SlideShare a Scribd company logo
1 of 104
Download to read offline
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM- THỰC
TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hóa, việc
người lao động ra nước ngoài làm việc theo một tổ chức hay cá nhân tự tìm
kiếm việc làm là hiện tượng phổ biến như một tất yếu của xã hội. Giải quyết
việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động
đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia. Nhất là trong
giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một
bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế. Vì vậy tìm kiếm mọi biện pháp nhằm
giải quyết vấn đề việc làm nói chung, xuất khẩu lao động nói riêng đều đang
được Chính phủ các nước đang phát triển chú trọng.
Ở Việt Nam với số dân gần 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động
chiếm 60%, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 6,3%( năm 2001) lực lượng lao
động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Chương trình quốc
gia giải quyết việc làm đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt theo quyết
định số 126/QĐ ngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổ xung nguồn vốn cho
quỹ quốc gia về việc làm . Điều này thể hiện cố gắng rất lớn của Việt Nam
trong việc thực hiện tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị thượng
đỉnh thế giới về "Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995).
Xuất phát từ chủ trương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm
quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đề giải quyết
việc làm, từ đó đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụ XKLĐ
và các dịch vụ thu ngoại tệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế".
Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong
vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn
định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng
thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu
lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm
trở lên".
1
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐ của
ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để lĩnh vực này phát
huy hơn nữa thế mạnh sẵn có của đất nước.
Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trên cả hai khía
cạnh Kinh tế - Văn hoá, xã hội nên việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những
giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động này là việc làm
hết sức cần thiết. Vì những lý do đó cho nên khi được sự đồng ý của các thầy,
các cô trong khoa Kinh tế ngoại thương - Đại học Ngoại thương Hà nội, tôi đã
chọn lĩnh vực này làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Do mọi hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đều có liên quan
đến con người vì vậy rất phức tạp và nhạy cảm, đây đồng thời cũng là một đề
tài rất rộng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khuôn khổ bài viết nên khoá
luận này chỉ đi vào 3 vấn đề chính theo từng chương cụ thể sau:
*Tên đề tài: Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng
đến 2010.
+ Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu lao động.
+Chương II: Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn
từ 1990 trở lại đây.
+Chương III: Định hướng và triển vọng xuất khẩu lao động của Việt
Nam giai đoạn từ 2003 - 2010.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Ngoài phần lý thuyết, khoá luận chủ yếu
đi sâu vào thực trạng của ngành từ đó tìm ra những yếu kém và đề xuất những
giải pháp.
+ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của khoá luận được
tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và
phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh...kết hợp nghiên cứu lý luận với
phân tích thực tiễn.
2
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Để hoàn thành được khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức
tận tình của PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh giáo viên hướng dẫn, Trung tâm
thông tin tư vấn XKLĐ và Chuyên gia (Cục quản lý lao động với nước ngoài),
Công ty Dịch vụ xuất khẩu lao động và Chuyên gia Thanh Hóa, cùng bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn và mọi người đã giúp tôi trong
thời gian qua để tôi có thể hoàn thành được bài viết này.
Do thời gian và khả năng trình độ có hạn nên khoá luận này còn nhiều
hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy,các cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 04 năm 2003.
3
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm
Hơn 30% lực lượng lao động (khoảng trên 1 tỷ người) trên Thế giới
thiếu việc làm trong đó 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức
lao động của bản thân. Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO),
khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15- 24 không thể tìm được việc làm.
Hiện nay tình hình kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm, kinh tế Nhật phục
hồi còn mỏng manh, kinh tế Châu Phi và Mỹ Latinh còn tụt hậu về sản xuất...
khó đảm bảo tạo ra việc làm cho 500 triệu việc làm vào năm 2010. Điều đó
cho thấy việc làm là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính chất toàn
cầu, chứ không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào. Bởi an toàn việc làm, cùng
với an toàn về lương thực và môi trường là những yếu tố cơ bản nhất cho sự
phát triển bền vững.
Ở các nước đang phát triển, do tỉ lệ tăng dân số còn cao giải quyết việc
làm cho người đến tuổi lao động là một gánh nặng cho các quốc gia. Do đó
cùng với các biện pháp khác, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề có ý nghĩa
chiến lược. Để có thể đi sâu nghiên cứu lĩnh vực hoạt động vừa mang tính
chất kinh tế, vừa mạng tính chất xã hội này chúng ta cần chú trọng một số
khái niệm có liên quan trong lĩnh vực lao động, việc làm sau:
1.1.1. Nguồn lao động
Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao
động và có khả năng lao động. Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là
nhằm vào khía cạnh khác: Trước hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho
xã hội, sau nữa xét về khía cạnh kinh tế - xã hội, nó là khả năng lao động của
xã hội.
Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những
con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật
4
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao
gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).
1.1.2. Lao động
Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các
vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự vận dụng sức
lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức
lao động và tư liệu sản xuất.
1.1.3. Sức lao động
Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong qúa trình tạo ra của
cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên
cần thiết trong quá trình lao động xã hội.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sức lao động cũng là một
loại hàng hóa và cũng được trao đổi trên thị trường ngoài nước. Sức lao động
là một loại hàng hóa đặc biệt không chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thông
thường là khi sử dụng nó sẽ tạo ra một giá trị lơn hơn giá trị bản thân nó, mà
còn được thể hiện ở chất lượng hàng hóa này phụ thuộc chặt chẽ vào một loạt
các nhân tố có tính đặc thù. Chất lượng của hàng hóa sức lao động ở đây được
phản ánh ở khả năng dẻo dai, bền bỉ trong lao động của người lao động, khả
năng thành thạo và sáng tạo trong công việc và khối lượng công việc hoặc sản
phẩm được hoàn thành bởi Người lao động trong một đơn vị thời gian.
1.1.4. Việc làm
Theo quy định của Bộ luật lao động: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
- Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính
theo công thức:
Tvl (%) = Nvl/Dkt
Trong đó: .Tvl: % người có việc làm
. Nvl: Số người có việc làm
5
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
. Dkt: Dân số hoạt động kinh tế
1.1.5. Thất nghiệp
Là tình trạng người có sức lao động, từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm
hoạt động kinh tế tại thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu
tìm việc.
- Tỉ lệ người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo
công thức:
Ttn (%) =Ntn/Dkt
Trong đó: . Ttn: Tỷ lệ thất nghiệp
. Ntn: Số người thất nghiệp
. Dkt: Dân số hoạt động kinh tế
1.1.6. Thị trường lao động
Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là những
người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động
đó. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị
trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường.
Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương
ứng với lượng cung về lao động.
- Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá
có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng
hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động (tiền
lương), khi giá cả tăng ( hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm (hoặc tăng).
- Cung về lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp
nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung
lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các
mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả
tăng, lượng cung lao động sẽ tăng và ngược lại
6
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
- Điểm cân bằng cung - cầu là điểm gặp nhau của đường cung- cầu
(điểm E). Tại đó lượng cầu bằng lượng cung (hình 1.1).
W
SSL
E
W*
DDL
O
L* L
(Hình 1.1)
1.1.7. Xuất khẩu lao động
Là một hiện tượng kinh tế - xã hội, chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ
19. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, xuất khẩu lao động
trở nên rất phổ biến và trở thành xu thế chung của Thế giới.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa xuất khẩu lao động
(XKLĐ). Nếu như trước đây với thuật ngữ " hợp tác quốc tế lao động",
XKLĐ được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp
định được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia đó hay là sự di chuyển lao
động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Trong
hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước
tiếp nhận sử dụng lao động thì được coi là nước nhập khẩu lao động.
Ngày nay với cách sử dụng thống nhất thuật ngữ XKLĐ để nhấn mạnh
hơn đến tính hiệu quả kinh tế cuả hoạt động này, từ các khái niệm trên có thể
hiểu:
XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng
lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có
tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động.
7
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Trong nền kinh tế thị trường, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối
ngoại, mang đặc thù của xuất khẩu nói chung. Thực chất XKLĐ là một hình
thức di cư quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là sự di cư tạm thời và hợp pháp.
1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động
1.2.1. Chia theo hàng hóa sức lao động
Xuất khẩu lao động có nghề: Là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm
việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động
này ra nước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không
phải bỏ ra thời gian và chi phí để đào tạo nữa.
Xuất khẩu lao động không có nghề: Là loại lao động mà khi ra nước ngoài
làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích
hợp với những công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc
phía nước ngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước
khi đưa vào sử dụng.
1.2.2. Chia theo cách thức thực hiện
Xuất khẩu lao động trực tiếp là hình thức các công ty cung ứng lao động
trực tiếp cho các chủ sử dụng ở nước ngoài thông qua hợp đồng cung ứng
đi làm việc ở nước ngoài.
Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi
làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để
thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước.
XKLĐ tại chỗ là hình thức người lao động làm việc cho các xí nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ
cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài đóng tại nước của
người lao động
1.2.3. Các hình thức XKLĐ mà nước ta đã sử dụng
8
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Trong quá trình phát triển lĩnh vực XKLĐ, với chỉ hơn 20 năm kinh
nghiệm nước ta bước đầu đã áp dụng được một số hình thức khác nhau trong
hoạt động XKLĐ như:
Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có
thời gian ở nước ngoài. Đây là hình thức được chúng ta thực hiện chủ yếu
trong giai đoạn 1980 -1990. Thông qua việc ký hiệp định hợp tác, sử dụng lao
động với các nước: Liên xô (cũ), CHDC Đức, Tiệp Khắc trước đây, lao động
của nước ta ở tại các nước này được sống, sinh hoạt theo đoàn, đội, có sự
quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và làm việc xen ghép với lao động của
các nước. Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đối tượng là lao động có
nghề và lao động không có nghề.
Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với
các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên
gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn,
đội hay các nhóm, cá nhân…
Đưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam nhân
thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài
hay đầu tư ra nước ngoài. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực
xây dựng. Đây là hình thức người lao động thuộc quyền quản lý của các
doanh nghiệp Việt Nam được đi nước ngoài làm việc đồng bộ tại các công
trình cho doanh nghiệp Việt Nam.
Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài
thông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam
làm dịch vụ cung ứng lao động. Được hình thành từ sau khi có nghị định
370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hình
thức này đã trở nên phổ biến nhất hiện nay. Việc cung ứng lao động cho các
tổ chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu được giao cho các tổ chức kinh tế có
chức năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là các doanh
9
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
nghiệp chuyên doanh về XKLĐ, được Nhà nước cấp giấy phép hành nghề,
thực hiện việc ký kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và quản lý số lao
động đó theo quy định của Nhà nước. Hình thức này đòi hỏi đối tượng lao
động tương đối đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc
mà bên nước ngoài yêu cầu lao động giản đơn hay lao động có tay nghề cao.
Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi
làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực
hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với tổ chức kinh tế đưa đi và
cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc
ở nước ngoài. Hình thức này hiện nay ở nước ta chưa phổ biến lắm. Do người
lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước
ngoài đang cần thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến.
XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động
cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ
cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
1.3. Những đặc điểm của xuất khẩu lao động và thị trường thế giới về
xuất khẩu lao động
1.3.1. Đặc điểm của hoạt động XKLĐ
* XKLĐ là một hoạt động kinh tế
Ở nhiều nước trên thế giới, XKLĐ là một trong những giải pháp quan
trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ
bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác.
Những lợi ích này đã buộc các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao
nhất thị trường lao động ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại
dựa trên quan hệ cung cầu sức lao động - nó chịu sự điều tiết, sự tác động của
10
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
các quy luật của kinh tế thị trường. Bên cung phải tính toán mọi hoạt động của
mình làm sao để bù đắp được chi phí và có phần lãi vì vậy cần phải có cơ chế
thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động. Bên cầu cũng phải tính
toán kỹ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động.
Như vậy, việc quản lý Nhà nước, sự điều chỉnh pháp luật luôn luôn
bám sát đặc điểm này của hoạt động XKLĐ: Làm sao để mục tiêu kinh tế phải
là mục số 1 của mọi chính sách pháp luật về XKLĐ.
* Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội
Thực chất, XKLĐ không tách rời khỏi người lao động. Do vậy, mọi
chính sách pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã
hội: Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như
cam kết trong hợp đồng lao động, cũng như đảm bảo các hoạt động công
đoàn… hơn nữa, người lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn, do
vậy, cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau khi họ
hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài và trở về nước.
* XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ
động, tự chiụ trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài.
XKLĐ thực hiện trên cơ sở hiệp định, thoả thuận nguyên tắc của các
Chính phủ và trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao động.
Nếu như trước đây (giai đoạn 1980 - 1990), Việt Nam tham gia thị
trường lao động quốc tế đã xuất khẩu lao động của mình qua các hiệp định
song phương, trong đó quy định khá chi tiết về điều kiện lương, ăn ở, đi lại,
bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Nghĩa là, về cơ bản Nhà nước vừa thực
hiện quản lý Nhà nước về hợp tác lao động, vừa quản lý sự nghiệp hợp tác lao
động với nước ngoài, Nhà nước làm thay cho các tổ chức kinh tế cụ thể. Ngày
nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu như
toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động đều do các tổ chức xuất khẩu lao
11
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng thời, các tổ chức xuất khẩu
lao động cũng chịu trách nhiệm tổ chức đưa đi và quản lý người lao động, tự
chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất khẩu lao động. Và
như vậy, các hiệp định, các thoả thuận song phương chỉ có tính nguyên tắc,
thể hiện vai trò và trách nhiệm Nhà nước ở tầm vĩ mô.
* XKLĐ diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tính gay gắt trong cạnh tranh của XKLĐ xuất phát từ hai nguyên nhân
chủ yếu. Một là, xuất khẩu lao động mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các
nước đang có khó khăn về giải quyết việc làm. Do vậy, đã buộc các nước xuất
khẩu lao động phải cố gắng tối đa để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Nghĩa
là, họ phải đầu tư nhiều cho chương trình marketing, cho chương trình đào
tạo, tập huấn nhằm tăng giá trị sử dụng của sức lao động. Hai là, XKLĐ đang
diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế trong khu vực. Nhiều nước trước
đây thu nhận nhiều lao động nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan
và một số thị trường các nước Châu Phi…cũng đang phải đối đầu với tỷ lệ
thất nghiệp ngày càng gia tăng. Mặt khác các thị trường trọng điểm nhập
nhiều lao động đã bị các nước khác chiếm lĩnh từ nhiều năm trước. Điều này
hạn chế rất lớn đến việc tiếp nhận lao động nước ngoài trong thời gian từ 5 -
10 năm đầu của thế kỷ 21.
Như vậy, các chính sách và pháp luật của Nhà nước cần phải lường
trước được tính chất gay gắt trong cạnh tranh xuất khẩu lao động để có
chương trình dài hạn cho marketing, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao
để xuất khẩu.
* Phải bảo đảm lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lợi ích kinh tế của Nhà nước là
khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về và các khoản thuế. Lợi ích của các
tổ chức xuất khẩu lao động là các khoản thu được chủ yếu từ các loại phí giải
quyết việc làm ngoài nước. Còn lợi ích của người lao động là khoản thu nhập
12
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
thường là cao hơn nhiều so với lao động ở trong nước. Chính vì chạy theo lợi
ích mà các tổ chức xuất khẩu lao động có quyền đưa người lao động và
chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài rất dễ vi phạm quy định của Nhà nước,
nhất là việc thu các loại phí dịch vụ. Từ chỗ các quyền lợi của người lao động
bị vi phạm sẽ khiến cho việc làm ngoài nước không thật hấp dẫn người lao
động.
Ngược lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà người lao động rất dễ vi
phạm những hợp đồng đã ký kết, như hiện tượng bỏ hợp đồng ra làm việc bên
ngoài…Do vậy, các chế độ, chính sách phải tính toán sao cho đảm bảo được
sự hài hoà lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đến lợi ích trực tiếp
của người lao động.
* Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi
Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập
khẩu lao động do vậy cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước
ngoài đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách và chương trình đào
tạo giáo dục định hướng phù hợp và linh hoạt. Chỉ có những nước nào chuẩn
bị được đội ngũ công nhân với tay nghề thích hợp mới có điều kiện thuận lợi
hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần lao động ở ngoài nước. Và cũng chỉ có
nước nào nhìn xa, trông rộng, phân tích đánh giá và dự đoán đúng tình hình
mới không bị động trước sự biến đổi của tình hình từ đó đưa ra được chính
sách đón đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động.
1.3.2. Đặc điểm của thị trường Thế giới về xuất khẩu lao động
Trong những năm qua, do tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới có
nhiều biến động ảnh hưởng tới hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia. Tình
hình XKLĐ vì vậy, cũng có những thay đổi lớn. Tổng số lao động được xuất
khẩu trên thế giới vẫn đang ngày một tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bố lao
động xuất khẩu ở các quốc gia và tỷ trọng nghề XKLĐ thì thay đổi rất nhiều.
13
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Tại các quốc gia phát triển, ngày một nhiều hơn lao động nước ngoài
tới làm việc, chủ yếu là lao động từ các quốc gia đang phát triển ở Châu Á và
Châu Phi.
Tại EU, thời gian vừa qua hàng năm có 4,2 triệu công nhân lành nghề
của nước ngoài tới làm việc, tại Mỹ hàng năm tiếp nhận khoảng 500.000
người, trong đó có một số lao động lành nghề *
…
XKLĐ chủ yếu phát triển mạnh và là một mũi nhọn của thị trường
Châu Á. Là Châu lục có tổng dân số cao nhất thế giới, thời gian qua, để giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc gia, thị trường
Châu Á đã tiến hành phát triển rất nhiều chương trình thúc đẩy tạo việc làm
cho người ---------------
Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260 tháng 01/2000
lao động trong đó có chủ trương khuyến khích phát triển lĩnh vực XKLĐ. Ước
tính trên phạm vi toàn thế giới, số lao động Châu Á tham gia XKLĐ chiếm từ
60% đến 85% trong đó có các nước XKLĐ với số lượng lớn là: Trung Quốc,
Băngladet, Ấn Độ, Srilanka, Pakistan, Indonesia, Philippin, Thái Lan…
Theo báo cáo của Cơ quan tư vấn Rủi ro về kinh tế và Chính trị, Trung
Quốc và Ấn Độ hiện nay đang là những quốc gia giữ vị trí thống trị về lực
lượng lao động ở Châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung. Đây cũng là
những quốc gia có số lao động tay nghề cao với chi phí tương đối thấp đang
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ tính riêng năm 1999, Trung Quốc đã
xuất khẩu được khoảng 50.000 lao động làm việc tại hơn 20 quốc gia trên thế
giới. Tại các nền kinh tế phát triển cao như Mỹ và Australia mặc dù được xếp
thứ hai và thứ ba sau Nhật Bản khi nói về lao động có kỹ năng về kỹ thuật và
quản lý, nhưng về phát triển lực lượng lao động các quốc gia này cũng chỉ
được xét ở mức trung bình. Trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ đang tạo
thêm một phạm vi mới về thị trường lao động Châu Á và sự nổi lên của họ đặt
ra một thách thức lớn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
14
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Đối với các nước Châu Á - Thái Bình Dương việc XKLĐ được quan
tâm đặc biệt. Hướng XKLĐ của các nước này trong những năm qua chủ yếu
tập trung vào các thị trường Trung Đông như: Arập Saudi, CôOét, Ôman,
Tiểu vương quốc Arập thống nhất… ở những nước này tỉ lệ lao động Châu Á
chiếm từ 58% đến 92% số lao động nước ngoài làm việc.
Ở khu vực Đông Nam Á, sau hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế
khu vực, khu vực này hiện nay đang là những nước có tình trạng lao động khó
khăn nhất. Malaysia, Thái Lan, Philippin đều là những quốc gia có số lượng
lao động lớn nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển lao động
quốc gia. Ở Philippin mặc dù lực lượng lao động có sức cạnh tranh về kỹ
thuật, nhưng các vấn đề khác như cuộc nổi dậy của quân Hồi Giáo ly khai và
cuộc khủng hoảng con tin kéo dài năm 1999 đã và đang ngăn cản nước này
tận dụng đầy đủ lợi thế của nguồn tài sản nhân lực trong lĩnh vực XKLĐ.
Trong khi đó tại Malaysia và Thái Lan lại đang thiếu trầm trọng nguồn lao
động giỏi về kỹ thuật mà không có lợi thế nào về lao động sản xuất về mặt
chất lượng và chi phí để so sánh với Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, do
biết cách khai thác lợi thế sẵn có, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các thị trường
thuê lao động tốt hơn so với các quốc gia khác nên trong những năm qua, tỉ lệ
XKLĐ ở các nước này vẫn đang ngày một tăng cao.
Bên cạnh đó, để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường lao động quốc
tế, các nước đều cố gắng phát huy lợi thế của mình, khiến cho hình thức và
cách tiến hành xuất khẩu lao động hết sức phong phú và đa dạng. Nếu như
dịch vụ giúp việc gia đình là thế mạnh của Philippin ( chiếm gần1/2 tổng số
7,5 triệu lao động ở nước ngoài) thì XKLĐ theo công trình trúng thầu là thế
mạnh của Trung Quốc. Một số nước lại cùng một lúc vừa xuất khẩu vừa nhập
khẩu lao động, ví dụ như Thái Lan cho phép hàng chục ngàn người dân
Myanma sang làm thuê cho nông dân Thái Lan, trong khi nông dân Thái Lan
tràn vào thành phố làm việc, còn dân thành thị lại đi tìm việc ở nước ngoài với
mức thu nhập cao hơn. Ấn Độ mỗi năm đưa khoảng 50.000 lao động đi
15
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
làm việc ở nước ngoài, trong đó khuyến khích XKLĐ có tri thức, tay nghề cao
(30% lực lượng lao động ở khu vực công nghệ cao - Thung lũng Silicon của
Mỹ là người có quốc tịch hoặc gốc Ấn Độ), nhưng Ấn Độ cũng nhập cư hàng
chục nghìn người lao động Nepan, Bangladesh. Nhiều sinh viên, thanh niên
Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Tây Âu, Australia, New Zeland để du
học và tìm việc trong khi những nước họ lại là những nước tiếp nhận nhiều
lao động từ các nước Châu Á đến làm việc *
--------------------
* Nguồn: Tạp chí việc làm ngoài nước số 2 /2000
1.4. Những lợi ích về kinh tế và xã hội của việc XKLĐ
1.4.1. Lợi ích về mặt kinh tế
Xuất khẩu lao động đã được các Nghị định của Đảng và Chính phủ
nhiều lần đề cập. Nhiều nước trên thế giới coi trọng XKLĐ, XKLĐ vừa ích
nước vừa lợi nhà, vì nó là mong muốn không chỉ của Chính phủ mà là của
mọi người lao động.
Hiện nay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hai hình thứ
chủ yếu; một là, tự các nhân tìm tìm kiếm việc làm ngoài nước; hai là, thông
qua các doanh nghiệp XKLĐ theo hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp
đồng nhận thầu, liên doanh liên kết, đầu tư ra nước ngoài. Trên góc độ lợi ích
kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3 chủ thể tham gia
đó là Người lao động, Doanh nghiệp là XKLĐ và Nhà nước.
Lợi ích của người lao động: Tăng thu nhập cho người lao động
Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài. Tuỳ theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao
động, người lao động đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong
thời hạn nhất định và được hưởng một khoản thu nhập được qui định trong 16
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
hợp đồng lao động. Thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng
năm trên cơ sở năng xuất lao động của họ. Như vậy sau hai năm làm việc, nếu
người lao động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử
dụng lao động với công ty XKLĐ thì người lao động có thể tích lũy được một
khoản tiền tương đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài
bình quân thu nhập bằng 10 - 15 lần so với thu nhập trong nước. Bình quân
sau mỗi hợp đồng thường là 2 năm một người lao động tiết kiệm được số
ngoại tệ tương đương khoảng 100 triệu đồng mang về nước, Với số tiền tích
luỹ được, nhiều người lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả
năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo
thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động
khác khi tái hòa nhập cộng đồng.
Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp
Theo sự phân công lao động xã hội, các tổ chức hoạt động XKLĐ là chủ
thể quan trọng nhất quyết định sự thực hiện thành công hay thất bại chiến
lược xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay.
Nói cách khác, doanh nghiệp XKLĐ là nơi tạo ra lợi ích cho người lao
động và hiệu quả kinh tế quốc dân cho Nhà nước. Thông thường, khi hoàn
thành dịch vụ của mình tổ chức xuất khẩu lao động nhận được một khoản chi
phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động khoản từ 10 - 18% tuỳ
theo ngành nghề. Khoản thu này đủ để các tổ chức XKLĐ trang trải các khoản
chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chọn lao động, duy trì bộ máy
hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định.
Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải
quyết việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
XKLĐ được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và
thu ngoại tệ về cho đất nước. Theo kết quả điều tra nếu không tính đến giá trị
quyền sử dụng đất để xây dựng địa điểm làm việc thì muốn tạo ra một việc
17
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
làm trong nước phải đầu tư tối thiểu từ 45 đến 50 triệu đồng, như vậy thông
qua XKLĐ hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được một lượng vốn đầu tư tạo
chỗ làm mới cho người lao động, một con số đáng phải suy nghĩ trong hoàn
cảnh ngân sách của các quốc gia luôn trong tình trạng bội chi. Mức đầu tư chi
phí quản lý Nhà nước, mức bình quân cho một lao động mỗi năm khoảng 30
USD và thu về cho ngân sách khoảng 37,6 USD, quả là chưa có suất đầu tư
nào có lợi như vậy. Ngân sách Nhà nước thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo
hiểm xã hội, thuế thu nhập cao, thuế doanh thu của doanh nghiệp XKLĐ tính
trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động
XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ chiếu.....
Ở nước ta, riêng bốn năm 1991 -1994, 14.000 lao động được các tổ
chức dịch vụ hợp tác lao động đưa đi đã thu về cho Nhà nước khoảng 300
triệu USD. Hai năm 1996 - 1997, Việt Nam có khoảng 50.000 lao động làm
việc ở nước ngoài đã gửi về nước 350 triệu USD. Nếu tính cả số lao động của
ta đi theo các hình thức khác nhau đang làm việc ở nước ngoài thì con số lao
động vào khoảng 250.000, thu nhập hàng năm lên tới khoảng 1 tỷ USD. Chỉ
tính riêng năm 2002 người lao động đi làm việc ở nước ngoài có khoản thu
nhập gửi về nước khoảng 1,4 tỷ USD. Đây là con số mà chỉ một số ít ngành
sản xuất đạt được.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động giai đoạn 1991 - 1999
Năm
Số lao động xuất khẩu
Số ngoại tệ thu về (1.000 USD)
(người)
1992 810 6.800
1991 1.020 2.500
1993 3.960 15.800
1994 9.230 43.100
1995 10.050 77.900
1996 12.660 100.800
1997 18.470 129.200
18
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
1998 12.240 148.300
1999 20.700 150.800
Tổng cộng 89.140 675.200
(chỉ tính số thu ngoại tệ ngoại tệ qua các tổ chức lao động đưa đi).
Nguồn: Tạp chí kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 2(31)4/2001
Doanh thu từ XKLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của
những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này. Theo báo cáo của một số doanh
nghiệp tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu của hoạt động XKLĐ đạt
khoảng 15 - 20%.
1.4.2. Lợi ích xã hội
Trong điều kiện nền sản xuất trong nước còn lạc hậu, nhiều doanh
nghiệp còn gặp không ít khó khăn lúng túng trong cơ chế thị trường cạnh
tranh khốc liệt, ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư để tạo mới công ăn việc
làm còn rất hạn chế thì việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn
người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực
lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép
việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội do người lao động không
có việc làm gây nên " nhàn cư vi bất thiện".
Thông qua XKLĐ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng
cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ
tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có
trình độ tay nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo, thông
minh ham học hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ
thuật nhanh chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động
Việt Nam trước khi đi XKLĐ không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có
thể đạt được tối thiểu bậc thợ trung bình. sau khi trở về nước phần lớn trong
số họ có tay nghề vững vàng, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước khi họ trở về
19
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cũng góp phần
làm tăng cường sự hiểu biết từ phong tục tập quán đến lối sống của các nước,
các dân tộc trên thế giới. Bằng tài năng và trí tuệ của mình người lao động
Việt Nam đã tạo ra những của cải vật chất có giá trị cùng người lao động nước
sở tại tích cực lao động góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của
nước nhập khẩu lao động, và thông qua XKLĐ người Việt Nam của ta cũng
làm cho nhân dân bạn hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, góp
phần làm công tác "ngoại giao nhân dân", tăng cường quan hệ hợp tác giữa
nước ta với các nước trên thế giới.
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích của hoạt động XKLĐ
Lợi ích đạt được
* Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm
Công thức tính:
L = Lc + Lx - Ln
Trong đó:
L: Số lao động được giải quyết việc làm trong năm
Lc: Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục
Lx: Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm
Ln: Số lao động kết thúc hợp đồng trở về nước trong năm
Ý nghĩa của chỉ tiêu
Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm qua
của công tác XKLĐ. Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vực này đối với
việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà Nhà nước ta đã không phải bỏ vốn
đầu tư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình trạng ứ đọng lao động
của đất nước (mặc dù trước khi đi XKLĐ những người lao động này không
phải tất cả đều thuộc diện thất nghiệp).
* Thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động XKLĐ
Công thức tính:
20
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
P =∑Yj (j = 1 đến
n) Yj = Xij . Kj
Trong đó:
P : Mức thu của Nhà nước
Y : Mức thu của Nhà nước ở mỗi thị trường
n : Số thị trường đưa lao động sang
i : Biến số người
j : Nước đưa lao động sang
K : Tỉ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ước
X : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng
Ý nghĩa chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này cho biết số tiền Nhà nước thu được thông qua XKLĐ.
* Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của Chính phủ
Công thức tính
Mtk = Mdt .
L
Trong đó:
Mtk : Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo ra việc làm
Mdt : Mức đầu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mới
L : Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài
Ý nghĩa chỉ tiêu
Cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đầu tư tạo ra chỗ làm
việc mới ở trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đầu tư
cho giải quyết việc làm.
* Giá trị hàng hoá do người lao động đưa
về Công thức tính
G = ∑Hj (j = 1 đến n)
Hj = ∑hij . Nj
Trong đó:
G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về
h : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem về
H : Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem về
21
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
N : Số người gửi hàng hoá về trong năm
i : Biến số người
j : Biến số thị trường
Ý nghĩa của chỉ tiêu
Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc
cân đối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm
máy móc thiết bị làm tư liệu sản xuất.
* Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu nhập
quốc dân.
Công thức tính
Q = ∑(Pj +Vij) . kj (j = 1 đến n)
Trong đó:
Q : Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tính vào thu
nhập quốc dân
P : Các khoản phải nộp của mỗi người lao động
V : Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải
nộp K : Tỉ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
i : Biến số người
j : Biến số nước sử dụng lao động
Ý nghĩa của chỉ tiêu
Chỉ tiêu cho biết phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài được
tính vào phần thu nhập quốc dân.
Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trên còn có
một số chỉ tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề
được đào tạo nâng cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trên một người
lao động…song nói chung còn ở mức thấp. Một số khía cạnh khác như việc
du nhập kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp
sống tiến bộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng
hộ quốc tế…phản ánh hiệu quả về mặt xã hội.
Chi phí bỏ ra
22
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Bao gồm có các chi phí cho người lao động trong lĩnh vực tham gia, chi
phí cho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đưa đi và quản lý ở nước ngoài, xử
lý các công việc sau khi người lao động hết hạn trở về nước, tiền nộp phạt cho
nước bạn do người lao động tự ý bỏ hợp đồng…
Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do lao
động gây ra ở nước ngoài. Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắc
phục được nếu có biện pháp và chính sách thích hợp.
*
* *
Toàn bộ chương I đã nêu được một cách khái quát về các vấn đề lý luận
chung của xuất khẩu lao động và đặc điểm của xuất khẩu lao động trên thế
giới. Xét về mặt lịch sử, di cư lao động đã hình thành từ thời kỳ đầu tiên xuất
hiện con người và được chính thức hoá thành hoạt động xuất khẩu lao động từ
nhiều thập kỷ nay. Đây là hoạt động mang tính tất yếu khách quan. Đứng
trước tình hình phát triển xuất khẩu lao động thế giới bằng các kinh nghiệm
tích lũy được từ hoạt động xuất khẩu lao động, việc phát triển lĩnh vực này đã
23
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
và đang trở thành một trong những mục tiêu cấp bách của nước ta. Để có thể
tiến tới thành công và những bước đi chắc chắn đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ
và nghiên cứu kỹ về vấn đề này.
Chương I của khoá luận sẽ là tiền đề cho việc phân tích thực trạng và
triển vọng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong chương II và
chương III.
24
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 1990 TRỞ LẠI ĐÂY
2.1. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ
2.1.1. Khái quát về lực lượng lao động Việt Nam
Với mức tăng dân số tự nhiên hàng năm trên 1,7% Việt Nam là một
nước có nguồn nhân lực dồi dào, đứng thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 2
trong khối ASEAN *
. Theo dự báo dân số nước ta sẽ còn tăng tới 100 triệu
người vào năm 2020 với tốc độ tăng dân số hầu như không đổi.
Hiện nay tổng số lao động của cả nước ta ước tính là 38.643.123 người,
trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 36.725.277 người, chiếm 95%
tổng lực lượng lao động của cả nước. Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm tới
45%, đại bộ phận (52,19%) nằm ở độ tuổi dưới 30 và 78% ở độ tuổi 40
(nguồn số liệu của Tổng cục thống kê năm 2001). Điều đó chứng tỏ dân số
Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ phát triển mạnh.
So với năm 2001, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong năm
2002 vẫn theo chiều hướng tích cực. Có thể nói nước ta là một thị trường
cung cấp lao động phong phú tao nên một nguồn lực dồi dào cho đất nước.
Đặc điểm của lực lượng lao động Việt Nam
- Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực.
+ Việt Nam có quy mô dân số lớn và tháp dân số vào loại trẻ, số trẻ em
dưới 16 tuổi chiếm tới 40% dân số, đặc biệt số lao động trẻ ở nhóm tuổi từ 16
-35 chiếm 65,2% lực lượng lao động. Tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu
hướng giảm dần, trong 10 năm qua (1998 - 1999), tỷ lệ tăng dân số bình quân
là 1,7%/năm, giảm 0,4% so với 10 năm trước đó *
.
+ Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực cao, tỷ lệ dân số biết
chữ chiếm 93%. Riêng lực lượng lao động biết chữ chiếm khoảng 97% tổng
------------------------------
25
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
* Nguồn: CIEM-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW
lực lượng lao động. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam vào loại
khá (xếp thứ 110/175 nước năm 1999) so với nhiều nước chậm và đang phát
triển.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên. Trong 3 năm (1996
-1998) bình quân hàng năm lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng
6,18%. Đến năm 1998 số lao động đã qua đào tạo là 17,8%, trong đó qua đào
tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 13,11% lực lượng lao động *
. Tỷ lệ này càng
tăng lên trong những năm tới.
- Những hạn chế
+ Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về
kinh tế, do bình quân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động
cao hơn các nước khác, gây trở ngại trong việc giải quyết việc làm và làm quá
tải hệ thống giáo dục, y tế, cũng như các dịch vụ xã hội khác.
+ Số dân trong độ tuổi lao động ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng
tăng. Theo dự báo, năm 2000 chiếm khoảng 55%, đến năm 2005 chiếm
khoảng 59,1% và năm 2010 chiếm khoảng 60,7% dân số, làm cho sức ép về
việc làm càng trở nên gay gắt *.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, năm 1998 tỷ lệ này là 17,8%,
phần lớn làm việc ở cơ quan TW (94,4%); trong các doanh nghiệp số lao động
có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 32% ( con số này ở Hàn Quốc là 48%;
Nhật Bản: 64,4%; Thái Lan: 58,2%. Ở nông thôn, lao động qua đào tạo chỉ
chiếm 10%, trong đó đào tạo nghề chiếm 0,44%. Cơ cấu đào tạo giữa đại học,
cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật rất bất hợp lý. Hiện là 1 -1,6 - 3,6;
(các nước khác là 1-4-10)*. Còn theo đánh giá của Tổ chức BERI về sức cạnh
tranh của lao động theo thang điểm 100, thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về
khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao
26
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. So với
59 nước, Việt Nam đứng thứ 48 *.
------------------------
* Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000
+ Lao động tuy cần cù, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ,
có khả năng sáng tạo, song tính kỷ luật còn yếu, tác phong và văn hoá công
nghiệp còn thấp (40 điểm/100 như đã nói ở trên).
Như vậy: Nhìn chung nước ta là một quốc gia có nguồn lao động dồi
dào, tốc độ phát triển ở mức cao, lại phận bố không đều, phần lớn tập trung ở
khu vực nông thôn chất lượng lao động thấp, đặc biệt là chưa qua đào tạo
nhiều. Trong khi đó nước ta lại đang gặp khó khăn rất lớn trong quá trình tạo
việc làm, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý. Chúng ta phải nhìn nhận rằng:
"Con người Việt Nam hiện có những mặt hạn chế về thể lực, kiến thức, tay
nghề và thói quen của sản xuất nhỏ. Khắc phục những ngược điểm đó thì
nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất
nước" *.
2.1.2 Thất nghiệp, việc làm và tầm quan trọng của công tác XKLĐ
Như trên đã trình bày hơn 30% lực lượng lao động (khoảng 1 tỷ người)
trên thế giới thiếu việc làm, trong đó 150 triệu người không có cơ hội kiếm
sống bằng sức lao động của bản thân và theo ước tính của tổ chức lao động
quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15 -24 không thể tìm
được việc làm*. Điều đó cho thấy, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế
xã hội có tính toàn cầu, chứ không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào.
Việt Nam với mức tăng trưởng trên 7% cho thời kỳ 1991 -1998, về cơ
bản đã giải quyết được việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm khoảng
1,1 triệu người, nhưng chưa đủ để giải tỏa số lao động thất nghiệp đã tồn đọng
từ những năm trước và số lao động dôi ra từ các doanh nghiệp Nhà nước do
cơ cấu lại bộ máy sản xuất. Năm 1998, số lao động chưa giải quyết được việc
làm chuyển sang năm 1999 là 1,75 triệu người. Xét theo địa bàn, tỷ lệ thất 27
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
nghiệp tại đô thị ở Việt Nam là tương đối cao và đang có xu hướng tăng lên:
Năm 1997 so với năm 1996 tăng thêm 0,13% và năm 1998 so với năm 1997
------------------------
Nguồn:Nghiên cứu Kinh tế số 260-01/2000
tăng thêm 0,84%, năm 1999 tăng thêm 0,55%. Ở một số thành phố lớn như
Hà Nội, tỷ lệ thất nghiệp năm 1998 là 9,09%, TP Hồ Chí Minh là 6,76%; năm
1999, tỷ lệ thất nghiệp tương ứng được xác định là 10,31% và 7,04%. Đưa
tổng số người thất nghiệp ở các khu vực đô thị tăng gần 615.000 người trong
năm 1999 so với mức 511.000 người năm 1998, 427.000 người năm 1997 và
394.000 người năm 1996. Thêm vào đó, hiện tượng di dân tự phát từ nông
thôn vào các thành phố lớn với quy mô và tốc độ ngày càng tăng, tại TP.
HCM thường xuyên có 70.000 và Hà Nội khoảng 20.000 lao động từ các tỉnh
đến tìm việc làm. Với đặc điểm của một nước đang ở trong giai đoạn đầu thực
hiện CNH- HĐH, vùng nông thôn Việt Nam vẫn là nơi sử dụng phần lớn lao
động xã hội (gần 70%). Tuy nhiên, do diện tích đất canh tác trên đầu người
ngày càng bị thu hẹp, tình trạng thiếu việc làm tại các làng quê cũng rất
nghiêm trọng. Số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 15-44
(chiếm 83,5% lực lượng lao động ở nông thôn)*.
Hiện Việt Nam có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, với trình độ kỹ thuật
hiện nay, số đất canh tác đó cũng chỉ có khả năng đáp ứng tối đa cho khoảng
19 triệu lao động. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, lao
động dư thừa ở nông thôn ước tính sẽ vào khoảng 10 triệu người. Mặt khác,
do
tác động của cuộc khủng hoảng khu vực, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Việt Nam suy giảm nhanh, năm 1998 FDI thu hút được chỉ bằng 60% của
năm 1997 và đến 30 -10 -1999 thu được chỉ bằng 57% mức cùng kỳ năm
1998. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu trong bối cảnh khả năng huy
động vốn trong nước để đầu tư tạo việc làm là hết sức hạn chế thì FDI là một
28
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
động lực quan trọng thúc đẩy đà tăng trưởng GDP cao và là nhân tố góp phần
tạo và giải quyết công ăn việc làm ở Việt Nam trong những năm qua. Bên
cạnh việc làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP (năm 1999, đạt 4,8%), cuộc
khủng hoảng còn tác động trực tiếp đến khả năng tiêu dùng và xuất khẩu của
--------------------
* Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000
Việt Nam. Chỉ số giá cả trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 0,2% so với tháng 12
năm 1998 là dấu hiệu của tình trạng thiểu phát, làm đình đốn sản xuất, gây
sức ép sa thải công nhân trong các doanh nghiệp. Theo con số của Tổng cục
Thống kê về tình hình thất nghiệp thì năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp chiếm đến
7,4% lực lượng lao động, đưa con số thất nghiệp lên 2 triệu người trong tổng
số 38,5 triệu lao động trong cả nước *.
Bảng 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi (%)
Đơn vị : %
1996 1997 1998 1999 2000 2001
TOÀN QUỐC 5,88 6,01 6,85 7,40 6,44 6,28
1. Đồng bằng sông Hồng 7,57 7,56 8,25 9,34 7,34 7,07
- Hà Nội 7,71 8,56 9,09 10,31 7,95 7,39
- Hải Phòng 7,84 7,70 7,89 7,82 7,45 7,11
2. Vùng Đông Bắc 6,42 6,34 6,60 8,72 6,49 6,73
- Quảng Ninh 9,33 7,06 6,80 9,29 7,34 7,24
3. Vùng Tây Bắc 4,51 4,73 5,92 6,58 6,02 5,62
4. Vùng Bắc Trung Bộ 6,96 6,68 7,26 8,62 6,87 6,72
5. Duyên Hải Nam Trung Bộ 5,57 5,42 6,67 7,07 6,31 6,16
- Đà Nẵng 5,53 5,42 6,35 6,64 5,95 5,54
6. Vùng Tây Nguyên 4,24 4,99 5,88 5,95 5,16 5,05
7. Vùng Đông Nam Bộ 5,43 5,89 6,44 6,52 6,20 5,92
- TP Hồ Chí Minh 5,68 6,13 6,76 7,04 6,48 6,04
- Đồng Nai 6,61 4,03 5,52 5,87 5,20 5,14
29
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
8. Đồng bằng sông Cửu Long 4,73 4,72 6,35 6,53 6,15 6,08
Nguồn: Trung tâm thông tin - Thống kê lao động và xã hội 12/2001.
-----------------
* Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000
Số liệu trong bảng trên cho thấy tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam là
tương đối nghiêm trọng, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước chưa được dự trù
để trợ cấp cho người thất nghiệp, khả năng đầu tư tạo việc làm lại phụ thuộc
chủ yếu vào các việc thu hút FDI. Vậy Việt Nam sẽ lựa chọn phương cách
nào để giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề việc làm trong tương lai ?
Chương trình việc làm quốc gia được hình thành trên cơ sở xây dựng
một hệ thống các chương trình việc làm trong một số lĩnh vực có khả năng thu
hút nhiều lao động, mở rộng và phát triển các ngành nghề truyền thống, cải
tiến, sửa đổi, để luật đầu tư nước ngoài được hấp dẫn hơn, cùng với việc giải
quyết việc làm trong nước là chính công tác xuất khẩu lao động cũng được
Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tại hội nghị toàn quốc về công tác XKLĐ tháng
6/2000 Thủ tướng Phạm Văn Khải đã nhấn mạnh: "chúng ta xác định cùng
với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên
gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài". Bộ chính trị đã ban
hành Chỉ thị số 41 - CT/T.Ư ngày 22 - 9 -1998 về XKLĐ và chuyên gia, trong
đó nêu rõ: "XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần
phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập và nâng cao trình
độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng
cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước". Chủ trương này đã
được cụ thể hoá trong Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20-9-1999 của
Chính phủ quy định việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài.
30
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
XKLĐ và chuyên gia đối với chúng ta là một vấn đề có ý nghĩa chiến
lược quan trọng, vì:
- Góp phần giải quyết việc làm, đồng thời qua đó phát triển nguồn nhân
lực và tạo động lực lâu dài cho công cuộc phát triển đất nước. Lao động và
chuyên gia làm việc ở nước ngoài có điều kiện nâng cao tay nghề, tiếp thu
công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp, khi kết thúc hợp đồng
trở về nước sẽ bổ sung đội ngũ lao động kỹ thuật mà nước ta đang thiếu và
tích luỹ được số vốn có thể đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ, đóng góp tích
cực vào công cuộc xây dựng đất nước.
- Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Theo báo cáo của Bộ Lao động
- Thương binh và xã hội, gần đây hàng năm người lao động Việt Nam đang
làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Đó là một nguồn thu
lớn đối với nước ta. Hiện nay nền kinh tế nước ta mới có một số ít ngành sản
xuất đạt trên 1 tỷ đô- la Mỹ mỗi năm. Số tiền do lao động và chuyên gia Việt
Nam ở nước ngoài gửi về là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh
tế đất nước, cải thiện đáng kể đời sống của gia đình những người đi XKLĐ và
góp phần tạo thêm việc làm cho nhiều người khác ở trong nước. Nếu ta
XKLĐ và chuyên gia nhiều hơn nữa thì hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn.
- Qua thời gian sống và làm việc với nhân dân nước nhận lao động,
người lao động của ta cũng làm cho nhân dân bạn hiểu biết thêm về đất nước
và con người Việt Nam, góp phần làm công tác "ngoại giao nhân dân", tăng
cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước.
Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh XKLĐ Chính phủ đã có
nhiều cố gắng trong việc ban hành chính sách và trong công tác điều hành
công việc này. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng nhiều bộ, ngành
liên quan đã góp nhiều giải pháp giúp Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh công tác
XKLĐ và chuyên gia. Chính nhờ những nỗ lực đó mà chúng ta đã thu được
những kết quả quan trọng bước đầu, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo.
31
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
2..1.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ
XKLĐ được Đảng và Nhà nước coi là một hoạt động KT- XH góp
phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao
trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và
tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước. Đây là một
giải pháp giải quyết vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu
dài. Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ
trương phát triển và mở rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử
dụng lao động, nước ta đã và đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu
vực và quốc tế, hội nhập với thị trường lao động thế giới. Tại hội nghị tổng
kết 5 năm thực hiện công tác XKLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và xã
hội, đồng chí Bộ trưởng đã phát biểu: "khi thực hiện đường lối mở cửa, từng
bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, lao động Việt Nam có nhiều ưu thế
nhất là trình độ văn hoá, tay nghề khéo léo và giá cả lao động tương đối rẻ so
với các nước trong khu vực. Với ưu thế này, khả năng đưa lao động Việt Nam
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương như Hàn Quốc, Bắc Phi, Trung Đông sẽ ngày càng
tăng…Chương trình XKLĐ phải gắn chặt với việc làm trong nước bằng cách
dành ít nhất 50% XKLĐ ngoại tệ thu được để bổ sung vào quỹ Quốc gia giải
quyết việc làm trong nước và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về
nước".
Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động sang các nước có nhu cầu sử dụng
lao động Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục
tập quán và tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động
kỹ thuật, chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng.
Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức "xen ghép" tức là hình thức đưa lao
động ta sang làm việc chung với lao động các nước trong cùng dây chuyền
sản xuất hoặc cùng công việc mà do chủ sử dụng lao động nước ngoài điều
32
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
hành và trả lương. Hình thức này hiện nay khá phổ biến, chiếm khoảng 70-
80% tổng số nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Tăng cường quan hệ và ký kết hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ
với các chủ hãng thầu quốc tế. Từng bước tiếp cận, học tập kinh nghiệm các
nước phát triển, các nước có kinh nghiệm và truyền thống trên lĩnh vực này,
để ký và tổ chức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo
hình thức nhận thầu công trình.
Hơn hai mươi năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính
phủ, nhiều văn bản, chính sách, nghị định... đã được ban hành, tiêu biểu là: Bộ
luật lao động nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 quy
định một số điều luật về việc XKLĐ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn
đề tao việc làm cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều khoản của Bộ luật lao động về đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài (Đây là nghị định thay thế
nghị định 370/HĐBT)
Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của chính
phủ qui định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn
ở nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế Nghị định số 07/CP.
Nghị định quy định rõ: "Chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và
người Việt Nam ở trong và ngoài nước thông qua các hoạt động của mình
tham gia tìm kiếm và khai thác việc làm ở nước ngoài phù hợp với pháp luật
quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sử dụng lao động Việt Nam".
2.2. Thực trạng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây
Nếu trong giai đoạn 1980-1990 nước ta chủ yếu có quan hệ hợp tác lao
động với các nước XHCN, lao động xuất khẩu chủ yếu tới các quốc gia thuộc
khu vực Đông Âu cũ, Irak và một vài nước Châu Phi thì ở giai đoạn 1991 đến
33
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
nay hoạt động xuất khẩu của ta đã mở rộng ra nhiều quốc gia khác nhau. Từ
năm 1991, các nước XHCN Đông Âu tiếp nhận lao động của nước ta đều xảy
ra các biến động chính trị lớn dẫn tới sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế
kinh tế. Ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia của ta làm việc cũng có khủng
hoảng kinh tế, chính trị. Tại Irak xảy ra chiến tranh vùng vịnh khiến cho phần
lớn các quốc gia này đều không còn nhu cầu tiếp nhận lao động và chuyên gia
của Việt Nam nữa. Tuy rằng, thị trường lao động nước ngoài đang có những
biến động bất lợi, nhưng không có nghĩa là đóng cửa đối với lao động Việt
Nam. Một số thị trường trọng điểm như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Malaysia, Bắc Phi, Trung Đông và đặc biệt là thị trường lao động trên biển
đang rất tiềm tàng, hàng năm thu hút hàng triệu lao động nước ngoài vào các
nhóm ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt và
chế biến hải sản mà chúng ta có khả năng đáp ứng.
Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP
ngày 20/09/1999 của Chính phủ, công tác XKLĐ và chuyên gia đã đạt được
một số kết quả quan trọng bước đầu: Đến nay cả nước ta đã có 159 doanh
nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động
XKLĐ. Thị trường đã mở rộng ra gần 40 nước và vùng lãnh thổ khác nhau.
Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống cơ chế chính sách tương đối đồng
bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trường mới và
tăng cường qui mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; các cơ quan Nhà
nước đã có những chuyển biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực
hiện; đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ phát triển và từng bước tiếp cận thị trường
quốc tế, đã chủ động đầu tư, năng động hơn trong công tác khai thác thị
trường và tổ chức quản lý. Cho đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp ký được
hợp đồng và đã đưa được trên 60.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, hàng
năm đất nước có thêm lượng ngoại tệ đáng kể và khoảng 1,2 tỷ - 1,4 tỷ USD
do người lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về.
34
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Riêng năm 2003 phấn đấu đưa khoảng 50.000 lao động và chuyên gia
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tăng dần số lượng trong những năm
tiếp theo, kể từ năm 2005 mỗi năm đưa đi 150.000 đến 200.000 lao động và
chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tiến tới có 1 triệu lao động làm việc ở
nước ngoài vào năm 2010.
Cùng thời kỳ này tại nước ta cơ chế quản lý về kinh tế cũng đang từng
bước đổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Điều này đòi hỏi nước ta phải có những chủ trương, chính sách phù hợp
với tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
2.2.1. Những động thái hoạt động XKLĐ của Việt Nam
2.2.1.1. Về quá trình thực hiện
Hoạt động XKLĐ đến nay đã được trên 10 năm. Đây là giai đoạn hoạt
động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường. Nghị định số 370/HĐBT
ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế về đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã mở ra cơ chế mới
trong hoạt động xuất khẩu lao động với chủ trương và mục đích là giải quyết
việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước. Các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, của tổ chức kinh tế đưa
lao động đi và trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan được quy định rõ.
Trong những năm đầu thực hiện xuất khẩu lao động theo cơ chế mới
chúng ta đã thu được những kết qủa quan trọng đó là: đã hình thành về mặt tổ
chức hoạt động có phân biệt chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động sự
nghiệp của các Công ty về xuất khẩu lao động; đã mở ra một số thị trường lao
động mới (Hàn Quốc, Nhật Bản, lao động trên biển...)
Trong 12 năm hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường
chúng ta đã đạt được một số kết quả: Đưa đi được khoảng 15 vạn lao động, số
lượng này rất nhỏ so với nhu cầu thực tế, nhưng đã cho thấy sự phát triển khi
35
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
chúng ta bắt đầu thâm nhập thị trường lao động quốc tế trong điều kiện nền
kinh tế thị trường.
Bảng 2.3: Quy mô XKLĐ giai đoạn 1991 - 2002
Đơn vị: người
Năm Số lượng
1991 1.022
1992 810
1993 3.960
1994 9.230
1995 10.050
1996 12.661
1997 18.469
1998 12.000
1999 20.700
2000 31.468
2001 36.168
2002 46.122
Tổng 202.560
Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài
Từ đầu năm 1992 đến nay, sau khi Liên xô và các nước XHCN Đông
Âu sụp đổ, bằng cố gắng của Chính phủ, các Bộ, ngành, các công ty XKLĐ,
hoạt động xuất khẩu lao động đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh
tế - xã hội nhất định.
Về đội ngũ các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động
Chỉ tính riêng tới thời điểm năm 1999, Bộ lao động và Thương binh xã
hội đã cấp giấy phép cho 79 Công ty, trong đó có 2 Công ty thuộc Bộ lao
động - Thương binh xã hội, 18 Công ty thuộc Bộ Giao thông vận tải, 6 Công
ty thuộc Bộ xây dựng, 15 Công ty thuộc UBND các tỉnh, thành phố và một số
Công ty thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể khác hoạt động trong lĩnh vực này.
Cho tới năm 2001 đổi và cấp thêm giấy phép cho một số doanh nghiệp, nâng
tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh là 159
doanh nghiệp (năm 2001 có 13 doanh nghiệp, năm 2003 có 8 doanh nghiệp bị
rút giấy phép XKLĐ do sai phạm). Trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân:
36
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
(Công ty TNHH Đỉnh Vàng - Hải Phòng, Công ty TNHH Quốc dân - Hà nội,
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuận Thảo - TP. Hồ Chí Minh.
Các lĩnh vực mà doanh nghiệp nước ta tham gia chủ yếu là làm dịch vụ
cung ứng lao động, nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh liên kết
chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài hay đầu tư đưa lao động
đi tu nghiệp ở nước ngoài sau một thời gian trở về làm việc cho các doanh
nghiệp Việt Nam. Thời gian qua các Công ty như: VINACONEX, LOD,
OLECO, VIETRAXIMEX, SULECO, SOVILACO, TRACIMEXCO,
TRACODI, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Công ty COALIMEX.
INTERSERCO, INLACO SAIGON, VITRASCHART và TRAENCO... đã
tích cực hoạt động và mang lại những thành quả đạt nhất định, ngoài ra còn có
một số các Công ty xây dựng của ta trúng thầu trong việc làm đường ở Lào,
xây nhà ở Ả rập xê út...
2.2.2.2 Kết quả đạt được
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, hoạt động XKLĐ của
Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy trên mặt trận XKLĐ,
chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Thị trường lao động đang
dần được mở rộng từ chỗ chỉ XKLĐ sang một số thị trường truyền thống như
Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu, IRắc, Châu Phi… tính đến 2002 thị
trường XKLĐ của ta đã được mở rộng đến hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với
khoảng trên 30 vạn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, với trên
30 nhóm ngành nghề khác nhau. Tỷ trọng lao động có tay nghề trong tổng số
lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, hiện nay đã đạt gần 65%
về cơ cấu nghề nghiệp mà lao động Việt Nam đảm nhận có tới 45% làm trong
nghề công nghiệp nhẹ, 26% trong xây dựng, 20% nghề cơ khí, 6% nghề nông
nghiệp và chế biến thực phẩm.
37
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Về số lượng lao động xuất khẩu những năm gần đây cũng tăng lên với
tốc độ nhanh chóng: Nếu so sánh với năm 1999 thì số lượng lao động xuất
khẩu năm 2000 tăng gấp 1,44 lần; năm 2001 tăng 1,15 lần so với 2000. Và
năm 2002 tăng gấp 1.27 lần so với năm 2001 và đạt 115.3% so với kế hoạch
của năm 2002. Những năm gần đây thu nhập ròng của lao động và chuyên gia
đạt khoảng từ 1,2 tỷ đến 1,4 tỷ USD.
2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu lao động theo ngành.
Bảng 2.4. Số lao động và chuyên gia đ i làm việc có thời hạn ở
nước ngoài thời kỳ 1980 - 1990.
Lao động phân chia theo khu vực và ngành nghề Số lượng (người)
Tổng số: 288.106
Bao gồm:
7.200
* Chuyên gia
* Lao động 280.906
- Chia theo khu vực:
261.605
+ Đi các nước XHCN:
+ Đi các nước ngoài XHCN 19.301
- Chia theo ngành nghề:
71.077
+ Cơ khí
+ Công nghiệp nhẹ 117.432
+ Hoá chất 8.329
+ Công nghệ thực phẩm 3.542
+ Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng 64.247
38
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
+ Nông, lâm nghiệp 6.160
+ Các ngành khác 10.119
Nguồn: tài liệu 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài
Để phù hợp với yêu cầu của các quốc gia sử dụng lao động, thập kỷ qua
cơ cấu ngành nghề cũng đã có những sự chuyển đổi phù hợp.
Nếu như trước đây, số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước
Đông Âu và Liên xô cũ chủ yếu là lao động phổ thông, trừ một số lao động đi
theo hình thức hợp tác chuyên gia giữa nước ta và các nước như Ăngola,
Angiêri…lao động Việt Nam đều được đưa đi theo diện "tình anh em", "vừa
lao động, vừa đào tạo". Chính vì vậy nên chất lượng lao động đưa đi thường
là thấp, nhất là trình độ tay nghề và ngoại ngữ.
Sang tới giai đoạn thực hiện đổi mới cơ chế này, do yêu cầu của các
nước tiếp nhận lao động đòi hỏi trong việc tuyển chọn lao động đưa đi xuất
khẩu, trình độ tay nghề chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ của người
lao động nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, các ngành nghề được đào
tạo cũng đa dạng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đây.
Bảng 2.5: Số lao động xuất khẩu chia theo ngành nghề tiếp nhận từ 1991
tới 1999.
Đơn vị tính: người
Ngành nghề Số lượng
Xây dựng 23.000
Cơ khí 8.000
Mộc 1.500
Dệt may 11.000
Thuyền viên vận tải 5.500
Thuyền viên tàu cá 9.000
39
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Chuyên gia giáo dục, y tế và nông nghiệp 1.500
Các nghề khác và lao động phổ thông 29.640
Tổng số 89.140
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài, số 6/1999.
Số liệu trong bảng cho thấy, tuy có nhiều thay đổi nhưng lao động nước
ta xuất sang các nước khác vẫn chủ yếu là lao động phổ thông hoặc lao động
có trình độ thấp. Đa số họ làm các nghề về xây dựng, dệt may, đánh cá, chỉ có
một số ít là làm các nghề đòi hỏi trình độ cao như chuyên gia giáo dục y tế và
nông nghiệp, mộc, vận tải biển.
Tới năm 2002 cơ cấu ngành nghề này đã có thay đổi tuy chưa đáng kể.
Các nghề làm thuyền viên đánh cá, may mặc, điện tử tăng cao với số người tham
gia ngày càng đông. Chỉ tính riêng lĩnh vực thuyền viên đánh cá có 5.500 người
chiếm khoảng 30% so với lao động trên biển, thêm vào đó còn xuất hiện một số
ngành nghề mới như giúp việc nội trợ, xây dựng phần mềm và lập trình viên
quốc tế… Đây mới chỉ là con số ít ỏi, do vậy trong những năm tới để có thể duy
trì và mở rộng hơn nữa mối quan hệ bạn hàng với các quốc gia trên thế giới và
trong khu vực, Việt Nam còn cần phải nâng cao hơn nữa công tác đào tạo trình
độ và ngành nghề cho người lao động và chuyên gia.
2.2.3. Cơ cấu xuất khẩu lao động theo các thị trường xuất khẩu
Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh xã hội hiện nay lao động
của ta đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với trên 30 nhóm
ngành nghề khác nhau (xem số liệu năm 2001 - Bảng 2.6)
Bảng 2.6: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn
ở nước ngoài năm 2001 phân chia theo thị trường
Đơn vị: Người
Năm 2000 Đi năm 2001 Tổng số
40
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
TT Nước đến chuyển sang Tổng số Nữ (năm 2000 Nữ
năm 2001 và 2001)
1 Lào 13731 25 13731 25
2 Hàn Quốc 2947 963 244 3910 1040
3 Đài Loan 7782 5276 7782 5276
4 Nhật Bản 3249 1008 3249 1008
5 Libia 569 0 569 0
6 LB Nga 2900 2200 0 5100 0
7 Singapore 203 0 203 0
8 CH Palau 214 0 214 0
9 Ả rập TN 131 0 131 0
10 CH Séc 100 0 100 0
11 Panama 331 267 331 267
12 Cộng hoà Síp 50 40 50 40
13 CH Pháp 50 25 50 25
14 Malaysia 23 0 23 0
15 Các nước khác 725 23 725 23
Tổng cộng 5847 30321 6908 36168 7704
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài - ngày 25/12/2001
Bảng 2.7: Số lao động cung ứng tại một số thị trường chính 1991 - 1999
(Đơn vị: Người)
Hàn Quốc 24.200 (kể cả lao động trên biển)
CHDC Nhân dân Lào 24.300
Ly Bia 10.270
Nhật Bản 6.950 (kể cả lao động trên biển)
Cô oét 900
41
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Nguồn: Việc làm ngoài nước 6/1999
Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật hiện nay là cung lớn hơn cầu, từ đó dẫn
đến sự cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực chiếm lĩnh thị trường và làm giá
nhân công ngày càng hạ. Xu hướng ngày càng đòi hỏi cao về tay nghề, chất
lượng lao động. Rất nhiều chủ doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù chỉ nhận số
lượng rất ít lao động, vẫn sang Việt Nam để trực tiếp tuyển chọn, phỏng vấn
lao động; các thị trường khác dù chủ sử dụng lao động có trực tiếp phỏng vấn,
tuyển chọn hay không, vẫn quy định thời gian thử việc, nếu người lao động
không đạt yêu cầu thì công ty cung ứng lao động phải đưa về nước và cử
người khác sang thay thế bằng chi phí của chính mình. Chỉ tính riêng trong
khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã phải cạnh tranh với các nước như
Philippin, Thái Lan, Indonesia…đây là những nước có truyền thống XKLĐ,
có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong các thị trường hiện mới bắt đầu
nhận lao động Việt Nam.
Hiện nay thị trường XKLĐ được tập trung vào một số khu vực chủ yếu
như khu vực Đông Bắc Á. Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi…và lĩnh vực
lao động trên biển, tiêu biểu là các thị trường sau:
* Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản từ lâu đã được coi là một quốc gia có chính sách "đóng cửa"
đối với lao động nước ngoài. Trong các quy định của Pháp luật Nhật Bản về
vấn đề nhập cư, người nước ngoài chỉ được vào Nhật làm việc trong một số
rất ít nghề, chủ yếu là các nghề có tính chất chuyên gia. Tuy nhiên vào đầu
những năm 1990, Nhật Bản lại đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các
nước đang phát triển sang Nhật tu nghiệp nâng cao tay nghề. Theo quan điểm
của các nhà hoạch định chiến lược kinh tế Nhật, đây là một biện pháp chuyển
giao công nghệ cho các nước đang phát triển và nhằm mục đích giảm số
lượng lao động bất hợp pháp tại nước này, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu
lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng.
42
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
Đây là một biện pháp được hoan nghênh đối với các nước XKLĐ. Người lao
động nước ngoài ở đây chỉ được hưởng quy chế tu nghiệp sinh và hưởng trợ
cấp tu nghiệp (trainee allowance) nhưng mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất
nhiều so với mức lương của người lao động ở một số thị trường khác. Từ năm
1994 đến nay, chính sách này lại được mở rộng thêm một bước: vào năm thứ
2 và năm thứ 3, tu nghiệp sinh được hưởng quy chế gần giống lao động (được
hưởng lương thay cho trợ cấp tu nghiệp, được phép làm thêm giờ…).
Từ năm 1992, Việt Nam bắt đầu đưa người lao động sang tu nghiệp tại
Nhật Bản và từ đó đến nay số lượng tu nghiệp sinh ngày càng tăng lên. Nếu
như năm 1992 chúng ta chỉ đưa được 17 người sang Nhật tu nghiệp thì năm
1996 đã có 1.312 người và cho tới nay chúng ta đã đưa đi được khoảng hơn
9.000 lao động (thông qua việc cấp giấy phép của Bộ Lao động - Thương binh
và xã hội, con số thực tế còn lớn hơn nữa nếu tính cả những người đi theo các
kênh đầu tư và thương mại).
Nhìn chung, tổng số lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản
còn thấp, trong cả thời kỳ 1992 - 2000 ta chỉ đưa được 10.200 người, chiếm
2,3% tổng số lao động nước ngoài sang tu nghiệp tại Nhật Bản.Số lượng tu
nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản hàng năm tăng dần, năm đầu chỉ là con
số hàng chục. Số lượng này tăng lên từ năm 1996 đến nay, đặc biệt trong
những năm gần đây trung bình mỗi năm có khoảng 1.800 - 2.000 tu nghiệp
sinh sang Nhật bản. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật
Bản (JITCO) thì tính từ đầu năm 2002 đến 10/2002 đã co 1.745 tu nghiệp sinh
(TNS) Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản, con số thực tế có thể cao hơn vì
một số tổ chức tiếp nhận TNS khác không thông qua JITCO.
Thị trường Nhật bản là một thị trường tương đối khó tính, họ chỉ nhận
lao động đã có nghề (nhiều chủ lao động trực tiếp sang Việt Nam phỏng vấn
và tham gia kiểm tra tay nghề). Lao động sang Nhật bản tu nghiệp phải được
học tiếng Nhật trước khi đi từ 3 - 6 tháng và thủ tục xin visa nhập cảnh rất
43
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
phức tạp, tốn thời gian. Song bù lại, lao động Việt Nam tu nghiệp sinh tại
Nhật thường được hưởng điều kiện tương đối tốt so với làm việc tại nhiều
nước khác. Mức thu nhập tiết kiệm từ sinh hoạt phí của tu nghiệp sinh Việt
Nam theo chương trình tu nghiệp (9 tháng đến 1 năm đầu) khoảng 400 - 600
USD/ tháng theo công việc, đối với tu nghiệp sinh được chuyển sang chương
trình thực tập sinh kỹ thuật thu nhập trung bình từ 700 - 1000 USD/ tháng do
được coi như là người lao động và có điều kiện làm thêm giờ. Thu nhập của tu
nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật bản thường cao và ổn định hơn so với các thị
trường khác.
Tuy nhiên, thị trường lao động Nhật bản lại phát sinh vấn đề người lao
động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc ở xí nghiệp khác có mức lương cao hơn.
Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng tính tới thời điểm năm 2000 là 9,75%
cao hơn tất cả các nước khác và cao gấp nhiều lần một số nước (Trung Quốc -
1,04%, Thái Lan- 0,91%, Philippin - 2,07%, Indnesia - 2,54% * ). Đến tháng
10/2002 đã tăng lên 20%. Nhiều tổ chức và các Công ty Nhật Bản phàn nàn
về tình trạng TNS Việt Nam bỏ hợp đồng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động
bình thường, cũng như làm cho họ không được cơ quan nhập cư cho phép tiếp
nhận TNS nước ngoài. Đã có những nghiệp đoàn phải chuyển sang nhận TNS
nước ngoài khác để tránh nguy cơ phá sản. Các cơ quan và tổ chức Nhật Bản
cũng đã cảnh báo có thể không tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, tuy rất hài
lòng về tư cách đạo đức cũng như khả năng làm việc của lao động nước ta.
-------------------------
* Nguồn: Thị trường lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động nước ngoài 2001
Thị trường Hàn Quốc
Là một quốc gia có diện tích 90.000km2
, bằng 1/3 diện tích Việt Nam.
Tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì ngoài nguồn than antracit và một
ít quặng sắt. Tuy nhiên từ thập kỷ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt sự tăng
trưởng
44
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
thần tốc biến đất nước này trở thành "con hổ" mạnh của kinh tế khu vực Châu
Á, trở thành quốc gia công nghiệp chủ yếu với các ngành công nghiệp nhẹ,
công nghiệp nặng và điển hình nhất là công nghiệp điện tử cao cấp dựa trên
hàm lượng cao về khoa học và công nghệ.
Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng mới chỉ nhận lao động nước
ngoài dưới hình thức tu nghiệp sinh từ năm 1992. Nhưng khác với Nhật Bản,
Hàn Quốc đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao
cho Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFSMB) đứng ra làm đầu mối
tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp.
Trong thời kỳ đầu, KFSMB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh
nước ngoài theo từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau
đó
là đến Philippin, Việt Nam đứng thứ 3). Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát
sinh, chính phủ Hàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài đều
được hưởng mức lương tối thiểu của Hàn Quốc. Cho tới năm 2000, nước ta đã
xuất khẩu sang thị trường này khoảng 28.000 lao động tính cả số thuyền viên
đánh cá trên biển.
Từ cuối năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, số
lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Hàn Quốc giảm đi rõ rệt (năm 1996 số
lao động xuất sang Hàn Quốc là 6.275 người năm 1997 giảm xuống còn 4.880
người). Nhưng từ năm 1999, do kinh tế Hàn Quốc đã được phục hồi, nên số
lượng tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc lại tăng lên nhanh chóng. Lao động Việt
Nam tại Hàn Quốc có thu nhập khá, tuy trong thời kỳ Hàn Quốc gặp khủng
hoảng tài chính có gặp một số khó khăn, nhưng hiện nay đã ổn định trở lại.
Thị trường Hàn Quốc là thị trường không khó tính như thị trường Nhật
Bản. Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khoẻ tốt
và chăm chỉ làm việc. Họ chỉ yêu cầu tuyển lao động phổ thông, không cần có
nghề và cũng không cần sang Việt Nam để tuyển chọn hoặc phỏng vấn. Đến
45
Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng
tháng 4/2002 Chính phủ Hàn quốc quyết định cải tiến chế độ tuyển chọn TNS
nước ngoài dựa trên năng lực tiếng Hàn Quốc và bốc thăm trên máy vi tính.
Việt Nam và Uzerbekistan là hai nước được chọn làm thí điểm thực hiện
phương thức mới này. Đối với Việt Nam, phía Hàn Quốc dự kiến tuyển 1.000
TNS và phân bổ cho 6 doanh nghiệp với số lượng cụ thể sau: VINACONEX:
350, LOD: 210, SULECO: 200, SOVILACO: 120, OLECO: 90 và IMS: 30,
tỷ lệ nam/nữ là 7/3. Phía Hàn Quốc yêu cầu số ứng cử viên dự tuyển phải gấp
10 lần số dự kiến được tuyển, hình thức thi trắc nghiệm, toàn bộ bài thi sẽ
được gửi về Hàn Quốc chấm chọn ra 50% thí sinh sau đó áp dụng nguyên tắc
10 chọn 5 rồi đưa vào máy tính rút thăm ngẫu nhiên để chọn 1 người, những
thí sinh có kết quả bài thi trên 90 điểm qua bốc thăm không được chọn sẽ
được bảo lưu kết quả để tham dự kỳ tuyển chọn lần sau.
Tuy nhiên, cũng tương tự như ở thị trường Nhật Bản, tại thị trường Hàn
Quốc nổi lên vấn đề lao động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc bất hợp pháp ở xí
nghiệp khác với tỷ lệ rất cao. Tại thời điểm 6 tháng năm 2000 theo số liệu của
Bộ Lao động Hàn Quốc, có khoảng 23.248 người lao động Việt Nam làm việc
ở Hàn Quốc, trong đó có tới 5.675 người lao động bỏ hợp đồng làm việc bất
hợp pháp chiếm tỷ lệ 24,4% một tỷ lệ cao so với các nước có tu nghiệp sinh
bỏ trốn. Điều đó ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng việc đưa lao động Việt
Nam sang Hàn Quốc, nhất là xét về góc độ dài hạn. Để hạn chế việc TNS,
thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam tự ý bỏ hợp đồng, trong năm 2001, Bộ lao
động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tư Pháp và các cơ quan
liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 68/2001/QĐ-
TTg ngày 2/5/2001 về một số biện pháp sử lý đối với TNS Việt Nam tu
nghiệp tại Hàn Quốc và Nhật Bản tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp, đồng thời Bộ
cũng đã ban hành "Qui chế thực hiện đưa người lao động Việt Nam sang tu
nghiệp tại Nhật Bản". Đến nay tình hình TNS có nhiều chuyển biến tích cực,
số lượng TNS tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp giảm nhiều. Các tổ chức, công ty
46
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng

More Related Content

What's hot

Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmTrang Dai Phan Thi
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếHo Van Tan
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầuNgo Thuy
 
Thất nghiệp
Thất nghiệpThất nghiệp
Thất nghiệpLyLy Tran
 
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teLý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teVanba Le
 
Bai 6 that nghiep
Bai 6   that nghiepBai 6   that nghiep
Bai 6 that nghieptuyenngon95
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCSophie Lê
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Thu thập và trình bày dữ liệu thống kê
Thu thập và trình bày dữ liệu thống kêThu thập và trình bày dữ liệu thống kê
Thu thập và trình bày dữ liệu thống kêHọc Huỳnh Bá
 
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teLý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teVanba Le
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâyhuynhchauthi
 
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt NamHoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt NamKieu My Vu
 
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôtieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôtrietav
 
Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMHuy Tran Ngoc
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếthaojip
 
Thi truong canh tranh hoan hao chuong v1
Thi truong canh tranh hoan hao  chuong v1Thi truong canh tranh hoan hao  chuong v1
Thi truong canh tranh hoan hao chuong v1cttnhh djgahskjg
 
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...Ngọc Hưng
 

What's hot (20)

Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
 
Phần mở đầu
Phần mở đầuPhần mở đầu
Phần mở đầu
 
Thất nghiệp
Thất nghiệpThất nghiệp
Thất nghiệp
 
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teLý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
 
Bai 6 that nghiep
Bai 6   that nghiepBai 6   that nghiep
Bai 6 that nghiep
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Liên Minh Chiến Lược Trong Kinh Doanh Quốc Tế Trê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Liên Minh Chiến Lược Trong Kinh Doanh Quốc Tế Trê...Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Liên Minh Chiến Lược Trong Kinh Doanh Quốc Tế Trê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Liên Minh Chiến Lược Trong Kinh Doanh Quốc Tế Trê...
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
Các biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bảnCác biến số vĩ mô cơ bản
Các biến số vĩ mô cơ bản
 
Thu thập và trình bày dữ liệu thống kê
Thu thập và trình bày dữ liệu thống kêThu thập và trình bày dữ liệu thống kê
Thu thập và trình bày dữ liệu thống kê
 
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc teLý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
Lý thuyet hien dai ve thuong mai quoc te
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xây
 
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt NamHoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
 
Ktvm1
Ktvm1Ktvm1
Ktvm1
 
Hướng dẫn sử dụng STATA
Hướng dẫn sử dụng STATAHướng dẫn sử dụng STATA
Hướng dẫn sử dụng STATA
 
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôtieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
 
Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LM
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
 
Thi truong canh tranh hoan hao chuong v1
Thi truong canh tranh hoan hao  chuong v1Thi truong canh tranh hoan hao  chuong v1
Thi truong canh tranh hoan hao chuong v1
 
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
Slide phản biện đề tài Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành c...
 

Similar to Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng

Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010hieu anh
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (71).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (71).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (71).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (71).docNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của...Đề tài: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).docNguyễn Công Huy
 
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ktvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiepKtvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiepKhang Bui
 
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...Trần Đức Anh
 
Thực trạng quản trị nhân sự tại nhà máy may 3 công ty cổ phần may Việt Thắng
Thực trạng quản trị nhân sự tại nhà máy may 3 công ty cổ phần may Việt ThắngThực trạng quản trị nhân sự tại nhà máy may 3 công ty cổ phần may Việt Thắng
Thực trạng quản trị nhân sự tại nhà máy may 3 công ty cổ phần may Việt ThắngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...sividocz
 
Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21trantuan202
 
Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.pdf
Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.pdfHiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.pdf
Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.pdftoantoan28
 

Similar to Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng (20)

Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng  đến 2010
Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (71).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (71).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (71).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (71).doc
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của...Đề tài: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (61).doc
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng.
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng.Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng.
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng.
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
Th s16.03 thực trạng và giải pháp đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn ở thái n...
 
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
Luận văn: Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông t...
 
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAYLuận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
Luận văn: Thực trạng về lao động và vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình, HAY
 
Đề tài tốt nghiệp cải tiến tuyển dụng và đào tạo hay nhất
Đề tài tốt nghiệp cải tiến tuyển dụng và đào tạo hay nhất Đề tài tốt nghiệp cải tiến tuyển dụng và đào tạo hay nhất
Đề tài tốt nghiệp cải tiến tuyển dụng và đào tạo hay nhất
 
Ktvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiepKtvm tinh trangthatnghiep
Ktvm tinh trangthatnghiep
 
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...Tailieu.vncty.com   chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
Tailieu.vncty.com chuyen-de-tot-nghiep-hoan-thien-cong-tac-to-chuc-quan-li-...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn.Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn.
 
Thực trạng quản trị nhân sự tại nhà máy may 3 công ty cổ phần may Việt Thắng
Thực trạng quản trị nhân sự tại nhà máy may 3 công ty cổ phần may Việt ThắngThực trạng quản trị nhân sự tại nhà máy may 3 công ty cổ phần may Việt Thắng
Thực trạng quản trị nhân sự tại nhà máy may 3 công ty cổ phần may Việt Thắng
 
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam (TẢI FREE ZALO 0934 573 ...
 
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố ...
 
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
Luận Văn Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở t...
 
Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21Thi truong lao dong21
Thi truong lao dong21
 
Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.pdf
Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.pdfHiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.pdf
Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.pdf
 
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
 Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
Chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên ở Quận Ba Đình
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyChuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công TyChuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Hành Khách Của Công Ty
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxhoangvubaongoc112011
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfSuperJudy1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhNguynHuTh6
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 CÁNH DIỀU - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 (2 CỘT)...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TOÁN 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5512 ...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptxBáo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
Báo cáo thực hành Quản lý kinh tế dược.pptx
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdfCH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
CH glucid university of Pham Ngoc Thach- v7.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minhtrò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
trò chơi về môn học tư tưởng hồ chí minh
 

Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng

  • 1. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM- THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay với nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hóa, việc người lao động ra nước ngoài làm việc theo một tổ chức hay cá nhân tự tìm kiếm việc làm là hiện tượng phổ biến như một tất yếu của xã hội. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế. Vì vậy tìm kiếm mọi biện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm nói chung, xuất khẩu lao động nói riêng đều đang được Chính phủ các nước đang phát triển chú trọng. Ở Việt Nam với số dân gần 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm 60%, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 6,3%( năm 2001) lực lượng lao động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 126/QĐ ngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổ xung nguồn vốn cho quỹ quốc gia về việc làm . Điều này thể hiện cố gắng rất lớn của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị thượng đỉnh thế giới về "Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995). Xuất phát từ chủ trương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đề giải quyết việc làm, từ đó đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụ XKLĐ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế". Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên".
  • 3. 1
  • 4. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐ của ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để lĩnh vực này phát huy hơn nữa thế mạnh sẵn có của đất nước. Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trên cả hai khía cạnh Kinh tế - Văn hoá, xã hội nên việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động này là việc làm hết sức cần thiết. Vì những lý do đó cho nên khi được sự đồng ý của các thầy, các cô trong khoa Kinh tế ngoại thương - Đại học Ngoại thương Hà nội, tôi đã chọn lĩnh vực này làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Do mọi hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đều có liên quan đến con người vì vậy rất phức tạp và nhạy cảm, đây đồng thời cũng là một đề tài rất rộng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khuôn khổ bài viết nên khoá luận này chỉ đi vào 3 vấn đề chính theo từng chương cụ thể sau: *Tên đề tài: Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010. + Chương I: Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu lao động. +Chương II: Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây. +Chương III: Định hướng và triển vọng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn từ 2003 - 2010. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Ngoài phần lý thuyết, khoá luận chủ yếu đi sâu vào thực trạng của ngành từ đó tìm ra những yếu kém và đề xuất những giải pháp. + Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của khoá luận được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh...kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn. 2
  • 5. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Để hoàn thành được khoá luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh giáo viên hướng dẫn, Trung tâm thông tin tư vấn XKLĐ và Chuyên gia (Cục quản lý lao động với nước ngoài), Công ty Dịch vụ xuất khẩu lao động và Chuyên gia Thanh Hóa, cùng bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn và mọi người đã giúp tôi trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành được bài viết này. Do thời gian và khả năng trình độ có hạn nên khoá luận này còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy,các cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 04 năm 2003. 3
  • 6. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm Hơn 30% lực lượng lao động (khoảng trên 1 tỷ người) trên Thế giới thiếu việc làm trong đó 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản thân. Theo ước tính của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15- 24 không thể tìm được việc làm. Hiện nay tình hình kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm, kinh tế Nhật phục hồi còn mỏng manh, kinh tế Châu Phi và Mỹ Latinh còn tụt hậu về sản xuất... khó đảm bảo tạo ra việc làm cho 500 triệu việc làm vào năm 2010. Điều đó cho thấy việc làm là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính chất toàn cầu, chứ không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào. Bởi an toàn việc làm, cùng với an toàn về lương thực và môi trường là những yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển bền vững. Ở các nước đang phát triển, do tỉ lệ tăng dân số còn cao giải quyết việc làm cho người đến tuổi lao động là một gánh nặng cho các quốc gia. Do đó cùng với các biện pháp khác, xuất khẩu lao động trở thành vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Để có thể đi sâu nghiên cứu lĩnh vực hoạt động vừa mang tính chất kinh tế, vừa mạng tính chất xã hội này chúng ta cần chú trọng một số khái niệm có liên quan trong lĩnh vực lao động, việc làm sau: 1.1.1. Nguồn lao động Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh khác: Trước hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét về khía cạnh kinh tế - xã hội, nó là khả năng lao động của xã hội. Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật 4
  • 7. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi). 1.1.2. Lao động Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất. 1.1.3. Sức lao động Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong qúa trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sức lao động cũng là một loại hàng hóa và cũng được trao đổi trên thị trường ngoài nước. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt không chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thông thường là khi sử dụng nó sẽ tạo ra một giá trị lơn hơn giá trị bản thân nó, mà còn được thể hiện ở chất lượng hàng hóa này phụ thuộc chặt chẽ vào một loạt các nhân tố có tính đặc thù. Chất lượng của hàng hóa sức lao động ở đây được phản ánh ở khả năng dẻo dai, bền bỉ trong lao động của người lao động, khả năng thành thạo và sáng tạo trong công việc và khối lượng công việc hoặc sản phẩm được hoàn thành bởi Người lao động trong một đơn vị thời gian. 1.1.4. Việc làm Theo quy định của Bộ luật lao động: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. - Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức: Tvl (%) = Nvl/Dkt Trong đó: .Tvl: % người có việc làm . Nvl: Số người có việc làm 5
  • 8. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng . Dkt: Dân số hoạt động kinh tế 1.1.5. Thất nghiệp Là tình trạng người có sức lao động, từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế tại thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc. - Tỉ lệ người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức: Ttn (%) =Ntn/Dkt Trong đó: . Ttn: Tỷ lệ thất nghiệp . Ntn: Số người thất nghiệp . Dkt: Dân số hoạt động kinh tế 1.1.6. Thị trường lao động Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường. Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động. - Cầu lao động là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá có thể chấp nhận được. Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hàng hóa sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra. Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động (tiền lương), khi giá cả tăng ( hoặc giảm) sẽ làm cho cầu về lao động giảm (hoặc tăng). - Cung về lao động là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận được ở mỗi mức giá nhất định. Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao động mô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra. Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả. Khi giá cả tăng, lượng cung lao động sẽ tăng và ngược lại 6
  • 9. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng - Điểm cân bằng cung - cầu là điểm gặp nhau của đường cung- cầu (điểm E). Tại đó lượng cầu bằng lượng cung (hình 1.1). W SSL E W* DDL O L* L (Hình 1.1) 1.1.7. Xuất khẩu lao động Là một hiện tượng kinh tế - xã hội, chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, xuất khẩu lao động trở nên rất phổ biến và trở thành xu thế chung của Thế giới. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nếu như trước đây với thuật ngữ " hợp tác quốc tế lao động", XKLĐ được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia đó hay là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Trong hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận sử dụng lao động thì được coi là nước nhập khẩu lao động. Ngày nay với cách sử dụng thống nhất thuật ngữ XKLĐ để nhấn mạnh hơn đến tính hiệu quả kinh tế cuả hoạt động này, từ các khái niệm trên có thể hiểu: XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động. 7
  • 10. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Trong nền kinh tế thị trường, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại, mang đặc thù của xuất khẩu nói chung. Thực chất XKLĐ là một hình thức di cư quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là sự di cư tạm thời và hợp pháp. 1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động 1.2.1. Chia theo hàng hóa sức lao động Xuất khẩu lao động có nghề: Là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phí để đào tạo nữa. Xuất khẩu lao động không có nghề: Là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng. 1.2.2. Chia theo cách thức thực hiện Xuất khẩu lao động trực tiếp là hình thức các công ty cung ứng lao động trực tiếp cho các chủ sử dụng ở nước ngoài thông qua hợp đồng cung ứng đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước. XKLĐ tại chỗ là hình thức người lao động làm việc cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài đóng tại nước của người lao động 1.2.3. Các hình thức XKLĐ mà nước ta đã sử dụng 8
  • 11. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Trong quá trình phát triển lĩnh vực XKLĐ, với chỉ hơn 20 năm kinh nghiệm nước ta bước đầu đã áp dụng được một số hình thức khác nhau trong hoạt động XKLĐ như: Đưa lao động đi bồi dưỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời gian ở nước ngoài. Đây là hình thức được chúng ta thực hiện chủ yếu trong giai đoạn 1980 -1990. Thông qua việc ký hiệp định hợp tác, sử dụng lao động với các nước: Liên xô (cũ), CHDC Đức, Tiệp Khắc trước đây, lao động của nước ta ở tại các nước này được sống, sinh hoạt theo đoàn, đội, có sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới và làm việc xen ghép với lao động của các nước. Đây là hình thức được áp dụng cho cả hai đối tượng là lao động có nghề và lao động không có nghề. Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân… Đưa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam nhân thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài hay đầu tư ra nước ngoài. Hình thức này được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Đây là hình thức người lao động thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được đi nước ngoài làm việc đồng bộ tại các công trình cho doanh nghiệp Việt Nam. Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động. Được hình thành từ sau khi có nghị định 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hình thức này đã trở nên phổ biến nhất hiện nay. Việc cung ứng lao động cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài chủ yếu được giao cho các tổ chức kinh tế có chức năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là các doanh 9
  • 12. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng nghiệp chuyên doanh về XKLĐ, được Nhà nước cấp giấy phép hành nghề, thực hiện việc ký kết, đưa lao động đi nước ngoài làm việc và quản lý số lao động đó theo quy định của Nhà nước. Hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động tương đối đa dạng, tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc mà bên nước ngoài yêu cầu lao động giản đơn hay lao động có tay nghề cao. Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước, với tổ chức kinh tế đưa đi và cũng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình làm việc ở nước ngoài. Hình thức này hiện nay ở nước ta chưa phổ biến lắm. Do người lao động vẫn chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tìm hiểu về các công ty nước ngoài đang cần thuê lao động một cách trực tiếp và phổ biến. XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam. 1.3. Những đặc điểm của xuất khẩu lao động và thị trường thế giới về xuất khẩu lao động 1.3.1. Đặc điểm của hoạt động XKLĐ * XKLĐ là một hoạt động kinh tế Ở nhiều nước trên thế giới, XKLĐ là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác. Những lợi ích này đã buộc các nước xuất khẩu phải chiếm lĩnh ở mức cao nhất thị trường lao động ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa trên quan hệ cung cầu sức lao động - nó chịu sự điều tiết, sự tác động của 10
  • 13. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng các quy luật của kinh tế thị trường. Bên cung phải tính toán mọi hoạt động của mình làm sao để bù đắp được chi phí và có phần lãi vì vậy cần phải có cơ chế thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động. Bên cầu cũng phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động. Như vậy, việc quản lý Nhà nước, sự điều chỉnh pháp luật luôn luôn bám sát đặc điểm này của hoạt động XKLĐ: Làm sao để mục tiêu kinh tế phải là mục số 1 của mọi chính sách pháp luật về XKLĐ. * Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội Thực chất, XKLĐ không tách rời khỏi người lao động. Do vậy, mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ phải kết hợp với các chính sách xã hội: Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết trong hợp đồng lao động, cũng như đảm bảo các hoạt động công đoàn… hơn nữa, người lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn, do vậy, cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng lao động ở nước ngoài và trở về nước. * XKLĐ là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động, tự chiụ trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. XKLĐ thực hiện trên cơ sở hiệp định, thoả thuận nguyên tắc của các Chính phủ và trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao động. Nếu như trước đây (giai đoạn 1980 - 1990), Việt Nam tham gia thị trường lao động quốc tế đã xuất khẩu lao động của mình qua các hiệp định song phương, trong đó quy định khá chi tiết về điều kiện lương, ăn ở, đi lại, bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Nghĩa là, về cơ bản Nhà nước vừa thực hiện quản lý Nhà nước về hợp tác lao động, vừa quản lý sự nghiệp hợp tác lao động với nước ngoài, Nhà nước làm thay cho các tổ chức kinh tế cụ thể. Ngày nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động đều do các tổ chức xuất khẩu lao 11
  • 14. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng thời, các tổ chức xuất khẩu lao động cũng chịu trách nhiệm tổ chức đưa đi và quản lý người lao động, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất khẩu lao động. Và như vậy, các hiệp định, các thoả thuận song phương chỉ có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm Nhà nước ở tầm vĩ mô. * XKLĐ diễn ra trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tính gay gắt trong cạnh tranh của XKLĐ xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu. Một là, xuất khẩu lao động mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các nước đang có khó khăn về giải quyết việc làm. Do vậy, đã buộc các nước xuất khẩu lao động phải cố gắng tối đa để chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Nghĩa là, họ phải đầu tư nhiều cho chương trình marketing, cho chương trình đào tạo, tập huấn nhằm tăng giá trị sử dụng của sức lao động. Hai là, XKLĐ đang diễn ra trong môi trường suy giảm kinh tế trong khu vực. Nhiều nước trước đây thu nhận nhiều lao động nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và một số thị trường các nước Châu Phi…cũng đang phải đối đầu với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Mặt khác các thị trường trọng điểm nhập nhiều lao động đã bị các nước khác chiếm lĩnh từ nhiều năm trước. Điều này hạn chế rất lớn đến việc tiếp nhận lao động nước ngoài trong thời gian từ 5 - 10 năm đầu của thế kỷ 21. Như vậy, các chính sách và pháp luật của Nhà nước cần phải lường trước được tính chất gay gắt trong cạnh tranh xuất khẩu lao động để có chương trình dài hạn cho marketing, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao để xuất khẩu. * Phải bảo đảm lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lợi ích kinh tế của Nhà nước là khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về và các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức xuất khẩu lao động là các khoản thu được chủ yếu từ các loại phí giải quyết việc làm ngoài nước. Còn lợi ích của người lao động là khoản thu nhập 12
  • 15. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng thường là cao hơn nhiều so với lao động ở trong nước. Chính vì chạy theo lợi ích mà các tổ chức xuất khẩu lao động có quyền đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài rất dễ vi phạm quy định của Nhà nước, nhất là việc thu các loại phí dịch vụ. Từ chỗ các quyền lợi của người lao động bị vi phạm sẽ khiến cho việc làm ngoài nước không thật hấp dẫn người lao động. Ngược lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà người lao động rất dễ vi phạm những hợp đồng đã ký kết, như hiện tượng bỏ hợp đồng ra làm việc bên ngoài…Do vậy, các chế độ, chính sách phải tính toán sao cho đảm bảo được sự hài hoà lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đến lợi ích trực tiếp của người lao động. * Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập khẩu lao động do vậy cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở nước ngoài đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách và chương trình đào tạo giáo dục định hướng phù hợp và linh hoạt. Chỉ có những nước nào chuẩn bị được đội ngũ công nhân với tay nghề thích hợp mới có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần lao động ở ngoài nước. Và cũng chỉ có nước nào nhìn xa, trông rộng, phân tích đánh giá và dự đoán đúng tình hình mới không bị động trước sự biến đổi của tình hình từ đó đưa ra được chính sách đón đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động. 1.3.2. Đặc điểm của thị trường Thế giới về xuất khẩu lao động Trong những năm qua, do tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng tới hầu hết các nền kinh tế của các quốc gia. Tình hình XKLĐ vì vậy, cũng có những thay đổi lớn. Tổng số lao động được xuất khẩu trên thế giới vẫn đang ngày một tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bố lao động xuất khẩu ở các quốc gia và tỷ trọng nghề XKLĐ thì thay đổi rất nhiều. 13
  • 16. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Tại các quốc gia phát triển, ngày một nhiều hơn lao động nước ngoài tới làm việc, chủ yếu là lao động từ các quốc gia đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi. Tại EU, thời gian vừa qua hàng năm có 4,2 triệu công nhân lành nghề của nước ngoài tới làm việc, tại Mỹ hàng năm tiếp nhận khoảng 500.000 người, trong đó có một số lao động lành nghề * … XKLĐ chủ yếu phát triển mạnh và là một mũi nhọn của thị trường Châu Á. Là Châu lục có tổng dân số cao nhất thế giới, thời gian qua, để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập quốc gia, thị trường Châu Á đã tiến hành phát triển rất nhiều chương trình thúc đẩy tạo việc làm cho người --------------- Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260 tháng 01/2000 lao động trong đó có chủ trương khuyến khích phát triển lĩnh vực XKLĐ. Ước tính trên phạm vi toàn thế giới, số lao động Châu Á tham gia XKLĐ chiếm từ 60% đến 85% trong đó có các nước XKLĐ với số lượng lớn là: Trung Quốc, Băngladet, Ấn Độ, Srilanka, Pakistan, Indonesia, Philippin, Thái Lan… Theo báo cáo của Cơ quan tư vấn Rủi ro về kinh tế và Chính trị, Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay đang là những quốc gia giữ vị trí thống trị về lực lượng lao động ở Châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung. Đây cũng là những quốc gia có số lao động tay nghề cao với chi phí tương đối thấp đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ tính riêng năm 1999, Trung Quốc đã xuất khẩu được khoảng 50.000 lao động làm việc tại hơn 20 quốc gia trên thế giới. Tại các nền kinh tế phát triển cao như Mỹ và Australia mặc dù được xếp thứ hai và thứ ba sau Nhật Bản khi nói về lao động có kỹ năng về kỹ thuật và quản lý, nhưng về phát triển lực lượng lao động các quốc gia này cũng chỉ được xét ở mức trung bình. Trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ đang tạo thêm một phạm vi mới về thị trường lao động Châu Á và sự nổi lên của họ đặt ra một thách thức lớn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới. 14
  • 17. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Đối với các nước Châu Á - Thái Bình Dương việc XKLĐ được quan tâm đặc biệt. Hướng XKLĐ của các nước này trong những năm qua chủ yếu tập trung vào các thị trường Trung Đông như: Arập Saudi, CôOét, Ôman, Tiểu vương quốc Arập thống nhất… ở những nước này tỉ lệ lao động Châu Á chiếm từ 58% đến 92% số lao động nước ngoài làm việc. Ở khu vực Đông Nam Á, sau hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế khu vực, khu vực này hiện nay đang là những nước có tình trạng lao động khó khăn nhất. Malaysia, Thái Lan, Philippin đều là những quốc gia có số lượng lao động lớn nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển lao động quốc gia. Ở Philippin mặc dù lực lượng lao động có sức cạnh tranh về kỹ thuật, nhưng các vấn đề khác như cuộc nổi dậy của quân Hồi Giáo ly khai và cuộc khủng hoảng con tin kéo dài năm 1999 đã và đang ngăn cản nước này tận dụng đầy đủ lợi thế của nguồn tài sản nhân lực trong lĩnh vực XKLĐ. Trong khi đó tại Malaysia và Thái Lan lại đang thiếu trầm trọng nguồn lao động giỏi về kỹ thuật mà không có lợi thế nào về lao động sản xuất về mặt chất lượng và chi phí để so sánh với Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, do biết cách khai thác lợi thế sẵn có, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các thị trường thuê lao động tốt hơn so với các quốc gia khác nên trong những năm qua, tỉ lệ XKLĐ ở các nước này vẫn đang ngày một tăng cao. Bên cạnh đó, để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường lao động quốc tế, các nước đều cố gắng phát huy lợi thế của mình, khiến cho hình thức và cách tiến hành xuất khẩu lao động hết sức phong phú và đa dạng. Nếu như dịch vụ giúp việc gia đình là thế mạnh của Philippin ( chiếm gần1/2 tổng số 7,5 triệu lao động ở nước ngoài) thì XKLĐ theo công trình trúng thầu là thế mạnh của Trung Quốc. Một số nước lại cùng một lúc vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu lao động, ví dụ như Thái Lan cho phép hàng chục ngàn người dân Myanma sang làm thuê cho nông dân Thái Lan, trong khi nông dân Thái Lan tràn vào thành phố làm việc, còn dân thành thị lại đi tìm việc ở nước ngoài với mức thu nhập cao hơn. Ấn Độ mỗi năm đưa khoảng 50.000 lao động đi 15
  • 18. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng làm việc ở nước ngoài, trong đó khuyến khích XKLĐ có tri thức, tay nghề cao (30% lực lượng lao động ở khu vực công nghệ cao - Thung lũng Silicon của Mỹ là người có quốc tịch hoặc gốc Ấn Độ), nhưng Ấn Độ cũng nhập cư hàng chục nghìn người lao động Nepan, Bangladesh. Nhiều sinh viên, thanh niên Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Tây Âu, Australia, New Zeland để du học và tìm việc trong khi những nước họ lại là những nước tiếp nhận nhiều lao động từ các nước Châu Á đến làm việc * -------------------- * Nguồn: Tạp chí việc làm ngoài nước số 2 /2000 1.4. Những lợi ích về kinh tế và xã hội của việc XKLĐ 1.4.1. Lợi ích về mặt kinh tế Xuất khẩu lao động đã được các Nghị định của Đảng và Chính phủ nhiều lần đề cập. Nhiều nước trên thế giới coi trọng XKLĐ, XKLĐ vừa ích nước vừa lợi nhà, vì nó là mong muốn không chỉ của Chính phủ mà là của mọi người lao động. Hiện nay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hai hình thứ chủ yếu; một là, tự các nhân tìm tìm kiếm việc làm ngoài nước; hai là, thông qua các doanh nghiệp XKLĐ theo hợp đồng cung ứng lao động hoặc hợp đồng nhận thầu, liên doanh liên kết, đầu tư ra nước ngoài. Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3 chủ thể tham gia đó là Người lao động, Doanh nghiệp là XKLĐ và Nhà nước. Lợi ích của người lao động: Tăng thu nhập cho người lao động Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuỳ theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao động, người lao động đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong thời hạn nhất định và được hưởng một khoản thu nhập được qui định trong 16
  • 19. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng hợp đồng lao động. Thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng năm trên cơ sở năng xuất lao động của họ. Như vậy sau hai năm làm việc, nếu người lao động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động với công ty XKLĐ thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 - 15 lần so với thu nhập trong nước. Bình quân sau mỗi hợp đồng thường là 2 năm một người lao động tiết kiệm được số ngoại tệ tương đương khoảng 100 triệu đồng mang về nước, Với số tiền tích luỹ được, nhiều người lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng. Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp Theo sự phân công lao động xã hội, các tổ chức hoạt động XKLĐ là chủ thể quan trọng nhất quyết định sự thực hiện thành công hay thất bại chiến lược xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay. Nói cách khác, doanh nghiệp XKLĐ là nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế quốc dân cho Nhà nước. Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ của mình tổ chức xuất khẩu lao động nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động khoản từ 10 - 18% tuỳ theo ngành nghề. Khoản thu này đủ để các tổ chức XKLĐ trang trải các khoản chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chọn lao động, duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định. Lợi ích của Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm được chi phí đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. XKLĐ được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ về cho đất nước. Theo kết quả điều tra nếu không tính đến giá trị quyền sử dụng đất để xây dựng địa điểm làm việc thì muốn tạo ra một việc 17
  • 20. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng làm trong nước phải đầu tư tối thiểu từ 45 đến 50 triệu đồng, như vậy thông qua XKLĐ hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được một lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động, một con số đáng phải suy nghĩ trong hoàn cảnh ngân sách của các quốc gia luôn trong tình trạng bội chi. Mức đầu tư chi phí quản lý Nhà nước, mức bình quân cho một lao động mỗi năm khoảng 30 USD và thu về cho ngân sách khoảng 37,6 USD, quả là chưa có suất đầu tư nào có lợi như vậy. Ngân sách Nhà nước thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cao, thuế doanh thu của doanh nghiệp XKLĐ tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ chiếu..... Ở nước ta, riêng bốn năm 1991 -1994, 14.000 lao động được các tổ chức dịch vụ hợp tác lao động đưa đi đã thu về cho Nhà nước khoảng 300 triệu USD. Hai năm 1996 - 1997, Việt Nam có khoảng 50.000 lao động làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước 350 triệu USD. Nếu tính cả số lao động của ta đi theo các hình thức khác nhau đang làm việc ở nước ngoài thì con số lao động vào khoảng 250.000, thu nhập hàng năm lên tới khoảng 1 tỷ USD. Chỉ tính riêng năm 2002 người lao động đi làm việc ở nước ngoài có khoản thu nhập gửi về nước khoảng 1,4 tỷ USD. Đây là con số mà chỉ một số ít ngành sản xuất đạt được. Bảng 1.1: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động giai đoạn 1991 - 1999 Năm Số lao động xuất khẩu Số ngoại tệ thu về (1.000 USD) (người) 1992 810 6.800 1991 1.020 2.500 1993 3.960 15.800 1994 9.230 43.100 1995 10.050 77.900 1996 12.660 100.800 1997 18.470 129.200 18
  • 21. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 1998 12.240 148.300 1999 20.700 150.800 Tổng cộng 89.140 675.200 (chỉ tính số thu ngoại tệ ngoại tệ qua các tổ chức lao động đưa đi). Nguồn: Tạp chí kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 2(31)4/2001 Doanh thu từ XKLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của những đơn vị hoạt động ở lĩnh vực này. Theo báo cáo của một số doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu của hoạt động XKLĐ đạt khoảng 15 - 20%. 1.4.2. Lợi ích xã hội Trong điều kiện nền sản xuất trong nước còn lạc hậu, nhiều doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn lúng túng trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư để tạo mới công ăn việc làm còn rất hạn chế thì việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây nên " nhàn cư vi bất thiện". Thông qua XKLĐ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo, thông minh ham học hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật nhanh chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động Việt Nam trước khi đi XKLĐ không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có thể đạt được tối thiểu bậc thợ trung bình. sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước khi họ trở về 19
  • 22. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cũng góp phần làm tăng cường sự hiểu biết từ phong tục tập quán đến lối sống của các nước, các dân tộc trên thế giới. Bằng tài năng và trí tuệ của mình người lao động Việt Nam đã tạo ra những của cải vật chất có giá trị cùng người lao động nước sở tại tích cực lao động góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của nước nhập khẩu lao động, và thông qua XKLĐ người Việt Nam của ta cũng làm cho nhân dân bạn hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, góp phần làm công tác "ngoại giao nhân dân", tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới. 1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích của hoạt động XKLĐ Lợi ích đạt được * Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm Công thức tính: L = Lc + Lx - Ln Trong đó: L: Số lao động được giải quyết việc làm trong năm Lc: Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục Lx: Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm Ln: Số lao động kết thúc hợp đồng trở về nước trong năm Ý nghĩa của chỉ tiêu Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm qua của công tác XKLĐ. Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vực này đối với việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà Nhà nước ta đã không phải bỏ vốn đầu tư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình trạng ứ đọng lao động của đất nước (mặc dù trước khi đi XKLĐ những người lao động này không phải tất cả đều thuộc diện thất nghiệp). * Thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động XKLĐ Công thức tính: 20
  • 23. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng P =∑Yj (j = 1 đến n) Yj = Xij . Kj Trong đó: P : Mức thu của Nhà nước Y : Mức thu của Nhà nước ở mỗi thị trường n : Số thị trường đưa lao động sang i : Biến số người j : Nước đưa lao động sang K : Tỉ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ước X : Thuế thu nhập mỗi người phải đóng Ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết số tiền Nhà nước thu được thông qua XKLĐ. * Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của Chính phủ Công thức tính Mtk = Mdt . L Trong đó: Mtk : Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo ra việc làm Mdt : Mức đầu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mới L : Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài Ý nghĩa chỉ tiêu Cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đầu tư tạo ra chỗ làm việc mới ở trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho giải quyết việc làm. * Giá trị hàng hoá do người lao động đưa về Công thức tính G = ∑Hj (j = 1 đến n) Hj = ∑hij . Nj Trong đó: G : Giá trị hàng hoá do người lao động đem về h : Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem về H : Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem về 21
  • 24. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng N : Số người gửi hàng hoá về trong năm i : Biến số người j : Biến số thị trường Ý nghĩa của chỉ tiêu Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc cân đối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm máy móc thiết bị làm tư liệu sản xuất. * Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu nhập quốc dân. Công thức tính Q = ∑(Pj +Vij) . kj (j = 1 đến n) Trong đó: Q : Thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài tính vào thu nhập quốc dân P : Các khoản phải nộp của mỗi người lao động V : Thu nhập của người lao động sau khi đã khấu trừ phần phải nộp K : Tỉ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ i : Biến số người j : Biến số nước sử dụng lao động Ý nghĩa của chỉ tiêu Chỉ tiêu cho biết phần thu nhập của người lao động ở nước ngoài được tính vào phần thu nhập quốc dân. Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trên còn có một số chỉ tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề được đào tạo nâng cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trên một người lao động…song nói chung còn ở mức thấp. Một số khía cạnh khác như việc du nhập kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp sống tiến bộ, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế…phản ánh hiệu quả về mặt xã hội. Chi phí bỏ ra 22
  • 25. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Bao gồm có các chi phí cho người lao động trong lĩnh vực tham gia, chi phí cho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đưa đi và quản lý ở nước ngoài, xử lý các công việc sau khi người lao động hết hạn trở về nước, tiền nộp phạt cho nước bạn do người lao động tự ý bỏ hợp đồng… Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do lao động gây ra ở nước ngoài. Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắc phục được nếu có biện pháp và chính sách thích hợp. * * * Toàn bộ chương I đã nêu được một cách khái quát về các vấn đề lý luận chung của xuất khẩu lao động và đặc điểm của xuất khẩu lao động trên thế giới. Xét về mặt lịch sử, di cư lao động đã hình thành từ thời kỳ đầu tiên xuất hiện con người và được chính thức hoá thành hoạt động xuất khẩu lao động từ nhiều thập kỷ nay. Đây là hoạt động mang tính tất yếu khách quan. Đứng trước tình hình phát triển xuất khẩu lao động thế giới bằng các kinh nghiệm tích lũy được từ hoạt động xuất khẩu lao động, việc phát triển lĩnh vực này đã 23
  • 26. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng và đang trở thành một trong những mục tiêu cấp bách của nước ta. Để có thể tiến tới thành công và những bước đi chắc chắn đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ và nghiên cứu kỹ về vấn đề này. Chương I của khoá luận sẽ là tiền đề cho việc phân tích thực trạng và triển vọng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong chương II và chương III. 24
  • 27. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1990 TRỞ LẠI ĐÂY 2.1. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ 2.1.1. Khái quát về lực lượng lao động Việt Nam Với mức tăng dân số tự nhiên hàng năm trên 1,7% Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực dồi dào, đứng thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 2 trong khối ASEAN * . Theo dự báo dân số nước ta sẽ còn tăng tới 100 triệu người vào năm 2020 với tốc độ tăng dân số hầu như không đổi. Hiện nay tổng số lao động của cả nước ta ước tính là 38.643.123 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 36.725.277 người, chiếm 95% tổng lực lượng lao động của cả nước. Tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm tới 45%, đại bộ phận (52,19%) nằm ở độ tuổi dưới 30 và 78% ở độ tuổi 40 (nguồn số liệu của Tổng cục thống kê năm 2001). Điều đó chứng tỏ dân số Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ phát triển mạnh. So với năm 2001, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong năm 2002 vẫn theo chiều hướng tích cực. Có thể nói nước ta là một thị trường cung cấp lao động phong phú tao nên một nguồn lực dồi dào cho đất nước. Đặc điểm của lực lượng lao động Việt Nam - Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực. + Việt Nam có quy mô dân số lớn và tháp dân số vào loại trẻ, số trẻ em dưới 16 tuổi chiếm tới 40% dân số, đặc biệt số lao động trẻ ở nhóm tuổi từ 16 -35 chiếm 65,2% lực lượng lao động. Tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần, trong 10 năm qua (1998 - 1999), tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,7%/năm, giảm 0,4% so với 10 năm trước đó * . + Trình độ học vấn và dân trí của nguồn nhân lực cao, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm 93%. Riêng lực lượng lao động biết chữ chiếm khoảng 97% tổng ------------------------------ 25
  • 28. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng * Nguồn: CIEM-Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW lực lượng lao động. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam vào loại khá (xếp thứ 110/175 nước năm 1999) so với nhiều nước chậm và đang phát triển. + Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên. Trong 3 năm (1996 -1998) bình quân hàng năm lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng 6,18%. Đến năm 1998 số lao động đã qua đào tạo là 17,8%, trong đó qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 13,11% lực lượng lao động * . Tỷ lệ này càng tăng lên trong những năm tới. - Những hạn chế + Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế, do bình quân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, gây trở ngại trong việc giải quyết việc làm và làm quá tải hệ thống giáo dục, y tế, cũng như các dịch vụ xã hội khác. + Số dân trong độ tuổi lao động ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng tăng. Theo dự báo, năm 2000 chiếm khoảng 55%, đến năm 2005 chiếm khoảng 59,1% và năm 2010 chiếm khoảng 60,7% dân số, làm cho sức ép về việc làm càng trở nên gay gắt *. + Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, năm 1998 tỷ lệ này là 17,8%, phần lớn làm việc ở cơ quan TW (94,4%); trong các doanh nghiệp số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 32% ( con số này ở Hàn Quốc là 48%; Nhật Bản: 64,4%; Thái Lan: 58,2%. Ở nông thôn, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 10%, trong đó đào tạo nghề chiếm 0,44%. Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật rất bất hợp lý. Hiện là 1 -1,6 - 3,6; (các nước khác là 1-4-10)*. Còn theo đánh giá của Tổ chức BERI về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100, thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 40 điểm về thái độ lao 26
  • 29. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng động, 16 điểm về kỹ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. So với 59 nước, Việt Nam đứng thứ 48 *. ------------------------ * Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000 + Lao động tuy cần cù, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ, có khả năng sáng tạo, song tính kỷ luật còn yếu, tác phong và văn hoá công nghiệp còn thấp (40 điểm/100 như đã nói ở trên). Như vậy: Nhìn chung nước ta là một quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển ở mức cao, lại phận bố không đều, phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn chất lượng lao động thấp, đặc biệt là chưa qua đào tạo nhiều. Trong khi đó nước ta lại đang gặp khó khăn rất lớn trong quá trình tạo việc làm, tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý. Chúng ta phải nhìn nhận rằng: "Con người Việt Nam hiện có những mặt hạn chế về thể lực, kiến thức, tay nghề và thói quen của sản xuất nhỏ. Khắc phục những ngược điểm đó thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước" *. 2.1.2 Thất nghiệp, việc làm và tầm quan trọng của công tác XKLĐ Như trên đã trình bày hơn 30% lực lượng lao động (khoảng 1 tỷ người) trên thế giới thiếu việc làm, trong đó 150 triệu người không có cơ hội kiếm sống bằng sức lao động của bản thân và theo ước tính của tổ chức lao động quốc tế (ILO), khoảng 60 triệu lao động trong độ tuổi từ 15 -24 không thể tìm được việc làm*. Điều đó cho thấy, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu, chứ không phải của riêng bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam với mức tăng trưởng trên 7% cho thời kỳ 1991 -1998, về cơ bản đã giải quyết được việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm khoảng 1,1 triệu người, nhưng chưa đủ để giải tỏa số lao động thất nghiệp đã tồn đọng từ những năm trước và số lao động dôi ra từ các doanh nghiệp Nhà nước do cơ cấu lại bộ máy sản xuất. Năm 1998, số lao động chưa giải quyết được việc làm chuyển sang năm 1999 là 1,75 triệu người. Xét theo địa bàn, tỷ lệ thất 27
  • 30. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng nghiệp tại đô thị ở Việt Nam là tương đối cao và đang có xu hướng tăng lên: Năm 1997 so với năm 1996 tăng thêm 0,13% và năm 1998 so với năm 1997 ------------------------ Nguồn:Nghiên cứu Kinh tế số 260-01/2000 tăng thêm 0,84%, năm 1999 tăng thêm 0,55%. Ở một số thành phố lớn như Hà Nội, tỷ lệ thất nghiệp năm 1998 là 9,09%, TP Hồ Chí Minh là 6,76%; năm 1999, tỷ lệ thất nghiệp tương ứng được xác định là 10,31% và 7,04%. Đưa tổng số người thất nghiệp ở các khu vực đô thị tăng gần 615.000 người trong năm 1999 so với mức 511.000 người năm 1998, 427.000 người năm 1997 và 394.000 người năm 1996. Thêm vào đó, hiện tượng di dân tự phát từ nông thôn vào các thành phố lớn với quy mô và tốc độ ngày càng tăng, tại TP. HCM thường xuyên có 70.000 và Hà Nội khoảng 20.000 lao động từ các tỉnh đến tìm việc làm. Với đặc điểm của một nước đang ở trong giai đoạn đầu thực hiện CNH- HĐH, vùng nông thôn Việt Nam vẫn là nơi sử dụng phần lớn lao động xã hội (gần 70%). Tuy nhiên, do diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng bị thu hẹp, tình trạng thiếu việc làm tại các làng quê cũng rất nghiêm trọng. Số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 15-44 (chiếm 83,5% lực lượng lao động ở nông thôn)*. Hiện Việt Nam có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, với trình độ kỹ thuật hiện nay, số đất canh tác đó cũng chỉ có khả năng đáp ứng tối đa cho khoảng 19 triệu lao động. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, lao động dư thừa ở nông thôn ước tính sẽ vào khoảng 10 triệu người. Mặt khác, do tác động của cuộc khủng hoảng khu vực, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam suy giảm nhanh, năm 1998 FDI thu hút được chỉ bằng 60% của năm 1997 và đến 30 -10 -1999 thu được chỉ bằng 57% mức cùng kỳ năm 1998. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu trong bối cảnh khả năng huy động vốn trong nước để đầu tư tạo việc làm là hết sức hạn chế thì FDI là một 28
  • 31. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng động lực quan trọng thúc đẩy đà tăng trưởng GDP cao và là nhân tố góp phần tạo và giải quyết công ăn việc làm ở Việt Nam trong những năm qua. Bên cạnh việc làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP (năm 1999, đạt 4,8%), cuộc khủng hoảng còn tác động trực tiếp đến khả năng tiêu dùng và xuất khẩu của -------------------- * Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000 Việt Nam. Chỉ số giá cả trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 0,2% so với tháng 12 năm 1998 là dấu hiệu của tình trạng thiểu phát, làm đình đốn sản xuất, gây sức ép sa thải công nhân trong các doanh nghiệp. Theo con số của Tổng cục Thống kê về tình hình thất nghiệp thì năm 1999 tỷ lệ thất nghiệp chiếm đến 7,4% lực lượng lao động, đưa con số thất nghiệp lên 2 triệu người trong tổng số 38,5 triệu lao động trong cả nước *. Bảng 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi (%) Đơn vị : % 1996 1997 1998 1999 2000 2001 TOÀN QUỐC 5,88 6,01 6,85 7,40 6,44 6,28 1. Đồng bằng sông Hồng 7,57 7,56 8,25 9,34 7,34 7,07 - Hà Nội 7,71 8,56 9,09 10,31 7,95 7,39 - Hải Phòng 7,84 7,70 7,89 7,82 7,45 7,11 2. Vùng Đông Bắc 6,42 6,34 6,60 8,72 6,49 6,73 - Quảng Ninh 9,33 7,06 6,80 9,29 7,34 7,24 3. Vùng Tây Bắc 4,51 4,73 5,92 6,58 6,02 5,62 4. Vùng Bắc Trung Bộ 6,96 6,68 7,26 8,62 6,87 6,72 5. Duyên Hải Nam Trung Bộ 5,57 5,42 6,67 7,07 6,31 6,16 - Đà Nẵng 5,53 5,42 6,35 6,64 5,95 5,54 6. Vùng Tây Nguyên 4,24 4,99 5,88 5,95 5,16 5,05 7. Vùng Đông Nam Bộ 5,43 5,89 6,44 6,52 6,20 5,92 - TP Hồ Chí Minh 5,68 6,13 6,76 7,04 6,48 6,04 - Đồng Nai 6,61 4,03 5,52 5,87 5,20 5,14 29
  • 32. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 8. Đồng bằng sông Cửu Long 4,73 4,72 6,35 6,53 6,15 6,08 Nguồn: Trung tâm thông tin - Thống kê lao động và xã hội 12/2001. ----------------- * Nguồn: Nghiên cứu kinh tế số 260-01/2000 Số liệu trong bảng trên cho thấy tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước chưa được dự trù để trợ cấp cho người thất nghiệp, khả năng đầu tư tạo việc làm lại phụ thuộc chủ yếu vào các việc thu hút FDI. Vậy Việt Nam sẽ lựa chọn phương cách nào để giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề việc làm trong tương lai ? Chương trình việc làm quốc gia được hình thành trên cơ sở xây dựng một hệ thống các chương trình việc làm trong một số lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động, mở rộng và phát triển các ngành nghề truyền thống, cải tiến, sửa đổi, để luật đầu tư nước ngoài được hấp dẫn hơn, cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính công tác xuất khẩu lao động cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tại hội nghị toàn quốc về công tác XKLĐ tháng 6/2000 Thủ tướng Phạm Văn Khải đã nhấn mạnh: "chúng ta xác định cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài". Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 41 - CT/T.Ư ngày 22 - 9 -1998 về XKLĐ và chuyên gia, trong đó nêu rõ: "XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước". Chủ trương này đã được cụ thể hoá trong Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20-9-1999 của Chính phủ quy định việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 30
  • 33. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng XKLĐ và chuyên gia đối với chúng ta là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vì: - Góp phần giải quyết việc làm, đồng thời qua đó phát triển nguồn nhân lực và tạo động lực lâu dài cho công cuộc phát triển đất nước. Lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài có điều kiện nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp, khi kết thúc hợp đồng trở về nước sẽ bổ sung đội ngũ lao động kỹ thuật mà nước ta đang thiếu và tích luỹ được số vốn có thể đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước. - Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, gần đây hàng năm người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Đó là một nguồn thu lớn đối với nước ta. Hiện nay nền kinh tế nước ta mới có một số ít ngành sản xuất đạt trên 1 tỷ đô- la Mỹ mỗi năm. Số tiền do lao động và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài gửi về là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước, cải thiện đáng kể đời sống của gia đình những người đi XKLĐ và góp phần tạo thêm việc làm cho nhiều người khác ở trong nước. Nếu ta XKLĐ và chuyên gia nhiều hơn nữa thì hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn. - Qua thời gian sống và làm việc với nhân dân nước nhận lao động, người lao động của ta cũng làm cho nhân dân bạn hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, góp phần làm công tác "ngoại giao nhân dân", tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước. Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh XKLĐ Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành chính sách và trong công tác điều hành công việc này. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng nhiều bộ, ngành liên quan đã góp nhiều giải pháp giúp Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh công tác XKLĐ và chuyên gia. Chính nhờ những nỗ lực đó mà chúng ta đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo. 31
  • 34. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng 2..1.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ XKLĐ được Đảng và Nhà nước coi là một hoạt động KT- XH góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước. Đây là một giải pháp giải quyết vấn đề việc làm có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài. Tiếp tục công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trương phát triển và mở rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nước ta đã và đang đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội nhập với thị trường lao động thế giới. Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện công tác XKLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, đồng chí Bộ trưởng đã phát biểu: "khi thực hiện đường lối mở cửa, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, lao động Việt Nam có nhiều ưu thế nhất là trình độ văn hoá, tay nghề khéo léo và giá cả lao động tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Với ưu thế này, khả năng đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Bắc Phi, Trung Đông sẽ ngày càng tăng…Chương trình XKLĐ phải gắn chặt với việc làm trong nước bằng cách dành ít nhất 50% XKLĐ ngoại tệ thu được để bổ sung vào quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong nước và giải quyết việc làm cho lao động khi trở về nước". Mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động sang các nước có nhu cầu sử dụng lao động Việt Nam không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế xã hội, phong tục tập quán và tôn giáo với mọi loại lao động từ lao động giản đơn tới lao động kỹ thuật, chuyên gia lành nghề trong các lĩnh vực mà ta có khả năng đáp ứng. Đẩy mạnh XKLĐ theo hình thức "xen ghép" tức là hình thức đưa lao động ta sang làm việc chung với lao động các nước trong cùng dây chuyền sản xuất hoặc cùng công việc mà do chủ sử dụng lao động nước ngoài điều 32
  • 35. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng hành và trả lương. Hình thức này hiện nay khá phổ biến, chiếm khoảng 70- 80% tổng số nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Tăng cường quan hệ và ký kết hợp đồng cung ứng lao động đồng bộ với các chủ hãng thầu quốc tế. Từng bước tiếp cận, học tập kinh nghiệm các nước phát triển, các nước có kinh nghiệm và truyền thống trên lĩnh vực này, để ký và tổ chức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức nhận thầu công trình. Hơn hai mươi năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhiều văn bản, chính sách, nghị định... đã được ban hành, tiêu biểu là: Bộ luật lao động nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 6 năm 1994 quy định một số điều luật về việc XKLĐ. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về vấn đề tao việc làm cho người Việt Nam ở nước ngoài. Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều khoản của Bộ luật lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài (Đây là nghị định thay thế nghị định 370/HĐBT) Nghị định số 152/1999/NĐ - CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của chính phủ qui định việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở nước ngoài. Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế Nghị định số 07/CP. Nghị định quy định rõ: "Chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và người Việt Nam ở trong và ngoài nước thông qua các hoạt động của mình tham gia tìm kiếm và khai thác việc làm ở nước ngoài phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sử dụng lao động Việt Nam". 2.2. Thực trạng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây Nếu trong giai đoạn 1980-1990 nước ta chủ yếu có quan hệ hợp tác lao động với các nước XHCN, lao động xuất khẩu chủ yếu tới các quốc gia thuộc khu vực Đông Âu cũ, Irak và một vài nước Châu Phi thì ở giai đoạn 1991 đến 33
  • 36. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng nay hoạt động xuất khẩu của ta đã mở rộng ra nhiều quốc gia khác nhau. Từ năm 1991, các nước XHCN Đông Âu tiếp nhận lao động của nước ta đều xảy ra các biến động chính trị lớn dẫn tới sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế. Ở nhiều nước Châu Phi có chuyên gia của ta làm việc cũng có khủng hoảng kinh tế, chính trị. Tại Irak xảy ra chiến tranh vùng vịnh khiến cho phần lớn các quốc gia này đều không còn nhu cầu tiếp nhận lao động và chuyên gia của Việt Nam nữa. Tuy rằng, thị trường lao động nước ngoài đang có những biến động bất lợi, nhưng không có nghĩa là đóng cửa đối với lao động Việt Nam. Một số thị trường trọng điểm như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Phi, Trung Đông và đặc biệt là thị trường lao động trên biển đang rất tiềm tàng, hàng năm thu hút hàng triệu lao động nước ngoài vào các nhóm ngành nghề: xây dựng, công nghiệp, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt và chế biến hải sản mà chúng ta có khả năng đáp ứng. Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 của Chính phủ, công tác XKLĐ và chuyên gia đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu: Đến nay cả nước ta đã có 159 doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động XKLĐ. Thị trường đã mở rộng ra gần 40 nước và vùng lãnh thổ khác nhau. Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống cơ chế chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trường mới và tăng cường qui mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; các cơ quan Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện; đội ngũ doanh nghiệp XKLĐ phát triển và từng bước tiếp cận thị trường quốc tế, đã chủ động đầu tư, năng động hơn trong công tác khai thác thị trường và tổ chức quản lý. Cho đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp ký được hợp đồng và đã đưa được trên 60.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, hàng năm đất nước có thêm lượng ngoại tệ đáng kể và khoảng 1,2 tỷ - 1,4 tỷ USD do người lao động làm việc ở nước ngoài chuyển về. 34
  • 37. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Riêng năm 2003 phấn đấu đưa khoảng 50.000 lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và tăng dần số lượng trong những năm tiếp theo, kể từ năm 2005 mỗi năm đưa đi 150.000 đến 200.000 lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tiến tới có 1 triệu lao động làm việc ở nước ngoài vào năm 2010. Cùng thời kỳ này tại nước ta cơ chế quản lý về kinh tế cũng đang từng bước đổi mới chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này đòi hỏi nước ta phải có những chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế. 2.2.1. Những động thái hoạt động XKLĐ của Việt Nam 2.2.1.1. Về quá trình thực hiện Hoạt động XKLĐ đến nay đã được trên 10 năm. Đây là giai đoạn hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường. Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã mở ra cơ chế mới trong hoạt động xuất khẩu lao động với chủ trương và mục đích là giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, của tổ chức kinh tế đưa lao động đi và trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan được quy định rõ. Trong những năm đầu thực hiện xuất khẩu lao động theo cơ chế mới chúng ta đã thu được những kết qủa quan trọng đó là: đã hình thành về mặt tổ chức hoạt động có phân biệt chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động sự nghiệp của các Công ty về xuất khẩu lao động; đã mở ra một số thị trường lao động mới (Hàn Quốc, Nhật Bản, lao động trên biển...) Trong 12 năm hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường chúng ta đã đạt được một số kết quả: Đưa đi được khoảng 15 vạn lao động, số lượng này rất nhỏ so với nhu cầu thực tế, nhưng đã cho thấy sự phát triển khi 35
  • 38. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng chúng ta bắt đầu thâm nhập thị trường lao động quốc tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Bảng 2.3: Quy mô XKLĐ giai đoạn 1991 - 2002 Đơn vị: người Năm Số lượng 1991 1.022 1992 810 1993 3.960 1994 9.230 1995 10.050 1996 12.661 1997 18.469 1998 12.000 1999 20.700 2000 31.468 2001 36.168 2002 46.122 Tổng 202.560 Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài Từ đầu năm 1992 đến nay, sau khi Liên xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, bằng cố gắng của Chính phủ, các Bộ, ngành, các công ty XKLĐ, hoạt động xuất khẩu lao động đã đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội nhất định. Về đội ngũ các doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động Chỉ tính riêng tới thời điểm năm 1999, Bộ lao động và Thương binh xã hội đã cấp giấy phép cho 79 Công ty, trong đó có 2 Công ty thuộc Bộ lao động - Thương binh xã hội, 18 Công ty thuộc Bộ Giao thông vận tải, 6 Công ty thuộc Bộ xây dựng, 15 Công ty thuộc UBND các tỉnh, thành phố và một số Công ty thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể khác hoạt động trong lĩnh vực này. Cho tới năm 2001 đổi và cấp thêm giấy phép cho một số doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động chuyên doanh là 159 doanh nghiệp (năm 2001 có 13 doanh nghiệp, năm 2003 có 8 doanh nghiệp bị rút giấy phép XKLĐ do sai phạm). Trong đó có 3 doanh nghiệp tư nhân: 36
  • 39. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng (Công ty TNHH Đỉnh Vàng - Hải Phòng, Công ty TNHH Quốc dân - Hà nội, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thuận Thảo - TP. Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực mà doanh nghiệp nước ta tham gia chủ yếu là làm dịch vụ cung ứng lao động, nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài hay đầu tư đưa lao động đi tu nghiệp ở nước ngoài sau một thời gian trở về làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời gian qua các Công ty như: VINACONEX, LOD, OLECO, VIETRAXIMEX, SULECO, SOVILACO, TRACIMEXCO, TRACODI, Tổng Công ty xây dựng Sông Đà, Công ty COALIMEX. INTERSERCO, INLACO SAIGON, VITRASCHART và TRAENCO... đã tích cực hoạt động và mang lại những thành quả đạt nhất định, ngoài ra còn có một số các Công ty xây dựng của ta trúng thầu trong việc làm đường ở Lào, xây nhà ở Ả rập xê út... 2.2.2.2 Kết quả đạt được Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, hoạt động XKLĐ của Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy trên mặt trận XKLĐ, chúng ta đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Thị trường lao động đang dần được mở rộng từ chỗ chỉ XKLĐ sang một số thị trường truyền thống như Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu, IRắc, Châu Phi… tính đến 2002 thị trường XKLĐ của ta đã được mở rộng đến hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với khoảng trên 30 vạn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, với trên 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Tỷ trọng lao động có tay nghề trong tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng tăng, hiện nay đã đạt gần 65% về cơ cấu nghề nghiệp mà lao động Việt Nam đảm nhận có tới 45% làm trong nghề công nghiệp nhẹ, 26% trong xây dựng, 20% nghề cơ khí, 6% nghề nông nghiệp và chế biến thực phẩm. 37
  • 40. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Về số lượng lao động xuất khẩu những năm gần đây cũng tăng lên với tốc độ nhanh chóng: Nếu so sánh với năm 1999 thì số lượng lao động xuất khẩu năm 2000 tăng gấp 1,44 lần; năm 2001 tăng 1,15 lần so với 2000. Và năm 2002 tăng gấp 1.27 lần so với năm 2001 và đạt 115.3% so với kế hoạch của năm 2002. Những năm gần đây thu nhập ròng của lao động và chuyên gia đạt khoảng từ 1,2 tỷ đến 1,4 tỷ USD. 2.2.2. Cơ cấu xuất khẩu lao động theo ngành. Bảng 2.4. Số lao động và chuyên gia đ i làm việc có thời hạn ở nước ngoài thời kỳ 1980 - 1990. Lao động phân chia theo khu vực và ngành nghề Số lượng (người) Tổng số: 288.106 Bao gồm: 7.200 * Chuyên gia * Lao động 280.906 - Chia theo khu vực: 261.605 + Đi các nước XHCN: + Đi các nước ngoài XHCN 19.301 - Chia theo ngành nghề: 71.077 + Cơ khí + Công nghiệp nhẹ 117.432 + Hoá chất 8.329 + Công nghệ thực phẩm 3.542 + Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng 64.247 38
  • 41. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng + Nông, lâm nghiệp 6.160 + Các ngành khác 10.119 Nguồn: tài liệu 10 năm hợp tác lao động với nước ngoài Để phù hợp với yêu cầu của các quốc gia sử dụng lao động, thập kỷ qua cơ cấu ngành nghề cũng đã có những sự chuyển đổi phù hợp. Nếu như trước đây, số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước Đông Âu và Liên xô cũ chủ yếu là lao động phổ thông, trừ một số lao động đi theo hình thức hợp tác chuyên gia giữa nước ta và các nước như Ăngola, Angiêri…lao động Việt Nam đều được đưa đi theo diện "tình anh em", "vừa lao động, vừa đào tạo". Chính vì vậy nên chất lượng lao động đưa đi thường là thấp, nhất là trình độ tay nghề và ngoại ngữ. Sang tới giai đoạn thực hiện đổi mới cơ chế này, do yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động đòi hỏi trong việc tuyển chọn lao động đưa đi xuất khẩu, trình độ tay nghề chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ của người lao động nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt, các ngành nghề được đào tạo cũng đa dạng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước đây. Bảng 2.5: Số lao động xuất khẩu chia theo ngành nghề tiếp nhận từ 1991 tới 1999. Đơn vị tính: người Ngành nghề Số lượng Xây dựng 23.000 Cơ khí 8.000 Mộc 1.500 Dệt may 11.000 Thuyền viên vận tải 5.500 Thuyền viên tàu cá 9.000 39
  • 42. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Chuyên gia giáo dục, y tế và nông nghiệp 1.500 Các nghề khác và lao động phổ thông 29.640 Tổng số 89.140 Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài, số 6/1999. Số liệu trong bảng cho thấy, tuy có nhiều thay đổi nhưng lao động nước ta xuất sang các nước khác vẫn chủ yếu là lao động phổ thông hoặc lao động có trình độ thấp. Đa số họ làm các nghề về xây dựng, dệt may, đánh cá, chỉ có một số ít là làm các nghề đòi hỏi trình độ cao như chuyên gia giáo dục y tế và nông nghiệp, mộc, vận tải biển. Tới năm 2002 cơ cấu ngành nghề này đã có thay đổi tuy chưa đáng kể. Các nghề làm thuyền viên đánh cá, may mặc, điện tử tăng cao với số người tham gia ngày càng đông. Chỉ tính riêng lĩnh vực thuyền viên đánh cá có 5.500 người chiếm khoảng 30% so với lao động trên biển, thêm vào đó còn xuất hiện một số ngành nghề mới như giúp việc nội trợ, xây dựng phần mềm và lập trình viên quốc tế… Đây mới chỉ là con số ít ỏi, do vậy trong những năm tới để có thể duy trì và mở rộng hơn nữa mối quan hệ bạn hàng với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam còn cần phải nâng cao hơn nữa công tác đào tạo trình độ và ngành nghề cho người lao động và chuyên gia. 2.2.3. Cơ cấu xuất khẩu lao động theo các thị trường xuất khẩu Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh xã hội hiện nay lao động của ta đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với trên 30 nhóm ngành nghề khác nhau (xem số liệu năm 2001 - Bảng 2.6) Bảng 2.6: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài năm 2001 phân chia theo thị trường Đơn vị: Người Năm 2000 Đi năm 2001 Tổng số 40
  • 43. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng TT Nước đến chuyển sang Tổng số Nữ (năm 2000 Nữ năm 2001 và 2001) 1 Lào 13731 25 13731 25 2 Hàn Quốc 2947 963 244 3910 1040 3 Đài Loan 7782 5276 7782 5276 4 Nhật Bản 3249 1008 3249 1008 5 Libia 569 0 569 0 6 LB Nga 2900 2200 0 5100 0 7 Singapore 203 0 203 0 8 CH Palau 214 0 214 0 9 Ả rập TN 131 0 131 0 10 CH Séc 100 0 100 0 11 Panama 331 267 331 267 12 Cộng hoà Síp 50 40 50 40 13 CH Pháp 50 25 50 25 14 Malaysia 23 0 23 0 15 Các nước khác 725 23 725 23 Tổng cộng 5847 30321 6908 36168 7704 Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài - ngày 25/12/2001 Bảng 2.7: Số lao động cung ứng tại một số thị trường chính 1991 - 1999 (Đơn vị: Người) Hàn Quốc 24.200 (kể cả lao động trên biển) CHDC Nhân dân Lào 24.300 Ly Bia 10.270 Nhật Bản 6.950 (kể cả lao động trên biển) Cô oét 900 41
  • 44. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Nguồn: Việc làm ngoài nước 6/1999 Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật hiện nay là cung lớn hơn cầu, từ đó dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt trên lĩnh vực chiếm lĩnh thị trường và làm giá nhân công ngày càng hạ. Xu hướng ngày càng đòi hỏi cao về tay nghề, chất lượng lao động. Rất nhiều chủ doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù chỉ nhận số lượng rất ít lao động, vẫn sang Việt Nam để trực tiếp tuyển chọn, phỏng vấn lao động; các thị trường khác dù chủ sử dụng lao động có trực tiếp phỏng vấn, tuyển chọn hay không, vẫn quy định thời gian thử việc, nếu người lao động không đạt yêu cầu thì công ty cung ứng lao động phải đưa về nước và cử người khác sang thay thế bằng chi phí của chính mình. Chỉ tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã phải cạnh tranh với các nước như Philippin, Thái Lan, Indonesia…đây là những nước có truyền thống XKLĐ, có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong các thị trường hiện mới bắt đầu nhận lao động Việt Nam. Hiện nay thị trường XKLĐ được tập trung vào một số khu vực chủ yếu như khu vực Đông Bắc Á. Đông Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi…và lĩnh vực lao động trên biển, tiêu biểu là các thị trường sau: * Thị trường Nhật Bản Nhật Bản từ lâu đã được coi là một quốc gia có chính sách "đóng cửa" đối với lao động nước ngoài. Trong các quy định của Pháp luật Nhật Bản về vấn đề nhập cư, người nước ngoài chỉ được vào Nhật làm việc trong một số rất ít nghề, chủ yếu là các nghề có tính chất chuyên gia. Tuy nhiên vào đầu những năm 1990, Nhật Bản lại đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật tu nghiệp nâng cao tay nghề. Theo quan điểm của các nhà hoạch định chiến lược kinh tế Nhật, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và nhằm mục đích giảm số lượng lao động bất hợp pháp tại nước này, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng. 42
  • 45. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng Đây là một biện pháp được hoan nghênh đối với các nước XKLĐ. Người lao động nước ngoài ở đây chỉ được hưởng quy chế tu nghiệp sinh và hưởng trợ cấp tu nghiệp (trainee allowance) nhưng mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với mức lương của người lao động ở một số thị trường khác. Từ năm 1994 đến nay, chính sách này lại được mở rộng thêm một bước: vào năm thứ 2 và năm thứ 3, tu nghiệp sinh được hưởng quy chế gần giống lao động (được hưởng lương thay cho trợ cấp tu nghiệp, được phép làm thêm giờ…). Từ năm 1992, Việt Nam bắt đầu đưa người lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản và từ đó đến nay số lượng tu nghiệp sinh ngày càng tăng lên. Nếu như năm 1992 chúng ta chỉ đưa được 17 người sang Nhật tu nghiệp thì năm 1996 đã có 1.312 người và cho tới nay chúng ta đã đưa đi được khoảng hơn 9.000 lao động (thông qua việc cấp giấy phép của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, con số thực tế còn lớn hơn nữa nếu tính cả những người đi theo các kênh đầu tư và thương mại). Nhìn chung, tổng số lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản còn thấp, trong cả thời kỳ 1992 - 2000 ta chỉ đưa được 10.200 người, chiếm 2,3% tổng số lao động nước ngoài sang tu nghiệp tại Nhật Bản.Số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản hàng năm tăng dần, năm đầu chỉ là con số hàng chục. Số lượng này tăng lên từ năm 1996 đến nay, đặc biệt trong những năm gần đây trung bình mỗi năm có khoảng 1.800 - 2.000 tu nghiệp sinh sang Nhật bản. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO) thì tính từ đầu năm 2002 đến 10/2002 đã co 1.745 tu nghiệp sinh (TNS) Việt Nam nhập cảnh vào Nhật Bản, con số thực tế có thể cao hơn vì một số tổ chức tiếp nhận TNS khác không thông qua JITCO. Thị trường Nhật bản là một thị trường tương đối khó tính, họ chỉ nhận lao động đã có nghề (nhiều chủ lao động trực tiếp sang Việt Nam phỏng vấn và tham gia kiểm tra tay nghề). Lao động sang Nhật bản tu nghiệp phải được học tiếng Nhật trước khi đi từ 3 - 6 tháng và thủ tục xin visa nhập cảnh rất 43
  • 46. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng phức tạp, tốn thời gian. Song bù lại, lao động Việt Nam tu nghiệp sinh tại Nhật thường được hưởng điều kiện tương đối tốt so với làm việc tại nhiều nước khác. Mức thu nhập tiết kiệm từ sinh hoạt phí của tu nghiệp sinh Việt Nam theo chương trình tu nghiệp (9 tháng đến 1 năm đầu) khoảng 400 - 600 USD/ tháng theo công việc, đối với tu nghiệp sinh được chuyển sang chương trình thực tập sinh kỹ thuật thu nhập trung bình từ 700 - 1000 USD/ tháng do được coi như là người lao động và có điều kiện làm thêm giờ. Thu nhập của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật bản thường cao và ổn định hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, thị trường lao động Nhật bản lại phát sinh vấn đề người lao động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc ở xí nghiệp khác có mức lương cao hơn. Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng tính tới thời điểm năm 2000 là 9,75% cao hơn tất cả các nước khác và cao gấp nhiều lần một số nước (Trung Quốc - 1,04%, Thái Lan- 0,91%, Philippin - 2,07%, Indnesia - 2,54% * ). Đến tháng 10/2002 đã tăng lên 20%. Nhiều tổ chức và các Công ty Nhật Bản phàn nàn về tình trạng TNS Việt Nam bỏ hợp đồng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, cũng như làm cho họ không được cơ quan nhập cư cho phép tiếp nhận TNS nước ngoài. Đã có những nghiệp đoàn phải chuyển sang nhận TNS nước ngoài khác để tránh nguy cơ phá sản. Các cơ quan và tổ chức Nhật Bản cũng đã cảnh báo có thể không tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, tuy rất hài lòng về tư cách đạo đức cũng như khả năng làm việc của lao động nước ta. ------------------------- * Nguồn: Thị trường lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động nước ngoài 2001 Thị trường Hàn Quốc Là một quốc gia có diện tích 90.000km2 , bằng 1/3 diện tích Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên hầu như không có gì ngoài nguồn than antracit và một ít quặng sắt. Tuy nhiên từ thập kỷ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt sự tăng trưởng 44
  • 47. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng thần tốc biến đất nước này trở thành "con hổ" mạnh của kinh tế khu vực Châu Á, trở thành quốc gia công nghiệp chủ yếu với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển hình nhất là công nghiệp điện tử cao cấp dựa trên hàm lượng cao về khoa học và công nghệ. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng mới chỉ nhận lao động nước ngoài dưới hình thức tu nghiệp sinh từ năm 1992. Nhưng khác với Nhật Bản, Hàn Quốc đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFSMB) đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp. Trong thời kỳ đầu, KFSMB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh nước ngoài theo từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó là đến Philippin, Việt Nam đứng thứ 3). Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủ Hàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài đều được hưởng mức lương tối thiểu của Hàn Quốc. Cho tới năm 2000, nước ta đã xuất khẩu sang thị trường này khoảng 28.000 lao động tính cả số thuyền viên đánh cá trên biển. Từ cuối năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, số lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Hàn Quốc giảm đi rõ rệt (năm 1996 số lao động xuất sang Hàn Quốc là 6.275 người năm 1997 giảm xuống còn 4.880 người). Nhưng từ năm 1999, do kinh tế Hàn Quốc đã được phục hồi, nên số lượng tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc lại tăng lên nhanh chóng. Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có thu nhập khá, tuy trong thời kỳ Hàn Quốc gặp khủng hoảng tài chính có gặp một số khó khăn, nhưng hiện nay đã ổn định trở lại. Thị trường Hàn Quốc là thị trường không khó tính như thị trường Nhật Bản. Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc. Họ chỉ yêu cầu tuyển lao động phổ thông, không cần có nghề và cũng không cần sang Việt Nam để tuyển chọn hoặc phỏng vấn. Đến 45
  • 48. Khoá luận tốt nghiệp Lê Văn Tùng tháng 4/2002 Chính phủ Hàn quốc quyết định cải tiến chế độ tuyển chọn TNS nước ngoài dựa trên năng lực tiếng Hàn Quốc và bốc thăm trên máy vi tính. Việt Nam và Uzerbekistan là hai nước được chọn làm thí điểm thực hiện phương thức mới này. Đối với Việt Nam, phía Hàn Quốc dự kiến tuyển 1.000 TNS và phân bổ cho 6 doanh nghiệp với số lượng cụ thể sau: VINACONEX: 350, LOD: 210, SULECO: 200, SOVILACO: 120, OLECO: 90 và IMS: 30, tỷ lệ nam/nữ là 7/3. Phía Hàn Quốc yêu cầu số ứng cử viên dự tuyển phải gấp 10 lần số dự kiến được tuyển, hình thức thi trắc nghiệm, toàn bộ bài thi sẽ được gửi về Hàn Quốc chấm chọn ra 50% thí sinh sau đó áp dụng nguyên tắc 10 chọn 5 rồi đưa vào máy tính rút thăm ngẫu nhiên để chọn 1 người, những thí sinh có kết quả bài thi trên 90 điểm qua bốc thăm không được chọn sẽ được bảo lưu kết quả để tham dự kỳ tuyển chọn lần sau. Tuy nhiên, cũng tương tự như ở thị trường Nhật Bản, tại thị trường Hàn Quốc nổi lên vấn đề lao động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc bất hợp pháp ở xí nghiệp khác với tỷ lệ rất cao. Tại thời điểm 6 tháng năm 2000 theo số liệu của Bộ Lao động Hàn Quốc, có khoảng 23.248 người lao động Việt Nam làm việc ở Hàn Quốc, trong đó có tới 5.675 người lao động bỏ hợp đồng làm việc bất hợp pháp chiếm tỷ lệ 24,4% một tỷ lệ cao so với các nước có tu nghiệp sinh bỏ trốn. Điều đó ảnh hưởng lớn đến khả năng mở rộng việc đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc, nhất là xét về góc độ dài hạn. Để hạn chế việc TNS, thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam tự ý bỏ hợp đồng, trong năm 2001, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tư Pháp và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 68/2001/QĐ- TTg ngày 2/5/2001 về một số biện pháp sử lý đối với TNS Việt Nam tu nghiệp tại Hàn Quốc và Nhật Bản tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp, đồng thời Bộ cũng đã ban hành "Qui chế thực hiện đưa người lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản". Đến nay tình hình TNS có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng TNS tự ý bỏ hợp đồng tu nghiệp giảm nhiều. Các tổ chức, công ty 46