SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang




Tóm tắt
Trong xu thế hội nhập hiện nay, các ngân hàng phải cạnh tranh rất khốc liệt không chỉ với
ngân hàng trong nước mà còn với cả ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng với vai trò đi vay
để cho vay vì vậy muốn gia tăng lợi nhuận họ cần phải gia tăng khả năng huy động vốn
của mình. Tuy nhiên, tình huy động vốn của một ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều
yếu tố như uy tín ngân hàng, lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng và các sản phẩm,
các chương trình của ngân hàng. Trong phạm vi luận văn nên đề tài chỉ đi sâu vào nghiên
cứu hiệu quả của các sản phẩm, chương trình đã ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn
của ngân hàng như thế nào. Qua gần hai năm hoạt động được chia thành ba thời kỳ so sánh
ta thấy SCB An Giang đã hoạt động tốt, ổn định. Mặc dù trong thời gian đầu lợi nhuận của
SCB An Giang chưa cao do tốn nhiều chi phí nhưng đến cuối năm 2007 ngân hàng đã hoạt
động ổn định và có lãi, mạng lưới hoạt động được mở rộng và dần khẳng định vị trí của
mình trong địa bàn tỉnh An Giang. Có được kết quả trên là do ngân hàng đã kết hợp tốt
nhiều yếu tố, đặc biệt là ngân hàng đã đưa ra các chính sách sản phẩm phù hợp, đánh đúng
vào tâm lý và nhu cầu của người dân địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó ngân hàng vẫn
còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Qua quá trình nghiên cứu, do thấy được cả hai
mặt thuận lợi và hạn chế của chi nhánh, đề tài đã đề xuất một số biện pháp và kiến nghị
nhằm giúp ngân hàng khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu thế để hoạt
động tốt hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong những năm tới và tăng khả năng cạnh
tranh với các ngân hàng khác trong khu vực.




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                  i
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


                                                  MỤC LỤC
                                                      

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................1
   1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
   1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................1
   1.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................1
   1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
   1.5 Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................2
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM
                   CỦA NGÂN HÀNG........................................................................3
   2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn...........................................3
   2.1.1 Đối với ngân hàng thương mại...................................................................3
   2.1.2 Đối với khách hàng.....................................................................................3
   2.2 Các loại huy động vốn.................................................................................3
   2.2.1 Tiền gửi thanh toán.....................................................................................4
   2.2.2 Tiết kiệm không kỳ hạn..............................................................................4
   2.2.3 Tiết kiệm định kỳ........................................................................................4
   2.2.4 Các loại tiết kiệm khác................................................................................5
   2.3 Sản phẩm ngân hàng...................................................................................5
   2.1.1 Đưa sản phẩm ra thị trường........................................................................5
   2.1.2 Giai đoạn phát triển.....................................................................................6
   2.1.3 Giai đoạn chín muồi....................................................................................6
   2.1.4 Giai đoạn thoái trào.....................................................................................6
   2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.................8
   2.4.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn................................................................8
   2.4.2 Vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động ...................................8
   2.4.3 Vốn huy động có kỳ hạn / Vốn huy động.................................................8
   2.4.4 Đánh giá tình hình hiệu quả........................................................................8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- CNAG............9
   3.1 Giới thiệu tổng quát.....................................................................................9
   3.1.1 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hội sở...................................9
   3.1.2 Sản phẩm dịch vụ chính..............................................................................9



SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                                                      ii
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang

  3.1.3 Mạng lưới hoạt động...................................................................................9
  3.1.4 Định hướng của SCB..................................................................................9
  3.1.5 Mục tiêu của SCB.......................................................................................9
  3.2 Quá trình hình thành và phát triển...........................................................9
  3.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang...........10
  3.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.10
  3.4.1 Sơ đồ tổ chức..............................................................................................10
  3.4.2 Chức năng các phòng ban...........................................................................10
  3.5 Giới thiệu quy trình huy động vốn tại NHTM Cổ Phần Sài Gòn............11
  3.5.1 Tiếp quỹ đầu ngày.......................................................................................11
  3.5.2 Hướng dẫn khách hàng...............................................................................11
  3.5.3 Mở tài khoản...............................................................................................11
  3.5.4 Giao dịch gửi tiền tiết kiệm........................................................................11
  3.5.5 Giao dịch rút tiền tiết kiệm.........................................................................12
  3.5.6 Tái tục thẻ tiết kiệm....................................................................................13
  3.5.7 Ủy quyền, thay đổi ủy quyền, hủy bỏ ủy quyền.........................................13
  3.5.8 Chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm............................................................13
  3.5.9 Các qui định khác........................................................................................13
  3.5.10 Cuối ngày giao dịch..................................................................................14
  3.5.11 Lưu trữ bảo quản hồ sơ chứng từ..............................................................15
  3.6 Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong công tác HĐV............16
  3.6.1 Thuận lợi.....................................................................................................16
  3.6.2 Khó khăn.....................................................................................................16
  3.7 KQHĐKD của ngân hàng TMCP Sài GònCN An Giang qua các quý...16
  3.7.1 Những sự kiện nổi bật.................................................................................16
  3.7.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng.............................................................16
  3.8 Kế hoạch kinh doanh của ngân hàng vào năm 2008................................18
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HĐVCỦA NGÂN HÀNG
                   TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG...............................19
  4.1 Cơ cấu nguồn vốn và thực trạng tình hình huy động vốn hiện nay
       của ngân hàng...............................................................................................19
  4.1.1 Tình hình nguồn vốn...................................................................................19
  4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn...............................................................21




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                                                           iii
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang

   4.1.2.1. Đối với loại tiền gửi tiết kiệm.................................................................23
   4.1.2.2 Tiền gửi thanh toán..................................................................................25
   4.2 Giới thiệu các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn...........26
   4.2.1 Tích lũy hưu trí...........................................................................................26
   4.2.2 TKTT tặng thêm LS đối với chủ thẻ tiết kiệm từ 50 tuổi trở lên................30
   4.2.3 Sản phẩm tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang..................34
   4.2.4 Gửi tiền nhận lãi ngay.................................................................................37


   4.3 Đánh giá tác động của các SPNH đối với tình hình HĐV
        tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang................................39
   4.3.1 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn...................................................40
   4.3.2 Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động..............................40
   4.3.3 Tỷ số vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động...........................41
   4.3.4 Đánh giá hiệu quả của một số SPNH đối với tình hình HĐV...................41
   4.4 Giải pháp và kiến nghị.................................................................................42
   4.4.1 Giải pháp.....................................................................................................42
   4.4.2 Kiến nghị.....................................................................................................44
   4.4.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng....................................................................44
   4.4.2.2 Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan hữu quan................................45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.......................................................................................46
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                                                            iv
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang



                                        DANH MỤC BẢNG
                                                       

Bảng 3.1: Báo cáo KQHĐKD của SCB năm 2006 – 2007..............................................17
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn.................................................................................. 22
Bảng 4.2: Biểu lãi suất tiền gửi tích lũy hưu trí...............................................................28
Bảng 4.3: Tình hình HĐV tiền gửi TLHT của SCB An Giang trong quý IV..................29
Bảng 4.4: Tình hình huy động của TG TKTT tặng thêm LS cho chủ thẻ từ
             50 tuổi trở lên..................................................................................................31
Bảng 4.5: Tỷ trọng về TGTK tặng thêm LS cho chủ STK từ 50 tuổi trở lên..................33
Bảng 4.6: Tình hình HĐV của SP TGRGTPHLSBT qua 3 quý của năm 2007..............36
Bảng 4.7: Vốn huy động của từng sản phẩm trong tổng VHĐ........................................38
Bảng 4.8: Tình hình HĐV của các sản phẩm tích lũy đến cuối năm 2007......................39
Bảng 4.9: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tại chi nhánh.......................................................39




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                                                          v
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


                                         DANH MỤC HÌNH
                                                        
Hình 2.1: Các loại tiền gửi quan trọng nhất...................................................................4
Hình 2.2: Phân loại dịch vụ ngân hàng..........................................................................5
Hình 2.3: Các nguồn cấu thành vốn bằng tiền của ngân hàng.......................................5
Hình 2.4: Các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm ngân hàng..............................7
Hình 2.5 Các giai đoạn tạo ra sản phẩm mới.................................................................7
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang.....................10
Hình 3.2: Quy trình nghiệp vụ giao dịch TGTK tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn........15
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện KQHĐKD của SCB An Giang năm 2006 – 2007..............17
Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của SCB An Giang..........................................................19
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn năm 2006 – 2007.............................................................21
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nguồn vốn của từng hình thức HĐV trong
            tổng tiền gửi tiết kiệm....................................................................................23
Hình 4.4: Biểu đồ thề hiện tình hình HĐV của tiền gửi tích lũy hưu trí ......................29
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tình hình HĐV của TG TKTT tặng thêm LS cho
             chủ thẻ từ 50 tuổi trở lên...............................................................................32
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng về TGTK tặng thêm LS cho chủ STK từ 50
            tuổi trở lên......................................................................................................34
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện tình hình HĐV của SP TGRGTPHLSBT qua 3 quý..........36
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện vốn huy động của từng sản phẩm qua 3 thời kỳ.................38
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện tình hình HĐV của các sản phẩm vào cuối năm 2007.......39
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện tỷ số VHĐ/TNV qua các thời kỳ so sánh.........................40
Hình 4.11: Tỷ số VHĐCKH/TNV.................................................................................41
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện tình hình hiệu quả của SCB An Giang trong 3 TKSS......42




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                                                            vi
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang




                    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
                                               

          CBNH....................................................Cán bộ ngân hàng
          CMND....................................................Chứng minh nhân dân
          CNAG....................................................Chi nhánh An Giang
          CP...........................................................Chi phí
          GDV.......................................................Giao dịch viên
          HĐQT....................................................Hội đồng quản trị
          HĐV.......................................................Huy động vốn
          LS...........................................................Lãi suất
          NHNN....................................................Ngân hàng nhà nước
          NHTM....................................................Ngân hàng thương mại
          NV..........................................................Nguồn vốn
          KQHĐKD..............................................Kết quả hoạt động kinh doanh
          RGTPHLSBT.........................................Rút gốc từng phần hưởng ls bậc thang
          SCB........................................................Ngân hàng thương mại cổ phần SàiGòn
          SPNH.....................................................Sản phẩm ngân hàng
          SPTG......................................................Sản phẩm tiền gửi
          STK........................................................Sổ tiết kiệm
          TCKT.....................................................Tổ chức kinh tế
          TG..........................................................Tiền gửi
          TGĐ.......................................................Tổng giám đốc
          TGTK.....................................................Tiền gửi tiết kiệm
          TGTT.....................................................Tiền gửi thanh toán
          TKSS......................................................Thời kỳ so sánh
          TKTT.....................................................Tiết kiện thông thường
          TLHT.....................................................Tích lũy hưu trí
          TMCP.....................................................Thương mại cổ phần
          TN..........................................................Thu nhập
          VHĐCKH..............................................Vốn huy động có kỳ hạn




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                                 vii
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang



                                     CHƯƠNG 1
                                    TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
    Hội nhập quốc tế đang trở thành yêu cầu bức xúc đối với mỗi quốc gia trong xu thế
hiện nay và Việt Nam cũng đang vận hành nền kinh tề trong xu thế hội nhập đó. Khi hội
nhập mọi lĩnh vực đều trở nên phức tạp, trong đó hội nhập về lĩnh vực tài chính nói
chung, hoạt động ngân hàng nói riêng có độ phức tạp, nhạy cảm cao nhất.
    Muốn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng trong nước phải ngày
càng mở rộng quy mô chiếm nhiều thị phần, phát triển trên cơ sở an toàn, bền vững và
hiệu quả bởi vì an toàn là nền tảng để ngân hàng lớn, mạnh và phát triển. Tuy nhiên, để
làm được điều này các ngân hàng cần phải có một lượng vốn đáng kể và lượng vốn đó
chủ yếu được huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Với lý do trên nên vấn đề cạnh
tranh giành lấy thị phần, thu hút nguồn vốn của các NHTM tương đối gay gắt mà công
cụ chủ yếu không chỉ là lãi suất mà còn là các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm
tiền gửi, các chính sách chăm sóc khách hàng….
    Vì thế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) không chú trọng cạnh tranh bằng lãi suất,
mà chủ yếu cân đối giữa nhu cầu nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm vừa đảm bảo quyền
lợi của khách hàng mà vẫn đạt hiệu quả kinh doanh. Giải pháp để nâng cao nguồn vốn
huy động của SCB là luôn luôn chú ý lắng nghe và tìm hiểu thấu đáo từng đối tượng
khách hàng để có những sản phẩm huy động vốn và những chính sách khách hàng phù
hợp với tâm lý, nhu cầu nhằm tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng, hài lòng khi đến
với SCB. Với mục đích trên hiện SCB đang có rất nhiều sản phẩm dành cho khách hàng
như: chương trình tặng thêm lãi suất đối với người cao tuổi, lạm phát vẫn có lãi, tích lũy
học tập, chiếc ví thông minh, tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang… Vậy
các chương trình, sản phẩm này có đáp ứng được nhu cầu vốn cho ngân hàng không và
nó đã tác động như thế nào đến tình hình huy động vốn của ngân hàng? Đề tài: “Phân
tích tác động của các sản phẩm ngân hàng đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang” sẽ làm rõ hơn vấn đề nêu trên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng.
- Đánh giá tác động của một số sản phẩm tiền gửi đối với tình hình huy động vốn tại
ngân hàng.
- Đánh giá sự tăng trưởng của một số sản phẩm tiền gửi trên qua các thời kỳ.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu bốn sản phẩm tiền gửi: Tích lũy hưu trí, Tiết kiệm thông thường
tặng thêm lãi suất đối với chủ thẻ tiết kiệm từ 50 tuổi trở lên, Tiền gửi rút gốc từng phần
hưởng lãi suất bậc thang, gửi tiền nhận lãi ngay và tình hình huy động vốn của ngân
hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang qua ba thời kỳ của năm 2006 – 2007. Đồng
thời đề tài sẽ thu thập dữ liệu từ các nguồn như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Bảng cân đối kế toán và các văn kiện đại hội của SCB.




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                       1
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


1.4 Phương pháp nghiên cứu



        Thu thập số liệu về
        tình hình HĐV, về                                       Trao đổi trực tiếp với
                                     Tìm hiểu về
       nguồn vốn huy động                                       nhân viên ngân hàng
      của từng chương trình         các sản phẩm                    về các vấn đề
             sản phẩm.              của ngân hàng.               liên quan đến đề tài.




                                      Tổng hợp,
                                   phân tích, so sánh.




                                       Đánh giá
                                      thành công
                                     của sản phẩm.




                                    Nêu ra giải pháp




1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
   Đề tài nghiên cứu hiệu quả của các chương trình khuyến mãi, nghiên cứu các sản
phẩm tiền gửi đối với việc huy động vốn tại ngân hàng. Hy vọng rằng kết quả đề tài sẽ
giúp ích cho SCB An Giang trong công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình.




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                     2
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


                                     CHƯƠNG 2
                        NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
               VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG
2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn
    Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng
nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như
không có hoạt động của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập, phải có vốn
điều lệ theo qui định.Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở,
văn phòng, máy móc thết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có
thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng
khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách
hàng. Nghiệp vụ huy động vốn, do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng
cũng như đối với khách hàng.
2.1.1 Đối với ngân hàng thương mại
     Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng, thực hiện
các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ
nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn
NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân
hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn
để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn
góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.
2.1.2 Đối với khách hàng
    Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà nó
còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động
vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi,
tạo cơ hội cho họ có thể tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động còn
cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn
rỗi. Cuối cùng nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các
dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín
dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng.
2.2 Các loại huy động vốn
    Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khác nhau nên để
thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, NHTM phải thiết kế và phát triển thành nhiều
loại sản phẩm tiền gửi khác nhau. Nhưng thông thường tiền gửi của khách hàng tại
NHTM thường xuyên có các loại sau:




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                      3
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang



                        Tiền gửi thanh toán

                                                              Tiết kiệm có kỳ hạn

    Tiền                  Tiền gửi tiết kiệm
     gửi
    ngân
    hàng                                                    Tiết kiệm không kỳ hạn


                            Tiền gửi khác



                     Hình 2.1: Các loại tiền gửi quan trọng nhất
2.2.1 Tiền gửi thanh toán
   Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách
hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng
khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng.
2.2.2 Tiết kiệm không kỳ hạn
    Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách
hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an
toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai.
    Với sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ
lúc nào trong giờ giao dịch. Tuy nhiên, khác với hình thức tiền gửi cá nhân mỗi lần giao
dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch
ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh
toán như trong tiền gửi thanh toán.
2.2.3 Tiết kiệm định kỳ
    Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có
nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền
trong tương lai.
    Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường được phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào
thời hạn có thể phân chia thành tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng , 12 và
trên 12 tháng. Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành: Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi
đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ ( tháng
hoặc quý)
Việc phân chia kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của ngân
hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của
khách hàng.




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                      4
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


2.2.4 Các loại tiết kiệm khác
    Ngoài hai loại tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ hầu hết
các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiềt kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết
kiệm có thưởng, tiết kiệm với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình
luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt
chước của các đối thủ cạnh tranh.
2.3 Sản phẩm ngân hàng
   Sản phẩm ngân hàng thực chất là các dịch vụ ngân hàng. Khách hàng mua sản phẩm
ngân hàng thực chất là mua sự thỏa mãn một nhu cầu nào đó của mình. Các dịch vụ
ngân hàng được phân loại theo sơ đồ sau:

                                     Các dịch vụ
                                     ngân hàng




    Dịch vụ              Các nghiệp vụ              Dịch vụ                  Các dịch
    tiền gửi                đầu tư                  tín dụng                 vụ khác


                        Hình 2.2: Phân loại dịch vụ ngân hàng
    Ta thấy rằng ngân hàng có rất nhiểu dịch vụ, trong đó dịch vụ tiền gửi và dịch vụ tín
dụng là hai dịch vụ chính, chủ yếu và là hai dịch vụ chủ lực của ngân hàng. Tuy nhiên,
vì giới hạn của đề tài nên chỉ tập trung phân tích các dịch vụ tiền gửi mà bỏ qua các dịch
vụ khác. Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất trong vốn tiền tệ của ngân hàng. Chính
vì vậy mà ngân hàng tập trung vào công tác tiếp thị nguồn vốn này. Nguồn vốn bằng
tiền của ngân hàng gồm có các nguồn vốn sau:

                             Nguồn vốn bằng tiền




        Tiền gửi của              Tiền vay của
        khách hàng                 ngân hàng                   Vốn cổ phần



            Hình 2.3: Các nguồn cấu thành vốn bằng tiền của ngân hàng
Như bất kỳ ngân hàng nào, SPNH đều phát triển qua các giai đoạn liên tục sau:
2.3.1 Đưa sản phẩm ra thị trường
    Thời kỳ ngân hàng lần đầu tiên đưa sản phẩm ra công chúng là bước khởi đầu của
giai đoạn đưa sản phẩm mới ra thị trường. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm chậm là đặc trưng


SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                        5
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


cơ bản của giai đoạn này, kết quả có thể là hoàn toàn không có hoặc có lợi nhuận không
đáng kể. Như thông lệ giai đoạn đầu của chu kỳ sống có liên quan tới chi phí lớn cho
công tác marketing và phải bỏ nhiều công sức để tạo ra sự quen biết rộng rãi về sản
phẩm. Giá sản phẩm cao là một điều không tránh khỏi ở giai đoạn này vì có chi phí ban
đầu lớn. Ở giai đoạn này không có cạnh tranh chính là lợi thế cơ bản đối với ngân hàng.
2.3.2 Giai đoạn phát triển
    Giai đoạn này có đặc điểm là tốc độ tiêu thụ nhanh và kết quả là ở chính giai đoạn
này, mức lợi nhuận đạt ở ngưỡng cao nhất. Mặc dù chi phí cho marketing còn ở mức
cao, nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng chi phí giảm. Các chi phí liên quan tới việc
cung ứng dịch vụ này đối với thị trường mục tiêu giảm xuống và bởi vậy giá sản phẩm
hạ. Giai đoạn phát triển này có sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng chiến lược của ngân hàng
vẫn là tập trung nổ lực hướng tới việc tiếp tục lâu dài đưa sản phẩm này ra thị trường.
Mức độ cạnh tranh chủ yếu phụ thuộc vào mức hiệu quả của sản phẩm này ở thị trường.
Trong giai đoạn phát triển ngân hàng cố gắng mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm và
thâm nhập vào những lĩnh vực mới của thị trường. Sự mở rộng đó cho phép ngân hàng
thu tối đa lợi nhuận của mình và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Bởi vậy giai đoạn
này chu kỳ sống của sản phẩm rất có lợi cho ngân hàng, do đó nhiệm vụ quan trọng là
phải kéo dài nó ra.
2.3.3 Giai đoạn chín muồi
    Giai đoạn này có đặc điểm việc tiêu thụ sản phẩm phát triển chậm và đôi khi lại còn
bị giảm xuống. Điều đó có thể giải thích bằng rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, tới lúc
sản phẩm chín muồi, nhu cầu của người tiêu dùng thực tế đã thay đổi. Thứ hai, một dịch
vụ khác tương tự nhưng được hoàn thiện hơn thay thế sản phẩm này. Thứ ba, ngân hàng
có thể không chịu được áp lực của cạnh tranh. Cuối cùng, dịch vụ đó có thể không có
doanh lợi đối với ngân hàng vì xuất hiện khả năng mới về đầu tư vốn có hiệu quả hơn.
   Khối lượng lợi nhuận thu được ở giai đoạn chín muồi sản phẩm bắt đầu dần dần
giảm xuống. Đồng thời sản phẩm được phát triển rộng rãi và bao trùm tối đa khách hàng
của ngân hàng. Thành tựu về giá cả sản phẩm với mức tối thiểu là nguyên nhân tăng
cường mạnh mẽ cạnh tranh.
   Đôi khi người ta gọi giai đoạn cuối của thời kỳ chín muồi sản phẩm là giai đoạn bão
hòa của thị trường, mà sự chín muồi đó có quan hệ tới sự bắt đầu của thoái trào tiêu thụ.
2.3.4 Giai đoạn thoái trào
    Giai đoạn này có liên quan tới sự giảm mạnh mẽ khối lượng tiêu thụ và có khả năng
giảm mức lợi nhuận thu được tới số không. Thời gian của thoái trào đó khác nhau đối
với các loại sản phẩm của ngân hàng khác nhau.
    Cạnh tranh trong giai đoạn thoái trào rất êm ắng. Điều đó chủ yếu được giải thích
bởi sự chuyển hướng chú ý sang loại sản phẩm mới.
   Sự duy trì hàng loạt sản phẩm của ngân hàng ở vào giai đoạn thoái trào thường
không có lợi. Điều đó một mặt là do sự cần thiết của các chi phí nhất định về việc cung
cấp nó, mặt khác do phải đưa sức lực về tiền vốn của ngân hàng vào sự phát triển và áp
dụng sản phẩm mới có lợi nhuận.




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                     6
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


    Dù cho ngân hàng cố gắng để tổ chức công tác có hiệu quả với các sản phẩm sẵn có
trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ sống của nó thì việc đưa ra sản phẩm mới vẫn là sự
cần thiết khách quan.

        Khối lượng bán
              ra




                                                       Tổng
                                                     lợi nhuận




                                          Tăng
                                                     Chín muồi    Thoái trào
                                          trưởng

                         Bắt đầu đưa ra                                        Thời gian
                         thị trường



         Hình 2.4: Các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm ngân hàng


Quá trình tạo ra sản phẩm mới trải qua nhiều giai đoạn được đưa ra ở hình 2.5


                Tìm tòi
                chủ đề
                               Phân tích các
                                 khả năng
                                marketing


                                                   Đưa ra


                                                             Thử nghiệm

                                                                          Thương mại
                                                                             hóa


                              Hình 2.5 Các giai đoạn tạo ra sản phẩm mới




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                           7
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng
2.4.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
                              Tổng vốn huy động
          VHĐ/TNV =                                 x       100%
                               Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này nói lên tổng vốn huy động chiếm trong tổng nguồn vốn hoạt động, nghĩa là
trong 1 đồng vốn sẽ có bao nhiêu đồng vốn huy động được từ bên ngoài. Tỷ số này càng
cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn.
2.4.2. Vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động
                               VHĐ không kỳ hạn
     VHĐKKH/TVHĐ          =                             x    100%
                                Tổng vốn huy động
Tỷ lệ này cho biết vốn huy động lãi suất thấp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn
huy động. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của tổ
chức tín dụng càng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho tổ chức tín dụng
2.4.3 Vốn huy động có kỳ hạn / Vốn huy động
                                      VHĐ có kỳ hạn
               VHĐCKH/VHĐ =                                 x 100%
                                    Tổng vốn huy động
Tỷ số này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín
dụng. Tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động càng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi
cho tổ chức tín dụng trong cho vay.
2.4.4 Đánh giá tình hình hiệu quả


                                Chi phí
   Tình hình hiệu quả =                        x 100%
                               Thu nhập
Tỷ số này cho biết được tình hình hoạt động của ngân hàng có đem lại hiệu quả hay
không, nếu tỷ số này nhỏ hơn 60% thì hoạt động có hiệu quả và ngược lại.




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                     8
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


                                   CHƯƠNG 3
  GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
                 CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Giới thiệu tổng quát
3.1.1 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hội sở
   •   Tên tiếng Anh: SaiGon Commercial Bank, viết tắt là: SCB
   •   Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn.
   •   Hội sở chính: 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM
   •   Giấy phép hoạt động số: 00018/NH – GF
   •   Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 4103001562
3.1.2 Sản phẩm dịch vụ chính
    Sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng gồm: huy động vốn, dịch vụ tín dụng, các
dịch vụ khác như dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toán
quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ,
tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán,
Ngân quỹ.
3.1.3 Mạng lưới hoạt động
    Mạng lưới hoạt động từ 7 điểm năm 2002 lên đến hơn 40 điểm bao gồm hội sở, sở
giao dịch, và các chi nhánh phòng giao dịch tại khu vực miền Bắc, Hà Nội, miền Trung,
TPHCM, Đồng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam Bộ
3.1.4 Định hướng của SCB
   Phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SCB thành NHTM đa năng, tiện ích dịch
vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt,
mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng
TMCP Sài Gòn trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng
bước vươn ra khu vực và thế giới.
3.1.5 Mục tiêu của SCB
   •   Gia tăng giá trị cổ đông.
   •   Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại.
   •   Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với SCB.
   •   Giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh.
   •   Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên.
3.2 Quá trình hình thành và phát triển
   Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên
thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã
khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng



SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                   9
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng
được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng .
   Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi được sự
chấp thuận của NHNN Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007,
SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1.399.999.500.000
đồng. Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Như
vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của
nhà nước.
   Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”, cùng với
khát khao vươn lên SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa
năng tại Việt Nam, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội
nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
3.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
   Bắt đầu hoạt động từ ngày 12/06/2006 theo quyết định số 07/QĐ-SCB-HD(QT.06
ngày 28 tháng 04 năm 2006.
   •   Địa chỉ: 4+5 KT Hà Hoàng Hổ, TP Long Xuyên, An Giang.
   •   Tel : (84 76) 945235.
   •   Fax : (84 76) 945236
    Hiện nay, SCB An Giang có 35 nhân viên gồm tại chi nhánh 23 nhân viên và phòng
giao dịch Châu Đốc 12 nhân viên. Trình độ Đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng trên
94% trên tổng số biên chế.
3.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang
3.4.1 Sơ đồ tổ chức

                                       Ban Giám Đốc


                                                (Trực thuộc hội sở)
                                                                      Tổ kiểm soát
                                                                         nội bộ




 Phòng                 Phòng              Phòng                   Phòng           PGD
Tín Dụng               Kế Toán          Hành chính               Ngân Quỹ       Châu Đốc

       Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang
3.4.2 Chức năng các phòng ban
   Ban giám đốc: Điều hành lãnh đạo và chịu trách nhiệm tất cả các công việc tại chi
nhánh trước HĐQT, TGĐ và pháp luật trong phạm vi được TGĐ ủy quyền và theo quy
định của SCB



SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                     10
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


    Phòng Tín dụng: Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay. Thu hồi vốn, lãi cho vay
kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi. Phối hợp tốt các phòng chức năng để phục vụ tốt
nhu cầu khách hàng. Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn…
    Phòng Kế toán: Quản lý về tài khoản, thanh toán, điện toán thông tin, chuyển tiền,
thu đổi ngoại tệ, điều chuyển vốn nội bộ, chi tiêu theo kế hoạch được hội sở duyệt và
các báo cáo kế toán, quyết toán, tham mưu cho giám đốc xây dựng và phát triển các sản
phẩm dịch vụ mới.
     Phòng Hành chính: Tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi
trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, và thi đua
khen thưởng. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao
động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Thực hiện công tác văn thư hành
chính quản trị.
    Tổ kiểm soát nột bộ: Kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của chi nhánh theo
đúng pháp luật. Theo dõi, phúc tra chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, thực
hiện của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
    Phòng ngân quỹ: Thu chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá. Kiểm tra thực thu, thực
chi theo chứng từ kế toán. Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đổi ngoại tệ. Chịu trách
nhiệm bảo quản tiền, vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của
khách hàng vay.
3.5 Giới thiệu quy trình huy động vốn tại NHTM Cổ Phần Sài Gòn
Quy trình nghiệp vụ giao dịch tiền gửi tiết kiệm có các công việc thực hiện sau đây:
3.5.1 Tiếp quỹ đầu ngày
3.5.2 Hướng dẫn khách hàng
- Giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng đăng ký thông tin.
- Hướng dẫn khách hàng lập thủ tục: khách hàng xuất trình CMND, hoặc hộ chiếu….,
và các giấy tờ liên quan khác theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
* Đối với khách hàng đã có mã số tại SCB thì không xuất trình thêm các giấy tờ trên.
3.5.3 Mở tài khoản
- Nhập các thông tin cơ bản để mở tài khoản.
- Tạo vai trò của người có liên quan trên chương trình máy tính.
3.5.4 Giao dịch gửi tiền tiết kiệm
* Gửi bằng tiền mặt ( Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ)
- Hạch toán vào tài khoản.
- In chứng từ liên quan
- Thu tiền và giao thẻ tiết kiệm cho khách hàng.
- Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng ký trên bảng kê nộp tiền kiêm phiếu thu.- GDV
ký tên đóng dấu đã thu tiền trên bảng kê nộp tiền kiêm phiếu thu lưu giữ lại bảng kê nộp



SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                       11
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang
tiền kiêm phiếu thu làm chứng từ gốc đối với bảng liệt kê chứng từ giao dịch được in ra
vào cuối ngày.
- GDV kiểm tra lại các thông tin và số liệu được in trong thẻ tiết kiệm và chuyển cho
kiểm soát viên.
- GDV giao thẻ tiết kiệm cho khách hàng
* Gởi bằng séc chuyển khoản
- Người gửi tiền và người phát hành séc có tài khoản tại SCB
   + Nộp tờ séc
   + Xem xét tờ séc
   + GDV trích tiền từ tài khỏan của người phát hành séc để ghi có vào tài khoản cho
   người thụ hưởng có tài khoản tại SCB
   + Hướng dẫn khách hàng thực hiện gửi như gửi tiền bằng chuyển khoản.
- Người thụ hưởng và người phát hành khác tài khoản.
   + Bước 1 và bước 2 giống như trên.
   + Chuyển tờ séc sang trung tâm thanh toán theo dõi tiền về.
   + Khi tiền về GDV ghi có vào tài khoản người thụ hưởng.
   + Hướng dẫn khách hàng gửi tiền.
* Gửi tiết kiệm bằng chuyển khoản
- Trường hợp ủy nhiệm chi đến không có các thông tin như: hình thức tiết kiệm, kỳ hạn
gửi… người thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại SCB thì khách hàng rút bằng
tiền mặt và thực hiện như gửi bằng tiền mặt.
- Trường hợp ủy nhiệm chi đến có đủ thông tin nhưng người thụ hưởng không có tài
khoản thanh toán tại SCB thì giống như trường hợp trên.
- Người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại SCB và được chuyển theo tài khoản
thanh toán tại SCB thì khách hàng lập ủy nhiệm chi trích từ tài khoản thanh toán sang
tài khoản tiết kiệm với đầy đủ các thông tin trên, GDV nhận và kiểm tra ủy nhiệm chi,
hạch toán vào tài khoản và trả thẻ tiết kiệm cho khách hàng.
* Gửi tiền tiết kiệm đồng chủ sở hữu
Lập thêm biên bản thỏa thuận về quản lý và sử dụng thẻ tiết kiệm chung.
* Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Giống như các buớc gửi tiền thông thường
- Tên chủ thẻ là người được giám hộ
- Khách hàng lập thêm giấy thỏa thuận với ngân hàng. (Khi ký tên ghi ký thay người
được giám hộ)
3.5.5 Giao dịch rút tiền tiết kiệm
* Các bước thao tác chung




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                   12
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang
- Khách hàng lập thủ tục.
- Xác định tài khoản khách hàng.
* Giao dịch rút tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào
- Các thao tác chung
- Kiểm tra nội dung rút tiền
- Hạch toán vào tài khỏan, in phiếu chi, bảng kê các loại tiền chi giao cho khách hàng
* Rút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
- Trả lãi
    + Khách hàng xuất trình thẻ tiết kiệm, giấy tờ tùy thân
    + Xác định số tiền lãi khách hàng chưa lĩnh, hạch toán và chi tiền
- Chi trả gốc
    + Rút một phần vốn trước hạn: theo từng sản phẩm cụ thể của SCB
   + Rút toàn bộ vốn: GDV lưu giữ phiếu chi, bảng kê các loại tiền chi và thẻ tiết kiệm
làm chứng từ gốc.
3.5.6 Tái tục thẻ tiết kiệm
* Trường hợp mặc định
   Ngày đáo hạn khách hàng không đến lĩnh thì SCB sẽ tự động nhập lãi vào gốc và
kéo dài thêm một kỳ hạn trả nợ như kỳ hạn ban đầu theo hình thức gửi tiền tiết kiệm
thông thường.
   Nếu thời điểm đến hạn mà SCB không huy động loại kỳ hạn đó thì SCB sẽ chuyển
sang kỳ hạn ngắn hơn liền kề với lãi suất do SCB công bố tại thời điểm kéo dài.
* Trường hợp tùy chọn
   Nếu khách hàng có chỉ định về việc tái tục trước khi mở tài khoản thì ngày đáo hạn
dựa vào chỉ định của khách hàng.
3.5.7 Ủy quyền, thay đổi ủy quyền, hủy bỏ ủy quyền
    Nếu muốn thay đổi nội dung ủy quyền, chủ thẻ tiết kiệm phải lập giấy ủy quyền mới
thay thế giấy ủy quyền cũ.
   Muốn hủy bỏ ủy quyền, chủ sở hữu thẻ tiết kiệm phải đến SCB thực hiện thủ tục
hủy bỏ ủy quyền.
3.5.8 Chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm
   Khách hàng lập giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, GDV hướng dẫn khách
hàng lập giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm theo mẫu SCB.
3.5.9 Các qui định khác
* Cấp, đổi thẻ tiết kiệm mới cho khách hàng
- Trường hợp thẻ tiết kiệm bị mất, ướt, rách, mối, mọt chưa đến hạn thanh toán thì cấp
lại, đóng dấu “cấp lần 2” trên thẻ tiết kiệm và thu hồi thẻ tiết kiệm cũ, ghi chú số sêri



SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                     13
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang
thẻ tiết kiệm cấp lần 2 và tiến hành cập nhật thông tin khách hàng trong chương trình
máy tính để theo dõi.
 - Trường hợp thẻ tiết kiệm bị ướt, rách, mối mọt…nhưng không mất và đến hạn thanh
toán thì GDV thanh toán tiền cho khách hàng. Riêng thẻ tiết kiệm mất thì thực hiện theo
quy định: sau 10 ngày kể từ ngày báo mất thẻ đối với tiết kiệm không kỳ hạn hoặc kể từ
ngày thẻ tiết kiệm đến hạn thanh toán đối với thẻ tiết kiệm có kỳ hạn.
Trường hợp thẻ tiết kiệm hết dòng giao dịch: cấp lại thẻ mới, thu hồi thẻ cũ ghi chú số
seri cấp lần 2 không đóng dấu “cấp lần 2”.
* Phong tỏa tài khoản tiền gửi tiết kiệm khi:
- Khách hàng thực hiện thủ tục báo mất thẻ.
- Thẻ tiết kiệm dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại SCB.
- Thẻ tiết kiệm được SCB phong tỏa để cấp hạn mức thấu chi.
- Theo yêu cầu bằng văn bảng của chủ sở hữu thẻ tiết kiệm, của cơ quan có thẩm quyền.
* Phương thức tính lãi
Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
                                                       x lãi suất/tháng) / 30
Số lãi phải trả = (tổng tích số tính lãi trong tháng
Đối với tiền gửi có kỳ hạn
Số lãi phải trả = số dư tiền gửi x   LS/tháng x thời hạn gửi (tháng)
Trường hợp khách hàng giao dịch nhiều nơi trực thuộc SCB
- Người được ủy quyền, người đồng chủ sở hữu thẻ tiết kiệm, người giám hộ, người đại
diện theo pháp luật, người thừa kế, người không thể viết dưới bất kì hình thúc nào thì
làm ở đâu đến đó giao dịch.
- Khách hàng liên hệ nơi gửi tiền trực thuộc SCB để cấp lại thẻ mới trừ trường hợp thẻ
tiết kiệm hết dòng giao dịch.
Thẻ tiết kiệm đến hạn trùng vào ngày nghỉ, lễ.
- Ngay ngày nghỉ lễ: chi trả liền kề sau ngày nghỉ lễ. Tính lãi theo ngày đến hạn.
- Nếu khách hàng yêu cầu thì trả liền trước nhưng tiền lãi trừ đi số tiền lãi của ngày nghỉ
lễ theo lãi suất ghi trên thẻ tiết kiệm.
3.5.10 Cuối ngày giao dịch
- Đối chiếu kiểm tồn quỹ cuối ngày
- Trường hợp các giao dịch đều cân số:
   + GDV sẽ in ra bảng liệt kê các giao dịch phát sinh trong ngày.
   + GDV kiểm tra rà soát giữa bảng liệt kê với các chứng từ bằng giấy.
   + Nếu đúng GDV chuyển toàn bộ số chứng từ giao dịch kèm bảng liệt kê giao dịch
phát sinh trong ngày cho kiểm soát viên ký xác nhận.
+ Chuyển chứng từ giao dịch trong ngày đã sắp xếp qua phòng kế toán ( hoặc bộ phận
kế toán) lưu trữ theo qui định




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                       14
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang
   - Trường hợp nếu không cân số:
    + Tìm nguyên nhân: Giao nộp tiền mặt về bộ phận ngân quỹ cuối ngày, trường hợp
tiền mặt thừa hoặc thiếu vào cuối ngày sẽ hạch toán vào tài khoản tạm giữ thừa thiếu
chờ xử lý.
3.5.11 Lưu trữ bảo quản hồ sơ chứng từ
*Sắp xếp chứng từ: GDV sắp xếp các chứng từ theo thứ tự các chứng từ giao dịch thực
hiện trong ngày, kẹp lại thành tập, ghi rõ ngày tháng năm, số tập, số lượng chứng từ
chuyển cho phòng kế toán hoặc bộ phận kế toán.


                              Tiếp quỹ đầu ngày


                            Hướng dẫn khách hàng


                                 Mở tài khoản


                          Giao dịch gửi tiền tiết kiệm


                          Giao dịch rút tiền tiết kiệm


                            Tái ký gửi thẻ tiết kiệm


                         Ủy quyền, thay đổi ủy quyền,
                              hủy bỏ ủy quyền


                               Chuyển nhượng


                              Các quy định khác


                             Công việc cuối ngày


                       Lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ

  Hình 3.2: Quy trình nghiệp vụ giao dịch TGTK tại ngân hàng TMCP Sài Gòn



SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                15
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


3.6 Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong công tác huy động vốn
3.6.1 Thuận lợi
  Luôn được sự giúp đỡ thường xuyên về nghiệp vụ của Chi Nhánh Ngân Hàng Nhà
Nước Tỉnh An Giang. Khách hàng tiền gửi và tiền vay khá ổn định và tăng hàng năm.
    Tập thể cán bộ, công nhân viên của SCB An Giang có tinh thần trách nhiệm cao, nội
bộ đoàn kết, thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, ân cần. Đa phần có trình độ cao đẳng,
đại học trở lên nên kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững, phần lớn đội ngũ
cán bộ rất trẻ, năng động linh hoạt nên rất thuận lợi trong quá trình học hỏi cái mới.
   SCB đã trang bị phần mềm quản lý Smartbank. Phần mềm này tuy còn một số
nhược điểm song đã thể hiện được vai trò quan trọng và nhiều tiện ích trong thời gian sử
dụng.
3.6.2. Khó khăn
    SCB An Giang chỉ mới hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang gần hai năm, vì vậy
chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng
khu vực.
    Trên địa bàn hiện nay có rất nhiều các tổ chức tín dụng, các chi nhánh, các phòng
giao dịch của ngân hàng do đó tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong việc cho vay và huy
động vốn của ngân hàng.
    Sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng đã làm cho việc thu
hút khách hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn.
3.7 Kết quả hạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang
qua các quý
3.7.1 Những sự kiện nổi bật
   Ngân hàng SCB trong thời gian qua đã đạt được các giải thưởng quan trọng như:
   -   Cúp vàng thương hiệu Việt năm 2005 và 2006
   -   3 cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm: “tiết
       kiệm tích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”, “tín dụng doanh
       nghiệp vừa và nhỏ”, “tín dụng tiêu dùng”.
   -   Danh hiệu “doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng” năm 2006
   Trên đây là những giải thưởng tiêu biểu của ngân hàng, ngoài những giải thưởng
này ngân hàng còn vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng khác góp phần nâng cao uy tín
của ngân hàng trên thị trường tiền tệ hiện nay.
3.7.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng
   Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang cũng như các ngân hàng, các tổ chức
sản xuất kinh doanh khác, mục tiêu chủ yếu của các hoạt động này là hướng đến lợi
nhuận, xem lợi nhuận là yếu tố hàng đầu. Để kết quả kinh doanh đạt kết quả cao thì
ngân hàng cần phải quản lý tốt các hoạt động huy động và sử dụng vốn, đa dạng hóa các
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, từ đó làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng lên, đồng thời
nguồn vốn được mở rộng thêm. Với phương châm đi vay để cho vay và thông qua hoạt




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                    16
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


động đó ngân hàng thu được lợi nhuận nên chỉ gần hai năm hoạt động ngân hàng TMCP
Sài Gòn – CN An Giang đã có những kết quả đáng kể như sau:
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2006 – 2007
                                                                                  ĐVT: Triệu đồng
            TKSS             6 tháng cuối năm           6 tháng đầu năm          6 tháng cuối năm
KM                                 2006                       2007                     2007
Doanh thu                              387,614                   2.327,287                  5.170,509
- Thu từ lãi vay                       375,122                   2.173,165                  5.011,524
- Thu khác                              12,492                     154,122                    158,985
Chi phí                                453,368                   1.948,643                  2.687,069
- Chi trả lãi                          207,516                   1.260,225                  1.595,328
- Chi khác                             245,852                     688,418                  1.091,741
Lợi nhuận thuần                       (65,754)                     378,644                  2.483,440
                            Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang

            Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện KQHĐKD của SCB AG năm 2006-2007
    6,000
    5,000
    4,000
    3,000
    2,000
    1,000
 n (tri



            ng)
            uđ




       0
 it
 S
 ố




            ồ
 ề

            ệ




   -1,000    6 tháng cuối                  6 tháng đầu                       6 tháng cuối
               năm 2006                     năm 2007                           năm 2007
                                                TKS S

                               Doanh thu   Chi phí      Lợi nhuận thuần


Tính đến nay NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang chính thức đi vào hoạt động đã được
hơn một năm rưỡi, tình hình hoạt động của ngân hàng dần đi vào ổn định. Vào cuối năm
2006 lợi nhuận thuần của ngân hàng là con số âm 65,754 triệu đồng. Nguyên nhân do
ngân hàng mới thành lập nên chưa có nhiều khách hàng đến vay tiền và ngân hàng cần
phải đầu tư thêm để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, do đó chi phí rất cao, bên cạnh đó do mới
thành lập nên chi phí khấu hao cao làm cho lợi nhuận thuần của ngân hàng âm 65,754
triệu đồng. Công tác huy động tiền gửi của CN An Giang chưa tăng trưởng tốt do nhiều
yếu tố như cạnh tranh, chưa có uy tín và quan trọng nhất là thương hiệu. Trong thời gian
qua mặc dù SCB đã tổ chức khá nhiều hoạt động công tác xã hội nhưng thực tế chưa tạo
được tiếng vang tại An Giang, phần lớn khách hàng còn nhầm lẫn giữa SCB và
Sacombank. Ngoài ra trong thời gian này ngân hàng mở thêm phòng giao dịch Châu
Đốc vì thế cần phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho việc kinh doanh. Từ quý
II năm 2007 trở đi ngân hàng bắt đầu kinh doanh có lãi vì bộ máy đã dần đi vào hoạt
động ổn định và tạo được thương hiệu SCB tại địa bàn tỉnh An Giang thông qua các
chương trình, các chính sách phù hợp như: chính sách khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn đối
với từng đối tượng khách hàng, miễn giảm phí thanh toán đối với khách hàng vay, ưu


SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                                 17
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


đãi đối với khách hàng doanh nghiệp chuyển doanh thu về SCB…Chính nhờ vậy lợi
nhuận của ngân hàng càng ngày càng tăng cao. 6 tháng cuối năm 2007 lợi nhuận thuần
tăng 5,5 lần so với tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2007. Lợi nhuận của SCB – An
Giang được thể hiện cụ thể qua biểu đồ trên.
Qua phân tích trên ta thấy tình hình hoạt động của ngân hàng trong 1,5 năm qua đã dần
ổn định và bắt đầu có lợi nhuận, SCB An Giang đang trên đà phát triển, hoạt động bền
vững và dần chiếm được thị phần tại địa bàn tỉnh An Giang.
3.8 Kế hoạch kinh doanh của ngân hàng vào năm 2008
    Vào năm 2008 SCB tiếp tục thực hiện phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn
thiện vì khách hàng”. Năm 2008 SCB sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo
hướng:
   -   Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và giữ vững tỷ lệ huy động vốn giữa
       thị trường 1 và thị trường 2. Tăng cường việc huy động nguồn vốn giá rẻ nhưng
       ổn định. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các sản phẩm huy động mới
       nhằm duy trì khách hàng hiện hữu đồng thời thu hút khách hàng mới.
   -   Tăng trưởng tín dụng ổn định gắn liền với chất lượng tín dụng luôn được kiểm
       soát một cách chặt chẽ. Tăng cường bán chéo sản phẩm.
   -   Bên cạnh hai hoạt động chủ yếu trên SCB sẽ đẩy mạnh các hoạt động đầu tư
       thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại hối nhằm đa dạng hóa thu nhập. Phân tán
       rủi ro và nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu.
   -   Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới hoạt động ra khắp huyện thị
       trong tỉnh nhằm đưa thương hiệu SCB tiếp cận với khách hàng trong khu vực.
   Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 Hội sở giao cho SCB An Giang tăng 30% so với năm
2007 cả về hoạt động huy động vốn lẫn hoạt động tín dụng.
   Qua một năm nhìn lại, SCB An Giang cũng có những thành tựu và những khuuyết
điểm. Bên cạnh những thành tựu đạt được, SCB An Giang cần khắc phục những hạn
chế của năm 2007 để năm 2008 có thể hoạt động tốt hơn và chú trọng tăng trưởng từ
đầu năm.
    Trước mắt SCB sẽ mở thêm 2 phòng giao dịch ở Mỹ Phước và Cái Dầu, tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng giao dịch với SCB, mở rộng quy mô, nâng cao
uy tính và thương hiệu.




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                  18
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


                                    CHƯƠNG 4
  PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
          TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG
4.1 Cơ cấu nguồn vốn và thực trạng tình hình huy động vốn hiện nay của ngân
hàng.
4.1.1 Tình hình nguồn vốn
       Như chúng ta đã biết vốn là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh, là nhân tố không
thể thiếu được trong quá trình kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngân
hàng cũng vậy, muốn đem lại hiệu quả kinh tế cao trước tiên cần phải có nguồn vốn dồi
dào, bởi vì hiện nay nước ta đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường xuyên bị
thiếu hụt vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giải quyết tình trạng
thiếu vốn này, giải pháp tốt nhất là họ đến ngân hàng xin vay vốn. Do đó, để đứng vững
trên thị trường thì ngân hàng cần phải có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng cho họ. Bên
cạnh đó, muốn chiếm được thị phần, mở rộng thị trường và quy mô ngân hàng cần phải
nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng các hình thức huy động vốn để thu hút lượng
tiền nhàn rỗi trong dân cư, các doanh nghiệp để phân phối lại cho các tổ chức sản xuất
kinh doanh đang thiếu hụt về vốn. Nguồn vốn của ngân hàng ngày càng dồi dào càng
khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền kinh tế thị trường.
    Là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc hội sở, do đó nguồn vốn hoạt động chủ yếu của
SCB An Giang là nguồn vốn huy động tại chỗ và do hội sở điều chuyển vốn về. Nguồn
vốn tại chỗ được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền
gửi tiết kiệm…. Dân cư và các tổ chức kinh tế là các đối tượng huy động chủ yếu của
ngân hàng. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của SCB -
An Giang trong gần hai năm qua đã tăng lên đáng kể cụ thể như sau:
                  Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của SCB An Giang
           3%                                 2%                               1%
                                         9%
                                                                                          30%
 28%




                                                                                            đầu
                                                                                    6 tháng cuối
                      69%                                                69%         năm 2007
                                                                                          2006
                                                       89%

                         Vốn huy động   Vốn điều hòa    Vốn chủ sở hữu



    Ta thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh tăng đáng kể, vào cuối năm 2006 tổng
nguồn vốn chỉ có 31.500 triệu đồng thì đến năm 2007 nguồn vốn đã tăng đến 350.236
triệu đồng. Tổng nguồn vốn năm 2007 tăng thêm 318.736 triệu đồng gấp hơn 10 lần so
với năm 2006. Sự tăng trưởng nguồn vốn này có được là do vốn huy động tăng gấp 3,8
lần so với năm 2006 chứng tỏ chi nhánh ngày càng mở rộng thị trường hoạt động và có
uy tín trên địa bàn tỉnh An Giang. Những ngày đầu hoạt động SCB An Giang chỉ thu



SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                     19
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang
hút khách hàng trong địa bàn thành phố Long xuyên và các huyện lân cận do đó nguồn
vốn huy động không cao. Đến đầu năm 2007 thấy được tiềm năng của lượng vốn nhàn
rỗi ở Thị xã Châu Đốc, SCB đã phát triển thêm phòng giao dịch Châu Đốc do đó lượng
vốn huy động tăng đáng kể, tuy nhiên lượng vốn huy động tại chi nhánh không đủ đáp
ứng doanh số cho vay vì vậy ngân hàng cần phải sử dụng vốn điều hòa từ hội sở.
   Vốn huy động tăng trưởng rất nhanh, số tiền huy động được trong 2 năm hoạt động
như sau:
            + 6 tháng cuối năm 2006: 21.791 triệu đồng 69% tổng nguồn vốn.
            + 6 tháng đầu năm 2007: 65.005 triệu đồng chiếm 89% tổng nguồn vốn.
            + 6 tháng cuối năm 2007: 104.309 triệu đồng chiếm 30% trong tổng nguồn
vốn.
    Từ trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng rất nhanh từ 21.791 triệu đồng lên đến
65.005 triệu đồng tăng gấp 1.98 lần vào 6 tháng đầu năm 2007 và 6 tháng cuối năm
2007 tổng vốn huy động tăng thêm 39.304 triệu đồng thành 104.309 triệu đồng, có được
kết quả trên là nhờ chi nhánh luôn quan tâm và có những chính sách đúng đắn trong
công tác huy động vốn, vừa duy trì khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia
tăng lượng vốn huy động. Tuy nhiên so với tổng nguồn vốn thì năm 2006 vốn huy động
chiếm khoảng 69%, 6 tháng đầu năm 2007 con số này lên đến 89% nhưng 6 tháng cuối
2007 tỷ lệ này giảm còn 30%, nguyên nhân là do tổng nguồn vốn tăng quá nhanh,
nguồn vốn huy động không đáp ứng kịp với tốc độ tăng trưởng đó. Tổng nguồn vốn
tăng nhanh xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ của
các hộ gia đình, doanh nghiệp rất lớn trong địa bàn nên chi nhánh cần phải khơi nguồn
vốn hoạt động của mình để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động, thế
nhưng lượng vốn huy động và vốn chủ sở hữu không thể đáp ứng kịp nên ngoài nguồn
vốn huy động tại chỗ, SCB – An Giang còn được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ SCB hội sở.
Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn ở phụ lục cho thấy, nguồn vốn điều hòa qua các
quý của chi nhánh có xu hướng tăng trưởng khá ổn định và chiếm tỷ trọng cao cụ thể
như sau: Năm 2006 vốn điều hòa chiếm 28% tổng nguồn vốn. 6 tháng đầu năm của năm
2007 lượng vốn điều hòa giảm, còn chiếm 9% trong tổng nguồn vốn, tuy tỷ lệ vốn điều
hòa giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn tăng 1,32 lần so với cuối năm 2006, nguyên nhân
là do lượng vốn huy động tăng 1,98 lần. Sang 6 tháng cuối năm 2007 tổng nguồn vốn
tăng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2007 là 3,8 lần. Vốn điều hòa
tăng rất cao từ 6.597 triệu đồng lên đến 243.692 triệu đồng do vốn huy động không đủ
đáp ứng doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng có nhiều khách
hàng vay và được nhiều người biết đến.
    Mặc dù có sự hỗ trợ về nguồn vốn điều hòa từ Hội sở nhưng chi nhánh cần chú
trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ
đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh
thêm dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Để làm


được điều này ngân hàng cần phải có thêm nhiều loại hình huy động với mức lãi suất
hấp dẫn mang tính cạnh tranh, các chương trình khuyến mãi, dự thưởng, xem xét loại bỏ
bớt những thủ tục rườm rà phức tạp…. nhằm thu hút được ngày càng nhiều lượng tiền
nhàn rỗi từ trong dân, các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất.




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                   20
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang

                          Hình 4.2: Cơ cấu nguồn ốn năm 2006-2007

               400000
               350000
               300000
               250000
               200000
               150000
               100000
                50000
       ổ ngu




                    0
                 ố (tri




                           ng)
                           ệđ
                        6 tháng cuối     6 tháng đầu   6 tháng cuối
                 ồv



                                                                               TKS S
       ng
       T



                 n
                 n

                           u
                           ồ
                         năm 2006         năm 2007      năm 2007

                    Vốn huy động       Vốn điều hòa    Vốn CS H       Tổng nguồn vốn


    Nguồn vốn chủ sở hữu của chi nhánh rất thấp, qua số liệu từ các quý cho thấy nguồn
vốn này chiếm chưa được 5% trên tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do ngân hàng mới
thành lập, và đây là một chi nhánh nên nguồn vốn chủ sở hữu rất thấp, bởi mọi tài sản
hoặc nguồn vốn chủ yếu là do Hội sở quản lý.
4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn
    Như chúng ta đã biết vai trò của các NHTM trong nền kinh tế là đi vay để cho vay,
điều chuyển nguồn vốn từ người thừa tiền sang người thiếu tiền. Chính vì vậy muốn
hoạt động ổn định, bền vững ngân hàng cần phải có những chính sách nhằm thu hút thật
nhiều khách hàng đến gửi tiền và vay tiền. Do đó nguồn vốn huy động giữ một vai trò
rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, là một trong ba nguồn tạo nên
tổng nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
    Trước tình hình hiện nay các ngân hàng đều ráo riết tranh thủ các nguồn vốn từ
trong dân, do đó việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn,
SCB cũng không ngoại lệ, để tồn tại và phát triển được, ngân hàng cũng đã nghiên cứu
và tung ra rất nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư.
Bên cạnh đó lạm phát ngày càng tăng cao, chính yếu tố này làm cho lãi suất huy động
của ngân hàng không ngừng tăng cao để đảm bảo tiền lãi khách hàng được hưởng mang
con số thực dương, đây cũng tạo nên khó khăn cho ngân hàng, vì chi phí đầu vào tăng
cao, dẫn đến lãi suất cho vay cao và các chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm hãm lạm phát
đã buộc các ngân hàng phải thu hút được nhiều vốn hơn, đảm bảo tỷ lê dự trữ bắt buộc
trong NHNN. Ngoài những trở ngại nêu trên, trong công tác huy động vốn của mình,
ngân hàng còn gặp nhiều vấn đề khác như: phần mềm của ngân hàng không còn phù
hợp với tình hình hiện nay, dẫn đến tốn nhiều thời gian của GDV và khách hàng, ngân
hàng phải tốn nhiều chi phí đào tạo để nhân viên tiếp cận với sản phẩm mới.


    Do thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, đồng thời thấy được các
nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn, ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang đã
tích cực trong việc huy động vốn của mình tạo nên nguồn vốn dồi dào nhằm đáp ứng
nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, dân cư. Nhờ vậy, công tác huy động vốn
của SCB An Giang đã đạt được kết quả sau:
                                Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn.


SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                       21
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang
                                                                      ĐVT: Triệu đồng
                                         6 tháng    6 tháng      6 tháng
                    Chỉ tiêu            cuối năm    đầu năm     cuối năm
                                          2006       2007         2007
           1. Tiền gửi tiết kiệm:          10.865     42.124       67.705
           a. Có kỳ hạn.                   10.388     41.524       67.047
           b. Không kỳ hạn.                   527        600          658
           2. Tiền gửi thanh toán          10.926     22.881       36.604
           Tổng cộng                       21.791     65.005      104.309
                   Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang
    Qua số liệu ta thấy tổng vốn huy động qua các quý đều tăng và vốn huy động của
từng loại tiền gửi cũng tăng theo qua mỗi 6 tháng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
đóng vai trò chủ đạo. Tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các quý, do ngân hàng đã bắt đầu
có nhiều chương trình khuyến mãi thu hút được nhiều khách hàng.
    Tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm 2006 tình hình huy động vốn còn chậm và chưa
thu hút được tiềm năng trên địa bàn. Nguyên nhân là do mới khai trương nên còn ít
người biết đến SCB.
    Tiền gửi tiết kiệm tuy đa dạng thu hút được khách hàng, nhưng con số này chưa cao
do lãi suất của SCB so với các NHTM tại An Giang tương đương nhau. Có nhiều khách
hàng sau khi trao đổi với nhân viên thì cho rằng quà tặng khuyến mãi của SCB chưa
mới lạ cũng giống như những ngân hàng khác nên chưa thu hút được khách hàng. Do đó
để thu hút và lôi kéo khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng ngày càng tốt hơn, cần có chính sách khuyến mãi quà tặng đa dạng. Ngoài ra đội
ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng cần tăng cường tiếp thị, quảng cáo, nhằm lôi kéo khách
hàng có tiềm năng về vốn và các khu vực đông dân cư để đưa sản phẩm tiết kiệm của
SCB đến với khách hàng nhiều hơn.
   Cũng từ bảng 4.2 bảng số liệu về tình hình huy động vốn ta thấy qua gần 2 năm hoạt
động ngân hàng đã có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ về nguồn vốn có kỳ hạn, tuy nhiên
nguồn vốn tiết kiệm không kỳ hạn lại chiếm một tỷ lệ rất thấp, không đáng kể trong
tổng nguồn vốn.
   Để hiểu rõ nguyên nhân tại sao loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lại ít được khách
hàng ưa chuộng, ngược lại loại tiền gửi tiết kiệm cò kỳ hạn lại thu hút khách hàng nhiều
như vậy ta bắt đầu phân tích cụ thể tình hình huy động vốn đối với từng loại hình huy
động




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                    22
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


                        Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nguồn vồn của
                             từng hình thức HĐV trong tổng TGTK
              80000
              70000
              60000
              50000
              40000
              30000
              20000
           ề (tri



                      ng)
                      ệđ
              10000
            ti
           S

           n

                      u
           ố




                      ồ
                  0
                       6 tháng cuối năm 2006   6 tháng đầu năm 2007   6 tháng cuối năm 2007
                                                      TKSS

                                         TGTKCKH     TGTKKKH     TGTK


4.1.2.1 Đối với loại tiền gửi tiết kiệm
    Loại tiền gửi này chủ yếu huy động được từ mọi người dân trong tỉnh, họ gửi nhằm
mục đích thu được lợi tức, ngoài ra họ gửi tiền còn vì mục tiêu an toàn cho đồng vốn
của mình. Tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh các quý qua tăng rõ rệt, cụ thể năm 2006 là
10.865 triệu đồng, chỉ sau một năm hoạt động nguồn vốn này đã tăng lên đáng kể với
tốc độ tăng truởng 5,23 lần thành 67.705 triệu đồng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân
cư cũng tăng mạnh càng thể hiện tác dụng tốt của các chương trình tiết kiệm dự thưởng
và những chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp do SCB đưa ra. Vốn huy động từ
tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh có sự tăng trưởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực
hiện tốt công tác huy động vốn, vừa giữ chân khách hàng cũ, vừa thu hút thêm nhiều
khách hàng mới dẫn đến tiền gửi không ngừng tăng trưởng. Tiền gửi tiết kiệm được cấu
thành từ hai loại tiền gửi là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn
   Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
    Tiền gửi có kỳ hạn rất khó thu hút khách hàng bởi vì nó có sự ràng buộc về thời
gian. Mặc khác, giá cả luôn biến động làm cho người dân không thích loại tiền gửi này.
Nhưng SCB – An Giang đã có chính sách phù hợp, thái độ phục vụ của nhân viên và
nhiều loại hình dịch vụ cùng với các tiện ích của nó đã huy động được một lượng lớn
vốn, mỗi năm một tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
    Các chính sách ngân hàng dùng để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới
đó là: SCB đã tạo ra nhiều kỳ hạn linh hoạt từ 3 ngày trở lên tạo điều kiện cho khách
hàng tham gia gửi tiền trong ngắn hạn, tuy nhiên với cách thức huy động này ngân hàng
phải tốn rất nhiều chi phí. Bên cạnh đó, SCB còn áp dụng các chính sách thưởng lãi suất
và áp dụng chính sách khách hàng tức là sẽ áp dụng lãi suất có kỳ hạn tùy theo số ngày
thực gửi cho các sổ tiết kiệm tất toán trước hạn thay vì hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Điều này làm cho khách hàng an tâm hơn khi tham gia các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn.
     Loại tiền gửi này ngày càng tăng cao qua các quý là do khách hàng đã nhận thấy
được ưu điểm của của nó là lãi suất cao, có những sản phẩm thích hợp với nhu cầu của
họ, do vậy khi có được lượng tiền nhàn rỗi họ sẽ gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào ngân hàng
vì vậy thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền.




SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                              23
Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn
– CN An Giang


     Số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong mỗi 6 tháng qua tăng như sau: Vào 6 tháng
đầu mới hoạt động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của chi nhánh 10.338 triệu đồng. Nhưng
qua 6 tháng sau, tổng kết tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của 6 tháng
đầu năm 2007 lên đến 41.524 triệu đồng, tăng 3 lần. Con số này lại tiếp tục tăng thêm
25.523 triệu đồng thành 67.047 triệu đồng vào thời điểm kết thúc 6 tháng hoạt động
cuối năm 2007. Có được kết quả như trên nguyên nhân là do gần cuối năm nên ngân
hàng có nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng dành cho khách hàng như chương trình
“rộn ràng sắc xuân”, khách hàng đến gửi tiền vừa nhận được lãi suất cộng thêm, vừa
được quay số trúng thưởng, nhận thêm lì xì, được tặng quà ngày tết…do đó khi có
lượng tiền mặt nhàn rỗi hàng năm thì khách hàng quyết định đến ngân hàng gửi tiết
kiệm để sinh lợi. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân
ngày càng tăng cao và họ đã tạo được thói quen khi chưa có nhu cầu sử dụng trong thời
gian sắp tới họ sẽ cân đối nguồn vốn của mình và gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất
cao.
   Từ những lý do nêu trên ta thấy đây chính là nguồn vốn mục tiêu mà ngân hàng cần
hướng tới vì tính ổn định của nó, ngân hàng có quyền chủ động trong việc sử dụng
nguồn vốn này trong cho vay sinh lợi. Vì vậy ngân hàng không ngừng cải tiến, sửa đổi
và đưa ra những sản phẩm mới mang tính cạnh tranh để thu hút được thật nhiều lượng
vốn này.
    Để thuận lợi cho khách hàng, ngân hàng đã tạo ra nhiều loại sản phẩm tiền gửi
tương ứng với mỗi mức lãi suất khác nhau và kỳ hạn khác nhau. Biểu lãi suất đối với
tiền gửi tiết kiệm thông thường của ngân hàng sẽ được giới thiệu trong phần phụ lục của
đề tài.
   Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
     Đối với loại tiền gửi này, khi khách hàng có một số tiền tạm thời nhàn rỗi trong thời
gian ngắn mà chưa dùng đến, họ dùng tiền này gửi vào ngân hàng để hưởng lãi và đảm
bảo an toàn hơn khi để ở tại nhà. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng thấy được trong cơ
cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thì kênh huy động chủ yếu là từ nguồn
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm một phần rất
nhỏ, lý do là lãi suất thu được từ nguồn tiền này rất thấp, lãi suất chỉ bằng khoảng 1/3 lãi
suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và một lý do nữa là khoảng tiền gửi tiết kiệm chỉ cá
nhân mới được gửi không dùng để thanh toán nên đa phần khách hàng thích gửi tiền tiết
kiệm có kỳ hạn hơn, hoặc họ sẽ gửi vào tài khỏan tiền gửi thanh toán thay cho tiền gửi
tiết kiệm không kỳ hạn vì sẽ thuận tiện và sễ dàng hơn trong việc thanh toán, chuyển
tiền, rút gửi tiền mà vẫn hưởng lãi suất ngang nhau..
       Nếu nguồn vốn này tăng dần theo các năm thì tốt do chi phí trả lãi thấp nhưng do
đặc điểm của hình thức huy động này là có thể rút tiền bất cứ lúc nào nên chi nhánh rất
khó trong việc chủ động được nguồn vốn hay nói cách khác phần vốn huy động này đưa
vào lưu thông không được thuận lợi, vì thế các tổ chức tín dụng thường không đưa ra
mức lãi suất cao và chi nhánh phải dự phòng quỹ an toàn để đảm bảo tính thanh khoản
của mình và tính toán cơ cấu đầu tư hợp lí, vì vậy nguồn vốn từ hình thức huy động này
không phải là nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng hướng tới.
     Từ những lý do nêu trên ta thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn vốn huy động
của loại tiền gửi không kỳ hạn thấp là do lãi suất chưa đủ hấp dẫn họ. Vì khách hàng gửi



SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền
                                                                                        24
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc

More Related Content

What's hot

Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...jackjohn45
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMvietlod.com
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...nataliej4
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam nataliej4
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Hải Finiks Huỳnh
 

What's hot (18)

Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại agribank chi nhánh b...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân độiLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
 
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại BIDV – Chi Nhánh 3/2 – PGD Q...
 
Đề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAY
Đề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAYĐề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAY
Đề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAY
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghi...
 
Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng, HOT 2018
Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng,  HOT 2018Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng,  HOT 2018
Đề tài chính sách cổ tức công ty tài chính ngân hàng, HOT 2018
 
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
Đề tài: phân tích doanh thu và lợi nhuận tại công ty, HAY, 9 điểm!
 
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
 
Đề tài: Bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Đề tài: Bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giớiĐề tài: Bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Đề tài: Bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
 
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOTĐề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOT
 
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
Luận văn: Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT 2 ...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
 

Viewers also liked

BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCNguyễn Công Huy
 
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docNguyễn Công Huy
 
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfNguyễn Công Huy
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfluan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfNguyễn Công Huy
 

Viewers also liked (9)

noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOCBÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
 
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
 
noi_dung_1.doc
noi_dung_1.docnoi_dung_1.doc
noi_dung_1.doc
 
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
 
luan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdfluan van thac si kinh te (3).pdf
luan van thac si kinh te (3).pdf
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdfluan van tot nghiep kiem toan.pdf
luan van tot nghiep kiem toan.pdf
 

Similar to LUAN VAN nôp.doc

Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMKen Hero
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...NOT
 

Similar to LUAN VAN nôp.doc (20)

Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG TẢI MIỄN PHÍ: ZALO 093 457...
 
Thực trạng kế tonas huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bản Việt
Thực trạng kế tonas huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bản ViệtThực trạng kế tonas huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bản Việt
Thực trạng kế tonas huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bản Việt
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty sữa Ba Vì, HOT, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng sacombank
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
 
bao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thaobao cao tai san co dinh - Thao
bao cao tai san co dinh - Thao
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

LUAN VAN nôp.doc

  • 1. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang Tóm tắt Trong xu thế hội nhập hiện nay, các ngân hàng phải cạnh tranh rất khốc liệt không chỉ với ngân hàng trong nước mà còn với cả ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng với vai trò đi vay để cho vay vì vậy muốn gia tăng lợi nhuận họ cần phải gia tăng khả năng huy động vốn của mình. Tuy nhiên, tình huy động vốn của một ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như uy tín ngân hàng, lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng và các sản phẩm, các chương trình của ngân hàng. Trong phạm vi luận văn nên đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả của các sản phẩm, chương trình đã ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng như thế nào. Qua gần hai năm hoạt động được chia thành ba thời kỳ so sánh ta thấy SCB An Giang đã hoạt động tốt, ổn định. Mặc dù trong thời gian đầu lợi nhuận của SCB An Giang chưa cao do tốn nhiều chi phí nhưng đến cuối năm 2007 ngân hàng đã hoạt động ổn định và có lãi, mạng lưới hoạt động được mở rộng và dần khẳng định vị trí của mình trong địa bàn tỉnh An Giang. Có được kết quả trên là do ngân hàng đã kết hợp tốt nhiều yếu tố, đặc biệt là ngân hàng đã đưa ra các chính sách sản phẩm phù hợp, đánh đúng vào tâm lý và nhu cầu của người dân địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó ngân hàng vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Qua quá trình nghiên cứu, do thấy được cả hai mặt thuận lợi và hạn chế của chi nhánh, đề tài đã đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm giúp ngân hàng khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu thế để hoạt động tốt hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong những năm tới và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền i
  • 2. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang MỤC LỤC  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................1 1.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................1 1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................2 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu......................................................................................2 CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG........................................................................3 2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn...........................................3 2.1.1 Đối với ngân hàng thương mại...................................................................3 2.1.2 Đối với khách hàng.....................................................................................3 2.2 Các loại huy động vốn.................................................................................3 2.2.1 Tiền gửi thanh toán.....................................................................................4 2.2.2 Tiết kiệm không kỳ hạn..............................................................................4 2.2.3 Tiết kiệm định kỳ........................................................................................4 2.2.4 Các loại tiết kiệm khác................................................................................5 2.3 Sản phẩm ngân hàng...................................................................................5 2.1.1 Đưa sản phẩm ra thị trường........................................................................5 2.1.2 Giai đoạn phát triển.....................................................................................6 2.1.3 Giai đoạn chín muồi....................................................................................6 2.1.4 Giai đoạn thoái trào.....................................................................................6 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng.................8 2.4.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn................................................................8 2.4.2 Vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động ...................................8 2.4.3 Vốn huy động có kỳ hạn / Vốn huy động.................................................8 2.4.4 Đánh giá tình hình hiệu quả........................................................................8 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- CNAG............9 3.1 Giới thiệu tổng quát.....................................................................................9 3.1.1 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hội sở...................................9 3.1.2 Sản phẩm dịch vụ chính..............................................................................9 SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền ii
  • 3. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang 3.1.3 Mạng lưới hoạt động...................................................................................9 3.1.4 Định hướng của SCB..................................................................................9 3.1.5 Mục tiêu của SCB.......................................................................................9 3.2 Quá trình hình thành và phát triển...........................................................9 3.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang...........10 3.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.10 3.4.1 Sơ đồ tổ chức..............................................................................................10 3.4.2 Chức năng các phòng ban...........................................................................10 3.5 Giới thiệu quy trình huy động vốn tại NHTM Cổ Phần Sài Gòn............11 3.5.1 Tiếp quỹ đầu ngày.......................................................................................11 3.5.2 Hướng dẫn khách hàng...............................................................................11 3.5.3 Mở tài khoản...............................................................................................11 3.5.4 Giao dịch gửi tiền tiết kiệm........................................................................11 3.5.5 Giao dịch rút tiền tiết kiệm.........................................................................12 3.5.6 Tái tục thẻ tiết kiệm....................................................................................13 3.5.7 Ủy quyền, thay đổi ủy quyền, hủy bỏ ủy quyền.........................................13 3.5.8 Chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm............................................................13 3.5.9 Các qui định khác........................................................................................13 3.5.10 Cuối ngày giao dịch..................................................................................14 3.5.11 Lưu trữ bảo quản hồ sơ chứng từ..............................................................15 3.6 Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong công tác HĐV............16 3.6.1 Thuận lợi.....................................................................................................16 3.6.2 Khó khăn.....................................................................................................16 3.7 KQHĐKD của ngân hàng TMCP Sài GònCN An Giang qua các quý...16 3.7.1 Những sự kiện nổi bật.................................................................................16 3.7.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng.............................................................16 3.8 Kế hoạch kinh doanh của ngân hàng vào năm 2008................................18 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HĐVCỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG...............................19 4.1 Cơ cấu nguồn vốn và thực trạng tình hình huy động vốn hiện nay của ngân hàng...............................................................................................19 4.1.1 Tình hình nguồn vốn...................................................................................19 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn...............................................................21 SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền iii
  • 4. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang 4.1.2.1. Đối với loại tiền gửi tiết kiệm.................................................................23 4.1.2.2 Tiền gửi thanh toán..................................................................................25 4.2 Giới thiệu các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn...........26 4.2.1 Tích lũy hưu trí...........................................................................................26 4.2.2 TKTT tặng thêm LS đối với chủ thẻ tiết kiệm từ 50 tuổi trở lên................30 4.2.3 Sản phẩm tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang..................34 4.2.4 Gửi tiền nhận lãi ngay.................................................................................37 4.3 Đánh giá tác động của các SPNH đối với tình hình HĐV tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang................................39 4.3.1 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn...................................................40 4.3.2 Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động..............................40 4.3.3 Tỷ số vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động...........................41 4.3.4 Đánh giá hiệu quả của một số SPNH đối với tình hình HĐV...................41 4.4 Giải pháp và kiến nghị.................................................................................42 4.4.1 Giải pháp.....................................................................................................42 4.4.2 Kiến nghị.....................................................................................................44 4.4.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng....................................................................44 4.4.2.2 Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan hữu quan................................45 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.......................................................................................46 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền iv
  • 5. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang DANH MỤC BẢNG  Bảng 3.1: Báo cáo KQHĐKD của SCB năm 2006 – 2007..............................................17 Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn.................................................................................. 22 Bảng 4.2: Biểu lãi suất tiền gửi tích lũy hưu trí...............................................................28 Bảng 4.3: Tình hình HĐV tiền gửi TLHT của SCB An Giang trong quý IV..................29 Bảng 4.4: Tình hình huy động của TG TKTT tặng thêm LS cho chủ thẻ từ 50 tuổi trở lên..................................................................................................31 Bảng 4.5: Tỷ trọng về TGTK tặng thêm LS cho chủ STK từ 50 tuổi trở lên..................33 Bảng 4.6: Tình hình HĐV của SP TGRGTPHLSBT qua 3 quý của năm 2007..............36 Bảng 4.7: Vốn huy động của từng sản phẩm trong tổng VHĐ........................................38 Bảng 4.8: Tình hình HĐV của các sản phẩm tích lũy đến cuối năm 2007......................39 Bảng 4.9: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tại chi nhánh.......................................................39 SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền v
  • 6. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang DANH MỤC HÌNH  Hình 2.1: Các loại tiền gửi quan trọng nhất...................................................................4 Hình 2.2: Phân loại dịch vụ ngân hàng..........................................................................5 Hình 2.3: Các nguồn cấu thành vốn bằng tiền của ngân hàng.......................................5 Hình 2.4: Các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm ngân hàng..............................7 Hình 2.5 Các giai đoạn tạo ra sản phẩm mới.................................................................7 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang.....................10 Hình 3.2: Quy trình nghiệp vụ giao dịch TGTK tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn........15 Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện KQHĐKD của SCB An Giang năm 2006 – 2007..............17 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của SCB An Giang..........................................................19 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn năm 2006 – 2007.............................................................21 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nguồn vốn của từng hình thức HĐV trong tổng tiền gửi tiết kiệm....................................................................................23 Hình 4.4: Biểu đồ thề hiện tình hình HĐV của tiền gửi tích lũy hưu trí ......................29 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tình hình HĐV của TG TKTT tặng thêm LS cho chủ thẻ từ 50 tuổi trở lên...............................................................................32 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng về TGTK tặng thêm LS cho chủ STK từ 50 tuổi trở lên......................................................................................................34 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện tình hình HĐV của SP TGRGTPHLSBT qua 3 quý..........36 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện vốn huy động của từng sản phẩm qua 3 thời kỳ.................38 Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện tình hình HĐV của các sản phẩm vào cuối năm 2007.......39 Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện tỷ số VHĐ/TNV qua các thời kỳ so sánh.........................40 Hình 4.11: Tỷ số VHĐCKH/TNV.................................................................................41 Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện tình hình hiệu quả của SCB An Giang trong 3 TKSS......42 SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền vi
  • 7. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  CBNH....................................................Cán bộ ngân hàng CMND....................................................Chứng minh nhân dân CNAG....................................................Chi nhánh An Giang CP...........................................................Chi phí GDV.......................................................Giao dịch viên HĐQT....................................................Hội đồng quản trị HĐV.......................................................Huy động vốn LS...........................................................Lãi suất NHNN....................................................Ngân hàng nhà nước NHTM....................................................Ngân hàng thương mại NV..........................................................Nguồn vốn KQHĐKD..............................................Kết quả hoạt động kinh doanh RGTPHLSBT.........................................Rút gốc từng phần hưởng ls bậc thang SCB........................................................Ngân hàng thương mại cổ phần SàiGòn SPNH.....................................................Sản phẩm ngân hàng SPTG......................................................Sản phẩm tiền gửi STK........................................................Sổ tiết kiệm TCKT.....................................................Tổ chức kinh tế TG..........................................................Tiền gửi TGĐ.......................................................Tổng giám đốc TGTK.....................................................Tiền gửi tiết kiệm TGTT.....................................................Tiền gửi thanh toán TKSS......................................................Thời kỳ so sánh TKTT.....................................................Tiết kiện thông thường TLHT.....................................................Tích lũy hưu trí TMCP.....................................................Thương mại cổ phần TN..........................................................Thu nhập VHĐCKH..............................................Vốn huy động có kỳ hạn SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền vii
  • 8.
  • 9. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Hội nhập quốc tế đang trở thành yêu cầu bức xúc đối với mỗi quốc gia trong xu thế hiện nay và Việt Nam cũng đang vận hành nền kinh tề trong xu thế hội nhập đó. Khi hội nhập mọi lĩnh vực đều trở nên phức tạp, trong đó hội nhập về lĩnh vực tài chính nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng có độ phức tạp, nhạy cảm cao nhất. Muốn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng trong nước phải ngày càng mở rộng quy mô chiếm nhiều thị phần, phát triển trên cơ sở an toàn, bền vững và hiệu quả bởi vì an toàn là nền tảng để ngân hàng lớn, mạnh và phát triển. Tuy nhiên, để làm được điều này các ngân hàng cần phải có một lượng vốn đáng kể và lượng vốn đó chủ yếu được huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Với lý do trên nên vấn đề cạnh tranh giành lấy thị phần, thu hút nguồn vốn của các NHTM tương đối gay gắt mà công cụ chủ yếu không chỉ là lãi suất mà còn là các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm tiền gửi, các chính sách chăm sóc khách hàng…. Vì thế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) không chú trọng cạnh tranh bằng lãi suất, mà chủ yếu cân đối giữa nhu cầu nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng mà vẫn đạt hiệu quả kinh doanh. Giải pháp để nâng cao nguồn vốn huy động của SCB là luôn luôn chú ý lắng nghe và tìm hiểu thấu đáo từng đối tượng khách hàng để có những sản phẩm huy động vốn và những chính sách khách hàng phù hợp với tâm lý, nhu cầu nhằm tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng, hài lòng khi đến với SCB. Với mục đích trên hiện SCB đang có rất nhiều sản phẩm dành cho khách hàng như: chương trình tặng thêm lãi suất đối với người cao tuổi, lạm phát vẫn có lãi, tích lũy học tập, chiếc ví thông minh, tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang… Vậy các chương trình, sản phẩm này có đáp ứng được nhu cầu vốn cho ngân hàng không và nó đã tác động như thế nào đến tình hình huy động vốn của ngân hàng? Đề tài: “Phân tích tác động của các sản phẩm ngân hàng đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang” sẽ làm rõ hơn vấn đề nêu trên. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng. - Đánh giá tác động của một số sản phẩm tiền gửi đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng. - Đánh giá sự tăng trưởng của một số sản phẩm tiền gửi trên qua các thời kỳ. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu bốn sản phẩm tiền gửi: Tích lũy hưu trí, Tiết kiệm thông thường tặng thêm lãi suất đối với chủ thẻ tiết kiệm từ 50 tuổi trở lên, Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang, gửi tiền nhận lãi ngay và tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang qua ba thời kỳ của năm 2006 – 2007. Đồng thời đề tài sẽ thu thập dữ liệu từ các nguồn như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và các văn kiện đại hội của SCB. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 1
  • 10. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang 1.4 Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu về tình hình HĐV, về Trao đổi trực tiếp với Tìm hiểu về nguồn vốn huy động nhân viên ngân hàng của từng chương trình các sản phẩm về các vấn đề sản phẩm. của ngân hàng. liên quan đến đề tài. Tổng hợp, phân tích, so sánh. Đánh giá thành công của sản phẩm. Nêu ra giải pháp 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hiệu quả của các chương trình khuyến mãi, nghiên cứu các sản phẩm tiền gửi đối với việc huy động vốn tại ngân hàng. Hy vọng rằng kết quả đề tài sẽ giúp ích cho SCB An Giang trong công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 2
  • 11. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG 2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập, phải có vốn điều lệ theo qui định.Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn, do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng. 2.1.1 Đối với ngân hàng thương mại Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. 2.1.2 Đối với khách hàng Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng. 2.2 Các loại huy động vốn Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, NHTM phải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau. Nhưng thông thường tiền gửi của khách hàng tại NHTM thường xuyên có các loại sau: SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 3
  • 12. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang Tiền gửi thanh toán Tiết kiệm có kỳ hạn Tiền Tiền gửi tiết kiệm gửi ngân hàng Tiết kiệm không kỳ hạn Tiền gửi khác Hình 2.1: Các loại tiền gửi quan trọng nhất 2.2.1 Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. 2.2.2 Tiết kiệm không kỳ hạn Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Với sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch. Tuy nhiên, khác với hình thức tiền gửi cá nhân mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong tiền gửi thanh toán. 2.2.3 Tiết kiệm định kỳ Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường được phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào thời hạn có thể phân chia thành tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng , 12 và trên 12 tháng. Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành: Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ ( tháng hoặc quý) Việc phân chia kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 4
  • 13. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang 2.2.4 Các loại tiết kiệm khác Ngoài hai loại tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiềt kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh. 2.3 Sản phẩm ngân hàng Sản phẩm ngân hàng thực chất là các dịch vụ ngân hàng. Khách hàng mua sản phẩm ngân hàng thực chất là mua sự thỏa mãn một nhu cầu nào đó của mình. Các dịch vụ ngân hàng được phân loại theo sơ đồ sau: Các dịch vụ ngân hàng Dịch vụ Các nghiệp vụ Dịch vụ Các dịch tiền gửi đầu tư tín dụng vụ khác Hình 2.2: Phân loại dịch vụ ngân hàng Ta thấy rằng ngân hàng có rất nhiểu dịch vụ, trong đó dịch vụ tiền gửi và dịch vụ tín dụng là hai dịch vụ chính, chủ yếu và là hai dịch vụ chủ lực của ngân hàng. Tuy nhiên, vì giới hạn của đề tài nên chỉ tập trung phân tích các dịch vụ tiền gửi mà bỏ qua các dịch vụ khác. Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất trong vốn tiền tệ của ngân hàng. Chính vì vậy mà ngân hàng tập trung vào công tác tiếp thị nguồn vốn này. Nguồn vốn bằng tiền của ngân hàng gồm có các nguồn vốn sau: Nguồn vốn bằng tiền Tiền gửi của Tiền vay của khách hàng ngân hàng Vốn cổ phần Hình 2.3: Các nguồn cấu thành vốn bằng tiền của ngân hàng Như bất kỳ ngân hàng nào, SPNH đều phát triển qua các giai đoạn liên tục sau: 2.3.1 Đưa sản phẩm ra thị trường Thời kỳ ngân hàng lần đầu tiên đưa sản phẩm ra công chúng là bước khởi đầu của giai đoạn đưa sản phẩm mới ra thị trường. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm chậm là đặc trưng SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 5
  • 14. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang cơ bản của giai đoạn này, kết quả có thể là hoàn toàn không có hoặc có lợi nhuận không đáng kể. Như thông lệ giai đoạn đầu của chu kỳ sống có liên quan tới chi phí lớn cho công tác marketing và phải bỏ nhiều công sức để tạo ra sự quen biết rộng rãi về sản phẩm. Giá sản phẩm cao là một điều không tránh khỏi ở giai đoạn này vì có chi phí ban đầu lớn. Ở giai đoạn này không có cạnh tranh chính là lợi thế cơ bản đối với ngân hàng. 2.3.2 Giai đoạn phát triển Giai đoạn này có đặc điểm là tốc độ tiêu thụ nhanh và kết quả là ở chính giai đoạn này, mức lợi nhuận đạt ở ngưỡng cao nhất. Mặc dù chi phí cho marketing còn ở mức cao, nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng chi phí giảm. Các chi phí liên quan tới việc cung ứng dịch vụ này đối với thị trường mục tiêu giảm xuống và bởi vậy giá sản phẩm hạ. Giai đoạn phát triển này có sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng chiến lược của ngân hàng vẫn là tập trung nổ lực hướng tới việc tiếp tục lâu dài đưa sản phẩm này ra thị trường. Mức độ cạnh tranh chủ yếu phụ thuộc vào mức hiệu quả của sản phẩm này ở thị trường. Trong giai đoạn phát triển ngân hàng cố gắng mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm và thâm nhập vào những lĩnh vực mới của thị trường. Sự mở rộng đó cho phép ngân hàng thu tối đa lợi nhuận của mình và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Bởi vậy giai đoạn này chu kỳ sống của sản phẩm rất có lợi cho ngân hàng, do đó nhiệm vụ quan trọng là phải kéo dài nó ra. 2.3.3 Giai đoạn chín muồi Giai đoạn này có đặc điểm việc tiêu thụ sản phẩm phát triển chậm và đôi khi lại còn bị giảm xuống. Điều đó có thể giải thích bằng rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, tới lúc sản phẩm chín muồi, nhu cầu của người tiêu dùng thực tế đã thay đổi. Thứ hai, một dịch vụ khác tương tự nhưng được hoàn thiện hơn thay thế sản phẩm này. Thứ ba, ngân hàng có thể không chịu được áp lực của cạnh tranh. Cuối cùng, dịch vụ đó có thể không có doanh lợi đối với ngân hàng vì xuất hiện khả năng mới về đầu tư vốn có hiệu quả hơn. Khối lượng lợi nhuận thu được ở giai đoạn chín muồi sản phẩm bắt đầu dần dần giảm xuống. Đồng thời sản phẩm được phát triển rộng rãi và bao trùm tối đa khách hàng của ngân hàng. Thành tựu về giá cả sản phẩm với mức tối thiểu là nguyên nhân tăng cường mạnh mẽ cạnh tranh. Đôi khi người ta gọi giai đoạn cuối của thời kỳ chín muồi sản phẩm là giai đoạn bão hòa của thị trường, mà sự chín muồi đó có quan hệ tới sự bắt đầu của thoái trào tiêu thụ. 2.3.4 Giai đoạn thoái trào Giai đoạn này có liên quan tới sự giảm mạnh mẽ khối lượng tiêu thụ và có khả năng giảm mức lợi nhuận thu được tới số không. Thời gian của thoái trào đó khác nhau đối với các loại sản phẩm của ngân hàng khác nhau. Cạnh tranh trong giai đoạn thoái trào rất êm ắng. Điều đó chủ yếu được giải thích bởi sự chuyển hướng chú ý sang loại sản phẩm mới. Sự duy trì hàng loạt sản phẩm của ngân hàng ở vào giai đoạn thoái trào thường không có lợi. Điều đó một mặt là do sự cần thiết của các chi phí nhất định về việc cung cấp nó, mặt khác do phải đưa sức lực về tiền vốn của ngân hàng vào sự phát triển và áp dụng sản phẩm mới có lợi nhuận. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 6
  • 15. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang Dù cho ngân hàng cố gắng để tổ chức công tác có hiệu quả với các sản phẩm sẵn có trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ sống của nó thì việc đưa ra sản phẩm mới vẫn là sự cần thiết khách quan. Khối lượng bán ra Tổng lợi nhuận Tăng Chín muồi Thoái trào trưởng Bắt đầu đưa ra Thời gian thị trường Hình 2.4: Các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm ngân hàng Quá trình tạo ra sản phẩm mới trải qua nhiều giai đoạn được đưa ra ở hình 2.5 Tìm tòi chủ đề Phân tích các khả năng marketing Đưa ra Thử nghiệm Thương mại hóa Hình 2.5 Các giai đoạn tạo ra sản phẩm mới SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 7
  • 16. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng 2.4.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn Tổng vốn huy động VHĐ/TNV = x 100% Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này nói lên tổng vốn huy động chiếm trong tổng nguồn vốn hoạt động, nghĩa là trong 1 đồng vốn sẽ có bao nhiêu đồng vốn huy động được từ bên ngoài. Tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của ngân hàng càng lớn. 2.4.2. Vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động VHĐ không kỳ hạn VHĐKKH/TVHĐ = x 100% Tổng vốn huy động Tỷ lệ này cho biết vốn huy động lãi suất thấp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức tín dụng càng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho tổ chức tín dụng 2.4.3 Vốn huy động có kỳ hạn / Vốn huy động VHĐ có kỳ hạn VHĐCKH/VHĐ = x 100% Tổng vốn huy động Tỷ số này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động càng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng trong cho vay. 2.4.4 Đánh giá tình hình hiệu quả Chi phí Tình hình hiệu quả = x 100% Thu nhập Tỷ số này cho biết được tình hình hoạt động của ngân hàng có đem lại hiệu quả hay không, nếu tỷ số này nhỏ hơn 60% thì hoạt động có hiệu quả và ngược lại. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 8
  • 17. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Giới thiệu tổng quát 3.1.1 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hội sở • Tên tiếng Anh: SaiGon Commercial Bank, viết tắt là: SCB • Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn. • Hội sở chính: 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, Quận 1, Tp.HCM • Giấy phép hoạt động số: 00018/NH – GF • Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 4103001562 3.1.2 Sản phẩm dịch vụ chính Sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng gồm: huy động vốn, dịch vụ tín dụng, các dịch vụ khác như dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ. 3.1.3 Mạng lưới hoạt động Mạng lưới hoạt động từ 7 điểm năm 2002 lên đến hơn 40 điểm bao gồm hội sở, sở giao dịch, và các chi nhánh phòng giao dịch tại khu vực miền Bắc, Hà Nội, miền Trung, TPHCM, Đồng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam Bộ 3.1.4 Định hướng của SCB Phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SCB thành NHTM đa năng, tiện ích dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới. 3.1.5 Mục tiêu của SCB • Gia tăng giá trị cổ đông. • Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại. • Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với SCB. • Giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh. • Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên. 3.2 Quá trình hình thành và phát triển Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 9
  • 18. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng . Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng. Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước. Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”, cùng với khát khao vươn lên SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại Việt Nam, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế. 3.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang Bắt đầu hoạt động từ ngày 12/06/2006 theo quyết định số 07/QĐ-SCB-HD(QT.06 ngày 28 tháng 04 năm 2006. • Địa chỉ: 4+5 KT Hà Hoàng Hổ, TP Long Xuyên, An Giang. • Tel : (84 76) 945235. • Fax : (84 76) 945236 Hiện nay, SCB An Giang có 35 nhân viên gồm tại chi nhánh 23 nhân viên và phòng giao dịch Châu Đốc 12 nhân viên. Trình độ Đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng trên 94% trên tổng số biên chế. 3.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang 3.4.1 Sơ đồ tổ chức Ban Giám Đốc (Trực thuộc hội sở) Tổ kiểm soát nội bộ Phòng Phòng Phòng Phòng PGD Tín Dụng Kế Toán Hành chính Ngân Quỹ Châu Đốc Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang 3.4.2 Chức năng các phòng ban Ban giám đốc: Điều hành lãnh đạo và chịu trách nhiệm tất cả các công việc tại chi nhánh trước HĐQT, TGĐ và pháp luật trong phạm vi được TGĐ ủy quyền và theo quy định của SCB SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 10
  • 19. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang Phòng Tín dụng: Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay. Thu hồi vốn, lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi. Phối hợp tốt các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn… Phòng Kế toán: Quản lý về tài khoản, thanh toán, điện toán thông tin, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, điều chuyển vốn nội bộ, chi tiêu theo kế hoạch được hội sở duyệt và các báo cáo kế toán, quyết toán, tham mưu cho giám đốc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Phòng Hành chính: Tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, và thi đua khen thưởng. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Thực hiện công tác văn thư hành chính quản trị. Tổ kiểm soát nột bộ: Kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật. Theo dõi, phúc tra chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, thực hiện của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Phòng ngân quỹ: Thu chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ có giá. Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán. Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đổi ngoại tệ. Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay. 3.5 Giới thiệu quy trình huy động vốn tại NHTM Cổ Phần Sài Gòn Quy trình nghiệp vụ giao dịch tiền gửi tiết kiệm có các công việc thực hiện sau đây: 3.5.1 Tiếp quỹ đầu ngày 3.5.2 Hướng dẫn khách hàng - Giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng đăng ký thông tin. - Hướng dẫn khách hàng lập thủ tục: khách hàng xuất trình CMND, hoặc hộ chiếu…., và các giấy tờ liên quan khác theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. * Đối với khách hàng đã có mã số tại SCB thì không xuất trình thêm các giấy tờ trên. 3.5.3 Mở tài khoản - Nhập các thông tin cơ bản để mở tài khoản. - Tạo vai trò của người có liên quan trên chương trình máy tính. 3.5.4 Giao dịch gửi tiền tiết kiệm * Gửi bằng tiền mặt ( Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ) - Hạch toán vào tài khoản. - In chứng từ liên quan - Thu tiền và giao thẻ tiết kiệm cho khách hàng. - Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng ký trên bảng kê nộp tiền kiêm phiếu thu.- GDV ký tên đóng dấu đã thu tiền trên bảng kê nộp tiền kiêm phiếu thu lưu giữ lại bảng kê nộp SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 11
  • 20. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang tiền kiêm phiếu thu làm chứng từ gốc đối với bảng liệt kê chứng từ giao dịch được in ra vào cuối ngày. - GDV kiểm tra lại các thông tin và số liệu được in trong thẻ tiết kiệm và chuyển cho kiểm soát viên. - GDV giao thẻ tiết kiệm cho khách hàng * Gởi bằng séc chuyển khoản - Người gửi tiền và người phát hành séc có tài khoản tại SCB + Nộp tờ séc + Xem xét tờ séc + GDV trích tiền từ tài khỏan của người phát hành séc để ghi có vào tài khoản cho người thụ hưởng có tài khoản tại SCB + Hướng dẫn khách hàng thực hiện gửi như gửi tiền bằng chuyển khoản. - Người thụ hưởng và người phát hành khác tài khoản. + Bước 1 và bước 2 giống như trên. + Chuyển tờ séc sang trung tâm thanh toán theo dõi tiền về. + Khi tiền về GDV ghi có vào tài khoản người thụ hưởng. + Hướng dẫn khách hàng gửi tiền. * Gửi tiết kiệm bằng chuyển khoản - Trường hợp ủy nhiệm chi đến không có các thông tin như: hình thức tiết kiệm, kỳ hạn gửi… người thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại SCB thì khách hàng rút bằng tiền mặt và thực hiện như gửi bằng tiền mặt. - Trường hợp ủy nhiệm chi đến có đủ thông tin nhưng người thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại SCB thì giống như trường hợp trên. - Người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại SCB và được chuyển theo tài khoản thanh toán tại SCB thì khách hàng lập ủy nhiệm chi trích từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm với đầy đủ các thông tin trên, GDV nhận và kiểm tra ủy nhiệm chi, hạch toán vào tài khoản và trả thẻ tiết kiệm cho khách hàng. * Gửi tiền tiết kiệm đồng chủ sở hữu Lập thêm biên bản thỏa thuận về quản lý và sử dụng thẻ tiết kiệm chung. * Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự - Giống như các buớc gửi tiền thông thường - Tên chủ thẻ là người được giám hộ - Khách hàng lập thêm giấy thỏa thuận với ngân hàng. (Khi ký tên ghi ký thay người được giám hộ) 3.5.5 Giao dịch rút tiền tiết kiệm * Các bước thao tác chung SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 12
  • 21. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang - Khách hàng lập thủ tục. - Xác định tài khoản khách hàng. * Giao dịch rút tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào - Các thao tác chung - Kiểm tra nội dung rút tiền - Hạch toán vào tài khỏan, in phiếu chi, bảng kê các loại tiền chi giao cho khách hàng * Rút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn - Trả lãi + Khách hàng xuất trình thẻ tiết kiệm, giấy tờ tùy thân + Xác định số tiền lãi khách hàng chưa lĩnh, hạch toán và chi tiền - Chi trả gốc + Rút một phần vốn trước hạn: theo từng sản phẩm cụ thể của SCB + Rút toàn bộ vốn: GDV lưu giữ phiếu chi, bảng kê các loại tiền chi và thẻ tiết kiệm làm chứng từ gốc. 3.5.6 Tái tục thẻ tiết kiệm * Trường hợp mặc định Ngày đáo hạn khách hàng không đến lĩnh thì SCB sẽ tự động nhập lãi vào gốc và kéo dài thêm một kỳ hạn trả nợ như kỳ hạn ban đầu theo hình thức gửi tiền tiết kiệm thông thường. Nếu thời điểm đến hạn mà SCB không huy động loại kỳ hạn đó thì SCB sẽ chuyển sang kỳ hạn ngắn hơn liền kề với lãi suất do SCB công bố tại thời điểm kéo dài. * Trường hợp tùy chọn Nếu khách hàng có chỉ định về việc tái tục trước khi mở tài khoản thì ngày đáo hạn dựa vào chỉ định của khách hàng. 3.5.7 Ủy quyền, thay đổi ủy quyền, hủy bỏ ủy quyền Nếu muốn thay đổi nội dung ủy quyền, chủ thẻ tiết kiệm phải lập giấy ủy quyền mới thay thế giấy ủy quyền cũ. Muốn hủy bỏ ủy quyền, chủ sở hữu thẻ tiết kiệm phải đến SCB thực hiện thủ tục hủy bỏ ủy quyền. 3.5.8 Chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm Khách hàng lập giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, GDV hướng dẫn khách hàng lập giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm theo mẫu SCB. 3.5.9 Các qui định khác * Cấp, đổi thẻ tiết kiệm mới cho khách hàng - Trường hợp thẻ tiết kiệm bị mất, ướt, rách, mối, mọt chưa đến hạn thanh toán thì cấp lại, đóng dấu “cấp lần 2” trên thẻ tiết kiệm và thu hồi thẻ tiết kiệm cũ, ghi chú số sêri SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 13
  • 22. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang thẻ tiết kiệm cấp lần 2 và tiến hành cập nhật thông tin khách hàng trong chương trình máy tính để theo dõi. - Trường hợp thẻ tiết kiệm bị ướt, rách, mối mọt…nhưng không mất và đến hạn thanh toán thì GDV thanh toán tiền cho khách hàng. Riêng thẻ tiết kiệm mất thì thực hiện theo quy định: sau 10 ngày kể từ ngày báo mất thẻ đối với tiết kiệm không kỳ hạn hoặc kể từ ngày thẻ tiết kiệm đến hạn thanh toán đối với thẻ tiết kiệm có kỳ hạn. Trường hợp thẻ tiết kiệm hết dòng giao dịch: cấp lại thẻ mới, thu hồi thẻ cũ ghi chú số seri cấp lần 2 không đóng dấu “cấp lần 2”. * Phong tỏa tài khoản tiền gửi tiết kiệm khi: - Khách hàng thực hiện thủ tục báo mất thẻ. - Thẻ tiết kiệm dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại SCB. - Thẻ tiết kiệm được SCB phong tỏa để cấp hạn mức thấu chi. - Theo yêu cầu bằng văn bảng của chủ sở hữu thẻ tiết kiệm, của cơ quan có thẩm quyền. * Phương thức tính lãi Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn x lãi suất/tháng) / 30 Số lãi phải trả = (tổng tích số tính lãi trong tháng Đối với tiền gửi có kỳ hạn Số lãi phải trả = số dư tiền gửi x LS/tháng x thời hạn gửi (tháng) Trường hợp khách hàng giao dịch nhiều nơi trực thuộc SCB - Người được ủy quyền, người đồng chủ sở hữu thẻ tiết kiệm, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật, người thừa kế, người không thể viết dưới bất kì hình thúc nào thì làm ở đâu đến đó giao dịch. - Khách hàng liên hệ nơi gửi tiền trực thuộc SCB để cấp lại thẻ mới trừ trường hợp thẻ tiết kiệm hết dòng giao dịch. Thẻ tiết kiệm đến hạn trùng vào ngày nghỉ, lễ. - Ngay ngày nghỉ lễ: chi trả liền kề sau ngày nghỉ lễ. Tính lãi theo ngày đến hạn. - Nếu khách hàng yêu cầu thì trả liền trước nhưng tiền lãi trừ đi số tiền lãi của ngày nghỉ lễ theo lãi suất ghi trên thẻ tiết kiệm. 3.5.10 Cuối ngày giao dịch - Đối chiếu kiểm tồn quỹ cuối ngày - Trường hợp các giao dịch đều cân số: + GDV sẽ in ra bảng liệt kê các giao dịch phát sinh trong ngày. + GDV kiểm tra rà soát giữa bảng liệt kê với các chứng từ bằng giấy. + Nếu đúng GDV chuyển toàn bộ số chứng từ giao dịch kèm bảng liệt kê giao dịch phát sinh trong ngày cho kiểm soát viên ký xác nhận. + Chuyển chứng từ giao dịch trong ngày đã sắp xếp qua phòng kế toán ( hoặc bộ phận kế toán) lưu trữ theo qui định SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 14
  • 23. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang - Trường hợp nếu không cân số: + Tìm nguyên nhân: Giao nộp tiền mặt về bộ phận ngân quỹ cuối ngày, trường hợp tiền mặt thừa hoặc thiếu vào cuối ngày sẽ hạch toán vào tài khoản tạm giữ thừa thiếu chờ xử lý. 3.5.11 Lưu trữ bảo quản hồ sơ chứng từ *Sắp xếp chứng từ: GDV sắp xếp các chứng từ theo thứ tự các chứng từ giao dịch thực hiện trong ngày, kẹp lại thành tập, ghi rõ ngày tháng năm, số tập, số lượng chứng từ chuyển cho phòng kế toán hoặc bộ phận kế toán. Tiếp quỹ đầu ngày Hướng dẫn khách hàng Mở tài khoản Giao dịch gửi tiền tiết kiệm Giao dịch rút tiền tiết kiệm Tái ký gửi thẻ tiết kiệm Ủy quyền, thay đổi ủy quyền, hủy bỏ ủy quyền Chuyển nhượng Các quy định khác Công việc cuối ngày Lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ Hình 3.2: Quy trình nghiệp vụ giao dịch TGTK tại ngân hàng TMCP Sài Gòn SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 15
  • 24. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang 3.6 Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong công tác huy động vốn 3.6.1 Thuận lợi Luôn được sự giúp đỡ thường xuyên về nghiệp vụ của Chi Nhánh Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh An Giang. Khách hàng tiền gửi và tiền vay khá ổn định và tăng hàng năm. Tập thể cán bộ, công nhân viên của SCB An Giang có tinh thần trách nhiệm cao, nội bộ đoàn kết, thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, ân cần. Đa phần có trình độ cao đẳng, đại học trở lên nên kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững, phần lớn đội ngũ cán bộ rất trẻ, năng động linh hoạt nên rất thuận lợi trong quá trình học hỏi cái mới. SCB đã trang bị phần mềm quản lý Smartbank. Phần mềm này tuy còn một số nhược điểm song đã thể hiện được vai trò quan trọng và nhiều tiện ích trong thời gian sử dụng. 3.6.2. Khó khăn SCB An Giang chỉ mới hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang gần hai năm, vì vậy chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng khu vực. Trên địa bàn hiện nay có rất nhiều các tổ chức tín dụng, các chi nhánh, các phòng giao dịch của ngân hàng do đó tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong việc cho vay và huy động vốn của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng đã làm cho việc thu hút khách hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn. 3.7 Kết quả hạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang qua các quý 3.7.1 Những sự kiện nổi bật Ngân hàng SCB trong thời gian qua đã đạt được các giải thưởng quan trọng như: - Cúp vàng thương hiệu Việt năm 2005 và 2006 - 3 cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm: “tiết kiệm tích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”, “tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ”, “tín dụng tiêu dùng”. - Danh hiệu “doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng” năm 2006 Trên đây là những giải thưởng tiêu biểu của ngân hàng, ngoài những giải thưởng này ngân hàng còn vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng khác góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ hiện nay. 3.7.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang cũng như các ngân hàng, các tổ chức sản xuất kinh doanh khác, mục tiêu chủ yếu của các hoạt động này là hướng đến lợi nhuận, xem lợi nhuận là yếu tố hàng đầu. Để kết quả kinh doanh đạt kết quả cao thì ngân hàng cần phải quản lý tốt các hoạt động huy động và sử dụng vốn, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, từ đó làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng lên, đồng thời nguồn vốn được mở rộng thêm. Với phương châm đi vay để cho vay và thông qua hoạt SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 16
  • 25. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang động đó ngân hàng thu được lợi nhuận nên chỉ gần hai năm hoạt động ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang đã có những kết quả đáng kể như sau: Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2006 – 2007 ĐVT: Triệu đồng TKSS 6 tháng cuối năm 6 tháng đầu năm 6 tháng cuối năm KM 2006 2007 2007 Doanh thu 387,614 2.327,287 5.170,509 - Thu từ lãi vay 375,122 2.173,165 5.011,524 - Thu khác 12,492 154,122 158,985 Chi phí 453,368 1.948,643 2.687,069 - Chi trả lãi 207,516 1.260,225 1.595,328 - Chi khác 245,852 688,418 1.091,741 Lợi nhuận thuần (65,754) 378,644 2.483,440 Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện KQHĐKD của SCB AG năm 2006-2007 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 n (tri ng) uđ 0 it S ố ồ ề ệ -1,000 6 tháng cuối 6 tháng đầu 6 tháng cuối năm 2006 năm 2007 năm 2007 TKS S Doanh thu Chi phí Lợi nhuận thuần Tính đến nay NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang chính thức đi vào hoạt động đã được hơn một năm rưỡi, tình hình hoạt động của ngân hàng dần đi vào ổn định. Vào cuối năm 2006 lợi nhuận thuần của ngân hàng là con số âm 65,754 triệu đồng. Nguyên nhân do ngân hàng mới thành lập nên chưa có nhiều khách hàng đến vay tiền và ngân hàng cần phải đầu tư thêm để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, do đó chi phí rất cao, bên cạnh đó do mới thành lập nên chi phí khấu hao cao làm cho lợi nhuận thuần của ngân hàng âm 65,754 triệu đồng. Công tác huy động tiền gửi của CN An Giang chưa tăng trưởng tốt do nhiều yếu tố như cạnh tranh, chưa có uy tín và quan trọng nhất là thương hiệu. Trong thời gian qua mặc dù SCB đã tổ chức khá nhiều hoạt động công tác xã hội nhưng thực tế chưa tạo được tiếng vang tại An Giang, phần lớn khách hàng còn nhầm lẫn giữa SCB và Sacombank. Ngoài ra trong thời gian này ngân hàng mở thêm phòng giao dịch Châu Đốc vì thế cần phải đầu tư thêm cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho việc kinh doanh. Từ quý II năm 2007 trở đi ngân hàng bắt đầu kinh doanh có lãi vì bộ máy đã dần đi vào hoạt động ổn định và tạo được thương hiệu SCB tại địa bàn tỉnh An Giang thông qua các chương trình, các chính sách phù hợp như: chính sách khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn đối với từng đối tượng khách hàng, miễn giảm phí thanh toán đối với khách hàng vay, ưu SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 17
  • 26. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang đãi đối với khách hàng doanh nghiệp chuyển doanh thu về SCB…Chính nhờ vậy lợi nhuận của ngân hàng càng ngày càng tăng cao. 6 tháng cuối năm 2007 lợi nhuận thuần tăng 5,5 lần so với tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2007. Lợi nhuận của SCB – An Giang được thể hiện cụ thể qua biểu đồ trên. Qua phân tích trên ta thấy tình hình hoạt động của ngân hàng trong 1,5 năm qua đã dần ổn định và bắt đầu có lợi nhuận, SCB An Giang đang trên đà phát triển, hoạt động bền vững và dần chiếm được thị phần tại địa bàn tỉnh An Giang. 3.8 Kế hoạch kinh doanh của ngân hàng vào năm 2008 Vào năm 2008 SCB tiếp tục thực hiện phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”. Năm 2008 SCB sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng: - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và giữ vững tỷ lệ huy động vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2. Tăng cường việc huy động nguồn vốn giá rẻ nhưng ổn định. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các sản phẩm huy động mới nhằm duy trì khách hàng hiện hữu đồng thời thu hút khách hàng mới. - Tăng trưởng tín dụng ổn định gắn liền với chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Tăng cường bán chéo sản phẩm. - Bên cạnh hai hoạt động chủ yếu trên SCB sẽ đẩy mạnh các hoạt động đầu tư thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại hối nhằm đa dạng hóa thu nhập. Phân tán rủi ro và nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới hoạt động ra khắp huyện thị trong tỉnh nhằm đưa thương hiệu SCB tiếp cận với khách hàng trong khu vực. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 Hội sở giao cho SCB An Giang tăng 30% so với năm 2007 cả về hoạt động huy động vốn lẫn hoạt động tín dụng. Qua một năm nhìn lại, SCB An Giang cũng có những thành tựu và những khuuyết điểm. Bên cạnh những thành tựu đạt được, SCB An Giang cần khắc phục những hạn chế của năm 2007 để năm 2008 có thể hoạt động tốt hơn và chú trọng tăng trưởng từ đầu năm. Trước mắt SCB sẽ mở thêm 2 phòng giao dịch ở Mỹ Phước và Cái Dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng giao dịch với SCB, mở rộng quy mô, nâng cao uy tính và thương hiệu. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 18
  • 27. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 Cơ cấu nguồn vốn và thực trạng tình hình huy động vốn hiện nay của ngân hàng. 4.1.1 Tình hình nguồn vốn Như chúng ta đã biết vốn là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh. Ngân hàng cũng vậy, muốn đem lại hiệu quả kinh tế cao trước tiên cần phải có nguồn vốn dồi dào, bởi vì hiện nay nước ta đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường xuyên bị thiếu hụt vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giải quyết tình trạng thiếu vốn này, giải pháp tốt nhất là họ đến ngân hàng xin vay vốn. Do đó, để đứng vững trên thị trường thì ngân hàng cần phải có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng cho họ. Bên cạnh đó, muốn chiếm được thị phần, mở rộng thị trường và quy mô ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng các hình thức huy động vốn để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, các doanh nghiệp để phân phối lại cho các tổ chức sản xuất kinh doanh đang thiếu hụt về vốn. Nguồn vốn của ngân hàng ngày càng dồi dào càng khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền kinh tế thị trường. Là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc hội sở, do đó nguồn vốn hoạt động chủ yếu của SCB An Giang là nguồn vốn huy động tại chỗ và do hội sở điều chuyển vốn về. Nguồn vốn tại chỗ được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm…. Dân cư và các tổ chức kinh tế là các đối tượng huy động chủ yếu của ngân hàng. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của SCB - An Giang trong gần hai năm qua đã tăng lên đáng kể cụ thể như sau: Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của SCB An Giang 3% 2% 1% 9% 30% 28% đầu 6 tháng cuối 69% 69% năm 2007 2006 89% Vốn huy động Vốn điều hòa Vốn chủ sở hữu Ta thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh tăng đáng kể, vào cuối năm 2006 tổng nguồn vốn chỉ có 31.500 triệu đồng thì đến năm 2007 nguồn vốn đã tăng đến 350.236 triệu đồng. Tổng nguồn vốn năm 2007 tăng thêm 318.736 triệu đồng gấp hơn 10 lần so với năm 2006. Sự tăng trưởng nguồn vốn này có được là do vốn huy động tăng gấp 3,8 lần so với năm 2006 chứng tỏ chi nhánh ngày càng mở rộng thị trường hoạt động và có uy tín trên địa bàn tỉnh An Giang. Những ngày đầu hoạt động SCB An Giang chỉ thu SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 19
  • 28. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang hút khách hàng trong địa bàn thành phố Long xuyên và các huyện lân cận do đó nguồn vốn huy động không cao. Đến đầu năm 2007 thấy được tiềm năng của lượng vốn nhàn rỗi ở Thị xã Châu Đốc, SCB đã phát triển thêm phòng giao dịch Châu Đốc do đó lượng vốn huy động tăng đáng kể, tuy nhiên lượng vốn huy động tại chi nhánh không đủ đáp ứng doanh số cho vay vì vậy ngân hàng cần phải sử dụng vốn điều hòa từ hội sở. Vốn huy động tăng trưởng rất nhanh, số tiền huy động được trong 2 năm hoạt động như sau: + 6 tháng cuối năm 2006: 21.791 triệu đồng 69% tổng nguồn vốn. + 6 tháng đầu năm 2007: 65.005 triệu đồng chiếm 89% tổng nguồn vốn. + 6 tháng cuối năm 2007: 104.309 triệu đồng chiếm 30% trong tổng nguồn vốn. Từ trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng rất nhanh từ 21.791 triệu đồng lên đến 65.005 triệu đồng tăng gấp 1.98 lần vào 6 tháng đầu năm 2007 và 6 tháng cuối năm 2007 tổng vốn huy động tăng thêm 39.304 triệu đồng thành 104.309 triệu đồng, có được kết quả trên là nhờ chi nhánh luôn quan tâm và có những chính sách đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trì khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động. Tuy nhiên so với tổng nguồn vốn thì năm 2006 vốn huy động chiếm khoảng 69%, 6 tháng đầu năm 2007 con số này lên đến 89% nhưng 6 tháng cuối 2007 tỷ lệ này giảm còn 30%, nguyên nhân là do tổng nguồn vốn tăng quá nhanh, nguồn vốn huy động không đáp ứng kịp với tốc độ tăng trưởng đó. Tổng nguồn vốn tăng nhanh xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ của các hộ gia đình, doanh nghiệp rất lớn trong địa bàn nên chi nhánh cần phải khơi nguồn vốn hoạt động của mình để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động, thế nhưng lượng vốn huy động và vốn chủ sở hữu không thể đáp ứng kịp nên ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ, SCB – An Giang còn được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ SCB hội sở. Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn ở phụ lục cho thấy, nguồn vốn điều hòa qua các quý của chi nhánh có xu hướng tăng trưởng khá ổn định và chiếm tỷ trọng cao cụ thể như sau: Năm 2006 vốn điều hòa chiếm 28% tổng nguồn vốn. 6 tháng đầu năm của năm 2007 lượng vốn điều hòa giảm, còn chiếm 9% trong tổng nguồn vốn, tuy tỷ lệ vốn điều hòa giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn tăng 1,32 lần so với cuối năm 2006, nguyên nhân là do lượng vốn huy động tăng 1,98 lần. Sang 6 tháng cuối năm 2007 tổng nguồn vốn tăng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2007 là 3,8 lần. Vốn điều hòa tăng rất cao từ 6.597 triệu đồng lên đến 243.692 triệu đồng do vốn huy động không đủ đáp ứng doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng vay và được nhiều người biết đến. Mặc dù có sự hỗ trợ về nguồn vốn điều hòa từ Hội sở nhưng chi nhánh cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh thêm dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Để làm được điều này ngân hàng cần phải có thêm nhiều loại hình huy động với mức lãi suất hấp dẫn mang tính cạnh tranh, các chương trình khuyến mãi, dự thưởng, xem xét loại bỏ bớt những thủ tục rườm rà phức tạp…. nhằm thu hút được ngày càng nhiều lượng tiền nhàn rỗi từ trong dân, các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 20
  • 29. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang Hình 4.2: Cơ cấu nguồn ốn năm 2006-2007 400000 350000 300000 250000 200000 150000 100000 50000 ổ ngu 0 ố (tri ng) ệđ 6 tháng cuối 6 tháng đầu 6 tháng cuối ồv TKS S ng T n n u ồ năm 2006 năm 2007 năm 2007 Vốn huy động Vốn điều hòa Vốn CS H Tổng nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu của chi nhánh rất thấp, qua số liệu từ các quý cho thấy nguồn vốn này chiếm chưa được 5% trên tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do ngân hàng mới thành lập, và đây là một chi nhánh nên nguồn vốn chủ sở hữu rất thấp, bởi mọi tài sản hoặc nguồn vốn chủ yếu là do Hội sở quản lý. 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn Như chúng ta đã biết vai trò của các NHTM trong nền kinh tế là đi vay để cho vay, điều chuyển nguồn vốn từ người thừa tiền sang người thiếu tiền. Chính vì vậy muốn hoạt động ổn định, bền vững ngân hàng cần phải có những chính sách nhằm thu hút thật nhiều khách hàng đến gửi tiền và vay tiền. Do đó nguồn vốn huy động giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, là một trong ba nguồn tạo nên tổng nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trước tình hình hiện nay các ngân hàng đều ráo riết tranh thủ các nguồn vốn từ trong dân, do đó việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn, SCB cũng không ngoại lệ, để tồn tại và phát triển được, ngân hàng cũng đã nghiên cứu và tung ra rất nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó lạm phát ngày càng tăng cao, chính yếu tố này làm cho lãi suất huy động của ngân hàng không ngừng tăng cao để đảm bảo tiền lãi khách hàng được hưởng mang con số thực dương, đây cũng tạo nên khó khăn cho ngân hàng, vì chi phí đầu vào tăng cao, dẫn đến lãi suất cho vay cao và các chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm hãm lạm phát đã buộc các ngân hàng phải thu hút được nhiều vốn hơn, đảm bảo tỷ lê dự trữ bắt buộc trong NHNN. Ngoài những trở ngại nêu trên, trong công tác huy động vốn của mình, ngân hàng còn gặp nhiều vấn đề khác như: phần mềm của ngân hàng không còn phù hợp với tình hình hiện nay, dẫn đến tốn nhiều thời gian của GDV và khách hàng, ngân hàng phải tốn nhiều chi phí đào tạo để nhân viên tiếp cận với sản phẩm mới. Do thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, đồng thời thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn, ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang đã tích cực trong việc huy động vốn của mình tạo nên nguồn vốn dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, dân cư. Nhờ vậy, công tác huy động vốn của SCB An Giang đã đạt được kết quả sau: Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 21
  • 30. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang ĐVT: Triệu đồng 6 tháng 6 tháng 6 tháng Chỉ tiêu cuối năm đầu năm cuối năm 2006 2007 2007 1. Tiền gửi tiết kiệm: 10.865 42.124 67.705 a. Có kỳ hạn. 10.388 41.524 67.047 b. Không kỳ hạn. 527 600 658 2. Tiền gửi thanh toán 10.926 22.881 36.604 Tổng cộng 21.791 65.005 104.309 Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang Qua số liệu ta thấy tổng vốn huy động qua các quý đều tăng và vốn huy động của từng loại tiền gửi cũng tăng theo qua mỗi 6 tháng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đóng vai trò chủ đạo. Tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các quý, do ngân hàng đã bắt đầu có nhiều chương trình khuyến mãi thu hút được nhiều khách hàng. Tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm 2006 tình hình huy động vốn còn chậm và chưa thu hút được tiềm năng trên địa bàn. Nguyên nhân là do mới khai trương nên còn ít người biết đến SCB. Tiền gửi tiết kiệm tuy đa dạng thu hút được khách hàng, nhưng con số này chưa cao do lãi suất của SCB so với các NHTM tại An Giang tương đương nhau. Có nhiều khách hàng sau khi trao đổi với nhân viên thì cho rằng quà tặng khuyến mãi của SCB chưa mới lạ cũng giống như những ngân hàng khác nên chưa thu hút được khách hàng. Do đó để thu hút và lôi kéo khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, cần có chính sách khuyến mãi quà tặng đa dạng. Ngoài ra đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng cần tăng cường tiếp thị, quảng cáo, nhằm lôi kéo khách hàng có tiềm năng về vốn và các khu vực đông dân cư để đưa sản phẩm tiết kiệm của SCB đến với khách hàng nhiều hơn. Cũng từ bảng 4.2 bảng số liệu về tình hình huy động vốn ta thấy qua gần 2 năm hoạt động ngân hàng đã có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ về nguồn vốn có kỳ hạn, tuy nhiên nguồn vốn tiết kiệm không kỳ hạn lại chiếm một tỷ lệ rất thấp, không đáng kể trong tổng nguồn vốn. Để hiểu rõ nguyên nhân tại sao loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lại ít được khách hàng ưa chuộng, ngược lại loại tiền gửi tiết kiệm cò kỳ hạn lại thu hút khách hàng nhiều như vậy ta bắt đầu phân tích cụ thể tình hình huy động vốn đối với từng loại hình huy động SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 22
  • 31. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nguồn vồn của từng hình thức HĐV trong tổng TGTK 80000 70000 60000 50000 40000 30000 20000 ề (tri ng) ệđ 10000 ti S n u ố ồ 0 6 tháng cuối năm 2006 6 tháng đầu năm 2007 6 tháng cuối năm 2007 TKSS TGTKCKH TGTKKKH TGTK 4.1.2.1 Đối với loại tiền gửi tiết kiệm Loại tiền gửi này chủ yếu huy động được từ mọi người dân trong tỉnh, họ gửi nhằm mục đích thu được lợi tức, ngoài ra họ gửi tiền còn vì mục tiêu an toàn cho đồng vốn của mình. Tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh các quý qua tăng rõ rệt, cụ thể năm 2006 là 10.865 triệu đồng, chỉ sau một năm hoạt động nguồn vốn này đã tăng lên đáng kể với tốc độ tăng truởng 5,23 lần thành 67.705 triệu đồng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư cũng tăng mạnh càng thể hiện tác dụng tốt của các chương trình tiết kiệm dự thưởng và những chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp do SCB đưa ra. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh có sự tăng trưởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, vừa giữ chân khách hàng cũ, vừa thu hút thêm nhiều khách hàng mới dẫn đến tiền gửi không ngừng tăng trưởng. Tiền gửi tiết kiệm được cấu thành từ hai loại tiền gửi là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn rất khó thu hút khách hàng bởi vì nó có sự ràng buộc về thời gian. Mặc khác, giá cả luôn biến động làm cho người dân không thích loại tiền gửi này. Nhưng SCB – An Giang đã có chính sách phù hợp, thái độ phục vụ của nhân viên và nhiều loại hình dịch vụ cùng với các tiện ích của nó đã huy động được một lượng lớn vốn, mỗi năm một tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Các chính sách ngân hàng dùng để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới đó là: SCB đã tạo ra nhiều kỳ hạn linh hoạt từ 3 ngày trở lên tạo điều kiện cho khách hàng tham gia gửi tiền trong ngắn hạn, tuy nhiên với cách thức huy động này ngân hàng phải tốn rất nhiều chi phí. Bên cạnh đó, SCB còn áp dụng các chính sách thưởng lãi suất và áp dụng chính sách khách hàng tức là sẽ áp dụng lãi suất có kỳ hạn tùy theo số ngày thực gửi cho các sổ tiết kiệm tất toán trước hạn thay vì hưởng lãi suất không kỳ hạn. Điều này làm cho khách hàng an tâm hơn khi tham gia các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn. Loại tiền gửi này ngày càng tăng cao qua các quý là do khách hàng đã nhận thấy được ưu điểm của của nó là lãi suất cao, có những sản phẩm thích hợp với nhu cầu của họ, do vậy khi có được lượng tiền nhàn rỗi họ sẽ gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào ngân hàng vì vậy thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền. SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 23
  • 32. Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang Số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong mỗi 6 tháng qua tăng như sau: Vào 6 tháng đầu mới hoạt động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của chi nhánh 10.338 triệu đồng. Nhưng qua 6 tháng sau, tổng kết tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của 6 tháng đầu năm 2007 lên đến 41.524 triệu đồng, tăng 3 lần. Con số này lại tiếp tục tăng thêm 25.523 triệu đồng thành 67.047 triệu đồng vào thời điểm kết thúc 6 tháng hoạt động cuối năm 2007. Có được kết quả như trên nguyên nhân là do gần cuối năm nên ngân hàng có nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng dành cho khách hàng như chương trình “rộn ràng sắc xuân”, khách hàng đến gửi tiền vừa nhận được lãi suất cộng thêm, vừa được quay số trúng thưởng, nhận thêm lì xì, được tặng quà ngày tết…do đó khi có lượng tiền mặt nhàn rỗi hàng năm thì khách hàng quyết định đến ngân hàng gửi tiết kiệm để sinh lợi. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng cao và họ đã tạo được thói quen khi chưa có nhu cầu sử dụng trong thời gian sắp tới họ sẽ cân đối nguồn vốn của mình và gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao. Từ những lý do nêu trên ta thấy đây chính là nguồn vốn mục tiêu mà ngân hàng cần hướng tới vì tính ổn định của nó, ngân hàng có quyền chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này trong cho vay sinh lợi. Vì vậy ngân hàng không ngừng cải tiến, sửa đổi và đưa ra những sản phẩm mới mang tính cạnh tranh để thu hút được thật nhiều lượng vốn này. Để thuận lợi cho khách hàng, ngân hàng đã tạo ra nhiều loại sản phẩm tiền gửi tương ứng với mỗi mức lãi suất khác nhau và kỳ hạn khác nhau. Biểu lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm thông thường của ngân hàng sẽ được giới thiệu trong phần phụ lục của đề tài. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Đối với loại tiền gửi này, khi khách hàng có một số tiền tạm thời nhàn rỗi trong thời gian ngắn mà chưa dùng đến, họ dùng tiền này gửi vào ngân hàng để hưởng lãi và đảm bảo an toàn hơn khi để ở tại nhà. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng thấy được trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thì kênh huy động chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lý do là lãi suất thu được từ nguồn tiền này rất thấp, lãi suất chỉ bằng khoảng 1/3 lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và một lý do nữa là khoảng tiền gửi tiết kiệm chỉ cá nhân mới được gửi không dùng để thanh toán nên đa phần khách hàng thích gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn hơn, hoặc họ sẽ gửi vào tài khỏan tiền gửi thanh toán thay cho tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vì sẽ thuận tiện và sễ dàng hơn trong việc thanh toán, chuyển tiền, rút gửi tiền mà vẫn hưởng lãi suất ngang nhau.. Nếu nguồn vốn này tăng dần theo các năm thì tốt do chi phí trả lãi thấp nhưng do đặc điểm của hình thức huy động này là có thể rút tiền bất cứ lúc nào nên chi nhánh rất khó trong việc chủ động được nguồn vốn hay nói cách khác phần vốn huy động này đưa vào lưu thông không được thuận lợi, vì thế các tổ chức tín dụng thường không đưa ra mức lãi suất cao và chi nhánh phải dự phòng quỹ an toàn để đảm bảo tính thanh khoản của mình và tính toán cơ cấu đầu tư hợp lí, vì vậy nguồn vốn từ hình thức huy động này không phải là nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng hướng tới. Từ những lý do nêu trên ta thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn vốn huy động của loại tiền gửi không kỳ hạn thấp là do lãi suất chưa đủ hấp dẫn họ. Vì khách hàng gửi SVTH: Trần Thị Diễm Tuyền 24