SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 128
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định “phát triển giáo dục
– đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững”. Với sự khẳng định
đó, vai trò quan trọng của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng
đã được Đảng và nhà nước ưu tiên và quan tâm hơn bao giờ hết.
Trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp
chuyển sang mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo
dục truyền thống Việt Nam cũng dần chuyển sang cơ chế thị trường và từng bước
thích nghi hội nhập với khu vực và thế giới. Điều này thể hiện qua việc quy mô ngày
càng mở rộng hệ thống các trường ngoài công lập với sự đầu tư từ nhiều thành phần
kinh tế khác nhau: vốn nước ngoài, tư nhân trong nước, liên doanh … Với tính năng
động thì những trường công lập tiếp cận và thích nghi tương đối tốt với cơ chế mới,
bên cạnh những trường tư duy còn nặng về tính bao cấp (như các trường công và đặc
biệt là các trường sư phạm) của nhà nước và hoàn toàn lệ thuộc vào ngân sách nhà
nước thì hiển nhiên sẽ đứng trước những khó khăn và phải lựa chọn cách thức để có
thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
trong thị trường giáo dục khi ngày càng có nhiều trường với nhiều loại hình đào tạo,
nhiều ngành nghề, và cơ chế chính sách cho người học giữa hai hệ thống công lập và
tư thục. Lẽ tất nhiên, mỗi một hệ thống đều có những lợi thế và thế mạnh riêng
nhưng nếu không có sự nhận thức đúng đắn về tư duy kinh tế trong giáo dục cùng với
sự hài hòa giữa trường công và trường tư thì hậu quả sẽ ảnh hưởng không chỉ đến bản
thân các trường, người học mà cả nền giáo dục đại học nói chung.
2
Cần phải xác định rõ ràng các khái niệm khi mà giáo dục đại học bắt đầu bước
vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế: “giáo dục là hàng hóa”, “giáo dục là
một loại hàng hóa đặc biệt”, “dịch vụ trong giáo dục” hay “các loại hàng hóa dịch vụ
trong giáo dục đại học” .… Giáo dục có còn là một phúc lợi của xã hội không hay đã
chuyển dần sang một loại hình dịch vụ thuần túy như những loại hàng hóa khác trong
nền kinh tế thị trường khi tham gia hội nhập ?
Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã và đang chuyển sang trạng
thái đa thành phần. Do đó, cũng xuất hiện những hệ quả của sự tác động tiêu tực từ
thị trường xuất hiện nhiều đòi hỏi mới: học phí, bằng cấp, chất lượng đào tạo, kỹ
năng, năng lực, ngành nghề …Với sự đan xen đa dạng, phong phú và nhiều như vậy
nên dù đã có nhiều các cuộc hội thảo, các tranh luận nhưng vẫn chưa đưa ra được
một triết lý giáo dục chung nhất, cơ bản nhất cho nền giáo dục đại học Việt Nam
trong sự giao thoa giữa công và tư, giữa tư duy bảo thủ “giáo dục là phúc lợi xã hội”
với tư duy đổi mới cởi mở hội nhập “phát triển kinh tế giáo dục”.
Vấn đề quan trọng không kém khi thay đổi tư duy kinh tế trong giáo dục theo cơ
chế thị trường có nguy cơ ảnh hưởng đến việc bảo tồn và duy trì các giá trị bản sắc
văn hóa truyền thống. Khi mà những tư tưởng, tri thức trong nước và nước ngoài có
sự giao lưu và trao đổi, mà diễn biến thì phần lớn chuyển đổi theo hướng tiếp cận cập
nhật mới, thậm chí là thay thế mới hoàn toàn mà không có sự giao thoa chọn lọc và
tiếp biến.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Tính tự chủ và hội nhập của giáo dục đại học ngày càng được yêu cầu cao hơn để
đáp ứng yêu cầu về hội nhập quốc tế, điều này đã được mở ra sau nhiều năm giáo dục
đại học bị chi phối một cách thụ động từ trên xuống của cơ chế bao cấp và cơ quan
chủ quản (thậm chí là mệnh lệnh hành chính mà thiếu đi tư duy, hiểu biết quản lý
giáo dục trong nền kinh tế thị trường). Luật Giáo dục đại học được Quốc hội Việt
3
Nam ban hành và đã có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 như đã phần nào
mở ra tính tự chủ từng bước được nâng cao đối với giáo dục đại học.
Muốn hội nhập tốt, thì việc quản lý và xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế yêu cầu
các nhà quản lý giáo dục đại học cần một tư duy linh hoạt và nhạy bén. Nhằm kịp
thời nắm bắt cơ hội phối hợp với các tổ chức giáo dục của khu vực và quốc tế để
mang lại cho cơ sở giáo dục những mối liên hệ sâu – rộng phát triển. Sự phát triển
này tạo ra những thuận lợi không chỉ cho người học mà còn cho cả nâng cao năng lực
và trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên. Một trong những khó khăn hiện nay
là nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học và sử dụng thành thạo các kỹ năng
ngoại ngữ của cán bộ – giảng viên để có thể hội nhập được với nền khoa học của khu
vực và thế giới. Việc ứng dụng kiển thức, kỹ năng thực hành của giảng viên các
trường đại học Việt Nam khá là hạn chế so với nhu cầu được đào tạo cho người học.
Người học vẫn chưa thực sự tìm được mối liên kết giữa trong nước và quốc tế,
khi mà hệ thống văn bằng giáo dục trong nước chưa được công nhận trong khu vực
và quốc tế. Việc này buộc những du học sinh trong nước khi học các chương trình
của nước ngoài phải học lại hoàn toàn từ đầu. Chính vì vậy mà việc liên kết hợp tác
quốc tế trong giáo dục đại học sẽ mang lại cho người học những cơ hội để hội nhập
thực sự. Việc nâng cao được giá trị văn bằng không chỉ đơn thuần là liên kết đào tạo
quốc tế để người học lấy bằng cấp do các trường nước ngoài cấp mà còn cần tiến tới
sự phát triển đồng bộ các điều kiện của các mặt: xây dựng phát triển chương trình
đào tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng, vất chất thiết bị kỹ thuật cho thực hành, huấn
luyện…để hướng tới tính đồng đẳng với các trường nước ngoài mà trước mắt là trong
khu vực ở mức trung bình (để có thể so sánh được với một số quốc gia như Thái Lan,
Malaysia, tiến tới tiệm cận với Trung Quốc và Singapore).
Yêu cầu của thị trường và của xã hội khi hội nhập đang đặt ra cho giáo dục đại
học cần tăng cường quản lý và tổ chức kết hợp giữa nghiên cứu với ứng dụng kết quả
nghiên cứu khoa học; nâng cao từng bước tính ứng dụng của các sản phẩm nghiên
4
cứu. Từ đó, xác định được hướng đi và ‘”đầu ra” cho nghiên cứu khoa học và tiến tới
sự đồng đẳng với hoạt động nghiên cứu khoa học trong khu vực và thế giới, mà trước
mắt là với các trường nước ngoài có mối quan hệ hợp tác liên kết với các trường, cơ
sở giáo dục trong nước. Tận dụng chính sự hợp tác liên kết để chia sẻ công nghệ,
khoa học phục vụ cho sự phát triển giáo dục đại học trong nước. Thông qua việc hợp
tác quốc tế thì cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ của cơ sở giáo dục trong nước
cũng phải được đổi mới, và từng bước tiến tới chuyển đổi các mặt dần dần.
Các chương trình đào tạo của các ngành học truyền thống trước đây đã có sự thay
đổi một cách cơ bản để đáp ứng với yêu câu mới của sự phát triển, nhất là khi giao
lưu với quốc tế và đi vào hội nhập thì lượng kiến thức lý thuyết đã cập nhật chuyển
đổi dần sang tính thực hành ứng dụng cao hơn.
Việc hợp tác quốc tế, thông qua các chương trình, dự án, các nguồn quỹ của tổ
chức và đại học quốc tế tài trợ đã mang lại cho các trường trong nước nguồn lực đáng
kể để phát triển các hoạt động khoa học – công nghệ. Nhưng đồng thời cũng tạo ra
những khó khăn là cơ chế quản lý sao cho không để các nguồn lực tài chính đó bị lợi
dụng theo hướng tiêu cực như tham ô, tham nhũng, và lãng phí…
Với những khó khăn ban đầu đặt ra cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục
của các trường đại học thì đến nay vấn đề này vẫn còn đang được thực hiện thận
trọng để đảm bảo vừa phát huy được những thế mạnh của các giáo dục đại học Việt
Nam gần 70 năm qua, đồng thời cũng từng bước nhằm khắc phục những hạn chế còn
tồn tại trong cơ chế kinh tế thị trường. Lẽ dĩ nhiên, một khi đã xác định là hội nhập
với khu vực và thế giới, thì công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học cần phải
được tuân thủ theo các tiêu chí do quốc tế đặt ra. Điều này không phải đơn giản khi
mà các tiêu chí quốc tế được xây dựng và đặt ra những yêu cầu rất cụ thể, lượng hóa
cách đánh giá đối với từng lĩnh vực, từng vấn đề từ hệ thống cơ sở vật chất, trang
thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, cho đến chất lượng của quá trình thiết kế xây dựng
chương trình đào tạo, quá trình dạy học, hệ thống phương pháp, các nguồn lực ….
5
Tuy nhiên, đây là một thách thức không nhỏ cho các cơ sở giáo dục, các trường đại
học khi tiến tới thực hiện việc kiểm định đánh giá chất lượng thông qua hệ thống
định chuẩn quốc tế và được kiểm định bởi các tổ chức độc lập.
Giáo dục đại học Việt Nam bước đầu đang được tổ chức lại theo xu hướng chung
của giáo dục đại học thế giới. Theo quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007
của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch mạng lưới các trường đại học,
cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020. Các trường đại học sẽ được phân tầng thành các đại
học đẳng cấp thế giới, các đại học nghiên cứu và các đại học định hướng nghề
nghiệp, ứng dụng. Bên cạnh đó, quy mô đào tạo của các trường đại học, cao đẳng
được xác định trên cơ sở bảo đảm các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng chất lượng như: số
lượng, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, phòng học, phòng thí
nghiệm, thực hành, ký túc xá sinh viên, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác đào tạo, quản lý nhà trường …, đồng thời được cân đối phù hợp với đặc
điểm các trường, ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo và năng lực quản lý để bảo đảm
chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ
triển khai đại trà công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; thực
hiện định kỳ xếp hạng các trường đại học, cao đẳng.
Cũng theo quyết định của Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các
trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 và theo lộ trình gia nhập Tổ chức
Thương mại quốc tế - WTO, kể từ ngày 01/01/2010, các cơ sở giáo dục – đào tạo vốn
100% nước ngoài đã được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam và Chính phủ cho phép
hình thành các khu đại học dành cho các trường đại học nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. Do đó, thị trường giáo dục đại học Việt Nam sẽ đón nhận thêm nhiều trường
đại học và cao đẳng vốn nước ngoài hoạt động. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội học tập
cho sinh viên Việt Nam nhưng cũng mang lại rất nhiều thách thức, đặc biệt là gia
tăng sự cạnh tranh khốc liệt đối với các trường đại học ở Việt Nam.
6
Với bản thân đã làm việc tại ĐHQG TP.HCM hơn 14 năm, đã tham gia thảo luận
và đóng góp một số ý kiến về kế hoạch chiến lược hoạt động của ĐHQG TP.HCM.
Trước tình hình trên, tôi xin được thực hiện đề tài “Hoàn thiện chiến lược phát
triển Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2020”.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau:
+ Đánh giá thực trạng chiến lược hoạt động của Đại học Quốc Gia TP.HCM.
+ Phân tích thực trạng hoạt động của ĐHQG TP.HCM từ năm 2010 đến năm
2012. Bên cạnh đó, sử dụng ma trận SWOT để phân tích các yếu tố tác động bên
ngoài (EFE) và các yếu tố bên trong (IFE) ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển
của ĐHQG TP.HCM.
+ Đề xuất các chiến lược khả thi và các giải pháp cụ thể nhằm phát triển
ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 - 2020.
- Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu làm rõ quá trình hình thành và phát triển của ĐHQG TP.HCM.
+ Nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến
lược.
+ Nghiên cứu bối cảnh nền kinh tế xã hội và định hướng chiến lược phát
triển giáo dục đại học của Chính phủ đến năm 2020 ảnh hưởng đến việc xây dựng
chiến lược của ĐHQG TP.HCM
+ Nghiên cứu kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển trường đại học
nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra các bài học từ thực tiễn cho sự
phát triển của ĐHQG TP.HCM.
+ Thu thập thông tin, số liệu về thực trạng chiến lược và tình hình hoạt động
của ĐHQG TP.HCM trong các năm 2010 – 2012: mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn; đào
tạo và kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo; nghiên cứu khoa học và chuyển giao
7
công nghệ; hợp tác quốc tế; công tác phát triển nhân sự; công tác kế hoạch - tài
chính; xây dựng khu đô thị đại học và đầu tư phát triển cơ sở vật chất.
+ Đánh giá thực trạng chiến lược và hoạt động của ĐHQG TP.HCM trong
những năm vừa qua: thành tựu đạt được, những khó khăn, những điểm mạnh và điểm
yếu cũng như các cơ hội và nguy cơ đe dọa.
+ Điều chỉnh và hoàn thiện các chiến lược phát triển ĐHQG TP.HCM giai
đoạn 2014 – 2020, và nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị để thực hiện có
hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung mô tả chiến lược và các giải
pháp cho sự phát triển của ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 – 2020.
+ Thời gian nghiên cứu: thông tin, tư liệu liên quan đến đề tài được thu thập
trong 03 năm gần đây (từ 2010 đến 2012).
+ Địa bàn nghiên cứu: thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập các tài liệu tổng quan về nền giáo
dục đại học của Việt Nam và ĐHQG TP.HCM. Thu thập thông tin tổng quan về nền
giáo dục đại học của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Nguồn thông tin nội
bộ là tài liệu báo cáo thường niên, các báo cáo tài chính, bản tin nội bộ từ năm 2010
đến 2012,
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.[01]
Các phương pháp trên sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung trên.
8
6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển.
- Phân tích đánh giá một các toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược
phát triển của ĐHQG TP.HCM.
- Luận văn đề xuất một số chiến lược để phát triển ĐHQG TP.HCM giai đoạn
2014 – 2020 phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập với nền giáo dục thế giới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được bố
cục thành 03 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược
Chương 2: Thực trạng về chiến lược của ĐHQG TP.HCM
Chương 3: Hoàn thiện chiến lược phát triển ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 – 2020
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC
1.1. Khái niệm về chiến lược
1.1.1. Khái niệm chiếnlược và phát triển
Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát để đạt được mục tiêu cụ
thể. Nói đến chiến lược của một tổ chức nào đó người ta thường nghĩ ngay đến việc
tổ chức đó phải xác định mục tiêu muốn đạt tới là gì, cách thức thực hiện ra sao và
phải đảm bảo cho nó những nguồn lực nào.
Afred Chandler định nghĩa: Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ
bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động
và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.[04]
Theo James B. Quinh: Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối
hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể
kết dính lại với nhau.
Còn theo Ferd R, David trong tác phẩm “Khái luận về quản trị chiến lược”:
Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh
doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát
triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh.[10]
Chiến lược còn được hiểu là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách
cũng như kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy doanh nghiệp
đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và doanh nghiệp sẽ hoặc sẽ
thuộc vào lĩnh vực kinh doanh nào.
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
10
hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm của
cái cũ đồng thời loại bỏ những khuyết điểm của cái cũ để ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.2. Quản trị chiếnlược
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như
tương lai, họach định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, tổ chức, thực hiện và kiểm tra
việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó, trong môi trường hiện
tại cũng như tương lai.
1.1.3. Vai trò của chiến lược
- Vai trò hoạch định: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục
đích và hướng đi của mình. Nó chỉ ra cho nhà quản trị biết là phải xem xét và xác
định xem tổ chức đi theo hướng nào và lúc nào sẽ đạt được kết quả mong muốn.
- Vai trò dự báo: Trong một môi trường luôn luôn biến động, các cơ hội cũng
như nguy cơ luôn luôn xuất hiện. Quá trình hoạch định chiến lược giúp cho nhà quản
trị phân tích môi trường và đưa ra những dự báo nhằm đưa ra các chiến lược hợp lý.
Nhờ đó nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng được các cơ
hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến môi trường.
- Vai trò điều khiển: Chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị sử dụng và phân
bổ các nguồn lực hiện có một cách tối ưu cũng như phối hợp một cách hiệu quả các
chức năng trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.
1.2. Qui trình quản trị chiến lược
1.2.1. Bước 1: Thỏa thuận hoạch định chiến lược, xác định sứ mạng và mục tiêu
định hướng.
- Thỏa thuận hoạch định chiến lược: là sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà
chiến lược với những người tham gia vào quá trình thực hiện chiến lược nhằm:
+ Những người tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược sẽ hiểu rõ hơn
về các chiến lược được xây dựng và có thể triển khai thực hiện dễ dàng.
11
+ Làm tăng tính khả thi của các chiến lược được đưa ra.
- Xác định sứ mạng của doanh nghiệp: sứ mạng được hiểu là lý do tồn tại, ý
nghĩa của sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mạng của công ty chính là bản
tuyên ngôn của công ty đối với xã hội. Thông thường, sứ mạng bao gồm các nội dung
như khách hàng, sản phẩm hay dịch vụ, thị trường, công nghệ, triết lý, mối quan tâm
đối với công đồng, nhân viên… Sứ mạng cho thấy bức tranh toàn cảnh trong tương
lai của công ty. Sứ mạng là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục
tiêu và các chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Xác định mục tiêu của doanh nghiệp: mục tiêu là sự cụ thể hóa nội dung, là
phương tiện để thực hiện thành công bản tuyên ngôn về sứ mạng của doanh nghiệp.
1.2.2. Bước 2: Phân tíchmôi trường bên ngoài và bên trong.
Môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và bên
trong, nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị.
Vì thế, việc nghiên cứu môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài là hết sức cần
thiết trong việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.[10]
1.2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
- Phân tích môi trường vĩ mô:
Việc phân tích môi trường bên ngoài cho chúng ta nhận biết được những
cơ hội và nguy cơ để từ đó doanh nghiệp đưa ra chiến lược thích hợp. Phân tích môi
trường bên ngoài thông qua các môi trường:
+ Môi trường kinh tế: tổng thu nhập quốc nội, thu nhập bình quân đầu
người, chính sách tiền tệ, tình trạng lạm phát, hội nhập kinh tế quốc tế…
+ Môi trường chính phủ, chính trị và pháp luật: doanh nghiệp cần nắm
vững các xu hướng chính trị và đối ngoại, các chính sách của Đảng và Nhà nước
ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành và của đơn vị. Sự thay đổi của các yếu tố
này có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho sự phát triển.
12
+ Môi trường kỹ thuật- công nghệ: ngày càng có nhiều công nghệ mới ra
đời tạo ra các cơ hội cũng như những nguy cơ cho doanh nghiệp. Công nghệ mới
giúp sản xuất ra những sản phẩm mới với giá thành thấp hơn, cạnh tranh hơn,
đồng thời, công nghệ mới cũng làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm…
+ Môi trường văn hóa - xã hội: đặc điểm tiêu dùng, phong cách sống, tập
quán hay nét văn hóa của từng địa phương sẽ tác động đến nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng.
+ Môi trường dân số: quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, kết cấu dân số
cũng tác động đến doanh nghiệp.
+ Yếu tố môi trường toàn cầu: ngày nay toàn cầu hóa, hội nhập với thế
giới là xu hướng tất yếu, nó vừa mang lại nhiều cơ hội đồng thời cũng mang đến
nhiều nguy cơ.
- Phân tích môi trường vi mô
+ Các đối thủ tiềm ẩn: Khi các đối thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm
giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình,
doanh nghiệp phải tăng rào cản nhập ngành thông qua các biện pháp như đa dạng
hóa sản phẩm, lợi thế theo quy mô hoặc muốn gia nhập ngành đòi hỏi phải có chi phí
đầu tư ban đầu lớn.
+ Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận
của doanh nghiệp, đe dọa thị phần của doanh nghiệp.
+ Khách hàng: sự tín nhiệm của khách hàng rất có ý nghĩa đối với doanh
nghiệp. Tuy nhiên, khi khách hàng có được những ưu thế nhất định khi đó họ sẽ gây
áp lực ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ví dụ như họ sẽ ép giá, yêu cầu được thanh tóan
dài hạn…
+ Nhà cung cấp: bao gồm những đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào như
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tài chính, nguồn lao động… Khi nhà cung cấp có
13
ưu thế, họ sẽ gây áp lực bất lợi đối với doanh nghiệp như bán giá cao, thời hạn thanh
toán ngắn, cung cấp hàng nhỏ giọt…
+ Đối thủ cạnh tranh: đây là áp lực thường xuyên đe dọa trực tiếp các
doanh nghiệp, khi áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì
càng đe dọa về vị trí và sự tồn tại của các doanh nghiệp.
Theo Michael E. Porter, có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản là lợi thế
về chi phí thấp và lợi thế về tính khác biệt của sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng
nguồn lực của mình (bao gồm: nhãn hiệu sản phẩm, uy tín thương hiệu, sở hữu công
nghệ, cơ sở dữ liệu khách hàng, danh tiếng của doanh nghiệp) và khả năng sử dụng
nguồn lực một cách hiệu quả để tạo ra năng lực đặc biệt nhằm giá trị cho sản phẩm
thông qua lợi thế cạnh tranh về phí tổn thấp hoặc lợi thế cạnh tranh về tính khác biệt
của sản phẩm.
1.2.2.2 Phân tích môi trường bên trong:
Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố mà doanh
nghiệp có thể kiểm soát được như quản trị, sản xuất, tài chính, kế toán, cung ứng vật
tư, tiếp thị, quan hệ đối ngọai (PR), nguồn nhân lực, hệ thống thông tin… Phân tích
các yếu tố bên trong giúp cho doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu
của mình từ đó đưa ra chiến lược thích hợp.[10]
- Các hoạt động chính: gắn trực tiếp với sản phẩm, gồm:
+ Các hoạt động đầu vào: quản lý vật tư hàng hóa, kiểm soát tồn kho,
kế hoạch vận chuyển…
+ Sản xuất: vận hành máy móc thiết bị, bao bì đóng gói, lắp ráp, bảo
trì, bảo dưỡng ….
+ Các hoạt động đầu ra: tồn trữ, quản lý sản phẩm, phân phối…
+ Marketing và bán hàng: quảng cáo và sử dụng các phương tiện
thông tin, truyền thông…
14
+ Dịch vụ khách hàng: lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện, phụ tùng, thái
độ và thời gian đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Các hoạt động hỗ trợ: tác động gián tiếp đến sản phẩm, gồm:
+ Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, phát triển và trả công…
+ Công nghệ sử dụng: hiện đại, lạc hậu, thân thiện với môi trường.
+ Mua sắm các yếu tố đầu vào.
+ Cấu trúc hạ tầng : tài chính kế toán, luật pháp và quan hệ với chính
quyền, hệ thống thông tin.
- Các vấn đề khác
- Phân tích tài chính: các chỉ số luân chuyển, đòn bẩy, lợi nhuận, chỉ số
tăng trưởng...
- Văn hoá tổ chức: giá trị, niềm tin, biểu tượng…
1.2.3 Bước 3 : Hìnhthành chiếnlược
Bao gồm việc xác định sứ mạng, thiết lập các mục tiêu, đưa ra các phương án
chiến lược và lựa chọn chiến lược.
- Xác định sứ mệnh là để trả lời câu hỏi về mục đích tồn tại của tổ chức, doanh
nghiệp. Thông điệp về sứ mệnh thường phải bao trùm ba ý chính: mục đích tổ chức,
ngành nghề hoạt động và các giá trị sẽ đem lại.
- Mục tiêu dài hạn là kết quả mong muốn của doanh nghiệp được đề ra thường
trong khoảng thời gian tương đối dài. Thời gian thực hiện mục tiêu dài hạn hay thực
hiện chiến lược thường lớn hơn 02 năm. Trong quá trình thực hiện chiến lược nhằm
đạt được mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể chia thành nhiều mục tiêu ngắn hạn
tương ứng với từng giai đoạn ngắn hơn.
15
- Mục tiêu được xây dựng hợp lý, nó sẽ vừa là động lực, vừa là thước đo của quá
trình thực hiện chiến lược. Thông thường, mục tiêu phải đảm bảo tính khả thi, tính
linh hoạt, cụ thể, nhất quán và có thể xác định thời gian cụ thể.
- Vạch chiến lược là để trả lời câu hỏi con đường nào để đạt được mục tiêu. Mỗi
chiến lược có khi được thể hiện bằng một vài dòng nhưng đôi khi chỉ bằng một câu
viết rất ngắn gọn. Các chính sách là để trả lời cho câu hỏi việc ra quyết định để thực
hiện chiến lược được thực hiện như thế nào. Các chính sách quy định rõ ràng các
nguyên tắc, quy tắc cũng như các hướng dẫn cần thiết cho các hoạt động, trong đó
gắn liền với quyền ra quyết định của các cấp quản lý. Chính sách rõ ràng giúp cho
các quyết định được đưa ra đúng đắn và kịp thời, đáp ứng yêu cầu năng động, linh
hoạt trong hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.4. Bước 4: Thực hiện chiến lược
Đây là quá trình thiết lập cơ chế, đưa ra các kế hoạch phân bổ các nguồn lực của
doanh nghiệp nhằm thực hiện các hướng giải pháp của các chiến lược then chốt được
lựa chọn. Trên cơ sở đó, góp phần khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực và lợi
thế của doanh nghiệp, tạo sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.2.5. Bước 5: Đánh giáchiến lược
Do sự thay đổi nhanh chóng của các yếu tố trong môi trường hoạt động và dự báo
cho tương lai khó đạt được chính xác tuyệt đối, nên trong quá trình thực hiện đòi hỏi
doanh nghiệp cần phải liên tục kiểm tra, đánh giá và từ đó có sự điều chỉnh cho phù
hợp với thực tiễn.
16
Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược
1.3. Các công cụ sử dụng để đánh giá và đề ra chiến lược
Để thực hiện hoạch định chiến lược có thể áp dụng nhiều phương pháp và công
cụ hoạch định chiến lược khác nhau. Luận văn này chỉ chọn lọc sử dụng một số công
cụ được giới thiệu dưới đây mà chúng tôi cho rằng chúng giúp ích cho việc hoạch
định chiến lược phát triển ĐHQG TP.HCM.
1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là công cụ cho phép đánh giá mức độ
tác động chủ yếu của môi trường bên ngoài đến doanh nghiệp. Ma trận EFE được
triển khai theo 5 bước: [10]
• Bước 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu, có vai trò quyết định
đối với sự thành công của doanh nghiệp.
• Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (ít quan trọng nhất) đến 1,0 (quan
trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của
các yếu tố đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
Sứ mạng và mục tiêu
Phân tích
môi trường
bên ngoài
Phân tích
môi trường
bên trongHình thành chiến lược
Thực hiện chiến lược
Đánh giá chiến lược
17
• Bước 3: Phân loại từ 1 (phản ứng ít) đến 4 (phản ứng tốt) cho mỗi yếu tố
quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của
doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố này.
• Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương
ứng của nó để xác định số điểm quan trọng.
• Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố đối với ngành. Số điểm
trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng
yếu đối với môi trường, chưa tận dụng được cơ hội và chưa đối phó được các nguy
cơ. Số điểm trung bình lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt, tích cực đối với
các cơ hội và nguy cơ.
(1) (2) (3) (4) (5)
Hình 1.2 Tiến trình xây dựng ma trận EFE
Ưu điểm: hình thành bức tranh tổng quát về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng
đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hạn chế: việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của
các yếu tố còn mang tính chủ quan.
1.3.2 Ma trận đánh giácác yếu tố bên trong – IFE
Lập danh
mục các
yếu tố
bên
ngoài chủ
yếu
Xác định
tầm quan
trọng
của các
yếu tố
Phân
loại các
yếu tố
từ 1
đến 4
Tính
điểm
từng yếu
tố
Cộng
điểm các
yếu tố
trên danh
mục
18
Tương tự như các bước thực hiện và tính điểm của ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ dùng để đánh giá các mặt
mạnh, yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng của đơn vị. [14]
(1) (2) (3) (4) (5)
Hình 1.3 Tiến trình xây dựng ma trận IFE
Ưu điểm: hình thành bức tranh tổng thể về nội bộ doanh nghiệp với các điểm
mạnh, yếu đặc thù mà các yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Hạn chế: việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của
các yếu tố còn mang tính chủ quan.
1.3.3 Ma trận SWOT
- Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Mục
đích của việc nghiên cứu môi trường là nhằm nhận định cho được các đe dọa, cơ
hội cũng như các điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để làm cơ sở cho việc xây dựng
chiến lược của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích SWOT là một công cụ cho việc tổng
hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược.[10]
- Cơ hội chủ yếu: là những cơ hội mà tích số giữa mức độ tác động đối với
doanh nghiệp khi nó được tận dụng và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ
được cơ hội đó là rất lớn.
Lập danh
mục các
yếu tố
bên trong
chủ yếu
Xác định
tầm quan
trọng của
các yếu
tố
Phân loại
các yếu
tố từ 1
đến 4
Tính
điểm
từng yếu
tố
Cộng
điểm các
yếu tố
trên danh
mục
19
- Nguy cơ chủ yếu: là những nguy cơ mà tích số giữa các mức tác động khi
nguy cơ xảy ra đối với doanh nghiệp và xác suất xảy ra nguy cơ đó đạt giá trị lớn
nhất.
- Xác định những điểm mạnh, điểm yếu cốt lõi: quá trình đánh giá và phân
tích môi trường bên trong của doanh nghiệp rút ra được nhiều yếu tố nhưng điều
quan trọng là phải rút ra được những nhân tố cốt lõi có ảnh hưởng đến vị thế cạnh
tranh và việc thực thi những chiến lược của doanh nghiệp. Ở đây cần xem xét các
yếu tố với tư cách là các hoạt động trong hệ thống và so sánh với chuẩn mực chung
của ngành và các đối thủ cạnh tranh chính.
- Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngoài: sau khi đã xác định
các yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, cần áp dụng một quy
trình gồm các bước sau đây để tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược:
• Bước 1: liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên
ngoài lên các ô của ma trận SWOT. SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ Strengths (các
điểm mạnh), Weaknesses (các điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các
mối đe dọa).
• Bước 2: đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic. Lập các chiến lược
kết hợp S/O,S/T, W/O, W/T.
o S/O: sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài?
o S/T: sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên
ngoài?
o W/O: khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận
dụng cơ hội từ bên ngoài? Cần phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu
kém hiện nay?
o W/T: khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay?
• Bước 3: đưa ra kết hợp giữa 4 yếu tố S+W+O+T.
20
Điều này nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa 04 yếu tố để hình thành một chiến
lược mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt cơ hội, lấp
dần những chỗ yếu kém và giảm bớt nguy cơ.
• Bước 4: tổng hợp và xem xét lại các chiến lược. Phân nhóm chiến lược và
phối hợp các chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau.
- Ưu điểm:
• Chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như xác định các
cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài.
• Đưa ra các chiến lược kết hợp cụ thể từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và đe dọa để doanh nghiệp thực hiện.
- Hạn chế: Ma trận SWOT giúp đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn
chứ không phải đưa ra chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất.
1.4. Chiến lược phát triển đại học đẳng cấp tại một số quốc gia trên thế giới [13]
- Cộng hòa Pháp – “Kế hoạch khuôn viên nhà trường” (Plan Campus).
Chính phủ Pháp đầu tư 5 tỷ Euro để xây dựng 10 trung tâm giảng dạy và
nghiên cứu đại học đạt “tầm thế giới”, bao gồm tổng cộng 39 trường đại học (trong
tồng số 85 trường đại học trong cả nước), 37 tổ chức giáo dục đại học và các viện
nghiên cứu, với 650.000 sinh viên và 21.000 nhà nghiên cứu. “Kế hoạch khuôn viên
nhà trường” gắn kết các trường đại học Pháp vốn dĩ bị manh mún nhằm tạo ra những
trường đại học đẳng cấp thế giới của Pháp, cải thiện hình ảnh giáo dục Pháp trong
bảng xếp hạnh thế giới.
Vào cuối tháng 5-2008, có 6 dự án được lựa chọn đợi đầu tiên. Tháng 7 tiếp
tục đợt lựa chọn thứ 2 với 4 dự án mới. Tháng 12/2009, Tổng thống Pháp công bố
đầu tư tiếp 3, 5 tỷ Euro “cho vay” để nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường đại
học Pháp; trong đó 1,1 tỷ Euro sẽ được phân bổ cho các trường đại học của Pháp
bằng cách thông qua cạnh tranh tuyển chọn khoảng từ 5 đến 10 trường.
21
Xây dựng trường đại học và các viện nghiên cứu thành một quần thể giảng
dạy và nghiên cứu khoa học như một thành phố đại học khoa học hiện đại; khuyến
khích các trường đại học kết hợp giữa giáo dục đại học với nghiên cứu khoa học. Dự
án đầu tư lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều giảng viên, sinh viên và nhà nghiên
cứu.
- Liên bang Nga – kế hoạch “Đại học sáng tạo của Liên Bang Nga” (Innovation
University of Russian Federation).
Lựa chọn những trường đại học có tiềm năng to lớn nhất để tập trung đầu tư
xây dựng trở thành đại học đẳng cấp thế giới. Giai đoạn đầu Nga chọn 17 trường đại
học, mỗi trường đại học trong vòng 2 năm được đầu tư 1 tỷ rúp (RUB) ( khoảng 34
triệu USD). Giai đoạn hai, chọn 40 trường đại học, mỗi trường đại học trong 2 năm
đầu tư 1 tỷ rúp (khoảng 34 triệu USD). Năm 2009, Bộ Khoa học và Giáo dục Nga
phát động cuộc cạnh tranh trở thành đại học nghiên cứu quốc gia và đưa ra một dự án
tài trợ trong vòng 10 năm, mỗi năm đầu tư hỗ trợ 60 triệu USD cho những trường đại
học nghiên cứu quốc gia.
Từ năm 2006 đến năm 2008, 57 trường đại học nhận được tài trợ từ Chính phủ
liên bang Nga, mỗi trường đại học nhận khoảng 34 triệu USD. Năm 2008, Đại học
Ngiên cứu hạt nhân quốc gia và Đại học Khoa học và công nghệ tại Moscow đã được
trao danh hiệu đại học nghiên cứu quốc gia. Năm 2009, 12 trường đại học được trao
danh hiệu đại học nghiên cứu quốc gia, trong đó có 9 trường đại học khoa học và
công nghệ. Trong các năm tiếp theo trường nào không giữ được danh hiệu đại học
nghiên cứu quốc gia sẽ bị loại ra khỏi dự án. Nhìn chung, dự án cung cấp nhiều cơ
hội cho các trường đại học Nga trong nghiên cứu và phát triển, ở một mức độ nào đó
đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của giáo dục đại học ở Nga.
- Cộng hòa Ấn Độ - kế hoạch “14 trường đại học đẳng cấp thế giới”(14 World
Class Universities).
22
Phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày độc lập (23-6-2007), Thủ tướng Ấn Độ
Manmohan Singh tuyên bố sẽ xây dựng 14 trường đại học đẳng cấp thế giới như Đại
học Harvard hay Đại học Cambridge nhằm nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu của
giáo dục đại học Ấn Độ. Ngày 29-3-2008, Bộ Phát triển nguồn nhân lực công bố kế
hoạch xây dựng 14 trường đại học đẳng cấp thế giới trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11
của Ấn Độ. Ở ba tiểu bang, một số trường đại học công sẽ đặt dưới sự chỉ đạo của
Chính phủ để chuyển thành đại học đẳng cấp thế giới. Ấn Độ đầu tư 73 triệu USD để
xây dựng 14 trường đại học đẳng cấp thế giới. Ấn Độ cũng đã đề nghị với Anh giúp
về tài chính và kỹ thuật để xây dựng đại học đẳng cấp thế giới.
Dự án có sự phối hợp giữa Chính phủ, tư nhân cơ sở giáo dục đại học nước
ngoài và các trường đại học. Ấn Độ tích cực tìm kiếm sự hợp tác với các trường đại
học của Hoa Kỳ, trường đại học của Anh trong xây dựng trường đại học đẳng cấp thế
giới. Trường đại học đẳng cấp thế giới là những đại học đa ngành, đa lĩnh vực có các
ngành tự nhiên, nhân văn, xã hội, công nghệ, y học,… Ấn Độ cũng xây dựng “đề án
hỗ trợ tiềm năng xuất sắc của trường đại học”, cung cấp cho kinh phí đặc biệt hỗ trợ
giảng dạy và nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ của giảng viên và sinh viên đặc biệt
là trình độ nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ.
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa- “Dự án 211” và “Dự án 985” (211 Project
and 985 Project).
Giữa thập kỷ 90, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 100 trường đại học trọng
điểm trước khi bước sang thể kỉ 21 – Dự án 211 ra đời. Tháng 5- 1998, tại lễ kỷ niệm
100 năm Đại học Bắc Kinh, Chủ tịch Giang Trạch Dân tuyên bố Trung Quốc quyết
tâm xây dựng đại học đẳng cấp thế giới – Dự án 985 ra đời.Thông qua dự án 211,
Trung Quốc tuyển chọn một số trường đại học để nâng cao chất lượng giảng dạy, học
tập và nghiên cứu để trở thành đầu tàu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và cạnh tranh quốc tế. Dự án 211 là một dự án giáo dục đại học được đầu tư
lớn, giai đoạn 1 tổng đầu tư lên đến 18,63 tỷ RMB cho khoảng 100 trường đại học và
602 ngành học trọng điểm. Dự án 211 giai đoạn 2 được đầu tư cho 107 trường đại
23
học với tổng đầu tư 18,7 tỷ RMB. Dự án 985 giai đoạn 1 tập trung đầu tư cho 34
trường đại học, Dự án 985 giai đoạn 2 xây dựng mới thêm 5 trường đại học. Đến năm
2009, Dự án 985 tập trung đầu tư cho 39 trường đại học.
Dự án 211 và Dự án 985 đã thu hẹp khoảng cách giữa các đại học Trung Quốc
với đại học thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng
nhân tài. Trung Quốc xây dựng được 99 trường đại học trọng điểm trên tổng số 1.683
trường đại học và cao đẳng công lập ở Trung Quốc. Trong đó, 39 trường được coi là
đại học có định hướng nghiên cứu mạnh mẽ, 9 trường được xây dựng trở thành đại
học đẳng cấp thế giới trong đó Đại học Bắc Kinh và đại học Thanh Hoa là hai trường
đầu bảng. Thu hút các nhà khoa học Trung Quốc ở nước ngoài, cũng như nhiều nhà
khoa học nước ngoài thực hiện giảng dạy và nghiên cứu tại các đại học Trung Quốc.
Đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc.
Trung Quốc muốn đưa những trường đại học hàng đầu của mình vào danh
sách những trường đại học tốt nhất thế giới trong vòng một thập kỷ và chi hàng tỷ
USD cho việc xây dựng những trung tâm nghiên cứu, những phòng thí nghiệm tốt
nhất. Những nỗ lực này là cái giá mà Trung Quốc sẵn sàng trả để thu hẹp khoảng
cách các trường đại học Trung Quốc với các trường đại học hàng đầu thế giới.
- Đại Hàn dân quốc – Dự án “Trí tuệ Hàn Quốc 21” (Brain Korea 21 Project).
Đối với Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến việc thu hút hàng ngàn sinh viên
Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản từ các trường đại học Mỹ đến học, vượt qua các đối
thủ Singabore, Hong Kong, Malaysia, với giấc mơ biến Hàn Quốc trở thành điểm đến
hàng đầu của giáo dục đại học khu vực Châu Á. Giai đoạn đầu (1999-2005), mỗi năm
Hàn Quốc đầu tư 199,5 tỷ KRW (tương đương khoảng 170 triệu USD) để xây dựng
đại học đẳng cấp thế giới, đồng thời nâng cao chất lượng nghiên cứu của các trường
đại học xuất sắc; đầu tư cho các trường đại học có viện nghiên cứu tiềm năng, đẩy
mạnh nghiên cứu cơ bản, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn; đầu tư phát triển các
trường đại học với mục tiêu tăng sức cạnh tranh và đồng thời tăng sự liên kết giữa
24
các trường đại học với các doanh nghiệp, tập trung đầu tư các dự án hợp tác giữa
công nghiệp với trường đại học. Giai đoạn 2 (2006-2012), đầu tư 7 năm với khoảng
2,1 tỷ USD với mục tiêu xây dựng trung tâm nghiên cứu xuất sắc, hỗ trợ cho các lĩnh
vực nghiên cứu mũi nhọn của các trường đại học nghiên cứu, giúp cho các nhà
nghiên cứu (nghiên cứu sinh, tiến sĩ, giáo sư, nghiên cứu viên…) có một môi trường
học tập tốt, yên tâm học tập và nghiên cứu nhằm nâng cao được năng lực cạnh tranh
thế giới.
Khả năng và kết quả nghiên cứu trường đại học Hàn Quốc tăng lên đáng kể,
số lượng ấn phẩm trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Hàn Quốc được đăng lên
tạp chí SCI tăng gấp 3 lần so với năm 1998, xếp hạng thế giới từ vị trí thứ 18 vào
năm 1998 tăng lên vị trí thứ 12 vào năm 2005 và vị trí thứ 10 vào năm 2012. Hệ
thống giáo dục đại học Hàn Quốc chuyển thành hệ thống giáo dục đại học định
hướng nghiên cứu. Điều kiện học tập và nghiên cứu của các nghiên cứu sinh không
ngừng được cải thiện, số lượng Thạc sĩ nhận tài trợ lên đến 38.000 người và Tiến sĩ
19.000 người, đầu tư cho những lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn ( từ năm 2003-2005,
mỗi năm đầu tư 17,3 tỷ KRW cho 126 dự án của 126 trường đại học), tài trợ tuyển
dụng 2.400 Giáo sư và 3.700 sau Tiến sĩ.
Năng lực nghiên cứu khoa học của Hàn Quốc được nâng cao, đạt thành quả rất
đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, trình độ nghiên cứu khoa học của Hàn Quốc ngày càng
tiếp cận trình độ thế giới. Hàn Quốc tạo ra môi trường học tập và thuận lợi cho những
nhà nghiên cứu trẻ, tạo mọi điều kiện, cơ hội cho họ phát huy hết tài năng. Chất
lượng đào tạo trình độ Tiến sĩ của Hàn Quốc ngày càng tiếp cận với các trường đại
học nổi tiếng thế giới.
25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 khái quát những vấn đề liên quan đến chiến lược, qui trình quản trị
chiến lược, các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược, các công cụ chủ yếu để xây dựng
và lựa chọn chiến lược phát triển. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên một số kinh
nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng chiến lược phát triển giáo
dục đại học.
Ngày nay, với xu thế hội nhập, nền giáo dục Việt Nam cũng đang hộp nhập mạnh
mẽ với nền giáo dục thế giới. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đã đề ra chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Đây vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức
lớn đối với các trường đại học nói chung và ĐHQG TP.HCM nói riêng. Nhằm tồn tại
và phát triển, các trường đại học cần phải xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với
khả năng nội lực của bản thân và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài
nước.
Trong chương 2, tác giả sẽ vận dụng các công cụ: EFE, IFE, SWOT để phân tích
các yếu tố tác động đến quá trình hoàn thiện chiến lược và lựa chọn chiến lược phát
triển ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 - 2020.
26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC
CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Giới thiệuvề Đại học Quốc giaThành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) được thành lập
ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/1995/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ
sở sắp xếp 09 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lại thành 08
trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 06 tháng 02 năm 1996. Đó
là các trường: Đại học Tổng hợp TP.HCM, Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học
Kinh tế TP.HCM, Đại học Tài chính – Kế toán TP.HCM, Đại học Sư phạm
TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Phân
hiệu Đại học Luật TP.HCM, Đại học Kiến trúc TP.HCM.[19]
Năm 2001, ĐHQG TP.HCM được tổ chức lại theo Quyết định số
15/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. ĐHQG
TP.HCM cũng như ĐHQG Hà Nội có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Theo đó,
ĐHQG TP.HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa
học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm
nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. ĐHQG TP.HCM chịu sự quản lý nhà nước
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi
Đại học Quốc Gia đặt địa điểm, theo quy định của pháp luật. ĐHQG TP.HCM có tư
cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối được giao
các chỉ tiêu kế hoạch.[20]
27
2.1.2. Hệ thống tổ chức
2.1.2.1. Hệ thống tổ chức chính trị
- Đảng ủy ĐHQG TP.HCM là Đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy
TP.HCM, có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đơn vị và
các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Đảng ủy ĐHQG TP.HCM có nhiệm vụ và quyền
hạn sau: chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác của Đảng ; tổ chức
quán triệt và cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, thành phố thành Nghị quyết
hoặc chương trình công tác của Đảng bộ; quyết định những chủ trương, lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ chính trị; lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, công tác an ninh quốc
phòng, công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác xây dựng
Đảng và hoạt động của các Đoàn thể.
- Công đoàn ĐHQG TP.HCM là Công đoàn cấp trên cơ sở – một mô hình
mới trong hệ thống Công đoàn các trường đại học, được thành lập trên cơ sở công
đoàn các trường thành viên có bề dày truyền thống, có kinh nghiệm và năng lực công
tác công đoàn; các công đoàn cơ sở đã tạo dựng được phong cách chủ động, hợp tác,
chia sẻ trách nhiệm và một môi trường đồng thuận, ổn định, phát triển.
Trong quá trình hoạt động của mình, Công đoàn ĐHQG TP.HCM được sự lãnh
đạo của Đảng ủy vững mạnh, có truyền thống đoàn kết và có kinh nghiệm lãnh đạo
trong môi trường đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã tập hợp được một đội ngũ cán
bộ khoa học, cán bộ quản lý, những chuyên gia đầu ngành có trí tuệ và tâm huyết.
Hiện nay Công đoàn ĐHQG TP.HCM bao gồm 21 công đoàn cơ sở.
- Ban Cán sự Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ĐHQG TP.HCM
(Ban cán sự Đoàn) được thành lập theo nghị quyết số 01/NQ-TC/97 ngày 03/01/1997
của Ban thường vụ Thành Đoàn TP.HCM. Ban cán sự Đoàn chịu sự lãnh đạo trực
tiếp, toàn diện của Đảng ủy ĐHQG TP.HCM và Ban thường vụ Thành Đoàn
TP.HCM. Ban Cán sự Đoàn ĐHQG TP.HCM có nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt tình
hình học tập, sinh hoạt của sinh viên từ đó đề xuất tham mưu cho Đảng ủy – Ban
28
Giám đốc ĐHQG TP.HCM và Ban thường vụ Thành Đoàn TP.HCM những nội
dung, biện pháp chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên, sinh viên của
ĐHQG TP.HCM một cách toàn diện; chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình phối hợp giữa Đoàn các đơn vị thành viên tạo thành phong trào chung
ĐHQG TP.HCM, tạo điều kiện cho đoàn viên và sinh viên từng đơn vị phát huy thế
mạnh đặc thù riêng của mình trong các phong trào chung phù hợp với các chủ trương
của Đảng ủy – Ban Giám đốc ĐHQG TP.HCM về công tác đào tạo thanh niên, sinh
viên, phù hợp với các chương trình hoạt động của Thành Đoàn.[09]
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của ĐHQG TP.HCM gồm có:
- Hội đồng Đại học quốc gia: Hội đồng Đại học Quốc gia có 19 thành viên,
bao gồm Ban Giám đốc, lãnh đạo các trường đại học và viện nghiên cứu thành viên,
đại diện Hội đồng Khoa học và đào tạo, các tổ chức khoa học, doanh nghiệp lớn và
lãnh đạo địa phương nơi ĐHQG TP.HCM trú đóng. Chủ tịch Hội đồng do Thủ tướng
chính phủ bổ nhiệm.
Hội đồng ĐHQG TP.HCM là hội đồng quyền lực, có nhiệm vụ định hướng, giám
sát và đưa ra những quyết sách cho sự phát triển của ĐHQG TP.HCM; quyết nghị tập
thể về: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phương hướng đầu tư phát triển, cơ cấu tổ
chức và phương hướng hoạt động của Đại học Quốc gia; các đề án thành lập, giải thể,
sát nhập và chia tách các tổ chức trong ĐHQG TP.HCM; việc thực hiện quy chế dân
chủ trong các hoạt động của Đại học Quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc (không quá 4 Phó Qia1m
đốc). Giám đốc ĐHQG TP.HCM do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.[20]
- Văn phòng và các ban chức năng: Văn phòng ĐHQG TP.HCM, Ban Tổ chức
Cán bộ, Ban Kế hoạch – Tài chính, Ban Đào tạo Đại học – Sau Đại học, Ban Khoa
học - Công nghệ, Ban Quan hệ Đối ngoại, Ban Công tác Sinh viên, Ban Thanh tra –
Pháp chế, Ban Phát triển và Quản lý dự án, Ban Cán sự Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Ban Xuất bản, Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG TP.HCM, Ban
Quản lý Dự án Xây dựng ký túc xá (KTX) sinh viên.
29
- Trường đại học thành viên, viện nghiên cứu khoa học thành viên.
- Khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ.
- Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Hội đồng Khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.
Hiện nay, ĐHQG TP.HCM gồm 06 trường đại học thành viên, 03 Viện nghiên
cứu, 01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ.[09]
- 06 trường đại học thành viên: Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ
Thông tin, Đại học Kinh tế - Luật.
+ Trường Đại học Bách khoa:
 Đào tạo bậc kỹ sư các ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ hóa học,
Cơ khí, Điện – Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Khoa học ứng dụng, Môi trường, Địa
chất – Dầu khí, Kỹ thuật giao thông, Công nghệ vật liệu; bậc cử nhân ngành Quản lý
công nghiệp.
 Đào tạo Thạc sỹ các ngành: Kỹ thuật khoan khai thác và công nghệ dầu
khí, Công nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Vật lý Kỹ thuật, Địa chất khoáng sản
và thăm dò, Địa chất môi trường, Địa Kỹ thuật, Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa
lí, Toán ứng dụng, Khoa học máy tính, Cơ học Kỹ thuật, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ
thuật Chế tạo phôi, Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật Ôtô, máy kéo, Thiết bị,
mạng và nhà máy điện, Tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, Công nghệ hóa học, Quá trình
và thiết bị công nghệ hóa học, Công nghệ Nhiệt, Kỹ thuật trắc địa, Công nghệ thực
phẩm và đồ uống, Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu,
hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng
công trình biển, Địa Kỹ thuật xây dựng, Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng,
Công nghệ và quản lý xây dựng, Công nghệ vật liệu vô cơ, Công nghệ vật liệu kim
30
loại, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ môi trường, Quản lý môi
trường, Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển.
 Đào tạo Tiến sỹ các ngành: Quản trị kinh doanh, Vật lý Kỹ thuật, Địa
chất đệ tứ, Địa kiến tạo, Bản đồ, Chế biến thực phẩm và đồ uống, Công nghệ chế tạo
máy, Công nghệ dệt may, Công nghệ hóa dầu và lọc dầu, Công nghệ hóa học các
chất hữu cơ, Công nghệ hóa học các chất vô cơ, Công nghệ tạo hình vật liệu, Công
nghệ và thiết bị lạnh, Công nghệ và thiết bị nhiệt, Công nghệ và thiết bị năng lượng
mới, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim
loại, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy công cụ, Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển
liên tục, Kỹ thuật ôtô, máy kéo, Kỹ thuật điện tử, Mạng và hệ thống điện, Nhà máy
điện, Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, Thiết bị điện, Trắc địa cao cấp, Trắc địa
ảnh và viễn thám, Tự động hóa, Xây dựng công trình biển, Xây dựng công trình dân
dụng và công nghiệp, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng cầu, hầm, Xây dựng
đường ôtô và đường thành phố, Địa chất công trình, Địa Kỹ thuật xây dựng, Cấp
thoát nước, Địa hóa học....[23]
+ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên:
 Đào tạo bậc cử nhân các ngành: Toán tin học, Công nghệ thông tin, Vật
lý, Hóa học, Địa chất, Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Khoa
học vật liệu, Hải dương học và Khí tượng -Thủy văn, Điện tử - viễn thông.
 Đào tạo bậc cao đẳng ngành: Tin học.
 Đào tạo bậc Thạc sĩ: Sinh học thực nghiệm, Vi sinh vật học, Sinh thái
học, Di truyền học, Vật lý lý thuyết và vật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý
nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao, Quang học, Vật lý địa cầu, Hóa vô cơ, Hóa
hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Địa chất học, Thạch học, khoáng vật
học và địa hóa học, Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Hải dương học, Khí tượng
thủy văn, Toán giải tích, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác xuất
và thống kê toán học, Lý thuyết tối ưu, Bảo đảm toán học cho hệ thống máy tính và
31
tính toán, Khoa học máy tính, Khoa học môi trường, Quản lý môi trường, Cơ học
ứng dụng, cơ học lý thuyết (liên kết đào tạo với Viện Cơ học ứng dụng Thành phố
Hồ Chí Minh).
 Đào tạo bậc Tiến sĩ: Sinh lý học người và động vật, Sinh lý học thực
vật, Hóa sinh học, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Vật lý lý thuyết và
vật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý nguyên tử và hạt nhân, Vật lý năng
lượng cao, Vật lý chất rắn, Quang học, Vật lý địa cầu, Cơ học vật thể rắn, Hóa hữu
cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Thạch học, Khoáng vật học, Địa hóa học,
Thủy thạch động lực học biển, Hóa học biển, Toán giải tích, Phương trình vi phân và
tích phân, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác suất và thống kê
toán học, Lý thuyết và tối ưu, Khoa học máy tính, Môi trường đất và nước, Quản lý
tổng hợp môi trường, Vi điện tử và Thiết kế Vi mạch.[26]
+ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn:
 Đào tạo bậc cử nhân các ngành: Quan hệ quốc tế, Triết học, Văn học và
ngôn ngữ, Báo chí và Truyền thông, Đông phương học, Văn hóa học, Lịch sử, Ngữ
văn Anh, Ngữ văn Nga, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Trung Quốc, Ngữ văn Đức, Ngữ
văn Ý, Ngữ văn Tây Ban Nha, Hàn quốc học, Địa lí, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm
lí học, Đô thị học, Nhật Bản học, Thư viện - Thông tin học, Việt Nam học và Tiếng
Việt cho người nước ngoài
 Đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
tiếng Anh, Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ Nga, Văn học nước ngoài, Văn học Việt Nam,
Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học,
Dân tộc học, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xã hội học, Châu Á học, Văn hóa
học, Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên), Khoa học thư viện, Sử dụng và bảo vệ tài
nguyên môi trường, Việt Nam học, Quản lý Giáo dục, Chính sách công về quản lý
môi trường, Nhân học.
32
 Đào tạo Tiến sĩ các chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ, Ngôn ngữ học so
sánh - đối chiếu, Ngôn ngữ Nga, Lý luận văn học, Văn học Việt Nam, Lịch sử thế
giới cận đại và hiện đại, Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại, Lịch sử Việt Nam cận
đại và hiện đại, Dân tộc học, Lịch sử triết học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Văn hoá học.[27]
+ Trường Đại học Kinh tế - Luật:
 Đào tạo bậc cử nhân các ngành: Kinh tế học, Kinh tế công cộng, Kinh
tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế, Tài Chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm Toán, Hệ
thống thông tin quản lý, Quản trị kinh doanh, Luật dân sự, Luật kinh doanh, Luật
Thương mại quốc tế, Luật Tài chính - ngân hàng - chứng khoán.
 Đào tạo Thạc sĩ các ngành: Kinh tế học, Kinh tế Chính trị, Kinh tế
Quốc tế, Kinh tế và Quản lý công, Luật Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Tài chính –
Ngân hàng.
 Đào tạo Tiến sĩ các ngành: Kinh tế học, Kinh tế Chính trị, Tài chính –
Ngân hàng.[28]
+ Trường Đại học Quốc tế:
 Đào tạo bậc cử nhân:
o Chương trình liên kết: Bằng cấp có thể do trường Đại học Quốc tế hoặc
các trường đối tác cấp. Các ngành liên kết đào tạo: Công nghệ Thông tin, Công nghệ
Sinh học, Điện tử - Viễn thông, Quản trị Kinh doanh, Kỹ thuật Hệ thống Công
nghiệp. Hợp tác với các trường:
 Hoa Kì: Đại học SUNY Binghamton, Đại học Rutgers tại New
Jersey, Đại học Houston.
 Anh: Đại học Nottingham, Đại học West of England.
 Úc: Đại học New South Wales.
33
 New Zealand: Đại học Công nghệ Auckland, Đại học Auckland.
 Thái Lan: Viện Công nghệ châu Á (AIT).
o Chương trình do Đại học Quốc tế cấp bằng:
 Cử nhân: Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng.
 Kỹ sư: Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Công nghệ Sinh
học, Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Kỹ thuật Y sinh, Quản lý
Nguồn lợi Thuỷ sản, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Xây dựng.
o Đào tạo Thạc sĩ các ngành: Công nghệ Sinh học, Kỹ thuật Điện tử, Kỹ
thuật Hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật Y sinh, Quản lý Công nghệ Thông tin, Quản trị
Kinh doanh.
o Đào tạo Tiến sĩ ngành: Công nghệ Sinh học.[25]
+ Trường Đại học Công nghệ Thông tin:
 Đào tạo bậc cử nhân, kỹ sư:
 Đào tạo kỹ sư các ngành: Mạng máy tính và truyền thông, Kĩ thuật
máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm.
 Đào tạo cử nhân các ngành: Khoa học máy tính.
 Đào tạo cử nhân tài năng ngành: Khoa học máy tính.
 Đào tạo cử nhân tiên tiến: Hệ thống thông tin.
 Đào tạo Thạc sĩ các ngành: Khoa học máy tính.
 Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính.[24]
- 03 Viện nghiên cứu: Viện Môi trường - Tài nguyên, Viện Đào tạo Quốc tế,
Viện Quản trị Đại học.
34
+ Viện Môi trường – Tài nguyên: nghiên cứu giải quyết các vấn đề về bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, viện còn đào tạo các khoá ngắn hạn
trong lĩnh vực môi trường và đào tạo sau đại học các ngành:
 Đào tạo Thạc sĩ: Kỹ thuật môi trường, Quản lý Tài nguyên và môi trường.
 Đào tạo Tiến sĩ: Kỹ thuật môi trường, Môi trường Đất và Nước, Quản lý
Tài nguyên và môi trường, Độc tố học môi trường.[31]
+ Viện Đào tạo Quốc tế: đào tạo các chương trình cử nhân đại học và thạc sĩ
liên kết với đại học nước ngoài, triển khai các chương trình Anh ngữ và chương trình
đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và chuyển
giao kiến thức trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao chất lượng giải dạy và môi trường
học tập theo tiêu chuẩn quốc tế.[09]
+ Viện Quản trị Đại học: phục vụ cho toàn hệ thống ĐHQG TP.HCM về
nghiên cứu và phát triển các chính sách và chiến lược liên quan đến giáo dục đại học;
đảm bảo chất lượng; nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp quản
lý và nâng cao trình độ cho cán bộ và giảng viên. Nghiên cứu những vấn đề mang
tầm vĩ mô và hết sức quan trọng đối với quốc gia để tư vấn cho nhà nước trong việc
hoạc định chiến lược phát triển giáo dục: nghiên cứu triết lý giáo dục, chính sách
phát triển và chiến lược giáo dục của các nước, hệ thống giáo dục đại học, hệ thống
khảo thí của các nước qua các thời kì, những kinh nghiệm nào có thể vận dụng cho
Việt Nam trong điều kiện hiện tại và những gì cần điều chỉnh …[09]
- 01 Khoa trực thuộc : Khoa Y.
 Khoa Y là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM, được thành lập
ngày 23 tháng 6 năm 2009 với định hướng là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng
cao dựa trên mô hình Trường – Bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên
cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Khoa Y đã chính thức tuyển
sinh khoá đầu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2010.
35
 Khoa Y được định hướng phát triển theo cơ chế tự chủ cao về chuyên môn,
là một Khoa Y mở, gắn bó mật thiết với hệ thống các trường đào tạo y dược trong cả
nước, quan hệ chặt chẽ với các bệnh viện trong khu vực, phát huy những thế mạnh
sẵn có của Đại học Quốc gia Tp.HCM đa ngành, đa lĩnh vực để đào tạo ra những bác
sĩ vừa hội đủ những yêu cầu chung theo qui định của Bộ Y tế, vừa mang những đặc
thù riêng của ĐHQG TP.HCM.
 Đào tạo bậc cử nhân ngành Bác sĩ đa khoa.[09]
Và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ: Khu Công nghệ phần mềm, Thư viện
Trung tâm, Trung tâm Đại học Pháp, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Khảo
thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo
dục Quốc phòng - An ninh Sinh viên, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Dịch vụ và
Xúc tiến đầu tư, Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu Đô thị ĐHQG TP.HCM,
Trung tâm Thiết kế Vi mạch (ICDREC), Trung tâm Xuất sắc John Von Neumann,
Trung tâm Tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Sở hữu trí tuệ và chuyển
giao công nghệ, Trung tâm Manar, Trung tâm Tiền Tiến sĩ, PTN Công nghệ Nano,
Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM, Quỹ Khoa học và Công nghệ, Tạp chí Phát triển
Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, Trường Phổ Thông Năng Khiếu thuộc ĐHQG
TP.HCM chịu trách nhiệm đào tạo học sinh năng khiếu thuộc các ngành Toán, Tin
học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn học, Tiếng Anh.[09]
36
2.1.2.3. Sơ đồ tổ chức:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ĐHQG TP.HCM
Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM
năm 2012[05]
HỘI ĐỒNG ĐHQG
TP.HCM
BAN GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG
BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ
BAN KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH
BAN ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC
BAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
BAN CÔNG TÁC SINH VIÊN
BAN PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ
ĐÀO TẠO
 HỘI ĐỒNG NGÀNH/NHÓM
NGÀNH
CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ
NHIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
1.KHOA Y
2.TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU
3.KHU CÔNG NGHỆPHẦN MỀM
4.VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
5.VIỆN QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC
6.TRUNG TÂM ĐẠI HỌC PHÁP
7.TRUNG TÂM LÝLUẬN CHÍNH TRỊ
8.TRUNG TÂM KHẢO THÍ VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO
9.TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO VÀ THIẾT
KẾ VI MẠCH
10.TRUNG TÂM SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ
11.TRUNG TÂM QUẢN LÝNƯỚC VÀ BIẾN ĐỒI KHÍ
HẬU
12.TRUNG TÂM MANAR VIỆT NAM
13.TRUNG TÂM XUẤTSẮC JOHN VON NEUMANN
14.TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
15.TRUNG TÂM TIỀN TIẾN SĨ
16.TRUNG TÂM QUẢN LÝKÝ TÚC XÁ
17.TRUNG TÂM QUẢN LÝVÀ PHÁT TRIỂN KHU ĐÔ
THỊ ĐHQG TP.HCM
18.TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
19.THƯVIỆN TRUNG TÂM
20.NHÀ XUẤT BẢN ĐHQG TP.HCM
21.TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
22.PTN CÔNG NGHỆNANO
23.BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐHQGTP.HCM
24.BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG KÝ TÚC XÁ
SINH VIÊN
25.QUỸ PHÁT TRIỂN ĐHQG TP.-HCM
26.QUỸ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
37
Cơ quan hành chính của ĐHQG TP.HCM đặt tại phường Linh Trung - Thủ Đức
TP.HCM. Hiện ĐHQG TP.HCM đang được xây dựng trên diện tích 643,7 hecta tại
khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An theo mô hình một khu đô thị hiện đại. Tại đây, bao
gồm bệnh viện quốc tế, trung tâm thương mại, dịch vụ bưu điện, nhà sách, cửa hàng
thức ăn nhanh, hệ thống xe buýt nội bộ, sân bóng đá đạt tiêu chuẩn quốc tế, hồ bơi…
Hệ thống đường vành đai, đường nội bộ được mở rộng, vỉa hè đi bộ, công viên cây
xanh, thảm cỏ, hồ nước cảnh quan. Ngoài khu ký túc xá A hiện hữu với sức chứa
20.000 sinh viên, đang xây dựng thêm các đơn nguyên tại khu KTX A, xây dựng
KTX sinh viên khu B với quy mô 40.000 chỗ ở với nguồn vốn đầu tư từ trái phiếu
Chính phủ.
Quy mô đào tạo chính quy (bao gồm đại học và sau đại học) của ĐHQG TP.HCM
là 73.632 với 120 ngành đào tạo bậc đại học, 91 ngành đào tạo Thạc sĩ và 74 ngành
đào tạo Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội - nhân văn và khoa học kinh tế.
Sau đây là bảng thống kê chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2010 đến năm 2012:
Bảng 2.1 : Chỉ tiêu tuyển sinh giai đoạn 2010 – 2012
2010 2011 2012
ĐH
(% so với chỉ tiêu năm trước)
12.410
105%
12.570
101%
12.760
102%
CĐ
(% so với chỉ tiêu năm trước)
825
87%
850
103%
850
100%
ĐH + CĐ
(% so với chỉ tiêu năm trước)
13.235
104%
13.420
101%
13.610
101%
Thạc sĩ
(% so với chỉ tiêu năm trước)
2.860
112%
3.100
108,4%
3550
114,5%
Tiến sĩ
(% so với chỉ tiêu năm trước)
180
112,5%
150
83%
195
130%
Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012 [05]
38
2.2. Thực trạng về chiến lược của ĐHQG TP.HCM hiện nay
2.2.1. Nhóm chiến lược 1: tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong đào
tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế.
Công tác tuyển sinh các hệ đào tạo trong ĐHQG TP.HCM được tổ chức nghiêm
túc, đúng quy chế, quy định.
- Đào tạo và kiểm định
+ Phát triển qui mô
Qui mô đào tạo đại học, cao đẳng chính quy được kiểm soát chặt chẽ theo các tiêu
chí đảm bảo chất lượng như trình độ và số lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất
giảng dạy và học tập, nguồn lực tài chính …
+ Chuẩn hóa và quản lý đào tạo
ĐHQG TP.HCM chuẩn hóa dần các chương trình đào tạo theo các tiêu
chuẩn, tiêu chí chung của quốc tế. Học chế tín chỉ đang được hoàn thiện và áp dụng
đại trà trong tất cả các cơ sở đào tạo. Các cơ sở pháp lý trong đào tạo và liên thông
được hoàn thiện để trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đảo tạo và quản lý đào
tạo cao hơn nữa cho các đơn vị như ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
theo học chế tín chỉ, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, Quy chế liên thông đào tạo. Cải
tiến việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận
CDIO, gắn liền với việc chuẩn hóa đầu ra, hoàn thiện nội dung chương trình đảm bảo
không gian kỹ thuật làm việc kỹ thuật CDIO để tăng cường phương pháp học chủ
động, học tích cực, học trải nghiệm.
Các trường đại học thành viên và khoa trực thuộc rà soát và xây dựng lại
các chương trình giáo dục đại học phù hợp với học chế tín chỉ, tăng cường liên thông,
chuyển đổi giữa các chương trình, tăng tính chủ động cho sinh viên. Các chương
trình đều được trình bày theo yêu cầu nêu rõ mục tiêu chung, mục tiêu đào tạo cụ thể,
39
cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng như xây dựng chuẩn đầu ra của
các chương trình.
+ Đào tạo chất lượng cao
Liên kết đào tạo Thạc sĩ với ĐH Applied Sciences Northwestern (Thụy Sĩ),
ĐH Stirling (Scotland), ĐH Northeastern University (Hoa Kỳ), ĐH Pantheon Assas
Paris 2 (Pháp), ĐH Houston (Hoa Kỳ), ĐH Quản trị Paris (Pháp), … Liên kết đào tạo
Tiến sĩ với ĐH UCLA (University of California, Los Angeles -Hoa Kỳ), chương
trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao; chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng, chương
trình tiên tiến.
+ Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
Các cơ sở đào tạo thực hiện công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất
lượng giáo dục thực tế.
Phối hợp tiến hành đánh giá theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các Trường
Đại học Đông Nam Á (AUN) với các chương trình đào tạo thuộc ĐHQG TP.HCM.
+ Đổi mới phương pháp giảng dạy
Tiến hành hội thảo cấp ĐHQG nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giảng
viên trẻ về đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy, biên soạn giáo trình điện tử, lấy người học làm trung tâm, tăng cường thời
gian tự học của sinh viên…
- Đánh giá: bên cạnh những thành quả đạt được, củng còn một số hạn chế cần
khắc phục trong lĩnh vực đào tạo. Cơ chế tài chính cho đào tạo đã lạc hậu, không đáp
ứng được yêu cầu đào tạo chất lượng cao. Chi phí đầu tư cải tiến cho chương trình
đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cũng còn hạn chế. Chưa có chính
sách hỗ trợ học bổng cho học viên cao học, nghiên cứu sinh nên nhiều học viên và
nghiên cứu sinh vẫn chưa tập trung toàn bộ thời gian cho việc học tập và nghiên cứu,
hạn chế việc thu hút các nghiên cứu sinh giỏi vào ĐHQG TP.HCM. Số lượng giảng
40
viên có trình độ Tiến sĩ, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư chưa nhiều, tỷ lệ giảng
viên/sinh viên còn thấp so với các trường đại học trong khu vực.Nhiều giảng viên
chưa toàn tâm toàn lực cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học (NCKH) vì chế
độ lương bổng chưa hợp lý.
- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Xây dựng và phát triển tiềm lực KHCN theo hướng hội nhập quốc tế và gắn
với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
+ Xây dựng cơ sở vật chất khoa học công nghệ
Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống 60 phòng thí nghiệm (PTN) với trang
thiết bị hiện đại phục vụ NCKH, phát triển công nghệ và đào tạo chất lượng cao. Các
PTN trọng điểm đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai nghiên cứu mũi nhọn,
hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
+ Chuyển giao công nghệ
Các kết quả nghiên cứu công nghệ cao đưa vào thực tế. Chuyển đổi các
trung tâm chuyển giao công nghệ thành các tổ chức KHCN tự chủ và tự chịu trách
nhiệm.
+ Gắn kết khoa học công nghệ với doanh nghiệp và địa phương
Hoạt động khoa học công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương như TP.HCM, Bình Dương, khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Hợp tác quốc tế
+ Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế
giới: các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Áo, Bỉ, Pháp, Anh, Thụy
Điển, Đức, Nga, Hoa Kỳ ….
+ Hợp tác nghiên cứu với các đại học và tổ chức quốc tế về chương trình
MANAR (UCLA – Hoa Kỳ), Nano (CEA, INPG – Pháp) …
- Đánh giá: trong thời gian qua, với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giảng
viên và nhà khoa học, ĐHQG TP.HCM được xem là một trong những đơn vị nổi bật
41
cả nước về công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, so với năng lực và kỳ vọng,
KHCN tại ĐHQG TP.HCM còn một số vấn đề cần quan tâm:
+ Đội ngũ cán bộ nghiên cứu mỏng, thiếu chuyên gia đầu đàn, hoạt động còn
phân tán.
+ Văn hóa trong hoạt động NCKH và tổ chức hoạt động NCKH còn yếu.[14]
+ Chưa năng động tìm các nguồn kinh phí mà phần lớn vẫn trông chờ vào
nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước trong khi nguồn kinh phí này giảm do khó
khăn kinh tế nên ảnh hưởng mạnh tới việc thực hiện các mục tiêu chiến lược; hoạt
động tại các lĩnh vực KHCN chưa đều.
+ Chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực mang tính đột phá. Phần lớn các
kết quả NCKH mới dừng ở quy mô phòng thí nghiệm mà chưa được tiếp tục hoàn
thiện để có thể thương mại hóa.
+ Việc duyệt đề tài NCKH còn nể nang, mang tính phân phối cào bằng, dàn
trải mỗi đơn vị một ít.
+ Quan hệ với doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác
triệt để các mối quan hệ quốc tế để phát triển KHCN nước nhà.
2.2.2. Nhóm chiến lược 2: Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị
hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
chất lượng cao.
- Tổng diện tích quy hoạch dự án xây dựng ĐHQG TP.HCM: 643,7 ha.
- Xây dựng khu đô thị đại học và đầu tư phát triển cơ sở vật chất.
+ Hình thành diện mạo khu đô thị đại học
Tiến hành rà soát công tác quy hoạch, định hướng sử dụng và đưa quy
hoạch cơ sở vật chất tại nội thành vào quy hoạch tổng thể, tập trung đẩy nhanh công
tác XDCB tại khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An. Phối hợp với chính quyền địa
42
phương thực hiện thi công các khu tái định cư để di dời dân ra khỏi khu đô thị đại
học, phục vụ cho công tác thi công hạ tầng kỹ thuật và xây dựng cơ sở vật chất.
Các hộ dân trong khu đô thị còn kinh doanh lấn chiếm lề đường, lòng
đường, xả rác bừa bải … làm cơ sở vật chất bị xuống cấp.
Bên cạnh Ký túc xá A hiện hữu với sức chứa 20.000 sinh viên. Thực hiện thi
công xây dựng Ký túc xá A mở rộng và Ký túc xá B với 25 tòa nhà cao tầng có cơ sở
vật chất tiện nghi, hiện đại.
+ Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
- Tập trung kinh phí hiện đại hóa hệ thống thư viện, hệ thống PTN đáp ứng nhu
cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Đánh giá: trong công tác xây dựng cơ bản khu quy hoạch ĐHQG TP.HCM và
công trình ký túc xá với nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, ĐHQG TP.HCM đã nỗ
lực thực hiện. Tuy nhiên, công tác xây dựng còn chậm so với kế hoạch đã đề ra.
Nguyên nhân chủ yếu là do công tác đền bù – giải tỏa – tái định cư và công tác xây
dựng cơ bản phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn ngân sách nhà nước. Do tình hình
kinh tế đất nước gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến kinh phí cấp hàng năm cho ĐHQG
TP.HCM. Kinh phí dành cho thi công các khu tái định cư còn ít nên tiến độ thi công
rất chậm. Bên cạnh đó, công tác đền bù – giải tỏa – tái định cư được Chính phủ giao
cho 02 địa phương là UBND TP.HCM và UBND tỉnh Bình Dương; đơn vị trực tiếp
thực hiện là UBND Quận Thủ Đức TP.HCM và UBND thị xã Dĩ An tỉnh Bình
Dương chậm. Hiện nay, trên địa bàn của 02 địa phương này có rất nhiều dự án trọng
điểm phải triển khai như tuyến Metro … nên tiến độ thực hiện dự án xây dựng
ĐHQG TP.HCM bị ảnh hưởng.
Việc triển khai công tác xây dựng cơ bản ở khu đô thị ĐHQG TP.HCM còn
mang tính dàn trải, chia đều cho mỗi đơn vị thành viên nên các dự án thành phần xây
dựng các đơn vị đều đang dang dở. Một phần các khu đất giao cho các đơn vị thành
viên do chưa triển khai xây dựng công trình nên cây cỏ còn mọc um tùm, rập rạm
43
làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung. Các đường nội bộ trong khu đô thị bước đầu
đã dần hình thành nhưng một số tuyến đường chưa gạch lát vỉa và trồng cây xanh.
Về công tác tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ: mặt dù đã được đầu tư nhưng do nguồn kinh phí còn hạn chế
nên chỉ mới đầu tư phần cơ bản của phòng thí nghiệm. Mặt khác, còn phải phân bổ
cho mỗi đơn vị nên còn hạn chế.
2.2.3. Nhóm chiến lược 3: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức – viên chức, đặc
biệt là cán bộ giảng dạy
- Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, đánh giá, đề bạt cán bộ,
bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp.
- Đầu tư công tác xây dựng đội ngũ, số lượng và chất lượng cán bộ - giảng viên.
Đến năm 2012, ĐHQG TP.HCM có tổng cộng 5.514 cán bộ - công chức bao
gồm: 2.172 cán bộ quản lý, 2.565 cán bộ giảng dạy, 777 cán bộ nghiên cứu. Trong đó
1.769 thạc sỹ, 1.008 tiến sỹ và 215 người có chức danh Giáo sư - Phó Giáo sư.
Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2010-2012
2010 2011 2012
Tổng số quản lý 1.500 2.020 2.172
Tổng số cán bộ giảng dạy 2.595 2.793 2.565
Tổng số cán bộ nghiên cứu, kỹ sư,
kỹ thuật viên
450 530 777
Tổng số 4.545 5.343 5.514
Trong đó
Thạc sỹ 1.393 1.589 1.769
Tiến sĩ 726 831 1.008
GS-PGS 190 209 215
Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05]
44
+ Đồ thị thể hiện số lượng cán bộ ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2010 - 2012:
-
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
2010 2011 2012
Cán bộ giảng dạy
Cán bộ quản lý
Cán bộ nghiên cứu
Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn đội ngũ cán bộ giai đoạn 2010 - 2012
Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05]
+ Đồ thị thể hiện số lượng cán bộ giảng viên có trình độ Thạc sĩ từ năm 2010
đến năm 2012:
SỐ LƯỢNGTHẠC SĨ
-
200
400
600
800
1,000
1,200
1,400
1,600
1,800
2,000
2010 2011 2012
SỐ LƯỢNGTHẠC SĨ
Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn số lượng cán bộ ĐHQG TP.HCM trình độ Thạc sĩ
Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05]
45
+ Đồ thị thể hiện số lượng cán bộ giảng viên có trình độ Tiến sĩ từ năm 2010
đến năm 2012:
SỐ LƯỢNG TIẾN SĨ
-
200
400
600
800
1,000
1,200
2010 2011 2012
SỐ LƯỢNG TIẾN SĨ
Hình 2.4: Đồ thị biểu diễn số lượng cán bộ ĐHQG TP.HCM trình độ Tiến sĩ
giai đoạn 2010 - 2012
Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05]
+ Đồ thị thể hiện số lượng cán bộ giảng viên có trình độ Thạc sĩ từ năm 2010
đến năm 2012:
SỐ LƯỢNGGIÁO SƯ - PHÓ GIÁO SƯ
175
180
185
190
195
200
205
210
215
220
2010 2011 2012
SỐ LƯỢNGGIÁO SƯ - PHÓ
GIÁO SƯ
Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn số lượng cán bộ ĐHQG TP.HCM học hàm Giáo sư,
Phó Giáo sư giai đoạn 2010 - 2012
Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05]
46
- Đánh giá: tuy đạt được một số thành tựu nhưng công tác xây dựng đội ngũ còn
vướng nhiều bất cập, ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ viên chức. Chế độ ngạch,
bậc thang bảng lương, phụ cấp giảng dạy đã lạc hậu, mức lương theo quy định của
nhà nước còn thấp nên ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ giảng viên, nhất là các
giảng viên trẻ. Bên cạnh đó, cơ chế tài chính quy định chế độ thanh toán trong các đề
tài nghiên cứu khoa học làm nản lòng các cán bộ nghiên cứu khoa học, làm dao động
tâm lý một số cán bộ và giảng viên.
2.2.4. Nhóm chiến lược 4: Công tác kế hoạch – tài chính
- Công tác lập kế hoạch áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo quá trình
và kết quả đầu ra, trong đó bao gồm việc phân bổ các nguồn lực tài chính, nhân sự,
cơ sở vật chất cho các hoạt động.
- Về chỉ tiêu tài chính và hiệu quả đầu tư: công khai đánh giá kết quả thực hiện,
tiến độ giải ngân.
- Đánh giá: tuy công tác kế hoạch tài chính có những thành công nhưng cũng
bộc lộ nhiều nhược điểm, cụ thể như sau:
+ Tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước(NSNN) cấp cho hoạt động đơn vị
vẫn chưa rõ ràng.
o Phân bổ cào bằng ngân sách nhà nước trên số sinh viên, trong khi mức
đầu tư cho sinh viên khối ngành khoa học cơ bản cao hơn khối ngành kinh tế và xã
hội nhân văn.
o Nguồn lực tài chính được đầu tư cho hoạt động, phát triển dựa theo quy
mô, chưa tính đến kết quả, hiệu quả.
+ Quy chế tự chủ tài chính chủ yếu là tự chủ chi tiêu, chưa tự chủ tạo nguồn
thu cho hoạt động.
+ Ngân sách hoạt động của các đơn vị chưa đa dạng:
47
o Chủ yếu dựa vào nguồn NSNN cấp và học phí từ các hệ đào tạo chủ
yếu là hệ đào tạo chính quy.
o Chưa có động lực mạnh mẽ thúc đẩy đa dạng hóa nguồn lực tài chính
từ các hoạt động dịch vụ, phục vụ cộng đồng, chuyển giao công nghệ, thương mại
hóa và ứng dụng sản phẩm trí tuệ của các nhà khoa học vào thực tiễn cuộc sống.
+ Nhận thức và năng động tài chính chưa cao:
o Sự phụ thuộc quá lâu vào ngân sách kết hợp với sự đầu tư dàn trải của
NSNN làm giảm áp lực nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác tài sản đầu tư cho các
đơn vị sự nghiệp.
o Chưa có cơ chế khuyến khích cho các đơn vị làm ăn hiệu quả, tạo nhiều
nguồn thu để phát triển: cụ thể đối với các đơn vị năng động tự chủ tạo nguồn tài
chính lại không được quan tâm đầu tư.
Cùng với các nhược điểm nêu trên, với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn,
nguồn lực đầu tư cho giáo dục sẽ gặp nhiều khó khăn, từ đó áp lực đẩy mạnh xã hội
hóa giáo dục, tạo cơ chế cho hệ thống giáo dục đại học hoạt động hiệu quả hơn đang
là một vấn đề bức thiết hiện nay.
Với các nguyên nhân nội tại và ngoại cảnh nêu trên, chúng ta nhận thấy cần
thiết phải điều chỉnh nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả nguồn lực có được.
2.3. Phân tích môi trường hoạt động
2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài
2.3.1.1. Môi trường vĩ mô
 Yếu tố kinh tế
Tình hình kinh tế - xã hội: năm 2013 là năm còn nhiều khó khăn trong phát
triển kinh tế xã hội, khủng hoảng kinh tế tiếp diễn, lạm phát không giảm, thu ngân
sách không cải thiện, bội chi ngân sách, đầu tư nhà nước vẫn còn dàn trải và vượt quá
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Bài tổng hợp thảo luận đổi mới giáo dục Ved june 9 final bản hoàn chỉnh
Bài tổng hợp thảo luận đổi mới giáo dục Ved june 9 final bản hoàn chỉnhBài tổng hợp thảo luận đổi mới giáo dục Ved june 9 final bản hoàn chỉnh
Bài tổng hợp thảo luận đổi mới giáo dục Ved june 9 final bản hoàn chỉnhJame Quintina
 
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại ...
 Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại ... Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại ...
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại ...hieu anh
 
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)taytuutronghoa
 
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenCẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenVũ Vu
 
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Trần Đức Anh
 
Tìm giải pháp cho tự chủ trong tuyển sinh
Tìm giải pháp cho tự chủ trong tuyển sinh Tìm giải pháp cho tự chủ trong tuyển sinh
Tìm giải pháp cho tự chủ trong tuyển sinh LE The Vinh
 
Đề án tuyển sinh ĐH Hồng Đức năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hồng Đức năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH Hồng Đức năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hồng Đức năm 2015onthitot24h
 
Đề án tuyển sinh CĐ Asian năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Asian năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Asian năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Asian năm 2015onthitot24h
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàngđề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hànghieu anh
 
Đề án tuyển sinh ĐH Phú Xuân năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Phú Xuân năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH Phú Xuân năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Phú Xuân năm 2015onthitot24h
 
Tuyen sinh-truong-dh-kinh-te-nghe-an-nam-2015
Tuyen sinh-truong-dh-kinh-te-nghe-an-nam-2015Tuyen sinh-truong-dh-kinh-te-nghe-an-nam-2015
Tuyen sinh-truong-dh-kinh-te-nghe-an-nam-2015giaoduc0123
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-phan-thiet
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-phan-thietDe an-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-phan-thiet
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-phan-thietgiaoduc0123
 
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-cntt-tp-hcm
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-cntt-tp-hcmDe an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-cntt-tp-hcm
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-cntt-tp-hcmgiaoduc0123
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 

La actualidad más candente (18)

Bài tổng hợp thảo luận đổi mới giáo dục Ved june 9 final bản hoàn chỉnh
Bài tổng hợp thảo luận đổi mới giáo dục Ved june 9 final bản hoàn chỉnhBài tổng hợp thảo luận đổi mới giáo dục Ved june 9 final bản hoàn chỉnh
Bài tổng hợp thảo luận đổi mới giáo dục Ved june 9 final bản hoàn chỉnh
 
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại ...
 Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại ... Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại ...
Biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên Trường Đại ...
 
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
 
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐHLuận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Luận án: Đảng bộ trường ĐH nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
 
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa SenCẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
Cẩm Nang Tuyển Sinh 2019 - Đại học Hoa Sen
 
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...Tailieu.vncty.com   xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
Tailieu.vncty.com xay dung-noi_dung_khung_tieu_chi_du_bao_phat_trien_giao_d...
 
Tìm giải pháp cho tự chủ trong tuyển sinh
Tìm giải pháp cho tự chủ trong tuyển sinh Tìm giải pháp cho tự chủ trong tuyển sinh
Tìm giải pháp cho tự chủ trong tuyển sinh
 
Đề án tuyển sinh ĐH Hồng Đức năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hồng Đức năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH Hồng Đức năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Hồng Đức năm 2015
 
Đề án tuyển sinh CĐ Asian năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Asian năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Asian năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Asian năm 2015
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàngđề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
đề án đăng ký mở ngành đào tạo thạc sĩ tài chính ngân hàng
 
Đề án tuyển sinh ĐH Phú Xuân năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Phú Xuân năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH Phú Xuân năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH Phú Xuân năm 2015
 
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOTĐề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
Đề tài: Biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH, HOT
 
Tuyen sinh-truong-dh-kinh-te-nghe-an-nam-2015
Tuyen sinh-truong-dh-kinh-te-nghe-an-nam-2015Tuyen sinh-truong-dh-kinh-te-nghe-an-nam-2015
Tuyen sinh-truong-dh-kinh-te-nghe-an-nam-2015
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
 
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-phan-thiet
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-phan-thietDe an-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-phan-thiet
De an-tuyen-sinh-cua-truong-dai-hoc-phan-thiet
 
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-cntt-tp-hcm
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-cntt-tp-hcmDe an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-cntt-tp-hcm
De an-tuyen-sinh-truong-cao-dang-cntt-tp-hcm
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 

Similar a Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020

SO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdfSO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdfVyTng578160
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdf
CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdfCHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdf
CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdfNuioKila
 
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdfcongtran88
 
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Son La College
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetShinji Huy
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetShinji Huy
 
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8Jame Quintina
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học LE The Vinh
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docxIdiotsGuy
 
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...jackjohn45
 
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Giao duc truc tuyen mo dai tra (moocs) dh nguyen tat thanh
Giao duc truc tuyen mo dai tra (moocs)   dh nguyen tat thanhGiao duc truc tuyen mo dai tra (moocs)   dh nguyen tat thanh
Giao duc truc tuyen mo dai tra (moocs) dh nguyen tat thanhHiền Nhân
 

Similar a Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020 (20)

SO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdfSO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdf
 
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdfNHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HIỆN NAY.pdf
 
CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdf
CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdfCHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdf
CHIẾN LƯỢC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030.pdf
 
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
 
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015Bài viết hội thảo quốc gia 2015
Bài viết hội thảo quốc gia 2015
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyet
 
Phan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyetPhan do an ly thuyet
Phan do an ly thuyet
 
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
Cac xu huong phat trien gd the gioi ngay 7 thang 8
 
Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học Đổi mới giáo dục đại học
Đổi mới giáo dục đại học
 
van de giao duc.docx
van de giao duc.docxvan de giao duc.docx
van de giao duc.docx
 
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
 
Đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại ĐH Bạc Liêu, HAY
Đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại ĐH Bạc Liêu, HAYĐảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại ĐH Bạc Liêu, HAY
Đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại ĐH Bạc Liêu, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở NƯỚC T...
 
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
Khóa luận Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện...
 
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lậpLuận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại học công lập
 
Luận án: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH công lập, HAY
Luận án: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH công lập, HAYLuận án: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH công lập, HAY
Luận án: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH công lập, HAY
 
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lậpLuận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập
Luận văn: Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập
 
Giao duc truc tuyen mo dai tra (moocs) dh nguyen tat thanh
Giao duc truc tuyen mo dai tra (moocs)   dh nguyen tat thanhGiao duc truc tuyen mo dai tra (moocs)   dh nguyen tat thanh
Giao duc truc tuyen mo dai tra (moocs) dh nguyen tat thanh
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Último

2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 

Último (20)

2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 

Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định “phát triển giáo dục – đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững”. Với sự khẳng định đó, vai trò quan trọng của giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã được Đảng và nhà nước ưu tiên và quan tâm hơn bao giờ hết. Trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục truyền thống Việt Nam cũng dần chuyển sang cơ chế thị trường và từng bước thích nghi hội nhập với khu vực và thế giới. Điều này thể hiện qua việc quy mô ngày càng mở rộng hệ thống các trường ngoài công lập với sự đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau: vốn nước ngoài, tư nhân trong nước, liên doanh … Với tính năng động thì những trường công lập tiếp cận và thích nghi tương đối tốt với cơ chế mới, bên cạnh những trường tư duy còn nặng về tính bao cấp (như các trường công và đặc biệt là các trường sư phạm) của nhà nước và hoàn toàn lệ thuộc vào ngân sách nhà nước thì hiển nhiên sẽ đứng trước những khó khăn và phải lựa chọn cách thức để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường giáo dục khi ngày càng có nhiều trường với nhiều loại hình đào tạo, nhiều ngành nghề, và cơ chế chính sách cho người học giữa hai hệ thống công lập và tư thục. Lẽ tất nhiên, mỗi một hệ thống đều có những lợi thế và thế mạnh riêng nhưng nếu không có sự nhận thức đúng đắn về tư duy kinh tế trong giáo dục cùng với sự hài hòa giữa trường công và trường tư thì hậu quả sẽ ảnh hưởng không chỉ đến bản thân các trường, người học mà cả nền giáo dục đại học nói chung.
  • 2. 2 Cần phải xác định rõ ràng các khái niệm khi mà giáo dục đại học bắt đầu bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế: “giáo dục là hàng hóa”, “giáo dục là một loại hàng hóa đặc biệt”, “dịch vụ trong giáo dục” hay “các loại hàng hóa dịch vụ trong giáo dục đại học” .… Giáo dục có còn là một phúc lợi của xã hội không hay đã chuyển dần sang một loại hình dịch vụ thuần túy như những loại hàng hóa khác trong nền kinh tế thị trường khi tham gia hội nhập ? Giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã và đang chuyển sang trạng thái đa thành phần. Do đó, cũng xuất hiện những hệ quả của sự tác động tiêu tực từ thị trường xuất hiện nhiều đòi hỏi mới: học phí, bằng cấp, chất lượng đào tạo, kỹ năng, năng lực, ngành nghề …Với sự đan xen đa dạng, phong phú và nhiều như vậy nên dù đã có nhiều các cuộc hội thảo, các tranh luận nhưng vẫn chưa đưa ra được một triết lý giáo dục chung nhất, cơ bản nhất cho nền giáo dục đại học Việt Nam trong sự giao thoa giữa công và tư, giữa tư duy bảo thủ “giáo dục là phúc lợi xã hội” với tư duy đổi mới cởi mở hội nhập “phát triển kinh tế giáo dục”. Vấn đề quan trọng không kém khi thay đổi tư duy kinh tế trong giáo dục theo cơ chế thị trường có nguy cơ ảnh hưởng đến việc bảo tồn và duy trì các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Khi mà những tư tưởng, tri thức trong nước và nước ngoài có sự giao lưu và trao đổi, mà diễn biến thì phần lớn chuyển đổi theo hướng tiếp cận cập nhật mới, thậm chí là thay thế mới hoàn toàn mà không có sự giao thoa chọn lọc và tiếp biến. 2. Tính cấp thiết của đề tài Tính tự chủ và hội nhập của giáo dục đại học ngày càng được yêu cầu cao hơn để đáp ứng yêu cầu về hội nhập quốc tế, điều này đã được mở ra sau nhiều năm giáo dục đại học bị chi phối một cách thụ động từ trên xuống của cơ chế bao cấp và cơ quan chủ quản (thậm chí là mệnh lệnh hành chính mà thiếu đi tư duy, hiểu biết quản lý giáo dục trong nền kinh tế thị trường). Luật Giáo dục đại học được Quốc hội Việt
  • 3. 3 Nam ban hành và đã có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 như đã phần nào mở ra tính tự chủ từng bước được nâng cao đối với giáo dục đại học. Muốn hội nhập tốt, thì việc quản lý và xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế yêu cầu các nhà quản lý giáo dục đại học cần một tư duy linh hoạt và nhạy bén. Nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội phối hợp với các tổ chức giáo dục của khu vực và quốc tế để mang lại cho cơ sở giáo dục những mối liên hệ sâu – rộng phát triển. Sự phát triển này tạo ra những thuận lợi không chỉ cho người học mà còn cho cả nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của cán bộ giảng viên. Một trong những khó khăn hiện nay là nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học và sử dụng thành thạo các kỹ năng ngoại ngữ của cán bộ – giảng viên để có thể hội nhập được với nền khoa học của khu vực và thế giới. Việc ứng dụng kiển thức, kỹ năng thực hành của giảng viên các trường đại học Việt Nam khá là hạn chế so với nhu cầu được đào tạo cho người học. Người học vẫn chưa thực sự tìm được mối liên kết giữa trong nước và quốc tế, khi mà hệ thống văn bằng giáo dục trong nước chưa được công nhận trong khu vực và quốc tế. Việc này buộc những du học sinh trong nước khi học các chương trình của nước ngoài phải học lại hoàn toàn từ đầu. Chính vì vậy mà việc liên kết hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học sẽ mang lại cho người học những cơ hội để hội nhập thực sự. Việc nâng cao được giá trị văn bằng không chỉ đơn thuần là liên kết đào tạo quốc tế để người học lấy bằng cấp do các trường nước ngoài cấp mà còn cần tiến tới sự phát triển đồng bộ các điều kiện của các mặt: xây dựng phát triển chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng, vất chất thiết bị kỹ thuật cho thực hành, huấn luyện…để hướng tới tính đồng đẳng với các trường nước ngoài mà trước mắt là trong khu vực ở mức trung bình (để có thể so sánh được với một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia, tiến tới tiệm cận với Trung Quốc và Singapore). Yêu cầu của thị trường và của xã hội khi hội nhập đang đặt ra cho giáo dục đại học cần tăng cường quản lý và tổ chức kết hợp giữa nghiên cứu với ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học; nâng cao từng bước tính ứng dụng của các sản phẩm nghiên
  • 4. 4 cứu. Từ đó, xác định được hướng đi và ‘”đầu ra” cho nghiên cứu khoa học và tiến tới sự đồng đẳng với hoạt động nghiên cứu khoa học trong khu vực và thế giới, mà trước mắt là với các trường nước ngoài có mối quan hệ hợp tác liên kết với các trường, cơ sở giáo dục trong nước. Tận dụng chính sự hợp tác liên kết để chia sẻ công nghệ, khoa học phục vụ cho sự phát triển giáo dục đại học trong nước. Thông qua việc hợp tác quốc tế thì cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ của cơ sở giáo dục trong nước cũng phải được đổi mới, và từng bước tiến tới chuyển đổi các mặt dần dần. Các chương trình đào tạo của các ngành học truyền thống trước đây đã có sự thay đổi một cách cơ bản để đáp ứng với yêu câu mới của sự phát triển, nhất là khi giao lưu với quốc tế và đi vào hội nhập thì lượng kiến thức lý thuyết đã cập nhật chuyển đổi dần sang tính thực hành ứng dụng cao hơn. Việc hợp tác quốc tế, thông qua các chương trình, dự án, các nguồn quỹ của tổ chức và đại học quốc tế tài trợ đã mang lại cho các trường trong nước nguồn lực đáng kể để phát triển các hoạt động khoa học – công nghệ. Nhưng đồng thời cũng tạo ra những khó khăn là cơ chế quản lý sao cho không để các nguồn lực tài chính đó bị lợi dụng theo hướng tiêu cực như tham ô, tham nhũng, và lãng phí… Với những khó khăn ban đầu đặt ra cho công tác kiểm định chất lượng giáo dục của các trường đại học thì đến nay vấn đề này vẫn còn đang được thực hiện thận trọng để đảm bảo vừa phát huy được những thế mạnh của các giáo dục đại học Việt Nam gần 70 năm qua, đồng thời cũng từng bước nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong cơ chế kinh tế thị trường. Lẽ dĩ nhiên, một khi đã xác định là hội nhập với khu vực và thế giới, thì công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học cần phải được tuân thủ theo các tiêu chí do quốc tế đặt ra. Điều này không phải đơn giản khi mà các tiêu chí quốc tế được xây dựng và đặt ra những yêu cầu rất cụ thể, lượng hóa cách đánh giá đối với từng lĩnh vực, từng vấn đề từ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, cho đến chất lượng của quá trình thiết kế xây dựng chương trình đào tạo, quá trình dạy học, hệ thống phương pháp, các nguồn lực ….
  • 5. 5 Tuy nhiên, đây là một thách thức không nhỏ cho các cơ sở giáo dục, các trường đại học khi tiến tới thực hiện việc kiểm định đánh giá chất lượng thông qua hệ thống định chuẩn quốc tế và được kiểm định bởi các tổ chức độc lập. Giáo dục đại học Việt Nam bước đầu đang được tổ chức lại theo xu hướng chung của giáo dục đại học thế giới. Theo quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020. Các trường đại học sẽ được phân tầng thành các đại học đẳng cấp thế giới, các đại học nghiên cứu và các đại học định hướng nghề nghiệp, ứng dụng. Bên cạnh đó, quy mô đào tạo của các trường đại học, cao đẳng được xác định trên cơ sở bảo đảm các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng chất lượng như: số lượng, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, ký túc xá sinh viên, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, quản lý nhà trường …, đồng thời được cân đối phù hợp với đặc điểm các trường, ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo và năng lực quản lý để bảo đảm chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai đại trà công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; thực hiện định kỳ xếp hạng các trường đại học, cao đẳng. Cũng theo quyết định của Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 và theo lộ trình gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế - WTO, kể từ ngày 01/01/2010, các cơ sở giáo dục – đào tạo vốn 100% nước ngoài đã được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam và Chính phủ cho phép hình thành các khu đại học dành cho các trường đại học nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Do đó, thị trường giáo dục đại học Việt Nam sẽ đón nhận thêm nhiều trường đại học và cao đẳng vốn nước ngoài hoạt động. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội học tập cho sinh viên Việt Nam nhưng cũng mang lại rất nhiều thách thức, đặc biệt là gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt đối với các trường đại học ở Việt Nam.
  • 6. 6 Với bản thân đã làm việc tại ĐHQG TP.HCM hơn 14 năm, đã tham gia thảo luận và đóng góp một số ý kiến về kế hoạch chiến lược hoạt động của ĐHQG TP.HCM. Trước tình hình trên, tôi xin được thực hiện đề tài “Hoàn thiện chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2020”. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau: + Đánh giá thực trạng chiến lược hoạt động của Đại học Quốc Gia TP.HCM. + Phân tích thực trạng hoạt động của ĐHQG TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2012. Bên cạnh đó, sử dụng ma trận SWOT để phân tích các yếu tố tác động bên ngoài (EFE) và các yếu tố bên trong (IFE) ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của ĐHQG TP.HCM. + Đề xuất các chiến lược khả thi và các giải pháp cụ thể nhằm phát triển ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 - 2020. - Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu làm rõ quá trình hình thành và phát triển của ĐHQG TP.HCM. + Nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng chiến lược. + Nghiên cứu bối cảnh nền kinh tế xã hội và định hướng chiến lược phát triển giáo dục đại học của Chính phủ đến năm 2020 ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược của ĐHQG TP.HCM + Nghiên cứu kinh nghiệm hoạch định chiến lược phát triển trường đại học nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra các bài học từ thực tiễn cho sự phát triển của ĐHQG TP.HCM. + Thu thập thông tin, số liệu về thực trạng chiến lược và tình hình hoạt động của ĐHQG TP.HCM trong các năm 2010 – 2012: mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn; đào tạo và kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo; nghiên cứu khoa học và chuyển giao
  • 7. 7 công nghệ; hợp tác quốc tế; công tác phát triển nhân sự; công tác kế hoạch - tài chính; xây dựng khu đô thị đại học và đầu tư phát triển cơ sở vật chất. + Đánh giá thực trạng chiến lược và hoạt động của ĐHQG TP.HCM trong những năm vừa qua: thành tựu đạt được, những khó khăn, những điểm mạnh và điểm yếu cũng như các cơ hội và nguy cơ đe dọa. + Điều chỉnh và hoàn thiện các chiến lược phát triển ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 – 2020, và nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị để thực hiện có hiệu quả. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: + Nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung mô tả chiến lược và các giải pháp cho sự phát triển của ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 – 2020. + Thời gian nghiên cứu: thông tin, tư liệu liên quan đến đề tài được thu thập trong 03 năm gần đây (từ 2010 đến 2012). + Địa bàn nghiên cứu: thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: thu thập các tài liệu tổng quan về nền giáo dục đại học của Việt Nam và ĐHQG TP.HCM. Thu thập thông tin tổng quan về nền giáo dục đại học của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Nguồn thông tin nội bộ là tài liệu báo cáo thường niên, các báo cáo tài chính, bản tin nội bộ từ năm 2010 đến 2012, - Phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.[01] Các phương pháp trên sẽ thực hiện để đạt được những mục tiêu và nội dung trên.
  • 8. 8 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chiến lược phát triển. - Phân tích đánh giá một các toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của ĐHQG TP.HCM. - Luận văn đề xuất một số chiến lược để phát triển ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 – 2020 phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập với nền giáo dục thế giới. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được bố cục thành 03 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược Chương 2: Thực trạng về chiến lược của ĐHQG TP.HCM Chương 3: Hoàn thiện chiến lược phát triển ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 – 2020
  • 9. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1. Khái niệm về chiến lược 1.1.1. Khái niệm chiếnlược và phát triển Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát để đạt được mục tiêu cụ thể. Nói đến chiến lược của một tổ chức nào đó người ta thường nghĩ ngay đến việc tổ chức đó phải xác định mục tiêu muốn đạt tới là gì, cách thức thực hiện ra sao và phải đảm bảo cho nó những nguồn lực nào. Afred Chandler định nghĩa: Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.[04] Theo James B. Quinh: Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau. Còn theo Ferd R, David trong tác phẩm “Khái luận về quản trị chiến lược”: Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh.[10] Chiến lược còn được hiểu là một tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy doanh nghiệp đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và doanh nghiệp sẽ hoặc sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh nào. Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
  • 10. 10 hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm của cái cũ đồng thời loại bỏ những khuyết điểm của cái cũ để ngày càng hoàn thiện hơn. 1.1.2. Quản trị chiếnlược Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, họach định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, tổ chức, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó, trong môi trường hiện tại cũng như tương lai. 1.1.3. Vai trò của chiến lược - Vai trò hoạch định: Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Nó chỉ ra cho nhà quản trị biết là phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng nào và lúc nào sẽ đạt được kết quả mong muốn. - Vai trò dự báo: Trong một môi trường luôn luôn biến động, các cơ hội cũng như nguy cơ luôn luôn xuất hiện. Quá trình hoạch định chiến lược giúp cho nhà quản trị phân tích môi trường và đưa ra những dự báo nhằm đưa ra các chiến lược hợp lý. Nhờ đó nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng được các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến môi trường. - Vai trò điều khiển: Chiến lược kinh doanh giúp nhà quản trị sử dụng và phân bổ các nguồn lực hiện có một cách tối ưu cũng như phối hợp một cách hiệu quả các chức năng trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra. 1.2. Qui trình quản trị chiến lược 1.2.1. Bước 1: Thỏa thuận hoạch định chiến lược, xác định sứ mạng và mục tiêu định hướng. - Thỏa thuận hoạch định chiến lược: là sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà chiến lược với những người tham gia vào quá trình thực hiện chiến lược nhằm: + Những người tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược sẽ hiểu rõ hơn về các chiến lược được xây dựng và có thể triển khai thực hiện dễ dàng.
  • 11. 11 + Làm tăng tính khả thi của các chiến lược được đưa ra. - Xác định sứ mạng của doanh nghiệp: sứ mạng được hiểu là lý do tồn tại, ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mạng của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đối với xã hội. Thông thường, sứ mạng bao gồm các nội dung như khách hàng, sản phẩm hay dịch vụ, thị trường, công nghệ, triết lý, mối quan tâm đối với công đồng, nhân viên… Sứ mạng cho thấy bức tranh toàn cảnh trong tương lai của công ty. Sứ mạng là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và các chiến lược phát triển của doanh nghiệp. - Xác định mục tiêu của doanh nghiệp: mục tiêu là sự cụ thể hóa nội dung, là phương tiện để thực hiện thành công bản tuyên ngôn về sứ mạng của doanh nghiệp. 1.2.2. Bước 2: Phân tíchmôi trường bên ngoài và bên trong. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và bên trong, nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Vì thế, việc nghiên cứu môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài là hết sức cần thiết trong việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.[10] 1.2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài - Phân tích môi trường vĩ mô: Việc phân tích môi trường bên ngoài cho chúng ta nhận biết được những cơ hội và nguy cơ để từ đó doanh nghiệp đưa ra chiến lược thích hợp. Phân tích môi trường bên ngoài thông qua các môi trường: + Môi trường kinh tế: tổng thu nhập quốc nội, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiền tệ, tình trạng lạm phát, hội nhập kinh tế quốc tế… + Môi trường chính phủ, chính trị và pháp luật: doanh nghiệp cần nắm vững các xu hướng chính trị và đối ngoại, các chính sách của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành và của đơn vị. Sự thay đổi của các yếu tố này có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho sự phát triển.
  • 12. 12 + Môi trường kỹ thuật- công nghệ: ngày càng có nhiều công nghệ mới ra đời tạo ra các cơ hội cũng như những nguy cơ cho doanh nghiệp. Công nghệ mới giúp sản xuất ra những sản phẩm mới với giá thành thấp hơn, cạnh tranh hơn, đồng thời, công nghệ mới cũng làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm… + Môi trường văn hóa - xã hội: đặc điểm tiêu dùng, phong cách sống, tập quán hay nét văn hóa của từng địa phương sẽ tác động đến nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. + Môi trường dân số: quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, kết cấu dân số cũng tác động đến doanh nghiệp. + Yếu tố môi trường toàn cầu: ngày nay toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới là xu hướng tất yếu, nó vừa mang lại nhiều cơ hội đồng thời cũng mang đến nhiều nguy cơ. - Phân tích môi trường vi mô + Các đối thủ tiềm ẩn: Khi các đối thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp. Để bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải tăng rào cản nhập ngành thông qua các biện pháp như đa dạng hóa sản phẩm, lợi thế theo quy mô hoặc muốn gia nhập ngành đòi hỏi phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn. + Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp, đe dọa thị phần của doanh nghiệp. + Khách hàng: sự tín nhiệm của khách hàng rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi khách hàng có được những ưu thế nhất định khi đó họ sẽ gây áp lực ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ví dụ như họ sẽ ép giá, yêu cầu được thanh tóan dài hạn… + Nhà cung cấp: bao gồm những đơn vị cung cấp các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tài chính, nguồn lao động… Khi nhà cung cấp có
  • 13. 13 ưu thế, họ sẽ gây áp lực bất lợi đối với doanh nghiệp như bán giá cao, thời hạn thanh toán ngắn, cung cấp hàng nhỏ giọt… + Đối thủ cạnh tranh: đây là áp lực thường xuyên đe dọa trực tiếp các doanh nghiệp, khi áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì càng đe dọa về vị trí và sự tồn tại của các doanh nghiệp. Theo Michael E. Porter, có hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản là lợi thế về chi phí thấp và lợi thế về tính khác biệt của sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình (bao gồm: nhãn hiệu sản phẩm, uy tín thương hiệu, sở hữu công nghệ, cơ sở dữ liệu khách hàng, danh tiếng của doanh nghiệp) và khả năng sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả để tạo ra năng lực đặc biệt nhằm giá trị cho sản phẩm thông qua lợi thế cạnh tranh về phí tổn thấp hoặc lợi thế cạnh tranh về tính khác biệt của sản phẩm. 1.2.2.2 Phân tích môi trường bên trong: Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được như quản trị, sản xuất, tài chính, kế toán, cung ứng vật tư, tiếp thị, quan hệ đối ngọai (PR), nguồn nhân lực, hệ thống thông tin… Phân tích các yếu tố bên trong giúp cho doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó đưa ra chiến lược thích hợp.[10] - Các hoạt động chính: gắn trực tiếp với sản phẩm, gồm: + Các hoạt động đầu vào: quản lý vật tư hàng hóa, kiểm soát tồn kho, kế hoạch vận chuyển… + Sản xuất: vận hành máy móc thiết bị, bao bì đóng gói, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng …. + Các hoạt động đầu ra: tồn trữ, quản lý sản phẩm, phân phối… + Marketing và bán hàng: quảng cáo và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông…
  • 14. 14 + Dịch vụ khách hàng: lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện, phụ tùng, thái độ và thời gian đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Các hoạt động hỗ trợ: tác động gián tiếp đến sản phẩm, gồm: + Quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phát triển và trả công… + Công nghệ sử dụng: hiện đại, lạc hậu, thân thiện với môi trường. + Mua sắm các yếu tố đầu vào. + Cấu trúc hạ tầng : tài chính kế toán, luật pháp và quan hệ với chính quyền, hệ thống thông tin. - Các vấn đề khác - Phân tích tài chính: các chỉ số luân chuyển, đòn bẩy, lợi nhuận, chỉ số tăng trưởng... - Văn hoá tổ chức: giá trị, niềm tin, biểu tượng… 1.2.3 Bước 3 : Hìnhthành chiếnlược Bao gồm việc xác định sứ mạng, thiết lập các mục tiêu, đưa ra các phương án chiến lược và lựa chọn chiến lược. - Xác định sứ mệnh là để trả lời câu hỏi về mục đích tồn tại của tổ chức, doanh nghiệp. Thông điệp về sứ mệnh thường phải bao trùm ba ý chính: mục đích tổ chức, ngành nghề hoạt động và các giá trị sẽ đem lại. - Mục tiêu dài hạn là kết quả mong muốn của doanh nghiệp được đề ra thường trong khoảng thời gian tương đối dài. Thời gian thực hiện mục tiêu dài hạn hay thực hiện chiến lược thường lớn hơn 02 năm. Trong quá trình thực hiện chiến lược nhằm đạt được mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể chia thành nhiều mục tiêu ngắn hạn tương ứng với từng giai đoạn ngắn hơn.
  • 15. 15 - Mục tiêu được xây dựng hợp lý, nó sẽ vừa là động lực, vừa là thước đo của quá trình thực hiện chiến lược. Thông thường, mục tiêu phải đảm bảo tính khả thi, tính linh hoạt, cụ thể, nhất quán và có thể xác định thời gian cụ thể. - Vạch chiến lược là để trả lời câu hỏi con đường nào để đạt được mục tiêu. Mỗi chiến lược có khi được thể hiện bằng một vài dòng nhưng đôi khi chỉ bằng một câu viết rất ngắn gọn. Các chính sách là để trả lời cho câu hỏi việc ra quyết định để thực hiện chiến lược được thực hiện như thế nào. Các chính sách quy định rõ ràng các nguyên tắc, quy tắc cũng như các hướng dẫn cần thiết cho các hoạt động, trong đó gắn liền với quyền ra quyết định của các cấp quản lý. Chính sách rõ ràng giúp cho các quyết định được đưa ra đúng đắn và kịp thời, đáp ứng yêu cầu năng động, linh hoạt trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.4. Bước 4: Thực hiện chiến lược Đây là quá trình thiết lập cơ chế, đưa ra các kế hoạch phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm thực hiện các hướng giải pháp của các chiến lược then chốt được lựa chọn. Trên cơ sở đó, góp phần khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của doanh nghiệp, tạo sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. 1.2.5. Bước 5: Đánh giáchiến lược Do sự thay đổi nhanh chóng của các yếu tố trong môi trường hoạt động và dự báo cho tương lai khó đạt được chính xác tuyệt đối, nên trong quá trình thực hiện đòi hỏi doanh nghiệp cần phải liên tục kiểm tra, đánh giá và từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
  • 16. 16 Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược 1.3. Các công cụ sử dụng để đánh giá và đề ra chiến lược Để thực hiện hoạch định chiến lược có thể áp dụng nhiều phương pháp và công cụ hoạch định chiến lược khác nhau. Luận văn này chỉ chọn lọc sử dụng một số công cụ được giới thiệu dưới đây mà chúng tôi cho rằng chúng giúp ích cho việc hoạch định chiến lược phát triển ĐHQG TP.HCM. 1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là công cụ cho phép đánh giá mức độ tác động chủ yếu của môi trường bên ngoài đến doanh nghiệp. Ma trận EFE được triển khai theo 5 bước: [10] • Bước 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu, có vai trò quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp. • Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (ít quan trọng nhất) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của các yếu tố đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mạng và mục tiêu Phân tích môi trường bên ngoài Phân tích môi trường bên trongHình thành chiến lược Thực hiện chiến lược Đánh giá chiến lược
  • 17. 17 • Bước 3: Phân loại từ 1 (phản ứng ít) đến 4 (phản ứng tốt) cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố này. • Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương ứng của nó để xác định số điểm quan trọng. • Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố đối với ngành. Số điểm trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trường, chưa tận dụng được cơ hội và chưa đối phó được các nguy cơ. Số điểm trung bình lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt, tích cực đối với các cơ hội và nguy cơ. (1) (2) (3) (4) (5) Hình 1.2 Tiến trình xây dựng ma trận EFE Ưu điểm: hình thành bức tranh tổng quát về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Hạn chế: việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan. 1.3.2 Ma trận đánh giácác yếu tố bên trong – IFE Lập danh mục các yếu tố bên ngoài chủ yếu Xác định tầm quan trọng của các yếu tố Phân loại các yếu tố từ 1 đến 4 Tính điểm từng yếu tố Cộng điểm các yếu tố trên danh mục
  • 18. 18 Tương tự như các bước thực hiện và tính điểm của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ dùng để đánh giá các mặt mạnh, yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng của đơn vị. [14] (1) (2) (3) (4) (5) Hình 1.3 Tiến trình xây dựng ma trận IFE Ưu điểm: hình thành bức tranh tổng thể về nội bộ doanh nghiệp với các điểm mạnh, yếu đặc thù mà các yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hạn chế: việc cho điểm từng yếu tố cũng như xác định mức độ quan trọng của các yếu tố còn mang tính chủ quan. 1.3.3 Ma trận SWOT - Ma trận SWOT đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường là nhằm nhận định cho được các đe dọa, cơ hội cũng như các điểm mạnh và điểm yếu mà doanh nghiệp đang và sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. Kỹ thuật phân tích SWOT là một công cụ cho việc tổng hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược.[10] - Cơ hội chủ yếu: là những cơ hội mà tích số giữa mức độ tác động đối với doanh nghiệp khi nó được tận dụng và xác suất mà doanh nghiệp có thể tranh thủ được cơ hội đó là rất lớn. Lập danh mục các yếu tố bên trong chủ yếu Xác định tầm quan trọng của các yếu tố Phân loại các yếu tố từ 1 đến 4 Tính điểm từng yếu tố Cộng điểm các yếu tố trên danh mục
  • 19. 19 - Nguy cơ chủ yếu: là những nguy cơ mà tích số giữa các mức tác động khi nguy cơ xảy ra đối với doanh nghiệp và xác suất xảy ra nguy cơ đó đạt giá trị lớn nhất. - Xác định những điểm mạnh, điểm yếu cốt lõi: quá trình đánh giá và phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp rút ra được nhiều yếu tố nhưng điều quan trọng là phải rút ra được những nhân tố cốt lõi có ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh và việc thực thi những chiến lược của doanh nghiệp. Ở đây cần xem xét các yếu tố với tư cách là các hoạt động trong hệ thống và so sánh với chuẩn mực chung của ngành và các đối thủ cạnh tranh chính. - Liên kết các yếu tố bên trong và các điều kiện bên ngoài: sau khi đã xác định các yếu tố cơ bản của các điều kiện bên trong và bên ngoài, cần áp dụng một quy trình gồm các bước sau đây để tiến hành phân tích và đề xuất các chiến lược: • Bước 1: liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô của ma trận SWOT. SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ Strengths (các điểm mạnh), Weaknesses (các điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các mối đe dọa). • Bước 2: đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic. Lập các chiến lược kết hợp S/O,S/T, W/O, W/T. o S/O: sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài? o S/T: sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài? o W/O: khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội từ bên ngoài? Cần phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém hiện nay? o W/T: khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay? • Bước 3: đưa ra kết hợp giữa 4 yếu tố S+W+O+T.
  • 20. 20 Điều này nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa 04 yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt cơ hội, lấp dần những chỗ yếu kém và giảm bớt nguy cơ. • Bước 4: tổng hợp và xem xét lại các chiến lược. Phân nhóm chiến lược và phối hợp các chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau. - Ưu điểm: • Chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cũng như xác định các cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. • Đưa ra các chiến lược kết hợp cụ thể từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa để doanh nghiệp thực hiện. - Hạn chế: Ma trận SWOT giúp đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn chứ không phải đưa ra chọn lựa hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. 1.4. Chiến lược phát triển đại học đẳng cấp tại một số quốc gia trên thế giới [13] - Cộng hòa Pháp – “Kế hoạch khuôn viên nhà trường” (Plan Campus). Chính phủ Pháp đầu tư 5 tỷ Euro để xây dựng 10 trung tâm giảng dạy và nghiên cứu đại học đạt “tầm thế giới”, bao gồm tổng cộng 39 trường đại học (trong tồng số 85 trường đại học trong cả nước), 37 tổ chức giáo dục đại học và các viện nghiên cứu, với 650.000 sinh viên và 21.000 nhà nghiên cứu. “Kế hoạch khuôn viên nhà trường” gắn kết các trường đại học Pháp vốn dĩ bị manh mún nhằm tạo ra những trường đại học đẳng cấp thế giới của Pháp, cải thiện hình ảnh giáo dục Pháp trong bảng xếp hạnh thế giới. Vào cuối tháng 5-2008, có 6 dự án được lựa chọn đợi đầu tiên. Tháng 7 tiếp tục đợt lựa chọn thứ 2 với 4 dự án mới. Tháng 12/2009, Tổng thống Pháp công bố đầu tư tiếp 3, 5 tỷ Euro “cho vay” để nâng cao năng lực cạnh tranh của các trường đại học Pháp; trong đó 1,1 tỷ Euro sẽ được phân bổ cho các trường đại học của Pháp bằng cách thông qua cạnh tranh tuyển chọn khoảng từ 5 đến 10 trường.
  • 21. 21 Xây dựng trường đại học và các viện nghiên cứu thành một quần thể giảng dạy và nghiên cứu khoa học như một thành phố đại học khoa học hiện đại; khuyến khích các trường đại học kết hợp giữa giáo dục đại học với nghiên cứu khoa học. Dự án đầu tư lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều giảng viên, sinh viên và nhà nghiên cứu. - Liên bang Nga – kế hoạch “Đại học sáng tạo của Liên Bang Nga” (Innovation University of Russian Federation). Lựa chọn những trường đại học có tiềm năng to lớn nhất để tập trung đầu tư xây dựng trở thành đại học đẳng cấp thế giới. Giai đoạn đầu Nga chọn 17 trường đại học, mỗi trường đại học trong vòng 2 năm được đầu tư 1 tỷ rúp (RUB) ( khoảng 34 triệu USD). Giai đoạn hai, chọn 40 trường đại học, mỗi trường đại học trong 2 năm đầu tư 1 tỷ rúp (khoảng 34 triệu USD). Năm 2009, Bộ Khoa học và Giáo dục Nga phát động cuộc cạnh tranh trở thành đại học nghiên cứu quốc gia và đưa ra một dự án tài trợ trong vòng 10 năm, mỗi năm đầu tư hỗ trợ 60 triệu USD cho những trường đại học nghiên cứu quốc gia. Từ năm 2006 đến năm 2008, 57 trường đại học nhận được tài trợ từ Chính phủ liên bang Nga, mỗi trường đại học nhận khoảng 34 triệu USD. Năm 2008, Đại học Ngiên cứu hạt nhân quốc gia và Đại học Khoa học và công nghệ tại Moscow đã được trao danh hiệu đại học nghiên cứu quốc gia. Năm 2009, 12 trường đại học được trao danh hiệu đại học nghiên cứu quốc gia, trong đó có 9 trường đại học khoa học và công nghệ. Trong các năm tiếp theo trường nào không giữ được danh hiệu đại học nghiên cứu quốc gia sẽ bị loại ra khỏi dự án. Nhìn chung, dự án cung cấp nhiều cơ hội cho các trường đại học Nga trong nghiên cứu và phát triển, ở một mức độ nào đó đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của giáo dục đại học ở Nga. - Cộng hòa Ấn Độ - kế hoạch “14 trường đại học đẳng cấp thế giới”(14 World Class Universities).
  • 22. 22 Phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày độc lập (23-6-2007), Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tuyên bố sẽ xây dựng 14 trường đại học đẳng cấp thế giới như Đại học Harvard hay Đại học Cambridge nhằm nâng cao tính cạnh tranh toàn cầu của giáo dục đại học Ấn Độ. Ngày 29-3-2008, Bộ Phát triển nguồn nhân lực công bố kế hoạch xây dựng 14 trường đại học đẳng cấp thế giới trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 của Ấn Độ. Ở ba tiểu bang, một số trường đại học công sẽ đặt dưới sự chỉ đạo của Chính phủ để chuyển thành đại học đẳng cấp thế giới. Ấn Độ đầu tư 73 triệu USD để xây dựng 14 trường đại học đẳng cấp thế giới. Ấn Độ cũng đã đề nghị với Anh giúp về tài chính và kỹ thuật để xây dựng đại học đẳng cấp thế giới. Dự án có sự phối hợp giữa Chính phủ, tư nhân cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và các trường đại học. Ấn Độ tích cực tìm kiếm sự hợp tác với các trường đại học của Hoa Kỳ, trường đại học của Anh trong xây dựng trường đại học đẳng cấp thế giới. Trường đại học đẳng cấp thế giới là những đại học đa ngành, đa lĩnh vực có các ngành tự nhiên, nhân văn, xã hội, công nghệ, y học,… Ấn Độ cũng xây dựng “đề án hỗ trợ tiềm năng xuất sắc của trường đại học”, cung cấp cho kinh phí đặc biệt hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ của giảng viên và sinh viên đặc biệt là trình độ nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ. - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa- “Dự án 211” và “Dự án 985” (211 Project and 985 Project). Giữa thập kỷ 90, Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 100 trường đại học trọng điểm trước khi bước sang thể kỉ 21 – Dự án 211 ra đời. Tháng 5- 1998, tại lễ kỷ niệm 100 năm Đại học Bắc Kinh, Chủ tịch Giang Trạch Dân tuyên bố Trung Quốc quyết tâm xây dựng đại học đẳng cấp thế giới – Dự án 985 ra đời.Thông qua dự án 211, Trung Quốc tuyển chọn một số trường đại học để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu để trở thành đầu tàu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cạnh tranh quốc tế. Dự án 211 là một dự án giáo dục đại học được đầu tư lớn, giai đoạn 1 tổng đầu tư lên đến 18,63 tỷ RMB cho khoảng 100 trường đại học và 602 ngành học trọng điểm. Dự án 211 giai đoạn 2 được đầu tư cho 107 trường đại
  • 23. 23 học với tổng đầu tư 18,7 tỷ RMB. Dự án 985 giai đoạn 1 tập trung đầu tư cho 34 trường đại học, Dự án 985 giai đoạn 2 xây dựng mới thêm 5 trường đại học. Đến năm 2009, Dự án 985 tập trung đầu tư cho 39 trường đại học. Dự án 211 và Dự án 985 đã thu hẹp khoảng cách giữa các đại học Trung Quốc với đại học thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nhân tài. Trung Quốc xây dựng được 99 trường đại học trọng điểm trên tổng số 1.683 trường đại học và cao đẳng công lập ở Trung Quốc. Trong đó, 39 trường được coi là đại học có định hướng nghiên cứu mạnh mẽ, 9 trường được xây dựng trở thành đại học đẳng cấp thế giới trong đó Đại học Bắc Kinh và đại học Thanh Hoa là hai trường đầu bảng. Thu hút các nhà khoa học Trung Quốc ở nước ngoài, cũng như nhiều nhà khoa học nước ngoài thực hiện giảng dạy và nghiên cứu tại các đại học Trung Quốc. Đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. Trung Quốc muốn đưa những trường đại học hàng đầu của mình vào danh sách những trường đại học tốt nhất thế giới trong vòng một thập kỷ và chi hàng tỷ USD cho việc xây dựng những trung tâm nghiên cứu, những phòng thí nghiệm tốt nhất. Những nỗ lực này là cái giá mà Trung Quốc sẵn sàng trả để thu hẹp khoảng cách các trường đại học Trung Quốc với các trường đại học hàng đầu thế giới. - Đại Hàn dân quốc – Dự án “Trí tuệ Hàn Quốc 21” (Brain Korea 21 Project). Đối với Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến việc thu hút hàng ngàn sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản từ các trường đại học Mỹ đến học, vượt qua các đối thủ Singabore, Hong Kong, Malaysia, với giấc mơ biến Hàn Quốc trở thành điểm đến hàng đầu của giáo dục đại học khu vực Châu Á. Giai đoạn đầu (1999-2005), mỗi năm Hàn Quốc đầu tư 199,5 tỷ KRW (tương đương khoảng 170 triệu USD) để xây dựng đại học đẳng cấp thế giới, đồng thời nâng cao chất lượng nghiên cứu của các trường đại học xuất sắc; đầu tư cho các trường đại học có viện nghiên cứu tiềm năng, đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn; đầu tư phát triển các trường đại học với mục tiêu tăng sức cạnh tranh và đồng thời tăng sự liên kết giữa
  • 24. 24 các trường đại học với các doanh nghiệp, tập trung đầu tư các dự án hợp tác giữa công nghiệp với trường đại học. Giai đoạn 2 (2006-2012), đầu tư 7 năm với khoảng 2,1 tỷ USD với mục tiêu xây dựng trung tâm nghiên cứu xuất sắc, hỗ trợ cho các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn của các trường đại học nghiên cứu, giúp cho các nhà nghiên cứu (nghiên cứu sinh, tiến sĩ, giáo sư, nghiên cứu viên…) có một môi trường học tập tốt, yên tâm học tập và nghiên cứu nhằm nâng cao được năng lực cạnh tranh thế giới. Khả năng và kết quả nghiên cứu trường đại học Hàn Quốc tăng lên đáng kể, số lượng ấn phẩm trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Hàn Quốc được đăng lên tạp chí SCI tăng gấp 3 lần so với năm 1998, xếp hạng thế giới từ vị trí thứ 18 vào năm 1998 tăng lên vị trí thứ 12 vào năm 2005 và vị trí thứ 10 vào năm 2012. Hệ thống giáo dục đại học Hàn Quốc chuyển thành hệ thống giáo dục đại học định hướng nghiên cứu. Điều kiện học tập và nghiên cứu của các nghiên cứu sinh không ngừng được cải thiện, số lượng Thạc sĩ nhận tài trợ lên đến 38.000 người và Tiến sĩ 19.000 người, đầu tư cho những lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn ( từ năm 2003-2005, mỗi năm đầu tư 17,3 tỷ KRW cho 126 dự án của 126 trường đại học), tài trợ tuyển dụng 2.400 Giáo sư và 3.700 sau Tiến sĩ. Năng lực nghiên cứu khoa học của Hàn Quốc được nâng cao, đạt thành quả rất đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, trình độ nghiên cứu khoa học của Hàn Quốc ngày càng tiếp cận trình độ thế giới. Hàn Quốc tạo ra môi trường học tập và thuận lợi cho những nhà nghiên cứu trẻ, tạo mọi điều kiện, cơ hội cho họ phát huy hết tài năng. Chất lượng đào tạo trình độ Tiến sĩ của Hàn Quốc ngày càng tiếp cận với các trường đại học nổi tiếng thế giới.
  • 25. 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 khái quát những vấn đề liên quan đến chiến lược, qui trình quản trị chiến lược, các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược, các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên một số kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đại học. Ngày nay, với xu thế hội nhập, nền giáo dục Việt Nam cũng đang hộp nhập mạnh mẽ với nền giáo dục thế giới. Bên cạnh đó, nhà nước cũng đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020. Đây vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn đối với các trường đại học nói chung và ĐHQG TP.HCM nói riêng. Nhằm tồn tại và phát triển, các trường đại học cần phải xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với khả năng nội lực của bản thân và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Trong chương 2, tác giả sẽ vận dụng các công cụ: EFE, IFE, SWOT để phân tích các yếu tố tác động đến quá trình hoàn thiện chiến lược và lựa chọn chiến lược phát triển ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2014 - 2020.
  • 26. 26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệuvề Đại học Quốc giaThành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/1995/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 09 trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lại thành 08 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 06 tháng 02 năm 1996. Đó là các trường: Đại học Tổng hợp TP.HCM, Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Tài chính – Kế toán TP.HCM, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Phân hiệu Đại học Luật TP.HCM, Đại học Kiến trúc TP.HCM.[19] Năm 2001, ĐHQG TP.HCM được tổ chức lại theo Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. ĐHQG TP.HCM cũng như ĐHQG Hà Nội có Quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Theo đó, ĐHQG TP.HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. ĐHQG TP.HCM chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi Đại học Quốc Gia đặt địa điểm, theo quy định của pháp luật. ĐHQG TP.HCM có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch.[20]
  • 27. 27 2.1.2. Hệ thống tổ chức 2.1.2.1. Hệ thống tổ chức chính trị - Đảng ủy ĐHQG TP.HCM là Đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy TP.HCM, có chức năng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của đơn vị và các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Đảng ủy ĐHQG TP.HCM có nhiệm vụ và quyền hạn sau: chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác của Đảng ; tổ chức quán triệt và cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, thành phố thành Nghị quyết hoặc chương trình công tác của Đảng bộ; quyết định những chủ trương, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng, công tác an ninh quốc phòng, công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác xây dựng Đảng và hoạt động của các Đoàn thể. - Công đoàn ĐHQG TP.HCM là Công đoàn cấp trên cơ sở – một mô hình mới trong hệ thống Công đoàn các trường đại học, được thành lập trên cơ sở công đoàn các trường thành viên có bề dày truyền thống, có kinh nghiệm và năng lực công tác công đoàn; các công đoàn cơ sở đã tạo dựng được phong cách chủ động, hợp tác, chia sẻ trách nhiệm và một môi trường đồng thuận, ổn định, phát triển. Trong quá trình hoạt động của mình, Công đoàn ĐHQG TP.HCM được sự lãnh đạo của Đảng ủy vững mạnh, có truyền thống đoàn kết và có kinh nghiệm lãnh đạo trong môi trường đào tạo và nghiên cứu khoa học, đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, những chuyên gia đầu ngành có trí tuệ và tâm huyết. Hiện nay Công đoàn ĐHQG TP.HCM bao gồm 21 công đoàn cơ sở. - Ban Cán sự Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ĐHQG TP.HCM (Ban cán sự Đoàn) được thành lập theo nghị quyết số 01/NQ-TC/97 ngày 03/01/1997 của Ban thường vụ Thành Đoàn TP.HCM. Ban cán sự Đoàn chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng ủy ĐHQG TP.HCM và Ban thường vụ Thành Đoàn TP.HCM. Ban Cán sự Đoàn ĐHQG TP.HCM có nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt tình hình học tập, sinh hoạt của sinh viên từ đó đề xuất tham mưu cho Đảng ủy – Ban
  • 28. 28 Giám đốc ĐHQG TP.HCM và Ban thường vụ Thành Đoàn TP.HCM những nội dung, biện pháp chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên, sinh viên của ĐHQG TP.HCM một cách toàn diện; chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phối hợp giữa Đoàn các đơn vị thành viên tạo thành phong trào chung ĐHQG TP.HCM, tạo điều kiện cho đoàn viên và sinh viên từng đơn vị phát huy thế mạnh đặc thù riêng của mình trong các phong trào chung phù hợp với các chủ trương của Đảng ủy – Ban Giám đốc ĐHQG TP.HCM về công tác đào tạo thanh niên, sinh viên, phù hợp với các chương trình hoạt động của Thành Đoàn.[09] 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của ĐHQG TP.HCM gồm có: - Hội đồng Đại học quốc gia: Hội đồng Đại học Quốc gia có 19 thành viên, bao gồm Ban Giám đốc, lãnh đạo các trường đại học và viện nghiên cứu thành viên, đại diện Hội đồng Khoa học và đào tạo, các tổ chức khoa học, doanh nghiệp lớn và lãnh đạo địa phương nơi ĐHQG TP.HCM trú đóng. Chủ tịch Hội đồng do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm. Hội đồng ĐHQG TP.HCM là hội đồng quyền lực, có nhiệm vụ định hướng, giám sát và đưa ra những quyết sách cho sự phát triển của ĐHQG TP.HCM; quyết nghị tập thể về: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phương hướng đầu tư phát triển, cơ cấu tổ chức và phương hướng hoạt động của Đại học Quốc gia; các đề án thành lập, giải thể, sát nhập và chia tách các tổ chức trong ĐHQG TP.HCM; việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Đại học Quốc gia theo quy định của pháp luật. - Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc (không quá 4 Phó Qia1m đốc). Giám đốc ĐHQG TP.HCM do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.[20] - Văn phòng và các ban chức năng: Văn phòng ĐHQG TP.HCM, Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Kế hoạch – Tài chính, Ban Đào tạo Đại học – Sau Đại học, Ban Khoa học - Công nghệ, Ban Quan hệ Đối ngoại, Ban Công tác Sinh viên, Ban Thanh tra – Pháp chế, Ban Phát triển và Quản lý dự án, Ban Cán sự Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Xuất bản, Ban Quản lý Dự án Xây dựng ĐHQG TP.HCM, Ban Quản lý Dự án Xây dựng ký túc xá (KTX) sinh viên.
  • 29. 29 - Trường đại học thành viên, viện nghiên cứu khoa học thành viên. - Khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ. - Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Hội đồng Khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn. Hiện nay, ĐHQG TP.HCM gồm 06 trường đại học thành viên, 03 Viện nghiên cứu, 01 Khoa trực thuộc và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ.[09] - 06 trường đại học thành viên: Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Kinh tế - Luật. + Trường Đại học Bách khoa:  Đào tạo bậc kỹ sư các ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ hóa học, Cơ khí, Điện – Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Khoa học ứng dụng, Môi trường, Địa chất – Dầu khí, Kỹ thuật giao thông, Công nghệ vật liệu; bậc cử nhân ngành Quản lý công nghiệp.  Đào tạo Thạc sỹ các ngành: Kỹ thuật khoan khai thác và công nghệ dầu khí, Công nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Vật lý Kỹ thuật, Địa chất khoáng sản và thăm dò, Địa chất môi trường, Địa Kỹ thuật, Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lí, Toán ứng dụng, Khoa học máy tính, Cơ học Kỹ thuật, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật Chế tạo phôi, Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật Ôtô, máy kéo, Thiết bị, mạng và nhà máy điện, Tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, Công nghệ hóa học, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, Công nghệ Nhiệt, Kỹ thuật trắc địa, Công nghệ thực phẩm và đồ uống, Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu, hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng công trình biển, Địa Kỹ thuật xây dựng, Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng, Công nghệ và quản lý xây dựng, Công nghệ vật liệu vô cơ, Công nghệ vật liệu kim
  • 30. 30 loại, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ môi trường, Quản lý môi trường, Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển.  Đào tạo Tiến sỹ các ngành: Quản trị kinh doanh, Vật lý Kỹ thuật, Địa chất đệ tứ, Địa kiến tạo, Bản đồ, Chế biến thực phẩm và đồ uống, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ dệt may, Công nghệ hóa dầu và lọc dầu, Công nghệ hóa học các chất hữu cơ, Công nghệ hóa học các chất vô cơ, Công nghệ tạo hình vật liệu, Công nghệ và thiết bị lạnh, Công nghệ và thiết bị nhiệt, Công nghệ và thiết bị năng lượng mới, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy công cụ, Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục, Kỹ thuật ôtô, máy kéo, Kỹ thuật điện tử, Mạng và hệ thống điện, Nhà máy điện, Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, Thiết bị điện, Trắc địa cao cấp, Trắc địa ảnh và viễn thám, Tự động hóa, Xây dựng công trình biển, Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng cầu, hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Địa chất công trình, Địa Kỹ thuật xây dựng, Cấp thoát nước, Địa hóa học....[23] + Trường Đại học Khoa học Tự nhiên:  Đào tạo bậc cử nhân các ngành: Toán tin học, Công nghệ thông tin, Vật lý, Hóa học, Địa chất, Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Khoa học vật liệu, Hải dương học và Khí tượng -Thủy văn, Điện tử - viễn thông.  Đào tạo bậc cao đẳng ngành: Tin học.  Đào tạo bậc Thạc sĩ: Sinh học thực nghiệm, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Vật lý lý thuyết và vật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao, Quang học, Vật lý địa cầu, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Địa chất học, Thạch học, khoáng vật học và địa hóa học, Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Hải dương học, Khí tượng thủy văn, Toán giải tích, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác xuất và thống kê toán học, Lý thuyết tối ưu, Bảo đảm toán học cho hệ thống máy tính và
  • 31. 31 tính toán, Khoa học máy tính, Khoa học môi trường, Quản lý môi trường, Cơ học ứng dụng, cơ học lý thuyết (liên kết đào tạo với Viện Cơ học ứng dụng Thành phố Hồ Chí Minh).  Đào tạo bậc Tiến sĩ: Sinh lý học người và động vật, Sinh lý học thực vật, Hóa sinh học, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Vật lý lý thuyết và vật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý nguyên tử và hạt nhân, Vật lý năng lượng cao, Vật lý chất rắn, Quang học, Vật lý địa cầu, Cơ học vật thể rắn, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Thạch học, Khoáng vật học, Địa hóa học, Thủy thạch động lực học biển, Hóa học biển, Toán giải tích, Phương trình vi phân và tích phân, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác suất và thống kê toán học, Lý thuyết và tối ưu, Khoa học máy tính, Môi trường đất và nước, Quản lý tổng hợp môi trường, Vi điện tử và Thiết kế Vi mạch.[26] + Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn:  Đào tạo bậc cử nhân các ngành: Quan hệ quốc tế, Triết học, Văn học và ngôn ngữ, Báo chí và Truyền thông, Đông phương học, Văn hóa học, Lịch sử, Ngữ văn Anh, Ngữ văn Nga, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Trung Quốc, Ngữ văn Đức, Ngữ văn Ý, Ngữ văn Tây Ban Nha, Hàn quốc học, Địa lí, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lí học, Đô thị học, Nhật Bản học, Thư viện - Thông tin học, Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài  Đào tạo Thạc sĩ các chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh, Ngôn ngữ học, Ngôn ngữ Nga, Văn học nước ngoài, Văn học Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Khảo cổ học, Dân tộc học, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xã hội học, Châu Á học, Văn hóa học, Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên), Khoa học thư viện, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Việt Nam học, Quản lý Giáo dục, Chính sách công về quản lý môi trường, Nhân học.
  • 32. 32  Đào tạo Tiến sĩ các chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ, Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu, Ngôn ngữ Nga, Lý luận văn học, Văn học Việt Nam, Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, Lịch sử Việt Nam cổ đại và trung đại, Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại, Dân tộc học, Lịch sử triết học, Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Văn hoá học.[27] + Trường Đại học Kinh tế - Luật:  Đào tạo bậc cử nhân các ngành: Kinh tế học, Kinh tế công cộng, Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế, Tài Chính - Ngân hàng, Kế toán - Kiểm Toán, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị kinh doanh, Luật dân sự, Luật kinh doanh, Luật Thương mại quốc tế, Luật Tài chính - ngân hàng - chứng khoán.  Đào tạo Thạc sĩ các ngành: Kinh tế học, Kinh tế Chính trị, Kinh tế Quốc tế, Kinh tế và Quản lý công, Luật Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng.  Đào tạo Tiến sĩ các ngành: Kinh tế học, Kinh tế Chính trị, Tài chính – Ngân hàng.[28] + Trường Đại học Quốc tế:  Đào tạo bậc cử nhân: o Chương trình liên kết: Bằng cấp có thể do trường Đại học Quốc tế hoặc các trường đối tác cấp. Các ngành liên kết đào tạo: Công nghệ Thông tin, Công nghệ Sinh học, Điện tử - Viễn thông, Quản trị Kinh doanh, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp. Hợp tác với các trường:  Hoa Kì: Đại học SUNY Binghamton, Đại học Rutgers tại New Jersey, Đại học Houston.  Anh: Đại học Nottingham, Đại học West of England.  Úc: Đại học New South Wales.
  • 33. 33  New Zealand: Đại học Công nghệ Auckland, Đại học Auckland.  Thái Lan: Viện Công nghệ châu Á (AIT). o Chương trình do Đại học Quốc tế cấp bằng:  Cử nhân: Quản trị Kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng.  Kỹ sư: Công nghệ Thông tin, Khoa học Máy tính, Công nghệ Sinh học, Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Kỹ thuật Y sinh, Quản lý Nguồn lợi Thuỷ sản, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Xây dựng. o Đào tạo Thạc sĩ các ngành: Công nghệ Sinh học, Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật Y sinh, Quản lý Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh. o Đào tạo Tiến sĩ ngành: Công nghệ Sinh học.[25] + Trường Đại học Công nghệ Thông tin:  Đào tạo bậc cử nhân, kỹ sư:  Đào tạo kỹ sư các ngành: Mạng máy tính và truyền thông, Kĩ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm.  Đào tạo cử nhân các ngành: Khoa học máy tính.  Đào tạo cử nhân tài năng ngành: Khoa học máy tính.  Đào tạo cử nhân tiên tiến: Hệ thống thông tin.  Đào tạo Thạc sĩ các ngành: Khoa học máy tính.  Đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính.[24] - 03 Viện nghiên cứu: Viện Môi trường - Tài nguyên, Viện Đào tạo Quốc tế, Viện Quản trị Đại học.
  • 34. 34 + Viện Môi trường – Tài nguyên: nghiên cứu giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, viện còn đào tạo các khoá ngắn hạn trong lĩnh vực môi trường và đào tạo sau đại học các ngành:  Đào tạo Thạc sĩ: Kỹ thuật môi trường, Quản lý Tài nguyên và môi trường.  Đào tạo Tiến sĩ: Kỹ thuật môi trường, Môi trường Đất và Nước, Quản lý Tài nguyên và môi trường, Độc tố học môi trường.[31] + Viện Đào tạo Quốc tế: đào tạo các chương trình cử nhân đại học và thạc sĩ liên kết với đại học nước ngoài, triển khai các chương trình Anh ngữ và chương trình đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao kiến thức trong lĩnh vực giáo dục, nâng cao chất lượng giải dạy và môi trường học tập theo tiêu chuẩn quốc tế.[09] + Viện Quản trị Đại học: phục vụ cho toàn hệ thống ĐHQG TP.HCM về nghiên cứu và phát triển các chính sách và chiến lược liên quan đến giáo dục đại học; đảm bảo chất lượng; nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý và nâng cao trình độ cho cán bộ và giảng viên. Nghiên cứu những vấn đề mang tầm vĩ mô và hết sức quan trọng đối với quốc gia để tư vấn cho nhà nước trong việc hoạc định chiến lược phát triển giáo dục: nghiên cứu triết lý giáo dục, chính sách phát triển và chiến lược giáo dục của các nước, hệ thống giáo dục đại học, hệ thống khảo thí của các nước qua các thời kì, những kinh nghiệm nào có thể vận dụng cho Việt Nam trong điều kiện hiện tại và những gì cần điều chỉnh …[09] - 01 Khoa trực thuộc : Khoa Y.  Khoa Y là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM, được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2009 với định hướng là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng cao dựa trên mô hình Trường – Bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Khoa Y đã chính thức tuyển sinh khoá đầu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2010.
  • 35. 35  Khoa Y được định hướng phát triển theo cơ chế tự chủ cao về chuyên môn, là một Khoa Y mở, gắn bó mật thiết với hệ thống các trường đào tạo y dược trong cả nước, quan hệ chặt chẽ với các bệnh viện trong khu vực, phát huy những thế mạnh sẵn có của Đại học Quốc gia Tp.HCM đa ngành, đa lĩnh vực để đào tạo ra những bác sĩ vừa hội đủ những yêu cầu chung theo qui định của Bộ Y tế, vừa mang những đặc thù riêng của ĐHQG TP.HCM.  Đào tạo bậc cử nhân ngành Bác sĩ đa khoa.[09] Và một số trung tâm nghiên cứu và dịch vụ: Khu Công nghệ phần mềm, Thư viện Trung tâm, Trung tâm Đại học Pháp, Trung tâm Quản lý Ký túc xá, Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo, Trung tâm Lý luận Chính trị, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Sinh viên, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Dịch vụ và Xúc tiến đầu tư, Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu Đô thị ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Thiết kế Vi mạch (ICDREC), Trung tâm Xuất sắc John Von Neumann, Trung tâm Tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Trung tâm Manar, Trung tâm Tiền Tiến sĩ, PTN Công nghệ Nano, Quỹ phát triển ĐHQG TP.HCM, Quỹ Khoa học và Công nghệ, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ. Ngoài ra, Trường Phổ Thông Năng Khiếu thuộc ĐHQG TP.HCM chịu trách nhiệm đào tạo học sinh năng khiếu thuộc các ngành Toán, Tin học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Văn học, Tiếng Anh.[09]
  • 36. 36 2.1.2.3. Sơ đồ tổ chức: Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức ĐHQG TP.HCM Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012[05] HỘI ĐỒNG ĐHQG TP.HCM BAN GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ BAN KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH BAN ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC BAN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI BAN CÔNG TÁC SINH VIÊN BAN PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN  HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO  HỘI ĐỒNG NGÀNH/NHÓM NGÀNH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN 1.KHOA Y 2.TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU 3.KHU CÔNG NGHỆPHẦN MỀM 4.VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ 5.VIỆN QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC 6.TRUNG TÂM ĐẠI HỌC PHÁP 7.TRUNG TÂM LÝLUẬN CHÍNH TRỊ 8.TRUNG TÂM KHẢO THÍ VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 9.TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO VÀ THIẾT KẾ VI MẠCH 10.TRUNG TÂM SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 11.TRUNG TÂM QUẢN LÝNƯỚC VÀ BIẾN ĐỒI KHÍ HẬU 12.TRUNG TÂM MANAR VIỆT NAM 13.TRUNG TÂM XUẤTSẮC JOHN VON NEUMANN 14.TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 15.TRUNG TÂM TIỀN TIẾN SĨ 16.TRUNG TÂM QUẢN LÝKÝ TÚC XÁ 17.TRUNG TÂM QUẢN LÝVÀ PHÁT TRIỂN KHU ĐÔ THỊ ĐHQG TP.HCM 18.TRUNG TÂM DỊCH VỤ VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ 19.THƯVIỆN TRUNG TÂM 20.NHÀ XUẤT BẢN ĐHQG TP.HCM 21.TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 22.PTN CÔNG NGHỆNANO 23.BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐHQGTP.HCM 24.BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG KÝ TÚC XÁ SINH VIÊN 25.QUỸ PHÁT TRIỂN ĐHQG TP.-HCM 26.QUỸ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
  • 37. 37 Cơ quan hành chính của ĐHQG TP.HCM đặt tại phường Linh Trung - Thủ Đức TP.HCM. Hiện ĐHQG TP.HCM đang được xây dựng trên diện tích 643,7 hecta tại khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An theo mô hình một khu đô thị hiện đại. Tại đây, bao gồm bệnh viện quốc tế, trung tâm thương mại, dịch vụ bưu điện, nhà sách, cửa hàng thức ăn nhanh, hệ thống xe buýt nội bộ, sân bóng đá đạt tiêu chuẩn quốc tế, hồ bơi… Hệ thống đường vành đai, đường nội bộ được mở rộng, vỉa hè đi bộ, công viên cây xanh, thảm cỏ, hồ nước cảnh quan. Ngoài khu ký túc xá A hiện hữu với sức chứa 20.000 sinh viên, đang xây dựng thêm các đơn nguyên tại khu KTX A, xây dựng KTX sinh viên khu B với quy mô 40.000 chỗ ở với nguồn vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ. Quy mô đào tạo chính quy (bao gồm đại học và sau đại học) của ĐHQG TP.HCM là 73.632 với 120 ngành đào tạo bậc đại học, 91 ngành đào tạo Thạc sĩ và 74 ngành đào tạo Tiến sĩ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học kinh tế. Sau đây là bảng thống kê chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2010 đến năm 2012: Bảng 2.1 : Chỉ tiêu tuyển sinh giai đoạn 2010 – 2012 2010 2011 2012 ĐH (% so với chỉ tiêu năm trước) 12.410 105% 12.570 101% 12.760 102% CĐ (% so với chỉ tiêu năm trước) 825 87% 850 103% 850 100% ĐH + CĐ (% so với chỉ tiêu năm trước) 13.235 104% 13.420 101% 13.610 101% Thạc sĩ (% so với chỉ tiêu năm trước) 2.860 112% 3.100 108,4% 3550 114,5% Tiến sĩ (% so với chỉ tiêu năm trước) 180 112,5% 150 83% 195 130% Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012 [05]
  • 38. 38 2.2. Thực trạng về chiến lược của ĐHQG TP.HCM hiện nay 2.2.1. Nhóm chiến lược 1: tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế. Công tác tuyển sinh các hệ đào tạo trong ĐHQG TP.HCM được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế, quy định. - Đào tạo và kiểm định + Phát triển qui mô Qui mô đào tạo đại học, cao đẳng chính quy được kiểm soát chặt chẽ theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng như trình độ và số lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất giảng dạy và học tập, nguồn lực tài chính … + Chuẩn hóa và quản lý đào tạo ĐHQG TP.HCM chuẩn hóa dần các chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn, tiêu chí chung của quốc tế. Học chế tín chỉ đang được hoàn thiện và áp dụng đại trà trong tất cả các cơ sở đào tạo. Các cơ sở pháp lý trong đào tạo và liên thông được hoàn thiện để trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đảo tạo và quản lý đào tạo cao hơn nữa cho các đơn vị như ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng theo học chế tín chỉ, Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, Quy chế liên thông đào tạo. Cải tiến việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO, gắn liền với việc chuẩn hóa đầu ra, hoàn thiện nội dung chương trình đảm bảo không gian kỹ thuật làm việc kỹ thuật CDIO để tăng cường phương pháp học chủ động, học tích cực, học trải nghiệm. Các trường đại học thành viên và khoa trực thuộc rà soát và xây dựng lại các chương trình giáo dục đại học phù hợp với học chế tín chỉ, tăng cường liên thông, chuyển đổi giữa các chương trình, tăng tính chủ động cho sinh viên. Các chương trình đều được trình bày theo yêu cầu nêu rõ mục tiêu chung, mục tiêu đào tạo cụ thể,
  • 39. 39 cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng như xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình. + Đào tạo chất lượng cao Liên kết đào tạo Thạc sĩ với ĐH Applied Sciences Northwestern (Thụy Sĩ), ĐH Stirling (Scotland), ĐH Northeastern University (Hoa Kỳ), ĐH Pantheon Assas Paris 2 (Pháp), ĐH Houston (Hoa Kỳ), ĐH Quản trị Paris (Pháp), … Liên kết đào tạo Tiến sĩ với ĐH UCLA (University of California, Los Angeles -Hoa Kỳ), chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao; chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến. + Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục Các cơ sở đào tạo thực hiện công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế. Phối hợp tiến hành đánh giá theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các Trường Đại học Đông Nam Á (AUN) với các chương trình đào tạo thuộc ĐHQG TP.HCM. + Đổi mới phương pháp giảng dạy Tiến hành hội thảo cấp ĐHQG nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giảng viên trẻ về đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, biên soạn giáo trình điện tử, lấy người học làm trung tâm, tăng cường thời gian tự học của sinh viên… - Đánh giá: bên cạnh những thành quả đạt được, củng còn một số hạn chế cần khắc phục trong lĩnh vực đào tạo. Cơ chế tài chính cho đào tạo đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu đào tạo chất lượng cao. Chi phí đầu tư cải tiến cho chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cũng còn hạn chế. Chưa có chính sách hỗ trợ học bổng cho học viên cao học, nghiên cứu sinh nên nhiều học viên và nghiên cứu sinh vẫn chưa tập trung toàn bộ thời gian cho việc học tập và nghiên cứu, hạn chế việc thu hút các nghiên cứu sinh giỏi vào ĐHQG TP.HCM. Số lượng giảng
  • 40. 40 viên có trình độ Tiến sĩ, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư chưa nhiều, tỷ lệ giảng viên/sinh viên còn thấp so với các trường đại học trong khu vực.Nhiều giảng viên chưa toàn tâm toàn lực cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học (NCKH) vì chế độ lương bổng chưa hợp lý. - Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Xây dựng và phát triển tiềm lực KHCN theo hướng hội nhập quốc tế và gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. + Xây dựng cơ sở vật chất khoa học công nghệ Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống 60 phòng thí nghiệm (PTN) với trang thiết bị hiện đại phục vụ NCKH, phát triển công nghệ và đào tạo chất lượng cao. Các PTN trọng điểm đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai nghiên cứu mũi nhọn, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao. + Chuyển giao công nghệ Các kết quả nghiên cứu công nghệ cao đưa vào thực tế. Chuyển đổi các trung tâm chuyển giao công nghệ thành các tổ chức KHCN tự chủ và tự chịu trách nhiệm. + Gắn kết khoa học công nghệ với doanh nghiệp và địa phương Hoạt động khoa học công nghệ gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương như TP.HCM, Bình Dương, khu vực đồng bằng sông Cửu Long. - Hợp tác quốc tế + Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới: các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Áo, Bỉ, Pháp, Anh, Thụy Điển, Đức, Nga, Hoa Kỳ …. + Hợp tác nghiên cứu với các đại học và tổ chức quốc tế về chương trình MANAR (UCLA – Hoa Kỳ), Nano (CEA, INPG – Pháp) … - Đánh giá: trong thời gian qua, với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhà khoa học, ĐHQG TP.HCM được xem là một trong những đơn vị nổi bật
  • 41. 41 cả nước về công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, so với năng lực và kỳ vọng, KHCN tại ĐHQG TP.HCM còn một số vấn đề cần quan tâm: + Đội ngũ cán bộ nghiên cứu mỏng, thiếu chuyên gia đầu đàn, hoạt động còn phân tán. + Văn hóa trong hoạt động NCKH và tổ chức hoạt động NCKH còn yếu.[14] + Chưa năng động tìm các nguồn kinh phí mà phần lớn vẫn trông chờ vào nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước trong khi nguồn kinh phí này giảm do khó khăn kinh tế nên ảnh hưởng mạnh tới việc thực hiện các mục tiêu chiến lược; hoạt động tại các lĩnh vực KHCN chưa đều. + Chưa tạo ra được các sản phẩm chủ lực mang tính đột phá. Phần lớn các kết quả NCKH mới dừng ở quy mô phòng thí nghiệm mà chưa được tiếp tục hoàn thiện để có thể thương mại hóa. + Việc duyệt đề tài NCKH còn nể nang, mang tính phân phối cào bằng, dàn trải mỗi đơn vị một ít. + Quan hệ với doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác triệt để các mối quan hệ quốc tế để phát triển KHCN nước nhà. 2.2.2. Nhóm chiến lược 2: Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao. - Tổng diện tích quy hoạch dự án xây dựng ĐHQG TP.HCM: 643,7 ha. - Xây dựng khu đô thị đại học và đầu tư phát triển cơ sở vật chất. + Hình thành diện mạo khu đô thị đại học Tiến hành rà soát công tác quy hoạch, định hướng sử dụng và đưa quy hoạch cơ sở vật chất tại nội thành vào quy hoạch tổng thể, tập trung đẩy nhanh công tác XDCB tại khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An. Phối hợp với chính quyền địa
  • 42. 42 phương thực hiện thi công các khu tái định cư để di dời dân ra khỏi khu đô thị đại học, phục vụ cho công tác thi công hạ tầng kỹ thuật và xây dựng cơ sở vật chất. Các hộ dân trong khu đô thị còn kinh doanh lấn chiếm lề đường, lòng đường, xả rác bừa bải … làm cơ sở vật chất bị xuống cấp. Bên cạnh Ký túc xá A hiện hữu với sức chứa 20.000 sinh viên. Thực hiện thi công xây dựng Ký túc xá A mở rộng và Ký túc xá B với 25 tòa nhà cao tầng có cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại. + Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo - Tập trung kinh phí hiện đại hóa hệ thống thư viện, hệ thống PTN đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. - Đánh giá: trong công tác xây dựng cơ bản khu quy hoạch ĐHQG TP.HCM và công trình ký túc xá với nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, ĐHQG TP.HCM đã nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, công tác xây dựng còn chậm so với kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác đền bù – giải tỏa – tái định cư và công tác xây dựng cơ bản phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn ngân sách nhà nước. Do tình hình kinh tế đất nước gặp khó khăn nên ảnh hưởng đến kinh phí cấp hàng năm cho ĐHQG TP.HCM. Kinh phí dành cho thi công các khu tái định cư còn ít nên tiến độ thi công rất chậm. Bên cạnh đó, công tác đền bù – giải tỏa – tái định cư được Chính phủ giao cho 02 địa phương là UBND TP.HCM và UBND tỉnh Bình Dương; đơn vị trực tiếp thực hiện là UBND Quận Thủ Đức TP.HCM và UBND thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương chậm. Hiện nay, trên địa bàn của 02 địa phương này có rất nhiều dự án trọng điểm phải triển khai như tuyến Metro … nên tiến độ thực hiện dự án xây dựng ĐHQG TP.HCM bị ảnh hưởng. Việc triển khai công tác xây dựng cơ bản ở khu đô thị ĐHQG TP.HCM còn mang tính dàn trải, chia đều cho mỗi đơn vị thành viên nên các dự án thành phần xây dựng các đơn vị đều đang dang dở. Một phần các khu đất giao cho các đơn vị thành viên do chưa triển khai xây dựng công trình nên cây cỏ còn mọc um tùm, rập rạm
  • 43. 43 làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung. Các đường nội bộ trong khu đô thị bước đầu đã dần hình thành nhưng một số tuyến đường chưa gạch lát vỉa và trồng cây xanh. Về công tác tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: mặt dù đã được đầu tư nhưng do nguồn kinh phí còn hạn chế nên chỉ mới đầu tư phần cơ bản của phòng thí nghiệm. Mặt khác, còn phải phân bổ cho mỗi đơn vị nên còn hạn chế. 2.2.3. Nhóm chiến lược 3: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức – viên chức, đặc biệt là cán bộ giảng dạy - Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, đánh giá, đề bạt cán bộ, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp. - Đầu tư công tác xây dựng đội ngũ, số lượng và chất lượng cán bộ - giảng viên. Đến năm 2012, ĐHQG TP.HCM có tổng cộng 5.514 cán bộ - công chức bao gồm: 2.172 cán bộ quản lý, 2.565 cán bộ giảng dạy, 777 cán bộ nghiên cứu. Trong đó 1.769 thạc sỹ, 1.008 tiến sỹ và 215 người có chức danh Giáo sư - Phó Giáo sư. Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2010-2012 2010 2011 2012 Tổng số quản lý 1.500 2.020 2.172 Tổng số cán bộ giảng dạy 2.595 2.793 2.565 Tổng số cán bộ nghiên cứu, kỹ sư, kỹ thuật viên 450 530 777 Tổng số 4.545 5.343 5.514 Trong đó Thạc sỹ 1.393 1.589 1.769 Tiến sĩ 726 831 1.008 GS-PGS 190 209 215 Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05]
  • 44. 44 + Đồ thị thể hiện số lượng cán bộ ĐHQG TP.HCM giai đoạn 2010 - 2012: - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2010 2011 2012 Cán bộ giảng dạy Cán bộ quản lý Cán bộ nghiên cứu Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn đội ngũ cán bộ giai đoạn 2010 - 2012 Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05] + Đồ thị thể hiện số lượng cán bộ giảng viên có trình độ Thạc sĩ từ năm 2010 đến năm 2012: SỐ LƯỢNGTHẠC SĨ - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2,000 2010 2011 2012 SỐ LƯỢNGTHẠC SĨ Hình 2.3: Đồ thị biểu diễn số lượng cán bộ ĐHQG TP.HCM trình độ Thạc sĩ Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05]
  • 45. 45 + Đồ thị thể hiện số lượng cán bộ giảng viên có trình độ Tiến sĩ từ năm 2010 đến năm 2012: SỐ LƯỢNG TIẾN SĨ - 200 400 600 800 1,000 1,200 2010 2011 2012 SỐ LƯỢNG TIẾN SĨ Hình 2.4: Đồ thị biểu diễn số lượng cán bộ ĐHQG TP.HCM trình độ Tiến sĩ giai đoạn 2010 - 2012 Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05] + Đồ thị thể hiện số lượng cán bộ giảng viên có trình độ Thạc sĩ từ năm 2010 đến năm 2012: SỐ LƯỢNGGIÁO SƯ - PHÓ GIÁO SƯ 175 180 185 190 195 200 205 210 215 220 2010 2011 2012 SỐ LƯỢNGGIÁO SƯ - PHÓ GIÁO SƯ Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn số lượng cán bộ ĐHQG TP.HCM học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư giai đoạn 2010 - 2012 Nguồn: Báo cáo thường niên ĐHQG TP.HCM năm 2012.[05]
  • 46. 46 - Đánh giá: tuy đạt được một số thành tựu nhưng công tác xây dựng đội ngũ còn vướng nhiều bất cập, ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ viên chức. Chế độ ngạch, bậc thang bảng lương, phụ cấp giảng dạy đã lạc hậu, mức lương theo quy định của nhà nước còn thấp nên ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ. Bên cạnh đó, cơ chế tài chính quy định chế độ thanh toán trong các đề tài nghiên cứu khoa học làm nản lòng các cán bộ nghiên cứu khoa học, làm dao động tâm lý một số cán bộ và giảng viên. 2.2.4. Nhóm chiến lược 4: Công tác kế hoạch – tài chính - Công tác lập kế hoạch áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo quá trình và kết quả đầu ra, trong đó bao gồm việc phân bổ các nguồn lực tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất cho các hoạt động. - Về chỉ tiêu tài chính và hiệu quả đầu tư: công khai đánh giá kết quả thực hiện, tiến độ giải ngân. - Đánh giá: tuy công tác kế hoạch tài chính có những thành công nhưng cũng bộc lộ nhiều nhược điểm, cụ thể như sau: + Tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước(NSNN) cấp cho hoạt động đơn vị vẫn chưa rõ ràng. o Phân bổ cào bằng ngân sách nhà nước trên số sinh viên, trong khi mức đầu tư cho sinh viên khối ngành khoa học cơ bản cao hơn khối ngành kinh tế và xã hội nhân văn. o Nguồn lực tài chính được đầu tư cho hoạt động, phát triển dựa theo quy mô, chưa tính đến kết quả, hiệu quả. + Quy chế tự chủ tài chính chủ yếu là tự chủ chi tiêu, chưa tự chủ tạo nguồn thu cho hoạt động. + Ngân sách hoạt động của các đơn vị chưa đa dạng:
  • 47. 47 o Chủ yếu dựa vào nguồn NSNN cấp và học phí từ các hệ đào tạo chủ yếu là hệ đào tạo chính quy. o Chưa có động lực mạnh mẽ thúc đẩy đa dạng hóa nguồn lực tài chính từ các hoạt động dịch vụ, phục vụ cộng đồng, chuyển giao công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng sản phẩm trí tuệ của các nhà khoa học vào thực tiễn cuộc sống. + Nhận thức và năng động tài chính chưa cao: o Sự phụ thuộc quá lâu vào ngân sách kết hợp với sự đầu tư dàn trải của NSNN làm giảm áp lực nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác tài sản đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp. o Chưa có cơ chế khuyến khích cho các đơn vị làm ăn hiệu quả, tạo nhiều nguồn thu để phát triển: cụ thể đối với các đơn vị năng động tự chủ tạo nguồn tài chính lại không được quan tâm đầu tư. Cùng với các nhược điểm nêu trên, với tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, nguồn lực đầu tư cho giáo dục sẽ gặp nhiều khó khăn, từ đó áp lực đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo cơ chế cho hệ thống giáo dục đại học hoạt động hiệu quả hơn đang là một vấn đề bức thiết hiện nay. Với các nguyên nhân nội tại và ngoại cảnh nêu trên, chúng ta nhận thấy cần thiết phải điều chỉnh nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả nguồn lực có được. 2.3. Phân tích môi trường hoạt động 2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài 2.3.1.1. Môi trường vĩ mô  Yếu tố kinh tế Tình hình kinh tế - xã hội: năm 2013 là năm còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, khủng hoảng kinh tế tiếp diễn, lạm phát không giảm, thu ngân sách không cải thiện, bội chi ngân sách, đầu tư nhà nước vẫn còn dàn trải và vượt quá