SlideShare a Scribd company logo
1 of 191
Download to read offline
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CƠ BẢN
BỘ MÔN KINH TẾ
BÀI GIẢNG MÔN
KINH TẾ VĨ MÔ
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2011-2012
Giảng viên: Ths.Trần Mạnh Kiên
2
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
KINH TẾ VĨ MÔ
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2011-2012
1. Mã số môn học
2. Tổng số tín chỉ: 3
3. Điều kiện tham dự: Không cần
4. Giảng viên: ThS. Trần Mạnh Kiên;
- Email: kienkinhte2@yahoo.com (sinh viên nên add nick này để hỏi bài và trao
đổi cho thuận tiện).
- Facebook: kienkinhte@yahoo.com (trên FB hàng ngày có link các bài báo)
5. Giới thiệu môn học
Môn học giới thiệu những nét tổng quát về kinh tế vĩ mô; nội dung và ý nghĩa
của các biến số kinh tế vĩ mô; những khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản như lạm phát,
thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và một số vấn đề khác có liên quan. Môn học cũng
giới thiệu một số mô hình căn bản và các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài
khóa, chính sách tiền tệ…
6. Mục tiêu của môn học
Giúp sinh viên hiểu những khái niệm căn bản về kinh tế vĩ mô như GDP, lạm
phát, thất nghiệp. Hiểu được một cách đại cương cách thức vận hành của nền kinh tế.
Giúp sinh viên hiểu và giải thích được những hiện tượng kinh tế vĩ mô căn bản đang
diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới cũng như lý do và hệ quả khi nhà nước thực hiện
các chính sách kinh tế vĩ mô…
Giúp tạo cho sinh viên tư duy phê phán (critical thinking), cởi mở, biết nhìn
một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, biết chấp nhận những quan điểm khác biệt,
có cái nhìn ở tầm tổng thể về một vấn đề. Áp dụng được cách tư duy của của kinh tế
học vào trong cuộc sống hàng ngày và nâng cao một số kỹ năng mềm khác (xem kỹ
hơn ở trang cuối của đề cương).
7. Đề cương tổng quát
Chương 1: Mười nguyên lý của kinh tế học
Chương 2: Số liệu kinh tế vĩ mô
- Giới thiệu một số chỉ tiêu trong kinh tế vĩ mô như GDP, CPI…
- Phương pháp tính các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia
- Sử dụng các chỉ tiêu trong việc so sánh
3
Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng cân bằng
- Các yếu tố của tổng cầu
- Mô hình xác định sản lượng cân bằng
- Số nhân tổng cầu
- Nghịch lý của tiết kiệm
- Phân tích mô hình số nhân
- Tác động của chính sách tài khóa
Chương 4: Mô hình tổng cung-tổng cầu
- Khái niệm về đường tổng cung-tổng cầu
- Những yếu tố tác động vào tổng cung-tổng cầu
- Sử dụng tổng cung-tổng cầu để lý giải các biến động kinh tế ngắn hạn
Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ
- Khái quát về tiền tệ và ngân hàng
- Các công cụ của chính sách tiền tệ
- Tác động của chính sách tiền tệ vào nền kinh tế
Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp
- Lạm phát
- Thất nghiệp
- Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
- Một số khái niệm về cán cân thanh toán
- Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái
- Các chính sách quản lí tỷ giá hối đoái
Chương 8: Tăng trưởng kinh tế
- Một số yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
- Các chính sách của nhà nước giúp kích thích tăng trưởng kinh tế
Chương 9: Mô hình IS-LM
- Khái niệm về đường IS-LM
- Áp dụng mô hình IS-LM để đánh giá tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ
4
8. Tài liệu tham khảo
[1]. Tài liệu bắt buộc: Nguyễn Văn Công (chủ biên) (2008). Giáo trình nguyên lý
kinh tế học vĩ mô. Hà Nội: NXB Giáo dục.
[2]. Tài liệu đọc thêm:
Begg, D, R. Dornbusch and S. Fischer (2005). Kinh tế học. Bản dịch tiếng Việt. Hà
Nội: NXB Thống kê, 2007
Dương Tấn Diệp (2007). Kinh tế vĩ mô. TP.Hồ Chí Minh: NXB Thống kê
Mankiw, N.Gregory (2002). Nguyên lý kinh tế học (tập 2). Bản dịch tiếng Việt. Hà
nội: NXB Thống kê, 2004
Samuelson, P.A and W. D. Nordhaus (1995). Kinh tế học (tập 2). Bản dịch tiếng
Việt. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 1997
Và một số quyển sách khác về kinh tế vĩ mô có bán trên thị trường. Khuyến
khích tham khảo tài liệu tiếng Anh.
Về sách bài tập có thể tham khảo sách Bài tập nguyên lý kinh tế học vĩ mô của
Nguyễn Văn Công (chủ biên) (dùng kèm sách giáo khoa) hoặc sách bài tập của Đại
học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh hay của Học viện Tài chính có trong thư viện.
Vài website về kinh tế nên tham khảo:
- http://www.viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm (Trang của TS.Trần Hữu Dũng)
- http://www.vneconomy.vn/ (Thời báo kinh tế Việt Nam)
- http://kinhtetaichinh.blogspot.com/ (Blog của TS.Lê Hồng Giang)
- http://www.thesaigontimes.vn/Home/ (Thời báo Kinh tế Sài gòn)
- http://www.sbv.gov.vn/ (Ngân hàng Nhà nước)
- http://www.gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê)
- http://www.kinhtehoc.com/
- http://sites.google.com/site/baohoai/Lectures (website của giảng viên Nguyễn
Hoài Bảo, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, có nhiều bài giảng, bài tập, đề thi
và một số sách kinh tế học nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt).
- http://www.studygs.net/vietnamese (Hướng dẫn phương pháp học tập)
Ngoài các sách giáo khoa, sinh viên nên tham khảo một sách nổi tiếng, dễ
đọc có liên quan tới chủ đề môn học như:
Charles Wheelan. Đôla hay lá nho. Alpha Books & NXB Lao động – Xã hội
Henry Hazlitt. Hiểu kinh tế qua một bài học. NXB Tri thức
Paul Krugman. Sự trở lại của kinh tế học suy thoái. DTBooks & NXB Trẻ
5
Joseph Stiglitz. FreeFall - Rơi tự do: Hoa Kỳ, các thị trường tự do, và sự sa lầy
của nền kinh tế thế giới. DTBooks & NXB Trẻ.
Todd G. Buchholz. Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối. NXB Tri thức. (Lưu
ý, phần viết về Marx trong cuốn sách không có trong sách in mà có trên mạng. Vào
Google gõ: “Karl Marx-New Ideas From Dead Economists” sẽ ra đường dẫn
http://www.scribd.com/doc/6546651/Karl-MarxNew-Ideas-From-Dead-Economists.
Daniel Yergin và Joseph Stanislaw. Những đỉnh cao chỉ huy - Cuộc chiến vì
nền kinh tế thế giới. NXB Tri thức
Thomas L.Friedman. Thế giới phẳng. NXB Trẻ (có bản ebook trên mạng)
Thomas L.Friedman. Chiếc Lexus và cây Olive. NXB Khoa học xã hội (có bản
ebook trên mạng)
Phil Rosenzweig. Hiệu ứng hào quang. VNN Publishing & NXB Tri thức
Tham khảo thêm về một số cuốn sách được giới thiệu trong bài: Khánh Châu
(2009). “Những cuốn sách kinh tế toàn dân nên đọc!”. Tuần Việt nam.
9. Phân bổ chương trình học dự kiến (9 buổi, mỗi buổi 5 tiết)
Lưu ý: Dưới đây giảng viên sẽ cung cấp một số bài đọc thêm có liên quan tới
chủ đề bài học (các bài này có trên mạng, chỉ cần lên Google, gõ tên bài viết trong
ngoặc kép “…” và nhấn nút Search là sẽ thấy đường link). Đây là những bài bắt buộc
phải đọc.
Buổi Nội dung Sách
1 Chương 1: 10 nguyên lý của kinh tế học và
cách tư duy như một nhà kinh tế
Nguyên lý kinh tế học vĩ
mô, Nguyễn Văn Công
(chủ biên), tr.5-26 (dưới
đây viết tắt là SGK)
Bài đọc thêm Chương 1:
Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard. Bài thảo luận chính sách số 1:
Lựa chọn thành công, Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho Việt Nam;
- Bài thảo luận chính sách số 2: Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy
mạnh cải cách
- Bài thảo luận chính sách số 3: Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất
ổn vĩ mô
- Bài thảo luận chính sách số 4: Thay đổi cơ cấu: giải pháp kích thích có
hiệu lực duy nhất
Vũ Minh Khương. Nền móng phát triển và mệnh lệnh cải cách
Vũ Minh Khương. Chặt cầu để tiến lên?
6
Lê Đăng Doanh. Người dân kỳ vọng những quyết sách của lãnh đạo mới
Daron Acemoglu. Điều gì làm một quốc gia trở nên giàu có
2 Chương 2: Số liệu kinh tế vĩ mô SGK: tr.27-62
Bài đọc thêm Chương 2:
Thái Trinh. GDP và mấy ngộ nhận thường gặp.
Nguyễn Trung. “Lời nguyền tài nguyên” và nguy cơ của một nước làm
thuê.
Vũ Huyền. Cái bẫy tài nguyên
Nguyễn Khắc Vinh. Báo cáo Tổng Bí thư, Việt Nam không giàu tài nguyên
đâu
Trần Văn Thọ. Xác lập tinh thần Nguyễn Trãi trong quan hệ kinh tế Việt –
Trung
Trung Quốc nhận thức về tổng sản phẩm quốc nội GDP
3 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng SGK: tr.142-187
Bài đọc thêm Chương 3:
Phạm Mạnh Hà. Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế.
Kiều Oanh. So sánh suy thoái hiện nay và Đại suy thoái 1930
Nguyễn Quang A. Kinh tế nhà nước làm chủ đạo: sự lẫn lộn trong tư duy
4 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng (tiếp)
Bài đọc thêm Chương 3:
Nước nào nợ nhiều nhất?
Thắt chặt hay không thắt chặt? www.Cafef.vn
Vũ Quang Việt. Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công?
Hoàng Hải Vân. Nhà nước mạnh nhà nước yếu (bài đầu tiên trong loạt bài)
Trần Đức Nguyên. Ai nuôi nhà nước
Lê Hồng Giang. Nội lực nhà nước lấn át
Paul Krugman, vì sao nên nỗi? (ít nhất đọc Phần 1)
5 Chương 4: Mô hình tổng cung-tổng cầu SGK: tr 125-141
Bài đọc thêm Chương 4:
7
Kgrugman, Paul. Kinh tế học, vì sao nên nỗi (ít nhất đọc Phần 1)?
Trần Hữu Dũng. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng kinh tế (học)
Hoàng Hải Vân. Bi kịch Mugabe.
Tại sao kinh tế Nhật "thất thế"?
6 Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách
tiền tệ
SGK: tr.188-217
Bài đọc thêm Chương 5:
Khủng hoảng ngân sách sẽ sớm tấn công nước Mỹ
Lê Hồng Giang. Xin đừng hiểu nhầm khái niệm “in” tiền
Lê Hồng Giang. Quy mô ngân hàng và nguy cơ sụp đổ hệ thống
Ngọc Danh. Không có tập đoàn nào lớn đến mức không thể sụp đổ
Doãn Hữu Tuệ. Mô hình nào cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Bỏ quy định lãi suất, vì dân hay vì lợi ích cục bộ
Nguyễn Quang A. Vì lợi ích cục bộ của hệ thống ngân hàng hay của ai?
Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế.
Bùi Kiến Thành. Nhà nước bù chênh lệch lãi suất: Nên hay không?
Anh Quân. Kích cầu “không giống ai” để tránh bẫy thanh khoản
Tìm hiểu các khái niệm:
- Rủi ro đạo đức (Moral Hazard)
- Quá lớn để bị phá sản (Too Big To Fail)
- Tính bất nhất về thời gian (Time Inconsistency)
- Chính sách mục tiêu lạm phát (Inflation Targeting Policy)
7 Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách
tiền tệ (tiếp theo)
8 Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp
Chương 7: Nền kinh tế mở
SGK: tr.106-123; tr.218-
240; tr.241-266
Tìm hiểu các khái niệm(chương 6 và 7) :
- Xã hội dân sự (Civil Society)
- Giấc mơ Mỹ (American Dream)
- Căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease)
8
- Tâm lý bầy đàn (trên thị trường tài chính)
- Đồng thuận Washington (Washington Consensus)
- Tự do hóa tài chính
Bài đọc thêm Chương 7:
Huỳnh Thế Du. Thị trường tiền tệ và bộ ba bất khả thi
IMF thay đổi quan điểm về kiểm soát vốn
9 Thuyết trình tiểu luận nhóm + nộp tiểu luận cá
nhân
10.Đánh giá
- Tiểu luận cá nhân (30% điểm)
- Tiểu luận nhóm (20% điểm)
- Thi cuối kỳ (50% điểm). Được sử dụng tài liệu. Gồm: trắc nghiệm (15 câu) +
bài tập + tình huống. Chỉ thi những chương có giảng trên lớp.
11.Một số qui định về học tập
- Sinh viên phải có trách nhiệm học lại bài cũ, đọc trước bài mới, thực hiện
các chủ đề mà giảng viên giao về nhà làm. Đầu giờ mỗi buổi học giảng viên
sẽ tiến hành kiểm tra, ai không thực hiện đúng qui định sẽ bị trừ vào điểm
giữa kỳ.
- Sinh viên phải đọc các bài đọc thêm được qui định ở mỗi chương. Nếu giảng
viên kiểm tra mà sinh viên không nhớ được những ý chính trong bài cũng sẽ
bị trừ điểm (để nhớ được những ý chính trong bài đọc thêm, sau khi đọc
xong, sinh viên nên ghi lại những ý quan trọng nhất của bài).
- Sinh viên nghỉ học phải có lý do chính đáng và xin phép trước. Nếu giảng
viên gọi tên kiểm tra bài mà vắng mặt không có lý do, không xin phép trước
sẽ bị trừ điểm như người không học bài. (Nếu có thể được nên thu xếp tham
gia học bù buổi vắng mặt ở lớp khác).
- Ai trả lời tốt các câu hỏi giảng viên đưa ra trong giờ học cũng sẽ được cộng
vào điểm giữa kỳ.
9
12.Phương pháp học tập
- Do thời gian học ngắn, khối lượng kiến thức lại rất nhiều và khó nên sinh
viên phải chủ yếu tự học thông qua tự đọc slide, các tài liệu do giảng viên
giới thiệu, tài liệu trong thư viện và từ các nguồn khác. Giảng viên chỉ giải
thích những vấn đề quan trọng trên lớp.
- Cùng một vấn đề lý thuyết sinh viên cố gắng tham khảo từ nhiều giáo trình
khác nhau để hiểu sâu hơn.
- Cần cố gắng đọc càng nhiều càng tốt các bài báo kinh tế có liên quan tới
môn học từ báo chí, tạp chí khoa học, sách (ít nhất là phải đọc các bài đã
được giới thiệu ở trên)… Cố gắng vận dụng lý thuyết đã học để hiểu các vấn
đề diễn ra trong thực tế. Việc tự đọc, tự học, tự hiểu, tự vận dụng mới chính
là cách tốt nhất đế nhớ, đào sâu và nắm chắc kiến thức về môn học để chuẩn
bị cho quá trình tự học và tự nâng cao chính mình sau này (không chỉ môn
học này mà là tự học các kiến thức cần thiết nói chung sau khi đi làm).
- Hoàn thành các chủ đề mà giảng viên giao về nhà. Đây là cơ hội tốt để sinh
viên có dịp tìm hiểu thêm về các chủ đề then chốt của môn học trong thực tế,
rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tài liệu, tự nghiên cứu, khả năng tổng
hợp…
- Trong quá trình học, sinh viên cần tận dụng cơ hội để nâng cao kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng trình bày, thuyết trình… Nâng cao kỹ năng tìm tài liệu
trên Internet.
- Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi trực tiếp tại lớp! Sinh viên có thể đặt câu
hỏi qua mail hay YM nhưng cách tốt nhất để tập tính tự tin chính là đặt câu
hỏi ngay tại lớp, trước mặt mọi người. Trong quá trình giảng viên giảng, các
sinh viên có thể đặt câu hỏi vào bất cứ lúc nào và trách nhiệm của giảng viên
là phải giải đáp thắc mắc của sinh viên nên sinh viên không cần ngại ngùng
gì cả (ít nhất trong giờ của tôi!).
10
13.Ghi chú
Để các bạn hiểu hơn mục tiêu của một sinh viên khi học đại học, dưới đây tôi
xin trích tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học thế giới về một sinh viên hiện đại.
Sinh viên phải là người:
1. Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để
đảm bảo tính chuẩn mực;
2. Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một
chỗ làm duy nhất;
3. Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ những điều
đã được định sẵn;
4. Biết đặt những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lời giải
đúng;
5. Có kỹ năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứ không tuân
thủ theo sự phân bậc quyền uy;
6. Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn, các nhà doanh nghiệp
giỏi, các nhà lãnh đạo xuất sắc chứ không chỉ trở thành những người làm
công ăn lương;
7. Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin chứ không chỉ áp dụng những
kiến thức đã biết;
8. Biết kết luận, phân tích đánh giá chứ không chỉ thuần tuý chấp nhận;
9. Biết nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai;
10.Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc;
11.Biết dự báo, thích ứng chứ không chỉ phản ứng thụ động;
12.Chấp nhận sự đa dạng chứ không chỉ tuân thủ điều đơn nhất;
13.Biết phát triển chứ không chỉ chuyển giao...
KHAI SÁNG LÀ SỰ THOÁT LY CỦA CON NGƯỜI RA KHỎI TÌNH TRẠNG
VỊ THÀNH NIÊN DO CHÍNH CON NGƯỜI GÂY RA. VỊ THÀNH NIÊN là sự bất lực
không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của
người khác. Tình trạng vị thành niên này là do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên
nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và
lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ
đạo của người khác. Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH!
đó là câu phương châm của Khai Sáng (Trích: “Khai sáng là gì”, I.Kant)
11
HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC CỦA TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
Tiểu luận được trình bày trên trang giấy A4, lề trái 3cm, lề phải 2,5cm, lề trên
2,5cm và lề dưới 2,5cm.
Phần Header để: Họ và tên sinh viên, lớp (font Times News Roman, size 13, in
nghiêng). Ví dụ:
Nguyễn Văn A, lớp 101_T8
Phần nội dung trình bày tiếp như sau:
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
(font Times News Roman, size 15, chữ hoa, in nghiêng, căn giữa)
CÁC BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TĂNG
NGHÈO ĐÓI TẠI VIỆT NAM
(Tiêu đề của tiểu luận font Times News Roman, size 17, chữ hoa, căn giữa)
Phần nội dung dùng font Times News Roman, size 13, in đứng. Phần Paragraph
chọn: Alignment (Jusitfy), Spacing (Before, After: 6pt), Special (First line, 1.27cm),
Line Spacing (At least).
Các bạn chú ý là nếu trích dẫn nguyên văn từ tài liệu khác thì phải để câu trích
dẫn trong ngoặc kép và để nguồn. Ví dụ: “Ăn thịt heo tai xanh không có hại” (Trần
Văn B, Báo Tiếng vang, số 13, ngày 13/1/2009). Nếu chỉ trích ý thì cần để nguồn đã
trích.
Độ dài tiểu luận: tối thiếu 8 trang và tối đa 12 trang (không kể Mục lục và Tài
liệu tham khảo). Không cần đóng bìa, chỉ bấm góc. In 1 mặt giấy và 2 mặt giấy đều
được.
Phần nội dung có thể trình bày thành các mục như sau:
1. Mở đầu
Giới thiệu về thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2. Nguyên nhân
Đưa ra các nguyên nhân theo các bạn đã dẫn tới tình trạng trên
3. Kiến nghị và giải pháp
Nếu cần thiết, các bạn hãy đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để khắc phục
những thiếu sót, bất cập đã nêu trong phần 2.
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê một số tài liệu tham khảo (sách, bài báo, link từ internet…). Để biết
cách ghi tài liệu tham khảo theo chuẩn mực quốc tế, các bạn nên tham khảo các tài
liệu dưới đây:
 Vào Google gõ: “tài liệu hướng dẫn trình bày tiểu luận”, Fulbright.
 Vào Google gõ: “hướng dẫn chung về cách tham khảo và trích dẫn” (sẽ tìm ra
file: Tap_chi_Cach_viet_Tai_lieu_tham_khao.doc)
Một số tiêu chí để chấm điểm tiểu luận:
- Hàm lượng thông tin (chứng tỏ tác giả có chịu khó tham khảo từ nhiều tài
liệu). Lý thuyết làm ít thôi (nếu có chỉ tối đa 2 trang). Giải pháp cũng ngắn
gọn (tối đa 2 trang).
- Cấu trúc rõ ràng, logic (chứng tỏ tác giả hiểu rõ vấn đề đang viết và có tư
duy khoa học).
- Biến được tư liệu tham khảo thành giọng văn của mình
- Tham khảo được từ tài liệu tiếng Anh
- Làm đề tài khó, có ý tưởng riêng, độc đáo… sẽ được điểm tốt hơn
- Nhớ đánh số trang. Thời gian nghiên cứu chỉ nên hạn định trong khoảng tối
đa 5 năm vì số trang tiểu luận có hạn, viết về một khoảng thời gian quá dài
thì mỗi thứ chỉ được 1 tí.
Sinh viên cần lưu ý nếu có thắc mắc về hướng đề tài có phù hợp với nội dung
môn học hay không phải hỏi giảng viên để được hướng dẫn thêm.
Để thực hiện tốt một tiểu luận cá nhân, tiểu luận nhóm nói riêng và một đề tài
nghiên cứu khoa học nói chung, các bạn nên tham khảo các sách báo về Phương pháp
nghiên cứu khoa học (mua ở nhà sách hoặc đọc trong thư viện) hoặc có thể dùng các
tài liệu miễn phí sau:
 Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học (Vào google gõ: “phương
pháp nghiên cứu khoa học” "nguyễn thanh phương”)
 Phương pháp Nghiên cứu khoa học (gõ: “phương pháp nghiên cứu khoa học”
“nguyễn bảo vệ”)
 Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học (gõ: “Làm thế nào để viết tốt
một luận văn khoa học” “hoàng văn châu”)
Nguyễn Văn A, lớp DH23NH23
TIÊU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ
CUNG VÀ CẦU THNT HEO TAI XANH Ở VIỆT NAM
1. Mở đầu
2. Nguyên nhân
3. Kiến nghị và giải pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN TIỂU LUẬN NHÓM
Trang bìa (Có mẫu ở dưới)
Từ trang 2 gồm có:
1. MỞ ĐẦU (viết hoa, in đậm)
Giới thiệu ngắn gọn về lí do và mục đích của tiểu luận
2. NỘI DUNG (tên của mục này do các bạn tự đặt nhưng nó là phần nội
dung chính của tiểu luận)
2.1 (chữ thường, in đậm)
2.2
….
Không dùng chữ La Mã: I, II… Có thể dùng tới tiểu mục cấp 3: 2.1.1;
2.1.2… Tiểu mục cấp 3 viết bằng chữ thường, in nghiêng. Nếu còn nữa thì dùng:
a, b, c… (chữ thường)
3. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
Nếu các bạn thấy cần có giải pháp thì đề xuất ngắn gọn, không cần thì thôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO (Trang cuối)
Cách ghi tài liệu tham khảo sao cho chuẩn tương đối phức tạp. Do đây chỉ là
tiểu luận ngắn, ít tham khảo từ sách nên tôi cũng không yêu cầu cao lắm. Bạn nào có
khả năng có thể tham khảo phần ghi tài liệu tham khảo của các sách nước ngoài hoặc
các tài liệu hướng dẫn ở trên để học tập. Các tài liệu tham khảo từ Internet nên đưa
thêm link.
Lưu ý: Trong bài tiểu luận chỉ dùng 1 font chữ Time News Roman. Không kẻ
border cho trang. Không cần dùng header hay footer. Chỉ đánh số trang.
Phần nội dung cũng như Tiểu luận cá nhân, dùng font Times News Roman, size
13, in đứng. Phần Paragraph chọn: Alignment (Jusitfy), Spacing (Before, After: 6pt),
Special (First line, 1.27cm), Line Spacing (At least).
- Tiểu luận nhóm dài ít nhất 12 trang, nhiều nhất 20 trang (không kể Mục lục
và Tài liệu tham khảo). Cũng như tiểu luận cá nhân, chỉ đưa ít lý thuyết và
giải pháp vào (mỗi phần tối đa 2 trang).
- Nên chèn thêm bảng biểu và hình vẽ minh họa.
- Khuyến khích tham thảo từ tài liệu sách, báo tiếng nước ngoài.
- Tiêu chí đánh giá tiểu luận nhóm cũng gần tương tự với tiểu luận cá nhân
nhưng ở mức độ cao hơn (vì nhiều người làm)
- Tiểu luận nhóm phải đóng bìa (giấy hay nhựa cũng được)
14
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP ….
(font Time News Roman, size 14, viết hoa, chữ đậm, căn giữa)
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
(font Time News Roman, size 15, viết hoa, chữ thường, in nghiêng, căn giữa)
TÊN TIỂU LUẬN
(font Time News Roman, size 18, viết hoa, chữ đậm, căn giữa)
NHÓM: …
(tên xếp theo thứ tự a, b, c)
Nguyễn Văn A
Trần Văn B
….
GVHD:
TP.Hồ Chí Minh, /2011
(Lưu ý: Trang bìa trình bày đơn giản, không chèn thêm hình)
15
NBER WORKING PAPER SERIES
BANKING PANICS AND THE ORIGIN OF CENTRAL BANKING
Gary Gorton
Lixin Huang
Working Paper 9137
http://www.nber.org/papers/w9137
NATIONAL BUREAU OF ECONOMIC RESEARCH1050 Massachusetts
AvenueCambridge, MA 02138September 2002
The views expressed in this paper are those of the authors and not necessarily those of the National
Bureau of Economic Research.
© 2002 by Gary Gorton and Lixin Huang. All rights reserved. Short sections of text, not to exceed
two paragraphs, may be quoted without explicit permission provided that full credit, including ©
notice, is given to the source.
1
CHƯƠNG 1
MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC &
CÁCH TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ
KINH TẾ HỌC
 “Kinh tế học là môn học nghiên cứu loài
người trong cuộc sống thường nhật của
họ”. (Alfred Marshall) Vi dugia hàng hóa cao.mht Vi duBí mật động trời.mht Vi
duNghịch lý phát triển.mht
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 2
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 3
Nền kinh tế . . .
. . . Thuật ngữ kinh tế (economy) bắt nguồn từ
tiếng Hy lạp có nghĩa là: “người quản lý một hộ
gia đình”. Vi duKinh tế học – Wikipedia.mht
 Một hộ gia đình và một nền kinh tế phải đối mặt
với nhiều quyết định:
 Ai sẽ làm việc?
 Loại hàng hóa nào sẽ được sản xuất và sản
xuất bao nhiêu?
 Loại tài nguyên nào nên được sử dụng trong
sản xuất?
 Nên bán hàng hóa với giá nào?
2
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 4
MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA
KINH TẾ HỌC
Xã hội và nguồn lực khan hiếm:
 Khan hiếm (Scarcity). . . có nghĩa là xã hội chỉ
có một nguồn lực có giới hạn và do đó không
thể sản xuất mọi loại hàng hóa và dịch vụ mà
mọi người mong muốn.
 Việc quản lý nguồn lực của một xã hội rất
quan trọng bởi vì nguồn lực luôn khan hiếm.
Kinh tế học (Economics) là một ngành học
nghiên cứu cách thức để xã hội có thể quản lý
các nguồn lực khan hiếm của nó.
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 5
MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
Con người ra quyết định như thế nào?
1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi
2. Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó
3. Con người duy lí suy nghĩ tại điểm cận biên
4. Con người phản ứng với các kích thích
Con người tương tác với nhau thế nào?
5. Thương mại làm mọi người đều có lợi
6. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Nền kinh tế như một tổng thể vận hành như thế nào?
8. Mức sống của 1 quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa
và dịch vụ của nước đó
9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
10. Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm
phát và thất nghiệp
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 6
NGUYÊN LÝ 1: CON NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI
SỰ ĐÁNH ĐỔI
 Ngạn ngữ Phương Tây: “Không có bữa ăn
trưa miễn phí!” (There is no such thing as a
free lunch!) hoặc “Cái gì cũng có giá của nó!”.
Vi duBô xít-Võ nguyên Giáp.mht Vi duLê Quang Bình.mht
3
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 7
Đưa ra quyết định đòi hỏi đánh đổi
một mục tiêu lấy một mục tiêu khác
NGUYÊN LÝ 1:
CON NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI SỰ ĐÁNH ĐỔI
Để có một thứ gì đó, chúng ta thường phải hi
sinh một thứ khác:
 Súng đánh đổi bơ Vi duBac trieu tien doi.mht Vi duBac trieu tien 2.mht Vi duMy-Sung
va bo.mht
 An toàn đánh đổi lợi nhuận
 Thời gian thư giãn đánh đổi làm việc
 Hiệu quả đánh đổi công bằng
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 8
NGUYÊN LÝ 1: CON NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI
SỰ ĐÁNH ĐỔI
 Hiệu quả hay công bằng
 Hiệu quả (Efficiency) có nghĩa rằng xã hội có được
nhiều nhất có thể từ nguồn lực có hạn của nó;
 Công bằng (Equity) có nghĩa rằng lợi ích của những
nguồn lực trên được phân phối hợp lý (fairly) giữa
các thành viên của xã hội.
 Khi chính phủ thực hiện các chính sách tái phân
phối giúp công bằng hơn thì cũng thường làm hại
tới hiệu quả của nền kinh tế hay nói cách khác, khi
cố cắt miếng bánh ra các phần đều nhau hơn, chính
phủ đã làm chiếc bánh nhỏ lại Vi duCuba lương cào bằng.mht Vi duCuba sắp hết
giấy vệ sinh.mht Vi dunguoi giau duoc loi.mht Vi dukinh te nong thon.mht Vi ducau chuyen Z30.mht Vi duTranh cãi quyết liệt
về thuế.mht Vi duHạ mức chịu thuế.mht
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 9
NGUYÊN LÝ 2: CHI PHÍ CỦA MỘT THỨ LÀ
CÁI MÀ BẠN PHẢI TỪ BỎ ĐỂ CÓ ĐƯỢC NÓ
 Vì con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi nên
quá trình ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí
(cost) và lợi ích (benefit) của các đường lối hành
động khác nhau:
 Liệu nên đi học hay đi làm?
 Liệu nên đến lớp hay ở nhà ngủ?
 Song trong nhiều trường hợp, chi phí của một số
hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu
hiện ban đầu của chúng.
 Chi phí cơ hội của một thứ là những cái mà bạn phải
từ bỏ để có được nó.
4
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 10
NGUYÊN LÝ 3: NGƯỜI DUY LÝ SUY NGHĨ TẠI
ĐIỂM CẬN BIÊN
 Các thay đổi biên thường nhỏ, được điều
chỉnh tăng lên dần theo hành động đang diễn
ra. Con người thường phải lựa chọn mức
biên hơn là lựa chọn tổng thể.
 Con người duy lí (rational) ra quyết định bằng
cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận
biên. Người duy lí chỉ hành động khi lợi ích
cận biên vượt chi phí cận biên. Vi duĐếm tiền có lợi cho sức khỏe.mht
Vi duBí quyết giầu nhanh.mht Vi duHạnh phúc qui ra tiền.mht
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 11
NGUYÊN LÝ 4: CON NGƯỜI ĐÁP ỨNG LẠI
CÁC KHUYẾN KHÍCH
 Vì mọi người ra quyết định dựa trên sự so
sánh chi phí và lợi ích nên hành vi của họ có
thể thay đổi khi ích lợi hoặc chi phí thay đổi,
tức là mọi người phản ứng với các kích thích.
 Các nhà hoạch định chính sách công cộng
không bao giờ được quên các kích thích, vì
nhiều chính sách làm thay đổi lợi ích hoặc chi
phí mà mọi người phải đối mặt và bởi vậy
làm thay đổi hành vi của họ. Vi du130 kiến nghị cho giáo dục.mht
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 12
NGUYÊN LÝ 5: THƯƠNG MẠI LÀM CHO
MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ LỢI
 Mọi người có thể thu được lợi ích từ việc
trao đổi thương mại với những người khác
 Cạnh tranh mang lại lợi ích trong thương
mại
 Thương mại cho phép mọi người chuyên
môn hóa trong những công việc mà họ
thành thạo nhất Vi dumalaysia.mht Vi duĐiều khoản Mua hàng Mỹ.mht Vi duObama-vỏ
xe.mht
5
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 13
NGUYÊN LÝ 6: THỊ TRƯỜNG LUÔN LÀ PHƯƠNG
CÁCH TỐT ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
 Một nền kinh tế thị trường là nền kinh tế
mà các nguồn lực được phân phối thông
qua các quyết định phi tập trung của nhiều
doanh nghiệp và hộ gia đình khi họ tương
tác trên thị trường hàng hóa và dịch vụ Vi
duVong kim co.mht Vi duAnh bao cap.doc Vi duTư Duy Kinh Tế Việt Nam.mht
 Các hộ gia đình quyết định họ nên mua và
nên làm cái gì.
 Các doanh nghiệp quyết định họ nên thuê ai
và nên sản xuất cái gì.
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 14
NGUYÊN LÝ 6: THỊ TRƯỜNG LUÔN LÀ PHƯƠNG
CÁCH TỐT ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
 Adam Smith đã quan sát thấy rằng các hộ gia đình
và doanh nghiệp tương tác trên thị trường hành động
như thể họ được hướng dẫn bởi một bàn tay vô hình
(invisible hand).
 Do giá cả hướng dẫn nên các tác nhân trong nền kinh
tế sẽ làm điều tốt nhất cho mình và qua đó mang lại lợi
ích tối đa cho xã hội. Ông cổ vũ cho nguyên tắc tự do
kinh doanh, nhà nước không can thiệp vào thị trường
(laissez – faire).
 Nhưng do các hộ gia đình và doanh nghiệp chỉ xem
xét giá cả khi quyết định mua hoặc bán nên họ sẽ
không tính đến các chi phí xã hội của các hành động
của họ.
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 15
NGUYÊN LÝ 6: THỊ TRƯỜNG LUÔN LÀ PHƯƠNG
CÁCH TỐT ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
 “Không phải nhờ lòng nhân từ của những người bán thịt,
chủ cửa hàng rượu hay người bán bánh mì mà chúng ta
có được bữa tối mà chính là nhờ lợi ích riêng của họ...
Mỗi cá nhân thường không có ý chăm lo cho lợi ích cộng
đồng, cũng như không biết rằng điều mình làm sẽ đem lại
ích lợi cho cộng đồng. Anh ta chỉ nhắm tới lợi ích riêng
của mình và trong trường hợp này, cũng giống như nhiều
trường hợp khác, anh ta được dẫn dắt bởi một bàn tay vô
hình để thực hiện một sứ mệnh mà anh ta không hề có
dự định thực hiện. Song không phải lúc nào cũng là tồi tệ
với xã hội nếu điều đó nằm ngoài dự định của anh ta.
Bằng cách theo đuổi lợi ích riêng của mình, anh ta
thường xuyên thúc đẩy lợi ích cộng đồng một cách
hiệu quả hơn cả khi anh ta thực sự có ý định làm như
vậy”. Adam Smith (1723-1790) Vi duhoa thuc liet truyen.doc Vi dumùa hè xanh.mht Vi
duhon nhan han quoc.mht Vi duLực điền ế vợ.mht Vi ducam van gai lang.mht
6
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 16
NGUYÊN LÝ 7: CHÍNH PHỦ ĐÔI KHI CÓ
THỂ CẢI THIỆN KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG
 Thất bại thị trường (Market failure) xảy ra
khi thị trường thất bại trong việc phân bố
nguồn lực một cách có hiệu quả
 Khi thị trường thất bại chính phủ có thể
can thiệp để kích thích hiệu quả và công
bằng
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 17
NGUYÊN LÝ 7: CHÍNH PHỦ ĐÔI KHI CÓ
THỂ CẢI THIỆN KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG
 Thất bại thị trường có xảy ra do:
 Một ngoại ứng (externality), là ảnh hưởng
từ hành động của một người hoặc một
doanh nghiệp tới những người bên ngoài Vi
duKhac tinh cua “dinh tac”.mht Vi dubà già và đinh tặc.mht
 Sức mạnh thị trường (market power), đây
là khả năng của một người hay một doanh
nghiệp đơn lẻ gây ảnh hưởng một cách
quá mức, không chính đáng tới giá cả thị
trường
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 18
NGUYÊN LÝ 8: MỨC SỐNG CỦA MỘT QUỐC GIA PHỤ
THUỘC VÀO NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA NÓ
 Hầu hết những sự khác nhau trong mức
sống giữa các quốc gia được giải thích bởi
năng suất của chúng. Các cách giải thích
khác chỉ đóng vai trò thứ yếu. Vi duDaron Acemoglu.mht
 Năng suất (Productivity) là số lượng sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
trong mỗi giờ của người lao động. Vi duBig Mac.mht
 Nguyên lý 70/x
7
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 19
NGUYÊN LÝ 9: GIÁ CẢ SẼ TĂNG LÊN KHI
CHÍNH PHỦ IN QUÁ NHIỀU TIỀN
 Lạm phát (Inflation) là sự tăng lên trong
mức giá chung của nền kinh tế
 Một trong những nguyên nhân của lạm
phát là sự tăng lên của khối lượng tiền tệ
 Khi chính phủ in ra một số lượng lớn tiền
tệ, giá trị của chúng giảm xuống
 Tháng 1/1921, giá 1 tờ báo ở Đức là 0,3
mark. 11/1922 nó có giá: 70.000.000
mark!!! Vi duZimbabwe bỏ 12 chữ số.mht
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 20
NGUYÊN LÝ 10: XÃ HỘI PHẢI ĐÁNH ĐỔI TRONG
NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP
 Đường cong Philips
minh họa sự đánh
đổi giữa lạm phát và
thất nghiệp:
Lạm phát 
Thất nghiệp
Đây là sự đánh đổi
ngắn hạn! Vi duChâu Âu lạm phát hạ
nhiệt, thất nghiệp tăng.mht
Thất nghiệp
2 4 6 8
2
4
6
8
1
7
3
5
5
1 3 7
Đường cong Phillips
Lạm phát
Principles of Macroeconomics Ch. 21 Second Canadian Edition
Đường Phillips ở Mỹ giai đoạn
1950 và 1960
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
0 2 4 6 8
Unemployment Rate
RateofInflation
1968
1967
1966
1956
1957
1962
1961
1960
1958
19591963
1964
1965
8
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 22
TÓM TẮT
 Khi các cá nhân ra quyết định, họ phải đối mặt với sự đánh đổi
giữa các mục tiêu khác nhau
 Chi phí của bất kỳ hành động nào được đo lường bằng các cơ
hội đã mất đi
 Con người duy lý đưa ra các quyết định bằng việc so sánh giữa
lợi ích và chi phí cận biên
 Con người thay đổi hành vi để đáp ứng lại các kích thích
 Thương mại có thể đồng thời làm lợi cho các bên tham gia
 Thị trường luôn là phương cách tốt để phối hợp sự trao đổi giữa
con người
 Chính phủ có khả năng cải thiện kết quả thị trường nếu có một
số thất bại thị trường hoặc nếu thị trường gây ra sự bất bình
đẳng
 Năng suất là nguồn gốc nền tảng của mức sống
 Tăng trưởng tiền tệ là nguồn gốc căn bản của lạm phát
 Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 23
2
TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 24
TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ
 Mọi ngành khoa học đều có các thuật ngữ của
chúng:
 Toán học
 Tích phân  Tiên đề  Không gian véc tơ
 Tâm lý học
 Cái ngã  Cái tôi  Nhận thức
 Triết học
 Biện chứng  Tư biện  Siêu hình
 Kinh tế học
 Cung  Chi phí cơ hội  Độ co giãn  Thặng dư
người tiêu dùng
9
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 25
TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ
 Kinh tế học dạy bạn cách...:
 Suy nghĩ về sự chọn lựa
 Lượng giá chi phí cá nhân và chọn
lựa xã hội
 Xem xét và tìm hiểu cách thức các sự
việc và chủ đề liên quan tới nhau
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 26
NHÀ KINH TẾ NHƯ MỘT
NHÀ KHOA HỌC
 Cách tư duy của khoa học kinh tế . . .
 Suy nghĩ theo hướng phân tích và
khách quan
 Sử dụng các phương pháp khoa học
 Sử dụng các mô hình rút gọn để giải thích
cách thức một thế giới thực, phức tạp vận
hành
 Phát triển các lý thuyết, thu thập và phân
tích dữ liệu để đánh giá lý thuyết Vi duĂn nhanh để phát triển
kinh tế.mht
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 27
VAI TRÒ CỦA CÁC GIẢ ĐỊNH
 Các nhà kinh tế đưa ra các giả định để
giúp thế giới thực trở nên dễ hiểu hơn
 Nghệ thuật trong tư duy khoa học là
quyết định xem nên sử dụng giả định
nào
 Các nhà kinh tế sử dụng các giả định
khác nhau để trả lời các câu hỏi khác
nhau
10
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 28
MÔ HÌNH KINH TẾ
 Các nhà kinh tế sử dụng các mô hình
đơn giản hóa để giúp chúng ta hiểu thế
giới dễ dàng hơn
 2 mô hình được sử dụng nhiều nhất là
Biểu đồ dòng chu chuyển (The Circular
Flow Diagram) và Đường giới hạn khả
năng sản xuất (The Production
Possibilities Frontier).
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 29
Hình 1: Biểu đồ dòng chu chuyển
Chi tiêu
Hàng hóa
và dịch vụ
được mua
Thu nhập
Hàng hóa
và dịch vụ
được bán
Lao động, đất,
và vốn
Thu nhập
= Luồng đầu vào
và đầu ra
= Luồng tiền
Các yếu tố
sản xuất
Lương, tiền thuê,
và lợi nhuận
DOANH NGHIỆP
•Sản xuất và bán
hàng hóa và dịch vụ
•Thuê và sử dụng
các yếu tố sản xuất
•Mua và tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ
•Sở hữu và bán
các yếu tố sản xuất
HỘ GIA ĐÌNH
•Hộ gia đình bán
•Doanh nghiệp mua
THỊ TRƯỜNG
CHO
CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
•Doanh nghiệp bán
•Hộ gia đình mua
THỊ TRƯỜNG
CHO
HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 30
BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN
 Các doanh nghiệp
 Sản xuất và bán các hàng hóa, dịch
vụ
 Thuê và sử dụng các yếu tố sản xuất
 Các hộ gia đình
 Mua và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ
 Sở hữu và bán các yếu tố sản xuất
11
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 31
BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN
 Thị trường hàng hóa và dịch vụ
 Các doanh nghiệp bán
 Các hộ gia đình mua
 Thị trường cho các yếu tố sản xuất
 Các hộ gia đình bán
 Các doanh nghiệp mua
 Các yếu tố sản xuất (Factors of Production)
 Các đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ
 Đất đai, lao động và tư bản
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 32
ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
Đường Giới hạn khả năng sản xuất
(production possibilities frontier) là
một biểu đồ cho thấy các sự kết
hợp giữa các mức sản lượng mà
nền kinh tế có thể sản xuất với các
nhân tố sản xuất và công nghệ hiện
có
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 33
Hình 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Copyright©2003 Southwestern/Thomson Learning
Đường giới hạn
khả năng sản xuất
A
B
C
Số lượng
ôtô được sản xuất
2,200
600
1,000
3000 700
2,000
3,000
1,000
Số lượng
máy tính
được sản xuất
D
12
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 34
ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
 Các khái niệm được minh họa bởi
đường giới hạn khả năng sản xuất
 Hiệu quả (Efficiency)
 Sự đánh đổi (Tradeoffs)
 Chi phí cơ hội (Opportunity Cost)
 Tăng trưởng kinh tế (Economic
Growth)
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 35
Hình 3 Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất
Copyright © 2004 South-Western
E
Số lượng
ôtô được sản xuất
2,000
700
2,100
7500
4,000
3,000
1,000
Số lượng
máy tính
được sản xuất
A
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 36
KINH TẾ VĨ MÔ VÀ KINH TẾ VI MÔ
 Kinh tế vi mô (Microeconomics) nhấn mạnh
vào từng thành phần tách biệt trong nền kinh
tế
 Cách thức mà các hộ gia đình và doanh
nghiệp đưa ra các quyết định và họ tương
tác trên các thị trường đặc thù như thế nào
 Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) nhìn nền
kinh tế như một tổng thể
 Các sự kiện kinh tế lớn như lạm phát, thất
nghiệp và tăng trưởng kinh tế
13
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 37
NHÀ KINH TẾ NHƯ NGƯỜI TƯ VẤN
CHÍNH SÁCH
 Khi các nhà kinh tế đang cố gắng giải
thích thế giới, họ là nhà khoa học
 Khi các nhà kinh tế cố gắng thay đổi thế
giới, họ là nhà tư vấn chính sách
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 38
PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VÀ PHÂN
TÍCH CHUẨN TẮC
 Các nhận định thực chứng (Positive
statements) là các nhận định mô tả thế
giới như nó có
 Được gọi là các phân tích mô tả
 Các nhận định chuẩn tắc (Normative
statements) là các nhận định cho rằng thế
giới nên như thế nào
 Được gọi là các phân tích nhận định
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 39
 Nhận định thực chứng hay chuẩn tắc?
 Một sự tăng lên trong tiền lương tối thiểu
sẽ làm tăng thất nghiệp ở những người có
kỹ năng kém
Thực chứng
 Mức thâm hụt ngân sách cao sẽ đẩy lãi
suất tăng lên
Thực chứng
?
?
PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VÀ
PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC
?
14
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 40
 Nhận định thực chứng hay chuẩn tắc?
 Lợi ích thu được từ tiền lương tối thiểu cao
hơn sẽ đáng giá hơn thiệt hại do mức tăng
nhẹ trong thất nghiệp
Chuẩn tắc
- Chính phủ nên cho phép đánh thuế từ các
công ty thuốc lá để bù đắp chi phí chữa các
bệnh liên quan đến thuốc lá của người nghèo
Chuẩn tắc
?
?
PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VÀ
PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC
?
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 41
TẠI SAO CÁC NHÀ KINH TẾ BẤT
ĐỒNG VỚI NHAU
 Họ có thể không đồng ý với nhau về
mức độ đúng đắn của các lý thuyết thực
chứng mô tả sự vận hành của thế giới.
 Họ cũng có thể có các hệ giá trị khác
nhau và do đó có cách nhìn chuẩn tắc
khác nhau về loại chính sách nào nên
được thực hiện.
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 42
CÁC NHÀ KINH TẾ KHÔNG PHẢI LÚC
NÀO CŨNG BẤT ĐỒNG VỚI NHAU!
 Việc định ra giá trần thuê nhà làm giảm số lượng và
chất lượng nhà hiện có (93%)
 Thuế quan và hạn ngạch thường làm giảm phúc lợi
kinh tế nói chung (93%)
 Tỷ giá hối đoái linh hoạt và thả nổi tạo ra cơ chế tiền
tệ quốc tế có hiệu quả (90%)
 Mức thâm hụt ngân sách liên bang lớn có tác động
tiêu cực tới nền kinh tế
 Luật về tiền lương tối thiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên và công nhân không lành nghề (79%)
Vi duCó nên tin chuyên gia.mht
15
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 43
TÓM TẮT
 Các nhà kinh tế cố gắng giải quyết các mối
quan tâm của họ bằng sự khách quan của
khoa học:
 Họ đưa ra các giả định phù hợp và xây
dựng các mô hình được đơn giản hóa để
hiểu tốt về thế giới quanh họ
 2 mô hình kinh tế đơn giản nhất là Biểu đồ
dòng chu chuyển và Đường giới hạn khả
năng sản xuất
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 44
TÓM TẮT
 Kinh tế học được phân ra 2 chuyên ngành
phụ:
 Các nhà Kinh tế vi mô nghiên cứu việc ra
quyết định của các hộ gia đình và doanh
nghiệp trong thị trường.
 Các nhà Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các lực
và khuynh hướng tác động đến tổng thể
nền kinh tế.
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 45
TÓM TẮT
 Một nhận định thực chứng là một đánh
giá về thế giới hiện hoặc sẽ như thế
nào
 Một nhận định chuẩn tắc là một nhận
định về thế giới nên như thế nào
 Khi các nhà kinh tế đưa ra một nhận
định chuẩn tắc, họ hành động như nhà
tư vấn chính sách hơn là một nhà khoa
học
16
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 46
TÓM TẮT
 Các nhà kinh tế đưa ra các lời khuyên
trái ngược nhau cho các nhà làm chính
sách bởi vì họ có các nhận định khoa
học khác nhau và bởi vì họ có các hệ
giá trị khác nhau
 Ở một thời điểm khác, các nhà kinh tế
có thể thống nhất về lời khuyên nhưng
các nhà làm chính sách lại lựa chọn
việc không để ý đến chúng
2/14/2011
1
CHƯƠNG 2
SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ
2/14/20111Trần Mạnh Kiên
ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
2/14/2011
2
 Kinh tế vi mô (Microeconomics): nghiên cứu
cách thức các hộ gia đình và doanh nghiệp ra
quyết định và tương tác trên thị trường như
thế nào
 Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics): nghiên cứu
nền kinh tế như một tổng thể
 Mục tiêu của nó là lí giải những biến động kinh tế tác
động tới nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp và thị
trường cùng một lúc. vi dudự báo kinh tế việt nam 2009.mht vi duthong tin macro.mht vi duBIDV
dự báo kinh tế vĩ mô.mht
Trần Mạnh Kiên
ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
2/14/2011
3
 Kinh tế vĩ mô trả lời các câu hỏi như:
 Tại sao thu nhập trung bình của một số quốc gia
lại cao và một số quốc gia lại thấp?
 Tại sao giá cả tăng nhanh trong một số thời điểm
và lại ổn định trong một số thời điểm khác?
 Tại sao sản xuất và nhân dụng lại tăng trong một
số năm và thu hẹp vào những năm khác?
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
2
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG
KINH TẾ VĨ MÔ
2/14/2011
4
 Lạm phát (Inflation)
 Phần trăm thay đổi trong mức giá cả nói chung
 Thất nghiệp (Unemployment)
 Đo lường số lượng những người muốn có việc làm
nhưng không có việc
 Tổng sản lượng (Output)
 Sản lượng quốc gia thực (real gross national product
- GNP) đo lường tổng thu nhập của một nền kinh tế
Trần Mạnh Kiên
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHÍNH KHÁC
2/14/2011
5
 Tăng trưởng kinh tế (Economic growth)
 Sự tăng lên trong GNP thực, một chỉ dấu biểu thị
sự tăng trưởng tổng sản phẩm trong nền kinh tế.
 Các chính sách kinh tế vĩ mô (Macroeconomic
policy)
 Một tập hợp các biện pháp chính sách được sử
dụng bởi chính phủ để tác động tới tổng thể nền
kinh tế nói chung
Trần Mạnh Kiên
Lạm phát ở Việt Nam, 1995-2010 (%)
2/14/2011
6
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trần Mạnh Kiên
12.7
4.5
3.6
9.2
0.1 -0.6
0.8
4
3
9.5
8.4
6.6
12.63
19.9
6.88
11.75
-5
0
5
10
15
20
25
2/14/2011
3
Thất nghiệp thành thị ở Việt Nam, 1996-2010 (%)
2/14/2011
7
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trần Mạnh Kiên
5.88 6.01
6.85 6.74
6.42 6.28 6.01 5.78 5.6
5.31
4.82 4.64 4.65 4.64 4.43
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Tăng trường GDP ở Việt Nam, 1995-2010 (%) vi duGDP dau nguoi-thuc
te.xls vi duTốc độ tăng GDP.xls vi duViệt Nam tụt hậu.mht vi duso sánh GDP.pdf vi duTiến lên hay dừng lại.mht vi duBẫy.pdf vi duHùng-ĐSCT.mht vi duTuấn-
ĐSCT.mht vi durồng Komodo.mht
2/14/2011
8
Trần Mạnh Kiên
9.54
9.34
8.15
5.76
4.77
6.79 6.89
7.08 7.34
7.79
8.44
8.17
8.5
6.23
5.32
6.78
0
2
4
6
8
10
12
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ
2/14/2011
9
 Khi đánh giá xem một nền kinh tế nào đó có hoạt động
tốt không, dĩ nhiên người ta sẽ nhìn vào tổng thu nhập
mà những người trong nền kinh tế đó kiếm được
 Với tổng thể một nền kinh tế thu nhập phải bằng chi
tiêu bởi vì:
 Mọi giao dịch phải có người mua và người bán.
 Mỗi đồng chi tiêu của người một số người mua cũng sẽ là thu
nhập của một số người bán.
 Sự bằng nhau của thu nhập và chi tiêu có thể được minh họa
bằng Biểu đồ dòng chu chuyển (Circular-flow Diagram).
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
4
BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN
2/14/2011
10
Hộ gia đình Doanh nghiệp
Hàng hóa
Lao động
Chi tiêu ($)
Thu nhập ($)
Trần Mạnh Kiên
TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA
 Tổng sản phẩm nội địa (Gross domestic
product - GDP) đo lường thu nhập và chi tiêu
của một nền kinh tế
 GDP là giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bên trong
một quốc gia ở trong một khoảng thời gian
nhất định
2/14/2011
11
Trần Mạnh Kiên
ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA
2/14/2011
12
 “GDP là giá trị thị trường . . .”
Sản lượng tính bằng giá thị trường.
 “. . . của tất cả sản phẩm cuối cùng . . .”
Chỉ ghi nhận giá trị của hàng hóa cuối cùng,
không tính hàng hóa trung gian (giá trị chỉ
được tính 1 lần).
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
5
ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA
2/14/2011
13
 “. . . Hàng hóa và Dịch vụ . . . “
Bao gồm cả những hàng hóa hữu hình (quần
áo, thực phẩm, ô tô) và dịch vụ vô hình (cắt
tóc, dọn nhà, khám bệnh).
 “. . . Được sản xuất ra . . .”
Nó bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ đang
được sản xuất ra, không bao gồm những hàng
hóa được sản xuất trong quá khứ.
Trần Mạnh Kiên
ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA
2/14/2011
14
 “ . . . Trong phạm vi một quốc gia . . .”
Đo lường giá trị sản xuất trong phạm vi 1 quốc
gia.
 “. . . Trong một thời kỳ nhất định.”
GDP đo lường giá trị sản xuất thực hiện trong
một thời gian cụ thể, thường là 1 năm hay 1
quí.
Trần Mạnh Kiên
ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA
2/14/2011
15
 GDP bao gồm mọi vật phẩm được sản xuất trong
nền kinh tế và bán một cách hợp pháp trên thị
trường.
 Cái gì không được tính trong GDP?
 GDP loại bỏ hầu hết các vật phẩm được sản xuất và
tiêu thụ tại gia đình mà không được đưa vào lưu
thông trên thị trường. vi duKinh tế ngầm.mht
 Nó cũng bỏ qua những vật phẩm được sản xuất và bán
trái phép, như ma túy. vi duChống mại dâm.mht vi dumãi dâm -Ấn độ.mht vi duMại dâm 1.mht
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
6
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP
2/14/2011
16
 Có 3 phương pháp tính GDP:
- Phương pháp chi tiêu: tính bằng các khoản chi
tiêu
- Phương pháp thu nhập: tính bằng các khoản thu
nhập
- Phương pháp sản xuất: tính bằng các khoản giá
trị gia tăng
Trần Mạnh Kiên
CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP
2/14/2011
17
 GDP (Y) là tổng của các thành tố sau:
Tiêu dùng (Consumption - C)
 Đầu tư (Investment - I)
 Chi tiêu của chính phủ (Government
Purchases - G)
 Xuất khẩu ròng (Net Exports - NX)
Y = C + I + G + NX
Trần Mạnh Kiên
TIÊU DÙNG (C)
2/14/2011
18
 Hàng hóa lâu bền
(Durable Goods)
VD: ô tô, TV
 Hàng không lâu
bền (Nondurable
Goods)
VD: thức ăn, quần áo
 Dịch vụ (Services)
VD: giặt ủi đồ, du
lịch.
Phần chi tiêu của các hộ gia
đình cho hàng hóa và dịch
vụ, trừ đi phần mua nhà ở
mới:
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
7
Tiêu dùng ở Mỹ, 2005 vi duLuật sư Mỹ.mht
41,3
20,5
8,2
70,0%
5.154,9
2.564,4
1.026,5
$8.745,7
Dịch vụ
Hàng không lâu bền
Hàng lâu bền
Tiêu dùng
% of GDP$ tỷ
Trần Mạnh Kiên
ĐẦU TƯ
2/14/2011
20
 Đầu tư (I): Đầu tư là các khoản chi tiêu mua máy
móc, thiết bị tư bản, hàng tồn kho, xây dựng nhà
xưởng, bao gồm cả nhà ở mới.
Đầu tư bao gồm:
 Đầu tư cố định vào kinh doanh (Business fixed
investment): Chi tiêu vào nhà xưởng và máy móc của
khu vực doanh nghiệp.
 Đầu tư cố định vào nhà ở (Residential fixed
investment): Chi tiêu vào mua nhà mới của khu vực hộ
gia đình và những người cho thuê nhà.
 Đầu tư vào hàng tồn kho (inventory investment):
Thay đổi trong giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Trần Mạnh Kiên
Đầu tư ở Mỹ, 2005
0,2
6,1
10,6
16,9%
18,9
756,3
1.329,8
$2.105,0
Tồn kho
Đầu tư nhà ở
Đầu tư cố định
Đầu tư
% of GDP$ tỷ
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
8
CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP
2/14/2011
22
 Chi tiêu của chính phủ (G):
Phần chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ của các
cấp chính quyền.
Không bao gồm các khoản thanh toán chuyển
nhượng (transfer payments) bởi vì nó không
mang lại hàng hóa và dịch vụ.
Trần Mạnh Kiên
Chi tiêu chính phủ ở Mỹ, 2005
Liên bang
18.9%$2,362.9Chi tiêu chính phủ
Bang và địa phương
Quốc phòng
7.0
11.9
4.7
2.3
877.7
1,485.2
587.1
290.6Phi quốc phòng
% of GDP$ billions
Trần Mạnh Kiên
XUẤT KHẨU RÒNG vi dunhap sieu 2.mht vi dugia công giày.mht vi duGiáo dục-
WTO.mht vi duThương mại Việt-Trung.mht vi duTKV bán than.mht
2/14/2011
24
 Xuất khẩu ròng (NX):
 Xuất khẩu trừ đi nhập khẩu (NX = X-M)
Xuất, nhập khẩu của Việt Nam, 2003-09 (triệu USD)
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Xuất khẩu 20.149 26.485 32.447 39.826 48.561 62.685 56.600
Nhập khẩu 25.256 31.969 36.761 44.891 62.765 80.714 68.800
Xuất khẩu
ròng
-5.107 -5.484 -4.314 -5.065 -14.203 -18.029 -12.870
% xuất khẩu
ròng/GDP
-8,36 -7,55 -4,18 -4,56 -15,85 -16,54 -11,23
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
9
Tài khoản quốc gia của Việt Nam,
2002 - 2006 (tỉ đồng, giá thực tế) vi dugdp tinh-gdp ca nuoc.doc vi duGDP địa
phương.mht
2002 2003 2004 2005 Sơ bộ
2006
GDP 535.762 613.443 715.307 839.211 973.790
Tiêu dùng (C) 348.747 406.451 465.506 533.141 611.206
Chi tiêu chính
phủ (G)
33.390 38.770 45.715 51.652 57.334
Đầu tư (I) 177.983 217.434 253.686 298.543 347.900
Xuất khẩu ròng
(NX)
-27.684 -51.288 -54.000 -35.088 -32.471
Sai số 3.326 2.076 4.400 -9.037 -10.179
2/14/2011
25
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trần Mạnh Kiên
Tài khoản quốc gia của Việt Nam, 2002 – 2006
(% của GDP)
2002 2003 2004 2005 Sơ bộ
2006
GDP 100 100 100 100 100
Tiêu dùng (C) 65,1 66,3 65,1 63,5 62,8
Chi tiêu chính phủ
(G)
6.2 6.2 6,4 6,2 5,9
Đầu tư (I) 33,2 35,4 35,5 35,6 35,7
Xuất khẩu ròng -5,17 -8,36 -7,55 -4,18 -3,34
Sai số 0,6 0,3 0,6 -1,1 -1,0
2/14/2011
26
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trần Mạnh Kiên
GDP THỰC VÀ GDP DANH NGHĨA
2/14/2011
27
 GDP danh nghĩa (Nominal GDP) giá trị của hàng
hóa và dịch vụ ở mức giá hiện hành (current
prices).
 GDP thực (Real GDP) giá trị của hàng hóa và dịch
vụ ở mức giá cố định (constant prices).
 Một cái nhìn chính xác về nền kinh tế đòi hỏi phải
điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực bằng
cách sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP (GDP
deflator).
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
10
Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực
2/14/2011
28
Giá
xúc xích
Lượng
xúc xích
Giá
Hambuger
Lượng
Hambuger
2001 1 100 2 50
2002 2 150 3 100
2003 3 200 4 150
Trần Mạnh Kiên
Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực
2/14/2011
29
GDP danh nghĩa
2001
$1/chiếc xúc xích × 100 +
$2/chiếc hambuger × 50 = $200
2002
$2/chiếc xúc xích × 150 +
$3/chiếc hambuger × 100 = $600
2003
$3/chiếc xúc xích × 200 +
$4/chiếc hambuger × 150 = $1.200
Trần Mạnh Kiên
Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực
2/14/2011
30
GDP thực
2001
$1/chiếc xúc xích × 100 +
$2/chiếc hambuger × 50 = $200
2002
$1/chiếc xúc xích × 150 +
$2/chiếc hambuger × 100 = $350
2003
$1/chiếc xúc xích × 200 +
$2/chiếc hambuger × 150 = $500
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
11
CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP
2/14/2011
31
 Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) đo lường
mức giá cả, được tính bằng cách lấy GDP danh
nghĩa chia cho GDP thực rồi nhân với 100.
 Nó cho chúng ta biết phần nào của GDP danh
nghĩa tăng là nhờ mức giá tăng và phần nào tăng
là do sản lượng tăng.
Chỉ số điều chỉnh GDP =
GDP danh nghĩa
× 100
GDP thực
Trần Mạnh Kiên
Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực
2/14/2011
32
Chỉ số điều chỉnh GDP
2001 ($200/$200) × 100 = 100
2002 ($600/$350) × 100 = 171
2003 ($1.200/$500) × 100 = 240
Trần Mạnh Kiên
CHỈ SỐ GDP THỰC ĐÃ ĐƯỢC LOẠI TRỪ LẠM PHÁT
2/14/2011
33
GDP danh nghĩa thay đổi vì 2 lí do:
 Thay đổi trong giá cả.
 Thay đổi trong sản lượng được sản xuất.
Thay đổi trong GDP thực chỉ do thay đổi trong
sản lượng được sản xuất vì GDP thực được tính
bằng giá năm gốc.
Chỉ số điều chỉnh GDP của Việt Nam (năm gốc 1994)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
GDP
deflator
161,4 164,5 171,0 182,5 197,4 213,6 229,2
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
12
GNP và GDP
2/14/2011
34
 Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National
Product - GNP): Tổng thu nhập do công dân
một nước tạo ra, bất kể họ sinh sống ở trong hay
ngoài nước.
 Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic
Product - GDP): Tổng thu nhập được tạo ra bên
trong lãnh thổ của quốc gia, bất kể người tạo ra
thu nhập có quốc tịch gì.
 (GNP – GDP) = (Tiền nhận được từ nước ngoài)
– (Tiền trả cho người nước ngoài)
Trần Mạnh Kiên
(GNP – GDP)/GDP (%), 2002
2/14/2011
35
U.S.A. 1.0%
Angola -13.6
Brazil -4.0
Canada -1.9
Hong Kong 2.2
Kazakhstan -4.2
Kuwait 9.5
Mexico -1.9
Philippines 6.7
U.K. 1.6
U.S.A. 1.0%
Angola -13.6
Brazil -4.0
Canada -1.9
Hong Kong 2.2
Kazakhstan -4.2
Kuwait 9.5
Mexico -1.9
Philippines 6.7
U.K. 1.6
Trần Mạnh Kiên
GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ
2/14/2011
36
 GDP là chỉ số đơn giản tốt nhất trong việc đo
lường phúc lợi kinh tế (economic well-being) của
một xã hội.
 GDP/đầu người nói với chúng ta về thu nhập và
chi tiêu trung bình của một người trong nền kinh
tế.
 Một mức GDP/đầu người cao hơn chỉ ra mức sống
(standard of living) cao hơn.
 Tuy nhiên, GDP không phải là chỉ số hoàn hảo để
đo lường hạnh phúc hoặc chất lượng sống.
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
13
GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ
2/14/2011
37
 Một số yếu tố đóng góp vào phúc lợi nhưng
không được tính trong GDP. vi duTien co mua duoc hanh phuc.mht vi
dutien-hanh phuc.mht vi duThị trấn hạnh phúc nhất nước Anh.mht vi duNgười Việt hanh phúc.mht
 Giá trị của sự nghỉ ngơi.
 Giá trị của một môi trường sạch.
 Giá trị của tất cả các hoạt động khác xảy ra bên
ngoài thị trường như thời gian cha mẹ dành cho
con cái và các công việc tình nguyện…
 Phân phối thu nhập.
Trần Mạnh Kiên
Quan hệ giữa GDP và phúc lợi vi dutinh gdp deflator.doc
2/14/2011
38
Copyright©2004 South-Western
Trần Mạnh Kiên
ĐO LƯỜNG MỨC SỐNG
2/14/2011
39
 Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống
trong đó mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.
 Tỉ lệ lạm phát là % thay đổi trong mức giá so với
thời kỳ trước đó.
 Sử dụng để:
 Tính toán sự thay đổi trong chi tiêu của một hộ gia đình
điển hình.
 Cho phép so sánh đồng tiền trong các khoảng thời gian
khác nhau.
Ở Việt Nam lạm phát được tính bởi Tổng cục thống kê
(www.gso.gov.vn)
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
14
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
(Consumer Price Index)
2/14/2011
40
 Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index -
CPI) là công cụ đo lường mức giá chung của hàng
hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng
điển hình.
 Nó được sử dụng để đo lường sự thay đổi chi phí
cuộc sống qua thời gian.
 Khi CPI tăng, một gia đình điển hình phải chi tiêu
nhiều tiền hơn để giữ được mức sống (standard of
living).
Trần Mạnh Kiên
CÁC BƯỚC TÍNH CPI
2/14/2011
41
1. Xác định giỏ hàng (Basket): Xác định xem
những loại hàng hóa quan trọng nhất đối với một
người tiêu dùng điển hình.
 Cơ quan thống kê xác định giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một
người tiêu dùng điển hình sẽ mua.
 Sau đó cơ quan này sẽ tiến hành các cuộc điều tra để xác định
quyền số (weights) cho các mức giá của hàng hóa và dịch vụ
đó.
2. Xác định giá cả: Xác định mức giá của mỗi
hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại các thời
điểm khác nhau
Trần Mạnh Kiên
CÁC BƯỚC TÍNH CPI
2/14/2011
42
3. Tính chi phí của giỏ hàng: sử dụng số liệu về giá cả
và tính toán chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ tại các thời
điểm khác nhau.
4. Chọn năm gốc (Base Year) và tính chỉ số:
 Xác định một năm nào đó như năm gốc, được dùng làm mốc để
so sánh với các năm khác.
 Tính chỉ số bằng cách chia giá cả của giỏ hàng trong một năm
cho giá cả của giỏ hàng trong năm gốc và nhân với 100.
5. Tính tỉ lệ lạm phát (inflation rate): Tỉ lệ lạm phát
là % thay đổi của chỉ số giá so với thời kỳ trước đó.
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
15
CÔNG THỨC TÍNH TỈ LỆ LẠM PHÁT
2/14/2011
43
 Tỉ lệ lạm phát
 Tỉ lệ lạm phát được tính theo công thức sau đây:
Tỉ lệ lạm
phát năm 2
=
CPI năm 2 – CPI năm 1
× 100
CPI năm 1
Trần Mạnh Kiên
Ví dụ về tính chỉ số lạm phát
2/14/2011
44
- Bước 1: Điều tra người tiêu dùng để xác định giỏ
hàng hóa cố định
4 xúc xích, 2 hamburger
- Bước 2: Xác định giá của mỗi hàng hóa trong mỗi
năm
Năm Giá xúc xích Giá Hamburger
2001 1 2
2002 2 3
2003 3 4
Trần Mạnh Kiên
Ví dụ về tính chỉ số lạm phát
2/14/2011
45
 Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng ở mỗi năm
Năm Chi phí mỗi giỏ hàng
2001 ($1/chiếc xúc xích × 4 chiếc) +
($2/chiếc hamburger × 2 chiếc) = $8
2002 ($2/chiếc xúc xích × 4 chiếc) +
($3/chiếc hamburger × 2 chiếc) = $14
2003 ($3/chiếc xúc xích × 4 chiếc) +
($4/chiếc hamburger × 2 chiếc) = $20
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
16
Ví dụ về tính chỉ số lạm phát
2/14/2011
46
 Bước 4: Chọn 1 năm làm gốc (2001) và tính chỉ số
giá tiêu dùng cho mỗi năm
Năm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
2001 $8/$8 × 100 = 100
2002 $14/$8 × 100 = 175
2003 $20/$8 × 100 = 250
Trần Mạnh Kiên
Ví dụ về tính chỉ số lạm phát
2/14/2011
47
 Bước 5: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính tỉ lệ lạm
phát so với năm trước
Năm Tỉ lệ lạm phát
2002 (175 – 100)/100 × 100 = 75%
2003 (250 – 175)/175 × 100 = 43%
Trần Mạnh Kiên
Ví dụ về tính chỉ số lạm phát
2/14/2011
48
 Tính CPI và tỉ lệ lạm phát:
Năm gốc là 2002.
Giỏ hàng năm 2002 có giá $1.200.
Cũng giỏ hàng đó năm 2004 có giá $1.236.
CPI = ($1.236/$1.200)  100 = 103.
Giá tăng 3% giữa năm 2002 và 2004.
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
17
Quyền số trong giỏ hàng hóa ở Mỹ
2/14/2011
49
16%
Thức ăn &
Đồ uống
17%
Giao thông
Y tế
6%
Giải trí
6%
Quần áo
4%
Hàng hóa &
dịch vụ khác
4%
41%
Nhà cửa
6%Giáo dục &
liên lạc
Copyright©2004 South-Western
Trần Mạnh Kiên
Quyền số tính CPI ở Việt Nam
vi duRổ hàng hóa tháng 5 TP HCM bị 'thủng' vì giá gạo.mht vi duTOC DO TANG GIA.doc vi duTinh CPI.doc
2/14/2011
50
Loại hàng hóa Từ 1998 Từ 2000 Từ 2006
Lương thực, thực phẩm 60,86 47,9 42,85
Đồ uống và thuốc lá 4,09 4,5 4,56
May mặc, giày dép, mũ nón 6,63 7,63 7,21
Nhà ở và vật liệu xây dựng 2,9 8,23 9,99
Thiết bị và đồ dùng gia đình 4,6 9,2 8,62
Dược phẩm , y tế 3,53 2,41 5,42
Phương tiện đi lại,bưu điện 7,23 10,07 9,04
Giáo dục 2,5 2,89 5,41
Văn hoá, thể thao, giải trí 3,79 3,81 3,59
Hàng hoá và dịch vụ khác 3,86 3,36 3,31
Năm gốc 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng) vi
duPhuong phap tinh CPI.mht
Trần Mạnh Kiên
ĐÁNH GIÁ CPI
2/14/2011
51
 CPI là một thước đo chính xác cho các hàng hóa đã
được lựa chọn trong một giỏ hàng hóa tiêu biểu
nhưng lại không phải là một thước đo hoàn hảo cho
mức sống.
Do các lí do sau:
 Độ lệch thay thế (Substitution bias)
 Sự xuất hiện các hàng hóa mới (Introduction of new
goods)
 Sự thay đổi không lượng hóa được của chất lượng
(Unmeasured quality changes)
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
18
2/14/2011
52
 Độ lệch thay thế
 Giỏ hàng hóa không thay đổi để phản ánh sự phản
ứng của người tiêu dùng khi giá tương đối của hàng
hóa thay đổi.
Người tiêu dùng có khuynh hướng thay thế chuyển sang
sử dụng những hàng hóa trở nên rẻ một cách tương đối.
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự gia tăng của giá sinh
hoạt cao hơn rất nhiều so với mức mà người tiêu dùng
thực tế gánh chịu.
ĐÁNH GIÁ CPI
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
53
 Sự xuất hiện các hàng hóa mới
 Giỏ hàng hóa không phản ánh sự thay đổi của sức
mua (purchasing power) do việc xuất hiện các sản
phẩm mới.
Các sản phẩm mới làm người tiêu dùng có nhiều lựa
chọn hơn và điều này làm cho mỗi đồng tiền trở nên có
giá trị hơn.
Người tiêu dùng cần ít tiền hơn để duy trì mức sống như
cũ.
ĐÁNH GIÁ CPI
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
54
 Những sự thay đổi chất lượng không lượng hóa được
 Nếu chất lượng hàng hóa tăng từ năm này sang năm khác,
giá trị của mỗi đồng tiền tăng lên dù giá cả vẫn như cũ và
ngược lại.
 Cơ quan thống kê cố gắng điều chỉnh giá cả để có được
chất lượng không đổi nhưng sự khác biệt như vậy rất khó
để đo lường.
ĐÁNH GIÁ CPI
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
19
2/14/2011
55
 Độ lệch thay thế, sự xuất hiện các hàng hóa mới
và sự thay đổi chất lượng không lượng hóa được
làm CPI đánh giá quá cao chi phí thực của việc
duy trì tiêu chuẩn sống.
 Chủ đề này là quan trọng bời vì nhiều chương trình của
chính phủ sử dụng CPI để điều chỉnh cho phù hợp với
mức giá chung.
 Ở Mỹ, CPI đánh giá cao lạm phát khoảng 1% mỗi năm.
ĐÁNH GIÁ CPI
Trần Mạnh Kiên
SO SÁNH CPI & CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP
2/14/2011
56
 Các nhà kinh tế và các nhà làm chính sách sử dụng
cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI để xem xét giá cả
tăng nhanh tới mức nào.
 Có 2 sự khác biệt quan trọng giữa 2 chỉ số làm
chúng không đồng nhất với nhau:
- Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá cả của mọi
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nội địa
(produced domestically), ngược lại...
- …chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh giá cả của
mọi hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu
dùng.
Trần Mạnh Kiên
SO SÁNH CPI & CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP
2/14/2011
57
 CPI so sánh giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố
định với giá của giỏ hàng đó vào năm gốc (chỉ thỉnh
thoảng mới thay đổi giỏ hàng)...
 …ngược lại, chỉ số điều chỉnh GDP so sánh giá của
các hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất với
giá của cũng những mặt hàng và dịch vụ đó vào
năm gốc.
CPI và GDP deflator của Việt Nam
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
CPI 4,0 3,2 7,7 8,3 7,5
GDP deflator 4,0 6,7 8,2 8,2 7,3
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
20
2 thước đo về lạm phát (Mỹ)
2/14/2011
58
1965
%/năm
15
CPI
GDP deflator
10
5
0
1970 1975 1980 1985 1990 20001995
Trần Mạnh Kiên
TÓM TẮT
2/14/2011
59
 Do mọi giao dịch đều có người mua và người bán nên
tổng chi tiêu trong nền kinh tế phải bằng tổng thu
nhập.
 Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product -
GDP) đo lường tổng chi tiêu về các hàng hóa và dịch
vụ mới được sản xuất và tổng thu nhập có được từ việc
sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó.
Trần Mạnh Kiên
TÓM TẮT
2/14/2011
60
 GDP là giá thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất bên trong một quốc gia trong một
khoảng thời gian nhất định.
 GDP được chia thành 4 thành phần chi tiêu: tiêu dùng,
đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng.
 GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện tại để đánh giá mức khả
năng sản xuất của nền kinh tế. GDP thực sử dụng giá của
năm gốc để tính giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất ra.
 Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng cách lấy GDP danh
nghĩa chia cho GDP thực – đo lường mức giá của nền kinh
tế.
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
21
TÓM TẮT
2/14/2011
61
 GDP là một công cụ tốt để đo lường phúc lợi kinh tế
bởi vì con người thích có thu nhập cao hơn là thu
nhập thấp.
 Tuy nhiên, đó không phải là một công cụ hoàn hảo
bởi một số yếu tố như: thời gian thư giãn, môi trường
sạch… không được tính trong GDP.
Trần Mạnh Kiên
TÓM TẮT
2/14/2011
62
 CPI là một thước đo không hoàn hảo về mức sống vì 3
lí do: độ lệch thay thế, sự xuất hiện các hàng hóa mới
và sự thay đổi không lượng hóa được trong chất
lượng.
 Chỉ số điều chỉnh GDP khác với CPI ở chỗ nó bao
gồm các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất hơn là các
hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ.
 Hơn nữa, CPI sử dụng một giỏ hàng hóa cố định trong
khi chỉ số điều chỉnh GDP có thể tự động thay đổi
nhóm hàng hóa và dịch vụ theo theo gian khi kết cấu
của GDP thay đổi.
Trần Mạnh Kiên
2/14/2011
1
CHƯƠNG 3
LÍ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG
TỔNG SẢN LƯỢNG VÀ
TỔNG THU NHẬP (Y)
2/14/2011Trần Mạnh Kiên2
 Tổng sản lượng (Aggregate output) là
tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất (hoặc được cung cấp) trong một
nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất
định.
 Tổng thu nhập (Aggregate income) là
tổng thu nhập nhận được bởi các tác nhân
sản xuất trong một giai đoạn nhất định.
TỔNG SẢN LƯỢNG VÀ
TỔNG THU NHẬP (Y)
2/14/2011Trần Mạnh Kiên3
 Tổng thu nhập (sản lượng) (Y) là một thuật
ngữ kết hợp để nhắc chúng ta rằng tổng sản
lượng bằng chính xác với tổng thu nhập.
 Khi chúng ta nói về sản lượng (Y), tức là
chúng ta đề cập tới sản lượng thực (real
output), hoặc sản lượng hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất chứ không phải lượng tiền
được lưu thông.
2/14/2011
2
THU NHẬP, TIÊU DÙNG
& TIẾT KIỆM (Y, C, and S)
2/14/2011Trần Mạnh Kiên4
 Một hộ gia đình có thể làm 2 việc (và chỉ 2 việc)
với thu nhập của họ: họ có thể mua hàng hóa và
dịch vụ - tức là tiêu dùng hoặc họ có thể tiết
kiệm.
 Tiết kiệm (Saving - S) là một phần của thu nhập
mà hộ gia đình không tiêu dùng trong một
khoảng thời gian nhất định.
S ≡ Y – C
 Đây là một đồng nhất thức (identity), tức là một
biểu thức luôn luôn đúng.
5 of 38
HÀNH VI CHI TIÊU
Tiết kiệm (S) ≡ Tổng thu nhập (Y) − Tiêu dùng (C)
Trong một nền kinh tế không có thuế, mọi thu nhập
hoặc sẽ được dùng để tiêu dùng hoặc để tiết kiệm.
TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM
2/14/2011Trần Mạnh Kiên6
 Một số yếu tố tác động tới tổng tiêu
dùng:
1. Thu nhập của hộ gia đình
2. Tài sản của hộ gia đình Vi duTài sản hộ gia đình giảm mạnh.mht
3. Lãi suất
4. Dự đoán của hộ gia đình về tương lai
2/14/2011
3
TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM
2/14/2011Trần Mạnh Kiên7
 Mối liên hệ giữa tiêu dùng
và thu nhập được gọi là
hàm tiêu dùng
(Consumption function).
• Với một hộ gia đình cụ thể,
hàm tiêu dùng cho thấy
mức độ tiêu dùng ở mỗi
mức thu nhập.
Tiêudùnghộgiađình
Thu nhập của hộ gia đình
C(Y)
TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM
2/14/2011Trần Mạnh Kiên8
 Độ dốc hàm tiêu dùng
MPC được gọi là khuynh
hướng tiêu dùng biên
(Marginal Propensity to
Consume), hoặc là tỉ trọng
phần thay đổi trong thu
nhập được dùng để chi
tiêu.
0 < MPC < 1
Tổngtiêudùng
Tổng thu nhập (Y)
Y
C
C = C0 + MPC.Y
CO
C = CO + MPC.Y
TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM
2/14/2011Trần Mạnh Kiên9
Các giả định của Keynes về hàm tiêu dùng,
dựa trên cơ sở phân tích tâm lý khách quan và
quan sát ngẫu nhiên:
 Đầu tiên và quan trọng nhất, khuynh hướng tiêu
dùng cận biên - mức tiêu dùng từ một đồng thu
nhập tăng thêm - nằm ở giữa 0 và 1.
 Thứ hai, tỷ lệ tiêu dùng/thu nhập hay còn gọi là
khuynh hướng tiêu dùng bình quân giảm khi thu
nhập tăng;
 Thứ ba, thu nhập là nhân tố quan trọng chủ yếu
quyết định đến tiêu dùng và lãi suất chỉ đóng một
vai trò nhỏ.
2/14/2011
4
GDP và tiêu dùng cuối cùng
ở Việt Nam, 2001-06
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
GDP 441.646 481.295 535.762 613.443 715.307 839.211 973..790
Tiêu dùng
cuối cùng
321.853 342.607 382.137 445.221 511.221 584.793 668.540
% trong
GDP
72,88 71,18 71,33 72,58 71,47 69,68 68.65
300,000
350,000
400,000
450,000
500,000
550,000
600,000
300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000
GDP
Tiêudùngcuốicùng
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 10
Quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng ở Mỹ, 1960-2006
TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM
2/14/2011Trần Mạnh Kiên12
 Tỉ lệ trong thu nhập được dùng để tiết
kiệm được gọi là khuynh hướng tiết kiệm
biên (Marginal Propensity to Save - MPS).
MPC + MPS ≡ 1
• Khi chúng ta có thể biết được người ta sẽ
tiêu dùng bao nhiêu từ phần thu nhập có
được, ta sẽ tính được tiết kiệm:
S ≡ Y - C
2/14/2011
5
Ví dụ về hàm tiêu dùng: C = 100 + 0,75Y
Tổng thu nhập, Y
(Tỉ USD)
Tổng tiêu dùng, C
(Tỉ USD)
0 100
80 160
100 175
200 250
400 400
600 550
800 700
1.000 850
13 of 31
C = 100 + 0,75Y
C = 100 + 0,75Y
Ví dụ về hàm tiêu dùng: C = 100 + 0,75Y Vi
dutieu dung-tiet kiem.doc
2/14/2011Trần Mạnh Kiên14
Y - C = S
Tổng
thu nhập
(Tỉ USD)
Tổng tiêu dùng
(Tỉ USD)
Tổng tiết kiệm
(Tỉ USD)
0 100 -100
80 160 -80
100 175 -75
200 250 -50
400 400 0
600 550 50
800 700 100
1,000 850 150
S ≡ Y - C
C = 100 + 0,75Y
ĐẦU TƯ DỰ KIẾN (I)
2/14/2011Trần Mạnh Kiên15
 Đầu tư (Investment) dùng để chỉ các khoản doanh
nghiệp dùng để xây dựng nhà xưởng và mua thiết
bị mới hoặc thêm vào hàng tồn kho, tất cả những
khoản đó làm tăng thêm vốn (capital stock).
 Một trong những thành phần của đầu tư – thay
đổi hàng tồn kho – một phần được quyết định bởi
các hộ gia đình sẽ mua bao nhiêu nên không phụ
thuộc vào quyết định của doanh nghiệp.
Thay đổi trong tồn kho = Sản xuất – Lượng bán ra
2/14/2011
6
ĐẦU TƯ DỰ KIẾN VÀ ĐẦU TƯ THỰC TẾ
2/14/2011Trần Mạnh Kiên16
 Đầu tư dự kiến hoặc đầu tư mong muốn
(Planned investment) để chỉ những khoản vốn
thêm vào và hàng tồn kho theo kế hoạch của
doanh nghiệp.
 Đầu tư thực tế (Actual investment) để chỉ lượng
đầu tư thực sự xảy ra. Nó bao gồm cả những
khoản như những thay đổi không theo kế hoạch
của hàng tồn kho.
ĐẦU TƯ DỰ KIẾN VÀ ĐẦU TƯ THỰC TẾ
2/14/2011Trần Mạnh Kiên17
Có 3 loại đầu tư chính:
 Các khoản chi của hộ gia đình để xây và
mua nhà ở;
 Đầu tư vào tài sản cố định của doanh
nghiệp (máy móc thiết bị và nhà xưởng);
 Tăng thêm hàng tồn kho của doanh nghiệp
(gồm tồn kho nguyên liệu, bán thành
phẩm, thành phẩm).
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ
2/14/2011Trần Mạnh Kiên18
Đầu tư có 2 tác động quan trọng tới nền kinh tế:
- Thứ nhất, đầu tư là một khoản lớn và rất dễ
thay đổi của chi tiêu. Do đó, những thay đổi
lớn trong đầu tư có nhiều ảnh hưởng tới tổng
cầu và qua đó tác động tới sản lượng và việc
làm (tác động ngắn hạn).
- Thứ hai, đầu tư tạo ra tích luỹ vốn, thiết bị sản
xuất, qua đó làm tăng sản lượng tiềm năng và
tăng trưởng kinh tế (tác động dài hạn). Vi duICOR.mht Vi
duVinashin 1.mht Vi duVinashin 2.mht Vi duVinashin 3.mht Vi duVinashin 4.mht Vi duVinashin 5.mht Vi duVinashin 6.mht Vi
duVinashin 7.mht Vi duDung Quất 3.mht Vi duDung Quất 4.mht Vi duĐường Hồ chí minh.mht Vi duODA bị tư vấn ngược.mht Vi
duCPI 2009.mht Vi duchap nhan tham nhung.mht Vi duNgười Việt bị tù.mht
2/14/2011
7
NHỮNG NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẦU TƯ
2/14/2011Trần Mạnh Kiên19
1.Doanh thu
Nếu nền kinh tế hoạt động trôi chảy, doanh thu bán
hàng cao, các doanh nghiệp sẽ tăng đầu tư.
2.Chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư được xác định bởi lãi suất và thuế. Lãi
suất càng cao thì chi phí trả cho vốn vay đầu tư càng
lớn, làm cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp có xu
hướng giảm đầu tư và ngược lại. Thuế cũng tác động
tới chi phí sản xuất
3.Kỳ vọng
Nếu các doanh nghiệp tin rằng trong tương lai nền kinh
tế sẽ hoạt động tốt hơn, thì họ sẽ tích cực gia tăng đầu
tư và ngược lại
HÀM ĐẦU TƯ DỰ KIẾN
2/14/2011Trần Mạnh Kiên20
 Đầu tư phụ thuộc vào nhiều
yếu tố nhưng theo quan
điểm của Keynes và để cho
đơn giản, chúng ta giả định
rằng đầu tư dự kiến là cố
định. Nó sẽ không thay đổi
khi thu nhập thay đổi.
 Khi một biến, như đầu tư dự
kiến không phụ thuộc vào
tình trạng của nền kinh tế thì
nó được gọi là biến tự định
(Autonomous variable).
TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN (AE)
2/14/2011Trần Mạnh Kiên21
 Tổng chi tiêu dự
kiến (Planned
aggregate
expenditure) là tổng
số tiền mà nền kinh
tế dự kiến sẽ chi
tiêu trong một giai
đoạn nhất định. Nó
bằng với tiêu dùng
cộng với đầu tư.
AE ≡ C + I
I = 25
C = 100 + 0,75Y
AE = C + I
125
2/14/2011
8
TỔNG SẢN LƯỢNG
(THU NHẬP) CÂN BẰNG
2/14/2011Trần Mạnh Kiên22
 Cân bằng (Equilibrium) sẽ xảy
ra khi không có khuynh hướng
cho sự thay đổi. Trong kinh tế vĩ
mô, cân bằng xảy ra khi tổng chi
tiêu dự kiến bằng với tổng sản
lượng.
TỔNG SẢN LƯỢNG
(THU NHẬP) CÂN BẰNG
2/14/2011Trần Mạnh Kiên23
Y > C + I
Tổng sản lượng > Tổng chi tiêu dự kiến
Tồn kho > Đầu tư dự kiến
Đầu tư thực tế > Đầu tư dự kiến
Mất cân bằng (Disequilibria)
C + I > Y
Chi tiêu dự kiến > Tổng sản lượng
Tồn kho nhỏ hơn dự kiến
Đầu tư thực tế < Đầu tư dự kiến
Tổng sản lượng: Y
Tổng chi tiêu dự kiến AE = C + I
Cân bằng: Y = AE hoặc Y = C + I
500
TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG
Vi duHàng tồn kho cạn.mht
2/14/2011Trần Mạnh Kiên24
Tồn kho không dự kiến
giảm: sản lượng tăng.
Khoảng cách lạm phát
Tồn kho không dự
kiến tăng: sản lượng
giảm. Khoảng cách
suy thoái
AE = C + I
275
725
450
Yp
Điểm cân
bằng: Y = C + I
Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng
được sản xuất ra khi các nguồn lực trong
nền kinh tế như lao động, vốn… được
sử dụng ở mức độ bình thường
2/14/2011
9
CÂN BẰNG SẢN LƯỢNG
Mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là:
 Đưa sản lượng trong nền kinh tế đạt được
mức tiềm năng;
 Tổng chi tiêu dự kiến bằng với mức sản
lượng thực tế sản xuất ra (tổng cung và
tổng cầu cân bằng).
2/14/2011Trần Mạnh Kiên25
Sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế ở Mỹ
2/14/2011Trần Mạnh Kiên26
GDP thực tế và GDP tiềm năng của Việt Nam
2/14/2011Trần Mạnh Kiên27
60000
70000
80000
90000
100000
110000
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
GDP tiem nang
GDP thuc te da duoc hieu chinh mua vu
2/14/2011
10
28 of 34
SUY THOÁI, KHỦNG HOẢNG VÀ THẤT NGHIỆP Vi
duBóng ma Đại khủng hoảng.mht Vi duNước Mỹ thời Đại khủng hoảng.mht Vi duKhủng hoảng 29-33 ở Việt Nam.mht Vi duso sánh suy
thoái.mht Vi duÁc mộng Đại khủng hoảng.mht
GDP thực và tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ, 1929–1933 và 1980–1982
Giai đoạn Đại khủng hoảng (GREAT DEPRESSION), 1929–1933
Năm Tăng trưởng GDP thực Tỉ lệ thất nghiệp
Số lượng người thất nghiệp
(triệu)
1929 3.2 1.5
1930 8.6 8.9 4.3
1931 6.4 16.3 8.0
1932 13.0 24.1 12.1
1933 .4 25.2 12.8
Note: Percentage fall in real GDP between 1929 and 1933 was 26.6 percent.
Giai đoạn suy thoái (THE RECESSION), 1980–1982
Năm
Tăng trưởng
GDP thực
Tỉ lệ thất nghiệp
Số lượng người
thất nghiệp
(triệu)
Sử dụng năng lực
sản xuất (%)
1979 5.8 6.1 85.2
1980 0.2 7.1 7.6 80.9
1981 2.5 7.6 8.3 79.9
1982 1.9 9.7 10.7 72.1
Note: Percentage increase in real GDP between 1979 and 1982 was 0.1 percent.
Sources: Historical Statistics of the United States and U.S. Department of Commerce, Bureau of Economic Analysis.
KINH TẾ VĨ MÔ CỔ ĐIỂN
 Kinh tế vĩ mô cổ điển (Classical
macroeconomic) lâm vào bế tắc trong những
năm 1930, giai đoạn Đại khủng hoảng (Great
Depression) khi thất nghiệp tăng cao và sản
lượng sụt giảm trên toàn thế giới.
 Kinh tế học vĩ mô cổ điển dự đoán rằng Đại
khủng hoảng sẽ chấm dứt nhưng không đưa ra
được biện pháp nào để làm nó kết thúc nó
nhanh hơn.
2/14/2011Trần Mạnh Kiên29
LUẬT SAY
 Luật Say (Say’s Law):
 Một luận đề nổi tiếng của nhà kinh tế học J.B.Say
nói rằng: cung sẽ tạo ra cầu của chính nó.
 Việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ sẽ tạo ra
công cụ và khả năng sẵn sàng để mua các hàng
hóa và dịch vụ khác.
 Khi cung tạo ra cầu của chính nó, điều này đồng
nghĩa với việc chi tiêu mong muốn (desired
expenditures) sẽ bằng với chi tiêu thực tế (actual
expenditures).
2/14/2011Trần Mạnh Kiên30
2/14/2011
11
QUAN ĐIỂM CỦA KEYNES
 Kinh tế học vĩ mô của Keynes (Keynesian
macroeconomics) lí giải về cách thức hoạt động của
nền kinh tế thị trường, trong đó nhấn mạnh rằng, bản
chất của nền kinh tế thị trường là bất ổn và chính phủ
cần phải có một vai trò can thiệp chủ động để nền kinh
tế đạt được mức toàn dụng (full employment) và tăng
trưởng kinh tế bền vững.
 Keynes cho rằng, chính vì có quá ít chi tiêu và đầu tư
nên đã dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng.
 Theo Keynes, trong ngắn hạn, tổng sản lượng của nền
kinh tế do tổng cầu quyết định.
2/14/2011Trần Mạnh Kiên31
NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN
 Mục tiêu ngắn hạn (Short-Term) đối nghịch với mục
tiêu dài hạn (Long-Term)
 Keynes nhấn mạnh vào ngắn hạn – vào thất nghiệp
và mức sản lượng tổn thất.
 “Dài hạn là sự định hướng sai lầm cho các vấn đề
hiện tại. Trong dài hạn, mọi người đều chết. Các
nhà kinh tế tự đặt cho mình một nhiệm vụ quá dễ
dãi, quá vô tích sự nếu như trong mùa giông bão họ
chỉ có thể nói với chúng ta rằng bão táp đã qua và
trời sẽ yên, biển sẽ lặng”.
 Trong thập niên 70 và 80, các nhà kinh tế vĩ mô bắt
đầu quan tâm nhiều hơn tới các mục tiêu dài hạn –
lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
2/14/2011Trần Mạnh Kiên32
TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG
2/14/2011Trần Mạnh Kiên33
C Y 100 75. I  25
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Tổng sản
lượng
(Thu nhập) (Y)
Tổng
tiêu dùng (C)
Đầu tư
dự kiến(I)
Tổng chi tiêu
dự kiến (AE)
C + I
Thay đổi tồn
kho không
dự tính
Y  (C + I)
Cân bằng?
(Y = AE?)
100 175 25 200  100 Không
200 250 25 275  75 Không
400 400 25 425  25 Không
500 475 25 500 0 Có
600 550 25 575 + 25 Không
800 700 25 725 + 75 Không
1.000 850 25 875 + 125 Không
2/14/2011
12
TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG
2/14/2011Trần Mạnh Kiên34
Giả sử nền kinh tế có hàm tiêu dùng là:
C = C0 + MPC.Y; I = I0
Khi đó: AE = C + I = C0 + MPC.Y + I0
Muốn cho thị trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng,
sản lượng sản xuất ra trong nền kinh tế phải bằng
tổng chi tiêu dự kiến, nghĩa là:
Y = AE
hay: Y = C0 + MPC.Y + I0
→ Y (1-MPC) = C0 + I0
0 0 0
1
Y (C I )
1 MPC
  

TỔNG SẢN LƯỢNG
(THU NHẬP) CÂN BẰNG
2/14/2011Trần Mạnh Kiên35
Y Y  100 75 25.
Y C I (1)
C Y 100 75.(2)
I  25(3)
Thế (2) và (3) vào (1) chúng ta
có:
Chỉ có 1 giá trị của Y để biểu thức
trên là đúng:
Y Y  100 75 25.
Y Y  .75 100 25
Y Y .75 125
.25 125Y 
Y  
125
25
500
.
36 of 38
CÁCH TIẾP CẬN BẰNG ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM
Nếu đầu tư dự kiến bằng đúng với tiết kiệm, tổng chi tiêu dự
kiến sẽ bằng đúng với tổng sản lượng và cân bằng xảy ra.
2/14/2011
13
CÁCH TIẾP CẬN BẰNG
ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM
 Nền kinh tế có hàm tiết kiệm: S = S0+ MPS.Y; Hàm đầu tư:
I = I0
 Khi đó nền kinh tế sẽ cân bằng nếu S = I tức là:
S0+ MPS.Yd = I0
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 37
S = -100 + 0,25Yd
I = 25
SỐ NHÂN
Số nhân =
Mức thay đổi trong thu nhập
Mức thay đổi trong chi tiêu tự định
Số nhân (Multiplier) là tỉ số thay đổi trong mức
độ cân bằng của sản lượng khi có sự thay đổi
trong một biến tự định.
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 38
SỐ NHÂN
2/14/2011Trần Mạnh Kiên39
 Số nhân của đầu tư tự định mô tả tác động
của một sự tăng lên của đầu tư dự kiến tới
sản xuất, thu nhập, tiêu dùng và sản lượng
cân bằng.
 Qui mô của số nhân phụ thuộc vào độ dốc
của đường tổng chi tiêu dự kiến.
2/14/2011
14
Ví dụ về số nhân
Đầu tư tự định thêm vào
(Đầu tư)
Chi tiêu ứng dụ
thêm vào
(Tiêu dùng)
Tổng chi tiêu thêm vào =
Tổng GDP thêm vào
Vòng 1 $100 tỷ $0 $100 tỷ
Vòng 2 0 75 tỷ 175 tỷ
Vòng 3 0 56 tỷ 231 tỷ
Vòng 4 0 42 tỷ 273 tỷ
Vòng 5 0 32 tỷ 305 tỷ
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Vòng 10 0 8 tỷ 377 tỷ
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Vòng 15 0 2 tỷ 395 tỷ
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Vòng 19 0 1 tỷ 398 tỷ
N 0 0 $400 tỷ
SỐ NHÂN
100 + 100 × 0,75 + (100 × 0,75) × 0,75 +
((100×0,75) × 0,75) × 0,75+…
= 100 × 0,75 + 100 × 0,752 + 100 × 0,753 +…+
100 × 0,75n
= 100 × (0,75 + 0,752 + 0,753 +…+ 0,75n)
= 100 × 1/(1-0,75)
= 100 × 4 = 400
2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 41
SỐ NHÂN
2/14/2011Trần Mạnh Kiên42
 Cho hàm tiêu dùng: C = C0 + MPC.Y; Hàm đầu tư: I = I0
 Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là:
 Nếu đầu tư hoặc tiêu dùng thay đổi một lượng ∆I0 thì đầu tư mới:
I1 = I0 + ∆I0 . Sản lượng cân bằng mới sẽ là:
 m chính là số nhân chi tiêu hay còn thường được gọi tắt là số nhân
0 0 0
1
Y (C I )
1 MPC
 

1
m
1 MPC


1 0 1 0 0 0
1 0 0 0 0 0
1 1
Y (C I ) (C I I )
1 MPC 1 MPC
1 1
Y (C I ) I Y Y
1 MPC 1 MPC
     
 
      
 
0 0
1
Y I
1 MPC
  

2/14/2011
15
SỐ NHÂN Vi duKích cầu cũng có nguyên tắc.mht Vi duThách thức kích cầu.mht
2/14/2011Trần Mạnh Kiên43
• C = 100 + 0,75Y;
I = 25; ∆I = 100
• Sau khi có sự tăng lên
trong đầu tư tự định,
sản lượng cân bằng
tăng lên gấp 4 lần
khoản tăng trong đầu
tư tự định.
∆I = 100
AE1 = C + I
AE2 = C + I + ∆I
∆I = 100
∆C = 300
∆AE = 400
A
B
QUI MÔ CỦA SỐ NHÂN
TRONG THỰC TẾ Vi duso nhan 1.doc
2/14/2011Trần Mạnh Kiên44
 Qui mô số nhân của nền kinh tế
Mỹ là khoảng 1,4. Ví dụ, một sự
tăng lên trong chi tiêu tự định là
10 tỉ USD được mong đợi sẽ làm
tăng GDP theo thời gian lên 14 tỉ
USD. Vi dusố nhân ở việt nam.mht Vi dukích cầu nông nghiệp.mht
Tác động của số nhân trong Đại khủng hoảng
những năm 30 ở Mỹ
Tác động của số
nhân đã đóng góp
vào mức độ thất
nghiệp rất cao
trong giai đoạn
Đại khủng hoảng
Năm Tiêu dùng Đầu tư Xuất khẩu ròng GDP thực Tỉ lệ thất nghiệp
1929 $661 tỷ $91.3 tỷ -$9.4 tỷ $865 tỷ 3.2%
1933 $541 tỷ $17.0 tỷ -$10.2 tỷ $636 tỷ 24.9%
2/14/2011
16
NGHỊCH LÍ CỦA TIẾT KIỆM Vi duNhật “lười” tiêu dùng.mht Vi duNgười
Trung quốc tằn tiện.mht Vi duChi tieu dè xẻn Mỹ.mht Vi duLưỡng nan-Obama.mht Vi dunghich ly tiet kiem.doc
2/14/2011Trần Mạnh Kiên46
 Khi các hộ gia đình
trở nên lo lắng về
tương lai và quyết
định tiết kiệm nhiều
hơn, sự giảm xuống
trong tiêu dùng sẽ
tương ứng làm giảm
chi tiêu và thu nhập.
• Hộ gia đình cuối cùng sẽ tiêu dùng ít hơn
nhưng họ không tiết kiệm được nhiều hơn.
VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN
KINH TẾ
2/14/2011Trần Mạnh Kiên47
 Không có vấn đề nào gây tranh luận nhiều hơn
vấn đề về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế.
Vi duĐường Về Nô Lệ.mht Vi duNhững Đỉnh Cao Chỉ Huy.mht
 Chính phủ có thể tác động tới nền kinh tế theo 2
cách:
 Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là việc Chính
phủ sử dụng chi tiêu và thuế.
 Chính sách tiền tệ (Monetary policy) để chỉ hành
vi của Ngân hàng trung ương trong việc điều khiển
lượng cung tiền của quốc gia.
THUẾ RÒNG (T) VÀ THU NHẬP KHẢ DỤNG (Yd)
2/14/2011Trần Mạnh Kiên48
 Thuế ròng (Net taxes) là thuế mà các
doanh nghiệp và hộ gia đình nộp cho
chính phủ trừ đi các khoản chuyển
nhượng từ chính phủ cho khu vực hộ gia
đình: NT = T - Tr
 Thu nhập khả dụng (Disposable) hoặc
thu nhập sau thuế (after-tax income - Yd )
bằng với tổng thu nhập trừ đi thuế.
Yd ≡ Y - T
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)
Bai giang kinh te vi mo (1)

More Related Content

What's hot

Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMHuy Tran Ngoc
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktBuinuong993
 
Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1LE THANH CONG
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhNgọc Hưng
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Lịch sử các học thuyết kinh tếLịch sử các học thuyết kinh tế
Lịch sử các học thuyết kinh tếThanh Phong Le Hoang
 
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tếChuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tếKhải Khải
 
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxĐối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxNguynThHnhTrang1
 
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởÁnh Phượng Lê
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptxHDng94
 
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnLyLy Tran
 
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...luanvantrust
 
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonLý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonPhong Olympia
 

What's hot (20)

Bai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LMBai 11 mo hinh IS-LM
Bai 11 mo hinh IS-LM
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
 
Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1Kinh tế vi mô bài 1
Kinh tế vi mô bài 1
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí MinhSlide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
Slide thuyết trình - Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
 
Lịch sử các học thuyết kinh tế
Lịch sử các học thuyết kinh tếLịch sử các học thuyết kinh tế
Lịch sử các học thuyết kinh tế
 
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tếChuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
Chuong 1- Lich sử Các học thuyết kinh tế
 
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptxĐối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
Đối thủ tiềm ẩn VNM bản 3.pptx
 
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bảnMối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
Mối quan hệ giữa ba biến số vĩ mô cơ bản
 
PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
 
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
Giải pháp marketing dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông ngh...
 
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul SamuelsonLý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp- Paul Samuelson
 

Viewers also liked

Kinh te hoc vi mo
Kinh te hoc vi moKinh te hoc vi mo
Kinh te hoc vi mothatthe
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môHoa Trò
 
Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môDigiword Ha Noi
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môcecelia2013
 
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1Mỗi Ngày Việc Nhỏ
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo
1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo
1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi moVo Khoi
 
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_anDe thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_anDép Tổ Ong
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóaLyLy Tran
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầuQuyen Le
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luan van imf ve cac cuoc khung hoang
Luan van imf ve cac cuoc khung hoangLuan van imf ve cac cuoc khung hoang
Luan van imf ve cac cuoc khung hoangtruong1511
 
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien teK22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien tetvchuan
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216Yen Dang
 
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiemThanh Hải
 

Viewers also liked (20)

Kinh te hoc vi mo
Kinh te hoc vi moKinh te hoc vi mo
Kinh te hoc vi mo
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi môTổng hợp các công thức kinh tế vi mô
Tổng hợp các công thức kinh tế vi mô
 
Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi mô
 
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ môTổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
Tổng hợp công thức kinh tế vĩ mô
 
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
tổng hợp nhanh Lý thuyết kinh tế vi mô 1
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo
1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo
1 cac nguyen ly cua kinh te hoc vi mo
 
Công thức kinh té vi mô
Công thức kinh té vi môCông thức kinh té vi mô
Công thức kinh té vi mô
 
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_anDe thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
De thi kinh_te_vi_mo_co_dap_an
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
tổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóatổng cầu và chính sách tài khóa
tổng cầu và chính sách tài khóa
 
Bài 2 thị trường- cung và cầu
Bài 2  thị trường- cung và cầuBài 2  thị trường- cung và cầu
Bài 2 thị trường- cung và cầu
 
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùngChương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
Chương 3 lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng
 
Luan van imf ve cac cuoc khung hoang
Luan van imf ve cac cuoc khung hoangLuan van imf ve cac cuoc khung hoang
Luan van imf ve cac cuoc khung hoang
 
Tài liệu đo lường sản lượng quốc gia
Tài liệu đo lường sản lượng quốc giaTài liệu đo lường sản lượng quốc gia
Tài liệu đo lường sản lượng quốc gia
 
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2   nhom 1 - chinh sach tien teK22 n2   nhom 1 - chinh sach tien te
K22 n2 nhom 1 - chinh sach tien te
 
Bai 2 gdp
Bai 2  gdpBai 2  gdp
Bai 2 gdp
 
03 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.001310721603 eco102 bai1_v2.0013107216
03 eco102 bai1_v2.0013107216
 
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
[Forum.ueh.edu.vn] (macro) 40 cau hoi trac nghiem
 

Similar to Bai giang kinh te vi mo (1)

Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdfBài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdfpthnhung23
 
1 slide khai quat ve kinh te vix mo
1 slide khai quat ve kinh te vix mo1 slide khai quat ve kinh te vix mo
1 slide khai quat ve kinh te vix modarkqueen0802
 
De tai thay dung
De tai thay dungDe tai thay dung
De tai thay dungNgoc Dep
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfMan_Ebook
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBiTYnNhii
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfHuynMai68
 
đề Cương lttctt update 2015
đề Cương lttctt update 2015đề Cương lttctt update 2015
đề Cương lttctt update 2015Hiếu Minh
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngHiếu Minh
 
Luận Văn Đề Cương Chi Tiết Kinh Tế Vĩ Mô.doc
Luận Văn  Đề Cương Chi Tiết Kinh Tế Vĩ Mô.docLuận Văn  Đề Cương Chi Tiết Kinh Tế Vĩ Mô.doc
Luận Văn Đề Cương Chi Tiết Kinh Tế Vĩ Mô.docsividocz
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khủng Hoảng Tiền Tệ - Trường Hợp Của Việt Nam.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khủng Hoảng Tiền Tệ - Trường Hợp Của Việt Nam.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khủng Hoảng Tiền Tệ - Trường Hợp Của Việt Nam.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khủng Hoảng Tiền Tệ - Trường Hợp Của Việt Nam.docDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ktpt phan1
Ktpt phan1Ktpt phan1
Ktpt phan1thuyhr
 
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nayVấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếHyo Neul Shin
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 

Similar to Bai giang kinh te vi mo (1) (20)

Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdfBài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 (CLC).pdf
 
1 slide khai quat ve kinh te vix mo
1 slide khai quat ve kinh te vix mo1 slide khai quat ve kinh te vix mo
1 slide khai quat ve kinh te vix mo
 
De tai thay dung
De tai thay dungDe tai thay dung
De tai thay dung
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
Đề tài: Cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề ...
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1.pdf
 
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdfBài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (1).pdf
 
đề Cương lttctt update 2015
đề Cương lttctt update 2015đề Cương lttctt update 2015
đề Cương lttctt update 2015
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
 
Ktvm1
Ktvm1Ktvm1
Ktvm1
 
Luận Văn Đề Cương Chi Tiết Kinh Tế Vĩ Mô.doc
Luận Văn  Đề Cương Chi Tiết Kinh Tế Vĩ Mô.docLuận Văn  Đề Cương Chi Tiết Kinh Tế Vĩ Mô.doc
Luận Văn Đề Cương Chi Tiết Kinh Tế Vĩ Mô.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khủng Hoảng Tiền Tệ - Trường Hợp Của Việt Nam.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khủng Hoảng Tiền Tệ - Trường Hợp Của Việt Nam.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khủng Hoảng Tiền Tệ - Trường Hợp Của Việt Nam.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khủng Hoảng Tiền Tệ - Trường Hợp Của Việt Nam.doc
 
Ktpt phan1
Ktpt phan1Ktpt phan1
Ktpt phan1
 
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nayVấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
 
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tếđề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
đề cương ôn thi lịch sử học thuyêt kinh tế
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 

Bai giang kinh te vi mo (1)

  • 1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CƠ BẢN BỘ MÔN KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ VĨ MÔ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2011-2012 Giảng viên: Ths.Trần Mạnh Kiên
  • 2. 2 ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2011-2012 1. Mã số môn học 2. Tổng số tín chỉ: 3 3. Điều kiện tham dự: Không cần 4. Giảng viên: ThS. Trần Mạnh Kiên; - Email: kienkinhte2@yahoo.com (sinh viên nên add nick này để hỏi bài và trao đổi cho thuận tiện). - Facebook: kienkinhte@yahoo.com (trên FB hàng ngày có link các bài báo) 5. Giới thiệu môn học Môn học giới thiệu những nét tổng quát về kinh tế vĩ mô; nội dung và ý nghĩa của các biến số kinh tế vĩ mô; những khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và một số vấn đề khác có liên quan. Môn học cũng giới thiệu một số mô hình căn bản và các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ… 6. Mục tiêu của môn học Giúp sinh viên hiểu những khái niệm căn bản về kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát, thất nghiệp. Hiểu được một cách đại cương cách thức vận hành của nền kinh tế. Giúp sinh viên hiểu và giải thích được những hiện tượng kinh tế vĩ mô căn bản đang diễn ra ở Việt Nam và trên thế giới cũng như lý do và hệ quả khi nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô… Giúp tạo cho sinh viên tư duy phê phán (critical thinking), cởi mở, biết nhìn một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, biết chấp nhận những quan điểm khác biệt, có cái nhìn ở tầm tổng thể về một vấn đề. Áp dụng được cách tư duy của của kinh tế học vào trong cuộc sống hàng ngày và nâng cao một số kỹ năng mềm khác (xem kỹ hơn ở trang cuối của đề cương). 7. Đề cương tổng quát Chương 1: Mười nguyên lý của kinh tế học Chương 2: Số liệu kinh tế vĩ mô - Giới thiệu một số chỉ tiêu trong kinh tế vĩ mô như GDP, CPI… - Phương pháp tính các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia - Sử dụng các chỉ tiêu trong việc so sánh
  • 3. 3 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng cân bằng - Các yếu tố của tổng cầu - Mô hình xác định sản lượng cân bằng - Số nhân tổng cầu - Nghịch lý của tiết kiệm - Phân tích mô hình số nhân - Tác động của chính sách tài khóa Chương 4: Mô hình tổng cung-tổng cầu - Khái niệm về đường tổng cung-tổng cầu - Những yếu tố tác động vào tổng cung-tổng cầu - Sử dụng tổng cung-tổng cầu để lý giải các biến động kinh tế ngắn hạn Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ - Khái quát về tiền tệ và ngân hàng - Các công cụ của chính sách tiền tệ - Tác động của chính sách tiền tệ vào nền kinh tế Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp - Lạm phát - Thất nghiệp - Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp Chương 7: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở - Một số khái niệm về cán cân thanh toán - Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái - Các chính sách quản lí tỷ giá hối đoái Chương 8: Tăng trưởng kinh tế - Một số yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia - Các chính sách của nhà nước giúp kích thích tăng trưởng kinh tế Chương 9: Mô hình IS-LM - Khái niệm về đường IS-LM - Áp dụng mô hình IS-LM để đánh giá tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ
  • 4. 4 8. Tài liệu tham khảo [1]. Tài liệu bắt buộc: Nguyễn Văn Công (chủ biên) (2008). Giáo trình nguyên lý kinh tế học vĩ mô. Hà Nội: NXB Giáo dục. [2]. Tài liệu đọc thêm: Begg, D, R. Dornbusch and S. Fischer (2005). Kinh tế học. Bản dịch tiếng Việt. Hà Nội: NXB Thống kê, 2007 Dương Tấn Diệp (2007). Kinh tế vĩ mô. TP.Hồ Chí Minh: NXB Thống kê Mankiw, N.Gregory (2002). Nguyên lý kinh tế học (tập 2). Bản dịch tiếng Việt. Hà nội: NXB Thống kê, 2004 Samuelson, P.A and W. D. Nordhaus (1995). Kinh tế học (tập 2). Bản dịch tiếng Việt. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia, 1997 Và một số quyển sách khác về kinh tế vĩ mô có bán trên thị trường. Khuyến khích tham khảo tài liệu tiếng Anh. Về sách bài tập có thể tham khảo sách Bài tập nguyên lý kinh tế học vĩ mô của Nguyễn Văn Công (chủ biên) (dùng kèm sách giáo khoa) hoặc sách bài tập của Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh hay của Học viện Tài chính có trong thư viện. Vài website về kinh tế nên tham khảo: - http://www.viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm (Trang của TS.Trần Hữu Dũng) - http://www.vneconomy.vn/ (Thời báo kinh tế Việt Nam) - http://kinhtetaichinh.blogspot.com/ (Blog của TS.Lê Hồng Giang) - http://www.thesaigontimes.vn/Home/ (Thời báo Kinh tế Sài gòn) - http://www.sbv.gov.vn/ (Ngân hàng Nhà nước) - http://www.gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê) - http://www.kinhtehoc.com/ - http://sites.google.com/site/baohoai/Lectures (website của giảng viên Nguyễn Hoài Bảo, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, có nhiều bài giảng, bài tập, đề thi và một số sách kinh tế học nổi tiếng đã được dịch ra tiếng Việt). - http://www.studygs.net/vietnamese (Hướng dẫn phương pháp học tập) Ngoài các sách giáo khoa, sinh viên nên tham khảo một sách nổi tiếng, dễ đọc có liên quan tới chủ đề môn học như: Charles Wheelan. Đôla hay lá nho. Alpha Books & NXB Lao động – Xã hội Henry Hazlitt. Hiểu kinh tế qua một bài học. NXB Tri thức Paul Krugman. Sự trở lại của kinh tế học suy thoái. DTBooks & NXB Trẻ
  • 5. 5 Joseph Stiglitz. FreeFall - Rơi tự do: Hoa Kỳ, các thị trường tự do, và sự sa lầy của nền kinh tế thế giới. DTBooks & NXB Trẻ. Todd G. Buchholz. Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối. NXB Tri thức. (Lưu ý, phần viết về Marx trong cuốn sách không có trong sách in mà có trên mạng. Vào Google gõ: “Karl Marx-New Ideas From Dead Economists” sẽ ra đường dẫn http://www.scribd.com/doc/6546651/Karl-MarxNew-Ideas-From-Dead-Economists. Daniel Yergin và Joseph Stanislaw. Những đỉnh cao chỉ huy - Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới. NXB Tri thức Thomas L.Friedman. Thế giới phẳng. NXB Trẻ (có bản ebook trên mạng) Thomas L.Friedman. Chiếc Lexus và cây Olive. NXB Khoa học xã hội (có bản ebook trên mạng) Phil Rosenzweig. Hiệu ứng hào quang. VNN Publishing & NXB Tri thức Tham khảo thêm về một số cuốn sách được giới thiệu trong bài: Khánh Châu (2009). “Những cuốn sách kinh tế toàn dân nên đọc!”. Tuần Việt nam. 9. Phân bổ chương trình học dự kiến (9 buổi, mỗi buổi 5 tiết) Lưu ý: Dưới đây giảng viên sẽ cung cấp một số bài đọc thêm có liên quan tới chủ đề bài học (các bài này có trên mạng, chỉ cần lên Google, gõ tên bài viết trong ngoặc kép “…” và nhấn nút Search là sẽ thấy đường link). Đây là những bài bắt buộc phải đọc. Buổi Nội dung Sách 1 Chương 1: 10 nguyên lý của kinh tế học và cách tư duy như một nhà kinh tế Nguyên lý kinh tế học vĩ mô, Nguyễn Văn Công (chủ biên), tr.5-26 (dưới đây viết tắt là SGK) Bài đọc thêm Chương 1: Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard. Bài thảo luận chính sách số 1: Lựa chọn thành công, Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho Việt Nam; - Bài thảo luận chính sách số 2: Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách - Bài thảo luận chính sách số 3: Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất ổn vĩ mô - Bài thảo luận chính sách số 4: Thay đổi cơ cấu: giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất Vũ Minh Khương. Nền móng phát triển và mệnh lệnh cải cách Vũ Minh Khương. Chặt cầu để tiến lên?
  • 6. 6 Lê Đăng Doanh. Người dân kỳ vọng những quyết sách của lãnh đạo mới Daron Acemoglu. Điều gì làm một quốc gia trở nên giàu có 2 Chương 2: Số liệu kinh tế vĩ mô SGK: tr.27-62 Bài đọc thêm Chương 2: Thái Trinh. GDP và mấy ngộ nhận thường gặp. Nguyễn Trung. “Lời nguyền tài nguyên” và nguy cơ của một nước làm thuê. Vũ Huyền. Cái bẫy tài nguyên Nguyễn Khắc Vinh. Báo cáo Tổng Bí thư, Việt Nam không giàu tài nguyên đâu Trần Văn Thọ. Xác lập tinh thần Nguyễn Trãi trong quan hệ kinh tế Việt – Trung Trung Quốc nhận thức về tổng sản phẩm quốc nội GDP 3 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng SGK: tr.142-187 Bài đọc thêm Chương 3: Phạm Mạnh Hà. Học thuyết Keynes và suy thoái kinh tế. Kiều Oanh. So sánh suy thoái hiện nay và Đại suy thoái 1930 Nguyễn Quang A. Kinh tế nhà nước làm chủ đạo: sự lẫn lộn trong tư duy 4 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng (tiếp) Bài đọc thêm Chương 3: Nước nào nợ nhiều nhất? Thắt chặt hay không thắt chặt? www.Cafef.vn Vũ Quang Việt. Liệu Việt Nam đã tính đúng và đủ nợ công? Hoàng Hải Vân. Nhà nước mạnh nhà nước yếu (bài đầu tiên trong loạt bài) Trần Đức Nguyên. Ai nuôi nhà nước Lê Hồng Giang. Nội lực nhà nước lấn át Paul Krugman, vì sao nên nỗi? (ít nhất đọc Phần 1) 5 Chương 4: Mô hình tổng cung-tổng cầu SGK: tr 125-141 Bài đọc thêm Chương 4:
  • 7. 7 Kgrugman, Paul. Kinh tế học, vì sao nên nỗi (ít nhất đọc Phần 1)? Trần Hữu Dũng. Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng kinh tế (học) Hoàng Hải Vân. Bi kịch Mugabe. Tại sao kinh tế Nhật "thất thế"? 6 Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ SGK: tr.188-217 Bài đọc thêm Chương 5: Khủng hoảng ngân sách sẽ sớm tấn công nước Mỹ Lê Hồng Giang. Xin đừng hiểu nhầm khái niệm “in” tiền Lê Hồng Giang. Quy mô ngân hàng và nguy cơ sụp đổ hệ thống Ngọc Danh. Không có tập đoàn nào lớn đến mức không thể sụp đổ Doãn Hữu Tuệ. Mô hình nào cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam Bỏ quy định lãi suất, vì dân hay vì lợi ích cục bộ Nguyễn Quang A. Vì lợi ích cục bộ của hệ thống ngân hàng hay của ai? Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế. Bùi Kiến Thành. Nhà nước bù chênh lệch lãi suất: Nên hay không? Anh Quân. Kích cầu “không giống ai” để tránh bẫy thanh khoản Tìm hiểu các khái niệm: - Rủi ro đạo đức (Moral Hazard) - Quá lớn để bị phá sản (Too Big To Fail) - Tính bất nhất về thời gian (Time Inconsistency) - Chính sách mục tiêu lạm phát (Inflation Targeting Policy) 7 Chương 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ (tiếp theo) 8 Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp Chương 7: Nền kinh tế mở SGK: tr.106-123; tr.218- 240; tr.241-266 Tìm hiểu các khái niệm(chương 6 và 7) : - Xã hội dân sự (Civil Society) - Giấc mơ Mỹ (American Dream) - Căn bệnh Hà Lan (Dutch Disease)
  • 8. 8 - Tâm lý bầy đàn (trên thị trường tài chính) - Đồng thuận Washington (Washington Consensus) - Tự do hóa tài chính Bài đọc thêm Chương 7: Huỳnh Thế Du. Thị trường tiền tệ và bộ ba bất khả thi IMF thay đổi quan điểm về kiểm soát vốn 9 Thuyết trình tiểu luận nhóm + nộp tiểu luận cá nhân 10.Đánh giá - Tiểu luận cá nhân (30% điểm) - Tiểu luận nhóm (20% điểm) - Thi cuối kỳ (50% điểm). Được sử dụng tài liệu. Gồm: trắc nghiệm (15 câu) + bài tập + tình huống. Chỉ thi những chương có giảng trên lớp. 11.Một số qui định về học tập - Sinh viên phải có trách nhiệm học lại bài cũ, đọc trước bài mới, thực hiện các chủ đề mà giảng viên giao về nhà làm. Đầu giờ mỗi buổi học giảng viên sẽ tiến hành kiểm tra, ai không thực hiện đúng qui định sẽ bị trừ vào điểm giữa kỳ. - Sinh viên phải đọc các bài đọc thêm được qui định ở mỗi chương. Nếu giảng viên kiểm tra mà sinh viên không nhớ được những ý chính trong bài cũng sẽ bị trừ điểm (để nhớ được những ý chính trong bài đọc thêm, sau khi đọc xong, sinh viên nên ghi lại những ý quan trọng nhất của bài). - Sinh viên nghỉ học phải có lý do chính đáng và xin phép trước. Nếu giảng viên gọi tên kiểm tra bài mà vắng mặt không có lý do, không xin phép trước sẽ bị trừ điểm như người không học bài. (Nếu có thể được nên thu xếp tham gia học bù buổi vắng mặt ở lớp khác). - Ai trả lời tốt các câu hỏi giảng viên đưa ra trong giờ học cũng sẽ được cộng vào điểm giữa kỳ.
  • 9. 9 12.Phương pháp học tập - Do thời gian học ngắn, khối lượng kiến thức lại rất nhiều và khó nên sinh viên phải chủ yếu tự học thông qua tự đọc slide, các tài liệu do giảng viên giới thiệu, tài liệu trong thư viện và từ các nguồn khác. Giảng viên chỉ giải thích những vấn đề quan trọng trên lớp. - Cùng một vấn đề lý thuyết sinh viên cố gắng tham khảo từ nhiều giáo trình khác nhau để hiểu sâu hơn. - Cần cố gắng đọc càng nhiều càng tốt các bài báo kinh tế có liên quan tới môn học từ báo chí, tạp chí khoa học, sách (ít nhất là phải đọc các bài đã được giới thiệu ở trên)… Cố gắng vận dụng lý thuyết đã học để hiểu các vấn đề diễn ra trong thực tế. Việc tự đọc, tự học, tự hiểu, tự vận dụng mới chính là cách tốt nhất đế nhớ, đào sâu và nắm chắc kiến thức về môn học để chuẩn bị cho quá trình tự học và tự nâng cao chính mình sau này (không chỉ môn học này mà là tự học các kiến thức cần thiết nói chung sau khi đi làm). - Hoàn thành các chủ đề mà giảng viên giao về nhà. Đây là cơ hội tốt để sinh viên có dịp tìm hiểu thêm về các chủ đề then chốt của môn học trong thực tế, rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tài liệu, tự nghiên cứu, khả năng tổng hợp… - Trong quá trình học, sinh viên cần tận dụng cơ hội để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, thuyết trình… Nâng cao kỹ năng tìm tài liệu trên Internet. - Khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi trực tiếp tại lớp! Sinh viên có thể đặt câu hỏi qua mail hay YM nhưng cách tốt nhất để tập tính tự tin chính là đặt câu hỏi ngay tại lớp, trước mặt mọi người. Trong quá trình giảng viên giảng, các sinh viên có thể đặt câu hỏi vào bất cứ lúc nào và trách nhiệm của giảng viên là phải giải đáp thắc mắc của sinh viên nên sinh viên không cần ngại ngùng gì cả (ít nhất trong giờ của tôi!).
  • 10. 10 13.Ghi chú Để các bạn hiểu hơn mục tiêu của một sinh viên khi học đại học, dưới đây tôi xin trích tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học thế giới về một sinh viên hiện đại. Sinh viên phải là người: 1. Có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực; 2. Có khả năng thích ứng với công việc mới chứ không chỉ trung thành với một chỗ làm duy nhất; 3. Biết vận dụng những tư tưởng mới chứ không chỉ biết tuân thủ những điều đã được định sẵn; 4. Biết đặt những câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lời giải đúng; 5. Có kỹ năng làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc chứ không tuân thủ theo sự phân bậc quyền uy; 6. Có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn, các nhà doanh nghiệp giỏi, các nhà lãnh đạo xuất sắc chứ không chỉ trở thành những người làm công ăn lương; 7. Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin chứ không chỉ áp dụng những kiến thức đã biết; 8. Biết kết luận, phân tích đánh giá chứ không chỉ thuần tuý chấp nhận; 9. Biết nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai; 10.Biết tư duy chứ không chỉ là người học thuộc; 11.Biết dự báo, thích ứng chứ không chỉ phản ứng thụ động; 12.Chấp nhận sự đa dạng chứ không chỉ tuân thủ điều đơn nhất; 13.Biết phát triển chứ không chỉ chuyển giao... KHAI SÁNG LÀ SỰ THOÁT LY CỦA CON NGƯỜI RA KHỎI TÌNH TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN DO CHÍNH CON NGƯỜI GÂY RA. VỊ THÀNH NIÊN là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị thành niên này là do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác. Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH! đó là câu phương châm của Khai Sáng (Trích: “Khai sáng là gì”, I.Kant)
  • 11. 11 HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC CỦA TIỂU LUẬN CÁ NHÂN Tiểu luận được trình bày trên trang giấy A4, lề trái 3cm, lề phải 2,5cm, lề trên 2,5cm và lề dưới 2,5cm. Phần Header để: Họ và tên sinh viên, lớp (font Times News Roman, size 13, in nghiêng). Ví dụ: Nguyễn Văn A, lớp 101_T8 Phần nội dung trình bày tiếp như sau: TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ (font Times News Roman, size 15, chữ hoa, in nghiêng, căn giữa) CÁC BIỆN PHÁP GIÚP LÀM TĂNG NGHÈO ĐÓI TẠI VIỆT NAM (Tiêu đề của tiểu luận font Times News Roman, size 17, chữ hoa, căn giữa) Phần nội dung dùng font Times News Roman, size 13, in đứng. Phần Paragraph chọn: Alignment (Jusitfy), Spacing (Before, After: 6pt), Special (First line, 1.27cm), Line Spacing (At least). Các bạn chú ý là nếu trích dẫn nguyên văn từ tài liệu khác thì phải để câu trích dẫn trong ngoặc kép và để nguồn. Ví dụ: “Ăn thịt heo tai xanh không có hại” (Trần Văn B, Báo Tiếng vang, số 13, ngày 13/1/2009). Nếu chỉ trích ý thì cần để nguồn đã trích. Độ dài tiểu luận: tối thiếu 8 trang và tối đa 12 trang (không kể Mục lục và Tài liệu tham khảo). Không cần đóng bìa, chỉ bấm góc. In 1 mặt giấy và 2 mặt giấy đều được. Phần nội dung có thể trình bày thành các mục như sau: 1. Mở đầu Giới thiệu về thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 2. Nguyên nhân Đưa ra các nguyên nhân theo các bạn đã dẫn tới tình trạng trên 3. Kiến nghị và giải pháp Nếu cần thiết, các bạn hãy đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để khắc phục những thiếu sót, bất cập đã nêu trong phần 2.
  • 12. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO Liệt kê một số tài liệu tham khảo (sách, bài báo, link từ internet…). Để biết cách ghi tài liệu tham khảo theo chuẩn mực quốc tế, các bạn nên tham khảo các tài liệu dưới đây:  Vào Google gõ: “tài liệu hướng dẫn trình bày tiểu luận”, Fulbright.  Vào Google gõ: “hướng dẫn chung về cách tham khảo và trích dẫn” (sẽ tìm ra file: Tap_chi_Cach_viet_Tai_lieu_tham_khao.doc) Một số tiêu chí để chấm điểm tiểu luận: - Hàm lượng thông tin (chứng tỏ tác giả có chịu khó tham khảo từ nhiều tài liệu). Lý thuyết làm ít thôi (nếu có chỉ tối đa 2 trang). Giải pháp cũng ngắn gọn (tối đa 2 trang). - Cấu trúc rõ ràng, logic (chứng tỏ tác giả hiểu rõ vấn đề đang viết và có tư duy khoa học). - Biến được tư liệu tham khảo thành giọng văn của mình - Tham khảo được từ tài liệu tiếng Anh - Làm đề tài khó, có ý tưởng riêng, độc đáo… sẽ được điểm tốt hơn - Nhớ đánh số trang. Thời gian nghiên cứu chỉ nên hạn định trong khoảng tối đa 5 năm vì số trang tiểu luận có hạn, viết về một khoảng thời gian quá dài thì mỗi thứ chỉ được 1 tí. Sinh viên cần lưu ý nếu có thắc mắc về hướng đề tài có phù hợp với nội dung môn học hay không phải hỏi giảng viên để được hướng dẫn thêm. Để thực hiện tốt một tiểu luận cá nhân, tiểu luận nhóm nói riêng và một đề tài nghiên cứu khoa học nói chung, các bạn nên tham khảo các sách báo về Phương pháp nghiên cứu khoa học (mua ở nhà sách hoặc đọc trong thư viện) hoặc có thể dùng các tài liệu miễn phí sau:  Bài giảng môn phương pháp nghiên cứu khoa học (Vào google gõ: “phương pháp nghiên cứu khoa học” "nguyễn thanh phương”)  Phương pháp Nghiên cứu khoa học (gõ: “phương pháp nghiên cứu khoa học” “nguyễn bảo vệ”)  Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học (gõ: “Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học” “hoàng văn châu”)
  • 13. Nguyễn Văn A, lớp DH23NH23 TIÊU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ CUNG VÀ CẦU THNT HEO TAI XANH Ở VIỆT NAM 1. Mở đầu 2. Nguyên nhân 3. Kiến nghị và giải pháp TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 14. 13 HƯỚNG DẪN VỀ HÌNH THỨC THỂ HIỆN TIỂU LUẬN NHÓM Trang bìa (Có mẫu ở dưới) Từ trang 2 gồm có: 1. MỞ ĐẦU (viết hoa, in đậm) Giới thiệu ngắn gọn về lí do và mục đích của tiểu luận 2. NỘI DUNG (tên của mục này do các bạn tự đặt nhưng nó là phần nội dung chính của tiểu luận) 2.1 (chữ thường, in đậm) 2.2 …. Không dùng chữ La Mã: I, II… Có thể dùng tới tiểu mục cấp 3: 2.1.1; 2.1.2… Tiểu mục cấp 3 viết bằng chữ thường, in nghiêng. Nếu còn nữa thì dùng: a, b, c… (chữ thường) 3. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Nếu các bạn thấy cần có giải pháp thì đề xuất ngắn gọn, không cần thì thôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO (Trang cuối) Cách ghi tài liệu tham khảo sao cho chuẩn tương đối phức tạp. Do đây chỉ là tiểu luận ngắn, ít tham khảo từ sách nên tôi cũng không yêu cầu cao lắm. Bạn nào có khả năng có thể tham khảo phần ghi tài liệu tham khảo của các sách nước ngoài hoặc các tài liệu hướng dẫn ở trên để học tập. Các tài liệu tham khảo từ Internet nên đưa thêm link. Lưu ý: Trong bài tiểu luận chỉ dùng 1 font chữ Time News Roman. Không kẻ border cho trang. Không cần dùng header hay footer. Chỉ đánh số trang. Phần nội dung cũng như Tiểu luận cá nhân, dùng font Times News Roman, size 13, in đứng. Phần Paragraph chọn: Alignment (Jusitfy), Spacing (Before, After: 6pt), Special (First line, 1.27cm), Line Spacing (At least). - Tiểu luận nhóm dài ít nhất 12 trang, nhiều nhất 20 trang (không kể Mục lục và Tài liệu tham khảo). Cũng như tiểu luận cá nhân, chỉ đưa ít lý thuyết và giải pháp vào (mỗi phần tối đa 2 trang). - Nên chèn thêm bảng biểu và hình vẽ minh họa. - Khuyến khích tham thảo từ tài liệu sách, báo tiếng nước ngoài. - Tiêu chí đánh giá tiểu luận nhóm cũng gần tương tự với tiểu luận cá nhân nhưng ở mức độ cao hơn (vì nhiều người làm) - Tiểu luận nhóm phải đóng bìa (giấy hay nhựa cũng được)
  • 15. 14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LỚP …. (font Time News Roman, size 14, viết hoa, chữ đậm, căn giữa) TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ (font Time News Roman, size 15, viết hoa, chữ thường, in nghiêng, căn giữa) TÊN TIỂU LUẬN (font Time News Roman, size 18, viết hoa, chữ đậm, căn giữa) NHÓM: … (tên xếp theo thứ tự a, b, c) Nguyễn Văn A Trần Văn B …. GVHD: TP.Hồ Chí Minh, /2011 (Lưu ý: Trang bìa trình bày đơn giản, không chèn thêm hình)
  • 16. 15 NBER WORKING PAPER SERIES BANKING PANICS AND THE ORIGIN OF CENTRAL BANKING Gary Gorton Lixin Huang Working Paper 9137 http://www.nber.org/papers/w9137 NATIONAL BUREAU OF ECONOMIC RESEARCH1050 Massachusetts AvenueCambridge, MA 02138September 2002 The views expressed in this paper are those of the authors and not necessarily those of the National Bureau of Economic Research. © 2002 by Gary Gorton and Lixin Huang. All rights reserved. Short sections of text, not to exceed two paragraphs, may be quoted without explicit permission provided that full credit, including © notice, is given to the source.
  • 17. 1 CHƯƠNG 1 MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC & CÁCH TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ KINH TẾ HỌC  “Kinh tế học là môn học nghiên cứu loài người trong cuộc sống thường nhật của họ”. (Alfred Marshall) Vi dugia hàng hóa cao.mht Vi duBí mật động trời.mht Vi duNghịch lý phát triển.mht 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 2 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 3 Nền kinh tế . . . . . . Thuật ngữ kinh tế (economy) bắt nguồn từ tiếng Hy lạp có nghĩa là: “người quản lý một hộ gia đình”. Vi duKinh tế học – Wikipedia.mht  Một hộ gia đình và một nền kinh tế phải đối mặt với nhiều quyết định:  Ai sẽ làm việc?  Loại hàng hóa nào sẽ được sản xuất và sản xuất bao nhiêu?  Loại tài nguyên nào nên được sử dụng trong sản xuất?  Nên bán hàng hóa với giá nào?
  • 18. 2 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 4 MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC Xã hội và nguồn lực khan hiếm:  Khan hiếm (Scarcity). . . có nghĩa là xã hội chỉ có một nguồn lực có giới hạn và do đó không thể sản xuất mọi loại hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mong muốn.  Việc quản lý nguồn lực của một xã hội rất quan trọng bởi vì nguồn lực luôn khan hiếm. Kinh tế học (Economics) là một ngành học nghiên cứu cách thức để xã hội có thể quản lý các nguồn lực khan hiếm của nó. 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 5 MƯỜI NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC Con người ra quyết định như thế nào? 1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi 2. Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó 3. Con người duy lí suy nghĩ tại điểm cận biên 4. Con người phản ứng với các kích thích Con người tương tác với nhau thế nào? 5. Thương mại làm mọi người đều có lợi 6. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế 7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường Nền kinh tế như một tổng thể vận hành như thế nào? 8. Mức sống của 1 quốc gia phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó 9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền 10. Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 6 NGUYÊN LÝ 1: CON NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI SỰ ĐÁNH ĐỔI  Ngạn ngữ Phương Tây: “Không có bữa ăn trưa miễn phí!” (There is no such thing as a free lunch!) hoặc “Cái gì cũng có giá của nó!”. Vi duBô xít-Võ nguyên Giáp.mht Vi duLê Quang Bình.mht
  • 19. 3 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 7 Đưa ra quyết định đòi hỏi đánh đổi một mục tiêu lấy một mục tiêu khác NGUYÊN LÝ 1: CON NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI SỰ ĐÁNH ĐỔI Để có một thứ gì đó, chúng ta thường phải hi sinh một thứ khác:  Súng đánh đổi bơ Vi duBac trieu tien doi.mht Vi duBac trieu tien 2.mht Vi duMy-Sung va bo.mht  An toàn đánh đổi lợi nhuận  Thời gian thư giãn đánh đổi làm việc  Hiệu quả đánh đổi công bằng 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 8 NGUYÊN LÝ 1: CON NGƯỜI ĐỐI MẶT VỚI SỰ ĐÁNH ĐỔI  Hiệu quả hay công bằng  Hiệu quả (Efficiency) có nghĩa rằng xã hội có được nhiều nhất có thể từ nguồn lực có hạn của nó;  Công bằng (Equity) có nghĩa rằng lợi ích của những nguồn lực trên được phân phối hợp lý (fairly) giữa các thành viên của xã hội.  Khi chính phủ thực hiện các chính sách tái phân phối giúp công bằng hơn thì cũng thường làm hại tới hiệu quả của nền kinh tế hay nói cách khác, khi cố cắt miếng bánh ra các phần đều nhau hơn, chính phủ đã làm chiếc bánh nhỏ lại Vi duCuba lương cào bằng.mht Vi duCuba sắp hết giấy vệ sinh.mht Vi dunguoi giau duoc loi.mht Vi dukinh te nong thon.mht Vi ducau chuyen Z30.mht Vi duTranh cãi quyết liệt về thuế.mht Vi duHạ mức chịu thuế.mht 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 9 NGUYÊN LÝ 2: CHI PHÍ CỦA MỘT THỨ LÀ CÁI MÀ BẠN PHẢI TỪ BỎ ĐỂ CÓ ĐƯỢC NÓ  Vì con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi nên quá trình ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí (cost) và lợi ích (benefit) của các đường lối hành động khác nhau:  Liệu nên đi học hay đi làm?  Liệu nên đến lớp hay ở nhà ngủ?  Song trong nhiều trường hợp, chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như biểu hiện ban đầu của chúng.  Chi phí cơ hội của một thứ là những cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó.
  • 20. 4 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 10 NGUYÊN LÝ 3: NGƯỜI DUY LÝ SUY NGHĨ TẠI ĐIỂM CẬN BIÊN  Các thay đổi biên thường nhỏ, được điều chỉnh tăng lên dần theo hành động đang diễn ra. Con người thường phải lựa chọn mức biên hơn là lựa chọn tổng thể.  Con người duy lí (rational) ra quyết định bằng cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên. Người duy lí chỉ hành động khi lợi ích cận biên vượt chi phí cận biên. Vi duĐếm tiền có lợi cho sức khỏe.mht Vi duBí quyết giầu nhanh.mht Vi duHạnh phúc qui ra tiền.mht 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 11 NGUYÊN LÝ 4: CON NGƯỜI ĐÁP ỨNG LẠI CÁC KHUYẾN KHÍCH  Vì mọi người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và lợi ích nên hành vi của họ có thể thay đổi khi ích lợi hoặc chi phí thay đổi, tức là mọi người phản ứng với các kích thích.  Các nhà hoạch định chính sách công cộng không bao giờ được quên các kích thích, vì nhiều chính sách làm thay đổi lợi ích hoặc chi phí mà mọi người phải đối mặt và bởi vậy làm thay đổi hành vi của họ. Vi du130 kiến nghị cho giáo dục.mht 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 12 NGUYÊN LÝ 5: THƯƠNG MẠI LÀM CHO MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ LỢI  Mọi người có thể thu được lợi ích từ việc trao đổi thương mại với những người khác  Cạnh tranh mang lại lợi ích trong thương mại  Thương mại cho phép mọi người chuyên môn hóa trong những công việc mà họ thành thạo nhất Vi dumalaysia.mht Vi duĐiều khoản Mua hàng Mỹ.mht Vi duObama-vỏ xe.mht
  • 21. 5 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 13 NGUYÊN LÝ 6: THỊ TRƯỜNG LUÔN LÀ PHƯƠNG CÁCH TỐT ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ  Một nền kinh tế thị trường là nền kinh tế mà các nguồn lực được phân phối thông qua các quyết định phi tập trung của nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình khi họ tương tác trên thị trường hàng hóa và dịch vụ Vi duVong kim co.mht Vi duAnh bao cap.doc Vi duTư Duy Kinh Tế Việt Nam.mht  Các hộ gia đình quyết định họ nên mua và nên làm cái gì.  Các doanh nghiệp quyết định họ nên thuê ai và nên sản xuất cái gì. 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 14 NGUYÊN LÝ 6: THỊ TRƯỜNG LUÔN LÀ PHƯƠNG CÁCH TỐT ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ  Adam Smith đã quan sát thấy rằng các hộ gia đình và doanh nghiệp tương tác trên thị trường hành động như thể họ được hướng dẫn bởi một bàn tay vô hình (invisible hand).  Do giá cả hướng dẫn nên các tác nhân trong nền kinh tế sẽ làm điều tốt nhất cho mình và qua đó mang lại lợi ích tối đa cho xã hội. Ông cổ vũ cho nguyên tắc tự do kinh doanh, nhà nước không can thiệp vào thị trường (laissez – faire).  Nhưng do các hộ gia đình và doanh nghiệp chỉ xem xét giá cả khi quyết định mua hoặc bán nên họ sẽ không tính đến các chi phí xã hội của các hành động của họ. 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 15 NGUYÊN LÝ 6: THỊ TRƯỜNG LUÔN LÀ PHƯƠNG CÁCH TỐT ĐỂ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ  “Không phải nhờ lòng nhân từ của những người bán thịt, chủ cửa hàng rượu hay người bán bánh mì mà chúng ta có được bữa tối mà chính là nhờ lợi ích riêng của họ... Mỗi cá nhân thường không có ý chăm lo cho lợi ích cộng đồng, cũng như không biết rằng điều mình làm sẽ đem lại ích lợi cho cộng đồng. Anh ta chỉ nhắm tới lợi ích riêng của mình và trong trường hợp này, cũng giống như nhiều trường hợp khác, anh ta được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình để thực hiện một sứ mệnh mà anh ta không hề có dự định thực hiện. Song không phải lúc nào cũng là tồi tệ với xã hội nếu điều đó nằm ngoài dự định của anh ta. Bằng cách theo đuổi lợi ích riêng của mình, anh ta thường xuyên thúc đẩy lợi ích cộng đồng một cách hiệu quả hơn cả khi anh ta thực sự có ý định làm như vậy”. Adam Smith (1723-1790) Vi duhoa thuc liet truyen.doc Vi dumùa hè xanh.mht Vi duhon nhan han quoc.mht Vi duLực điền ế vợ.mht Vi ducam van gai lang.mht
  • 22. 6 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 16 NGUYÊN LÝ 7: CHÍNH PHỦ ĐÔI KHI CÓ THỂ CẢI THIỆN KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG  Thất bại thị trường (Market failure) xảy ra khi thị trường thất bại trong việc phân bố nguồn lực một cách có hiệu quả  Khi thị trường thất bại chính phủ có thể can thiệp để kích thích hiệu quả và công bằng 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 17 NGUYÊN LÝ 7: CHÍNH PHỦ ĐÔI KHI CÓ THỂ CẢI THIỆN KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG  Thất bại thị trường có xảy ra do:  Một ngoại ứng (externality), là ảnh hưởng từ hành động của một người hoặc một doanh nghiệp tới những người bên ngoài Vi duKhac tinh cua “dinh tac”.mht Vi dubà già và đinh tặc.mht  Sức mạnh thị trường (market power), đây là khả năng của một người hay một doanh nghiệp đơn lẻ gây ảnh hưởng một cách quá mức, không chính đáng tới giá cả thị trường 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 18 NGUYÊN LÝ 8: MỨC SỐNG CỦA MỘT QUỐC GIA PHỤ THUỘC VÀO NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA NÓ  Hầu hết những sự khác nhau trong mức sống giữa các quốc gia được giải thích bởi năng suất của chúng. Các cách giải thích khác chỉ đóng vai trò thứ yếu. Vi duDaron Acemoglu.mht  Năng suất (Productivity) là số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong mỗi giờ của người lao động. Vi duBig Mac.mht  Nguyên lý 70/x
  • 23. 7 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 19 NGUYÊN LÝ 9: GIÁ CẢ SẼ TĂNG LÊN KHI CHÍNH PHỦ IN QUÁ NHIỀU TIỀN  Lạm phát (Inflation) là sự tăng lên trong mức giá chung của nền kinh tế  Một trong những nguyên nhân của lạm phát là sự tăng lên của khối lượng tiền tệ  Khi chính phủ in ra một số lượng lớn tiền tệ, giá trị của chúng giảm xuống  Tháng 1/1921, giá 1 tờ báo ở Đức là 0,3 mark. 11/1922 nó có giá: 70.000.000 mark!!! Vi duZimbabwe bỏ 12 chữ số.mht 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 20 NGUYÊN LÝ 10: XÃ HỘI PHẢI ĐÁNH ĐỔI TRONG NGẮN HẠN GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP  Đường cong Philips minh họa sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp: Lạm phát  Thất nghiệp Đây là sự đánh đổi ngắn hạn! Vi duChâu Âu lạm phát hạ nhiệt, thất nghiệp tăng.mht Thất nghiệp 2 4 6 8 2 4 6 8 1 7 3 5 5 1 3 7 Đường cong Phillips Lạm phát Principles of Macroeconomics Ch. 21 Second Canadian Edition Đường Phillips ở Mỹ giai đoạn 1950 và 1960 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 2 4 6 8 Unemployment Rate RateofInflation 1968 1967 1966 1956 1957 1962 1961 1960 1958 19591963 1964 1965
  • 24. 8 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 22 TÓM TẮT  Khi các cá nhân ra quyết định, họ phải đối mặt với sự đánh đổi giữa các mục tiêu khác nhau  Chi phí của bất kỳ hành động nào được đo lường bằng các cơ hội đã mất đi  Con người duy lý đưa ra các quyết định bằng việc so sánh giữa lợi ích và chi phí cận biên  Con người thay đổi hành vi để đáp ứng lại các kích thích  Thương mại có thể đồng thời làm lợi cho các bên tham gia  Thị trường luôn là phương cách tốt để phối hợp sự trao đổi giữa con người  Chính phủ có khả năng cải thiện kết quả thị trường nếu có một số thất bại thị trường hoặc nếu thị trường gây ra sự bất bình đẳng  Năng suất là nguồn gốc nền tảng của mức sống  Tăng trưởng tiền tệ là nguồn gốc căn bản của lạm phát  Xã hội phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 23 2 TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 24 TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ  Mọi ngành khoa học đều có các thuật ngữ của chúng:  Toán học  Tích phân  Tiên đề  Không gian véc tơ  Tâm lý học  Cái ngã  Cái tôi  Nhận thức  Triết học  Biện chứng  Tư biện  Siêu hình  Kinh tế học  Cung  Chi phí cơ hội  Độ co giãn  Thặng dư người tiêu dùng
  • 25. 9 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 25 TƯ DUY NHƯ MỘT NHÀ KINH TẾ  Kinh tế học dạy bạn cách...:  Suy nghĩ về sự chọn lựa  Lượng giá chi phí cá nhân và chọn lựa xã hội  Xem xét và tìm hiểu cách thức các sự việc và chủ đề liên quan tới nhau 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 26 NHÀ KINH TẾ NHƯ MỘT NHÀ KHOA HỌC  Cách tư duy của khoa học kinh tế . . .  Suy nghĩ theo hướng phân tích và khách quan  Sử dụng các phương pháp khoa học  Sử dụng các mô hình rút gọn để giải thích cách thức một thế giới thực, phức tạp vận hành  Phát triển các lý thuyết, thu thập và phân tích dữ liệu để đánh giá lý thuyết Vi duĂn nhanh để phát triển kinh tế.mht 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 27 VAI TRÒ CỦA CÁC GIẢ ĐỊNH  Các nhà kinh tế đưa ra các giả định để giúp thế giới thực trở nên dễ hiểu hơn  Nghệ thuật trong tư duy khoa học là quyết định xem nên sử dụng giả định nào  Các nhà kinh tế sử dụng các giả định khác nhau để trả lời các câu hỏi khác nhau
  • 26. 10 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 28 MÔ HÌNH KINH TẾ  Các nhà kinh tế sử dụng các mô hình đơn giản hóa để giúp chúng ta hiểu thế giới dễ dàng hơn  2 mô hình được sử dụng nhiều nhất là Biểu đồ dòng chu chuyển (The Circular Flow Diagram) và Đường giới hạn khả năng sản xuất (The Production Possibilities Frontier). 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 29 Hình 1: Biểu đồ dòng chu chuyển Chi tiêu Hàng hóa và dịch vụ được mua Thu nhập Hàng hóa và dịch vụ được bán Lao động, đất, và vốn Thu nhập = Luồng đầu vào và đầu ra = Luồng tiền Các yếu tố sản xuất Lương, tiền thuê, và lợi nhuận DOANH NGHIỆP •Sản xuất và bán hàng hóa và dịch vụ •Thuê và sử dụng các yếu tố sản xuất •Mua và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ •Sở hữu và bán các yếu tố sản xuất HỘ GIA ĐÌNH •Hộ gia đình bán •Doanh nghiệp mua THỊ TRƯỜNG CHO CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT •Doanh nghiệp bán •Hộ gia đình mua THỊ TRƯỜNG CHO HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 30 BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN  Các doanh nghiệp  Sản xuất và bán các hàng hóa, dịch vụ  Thuê và sử dụng các yếu tố sản xuất  Các hộ gia đình  Mua và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ  Sở hữu và bán các yếu tố sản xuất
  • 27. 11 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 31 BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN  Thị trường hàng hóa và dịch vụ  Các doanh nghiệp bán  Các hộ gia đình mua  Thị trường cho các yếu tố sản xuất  Các hộ gia đình bán  Các doanh nghiệp mua  Các yếu tố sản xuất (Factors of Production)  Các đầu vào để sản xuất hàng hóa và dịch vụ  Đất đai, lao động và tư bản 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 32 ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT Đường Giới hạn khả năng sản xuất (production possibilities frontier) là một biểu đồ cho thấy các sự kết hợp giữa các mức sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất với các nhân tố sản xuất và công nghệ hiện có 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 33 Hình 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất Copyright©2003 Southwestern/Thomson Learning Đường giới hạn khả năng sản xuất A B C Số lượng ôtô được sản xuất 2,200 600 1,000 3000 700 2,000 3,000 1,000 Số lượng máy tính được sản xuất D
  • 28. 12 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 34 ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT  Các khái niệm được minh họa bởi đường giới hạn khả năng sản xuất  Hiệu quả (Efficiency)  Sự đánh đổi (Tradeoffs)  Chi phí cơ hội (Opportunity Cost)  Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth) 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 35 Hình 3 Sự dịch chuyển của đường giới hạn khả năng sản xuất Copyright © 2004 South-Western E Số lượng ôtô được sản xuất 2,000 700 2,100 7500 4,000 3,000 1,000 Số lượng máy tính được sản xuất A 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 36 KINH TẾ VĨ MÔ VÀ KINH TẾ VI MÔ  Kinh tế vi mô (Microeconomics) nhấn mạnh vào từng thành phần tách biệt trong nền kinh tế  Cách thức mà các hộ gia đình và doanh nghiệp đưa ra các quyết định và họ tương tác trên các thị trường đặc thù như thế nào  Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) nhìn nền kinh tế như một tổng thể  Các sự kiện kinh tế lớn như lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế
  • 29. 13 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 37 NHÀ KINH TẾ NHƯ NGƯỜI TƯ VẤN CHÍNH SÁCH  Khi các nhà kinh tế đang cố gắng giải thích thế giới, họ là nhà khoa học  Khi các nhà kinh tế cố gắng thay đổi thế giới, họ là nhà tư vấn chính sách 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 38 PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VÀ PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC  Các nhận định thực chứng (Positive statements) là các nhận định mô tả thế giới như nó có  Được gọi là các phân tích mô tả  Các nhận định chuẩn tắc (Normative statements) là các nhận định cho rằng thế giới nên như thế nào  Được gọi là các phân tích nhận định 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 39  Nhận định thực chứng hay chuẩn tắc?  Một sự tăng lên trong tiền lương tối thiểu sẽ làm tăng thất nghiệp ở những người có kỹ năng kém Thực chứng  Mức thâm hụt ngân sách cao sẽ đẩy lãi suất tăng lên Thực chứng ? ? PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VÀ PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC ?
  • 30. 14 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 40  Nhận định thực chứng hay chuẩn tắc?  Lợi ích thu được từ tiền lương tối thiểu cao hơn sẽ đáng giá hơn thiệt hại do mức tăng nhẹ trong thất nghiệp Chuẩn tắc - Chính phủ nên cho phép đánh thuế từ các công ty thuốc lá để bù đắp chi phí chữa các bệnh liên quan đến thuốc lá của người nghèo Chuẩn tắc ? ? PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG VÀ PHÂN TÍCH CHUẨN TẮC ? 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 41 TẠI SAO CÁC NHÀ KINH TẾ BẤT ĐỒNG VỚI NHAU  Họ có thể không đồng ý với nhau về mức độ đúng đắn của các lý thuyết thực chứng mô tả sự vận hành của thế giới.  Họ cũng có thể có các hệ giá trị khác nhau và do đó có cách nhìn chuẩn tắc khác nhau về loại chính sách nào nên được thực hiện. 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 42 CÁC NHÀ KINH TẾ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG BẤT ĐỒNG VỚI NHAU!  Việc định ra giá trần thuê nhà làm giảm số lượng và chất lượng nhà hiện có (93%)  Thuế quan và hạn ngạch thường làm giảm phúc lợi kinh tế nói chung (93%)  Tỷ giá hối đoái linh hoạt và thả nổi tạo ra cơ chế tiền tệ quốc tế có hiệu quả (90%)  Mức thâm hụt ngân sách liên bang lớn có tác động tiêu cực tới nền kinh tế  Luật về tiền lương tối thiểu làm tăng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên và công nhân không lành nghề (79%) Vi duCó nên tin chuyên gia.mht
  • 31. 15 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 43 TÓM TẮT  Các nhà kinh tế cố gắng giải quyết các mối quan tâm của họ bằng sự khách quan của khoa học:  Họ đưa ra các giả định phù hợp và xây dựng các mô hình được đơn giản hóa để hiểu tốt về thế giới quanh họ  2 mô hình kinh tế đơn giản nhất là Biểu đồ dòng chu chuyển và Đường giới hạn khả năng sản xuất 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 44 TÓM TẮT  Kinh tế học được phân ra 2 chuyên ngành phụ:  Các nhà Kinh tế vi mô nghiên cứu việc ra quyết định của các hộ gia đình và doanh nghiệp trong thị trường.  Các nhà Kinh tế vĩ mô nghiên cứu các lực và khuynh hướng tác động đến tổng thể nền kinh tế. 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 45 TÓM TẮT  Một nhận định thực chứng là một đánh giá về thế giới hiện hoặc sẽ như thế nào  Một nhận định chuẩn tắc là một nhận định về thế giới nên như thế nào  Khi các nhà kinh tế đưa ra một nhận định chuẩn tắc, họ hành động như nhà tư vấn chính sách hơn là một nhà khoa học
  • 32. 16 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 46 TÓM TẮT  Các nhà kinh tế đưa ra các lời khuyên trái ngược nhau cho các nhà làm chính sách bởi vì họ có các nhận định khoa học khác nhau và bởi vì họ có các hệ giá trị khác nhau  Ở một thời điểm khác, các nhà kinh tế có thể thống nhất về lời khuyên nhưng các nhà làm chính sách lại lựa chọn việc không để ý đến chúng
  • 33. 2/14/2011 1 CHƯƠNG 2 SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ 2/14/20111Trần Mạnh Kiên ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA 2/14/2011 2  Kinh tế vi mô (Microeconomics): nghiên cứu cách thức các hộ gia đình và doanh nghiệp ra quyết định và tương tác trên thị trường như thế nào  Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics): nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể  Mục tiêu của nó là lí giải những biến động kinh tế tác động tới nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp và thị trường cùng một lúc. vi dudự báo kinh tế việt nam 2009.mht vi duthong tin macro.mht vi duBIDV dự báo kinh tế vĩ mô.mht Trần Mạnh Kiên ĐO LƯỜNG THU NHẬP QUỐC GIA 2/14/2011 3  Kinh tế vĩ mô trả lời các câu hỏi như:  Tại sao thu nhập trung bình của một số quốc gia lại cao và một số quốc gia lại thấp?  Tại sao giá cả tăng nhanh trong một số thời điểm và lại ổn định trong một số thời điểm khác?  Tại sao sản xuất và nhân dụng lại tăng trong một số năm và thu hẹp vào những năm khác? Trần Mạnh Kiên
  • 34. 2/14/2011 2 MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG KINH TẾ VĨ MÔ 2/14/2011 4  Lạm phát (Inflation)  Phần trăm thay đổi trong mức giá cả nói chung  Thất nghiệp (Unemployment)  Đo lường số lượng những người muốn có việc làm nhưng không có việc  Tổng sản lượng (Output)  Sản lượng quốc gia thực (real gross national product - GNP) đo lường tổng thu nhập của một nền kinh tế Trần Mạnh Kiên MỘT SỐ CHỦ ĐỀ CHÍNH KHÁC 2/14/2011 5  Tăng trưởng kinh tế (Economic growth)  Sự tăng lên trong GNP thực, một chỉ dấu biểu thị sự tăng trưởng tổng sản phẩm trong nền kinh tế.  Các chính sách kinh tế vĩ mô (Macroeconomic policy)  Một tập hợp các biện pháp chính sách được sử dụng bởi chính phủ để tác động tới tổng thể nền kinh tế nói chung Trần Mạnh Kiên Lạm phát ở Việt Nam, 1995-2010 (%) 2/14/2011 6 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trần Mạnh Kiên 12.7 4.5 3.6 9.2 0.1 -0.6 0.8 4 3 9.5 8.4 6.6 12.63 19.9 6.88 11.75 -5 0 5 10 15 20 25
  • 35. 2/14/2011 3 Thất nghiệp thành thị ở Việt Nam, 1996-2010 (%) 2/14/2011 7 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trần Mạnh Kiên 5.88 6.01 6.85 6.74 6.42 6.28 6.01 5.78 5.6 5.31 4.82 4.64 4.65 4.64 4.43 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Tăng trường GDP ở Việt Nam, 1995-2010 (%) vi duGDP dau nguoi-thuc te.xls vi duTốc độ tăng GDP.xls vi duViệt Nam tụt hậu.mht vi duso sánh GDP.pdf vi duTiến lên hay dừng lại.mht vi duBẫy.pdf vi duHùng-ĐSCT.mht vi duTuấn- ĐSCT.mht vi durồng Komodo.mht 2/14/2011 8 Trần Mạnh Kiên 9.54 9.34 8.15 5.76 4.77 6.79 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.17 8.5 6.23 5.32 6.78 0 2 4 6 8 10 12 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NỀN KINH TẾ 2/14/2011 9  Khi đánh giá xem một nền kinh tế nào đó có hoạt động tốt không, dĩ nhiên người ta sẽ nhìn vào tổng thu nhập mà những người trong nền kinh tế đó kiếm được  Với tổng thể một nền kinh tế thu nhập phải bằng chi tiêu bởi vì:  Mọi giao dịch phải có người mua và người bán.  Mỗi đồng chi tiêu của người một số người mua cũng sẽ là thu nhập của một số người bán.  Sự bằng nhau của thu nhập và chi tiêu có thể được minh họa bằng Biểu đồ dòng chu chuyển (Circular-flow Diagram). Trần Mạnh Kiên
  • 36. 2/14/2011 4 BIỂU ĐỒ DÒNG CHU CHUYỂN 2/14/2011 10 Hộ gia đình Doanh nghiệp Hàng hóa Lao động Chi tiêu ($) Thu nhập ($) Trần Mạnh Kiên TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA  Tổng sản phẩm nội địa (Gross domestic product - GDP) đo lường thu nhập và chi tiêu của một nền kinh tế  GDP là giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bên trong một quốc gia ở trong một khoảng thời gian nhất định 2/14/2011 11 Trần Mạnh Kiên ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA 2/14/2011 12  “GDP là giá trị thị trường . . .” Sản lượng tính bằng giá thị trường.  “. . . của tất cả sản phẩm cuối cùng . . .” Chỉ ghi nhận giá trị của hàng hóa cuối cùng, không tính hàng hóa trung gian (giá trị chỉ được tính 1 lần). Trần Mạnh Kiên
  • 37. 2/14/2011 5 ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA 2/14/2011 13  “. . . Hàng hóa và Dịch vụ . . . “ Bao gồm cả những hàng hóa hữu hình (quần áo, thực phẩm, ô tô) và dịch vụ vô hình (cắt tóc, dọn nhà, khám bệnh).  “. . . Được sản xuất ra . . .” Nó bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ đang được sản xuất ra, không bao gồm những hàng hóa được sản xuất trong quá khứ. Trần Mạnh Kiên ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA 2/14/2011 14  “ . . . Trong phạm vi một quốc gia . . .” Đo lường giá trị sản xuất trong phạm vi 1 quốc gia.  “. . . Trong một thời kỳ nhất định.” GDP đo lường giá trị sản xuất thực hiện trong một thời gian cụ thể, thường là 1 năm hay 1 quí. Trần Mạnh Kiên ĐO LƯỜNG TỔNG SẢN PHẨM NỘI ĐỊA 2/14/2011 15  GDP bao gồm mọi vật phẩm được sản xuất trong nền kinh tế và bán một cách hợp pháp trên thị trường.  Cái gì không được tính trong GDP?  GDP loại bỏ hầu hết các vật phẩm được sản xuất và tiêu thụ tại gia đình mà không được đưa vào lưu thông trên thị trường. vi duKinh tế ngầm.mht  Nó cũng bỏ qua những vật phẩm được sản xuất và bán trái phép, như ma túy. vi duChống mại dâm.mht vi dumãi dâm -Ấn độ.mht vi duMại dâm 1.mht Trần Mạnh Kiên
  • 38. 2/14/2011 6 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP 2/14/2011 16  Có 3 phương pháp tính GDP: - Phương pháp chi tiêu: tính bằng các khoản chi tiêu - Phương pháp thu nhập: tính bằng các khoản thu nhập - Phương pháp sản xuất: tính bằng các khoản giá trị gia tăng Trần Mạnh Kiên CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP 2/14/2011 17  GDP (Y) là tổng của các thành tố sau: Tiêu dùng (Consumption - C)  Đầu tư (Investment - I)  Chi tiêu của chính phủ (Government Purchases - G)  Xuất khẩu ròng (Net Exports - NX) Y = C + I + G + NX Trần Mạnh Kiên TIÊU DÙNG (C) 2/14/2011 18  Hàng hóa lâu bền (Durable Goods) VD: ô tô, TV  Hàng không lâu bền (Nondurable Goods) VD: thức ăn, quần áo  Dịch vụ (Services) VD: giặt ủi đồ, du lịch. Phần chi tiêu của các hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ, trừ đi phần mua nhà ở mới: Trần Mạnh Kiên
  • 39. 2/14/2011 7 Tiêu dùng ở Mỹ, 2005 vi duLuật sư Mỹ.mht 41,3 20,5 8,2 70,0% 5.154,9 2.564,4 1.026,5 $8.745,7 Dịch vụ Hàng không lâu bền Hàng lâu bền Tiêu dùng % of GDP$ tỷ Trần Mạnh Kiên ĐẦU TƯ 2/14/2011 20  Đầu tư (I): Đầu tư là các khoản chi tiêu mua máy móc, thiết bị tư bản, hàng tồn kho, xây dựng nhà xưởng, bao gồm cả nhà ở mới. Đầu tư bao gồm:  Đầu tư cố định vào kinh doanh (Business fixed investment): Chi tiêu vào nhà xưởng và máy móc của khu vực doanh nghiệp.  Đầu tư cố định vào nhà ở (Residential fixed investment): Chi tiêu vào mua nhà mới của khu vực hộ gia đình và những người cho thuê nhà.  Đầu tư vào hàng tồn kho (inventory investment): Thay đổi trong giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trần Mạnh Kiên Đầu tư ở Mỹ, 2005 0,2 6,1 10,6 16,9% 18,9 756,3 1.329,8 $2.105,0 Tồn kho Đầu tư nhà ở Đầu tư cố định Đầu tư % of GDP$ tỷ Trần Mạnh Kiên
  • 40. 2/14/2011 8 CÁC THÀNH PHẦN CỦA GDP 2/14/2011 22  Chi tiêu của chính phủ (G): Phần chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ của các cấp chính quyền. Không bao gồm các khoản thanh toán chuyển nhượng (transfer payments) bởi vì nó không mang lại hàng hóa và dịch vụ. Trần Mạnh Kiên Chi tiêu chính phủ ở Mỹ, 2005 Liên bang 18.9%$2,362.9Chi tiêu chính phủ Bang và địa phương Quốc phòng 7.0 11.9 4.7 2.3 877.7 1,485.2 587.1 290.6Phi quốc phòng % of GDP$ billions Trần Mạnh Kiên XUẤT KHẨU RÒNG vi dunhap sieu 2.mht vi dugia công giày.mht vi duGiáo dục- WTO.mht vi duThương mại Việt-Trung.mht vi duTKV bán than.mht 2/14/2011 24  Xuất khẩu ròng (NX):  Xuất khẩu trừ đi nhập khẩu (NX = X-M) Xuất, nhập khẩu của Việt Nam, 2003-09 (triệu USD) 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Xuất khẩu 20.149 26.485 32.447 39.826 48.561 62.685 56.600 Nhập khẩu 25.256 31.969 36.761 44.891 62.765 80.714 68.800 Xuất khẩu ròng -5.107 -5.484 -4.314 -5.065 -14.203 -18.029 -12.870 % xuất khẩu ròng/GDP -8,36 -7,55 -4,18 -4,56 -15,85 -16,54 -11,23 Trần Mạnh Kiên
  • 41. 2/14/2011 9 Tài khoản quốc gia của Việt Nam, 2002 - 2006 (tỉ đồng, giá thực tế) vi dugdp tinh-gdp ca nuoc.doc vi duGDP địa phương.mht 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 GDP 535.762 613.443 715.307 839.211 973.790 Tiêu dùng (C) 348.747 406.451 465.506 533.141 611.206 Chi tiêu chính phủ (G) 33.390 38.770 45.715 51.652 57.334 Đầu tư (I) 177.983 217.434 253.686 298.543 347.900 Xuất khẩu ròng (NX) -27.684 -51.288 -54.000 -35.088 -32.471 Sai số 3.326 2.076 4.400 -9.037 -10.179 2/14/2011 25 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trần Mạnh Kiên Tài khoản quốc gia của Việt Nam, 2002 – 2006 (% của GDP) 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ 2006 GDP 100 100 100 100 100 Tiêu dùng (C) 65,1 66,3 65,1 63,5 62,8 Chi tiêu chính phủ (G) 6.2 6.2 6,4 6,2 5,9 Đầu tư (I) 33,2 35,4 35,5 35,6 35,7 Xuất khẩu ròng -5,17 -8,36 -7,55 -4,18 -3,34 Sai số 0,6 0,3 0,6 -1,1 -1,0 2/14/2011 26 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trần Mạnh Kiên GDP THỰC VÀ GDP DANH NGHĨA 2/14/2011 27  GDP danh nghĩa (Nominal GDP) giá trị của hàng hóa và dịch vụ ở mức giá hiện hành (current prices).  GDP thực (Real GDP) giá trị của hàng hóa và dịch vụ ở mức giá cố định (constant prices).  Một cái nhìn chính xác về nền kinh tế đòi hỏi phải điều chỉnh GDP danh nghĩa về GDP thực bằng cách sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator). Trần Mạnh Kiên
  • 42. 2/14/2011 10 Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực 2/14/2011 28 Giá xúc xích Lượng xúc xích Giá Hambuger Lượng Hambuger 2001 1 100 2 50 2002 2 150 3 100 2003 3 200 4 150 Trần Mạnh Kiên Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực 2/14/2011 29 GDP danh nghĩa 2001 $1/chiếc xúc xích × 100 + $2/chiếc hambuger × 50 = $200 2002 $2/chiếc xúc xích × 150 + $3/chiếc hambuger × 100 = $600 2003 $3/chiếc xúc xích × 200 + $4/chiếc hambuger × 150 = $1.200 Trần Mạnh Kiên Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực 2/14/2011 30 GDP thực 2001 $1/chiếc xúc xích × 100 + $2/chiếc hambuger × 50 = $200 2002 $1/chiếc xúc xích × 150 + $2/chiếc hambuger × 100 = $350 2003 $1/chiếc xúc xích × 200 + $2/chiếc hambuger × 150 = $500 Trần Mạnh Kiên
  • 43. 2/14/2011 11 CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP 2/14/2011 31  Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) đo lường mức giá cả, được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực rồi nhân với 100.  Nó cho chúng ta biết phần nào của GDP danh nghĩa tăng là nhờ mức giá tăng và phần nào tăng là do sản lượng tăng. Chỉ số điều chỉnh GDP = GDP danh nghĩa × 100 GDP thực Trần Mạnh Kiên Ví dụ tính GDP danh nghĩa và GDP thực 2/14/2011 32 Chỉ số điều chỉnh GDP 2001 ($200/$200) × 100 = 100 2002 ($600/$350) × 100 = 171 2003 ($1.200/$500) × 100 = 240 Trần Mạnh Kiên CHỈ SỐ GDP THỰC ĐÃ ĐƯỢC LOẠI TRỪ LẠM PHÁT 2/14/2011 33 GDP danh nghĩa thay đổi vì 2 lí do:  Thay đổi trong giá cả.  Thay đổi trong sản lượng được sản xuất. Thay đổi trong GDP thực chỉ do thay đổi trong sản lượng được sản xuất vì GDP thực được tính bằng giá năm gốc. Chỉ số điều chỉnh GDP của Việt Nam (năm gốc 1994) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP deflator 161,4 164,5 171,0 182,5 197,4 213,6 229,2 Trần Mạnh Kiên
  • 44. 2/14/2011 12 GNP và GDP 2/14/2011 34  Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP): Tổng thu nhập do công dân một nước tạo ra, bất kể họ sinh sống ở trong hay ngoài nước.  Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP): Tổng thu nhập được tạo ra bên trong lãnh thổ của quốc gia, bất kể người tạo ra thu nhập có quốc tịch gì.  (GNP – GDP) = (Tiền nhận được từ nước ngoài) – (Tiền trả cho người nước ngoài) Trần Mạnh Kiên (GNP – GDP)/GDP (%), 2002 2/14/2011 35 U.S.A. 1.0% Angola -13.6 Brazil -4.0 Canada -1.9 Hong Kong 2.2 Kazakhstan -4.2 Kuwait 9.5 Mexico -1.9 Philippines 6.7 U.K. 1.6 U.S.A. 1.0% Angola -13.6 Brazil -4.0 Canada -1.9 Hong Kong 2.2 Kazakhstan -4.2 Kuwait 9.5 Mexico -1.9 Philippines 6.7 U.K. 1.6 Trần Mạnh Kiên GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ 2/14/2011 36  GDP là chỉ số đơn giản tốt nhất trong việc đo lường phúc lợi kinh tế (economic well-being) của một xã hội.  GDP/đầu người nói với chúng ta về thu nhập và chi tiêu trung bình của một người trong nền kinh tế.  Một mức GDP/đầu người cao hơn chỉ ra mức sống (standard of living) cao hơn.  Tuy nhiên, GDP không phải là chỉ số hoàn hảo để đo lường hạnh phúc hoặc chất lượng sống. Trần Mạnh Kiên
  • 45. 2/14/2011 13 GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ 2/14/2011 37  Một số yếu tố đóng góp vào phúc lợi nhưng không được tính trong GDP. vi duTien co mua duoc hanh phuc.mht vi dutien-hanh phuc.mht vi duThị trấn hạnh phúc nhất nước Anh.mht vi duNgười Việt hanh phúc.mht  Giá trị của sự nghỉ ngơi.  Giá trị của một môi trường sạch.  Giá trị của tất cả các hoạt động khác xảy ra bên ngoài thị trường như thời gian cha mẹ dành cho con cái và các công việc tình nguyện…  Phân phối thu nhập. Trần Mạnh Kiên Quan hệ giữa GDP và phúc lợi vi dutinh gdp deflator.doc 2/14/2011 38 Copyright©2004 South-Western Trần Mạnh Kiên ĐO LƯỜNG MỨC SỐNG 2/14/2011 39  Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống trong đó mức giá chung của nền kinh tế tăng lên.  Tỉ lệ lạm phát là % thay đổi trong mức giá so với thời kỳ trước đó.  Sử dụng để:  Tính toán sự thay đổi trong chi tiêu của một hộ gia đình điển hình.  Cho phép so sánh đồng tiền trong các khoảng thời gian khác nhau. Ở Việt Nam lạm phát được tính bởi Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) Trần Mạnh Kiên
  • 46. 2/14/2011 14 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (Consumer Price Index) 2/14/2011 40  Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là công cụ đo lường mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển hình.  Nó được sử dụng để đo lường sự thay đổi chi phí cuộc sống qua thời gian.  Khi CPI tăng, một gia đình điển hình phải chi tiêu nhiều tiền hơn để giữ được mức sống (standard of living). Trần Mạnh Kiên CÁC BƯỚC TÍNH CPI 2/14/2011 41 1. Xác định giỏ hàng (Basket): Xác định xem những loại hàng hóa quan trọng nhất đối với một người tiêu dùng điển hình.  Cơ quan thống kê xác định giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình sẽ mua.  Sau đó cơ quan này sẽ tiến hành các cuộc điều tra để xác định quyền số (weights) cho các mức giá của hàng hóa và dịch vụ đó. 2. Xác định giá cả: Xác định mức giá của mỗi hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại các thời điểm khác nhau Trần Mạnh Kiên CÁC BƯỚC TÍNH CPI 2/14/2011 42 3. Tính chi phí của giỏ hàng: sử dụng số liệu về giá cả và tính toán chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ tại các thời điểm khác nhau. 4. Chọn năm gốc (Base Year) và tính chỉ số:  Xác định một năm nào đó như năm gốc, được dùng làm mốc để so sánh với các năm khác.  Tính chỉ số bằng cách chia giá cả của giỏ hàng trong một năm cho giá cả của giỏ hàng trong năm gốc và nhân với 100. 5. Tính tỉ lệ lạm phát (inflation rate): Tỉ lệ lạm phát là % thay đổi của chỉ số giá so với thời kỳ trước đó. Trần Mạnh Kiên
  • 47. 2/14/2011 15 CÔNG THỨC TÍNH TỈ LỆ LẠM PHÁT 2/14/2011 43  Tỉ lệ lạm phát  Tỉ lệ lạm phát được tính theo công thức sau đây: Tỉ lệ lạm phát năm 2 = CPI năm 2 – CPI năm 1 × 100 CPI năm 1 Trần Mạnh Kiên Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 2/14/2011 44 - Bước 1: Điều tra người tiêu dùng để xác định giỏ hàng hóa cố định 4 xúc xích, 2 hamburger - Bước 2: Xác định giá của mỗi hàng hóa trong mỗi năm Năm Giá xúc xích Giá Hamburger 2001 1 2 2002 2 3 2003 3 4 Trần Mạnh Kiên Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 2/14/2011 45  Bước 3: Tính chi phí của giỏ hàng ở mỗi năm Năm Chi phí mỗi giỏ hàng 2001 ($1/chiếc xúc xích × 4 chiếc) + ($2/chiếc hamburger × 2 chiếc) = $8 2002 ($2/chiếc xúc xích × 4 chiếc) + ($3/chiếc hamburger × 2 chiếc) = $14 2003 ($3/chiếc xúc xích × 4 chiếc) + ($4/chiếc hamburger × 2 chiếc) = $20 Trần Mạnh Kiên
  • 48. 2/14/2011 16 Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 2/14/2011 46  Bước 4: Chọn 1 năm làm gốc (2001) và tính chỉ số giá tiêu dùng cho mỗi năm Năm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2001 $8/$8 × 100 = 100 2002 $14/$8 × 100 = 175 2003 $20/$8 × 100 = 250 Trần Mạnh Kiên Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 2/14/2011 47  Bước 5: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính tỉ lệ lạm phát so với năm trước Năm Tỉ lệ lạm phát 2002 (175 – 100)/100 × 100 = 75% 2003 (250 – 175)/175 × 100 = 43% Trần Mạnh Kiên Ví dụ về tính chỉ số lạm phát 2/14/2011 48  Tính CPI và tỉ lệ lạm phát: Năm gốc là 2002. Giỏ hàng năm 2002 có giá $1.200. Cũng giỏ hàng đó năm 2004 có giá $1.236. CPI = ($1.236/$1.200)  100 = 103. Giá tăng 3% giữa năm 2002 và 2004. Trần Mạnh Kiên
  • 49. 2/14/2011 17 Quyền số trong giỏ hàng hóa ở Mỹ 2/14/2011 49 16% Thức ăn & Đồ uống 17% Giao thông Y tế 6% Giải trí 6% Quần áo 4% Hàng hóa & dịch vụ khác 4% 41% Nhà cửa 6%Giáo dục & liên lạc Copyright©2004 South-Western Trần Mạnh Kiên Quyền số tính CPI ở Việt Nam vi duRổ hàng hóa tháng 5 TP HCM bị 'thủng' vì giá gạo.mht vi duTOC DO TANG GIA.doc vi duTinh CPI.doc 2/14/2011 50 Loại hàng hóa Từ 1998 Từ 2000 Từ 2006 Lương thực, thực phẩm 60,86 47,9 42,85 Đồ uống và thuốc lá 4,09 4,5 4,56 May mặc, giày dép, mũ nón 6,63 7,63 7,21 Nhà ở và vật liệu xây dựng 2,9 8,23 9,99 Thiết bị và đồ dùng gia đình 4,6 9,2 8,62 Dược phẩm , y tế 3,53 2,41 5,42 Phương tiện đi lại,bưu điện 7,23 10,07 9,04 Giáo dục 2,5 2,89 5,41 Văn hoá, thể thao, giải trí 3,79 3,81 3,59 Hàng hoá và dịch vụ khác 3,86 3,36 3,31 Năm gốc 1995 (296 mặt hàng), 2000 (390 mặt hàng), 2005 (494 mặt hàng) vi duPhuong phap tinh CPI.mht Trần Mạnh Kiên ĐÁNH GIÁ CPI 2/14/2011 51  CPI là một thước đo chính xác cho các hàng hóa đã được lựa chọn trong một giỏ hàng hóa tiêu biểu nhưng lại không phải là một thước đo hoàn hảo cho mức sống. Do các lí do sau:  Độ lệch thay thế (Substitution bias)  Sự xuất hiện các hàng hóa mới (Introduction of new goods)  Sự thay đổi không lượng hóa được của chất lượng (Unmeasured quality changes) Trần Mạnh Kiên
  • 50. 2/14/2011 18 2/14/2011 52  Độ lệch thay thế  Giỏ hàng hóa không thay đổi để phản ánh sự phản ứng của người tiêu dùng khi giá tương đối của hàng hóa thay đổi. Người tiêu dùng có khuynh hướng thay thế chuyển sang sử dụng những hàng hóa trở nên rẻ một cách tương đối. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự gia tăng của giá sinh hoạt cao hơn rất nhiều so với mức mà người tiêu dùng thực tế gánh chịu. ĐÁNH GIÁ CPI Trần Mạnh Kiên 2/14/2011 53  Sự xuất hiện các hàng hóa mới  Giỏ hàng hóa không phản ánh sự thay đổi của sức mua (purchasing power) do việc xuất hiện các sản phẩm mới. Các sản phẩm mới làm người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn và điều này làm cho mỗi đồng tiền trở nên có giá trị hơn. Người tiêu dùng cần ít tiền hơn để duy trì mức sống như cũ. ĐÁNH GIÁ CPI Trần Mạnh Kiên 2/14/2011 54  Những sự thay đổi chất lượng không lượng hóa được  Nếu chất lượng hàng hóa tăng từ năm này sang năm khác, giá trị của mỗi đồng tiền tăng lên dù giá cả vẫn như cũ và ngược lại.  Cơ quan thống kê cố gắng điều chỉnh giá cả để có được chất lượng không đổi nhưng sự khác biệt như vậy rất khó để đo lường. ĐÁNH GIÁ CPI Trần Mạnh Kiên
  • 51. 2/14/2011 19 2/14/2011 55  Độ lệch thay thế, sự xuất hiện các hàng hóa mới và sự thay đổi chất lượng không lượng hóa được làm CPI đánh giá quá cao chi phí thực của việc duy trì tiêu chuẩn sống.  Chủ đề này là quan trọng bời vì nhiều chương trình của chính phủ sử dụng CPI để điều chỉnh cho phù hợp với mức giá chung.  Ở Mỹ, CPI đánh giá cao lạm phát khoảng 1% mỗi năm. ĐÁNH GIÁ CPI Trần Mạnh Kiên SO SÁNH CPI & CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP 2/14/2011 56  Các nhà kinh tế và các nhà làm chính sách sử dụng cả chỉ số điều chỉnh GDP và CPI để xem xét giá cả tăng nhanh tới mức nào.  Có 2 sự khác biệt quan trọng giữa 2 chỉ số làm chúng không đồng nhất với nhau: - Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nội địa (produced domestically), ngược lại... - …chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng. Trần Mạnh Kiên SO SÁNH CPI & CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP 2/14/2011 57  CPI so sánh giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định với giá của giỏ hàng đó vào năm gốc (chỉ thỉnh thoảng mới thay đổi giỏ hàng)...  …ngược lại, chỉ số điều chỉnh GDP so sánh giá của các hàng hóa và dịch vụ hiện đang được sản xuất với giá của cũng những mặt hàng và dịch vụ đó vào năm gốc. CPI và GDP deflator của Việt Nam Năm 2002 2003 2004 2005 2006 CPI 4,0 3,2 7,7 8,3 7,5 GDP deflator 4,0 6,7 8,2 8,2 7,3 Trần Mạnh Kiên
  • 52. 2/14/2011 20 2 thước đo về lạm phát (Mỹ) 2/14/2011 58 1965 %/năm 15 CPI GDP deflator 10 5 0 1970 1975 1980 1985 1990 20001995 Trần Mạnh Kiên TÓM TẮT 2/14/2011 59  Do mọi giao dịch đều có người mua và người bán nên tổng chi tiêu trong nền kinh tế phải bằng tổng thu nhập.  Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product - GDP) đo lường tổng chi tiêu về các hàng hóa và dịch vụ mới được sản xuất và tổng thu nhập có được từ việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ đó. Trần Mạnh Kiên TÓM TẮT 2/14/2011 60  GDP là giá thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bên trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.  GDP được chia thành 4 thành phần chi tiêu: tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng.  GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện tại để đánh giá mức khả năng sản xuất của nền kinh tế. GDP thực sử dụng giá của năm gốc để tính giá trị của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra.  Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực – đo lường mức giá của nền kinh tế. Trần Mạnh Kiên
  • 53. 2/14/2011 21 TÓM TẮT 2/14/2011 61  GDP là một công cụ tốt để đo lường phúc lợi kinh tế bởi vì con người thích có thu nhập cao hơn là thu nhập thấp.  Tuy nhiên, đó không phải là một công cụ hoàn hảo bởi một số yếu tố như: thời gian thư giãn, môi trường sạch… không được tính trong GDP. Trần Mạnh Kiên TÓM TẮT 2/14/2011 62  CPI là một thước đo không hoàn hảo về mức sống vì 3 lí do: độ lệch thay thế, sự xuất hiện các hàng hóa mới và sự thay đổi không lượng hóa được trong chất lượng.  Chỉ số điều chỉnh GDP khác với CPI ở chỗ nó bao gồm các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất hơn là các hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ.  Hơn nữa, CPI sử dụng một giỏ hàng hóa cố định trong khi chỉ số điều chỉnh GDP có thể tự động thay đổi nhóm hàng hóa và dịch vụ theo theo gian khi kết cấu của GDP thay đổi. Trần Mạnh Kiên
  • 54. 2/14/2011 1 CHƯƠNG 3 LÍ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG TỔNG SẢN LƯỢNG VÀ TỔNG THU NHẬP (Y) 2/14/2011Trần Mạnh Kiên2  Tổng sản lượng (Aggregate output) là tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất (hoặc được cung cấp) trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.  Tổng thu nhập (Aggregate income) là tổng thu nhập nhận được bởi các tác nhân sản xuất trong một giai đoạn nhất định. TỔNG SẢN LƯỢNG VÀ TỔNG THU NHẬP (Y) 2/14/2011Trần Mạnh Kiên3  Tổng thu nhập (sản lượng) (Y) là một thuật ngữ kết hợp để nhắc chúng ta rằng tổng sản lượng bằng chính xác với tổng thu nhập.  Khi chúng ta nói về sản lượng (Y), tức là chúng ta đề cập tới sản lượng thực (real output), hoặc sản lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất chứ không phải lượng tiền được lưu thông.
  • 55. 2/14/2011 2 THU NHẬP, TIÊU DÙNG & TIẾT KIỆM (Y, C, and S) 2/14/2011Trần Mạnh Kiên4  Một hộ gia đình có thể làm 2 việc (và chỉ 2 việc) với thu nhập của họ: họ có thể mua hàng hóa và dịch vụ - tức là tiêu dùng hoặc họ có thể tiết kiệm.  Tiết kiệm (Saving - S) là một phần của thu nhập mà hộ gia đình không tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định. S ≡ Y – C  Đây là một đồng nhất thức (identity), tức là một biểu thức luôn luôn đúng. 5 of 38 HÀNH VI CHI TIÊU Tiết kiệm (S) ≡ Tổng thu nhập (Y) − Tiêu dùng (C) Trong một nền kinh tế không có thuế, mọi thu nhập hoặc sẽ được dùng để tiêu dùng hoặc để tiết kiệm. TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM 2/14/2011Trần Mạnh Kiên6  Một số yếu tố tác động tới tổng tiêu dùng: 1. Thu nhập của hộ gia đình 2. Tài sản của hộ gia đình Vi duTài sản hộ gia đình giảm mạnh.mht 3. Lãi suất 4. Dự đoán của hộ gia đình về tương lai
  • 56. 2/14/2011 3 TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM 2/14/2011Trần Mạnh Kiên7  Mối liên hệ giữa tiêu dùng và thu nhập được gọi là hàm tiêu dùng (Consumption function). • Với một hộ gia đình cụ thể, hàm tiêu dùng cho thấy mức độ tiêu dùng ở mỗi mức thu nhập. Tiêudùnghộgiađình Thu nhập của hộ gia đình C(Y) TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM 2/14/2011Trần Mạnh Kiên8  Độ dốc hàm tiêu dùng MPC được gọi là khuynh hướng tiêu dùng biên (Marginal Propensity to Consume), hoặc là tỉ trọng phần thay đổi trong thu nhập được dùng để chi tiêu. 0 < MPC < 1 Tổngtiêudùng Tổng thu nhập (Y) Y C C = C0 + MPC.Y CO C = CO + MPC.Y TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM 2/14/2011Trần Mạnh Kiên9 Các giả định của Keynes về hàm tiêu dùng, dựa trên cơ sở phân tích tâm lý khách quan và quan sát ngẫu nhiên:  Đầu tiên và quan trọng nhất, khuynh hướng tiêu dùng cận biên - mức tiêu dùng từ một đồng thu nhập tăng thêm - nằm ở giữa 0 và 1.  Thứ hai, tỷ lệ tiêu dùng/thu nhập hay còn gọi là khuynh hướng tiêu dùng bình quân giảm khi thu nhập tăng;  Thứ ba, thu nhập là nhân tố quan trọng chủ yếu quyết định đến tiêu dùng và lãi suất chỉ đóng một vai trò nhỏ.
  • 57. 2/14/2011 4 GDP và tiêu dùng cuối cùng ở Việt Nam, 2001-06 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP 441.646 481.295 535.762 613.443 715.307 839.211 973..790 Tiêu dùng cuối cùng 321.853 342.607 382.137 445.221 511.221 584.793 668.540 % trong GDP 72,88 71,18 71,33 72,58 71,47 69,68 68.65 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 550,000 600,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 GDP Tiêudùngcuốicùng 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 10 Quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng ở Mỹ, 1960-2006 TIÊU DÙNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ TIẾT KIỆM 2/14/2011Trần Mạnh Kiên12  Tỉ lệ trong thu nhập được dùng để tiết kiệm được gọi là khuynh hướng tiết kiệm biên (Marginal Propensity to Save - MPS). MPC + MPS ≡ 1 • Khi chúng ta có thể biết được người ta sẽ tiêu dùng bao nhiêu từ phần thu nhập có được, ta sẽ tính được tiết kiệm: S ≡ Y - C
  • 58. 2/14/2011 5 Ví dụ về hàm tiêu dùng: C = 100 + 0,75Y Tổng thu nhập, Y (Tỉ USD) Tổng tiêu dùng, C (Tỉ USD) 0 100 80 160 100 175 200 250 400 400 600 550 800 700 1.000 850 13 of 31 C = 100 + 0,75Y C = 100 + 0,75Y Ví dụ về hàm tiêu dùng: C = 100 + 0,75Y Vi dutieu dung-tiet kiem.doc 2/14/2011Trần Mạnh Kiên14 Y - C = S Tổng thu nhập (Tỉ USD) Tổng tiêu dùng (Tỉ USD) Tổng tiết kiệm (Tỉ USD) 0 100 -100 80 160 -80 100 175 -75 200 250 -50 400 400 0 600 550 50 800 700 100 1,000 850 150 S ≡ Y - C C = 100 + 0,75Y ĐẦU TƯ DỰ KIẾN (I) 2/14/2011Trần Mạnh Kiên15  Đầu tư (Investment) dùng để chỉ các khoản doanh nghiệp dùng để xây dựng nhà xưởng và mua thiết bị mới hoặc thêm vào hàng tồn kho, tất cả những khoản đó làm tăng thêm vốn (capital stock).  Một trong những thành phần của đầu tư – thay đổi hàng tồn kho – một phần được quyết định bởi các hộ gia đình sẽ mua bao nhiêu nên không phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp. Thay đổi trong tồn kho = Sản xuất – Lượng bán ra
  • 59. 2/14/2011 6 ĐẦU TƯ DỰ KIẾN VÀ ĐẦU TƯ THỰC TẾ 2/14/2011Trần Mạnh Kiên16  Đầu tư dự kiến hoặc đầu tư mong muốn (Planned investment) để chỉ những khoản vốn thêm vào và hàng tồn kho theo kế hoạch của doanh nghiệp.  Đầu tư thực tế (Actual investment) để chỉ lượng đầu tư thực sự xảy ra. Nó bao gồm cả những khoản như những thay đổi không theo kế hoạch của hàng tồn kho. ĐẦU TƯ DỰ KIẾN VÀ ĐẦU TƯ THỰC TẾ 2/14/2011Trần Mạnh Kiên17 Có 3 loại đầu tư chính:  Các khoản chi của hộ gia đình để xây và mua nhà ở;  Đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp (máy móc thiết bị và nhà xưởng);  Tăng thêm hàng tồn kho của doanh nghiệp (gồm tồn kho nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm). TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ 2/14/2011Trần Mạnh Kiên18 Đầu tư có 2 tác động quan trọng tới nền kinh tế: - Thứ nhất, đầu tư là một khoản lớn và rất dễ thay đổi của chi tiêu. Do đó, những thay đổi lớn trong đầu tư có nhiều ảnh hưởng tới tổng cầu và qua đó tác động tới sản lượng và việc làm (tác động ngắn hạn). - Thứ hai, đầu tư tạo ra tích luỹ vốn, thiết bị sản xuất, qua đó làm tăng sản lượng tiềm năng và tăng trưởng kinh tế (tác động dài hạn). Vi duICOR.mht Vi duVinashin 1.mht Vi duVinashin 2.mht Vi duVinashin 3.mht Vi duVinashin 4.mht Vi duVinashin 5.mht Vi duVinashin 6.mht Vi duVinashin 7.mht Vi duDung Quất 3.mht Vi duDung Quất 4.mht Vi duĐường Hồ chí minh.mht Vi duODA bị tư vấn ngược.mht Vi duCPI 2009.mht Vi duchap nhan tham nhung.mht Vi duNgười Việt bị tù.mht
  • 60. 2/14/2011 7 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẦU TƯ 2/14/2011Trần Mạnh Kiên19 1.Doanh thu Nếu nền kinh tế hoạt động trôi chảy, doanh thu bán hàng cao, các doanh nghiệp sẽ tăng đầu tư. 2.Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư được xác định bởi lãi suất và thuế. Lãi suất càng cao thì chi phí trả cho vốn vay đầu tư càng lớn, làm cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp có xu hướng giảm đầu tư và ngược lại. Thuế cũng tác động tới chi phí sản xuất 3.Kỳ vọng Nếu các doanh nghiệp tin rằng trong tương lai nền kinh tế sẽ hoạt động tốt hơn, thì họ sẽ tích cực gia tăng đầu tư và ngược lại HÀM ĐẦU TƯ DỰ KIẾN 2/14/2011Trần Mạnh Kiên20  Đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng theo quan điểm của Keynes và để cho đơn giản, chúng ta giả định rằng đầu tư dự kiến là cố định. Nó sẽ không thay đổi khi thu nhập thay đổi.  Khi một biến, như đầu tư dự kiến không phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế thì nó được gọi là biến tự định (Autonomous variable). TỔNG CHI TIÊU DỰ KIẾN (AE) 2/14/2011Trần Mạnh Kiên21  Tổng chi tiêu dự kiến (Planned aggregate expenditure) là tổng số tiền mà nền kinh tế dự kiến sẽ chi tiêu trong một giai đoạn nhất định. Nó bằng với tiêu dùng cộng với đầu tư. AE ≡ C + I I = 25 C = 100 + 0,75Y AE = C + I 125
  • 61. 2/14/2011 8 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG 2/14/2011Trần Mạnh Kiên22  Cân bằng (Equilibrium) sẽ xảy ra khi không có khuynh hướng cho sự thay đổi. Trong kinh tế vĩ mô, cân bằng xảy ra khi tổng chi tiêu dự kiến bằng với tổng sản lượng. TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG 2/14/2011Trần Mạnh Kiên23 Y > C + I Tổng sản lượng > Tổng chi tiêu dự kiến Tồn kho > Đầu tư dự kiến Đầu tư thực tế > Đầu tư dự kiến Mất cân bằng (Disequilibria) C + I > Y Chi tiêu dự kiến > Tổng sản lượng Tồn kho nhỏ hơn dự kiến Đầu tư thực tế < Đầu tư dự kiến Tổng sản lượng: Y Tổng chi tiêu dự kiến AE = C + I Cân bằng: Y = AE hoặc Y = C + I 500 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG Vi duHàng tồn kho cạn.mht 2/14/2011Trần Mạnh Kiên24 Tồn kho không dự kiến giảm: sản lượng tăng. Khoảng cách lạm phát Tồn kho không dự kiến tăng: sản lượng giảm. Khoảng cách suy thoái AE = C + I 275 725 450 Yp Điểm cân bằng: Y = C + I Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng được sản xuất ra khi các nguồn lực trong nền kinh tế như lao động, vốn… được sử dụng ở mức độ bình thường
  • 62. 2/14/2011 9 CÂN BẰNG SẢN LƯỢNG Mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là:  Đưa sản lượng trong nền kinh tế đạt được mức tiềm năng;  Tổng chi tiêu dự kiến bằng với mức sản lượng thực tế sản xuất ra (tổng cung và tổng cầu cân bằng). 2/14/2011Trần Mạnh Kiên25 Sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế ở Mỹ 2/14/2011Trần Mạnh Kiên26 GDP thực tế và GDP tiềm năng của Việt Nam 2/14/2011Trần Mạnh Kiên27 60000 70000 80000 90000 100000 110000 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP tiem nang GDP thuc te da duoc hieu chinh mua vu
  • 63. 2/14/2011 10 28 of 34 SUY THOÁI, KHỦNG HOẢNG VÀ THẤT NGHIỆP Vi duBóng ma Đại khủng hoảng.mht Vi duNước Mỹ thời Đại khủng hoảng.mht Vi duKhủng hoảng 29-33 ở Việt Nam.mht Vi duso sánh suy thoái.mht Vi duÁc mộng Đại khủng hoảng.mht GDP thực và tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ, 1929–1933 và 1980–1982 Giai đoạn Đại khủng hoảng (GREAT DEPRESSION), 1929–1933 Năm Tăng trưởng GDP thực Tỉ lệ thất nghiệp Số lượng người thất nghiệp (triệu) 1929 3.2 1.5 1930 8.6 8.9 4.3 1931 6.4 16.3 8.0 1932 13.0 24.1 12.1 1933 .4 25.2 12.8 Note: Percentage fall in real GDP between 1929 and 1933 was 26.6 percent. Giai đoạn suy thoái (THE RECESSION), 1980–1982 Năm Tăng trưởng GDP thực Tỉ lệ thất nghiệp Số lượng người thất nghiệp (triệu) Sử dụng năng lực sản xuất (%) 1979 5.8 6.1 85.2 1980 0.2 7.1 7.6 80.9 1981 2.5 7.6 8.3 79.9 1982 1.9 9.7 10.7 72.1 Note: Percentage increase in real GDP between 1979 and 1982 was 0.1 percent. Sources: Historical Statistics of the United States and U.S. Department of Commerce, Bureau of Economic Analysis. KINH TẾ VĨ MÔ CỔ ĐIỂN  Kinh tế vĩ mô cổ điển (Classical macroeconomic) lâm vào bế tắc trong những năm 1930, giai đoạn Đại khủng hoảng (Great Depression) khi thất nghiệp tăng cao và sản lượng sụt giảm trên toàn thế giới.  Kinh tế học vĩ mô cổ điển dự đoán rằng Đại khủng hoảng sẽ chấm dứt nhưng không đưa ra được biện pháp nào để làm nó kết thúc nó nhanh hơn. 2/14/2011Trần Mạnh Kiên29 LUẬT SAY  Luật Say (Say’s Law):  Một luận đề nổi tiếng của nhà kinh tế học J.B.Say nói rằng: cung sẽ tạo ra cầu của chính nó.  Việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ sẽ tạo ra công cụ và khả năng sẵn sàng để mua các hàng hóa và dịch vụ khác.  Khi cung tạo ra cầu của chính nó, điều này đồng nghĩa với việc chi tiêu mong muốn (desired expenditures) sẽ bằng với chi tiêu thực tế (actual expenditures). 2/14/2011Trần Mạnh Kiên30
  • 64. 2/14/2011 11 QUAN ĐIỂM CỦA KEYNES  Kinh tế học vĩ mô của Keynes (Keynesian macroeconomics) lí giải về cách thức hoạt động của nền kinh tế thị trường, trong đó nhấn mạnh rằng, bản chất của nền kinh tế thị trường là bất ổn và chính phủ cần phải có một vai trò can thiệp chủ động để nền kinh tế đạt được mức toàn dụng (full employment) và tăng trưởng kinh tế bền vững.  Keynes cho rằng, chính vì có quá ít chi tiêu và đầu tư nên đã dẫn tới cuộc Đại khủng hoảng.  Theo Keynes, trong ngắn hạn, tổng sản lượng của nền kinh tế do tổng cầu quyết định. 2/14/2011Trần Mạnh Kiên31 NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN  Mục tiêu ngắn hạn (Short-Term) đối nghịch với mục tiêu dài hạn (Long-Term)  Keynes nhấn mạnh vào ngắn hạn – vào thất nghiệp và mức sản lượng tổn thất.  “Dài hạn là sự định hướng sai lầm cho các vấn đề hiện tại. Trong dài hạn, mọi người đều chết. Các nhà kinh tế tự đặt cho mình một nhiệm vụ quá dễ dãi, quá vô tích sự nếu như trong mùa giông bão họ chỉ có thể nói với chúng ta rằng bão táp đã qua và trời sẽ yên, biển sẽ lặng”.  Trong thập niên 70 và 80, các nhà kinh tế vĩ mô bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới các mục tiêu dài hạn – lạm phát và tăng trưởng kinh tế. 2/14/2011Trần Mạnh Kiên32 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG 2/14/2011Trần Mạnh Kiên33 C Y 100 75. I  25 (1) (2) (3) (4) (5) (6) Tổng sản lượng (Thu nhập) (Y) Tổng tiêu dùng (C) Đầu tư dự kiến(I) Tổng chi tiêu dự kiến (AE) C + I Thay đổi tồn kho không dự tính Y  (C + I) Cân bằng? (Y = AE?) 100 175 25 200  100 Không 200 250 25 275  75 Không 400 400 25 425  25 Không 500 475 25 500 0 Có 600 550 25 575 + 25 Không 800 700 25 725 + 75 Không 1.000 850 25 875 + 125 Không
  • 65. 2/14/2011 12 TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG 2/14/2011Trần Mạnh Kiên34 Giả sử nền kinh tế có hàm tiêu dùng là: C = C0 + MPC.Y; I = I0 Khi đó: AE = C + I = C0 + MPC.Y + I0 Muốn cho thị trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng, sản lượng sản xuất ra trong nền kinh tế phải bằng tổng chi tiêu dự kiến, nghĩa là: Y = AE hay: Y = C0 + MPC.Y + I0 → Y (1-MPC) = C0 + I0 0 0 0 1 Y (C I ) 1 MPC     TỔNG SẢN LƯỢNG (THU NHẬP) CÂN BẰNG 2/14/2011Trần Mạnh Kiên35 Y Y  100 75 25. Y C I (1) C Y 100 75.(2) I  25(3) Thế (2) và (3) vào (1) chúng ta có: Chỉ có 1 giá trị của Y để biểu thức trên là đúng: Y Y  100 75 25. Y Y  .75 100 25 Y Y .75 125 .25 125Y  Y   125 25 500 . 36 of 38 CÁCH TIẾP CẬN BẰNG ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM Nếu đầu tư dự kiến bằng đúng với tiết kiệm, tổng chi tiêu dự kiến sẽ bằng đúng với tổng sản lượng và cân bằng xảy ra.
  • 66. 2/14/2011 13 CÁCH TIẾP CẬN BẰNG ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM  Nền kinh tế có hàm tiết kiệm: S = S0+ MPS.Y; Hàm đầu tư: I = I0  Khi đó nền kinh tế sẽ cân bằng nếu S = I tức là: S0+ MPS.Yd = I0 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 37 S = -100 + 0,25Yd I = 25 SỐ NHÂN Số nhân = Mức thay đổi trong thu nhập Mức thay đổi trong chi tiêu tự định Số nhân (Multiplier) là tỉ số thay đổi trong mức độ cân bằng của sản lượng khi có sự thay đổi trong một biến tự định. 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 38 SỐ NHÂN 2/14/2011Trần Mạnh Kiên39  Số nhân của đầu tư tự định mô tả tác động của một sự tăng lên của đầu tư dự kiến tới sản xuất, thu nhập, tiêu dùng và sản lượng cân bằng.  Qui mô của số nhân phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng chi tiêu dự kiến.
  • 67. 2/14/2011 14 Ví dụ về số nhân Đầu tư tự định thêm vào (Đầu tư) Chi tiêu ứng dụ thêm vào (Tiêu dùng) Tổng chi tiêu thêm vào = Tổng GDP thêm vào Vòng 1 $100 tỷ $0 $100 tỷ Vòng 2 0 75 tỷ 175 tỷ Vòng 3 0 56 tỷ 231 tỷ Vòng 4 0 42 tỷ 273 tỷ Vòng 5 0 32 tỷ 305 tỷ . . . . . . . . . . . . Vòng 10 0 8 tỷ 377 tỷ . . . . . . . . . . . . Vòng 15 0 2 tỷ 395 tỷ . . . . . . . . . . . . Vòng 19 0 1 tỷ 398 tỷ N 0 0 $400 tỷ SỐ NHÂN 100 + 100 × 0,75 + (100 × 0,75) × 0,75 + ((100×0,75) × 0,75) × 0,75+… = 100 × 0,75 + 100 × 0,752 + 100 × 0,753 +…+ 100 × 0,75n = 100 × (0,75 + 0,752 + 0,753 +…+ 0,75n) = 100 × 1/(1-0,75) = 100 × 4 = 400 2/14/2011 Trần Mạnh Kiên 41 SỐ NHÂN 2/14/2011Trần Mạnh Kiên42  Cho hàm tiêu dùng: C = C0 + MPC.Y; Hàm đầu tư: I = I0  Sản lượng cân bằng của nền kinh tế là:  Nếu đầu tư hoặc tiêu dùng thay đổi một lượng ∆I0 thì đầu tư mới: I1 = I0 + ∆I0 . Sản lượng cân bằng mới sẽ là:  m chính là số nhân chi tiêu hay còn thường được gọi tắt là số nhân 0 0 0 1 Y (C I ) 1 MPC    1 m 1 MPC   1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1 1 Y (C I ) (C I I ) 1 MPC 1 MPC 1 1 Y (C I ) I Y Y 1 MPC 1 MPC                  0 0 1 Y I 1 MPC    
  • 68. 2/14/2011 15 SỐ NHÂN Vi duKích cầu cũng có nguyên tắc.mht Vi duThách thức kích cầu.mht 2/14/2011Trần Mạnh Kiên43 • C = 100 + 0,75Y; I = 25; ∆I = 100 • Sau khi có sự tăng lên trong đầu tư tự định, sản lượng cân bằng tăng lên gấp 4 lần khoản tăng trong đầu tư tự định. ∆I = 100 AE1 = C + I AE2 = C + I + ∆I ∆I = 100 ∆C = 300 ∆AE = 400 A B QUI MÔ CỦA SỐ NHÂN TRONG THỰC TẾ Vi duso nhan 1.doc 2/14/2011Trần Mạnh Kiên44  Qui mô số nhân của nền kinh tế Mỹ là khoảng 1,4. Ví dụ, một sự tăng lên trong chi tiêu tự định là 10 tỉ USD được mong đợi sẽ làm tăng GDP theo thời gian lên 14 tỉ USD. Vi dusố nhân ở việt nam.mht Vi dukích cầu nông nghiệp.mht Tác động của số nhân trong Đại khủng hoảng những năm 30 ở Mỹ Tác động của số nhân đã đóng góp vào mức độ thất nghiệp rất cao trong giai đoạn Đại khủng hoảng Năm Tiêu dùng Đầu tư Xuất khẩu ròng GDP thực Tỉ lệ thất nghiệp 1929 $661 tỷ $91.3 tỷ -$9.4 tỷ $865 tỷ 3.2% 1933 $541 tỷ $17.0 tỷ -$10.2 tỷ $636 tỷ 24.9%
  • 69. 2/14/2011 16 NGHỊCH LÍ CỦA TIẾT KIỆM Vi duNhật “lười” tiêu dùng.mht Vi duNgười Trung quốc tằn tiện.mht Vi duChi tieu dè xẻn Mỹ.mht Vi duLưỡng nan-Obama.mht Vi dunghich ly tiet kiem.doc 2/14/2011Trần Mạnh Kiên46  Khi các hộ gia đình trở nên lo lắng về tương lai và quyết định tiết kiệm nhiều hơn, sự giảm xuống trong tiêu dùng sẽ tương ứng làm giảm chi tiêu và thu nhập. • Hộ gia đình cuối cùng sẽ tiêu dùng ít hơn nhưng họ không tiết kiệm được nhiều hơn. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ 2/14/2011Trần Mạnh Kiên47  Không có vấn đề nào gây tranh luận nhiều hơn vấn đề về vai trò của chính phủ trong nền kinh tế. Vi duĐường Về Nô Lệ.mht Vi duNhững Đỉnh Cao Chỉ Huy.mht  Chính phủ có thể tác động tới nền kinh tế theo 2 cách:  Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là việc Chính phủ sử dụng chi tiêu và thuế.  Chính sách tiền tệ (Monetary policy) để chỉ hành vi của Ngân hàng trung ương trong việc điều khiển lượng cung tiền của quốc gia. THUẾ RÒNG (T) VÀ THU NHẬP KHẢ DỤNG (Yd) 2/14/2011Trần Mạnh Kiên48  Thuế ròng (Net taxes) là thuế mà các doanh nghiệp và hộ gia đình nộp cho chính phủ trừ đi các khoản chuyển nhượng từ chính phủ cho khu vực hộ gia đình: NT = T - Tr  Thu nhập khả dụng (Disposable) hoặc thu nhập sau thuế (after-tax income - Yd ) bằng với tổng thu nhập trừ đi thuế. Yd ≡ Y - T