SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Luanvan84@gmail.com             download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



                                        PHẦN I
  CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
                   TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1.1.Bằng chứng kiểm toán:
1.1.1. Khái niệm.
        Theo Chuẩn mực Kiểm Toán số 500: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả tài liệu,
thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các
thông tin này kiểm toán viên hình thành ý kiến của mình.”
        Cũng theo Chuẩn mực Kiểm toán số 500: “Bằng chứng kiểm toán bao gồm các
tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các thông tin tài liệu từ các
nguồn khác.” Cũng cần phải lưu ý rằng, không phải tất cả các thông tin tài liệu mà
kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán tại đơn vị đều là các bằng
chứng kiểm toán. Chỉ các thông tin và tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được có liên
quan đến cuộc kiểm toán và được kiểm toán viên sử dụng làm cơ sở để đưa ra các nhận
xét của mình về báo cáo tài chính của đơn vị mới là các bằng chứng kiểm toán.
1.1.2. Phân loại bằng chứng kiểm toán.
        Có rất nhiều bằng chứng kiểm toán khác nhau. Để phục vụ cho việc xác định
các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán phù hợp để thu thập các bằng chứng kiểm toán cũng
như đánh giá các bằng chứng thu thập được người ta thường phân chia bằng chứng
kiểm toán theo các cách sau:
        1.1.2.1. Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành.
        Phân loại dựa theo nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến Báo cáo tài
chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán. Trong cách phân loại
này bằng chứng được chia thành các loại:
        a. Bằng chứng do khách thể kiểm toán phát hành và luân chuyển nội bộ.
        Loại bằng chứng này thường là: bảng chấm công, sổ thanh toán tiền lương, sổ
tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, phiếu kiểm tra sản phẩm…Nguồn gốc bằng chứng này
chiếm một số lượng lớn, khá phổ biến vì nó cung cấp với tốc độ nhanh và chi phí thấp.
Do bằng chứng này có nguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp, nên chúng chỉ thực sự có độ
tin cậy khi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu lực thực sự, do vậy tính
thuyết phục của chúng không cao.
        b. Bằng chứng do các đối tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp.




SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                            Trang 1
Luanvan84@gmail.com           download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



        Bằng chứng do các đối tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp là: các
    hoá đơn bán hàng, hoá dơn mua hàng, biên bản bàn giao tài sản cố định… Bằng
    chứng này có độ thuyết phục cao bởi nó được tạo từ bên ngoài, tuy nhiên loại bằng
    chứng này vẫn có khả năng tẩy xóa, thêm bớt… ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm
    toán đối với với hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp.
         c. Bằng chứng do đơn vị phát hành nhưng lại lưu chuyển ở bên ngoài.
        Như: uỷ nhiệm chi, hoá đơn bán hàng…Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết
phục cao vì nó được cung cấp bởi bên thứ ba (tuy nhiên nó cần phải đảm bảo đươc tính
độc lập của người cung cấp với doanh nghiệp).
         d. Bằng chứng do đơn vị bên ngoài phát hành và lưu trữ.
        Loại bằng chứng này thường thu thập bằng phương pháp gửi thư xác nhận,
mang tính thuyết phục cao vì nó được thu thập trực tiếp bởi kiểm toán viên ( tính
thuyết phục sẽ không còn nếu kiểm toán viên không kiểm soát được quá trình gửi thư
xác nhận ). Nó bao gồm một số loại như: bảng xác nhận nợ, bảng xác nhận các khoản
phải thu, xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng…
         e. Bằng chứng do kiểm toán viên trực tiếp khai thác và phát hiện.
        Bằng chứng này sẽ do chính kiểm toán viên khai thác như: tự kiểm kê kho, kiểm
tra tài sản, quan sát về hoạt động của kiểm soát nội bộ… đây là loại bằng chứng có độ
tin cậy cao nhất vì nó được thực hiện trực tiếp bởi kiểm toán viên. Song nhiều lúc nó
còn mang tính thời điểm tại lúc kiểm tra như: kiểm kê hàng tồn kho phụ thuộc vào tính
chất vật lý của chúng theo từng thời điểm khác nhau mà có những kết quả khác nhau…
         1.1.2.2. Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục.
        Do bằng chứng kiểm toán được sử dụng để trực tiếp đưa ra ý kiến khác nhau về
tính trung thực của Báo cáo tài chính đơn vị kiểm toán phát hành. Vì vậy kiểm toán
viên cần phải xem xét mức độ tin cậy của chúng. Ý kiến của kiểm toán viên trong Báo
cáo kiểm toán có mức độ tương ứng đối với tính thuyết phục của bằng chứng. Theo
cách này bằng chứng được phân loại như sau:
         a. Bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn.
        Đây là loại bằng chứng do kiểm toán viên thu thập bằng cánh tự kiểm kê, đánh
giá và quan sát. Bằng chứng này thường được đánh giá là khách quan, chính xác và
đầy đủ. Dựa vào ý kiến này kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
         b. Bằng chứng thuyết phục từng phần.




SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                         Trang 2
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



       Như: bằng chứng thu được từ phỏng vấn cần phải phân tích và kiểm tra lại, các
loại bằng chứng thường được đảm bảo bởi hệ thống kiểm soát nội bộ. Chúng chỉ thật
sự có tính thuyết phục khi bộ máy kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là thực sự tồn tại
và có hiệu lực. Dựa vào loại bằng chứng này kiểm toán viên chỉ có thể đưa ra ý kiến
chấp nhận từng phần.
        c. Bằng chứng không có giá trị thuyết phục.
       Là bằng chứng không có giá trị trong việc ra ý kiến, quyết định của kiểm toán
viên về việc kiểm toán. Bằng chứng có thể do phỏng vấn người quản lý, ban quản trị.
        1.1.2.3. Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng.
       Độ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việc đánh giá
độ tin cậy thông qua nguyên tắc: Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh, đáng tin
cây hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói. Việc phân loại bằng chứng theo loại hình bằng
chứng bao gồm:
        a. Dạng bằng chứng vật chất.
       Như: bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tài sản cố định, hiểu biết kiểm
toán… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao.
        b. Dạng bằng chứng tài liệu.
       Dạng bằng chứng tài liệu này bao gồm: tài liệu kế toán, sổ sách, chứng từ kế
toán, ghi chép bổ sung của kế toán, tính toán của kiểm toán viên… Dạng bằng chứng
này có mức độ tin cậy cao tuy nhiên một số loại bằng chứng độ tin cậy của chúng phụ
thuộc vào tính hiệu lực của bộ phận kiểm soát nội bộ.



        c. Dạng bằng chứng thu được từ lời nói.
       Dạng bằng chứng này thường đươc thu thập qua phương pháp phỏng vấn, nó
mang tính thuyết phục không cao, song lại đòi hỏi sự hiểu biết của người phỏng vấn
khá cao về độ am hiểu vấn đề cần phỏng vấn.
1.1.3. Vai trò.
       Bằng chứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra ý kiến, quyết định của
kiểm toán viên về hoạt động kiểm toán, nó là cơ sở và là một trong những yếu tố quyết
định độ chính xác và rủi ro trong ý kiến của kiểm toán viên. Từ đó có thể thấy sự thành
công của cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá
bằng chứng của kiểm toán viên. Một khi kiểm toán viên không thu thập đầy đủ và đánh



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 3
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



giá đúng các bằng chứng thích hợp thì kiểm toán viên khó có thể đưa ra một nhận định
chính xác về đối tượng cần kiểm toán.
        Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để chứng minh cho các nhận định của kiểm toán
viên về Báo cáo tài chính của đơn vị. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của các
bằng chứng kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán số 500 (Bằng chứng kiểm toán) của Việt
Nam đã quy định và yêu cầu: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy
đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về Báo
cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”.
        Thông qua đó ta có thể thấy một ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức kiểm
toán độc lập, các cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm
toán còn là cơ sở để giám sát đánh giá chất lượng hoạt động của kiểm toán viên trong
quá trình thực hiện kiểm toán. Việc giám sát này có thể do nhà quản lý tiến hành đối
với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoặc có thể do cơ quan tư pháp tiến hành
đối với chủ thể kiểm toán nói chung.
1.1.4. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán.
        Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng
thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự “đầy đủ” và tính “thích hợp” là hai vấn đề
có quan hệ với nhau, luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm
toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. “Đầy
đủ” là tiêu chuẩn thể hiện số lượng của bằng chứng đã thu thập được và “thích hợp” là
tiêu chuẩn thể hiện chất lượng., độ tin cậy của các bằng chứng này. Việc xác định yêu
cầu đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán còn tùy thuộc vào chất lượng của các bằng
chứng đó. Thông thường , các kiểm toán viên dựa vào các bằng chứng kiểm toán mang
tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn. Do đó, trong quá
trình kiểm toán, kiểm toán viên thường tìm kiếm, khai thác bằng chứng kiểm toán bằng
nhiều nguồn khác nhau hoặc nhiều loại hình khác nhau để chứng minh cho cùng một
cơ sở dẫn liệu.
        1.1.4.1. Tính đầy đủ.
        Đầy đủ là yêu cầu về số lượng các bằng chứng cần thiết làm cơ sở cho các nhận
xét của kiểm toán viên về thông tin của đơn vị cần được kiểm toán. Đây là vấn đề
không có một thước đo chung mà đòi hỏi rất nhiều vào khả năng xét đoán nghề nghiệp
của kiểm toán viên.
        Số lượng bằng chứng kiểm toán sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                           Trang 4
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



   -   Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: độ tin cậy của bằng chứng đã thu
       thập có ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng cần thu thập. Nghĩa là, khi bằng
       chứng có độ tin cậy cao thì số lượng chỉ cần ít cũng được coi là đầy đủ để làm
       cơ sở cho ý kiến của kiểm toán viên.
    - Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán: khoản mục nào có tính trọng yếu
       càng cao (tức tính quan trọng của khoản mục đó trên tổng thể báo cáo tài chính
       là cao) thì đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn và do đó phải thu thập nhiều bằng
       chứng kiểm toán hơn. Ví dụ, trong doanh nghiệp chuyên sản xuất, khoản mục
       hàng tồn kho chiếm vị trí quan trọng nên kiểm toán viên thu thập bằng chứng về
       hàng tồn kho nhiều.
    - Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán: số lượng bằng chứng kiểm toán
       cần thu thập sẽ tăng lên trong trường hợp có nhiều khả năng xảy ra sai phạm.
       Theo yêu cầu này, bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo được tính khái quát đối
với toàn bộ đối tượng kiểm toán (các khoản mục, toàn bộ thông tin hiện có). Nói cách
khác, để đưa ra ý kiến nhận xét thì kiểm toán viên phải thu thập đủ lượng bằng chứng
đảm bảo giá trị pháp lý cho kết luận của mình cũng như sự tin tưởng của khách hàng.
       Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cũng phải xem xét mối quan hệ giữa
chi phí cho việc thu thập báo cáo kiểm toán với lợi ích của các thông tin đó. Mặc dù
vậy, khó khăn và chi phí kiểm toán không phải là lý do để bỏ qua một số thủ tục kiểm
toán cần thiết.
       Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của Báo cáo
tài chính. Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu không thể bù đắp cho việc
thiếu bằng chứng liên quan đến sơ sở dẫn liệu khác. Nội dung, lịch trình và phạm vi
của các thử nghiệm cơ bản được thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở dẫn liệu. Các thử
nghiệm của kiểm toán viên cũng có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều cơ
sở dẫn liệu cùng một lúc. Như vậy, sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán còn thể
hiện ở các loại bằng chứng mà kiểm toán viên cần phải thu thập để xác định các cơ sở
dẫn liệu của các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên Báo cáo tài chính. Mỗi chỉ tiêu và
bộ phận cấu thành khác nhau của Báo cáo tài chính cần các bằng chứng trên một số
khía cạnh cơ sở dẫn liệu khác nhau. Mặt khác, cùng một chỉ tiêu và bộ phận như nhau
trên báo cáo tài chính nhưng ở các đơn vị khác nhau sẽ tồn tại các khả năng sai phạm
không giống nhau, kiểm toán viên cần phải thu thập các bằng chứng kiểm toán liên
quan đến các khả năng sai phạm này. Do vậy, các mục tiêu kiểm toán cụ thể cho từng



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 5
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



chỉ tiêu bộ phận của Báo cáo tài chính tại đơn vị được kiểm toán sẽ quyết định số
lượng bằng chứng kiểm toán về từng cơ sở dẫn liệu của từng chỉ tiêu và bộ phận cụ thể
cần phải thu thập.
       Khi kiểm toán viên vẫn có nghi ngờ có gian lận, sai sót liên quan đến cơ sở dẫn
liệu có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu thập
thêm các bằng chứng kiểm toán bổ sung cần thiết để giải tỏa sự nghi ngờ đó. Nếu
không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp
nhận từng phần hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến.
        1.1.4.2. Tính thích hợp.
       Tính thích hợp là khái niệm để chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng
kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán được coi là thích hợp khi nó đáng tin cậy và có liên
quan đến mục tiêu kiểm toán

        a.Tính liên quan
        Tức là bằng chứng có liên quan đến mục tiêu kiểm toán. Chẳng hạn khi mục
tiêu kiểm toán là sự hiện hữu của hàng tồn kho, kiểm toán viên phải lựa chọn mẫu gồm
số dư các khoản mục hàng tồn kho trên sổ sách kế toán và thu thập bên chứng từ về sự
tồn tại của chúng trong thực tế tại kho. Thế nhưng khi mục tiêu kiểm toán là sự đầy đủ,
kiểm toán viên phải lựa chọn một số hàng tồn kho trong kho và thu thập bằng chứng
chứng minh những mặt hàng này đã được ghi chép đầy đủ vào sổ sách.
        Như vậy, có thể thấy bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ khác nhau với mỗi
mục tiêu kiểm toán khác nhau, nhưng để được coi là thích hợp, các bằng chứng kiểm
toán phải liên quan đến mục tiêu kiểm toán. Rõ ràng là kiểm toán viên không thể lấy
các bằng chứng xác minh sự tồn tại của hàng tồn kho để làm bằng chứng cho sự đầy đủ
của việc ghi chép.
        Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp, một loại bằng chứng
kiểm toán vẫn có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu kiểm toán cụ thể. Kiểm toán viên cần
nắm bắt được vấn đề này để có thể phối hợp công tác kiểm toán sao cho thích hợp,
tránh bị trùng lặp nhưng vẫn đạt hiệu quả.
        b.Tính tin cậy
        Mức độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như
nguồn gốc và bản chất của thông tin. Theo đó, tính tin cậy được xem xét trên các mặt
sau:



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                           Trang 6
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



   • Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán
       Bằng chứng kiểm toán nào càng độc lập với đơn vị được kiểm toán thì càng có
độ tin cậy hay bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng
chứng có nguồn gốc từ bên trong. Theo đó, có thể kể ra các loại bằng chứng có độ tin
cậy giảm dần như sau:
   - Các bằng chứng do bên ngoài đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên. Ví dụ: giấy
       xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng.
   - Các bằng chứng do bên ngoài lập nhưng được lưu giữ tại đơn vị được kiểm
       toán. Ví dụ: sổ phụ ngân hàng.
   - Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển ra ngoài đơn vị, sau đó quay
       trở lại đơn vị. Ví dụ: ủy nhiệm chi (đã thanh toán).
   - Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển trong nội bộ đơn vị. Ví dụ:
       phiếu xuất kho.
   • Xét về dạng bằng chứng kiểm toán
   -   Bằng chứng vật chất đạt được do kiểm kê hoặc tham gia kiểm kê và các hiểu
       biết của kiểm toán viên về lĩnh vực kiểm toán được coi là hai dạng bằng chứng
       có độ tin cậy cao nhất.
   -   Bằng chứng ở dạng tài liệu (chứng từ, sổ sách) có độ tin cậy kém hơn so với
       dạng vật chất.
   -   Bằng chứng thu thập qua phỏng vấn có độ tin cậy thấp hơn so với bằng chứng
       tài liệu.
   -   Bằng chứng gốc thì đáng tin cậy hơn bằng chứng photo hoặc fax.
   • Hệ thống kiểm soát nội bộ
       Đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh thì bằng chứng kiểm toán thu
thập từ đơn vị đó sẽ đáng tin cậy hơn đơn vị không có hoặc có hệ thống kiểm soát nội
bộ yếu kém.
   • Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng
       Một nhóm bằng chứng có từ những nguồn khác nhau, ở các dạng khác nhau
nhưng cùng chứng minh cho một vấn đề sẽ tạo ra độ tin cậy lớn hơn so với việc xem
xét riêng rẽ từng bằng chứng. Ngược lại, nếu hai bằng chứng cho kết quả mâu thuẫn
với nhau, kế toán viên phải xem xét một cách thận trọng và phải giải thích được sự
khác biệt đó bằng cách xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết




SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 7
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



mâu thuẫn trên. Tức là bằng chứng kiểm toán sẽ có sức thuyết phục cao hơn khi có
được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận.
      Hai khía cạnh của sự thích hợp phải được xem xét một cách đồng thời bởi vì
bằng chứng kiểm toán có thể có độ tin cậy cao nhưng không liên quan đến mục tiêu
kiểm toán, và ngược lại.

1.1.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong kiểm toán báo cáo tài chính.
         1.1.5.1. Giải trình của giám đốc.
        Theo Chuẩn mực Kiểm toán 580 về “Giải trình của Giám đốc” có quy định:
“Kiểm toán viên phải thu thập được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu)
đơn vị được kiểm toán”. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cao nhất của một
doanh nghiệp, tổ chức. Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng về việc giám đốc đơn
vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo cáo
tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc
đã chấp nhận) và đã phê duyệt báo cáo tài chính. Kiểm toán viên sẽ là người đánh giá
lại độ tin cậy của tất cả các giải trình của giám đốc trong quá trình kiểm toán và xem
xét mức độ ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính và phải đưa ra ý kiến chấp nhận
từng phần hoặc từ chối.
        Các giải trình bằng văn bản được đánh giá là các bằng chứng kiểm toán có giá
trị cao hơn các giải trình bằng lời nói. Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới
các hình thức sau:
    - Bản giải trình của giám đốc.
    - Thư của kiểm toán viên liệt kê ra tất cả các hiểu biết của mình về các giải trình
        của giám đốc và được giám đốc xác nhận là đúng.
    - Biên bản họp hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được giám đốc ký
        duyệt.
        Hạn chế của loại bằng chứng giải trình là độ tin cậy không cao do bằng chứng
này được cung cấp từ phía doanh nghiệp do đó phụ thuộc vào mức độ liêm khiết, trung
thực của giám đốc. Giải trình này không thể thay thế cho bằng chứng kiểm toán mà
kiểm toán viên thu thập được (chỉ trong một số trường hợp, giải trình của giám đốc là
bằng chứng kiểm toán duy nhất thu thập được. Ví dụ: kiểm toán viên không phải thu
thập các bằng chứng khác để chứng minh cho chủ trương của giám đốc thực hiện một
khoản đầu tư dài hạn nào đó).



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 8
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



        1.1.5.2. Tư liệu của chuyên gia.
       Theo Chuẩn mực kiểm toán số 620 về “Sử dụng tư liệu của chuyên gia” định
nghĩa: “chuyên gia là một cá nhân hoặc một tổ chức có năng lực, kiến tức và kinh
nghiệm chuyên môn cao trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm
toán”.
       Bằng chứng này sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Khi kiểm toán
viên thu thập thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toán thì cần phải dự kiến nhu cầu sử
dụng chuyên gia nếu thấy cần thiết và đã xem xét, cân nhắc những yếu tố như:
    - Tính trọng yếu của khoản mục cần được xem xét trong báo cáo tài chính.
    - Rủi ro có sai sót do tính chất và mức độ phức tạp của khoản mục đó.
    - Số lượng và chất lượng của các bằng chứng kiểm toán khác có thể thu thập
       được.
       Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể thu thập
các bằng chứng kiểm toán dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên
gia như:
    - Đánh giá tài sản (đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, các công trình nghệ thuật,
       đá quý).
    - Xác định thời gian sử dụng hữu ích còn lại của máy móc, thiết bị.
    - Xác định số lượng hoặc chất lượng hiện có của tài sản (trữ lượng quặng, khoáng
       sản, nhiên liệu trong lòng đất, thời gian hữu ích còn lại của tài sản máy móc).
    - Đánh giá giá trị theo phương pháp hoặc kỹ thuật chuyên biệt, như đánh giá theo
       giá trị hiện tại.
    - Xác định các phần việc sẽ hoàn thành và đã hoàn thành trong quá trình thực hiện
       hợp đồng kiểm toán.
    - Khi cần các ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp.
       Việc thu thập và sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như:
    - Đánh giá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấp
       chuyên môn, giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức chuyên ngành,
       kinh nghiệp của chuyên gia).
    - Đánh giá tính khách quan của chuyên gia.
    - Xác định công việc của chuyên gia (về mục đích, phạm vi công việc, nội dung
       công việc, nguồn tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của kiểm
       toán viên có đầy đủ và thích hợp không).



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                           Trang 9
Luanvan84@gmail.com             download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



   -     Phạm vi đánh giá của các chuyên gia, xác định mối quan hệ giữa chuyên gia
        với khách hàng, yêu cầu giữ bí mật thông tin của khách hàng, các phương pháp
        mà chuyên gia sử dụng.
        Với ý kiến các chuyên gia, kiểm toán viên chỉ nên thu thập khi thực sự cần thiết,
khi không có bằng chứng nào thay thế và chỉ với những thủ tục kiểm toán cần thiết.
Tuy nhiên, dù kiểm toán viên có sử dụng ý kiến chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán
vẫn đòi hỏi kiểm toán viên là người chịu trách nhiệm sau cùng về ý kiến nhận xét đối
với báo cáo tài chính được kiểm toán.
        1.1.5.3. Bằng chứng của các bên có liên quan (bên hữu quan).
        Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 550 về “các bên liên quan”: “Các bên
được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể
đối với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động.”
        Mục đích của việc thu thập bằng chứng về các bên hữu quan để xác định liệu
ban giám đốc đã xác minh và thuyết minh một cách đầy đủ về các bên hữu quan và
nghiệp vụ với các bên hữu quan chưa. Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán sự tồn tại
của các bên hữu quan và nghiệp vụ giữa các bên có thể ảnh hưởng tới Báo cáo tài
chính.
        Thu thập bằng chứng về sự tồn tại và về các nghiệp vụ với các bên hữu quan:
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 550 về “Các bên liên quan” quy định: “kiểm toán viên
cần xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước , thẩm tra mối quan hệ của thành viên hội đồng
quản trị và ban giám đốc với các đơn vị khác, nghiên cứu các biên bản họp đại hội
đồng cổ đông và hội đồng quản trị…”
        1.1.5.4. Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ.
        Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 610 về “Sử dụng tư liệu của kiểm
toán nội bộ”: “Kiểm toán nội bộ là một bộ phận trong hệ thống kiểm soát nội bộ của
một đơn vị, có chức năng kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, sự tuân thủ pháp
luật và các qui định của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đó.”
Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích giúp cho kiểm toán viên xác định lịch
trình, nội dung, phạm vi của các thủ tục kểm toán.
        Hoạt động kiểm toán nội bộ có hiệu quả có thể cho phép kiểm toán viên độc lập
thay đổi nội dung, lịch trình và thu hẹp phạm vi thủ tục kiểm toán, nhưng không thể
hoàn toàn không thực hiện các thủ tục này. Ý kiến của kiểm toán viên nội bộ không đạt
được mức độ khách quan như ý kiến của kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên độc



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                           Trang 10
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



lập chịu trách nhiệm hoàn toàn về ý kiến độc lập của mình đối với báo cáo tài chính.
Trách nhiệm này không được giảm nhẹ khi kiểm toán viên độc lập sử dụng tư liệu của
kiểm toán viên nội bộ do đó kiểm toán viên độc lập phải đánh giá được hoạt động của
kiểm toán viên nội bộ, cân nhắc có nên sử dụng loại bằng chứng này hay không.
        1.1.5.5. Tư liệu của kiểm toán viên khác.
        Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 600 về “Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên
khác”: “Kiểm toán viên khác là kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài
chính và ký báo cáo kiểm toán của đơn vị cấp dưới hoặc đơn vị kinh tế khác được gộp
trong báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên. Kiểm toán viên khác là kiểm toán viên
thuộc công ty kiểm toán khác hoặc là kiểm toán viên thuộc chi nhánh hoặc văn phòng
của công ty kiểm toán.”
        Cũng theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600 quy định: “kiểm toán viên
khác phải phối hợp với kiểm toán chính trong trường hợp kiểm toán viên chính sử dụng
tư liệu kiểm toán của mình.” Nghĩa là công việc của kiểm toán viên chính đôi khi cần
sự hỗ trợ lớn từ các kiểm toán viên khác.
        Như vậy việc sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác chỉ được cân nhắc khi
kiểm toán báo cáo tài chính của một hoặc nhiều đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác.
Không gọi là kiểm toán viên khác trong trường hợp hai hoặc nhiều kiểm toán viên
được bổ nhiệm đồng kiểm toán cho một đơn vị và cũng không đề cập đến mối quan hệ
giữa kiểm toán viên năm nay và kiểm toán viên năm trước.
        Kiểm toán viên có thể thảo luận với kiểm toán viên khác về các thủ tục kiểm
toán đã được kiểm toán viên khác thực hiện hoặc xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm
toán viên khác. Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán này phụ thuộc vào từng tình
huống của kiểm toán và sự đánh giá của kiểm toán viên chính về năng lực chuyên môn
của kiểm toán viên khác
1.2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài
chính.
Để thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên thường sử dụng các kỹ thuật chủ
yếu là: Kiểm tra, quan sát, phỏng vấn, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc
áp dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nào thì tùy thuộc vào quy mô, quy
trình của từng công ty kiểm toán mà trong từng giai đoạn sẽ áp dụng nhiều kỹ thuật
khác nhau. Dưới đây những kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong các giai đoạn của quá
trình kiểm toán:



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                         Trang 11
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



1.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
        1.2.1.1. Quan sát.
       Quan sát là việc xem xét, theo dõi tận mắt các công việc, các quá trình thực hiện
công việc do người khác thực hiện.
Kỹ thuật quan sát thường được áp dụng trong cả giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn
thực hiện kiểm toán. Ví dụ:
    - Ở giai đoạn lập kế hoạch: kiểm toán viên sẽ tiến hành đi tham quan nhà xưởng.
    - Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán: quan sát việc thực hiện thủ tục kiểm soát đối
       với việc xuất kho hàng hóa để xem thủ tục đơn vị thiết lập có được vận hành
       đúng như quy định hay không…
Nhưng chủ yếu kỹ thuật quan sát sẽ được kiểm toán viên thực hiện ngay trong giai
đoạn đầu lập kế hoạch.
    • Ưu điểm: Bằng chứng thu thập được từ quan sát do trực tiếp kiểm toán viên
       thực hiện nên nó mang tính khách quan, đáng tin cậy.
    • Nhược điểm: kỹ thuật phỏng vấn chỉ mang tính thời điểm, nhất thời, không
       khẳng định được sự việc luôn xảy ra như vậy (dựa trên quan điểm rằng một khi
       bị quan sát thì nhân viên hay đối tượng bị quan sát sẽ làm việc tốt hơn nhiều so
       với bình thường).



       1.2.1.2. Phỏng vấn.
       Phỏng vấn là quá trình thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với
những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên thu thập thông
tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc trao đổi, trò chuyện đó. Nói theo cách khác,
kiểm toán viên sẽ đi tiếp cận với các bên liên quan, qua đó tìm hiểu về thực tế hoạt
động của đơn vị để đánh giá được một cách chính xác nhất về thực trạng hoạt động của
đơn vị và đưa ra nhận định chung nhất với rủi ro thấp nhất.
Quá trình phỏng vấn thường gồm 3 giai đoạn như sau:
       a. Lập kế hoạch phỏng vấn.
       Trước khi tiến hành công việc phỏng vấn, kiểm toán viên cần phải lên kế hoạch
phỏng vấn: chuẩn bị danh mục câu hỏi, hỏi cái gì, hỏi như thế nào… để có thể tạo được
niềm tin và khơi được sự sẵn sàng hợp tác của người được phỏng vấn. Vấn đề cần lưu
ý là phải phỏng vấn nhiều người, không nên tin vào thông tin từ một người mà cần so



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 12
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



sánh thông tin đó với thông tin do đối tượng phỏng vấn khác cung cấp. Thường thì
phỏng vấn được thực hiện đối với những người có trách nhiệm cao và phẩm chất tốt.
        b. Thực hiện phỏng vấn.
       Khi tiến hành phỏng vấn, kiểm toán viên có thể dùng hai loại câu hỏi: câu hỏi
mở hoặc câu hỏi đóng.
    - Dạng câu hỏi mở cho kiểm toán viên câu trả lời chi tiết và đầy đủ, đôi khi có thể
       thu thập được nhiều thông tin hơn ước tính, bằng cách đưa ra câu hỏi và để đối
       tượng được phỏng vấn tự nêu câu trả lời theo hiểu biết của họ.
    - Dạng câu hỏi đóng sẽ giới hạn câu trả lời của người được phỏng vấn, thường sử
       dụng khi muốn xác minh lại một vấn đề đã nghe hay đã biết, bằng cách nêu ra
       câu hỏi, cho những đáp án trả lời sẵn và người được phỏng vấn chỉ cần chọn câu
       trả lời thích hợp.
        c. Kết thúc phỏng vấn.
       Kết thúc phỏng vấn, trước khi đưa ra kết luận thì kiểm toán viên cần chú ý đến
tính khách quan và sự hiểu biết của người được phỏng vấn để có kết luận xác đáng về
bằng chứng thu thập. Kiểm toán viên thường kết luận từng phần và cuối cùng là tóm tắt
các điểm chính.
    • Ưu điểm: kỹ thuật phỏng vấn sẽ giúp kiểm toán viên thu thập được những bằng
       chứng mới, hoặc giúp thu thập những thông tin phản hồi để củng cố ý kiến của
       kiểm toán viên.
    • Nhược điểm: độ tin cậy của bằng chứng không cao do đối tượng được phỏng
       vấn chủ yếu là người trong đơn vị được kiểm toán nên thiếu tính khách quan;
       chất lượng của bằng chứng cũng phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết và tính độc
       lập, khách quan của người được hỏi.
       1.2.1.3. Kỹ thuật phân tích.
       Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra
những xu hướng, biến động và tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có
liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. Đây là kỹ năng bao
trùm nhất để khai thác bằng chứng kiểm toán trong tất cả các giai đoạn kiểm toán: Giai
đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hành, giai đoạn kết thúc kiểm toán. Và kỹ thuật này
cũng được áp dụng đối với tất cả chu trình kiểm toán tài chính.
       Nhưng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 về “Quy trình phân tích” quy
định: Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                         Trang 13
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Như vậy, ta có thể thấy kỹ thuật phân
tích sẽ được chú trọng nhất vào giai đoạn đầu và cuối của cuộc kiểm toán.
         Phân tích là một khả năng chủ yếu của kiểm toán viên để tìm ra quan hệ bất
thường hay những thay đổi trong thực tế khi tiến hành thiết lập các giả thiết về sự liên
hệ giữa các số liệu, ước tính số liệu cần kiểm tra và so sánh với số lượng thực tế. Đối
với một số mục tiêu kiểm toán nhất định hoặc số dư tài khoản nhỏ, chỉ kỹ thuật phân
tích thôi cũng đủ bằng chứng. Tuy vậy, đối với hầu hết trường hợp, việc có thêm bằng
chứng ngoài kỹ thuật phân tích cũng cần thiết thỏa mãn quy định bằng chứng có giá trị
và đầy đủ. Kỹ thuật phân tích cũng được yêu cầu đối với các hợp đồng về dịch vụ xem
xét lại.



       Quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau:
   - Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục
       kiểm toán khác.
   - Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử
       dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi
       ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.
   - Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét
       cuối cùng của cuộc kiểm toán.
       Kỹ thuật phân tích thường bao gồm việc so sánh các thông tin như sau:
        a. So sánh các thông tin tài chính này với các thông tin tài chính kỳ trước.
       Là so sánh giữa các số dư, số phát sinh của các tài khoản cần xem xét giữa các
kỳ với nhau. Ví dụ: quá trình so sánh tỷ lệ số dư trong năm hiện hành với năm trước
đó, phân tích xu hướng biến đổi của chi phí bán hàng của doanh nghiệp, nếu chi phí
này tăng trong những năm trước cùng với mức tăng theo tỷ lệ doanh thu thì có nghĩa
doanh thu bán hàng tăng dẫn tới chi phí bán hàng tăng theo, nếu doanh thu không tăng
mà chi phí bán hàng tăng thì kiểm toán viên phải đặt sự nghi ngờ về tính hợp lý các
khoản chi phí, cần thu thập bằng chứng để đưa ra kết luận.
        b. So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán.
       Là so sánh các chỉ tiêu giữa các số liệu thực tế với số hạch toán hay kế hoạch,
ngân sách là cơ sở để đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động. Theo đó, kiểm toán viên
có thể thấy rõ được sai sót trong báo cáo tài chính hoặc những biến động lớn về sản



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 14
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



xuất kinh doanh cần xem xét thẩm định. Ví dụ: sự chênh lệch quá lớn giữa giá thành
thực tế với giá thành kế hoạch , giữa giá trị thực tế với kế hoạch…
       Khi sử dụng phương pháp này, kiểm toán viên xác định xem dự toán đã được
lập một cách xác đáng hay chưa, và có mục tiêu hợp lý hay không. Nếu ngân sách lập
một cách cưng nhắc, không hợp lý thì phải xem xét lại
        c. So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành.
       Thông thường, trong phạm vi nhất định các chỉ tiêu của đơn vị được kiểm toán
có sự tương đồng với các chỉ tiêu về mức lợi nhuận, hệ số quay vòng vốn, hàng tồn
kho, hệ số giá thành. Nguồn gốc từ bên ngoài của số liệu ngành làm cho nó trở thành
một thước đo tin cậy hơn là so sánh đơn thuần với số dự toán hoặc các tiêu chuẩn do
đơn vị kiểm toán đặt ra.
        d. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ.
       Hệ thống thanh toán làm cho các tài khoản tự động liên hệ lại với nhau. Ví dụ :
Tài khoản chi phí lãi vay có khớp được với tài khoản vốn vay. Ngoài ra, một vài tài
khoản có thể liên hệ theo cách khác. Giả sử chi phí hoa hồng có thể là một tỷ lệ phần
trăm cụ thể của doanh thu, các khoản nợ khó đòi không thể vượt quá doanh thu bán
hàng trả chậm. Bằng cách kiểm tra mối quan hệ qua lại giữa các tài khoản, kiểm toán
viên có thể phát hiện các sai sót thuộc về xử lý kế toán.
        e. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
       Các so sánh phi tài chính và xu hướng thường có giá trị với kiểm toán viên như:
mức thay đổi nhân viên, số liệu thống kê sản xuất, cung cấp một quan điểm toàn diện
về đơn vị được kiểm toán. Các thông tin như vậy luôn bổ sung tính xác đáng cho các
thông tin tài chính. Các thông tin có nguồn gốc từ bên ngoài các dữ liệu ngành hoặc
kinh tế có bổ sung hữu ích cho thủ tục phân tích.
       Trên cơ sở đó, kiểm toán viên có thể phát hiện những vấn đề không hợp lý,
không bình thuờng hoặc những vấn đề, những khoản mục tiềm ẩn rủi ro, sai phạm.
1.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.
        1.2.2.1. Kiểm tra vật chất (kiểm kê).
       Kiểm tra vật chất là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài
sản của doanh nghiệp. Công việc kiểm kê thường được tiến hành ở một số khoản mục
chủ yếu như: khoản mục vốn bằng tiền, khoản mục tài sản cố định, khoản mục hàng
tồn kho. Với những tài sản dễ xảy ra mất mất hoặc thiếu thì việc kiểm kê vật chất phải
thực hiện và được kiểm tra toàn diện. Còn đối với những loại tài sản khác thì tuỳ thuộc



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                         Trang 15
Luanvan84@gmail.com             download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



vào tầm quan trong, mức độ trọng yếu của từng loại mà tiến hành kiểm tra cho phù
hợp. Độ tin cậy của bằng chứng vật chất phụ thuộc vào kỹ năng và hiểu biết của kiểm
toán viên thực hiện kiểm kê. Nếu kiểm toán viên thiếu sự am hiểu về đánh giá chủng
loại các tài sản cần thiết hoặc kiểm kê không cẩn thận thì bằng chứng thu thập được có
thể có sự sai lệch.
    • Ưu điểm:
    - Kiểm tra vật chất là một phương tiện trực tiếp của quá trình xác minh sự hiện
       hữu của tài sản có tồn tại hay không, mang tính khách quan nhất nên kỹ thuật
       kiểm kê cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao nhất. Ví dụ: khi kiểm kê giá trị
       hàng tồn kho tại ngày kết thúc niên độ 31/12, các loại hàng tồn nếu tồn tại thật
       sự thì sẽ được ghi nhận vào biên bản kiểm kê, chứng tỏ cho sự hiện hữu của tài
       sản đó vào ngày được kiểm kê.
    - Kỹ thuật thực hiện đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán.
    • Nhược điểm:
    - Đối với một số tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị… kỹ
       thuật kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản đó, không cho biết quyền sở
       hữu của đơn vị đối với tài sản đó.
    - Đối với hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự tồn
       tại về số lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật, phương pháp tính giá đúng
       hay sai chưa thể hiện.
       Để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế công tác kiểm kê cần thực
hiện theo quy trình sau:
        a. Chuẩn bị kiểm kê.
       Khi chuẩn bị kiểm kê ta cần chú ý đến các vấn đề sau:
    o Căn cứ vào mục tiêu, quy mô, thời hạn kiểm kê để bố trí lực lượng và cơ cấu
     nhân viên, thiết bị đo lường phù hợp và chính xác, đồng thời cân nhắc khả năng
     cần đến các chuyên gia. Đây là yếu tố quyết định chất lượng của cuộc kiểm kê.
   o Xem xét hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các khoản
     mục cần kiểm kê.
   o Địa điểm lưu giữ kho và tầm quan trọng của từng địa điểm.
   o Rủi ro tiềm tàng liên quan tới việc kiểm kê.
   o Xem xét các hoạt động kiểm soát và các biện pháp do Ban giám đốc đưa ra
      nhằm giảm thiểu rủi ro.


SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                         Trang 16
Luanvan84@gmail.com           download luạn văn tại luanvan.forumvi.com




     b. Tiến hành kiểm kê.
   o Phải theo đúng yêu cầu và ghi chép đầy đủ theo từng mã cân hoặc lô hàng.
     Phiếu kiểm kê là chứng từ kế toán.
   o Xem xét tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ kiểm kê bằng cách đối chiếu các
     khoản mục trên hồ sơ kiểm kê kho với danh mục thực tế kiểm kê kho. Lập một
     bản sao hồ sơ kiểm kê kho để so sánh sau này.
   o Ghi chép những biến động trong suốt quá trình kiểm kê để xem xét việc hạch
     toán sau này đối với nghiệp vụ trước và sau kiểm kê.
   o Tìm hiểu nguyên nhân gây ra chênh lệch đáng kể giữa sổ kho và thực tế kiểm
     tra và những thủ tục điều chỉnh của khách hàng.
   o Xem xét tính chính xác của danh mục cuối cùng của các tài khoản.
       c. Kết thúc kiểm kê.
       Kết thúc kiểm kê cần có biên bản kiểm kê trong đó phải nêu rõ chênh lệch, các
nguyên nhân và xử lý cụ thể có đầy đủ chữ ký của những người tham gia cuộc kiểm kê.
Biên bản cần phải được đính kèm phiếu kiểm kê và bản kê chênh lệch về kết quả kiểm
kê.
       Ngoài ra kiểm tra vật chất đối với vật tư cần đi kèm với các chứng từ khác để
chứng minh quyền sở hữu và giá trị tài sản đó.
       Đối với hàng hoá được lưu giữ cho đơn vị thứ ba thì thông thường lấy xác nhận
của bên thứ ba về số lượng, chất lượng hàng tồn kho do khách hàng giữ hộ cho đơn vị
thứ ba và cân nhắc:
    o Bên thứ ba không có tính độc lập với khách hàng kiểm toán
   o Bên thứ ba cử người của họ tham gia vào quá trình kiểm kê. Nếu bên thứ ba nhờ
       kiểm toán viên khác thì có thể thông qua kiểm toán viên này để đánh giá hệ
       thống kiểm soát nội bộ của bên thứ ba đối với kiểm kê kho và lưu trữ hàng hoá.
        1.2.2.2. Xác minh tài liệu.
       Xác minh tài liệu là việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có
liên quan. Kỹ thuật này thường được sử dụng đối với các chứng từ như hóa đơn bán
hàng, phiếu nhập xuất kho, hóa đơn vận chuyển… Kỹ thuật xác minh tài liệu dựa trên
phương pháp đối chiếu trực tiếp, theo phương pháp này khi áp dụng cho kỹ thuật xác
minh tài liệu sẽ có các trường hợp đối chiếu như: đối chiếu giữa chứng từ với sổ kế




SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                        Trang 17
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



toán, giữa sổ kế toán với báo cáo kế toán, giữa các báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu
kỳ này với kỳ trước…
       Kiểm toán viên có thể thực hiện xác minh theo hai cách sau:
     Cách thứ nhất là kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi
       vào sổ sách theo hai hướng:
     Từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán: kiểm toán viên đi theo hướng này khi
       muốn thu thập bằng chứng về sự đầy đủ của việc ghi sổ (cơ sở dẫn liệu sự đầy
       đủ). Ví dụ: kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, cụ thể
       là nghiệp vụ xuất kho với chứng từ ghi sổ là phiếu xuất kho. Muốn biết nghiệp
       vụ này có được kế toán đơn vị ghi vào sổ không thì chỉ cần đối chiếu vào sổ cái
       tài khoản liên quan để xem xét.
     Từ sổ sách kế toán kiểm tra ngược về chứng từ gốc: khi kiểm toán viên muốn
       thu thập bằng chứng về tính có thật của nghiệp vụ (cơ sở dẫn liệu sự tồn tại hoặc
       phát sinh). Ví dụ: kiểm toán viên xem xét nghiệp vụ xuất kho trên sổ cái tài
       khoản hàng tồn kho, muốn biết nghiệp vụ này có phát sinh thực sự hay không
       kiểm toán viên đi từ trên sổ cái về kiểm tra các chứng từ gốc có liên quan như
       phiếu xuất kho, yêu cầu xuất vật tư …
     Cách thứ hai là từ một kết luận có trước, kiểm toán viên thu thập tài liệu để làm
       bằng chứng cơ sở cho các kết luận cần khẳng định. Ví dụ: kiểm toán viên kiểm
       tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản cố định như biên bản giao
       nhận tài sản cố định, biên bản bàn giao tài sản cố định, hóa đơn mua hàng…
    • Ưu điểm: Kỹ thuật này thường được thực hiện tương đối thuận tiện do tài liệu
       thường là có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng thấp hơn so với các kỹ thuật khác.
       Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các tài liệu, chứng từ
       cần thiết để tiến hành kiểm tra, đối chiếu chúng với nhau và đưa ra kết luận cho
       những vấn đề khả nghi cần chi tiết.
    • Nhược điểm: hạn chế của kỹ thuật này là sự phụ thuộc vào nguồn gốc của bằng
       chứng vì các tài liệu được đem kiểm tra, đối chiếu có thể bị làm giả, bị sửa
       chữa, mất đi tính khách quan. Đây cũng là hạn chế vốn có của phương pháp
       kiểm toán dựa trên tài liệu.
        1.2.2.3. Xác nhận.
       Xác nhận là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán thông qua việc
liên hệ trực tiếp với bên thứ ba để nhận được phản hồi của họ về các thông tin cụ thể



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 18
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu được ban giám đốc đơn vị được kiểm toán lập và trình
bày trong báo cáo tài chính. Xác nhận từ bên ngoài thường được sử dụng đối với số dư
tài khoản và các bộ phận cấu thành của nó, nhưng không chỉ giới hạn trong những
khoản mục này (ví dụ như yêu cầu xác nhận về các điều khoản hợp đồng hay giao dịch
của đơn vị được kiểm toán với bên thứ ba).
        Vì mẫu xác nhận có từ các nguồn độc lập với công ty khách hàng nên chúng
được đánh giá cao và thường dùng như một loại bằng chứng. Tuy vậy các xác nhận
tương đối tốn kém, thư trả lời thường không thu được do nhiều nguyên nhân: sự thiếu
hợp tác bên thứ ba, thư xác nhận bị thất lạc… việc xác nhận một số khoản công nợ chỉ
chứng minh được khả năng thu nợ hay trả nợ, bằng chứng có thể giảm độ tin cậy nếu
có sự giàn xếp, thoả thuận giữa ban giám đốc với bên thứ ba. Do đó, chúng không thể
dùng trong mọi trường hợp mà chúng có thể áp dụng được.
        Thư xác nhận thường được kiểm toán viên soạn sau khi đã có ký duyệt của đơn
vị cần kiểm toán, được gửi trực tiếp cho đối tượng cần xác nhận, sau khi xác nhận xong
gửi trực tiếp cho kiểm toán viên. Để được xem là bằng chứng đáng tin cậy, các xác
nhận phải được kiểm soát bởi kiểm toán viên từ khâu chuẩn bị cho đến khi chúng được
gửi lại. Nếu khách hàng kiểm soát khâu chuẩn bị các thư xác nhận, thực hiện việc gửi
đi hoặc nhận về các bản trả lời, kiểm toán viên sẽ mất quyền kiểm soát, cũng như tính
độc lập từ đó độ tin cậy của bằng chứng cũng giảm xuống.
        Kỹ thuật lấy thư xác nhận có thể được thực hiện theo hai hình thức sau:
     - Thư xác nhận mở (dạng khẳng định): là đề nghị người được yêu cầu trả lời, ký
        nhận trong mọi trường hợp hoặc phúc đáp lại cho kiểm toán viên là đồng ý hay
        không đồng ý với thông tin cần xác nhận bằng cách yêu cầu điền vào thông tin.
        Một sự phản hồi các yêu cầu xác nhận mở thường cung cấp bằng chứng đáng
        tin cậy. Tuy nhiên, có rủi ro là người được đề nghị xác nhận có thể không kiểm
        tra thông tin là chính xác mà đã xác nhận thì kiểm toán viên khó có thể phát
        hiện được điều đó. Ngoài ra, sử dụng thư xác nhận mở có thể ít nhận được
        thông tin phản hồi do người phản hồi phải thực hiện một số công việc.
    - Thư xác nhận đóng (dạng phủ định): chỉ đòi hỏi sự phản hồi khi không đồng ý
        với thông tin yêu cầu xác nhận. Khi không đồng ý với thông tin cần xác nhận thì
        không đòi hỏi phải phản hồi. Nhưng không thể chắc chắn rằng một khi bên thứ
        ba không phản hồi thì họ đồng ý với thông tin đó bởi có thể do họ hoặc không
        muốn trả lời, hoặc không nhận được thư xác nhận, hoặc không có đối tượng



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                         Trang 19
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



        nhận thư. Do đó, việc sử dụng thư xác nhận đóng thường cung cấp bằng chứng
        ít tin cậy hơn so với việc sử dụng thư xác nhận mở. Do đó, kiểm toán viên ưa
        chuộng việc sử dụng loại thư xác nhận mở hơn, tất nhiên chi phí cho loại thư
        này cũng phải cao hơn so với thư xác nhận đóng.
        Kiểm toán viên có thể sử dụng thư xác nhận theo dạng đóng hoặc dạng mở hoặc
kết hợp cả hai.
        Sự tin cậy của bằng chứng được xác nhận từ bên ngoài bị ảnh hưởng do năng
lực, tính độc lập, thẩm quyền trả lời, sự hiểu biết về vấn đề cần xác nhận và sự khách
quan của người xác nhận. Bằng chứng thu thập được từ xác nhận sẽ rất có giá trị nếu
như đảm bảo được các yêu cầu:
    - Xác nhận bằng văn bản: Các kiểm toán viên thường thực hiện các xác nhận
        bằng văn bản như gửi thư xin xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng của đơn vị
        được kiểm toán và yêu cầu bên ngân hàng xác nhận kèm chữ ký, con dấu rõ
        ràng để tránh có những mâu thuẫn phát sinh sau đó.
    - Tính độc lập, khách quan và trình độ của người trả lời xác nhận. Đôi khi đối
        tượng nhận thư xác nhận có quan hệ với đơn vị được kiểm toán hoặc là hiểu biết
        của đối tượng nhận thư xác nhận không cao thì cũng làm kết quả của xác nhận
        trở nên không đảm bảo giá trị của nó. Do đó cần chú ý các yếu tố này khi tiến
        hành chọn mẫu xin xác nhận.
         1.2.2.4. Tính toán.
        Tính toán là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng
từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các
tính toán độc lập của kiểm toán viên. Ví dụ như kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính
xác về mặt số học khi tính ra giá trị thành tiền; kiểm toán viên xem xét tính chính xác
các hóa đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; số liệu hàng tồn kho; tính lại chi phí khấu
hao; giá thành; các khoản dự phòng; thuế; số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái.... Kỹ
thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần túy về mặt toán học chứ không chú ý
đến sự phù hợp về phương pháp được sử dụng để tính toán. Do đó kỹ thuật này thường
được sử dụng cùng với các kỹ thuật khác như xác minh tài liệu, kiểm tra vật chất, quy
trình phân tích... trong quá trình thu thập bằng chứng.
    • Ưu điểm: kỹ thuật tính toán mang lại bằng chứng đáng tin cậy xét về mặt số
        học.




SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 20
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



   •   Nhược điểm: kỹ thuật này sẽ rất phức tạp khi tính toán ở công ty có quy mô lớn,
       loại hình kinh doanh phức tạp.
1.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Trong một cuộc kiểm toán, hầu hết các kỹ thuật để thu thập bằng chứng nhằm hình
thành nên ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính đã được thực hiện ở giai đoạn
lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Đối với giai đoạn kết thúc kiểm toán, tuy là giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo
tài chính nhưng kiểm toán viên vẫn có thể sử dụng một số kỹ thuật thu thập bằng
chứng kiểm toán để phục vụ cho giai đoạn kết thúc kiểm toán như:
    - Kỹ thuật phân tích: Trong giai kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp
       dụng quy trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía
       cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình
       kinh doanh của đơn vị. Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại
       những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các
       khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó giúp KTV đưa ra kết luận tổng
       quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính.
    - Một số kỹ thuật: phỏng vấn, tính toán…




SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 21
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



                         PHẦN II
 THỰC TẾ ÁP DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
 TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN
                     VÀ KẾ TOÁN AAC.

2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.
       Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
       Tên giao dịch: AUDITING AND ACCOUNTING COMPANY
                        A
       Trụ sở chính :        217 Nguyễn Văn Linh, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
       Logo:
       Số điện thoại :84.511.655886
       Fax          : 84.511.655887
       Email        : aac@dng.vnn.vn
       Website      : www.aac.com.vn.
       Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC là một Công ty kiểm toán độc lập hoạt
động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Với quá trình hoạt động 18
năm, hiện nay Công ty đang có một đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên chuyên
nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
       Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là công ty kiểm toán Đà
Nẵng - công ty kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo quyết
định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và Quyết định số 106 TC/TCCB ngày
13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh của hai công
ty hành nghề kiểm toán từ năm 1991 là: Chi nhánh công ty kiểm toán Việt Nam
(VACO) và chi nhánh công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) tại khu
vực miền Trung và Tây Nguyên, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán được
thành lập đầu tiên tại Việt Nam.
       Năm 2000, công ty đổi tên từ “Công ty Kiểm toán Đà Nẵng – DAC” thành
“Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC” theo quyết định số 139/2000/QĐ-BTC ngày
06/9/2000 của Bộ tài chính.
       Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC đã vinh dự
đạt được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó 2 năm liền (2007, 2008) đạt giải “Thương
mại dịch vụ Việt Nam – Top Trade Services” do bộ công thương trao tặng.” Kết quả



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                        Trang 22
Luanvan84@gmail.com           download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



này có được thông qua giới thiệu đề cử của Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội các ngành hàng và kết quả bình chọn của
độc giả Báo Công thương, Báo Công thương điện tử, hệ thống bình chọn nhắn tin 8333
và kết quả thẩm định của Bộ Công thương – Ban tổ chức giải thưởng. Giải thưởng này
được trao cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại
Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO, đã có những đóng góp vào
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và ngành thương mại dịch vụ nói
riêng, trong đó có dịch vụ kế toán, kiểm toán.
        Trong nhiều năm liền, AAC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam
chấp thuận đủ điều kiện để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ
chức kinh doanh chứng khoán Việt Nam.
        Năm 2009 liên tiếp đoạt được các danh hiệu: cúp vàng “DOANH NGHIỆP
TIÊU BIỂU VIỆT NAM”, tôn vinh tại lễ trao tặng cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu
VN” lần 1, giải thưởng “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín” và nhiều thành tích khác.
2.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động.
         2.1.2.1. Mục tiêu.
        Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần
thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản
lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa
những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
         2.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động.
        Công ty AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và
bí mật số liệu của khách hàng, đó cũng chính là lời cam kết của AAC với khách hàng.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty.
         2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức.




SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                       Trang 23
Luanvan84@gmail.com               download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



        a. Cơ cấu tổ chức toàn công ty.



                                      TỔNG GIÁM ĐỐC




      PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC                                           PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
      XDCB                                                        BCTC




  KHỐI KIỂM
                       PHÒNG TƯ VẤN        CHI NHÁNH       PHÒNG KẾ TOÁN        KHỐI KIỂM
  TOÁN XDCB
                       ĐÀO TẠO             TP. HCM         HÀNH CHÍNH           TOÁN BCTC




              PHÒNG          PHÒNG           BAN KIỂM    PHÒNG      PHÒNG    PHÒNG    PHÒNG
BAN KIỂM      KIỂM           KIỂM            SOÁT        KIỂM       KIỂM     KIỂM     KIỂM
SOÁT CHẤT     TOÁN           TOÁN            CHẤT        TOÁN                         TOÁN
                                                                    TOÁN     TOÁN
LƯỢNG         XDCB 1         XDCB 2          LƯỢNG       BCTC 1     BCTC 2   BCTC 3   BCTC 4




       b. Cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán báo cáo tài chính.


                                 Trưởng phòng kiểm toán



                                  Kiểm toán viên chính



                                      Trợ lý kiểm toán




 SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                              Trang 24
Luanvan84@gmail.com           download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



       2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ.
       a. Tổng giám đốc.
  -   Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ
      Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty.
  -   Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty.
  -   Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty.
  -   Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan
      trọng cao.
  -   Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện.
  -   Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
  -   Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm
      toán hoặc ủy quyền lại.
       b. Phó tổng giám đốc.
  -   Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự,
      hành chính, khách hàng, và các vấn đề về nghiệp vụ.
  -   Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về những vấn đề
      được phân công và ủy quyền.
  -   Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình.
       c. Kế toán trưởng.
  -   Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện công tác
      kế toán, thống kê tài chính và kiểm soát nội bộ, có các quyền và nhiệm vụ theo
      quy định của pháp luật như: Lập báo cáo tài chính, công khai số liệu tài chính,
      tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, ghi chép, lưu
      trữ chứng từ, hồ sơ kế toán đúng theo đặc điểm kinh doanh của công ty.
  -   Chịu trách nhiệm chuẩn bị tất cả những thông tin quản lý, tài chính, lập các kế
      hoạch về tài chính, dự trù ngân sách và các vấn đề liên quan đến hệ thống kế
      toán; quản lý tiền mặt, tính lương, thực hiện công việc thanh toán, quan hệ với
      ngân hàng, khách hàng…
       d. Trưởng, phó phòng.
  -   Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và đóng vai trò quan
      trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạo
      trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng
      Giám Đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                       Trang 25
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



   -   vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về
       công việc hành chính.
    - Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởng
       phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và thực
       hiện các công việc do trưởng phòng uỷ quyền.
        e. Kiểm toán viên chính.
    - Giám sát công việc của các trợ lý.
    - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán.
    - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho
       các cuộc kiểm toán.
    - Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.
        f. Trợ lý kiểm toán viên.
       Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà
nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực
thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp:
    - Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được
       trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó. Theo thông lệ,
       những người mới tốt nghiệp các trường các trường kinh doanh, các trường đại
       học và những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kiểm toán
       và kế toán có thể làm việc cho công ty với tư cách là một trợ lý mới vào nghề.
    - Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai
       năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó.
    - Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: là người làm việc ở công ty được ba năm, có nhiều
       kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán.
2.1.4. Đội ngũ nhân viên.
       Công ty AAC luôn luôn xem yếu tố con người là tài sản lớn nhất và quan trọng
nhất trong định hướng hoạt động của mình, công ty luôn coi trọng việc phát triển và
nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên và chuyên viên kỹ thuật.
       Là một trong số ít công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam,
hoạt động của AAC không ngừng phát triển và đã khẳng định được vị trí của mình trên
thị trường cung cấp các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính.
Có được thành công đó là nhờ vào chính sách đầu tư phát triển đội ngũ kiểm toán viên
và kỹ thuật viên có năng lực chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                        Trang 26
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



       Đến nay AAC đã xây dựng được đội ngũ với hơn 100 cán bộ nhân viên, trong
đó có 29 người được công nhận kiểm toán viên cấp quốc gia. Đội ngũ kiểm toán viên
được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc, Nhật Bản… và có
nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở
Việt Nam cũng như quốc tế. 100% đội ngũ kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên cao
cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các chuyên gia cao cấp về kiểm toán của Cộng
đồng châu Âu thông qua chương trình hợp tác về kiểm toán và kế toán của dự án
EURO – TAPVIET do Cộng đồng châu Âu tài trợ. Ngoài ra, nhân viên của AAC còn
được đào tạo chuyên sâu bởi các chương trình trên đại học về tài chính, kế toán, luật ở
Việt Nam và các nước như: Úc, Nhật Bản ….
2.1.5. Các dich vụ do công ty cung cấp.
       Công ty Kiểm toán và kế toán AAC cung cấp các dịch vụ sau: Kiểm toán, kế
toán, tư vấn Thuế, dịch vụ tư vấn và đào tạo, dịch vụ Tin học. Trong đó:
        2.1.5.1. Kiểm toán.
Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Kiểm toán sau:
    - Kiểm toán báo cáo tài chính.
    - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
    - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án.
    - Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế.
    - Kiểm toán hoạt động.
    - Kiểm toán tuân thủ.
    - Kiểm toán nội bộ.
    - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
    - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước.
       2.1.5.2. Kế toán.
Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Kế toán sau:
    - Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán.
    - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán.
    - Lập các Báo cáo tài chính định kỳ.
    - Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS.
    - Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
        2.1.5.3. Thuế.
Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tư vấn Thuế sau:



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                         Trang 27
Luanvan84@gmail.com             download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



   -   Tư vấn việc áp dụng chính sách Thuế.
   -   Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế.
   -   Tư vấn về các thủ tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế.
   -   Hỗ trợ việc cập nhật thông tin về thuế và thuế quan.
        2.1.5.4. Tư vấn và đào tạo.
Các dịch vụ tư vấn và đào tạo do AAC cung cấp bao gồm:
    - Đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp.
    - Tư vấn thực hành kế toán.
    - Tư vấn đầu tư và thủ tục cấp phép.
    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp.
    - Tư vấn xác định giá trị và cổ phần hóa doanh nghiệp.
    - Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán.
    - Tư vấn tài chính.
    - Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng.
    - Tổ chức lớp thực hành kế toán.
    - Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán và kế toán.
    - Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ.
    - Tổ chức lớp ôn tập và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán.
    - Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán.
        2.1.5.5. Tin học.
Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tin học sau:
    - Tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán tài chính và kế toán quản trị.
    - Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông tin
       quản lý.
2.1.6. Khái quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và kế
toán AAC thực hiện.
       Hiện tại AAC đã áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam (VACPA), quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AAC
thực hiện qua ba giai đoạn sau: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc
kiểm toán.




SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                           Trang 28
Luanvan84@gmail.com                                                                                        download luạn văn tại luanvan.forumvi.com

                                                                                                                                                      QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN



                                               Kế hoạch kiểm toán                                                 Thực hiện kiểm toán                                                                                 Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

                                                                                  Xem xét chấp nhận khách
                                                                                                                                                       Kiểm tra hệ thống kiểm soát                                                                                                                      Tổng hợp kết quả kiểm
                                                                                  hàng và đánh giá rủi ro hợp
                                                                                                                                                       nội bộ [C100-C500]                                                                                                                               toán [B410]
                                                                                  đồng [A100]




                                                                                                                                                                                                                                                                           Tổng hợp kết quả kiểm toán
                                                                                  Lập hợp đồng kiểm toán và                                                                                                                                                                                             Phân tích tổng thể báo




                                                                                                                                                        Kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán
                                                                                                                                                                                               Kiểm tra cơ bản tài




                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                 PHÙ HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
       TUÂN THỦ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM
                                                                                  lựa chọn nhóm kiểm toán                                                                                                                                                                                               cáo tài chính lần cuối
                                                                                                                                                                                               sản [D100-D800]




                                                                                                                                                                                                                       Tổng hợp kết quả kiểm toán & đánh giá chất lượng
                                                                                  [A200]                                                                                                                                                                                                                [B420]

                                                                                  Tìm hiểu khách hàng và môi
                                                                                  trường hoạt động [A300]
                                                Lập kế hoạch và xác định rủi ro




                                                                                                                   Lập và soát xét giấy tờ làm việc
                                                                                                                                                                                                                                                                                                        Thư giải trình của Ban
                                                                                                                                                                                               Kiểm tra cơ bản nợ
                                                                                                                                                                                                                                                                                                        Giám đốc và Ban quản
                                                                                  Tìm hiểu chính sách kế toán                                                                                  phải trả [E100-E600]
                                                                                                                                                                                                                                                                                                        trị [B430-B440]
                                                                                  và chu trình kinh doanh
                                                                                  quan trọng [A400]

                                                                                                                                                                                               Kiểm tra cơ bản
                                                                                  Phân tích sơ bộ báo cáo tài                                                                                                                                                             Báo cáo tài chính và báo cáo
                                                                                                                                                                                               NVCSH và TK ngoài
                                                                                  chính [A500]                                                                                                                                                                            kiểm toán [B300]
                                                                                                                                                                                               bảng [F100-F300]

                                                                                  Đánh giá chung về hệ thống                                           Kiểm tra cơ bản báo cáo kết
                                                                                                                                                                                                                                                                          Thư quản lý và các tư vấn
                                                                                  kiểm soát nội bộ và rủi ro                                           quả hoạt động kinh doanh
                                                                                                                                                                                                                                                                          khách hàng khác [B200]
                                                                                  gian lận [A600]                                                      [G100-G700]

                                                                                  Xác định mức trọng yếu                                               Kiểm tra các nội dung khác                                                                                         Soát xét, phê duyệt và phát
                                                                                  [A700]                                                               [H100-H200]                                                                                                        hành báo cáo [B110]


                                                                                  Tổng hợp kế hoạch kiểm                                               Đánh giá lại mức trọng yếu                                                                                         Kiểm soát chất lượng kiểm
                                                                                  toán [A800]                                                          và phạm vi kiểm toán [A700]                                                                                        toán [B120]




                                                                                                                XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO



 Sơ đồ: Quy trình kiểm toán tại AAC (theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA).

       2.1.6.1. Lập kế hoạch kiểm toán.
    Giai đoạn tiền kế hoạch.
Trong giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên sẽ xem xét khả năng nhận lời mời khách
hàng, đưa ra một danh sách các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị.
    Xây dựng kế hoạch kiểm toán.
Sau giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên sẽ xây dựng một kế hoạch phục vụ cụ thể
cho mỗi khách hàng, bao gồm thời gian kiểm toán, số lượng nhân viên, xem xét giá phí
cho mỗi hợp đồng…
       2.1.6.2. Thực hiện kiểm toán.
Các nội dung cụ thể trong bước này:
   • Qui định về nhiệm vụ của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức quan
     trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán. thực hiện 8 nhiệm vụ sau: thảo luận với
     khách hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê TSCĐ, tổ chức lưu trữ hồ
     sơ, lập kế hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá các
     thành viên trong nhóm…



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                                                                                                                                                                                                                                                                          Trang 29
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



   • Các qui trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi doanh
     nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tuỳ theo tính
     trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy
     trình nào.
   • Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải
     được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty
     nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ.
   • Chỉ mục giấy làm việc.
   • Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc:
   -    Đã đối chiếu sổ cái và sổ chi tiết ()
    - Đã đếm tài sản vào thời điểm kiểm toán (©)
    - Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh (W)
    - Không cần theo dõi nữa (W)
    - ………………
Kết cấu của một chương trình kiểm toán, bao gồm:
     Xác định mục tiêu kiểm toán:
        Xét trên quan điểm kiểm toán viên, mục tiêu kiểm toán là mục tiêu mà chúng ta
đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn
liệu báo cáo tài chính thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp. Cơ sở
dẫn liệu báo cáo tài chính bao gồm: tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh
giá, sở hữu và trình bày
     Xác định tài liệu yêu cầu:
        Đó là tất cả những tài liệu cần thiết để kiểm toán trên một khoản mục trên báo
cáo tài chính. Ví dụ, đối với chương trình kiểm toán vốn bằng tiền, tài liệu yêu cầu bao
gồm: biên bản kiểm kê quỹ, xác nhận số dư ngân hàng; sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng, sổ phụ ngân hàng, sổ cái; các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng; các tài liệu khác có liên quan.
     Thực hiện các thủ tục kiểm toán:
        Đó là tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu được bằng chứng kiểm toán
có hiệu lực chứng minh một khoản mục trên báo cáo tài chính, bao gồm kiểm tra các
hoạt động kiểm soát, các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết thông qua các kỹ thuật
kiểm toán như so sánh, tính toán, xác nhận, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát và
kiểm tra thực tế.



SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                          Trang 30
Luanvan84@gmail.com            download luạn văn tại luanvan.forumvi.com



        2.1.6.3. Kết thúc kiểm toán.
        Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán kiểm toán
báo cáo tài chính. Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình
thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm
toán. Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH kiểm toán và kế
toán AAC gồm:
            Chỉ mục giấy làm việc.
            Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán.
            Trang trình duyệt.
            Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán.
            Danh mục kiểm tra cuối cùng.
            Bàn luận về thư quản lý.
            Tổng kết của nhóm trưởng.
            Tổng kết của các thành viên trong nhóm.
            Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục.
            Kiểm tra sự kiện sinh sau ngày kết thúc niên độ.
            Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc.
            Bảng chấm công .
2.2. Thực tế áp dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán
báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.
2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
        Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán báo cáo
tài chính tại Công ty kiểm toán AAC. Việc lập kế hoạch kiểm toán giúp cho kiểm toán
viên có định hướng ban đầu về lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập để đảm
bảo tính đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán. Từ đó kiểm toán viên có
thể đưa ra những ý kiến xác đáng trên báo cáo tài chính của mình.
        Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ
thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như: Quan sát, phỏng vấn, phân tích. Trong giai
đoạn này, công ty kiểm toán AAC chủ yếu tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của
khách hàng kiểm toán. Sau đây là các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà AAC
thường áp dụng trong giai đoạn này để thu thập các bằng chứng về hệ thống kiểm soát
nội bộ:




SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5                                         Trang 31
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

More Related Content

More from Nguyễn Công Huy

Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC ...
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC ...Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC ...
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
 
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC ...
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC ...Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC ...
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC ...
 
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
Đề tài: “Hoàn thiện quyết định Marketing sản phẩm nông sản xuất khẩu"
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

  • 1. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com PHẦN I CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH. 1.1.Bằng chứng kiểm toán: 1.1.1. Khái niệm. Theo Chuẩn mực Kiểm Toán số 500: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này kiểm toán viên hình thành ý kiến của mình.” Cũng theo Chuẩn mực Kiểm toán số 500: “Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các thông tin tài liệu từ các nguồn khác.” Cũng cần phải lưu ý rằng, không phải tất cả các thông tin tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán tại đơn vị đều là các bằng chứng kiểm toán. Chỉ các thông tin và tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được có liên quan đến cuộc kiểm toán và được kiểm toán viên sử dụng làm cơ sở để đưa ra các nhận xét của mình về báo cáo tài chính của đơn vị mới là các bằng chứng kiểm toán. 1.1.2. Phân loại bằng chứng kiểm toán. Có rất nhiều bằng chứng kiểm toán khác nhau. Để phục vụ cho việc xác định các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán phù hợp để thu thập các bằng chứng kiểm toán cũng như đánh giá các bằng chứng thu thập được người ta thường phân chia bằng chứng kiểm toán theo các cách sau: 1.1.2.1. Phân loại bằng chứng theo nguồn gốc hình thành. Phân loại dựa theo nguồn gốc của thông tin, tài liệu có liên quan đến Báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán. Trong cách phân loại này bằng chứng được chia thành các loại: a. Bằng chứng do khách thể kiểm toán phát hành và luân chuyển nội bộ. Loại bằng chứng này thường là: bảng chấm công, sổ thanh toán tiền lương, sổ tổng hợp, sổ số dư, sổ chi tiết, phiếu kiểm tra sản phẩm…Nguồn gốc bằng chứng này chiếm một số lượng lớn, khá phổ biến vì nó cung cấp với tốc độ nhanh và chi phí thấp. Do bằng chứng này có nguồn gốc từ nội bộ doanh nghiệp, nên chúng chỉ thực sự có độ tin cậy khi hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu lực thực sự, do vậy tính thuyết phục của chúng không cao. b. Bằng chứng do các đối tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp. SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 1
  • 2. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com Bằng chứng do các đối tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp là: các hoá đơn bán hàng, hoá dơn mua hàng, biên bản bàn giao tài sản cố định… Bằng chứng này có độ thuyết phục cao bởi nó được tạo từ bên ngoài, tuy nhiên loại bằng chứng này vẫn có khả năng tẩy xóa, thêm bớt… ảnh hưởng đến độ tin cậy của kiểm toán đối với với hoạt động kiểm soát trong doanh nghiệp. c. Bằng chứng do đơn vị phát hành nhưng lại lưu chuyển ở bên ngoài. Như: uỷ nhiệm chi, hoá đơn bán hàng…Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao vì nó được cung cấp bởi bên thứ ba (tuy nhiên nó cần phải đảm bảo đươc tính độc lập của người cung cấp với doanh nghiệp). d. Bằng chứng do đơn vị bên ngoài phát hành và lưu trữ. Loại bằng chứng này thường thu thập bằng phương pháp gửi thư xác nhận, mang tính thuyết phục cao vì nó được thu thập trực tiếp bởi kiểm toán viên ( tính thuyết phục sẽ không còn nếu kiểm toán viên không kiểm soát được quá trình gửi thư xác nhận ). Nó bao gồm một số loại như: bảng xác nhận nợ, bảng xác nhận các khoản phải thu, xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng… e. Bằng chứng do kiểm toán viên trực tiếp khai thác và phát hiện. Bằng chứng này sẽ do chính kiểm toán viên khai thác như: tự kiểm kê kho, kiểm tra tài sản, quan sát về hoạt động của kiểm soát nội bộ… đây là loại bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì nó được thực hiện trực tiếp bởi kiểm toán viên. Song nhiều lúc nó còn mang tính thời điểm tại lúc kiểm tra như: kiểm kê hàng tồn kho phụ thuộc vào tính chất vật lý của chúng theo từng thời điểm khác nhau mà có những kết quả khác nhau… 1.1.2.2. Phân loại bằng chứng theo tính thuyết phục. Do bằng chứng kiểm toán được sử dụng để trực tiếp đưa ra ý kiến khác nhau về tính trung thực của Báo cáo tài chính đơn vị kiểm toán phát hành. Vì vậy kiểm toán viên cần phải xem xét mức độ tin cậy của chúng. Ý kiến của kiểm toán viên trong Báo cáo kiểm toán có mức độ tương ứng đối với tính thuyết phục của bằng chứng. Theo cách này bằng chứng được phân loại như sau: a. Bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn. Đây là loại bằng chứng do kiểm toán viên thu thập bằng cánh tự kiểm kê, đánh giá và quan sát. Bằng chứng này thường được đánh giá là khách quan, chính xác và đầy đủ. Dựa vào ý kiến này kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. b. Bằng chứng thuyết phục từng phần. SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 2
  • 3. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com Như: bằng chứng thu được từ phỏng vấn cần phải phân tích và kiểm tra lại, các loại bằng chứng thường được đảm bảo bởi hệ thống kiểm soát nội bộ. Chúng chỉ thật sự có tính thuyết phục khi bộ máy kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp là thực sự tồn tại và có hiệu lực. Dựa vào loại bằng chứng này kiểm toán viên chỉ có thể đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần. c. Bằng chứng không có giá trị thuyết phục. Là bằng chứng không có giá trị trong việc ra ý kiến, quyết định của kiểm toán viên về việc kiểm toán. Bằng chứng có thể do phỏng vấn người quản lý, ban quản trị. 1.1.2.3. Phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng. Độ tin cậy còn được đánh giá qua hình thức của bằng chứng, với việc đánh giá độ tin cậy thông qua nguyên tắc: Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh, đáng tin cây hơn bằng chứng ghi lại từ lời nói. Việc phân loại bằng chứng theo loại hình bằng chứng bao gồm: a. Dạng bằng chứng vật chất. Như: bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tài sản cố định, hiểu biết kiểm toán… Đây là dạng bằng chứng có tính thuyết phục cao. b. Dạng bằng chứng tài liệu. Dạng bằng chứng tài liệu này bao gồm: tài liệu kế toán, sổ sách, chứng từ kế toán, ghi chép bổ sung của kế toán, tính toán của kiểm toán viên… Dạng bằng chứng này có mức độ tin cậy cao tuy nhiên một số loại bằng chứng độ tin cậy của chúng phụ thuộc vào tính hiệu lực của bộ phận kiểm soát nội bộ. c. Dạng bằng chứng thu được từ lời nói. Dạng bằng chứng này thường đươc thu thập qua phương pháp phỏng vấn, nó mang tính thuyết phục không cao, song lại đòi hỏi sự hiểu biết của người phỏng vấn khá cao về độ am hiểu vấn đề cần phỏng vấn. 1.1.3. Vai trò. Bằng chứng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra ý kiến, quyết định của kiểm toán viên về hoạt động kiểm toán, nó là cơ sở và là một trong những yếu tố quyết định độ chính xác và rủi ro trong ý kiến của kiểm toán viên. Từ đó có thể thấy sự thành công của cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng của kiểm toán viên. Một khi kiểm toán viên không thu thập đầy đủ và đánh SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 3
  • 4. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com giá đúng các bằng chứng thích hợp thì kiểm toán viên khó có thể đưa ra một nhận định chính xác về đối tượng cần kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để chứng minh cho các nhận định của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính của đơn vị. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của các bằng chứng kiểm toán, Chuẩn mực kiểm toán số 500 (Bằng chứng kiểm toán) của Việt Nam đã quy định và yêu cầu: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”. Thông qua đó ta có thể thấy một ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức kiểm toán độc lập, các cơ quan kiểm toán nhà nước hoặc cơ quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát đánh giá chất lượng hoạt động của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Việc giám sát này có thể do nhà quản lý tiến hành đối với các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán hoặc có thể do cơ quan tư pháp tiến hành đối với chủ thể kiểm toán nói chung. 1.1.4. Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự “đầy đủ” và tính “thích hợp” là hai vấn đề có quan hệ với nhau, luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. “Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện số lượng của bằng chứng đã thu thập được và “thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng., độ tin cậy của các bằng chứng này. Việc xác định yêu cầu đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán còn tùy thuộc vào chất lượng của các bằng chứng đó. Thông thường , các kiểm toán viên dựa vào các bằng chứng kiểm toán mang tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn. Do đó, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên thường tìm kiếm, khai thác bằng chứng kiểm toán bằng nhiều nguồn khác nhau hoặc nhiều loại hình khác nhau để chứng minh cho cùng một cơ sở dẫn liệu. 1.1.4.1. Tính đầy đủ. Đầy đủ là yêu cầu về số lượng các bằng chứng cần thiết làm cơ sở cho các nhận xét của kiểm toán viên về thông tin của đơn vị cần được kiểm toán. Đây là vấn đề không có một thước đo chung mà đòi hỏi rất nhiều vào khả năng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Số lượng bằng chứng kiểm toán sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 4
  • 5. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com - Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: độ tin cậy của bằng chứng đã thu thập có ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng cần thu thập. Nghĩa là, khi bằng chứng có độ tin cậy cao thì số lượng chỉ cần ít cũng được coi là đầy đủ để làm cơ sở cho ý kiến của kiểm toán viên. - Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán: khoản mục nào có tính trọng yếu càng cao (tức tính quan trọng của khoản mục đó trên tổng thể báo cáo tài chính là cao) thì đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn và do đó phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán hơn. Ví dụ, trong doanh nghiệp chuyên sản xuất, khoản mục hàng tồn kho chiếm vị trí quan trọng nên kiểm toán viên thu thập bằng chứng về hàng tồn kho nhiều. - Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán: số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ tăng lên trong trường hợp có nhiều khả năng xảy ra sai phạm. Theo yêu cầu này, bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo được tính khái quát đối với toàn bộ đối tượng kiểm toán (các khoản mục, toàn bộ thông tin hiện có). Nói cách khác, để đưa ra ý kiến nhận xét thì kiểm toán viên phải thu thập đủ lượng bằng chứng đảm bảo giá trị pháp lý cho kết luận của mình cũng như sự tin tưởng của khách hàng. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cũng phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cho việc thu thập báo cáo kiểm toán với lợi ích của các thông tin đó. Mặc dù vậy, khó khăn và chi phí kiểm toán không phải là lý do để bỏ qua một số thủ tục kiểm toán cần thiết. Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của Báo cáo tài chính. Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến sơ sở dẫn liệu khác. Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản được thay đổi tùy thuộc vào từng cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm của kiểm toán viên cũng có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều cơ sở dẫn liệu cùng một lúc. Như vậy, sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán còn thể hiện ở các loại bằng chứng mà kiểm toán viên cần phải thu thập để xác định các cơ sở dẫn liệu của các chỉ tiêu và bộ phận cấu thành trên Báo cáo tài chính. Mỗi chỉ tiêu và bộ phận cấu thành khác nhau của Báo cáo tài chính cần các bằng chứng trên một số khía cạnh cơ sở dẫn liệu khác nhau. Mặt khác, cùng một chỉ tiêu và bộ phận như nhau trên báo cáo tài chính nhưng ở các đơn vị khác nhau sẽ tồn tại các khả năng sai phạm không giống nhau, kiểm toán viên cần phải thu thập các bằng chứng kiểm toán liên quan đến các khả năng sai phạm này. Do vậy, các mục tiêu kiểm toán cụ thể cho từng SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 5
  • 6. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com chỉ tiêu bộ phận của Báo cáo tài chính tại đơn vị được kiểm toán sẽ quyết định số lượng bằng chứng kiểm toán về từng cơ sở dẫn liệu của từng chỉ tiêu và bộ phận cụ thể cần phải thu thập. Khi kiểm toán viên vẫn có nghi ngờ có gian lận, sai sót liên quan đến cơ sở dẫn liệu có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán bổ sung cần thiết để giải tỏa sự nghi ngờ đó. Nếu không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến. 1.1.4.2. Tính thích hợp. Tính thích hợp là khái niệm để chỉ chất lượng hay độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán được coi là thích hợp khi nó đáng tin cậy và có liên quan đến mục tiêu kiểm toán a.Tính liên quan Tức là bằng chứng có liên quan đến mục tiêu kiểm toán. Chẳng hạn khi mục tiêu kiểm toán là sự hiện hữu của hàng tồn kho, kiểm toán viên phải lựa chọn mẫu gồm số dư các khoản mục hàng tồn kho trên sổ sách kế toán và thu thập bên chứng từ về sự tồn tại của chúng trong thực tế tại kho. Thế nhưng khi mục tiêu kiểm toán là sự đầy đủ, kiểm toán viên phải lựa chọn một số hàng tồn kho trong kho và thu thập bằng chứng chứng minh những mặt hàng này đã được ghi chép đầy đủ vào sổ sách. Như vậy, có thể thấy bằng chứng kiểm toán cần thu thập sẽ khác nhau với mỗi mục tiêu kiểm toán khác nhau, nhưng để được coi là thích hợp, các bằng chứng kiểm toán phải liên quan đến mục tiêu kiểm toán. Rõ ràng là kiểm toán viên không thể lấy các bằng chứng xác minh sự tồn tại của hàng tồn kho để làm bằng chứng cho sự đầy đủ của việc ghi chép. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp, một loại bằng chứng kiểm toán vẫn có thể sử dụng cho nhiều mục tiêu kiểm toán cụ thể. Kiểm toán viên cần nắm bắt được vấn đề này để có thể phối hợp công tác kiểm toán sao cho thích hợp, tránh bị trùng lặp nhưng vẫn đạt hiệu quả. b.Tính tin cậy Mức độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nguồn gốc và bản chất của thông tin. Theo đó, tính tin cậy được xem xét trên các mặt sau: SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 6
  • 7. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com • Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán Bằng chứng kiểm toán nào càng độc lập với đơn vị được kiểm toán thì càng có độ tin cậy hay bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong. Theo đó, có thể kể ra các loại bằng chứng có độ tin cậy giảm dần như sau: - Các bằng chứng do bên ngoài đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên. Ví dụ: giấy xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng. - Các bằng chứng do bên ngoài lập nhưng được lưu giữ tại đơn vị được kiểm toán. Ví dụ: sổ phụ ngân hàng. - Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển ra ngoài đơn vị, sau đó quay trở lại đơn vị. Ví dụ: ủy nhiệm chi (đã thanh toán). - Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển trong nội bộ đơn vị. Ví dụ: phiếu xuất kho. • Xét về dạng bằng chứng kiểm toán - Bằng chứng vật chất đạt được do kiểm kê hoặc tham gia kiểm kê và các hiểu biết của kiểm toán viên về lĩnh vực kiểm toán được coi là hai dạng bằng chứng có độ tin cậy cao nhất. - Bằng chứng ở dạng tài liệu (chứng từ, sổ sách) có độ tin cậy kém hơn so với dạng vật chất. - Bằng chứng thu thập qua phỏng vấn có độ tin cậy thấp hơn so với bằng chứng tài liệu. - Bằng chứng gốc thì đáng tin cậy hơn bằng chứng photo hoặc fax. • Hệ thống kiểm soát nội bộ Đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh thì bằng chứng kiểm toán thu thập từ đơn vị đó sẽ đáng tin cậy hơn đơn vị không có hoặc có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém. • Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng Một nhóm bằng chứng có từ những nguồn khác nhau, ở các dạng khác nhau nhưng cùng chứng minh cho một vấn đề sẽ tạo ra độ tin cậy lớn hơn so với việc xem xét riêng rẽ từng bằng chứng. Ngược lại, nếu hai bằng chứng cho kết quả mâu thuẫn với nhau, kế toán viên phải xem xét một cách thận trọng và phải giải thích được sự khác biệt đó bằng cách xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 7
  • 8. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com mâu thuẫn trên. Tức là bằng chứng kiểm toán sẽ có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. Hai khía cạnh của sự thích hợp phải được xem xét một cách đồng thời bởi vì bằng chứng kiểm toán có thể có độ tin cậy cao nhưng không liên quan đến mục tiêu kiểm toán, và ngược lại. 1.1.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong kiểm toán báo cáo tài chính. 1.1.5.1. Giải trình của giám đốc. Theo Chuẩn mực Kiểm toán 580 về “Giải trình của Giám đốc” có quy định: “Kiểm toán viên phải thu thập được các giải trình của giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán”. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cao nhất của một doanh nghiệp, tổ chức. Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng về việc giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đã chấp nhận) và đã phê duyệt báo cáo tài chính. Kiểm toán viên sẽ là người đánh giá lại độ tin cậy của tất cả các giải trình của giám đốc trong quá trình kiểm toán và xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính và phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc từ chối. Các giải trình bằng văn bản được đánh giá là các bằng chứng kiểm toán có giá trị cao hơn các giải trình bằng lời nói. Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới các hình thức sau: - Bản giải trình của giám đốc. - Thư của kiểm toán viên liệt kê ra tất cả các hiểu biết của mình về các giải trình của giám đốc và được giám đốc xác nhận là đúng. - Biên bản họp hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được giám đốc ký duyệt. Hạn chế của loại bằng chứng giải trình là độ tin cậy không cao do bằng chứng này được cung cấp từ phía doanh nghiệp do đó phụ thuộc vào mức độ liêm khiết, trung thực của giám đốc. Giải trình này không thể thay thế cho bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được (chỉ trong một số trường hợp, giải trình của giám đốc là bằng chứng kiểm toán duy nhất thu thập được. Ví dụ: kiểm toán viên không phải thu thập các bằng chứng khác để chứng minh cho chủ trương của giám đốc thực hiện một khoản đầu tư dài hạn nào đó). SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 8
  • 9. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com 1.1.5.2. Tư liệu của chuyên gia. Theo Chuẩn mực kiểm toán số 620 về “Sử dụng tư liệu của chuyên gia” định nghĩa: “chuyên gia là một cá nhân hoặc một tổ chức có năng lực, kiến tức và kinh nghiệm chuyên môn cao trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán và kiểm toán”. Bằng chứng này sử dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Khi kiểm toán viên thu thập thông tin cơ sở về đơn vị được kiểm toán thì cần phải dự kiến nhu cầu sử dụng chuyên gia nếu thấy cần thiết và đã xem xét, cân nhắc những yếu tố như: - Tính trọng yếu của khoản mục cần được xem xét trong báo cáo tài chính. - Rủi ro có sai sót do tính chất và mức độ phức tạp của khoản mục đó. - Số lượng và chất lượng của các bằng chứng kiểm toán khác có thể thu thập được. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên gia như: - Đánh giá tài sản (đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị, các công trình nghệ thuật, đá quý). - Xác định thời gian sử dụng hữu ích còn lại của máy móc, thiết bị. - Xác định số lượng hoặc chất lượng hiện có của tài sản (trữ lượng quặng, khoáng sản, nhiên liệu trong lòng đất, thời gian hữu ích còn lại của tài sản máy móc). - Đánh giá giá trị theo phương pháp hoặc kỹ thuật chuyên biệt, như đánh giá theo giá trị hiện tại. - Xác định các phần việc sẽ hoàn thành và đã hoàn thành trong quá trình thực hiện hợp đồng kiểm toán. - Khi cần các ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp. Việc thu thập và sử dụng tư liệu của chuyên gia được tiến hành như: - Đánh giá kỹ năng, trình độ nghiệp vụ của chuyên gia (thể hiện qua bằng cấp chuyên môn, giấy phép hành nghề, là thành viên của tổ chức chuyên ngành, kinh nghiệp của chuyên gia). - Đánh giá tính khách quan của chuyên gia. - Xác định công việc của chuyên gia (về mục đích, phạm vi công việc, nội dung công việc, nguồn tư liệu của chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên có đầy đủ và thích hợp không). SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 9
  • 10. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com - Phạm vi đánh giá của các chuyên gia, xác định mối quan hệ giữa chuyên gia với khách hàng, yêu cầu giữ bí mật thông tin của khách hàng, các phương pháp mà chuyên gia sử dụng. Với ý kiến các chuyên gia, kiểm toán viên chỉ nên thu thập khi thực sự cần thiết, khi không có bằng chứng nào thay thế và chỉ với những thủ tục kiểm toán cần thiết. Tuy nhiên, dù kiểm toán viên có sử dụng ý kiến chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán vẫn đòi hỏi kiểm toán viên là người chịu trách nhiệm sau cùng về ý kiến nhận xét đối với báo cáo tài chính được kiểm toán. 1.1.5.3. Bằng chứng của các bên có liên quan (bên hữu quan). Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 550 về “các bên liên quan”: “Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động.” Mục đích của việc thu thập bằng chứng về các bên hữu quan để xác định liệu ban giám đốc đã xác minh và thuyết minh một cách đầy đủ về các bên hữu quan và nghiệp vụ với các bên hữu quan chưa. Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán sự tồn tại của các bên hữu quan và nghiệp vụ giữa các bên có thể ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính. Thu thập bằng chứng về sự tồn tại và về các nghiệp vụ với các bên hữu quan: Theo Chuẩn mực kiểm toán số 550 về “Các bên liên quan” quy định: “kiểm toán viên cần xem lại hồ sơ kiểm toán năm trước , thẩm tra mối quan hệ của thành viên hội đồng quản trị và ban giám đốc với các đơn vị khác, nghiên cứu các biên bản họp đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị…” 1.1.5.4. Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 610 về “Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ”: “Kiểm toán nội bộ là một bộ phận trong hệ thống kiểm soát nội bộ của một đơn vị, có chức năng kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, sự tuân thủ pháp luật và các qui định của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đó.” Bằng chứng này được sử dụng nhằm mục đích giúp cho kiểm toán viên xác định lịch trình, nội dung, phạm vi của các thủ tục kểm toán. Hoạt động kiểm toán nội bộ có hiệu quả có thể cho phép kiểm toán viên độc lập thay đổi nội dung, lịch trình và thu hẹp phạm vi thủ tục kiểm toán, nhưng không thể hoàn toàn không thực hiện các thủ tục này. Ý kiến của kiểm toán viên nội bộ không đạt được mức độ khách quan như ý kiến của kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên độc SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 10
  • 11. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com lập chịu trách nhiệm hoàn toàn về ý kiến độc lập của mình đối với báo cáo tài chính. Trách nhiệm này không được giảm nhẹ khi kiểm toán viên độc lập sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ do đó kiểm toán viên độc lập phải đánh giá được hoạt động của kiểm toán viên nội bộ, cân nhắc có nên sử dụng loại bằng chứng này hay không. 1.1.5.5. Tư liệu của kiểm toán viên khác. Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 600 về “Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác”: “Kiểm toán viên khác là kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính và ký báo cáo kiểm toán của đơn vị cấp dưới hoặc đơn vị kinh tế khác được gộp trong báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên. Kiểm toán viên khác là kiểm toán viên thuộc công ty kiểm toán khác hoặc là kiểm toán viên thuộc chi nhánh hoặc văn phòng của công ty kiểm toán.” Cũng theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600 quy định: “kiểm toán viên khác phải phối hợp với kiểm toán chính trong trường hợp kiểm toán viên chính sử dụng tư liệu kiểm toán của mình.” Nghĩa là công việc của kiểm toán viên chính đôi khi cần sự hỗ trợ lớn từ các kiểm toán viên khác. Như vậy việc sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác chỉ được cân nhắc khi kiểm toán báo cáo tài chính của một hoặc nhiều đơn vị cấp dưới và đơn vị kinh tế khác. Không gọi là kiểm toán viên khác trong trường hợp hai hoặc nhiều kiểm toán viên được bổ nhiệm đồng kiểm toán cho một đơn vị và cũng không đề cập đến mối quan hệ giữa kiểm toán viên năm nay và kiểm toán viên năm trước. Kiểm toán viên có thể thảo luận với kiểm toán viên khác về các thủ tục kiểm toán đã được kiểm toán viên khác thực hiện hoặc xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên khác. Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán này phụ thuộc vào từng tình huống của kiểm toán và sự đánh giá của kiểm toán viên chính về năng lực chuyên môn của kiểm toán viên khác 1.2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Để thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên thường sử dụng các kỹ thuật chủ yếu là: Kiểm tra, quan sát, phỏng vấn, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc áp dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nào thì tùy thuộc vào quy mô, quy trình của từng công ty kiểm toán mà trong từng giai đoạn sẽ áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau. Dưới đây những kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong các giai đoạn của quá trình kiểm toán: SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 11
  • 12. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com 1.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 1.2.1.1. Quan sát. Quan sát là việc xem xét, theo dõi tận mắt các công việc, các quá trình thực hiện công việc do người khác thực hiện. Kỹ thuật quan sát thường được áp dụng trong cả giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện kiểm toán. Ví dụ: - Ở giai đoạn lập kế hoạch: kiểm toán viên sẽ tiến hành đi tham quan nhà xưởng. - Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán: quan sát việc thực hiện thủ tục kiểm soát đối với việc xuất kho hàng hóa để xem thủ tục đơn vị thiết lập có được vận hành đúng như quy định hay không… Nhưng chủ yếu kỹ thuật quan sát sẽ được kiểm toán viên thực hiện ngay trong giai đoạn đầu lập kế hoạch. • Ưu điểm: Bằng chứng thu thập được từ quan sát do trực tiếp kiểm toán viên thực hiện nên nó mang tính khách quan, đáng tin cậy. • Nhược điểm: kỹ thuật phỏng vấn chỉ mang tính thời điểm, nhất thời, không khẳng định được sự việc luôn xảy ra như vậy (dựa trên quan điểm rằng một khi bị quan sát thì nhân viên hay đối tượng bị quan sát sẽ làm việc tốt hơn nhiều so với bình thường). 1.2.1.2. Phỏng vấn. Phỏng vấn là quá trình thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc trao đổi, trò chuyện đó. Nói theo cách khác, kiểm toán viên sẽ đi tiếp cận với các bên liên quan, qua đó tìm hiểu về thực tế hoạt động của đơn vị để đánh giá được một cách chính xác nhất về thực trạng hoạt động của đơn vị và đưa ra nhận định chung nhất với rủi ro thấp nhất. Quá trình phỏng vấn thường gồm 3 giai đoạn như sau: a. Lập kế hoạch phỏng vấn. Trước khi tiến hành công việc phỏng vấn, kiểm toán viên cần phải lên kế hoạch phỏng vấn: chuẩn bị danh mục câu hỏi, hỏi cái gì, hỏi như thế nào… để có thể tạo được niềm tin và khơi được sự sẵn sàng hợp tác của người được phỏng vấn. Vấn đề cần lưu ý là phải phỏng vấn nhiều người, không nên tin vào thông tin từ một người mà cần so SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 12
  • 13. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com sánh thông tin đó với thông tin do đối tượng phỏng vấn khác cung cấp. Thường thì phỏng vấn được thực hiện đối với những người có trách nhiệm cao và phẩm chất tốt. b. Thực hiện phỏng vấn. Khi tiến hành phỏng vấn, kiểm toán viên có thể dùng hai loại câu hỏi: câu hỏi mở hoặc câu hỏi đóng. - Dạng câu hỏi mở cho kiểm toán viên câu trả lời chi tiết và đầy đủ, đôi khi có thể thu thập được nhiều thông tin hơn ước tính, bằng cách đưa ra câu hỏi và để đối tượng được phỏng vấn tự nêu câu trả lời theo hiểu biết của họ. - Dạng câu hỏi đóng sẽ giới hạn câu trả lời của người được phỏng vấn, thường sử dụng khi muốn xác minh lại một vấn đề đã nghe hay đã biết, bằng cách nêu ra câu hỏi, cho những đáp án trả lời sẵn và người được phỏng vấn chỉ cần chọn câu trả lời thích hợp. c. Kết thúc phỏng vấn. Kết thúc phỏng vấn, trước khi đưa ra kết luận thì kiểm toán viên cần chú ý đến tính khách quan và sự hiểu biết của người được phỏng vấn để có kết luận xác đáng về bằng chứng thu thập. Kiểm toán viên thường kết luận từng phần và cuối cùng là tóm tắt các điểm chính. • Ưu điểm: kỹ thuật phỏng vấn sẽ giúp kiểm toán viên thu thập được những bằng chứng mới, hoặc giúp thu thập những thông tin phản hồi để củng cố ý kiến của kiểm toán viên. • Nhược điểm: độ tin cậy của bằng chứng không cao do đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị được kiểm toán nên thiếu tính khách quan; chất lượng của bằng chứng cũng phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết và tính độc lập, khách quan của người được hỏi. 1.2.1.3. Kỹ thuật phân tích. Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. Đây là kỹ năng bao trùm nhất để khai thác bằng chứng kiểm toán trong tất cả các giai đoạn kiểm toán: Giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn thực hành, giai đoạn kết thúc kiểm toán. Và kỹ thuật này cũng được áp dụng đối với tất cả chu trình kiểm toán tài chính. Nhưng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 về “Quy trình phân tích” quy định: Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 13
  • 14. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán. Như vậy, ta có thể thấy kỹ thuật phân tích sẽ được chú trọng nhất vào giai đoạn đầu và cuối của cuộc kiểm toán. Phân tích là một khả năng chủ yếu của kiểm toán viên để tìm ra quan hệ bất thường hay những thay đổi trong thực tế khi tiến hành thiết lập các giả thiết về sự liên hệ giữa các số liệu, ước tính số liệu cần kiểm tra và so sánh với số lượng thực tế. Đối với một số mục tiêu kiểm toán nhất định hoặc số dư tài khoản nhỏ, chỉ kỹ thuật phân tích thôi cũng đủ bằng chứng. Tuy vậy, đối với hầu hết trường hợp, việc có thêm bằng chứng ngoài kỹ thuật phân tích cũng cần thiết thỏa mãn quy định bằng chứng có giá trị và đầy đủ. Kỹ thuật phân tích cũng được yêu cầu đối với các hợp đồng về dịch vụ xem xét lại. Quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau: - Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác. - Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. - Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán. Kỹ thuật phân tích thường bao gồm việc so sánh các thông tin như sau: a. So sánh các thông tin tài chính này với các thông tin tài chính kỳ trước. Là so sánh giữa các số dư, số phát sinh của các tài khoản cần xem xét giữa các kỳ với nhau. Ví dụ: quá trình so sánh tỷ lệ số dư trong năm hiện hành với năm trước đó, phân tích xu hướng biến đổi của chi phí bán hàng của doanh nghiệp, nếu chi phí này tăng trong những năm trước cùng với mức tăng theo tỷ lệ doanh thu thì có nghĩa doanh thu bán hàng tăng dẫn tới chi phí bán hàng tăng theo, nếu doanh thu không tăng mà chi phí bán hàng tăng thì kiểm toán viên phải đặt sự nghi ngờ về tính hợp lý các khoản chi phí, cần thu thập bằng chứng để đưa ra kết luận. b. So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán. Là so sánh các chỉ tiêu giữa các số liệu thực tế với số hạch toán hay kế hoạch, ngân sách là cơ sở để đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động. Theo đó, kiểm toán viên có thể thấy rõ được sai sót trong báo cáo tài chính hoặc những biến động lớn về sản SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 14
  • 15. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com xuất kinh doanh cần xem xét thẩm định. Ví dụ: sự chênh lệch quá lớn giữa giá thành thực tế với giá thành kế hoạch , giữa giá trị thực tế với kế hoạch… Khi sử dụng phương pháp này, kiểm toán viên xác định xem dự toán đã được lập một cách xác đáng hay chưa, và có mục tiêu hợp lý hay không. Nếu ngân sách lập một cách cưng nhắc, không hợp lý thì phải xem xét lại c. So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành. Thông thường, trong phạm vi nhất định các chỉ tiêu của đơn vị được kiểm toán có sự tương đồng với các chỉ tiêu về mức lợi nhuận, hệ số quay vòng vốn, hàng tồn kho, hệ số giá thành. Nguồn gốc từ bên ngoài của số liệu ngành làm cho nó trở thành một thước đo tin cậy hơn là so sánh đơn thuần với số dự toán hoặc các tiêu chuẩn do đơn vị kiểm toán đặt ra. d. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ. Hệ thống thanh toán làm cho các tài khoản tự động liên hệ lại với nhau. Ví dụ : Tài khoản chi phí lãi vay có khớp được với tài khoản vốn vay. Ngoài ra, một vài tài khoản có thể liên hệ theo cách khác. Giả sử chi phí hoa hồng có thể là một tỷ lệ phần trăm cụ thể của doanh thu, các khoản nợ khó đòi không thể vượt quá doanh thu bán hàng trả chậm. Bằng cách kiểm tra mối quan hệ qua lại giữa các tài khoản, kiểm toán viên có thể phát hiện các sai sót thuộc về xử lý kế toán. e. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Các so sánh phi tài chính và xu hướng thường có giá trị với kiểm toán viên như: mức thay đổi nhân viên, số liệu thống kê sản xuất, cung cấp một quan điểm toàn diện về đơn vị được kiểm toán. Các thông tin như vậy luôn bổ sung tính xác đáng cho các thông tin tài chính. Các thông tin có nguồn gốc từ bên ngoài các dữ liệu ngành hoặc kinh tế có bổ sung hữu ích cho thủ tục phân tích. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên có thể phát hiện những vấn đề không hợp lý, không bình thuờng hoặc những vấn đề, những khoản mục tiềm ẩn rủi ro, sai phạm. 1.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 1.2.2.1. Kiểm tra vật chất (kiểm kê). Kiểm tra vật chất là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanh nghiệp. Công việc kiểm kê thường được tiến hành ở một số khoản mục chủ yếu như: khoản mục vốn bằng tiền, khoản mục tài sản cố định, khoản mục hàng tồn kho. Với những tài sản dễ xảy ra mất mất hoặc thiếu thì việc kiểm kê vật chất phải thực hiện và được kiểm tra toàn diện. Còn đối với những loại tài sản khác thì tuỳ thuộc SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 15
  • 16. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com vào tầm quan trong, mức độ trọng yếu của từng loại mà tiến hành kiểm tra cho phù hợp. Độ tin cậy của bằng chứng vật chất phụ thuộc vào kỹ năng và hiểu biết của kiểm toán viên thực hiện kiểm kê. Nếu kiểm toán viên thiếu sự am hiểu về đánh giá chủng loại các tài sản cần thiết hoặc kiểm kê không cẩn thận thì bằng chứng thu thập được có thể có sự sai lệch. • Ưu điểm: - Kiểm tra vật chất là một phương tiện trực tiếp của quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản có tồn tại hay không, mang tính khách quan nhất nên kỹ thuật kiểm kê cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao nhất. Ví dụ: khi kiểm kê giá trị hàng tồn kho tại ngày kết thúc niên độ 31/12, các loại hàng tồn nếu tồn tại thật sự thì sẽ được ghi nhận vào biên bản kiểm kê, chứng tỏ cho sự hiện hữu của tài sản đó vào ngày được kiểm kê. - Kỹ thuật thực hiện đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán. • Nhược điểm: - Đối với một số tài sản cố định như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị… kỹ thuật kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản đó, không cho biết quyền sở hữu của đơn vị đối với tài sản đó. - Đối với hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự tồn tại về số lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật, phương pháp tính giá đúng hay sai chưa thể hiện. Để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế công tác kiểm kê cần thực hiện theo quy trình sau: a. Chuẩn bị kiểm kê. Khi chuẩn bị kiểm kê ta cần chú ý đến các vấn đề sau: o Căn cứ vào mục tiêu, quy mô, thời hạn kiểm kê để bố trí lực lượng và cơ cấu nhân viên, thiết bị đo lường phù hợp và chính xác, đồng thời cân nhắc khả năng cần đến các chuyên gia. Đây là yếu tố quyết định chất lượng của cuộc kiểm kê. o Xem xét hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các khoản mục cần kiểm kê. o Địa điểm lưu giữ kho và tầm quan trọng của từng địa điểm. o Rủi ro tiềm tàng liên quan tới việc kiểm kê. o Xem xét các hoạt động kiểm soát và các biện pháp do Ban giám đốc đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro. SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 16
  • 17. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com b. Tiến hành kiểm kê. o Phải theo đúng yêu cầu và ghi chép đầy đủ theo từng mã cân hoặc lô hàng. Phiếu kiểm kê là chứng từ kế toán. o Xem xét tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ kiểm kê bằng cách đối chiếu các khoản mục trên hồ sơ kiểm kê kho với danh mục thực tế kiểm kê kho. Lập một bản sao hồ sơ kiểm kê kho để so sánh sau này. o Ghi chép những biến động trong suốt quá trình kiểm kê để xem xét việc hạch toán sau này đối với nghiệp vụ trước và sau kiểm kê. o Tìm hiểu nguyên nhân gây ra chênh lệch đáng kể giữa sổ kho và thực tế kiểm tra và những thủ tục điều chỉnh của khách hàng. o Xem xét tính chính xác của danh mục cuối cùng của các tài khoản. c. Kết thúc kiểm kê. Kết thúc kiểm kê cần có biên bản kiểm kê trong đó phải nêu rõ chênh lệch, các nguyên nhân và xử lý cụ thể có đầy đủ chữ ký của những người tham gia cuộc kiểm kê. Biên bản cần phải được đính kèm phiếu kiểm kê và bản kê chênh lệch về kết quả kiểm kê. Ngoài ra kiểm tra vật chất đối với vật tư cần đi kèm với các chứng từ khác để chứng minh quyền sở hữu và giá trị tài sản đó. Đối với hàng hoá được lưu giữ cho đơn vị thứ ba thì thông thường lấy xác nhận của bên thứ ba về số lượng, chất lượng hàng tồn kho do khách hàng giữ hộ cho đơn vị thứ ba và cân nhắc: o Bên thứ ba không có tính độc lập với khách hàng kiểm toán o Bên thứ ba cử người của họ tham gia vào quá trình kiểm kê. Nếu bên thứ ba nhờ kiểm toán viên khác thì có thể thông qua kiểm toán viên này để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của bên thứ ba đối với kiểm kê kho và lưu trữ hàng hoá. 1.2.2.2. Xác minh tài liệu. Xác minh tài liệu là việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có liên quan. Kỹ thuật này thường được sử dụng đối với các chứng từ như hóa đơn bán hàng, phiếu nhập xuất kho, hóa đơn vận chuyển… Kỹ thuật xác minh tài liệu dựa trên phương pháp đối chiếu trực tiếp, theo phương pháp này khi áp dụng cho kỹ thuật xác minh tài liệu sẽ có các trường hợp đối chiếu như: đối chiếu giữa chứng từ với sổ kế SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 17
  • 18. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com toán, giữa sổ kế toán với báo cáo kế toán, giữa các báo cáo kế toán với nhau, đối chiếu kỳ này với kỳ trước… Kiểm toán viên có thể thực hiện xác minh theo hai cách sau:  Cách thứ nhất là kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi vào sổ sách theo hai hướng:  Từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán: kiểm toán viên đi theo hướng này khi muốn thu thập bằng chứng về sự đầy đủ của việc ghi sổ (cơ sở dẫn liệu sự đầy đủ). Ví dụ: kiểm toán viên thực hiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, cụ thể là nghiệp vụ xuất kho với chứng từ ghi sổ là phiếu xuất kho. Muốn biết nghiệp vụ này có được kế toán đơn vị ghi vào sổ không thì chỉ cần đối chiếu vào sổ cái tài khoản liên quan để xem xét.  Từ sổ sách kế toán kiểm tra ngược về chứng từ gốc: khi kiểm toán viên muốn thu thập bằng chứng về tính có thật của nghiệp vụ (cơ sở dẫn liệu sự tồn tại hoặc phát sinh). Ví dụ: kiểm toán viên xem xét nghiệp vụ xuất kho trên sổ cái tài khoản hàng tồn kho, muốn biết nghiệp vụ này có phát sinh thực sự hay không kiểm toán viên đi từ trên sổ cái về kiểm tra các chứng từ gốc có liên quan như phiếu xuất kho, yêu cầu xuất vật tư …  Cách thứ hai là từ một kết luận có trước, kiểm toán viên thu thập tài liệu để làm bằng chứng cơ sở cho các kết luận cần khẳng định. Ví dụ: kiểm toán viên kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu tài sản cố định như biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản bàn giao tài sản cố định, hóa đơn mua hàng… • Ưu điểm: Kỹ thuật này thường được thực hiện tương đối thuận tiện do tài liệu thường là có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng thấp hơn so với các kỹ thuật khác. Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các tài liệu, chứng từ cần thiết để tiến hành kiểm tra, đối chiếu chúng với nhau và đưa ra kết luận cho những vấn đề khả nghi cần chi tiết. • Nhược điểm: hạn chế của kỹ thuật này là sự phụ thuộc vào nguồn gốc của bằng chứng vì các tài liệu được đem kiểm tra, đối chiếu có thể bị làm giả, bị sửa chữa, mất đi tính khách quan. Đây cũng là hạn chế vốn có của phương pháp kiểm toán dựa trên tài liệu. 1.2.2.3. Xác nhận. Xác nhận là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán thông qua việc liên hệ trực tiếp với bên thứ ba để nhận được phản hồi của họ về các thông tin cụ thể SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 18
  • 19. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com ảnh hưởng tới cơ sở dẫn liệu được ban giám đốc đơn vị được kiểm toán lập và trình bày trong báo cáo tài chính. Xác nhận từ bên ngoài thường được sử dụng đối với số dư tài khoản và các bộ phận cấu thành của nó, nhưng không chỉ giới hạn trong những khoản mục này (ví dụ như yêu cầu xác nhận về các điều khoản hợp đồng hay giao dịch của đơn vị được kiểm toán với bên thứ ba). Vì mẫu xác nhận có từ các nguồn độc lập với công ty khách hàng nên chúng được đánh giá cao và thường dùng như một loại bằng chứng. Tuy vậy các xác nhận tương đối tốn kém, thư trả lời thường không thu được do nhiều nguyên nhân: sự thiếu hợp tác bên thứ ba, thư xác nhận bị thất lạc… việc xác nhận một số khoản công nợ chỉ chứng minh được khả năng thu nợ hay trả nợ, bằng chứng có thể giảm độ tin cậy nếu có sự giàn xếp, thoả thuận giữa ban giám đốc với bên thứ ba. Do đó, chúng không thể dùng trong mọi trường hợp mà chúng có thể áp dụng được. Thư xác nhận thường được kiểm toán viên soạn sau khi đã có ký duyệt của đơn vị cần kiểm toán, được gửi trực tiếp cho đối tượng cần xác nhận, sau khi xác nhận xong gửi trực tiếp cho kiểm toán viên. Để được xem là bằng chứng đáng tin cậy, các xác nhận phải được kiểm soát bởi kiểm toán viên từ khâu chuẩn bị cho đến khi chúng được gửi lại. Nếu khách hàng kiểm soát khâu chuẩn bị các thư xác nhận, thực hiện việc gửi đi hoặc nhận về các bản trả lời, kiểm toán viên sẽ mất quyền kiểm soát, cũng như tính độc lập từ đó độ tin cậy của bằng chứng cũng giảm xuống. Kỹ thuật lấy thư xác nhận có thể được thực hiện theo hai hình thức sau: - Thư xác nhận mở (dạng khẳng định): là đề nghị người được yêu cầu trả lời, ký nhận trong mọi trường hợp hoặc phúc đáp lại cho kiểm toán viên là đồng ý hay không đồng ý với thông tin cần xác nhận bằng cách yêu cầu điền vào thông tin. Một sự phản hồi các yêu cầu xác nhận mở thường cung cấp bằng chứng đáng tin cậy. Tuy nhiên, có rủi ro là người được đề nghị xác nhận có thể không kiểm tra thông tin là chính xác mà đã xác nhận thì kiểm toán viên khó có thể phát hiện được điều đó. Ngoài ra, sử dụng thư xác nhận mở có thể ít nhận được thông tin phản hồi do người phản hồi phải thực hiện một số công việc. - Thư xác nhận đóng (dạng phủ định): chỉ đòi hỏi sự phản hồi khi không đồng ý với thông tin yêu cầu xác nhận. Khi không đồng ý với thông tin cần xác nhận thì không đòi hỏi phải phản hồi. Nhưng không thể chắc chắn rằng một khi bên thứ ba không phản hồi thì họ đồng ý với thông tin đó bởi có thể do họ hoặc không muốn trả lời, hoặc không nhận được thư xác nhận, hoặc không có đối tượng SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 19
  • 20. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com nhận thư. Do đó, việc sử dụng thư xác nhận đóng thường cung cấp bằng chứng ít tin cậy hơn so với việc sử dụng thư xác nhận mở. Do đó, kiểm toán viên ưa chuộng việc sử dụng loại thư xác nhận mở hơn, tất nhiên chi phí cho loại thư này cũng phải cao hơn so với thư xác nhận đóng. Kiểm toán viên có thể sử dụng thư xác nhận theo dạng đóng hoặc dạng mở hoặc kết hợp cả hai. Sự tin cậy của bằng chứng được xác nhận từ bên ngoài bị ảnh hưởng do năng lực, tính độc lập, thẩm quyền trả lời, sự hiểu biết về vấn đề cần xác nhận và sự khách quan của người xác nhận. Bằng chứng thu thập được từ xác nhận sẽ rất có giá trị nếu như đảm bảo được các yêu cầu: - Xác nhận bằng văn bản: Các kiểm toán viên thường thực hiện các xác nhận bằng văn bản như gửi thư xin xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng của đơn vị được kiểm toán và yêu cầu bên ngân hàng xác nhận kèm chữ ký, con dấu rõ ràng để tránh có những mâu thuẫn phát sinh sau đó. - Tính độc lập, khách quan và trình độ của người trả lời xác nhận. Đôi khi đối tượng nhận thư xác nhận có quan hệ với đơn vị được kiểm toán hoặc là hiểu biết của đối tượng nhận thư xác nhận không cao thì cũng làm kết quả của xác nhận trở nên không đảm bảo giá trị của nó. Do đó cần chú ý các yếu tố này khi tiến hành chọn mẫu xin xác nhận. 1.2.2.4. Tính toán. Tính toán là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toán độc lập của kiểm toán viên. Ví dụ như kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính xác về mặt số học khi tính ra giá trị thành tiền; kiểm toán viên xem xét tính chính xác các hóa đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; số liệu hàng tồn kho; tính lại chi phí khấu hao; giá thành; các khoản dự phòng; thuế; số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái.... Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần túy về mặt toán học chứ không chú ý đến sự phù hợp về phương pháp được sử dụng để tính toán. Do đó kỹ thuật này thường được sử dụng cùng với các kỹ thuật khác như xác minh tài liệu, kiểm tra vật chất, quy trình phân tích... trong quá trình thu thập bằng chứng. • Ưu điểm: kỹ thuật tính toán mang lại bằng chứng đáng tin cậy xét về mặt số học. SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 20
  • 21. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com • Nhược điểm: kỹ thuật này sẽ rất phức tạp khi tính toán ở công ty có quy mô lớn, loại hình kinh doanh phức tạp. 1.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Trong một cuộc kiểm toán, hầu hết các kỹ thuật để thu thập bằng chứng nhằm hình thành nên ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính đã được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện kiểm toán. Đối với giai đoạn kết thúc kiểm toán, tuy là giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo tài chính nhưng kiểm toán viên vẫn có thể sử dụng một số kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để phục vụ cho giai đoạn kết thúc kiểm toán như: - Kỹ thuật phân tích: Trong giai kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó giúp KTV đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính. - Một số kỹ thuật: phỏng vấn, tính toán… SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 21
  • 22. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com PHẦN II THỰC TẾ ÁP DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC. 2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên giao dịch: AUDITING AND ACCOUNTING COMPANY A Trụ sở chính : 217 Nguyễn Văn Linh, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Logo: Số điện thoại :84.511.655886 Fax : 84.511.655887 Email : aac@dng.vnn.vn Website : www.aac.com.vn. Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC là một Công ty kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Với quá trình hoạt động 18 năm, hiện nay Công ty đang có một đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là công ty kiểm toán Đà Nẵng - công ty kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và Quyết định số 106 TC/TCCB ngày 13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh của hai công ty hành nghề kiểm toán từ năm 1991 là: Chi nhánh công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và chi nhánh công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2000, công ty đổi tên từ “Công ty Kiểm toán Đà Nẵng – DAC” thành “Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC” theo quyết định số 139/2000/QĐ-BTC ngày 06/9/2000 của Bộ tài chính. Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC đã vinh dự đạt được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó 2 năm liền (2007, 2008) đạt giải “Thương mại dịch vụ Việt Nam – Top Trade Services” do bộ công thương trao tặng.” Kết quả SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 22
  • 23. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com này có được thông qua giới thiệu đề cử của Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội các ngành hàng và kết quả bình chọn của độc giả Báo Công thương, Báo Công thương điện tử, hệ thống bình chọn nhắn tin 8333 và kết quả thẩm định của Bộ Công thương – Ban tổ chức giải thưởng. Giải thưởng này được trao cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO, đã có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và ngành thương mại dịch vụ nói riêng, trong đó có dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong nhiều năm liền, AAC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam chấp thuận đủ điều kiện để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt Nam. Năm 2009 liên tiếp đoạt được các danh hiệu: cúp vàng “DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU VIỆT NAM”, tôn vinh tại lễ trao tặng cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu VN” lần 1, giải thưởng “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín” và nhiều thành tích khác. 2.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động. 2.1.2.1. Mục tiêu. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 2.1.2.2. Nguyên tắc hoạt động. Công ty AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng, đó cũng chính là lời cam kết của AAC với khách hàng. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý công ty. 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức. SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 23
  • 24. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com a. Cơ cấu tổ chức toàn công ty. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC XDCB BCTC KHỐI KIỂM PHÒNG TƯ VẤN CHI NHÁNH PHÒNG KẾ TOÁN KHỐI KIỂM TOÁN XDCB ĐÀO TẠO TP. HCM HÀNH CHÍNH TOÁN BCTC PHÒNG PHÒNG BAN KIỂM PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG BAN KIỂM KIỂM KIỂM SOÁT KIỂM KIỂM KIỂM KIỂM SOÁT CHẤT TOÁN TOÁN CHẤT TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN LƯỢNG XDCB 1 XDCB 2 LƯỢNG BCTC 1 BCTC 2 BCTC 3 BCTC 4 b. Cơ cấu tổ chức phòng kiểm toán báo cáo tài chính. Trưởng phòng kiểm toán Kiểm toán viên chính Trợ lý kiểm toán SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 24
  • 25. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ. a. Tổng giám đốc. - Là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. - Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của công ty. - Duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của công ty. - Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng cao. - Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. - Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc ủy quyền lại. b. Phó tổng giám đốc. - Được phân công ủy quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân sự, hành chính, khách hàng, và các vấn đề về nghiệp vụ. - Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và ủy quyền. - Giải quyết những vấn đề liên quan đến chuyên môn của mình. c. Kế toán trưởng. - Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm soát nội bộ, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như: Lập báo cáo tài chính, công khai số liệu tài chính, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hồ sơ kế toán đúng theo đặc điểm kinh doanh của công ty. - Chịu trách nhiệm chuẩn bị tất cả những thông tin quản lý, tài chính, lập các kế hoạch về tài chính, dự trù ngân sách và các vấn đề liên quan đến hệ thống kế toán; quản lý tiền mặt, tính lương, thực hiện công việc thanh toán, quan hệ với ngân hàng, khách hàng… d. Trưởng, phó phòng. - Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạo trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng Giám Đốc, ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 25
  • 26. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com - vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính. - Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và thực hiện các công việc do trưởng phòng uỷ quyền. e. Kiểm toán viên chính. - Giám sát công việc của các trợ lý. - Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán. - Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. - Được ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng. f. Trợ lý kiểm toán viên. Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi Kiểm toán viên cấp Quốc gia. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp: - Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó. Theo thông lệ, những người mới tốt nghiệp các trường các trường kinh doanh, các trường đại học và những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kiểm toán và kế toán có thể làm việc cho công ty với tư cách là một trợ lý mới vào nghề. - Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: là người làm việc ở công ty kiểm toán được hai năm chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó. - Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: là người làm việc ở công ty được ba năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán. 2.1.4. Đội ngũ nhân viên. Công ty AAC luôn luôn xem yếu tố con người là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất trong định hướng hoạt động của mình, công ty luôn coi trọng việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên và chuyên viên kỹ thuật. Là một trong số ít công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam, hoạt động của AAC không ngừng phát triển và đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cung cấp các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính. Có được thành công đó là nhờ vào chính sách đầu tư phát triển đội ngũ kiểm toán viên và kỹ thuật viên có năng lực chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng. SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 26
  • 27. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com Đến nay AAC đã xây dựng được đội ngũ với hơn 100 cán bộ nhân viên, trong đó có 29 người được công nhận kiểm toán viên cấp quốc gia. Đội ngũ kiểm toán viên được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc, Nhật Bản… và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam cũng như quốc tế. 100% đội ngũ kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên cao cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các chuyên gia cao cấp về kiểm toán của Cộng đồng châu Âu thông qua chương trình hợp tác về kiểm toán và kế toán của dự án EURO – TAPVIET do Cộng đồng châu Âu tài trợ. Ngoài ra, nhân viên của AAC còn được đào tạo chuyên sâu bởi các chương trình trên đại học về tài chính, kế toán, luật ở Việt Nam và các nước như: Úc, Nhật Bản …. 2.1.5. Các dich vụ do công ty cung cấp. Công ty Kiểm toán và kế toán AAC cung cấp các dịch vụ sau: Kiểm toán, kế toán, tư vấn Thuế, dịch vụ tư vấn và đào tạo, dịch vụ Tin học. Trong đó: 2.1.5.1. Kiểm toán. Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Kiểm toán sau: - Kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. - Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án. - Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế. - Kiểm toán hoạt động. - Kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán nội bộ. - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước. 2.1.5.2. Kế toán. Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Kế toán sau: - Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán. - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán. - Lập các Báo cáo tài chính định kỳ. - Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS. - Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán. 2.1.5.3. Thuế. Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tư vấn Thuế sau: SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 27
  • 28. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com - Tư vấn việc áp dụng chính sách Thuế. - Tư vấn công tác kê khai và quyết toán thuế. - Tư vấn về các thủ tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế. - Hỗ trợ việc cập nhật thông tin về thuế và thuế quan. 2.1.5.4. Tư vấn và đào tạo. Các dịch vụ tư vấn và đào tạo do AAC cung cấp bao gồm: - Đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp. - Tư vấn thực hành kế toán. - Tư vấn đầu tư và thủ tục cấp phép. - Tư vấn thành lập doanh nghiệp. - Tư vấn xác định giá trị và cổ phần hóa doanh nghiệp. - Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán. - Tư vấn tài chính. - Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng. - Tổ chức lớp thực hành kế toán. - Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán và kế toán. - Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ. - Tổ chức lớp ôn tập và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán. - Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán. 2.1.5.5. Tin học. Công ty AAC cung cấp các dịch vụ Tin học sau: - Tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán tài chính và kế toán quản trị. - Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông tin quản lý. 2.1.6. Khái quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện. Hiện tại AAC đã áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AAC thực hiện qua ba giai đoạn sau: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 28
  • 29. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com QUẢN LÝ CUỘC KIỂM TOÁN Kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo Xem xét chấp nhận khách Kiểm tra hệ thống kiểm soát Tổng hợp kết quả kiểm hàng và đánh giá rủi ro hợp nội bộ [C100-C500] toán [B410] đồng [A100] Tổng hợp kết quả kiểm toán Lập hợp đồng kiểm toán và Phân tích tổng thể báo Kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán Kiểm tra cơ bản tài PHÙ HỢP VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM TUÂN THỦ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM lựa chọn nhóm kiểm toán cáo tài chính lần cuối sản [D100-D800] Tổng hợp kết quả kiểm toán & đánh giá chất lượng [A200] [B420] Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động [A300] Lập kế hoạch và xác định rủi ro Lập và soát xét giấy tờ làm việc Thư giải trình của Ban Kiểm tra cơ bản nợ Giám đốc và Ban quản Tìm hiểu chính sách kế toán phải trả [E100-E600] trị [B430-B440] và chu trình kinh doanh quan trọng [A400] Kiểm tra cơ bản Phân tích sơ bộ báo cáo tài Báo cáo tài chính và báo cáo NVCSH và TK ngoài chính [A500] kiểm toán [B300] bảng [F100-F300] Đánh giá chung về hệ thống Kiểm tra cơ bản báo cáo kết Thư quản lý và các tư vấn kiểm soát nội bộ và rủi ro quả hoạt động kinh doanh khách hàng khác [B200] gian lận [A600] [G100-G700] Xác định mức trọng yếu Kiểm tra các nội dung khác Soát xét, phê duyệt và phát [A700] [H100-H200] hành báo cáo [B110] Tổng hợp kế hoạch kiểm Đánh giá lại mức trọng yếu Kiểm soát chất lượng kiểm toán [A800] và phạm vi kiểm toán [A700] toán [B120] XÁC ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ RỦI RO Sơ đồ: Quy trình kiểm toán tại AAC (theo chương trình kiểm toán mẫu của VACPA). 2.1.6.1. Lập kế hoạch kiểm toán.  Giai đoạn tiền kế hoạch. Trong giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên sẽ xem xét khả năng nhận lời mời khách hàng, đưa ra một danh sách các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị.  Xây dựng kế hoạch kiểm toán. Sau giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên sẽ xây dựng một kế hoạch phục vụ cụ thể cho mỗi khách hàng, bao gồm thời gian kiểm toán, số lượng nhân viên, xem xét giá phí cho mỗi hợp đồng… 2.1.6.2. Thực hiện kiểm toán. Các nội dung cụ thể trong bước này: • Qui định về nhiệm vụ của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán. thực hiện 8 nhiệm vụ sau: thảo luận với khách hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê TSCĐ, tổ chức lưu trữ hồ sơ, lập kế hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm… SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 29
  • 30. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com • Các qui trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tuỳ theo tính trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy trình nào. • Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ. • Chỉ mục giấy làm việc. • Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc: - Đã đối chiếu sổ cái và sổ chi tiết () - Đã đếm tài sản vào thời điểm kiểm toán (©) - Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh (W) - Không cần theo dõi nữa (W) - ……………… Kết cấu của một chương trình kiểm toán, bao gồm:  Xác định mục tiêu kiểm toán: Xét trên quan điểm kiểm toán viên, mục tiêu kiểm toán là mục tiêu mà chúng ta đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp. Cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính bao gồm: tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá, sở hữu và trình bày  Xác định tài liệu yêu cầu: Đó là tất cả những tài liệu cần thiết để kiểm toán trên một khoản mục trên báo cáo tài chính. Ví dụ, đối với chương trình kiểm toán vốn bằng tiền, tài liệu yêu cầu bao gồm: biên bản kiểm kê quỹ, xác nhận số dư ngân hàng; sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ phụ ngân hàng, sổ cái; các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; các tài liệu khác có liên quan.  Thực hiện các thủ tục kiểm toán: Đó là tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực chứng minh một khoản mục trên báo cáo tài chính, bao gồm kiểm tra các hoạt động kiểm soát, các thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết thông qua các kỹ thuật kiểm toán như so sánh, tính toán, xác nhận, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát và kiểm tra thực tế. SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 30
  • 31. Luanvan84@gmail.com download luạn văn tại luanvan.forumvi.com 2.1.6.3. Kết thúc kiểm toán. Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán kiểm toán báo cáo tài chính. Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán. Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC gồm: Chỉ mục giấy làm việc. Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán. Trang trình duyệt. Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán. Danh mục kiểm tra cuối cùng. Bàn luận về thư quản lý. Tổng kết của nhóm trưởng. Tổng kết của các thành viên trong nhóm. Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục. Kiểm tra sự kiện sinh sau ngày kết thúc niên độ. Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc. Bảng chấm công . 2.2. Thực tế áp dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện. 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán AAC. Việc lập kế hoạch kiểm toán giúp cho kiểm toán viên có định hướng ban đầu về lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập để đảm bảo tính đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán. Từ đó kiểm toán viên có thể đưa ra những ý kiến xác đáng trên báo cáo tài chính của mình. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như: Quan sát, phỏng vấn, phân tích. Trong giai đoạn này, công ty kiểm toán AAC chủ yếu tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán. Sau đây là các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà AAC thường áp dụng trong giai đoạn này để thu thập các bằng chứng về hệ thống kiểm soát nội bộ: SVTH: Trần Thị Minh Tâm_K13KKT5 Trang 31