc không tuân thủ đòi hỏi của các quy luật khách quan. 2.1.4. Phân loại - Các quy luật tự nhiên – kỹ thuật. - Các quy luật kinh tế – xã hội. - Các quy luật tậm lý. - Các quy luật tổ chức quản trị. 2.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ 2.2.1. Khái niệm Các nguyên tắc quản trị là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản trị và các nhà quản trị phải tuân thủ trong quá trình quản trị. 2.2.2. Vị trí của các nguyên tắc Nguyên tắc đóng vai trò kim chỉ nam đối với lý luận và chính sách để tìm ra những hình thức, phương pháp cụ thể và đặc thù của quản trị.
  • 10. 10 2.2.3. Căn cứ hình thành nguyên tắc - Mục tiêu của tổ chức. - Đòi hỏi của quy luật khách quan liên quan đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức. - Các ràng buộc của môi trường. - Thực trạng và xu thế phát triển của tổ chức. 2.2.4. Các nguyên tắc quản trị cơ bản 2.2.4.1. Nhóm các nguyên tắc quản trị chung - Nguyên tắc mối liên hệ ngược. Là nguyên tắc đòi hỏi chủ thể trong quá trình quản trị phải nắm chắc được hành vi của đối tượng thông qua thông tin phản hồi về các hành vi đó. - Nguyên tắc bổ sung ngoài. - Nguyên tắc độ đa dạng cần thiết. - Nguyên tắc phân cấp. - Nguyên tắc khâu xung yếu. - Nguyên tắc thích nghi với môi trường. 2.2.4.2. Nhóm các nguyên tắc quản trị các tổ chức kinh tế- xã hội - Tuân thủ pháp luật và thông lệ xã hội. - Tập trung dân chủ. - Kết hợp hài hoà các lợi ích. - Chuyên môn hoá. - Biết mạo hiểm. - Hoàn thịên không ngừng. - Tiết kiệm và hiệu quả. 2.3. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN TRỊ 2.3.1. Coi trọng việc hoàn thiện hệ thống nguyên tắc quản trị Nguyên tắc quản trị vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan. Nhận thức của nhà quản trị luôn có giới hạn trong khi quá trình quản trị diễn ra rất đa dạng và thay đổi thường xuyên. 2.3.2. Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc quản trị
  • 11. 11 Mỗi nguyên tắc đều có mục đích, nội dung và yêu cầu riêng đối với quá trình quản trị. Bởi vậy khi ra quyết định quản trị, khi phân tích thực trạng của tổ chức phải làm rõ đâu là quan điểm nguyên tắc cơ bản ở bậc quy luật, tức là thuộc bản chất, đâu là nguyên tắc thuộc thể chế cụ thể. Cần thấy rằng quy luật, nguyên tắc nằm trong hệ thống, và trong hệ thống đó, quy luật nguyên tắc cũng có hệ thống thứ bậc của nó. Có các quy luật nguyên tắc cơ bản so với quy luật nguyên tắc khác. Từ đó phải vận dụng tổng hợp các nguyên tắc quản trị trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, công cụ, phương pháp, cơ cấu tổ chức bộ máy. 2.3.3. Lựa chọn hình thức và phƣơng pháp vận dụng nguyên tắc Hệ thống nguyên tắc chi phối việc hình thành các quyết định quản trị ở tầm vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên phải tuỳ thuộc và đối tượng quản trị cấp quản trị và những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể để lựa chọn và quyết định hình thức, phương pháp vận dụng các nguyên tắc quản trị. Đây chính là cơ sở để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các chức năng quản trị. Làm cho các hoạt động quản trị không chỉ là những tác động mang tính tác nghiệp đơn thuần mà còn mang tính xã hội sâu sắc. 2.3.4. Cần có quan điểm toàn diện và hệ thống trong việc vận dụng các nguyên tắc quản trị Trong quá trình quản trị, hệ thống nguyên tắc giữ vai trò định hướng cho việc hình thành các quyết định quản trị, bao gồm phương pháp, cơ chế, công cụ, tổ chức bộ máy quản trị... Chính vai trò định hướng đó đã quy định tính toàn diện và tính hệ thống của nguyên tắc quản trị, tạo nên nền tảng cho việc khai thác tối đa tiềm năng của tổ chức để tăng trưởng và phát triển.
  • 12. 12 Chƣơng 3 QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ 3.1. TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ 3.1.1. Khái niệm quyết định quản trị Quyết định quản trị là những hành vi sáng tạo của chủ thể quản trị nhằm đặt ra mục tiêu, chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận động khách quan và phân tích thông tin về tổ chức và môi trường. Mỗi quyết định quản trị nhằm trả lời một hoặc một số các câu hỏi sau: Tổ chức cần làm gì? khi nào làm cái đó? làm trong bao lâu? Ai làm? Và làm như thế nào? 3.1.2. Đặc điểm của quyết định quản trị - Quyết định quản trị là quyết định của tổ chức mà người đưa ra và có trách nhiệm về quyết định là cá nhân hoặc tập thể các nhà quản trị ở các cấp, các bộ phận khác nhau của tổ chức. Quyết định quản trị là sản phẩm riêng có của các nhà quản trị và các tẩp thể quản trị. Chỉ có những tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được phép đưa ra các quyết định quản trị. - Quyết định quản trị luôn gắn với các vấn đề của tổ chức. Trong quá trình hoạt động của các tổ chức luôn xuất hiện những vấn đề mà tổ chức cần phải khắc phục, giải quyết. Việc khắc phục những vấn đề đó được thực hiện bởi một hoặc một số các quyết định quản trị. 3.1.3. Các loại quyết định quản trị - Theo thời gian - Theo tầm quan trọng - Theo phạm vi điều chỉnh - Theo tính chất - Theo quy mô nguồn lực sử dụng để thực hiện các quyết định - Theo cấp quyết định - Theo lĩnh vực hoạt động của tổ chức - Quyết đinh đã được chương trình hoá và chưa được chương trình hoá Khi một vấn đề cụ thể thường xuyên nảy sinh, những nhà quản trị sẽ xây dựng một thủ tục thường lệ để giải quyết nó. Vì vậy những quyết định đã chương trình hoá có những giải pháp lặp đi lặp lại. Những quyết định như vậy cần được đưa ra không có sự kéo dài thời gian không cần thiết và nỗ lực giành cho chúng.
  • 13. 13 Quy trình tuyển dụng Khi một vấn đề có chứa đựng những yếu tố mà nhà quản trị chưa hề gập phải hay một vấn đề phức tạp, vô cùng quan trọng đòi hỏi phải có một giải pháp khác và có thể là duy nhất. Những quyết định chưa được chương trình hoá là những giải pháp của những vấn đề mới và không có cấu trúc Quyết định Vấn đề Thủ tục Vi dụ Đã chương trình hoá Lặp lại, thường lệ Quy tác, các thủ tục, các chính sách Thanh toán lương Chưa chương trình hoá Phức tạp, mới Giải quyết vấn đề sáng tạo Đưa ra sản phẩm mới 3.1.4. Yêu cầu đối với quyết định quản trị - Yêu cầu về tính hợp pháp + Quyết đinh đưa ra trong thẩm quyền của tổ chức hoặc cá nhân. + Quyết định không trái với nội dung mà pháp luật quy định + Quyết định được ban hành đúng thủ tục và thể thức. - Yêu cầu về tính khoa học + Quyết định phải phù hợp với định hướng và mục tiêu của tổ chức. + Quyết định phù hợp với quy luật, các xu thế khách quan, các nguyên tắc và nguyên lý khoa học + Quyết định đưa ra trên cơ sở vận dụng các phương pháp khoa học + Quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể, với tình huống cần đưa ra quyết định, kể cả thế và lực cũng như môi trường tổ chức - Yêu cầu về tính thống nhất + Các quyết định được ban hành bởi các cấp và các bộ phận chức năng phải thống nhất theo cùng một hướng. Hướng đó do mục tiêu chung xác định Nhu cầu tuyển dụng Xem xét nhu cầu Phê duyệt Thông báo tuyển dụng Nhận và xét hồ sơ Tổ chức kiểm tra Phỏng vấn chuên môn Đề nghị danh sách trúng tuyển Phê duyệt Mời nhận việc Tiến hành thử việc Đánh giá thử việc Quyết định chính thức
  • 14. 14 + Các quyết định được ban hành tại các thời điểm khác nhau không được mâu thuẫn, trái ngược và phủ định nhau. - Yêu câu về tính tối ưu. Quyết định quản trị thực chất là một phương án hành động được lựa chọn nhằm giải quyết một vấn đề nẩy sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức. Vì vậy phương án mà quyết định lựa chọn phải là phương án tối ưu - Yêu cầu về tính linh hoạt - Yêu cầu tính cụ thể về thời gian và người thực hiện 3.2. QUÁ TRÌNH ĐỀ RA VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ 3.2.1. Các cơ sở đề ra quýêt định quản trị - Hệ thống mục đích và mục tiêu của tổ chức - Hệ thống pháp luật và thông lệ xã hội - Những yếu tố hạn chế - Hiệu quản của quyết định quản trị - Năng lực và phẩm chất của người ra quyết định 3.2.2. Các nguyên tắc ra quyết định quản trị - Nguyên tắc hệ thống - Nguyên tắc khả thi - Nguyên tắc khoa học - Ngưyên tắc dân chủ 3.2.3. Quá trình ra quyết định quản trị 3.2.3.1. Xác đinh vấn đề ra quyết định Vấn đề ra quyết định được hiểu là một nhiệm vụ mà tổ chức cần giải quyết bằng một quyết định, nếu không tổ chức sẽ khó có thể phát triển được. Xác định chính xác vấn đề là bước đầu tiên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc đề ra các quyết đinh có hiệu quả Ra quyết định thực chất là quá trỡnh tỡm kiếm phương án tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ hay giải quyết vấn đề Xác định vấn đề ra quyết định Chọn tiêu chuẩn đánh giá phương án Dự kiến các p/án có thể để giải quyết vấn đề Đánh giá các P/án Lựa chọn phương án quyết định Ra văn bản quyết định
  • 15. 15 Những dấu hiệu giúp nhà quản trị nhận ra vấn đề (Những tín hiệu cảnh báo): - Sự sai lệch so với thành tích cũ: Một sự thay đổi đột ngột thường báo cho biết có những vấn đề nảy sinh. Khi số nhân viên rời công ty tăng lên, doanh số bán giảm ...... - Sự sai lệch so với kế hoạch: Khi các kết quả không đáp ứng các mục tiêu đã dự kiến - Sự phê phán từ bên ngoài: Những hành động của người ngoài có thể chỉ báo các vấn đề Những nguồn gốc khó khăn trong việc nhận dạng vấn đề: - Thiếu thụng tin: Thiếu thông tin có thể do nhiều nguyên nhân như:  Có thông tin nhưng thiếu chính xác;  Nhiều người có sẵn nhưng ít giá trị;  Có thể có thong tin có chất lượng nhưng tốn thời giang và tiền bạc. - Vấn đề nhận thức của cỏ nhõn: Hầu hết mọi người đều cho rằng cỏch nhỡn nhận vấn đề của mỡnh là đúng Những nhận thức cá nhân của chúng ta có thể che chở hay bảo về chúng ta khỏi những thực tại khó chịu. Vì vậy, thông tin xấu có thể được tiếp nhận chọn lọc để làm sai lạc ý nghĩa đích thực của nó. Nó cũng có thể được bỏ qua hoàn toàn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những nhà quản trị đề xướng các dự án và chịu trách nhiệm về sự thành công hay thất bại có xu hướng muốn tiếp tục các dự án đó ngay ca khi chúng không có khả năng sinh lời. (Trong trường hợp này nhà quản trị đã phớt lờ quyền lợi tối cao của tổ chức). - Việc xác định vấn đề bằng các giải pháp: Đây thực sự là một hình thức kết luận vội vàng. Ví dụ, một nhà quản trị bán hàng có thể nói, “lợi nhuận giảm là do chất lượng sản phẩm của ta kém”. Việc xác định vấn đề như vậy dẫn đế một giải pháp cụ thể: Nâng ca chất lượng sản phẩm ở bộ phận sản xuất. Chắc chắn là có thể có những cách xác định vấn đề khác và những giải pháp khác. - Việc nhận dạng những triệu chứng thành những vấn đề (hiện tượng phản ỏnh sai bản chất) Nhà quản trị bán hàng nói, “Vấn đề của chúng ta là số đơn hàng giảm 32%”. Tuy quả thực là số đơn hàng có giảm, song sự giảm sút đó thực tế chỉ là một triệu chứng của vấn đề thực tế. Chỉ đế khi nhà quản trị nhận dạng được vấn đề thực tế thi mới có thể tìm ra được nguyên nhân số đơn hàng bị giảm sút. - Những tiền lệ trước đây giới hạn sự lựa chọn hiện nay;
  • 16. 16 - Việc dung hũa cỏc lợi ớch: Do có sự tồn tại của các lợi ích khác nhau giữa nhà quản trị khiến họ nhận thức vấn đề khác nhau và lựa chọn các phương án khác nhau. Nên quyết định quản trị được đưa ra đôi khi không phải là tối ưu, không phải vỡ lợi ớch của tổ chức mà vỡ lợi ớch cỏ nhõn Các loại vấn đề. Các vấn đề thường có 3 loại Cơ hội, khủng hoảng hay thường lệ. Những vấn đề khủng hoảng và thường lệ tự nó bộc lộ ra và những nhà quản trị phải chú tâm đến. ngược lại, các cơ hội thi phải được phát hiện ra. Cơ hội thường đi qua một cách thầm lặng rồi cuối cùng biến mất trước các nhà quản trị không lưu tâm. 3.2.3.2. Chọn tiêu chuẩn đánh giá phương án Tiêu chuẩn đánh giá được thể hiện bằng các chỉ tiêu số lượng và chất lượng phản ánh kết quả đạt mục tiêu của tổ chức hay kết quả mong muốn của việc giải quyết vấn đề quyết định. Các tiêu chuẩn cần đáp ứng yêu cầu. - Phản ánh đóng góp của phương án vào việc thực hiện các mục tiêu quyết định - Có thể tính toán được các chỉ tiêu dùng là tiêu chuẩn đánh giá quyết định - Số lượng tiêu chuẩn không quá nhiều. Khi lựa chọn tiêu chuẩn các phương án thỡ cú thể xem xột đến các biên số sau đây:  Chi phớ: Chi phớ cho dự ỏn này bao nhiờu? Cú nằm ngoài ngõn sỏch của tổ chức khụng?  Lợi ích: Chúng ta sẽ thu được những lợi ích hay lợi nhuận gỡ khi thực hiện phương án trên? Phương án đó có thoar món khỏch hàng khụng? Cú làm nhõn viờn hoạt động hiệu quả hơn không?  Thời gian: Cần bao nhiêu thời gian để thực hiện phương án đó?  Tính khả thi: Phương án đó có đem lại lợi ích thiết thực không? Khi thực thi phương án đó liệu có gặp sự chống đối nào bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp không?  Nguồn lực: Cần bao nhiêu người để thực hiện phương án? Những người này đó cú sẵn hay cần đào tạo và tuyển dụng them?...  Cỏc biến số vụ hỡnh: Uy tớn và danh tiếng của cụng ty cú tăng thêm khi thực hiện phương án đó hay không? Mức độ trung thành của khách hang và nhân viên có tang không?...  Ngoài ra cần chỳ ý tới : Yếu tố rủi ro và đạo đức khi thực hiện từng phương án như thế nào?
  • 17. 17 Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào, bạn cần phải cân nhắc tất cả các yếu tố trên. Mức độ quan tâm của những biến số này khác nhau tùy thuộc vào quy mô, tích chất hoạt động của tổ chức. 3.2.3.4. Tìm kiếm các phương án để giải quyết vấn đề Một vấn đề có thể giải quyết bằng nhiều phương án khác nhau. Cần tìm tất cả các phương án quyết định có thể có, ngay cả đối với những phương án mà mới nhìn tưởng chừng không thể thực hiện được. 3.2.3.5. Đánh giá các phương án Mục đích của việc đánh giá các phương án là tính toán mức độ mà từng phương án sẽ đáp ứng mục tiêu ban đầu của công ty. Khi đánh giá các phương án sẽ sẩy ra ba khả năng: - Đối với những vấn đề chắc chắn: Tức là người ta quyết định hoàn toàn có thể dự đoán được kết quả của tường phương án. Khi đó sẽ có một phương án chắc chắn được đưa ra. Với các phương án đó thỡ thường sử dụng cây quyết định hay sủ dụng trọng số của các tiêu chí để tính toán chi phí của các phương án và ra quyết định một cách rễ ràng. - Tớnh không chắc chắn trong việc ra quyết định (hay đồng nghĩa với các phương án có sự rủi ro). Đối với một vấn đề không chắc chắn bạn cần phải xem xét nhiều hơn. Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong trường hợp này thỡ cần thực hiện theo 3 bước sau:  Thứ nhất, xác định yếu tố, lĩnh vực không chắc chắn. Ví dụ như : - không chắc chắn về thị hiếu của khách hàng trong tương lai - Không chắc chắn về những động thái của đối thủ cạnh tranh; - Khụng chắc chắn về thành cụng của phũng thớ nghiệm R & D.. Những gỡ mà người ra quyết định cần là một phạm vi các kết quả có khả năng xảy ra cho từng yếu tố không chắc chắn được xác định bởi những người cung cấp thông tin hiểu biết và kinh nghiệm. Ví dụ như có thể láy số đơn vị sản phẩm có thể bán được với từng phương án, thời điểm tung ra thị trường đối với một sản phẩm nào đó dựa trên thông tin của của những nguời có kinh nghiệm như: các đại diện bán hàng, quản đốc sản xuất...  Thứ hai, xác định những yếu tố không chắc chắn có khả năng tác động lớn nhất.
  • 18. 18 Các yếu tố không chắc chắn tác động đến việc ra quyết định ở những mức độ khác nhau. Có yếu tố chỉ làm giảm lợi nhuận nhưng có yếu tố có thể làm cho quyết định của bạn thất bại hoàn toàn, tiêu tốn nhiều triệu đô.  Thứ ba, nỗ lực giảm thiểu các yếu tố không chắc chắn đóng vai trũ quan trọng nhất. Khi đó nhõn thấy yếu tố gõy tổn thất mạnh mẽ nhất thỡ cụng ty nờn ưu thế phân bổ thời gian và người lực để giảm thiểu yếu tố khụng chắc chắn này. Một số biện pháp điển hỡnh được nhiều công ty sử dụng như: - Nghiờn cứu kỹ nhu cầu của khỏch hàng; (1) - Tiếp thị thử nghiệm sản phẩm mới ở những thành phố được chọn; - Phỏng vấn các nhóm trọng điểm; - Quan sỏt trực tiếp khỏch hàng sử dụng sản phẩm Ví dụ như MCDonald’s – một tập đoàn sở hữu và vận hành thành công nhiều nhà hàng. Trước khi giới thiệu chính thức một món ăn mới thỡ nhà hàng đó thử phản ứng của khỏch hàng ở một số cửa hàng. Thử nghiệm này mặc dự tiờu tốn nhiều thời gian và nguồn lực nhưng lại giảm được các rủi ro trong quyết định của công ty. (1) Nhiều yếu tố liên quan đến thị hiếu và mức độ nhu cầu khách hàng tương lai. Thị hiếu có ý nghĩa quan trọng trong việc phỏt triển sản phẩm và dịch vụ cũn mức độ nhu cầu ảnh hưởng đến những quyết định diễn ra định kỳ về sản xuất và tồn kho. Đa số các công ty đều thực hiện nghiên cứu thị trường để làm rừ hai yếu tố này. Ngoài ra cũn cú một số biện phỏp sau: - Thu hẹp khoảng cách thời gian. Vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu kinh doanh Harvard đó phỏt hiện ra một điểm khác biệt quan trọng giữa cỏc hóng sản xuất ụ tụ ở Nhật và Mỹ. Người nhật thiết kế và giới thiệu mẫu xe mới trong khoảng 2 năm trong khi đó của Mỹ là 4 năm.Việc tiến hành tung sản phẩm ra thị trường đó đem lại cho Nhật nhiều lợi thế hơn như việc thu hồi vốn nhanh hơn, thời gian rỳt ngắn giỳp họ giảm bớt sự khụng chắc chắn về nhu cầu khỏch hàng, nhu cầu của khỏch hàng vỡ họ chỉ phải dự đoán 2 năm thay vỡ 4 năm. Ngoài ra thỡ mẫu thiết kế của họ đáp ứng được tính mới mẻ và hiện đại công nghệ, sản phẩm không bị lỗi thời - Sản xuất theo đơn đặt hàng: Điển hỡnh nhất là cụng ty sản xuất mỏy tớnh cỏ nhõn hàng đầu thế giới Dell. - Ra quyết định theo từng giai đoạn;
  • 19. 19 - Chiến thuật sản xuất hạn chế rủi ro như xản xuất đĩa CD. Cách thực tế để hạn chế rủi ro là sản xuất với số lượng vừa đủ để đáp ứng các đơn đặt hàng cộng thêm với sáu hoặc tám nghỡn ấn bản nữa để sẵn sàng bổ xung nếu số đĩa tiêu thụ sạch. Điều này đó hạn chế hai rủi ro: một là nguy cơ sản xuất quá nhiều dĩa,lưu kho nhiều. Hai là, nguy cơ sản xuất quá ít bở lỡ doanh thu vỡ khụng cú hàng để bán. - Với những vấn đề quá thất thường:. Người ra quyết định hoàn toàn không biết xác suất của kết quả của từng phương án. Khi này những đặc điểm nhân cách của người ra quyết định trở lên quan trọng hơn đối với việc xác định phải đưa ra quyết định nào. Và đôi khi người ra quyết định phải sử dụng trực giác của mỡnh. + Người ra quyết định lạc quan. Những người lạc quan bao giờ cũng chọn phương án tăng tối đa các kết quả. Nghĩa là họ bao giờ cũng hành động mạnh giạn hơn + Người ra quyết định bi quan. Những người này tin rằng bất kể họ làm gì đi nữa thì sẽ xảy ra kết quả tồi tệ. Trong tình huống như vậy họ đều ước tính các kết quả tồi tệ nhất của từng phương án rồi chọn cái tốt nhất trong số các kết quả tồi tệ đó. + Người ra quyết định giảm đến mức tối thiểu sự ân hận. Những người này muốn giảm đến mức tối thiểu mức độ trục trặc mà họ phải gánh chịu sau sự việc đó. + Người ra quyết định thiếu lý lẽ. Những người này đơn giản hoá quyết định bằng cách giả thiết mọi kết quả có thể xảy ra của quyết định đề có cơ hội xuất hiện như nhau. 3.2.3.6. Lựa chọn phương án và ra quyết định Trong các phương án đã đánh gía cần phải chọn ra một phương án thoả mãn cao nhất các tiêu chuẩn hiệu quả, đồng thời có thể khác phục được những yếu tố hạn chế. Có hai khả năng khi lựa chọn phương án. Lựa chọn theo một tiêu chuẩn và lựa chọn tiêu chuẩn theo nhiều tiêu chuẩn. 3.2.4 Quá trình thực hiện quyết định Ra văn bản quyết định Lập kế hoạch thực hiện quyết định Tuyên truyền và giải thích quyết định thực hiện quyết định Kiểm tra việc thực hiện quyết định Điều chỉnh quyết định Tổng kết thực hiện quyết định
  • 20. 20 - Ra văn bản quyết định. Phần lớn các quyết định quản trị được thể hiện dưới dạng văn bản - Lập kế hoạch tổ chức thực hiện quyết định. Việc tổ chức phải cụ thể và chi tiết. Trong kế hoạch phải nêu ro Ai làm và khi nào bắt đầu? lúc nào thì kết thúc, phương tiện thực hiện, kinh phí thực hiện, tiến độ thực hiện, đơn vị hoặc cá nhân chịu trách nhiệm. - Tuyên chuyền và giải thích quyết định - Thực hiện quyết định theo kế hoạch - Kiểm tra việc thực hiện quyết định - Điều chỉnh quyết định. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải điều chỉnh ( Có những thay đổ đột ngột do nguyên nhần bên ngoài, có sai lầm nghiêm trọng trong bản thân quyết định, và một số nguyên nhân khác..) - Tổng kết thực hiện quyết định. Qua tổng kết thực hiện kết quả, kinh nghiệm sẽ được tích luỹ làm cơ sở cho những quyết định trong tường lai 3.3. PHƢƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ 3.3.1. Tổng quan về phƣơng pháp ra quyết định Phương pháp ra quyết định là các cách thức mà chủ thể quyết định dùng để thực hiện một, một số hoặc tất cả các bước của quá trình đề ra quyết định. Chủ thể quyết định là cá nhân hoặc tập thể có trách nhiệm đưa ra quyết định quản trị. Trong quá trình đề ra quyết định quản trị chủ thể quyết định có thể dùng môt, một số các phương pháp sau: - Theo mức độ thông tin: + Thông tin đầy đủ + Thông tin không đầy đủ + Không có thông tin - Theo số người tham gia vào quá trình ra quyết định: + Ra quyết định cá nhân (Tự ra quyết định) + Ra quyết đinh tập thể 3.3.2. Phƣơng pháp cá nhân ra quyết định
  • 21. 21 Đây là phương pháp ra quyết định trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của nhà quản trị theo phương pháp này khi xuất hiện những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình, nhà quản trị tự mình đề ra quyết định quản trị mà không cần có sự tham gia của tập thể hoặc các chuyên gia. Các quyết định thuộc loại này không đòi hỏi có những tiêu chuẩn đánh giá phương án thay vào đó nhà quản trị dựa vào thủ tục, quy tắc và chính sách để ra quyết định. Một số điểm khác biệt cá nhân có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định. - Nhân cách; Nhân cách của người ra quyết định được phản ánh rất rõ trong việc họ lựa chọn phương án, người lạc quan, người bi quan, người thiếu lý lẽ. - Tính chấp nhận rủi ro 3.3.3. Phƣơng pháp ra quyết định tập thể 3.3.3.1. Việc ra quyết định cá nhân so với tập thể - Trong một số trường hợp việc ra quyết định tập thể tốn nhiều thời gian hơn so với cá nhân. - Những quyết định chưa được chương trình hoá thích hợp hơn với việc ra quyết định tập thể. - Khi nêu ra các mục tiêu thì tập thể chắc chắn là tốt hơn cá nhân, bởi vì tập thể có nhiều kiến thức hơn. - Khi đánh giá các phương án thì ý kiến nhận xét tập thể của cả nhóm với nhiều quan điểm khác nhau sẽ tốt hơn là ý kiến của cá nhân một người ra quyết định. - Sự lựa chọn phương án sự tác động qua lại của tập thể và việc đạt đến sự nhất trí thường dẫn đến chỗ chấp nhận nhiều rủi ro hơn so với trường hợp một người ra quyết định cá nhân, vì là kết quả của sự tham gia của những người sẽ gánh chịu các hậu quả của các quyết định đó. 3.3.3.2. Một số kỹ thuật trong quá trình ra quyết định tập thể a. Động não Kỹ thuật này được thực hiện như sau: Trong một cuộc họp thảo luận có nhiều người tham gia, người chủ toạ phát biểu một cách rõ ràng vấn đề sao cho tất cả mọi người đều hiểu, tất cả các thành viên tự do nêu ý kiến trong khoảng thời gian ấn định trước. Không được phê bình ý kiến của nhau. Các ý kiến được ghi lại và phân tích sau b. Kỹ thuật nhóm danh nghĩa Kỹ thuật này được mô tả như sau: Các thành viên của nhóm có mặt tai cuộc họp, chủ toạ phát biểu về nhiệm vụ của cuộc họp. Các thành viên viết ra giấy những suy nghĩ của họ. từng thành viên đọc những điều họ đã viết, thảo luận và đánh giá các
  • 22. 22 ý kiến của từng thành viên. Từng thành viên độc lập cho biết thứ tự các ý kiến theo mức độ đúng đắn của chúng. Kết luận cuối cùng sẽ thuộc về ý kiến có thứ bậc cao nhất c. Kỹ thuật Delphi Kỹ thuật này bao gồm các bước sau: - Vấn đề được xác định và các thành viên được yêu cầu đưa ra những ý kiến qua một phiếu câu hỏi đã được chuẩn bị kỹ. - Mỗi thành viên hoàn thành phiếu câu hỏi một cách độc lập và lạc danh. - Kết quả của phiếu câu hỏi được một trung tâm thu lại, xử lý và in ra. - Mỗi thành viên nhận được bảng in kết quả đã xử lý. - Sau khi xem xét kết quả, các thành viên lại được yêu cầu cho biết ý kiến của họ. Kết quả là các thành viên thường đưa ra những ý kiến mới có sự thay đổi so với ý kiến ban đầu của họ. Cứ tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi có sự thống nhất ý kiến. 3.3.4. Những yếu tố cản trở việc ra quyết định có hiệu quả - Thiếu thông tin - Tính bảo thủ - Những tiền lệ quy định trước đây giới hạn sự lựa chọn hiện nay - Dung hoà lợi ích
  • 23. 23 Phần II. CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ Chƣơng 4: Lập kế hoạch 4.1. LẬP KẾ HOẠCH - CHỨC NĂNG ĐẦU TIÊN CỦA QUẢN TRỊ 4.1.1. Khái niệm và vai trò của lập kế hoạch 4.1.1.1. Khái niệm Lập kế hoạch không phải chỉ là một sự kiện có bắt đầu có kết thúc. Lập kế hoạch là một quá trình, đó là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác định các phương án hành động để đạt được mục tiêu cụ thể của tổ chức. Những sự không chắc chắn được chia thành 3 loại: Không chắc chắn về trạng thái của tổ chức, không chắc chắn về những ảnh hưởng đến tổ chức do việc thay đổi của môi trường, không chắc chắn về những tác động của tổ chức lên môi trường. Tóm lại, lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương án để đạt được các mục tiêu đó. 4.1.1.2. Vai trò của lập kế hoạch - Chuẩn bị cho sự thay đổi - Phối hợp các nỗ lực; Ban lãnh đạo tồn tại là vì công việc của các cá nhân và các nhóm trong tổ chức phải được phối hợp với nhau, và việc lập kế hoạch là một kỹ thuật quan trọng để đạt được việc phối hợp. Một kế hoạch có hiệu lực cần xác định những mục tiêu cho toàn bộ tổ chức cũng như cho từng bộ phận của nó. Khi làm việc theo những mục tiêu đã dự kiến hành vi của từng bộ phận sẽ góp phần vào các mục tiêu của toàn bộ tổ chức. - Xây dựng các định mức thực hiện. - Bồi dưỡng nhà quản trị. - Cơ sở cho công tác kiểm tra. 4.1.2. Hệ thống kế hoạch tổ chức 4.1.2.1. Theo cấp kế hoạch Phân loại kế hoạch theo tiêu chí cấp kế hoạch ta có hai loại: Kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp. Hai loại kế hoạch trên có sự khác biệt chủ yếu trên 4 mặt: (1). Thời gian: kế hoạch chiến lược thường cho khoảng thời gian từ 2, 3 năm trở lên. Trong khi đó kế hoạch tác nghiệp thường chi cho một năm trở xuống. (2). Phạm vi tác động: Kế hoạch chiến lược tác động tới các mảng hoạt động lớn, liên quan đến toàn bộ tổ chức. Kế hoạch tác nghiệp chi có một phạm vi hẹp ở trong một mảng hoạt động nào đó. (3). Mức độ cụ thể: Các mục tiêu chiến lược thường cô đọng, tổng thể (thiên về định tính). Các mục tiêu Kế hoạch tác nghiệp thường cụ thể, chi tiết (thiên về định lượng).
  • 24. 24 (4). Được định ra bởi: Kế hoạch chiến lược thường do các nhà quản trị cấp cao định ra. kế hoạch tác nghiệp thường được hoạch định bởi các quản trị cấp trung gian và quản trị cấp cơ sở. 4.1.2.2. Theo hình thức thể hiện - Chiến lược: Chiến lược là loại kế hoạch đặc biệt quan trọng đối với tổ chức. - Chính sách:Chính sách là quan điểm, phương hướng và cách thức chung để ra quyết định trong tổ chức. Chính sách là kế hoạch theo nghĩa nó là những quy định chung để hướng dẫn hay khai thông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định. Các chính sách giúp cho việc giải quyết các vấn đề trong các tình huống nhất định. Chính sách khuyến khích tự do sáng tạo nhưng vẫn trong một khuôn khổ một giới hạn nào đó, tuỳ thuộc vào các chức vụ và quyền hạn trong tổ chức. - Thủ tục: Thủ tục là sự hướng dẫn hành động, là việc chỉ ra một cách chi tiết, biện pháp chính xác cho một hoạt động nào đó cần phải thực hiện. Đó là một chuối các hoạt động cần thiết theo thứ tự thời gian, theo cấp bậc quản trị. - Quy tắc: Các quy tắc giải thích rõ ràng những hành động nào có thể làm, những hành động nào không được làm. - Chương trình: Các chương trình bao gồm một số các mục đích, chính sách thủ tục, quy tắc, các nhiệm vụ được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực có thể huy động và các yếu tố khác. Chương trình được hỗ trợ bằng những ngân quỹ cần thiết. - Ngân quỹ: Ngân quỹ là bảng tường trình các kết quả mong muốn được biểu thị bằng các con số. Có thể coi đó là chương trình được “số hoá”. Ngân quỹ ở đây không đơn thuần là ngân quỹ bằng tiền, mà còn có ngân quỹ thời gian, ngân quỹ nhân công, ngân quỹ máy móc thiết bị, ngân quỹ nguyên vật liệu.... 4.1.2.3. Theo thời gian thực hiện kế hoạch - Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ 5 năm trở lên - Kế hoạch trung hạn: Cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm - Kế hoạch ngắn hạn: Cho thời kỳ dưới một năm 4.1.2. Quá trình lập kế hoạch Một kế hoạch ra đời thường trải các bước sau: Bước1. Nghiên cứu và dự báo (Tìm hiểu và nhận thức vấn đề) Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch. Người lập kế hoạch cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh tranh, về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ... của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta phải dự đoán được các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó. Trong quá trình tham gia vào việc lập kế hoạch tại các doanh nghiệp, tôi nhận thấy những người lập kế hoạch ở đó họ thường sử dụng mô hình SWOT cho bước này.
  • 25. 25 Đó là đánh giá các điểm mạnh (Strengths), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (Opportunities) và các nguy cơ (Threats) Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu đó là phân tích bên trong doanh nghiệp. Sự phân tích này thường là sự so sánh doanh nghiệp với mặt bằng chung trong ngành, hay là với các đối thủ canh tranh trực tiếp với doanh nghiệp. Đánh giá các cơ hội và đe doạ đó là phân tích bên ngoài, đó là dự đoán các tác động từ môi trường lên doanh nghiệp, do những sự biến động của môi trường, như sự biến động của nền kinh tế, sự thay đổi của chính sách nhà nước, sự biến động của môi trường tự nhiên... Ngoài các thành phần theo mô hình SWOT, những người lập kế hoạch tại các doanh nghiệp đó họ còn phân tích một thành phần nữa, đó là các “vấn đề thường lệ”. Các vấn đề thường lệ là các vấn đề mà Doanh nghiệp đã xác định được, nó đang tồn tại và vẫn sẽ tồn tại trong tương lai. Ví dụ, đi họp muộn, ý thức chấp hành nội quy, quy định kém... Bước 2. Thiết lập các mục tiêu Theo Peter Drucker, một chuyên gia quản trị, đã khẳng định rằng cần phải xây dựng các mục tiêu cho ít nhất tám lĩnh vực thành tích của tổ chức (qthcb) (1). Vị trí trên thị trường (2).Việc đổi mới (3). Năng suất và chất lượng (4). Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính (5). Khả năng sinh lời (6). Thành tích và trách nhiệm của nhà quản trị (7). Thành tích và thái độ của nhân viên (8). Trách nhiệm xã hội Các mục tiêu đưa ra cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu - Đo lường được Điều này đòi hỏi phải xác định nên đo lường cái gì trong mỗi lĩnh vực và đo lường như thế nào. Hiện nay có nhiều chỉ số khác nhau để định lượng các mục tiêu trong tám lĩnh vực đã nêu ở trên: Mục tiêu Các chỉ số đo lƣờng có thể sử dụng Khả năng sinh lời - Lợi nhuận trên doanh số - Lợi nhuận trên vốn - Trên tổng tài sản . - Thị phần Marketing - Khối lượng hàng hoá bán ra - Mức độ phát triển sản phẩm mới - Số cửa hàng tiêu thụ .
  • 26. 26 - Năng suất lao động trung bình Năng suất - Chi phí bình quân của một sản phẩm - Tỷ số giá trị gia tăng trên doanh số bán - Tỷ số giá trị gia tăng trên lợi nhuận - Tỷ lệ sản phẩm phế phẩm Chất lượng - Số lần khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm - Vòng quay của vốn Tài chính - Tỷ số nợ trên vốn, - Vòng quay của các khoản phải thu Các mục tiêu về đổi mới, thái độ của công nhân viên, hành vi của nhà quản trị và trách nhiệm xã hội thì lại không dễ dàng nhận dạng được hay đo lường được đối với thời hạn cụ thể. Mục tiêu càng trừu tượng thì càng khó đo lường kết quả thực hiện nó. Mặc dù vậy việc hoạch định có hiệu quả vẫn đòi hỏi phải đo lường các mục tiêu. Nếu các mục tiêu không đo lường được thì mọi đánh giá tiếp sau đều không có sức thuyết phục. Trong quá trình tham gia vào việc lập kế hoạch tại các doanh nghiệp. Tôi nhận thấy những người lập kế hoạch ở đó họ thường sử dụng thêm các mục tiêu thứ phát, và các tín hiệu chỉ báo cho những mục tiêu kho nhận dạng, khó đo lường. Ví dụ Mục tiêu Mục tiêu thứ phát Tín hiệu chỉ báo Phát triển những nhà quản trị trung gian cho những vị trí quản trị cấp cao - Xây dựng bảng bình xét công trạng vào cuối năm - Lựa chọn 10 nhà quản trị để tham dự khoá học quản lý - Nộp báo cáo hàng tháng vào ngày 05 tháng sau - Số ứng viên đã chọn đến ngày 01/01 Duy trì và nâng cao mức hài lòng của công nhân viên với công ty - Nâng cao mức hài lòng của công nhân viên trong tất cả các lĩnh vực lên 15% vào cuối năm - Tỷ số người bỏ việc trên tổng số công nhân viên - Các phiếu câu hỏi thăm dò thái độ gửi cho toàn thể công nhân viên. Duy trì thị phần hiện có - Giữ lại 75% khách hàng cũ - Giành 25% khách hàng mới - Phần trăm hàng mua thay thế - Phần trăm hàng mua đầu tiên ... .... ... - Có thể đạt được (khả thi) - Phù hợp - Có khung thời gian Những nhà quản trị thường chia mục tiêu thành ba loại; ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Những mục tiêu ngắn hạn có thể được hoàn thành trong thời hạn dưới một năm. Những mục tiêu trung hạn đòi hỏi thời hạn từ một đến năm năm. Các mục tiêu dài hạn thì có thời hạn vượt quá năm năm.
  • 27. 27 Trong bước này khi đã xác định được các mục tiêu. Các nhà quản trị phải tiến hành xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu. Thuật ngữ thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu hàm ý tại một điểm đã định việc hoàn thành mục tiêu này quan trọng hơn so với việc hoàn thành các mục tiêu khác. Thứ tự ưu tiên cũng phản ánh ý nghĩa quan trọng tương đối của những mục tiêu nhất định không kể đến thời gian. Ví dụ, sự sống sót của tổ chức là điều kiện thực hiện tất cả các mục tiêu khác. Khi các mục tiêu đã được xếp thứ tự ưu tiên, sẽ tạo điệu kiện phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Bước 3. Phát triển các tiền đề (Xem xét các tiên đề và cơ sở khách quan) Đó là các dự báo, điều kiện khách quan về môi trường, các chính sách cơ bản có thể áp dụng, các kế hoạch hiện có của công ty ... Điều quan trọng đối với nhà quản trị là đánh giá chính xác những ảnh hưởng có thể có của các điều kiện tiền đề trên và dự đoán được những biến động cùng sự phát triển của nó Để người lập kế hoạch hiểu và đánh giá đúng các điều kiện tiền đề và cơ sở khách quan của hoạch định, đòi hỏi các nhà quản trị từ cấp cao nhất trong tổ chức phải có trách nhiệm giải thích và tạo điều kiện cho người dưới quyền hiểu rõ chúng. Với ý nghĩa đó, việc bàn bạc kỹ lưỡng trong tập thể để nhận thức cho đúng những tiền đề cùng các cơ sở tất yếu khách quan cần thiết cho hoạch định là rất cần thiết Bước 4. Xây dựng các phương án Thường để giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong tương lai cũng có nhiều phương án khác nhau. Mỗi tình huống dự kiến có thể đòi hỏi một phương án giải quyết thích hợp. Chính vì lẽ đó đối với những vấn đề và tình huống phức tạp, quan trọng hay gay cấn ở mỗi tổ chức đòi hỏi các nhà quản trị phải có nhiều phương án kế hoạch để từ đó có thể lựa chọn được phương án tối ưu. Nghiên cứu và xây dựng các phương án là sự tìm tòi và sáng tạo của các nhà hoạch định. Sự tìm tòi nghiên cứu càng công phu, càng sáng tạo, càng khoa học bao nhiêu thì càng có khả năng xây dựng được nhiều phương án hoạch định đúng đắn và hiệu quả bấy nhiêu. Khi các kế hoạch càng lớn, càng quan trọng thì việc tìm kiếm và xây dựng càng nhiều phương án kế hoạch càng tốt. Các nhà quản trị không nên vội vàng, hoặc đại khái qua loa trong khâu xây dựng các phương án. Sự khinh suất trong khâu xây dựng phương án có thể phải trả giá rất đắt trong khâu lựa chọn và thực hiện các phương án do thiếu sự thận trọng này. Bước 5. Đánh giá và so sánh các phương án Sau khi đã xây dựng được các phương án thực hiện các mục tiêu, chúng ta tiến hành đánh giá các phương án trên cơ sở các tiền đề, cơ sở khách quan và mục tiêu phải thực hiện. Việc đánh giá đó giúp ta có được các điểm mạnh (ưu điểm) và điểm yếu (nhước điểm) của mỗi phương án. Trong trường hợp có một mục tiêu duy nhất, và hầu hết các yếu tố để so sánh có thể lượng hoá được, thì việc đánh giá và so sánh tương đối dễ dàng. Nhưng thực tế lại thường gặp những phương án hoạch định có chứa nhiều biến động, nhiều mục tiêu và
  • 28. 28 nhiều yếu tố so sánh không lượng hoá được. Trong những trường hợp như vậy việc đánh giá và so sánh các phương án thường gặp nhiều khó khắn. Có nhiều cách để đánh giá và so sánh các phương án. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tế tôi nhận thấy các nhà quản trị thường làm như sau: 1. Lựa chọn các chỉ tiêu, các mặt hoặc khía cạnh quan trọng nhất để đánh giá và so sánh. 2. Xem xét mức độ quan trọng của các chỉ tiêu và khía cạnh nhằm xếp hạng cho chúng (theo thứ hạng nhất, nhi, ba,... Cho điểm....) 3. Đánh giá các chỉ tiêu và khía cạnh của từng phương án theo hướng để có thể so sánh các phương án với nhau. 4. Tổng hợp đánh giá chung xem phương án nào giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng và cốt yếu nhất. Bước 6. Lựa chọn phương án và ra quyết định Sau quá trỡnh đánh giá các phương án, một vài phương án thích hợp và nhà quản trị có thể quyết định thực hiện một số phương án chứ không chỉ dùng một phương án tối ưu. Trên thực tế, để chọn được các phương án tối ưu, người ta thường dựa và các phương pháp cơ bản sau đây:  Dựa và kinh nghiệm.  Phương pháp thực nghiệm.  Phương pháp nghiên cứu và phân tích.  Dựa vào các mô hình. Bước 7. Lập kế hoạch hỗ trợ Trên thực tế phần lớn các kế hoạch chính đều cần các kế hoạch hoạch phụ (bổ sung) để đảm bảo kế hoạch được thực hiện tốt. Bước 8. Lập ngân quỹ, các chi phí thực hiện Sau khi kế hoạch đã được xây dựng, đòi hỏi các mục tiêu, các thông số cần được lượng hoá về đơn vị giá trị (tiền) như: thu nhập, phi phí, lợi nhuận.... Các khoản này sẽ là tiêu chuẩn quan trọng để tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả kinh tế cùng chất lượng của các kế hoạch đã xây dựng. 4.2. LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƢỢC 3.2.1. Khái niệm Lập kế hoạch chiến lược là quá trình xác định làm sao đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức với các nguồn lực có thể huy động được. 3.2.2. Các cấp chiến lƣợc Chiến lược có thể được phân chia theo ba cấp độ: cấp tổ chức, cấp ngành và cấp chức năng. 3.2.2.1. Chiến lược cấp tổ chức Chiến lược cấp tổ chức do bộ phận quản trị cao nhất vạch ra nhằm nắm bắt được mối quan tâm và hoạt động trong một tổ chức. Ở cấp này, các câu hỏi thường đặt
  • 29. 29 ra là: Tổ chức nên hoạt động trong lĩnh vực nào? Mục tiêu và kỳ vọng của mỗi lĩnh vực đó? Phân bổ các nguồn lực ra sao để đạt được các mục tiêu đó? 3.2.2.2. Chiến lược cấp ngành Chiến lược cấp ngành chỉ liên quan đến những mối quan tâm và hoạt động trong một ngành (một lĩnh vực hoạt động) của tổ chức. Các câu hỏi thường đặt ra ở đây là: Lĩnh vực này của tổ chức có vị trí nào trong môi trường hoạt động của nó? Nên đưa ra những sản phẩm/dịch vụ nào? Cần hướng vào phục vụ ai? Nguồn lực được phân bổ trong ngành đó ra sao? 3.2.2.3. Chiến lược cấp chức năng Các chiến lược cấp chức năng như nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu và phát triển, sản xuất... được đặt ra trong khuôn khổ một lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Các chiến lược cấp chức năng là sự chi tiết hoá cho chiến lược cấp ngành và liên quan đến việc quản trị các hoạt động chức năng. Vì vây, vai trò của chiến lược cấp chức năng là để hỗ trợ chiến lược cấp tổ chức và để tạo ra một lược đồ, cách thức quản trị nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra đối với lĩnh vực chức năng đó. 3.2.3. Quá trình lập kế hoạch chiến lƣợc Kế hoạch chiến lược của một tổ chức bao gồm bốn phần: Nhiệm vụ, mục tiêu, các chiến lược, và kế hoạch danh mục đầu tư. 3.2.3.1. Nhiệm vụ của tổ chức Nhiệm vụ của tổ chức nhằm xác định những gì mà tổ chức đang phấn đấu vươn tới trong thời hạn lâu dài. Nhiệm vụ của công ty cho thấy ý nghĩa sâu rộng về mục đích của công ty, đó là phương hướng chỉ đạo của tổ chức và là những mục đích độc đáo làm cho tổ chức đó khác biệt với các tổ chức tương tự khác. Chiến lược cấp tổ chức Các chiến lược cấp ngành Các chiến lược cấp chức năng Các kế hoạch tác nghiệp Kế hoạch chiến lƣợc của tổ chức Nhiệm vụ của tổ chức Kế hoạch danh mục đầu tư Các mục tiêu của tổ chức Các chiến lược của tổ chức
  • 30. 30 Nhiệm vụ của tổ chức thường được thể hiện bằng bản tuyên bố nhiệm vụ. - Các yếu tố chủ chốt khi xây dựng bản tuyên bố nhiệm vụ. 1- Lịch sử. Mọi tổ chức đều có một lịch sử về các mục tiêu, thành tích, sai lầm, chính sách. 2 - Những năng lực đặc biệt. Một tổ chức có khả năng làm nhiều việc, song nó phải tìm ra những gì mà nó có thể làm được tốt nhất. 3- Môi trường. Môi trường của tổ chức quyết định cơ hội, hạn chế và những mối đe doạ cần được nhận dạng trước khi xây dựng bảng tuyên bố nhiệm vụ. - Những đặc điểm của một bản tuyên bố nhiệm vụ. Soạn thảo một bản tuyên bố nhiệm vụ có ích và có hiệu quả là một việc vô cùng khó khăn. Thông thường các tổ chức phải mất khoảng 2 năm để xây dựng được nhiệm vụ. + Tập trung và thị trường chứ không phải sản phẩm. Khách hàng của tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiệm vụ của nó. + Khả thi. Bản tuyên bố nhiệm vụ phải mang tính hiện thực và khả thi. Nó phải mở ra một tầm nhìn tới những cơ hội mới, song không đưa tổ chức vào các cuộc phiêu lưu không hiện thực vượt qua năng lực của nó. + Có tác dụng thúc đẩy. Bảng tuyên bố nhiệm vụ nó hướng dẫn công nhân viên và những nhà quản trị, nó đảm bảo một ý thức chung về mục đích. + Cụ thể. Bảng tuyên bố nhiệm vụ phải cụ thể và xác định phương hướng và phương châm chỉ đạo. Bảng tuyên bố nhiệm vụ Tổ chức Nhiệm vụ Nhà sản xuất thiết bị văn phòng Công việc của chúng tôi là giúp giải quyết những vấn đề hành chính Ngân hàng Cung cấp những dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân nhằm đáp ứng những nhu cầu tài chính thường xuyên của họ Tập đoàn lớn Biến những công nghệ mới thành những sản phẩm thương mại có thể bán được ..... ...... 3.2.3.2. Các mục tiêu của tổ chức Các mục tiêu của tổ chức là những điểm cuối về nhiệm vụ của một tổ chức và là những gì mà nó tìm kiếm thông qua những hoạt động lâu dài đang thực hiện của tổ chức. 3.2.3.3. Các chiến lược của tổ chức
  • 31. 31 Các tổ chức có thể đạt được các mục tiêu theo hai cách: Bằng cách quản trị tốt hơn những gì tổ chức hiện đang làm và bằng cách tìm ra những cái mới để làm. Khi lựa chọn con đường này hay con đường kia hay cả hai, ban lãnh đạo phải quyết định hoặc tập chung và các khách hàng hiện có, hoặc tìm kiếm các khách hàng mới, hoặc cả hai. Sản phẩm Thị trƣờng Sản phẩm hiện có Sản phẩm mới Khách hàng hiện có Xâm nhập thị trường Phát triển sản phẩm Khách hàng mới Phát triểm thị trường Đa dạng hoá - Chiến lược xâm nhập thị trường. Những chiến lược này tập trung và việc cải thiện vị trí của các sản phẩm hiện có của tổ chức đối với những khách hàng hiện có của nó. Một chiến lược như vậy có thể đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch Marketing nhằm khuyến khích các khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn. Các sách lược được sử dụng để thực hiện chiến lược có thể bao gồm việc giảm giá, quảng cáo nhấn mạnh nhiều lợi ích của sản phẩm, đóng gói sản phẩm trong những bao bì kích thước khác nhau, hay đảm bảo sản phẩm luôn sãn sàng ở nhiều địa điểm. Tương tự như vậy, một kế hoạch sản xuất có thể được xây dựng nhằm sản xuất một cách có hiệu quả hơn những gì hiện đang sản xuất. - Chiến lược phát triển thị trường Khi theo đuổi chiến lược này một tổ chức sẽ phải cố gắng tìm ra những khách hàng mới cho những sản phẩm hiện có của mình. - Chiến lược phát triển sản phẩm Với chiến lược này những sản phẩm mới được phát triển sẽ nhằm tới những khách hàng hiện có. - Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm Một tổ chức đa dạng hoá khi nó tìm kiếm những sản phẩm mới cho khách hàng không để phục vụ hiện tại. 3.2.3.4. Kế hoạch danh mục đầu tư của tổ chức Giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạch định chiến lược là việc đề ra các kế hoạch danh mục đầu tư của tổ chức. Thực ra thì phần lớn các tổ chức tại một thời điểm cụ thể cũng đều có các danh mục đầu tư vào các công việc kinh doanh. Việc quản trị sẽ dễ dàng nếu các nguồn tài nguyên và tiền mặt dồi dào và mọi nhóm đều tăng trưởng và sinh lời. Thật ra không phải là như vậy, nên cần phải lựa chọn.
  • 32. 32 1.Ngôi sao: là những nhóm có thị phần lớn trên thị trường có mức tăng trưởng cao. Vì thị trường có mức tăng trưởng cao sẽ thu hút các đối thủ cạnh tranh. nên thường những nhóm này sẽ sử dụng tiền để bảo vệ vị trí thị phần. 2. Bò sữa: Là những nhóm dẫn đầu thị trường, thế nhưng thị trường của nó không tăng trưởng nhanh. đây là nhóm đẻ ra tiền cho tổ chức. 3. Dấu hỏi: Là những nhóm có thị phần nhỏ trong một thị trường có mức tăng trưởng cao. Chúng có nhiều tiềm năng, thế nhưng lại đòi hỏi những nguồn tài nguyên rất lớn nếu như tổ chức muốn tạo dựng được thị phần. 4. Con chó: Nhóm có thị phần nhỏ trong một thị trường có mức tăng trưởng thấp. Nếu nhóm đó có những khách hàng rất trung thành thì nó là một nguồn lợi nhuận, thế nhưng các con chó thường không phải là những nguồn tiền mặt lớn. - Những lựa chọn chiến lược (Sau đây trình bày bốn kiểu lựa chọn chiến lược). 1.Xây dựng: Nếu tổ chức có một nhóm tin chắc nó có tiềm năng trở thành ngôi sao (Chắc chăn hiện nay nó đang là dấu hỏi). Thi đây là một mục tiêu phù hợp. Vì vậy tổ chức cần đảm bảo các nguồn tài nguyên cho mục tiêu này. 2. Duy trì: Nếu một nhóm là “Bò sữa” thì nhất định mục tiêu chủ chốt sẽ là duy trì hay bảo vệ thị phần đó. 3. Thu hoạch: Mục tiêu này phù hợp với tất cả các nhóm, trừ những nhóm được xếp vào ngôi sao. Mục tiêu cơ bản là tăng thu tiền mặt trước mắt mà không quan tâm nhiều đến ảnh hưởng lâu dài. 4. Loại bỏ: Việc loại bỏ các nhóm có thị phần nhỏ trong những thị trường có mức tăng trưởng thấp là phù hợp trong nhiều trường hợp. Các dấu hỏi và con chó đặc biệt thích hợp với mục tiêu này. 3.3. LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP 3.3.1. Quản trị tác nghiệp 3.3.1.1. Khái niệm quản trị tác nghiệp Quản trị tác nghiệp bao gồm một chuỗi các hoạt động quản trị liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của tổ chức như lập kế hoạch sản xuất, tổ chức khai thác các nguồn lực, chỉ dẫn cho các hoạt động và nhân sự và đảm bảo sự hoạt động bình thường của các hệ thống trong tổ chức. Quản trị tác nghiệp liên quan đến các hoạt động hàng ngày của một tổ chức. Có thể nói rằng, trên Ngôi sao Nghi vấn Con bò sữa Con chó Cao Thấp Cao Thấp Thị phần tương đối Tốc độ tăng trưởng của thị trường
  • 33. 33 lĩnh vực công việc của mình, mỗi nhân viên của tổ chức đều là một nhà quản trị tác nghiệp. Một tổ chức hoạt động một cách trơn chu là do hoạt động quản trị tác nghiệp đã được thực hiện một cách bài bản. Hoạt động quản trị tác nghiệp có thể dẫn tới tăng năng suất lao động thông qua việc cải tiến cách thức làm việc. Quản trị tác nghiệp còn giúp cho việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng được hoàn hảo hơn. 3.3.1.2. Nội dung của quản trị tác nghiệp Những mảng lý thuyết chính của lĩnh vực quản trị tác nghiệp là: Quản trị nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), quản trị chất lượng, lập kế hoạch và kiểm tra công việc, thiết kế và phát triển các hoạt động. Quản trị nguồn lực Nguồn lực của một tổ chức bao gồm con người, công nghệ (chủ yếu là máy móc), yếu tố vật chất (nguyên vật liệu nhà xưởng kho tàng) và tài chính. Quản trị nguồn lực là một mảng trọng yếu của quản trị tác nghiệp. Ở đây, người ta nghiên cứu về các nguyên tắc để đo lường công việc, về các học thuyết động cơ của con người và về các công cụ giúp cho việc sử dụng nguồn lực con người có hiệu quả nhất. Quản trị công nghệ ở đây chủ yếu liên quan đến quản trị máy móc thiết bị như là việc lắp đặt và vận hành, bảo quản và thay thế trang thiết bị. Quản lý nguyên vật liệu liên quan đến việc mua, kiểm tra và phân phối nguyên vật liệu cho các khâu của quá trình hoạt động. Quản trị tài chính ở đây chủ yếu liên quan đến việc lập và quyết toán các ngân quỹ dùng trong quá trình hoạt động. Quản trị chất lượng Trong những năm gần đây, quản trị chất lượng là lĩnh vực được quan tâm khá nhiều. Lập kế hoạch và kiểm tra công việc Lập kế hoạch và kiểm tra công việc nhằm bảo đảm rằng các công việc bên trong của tổ chức được phối hợp nhịp nhàng. Các công cụ thường được sử dụng ở đây là: Sơ đồ triển khai, biểu đồ. Thiết kế và phát triển các hoạt động Nội dung này của quản trị tác nghiệp liên quan đến việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ cũng như xác định phương thức, quy trình sản xuất và cách cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó. 3.3.2. Lập kế hoạch tác nghiệp
  • 34. 34 Chương 5 CHỨC NĂNG TỔ CHỨC 5.1. CHỨC NĂNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 5.1.1. Tổ chức và chức năng tổ chức Tổ chức là một thuật ngữ được sử dụng rất linh hoạt. Tổ chức là một hệ thống gồm nhiều ngời cùng hoạt động vì mục đích chung. Tổ chức là quá trình triển khai các kế hoạch. Ở chương này chúng ta nghiên cứu tổ chức với vai cho là một chức năng của quá trình quản trị, bao gồm việc đảm bảo cơ cấu tổ chức và nhân sự cho hoạt động của tổ chức. Như vậy, chức năng tổ chức là hoạt động quản trị nhằm thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức. <1>. Công tác tổ chức được bắt đầu từ việc phân tích mục tiêu của tổ chức; <2>. Sau đó là xác định và phân loại các hoạt động cần thiết để thực hiện mục tiêu; <3>. Phân chia tổ chức thành các bộ phận để thức hiện các hoạt động; <4>. Xác định vị trí của từng bộ phận và cá nhân trong đó bao gồm cả vấn đề phân cấp, phân quyền và trách nhiêm của từng bộ phận; <5>. Đảm bảo nguồn nhân lực cho hoạt động của tổ chức. 5.1.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức thể hiện các mối quan hệ chính thức hoặc phi chính thức giữa những con người trong tổ chức. (ở phần này ta chỉ nghiên cứu các mối quan hệ chính thức). Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới các mục tiêu đã xác định. Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác định rõ mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể. 5.1.3. Các thuộc tính của cơ cấu tổ chức 5.1.3.1. Chuyên môn hoá công việc Chuyên môn hoá làm tăng năng suất lao động, chuyên môn hoá công việc sẽ tạo nên những nhiệm vụ đơn giản, dễ đào tạo để thực hiện. - Chuyên môn hoá tạo ra vô vàn các công việc khác nhau, mỗi người có thể lựa chọn cho mình những công việc và vị trí phù hợp với tài năng và lợi ích của họ. - Tuy nhiên, chuyên môn hoá cũng có những hạn chế, chuyên môn hoá nhanh chóng làm cho người ta cảm thấy công việc của mình là nhàm chán.
  • 35. 35 5.1.3.2. Phân chia tổ chức thành các bộ phận và các mô hình tổ chức bộ phận a. Mô hình tổ chức đơn giản Đây là phương thức tổ chức đơn giản nhất. Trong tổ chức không hình thành nên các bộ phận. Người lãnh đạo trực tiếp quản trị các thành viên của tổ chức. Người lao động được tuyển để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Các tổ chức rất nhỏ như hộ kinh doạnh cá thể, trang trại thường có cấu trúc loại này. b. Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng Tổ chức theo chức năng là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá nhân thực hiện các hoạt động mang tính chất tương đồng, được hợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu. Ưu điểm: - Hiệu quả tác nghiệp cao nếu nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại. - Phát huy đầy đủ ưu thế của chuyên môn hoá ngành nghề. - Giữ được sức mạnh của các chức năng chủ yếu. - Đơn giản hoá việc đào tạo. - Tạo điều kiện cho kiểm tra. Nhược điểm: -Thường mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lước. - Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng. - Chuyên môn hoá sâu tạo ra cái nhìn hẹp ở cán bộ quản trị. - Hạn chế việc phát triển cán bộ quản trị chung. - Đổ trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho cấp lãnh đạo cao nhất. c. Các mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm / địa dư/ khách hàng Giám đốc Marketing Sản xuất Tài chính Nhân sự Quản đốc Xưởng tủ lạnh Xưởng Ti vi Xưởng máy nghe nhạc Tổng GĐ Công ty miền bắc Công ty miền trung Công ty miền nam
  • 36. 36 Ưu điểm: - Tập chung sự chú ý vào sản phẩm, khách hàng, địa lý. - Khả năng tốt hơn cho việc đào tạo cán bộ quản trị chung. - Việc phối hợp hành động giữa các phòng ban vì mục tiêu cuối cùng có hiệu quả hơn. Nhược điểm: - Sự tranh giành nguồn lực giữa các tuyến có thể dẫn đến phản hiệu quả. - Có khó khăn trong việc thích ứng với các yếu tố tác động lên toàn tổ chức. - Cần có nhiều ngời có năng lực quản trị chung. - Có xu thế làm cho việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ tập chung trở nên khó khăn. - Làm nẩy sinh khó khăn đối với việc kiểm soát của quản trị cao nhất. d. Mô hình tổ chức theo ma trận Ưu điểm: - Định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng. - Tập trung nguồn lực vào khâu sung yếu. - Kết hợp được năng lực của nhiều cán bộ quản trị và chuyên gia. - Tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường. Nhược điểm: - Không thống nhất mệnh lệnh. - Cơ cấu phức tạp không bền vững. - Có thể gây tốn kém. Tổng giám đốc Marketing Nhân sự Sản xuất Tài chính Công ty B Công ty A TPbánhàng Kênh bán buôn Kênh bán lẻ Kênh siêu thị
  • 37. 37 5.1.3.3. Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức a. Khái niệm Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ quyết định gắn liền với một vị trí quản trị nhất định trong cơ cấu tổ chức. b. Các loại quyền hạn trong cơ cấu tổ chức. - Quyền hạn trực tuyến. Quyền hạn trực tuyến là quyền hạn cho phép người quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới. - Quyền hạn tham mưu. Bản chất của mối quan hệ tham mưu là cố vấn. Chức năng của các tham mưu là điều tra, khảo sát, nghiên cứu phân tích và đưa ra những ý kiến tư vấn cho những người quản trị trực tuyến mà họ có trách nhiệm phải quan hệ. Sản phẩm lao động của cán bộ hay bộ phận tham mưu là những lời khuyên chứ không phải là những quyết định cuối cùng. Nhận thức đúng đắn mối quan hệ quyền hạn. Trực tuyến có nghĩa là ra các quyết định và thực hiện chúng. Ngược lại, mối quan hệ tham mưu là chứa đựng quyền hỗ trợ và cố vấn. Trực tuyến có thể ra lệnh, còn tham mưu phải đề xuất các kiến nghị của mình. Làm cho trực tuyến lắng nghe tham mưu và làm cho việc sử dụng tham mưu trở thành thông lệ trong đời sống tổ chức. Bảo đảm cho tham mưu có đủ thông tin. Ngay cả những tham mưu giỏi nhất cung không thể đưa ra lời khuyên chính xác nếu không được thông tin thường xuyên về những lĩnh vực của họ. Đảm bảo tham mưu toàn diện. Để đạt đựơc sự hỗ trợ tốt nhất và có hiệu quả nhất, các đề xuất của cán bộ tham mưu cần toàn diện, đủ để nhà quản trị trực tuyến có thể sử dụng nhằm ra quyết định. Các tham mưu phải là những người đưa ra cách giải quyết vấn đề chứ không phải là người chỉ nêu lên hàng núi vấn đề làm rối trí người phải quyết định. - Quyền hạn chức năng. Quyền hạn chức năng là quyền trao cho một cá nhân ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận khác. 5.1.3.4. Cấp quản trị, tầm quản trị và các mô hình cơ cấu tổ chức xét theo số cấp quản trị a. Cấp quản trị và tầm quản trị Nguyên nhân có cấp quản trị trong tổ chức là bởi giới hạn của tầm quản trị – số người và bộ phận mà một nhà quản trị có thể kiểm soát có hiệu quả. Tầm quả trị rộng sẽ cần ít cấp quản trị, còn tầm quản trị hẹp dẫn đến nhiều cấp quản trị. Muốn xác định được tầm quản trị phù hợp cần tìm hiểu các mối quan hệ:
  • 38. 38 - Tầm quản trị và trình độ của cán bộ quản trị có quan hệ tỷ lệ thuận. - Tính phức tạp của hoạt động quản trị và tầm quản trị có quan hệ tỷ lệ nghịch. - Trình độ và ý thức tôn trọng, tuân thủ mệnh lệnh của cấp dưới với tầm quản trị có quan hệ tỷ lệ thuận. - Tầm quản trị và sự rõ ràng trong xác định nhiệm vụ, quyến hạn, trách nhiệm có quan hệ tỷ lệ thuận. - Năng lực của hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến tầm quản trị. b. Các mô hình cơ cấu tổ chức xét theo số cấp quản trị - Cơ cấu tổ chức nằm ngang là một loại cơ cấu chỉ có một vài cấp quản trị và hướng tới một nền quản trị phi tập trung. Mọi nhân viên tổ chức đều được khuyến khích tham gia vào quá trình ra quyết định. Cơ cấu tổ chức theo mô hình nằm ngang làm tăng khả năng phối hợp. Sự ngăn cách giữa con người trong tổ chức giảm do các nhân viên thường làm việc theo nhóm. Họ có thể di chuyển theo chiều ngang giữa các chức năng hoạt động. Sự mô tả công việc trong tổ chức thường mang tính khái quát, cho phép nhân viên phát triển kỹ năng một cách tổng hợp. - Cơ cấu tổ chức hình tháp là loại cơ cấu có rất nhiều cấp bậc quản trị nó thường sử dụng phương thực quản trị “trên – dưới” hay “ra lệnh – kiểm tra”, trong đó các nhà quản trị ra các mệnh lệnh hành chính và kiểm soát gắt gao việc thực hiện mệnh lệnh. - Cơ cấu tổ chức hình tháp được tổ chức dựa trên cơ sở chuyên môn hoá lao động theo chức năng, với sự phân chia tổ chức thành các bộ phận mang tính độc lập cao, tạo nên biên giới cứng nhắc giữa các công việc và đơn vị. - Cơ cấu tổ chức mạng lưới là cơ cấu trong đó mối quan hệ giữa các thành viên được thực hiện trên cơ sở bình đẳng. Cơ cấu mạng lưới cho phép những cá nhân, bộ phận của tổ chức liên kết với nhau, hay cho phép tổ chức liên kết với khách hàng, những nhà cung cấp, những đối thủ cạnh tranh nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp trong điều kiện môi trường có độ bất định cao. 5.1.3.5. Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản trị a. Các khái niệm Quyền hạn trong tổ chức là mức độ độc lập trong việc ra quyết định. Tập trung là phương thức tổ chức trong đó mọi quyền ra quyết định được tập trung vào các cấp quản trị cao nhất của tổ chức. Phân quyến là xu hướng phân tán quyền ra quyết định cho những cấp quản trị thấp hơn. Phân quyền là hiện tượng tất yếu khi tổ chức đạt tới quy mô và trình độ phát triển nhất định, làm cho một người (một cấp quản trị) không thể đảm đương được mọi công việc quản trị.
  • 39. 39 Uỷ quyền trong quản trị tổ chức là hành vi của cấp trên trao cho cấp dưới một số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việc nhất định. b. Mức độ phân quyền trong tổ chức Tập trung và phân quyền là hai xu thế trái ngược nhau. Mức độ phân quyền càng lớn khi: + Tỷ trọng các quyết định được đề ra ở các cấp quản trị thấp hơn càng lớn. + Các quyết định được đề ra ở cấp thấp hơn càng quan trọng. + Phạm vi tác động bởi các quyết định được tạo ra ở các cấp dưới càng lớn. + Việc độc lập cao trong quyết định quản trị. Tập trung quá cao sẽ làm giảm chất lượng các quyết định chiến lược khi các nhà quản trị cấp cao bị sa lầy trong các quyết định tác nghiệp. Sự tập trung quá cao sẽ gạt bỏ các cấp quản trị thấp hơn ra khỏi quá trình ra quyết định. Tuy nhiên phân quyền không phải bao giờ cùng có lợi. Những nguy cơ tiềm ẩn của phân quyền là sự thiếu nhất quán trong quyết định, tình trạng mất đi khả năng kiểm soát của cấp trên đối với cấp dưới. 5.1.3.6. Phối hợp các bộ phận của tổ chức a. Vai trò của công tác phối hợp Phối hợp là quá trình liên kết hoạt động của những con người, bộ phận, phân hệ và hệ thống riêng rẽ nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu chung của tổ chức. Không có phối hợp, con người không thể nhận thức được vai trò của mình trong tổng thể và có xu hướng theo đuổi những lợi ích riêng thay vì hướng tới những mục tiêu chung. Mục tiêu phối hợp là đạt được sự thống nhất hoạt động của các bộ phận bên trong và cả với bên ngoài tổ chức. b. Các công cụ phối hợp - Các kế hoạch. - Hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật - Các công cụ cơ cấu. Có những hình thái cơ cấu tạo điều kiện dễ dàng cho giao tiếp theo chiều dọc và theo chiều ngang. - Giám sát trực tiếp. - Các công cụ của hệ thống thông tin, truyền thông. - Văn hoá tổ chức. 5.2. THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC 5.2.1. Các kiểu cơ cấu tổ chức Trong thực tế tốn tại rất nhiều loại cơ cấu tổ chức khác nhau được xem xét theo nhiều tiêu trí khác nhau.
  • 40. 40 5.2.1.1. Theo phương thức hình thành các bộ phận - Cơ cấu đơn giản. - Cơ cấu chức năng. - Cơ cấu theo sản phẩm/ khách hàng/ địa dư/ đơn vị chiến lược. - Cơ cấu ma trận. 5.2.1.2. Theo các mối quan hệ quyền hạn được sử dụng - Cơ cấu trực tuyến (khi các tổ chức chỉ sử dụng chủ yếu mối quan hệ quyền hạn trực tuyến). - Cơ cấu trực tuyến – tham mưu. - Cơ cấu trực tuyến – chức năng. 5.2.1.3. Theo số cấp quản trị - Cơ cấu nằm ngang: là loại cơ cấu chỉ có một vài cấp quản trị và hướng tới một nền quản trị phi tập trung. Mọi nhân viên của tổ chức đều được khuyến khích tham gia vào quá trình ra quyết định. Các tổ chức có cơ cấu nằm ngang được tổ chức theo các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng. - Cơ cấu hình tháp:là loại cơ cấu có rất nhiều cấp bậc quản trị. Nó thường sử dụng phương thức quản trị “trên – dưới” hay “ra lệnh – kiểm tra”, trong đó các nhà quản trị ra các mệnh lệnh hành chính và kiểm soát gắt gao việc thực hiện mệnh lệnh. - Cơ cấu mạng lưới: là cơ cấu trong đó mối quan hệ giữa các thành viên được thực hiện trên cơ sở bình đẳng. 5.2.1.4. Theo quan điểm tổng hợp Cơ cấu tổ chức được chia thành hai loại là cơ cấu cơ học (cơ cấu hành chính máy móc) và cơ cấu hữu cơ linh hoạt. - Cơ cấu hành chính máy móc mang những đặc điểm: + Mức độ chuyên môn hoá cao và ổn định. + Sự chia cắt theo chức năng lớn. + Nhiều cấp bậc quản trị. + Mối quan hệ cứng nhắc theo hệ thống thứ bậc, sự chính thức hoá cao, các kênh truyền đạt đều được chính thức hoá. + Quyền hạn ra quyết định có tính tập trung lớn. + Mức độ phối hợp hạn chế. - Cơ cấu hữu cơ linh hoạt mang những đặc điểm. + Mức độ chuyên môn hoá thấp, tính linh hoạt cao. + Ít có sự chia cắt theo chức năng . + Có ít cấp quản trị. + Quản trị phi tập trung.