SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 37
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................3
Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.............4
1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. .................4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:...................................................................4
1.2. Định hướng phát triển ........................................................................................8
2. Giới thiệu về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn. .................................................................................................................................9
2.1. Lịch sử hình thành..............................................................................................9
2.2. Chức năng......................................................................................................... 10
2.3. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 10
2.4. Tổ chức bộ máy và điều hành ........................................................................ 12
Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH............................17
1.Tình hình hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Agribank năm
2008............................................................................................................................... 17
1.1. Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống văn bản ................................... 17
1.2. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu....................................................... 18
1.3. Công tác thông tin tuyên truyền..................................................................... 21
1.4. Mô hình tổ chức, công tác cán bộ và đào tạo............................................... 23
1.5. Một số công tác khác: ..................................................................................... 24
1.6. Mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2009 : ........................................................... 25
2. Thực trạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng NHNo .................................... 29
2.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn ......................................................... 29
2.2. Nhóm sản phẩm cấp tín dụng......................................................................... 29
2.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ ............................................................................ 30
2.4. Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán gồm thanh toán trong nước và thanh
tóan quốc tế.............................................................................................................. 32
2.5 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking..................... 33
2.6. Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ ................................. 33
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A2
2.7. Nhóm sản phẩm kinh doanh, mua bán ngoại tệ, ngân hàng quốc tế và các
sản phẩm phái sinh.................................................................................................. 33
2.8. Nhóm sản phẩm đầu tư .................................................................................. 34
2.9. Nhóm sản phẩm dịch vụ Ngân hàng – Bảo hiểm (Bancassurrance)......... 34
2.10. Định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2009 -2010............ 34
3. Nhận xét................................................................................................................... 35
KẾT LUẬN.............................................................................................37
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt 7 kỳ học vừa qua em đã được sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô
trong trường nói chung cũng như các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính nói
riêng. Qua đó em đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích không những để phục vụ
cho công việc sau này mà còn cả những kỹ năng mềm cần thiết mà khi còn học phổ
thông em chưa có được như : kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…Và
trong kỳ học cuối cùng này, em và các bạn cùng khóa được nhà trường tạo điều kiện
để tìm hiểu thực tế qua việc thực tập tại các cơ sở, từ đó em có cơ hội được hiểu rõ
hơn về những kiến thức đã được học trên giảng đường.
Em được thực tập tại phòng tiếp thụ nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới
của Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số 2 Láng Hạ,
Hà Nội. Tại đây em có điều kiện quan sát và học hỏi được nhiều kiến thức thực tế
và hiểu rõ hơn về những nghiệp vụ của một nhân viên ngân hàng. Qua đó em xin
trình bày được những thu nhận của mình về Sở giao dịch cũng như những vấn đề
mà em học hỏi được trong thực tế tại cơ sở thực tập trong bài báo cáo thực tập tổng
hợp về Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn. Bài báo cáo
gồm 2 phần:
Phần I: Giới thiệu tổng quan về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn.
Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A4
Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.
1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng
Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay
thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là
Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành
phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại
Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao
dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh,
thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi
nhánh.
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó,Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp
tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ
máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau
này.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A5
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân
hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với
cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc,bộ máy giúp việc bao
gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán
phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và
chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân
hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người nghèo,
được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất hoan nghênh. Ngày
31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập
Ngân hàng phục vụ người nghèo, sau này là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt
Nam.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình
Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật
các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư
phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài
hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải
sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-
08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập trung thanh toán
quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam
( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao
dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A6
làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch.
Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi
nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước,
NHNo tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự
tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng
tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên., Tiếp nhân và triển khai có
hiêu quả có hiệu quả 50 Dự án nước ngoài với tổng số vốn trên 1300 triệu USD
chủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài hệ thống
thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, NHNo đã thiết lập được hệ thống thanh toán
chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống.
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với
các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất
lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế
đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào
tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ
thống thông tin quản lý hiện đại.
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, NHNo
tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 NHNo là thành
viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là thành viên
chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.
Năm 2003 NHNo và PTNTVN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái
cơ cấu nhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn chất
lượng hiệu quả cao. Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái
cơ câu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ
và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng bước được
hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ
trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh
doanh được mở rộng hơn.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A7
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND,
tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán
bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam),
ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn
hảo…...Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và
triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua
NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện nay NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932
ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ
chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn.
Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20
tỷ USD, gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh
tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70%
với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 36%
với gàn 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như
hòan tòan là vốn huy động.
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành
của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế theo chủ trương của Đảng, chính phủ. Trong chiến lược phát triển của
mình, Agribank sẽ trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt
động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu
tiên, đó là: tiếp tục giữ vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn,
luôn là người bạn đồng hành thủy chung tin cậy của 10 triệu hộ gia định, xúc tiến
cổ phần hóa các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hóa Agribank theo định hướng
và lộ trình thích hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ
xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ
thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn
nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển
thương hiệu, văn hóa Agribank.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được khẳng định là ngân
hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A8
thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở
Việt Nam.
1.2. Định hướng phát triển
Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng
và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng
thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên
trường quốc tế.
AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển
khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá.
Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp
tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các
nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả
cao, ổn định và phát triển bền vững.
Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ
bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập
trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành
tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm
2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn
và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng
lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân
hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng
lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với
văn hoá doanh nghiệp.
Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25
%/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên
cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối
thiểu tăng 10%.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A9
Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện
tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách
hàng.
Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai
đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá
theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn
thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đo ạn 2001-
2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009.
Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung
thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch
vụ.
Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động
ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững.
Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và
maketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và từng năm
đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; Xây
dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT
Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên
các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày
càng được nâng cao trong nước và quốc tế.
2. Giới thiệu về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2.1. Lịch sử hình thành
Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp,
tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam theo Quyết định số
235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt
Nam.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A10
Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Tên tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank For
Agriculture and rural development.
Sở giao dịch hiện có 8 phòng chức năng và 3 phòng giao dịch thực hiện đầy
đủ các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại.
Là một pháp nhân tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh và những cam kết của mình, có bảng tổng kết tài sản và con dấu riêng, hoạt
động trong khuôn khổ pháp lệnh ngânhàng, HTX tín dụng và công ty tài chính,
theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
Trụ sở của sở giao dịch đặt tại số 2 Láng Hạ - Hà Nội.
Có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
2.2. Chức năng
Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo
& PTNT Việt Nam và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam
Trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.3. Nhiệm vụ
 Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo & PTNT Việt Nam
 Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo
& PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản
 Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức
kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ
 Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn ủy thác đầu tư của NHNo
& PTNT Việt Nam
 Huy động vốn:
o Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền
gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong
nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A11
o Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các
hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam
o Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng
giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam cho phép
o Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo &
PTNT Việt Nam
 Cho vay:
o Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
o Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát
triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước
 Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
o Cung ứng các phương tiện thanh toán
o Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
o Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ
o Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
o Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước và của NHNo & PTNT Việt Nam
 Kinh doanh ngoại hối:
Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái
bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối
theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và
NHNo & PTNT Việt Nam
 Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các Tổ chức tín dụng, bao
gồm: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két
sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán,
nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước, các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước, NHNo & PTNT cho
phép
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A12
 Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
của NHNo & PTNT Việt Nam
 Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và
các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được
NHNo & PTNT Việt Nam cho phép
 Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh
doanh của NHNo & PTNT
 Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo &
PTNT Việt Nam
 Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo
yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam
 Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại
trụ sở chính NHNo & PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong
việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
NHNo & PTNT Việt Nam giao.
2.4. Tổ chức bộ máy và điều hành
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động kinh doanh
của SGD, Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình đúng quy định của
pháp luật và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Giám đốc phân công, ủy thác cho các Phó Giám đốc, Trưởng phòng nghiệp vụ
giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công ủy quyền của mình.
Sở Giao dịch được tổ chức theo mô hình như trong bảng sau:
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A13
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức Sở Giao Dịch
Phòng tín dụng:
Phòng tín dụng Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam gồm 18 nhân sự,
được sắp xếp tổ chức theo cơ cấu như sau:
Bảng 2 : Cơ cấu tổ chức phòng tín dụng
Trưởng phòng: Ông Vũ Quốc Minh
Hai Phó trưởng phòng: Ông Đỗ Giang Nam
Bà Phùng Thị Bình
Trưởng phòng
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Phó trưởng
phòng
Phó trưởng
phòng
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A14
- Nghiên cứu, triển khai, xúc tiến khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ hàng tháng, quý theo quy định.
- Thực hiện bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá.
- Tiếp nhận các dự án đồng tài trợ, dự án ủy thác đầu tư.
- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục, phân loại khách
hàng có quan hệ tín dụng.
Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp:
- Xây dựng đề án, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
- Xây dựng và tham mưu cho ban giám đốc các biện pháp tổ chức thực hiện
kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm.
- Tổng hợp thông tin về Kinh tế, Xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường.
- Nghiên cứu biện pháp,phương pháp thông tin, tiếp thị, chăm sóc khách
hàng nhằm mở rộng thị trường và hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả.
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán:
- Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu vè hàng hóa và dịch vụ
cho khách hàng.
- Thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ, giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền
chọn và các dịch vụ khác.
- Phát hành thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đồng
thời tham mưu cho ban giám đốc về các dịch vụ liên quan tới lĩnh vực này.
Tổ kiểm toán nội bộ:
- Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ
phát sinh tại Sở giao dịch.
- Đầu mối đón tiếp và làm việc vớ các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và
ngoài ngành đến làm việc tại sở giao dịch.
- Xây dựng đề cương, chương trình, công tác kiểm tra, phúc tra.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A15
- Thực hiện việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Thừờng trực tiểu ban chống tham nhũng, tham mưu cho Ban Giám đốc
trong hoạt động chống tham nhũng.
Phòng thẩm định:
- Thu thập, quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và
phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thẩm định các khỏan cho vay do Giám đốc quy định.
- Thẩm định các khỏan vay vượt mức phán quyết của Giám đốc sở giao dịch
đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt.
- Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Phòng tín dụng, Phòng giao dịch.
Phòng Kế toán ngân quỹ:
- Tổ chức hạch toán, kết toán các nghiệp vụ huy động vốn,quản lý và theo
dõi các dự án của NNNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện công tác thanh toán điện tử trong nội bộ NHNo&PTNT Việt
Nam, tham gia thanh toán bù trừ với Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương
mại trên địa bàn.
- Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền mặt và các loại giấy
tờ có giá.
- Xây dựng các kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi theo chế độ tài chính
của NHNo&PTNT Việt Nam.
Phòng Hành chính nhân sự:
- Thực hiện công tác quản trị, hành chính, lễ tân. Tổ chức quản lý văn thư
lưu trữ.
- Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, bố trí, sắp xếp cán bộ, quy hoạch
cán bộ,bổ nhiệm tuyển dụng…
- Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Sở giao dịch quản lý.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A16
Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới:
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc các biện pháp,
hình thức tiếp thị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút mọi nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp,
lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt
động của Sở giao dịch và cảu NHNo&PTNT Việt Nam.
- Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của Sở giao
dịch.
Phòng Giao dịch:
Trực thuộc Sở giao dịch, hoạt động theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động
của phòng Giao dịch trực thuộc Sở Giao dịch, chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam.
Có 3 phòng giao dịch:
Phòng Giao dịch Cát Linh: 25D Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng Giao dịch Kim Liên: Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng: 126 Hai Bà Trưng, Hòan Kiếm, Hà Nội.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A17
Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.Tình hình hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Agribank năm 2008
1.1. Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống văn bản
Khắc phục tình trạng chồng chéo, chậm trễ trong triển khai các hoạt động
tiếp thị, thông tin tuyên truyền do không rõ và lúng túng trong quy trình, thủ tục
trong năm, Trụ sở chính đã rà soát đánh giá lại các văn bản hiện hành có liên quan
trên cơ sở đó tiến hành bổ sung, chỉnh sửa và ban hành mới một số văn bản quan
trọng tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai hoạt động tiếp thị thông tin tuyên
truyền thông suốt toàn hệ thống. Điển hình:
Quyết định 938/QĐ-NHNo-TTTr ngày 23/5/2008 ban hành quy định cung
cấp, cập nhật thông tin cho tờ thông tin Agribank, website Agribank.
Quyết định 1218/QĐ-NHNo-TTTr ngày 3/7/2008 về quy trình tổ chức thực
hiện các hoạt động quảng cáo tiếp thị trong hệ thống Agribank.
Các văn bản trên được xây dựng trên nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ trách
nhiệm và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và của NHNo. Qua quá trình
triển khai thực, thực hiện, các văn bản đã phát huy tác dụng, tạo khung pháp lý chặt
chẽ cho việc triển khai các hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền. Hầu hết các
vướng mắc trước đây liên quan tới quy trình, thủ tục được tháo gỡ.
Hạn chế: Hầu hết các văn bản hướng dẫn hoạt động tiếp thị, phát triển
thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp được ban hành từ nhiều năm trước đây trên
Slogan, văn hóa doanh nghiệp, triết lý doanh nghiệp hình thành từ trước và đang tỏ
ra không còn phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh, quy mô, tính chất
hoạt động,… của NHNo trong thời kỳ hội nhập do vậy đang bộc lộ những hạn chế
và trên thực tế đang được “vận dụng” khá phong phú tại các chi nhánh, đơn vị trực
thuộc tạo ra một diện mạo và hệ thống nhận diện thiếu tính thống nhất trên toàn hệ
thống. Điển hình là việc triển khai nội dung các bảng hiệu, bảng quảng cáo tấm lớn.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A18
1.2. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu
Hoạt động quảng cáo tiếp thị được triển khai có chọn lọc, tập trung tạo điểm
nhấn và kiên quyết tránh tình trạng tiếp thị, quảng cáo tràn lan, thiếu trọng tâm,
không hiệu quả. Kết quả từng mặt như sau:
1.2.1. Quảng bá thương hiệu Agribank thông qua tài trợ:
Mặt được: Hoạt động tài trợ được triển khai có điểm nhấn qua đó hình ảnh
của Agribank xuất hiện gắn liền với các sự kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao
lớn, có tác động sâu rộng tới mọi tầng lớp và đông đảo người dân, điển hình:
Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4 năm
2008 với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu là nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh
đạo, các doanh nhân nữ tiêu biểu đến từ 90 quốc gia và trên 300 doanh nghiệp Việt
Nam. Các diễn đàn, các cuộc hội thảo và các sự kiện bên lề Hội nghị có gắn các yếu
tố nhận diện thương hiệu Agribank được các phương tiện thông tin đại chúng đăng
tải rộng rãi trong nước và quốc tế. Lãnh đạo NHNo được tham dự và tham luận tại
nhiều hội thảo quan trọng.
Cuộc thi Olympic vật lý quốc tế - IphO2008: Đến dự lễ khai mạc IphO 2008
có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân,
Giáo sư Miaja Ahtee Quyền chủ tịch IphO thế giới, Giáo sư Friedman, người từng
được giải Nobel về Vật lý năm 1990 cùng với 376 học sinh thuộc 82 nước, vùng
lãnh thổ, gần 400 cán bộ, quan sát viên và khách mời quốc tế.
Các sự kiện và Lễ trao giải Sao Vàng Đất Việt 2008: Diễn ra ngày 2/9/2008
tại Hà Nội với sự tham gia của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng. Đặc
biệt, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trực tiếp gặp gỡ Tổng giám đốc doanh
nghiệp các doanh nghiệp TOP 10 trong đó có Tổng giám đốc Agribank.
Triển lãm Ngân hàng – Tài chính và Bảo hiểm 2008. Diễn ra từ 31/10-
2/11/2008 tại Hà Nội với sự tham gia của các Ngân hàng, công ty tài chính, công ty
bảo hiểm. Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Giàu và một số thứ trưởng
Bộ Công Thương, Xây dựng,… đến tham dự, tham quan gian hàng và đánh giá cao
nỗ lực tham gia của Agribank.
Chương trình GameShow ATM “Mã số bí mật” phát sóng vào 19h50 thứ 6
hàng tuần trên HTV, với sự tham gia thường xuyên của các nhân vật nổi tiếng và
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A19
người tham gia đã thu hút được một số lượng lớn khán giả xem truyền hình.
Chương trình được đánh giá là một trong những GameShow thành công cả về nội
dung chương trình và hiệu quả trong quảng bá thương hiệu Agribank.
Chương trình “Bản tin tài chính” phát sóng vào 7h15 và 21h15 các ngày từ
thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Bản tin cung cấp những thông tin cập nhật nhất về tài
chính, ngân hàng trong nước và quốc tế do vậy thu hút được số lượng lớn khán giả
là các nhà kinh tế, các chuyên gia, tài chính, ngân hàng, các nhà đầu tư quan tâm
theo dõi. Đây là chương trình được đánh giá hiệu quả quảng bá thương hiệu rất cao
của NHNo từ trước tới nay.
Lễ hội càphê tổ chức tại “Thủ phủ” của càphê – thành phố Buôn Ma Thuột,
Đắc Lắc. Mục đích của lễ hội là tôn vinh, quảng bá thương hiệu Cà phê Việt Nam –
một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sự kiện được sự quan
tâm, tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong năm, hoạt động tài trợ và quảng cáo được triển khai trên cơ sở chọn
lọc và chỉ tài trợ các sự kiện mang lại hiệu quả quảng cáo cao. Một số chương trình
sự kiện, giải đấu thể thao hiệu quả không cao đã được đánh giá, xem xét lại và từ
chối tài trợ kịp thời.
Theo đó, các sự kiện tài trợ và quảng cáo đã thu hút được sự quan tâm của
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các Đoàn khách quốc tế đến tham dự, các
cơ quan báo đài, truyền hình trong nước và nước ngòai đưa tin.
Với danh vị nhà tài trợ, thương hiệu Agribank đã xuất hiện trang trọng trong
suốt quá trình diễn ra các sự kiện dưới hình thức như: họp báo, hội nghị, tọa đàm, lễ
khai mạc, lễ bế mạc (truyền hình trực tiếp), các băng rôn trên đường phố, đòan xe
diễu hành, Backdrop (phông nền sân khấu), trên các tài liệu như giấy mời, kỷ yếu,
chương trình thể thao chạy, đi bộ, diễu hành…
Thông qua tài trợ cho các sự kiện, thương hiệu Agribank đã được đón nhận
và để lại những ấn tượng sâu sắc đối với công chúng, bạn bè quốc tế, cộng đồng
trong và ngoài nước. Hình ảnh một Agribank trong công cuộc đổi mới, xác định
trách nhiệm trước cộng đồng, tham gia tích cực các hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội được khẳng định nhiều lần.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A20
Hạn chế: Đối với một số hợp đồng tài trợ do chi nhánh tự thực hiện hoặc
được Tổng giám đốc ủy quyền thực hiện các quyền lợi tài trợ chưa được khai thác
tối đa và giám sát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả tài trợ không cao.
1.2.2. Quảng bá thương hiệu thông qua Quảng cáo
Mặt được:
Chùm sản phẩm mới được xây dựng quảng cáo dưới hình thức TVC phát
trên các chương trình Showgame Mã số bí mật, triển lãm Expo 2008.
Xây dựng và phát sóng chùm tiểu phẩm “Chuyện nhà Quyềnh” trên V.O.V
Quảng bá thương hiệu Agribank trên ấn phẩm “Xếp hạng tín dụng các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2008” do C.I.C – Ngân
hàng nhà nước tổ chức.
Thông qua hoạt động quảng cáo trên, thương hiệu Agribank xuất hiện
thường xuyên hơn trên các kênh thông tin đại chúng.
Hạn chế: Các công cụ quảng cáo chưa có tính hệ thống và gắn kết với nhau.
Điển hình chưa có TVC quảng bá về thương hiệu Agribank.
1.2.3. Quảng cáo tấm lớn
Mặt được:
2008 là năm Agribank lựa chọn hình thức quảng cáo ngoài trời hiệu quả cao
nhất từ trước tới nay, bằng nhiều hình thức và được triển khai đến hầu hết các vùng
miền trên cả nước, bố trí tại các cửa khẩu, những vùng kinh tế trọng điểm, giao lưu
về văn hóa, du lịch, điển hình:
Biển quảng cáo, hộp đèn tại các khu vực ga đi, đến nội địa và quốc tế tại các
cửa khẩu, sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Biển quảng cáo trên xe đẩy hành lý, biển quảng cáo ngòai trời tại sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay Phú Quốc, Liên Khương (Đà Lạt),…
Biển quảng cáo tấm lớn tại các trục đường chính, các cửa ngõ vào các thành
phố lớn, các thị xã…
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục du lịch Việt Nam, từ đầu năm đến nay chỉ
riêng sân bay quốc tế Nội Bài có khoảng 6 triệu khách quốc tế qua lại, và đặc biệt
trong năm 2008, Việt Nam đăng cai nhiều hội nghị quốc tế: Hội nghị Phật giáo toàn
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A21
cầu, hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu… do đó thương hiệu và hình ảnh của
Agribank đã được công chúng trong và ngoài nước biết đến.
Hạn chế:
Chưa lên được quy hoạch tổng thể và hệ thống biến quảng cáo tấm lớn. Hiện
tại việc dựng hoặc thuê quảng cáo tấm lớn được thực hiện trên cơ sở “Phát sinh đến
đâu, triển khai đến đó” chưa có định hướng, tiêu chí lựa chọn và kế hoạch rõ ràng.
Nội dung quảng cáo không có tính thống nhất, có những biển được dựng từ
nhiều năm trước đây nay vẫn giữ nguyên nội dung và hình thức quảng cáo cũ không
được cập nhật, làm mới do vậy không những không đem lịa hiệu quả quảng cáo mà
đôi khi còn phản tác dụng.
1.3. Công tác thông tin tuyên truyền
1.3.1. Đổi mới, nâng cấp tờ thông tin
Mặt được:
Đã chủ động và tích cực hơn trong công tác lấy tin, xử lý tin, biên tập, trị sự
và phát hành. Từ tháng 6/2008, số lượng phát hành tờ tin tăng từ 9.000 cuốn lên
10.000 cuốn, số trang tăng từ 40 lên 54 trang nhằm tăng số bài, tin ảnh cả về số
lượng và chất lượng; nâng cấp chất lượng giấy in và hình thức tờ tin lên giống như
một tạp chí chuyên ngành. Các tin, bài được cập nhật và biên soạn phong phú hơn
do vậy được lãnh đạo và hầu hết độc giả trong và ngoài ngành đánh giá cao.
Nổi bật, nhân các sự kiện quan trọng, tờ tin đã ra số chuyên san đặc biệt
nhằm tuyên truyền sâu rộng và chuyên đề về mỗi sự kiện. Cụ thể: chuyên san Kỷ
niệm 20 năm thành lập Agribank, chuyên san Sao Vàng đất Việt; chuyên san về
Văn phòng đại diện miền Trung, chuyên san chúc mừng năm mới 2009, chuyên san
số xuân Kỷ Sửu và sắp tới là chuyên san về văn phòng đại diện miền Nam, chương
trình “Tam nông’…
Đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành cũng được thường xuyên cập
nhật và quan tâm hơn do vậy tờ tin đã nhận được nhiều tin, bài với nội dung, thể
loại phong phú hơn.
Hạn chế:
Tuy đã được khắc phục cơ bản, song tờ tin vẫn chưa được phát hành đúng
thời hạn do chậm trễ trong khâu in ấn.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A22
Nội dung và hình thức tờ tin chưa thật sự phong phú, việc lấy tin, bài vẫn
mang tính bị động.
Mặc dù đã có quy định song hầu như các đơn vị, chi nhánh không quan tâm
đến công tác thông tin, tuyên truyền: không gửi tin, bài về hoạt động của mình cho
Ban biên tập.
Công tác duy trì, phát triển đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành chưa
được quan tâm đúng mức và chưa có những chính sách khuyến khích thỏa đáng đội
ngũ cộng tác viên.
1.3.2. Nâng cấp Website:
Mặt được:
Website Agribank đã được nâng cấp giao diện mới và chính thức đi vào khai
thác từ tháng 5/2008 góp phần tích cực trong việc quảng bá nâng cao thương hiệu
trong nước và quốc tế:
Cập nhật tin tức hàng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh phản ánh toàn diện
và kịp thời các hoạt động trong toàn hệ thống NHNo: các sự kiện diễn ra tại trụ sở
chính, của Ban lãnh đạo, các hoạt động thể thao, văn hóa, xã hội tại các chi nhánh.
Truyền tải và phổ biến kịp thời tình hình, diễn biến trong lĩnh vực tài chính –
ngân hàng trong và ngoài nước, các chủ trương chính sách của chính phủ, chỉ đạo
của NHNN và của ngành.
Quảng bá đầy đủ các dịch vụ, sản phẩm của Agribank tới khách hàng với
nhiều hình thức phong phú bằng hình ảnh, bài viết, video clips.
Truyền tải thông tin nhanh nhạy, kịp thời tới các chi nhánh và khách hàng
qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí lưu chuyển tài liệu: các chi nhánh có thể tải
trực tiếp các Market tiếp thị, banner quảng cáo, mẫu tờ rơi từ website Agribank
(không phải copy vào đĩa CD và gửi theo đường bưu điện như trước đây).
Từng bước cập nhật thông tin chi tiết về mạng lưới chi nhánh và phòng giao
dịch của Agribank để khách hàng có thể tra cứu trực tiếp trên website: địa chỉ, nơi
giao dịch, địa chỉ đặt máy ATM và POS, danh sách ngân hàng đại lý.
Hạn chế:
Giao diện website hiện tại chưa đẹp, chưa chuyên nghiệp và chưa tiện lợi, dễ
dàng trong tra cứu.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A23
Chưa khai thác tối đa những chức năng, tiện ích của một trang Web hiện đại
(gửi, nhận thư, giao dịch điện tử…)
1.3.3. Đưa tin về các sự kiện
Mặt được:
Hoạt động thông tin, tuyên truyền được chú trọng và sử dụng nhiều kênh
thông tin, truyền thông khác nhau để chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách
cũng như những sự kiện đáng chú ý của NHNo đến đông đảo khách hàng và công
chúng, cụ thể:
Tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ mới như phát hành thẻ quốc
tế VISA,; gửi, rút nhiều nơi; Mobile banking, các sản phẩm huy động tiết kiệm (tiết
kiệm dự thưởng nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, tiết kiệm lãi suất điều chỉnh,
tiết kiệm đảm bảo theo giá vàng).
Tuyên truyền, quảng bá các đóng góp và vai trò của NHNo trong nỗ lực
kiềm chế lạm phát trong các tháng đầu năm và hiện nay là kích cầu, chủ động ngăn
ngừa suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững: Bổ sung
vốn cho nông nghiệp, nông thôn (thu mua lương thực, thu mua cá tra, cá basa, cho
vay cà phê), 12 lần giảm lãi suất cho vay.
Bên cạnh Tờ tin và Website NHNo, các kênh thông tin đại chúng như Đài
truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các báo trung ương được khai thác,
sử dụng một cách hợp lý do vậy đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền một cách
chính xác, kịp thời qua đó thương hiệu, vị thế, hình ảnh và những đóng góp của
Agribank được các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ và đông
đảo người dân biết đến.
Hạn chế: các hình thức đưa tin chưa phong phú, thiếu những phóng viên có
khả năng viết bài, đưa tin chuyên nghiệp do vậy thường lúng túng mỗi khi cần
tuyên truyền những sự kiện có tính thời điểm.
1.4. Mô hình tổ chức, công tác cán bộ và đào tạo
Mặt được:
Tại các chi nhánh loại I đều có phòng/ tổ Tiếp thị do vậy từ Trung Ương tới
địa phương đã hình thành được một hệ thống chuyên trách về mảng công tác,
nghiệp vụ này.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A24
Hạn chế:
Phòng/ tổ Tiếp thị tại các chi nhánh loại I hiện tại được lồng ghép và đảm
nhiệm nhiều mảng công việc khác nhau, cụ thể: tiếp thị, thẻ, quan hệ khách hàng, có
những chi nhánh ghép cả phần tiếp cận các dự án ngân hàng phục vụ,… Do vậy
không có tính chuyên sâu và chuyên trách. Tên là “Tiếp thị” song hầu như không
phải là “Tiếp thị”.
Tại các chi nhánh loại I: thiếu cán bộ chuyên trách, không được đào tạo về
tiếp thị, cán bộ không được trang bị kiến thức về Quan hệ công chúng (PR) và cách
tổng hợp, viết tin, đưa tin để tuyên truyền. Phần lớn cán bộ làm việc tại phòng/ tổ
Tiếp thị là kiêm nhiệm/ bán chuyên trách.
1.5. Một số công tác khác:
1.5.1. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank
Trong giai đoạn trước đây, hoạt động quảng bá thương hiệu của NHNo đã
được quan tâm và triển khai tương đối có hệ thống tuy nhiên còn mang tính “tự làm
là chính”, chắp vá và thiếu tính chuyên nghiệp. Logo và Slogan của Agribank hiện
không còn phù hợp với tính chất, phạm vi cũng như chức năng hoạt động hiện tại và
định hướng Agribank trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, đa lĩnh
vực hàng đầu tại Việt Nam. Đón đầu những yêu cầu trên, trong năm, trụ sở chính đã
xây dựng và hoàn chỉnh dự thảo: “Dự án thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển
thương hiệu Agribank giai đoạn 2008-2010 và 5 năm tiếp theo”.
Dự án được xây dựng với 4 mục tiêu chính:
- Tạo ra một diện mạo mới, gắn kết một hình ảnh, một thông điệp mới về
Agribank trong nhận thức của các đối tác, khách hàng.
- Bảo vệ và bảo hộ bản quyền sở hữu thương hiệu Agribank trong nước và
quốc tế.
- Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Agribank một cách chuyên
nghiệp và chuẩn mực.
- Tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với cả Ngân
hàng và khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các dịch vụ sản phẩm của
Agribank.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A25
1.5.2 Tổ chức in và phát hành lịch 2009
Rút kinh nghiệm từ các năm trước, việc in và phát hành lịch 2009 được tiến
hành sớm trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật và của NHNo do vậy
được hoàn tất và phân bổ tới tất cả các đơn vị trong hệ thống một cách kịp thời, đáp
ứng nhu cầu tiếp thị. Tất cả các công việc liên quan đến việc phát hành lịch 2009
được tiến hành công khai, dân chủ, minh bạch do đó tạo dự đồng thuận cao trong
ban lãnh đạo.
Về hình thức: Bộ lịch 2009 của Agribank có nhiều đổi mới về hình thức, đi
sâu khai thác ý nghĩa và tập trung quảng bá thương hiệu, vai trò và vị thế của
Agribank.
Về số lượng: theo phản ánh của các chi nhánh, số lượng lịch 07 tờ là đủ tiếp
thị trong và ngoài ngành. Riêng lịch Block số lượng cần tăng thêm và phần lớn
khách hàng, nhất là các đối tượng cần tiếp thị tại khu vực nông thôn rất thích bộ lịch
Block của Agribank. Về thiếp chúc tết tiếng Việt nên tăng thêm để gửi tới mỗi gia
đình cán bộ công nhân viên lời chúc mừng năm mới của chủ tịch HĐQT và Tổng
Giám Đốc.
1.6. Mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2009 :
1.6.1. Mục tiêu chung:
Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền nhằm quảng bá , khẳng
định vị thế, thương hiệu và vai trò của NHNo trọng thâm vào 3 định hướng chiến
lược kinh doanh chính trong năm 2009 đó là:
- Nỗ lực đóng góp cho “Kích cầu”
- Chủ động triển khai Nghị quyết “Tam nông”
- “Phát triển sản phẩm, dịch vụ và tiện ích tiên tiến”
1.6.2. Kế hoạch cụ thể:
1.6.2.1. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu:
a. Quảng bá thương hiệu Agribank thông qua tài trợ:
- Tiếp tục theo dõi và khai thác các quyền lợi tài trợ của các chương trình
hiện đang tài trợ gồm: Bản tin tài chính trên VTV1, chương trình “Tam nông và
phát triển” trên VOV.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A26
- Lựa chọn chương trình có ý nghĩa kinh tế, xã hội, chính trị lớn, thu hút
được đông đảo các cấp lãnh đạo và người dân theo dõi để quyết định tham gia tài
trợ. Không tài trợ tràn lan và thiếu trọng điểm. Các chương trình dự kiến tài trợ phải
gắn với khai thác tối đa các quyền lợi nhằm quảng bá vai trò, vị trí và đóng góp của
NHNo cho “Kích cầu”, “Tam nông” và gắn với giới thiệu, quảng bá các sản phẩm,
dịch vụ mới.
b. Quảng bá thương hiệu thông qua Quảng cáo:
Tập trung quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích tiên tiến sẽ được giới
thiệu trong năm, trước mắt gồm:
- Chương trình phối hợp với Viettel phổ cập 2 triệu máy điện thoại không
dây (Homephone) tới các hộ gia đình nông thôn, đặc biệte là người nghèo và người
có hoàn cảnh khó khăn.
- Chương trình phối hợp với Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải và Cửu Long
cho vay mua 7.500 xe tải nhỏ thay thế xe công cộng tại các vùng nông thôn.
- Chương trình triển khai POS, điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc.
- Phát hành thẻ quốc tế Mastercard
Trước khi giới thiệu một sản phẩm dịch vụ mới thực hiện hoạt động nghiên
cứu thị trường, phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu, nghiên cứu
tính năng các sản phẩm tương tự của ngân hàng khác đã có trên thị trường để tạo ra
sự khác biệt hay những tính năng nổi trội so với các sản phẩm dịch vụ đó.
Đối với mỗi chương trình, sản phẩm dựa trên những đặc tính sản phẩm, dịch
vụ cụ thể để lựa chọn một hay một số công cụ quảng cáo, tiếp thị sau:
- Quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình trung ương, địa phương; các
báo viết hàng ngày và tạp chí, chuyên san chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
- Xây dựng phim quảng cáo để quảng cáo trên TV và các điểm giao dịch của
các chi nhánh.
- Tổ chức các sự kiện
- Quảng cáo thông qua tài trợ
- Quảng cáo thông qua các đợt khuyến mại, tặng quà
- Quảng cáo ngoài trời trên tấm lớn, băng rôn
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A27
- Tờ rơi: ban Tiếp thị thông tin tuyên truyền thiết kế market. Đối với các sản
phẩm dịch vụ mang tính thời hạn, giao cho các hị nhánh căn cứ vào tình hình thực
tế địa phương để in ấn và tiếp thị đến khách hàng. Đối với các sản phẩm có đời sống
dài, trụ sở chính sẽ in tập trung và phân bổ cho các chi nhánh.
c. Quảng cáo tấm lớn
- Lên quy hoạch tổng thể về hệ thống biển quảng cáo tấm lớn trên toàn quốc.
- Tiếp tục triển khai thuê hộp đèn và quảng bá thương hiệu Agribank trên xe
đẩy tại các nhà ga, sân bay lớn như Sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, Sân
bay Đà Nẵng, Sân bay Cần Thơ, Sân bay Huế.
- Trước mắt, tiếp tục khảo sát, thuê biển quảng cáo tấm lớn tại các điểm thu
hút đông người dân ở các thành phố, trọng điểm kinh tế lớn, các cửa ngõ vào Thủ
đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các sân bay quốc tế.
1.6.2.2. Công tác thông tin, tuyên truyền:
a Nâng cấp tờ Thông tin:
- Tiếp tục nâng cấp tờ thông tin cả về hình thức lẫn nội dung, cụ thể: chủ
động viết bài, khai thác các chủ đề trao đổi kinh nghiệm, duy trì, phát triển và có
chính sách khuyến khích đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành.
- Cử các phóng viên đi thực tế tại các chi nhánh, địa phương trong cả nước
để viết tin bài, chụp ảnh cung cấp kịp thời cho tờ tin hàng tháng.
- Yêu cầu các chi nhánh và cộng tác viên thường xuyên cập nhật thông tin,
viết bài gửi về Ban biên tập website và tờ Thông tin của Trụ sở chính.
b. Nâng cấp Website:
- Nâng cấp và đổi mới giao diện website hiện tại theo hướng chuyên nghiệp,
có giao diện đẹp, màn hình rộng hơn, thân thiện với người sử dụng và dễ dàng truy
cập.
- Khai thác các nguồn thông tin, dữ liệu trong và ngoài nước để làm phong
phú và cập nhật trang web.
- Tăng cường hệ thống an ninh, bảo mật cho web để có thể tích hợp được:
email Online, tra cứu, vấn tin tài khoản trên web, tích hợp E-banking.
c. Thông tin về các sự kiện:
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A28
- Kịp thời đưa tin thông qua các kênh truyền thông thích hợp với liều lượng
thích hợp về những đóng góp, sự kiện nổi bật trong các hoạt động kinh doanh của
NHNo, đặc biệt là những đóng góp cho “Kích cầu”, “Tam nông” và các dịp giới
thiệu các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng mới.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên đủ năng lực, khả năng viết bài,
đưa tin kịp thời về các sự kiện
1.6.2.3. Công tác tổ chức cán bộ:
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp thị từ trung ương tới địa phương
theo hướng tại mỗi chi nhánh loại I cần bố trí ít nhất 2 cán bộ chuyên trách và được
đào tạo bài bản về chuyên ngành Marketing và 1 cán bộ làm đầu mối thông tin,
tuyên truyền của chi nhánh.
- Tổ chức đào tạo marketing từ cơ bản đến nâng cao, đào tạo PR, công tác
lấy tin, đưa tin và tuyên truyền cho cán bộ làm công tác marketing trên toàn hệ
thống.
1.6.2.4. Công tác phát triển thương hiệu
Hoàn chỉnh và trình Hội đồng quản trị sớm cho triển khai: “Dự án thuê tư
vấn xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009-2010 và 5
năm tiếp theo” với các nội chính sau:
- Nghiên cứu thị trường, đánh giá thương hiệu, hiệu quả các hoạt động
truyền thông hiện tại.
- Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009-
2010 và 5 năm tiếp theo, bao gồm:
o Định vị thương hiệu
o Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
o Bảo hộ thương hiệu
o Các hoạt động truyền thông cho thương hiệu Agribank
và một số sản phẩm, dịch vụ chính của Agribank
o Tổ chức quản trị thương hiệu
o Tư vấn thực hiện văn hóa doanh nghiệp
o Tư vấn triển khai chương trình đến toàn hệ thống
o Đánh giá, điều chỉnh
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A29
o Tư vấn xây dựng chiến lược dự phòng
1.6.2.5 Một số công tác khác:
- Tổ chức in và phát hành lịch 2010
- Phát hành Báo cáo thường niên 2008
2. Thực trạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng NHNo
Hệ thống sản phẩm dịch vụ của NHNo tương đối phong phú dựa trên các
tính chất hoạt động nghiệp vụ và thông lệ, có thể phân chia hệ thống sản phẩm dịch
vụ NHNo thành 9 nhóm. Các sản phẩm dịch vụ được đánh giá chi tiết tới từng sản
phẩm dịch vụ. Đối với từng nhóm sản phẩm dịch vụ có thể nhìn nhận thực trạng qua
các đánh giá sau:
2.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn
Sản phẩm dịch vụ trong nhóm này khá phong phú gồm 32 sản phẩm trong đó
các sản phẩm tiết kiệm được NHNo triển khai tương đối tốt. Các chương trình tiết
kiệm có kết quả cao tác động tới nguồn vốn của NHNo. Là một ngân hàng thương
mại lớn về quy mô tài sản nhưng kết quả huy động vốn trong 5 năm qua tăng trưởng
tương đối cao từ 20% lên 26%/năm, đáp ứng cơ bản các nhu cầu về vốn kinh doanh.
Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn trong 5 năm (2003-2007) của NHNo
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu/Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn vốn 129.858 158.629 190.657 233.9 295.062
Tỷ lệ tăng 22% 20% 23% 26%
2.2. Nhóm sản phẩm cấp tín dụng
Với 41sản phẩm trong nhóm thể hiện sản phẩm tín dụng của NHNo tương
đối phong phú, có sản phẩm đã nhắm tới đối tượng khách hàng cụ thể. Do đặc thù
của NHNo là phục vụ rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vì vậy NHNo
cũng có những sản phẩm đặc thù mà không ngân hàng nào ở Việt Nam nào có như
cho vay lưu vụ, cho vay qua tổ, nhóm. Thị phần dư nợ chiếm khoảng 40% tổng dư
nợ cả hệ thống NH Việt Nam.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A30
Bảng 2.2 Dư nợ trong 5 năm (2003-2007) của NHNo
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu/Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Dư nợ 113.89 142.29 161.11 186.33 258.01
Tỷ lệ tăng 25% 13% 16% 38%
2.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ
Tham gia thị trường thẻ tương đối muộn so với các ngân hàng khác trên thị
trường Việt Nam nhưng NHNo đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đánh gái sản
phẩm dịch vụ thẻ có thể nhìn nhận ở các khía cạnh sau:
Mặt được:
Với ưu thế là ngân hàng duy nhất có mạng lưới phủ đều trên toàn quốc, số
lượng máy ATM tương đối lớn (1002 máy ATM tại thời điểm hiện tại – chiếm 16%
trong tổng số máy ATM trên thị trường), đến nay NHNo đã phát hành được hơn 2
triệu thẻ (chiếm khoảng 17% số lượng thẻ phát hành trên thị trường Việt Nam).
Quá trình phát triển công nghệ thông tin, NHNo đã kết nối thành công với tổ
chức thẻ quốc tế VISA và MASTER chính thức cung cấp cho thị trường thẻ ghi nợ
và tín dụng quốc tế VISA trong năm 2008. Kế hoạch năm 2009 sẽ tiếp tục cung cấp
các loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế MASTER. Thị phần thẻ và các thiết bị
chấp nhận thẻ của NHNo trên thị trường Việt Nam được thể hiện qua số liệu sau:
Bảng 2.3.1: Số lượng thẻ phát hành của NHNo (2005 – 06/2008)
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Đơn vị: chiếc
Chỉ tiêu/Năm 2005 2006 2007 Jun-08
Số lượng thẻ 288.84 625.878 1.236.247 1.700.000
Tỉ lệ tăng 116.69% 97.52% 37.51%
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A31
Biểu đồ 2.3.2: Thị phần máy ATM 06/2008
23%
10%
14%
16%
15%
22%
VCB
Vietinbank
Đông Á
VBARD
BIDV
Khác
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Biểu đồ 2.3.3: Thị phần ADC/POS
06/2008
(tòan thị trường: 25.292 thiết bị)
24%
11%
28%
3%
34% VCB
Techcombank
Á Châu
VBARD
Khác
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Mặt hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, sản phẩm dịch vụ
của NHNo còn 1 số hạn chế sau:
- Việc đa dạng hóa các chủng loại thẻ phát triển chưa nhanh so với các ngân
hàng. Từ trước 09/2008 Agribank mới chỉ phát hành một loại thẻ ghi nợ nội địa là
Success. Đến 01/2009 Agribank chính thức phát hành hai sản phẩm mới là thẻ tín
dụng quốc tế Agribank Visa Credit – Golden Key, thẻ chuẩn và thẻ ghi nợ quốc tế
Agribank Visa Debit – Success. Các loại hình thẻ như thẻ công ty, thẻ liên kết chưa
được triển khai.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A32
- Mặc dù có lợi thế về mạng lưới nhìn chung sản phẩm thẻ của Agribank vẫn
chưa chiếm được ưu thế so với các NHTM nhà nước khác đặc biệt là Vietcombank
và Vietinbank, vẫn còn tình trạng không rút được hoặc máy hết tiền.
- Do vẫn còn sử dụng thẻ từ nên còn hạn chế về tính bảo mật, phát triển ứng
dụng, lưu giữ thông tin cá nhân, xử lý offline, cung cấp dịch vụ WebATM, các dịch
vụ tiện ích thẻ còn thiếu so với mặt bằng chung như chưa có các dịch vụ gửi tiền, in
sổ tiết kiệm, trả nợ, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại di động trả trước… qua
ATM.
- Ngoài hệ thống thẻ Visa và Master, hiện tại vẫn chưa phát triển các hệ
thống liên kết thẻ với các nước khác cho phép thanh toán thẻ ghi nợ của NHNo tại
nước ngòai cũng như thẻ của NH nước ngòai tại hệ thống ATM của NHNo.
2.4. Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán gồm thanh toán trong nước và thanh
tóan quốc tế.
Về các dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước, NHNo hiện đang cung
cấp 10 sản phẩm dịch vụ bao gồm cả những sản phẩm mới, hiện đại như gửi nhiều
nơi, rút nhiều nơi (mới được triển khai năm 2008) hay dịch vụ thanh toán hóa đơn.
Dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo khá đa dạng với 23 sản phẩm dịch vụ
trải đều tất cả các lĩnh vực từ thanh toán nhập khẩu, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch
vụ Séc quốc tế. Tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 7.248 triệu USD vào cuối
năm 2007 tăng 1.107 triệu so với năm 2006, chất lượng các sản phẩm dịch vụ thanh
toán quốc tế không ngừng được nâng cao. Điều này cho thấy NHNo là một trong
những ngân hàng có tiềm lực mạnh về cung cấp các sản phẩm dịch vụ này.
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế NHNo (2003-2007)
(Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo)
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu/Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Doanh số 2.929 4.850 5.875 6.131 7.248
Tỉ lệ tăng 65.59% 21.13% 4.36% 18.16%
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A33
2.5 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking
Đây là nhóm sản phẩm thể hiện sự phát triển của hệ thống công nghệ thông
tin. Qua một năm triển khai, sản phẩm dịch vụ Mobile Banking được đánh giá trên
các mặt sau:
Mặt được:
- Đã phát triển tương đối nhanh các sản phẩm dịch vụ, trong năm 2008 đã phát
triển được 7 sản phẩm dịch vụ.
- Một số sản phẩm dịch vụ đã thể hiện được tính vượt trội so với các ngân
hàng khác như dịch vụ chuyển khoản qua tin nhắn SMS (Atransfer), dịch vụ thanh
toán hóa đơn qua tin nhắn SMS (Apaybill), hiện nay mới chỉ có ngân hàng Đông Á
triển khai.
- Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ lên tới trên 60.000 khách
hàng. Các dịch vụ cung cấp khá mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng.
Mặc còn hạn chế:
- Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ còn thấp nếu so với số lượng
khách hàng có tài khoản tiền gửi, tài khoản thẻ tại NHNo. Nguyên nhân do quảng
bá chưa mạnh đôi khi còn xảy ra lỗi thực hiện giao dịch.
- Các dịch vụ thanh toán đơn qua mobile chưa phát triển mạnh do chưa có
nhiều đối tác tham gia.
2.6. Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ
Đây là nhóm dịch vụ thể hiện sự vượt trội về lợi thế của mạng lưới của NHNo,
tuy mới được triển khai nhưng dịch vụ thuộc nhóm này đã thể hiện được những ưu
thế và hiệu quả rất cao. Một số dịch vụ điển hình trong nhóm là dịch vụ thu hộ cước
điện thoại của Viettel, dịch vụ thu hộ phí bảo hiểm Prudential, chương trình hợp tác
phổ cập điện thoại không dây của Viettel…
2.7. Nhóm sản phẩm kinh doanh, mua bán ngoại tệ, ngân hàng quốc tế và các
sản phẩm phái sinh
Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ đặc biệt là các sản phẩm phái sinh là những
sản phẩm dịch vụ tiên tiến, phức tạp. Ngoài hoạt động kinh doanh, mua bán ngoại
tệ, hiện tại Agribank đã thực hiện một số sản phẩm phái sinh, thỏa thuận tỷ giá kỳ
hạn, giao dịch hối đoái, giao dịch quyền chọn.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A34
Bên cạnh đó NHNo chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý nhằm đáp
ứng yêu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng. Số lượng các ngân hàng đại
lý tăng từ 784 ngân hàng năm 2002 lên 931 ngân hàng năm 2007 tạo hơn 113 quốc
gia và vùng lãnh thổ.
2.8. Nhóm sản phẩm đầu tư
Các sản phẩm dịch vụ đầu tư bao gồm đầu tư thương mại, đầu tư trên thị
trường vốn, tiền tệ, nhận ủy thác đầu tư, quản lý tài sản và tư vấn đầu tư. Các sản
phẩm đầu tư hiện nay của NHNo nhìn chung chưa đa dạng, mới chỉ chủ yếu tập
trung vào lĩnh vực đầu tư thương mại (góp vốn thành lập doanh nghiệp mới, mua cổ
phần…). Các sản phẩm đầu tư trên thị trường tiền tệ, hối đoái cũng như các dịch vụ
tư vấn đầu tư và các sản phẩm cho khách hàng giàu có vẫn còn rất hạn chế.
2.9. Nhóm sản phẩm dịch vụ Ngân hàng – Bảo hiểm (Bancassurrance)
Các dịch vụ Bancassurrance phát triển rất mạnh ở các nước trên thế giới, tại
Việt Nam các dịch vụ này còn khá mới mử nhưng cũng bắt đầu được khai thác.
NHNo cũng đã sớm bắt đầu triển khai các dịch vụ này thông qua việc ký kết các
hợp đồng hợp tác với các công ty bảo hiểm như Prudential (2005), góp vốn thành
lập công tybảo hiểm NHNo là ABIC (2007) và bắt đầu có sự kết hợp để đưa ra
những sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm. Tuy nhiên do mới chỉ là giai đoạn
đầu nên sự liên kết này mới chỉ dừng lại ở những dịch vụ đơn giản, sơ khai như việc
thu phí bảo hiểm qua hệ thống chi nhánh, ATM của NHNo hay việc NHNo tư vấn
các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Tuy nhiên NHNo vẫn chưa có các sản
phẩm Bancassurance thực sự như bảo hiểm – tiết kiệm, bảo hiểm – cho vay…
2.10. Định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2009 -2010
Một là: Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, kế hoạch đến 2010 phải có đầy
đủ các sản phẩm dịch vụ theo mặt bằng chung về sản phẩm dịch vụ trong hệ thống
NH ở Việt Nam. Phát triển sản phẩm dịch vụ đặc biệt quan tâm và tập trung vào các
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như mạng lưới, công nghệ của NHNo.
Hai là: Phát triển và nâng cao chất lượng các kênh phân phối sản phẩm dịch
vụ tới khách hàng. Kế hoạch đến năm 2010 phải có đủ các kênh phân phối sản
phẩm dịch vụ tới khách hàng theo mặt bằng chung của các ngân hàng. Trước mắt
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A35
trong năm 2009 phải triển khai được kênh phân phối sản phẩm dịch vụ trên Internet
(I-banking).
Ba là: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đảm bảo từng sản phẩm dịch
vụ có tính cạnh tranh cao. Xác định rõ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tài
chính ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh hội nhập.
Bốn là: Nâng thu dịch vụ (không bao gồm thu của các công ty thành viên)
trong tổng thu nhập của NHNo, phấn đấu thu dịch vụ trong tổng thu của ngân hàng
đến cuối năm 2010 đạt 25% - 30%.
Năm là: Đối với công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, đảm
bảo mục tiêu làm cho khách hàng biết đến bộ sản phẩm dịch vụ ngân hàng của
NHNo.
Sáu là: Phát triển sản phẩm dịch vụ gắn liền với công tác khách hàng. Phát
triển sản phẩm dịch vụ phải đạt được 3 nội dung: mỗi sản phẩm dịch vụ phải nhắm
đến đối tượng khách hàng cụ thể, việc thiết kế sản phẩm dịch vụ phải gắn với việc
phân đoạn thị trường, đặc biệt phải đảm bảo được sự thỏa mãn của khách hàng về
sản phẩm dịch vụ mà họ lựa chọn.
3. Nhận xét
Qua những nội dung vừa được trình bày ở trên chúng ta đã có được cái nhìn
tổng quan nhất về NHNo&PTNT Việt Nam nói chung cũng như SGD
NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong phần 2, chúng ta đã nắm được
tình hình hoạt động kinh doanh của SGD trong 3 năm gân đây nhất là 2006, 2007,
2008. Nhìn một cách tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD tốt và ổn
định, các chỉ tiêu về huy động vốn, cho vay vốn và thu nợ, chỉ tiêu về thanh toán
quốc tế, kế toán ngân quỹ đều tăng qua các năm và vượt kế hoạch đề ra. Đó là điều
đáng khích lệ đặc biệt là trong tình hình kinh tế như năm vừa rồi.
Dịch vụ ngân hàng đang là một ngành kinh doanh rất được quan tâm trong vài
năm gần đây. Đặc thù của lĩnh vực ngân hàng đó là các sản phẩm vô hình, do vậy
giá trị sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với mỗi khách hàng là khác nhau và khó
có thể ước tính bằng lời nói. Muốn thu hút được khách hàng mục tiêu đến với mình
các ngân hàng không thể chỉ bằng con đường quảng cáo, tiếp thị mà bằng cả quá
trình xây dựng các giá trị niềm tin, uy tín trong dài hạn, hay nói cách khác, bằng uy
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A36
tín của thương hiệu. Tiềm năng về sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ tại
Agribank phần nào chưa được khai thác thỏa đáng một phần cũng là do công tác
quảng bá dịch vụ nói chung và phát triển, quảng bá thương hiệu nói riêng chưa
được tốt.
NHNo&PTNT Việt Nam đang thực hiện đổi mới thương hiệu của mình và
đang từng bước chinh phục tâm trí và trái tim khách hàng mục tiêu.
Trong thời gian thực tập ở ngân hàng, em nhận thấy công tác thương hiệu của
NHNo&PTNT Việt Nam gần đây đạt được một số bước tiến nhất định, song vẫn
còn một số điều chưa giải quyết thoả đáng. Hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền
nói chung việc phát triển thương hiệu nói riêng vẫn mang tính “Tự làm, tự rút kinh
nghiệm tự điều chỉnh” chưa thật sự đồng bộ hay nói cách khác tính chuyên nghiệp
chưa cao. Quá trình tạo lập và phát triển thương hiệu với những mặt được và chưa
được đặt ra nhiều vấn đề mà em mong muốn mình được tham gia giải quyết. Do
vậy, em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU AGRIBANK”. Mục tiêu của chuyên đề này là tìm hiểu quá trình
xây dựng thương hiệu của Agribank đồng thời phân tích các yếu tố nhằm phát triển
thương hiệu này trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.
Chính vì vậy, em chọn đề tài “Phát triển thương hiệu Agribank” để làm đề
tài cho chuyên đề thực tập của mình.
Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A37
KẾT LUẬN
Qua quá trình một tháng thực tập tổng hợp tại SGD NHNo&PTNT Việt
Nam em đã có được cái nhìn tổng quan nhất về NHNo&PTNT Việt Nam cũng như
SGD NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT là ngân hàng thương mại hàng đầu
giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Sở giao
dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở
kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam theo Quyết định số
235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt
Nam và là một trong ba Sở giao dịch của NHNo&PTNT, nơi tập trung thanh toán
quốc tế về đó. Không những vậy Sở giao dịch còn đóng vai trò là đầu mối trong
việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo&PTNT và theo lệnh của
Tổng Giám đốc NHNo&PTNT.
Cũng trong thời gian thực tập tại phòng tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản
phẩm mới của SGD, em có điều kiện được học hỏi và hiểu biết hơn về hoạt động
tiếp thị và phát triển dịch vụ sản phẩm, những kiến thức mà trước đây em chỉ mới
được học trên sách vở. Đồng thời cũng qua đó em nhận thấy tiềm năng trong phát
triển hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung, tiềm năng phát triển sản phẩm
dịch vụ nói riêng có thể được khai thác nhiều hơn nếu vấn đề phát triển thương hiệu
Agribank được quan tâm đúng mức. Nhận thức được quá trình tạo lập và phát triển
thương hiệu với những mặt được và chưa được đặt ra nhiều vấn đề và mong muốn
mình được tham gia giải quyết. Do vậy, em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập
của mình là: “PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK”
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các anh chị của phòng tiếp thị
nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo – TS. Lê Thanh Tâm đã tận tình chỉ
bảo và giúp đỡ để em hoàn thành bài báo cáo này!
Do kiến thức, kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn còn nhiều yếu
kém nên em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy giáo cũng như của các
anh chị để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Dương Hà
 
Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpnguyendaiphong
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Dương Hà
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Dương Hà
 
Báo cáo thực tập về ngân hàng công thương bãi cháy
Báo cáo thực tập về ngân hàng công thương bãi cháyBáo cáo thực tập về ngân hàng công thương bãi cháy
Báo cáo thực tập về ngân hàng công thương bãi cháynataliej4
 
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC...MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC...vietlod.com
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Nam Hương
 

La actualidad más candente (20)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tập
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Báo cáo thực tập về ngân hàng công thương bãi cháy
Báo cáo thực tập về ngân hàng công thương bãi cháyBáo cáo thực tập về ngân hàng công thương bãi cháy
Báo cáo thực tập về ngân hàng công thương bãi cháy
 
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đĐề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
Đề tài: Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
 
13. VUONG NGOC SAM.doc
13. VUONG NGOC SAM.doc13. VUONG NGOC SAM.doc
13. VUONG NGOC SAM.doc
 
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
Luận văn Phân tích hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Xuất N...
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC...MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ĐỐI VỚI CÁC...
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ LớnĐề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn
 
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 

Similar a Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank

Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á luanvantrust
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Hoạt Động Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Tại Phòng Thanh T...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Hoạt Động Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Tại Phòng Thanh T...Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Hoạt Động Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Tại Phòng Thanh T...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Hoạt Động Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Tại Phòng Thanh T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngLuận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngNguyễn Công Huy
 
Tình hình hoạt đông kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...
Tình hình hoạt đông kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...Tình hình hoạt đông kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...
Tình hình hoạt đông kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar a Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank (20)

Bài Thu Hoạch Thực Tập Tốt Nghiệp ngành Tài Chính Quốc Tế.docx
Bài Thu Hoạch Thực Tập Tốt Nghiệp ngành Tài Chính Quốc Tế.docxBài Thu Hoạch Thực Tập Tốt Nghiệp ngành Tài Chính Quốc Tế.docx
Bài Thu Hoạch Thực Tập Tốt Nghiệp ngành Tài Chính Quốc Tế.docx
 
Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát TriểnPhát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển
 
Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônBáo cáo thực tập tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
 
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
 
Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà Tây
Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà TâyLuận văn: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà Tây
Luận văn: Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tại Vietinbank - Hà Tây
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Hoạt Động Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Tại Phòng Thanh T...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Hoạt Động Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Tại Phòng Thanh T...Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Hoạt Động Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Tại Phòng Thanh T...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Hoạt Động Kiểm Tra Bộ Chứng Từ Tại Phòng Thanh T...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng LongBáo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
Báo cáo thực tập tại ngân hàng VPbank chi nhánh Thăng Long
 
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
 
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải  Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Tín Dụng Nhằm Thúc Đẩy Kinh Tế Nông Nghiệp Và P...
 
Báo cáo: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo: Huy động vốn tại ngân hàng Agribank, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngLuận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân Hàng
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Luat ngan hang
Luat ngan hangLuat ngan hang
Luat ngan hang
 
Tình hình hoạt đông kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...
Tình hình hoạt đông kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...Tình hình hoạt đông kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...
Tình hình hoạt đông kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t...
 
Tính toán hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nông thôn tại chi nhá...
Tính toán hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nông thôn tại chi nhá...Tính toán hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nông thôn tại chi nhá...
Tính toán hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển nông thôn tại chi nhá...
 
Phân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docx
Phân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docxPhân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docx
Phân Tích Thực Trạng Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank .docx
 

Más de Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

Más de Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Huong dan su dung openoffice
Huong dan su dung openofficeHuong dan su dung openoffice
Huong dan su dung openoffice
 
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xửkỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
 

Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank

  • 1. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................3 Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM.............4 1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. .................4 1.1. Quá trình hình thành và phát triển:...................................................................4 1.2. Định hướng phát triển ........................................................................................8 2. Giới thiệu về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. .................................................................................................................................9 2.1. Lịch sử hình thành..............................................................................................9 2.2. Chức năng......................................................................................................... 10 2.3. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 10 2.4. Tổ chức bộ máy và điều hành ........................................................................ 12 Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH............................17 1.Tình hình hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Agribank năm 2008............................................................................................................................... 17 1.1. Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống văn bản ................................... 17 1.2. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu....................................................... 18 1.3. Công tác thông tin tuyên truyền..................................................................... 21 1.4. Mô hình tổ chức, công tác cán bộ và đào tạo............................................... 23 1.5. Một số công tác khác: ..................................................................................... 24 1.6. Mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2009 : ........................................................... 25 2. Thực trạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng NHNo .................................... 29 2.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn ......................................................... 29 2.2. Nhóm sản phẩm cấp tín dụng......................................................................... 29 2.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ ............................................................................ 30 2.4. Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán gồm thanh toán trong nước và thanh tóan quốc tế.............................................................................................................. 32 2.5 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking..................... 33 2.6. Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ ................................. 33
  • 2. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A2 2.7. Nhóm sản phẩm kinh doanh, mua bán ngoại tệ, ngân hàng quốc tế và các sản phẩm phái sinh.................................................................................................. 33 2.8. Nhóm sản phẩm đầu tư .................................................................................. 34 2.9. Nhóm sản phẩm dịch vụ Ngân hàng – Bảo hiểm (Bancassurrance)......... 34 2.10. Định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2009 -2010............ 34 3. Nhận xét................................................................................................................... 35 KẾT LUẬN.............................................................................................37
  • 3. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A3 LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt 7 kỳ học vừa qua em đã được sự chỉ dạy tận tình của các thầy cô trong trường nói chung cũng như các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính nói riêng. Qua đó em đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích không những để phục vụ cho công việc sau này mà còn cả những kỹ năng mềm cần thiết mà khi còn học phổ thông em chưa có được như : kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…Và trong kỳ học cuối cùng này, em và các bạn cùng khóa được nhà trường tạo điều kiện để tìm hiểu thực tế qua việc thực tập tại các cơ sở, từ đó em có cơ hội được hiểu rõ hơn về những kiến thức đã được học trên giảng đường. Em được thực tập tại phòng tiếp thụ nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới của Sở Giao Dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số 2 Láng Hạ, Hà Nội. Tại đây em có điều kiện quan sát và học hỏi được nhiều kiến thức thực tế và hiểu rõ hơn về những nghiệp vụ của một nhân viên ngân hàng. Qua đó em xin trình bày được những thu nhận của mình về Sở giao dịch cũng như những vấn đề mà em học hỏi được trong thực tế tại cơ sở thực tập trong bài báo cáo thực tập tổng hợp về Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn. Bài báo cáo gồm 2 phần: Phần I: Giới thiệu tổng quan về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Phần II: Tình hình hoạt động kinh doanh.
  • 4. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A4 Phần I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó,Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.
  • 5. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A5 Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc,bộ máy giúp việc bao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc. Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất hoan nghênh. Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, sau này là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT- 08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không
  • 6. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A6 làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, NHNo tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên., Tiếp nhân và triển khai có hiêu quả có hiệu quả 50 Dự án nước ngoài với tổng số vốn trên 1300 triệu USD chủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, NHNo đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống. Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại. Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, NHNo tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 NHNo là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA. Năm 2003 NHNo và PTNTVN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quả cao. Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ câu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn.
  • 7. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A7 Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT VN đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo…...Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà NHNo&PTNT VN tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua NHNo là 1,5 tỷ USD. Hiện nay NHNo&PTNT VN đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD, gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 36% với gàn 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hòan tòan là vốn huy động. Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: tiếp tục giữ vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đồng hành thủy chung tin cậy của 10 triệu hộ gia định, xúc tiến cổ phần hóa các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hóa Agribank theo định hướng và lộ trình thích hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu, văn hóa Agribank. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng
  • 8. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A8 thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 1.2. Định hướng phát triển Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của AGRIBANK là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. AGRIBANK kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hoá. Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính-ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững. Tập trung sức toàn hệ thống, thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ Đề án tái cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt và tập trung xây dựng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam thành tập đoàn tài chính; Chuẩn bị mọi điều kiện để thực hiện cổ phần hoá vào năm 2009; Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp. Phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng dư nợ từ 20-25 %/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45 % tổng dư nợ trên cơ sở cân đối nguồn vốn cho phép; nợ quá hạn dưới 1 % tổng dư nợ; lợi nhuận tối thiểu tăng 10%.
  • 9. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A9 Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2001- 2010, xây dựng thành tập đoàn tài chính và thực hiện tốt cổ phần hoá theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng và hoàn thiện các Đề án: Đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam giai đo ạn 2001- 2010, Đề án cổ phần hoá NHNo&PTNT Việt Nam vào năm 2009. Xây dựng ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ. Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, bền vững. Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và maketting (goi tắt là chiến lược 4M); Cụ thể hoá chiến lược đến 2010 và từng năm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Xây dựng chiến lược đào tạo của toàn ngành từ nay đến năm 2010; Xây dựng quy chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Xây dựng chiến lược quảng bá và phát triển thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010, xây dựng giá trị thương hiệu bằng nhiều hình thức, trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, làm cho thương hiệu NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế. 2. Giới thiệu về Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 2.1. Lịch sử hình thành Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam. Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
  • 10. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A10 Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp Tên tiếng Anh: Banking Operations Center Of Vietnam Bank For Agriculture and rural development. Sở giao dịch hiện có 8 phòng chức năng và 3 phòng giao dịch thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Là một pháp nhân tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình, có bảng tổng kết tài sản và con dấu riêng, hoạt động trong khuôn khổ pháp lệnh ngânhàng, HTX tín dụng và công ty tài chính, theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trụ sở của sở giao dịch đặt tại số 2 Láng Hạ - Hà Nội. Có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 2.2. Chức năng Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo & PTNT Việt Nam và theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam Trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.3. Nhiệm vụ  Đầu mối quản lý ngoại tệ mặt của NHNo & PTNT Việt Nam  Đầu mối các dự án đồng tài trợ và các dự án uỷ thác đầu tư của NHNo & PTNT Việt Nam khi được Tổng giám đốc giao bằng văn bản  Tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia các dự án đồng tài trợ  Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản vốn ủy thác đầu tư của NHNo & PTNT Việt Nam  Huy động vốn: o Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
  • 11. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A11 o Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam o Được vay vốn các tổ chức tài chính tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam cho phép o Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam  Cho vay: o Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước o Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước  Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: o Cung ứng các phương tiện thanh toán o Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng o Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ o Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng o Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHNo & PTNT Việt Nam  Kinh doanh ngoại hối: Huy động và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam  Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng: Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo luật các Tổ chức tín dụng, bao gồm: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước, NHNo & PTNT cho phép
  • 12. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A12  Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam  Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo & PTNT Việt Nam cho phép  Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT  Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam  Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam  Phối hợp với Trung tâm đào tạo và các Ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính NHNo & PTNT Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên đề cho cán bộ thuộc Sở giao dịch.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam giao. 2.4. Tổ chức bộ máy và điều hành Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của SGD, Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình đúng quy định của pháp luật và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Giám đốc phân công, ủy thác cho các Phó Giám đốc, Trưởng phòng nghiệp vụ giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công ủy quyền của mình. Sở Giao dịch được tổ chức theo mô hình như trong bảng sau:
  • 13. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A13 Bảng 1: Cơ cấu tổ chức Sở Giao Dịch Phòng tín dụng: Phòng tín dụng Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam gồm 18 nhân sự, được sắp xếp tổ chức theo cơ cấu như sau: Bảng 2 : Cơ cấu tổ chức phòng tín dụng Trưởng phòng: Ông Vũ Quốc Minh Hai Phó trưởng phòng: Ông Đỗ Giang Nam Bà Phùng Thị Bình Trưởng phòng Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Phó trưởng phòng Phó trưởng phòng
  • 14. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A14 - Nghiên cứu, triển khai, xúc tiến khách hàng. - Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hàng tháng, quý theo quy định. - Thực hiện bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá. - Tiếp nhận các dự án đồng tài trợ, dự án ủy thác đầu tư. - Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục, phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng. Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp: - Xây dựng đề án, chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. - Xây dựng và tham mưu cho ban giám đốc các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm. - Tổng hợp thông tin về Kinh tế, Xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường. - Nghiên cứu biện pháp,phương pháp thông tin, tiếp thị, chăm sóc khách hàng nhằm mở rộng thị trường và hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán: - Xây dựng, niêm yết tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ với khách hàng. - Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu vè hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. - Thực hiện giao dịch mua bán ngoại tệ, giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và các dịch vụ khác. - Phát hành thư bảo lãnh theo thông lệ quốc tế và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Tổ chức triển khai các dịch vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế, đồng thời tham mưu cho ban giám đốc về các dịch vụ liên quan tới lĩnh vực này. Tổ kiểm toán nội bộ: - Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại Sở giao dịch. - Đầu mối đón tiếp và làm việc vớ các đoàn thanh tra, kiểm toán trong và ngoài ngành đến làm việc tại sở giao dịch. - Xây dựng đề cương, chương trình, công tác kiểm tra, phúc tra.
  • 15. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A15 - Thực hiện việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. - Thừờng trực tiểu ban chống tham nhũng, tham mưu cho Ban Giám đốc trong hoạt động chống tham nhũng. Phòng thẩm định: - Thu thập, quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Thẩm định các khỏan cho vay do Giám đốc quy định. - Thẩm định các khỏan vay vượt mức phán quyết của Giám đốc sở giao dịch đồng thời lập hồ sơ trình Tổng giám đốc để xem xét phê duyệt. - Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Phòng tín dụng, Phòng giao dịch. Phòng Kế toán ngân quỹ: - Tổ chức hạch toán, kết toán các nghiệp vụ huy động vốn,quản lý và theo dõi các dự án của NNNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện công tác thanh toán điện tử trong nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam, tham gia thanh toán bù trừ với Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. - Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vận chuyển tiền mặt và các loại giấy tờ có giá. - Xây dựng các kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi theo chế độ tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. Phòng Hành chính nhân sự: - Thực hiện công tác quản trị, hành chính, lễ tân. Tổ chức quản lý văn thư lưu trữ. - Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, bố trí, sắp xếp cán bộ, quy hoạch cán bộ,bổ nhiệm tuyển dụng… - Quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Sở giao dịch quản lý.
  • 16. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A16 Tổ tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới: - Nghiên cứu, tham mưu đề xuất kịp thời cho Ban giám đốc các biện pháp, hình thức tiếp thị, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. - Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với các cơ quan báo chí truyền thông, quảng bá hoạt động của Sở giao dịch và cảu NHNo&PTNT Việt Nam. - Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của Sở giao dịch. Phòng Giao dịch: Trực thuộc Sở giao dịch, hoạt động theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng Giao dịch trực thuộc Sở Giao dịch, chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam. Có 3 phòng giao dịch: Phòng Giao dịch Cát Linh: 25D Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Phòng Giao dịch Kim Liên: Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội. Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng: 126 Hai Bà Trưng, Hòan Kiếm, Hà Nội.
  • 17. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A17 Phần II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.Tình hình hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Agribank năm 2008 1.1. Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống văn bản Khắc phục tình trạng chồng chéo, chậm trễ trong triển khai các hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền do không rõ và lúng túng trong quy trình, thủ tục trong năm, Trụ sở chính đã rà soát đánh giá lại các văn bản hiện hành có liên quan trên cơ sở đó tiến hành bổ sung, chỉnh sửa và ban hành mới một số văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền thông suốt toàn hệ thống. Điển hình: Quyết định 938/QĐ-NHNo-TTTr ngày 23/5/2008 ban hành quy định cung cấp, cập nhật thông tin cho tờ thông tin Agribank, website Agribank. Quyết định 1218/QĐ-NHNo-TTTr ngày 3/7/2008 về quy trình tổ chức thực hiện các hoạt động quảng cáo tiếp thị trong hệ thống Agribank. Các văn bản trên được xây dựng trên nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và của NHNo. Qua quá trình triển khai thực, thực hiện, các văn bản đã phát huy tác dụng, tạo khung pháp lý chặt chẽ cho việc triển khai các hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền. Hầu hết các vướng mắc trước đây liên quan tới quy trình, thủ tục được tháo gỡ. Hạn chế: Hầu hết các văn bản hướng dẫn hoạt động tiếp thị, phát triển thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp được ban hành từ nhiều năm trước đây trên Slogan, văn hóa doanh nghiệp, triết lý doanh nghiệp hình thành từ trước và đang tỏ ra không còn phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh, quy mô, tính chất hoạt động,… của NHNo trong thời kỳ hội nhập do vậy đang bộc lộ những hạn chế và trên thực tế đang được “vận dụng” khá phong phú tại các chi nhánh, đơn vị trực thuộc tạo ra một diện mạo và hệ thống nhận diện thiếu tính thống nhất trên toàn hệ thống. Điển hình là việc triển khai nội dung các bảng hiệu, bảng quảng cáo tấm lớn.
  • 18. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A18 1.2. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu Hoạt động quảng cáo tiếp thị được triển khai có chọn lọc, tập trung tạo điểm nhấn và kiên quyết tránh tình trạng tiếp thị, quảng cáo tràn lan, thiếu trọng tâm, không hiệu quả. Kết quả từng mặt như sau: 1.2.1. Quảng bá thương hiệu Agribank thông qua tài trợ: Mặt được: Hoạt động tài trợ được triển khai có điểm nhấn qua đó hình ảnh của Agribank xuất hiện gắn liền với các sự kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao lớn, có tác động sâu rộng tới mọi tầng lớp và đông đảo người dân, điển hình: Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu diễn ra tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2008 với sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu là nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo, các doanh nhân nữ tiêu biểu đến từ 90 quốc gia và trên 300 doanh nghiệp Việt Nam. Các diễn đàn, các cuộc hội thảo và các sự kiện bên lề Hội nghị có gắn các yếu tố nhận diện thương hiệu Agribank được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải rộng rãi trong nước và quốc tế. Lãnh đạo NHNo được tham dự và tham luận tại nhiều hội thảo quan trọng. Cuộc thi Olympic vật lý quốc tế - IphO2008: Đến dự lễ khai mạc IphO 2008 có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Giáo sư Miaja Ahtee Quyền chủ tịch IphO thế giới, Giáo sư Friedman, người từng được giải Nobel về Vật lý năm 1990 cùng với 376 học sinh thuộc 82 nước, vùng lãnh thổ, gần 400 cán bộ, quan sát viên và khách mời quốc tế. Các sự kiện và Lễ trao giải Sao Vàng Đất Việt 2008: Diễn ra ngày 2/9/2008 tại Hà Nội với sự tham gia của Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng. Đặc biệt, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trực tiếp gặp gỡ Tổng giám đốc doanh nghiệp các doanh nghiệp TOP 10 trong đó có Tổng giám đốc Agribank. Triển lãm Ngân hàng – Tài chính và Bảo hiểm 2008. Diễn ra từ 31/10- 2/11/2008 tại Hà Nội với sự tham gia của các Ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm. Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Giàu và một số thứ trưởng Bộ Công Thương, Xây dựng,… đến tham dự, tham quan gian hàng và đánh giá cao nỗ lực tham gia của Agribank. Chương trình GameShow ATM “Mã số bí mật” phát sóng vào 19h50 thứ 6 hàng tuần trên HTV, với sự tham gia thường xuyên của các nhân vật nổi tiếng và
  • 19. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A19 người tham gia đã thu hút được một số lượng lớn khán giả xem truyền hình. Chương trình được đánh giá là một trong những GameShow thành công cả về nội dung chương trình và hiệu quả trong quảng bá thương hiệu Agribank. Chương trình “Bản tin tài chính” phát sóng vào 7h15 và 21h15 các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. Bản tin cung cấp những thông tin cập nhật nhất về tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế do vậy thu hút được số lượng lớn khán giả là các nhà kinh tế, các chuyên gia, tài chính, ngân hàng, các nhà đầu tư quan tâm theo dõi. Đây là chương trình được đánh giá hiệu quả quảng bá thương hiệu rất cao của NHNo từ trước tới nay. Lễ hội càphê tổ chức tại “Thủ phủ” của càphê – thành phố Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc. Mục đích của lễ hội là tôn vinh, quảng bá thương hiệu Cà phê Việt Nam – một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sự kiện được sự quan tâm, tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong năm, hoạt động tài trợ và quảng cáo được triển khai trên cơ sở chọn lọc và chỉ tài trợ các sự kiện mang lại hiệu quả quảng cáo cao. Một số chương trình sự kiện, giải đấu thể thao hiệu quả không cao đã được đánh giá, xem xét lại và từ chối tài trợ kịp thời. Theo đó, các sự kiện tài trợ và quảng cáo đã thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các Đoàn khách quốc tế đến tham dự, các cơ quan báo đài, truyền hình trong nước và nước ngòai đưa tin. Với danh vị nhà tài trợ, thương hiệu Agribank đã xuất hiện trang trọng trong suốt quá trình diễn ra các sự kiện dưới hình thức như: họp báo, hội nghị, tọa đàm, lễ khai mạc, lễ bế mạc (truyền hình trực tiếp), các băng rôn trên đường phố, đòan xe diễu hành, Backdrop (phông nền sân khấu), trên các tài liệu như giấy mời, kỷ yếu, chương trình thể thao chạy, đi bộ, diễu hành… Thông qua tài trợ cho các sự kiện, thương hiệu Agribank đã được đón nhận và để lại những ấn tượng sâu sắc đối với công chúng, bạn bè quốc tế, cộng đồng trong và ngoài nước. Hình ảnh một Agribank trong công cuộc đổi mới, xác định trách nhiệm trước cộng đồng, tham gia tích cực các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được khẳng định nhiều lần.
  • 20. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A20 Hạn chế: Đối với một số hợp đồng tài trợ do chi nhánh tự thực hiện hoặc được Tổng giám đốc ủy quyền thực hiện các quyền lợi tài trợ chưa được khai thác tối đa và giám sát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả tài trợ không cao. 1.2.2. Quảng bá thương hiệu thông qua Quảng cáo Mặt được: Chùm sản phẩm mới được xây dựng quảng cáo dưới hình thức TVC phát trên các chương trình Showgame Mã số bí mật, triển lãm Expo 2008. Xây dựng và phát sóng chùm tiểu phẩm “Chuyện nhà Quyềnh” trên V.O.V Quảng bá thương hiệu Agribank trên ấn phẩm “Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2008” do C.I.C – Ngân hàng nhà nước tổ chức. Thông qua hoạt động quảng cáo trên, thương hiệu Agribank xuất hiện thường xuyên hơn trên các kênh thông tin đại chúng. Hạn chế: Các công cụ quảng cáo chưa có tính hệ thống và gắn kết với nhau. Điển hình chưa có TVC quảng bá về thương hiệu Agribank. 1.2.3. Quảng cáo tấm lớn Mặt được: 2008 là năm Agribank lựa chọn hình thức quảng cáo ngoài trời hiệu quả cao nhất từ trước tới nay, bằng nhiều hình thức và được triển khai đến hầu hết các vùng miền trên cả nước, bố trí tại các cửa khẩu, những vùng kinh tế trọng điểm, giao lưu về văn hóa, du lịch, điển hình: Biển quảng cáo, hộp đèn tại các khu vực ga đi, đến nội địa và quốc tế tại các cửa khẩu, sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Biển quảng cáo trên xe đẩy hành lý, biển quảng cáo ngòai trời tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay Phú Quốc, Liên Khương (Đà Lạt),… Biển quảng cáo tấm lớn tại các trục đường chính, các cửa ngõ vào các thành phố lớn, các thị xã… Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục du lịch Việt Nam, từ đầu năm đến nay chỉ riêng sân bay quốc tế Nội Bài có khoảng 6 triệu khách quốc tế qua lại, và đặc biệt trong năm 2008, Việt Nam đăng cai nhiều hội nghị quốc tế: Hội nghị Phật giáo toàn
  • 21. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A21 cầu, hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu… do đó thương hiệu và hình ảnh của Agribank đã được công chúng trong và ngoài nước biết đến. Hạn chế: Chưa lên được quy hoạch tổng thể và hệ thống biến quảng cáo tấm lớn. Hiện tại việc dựng hoặc thuê quảng cáo tấm lớn được thực hiện trên cơ sở “Phát sinh đến đâu, triển khai đến đó” chưa có định hướng, tiêu chí lựa chọn và kế hoạch rõ ràng. Nội dung quảng cáo không có tính thống nhất, có những biển được dựng từ nhiều năm trước đây nay vẫn giữ nguyên nội dung và hình thức quảng cáo cũ không được cập nhật, làm mới do vậy không những không đem lịa hiệu quả quảng cáo mà đôi khi còn phản tác dụng. 1.3. Công tác thông tin tuyên truyền 1.3.1. Đổi mới, nâng cấp tờ thông tin Mặt được: Đã chủ động và tích cực hơn trong công tác lấy tin, xử lý tin, biên tập, trị sự và phát hành. Từ tháng 6/2008, số lượng phát hành tờ tin tăng từ 9.000 cuốn lên 10.000 cuốn, số trang tăng từ 40 lên 54 trang nhằm tăng số bài, tin ảnh cả về số lượng và chất lượng; nâng cấp chất lượng giấy in và hình thức tờ tin lên giống như một tạp chí chuyên ngành. Các tin, bài được cập nhật và biên soạn phong phú hơn do vậy được lãnh đạo và hầu hết độc giả trong và ngoài ngành đánh giá cao. Nổi bật, nhân các sự kiện quan trọng, tờ tin đã ra số chuyên san đặc biệt nhằm tuyên truyền sâu rộng và chuyên đề về mỗi sự kiện. Cụ thể: chuyên san Kỷ niệm 20 năm thành lập Agribank, chuyên san Sao Vàng đất Việt; chuyên san về Văn phòng đại diện miền Trung, chuyên san chúc mừng năm mới 2009, chuyên san số xuân Kỷ Sửu và sắp tới là chuyên san về văn phòng đại diện miền Nam, chương trình “Tam nông’… Đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành cũng được thường xuyên cập nhật và quan tâm hơn do vậy tờ tin đã nhận được nhiều tin, bài với nội dung, thể loại phong phú hơn. Hạn chế: Tuy đã được khắc phục cơ bản, song tờ tin vẫn chưa được phát hành đúng thời hạn do chậm trễ trong khâu in ấn.
  • 22. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A22 Nội dung và hình thức tờ tin chưa thật sự phong phú, việc lấy tin, bài vẫn mang tính bị động. Mặc dù đã có quy định song hầu như các đơn vị, chi nhánh không quan tâm đến công tác thông tin, tuyên truyền: không gửi tin, bài về hoạt động của mình cho Ban biên tập. Công tác duy trì, phát triển đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành chưa được quan tâm đúng mức và chưa có những chính sách khuyến khích thỏa đáng đội ngũ cộng tác viên. 1.3.2. Nâng cấp Website: Mặt được: Website Agribank đã được nâng cấp giao diện mới và chính thức đi vào khai thác từ tháng 5/2008 góp phần tích cực trong việc quảng bá nâng cao thương hiệu trong nước và quốc tế: Cập nhật tin tức hàng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh phản ánh toàn diện và kịp thời các hoạt động trong toàn hệ thống NHNo: các sự kiện diễn ra tại trụ sở chính, của Ban lãnh đạo, các hoạt động thể thao, văn hóa, xã hội tại các chi nhánh. Truyền tải và phổ biến kịp thời tình hình, diễn biến trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong và ngoài nước, các chủ trương chính sách của chính phủ, chỉ đạo của NHNN và của ngành. Quảng bá đầy đủ các dịch vụ, sản phẩm của Agribank tới khách hàng với nhiều hình thức phong phú bằng hình ảnh, bài viết, video clips. Truyền tải thông tin nhanh nhạy, kịp thời tới các chi nhánh và khách hàng qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí lưu chuyển tài liệu: các chi nhánh có thể tải trực tiếp các Market tiếp thị, banner quảng cáo, mẫu tờ rơi từ website Agribank (không phải copy vào đĩa CD và gửi theo đường bưu điện như trước đây). Từng bước cập nhật thông tin chi tiết về mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank để khách hàng có thể tra cứu trực tiếp trên website: địa chỉ, nơi giao dịch, địa chỉ đặt máy ATM và POS, danh sách ngân hàng đại lý. Hạn chế: Giao diện website hiện tại chưa đẹp, chưa chuyên nghiệp và chưa tiện lợi, dễ dàng trong tra cứu.
  • 23. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A23 Chưa khai thác tối đa những chức năng, tiện ích của một trang Web hiện đại (gửi, nhận thư, giao dịch điện tử…) 1.3.3. Đưa tin về các sự kiện Mặt được: Hoạt động thông tin, tuyên truyền được chú trọng và sử dụng nhiều kênh thông tin, truyền thông khác nhau để chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách cũng như những sự kiện đáng chú ý của NHNo đến đông đảo khách hàng và công chúng, cụ thể: Tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ mới như phát hành thẻ quốc tế VISA,; gửi, rút nhiều nơi; Mobile banking, các sản phẩm huy động tiết kiệm (tiết kiệm dự thưởng nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, tiết kiệm lãi suất điều chỉnh, tiết kiệm đảm bảo theo giá vàng). Tuyên truyền, quảng bá các đóng góp và vai trò của NHNo trong nỗ lực kiềm chế lạm phát trong các tháng đầu năm và hiện nay là kích cầu, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững: Bổ sung vốn cho nông nghiệp, nông thôn (thu mua lương thực, thu mua cá tra, cá basa, cho vay cà phê), 12 lần giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh Tờ tin và Website NHNo, các kênh thông tin đại chúng như Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các báo trung ương được khai thác, sử dụng một cách hợp lý do vậy đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền một cách chính xác, kịp thời qua đó thương hiệu, vị thế, hình ảnh và những đóng góp của Agribank được các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà Nước, Chính phủ và đông đảo người dân biết đến. Hạn chế: các hình thức đưa tin chưa phong phú, thiếu những phóng viên có khả năng viết bài, đưa tin chuyên nghiệp do vậy thường lúng túng mỗi khi cần tuyên truyền những sự kiện có tính thời điểm. 1.4. Mô hình tổ chức, công tác cán bộ và đào tạo Mặt được: Tại các chi nhánh loại I đều có phòng/ tổ Tiếp thị do vậy từ Trung Ương tới địa phương đã hình thành được một hệ thống chuyên trách về mảng công tác, nghiệp vụ này.
  • 24. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A24 Hạn chế: Phòng/ tổ Tiếp thị tại các chi nhánh loại I hiện tại được lồng ghép và đảm nhiệm nhiều mảng công việc khác nhau, cụ thể: tiếp thị, thẻ, quan hệ khách hàng, có những chi nhánh ghép cả phần tiếp cận các dự án ngân hàng phục vụ,… Do vậy không có tính chuyên sâu và chuyên trách. Tên là “Tiếp thị” song hầu như không phải là “Tiếp thị”. Tại các chi nhánh loại I: thiếu cán bộ chuyên trách, không được đào tạo về tiếp thị, cán bộ không được trang bị kiến thức về Quan hệ công chúng (PR) và cách tổng hợp, viết tin, đưa tin để tuyên truyền. Phần lớn cán bộ làm việc tại phòng/ tổ Tiếp thị là kiêm nhiệm/ bán chuyên trách. 1.5. Một số công tác khác: 1.5.1. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank Trong giai đoạn trước đây, hoạt động quảng bá thương hiệu của NHNo đã được quan tâm và triển khai tương đối có hệ thống tuy nhiên còn mang tính “tự làm là chính”, chắp vá và thiếu tính chuyên nghiệp. Logo và Slogan của Agribank hiện không còn phù hợp với tính chất, phạm vi cũng như chức năng hoạt động hiện tại và định hướng Agribank trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, đa lĩnh vực hàng đầu tại Việt Nam. Đón đầu những yêu cầu trên, trong năm, trụ sở chính đã xây dựng và hoàn chỉnh dự thảo: “Dự án thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2008-2010 và 5 năm tiếp theo”. Dự án được xây dựng với 4 mục tiêu chính: - Tạo ra một diện mạo mới, gắn kết một hình ảnh, một thông điệp mới về Agribank trong nhận thức của các đối tác, khách hàng. - Bảo vệ và bảo hộ bản quyền sở hữu thương hiệu Agribank trong nước và quốc tế. - Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Agribank một cách chuyên nghiệp và chuẩn mực. - Tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm dịch vụ đối với cả Ngân hàng và khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các dịch vụ sản phẩm của Agribank.
  • 25. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A25 1.5.2 Tổ chức in và phát hành lịch 2009 Rút kinh nghiệm từ các năm trước, việc in và phát hành lịch 2009 được tiến hành sớm trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật và của NHNo do vậy được hoàn tất và phân bổ tới tất cả các đơn vị trong hệ thống một cách kịp thời, đáp ứng nhu cầu tiếp thị. Tất cả các công việc liên quan đến việc phát hành lịch 2009 được tiến hành công khai, dân chủ, minh bạch do đó tạo dự đồng thuận cao trong ban lãnh đạo. Về hình thức: Bộ lịch 2009 của Agribank có nhiều đổi mới về hình thức, đi sâu khai thác ý nghĩa và tập trung quảng bá thương hiệu, vai trò và vị thế của Agribank. Về số lượng: theo phản ánh của các chi nhánh, số lượng lịch 07 tờ là đủ tiếp thị trong và ngoài ngành. Riêng lịch Block số lượng cần tăng thêm và phần lớn khách hàng, nhất là các đối tượng cần tiếp thị tại khu vực nông thôn rất thích bộ lịch Block của Agribank. Về thiếp chúc tết tiếng Việt nên tăng thêm để gửi tới mỗi gia đình cán bộ công nhân viên lời chúc mừng năm mới của chủ tịch HĐQT và Tổng Giám Đốc. 1.6. Mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2009 : 1.6.1. Mục tiêu chung: Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền nhằm quảng bá , khẳng định vị thế, thương hiệu và vai trò của NHNo trọng thâm vào 3 định hướng chiến lược kinh doanh chính trong năm 2009 đó là: - Nỗ lực đóng góp cho “Kích cầu” - Chủ động triển khai Nghị quyết “Tam nông” - “Phát triển sản phẩm, dịch vụ và tiện ích tiên tiến” 1.6.2. Kế hoạch cụ thể: 1.6.2.1. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu: a. Quảng bá thương hiệu Agribank thông qua tài trợ: - Tiếp tục theo dõi và khai thác các quyền lợi tài trợ của các chương trình hiện đang tài trợ gồm: Bản tin tài chính trên VTV1, chương trình “Tam nông và phát triển” trên VOV.
  • 26. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A26 - Lựa chọn chương trình có ý nghĩa kinh tế, xã hội, chính trị lớn, thu hút được đông đảo các cấp lãnh đạo và người dân theo dõi để quyết định tham gia tài trợ. Không tài trợ tràn lan và thiếu trọng điểm. Các chương trình dự kiến tài trợ phải gắn với khai thác tối đa các quyền lợi nhằm quảng bá vai trò, vị trí và đóng góp của NHNo cho “Kích cầu”, “Tam nông” và gắn với giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mới. b. Quảng bá thương hiệu thông qua Quảng cáo: Tập trung quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích tiên tiến sẽ được giới thiệu trong năm, trước mắt gồm: - Chương trình phối hợp với Viettel phổ cập 2 triệu máy điện thoại không dây (Homephone) tới các hộ gia đình nông thôn, đặc biệte là người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn. - Chương trình phối hợp với Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải và Cửu Long cho vay mua 7.500 xe tải nhỏ thay thế xe công cộng tại các vùng nông thôn. - Chương trình triển khai POS, điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc. - Phát hành thẻ quốc tế Mastercard Trước khi giới thiệu một sản phẩm dịch vụ mới thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường, phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng mục tiêu, nghiên cứu tính năng các sản phẩm tương tự của ngân hàng khác đã có trên thị trường để tạo ra sự khác biệt hay những tính năng nổi trội so với các sản phẩm dịch vụ đó. Đối với mỗi chương trình, sản phẩm dựa trên những đặc tính sản phẩm, dịch vụ cụ thể để lựa chọn một hay một số công cụ quảng cáo, tiếp thị sau: - Quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình trung ương, địa phương; các báo viết hàng ngày và tạp chí, chuyên san chuyên về lĩnh vực tài chính, ngân hàng. - Xây dựng phim quảng cáo để quảng cáo trên TV và các điểm giao dịch của các chi nhánh. - Tổ chức các sự kiện - Quảng cáo thông qua tài trợ - Quảng cáo thông qua các đợt khuyến mại, tặng quà - Quảng cáo ngoài trời trên tấm lớn, băng rôn
  • 27. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A27 - Tờ rơi: ban Tiếp thị thông tin tuyên truyền thiết kế market. Đối với các sản phẩm dịch vụ mang tính thời hạn, giao cho các hị nhánh căn cứ vào tình hình thực tế địa phương để in ấn và tiếp thị đến khách hàng. Đối với các sản phẩm có đời sống dài, trụ sở chính sẽ in tập trung và phân bổ cho các chi nhánh. c. Quảng cáo tấm lớn - Lên quy hoạch tổng thể về hệ thống biển quảng cáo tấm lớn trên toàn quốc. - Tiếp tục triển khai thuê hộp đèn và quảng bá thương hiệu Agribank trên xe đẩy tại các nhà ga, sân bay lớn như Sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Đà Nẵng, Sân bay Cần Thơ, Sân bay Huế. - Trước mắt, tiếp tục khảo sát, thuê biển quảng cáo tấm lớn tại các điểm thu hút đông người dân ở các thành phố, trọng điểm kinh tế lớn, các cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các sân bay quốc tế. 1.6.2.2. Công tác thông tin, tuyên truyền: a Nâng cấp tờ Thông tin: - Tiếp tục nâng cấp tờ thông tin cả về hình thức lẫn nội dung, cụ thể: chủ động viết bài, khai thác các chủ đề trao đổi kinh nghiệm, duy trì, phát triển và có chính sách khuyến khích đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành. - Cử các phóng viên đi thực tế tại các chi nhánh, địa phương trong cả nước để viết tin bài, chụp ảnh cung cấp kịp thời cho tờ tin hàng tháng. - Yêu cầu các chi nhánh và cộng tác viên thường xuyên cập nhật thông tin, viết bài gửi về Ban biên tập website và tờ Thông tin của Trụ sở chính. b. Nâng cấp Website: - Nâng cấp và đổi mới giao diện website hiện tại theo hướng chuyên nghiệp, có giao diện đẹp, màn hình rộng hơn, thân thiện với người sử dụng và dễ dàng truy cập. - Khai thác các nguồn thông tin, dữ liệu trong và ngoài nước để làm phong phú và cập nhật trang web. - Tăng cường hệ thống an ninh, bảo mật cho web để có thể tích hợp được: email Online, tra cứu, vấn tin tài khoản trên web, tích hợp E-banking. c. Thông tin về các sự kiện:
  • 28. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A28 - Kịp thời đưa tin thông qua các kênh truyền thông thích hợp với liều lượng thích hợp về những đóng góp, sự kiện nổi bật trong các hoạt động kinh doanh của NHNo, đặc biệt là những đóng góp cho “Kích cầu”, “Tam nông” và các dịp giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích ngân hàng mới. - Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên đủ năng lực, khả năng viết bài, đưa tin kịp thời về các sự kiện 1.6.2.3. Công tác tổ chức cán bộ: - Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp thị từ trung ương tới địa phương theo hướng tại mỗi chi nhánh loại I cần bố trí ít nhất 2 cán bộ chuyên trách và được đào tạo bài bản về chuyên ngành Marketing và 1 cán bộ làm đầu mối thông tin, tuyên truyền của chi nhánh. - Tổ chức đào tạo marketing từ cơ bản đến nâng cao, đào tạo PR, công tác lấy tin, đưa tin và tuyên truyền cho cán bộ làm công tác marketing trên toàn hệ thống. 1.6.2.4. Công tác phát triển thương hiệu Hoàn chỉnh và trình Hội đồng quản trị sớm cho triển khai: “Dự án thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009-2010 và 5 năm tiếp theo” với các nội chính sau: - Nghiên cứu thị trường, đánh giá thương hiệu, hiệu quả các hoạt động truyền thông hiện tại. - Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank giai đoạn 2009- 2010 và 5 năm tiếp theo, bao gồm: o Định vị thương hiệu o Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu o Bảo hộ thương hiệu o Các hoạt động truyền thông cho thương hiệu Agribank và một số sản phẩm, dịch vụ chính của Agribank o Tổ chức quản trị thương hiệu o Tư vấn thực hiện văn hóa doanh nghiệp o Tư vấn triển khai chương trình đến toàn hệ thống o Đánh giá, điều chỉnh
  • 29. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A29 o Tư vấn xây dựng chiến lược dự phòng 1.6.2.5 Một số công tác khác: - Tổ chức in và phát hành lịch 2010 - Phát hành Báo cáo thường niên 2008 2. Thực trạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng NHNo Hệ thống sản phẩm dịch vụ của NHNo tương đối phong phú dựa trên các tính chất hoạt động nghiệp vụ và thông lệ, có thể phân chia hệ thống sản phẩm dịch vụ NHNo thành 9 nhóm. Các sản phẩm dịch vụ được đánh giá chi tiết tới từng sản phẩm dịch vụ. Đối với từng nhóm sản phẩm dịch vụ có thể nhìn nhận thực trạng qua các đánh giá sau: 2.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn Sản phẩm dịch vụ trong nhóm này khá phong phú gồm 32 sản phẩm trong đó các sản phẩm tiết kiệm được NHNo triển khai tương đối tốt. Các chương trình tiết kiệm có kết quả cao tác động tới nguồn vốn của NHNo. Là một ngân hàng thương mại lớn về quy mô tài sản nhưng kết quả huy động vốn trong 5 năm qua tăng trưởng tương đối cao từ 20% lên 26%/năm, đáp ứng cơ bản các nhu cầu về vốn kinh doanh. Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn trong 5 năm (2003-2007) của NHNo (Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu/Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn vốn 129.858 158.629 190.657 233.9 295.062 Tỷ lệ tăng 22% 20% 23% 26% 2.2. Nhóm sản phẩm cấp tín dụng Với 41sản phẩm trong nhóm thể hiện sản phẩm tín dụng của NHNo tương đối phong phú, có sản phẩm đã nhắm tới đối tượng khách hàng cụ thể. Do đặc thù của NHNo là phục vụ rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vì vậy NHNo cũng có những sản phẩm đặc thù mà không ngân hàng nào ở Việt Nam nào có như cho vay lưu vụ, cho vay qua tổ, nhóm. Thị phần dư nợ chiếm khoảng 40% tổng dư nợ cả hệ thống NH Việt Nam.
  • 30. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A30 Bảng 2.2 Dư nợ trong 5 năm (2003-2007) của NHNo (Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu/Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Dư nợ 113.89 142.29 161.11 186.33 258.01 Tỷ lệ tăng 25% 13% 16% 38% 2.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ Tham gia thị trường thẻ tương đối muộn so với các ngân hàng khác trên thị trường Việt Nam nhưng NHNo đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Đánh gái sản phẩm dịch vụ thẻ có thể nhìn nhận ở các khía cạnh sau: Mặt được: Với ưu thế là ngân hàng duy nhất có mạng lưới phủ đều trên toàn quốc, số lượng máy ATM tương đối lớn (1002 máy ATM tại thời điểm hiện tại – chiếm 16% trong tổng số máy ATM trên thị trường), đến nay NHNo đã phát hành được hơn 2 triệu thẻ (chiếm khoảng 17% số lượng thẻ phát hành trên thị trường Việt Nam). Quá trình phát triển công nghệ thông tin, NHNo đã kết nối thành công với tổ chức thẻ quốc tế VISA và MASTER chính thức cung cấp cho thị trường thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế VISA trong năm 2008. Kế hoạch năm 2009 sẽ tiếp tục cung cấp các loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế MASTER. Thị phần thẻ và các thiết bị chấp nhận thẻ của NHNo trên thị trường Việt Nam được thể hiện qua số liệu sau: Bảng 2.3.1: Số lượng thẻ phát hành của NHNo (2005 – 06/2008) (Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo) Đơn vị: chiếc Chỉ tiêu/Năm 2005 2006 2007 Jun-08 Số lượng thẻ 288.84 625.878 1.236.247 1.700.000 Tỉ lệ tăng 116.69% 97.52% 37.51%
  • 31. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A31 Biểu đồ 2.3.2: Thị phần máy ATM 06/2008 23% 10% 14% 16% 15% 22% VCB Vietinbank Đông Á VBARD BIDV Khác (Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo) Biểu đồ 2.3.3: Thị phần ADC/POS 06/2008 (tòan thị trường: 25.292 thiết bị) 24% 11% 28% 3% 34% VCB Techcombank Á Châu VBARD Khác (Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo) Mặt hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, sản phẩm dịch vụ của NHNo còn 1 số hạn chế sau: - Việc đa dạng hóa các chủng loại thẻ phát triển chưa nhanh so với các ngân hàng. Từ trước 09/2008 Agribank mới chỉ phát hành một loại thẻ ghi nợ nội địa là Success. Đến 01/2009 Agribank chính thức phát hành hai sản phẩm mới là thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa Credit – Golden Key, thẻ chuẩn và thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa Debit – Success. Các loại hình thẻ như thẻ công ty, thẻ liên kết chưa được triển khai.
  • 32. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A32 - Mặc dù có lợi thế về mạng lưới nhìn chung sản phẩm thẻ của Agribank vẫn chưa chiếm được ưu thế so với các NHTM nhà nước khác đặc biệt là Vietcombank và Vietinbank, vẫn còn tình trạng không rút được hoặc máy hết tiền. - Do vẫn còn sử dụng thẻ từ nên còn hạn chế về tính bảo mật, phát triển ứng dụng, lưu giữ thông tin cá nhân, xử lý offline, cung cấp dịch vụ WebATM, các dịch vụ tiện ích thẻ còn thiếu so với mặt bằng chung như chưa có các dịch vụ gửi tiền, in sổ tiết kiệm, trả nợ, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại di động trả trước… qua ATM. - Ngoài hệ thống thẻ Visa và Master, hiện tại vẫn chưa phát triển các hệ thống liên kết thẻ với các nước khác cho phép thanh toán thẻ ghi nợ của NHNo tại nước ngòai cũng như thẻ của NH nước ngòai tại hệ thống ATM của NHNo. 2.4. Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán gồm thanh toán trong nước và thanh tóan quốc tế. Về các dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước, NHNo hiện đang cung cấp 10 sản phẩm dịch vụ bao gồm cả những sản phẩm mới, hiện đại như gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi (mới được triển khai năm 2008) hay dịch vụ thanh toán hóa đơn. Dịch vụ thanh toán quốc tế của NHNo khá đa dạng với 23 sản phẩm dịch vụ trải đều tất cả các lĩnh vực từ thanh toán nhập khẩu, thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ Séc quốc tế. Tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 7.248 triệu USD vào cuối năm 2007 tăng 1.107 triệu so với năm 2006, chất lượng các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao. Điều này cho thấy NHNo là một trong những ngân hàng có tiềm lực mạnh về cung cấp các sản phẩm dịch vụ này. Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế NHNo (2003-2007) (Nguồn: Phòng phát triển dịch vụ, sản phẩm mới NHNo) Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu/Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh số 2.929 4.850 5.875 6.131 7.248 Tỉ lệ tăng 65.59% 21.13% 4.36% 18.16%
  • 33. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A33 2.5 Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử Mobile Banking Đây là nhóm sản phẩm thể hiện sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin. Qua một năm triển khai, sản phẩm dịch vụ Mobile Banking được đánh giá trên các mặt sau: Mặt được: - Đã phát triển tương đối nhanh các sản phẩm dịch vụ, trong năm 2008 đã phát triển được 7 sản phẩm dịch vụ. - Một số sản phẩm dịch vụ đã thể hiện được tính vượt trội so với các ngân hàng khác như dịch vụ chuyển khoản qua tin nhắn SMS (Atransfer), dịch vụ thanh toán hóa đơn qua tin nhắn SMS (Apaybill), hiện nay mới chỉ có ngân hàng Đông Á triển khai. - Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ lên tới trên 60.000 khách hàng. Các dịch vụ cung cấp khá mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng. Mặc còn hạn chế: - Số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ còn thấp nếu so với số lượng khách hàng có tài khoản tiền gửi, tài khoản thẻ tại NHNo. Nguyên nhân do quảng bá chưa mạnh đôi khi còn xảy ra lỗi thực hiện giao dịch. - Các dịch vụ thanh toán đơn qua mobile chưa phát triển mạnh do chưa có nhiều đối tác tham gia. 2.6. Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ Đây là nhóm dịch vụ thể hiện sự vượt trội về lợi thế của mạng lưới của NHNo, tuy mới được triển khai nhưng dịch vụ thuộc nhóm này đã thể hiện được những ưu thế và hiệu quả rất cao. Một số dịch vụ điển hình trong nhóm là dịch vụ thu hộ cước điện thoại của Viettel, dịch vụ thu hộ phí bảo hiểm Prudential, chương trình hợp tác phổ cập điện thoại không dây của Viettel… 2.7. Nhóm sản phẩm kinh doanh, mua bán ngoại tệ, ngân hàng quốc tế và các sản phẩm phái sinh Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ đặc biệt là các sản phẩm phái sinh là những sản phẩm dịch vụ tiên tiến, phức tạp. Ngoài hoạt động kinh doanh, mua bán ngoại tệ, hiện tại Agribank đã thực hiện một số sản phẩm phái sinh, thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn, giao dịch hối đoái, giao dịch quyền chọn.
  • 34. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A34 Bên cạnh đó NHNo chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng. Số lượng các ngân hàng đại lý tăng từ 784 ngân hàng năm 2002 lên 931 ngân hàng năm 2007 tạo hơn 113 quốc gia và vùng lãnh thổ. 2.8. Nhóm sản phẩm đầu tư Các sản phẩm dịch vụ đầu tư bao gồm đầu tư thương mại, đầu tư trên thị trường vốn, tiền tệ, nhận ủy thác đầu tư, quản lý tài sản và tư vấn đầu tư. Các sản phẩm đầu tư hiện nay của NHNo nhìn chung chưa đa dạng, mới chỉ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư thương mại (góp vốn thành lập doanh nghiệp mới, mua cổ phần…). Các sản phẩm đầu tư trên thị trường tiền tệ, hối đoái cũng như các dịch vụ tư vấn đầu tư và các sản phẩm cho khách hàng giàu có vẫn còn rất hạn chế. 2.9. Nhóm sản phẩm dịch vụ Ngân hàng – Bảo hiểm (Bancassurrance) Các dịch vụ Bancassurrance phát triển rất mạnh ở các nước trên thế giới, tại Việt Nam các dịch vụ này còn khá mới mử nhưng cũng bắt đầu được khai thác. NHNo cũng đã sớm bắt đầu triển khai các dịch vụ này thông qua việc ký kết các hợp đồng hợp tác với các công ty bảo hiểm như Prudential (2005), góp vốn thành lập công tybảo hiểm NHNo là ABIC (2007) và bắt đầu có sự kết hợp để đưa ra những sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm. Tuy nhiên do mới chỉ là giai đoạn đầu nên sự liên kết này mới chỉ dừng lại ở những dịch vụ đơn giản, sơ khai như việc thu phí bảo hiểm qua hệ thống chi nhánh, ATM của NHNo hay việc NHNo tư vấn các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Tuy nhiên NHNo vẫn chưa có các sản phẩm Bancassurance thực sự như bảo hiểm – tiết kiệm, bảo hiểm – cho vay… 2.10. Định hướng phát triển sản phẩm, dịch vụ giai đoạn 2009 -2010 Một là: Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, kế hoạch đến 2010 phải có đầy đủ các sản phẩm dịch vụ theo mặt bằng chung về sản phẩm dịch vụ trong hệ thống NH ở Việt Nam. Phát triển sản phẩm dịch vụ đặc biệt quan tâm và tập trung vào các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao như mạng lưới, công nghệ của NHNo. Hai là: Phát triển và nâng cao chất lượng các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Kế hoạch đến năm 2010 phải có đủ các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng theo mặt bằng chung của các ngân hàng. Trước mắt
  • 35. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A35 trong năm 2009 phải triển khai được kênh phân phối sản phẩm dịch vụ trên Internet (I-banking). Ba là: Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đảm bảo từng sản phẩm dịch vụ có tính cạnh tranh cao. Xác định rõ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh hội nhập. Bốn là: Nâng thu dịch vụ (không bao gồm thu của các công ty thành viên) trong tổng thu nhập của NHNo, phấn đấu thu dịch vụ trong tổng thu của ngân hàng đến cuối năm 2010 đạt 25% - 30%. Năm là: Đối với công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, đảm bảo mục tiêu làm cho khách hàng biết đến bộ sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHNo. Sáu là: Phát triển sản phẩm dịch vụ gắn liền với công tác khách hàng. Phát triển sản phẩm dịch vụ phải đạt được 3 nội dung: mỗi sản phẩm dịch vụ phải nhắm đến đối tượng khách hàng cụ thể, việc thiết kế sản phẩm dịch vụ phải gắn với việc phân đoạn thị trường, đặc biệt phải đảm bảo được sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà họ lựa chọn. 3. Nhận xét Qua những nội dung vừa được trình bày ở trên chúng ta đã có được cái nhìn tổng quan nhất về NHNo&PTNT Việt Nam nói chung cũng như SGD NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong phần 2, chúng ta đã nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của SGD trong 3 năm gân đây nhất là 2006, 2007, 2008. Nhìn một cách tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD tốt và ổn định, các chỉ tiêu về huy động vốn, cho vay vốn và thu nợ, chỉ tiêu về thanh toán quốc tế, kế toán ngân quỹ đều tăng qua các năm và vượt kế hoạch đề ra. Đó là điều đáng khích lệ đặc biệt là trong tình hình kinh tế như năm vừa rồi. Dịch vụ ngân hàng đang là một ngành kinh doanh rất được quan tâm trong vài năm gần đây. Đặc thù của lĩnh vực ngân hàng đó là các sản phẩm vô hình, do vậy giá trị sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với mỗi khách hàng là khác nhau và khó có thể ước tính bằng lời nói. Muốn thu hút được khách hàng mục tiêu đến với mình các ngân hàng không thể chỉ bằng con đường quảng cáo, tiếp thị mà bằng cả quá trình xây dựng các giá trị niềm tin, uy tín trong dài hạn, hay nói cách khác, bằng uy
  • 36. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A36 tín của thương hiệu. Tiềm năng về sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ tại Agribank phần nào chưa được khai thác thỏa đáng một phần cũng là do công tác quảng bá dịch vụ nói chung và phát triển, quảng bá thương hiệu nói riêng chưa được tốt. NHNo&PTNT Việt Nam đang thực hiện đổi mới thương hiệu của mình và đang từng bước chinh phục tâm trí và trái tim khách hàng mục tiêu. Trong thời gian thực tập ở ngân hàng, em nhận thấy công tác thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam gần đây đạt được một số bước tiến nhất định, song vẫn còn một số điều chưa giải quyết thoả đáng. Hoạt động tiếp thị thông tin tuyên truyền nói chung việc phát triển thương hiệu nói riêng vẫn mang tính “Tự làm, tự rút kinh nghiệm tự điều chỉnh” chưa thật sự đồng bộ hay nói cách khác tính chuyên nghiệp chưa cao. Quá trình tạo lập và phát triển thương hiệu với những mặt được và chưa được đặt ra nhiều vấn đề mà em mong muốn mình được tham gia giải quyết. Do vậy, em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK”. Mục tiêu của chuyên đề này là tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu của Agribank đồng thời phân tích các yếu tố nhằm phát triển thương hiệu này trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Phát triển thương hiệu Agribank” để làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
  • 37. Đỗ Thị Phượng - Ngân hàng 47A37 KẾT LUẬN Qua quá trình một tháng thực tập tổng hợp tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam em đã có được cái nhìn tổng quan nhất về NHNo&PTNT Việt Nam cũng như SGD NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT Việt Nam theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT- 02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT Việt Nam và là một trong ba Sở giao dịch của NHNo&PTNT, nơi tập trung thanh toán quốc tế về đó. Không những vậy Sở giao dịch còn đóng vai trò là đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của NHNo&PTNT và theo lệnh của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT. Cũng trong thời gian thực tập tại phòng tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới của SGD, em có điều kiện được học hỏi và hiểu biết hơn về hoạt động tiếp thị và phát triển dịch vụ sản phẩm, những kiến thức mà trước đây em chỉ mới được học trên sách vở. Đồng thời cũng qua đó em nhận thấy tiềm năng trong phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung, tiềm năng phát triển sản phẩm dịch vụ nói riêng có thể được khai thác nhiều hơn nếu vấn đề phát triển thương hiệu Agribank được quan tâm đúng mức. Nhận thức được quá trình tạo lập và phát triển thương hiệu với những mặt được và chưa được đặt ra nhiều vấn đề và mong muốn mình được tham gia giải quyết. Do vậy, em lựa chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU AGRIBANK” Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các anh chị của phòng tiếp thị nguồn vốn và dịch vụ sản phẩm mới đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo – TS. Lê Thanh Tâm đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ để em hoàn thành bài báo cáo này! Do kiến thức, kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn còn nhiều yếu kém nên em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy giáo cũng như của các anh chị để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.