SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
PHẠM THỊ PHƯƠNG MAI
BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở PHỤ NỮ 15 – 49 TUỔI
CÓ CHỒNG HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
PHẠM THỊ PHƯƠNG MAI
BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở PHỤ NỮ 15 – 49 TUỔI
CÓ CHỒNG HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN
NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: : 8720163
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ THỊ THANH HOA
2. TS. NGUYỄN QUANG MẠNH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
THÁI NGUYÊN - NĂM 202
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm Thị Phương Mai, học viên lớp cao học Khóa 22 chuyên
ngành Y học dự phòng, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp hoàn thành dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê Thị Thanh Hoa và TS. Nguyễn Quang Mạnh.
2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào
khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2020
Người viết cam đoan
Phạm Thị Phương Mai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân
và tập thể. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Khoa Y tế Công cộng
Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Hoa và TS.
Nguyễn Quang Mạnh, giảng viên trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái
Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình: Phát triển ý
tưởng nghiên cứu, xây dựng đề cương, triển khai các hoạt động nghiên cứu tại
cộng đồng, phân tích, xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn các thầy cô giảng viên khoa Y tế Công cộng,
cùng toàn thể giảng viên Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên đã tận
tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm
vụ học tập của mình.
Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè,
đồng nghiệp đặc biệt là gia đình đã luôn động viên, khích lệ và là nguồn động
lực to lớn giúp tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu để hoàn thành
khoá học này.
Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2020
Tác giả: Phạm Thị Phương Mai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
BLGĐ : Bạo lực gia đình
BPTT : Biện pháp tránh thai
ĐH : Đại học
PC-BLGĐ : Phòng chống bạo lực gia đình
QHTD : Quan hệ tình dục
SL : Số lượng
TC : Trung cấp
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TT-GDSK : Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
UBND : Ủy ban nhân dân
WHO : World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm về bạo lực gia đình...................................................... 3
1.2. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam.......................... 14
1.3. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình ........................................... 17
1.4. Vài nét về địa điểm nghiên cứu của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
2.5. Chỉ số nghiên cứu..................................................................................... 27
2.6. Định nghĩa một số biến số nghiên cứu..................................................... 28
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 30
2.8. Cách khống chế sai số.............................................................................. 30
2.9. Công cụ thu thập số liệu........................................................................... 31
2.10. Đo lường và đánh giá............................................................................. 31
2.11. Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................... 32
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................... 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34
3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ..................................................................... 34
3.2. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình ........................................... 42
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 49
4.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng huyện Định
Hóa - tỉnh Thái Nguyên năm 2019.................................................................. 49
4.2. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình ........................................... 56
KẾT LUẬN..................................................................................................... 65
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách số phụ nữ tại 08 xã nghiên cứu..................................... 26
Bảng 3.1. Tuổi, dân tộc, tôn giáo của đối tượng nghiên cứu (n = 680)............... 34
Bảng 3.2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi kết hôn lần đầu của đối
tượng nghiên cứu (n = 680)................................................................................... 35
Bảng 3.3. Hình thức bạo lực tinh thần của đối tượng nghiên cứu (n = 329)... 37
Bảng 3.4. Hình thức bạo lực thể xác của đối tượng nghiên cứu (n = 148)...... 38
Bảng 3.5. Hình thức bạo lực tình dục của đối tượng nghiên cứu (n = 125).... 38
Bảng 3.6. Hình thức bạo lực kinh tế của đối tượng nghiên cứu (n = 78)........ 39
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc của đối tượng nghiên cứu với
bạo lực gia đình............................................................................................... 42
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
với bạo lực gia đình......................................................................................... 43
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi kết hôn lần đầu của
đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình ..................................................... 43
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuổi của chồng đối tượng nghiên cứu với
bạo lực gia đình............................................................................................... 44
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của chồng đối tượng
nghiên cứu với bạo lực gia đình...................................................................... 44
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của chồng đối tượng nghiên
cứu với bạo lực gia đình.................................................................................. 44
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng rượu, bia hay ma túy/
chất gây nghiện của chồng đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình ......... 45
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa công tác phổ biến luật phòng chống bạo
lực gia đình của phụ nữ với bạo lực gia đình.................................................. 45
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thái độ chung của phụ nữ về bạo lực gia
đình với bạo lực gia đình................................................................................. 46
Bảng 3.16: Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến bạo lực
gia đình............................................................................................................ 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thực trạng bạo lực gia đình........................................................ 36
Biểu đồ 3.2. Thực trạng tần suất bạo lực gia đình .......................................... 36
Biểu đồ 3.3. Các hình thức bạo lực gia đình của đối tượng nghiên cứu....................37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình.... 39
Hộp 3.2. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về các hình thức bạo lực gia đình
......................................................................................................................... 40
Hộp 3.3. Ý kiến về hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khi phụ nữ bị bạo lực gia
đình.................................................................................................................. 41
Hộp 3.4. Các ý kiến về sự tham gia giải quyết bạo lực gia đình của chính
quyền, địa phương........................................................................................... 42
Hộp 3.5. Các ý kiến về một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình........... 48
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạo lực gia đình (BLGĐ) đối với phụ nữ được nhìn nhận như là một vấn
đề nghiêm trọng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới [12]. BLGĐ xuất
hiện ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, ảnh hưởng sâu
sắc đến đời sống gia đình - xã hội và sức khỏe người phụ nữ. Hậu quả nặng nề
của BLGĐ đối với phụ nữ chính là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh
thần, tình dục và sinh sản [53]. Ngoài ra BLGĐ còn làm tăng các chi phí của
toàn xã hội, thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục và cơ quan tư pháp. Bên
cạnh đó người phụ nữ có thể bị chấn thương dẫn đến trầm cảm, căng thẳng và
các rối loạn lo âu khác [61], [44].
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) ngày 23 tháng 11 năm
2018, ước tính trên thế giới cứ 3 phụ nữ thì có 1 người đã trải qua bạo lực thể
xác và/hoặc bạo lực tình dục, chủ yếu là do chồng hoặc bạn tình gây ra [69], có
tới 38% các vụ giết phụ nữ được thực hiện bởi chồng hoặc bạn tình [72]. Tỷ lệ
BLGĐ phụ thuộc vào từng quốc gia, lãnh thổ dao động từ 15% ở Nhật Bản đến
71% ở vùng nông thôn Ethiopia [73], [53].
Ở Việt Nam, Từ 2012 đến hết 2017, cả nước xảy ra 139.395 vụ BLGĐ.
Trong đó bạo lực thể xác: 69.133 vụ, bạo lực tinh thần: 51.227 vụ, bạo lực kinh
tế: 14.331 vụ, bạo lực tình dục: 4.338 vụ [5]. Các nghiên cứu cho thấy yếu tố
như: Sử dụng rượu, bia, ma túy [33], [55], thói quen cờ bạc của người chồng,
kinh tế gia đình thấp, không có con hoặc số con nhiều hơn 2, trình độ học vấn
thấp… là yếu tố đáng kể liên quan đến BLGĐ [26].
Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên chưa thật sự đồng bộ
giữa các vùng miền, đặc biệt là các nghiên cứu về BLGĐ ở phụ nữ từ các nhóm
dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu về BLGĐ ở các cộng đồng dân tộc thiểu
số nhấn mạnh rằng các chuẩn mực xã hội, cấu trúc gia đình và tập quán văn hóa
là một trong những tác nhân chính của bạo lực đối với phụ nữ. Đặc biệt hơn vì
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
những lý do như: Cảm giác bị kỳ thị tăng cao sau khi tiết lộ; Khả năng im lặng cao
của những phụ nữ bị bạo lực; Sự thiếu tin tưởng vào chính quyền; Và nỗi sợ hãi với
các kế hoạch can thiệp đòi hỏi thời gian dài để xây dựng lại mối quan hệ [31], [57].
Như vậy, giữa các cộng đồng, quốc gia và khu vực thì tỷ lệ cũng như các
yếu tố liên quan đến BLGĐ cũng khác nhau [69].
Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm
thành phố 50 km về phía Tây Bắc là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em, chủ
yếu là dân tộc Tày (49,23%) [20]. Trình độ văn hóa cũng như nhận thức của
người dân ở đây còn nhiều hạn chế, đặc biệt là người dân ở một số xã đặc biệt
khó khăn. Trong đó những hiểu biết về BLGĐ nói chung và bạo lực đối với
người phụ nữ nói riêng lại càng hạn chế. Vậy, thực trạng BLGĐ ở phụ nữ 15-49
tuổi có chồng tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên như thế nào? Và yếu tố nào liên
quan đến BLGĐ ở đây cần được làm sáng tỏ?
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Bạo lực
gia đình ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
năm 2019 và một số yếu tố liên quan” nhằm 2 mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng huyện
Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình ở phụ nữ 15- 49
tuổi có chồng huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một vài nét về bạo lực gia đình
1.1.1. Định nghĩa bạo lực gia đình
Ở Việt Nam, theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống BLGĐ ban hành
năm 2007 quy định: BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên
khác trong gia đình [9]. Như vậy, BLGĐ bao gồm các yếu tố bạo lực về thể
xác, về tinh thần, về kinh tế và cả yếu tố bạo lực về tình dục.
Theo WHO: bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ bạo lực về thể xác hoặc bạo
lực tình dục hoặc lạm dụng tình cảm/tâm lý. Trong đó:
- Bạo lực thể xác bao gồm đánh, tát, đánh, đá, xô/đẩy, làm tổn thương
bằng vũ khí [71].
- Bạo lực tình dục bao gồm sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc ép buộc quan hệ
tình dục hoặc thực hiện các hành vi tình dục người phụ nữ không muốn. Nó
bao gồm việc làm hại một người trong quan hệ tình dục. Nó cũng bao gồm cả
hiếp dâm, và cố gắng hiếp dâm, trong đó liên quan đến việc sử dụng vũ lực, đe
dọa, ép buộc hoặc sử dụng thuốc/rượu để có được sự thâm nhập vào âm hộ/âm
đạo/hậu môn hoặc miệng do một hoặc nhiều thủ phạm đối với đối tác thân mật
[70], [71].
- Bạo lực tinh thần bao gồm chỉ trích nhiều lần, gọi tên hoặc lăng mạ, đe
dọa làm tổn thương người thân hoặc để phá hủy những thứ mà người đó quan
tâm, coi thường hoặc sỉ nhục nơi công cộng [22].
Theo các định nghĩa ở trên thì nạn nhân của BLGĐ có thể là vợ, chồng,
con cái hay bố mẹ... tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, chỉ đề cập đến
vấn đề BLGĐ đối với người phụ nữ.
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.1.2. Phân loại bạo lực gia đình
- Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống BLGĐ ban hành ngày
21/11/2007 [9], các hành vi BLGĐ bao gồm:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng;
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng
tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
- Theo “Cẩm nang: Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Bình
đẳng giới và phòng, chống BLGĐ dành cho cán bộ xã, phường, thị trấn” của
Bộ lao động thương binh và xã hội (2014), BLGĐ được chia thành năm loại
như sau: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế,
sao nhãng [2]. Trong đó:
+ Bạo lực thể xác: Hành vi bạo lực thể xác là hành vi ngược đãi gây tổn
thương về thực thể đối với nạn nhân BLGĐ. Loại hành vi này dễ nhận biết nhất
bởi nó để lại dấu vết trên cơ thể. Một số hành vi bạo lực thể chất như: đánh,
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đấm, đá, tát…; Xô đẩy, giật kéo, quăng ném, bóp cổ; Sử dụng hung khí gây
hủy hoại làm biến dạng cơ thể; Không cho ăn uống, nghỉ ngơi, không cho mặc
quần áo, để rét; Giết chết (đầu độc, đốt cháy, đâm chém…).
+ Bạo lực tinh thần: còn được gọi là bạo lực tâm lý là những hành vi đối
xử tồi tệ gây áp lực về mặt tâm lý, tạo tổn thương tức thời hay tiềm ẩn về mặt
tâm lý, sức khỏe tâm thần cho nạn nhân bạo lực. Loại bạo lực này rất phổ biến
nhưng lại khó nhận dạng so với bạo lực thể xác. Một số hành vi bạo lực tinh
thần như: chửi mắng, lăng mạ, chì chiết; Xúc phạm nhân phẩm, uy tín (như tiết
lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm ảnh hưởng đến danh dự, cưỡng ép, lột bỏ quần áo
trước mặt người khác…); Cấm đoán (quyền được chăm sóc con cái, người thân,
được làm việc, được tham gia các hoạt động xã hội, quyền giao tiếp với người
khác, quyền được quyết định…); Cô lập không cho tiếp xúc với người khác;
Đe dọa, gây áp lực tâm lý; Nhốt; Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường
xuyên về mặt tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Buộc tội nghi ngờ, theo dõi;
Cưỡng ép hôn nhân, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Do ghen
tuông, tổ chức theo dõi, ngăn cấm các mối quan hệ giao tiếp; Phớt lờ cảm xúc,
không quan tâm, đối xử lạnh nhạt; Chê bai, chế nhạo.
+ Bạo lực tình dục: là hành vi sử dụng vũ lực để ép buộc người kia có quan
hệ tình dục (dù là hành vi có thực hiện được hay không), hoặc hành vi (đã thực
hiện được hay mới dự định) có lôi kéo họ vào hoạt động tình dục ngay cả khi
họ không có khả năng từ chối bởi các lý do như sức khỏe, bị ảnh hưởng của
chất kích thích, chưa đủ năng lực hiểu biết về hậu quả của quan hệ tình dục đó,
hoặc sự hăm dọa, quấy rối tình dục. Một số hành vi bạo lực tình dục như: Cưỡng
ép quan hệ tình dục; Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn,
Sử dụng những lời lẽ liên quan tới dục tính gây khó chịu về tâm lý; Bắt phải
chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục, bộ phận sinh dục; Buộc ở một nhà hay ngủ
một giường với người tình; Cưỡng ép kết hôn hay ly hôn.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Bạo lực kinh tế: là hành vi kiểm soát về tài chính, bắt phụ thuộc vào tài
chính đối với các thành viên trong gia đình. Loại bạo lực này thường xảy ra đối
với phụ nữ/người vợ trong gia đình. Hành vi bạo lực kinh tế bao gồm: Tịch thu
tiền, của cải và khi cần phải cầu xin; Kiểm soát mọi tài sản, tiền bạc tư nhân;
Không cho sử dụng tài sản chung; Kiểm soát thu nhập tạo ra sự phụ thuộc;
Chiếm đoạt hoặc phá hủy tài sản; Buộc đóng góp tài chính vượt quá khả năng;
Kiểm soát tiền bạc, tài sản bố mẹ.
- Sao nhãng: Được định nghĩa như bất cứ hành động đối xử tồi tệ như bỏ
qua, không quan tâm chăm sóc, không cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết
cho sự tồn tại, sự phát triển về tình cảm, thể chất của thành viên trong gia đình
đặc biệt là trẻ em và người già. Các hành vi cụ thể được xem như sao nhãng
thuộc BLGĐ bao gồm: Những hành vi đối xử có khả năng dẫn đến việc gây hại
sức khỏe hoặc sự thay đổi về mặt tâm lý của nạn nhân; Không cho ăn uống đầy
đủ; Không cung cấp chỗ trú ngụ an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường; Không
giám sát hay bảo vệ (đặc biệt là trẻ em, người già) khỏi những nguy cơ gây
thương tích; Bỏ mặc không chăm sóc.
Tuy nhiên, sự “sao nhãng” suy cho cùng vẫn là một loại hành vi gây ảnh
hưởng đến tinh thần của người phụ nữ, chính vì thế chúng ta có thể coi sao
nhẵng thuộc bạo lực tinh thần. Từ đó, BLGĐ được chia thành bốn loại là: bạo
lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế.
Như vậy, bạo lực trong gia đình có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và
giữa các thành viên khác nhau trong gia đình nhưng trong khuôn khổ nghiên
cứu này tôi xin đề cập đến hiện tượng bạo lực gia đình của người chồng đối với
người vợ. Đây được coi là dạng bạo lực gia đình điển hình và nhận được sự
quan tâm và lo lắng của mọi thành viên trong xã hội.
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, sau đây là một số nguyên nhân hay
gặp:
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Bất bình đẳng giới và quan hệ giới: Nhìn chung nghiên cứu đều đưa ra
kết luận gốc rễ của BLGĐ là bất bình đẳng giới và quan hệ giới [41].
+ Do nhận thức về giới, bình đẳng giới, do kiến thức pháp luật còn hạn
chế. Một nghiên cứu tại Indonesia cho kết quả: Những thay đổi về văn hóa và
xã hội đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi mối quan hệ giữa nam và
nữ. Ba vị trí khác nhau của nam giới với niềm tin nhất định về trật tự giới tính
và chấp nhận bạo lực trong hôn nhân được xác định: người theo chủ nghĩa
truyền thống, người thực dụng, người bình đẳng. Người theo chủ nghĩa truyền
thống có sự chấp nhận bạo lực cao nhất như một công cụ để duy trì vị thế vượt
trội của đàn ông trong hôn nhân, trong khi người theo chủ nghĩa thực dụng
coi bạo lực là điều không mong muốn nhưng đôi khi cần để điều chỉnh hành vi
của người vợ. Người bình đẳng không thấy bất kỳ lý do bạo lực nào vì họ tin
rằng đàn ông và phụ nữ là bình đẳng và bổ sung cho nhau [36].
- Do nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Phụ nữ
quyết định giữ im lặng vì sợ rằng sự bạo lực đó sẽ còn lặp lại hoặc việc đáp trả
sẽ không giúp ích gì cho họ. Mặt khác họ sợ sự kỳ thị từ xã hội [42]. Chính vì
vậy, bạo lực sẽ nối tiếp bạo lực tạo thành một chuỗi những ám ảnh trong cuộc
sống gia đình.
- Do bản thân người phụ nữ có trình độ học vấn thấp, không có công việc
ổn định, thu nhập thấp [33]. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến
BLGĐ, khi mà người phụ nữ phải phụ thuộc vào kinh tế của đàn ông trong gia
đình, họ sẽ không có tiếng nói riêng và buộc phải chịu đựng trong mọi sự mâu
thuẫn.
Ngoài ra, những nguyên nhân khác dẫn đến BLGĐ như sau:
+ Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh
lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan
gây nên nạn bạo lực trong gia đình [72].
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Nguyên nhân kinh tế: Do khó khăn về kinh tế nên các cặp vợ chồng rất
dễ xung đột, cãi cọ người này đổ lỗi cho người khác làm nảy sinh bạo lực. Đây
cũng là nguyên nhân gây nên nạn BLGĐ đối với người phụ nữ. Những cặp vợ
chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần
kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và
cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo
lực với vợ [72].
+ Tác động của các chất kích thích như rượu, bia, ma túy…: là một nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến BLGĐ [33], [72].
+ Các chuẩn mực xã hội, cấu trúc gia đình và tập quán văn hóa là một
trong những tác nhân chính của bạo lực đối với phụ nữ. Cộng đồng với tập quán
văn hóa đó quy định địa vị cao hơn đối với nam giới và địa vị thấp hơn đối với
phụ nữ [72], [57].
+ Địa vị xã hội: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữ BLGĐ đối với phụ nữ ngoài các biến số như tuổi tác, học vấn, tình trạng
việc làm, bảo hiểm xã hội, tình trạng nhập cư, nơi cư trú, tuổi kết hôn, năm kết
hôn của phụ nữ; tuổi, tình trạng học vấn, tình trạng việc làm của chồng; và mối
quan hệ bất chính với người thứ 3 (p <0,05) thì yếu tố quan trọng nhất dẫn đến
tình trạng này là địa vị xã hội [54].
+ Nguyên nhân về ý thức và thói quen bạo lực của người chồng: Sự ảnh
hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc
định kiến giới thể hiện trong đời sống xã hội như tư tưởng trọng nam khinh nữ,
chồng chúa vợ tôi, tính gia trưởng của người đàn ông. Những quan niệm này
khiến nhiều người chồng cho rằng họ đóng vai trò là trụ cột trong gia đình, có
quyền quyết định mọi việc quan trọng. Họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói”
trong gia đình nên có quyền “dạy vợ”, coi đánh vợ như là một sự giáo dục và
thể hiện quyền lực của kẻ bề trên đối với kẻ bề dưới. Ngoài ra, để thể hiện mình
là người nắm quyền lãnh đạo, thể hiện uy quyền đối với vợ con, rất nhiều người
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chồng đã sử dụng bạo lực đối với vợ của mình ở nhiều mức độ khác nhau khi
xảy ra mâu thuẫn trong gia đình. Việc người chồng thường xuyên sử dụng bạo
lực đối với người vợ khi hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn hoặc không hòa hợp
về một vấn đề nào đó, nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, sẽ dễ hình
thành ở người chồng một thói quen sử dụng bạo lực đối với vợ và mức độ sẽ
ngày càng tăng, dẫn đến rất nhiều hậu quả mà chúng ta không lường trước được
[11].
+ Nguyên nhân về ý thức và thói quen cam chịu của người vợ: Nhận thức
của chính bản thân người vợ bị chồng bạo hành còn hạn chế, thiếu thẳng thắn,
còn cam chịu. Những người phụ nữ này luôn mang tư tưởng: “xấu chàng hổ
ai”, “vạch áo cho người xem lưng” hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười, ảnh
hưởng tới con cái, danh dự gia đình… Chính những suy nghĩ này của người vợ
dẫn đến việc rất nhiều vụ bạo lực mà chính họ là nạn nhân khi được cộng đồng
xã hội phát hiện ra thì đã rất muộn màng. Một điều rất quan trọng nữa chính sự
cam chịu, không tố giác, đấu tranh chống lại sự bạo lực của người vợ lại là sự
tiếp tay cho nạn bạo lực có cơ hội cơ hội tồn tại và gia tăng [11].
+ Nguyên nhân về mặt xã hội: Có thể nói, một nguyên nhân khác của nạn
BLGĐ là do tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong gia đình và ngoài xã
hội. Chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam
khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình.
Trong rất nhiều gia đình, sự phân công vị thế và vai trò của người phụ nữ vẫn
còn mang tính truyền thống. Người phụ nữ không có quyền quyết định và tiếng
nói trong gia đình, vì vậy, họ luôn là nạn nhân của nạn BLGĐ do người chồng
gây ra khi có mâu thuẫn hay xung đột [11].
+ Nguyên nhân về mặt quản lý nhà nước: Có thể nói các cấp chính quyền
từ trung ương đến địa phương do chưa xây dựng được phương án điều tra thực
trạng bạo lực gia đình một cách đồng bộ và sâu rộng nên chưa có các kế hoạch
và giải pháp cụ thể. Hình thức đưa ra để giảm bớt BLGĐ hiện nay chủ yếu tập
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trung vào công tác tuyên truyền giáo dục. Tại các cơ sở địa phương nơi có hành
vi BLGĐ diễn ra, việc thiết lập và vận hành cơ chế phòng chống BLGĐ chưa
hiệu quả, còn rất nhiều hành vi BLGĐ đang diễn ra trong cộng đồng xã hội
chưa bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên rất nhiều hành vi khi đã phát hiện
thì hậu quả xảy ra đã rất nghiêm trọng và muộn màng. Tại Việt Nam, Luật PC
- BLGĐ đã được Quốc hội thông qua năm 2007, có hiệu lực từ ngày
01/07/2008, nhưng việc thực hiện vẫn còn khó khăn, việc tuyên truyền, giáo
dục chưa đạt được nhiều thành công. Ngoài ra, còn rất nhiều thành viên trong
xã hội quan niệm BLGĐ là chuyện riêng của từng gia đình, vì vậy mà việc xử
lý và phát hiện nhằm ngăn chặn bạo lực xảy ra vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn
và bất cập [11].
+ Công tác TT - GDSK về luật PCBLGĐ: Một nghiên cứu ở huyện Mộc
Châu tỉnh Sơn La “Vấn đề BLGĐ ở vùng dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc
Việt Nam”, có tới 63,3% người chưa được nghe về Luật PC - BLGĐ và 36,8%
đã được nghe nói nhưng còn rất mơ hồ [4]. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ
tới thực trạng BLGĐ tại nơi đây.
+ WHO còn đưa ra nhiều nguyên nhân khác dẫn đến BLGĐ đó là: Tiền
sử tiếp xúc hoặc bị chứng kiến BLGĐ; Do người đàn ông bị rối loạn nhân cách
chống đối xã hội; Do người phụ nữ bị nghi ngờ về sự không chung thủy; Do
bất hòa và không hài lòng trong hôn nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp
giữa các đối tác; Phụ nữ có hành vi kiểm soát chồng; Niềm tin vào danh dự gia
đình và sự thuần khiết trong tình dục của nam giới; Hệ tư tưởng về quyền lợi
trong tình dục của nam giới; Xử phạt pháp lý yếu đối với bạo lực tình dục. Trong
đó bất bình đẳng giới và các chuẩn mực về khả năng chấp nhận bạo lực đối với
phụ nữ là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực đối với phụ nữ [72].
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ đối với phụ nữ song
nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Nhận thức về bình đẳng giới,
về nạn phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tại trong xã hội của chúng ta, rất khó để xóa bỏ dược vấn nạn này. Nhận thức
về pháp luật của một bộ phận người dân đang còn hạn chế. Vì vậy, để giải quyết
được triệt để vấn đề BLGĐ, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của
nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng.
1.1.4. Hậu quả bạo lực gia đình
Theo WHO, BLGĐ gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng như sau:
- Đối với phụ nữ:
+ Dẫn đến thương tích: với 42% phụ nữ năm 2017 trên thế giới bị bạo lực
tình dục báo cáo thương tích do hậu quả của bạo lực này [72]. Bên cạnh đó, bạo
lực thể xác cũng gây ra những thương tích ví dụ như vết bầm tím, vết thương
do dao, xương gãy, đau đầu, đau lưng hoặc đau vùng chậu và có thể dẫn đến tử
vong hoặc tự sát [60].
+ Dẫn đến mang thai và phá thai ngoài ý muốn, gây ra các vấn đề phụ
khoa và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV: Phân tích
năm 2013 cho thấy những phụ nữ bị bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục có
nguy cơ bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục cao gấp 1,5 lần so với
những phụ nữ không bị bạo lực. Họ cũng có khả năng phá thai cao gấp đôi [72],
[43], [49]. Tại Ấn Độ tỷ lệ BLGĐ và phá thai rất cao, nghiên cứu cho kết quả
rằng phụ nữ bị bạo lực thể xác có tỷ lệ báo cáo phá thai cao hơn đáng kể, trong
khi những phụ nữ phá thai có tỷ lệ báo cáo do bạo lực tình dục và bạo lực tinh
thần cao hơn đáng kể. Không có mối quan hệ đáng kể giữa BLGĐ và phá thai
tự phát [58].
+ BLGĐ trong thai kỳ cũng làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu, sinh
non và sinh con nhẹ cân. Nghiên cứu tương tự năm 2013 cho thấy những phụ
nữ bị bạo lực tình dục có nguy cơ sảy thai cao hơn 16% và có khả năng sinh
con trước sinh cao hơn 41% [72].
+ Dẫn đến trầm cảm, căng thẳng sau chấn thương và các rối loạn lo âu
khác, khó ngủ, rối loạn ăn uống và cố gắng tự tử. Phân tích năm 2013 cho thấy
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
những phụ nữ đã trải qua bạo lực tình dục gần như tăng gấp đôi khả năng bị
trầm cảm và dẫn tới hành vi uống rượu [72]. Theo nghiên cứu của Knight L,
BLGĐ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cả thể chất lẫn tinh thần [37]. Bạo
lực đối với phụ nữ thường tạo ra nhiều hậu quả không mong muốn và bất
lợi. Phụ nữ bị bạo lực có nguy cơ trầm cảm, lo lắng, rối loạn căng thẳng sau
chấn thương và có thể dẫn đến tự tử, cũng như các vấn đề về thể chất khác [68],
[74], [44], [61], [50].
+ Bên cạnh đó, BLGĐ cũng dẫn đến việc tăng các kết quả bất lợi về tâm
lý và hành vi, như hút thuốc, uống rượu, dùng ma túy (tức là lạm dụng chất gây
nghiện) hoặc quan hệ tình dục không an toàn và các hậu quả tiêu cực về sức
khỏe thể chất và tinh thần khác [60]. Do vậy, BLGĐ đã trở thành một vấn đề
xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của nạn nhân. Tsirigotis đã sử dụng
"Thang đo khả năng phục hồi" (ERS) được sử dụng để nghiên cứu nhóm phụ
nữ bị BLGĐ cho kết quả khả năng phục hồi của phụ nữ nghiên cứu bị BLGĐ
thấp hơn khả năng phục hồi của những cá nhân khác không gặp phải BLGĐ
[64]. Điều đó ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống sau này của
những người phụ nữ đó.
+ BLGĐ đối với phụ nữ là trở ngại lớn cho tiến trình đạt được các mục
tiêu phát triển. Họ thường không muốn giải quyết nó, dẫn đến có rất ít cơ hội
đạt được các mục tiêu phát triển [53]. Bên cạnh đó, những người phụ nữ bị
BLGĐ thường có xu hướng thụ động, bỏ bê các vấn đề xã hội và sức khỏe cá
nhân kém, tương lai gián tiếp bị hủy hoại [63].
+ Nặng nề hơn, trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ bị BLGĐ thấp hơn trí tuệ -
cảm xúc của phụ nữ không bị BLGĐ. Khả năng và kỹ năng của họ tạo nên trí
tuệ - cảm xúc cũng kém phát triển. Cấu trúc bên trong của trí tuệ - cảm xúc của
phụ nữ bị BLGĐ khác với trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ không gặp BLGĐ [65].
+ Với phụ nữ mang thai: có nhiều khả năng sinh con sớm hơn dự kiến sinh
so với phụ nữ ở khu vực BLGĐ thấp (OR = 1,04, CI:95%) [30].
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Đối với trẻ em:
+ Trẻ em lớn lên trong các gia đình có bạo lực có thể phải chịu một loạt
các rối loạn về hành vi và cảm xúc. Những điều này cũng có thể được liên kết
với việc duy trì hoặc trải qua bạo lực sau này trong cuộc sống [72]. Trẻ em
chứng kiến BLGĐ có liên quan đáng kể với mức độ tâm lý chung, đặc biệt tác
động mạnh mẽ tình cảm cá nhân/tình cảm của bệnh lý tâm thần sau này [28],
[52]. Có thể nói trẻ em tiếp xúc với BLGĐ là một loại ngược đãi trẻ em [40].
+ Bạo lực tình dục cũng có liên quan đến tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ
sinh và trẻ em cao hơn (ví dụ như bệnh tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng) [72].
- Đối với xã hội:
+ Các chi phí kinh tế và xã hội của bạo lực tình dục là rất lớn và có hiệu
ứng gợn sóng trong toàn xã hội. Phụ nữ có thể bị cô lập, không có khả năng
làm việc, mất tiền lương, thiếu sự tham gia vào các hoạt động thường xuyên và
khả năng chăm sóc bản thân và con cái bị hạn chế [72].
+ Chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục: Bởi lẽ, trẻ em là những
thành viên sống chung trong gia đình nếu thường xuyên chứng kiến cảnh bố
hành hạ, đánh đập mẹ sẽ có những rối loạn tâm lý và sa sút trong học tập. Trẻ
thường có các biểu hiện như trầm cảm, buông xuôi mọi thứ và trong một số
trường hợp trẻ có những hành vi tiêu cực để chống lại sự BLGĐ đó. BLGĐ tác
động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức, ảnh hưởng nặng nề
đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa nhập xã hội của trẻ em. Ở một số nước trên
thế giới, nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo viên hoặc chuyên gia
tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc phải sống trong môi trường
BLGĐ. Nếu những đứa trẻ này không được quan tâm và giáo dục đúng mức thì
các em có thể trở thành những đứa trẻ hư làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vị thành
niên, tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các nhà quản lý xã hội [11].
+ Chất thêm gánh nặng lên vai các cơ quan tư pháp: Điều này thể hiện qua
việc pháp luật của hầu hết các quốc gia hiện đã xếp các hình thức BLGĐ ở
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
những mức độ khác nhau là những hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy,
khi có hành vi bạo lực xảy ra, các cơ quan pháp luật phải vào cuộc điều tra, xét
xử. Có rất nhiều vụ án là hậu quả của BLGĐ tốn rất nhiều công sức, thời gian,
nhân lực của nhà nước. Ngoài ra, việc giáo dục, giam giữ các đối tượng gây ra
BLGĐ cũng là gánh nặng cho các cơ quan tư pháp [11].
Như vậy, hậu quả ngắn hạn và dài hạn của BLGĐ đối với sức khỏe và
hạnh phúc của phụ nữ là rất nghiêm trọng. Ngoài những chấn thương tức thời,
phụ nữ có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khác bao gồm mang thai
ngoài ý muốn, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhiễm trùng lây truyền qua
đường tình dục như HIV. Trong nhiều cơ sở y tế đã cho kết quả rằng: khả
năng đối phó với BLGĐ của những người phụ nữ còn sống sót sau bạo lực là
không thể hoặc bị hạn chế. Ngoài ra, họ còn không thể tìm kiếm sự chăm sóc
và do đó phải chịu hậu quả nghiệm trọng của sức khỏe nhiều hơn. Phụ nữ
cũng thường phải đối mặt với sự kỳ thị và từ chối sau đó từ gia đình hoặc cộng
đồng của họ. Và cứ như vậy trong một vòng luẩn quẩn, người phụ nữ lại càng
dễ bị bạo lực hơn nữa [70].
1.2. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới
Bạo lực đối với phụ nữ, hay BLGĐ, là cả một vấn đề sức khỏe thể chất và
tinh thần đang lan tràn trong nhiều xã hội. Nó làm suy yếu sức khỏe cá nhân
của những người liên quan bằng cách gây ra thiệt hại về thể chất, tình dục và
tâm lý [35]. Theo thống kê của WHO ngày 23 tháng 11 năm 2018: ước tính
rằng cứ 3 phụ nữ trên toàn thế giới thì có 1 người đã trải qua bạo lực thể xác
và/hoặc bạo lực tình dục, chủ yếu bởi chồng/bạn tình. Tuy nhiên có sự khác
biệt về tỷ lệ bạo lực giữa các cộng đồng, quốc gia và khu vực, và con số này
ngoài thực tế thậm chí còn lớn hơn [70].
Tại Iran, các tác giả ước tính tỷ lệ BLGĐ là 66%. Phân loại địa lý cho thấy
tỷ lệ BLGĐ là 70% ở phía đông của đất nước, 70% ở phía nam, 75% ở phía
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tây, 62% ở phía bắc và 59% ở trung tâm (với CI: 95%) [35]. Tại Brazil, phần
lớn các vụ BLGĐ thường gặp ở phụ nữ hoặc cao tuổi hoặc là độ tuổi trẻ hơn
(18-29 tuổi) và thường xảy ra vào cuối tuần hoặc sáng sớm hay đêm muộn, nơi
xảy ra bạo lực nhiều nhất chính là nơi cư trú của họ [33]. Nghiên cứu của Borah
ở Đông Bắc Ấn Độ có 26,4% số người tham gia nghiên cứu bị BLGĐ và bạo
lực tinh thần là chủ yếu [26]. Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng là một quốc
gia có tỷ lệ phụ nữ bị BLGĐ cao [62].
Đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng cũng không phải
là trường hợp ngoại lệ của BLGĐ [59]. Một nghiên cứu khác đối với phụ nữ
mang thai tại các vùng nông thôn ở Bangladesh, tỷ lệ BLGĐ chung là 57% và
bạo lực tinh thần là 35% chủ yếu do các hành vi bị kiểm soát gây nên những
rối loạn tâm thần và căng thẳng ở phụ nữ mang thai [76].
Trong số những người phụ nữ bị bạo lực, nghiên cứu của Boivin cho kết
quả gần ba phần tư các vụ bạo lực đã được báo cáo bởi chính nạn nhân (72%),
và hơn một nửa số nạn nhân báo cáo muốn buộc tội (55%) chồng của mình với
cảnh sát và mong muốn báo chí vào cuộc [25]. Đây cũng chính là một yếu tố rất
quan trọng để làm giảm các nguy cơ bạo lực cho những người phụ nữ khác.
Tại Ethiopia năm 2015 cho thấy: tỷ lệ BLGĐ đối với phụ nữ trong số 10
nghiên cứu gần đây nằm trong khoảng từ 20% đến 78%. Bạo lực tinh thần dao
động từ 31 đến 76,5%; bạo lực tình dục dao động từ 19,2 đến 59%. Tỷ lệ bạo
lực trung bình là 51,7%. Và một số lượng đáng kể phụ nữ khác đã trải qua bạo
lực trong thời kỳ mang thai của họ [53]. Và cũng tương tự, BLGĐ là một vấn
đề phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ [46].
Mặc dù BLGĐ là vấn đề phổ biến trên thế giới hiện nay, nhưng không
phải người phụ nữ nào cũng thẳng thắn thừa nhận việc mình bị BLGĐ, các rào
cản cản trở phụ nữ tiết lộ rất phức tạp và đa dạng giữa những người tham
gia. Phụ nữ không phải lúc nào cũng thừa nhận hoặc nhận ra mối quan hệ của
họ là bấp bênh và thường phủ nhận hoặc giảm thiểu việc bị bạo lực để đối phó
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
với việc tiếp tục bị BLGĐ. Nghiên cứu của Ozpinar cho kết quả là có đến
79,5% số phụ nữ tham gia nghiên cứu bị BLGĐ thì đều không thông báo với
chính quyền địa phương về vấn đề này [47]. Điều này làm trì hoãn việc cung
cấp các dịch vụ phù hợp hỗ trợ phụ nữ trong các mối quan hệ bạo lực [32].
1.2.2. Tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam
Cũng như trên thế giới, Việt Nam có tỷ lệ BLGĐ khá cao. Từ 2012 đến
hết 2017, cả nước xảy ra 139.395 vụ BLGĐ. Trong đó bạo lực thể xác: 69.133
vụ, bạo lực tinh thần: 51.227 vụ, bạo lực kinh tế: 14.331 vụ, bạo lực tình dục:
4.338 vụ [5]. Và tỷ lệ ấy có sự khác nhau giữa mọi miền của đất nước. cụ thể
như sau:
Trong hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật PC-BLGĐ tại tỉnh Hậu
Giang ngày 26/9/2018 cho kết quả là: Tổng số vụ BLGĐ trong 10 năm (2008-
2018) là 269 vụ thì 9 tháng đầu năm 2018 xảy ra 11 vụ [10]. Cũng Trong giai
đoạn 2008 - 2018, trên địa bàn huyện Cẩm Khê-Phú Thọ xảy ra 235 vụ việc
liên quan đến BLGĐ, trong đó những đối tượng bị BLGĐ chủ yếu là phụ nữ và
trẻ em [19]. Tại tỉnh Tuyên Quang, 6 tháng đầu năm 2018 xảy ra 19 vụ BLGĐ
[16]. Tại Vĩnh Phúc, theo thống kê, trong 10 năm (2008-2018), toàn tỉnh phát
hiện 3.423 vụ BLGĐ; trong đó, 2.005 vụ bạo lực thể xác, 998 vụ bạo lực tinh
thần, 344 vụ bạo lực kinh tế và 76 vụ bạo lực tình dục. Các vụ BLGĐ thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau, nạn nhân BLGĐ chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.
Cơ quan công an đã thụ lý giải quyết 175 vụ BLGĐ; đã khởi tố 48 vụ, xử lý vi
phạm hành chính 127 vụ [17]. Tại Quảng Nam, qua thống kê năm 2009 toàn
tỉnh có 715 vụ BLGĐ, đến năm 2017 giảm còn 327 vụ BLGĐ. Công an tỉnh đã
khởi tố điều tra 13 vụ, 13 bị can. Ngoài ra, xử lý hành chính 140 vụ, 168 đối
tượng vi phạm với số tiền hơn 102 triệu đồng. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp tiếp
nhận 624 đơn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đất đai, dân sự… trong đó,
có 70% đơn về hôn nhân và gia đình có liên quan đến BLGĐ, tư vấn hỗ trợ
1.504 nạn nhân bị bạo lực, mâu thuẩn gia đình. Từ năm 2008 đến nay, có từ
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
150 đến 200 lượt nạn nhân BLGĐ đến cơ sở y tế khám và điều trị, 100% người
bệnh là nạn nhân BLGĐ được khám, chữa bệnh, tư vấn về cách chăm sóc, phục
hồi sức khỏe và phòng bệnh…[15]. Theo thống kê chưa đầy đủ của tỉnh Lạng
Sơn, từ năm 2008 đến nay toàn tỉnh đã phát hiện, điều tra, xử lý 128 vụ với 128
đối tượng liên quan đến BLGĐ, xử lý hình sự 66 đối tượng, xử lý hành chính
62 trường hợp, kiểm điểm, nhắc nhở 57 trường hợp… [14].
Tương tự như vậy với các tỉnh thành khác trong hội nghị tổng kết 10 năm
thi hành Luật PC-BLGĐ ta nhận thấy, mặc dù công tác phòng chống bạo lực
gia đình có những thành tựu đáng kể, song số vụ bạo lực vẫn còn tồn tại làm
ảnh hưởng tới rất nhiều mặt trong cuộc sống của người bị bạo lực cũng như
cộng đồng có BLGĐ diễn ra. Đây được coi là một vấn đề cấp thiết cần phải
được giải quyết.
1.3. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình
Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra được các
yếu tố liên quan đến BLGĐ cụ thể như sau:
- Tuổi: Theo nghiễn cứu của Garcia tại Brazil năm 2016 cho thấy: tuổi có
liên quan đến BLGĐ, cụ thể là tuổi càng trẻ thì tỷ lệ bạo lực thể xác thấp hơn ở
phụ nữ trong độ tuổi cao [33], [39]. Tuy nhiên trong các nghiên cứu khác được
thực hiện ở Brazil, tuổi không liên quan đến sự xuất hiện bạo lực của người phụ
nữ với chồng/bạn tình [27], [67]. Ngược lại nghiên cứu của Borah lại cho rằng
tuổi phụ nữ càng cao thì tỷ lệ bạo lực càng nhiều [26]. Mặc dù vậy, phần lớn
các nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa BLGĐ với lứa tuổi và cho rằng phụ
nữ trẻ tuổi hơn sẽ có tỷ lệ bị BLGĐ nhiều hơn phụ nữ lớn tuổi. Một giả thuyết
được đưa ra để giải thích những điều này là phụ nữ lớn tuổi hơn thường có điều
kiện hơn về mặt kinh tế và xã hội, mặt khác phụ nữ lớn tuổi có thể đã có cơ hội
từ bỏ tình trạng này từ khi còn trẻ. Do đó ít có khả năng bị bạo lực gần đây hơn
phụ nữ trẻ tuổi [33], [45]. Cụ thể hơn, nghiên cứu của Zarei cho rằng những
phụ nữ ít chênh lệch tuổi tác với chồng thì ít bị bạo lực hơn. Sự chênh lệch tuổi
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tác của các cặp vợ chồng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ BLGĐ
[75].
- Trình độ học vấn: Tại Brazil, nghiên cứu của Garcia cũng đã cho kết quả
là trình độ học vấn của người phụ nữ có liên quan đến BLGĐ: trình độ học vấn
càng thấp thì tỷ lệ BLGĐ càng cao [33]. Nghiên cứu của Leite còn chỉ ra cụ thể
rằng: trung bình, bạo lực tinh thần xảy ra thường xuyên hơn 45% ở những người
có trình độ học vấn thấp [39]. Kết quả tương tự như vậy là nghiên cứu của
Borah [26] tại Đông Bắc Ấn Độ, nghiên cứu của Almeida [22], nghiên cứu của
Ozpinar [47].
- Khả năng tham gia vào hoạt động kiếm tiền: Garcia cho rằng đây là một
yếu tố có liên quan đến BLGĐ, những phụ nữ không có khả năng tham gia vào
các hoạt động kiếm tiền sẽ bị bạo lực nhiều hơn những phụ nữ khác [33]. Tương
tự như vậy đối với phụ nữ có thai ở Tây Bắc Ethiopia [29]. d'Oliveira cũng cho
rằng tình trạng kinh tế thấp và không có các công việc được trả thù lao sẽ làm
tăng tỷ lệ bị bạo lực hơn những phụ nữ tự mình kiếm ra tiền [27]. Tương tự
vậy, Almeida cũng cho rằng phụ nữ thất nghiệp và thu nhập hàng tháng <1000
euro có tỷ lệ bị bạo lực cao hơn phụ nữ có việc làm và thu nhập cao [22].
- Sử dụng rượu bia: Trình trạng sử dụng rượu bia của bản thân người phụ
nữ và chồng của họ vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố liên quan tới BLGĐ, tỷ
lệ bạo lực tăng lên ở những gia đình có người phụ nữ thường xuyên sử dụng
rượu bia. Và nghiên cứu chỉ ra rằng đây cũng chính là yếu tố có liên quan nhiều
nhất tới tình trạng BLGĐ vì gia đình của họ luôn có ý thức chống lại hành vi
này của người phụ nữ [33], [55]. Theo Sharps cho rằng việc sử dụng rượu bia
của cả nạn nhân và cả người gây ra bạo lực đã làm tăng tỷ lệ bạo lực lên 8,24
lần so với việc không sử dụng rượu bia [55]. Mối quan hệ giữa lạm dụng rượu
bia và BLGĐ được biết đến rộng rãi và được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu khác
[23], [27], [67]. Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại đô thị Paulista
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cho thấy người phụ nữ báo cáo đã sử dụng rượu có rủi ro cao gấp hai lần phải
chịu đựng bạo lực do chồng/bạn tình gây ra [67].
- Nghiện ma túy: Leite cho rằng những gia đình có chồng nghiện ma túy
thì tỷ lệ bạo lực cao hơn những gia đình khác 1,35 lần. Và bản thân phụ nữ có
tiền sử sử dụng ma túy có tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn 2,4 lần bởi chồng/bạn
tình [39].
- Kinh tế gia đình: những gia đình có kinh tế thấp thì tỷ lệ bạo lực cao hơn
gia đình có thu nhập cao [26]. Theo nghiên cứu của Leite thì phụ nữ có thu
nhập gia đình thấp chính là nạn nhân của bạo lực tình dục bởi chồng của họ
nhiều gấp ba lần so với phụ nữ có thu nhập gia đình cao [39]. Nghiên cứu của
Ozpinar cũng cho kết quả tương tự như vậy [47].
- Nghề nghiệp: Nghiên cứu của Zarei cho kết quả rằng hầu hết phụ nữ bị
BLGĐ là những bà nội trợ, nhưng bạo lực với mức độ vừa phải khi ở cùng
những người đàn ông thất nghiệp, mức độ bạo lực tăng lên đối với những phụ
nữ làm nội trợ ở cùng đàn ông có việc làm [75]. Rasoulian thấy rằng nghề
nghiệp của người chồng có liên quan chặt chẽ với mức độ bạo lực cụ thể cho
thấy những người chồng ít học hành có hành vi bạo lực hơn những người chồng
có học thức [51].
- Số con trong gia đình: Borah cho rằng gia đình không có con hay số con
nhiều hơn 2 thường có tỷ lệ bạo lực nhiều hơn những gia đình có từ một đến
hai con [26]. Một nghiên cứu khác tại Iran lại cho rằng có mối tương quan có
ý nghĩa thống kê giữa bạo lực và việc có bé trai trong gia đình: những phụ nữ
không có con trai bị bạo lực nhiều hơn, nhưng không có mối quan hệ có ý nghĩa
thống kê giữa số lượng con gái trong gia đình và bạo lực đối với phụ nữ [75].
- Tiền sử bị bạo lực của cha mẹ trong thời thơ ấu: những gia đình có cả vợ
và chồng đều có tiền sử bị BLGĐ thời thơ ấu thì tỷ lệ xảy ra bạo lực hiện tại
cao hơn những gia đình khác không có tiền sử trên [47]. Nghiên cứu của Leite
cũng cho kết quả: tỷ lệ bạo lực tinh thần cao hơn 70% ở những phụ nữ có mẹ
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
bị bạo lực bởi chồng/bạn tình hoặc bản thân bị bạo lực tình dục trong thời thơ
ấu [39].
- Kiến thức của người phụ nữ về BLGĐ: trong nghiên cứu của Niveta
Shivjatan và cộng sự năm 2008 cho kết quả là: hơn một nửa số phụ nữ (64%)
có kiến thức về bạo lực tinh thần, hơn một phần ba phụ nữ (33%) nhận thức
được các khía cạnh của bạo lực tinh thần. Bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục
ít nhận ra hơn các hình thức BLGĐ khác của phụ nữ. Khoảng 10% phụ nữ
không có kiến thức để xác định bất kỳ hình thức BLGĐ nào [56].
- Thái độ: Phụ nữ bày tỏ quan điểm rằng nạn nhân của BLGĐ cần: báo
cáo những trường hợp như vậy với cảnh sát (29%), chọn rời khỏi hôn nhân/mối
quan hệ (24%), tìm kiếm sự trợ giúp từ gia đình và bạn bè hoặc tìm kiếm sự
giúp đỡ từ các nhà lãnh đạo cộng đồng (12%). Hầu hết phụ nữ (93%) đều đồng
ý rằng bạo lực không nên được tha thứ hoặc chấp nhận trong xã hội. Phần lớn
số người được hỏi (93%) phụ nữ cũng đồng ý rằng nạn nhân BLGĐ nên có
quyền truy cập dịch vụ và sự hỗ trợ của cơ quan/chính phủ/nhà nước/một hoặc
cơ quan phi nhà nước. Ngoài ra, hầu hết tất cả những người được hỏi đều sẵn
sàng hỗ trợ cho một người bị BLGĐ [56].
- Màu da: nghiên cứu của Garcia tại Brazil năm 2016 chưa cho thấy có
sự liên quan giữa BLGĐ và màu da của người phụ nữ [33]. Tương tự như vậy
trong nghiên cứu của Leite cũng cho rằng không có mối liên hệ của bất kỳ loại
bạo lực nào với màu da hoặc tôn giáo của người phụ nữ. Ngược lại Almeida lại
cho rằng: phụ nữ không phải người da trắng sẽ có tỷ lệ BLGĐ cao hơn phụ nữ
da trắng [22].
- Mặt khác BLGĐ còn liên quan tới rất nhiều yếu tố khác cụ thể như:
Không có sự hài lòng về của hồi môn của vợ làm tăng tỷ lệ bạo lực [26], phụ
nữ có tiền sử mắc bệnh tâm thần hoặc có chồng có tiền sử bệnh tâm thần dường
như dễ trở thành nạn nhân của BLGĐ hơn. Người chồng hút thuốc có khả năng
thực hiện hành vi BLGĐ cao gấp 6,5 lần so với người không hút thuốc (p <
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
0,001) [51]. Những gia đình có chồng ham mê cờ bạc thì tỷ lệ bạo lực cao hơn
những gia đình khác, hay thời gian kết hôn càng dài thì tỷ lệ bạo lực càng cao
[26], phụ nữ kết hôn < 18 tuổi có tỷ lệ BLGĐ cao hơn những phụ nữ kết hôn
sau 18 tuổi [34].
Tóm lại, có nhiều yếu tố liên quan đến BLGĐ đã được chứng minh ở nhiều
nghiên cứu khác nhau. Đó sẽ là cơ sở để chúng ta thực hiện tốt các can thiệp
nhằm giảm bớt tỷ lệ BLGĐ trong tương lai.
1.4. Vài nét về địa điểm nghiên cứu của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Trong số 7 huyện của tỉnh Thái Nguyên thì Định Hóa là một trong hai
huyện vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn nhất. Định Hóa là một
huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, phía Tây - Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang,
Đông - Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, Đông - Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương,
trung tâm huyện là thị trấn Chợ Chu cách trung tâm thành phố 50 km về phía
Tây Bắc. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính gồm thị trấn Chợ Chu và 23 xã
(Linh Thông, Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Thịnh, Bảo Linh,
Trung Lương, Trung Hội, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Sơn Phú, Điềm Mặc, Bình
Thành, Phú Đình, Định Biên, Phượng Tiến, Phúc Chu, Linh Thông, Đồng
Thịnh, Tân Dương, Bảo Cường, Bình Yên). Địa hình trải dài, khá phức tạp và
chia thành hai vùng: Vùng núi cao và vùng núi thấp do đó vẫn còn những khu
vực cách xa khu trung tâm gây khó khăn trong việc đi lại, thông thương giữa
các vùng. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và thương mại - du lịch còn rất nhỏ bé. Đây là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh
em: Tày, Kinh, Cao Lan-Sán Chí, Nùng, Dao, Hoa, Sán Dìu, Mông, Mường
trong đó chủ yếu là dân tộc Tày (49,23%) [20]. Theo báo cáo Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình quý 2 năm 2020 của Trung tâm Y tế huyện Định Hóa: Tổng số
nhân khẩu thực tế thường trú tính đến cuối quý là 100362 người, trong đó số
phụ nữ từ 15-49 tuổi là 25285 người chiếm khoảng 25%, số phụ nữ từ 15-49
tuổi có chồng 17725 người [13].
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chung, nền kinh tế của
huyện cũng có nhiều thay đổi tích cực kéo theo những thay đổi của văn hóa,
giáo dục. Tuy nhiên, ở một số nơi, đặc biệt là những xã vùng sâu vùng xa, trình
độ cũng như nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt người dân ở
đây còn thiếu kiến thức về bình đẳng giới, tình trạng trọng nam khinh nữ còn
khá nặng nề. Chính vì vậy, thực trạng và một số yếu tố liên quan đến BLGĐ
của phụ nữ dân tộc thiểu số tại các xã này cần được làm rõ hơn. Đây chính là
căn cứ giúp chúng ta đề xuất được một số giải pháp hoặc xây dựng được một
số biện pháp can thiệp hiệu quả trong tương lai nhằm giảm bớt hậu quả do
BLGĐ gây ra.
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Định Hóa
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Nghiên cứu định lượng
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên.
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng:
+ Phụ nữ đã có chồng, tuổi từ 15-49
+ Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu
* Nghiên cứu định tính
- Trạm trưởng Trạm y tế
- Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ
- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã
- Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ các thôn
- Trưởng thôn
- Cán bộ dân số tại Trạm y tế
- Một số phụ nữ đã từng bị bạo lực gia đình tại các xã
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, nghiên cứu định lượng kết hợp
định tính.
2.4.2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.4.3. Mẫu nghiên cứu
2.4.3.1. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng
Công thức dưới đây được áp dụng cho nghiên cứu mô tả [3], tính cỡ mẫu
như sau:
2
2
2
/
1
.
.
d
q
p
Z
n 


Trong đó:
- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần có;
- p: Tỷ lệ ước lượng phụ nữ bị bạo lực gia đình. Chọn p = 0,58 (Theo
Nghiên cứu Quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam của Tổng cục Thống
kê năm 2010, có tới 58% phụ nữ bị bạo hành dưới ít nhất một hình thức) [12];
- Z1 - α/2 : Hệ số giới hạn tin cậy, Z1 - α/2 = 1,96;
(Với  = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95%)
- d: Độ chính xác mong muốn, ấn định d = 0,038;
Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 648. Để đảm bảo độ
tin cậy, số cỡ mẫu được tính thêm 5% là 680.
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính
- Phỏng vấn sâu: 02 cuộc phỏng vấn sâu/xã
 Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (01 người/xã): 03 người
 Chủ tịch hội phụ nữ xã (01 người/xã): 03 người
Tổng số đối tượng tham gia phỏng vấn sâu của 3 xã: 06 người
- Thảo luận nhóm: 01 cuộc thảo luận nhóm/xã
 Trạm trưởng trạm y tế (01 người/xã): 03 người
 Chi hội trưởng chi hội phụ nữ các thôn (03 người/xã): 09 người
 Trưởng thôn (03 người/xã): 09 người
 Cán bộ dân số tại trạm y tế (01 người/xã): 03 người
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
 Một số phụ nữ đã từng bị BLGĐ (03 người/xã): 09 người
Tổng số đối tượng tham gia thảo luận nhóm của 3 xã: 33 người
2.4.3.1. Phương pháp chọn mẫu
* Đối với nghiên cứu định lượng
- Chọn huyện nghiên cứu: chọn chủ đích là huyện Định Hóa vì đây là một
trong hai huyện vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn nhất trong tỉnh
Thái Nguyên.
- Chọn xã: huyện Định Hóa chia thành 3 khu vực: trung tâm, gần khu trung
tâm và xa khu trung tâm [18]. Chia như vậy vì địa hình của huyện rất phức tạp,
không đồng nhất nên vị trí cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện kinh tế
và văn hóa. Mỗi khu vực chọn các xã như sau:
+ Khu vực trung tâm: có 6 xã chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã: Thị trấn Chợ Chu,
Kim Sơn
+ Khu vực gần trung tâm có 9 xã chọn ngẫu nhiên lấy 3 xã: Bảo Cường,
Phúc Chu, Quy Kỳ
+ Khu vực xa trung tâm có 9 xã chọn ngẫu nhiên lấy 3 xã: Trung Hội, Linh
Thông, Phú Tiến
(Ta chọn như vậy vì Định Hóa có tổng 24 đơn vị hành chính cấp xã phường trong
đó có 1 thị trấn và 23 xã thì đã có 20 xã đặc biệt khó khăn và 1 số xã vùng sâu
vùng xa tập trung nhiều ở khu vực xa trung tâm và gần trung tâm).
Như vậy ta chọn được 8 xã với tổng số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 5633
phụ nữ như bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Danh sách số phụ nữ tại 08 xã nghiên cứu
STT Tên xã Số phụ nữ STT Tên xã Số phụ nữ
1 Thị trấn chợ Chu 1121 5 Quy Kỳ 781
2 Kim Sơn 437 6 Trung Hội 911
3 Bảo Cường 787 7 Linh Thông 565
4 Phúc Chu 421 8 Phú Tiến 610
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chọn đối tượng người phụ nữ cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo các bước sau:
+ Bước 1: Lập danh sách tất cả những những người phụ nữ đạt đủ tiêu
chuẩn. Như vậy ta lập được danh sách tất cả có 5633 phụ nữ
+ Bước 2: Tìm khoảng cách mẫu k (k = N/n), nếu k tính được là số thập
phân chỉ lấy phần nguyên
Lấy tổng số người phụ nữ trong danh sách chọn chia cho cỡ mẫu (n =
680), ta được khoảng cách k = 5633/680 = 8,28. Lấy k = 8
+ Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu:
Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một người phụ nữ nằm trong
khoảng từ 01 đến khoảng cách k, đó là đối tượng thứ nhất.
Chọn đối tượng thứ hai: là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng với
khoảng cách chọn k = 8
Chọn đối tượng tiếp theo: là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng với
khoảng cách chọn (k). Làm như vậy đến khi chọn đủ 680 đối tượng.
* Đối với nghiên cứu định tính
- Chọn xã:
+ Khu vực trung tâm: chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã trong 2 xã thực hiện nghiên
cứu định lượng: Kim Sơn
+ Khu vực gần trung tâm: chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã trong 3 xã thực hiện
nghiên cứu định lượng: Quy Kỳ
+ Khu vực xa trung tâm: chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã trong 3 xã thực hiện
nghiên cứu định lượng: Linh Thông.
- Sử dụng kỹ thuật chọn chủ đích để chọn các đối tượng tham gia vào
phỏng vấn sâu và các nhóm thảo luận tại các xã đã lựa chọn trên.
2.5. Chỉ số nghiên cứu
2.5.1. Nhóm chỉ số theo mục tiêu 1: Thực trạng bạo lực gia đình
 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Nhóm tuổi
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ
- Nhóm dân tộc
- Nhóm tôn giáo
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
 Thực trạng bạo lực gia đình
- Tỉ lệ chung bạo lực gia đình
- Tần suất bạo lực gia đình
- Tỉ lệ bạo lực thể xác
- Tỉ lệ bạo lực tinh thần
- Tỉ lệ bạo lực tình dục
- Tỉ lệ bạo lực kinh tế
- Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về bạo lực gia đình.
2.5.3. Nhóm chỉ số theo mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia
đình
- Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi kết
hôn lần đầu của phụ nữ với BLGĐ;
- Mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sử dụng rượu/bia,
sử dụng ma túy/chất gây nghiện của chồng với BLGĐ;
- Mối liên quan giữa thái độ của người phụ nữ về BLGĐ với BLGĐ;
- Mối liên quan giữa công tác phổ biến Luật PC-BLGĐ với BLGĐ;
- Các ý kiến về một số yếu tố liên quan tới BLGĐ.
2.6. Định nghĩa một số biến số nghiên cứu
TT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến
Phương pháp
thu thập
1 Tuổi Xác định từ lúc sinh đến thời
điểm nghiên cứu theo năm
dương lịch
Biến liên tục Phỏng vấn
trực tiếp
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2 Tuổi kết hôn
lần đầu
Tuổi của người phụ nữ tại
thời điểm lần đầu đăng kí kết
hôn
Biến liên tục Phỏng vấn
trực tiếp
3 Giới tính Nam hay nữ Biến định
danh
Phỏng vấn
trực tiếp
4 Dân tộc Dân tộc được xác định bởi cơ
quan có thẩm quyền
Biến định
danh
Phỏng vấn
trực tiếp
5 Tôn giáo Thuộc tính tôn giáo do đối
tượng cung cấp
Biến định
danh
Phỏng vấn
trực tiếp
6 Trình độ học
vấn
Số năm đi học Biến thứ bậc Phỏng vấn
trực tiếp
7 Nghề nghiệp Là công việc chính của đối
tượng làm trong thời gian dài
nhất, được chia thành nông
dân và nghề khác
Biến định
danh
Phỏng vấn
trực tiếp
8 Thái độ Là quan điểm của người phụ
nữ về BLGĐ và vai trò giới
Biến thứ
hạng
Phỏng vấn
trực tiếp
9 Thực trạng
BLGĐ
Là những hình thức BLGĐ
theo luật phòng chống
BLGĐ mà phụ nữ đã gặp
phải trong cuộc sống gia
đình.
Biến định
danh
Phỏng vấn
trực tiếp
10 Hành vi Là hành vi của người phụ
nữ tìm kiếm sự giúp đỡ từ
gia đình, xã hội khi bị
BLGĐ
Biến định
danh
Phỏng vấn
trực tiếp
11 Công tác phổ
biến luật PC-
BLGĐ
Là các thông tin liên quan
đến luật mà người phụ nữ
nhận được qua các phương
tiện thông tin đại chúng
Biến định
danh
Phỏng vấn
trực tiếp
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu
* Với số liệu định lượng
- Thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp người phụ nữ
theo tiêu chuẩn đã lựa chọn.
- Phỏng vấn viên: trình độ bác sĩ, hiện đang là học viên cao học trong nhà
trong nhà trường, được tập huấn đầy đủ trước khi thu thập số liệu.
- Do tính nhạy cảm của vấn đề, để đảm bảo tính riêng tư, bí mật và đảm
bảo tính chính xác của thông tin mà đối tượng cung cấp, tạo ra sự tự tin, an tâm
cho đối tượng. Đối tượng được mời đến nhà văn hóa xóm để phỏng vấn riêng,
không có sự tham gia của người chồng.
* Với số liệu định tính
- Sử dụng Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn trưởng ban Vì sự
tiến bộ của phụ nữ, chủ tịch hội phụ nữ. Kết quả phỏng vấn sâu (PVS) được ghi
chép đồng thời sử dụng máy ghi âm ghi lại cuộc phỏng vấn.
- Sử dụng Bảng hướng dẫn thảo luận để tiến hành thảo luận nhóm có trọng
tâm. Kết quả thảo luận nhóm (TLN) được thư ký ghi chép đồng thời sử dụng
máy ghi âm để ghi lại nội dung.
2.8. Cách khống chế sai số
- Thiết kế các phiếu phỏng vấn: Phiếu phỏng vấn được xây dựng với ngôn
ngữ dễ hiểu, các mức đánh giá phù hợp, được tiến hành điều tra thử, sau đó
chỉnh lý lại trước khi điều tra chính thức.
- Đội ngũ điều tra viên được tập huấn, hướng dẫn nội dung điều tra trước
khi tiến hành thực hiện.
- Lựa chọn đối tượng phỏng vấn theo tiêu chuẩn, tuân thủ chặt chẽ phương
pháp chọn mẫu để đảm bảo tính ngẫu nhiên của nghiên cứu.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Nghiên cứu viên giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu, đảm bảo
các thông tin thu thập đầy đủ, các phiếu điều tra được các giám sát viên kiểm
tra và xác nhận.
- Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích
nghiên cứu, thể hiện thái độ chân thành, cầu thị, trong quá trình PVS, TLN
khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời, trình bày chính kiến, quan điểm của
mình.
2.9. Công cụ thu thập số liệu
* Đối với nghiên cứu định lượng:
- Bảng câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 01) có các phần chính như sau:
+ Phần I: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu, bao gồm 14 câu hỏi
(a1 - a13);
+ Phần II: Thái độ vai trò giới, bao gồm 8 câu hỏi (b1 - b8);
+ Phần II: Thực trạng BLGĐ ở phụ nữ, bao gồm 13 câu hỏi (c1 – c11);
+ Phần IV: Phổ biến luật PC-BLGĐ và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp, bao
gồm 06 câu hỏi (d1- d6).
* Đối với nghiên cứu định tính
- Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 02)
- Biên bản phỏng vấn sâu (Phụ lục 03)
- Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 04)
- Biên bản thảo luận nhóm (Phụ lục 05)
2.10. Đo lường và đánh giá
- Để đo lường và đánh giá thái độ của phụ nữ về vai trò của giới, mỗi câu
hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 rất không đồng ý; 2 không đồng ý; 3
chưa rõ ràng; 4 đồng ý; và 5 rất đồng ý). Mỗi câu hỏi được cho điểm như sau:
Trả lời Câu khẳng định Câu phủ định
Rất không đồng ý 1 5
Không đồng ý 2 4
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Không rõ ràng 3 3
Đồng ý 4 2
Rất đồng ý 5 1
Tổng số điểm Thái độ được phân chia làm 3 loại (kém, khá, và tốt) theo
phân loại của Bloom như sau:
Phần trăm Giải thích
< 60% Kém
60-79% Khá
≥ 80% Tốt
- Thực trạng BLGĐ của phụ nữ, đánh giá ở 2 mức độ: 1 đã từng, 0 chưa
từng. Tần suất bạo lực được đo lường ở 3 mức độ [1]:
+ 1 hiếm khi (1-2 lần/năm)
+ 2 thỉnh thoảng (1-2 lần/tháng)
+ 3 thường xuyên (1-2 lần/tuần)
- Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích
nghiên cứu, thể hiện thái độ chân thành, cầu thị, trong quá trình PVS, TLN
khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời, trình bày chính kiến, quan điểm của
mình.
2.11. Phân tích và xử lý số liệu
* Với nghiên cứu định lượng
- Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng
- Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1
- Số liệu được xử lý bằng SPSS 25.0 theo các thuật toán thống kê:
 Thống kê mô tả tính tần suất, tỷ lệ phần trăm đã được xem xét để mô tả
đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứ và thực trạng BLGĐ.
 Test Chi-square được sử dụng để so sánh 2 tỷ lệ, nếu cần sẽ hiệu chỉnh
bằng Fhiser’s exact test.
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
 Phân tích hồi quy logistic (logistic regression analysis) được sử dụng để
xác định mối liên quan giữa nhiều biến số với BLGĐ
* Với nghiên cứu định tính
- Trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm và ghi chép theo chủ
đề phân tích.
- Số liệu định tính được phân tích theo từng nội dung và được sắp xếp theo
hộp.
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu
- Giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng khi cần thiết
để tạo tinh thần hợp tác cùng làm việc.
- Điều tra trên những đối tượng đồng ý cộng tác, không ép buộc và trên
tinh thần tôn trọng.
- Sau khi phỏng vấn điều tra sẽ được thông tin tuyên truyền thêm những
kiến thức mà đối tượng còn chưa biết.
- Đảm bảo an toàn, bí mật các thông tin và chỉ công bố sau khi đã có sự
thỏa thuận đôi bên.
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức trường Đại học Y -
Dược Thái Nguyên.
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng huyện
Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tuổi, dân tộc, tôn giáo của đối tượng nghiên cứu (n = 680)
Biến số SL %
Dân tộc
Kinh 208 30,6
Tày 378 55,6
Khác 94 13,8
Tôn giáo
Không 680 100,0
Tuổi
18-24 47 6,9
25-34 238 35,0
35-49 395 58,1
Tuổi trung bình 36,2±7,5
Nhận xét:
Qua bảng có thể thấy dân tộc Tày chiếm nhiều nhất (55,6%) tiếp đến là
dân tộc Kinh chiếm 30,6% còn lại 13,8% là dân tộc khác; Tuổi trung bình là
36,2 tuổi, nhóm tuổi chủ yếu từ 35-49 tuổi chiếm 58,1%, tiếp đến là nhóm từ
25-34 tuổi chiếm 35,0% và thấp nhất là nhóm từ 18-24 tuổi (6,9%). 100,0% đối
tượng nghiên cứu không theo tôn giáo nào.
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi kết hôn lần đầu của đối
tượng nghiên cứu (n = 680)
Biến số SL %
Trình độ học vấn
Tiểu học trở xuống 100 14,7
Trung học cơ sở 248 36,5
Trung học phổ thông 203 29,9
TH/cao đẳng/ĐH 129 19,0
Nghề nghiệp
Nông dân 439 64,6
Nghề khác 241 35,4
Tuổi kết hôn lần đầu
< 18 6 0,9
18 - 24 514 75,6
25 - 35 154 22,6
35 - 49 6 0,9
Nhận xét:
Tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn THCS chiếm 36,5%, tiếp đến là THPT,
CĐ-ĐH và tiểu học; Chủ yếu đối tượng nghiên cứu làm nông dân (64,6%);
phần lớn đối tượng kết hôn khi có độ tuổi từ 18-24 tuổi (75,6%). Một số rất ít
là đối tượng kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi.
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.1.2. Thực trạng bạo lực gia đình
Biểu đồ 3.1. Thực trạng bạo lực gia đình (n = 680)
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đã từng bị BLGĐ là 53,5%.
Biểu đồ 3.2. Thực trạng tần suất bạo lực gia đình (n = 364)
Nhận xét: Tần suất BLGĐ chủ yếu là bị từ 1-2 lần/năm (78,8%). Tỷ lệ
bị bạo lực thường xuyên chỉ chiếm 6% trong số đối tượng bị BLGĐ.
53,5%
46,5% Có BLGĐ
Chưa BLGĐ
78.8%
15.1%
6.1%
Hiếm khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Biểu đồ 3.3. Các hình thức bạo lực gia đình của đối tượng nghiên cứu (n = 364)
Nhận xét: Hình thức BLGĐ phổ biến nhất là Bạo lực về tinh thần (90,4%)
sau đó là Bạo lực về thể xác (59,3%); Bạo lực về tình dục (34,3%) và Bạo lực
về kinh tế chiếm 21,4%.
Bảng 3.3. Hình thức bạo lực tinh thần của đối tượng nghiên cứu (n = 329)
Hình thức SL %
Ngăn cản gặp gỡ bạn bè 42 12,8
Hạn chế liên lạc với gia đình 16 4,9
Bị giám sát đang ở đâu vào mọi lúc 156 47,4
Phớt lờ và đối xử thờ ơ 71 21,6
Bị tức giận khi nói chuyện với người đàn ông khác 117 35,6
Thường bị nghi ngờ không chung thủy 46 14,0
Phải xin phép khi đi tìm kiếm dịch vụ y tế 79 24,0
Bị xúc phạm hay làm xấu hổ về bản thân 110 33,4
Coi thường hay làm nhục trước mặt người khác 49 14,9
Làm sợ hãi 73 22,2
Đe dọa làm hại đối tượng hoặc người quan tâm 17 5,2
Đe dọa đuổi ra khỏi nhà 53 16,1
Nhận xét:
Hình thức bạo lực tinh thần thường gặp nhất là “Bị giám sát đang ở đâu vào
mọi lúc” chiếm 47,4%; “Bị tức giận khi nói chuyện với người đàn ông khác” chiếm
35,6%… ít nhất là việc bị “hạn chế liên lạc với gia đình” chiếm 4,9%.
59.3%
90.4%
34.3%
21,4%
0
20
40
60
80
100
Bạo lực thể
xác
Bạo lực tinh
thần
Bạo lực tình
dục
Bạo lực kinh
tế
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.4. Hình thức bạo lực thể xác của đối tượng nghiên cứu (n = 148)
Nhận xét:
Hình thức bạo lực thể xác nhiều nhất là tát hay ném đồ vào người (74,3%);
các hình thức như đẩy ngã/túm tóc, đá, kéo, nện, đấm bằng tay hay các vật dụng
khác chiếm từ 20,9 – 28,4%; hình thức đe dọa bằng vũ khí hay bóp cổ chiếm
11,5%.
Bảng 3.5. Hình thức bạo lực tình dục của đối tượng nghiên cứu (n = 125)
Nhận xét:
Hình thức bạo lực tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất là vẫn phải QHTD mặc
dù không mong muốn vì sợ (58,4%); tiếp đến là bị ngăn cản sử dụng BPTT
(48,0%) và thấp nhất là bị ép QHTD khi cảm thất bị xúc phạm (14,4%).
Hình thức SL %
Tát hay ném 110 74,3
Đẩy ngã hay túm tóc 41 27,7
Đấm bằng tay hay vật khác gây đau 31 20,9
Đá, kéo, nện 42 28,4
Bóp cổ hay gây bỏng 17 11,5
Đe dọa bằng vũ khí 17 11,5
Hình thức SL %
Bị ép QHTD 35 28,0
Không muốn mà vẫn phải QHTD vì sợ 73 58,4
Ép thực hiện hành vi tình dục mà chị cảm thấy bị xúc phạm 18 14,4
Bị từ chối/ ngăn cản sử dụng BPTT 60 48,0
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.6. Hình thức bạo lực kinh tế của đối tượng nghiên cứu (n = 78)
Nhận xét:
Hình thức bạo lực kinh tế hay gặp nhất là bị từ chối đưa tiền chi tiêu cho
gia đình (59,6%), tiếp đến là bị lấy tiền lương, tiền tiết kiệm (43,6%) và cuối
cùng là bị từ chối cung cấp tài chính nuôi con (29,5%).
Qua nghiên cứu định tính tại 03 xã, ta rút ra một số ý kiến sau:
Hộp 3.1. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về thực trạng
bạo lực gia đình
“Bạo lực gia đình ở địa phương chúng tôi thì cũng nhiều đấy. Nhất là vợ
chồng mâu thuẫn bởi những sinh hoạt gia đình hằng ngày, nói qua nói lại dẫn
đến bất đồng quan điểm rồi chửi mắng nhau thì nhà nào chẳng có” – H.T.G -
34 tuổi.
“Bạo lực trong gia đình chúng tôi chủ yếu là cãi vã, chửi bới do mẫu
thuẫn hằng ngày…” – L.T.T - 38 tuổi.
“Theo báo cáo thì địa phương không có bạo lực gia đình ở mức độ
nghiêm trọng mấy. Có năm có 1,2 vụ; có năm không có. Nhưng bạo lực gia
đình theo hình thức cãi vã, mắng chửi nhau thì nhiều…” – L.V.T - Trưởng ban
Vì sự tiến bộ của phụ nữ xã Linh Thông.
Nhận xét:
Đa số ý kiến của đối tượng nghiên cứu cho thấy thực trạng BLGĐ tại
địa phương còn phổ biến.
Hình thức SL %
Bị lấy tiền lương, tiền tiết kiệm 34 43,6
Từ chối đưa tiền chi tiêu gia đình 46 59,0
Từ chối cung cấp tài chính nuôi con 23 29,5
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hộp 3.2. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về các hình thức
bạo lực gia đình
“Khi có chuyện gì không vui là chồng tôi chửi, chửi nhiều quá tôi cũng
nói lại thành ra cãi nhau, căng thẳng hơn có lần ông ấy tát vào mặt, vào tai…”
– T.T.H - 31 tuổi
“Chủ yếu chỉ có chửi bới, cãi vã nhau thôi. Trong lúc ấy thường là coi
thường hay nói những câu xúc phạm tôi lắm, có lúc cả đe dọa, la hét, đập vỡ
đồ đạc…” – N.T.B - 30 tuổi
“Có tuần tôi đi cấy về rất là mệt, nhưng đêm nào cũng đòi được quan hệ
tình dục, tôi từ chối thì bị chửi bới, rồi bị ép quan hệ, cho nên những lần sau
thì kể cả không thích tôi cũng phải cố để giải quyết nhu cầu sinh lý cho
chồng…” – N.T.M - 30 tuổi
“Chồng tôi còn lấy trộm tiền tiết kiệm của tôi để mua rượu, mua thuốc,
không có chuyện đưa tiền cho tôi tiêu pha sinh hoạt hay nuôi con ăn học đâu...
Còn chuyện đánh cãi, chửi nhau thì đương nhiên là có chứ.” – N.T.B - 30 tuổi
“Các hình thức bạo lực gia đình thì nhiều lắm. Không phải chỉ có đánh
đạp mới là bạo lực gia đình đâu. Suốt ngày chì chiết, cấm cản cũng là bạo lực
gia đình, hay người phụ nữ bị ép quan hệ tình dục khi bản thân không mong
muốn cũng là bạo lực. Nói chung hình thức thì nhiều lắm…” – H.T.V - Chủ
tịch hội Phụ nữ xã Linh Thông.
Nhận xét:
Đa số ý kiến của đối tượng nghiên cứu đều cho thấy có rất nhiều hình
thức BLGĐ đối với phụ nữ như: bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, bạo lực
tình dục và bạo lực kinh tế, trong đó nhiều nhất là bạo lực về tinh thần.
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hộp 3.3. Ý kiến về hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khi phụ nữ bị bạo lực
gia đình
“Nếu bị bạo lực thì chắc chắn tôi sẽ tìm đến sự giúp đỡ. Đầu tiên sẽ là
những người trong gia đình, họ hàng của tôi. Sau đó mới nghĩ đến người ngoài
như hàng xóm, bạn bè. Tuy nhiên nếu quá mức chịu đựng thì tôi sẽ tìm đến
chính quyền địa phương để trình bày… ” – V.T.M-40 tuổi
“Tôi đã từng bị bạo lực rồi, nhưng cũng ngại làm phiền tới bạn bè, hàng
xóm hay chính quyền địa phương lắm, bởi vì tôi không muốn nhiều người biết
chuyện gia đình tôi nên chủ yếu là tôi nhờ gia đình, anh chị e họ hàng khuyên
bảo anh chồng” – Đ.T.L-36 tuổi
“Những vụ việc mà xã nắm được thì thường là nó xảy ra nhiều lần rồi,
với mức độ nghiêm trọng, tổ hòa giải họ không làm gì được thì họ mới gọi đến
mình. Chứ cãi nhau, chửi bới nhau thì họ tự giải quyết thôi cũng không thấy họ
nhờ chính quyền can thiệp những việc ấy.” – H.T.Đ - Phó chủ tịch UBND xã
Quy Kỳ.
“Tôi trong tổ hòa giải đấy nhưng cũng ít khi người ta gọi lắm. Thường
thì cãi, đánh nhau xong hàng xóm họ báo hoặc ở gần nhà tôi biết thôi…” –
H.T.N - 40 tuổi.
Nhận xét:
Đa số các ý kiến đều cho thấy hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị BLGĐ
của phụ nữ còn mang tính chất nội bộ, cá nhân. Chủ yếu là đối tượng tìm kiếm
sự giúp đỡ của gia đình, họ hàng.
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hộp 3.4. Các ý kiến về sự tham gia giải quyết bạo lực gia đình của
chính quyền, địa phương
“Vì tôi cũng không báo cáo chính quyền, địa phương nên là họ cũng
không can thiệp gì đâu. Có chăng thì tổ hòa giải thấy hàng xóm phản ánh thì
họ cũng sang nói chuyện với gia đình, nhưng thường là sau khi cãi vã xảy ra
rồi”. – L.T.T - 38 tuổi
“Vì nhà tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, đánh nhau nên cũng nhiều lần được
các cán bộ thôn đến tận nhà nói chuyện, rồi cũng được vài lần gọi lên trên xã làm
việc vì tôi có trình bày với cán bộ xã về tình trạng bao lực gia đình. Tuy nhiên cũng
hạn chế thôi.” – H.T.L - 35 tuổi
“Với những vụ việc mà xã nắm được thì thường là tôi sẽ cho tổ hòa giải
xuống làm việc trước, nếu không ổn thì tôi sẽ gọi đến công an và các ban ngành
liên quan. Tuy nhiên tôi xuống thì cũng nhắc nhở chứ cũng không giải quyết
dứt điểm được. Vụ nào nghiêm trọng lắm thì cũng chỉ phạt hành chính thôi.” –
H.T.Đ - Phó chủ tịch UBND xã Quy Kỳ.
Nhận xét:
Các ý kiến cho thấy các ban ngành, đoàn thể trong công tác giải quyết
BLGĐ còn gặp nhiều khó khăn, chưa được thể hiện hết vai trò của mình.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc của đối tượng nghiên cứu với
bạo lực gia đình
BLGĐ
Đặc điểm
Có bạo lực Không bạo lực
p
SL % SL %
Tuổi
<30 77 53,8 66 46,2
> 0,05
≥30 287 53,4 250 46,6
Dân tộc
Kinh 109 52,4 99 47,6
> 0,05
Thiểu số 255 54,0 217 46,0
Nhận xét:
Không có mối liên quan giữa độ tuổi, dân tộc của đối tượng nghiên cứu
với bạo lực gia đình. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
với bạo lực gia đình
Có bạo lực Không bạo lực
p
SL % SL %
Trình độ
học vấn
THPT trở
xuống
307 55,7 244 44,3
< 0,05
Trên THPT 57 44,2 72 55,8
Nhận xét:
Có mối liên quan giữa trình độ học vấn trên THPT và từ THPT trở xuống
của đối tượng nghiên cứu với BLGĐ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi kết hôn lần đầu của đối
tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình
Có bạo lực Không bạo lực
p
SL % SL %
Nghề nghiệp
Nông dân 233 53,1 206 46,9
> 0,05
Nghề khác 131 54,4 110 45,6
Tuổi kết hôn
lần đầu
< 18 2 33,3 4 66,7
> 0,05
≥18 362 53,7 312 46,3
Nhận xét:
Không có mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi kết hôn lần đầu của đối
tượng nghiên cứu với BLGĐ. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05.
Đặc điểm
BLGĐ
Đặc điểm
BLGĐ
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019
Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công...
Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công...Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công...
Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

La actualidad más candente (20)

Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
 
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, phường tỉnh...
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
 
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
 
Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công...
Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công...Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công...
Thực trạng một số chứng, bệnh thường gặp và yếu tố liên quan ở công nhân công...
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
 
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
 
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
Thương mại hóa kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở các trường đại học công l...
 
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAYLuận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
Luận án: Đặc điểm dịch tể nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em, HAY
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPTLuận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
Luận văn: Hành vi sử dụng điện thoại di động của học sinh THPT
 
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
Nghiên cứu tạo chế phẩm nucleopolyhedrosis virus (npv) để phòng trừ sâu khoan...
 
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện ...
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
 
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
luận án tiến sĩ nhi khoa hiệu qủa của cyclophosphamid tĩnh mạch phối hợp pred...
 
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
Luận án: Tình trạng đông cầm máu ở bệnh đái tháo đường type 2
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
 

Similar a Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019

Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thánghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-ViệtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...ssuserc1c2711
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar a Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019 (20)

Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAYLuận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk LắkLuận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
 
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ thángNghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai con so đủ tháng
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
Luận văn: Thực trạng lo âu, trầm cảm và nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội của ngườ...
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio LinhLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
 
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
Y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt
 
Luận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh, HAY, 9đ
 
Luận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh
Luận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinhLuận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh
Luận văn: Khảo sát đặc điểm các ca phản vệ với thuốc kháng sinh
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
Nhu Cầu Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Trường Trung Học Phổ Thông 
 
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
Luận văn: Nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trường trung học phổ thông ...
 

Más de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Más de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng huyện định hóa, tỉnh thái nguyên năm 2019

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC PHẠM THỊ PHƯƠNG MAI BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở PHỤ NỮ 15 – 49 TUỔI CÓ CHỒNG HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2020
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC PHẠM THỊ PHƯƠNG MAI BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở PHỤ NỮ 15 – 49 TUỔI CÓ CHỒNG HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG Mã số: : 8720163 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÊ THỊ THANH HOA 2. TS. NGUYỄN QUANG MẠNH
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn THÁI NGUYÊN - NĂM 202 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Thị Phương Mai, học viên lớp cao học Khóa 22 chuyên ngành Y học dự phòng, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thị Thanh Hoa và TS. Nguyễn Quang Mạnh. 2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Thái Nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2020 Người viết cam đoan Phạm Thị Phương Mai
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới: Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Khoa Y tế Công cộng Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Hoa và TS. Nguyễn Quang Mạnh, giảng viên trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình: Phát triển ý tưởng nghiên cứu, xây dựng đề cương, triển khai các hoạt động nghiên cứu tại cộng đồng, phân tích, xử lý số liệu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn các thầy cô giảng viên khoa Y tế Công cộng, cùng toàn thể giảng viên Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đặc biệt là gia đình đã luôn động viên, khích lệ và là nguồn động lực to lớn giúp tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu để hoàn thành khoá học này. Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn! Thái nguyên, ngày 12 tháng 5 năm 2020 Tác giả: Phạm Thị Phương Mai
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT BLGĐ : Bạo lực gia đình BPTT : Biện pháp tránh thai ĐH : Đại học PC-BLGĐ : Phòng chống bạo lực gia đình QHTD : Quan hệ tình dục SL : Số lượng TC : Trung cấp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TT-GDSK : Truyền thông - Giáo dục sức khỏe UBND : Ủy ban nhân dân WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3 1.1. Một số khái niệm về bạo lực gia đình...................................................... 3 1.2. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam.......................... 14 1.3. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình ........................................... 17 1.4. Vài nét về địa điểm nghiên cứu của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 24 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 2.5. Chỉ số nghiên cứu..................................................................................... 27 2.6. Định nghĩa một số biến số nghiên cứu..................................................... 28 2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 30 2.8. Cách khống chế sai số.............................................................................. 30 2.9. Công cụ thu thập số liệu........................................................................... 31 2.10. Đo lường và đánh giá............................................................................. 31 2.11. Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................... 32 2.12. Đạo đức trong nghiên cứu...................................................................... 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34 3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ..................................................................... 34 3.2. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình ........................................... 42 Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 49 4.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên năm 2019.................................................................. 49 4.2. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình ........................................... 56 KẾT LUẬN..................................................................................................... 65 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh sách số phụ nữ tại 08 xã nghiên cứu..................................... 26 Bảng 3.1. Tuổi, dân tộc, tôn giáo của đối tượng nghiên cứu (n = 680)............... 34 Bảng 3.2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi kết hôn lần đầu của đối tượng nghiên cứu (n = 680)................................................................................... 35 Bảng 3.3. Hình thức bạo lực tinh thần của đối tượng nghiên cứu (n = 329)... 37 Bảng 3.4. Hình thức bạo lực thể xác của đối tượng nghiên cứu (n = 148)...... 38 Bảng 3.5. Hình thức bạo lực tình dục của đối tượng nghiên cứu (n = 125).... 38 Bảng 3.6. Hình thức bạo lực kinh tế của đối tượng nghiên cứu (n = 78)........ 39 Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc của đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình............................................................................................... 42 Bảng 3.8. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình......................................................................................... 43 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi kết hôn lần đầu của đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình ..................................................... 43 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tuổi của chồng đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình............................................................................................... 44 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của chồng đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình...................................................................... 44 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của chồng đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình.................................................................................. 44 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thói quen sử dụng rượu, bia hay ma túy/ chất gây nghiện của chồng đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình ......... 45 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa công tác phổ biến luật phòng chống bạo lực gia đình của phụ nữ với bạo lực gia đình.................................................. 45 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thái độ chung của phụ nữ về bạo lực gia đình với bạo lực gia đình................................................................................. 46 Bảng 3.16: Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình............................................................................................................ 46
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thực trạng bạo lực gia đình........................................................ 36 Biểu đồ 3.2. Thực trạng tần suất bạo lực gia đình .......................................... 36 Biểu đồ 3.3. Các hình thức bạo lực gia đình của đối tượng nghiên cứu....................37
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 3.1. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình.... 39 Hộp 3.2. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về các hình thức bạo lực gia đình ......................................................................................................................... 40 Hộp 3.3. Ý kiến về hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khi phụ nữ bị bạo lực gia đình.................................................................................................................. 41 Hộp 3.4. Các ý kiến về sự tham gia giải quyết bạo lực gia đình của chính quyền, địa phương........................................................................................... 42 Hộp 3.5. Các ý kiến về một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình........... 48
  • 10. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẶT VẤN ĐỀ Bạo lực gia đình (BLGĐ) đối với phụ nữ được nhìn nhận như là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới [12]. BLGĐ xuất hiện ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống gia đình - xã hội và sức khỏe người phụ nữ. Hậu quả nặng nề của BLGĐ đối với phụ nữ chính là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần, tình dục và sinh sản [53]. Ngoài ra BLGĐ còn làm tăng các chi phí của toàn xã hội, thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục và cơ quan tư pháp. Bên cạnh đó người phụ nữ có thể bị chấn thương dẫn đến trầm cảm, căng thẳng và các rối loạn lo âu khác [61], [44]. Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) ngày 23 tháng 11 năm 2018, ước tính trên thế giới cứ 3 phụ nữ thì có 1 người đã trải qua bạo lực thể xác và/hoặc bạo lực tình dục, chủ yếu là do chồng hoặc bạn tình gây ra [69], có tới 38% các vụ giết phụ nữ được thực hiện bởi chồng hoặc bạn tình [72]. Tỷ lệ BLGĐ phụ thuộc vào từng quốc gia, lãnh thổ dao động từ 15% ở Nhật Bản đến 71% ở vùng nông thôn Ethiopia [73], [53]. Ở Việt Nam, Từ 2012 đến hết 2017, cả nước xảy ra 139.395 vụ BLGĐ. Trong đó bạo lực thể xác: 69.133 vụ, bạo lực tinh thần: 51.227 vụ, bạo lực kinh tế: 14.331 vụ, bạo lực tình dục: 4.338 vụ [5]. Các nghiên cứu cho thấy yếu tố như: Sử dụng rượu, bia, ma túy [33], [55], thói quen cờ bạc của người chồng, kinh tế gia đình thấp, không có con hoặc số con nhiều hơn 2, trình độ học vấn thấp… là yếu tố đáng kể liên quan đến BLGĐ [26]. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên chưa thật sự đồng bộ giữa các vùng miền, đặc biệt là các nghiên cứu về BLGĐ ở phụ nữ từ các nhóm dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu về BLGĐ ở các cộng đồng dân tộc thiểu số nhấn mạnh rằng các chuẩn mực xã hội, cấu trúc gia đình và tập quán văn hóa là một trong những tác nhân chính của bạo lực đối với phụ nữ. Đặc biệt hơn vì
  • 11. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn những lý do như: Cảm giác bị kỳ thị tăng cao sau khi tiết lộ; Khả năng im lặng cao của những phụ nữ bị bạo lực; Sự thiếu tin tưởng vào chính quyền; Và nỗi sợ hãi với các kế hoạch can thiệp đòi hỏi thời gian dài để xây dựng lại mối quan hệ [31], [57]. Như vậy, giữa các cộng đồng, quốc gia và khu vực thì tỷ lệ cũng như các yếu tố liên quan đến BLGĐ cũng khác nhau [69]. Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 50 km về phía Tây Bắc là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em, chủ yếu là dân tộc Tày (49,23%) [20]. Trình độ văn hóa cũng như nhận thức của người dân ở đây còn nhiều hạn chế, đặc biệt là người dân ở một số xã đặc biệt khó khăn. Trong đó những hiểu biết về BLGĐ nói chung và bạo lực đối với người phụ nữ nói riêng lại càng hạn chế. Vậy, thực trạng BLGĐ ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên như thế nào? Và yếu tố nào liên quan đến BLGĐ ở đây cần được làm sáng tỏ? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Bạo lực gia đình ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2019 và một số yếu tố liên quan” nhằm 2 mục tiêu sau đây: 1. Mô tả thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình ở phụ nữ 15- 49 tuổi có chồng huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.
  • 12. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một vài nét về bạo lực gia đình 1.1.1. Định nghĩa bạo lực gia đình Ở Việt Nam, theo Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng chống BLGĐ ban hành năm 2007 quy định: BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình [9]. Như vậy, BLGĐ bao gồm các yếu tố bạo lực về thể xác, về tinh thần, về kinh tế và cả yếu tố bạo lực về tình dục. Theo WHO: bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ bạo lực về thể xác hoặc bạo lực tình dục hoặc lạm dụng tình cảm/tâm lý. Trong đó: - Bạo lực thể xác bao gồm đánh, tát, đánh, đá, xô/đẩy, làm tổn thương bằng vũ khí [71]. - Bạo lực tình dục bao gồm sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc ép buộc quan hệ tình dục hoặc thực hiện các hành vi tình dục người phụ nữ không muốn. Nó bao gồm việc làm hại một người trong quan hệ tình dục. Nó cũng bao gồm cả hiếp dâm, và cố gắng hiếp dâm, trong đó liên quan đến việc sử dụng vũ lực, đe dọa, ép buộc hoặc sử dụng thuốc/rượu để có được sự thâm nhập vào âm hộ/âm đạo/hậu môn hoặc miệng do một hoặc nhiều thủ phạm đối với đối tác thân mật [70], [71]. - Bạo lực tinh thần bao gồm chỉ trích nhiều lần, gọi tên hoặc lăng mạ, đe dọa làm tổn thương người thân hoặc để phá hủy những thứ mà người đó quan tâm, coi thường hoặc sỉ nhục nơi công cộng [22]. Theo các định nghĩa ở trên thì nạn nhân của BLGĐ có thể là vợ, chồng, con cái hay bố mẹ... tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu này, chỉ đề cập đến vấn đề BLGĐ đối với người phụ nữ.
  • 13. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.1.2. Phân loại bạo lực gia đình - Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống BLGĐ ban hành ngày 21/11/2007 [9], các hành vi BLGĐ bao gồm: + Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; + Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; + Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; + Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; + Cưỡng ép quan hệ tình dục; + Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; + Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; + Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; + Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. - Theo “Cẩm nang: Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Bình đẳng giới và phòng, chống BLGĐ dành cho cán bộ xã, phường, thị trấn” của Bộ lao động thương binh và xã hội (2014), BLGĐ được chia thành năm loại như sau: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế, sao nhãng [2]. Trong đó: + Bạo lực thể xác: Hành vi bạo lực thể xác là hành vi ngược đãi gây tổn thương về thực thể đối với nạn nhân BLGĐ. Loại hành vi này dễ nhận biết nhất bởi nó để lại dấu vết trên cơ thể. Một số hành vi bạo lực thể chất như: đánh,
  • 14. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đấm, đá, tát…; Xô đẩy, giật kéo, quăng ném, bóp cổ; Sử dụng hung khí gây hủy hoại làm biến dạng cơ thể; Không cho ăn uống, nghỉ ngơi, không cho mặc quần áo, để rét; Giết chết (đầu độc, đốt cháy, đâm chém…). + Bạo lực tinh thần: còn được gọi là bạo lực tâm lý là những hành vi đối xử tồi tệ gây áp lực về mặt tâm lý, tạo tổn thương tức thời hay tiềm ẩn về mặt tâm lý, sức khỏe tâm thần cho nạn nhân bạo lực. Loại bạo lực này rất phổ biến nhưng lại khó nhận dạng so với bạo lực thể xác. Một số hành vi bạo lực tinh thần như: chửi mắng, lăng mạ, chì chiết; Xúc phạm nhân phẩm, uy tín (như tiết lộ đời tư, phát tán tờ rơi làm ảnh hưởng đến danh dự, cưỡng ép, lột bỏ quần áo trước mặt người khác…); Cấm đoán (quyền được chăm sóc con cái, người thân, được làm việc, được tham gia các hoạt động xã hội, quyền giao tiếp với người khác, quyền được quyết định…); Cô lập không cho tiếp xúc với người khác; Đe dọa, gây áp lực tâm lý; Nhốt; Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Buộc tội nghi ngờ, theo dõi; Cưỡng ép hôn nhân, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Do ghen tuông, tổ chức theo dõi, ngăn cấm các mối quan hệ giao tiếp; Phớt lờ cảm xúc, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt; Chê bai, chế nhạo. + Bạo lực tình dục: là hành vi sử dụng vũ lực để ép buộc người kia có quan hệ tình dục (dù là hành vi có thực hiện được hay không), hoặc hành vi (đã thực hiện được hay mới dự định) có lôi kéo họ vào hoạt động tình dục ngay cả khi họ không có khả năng từ chối bởi các lý do như sức khỏe, bị ảnh hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực hiểu biết về hậu quả của quan hệ tình dục đó, hoặc sự hăm dọa, quấy rối tình dục. Một số hành vi bạo lực tình dục như: Cưỡng ép quan hệ tình dục; Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn, Sử dụng những lời lẽ liên quan tới dục tính gây khó chịu về tâm lý; Bắt phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục, bộ phận sinh dục; Buộc ở một nhà hay ngủ một giường với người tình; Cưỡng ép kết hôn hay ly hôn.
  • 15. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Bạo lực kinh tế: là hành vi kiểm soát về tài chính, bắt phụ thuộc vào tài chính đối với các thành viên trong gia đình. Loại bạo lực này thường xảy ra đối với phụ nữ/người vợ trong gia đình. Hành vi bạo lực kinh tế bao gồm: Tịch thu tiền, của cải và khi cần phải cầu xin; Kiểm soát mọi tài sản, tiền bạc tư nhân; Không cho sử dụng tài sản chung; Kiểm soát thu nhập tạo ra sự phụ thuộc; Chiếm đoạt hoặc phá hủy tài sản; Buộc đóng góp tài chính vượt quá khả năng; Kiểm soát tiền bạc, tài sản bố mẹ. - Sao nhãng: Được định nghĩa như bất cứ hành động đối xử tồi tệ như bỏ qua, không quan tâm chăm sóc, không cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết cho sự tồn tại, sự phát triển về tình cảm, thể chất của thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ em và người già. Các hành vi cụ thể được xem như sao nhãng thuộc BLGĐ bao gồm: Những hành vi đối xử có khả năng dẫn đến việc gây hại sức khỏe hoặc sự thay đổi về mặt tâm lý của nạn nhân; Không cho ăn uống đầy đủ; Không cung cấp chỗ trú ngụ an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường; Không giám sát hay bảo vệ (đặc biệt là trẻ em, người già) khỏi những nguy cơ gây thương tích; Bỏ mặc không chăm sóc. Tuy nhiên, sự “sao nhãng” suy cho cùng vẫn là một loại hành vi gây ảnh hưởng đến tinh thần của người phụ nữ, chính vì thế chúng ta có thể coi sao nhẵng thuộc bạo lực tinh thần. Từ đó, BLGĐ được chia thành bốn loại là: bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế. Như vậy, bạo lực trong gia đình có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và giữa các thành viên khác nhau trong gia đình nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu này tôi xin đề cập đến hiện tượng bạo lực gia đình của người chồng đối với người vợ. Đây được coi là dạng bạo lực gia đình điển hình và nhận được sự quan tâm và lo lắng của mọi thành viên trong xã hội. 1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình Có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, sau đây là một số nguyên nhân hay gặp:
  • 16. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Bất bình đẳng giới và quan hệ giới: Nhìn chung nghiên cứu đều đưa ra kết luận gốc rễ của BLGĐ là bất bình đẳng giới và quan hệ giới [41]. + Do nhận thức về giới, bình đẳng giới, do kiến thức pháp luật còn hạn chế. Một nghiên cứu tại Indonesia cho kết quả: Những thay đổi về văn hóa và xã hội đã đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi mối quan hệ giữa nam và nữ. Ba vị trí khác nhau của nam giới với niềm tin nhất định về trật tự giới tính và chấp nhận bạo lực trong hôn nhân được xác định: người theo chủ nghĩa truyền thống, người thực dụng, người bình đẳng. Người theo chủ nghĩa truyền thống có sự chấp nhận bạo lực cao nhất như một công cụ để duy trì vị thế vượt trội của đàn ông trong hôn nhân, trong khi người theo chủ nghĩa thực dụng coi bạo lực là điều không mong muốn nhưng đôi khi cần để điều chỉnh hành vi của người vợ. Người bình đẳng không thấy bất kỳ lý do bạo lực nào vì họ tin rằng đàn ông và phụ nữ là bình đẳng và bổ sung cho nhau [36]. - Do nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Phụ nữ quyết định giữ im lặng vì sợ rằng sự bạo lực đó sẽ còn lặp lại hoặc việc đáp trả sẽ không giúp ích gì cho họ. Mặt khác họ sợ sự kỳ thị từ xã hội [42]. Chính vì vậy, bạo lực sẽ nối tiếp bạo lực tạo thành một chuỗi những ám ảnh trong cuộc sống gia đình. - Do bản thân người phụ nữ có trình độ học vấn thấp, không có công việc ổn định, thu nhập thấp [33]. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, khi mà người phụ nữ phải phụ thuộc vào kinh tế của đàn ông trong gia đình, họ sẽ không có tiếng nói riêng và buộc phải chịu đựng trong mọi sự mâu thuẫn. Ngoài ra, những nguyên nhân khác dẫn đến BLGĐ như sau: + Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan gây nên nạn bạo lực trong gia đình [72].
  • 17. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Nguyên nhân kinh tế: Do khó khăn về kinh tế nên các cặp vợ chồng rất dễ xung đột, cãi cọ người này đổ lỗi cho người khác làm nảy sinh bạo lực. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nạn BLGĐ đối với người phụ nữ. Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căng thẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong gia đình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực với vợ [72]. + Tác động của các chất kích thích như rượu, bia, ma túy…: là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến BLGĐ [33], [72]. + Các chuẩn mực xã hội, cấu trúc gia đình và tập quán văn hóa là một trong những tác nhân chính của bạo lực đối với phụ nữ. Cộng đồng với tập quán văn hóa đó quy định địa vị cao hơn đối với nam giới và địa vị thấp hơn đối với phụ nữ [72], [57]. + Địa vị xã hội: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữ BLGĐ đối với phụ nữ ngoài các biến số như tuổi tác, học vấn, tình trạng việc làm, bảo hiểm xã hội, tình trạng nhập cư, nơi cư trú, tuổi kết hôn, năm kết hôn của phụ nữ; tuổi, tình trạng học vấn, tình trạng việc làm của chồng; và mối quan hệ bất chính với người thứ 3 (p <0,05) thì yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này là địa vị xã hội [54]. + Nguyên nhân về ý thức và thói quen bạo lực của người chồng: Sự ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới thể hiện trong đời sống xã hội như tư tưởng trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi, tính gia trưởng của người đàn ông. Những quan niệm này khiến nhiều người chồng cho rằng họ đóng vai trò là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định mọi việc quan trọng. Họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đình nên có quyền “dạy vợ”, coi đánh vợ như là một sự giáo dục và thể hiện quyền lực của kẻ bề trên đối với kẻ bề dưới. Ngoài ra, để thể hiện mình là người nắm quyền lãnh đạo, thể hiện uy quyền đối với vợ con, rất nhiều người
  • 18. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chồng đã sử dụng bạo lực đối với vợ của mình ở nhiều mức độ khác nhau khi xảy ra mâu thuẫn trong gia đình. Việc người chồng thường xuyên sử dụng bạo lực đối với người vợ khi hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn hoặc không hòa hợp về một vấn đề nào đó, nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, sẽ dễ hình thành ở người chồng một thói quen sử dụng bạo lực đối với vợ và mức độ sẽ ngày càng tăng, dẫn đến rất nhiều hậu quả mà chúng ta không lường trước được [11]. + Nguyên nhân về ý thức và thói quen cam chịu của người vợ: Nhận thức của chính bản thân người vợ bị chồng bạo hành còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu. Những người phụ nữ này luôn mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, “vạch áo cho người xem lưng” hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười, ảnh hưởng tới con cái, danh dự gia đình… Chính những suy nghĩ này của người vợ dẫn đến việc rất nhiều vụ bạo lực mà chính họ là nạn nhân khi được cộng đồng xã hội phát hiện ra thì đã rất muộn màng. Một điều rất quan trọng nữa chính sự cam chịu, không tố giác, đấu tranh chống lại sự bạo lực của người vợ lại là sự tiếp tay cho nạn bạo lực có cơ hội cơ hội tồn tại và gia tăng [11]. + Nguyên nhân về mặt xã hội: Có thể nói, một nguyên nhân khác của nạn BLGĐ là do tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong gia đình và ngoài xã hội. Chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình. Trong rất nhiều gia đình, sự phân công vị thế và vai trò của người phụ nữ vẫn còn mang tính truyền thống. Người phụ nữ không có quyền quyết định và tiếng nói trong gia đình, vì vậy, họ luôn là nạn nhân của nạn BLGĐ do người chồng gây ra khi có mâu thuẫn hay xung đột [11]. + Nguyên nhân về mặt quản lý nhà nước: Có thể nói các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương do chưa xây dựng được phương án điều tra thực trạng bạo lực gia đình một cách đồng bộ và sâu rộng nên chưa có các kế hoạch và giải pháp cụ thể. Hình thức đưa ra để giảm bớt BLGĐ hiện nay chủ yếu tập
  • 19. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trung vào công tác tuyên truyền giáo dục. Tại các cơ sở địa phương nơi có hành vi BLGĐ diễn ra, việc thiết lập và vận hành cơ chế phòng chống BLGĐ chưa hiệu quả, còn rất nhiều hành vi BLGĐ đang diễn ra trong cộng đồng xã hội chưa bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên rất nhiều hành vi khi đã phát hiện thì hậu quả xảy ra đã rất nghiêm trọng và muộn màng. Tại Việt Nam, Luật PC - BLGĐ đã được Quốc hội thông qua năm 2007, có hiệu lực từ ngày 01/07/2008, nhưng việc thực hiện vẫn còn khó khăn, việc tuyên truyền, giáo dục chưa đạt được nhiều thành công. Ngoài ra, còn rất nhiều thành viên trong xã hội quan niệm BLGĐ là chuyện riêng của từng gia đình, vì vậy mà việc xử lý và phát hiện nhằm ngăn chặn bạo lực xảy ra vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập [11]. + Công tác TT - GDSK về luật PCBLGĐ: Một nghiên cứu ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La “Vấn đề BLGĐ ở vùng dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc Việt Nam”, có tới 63,3% người chưa được nghe về Luật PC - BLGĐ và 36,8% đã được nghe nói nhưng còn rất mơ hồ [4]. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thực trạng BLGĐ tại nơi đây. + WHO còn đưa ra nhiều nguyên nhân khác dẫn đến BLGĐ đó là: Tiền sử tiếp xúc hoặc bị chứng kiến BLGĐ; Do người đàn ông bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội; Do người phụ nữ bị nghi ngờ về sự không chung thủy; Do bất hòa và không hài lòng trong hôn nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp giữa các đối tác; Phụ nữ có hành vi kiểm soát chồng; Niềm tin vào danh dự gia đình và sự thuần khiết trong tình dục của nam giới; Hệ tư tưởng về quyền lợi trong tình dục của nam giới; Xử phạt pháp lý yếu đối với bạo lực tình dục. Trong đó bất bình đẳng giới và các chuẩn mực về khả năng chấp nhận bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực đối với phụ nữ [72]. Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ đối với phụ nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Nhận thức về bình đẳng giới, về nạn phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn
  • 20. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tại trong xã hội của chúng ta, rất khó để xóa bỏ dược vấn nạn này. Nhận thức về pháp luật của một bộ phận người dân đang còn hạn chế. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề BLGĐ, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng. 1.1.4. Hậu quả bạo lực gia đình Theo WHO, BLGĐ gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng như sau: - Đối với phụ nữ: + Dẫn đến thương tích: với 42% phụ nữ năm 2017 trên thế giới bị bạo lực tình dục báo cáo thương tích do hậu quả của bạo lực này [72]. Bên cạnh đó, bạo lực thể xác cũng gây ra những thương tích ví dụ như vết bầm tím, vết thương do dao, xương gãy, đau đầu, đau lưng hoặc đau vùng chậu và có thể dẫn đến tử vong hoặc tự sát [60]. + Dẫn đến mang thai và phá thai ngoài ý muốn, gây ra các vấn đề phụ khoa và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV: Phân tích năm 2013 cho thấy những phụ nữ bị bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục có nguy cơ bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục cao gấp 1,5 lần so với những phụ nữ không bị bạo lực. Họ cũng có khả năng phá thai cao gấp đôi [72], [43], [49]. Tại Ấn Độ tỷ lệ BLGĐ và phá thai rất cao, nghiên cứu cho kết quả rằng phụ nữ bị bạo lực thể xác có tỷ lệ báo cáo phá thai cao hơn đáng kể, trong khi những phụ nữ phá thai có tỷ lệ báo cáo do bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần cao hơn đáng kể. Không có mối quan hệ đáng kể giữa BLGĐ và phá thai tự phát [58]. + BLGĐ trong thai kỳ cũng làm tăng khả năng sảy thai, thai chết lưu, sinh non và sinh con nhẹ cân. Nghiên cứu tương tự năm 2013 cho thấy những phụ nữ bị bạo lực tình dục có nguy cơ sảy thai cao hơn 16% và có khả năng sinh con trước sinh cao hơn 41% [72]. + Dẫn đến trầm cảm, căng thẳng sau chấn thương và các rối loạn lo âu khác, khó ngủ, rối loạn ăn uống và cố gắng tự tử. Phân tích năm 2013 cho thấy
  • 21. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn những phụ nữ đã trải qua bạo lực tình dục gần như tăng gấp đôi khả năng bị trầm cảm và dẫn tới hành vi uống rượu [72]. Theo nghiên cứu của Knight L, BLGĐ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cả thể chất lẫn tinh thần [37]. Bạo lực đối với phụ nữ thường tạo ra nhiều hậu quả không mong muốn và bất lợi. Phụ nữ bị bạo lực có nguy cơ trầm cảm, lo lắng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và có thể dẫn đến tự tử, cũng như các vấn đề về thể chất khác [68], [74], [44], [61], [50]. + Bên cạnh đó, BLGĐ cũng dẫn đến việc tăng các kết quả bất lợi về tâm lý và hành vi, như hút thuốc, uống rượu, dùng ma túy (tức là lạm dụng chất gây nghiện) hoặc quan hệ tình dục không an toàn và các hậu quả tiêu cực về sức khỏe thể chất và tinh thần khác [60]. Do vậy, BLGĐ đã trở thành một vấn đề xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của nạn nhân. Tsirigotis đã sử dụng "Thang đo khả năng phục hồi" (ERS) được sử dụng để nghiên cứu nhóm phụ nữ bị BLGĐ cho kết quả khả năng phục hồi của phụ nữ nghiên cứu bị BLGĐ thấp hơn khả năng phục hồi của những cá nhân khác không gặp phải BLGĐ [64]. Điều đó ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống sau này của những người phụ nữ đó. + BLGĐ đối với phụ nữ là trở ngại lớn cho tiến trình đạt được các mục tiêu phát triển. Họ thường không muốn giải quyết nó, dẫn đến có rất ít cơ hội đạt được các mục tiêu phát triển [53]. Bên cạnh đó, những người phụ nữ bị BLGĐ thường có xu hướng thụ động, bỏ bê các vấn đề xã hội và sức khỏe cá nhân kém, tương lai gián tiếp bị hủy hoại [63]. + Nặng nề hơn, trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ bị BLGĐ thấp hơn trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ không bị BLGĐ. Khả năng và kỹ năng của họ tạo nên trí tuệ - cảm xúc cũng kém phát triển. Cấu trúc bên trong của trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ bị BLGĐ khác với trí tuệ - cảm xúc của phụ nữ không gặp BLGĐ [65]. + Với phụ nữ mang thai: có nhiều khả năng sinh con sớm hơn dự kiến sinh so với phụ nữ ở khu vực BLGĐ thấp (OR = 1,04, CI:95%) [30].
  • 22. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Đối với trẻ em: + Trẻ em lớn lên trong các gia đình có bạo lực có thể phải chịu một loạt các rối loạn về hành vi và cảm xúc. Những điều này cũng có thể được liên kết với việc duy trì hoặc trải qua bạo lực sau này trong cuộc sống [72]. Trẻ em chứng kiến BLGĐ có liên quan đáng kể với mức độ tâm lý chung, đặc biệt tác động mạnh mẽ tình cảm cá nhân/tình cảm của bệnh lý tâm thần sau này [28], [52]. Có thể nói trẻ em tiếp xúc với BLGĐ là một loại ngược đãi trẻ em [40]. + Bạo lực tình dục cũng có liên quan đến tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh và trẻ em cao hơn (ví dụ như bệnh tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng) [72]. - Đối với xã hội: + Các chi phí kinh tế và xã hội của bạo lực tình dục là rất lớn và có hiệu ứng gợn sóng trong toàn xã hội. Phụ nữ có thể bị cô lập, không có khả năng làm việc, mất tiền lương, thiếu sự tham gia vào các hoạt động thường xuyên và khả năng chăm sóc bản thân và con cái bị hạn chế [72]. + Chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục: Bởi lẽ, trẻ em là những thành viên sống chung trong gia đình nếu thường xuyên chứng kiến cảnh bố hành hạ, đánh đập mẹ sẽ có những rối loạn tâm lý và sa sút trong học tập. Trẻ thường có các biểu hiện như trầm cảm, buông xuôi mọi thứ và trong một số trường hợp trẻ có những hành vi tiêu cực để chống lại sự BLGĐ đó. BLGĐ tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa nhập xã hội của trẻ em. Ở một số nước trên thế giới, nhà trường phải tuyển dụng thêm những giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý để hỗ trợ những học sinh là nạn nhân hoặc phải sống trong môi trường BLGĐ. Nếu những đứa trẻ này không được quan tâm và giáo dục đúng mức thì các em có thể trở thành những đứa trẻ hư làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vị thành niên, tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các nhà quản lý xã hội [11]. + Chất thêm gánh nặng lên vai các cơ quan tư pháp: Điều này thể hiện qua việc pháp luật của hầu hết các quốc gia hiện đã xếp các hình thức BLGĐ ở
  • 23. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn những mức độ khác nhau là những hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, khi có hành vi bạo lực xảy ra, các cơ quan pháp luật phải vào cuộc điều tra, xét xử. Có rất nhiều vụ án là hậu quả của BLGĐ tốn rất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của nhà nước. Ngoài ra, việc giáo dục, giam giữ các đối tượng gây ra BLGĐ cũng là gánh nặng cho các cơ quan tư pháp [11]. Như vậy, hậu quả ngắn hạn và dài hạn của BLGĐ đối với sức khỏe và hạnh phúc của phụ nữ là rất nghiêm trọng. Ngoài những chấn thương tức thời, phụ nữ có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khác bao gồm mang thai ngoài ý muốn, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như HIV. Trong nhiều cơ sở y tế đã cho kết quả rằng: khả năng đối phó với BLGĐ của những người phụ nữ còn sống sót sau bạo lực là không thể hoặc bị hạn chế. Ngoài ra, họ còn không thể tìm kiếm sự chăm sóc và do đó phải chịu hậu quả nghiệm trọng của sức khỏe nhiều hơn. Phụ nữ cũng thường phải đối mặt với sự kỳ thị và từ chối sau đó từ gia đình hoặc cộng đồng của họ. Và cứ như vậy trong một vòng luẩn quẩn, người phụ nữ lại càng dễ bị bạo lực hơn nữa [70]. 1.2. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới Bạo lực đối với phụ nữ, hay BLGĐ, là cả một vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần đang lan tràn trong nhiều xã hội. Nó làm suy yếu sức khỏe cá nhân của những người liên quan bằng cách gây ra thiệt hại về thể chất, tình dục và tâm lý [35]. Theo thống kê của WHO ngày 23 tháng 11 năm 2018: ước tính rằng cứ 3 phụ nữ trên toàn thế giới thì có 1 người đã trải qua bạo lực thể xác và/hoặc bạo lực tình dục, chủ yếu bởi chồng/bạn tình. Tuy nhiên có sự khác biệt về tỷ lệ bạo lực giữa các cộng đồng, quốc gia và khu vực, và con số này ngoài thực tế thậm chí còn lớn hơn [70]. Tại Iran, các tác giả ước tính tỷ lệ BLGĐ là 66%. Phân loại địa lý cho thấy tỷ lệ BLGĐ là 70% ở phía đông của đất nước, 70% ở phía nam, 75% ở phía
  • 24. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tây, 62% ở phía bắc và 59% ở trung tâm (với CI: 95%) [35]. Tại Brazil, phần lớn các vụ BLGĐ thường gặp ở phụ nữ hoặc cao tuổi hoặc là độ tuổi trẻ hơn (18-29 tuổi) và thường xảy ra vào cuối tuần hoặc sáng sớm hay đêm muộn, nơi xảy ra bạo lực nhiều nhất chính là nơi cư trú của họ [33]. Nghiên cứu của Borah ở Đông Bắc Ấn Độ có 26,4% số người tham gia nghiên cứu bị BLGĐ và bạo lực tinh thần là chủ yếu [26]. Tương tự như vậy, Trung Quốc cũng là một quốc gia có tỷ lệ phụ nữ bị BLGĐ cao [62]. Đối với phụ nữ nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ của BLGĐ [59]. Một nghiên cứu khác đối với phụ nữ mang thai tại các vùng nông thôn ở Bangladesh, tỷ lệ BLGĐ chung là 57% và bạo lực tinh thần là 35% chủ yếu do các hành vi bị kiểm soát gây nên những rối loạn tâm thần và căng thẳng ở phụ nữ mang thai [76]. Trong số những người phụ nữ bị bạo lực, nghiên cứu của Boivin cho kết quả gần ba phần tư các vụ bạo lực đã được báo cáo bởi chính nạn nhân (72%), và hơn một nửa số nạn nhân báo cáo muốn buộc tội (55%) chồng của mình với cảnh sát và mong muốn báo chí vào cuộc [25]. Đây cũng chính là một yếu tố rất quan trọng để làm giảm các nguy cơ bạo lực cho những người phụ nữ khác. Tại Ethiopia năm 2015 cho thấy: tỷ lệ BLGĐ đối với phụ nữ trong số 10 nghiên cứu gần đây nằm trong khoảng từ 20% đến 78%. Bạo lực tinh thần dao động từ 31 đến 76,5%; bạo lực tình dục dao động từ 19,2 đến 59%. Tỷ lệ bạo lực trung bình là 51,7%. Và một số lượng đáng kể phụ nữ khác đã trải qua bạo lực trong thời kỳ mang thai của họ [53]. Và cũng tương tự, BLGĐ là một vấn đề phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ [46]. Mặc dù BLGĐ là vấn đề phổ biến trên thế giới hiện nay, nhưng không phải người phụ nữ nào cũng thẳng thắn thừa nhận việc mình bị BLGĐ, các rào cản cản trở phụ nữ tiết lộ rất phức tạp và đa dạng giữa những người tham gia. Phụ nữ không phải lúc nào cũng thừa nhận hoặc nhận ra mối quan hệ của họ là bấp bênh và thường phủ nhận hoặc giảm thiểu việc bị bạo lực để đối phó
  • 25. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn với việc tiếp tục bị BLGĐ. Nghiên cứu của Ozpinar cho kết quả là có đến 79,5% số phụ nữ tham gia nghiên cứu bị BLGĐ thì đều không thông báo với chính quyền địa phương về vấn đề này [47]. Điều này làm trì hoãn việc cung cấp các dịch vụ phù hợp hỗ trợ phụ nữ trong các mối quan hệ bạo lực [32]. 1.2.2. Tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam Cũng như trên thế giới, Việt Nam có tỷ lệ BLGĐ khá cao. Từ 2012 đến hết 2017, cả nước xảy ra 139.395 vụ BLGĐ. Trong đó bạo lực thể xác: 69.133 vụ, bạo lực tinh thần: 51.227 vụ, bạo lực kinh tế: 14.331 vụ, bạo lực tình dục: 4.338 vụ [5]. Và tỷ lệ ấy có sự khác nhau giữa mọi miền của đất nước. cụ thể như sau: Trong hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật PC-BLGĐ tại tỉnh Hậu Giang ngày 26/9/2018 cho kết quả là: Tổng số vụ BLGĐ trong 10 năm (2008- 2018) là 269 vụ thì 9 tháng đầu năm 2018 xảy ra 11 vụ [10]. Cũng Trong giai đoạn 2008 - 2018, trên địa bàn huyện Cẩm Khê-Phú Thọ xảy ra 235 vụ việc liên quan đến BLGĐ, trong đó những đối tượng bị BLGĐ chủ yếu là phụ nữ và trẻ em [19]. Tại tỉnh Tuyên Quang, 6 tháng đầu năm 2018 xảy ra 19 vụ BLGĐ [16]. Tại Vĩnh Phúc, theo thống kê, trong 10 năm (2008-2018), toàn tỉnh phát hiện 3.423 vụ BLGĐ; trong đó, 2.005 vụ bạo lực thể xác, 998 vụ bạo lực tinh thần, 344 vụ bạo lực kinh tế và 76 vụ bạo lực tình dục. Các vụ BLGĐ thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nạn nhân BLGĐ chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Cơ quan công an đã thụ lý giải quyết 175 vụ BLGĐ; đã khởi tố 48 vụ, xử lý vi phạm hành chính 127 vụ [17]. Tại Quảng Nam, qua thống kê năm 2009 toàn tỉnh có 715 vụ BLGĐ, đến năm 2017 giảm còn 327 vụ BLGĐ. Công an tỉnh đã khởi tố điều tra 13 vụ, 13 bị can. Ngoài ra, xử lý hành chính 140 vụ, 168 đối tượng vi phạm với số tiền hơn 102 triệu đồng. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp tiếp nhận 624 đơn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, đất đai, dân sự… trong đó, có 70% đơn về hôn nhân và gia đình có liên quan đến BLGĐ, tư vấn hỗ trợ 1.504 nạn nhân bị bạo lực, mâu thuẩn gia đình. Từ năm 2008 đến nay, có từ
  • 26. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 150 đến 200 lượt nạn nhân BLGĐ đến cơ sở y tế khám và điều trị, 100% người bệnh là nạn nhân BLGĐ được khám, chữa bệnh, tư vấn về cách chăm sóc, phục hồi sức khỏe và phòng bệnh…[15]. Theo thống kê chưa đầy đủ của tỉnh Lạng Sơn, từ năm 2008 đến nay toàn tỉnh đã phát hiện, điều tra, xử lý 128 vụ với 128 đối tượng liên quan đến BLGĐ, xử lý hình sự 66 đối tượng, xử lý hành chính 62 trường hợp, kiểm điểm, nhắc nhở 57 trường hợp… [14]. Tương tự như vậy với các tỉnh thành khác trong hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật PC-BLGĐ ta nhận thấy, mặc dù công tác phòng chống bạo lực gia đình có những thành tựu đáng kể, song số vụ bạo lực vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng tới rất nhiều mặt trong cuộc sống của người bị bạo lực cũng như cộng đồng có BLGĐ diễn ra. Đây được coi là một vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết. 1.3. Một số yếu tố liên quan tới bạo lực gia đình Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra được các yếu tố liên quan đến BLGĐ cụ thể như sau: - Tuổi: Theo nghiễn cứu của Garcia tại Brazil năm 2016 cho thấy: tuổi có liên quan đến BLGĐ, cụ thể là tuổi càng trẻ thì tỷ lệ bạo lực thể xác thấp hơn ở phụ nữ trong độ tuổi cao [33], [39]. Tuy nhiên trong các nghiên cứu khác được thực hiện ở Brazil, tuổi không liên quan đến sự xuất hiện bạo lực của người phụ nữ với chồng/bạn tình [27], [67]. Ngược lại nghiên cứu của Borah lại cho rằng tuổi phụ nữ càng cao thì tỷ lệ bạo lực càng nhiều [26]. Mặc dù vậy, phần lớn các nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa BLGĐ với lứa tuổi và cho rằng phụ nữ trẻ tuổi hơn sẽ có tỷ lệ bị BLGĐ nhiều hơn phụ nữ lớn tuổi. Một giả thuyết được đưa ra để giải thích những điều này là phụ nữ lớn tuổi hơn thường có điều kiện hơn về mặt kinh tế và xã hội, mặt khác phụ nữ lớn tuổi có thể đã có cơ hội từ bỏ tình trạng này từ khi còn trẻ. Do đó ít có khả năng bị bạo lực gần đây hơn phụ nữ trẻ tuổi [33], [45]. Cụ thể hơn, nghiên cứu của Zarei cho rằng những phụ nữ ít chênh lệch tuổi tác với chồng thì ít bị bạo lực hơn. Sự chênh lệch tuổi
  • 27. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tác của các cặp vợ chồng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ BLGĐ [75]. - Trình độ học vấn: Tại Brazil, nghiên cứu của Garcia cũng đã cho kết quả là trình độ học vấn của người phụ nữ có liên quan đến BLGĐ: trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ BLGĐ càng cao [33]. Nghiên cứu của Leite còn chỉ ra cụ thể rằng: trung bình, bạo lực tinh thần xảy ra thường xuyên hơn 45% ở những người có trình độ học vấn thấp [39]. Kết quả tương tự như vậy là nghiên cứu của Borah [26] tại Đông Bắc Ấn Độ, nghiên cứu của Almeida [22], nghiên cứu của Ozpinar [47]. - Khả năng tham gia vào hoạt động kiếm tiền: Garcia cho rằng đây là một yếu tố có liên quan đến BLGĐ, những phụ nữ không có khả năng tham gia vào các hoạt động kiếm tiền sẽ bị bạo lực nhiều hơn những phụ nữ khác [33]. Tương tự như vậy đối với phụ nữ có thai ở Tây Bắc Ethiopia [29]. d'Oliveira cũng cho rằng tình trạng kinh tế thấp và không có các công việc được trả thù lao sẽ làm tăng tỷ lệ bị bạo lực hơn những phụ nữ tự mình kiếm ra tiền [27]. Tương tự vậy, Almeida cũng cho rằng phụ nữ thất nghiệp và thu nhập hàng tháng <1000 euro có tỷ lệ bị bạo lực cao hơn phụ nữ có việc làm và thu nhập cao [22]. - Sử dụng rượu bia: Trình trạng sử dụng rượu bia của bản thân người phụ nữ và chồng của họ vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố liên quan tới BLGĐ, tỷ lệ bạo lực tăng lên ở những gia đình có người phụ nữ thường xuyên sử dụng rượu bia. Và nghiên cứu chỉ ra rằng đây cũng chính là yếu tố có liên quan nhiều nhất tới tình trạng BLGĐ vì gia đình của họ luôn có ý thức chống lại hành vi này của người phụ nữ [33], [55]. Theo Sharps cho rằng việc sử dụng rượu bia của cả nạn nhân và cả người gây ra bạo lực đã làm tăng tỷ lệ bạo lực lên 8,24 lần so với việc không sử dụng rượu bia [55]. Mối quan hệ giữa lạm dụng rượu bia và BLGĐ được biết đến rộng rãi và được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu khác [23], [27], [67]. Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại đô thị Paulista
  • 28. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cho thấy người phụ nữ báo cáo đã sử dụng rượu có rủi ro cao gấp hai lần phải chịu đựng bạo lực do chồng/bạn tình gây ra [67]. - Nghiện ma túy: Leite cho rằng những gia đình có chồng nghiện ma túy thì tỷ lệ bạo lực cao hơn những gia đình khác 1,35 lần. Và bản thân phụ nữ có tiền sử sử dụng ma túy có tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn 2,4 lần bởi chồng/bạn tình [39]. - Kinh tế gia đình: những gia đình có kinh tế thấp thì tỷ lệ bạo lực cao hơn gia đình có thu nhập cao [26]. Theo nghiên cứu của Leite thì phụ nữ có thu nhập gia đình thấp chính là nạn nhân của bạo lực tình dục bởi chồng của họ nhiều gấp ba lần so với phụ nữ có thu nhập gia đình cao [39]. Nghiên cứu của Ozpinar cũng cho kết quả tương tự như vậy [47]. - Nghề nghiệp: Nghiên cứu của Zarei cho kết quả rằng hầu hết phụ nữ bị BLGĐ là những bà nội trợ, nhưng bạo lực với mức độ vừa phải khi ở cùng những người đàn ông thất nghiệp, mức độ bạo lực tăng lên đối với những phụ nữ làm nội trợ ở cùng đàn ông có việc làm [75]. Rasoulian thấy rằng nghề nghiệp của người chồng có liên quan chặt chẽ với mức độ bạo lực cụ thể cho thấy những người chồng ít học hành có hành vi bạo lực hơn những người chồng có học thức [51]. - Số con trong gia đình: Borah cho rằng gia đình không có con hay số con nhiều hơn 2 thường có tỷ lệ bạo lực nhiều hơn những gia đình có từ một đến hai con [26]. Một nghiên cứu khác tại Iran lại cho rằng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa bạo lực và việc có bé trai trong gia đình: những phụ nữ không có con trai bị bạo lực nhiều hơn, nhưng không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa số lượng con gái trong gia đình và bạo lực đối với phụ nữ [75]. - Tiền sử bị bạo lực của cha mẹ trong thời thơ ấu: những gia đình có cả vợ và chồng đều có tiền sử bị BLGĐ thời thơ ấu thì tỷ lệ xảy ra bạo lực hiện tại cao hơn những gia đình khác không có tiền sử trên [47]. Nghiên cứu của Leite cũng cho kết quả: tỷ lệ bạo lực tinh thần cao hơn 70% ở những phụ nữ có mẹ
  • 29. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn bị bạo lực bởi chồng/bạn tình hoặc bản thân bị bạo lực tình dục trong thời thơ ấu [39]. - Kiến thức của người phụ nữ về BLGĐ: trong nghiên cứu của Niveta Shivjatan và cộng sự năm 2008 cho kết quả là: hơn một nửa số phụ nữ (64%) có kiến thức về bạo lực tinh thần, hơn một phần ba phụ nữ (33%) nhận thức được các khía cạnh của bạo lực tinh thần. Bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục ít nhận ra hơn các hình thức BLGĐ khác của phụ nữ. Khoảng 10% phụ nữ không có kiến thức để xác định bất kỳ hình thức BLGĐ nào [56]. - Thái độ: Phụ nữ bày tỏ quan điểm rằng nạn nhân của BLGĐ cần: báo cáo những trường hợp như vậy với cảnh sát (29%), chọn rời khỏi hôn nhân/mối quan hệ (24%), tìm kiếm sự trợ giúp từ gia đình và bạn bè hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhà lãnh đạo cộng đồng (12%). Hầu hết phụ nữ (93%) đều đồng ý rằng bạo lực không nên được tha thứ hoặc chấp nhận trong xã hội. Phần lớn số người được hỏi (93%) phụ nữ cũng đồng ý rằng nạn nhân BLGĐ nên có quyền truy cập dịch vụ và sự hỗ trợ của cơ quan/chính phủ/nhà nước/một hoặc cơ quan phi nhà nước. Ngoài ra, hầu hết tất cả những người được hỏi đều sẵn sàng hỗ trợ cho một người bị BLGĐ [56]. - Màu da: nghiên cứu của Garcia tại Brazil năm 2016 chưa cho thấy có sự liên quan giữa BLGĐ và màu da của người phụ nữ [33]. Tương tự như vậy trong nghiên cứu của Leite cũng cho rằng không có mối liên hệ của bất kỳ loại bạo lực nào với màu da hoặc tôn giáo của người phụ nữ. Ngược lại Almeida lại cho rằng: phụ nữ không phải người da trắng sẽ có tỷ lệ BLGĐ cao hơn phụ nữ da trắng [22]. - Mặt khác BLGĐ còn liên quan tới rất nhiều yếu tố khác cụ thể như: Không có sự hài lòng về của hồi môn của vợ làm tăng tỷ lệ bạo lực [26], phụ nữ có tiền sử mắc bệnh tâm thần hoặc có chồng có tiền sử bệnh tâm thần dường như dễ trở thành nạn nhân của BLGĐ hơn. Người chồng hút thuốc có khả năng thực hiện hành vi BLGĐ cao gấp 6,5 lần so với người không hút thuốc (p <
  • 30. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 0,001) [51]. Những gia đình có chồng ham mê cờ bạc thì tỷ lệ bạo lực cao hơn những gia đình khác, hay thời gian kết hôn càng dài thì tỷ lệ bạo lực càng cao [26], phụ nữ kết hôn < 18 tuổi có tỷ lệ BLGĐ cao hơn những phụ nữ kết hôn sau 18 tuổi [34]. Tóm lại, có nhiều yếu tố liên quan đến BLGĐ đã được chứng minh ở nhiều nghiên cứu khác nhau. Đó sẽ là cơ sở để chúng ta thực hiện tốt các can thiệp nhằm giảm bớt tỷ lệ BLGĐ trong tương lai. 1.4. Vài nét về địa điểm nghiên cứu của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Trong số 7 huyện của tỉnh Thái Nguyên thì Định Hóa là một trong hai huyện vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn nhất. Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, phía Tây - Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Đông - Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, Đông - Nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương, trung tâm huyện là thị trấn Chợ Chu cách trung tâm thành phố 50 km về phía Tây Bắc. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính gồm thị trấn Chợ Chu và 23 xã (Linh Thông, Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Sơn, Kim Phượng, Tân Thịnh, Bảo Linh, Trung Lương, Trung Hội, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Sơn Phú, Điềm Mặc, Bình Thành, Phú Đình, Định Biên, Phượng Tiến, Phúc Chu, Linh Thông, Đồng Thịnh, Tân Dương, Bảo Cường, Bình Yên). Địa hình trải dài, khá phức tạp và chia thành hai vùng: Vùng núi cao và vùng núi thấp do đó vẫn còn những khu vực cách xa khu trung tâm gây khó khăn trong việc đi lại, thông thương giữa các vùng. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại - du lịch còn rất nhỏ bé. Đây là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em: Tày, Kinh, Cao Lan-Sán Chí, Nùng, Dao, Hoa, Sán Dìu, Mông, Mường trong đó chủ yếu là dân tộc Tày (49,23%) [20]. Theo báo cáo Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quý 2 năm 2020 của Trung tâm Y tế huyện Định Hóa: Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú tính đến cuối quý là 100362 người, trong đó số phụ nữ từ 15-49 tuổi là 25285 người chiếm khoảng 25%, số phụ nữ từ 15-49 tuổi có chồng 17725 người [13].
  • 31. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chung, nền kinh tế của huyện cũng có nhiều thay đổi tích cực kéo theo những thay đổi của văn hóa, giáo dục. Tuy nhiên, ở một số nơi, đặc biệt là những xã vùng sâu vùng xa, trình độ cũng như nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt người dân ở đây còn thiếu kiến thức về bình đẳng giới, tình trạng trọng nam khinh nữ còn khá nặng nề. Chính vì vậy, thực trạng và một số yếu tố liên quan đến BLGĐ của phụ nữ dân tộc thiểu số tại các xã này cần được làm rõ hơn. Đây chính là căn cứ giúp chúng ta đề xuất được một số giải pháp hoặc xây dựng được một số biện pháp can thiệp hiệu quả trong tương lai nhằm giảm bớt hậu quả do BLGĐ gây ra.
  • 32. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Định Hóa
  • 33. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu * Nghiên cứu định lượng - Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: + Phụ nữ đã có chồng, tuổi từ 15-49 + Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu * Nghiên cứu định tính - Trạm trưởng Trạm y tế - Trưởng Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ các thôn - Trưởng thôn - Cán bộ dân số tại Trạm y tế - Một số phụ nữ đã từng bị bạo lực gia đình tại các xã 2.2. Địa điểm nghiên cứu Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, nghiên cứu định lượng kết hợp định tính. 2.4.2. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
  • 34. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.4.3. Mẫu nghiên cứu 2.4.3.1. Cỡ mẫu * Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng Công thức dưới đây được áp dụng cho nghiên cứu mô tả [3], tính cỡ mẫu như sau: 2 2 2 / 1 . . d q p Z n    Trong đó: - n: Cỡ mẫu tối thiểu cần có; - p: Tỷ lệ ước lượng phụ nữ bị bạo lực gia đình. Chọn p = 0,58 (Theo Nghiên cứu Quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam của Tổng cục Thống kê năm 2010, có tới 58% phụ nữ bị bạo hành dưới ít nhất một hình thức) [12]; - Z1 - α/2 : Hệ số giới hạn tin cậy, Z1 - α/2 = 1,96; (Với  = 0,05 tương ứng với độ tin cậy là 95%) - d: Độ chính xác mong muốn, ấn định d = 0,038; Thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 648. Để đảm bảo độ tin cậy, số cỡ mẫu được tính thêm 5% là 680. * Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính - Phỏng vấn sâu: 02 cuộc phỏng vấn sâu/xã  Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (01 người/xã): 03 người  Chủ tịch hội phụ nữ xã (01 người/xã): 03 người Tổng số đối tượng tham gia phỏng vấn sâu của 3 xã: 06 người - Thảo luận nhóm: 01 cuộc thảo luận nhóm/xã  Trạm trưởng trạm y tế (01 người/xã): 03 người  Chi hội trưởng chi hội phụ nữ các thôn (03 người/xã): 09 người  Trưởng thôn (03 người/xã): 09 người  Cán bộ dân số tại trạm y tế (01 người/xã): 03 người
  • 35. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn  Một số phụ nữ đã từng bị BLGĐ (03 người/xã): 09 người Tổng số đối tượng tham gia thảo luận nhóm của 3 xã: 33 người 2.4.3.1. Phương pháp chọn mẫu * Đối với nghiên cứu định lượng - Chọn huyện nghiên cứu: chọn chủ đích là huyện Định Hóa vì đây là một trong hai huyện vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn nhất trong tỉnh Thái Nguyên. - Chọn xã: huyện Định Hóa chia thành 3 khu vực: trung tâm, gần khu trung tâm và xa khu trung tâm [18]. Chia như vậy vì địa hình của huyện rất phức tạp, không đồng nhất nên vị trí cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới điều kiện kinh tế và văn hóa. Mỗi khu vực chọn các xã như sau: + Khu vực trung tâm: có 6 xã chọn ngẫu nhiên lấy 2 xã: Thị trấn Chợ Chu, Kim Sơn + Khu vực gần trung tâm có 9 xã chọn ngẫu nhiên lấy 3 xã: Bảo Cường, Phúc Chu, Quy Kỳ + Khu vực xa trung tâm có 9 xã chọn ngẫu nhiên lấy 3 xã: Trung Hội, Linh Thông, Phú Tiến (Ta chọn như vậy vì Định Hóa có tổng 24 đơn vị hành chính cấp xã phường trong đó có 1 thị trấn và 23 xã thì đã có 20 xã đặc biệt khó khăn và 1 số xã vùng sâu vùng xa tập trung nhiều ở khu vực xa trung tâm và gần trung tâm). Như vậy ta chọn được 8 xã với tổng số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 5633 phụ nữ như bảng dưới đây. Bảng 2.1. Danh sách số phụ nữ tại 08 xã nghiên cứu STT Tên xã Số phụ nữ STT Tên xã Số phụ nữ 1 Thị trấn chợ Chu 1121 5 Quy Kỳ 781 2 Kim Sơn 437 6 Trung Hội 911 3 Bảo Cường 787 7 Linh Thông 565 4 Phúc Chu 421 8 Phú Tiến 610
  • 36. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Chọn đối tượng người phụ nữ cho mẫu nghiên cứu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo các bước sau: + Bước 1: Lập danh sách tất cả những những người phụ nữ đạt đủ tiêu chuẩn. Như vậy ta lập được danh sách tất cả có 5633 phụ nữ + Bước 2: Tìm khoảng cách mẫu k (k = N/n), nếu k tính được là số thập phân chỉ lấy phần nguyên Lấy tổng số người phụ nữ trong danh sách chọn chia cho cỡ mẫu (n = 680), ta được khoảng cách k = 5633/680 = 8,28. Lấy k = 8 + Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu: Chọn đối tượng thứ nhất: Chọn ngẫu nhiên một người phụ nữ nằm trong khoảng từ 01 đến khoảng cách k, đó là đối tượng thứ nhất. Chọn đối tượng thứ hai: là số thứ tự của đối tượng thứ nhất cộng với khoảng cách chọn k = 8 Chọn đối tượng tiếp theo: là số thứ tự của đối tượng kế trước cộng với khoảng cách chọn (k). Làm như vậy đến khi chọn đủ 680 đối tượng. * Đối với nghiên cứu định tính - Chọn xã: + Khu vực trung tâm: chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã trong 2 xã thực hiện nghiên cứu định lượng: Kim Sơn + Khu vực gần trung tâm: chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã trong 3 xã thực hiện nghiên cứu định lượng: Quy Kỳ + Khu vực xa trung tâm: chọn ngẫu nhiên lấy 1 xã trong 3 xã thực hiện nghiên cứu định lượng: Linh Thông. - Sử dụng kỹ thuật chọn chủ đích để chọn các đối tượng tham gia vào phỏng vấn sâu và các nhóm thảo luận tại các xã đã lựa chọn trên. 2.5. Chỉ số nghiên cứu 2.5.1. Nhóm chỉ số theo mục tiêu 1: Thực trạng bạo lực gia đình  Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu - Nhóm tuổi
  • 37. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ - Nhóm dân tộc - Nhóm tôn giáo - Trình độ học vấn - Nghề nghiệp  Thực trạng bạo lực gia đình - Tỉ lệ chung bạo lực gia đình - Tần suất bạo lực gia đình - Tỉ lệ bạo lực thể xác - Tỉ lệ bạo lực tinh thần - Tỉ lệ bạo lực tình dục - Tỉ lệ bạo lực kinh tế - Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về bạo lực gia đình. 2.5.3. Nhóm chỉ số theo mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình - Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi kết hôn lần đầu của phụ nữ với BLGĐ; - Mối liên quan giữa tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sử dụng rượu/bia, sử dụng ma túy/chất gây nghiện của chồng với BLGĐ; - Mối liên quan giữa thái độ của người phụ nữ về BLGĐ với BLGĐ; - Mối liên quan giữa công tác phổ biến Luật PC-BLGĐ với BLGĐ; - Các ý kiến về một số yếu tố liên quan tới BLGĐ. 2.6. Định nghĩa một số biến số nghiên cứu TT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến Phương pháp thu thập 1 Tuổi Xác định từ lúc sinh đến thời điểm nghiên cứu theo năm dương lịch Biến liên tục Phỏng vấn trực tiếp
  • 38. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 Tuổi kết hôn lần đầu Tuổi của người phụ nữ tại thời điểm lần đầu đăng kí kết hôn Biến liên tục Phỏng vấn trực tiếp 3 Giới tính Nam hay nữ Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 4 Dân tộc Dân tộc được xác định bởi cơ quan có thẩm quyền Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 5 Tôn giáo Thuộc tính tôn giáo do đối tượng cung cấp Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 6 Trình độ học vấn Số năm đi học Biến thứ bậc Phỏng vấn trực tiếp 7 Nghề nghiệp Là công việc chính của đối tượng làm trong thời gian dài nhất, được chia thành nông dân và nghề khác Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 8 Thái độ Là quan điểm của người phụ nữ về BLGĐ và vai trò giới Biến thứ hạng Phỏng vấn trực tiếp 9 Thực trạng BLGĐ Là những hình thức BLGĐ theo luật phòng chống BLGĐ mà phụ nữ đã gặp phải trong cuộc sống gia đình. Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 10 Hành vi Là hành vi của người phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, xã hội khi bị BLGĐ Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 11 Công tác phổ biến luật PC- BLGĐ Là các thông tin liên quan đến luật mà người phụ nữ nhận được qua các phương tiện thông tin đại chúng Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp
  • 39. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu * Với số liệu định lượng - Thu thập thông tin theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp người phụ nữ theo tiêu chuẩn đã lựa chọn. - Phỏng vấn viên: trình độ bác sĩ, hiện đang là học viên cao học trong nhà trong nhà trường, được tập huấn đầy đủ trước khi thu thập số liệu. - Do tính nhạy cảm của vấn đề, để đảm bảo tính riêng tư, bí mật và đảm bảo tính chính xác của thông tin mà đối tượng cung cấp, tạo ra sự tự tin, an tâm cho đối tượng. Đối tượng được mời đến nhà văn hóa xóm để phỏng vấn riêng, không có sự tham gia của người chồng. * Với số liệu định tính - Sử dụng Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, chủ tịch hội phụ nữ. Kết quả phỏng vấn sâu (PVS) được ghi chép đồng thời sử dụng máy ghi âm ghi lại cuộc phỏng vấn. - Sử dụng Bảng hướng dẫn thảo luận để tiến hành thảo luận nhóm có trọng tâm. Kết quả thảo luận nhóm (TLN) được thư ký ghi chép đồng thời sử dụng máy ghi âm để ghi lại nội dung. 2.8. Cách khống chế sai số - Thiết kế các phiếu phỏng vấn: Phiếu phỏng vấn được xây dựng với ngôn ngữ dễ hiểu, các mức đánh giá phù hợp, được tiến hành điều tra thử, sau đó chỉnh lý lại trước khi điều tra chính thức. - Đội ngũ điều tra viên được tập huấn, hướng dẫn nội dung điều tra trước khi tiến hành thực hiện. - Lựa chọn đối tượng phỏng vấn theo tiêu chuẩn, tuân thủ chặt chẽ phương pháp chọn mẫu để đảm bảo tính ngẫu nhiên của nghiên cứu.
  • 40. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Nghiên cứu viên giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu, đảm bảo các thông tin thu thập đầy đủ, các phiếu điều tra được các giám sát viên kiểm tra và xác nhận. - Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích nghiên cứu, thể hiện thái độ chân thành, cầu thị, trong quá trình PVS, TLN khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời, trình bày chính kiến, quan điểm của mình. 2.9. Công cụ thu thập số liệu * Đối với nghiên cứu định lượng: - Bảng câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 01) có các phần chính như sau: + Phần I: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu, bao gồm 14 câu hỏi (a1 - a13); + Phần II: Thái độ vai trò giới, bao gồm 8 câu hỏi (b1 - b8); + Phần II: Thực trạng BLGĐ ở phụ nữ, bao gồm 13 câu hỏi (c1 – c11); + Phần IV: Phổ biến luật PC-BLGĐ và hành vi tìm kiếm sự trợ giúp, bao gồm 06 câu hỏi (d1- d6). * Đối với nghiên cứu định tính - Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 02) - Biên bản phỏng vấn sâu (Phụ lục 03) - Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 04) - Biên bản thảo luận nhóm (Phụ lục 05) 2.10. Đo lường và đánh giá - Để đo lường và đánh giá thái độ của phụ nữ về vai trò của giới, mỗi câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 rất không đồng ý; 2 không đồng ý; 3 chưa rõ ràng; 4 đồng ý; và 5 rất đồng ý). Mỗi câu hỏi được cho điểm như sau: Trả lời Câu khẳng định Câu phủ định Rất không đồng ý 1 5 Không đồng ý 2 4
  • 41. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Không rõ ràng 3 3 Đồng ý 4 2 Rất đồng ý 5 1 Tổng số điểm Thái độ được phân chia làm 3 loại (kém, khá, và tốt) theo phân loại của Bloom như sau: Phần trăm Giải thích < 60% Kém 60-79% Khá ≥ 80% Tốt - Thực trạng BLGĐ của phụ nữ, đánh giá ở 2 mức độ: 1 đã từng, 0 chưa từng. Tần suất bạo lực được đo lường ở 3 mức độ [1]: + 1 hiếm khi (1-2 lần/năm) + 2 thỉnh thoảng (1-2 lần/tháng) + 3 thường xuyên (1-2 lần/tuần) - Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích nghiên cứu, thể hiện thái độ chân thành, cầu thị, trong quá trình PVS, TLN khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời, trình bày chính kiến, quan điểm của mình. 2.11. Phân tích và xử lý số liệu * Với nghiên cứu định lượng - Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng - Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1 - Số liệu được xử lý bằng SPSS 25.0 theo các thuật toán thống kê:  Thống kê mô tả tính tần suất, tỷ lệ phần trăm đã được xem xét để mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứ và thực trạng BLGĐ.  Test Chi-square được sử dụng để so sánh 2 tỷ lệ, nếu cần sẽ hiệu chỉnh bằng Fhiser’s exact test.
  • 42. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn  Phân tích hồi quy logistic (logistic regression analysis) được sử dụng để xác định mối liên quan giữa nhiều biến số với BLGĐ * Với nghiên cứu định tính - Trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm và ghi chép theo chủ đề phân tích. - Số liệu định tính được phân tích theo từng nội dung và được sắp xếp theo hộp. 2.12. Đạo đức trong nghiên cứu - Giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng khi cần thiết để tạo tinh thần hợp tác cùng làm việc. - Điều tra trên những đối tượng đồng ý cộng tác, không ép buộc và trên tinh thần tôn trọng. - Sau khi phỏng vấn điều tra sẽ được thông tin tuyên truyền thêm những kiến thức mà đối tượng còn chưa biết. - Đảm bảo an toàn, bí mật các thông tin và chỉ công bố sau khi đã có sự thỏa thuận đôi bên. - Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
  • 43. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên 3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Tuổi, dân tộc, tôn giáo của đối tượng nghiên cứu (n = 680) Biến số SL % Dân tộc Kinh 208 30,6 Tày 378 55,6 Khác 94 13,8 Tôn giáo Không 680 100,0 Tuổi 18-24 47 6,9 25-34 238 35,0 35-49 395 58,1 Tuổi trung bình 36,2±7,5 Nhận xét: Qua bảng có thể thấy dân tộc Tày chiếm nhiều nhất (55,6%) tiếp đến là dân tộc Kinh chiếm 30,6% còn lại 13,8% là dân tộc khác; Tuổi trung bình là 36,2 tuổi, nhóm tuổi chủ yếu từ 35-49 tuổi chiếm 58,1%, tiếp đến là nhóm từ 25-34 tuổi chiếm 35,0% và thấp nhất là nhóm từ 18-24 tuổi (6,9%). 100,0% đối tượng nghiên cứu không theo tôn giáo nào.
  • 44. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.2. Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi kết hôn lần đầu của đối tượng nghiên cứu (n = 680) Biến số SL % Trình độ học vấn Tiểu học trở xuống 100 14,7 Trung học cơ sở 248 36,5 Trung học phổ thông 203 29,9 TH/cao đẳng/ĐH 129 19,0 Nghề nghiệp Nông dân 439 64,6 Nghề khác 241 35,4 Tuổi kết hôn lần đầu < 18 6 0,9 18 - 24 514 75,6 25 - 35 154 22,6 35 - 49 6 0,9 Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn THCS chiếm 36,5%, tiếp đến là THPT, CĐ-ĐH và tiểu học; Chủ yếu đối tượng nghiên cứu làm nông dân (64,6%); phần lớn đối tượng kết hôn khi có độ tuổi từ 18-24 tuổi (75,6%). Một số rất ít là đối tượng kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi.
  • 45. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.1.2. Thực trạng bạo lực gia đình Biểu đồ 3.1. Thực trạng bạo lực gia đình (n = 680) Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng đã từng bị BLGĐ là 53,5%. Biểu đồ 3.2. Thực trạng tần suất bạo lực gia đình (n = 364) Nhận xét: Tần suất BLGĐ chủ yếu là bị từ 1-2 lần/năm (78,8%). Tỷ lệ bị bạo lực thường xuyên chỉ chiếm 6% trong số đối tượng bị BLGĐ. 53,5% 46,5% Có BLGĐ Chưa BLGĐ 78.8% 15.1% 6.1% Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên
  • 46. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Biểu đồ 3.3. Các hình thức bạo lực gia đình của đối tượng nghiên cứu (n = 364) Nhận xét: Hình thức BLGĐ phổ biến nhất là Bạo lực về tinh thần (90,4%) sau đó là Bạo lực về thể xác (59,3%); Bạo lực về tình dục (34,3%) và Bạo lực về kinh tế chiếm 21,4%. Bảng 3.3. Hình thức bạo lực tinh thần của đối tượng nghiên cứu (n = 329) Hình thức SL % Ngăn cản gặp gỡ bạn bè 42 12,8 Hạn chế liên lạc với gia đình 16 4,9 Bị giám sát đang ở đâu vào mọi lúc 156 47,4 Phớt lờ và đối xử thờ ơ 71 21,6 Bị tức giận khi nói chuyện với người đàn ông khác 117 35,6 Thường bị nghi ngờ không chung thủy 46 14,0 Phải xin phép khi đi tìm kiếm dịch vụ y tế 79 24,0 Bị xúc phạm hay làm xấu hổ về bản thân 110 33,4 Coi thường hay làm nhục trước mặt người khác 49 14,9 Làm sợ hãi 73 22,2 Đe dọa làm hại đối tượng hoặc người quan tâm 17 5,2 Đe dọa đuổi ra khỏi nhà 53 16,1 Nhận xét: Hình thức bạo lực tinh thần thường gặp nhất là “Bị giám sát đang ở đâu vào mọi lúc” chiếm 47,4%; “Bị tức giận khi nói chuyện với người đàn ông khác” chiếm 35,6%… ít nhất là việc bị “hạn chế liên lạc với gia đình” chiếm 4,9%. 59.3% 90.4% 34.3% 21,4% 0 20 40 60 80 100 Bạo lực thể xác Bạo lực tinh thần Bạo lực tình dục Bạo lực kinh tế
  • 47. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.4. Hình thức bạo lực thể xác của đối tượng nghiên cứu (n = 148) Nhận xét: Hình thức bạo lực thể xác nhiều nhất là tát hay ném đồ vào người (74,3%); các hình thức như đẩy ngã/túm tóc, đá, kéo, nện, đấm bằng tay hay các vật dụng khác chiếm từ 20,9 – 28,4%; hình thức đe dọa bằng vũ khí hay bóp cổ chiếm 11,5%. Bảng 3.5. Hình thức bạo lực tình dục của đối tượng nghiên cứu (n = 125) Nhận xét: Hình thức bạo lực tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất là vẫn phải QHTD mặc dù không mong muốn vì sợ (58,4%); tiếp đến là bị ngăn cản sử dụng BPTT (48,0%) và thấp nhất là bị ép QHTD khi cảm thất bị xúc phạm (14,4%). Hình thức SL % Tát hay ném 110 74,3 Đẩy ngã hay túm tóc 41 27,7 Đấm bằng tay hay vật khác gây đau 31 20,9 Đá, kéo, nện 42 28,4 Bóp cổ hay gây bỏng 17 11,5 Đe dọa bằng vũ khí 17 11,5 Hình thức SL % Bị ép QHTD 35 28,0 Không muốn mà vẫn phải QHTD vì sợ 73 58,4 Ép thực hiện hành vi tình dục mà chị cảm thấy bị xúc phạm 18 14,4 Bị từ chối/ ngăn cản sử dụng BPTT 60 48,0
  • 48. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.6. Hình thức bạo lực kinh tế của đối tượng nghiên cứu (n = 78) Nhận xét: Hình thức bạo lực kinh tế hay gặp nhất là bị từ chối đưa tiền chi tiêu cho gia đình (59,6%), tiếp đến là bị lấy tiền lương, tiền tiết kiệm (43,6%) và cuối cùng là bị từ chối cung cấp tài chính nuôi con (29,5%). Qua nghiên cứu định tính tại 03 xã, ta rút ra một số ý kiến sau: Hộp 3.1. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình “Bạo lực gia đình ở địa phương chúng tôi thì cũng nhiều đấy. Nhất là vợ chồng mâu thuẫn bởi những sinh hoạt gia đình hằng ngày, nói qua nói lại dẫn đến bất đồng quan điểm rồi chửi mắng nhau thì nhà nào chẳng có” – H.T.G - 34 tuổi. “Bạo lực trong gia đình chúng tôi chủ yếu là cãi vã, chửi bới do mẫu thuẫn hằng ngày…” – L.T.T - 38 tuổi. “Theo báo cáo thì địa phương không có bạo lực gia đình ở mức độ nghiêm trọng mấy. Có năm có 1,2 vụ; có năm không có. Nhưng bạo lực gia đình theo hình thức cãi vã, mắng chửi nhau thì nhiều…” – L.V.T - Trưởng ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ xã Linh Thông. Nhận xét: Đa số ý kiến của đối tượng nghiên cứu cho thấy thực trạng BLGĐ tại địa phương còn phổ biến. Hình thức SL % Bị lấy tiền lương, tiền tiết kiệm 34 43,6 Từ chối đưa tiền chi tiêu gia đình 46 59,0 Từ chối cung cấp tài chính nuôi con 23 29,5
  • 49. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hộp 3.2. Ý kiến của đối tượng nghiên cứu về các hình thức bạo lực gia đình “Khi có chuyện gì không vui là chồng tôi chửi, chửi nhiều quá tôi cũng nói lại thành ra cãi nhau, căng thẳng hơn có lần ông ấy tát vào mặt, vào tai…” – T.T.H - 31 tuổi “Chủ yếu chỉ có chửi bới, cãi vã nhau thôi. Trong lúc ấy thường là coi thường hay nói những câu xúc phạm tôi lắm, có lúc cả đe dọa, la hét, đập vỡ đồ đạc…” – N.T.B - 30 tuổi “Có tuần tôi đi cấy về rất là mệt, nhưng đêm nào cũng đòi được quan hệ tình dục, tôi từ chối thì bị chửi bới, rồi bị ép quan hệ, cho nên những lần sau thì kể cả không thích tôi cũng phải cố để giải quyết nhu cầu sinh lý cho chồng…” – N.T.M - 30 tuổi “Chồng tôi còn lấy trộm tiền tiết kiệm của tôi để mua rượu, mua thuốc, không có chuyện đưa tiền cho tôi tiêu pha sinh hoạt hay nuôi con ăn học đâu... Còn chuyện đánh cãi, chửi nhau thì đương nhiên là có chứ.” – N.T.B - 30 tuổi “Các hình thức bạo lực gia đình thì nhiều lắm. Không phải chỉ có đánh đạp mới là bạo lực gia đình đâu. Suốt ngày chì chiết, cấm cản cũng là bạo lực gia đình, hay người phụ nữ bị ép quan hệ tình dục khi bản thân không mong muốn cũng là bạo lực. Nói chung hình thức thì nhiều lắm…” – H.T.V - Chủ tịch hội Phụ nữ xã Linh Thông. Nhận xét: Đa số ý kiến của đối tượng nghiên cứu đều cho thấy có rất nhiều hình thức BLGĐ đối với phụ nữ như: bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế, trong đó nhiều nhất là bạo lực về tinh thần.
  • 50. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hộp 3.3. Ý kiến về hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khi phụ nữ bị bạo lực gia đình “Nếu bị bạo lực thì chắc chắn tôi sẽ tìm đến sự giúp đỡ. Đầu tiên sẽ là những người trong gia đình, họ hàng của tôi. Sau đó mới nghĩ đến người ngoài như hàng xóm, bạn bè. Tuy nhiên nếu quá mức chịu đựng thì tôi sẽ tìm đến chính quyền địa phương để trình bày… ” – V.T.M-40 tuổi “Tôi đã từng bị bạo lực rồi, nhưng cũng ngại làm phiền tới bạn bè, hàng xóm hay chính quyền địa phương lắm, bởi vì tôi không muốn nhiều người biết chuyện gia đình tôi nên chủ yếu là tôi nhờ gia đình, anh chị e họ hàng khuyên bảo anh chồng” – Đ.T.L-36 tuổi “Những vụ việc mà xã nắm được thì thường là nó xảy ra nhiều lần rồi, với mức độ nghiêm trọng, tổ hòa giải họ không làm gì được thì họ mới gọi đến mình. Chứ cãi nhau, chửi bới nhau thì họ tự giải quyết thôi cũng không thấy họ nhờ chính quyền can thiệp những việc ấy.” – H.T.Đ - Phó chủ tịch UBND xã Quy Kỳ. “Tôi trong tổ hòa giải đấy nhưng cũng ít khi người ta gọi lắm. Thường thì cãi, đánh nhau xong hàng xóm họ báo hoặc ở gần nhà tôi biết thôi…” – H.T.N - 40 tuổi. Nhận xét: Đa số các ý kiến đều cho thấy hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị BLGĐ của phụ nữ còn mang tính chất nội bộ, cá nhân. Chủ yếu là đối tượng tìm kiếm sự giúp đỡ của gia đình, họ hàng.
  • 51. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hộp 3.4. Các ý kiến về sự tham gia giải quyết bạo lực gia đình của chính quyền, địa phương “Vì tôi cũng không báo cáo chính quyền, địa phương nên là họ cũng không can thiệp gì đâu. Có chăng thì tổ hòa giải thấy hàng xóm phản ánh thì họ cũng sang nói chuyện với gia đình, nhưng thường là sau khi cãi vã xảy ra rồi”. – L.T.T - 38 tuổi “Vì nhà tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, đánh nhau nên cũng nhiều lần được các cán bộ thôn đến tận nhà nói chuyện, rồi cũng được vài lần gọi lên trên xã làm việc vì tôi có trình bày với cán bộ xã về tình trạng bao lực gia đình. Tuy nhiên cũng hạn chế thôi.” – H.T.L - 35 tuổi “Với những vụ việc mà xã nắm được thì thường là tôi sẽ cho tổ hòa giải xuống làm việc trước, nếu không ổn thì tôi sẽ gọi đến công an và các ban ngành liên quan. Tuy nhiên tôi xuống thì cũng nhắc nhở chứ cũng không giải quyết dứt điểm được. Vụ nào nghiêm trọng lắm thì cũng chỉ phạt hành chính thôi.” – H.T.Đ - Phó chủ tịch UBND xã Quy Kỳ. Nhận xét: Các ý kiến cho thấy các ban ngành, đoàn thể trong công tác giải quyết BLGĐ còn gặp nhiều khó khăn, chưa được thể hiện hết vai trò của mình. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến bạo lực gia đình Bảng 3.7. Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc của đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình BLGĐ Đặc điểm Có bạo lực Không bạo lực p SL % SL % Tuổi <30 77 53,8 66 46,2 > 0,05 ≥30 287 53,4 250 46,6 Dân tộc Kinh 109 52,4 99 47,6 > 0,05 Thiểu số 255 54,0 217 46,0 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa độ tuổi, dân tộc của đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
  • 52. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.8. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình Có bạo lực Không bạo lực p SL % SL % Trình độ học vấn THPT trở xuống 307 55,7 244 44,3 < 0,05 Trên THPT 57 44,2 72 55,8 Nhận xét: Có mối liên quan giữa trình độ học vấn trên THPT và từ THPT trở xuống của đối tượng nghiên cứu với BLGĐ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi kết hôn lần đầu của đối tượng nghiên cứu với bạo lực gia đình Có bạo lực Không bạo lực p SL % SL % Nghề nghiệp Nông dân 233 53,1 206 46,9 > 0,05 Nghề khác 131 54,4 110 45,6 Tuổi kết hôn lần đầu < 18 2 33,3 4 66,7 > 0,05 ≥18 362 53,7 312 46,3 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuổi kết hôn lần đầu của đối tượng nghiên cứu với BLGĐ. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Đặc điểm BLGĐ Đặc điểm BLGĐ