Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình

Dịch vụ viết bài trọn gói  ZALO: 0932091562
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562 Zalo 0932091562- Báo giá viết LV tại luanvanpanda.com en Báo giá viết LV tại luanvanpanda.com

Download luận văn thạc sĩ ngành chính sách công với đề tài: Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, cho các bạn tham khảo

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THANH PHONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THANH PHONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ XUÂN SANG
Hà Nội, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Chính sách công: “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch
trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, các
thông tin trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và không trùng lắp với các đề tài khác
trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Phong
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Chính sách công
ngoài sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô
giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tôi học tập tại cơ sở
Học viện Khoa học xã hội tại TP. Đà Nẵng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự
quan tâm, hướng dẫn tận tình và trách nhiệm của TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện
trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Cảm ơn lãnh đạo và cán bộ công chức: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch
tỉnh Quảng Nam; Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Văn hóa – Thông tin
huyện, Chi cục Thống kê huyện Thăng Bình và các cơ quan liên quan đã cung cấp
thông tin, tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù, đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót. Rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý của quý thầy, cô và bạn bè đồng
nghiệp để luận văn của tôi được bổ sung và hoàn thiện tốt hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG
1. Bảng 2.1. Doanh thu du lịch giai đoạn 2011 - 2018 24
2. Bảng 2.2. Tổng hợp sản phẩm du lịch huyện Thăng Bình 28
3. Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đến Thăng Bình (lượt khách) 35
4.
Bảng 2.4. Lượng khách du lịch nội địa đến Thăng Bình (lượt
khách)
36
5.
Bảng 2.5. Lượng khách du lịch quốc tế đến Thăng Bình (lượt
khách)
38
6. Bảng 2.6. Tổng hợp SWOT phát triển kinh tế du lịch Thăng Bình 46
7.
Bảng 3.1. Danh mục ưu tiên kêu gọi, xúc tiến đầu tư giai đoạn
2018 – 2020
68
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG
1.
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp nhận định những điểm mạnh du lịch Thăng
Bình (%)
40
2.
Biểu đồ 3.1. Tổng hợp nhận định những cơ hội du lịch Thăng Bình
(%)
49
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
STT TÊN BẢN ĐỒ TRANG
1.
Bản đồ 2.1. Quy hoạch giao thông huyện Thăng Bình giai đoạn
2018 - 2020 và đến năm 2030
29
2. Bản đồ 3.1. Bản đồ quy hoạch tuyến điểm du lịch Quảng Nam 69
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT TÊN HÌNH TRANG
1. Hình 2.1. Sông Trường Giang, Hố Thác. 25
2.
Hình 2.2. Làng nghề nước mắm Cửa Khe, Làng rau sạch Hưng
Mỹ.
27
3. Hình 2.3. Bãi tắm Bình Minh. 28
4. Hình 2.4. Lễ Hội rước cộ Bà Chợ Được. 28
5. Hình 3.1. Khu vui du lịch Sealife - Nha Trang. 59
6. Hình 3.2. Biển Bình Minh. 59
7. Hình 3.3. Phật viện Đồng Dương. 61
8. Hình 3.4. Làng nghề rau sạch Hưng Mỹ. 63
9. Hình 3.5. Làng nghề nước mắm Cửa Khe. 65
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH................................................................................................10
1.1. Khái niệm chính sách công ...............................................................................10
1.2. Khái niệm về kinh tế du lịch ..............................................................................12
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM .........................................17
2.1. Giới thiệu về du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ...............................17
2.2. Đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội trong quá trình phát triển kinh
tế du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ........................................................33
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG
BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030 .........46
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch lịch huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................46
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu qủa thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch
huyện Thăng Bình.....................................................................................................48
KẾT LUẬN..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đối với Việt Nam, du lịch được xem là một
ngành kinh tế mũi nhọn, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hoá cao. Phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm, phát
triển kinh tế - xã hội và bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch. Sản phẩm du lịch Việt
Nam được phân bố thành từng cụm hình thành các môi trường du lịch điển hình trên
toàn quốc. Mỗi vùng, mỗi khu vực du lịch có sắc thái riêng, tạo nên các tuyến điểm
xuyên quốc gia, không lặp lại giữa các vùng làm tăng sự thu hút của các điểm du lịch
đối với du khách.
Quảng Nam là một trong những miền đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong
phú và đa dạng với những tài nguyên du lịch có giá trị, là miền đất có bề dày lịch sử
với 2 di sản thế giới là Mỹ Sơn và Hội An cùng với rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, có
vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên trục quốc lộ 1A, Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng
Nghãi và đường sắt Bắc Nam. Trong nhiều văn kiện của Đảng bộ và các chính sách
của Chính quyền tỉnh đều xác định Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Trong đó huyện Thăng Bình cũng nằm trong chiến lược phát triển chung của Tỉnh
Quảng Nam. Những sản phẩm phải kể đến ở huyện Thăng Bình là Khu du lịch, nghĩ
dưỡng Vinpearl Nam Hội An, bãi tắm Bình Minh, làng nghề nước mắm Cửa Khe, làng
nghề rau sạch Hưng Mỹ, Phật viện Đồng Dương, Hố Cam... Đây là những điểm đến du
lịch còn mới và rất giàu tiềm năng. Tuy nhiên Du lịch Thăng Bình phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của nó. Các sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp
dẫn và chưa có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng các dịch vụ du
lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến
quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa
cao. Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu. Vai trò của cộng đồng trong phát triển
du lịch chưa được phát huy. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu
trên là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chính
2
sách phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp,
đầu tư còn dàn trải, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển du
lịch. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng
mức.
Vấn đề đặt ra cho du lịch huyện Thăng Bình là làm thế nào để phát triển du lịch,
tạo ra được nhiều sản phẩm mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống
người dân, đồng thời vẫn có thể quản lý được hiện trạng, bảo tồn các giá trị tự nhiên
của nó. Tất cả những điều đó đặt ra một vấn đề bức thiết là phải tìm ra những giải
pháp để xây dựng và phát triển kinh tế du lịch một cách hợp lý, đưa du lịch huyện
Thăng Bình phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, biến du lịch thành động
lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng
hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường thiên nhiên, làm cơ sở cho việc phát triển du lịch
của địa phương trong tương lai. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực
hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với sự gia tăng dân số thế giới khiến
cho nhu cầu du lịch tăng theo. Vấn đề đặt ra là tại sao khách du lịch lại chọn điểm
đến này mà không chọn điểm đến khác. Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du
lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất quyết định tính
cạnh tranh của điểm đến du lịch. Nhận thức vai trò của du lịch cho sự phát triển,
trong thời gian gần đây, việc phát triển kinh tế du lịch ngày càng nhận được sự quan
tâm của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu:
Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh trong “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh
Lâm Đồng đến năm 2015” đã nghiên cứu sâu về chiến lược phát triển du lịch tỉnh
Lâm Đồng. Đánh giá thực trạng hoạt động ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2005 - 2009, dự báo phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020. Với mục đích nêu
khái quát cơ sở lý luận về du lịch và chiến lược phát triển du lịch. Phân tích môi
trường kinh doanh và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển du lịch tỉnh
3
Lâm Đồng đến năm 2010 và chiến lược phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020. Tác
giả đã nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản phẩm du
lịch tỉnh Lâm Đồng, từ những cơ sở đó để đưa ra các giải pháp phù hợp cho chiến
lược phát triển du lịch của tỉnh. [2]
Tác giả Hoàng Thị Thu Thảo trong “Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố
Đà Nẵng” đã nghiên cứu về những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du
lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch. Đề tài đã làm rõ một số vấn
đề liên quan đến sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và dịch vụ du lịch. Những quan
điểm về phát triển sản phẩm du lịch. Đánh giá thực trạng việc phát triển các sản
phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua về phát triển mặt quy mô
làm tăng doanh thu từ du lịch và khách du lịch. Quy mô cơ sở lưu trú và quy mô các
hoạt động dịch vụ lữ hành. Mặt khác đánh giá thực trạng về phát triển chất lượng
của ngành du lịch thông qua chất lượng nguồn nhân lực du lịch, mức độ đầu tư vốn
cho phát triển du lịch và chất lượng hệ thống khách sạn. Các hoạt động về việc quản
lý nhà nước về du lịch, hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch cũng như phát triển
du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa phương. Xác định tiềm năng du lịch thành
phố Đà Nẵng. Trên cơ sở những nhận định trên đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. [11]
Tác giả Nguyễn Duy Mậu: “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” đã hệ thống hóa các khái niệm du lịch, thị
trường du lịch, chức năng và phân loại thị trường du lịch. Đồng thời tác giả đưa ra
13 loại hình du lịch phổ biến hiện nay trên thế giới. Làm rõ sản phẩm du lịch và mối
quan hệ giữa tài nguyên du lịch đối với sản phẩm du lịch và thị trường du lịch. Phân
tích kênh phân phối sản phẩm lữ hành và hệ thống các doanh nghiệp lữ hành tại thị
trường nhận khách và giữ khách, vận dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Làm rõ
dịch vụ du lịch là cơ sở lý luận cho định hướng phát triển du lịch. Phân tích vai trò
của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các tác động
tới ngành kinh tế, xã hội. Tác động giữa hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch, những
yêu cầu nhằm đáp ứng phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập. Tác giả cũng
4
đánh giá toàn diện tiềm năng và cơ sở phát triển du lịch, vị trí, vai trò và lợi thế du
lịch Tây Nguyên trong phát triển vùng và quốc gia. Trên cơ sở đó Tác giả dự báo xu
hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
2030, định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên đến năm 2020 làm cơ sở
cho hoạch định phát triển du lịch Tây Nguyên đề ra chín nhóm giải pháp để phát
triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020. [7]
Trong đề tài “Định hướng khai thác các sản phẩm du lịch Đồng Tháp qua việc
xác định lợi thế so sánh về tiềm năng du lịch nhân văn với các tỉnh đồng bằng Sông
Cửu Long” của tác giả Phạm Thị Hồng Xuân. Mục tiêu của đề án phát triển du lịch
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tác giả có những định hướng khai thác
các nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên nhân văn của du lịch Đồng Tháp thông qua
việc xác định lợi thế so sánh về tiềm năng du lịch với các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Xác định Đồng Tháp xuất phát điểm thấp hơn các tỉnh khác trong khu vực,
tuy nhiên Đồng Tháp có những sản phẩm du lịch độc đáo hơn các tỉnh khác, đặc
biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Bài viết đã lượng hóa được việc khai thác các
sản phẩm du lịch từ hệ thống các di tích văn hóa - lịch sử. Trên cơ sở các tài nguyên
du lịch nhân văn, việc khai thác các sản phẩm du lịch từ các lễ hội hay văn hóa ẩm
thực và văn nghệ dân gian và hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống cho
phát triển kinh tế du lịch. [26]
Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng, tác giả Trần Thị Mai
An với đề tài “Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên
văn hóa” đã nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng mang sắc thái bản địa
theo một thương hiệu Đà Nẵng riêng, với mục đích kéo dài thời gian lưu trú, tăng
khả năng chi tiêu của du khách, mang lại chất lượng và lợi nhuận cao trong hoạt
động du lịch của Thành phố và sâu sắc hơn là thông qua du lịch góp phần khẳng
định giá trị văn hóa phong phú của con người và vùng đất Đà Nẵng. Tác giả đã khái
quát được hoạt động du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây một cách có hệ
thống và đánh giá được thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Thành phố. Bên
cạnh đó, đề tài đã xây dựng được những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất
5
các giải pháp phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn
hóa.[1]
Đối với huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân huyện đã ban
hành đề án “Phát triển du lịch Thăng Bình giai đoạn 2015 - 2020, Định hướng đến
năm 2030”: Đế án đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện Thăng Bình kết
quả đạt được, những tồn tại hạn chế, cơ hội, thách thức. Trên cơ sở đó đưa ra các
nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững, hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn với
đảm bảo vững chắc an ninh - quốc phòng, bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường tự
nhiên và đa dạng sản phẩm du lịch đến năm 2030. [25]
Tóm lại, đã có một số công trình nghiên cứu về việc xây dựng và phát triển
kinh tế du lịch, trong đó có một số nghiên cứu về xây dựng và phát triển kinh tế sản
phẩm du lịch ở một vài địa bàn cụ thể gắn với những điều kiện cụ thể của địa
phương…
Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa đề cập chuyên sâu đến chính sách,
nhất là thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn Thanh Bình, tỉnh
Quảng nam trước năm 2018 và giai đoạn từ năm 2019 - 2030. Đây chính là những
khoảng trống để nghiên cứu và là đóng góp mới của đề tài
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách
và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đến 2020, định hướng đến năm 2030.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về chính sách và thực
hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch;
- Phân tích thực trạng chính sách và thực hiện chính sách phát triển kinh tế
du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2011 - 2018.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách phát triển kinh tế du lịch một cách bền vững và phù hợp trên địa bàn
6
huyện Thăng Bình giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam dưới góc độ khoa học chính sách công.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2011 đến năm 2018;
giải pháp thực hiện giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Thiết kế nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đề tài, đánh giá chính sách và thực hiện
chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình được khảo sát theo tiếp
cận định tính và định lượng (phân tích thống kê). Đề tài kết hợp giữa phương pháp
nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể:
- Nghiên cứu định tính:
+ Nghiên cứu lý thuyết bằng cách hệ thống lại các lý thuyết có liên quan đến
phát triển kinh tế du lịch. Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp, các hộ gia đình,
các chuyên gia du lịch và các nhà quản trị du lịch.
- Phân tích thống kê: Sử dụng phương pháp điều tra thông qua phát phiếu
khảo sát để thu thập dữ liệu sơ cấp từ 2 nhóm đối tượng: Điều tra 150 hộ gia đình
tại 5 xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Phú và Định Định Bắc và 50 cán
bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
7
Quy trình thực hiện nghiên cứu được mô phỏng như sau:
Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2.1. Mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
Trong nghiên cứu này, để thu thập dữ liệu nghiên cứu mang tính đại diện, tác
giả sử dụng phương pháp lấy mẫu và thực hiện trên 2 nhóm đối tượng nghiên cứu
chính đó là các hộ gia đình và cán bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thành phần thứ nhất là 150 người dân tại 5 xã: Bình
Vấn đề nghiên cứu
Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Cơ sở khoa học của nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về chính sách
phát triển kinh tế du lịch;
- Các yếu tố tác động đến việc
thực hiện chính sách phát
triển kinh tế du lịch.
- Đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển
kinh tế du lịch huyện Thăng Bình.
(Điều tra 150 hộ gia đình tại 5 xã Bình
Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Phú
và Định Định Bắc và 50 cán bộ quản lý,
doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam).
- Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát
triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Đề xuất giải pháp
Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách phát triển kinh tế du lịch trên đại bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030.
8
Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Phú và Bình Định Bắc, trong quá trình điều
tra có sự tham gia của Công chức Văn hóa - Xã hội (xã mỗi xã 30 bảng hỏi). Thành
phần thứ hai là 50 bảng hỏi: cán bộ quản lý: 20 bảng, doanh nghiêp: 10 bảng, hướng
dẫn viên du lịch: 20 bảng.
5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thông qua việc điều tra xã hội học (Bảng câu hỏi): Khảo sát ý kiến của 02
nhóm đối tượng nghiên cứu chính là người dân và cán bộ quản lý, doanh nghiêp,
hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu theo thiết kế bảng hỏi, tác giả tiến hành các
bước phân tích và xử lý dữ liệu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận về chính sách
công cho việc nghiên cứu các vấn đề chính sách phát triển du lịch cho các cơ quan
ban hành chính sách công về phát triển du lịch. Hệ thống hóa một số lý luận và đánh
giá thực tiễn từ huyện Thăng Bình, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện
chính sách phát triển du lịch nhằm phát huy tối đa hiệu quả chính sách đã ban hành
và đề xuất một số giải pháp mới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Qua thực tiễn việc thực hiện chính sách phát triển du
lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, luận văn đã chỉ ra được những điểm mạnh,
điểm trong việc thực hiện chính sách, đồng thời đề ra 9 nhóm giải pháp thực hiện
phát triển chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình hiệu
quả và thiết thực hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Phần Mở đầu.
Nội dung chính của Phần mở đầu là giới thiệu tổng quan về lý do chon đề tài
mà cụ thể là báo cáo tổng quan bối cảnh du lịch thế giới, du lịch Việt Nam, du lịch
Thăng Bình trong thời gian qua cũng như tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
9
phát triển kinh tế du lịch của một số tác giả. Cuối cùng xác định mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của
các nghiên cứu.
Chương 1. Những vấn đề lý luật về chính sách và chính sách phát triển kinh
tế du lịch.
Nội dung chính tổng hợp cơ sở sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch và
phát triển kinh tế du lịch. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác
giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch.
Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách phát
triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Kết luận.
10
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
1.1. Khái niệm chính sách công
1.1.1. Khái niệm
Các nhà khoa học ở các nước trên thế giới có cách định nghĩa khác nhau về
chính sách công do sự khác nhau về đặc điểm của chế độ chính trị và kiểu nhà nước.
Chính sách công là một loại chính sách. Trong Từ điển tiếng Việt “chính
sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định,
dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…”[8].
Thuật ngữ “chính sách” hàm ý là những định hướng hành động, những giải
pháp mà Nhà nước chọn lựa để giải quyết, xử lý vấn đề phát sinh từ thực tiễn phát
triển đất nước nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [3].
Chính sách là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần
hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chỉ là
hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính sách [9].
Chính sách công là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử
dụng để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ở mỗi giai đoạn phát triển,
yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách công luôn được đặt ra. Để
làm được điều đó cần có sự hoàn thiện quy trình chính sách, trong đó có tổ chức
thực thi chính sách. Thực thi chính sách công là một khâu quan trọng của quy trình
chính sách với nhiệm vụ hiện thực hóa chính sách công.
Ở Việt Nam, chính sách công là chuyên ngành mới thuộc lĩnh vực khoa học
xã hội. Chính sách công dựa trên những nguyên tắc kinh tế học, xã hội học, luật học
và những chuyên ngành hàn lâm đã được hình thành từ lâu. Chủ thể ban hành chính
sách công là Nhà nước. Chính sách công phản ánh mối quan hệ nhà nước - xã hội -
công dân. Chính sách công là do các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy Nhà
nước bao gồm Quốc hội, các Bộ, chính quyền địa phương các cấp ban hành. Ở nước
ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước,
11
lãnh đạo xã hội (Điều 4, Hiến pháp năm 2013). Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
thông qua việc vạch ra các cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách. Đây
là các căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách công. Như vậy, chính
sách công là chính sách của Nhà nước và chính sách này được cụ thể hóa đường lối,
chiến lược của Đảng nhằm phục vụ lời ích cho nhân dân [4].
Ở Việt Nam, với cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau, các nhà khoa học đã
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách công. Có người hiểu: Chính sách
công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do nhà nước ban hành,
bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được
các mục tiêu phát triển.
1.1.2. Thực thi chính sách công
Việc tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành
những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước,
nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra.
Công tác tổ chức thực thi chính sách nếu không được tiến hành tốt, dễ dẫn
đến sự thiếu tin tưởng, thậm chí sự chống đối của nhân dân đối với Nhà nước. Điều
này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây ra những khó khăn cho Nhà
nước trong công tác quản lý.
Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh, bộc
lộ hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định chưa nhận thấy, đến giai đoạn tổ
chức thực thi mới phát hiện. Quá trình thực thi chính sách với những hành động
thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách phù hợp với
thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có thể đầy đủ,
có sức thuyết phục là sau khi thực hiện chính sách. Qua tổ chức thực hiện, cơ quan
chức năng mới có thể biết chính sách đó được xã hội và đại đa số nhân dân chấp
nhận hay không, đi vào cuộc sống hay không.
Việc đưa chính sách công vào thực tiễn không đơn giản, nhanh chóng. Đó là
quá trình phức tạp, đầy biến động, chịu tác động của một loạt các yếu tố, thúc đẩy
12
hoặc cản trở công việc thực thi.
1.2. Khái niệm về kinh tế du lịch
1.2.1. Khái niệm
Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) đưa ra định nghĩa: “Kinh tế du lịch là
một loại hình kinh tế có tính đặc thù, mang tính dịch vụ và thường được xem như
ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước; có
chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước
nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước; tổ chức buôn bán, xuất nhập
khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch”.
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch
Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống
nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ tương tự hoặc được bán cho
nhóm khách hàng, hoặc vì chúng cùng cách phân phối, một cách tổ chức như nhau,
hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó. Để có thể đưa ra các định hướng
và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng
như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần xác định loại hình du lịch.
Để phân loại loại hình du lịch có thể căn cứ phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
du lịch, mục đích chuyến đi. Theo tiêu thức phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch,
du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Du lịch quốc tế là hình
thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các
quốc gia khác nhau; ở hình thức du lịch này, khách du lịch phải đi qua biên giới và
tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch; Du lịch nội địa là hình thức du lịch mà ở đó điểm
xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm ở lãnh thổ của một quốc gia.
13
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Dịch vụ du lịch rất phong phú, song có thể chia thành các loại hình dịch vụ
du lịch chính (dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển) và các dịch vụ
du lịch bổ sung là các dịch vụ phục vụ các nhu cầu đòi hỏi rất đa dạng và phát
sinh trong chuyến đi của du khách.
Hoạt động dịch vụ du lịch là nội dung kinh doanh chính của đa phần các
doanh nghiệp du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch. Song, việc cung cấp các dịch
vụ bổ sung cũng là một phần quan trọng trong hoạt động du lịch. Việc tổ chức cung
cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài
hơn mùa du lịch, tăng doanh thu cho ngành du lịch của một vùng, một quốc gia và
tận dụng triệt để hơn các cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có.
1.2.2. Quan điểm về phát triển kinh tế du lịch
Phát triển kinh tế du lịch đảm bảo tính bềnh vững và tính cạnh tranh cao.
Phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng về tự nhiên và văn hóa, hài hòa trong xây
dựng, phát triển sản phẩm du lịch. Phát huy tính trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của thị trường khách du lịch trong từng loại hình sản phẩm, gia tăng tính hấp
dẫn và tính bền vững của sản phẩm du lịch. Phát triển sản phẩm theo lộ trình, có
tính ưu tiên; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy tính đặc trưng của vùng du
lịch, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch có giá trị gia tăng cao. Chú trọng đầu tư
các điều kiện phát triển du lịch. Phát triển các sản phẩm du lịch đảm bảo tính cạnh
tranh quốc tế và khu vực.
Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế du lịch là xây dựng hệ thống sản phẩm
du lịch đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, chất lượng cao. Thu hút thêm nhiều thị trường
khách du lịch và thu hút nhiều nguồn đầu tư vào du lịch. Yêu cầu chủ đạo và xuyên
suốt quá trình xây dựng và phát triển kinh tế du lịch đó là phát triển bền vững: thỏa
mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho
điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi
14
trường trong tương lai.
Để bảo đảm được yêu cầu này, phát triển kinh tế du lịch phải tuân thủ các
nguyên tắc sau: theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và
môi trường, phát triển bền vững, có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn
hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du
lịch; bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo
đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng.
1.2.3. Các điều kiện để phát triển kinh tế du lịch
1.2.3.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch
Nếu chúng ta coi các điều kiện chung như là các điều kiện để phát triển du
lịch thì điều kiện về tài nguyên du lịch là điều kiện cần thiết nhất để phát triển du
lịch. Mỗi quốc gia, vùng miền dù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát
triển, song nếu không có các tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển du lịch
được. Tiềm năng về kinh tế là vô hạn, song tiềm năng về tài nguyên du lịch là có
hạn, nhất là đối với các tài nguyên du lịch thiên nhiên - những cái mà thiên nhiên
chỉ ban tặng cho một số vùng miền hay quốc gia nhất định. Tài nguyên du lịch có
thể do thiên nhiên tạo ra hay do con người tạo ra. Tài nguyên du lịch là điều kiện
cần cho hoạt động du lịch hình thành và phát triển du lịch. Các điều kiện về môi
trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch như địa
hình, khí hậu, động thực vật, nguồn tài nguyên nước hay vị trí địa lý. Đồng thời các
giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho
sự hình thành và phát triển du lịch ở một địa điểm, một vùng hay một quốc gia.
1.2.3.2. Thị trường mục tiêu
Đây được xem là điều kiện chung có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh
doanh du lịch.
1.2.3.3. Điều kiện về vốn
Bao gồm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, cơ sở hạ tầng và vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống vận tải, giao thông, đường, nhà hàng,
khách sạn, các khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu du khách, các chính sách phát
15
triển du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch từ nhà hàng, khách sạn, công ty lữ
hành cho đến các chính sách của cơ quan, chính quyền địa phương.
1.2.3.4. Điều kiện về nguồn nhân lực
Trong du lịch, thì ngoài các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác
và phục vụ khách thì yếu tố quan trọng và quyết định cho sự thành công cho ngành
du lịch và sản phẩm du lịch đó chính là con người. Chính sự năng động cũng như
sự hiểu biết và nhanh nhẹn của các nhân viên là yếu tố để doanh nghiệp thành công.
1.2.3.5. Điều kiện về chất lượng chính sách
Định hướng và xây dựng chính sách về du lịch đã khá đúng và đầy đủ, song
việc thực thi và giám sát chưa tốt. Trong các quyết định của các cấp từ Trung ương
đến địa phương vẫn còn nặng về thỏa hiệp với các nhân tố gây phá hủy môi trường
và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch. Do vậy, trong Luật
Du lịch sửa đổi, bổ sung và các văn bản dưới luật, nên chú trọng vào những nội
dung cần thiết để có thể cải thiện những điểm yếu này.
1.2.3.6. Các tiêu chí về phát triển kinh tế du lịch
Tiêu chí về kinh tế nhằm tăng trưởng kinh tế cho địa phương, kinh doanh du
lịch, giải quyết việc làm. Tiêu chí này thể hiện qua các yếu tố như doanh thu trực
tiếp và gián tiếp từ du lịch; lượng du khách đến với địa phương hàng năm; quốc tịch
của du khách và thời gian lưu trú tại địa phương; đánh giá của du khách và giá trị;
số lượng khách sạn, cơ sở lưu trú, số phòng và số lượng các doanh nghiệp tham gia
kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; số kênh marketing hiện có...
Tiêu chí về văn hóa - xã hội nhằm bảo tồn các nét văn hóa vật thể và phi vật
thể. Tiêu chí này thể hiện qua các nét văn hóa mới tốt và xấu du nhập vào cộng
đồng theo thời gian; số lượng tổ chức các hoạt động sản phẩm văn hóa địa phương
và công tác bảo tồn di tích, nét văn hóa truyền thống.
Tiêu chí môi trường nhằm xác định ngân sách đầu tư vào bảo tồn, tôn tạo các
dự án về cải thiện môi trường, nhận thức của du khách về môi trường;
Muốn thu hút khách du lịch không chỉ đến một lần mà có thể nhiều lần hoặc
thậm chí là tạo ấn tượng tốt đến với khách du lịch. Thì từ tầm vĩ mô đến vi mô cần
16
phải có những định hướng chiến lược nhằm tạo một môi trường phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng phải phù hợp với tình hình khai thác cũng
như phát triển du lịch của từng địa phương. Thứ nhất, cần thường xuyên đa dạng
hóa các sản phẩm du lịch phải phù hợp với từng địa phương. Đồng thời phải tiếp tục
hoàn thiện các sản phẩm sẵn có để có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như du
lịch kết hợp với trãi nghiệm, nghỉ dưỡng, … Thứ hai, công tác an ninh – trật tự cần
phải được tăng cường cao độ nhằm tạo cho khách tham quan du lịch cảm giác an
toàn và thoải mái nghỉ ngơi khi đến đây. Thứ ba, cải thiện môi trường sinh thái, giải
quyết vấn đề rác thải sinh hoạt. Vì thế, cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
của du khách và cả người dân địa phương. Thứ tư, đẩy mạnh chương trình quảng
cáo, tiếp thị nhằm thu hút khách du lịch. Đồng thời tổ chức các sự kiện, lễ hội, các
hội nghị, tọa đàm… nhằm quảng bá hình ảnh. Từ những phân tích trên có thể thấy,
muốn phát triển du lịch cũng như các hoạt động du lịch khác cần phải kết hợp bởi
nhiều yếu tố với nhau nhằm tạo nên một hiệu quả tốt nhất.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1. Tổng hợp cơ sở sở lý luận chính sách công, chính sách phát triển
kinh tế du lịch. Trên cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu, tác giả xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch, cụ thể:
+ Quan điểm về phát triển kinh tế du lịch;
+ Các điều kiện để phát triển kinh tế du lịch như: Điều kiện về tài nguyên du lịch,
thị trường mục tiêu, điều kiện vốn, điều kiện nguồn nhân lực, chất lượng chính sách, các
tiêu chí về phát triển kinh tế du lịch.
17
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Giới thiệu về du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Giới thiệu tổng thể về huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
Thăng Bình là một huyện phía Đông tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý nằm ở
tọa độ 150
30’ đến 150
59’ vĩ độ Bắc và từ 1080
7’ đến 1080
30’ kinh độ Đông. Thăng
Bình có thị trấn Hà Lam là huyện lỵ, cách thành phố Tam Kỳ 25 km về phía Bắc,
cách Phố cổ Hội An theo đường dọc biển chưa đầy 10 km về phía nam, với 22 đơn
vị hành chính cấp xã. Phía Bắc giáp huyện Quế Sơ, Duy Xuyên; Phía Nam giáp
huyện Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ; Phía Tây giáp huyện Hiệp Đức, huyện Tiên
Phước. Phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 412,25 km2
(chiếm
3,7 % diện tích cả tỉnh), dân số tính đến 2017 là 181.61 người (chiếm 12,4% dân số cả
tỉnh), mật độ dân số 441 người/km2
. Thăng Bình xếp thứ 12 về diện tích, xếp thứ 2 về
dân số, thứ 4 về mật độ so với 18 đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Nam.
2.1.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Thăng Bình
Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ về ban hành
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của
Bộ Chính trị “về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Nghị quyết số
08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam “về phát triển du lịch Quảng
Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; đã đề ra những quan điểm, mục
tiêu, một số nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu định hướng cho phát triển
du lịch Quảng Nam trong giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025. Với
địa thế thuận lợi là một huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Nam, dọc theo
tuyến quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường sắt Bắc - Nam, có
nguồn tài nguyên ưu đãi, đồng thời nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động
nằm giữa thành phố Đà Nẵng và Tam Kỳ. Với chiều dài 25km bãi biển còn nguyên
vẻ đẹp hoang sơ; sông Trường Giang có chiều dài hơn 70km, chạy dọc theo biển, từ
18
Duy Xuyên qua Thăng Bình; có Phật viện Đồng Dương - di sản cấp quốc gia đặc
biệt là trung tâm phật giáo lớn nhất của Vương quốc Chămpa… Đây là điều kiện
thuận lợi cho huyện Thăng Bình phát triển du lịch.
Tiếp thu các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương
những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm chỉ
đạo, triển khai thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Chỉ
đạo ban hành các Nghị quyết, Đề án về phát triển du lịch, đã góp phần định hướng
tạo ra bước chuyển biến lớn về nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò, vị trí và
hiệu quả nhiều mặt của kinh tế du lịch đối với phát triên kinh tế - xã hội của địa
phương.
Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch theo đúng định hướng, phù hợp với
lợi thế của huyện. Đưa vào khai thác các loại hình du lịch mới như du lịch giải trí,
nghĩ dưỡng. Quan tâm phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm các làng nghề truyền
thống, du lịch cộng đồng góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Công tác quy hoạch, xây dựng được quan tâm thực hiện bám sát các Nghị
quyết phát triển du lịch theo hướng bền vững, trong đó thực hiện nghiêm việc bảo
vệ tài nguyên môi trường, cảnh quan du lịch, đảm bảo quy định về mật độ, quy
chuẩn xây dựng đối với dự án du lịch.
Đẩy mạnh quản bá du lịch đến nhiều thị trường với nhiều hình thức đa dạng;
đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các dự án du lịch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpaerl
Nam Hội An, Khu phức hợp Nam Hội An, An Thịnh, BRG...
Tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về du
lịch, phát huy các điểm du lịch tiềm năng, phát triển du lịch đã góp phần bảo tồn các
giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, cùng các giá trị tự nhiên khác.
Hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 - 2018 có những chuyển
biến tích cực, doanh thu từ hoạt động du lịch qua các năm tăng dần, năm 2011
doanh thu hoạt động du lịch đạt 2,5 tỷ đồng, chiếm 0,23% toàn tỉnh Quảng Nam,
tuy nhiên đến năm 2018 con số này tăng lên 3,86 tỷ đồng, chiếm 0,10% toàn tỉnh.
19
Nhìn nhận tổng thể tỷ lệ chiếm giữ trong toàn tỉnh có xu hướng giảm do doanh thu
toàn tỉnh tăng, nhưng trong địa phương của huyện doanh thu du lịch cũng tăng lên.
Bảng 2.1. Doanh thu du lịch giai đoạn 2011 - 2018
Năm Quảng Nam (tỷ đồng) Thăng Bình (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)
2011 1.104,35 2,50 0,23
2012 1.263,92 2,76 0,22
2013
1.454,54
2,87 0,20
2014 1.915,00 2,90 0,15
2015 2.200,00 3,10 0,15
2016 2.578,00 3,24 0,13
2017 3.100,00 3,50 0,11
2018 3.860,00 3,86 0,10
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế đó là: Quy hoạch
và quản lý quy hoạch ngành du lịch còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chất lượng
quy hoạch còn hạn chế. Một số dự án đầu tư du lịch tiến độ triển khai chậm, đặc
biệt là các dự án du lịch giải trí, nghỉ dưỡng dọc ven biển; công tác bồi thường thiệt
hại, giải phóng mặt bằng thực chưa triệt để, làm ảnh hưởng đến công tác xúc tiến
đầu tư. Việc đầu tư hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, thiếu hạ tầng thiết yếu; một số
điểm du lịch có tiểm năng vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Công tác xúc tiến,
quảng bá còn hạn chế, nguồi lực xúc tiến, quảng bá du lịch thấp chưa đủ sức lan tỏa.
Nguồn nhân lực du lịch hạn chế cả về số lượng và chất lượng, thiếu về chuyên môn,
trình độ quản lý tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu; cán bộ trong bộ máy nhà
nước của huyện làm công tác du lịch còn mỏng, chủ yếu là kiêm nhiệm. Công tác
quản lý điểm đến và môi trường du lịch còn nhiều bất cập; hoạt động kinh doanh lữ
hành chưa tốt, chất lượng các cơ sở lưu trú chưa được kiểm soát chặt chẽ.
20
2.1.3. Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh
Quảng Nam
2.1.3.1. Các loại hình du lịch
a. Du lịch sinh thái
Với tiềm năng về du lịch sinh thái huyện Thăng Bình có điều kiện để phát
triển mạnh loại hình du lịch này. Hiện nay tại các khu vực sông Trường Giang, hồ
Cao Ngạn, hồ Đông Tiển, hồ Phước Hà, Hố Thác, Hố Cam đang phát triển các dịch
vụ tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trên cở sở cảnh quan, môi trường thiên nhiên mát
mẻ. Khai thác loại hình du lịch sông nước dọc sông Trường Giang, mở ra các tuyến
du lịch đường thủy kết hợp du lịch sinh thái tham quan các làng quê, làng nghề hai
bên bờ sông. Kết nối du lịch sông Trường Giang với các điểm du lịch ở Hội An và
Tam Kỳ, đặt biệt là khu Du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An. Bên cạnh đó,
các loại hình du lịch sinh thái ở huyện Thăng Bình cũng rất đa dạng như Hố Cam
phong cảnh nơi đây là sự kết hợp giữa núi rừng bao la với những dòng nước mát
mẻ. Từ trên những đỉnh núi nhìn xuống, có thể bao quát được cả một không gian hồ
Phước Hà, hồ Cao Ngạn.
Hình 2.1. Sông Trường Giang, Hố Thác
Nguồn: Tác giả
b. Du lịch làng nghề truyền thống - làng quê và ẩm thực
Tiềm năng du lịch Thăng Bình còn có các làng nghề truyền thống như làng
nghề nước mắm Cửa Khe, Làng rau sạch Hưng Mỹ, Làng nghề hương Hà Lam.
21
Làng nghề nước mắm Cửa Khe - Bình Dương đã từ lâu nổi tiếng và được nhiều
người ưa chuộng vì chất lượng thơm ngon. Đến với làng rau sạch Hưng Mỹ - Bình
Triều, du khách sẽ bắt gặp nhiều loại rau với chủng loại phong phú, tạo nên sự hấp
dẫn đối với người tiêu dùng. Tất cả cư dân ở đây vẫn duy trì và phát triển làng nghề,
bởi vậy nhiều làng nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và tăng thu
nhập cho nông dân. Với tiềm năng về du lịch sinh thái, làng nghề tại huyện Thăng
Bình có điều kiện để phát triển mạnh loại hình du lịch này.
Hình 2.2. Làng nghề nước mắm Cửa Khe, Làng rau sạch Hưng Mỹ
Nguồn: Tác giả
c. Du lịch biển
Thăng Bình với 25km đường bờ biển đã tạo ra những lợi thế rất lớn trong
việc phát triển sản phẩm du lịch biển, nổi bật trong đó có bãi tắm Bình Minh, Bình
Dương. Cách trung tâm huyện gần 10km về phía Đông, bãi tắm Bình Minh, Bình
Dương được thiên nhiên ưu đãi với việc khai thác, đánh bắt hải sản, ngoài ra khi
đến đây, du khách đều có chung nhận định rằng đây là một bãi tắm lý tưởng. Nơi
đây có một bờ biển dài, còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ.
22
Hình 2.3. Bãi tắm Bình Minh
Nguồn: Tác giả
d. Du lịch Lễ hội
Đến với Thăng Bình vào những ngày đầu tháng giêng âm lịch, du khách sẽ
được thưởng thức những nét văn hóa độc đáo của Lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được.
Ngoài ra còn có các lễ hội cầu ngư của ngư dân ven biển thuộc các xã Bình Minh,
Bình Hải, Bình Dương.
Hình 2.4. Lễ Hội rước cộ Bà Chợ Được
Nguồn: Tác giả
e. Di tích văn hoá, di tích lịch sử
Theo dòng lịch sử, Khu phế tích Phật viện Đồng Dương đã để lại cho Huyện
những giá trị văn hóa lịch sử có giá trị từ thời vua Indravarman II (năm 875). Nơi
được xem là trung tâm Phật giáo lớn nhất của vương quốc Chămpa, hứa hẹn về một
loại hình du lịch tâm linh trong tương lai khi khu di tích này được khai quật, trưng
bày. Đến với Thăng Bình còn có các di tích văn hóa, lịch sử khác như Bia Văn
23
Thánh, Đình làng Hà Lam cũng tạo nên điểm nhấn đáng kể trong du lịch di tích văn
hóa lịch sử của huyện.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia nhìn nhận, để phát triển du lịch Thăng
Bình cần tập trung vào các nhóm sản phẩm chính là Du lịch nghĩ dưỡng, du lịch
biển; du lịch sinh thái; du lịch làng nghề truyền thống - làng quê, ẩm thực và du lịch
văn hóa, lịch sử cách mạng và du lịch lễ hội.
Bảng 2.2. Tổng hợp sản phẩm du lịch huyện Thăng Bình
Sản phẩm du lịch Điểm du lịch
Du lịch dịch vụ, nghỉ dưỡng Khu du lịch, nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An
Du lịch biển Biển Bình Minh, Bình Dương, Bình Hải, Bình Nam
Du lịch sinh thái
Sông Trường Giang, Hồ Phước Hà, Hồ Đông Tiển,
Hồ Cao Ngạn, Hố Thác, Hố Cam
Du lịch làng nghề truyền
thống - làng quê và ẩm thực
Làng nghề nước mắm Cửa Khe
Làng rau sạch Hưng Mỹ
Làng nghề hương Hà Lam
Du lịch lễ hội
Lễ hội Lăng Bà ở Chợ Được
Lễ hội cầu ngư
Du lịch di tích văn hoá, di
tích lịch sử, cách mạng
Phật viện Đồng Dương, Bia Văn thánh,
Đình làng Hà Lam
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Thăng Bình có vị trí thuận lợi Phía Đông giáp biển Đông, phía tây giáp
huyện Hiệp Đức và huyện Quế Sơn, phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Duy
Xuyên, phía nam giáp thành phố Tam Kỳ. Nên có nhiều thuận lợi để phát triển hạ
tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, như:
- Hệ thống giao thông: Hệ thống đường bộ của Thăng Bình bố trí đều khắp
trong huyện, đường ô tô đến 100% các trung tâm xã. Nối liền các huyện thành phố
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với quốc lộ 1A, Đường sắt Bắc - Nam, Đường cao tốc
Đà Năng - Quảng Ngãi, Đường ven biển 129 nối thành phố Hội An - Khu du lịch
24
nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An - thành phố Tam Kỳ. Tuyến quốc lộ 1A nối liền
với huyện Duy Xuyên - nơi có di sản văn hóa thế giới đền tháp Mỹ Sơn, quốc lộ
14E nối liền với tỉnh Kon Tum. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ ở Thăng
Bình đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển du lịch.
Giao thông trên sông tại Thăng Bình chỉ phù hợp đối với việc phát triển du
lịch sinh thái trên sông Trường Giang.
- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho huyện Thăng Bình khá ổn định
- Hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường: Hệ thống cấp nước cho các điểm
du lịch được cung cấp nước từ sông Trường Giang và nước sạch của các nhà máy
nước. Hệ thống thoát nước ở Thăng Bình chưa được cải thiện, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chất lượng môi trường khu vực.
- Hệ thống bưu chính viễn thông: Mạng lưới viễn thông của Thăng Bình đã
có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Đến nay, hệ thống viễn thông phát triển
với những công nghệ hiện đại và giá trị sản xuất tăng nhanh.
Bản đồ 2.1. Quy hoạch giao thông huyện Thăng Bình giai đoạn 2018 - 2020 và
đến năm 2030
Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thăng Bình
25
2.1.3.3. Hệ thống hạ tầng xã hội
a. Các công trình văn hóa, thể thao: Trên địa bàn huyện Thăng Bình hệ thống
các dịch vụ vui chơi, văn hóa giải trí còn đơn điệu, chỉ có sân hoạt động thể dục -
thể thao bóng đá. Mạng lưới nghe nhìn chưa đáp ứng chu cầu thụ hưởng của du
khách. Toàn huyện có 3 bể bơi, 51 điểm dịch vụ karaoke, 78 điểm dịch vụ Internet,
5 sân bóng đá nhân tạo và 4 điểm dịch vụ vui chơi trẻ em. Ngoài ra, các công trình
văn hóa khác tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo, điểm đến phục vụ du khách.
b. Các công trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: Hệ thống y tế từ huyện
đến các xã được cũng cố, kiện toàn. Các chương trình y tế được triển khai thực hiện
tốt, không để xẩy ra dịch bệnh lớn. Tại các điểm xa trung tâm huyện, các dịch vụ y
tế cũng đảm bảo phục vụ khách du lịch trong trường hợp cần thiết tạo nên sự an
toàn cho du khách.
c. Cơ sở đào tạo nghiên cứu và các công trình dịch vụ khác: Hệ thống ngân
hàng tại trung tâm huyện, các khách sạn đều có dịch vụ đổi ngoại tệ tại chỗ cho du
khách. Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng điện tử, máy rút tiền tự động. Ngoài ra tại
huyện Thăng Bình còn có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, người lao động
có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại và dịch vụ du lịch, thâm canh nông
nghiệp, sản xuất và kinh doanh rau, nước mắm và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
d. Đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch: Hiện nay mới có 01 doanh nghiệp vào
đầu tư trên lĩnh vực du lịch: Tập đoàn Vingroup đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng
Vinpearl Nam Hội An và một số đơn vị đang làm thủ tục đầu tư (Tập đoàn BRG,
Tập đoàn T&T, công ty TNHH Du lịch nghỉ dưỡng làng biển nhiệt đới Hội An,
công ty xây dựng Long Á …) và sau khi thủ tục hoàn tất thì đầu tư và khai thác tại
các xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Hải, Bình Sa, Bình Nam hứa hẹn sẽ tạo ra bộ
mặt mới cho huyện Thăng Bình.
e. Dịch vụ bán hàng lưu niệm
Đối với các làng nghề truyền thống, hiện nay sản phẩm chỉ mới là phục vụ
nhỏ lẻ, chưa tập trung, chưa có đầu tư đúng mức nhằm phục vụ khách du lịch. Vì
vậy, hàng lưu niệm tại làng nghề truyền thống của huyện như nước mắm Cửa Khe -
26
Bình Dương, hương - thị trấn Hà Lam là sản phẩm có kiểu dáng còn đơn giản, chưa
tạo sự hấp dẫn đáp ứng thị hiếu của khách du lịch.
g. Cơ sở lưu trú
Cùng với xu hướng chung của cả tỉnh, hiện nay do lượng khách đến ngày
càng tăng, các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để phục vụ đáp ứng kịp
thời nhu cầu của khách du lịch. Huyện Thăng Bình cũng không ngừng nâng cấp,
xây dựng mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Đặc biệt năm 2018 sau
khi Khu du lịch, nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An hoàn thành đi vào hoạt động thì
số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch được nâng lên đáng kể.
Trên toàn huyện chỉ có 05 khách sạn ở thị trấn Hà lam, 17 nhà nghỉ ở 08 xã
thị trấn với tổng 185 phòng. Với công suất sử dụng phòng gia tăng qua từng năm, từ
70% đến 85%, qua đó các cơ sở lưu trú đã góp phần giải quyết việc làm thường
xuyên cho khá nhiều lao động. Đây là yếu tố then chốt nhất thể hiện năng lực sẵn
sàng phục vụ du lịch của huyện. Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú không đồng đều
phụ thuộc khả năng khai thác du lịch của địa phương.
Ngoài một số khách sạn đạt tiêu chuẩn, phần lớn các nhà nghỉ còn yếu trên
nhiều phương diện: số lượng phòng ít, trang bị không đồng bộ, phân bổ không đều,
một số nhà nghỉ, khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất đã cũ không đáp ứng
được nhu cầu của khách du lịch. Trong những năm gân đây, cùng với xu hướng
phát triển chung của cả tỉnh lượng khách quốc tế cũng tăng nhanh, khách nội địa
cũng có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đã đang được
xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
h. Dịch vụ vui chơi giải trí.
Khu vui chơi Vinpearl Nam Hội An là khu vui chơi giải trí, trải nghiệm văn
hóa và thiên nhiên hoang dã lớn nhất, mới nhất Việt Nam. Nơi đây chắc chắn là một
điểm đến không thể bỏ lỡ trong hành trình du lịch miền Trung của bất cứ du khách
nào tới Đà Nẵng, Hội An. 12 con tàu khổng lồ đậu trên sông ngay cổng chào là một
trong những nét độc đáo, hấp dẫn du khách từ ánh nhìn đầu tiên khi bước vào. Với
thiết kế tinh tế của các kiến trúc sư, Vinpearl Nam Hội An được xây dựng đan xen
27
giữa những văn hóa cổ, hiện đại, thiên nhiên hoãng dã vànhiều trò chơi cảm giác
mạnh độc - lạ - hiếm có trên thế giới như cú rơi thế kỷ từ độ cao kỷ lục 85m, phi
thuyền gió lốc Tourbillon,… 95 trò chơi trong nhà, hay sân khấu nhạc nước hiện đại
với 2500 chỗ ngồi. Ven theo sông bên bờ Tây của Bến cảng Giao Thoa, du khách sẽ
được chiêm ngưỡng Đại lộ Giấc Mơ khắc họa tổ hợp kiến trúc phương Tây hiện đại
với những ngôi nhà biểu tượng của Nga, Ý, Tây Ban Nha, … Còn gì thú vị hơn khi
được vi vu Châu Âu ngay tại Việt Nam tất cả sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm tuyệt
hảo tại khu vui chơi giải trí hấp dẫn này.
Huyện Thăng Bình cũng chú trọng đến các hoạt động vui chơi giải trí phục
vụ du lịch, trên toàn huyện có 3 cơ sở kinh doanh dịch vụ bể bơi, 51 điểm karaoke,
78 điểm dịch vụ Internet, 5 sân bóng đa nhân tạo và 4 điểm vui chơi trẻ em. Đây là
những tiền đề phục vụ tốt hơn trong chất lượng sản phẩm kinh tế du lịch địa phương.
Tuy nhiên, hệ thống vui chơi giải trí ở huyện ngoài Khu du lịch Vinpearl thì các điểm
khác chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, chưa thu hút lượng khách đến, cần có
những điểm nhấn trong dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút hơn khách du lịch.
2.1.3.4. Công tác xúc tiến, quảng bá liên kết phát triển kinh tế du lịch
Năm 2017, ngành du lịch và thương mại đã có nhiều cố gắng trong công tác
đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Dưới sự chỉ đạo của Sở
VH-TT&DL, UBND huyện, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc các thành
phần kinh tế đã tích cực tham gia các hội chợ thương mại, liên hoan du lịch. Nhiều
sản phẩm du lịch của Thăng Bình bước đầu tiếp cận được thị trường. Ngoài việc thu
thập thông tin, tài liệu về du lịch, du lịch Thăng Bình đã hoàn thành cơ bản website
du lịch, thương mại, duy trì thường xuyên cung cấp thông tin, các chương trình hỗ
trợ xúc tiến du lịch. Tích cực quảng bá hình ảnh du lịch huyện Thăng Bình trên
cổng thông tin điện tử Huyện. Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng xúc tiến
quảng bá du lịch trên website của tỉnh để quảng bá hình ảnh du lịch huyện Thăng
Bình đến các địa phương trong và ngoài nước. Tập trung xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh
quảng bá du lịch, liên kết tour, thiết kế sản phẩm, tổ chức các sự kiện văn hóa - du
lịch. Triển khai tốt công tác tuyên truyền quảng bá cho các sự kiện Lễ hội, các hoạt
28
động mùa hè biển, trong đó làm chương trình và phát sóng các hoạt động này trên
đài QRT, cổng thông tin điện tử, VTV 8.
2.1.3.5. Đầu tư phát triển kinh tế du lịch
Sản phẩm du lịch của huyện đã từng bước được đa dạng hóa, nâng cao chất
lượng và khả năng cạnh tranh. Các địa phương trong huyện như Bình Minh, Bình
Dương, Bình Định Bắc đã đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài
nguyên du lịch trong đó nổi trội là tài nguyên tự nhiên để xây dựng các sản phẩm du
lịch gắn với loại hình du lịch sinh thái bên cạnh việc bảo tồn và phục hồi các lễ hội
truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hóa với nhiều chủ đề độc đáo,
hấp dẫn. Trong những năm qua, việc đầu tư phát triển kinh tế sản phẩm du lịch
được thực hiện đều khắp ở các khu vực trong huyện. Đặc biệt, cầu Cửa Đại và tuyến
đường ven biển đã hoàn thành nối liền giữa Hội An - Duy Xuyên - Thăng Bình -
Tam Kỳ là một cơ hội rất lớn cho huyện Thăng Bình. Đồng thời, vùng Đông Thăng
Bình có tiềm năng về du lịch lịch sử - cách mạng - văn hóa (1 di tích lịch sử, 2 di
sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia), gần kề với Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ
Sơn - hai di sản văn hóa thế giới của Việt Nam nên Thăng Bình có lợi thế rất lớn
trong việc đầu tư phát triển kinh tế du lịch.
2.1.3.6. Quản lý Nhà nước về du lịch
Quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan.
UBND huyện Thăng Bình thực hiện nhiều việc liên quan đến công tác quản lý thực
hiện quy hoạch du lịch. Tuy nhiên việc nhận thức về pháp luật, cơ chế, chính sách
về phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trong thời gian qua còn hạn chế.
Vì vậy đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong huyện, nhất là những
nơi có tiềm năng du lịch cần phải tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của
Đảng, Nhà nước và nhận thức về phát triển du lịch một cách nghiêm túc, đồng thời
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn để vừa góp phần
đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành
mạnh, vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động du lịch
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên địa bàn Huyện đã
29
triển khai nhiều quy hoạch chi tiết, nhiều dự án đầu tư khu trọng điểm du lịch theo
hướng quy hoạch tổng thể và phát huy hiệu lực công tác quản lý du lịch theo quy
hoạch. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện tập trung vào
quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch, chú
trọng đến các khu, điểm du lịch ở các địa bàn có tiềm năng. Tuy nhiên, trong công
tác quản lý còn nẩy sinh nhiều bất cập, nhiều nơi thiếu thống nhất, nhiều vấn đề
chưa phân định rõ giữa quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. Quản lý nhà nước
trong lĩnh vực du lịch hiệu quả chưa cao về nhiều mặt như vốn, quy hoạch, chính
sách đầu tư, liên kết quốc tế, vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng và an toàn cho
khách du lịch.
2.1.3.7. Khách du lịch và thu nhập từ du lịch
a. Doanh thu từ du lịch
Doanh thu du lịch ngày càng tăng, chủ yếu là chi phí phòng nghỉ, vận
chuyển, các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hoá còn hạn chế. Doanh thu từ
hoạt động du lịch của huyện Thăng Bình giai đoạn 2010 - 2017 đã có sự tăng
trưởng với tốc độ trung bình đạt 20%. Năm 2010, doanh thu từ du lịch đạt 2,5 tỷ
đồng, nhưng trải qua 7 năm, năm 2017 doanh thu đạt 3,86 tỷ đồng.
Trong những năm qua, việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ
du lịch đã góp phần đem lại doanh thu du lịch cho một số địa phương. Trong đó
doanh thu từ dịch vụ bãi tắm biển Bình Minh được đánh giá tăng trưởng cao. Năm
2010 doanh thu đạt 1.200 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 2.500 triệu đồng.
b. Tình hình khách du lịch
Nhờ vào chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ khi
có Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch
và chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, hoạt động kinh doanh du
lịch Quảng Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng khá phát triển; địa bàn du lịch
được mở rộng; các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; các khu vui chơi giải
trí được xây dựng; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư nên đã
thu hút đáng kể lượng du khách trong và ngoài nước đến Thăng Bình. Đây thực sự
30
là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Quảng Nam nói chung, du lịch Thăng
Bình nói riêng. Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/6/2007 của Tỉnh ủy
Quảng Nam về “Đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020” đồng thời
thực hiện “Chương trình hành động số 23 - CTr/HU ngày 28/8/2013 của Huyện ủy
Thăng Bình”. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy cùng với việc nghiêm túc
thực hiện của các ngành các cấp và sự nhận thức đúng đắn của mọi tầng lớp nhân
dân trong tỉnh, trong huyện, có thể nhận thấy khách du lịch nói chung đến tham
quan, nghỉ dưỡng tại Quảng Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng thời gian qua
đều tăng năm sau cao hơn năm trước
Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đến Thăng Bình (lượt khách)
Năm Quảng Nam
Thăng
Bình
Hội An
Tỷ trọng
trong
toàn tỉnh
So sánh Thăng Bình
/Hội An
± %
2011 2.391.677 23.710 1.284.941 0.99% -1.261.231 1.85%
2012 2.545.821 24.125 1.462.180 0.95% -1.438.055 1.65%
2013 2.818.313 24.450 1.388.587 0.87% -1.364.137 1.76%
2014 3.437.124 24.780 1.629.725 0.72% -1.604.945 1.52%
2015 3.680.000 25.300 1.760.000 0.69% -1.734.700 1.44%
2016 3.850.000 25.510 2.225.190 0.66% -2.199.680 1.15%
2017 4.360.000 25.850 2.624.000 0.59% -2.598.150 0.99%
2018 5.300.000 26.200 3.200.000 0.49% -3.173.800 0.82%
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam
Năm 2011 số lượng khách đến Quảng Nam 2.391.677 lượt khách, năm 2018
đạt 5.300.000 lượt khách, tốc độ tăng bình quân 11,73%. Trong đó du lịch Thăng
Bình cũng phát triển đáng kể. Năm 2011 số lượng khách đến Thăng Bình đạt
23.710 lượt khách, đến năm 2018 tăng lên 26.200 lượt khách, tốc độ tăng khoản
9%. Tuy nhiên so với du lịch Hội An, Thăng Bình còn nhiều vấn đề cần cải thiện để
tương xứng với tiềm năng du lịch của huyện, tỷ trọng lượng khách đến Thăng Bình
chiếm dưới 1% trong tổng thể du lịch toàn tỉnh, so với Hội An - một điểm du lịch
khá phát triển thì còn quá thấp, trung bình bằng dưới 2% lượng khách đến Hội An.
31
Tuy nhiên, với tiềm năng du lịch Thăng Bình có khả năng phát triển thành ngành
kinh tế trọng điểm như theo tinh thần của Nghị quyết 06-NQ/TU đã đề ra.
Khách du lịch nội địa
Trong những năm qua, tốc độ kinh tế có sự tăng trưởng mạnh, chính trị ổn
định, phương tiện đi lại thuận tiện, đời sống nhân dân được nâng cao, điều đó nói
lên được trong giai đoạn 2011 - 2018, số lượt khách du lịch nội địa tăng lên nhanh
chóng. Lượng khách du lịch nội địa đến Thăng Bình những năm gân đây đều tăng.
Năm 2011 có 1.229.315 lượt khách nội địa đến Quảng Nam, đến năm 2018 đạt
2.230.000 lượt khách, tốc độ tăng bình quân 10,14%. Trong đó du lịch Thăng Bình
cũng được hưởng lợi theo. Năm 2011 có 23.710 lượt khách thì đến năm 2018, số
lượt khách tăng lên 26.510.
Bảng 2.4. Lượng khách du lịch nội địa đến Thăng Bình (lượt khách)
Năm
Quảng
Nam
Thăng
Bình
Hội An
Tỷ trọng
trong toàn
tỉnh
So sánh Thăng Bình
/Hội An
± %
2011 1.229.315 23.500 653.007 1.91% - 629.507 3.60%
2012 1.259.336 23.900 722.330 1.90% - 698.430 3.31%
2013 1.433.971 24.200 708.352 1.69% - 684.152 3.42%
2014 1.802.186 24.500 816.565 1.36% - 792.065 3.00%
2015 1.911.000 25.000 893.000 1.31% - 868.000 2.80%
2016 1.963.000 25.200 1.157.946 1.28% - 1.132.746 2.18%
2017 2.110.000 25.550 1.282.000 1.21% - 1.256.450 1.99%
2018 2.230.000 26.510 1.440.000 1.19% -1.413.490 1.84%
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam
Khách du lịch quốc tế
Trong những năm qua, tình hình kinh tế đất nước, của tỉnh Quảng Nam và
huyện Thăng Bình có sự tăng trưởng, vị thế đất nước trên thị trường quốc tế ngày
càng được nâng cao. Khi Việt Nam thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sau
khi nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, lượng khách du lịch quốc tế biết đến
Việt Nam nhiều hơn, tham quan nghỉ dưỡng nhiều hơn. Khách du lịch quốc tế trong
32
thời gian qua đến Quảng Nam tương đối ổn định và có mức tăng trưởng cao cả về
số lượng và tỷ trọng.
Năm 2011, số lượt khách đến Quảng Nam 1.162.362 lượt khách, đến năm
2018 đạt 2.800.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình 13%. Trong đó huyện
Thăng Bình năm 2011 số lượt khách đến là 210 lượt, đến năm 2018 đạt 390 lượt
khách, so sánh với thành phố Hội An - Di sản văn hóa thế giới thì lượng khách đến
quá nhỏ so với Hội An. Nhưng cũng đã tăng cao so với các năm trước. Trong tương
lai, các dự án du lịch, nghỉ dưỡng Nam Hội An, An Thịnh, Làng biển nhiệt đới hoàn
thành đi vào hoạt động và các công trình Phật viện Đồng Dương, bãi tắm Bình
Minh, làng rau sạch Hưng Mỹ, làng nghề nước mắm Cửa Khe phát triển sẽ thu hút
một lượng khách lớn đến với Thăng Bình.
Bảng 2.5. Lượng khách du lịch quốc tế đến Thăng Bình (lượt khách)
Năm
Quảng
Nam
Thăng
Bình
Hội An
Tỷ trọng
trong toàn
tỉnh
So sánh Thăng Bình
/Hội An
± %
2011 1.162.362 210 631.934 0.02% - 631.724 0.03%
2012 1.286.455 225 739.850 0.02% - 739.625 0.03%
2013 1.384.342 250 680.235 0.02% - 679.985 0.04%
2014 1.634.938 280 813.160 0.02% - 812.880 0.03%
2015 1.769.000 300 867.000 0.02% - 866.700 0.03%
2016 1.887.000 310 1.067.244 0.02% - 1.066.934 0.03%
2017 2.250.000 330 1.342.000 0.01% - 1.341.670 0.02%
2018 2.800.000 390 1.780.000 0.01% -1.779.610 0.04%
Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam
Thời gian lưu trú của khách du lịch
Số ngày lưu trú của khách du lịch đến Thăng Bình bình quân 1,8 ngày, so với
các địa phương khác trong tỉnh thì thời gian lưu trú bình quân không cao, cần có
những chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc để thu hút lượng khách đến
Thăng Bình lưu trú dài ngày.
33
2.2. Đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội trong quá trình
phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Điểm mạnh của du lịch Thăng Bình
2.2.1.1. Tài nguyên phong phú
Là một huyện nằm giữa tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích 412,25km2
. Đất
đai ở huyện Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau, vùng ven biển chủ yếu đất
cát trắng, với chiều dài bờ biển 25km cùng với đó là những làng chài nằm kề chân
sóng, nơi nghề thủ công đan lưới, chài, làm mắm qua hàng trăm năm vẫn còn lưu
giữ nguyên vẹn nét tinh hoa, vùng đồng bằng trung du bán sơn địa, còn đó một
vùng sinh thái rộng lớn dọc ven sông Trường Giang. Miền núi rậm rạp với những
hồ nước, thác nước vẫn giữ nguyên cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng. Tiềm năng du
lịch Thăng Bình còn có các lễ hội, làng nghề, danh lam thắng cảnh cùng với di tích
Phật viện Đồng Dương.
Như vậy Thăng Bình có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và
khá hấp dẫn. Cùng với đặc điểm về đất đai, đồi núi và khí hậu tạo nên diện mạo hệ
sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Với chiều dài 25km dọc bờ biển, các thác
nhỏ, sông suối là thế mạnh nổi trội của Thăng Bình đối với việc phát triển du lịch
biển, du lịch sinh thái.
2.2.1.2. Vị trí thuận lợi
Thăng Bình nằm trên tuyến giao thông đường bộ quan trọng quốc lộ 1A nối
liền với huyện Duy Xuyên - nơi có di sản văn hóa thế giới đền tháp Mỹ Sơn, quốc
lộ 14E nối liền với tỉnh Kon Tum, phía Đông là đường ven biển nối liền thành phố
Hội An - đô thị du lịch bậc nhất trong vùng. Với vị trí thuận lợi về mặt giao thông,
đây là một lợi thế nhất quan trọng trong việc đầu tư phát triển du lịch. Đối với các
xã ven biển, có đường 219 nối liền với Hội An, Tam Kỳ thuận lợi cho việc khai thác
phát triển du lịch biển. Phía Tây của huyện Thăng Bình cách trung tâm huyện
khoảng 15km dọc quốc lộ 14E, Phật viện Đồng Dương, Hố Cam có lợi thế vừa phát
huy được thế mạnh của chính mình, vừa có điều kiện thuận lợi trong khai thác tiềm
năng của các vùng phụ cận. Với vị trí chiến lược gần với thành phố Đà Nẵng - điểm
34
cực đông của hành lang kinh tế đông tây đi qua 4 nước xuất phát từ Myanmar qua
Lào, Thái Lan rồi đến Việt Nam. Trên hành lang này là điều kiện tốt để Việt Nam
nói chung, Thăng Bình nói riêng có thế kết nối với các trung tâm du lịch trong khu
vực, từ tuyến đường này có thể xây dựng các tour đi xuyên 4 nước góp phần thu hút
khách quốc tế đến Việt Nam.
2.2.1.3. Tiềm năng về du lịch lịch sử - cách mạng
Tiềm năng du lịch Thăng Bình ngoài được thiên nhiên ưu đãi tạo vẻ đẹp
riêng có của huyện, bên cạnh đó còn có tiềm năng về lịch sử - cách mạng. Với 01 di
tích lịch sử quốc gia (Phật viện Đồng Dương), 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp
quốc gia (địa điểm diễn ra Cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được, Lễ hội Rước Cộ Bà
Chợ Được). Đây là tiềm năng du lịch hứa hẹn về một loại hình du lịch tâm linh
trong tương lai.
2.2.1.4. Tiềm năng khai thác du lịch văn hóa, làng nghề, du lịch cộng đồng
Sự trở lại của nhiều ngành nghề truyền thống đã và đang được các thế hệ có
tâm huyết bảo tồn và phát huy giá trị. Làng nghề truyền thống được coi là “bảo tàng
sống”, nơi lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa phong phú, đa
dạng, vừa sinh động, góp phần làm nên hệ giá trị văn hóa dân tộc. Đến làng nghề
truyền thống không chỉ đơn thuần tham quan mà còn thưởng thức, trải nghiệm
những giá trị văn hóa tại mỗi làng nghề. Trong những năm gần đây, cùng với sự
phát triển của ngành du lịch, nhiều sản phẩm du lịch tại các làng nghề được hình
thành để phục vụ khách du lịch, cải thiện đời sống người dân địa phương, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và tạo thêm thu nhập. Tiềm
năng khai thác sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống (làng nghề nước mắm Cửa
Khe, làng rau sạch Hưng Mỹ) có tiềm năng lớn trong kinh doanh du lịch.
2.2.1.6. Môi trường xã hội tại điểm đến an toàn
Có một điều mà người dân Việt Nam luôn tự hào với bạn bè thế giới là đất
nước Việt Nam thanh bình, con người Việt Nam thân thiện. Và điều này cũng được
thế giới công nhận qua chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) do Viện Kinh tế và Hòa bình
có trụ sở tại Sydney (Australia) vừa công bố, qua đó Việt Nam đứng vị thứ 59, đây
35
đúng là một điều đáng tự hào với Việt Nam.
2.2.1.7. Quỹ đất dùng cho phát triển du lịch rất lớn
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động dịch vụ du lịch
tại các xã vùng Đông Thăng Bình. Khu du lịch nghĩ dưỡng Vinpearl Nam Hội An.
với tổng diện tích gần 200ha, vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng và nhiều dự án đang
đã có chủ trương đầu tư như: Dự án nghỉ dưỡng Nam Hội An, Đạt Phương, T&T,
BRG ... với tổng diện tích trên 1.000ha.
2.2.1.8. Trình độ ý thức người dân, chủ thể tham gia hoạt động du lịch
Ý thức cộng đồng và sự tham gia của người dân là những yếu tố chính, tác
động đến quá trình phát triển du lịch.
2.2.1.9. Cơ hội thưởng thức ẩm thực địa phương
Ngày nay, xã hội phát triển nhu cầu thưởng thức ẩm thực đang được mọi
người hết sức quan tâm. Những món ngon từ các đầu bếp nổi tiếng đã đôi lần hội tụ
về xứ Quảng, du khách trong và ngoài nước đến Thăng Bình, ngoài việc tham quan
các di tích văn hóa, lễ hội, du lịch biển, du lịch sinh thái hay làng nghề, còn có thú
vui thưởng thức những đặc sản ẩm thực mang hương vị rất riêng địa phương. Đến
làng Bình Định, du khách sẽ khó cầm lòng với món cháo lươn xanh (ăn với cải
xanh), món mỳ gà nổi tiếng
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp nhận định những điểm mạnh du lịch Thăng Bình (%)
Nguồn: Số liệu điều tra, n= 200
Qua kết quả điều tra khảo sát tại huyện Thăng Bình có thể nhận thấy rằng
36
điểm mạnh của huyện nằm ở tiềm năng về lịch sử - cách mạng, tài nguyên du lịch,
thiên nhiên ưu đãi với biển, hồ sông suối, tiềm năng khai thác các sản phẩm du lịch
văn hóa, làng nghề. Hơn nữa được sự quan tâm của Tỉnh, Huyện trong quá trình
phát triển kinh tế du lịch là điểm mạnh của Thăng Bình. Tất cả những lợi thế của
Thăng Bình được người dân, cán bộ quản lý, doanh nghiệp, hướng dẫn viên du lịch
đánh giá là cơ sở để Thăng Bình phát triển du lịch với đặc sắc riêng của mình.
2.2.2. Điểm yếu của du lịch Thăng Bình
Một là, Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng chưa cao.
Sản phẩm du lịch chưa độc đáo, đa dạng, còn thiếu những sản phẩm du lịch
đặc thù của Huyện. Du lịch huyện Thăng Bình chưa xác định rõ loại hình tham
quan, nghỉ dưỡng là sản phẩm chủ lực để từ đó kết nối sản phẩm này với sản phẩm
du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử làm cho du
lịch Thăng Bình đa dạng, phong phú. Sản phẩm du lịch chậm đổi mới, phần lớn các
doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ nên việc khai thác tài nguyên du lịch
sẵn có hoặc sao chép để hình thành sản phẩm du lịch của mình. Vì vậy tính độc đáo
không cao, giá trị nguyên bản và ý tưởng sản phẩm du lịch rất nghèo nàn, trùng lắp.
Quá trình phát triển du lịch chưa được nghiên cứu bài bản, vì vậy chất lượng chưa
cao, sự nghèo nàn, ít sáng tạo, thiếu tính độc đáo, đặc sắc, dẫn đến du lịch có hàm
lượng giá trị thấp;
Tại Phật viện Đồng Dương, nền văn hóa Chămpa đã bị ảnh hưởng theo các
biến chuyển thời gian, di tích Chămpa bị hoang phế, ít được quan tâm, nhiều cây cỏ
mọc um tùm, hiên nay chỉ còn một mảng tường tháp cổng mà nhân dân địa phương
gọi là “Tháp Sáng”. Như vậy cần phải có những giải pháp cụ thể để phát triển di
tích này thành một sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn và có chất lượng;
Đối với làng nghề nước mắm Cửa Khe, làng rau sạch Hưng Mỹ: Thực tế cho
thấy làng nghề truyền thống có một tiềm năng phát triển rất lớn và đóng vai trò
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên sản phẩm của làng
nghề này còn mang tính tự phát, sản phẩm tại làng nghề chưa phong phú đa dạng,
mẫu mã, bao bì còn nghèo nàn, chưa được chú trọng để đáp ứng nhu cầu của khách
37
du lịch;
Đối với bãi tắm Bình Minh: Việc khai thác tài nguyên tại khu du lịch biển
chưa chuyên nghiệp, thiếu cái nhìn đồng bộ mang tính hệ thống và chiến lược dài
hạn. Sản phẩm du lịch tại đây được xây dựng tự phát, không có tính liên kết và
thống nhất cao, nên chưa thể hiện được rõ nét tính đặc trưng độc đáo để tạo ra
thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa hiện trạng sơ sở vật chất và
hạ tầng tại đây chưa được đầu tư tương xứng, thiếu đồng bộ;
Các hồ, đập, hố Thác, hố Cam: Tuy còn vẻ đẹp hoang sơ nhưng việc tạo
cảnh quan, dịch vụ đi kèm chưa phong phú, chưa hấp dẫn du khách
Hai là, Cơ sở du lịch yếu kém cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nâng cấp cải
thiện nhưng còn thiếu đồng bộ giữa các địa phương, các điểm, khu du lịch. Từ
không có chỗ cho khách du lịch đến lưu trú hoặc quá yếu với quy mô nhỏ, thiếu
khách sạn cao cấp để đón khách cao cấp đến, chỗ được coi là bình dân thì quá
xuyềnh xoàng thiếu thốn tiện nghi. Trên địa bàn toàn huyện chỉ có 5 khách sạn, 4
nhà hàng (trừ các khách san, biệt thự tại khu du lịch nghĩ dưỡng Vinpearl Nam Hội
Nam đạt tiêu chuẩn 5 sao). Hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ phát triển nhưng tầm
cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa
đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp, do vậy chưa hình thành thương hiệu nổi
bật. Tại các điểm tham quan du lịch chưa có cơ sở lưu trú nào, hệ thống cơ sở hạ
tầng còn yếu kém. Du khách cần một chỗ nghỉ ngơi, vệ sinh, ăn uống ... để có thể
tìm hiểu thêm các địa điểm trong chuyến hành trình. Tất cả điều này hoạt động
không hiệu quả, không những thiếu mà còn yếu. Hệ thống giao thông đến các điểm
du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. Vì vậy
những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư thỏa đáng;
Hạ tầng cơ sở du lịch tại các làng nghề còn yếu và thiếu, chưa đủ đáp ứng
yêu cầu kinh doanh du lịch. Hầu như các làng nghề chưa xây dựng được các khu vui
chơi giải trí, ăn uống, chỉ đơn thuần tập trung vào việc giới thiệu và bán sản phẩm,
ngoài ra các làng nghề đều thiếu nhà truyền thống, trưng bày bảo tồn sản phẩm của
làng nghề;
38
Ba là, Ngành du lịch của huyện còn non trẻ, so với các thành phố, huyện, thị
xã khác trong tỉnh Quảng Nam, việc phát triển du lịch Thăng Bình còn non trẻ, du
lịch Thăng Bình chỉ mới bước đầu trong quá trình phát triển, tuy tài nguyên du lịch
có tiềm năng nhưng sản phẩm du lịch chưa thật sự thu hút du khách, hệ thống cơ sở
vật chất phục vụ du lịch còn sơ sài, chưa đi vào quy chuẩn để thu hút khách du lịch.
Bốn là, Tài nguyên du lịch chưa được khai thác hiệu quả, mặc dù Thăng
Bình sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú và đa dạng nhưng
chưa khai thác tương xứng với tiềm năng đó. Cho đến nay, tài nguyên du lịch cả tự
nhiên và nhân văn chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý
khai thác một cách bềnh vững, hiệu quả. Dẫn đến tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng
khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của
tài nguyên.
Đối với một số sản phẩm du lịch của Huyện chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn
cho hoạt động, người dân địa phương và du khách chưa ý thức cao trong việc bảo
vệ môi trường. Nhiều nơi vẫn còn hạn chế về hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất phục vụ
cho du lịch chưa được hoàn thiện, chưa có hệ thống hướng dẫn về điểm du lịch
Năm là, Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển, công tác quản lý nhà
nước về du lịch chậm được đổi mới, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành
còn thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều
chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục hành
chính còn rườm rà, quy trình quản lý chất lượng dịch vụ còn yếu kém.
Du lịch làng nghề có một tiềm năng phát triển rất lớn, một vai trò quan trọng
trong chiến lược phát triển du lịch. Nhưng trong thời gian vừa qua, hoạt động du
lịch làng nghề chưa hiệu quả. Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên
nguyên tắc tự phát, dẫn đến thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Chính
quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại làng nghề chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc
về vai trò của du lịch làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
cũng như việc bảo tồn, gìn giữ những nghề truyền thống quý báu của dân tộc. Về
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình

Recomendados

Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng por
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
8.1K vistas65 diapositivas
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N... por
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN N...nataliej4
192 vistas40 diapositivas
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018 por
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
2.8K vistas7 diapositivas
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng por
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà NẵngTác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà NẵngĐàm Liên
12.7K vistas37 diapositivas
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28 por
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28Thư viện Tài liệu mẫu
370 vistas172 diapositivas
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế por
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
4.7K vistas224 diapositivas

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh por
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
3.8K vistas77 diapositivas
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY por
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Nam, HAYDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
364 vistas93 diapositivas
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371... por
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...PinkHandmade
1.5K vistas71 diapositivas
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY por
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAYLuận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAY
Luận án: Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Lào, HAYDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
81 vistas168 diapositivas
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ por
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi, HAY, 9đDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
5.1K vistas26 diapositivas
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi por
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãiti2li119
8.7K vistas117 diapositivas

La actualidad más candente(20)

ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371... por PinkHandmade
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
ĐỀ TÀI Phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch Quảng Ninh - Việt Nam_1021371...
PinkHandmade1.5K vistas
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi por ti2li119
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
ti2li1198.7K vistas
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu... por nataliej4
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu...
nataliej4115 vistas
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An por Chau Duong
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội AnCác Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Các Giải Pháp Đẩy Mạnh Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến TP. Hội An
Chau Duong1K vistas
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố... por jackjohn45
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố cần thơ trong hội nhập quố...
jackjohn45943 vistas
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020 por jackjohn45
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
Hoàn thiện họat động marketing du lịch thành phố cần thơ đến năm 2020
jackjohn45120 vistas
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019 por PinkHandmade
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
Phát triển du lịch homestay tại đà lạt_08315912092019
PinkHandmade7.3K vistas
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N... por nataliej4
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
nataliej4110 vistas

Similar a Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình

Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY por
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Quảng Ninh, HAYDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
1.1K vistas118 diapositivas
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình por
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
201 vistas79 diapositivas
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY por
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, HAYDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
19 vistas79 diapositivas
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam por
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
145 vistas93 diapositivas
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY por
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Gia Lai, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
294 vistas116 diapositivas
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT por
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh, HOTDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
1.1K vistas135 diapositivas

Similar a Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình(20)

Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952 por jackjohn45
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh phú thọ 6307952
jackjohn4521 vistas
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN... por PinkHandmade
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
LUẬN VĂN CHÍNH SÁCH CÔNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN...
PinkHandmade42 vistas
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ... por NuioKila
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐ...
NuioKila55 vistas

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi... por
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
34 vistas174 diapositivas
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây... por
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
25 vistas119 diapositivas
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ... por
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
19 vistas110 diapositivas
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế por
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
25 vistas142 diapositivas
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp! por
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
185 vistas124 diapositivas
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy! por
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
79 vistas97 diapositivas

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562 (20)

Último

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... por
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...Nguyen Thanh Tu Collection
12 vistas381 diapositivas
Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách... por
Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách...Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách...
Hoàn thiện công tác cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách...DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
5 vistas26 diapositivas
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf por
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdfFred Hub
7 vistas6 diapositivas
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf por
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdfFred Hub
11 vistas12 diapositivas
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... por
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...Nguyen Thanh Tu Collection
18 vistas92 diapositivas
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ... por
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ...Nguyen Thanh Tu Collection
24 vistas941 diapositivas

Último(20)

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf por Fred Hub
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
3. Chủ đề nghiên cứu.pdf
Fred Hub7 vistas
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf por Fred Hub
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
4. Khảo sát và phỏng vấn.pdf
Fred Hub11 vistas
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR... por Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...
3. Phân tích định tính.pdf por Fred Hub
3. Phân tích định tính.pdf3. Phân tích định tính.pdf
3. Phân tích định tính.pdf
Fred Hub8 vistas
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
8 CHỦ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (TÀI LIỆU WORD MÔ... por Nguyen Thanh Tu Collection
8 CHỦ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (TÀI LIỆU WORD MÔ...8 CHỦ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (TÀI LIỆU WORD MÔ...
8 CHỦ ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN TOÁN CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT (TÀI LIỆU WORD MÔ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM (9 CHƯƠNG, LÝ THUYẾT, BÀ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC... por Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5... por Nguyen Thanh Tu Collection
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf por Fred Hub
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
1. Cách trình bày kết quả nghiên cứu.pdf
Fred Hub12 vistas
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ... por Nguyen Thanh Tu Collection
TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ...TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM TOÁN 8 CẢ NĂM - DÙNG CHUNG 3 SÁCH (LÝ THUYẾT, LUYỆN TẬP, BÀ...

Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH PHONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH PHONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ XUÂN SANG Hà Nội, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công: “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và không trùng lắp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Phong
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Chính sách công ngoài sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tôi học tập tại cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại TP. Đà Nẵng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình và trách nhiệm của TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Cảm ơn lãnh đạo và cán bộ công chức: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam; Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện, Chi cục Thống kê huyện Thăng Bình và các cơ quan liên quan đã cung cấp thông tin, tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý của quý thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn của tôi được bổ sung và hoàn thiện tốt hơn./. Tôi xin chân thành cảm ơn !
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA : Viện trợ phát triển chính thức TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UBND : Ủy ban nhân dân
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 1. Bảng 2.1. Doanh thu du lịch giai đoạn 2011 - 2018 24 2. Bảng 2.2. Tổng hợp sản phẩm du lịch huyện Thăng Bình 28 3. Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đến Thăng Bình (lượt khách) 35 4. Bảng 2.4. Lượng khách du lịch nội địa đến Thăng Bình (lượt khách) 36 5. Bảng 2.5. Lượng khách du lịch quốc tế đến Thăng Bình (lượt khách) 38 6. Bảng 2.6. Tổng hợp SWOT phát triển kinh tế du lịch Thăng Bình 46 7. Bảng 3.1. Danh mục ưu tiên kêu gọi, xúc tiến đầu tư giai đoạn 2018 – 2020 68
  • 7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ TRANG 1. Biểu đồ 2.1. Tổng hợp nhận định những điểm mạnh du lịch Thăng Bình (%) 40 2. Biểu đồ 3.1. Tổng hợp nhận định những cơ hội du lịch Thăng Bình (%) 49
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ STT TÊN BẢN ĐỒ TRANG 1. Bản đồ 2.1. Quy hoạch giao thông huyện Thăng Bình giai đoạn 2018 - 2020 và đến năm 2030 29 2. Bản đồ 3.1. Bản đồ quy hoạch tuyến điểm du lịch Quảng Nam 69
  • 9. DANH MỤC HÌNH ẢNH STT TÊN HÌNH TRANG 1. Hình 2.1. Sông Trường Giang, Hố Thác. 25 2. Hình 2.2. Làng nghề nước mắm Cửa Khe, Làng rau sạch Hưng Mỹ. 27 3. Hình 2.3. Bãi tắm Bình Minh. 28 4. Hình 2.4. Lễ Hội rước cộ Bà Chợ Được. 28 5. Hình 3.1. Khu vui du lịch Sealife - Nha Trang. 59 6. Hình 3.2. Biển Bình Minh. 59 7. Hình 3.3. Phật viện Đồng Dương. 61 8. Hình 3.4. Làng nghề rau sạch Hưng Mỹ. 63 9. Hình 3.5. Làng nghề nước mắm Cửa Khe. 65
  • 10. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH................................................................................................10 1.1. Khái niệm chính sách công ...............................................................................10 1.2. Khái niệm về kinh tế du lịch ..............................................................................12 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM .........................................17 2.1. Giới thiệu về du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ...............................17 2.2. Đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội trong quá trình phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ........................................................33 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN NĂM 2030 .........46 3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................46 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu qủa thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình.....................................................................................................48 KẾT LUẬN..............................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đối với Việt Nam, du lịch được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm, phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn, phát triển tài nguyên du lịch. Sản phẩm du lịch Việt Nam được phân bố thành từng cụm hình thành các môi trường du lịch điển hình trên toàn quốc. Mỗi vùng, mỗi khu vực du lịch có sắc thái riêng, tạo nên các tuyến điểm xuyên quốc gia, không lặp lại giữa các vùng làm tăng sự thu hút của các điểm du lịch đối với du khách. Quảng Nam là một trong những miền đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú và đa dạng với những tài nguyên du lịch có giá trị, là miền đất có bề dày lịch sử với 2 di sản thế giới là Mỹ Sơn và Hội An cùng với rất nhiều di tích lịch sử văn hoá, có vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên trục quốc lộ 1A, Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nghãi và đường sắt Bắc Nam. Trong nhiều văn kiện của Đảng bộ và các chính sách của Chính quyền tỉnh đều xác định Quảng Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trong đó huyện Thăng Bình cũng nằm trong chiến lược phát triển chung của Tỉnh Quảng Nam. Những sản phẩm phải kể đến ở huyện Thăng Bình là Khu du lịch, nghĩ dưỡng Vinpearl Nam Hội An, bãi tắm Bình Minh, làng nghề nước mắm Cửa Khe, làng nghề rau sạch Hưng Mỹ, Phật viện Đồng Dương, Hố Cam... Đây là những điểm đến du lịch còn mới và rất giàu tiềm năng. Tuy nhiên Du lịch Thăng Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của nó. Các sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và chưa có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng các dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường du lịch còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao. Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chính
  • 12. 2 sách phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp, đầu tư còn dàn trải, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển du lịch. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề đặt ra cho du lịch huyện Thăng Bình là làm thế nào để phát triển du lịch, tạo ra được nhiều sản phẩm mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống người dân, đồng thời vẫn có thể quản lý được hiện trạng, bảo tồn các giá trị tự nhiên của nó. Tất cả những điều đó đặt ra một vấn đề bức thiết là phải tìm ra những giải pháp để xây dựng và phát triển kinh tế du lịch một cách hợp lý, đưa du lịch huyện Thăng Bình phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, biến du lịch thành động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường thiên nhiên, làm cơ sở cho việc phát triển du lịch của địa phương trong tương lai. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu du lịch tăng theo. Vấn đề đặt ra là tại sao khách du lịch lại chọn điểm đến này mà không chọn điểm đến khác. Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất quyết định tính cạnh tranh của điểm đến du lịch. Nhận thức vai trò của du lịch cho sự phát triển, trong thời gian gần đây, việc phát triển kinh tế du lịch ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh trong “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015” đã nghiên cứu sâu về chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Đánh giá thực trạng hoạt động ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2005 - 2009, dự báo phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2020. Với mục đích nêu khái quát cơ sở lý luận về du lịch và chiến lược phát triển du lịch. Phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển du lịch tỉnh
  • 13. 3 Lâm Đồng đến năm 2010 và chiến lược phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020. Tác giả đã nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng, từ những cơ sở đó để đưa ra các giải pháp phù hợp cho chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. [2] Tác giả Hoàng Thị Thu Thảo trong “Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng” đã nghiên cứu về những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và dịch vụ du lịch. Những quan điểm về phát triển sản phẩm du lịch. Đánh giá thực trạng việc phát triển các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua về phát triển mặt quy mô làm tăng doanh thu từ du lịch và khách du lịch. Quy mô cơ sở lưu trú và quy mô các hoạt động dịch vụ lữ hành. Mặt khác đánh giá thực trạng về phát triển chất lượng của ngành du lịch thông qua chất lượng nguồn nhân lực du lịch, mức độ đầu tư vốn cho phát triển du lịch và chất lượng hệ thống khách sạn. Các hoạt động về việc quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch cũng như phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa phương. Xác định tiềm năng du lịch thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở những nhận định trên đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. [11] Tác giả Nguyễn Duy Mậu: “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” đã hệ thống hóa các khái niệm du lịch, thị trường du lịch, chức năng và phân loại thị trường du lịch. Đồng thời tác giả đưa ra 13 loại hình du lịch phổ biến hiện nay trên thế giới. Làm rõ sản phẩm du lịch và mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch đối với sản phẩm du lịch và thị trường du lịch. Phân tích kênh phân phối sản phẩm lữ hành và hệ thống các doanh nghiệp lữ hành tại thị trường nhận khách và giữ khách, vận dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Làm rõ dịch vụ du lịch là cơ sở lý luận cho định hướng phát triển du lịch. Phân tích vai trò của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các tác động tới ngành kinh tế, xã hội. Tác động giữa hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch, những yêu cầu nhằm đáp ứng phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập. Tác giả cũng
  • 14. 4 đánh giá toàn diện tiềm năng và cơ sở phát triển du lịch, vị trí, vai trò và lợi thế du lịch Tây Nguyên trong phát triển vùng và quốc gia. Trên cơ sở đó Tác giả dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, định hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên đến năm 2020 làm cơ sở cho hoạch định phát triển du lịch Tây Nguyên đề ra chín nhóm giải pháp để phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020. [7] Trong đề tài “Định hướng khai thác các sản phẩm du lịch Đồng Tháp qua việc xác định lợi thế so sánh về tiềm năng du lịch nhân văn với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long” của tác giả Phạm Thị Hồng Xuân. Mục tiêu của đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tác giả có những định hướng khai thác các nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên nhân văn của du lịch Đồng Tháp thông qua việc xác định lợi thế so sánh về tiềm năng du lịch với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Xác định Đồng Tháp xuất phát điểm thấp hơn các tỉnh khác trong khu vực, tuy nhiên Đồng Tháp có những sản phẩm du lịch độc đáo hơn các tỉnh khác, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn. Bài viết đã lượng hóa được việc khai thác các sản phẩm du lịch từ hệ thống các di tích văn hóa - lịch sử. Trên cơ sở các tài nguyên du lịch nhân văn, việc khai thác các sản phẩm du lịch từ các lễ hội hay văn hóa ẩm thực và văn nghệ dân gian và hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống cho phát triển kinh tế du lịch. [26] Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng, tác giả Trần Thị Mai An với đề tài “Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa” đã nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng mang sắc thái bản địa theo một thương hiệu Đà Nẵng riêng, với mục đích kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách, mang lại chất lượng và lợi nhuận cao trong hoạt động du lịch của Thành phố và sâu sắc hơn là thông qua du lịch góp phần khẳng định giá trị văn hóa phong phú của con người và vùng đất Đà Nẵng. Tác giả đã khái quát được hoạt động du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây một cách có hệ thống và đánh giá được thực trạng phát triển du lịch văn hóa của Thành phố. Bên cạnh đó, đề tài đã xây dựng được những luận cứ khoa học và thực tiễn để đề xuất
  • 15. 5 các giải pháp phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa.[1] Đối với huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành đề án “Phát triển du lịch Thăng Bình giai đoạn 2015 - 2020, Định hướng đến năm 2030”: Đế án đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện Thăng Bình kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, cơ hội, thách thức. Trên cơ sở đó đưa ra các nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững, hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn với đảm bảo vững chắc an ninh - quốc phòng, bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường tự nhiên và đa dạng sản phẩm du lịch đến năm 2030. [25] Tóm lại, đã có một số công trình nghiên cứu về việc xây dựng và phát triển kinh tế du lịch, trong đó có một số nghiên cứu về xây dựng và phát triển kinh tế sản phẩm du lịch ở một vài địa bàn cụ thể gắn với những điều kiện cụ thể của địa phương… Tuy nhiên những nghiên cứu này chưa đề cập chuyên sâu đến chính sách, nhất là thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn Thanh Bình, tỉnh Quảng nam trước năm 2018 và giai đoạn từ năm 2019 - 2030. Đây chính là những khoảng trống để nghiên cứu và là đóng góp mới của đề tài 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đến 2020, định hướng đến năm 2030. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về chính sách và thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch; - Phân tích thực trạng chính sách và thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2011 - 2018. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch một cách bền vững và phù hợp trên địa bàn
  • 16. 6 huyện Thăng Bình giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam dưới góc độ khoa học chính sách công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2011 đến năm 2018; giải pháp thực hiện giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Thiết kế nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đề tài, đánh giá chính sách và thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình được khảo sát theo tiếp cận định tính và định lượng (phân tích thống kê). Đề tài kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể: - Nghiên cứu định tính: + Nghiên cứu lý thuyết bằng cách hệ thống lại các lý thuyết có liên quan đến phát triển kinh tế du lịch. Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp, các hộ gia đình, các chuyên gia du lịch và các nhà quản trị du lịch. - Phân tích thống kê: Sử dụng phương pháp điều tra thông qua phát phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu sơ cấp từ 2 nhóm đối tượng: Điều tra 150 hộ gia đình tại 5 xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Phú và Định Định Bắc và 50 cán bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
  • 17. 7 Quy trình thực hiện nghiên cứu được mô phỏng như sau: Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.2.1. Mẫu và kỹ thuật lấy mẫu Trong nghiên cứu này, để thu thập dữ liệu nghiên cứu mang tính đại diện, tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu và thực hiện trên 2 nhóm đối tượng nghiên cứu chính đó là các hộ gia đình và cán bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thành phần thứ nhất là 150 người dân tại 5 xã: Bình Vấn đề nghiên cứu Thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Cơ sở khoa học của nghiên cứu - Cơ sở lý luận về chính sách phát triển kinh tế du lịch; - Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch. - Đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình. (Điều tra 150 hộ gia đình tại 5 xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Phú và Định Định Bắc và 50 cán bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam). - Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình Đề xuất giải pháp Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên đại bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030.
  • 18. 8 Dương, Bình Minh, Bình Triều, Bình Phú và Bình Định Bắc, trong quá trình điều tra có sự tham gia của Công chức Văn hóa - Xã hội (xã mỗi xã 30 bảng hỏi). Thành phần thứ hai là 50 bảng hỏi: cán bộ quản lý: 20 bảng, doanh nghiêp: 10 bảng, hướng dẫn viên du lịch: 20 bảng. 5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Thông qua việc điều tra xã hội học (Bảng câu hỏi): Khảo sát ý kiến của 02 nhóm đối tượng nghiên cứu chính là người dân và cán bộ quản lý, doanh nghiêp, hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Sau khi thu thập đầy đủ số liệu theo thiết kế bảng hỏi, tác giả tiến hành các bước phân tích và xử lý dữ liệu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận về chính sách công cho việc nghiên cứu các vấn đề chính sách phát triển du lịch cho các cơ quan ban hành chính sách công về phát triển du lịch. Hệ thống hóa một số lý luận và đánh giá thực tiễn từ huyện Thăng Bình, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch nhằm phát huy tối đa hiệu quả chính sách đã ban hành và đề xuất một số giải pháp mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Qua thực tiễn việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, luận văn đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm trong việc thực hiện chính sách, đồng thời đề ra 9 nhóm giải pháp thực hiện phát triển chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình hiệu quả và thiết thực hơn. 7. Kết cấu của luận văn Phần Mở đầu. Nội dung chính của Phần mở đầu là giới thiệu tổng quan về lý do chon đề tài mà cụ thể là báo cáo tổng quan bối cảnh du lịch thế giới, du lịch Việt Nam, du lịch Thăng Bình trong thời gian qua cũng như tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
  • 19. 9 phát triển kinh tế du lịch của một số tác giả. Cuối cùng xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của các nghiên cứu. Chương 1. Những vấn đề lý luật về chính sách và chính sách phát triển kinh tế du lịch. Nội dung chính tổng hợp cơ sở sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch. Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Kết luận.
  • 20. 10 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 1.1. Khái niệm chính sách công 1.1.1. Khái niệm Các nhà khoa học ở các nước trên thế giới có cách định nghĩa khác nhau về chính sách công do sự khác nhau về đặc điểm của chế độ chính trị và kiểu nhà nước. Chính sách công là một loại chính sách. Trong Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…”[8]. Thuật ngữ “chính sách” hàm ý là những định hướng hành động, những giải pháp mà Nhà nước chọn lựa để giải quyết, xử lý vấn đề phát sinh từ thực tiễn phát triển đất nước nhằm đạt được mục tiêu nhất định” [3]. Chính sách là những tư tưởng, những định hướng, những mong muốn cần hướng tới, cần đạt được. Còn chiến lược hay kế hoạch, thậm chí pháp luật chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính sách [9]. Chính sách công là một trong những công cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ở mỗi giai đoạn phát triển, yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả các chính sách công luôn được đặt ra. Để làm được điều đó cần có sự hoàn thiện quy trình chính sách, trong đó có tổ chức thực thi chính sách. Thực thi chính sách công là một khâu quan trọng của quy trình chính sách với nhiệm vụ hiện thực hóa chính sách công. Ở Việt Nam, chính sách công là chuyên ngành mới thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Chính sách công dựa trên những nguyên tắc kinh tế học, xã hội học, luật học và những chuyên ngành hàn lâm đã được hình thành từ lâu. Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước. Chính sách công phản ánh mối quan hệ nhà nước - xã hội - công dân. Chính sách công là do các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy Nhà nước bao gồm Quốc hội, các Bộ, chính quyền địa phương các cấp ban hành. Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước,
  • 21. 11 lãnh đạo xã hội (Điều 4, Hiến pháp năm 2013). Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua việc vạch ra các cương lĩnh, chiến lược, các định hướng chính sách. Đây là các căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách công. Như vậy, chính sách công là chính sách của Nhà nước và chính sách này được cụ thể hóa đường lối, chiến lược của Đảng nhằm phục vụ lời ích cho nhân dân [4]. Ở Việt Nam, với cách tiếp cận ở các góc độ khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách công. Có người hiểu: Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển. 1.1.2. Thực thi chính sách công Việc tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Công tác tổ chức thực thi chính sách nếu không được tiến hành tốt, dễ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thậm chí sự chống đối của nhân dân đối với Nhà nước. Điều này hoàn toàn bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây ra những khó khăn cho Nhà nước trong công tác quản lý. Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh, bộc lộ hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định chưa nhận thấy, đến giai đoạn tổ chức thực thi mới phát hiện. Quá trình thực thi chính sách với những hành động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Việc phân tích, đánh giá một chính sách (mức độ tốt, xấu) chỉ có thể đầy đủ, có sức thuyết phục là sau khi thực hiện chính sách. Qua tổ chức thực hiện, cơ quan chức năng mới có thể biết chính sách đó được xã hội và đại đa số nhân dân chấp nhận hay không, đi vào cuộc sống hay không. Việc đưa chính sách công vào thực tiễn không đơn giản, nhanh chóng. Đó là quá trình phức tạp, đầy biến động, chịu tác động của một loạt các yếu tố, thúc đẩy
  • 22. 12 hoặc cản trở công việc thực thi. 1.2. Khái niệm về kinh tế du lịch 1.2.1. Khái niệm Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) đưa ra định nghĩa: “Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù, mang tính dịch vụ và thường được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước; có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước; tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch”. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ tương tự hoặc được bán cho nhóm khách hàng, hoặc vì chúng cùng cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó. Để có thể đưa ra các định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần xác định loại hình du lịch. Để phân loại loại hình du lịch có thể căn cứ phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, mục đích chuyến đi. Theo tiêu thức phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau; ở hình thức du lịch này, khách du lịch phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch; Du lịch nội địa là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm ở lãnh thổ của một quốc gia.
  • 23. 13 Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Dịch vụ du lịch rất phong phú, song có thể chia thành các loại hình dịch vụ du lịch chính (dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển) và các dịch vụ du lịch bổ sung là các dịch vụ phục vụ các nhu cầu đòi hỏi rất đa dạng và phát sinh trong chuyến đi của du khách. Hoạt động dịch vụ du lịch là nội dung kinh doanh chính của đa phần các doanh nghiệp du lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch. Song, việc cung cấp các dịch vụ bổ sung cũng là một phần quan trọng trong hoạt động du lịch. Việc tổ chức cung cấp các dịch vụ bổ sung sẽ đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách du lịch, kéo dài hơn mùa du lịch, tăng doanh thu cho ngành du lịch của một vùng, một quốc gia và tận dụng triệt để hơn các cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có. 1.2.2. Quan điểm về phát triển kinh tế du lịch Phát triển kinh tế du lịch đảm bảo tính bềnh vững và tính cạnh tranh cao. Phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng về tự nhiên và văn hóa, hài hòa trong xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch. Phát huy tính trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường khách du lịch trong từng loại hình sản phẩm, gia tăng tính hấp dẫn và tính bền vững của sản phẩm du lịch. Phát triển sản phẩm theo lộ trình, có tính ưu tiên; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy tính đặc trưng của vùng du lịch, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch có giá trị gia tăng cao. Chú trọng đầu tư các điều kiện phát triển du lịch. Phát triển các sản phẩm du lịch đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế và khu vực. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế du lịch là xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, chất lượng cao. Thu hút thêm nhiều thị trường khách du lịch và thu hút nhiều nguồn đầu tư vào du lịch. Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển kinh tế du lịch đó là phát triển bền vững: thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi
  • 24. 14 trường trong tương lai. Để bảo đảm được yêu cầu này, phát triển kinh tế du lịch phải tuân thủ các nguyên tắc sau: theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển bền vững, có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch; bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng. 1.2.3. Các điều kiện để phát triển kinh tế du lịch 1.2.3.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch Nếu chúng ta coi các điều kiện chung như là các điều kiện để phát triển du lịch thì điều kiện về tài nguyên du lịch là điều kiện cần thiết nhất để phát triển du lịch. Mỗi quốc gia, vùng miền dù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển, song nếu không có các tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển du lịch được. Tiềm năng về kinh tế là vô hạn, song tiềm năng về tài nguyên du lịch là có hạn, nhất là đối với các tài nguyên du lịch thiên nhiên - những cái mà thiên nhiên chỉ ban tặng cho một số vùng miền hay quốc gia nhất định. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra hay do con người tạo ra. Tài nguyên du lịch là điều kiện cần cho hoạt động du lịch hình thành và phát triển du lịch. Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên về du lịch như địa hình, khí hậu, động thực vật, nguồn tài nguyên nước hay vị trí địa lý. Đồng thời các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự hình thành và phát triển du lịch ở một địa điểm, một vùng hay một quốc gia. 1.2.3.2. Thị trường mục tiêu Đây được xem là điều kiện chung có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh du lịch. 1.2.3.3. Điều kiện về vốn Bao gồm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống vận tải, giao thông, đường, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu du khách, các chính sách phát
  • 25. 15 triển du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch từ nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành cho đến các chính sách của cơ quan, chính quyền địa phương. 1.2.3.4. Điều kiện về nguồn nhân lực Trong du lịch, thì ngoài các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác và phục vụ khách thì yếu tố quan trọng và quyết định cho sự thành công cho ngành du lịch và sản phẩm du lịch đó chính là con người. Chính sự năng động cũng như sự hiểu biết và nhanh nhẹn của các nhân viên là yếu tố để doanh nghiệp thành công. 1.2.3.5. Điều kiện về chất lượng chính sách Định hướng và xây dựng chính sách về du lịch đã khá đúng và đầy đủ, song việc thực thi và giám sát chưa tốt. Trong các quyết định của các cấp từ Trung ương đến địa phương vẫn còn nặng về thỏa hiệp với các nhân tố gây phá hủy môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của du lịch. Do vậy, trong Luật Du lịch sửa đổi, bổ sung và các văn bản dưới luật, nên chú trọng vào những nội dung cần thiết để có thể cải thiện những điểm yếu này. 1.2.3.6. Các tiêu chí về phát triển kinh tế du lịch Tiêu chí về kinh tế nhằm tăng trưởng kinh tế cho địa phương, kinh doanh du lịch, giải quyết việc làm. Tiêu chí này thể hiện qua các yếu tố như doanh thu trực tiếp và gián tiếp từ du lịch; lượng du khách đến với địa phương hàng năm; quốc tịch của du khách và thời gian lưu trú tại địa phương; đánh giá của du khách và giá trị; số lượng khách sạn, cơ sở lưu trú, số phòng và số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch; số kênh marketing hiện có... Tiêu chí về văn hóa - xã hội nhằm bảo tồn các nét văn hóa vật thể và phi vật thể. Tiêu chí này thể hiện qua các nét văn hóa mới tốt và xấu du nhập vào cộng đồng theo thời gian; số lượng tổ chức các hoạt động sản phẩm văn hóa địa phương và công tác bảo tồn di tích, nét văn hóa truyền thống. Tiêu chí môi trường nhằm xác định ngân sách đầu tư vào bảo tồn, tôn tạo các dự án về cải thiện môi trường, nhận thức của du khách về môi trường; Muốn thu hút khách du lịch không chỉ đến một lần mà có thể nhiều lần hoặc thậm chí là tạo ấn tượng tốt đến với khách du lịch. Thì từ tầm vĩ mô đến vi mô cần
  • 26. 16 phải có những định hướng chiến lược nhằm tạo một môi trường phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng phải phù hợp với tình hình khai thác cũng như phát triển du lịch của từng địa phương. Thứ nhất, cần thường xuyên đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phải phù hợp với từng địa phương. Đồng thời phải tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm sẵn có để có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như du lịch kết hợp với trãi nghiệm, nghỉ dưỡng, … Thứ hai, công tác an ninh – trật tự cần phải được tăng cường cao độ nhằm tạo cho khách tham quan du lịch cảm giác an toàn và thoải mái nghỉ ngơi khi đến đây. Thứ ba, cải thiện môi trường sinh thái, giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt. Vì thế, cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của du khách và cả người dân địa phương. Thứ tư, đẩy mạnh chương trình quảng cáo, tiếp thị nhằm thu hút khách du lịch. Đồng thời tổ chức các sự kiện, lễ hội, các hội nghị, tọa đàm… nhằm quảng bá hình ảnh. Từ những phân tích trên có thể thấy, muốn phát triển du lịch cũng như các hoạt động du lịch khác cần phải kết hợp bởi nhiều yếu tố với nhau nhằm tạo nên một hiệu quả tốt nhất. Tiểu kết Chương 1 Chương 1. Tổng hợp cơ sở sở lý luận chính sách công, chính sách phát triển kinh tế du lịch. Trên cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch, cụ thể: + Quan điểm về phát triển kinh tế du lịch; + Các điều kiện để phát triển kinh tế du lịch như: Điều kiện về tài nguyên du lịch, thị trường mục tiêu, điều kiện vốn, điều kiện nguồn nhân lực, chất lượng chính sách, các tiêu chí về phát triển kinh tế du lịch.
  • 27. 17 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Giới thiệu về du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Giới thiệu tổng thể về huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Thăng Bình là một huyện phía Đông tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý nằm ở tọa độ 150 30’ đến 150 59’ vĩ độ Bắc và từ 1080 7’ đến 1080 30’ kinh độ Đông. Thăng Bình có thị trấn Hà Lam là huyện lỵ, cách thành phố Tam Kỳ 25 km về phía Bắc, cách Phố cổ Hội An theo đường dọc biển chưa đầy 10 km về phía nam, với 22 đơn vị hành chính cấp xã. Phía Bắc giáp huyện Quế Sơ, Duy Xuyên; Phía Nam giáp huyện Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ; Phía Tây giáp huyện Hiệp Đức, huyện Tiên Phước. Phía Đông giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 412,25 km2 (chiếm 3,7 % diện tích cả tỉnh), dân số tính đến 2017 là 181.61 người (chiếm 12,4% dân số cả tỉnh), mật độ dân số 441 người/km2 . Thăng Bình xếp thứ 12 về diện tích, xếp thứ 2 về dân số, thứ 4 về mật độ so với 18 đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Nam. 2.1.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển du lịch huyện Thăng Bình Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị “về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam “về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”; đã đề ra những quan điểm, mục tiêu, một số nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu định hướng cho phát triển du lịch Quảng Nam trong giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025. Với địa thế thuận lợi là một huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Nam, dọc theo tuyến quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường sắt Bắc - Nam, có nguồn tài nguyên ưu đãi, đồng thời nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nằm giữa thành phố Đà Nẵng và Tam Kỳ. Với chiều dài 25km bãi biển còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ; sông Trường Giang có chiều dài hơn 70km, chạy dọc theo biển, từ
  • 28. 18 Duy Xuyên qua Thăng Bình; có Phật viện Đồng Dương - di sản cấp quốc gia đặc biệt là trung tâm phật giáo lớn nhất của Vương quốc Chămpa… Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện Thăng Bình phát triển du lịch. Tiếp thu các văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương những năm qua các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch trên địa bàn huyện. Chỉ đạo ban hành các Nghị quyết, Đề án về phát triển du lịch, đã góp phần định hướng tạo ra bước chuyển biến lớn về nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò, vị trí và hiệu quả nhiều mặt của kinh tế du lịch đối với phát triên kinh tế - xã hội của địa phương. Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch theo đúng định hướng, phù hợp với lợi thế của huyện. Đưa vào khai thác các loại hình du lịch mới như du lịch giải trí, nghĩ dưỡng. Quan tâm phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm các làng nghề truyền thống, du lịch cộng đồng góp phần tăng thu nhập cho người dân. Công tác quy hoạch, xây dựng được quan tâm thực hiện bám sát các Nghị quyết phát triển du lịch theo hướng bền vững, trong đó thực hiện nghiêm việc bảo vệ tài nguyên môi trường, cảnh quan du lịch, đảm bảo quy định về mật độ, quy chuẩn xây dựng đối với dự án du lịch. Đẩy mạnh quản bá du lịch đến nhiều thị trường với nhiều hình thức đa dạng; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các dự án du lịch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpaerl Nam Hội An, Khu phức hợp Nam Hội An, An Thịnh, BRG... Tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân về du lịch, phát huy các điểm du lịch tiềm năng, phát triển du lịch đã góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, cùng các giá trị tự nhiên khác. Hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 - 2018 có những chuyển biến tích cực, doanh thu từ hoạt động du lịch qua các năm tăng dần, năm 2011 doanh thu hoạt động du lịch đạt 2,5 tỷ đồng, chiếm 0,23% toàn tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên đến năm 2018 con số này tăng lên 3,86 tỷ đồng, chiếm 0,10% toàn tỉnh.
  • 29. 19 Nhìn nhận tổng thể tỷ lệ chiếm giữ trong toàn tỉnh có xu hướng giảm do doanh thu toàn tỉnh tăng, nhưng trong địa phương của huyện doanh thu du lịch cũng tăng lên. Bảng 2.1. Doanh thu du lịch giai đoạn 2011 - 2018 Năm Quảng Nam (tỷ đồng) Thăng Bình (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2011 1.104,35 2,50 0,23 2012 1.263,92 2,76 0,22 2013 1.454,54 2,87 0,20 2014 1.915,00 2,90 0,15 2015 2.200,00 3,10 0,15 2016 2.578,00 3,24 0,13 2017 3.100,00 3,50 0,11 2018 3.860,00 3,86 0,10 Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế đó là: Quy hoạch và quản lý quy hoạch ngành du lịch còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chất lượng quy hoạch còn hạn chế. Một số dự án đầu tư du lịch tiến độ triển khai chậm, đặc biệt là các dự án du lịch giải trí, nghỉ dưỡng dọc ven biển; công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng thực chưa triệt để, làm ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư. Việc đầu tư hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, thiếu hạ tầng thiết yếu; một số điểm du lịch có tiểm năng vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Công tác xúc tiến, quảng bá còn hạn chế, nguồi lực xúc tiến, quảng bá du lịch thấp chưa đủ sức lan tỏa. Nguồn nhân lực du lịch hạn chế cả về số lượng và chất lượng, thiếu về chuyên môn, trình độ quản lý tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu; cán bộ trong bộ máy nhà nước của huyện làm công tác du lịch còn mỏng, chủ yếu là kiêm nhiệm. Công tác quản lý điểm đến và môi trường du lịch còn nhiều bất cập; hoạt động kinh doanh lữ hành chưa tốt, chất lượng các cơ sở lưu trú chưa được kiểm soát chặt chẽ.
  • 30. 20 2.1.3. Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam 2.1.3.1. Các loại hình du lịch a. Du lịch sinh thái Với tiềm năng về du lịch sinh thái huyện Thăng Bình có điều kiện để phát triển mạnh loại hình du lịch này. Hiện nay tại các khu vực sông Trường Giang, hồ Cao Ngạn, hồ Đông Tiển, hồ Phước Hà, Hố Thác, Hố Cam đang phát triển các dịch vụ tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trên cở sở cảnh quan, môi trường thiên nhiên mát mẻ. Khai thác loại hình du lịch sông nước dọc sông Trường Giang, mở ra các tuyến du lịch đường thủy kết hợp du lịch sinh thái tham quan các làng quê, làng nghề hai bên bờ sông. Kết nối du lịch sông Trường Giang với các điểm du lịch ở Hội An và Tam Kỳ, đặt biệt là khu Du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An. Bên cạnh đó, các loại hình du lịch sinh thái ở huyện Thăng Bình cũng rất đa dạng như Hố Cam phong cảnh nơi đây là sự kết hợp giữa núi rừng bao la với những dòng nước mát mẻ. Từ trên những đỉnh núi nhìn xuống, có thể bao quát được cả một không gian hồ Phước Hà, hồ Cao Ngạn. Hình 2.1. Sông Trường Giang, Hố Thác Nguồn: Tác giả b. Du lịch làng nghề truyền thống - làng quê và ẩm thực Tiềm năng du lịch Thăng Bình còn có các làng nghề truyền thống như làng nghề nước mắm Cửa Khe, Làng rau sạch Hưng Mỹ, Làng nghề hương Hà Lam.
  • 31. 21 Làng nghề nước mắm Cửa Khe - Bình Dương đã từ lâu nổi tiếng và được nhiều người ưa chuộng vì chất lượng thơm ngon. Đến với làng rau sạch Hưng Mỹ - Bình Triều, du khách sẽ bắt gặp nhiều loại rau với chủng loại phong phú, tạo nên sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Tất cả cư dân ở đây vẫn duy trì và phát triển làng nghề, bởi vậy nhiều làng nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Với tiềm năng về du lịch sinh thái, làng nghề tại huyện Thăng Bình có điều kiện để phát triển mạnh loại hình du lịch này. Hình 2.2. Làng nghề nước mắm Cửa Khe, Làng rau sạch Hưng Mỹ Nguồn: Tác giả c. Du lịch biển Thăng Bình với 25km đường bờ biển đã tạo ra những lợi thế rất lớn trong việc phát triển sản phẩm du lịch biển, nổi bật trong đó có bãi tắm Bình Minh, Bình Dương. Cách trung tâm huyện gần 10km về phía Đông, bãi tắm Bình Minh, Bình Dương được thiên nhiên ưu đãi với việc khai thác, đánh bắt hải sản, ngoài ra khi đến đây, du khách đều có chung nhận định rằng đây là một bãi tắm lý tưởng. Nơi đây có một bờ biển dài, còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ.
  • 32. 22 Hình 2.3. Bãi tắm Bình Minh Nguồn: Tác giả d. Du lịch Lễ hội Đến với Thăng Bình vào những ngày đầu tháng giêng âm lịch, du khách sẽ được thưởng thức những nét văn hóa độc đáo của Lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được. Ngoài ra còn có các lễ hội cầu ngư của ngư dân ven biển thuộc các xã Bình Minh, Bình Hải, Bình Dương. Hình 2.4. Lễ Hội rước cộ Bà Chợ Được Nguồn: Tác giả e. Di tích văn hoá, di tích lịch sử Theo dòng lịch sử, Khu phế tích Phật viện Đồng Dương đã để lại cho Huyện những giá trị văn hóa lịch sử có giá trị từ thời vua Indravarman II (năm 875). Nơi được xem là trung tâm Phật giáo lớn nhất của vương quốc Chămpa, hứa hẹn về một loại hình du lịch tâm linh trong tương lai khi khu di tích này được khai quật, trưng bày. Đến với Thăng Bình còn có các di tích văn hóa, lịch sử khác như Bia Văn
  • 33. 23 Thánh, Đình làng Hà Lam cũng tạo nên điểm nhấn đáng kể trong du lịch di tích văn hóa lịch sử của huyện. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia nhìn nhận, để phát triển du lịch Thăng Bình cần tập trung vào các nhóm sản phẩm chính là Du lịch nghĩ dưỡng, du lịch biển; du lịch sinh thái; du lịch làng nghề truyền thống - làng quê, ẩm thực và du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng và du lịch lễ hội. Bảng 2.2. Tổng hợp sản phẩm du lịch huyện Thăng Bình Sản phẩm du lịch Điểm du lịch Du lịch dịch vụ, nghỉ dưỡng Khu du lịch, nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An Du lịch biển Biển Bình Minh, Bình Dương, Bình Hải, Bình Nam Du lịch sinh thái Sông Trường Giang, Hồ Phước Hà, Hồ Đông Tiển, Hồ Cao Ngạn, Hố Thác, Hố Cam Du lịch làng nghề truyền thống - làng quê và ẩm thực Làng nghề nước mắm Cửa Khe Làng rau sạch Hưng Mỹ Làng nghề hương Hà Lam Du lịch lễ hội Lễ hội Lăng Bà ở Chợ Được Lễ hội cầu ngư Du lịch di tích văn hoá, di tích lịch sử, cách mạng Phật viện Đồng Dương, Bia Văn thánh, Đình làng Hà Lam Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thăng Bình có vị trí thuận lợi Phía Đông giáp biển Đông, phía tây giáp huyện Hiệp Đức và huyện Quế Sơn, phía Bắc giáp huyện Quế Sơn và huyện Duy Xuyên, phía nam giáp thành phố Tam Kỳ. Nên có nhiều thuận lợi để phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, như: - Hệ thống giao thông: Hệ thống đường bộ của Thăng Bình bố trí đều khắp trong huyện, đường ô tô đến 100% các trung tâm xã. Nối liền các huyện thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với quốc lộ 1A, Đường sắt Bắc - Nam, Đường cao tốc Đà Năng - Quảng Ngãi, Đường ven biển 129 nối thành phố Hội An - Khu du lịch
  • 34. 24 nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An - thành phố Tam Kỳ. Tuyến quốc lộ 1A nối liền với huyện Duy Xuyên - nơi có di sản văn hóa thế giới đền tháp Mỹ Sơn, quốc lộ 14E nối liền với tỉnh Kon Tum. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ ở Thăng Bình đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển du lịch. Giao thông trên sông tại Thăng Bình chỉ phù hợp đối với việc phát triển du lịch sinh thái trên sông Trường Giang. - Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cung cấp cho huyện Thăng Bình khá ổn định - Hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường: Hệ thống cấp nước cho các điểm du lịch được cung cấp nước từ sông Trường Giang và nước sạch của các nhà máy nước. Hệ thống thoát nước ở Thăng Bình chưa được cải thiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường khu vực. - Hệ thống bưu chính viễn thông: Mạng lưới viễn thông của Thăng Bình đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Đến nay, hệ thống viễn thông phát triển với những công nghệ hiện đại và giá trị sản xuất tăng nhanh. Bản đồ 2.1. Quy hoạch giao thông huyện Thăng Bình giai đoạn 2018 - 2020 và đến năm 2030 Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thăng Bình
  • 35. 25 2.1.3.3. Hệ thống hạ tầng xã hội a. Các công trình văn hóa, thể thao: Trên địa bàn huyện Thăng Bình hệ thống các dịch vụ vui chơi, văn hóa giải trí còn đơn điệu, chỉ có sân hoạt động thể dục - thể thao bóng đá. Mạng lưới nghe nhìn chưa đáp ứng chu cầu thụ hưởng của du khách. Toàn huyện có 3 bể bơi, 51 điểm dịch vụ karaoke, 78 điểm dịch vụ Internet, 5 sân bóng đá nhân tạo và 4 điểm dịch vụ vui chơi trẻ em. Ngoài ra, các công trình văn hóa khác tạo thành sản phẩm du lịch độc đáo, điểm đến phục vụ du khách. b. Các công trình dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: Hệ thống y tế từ huyện đến các xã được cũng cố, kiện toàn. Các chương trình y tế được triển khai thực hiện tốt, không để xẩy ra dịch bệnh lớn. Tại các điểm xa trung tâm huyện, các dịch vụ y tế cũng đảm bảo phục vụ khách du lịch trong trường hợp cần thiết tạo nên sự an toàn cho du khách. c. Cơ sở đào tạo nghiên cứu và các công trình dịch vụ khác: Hệ thống ngân hàng tại trung tâm huyện, các khách sạn đều có dịch vụ đổi ngoại tệ tại chỗ cho du khách. Hệ thống thanh toán thẻ tín dụng điện tử, máy rút tiền tự động. Ngoài ra tại huyện Thăng Bình còn có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, người lao động có kinh nghiệm trong hoạt động thương mại và dịch vụ du lịch, thâm canh nông nghiệp, sản xuất và kinh doanh rau, nước mắm và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. d. Đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch: Hiện nay mới có 01 doanh nghiệp vào đầu tư trên lĩnh vực du lịch: Tập đoàn Vingroup đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An và một số đơn vị đang làm thủ tục đầu tư (Tập đoàn BRG, Tập đoàn T&T, công ty TNHH Du lịch nghỉ dưỡng làng biển nhiệt đới Hội An, công ty xây dựng Long Á …) và sau khi thủ tục hoàn tất thì đầu tư và khai thác tại các xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Hải, Bình Sa, Bình Nam hứa hẹn sẽ tạo ra bộ mặt mới cho huyện Thăng Bình. e. Dịch vụ bán hàng lưu niệm Đối với các làng nghề truyền thống, hiện nay sản phẩm chỉ mới là phục vụ nhỏ lẻ, chưa tập trung, chưa có đầu tư đúng mức nhằm phục vụ khách du lịch. Vì vậy, hàng lưu niệm tại làng nghề truyền thống của huyện như nước mắm Cửa Khe -
  • 36. 26 Bình Dương, hương - thị trấn Hà Lam là sản phẩm có kiểu dáng còn đơn giản, chưa tạo sự hấp dẫn đáp ứng thị hiếu của khách du lịch. g. Cơ sở lưu trú Cùng với xu hướng chung của cả tỉnh, hiện nay do lượng khách đến ngày càng tăng, các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để phục vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Huyện Thăng Bình cũng không ngừng nâng cấp, xây dựng mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Đặc biệt năm 2018 sau khi Khu du lịch, nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An hoàn thành đi vào hoạt động thì số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch được nâng lên đáng kể. Trên toàn huyện chỉ có 05 khách sạn ở thị trấn Hà lam, 17 nhà nghỉ ở 08 xã thị trấn với tổng 185 phòng. Với công suất sử dụng phòng gia tăng qua từng năm, từ 70% đến 85%, qua đó các cơ sở lưu trú đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho khá nhiều lao động. Đây là yếu tố then chốt nhất thể hiện năng lực sẵn sàng phục vụ du lịch của huyện. Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú không đồng đều phụ thuộc khả năng khai thác du lịch của địa phương. Ngoài một số khách sạn đạt tiêu chuẩn, phần lớn các nhà nghỉ còn yếu trên nhiều phương diện: số lượng phòng ít, trang bị không đồng bộ, phân bổ không đều, một số nhà nghỉ, khách sạn đã xây dựng lâu nên cơ sở vật chất đã cũ không đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Trong những năm gân đây, cùng với xu hướng phát triển chung của cả tỉnh lượng khách quốc tế cũng tăng nhanh, khách nội địa cũng có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ ở đây đã đang được xây dựng thêm để đáp ứng nhu cầu khách du lịch. h. Dịch vụ vui chơi giải trí. Khu vui chơi Vinpearl Nam Hội An là khu vui chơi giải trí, trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên hoang dã lớn nhất, mới nhất Việt Nam. Nơi đây chắc chắn là một điểm đến không thể bỏ lỡ trong hành trình du lịch miền Trung của bất cứ du khách nào tới Đà Nẵng, Hội An. 12 con tàu khổng lồ đậu trên sông ngay cổng chào là một trong những nét độc đáo, hấp dẫn du khách từ ánh nhìn đầu tiên khi bước vào. Với thiết kế tinh tế của các kiến trúc sư, Vinpearl Nam Hội An được xây dựng đan xen
  • 37. 27 giữa những văn hóa cổ, hiện đại, thiên nhiên hoãng dã vànhiều trò chơi cảm giác mạnh độc - lạ - hiếm có trên thế giới như cú rơi thế kỷ từ độ cao kỷ lục 85m, phi thuyền gió lốc Tourbillon,… 95 trò chơi trong nhà, hay sân khấu nhạc nước hiện đại với 2500 chỗ ngồi. Ven theo sông bên bờ Tây của Bến cảng Giao Thoa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Đại lộ Giấc Mơ khắc họa tổ hợp kiến trúc phương Tây hiện đại với những ngôi nhà biểu tượng của Nga, Ý, Tây Ban Nha, … Còn gì thú vị hơn khi được vi vu Châu Âu ngay tại Việt Nam tất cả sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm tuyệt hảo tại khu vui chơi giải trí hấp dẫn này. Huyện Thăng Bình cũng chú trọng đến các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ du lịch, trên toàn huyện có 3 cơ sở kinh doanh dịch vụ bể bơi, 51 điểm karaoke, 78 điểm dịch vụ Internet, 5 sân bóng đa nhân tạo và 4 điểm vui chơi trẻ em. Đây là những tiền đề phục vụ tốt hơn trong chất lượng sản phẩm kinh tế du lịch địa phương. Tuy nhiên, hệ thống vui chơi giải trí ở huyện ngoài Khu du lịch Vinpearl thì các điểm khác chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, chưa thu hút lượng khách đến, cần có những điểm nhấn trong dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút hơn khách du lịch. 2.1.3.4. Công tác xúc tiến, quảng bá liên kết phát triển kinh tế du lịch Năm 2017, ngành du lịch và thương mại đã có nhiều cố gắng trong công tác đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Dưới sự chỉ đạo của Sở VH-TT&DL, UBND huyện, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc các thành phần kinh tế đã tích cực tham gia các hội chợ thương mại, liên hoan du lịch. Nhiều sản phẩm du lịch của Thăng Bình bước đầu tiếp cận được thị trường. Ngoài việc thu thập thông tin, tài liệu về du lịch, du lịch Thăng Bình đã hoàn thành cơ bản website du lịch, thương mại, duy trì thường xuyên cung cấp thông tin, các chương trình hỗ trợ xúc tiến du lịch. Tích cực quảng bá hình ảnh du lịch huyện Thăng Bình trên cổng thông tin điện tử Huyện. Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng xúc tiến quảng bá du lịch trên website của tỉnh để quảng bá hình ảnh du lịch huyện Thăng Bình đến các địa phương trong và ngoài nước. Tập trung xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh quảng bá du lịch, liên kết tour, thiết kế sản phẩm, tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch. Triển khai tốt công tác tuyên truyền quảng bá cho các sự kiện Lễ hội, các hoạt
  • 38. 28 động mùa hè biển, trong đó làm chương trình và phát sóng các hoạt động này trên đài QRT, cổng thông tin điện tử, VTV 8. 2.1.3.5. Đầu tư phát triển kinh tế du lịch Sản phẩm du lịch của huyện đã từng bước được đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Các địa phương trong huyện như Bình Minh, Bình Dương, Bình Định Bắc đã đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch trong đó nổi trội là tài nguyên tự nhiên để xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với loại hình du lịch sinh thái bên cạnh việc bảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hóa với nhiều chủ đề độc đáo, hấp dẫn. Trong những năm qua, việc đầu tư phát triển kinh tế sản phẩm du lịch được thực hiện đều khắp ở các khu vực trong huyện. Đặc biệt, cầu Cửa Đại và tuyến đường ven biển đã hoàn thành nối liền giữa Hội An - Duy Xuyên - Thăng Bình - Tam Kỳ là một cơ hội rất lớn cho huyện Thăng Bình. Đồng thời, vùng Đông Thăng Bình có tiềm năng về du lịch lịch sử - cách mạng - văn hóa (1 di tích lịch sử, 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia), gần kề với Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn - hai di sản văn hóa thế giới của Việt Nam nên Thăng Bình có lợi thế rất lớn trong việc đầu tư phát triển kinh tế du lịch. 2.1.3.6. Quản lý Nhà nước về du lịch Quản lý Nhà nước về du lịch đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan. UBND huyện Thăng Bình thực hiện nhiều việc liên quan đến công tác quản lý thực hiện quy hoạch du lịch. Tuy nhiên việc nhận thức về pháp luật, cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trong thời gian qua còn hạn chế. Vì vậy đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong huyện, nhất là những nơi có tiềm năng du lịch cần phải tiếp thu, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và nhận thức về phát triển du lịch một cách nghiêm túc, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, vừa nâng cao nhận thức của họ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên địa bàn Huyện đã
  • 39. 29 triển khai nhiều quy hoạch chi tiết, nhiều dự án đầu tư khu trọng điểm du lịch theo hướng quy hoạch tổng thể và phát huy hiệu lực công tác quản lý du lịch theo quy hoạch. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện tập trung vào quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch, chú trọng đến các khu, điểm du lịch ở các địa bàn có tiềm năng. Tuy nhiên, trong công tác quản lý còn nẩy sinh nhiều bất cập, nhiều nơi thiếu thống nhất, nhiều vấn đề chưa phân định rõ giữa quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch hiệu quả chưa cao về nhiều mặt như vốn, quy hoạch, chính sách đầu tư, liên kết quốc tế, vệ sinh môi trường, an ninh quốc phòng và an toàn cho khách du lịch. 2.1.3.7. Khách du lịch và thu nhập từ du lịch a. Doanh thu từ du lịch Doanh thu du lịch ngày càng tăng, chủ yếu là chi phí phòng nghỉ, vận chuyển, các nguồn thu từ dịch vụ ăn uống và hàng hoá còn hạn chế. Doanh thu từ hoạt động du lịch của huyện Thăng Bình giai đoạn 2010 - 2017 đã có sự tăng trưởng với tốc độ trung bình đạt 20%. Năm 2010, doanh thu từ du lịch đạt 2,5 tỷ đồng, nhưng trải qua 7 năm, năm 2017 doanh thu đạt 3,86 tỷ đồng. Trong những năm qua, việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch đã góp phần đem lại doanh thu du lịch cho một số địa phương. Trong đó doanh thu từ dịch vụ bãi tắm biển Bình Minh được đánh giá tăng trưởng cao. Năm 2010 doanh thu đạt 1.200 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 2.500 triệu đồng. b. Tình hình khách du lịch Nhờ vào chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ khi có Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch và chỉ thị 46/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, hoạt động kinh doanh du lịch Quảng Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng khá phát triển; địa bàn du lịch được mở rộng; các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; các khu vui chơi giải trí được xây dựng; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư nên đã thu hút đáng kể lượng du khách trong và ngoài nước đến Thăng Bình. Đây thực sự
  • 40. 30 là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Quảng Nam nói chung, du lịch Thăng Bình nói riêng. Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/6/2007 của Tỉnh ủy Quảng Nam về “Đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020” đồng thời thực hiện “Chương trình hành động số 23 - CTr/HU ngày 28/8/2013 của Huyện ủy Thăng Bình”. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy cùng với việc nghiêm túc thực hiện của các ngành các cấp và sự nhận thức đúng đắn của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, trong huyện, có thể nhận thấy khách du lịch nói chung đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Quảng Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng thời gian qua đều tăng năm sau cao hơn năm trước Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đến Thăng Bình (lượt khách) Năm Quảng Nam Thăng Bình Hội An Tỷ trọng trong toàn tỉnh So sánh Thăng Bình /Hội An ± % 2011 2.391.677 23.710 1.284.941 0.99% -1.261.231 1.85% 2012 2.545.821 24.125 1.462.180 0.95% -1.438.055 1.65% 2013 2.818.313 24.450 1.388.587 0.87% -1.364.137 1.76% 2014 3.437.124 24.780 1.629.725 0.72% -1.604.945 1.52% 2015 3.680.000 25.300 1.760.000 0.69% -1.734.700 1.44% 2016 3.850.000 25.510 2.225.190 0.66% -2.199.680 1.15% 2017 4.360.000 25.850 2.624.000 0.59% -2.598.150 0.99% 2018 5.300.000 26.200 3.200.000 0.49% -3.173.800 0.82% Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam Năm 2011 số lượng khách đến Quảng Nam 2.391.677 lượt khách, năm 2018 đạt 5.300.000 lượt khách, tốc độ tăng bình quân 11,73%. Trong đó du lịch Thăng Bình cũng phát triển đáng kể. Năm 2011 số lượng khách đến Thăng Bình đạt 23.710 lượt khách, đến năm 2018 tăng lên 26.200 lượt khách, tốc độ tăng khoản 9%. Tuy nhiên so với du lịch Hội An, Thăng Bình còn nhiều vấn đề cần cải thiện để tương xứng với tiềm năng du lịch của huyện, tỷ trọng lượng khách đến Thăng Bình chiếm dưới 1% trong tổng thể du lịch toàn tỉnh, so với Hội An - một điểm du lịch khá phát triển thì còn quá thấp, trung bình bằng dưới 2% lượng khách đến Hội An.
  • 41. 31 Tuy nhiên, với tiềm năng du lịch Thăng Bình có khả năng phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm như theo tinh thần của Nghị quyết 06-NQ/TU đã đề ra. Khách du lịch nội địa Trong những năm qua, tốc độ kinh tế có sự tăng trưởng mạnh, chính trị ổn định, phương tiện đi lại thuận tiện, đời sống nhân dân được nâng cao, điều đó nói lên được trong giai đoạn 2011 - 2018, số lượt khách du lịch nội địa tăng lên nhanh chóng. Lượng khách du lịch nội địa đến Thăng Bình những năm gân đây đều tăng. Năm 2011 có 1.229.315 lượt khách nội địa đến Quảng Nam, đến năm 2018 đạt 2.230.000 lượt khách, tốc độ tăng bình quân 10,14%. Trong đó du lịch Thăng Bình cũng được hưởng lợi theo. Năm 2011 có 23.710 lượt khách thì đến năm 2018, số lượt khách tăng lên 26.510. Bảng 2.4. Lượng khách du lịch nội địa đến Thăng Bình (lượt khách) Năm Quảng Nam Thăng Bình Hội An Tỷ trọng trong toàn tỉnh So sánh Thăng Bình /Hội An ± % 2011 1.229.315 23.500 653.007 1.91% - 629.507 3.60% 2012 1.259.336 23.900 722.330 1.90% - 698.430 3.31% 2013 1.433.971 24.200 708.352 1.69% - 684.152 3.42% 2014 1.802.186 24.500 816.565 1.36% - 792.065 3.00% 2015 1.911.000 25.000 893.000 1.31% - 868.000 2.80% 2016 1.963.000 25.200 1.157.946 1.28% - 1.132.746 2.18% 2017 2.110.000 25.550 1.282.000 1.21% - 1.256.450 1.99% 2018 2.230.000 26.510 1.440.000 1.19% -1.413.490 1.84% Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam Khách du lịch quốc tế Trong những năm qua, tình hình kinh tế đất nước, của tỉnh Quảng Nam và huyện Thăng Bình có sự tăng trưởng, vị thế đất nước trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Khi Việt Nam thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sau khi nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, lượng khách du lịch quốc tế biết đến Việt Nam nhiều hơn, tham quan nghỉ dưỡng nhiều hơn. Khách du lịch quốc tế trong
  • 42. 32 thời gian qua đến Quảng Nam tương đối ổn định và có mức tăng trưởng cao cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2011, số lượt khách đến Quảng Nam 1.162.362 lượt khách, đến năm 2018 đạt 2.800.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình 13%. Trong đó huyện Thăng Bình năm 2011 số lượt khách đến là 210 lượt, đến năm 2018 đạt 390 lượt khách, so sánh với thành phố Hội An - Di sản văn hóa thế giới thì lượng khách đến quá nhỏ so với Hội An. Nhưng cũng đã tăng cao so với các năm trước. Trong tương lai, các dự án du lịch, nghỉ dưỡng Nam Hội An, An Thịnh, Làng biển nhiệt đới hoàn thành đi vào hoạt động và các công trình Phật viện Đồng Dương, bãi tắm Bình Minh, làng rau sạch Hưng Mỹ, làng nghề nước mắm Cửa Khe phát triển sẽ thu hút một lượng khách lớn đến với Thăng Bình. Bảng 2.5. Lượng khách du lịch quốc tế đến Thăng Bình (lượt khách) Năm Quảng Nam Thăng Bình Hội An Tỷ trọng trong toàn tỉnh So sánh Thăng Bình /Hội An ± % 2011 1.162.362 210 631.934 0.02% - 631.724 0.03% 2012 1.286.455 225 739.850 0.02% - 739.625 0.03% 2013 1.384.342 250 680.235 0.02% - 679.985 0.04% 2014 1.634.938 280 813.160 0.02% - 812.880 0.03% 2015 1.769.000 300 867.000 0.02% - 866.700 0.03% 2016 1.887.000 310 1.067.244 0.02% - 1.066.934 0.03% 2017 2.250.000 330 1.342.000 0.01% - 1.341.670 0.02% 2018 2.800.000 390 1.780.000 0.01% -1.779.610 0.04% Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam Thời gian lưu trú của khách du lịch Số ngày lưu trú của khách du lịch đến Thăng Bình bình quân 1,8 ngày, so với các địa phương khác trong tỉnh thì thời gian lưu trú bình quân không cao, cần có những chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc sắc để thu hút lượng khách đến Thăng Bình lưu trú dài ngày.
  • 43. 33 2.2. Đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội trong quá trình phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Điểm mạnh của du lịch Thăng Bình 2.2.1.1. Tài nguyên phong phú Là một huyện nằm giữa tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích 412,25km2 . Đất đai ở huyện Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau, vùng ven biển chủ yếu đất cát trắng, với chiều dài bờ biển 25km cùng với đó là những làng chài nằm kề chân sóng, nơi nghề thủ công đan lưới, chài, làm mắm qua hàng trăm năm vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn nét tinh hoa, vùng đồng bằng trung du bán sơn địa, còn đó một vùng sinh thái rộng lớn dọc ven sông Trường Giang. Miền núi rậm rạp với những hồ nước, thác nước vẫn giữ nguyên cảnh đẹp hoang sơ của núi rừng. Tiềm năng du lịch Thăng Bình còn có các lễ hội, làng nghề, danh lam thắng cảnh cùng với di tích Phật viện Đồng Dương. Như vậy Thăng Bình có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và khá hấp dẫn. Cùng với đặc điểm về đất đai, đồi núi và khí hậu tạo nên diện mạo hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú. Với chiều dài 25km dọc bờ biển, các thác nhỏ, sông suối là thế mạnh nổi trội của Thăng Bình đối với việc phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái. 2.2.1.2. Vị trí thuận lợi Thăng Bình nằm trên tuyến giao thông đường bộ quan trọng quốc lộ 1A nối liền với huyện Duy Xuyên - nơi có di sản văn hóa thế giới đền tháp Mỹ Sơn, quốc lộ 14E nối liền với tỉnh Kon Tum, phía Đông là đường ven biển nối liền thành phố Hội An - đô thị du lịch bậc nhất trong vùng. Với vị trí thuận lợi về mặt giao thông, đây là một lợi thế nhất quan trọng trong việc đầu tư phát triển du lịch. Đối với các xã ven biển, có đường 219 nối liền với Hội An, Tam Kỳ thuận lợi cho việc khai thác phát triển du lịch biển. Phía Tây của huyện Thăng Bình cách trung tâm huyện khoảng 15km dọc quốc lộ 14E, Phật viện Đồng Dương, Hố Cam có lợi thế vừa phát huy được thế mạnh của chính mình, vừa có điều kiện thuận lợi trong khai thác tiềm năng của các vùng phụ cận. Với vị trí chiến lược gần với thành phố Đà Nẵng - điểm
  • 44. 34 cực đông của hành lang kinh tế đông tây đi qua 4 nước xuất phát từ Myanmar qua Lào, Thái Lan rồi đến Việt Nam. Trên hành lang này là điều kiện tốt để Việt Nam nói chung, Thăng Bình nói riêng có thế kết nối với các trung tâm du lịch trong khu vực, từ tuyến đường này có thể xây dựng các tour đi xuyên 4 nước góp phần thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. 2.2.1.3. Tiềm năng về du lịch lịch sử - cách mạng Tiềm năng du lịch Thăng Bình ngoài được thiên nhiên ưu đãi tạo vẻ đẹp riêng có của huyện, bên cạnh đó còn có tiềm năng về lịch sử - cách mạng. Với 01 di tích lịch sử quốc gia (Phật viện Đồng Dương), 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (địa điểm diễn ra Cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được, Lễ hội Rước Cộ Bà Chợ Được). Đây là tiềm năng du lịch hứa hẹn về một loại hình du lịch tâm linh trong tương lai. 2.2.1.4. Tiềm năng khai thác du lịch văn hóa, làng nghề, du lịch cộng đồng Sự trở lại của nhiều ngành nghề truyền thống đã và đang được các thế hệ có tâm huyết bảo tồn và phát huy giá trị. Làng nghề truyền thống được coi là “bảo tàng sống”, nơi lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa phong phú, đa dạng, vừa sinh động, góp phần làm nên hệ giá trị văn hóa dân tộc. Đến làng nghề truyền thống không chỉ đơn thuần tham quan mà còn thưởng thức, trải nghiệm những giá trị văn hóa tại mỗi làng nghề. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, nhiều sản phẩm du lịch tại các làng nghề được hình thành để phục vụ khách du lịch, cải thiện đời sống người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và tạo thêm thu nhập. Tiềm năng khai thác sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống (làng nghề nước mắm Cửa Khe, làng rau sạch Hưng Mỹ) có tiềm năng lớn trong kinh doanh du lịch. 2.2.1.6. Môi trường xã hội tại điểm đến an toàn Có một điều mà người dân Việt Nam luôn tự hào với bạn bè thế giới là đất nước Việt Nam thanh bình, con người Việt Nam thân thiện. Và điều này cũng được thế giới công nhận qua chỉ số hòa bình toàn cầu (GPI) do Viện Kinh tế và Hòa bình có trụ sở tại Sydney (Australia) vừa công bố, qua đó Việt Nam đứng vị thứ 59, đây
  • 45. 35 đúng là một điều đáng tự hào với Việt Nam. 2.2.1.7. Quỹ đất dùng cho phát triển du lịch rất lớn Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các xã vùng Đông Thăng Bình. Khu du lịch nghĩ dưỡng Vinpearl Nam Hội An. với tổng diện tích gần 200ha, vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng và nhiều dự án đang đã có chủ trương đầu tư như: Dự án nghỉ dưỡng Nam Hội An, Đạt Phương, T&T, BRG ... với tổng diện tích trên 1.000ha. 2.2.1.8. Trình độ ý thức người dân, chủ thể tham gia hoạt động du lịch Ý thức cộng đồng và sự tham gia của người dân là những yếu tố chính, tác động đến quá trình phát triển du lịch. 2.2.1.9. Cơ hội thưởng thức ẩm thực địa phương Ngày nay, xã hội phát triển nhu cầu thưởng thức ẩm thực đang được mọi người hết sức quan tâm. Những món ngon từ các đầu bếp nổi tiếng đã đôi lần hội tụ về xứ Quảng, du khách trong và ngoài nước đến Thăng Bình, ngoài việc tham quan các di tích văn hóa, lễ hội, du lịch biển, du lịch sinh thái hay làng nghề, còn có thú vui thưởng thức những đặc sản ẩm thực mang hương vị rất riêng địa phương. Đến làng Bình Định, du khách sẽ khó cầm lòng với món cháo lươn xanh (ăn với cải xanh), món mỳ gà nổi tiếng Biểu đồ 2.1. Tổng hợp nhận định những điểm mạnh du lịch Thăng Bình (%) Nguồn: Số liệu điều tra, n= 200 Qua kết quả điều tra khảo sát tại huyện Thăng Bình có thể nhận thấy rằng
  • 46. 36 điểm mạnh của huyện nằm ở tiềm năng về lịch sử - cách mạng, tài nguyên du lịch, thiên nhiên ưu đãi với biển, hồ sông suối, tiềm năng khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa, làng nghề. Hơn nữa được sự quan tâm của Tỉnh, Huyện trong quá trình phát triển kinh tế du lịch là điểm mạnh của Thăng Bình. Tất cả những lợi thế của Thăng Bình được người dân, cán bộ quản lý, doanh nghiệp, hướng dẫn viên du lịch đánh giá là cơ sở để Thăng Bình phát triển du lịch với đặc sắc riêng của mình. 2.2.2. Điểm yếu của du lịch Thăng Bình Một là, Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng chưa cao. Sản phẩm du lịch chưa độc đáo, đa dạng, còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc thù của Huyện. Du lịch huyện Thăng Bình chưa xác định rõ loại hình tham quan, nghỉ dưỡng là sản phẩm chủ lực để từ đó kết nối sản phẩm này với sản phẩm du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử làm cho du lịch Thăng Bình đa dạng, phong phú. Sản phẩm du lịch chậm đổi mới, phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô vừa và nhỏ nên việc khai thác tài nguyên du lịch sẵn có hoặc sao chép để hình thành sản phẩm du lịch của mình. Vì vậy tính độc đáo không cao, giá trị nguyên bản và ý tưởng sản phẩm du lịch rất nghèo nàn, trùng lắp. Quá trình phát triển du lịch chưa được nghiên cứu bài bản, vì vậy chất lượng chưa cao, sự nghèo nàn, ít sáng tạo, thiếu tính độc đáo, đặc sắc, dẫn đến du lịch có hàm lượng giá trị thấp; Tại Phật viện Đồng Dương, nền văn hóa Chămpa đã bị ảnh hưởng theo các biến chuyển thời gian, di tích Chămpa bị hoang phế, ít được quan tâm, nhiều cây cỏ mọc um tùm, hiên nay chỉ còn một mảng tường tháp cổng mà nhân dân địa phương gọi là “Tháp Sáng”. Như vậy cần phải có những giải pháp cụ thể để phát triển di tích này thành một sản phẩm du lịch phong phú, hấp dẫn và có chất lượng; Đối với làng nghề nước mắm Cửa Khe, làng rau sạch Hưng Mỹ: Thực tế cho thấy làng nghề truyền thống có một tiềm năng phát triển rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên sản phẩm của làng nghề này còn mang tính tự phát, sản phẩm tại làng nghề chưa phong phú đa dạng, mẫu mã, bao bì còn nghèo nàn, chưa được chú trọng để đáp ứng nhu cầu của khách
  • 47. 37 du lịch; Đối với bãi tắm Bình Minh: Việc khai thác tài nguyên tại khu du lịch biển chưa chuyên nghiệp, thiếu cái nhìn đồng bộ mang tính hệ thống và chiến lược dài hạn. Sản phẩm du lịch tại đây được xây dựng tự phát, không có tính liên kết và thống nhất cao, nên chưa thể hiện được rõ nét tính đặc trưng độc đáo để tạo ra thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường. Hơn nữa hiện trạng sơ sở vật chất và hạ tầng tại đây chưa được đầu tư tương xứng, thiếu đồng bộ; Các hồ, đập, hố Thác, hố Cam: Tuy còn vẻ đẹp hoang sơ nhưng việc tạo cảnh quan, dịch vụ đi kèm chưa phong phú, chưa hấp dẫn du khách Hai là, Cơ sở du lịch yếu kém cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nâng cấp cải thiện nhưng còn thiếu đồng bộ giữa các địa phương, các điểm, khu du lịch. Từ không có chỗ cho khách du lịch đến lưu trú hoặc quá yếu với quy mô nhỏ, thiếu khách sạn cao cấp để đón khách cao cấp đến, chỗ được coi là bình dân thì quá xuyềnh xoàng thiếu thốn tiện nghi. Trên địa bàn toàn huyện chỉ có 5 khách sạn, 4 nhà hàng (trừ các khách san, biệt thự tại khu du lịch nghĩ dưỡng Vinpearl Nam Hội Nam đạt tiêu chuẩn 5 sao). Hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ phát triển nhưng tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp, do vậy chưa hình thành thương hiệu nổi bật. Tại các điểm tham quan du lịch chưa có cơ sở lưu trú nào, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Du khách cần một chỗ nghỉ ngơi, vệ sinh, ăn uống ... để có thể tìm hiểu thêm các địa điểm trong chuyến hành trình. Tất cả điều này hoạt động không hiệu quả, không những thiếu mà còn yếu. Hệ thống giao thông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư thỏa đáng; Hạ tầng cơ sở du lịch tại các làng nghề còn yếu và thiếu, chưa đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh du lịch. Hầu như các làng nghề chưa xây dựng được các khu vui chơi giải trí, ăn uống, chỉ đơn thuần tập trung vào việc giới thiệu và bán sản phẩm, ngoài ra các làng nghề đều thiếu nhà truyền thống, trưng bày bảo tồn sản phẩm của làng nghề;
  • 48. 38 Ba là, Ngành du lịch của huyện còn non trẻ, so với các thành phố, huyện, thị xã khác trong tỉnh Quảng Nam, việc phát triển du lịch Thăng Bình còn non trẻ, du lịch Thăng Bình chỉ mới bước đầu trong quá trình phát triển, tuy tài nguyên du lịch có tiềm năng nhưng sản phẩm du lịch chưa thật sự thu hút du khách, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn sơ sài, chưa đi vào quy chuẩn để thu hút khách du lịch. Bốn là, Tài nguyên du lịch chưa được khai thác hiệu quả, mặc dù Thăng Bình sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú và đa dạng nhưng chưa khai thác tương xứng với tiềm năng đó. Cho đến nay, tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bềnh vững, hiệu quả. Dẫn đến tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên. Đối với một số sản phẩm du lịch của Huyện chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn cho hoạt động, người dân địa phương và du khách chưa ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Nhiều nơi vẫn còn hạn chế về hạ tầng cơ sở, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch chưa được hoàn thiện, chưa có hệ thống hướng dẫn về điểm du lịch Năm là, Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển, công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục hành chính còn rườm rà, quy trình quản lý chất lượng dịch vụ còn yếu kém. Du lịch làng nghề có một tiềm năng phát triển rất lớn, một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch. Nhưng trong thời gian vừa qua, hoạt động du lịch làng nghề chưa hiệu quả. Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát, dẫn đến thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại làng nghề chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò của du lịch làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như việc bảo tồn, gìn giữ những nghề truyền thống quý báu của dân tộc. Về