SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 44
Descargar para leer sin conexión
CHUYÊN ĐỀ HÌNH KHÔNG GIAN LỚP 11
                    BIÊN SOẠN: GV NGUYỄN TRUNG KIÊN

                 PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÌNH KHÔNG GIAN
VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH GIAO TUYẾN CỦA 2 MẶT PHẲNG

Phương pháp: Xác định hai điểm chung phân biệt của hai mặt phẳng, giao tuyến là đường
thẳng đi qua hai giao điểm đó

Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy là tứ giác ABCD các cạnh đối AB , CD không song
song với nhau.

   a) Tìm giao tuyến của ( SAC ) và ( SBD )
   b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SCD )

Giải:

Hình vẽ:

                                          S




                             A
  M                                                         D

                                    O
                              B
                                                C

   a) Ta có ( SAC ) ∩ ( SBD ) = S

Vì AC ∈ ( SAC ), BD ∈ ( SBD ) mà AC ∩ BD = O ⇒ ( SAC ) ∩ ( SBD ) = SO

Vậy SO là giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAC ) và ( SBD )

   b) Ta có ( SAB ) ∩ ( SBD ) = S

Vì CD ∈ ( SCD ), AB ∈ ( SAB ) mà AB , CD không song song với nhau nên AB ∩ CD = M

                                                                                        1
⇒ ( SAB ) ∩ ( SBD ) = SM

Vậy SM là giao tuyến của 2 mặt phẳng ( SAB ), ( SCD )

• Chú ý: Trong bài toán này ta đã dùng kết quả: Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng thuộc một
mặt phẳng mà chúng không song song với nhau thì phải cắt nhau tại một điểm

Ví dụ 2) Cho tứ diện ABCD . Trên cạnh AB , CD lần lượt lấy các điểm M , N sao cho MN
không song song với BC . Gọi I là một điểm bên trong tam giác BCD . Tìm giao tuyến của mặt
phẳng ( MNI ) với các mặt phẳng ( BCD ), ( ABD ), ( ACD )

Giải:

Hình vẽ


                      A




  B                             K
                                              D
                N
                           I
        E
                       F
            C
                J

• Tìm giao tuyến của ( MNI ) và ( BCD )

Ta thấy ( MNI ) ∩ ( BCD ) = I

Vì MN không song song với BC nên MN ∩ BC = J

Vậy giao tuyến của ( MNI ) và ( BCD ) là IJ

• Tìm giao tuyến của ( MNI ) và ( ABD )



                                                                                               2
Ta thấy ( MNI ) ∩ ( ABD ) = M

IJ ∈ ( MNI ), IJ ∩ BD = K ⇒ ( MNI ) ∩ ( ABD ) = MK

Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng ( MNI ) và ( ABD ) là MK

• Tìm giao tuyến của ( MNI ) và ( ACD )

Ta thấy ( MNI ) ∩ ( ACD ) = N

Mà IJ ∈ ( MNI ), IJ ∩ CD = F ⇒ ( MNI ) ∩ ( ACD ) = NF

Vậy giao tuyến của ( MNI ) và ( ACD ) là NF

Trong bài toán này các em hs cần chú ý:

   -    Để việc hình dung điểm I được rõ ràng trong mặt phẳng ( BCD ) ta đã dựng một đường
        thẳng DE nằm trong ( BCD ) sau đó xác định một điểm I thuộc DE
   -    Khi ta đã tìm được một điểm J thuộc mặt phẳng ( MNI ) thì ta có ( MNI ) ≡ ( MIJ ) điều
        đã này giúp ta giải quyết câu hỏi sau được dễ dàng hơn.

Ví dụ 3) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành . Trên cạnh SD ta lấy điểm
                  1
M sao cho SM = SD . N là điểm thay đổi trên cạnh BC . Tìm giao tuyến của các mặt phẳng
                  3

   a) ( SBC ) và ( SAD )
   b) ( AMN ) và ( SCD )
   c) ( AMN ) và ( SBC )

Giải:

   a) Ta thấy ( SBC ) ∩ ( SAD ) = S

Qua điểm S ta kẻ đường thẳng Sx song song với BC thì

Mặt phẳng ( SBC ) cũng là mặt phẳng chứa Sx và BC

Mặt phẳng ( SAD ) cũng chính là mặt phẳng chứa Sx và AD

Từ đó suy ra ( SBC ) ∩ ( SAD ) = Sx

   b) Giao tuyến của ( AMN ) và ( SCD )

Ta thấy ( AMN ) ∩ ( SCD ) = M .

                                                                                                 3
Mặt khác AN không song song với CD nên AN ∩ CD = E

Vậy iao tuyến của ( AMN ) và ( SCD ) là ME

   c) Giao tuyến của ( AMN ) và ( SBC )

Ta thấy ( AMN ) ≡ ( AME )

Vì ( AMN ) ∩ ( SBC ) = N ; ME ∩ SC = F ⇒ ( AMN ) ∩ ( SBC ) = NF

Vậy giao tuyến của ( AMN ) và ( SBC ) là NF

Hình vẽ:

                    S                                x

                            M


  A                                  D
                                 F



      B                                  C
                            N
                                         E



Trong bài toán này học sinh cần chú ý: Hai đường thẳng song song luôn xác định một mặt
phẳng

VẤN ĐỀ 2: TÌM GIAO ĐIỂM CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG, XÁC ĐỊNH
THIẾT DIỆN KHI CẮT BỞI MỘT MẶT PHẲNG CHO TRƯỚC

• Để tìm giao tuyến của đường thẳng ( ∆ ) và mặt phẳng ( P ) ta làm như sau:

+ Tìm mặt phẳng (Q ) chứa đường thẳng ∆

+ Tìm giao tuyến ( d ) của mặt phẳng ( P ) và mặt phẳng (Q )

                                                                                         4
+ Giao điểm của đường thẳng ( d ) và đường thẳng ∆ chính là giao điểm của đường thẳng ( ∆ )
và mặt phẳng ( P ) .

• Để xác định thiết diện của một khối chóp, lăng trụ khi cắt bởi mặt phẳng ( P ) ta tìm giao
tuyến của mặt phẳng ( P ) với các mặt của hình chóp ( nếu có). Khi đó các đoạn thẳng có được từ
giao của ( P ) với các mặt của hình chóp sẽ tạo thành một đa giác được gọi là thiết diện của hình
chóp, lăng trụ khi cắt bởi mặt phẳng ( P ).

Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang với đáy lớn AD . Gọi M là trung
điểm của SA , N là một điểm thuộc cạnh bên SC ( N không phải là trung điểm của SC )

   a) Tìm giao tuyến của ( ABN ) và (CDM )
   b) Xác định giao điểm của MN với ( SBD )
   c) P là một điểm thuộc cạnh AB . Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng
      ( MNP )

             AB ∩ CD = O
Giải: Ta có              ⇒ ( ABN ) ∩ (CDM ) = OQ
             AN ∩ CM = Q


                   S


        M


  A                                           D
                       Q
                            N


        B                     C




               O

   a) Tìm giao điểm của MN và ( SBD )

                                                                                                    5
Ta có

+ MN ∈ ( SAC ) ,

+ ( SAC ) ∩ ( SBD ) = SO

+ MN ∩ SO = K ⇒ MN ∩ ( SBD ) = K


                   S



         M

                       K
  A                                        D

                            N
                       O
        B                    C

   b) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( PMN )

+ Ta có MN ∩ AC = R ⇒ ( MNP ) ≡ ( MPR )

+ Nối P , R cắt BC , AD lần lượt ở U , T

+ Nối T , M cắt SD ở V

Thiết diện là ngũ giác PMVNU




                                                                        6
S
                                            V
                              M


                                                            D
  T                   A
                                             N
                          P
                              B        U     C

                                                            R

Ví dụ 2) Cho tứ diện ABCD . Gọi I , J lần lượt là trung điểm của AC , BC . Ttên cạnh BD ta lấy
điểm K sao cho BK = 2 KD

   a) Tìm giao điểm E của CD và ( IJK ) . Chứng minh DE = DC
   b) Tìm giao điểm F của AD và ( IJK ) . Chứng minh FA = 2 FD
   c) Gọi M , N là hai điểm bất kỳ thuộc AB , CD . Tìm giao điểm của MN và ( IJK )

Giải:

   a) Tìm giao điểm E của CD và ( IJK ) . Chứng minh DE = DC

Ta thấy CD ∈ ( BCD ) mà ( BCD ) ∩ ( IJK ) = JK

Kéo dài JK cắt CD tại E thì CD ∩ ( IJK ) = E

Ta có K là trọng tâm của tam giác BCE nên BD chính là đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh
B , do đó D là trung điểm của EC hay DE = DC

   b) Ta thấy rằng ( IJK ) ≡ ( IJE )

Vì AD ∈ ( ACD ) mà ( ACD ) ∩ ( IJK ) = IE

Ta có IE ∩ AD = F ⇒ AD ∩ ( IJK ) = F .



                                                                                             7
Dễ thấy F là trọng tâm tam giác ACE nên FA = 2 FD

   c) Ta có MN ∈ ( MCD )

Vì MC ∩ IJ = U , MD ∩FK = T ⇒ ( MCD ) ∩ ( IJK ) = UT

UT ∩ MN = P ⇒ MN ∩ ( IJK ) = P


                    A



                                                               E
                                        F
   M                    I
                                        T
  B                  P          K           D
              U
             J
                                    N
                            C

Ví dụ 3) Cho hình chóp SABCD , M là trung điểm của SB , N là điểm thuộc SC sao cho
      2
SN = SC
      3

   a) Xác định giao điểm của CD với mặt phẳng ( AMN )
   b) P là một điểm thuộc mặt phẳng ( SAD ) . Xác định giao tuyến của ( AMN ) và ( PBD )
   c) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP )

Giải:

   a) Xác định giao điểm của CD với mặt phẳng ( AMN )

Xét CD ∈ ( ABCD ) . Ta có MN ∩ BC = H ⇒ ( AMN ) ∩ ( ABCD ) = AH ; AH ∩ CD = K

Suy ra giao điểm của CD với mặt phẳng ( AMN ) là điểm K

   b) P là một điểm thuộc mặt phẳng ( SAD ) . Xác định giao tuyến của ( AMN ) và ( PBD )


                                                                                           8
S


                L



              I M                   P

                                N
  A                                           D

                           J
         B
                                    C
                                                                 H

Kẻ một đường thẳng DL thuộc mặt phẳng ( SAD ) . Trên DL ta lấy một điểm P

Như vậy ( BPD ) ≡ ( BDL ) , theo câu a ta có ( AMN ) ≡ ( AMH )

Giả sử AM ∩ BL = I , AH ∩ BD = J ⇒ ( BDL ) ∩ ( AMH ) = IJ

   c) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP )

Trong mặt phẳng ( SAD ) , SP ∩ AD = E ,

Trong mặt phẳng ( ABCD ) , HE ∩ CD = F

Trong mặt phẳng ( SEH ) , SF ∩ HP = G

Ta có hai trường hơp sau:

Trường hợp 1: Trong mặt phẳng ( SCD ) , NG ∩ SD = Q ( điểm Q có thể trùng vào D )

Khi đó trong mặt phẳng ( SAD ) có QP ∩ SA = R ( QP không thể cắt AD ở giao điểm bên trong
đoạn AD vì nếu QP cắt AD ở giao điểm O bên trong thì HO ∩ CD ⇒ ( MNP ) ∩ CD tại một
điểm bên trong. Điều này vô lý vì ( MNP ) đã cắt SB, SC tại N , Q )

Ta thấy Q ∈ HP ⊂ ( MNP ) ⇒ Q = SD ∩ ( MNP ) ; R ∈ QP ⊂ ( MNP ) ⇒ R = SA ∩ ( MNP )

                                                                                            9
Thiết diện là tứ giác MNQR


                             S

                     L
                 R


                                 P               Q
                     M                   G
                                 N E                     D
  A
                                                 F

         B                            K
                                     C
                                                             H



Trường hợp 2: Trong mặt phẳng ( SCD ) , NG ∩ CD = T ⇒ HT ∩ AD = U


                         S


         V P

                 M                       U
  A          E                                   D
                                 G           T
                             N

                                     F
                 B               C                   H

Trong mặt phẳng ( SAD ) , UP ∩ SA = V ( UP không thể cắt SD vì ( MNP ) đã cắt SC , CD tại
N ,T )


                                                                                            10
Ta có T ∈ NG ⊂ ( MNP ) ⇒ T = CD ∩ ( MNP ), U ∈ HT ⊂ ( MNP ) ⇒ U = AD ∩ ( MNP )

V ∈ HT ⊂ ( MNP ) ⇒ V = SA ∩ ( MNP )

Vậy thiết diện chính là ngũ giác MNTUV

Chú ý: Đây là bài toán khó .

    1) Điểm mấu chốt trong bài toán là sự cố định của các điểm M , N , H và như vậy hình dạng
           thiết diện phụ thuộc vào giao điểm G của HP và mặt bên ( SCD ) . Rõ ràng việc biện
       luận theo NG là tự nhiên nhất vì điểm G là giao điểm dễ phát hiện nhất.
    2) Khi xác định một điểm P ∈ ( SAD ) ta phải dựng một đường thẳng SE ∈ ( SAD ) sau đó

           chọn điểm P ∈ SE điều này giúp ta dễ hình dung điểm P và phát hiện ra các giao điểm
           khác



VẤN ĐỀ 3.

CHỨNG MINH BA ĐIỂM THẲNG HÀNG, 3 ĐƯỜNG THẲNG ĐỒNG QUY, HOẶC 3
ĐƯỜNG THẲNG ĐÔI MỘT SONG SONG

Kiến thức cần nhớ:

    1) Điều kiện để 3 điểm A, B , C thẳng hàng là tồn tại số k ≠ 0 sao cho AB = k AC

           Hoặc tồn tại hai số m, n thỏa mãn OA = mOB + nOC sao cho m + n = 1, O là điểm bất kỳ

    2) Điểm M được gọi là chia đoạn AB theo tỷ số k ( k ≠ 1) nếu MA = k MB

                                                       OA − kOB
      • Khi đó với mọi điểm O bất kỳ ta có: OM =
                                                         1− k

     • Cho tam giác ABC . Các điểm M , N , P lần lượt chia các đoạn AB, BC , CA theo tỷ số
m , n, p      đều khác 1

    a) M , N , P thẳng hàng khi và chỉ khi m.n. p = 1 ( Định lý Menelauyt)
    b) AN , CM , BP đồng quy hoặc song song khi và chỉ khi m.n. p = −1 (Định lý Ceva)
    3) Nếu ba mặt phẳng ( P ), (Q ), ( R ) đôi một cắt nhau theo giao tuyến là 3 đường thẳng a, b, c
           thì a, b, c hoặc đôi một song song hoặc cắt nhau tại một điểm ( đồng quy).




                                                                                                  11
4) Nếu các điểm A1 ; A2 ;...., An thuộc đồng thời hai mặt phẳng ( P ), (Q ) thì A1 ; A2 ;...., An
         thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng. Tức là A1 ; A2 ;...., An thẳng hàng.

Ví dụ 1) Cho hình chóp SABC . Một mặt phẳng (α ) cắt SA, SB , SC lần lượt tại A ', B ', C ' . Giả
sử B ' C '∩ BC = M , C ' A '∩ AC = N , A ' B '∩ AB = P .

     a) Chứng minh M , N , P thẳng hàng.
     b) Giả sử A ', B ', C ' lần lượt là trung điểm của SA, SB , SC . Gọi G , G ' lần lượt là trọng tâm
         của các tam giác ABC , A ' B ' C ' . Chứng minh S , G , G ' thẳng hàng

Giải:

                                    S
                                                                                   S
                                             C'
                         A'                                                                      C'
                                                                             A'
                                                                                  E'   G' F'
                                                      C                                  B'
                    A                                                                                      C
 M                                      B'                               A
                                                                                         G
                                                                                  E                   F
                                    B
                                P
                                                                                             B
                                                  N

     a) Vì M , N , P cùng thuộc 2 mặt phẳng phân biệt là (α ) và ( ABC ) nên M , N , P thuộc

giao tuyến của hai mặt phẳng (α ) và ( ABC ) . Do đó M , N , P thẳng hàng.

     b) Gọi E , F , E ', F ' lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC , A ' B ', B ' C ' .

Dễ thấy các điểm S , E , E ' và S , F , F ' thẳng hàng và ( SAF ) ∩ ( SEC ) = SG

Mặt khác G ' ∈ A ' F ', G ' ∈ C ' E ' ⇒ G ' ∈ ( SAF ), G ' ∈ ( SEN ) . Suy ra G ' ∈ SG . Hay S , G , G ' thẳng
hàng.

Ví dụ 2) Cho tứ diện ABCD . Hai điểm M , N lần lượt thuộc BC , CD sao cho MN không song
song với BD . Mặt phẳng (α ) thay đổi qua M , N cắt AB , CD lần lượt tại P, Q . Giả sử
MQ ∩ NP = I , MP ∩ NQ = J

     a) Chứng minh J thuộc đường thẳng cố định
     b) Chứng minh I thuộc đường thẳng cố định

                                                                                                            12
c) Chứng minh PQ luôn đi qua một điểm cố định.

Giải:


                                 K



                                 B

                                           P
                        M




                                     I
                 C                                            A
  J
                             N                        Q

                                               D

      a) Ta có ba mặt phẳng ( ABC ), ( BCD ), (α ) đôi một cắt nhau theo các giao tuyến

AC , MP , NQ nên theo tính chất về giao tuyến ta suy ra AC , MP , NQ cắt nhau tại một điểm. Suy
ra J ∈ AC

      b) Vì I = MQ ∩ NP mà MQ ∈ ( MAD ), NP ∈ ( NAB ) ⇒ I ∈ d = ( MAD ) ∩ ( NAB )
      c) Giả sử MN ∩ BD = K . Khi đó K , P , Q cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt (α ), ( ABD )

Nên K , P , Q thẳng hàng. Hay PQ đi qua điểm K cố định

Ví dụ 3) Cho tứ diện ABCD có M là trung điểm của AB , N ∈ AC sao cho NA = 2 NC . Mặt
phẳng (α ) thay đổi đi qua M , N cắt các cạnh BD , CD ở P,Q

      a) Chứng minh MN , PQ , BC đồng quy
      b) Gọi K là giao điểm của MQ, NP . Chứng minh K thuộc một đường thẳng cố định



                                                                                              13
PB QC
   c) Gọi I là giao điểm của MP, NQ . Biết ID = AD . Tính các tỷ số       ;
                                                                        PD QD

Giải:


                       A



           M


                                         P           D
  B                                  K
                              N
                                             Q


                               C                                              I

                                                                    H

   a) Kéo dài MN ∩ BC = H . Nối HQ ∩ BD = P .

Ta thấy ba mặt phẳng ( ABC ), ( BCD ), ( MNQP ) đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến là
MN , PQ , BC . Suy ra MN , PQ , BC đồng quy tại H

   b) Ta có điểm K ∈ MQ ∈ ( MCD ) ; K ∈ NP ∈ ( NBD ) suy ra điểm K thuộc giao tuyến của 2

mặt phẳng cố định ( MCD ), ( NBD )

   c) Ta thấy ba mặt phẳng ( ABC ), ( ACD ), ( MNQP ) đôi một cắt nhau theo 3 giao tuyến là

MP , NQ, AD nên ba giao tuyến này đồng quy tại I .

                                   1
Ta có MA = − MB; HB = k HC ; NC = − NA
                                   2



                                                                                              14
 1
Vì M , N , H thẳng hàng nên theo định lý Menelauyt ta có: ( −1) .k .  −  = 1 ⇒ k = 2
                                                                      2

Vậy HB = 2 HC

                                                               1
Trong tam giác ACD ta có: NA = −2 NC , QC = kQD , ID =           IA . Mà N , Q, I thẳng hàng nên
                                                               2
                                         1               QC
theo định lý Menelauyt ta có: ( −2 ) .k . = 1 ⇒ k = −1 ⇔    =1
                                         2               QD

                                                                                         1
Xét tam giác BCD ta có HB = 2 HC , QC = −QD , PD = k PB ⇒ 2.( −1).k = 1 ⇒ k = −
                                                                                         2

Suy ra PB = 2 PD.

                     PHẦN II: QUAN HỆ SONG SONG
VẤN ĐỀ 1: CHỨNG MINH HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG, MỘT ĐƯỜNG
THẲNG SONG SONG VỚI MỘT MẶT PHẲNG, HAI MẶT PHẲNG SONG SONG

Phương pháp:

• Để chứng minh hai đường thẳng song song với nhau ta có thể dùng các cách:

* Chứng minh hai đường thẳng đó cùng song song với đường thẳng thứ 3

* Hai đường thẳng đó là giao tuyến của hai mặt phẳng song song với mặt phẳng thứ 3

* Dùng định lý Talet

* Dựa vào tính chất: Hai mặt phẳng phân biệt chứa hai đường thẳng song song với nhau thì giao
tuyến nếu có sẽ song song hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.

• Để chứng minh đường thẳng ( d ) song song với mặt phẳng (Q ) ta có thể làm theo các cách
sau:

* Chứng minh d / / d '; d ' ∈ ( P)

* Tìm mặt phẳng (Q) chứa d sao cho (Q) / /( P) dựa vào tính chất nếu hai mặt phẳng song
song song thì mọi đường thẳng thuộc mặt phẳng này đều song song với mặt phẳng kia. Suy ra
d / /( P)

* Tìm mặt phẳng (Q) chứa (d). Tìm giao tuyến ∆ của ( P),(Q) . Chứng minh đường thẳng ( d )
song song với giao tuyến ∆ của ( P),(Q)

                                                                                               15
• Chứng minh hai mặt phẳng song song.

* Tìm trong mặt phẳng ( P) hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với (Q)

* Tìm trong mặt phẳng ( P) hai đường thẳng cắt nhau a, b tìm trong (Q) hai đường thẳng cắt
nhau c, d sao cho a / / c; b / / d

* Dựa vào tính chất bắc cầu: ( P) / /( R);(Q) / /( R) ⇒ ( P) / /(Q)

Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang ( AD / / BC ) . Gọi M là trọng tâm
                                                      1
tam giác SAD . N là điểm thuộc AC sao cho NA =          NC , P là điểm thuộc CD sao cho
                                                      2
        1
PD =      PC
        2

    a) Chứng minh MN / /( SBC )
    b) Chứng minh ( MNP ) / /( SBC )

Giải:


                                     S



                                     M


               A                                                      D
                                         I
                           N                                P

  K
                             B                 C

    a) Gọi I là trung điểm của AD thì MN ∈ ( SIN )

Kéo dài IN cắt BC tại K thì ( SIN ) ∩ ( SBC ) = SK

        IN AN IM 1
Ta có     =   =   = ⇒ MN / / SK ⇒ MN / /( SBC )
        IK AC   IS 3

                                                                                             16
NC PC
     b) Ta có     =   = 2 ⇒ NP / / AD / / BC . Kết hợp với câu a) ta có ( MNP ) / /( SBC )
                NA PD

Ví dụ 2) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Gọi I là trung điểm của AB '

     a) Chứng minh C ' I / /( ACD ')
     b) M là một điểm thuộc cạnh DD ' . Xác định giao tuyến các mặt phẳng (C ' IM ), ( ACD ') .

Tìm vị trí của điểm M để giao tuyến này đi qua trung điểm của AD '

     c) N là một điểm thuộc C ' D ' . Xác định giao điểm của AB, AD với mặt phẳng ( IMN )

Giải:


                     P
                             A
                                                                            D
  Q

                         R          E
                                                                                     C
                                       B
                             I                 K                 M
                                                                            J
                                                                        H
                A'
                                                               D'
                                                                    N
                             B'                                                 C'

     a) Ta có C ' I ∈ ( ADC ' B ') . Gọi J là giao điểm của DC ', D ' C

Ta có ( ADC ' B ') ∩ ( ACD ') = AJ . Vì AJ / / C ' I ⇒ C ' J / /( ACD ')

     b) Vì hai mặt phẳng (C ' MI ) và ( ACD ') chứa hai đường thẳng C ' I / / AJ nên giao tuyến

của nó là đường thẳng song song với AJ . Giả sử C ' M ∩ CD ' = H . Trong mặt phẳng ( ACD ')
qua H kẻ đường thẳng HK / / AJ thì HK chính là giao tuyến của hai mặt phẳng (C ' MI ) và
( ACD ') .

     KD ' HD '
Do       =     nên K là trung điểm của AD ' khi H là trung điểm của D ' J .
     KA    HJ
                                                                                                  17
MD ' MD ' HD ' 1
Suy ra       =    =    =
         DD ' CC ' HC 3

   c) Do hai mặt phẳng ( ABB ' A ') và ( DCC ' D ') song song với nhau nên hai mặt phẳng đó sẽ

cắt mặt phẳng ( MNI ) theo hai giao tuyến song song với nhau.

Qua I kẻ đường thẳng song song với MN cắt AB, AA ' tại P, R thì PR là giao tuyến của
( IMN ) với ( ABB ' A ') , P là giao điểm của AB và ( IMN )

Trong mặt phẳng ( ADD ' A ') đường thẳng RM ∩ AD = Q ⇒ AD ∩ ( IMN ) = Q

Ví dụ 3) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Hai điểm M và N lần lượt thay đổi
                                   BM NC
trên các đoạn thẳng SB, AC sao cho    =     = x ( 0 < x ≠ 1) . Gọi G là trọng tâm tam giác
                                   MS NA
 SCD .

   a) Chứng minh rằng MN luôn song song với một mặt phẳng cố định khi x thay đổi.
   b) Tìm x để ( GMN ) / / ( SAD )
   c) Tìm x để NG / / ( SAB ) .

Giải:


                                           S


                                            M

                                               B                    G               C


                                                                                Q
                                             H          N

  T                                   A                                     D
                                                                P

                                                      BM NC BN
   a) Gọi P là giao điểm của BN với AD . Ta có :        =  =
                                                      MS NA NP


                                                                                            18
Do đó MN / / SP . Vậy MN song song với mặt phẳng ( SAD ) cố định.

   b) Do MN / / SP nên hai mặt phẳng ( GMN ) và ( SAD ) song song với nhau khi và chỉ khi

NG / / ( SAD ) . Gọi Q là trung điểm của DC . Suy ra ba điểm S , G , Q thẳng hàng.

Đường thẳng NQ lần lượt cắt AD và AB tại T và H .

                                         NQ GQ 1
Ta có: NG / / ( SAD ) ⇔ NG / / ST ⇔        =  = ⇔ N là trọng tâm tam giác TCD .
                                         NT GS 2

           NC
⇔ x=          =2
           NA

                                          NQ GQ 1  NC 1   1
   c) NG / / ( SAB ) ⇔ NG / / SH ⇔          =  = ⇔   = ⇔x= .
                                          NH GS 2  NA 2   2

Ví dụ 4) Cho lăng trụ ABCA ' B ' C ' . Gọi I , K , G lần lượt là trọng tâm các tam giác
ABC , A ' B ' C ', A ' CC ' . Chứng minh rằng

   a) ( IKG ) / /( BCC ' B ')
   b) Gọi H là trung điểm của BB ' . Chứng minh ( AIH ) / /( A ' KG )

Giải:


      A'                                            C'
                            K   N


                   B'               G
                                                M


                   H
                                                C
  A
                        I       L
               B


                                                                                            19
a) Gọi M , N , L lần lượt là trung điểm của CC ', B ' C ', BC

Mặt phẳng ( A ' MN ) có KG / / MN mà MN ∈ ( BCC ' B ') ⇒ KG / /( BCC ' B ')

Trong mặt phẳng ( AA ' NL) có KI / / NL mà NL ∈ ( BCC ' B ') ⇒ IK / /( BCC ' B ')

Mặt phẳng ( IKG ) chứa hai đường thẳng KG , IK cùng song song với
( BCC ' B ') ⇒ ( IKG ) / /( BCC ' B ')

    b) Ta thấy ( AIH ) ≡ ( AIL ) .

Nhưng ta có AL / / A ' K , HL / / NM ⇒ ( AHL ) / /( A ' KM ) ⇔ ( AHI ) / /( A ' KG )



VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH THIẾT DIỆN KHI CẮT HÌNH CHÓP, LĂNG TRỤ BỞI MẶT
PHẲNG CHO TRƯỚC

Khi xác định thiết diện ta cần nắm chắc các tính chất.

    -   Hai đường thẳng song song thì luôn xác định một mặt phẳng
    -   Nếu mặt phẳng ( P ) song song với đường thẳng ( d ) thì mặt phẳng ( P ) sẽ cắt các mặt
        phẳng chứa ( d ) (nếu có) theo giao tuyến song song hoặc trùng với ( d )
    -   Hai mặt phẳng ( P ), (Q ) song song với nhau khi mặt phẳng ( P ) chứa hai đường thẳng cắt
        nhau cùng song song với (Q )

Để tính diện tích thiết diện ta cần nhớ:

                   1         1        abc
    -   S ∆ABC =      ah = ab sin C =     = pr ( Tương tự ta có công thức theo các cạnh còn lại)
                   2         2        4R
    -   S hv = a 2 ; S hcn = ab;
                                   1
    -   Diện tích hình thang S = (a + b) h (trong đó a, b, h lần lượt là độ dài hai cạnh đáy,
                                   2
        đường cao).
    -    Nếu ABCD là tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau có độ dài
                    1
        m, n ⇒ S = mn
                    2
    -   Nếu đáy là hình đa giác bất kỳ ta cần khéo léo chia nhỏ để tạo các hình đặc biệt rồi cộng
        hoặc trừ các diện tích.
    -   Khi giải các bài toán liên quan đến GTLN , GTNN ta cần nhớ các bất đẳng thức cơ bản:
        a + b ≥ 2 ab ; a + b + c ≥ 3 3 abc ; (ax + by + cz )2 ≤ (a 2 + b 2 + c 2 )( x 2 + y 2 + z 2 )
        sin x, cos x ∈ [ − 1;1] ….

                                                                                                        20
-    Định lý cosin: a 2 = b 2 + c 2 − 2bc cos A
                                                         2(b 2 + c 2 ) − a 2
   -    Công thức tính đường trung tuyến ma 2 =                              , ……
                                                                 4

Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N , I là trung điểm
các cạnh AB, CD, SA .

   a) Chứng minh SC / / ( MNI )
   b) P là một điểm thuộc cạnh SB . Xác định giao tuyến của các mặt phẳng ( CIM ) và
        ( APN ) .
   c) Q là một điểm thuộc mặt bên ( SAD ) . Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt
        phẳng ( CPQ ) .

Giải:

   a) Gọi J là trung điểm của SD . Ta có IJ / / MN nên I , J , M , N cùng thuộc một mặt

phẳng. Mặt khác SC / / JN , suy ra SC / / ( IMN ) hoặc có thể thấy ( SBC ) / / ( IMN ) nên
SC / / ( IMN )


            S


                    I                  J


                        A     H
                                                                   D

            M                     O                           N

        B                                            C

Ta cũng có thể chứng minh theo cách: SC ∈ ( SAC ) , ( SAC ) ∩ ( MNI ) = IO

Mà IO / / SC ⇒ SC / /( MNI )


                                                                                             21
b) Trong mặt phẳng ( SAB ) , IM cắt AP tại K . Vì hai mặt phẳng        ( CIM )   và ( APN ) .

Chứa hai đường thẳng CM / / AN nên giao tuyến của nó là đường thẳng song song với CM .
Trong mặt phẳng ( CIM ) kẻ đường thẳng đi qua K và song song với CM cắt CI tại H thì
đường thẳng HK là giao tuyến cần tìm.


        S


            I
    P
        K               H
                A
                                                        D

        M                   O                     N

  B                                        C

   c) Dựa vào tính chất.

+ Nếu mặt phẳng ( P ) song song với đường thẳng ( d ) thì ( P ) cắt tất cả các mặt phẳng chứa ( d )
theo giao tuyến song song hoặc trùng với ( d )

+ Ba mặt phẳng đôi một cắt nhau thì 3 giao tuyến sẽ song song hoặc đồng quy với nhau.

• Ta thấy rằng hai mặt phẳng ( SBC ), ( SAD ) cắt nhau theo giao tuyến là đường thẳng qua S

song song với BC

• Kéo dài CP cắt giao tuyến nói trên tại điểm T

Ta có 2 khả năng sau:

+ Trong mp ( SAD ) , TQ cắt các cạnh SA, AD tại U , V . Thiết diện là tứ giác CPUV .




                                                                                                   22
T                S


                        U
               P
                                                Q
                            A                            R           D

                                        O                        N

              B                                        C

+ Trong mp ( SAD ) , TQ cắt các cạnh SA, SD tại U , V . Thiết diện là tứ giác CPUV .


                        S
  T

                        U                   Q
                                                     R
                    P

                                  A
                                                                         D

                                                                     N

                   B                                         C



Ví dụ 2) Cho lăng trụ ABCA ' B ' C ' . Gọi I là trung điểm cạnh AB và (α ) là mặt phẳng đi qua
I và song song với AB ', BC ' .

   a) Xác định giao tuyến của các mặt phẳng (α ) . Chứng minh (α ) là trung điểm của AC ' .


                                                                                              23
AJ
   b) J là điểm trên đoạn AC ' sao cho          = 4 . Kí hiệu ( β ) là mặt phẳng đi qua J và
                                            C'J

song song với A ' I , BC ' . Xác định thiết diện của hình lăng trụ cắt bởi mặt phẳng ( β ) .



Giải:

   a) Hình vẽ


                 M


          A
                                                       C
                           I
                                          B



                                     K
  A'                                           C'

                                              N
                               B'

Xác định giao tuyến của các mặt phẳng (α ) . Chứng minh (α ) là trung điểm của AC ' .

Do AB '/ / (α ) nên trong mp ( ABB ' A ') , đường thẳng qua I và song song với AB ' và AA ', BB '
tại M , K thì M , K là giao điểm của AA ', BB ' với (α )

Do BC '/ / (α ) nên trong mp ( BB ' CC ') , đường thẳng qua K và song song với BC ' cắt CC ' tại
N thì đường thẳng qua KN là giao tuyến của (α ) và ( BB ' CC ')




                                                                                                24
BB '
Để ý I , K là trung điểm AB, BB ' nên AM = BK = C ' N =            , do đó tứ giác AMC ' N là hình
                                                               2
bình hành; mà MN lại là giao tuyến của (α ) và ( AA ' C ' C ) suy ra (α ) đi qua trung điểm của
AC ' .

    b) Hình vẽ


                                               S
              A
                                                        C
                          I
                                  P                V
                                           B


                                           J
   A'                                              C'
          Q                T


  R                                   B'

Trong mp ( ABC ') , qua J kẻ đường thẳng song song với BC ' cắt AB tại P thì P

là giao điểm của AB với ( β ) .

Trong mp ( ABB ' A ') , qua P kẻ đường thẳng song song với A ' I cắt A ' B ' tại Q ,cắt AA ', BB '
tại R , S .

Trong mặt phẳng ( ACC ' A ') ta có RJ cắt A ' C ', CC ' tại T , U .

Trong mp ( BB ' C ' C ) , SU cắt BC tại V .

Ta có ngũ giác PQTUV là thiết diện cần tìm.

Chú ý: Nếu gọi O là trung điểm AC ' thì IO / / BC ' và (α ) có thể xem là mặt phẳng đi qua J
và song song với ( A ' IC ) và yêu cầu trở thành xác định thiết diện cắt bởi mặt phẳng ( β ) đi qua
J và song song với ( A ' IC ) .


                                                                                                     25
Ví dụ 3) . Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thoi cạnh a, SA = SB = a, SC = SD = a 3 . Gọi
E , F lần lượt là trung điểm SA, SB . Điểm M bất kỳ thuộc cạnh BC , đặt BM = x ( 0 ≤ x ≤ a )

   a) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi ( MEF ) . Thiết diện là hình gì?
   b) Tính FM và diện tích thiết diện theo a và x .
Giải:


                S




       E                   F

                D                                 C

        N                H               M

  A                                B

   a) Qua M kẻ đường thẳng song song với AB cắt AD tại N , khi đó thiết diện cần tìm là

tứ giác MNEF và MN / / EF / / AB

Ta có ∆SAD = ∆SBC (do SA = SB, SC = SD, AD = BC ) ⇒ SAD = SBC

                                       a
⇒ ∆AEN = ∆BFM (do AE = BF =              , AN = BM , EAN = FBM ) ⇒ EN = FM ⇒ tứ giác
                                       2
EFMN là hình thang cân.

   b) Áp dụng định lý hàm số coossin trong tam giác SBC ta có:

            SB 2 + BC 2 − SC 2 a 2 + a 2 − 3a 2    1
cos SBC =                     =          2
                                                =−
                 2 SB.BC             2a            2




                                                                                               26
a.x a 2 + 2ax + 4 x 2 ( a + x ) + 3 x
                                                                                2    2
                                  a2
FM = FB + BM − 2 FB.BM .cos SBC =
      2     2        2
                                     +x +
                                        2
                                               =                  =
                                  4         2             4              4
                  a
               a−
                  2 = a ⇒ FH 2 = FM 2 − HM 2 = ( a + x ) + 3 x − a = 3a + 8ax + 16 x
                                                        2
     MN − EF
                                                              2   2    2             2
HM =         =
        2       2     4                                4         16        16

            1                 1 3a 3a 2 + 8ax + 16 x 2 3a
⇒ S MNEF   = ( MN + EF ) .FH = .                      =    3a 2 + 8ax + 16 x 2
            2                 2 2          16           16



Ví dụ 4)

Trong (α ) , cho tam giác ABC vuông tại A , ACB = 600 , AB = a . Gọi O là trung điểm của BC .
Lấy S ngoài mp (α ) sao cho SB = a và SB ⊥ OA . Gọi M là điểm trên AB , mp ( β ) qua M
song song với SB và OA , cắt BC , SC , SA lần lượt tại N , P, Q . Đặt x = BM ( 0 < x < a ) .

   a) Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình thang vuông.
   b) Tính theo a , x diện tích hình thang này. Tìm x để diện tích hình thang lớn nhất.
Giải:


                         S

                 P

                                         a

                     Q
  C                                      N
                                 O               B
                                             x
                                         M
                                     a
                             A

   a) Do ( β ) song song với OA và SB nên giao tuyến của ( β ) với ( ABC ) song song với
OA . Giao tuyến của ( β ) với ( SAB ), ( SBC ) song song với SB .
Suy ra cách xác định thiết diện:

                                                                                               27
Qua M kẻ MN / / OA, N ∈ [ BC ] ; qua M kẻ MQ / / SB, Q ∈ [ SA] ; qua N kẻ NP / / SB, P ∈ [ SC ]
Do đó thiết diện là tứ giác MNPQ có MQ / / NP

Do OA ⊥ SB nên MQ ⊥ MN , NP ⊥ MN

Vậy tứ giác MNPQ là hình thang vuông.

                      BC
    b) Ta có OA =
                       2

         AB       a    2a 3        a 3 MN BM         BM      x a 3 x 3
BC =          0
                =    =      ⇒ OA =    ;  =    ⇒ MN =    .OA = .   =
       sin 60      3     2          3 OA   BA        BA      a 3    3
                  2

MQ AM          a−x             NB MB       x a 3   3x
   =    ⇒ MQ =     .a = a − x;   =   ⇒ NB = .    =
SB   AB         a              BO AB       a 3     3

          2a 3 x 3   3 ( 2a − x )   CN   3 ( 2a − x ) 3       2a − x
⇒ CN =        −    =              ⇒    =             .      =
            3   3         3         CB        3        2a 3    2a

  NP 2a − x             2a − x
⇒      =      ⇒ NP =
  SB      2a              2
          1                    1      2a − x  x 3    3
⇒ S MNPQ = ( MQ + NP ) .MN =  a − x +        .    =    ( 4a − 3 x ) x
          2                    2        2  3        12

                                                                     1 ( 4a − 3 x + 3 x )
                                                                                       2
                                                1                                           4a 2
Theo bất đẳng thức cô-si ta có: ( 4a − 3 x ) x = ( 4a − 3 x ) .3 x ≤                      =      .
                                                3                    3         4             3

                   3 4a 2   3a 2
Suy ra S MNPQ   ≤   .     =
                  12 3      9

                                                        3a 2         2a
Vậy thiết diện MNPQ đạt giá trị lớn nhất bằng                khi x =    .
                                                        9             3

Ví dụ 5) Cho hình chóp SABCD đáy là nửa lục giác đều với BC = 2a, AB = AD = CD = a . Mặt
bên SBC là tam giác đều. Gọi O là giao điểm của AC , BD . Biết SD vuông góc với AC

    a) Tính SD
    b) Mặt phẳng (α ) qua điểm M thuộc đoạn BD và song song với SD và AC .




                                                                                                     28
BM
Tính diện tích thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt (α ) theo a và x =             . Tính x để diện tích
                                                                               3
thiết diện là lớn nhất.

Giải:


                          S
                   K


                                   Q
        G        J

                                             C                       T
  B
                     F
             M                           P
        E
                          O
            A              N M       D
    a) Qua D kẻ đường thẳng song song với AC cắt BC tại T do AC ⊥ SD nên DT ⊥ SD

Ta có CT = CD = a . Áp dụng định lý coossin trong tam giác DTC ta có:

DT 2 = DC 2 + CT 2 − 2 DC.CT .cos1200 ⇒ DT 2 = 2a 2 + a 2 = 3a 2 ⇒ DT = a 3

ST 2 = SC 2 + CT 2 − 2 SC.CT .cos1200 = 4a 2 + a 2 + 2a 2 = 7 a 2 ⇒ ST = a 7

Trong tam giác vuông SDT ta có: SD 2 = ST 2 − DT 2 = 7 a 2 − 3a 2 = 4a 2 ⇒ SD = 2a Ta có
SA = SD = 2a

    a) Ta có SA = SD = 2a

Trường hợp 1: M thuộc đoạn thẳng BO . Qua M kẻ đường thẳng song song AC cắt
AB, AC lần lượt tại E và F . Qua M kẻ đường thẳng song song SD cắt SB tại G

                                                                         1
Khi đó thiết diện cần tìm là tam giác EGF ( GM ⊥ EF ) do đó S EGF =        EF .GM
                                                                         2

Ta có



                                                                                                     29
AC = BD = a 3 
                      2a 3        a 3 EF BM        BM . AC x 3.a 3 3 x 3
               ⇒ BO =      , DO =    ;  =   ⇒ EF =        =       =
BO = 2OD      
                        3          3 AC BO          BD      2a 3      2
                                                               3

GM BM          BM .SD 2ax 3                       1      3x 3 3 3x 2
   =    ⇒ GM =       =      = 2 x . Suy ra S EFG = .2 x.     =       .
SD   BD         BD     a 3                        2        2    3

                                   2a 3     2a
Do đó 0 ≤ x 3 ≤ BO ⇒ x 3 ≤              ⇒x≤
                                     3       3

                                                        3 3 4a 2 2 3a 2         2a
Suy ra diện tích tam giác EFG đạt giá trị lớn nhất bằng    .    =       khi x =    .
                                                         2   9     3             3

Trường hợp 2:

M thuộc đoạn thẳng OD .

Qua M kẻ đường thẳng song song AC cắt AD, DC lần lượt tại N và P .

Qua M , N , P kẻ các đường thẳng song song SD cắt SA, SB, SC     lần lượt tại J , Q , K . Khi đó
thiết diện cần tìm là ngũ giác NPQKJ

Do JN ⊥ NP; KM ⊥ NP; PQ ⊥ NP

                                1                 1                1
⇒ S NPQKJ = S MNKJ + S MKPQ =     ( NJ + MK ) MN + ( MK + PQ ) MP = ( NJ + MK ) NP
                                2                 2                2

(do JN = PQ )

                                                          a 3
Vì BM = x 3 nên MD = a 3 − x 3 = 3 ( a − x ) , OD =
                                                           3

NP DM      DM . AC   3 ( a − x ) .a 3
  =   ⇒N =         =                  = 3 3 (a − x)
AC DO       DO            a 3
                            3

NJ AN      ND      MD      3 ( a − x ) 3 x − 2a        3 x − 2a
  =   = 1−    = 1−    = 1−            =         ⇒ NJ =          .2a = 2 ( 3 x − 2a )
SD AD      AD      DO           a          a               a

KM BM          BM .SD x 3.2a
   =    ⇒ KM =       =       = 2x
SD   BD         BD     a 3


                                                                                               30
1                                    1
⇒ S NPQKJ =     ( 6 x − 4a + 2 x ) .3 3 ( a − x ) = ( 8 x − 4a ) 3 3 ( a − x ) = 6 3 ( 2 x − a )( a − x )
              2                                    2

                         1  2 x − a + 2 a − 2a 
                                                  2
                                                    a2             3 3a 2     3a
Do ( 2 x − a )( a − x ) ≤                       =    ⇒ S NPQKJ =        ⇔x=
                         2           2            8                4         4

                                                                               3 3x 2
Kết luận: Khi M thuộc đoạn thẳng BO diện tích thiết diện bằng                         , diện tích thiết diện đạt
                                                                                 2
                        2 3a 2         2a
giá trị lớn nhất bằng          khi x =
                          3             3

Khi M thuộc đoạn thẳng OD diện tích thiết diện bằng 6 3 ( 2x − a )( a − x ) , diện tích thiết diện
                             3 3 2        3a                                         3 3 2
đạt giá trị lớn nhất bằng       a khi x =    .Vậy diện tích thiết diện lớn nhất bằng    a khi
                              4            4                                          4
     3a
x=
      4 .


Ví dụ 6) Cho hình lăng trụ ABCA ' B ' C ' . Gọi I là trung điểm của cạnh B ' C ' .

     a) Chứng minh AB '/ / ( A ' IC )
     b) M là một điểm thuộc cạnh A ' C ', AM cắt A ' C tại P, B ' M cắt A ' I tại Q .

                                                                                               2
Chứng minh PQ / / AB ' . Tìm vị trí điểm M để diện tích tam giác A ' PQ bằng                     diện tích tam
                                                                                               9
giác ACI .

     c) J là diểm thuộc cạnh AC, JA = 3JC . Kí hiệu (α ) là mặt phẳng đi qua J và song song

với AB ', IC . Xác định thiết diện của hình lăng trụ cắt bởi mặt phẳng (α ) .

Lời giải:

     a) Gọi O là trung điểm của A ' C thì A ' B / / IO , do đó AB '/ / ( A ' IC )
     b) Ta có PQ là giao tuyến của ( AB ' M ) và ( A ' IC ) nên PQ / / A ' B / / IO

       2          4                       A 'Q 2
S A ' PQ =
         S A 'CI = S A 'OI khi và chỉ khi     = . Vậy Q là trọng tâm tam giác A ' B ' C ' , suy ra
       9          9                       A' I 3
M là trung điểm A ' C ' .



                                                                                                                 31
A
                                                   C


                             O    B

           P
           M
  A'                                            C'
                   Q


                                 B'

    c) Do AB '/ / ( A ' IC ) nên (α ) chính là mp qua J và song song với ( A ' IC ) .

Trong mp ( ACC ' A ') , kẻ đường thẳng qua J và song song với AC ' cắt AA ' tại N , cắt
A ' C ', C ' C tại R , S .

Trong mp ( BCC ' B ') , kẻ đường thẳng qua S và song song với IC cắt BC , B ' C ' tại K , H .

Trong mp ( AC ' B ') , RH cắt A ' B ' tại L .

Ta có ngũ giác JKHLM là thiết diện cần dựng.

Chú ý: Có thể “bắt đầu” bằng cách kẻ trong mặt phẳng ( ACB ') đường thẳng qua J và song
song với AB ' cắt CB ' tại điểm D thì D là giao điểm của ( CB ') với (α ) . (Tương tự như đã
làm với việc xác định điểm P trong mặt phẳng ( ABC ') ở câu b bài 3 trên). Sau đó trong mp
( BCC ' B ') kẻ đường thẳng qua   D và song song với IC để tìm các giao điểm S , K , H của
CC ', BC , B ' C ' với (α ) …




                                                                                                32
S
                 A                                J
                                                              C
                                                              K

                                              B
                 N

  R             A'
                                                              C'

                           L                              I
                                                  H
                                            B'

VẤN ĐỀ 3: CHỨNG MINH MỘT HỆ THỨC HÌNH HỌC

Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Một mặt phẳng ( P )
cắt các cạnh SA, SB, SC , SD lần lượt ở M , N , E , F .

                 SA SC SB SD
Chứng minh         +  =  +
                 SM SE SN SF

Giải:

                     S
                                                                           S

                            F
            M                                                                              E
                     I
                               E                                       M       I
            N                       D                                                  H
  A
                                                                                               C
                                                                   A               O
                     O
                                                                                       K
        B                               C



                                                                                               33
Trước hết ta cần chứng minh tính chất: ‘’Cho tam giác SAC có O là trung điểm của AC . Một
                                                                         SA SC    SO
đường thẳng bất kỳ cắt các cạnh SA, SO, SC tại M , I , E . Khi đó ta có:   +   =2    ’’
                                                                         SM SE    SI

Thật vậy ta kẻ các đường thẳng qua A, C song song với ME cắt SO lần lượt ở H , K thì
OH = OK do hai tam giác ∆AHO = ∆CKO

                 SA SH SO − OH SO OH       SC SK SO + OK SO OK
Bây giờ ta có:      =    =    =    −    và   =   =      =    +
                 AM   SI   SI   SI   SI    SE SI    SI    SI   SI

                                                                 SA SC    SO
Cộng hai đẳng thức với nhau và chú ý: OH = OK ta thu được:         +   =2
                                                                 SM SE    SI

                                                       SA SC    SO    SB SD    SO
Quay trở lại bài toán: Áp dụng tính chất trên ta có:     +   =2    và   +   =2
                                                       SM SE    SI    SN SF    SI

               SA SC SB SD
Từ đó suy ra     +  =  +   .
               SM SE SN SF

Ví dụ 2) Cho tứ diện ABCD . Điểm O nằm trong tam giác BCD . Qua O kẻ các đường thẳng
song song với AB, AC , AD cắt các mặt phẳng ( ACD ), ( ABD ), ( ABC ) lần lượt tại M , N , P .

                     OM ON OP
   a) Chứng minh:         +     +    là hằng số
                      AB AC AD
   b) Tìm giá trị lớn nhất của OM .ON .OP

Giải:


                         A


                                                                   B
                                                             K                F
                     N                                                 O
                                     M
                 P   K                        D         D         H Q E                     C
  B
                         O
               F                          E

                                 C

                                                                                                 34
a)

• Qua O nối các đường thẳng BO, CO, DO cắt các cạnh CD, BC , BD của tam giác BDC lần
lượt ở E , F , K .

• Trong các mặt phẳng ( ABE ), ( AKC ), ( ADF ) ta kẻ các đường thẳng qua O song song với
AB, AC , AD cắt AE , AK , AF tại M , N , P thì M , N , P là giao điểm của các đường thẳng song
song với AB, AC , AD và các mặt phẳng ( ACD ), ( ABD ), ( ABC ) .

           OM OE OQ S ∆OCD
• Ta có      =  =  =       (1) với Q, H là chân đường cao hạ từ O, B lên CD
           AB EB BH S ∆BCD

                                 ON S ∆OBD       OP S ∆OBC
Hoàn toàn tương tự ta cũng có:     =       (2) ;   =       (3)
                                 AC S ∆BCD       AD S ∆BCD

Cộng ba đẳng thức (1), (2), (3) ta thu được:
OM ON OP S ∆OCD S ∆OBD S ∆OBC S ∆BCD
    +     +     =         +         +      = =1
 AB AC AD S ∆BCD S ∆BCD S ∆BCD S ∆BCD

                                           OM ON OP      OM .ON .OP
    b) Theo bất đẳng thức Cauchy ta có:      +  +   ≥ 33
                                           AB AC AD      AB. AC. AD

           OM .ON .OP                 1
⇔ 1 ≥ 33              ⇔ OM .ON .OP ≤    AB. AC. AD
           AB. AC. AD                27

                                         1
Vậy giá trị lớn nhất của OM .ON .OP là      AB. AC . AD .
                                         27

                                 OM ON OP 1  OK OF OE 1
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi     =  =  = ⇔   =  =  =
                                 AB AC AD 3  CK DF BE 3

Hay O là trọng tâm của tam giác BCD

                                    BÀI TẬP RÈN LUYỆN

Câu 1) Cho tứ diện ABCD có M là trung điểm của cạnh AB , N là điểm trên cạnh BC sao
cho BN = 2CN

    a) Tìm giao điểm của MN với mp( ACD )
    b) P là một điểm thuộc cạnh CD . Xác định giao tuyến của ( MCD ) và ( ANP )
    c) Xác định thiết diện của hình chop khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP )



                                                                                             35
Câu 2) Cho tứ diện ABCD có G là trọng tâm tam giác ABC , I là trung điểm cạnh BD và J
                  JC
thuộc CD sao cho     =2
                  JD

   a) Xác định thiết diện của tứ diện khi cắt bởi mặt phẳng (GIJ )
   b) M là điểm thuộc đoạn AJ . Xác định giao điểm của GM với ( ABD )

Câu 3) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành M là trung điểm của cạnh SA ,
N là điểm thuộc cạnh BC

   a) Xác định giao điểm của SC với ( MND )
   b) P là một điểm thuộc cạnh CD .Xác định giao tuyến của ( MND ) và ( SBP )
   c) Xác định thiết diện của hình chop khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP )

Câu 4) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang với đáy lớn là AD , M là trung
điểm của cạnh SA , N là điểm thuộc cạnh SC ( N không là trung điểm của SC )

   a) Xác định giao tuyến của ( ABN ), (CDM )
   b) Tìm giao điểm của MN với ( SBD )
   c) P là một điểm thuộc cạnh AB . Xác định thiết diện của hình chop khi cắt bởi mặt phẳng
      ( MNP )

Câu 5) Cho hình chóp SABCD , M là điểm thuộc mặt bên ( SCD )

   a) Xác định giao tuyến của ( SAC ), ( SBM )
   b) Xác định giao điểm của AM với ( SBD )

Câu 6) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành M là điểm thuộc SD sao cho
     1
SM = SD
     3

   a) Xác định giao điểm của BM với ( SAC )
   b) N là điểm thay đổi trên BC . Xác định giao tuyến của ( AMN ), ( SBC ) . Chứng minh giao
      tuyến này luôn đi qua một điểm cố định.
   c) G là trọng tâm tam giác SAB . Xác định thiết diện của hình chop khi cắt bởi mặt phẳng
       ( MNG )

Câu 7) Cho tứ diện ABCD gọi I , J lần lượt là trung điểm của AC , BC . Trên cạnh BD lấy
điểm K sao cho BK = 2 KD

   a) Tìm giao điểm E của CD và ( IJK ) . Chứng minh DE = DC
   b) Tìm giao điểm F của AD và ( IJK ) . Chứng minh FA = 2 FD

                                                                                           36
c) Chứng minh FK / / IJ
   d) Gọi M , N là hai điểm bất kỳ nằm trên hai cạnh AB, CD . Tìm giao điểm của MN và
      ( IJK )

Câu 8) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Gọi M là trung điểm
của SB , G là trọng tâm tam giác SAD

   a. Tìm giao điểm I của GM với ( ABCD )
   b. Chứng minh rằng I ở trên đường thẳng CD và IC = 2 ID
                                                   KA
   c. Tìm giao điểm K của (OMG ) với SA . Tính
                                                   KS
Câu 9) Cho hình chóp SABCD , Gọi I , J là 2 điểm trên AD, SB
   a. Tìm các giao điểm K , L của IJ và DJ với mặt phẳng ( SAC )
   b. AD cắt BC tại O , OJ cắt SC tại M . Chứng minh rằng A, K , L, M thẳng hàng


Câu 10) Cho hình chóp SABCD , M là một điểm trên cạnh BC , N là một điểm trên cạnh SD

   a. Tìm giao điểm I của BN và ( SAC ) và giao điểm J của MN và ( SAC ) , DM cắt AC
      tại K . Chứng minh S , K , J thẳng hàng
   b. Xác định thiết diện của hình chóp SABCD với mặt phẳng ( BCN )
Câu 11) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Gọi M , N , P là trung
điểm của BC , CD , SO . Tìm giao tuyến của mặt phẳng ( MNP ) với các mặt phẳng
( SAB ), ( SAD ), ( SBC ), ( SCD )

Câu 12) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang đáy lớn là AB . Trên SA, SB lấy
M , N sao cho MN không song song với AB . Gọi O = AC ∩ BD

a) Tìm giao điểm của AB và ( MNO )

b) Tìm giao tuyến của ( MNO ) với ( SBC ), ( SAD )

c) Gọi I là giao điểm của hai giao tuyến nói trên, J là giao điểm của AD, BC . Chứng minh
S , I , J thẳng hàng.

Câu 13) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành M là trung điểm của SC

                                                  IA
a) Tìm giao điểm I của AM với ( SBD ) . Tính
                                                 IM

b) Tìm giao điểm F của SD và ( ABM ) . Suy ra thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng
( ABM )


                                                                                            37
c) Gọi N là điểm tùy ý thuộc AB . Tìm giao điểm K của MN với SBD

Câu 14) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N , P lần lượt là
trung điểm của SA, BC , CD . Xác định thiết diện của

a) Hình chóp SABCD với mặt phẳng ( MNP )

b) Hình chóp SABC với mặt phẳng ( MNP )

c) Hình chóp SABD với mặt phẳng ( MNP )

Câu 15) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang đáy lớn là AD . Gọi M , N là
trung điểm của SA, SB

a) Tìm giao điểm của SC với ( DMN )

b) Xác định thiết diện của hình chóp SABCD với mặt phẳng ( MND )



Câu 16) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Gọi M , N là trung
điểm của SB, SD . P là một điểm trên SC sao cho SP > PC . Tìm giao tuyến của mặt phẳng
( MNP ) với các mặt phẳng ( SAC ), ( SAB ), ( SAD ), ( ABCD )

Câu 17) Cho lăng trụ ABCA ' B ' C ' . Gọi M là trung điểm của A ' B ' . Điểm N thay đổi trên
đoạn BB ' . Gọi P là trung điểm của đoạn C ' N

   a) Chứng minh rằng MP / / ( AA ' C ' C )
   b) Chứng minh rằng MP luôn thuộc mặt phẳng cố định khi N thay đổi.
   c) Tìm vị trí của N thuộc BB ' sao cho MP song song với A ' C
ĐS: c) N ≡ B

Câu 18) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thang ( AD / / BC ) . Gọi M là trọng tâm tam
                                                         1
giác SAD , N là điểm thuộc đoạn AC sao cho NA =            NC , P là điểm thuộc đoạn CD sao cho
                                                         2
       1
PD =     PC . Chứng minh rằng:
       2

   a) MN / / ( SBC )

   b) ( MNP ) / / ( SBC )



                                                                                               38
Câu 19) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Hai điểm M , N lần lượt thay đổi
                                          BM NC
trên các đoạn thẳng SB, AC sao cho           =    = x ( 0 < x ≠ 1) . Gọi G là trọng tâm tam giác
                                          MS   NA
SCD

    a) Chứng minh rằng MN luôn song song với một mặt phẳng cố định khi x thay đổi
    b) Tìm x để ( GMN ) / / ( SAD )
    c) Tìm x để NG / / ( SAB )
                                                                                                       1
                                                                                      ĐS: x = 2; x =
                                                                                                       2

Câu 20) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Xác định thiết diện của hình chóp
khi cắt bởi mặt phẳng (α ) qua trung điểm M của BC và song song với BD, SC

Câu 21) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Các điểm M , N lần lượt thuộc đoạn AD, A ' C sao
                               AM 1       CN
cho MN / / ( BC ' D ) . Biết     = . Tính      .
                               AD 5       CA '

                                                                                                       3
                                                                                                 ĐS:
                                                                                                       5

Câu 22) Trong mp (α ) , cho tam giác ABC vuông tại A , ACB = 600 , AB = a . Gọi O là trung
                                                        ˆ

điểm của BC . Lấy S ngoài mp (α ) sao cho SB = a và SB ⊥ OA . Gọi M là điểm trên AB , mp
( β ) qua M song song với       SB và OA , cắt BC , SC , SA lần lượt tại N , P, Q . Đặt
x = BM ( 0 < x < a ) .

    c) Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình thang vuông.
    d) Tính theo a , x diện tích hình thang này. Tìm x để diện tích hình thang lớn nhất.
                                                                                           3
                                                                               ĐS: S =       (4a − 3x) x
                                                                                          12

Câu 23) Cho tứ diện ABCD trong đó AB ⊥ CD và AB = AC = CD = a , M là một điểm trên
cạnh AC với AM = x ( 0 < x < a ) . Mặt phẳng (α ) qua M , song song với AB và CD .

    a) Xác định thiết diện của ABCD cắt bởi (α ) . Thiết diện là hình gì?
    b) Tính diện tích thiết diện theo a và x . Tìm x để diện tích thiết diện là lớn nhất.
                                                                                  ĐS: S = x(a − x)



                                                                                                       39
Câu 24) Cho hình chóp SABCD đáy là hình bình hành tâm O. Điểm M di động trên SC , (α )
là mp qua AM và song song với BD .

   a) Chứng minh rằng (α ) luôn chứa một đường thẳng cố định.
   b) Tìm các giao điểm H và K của (α ) với SB và SD ( H ∈ SB, K ∈ SD ) . Chứng minh
                   SB SD SC
        rằng k =     +  −   có giá trị không đổi.
                   SH SK SM
                                                                                         ĐS: k = 1

Câu 25) Cho hình chóp SABCD với đáy là hình thang có AD / / BC . Điểm M nằm trong hình
thang ABCD . Từ M kẻ các đường thẳng song song với SA, SB lần lượt cắt các mặt
( SBC ), ( SAD ) tại N , P .

                        MN MP
   a) Chứng minh rằng        +     là hằng số
                        SA     SB
   b) Tìm vị trí M để diện tích tam giác MNP lớn nhất.
                                                                                           ĐS: a) 1

Câu 26) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành tâm O

   a) Từ một điểm M di động trên đoạn SA dựng đường thẳng song song với AD cắt SD tại
      N , NB cắt SO tại P . Chứng minh MP đi qua một điểm cố định
                                       CQ SM
   b) Trên cạnh CD lấy điểm Q sao cho     =      . Tìm vị trí của M trên SA để tam giác
                                       CD SA
      MNQ có diện tích lớn nhất.
                                                           ĐS: b) M là trung điểm của SA .

Câu 27) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N , I là trung điểm
của các cạnh AB, CD, SA

   a) Chứng minh SC / /( MNI )
   b) P là một điểm thuộc SB . Xác định giao tuyến của (CIM ), ( APN )
   c) Q là một điểm thuộc ( SAD ) , Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng
      (CPQ )
Câu 28) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Gọi I là trung điểm của AB '

   a) Chứng minh C ' I / /( ACD ')
   b) M là một điểm thuộc DD ' . Xác định giao tuyến của các mặt phẳng (C ' IM ), ( ACD ') .
       Tìm vị trí của M để giao tuyến này đi qua trung điểm của AD '
   c) N là một điểm thuộc C ' D ' . Xác định các giao điểm của AB, AD với mặt phẳng ( IMN )
Câu 29) Cho lăng trụ tam giác ABCA ' B ' C ' . Gọi I , K , G lần lượt là trọng tâm của các tam giác
ABC , A ' B ' C ', A ' CC '

                                                                                                 40
a) Chứng minh mp ( IKG ) / / mp ( BB ' CC ')
   b) Xác định thiết diện của lăng trụ với mặt phẳng ( IKG )
   c) Gọi H là trung điểm của BB ' . Chứng minh ( AHI ) / /( A ' KG )
Câu 30) Cho lăng trụ tam giác ABCA ' B ' C ' .Gọi I , J , K là tâm các hình bình hành
ACC ' A ', BCC ' B ', ABB ' A '

   a)   Chứng minh IJ / /( ABB ' A '), JK / /( ACC ' A '), IK / /( BCC ' B ')
   b)   Chứng minh ba đường thẳng AJ , CK , BI đồng quy tại một điểm O
   c)   Mặt phẳng ( IJK ) song song với đáy lăng trụ
   d)   Gọi G , G ' là trọng tâm của hai mặt đáy. Chứng minh G , O , G ' thẳng hàng.
Câu 31) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SC; ( P ) là
mặt phẳng qua AM và song song với BD .

a) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( P ) .

b) Gọi E và F lần lượt là giao điểm của ( P ) với các cạnh SB và SD . Hãy tìm tỉ số diện tích
của tam giác SBC và tỉ số diện tích của tam giác SMF với tam giác SCD .

c) Gọi K là giao điểm của ME với CB, J là giao điểm của MF và CD . Hãy chứng minh ba
                                                                                EF
điểm K , A, J nằm trên một đường thẳng song song với EF và tìm tỉ số               .
                                                                                KJ

Câu 32) Cho hình chóp SABCD có đáy là tứ giác lồi. M là trung điểm của cạnh bên SA, N là
trung điểm của cạnh bên SC .

a) Xác định các thiết diện của hình chóp khi cắt bởi các mặt phẳng lần lượt qua M , N và song
song với mp ( SBD ) .

                                                                                       1
b) Gọi I , J là giao của hai mặt phẳng nói trên với AC . Chứng minh rằng IJ =            AC .
                                                                                       2

Câu 33) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Một mặt phẳng ( P ) cắt các cạnh bên
SA, SB, SC , SD lần lượt tại A ', B ', C ', D ' . Chứng minh rẳng tứ giác A ' B ' C ' D ' là hình bình hành
khi và chỉ khi mặt phẳng ( P ) song song với mặt phẳng ( ABCD ) .

Câu 34) Cho hình chóp SABC . Các điểm I , J , K lần lượt là trọng tâm các tam giác
SAB, SBC , SCA .

a) Chứng minh rằng ( IJK ) / / ( ABC )


                                                                                                        41
b) Tìm tập hợp các điểm M nằm trong hình chóp SABC sao cho KM song song với mp ( ABC )

Câu 35) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thang ( AB / /CD ) . Điểm M thuộc cạnh BC
không trùng với B và C .

a) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( P ) qua M và song song với mp
( SAB ) . Thiết diện là hình gì?
b) Gọi E và F lần lượt là giao điểm của mp ( P ) với SD và SC . Chứng minh rằng giao điểm I
của NE và MF chạy trên một đường thẳng cố định.

Câu 36) Cho tứ diện ABCD . Gọi I và J lần lượt là trung điểm của AB và CD . Một mặt
phẳng qua IJ cắt các cạnh AD và BC lần lượt tại N và M .

a) Cho trước điểm M , nêu cách dựng điểm N .

b) Gọi K là giao điểm của MN và IJ . Chứng minh rằng K là trung điểm của MN .

Câu 37) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' có tất cả các mặt đều là hình vuông cạnh bằng a . Các
                                                                (
điểm M , N lần lượt nằm trên AD ', DB sao cho AM = DN = x 0 < x < a 2        )
a) Chứng minh rằng khi x biến thiên, đường thẳng MN luôn song song với một mặt phẳng cố
định.

                                a 2
b) Chứng minh rằng khi x =          thì MN / / A ' C .
                                 3

Câu 38) Cho hình hộp ABCDA1 B1C1 D1 . Gọi O1 là tâm của hình bình hành A1 B1C1 D1 ; K là trung
điểm của CD; E là trung điểm của BO1 .

a) Chứng minh rằng E nằm trên mp ( ACB1 )

b) Xác định thiết diện của hình hộp khi cắt bởi mp ( P ) qua điểm K và song song với mp ( EAC )
Câu 39) Cho lăng trụ tam giác ABCA ' B ' C ' . Trên đường thẳng BA lấy một điểm M sao cho A
                        1
nằm giữa B và M , MA = AB .
                        2

a) Xác định thiết diện của hình lăng trụ khi cắt bởi mp ( P ) qua M , B ' và trung điểm E của AC .


b) Tính tỉ số
                BD
                CD
                   ( D = BC ∩ ( MB ' E ) ) .
                                                                                               42
Câu 40) Cho lăng trụ tam giác ABCA ' B ' C ' . Gọi I , J , K lần lượt là tâm của các hình bình hành
ACC ' A, BCC ' B ', ABB ' A ' .

a) Chứng minh rằng: IJ / / ( ABB ' A ') , JK / / ( ACC ' A ') , IK / / ( BCC ' B ') .

b) Ba đường thẳng AJ , CK , BI đồng quy tại một điểm O .

c) Mặt phẳng ( IJK ) song song với mặt đáy của hình lăng trụ.

d) Gọi G , G ' lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC và A ' B ' C ' . Chứng minh rằng ba
điểm G , O , G ' thẳng hàng.

Câu 41) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Điểm M thuộc cạnh AD , điểm N thuộc cạnh D ' C '
sao cho AM : MD = D ' N : NC ' .

a) Chứng minh rằng MN song song với ( C ' BD )

b) Xác định thiết diện của hình hình hộp khi cắt bởi mp ( P ) qua MN và song song với mp
( C ' BD ) .
Câu 42) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Gọi P, Q, R, S lần lượt là tâm các mặt bên ABB ' A ',

BCC ' B ', CDD ' C ', DAA ' D ' .

a) Chứng minh rằng RQ song song với mp ( ABCD ) , ( PQRS ) song song với ( ABCD ) .

b) Xác định thiết diện của hình hộp khi cắt bởi mp ( AQR )

                                                                            MC
c) Gọi M là giao điểm của cạnh CC ' với mp ( AQR ) . Tính tỉ số                  .
                                                                            MC '

Câu 43) Cho hình chóp SABCD có đáy là tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo
AC và BD; M là trung điểm của cạnh SA .

a) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp ( P ) qua M , song song với SO và BC .

b) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp ( Q ) qua O , song song với BM và SD .

Câu 44) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thang ( AD / / BC , AD > BC ) . Gọi M , N , E lần
lượt là trung điểm của AB, CD, SA .


                                                                                                43
a) Chứng minh rằng MN / / ( SBC ) ; ( MEN ) / / ( SBC ) .

b) Trong tam giác SAD vẽ EF / / AD ( F ∈ SD ) . Chứng minh rằng F là giao điểm của mặt
phẳng ( MNE ) với SD . Từ đó suy ra thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp ( MNE ) là hình gì?

c) Chứng minh rằng SC / / ( MNE ) . Đường thẳng AF có song song với mp ( SBC ) không?

d) Cho M , N là hai điểm cố định nằm trên các cạnh AB, CD sao cho MN / / AD và E , F là hai
điểm di động lần lượt trên các cạnh SA, SD sao cho EF / / AD . Gọi I là giao điểm của ME và
NF thì I di động trên đường nào?

Câu 45) Cho hình hộp ABCDA1 B1C1 D1

                                                                        1
a) Chứng minh rằng đường chéo B1 D cắt mp ( A1 BC1 ) tại G sao cho B1G = GD và G là trọng
                                                                        2
tâm tam giác A1 BC1 .

b) Chứng minh rằng ( D1 AC ) / / ( BA1C1 ) và G ' là trọng tâm tam giác D1 AC cũng nằm trên B1 D
             2
và B1G ' =     B1 D .
             3

c) Gọi P, Q, R lần lượt là các điểm đối xứng của điểm B1 qua A, D1 và C . Chứng minh rằng
( PQR ) / / ( BA1C1 )
d) Chứng minh rằng D là trọng tâm tứ diện B1 PQR

Trong quá trình biên soạn mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi các sai sót.
Rất mong sự góp ý của bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện.

Mọi đóng góp xin gửi về: kien.noiaybinhyen@gmail.com




                                                                                              44

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Bai tap-hinh-lop-7-hay-co-loi-giai
Bai tap-hinh-lop-7-hay-co-loi-giaiBai tap-hinh-lop-7-hay-co-loi-giai
Bai tap-hinh-lop-7-hay-co-loi-giaiSa Hong
 
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụngChuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụngphamchidac
 
LÝ THUYẾT VÀ 15 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 1 HÌNH HỌC 8 CỰC HAY
LÝ THUYẾT VÀ 15 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 1 HÌNH HỌC 8 CỰC HAYLÝ THUYẾT VÀ 15 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 1 HÌNH HỌC 8 CỰC HAY
LÝ THUYẾT VÀ 15 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 1 HÌNH HỌC 8 CỰC HAYHoàng Thái Việt
 
Chuyên đề 4 bất đẳng thức và bất phương trình
Chuyên đề 4 bất đẳng thức và bất phương trìnhChuyên đề 4 bất đẳng thức và bất phương trình
Chuyên đề 4 bất đẳng thức và bất phương trìnhphamchidac
 
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10BOIDUONGTOAN.COM
 
Hệ phương trình mũ và logarit
Hệ phương trình mũ và logaritHệ phương trình mũ và logarit
Hệ phương trình mũ và logaritThế Giới Tinh Hoa
 
bộ đề+ đáp án đề thi học sinh giỏi hình học 8
bộ đề+ đáp án đề thi học sinh giỏi hình học 8bộ đề+ đáp án đề thi học sinh giỏi hình học 8
bộ đề+ đáp án đề thi học sinh giỏi hình học 8Jackson Linh
 
đồ Thị hàm số chứa giá trị tuyệt đối
đồ Thị hàm số chứa giá trị tuyệt đốiđồ Thị hàm số chứa giá trị tuyệt đối
đồ Thị hàm số chứa giá trị tuyệt đốiHướng Trần Minh
 
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊNCHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊNBOIDUONGTOAN.COM
 
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê vaCđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê vaCảnh
 
Một số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớMột số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớDoan Hau
 
CÁC DẠNG TOÁN TRONG VECTƠ
CÁC DẠNG TOÁN TRONG VECTƠCÁC DẠNG TOÁN TRONG VECTƠ
CÁC DẠNG TOÁN TRONG VECTƠDANAMATH
 
Tuyển tập bài tập hay và khó hình không gian và đề thi thử
Tuyển tập bài tập hay và khó hình không gian và đề thi thửTuyển tập bài tập hay và khó hình không gian và đề thi thử
Tuyển tập bài tập hay và khó hình không gian và đề thi thửHuyenAoa
 
Chuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụngChuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụnglovemathforever
 
01 hoa huu co
01 hoa huu co01 hoa huu co
01 hoa huu cocuong1992
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải một bài toán quỹ tích như thế nào - Trường THCS V...
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải một bài toán quỹ tích như thế nào - Trường THCS V...Sáng kiến kinh nghiệm: Giải một bài toán quỹ tích như thế nào - Trường THCS V...
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải một bài toán quỹ tích như thế nào - Trường THCS V...Học Tập Long An
 
Phương pháp giải phương trình lượng giác
Phương pháp giải phương trình lượng giácPhương pháp giải phương trình lượng giác
Phương pháp giải phương trình lượng giácDuy Anh Nguyễn
 

La actualidad más candente (20)

Bai tap-hinh-lop-7-hay-co-loi-giai
Bai tap-hinh-lop-7-hay-co-loi-giaiBai tap-hinh-lop-7-hay-co-loi-giai
Bai tap-hinh-lop-7-hay-co-loi-giai
 
Etilen
EtilenEtilen
Etilen
 
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụngChuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
Chuyên đề 2 tích vô hướng của hai vecto và ứng dụng
 
LÝ THUYẾT VÀ 15 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 1 HÌNH HỌC 8 CỰC HAY
LÝ THUYẾT VÀ 15 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 1 HÌNH HỌC 8 CỰC HAYLÝ THUYẾT VÀ 15 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 1 HÌNH HỌC 8 CỰC HAY
LÝ THUYẾT VÀ 15 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CHƯƠNG 1 HÌNH HỌC 8 CỰC HAY
 
Chuyên đề 4 bất đẳng thức và bất phương trình
Chuyên đề 4 bất đẳng thức và bất phương trìnhChuyên đề 4 bất đẳng thức và bất phương trình
Chuyên đề 4 bất đẳng thức và bất phương trình
 
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
Tuyển tập các bài Toán Hình học lớp 9 ôn thi vào 10
 
Sử Dụng Hàng Điểm Điều Hòa Trong Giải Toán Hình Học Phẳng.doc
Sử Dụng Hàng Điểm Điều Hòa Trong Giải Toán Hình Học Phẳng.docSử Dụng Hàng Điểm Điều Hòa Trong Giải Toán Hình Học Phẳng.doc
Sử Dụng Hàng Điểm Điều Hòa Trong Giải Toán Hình Học Phẳng.doc
 
Hệ phương trình mũ và logarit
Hệ phương trình mũ và logaritHệ phương trình mũ và logarit
Hệ phương trình mũ và logarit
 
bộ đề+ đáp án đề thi học sinh giỏi hình học 8
bộ đề+ đáp án đề thi học sinh giỏi hình học 8bộ đề+ đáp án đề thi học sinh giỏi hình học 8
bộ đề+ đáp án đề thi học sinh giỏi hình học 8
 
đồ Thị hàm số chứa giá trị tuyệt đối
đồ Thị hàm số chứa giá trị tuyệt đốiđồ Thị hàm số chứa giá trị tuyệt đối
đồ Thị hàm số chứa giá trị tuyệt đối
 
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊNCHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10 CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
 
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê vaCđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
Cđ một số ứng dụng định lí mê nê la uýt và xê va
 
Một số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớMột số công thức hóa học nên nhớ
Một số công thức hóa học nên nhớ
 
CÁC DẠNG TOÁN TRONG VECTƠ
CÁC DẠNG TOÁN TRONG VECTƠCÁC DẠNG TOÁN TRONG VECTƠ
CÁC DẠNG TOÁN TRONG VECTƠ
 
maclenin
macleninmaclenin
maclenin
 
Tuyển tập bài tập hay và khó hình không gian và đề thi thử
Tuyển tập bài tập hay và khó hình không gian và đề thi thửTuyển tập bài tập hay và khó hình không gian và đề thi thử
Tuyển tập bài tập hay và khó hình không gian và đề thi thử
 
Chuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụngChuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụng
 
01 hoa huu co
01 hoa huu co01 hoa huu co
01 hoa huu co
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải một bài toán quỹ tích như thế nào - Trường THCS V...
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải một bài toán quỹ tích như thế nào - Trường THCS V...Sáng kiến kinh nghiệm: Giải một bài toán quỹ tích như thế nào - Trường THCS V...
Sáng kiến kinh nghiệm: Giải một bài toán quỹ tích như thế nào - Trường THCS V...
 
Phương pháp giải phương trình lượng giác
Phương pháp giải phương trình lượng giácPhương pháp giải phương trình lượng giác
Phương pháp giải phương trình lượng giác
 

Similar a hinh khong gian

Giao tuyen giao diem
Giao tuyen giao diemGiao tuyen giao diem
Giao tuyen giao diemMrNgo Ngo
 
11 hinh on tap htq
11 hinh on tap htq11 hinh on tap htq
11 hinh on tap htqHồng Quang
 
các bài toán hình học lớp 9 có lời giải
các bài toán hình học lớp 9 có lời giảicác bài toán hình học lớp 9 có lời giải
các bài toán hình học lớp 9 có lời giảiKhoảnh Khắc Bình Yên
 
Bai dabttl quan_he_vuong_goc_no_restriction
Bai dabttl quan_he_vuong_goc_no_restrictionBai dabttl quan_he_vuong_goc_no_restriction
Bai dabttl quan_he_vuong_goc_no_restrictionNgoc Diep Ngocdiep
 
9 tu giac noi tiep
9 tu giac noi tiep9 tu giac noi tiep
9 tu giac noi tiepHồng Quang
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHUYÊN ĐỀ 4 - Đ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHUYÊN ĐỀ 4 - Đ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHUYÊN ĐỀ 4 - Đ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHUYÊN ĐỀ 4 - Đ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Www.mathvn.com bai tap quan he song song on thi dai hoc
Www.mathvn.com   bai tap quan he song song on thi dai hocWww.mathvn.com   bai tap quan he song song on thi dai hoc
Www.mathvn.com bai tap quan he song song on thi dai hochoabanglanglk
 
Tập 5 chuyên đề Toán học: Hình không gian - Megabook.vn
Tập 5 chuyên đề Toán học: Hình không gian - Megabook.vnTập 5 chuyên đề Toán học: Hình không gian - Megabook.vn
Tập 5 chuyên đề Toán học: Hình không gian - Megabook.vnMegabook
 
[Duong] chung minh dang thuc tich
[Duong] chung minh dang thuc tich[Duong] chung minh dang thuc tich
[Duong] chung minh dang thuc tichZooey Inn
 
Thay khanh iwaz
Thay khanh iwazThay khanh iwaz
Thay khanh iwazChnhTrung3
 
Lý thuyết và các dạng toán liên quan tới Vectơ.pdf
Lý thuyết và các dạng toán liên quan tới Vectơ.pdfLý thuyết và các dạng toán liên quan tới Vectơ.pdf
Lý thuyết và các dạng toán liên quan tới Vectơ.pdfcuongTa20
 
CHUYÊN ĐỀ :TỌA ĐỘ PHẲNG - PHƯƠNG PHÁP VECTƠ
CHUYÊN ĐỀ :TỌA ĐỘ PHẲNG - PHƯƠNG PHÁP VECTƠCHUYÊN ĐỀ :TỌA ĐỘ PHẲNG - PHƯƠNG PHÁP VECTƠ
CHUYÊN ĐỀ :TỌA ĐỘ PHẲNG - PHƯƠNG PHÁP VECTƠDANAMATH
 
[Phần 1] Tuyển tập các bài hình giải tích phẳng Oxy trong đề thi thử ĐH (2013...
[Phần 1] Tuyển tập các bài hình giải tích phẳng Oxy trong đề thi thử ĐH (2013...[Phần 1] Tuyển tập các bài hình giải tích phẳng Oxy trong đề thi thử ĐH (2013...
[Phần 1] Tuyển tập các bài hình giải tích phẳng Oxy trong đề thi thử ĐH (2013...Megabook
 
Một số bài hình 9 chọn lọc
Một số bài hình 9 chọn lọcMột số bài hình 9 chọn lọc
Một số bài hình 9 chọn lọcNgo Quang Viet
 
Duong thang ss voi mp
Duong thang ss voi mpDuong thang ss voi mp
Duong thang ss voi mpHoa Phượng
 
PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC VÀ ĐỐI XỨNG TÂM
PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC VÀ ĐỐI XỨNG TÂMPHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC VÀ ĐỐI XỨNG TÂM
PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC VÀ ĐỐI XỨNG TÂMDANAMATH
 

Similar a hinh khong gian (20)

Giao tuyen giao diem
Giao tuyen giao diemGiao tuyen giao diem
Giao tuyen giao diem
 
11 hinh on tap htq
11 hinh on tap htq11 hinh on tap htq
11 hinh on tap htq
 
các bài toán hình học lớp 9 có lời giải
các bài toán hình học lớp 9 có lời giảicác bài toán hình học lớp 9 có lời giải
các bài toán hình học lớp 9 có lời giải
 
Bai dabttl quan_he_vuong_goc_no_restriction
Bai dabttl quan_he_vuong_goc_no_restrictionBai dabttl quan_he_vuong_goc_no_restriction
Bai dabttl quan_he_vuong_goc_no_restriction
 
Hinh hoc
Hinh hocHinh hoc
Hinh hoc
 
Kho bài tập hình không gian
Kho bài tập hình không gianKho bài tập hình không gian
Kho bài tập hình không gian
 
9 tu giac noi tiep
9 tu giac noi tiep9 tu giac noi tiep
9 tu giac noi tiep
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHUYÊN ĐỀ 4 - Đ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHUYÊN ĐỀ 4 - Đ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHUYÊN ĐỀ 4 - Đ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM - CHUYÊN ĐỀ 4 - Đ...
 
Www.mathvn.com bai tap quan he song song on thi dai hoc
Www.mathvn.com   bai tap quan he song song on thi dai hocWww.mathvn.com   bai tap quan he song song on thi dai hoc
Www.mathvn.com bai tap quan he song song on thi dai hoc
 
Hinh 11
Hinh 11Hinh 11
Hinh 11
 
Tập 5 chuyên đề Toán học: Hình không gian - Megabook.vn
Tập 5 chuyên đề Toán học: Hình không gian - Megabook.vnTập 5 chuyên đề Toán học: Hình không gian - Megabook.vn
Tập 5 chuyên đề Toán học: Hình không gian - Megabook.vn
 
[Duong] chung minh dang thuc tich
[Duong] chung minh dang thuc tich[Duong] chung minh dang thuc tich
[Duong] chung minh dang thuc tich
 
Thay khanh iwaz
Thay khanh iwazThay khanh iwaz
Thay khanh iwaz
 
Lý thuyết và các dạng toán liên quan tới Vectơ.pdf
Lý thuyết và các dạng toán liên quan tới Vectơ.pdfLý thuyết và các dạng toán liên quan tới Vectơ.pdf
Lý thuyết và các dạng toán liên quan tới Vectơ.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ :TỌA ĐỘ PHẲNG - PHƯƠNG PHÁP VECTƠ
CHUYÊN ĐỀ :TỌA ĐỘ PHẲNG - PHƯƠNG PHÁP VECTƠCHUYÊN ĐỀ :TỌA ĐỘ PHẲNG - PHƯƠNG PHÁP VECTƠ
CHUYÊN ĐỀ :TỌA ĐỘ PHẲNG - PHƯƠNG PHÁP VECTƠ
 
[Phần 1] Tuyển tập các bài hình giải tích phẳng Oxy trong đề thi thử ĐH (2013...
[Phần 1] Tuyển tập các bài hình giải tích phẳng Oxy trong đề thi thử ĐH (2013...[Phần 1] Tuyển tập các bài hình giải tích phẳng Oxy trong đề thi thử ĐH (2013...
[Phần 1] Tuyển tập các bài hình giải tích phẳng Oxy trong đề thi thử ĐH (2013...
 
Một số bài hình 9 chọn lọc
Một số bài hình 9 chọn lọcMột số bài hình 9 chọn lọc
Một số bài hình 9 chọn lọc
 
Cac bai toan ve mat cau
Cac bai toan ve mat cauCac bai toan ve mat cau
Cac bai toan ve mat cau
 
Duong thang ss voi mp
Duong thang ss voi mpDuong thang ss voi mp
Duong thang ss voi mp
 
PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC VÀ ĐỐI XỨNG TÂM
PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC VÀ ĐỐI XỨNG TÂMPHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC VÀ ĐỐI XỨNG TÂM
PHÉP ĐỐI XỨNG TRỤC VÀ ĐỐI XỨNG TÂM
 

Último

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 

Último (20)

NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 

hinh khong gian

  • 1. CHUYÊN ĐỀ HÌNH KHÔNG GIAN LỚP 11 BIÊN SOẠN: GV NGUYỄN TRUNG KIÊN PHẦN I: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÌNH KHÔNG GIAN VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH GIAO TUYẾN CỦA 2 MẶT PHẲNG Phương pháp: Xác định hai điểm chung phân biệt của hai mặt phẳng, giao tuyến là đường thẳng đi qua hai giao điểm đó Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy là tứ giác ABCD các cạnh đối AB , CD không song song với nhau. a) Tìm giao tuyến của ( SAC ) và ( SBD ) b) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAB ) và ( SCD ) Giải: Hình vẽ: S A M D O B C a) Ta có ( SAC ) ∩ ( SBD ) = S Vì AC ∈ ( SAC ), BD ∈ ( SBD ) mà AC ∩ BD = O ⇒ ( SAC ) ∩ ( SBD ) = SO Vậy SO là giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAC ) và ( SBD ) b) Ta có ( SAB ) ∩ ( SBD ) = S Vì CD ∈ ( SCD ), AB ∈ ( SAB ) mà AB , CD không song song với nhau nên AB ∩ CD = M 1
  • 2. ⇒ ( SAB ) ∩ ( SBD ) = SM Vậy SM là giao tuyến của 2 mặt phẳng ( SAB ), ( SCD ) • Chú ý: Trong bài toán này ta đã dùng kết quả: Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng thuộc một mặt phẳng mà chúng không song song với nhau thì phải cắt nhau tại một điểm Ví dụ 2) Cho tứ diện ABCD . Trên cạnh AB , CD lần lượt lấy các điểm M , N sao cho MN không song song với BC . Gọi I là một điểm bên trong tam giác BCD . Tìm giao tuyến của mặt phẳng ( MNI ) với các mặt phẳng ( BCD ), ( ABD ), ( ACD ) Giải: Hình vẽ A B K D N I E F C J • Tìm giao tuyến của ( MNI ) và ( BCD ) Ta thấy ( MNI ) ∩ ( BCD ) = I Vì MN không song song với BC nên MN ∩ BC = J Vậy giao tuyến của ( MNI ) và ( BCD ) là IJ • Tìm giao tuyến của ( MNI ) và ( ABD ) 2
  • 3. Ta thấy ( MNI ) ∩ ( ABD ) = M IJ ∈ ( MNI ), IJ ∩ BD = K ⇒ ( MNI ) ∩ ( ABD ) = MK Vậy giao tuyến của hai mặt phẳng ( MNI ) và ( ABD ) là MK • Tìm giao tuyến của ( MNI ) và ( ACD ) Ta thấy ( MNI ) ∩ ( ACD ) = N Mà IJ ∈ ( MNI ), IJ ∩ CD = F ⇒ ( MNI ) ∩ ( ACD ) = NF Vậy giao tuyến của ( MNI ) và ( ACD ) là NF Trong bài toán này các em hs cần chú ý: - Để việc hình dung điểm I được rõ ràng trong mặt phẳng ( BCD ) ta đã dựng một đường thẳng DE nằm trong ( BCD ) sau đó xác định một điểm I thuộc DE - Khi ta đã tìm được một điểm J thuộc mặt phẳng ( MNI ) thì ta có ( MNI ) ≡ ( MIJ ) điều đã này giúp ta giải quyết câu hỏi sau được dễ dàng hơn. Ví dụ 3) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành . Trên cạnh SD ta lấy điểm 1 M sao cho SM = SD . N là điểm thay đổi trên cạnh BC . Tìm giao tuyến của các mặt phẳng 3 a) ( SBC ) và ( SAD ) b) ( AMN ) và ( SCD ) c) ( AMN ) và ( SBC ) Giải: a) Ta thấy ( SBC ) ∩ ( SAD ) = S Qua điểm S ta kẻ đường thẳng Sx song song với BC thì Mặt phẳng ( SBC ) cũng là mặt phẳng chứa Sx và BC Mặt phẳng ( SAD ) cũng chính là mặt phẳng chứa Sx và AD Từ đó suy ra ( SBC ) ∩ ( SAD ) = Sx b) Giao tuyến của ( AMN ) và ( SCD ) Ta thấy ( AMN ) ∩ ( SCD ) = M . 3
  • 4. Mặt khác AN không song song với CD nên AN ∩ CD = E Vậy iao tuyến của ( AMN ) và ( SCD ) là ME c) Giao tuyến của ( AMN ) và ( SBC ) Ta thấy ( AMN ) ≡ ( AME ) Vì ( AMN ) ∩ ( SBC ) = N ; ME ∩ SC = F ⇒ ( AMN ) ∩ ( SBC ) = NF Vậy giao tuyến của ( AMN ) và ( SBC ) là NF Hình vẽ: S x M A D F B C N E Trong bài toán này học sinh cần chú ý: Hai đường thẳng song song luôn xác định một mặt phẳng VẤN ĐỀ 2: TÌM GIAO ĐIỂM CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG, XÁC ĐỊNH THIẾT DIỆN KHI CẮT BỞI MỘT MẶT PHẲNG CHO TRƯỚC • Để tìm giao tuyến của đường thẳng ( ∆ ) và mặt phẳng ( P ) ta làm như sau: + Tìm mặt phẳng (Q ) chứa đường thẳng ∆ + Tìm giao tuyến ( d ) của mặt phẳng ( P ) và mặt phẳng (Q ) 4
  • 5. + Giao điểm của đường thẳng ( d ) và đường thẳng ∆ chính là giao điểm của đường thẳng ( ∆ ) và mặt phẳng ( P ) . • Để xác định thiết diện của một khối chóp, lăng trụ khi cắt bởi mặt phẳng ( P ) ta tìm giao tuyến của mặt phẳng ( P ) với các mặt của hình chóp ( nếu có). Khi đó các đoạn thẳng có được từ giao của ( P ) với các mặt của hình chóp sẽ tạo thành một đa giác được gọi là thiết diện của hình chóp, lăng trụ khi cắt bởi mặt phẳng ( P ). Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang với đáy lớn AD . Gọi M là trung điểm của SA , N là một điểm thuộc cạnh bên SC ( N không phải là trung điểm của SC ) a) Tìm giao tuyến của ( ABN ) và (CDM ) b) Xác định giao điểm của MN với ( SBD ) c) P là một điểm thuộc cạnh AB . Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP )  AB ∩ CD = O Giải: Ta có  ⇒ ( ABN ) ∩ (CDM ) = OQ  AN ∩ CM = Q S M A D Q N B C O a) Tìm giao điểm của MN và ( SBD ) 5
  • 6. Ta có + MN ∈ ( SAC ) , + ( SAC ) ∩ ( SBD ) = SO + MN ∩ SO = K ⇒ MN ∩ ( SBD ) = K S M K A D N O B C b) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( PMN ) + Ta có MN ∩ AC = R ⇒ ( MNP ) ≡ ( MPR ) + Nối P , R cắt BC , AD lần lượt ở U , T + Nối T , M cắt SD ở V Thiết diện là ngũ giác PMVNU 6
  • 7. S V M D T A N P B U C R Ví dụ 2) Cho tứ diện ABCD . Gọi I , J lần lượt là trung điểm của AC , BC . Ttên cạnh BD ta lấy điểm K sao cho BK = 2 KD a) Tìm giao điểm E của CD và ( IJK ) . Chứng minh DE = DC b) Tìm giao điểm F của AD và ( IJK ) . Chứng minh FA = 2 FD c) Gọi M , N là hai điểm bất kỳ thuộc AB , CD . Tìm giao điểm của MN và ( IJK ) Giải: a) Tìm giao điểm E của CD và ( IJK ) . Chứng minh DE = DC Ta thấy CD ∈ ( BCD ) mà ( BCD ) ∩ ( IJK ) = JK Kéo dài JK cắt CD tại E thì CD ∩ ( IJK ) = E Ta có K là trọng tâm của tam giác BCE nên BD chính là đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh B , do đó D là trung điểm của EC hay DE = DC b) Ta thấy rằng ( IJK ) ≡ ( IJE ) Vì AD ∈ ( ACD ) mà ( ACD ) ∩ ( IJK ) = IE Ta có IE ∩ AD = F ⇒ AD ∩ ( IJK ) = F . 7
  • 8. Dễ thấy F là trọng tâm tam giác ACE nên FA = 2 FD c) Ta có MN ∈ ( MCD ) Vì MC ∩ IJ = U , MD ∩FK = T ⇒ ( MCD ) ∩ ( IJK ) = UT UT ∩ MN = P ⇒ MN ∩ ( IJK ) = P A E F M I T B P K D U J N C Ví dụ 3) Cho hình chóp SABCD , M là trung điểm của SB , N là điểm thuộc SC sao cho 2 SN = SC 3 a) Xác định giao điểm của CD với mặt phẳng ( AMN ) b) P là một điểm thuộc mặt phẳng ( SAD ) . Xác định giao tuyến của ( AMN ) và ( PBD ) c) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP ) Giải: a) Xác định giao điểm của CD với mặt phẳng ( AMN ) Xét CD ∈ ( ABCD ) . Ta có MN ∩ BC = H ⇒ ( AMN ) ∩ ( ABCD ) = AH ; AH ∩ CD = K Suy ra giao điểm của CD với mặt phẳng ( AMN ) là điểm K b) P là một điểm thuộc mặt phẳng ( SAD ) . Xác định giao tuyến của ( AMN ) và ( PBD ) 8
  • 9. S L I M P N A D J B C H Kẻ một đường thẳng DL thuộc mặt phẳng ( SAD ) . Trên DL ta lấy một điểm P Như vậy ( BPD ) ≡ ( BDL ) , theo câu a ta có ( AMN ) ≡ ( AMH ) Giả sử AM ∩ BL = I , AH ∩ BD = J ⇒ ( BDL ) ∩ ( AMH ) = IJ c) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP ) Trong mặt phẳng ( SAD ) , SP ∩ AD = E , Trong mặt phẳng ( ABCD ) , HE ∩ CD = F Trong mặt phẳng ( SEH ) , SF ∩ HP = G Ta có hai trường hơp sau: Trường hợp 1: Trong mặt phẳng ( SCD ) , NG ∩ SD = Q ( điểm Q có thể trùng vào D ) Khi đó trong mặt phẳng ( SAD ) có QP ∩ SA = R ( QP không thể cắt AD ở giao điểm bên trong đoạn AD vì nếu QP cắt AD ở giao điểm O bên trong thì HO ∩ CD ⇒ ( MNP ) ∩ CD tại một điểm bên trong. Điều này vô lý vì ( MNP ) đã cắt SB, SC tại N , Q ) Ta thấy Q ∈ HP ⊂ ( MNP ) ⇒ Q = SD ∩ ( MNP ) ; R ∈ QP ⊂ ( MNP ) ⇒ R = SA ∩ ( MNP ) 9
  • 10. Thiết diện là tứ giác MNQR S L R P Q M G N E D A F B K C H Trường hợp 2: Trong mặt phẳng ( SCD ) , NG ∩ CD = T ⇒ HT ∩ AD = U S V P M U A E D G T N F B C H Trong mặt phẳng ( SAD ) , UP ∩ SA = V ( UP không thể cắt SD vì ( MNP ) đã cắt SC , CD tại N ,T ) 10
  • 11. Ta có T ∈ NG ⊂ ( MNP ) ⇒ T = CD ∩ ( MNP ), U ∈ HT ⊂ ( MNP ) ⇒ U = AD ∩ ( MNP ) V ∈ HT ⊂ ( MNP ) ⇒ V = SA ∩ ( MNP ) Vậy thiết diện chính là ngũ giác MNTUV Chú ý: Đây là bài toán khó . 1) Điểm mấu chốt trong bài toán là sự cố định của các điểm M , N , H và như vậy hình dạng thiết diện phụ thuộc vào giao điểm G của HP và mặt bên ( SCD ) . Rõ ràng việc biện luận theo NG là tự nhiên nhất vì điểm G là giao điểm dễ phát hiện nhất. 2) Khi xác định một điểm P ∈ ( SAD ) ta phải dựng một đường thẳng SE ∈ ( SAD ) sau đó chọn điểm P ∈ SE điều này giúp ta dễ hình dung điểm P và phát hiện ra các giao điểm khác VẤN ĐỀ 3. CHỨNG MINH BA ĐIỂM THẲNG HÀNG, 3 ĐƯỜNG THẲNG ĐỒNG QUY, HOẶC 3 ĐƯỜNG THẲNG ĐÔI MỘT SONG SONG Kiến thức cần nhớ: 1) Điều kiện để 3 điểm A, B , C thẳng hàng là tồn tại số k ≠ 0 sao cho AB = k AC Hoặc tồn tại hai số m, n thỏa mãn OA = mOB + nOC sao cho m + n = 1, O là điểm bất kỳ 2) Điểm M được gọi là chia đoạn AB theo tỷ số k ( k ≠ 1) nếu MA = k MB OA − kOB • Khi đó với mọi điểm O bất kỳ ta có: OM = 1− k • Cho tam giác ABC . Các điểm M , N , P lần lượt chia các đoạn AB, BC , CA theo tỷ số m , n, p đều khác 1 a) M , N , P thẳng hàng khi và chỉ khi m.n. p = 1 ( Định lý Menelauyt) b) AN , CM , BP đồng quy hoặc song song khi và chỉ khi m.n. p = −1 (Định lý Ceva) 3) Nếu ba mặt phẳng ( P ), (Q ), ( R ) đôi một cắt nhau theo giao tuyến là 3 đường thẳng a, b, c thì a, b, c hoặc đôi một song song hoặc cắt nhau tại một điểm ( đồng quy). 11
  • 12. 4) Nếu các điểm A1 ; A2 ;...., An thuộc đồng thời hai mặt phẳng ( P ), (Q ) thì A1 ; A2 ;...., An thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng. Tức là A1 ; A2 ;...., An thẳng hàng. Ví dụ 1) Cho hình chóp SABC . Một mặt phẳng (α ) cắt SA, SB , SC lần lượt tại A ', B ', C ' . Giả sử B ' C '∩ BC = M , C ' A '∩ AC = N , A ' B '∩ AB = P . a) Chứng minh M , N , P thẳng hàng. b) Giả sử A ', B ', C ' lần lượt là trung điểm của SA, SB , SC . Gọi G , G ' lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC , A ' B ' C ' . Chứng minh S , G , G ' thẳng hàng Giải: S S C' A' C' A' E' G' F' C B' A C M B' A G E F B P B N a) Vì M , N , P cùng thuộc 2 mặt phẳng phân biệt là (α ) và ( ABC ) nên M , N , P thuộc giao tuyến của hai mặt phẳng (α ) và ( ABC ) . Do đó M , N , P thẳng hàng. b) Gọi E , F , E ', F ' lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC , A ' B ', B ' C ' . Dễ thấy các điểm S , E , E ' và S , F , F ' thẳng hàng và ( SAF ) ∩ ( SEC ) = SG Mặt khác G ' ∈ A ' F ', G ' ∈ C ' E ' ⇒ G ' ∈ ( SAF ), G ' ∈ ( SEN ) . Suy ra G ' ∈ SG . Hay S , G , G ' thẳng hàng. Ví dụ 2) Cho tứ diện ABCD . Hai điểm M , N lần lượt thuộc BC , CD sao cho MN không song song với BD . Mặt phẳng (α ) thay đổi qua M , N cắt AB , CD lần lượt tại P, Q . Giả sử MQ ∩ NP = I , MP ∩ NQ = J a) Chứng minh J thuộc đường thẳng cố định b) Chứng minh I thuộc đường thẳng cố định 12
  • 13. c) Chứng minh PQ luôn đi qua một điểm cố định. Giải: K B P M I C A J N Q D a) Ta có ba mặt phẳng ( ABC ), ( BCD ), (α ) đôi một cắt nhau theo các giao tuyến AC , MP , NQ nên theo tính chất về giao tuyến ta suy ra AC , MP , NQ cắt nhau tại một điểm. Suy ra J ∈ AC b) Vì I = MQ ∩ NP mà MQ ∈ ( MAD ), NP ∈ ( NAB ) ⇒ I ∈ d = ( MAD ) ∩ ( NAB ) c) Giả sử MN ∩ BD = K . Khi đó K , P , Q cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt (α ), ( ABD ) Nên K , P , Q thẳng hàng. Hay PQ đi qua điểm K cố định Ví dụ 3) Cho tứ diện ABCD có M là trung điểm của AB , N ∈ AC sao cho NA = 2 NC . Mặt phẳng (α ) thay đổi đi qua M , N cắt các cạnh BD , CD ở P,Q a) Chứng minh MN , PQ , BC đồng quy b) Gọi K là giao điểm của MQ, NP . Chứng minh K thuộc một đường thẳng cố định 13
  • 14. PB QC c) Gọi I là giao điểm của MP, NQ . Biết ID = AD . Tính các tỷ số ; PD QD Giải: A M P D B K N Q C I H a) Kéo dài MN ∩ BC = H . Nối HQ ∩ BD = P . Ta thấy ba mặt phẳng ( ABC ), ( BCD ), ( MNQP ) đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến là MN , PQ , BC . Suy ra MN , PQ , BC đồng quy tại H b) Ta có điểm K ∈ MQ ∈ ( MCD ) ; K ∈ NP ∈ ( NBD ) suy ra điểm K thuộc giao tuyến của 2 mặt phẳng cố định ( MCD ), ( NBD ) c) Ta thấy ba mặt phẳng ( ABC ), ( ACD ), ( MNQP ) đôi một cắt nhau theo 3 giao tuyến là MP , NQ, AD nên ba giao tuyến này đồng quy tại I . 1 Ta có MA = − MB; HB = k HC ; NC = − NA 2 14
  • 15.  1 Vì M , N , H thẳng hàng nên theo định lý Menelauyt ta có: ( −1) .k .  −  = 1 ⇒ k = 2  2 Vậy HB = 2 HC 1 Trong tam giác ACD ta có: NA = −2 NC , QC = kQD , ID = IA . Mà N , Q, I thẳng hàng nên 2 1 QC theo định lý Menelauyt ta có: ( −2 ) .k . = 1 ⇒ k = −1 ⇔ =1 2 QD 1 Xét tam giác BCD ta có HB = 2 HC , QC = −QD , PD = k PB ⇒ 2.( −1).k = 1 ⇒ k = − 2 Suy ra PB = 2 PD. PHẦN II: QUAN HỆ SONG SONG VẤN ĐỀ 1: CHỨNG MINH HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG, MỘT ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MỘT MẶT PHẲNG, HAI MẶT PHẲNG SONG SONG Phương pháp: • Để chứng minh hai đường thẳng song song với nhau ta có thể dùng các cách: * Chứng minh hai đường thẳng đó cùng song song với đường thẳng thứ 3 * Hai đường thẳng đó là giao tuyến của hai mặt phẳng song song với mặt phẳng thứ 3 * Dùng định lý Talet * Dựa vào tính chất: Hai mặt phẳng phân biệt chứa hai đường thẳng song song với nhau thì giao tuyến nếu có sẽ song song hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó. • Để chứng minh đường thẳng ( d ) song song với mặt phẳng (Q ) ta có thể làm theo các cách sau: * Chứng minh d / / d '; d ' ∈ ( P) * Tìm mặt phẳng (Q) chứa d sao cho (Q) / /( P) dựa vào tính chất nếu hai mặt phẳng song song song thì mọi đường thẳng thuộc mặt phẳng này đều song song với mặt phẳng kia. Suy ra d / /( P) * Tìm mặt phẳng (Q) chứa (d). Tìm giao tuyến ∆ của ( P),(Q) . Chứng minh đường thẳng ( d ) song song với giao tuyến ∆ của ( P),(Q) 15
  • 16. • Chứng minh hai mặt phẳng song song. * Tìm trong mặt phẳng ( P) hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với (Q) * Tìm trong mặt phẳng ( P) hai đường thẳng cắt nhau a, b tìm trong (Q) hai đường thẳng cắt nhau c, d sao cho a / / c; b / / d * Dựa vào tính chất bắc cầu: ( P) / /( R);(Q) / /( R) ⇒ ( P) / /(Q) Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang ( AD / / BC ) . Gọi M là trọng tâm 1 tam giác SAD . N là điểm thuộc AC sao cho NA = NC , P là điểm thuộc CD sao cho 2 1 PD = PC 2 a) Chứng minh MN / /( SBC ) b) Chứng minh ( MNP ) / /( SBC ) Giải: S M A D I N P K B C a) Gọi I là trung điểm của AD thì MN ∈ ( SIN ) Kéo dài IN cắt BC tại K thì ( SIN ) ∩ ( SBC ) = SK IN AN IM 1 Ta có = = = ⇒ MN / / SK ⇒ MN / /( SBC ) IK AC IS 3 16
  • 17. NC PC b) Ta có = = 2 ⇒ NP / / AD / / BC . Kết hợp với câu a) ta có ( MNP ) / /( SBC ) NA PD Ví dụ 2) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Gọi I là trung điểm của AB ' a) Chứng minh C ' I / /( ACD ') b) M là một điểm thuộc cạnh DD ' . Xác định giao tuyến các mặt phẳng (C ' IM ), ( ACD ') . Tìm vị trí của điểm M để giao tuyến này đi qua trung điểm của AD ' c) N là một điểm thuộc C ' D ' . Xác định giao điểm của AB, AD với mặt phẳng ( IMN ) Giải: P A D Q R E C B I K M J H A' D' N B' C' a) Ta có C ' I ∈ ( ADC ' B ') . Gọi J là giao điểm của DC ', D ' C Ta có ( ADC ' B ') ∩ ( ACD ') = AJ . Vì AJ / / C ' I ⇒ C ' J / /( ACD ') b) Vì hai mặt phẳng (C ' MI ) và ( ACD ') chứa hai đường thẳng C ' I / / AJ nên giao tuyến của nó là đường thẳng song song với AJ . Giả sử C ' M ∩ CD ' = H . Trong mặt phẳng ( ACD ') qua H kẻ đường thẳng HK / / AJ thì HK chính là giao tuyến của hai mặt phẳng (C ' MI ) và ( ACD ') . KD ' HD ' Do = nên K là trung điểm của AD ' khi H là trung điểm của D ' J . KA HJ 17
  • 18. MD ' MD ' HD ' 1 Suy ra = = = DD ' CC ' HC 3 c) Do hai mặt phẳng ( ABB ' A ') và ( DCC ' D ') song song với nhau nên hai mặt phẳng đó sẽ cắt mặt phẳng ( MNI ) theo hai giao tuyến song song với nhau. Qua I kẻ đường thẳng song song với MN cắt AB, AA ' tại P, R thì PR là giao tuyến của ( IMN ) với ( ABB ' A ') , P là giao điểm của AB và ( IMN ) Trong mặt phẳng ( ADD ' A ') đường thẳng RM ∩ AD = Q ⇒ AD ∩ ( IMN ) = Q Ví dụ 3) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Hai điểm M và N lần lượt thay đổi BM NC trên các đoạn thẳng SB, AC sao cho = = x ( 0 < x ≠ 1) . Gọi G là trọng tâm tam giác MS NA SCD . a) Chứng minh rằng MN luôn song song với một mặt phẳng cố định khi x thay đổi. b) Tìm x để ( GMN ) / / ( SAD ) c) Tìm x để NG / / ( SAB ) . Giải: S M B G C Q H N T A D P BM NC BN a) Gọi P là giao điểm của BN với AD . Ta có : = = MS NA NP 18
  • 19. Do đó MN / / SP . Vậy MN song song với mặt phẳng ( SAD ) cố định. b) Do MN / / SP nên hai mặt phẳng ( GMN ) và ( SAD ) song song với nhau khi và chỉ khi NG / / ( SAD ) . Gọi Q là trung điểm của DC . Suy ra ba điểm S , G , Q thẳng hàng. Đường thẳng NQ lần lượt cắt AD và AB tại T và H . NQ GQ 1 Ta có: NG / / ( SAD ) ⇔ NG / / ST ⇔ = = ⇔ N là trọng tâm tam giác TCD . NT GS 2 NC ⇔ x= =2 NA NQ GQ 1 NC 1 1 c) NG / / ( SAB ) ⇔ NG / / SH ⇔ = = ⇔ = ⇔x= . NH GS 2 NA 2 2 Ví dụ 4) Cho lăng trụ ABCA ' B ' C ' . Gọi I , K , G lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC , A ' B ' C ', A ' CC ' . Chứng minh rằng a) ( IKG ) / /( BCC ' B ') b) Gọi H là trung điểm của BB ' . Chứng minh ( AIH ) / /( A ' KG ) Giải: A' C' K N B' G M H C A I L B 19
  • 20. a) Gọi M , N , L lần lượt là trung điểm của CC ', B ' C ', BC Mặt phẳng ( A ' MN ) có KG / / MN mà MN ∈ ( BCC ' B ') ⇒ KG / /( BCC ' B ') Trong mặt phẳng ( AA ' NL) có KI / / NL mà NL ∈ ( BCC ' B ') ⇒ IK / /( BCC ' B ') Mặt phẳng ( IKG ) chứa hai đường thẳng KG , IK cùng song song với ( BCC ' B ') ⇒ ( IKG ) / /( BCC ' B ') b) Ta thấy ( AIH ) ≡ ( AIL ) . Nhưng ta có AL / / A ' K , HL / / NM ⇒ ( AHL ) / /( A ' KM ) ⇔ ( AHI ) / /( A ' KG ) VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH THIẾT DIỆN KHI CẮT HÌNH CHÓP, LĂNG TRỤ BỞI MẶT PHẲNG CHO TRƯỚC Khi xác định thiết diện ta cần nắm chắc các tính chất. - Hai đường thẳng song song thì luôn xác định một mặt phẳng - Nếu mặt phẳng ( P ) song song với đường thẳng ( d ) thì mặt phẳng ( P ) sẽ cắt các mặt phẳng chứa ( d ) (nếu có) theo giao tuyến song song hoặc trùng với ( d ) - Hai mặt phẳng ( P ), (Q ) song song với nhau khi mặt phẳng ( P ) chứa hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với (Q ) Để tính diện tích thiết diện ta cần nhớ: 1 1 abc - S ∆ABC = ah = ab sin C = = pr ( Tương tự ta có công thức theo các cạnh còn lại) 2 2 4R - S hv = a 2 ; S hcn = ab; 1 - Diện tích hình thang S = (a + b) h (trong đó a, b, h lần lượt là độ dài hai cạnh đáy, 2 đường cao). - Nếu ABCD là tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau có độ dài 1 m, n ⇒ S = mn 2 - Nếu đáy là hình đa giác bất kỳ ta cần khéo léo chia nhỏ để tạo các hình đặc biệt rồi cộng hoặc trừ các diện tích. - Khi giải các bài toán liên quan đến GTLN , GTNN ta cần nhớ các bất đẳng thức cơ bản: a + b ≥ 2 ab ; a + b + c ≥ 3 3 abc ; (ax + by + cz )2 ≤ (a 2 + b 2 + c 2 )( x 2 + y 2 + z 2 ) sin x, cos x ∈ [ − 1;1] …. 20
  • 21. - Định lý cosin: a 2 = b 2 + c 2 − 2bc cos A 2(b 2 + c 2 ) − a 2 - Công thức tính đường trung tuyến ma 2 = , …… 4 Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N , I là trung điểm các cạnh AB, CD, SA . a) Chứng minh SC / / ( MNI ) b) P là một điểm thuộc cạnh SB . Xác định giao tuyến của các mặt phẳng ( CIM ) và ( APN ) . c) Q là một điểm thuộc mặt bên ( SAD ) . Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng ( CPQ ) . Giải: a) Gọi J là trung điểm của SD . Ta có IJ / / MN nên I , J , M , N cùng thuộc một mặt phẳng. Mặt khác SC / / JN , suy ra SC / / ( IMN ) hoặc có thể thấy ( SBC ) / / ( IMN ) nên SC / / ( IMN ) S I J A H D M O N B C Ta cũng có thể chứng minh theo cách: SC ∈ ( SAC ) , ( SAC ) ∩ ( MNI ) = IO Mà IO / / SC ⇒ SC / /( MNI ) 21
  • 22. b) Trong mặt phẳng ( SAB ) , IM cắt AP tại K . Vì hai mặt phẳng ( CIM ) và ( APN ) . Chứa hai đường thẳng CM / / AN nên giao tuyến của nó là đường thẳng song song với CM . Trong mặt phẳng ( CIM ) kẻ đường thẳng đi qua K và song song với CM cắt CI tại H thì đường thẳng HK là giao tuyến cần tìm. S I P K H A D M O N B C c) Dựa vào tính chất. + Nếu mặt phẳng ( P ) song song với đường thẳng ( d ) thì ( P ) cắt tất cả các mặt phẳng chứa ( d ) theo giao tuyến song song hoặc trùng với ( d ) + Ba mặt phẳng đôi một cắt nhau thì 3 giao tuyến sẽ song song hoặc đồng quy với nhau. • Ta thấy rằng hai mặt phẳng ( SBC ), ( SAD ) cắt nhau theo giao tuyến là đường thẳng qua S song song với BC • Kéo dài CP cắt giao tuyến nói trên tại điểm T Ta có 2 khả năng sau: + Trong mp ( SAD ) , TQ cắt các cạnh SA, AD tại U , V . Thiết diện là tứ giác CPUV . 22
  • 23. T S U P Q A R D O N B C + Trong mp ( SAD ) , TQ cắt các cạnh SA, SD tại U , V . Thiết diện là tứ giác CPUV . S T U Q R P A D N B C Ví dụ 2) Cho lăng trụ ABCA ' B ' C ' . Gọi I là trung điểm cạnh AB và (α ) là mặt phẳng đi qua I và song song với AB ', BC ' . a) Xác định giao tuyến của các mặt phẳng (α ) . Chứng minh (α ) là trung điểm của AC ' . 23
  • 24. AJ b) J là điểm trên đoạn AC ' sao cho = 4 . Kí hiệu ( β ) là mặt phẳng đi qua J và C'J song song với A ' I , BC ' . Xác định thiết diện của hình lăng trụ cắt bởi mặt phẳng ( β ) . Giải: a) Hình vẽ M A C I B K A' C' N B' Xác định giao tuyến của các mặt phẳng (α ) . Chứng minh (α ) là trung điểm của AC ' . Do AB '/ / (α ) nên trong mp ( ABB ' A ') , đường thẳng qua I và song song với AB ' và AA ', BB ' tại M , K thì M , K là giao điểm của AA ', BB ' với (α ) Do BC '/ / (α ) nên trong mp ( BB ' CC ') , đường thẳng qua K và song song với BC ' cắt CC ' tại N thì đường thẳng qua KN là giao tuyến của (α ) và ( BB ' CC ') 24
  • 25. BB ' Để ý I , K là trung điểm AB, BB ' nên AM = BK = C ' N = , do đó tứ giác AMC ' N là hình 2 bình hành; mà MN lại là giao tuyến của (α ) và ( AA ' C ' C ) suy ra (α ) đi qua trung điểm của AC ' . b) Hình vẽ S A C I P V B J A' C' Q T R B' Trong mp ( ABC ') , qua J kẻ đường thẳng song song với BC ' cắt AB tại P thì P là giao điểm của AB với ( β ) . Trong mp ( ABB ' A ') , qua P kẻ đường thẳng song song với A ' I cắt A ' B ' tại Q ,cắt AA ', BB ' tại R , S . Trong mặt phẳng ( ACC ' A ') ta có RJ cắt A ' C ', CC ' tại T , U . Trong mp ( BB ' C ' C ) , SU cắt BC tại V . Ta có ngũ giác PQTUV là thiết diện cần tìm. Chú ý: Nếu gọi O là trung điểm AC ' thì IO / / BC ' và (α ) có thể xem là mặt phẳng đi qua J và song song với ( A ' IC ) và yêu cầu trở thành xác định thiết diện cắt bởi mặt phẳng ( β ) đi qua J và song song với ( A ' IC ) . 25
  • 26. Ví dụ 3) . Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thoi cạnh a, SA = SB = a, SC = SD = a 3 . Gọi E , F lần lượt là trung điểm SA, SB . Điểm M bất kỳ thuộc cạnh BC , đặt BM = x ( 0 ≤ x ≤ a ) a) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi ( MEF ) . Thiết diện là hình gì? b) Tính FM và diện tích thiết diện theo a và x . Giải: S E F D C N H M A B a) Qua M kẻ đường thẳng song song với AB cắt AD tại N , khi đó thiết diện cần tìm là tứ giác MNEF và MN / / EF / / AB Ta có ∆SAD = ∆SBC (do SA = SB, SC = SD, AD = BC ) ⇒ SAD = SBC a ⇒ ∆AEN = ∆BFM (do AE = BF = , AN = BM , EAN = FBM ) ⇒ EN = FM ⇒ tứ giác 2 EFMN là hình thang cân. b) Áp dụng định lý hàm số coossin trong tam giác SBC ta có: SB 2 + BC 2 − SC 2 a 2 + a 2 − 3a 2 1 cos SBC = = 2 =− 2 SB.BC 2a 2 26
  • 27. a.x a 2 + 2ax + 4 x 2 ( a + x ) + 3 x 2 2 a2 FM = FB + BM − 2 FB.BM .cos SBC = 2 2 2 +x + 2 = = 4 2 4 4 a a− 2 = a ⇒ FH 2 = FM 2 − HM 2 = ( a + x ) + 3 x − a = 3a + 8ax + 16 x 2 MN − EF 2 2 2 2 HM = = 2 2 4 4 16 16 1 1 3a 3a 2 + 8ax + 16 x 2 3a ⇒ S MNEF = ( MN + EF ) .FH = . = 3a 2 + 8ax + 16 x 2 2 2 2 16 16 Ví dụ 4) Trong (α ) , cho tam giác ABC vuông tại A , ACB = 600 , AB = a . Gọi O là trung điểm của BC . Lấy S ngoài mp (α ) sao cho SB = a và SB ⊥ OA . Gọi M là điểm trên AB , mp ( β ) qua M song song với SB và OA , cắt BC , SC , SA lần lượt tại N , P, Q . Đặt x = BM ( 0 < x < a ) . a) Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình thang vuông. b) Tính theo a , x diện tích hình thang này. Tìm x để diện tích hình thang lớn nhất. Giải: S P a Q C N O B x M a A a) Do ( β ) song song với OA và SB nên giao tuyến của ( β ) với ( ABC ) song song với OA . Giao tuyến của ( β ) với ( SAB ), ( SBC ) song song với SB . Suy ra cách xác định thiết diện: 27
  • 28. Qua M kẻ MN / / OA, N ∈ [ BC ] ; qua M kẻ MQ / / SB, Q ∈ [ SA] ; qua N kẻ NP / / SB, P ∈ [ SC ] Do đó thiết diện là tứ giác MNPQ có MQ / / NP Do OA ⊥ SB nên MQ ⊥ MN , NP ⊥ MN Vậy tứ giác MNPQ là hình thang vuông. BC b) Ta có OA = 2 AB a 2a 3 a 3 MN BM BM x a 3 x 3 BC = 0 = = ⇒ OA = ; = ⇒ MN = .OA = . = sin 60 3 2 3 OA BA BA a 3 3 2 MQ AM a−x NB MB x a 3 3x = ⇒ MQ = .a = a − x; = ⇒ NB = . = SB AB a BO AB a 3 3 2a 3 x 3 3 ( 2a − x ) CN 3 ( 2a − x ) 3 2a − x ⇒ CN = − = ⇒ = . = 3 3 3 CB 3 2a 3 2a NP 2a − x 2a − x ⇒ = ⇒ NP = SB 2a 2 1 1 2a − x  x 3 3 ⇒ S MNPQ = ( MQ + NP ) .MN =  a − x + . = ( 4a − 3 x ) x 2 2 2  3 12 1 ( 4a − 3 x + 3 x ) 2 1 4a 2 Theo bất đẳng thức cô-si ta có: ( 4a − 3 x ) x = ( 4a − 3 x ) .3 x ≤ = . 3 3 4 3 3 4a 2 3a 2 Suy ra S MNPQ ≤ . = 12 3 9 3a 2 2a Vậy thiết diện MNPQ đạt giá trị lớn nhất bằng khi x = . 9 3 Ví dụ 5) Cho hình chóp SABCD đáy là nửa lục giác đều với BC = 2a, AB = AD = CD = a . Mặt bên SBC là tam giác đều. Gọi O là giao điểm của AC , BD . Biết SD vuông góc với AC a) Tính SD b) Mặt phẳng (α ) qua điểm M thuộc đoạn BD và song song với SD và AC . 28
  • 29. BM Tính diện tích thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt (α ) theo a và x = . Tính x để diện tích 3 thiết diện là lớn nhất. Giải: S K Q G J C T B F M P E O A N M D a) Qua D kẻ đường thẳng song song với AC cắt BC tại T do AC ⊥ SD nên DT ⊥ SD Ta có CT = CD = a . Áp dụng định lý coossin trong tam giác DTC ta có: DT 2 = DC 2 + CT 2 − 2 DC.CT .cos1200 ⇒ DT 2 = 2a 2 + a 2 = 3a 2 ⇒ DT = a 3 ST 2 = SC 2 + CT 2 − 2 SC.CT .cos1200 = 4a 2 + a 2 + 2a 2 = 7 a 2 ⇒ ST = a 7 Trong tam giác vuông SDT ta có: SD 2 = ST 2 − DT 2 = 7 a 2 − 3a 2 = 4a 2 ⇒ SD = 2a Ta có SA = SD = 2a a) Ta có SA = SD = 2a Trường hợp 1: M thuộc đoạn thẳng BO . Qua M kẻ đường thẳng song song AC cắt AB, AC lần lượt tại E và F . Qua M kẻ đường thẳng song song SD cắt SB tại G 1 Khi đó thiết diện cần tìm là tam giác EGF ( GM ⊥ EF ) do đó S EGF = EF .GM 2 Ta có 29
  • 30. AC = BD = a 3   2a 3 a 3 EF BM BM . AC x 3.a 3 3 x 3  ⇒ BO = , DO = ; = ⇒ EF = = = BO = 2OD   3 3 AC BO BD 2a 3 2 3 GM BM BM .SD 2ax 3 1 3x 3 3 3x 2 = ⇒ GM = = = 2 x . Suy ra S EFG = .2 x. = . SD BD BD a 3 2 2 3 2a 3 2a Do đó 0 ≤ x 3 ≤ BO ⇒ x 3 ≤ ⇒x≤ 3 3 3 3 4a 2 2 3a 2 2a Suy ra diện tích tam giác EFG đạt giá trị lớn nhất bằng . = khi x = . 2 9 3 3 Trường hợp 2: M thuộc đoạn thẳng OD . Qua M kẻ đường thẳng song song AC cắt AD, DC lần lượt tại N và P . Qua M , N , P kẻ các đường thẳng song song SD cắt SA, SB, SC lần lượt tại J , Q , K . Khi đó thiết diện cần tìm là ngũ giác NPQKJ Do JN ⊥ NP; KM ⊥ NP; PQ ⊥ NP 1 1 1 ⇒ S NPQKJ = S MNKJ + S MKPQ = ( NJ + MK ) MN + ( MK + PQ ) MP = ( NJ + MK ) NP 2 2 2 (do JN = PQ ) a 3 Vì BM = x 3 nên MD = a 3 − x 3 = 3 ( a − x ) , OD = 3 NP DM DM . AC 3 ( a − x ) .a 3 = ⇒N = = = 3 3 (a − x) AC DO DO a 3 3 NJ AN ND MD 3 ( a − x ) 3 x − 2a 3 x − 2a = = 1− = 1− = 1− = ⇒ NJ = .2a = 2 ( 3 x − 2a ) SD AD AD DO a a a KM BM BM .SD x 3.2a = ⇒ KM = = = 2x SD BD BD a 3 30
  • 31. 1 1 ⇒ S NPQKJ = ( 6 x − 4a + 2 x ) .3 3 ( a − x ) = ( 8 x − 4a ) 3 3 ( a − x ) = 6 3 ( 2 x − a )( a − x ) 2 2 1  2 x − a + 2 a − 2a  2 a2 3 3a 2 3a Do ( 2 x − a )( a − x ) ≤   = ⇒ S NPQKJ = ⇔x= 2 2  8 4 4 3 3x 2 Kết luận: Khi M thuộc đoạn thẳng BO diện tích thiết diện bằng , diện tích thiết diện đạt 2 2 3a 2 2a giá trị lớn nhất bằng khi x = 3 3 Khi M thuộc đoạn thẳng OD diện tích thiết diện bằng 6 3 ( 2x − a )( a − x ) , diện tích thiết diện 3 3 2 3a 3 3 2 đạt giá trị lớn nhất bằng a khi x = .Vậy diện tích thiết diện lớn nhất bằng a khi 4 4 4 3a x= 4 . Ví dụ 6) Cho hình lăng trụ ABCA ' B ' C ' . Gọi I là trung điểm của cạnh B ' C ' . a) Chứng minh AB '/ / ( A ' IC ) b) M là một điểm thuộc cạnh A ' C ', AM cắt A ' C tại P, B ' M cắt A ' I tại Q . 2 Chứng minh PQ / / AB ' . Tìm vị trí điểm M để diện tích tam giác A ' PQ bằng diện tích tam 9 giác ACI . c) J là diểm thuộc cạnh AC, JA = 3JC . Kí hiệu (α ) là mặt phẳng đi qua J và song song với AB ', IC . Xác định thiết diện của hình lăng trụ cắt bởi mặt phẳng (α ) . Lời giải: a) Gọi O là trung điểm của A ' C thì A ' B / / IO , do đó AB '/ / ( A ' IC ) b) Ta có PQ là giao tuyến của ( AB ' M ) và ( A ' IC ) nên PQ / / A ' B / / IO 2 4 A 'Q 2 S A ' PQ = S A 'CI = S A 'OI khi và chỉ khi = . Vậy Q là trọng tâm tam giác A ' B ' C ' , suy ra 9 9 A' I 3 M là trung điểm A ' C ' . 31
  • 32. A C O B P M A' C' Q B' c) Do AB '/ / ( A ' IC ) nên (α ) chính là mp qua J và song song với ( A ' IC ) . Trong mp ( ACC ' A ') , kẻ đường thẳng qua J và song song với AC ' cắt AA ' tại N , cắt A ' C ', C ' C tại R , S . Trong mp ( BCC ' B ') , kẻ đường thẳng qua S và song song với IC cắt BC , B ' C ' tại K , H . Trong mp ( AC ' B ') , RH cắt A ' B ' tại L . Ta có ngũ giác JKHLM là thiết diện cần dựng. Chú ý: Có thể “bắt đầu” bằng cách kẻ trong mặt phẳng ( ACB ') đường thẳng qua J và song song với AB ' cắt CB ' tại điểm D thì D là giao điểm của ( CB ') với (α ) . (Tương tự như đã làm với việc xác định điểm P trong mặt phẳng ( ABC ') ở câu b bài 3 trên). Sau đó trong mp ( BCC ' B ') kẻ đường thẳng qua D và song song với IC để tìm các giao điểm S , K , H của CC ', BC , B ' C ' với (α ) … 32
  • 33. S A J C K B N R A' C' L I H B' VẤN ĐỀ 3: CHỨNG MINH MỘT HỆ THỨC HÌNH HỌC Ví dụ 1) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Một mặt phẳng ( P ) cắt các cạnh SA, SB, SC , SD lần lượt ở M , N , E , F . SA SC SB SD Chứng minh + = + SM SE SN SF Giải: S S F M E I E M I N D H A C A O O K B C 33
  • 34. Trước hết ta cần chứng minh tính chất: ‘’Cho tam giác SAC có O là trung điểm của AC . Một SA SC SO đường thẳng bất kỳ cắt các cạnh SA, SO, SC tại M , I , E . Khi đó ta có: + =2 ’’ SM SE SI Thật vậy ta kẻ các đường thẳng qua A, C song song với ME cắt SO lần lượt ở H , K thì OH = OK do hai tam giác ∆AHO = ∆CKO SA SH SO − OH SO OH SC SK SO + OK SO OK Bây giờ ta có: = = = − và = = = + AM SI SI SI SI SE SI SI SI SI SA SC SO Cộng hai đẳng thức với nhau và chú ý: OH = OK ta thu được: + =2 SM SE SI SA SC SO SB SD SO Quay trở lại bài toán: Áp dụng tính chất trên ta có: + =2 và + =2 SM SE SI SN SF SI SA SC SB SD Từ đó suy ra + = + . SM SE SN SF Ví dụ 2) Cho tứ diện ABCD . Điểm O nằm trong tam giác BCD . Qua O kẻ các đường thẳng song song với AB, AC , AD cắt các mặt phẳng ( ACD ), ( ABD ), ( ABC ) lần lượt tại M , N , P . OM ON OP a) Chứng minh: + + là hằng số AB AC AD b) Tìm giá trị lớn nhất của OM .ON .OP Giải: A B K F N O M P K D D H Q E C B O F E C 34
  • 35. a) • Qua O nối các đường thẳng BO, CO, DO cắt các cạnh CD, BC , BD của tam giác BDC lần lượt ở E , F , K . • Trong các mặt phẳng ( ABE ), ( AKC ), ( ADF ) ta kẻ các đường thẳng qua O song song với AB, AC , AD cắt AE , AK , AF tại M , N , P thì M , N , P là giao điểm của các đường thẳng song song với AB, AC , AD và các mặt phẳng ( ACD ), ( ABD ), ( ABC ) . OM OE OQ S ∆OCD • Ta có = = = (1) với Q, H là chân đường cao hạ từ O, B lên CD AB EB BH S ∆BCD ON S ∆OBD OP S ∆OBC Hoàn toàn tương tự ta cũng có: = (2) ; = (3) AC S ∆BCD AD S ∆BCD Cộng ba đẳng thức (1), (2), (3) ta thu được: OM ON OP S ∆OCD S ∆OBD S ∆OBC S ∆BCD + + = + + = =1 AB AC AD S ∆BCD S ∆BCD S ∆BCD S ∆BCD OM ON OP OM .ON .OP b) Theo bất đẳng thức Cauchy ta có: + + ≥ 33 AB AC AD AB. AC. AD OM .ON .OP 1 ⇔ 1 ≥ 33 ⇔ OM .ON .OP ≤ AB. AC. AD AB. AC. AD 27 1 Vậy giá trị lớn nhất của OM .ON .OP là AB. AC . AD . 27 OM ON OP 1 OK OF OE 1 Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi = = = ⇔ = = = AB AC AD 3 CK DF BE 3 Hay O là trọng tâm của tam giác BCD BÀI TẬP RÈN LUYỆN Câu 1) Cho tứ diện ABCD có M là trung điểm của cạnh AB , N là điểm trên cạnh BC sao cho BN = 2CN a) Tìm giao điểm của MN với mp( ACD ) b) P là một điểm thuộc cạnh CD . Xác định giao tuyến của ( MCD ) và ( ANP ) c) Xác định thiết diện của hình chop khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP ) 35
  • 36. Câu 2) Cho tứ diện ABCD có G là trọng tâm tam giác ABC , I là trung điểm cạnh BD và J JC thuộc CD sao cho =2 JD a) Xác định thiết diện của tứ diện khi cắt bởi mặt phẳng (GIJ ) b) M là điểm thuộc đoạn AJ . Xác định giao điểm của GM với ( ABD ) Câu 3) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành M là trung điểm của cạnh SA , N là điểm thuộc cạnh BC a) Xác định giao điểm của SC với ( MND ) b) P là một điểm thuộc cạnh CD .Xác định giao tuyến của ( MND ) và ( SBP ) c) Xác định thiết diện của hình chop khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP ) Câu 4) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang với đáy lớn là AD , M là trung điểm của cạnh SA , N là điểm thuộc cạnh SC ( N không là trung điểm của SC ) a) Xác định giao tuyến của ( ABN ), (CDM ) b) Tìm giao điểm của MN với ( SBD ) c) P là một điểm thuộc cạnh AB . Xác định thiết diện của hình chop khi cắt bởi mặt phẳng ( MNP ) Câu 5) Cho hình chóp SABCD , M là điểm thuộc mặt bên ( SCD ) a) Xác định giao tuyến của ( SAC ), ( SBM ) b) Xác định giao điểm của AM với ( SBD ) Câu 6) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành M là điểm thuộc SD sao cho 1 SM = SD 3 a) Xác định giao điểm của BM với ( SAC ) b) N là điểm thay đổi trên BC . Xác định giao tuyến của ( AMN ), ( SBC ) . Chứng minh giao tuyến này luôn đi qua một điểm cố định. c) G là trọng tâm tam giác SAB . Xác định thiết diện của hình chop khi cắt bởi mặt phẳng ( MNG ) Câu 7) Cho tứ diện ABCD gọi I , J lần lượt là trung điểm của AC , BC . Trên cạnh BD lấy điểm K sao cho BK = 2 KD a) Tìm giao điểm E của CD và ( IJK ) . Chứng minh DE = DC b) Tìm giao điểm F của AD và ( IJK ) . Chứng minh FA = 2 FD 36
  • 37. c) Chứng minh FK / / IJ d) Gọi M , N là hai điểm bất kỳ nằm trên hai cạnh AB, CD . Tìm giao điểm của MN và ( IJK ) Câu 8) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Gọi M là trung điểm của SB , G là trọng tâm tam giác SAD a. Tìm giao điểm I của GM với ( ABCD ) b. Chứng minh rằng I ở trên đường thẳng CD và IC = 2 ID KA c. Tìm giao điểm K của (OMG ) với SA . Tính KS Câu 9) Cho hình chóp SABCD , Gọi I , J là 2 điểm trên AD, SB a. Tìm các giao điểm K , L của IJ và DJ với mặt phẳng ( SAC ) b. AD cắt BC tại O , OJ cắt SC tại M . Chứng minh rằng A, K , L, M thẳng hàng Câu 10) Cho hình chóp SABCD , M là một điểm trên cạnh BC , N là một điểm trên cạnh SD a. Tìm giao điểm I của BN và ( SAC ) và giao điểm J của MN và ( SAC ) , DM cắt AC tại K . Chứng minh S , K , J thẳng hàng b. Xác định thiết diện của hình chóp SABCD với mặt phẳng ( BCN ) Câu 11) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Gọi M , N , P là trung điểm của BC , CD , SO . Tìm giao tuyến của mặt phẳng ( MNP ) với các mặt phẳng ( SAB ), ( SAD ), ( SBC ), ( SCD ) Câu 12) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang đáy lớn là AB . Trên SA, SB lấy M , N sao cho MN không song song với AB . Gọi O = AC ∩ BD a) Tìm giao điểm của AB và ( MNO ) b) Tìm giao tuyến của ( MNO ) với ( SBC ), ( SAD ) c) Gọi I là giao điểm của hai giao tuyến nói trên, J là giao điểm của AD, BC . Chứng minh S , I , J thẳng hàng. Câu 13) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành M là trung điểm của SC IA a) Tìm giao điểm I của AM với ( SBD ) . Tính IM b) Tìm giao điểm F của SD và ( ABM ) . Suy ra thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( ABM ) 37
  • 38. c) Gọi N là điểm tùy ý thuộc AB . Tìm giao điểm K của MN với SBD Câu 14) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm của SA, BC , CD . Xác định thiết diện của a) Hình chóp SABCD với mặt phẳng ( MNP ) b) Hình chóp SABC với mặt phẳng ( MNP ) c) Hình chóp SABD với mặt phẳng ( MNP ) Câu 15) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang đáy lớn là AD . Gọi M , N là trung điểm của SA, SB a) Tìm giao điểm của SC với ( DMN ) b) Xác định thiết diện của hình chóp SABCD với mặt phẳng ( MND ) Câu 16) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O . Gọi M , N là trung điểm của SB, SD . P là một điểm trên SC sao cho SP > PC . Tìm giao tuyến của mặt phẳng ( MNP ) với các mặt phẳng ( SAC ), ( SAB ), ( SAD ), ( ABCD ) Câu 17) Cho lăng trụ ABCA ' B ' C ' . Gọi M là trung điểm của A ' B ' . Điểm N thay đổi trên đoạn BB ' . Gọi P là trung điểm của đoạn C ' N a) Chứng minh rằng MP / / ( AA ' C ' C ) b) Chứng minh rằng MP luôn thuộc mặt phẳng cố định khi N thay đổi. c) Tìm vị trí của N thuộc BB ' sao cho MP song song với A ' C ĐS: c) N ≡ B Câu 18) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thang ( AD / / BC ) . Gọi M là trọng tâm tam 1 giác SAD , N là điểm thuộc đoạn AC sao cho NA = NC , P là điểm thuộc đoạn CD sao cho 2 1 PD = PC . Chứng minh rằng: 2 a) MN / / ( SBC ) b) ( MNP ) / / ( SBC ) 38
  • 39. Câu 19) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Hai điểm M , N lần lượt thay đổi BM NC trên các đoạn thẳng SB, AC sao cho = = x ( 0 < x ≠ 1) . Gọi G là trọng tâm tam giác MS NA SCD a) Chứng minh rằng MN luôn song song với một mặt phẳng cố định khi x thay đổi b) Tìm x để ( GMN ) / / ( SAD ) c) Tìm x để NG / / ( SAB ) 1 ĐS: x = 2; x = 2 Câu 20) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (α ) qua trung điểm M của BC và song song với BD, SC Câu 21) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Các điểm M , N lần lượt thuộc đoạn AD, A ' C sao AM 1 CN cho MN / / ( BC ' D ) . Biết = . Tính . AD 5 CA ' 3 ĐS: 5 Câu 22) Trong mp (α ) , cho tam giác ABC vuông tại A , ACB = 600 , AB = a . Gọi O là trung ˆ điểm của BC . Lấy S ngoài mp (α ) sao cho SB = a và SB ⊥ OA . Gọi M là điểm trên AB , mp ( β ) qua M song song với SB và OA , cắt BC , SC , SA lần lượt tại N , P, Q . Đặt x = BM ( 0 < x < a ) . c) Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình thang vuông. d) Tính theo a , x diện tích hình thang này. Tìm x để diện tích hình thang lớn nhất. 3 ĐS: S = (4a − 3x) x 12 Câu 23) Cho tứ diện ABCD trong đó AB ⊥ CD và AB = AC = CD = a , M là một điểm trên cạnh AC với AM = x ( 0 < x < a ) . Mặt phẳng (α ) qua M , song song với AB và CD . a) Xác định thiết diện của ABCD cắt bởi (α ) . Thiết diện là hình gì? b) Tính diện tích thiết diện theo a và x . Tìm x để diện tích thiết diện là lớn nhất. ĐS: S = x(a − x) 39
  • 40. Câu 24) Cho hình chóp SABCD đáy là hình bình hành tâm O. Điểm M di động trên SC , (α ) là mp qua AM và song song với BD . a) Chứng minh rằng (α ) luôn chứa một đường thẳng cố định. b) Tìm các giao điểm H và K của (α ) với SB và SD ( H ∈ SB, K ∈ SD ) . Chứng minh SB SD SC rằng k = + − có giá trị không đổi. SH SK SM ĐS: k = 1 Câu 25) Cho hình chóp SABCD với đáy là hình thang có AD / / BC . Điểm M nằm trong hình thang ABCD . Từ M kẻ các đường thẳng song song với SA, SB lần lượt cắt các mặt ( SBC ), ( SAD ) tại N , P . MN MP a) Chứng minh rằng + là hằng số SA SB b) Tìm vị trí M để diện tích tam giác MNP lớn nhất. ĐS: a) 1 Câu 26) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành tâm O a) Từ một điểm M di động trên đoạn SA dựng đường thẳng song song với AD cắt SD tại N , NB cắt SO tại P . Chứng minh MP đi qua một điểm cố định CQ SM b) Trên cạnh CD lấy điểm Q sao cho = . Tìm vị trí của M trên SA để tam giác CD SA MNQ có diện tích lớn nhất. ĐS: b) M là trung điểm của SA . Câu 27) Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N , I là trung điểm của các cạnh AB, CD, SA a) Chứng minh SC / /( MNI ) b) P là một điểm thuộc SB . Xác định giao tuyến của (CIM ), ( APN ) c) Q là một điểm thuộc ( SAD ) , Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (CPQ ) Câu 28) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Gọi I là trung điểm của AB ' a) Chứng minh C ' I / /( ACD ') b) M là một điểm thuộc DD ' . Xác định giao tuyến của các mặt phẳng (C ' IM ), ( ACD ') . Tìm vị trí của M để giao tuyến này đi qua trung điểm của AD ' c) N là một điểm thuộc C ' D ' . Xác định các giao điểm của AB, AD với mặt phẳng ( IMN ) Câu 29) Cho lăng trụ tam giác ABCA ' B ' C ' . Gọi I , K , G lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC , A ' B ' C ', A ' CC ' 40
  • 41. a) Chứng minh mp ( IKG ) / / mp ( BB ' CC ') b) Xác định thiết diện của lăng trụ với mặt phẳng ( IKG ) c) Gọi H là trung điểm của BB ' . Chứng minh ( AHI ) / /( A ' KG ) Câu 30) Cho lăng trụ tam giác ABCA ' B ' C ' .Gọi I , J , K là tâm các hình bình hành ACC ' A ', BCC ' B ', ABB ' A ' a) Chứng minh IJ / /( ABB ' A '), JK / /( ACC ' A '), IK / /( BCC ' B ') b) Chứng minh ba đường thẳng AJ , CK , BI đồng quy tại một điểm O c) Mặt phẳng ( IJK ) song song với đáy lăng trụ d) Gọi G , G ' là trọng tâm của hai mặt đáy. Chứng minh G , O , G ' thẳng hàng. Câu 31) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SC; ( P ) là mặt phẳng qua AM và song song với BD . a) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( P ) . b) Gọi E và F lần lượt là giao điểm của ( P ) với các cạnh SB và SD . Hãy tìm tỉ số diện tích của tam giác SBC và tỉ số diện tích của tam giác SMF với tam giác SCD . c) Gọi K là giao điểm của ME với CB, J là giao điểm của MF và CD . Hãy chứng minh ba EF điểm K , A, J nằm trên một đường thẳng song song với EF và tìm tỉ số . KJ Câu 32) Cho hình chóp SABCD có đáy là tứ giác lồi. M là trung điểm của cạnh bên SA, N là trung điểm của cạnh bên SC . a) Xác định các thiết diện của hình chóp khi cắt bởi các mặt phẳng lần lượt qua M , N và song song với mp ( SBD ) . 1 b) Gọi I , J là giao của hai mặt phẳng nói trên với AC . Chứng minh rằng IJ = AC . 2 Câu 33) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Một mặt phẳng ( P ) cắt các cạnh bên SA, SB, SC , SD lần lượt tại A ', B ', C ', D ' . Chứng minh rẳng tứ giác A ' B ' C ' D ' là hình bình hành khi và chỉ khi mặt phẳng ( P ) song song với mặt phẳng ( ABCD ) . Câu 34) Cho hình chóp SABC . Các điểm I , J , K lần lượt là trọng tâm các tam giác SAB, SBC , SCA . a) Chứng minh rằng ( IJK ) / / ( ABC ) 41
  • 42. b) Tìm tập hợp các điểm M nằm trong hình chóp SABC sao cho KM song song với mp ( ABC ) Câu 35) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thang ( AB / /CD ) . Điểm M thuộc cạnh BC không trùng với B và C . a) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng ( P ) qua M và song song với mp ( SAB ) . Thiết diện là hình gì? b) Gọi E và F lần lượt là giao điểm của mp ( P ) với SD và SC . Chứng minh rằng giao điểm I của NE và MF chạy trên một đường thẳng cố định. Câu 36) Cho tứ diện ABCD . Gọi I và J lần lượt là trung điểm của AB và CD . Một mặt phẳng qua IJ cắt các cạnh AD và BC lần lượt tại N và M . a) Cho trước điểm M , nêu cách dựng điểm N . b) Gọi K là giao điểm của MN và IJ . Chứng minh rằng K là trung điểm của MN . Câu 37) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' có tất cả các mặt đều là hình vuông cạnh bằng a . Các ( điểm M , N lần lượt nằm trên AD ', DB sao cho AM = DN = x 0 < x < a 2 ) a) Chứng minh rằng khi x biến thiên, đường thẳng MN luôn song song với một mặt phẳng cố định. a 2 b) Chứng minh rằng khi x = thì MN / / A ' C . 3 Câu 38) Cho hình hộp ABCDA1 B1C1 D1 . Gọi O1 là tâm của hình bình hành A1 B1C1 D1 ; K là trung điểm của CD; E là trung điểm của BO1 . a) Chứng minh rằng E nằm trên mp ( ACB1 ) b) Xác định thiết diện của hình hộp khi cắt bởi mp ( P ) qua điểm K và song song với mp ( EAC ) Câu 39) Cho lăng trụ tam giác ABCA ' B ' C ' . Trên đường thẳng BA lấy một điểm M sao cho A 1 nằm giữa B và M , MA = AB . 2 a) Xác định thiết diện của hình lăng trụ khi cắt bởi mp ( P ) qua M , B ' và trung điểm E của AC . b) Tính tỉ số BD CD ( D = BC ∩ ( MB ' E ) ) . 42
  • 43. Câu 40) Cho lăng trụ tam giác ABCA ' B ' C ' . Gọi I , J , K lần lượt là tâm của các hình bình hành ACC ' A, BCC ' B ', ABB ' A ' . a) Chứng minh rằng: IJ / / ( ABB ' A ') , JK / / ( ACC ' A ') , IK / / ( BCC ' B ') . b) Ba đường thẳng AJ , CK , BI đồng quy tại một điểm O . c) Mặt phẳng ( IJK ) song song với mặt đáy của hình lăng trụ. d) Gọi G , G ' lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC và A ' B ' C ' . Chứng minh rằng ba điểm G , O , G ' thẳng hàng. Câu 41) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Điểm M thuộc cạnh AD , điểm N thuộc cạnh D ' C ' sao cho AM : MD = D ' N : NC ' . a) Chứng minh rằng MN song song với ( C ' BD ) b) Xác định thiết diện của hình hình hộp khi cắt bởi mp ( P ) qua MN và song song với mp ( C ' BD ) . Câu 42) Cho hình hộp ABCDA ' B ' C ' D ' . Gọi P, Q, R, S lần lượt là tâm các mặt bên ABB ' A ', BCC ' B ', CDD ' C ', DAA ' D ' . a) Chứng minh rằng RQ song song với mp ( ABCD ) , ( PQRS ) song song với ( ABCD ) . b) Xác định thiết diện của hình hộp khi cắt bởi mp ( AQR ) MC c) Gọi M là giao điểm của cạnh CC ' với mp ( AQR ) . Tính tỉ số . MC ' Câu 43) Cho hình chóp SABCD có đáy là tứ giác lồi. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD; M là trung điểm của cạnh SA . a) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp ( P ) qua M , song song với SO và BC . b) Xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp ( Q ) qua O , song song với BM và SD . Câu 44) Cho hình chóp SABCD có đáy là hình thang ( AD / / BC , AD > BC ) . Gọi M , N , E lần lượt là trung điểm của AB, CD, SA . 43
  • 44. a) Chứng minh rằng MN / / ( SBC ) ; ( MEN ) / / ( SBC ) . b) Trong tam giác SAD vẽ EF / / AD ( F ∈ SD ) . Chứng minh rằng F là giao điểm của mặt phẳng ( MNE ) với SD . Từ đó suy ra thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp ( MNE ) là hình gì? c) Chứng minh rằng SC / / ( MNE ) . Đường thẳng AF có song song với mp ( SBC ) không? d) Cho M , N là hai điểm cố định nằm trên các cạnh AB, CD sao cho MN / / AD và E , F là hai điểm di động lần lượt trên các cạnh SA, SD sao cho EF / / AD . Gọi I là giao điểm của ME và NF thì I di động trên đường nào? Câu 45) Cho hình hộp ABCDA1 B1C1 D1 1 a) Chứng minh rằng đường chéo B1 D cắt mp ( A1 BC1 ) tại G sao cho B1G = GD và G là trọng 2 tâm tam giác A1 BC1 . b) Chứng minh rằng ( D1 AC ) / / ( BA1C1 ) và G ' là trọng tâm tam giác D1 AC cũng nằm trên B1 D 2 và B1G ' = B1 D . 3 c) Gọi P, Q, R lần lượt là các điểm đối xứng của điểm B1 qua A, D1 và C . Chứng minh rằng ( PQR ) / / ( BA1C1 ) d) Chứng minh rằng D là trọng tâm tứ diện B1 PQR Trong quá trình biên soạn mặc dù rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi các sai sót. Rất mong sự góp ý của bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện. Mọi đóng góp xin gửi về: kien.noiaybinhyen@gmail.com 44