SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
Chúa Giê-xu Người Lãnh Đạo Gương Mẫu
Tác giả: Dr. Davit J. Wriglesworth
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thập kỷ qua, tôi vinh hạnh được đi lại nhiều nơi trên thế giới và chia
xẻ Tin Lành của Đức Chúa Jesus Christ qua cả chương trình truyền giảng lẫn
môn đồ hóa. Mục vụ này đã được chứng kiến rất nhiều người tiếp nhận Đức
Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa của riêng mình, và vô số Cơ Đốc nhân tái
cam kết hầu việc Chúa chúng ta. Đây quả là ơn phước vì được biết đến
nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa khác nhau, được thờ phượng và thông
công với những vị lãnh đạo và tín đồ bản xứ. Đối với tôi, đây chính là chút
hương vị của niềm vui hầu đến trên thiên đàng, khi hết thảy các tín đồ thật
được hiệp nhất để đời đời ca ngợi và tán dương Danh vinh diệu của Đức
Chúa Jesus Christ, là Cứu Chúa đã chịu đóng đinh và đã sống lại và sẽ tái
lâm.
Tôi không ngớt cảm ơn Đức Chúa Trời về phong trào truyền giáo hiện đại và
ảnh hưởng của phong trào của phong trào ấy trên thế giới. Hội thánh đã
được thiết lập, và được vững vàng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Gần
đây, tôi có dịp nói chuyện với một sinh viên thần học trẻ tuổi đến từ Ấn Độ.
Anh đến từ một bộ lạc trước kia vốn săn đầu người, và bộ lạc này đã được
chăm sóc và đem về với Chúa Jesus qua công tác của vị giáo sĩ tiên phong
William Carey. Tôi đã trò chuyện với rất nhiều vị lãnh đạo cả tại những quốc
gia mở cửa lẫn đóng cửa. Nói chung, Hội Thánh rất sống động khi tiến sang
thế kỷ hai mươi mốt; các lãnh đạo đã được trang bị kỹ lưỡng trong sự khôn
ngoan và hiểu biết Lời Đức Chúa Trời; và rất nhiều tín đồ tận tâm chia xẻ
đức tin mình cho người ngoại. Những nhà truyền giáo dài hạn và ngắn hạn
đang tiếp tục đáp ứng vô số nhu cầu trên thế giới, tìm cách khích lệ và làm
người bản xứ được vững vàng trong những công khó bất tận cho Đấng
Christ.
Nếu vậy, đâu dường như là những nhu cầu khẩn cấp nhất trong công tác thi
hành chức vụ mới và qua những tín đồ bản xứ? Rất nhiều người bản xứ đã
thuộc lòng Lời Đức Chúa Trời, vì Kinh Thánh chính là nguồn cảm hứng và
nghiên cứu duy nhất của họ. Trong hầu hết các hoàn cảnh, ngay cả những
người tự học thường cũng đã có kiến thức chuyên môn và thông hiểu Kinh
Thánh. Điều này không làm giảm nhu cầu phải nghiên cứu Kinh Thánh
nhiều hơn trong tương lai, nhưng nó thật sự tạo nền tảng vững chắc để phát
triển và tiến bộ. Ngay cả những sinh viên tinh thông Kinh Thánh nhất cũng
có thể dự bàn tiệc Lời Đức Chúa Trời suốt bao nhiêu năm, thậm chí trọn cả
đời, mà vẫn chưa thể hiểu trọn những sự khải thị của Đức Chúa Trời. Tấm
lòng và lý trí của con người vẫn không thể dò thấu hết Lời Ngài, và Lời ấy
luôn ban những viên ngọc mới cho ai tra tìm Kinh Thánh hằng ngày.
Những nhu cầu khẩn cấp nhất dường như là sự dạy dỗ trong lãnh đạo và
cuộc sống gia đình. Chúa đã cho tôi tài liệu cơ bản và bố cục này để chia xẻ
tại nhiều khóa huấn luyện mục vụ. Kể từ đó, tôi hiểu ra và phát triển nó
thành nguồn tài liệu sâu sắc hơn để huấn luyện nhân sự của Đức Chúa Trời
trên khắp thế giới. Tôi tin đây sẽ là sự vui mừng và nguồn cảm thúc lớn lao
cho lòng và linh hồn bạn, và hy vọng sẽ kích thích tâm linh bạn càng bước
sâu nhiệm hơn vào đời sống, công tác và chức vụ của Đức Chúa Jesus Christ
cùng sứ mạng Ngài cho thế giới.
Rất có thể hết thảy chúng ta đều đã tham dự những khóa hội thảo lãnh đạo,
nhưng thấy rất ít chú ý thật đến Đức Chúa Jesus Christ trong vai trò người
Lãnh Đạo mẫu mực - nếu như có chú ý đi nữa. Trong khái niệm và thuật ngữ
của lãnh đạo hiện đại, Chúa Jesus sẽ bị xem như không đủ tư cách làm Nhà
Lãnh Đạo vĩ đại. Ngài đã phải chống chọi lại với nhiều kẻ thù từ bên ngoài -
tức là người Pharisi và người Sađusê, đương đầu với những khủng hoảng
bên trong và gần gũi với Ngài - bao gồm cả mười hai sứ đồ được chọn -
trong biết bao nhiêu trường hợp. Tuy thế, hết thảy những sự chống đối và
những lời vu cáo vẫn không làm Ngài tẻ bước khỏi sứ mạng chính, là chết
trên thập tự giá để chuộc tội cho toàn thế gian. Trọng điểm của Ngài vẫn
không hề bị thay đổi hay thay thế trong cuộc đời tương đối ngắn ngủi ấy trên
đất. Trái lại, Ngài đã đến để làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha và làm trọn
thật hoàn hảo cho đến tận bước cuối cùng là chịu đóng đinh trên thập tự giá.
Nhưng câu chuyện không kết thúc với sự chết của Ngài. Ngài đã sống lại vẻ
vang từ kẻ chết, đã thăng thiên, hiện ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, và chờ
đợi ngày tái lâm vinh quang đến trần gian để cai trị trong tư cách Vua muôn
vua và Chúa của muôn chúa. Nếu đây không phải là hình ảnh tiêu biểu của
sự lãnh đạo, thì chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được sự lãnh đạo cùng
những phẩm chất của nó.
Tôi rất biết ơn Cứu Chúa về những nguyên tắc cùng năng lực lãnh đạo hoàn
hảo của Ngài. Và quan trọng hơn thế, Ngài đã nêu gương bằng cách làm mọi
việc mà Ngài đã phán dạy. Ngài không bao giờ truyền chúng ta làm điều nào
mà Ngài không đích thân làm trước đã. Đây há không phải là một vị lãnh
đạo xuất sắc sao? Một lãnh đạo giỏi sẽ luôn luôn làm người thực hiện mẫu
mực những điều mình tin. Nếu không biến niềm tin mình thành hành động,
thì người ấy sẽ không khiến nó trở thành mệnh lệnh cho các môn đồ mình.
Chúa Jesus không những nêu gương về chức vụ, mà Ngài còn ban sự xứng
đáng của chính đời sống và cách chúng ta phải sống cuộc đời ấy nữa.
Giáo trình đặc biệt này sẽ cho chúng ta thấy sự lãnh đạo chân chính bằng
hành động cùng với những ứng dụng thích hợp cho sinh hoạt hiện đại trong
gia đình, hội thánh và thế gian. Chúng ta tự hỏi mình câu này thường xuyên
đến mức nào: “Chúa Jesus sẽ làm gì trong tình huống như thế nầy?” Đây là
một câu hỏi hay, đặc biệt khi có rất nhiều sự lưỡng lự hay nghi ngờ trong lúc
ra quyết định. Bằng cách xem xét đời sống và chức vụ của Chúa Jesus,
chúng ta sẽ thấy Ngài đáp ứng thế nào với những vai trò của bản thân, vai
trò của gia đình, vài trò của xã hội và vai trò lãnh đạo của Ngài. Và tôi chắc
chắn rằng chúng ta chỉ mới đụng đến được bề ngoài những phản ứng của
Ngài trước những tình huống đặc biệt nào đó.
Như sẽ thấy trong tài liệu này, Đức Chúa Jesus Christ là Đầy Tớ của mọi đầy
tớ. Không một vị lãnh tụ nào - cả ngoài đời cũng như trong giới thuộc linh -
có thể sánh nổi với Đấng Christ và sứ mạng của Ngài. Quả là một niềm vui
vì được biết Ngài, hầu việc Ngài, và chia xẻ Ngài cho người khác. Khi vào
khóa hội thảo lãnh đạo này, chúng ta hãy cầu nguyện xin Đức Chúa Trời
phán với chúng ta, hãy cầu xin Đức Chúa Jesus Christ ở riêng với chúng ta,
và nguyện Thánh Linh cảm động lòng và đời sống chúng ta, hầu chúng ta sẽ
ra về đời sống được thay đổi và biến hóa bởi quyền năng của Đức Chúa
Trời. Hãy để toàn bộ thời gian chúng ta ở chung với nhau tại đây sẽ thổi
bùng lên một tinh thần mới và cam kết mới để hầu việc Vua muôn vua và
Chúa muôn chúa. Và nguyện ơn phước Ngài từ tấm lòng và đời sống chúng
ta tuôn đổ vào chức vụ tại địa phương cũng như trên toàn cầu của Ngài.
David J. Wriglesworth
Vài lời về tác giả.....
Tiến sĩ David Wriglesworth là người sinh trưởng tại Pennsylvania và sống
thuở thiếu thời tại Maine. Ông phục vụ trong công tác Cơ Đốc suốt hơn ba
thập kỷ, bao gồm hai chức vụ chăn bầy. Ông đã là Mục sư Thanh Niên,
Giám Đốc Cơ Đốc Giáo Dục và Mục sư Phụ Tá. Trong thập kỷ qua, ông vẫn
đang thi hành chức vụ truyền giáo và huấn luyện khắp thế giới.
Là Cơ Đốc nhân từ năm lên chín tuổi, David đã chuẩn bị mình cả về mặt
thuộc linh lẫn nghiệp vụ để phục vụ Đức Chúa Jesus Christ. Ông tốt nghiệp
đại học Barrington College tại Rhode Island ở cả chuyên ngành Kinh Thánh
lẫn Cơ Đốc Giáo Dục. Ông nhận bằng Thạc sĩ Giáo Dục Tôn Giáo tại chủng
viện Gordon - Conwell Theological Seminary tại Massachusetts. Ông nhận
học vị Thạc sĩ Thần Học và Tiến sĩ Mục Vụ từ chủng viện Luther Rice
Seminary tại Florida (trường này hiện nay ở tại Georgia).
David lập gia đình với Carrie Brockway, người sinh trưởng tại Maine và là
cựu giáo sư trung học. Ông bà có ba con: Kimber Lee, Chad David, và
Nicole Marie. Kimber và chồng - Rondal Perry - sống tại Wisconsin và có
hai con là Brandon và Kerra. Tác giả cùng gia đình ở tại Chambersburg,
Pennsylvania.
Tiến sĩ Wrilesworth là nhà sáng lập và chủ tịch của hội Living Word
International, một hội truyền giáo cộng tác với người bản xứ và cung cấp
nhân sự để phụ giúp trong quá trình thân hữu quyết định tiếp nhận Chúa.
Hiệp hội này hoạt động bởi đức tin, tin cậy Đức Chúa Trời chu cấp mọi nhu
cần. Đức Chúa Trời đang chúc phước cho công việc Ngài qua việc rao giảng
và dạy dỗ Lời Ngài, chu cấp và hành động qua những người bản xứ, và xuất
bản, phân phối các văn phẩm và các nhu cầu nhân đạo cho người bản xứ.
PHẦN GIỚI THIỆU: MỤC TIÊU:
Nan Đề Của Con Người:
Bao nhiêu người trong chúng ta thực sự ngồi xuống đề ra cả kế hoạch dài
hạn cả ngắn hạn cho cuộc đời mình? Nói chung, chúng ta thường đề ra mục
đích, mục tiêu và phương hướng cho đời sống mình, nhưng thường thì
không bám vào đường lối đã vạch sẵn. Chúng ta có khuynh hướng tẻ bước
khỏi kế hoạch ban đầu do bị lạc hướng bởi những chi tiết và những biến cố
không quan trọng hoặc không có ý nghĩa trong vai trò lãnh đạo. Và thỉnh
thoảng, chúng ta phải mất nhiều năm mới quay lại đúng hướng, giới hạn
những năng lực mình để có sự lãnh đạo hiệu quả trong thời gian chuyển tiếp.
Chúng ta giữ được cho chức vụ hay chương trình tiếp tục hoạt động, nhưng
không giữ được ở mức tiềm năng cao nhất.
Chúng ta có thể nêu nhiều lý do khác nhau cho việc bỏ quan điểm lúc đầu.
Thứ nhất, chúng ta không thể thấy trước mọi sự kiện, biến cố trong tương
lai. Nhiều khi cần phải có những thay đổi, ngay cả khi đã có kế hoạch tốt
nhất chăng nữa. Trong sự lãnh đạo, chúng ta phải liên tục đưa ra những
quyết định, dầu chúng đáp ứng tốt hay không tốt cho những mục tiêu hay
mục đích trong chức vụ đã đề ra của mình. Sẽ có những thay đổi nào đó giúp
tái định hướng đường lối của chúng ta, nhưng chỉ có những cải cách tốt mới
phát huy cao độ kết quả cuối cùng.
Sẽ có những lúc chúng ta thay đổi toàn bộ kế hoạch để có một kế hoạch tốt
hơn. Ví dụ: nếu chúng ta có một quyết định, tin rằng đấy chính là ý muốn
của Đức Chúa Trời, rồi về sau nghĩ mình đã phạm sai lầm, thì tốt nhất là
phải đổi hướng. Là những người lãnh đạo dưới quyền lãnh đạo của Chúa,
chúng ta không trọn lành. Phải chăng điều này có nghĩa Đức Chúa Trời
không thể xử dụng chúng ta trong hiện tại và trong tương lai? Không, Đức
Chúa Trời tiếp tục xử dụng những lãnh đạo Ngài đã chọn, bất luận chúng ta
có thất bại và sai phạm rất nhiều đi nữa.
Chúng ta thấy rất nhiều ví dụ về sự lãnh đạo tồi trong Lời Đức Chúa Trời.
Môi se - dầu được Đức Chúa Trời phong chức và rất kiên nhẫn với dân sự,
ông vẫn phạm nhiều sai lầm trong hành trình. Có một lần, ông đã trút cơn
giận sai lầm trên dân sự. Khi dân sự lần thứ nhì lằm bằm vì thiếu nước,
Môise đã đập tảng đá hai lần để có nước, trong khi Đức Chúa Trời truyền
ông chỉ cần nói với tảng đá. Kết quả là ông không được vào Đất Hứa (Dan
Ds 20:1-13). Đức Chúa Trời vẫn dùng Môise để lãnh đạo dân sự đến biên
cương Đất Hứa. Và trong suốt Cựu Ước lẫn Tân Ước, ông rất được kính
trọng (Gios Gs 1:1-2; 1:3; 9:24; 14:2; ISa1Sm 12:6, 8; IVua 1V 2:3; ISu1Sb
6:49; 23:14; Thi Tv 99:6; 77:20; 103:7; 106:16, 32; EsIs 63:12; MiMk 6:4;
Gie Gr 15:1; MaMl 4:4; Mat Mt 5:17-18; LuLc 24:27; Mat Mt 7:1-4; Mac
Mc 9:2-5; LuLc 9:28-33; Cong Cv 7:20-44; HeDt 11:24-29; RoRm 1:16-
3:31; GiGa 1:17). Và Đức Chúa Trời đã ban cho Môise đặc ân được nhìn
thấy xứ tương lai trước khi qua đời.
Saulơ, vị vua đầu tiên của quốc gia Ysơraên, đã có những phẩm chất rất
tuyệt để lãnh đạo - một ngoại hình hấp dẫn, được dân sự mến mộ, là nhà
lãnh đạo quân sự tài năng; nhưng ông không vâng lời Đức Giêhôva và đánh
mất năng lực lãnh đạo của mình. Sai lầm đầu tiên của ông chính là không
đợi tiên tri Samuên (ISa1Sm 13:8-9) và tự mình đảm nhận những trách
nhiệm của thầy tế lễ. Tội lỗi thứ nhì của ông chính là cuộc chiến với dân
Amaléc. Những chỉ thị cụ thể chính là không được chừa lại một sinh mạng
nào (15:3), nhưng Saulơ không vâng lời khi tha mạng cho vua Aga và giữ lại
những súc vật tốt nhất. Kế đó, ông đã nói dối Samuên khi bảo rằng mình đã
tuân theo trọn các chỉ thị. Thần Đức Giêhôva đã lìa khỏi ông, nhưng Đức
Chúa Trời không loại ông khỏi địa vị lãnh đạo đến tận khi qua đời. Những
năm cuối làm vua của ông đã gặp sầu khổ lớn; do đó, Đavít, chàng trai chăn
chiên, được triệu tập đến cung đình để gảy nhạc cho vua nghe. Quyền làm
vua đã bị cất khỏi dòng dõi ông, và được ban cho con trai của Giêse, là
Đavít, chàng trai chăn chiên.
Đavít, vị vua thứ nhì của quốc gia Ysơraên, được gọi là “người vừa lòng
Đức Chúa Trời” (Cong Cv 13:22). Ông đã là vị vua công bình, nhưng ông
cũng phạm tội. Ông phạm tội ngoại tình với Bátsêba rồi sai giết chồng bà
giữa chiến trận. Thithiên 51 là một trong những lời xưng tội tuyệt nhất được
chép lại - lời Đavít xưng ra những tội lỗi này. Tội lỗi ông tiếp tục gây hại
cho ông qua những hành động của con cái mình. Xin đơn cử một vài ví dụ:
Amnôn, một con trai ông, đã hãm hiếp và sỉ nhục em gái cùng cha khác mẹ
của mình. Ápsalôm, một con trai khác, đã phản nghịch cha và cố đoạt vương
quốc.
Một người lãnh đạo giỏi sẽ phạm sai lầm, nhưng người lãnh đạo vĩ đại mới
biết thú nhận những sai lầm của mình. Sai lầm không nhất thiết phải loại
người đó khỏi tư cách lãnh đạo, nhưng người ấy sẽ học biết cách xử dụng
những sai lầm đó để nâng cao địa vị và năng lực lãnh đạo của mình. Nói như
vậy không phải là kết luận những người lãnh đạo phải tự bỏ đi đức tính tốt
và tính ngay thật. Thái độ đạo đức trong tư cách lãnh đạo sẽ giảm thiểu
những thất bại và sai lầm. Kết quả là dân sự có thể tin cậy người lãnh đạo
trong cả đời sống cá nhân cũng như trong địa vị lãnh đạo của người ấy. Và
bất luận địa vị, người lãnh đạo phải đặt thái độ ấy lên hàng đầu.
Thứ nhì, chúng ta không thể luôn đoán trước những đáp ứng của người khác.
Người ta có thể đưa vị lãnh đạo lên hoặc hạ ông ta xuống. Đương nhiên, cá
tính của vị lãnh đạo có thể hoặc nâng cao, hoặc hạ thấp đáp ứng của dân sự.
Sự lãnh đạo đòi hỏi phải làm việc trực tiếp với dân sự, và sự tham gia của
dân sự có thể thay đổi lối lãnh đạo. Và đôi khi, những hành động của họ để
ủng hộ hoặc phản đối vị lãnh đạo có thể thay đổi cả kế hoạch lẫn cả quyết
định.
Nên lưu ý người lãnh đạo Cơ Đốc phải luôn luôn giữ vững tư cách lãnh đạo
mà Đức Chúa Trời đã chỉ định cho mình. Dầu chúng ta nên tìm cách làm đẹp
lòng người và lắng nghe những nhu cầu của họ, nhưng quyết định cuối cùng
vẫn phải được căn cứ vào ý muốn của Đức Chúa Trời. Đừng bao giờ dùng
địa vị lãnh đạo để bất tuân các mạng lịnh của Đức Chúa Trời cùng sự dẫn
dắt của Ngài cho đời sống mình. Điều này bao gồm những hành động chung
cuộc trong lãnh đạo, cho dù điều đó không được dân sự Ngài mến mộ đi
nữa.
Một lần nữa, tôi muốn nêu ví dụ về vua Đavít, ông được biết đến như là “kẻ
hát êm dịu của Ysơraên” (IISa 2Sm 23:1). Phần lớn các Thithiên đã được
Đavít viết ra, và là nguồn cảm hứng cho cả Cơ Đốc nhân lẫn người chưa tin
Chúa. Chúng ta thấy ông sẵn sàng ăn năn tội lỗi mình và bước theo ý muốn
Đức Chúa Trời cho đời sống và các trách nhiệm của mình. Ông là một nhạc
sĩ tài năng, một nhà quân sự lỗi lạc, là vua và lãnh tụ tôn giáo. Josephus, sử
gia Do Thái, có viết: “Đây là một nhân vật tài năng nổi bật, và được ban cho
mọi phẩm hạnh đáng có ở nơi một vị vua.”
Thứ ba, những ước ao và sở thích của bản thân có thể thay đổi khi chúng ta
trưởng thành và phát triển trong đời. Qua cả sự phát triển về phần con người
cũng như về phần thuộc linh, chúng ta có được những mơ ước mới, khải
tượng và sở thích mới để bỏ đi những ý tưởng và tham vọng trước kia.
Không chịu thay đổi trong lãnh đạo có thể dẫn đến thái độ lãnh đạm hay trì
trệ. Sự lãnh đạo phải dẫn đến những tầm hiểu biết và những thành tựu rộng
lớn hơn; nếu không, chúng ta sẽ vẫn cứ ở mãi trong cùng một tình trạng của
nền văn minh thời kỳ đầu. Chẳng có điều gì thay đổi cả.
Người lãnh đạo phải biết mơ ước. Từ Kinh Thánh, chúng ta biết Đức Chúa
Trời bất biến. Đức Chúa Trời toàn hảo không cần phải thay đổi. Lẽ thật đã
vững lập trong những biên niên sử của cõi đời đời, nhưng sự vận hành của
Ngài trong thế gian này tiếp tục đem lại những thay đổi để chúng ta được
hiểu biết và cải thiện tốt hơn. Cựu Ước tiết lộ cho thấy con người không thể
vâng giữ luật pháp; do đó, Đức Chúa Trời đã dự bị một phương pháp tốt hơn
- sự bày tỏ của Tân Ước cùng ân điển và lòng thương xót Ngài dành cho con
người. Ngay cả ngày nay, Đức Chúa Trời vẫn đang hành động trong thế giới
để đưa nó đến hồi chung kết với lời hứa dựng trời mới đất mới.
Điều này cũng vẫn đúng cho chúng ta, là những nhà lãnh đạo Cơ đốc. Đức
Chúa Trời ban cho chúng ta quyền tự do tiến lên phía trước để xây dựng Hội
Thánh Ngài trên khắp thế giới. Dầu vậy, chúng ta không thể thỏa hiệp lời vô
ngộ và không hề sai lạc của Đức Chúa Trời để nâng cao địa vị lãnh đạo của
mình. Chúng ta đừng bao giờ để cho thế gian làm hoen ố những chân lý Tin
Lành hay những địa vị thiêng liêng bên trong Hội Thánh cùng chức vụ của
Hội Thánh. Chúng ta được truyền lệnh phải đem Tin Lành đến cho thế gian,
nhưng không bao giờ được truyền lệnh để cho thế gian vượt lên trên Tin
Lành. Chúng ta phải làm trọn Đại Mạng Lịnh trong phạm vi giới hạn những
tiêu chuẩn Ngài đã định sẵn, đúng như Cứu Chúa đã ủy nhiệm. Nếu không
phạm đến những giới hạn cần thiết này, thì quyền lãnh đạo của chúng ta có
thể tiến lên phía trước để đem lại vinh quang cho Đức Chúa Trời.
Lý do thứ tư, hoàn toàn nằm ngoài quyền kiểm soát của chúng ta, ấy là một
thế giới vô tận của chính trị. Bao nhiêu lần chúng ta lập ra những quyết định
vì cớ một hành động chính trị trong giới thế tục? Đáng thương thay, chính trị
có thể bước vào trong chức vụ của hội thánh và làm bại hoại những vị lãnh
đạo giỏi. Đấy là lời tường thuật đáng buồn, nhưng cấp lãnh đạo không bao
giờ có thể giữ mình toàn tách biệt hay giữ tinh thần vô tư trước sự xâm lấn
này. Đến một lúc nào đó, chúng ta phải đối diện với vấn đề này. Những nan
đề, những hoàn cảnh khó khăn, và những mâu thuẫn cứ xuất hiện vì cớ thế
giới chính trị hiện tại này. Nếu không phải đối diện với tình trạng luôn tồn
tại này, đấy chẳng phải là một thế giới hầu như hoàn hảo sao?
Điều ấy đã bắt đầu từ trong vườn Êđen. Đức Chúa Trời đã dựng nên một
môi trường hoàn hảo với một cặp vợ chồng hoàn hảo. Ađam và Êva được
thông công và trò chuyện trực tiếp với Đức Chúa Trời. Khi đọc câu chuyện
trong sách Sáng Thế Ký, chúng ta thấy không thiếu thứ gì cả. Nhưng điều gì
đã xảy đến cho tình trạng đẹp đẽ này? Con rắn đã xuất hiện và thuyết phục
người nam cùng người nữ kia rằng họ có thể nhận được một tình trạng tốt
hơn. Qua trò chơi chính trị, nó đem cho họ những lời hứa và hy vọng hão
huyền, khiến họ sa ngã và phạm tội. Và điều này mở đường cho những
chương trình nghị sự và đề án chính trị miên man bất tận. Bản tánh của con
người sa ngã vẫn y như nhau trên toàn thế giới. Để được chấp nhận, hết thảy
chúng ta sẽ có lúc nào đó cố lợi dụng tình huống để kiếm lợi cho riêng bản
thân. Trong thế giới thực tiễn của chính trị, nhà chính trị cố thuyết phục
chúng ta rằng đường lối của họ là phương pháp tốt nhất để lãnh đạo chính
quyền hay xã hội. Còn trong thế giới thường ngày, chúng ta thấy chính trị có
mặt trong mỗi bước đi của cuộc đời. Người ta tìm cách điều khiển, giật dây
một tình huống nào đấy để nhằm đem lại lợi thế cho mình.
Điều này há không xảy ra trong hội thánh sao? Tôi nghĩ đến mười hai sứ đồ
của Chúa Jesus. Có đôi lần, chúng ta thấy họ tranh cãi xem ai sẽ đứng đầu
trong nước Đức Chúa Trời. Nói cách khác, họ đang chơi trò chính trị thuộc
linh để dành lợi thế. Giuđa Íchcariốt nổi bật lên như một nhà chính trị đáng
chú ý nhất. Ông khát khao địa vị đặc biệt trong một vương quốc chính trị,
mong Chúa Jesus giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ của người Lamã.
Khi Đức Chúa Jesus không giải phóng vương quốc chính trị, Giuđa đã đến
với nhà cầm quyền và phản bội Chúa Jesus để lấy ba mươi nén bạc.
Người lãnh đạo Cơ Đốc đừng để mình bị tác động hay bị thuyết phục bởi thế
gian hay nền chính trị của giáo hội. Thật khó để bỏ qua nạn dịch không
ngừng này trong Hội Thánh, nhưng điều này hết sức cần thiết. Để tìm sự ủng
hộ của con người, người ta có thể sa bẫy này. Người lãnh đạo phải luôn luôn
nhớ mình được kêu gọi không phải để làm đẹp lòng người, nhưng để tôn
vinh Đức Chúa Trời. Và mỗi quyết định hay hành động đều phải phản ảnh
cam kết này, bất luận người ta có mến mộ cam kết ấy hay không đi nữa.
Lý do thứ năm cũng không kém phần quan trọng, đó là phải xét đến sự can
thiệp thiên thượng. Vì được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời nên
Ngài muốn mỗi chúng ta phải thờ phượng và tương giao mật thiết với Đức
Chúa Trời và với nhau. Sự thỏa mãn lớn nhất trong đời sống chúng ta sẽ đến
khi vâng lời Chúa và bước đi theo đúng chương trình của Ngài. Đôi khi,
chúng ta biết mình không làm theo ý muốn trọn lành của Ngài - đó là một sự
soi sáng thiên thượng; và bởi đó, Đức Chúa Trời đưa chúng ta đến một kế
hoạch hay một phương hướng mới.
Đức Chúa Trời có thể thay đổi những kế hoạch của chúng ta, kể cả cấp lãnh
đạo, thông qua sự cầu nguyện hay hoàn cảnh. Nhiều khi Đức Chúa Trời sẽ
dùng những cá nhân để giúp chúng ta trên bước đường sự sống. Đó là lý do
vì sao điều quan trọng cho người lãnh đạo là phải luôn lắng nghe dân sự
Chúa. Người lãnh đạo không có được hết mọi ý hay; trái lại, Đức Chúa Trời
dùng toàn thể dân sự Ngài để đạt được mục tiêu Ngài trong những đời sống
cá nhân, trong công tác của hội thánh Ngài, và trong sự chung kết thế gian
này. Đức Chúa Trời không phân biệt đối xử. Ngài xử dụng cả những lãnh
đạo Cơ Đốc lẫn những lãnh đạo phi Cơ Đốc để đạt mục tiêu tối hậu cho thế
giới hiện tại (RoRm 13:16).
Tôi lại muốn dùng ví dụ về đời sống của Môise. Khi dẫn dân sự ra khỏi xứ
Êdíptô, ông đã ngập trong những nan đề và vấn đề tranh cãi của dân sự.
Những buổi họp của ông đã trở nên quá nặng nề đến nỗi không thể nào đối
diện nổi với tất cả mọi áp lực. Giêtrô, ông nhạc khôn ngoan của ông, đã
khuyên một ý rất hay về cách để giải quyết nan đề lãnh đạo của mình. Sao
lại không ủy thác trách nhiệm cho những lãnh đạo được chọn (XuXh 18:1-
27)? Môise chỉ cần xử những vụ lớn, và điều đó giúp ông rảnh tay thực hiện
vai trò lãnh đạo quan trọng này.
Nhiều khi tôi thấy mình bị tác động bởi thế gian hay bởi lắng nghe những ý
thích thất thường của con người. Những phương hướng, ý kiến đó hẳn đã dễ
dàng kéo tôi đi xa ý muốn Đức Chúa Trời. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời,
Ngài đã đặt dân sự Ngài trên đường lối tôi đúng lúc để giữ tôi tiếp tục đi
đúng đường lối Ngài. Người lãnh đạo phải cẩn thận để không đi chệch
hướng; người lãnh đạo phải lắng nghe sự can thiệp của Chúa. Điều này rút
cuộc sẽ ngăn ngừa được biết bao nhiêu nan đề.
Lời Đức Chúa Trời xác định rõ ràng nan đề của con người, là nan đề đã có từ
lúc bắt đầu tạo dựng thế gian. Nhờ mang hình ảnh Đức Chúa Trời mà chúng
ta có khả năng tự suy nghĩ và ra những quyết định cho riêng mình. Nhưng
mặc dầu được tạo dựng cách vinh diệu như thế, mỗi con người rốt cuộc đều
đã xây bỏ kế hoạch toàn hảo của Đức Chúa Trời. Sự chống nghịch công khai
với mục đích của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta được gọi là tội lỗi,
và nó khiến chúng ta mất sự vinh hiển và niềm vui của hình ảnh Ngài trong
chúng ta. Nói cách khác, cả điều ác lẫn tội lỗi đều ngăn chúng ta đạt đến
những mục tiêu bổ ích của đời sống. Và cụ thể hơn, tình trạng này còn phá
vỡ cơ cấu lãnh đạo cùng tiến trình ra quyết định trong cả những lãnh vực
chung và riêng của đời sống.
Đức Chúa Trời bao giờ ép chúng ta đi theo đường lối Ngài, nhưng Ngài đưa
đường lối ấy ra như một phương án tùy chọn thỏa mãn nhất mà đời sống có
thể cung cấp. Và để giải quyết nan đề của con người, Đức Chúa Trời đã ban
sự lãnh đạo cá nhân, đề ra những tiêu chuẩn, đưa ra những điều kiện, và mở
ra những cơ hội mới. Thật kỳ diệu thay, thật khoan nhân, yêu thương, và
thương xót thay, dẫu chúng ta không xứng đáng, nhưng Đức Chúa Trời đã
công khai ban sự khải thị đặc biệt về Đấng Thần Nhân, là Đức Chúa Jesus
Christ. Từ bỏ sự vinh hiển Ngài, sống một cuộc đời trọn vẹn, Ngài đã phó
chính mình Ngài để giải quyết nan đề tội lỗi của con người.
Sự Toàn Hảo Thiên Thượng:
Quay sang khía cạnh thiên thượng, chúng ta thấy một bức tranh hoàn toàn
khác, Thật thích thú khi thấy cách Tác Giả thiên thượng mở đầu câu chuyện
lịch sử con người và phương hướng tiếp diễn của câu chuyện ấy. Sáng Thế
Ký, cuốn sách của những sự bắt đầu, đã vang lên những lời này: “Ban đầu.”
Văn mạch tập trung vào sự xuất hiện việc tạo dựng thế giới và con người,
không tranh luận gì đến sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Thật ra, toàn bộ
Kinh Thánh - từ đầu cho đến cuối - đều thừa nhận sự hiện hữu đời đời của
Đức Chúa Trời. Và Kinh Thánh không hề nghi vấn sự thánh khiết hay sự
toàn hảo của Đấng Tạo Hóa.
Mỗi cá nhân một là chấp nhận, hai là bác bỏ tính xác thực của Kinh Thánh.
Không thể chứng minh Kinh Thánh bằng phương pháp khoa học hiện đại,
nhưng phải công nhận bởi đức tin của bản thân mình. Đức Chúa Trời ban
quyết định này như là một phương án để con người chọn mà quyết định, để
đáp ứng những nhu cầu sâu xa nhất của con người. Nhưng Tác Giả thiên
thượng không giảm bớt hay thay đổi những lẽ thật của Ngài sao cho phù hợp
với những khát vọng bề ngoài của con người. Đức Chúa Trời sẽ không bao
giờ thỏa hiệp Lời Ngài trước bất kỳ sự bác bỏ nào của con người hay trước
sự xem nhẹ giá trị sự sống của con người. Dầu con người được quyền tự do
không tin Đức Chúa Trời và Lời Ngài, nhưng con người không thuyết phục
được Đức Chúa Trời hành động giống như cách của mình.
Đây là thuộc tánh tuyệt vời trong sự lãnh đạo của Chúa Jesus trong bối cảnh
thế giới con người. Rõ ràng, Ngài là Đức Chúa Trời từ cõi đời đời đến cõi
đời đời, nhưng đã chứng minh Ngài hoàn toàn là Đức Chúa Trời qua đời
sống vô tội của Ngài. Chúa Jesus không một lần nào quyết định cách ích kỷ
đối với thế giới quanh Ngài, trong sự dạy dỗ các môn đồ, hay trong khi làm
trọn mục đích của Ngài là chết trên thập tự giá. Ích kỷ có nghĩa sẽ thỏa hiệp
kế hoạch và thẩm quyền thiên thượng. Nếu Ngài sống ích kỷ thì chắc đã hủy
hoại toàn bộ quyền lãnh đạo của Đức Chúa Trời và phá hủy toàn bộ những
gì đã được định trước từ cõi đời đời trước khi sáng thế.
Do vậy, ngay cả trước lúc tạo dựng thế gian, Đức Chúa Trời đã định kế
hoạch cho thế giới, và Ngài biết chính xác toàn cõi tạo vật sẽ phải làm gì. Và
ngay cả trước khi con người phạm tội, sự biết trước của Đức Chúa Trời đã
chỉ định và định trước sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Đức Chúa Trời viết
những tin tức tốt lành về sự cứu rỗi trong cả sự khải thị tổng quát (chính cõi
tạo vật) lẫn trong sự khải thị đặc biệt (công tác của Đấng Christ). Và tin tức
ấy nói cụ thể cho chúng ta biết trong Rôma đoạn 1 rằng không người nào có
cớ biện hộ trước mặt Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời buộc mỗi cá nhân phải
khai trình trước mặt Ngài, và mỗi cá nhân có cơ hội vô tận trong đời này để
biết Ngài. Theo giáo lý về ý chí tự do, con người chọn chấp nhận hoặc chọn
bác bỏ kế hoạch thiên thượng về sự cứu rỗi và hy vọng.
Những việc làm của sự trọn lành thiên thượng binh vực cho Đức Chúa Trời
(không phải vì cớ Đức Chúa Trời cần được binh vực), nhưng con người
không bao giờ có thể đổ thừa cho Đức Chúa Trời về tình trạng nan giải hiện
tại của mình hay về sự phán xét cuối cùng. Đức Chúa Trời ban hy vọng tức
thời và hy vọng đời đời cho nhân loại thông qua kế hoạch cứu rỗi của Ngài.
Kinh Thánh không hề dạy giáo lý sự cứu rỗi phổ thông. Phổ thông thuyết nói
rằng mọi người rốt cuộc đều sẽ được cứu và được giải thoát. Rõ ràng, mỗi
người phải tự quyết định là chấp nhận hay chối bỏ Đức Chúa Trời. Khi chối
bỏ Đức Chúa Trời cùng kế hoạch cứu chuộc của Ngài, con người đã tự định
tội chính mình. Đức Chúa Trời chỉ công bố sự đoán xét cho sự chối bỏ Ngài
trọn đời này.
Mục Đích Của Đấng Christ:
Khi xem xét thực trạng bản chất con người và chương trình thiên thượng để
giải quyết tình trạng nan giải ấy, thì trọng điểm của Cơ Đốc luận có thể được
nhìn thấy rõ ràng trong lời vô ngộ và không sai lạc của Đức Chúa Trời, cả
trong những chân lý của Cựu Ước lẫn Tân Ước. Màn kịch lịch sử con người
diễn ra trước mắt chúng ta trong kế hoạch được ứng nghiệm kỹ càng của
Đức Chúa Trời suốt bao thế kỷ. Bối cảnh cơ bản này dẫn đến mục đích đầy
trọn của đời sống, chức vụ và sự cứu chuộc của Đấng Christ. Và không thể
hiểu lầm đây chỉ là một tôn giáo khác nữa của thế gian nhằm lấp đầy khoảng
trống tâm linh của con người. Trái lại, nó đã trở thành nếp sống cá nhân
trong mỗi tín đồ, và đem lại hy vọng lớn nhất - sự sống đời đời trước mặt
Đức Chúa Trời hằng sống.
Vì vậy, từ biên niên sử của cõi đời đời, chúng ta thấy Đức Chúa Jesus Christ
chúng ta đã chuẩn bị cho việc Ngài lìa thiên đàng bước vào thế giới tàn bạo,
và phó chính mình Ngài làm của lễ chuộc tội. Kế hoạch tuyệt vời này chỉ có
thể là ý tưởng của Đức Chúa Trời, và chỉ do Ngài khởi xướng. Chúng ta thật
khó để hiểu hết làm sao một Đấng như thế lại lìa nơi vinh hiển cao sang,
mang lấy thân xác con người, sống trong những hoàn cảnh tầm thường, và
rồi cuối cùng phó chính mình Ngài để đền chuộc tội lỗi. Chúng ta phải đơn
sơ chấp nhận điều này bởi đức tin. Đức tin cuối cùng sẽ chứng tỏ đây là một
thực tiễn. Đây vẫn là một lẽ mầu nhiệm mãi cho đến khi chúng ta gặp Ngài
mặt đối mặt; dầu vậy, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự khải thị đủ để
biết Ngài và sống cho Ngài. Trong khi các tôn giáo của thế gian cho là họ đã
cho biết cách để tìm gặp được Đức Chúa Trời, thì đức tin Cơ Đốc trình bày
điều ngược lại. Đức Chúa Trời đã tìm gặp con người thông qua công tác
trung tín của Con Ngài.
Thật rõ ràng và sinh động, bốn sách Tin Lành - Mathiơ, Mác, Luca và Giăng
- tiết lộ về đời sống và chức vụ của Đấng Christ, và nói rằng Ngài làm trọn ý
muốn của Đức Chúa Cha. Giăng 17, lời cầu nguyện thật của Chúa, là lời cầu
nguyện do chính Chúa Jesus dâng lên Đức Chúa Cha ngay trước khi chịu
đóng đinh trên thập tự giá, nói rõ rằng Chúa Jesus đã làm trọn công tác của
Cha và sẽ tiếp tục làm trọn trong công tác của Chúa Jesus rồi. Mục đích thực
sự của Đấng Christ trong lịch sử loài người là gì?
1. Từ lúc ban đầu, Đức Chúa Trời hứa ban Đấng Mêsia đến (SaSt 3:15).
2. Đức Chúa Trời đã có chủ định và quyết tâm bày tỏ thông qua tuyển dân
đặc biệt của Ngài - là dân Ysơraên - để cho thấy con người không thể tuân
giữ luật pháp. Sự khải thị và lịch sử Cựu Ước bao trùm suốt quãng thời gian
sáu ngàn năm này.
3. Đức Chúa Trời không bỏ mặc con người trong tuyệt vọng. Các tiên tri lớn
và tiên tri nhỏ trong Cựu Ước báo trước sự xuất hiện của Đấng Mêsia để cứu
chuộc thế gian.
4. Đấng Christ là Đấng Mêsia, là Cứu Chúa của thế gian. Đức Chúa Jesus đã
hoàn tất trọn vẹn ý muốn của Đức Chúa Cha bằng cách đến thế gian làm
Đấng Thần Nhân và chịu chết trên thập tự giá để cứu chuộc con người tội
lỗi. Trong lần đầu Ngài đến thế gian, Ngài đến để chịu chết. Câu chuyện
không kết thúc với sự chết của Ngài. Đức Chúa Jesus Christ đã sống lại từ
trong kẻ chết, như Ngài đã báo trước với các môn đồ; và rồi Ngài về trời để
ở với Đức Chúa Cha.
5. Đang khi Ngài vắng mặt, Đức Thánh Linh đã đến để yên ủi tín đồ và gây
dựng Hội Thánh. Chúng ta có sự khai sinh Hội Thánh Tân Ước trong
Côngvụ 2. Và Hội Thánh vẫn đang trong tiến trình xây dựng mãi đến khi
Chúa chúng ta trở lại để cất Hội Thánh lên khỏi thế gian này.
6. Đức Chúa Jesus đã sai phái và ủy nhiệm các môn đồ rao giảng Tin Lành
cho toàn thế gian và môn đồ hóa. Mạng lịnh này vẫn hiệu lực cho đến khi
Ngài tái lâm.
7. Là Đấng Tạo Hóa và Sở Hữu Chủ của thế gian này, Đấng Christ hằng
sống sẽ xét đoán các dân và các nước trên thế gian. Chúng ta thảy đều phải
khai trình trước ngai đoán xét của Đấng Christ. Tín đồ Cơ Đốc đã được tha
thứ tội lỗi mình. Chúng ta sẽ không bị đoán xét về tội lỗi mình, nhưng về
những việc mình đã làm hoặc không làm cho Cứu Chúa. Người chưa được
cứu sẽ bị phán xét về những tội không được tha, vì không chịu tiếp nhận
Đấng Christ làm Cứu Chúa của bản thân, và vì tên họ không được ghi trong
Sách Sự Sống.
8. Đức Chúa Jesus sẽ đến trần gian này lần thứ nhì trong khải hoàn để cai trị
với tư cách Vua muôn vua và Chúa muôn chúa. Ngài là Đấng cai trị chân
thật và công bình duy nhất của thế gian này. Không ai có thể phủ nhận Ngài
và địa vị Ngài trong lịch sử thế gian. Và Ngài sẽ thiết lập một môi trường
trên đất mà Đức Chúa Trời đã dự định cho con người từ lúc ban đầu.
9. Đức Chúa Trời sẽ dựng nên trời mới và đất mới trong suốt cõi đời đời.
Dầu Đức Chúa Trời cho phép điều ác tồn tại hiện nay, nhưng sẽ không mãi
tiếp tục. Đời sống hiện tại sẽ quyết định địa vị của chúng ta trong cõi đời
đời. Những gì chúng ta đối xử với Đức Chúa Trời trong đời này sẽ quyết
định chung cuộc địa vị chúng ta trong nước đời đời. Lời rủa sả thế gian này
sẽ bị dẹp bỏ, và sẽ không có buồn lo hoặc đau đớn trong thiên đàng.
10. Tùy thuộc vào quyết định cá nhân của mỗi người về mục đích và kế
hoạch của Đức Chúa Jesus mà một cá nhân hoặc sẽ được ở trong thiên đàng
hoặc ở địa ngục. Chúng ta có những lời tuyên bố rất trực tiếp về địa vị đời
đời. Và Lời Đức Chúa Trời cho biết cả hai tình trạng này đều là những tình
trạng có ý thức. Người được cứu sẽ biết mình đang ở trước mặt Đức Chúa
Trời và được vui hưởng mối thông công với Đức Chúa Trời và với nhau.
Người không được cứu sẽ có ý thức đời đời trong địa ngục, biết rằng mình
không có Đức Chúa Trời và đang gánh chịu hậu quả vì đã chống nghịch
Ngài. Giáo lý “giấc ngủ của linh hồn” vẫn là xa lạ đối với Kinh Thánh, và
không được hậu thuẫn thích đáng từ sự khải thị của Ngài. Mục đích của
Đấng Christ đã được trình bày rõ trong ý muốn và kế hoạch thiên thượng
cho thế gian này. Ngày nay, Đức Chúa Trời đang hoàn tất những chi tiết cuối
cùng trong tác phẩm đặc biệt của Ngài. Ngài ban cho con người để nhận
lãnh và được sự sống đời đời. Nó có thể bị đích thân chối bỏ; nhưng đến
cuối cùng, nó sẽ không bị phủ nhận. Ngay từ đầu lịch sử thế giới, chúng ta
có thể nhìn thấy tư cách lãnh đạo oai vệ của Đức Chúa Jesus Christ. Ngài
không bao giờ xao lãng vai trò lãnh đạo trong công chuyện của con người.
Sự lãnh đạo này bắt đầu từ kế hoạch đời đời, sự tạo dựng thế gian, việc Ngài
đích thân tham dự vào đời sống con người, và sự chung kết lịch sử cứu
chuộc của Ngài. Sự lãnh đạo của Ngài bắt đầu từ cõi đời đời và kết thúc với
cõi đời đời. Nói cách khác, Ngài không bao giờ từ bỏ địa vị uy quyền của
một Đức Chúa Trời thánh khiết và công nghĩa.
Tinh Thần Lạc Quan
Câu Kinh Thánh Chìa Khóa:
Khi đã hiểu mục tiêu chung thiên thượng và đặt vào đúng bối cảnh, thì
chương trình thuộc linh này được đưa thế nào vào đời sống bạn và đời sống
tôi? Đức Chúa Jesus Christ đã từ bỏ hết vinh hiển Ngài, không giữ lại chút
chi, để đến và chịu chết thay chúng ta trên thập tự giá. Ngài không hề nghĩ
đến mình một lần nào cả, nhưng đã tự nguyện phó chính Ngài để chuộc tội
lỗi của chúng ta, chứ không phải tội lỗi của Ngài. Tương tự như vậy, Chúa
chúng ta yêu cầu chúng ta hãy phó dâng đời sống mình cho Ngài, đầu phục ý
chỉ và mục đích của Ngài. Nếu không có sinh tế trọn vẹn này, chúng ta sẽ
không bao giờ tìm thấy niềm vui và hy vọng thật trong đời.
Những chuyến đi quanh thế giới đã thức tỉnh những giác quan của chính tôi
trước những thực trạng mà rất nhiều mọi người không bao giờ thấy được. Họ
biết chúng tồn tại, nhưng chưa bao giờ hiểu trọn chúng. Người ta thường hỏi
xem tôi đã đi đến thắng cảnh nổi tiếng này hay đến điểm du lịch kia chưa.
Trừ khi tôi có thì giờ rảnh, và hiếm hoi lắm! Tôi không đi để du lịch. Tôi đi
để thi hành chức vụ; và như vậy tôi được đặc ân nhìn thấy những con người
và những nền văn hóa thực thụ. Tôi dành thì giờ ở với dân sự Đức Chúa
Trời, thờ phượng, thông công và thi hành chức vụ cùng với họ. Do đó, tôi
đến để xem cuộc sống “thật” và bắt đầu hiểu được sự dâng mình và sự tận
tâm của họ, bất chấp những hoạn nạn và thử thách lớn. Và tôi tuyên dương
đức tin không nao núng của họ nơi Đấng Christ giữa những giông tố cuộc
đời. Những từng trải của tôi thật quá nhỏ bé so với bước đường đồng đi cùng
Đức Chúa Trời của họ.
Câu Kinh Thánh chìa khóa cho sự lãnh đạo Cơ Đốc xuất sắc đã trở thành
một trong những câu ưa thích nhất của tôi: “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe
mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, bởi
thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian
cũng vậy!” (GaGl 6:14). Nói ngắn gọn, bạn và tôi không có gì trong đời
ngoài ra thập tự của Đức Chúa Jesus Christ. Và toàn bộ tiêu điểm của đời
sống, những quyết định và những cam kết của chúng ta phải tập trung vào
biến cố vinh diệu này trong lịch sử thế giới. Dầu chúng ta có uy tín, địa vị và
quyền lực trong đời này, thì điều đó cũng không có ý nghĩa gì trong cõi đời
đời nếu không có Ngài. Việc tích lũy của cải, giàu có trần gian này sẽ không
có giá trị gì trong đời hầu đến. Nếp sống và công tác lãnh đạo tốt của Cơ
Đốc nhân đều tập trung vào một chủ đề có giá trị trong cõi đời nầy và trong
cõi đời đời, tức là thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ. Không có Đấng
Christ và công tác Ngài, chúng ta sẽ không có sứ điệp quan trọng nào để
đem đến cho người thế gian. Đức Chúa Jesus Christ chịu đóng đinh, đã sống
lại và sẽ trở lại là điều không bao giờ được phép thỏa hiệp. Sứ điệp vinh diệu
duy nhất cho thế giới Cơ Đốc xuất hiện trong thập tự giá của Đấng Christ.
Thứ nhì, cam kết này - đặc biệt trong vai trò lãnh đạo - đòi hỏi sự đóng đinh
trên thập tự giá hay sự chết đối với thế gian. Giới Cơ Đốc và giới thế tục là
hai thái cực của nhau. Nhưng quan trọng hơn, giới thế tục sẽ không bao giờ
hiểu được quyền năng của Tin Lành trong một đời sống được biến đổi hay
trong cam kết đầy hy sinh của đời sống đó với Tin Lành. Dầu vậy, kiến thức
thế gian này trở nên ngày càng kém quan trọng khi tín đồ Đấng Christ ngày
càng đến gần với Đức Chúa Trời hơn. Điều gì đã thật sự xảy ra? Tín đồ
không nhất thiết phải dốc hết túi mình để rồi sống như một kẻ ăn mày,
nhưng toàn bộ cuộc đời người ấy tập trung làm theo ý muốn trọn vẹn của
Đức Chúa Trời. Và người này trở thành một quản gia giỏi về các ơn phước
từ Đức Chúa Trời, bao gồm mọi của cải vật chất nữa. Chúng ta càng dâng
hiến cho Đức Chúa Trời, Ngài càng ban dư dật hơn cho chúng ta. Đây là một
nguyên tắc rất khó giải thích, nhưng kinh nghiệm cá nhân sẽ cho mỗi chúng
ta biết nguyên tắc ấy đang thật sự vận hành.
Và thứ ba, người không tin Chúa sẽ thấy sự khác biệt và tự tách mình khỏi
tín đồ. Quay lại với sự lãnh đạo Cơ đốc, đây có thể là con đường cô đơn.
Trong chức vụ tại thế của Chúa Jesus, chúng ta thấy Ngài đang đi trên một
con đường rất cô đơn. Ngài có nhiều kẻ thù chỉ trích thẳng thừng từ bên
ngoài, mà chủ yếu là từ phe tôn giáo. Các môn đồ thường hiểu lầm Ngài và
bỏ rơi Ngài trong giờ phút tăm tối nhất của Ngài. Dầu vậy, Chúa Jesus đã
làm trọn ý chỉ của Đức Chúa Cha và nêu tấm gương trọn lành cho chúng ta
noi theo. Những người lãnh đạo của Đức Chúa Trời thường bị hiểu lầm, bị
chống đối và bị chỉ trích, nhưng điều này sẽ không bao giờ ngăn chúng ta
rao giảng chân lý của Đức Chúa Trời cách không thỏa hiệp.
Tinh thần lạc quan thuộc linh phải dư dật trong cả những giờ giấc thuận lợi
lẫn nghịch cảnh. Đức tin là bí quyết để mở cánh cửa; và cuối cùng, cánh cửa
sẽ được mở cho chúng ta chiêm ngưỡng chính sự hiện diện của Ngài. Kinh
Thánh cho chúng ta rất nhiều lời khuyên để đừng mỏi mệt sờn lòng trong
công việc Chúa. Chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc, ngay cả giữa những cơn
bão tố kinh khiếp nhất của đời. Chúng ta giống như những con thuyền giữa
biển khơi bão tố. Thủy thủ đoàn sẽ làm hết khả năng mình hầu đưa thuyền
đến bến an toàn. Họ biết rằng đến đúng lúc bão tố sẽ tan; do đó, họ làm hết
sức để lèo lái và đưa con thuyền đến môi trường an toàn hơn. Bão tố cuộc
đời sẽ nhanh chóng tan đi, bạn và tôi sẽ được đến bến cảng của an nghỉ bên
chân Chúa Jesus.
Sự Xác Minh Của Bản Thân:
Nhưng một lần nữa điều này dẫn đến một câu hỏi quan trọng khác nữa. Làm
sao chúng ta biết Tin Lành là chân lý? Có rất nhiều người chưa tin Chúa, rất
lạc quan về đời này, nhưng cõi đời đời của họ sẽ là cõi tuyệt vọng và hủy
diệt. Nội một mình quan điểm lạc quan không thôi thì chưa đem lại sự lãnh
đạo tốt. Bạn có thể rất lạc quan rằng sẽ thắng cuộc chơi của đời nhưng cuối
cùng vẫn thua.
Trước hết, chúng ta có chân lý khách quan. Chân lý này đã được trình bày
rõ, có thứ tự, và hoạch định kỹ trong Lời Đức Chúa Trời, là Kinh Thánh.
Nhưng những chân lý đời đời này đưa ra một nan đề lớn cho thế giới con
người đầy nhạy cảm này. Không thể nào đem những sự khải thị của Đức
Chúa Trời để chứng minh chúng trong thế giới khoa học. Khoa học giải
quyết những vấn đề thuộc vật lý, thuộc vật chất. Vì tính bao la của Đức
Chúa Trời và sự những sự khải thị của Ngài, nên hoàn toàn không thể giới
hạn vào trong ống nghiệm được. Do đó, chúng ta phải lấy đức tin tiếp nhận
Lời Ngài và tin những người đã cẩn thận viết ra những lời lẽ và kinh nghiệm
dưới sự dẫn dắt và chỉ dạy kỹ càng của Đức Thánh Linh. Chúng ta không cớ
gì để tranh cãi lẽ thật trong Kinh Thánh thiên thượng. Nhiều người đã cố
gắng bác bỏ Kinh Thánh, nhưng họ không tìm được lý do hợp lệ nào để bác
bỏ tính xác thực và thực tại của Kinh Thánh.
Thứ nhì, điều này dẫn đến lẽ thật chủ quan. Dân sự Đức Chúa Trời đã phục
vụ với tư cách chứng nhân trực tiếp cho thẩm quyền và năng quyền của Kinh
Thánh. Bởi đức tin cá nhân, chúng ta dâng đời sống mình để tin lẽ thật
khách quan là một thực tại của sự sống. Và rất nhiều nhà lãnh đạo là tín đồ
Cơ Đốc đã chịu tuận đạo vì cớ Tin Lành. Thậm chí ngày nay, chúng ta thấy
rất nhiều tín đồ giữ vững đức tin giữa lúc bắt bớ và khó khăn kinh khiếp.
Nếu Tin Lành không đúng, chúng ta sẽ chết trong vô ích. Và bạn cùng tôi -
là những người nắm giữ quyền năng của Tin Lành - đang sống trong tuyệt
vọng. Sau khi đã nêu những tin xấu có thể xảy ra cho chúng ta, thì chúng ta
có thể xem đến mặt tích cực. Khi thừa nhận và tin Tin Lành là tuyệt đối
đúng, thì điều tối hậu sẽ là vinh hiển và chiến thắng. Và sự mạo hiểm trong
đời này sẽ đáng giá toàn bộ kinh nghiệm, quyết định, hành động và những
thành tựu của chúng ta.
Không điều gì có thể xác minh được lẽ thật của Kinh Thánh ngoại trừ quyền
năng của Đức Chúa Trời trong và qua bạn cùng tôi. Những lập luận bên
ngoài về tính độc đáo và để nhận diện nó đều sẽ không có ý nghĩa gì nếu
không có từng trải bề trong. Và Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ ép buộc để
thay đổi cuộc đời, Ngài sẽ luôn luôn chờ đợi đến khi người ấy sẵn lòng
thuận ý tiếp nhận Ngài. Người lãnh đạo Cơ Đốc phải ghi nhớ điều này, và
dâng mình cho chức vụ rao giảng lẽ thật, chứ không phải để binh vực lẽ thật
ấy bằng cách lập luận hay những cớ biện hộ bất tận và vô giá trị. Có những
thời điểm đặc biệt mà chúng ta cần phải binh vực Lời của Đức Chúa Trời để
cứu một số người, nhưng đa số công tác của chúng ta đều sẽ tập trung vào
Chúa Jesus Christ đã chịu đóng đinh, đã sống lại và sẽ trở lại.
Chiến Thắng Tích Cực:
Nhưng chúng ta sẽ phải sống như thế nào? Từng trải Cơ Đốc đem lại cho
chúng ta sự sống dư dật từ sự tái sinh (sự cứu rỗi) trong Đức Chúa Jesus
Christ cho đến khi chúng ta bước vào cửa thiên đàng (sự làm cho vinh hiển).
Giữa khoảng thời gian đó, chúng ta phải được nên thánh từng ngày, có nghĩa
là lớn lên trong sự khôn ngoan, trong ân điển và trong sự thông biết Cứu
Chúa. Chúng ta không bao giờ đạt đến tình trạng toàn hảo trong đời này,
nhưng cứ lớn lên từng ngày. Với tinh thần cầu nguyện và trông đợi, đây sẽ là
bước đường đồng đi ngày càng gần gũi hơn với Chúa, và là hình ảnh ngày
càng giống Ngài hơn trong và qua chúng ta.
Cấp lãnh đạo của Hội Thánh Ngài không được miễn những yếu đuối, thử
thách, tội lỗi và thất bại của con người. Người ta có thể nhanh chóng nhìn
thấy con người thật của bạn và tôi. Họ sẽ nhanh chóng biết rằng chúng ta có
cùng những chiến trận trong đời như họ gặp mỗi ngày. Và họ sẽ trông chừng
xem chúng ta giải quyết thế nào trước những từng trải và nan đề khác nhau
ấy.
Chúng ta sẽ liên tục nhìn thấy tấm gương lãnh đạo của Đức Chúa Jesus
Christ trong sự tận tâm không nao núng để làm theo ý muốn của Đức Chúa
Cha và công bố chiến thắng cho những môn đồ trung tín của Ngài. Chúng ta
có hơn ba trăm lời tiên tri nói về Chúa Jesus Christ và công tác chuộc tội của
Ngài. Cựu Ước nói Ngài là Đấng Mêsia hay “Đấng Chịu Xức Dầu.” Sang
Tân Ước, chữ Hylạp chỉ về Đấng Christ, “christos”, đã trở thành chữ đồng
nghĩa với từ ngữ của Cựu Ước. Đấng Mêsia là Đấng Christ, và Đấng Christ
là Đấng Mêsia. Đức tin Cơ Đốc không bao giờ được phép thỏa hiệp giáo lý
và niềm tin tối quan trọng này.
Lời tiên tri đầu tiên về sự hiện đến và công tác của Đấng Mêsia trở thành
một lời hứa của Đức Chúa Trời trong vườn Êđen sau khi con người sa ngã.
Tình trạng gian ác, tội lỗi của con người cần phải có một của lễ chuộc tội để
chúng ta được trở lại mối tương quan công nghĩa với Đức Chúa Trời. Đức
Chúa Trời đã dự bị thông qua sự hiện đến của Đấng Mêsia, được bày tỏ đầy
đủ trong các sách Tin Lành của Tân Ước. Và Đức Chúa Jesus Christ đã làm
ứng nghiệm mọi lời tiên tri về Đấng Mêsia và sứ mạng Ngài cho thế gian.
Tương tự, Ngài sẽ làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri trong Cựu Ước và Tân
Ước về việc thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời và sự chung kết thế
gian hiện tại.
Một trong những đoán xét giáng trên con rắn lừa dối kia chính là dòng dõi
người nữ sẽ dày đạp đầu nó. Chữ Hêbơrơ chỉ về “đầu” ra từ một chữ gốc có
nghĩa là “làm rúng động.” Đầu vẫn là phần dễ bị rúng động nhất trong cơ
thể. Vì là phần trên cùng có chứa khuôn mặt và não, hàm ý của Kinh Thánh
đã xem đây là trung tâm của kinh nghiệm giác quan, có nghĩa là thị lực và
thính lực. Suy nghĩ không phải là mối quan tâm chính ở đây. Điều quan
trọng hơn, vết thương của đầu cho thấy sự thất bại hoàn toàn. Và chặt đầu
chính là sự sỉ nhục lớn nhất (Thi Tv 68:21; Mac Mc 6:14-28). Chúng ta có ví
dụ trong Cựu Ước về việc vua Đavít đánh bại Gôliát bằng cách đánh bị
thương và chặt đầu. Sự đóng đinh Đức Chúa Jesus Christ đã đánh bại quyền
lực của Satan và sự tối tăm một lần đủ cả. Dầu Kẻ Ác ngày xưa và điều ác
vẫn được phép tồn tại trong đời này, nhưng số phận chúng nó đã được quyết
định bởi công tác của thập tự giá rồi .
Một trong những bí quyết quan trọng nhất cho sự lãnh đạo Cơ Đốc thành
công và kết quả chính ở chỗ cách chúng ta xử lý đời sống. Cuộc chiến của
sự sống đã được chiến thắng rồi. Với sự chết trên thập tự giá, Đức Chúa
Jesus Christ đã thắng trận đại chiến này cho chúng ta. Satan, đạo binh thiên
sứ của nó và thế gian đã bị đánh bại một lần đủ cả trong sự sống và quyền
năng của Đức Chúa Jesus Christ cùng công tác chuộc tội của Ngài. Và người
lãnh đạo Cơ Đốc phải luôn luôn tuyên rao chiến thắng này. Trong lúc dường
như là tăm tối nhất trong giờ lãnh đạo, Cứu Chúa sẽ luôn có mặt để khích lệ
và làm vững lòng đầy tớ Ngài.
Như vậy, khi biết lẽ thật trọng đại này rồi thì chúng ta phải giải quyết những
trận chiến hằng ngày của đời sống. Mỗi ngày, chúng ta phải vác thập tự giá
mình và vác chúng vì cớ Tin Lành. Đức Chúa Trời đã hứa rằng Ngài sẽ
không bao giờ lìa chúng ta hay bỏ chúng ta. Nhưng Ngài không bao giờ hứa
cuộc đời sẽ dễ dàng cho chúng ta. Mỗi ngày đều là một ngày tốt lành; có
ngày tốt hơn ngày khác. Bạn sẽ có những kinh nghiệm tốt lẫn xấu. Từng trải
trên đỉnh núi không thể xuất hiện trước mắt nếu không qua những thung
lũng hiện có kia. Chúng ta sẽ không có hoa hồng không gai, sứ đồ Phaolô đã
học biết vui mừng trong những điều tích cực lẫn tiêu cực. Và ông đã tận
dụng mỗi hoàn cảnh để làm việc vì ích lợi của Tin Lành và chức vụ mình.
Cũng vậy, bạn và tôi phải thấy sự nhơn lành của Đức Chúa Trời trong mọi
hoàn cảnh của cuộc đời, và gây dựng nước Ngài trong cả những lúc thuận
lợi cũng như nghịch cảnh. Cấp lãnh đạo giỏi sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn
trong nghịch cảnh và trong chiến trận. Và cấp lãnh đạo giỏi tận dụng những
giờ phút thuận lợi cho sự nghỉ ngơi và hồi phục hết sức cần thiết. Và với tinh
thần cầu nguyện trong mỗi hoàn cảnh, Đức Chúa Trời sẽ chiến thắng quyền
lực của điều ác và tội lỗi.
Lối Ra:
Cộng Đồng Phổ Thông:
Dưới sự sáng tạo và uy quyền của Đức Chúa Trời, chúng ta thấy thế gian có
rất nhiều cấp độ lãnh đạo khác nhau. Thứ nhất, Đức Chúa Trời sẽ ở đời đời
trong địa vị và thẩm quyền của Ngài. Sự lãnh đạo thiên thượng sẽ không bao
giờ thay đổi, vì không thể nào cải thiện sự toàn hảo được. Và từ sự toàn hảo
thiên thượng này, chúng ta thấy một Đức Chúa Trời trong ba ngôi vị - Đức
Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Thánh Linh. Và mỗi thành viên trong Ba
Ngôi Đức Chúa Trời có những trách nhiệm cụ thể rõ ràng để làm ứng
nghiệm kế hoạch và mục đích của Đức Chúa Trời cho toàn cõi tạo vật. Kinh
Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã ấn định một thời điểm cụ thể (chỉ
một mình Đức Chúa Trời biết mà thôi - Mac Mc 12:32-33) để chấm dứt thế
gian hiện tại này và khai mạc cõi đời đời trong tương lai.
Thứ nhì, kế hoạch đời đời trong quá khứ của Đức Chúa Trời bày tỏ cho thấy
tạo vật thiên sứ có trật tự rõ ràng trên thiên đàng ngay cả trước khi lập nền
thế gian (Thi Tv 148:2, 5). Các thiên sứ đã có mặt khi Đức Chúa Trời dựng
nên thế gian và vui mừng về điều đó (Giop G 38:4-7). Thiên sứ học là một
bộ môn Kinh Thánh rất bao quát, nhưng cuốn sách này không cho phép
chúng ta thảo luận chi tiết. Chúng ta sẽ dành thời gian để xác lập tính thực
tại và sự dự phần của thiên sứ vào công việc của loài người. Không cần phải
lý luận gì hết, chúng ta vẫn có thể kết luận thiên sứ là những hữu thể thuộc
linh (HeDt 1:14) và cao trọng hơn bản tánh con người (2:7). Họ có quyền
năng và tri thức siêu nhiên (IISa 2Sm 14:17, 20; IIPhi 2Pr 2:11). Chúng ta
phải hiểu rằng họ không có cùng những thuộc tánh như Đức Chúa Trời là
toàn năng và toàn tri (Thi Tv 130:20; IITe 2Tx 1:7).
Chúng ta không có đủ mọi chi tiết, nhưng thật sự có đủ sự khải thị để biết
những cấp độ lãnh đạo đã được vững lập và được xác định rõ. Ba ngôi Đức
Chúa Trời là tối cao trên tạo vật này, và Lucifer (về sau được xác định là
Satan trong Kinh Thánh) là thiên sứ có quyền cao nhất, chỉ đứng thứ nhì sau
Đức Chúa Trời. Khi khao khát được lớn hơn hoặc được bằng với Đức Chúa
Trời, nó đã bị ném xuống khỏi thiên đàng (SaSt 3:4, 14; Exe Ed 28:12-16;
KhKh 12:4, 7-9).
Ngày nay, chúng ta có cơ cấu lãnh đạo giữa vòng các đạo binh thiên sứ cả
tốt lẫn xấu. Các thiên sứ không sa ngã thì tôn kính Đức Chúa Trời và vâng
theo ý muốn Ngài. Họ truyền ra những công bố (SaSt 8:9-10; LuLc 1:13, 30;
2:8-15) và cảnh cáo về nguy hiểm hầu đến (18:16-19:29; Mat Mt 2:13). Và
họ cũng phục vụ như những tác nhân thiên thượng trong việc đắc thắng điều
ác (SaSt 19:13; IISa 2Sm 24:16).
Satan cùng với đạo binh thiên sứ sa ngã còn lại tận tâm tận lực tiêu diệt công
việc của Đức Chúa Trời trên thế gian này. Nó tìm cách ngăn không cho con
người quay về với Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài. Và đừng bao giờ quên
Satan luôn luôn bắt chước Đức Chúa Trời, ngay cả trong sự lãnh đạo lẫn
trong tổ chức. Tính hiệu quả của điều ác trong suốt lịch sử loài người đã cho
thấy thế lực mạnh mẽ trong cách quản lý và ảnh hưởng của Satan trên thế
gian.
Đức Chúa Trời dùng kế hoạch và kiểu mẫu trong việc thiết lập thế giới loài
người có nhiều cấp độ khác nhau để hoàn tất kế hoạch thiên thượng đặc biệt
của Ngài và đem con người quay về đúng địa vị. Đức Chúa Trời lập và phê
chuẩn những tổ chức nhất định để quản trị công chuyện của con người - các
nhà nước chính trị, sự khai sinh hội thánh, định chế hôn nhân và trách nhiệm
cá nhân. Mọi dân tộc và mọi cá thể, bao gồm cả những cơ cấu chủ quyền
được Đức Chúa Trời chỉ định, đang và sẽ chịu trách nhiệm khai trình trước
mặt Đức Chúa Trời.
Do được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, nên không thể phủ nhận
được mục đích cội nguồn của con người. Con người được dựng nên để ca
ngợi và thờ phượng Đấng Tạo Hóa. Gia đình loài người ràng buộc những
người dân thường để kết hợp họ lại với nhau trong sự thông công với Đức
Chúa Trời và với nhau. Cơ cấu này được vững mạnh khi con người chú ý
đến Đấng Tạo Hóa, và bị suy yếu rất nhiều khi tách rời khỏi ý muốn và công
việc của Đức Chúa Trời.
Chúng ta hoàn toàn có quyền xử dụng từ ngữ “gia đình” cho các dân tộc trên
thế gian. Trong nguồn gốc thiên thượng, chúng ta được dựng nên như một
cộng đồng phổ thông. Trước khi có tháp Babên (SaSt 11:1-32), con người
sống tại một địa phương, nói một thứ tiếng và hiệp một với nhau vì lợi ích
của nhân loại. Khi nhân loại bắt đầu tự tôn cao, Đức Chúa Trời đã tản lạc họ
khắp thế gian thành những chủng tộc, nền văn hóa, ngôn ngữ và bối cảnh
khác nhau. Babên có nghĩa là” lộn xộn.” Và cộng đồng phổ thông này sẽ
không bao giờ hiệp một lại được nữa cho đến triều đại của Đấng Cai Trị
công bình của thế gian này, là Đức Chúa Jesus, Vua muôn vua và Chúa
muôn chúa.
Trước khi tiến sang hội thánh địa phương và cơ cấu thẩm quyền của hội
thánh ấy, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng con người phải khai trình với
Đấng Tạo Hóa. Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm khai trình với Đức
Chúa Trời về những ý tưởng, lời nói và việc làm của mình. Nói cách khác,
toàn thế gian không thể thoát khỏi bổn phận này (RoRm Ro3:19). Giới
không tin Đấng Christ sẽ bị đoán xét về tội lỗi chưa được tha của mình
(3:23). Nếu không công nhận ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa
Trời, chúng ta sẽ phải đứng trước ngai của Đức Chúa Trời và không có cớ gì
để biện hộ. Vì các lãnh đạo của thế gian này được Đức Chúa Trời chỉ định,
họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn để khai trình với Đức Chúa Trời.
Ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời đã giải cứu những người tin
Đấng Christ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm khai trình, không phải
về tội lỗi, nhưng về những việc lành của mình. Và chúng ta chịu trách nhiệm
với Đức Chúa Trời về cá nhân mình (14:12) cũng như về tập thể (Eph Ep
4:25). Các lãnh đạo của Hội Thánh cũng sẽ có trách nhiệm lớn hơn về việc
khai trình với Đức Chúa Trời (LuLc 12:48).
Hội Thánh Địa Phương:
Thế gian sẽ không bao giờ được hiệp một như ngày xưa lúc khởi đầu lịch sử.
Đức Chúa Trời nhìn thấy hai chủng tộc trong thế gian này - giới tin Đấng
Christ và giới không tin Đấng Christ. Tương tự, Ngài cũng sẽ nhìn thấy hai
triết lý sống hiện hữu, tức là tư tưởng Cơ Đốc và tư tưởng thế gian. Cộng
đồng Cơ Đốc tìm cách làm theo ý muốn Đức Chúa Trời qua nếp sống thuộc
linh và làm chứng cho thế giới hư mất. Trọng tâm được nhắm vào nước đời
đời hầu đến cùng ứng dụng thực tiễn trong đời hiện tại.
Trái lại, giới không tin Đấng Christ vẫn là kẻ thù với Tin Lành của Đức
Chúa Jesus Christ, và tìm cách tiêu diệt những chứng nhân và lời chứng của
chân lý. Giới này áp dụng phương pháp: “Hãy ăn, hãy uống, vì ngày mai
chúng ta sẽ chết.” Và triết lý thế gian này suy nghĩ rất ít đến lãnh vực đời
đời. Họ dồn hết nhiệt tình trong đời vào những tình trạng hiện tại.
Chúa Jesus đã kể ví dụ về một thương gia hay nông gia giàu có (LuLc
12:12-21). Để trả lời cuộc tranh cãi giữa hai anh em, Chúa Jesus đặt ưu tiên
vào sự sống đời đời. Một người kia được mùa bội thu và phải xây những kho
lớn hơn. Và rồi người này đã chọn nghỉ ngơi để hưởng cuộc sống. Giàu có
hay nghỉ ngơi thanh thản không phải là sai, nhưng người này đã chọn triết lý
sống của thế gian. Người này không suy nghĩ gì đến cõi đời đời, và đêm
hôm ấy, Đức Chúa Trời đã bắt người phải khai trình. Đức Chúa Jesus kết
luận rằng: “Hễ ai thâu trữ của cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa
Trời thì cũng như vậy.” (12:21).
Lời tiên tri đầu tiên được đề cập trước đây (SaSt 3:15) nói ra sao về tình
trạng thù địch này? Satan, cha của điều ác và tội lỗi, sẽ khiến những kẻ theo
nó gây hỗn loạn và tiêu diệt những người thuộc về Đức Chúa Trời. Hai triết
lý này sẽ tiếp tục tồn tại mâu thuẫn nhau mãi cho đến kỳ tận thế. Trong cõi
đời đời, chúng sẽ bị phân chia ra đời đời, và triết lý sống của đời này sẽ
không còn đe dọa được triết lý sống Cơ Đốc nữa.
Như vậy, làm sao Đức Chúa Trời có thể hành động trong thế gian và thiết lập
kế hoạch thiên thượng của Ngài? Tân Ước đưa ra một trật tự thuộc linh mới
- là Hội Thánh. Sau chức vụ của Chúa Jesus trên đất, Ngài đã sai phái và
truyền các môn đồ đi vào thế gian giảng Tin Lành. Cả bốn sách Tin Lành và
sách Công Vụ Các Sứ Đồ nói về đại mạng lịnh này của Cứu Chúa. Do đó,
Hội Thánh Cơ Đốc ra đi dưới quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa
Jesus. Nhờ có uy quyền lớn nhất trong thế gian này, nên hội thánh hoàn toàn
có quyền trình bày Tin Lành cho thế gian. Và thế gian có quyền khước từ
hay tiếp nhận chân lý của Đức Chúa Trời.
Chúng ta đã được truyền lịnh xây dựng Hội Thánh cho đến khi Ngài trở lại
trần gian đón chúng ta về với Ngài. Mặc dầu gặp sự chống đối và bắt bớ liên
tục, Hội Thánh vẫn làm chứng trong mỗi dân tộc trên thế gian. Ngay cả giữa
những dân tộc đang tìm cách tiêu diệt hoàn toàn chân lý của Đức Chúa Trời,
nhiều người nam và người nữ vẫn đang chịu đựng thử thách và hoạn nạn.
Nhân sự Đức Chúa Trời vẫn đứng đắc thắng giữa điều ác và sự hủy hoại
trong tư cách sự sáng chói lọi của chức vụ Đức Chúa Jesus Christ trên khắp
thế gian. Và không thể nào tiêu diệt được thẩm quyền của Đức Chúa Trời và
quyền năng của hội thánh. Đức Chúa Trời có nhiều người làm chứng cho
Ngài trong mỗi giai đoạn lịch sử, và sẽ tiếp tục như vậy trong Cơn Đại Nạn
tương lai cũng như trong thời kỳ Thiên Hy Niên của lịch sử thế giới.
Nhưng chúng ta cậy vào thẩm quyền nào để có quyền thiết lập hội thánh địa
phương? Chúng ta làm điều này dưới thẩm quyền của chính Đức Chúa Jesus
Christ khi Ngài ban lịnh hãy đi và môn đồ hóa. Đại Mạng Lịnh sẽ không bao
giờ lỗi thời trong thế gian này, và nó vẫn áp dụng cho mọi thời đại của lịch
sử loài người. Không có thẩm quyền nào lớn hơn thẩm quyền của chính Đức
Chúa Trời. Không một chính quyền hay đoàn thể chính trị nào có thể bãi bỏ
uy quyền và năng quyền của Đức Chúa Trời. Và Cơ Đốc nhân chúng ta phải
sẵn sàng để đứng vững, dẫu phải chịu chết đi nữa, vì cớ năng quyền đời đời
này.
Cá Nhân Tín Đồ Đấng Christ:
Mạng lưới của cơ cấu thẩm quyền không dẫn đến kết quả là một tổ chức tập
thể; nhưng đúng hơn, cơ cấu này tìm được sức mạnh và tính đoàn kết trong
cá nhân tín đồ, trong việc cá nhân chứng đạo cho Tin Lành của Đấng Christ.
Hẳn Đức Chúa Trời đã có thể để Con Ngài cứ ở trên đất làm Nhân Chứng
của lẽ thật. Khi làm như vậy, Đức Chúa Jesus, trong hình trạng Đấng Thần
Nhân, hẳn sẽ cứ bị giới hạn trong thân xác con người. Giống như chúng ta,
Ngài chỉ có mặt mỗi lúc tại một nơi mà thôi. Quyền năng và các phép lạ của
Ngài hẳn sẽ cứ tiếp tục, nhưng chắc chắn chỉ những cư dân tại địa phương
đó mới kinh nghiệm được mà thôi. Và dĩ nhiên họ sẽ đưa chúng lên tin tức
buổi tối ngay. Nhưng liệu chúng ta có thể tuyên bố rằng điều này cũng sẽ
giống y hệt như được đích thân nhìn thấy và kinh nghiệm quyền năng thiên
thượng không?
Hẳn Đức Chúa Trời có thể sai các binh đoàn thiên sứ để rao truyền Tin Lành
cho thế gian lạc lầm. Hẳn chính Đức Chúa Jesus đã có thể gọi các đạo thiên
binh này đến giải cứu Ngài khỏi tình trạng bị đóng đinh thật khủng khiếp.
Nhưng nếu điều này xảy ra, bạn và tôi chắc không nhận được món quà cứu
rỗi tuyệt diệu. Rõ ràng, Đức Chúa Trời có dùng các thiên sứ vào công việc
của con người. Kinh Thánh dạy rằng chúng ta có các thiên sứ hộ vệ để chăm
nom chúng ta; dầu vậy, công việc của các thiên sứ bị giới hạn. Ngoài ra, các
thiên sứ chưa hề kinh nghiệm được món quà cứu rỗi tuyệt diệu kia. Khi
được dựng nên, họ đã được đặt trong vinh quang rồi. Và các đạo thiên binh
đã chọn lìa cổng thiên đàng để đi theo lãnh tụ của họ là Lucifer. Khi quyết
định như vậy họ đã tự định đoạt số phận mình trong sự hư mất đời đời.
Không, Đức Chúa Trời kêu gọi các cá nhân đến với chính Ngài. Ngài đã
chọn dùng con người làm một công cụ, để dùng con người đi đến với con
người. Nhưng há không phải chúng ta cứ thất bại hoài trong công tác đã đặt
ra đấy sao? Chúng ta thường thất bại. Dầu vậy, Đức Chúa Trời sẽ không thay
đổi kế hoạch Ngài. Do đó, bạn và tôi phải luôn luôn ở trong ý muốn và kế
hoạch toàn hảo của Ngài. Trách nhiệm cuối cùng và thẩm quyền nằm ở chỗ
bạn và tôi đáp ứng ra sao với kế hoạch toàn hảo của Đức Chúa Trời. Chúng
ta sẽ giữ riêng cho chính mình, hay sẽ rộng rãi chia xẻ cho người chung
quanh?
Công Tác Truyền Giáo
Lời Đức Chúa Trời:
Đức Chúa Trời dùng khải thị đặc biệt của Ngài để chia xẻ chân lý cho thế
gian. Đức Chúa Jesus Christ là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời, là Cứu
Chúa của thế gian. Ngài đến thế gian lần đầu để làm Chiên Con hy sinh chết
chuộc tội chúng ta. Ngài sẽ trở lại lần thứ hai trong đắc thắng khải hoàn.
Chúng ta chờ đợi sự tái lâm của Ngài trong tư cách Vua vinh diệu.
Kinh Thánh cho chúng ta biết sự lãnh đạo của Đức Chúa Jesus Christ là
đáng ca ngợi, và là khuôn mẫu cho vai trò lãnh đạo Cơ Đốc của chúng ta.
Không chút hồ nghi hay lưỡng lự, chúng ta chấp nhận Kinh Thánh từ Sáng
Thế Ký đến Khải Huyền là Lời vô ngộ, không sai lạc và được soi dẫn của
Đức Chúa Trời. Nhưng điều gì khiến lời này trở thành thẩm quyền của Hội
Thánh? Chúng ta tin Kinh Thánh là cuốn sách thiêng liêng được Đức Chúa
Trời soi dẫn. Soi dẫn có nghĩa “được Đức Chúa Trời hà hơi” (IITi 2Tm 3:16-
17). Cựu Ước được viết ra trong khoảng thời gian một ngàn năm bằng tiếng
Hêbơrơ. Cựu Ước có chứa một số ít phân đoạn viết bằng tiếng Aram (sách
Đaniên). Và Cựu Ước báo trước về sự xuất hiện của Đấng Christ trên trần
gian.
Các sách Tân Ước được viết ra trong khoảng một trăm năm bằng tiếng
Hylạp. Các sách Tin Lành trình bày về đời sống, chức vụ và công tác của
Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng Mêsia. Phần còn lại của Tân Ước nói về sự
phát triển và lớn lên của Hội Thánh. Sách Khải Huyền, sách cuối cùng, thuật
lại những biến cố lai thế sẽ đến trên đất tương ứng với lịch sử của hội thánh
và sự cất hội thánh lên khỏi thế gian.
Thẩm quyền của Kinh Thánh hoàn toàn dựa trên thẩm quyền của Đức Chúa
Jesus Christ. Không có Đấng Christ, thì không cần đến Kinh Thánh. Hay sự
vắng mặt của Đấng Christ trong lịch sử loài người sẽ đem Lời của Đức Chúa
Trời xuống ngang hàng địa vị với những quyển sách “kinh” khác của thế
gian. “Đằng sau Kinh Thánh là một câu chuyện hồi hộp về cách Đức Chúa
Trời bày tỏ chính Ngài và ý muốn của Ngài cho những người làm phát ngôn
nhân cho Ngài, và rồi hành động trong suốt lịch sử để bảo tồn Lời Ngài cũng
như lưu truyền lại cho những thế hệ tương lai. Nói theo lời của đấng tiên tri
Êsai: ‘Cỏ khô hoa rụng, nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời
đời!’ (EsIs 40:8)’” (Nelson’s Illustrated Bible Dictionary, trang 160).
Vì vậy, mục đích chính cho sự hiện hữu của chúng ta là dân sự của Đức
Chúa Trời chính là để trình bày các lẽ thật thiên thượng. Khi tiếp nhận chúng
bởi đức tin và lòng tin cậy của bản thân, chúng ta không thể thỏa hiệp điều
bất biến nầy. Đức Chúa Jesus Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời
không hề thay đổi. Chân lý không bao giờ thay đổi, chân lý không bao giờ
trở nên không thích ứng. Trái lại, con người phải được thay đổi bởi quyền
năng của sứ điệp đời đời.
Chứng Nhân:
Hội Thánh và cá nhân tín đồ phải đứng vững mạnh giữa một thế giới gian ác
đảo điên. Chúng ta không thể thỏa hiệp lời của Đức Chúa Trời thể nào, thì
cũng được truyền lịnh phải phân rẽ mình khỏi thế gian để sống cho chân lý
thể ấy. Chúng ta phải sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian.
Chúng ta có dám sống khác hẳn như vậy không?
Nhưng điều gì khiến cho chúng ta khác biệt? Là tín đồ của Đức Chúa Jesus
Christ, chúng ta trở nên thành viên trong hội thánh phổ thông (hội hữu hình
hiện nay) và trong các hội thánh địa phương (hội hữu hình tại mỗi địa
phương). Hội thánh địa phương đóng vai trò một hội chúng của các tín đồ.
Hội phổ thông bao gồm mọi hội thánh địa phương và mọi tín đồ thật của mọi
thời đại.
Ngày nay, dường như có cuộc tranh luận thần học về sự khởi đầu của Hội
Thánh. Cựu Ước không nói gì về Hội Thánh, nên kết luận rằng hội thánh
chưa hiện hữu trong thời Cựu Ước. Bốn sách Tin Lành trong Tân Ước không
dùng từ ngữ “hội thánh,” ngoại trừ trong Mat Mt 16:18 và 18:17. Một lần
nữa, Hội Thánh vẫn chưa thật sự tồn tại vào thời điểm này, dầu Đức Chúa
Jesus đã dạy các môn đồ rằng Ngài sẽ lập hội thánh Ngài.
Côngvụ 2, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, ghi lại sự giáng lâm của Đức Thánh Linh
trên các môn đồ đang chờ đợi và sự thành lập Hội Thánh. Vì sao chúng ta
kết luận đây chính là sự khai sinh Hội Thánh? Đức Chúa Jesus đã tuyên bố
Hội Thánh là một biến cố trong tương lai. Và Hội Thánh sẽ được lập nên
trên Đá Góc Nhà, là chính Đức Chúa Jesus. Điều này sẽ không xuất hiện cho
đến khi hoàn tất công tác của Ngài - là sự đóng đinh, sự chết sự sống lại và
thăng thiên của Ngài.
Chữ “hội thánh” trong tiếng Hylạp là chữ ekklesia. Thông thường, chữ này
chỉ về một hội chúng địa phương. Hội thánh địa phương đại diện cho thẩm
quyền hữu hình dưới quyền lãnh đạo của Chúa Jesus Christ. Hội thánh địa
phương được truyền lịnh môn đồ hóa hay xây dựng hội thánh cho đến khi
Ngài trở lại. Và dưới sự lãnh đạo của Đấng Christ cùng các lãnh đạo địa
phương, Hội Thánh tiếp tục đi ra đem thế gian về với Đấng Christ. Cơ Đốc
nhân nên hoạt động trong phạm vi của hội thánh địa phương để đáp ứng nhu
cầu của thế gian và chia xẻ đức tin với các tín đồ khác. Chúng ta cũng đừng
bỏ qua sự nhóm lại với nhau để thờ phượng và ca ngợi Đức Chúa Trời
(HeDt 10:24-25).
Chúng ta có chịu nổi áp lực khi bị phơi mình ra trước thế gian và trước cách
đối đãi tàn bạo của thế gian với tín đồ không? Chữ “làm chứng” ra từ một
chữ Hylạp có nghĩa “tuận đạo.” Nếu cần, chúng ta phải phó cả mạng sống
mình vì cớ Tin Lành. Chúng ta có thể làm ít hơn thế không? Cứu Chúa
chúng ta, Đấng đã từ bỏ mọi vinh hiển của Ngài trên thiên đàng, đã đến trần
gian này như một con người tầm thường, và đã chết trên thập tự giá vì tội lỗi
chúng ta - và Ngài xứng đáng để chúng ta đem cả đời sống ra để làm chứng
nhân nói về sứ điệp vinh diệu của ân điển cứu rỗi. Chúng ta phải nói và thể
hiện ra đức tin của chúng ta cách dạn dĩ. Khi nghĩ đến sự lãnh đạo gương
mẫu của Cứu Chúa chúng ta, thì chúng ta cũng phải gương mẫu trong đức
tin.
Thế Gian:
Rõ ràng, thế gian này thuộc về Đức Chúa Trời. Một ngày kia Ngài sẽ lấy lại
vật sở hữu của Ngài và giáng sự đoán xét trên những kẻ chối bỏ Ngài. Đức
Chúa Trời ban cho mọi người trên thế gian này nhiều cơ hội để biết và tiếp
nhận Ngài. Ngài là vị Quan Án công bình của thế gian, và sự đoán xét của
Ngài là không thiên vị. Mỗi cá nhân chuốc lấy sự đoán xét cho mình; Đức
Chúa Trời chỉ công bố ra bản án mà thôi. Và Đức Chúa Trời không hề đoán
xét mà không cảnh cáo trước nhiều lần.
Sự đoán xét của Đức Chúa Trời đem lại sự phân biệt hay sự phân rẽ điều
thiện và điều ác trong thế gian này. Sẽ có sự đoán xét cuối cùng do chính
Đức Chúa Trời chỉ định (Cong Cv 17:31). Đức Chúa Trời sẽ không giữ vững
thẩm quyền của Ngài nếu Ngài không đem lại sự đoán xét cuối cùng, vì
Ngài đã hứa đoán xét tội lỗi và điều ác. Ngài là Quan Án của nhân loại (SaSt
18:25), Quan Án công bình (Thi Tv 96:13; 98:9). Nhưng sự đoán xét cuối
cùng sẽ nằm trong tay của Cứu Chúa, là Đức Chúa Jesus Christ (GiGa 5:22;
Cong Cv 17:31). Và chúng ta, là tín đồ, sẽ dự phần trong sự đoán xét hầu
đến (ICo1Cr 6:2-3; KhKh 20:4), ngay cả đoán xét các thiên sứ nữa.
Vậy tại sao Đức Chúa Trời trì hoãn sự đoán xét thế gian này? Đức Chúa Trời
chờ đợi con người đáp ứng. Ngài muốn không một ai bị chết mất. “Chúa
không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng
Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào
chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” (IIPhi 2Pr 3:9).
Trong lúc này, Đức Chúa Trời ban thẩm quyền đặc biệt cho những sự đoán
xét tức thời trong thế gian. Các quan chức chính trị có trách nhiệm kết án
công bình cho những kẻ đã làm ác (RoRm 13:1-7). Các lãnh đạo hội thánh
có bổn phận xét đoán những nan đề giữa vòng hội thánh địa phương (Mat
Mt 18:17-18). Tín đồ không thể xao lãng bổn phận sửa lại những tình huống
giữa vòng họ (8:15). Và có lời cảnh cáo chúng ta đừng bao giờ đoán xét
những gì mà chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có trách nhiệm đó (HeDt
10:30).
Chúng ta có thể kể việc được sống trong thế gian này, được niềm vui là biết
Đức Chúa Trời, được làm chứng cho lẽ thật vinh diệu của Ngài là một đặc
ân vĩ đại. Một ngày kia, thế gian sẽ chấm dứt. Chúng ta không biết thời điểm
chính xác, chỉ biết các dấu hiệu và thời kỳ. Dường như thời gian tạm này
đang tiến nhanh đến chỗ kết thúc, và chúng ta phải trông mong sự tái lâm
của Ngài. Trong lúc đó, chúng ta có bổn phận rao báo chân lý cho thế giới.
Chúa Jesus, vị Lãnh Đạo gương mẫu, đã trình bày Tin Lành cho thế giới này
bằng chính sự sống, huyết và sự hy sinh của Ngài; đến lượt chúng ta sẽ phải
đem Tin Lành cho thế giới bằng lời nói, tình yêu và việc làm. Nguyện Ngài
cảm thúc từng ngày để chúng ta rao báo lời của sự sống.
ĐẦY TỚ :
Sự Kêu Gọi
Lòng Thương Xót
Điều Kiện
Sự Hoàn Tất
ĐẦY TỚ
Sự Kêu Gọi:
Câu hỏi hoành hành trong khóa huấn luyện lãnh đạo ấy là: “Các lãnh đạo
được sinh ra hay được đào tạo?” Phải tùy tình huống mới xác định được câu
trả lời phải lẽ cho thắc mắc này. Ví dụ, một vị vua được thừa hưởng ngai
vàng là do được sinh ra trong gia đình hoàng tộc. Vị vua tương lai này
không cần phải chứng minh hay bác bỏ những năng lực lãnh đạo của mình,
nhưng chỉ việc đòi quyền đó do được sinh ra. Mặc khác, một tổng thống hay
thủ tướng thường lên được địa vị lãnh đạo của mình nhờ vào những từng trải
và năng lực trước đó. Tài năng sẽ đưa người lên nắm giữ công việc trước
mặt các dân tộc. Bất kể từng trải quá khứ có ra sao đi nữa, không phải lúc
nào họ cũng góp phần giúp công tác lãnh đạo tốt hơn. Đôi khi các lãnh đạo
thấy mình bị đẩy tận cùng những giới hạn, thậm chí còn vượt quá những khả
năng của mình nữa.
Khi nhìn xem sự lãnh đạo mẫu mực của Chúa Jesus, thì Ngài được sinh ra
hay được đào tạo cho địa vị giữa con người của Ngài? Chúng ta không cần
thắc mắc đến sự hiện hữu đời đời Chúa Jesus; Lời Đức Chúa Trời nói rõ
ràng Ngài là Con đời đời của Đức Chúa Trời, (GiGa 1:1) đã được dựng nên
trong xác thịt và đã sống giữa chúng ta trên trái đất này (1:14). Là Đấng Tạo
Hóa của cả vũ trụ và thế gian, những năng lực lãnh đạo đời đời của Ngài trở
nên hiển nhiên nhất cho toàn thể nhân loại! Nếu không, chúng ta sẽ không
ngắm nhìn được vẻ đẹp lộng lẫy của cõi tạo vật, hoặc sẽ không có sự hiện
hữu của bản thân chúng ta.
Nhưng Chúa đời đời đã cố ý mang lấy hình trạng con người, trở nên Đấng
Thần Nhân, sống trên thế gian này trong ba mươi năm, và làm trọn sứ mạng
Ngài trong thế gian. Rõ ràng, Ngài đã nêu một tấm gương hoàn hảo về sự
lãnh đạo thật với những năng lực tự nhiên và siêu nhiên. Nhưng có phải
năng lực lãnh đạo của Ngài xuất phát từ tánh tự nhiên hay từ sự dựng nên?
Để giải đáp, chỉ có một câu trả lời gồm hai phần. Thứ nhất, Chúa Jesus được
sinh ra với những năng lực lãnh đạo cao, bất chấp đẳng cấp và bối cảnh
dường như thấp hèn của Ngài. Đi từ Đấng Tạo Hóa đời đời cho đến Đấng
Sinh Tế bằng xương bằng thịt, chúng ta chỉ có thể kết luận rằng Ngài không
bao giờ từ bỏ những quyền hạn hay những năng lực của mình để trở thành vị
Lãnh Tụ duy nhất trong thế gian này. Năng lực lãnh đạo của Ngài phải là lẽ
tự nhiên, vì chính Ngài đã tạo dựng dây chuyền các mạng lịnh và thẩm
quyền để được xử dụng trong thế gian này trước khi thế gian được dựng nên.
Đời sống và chức vụ của Ngài khiến không còn nghi ngờ gì về năng lực tự
nhiên để Ngài quyết định số phận của thế gian này, để làm trọn sứ mạng cho
nhân loại hư mất, và để cung cấp một kế hoạch cứu rỗi toàn hảo. Duy một
mình Ngài mới là Đấng duy nhất đáp ứng được các nhu cầu của nhân loại và
đắc thắng tình trạng đáng sợ kinh khiếp của điều ác trên con người.
Và thứ nhì, sự lãnh đạo của Ngài phải được tạo dựng nên. Kế hoạch cứu rỗi,
theo như được mô tả trong Kinh Thánh, là độc đáo và độc nhất vô nhị đến
nỗi buộc phải ra từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban kế hoạch cứu rỗi
thông qua Đấng Cứu Chuộc - là Đấng Thần Nhân. Chúng ta sẽ không bao
giờ kinh nghiệm được một Đấng Thần Nhân khác nữa trong lịch sử nhân
loại. Bạn có hình dung nổi con trai bạn được sinh ra trong thế gian này nhằm
mục đích chết để cứu chuộc nhân loại sa ngã không? Một bậc cha mẹ bình
thường hầu như sẽ cam kết hoặc hy sinh bất cứ điều gì để cứu đứa con. Đức
Chúa Trời không hành động theo tiêu chuẩn con người, nhưng Ngài định
trước và chọn lựa để đem kế hoạch thiên thượng đến trong lãnh vực con
người. Đức Chúa Jesus Christ hay Đấng Mêsia đã được dựng nên để Đức
Chúa Trời ban sự cứu chuộc cho con người sa ngã. Sứ mạng Ngài để làm
theo ý muốn của Đức Chúa Cha không phải là một phương án tùy chọn đối
với Ngài; Trái lại, Con Đức Chúa Trời toàn hảo và vô tội đã được dựng nên
để đáp ứng tiêu chuẩn thiên thượng cho của lễ chuộc tội lỗi chúng ta. Và lịch
sử Kinh Thánh xác minh Ngài đã thực hiện điều ấy thật toàn hảo - là Chiên
Con sinh tế duy nhất và chung quyết.
Nhưng địa vị và năng lực lãnh đạo này có khiến Đức Chúa Jesus trở thành
một Lãnh Tụ kết quả và thành công không? Người ta không thể nào trở
thành lãnh tụ kết quả và thành công nếu trước hết không là một Đấy Tớ. Đức
Chúa Jesus đã làm Đầy Tớ của mọi đầy tớ, một đầy tớ phải “phục vụ hay là
người tỏ sự thuận phục, công nhận hay mắc nợ kẻ khác.” Một đầy tớ vâng
phục sẽ phó chính mình để giúp người khác. Hiển nhiên, Chúa Jesus không
hề mắc nợ nhân loại, nhưng sẵn lòng thuận phục để làm Đầy Tớ trả món nợ
đời đời mà con người đã mắc nợ Đức Chúa Trời.
Một lãnh đạo giỏi sẽ phục vụ với tinh thần sẵn sàng làm những công tác nhỏ,
trung bình, mà không cần bất cứ sự ghi nhận công ơn nào. Nếu không thì sẽ
chẳng bao giờ trở thành một lãnh đạo vĩ đại. Người này có thể điền vào vai
trò lãnh đạo trong đời mình, nhưng sẽ không bao giờ đạt đến tiềm năng trọn
vẹn của mình. Bao nhiêu người trong dân sự của Đức Chúa Trời đang làm
công tác nhỏ mọn ở trong và ở ngoài hội thánh mà không cần bất kỳ sự công
nhận nào? Bao nhiêu vị mục sư thi hành những trách nhiệm nhỏ trong hội
thánh vì cớ không còn ai khác muốn làm điều đó? Trong lịch sử hội thánh,
chúng ta đọc được về những vị lãnh đạo then chốt trong phong trào Cơ đốc,
nhưng đã có hàng trăm hàng ngàn người đã phục vụ mà không ai biết đến
họ. Một lãnh đạo giỏi sẽ là một đầy tớ trung tín, không mong chờ được công
nhận trước mặt con người, nhưng thực hiện trọn công việc vì cớ sự vinh hiển
của Đức Chúa Trời.
Đương nhiên, Chúa Jesus không phải là một vị lãnh đạo đầy ấn tượng theo
tiêu chuẩn và những qui định của thời nay. Lý lịch Ngài hẳn chẳng giúp
Ngài nhận được một địa vị hay một hội thánh danh tiếng nhất. Ngài là dân
thành Naxarét, một thành phố mang tai tiếng xấu. Không ai mong điều gì tốt
ra được từ nơi này. Chúa Jesus không nhận được sự giáo dục chính thức, chỉ
được cha mẹ dạy về đức tin và truyền thống Do thái. Ngài không giữ địa vị
quản trị trong một công ty lớn. Cả đời Ngài không có được nguồn tài chánh
đầy hứa hẹn cũng không giàu có của cải vật chất. Chính Ngài không hề có
vợ hoặc gia đình. Một lần nữa, chúng ta phải kết luận những thành tích của
Ngài quả không chút ấn tượng gì với thế gian, nhưng chúng rất ấn tượng với
Đức Chúa Trời, là Đấng ra quyết định tối hậu. Và Đức Chúa Trời đã để lại
cho chúng ta bản lý lịch ấn tượng nhất về một Lãnh Đạo - Đầy Tớ trong Êsai
53. Tôi muốn triển khai bức tranh tuyệt vời này về Chúa Jesus trong vai trò
lãnh đạo hết sức quan trọng của Ngài. Đầy Tớ chịu thương khó - là Đức
Chúa Jesus Christ - đã công khai phó mình cho toàn thế gian nhìn xem và
kinh nghiệm. Chúng ta còn thấy sự lãnh đạo nào tuyệt vời hơn là sự lãnh đạo
Ngài đã dành cho chúng ta không?
Đoạn Kinh Thánh này cho chúng ta thấy quang cảnh đầy đủ về năng lực
lãnh đạo của Ngài trong một thế giới chẳng hề nhận biết Ngài. Trước hết,
Chúa Jesus đã chịu một sự đau khổ kinh khiếp để chuộc tội, mà thế gian
không thể nào hiểu hết, cũng không thể hiểu nổi. Lãnh đạo không luôn luôn
kinh nghiệm được những hoạt động vui thú trong đời. Êsai 53 cho chúng ta
biết Ngài không duyên dáng hay đẹp đẽ (câu 1- 2). Ngài không xuất hiện
như một cá nhân đầy ấn tượng. Bảy trăm năm trước khi biến cố này xảy ra,
Êsai đã thuật lại cho chúng ta câu chuyện đầy cảm động về con người thật
của Đấng Christ. Ngài là một người Naxarét tầm thường; người ta không hề
đi theo Ngài vì cớ diện mạo Ngài. Ngài không được chấp nhận hay được tôn
kính (câu 3). Câu này thuật lại sự chối bỏ và xa lánh kinh khiếp nhất của
nhân loại. Toàn nhân loại đều chịu trách nhiệm về việc đóng đinh Ngài trên
cây thập tự, và chúng ta cùng họ chế giễu Ngài, vả trên mặt Ngài, đóng đinh
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau

More Related Content

What's hot

Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
htpsccbb159
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Kiệm Phan
 

What's hot (19)

Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
Cam nan nhom nho
Cam nan nhom nhoCam nan nhom nho
Cam nan nhom nho
 
C1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan capC1 huy dong de nhan cap
C1 huy dong de nhan cap
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.netSinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
 
B2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup doB2 chuc vu giup do
B2 chuc vu giup do
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
C3 nhom te bao
C3 nhom te baoC3 nhom te bao
C3 nhom te bao
 
Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
Nghệ thuật lãnh đạo (380p)
 
So 160
So 160So 160
So 160
 
Tông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mungTông huấn niem vui tin mung
Tông huấn niem vui tin mung
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
So 154
So 154So 154
So 154
 
Lanh dao co doc
Lanh dao co docLanh dao co doc
Lanh dao co doc
 
Tong hop
Tong hopTong hop
Tong hop
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 

Similar to Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau

Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
gxduchoa
 

Similar to Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau (20)

Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Co van day do va dan dat
Co van day do va dan datCo van day do va dan dat
Co van day do va dan dat
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Dao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh daoDao tao nguoi lanh dao
Dao tao nguoi lanh dao
 
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
Hoi thanh theo dung muc dinh(gian luot)
 
C6 khai tuong cua nguoi lanh dao
C6 khai tuong cua nguoi lanh daoC6 khai tuong cua nguoi lanh dao
C6 khai tuong cua nguoi lanh dao
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Chien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truongChien luot ht tang truong
Chien luot ht tang truong
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Chuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanhChuc vu chua lanh
Chuc vu chua lanh
 
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh congNhóm te bao gia dinh thanh cong
Nhóm te bao gia dinh thanh cong
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Vi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tinVi sao chung ta tin
Vi sao chung ta tin
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 
Nguyen tac giang day
Nguyen tac giang dayNguyen tac giang day
Nguyen tac giang day
 
Nguyen tac day do
Nguyen tac day doNguyen tac day do
Nguyen tac day do
 
Nguyen tac cua cai
Nguyen tac cua caiNguyen tac cua cai
Nguyen tac cua cai
 
Nghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bayNghe thuat chan bay
Nghe thuat chan bay
 
Nep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh daoNep song cua nguoi lanh dao
Nep song cua nguoi lanh dao
 
Lanh dao
Lanh daoLanh dao
Lanh dao
 
Lanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chungLanh dao thuot linh va goi chung
Lanh dao thuot linh va goi chung
 
Khuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tienKhuon mau ht dau tien
Khuon mau ht dau tien
 

Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau

  • 1. Chúa Giê-xu Người Lãnh Đạo Gương Mẫu Tác giả: Dr. Davit J. Wriglesworth LỜI NÓI ĐẦU Trong thập kỷ qua, tôi vinh hạnh được đi lại nhiều nơi trên thế giới và chia xẻ Tin Lành của Đức Chúa Jesus Christ qua cả chương trình truyền giảng lẫn môn đồ hóa. Mục vụ này đã được chứng kiến rất nhiều người tiếp nhận Đức Chúa Jesus Christ làm Cứu Chúa của riêng mình, và vô số Cơ Đốc nhân tái cam kết hầu việc Chúa chúng ta. Đây quả là ơn phước vì được biết đến nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa khác nhau, được thờ phượng và thông công với những vị lãnh đạo và tín đồ bản xứ. Đối với tôi, đây chính là chút hương vị của niềm vui hầu đến trên thiên đàng, khi hết thảy các tín đồ thật được hiệp nhất để đời đời ca ngợi và tán dương Danh vinh diệu của Đức Chúa Jesus Christ, là Cứu Chúa đã chịu đóng đinh và đã sống lại và sẽ tái lâm. Tôi không ngớt cảm ơn Đức Chúa Trời về phong trào truyền giáo hiện đại và ảnh hưởng của phong trào của phong trào ấy trên thế giới. Hội thánh đã được thiết lập, và được vững vàng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Gần đây, tôi có dịp nói chuyện với một sinh viên thần học trẻ tuổi đến từ Ấn Độ. Anh đến từ một bộ lạc trước kia vốn săn đầu người, và bộ lạc này đã được chăm sóc và đem về với Chúa Jesus qua công tác của vị giáo sĩ tiên phong William Carey. Tôi đã trò chuyện với rất nhiều vị lãnh đạo cả tại những quốc gia mở cửa lẫn đóng cửa. Nói chung, Hội Thánh rất sống động khi tiến sang thế kỷ hai mươi mốt; các lãnh đạo đã được trang bị kỹ lưỡng trong sự khôn ngoan và hiểu biết Lời Đức Chúa Trời; và rất nhiều tín đồ tận tâm chia xẻ đức tin mình cho người ngoại. Những nhà truyền giáo dài hạn và ngắn hạn đang tiếp tục đáp ứng vô số nhu cầu trên thế giới, tìm cách khích lệ và làm người bản xứ được vững vàng trong những công khó bất tận cho Đấng Christ. Nếu vậy, đâu dường như là những nhu cầu khẩn cấp nhất trong công tác thi hành chức vụ mới và qua những tín đồ bản xứ? Rất nhiều người bản xứ đã thuộc lòng Lời Đức Chúa Trời, vì Kinh Thánh chính là nguồn cảm hứng và nghiên cứu duy nhất của họ. Trong hầu hết các hoàn cảnh, ngay cả những người tự học thường cũng đã có kiến thức chuyên môn và thông hiểu Kinh Thánh. Điều này không làm giảm nhu cầu phải nghiên cứu Kinh Thánh nhiều hơn trong tương lai, nhưng nó thật sự tạo nền tảng vững chắc để phát triển và tiến bộ. Ngay cả những sinh viên tinh thông Kinh Thánh nhất cũng có thể dự bàn tiệc Lời Đức Chúa Trời suốt bao nhiêu năm, thậm chí trọn cả
  • 2. đời, mà vẫn chưa thể hiểu trọn những sự khải thị của Đức Chúa Trời. Tấm lòng và lý trí của con người vẫn không thể dò thấu hết Lời Ngài, và Lời ấy luôn ban những viên ngọc mới cho ai tra tìm Kinh Thánh hằng ngày. Những nhu cầu khẩn cấp nhất dường như là sự dạy dỗ trong lãnh đạo và cuộc sống gia đình. Chúa đã cho tôi tài liệu cơ bản và bố cục này để chia xẻ tại nhiều khóa huấn luyện mục vụ. Kể từ đó, tôi hiểu ra và phát triển nó thành nguồn tài liệu sâu sắc hơn để huấn luyện nhân sự của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới. Tôi tin đây sẽ là sự vui mừng và nguồn cảm thúc lớn lao cho lòng và linh hồn bạn, và hy vọng sẽ kích thích tâm linh bạn càng bước sâu nhiệm hơn vào đời sống, công tác và chức vụ của Đức Chúa Jesus Christ cùng sứ mạng Ngài cho thế giới. Rất có thể hết thảy chúng ta đều đã tham dự những khóa hội thảo lãnh đạo, nhưng thấy rất ít chú ý thật đến Đức Chúa Jesus Christ trong vai trò người Lãnh Đạo mẫu mực - nếu như có chú ý đi nữa. Trong khái niệm và thuật ngữ của lãnh đạo hiện đại, Chúa Jesus sẽ bị xem như không đủ tư cách làm Nhà Lãnh Đạo vĩ đại. Ngài đã phải chống chọi lại với nhiều kẻ thù từ bên ngoài - tức là người Pharisi và người Sađusê, đương đầu với những khủng hoảng bên trong và gần gũi với Ngài - bao gồm cả mười hai sứ đồ được chọn - trong biết bao nhiêu trường hợp. Tuy thế, hết thảy những sự chống đối và những lời vu cáo vẫn không làm Ngài tẻ bước khỏi sứ mạng chính, là chết trên thập tự giá để chuộc tội cho toàn thế gian. Trọng điểm của Ngài vẫn không hề bị thay đổi hay thay thế trong cuộc đời tương đối ngắn ngủi ấy trên đất. Trái lại, Ngài đã đến để làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha và làm trọn thật hoàn hảo cho đến tận bước cuối cùng là chịu đóng đinh trên thập tự giá. Nhưng câu chuyện không kết thúc với sự chết của Ngài. Ngài đã sống lại vẻ vang từ kẻ chết, đã thăng thiên, hiện ngồi bên hữu Đức Chúa Cha, và chờ đợi ngày tái lâm vinh quang đến trần gian để cai trị trong tư cách Vua muôn vua và Chúa của muôn chúa. Nếu đây không phải là hình ảnh tiêu biểu của sự lãnh đạo, thì chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được sự lãnh đạo cùng những phẩm chất của nó. Tôi rất biết ơn Cứu Chúa về những nguyên tắc cùng năng lực lãnh đạo hoàn hảo của Ngài. Và quan trọng hơn thế, Ngài đã nêu gương bằng cách làm mọi việc mà Ngài đã phán dạy. Ngài không bao giờ truyền chúng ta làm điều nào mà Ngài không đích thân làm trước đã. Đây há không phải là một vị lãnh đạo xuất sắc sao? Một lãnh đạo giỏi sẽ luôn luôn làm người thực hiện mẫu mực những điều mình tin. Nếu không biến niềm tin mình thành hành động, thì người ấy sẽ không khiến nó trở thành mệnh lệnh cho các môn đồ mình. Chúa Jesus không những nêu gương về chức vụ, mà Ngài còn ban sự xứng đáng của chính đời sống và cách chúng ta phải sống cuộc đời ấy nữa. Giáo trình đặc biệt này sẽ cho chúng ta thấy sự lãnh đạo chân chính bằng
  • 3. hành động cùng với những ứng dụng thích hợp cho sinh hoạt hiện đại trong gia đình, hội thánh và thế gian. Chúng ta tự hỏi mình câu này thường xuyên đến mức nào: “Chúa Jesus sẽ làm gì trong tình huống như thế nầy?” Đây là một câu hỏi hay, đặc biệt khi có rất nhiều sự lưỡng lự hay nghi ngờ trong lúc ra quyết định. Bằng cách xem xét đời sống và chức vụ của Chúa Jesus, chúng ta sẽ thấy Ngài đáp ứng thế nào với những vai trò của bản thân, vai trò của gia đình, vài trò của xã hội và vai trò lãnh đạo của Ngài. Và tôi chắc chắn rằng chúng ta chỉ mới đụng đến được bề ngoài những phản ứng của Ngài trước những tình huống đặc biệt nào đó. Như sẽ thấy trong tài liệu này, Đức Chúa Jesus Christ là Đầy Tớ của mọi đầy tớ. Không một vị lãnh tụ nào - cả ngoài đời cũng như trong giới thuộc linh - có thể sánh nổi với Đấng Christ và sứ mạng của Ngài. Quả là một niềm vui vì được biết Ngài, hầu việc Ngài, và chia xẻ Ngài cho người khác. Khi vào khóa hội thảo lãnh đạo này, chúng ta hãy cầu nguyện xin Đức Chúa Trời phán với chúng ta, hãy cầu xin Đức Chúa Jesus Christ ở riêng với chúng ta, và nguyện Thánh Linh cảm động lòng và đời sống chúng ta, hầu chúng ta sẽ ra về đời sống được thay đổi và biến hóa bởi quyền năng của Đức Chúa Trời. Hãy để toàn bộ thời gian chúng ta ở chung với nhau tại đây sẽ thổi bùng lên một tinh thần mới và cam kết mới để hầu việc Vua muôn vua và Chúa muôn chúa. Và nguyện ơn phước Ngài từ tấm lòng và đời sống chúng ta tuôn đổ vào chức vụ tại địa phương cũng như trên toàn cầu của Ngài. David J. Wriglesworth Vài lời về tác giả..... Tiến sĩ David Wriglesworth là người sinh trưởng tại Pennsylvania và sống thuở thiếu thời tại Maine. Ông phục vụ trong công tác Cơ Đốc suốt hơn ba thập kỷ, bao gồm hai chức vụ chăn bầy. Ông đã là Mục sư Thanh Niên, Giám Đốc Cơ Đốc Giáo Dục và Mục sư Phụ Tá. Trong thập kỷ qua, ông vẫn đang thi hành chức vụ truyền giáo và huấn luyện khắp thế giới. Là Cơ Đốc nhân từ năm lên chín tuổi, David đã chuẩn bị mình cả về mặt thuộc linh lẫn nghiệp vụ để phục vụ Đức Chúa Jesus Christ. Ông tốt nghiệp đại học Barrington College tại Rhode Island ở cả chuyên ngành Kinh Thánh lẫn Cơ Đốc Giáo Dục. Ông nhận bằng Thạc sĩ Giáo Dục Tôn Giáo tại chủng viện Gordon - Conwell Theological Seminary tại Massachusetts. Ông nhận học vị Thạc sĩ Thần Học và Tiến sĩ Mục Vụ từ chủng viện Luther Rice Seminary tại Florida (trường này hiện nay ở tại Georgia). David lập gia đình với Carrie Brockway, người sinh trưởng tại Maine và là cựu giáo sư trung học. Ông bà có ba con: Kimber Lee, Chad David, và Nicole Marie. Kimber và chồng - Rondal Perry - sống tại Wisconsin và có hai con là Brandon và Kerra. Tác giả cùng gia đình ở tại Chambersburg, Pennsylvania.
  • 4. Tiến sĩ Wrilesworth là nhà sáng lập và chủ tịch của hội Living Word International, một hội truyền giáo cộng tác với người bản xứ và cung cấp nhân sự để phụ giúp trong quá trình thân hữu quyết định tiếp nhận Chúa. Hiệp hội này hoạt động bởi đức tin, tin cậy Đức Chúa Trời chu cấp mọi nhu cần. Đức Chúa Trời đang chúc phước cho công việc Ngài qua việc rao giảng và dạy dỗ Lời Ngài, chu cấp và hành động qua những người bản xứ, và xuất bản, phân phối các văn phẩm và các nhu cầu nhân đạo cho người bản xứ. PHẦN GIỚI THIỆU: MỤC TIÊU: Nan Đề Của Con Người: Bao nhiêu người trong chúng ta thực sự ngồi xuống đề ra cả kế hoạch dài hạn cả ngắn hạn cho cuộc đời mình? Nói chung, chúng ta thường đề ra mục đích, mục tiêu và phương hướng cho đời sống mình, nhưng thường thì không bám vào đường lối đã vạch sẵn. Chúng ta có khuynh hướng tẻ bước khỏi kế hoạch ban đầu do bị lạc hướng bởi những chi tiết và những biến cố không quan trọng hoặc không có ý nghĩa trong vai trò lãnh đạo. Và thỉnh thoảng, chúng ta phải mất nhiều năm mới quay lại đúng hướng, giới hạn những năng lực mình để có sự lãnh đạo hiệu quả trong thời gian chuyển tiếp. Chúng ta giữ được cho chức vụ hay chương trình tiếp tục hoạt động, nhưng không giữ được ở mức tiềm năng cao nhất. Chúng ta có thể nêu nhiều lý do khác nhau cho việc bỏ quan điểm lúc đầu. Thứ nhất, chúng ta không thể thấy trước mọi sự kiện, biến cố trong tương lai. Nhiều khi cần phải có những thay đổi, ngay cả khi đã có kế hoạch tốt nhất chăng nữa. Trong sự lãnh đạo, chúng ta phải liên tục đưa ra những quyết định, dầu chúng đáp ứng tốt hay không tốt cho những mục tiêu hay mục đích trong chức vụ đã đề ra của mình. Sẽ có những thay đổi nào đó giúp tái định hướng đường lối của chúng ta, nhưng chỉ có những cải cách tốt mới phát huy cao độ kết quả cuối cùng. Sẽ có những lúc chúng ta thay đổi toàn bộ kế hoạch để có một kế hoạch tốt hơn. Ví dụ: nếu chúng ta có một quyết định, tin rằng đấy chính là ý muốn của Đức Chúa Trời, rồi về sau nghĩ mình đã phạm sai lầm, thì tốt nhất là phải đổi hướng. Là những người lãnh đạo dưới quyền lãnh đạo của Chúa, chúng ta không trọn lành. Phải chăng điều này có nghĩa Đức Chúa Trời không thể xử dụng chúng ta trong hiện tại và trong tương lai? Không, Đức Chúa Trời tiếp tục xử dụng những lãnh đạo Ngài đã chọn, bất luận chúng ta có thất bại và sai phạm rất nhiều đi nữa. Chúng ta thấy rất nhiều ví dụ về sự lãnh đạo tồi trong Lời Đức Chúa Trời. Môi se - dầu được Đức Chúa Trời phong chức và rất kiên nhẫn với dân sự, ông vẫn phạm nhiều sai lầm trong hành trình. Có một lần, ông đã trút cơn
  • 5. giận sai lầm trên dân sự. Khi dân sự lần thứ nhì lằm bằm vì thiếu nước, Môise đã đập tảng đá hai lần để có nước, trong khi Đức Chúa Trời truyền ông chỉ cần nói với tảng đá. Kết quả là ông không được vào Đất Hứa (Dan Ds 20:1-13). Đức Chúa Trời vẫn dùng Môise để lãnh đạo dân sự đến biên cương Đất Hứa. Và trong suốt Cựu Ước lẫn Tân Ước, ông rất được kính trọng (Gios Gs 1:1-2; 1:3; 9:24; 14:2; ISa1Sm 12:6, 8; IVua 1V 2:3; ISu1Sb 6:49; 23:14; Thi Tv 99:6; 77:20; 103:7; 106:16, 32; EsIs 63:12; MiMk 6:4; Gie Gr 15:1; MaMl 4:4; Mat Mt 5:17-18; LuLc 24:27; Mat Mt 7:1-4; Mac Mc 9:2-5; LuLc 9:28-33; Cong Cv 7:20-44; HeDt 11:24-29; RoRm 1:16- 3:31; GiGa 1:17). Và Đức Chúa Trời đã ban cho Môise đặc ân được nhìn thấy xứ tương lai trước khi qua đời. Saulơ, vị vua đầu tiên của quốc gia Ysơraên, đã có những phẩm chất rất tuyệt để lãnh đạo - một ngoại hình hấp dẫn, được dân sự mến mộ, là nhà lãnh đạo quân sự tài năng; nhưng ông không vâng lời Đức Giêhôva và đánh mất năng lực lãnh đạo của mình. Sai lầm đầu tiên của ông chính là không đợi tiên tri Samuên (ISa1Sm 13:8-9) và tự mình đảm nhận những trách nhiệm của thầy tế lễ. Tội lỗi thứ nhì của ông chính là cuộc chiến với dân Amaléc. Những chỉ thị cụ thể chính là không được chừa lại một sinh mạng nào (15:3), nhưng Saulơ không vâng lời khi tha mạng cho vua Aga và giữ lại những súc vật tốt nhất. Kế đó, ông đã nói dối Samuên khi bảo rằng mình đã tuân theo trọn các chỉ thị. Thần Đức Giêhôva đã lìa khỏi ông, nhưng Đức Chúa Trời không loại ông khỏi địa vị lãnh đạo đến tận khi qua đời. Những năm cuối làm vua của ông đã gặp sầu khổ lớn; do đó, Đavít, chàng trai chăn chiên, được triệu tập đến cung đình để gảy nhạc cho vua nghe. Quyền làm vua đã bị cất khỏi dòng dõi ông, và được ban cho con trai của Giêse, là Đavít, chàng trai chăn chiên. Đavít, vị vua thứ nhì của quốc gia Ysơraên, được gọi là “người vừa lòng Đức Chúa Trời” (Cong Cv 13:22). Ông đã là vị vua công bình, nhưng ông cũng phạm tội. Ông phạm tội ngoại tình với Bátsêba rồi sai giết chồng bà giữa chiến trận. Thithiên 51 là một trong những lời xưng tội tuyệt nhất được chép lại - lời Đavít xưng ra những tội lỗi này. Tội lỗi ông tiếp tục gây hại cho ông qua những hành động của con cái mình. Xin đơn cử một vài ví dụ: Amnôn, một con trai ông, đã hãm hiếp và sỉ nhục em gái cùng cha khác mẹ của mình. Ápsalôm, một con trai khác, đã phản nghịch cha và cố đoạt vương quốc. Một người lãnh đạo giỏi sẽ phạm sai lầm, nhưng người lãnh đạo vĩ đại mới biết thú nhận những sai lầm của mình. Sai lầm không nhất thiết phải loại người đó khỏi tư cách lãnh đạo, nhưng người ấy sẽ học biết cách xử dụng những sai lầm đó để nâng cao địa vị và năng lực lãnh đạo của mình. Nói như vậy không phải là kết luận những người lãnh đạo phải tự bỏ đi đức tính tốt
  • 6. và tính ngay thật. Thái độ đạo đức trong tư cách lãnh đạo sẽ giảm thiểu những thất bại và sai lầm. Kết quả là dân sự có thể tin cậy người lãnh đạo trong cả đời sống cá nhân cũng như trong địa vị lãnh đạo của người ấy. Và bất luận địa vị, người lãnh đạo phải đặt thái độ ấy lên hàng đầu. Thứ nhì, chúng ta không thể luôn đoán trước những đáp ứng của người khác. Người ta có thể đưa vị lãnh đạo lên hoặc hạ ông ta xuống. Đương nhiên, cá tính của vị lãnh đạo có thể hoặc nâng cao, hoặc hạ thấp đáp ứng của dân sự. Sự lãnh đạo đòi hỏi phải làm việc trực tiếp với dân sự, và sự tham gia của dân sự có thể thay đổi lối lãnh đạo. Và đôi khi, những hành động của họ để ủng hộ hoặc phản đối vị lãnh đạo có thể thay đổi cả kế hoạch lẫn cả quyết định. Nên lưu ý người lãnh đạo Cơ Đốc phải luôn luôn giữ vững tư cách lãnh đạo mà Đức Chúa Trời đã chỉ định cho mình. Dầu chúng ta nên tìm cách làm đẹp lòng người và lắng nghe những nhu cầu của họ, nhưng quyết định cuối cùng vẫn phải được căn cứ vào ý muốn của Đức Chúa Trời. Đừng bao giờ dùng địa vị lãnh đạo để bất tuân các mạng lịnh của Đức Chúa Trời cùng sự dẫn dắt của Ngài cho đời sống mình. Điều này bao gồm những hành động chung cuộc trong lãnh đạo, cho dù điều đó không được dân sự Ngài mến mộ đi nữa. Một lần nữa, tôi muốn nêu ví dụ về vua Đavít, ông được biết đến như là “kẻ hát êm dịu của Ysơraên” (IISa 2Sm 23:1). Phần lớn các Thithiên đã được Đavít viết ra, và là nguồn cảm hứng cho cả Cơ Đốc nhân lẫn người chưa tin Chúa. Chúng ta thấy ông sẵn sàng ăn năn tội lỗi mình và bước theo ý muốn Đức Chúa Trời cho đời sống và các trách nhiệm của mình. Ông là một nhạc sĩ tài năng, một nhà quân sự lỗi lạc, là vua và lãnh tụ tôn giáo. Josephus, sử gia Do Thái, có viết: “Đây là một nhân vật tài năng nổi bật, và được ban cho mọi phẩm hạnh đáng có ở nơi một vị vua.” Thứ ba, những ước ao và sở thích của bản thân có thể thay đổi khi chúng ta trưởng thành và phát triển trong đời. Qua cả sự phát triển về phần con người cũng như về phần thuộc linh, chúng ta có được những mơ ước mới, khải tượng và sở thích mới để bỏ đi những ý tưởng và tham vọng trước kia. Không chịu thay đổi trong lãnh đạo có thể dẫn đến thái độ lãnh đạm hay trì trệ. Sự lãnh đạo phải dẫn đến những tầm hiểu biết và những thành tựu rộng lớn hơn; nếu không, chúng ta sẽ vẫn cứ ở mãi trong cùng một tình trạng của nền văn minh thời kỳ đầu. Chẳng có điều gì thay đổi cả. Người lãnh đạo phải biết mơ ước. Từ Kinh Thánh, chúng ta biết Đức Chúa Trời bất biến. Đức Chúa Trời toàn hảo không cần phải thay đổi. Lẽ thật đã vững lập trong những biên niên sử của cõi đời đời, nhưng sự vận hành của Ngài trong thế gian này tiếp tục đem lại những thay đổi để chúng ta được hiểu biết và cải thiện tốt hơn. Cựu Ước tiết lộ cho thấy con người không thể
  • 7. vâng giữ luật pháp; do đó, Đức Chúa Trời đã dự bị một phương pháp tốt hơn - sự bày tỏ của Tân Ước cùng ân điển và lòng thương xót Ngài dành cho con người. Ngay cả ngày nay, Đức Chúa Trời vẫn đang hành động trong thế giới để đưa nó đến hồi chung kết với lời hứa dựng trời mới đất mới. Điều này cũng vẫn đúng cho chúng ta, là những nhà lãnh đạo Cơ đốc. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta quyền tự do tiến lên phía trước để xây dựng Hội Thánh Ngài trên khắp thế giới. Dầu vậy, chúng ta không thể thỏa hiệp lời vô ngộ và không hề sai lạc của Đức Chúa Trời để nâng cao địa vị lãnh đạo của mình. Chúng ta đừng bao giờ để cho thế gian làm hoen ố những chân lý Tin Lành hay những địa vị thiêng liêng bên trong Hội Thánh cùng chức vụ của Hội Thánh. Chúng ta được truyền lệnh phải đem Tin Lành đến cho thế gian, nhưng không bao giờ được truyền lệnh để cho thế gian vượt lên trên Tin Lành. Chúng ta phải làm trọn Đại Mạng Lịnh trong phạm vi giới hạn những tiêu chuẩn Ngài đã định sẵn, đúng như Cứu Chúa đã ủy nhiệm. Nếu không phạm đến những giới hạn cần thiết này, thì quyền lãnh đạo của chúng ta có thể tiến lên phía trước để đem lại vinh quang cho Đức Chúa Trời. Lý do thứ tư, hoàn toàn nằm ngoài quyền kiểm soát của chúng ta, ấy là một thế giới vô tận của chính trị. Bao nhiêu lần chúng ta lập ra những quyết định vì cớ một hành động chính trị trong giới thế tục? Đáng thương thay, chính trị có thể bước vào trong chức vụ của hội thánh và làm bại hoại những vị lãnh đạo giỏi. Đấy là lời tường thuật đáng buồn, nhưng cấp lãnh đạo không bao giờ có thể giữ mình toàn tách biệt hay giữ tinh thần vô tư trước sự xâm lấn này. Đến một lúc nào đó, chúng ta phải đối diện với vấn đề này. Những nan đề, những hoàn cảnh khó khăn, và những mâu thuẫn cứ xuất hiện vì cớ thế giới chính trị hiện tại này. Nếu không phải đối diện với tình trạng luôn tồn tại này, đấy chẳng phải là một thế giới hầu như hoàn hảo sao? Điều ấy đã bắt đầu từ trong vườn Êđen. Đức Chúa Trời đã dựng nên một môi trường hoàn hảo với một cặp vợ chồng hoàn hảo. Ađam và Êva được thông công và trò chuyện trực tiếp với Đức Chúa Trời. Khi đọc câu chuyện trong sách Sáng Thế Ký, chúng ta thấy không thiếu thứ gì cả. Nhưng điều gì đã xảy đến cho tình trạng đẹp đẽ này? Con rắn đã xuất hiện và thuyết phục người nam cùng người nữ kia rằng họ có thể nhận được một tình trạng tốt hơn. Qua trò chơi chính trị, nó đem cho họ những lời hứa và hy vọng hão huyền, khiến họ sa ngã và phạm tội. Và điều này mở đường cho những chương trình nghị sự và đề án chính trị miên man bất tận. Bản tánh của con người sa ngã vẫn y như nhau trên toàn thế giới. Để được chấp nhận, hết thảy chúng ta sẽ có lúc nào đó cố lợi dụng tình huống để kiếm lợi cho riêng bản thân. Trong thế giới thực tiễn của chính trị, nhà chính trị cố thuyết phục chúng ta rằng đường lối của họ là phương pháp tốt nhất để lãnh đạo chính quyền hay xã hội. Còn trong thế giới thường ngày, chúng ta thấy chính trị có
  • 8. mặt trong mỗi bước đi của cuộc đời. Người ta tìm cách điều khiển, giật dây một tình huống nào đấy để nhằm đem lại lợi thế cho mình. Điều này há không xảy ra trong hội thánh sao? Tôi nghĩ đến mười hai sứ đồ của Chúa Jesus. Có đôi lần, chúng ta thấy họ tranh cãi xem ai sẽ đứng đầu trong nước Đức Chúa Trời. Nói cách khác, họ đang chơi trò chính trị thuộc linh để dành lợi thế. Giuđa Íchcariốt nổi bật lên như một nhà chính trị đáng chú ý nhất. Ông khát khao địa vị đặc biệt trong một vương quốc chính trị, mong Chúa Jesus giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ của người Lamã. Khi Đức Chúa Jesus không giải phóng vương quốc chính trị, Giuđa đã đến với nhà cầm quyền và phản bội Chúa Jesus để lấy ba mươi nén bạc. Người lãnh đạo Cơ Đốc đừng để mình bị tác động hay bị thuyết phục bởi thế gian hay nền chính trị của giáo hội. Thật khó để bỏ qua nạn dịch không ngừng này trong Hội Thánh, nhưng điều này hết sức cần thiết. Để tìm sự ủng hộ của con người, người ta có thể sa bẫy này. Người lãnh đạo phải luôn luôn nhớ mình được kêu gọi không phải để làm đẹp lòng người, nhưng để tôn vinh Đức Chúa Trời. Và mỗi quyết định hay hành động đều phải phản ảnh cam kết này, bất luận người ta có mến mộ cam kết ấy hay không đi nữa. Lý do thứ năm cũng không kém phần quan trọng, đó là phải xét đến sự can thiệp thiên thượng. Vì được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời nên Ngài muốn mỗi chúng ta phải thờ phượng và tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời và với nhau. Sự thỏa mãn lớn nhất trong đời sống chúng ta sẽ đến khi vâng lời Chúa và bước đi theo đúng chương trình của Ngài. Đôi khi, chúng ta biết mình không làm theo ý muốn trọn lành của Ngài - đó là một sự soi sáng thiên thượng; và bởi đó, Đức Chúa Trời đưa chúng ta đến một kế hoạch hay một phương hướng mới. Đức Chúa Trời có thể thay đổi những kế hoạch của chúng ta, kể cả cấp lãnh đạo, thông qua sự cầu nguyện hay hoàn cảnh. Nhiều khi Đức Chúa Trời sẽ dùng những cá nhân để giúp chúng ta trên bước đường sự sống. Đó là lý do vì sao điều quan trọng cho người lãnh đạo là phải luôn lắng nghe dân sự Chúa. Người lãnh đạo không có được hết mọi ý hay; trái lại, Đức Chúa Trời dùng toàn thể dân sự Ngài để đạt được mục tiêu Ngài trong những đời sống cá nhân, trong công tác của hội thánh Ngài, và trong sự chung kết thế gian này. Đức Chúa Trời không phân biệt đối xử. Ngài xử dụng cả những lãnh đạo Cơ Đốc lẫn những lãnh đạo phi Cơ Đốc để đạt mục tiêu tối hậu cho thế giới hiện tại (RoRm 13:16). Tôi lại muốn dùng ví dụ về đời sống của Môise. Khi dẫn dân sự ra khỏi xứ Êdíptô, ông đã ngập trong những nan đề và vấn đề tranh cãi của dân sự. Những buổi họp của ông đã trở nên quá nặng nề đến nỗi không thể nào đối diện nổi với tất cả mọi áp lực. Giêtrô, ông nhạc khôn ngoan của ông, đã khuyên một ý rất hay về cách để giải quyết nan đề lãnh đạo của mình. Sao
  • 9. lại không ủy thác trách nhiệm cho những lãnh đạo được chọn (XuXh 18:1- 27)? Môise chỉ cần xử những vụ lớn, và điều đó giúp ông rảnh tay thực hiện vai trò lãnh đạo quan trọng này. Nhiều khi tôi thấy mình bị tác động bởi thế gian hay bởi lắng nghe những ý thích thất thường của con người. Những phương hướng, ý kiến đó hẳn đã dễ dàng kéo tôi đi xa ý muốn Đức Chúa Trời. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài đã đặt dân sự Ngài trên đường lối tôi đúng lúc để giữ tôi tiếp tục đi đúng đường lối Ngài. Người lãnh đạo phải cẩn thận để không đi chệch hướng; người lãnh đạo phải lắng nghe sự can thiệp của Chúa. Điều này rút cuộc sẽ ngăn ngừa được biết bao nhiêu nan đề. Lời Đức Chúa Trời xác định rõ ràng nan đề của con người, là nan đề đã có từ lúc bắt đầu tạo dựng thế gian. Nhờ mang hình ảnh Đức Chúa Trời mà chúng ta có khả năng tự suy nghĩ và ra những quyết định cho riêng mình. Nhưng mặc dầu được tạo dựng cách vinh diệu như thế, mỗi con người rốt cuộc đều đã xây bỏ kế hoạch toàn hảo của Đức Chúa Trời. Sự chống nghịch công khai với mục đích của Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta được gọi là tội lỗi, và nó khiến chúng ta mất sự vinh hiển và niềm vui của hình ảnh Ngài trong chúng ta. Nói cách khác, cả điều ác lẫn tội lỗi đều ngăn chúng ta đạt đến những mục tiêu bổ ích của đời sống. Và cụ thể hơn, tình trạng này còn phá vỡ cơ cấu lãnh đạo cùng tiến trình ra quyết định trong cả những lãnh vực chung và riêng của đời sống. Đức Chúa Trời bao giờ ép chúng ta đi theo đường lối Ngài, nhưng Ngài đưa đường lối ấy ra như một phương án tùy chọn thỏa mãn nhất mà đời sống có thể cung cấp. Và để giải quyết nan đề của con người, Đức Chúa Trời đã ban sự lãnh đạo cá nhân, đề ra những tiêu chuẩn, đưa ra những điều kiện, và mở ra những cơ hội mới. Thật kỳ diệu thay, thật khoan nhân, yêu thương, và thương xót thay, dẫu chúng ta không xứng đáng, nhưng Đức Chúa Trời đã công khai ban sự khải thị đặc biệt về Đấng Thần Nhân, là Đức Chúa Jesus Christ. Từ bỏ sự vinh hiển Ngài, sống một cuộc đời trọn vẹn, Ngài đã phó chính mình Ngài để giải quyết nan đề tội lỗi của con người. Sự Toàn Hảo Thiên Thượng: Quay sang khía cạnh thiên thượng, chúng ta thấy một bức tranh hoàn toàn khác, Thật thích thú khi thấy cách Tác Giả thiên thượng mở đầu câu chuyện lịch sử con người và phương hướng tiếp diễn của câu chuyện ấy. Sáng Thế Ký, cuốn sách của những sự bắt đầu, đã vang lên những lời này: “Ban đầu.” Văn mạch tập trung vào sự xuất hiện việc tạo dựng thế giới và con người, không tranh luận gì đến sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Thật ra, toàn bộ Kinh Thánh - từ đầu cho đến cuối - đều thừa nhận sự hiện hữu đời đời của Đức Chúa Trời. Và Kinh Thánh không hề nghi vấn sự thánh khiết hay sự
  • 10. toàn hảo của Đấng Tạo Hóa. Mỗi cá nhân một là chấp nhận, hai là bác bỏ tính xác thực của Kinh Thánh. Không thể chứng minh Kinh Thánh bằng phương pháp khoa học hiện đại, nhưng phải công nhận bởi đức tin của bản thân mình. Đức Chúa Trời ban quyết định này như là một phương án để con người chọn mà quyết định, để đáp ứng những nhu cầu sâu xa nhất của con người. Nhưng Tác Giả thiên thượng không giảm bớt hay thay đổi những lẽ thật của Ngài sao cho phù hợp với những khát vọng bề ngoài của con người. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ thỏa hiệp Lời Ngài trước bất kỳ sự bác bỏ nào của con người hay trước sự xem nhẹ giá trị sự sống của con người. Dầu con người được quyền tự do không tin Đức Chúa Trời và Lời Ngài, nhưng con người không thuyết phục được Đức Chúa Trời hành động giống như cách của mình. Đây là thuộc tánh tuyệt vời trong sự lãnh đạo của Chúa Jesus trong bối cảnh thế giới con người. Rõ ràng, Ngài là Đức Chúa Trời từ cõi đời đời đến cõi đời đời, nhưng đã chứng minh Ngài hoàn toàn là Đức Chúa Trời qua đời sống vô tội của Ngài. Chúa Jesus không một lần nào quyết định cách ích kỷ đối với thế giới quanh Ngài, trong sự dạy dỗ các môn đồ, hay trong khi làm trọn mục đích của Ngài là chết trên thập tự giá. Ích kỷ có nghĩa sẽ thỏa hiệp kế hoạch và thẩm quyền thiên thượng. Nếu Ngài sống ích kỷ thì chắc đã hủy hoại toàn bộ quyền lãnh đạo của Đức Chúa Trời và phá hủy toàn bộ những gì đã được định trước từ cõi đời đời trước khi sáng thế. Do vậy, ngay cả trước lúc tạo dựng thế gian, Đức Chúa Trời đã định kế hoạch cho thế giới, và Ngài biết chính xác toàn cõi tạo vật sẽ phải làm gì. Và ngay cả trước khi con người phạm tội, sự biết trước của Đức Chúa Trời đã chỉ định và định trước sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế. Đức Chúa Trời viết những tin tức tốt lành về sự cứu rỗi trong cả sự khải thị tổng quát (chính cõi tạo vật) lẫn trong sự khải thị đặc biệt (công tác của Đấng Christ). Và tin tức ấy nói cụ thể cho chúng ta biết trong Rôma đoạn 1 rằng không người nào có cớ biện hộ trước mặt Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời buộc mỗi cá nhân phải khai trình trước mặt Ngài, và mỗi cá nhân có cơ hội vô tận trong đời này để biết Ngài. Theo giáo lý về ý chí tự do, con người chọn chấp nhận hoặc chọn bác bỏ kế hoạch thiên thượng về sự cứu rỗi và hy vọng. Những việc làm của sự trọn lành thiên thượng binh vực cho Đức Chúa Trời (không phải vì cớ Đức Chúa Trời cần được binh vực), nhưng con người không bao giờ có thể đổ thừa cho Đức Chúa Trời về tình trạng nan giải hiện tại của mình hay về sự phán xét cuối cùng. Đức Chúa Trời ban hy vọng tức thời và hy vọng đời đời cho nhân loại thông qua kế hoạch cứu rỗi của Ngài. Kinh Thánh không hề dạy giáo lý sự cứu rỗi phổ thông. Phổ thông thuyết nói rằng mọi người rốt cuộc đều sẽ được cứu và được giải thoát. Rõ ràng, mỗi người phải tự quyết định là chấp nhận hay chối bỏ Đức Chúa Trời. Khi chối
  • 11. bỏ Đức Chúa Trời cùng kế hoạch cứu chuộc của Ngài, con người đã tự định tội chính mình. Đức Chúa Trời chỉ công bố sự đoán xét cho sự chối bỏ Ngài trọn đời này. Mục Đích Của Đấng Christ: Khi xem xét thực trạng bản chất con người và chương trình thiên thượng để giải quyết tình trạng nan giải ấy, thì trọng điểm của Cơ Đốc luận có thể được nhìn thấy rõ ràng trong lời vô ngộ và không sai lạc của Đức Chúa Trời, cả trong những chân lý của Cựu Ước lẫn Tân Ước. Màn kịch lịch sử con người diễn ra trước mắt chúng ta trong kế hoạch được ứng nghiệm kỹ càng của Đức Chúa Trời suốt bao thế kỷ. Bối cảnh cơ bản này dẫn đến mục đích đầy trọn của đời sống, chức vụ và sự cứu chuộc của Đấng Christ. Và không thể hiểu lầm đây chỉ là một tôn giáo khác nữa của thế gian nhằm lấp đầy khoảng trống tâm linh của con người. Trái lại, nó đã trở thành nếp sống cá nhân trong mỗi tín đồ, và đem lại hy vọng lớn nhất - sự sống đời đời trước mặt Đức Chúa Trời hằng sống. Vì vậy, từ biên niên sử của cõi đời đời, chúng ta thấy Đức Chúa Jesus Christ chúng ta đã chuẩn bị cho việc Ngài lìa thiên đàng bước vào thế giới tàn bạo, và phó chính mình Ngài làm của lễ chuộc tội. Kế hoạch tuyệt vời này chỉ có thể là ý tưởng của Đức Chúa Trời, và chỉ do Ngài khởi xướng. Chúng ta thật khó để hiểu hết làm sao một Đấng như thế lại lìa nơi vinh hiển cao sang, mang lấy thân xác con người, sống trong những hoàn cảnh tầm thường, và rồi cuối cùng phó chính mình Ngài để đền chuộc tội lỗi. Chúng ta phải đơn sơ chấp nhận điều này bởi đức tin. Đức tin cuối cùng sẽ chứng tỏ đây là một thực tiễn. Đây vẫn là một lẽ mầu nhiệm mãi cho đến khi chúng ta gặp Ngài mặt đối mặt; dầu vậy, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự khải thị đủ để biết Ngài và sống cho Ngài. Trong khi các tôn giáo của thế gian cho là họ đã cho biết cách để tìm gặp được Đức Chúa Trời, thì đức tin Cơ Đốc trình bày điều ngược lại. Đức Chúa Trời đã tìm gặp con người thông qua công tác trung tín của Con Ngài. Thật rõ ràng và sinh động, bốn sách Tin Lành - Mathiơ, Mác, Luca và Giăng - tiết lộ về đời sống và chức vụ của Đấng Christ, và nói rằng Ngài làm trọn ý muốn của Đức Chúa Cha. Giăng 17, lời cầu nguyện thật của Chúa, là lời cầu nguyện do chính Chúa Jesus dâng lên Đức Chúa Cha ngay trước khi chịu đóng đinh trên thập tự giá, nói rõ rằng Chúa Jesus đã làm trọn công tác của Cha và sẽ tiếp tục làm trọn trong công tác của Chúa Jesus rồi. Mục đích thực sự của Đấng Christ trong lịch sử loài người là gì? 1. Từ lúc ban đầu, Đức Chúa Trời hứa ban Đấng Mêsia đến (SaSt 3:15). 2. Đức Chúa Trời đã có chủ định và quyết tâm bày tỏ thông qua tuyển dân đặc biệt của Ngài - là dân Ysơraên - để cho thấy con người không thể tuân
  • 12. giữ luật pháp. Sự khải thị và lịch sử Cựu Ước bao trùm suốt quãng thời gian sáu ngàn năm này. 3. Đức Chúa Trời không bỏ mặc con người trong tuyệt vọng. Các tiên tri lớn và tiên tri nhỏ trong Cựu Ước báo trước sự xuất hiện của Đấng Mêsia để cứu chuộc thế gian. 4. Đấng Christ là Đấng Mêsia, là Cứu Chúa của thế gian. Đức Chúa Jesus đã hoàn tất trọn vẹn ý muốn của Đức Chúa Cha bằng cách đến thế gian làm Đấng Thần Nhân và chịu chết trên thập tự giá để cứu chuộc con người tội lỗi. Trong lần đầu Ngài đến thế gian, Ngài đến để chịu chết. Câu chuyện không kết thúc với sự chết của Ngài. Đức Chúa Jesus Christ đã sống lại từ trong kẻ chết, như Ngài đã báo trước với các môn đồ; và rồi Ngài về trời để ở với Đức Chúa Cha. 5. Đang khi Ngài vắng mặt, Đức Thánh Linh đã đến để yên ủi tín đồ và gây dựng Hội Thánh. Chúng ta có sự khai sinh Hội Thánh Tân Ước trong Côngvụ 2. Và Hội Thánh vẫn đang trong tiến trình xây dựng mãi đến khi Chúa chúng ta trở lại để cất Hội Thánh lên khỏi thế gian này. 6. Đức Chúa Jesus đã sai phái và ủy nhiệm các môn đồ rao giảng Tin Lành cho toàn thế gian và môn đồ hóa. Mạng lịnh này vẫn hiệu lực cho đến khi Ngài tái lâm. 7. Là Đấng Tạo Hóa và Sở Hữu Chủ của thế gian này, Đấng Christ hằng sống sẽ xét đoán các dân và các nước trên thế gian. Chúng ta thảy đều phải khai trình trước ngai đoán xét của Đấng Christ. Tín đồ Cơ Đốc đã được tha thứ tội lỗi mình. Chúng ta sẽ không bị đoán xét về tội lỗi mình, nhưng về những việc mình đã làm hoặc không làm cho Cứu Chúa. Người chưa được cứu sẽ bị phán xét về những tội không được tha, vì không chịu tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của bản thân, và vì tên họ không được ghi trong Sách Sự Sống. 8. Đức Chúa Jesus sẽ đến trần gian này lần thứ nhì trong khải hoàn để cai trị với tư cách Vua muôn vua và Chúa muôn chúa. Ngài là Đấng cai trị chân thật và công bình duy nhất của thế gian này. Không ai có thể phủ nhận Ngài và địa vị Ngài trong lịch sử thế gian. Và Ngài sẽ thiết lập một môi trường trên đất mà Đức Chúa Trời đã dự định cho con người từ lúc ban đầu. 9. Đức Chúa Trời sẽ dựng nên trời mới và đất mới trong suốt cõi đời đời. Dầu Đức Chúa Trời cho phép điều ác tồn tại hiện nay, nhưng sẽ không mãi tiếp tục. Đời sống hiện tại sẽ quyết định địa vị của chúng ta trong cõi đời đời. Những gì chúng ta đối xử với Đức Chúa Trời trong đời này sẽ quyết định chung cuộc địa vị chúng ta trong nước đời đời. Lời rủa sả thế gian này sẽ bị dẹp bỏ, và sẽ không có buồn lo hoặc đau đớn trong thiên đàng. 10. Tùy thuộc vào quyết định cá nhân của mỗi người về mục đích và kế hoạch của Đức Chúa Jesus mà một cá nhân hoặc sẽ được ở trong thiên đàng
  • 13. hoặc ở địa ngục. Chúng ta có những lời tuyên bố rất trực tiếp về địa vị đời đời. Và Lời Đức Chúa Trời cho biết cả hai tình trạng này đều là những tình trạng có ý thức. Người được cứu sẽ biết mình đang ở trước mặt Đức Chúa Trời và được vui hưởng mối thông công với Đức Chúa Trời và với nhau. Người không được cứu sẽ có ý thức đời đời trong địa ngục, biết rằng mình không có Đức Chúa Trời và đang gánh chịu hậu quả vì đã chống nghịch Ngài. Giáo lý “giấc ngủ của linh hồn” vẫn là xa lạ đối với Kinh Thánh, và không được hậu thuẫn thích đáng từ sự khải thị của Ngài. Mục đích của Đấng Christ đã được trình bày rõ trong ý muốn và kế hoạch thiên thượng cho thế gian này. Ngày nay, Đức Chúa Trời đang hoàn tất những chi tiết cuối cùng trong tác phẩm đặc biệt của Ngài. Ngài ban cho con người để nhận lãnh và được sự sống đời đời. Nó có thể bị đích thân chối bỏ; nhưng đến cuối cùng, nó sẽ không bị phủ nhận. Ngay từ đầu lịch sử thế giới, chúng ta có thể nhìn thấy tư cách lãnh đạo oai vệ của Đức Chúa Jesus Christ. Ngài không bao giờ xao lãng vai trò lãnh đạo trong công chuyện của con người. Sự lãnh đạo này bắt đầu từ kế hoạch đời đời, sự tạo dựng thế gian, việc Ngài đích thân tham dự vào đời sống con người, và sự chung kết lịch sử cứu chuộc của Ngài. Sự lãnh đạo của Ngài bắt đầu từ cõi đời đời và kết thúc với cõi đời đời. Nói cách khác, Ngài không bao giờ từ bỏ địa vị uy quyền của một Đức Chúa Trời thánh khiết và công nghĩa. Tinh Thần Lạc Quan Câu Kinh Thánh Chìa Khóa: Khi đã hiểu mục tiêu chung thiên thượng và đặt vào đúng bối cảnh, thì chương trình thuộc linh này được đưa thế nào vào đời sống bạn và đời sống tôi? Đức Chúa Jesus Christ đã từ bỏ hết vinh hiển Ngài, không giữ lại chút chi, để đến và chịu chết thay chúng ta trên thập tự giá. Ngài không hề nghĩ đến mình một lần nào cả, nhưng đã tự nguyện phó chính Ngài để chuộc tội lỗi của chúng ta, chứ không phải tội lỗi của Ngài. Tương tự như vậy, Chúa chúng ta yêu cầu chúng ta hãy phó dâng đời sống mình cho Ngài, đầu phục ý chỉ và mục đích của Ngài. Nếu không có sinh tế trọn vẹn này, chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy niềm vui và hy vọng thật trong đời. Những chuyến đi quanh thế giới đã thức tỉnh những giác quan của chính tôi trước những thực trạng mà rất nhiều mọi người không bao giờ thấy được. Họ biết chúng tồn tại, nhưng chưa bao giờ hiểu trọn chúng. Người ta thường hỏi xem tôi đã đi đến thắng cảnh nổi tiếng này hay đến điểm du lịch kia chưa. Trừ khi tôi có thì giờ rảnh, và hiếm hoi lắm! Tôi không đi để du lịch. Tôi đi để thi hành chức vụ; và như vậy tôi được đặc ân nhìn thấy những con người và những nền văn hóa thực thụ. Tôi dành thì giờ ở với dân sự Đức Chúa Trời, thờ phượng, thông công và thi hành chức vụ cùng với họ. Do đó, tôi
  • 14. đến để xem cuộc sống “thật” và bắt đầu hiểu được sự dâng mình và sự tận tâm của họ, bất chấp những hoạn nạn và thử thách lớn. Và tôi tuyên dương đức tin không nao núng của họ nơi Đấng Christ giữa những giông tố cuộc đời. Những từng trải của tôi thật quá nhỏ bé so với bước đường đồng đi cùng Đức Chúa Trời của họ. Câu Kinh Thánh chìa khóa cho sự lãnh đạo Cơ Đốc xuất sắc đã trở thành một trong những câu ưa thích nhất của tôi: “Còn như tôi, tôi hẳn chẳng khoe mình, trừ ra khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ chúng ta, bởi thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy!” (GaGl 6:14). Nói ngắn gọn, bạn và tôi không có gì trong đời ngoài ra thập tự của Đức Chúa Jesus Christ. Và toàn bộ tiêu điểm của đời sống, những quyết định và những cam kết của chúng ta phải tập trung vào biến cố vinh diệu này trong lịch sử thế giới. Dầu chúng ta có uy tín, địa vị và quyền lực trong đời này, thì điều đó cũng không có ý nghĩa gì trong cõi đời đời nếu không có Ngài. Việc tích lũy của cải, giàu có trần gian này sẽ không có giá trị gì trong đời hầu đến. Nếp sống và công tác lãnh đạo tốt của Cơ Đốc nhân đều tập trung vào một chủ đề có giá trị trong cõi đời nầy và trong cõi đời đời, tức là thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ. Không có Đấng Christ và công tác Ngài, chúng ta sẽ không có sứ điệp quan trọng nào để đem đến cho người thế gian. Đức Chúa Jesus Christ chịu đóng đinh, đã sống lại và sẽ trở lại là điều không bao giờ được phép thỏa hiệp. Sứ điệp vinh diệu duy nhất cho thế giới Cơ Đốc xuất hiện trong thập tự giá của Đấng Christ. Thứ nhì, cam kết này - đặc biệt trong vai trò lãnh đạo - đòi hỏi sự đóng đinh trên thập tự giá hay sự chết đối với thế gian. Giới Cơ Đốc và giới thế tục là hai thái cực của nhau. Nhưng quan trọng hơn, giới thế tục sẽ không bao giờ hiểu được quyền năng của Tin Lành trong một đời sống được biến đổi hay trong cam kết đầy hy sinh của đời sống đó với Tin Lành. Dầu vậy, kiến thức thế gian này trở nên ngày càng kém quan trọng khi tín đồ Đấng Christ ngày càng đến gần với Đức Chúa Trời hơn. Điều gì đã thật sự xảy ra? Tín đồ không nhất thiết phải dốc hết túi mình để rồi sống như một kẻ ăn mày, nhưng toàn bộ cuộc đời người ấy tập trung làm theo ý muốn trọn vẹn của Đức Chúa Trời. Và người này trở thành một quản gia giỏi về các ơn phước từ Đức Chúa Trời, bao gồm mọi của cải vật chất nữa. Chúng ta càng dâng hiến cho Đức Chúa Trời, Ngài càng ban dư dật hơn cho chúng ta. Đây là một nguyên tắc rất khó giải thích, nhưng kinh nghiệm cá nhân sẽ cho mỗi chúng ta biết nguyên tắc ấy đang thật sự vận hành. Và thứ ba, người không tin Chúa sẽ thấy sự khác biệt và tự tách mình khỏi tín đồ. Quay lại với sự lãnh đạo Cơ đốc, đây có thể là con đường cô đơn. Trong chức vụ tại thế của Chúa Jesus, chúng ta thấy Ngài đang đi trên một con đường rất cô đơn. Ngài có nhiều kẻ thù chỉ trích thẳng thừng từ bên
  • 15. ngoài, mà chủ yếu là từ phe tôn giáo. Các môn đồ thường hiểu lầm Ngài và bỏ rơi Ngài trong giờ phút tăm tối nhất của Ngài. Dầu vậy, Chúa Jesus đã làm trọn ý chỉ của Đức Chúa Cha và nêu tấm gương trọn lành cho chúng ta noi theo. Những người lãnh đạo của Đức Chúa Trời thường bị hiểu lầm, bị chống đối và bị chỉ trích, nhưng điều này sẽ không bao giờ ngăn chúng ta rao giảng chân lý của Đức Chúa Trời cách không thỏa hiệp. Tinh thần lạc quan thuộc linh phải dư dật trong cả những giờ giấc thuận lợi lẫn nghịch cảnh. Đức tin là bí quyết để mở cánh cửa; và cuối cùng, cánh cửa sẽ được mở cho chúng ta chiêm ngưỡng chính sự hiện diện của Ngài. Kinh Thánh cho chúng ta rất nhiều lời khuyên để đừng mỏi mệt sờn lòng trong công việc Chúa. Chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc, ngay cả giữa những cơn bão tố kinh khiếp nhất của đời. Chúng ta giống như những con thuyền giữa biển khơi bão tố. Thủy thủ đoàn sẽ làm hết khả năng mình hầu đưa thuyền đến bến an toàn. Họ biết rằng đến đúng lúc bão tố sẽ tan; do đó, họ làm hết sức để lèo lái và đưa con thuyền đến môi trường an toàn hơn. Bão tố cuộc đời sẽ nhanh chóng tan đi, bạn và tôi sẽ được đến bến cảng của an nghỉ bên chân Chúa Jesus. Sự Xác Minh Của Bản Thân: Nhưng một lần nữa điều này dẫn đến một câu hỏi quan trọng khác nữa. Làm sao chúng ta biết Tin Lành là chân lý? Có rất nhiều người chưa tin Chúa, rất lạc quan về đời này, nhưng cõi đời đời của họ sẽ là cõi tuyệt vọng và hủy diệt. Nội một mình quan điểm lạc quan không thôi thì chưa đem lại sự lãnh đạo tốt. Bạn có thể rất lạc quan rằng sẽ thắng cuộc chơi của đời nhưng cuối cùng vẫn thua. Trước hết, chúng ta có chân lý khách quan. Chân lý này đã được trình bày rõ, có thứ tự, và hoạch định kỹ trong Lời Đức Chúa Trời, là Kinh Thánh. Nhưng những chân lý đời đời này đưa ra một nan đề lớn cho thế giới con người đầy nhạy cảm này. Không thể nào đem những sự khải thị của Đức Chúa Trời để chứng minh chúng trong thế giới khoa học. Khoa học giải quyết những vấn đề thuộc vật lý, thuộc vật chất. Vì tính bao la của Đức Chúa Trời và sự những sự khải thị của Ngài, nên hoàn toàn không thể giới hạn vào trong ống nghiệm được. Do đó, chúng ta phải lấy đức tin tiếp nhận Lời Ngài và tin những người đã cẩn thận viết ra những lời lẽ và kinh nghiệm dưới sự dẫn dắt và chỉ dạy kỹ càng của Đức Thánh Linh. Chúng ta không cớ gì để tranh cãi lẽ thật trong Kinh Thánh thiên thượng. Nhiều người đã cố gắng bác bỏ Kinh Thánh, nhưng họ không tìm được lý do hợp lệ nào để bác bỏ tính xác thực và thực tại của Kinh Thánh. Thứ nhì, điều này dẫn đến lẽ thật chủ quan. Dân sự Đức Chúa Trời đã phục vụ với tư cách chứng nhân trực tiếp cho thẩm quyền và năng quyền của Kinh Thánh. Bởi đức tin cá nhân, chúng ta dâng đời sống mình để tin lẽ thật
  • 16. khách quan là một thực tại của sự sống. Và rất nhiều nhà lãnh đạo là tín đồ Cơ Đốc đã chịu tuận đạo vì cớ Tin Lành. Thậm chí ngày nay, chúng ta thấy rất nhiều tín đồ giữ vững đức tin giữa lúc bắt bớ và khó khăn kinh khiếp. Nếu Tin Lành không đúng, chúng ta sẽ chết trong vô ích. Và bạn cùng tôi - là những người nắm giữ quyền năng của Tin Lành - đang sống trong tuyệt vọng. Sau khi đã nêu những tin xấu có thể xảy ra cho chúng ta, thì chúng ta có thể xem đến mặt tích cực. Khi thừa nhận và tin Tin Lành là tuyệt đối đúng, thì điều tối hậu sẽ là vinh hiển và chiến thắng. Và sự mạo hiểm trong đời này sẽ đáng giá toàn bộ kinh nghiệm, quyết định, hành động và những thành tựu của chúng ta. Không điều gì có thể xác minh được lẽ thật của Kinh Thánh ngoại trừ quyền năng của Đức Chúa Trời trong và qua bạn cùng tôi. Những lập luận bên ngoài về tính độc đáo và để nhận diện nó đều sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có từng trải bề trong. Và Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ ép buộc để thay đổi cuộc đời, Ngài sẽ luôn luôn chờ đợi đến khi người ấy sẵn lòng thuận ý tiếp nhận Ngài. Người lãnh đạo Cơ Đốc phải ghi nhớ điều này, và dâng mình cho chức vụ rao giảng lẽ thật, chứ không phải để binh vực lẽ thật ấy bằng cách lập luận hay những cớ biện hộ bất tận và vô giá trị. Có những thời điểm đặc biệt mà chúng ta cần phải binh vực Lời của Đức Chúa Trời để cứu một số người, nhưng đa số công tác của chúng ta đều sẽ tập trung vào Chúa Jesus Christ đã chịu đóng đinh, đã sống lại và sẽ trở lại. Chiến Thắng Tích Cực: Nhưng chúng ta sẽ phải sống như thế nào? Từng trải Cơ Đốc đem lại cho chúng ta sự sống dư dật từ sự tái sinh (sự cứu rỗi) trong Đức Chúa Jesus Christ cho đến khi chúng ta bước vào cửa thiên đàng (sự làm cho vinh hiển). Giữa khoảng thời gian đó, chúng ta phải được nên thánh từng ngày, có nghĩa là lớn lên trong sự khôn ngoan, trong ân điển và trong sự thông biết Cứu Chúa. Chúng ta không bao giờ đạt đến tình trạng toàn hảo trong đời này, nhưng cứ lớn lên từng ngày. Với tinh thần cầu nguyện và trông đợi, đây sẽ là bước đường đồng đi ngày càng gần gũi hơn với Chúa, và là hình ảnh ngày càng giống Ngài hơn trong và qua chúng ta. Cấp lãnh đạo của Hội Thánh Ngài không được miễn những yếu đuối, thử thách, tội lỗi và thất bại của con người. Người ta có thể nhanh chóng nhìn thấy con người thật của bạn và tôi. Họ sẽ nhanh chóng biết rằng chúng ta có cùng những chiến trận trong đời như họ gặp mỗi ngày. Và họ sẽ trông chừng xem chúng ta giải quyết thế nào trước những từng trải và nan đề khác nhau ấy. Chúng ta sẽ liên tục nhìn thấy tấm gương lãnh đạo của Đức Chúa Jesus Christ trong sự tận tâm không nao núng để làm theo ý muốn của Đức Chúa
  • 17. Cha và công bố chiến thắng cho những môn đồ trung tín của Ngài. Chúng ta có hơn ba trăm lời tiên tri nói về Chúa Jesus Christ và công tác chuộc tội của Ngài. Cựu Ước nói Ngài là Đấng Mêsia hay “Đấng Chịu Xức Dầu.” Sang Tân Ước, chữ Hylạp chỉ về Đấng Christ, “christos”, đã trở thành chữ đồng nghĩa với từ ngữ của Cựu Ước. Đấng Mêsia là Đấng Christ, và Đấng Christ là Đấng Mêsia. Đức tin Cơ Đốc không bao giờ được phép thỏa hiệp giáo lý và niềm tin tối quan trọng này. Lời tiên tri đầu tiên về sự hiện đến và công tác của Đấng Mêsia trở thành một lời hứa của Đức Chúa Trời trong vườn Êđen sau khi con người sa ngã. Tình trạng gian ác, tội lỗi của con người cần phải có một của lễ chuộc tội để chúng ta được trở lại mối tương quan công nghĩa với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã dự bị thông qua sự hiện đến của Đấng Mêsia, được bày tỏ đầy đủ trong các sách Tin Lành của Tân Ước. Và Đức Chúa Jesus Christ đã làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri về Đấng Mêsia và sứ mạng Ngài cho thế gian. Tương tự, Ngài sẽ làm ứng nghiệm mọi lời tiên tri trong Cựu Ước và Tân Ước về việc thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời và sự chung kết thế gian hiện tại. Một trong những đoán xét giáng trên con rắn lừa dối kia chính là dòng dõi người nữ sẽ dày đạp đầu nó. Chữ Hêbơrơ chỉ về “đầu” ra từ một chữ gốc có nghĩa là “làm rúng động.” Đầu vẫn là phần dễ bị rúng động nhất trong cơ thể. Vì là phần trên cùng có chứa khuôn mặt và não, hàm ý của Kinh Thánh đã xem đây là trung tâm của kinh nghiệm giác quan, có nghĩa là thị lực và thính lực. Suy nghĩ không phải là mối quan tâm chính ở đây. Điều quan trọng hơn, vết thương của đầu cho thấy sự thất bại hoàn toàn. Và chặt đầu chính là sự sỉ nhục lớn nhất (Thi Tv 68:21; Mac Mc 6:14-28). Chúng ta có ví dụ trong Cựu Ước về việc vua Đavít đánh bại Gôliát bằng cách đánh bị thương và chặt đầu. Sự đóng đinh Đức Chúa Jesus Christ đã đánh bại quyền lực của Satan và sự tối tăm một lần đủ cả. Dầu Kẻ Ác ngày xưa và điều ác vẫn được phép tồn tại trong đời này, nhưng số phận chúng nó đã được quyết định bởi công tác của thập tự giá rồi . Một trong những bí quyết quan trọng nhất cho sự lãnh đạo Cơ Đốc thành công và kết quả chính ở chỗ cách chúng ta xử lý đời sống. Cuộc chiến của sự sống đã được chiến thắng rồi. Với sự chết trên thập tự giá, Đức Chúa Jesus Christ đã thắng trận đại chiến này cho chúng ta. Satan, đạo binh thiên sứ của nó và thế gian đã bị đánh bại một lần đủ cả trong sự sống và quyền năng của Đức Chúa Jesus Christ cùng công tác chuộc tội của Ngài. Và người lãnh đạo Cơ Đốc phải luôn luôn tuyên rao chiến thắng này. Trong lúc dường như là tăm tối nhất trong giờ lãnh đạo, Cứu Chúa sẽ luôn có mặt để khích lệ và làm vững lòng đầy tớ Ngài. Như vậy, khi biết lẽ thật trọng đại này rồi thì chúng ta phải giải quyết những
  • 18. trận chiến hằng ngày của đời sống. Mỗi ngày, chúng ta phải vác thập tự giá mình và vác chúng vì cớ Tin Lành. Đức Chúa Trời đã hứa rằng Ngài sẽ không bao giờ lìa chúng ta hay bỏ chúng ta. Nhưng Ngài không bao giờ hứa cuộc đời sẽ dễ dàng cho chúng ta. Mỗi ngày đều là một ngày tốt lành; có ngày tốt hơn ngày khác. Bạn sẽ có những kinh nghiệm tốt lẫn xấu. Từng trải trên đỉnh núi không thể xuất hiện trước mắt nếu không qua những thung lũng hiện có kia. Chúng ta sẽ không có hoa hồng không gai, sứ đồ Phaolô đã học biết vui mừng trong những điều tích cực lẫn tiêu cực. Và ông đã tận dụng mỗi hoàn cảnh để làm việc vì ích lợi của Tin Lành và chức vụ mình. Cũng vậy, bạn và tôi phải thấy sự nhơn lành của Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, và gây dựng nước Ngài trong cả những lúc thuận lợi cũng như nghịch cảnh. Cấp lãnh đạo giỏi sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong nghịch cảnh và trong chiến trận. Và cấp lãnh đạo giỏi tận dụng những giờ phút thuận lợi cho sự nghỉ ngơi và hồi phục hết sức cần thiết. Và với tinh thần cầu nguyện trong mỗi hoàn cảnh, Đức Chúa Trời sẽ chiến thắng quyền lực của điều ác và tội lỗi. Lối Ra: Cộng Đồng Phổ Thông: Dưới sự sáng tạo và uy quyền của Đức Chúa Trời, chúng ta thấy thế gian có rất nhiều cấp độ lãnh đạo khác nhau. Thứ nhất, Đức Chúa Trời sẽ ở đời đời trong địa vị và thẩm quyền của Ngài. Sự lãnh đạo thiên thượng sẽ không bao giờ thay đổi, vì không thể nào cải thiện sự toàn hảo được. Và từ sự toàn hảo thiên thượng này, chúng ta thấy một Đức Chúa Trời trong ba ngôi vị - Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, Đức Thánh Linh. Và mỗi thành viên trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời có những trách nhiệm cụ thể rõ ràng để làm ứng nghiệm kế hoạch và mục đích của Đức Chúa Trời cho toàn cõi tạo vật. Kinh Thánh cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đã ấn định một thời điểm cụ thể (chỉ một mình Đức Chúa Trời biết mà thôi - Mac Mc 12:32-33) để chấm dứt thế gian hiện tại này và khai mạc cõi đời đời trong tương lai. Thứ nhì, kế hoạch đời đời trong quá khứ của Đức Chúa Trời bày tỏ cho thấy tạo vật thiên sứ có trật tự rõ ràng trên thiên đàng ngay cả trước khi lập nền thế gian (Thi Tv 148:2, 5). Các thiên sứ đã có mặt khi Đức Chúa Trời dựng nên thế gian và vui mừng về điều đó (Giop G 38:4-7). Thiên sứ học là một bộ môn Kinh Thánh rất bao quát, nhưng cuốn sách này không cho phép chúng ta thảo luận chi tiết. Chúng ta sẽ dành thời gian để xác lập tính thực tại và sự dự phần của thiên sứ vào công việc của loài người. Không cần phải lý luận gì hết, chúng ta vẫn có thể kết luận thiên sứ là những hữu thể thuộc linh (HeDt 1:14) và cao trọng hơn bản tánh con người (2:7). Họ có quyền năng và tri thức siêu nhiên (IISa 2Sm 14:17, 20; IIPhi 2Pr 2:11). Chúng ta
  • 19. phải hiểu rằng họ không có cùng những thuộc tánh như Đức Chúa Trời là toàn năng và toàn tri (Thi Tv 130:20; IITe 2Tx 1:7). Chúng ta không có đủ mọi chi tiết, nhưng thật sự có đủ sự khải thị để biết những cấp độ lãnh đạo đã được vững lập và được xác định rõ. Ba ngôi Đức Chúa Trời là tối cao trên tạo vật này, và Lucifer (về sau được xác định là Satan trong Kinh Thánh) là thiên sứ có quyền cao nhất, chỉ đứng thứ nhì sau Đức Chúa Trời. Khi khao khát được lớn hơn hoặc được bằng với Đức Chúa Trời, nó đã bị ném xuống khỏi thiên đàng (SaSt 3:4, 14; Exe Ed 28:12-16; KhKh 12:4, 7-9). Ngày nay, chúng ta có cơ cấu lãnh đạo giữa vòng các đạo binh thiên sứ cả tốt lẫn xấu. Các thiên sứ không sa ngã thì tôn kính Đức Chúa Trời và vâng theo ý muốn Ngài. Họ truyền ra những công bố (SaSt 8:9-10; LuLc 1:13, 30; 2:8-15) và cảnh cáo về nguy hiểm hầu đến (18:16-19:29; Mat Mt 2:13). Và họ cũng phục vụ như những tác nhân thiên thượng trong việc đắc thắng điều ác (SaSt 19:13; IISa 2Sm 24:16). Satan cùng với đạo binh thiên sứ sa ngã còn lại tận tâm tận lực tiêu diệt công việc của Đức Chúa Trời trên thế gian này. Nó tìm cách ngăn không cho con người quay về với Đức Chúa Trời và vâng lời Ngài. Và đừng bao giờ quên Satan luôn luôn bắt chước Đức Chúa Trời, ngay cả trong sự lãnh đạo lẫn trong tổ chức. Tính hiệu quả của điều ác trong suốt lịch sử loài người đã cho thấy thế lực mạnh mẽ trong cách quản lý và ảnh hưởng của Satan trên thế gian. Đức Chúa Trời dùng kế hoạch và kiểu mẫu trong việc thiết lập thế giới loài người có nhiều cấp độ khác nhau để hoàn tất kế hoạch thiên thượng đặc biệt của Ngài và đem con người quay về đúng địa vị. Đức Chúa Trời lập và phê chuẩn những tổ chức nhất định để quản trị công chuyện của con người - các nhà nước chính trị, sự khai sinh hội thánh, định chế hôn nhân và trách nhiệm cá nhân. Mọi dân tộc và mọi cá thể, bao gồm cả những cơ cấu chủ quyền được Đức Chúa Trời chỉ định, đang và sẽ chịu trách nhiệm khai trình trước mặt Đức Chúa Trời. Do được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời, nên không thể phủ nhận được mục đích cội nguồn của con người. Con người được dựng nên để ca ngợi và thờ phượng Đấng Tạo Hóa. Gia đình loài người ràng buộc những người dân thường để kết hợp họ lại với nhau trong sự thông công với Đức Chúa Trời và với nhau. Cơ cấu này được vững mạnh khi con người chú ý đến Đấng Tạo Hóa, và bị suy yếu rất nhiều khi tách rời khỏi ý muốn và công việc của Đức Chúa Trời. Chúng ta hoàn toàn có quyền xử dụng từ ngữ “gia đình” cho các dân tộc trên thế gian. Trong nguồn gốc thiên thượng, chúng ta được dựng nên như một cộng đồng phổ thông. Trước khi có tháp Babên (SaSt 11:1-32), con người
  • 20. sống tại một địa phương, nói một thứ tiếng và hiệp một với nhau vì lợi ích của nhân loại. Khi nhân loại bắt đầu tự tôn cao, Đức Chúa Trời đã tản lạc họ khắp thế gian thành những chủng tộc, nền văn hóa, ngôn ngữ và bối cảnh khác nhau. Babên có nghĩa là” lộn xộn.” Và cộng đồng phổ thông này sẽ không bao giờ hiệp một lại được nữa cho đến triều đại của Đấng Cai Trị công bình của thế gian này, là Đức Chúa Jesus, Vua muôn vua và Chúa muôn chúa. Trước khi tiến sang hội thánh địa phương và cơ cấu thẩm quyền của hội thánh ấy, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng con người phải khai trình với Đấng Tạo Hóa. Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm khai trình với Đức Chúa Trời về những ý tưởng, lời nói và việc làm của mình. Nói cách khác, toàn thế gian không thể thoát khỏi bổn phận này (RoRm Ro3:19). Giới không tin Đấng Christ sẽ bị đoán xét về tội lỗi chưa được tha của mình (3:23). Nếu không công nhận ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ phải đứng trước ngai của Đức Chúa Trời và không có cớ gì để biện hộ. Vì các lãnh đạo của thế gian này được Đức Chúa Trời chỉ định, họ sẽ có trách nhiệm lớn hơn để khai trình với Đức Chúa Trời. Ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời đã giải cứu những người tin Đấng Christ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm khai trình, không phải về tội lỗi, nhưng về những việc lành của mình. Và chúng ta chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời về cá nhân mình (14:12) cũng như về tập thể (Eph Ep 4:25). Các lãnh đạo của Hội Thánh cũng sẽ có trách nhiệm lớn hơn về việc khai trình với Đức Chúa Trời (LuLc 12:48). Hội Thánh Địa Phương: Thế gian sẽ không bao giờ được hiệp một như ngày xưa lúc khởi đầu lịch sử. Đức Chúa Trời nhìn thấy hai chủng tộc trong thế gian này - giới tin Đấng Christ và giới không tin Đấng Christ. Tương tự, Ngài cũng sẽ nhìn thấy hai triết lý sống hiện hữu, tức là tư tưởng Cơ Đốc và tư tưởng thế gian. Cộng đồng Cơ Đốc tìm cách làm theo ý muốn Đức Chúa Trời qua nếp sống thuộc linh và làm chứng cho thế giới hư mất. Trọng tâm được nhắm vào nước đời đời hầu đến cùng ứng dụng thực tiễn trong đời hiện tại. Trái lại, giới không tin Đấng Christ vẫn là kẻ thù với Tin Lành của Đức Chúa Jesus Christ, và tìm cách tiêu diệt những chứng nhân và lời chứng của chân lý. Giới này áp dụng phương pháp: “Hãy ăn, hãy uống, vì ngày mai chúng ta sẽ chết.” Và triết lý thế gian này suy nghĩ rất ít đến lãnh vực đời đời. Họ dồn hết nhiệt tình trong đời vào những tình trạng hiện tại. Chúa Jesus đã kể ví dụ về một thương gia hay nông gia giàu có (LuLc 12:12-21). Để trả lời cuộc tranh cãi giữa hai anh em, Chúa Jesus đặt ưu tiên vào sự sống đời đời. Một người kia được mùa bội thu và phải xây những kho
  • 21. lớn hơn. Và rồi người này đã chọn nghỉ ngơi để hưởng cuộc sống. Giàu có hay nghỉ ngơi thanh thản không phải là sai, nhưng người này đã chọn triết lý sống của thế gian. Người này không suy nghĩ gì đến cõi đời đời, và đêm hôm ấy, Đức Chúa Trời đã bắt người phải khai trình. Đức Chúa Jesus kết luận rằng: “Hễ ai thâu trữ của cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời thì cũng như vậy.” (12:21). Lời tiên tri đầu tiên được đề cập trước đây (SaSt 3:15) nói ra sao về tình trạng thù địch này? Satan, cha của điều ác và tội lỗi, sẽ khiến những kẻ theo nó gây hỗn loạn và tiêu diệt những người thuộc về Đức Chúa Trời. Hai triết lý này sẽ tiếp tục tồn tại mâu thuẫn nhau mãi cho đến kỳ tận thế. Trong cõi đời đời, chúng sẽ bị phân chia ra đời đời, và triết lý sống của đời này sẽ không còn đe dọa được triết lý sống Cơ Đốc nữa. Như vậy, làm sao Đức Chúa Trời có thể hành động trong thế gian và thiết lập kế hoạch thiên thượng của Ngài? Tân Ước đưa ra một trật tự thuộc linh mới - là Hội Thánh. Sau chức vụ của Chúa Jesus trên đất, Ngài đã sai phái và truyền các môn đồ đi vào thế gian giảng Tin Lành. Cả bốn sách Tin Lành và sách Công Vụ Các Sứ Đồ nói về đại mạng lịnh này của Cứu Chúa. Do đó, Hội Thánh Cơ Đốc ra đi dưới quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Jesus. Nhờ có uy quyền lớn nhất trong thế gian này, nên hội thánh hoàn toàn có quyền trình bày Tin Lành cho thế gian. Và thế gian có quyền khước từ hay tiếp nhận chân lý của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã được truyền lịnh xây dựng Hội Thánh cho đến khi Ngài trở lại trần gian đón chúng ta về với Ngài. Mặc dầu gặp sự chống đối và bắt bớ liên tục, Hội Thánh vẫn làm chứng trong mỗi dân tộc trên thế gian. Ngay cả giữa những dân tộc đang tìm cách tiêu diệt hoàn toàn chân lý của Đức Chúa Trời, nhiều người nam và người nữ vẫn đang chịu đựng thử thách và hoạn nạn. Nhân sự Đức Chúa Trời vẫn đứng đắc thắng giữa điều ác và sự hủy hoại trong tư cách sự sáng chói lọi của chức vụ Đức Chúa Jesus Christ trên khắp thế gian. Và không thể nào tiêu diệt được thẩm quyền của Đức Chúa Trời và quyền năng của hội thánh. Đức Chúa Trời có nhiều người làm chứng cho Ngài trong mỗi giai đoạn lịch sử, và sẽ tiếp tục như vậy trong Cơn Đại Nạn tương lai cũng như trong thời kỳ Thiên Hy Niên của lịch sử thế giới. Nhưng chúng ta cậy vào thẩm quyền nào để có quyền thiết lập hội thánh địa phương? Chúng ta làm điều này dưới thẩm quyền của chính Đức Chúa Jesus Christ khi Ngài ban lịnh hãy đi và môn đồ hóa. Đại Mạng Lịnh sẽ không bao giờ lỗi thời trong thế gian này, và nó vẫn áp dụng cho mọi thời đại của lịch sử loài người. Không có thẩm quyền nào lớn hơn thẩm quyền của chính Đức Chúa Trời. Không một chính quyền hay đoàn thể chính trị nào có thể bãi bỏ uy quyền và năng quyền của Đức Chúa Trời. Và Cơ Đốc nhân chúng ta phải sẵn sàng để đứng vững, dẫu phải chịu chết đi nữa, vì cớ năng quyền đời đời
  • 22. này. Cá Nhân Tín Đồ Đấng Christ: Mạng lưới của cơ cấu thẩm quyền không dẫn đến kết quả là một tổ chức tập thể; nhưng đúng hơn, cơ cấu này tìm được sức mạnh và tính đoàn kết trong cá nhân tín đồ, trong việc cá nhân chứng đạo cho Tin Lành của Đấng Christ. Hẳn Đức Chúa Trời đã có thể để Con Ngài cứ ở trên đất làm Nhân Chứng của lẽ thật. Khi làm như vậy, Đức Chúa Jesus, trong hình trạng Đấng Thần Nhân, hẳn sẽ cứ bị giới hạn trong thân xác con người. Giống như chúng ta, Ngài chỉ có mặt mỗi lúc tại một nơi mà thôi. Quyền năng và các phép lạ của Ngài hẳn sẽ cứ tiếp tục, nhưng chắc chắn chỉ những cư dân tại địa phương đó mới kinh nghiệm được mà thôi. Và dĩ nhiên họ sẽ đưa chúng lên tin tức buổi tối ngay. Nhưng liệu chúng ta có thể tuyên bố rằng điều này cũng sẽ giống y hệt như được đích thân nhìn thấy và kinh nghiệm quyền năng thiên thượng không? Hẳn Đức Chúa Trời có thể sai các binh đoàn thiên sứ để rao truyền Tin Lành cho thế gian lạc lầm. Hẳn chính Đức Chúa Jesus đã có thể gọi các đạo thiên binh này đến giải cứu Ngài khỏi tình trạng bị đóng đinh thật khủng khiếp. Nhưng nếu điều này xảy ra, bạn và tôi chắc không nhận được món quà cứu rỗi tuyệt diệu. Rõ ràng, Đức Chúa Trời có dùng các thiên sứ vào công việc của con người. Kinh Thánh dạy rằng chúng ta có các thiên sứ hộ vệ để chăm nom chúng ta; dầu vậy, công việc của các thiên sứ bị giới hạn. Ngoài ra, các thiên sứ chưa hề kinh nghiệm được món quà cứu rỗi tuyệt diệu kia. Khi được dựng nên, họ đã được đặt trong vinh quang rồi. Và các đạo thiên binh đã chọn lìa cổng thiên đàng để đi theo lãnh tụ của họ là Lucifer. Khi quyết định như vậy họ đã tự định đoạt số phận mình trong sự hư mất đời đời. Không, Đức Chúa Trời kêu gọi các cá nhân đến với chính Ngài. Ngài đã chọn dùng con người làm một công cụ, để dùng con người đi đến với con người. Nhưng há không phải chúng ta cứ thất bại hoài trong công tác đã đặt ra đấy sao? Chúng ta thường thất bại. Dầu vậy, Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi kế hoạch Ngài. Do đó, bạn và tôi phải luôn luôn ở trong ý muốn và kế hoạch toàn hảo của Ngài. Trách nhiệm cuối cùng và thẩm quyền nằm ở chỗ bạn và tôi đáp ứng ra sao với kế hoạch toàn hảo của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ giữ riêng cho chính mình, hay sẽ rộng rãi chia xẻ cho người chung quanh? Công Tác Truyền Giáo Lời Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời dùng khải thị đặc biệt của Ngài để chia xẻ chân lý cho thế gian. Đức Chúa Jesus Christ là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa của thế gian. Ngài đến thế gian lần đầu để làm Chiên Con hy sinh chết
  • 23. chuộc tội chúng ta. Ngài sẽ trở lại lần thứ hai trong đắc thắng khải hoàn. Chúng ta chờ đợi sự tái lâm của Ngài trong tư cách Vua vinh diệu. Kinh Thánh cho chúng ta biết sự lãnh đạo của Đức Chúa Jesus Christ là đáng ca ngợi, và là khuôn mẫu cho vai trò lãnh đạo Cơ Đốc của chúng ta. Không chút hồ nghi hay lưỡng lự, chúng ta chấp nhận Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền là Lời vô ngộ, không sai lạc và được soi dẫn của Đức Chúa Trời. Nhưng điều gì khiến lời này trở thành thẩm quyền của Hội Thánh? Chúng ta tin Kinh Thánh là cuốn sách thiêng liêng được Đức Chúa Trời soi dẫn. Soi dẫn có nghĩa “được Đức Chúa Trời hà hơi” (IITi 2Tm 3:16- 17). Cựu Ước được viết ra trong khoảng thời gian một ngàn năm bằng tiếng Hêbơrơ. Cựu Ước có chứa một số ít phân đoạn viết bằng tiếng Aram (sách Đaniên). Và Cựu Ước báo trước về sự xuất hiện của Đấng Christ trên trần gian. Các sách Tân Ước được viết ra trong khoảng một trăm năm bằng tiếng Hylạp. Các sách Tin Lành trình bày về đời sống, chức vụ và công tác của Đức Chúa Jesus Christ, là Đấng Mêsia. Phần còn lại của Tân Ước nói về sự phát triển và lớn lên của Hội Thánh. Sách Khải Huyền, sách cuối cùng, thuật lại những biến cố lai thế sẽ đến trên đất tương ứng với lịch sử của hội thánh và sự cất hội thánh lên khỏi thế gian. Thẩm quyền của Kinh Thánh hoàn toàn dựa trên thẩm quyền của Đức Chúa Jesus Christ. Không có Đấng Christ, thì không cần đến Kinh Thánh. Hay sự vắng mặt của Đấng Christ trong lịch sử loài người sẽ đem Lời của Đức Chúa Trời xuống ngang hàng địa vị với những quyển sách “kinh” khác của thế gian. “Đằng sau Kinh Thánh là một câu chuyện hồi hộp về cách Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài và ý muốn của Ngài cho những người làm phát ngôn nhân cho Ngài, và rồi hành động trong suốt lịch sử để bảo tồn Lời Ngài cũng như lưu truyền lại cho những thế hệ tương lai. Nói theo lời của đấng tiên tri Êsai: ‘Cỏ khô hoa rụng, nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta còn mãi đời đời!’ (EsIs 40:8)’” (Nelson’s Illustrated Bible Dictionary, trang 160). Vì vậy, mục đích chính cho sự hiện hữu của chúng ta là dân sự của Đức Chúa Trời chính là để trình bày các lẽ thật thiên thượng. Khi tiếp nhận chúng bởi đức tin và lòng tin cậy của bản thân, chúng ta không thể thỏa hiệp điều bất biến nầy. Đức Chúa Jesus Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. Chân lý không bao giờ thay đổi, chân lý không bao giờ trở nên không thích ứng. Trái lại, con người phải được thay đổi bởi quyền năng của sứ điệp đời đời. Chứng Nhân: Hội Thánh và cá nhân tín đồ phải đứng vững mạnh giữa một thế giới gian ác đảo điên. Chúng ta không thể thỏa hiệp lời của Đức Chúa Trời thể nào, thì
  • 24. cũng được truyền lịnh phải phân rẽ mình khỏi thế gian để sống cho chân lý thể ấy. Chúng ta phải sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian. Chúng ta có dám sống khác hẳn như vậy không? Nhưng điều gì khiến cho chúng ta khác biệt? Là tín đồ của Đức Chúa Jesus Christ, chúng ta trở nên thành viên trong hội thánh phổ thông (hội hữu hình hiện nay) và trong các hội thánh địa phương (hội hữu hình tại mỗi địa phương). Hội thánh địa phương đóng vai trò một hội chúng của các tín đồ. Hội phổ thông bao gồm mọi hội thánh địa phương và mọi tín đồ thật của mọi thời đại. Ngày nay, dường như có cuộc tranh luận thần học về sự khởi đầu của Hội Thánh. Cựu Ước không nói gì về Hội Thánh, nên kết luận rằng hội thánh chưa hiện hữu trong thời Cựu Ước. Bốn sách Tin Lành trong Tân Ước không dùng từ ngữ “hội thánh,” ngoại trừ trong Mat Mt 16:18 và 18:17. Một lần nữa, Hội Thánh vẫn chưa thật sự tồn tại vào thời điểm này, dầu Đức Chúa Jesus đã dạy các môn đồ rằng Ngài sẽ lập hội thánh Ngài. Côngvụ 2, vào ngày Lễ Ngũ Tuần, ghi lại sự giáng lâm của Đức Thánh Linh trên các môn đồ đang chờ đợi và sự thành lập Hội Thánh. Vì sao chúng ta kết luận đây chính là sự khai sinh Hội Thánh? Đức Chúa Jesus đã tuyên bố Hội Thánh là một biến cố trong tương lai. Và Hội Thánh sẽ được lập nên trên Đá Góc Nhà, là chính Đức Chúa Jesus. Điều này sẽ không xuất hiện cho đến khi hoàn tất công tác của Ngài - là sự đóng đinh, sự chết sự sống lại và thăng thiên của Ngài. Chữ “hội thánh” trong tiếng Hylạp là chữ ekklesia. Thông thường, chữ này chỉ về một hội chúng địa phương. Hội thánh địa phương đại diện cho thẩm quyền hữu hình dưới quyền lãnh đạo của Chúa Jesus Christ. Hội thánh địa phương được truyền lịnh môn đồ hóa hay xây dựng hội thánh cho đến khi Ngài trở lại. Và dưới sự lãnh đạo của Đấng Christ cùng các lãnh đạo địa phương, Hội Thánh tiếp tục đi ra đem thế gian về với Đấng Christ. Cơ Đốc nhân nên hoạt động trong phạm vi của hội thánh địa phương để đáp ứng nhu cầu của thế gian và chia xẻ đức tin với các tín đồ khác. Chúng ta cũng đừng bỏ qua sự nhóm lại với nhau để thờ phượng và ca ngợi Đức Chúa Trời (HeDt 10:24-25). Chúng ta có chịu nổi áp lực khi bị phơi mình ra trước thế gian và trước cách đối đãi tàn bạo của thế gian với tín đồ không? Chữ “làm chứng” ra từ một chữ Hylạp có nghĩa “tuận đạo.” Nếu cần, chúng ta phải phó cả mạng sống mình vì cớ Tin Lành. Chúng ta có thể làm ít hơn thế không? Cứu Chúa chúng ta, Đấng đã từ bỏ mọi vinh hiển của Ngài trên thiên đàng, đã đến trần gian này như một con người tầm thường, và đã chết trên thập tự giá vì tội lỗi chúng ta - và Ngài xứng đáng để chúng ta đem cả đời sống ra để làm chứng nhân nói về sứ điệp vinh diệu của ân điển cứu rỗi. Chúng ta phải nói và thể
  • 25. hiện ra đức tin của chúng ta cách dạn dĩ. Khi nghĩ đến sự lãnh đạo gương mẫu của Cứu Chúa chúng ta, thì chúng ta cũng phải gương mẫu trong đức tin. Thế Gian: Rõ ràng, thế gian này thuộc về Đức Chúa Trời. Một ngày kia Ngài sẽ lấy lại vật sở hữu của Ngài và giáng sự đoán xét trên những kẻ chối bỏ Ngài. Đức Chúa Trời ban cho mọi người trên thế gian này nhiều cơ hội để biết và tiếp nhận Ngài. Ngài là vị Quan Án công bình của thế gian, và sự đoán xét của Ngài là không thiên vị. Mỗi cá nhân chuốc lấy sự đoán xét cho mình; Đức Chúa Trời chỉ công bố ra bản án mà thôi. Và Đức Chúa Trời không hề đoán xét mà không cảnh cáo trước nhiều lần. Sự đoán xét của Đức Chúa Trời đem lại sự phân biệt hay sự phân rẽ điều thiện và điều ác trong thế gian này. Sẽ có sự đoán xét cuối cùng do chính Đức Chúa Trời chỉ định (Cong Cv 17:31). Đức Chúa Trời sẽ không giữ vững thẩm quyền của Ngài nếu Ngài không đem lại sự đoán xét cuối cùng, vì Ngài đã hứa đoán xét tội lỗi và điều ác. Ngài là Quan Án của nhân loại (SaSt 18:25), Quan Án công bình (Thi Tv 96:13; 98:9). Nhưng sự đoán xét cuối cùng sẽ nằm trong tay của Cứu Chúa, là Đức Chúa Jesus Christ (GiGa 5:22; Cong Cv 17:31). Và chúng ta, là tín đồ, sẽ dự phần trong sự đoán xét hầu đến (ICo1Cr 6:2-3; KhKh 20:4), ngay cả đoán xét các thiên sứ nữa. Vậy tại sao Đức Chúa Trời trì hoãn sự đoán xét thế gian này? Đức Chúa Trời chờ đợi con người đáp ứng. Ngài muốn không một ai bị chết mất. “Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn.” (IIPhi 2Pr 3:9). Trong lúc này, Đức Chúa Trời ban thẩm quyền đặc biệt cho những sự đoán xét tức thời trong thế gian. Các quan chức chính trị có trách nhiệm kết án công bình cho những kẻ đã làm ác (RoRm 13:1-7). Các lãnh đạo hội thánh có bổn phận xét đoán những nan đề giữa vòng hội thánh địa phương (Mat Mt 18:17-18). Tín đồ không thể xao lãng bổn phận sửa lại những tình huống giữa vòng họ (8:15). Và có lời cảnh cáo chúng ta đừng bao giờ đoán xét những gì mà chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có trách nhiệm đó (HeDt 10:30). Chúng ta có thể kể việc được sống trong thế gian này, được niềm vui là biết Đức Chúa Trời, được làm chứng cho lẽ thật vinh diệu của Ngài là một đặc ân vĩ đại. Một ngày kia, thế gian sẽ chấm dứt. Chúng ta không biết thời điểm chính xác, chỉ biết các dấu hiệu và thời kỳ. Dường như thời gian tạm này đang tiến nhanh đến chỗ kết thúc, và chúng ta phải trông mong sự tái lâm của Ngài. Trong lúc đó, chúng ta có bổn phận rao báo chân lý cho thế giới. Chúa Jesus, vị Lãnh Đạo gương mẫu, đã trình bày Tin Lành cho thế giới này
  • 26. bằng chính sự sống, huyết và sự hy sinh của Ngài; đến lượt chúng ta sẽ phải đem Tin Lành cho thế giới bằng lời nói, tình yêu và việc làm. Nguyện Ngài cảm thúc từng ngày để chúng ta rao báo lời của sự sống. ĐẦY TỚ : Sự Kêu Gọi Lòng Thương Xót Điều Kiện Sự Hoàn Tất ĐẦY TỚ Sự Kêu Gọi: Câu hỏi hoành hành trong khóa huấn luyện lãnh đạo ấy là: “Các lãnh đạo được sinh ra hay được đào tạo?” Phải tùy tình huống mới xác định được câu trả lời phải lẽ cho thắc mắc này. Ví dụ, một vị vua được thừa hưởng ngai vàng là do được sinh ra trong gia đình hoàng tộc. Vị vua tương lai này không cần phải chứng minh hay bác bỏ những năng lực lãnh đạo của mình, nhưng chỉ việc đòi quyền đó do được sinh ra. Mặc khác, một tổng thống hay thủ tướng thường lên được địa vị lãnh đạo của mình nhờ vào những từng trải và năng lực trước đó. Tài năng sẽ đưa người lên nắm giữ công việc trước mặt các dân tộc. Bất kể từng trải quá khứ có ra sao đi nữa, không phải lúc nào họ cũng góp phần giúp công tác lãnh đạo tốt hơn. Đôi khi các lãnh đạo thấy mình bị đẩy tận cùng những giới hạn, thậm chí còn vượt quá những khả năng của mình nữa. Khi nhìn xem sự lãnh đạo mẫu mực của Chúa Jesus, thì Ngài được sinh ra hay được đào tạo cho địa vị giữa con người của Ngài? Chúng ta không cần thắc mắc đến sự hiện hữu đời đời Chúa Jesus; Lời Đức Chúa Trời nói rõ ràng Ngài là Con đời đời của Đức Chúa Trời, (GiGa 1:1) đã được dựng nên trong xác thịt và đã sống giữa chúng ta trên trái đất này (1:14). Là Đấng Tạo Hóa của cả vũ trụ và thế gian, những năng lực lãnh đạo đời đời của Ngài trở nên hiển nhiên nhất cho toàn thể nhân loại! Nếu không, chúng ta sẽ không ngắm nhìn được vẻ đẹp lộng lẫy của cõi tạo vật, hoặc sẽ không có sự hiện hữu của bản thân chúng ta. Nhưng Chúa đời đời đã cố ý mang lấy hình trạng con người, trở nên Đấng Thần Nhân, sống trên thế gian này trong ba mươi năm, và làm trọn sứ mạng Ngài trong thế gian. Rõ ràng, Ngài đã nêu một tấm gương hoàn hảo về sự lãnh đạo thật với những năng lực tự nhiên và siêu nhiên. Nhưng có phải năng lực lãnh đạo của Ngài xuất phát từ tánh tự nhiên hay từ sự dựng nên? Để giải đáp, chỉ có một câu trả lời gồm hai phần. Thứ nhất, Chúa Jesus được
  • 27. sinh ra với những năng lực lãnh đạo cao, bất chấp đẳng cấp và bối cảnh dường như thấp hèn của Ngài. Đi từ Đấng Tạo Hóa đời đời cho đến Đấng Sinh Tế bằng xương bằng thịt, chúng ta chỉ có thể kết luận rằng Ngài không bao giờ từ bỏ những quyền hạn hay những năng lực của mình để trở thành vị Lãnh Tụ duy nhất trong thế gian này. Năng lực lãnh đạo của Ngài phải là lẽ tự nhiên, vì chính Ngài đã tạo dựng dây chuyền các mạng lịnh và thẩm quyền để được xử dụng trong thế gian này trước khi thế gian được dựng nên. Đời sống và chức vụ của Ngài khiến không còn nghi ngờ gì về năng lực tự nhiên để Ngài quyết định số phận của thế gian này, để làm trọn sứ mạng cho nhân loại hư mất, và để cung cấp một kế hoạch cứu rỗi toàn hảo. Duy một mình Ngài mới là Đấng duy nhất đáp ứng được các nhu cầu của nhân loại và đắc thắng tình trạng đáng sợ kinh khiếp của điều ác trên con người. Và thứ nhì, sự lãnh đạo của Ngài phải được tạo dựng nên. Kế hoạch cứu rỗi, theo như được mô tả trong Kinh Thánh, là độc đáo và độc nhất vô nhị đến nỗi buộc phải ra từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ban kế hoạch cứu rỗi thông qua Đấng Cứu Chuộc - là Đấng Thần Nhân. Chúng ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm được một Đấng Thần Nhân khác nữa trong lịch sử nhân loại. Bạn có hình dung nổi con trai bạn được sinh ra trong thế gian này nhằm mục đích chết để cứu chuộc nhân loại sa ngã không? Một bậc cha mẹ bình thường hầu như sẽ cam kết hoặc hy sinh bất cứ điều gì để cứu đứa con. Đức Chúa Trời không hành động theo tiêu chuẩn con người, nhưng Ngài định trước và chọn lựa để đem kế hoạch thiên thượng đến trong lãnh vực con người. Đức Chúa Jesus Christ hay Đấng Mêsia đã được dựng nên để Đức Chúa Trời ban sự cứu chuộc cho con người sa ngã. Sứ mạng Ngài để làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha không phải là một phương án tùy chọn đối với Ngài; Trái lại, Con Đức Chúa Trời toàn hảo và vô tội đã được dựng nên để đáp ứng tiêu chuẩn thiên thượng cho của lễ chuộc tội lỗi chúng ta. Và lịch sử Kinh Thánh xác minh Ngài đã thực hiện điều ấy thật toàn hảo - là Chiên Con sinh tế duy nhất và chung quyết. Nhưng địa vị và năng lực lãnh đạo này có khiến Đức Chúa Jesus trở thành một Lãnh Tụ kết quả và thành công không? Người ta không thể nào trở thành lãnh tụ kết quả và thành công nếu trước hết không là một Đấy Tớ. Đức Chúa Jesus đã làm Đầy Tớ của mọi đầy tớ, một đầy tớ phải “phục vụ hay là người tỏ sự thuận phục, công nhận hay mắc nợ kẻ khác.” Một đầy tớ vâng phục sẽ phó chính mình để giúp người khác. Hiển nhiên, Chúa Jesus không hề mắc nợ nhân loại, nhưng sẵn lòng thuận phục để làm Đầy Tớ trả món nợ đời đời mà con người đã mắc nợ Đức Chúa Trời. Một lãnh đạo giỏi sẽ phục vụ với tinh thần sẵn sàng làm những công tác nhỏ, trung bình, mà không cần bất cứ sự ghi nhận công ơn nào. Nếu không thì sẽ chẳng bao giờ trở thành một lãnh đạo vĩ đại. Người này có thể điền vào vai
  • 28. trò lãnh đạo trong đời mình, nhưng sẽ không bao giờ đạt đến tiềm năng trọn vẹn của mình. Bao nhiêu người trong dân sự của Đức Chúa Trời đang làm công tác nhỏ mọn ở trong và ở ngoài hội thánh mà không cần bất kỳ sự công nhận nào? Bao nhiêu vị mục sư thi hành những trách nhiệm nhỏ trong hội thánh vì cớ không còn ai khác muốn làm điều đó? Trong lịch sử hội thánh, chúng ta đọc được về những vị lãnh đạo then chốt trong phong trào Cơ đốc, nhưng đã có hàng trăm hàng ngàn người đã phục vụ mà không ai biết đến họ. Một lãnh đạo giỏi sẽ là một đầy tớ trung tín, không mong chờ được công nhận trước mặt con người, nhưng thực hiện trọn công việc vì cớ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Đương nhiên, Chúa Jesus không phải là một vị lãnh đạo đầy ấn tượng theo tiêu chuẩn và những qui định của thời nay. Lý lịch Ngài hẳn chẳng giúp Ngài nhận được một địa vị hay một hội thánh danh tiếng nhất. Ngài là dân thành Naxarét, một thành phố mang tai tiếng xấu. Không ai mong điều gì tốt ra được từ nơi này. Chúa Jesus không nhận được sự giáo dục chính thức, chỉ được cha mẹ dạy về đức tin và truyền thống Do thái. Ngài không giữ địa vị quản trị trong một công ty lớn. Cả đời Ngài không có được nguồn tài chánh đầy hứa hẹn cũng không giàu có của cải vật chất. Chính Ngài không hề có vợ hoặc gia đình. Một lần nữa, chúng ta phải kết luận những thành tích của Ngài quả không chút ấn tượng gì với thế gian, nhưng chúng rất ấn tượng với Đức Chúa Trời, là Đấng ra quyết định tối hậu. Và Đức Chúa Trời đã để lại cho chúng ta bản lý lịch ấn tượng nhất về một Lãnh Đạo - Đầy Tớ trong Êsai 53. Tôi muốn triển khai bức tranh tuyệt vời này về Chúa Jesus trong vai trò lãnh đạo hết sức quan trọng của Ngài. Đầy Tớ chịu thương khó - là Đức Chúa Jesus Christ - đã công khai phó mình cho toàn thế gian nhìn xem và kinh nghiệm. Chúng ta còn thấy sự lãnh đạo nào tuyệt vời hơn là sự lãnh đạo Ngài đã dành cho chúng ta không? Đoạn Kinh Thánh này cho chúng ta thấy quang cảnh đầy đủ về năng lực lãnh đạo của Ngài trong một thế giới chẳng hề nhận biết Ngài. Trước hết, Chúa Jesus đã chịu một sự đau khổ kinh khiếp để chuộc tội, mà thế gian không thể nào hiểu hết, cũng không thể hiểu nổi. Lãnh đạo không luôn luôn kinh nghiệm được những hoạt động vui thú trong đời. Êsai 53 cho chúng ta biết Ngài không duyên dáng hay đẹp đẽ (câu 1- 2). Ngài không xuất hiện như một cá nhân đầy ấn tượng. Bảy trăm năm trước khi biến cố này xảy ra, Êsai đã thuật lại cho chúng ta câu chuyện đầy cảm động về con người thật của Đấng Christ. Ngài là một người Naxarét tầm thường; người ta không hề đi theo Ngài vì cớ diện mạo Ngài. Ngài không được chấp nhận hay được tôn kính (câu 3). Câu này thuật lại sự chối bỏ và xa lánh kinh khiếp nhất của nhân loại. Toàn nhân loại đều chịu trách nhiệm về việc đóng đinh Ngài trên cây thập tự, và chúng ta cùng họ chế giễu Ngài, vả trên mặt Ngài, đóng đinh