SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM HÓA HỌC
Tên đề tài:
KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG MÙN, NITƠ
TỔNG SỐ VÀ NITƠ DỄ TIÊU TRONG ĐẤT
TRỒNG CAO SU Ở NÔNG TRƯỜNG
PHẠM VĂN CỘI – TP. HCM
GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh
SVTH: Nguyễn Thị Hoài
Lớp: Hóa 4A
Niên khóa: 2009 – 2013
TP. Hồ Chí Minh
Tháng 05/2013
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
MỞ ĐẦU................................................................................................................. viii
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU.................................................................1
1.1. Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên [10]
..................................................1
1.2. Tình hình khai thác và xuất khẩu cao su tại Việt Nam [10], [15]
.....................1
1.2.1. Giai đoạn trước 1990.............................................................................1
1.2.2. Giai đoạn sau 1990 đến nay..................................................................2
1.3. Công dụng của cây cao su............................................................................3
1.3.1. Mủ cao su ..............................................................................................3
1.3.2. Dầu hạt cao su [9]
...................................................................................3
1.3.3. Gỗ cao su...............................................................................................4
1.3.4. Tác dụng của cây cao su đối với môi trường, xã hội ............................4
1.4. Đặc điểm sinh thái của cây cao su [14]
..........................................................4
1.4.1. Đất đai ...................................................................................................4
1.4.2. Độ dốc, độ sâu tầng đất, pH đất. ...........................................................4
1.4.3. Khí hậu..................................................................................................5
1.4.4. Khả năng chịu hạn, chịu úng.................................................................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT .......................................................................6
2.1. Khái niệm về đất [7]
......................................................................................6
2.2. Quá trình hình thành đất [7], [12]
.....................................................................6
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất [7], [12]
...................................6
2.3.1. Sinh vật..................................................................................................7
2.3.2. Khí hậu..................................................................................................7
2.3.3. Địa hình.................................................................................................7
2.3.4. Đá mẹ ....................................................................................................7
2.3.5. Thời gian ...............................................................................................8
2.3.6. Con người..............................................................................................8
2.4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ [12]
.............................................................8
2.4.1. Thành phần cơ giới................................................................................8
2.4.2. Một số tính chất của đất xám bạc màu trên phù sa cổ ..........................8
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ MÙN....................................................................10
3.1. Sơ lược về chất hữu cơ [7], [8], [12]
.................................................................10
3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ ..................................................................10
3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ ...............................................................10
3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ.................................................................10
3.2. Sơ lược về mùn [7], [8], [12]
............................................................................11
3.2.1. Khái niệm về mùn...............................................................................11
3.2.2. Quá trình hình thành mùn ...................................................................11
3.2.3. Thành phần của mùn...........................................................................11
3.2.3.1. Axit humic....................................................................................11
3.2.3.2. Axit funvic ...................................................................................12
3.2.3.3. Humin...........................................................................................13
3.3. Vai trò của chất hữu cơ và mùn đối với đất và cây trồng [6], [8]
..................13
CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ NITƠ....................................................................15
4.1. Vai trò của nitơ đối với dinh dưỡng của cây trồng [8], [12]
..........................15
4.1.1. Nguyên tố cơ bản cần thiết cho thực vật.............................................15
4.1.2. Thành phần của các axit nucleic, vitamin, enzim. ..............................16
4.1.3. Thành phần chủ yếu của clorofin........................................................16
4.1.4. Ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng ........................................16
4.2. Lượng nitơ trong đất và sự biến đổi hóa học các hợp chất của nó ............16
4.2.1. Nitơ trong đất [7], [8]
..............................................................................16
4.2.1.1. Vô cơ............................................................................................17
4.2.1.2. Hữu cơ..........................................................................................17
4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá nitơ trong đất [6], [11], [12]
...........................................17
4.2.2.1. Nitơ tổng số..................................................................................17
4.2.2.2. Nitơ thủy phân..............................................................................17
4.2.2.3. Nitơ dễ tiêu...................................................................................18
4.2.3. Quá trình chuyển hóa các hợp chất nitơ trong đất [7], [8]
......................18
4.2.3.1. Quá trình amoni hóa.....................................................................18
4.2.3.2. Quá trình nitrat hóa ......................................................................19
4.2.3.3. Quá trình phản nitrat hóa .............................................................20
4.2.3.4. Quá trình cố định nitơ sinh vật.....................................................20
4.2.3.5. Sự cung cấp đạm của nước mưa ..................................................21
4.3. Chu trình biến đổi nitơ trong thiên nhiên và cân bằng đạm trong sản xuất
[7], [8]
...................................................................................................................21
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ NITƠ
TRONG ĐẤT............................................................................................................23
5.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT [1], [4], [6],
.......................23
5.1.1. Một số phương pháp xác định hàm lượng mùn trong đất...................23
5.1.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp
Tiurin.............................................................................................................24
5.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TRONG ĐẤT....................................24
5.2.1. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ tổng số theo phương pháp
Kjeldahl [13]
....................................................................................................24
5.2.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu [2]
..................................25
B. THỰC NGHIỆM..................................................................................................26
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI..................26
1.1. Giới thiệu về nông trường Phạm Văn Cội .................................................26
1.2. Lược đồ nông trường..................................................................................28
1.3. Các mẫu đất................................................................................................29
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ................................................................................35
2.1. Lấy và bảo quản mẫu đất [6], [11]
..................................................................35
2.1.1. Nguyên tắc lấy mẫu.............................................................................35
2.1.2. Lấy mẫu phân tích...............................................................................35
2.1.3. Phơi khô mẫu ......................................................................................36
2.1.4. Nghiền và rây mẫu ..............................................................................36
2.2. Phương pháp xác định hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu [2], [11],
[13]
......................................................................................................................37
2.2.1. Xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin ..........37
2.2.1.1. Hóa chất, dụng cụ.........................................................................37
2.2.1.2. Thí nghiệm kiểm tra.....................................................................37
2.2.1.3. Hàm lượng Fe3+
và Cl-
trong các mẫu đất....................................38
2.2.1.4. Tiến hành phân tích......................................................................39
2.2.2. Xác định hàm lượng nitơ tổng số trong đất bằng phương pháp
Kjeldahl.........................................................................................................40
2.2.2.1. Hóa chất, dụng cụ.........................................................................40
2.2.2.2. Cách tiến hành..............................................................................42
2.2.3. Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu.........................................................43
2.2.3.1. Hóa chất, dụng cụ.........................................................................43
2.2.3.2. Cách tiến hành..............................................................................44
2.3. Kết quả [2], [3], [11], [13]
...................................................................................44
2.3.1. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất....................................................44
2.3.2. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất.........................................46
2.3.3. Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong các mẫu đất..........................................47
KẾT LUẬN...............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................50
PHỤ LỤC..................................................................................................................52
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng mùn trong đất ........................................... 13
Bảng 4.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ tổng số trong đất ............................... 17
Bảng 4.2. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất................................. 18
Bảng 7.1. Hàm lượng Fe3+
và Cl-
trong các mẫu đất .............................................. 38
Bảng 7.2. So sánh hàm lượng ion ảnh hưởng trong mẫu phân tích và hàm lượng bắt
đầu gây ảnh hưởng .................................................................................................. 39
Bảng 7.3. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất ........................................................ 45
Bảng 7.4. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất ............................................ 46
Bảng 7.5. Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong các mẫu đất ............................................. 48
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mủ và hạt cao su ..................................................................................... 3
Hình 4.1. Nốt sần ở rễ cây họ Đậu .......................................................................... 20
Hình 4.2. Sơ đồ các quá trình biến đổi nitơ trong đất ............................................. 22
Hình 6.1. Lược đồ nông trường Phạm Văn Cội ...................................................... 28
Hình 6.2. Mẫu 1 ....................................................................................................... 29
Hình 6.3. Mẫu 2 ....................................................................................................... 29
Hình 6.4. Mẫu 3 ...................................................................................................... 30
Hình 6.5. Mẫu 4 ...................................................................................................... 30
Hình 6.6. Mẫu 5 ...................................................................................................... 31
Hình 6.7. Mẫu 6 ...................................................................................................... 31
Hình 6.8. Mẫu 7 ...................................................................................................... 32
Hình 6.9. Mẫu 8 ...................................................................................................... 32
Hình 6.10. Mẫu 9 .................................................................................................... 33
Hình 6.11. Mẫu 10 .................................................................................................. 33
Hình 6.12. Mẫu 11 .................................................................................................. 34
Hình 6.13. Mẫu 12 .................................................................................................. 34
Hinh 7.1. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp ...................................................... 36
Hinh 7.2. Sự chuyển màu của mẫu trong quá trình phân tích mùn ......................... 40
Hình 7.3. Bộ cất đạm Kjeldahl ................................................................................ 41
Hình 7.4. Mẫu sau khi phá mẫu .............................................................................. 43
Hình 7.5. Mẫu trước và sau khi chuẩn độ ............................................................... 43
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cao su thiên nhiên đã và đang khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh
tế thế giới và không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp phục vụ đời sống,
ngày càng được nâng cao và hướng đến cải thiện môi trường. Do giá dầu thô tăng
cao làm cao su nhân tạo sản xuất từ dầu thô mất ưu thế về giá, đồng thời nguồn
nguyên liệu này không thể vô tận, vì thế nhu cầu đối với cao su thiên nhiên sẽ gia
tăng liên tục, mang đến lợi nhuận thỏa đáng cho người trồng. Điều đó đã khuyến
khích nhiều nước có chính sách mở rộng diện tích, tăng năng suất để tăng kim
ngạch xuất khẩu, tăng thu nhập cho giới nông nghiệp và phát triển các ngành công
nghiệp liên quan.
Cây cao su là một trong những loại cây mang tính chiến lược về mặt kinh tế
của Việt Nam. Theo báo cáo tháng 9/2012 của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su
Thiên nhiên (ANRPC), Việt Nam đã chính thức trở thành nước sản xuất cao su
thiên nhiên lớn thứ tư thế giới khi soán ngôi của Ấn Độ và chỉ đứng sau Thái Lan,
Indonesia, Malaysia. Sự thay đổi về thứ hạng sản xuất đánh dấu vai trò quan trọng
của Việt Nam trên thị trường cao su quốc tế.
Trên con đường phát triển, ngành cao su Việt Nam đã dành sự quan tâm và
đầu tư đặc biệt cho việc đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu tạo ra các
loại giống mới có năng suất cao, đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại trong khai
thác và chế biến mủ. Tuy nhiên ngoài việc phát triển về giống, chúng ta cũng cần
chú ý đến các kỹ thuật canh tác, chế độ phân bón và hàm lượng các chất dinh dưỡng
trong đất. Hàm lượng mùn và nitơ là hai trong số những thành phần quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây. Vì vậy, em tiến hành “Khảo sát hàm lượng mùn,
nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường Phạm Văn Cội –
TP HCM” với mục đích sẽ đóng góp bộ số liệu giúp cho nhà trồng cao su cải thiện
và nâng cao năng suất cây trồng.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở
nông trường Phạm Văn Cội – TP Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và xây dựng hệ thống lí luận về quá trình hình thành đất, sơ lược về mùn
và nitơ cũng như vai trò của mùn, nitơ đối với cây trồng.
- Nghiên cứu đặc điểm của vùng đất khảo sát.
- Tìm hiểu các phương pháp xác định hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu
trong đất.
- Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất
trồng cao su ở nông trường Phạm Văn Cội – TP HCM.
- Khách thể nghiên cứu: Thành phần hóa học và dinh dưỡng trong đất trồng cao su
ở nông trường Phạm Văn Cội – TP HCM.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu việc phân tích chính xác thì sẽ đánh giá đúng hàm lượng mùn, nitơ tổng
số và nitơ dễ tiêu trong đất, từ đó có thể xác định lượng phân bón phù hợp nhằm
tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Thu thập thông tin từ nhiều nguồn tài
liệu khác nhau, chọn lọc và tổng hợp các nội dung chính, quan trọng có liên quan
đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát trực tiếp: Lấy mẫu đất tại các lô và phân tích.
- Phương pháp xử lí thông tin: Phân tích số liệu, tổng hợp và khái quát hóa.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực
nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu với kết quả thu được bốn năm trước, rút ra
kết luận về sự thay đổi.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Phân tích mẫu đất tại nông trường cao su Phạm Văn Cội – TP HCM.
- Xác định hàm lượng mùn bằng phương pháp Tiurin.
- Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl.
- Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu.
8. Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian thực hiện Tiến trình hoàn thành
8/2012-9/2012 - Chọn đề tài, đọc tài liệu và xây dựng
đề cương nghiên cứu.
10/2012 - Lấy và xử lí mẫu đất
11/2012-3/2013 - Tiến hành phân tích, xác định hàm
lượng mùn và nitơ trong đất.
- Tổng hợp và viết đề tài.
- Xử lý số liệu và hoàn thành các
chương còn lại.
4/2013 - Chỉnh sửa và hoàn tất đề tài.
5/2013 - Bảo vệ đề tài nghiên cứu.
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU
1.1. Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên [10]
Cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ Brasil là cây có giá trị
kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Chất nhựa mủ của cây là nguồn chủ lực trong sản
xuất cao su tự nhiên. Khi cây đạt độ tuổi 5 – 6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch
nhựa mủ cho đến khi đạt độ tuổi 26 – 30 năm. Ngoài ra, gỗ cao su được sử dụng
trong sản xuất đồ gỗ có giá trị cao, được coi là loại gỗ “thân thiện môi trường” do
người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Thời vàng son của cao su thiên nhiên, mệnh danh là vàng trắng là ở các thập niên
1910 – 1940. Do lợi lộc rất lớn từ cao su mang lại, nên các ông chủ đồn điền cao su
đã thúc đẩy mạnh việc trồng cao su trên các vùng đất phì nhiêu. Nhưng do giá cao
su thiên nhiên cao, nên người ta cũng đã tìm cách chế tạo ra cao su nhân tạo, cao su
tổng hợp nhóm elastomers, thay thế cao su thiên nhiên. Một vài ứng dụng mà cao su
nhân tạo không thay thế được cao su thiên nhiên là các lốp xe tải chở nặng, các lốp
xe buýt, máy bay hay nhựa latex ở ngành y khoa. Cao su là loại cây có tương lai
phát triển đầy triển vọng, sự phát triển của ngành cao su trong đó có cao su thiên
nhiên, gắn liền với sự phát triển của những ngành kĩ thuật hiện đại hay thực chất là
gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
1.2. Tình hình khai thác và xuất khẩu cao su tại Việt Nam [10], [15]
1.2.1. Giai đoạn trước 1990
Cây cao su được du nhập vào Việt Nam kể từ năm 1897. Thời rực rỡ của trồng
và sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các năm 1920 – 1940. Nhờ chính sách
khuyến khích của chính quyền thuộc địa, tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn
như Công ty Đất đỏ, SIPH, Công ty đồn điền Michelin ở các tỉnh miền Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên. Xuất khẩu cao su và gạo lúc bấy giờ là “hai vú sữa cho nền kinh
tế Việt Nam”.
Cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu
điền như Malaysia, Indonesia và Thái Lan nhưng với nét khác biệt là chương trình
cao su dinh điền. Tuy nhiên, chiến tranh tàn khốc đã làm tan hoang các đồn điền
công ty và nhất là các cao su tiểu điền dinh điền. Vào thập niên 80 do giá cao su
giảm mạnh, các tiểu điền cũng như các đồn điền cũ đã không tạo ra được bước phát
triển đáng kể cho ngành cao su Việt Nam.
1.2.2. Giai đoạn sau 1990 đến nay
Sau khi Liên Xô tan rã, diện tích cao su không phát triển được vào những năm
đầu thập niên 90. Nhờ chủ trương phát triển kinh tế thị trường mà ở những năm 90,
cao su tiểu điền lại được khuyến khích phát triển, và cũng trong thời kỳ này giá cao
su xuất khẩu đã lên đến đỉnh với 1.500 USD/tấn, ngành cao su khởi sắc trở lại.
Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290,8 ngàn tấn. Trước tình hình cạnh tranh
đất trồng với các loại cây công nghiệp khác có cùng yêu cầu sinh thái như cà phê,
hồ tiêu, cây ăn quả, chính phủ đã chủ trương chỉ phát triển ngành cao su với quy mô
400.000 ha. Tuy nhiên, đến năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc đã lên tới trên
405.000 ha, và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao su, nhất là các tỉnh
duyên hải miền Trung. Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên
nhiên đứng thứ 6 trên thế giới. Từ năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung
Quốc, Việt Nam đã vươn lên thứ 5. Riêng về xuất khẩu, Việt Nam đứng hàng thứ 4
thế giới.
Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu được 402.502 tấn
cao su thiên nhiên, giá trị hơn 1,2 tỷ đô la Mỹ, tăng mạnh về lượng, khoảng 39,3%
nhưng lại giảm về kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,3% và giá trị bình quân đạt 3.001
USD/tấn, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su thiên nhiên xuất khẩu
đã tăng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012 khi nguồn cung hạn chế vì cây cao su
ngưng khai thác trong thời kỳ rụng lá vào mùa khô. Sau đó, khi cây được khai thác
trở lại, giá sụt giảm liên tục từ tháng 4 đến tháng 6/2012.
Trước tình hình giá giảm sâu trên 30% và nhu cầu tiêu thụ cao su yếu trên toàn
thế giới, trong 6 tháng đầu năm 2012, doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cố gắng
để mở rộng thị trường, tăng lượng xuất khẩu nhằm giúp kim ngạch xuất khẩu cao su
Việt Nam không giảm nhiều so với trước.
1.3. Công dụng của cây cao su
Cây cao su được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào sản phẩm
đặc biệt của cây là mủ cao su, đó là một nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công
nghiệp hiện nay. Ngoài ra, cây cao su còn cho nhiều sản phẩm khác cũng có công
dụng không kém như gỗ, hạt… Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh
thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là các vùng trung du và miền núi, góp phần
bảo vệ an ninh quốc phòng ở vùng biên giới.
1.3.1. Mủ cao su
Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con
người. Các sản phẩm làm từ mủ cao su bao gồm: vỏ, ruột xe các loại, ống dẫn, giày
dép, nệm, dụng cụ gia đình, dụng cụ y tế…
Hình 1.1. Mủ và hạt cao su
1.3.2. Dầu hạt cao su [9]
Ngoài hai sản phẩm chính là mủ và gỗ cao su cho giá trị kinh tế cao, dầu trích ly
từ hạt cao su cũng là một sản phẩm phụ của ngành cao su. Ngày nay, việc sử dụng
ngày càng nhiều các dạng sản phẩm năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch làm cho
nguồn nguyên liệu này dần cạn kiệt và giá ngày càng cao, chúng ta phải tìm các
nguồn năng lượng thay thế. Vì vậy, các loại dầu sinh học chiết xuất từ các loài thực
vật trong đó có dầu hạt cao su cũng được nghiên cứu ứng dụng.
Trái cao su sau khi rụng xuống đất vỏ bao bọc sẽ tự động tách ra, và bên trong là
hạt được bao bọc tiếp bởi một lớp vỏ cứng khác, nếu đập hạt ra thì bên trong có một
hạt mềm rất giàu hàm lượng dầu thực vật. Bã ép có thể được dùng làm phân bón
hoặc thức ăn gia súc.
1.3.3. Gỗ cao su
Cây cao su ở độ tuổi trên 40 năm không còn cho mủ sẽ được thanh lý và cưa xẻ
thành thanh, ván phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Do tính chất của cây
cao su, gỗ cao su có đặc điểm nhẹ nhưng rất cứng, nhiều vân đáp ứng được nhu cầu
về trang trí, mỹ thuật cho sản phẩm.
Từ cuối thập niên 1970 trở đi, gỗ cao su trở thành nguyên liệu thay thế cho việc
khai thác rừng tự nhiên để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ gia dụng. Ngày nay, gỗ cao
su ngày càng được dùng rộng rãi và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của
ngành gỗ công nghiệp chế biến.
1.3.4. Tác dụng của cây cao su đối với môi trường, xã hội
Bảo vệ môi trường sinh thái: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa
trôi nên giữ được môi trường sinh thái bền vững.
Do việc khai thác và chăm sóc cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động lớn và
ổn định lâu dài suốt 30 – 40 năm nên góp phần ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm
cho một bộ phận người lao động.
Ổn định an ninh quốc phòng: với chính sách vừa làm kinh tế vừa làm nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vùng biên giới bằng việc giao các diện tích cao su cho các
đơn vị quốc phòng khai thác và quản lý.
1.4. Đặc điểm sinh thái của cây cao su [14]
1.4.1. Đất đai
Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm.
Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Càng
lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh không thuận lợi cho
cây cao su. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: vùng xích đạo,
trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500 – 600m.
1.4.2. Độ dốc, độ sâu tầng đất, pH đất.
Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc 8
– 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Khi trồng
cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn
kém như đê, mương, đường đồng mức…
Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu
tầng đất là 0,8 – 2m thì vẫn có thể trồng được. Độ pH trong đất thích hợp cho cây
cao su là 4,5 – 5,5; giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 – 7,0.
1.4.3. Khí hậu
Nhiệt độ: cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường
trong khoảng nhiệt độ 22 – 30°C và khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 28°C
(Nhiệt độ 25°C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa).
Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng
mưa 1800 – 2500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150 ngày/năm. Ẩm độ
không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là
trên 75%. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất
quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi
sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm.
1.4.4. Khả năng chịu hạn, chịu úng
Khả năng chịu hạn: cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công
nghiệp khác như: tiêu, cà phê… Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở
xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong
vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng
có thể chịu hạn trên 4 – 5 tháng.
Khả năng chịu úng: cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên,
tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu
khoảng 30 – 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng
chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT
2.1. Khái niệm về đất [7]
Đất là sản phẩm của quá trình phong hóa đá mẹ, trải qua một thời gian dài nhờ
tác dụng của vi sinh vật tích lũy được chất hữu cơ và đạm, thực vật thượng đẳng có
thể sống được. Một số đất hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển.
2.2. Quá trình hình thành đất [7], [12]
Quá trình hình thành đất là một quá trình biến đổi rất phức tạp của vật chất diễn
ra ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái Đất dưới tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân
tạo.
Theo quan điểm nguồn gốc thì quá trình này bắt đầu bằng sự phá hủy vật liệu ban
đầu được gọi là đá mẹ, sản phẩm chủ yếu là các chất vô cơ có kích thước khác nhau.
Quá trình phá hủy đá mẹ xảy ra dưới các hình thức khác nhau ta gọi chung một cụm
từ là “quá trình phong hóa”, dựa vào tính chất người ta phân biệt được ba loại
phong hóa: lý học, hóa học, sinh học. Kết quả quá trình phong hóa đá là tạo sản
phẩm phong hóa, sản phẩm này tiếp tục biến đổi tạo sản phẩm trung gian giữa sản
phẩm phong hóa và đất gọi là “mẫu chất”. Theo thời gian, các yếu tố tự nhiên như
sinh vật, khí hậu, địa hình và con người tác động lên mẫu chất và dần dần bổ sung
thêm một phần mới đó là chất hữu cơ. Chính phần này mới làm cho mẫu chất trở
thành đất với đầy đủ thuộc tính lý học, hóa học, sinh học và đặc tính sử dụng của
nó.
Theo quan điểm lịch sử thì quá trình hình thành đất chỉ từ khi bắt đầu có sự sống
xuất hiện. Nó tiến hóa cùng với sự sống từ thấp đến cao mà một phần được phản
ánh qua mối quan hệ hữu cơ: đất – cây – đất, có tác dụng tuần hoàn theo kiểu xoáy
trôn ốc. Nghĩa là, sau một chu kì sống, sinh vật trả lại cho đất một lượng vật chất
nhiều hơn so với khi nó lấy.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất [7], [12]
Theo Docuchaev có năm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: sinh vật,
khí hậu, đá mẹ, địa hình và tuổi. Đối với đất trồng, còn chịu tác động của con người.
2.3.1. Sinh vật
Đây là yếu tố chủ đạo vì nhờ đó mẫu chất trở thành đất đồng thời chịu tác động
nhiều nhất của đất. Tham gia vào quá trình hình thành đất có nhiều sinh vật nhưng
có thể phân thành ba nhóm chính: vi sinh vật, thực vật, động vật.
- Trong đất có rất nhiều vi sinh vật, có thể có hàng trăm triệu con trong 100g đất.
Vi sinh vật giúp phân giải và tổng hợp chất hữu cơ, cố định nitơ từ không khí (chỉ
có ở vi sinh vật cố định đạm).
- Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho đất. Nhờ khả năng quang
hợp, hàng năm thực vật để lại cho đất hàng tấn, thậm chí hàng chục tấn chất xanh có
chất lượng khác nhau tùy thuộc vào loài thực vật.
- Động vật cung cấp chất hữu cơ bằng chất thải và bằng cả cơ thể của chúng khi
chết đi. Chúng cũng góp phần cải thiện một số tính chất vật lý của đất như tính
thoáng khí, tạo kết cấu. Trong số các loài động vật, phải kể đến vai trò của giun đất.
Trong đất có nhiều giống giun và số lượng của chúng cũng rất nhiều. Theo Russell,
trong 1 ha đất tốt có thể có tới 2.500.000 con giun.
2.3.2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu một mặt ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và biến
hóa, mặt khác tác động gián tiếp qua sinh vật. Nước và nhiệt độ đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phá hủy đá. Mưa nhiều rửa trôi mạnh các ion kiềm, kiềm thổ
làm đất trở nên chua, nắng kéo dài đất trở nên khô hạn. Mỗi đới khí hậu có những
loại đất đặc thù của nó.
2.3.3. Địa hình
Địa hình khác nhau thì sự thâm nhập của nước, nhiệt, các chất hòa tan sẽ khác
nhau. Càng lên cao nhiệt độ càng thấp, hệ sinh vật cũng thay đổi cho phù hợp. Ở
vùng đồi và đồng bằng, ngoài tác dụng phân phối lại độ ẩm, địa hình còn có tác
động xói mòn và tích lũy. Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của sinh vật, tới
chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất.
2.3.4. Đá mẹ
Từ đá mẹ khác nhau dưới tác động của các yếu tố hình thành đất mà các loại đất
được tạo thành có thành phần cấp hạt và tính chất hóa lý khác nhau. Thành phần và
tính chất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu
của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị biến đổi sâu sắc do quá trình hóa học
và sinh học xảy ra trong đất.
Trong hệ thống phân loại đất Việt Nam cho đến nay người ta vẫn chia nhóm đất
miền núi ra chi tiết dựa vào các nhóm đá mẹ như đất feralit hình thành trên đá
macma bazơ, đất feralit hình thành trên đá macma axit và đá biến chất hoặc đất
feralit hình thành từ đá cacbonat…
2.3.5. Thời gian
Chiều dài tuổi của đất được tính từ khi đất bắt đầu hình thành nghĩa là khi sản
phẩm phong hóa bắt đầu tích lũy chất hữu cơ cho đến khi đạt được một sự ổn định
nào đó, ta gọi đó là tuổi hình thành tuyệt đối. Đất có tuổi càng cao, thời gian hình
thành đất càng dài thì sự phát triển của đất càng rõ rệt.
2.3.6. Con người
Từ khi con người biết sử dụng đất trồng trọt đã tác động vào đất rất sâu sắc, làm
cho đất thay đổi nhanh chóng. Sự tác động này có thể làm cho đất ngày càng màu
mỡ hoặc thoái hóa đi. Một ví dụ điển hình cho hướng thứ nhất là việc nhân dân ta
quai đê lấn biển, thau chua rửa mặn để khai thác vùng đất mặn nơi hình thành ven
biển. Trong lúc đó, đồng bào miền núi sống du canh du cư đã phát rừng làm rẫy, sau
vài vụ gieo trồng đất bị kiệt quệ lại bỏ đi tìm nơi khác.
Theo Các Mác việc sử dụng và khai thác đất hợp lí hay không còn do trình độ
khoa học và chế độ chính trị xã hội quyết định.
2.4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ [12]
2.4.1. Thành phần cơ giới
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, dễ bị
chặt, bí, thường bị khô hạn. Hàm lượng sét rất nghèo nàn, dao động chủ yếu từ 5 –
7%.
2.4.2. Một số tính chất của đất xám bạc màu trên phù sa cổ
Đất xám bạc màu chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, phân bố tập trung ở Đông
Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dung trọng 1,30 – 1,50 g/cm3
, tỉ trọng 2,65 – 2,70
g/cm3
, độ xốp 43 – 45%, sức chứa ẩm đồng ruộng 27,0 – 31,0%, độ ẩm cây héo 5 –
7%, nước hữu hiệu 22 – 24%, độ thấm nước lớp đất mặt 68 mm/giờ, lớp đất sâu 25
mm/giờ.
Dung trọng của đất xám bạc màu trên phù sa cổ có trị số cao nhất trong các loại
đất, ngay ở trên tầng mặt nhưng có trường hợp đạt tới 1,55 g/cm3
còn ở các tầng
dưới trị số này thậm chí đạt đến 1,76 hoặc 1,78 g/cm3
. Giải thích vấn đề này ngoài
những nguyên nhân do ảnh hưởng lâu đời của áp suất vĩnh cửu, có thể còn có hiện
tượng rửa trôi theo chiều thẳng đứng làm lắng đọng những vật liệu nặng, tích đọng
ở những tầng dưới do rửa trôi từ mặt đất.
Phản ứng của đất chua vừa đến rất chua (pHKCl phổ biến từ 3,0 – 4,5), nghèo
cation kiềm trao đổi, độ no bazơ và dung tích hấp phụ thấp, hàm lượng mùn tầng
đất mặt từ nghèo đến rất nghèo, mức phân giải chất hữu cơ mạnh (C/N < 10), các
chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo.
Đất xám bạc màu có nhược điểm là chua, nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn
và xói mòn mạnh. Tuy nhiên do ở địa hình bằng phẳng, thoải, thoáng khí, thoát
nước và đất nhẹ, dễ canh tác nên loại đất này thích hợp với nhu cầu sinh trưởng và
phát triển của nhiều loại cây trồng cạn như khoai lang, sắn, đậu đỗ, rau quả, lúa cạn,
cây ăn quả, cao su, điều…
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ MÙN
3.1. Sơ lược về chất hữu cơ [7], [8], [12]
3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ
Chất hữu cơ là một bộ phận cấu thành đất, đó là các tàn tích hữu cơ đơn giản
chứa cacbon, nitơ và hợp chất hữu cơ phức tạp – chất mùn. Sự tồn tại chất hữu cơ
của đất là đặc tính cơ bản để phân biệt đất với sản phẩm phong hóa và đá mẹ.
3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ
Gồm hai thành phần chính:
• Xác hữu cơ (tàn tích hữu cơ) chưa bị phân giải trong đất như rễ cây, thân lá
cây rụng, xác động vật, vi sinh vật.
• Các chất hữu cơ của đất: sản phẩm phân giải của xác hữu cơ bao gồm hợp
chất hữu cơ đơn giản chứa C và N như gluxit, protit, lignin, lipit, nhựa, sáp…
và hợp chất hữu cơ phức tạp gọi là mùn.
3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ
Trong đất tự nhiên, nguồn tạo chất hữu cơ duy nhất là tàn tích sinh vật gồm xác
thực vật, động vật và vi sinh vật đất. Trong đất trồng trọt, để trả lại nguồn tạo chất
hữu cơ cho đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho thế hệ cây trồng tiếp theo, con
người đã bổ sung vào đất các nguồn hữu cơ khác như phân chuồng, phân xanh,
phân rác, bùn ao…
Thực vật màu xanh là sinh khối chính tạo tàn tích sinh vật trong đất, chiếm 4/5
tổng lượng xác hữu cơ của đất. Lượng chất xanh trả lại đất hàng năm rất khác nhau
tùy thuộc vào vùng sinh thái tự nhiên, loại thảm thực vật của từng vùng và tác động
của con người. Thành phần và chất lượng của tàn tích thực vật phụ thuộc vào thành
phần các loại thực vật. Các loại đất có độ màu mỡ khác nhau cũng tạo ra sinh khối
thực vật khác nhau.
So với tàn tích thực vật thì tàn tích động vật và vi sinh vật của đất ít hơn hẳn,
song thành phần và chất lượng hữu cơ lại rất cao, đặc biệt là các chất hữu cơ chứa
nitơ.
Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy và tổng hợp chất hữu
cơ của đất. Điều kiện khí hậu, tính chất của đất chi phối thành phần và số lượng vi
sinh vật đất cũng như khả năng và cường độ hoạt động của nó.
3.2. Sơ lược về mùn [7], [8], [12]
3.2.1. Khái niệm về mùn
Mùn là hợp chất cao phân tử có tính axit, có kết cấu tạo vòng gồm nhân, mạch
nhánh, nhóm định chức, hình thành từ quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ
trong đất.
3.2.2. Quá trình hình thành mùn
Theo quan điểm sinh hóa học của quá trình mùn hóa đã được nhiều nhà khoa học
chấp nhận thì hợp chất mùn được hình thành theo ba bước chính:
• Bước 1: từ các hợp chất hữu cơ như protit, lipit, lignin, tanin… của các vi
sinh vật và sản phẩm tổng hợp của vi sinh vật phân giải, chúng được phân
hủy thành các sản phẩm hữu cơ trung gian.
• Bước 2: dưới tác động tiếp theo của các vi sinh vật tổng hợp các hợp chất
hữu cơ trung gian tạo thành các liên kết hợp chất phức tạp: nhân vòng thơm,
mạch nhánh với các nhóm định chức.
• Bước 3: các hợp chất phức tạp này được các vi sinh vật tổng hợp trùng
ngưng lại thành các hợp chất cao phân tử giống như chuỗi xích bền vững.
Mỗi chuỗi xích phải bao gồm ba cấu thành chính là nhân vòng, mạch nhánh,
nhóm định chức. Hợp chất hữu cơ đặc biệt đó gọi là mùn, có màu đen thẫm
và cây không sử dụng được.
3.2.3. Thành phần của mùn
Có thể chia các chất mùn thành 3 nhóm chính: các axit humic, axit funvic và các
humin.
3.2.3.1. Axit humic
Axit humic là nhóm các chất được chiết ra khỏi đất bằng kiềm (hoặc bằng các
dung môi khác) ở dạng dung dịch màu sẫm (các humat Na+
, NH4
+
hoặc K+
) và được
kết tủa dưới dạng vô định hình bằng các axit.
Nhóm các axit humic được chiết ra từ các loại đất khác nhau có thành phần
nguyên tố: C (50 – 62%), H (2,8 – 6%), O (31 – 40%), N (2 – 6%). Ngoài ra còn có
các nguyên tố khác như: P, Si, Fe, S, Al chiếm 1 – 10% về khối lượng. Những
nguyên tố này kết hợp với axit humic thường do những phản ứng thứ cấp.
Theo giả thuyết hiện tại, các axit humic là những hợp chất phức tạp có phân tử
lượng cao, có bản chất thơm, liên kết với nhau bằng các cầu – NH –, – CH2 –…
Trong thành phần phân tử có các nhóm chức: 3 – 6 nhóm hiđroxi phenol, 3 – 4
nhóm cacboxyl và nhóm metoxi, chúng tạo nên tính chất của axit humic và đặc tính
tương tác của chúng với đất. Các nhóm hiđroxi phenol và cacboxyl trong axit humic
tạo cho nó khả năng tham gia vào các quá trình trao đổi hấp phụ cation và quyết
định tính axit của axit này. Còn ion hiđro trong nhóm cacboxyl cho khả năng thế
các cation khác nhau để tạo muối humat.
Muối của axit humic với các cation hóa trị 1 (Na+
, K+
, NH4
+
) là những humat tan
được trong nước, còn những axit humic tự do và muối của chúng với các cation hóa
trị 2, 3 thì không tan và có trạng thái gel. Trong đất, các axit humic liên kết với
Ca2+
, Mg2+
nên không có khả năng di chuyển theo phẫu diện đất, mà được tích lũy ở
những nơi hình thành ra chúng và ở lớp đất mặt do đó có chứa nhiều các muối này.
Axit humic là phần mùn có giá trị nhất: có khả năng hấp phụ lớn đối với các
cation và có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu tượng đất thích hợp cho
trồng trọt, các axit humic còn có ý nghĩa lớn là nguồn dinh dưỡng dự trữ, trước hết
là nitơ.
3.2.3.2. Axit funvic
Axit funvic là những chất mùn có màu vàng hoặc đỏ nhạt trong dung dịch sau khi
đã axit hóa nước chiết đất bằng kiềm.
Cũng như axit humic, theo cấu tạo, axit funvic là nhóm các hợp chất có phân tử
lượng cao. Thành phần nguyên tố của axit funvic khác axit humic, hàm lượng C và
N nhỏ hơn, hàm lượng O và H lớn hơn: C (44 – 49%), H (3,5 – 5%), O (44 – 49%),
N (2 – 4%). Cấu trúc phân tử axit funvic cũng tương tự như axit humic nhưng có sự
khác nhau: nhân vòng thơm ít hơn, mạch nhánh nhiều nên axit funvic có tính ưa
nước, khả năng ngưng tụ kém, độ phân tán cao, khả năng di động lớn, có tính chua.
Axit funvic là tổ hợp mùn xấu hơn axit humic. Vì vậy, đất giàu axit funvic
thường bị chua, dễ bị nghèo mùn, các nguyên tố trong đất dễ bị rửa trôi dưới dạng
các muối funvat hòa tan.
3.2.3.3. Humin
Các humin là những phức của axit funvic và axit humic, liên kết bền với nhau và
với phần khoáng của đất. Lượng nitơ trong các humin là 20 – 30% nitơ tổng số của
đất và liên kết khá bền, nên các vi sinh vật đất khó phân hủy được chúng.
3.3. Vai trò của chất hữu cơ và mùn đối với đất và cây trồng [6], [8]
Chất hữu cơ và mùn là chỉ tiêu biểu thị đất khác đá mẹ và có khả năng sản xuất
vì chúng đưa vào đất C và N. Xét hình thái phẫu diện đất, tầng đất hữu cơ và mùn
biểu thị đất màu mỡ, có nhiều tính chất lý hóa tốt. Trong phân loại đất, tầng mùn là
một chỉ tiêu phân loại quan trọng.
Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng mùn trong đất [6]
< 1% Đất rất nghèo mùn.
1 – 2% Đất nghèo mùn.
2 – 4% Đất có mùn trung bình.
4 – 8% Đất giàu mùn.
> 8% Đất rất giàu mùn.
Chất hữu cơ và chất mùn là chỉ tiêu độ phì nhiêu của đất. Keo mùn kết hợp với
các cation và khoáng sét tạo ra các phức hệ keo ngưng tụ tạo kết cấu cho đất làm
cho đất tơi xốp, lưu thông nước, điều hòa nhiệt độ đất. Vì thế mùn là nhân tố chủ
yếu ổn định và cải thiện kết cấu đất. Keo mùn giúp tăng khả năng giữ nước, tính
thấm nước, hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn và chảy nước bề mặt. Keo mùn cũng
giúp cải thiện thành phần cơ giới của đất, điều hòa nhiệt độ tránh sự thay đổi đột
ngột nhiệt độ của đất ảnh hưởng xấu đến cây.
Mùn quyết định những tính chất hóa học quan trọng của đất. Đất giàu mùn có
khả năng trao đổi hấp phụ cation cao, có tính đệm cao, chống chịu tốt với sự thay
đổi đột ngột về pH đất, đảm bảo các phản ứng hóa học và oxi hóa khử xảy ra bình
thường, không gây hại cho cây trồng.
Ngoài ra, mùn còn là kho dự trữ thức ăn cung cấp từ từ và thường xuyên cho cây
trồng và vi sinh vật đất. Hợp chất mùn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng lại có khả
năng khoáng hóa chậm và thường xuyên thành các chất vô cơ đơn giản cho cây
trồng sử dụng như N, P, K, Ca, Mg, S, vi lượng, trong đó N đặc biệt cao. Vì vậy, đất
giàu mùn nếu không có nguồn phân vô cơ bổ sung thì vẫn cho năng suất ổn định. Vì
mùn có khả năng trao đổi cation nên tạo ra sự trao đổi dinh dưỡng cung cấp cho
cây, trong đó phức hệ keo sét mùn là phức hệ điều tiết thức ăn quan trọng nhất của
đất đối với cây trồng.
Đất giàu chất hữu cơ, mùn sẽ có quần thể vi sinh vật phong phú, các quá trình
phân giải, tổng hợp vi sinh vật nhanh hơn, đất càng có độ màu mỡ cao, thuận lợi
cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Axit humic là chất kích thích sinh trưởng, là
chất kháng sinh chống chịu bệnh của cây.
CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ NITƠ
4.1. Vai trò của nitơ đối với dinh dưỡng của cây trồng [8], [12]
Trong tự nhiên, ta thường gặp nitơ ở hai dạng: nitơ tự do trong không khí và nitơ
trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Cây trồng nói chung chỉ đồng hóa được nitơ ở dạng các hợp chất vô cơ như ion
NH4
+
hay NO3
-
. Còn nitơ ở dạng hợp chất hữu cơ, cây trồng chỉ đồng hóa được sau
khi các hợp chất đó đã trải qua quá trình khoáng hóa. Chỉ có cây họ đậu mới đồng
hóa được nitơ tự do trong không khí. Dạng nitơ này sau khi phản ứng nitrat hóa,
amoni hóa xảy ra trong thiên nhiên, hoặc do kết quả hoạt động của vi sinh vật sống
tự do trong đất hay vi sinh vật trong nốt sần của rễ cây họ đậu, bèo hoa dâu, tạo ra
NO3
-
, NH4
+
. Cây trồng đồng hóa được nitơ ở dạng này hay dạng khác lại phụ thuộc
môi trường của phản ứng và nồng độ của ion có mặt trong dung dịch đất.
Đối với cây trồng nitơ có những vai trò:
4.1.1. Nguyên tố cơ bản cần thiết cho thực vật
Nitơ là thành phần quan trọng của tất cả các protit đơn giản và phức tạp trong
nguyên sinh chất của tế bào thực vật. Nguồn nitơ chủ yếu cần cho dinh dưỡng của
cây trồng là muối nitrat và muối amoni. Các chất vô cơ này sau khi được cây trồng
hấp thụ, phải qua quá trình biến đổi phức tạp mới tạo nên sản phẩm cuối cùng là
aminoaxit và protit. Phân tử protit rất phức tạp được tổng hợp từ nhiều aminoaxit.
Các aminoaxit tạo ra từ amoniac với nhóm xeto của axit hữu cơ. Phản ứng này được
gọi là phản ứng amin hóa, thường được xúc tiến nhờ hoạt động của các enzim.
Các xetoaxit như α - xetoglutaric, fumaric… tạo ra trong thực vật khi phân hủy
các gluxit. Hướng tổng hợp các aminoaxit trong thực vật chủ yếu là phản ứng amin
hóa các xetoaxit với amoniac qua hai giai đoạn: ở giai đoạn đầu, amoniac tác dụng
với xetoaxit tạo ra iminoaxit và nước; ở giai đoạn thứ hai, iminoaxit bị khử đến
aminoaxit. Chẳng hạn:
HOOC-CO-CH2-CH2-COOH
𝑀𝑜
�� HNO2
𝐶𝑢 / 𝐹𝑒
�⎯⎯⎯⎯� (HNO2)2
𝐶𝑢 / 𝐹𝑒
�⎯⎯⎯⎯� NH2OH
𝑀𝑛
�� NH3
4.1.2. Thành phần của các axit nucleic, vitamin, enzim.
Nitơ cũng có trong thành phần các axit nucleic (ribonucleic RNA và
deoxiribonucleic DNA), chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự trao đổi chất
của thực vật.
Ngoài ra, nitơ còn là thành phần của các photphatit, alcaloit trong một số
vitamin, các enzim và nhiều chất hữu cơ khác của tế bào thực vật.
4.1.3. Thành phần chủ yếu của clorofin
Nitơ là một trong những thành phần chủ yếu của clorofin. Đối với cây trồng có
chứa clorofin, cơ thể của chúng có khả năng tự dưỡng (khả năng tổng hợp chất hữu
cơ cần thiết từ chất vô cơ). Những cây trồng không có clorofin thì không có khả
năng đó mà phải sống ở những nơi có sẵn chất hữu cơ.
4.1.4. Ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng
Khi cây trồng được cung cấp đầy đủ nitơ và những điều kiện khác thì tốc độ phát
triển, hiệu suất quang hợp tăng lên, tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp các chất
hữu cơ có nitơ trong cây.
Tuy vậy, khi thừa nitơ, thời kì sinh trưởng phát triển sẽ kéo dài, cây hô hấp mạnh
hơn quang hợp. Kết quả là gluxit tiêu hao nhiều hơn gluxit tích lũy. Lượng tinh bột
trong cây giảm xuống. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng nhanh mà mô cơ giới
kém hình thành nên rễ cây rất yếu, dễ bị lốp đổ, giảm năng suất nghiêm trọng.
4.2. Lượng nitơ trong đất và sự biến đổi hóa học các hợp chất của nó
4.2.1. Nitơ trong đất [7], [8]
Nitơ là nguyên tố cần tương đối nhiều cho các loại cây nhưng trong đất thường
chứa ít nitơ. Hàm lượng nitơ tổng số trong các loại đất Việt Nam khoảng 0,1 –
0,2%, có loại dưới 0,1% như đất xám bạc màu. Hàm lượng nitơ trong đất nhiều hay
ít chủ yếu phụ thuộc hàm lượng mùn (thường nitơ chiếm 5 – 10% mùn). Yếu tố ảnh
hưởng đến mùn, nitơ trong đất gồm thực bì, khí hậu, thành phần cơ giới, địa hình,
chế độ canh tác.
Nitơ trong đất tồn tại ở hai dạng chính: vô cơ và hữu cơ.
4.2.1.1. Vô cơ
Lượng nitơ trong đất ở dạng vô cơ rất ít, ở tầng đất mặt chỉ chiếm 1 – 2% lượng
nitơ tổng số, ở tầng dưới có thể chiếm tới 30% lượng nitơ tổng số. Dạng nitơ vô cơ
ở trong đất chủ yếu là NH4
+
và NO3
-
, là sản phẩm hoạt động của vi sinh vật, dễ bị
cây hút, lại dễ bị nước cuốn trôi nên hàm lượng thay đổi rất nhiều không những theo
mùa mà còn thay đổi giữa ban ngày và ban đêm, trong ngày mưa và nắng.
NH4
+
được sinh ra do tác dụng amoni hóa của vi sinh vật với hợp chất chứa nitơ.
Trong điều kiện háo khí, dễ bị nitrat hóa chuyển thành NO3
-
nên chỉ trong đất lúa
nước NH4
+
mới được ổn định và tích lũy.
4.2.1.2. Hữu cơ
Đây là dạng tồn tại chủ yếu của nitơ trong đất, có thể chiếm trên 95% lượng nitơ
tổng số. Dựa vào độ hòa tan và khả năng thủy phân mà chia ra ba dạng: nitơ hữu cơ
tan trong nước (chiếm dưới 5% nitơ tổng số), nitơ hữu cơ thủy phân (chiếm trên
50% nitơ tổng số), nitơ hữu cơ không thủy phân (chiếm 30 – 50% nitơ hữu cơ).
4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá nitơ trong đất [6], [11], [12]
4.2.2.1. Nitơ tổng số
Nitơ tổng số bao gồm toàn bộ ba dạng nitơ: nitơ hữu cơ, nitơ trong các hợp chất
hữu cơ đơn giản và nitơ vô cơ. Mức độ đánh giá hàm lượng nitơ tổng số trong đất
như sau:
Bảng 4.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ tổng số trong đất [6]
Nts < 0,08% Nghèo
Nts: 0,08 – 0,15% Trung bình
Nts: 0,15 – 0,20% Khá
Nts > 0,2% Giàu
4.2.2.2. Nitơ thủy phân
Cây hút nitơ dạng vô cơ nên khi định lượng NH4
+
và NO3
-
trong đất là xác định
lượng nitơ trực tiếp cung cấp cho cây. Song lượng NH4
+
và NO3
-
thay đổi theo mùa
và thời kì sinh trưởng của thực vậy. Bởi vậy Tiurin và Kônônôva nêu lên phương
pháp xác định lượng đạm thủy phân trong đất. Phương pháp này không những xác
định được lượng NH4
+
và NO3
-
mà còn xác định được một phần đạm hữu cơ trong
điều kiện nhất định có khả năng thủy phân thành đạm vô cơ cung cấp cho cây.
Khi đạm thủy phân dưới 4 mg/100g đất là rất thiếu, từ 4 – 8 mg/100g đất là thiếu
vừa, trên 8 mg/100g đất là thiếu ít hoặc không thiếu.
4.2.2.3. Nitơ dễ tiêu
Là dạng nitơ vô cơ chủ yếu là NH4
+
và NO3
-
mà cây có khả năng lấy trực tiếp và
sử dụng dễ dàng.
Ở một số nơi trên thế giới, người ta coi nitơ dễ tiêu là chỉ tiêu đánh giá khả năng
cung cấp nitơ cho cây trong đất. Trên cơ sở đó, xác định nhu cầu phân bón cho cây.
Ở một số nơi khác như Cộng hòa liên bang Đức cho rằng: nitơ dễ tiêu thay đổi tùy
thuộc vào quá trình nitrat hóa trong đất mà quá trình này lại thay đổi tùy thuộc điều
kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, chế độ không khí trong đất và các nhân tố khác),
do đó ít coi trọng chỉ tiêu này.
Ở nước ta, do đất có pH thấp, lượng Al3+
lớn, độ no kiềm thấp nên quá trình
nitrat hóa trong đất tiến triển chậm. Mặt khác, anion này có khả năng được hấp phụ
kém, dễ bị rửa trôi nên hàm lượng NO3
-
trong đất hầu như không đáng kể.
Bảng 4.2. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất [11]
1 – 2,5 mg NH4
+
/100g đất Nghèo
2,5 – 7,5 mg NH4
+
/100g đất Trung bình
> 7,5 mg NH4
+
/100g đất Giàu
4.2.3. Quá trình chuyển hóa các hợp chất nitơ trong đất [7], [8]
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và khí quyển, nitơ hữu cơ và vô cơ có thể
biến đổi theo các quá trình sau đây:
4.2.3.1. Quá trình amoni hóa
Đây là quá trình phân giải các chất hữu cơ chứa nitơ đến dạng amoniac. Sơ đồ
của sự chuyển hóa ấy như sau:
Protit, chất mùn → Aminoaxit, amit → Amoniac
Dưới tác dụng của các enzim phân giải do các vi sinh vật tiết ra (xạ khuẩn,
actinomyces, nấm mốc) protit bị thủy phân biến thành aminoaxit. Các aminoaxit dễ
bị vi sinh vật hấp thụ và dưới tác dụng của các enzim, aminoaxit bị khử amin biến
thành amoniac và axit hữu cơ. Ví dụ quá trình amoni hóa từ một aminoaxit đơn giản
nhất:
NH2CH2COOH + O2 → HCOOH + CO2 + NH3
NH2CH2COOH + H2O → CH3OH + CO2 + NH3
NH2CH2COOH + H2 → CH3COOH + NH3
Sau quá trình amoni hóa, bốn loại hợp chất được tạo thành là axit hữu cơ, rượu,
khí CO2, amoniac. Quá trình xảy ra trong môi trường hiếu khí cũng như trong môi
trường yếm khí. Các axit hữu cơ và rượu tiếp tục phân giải và cuối cùng biến thành
những hợp chất đơn giản nhất là CO2, H2O, CH4 và H2. Còn amoniac cùng với các
axit vô cơ và hữu cơ trong đất tạo thành những muối amoni tương ứng. Các muối
amoni ở trong đất tiếp tục bị phân ly thành các ion amoni và các ion gốc axit tương
ứng với muối của nó. Một phần ion amoni bị cây hấp phụ, một phần do keo đất hấp
phụ:
KĐ]Ca2+
+ (NH4)2CO3 KĐ]2NH4
+
+ CaCO3
Quá trình amoni hóa xảy ra được là do sự hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí
hoặc yếm khí. Amoniac được tạo ra trong các loại đất có độ chua và độ thoáng khác
nhau. Tốc độ của quá trình amoni hóa phụ thuộc nhiều vào độ ẩm, nhiệt độ môi
trường.
Trong điều kiện yếm khí, chất hữu cơ chứa nitơ chỉ bị phân giải đến amoniac mà
thôi. Còn trong điều kiện hiếu khí, các muối amoni bị oxi hóa biến thành nitrat. Sự
oxi hóa amoniac đến nitrat được gọi là quá trình nitrat hóa.
4.2.3.2. Quá trình nitrat hóa
Phản ứng này được thực hiện trong đất nhờ nhóm vi khuẩn đặc biệt ưa khí và giải
phóng ra năng lượng khá lớn. Các vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrosocystis và
Nitrosospira tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình oxi hóa các muối amoni đến
axit nitrơ. Giai đoan thứ hai (oxi hóa tiếp đến axit nitric) xảy ra do sự hoạt động của
vi khuẩn thuộc giống Azotobacter.
Quá trình nitrat hóa có thể xảy ra theo các phản ứng sau đây:
2NH3 + 3O2 → 2HNO2 + 2H2O + 158000 cal
2HNO2 + O2 → 2HNO3 + 43200 cal
Axit nitric được tạo thành trong quá trình này được trung hòa nhờ canxi
bicacbonat hay magie bicacbonat hoặc bởi các bazơ hấp phụ trong đất:
2HNO3 + Ca(HCO3)2 → Ca(NO3)2 + 2H2CO3
2HNO3 + KĐ]Ca2+
Ca(NO3)2 + KĐ]2H+
Để quá trình nitrat hóa xảy ra tốt, cần có các điều kiện sau: độ ẩm đất từ 60 –
70% độ ẩm mao quản, nhiệt độ từ 25 – 32°C, pH 6,2 – 9,2, đất giàu NH4
+
và Ca2+
,
có đủ không khí. Trong những điều kiện này, phần lớn đạm amoni trong đất chuyển
hóa thành đạm nitrat. Quá trình nitrat hóa xảy ra mạnh hay yếu là biểu hiện độ phì
nhiêu của đất cao hay thấp.
4.2.3.3. Quá trình phản nitrat hóa
Đó là quá trình khử nitơ trong nitrat thành nitơ phân tử (N2) do tác dụng của vi
sinh vật. Quá trình này khác với sự khử nitrat đến amoniac trong cơ thể thực vật.
Quá trình phản nitrat hóa làm mất nitơ và năng lượng của đất do đó nó là hiện
tượng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Phản ứng có thể xảy ra như sau:
C6H12O6 + 4HNO3 → 6CO2 + 6H2O + 2N2 + 2H2
Quá trình xảy ra trong điều kiện yếm khí, đất kiềm giàu chất hữu cơ chưa phân
giải phần lớn là gluxit, xenlulozơ.
4.2.3.4. Quá trình cố định nitơ sinh vật
Khi có một lượng lớn chất hữu cơ trong
đất, loại vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
phải lấy nitơ trong đất để sinh trưởng, phát
triển. Trong trường hợp này, xảy ra sự cạnh
tranh tạm thời về đạm giữa vi sinh vật và
cây trồng. Xét về mặt đạm thì đó là quá trình
cố định đạm, chứ không phải là quá trình
phản nitrat hóa. Sau khi vi sinh vật chết, chất
hữu cơ được phân giải, lượng đạm sẽ tăng
lên.
Trong đất, còn có một số loại vi sinh vật
có khả năng hút nitơ không khí. Các vi khuẩn này gồm: Clostridium pasteurianum,
Hình 4.1. Nốt sần ở rễ cây họ Đậu
Azotobacter chroococcum, vi khuẩn nốt sần họ đậu, thanh tảo sống tự do và cộng
sinh trong bèo hoa dâu…
4.2.3.5. Sự cung cấp đạm của nước mưa
Ở các nước nhiệt đới có mưa nhiều như nước ta, một số nitơ oxit và amoniac
theo nước mưa rơi xuống đất tạo nên muối amoni, muối nitrat làm cho cây cối xanh
tươi hơn. Nguồn gốc của loại đạm nitrat này được tạo ra từ khí nitơ và oxi của
không khí, dưới tác dụng của năng lượng khổng lồ do sấm chớp tỏa ra, được tổng
hợp lại thành nitơ oxit và sau khi rơi xuống đất biến thành nitrat. Còn nguồn gốc
của đạm amoniac theo nước mưa xuống đất là từ amoniac khá lớn bốc hơi từ đất,
dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Khi có mưa, amoniac lơ lửng trong không khí
bị hòa tan và kéo xuống đất theo nước mưa. Vì vậy, trong nước mưa có cả hai loại
đạm nitrat và amoni là hai loại đạm dễ tiêu, cây hút trực tiếp được.
Theo tài liệu nghiên cứu trước đây của Pháp, ở miền Bắc, hằng năm lượng đạm
do nước mưa đem lại khoảng 20kg N/ha (tương ứng với 100kg amoni sunfat) trong
đó có 8kg ở vào dạng nitrat, và 12kg ở dạng amoni. So với các nước ôn đới, đó là
con số khá lớn, nhưng so với lượng đạm mà thu hoạch hàng năm đã lấy đi của đất
thì khá thấp, nhất là trồng cây 2, 3 vụ liên tiếp trong một năm.
4.3. Chu trình biến đổi nitơ trong thiên nhiên và cân bằng đạm trong sản
xuất [7], [8]
Trong hoạt động sống, thực vật và vi sinh vật hút ion nitrat và amoni của đất để
tạo nên đạm hữu cơ trong cơ thể của chúng. Khi những vi sinh vật chết, đạm hữu cơ
phân giải thành amoniac. Ở điều kiện thích hợp, đạm amoniac bị oxi hóa thành đạm
nitrat. Trong điều kiện yếm khí, do tác dụng của vi khuẩn, đạm nitrat biến thành
nitơ phân tử bay vào khí quyển. Nitơ phân tử trong điều kiện thuận lợi lại biến
thành đạm vô cơ. Thực vật tiêu thụ dạng đạm này và biến nó thành đạm hữu cơ
(protit). Gặp điều kiện thuận lợi, dạng đạm hữu cơ lại phân giải thành đạm amoni.
Cứ như thế, trong thiên nhiên biến đổi thành một chu trình kín.
Trong thiên nhiên, nitơ biến đổi qua nhiều dạng, theo chu trình có tính tuần hoàn
phức tạp, nhưng tổng số nitơ là một đại lượng không đổi. Song, về mặt sản xuất
nông nghiệp, ta thấy có lúc nitơ ở môi trường này nhiều, ở môi trường kia ít, trong
khi đó sản xuất nông nghiệp lại cần đến nó. Do đó, dựa vào quy luật tuần hoàn nitơ
trong thiên nhiên, ta có khả năng điều chỉnh, phân phối lại lượng nitơ hợp lí, phục
vụ tốt sản xuất nông nghiệp.
Hình 4.2. Sơ đồ các quá trình biến đổi nitơ trong đất
Đất Việt Nam thường bị rửa trôi, xói mòn nên thường thiếu đạm. Để cung cấp đủ
đạm cho cây trồng, cần phải lập bảng cân đối đạm trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu
đạm của cây trồng, khả năng cung cấp đạm của đất và của thiên nhiên. Nói chung,
cần phải xác định hai yếu tố:
• Lượng đạm mà cây trồng hút để tạo ra thu hoạch.
• Lượng đạm được cung cấp. Từ đó, tính lượng đạm hao hụt để cung cấp thêm
nhằm đạt được năng suất cây trồng cao và ngày càng ổn định.
CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ
NITƠ TRONG ĐẤT
5.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT [1], [4], [6],
5.1.1. Một số phương pháp xác định hàm lượng mùn trong đất
- Phương pháp Knôp: đốt cháy mùn ở 950°C hoặc oxi hóa cacbon trong mùn
bằng dung dịch K2Cr2O7 + H2SO4. Lượng CO2 bay lên từ hai cách đốt khô hoặc
đốt ướt nói trên sẽ được thu hồi vào bình đựng KOH hoặc NaOH đã biết trọng
lượng. Sau đó, cân bình suy ra trọng lượng CO2, từ đó tính hàm lượng mùn tương
ứng trong đất.
Ngoài phương pháp trọng lượng người ta còn sử dụng phương pháp thể tích: CO2
bay lên được thu hồi vào bình đựng dung dịch tiêu chuẩn Ba(OH)2 dư. Sau đó,
chuẩn độ lượng Ba(OH)2 dư bằng dung dịch tiêu chuẩn HCl với sự có mặt của chỉ
thị thymon xanh từ đó suy ra lượng CO2 và mùn. Phương pháp này tốt nhưng trang
bị phiền phức vì thế ít được sử dụng trong các phòng phân tích.
- Phương pháp H2O2: dùng H2O2 oxi hóa cacbon, sau đó cân lại trọng lượng đất,
từ chỗ giảm trọng lượng có thể suy ra mùn trong đất.
- Phương pháp so màu: dùng dung dịch NH3 và các dung dịch kiềm khác hòa tan
mùn thu được dung dịch màu đen. Từ màu đen có thể suy ra lượng mùn nhiều hay
ít. Tuy nhiên, màu sắc của mùn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như canxi, độ
ẩm… cho nên phương pháp này ít được sử dụng trong các phòng thí nghiệm.
Granam dùng dung dịch K2Cr2O7 oxi hóa cacbon trong mùn. Màu đỏ của Cr6+
sẽ
giảm do C khử tạo ra Cr3+
có màu lục. Nhưng phương pháp này gặp khó khăn là
chưa tìm ra kính lọc quang thích hợp cho màu lục. Mặt khác, do oxi hóa không triệt
để nên khi đất có mùn trên 5% thì kết quả phân tích không tốt.
- Phương pháp G.W.Robinson: ta biết rằng lúc phân tích N tổng số bằng phương
pháp Kjeldahl, mùn bị phân giải trong H2SO4. Kết quả phân giải là SO3 bị khử
thành SO2. Phương pháp này chỉ đạt 90% lượng mùn trong đất.
- Phương pháp Tiurin: để xác định cacbon trong đất người ta dùng một lượng
thừa K2Cr2O7 oxi hóa trong môi trường H2SO4. Lượng K2Cr2O7 sẽ được chuẩn độ
bằng muối Mohr tiêu chuẩn. Từ lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa có thể suy ra
lượng cacbon, từ cacbon suy ra mùn. Phương pháp này chỉ áp dụng với đất có hàm
lượng mùn nhỏ hơn 15%. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong
phòng phân tích do kết quả thu được nhanh chóng và tương đối chính xác.
5.1.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp
Tiurin
Để xác định cacbon trong đất, người ta dùng một lượng thừa K2Cr2O7 oxi hóa
trong môi trường axit H2SO4 (tỉ lệ 1:1). Không thể dùng axit khác vì nếu dùng HCl
thì Cl-
sẽ khử một lượng K2Cr2O7 gây sai số. Nếu dùng HNO3 thì tăng thêm tác
dụng oxi hóa nên lượng K2Cr2O7 cần dùng sẽ ít hơn, dẫn đến kết quả phân tích mùn
sẽ ít hơn.
2K2Cr2O7 + 8H2SO4 + 3C → 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 3CO2 + 8H2O
Lượng thừa K2Cr2O7 sẽ được chuẩn độ bằng lượng muối Mohr tiêu chuẩn
K2Cr2O7 + 7H2SO4 + 6FeSO4.(NH4)2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 +
K2SO4 + 6(NH4)2SO4 + 7H2O
Từ lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa có thể suy ra cacbon, từ cacbon suy ra mùn
bằng cách nhân với hệ số 1,724. Trong quá trình chuẩn độ, có thể thêm một lượng
nhỏ H3PO4 hoặc muối chứa ion F-
để loại trừ ảnh hưởng của Fe3+
(làm ảnh hưởng
đến sự chuyển màu chất chỉ thị).
5.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TRONG ĐẤT
5.2.1. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ tổng số theo phương pháp
Kjeldahl [13]
Phương pháp này dùng để xác định hàm lượng N tổng (N-amoni, N-nitrat, N-
nitrit, N-trong hợp chất hữu cơ) trong tất cả các loại đất.
Nitơ tổng số trong đất là một chỉ tiêu thường được phân tích để đánh giá độ phì
nhiêu tiềm tàng của đất. Để phân tích đạm tổng số, người ta dùng H2SO4 đậm đặc
kết hợp với chất xúc tác như CuSO4, Se, TiO2, HgO… hoặc chất oxi hóa mạnh như
K2Cr2O7, KClO4 nhằm phân hủy chất hữu cơ, chuyển các dạng N về dạng amoni.
Tiến hành chưng cất chuyển amoni về NH3, sau đó áp dụng phương pháp chuẩn
độ để xác định N tổng số trong đất.
Các phản ứng xảy ra:
- Mẫu đất chứa Nitơ + H2SO4 đậm đặc → NH4
+
+ SO2↑ + H2O
- Trung hòa:
NH4
+
+ OH-
→ NH3↑ + H2O
- Chưng cất hấp thụ:
NH3 + H3BO3 → NH4
+
+ H2BO3
-
- Chuẩn độ:
H+
+ H2BO3
-
→ H3BO3
5.2.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu [2], [4]
Trong đất nitơ tồn tại chủ yếu ở dạng N-hữu cơ và lượng nhỏ N-khoáng (NH4
+
,
NO3
-
). Tuy nhiên cây trồng chỉ sử dụng chúng ở dạng N-khoáng hay còn gọi là N
dễ tiêu. Do hàm lượng amoni và nitrat trong đất thấp và luôn biến động vì vậy N dễ
tiêu trong đất còn được đánh giá thông qua N-thủy phân.
Dùng dung dịch KCl 1N để chiết các dạng N dễ tiêu trong đất, khử nitrat bằng
hỗn hợp Dewarda về dạng amoni, sau đó tiến hành chưng cất trong bộ cất NH3. Hấp
thụ amoniac sinh ra bằng dung dịch axit boric và xác định hàm lượng nitơ bằng
cách chuẩn độ với axit HCl hoặc H2SO4 (tương tự như xác định N tổng).
Các phản ứng xảy ra:
KĐ]NH4
+
+ KCl KĐ]K+
+ NH4Cl
- Khử nitrat bằng hỗn hợp Dewarda về dạng amoni:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + 2H
HNO3 + 2H → HNO2 + H2O
HNO2 + 6H → NH3 + 2H2O
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
- Trung hòa: NH4
+
+ OH-
→ NH3↑ + H2O
- Chưng cất hấp thu: NH3 + H3BO3 → NH4
+
+ H2BO3
-
- Chuẩn độ: H+
+ H2BO3
-
→ H3BO3
B. THỰC NGHIỆM
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI
1.1. Giới thiệu về nông trường Phạm Văn Cội
Nông trường Phạm Văn Cội tọa lạc tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, cách TP
Hồ Chí Minh 30 km tính theo đường chim bay. Về phía Đông Nam giáp sông Sài
Gòn, hướng Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức, hướng Nam giáp xã Phú Hòa Đông.
Đất của nông trường thuộc loại đất xám, bạc màu trên nền phù sa cổ. Lượng mưa
trung bình hàng năm là 1950 mm. Nhiệt độ trung bình là 29°C. Tổng diện tích quản
lí của nông trường là 1765,94 hecta.
Đây là vùng đất trước đây bị chiến tranh tàn phá ác liệt (vùng đất trắng). Rất
nhiều bom do máy bay B52 rải xuống tạo nên hàng ngàn hố bom, có hố sâu đến 5m.
Sau 1975, bà con nông dân ở khắp các quận huyện đã đến để lập nghiệp ở vùng đất
này.
Năm 1977, nông trường Phạm Văn Cội được thành lập theo quy định số
113/QĐUB ngày 10/3/1977 của UBND TP Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập nông
trường trực thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Năm 2004, thực hiện theo
chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường sát nhập
vào công ty Bò sữa TP Hồ Chí Minh thành tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn.
Khi mới thành lập, phương hướng, nhiệm vụ ban đầu là trồng cây làm thức ăn
cho gia súc (bắp, đậu, mì, chè…), cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi heo,
phương hướng này nhằm giải quyết vấn đề lương thực. Người dân ở đây trồng cây
mang tính tự phát vì họ chưa biết vùng đất này thích hợp với loại cây gì.
Năm 1982, nông trường chuyển sang trồng mía đường, diện tích mía đường đạt
đến 600 – 700 hecta. Cây mía có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đã tạo công
an việc làm cho nhiều người dân. Lượng mía thu hoạch được cấp cho nhà máy
đường Bình Dương.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, nông trường đã từng bước chuyển đổi
cây trồng có hiệu quả cao. Đến năm 1985, xen lẫn với trồng mía, nông trường đã
trồng thêm cao su, và từ đó cây cao su trở thành cây trồng chủ lực của nông trường.
Cao su được trồng theo hai kiểu chính là 3 × 6 và 6 × 6.
Diện tích cao su hiện nay lên tới 1567,53 hecta. Trong đó:
- Cao su khai thác: 1527,73 hecta.
- Cao su xây dựng cơ bản: 39,80 hecta.
Tất cả diện tích cao su được đưa vào khai thác. Với diện tích cao su này, nông
trường đã thu 8 triệu lít/năm. Thời gian lấy mủ cao su là từ đầu tháng 5 đến tháng 2
năm sau (10 tháng/năm). Mỗi năm có hai tháng ngưng lấy mủ để cây cao su ra lá và
ổn định nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chất lượng cao su
có giảm do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp.
Ngoài cao su, nông trường còn nuôi trồng nhiều loại cây và vật nuôi khác:
- Mía: 44,5 ha.
- Mì: 37 ha.
- Dứa cayen: 16,43 ha.
- Cỏ voi, cỏ úc (phục vụ chăn nuôi): > 40ha.
- Phong lan: 1050 m2
- Dê, bò.
Lực lượng lao động của nông trường gồm 700 người, trong đó:
- Hợp đồng dài hạn: 501 người.
- Lao động thời vụ: 109 người.
Nông trường đang từng bước có sự chuyển đổi phù hợp để đạt được hiệu quả
kinh tế cao. Dự án sắp tới của nông trường là nâng cao chất lượng cao su để đạt tiêu
chuẩn và xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao.
1.2. Lược đồ nông trường
LƯỢC ĐỒ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI
X: Diện tích
Y: Năm trồng cao su
Công ty
Vị trí lấy mẫu nghiên cứu
Hình 6.1. Lược đồ nông trườngPhạm Văn Cội
S
N
Y
X
1.3. Các mẫu đất
Mẫu 1: Lô 1/95, diện tích 20,92 ha; đất xám phù sa cổ, không cỏ, có ít lớp lá ở phía
trên, lấy giữa mương.
Hình 6.2. Mẫu 1
Mẫu 2: Lô 2/95, diện tích: 21,1 ha; đất cứng, không cỏ, có một lớp lá ở phía trên,
nhiều rễ, lấy ở giữa mương.
Hình 6.3. Mẫu 2
Mẫu 3: lô trồng mới năm 2009, đất nhiều cỏ, lấy sát gốc cây, cách chừng 80 cm, vị
trí cao.
Hình 6.4. Mẫu 3
Mẫu 4: lô trồng mới năm 2009, đất cứng, lấy mẫu giữa mương cách gốc 3m, nhiều
cỏ, vị trí thấp.
Hình 6.5. Mẫu 4
Mẫu 5: Lô 2009, đất nhiều cỏ, cách gốc 80cm, đất cứng.
Hình 6.6. Mẫu 5
Mẫu 6: Lô 2009, lấy cách gốc 80cm, nhiều cỏ, không xịt thuốc, chỉ cày, đất cứng.
Hình 6.7. Mẫu 6
Mẫu 7: Lô 1994, lấy giữa mương, nhiều rễ, đất cứng, có một ít lớp lá.
Hình 6.8. Mẫu 7
Mẫu 8: Lô 2007, diện tích 10,02 ha; có một ít cỏ, lá, lấy giữa mương.
Hình 6.9. Mẫu 8
Mẫu 9: Lô 2007, diện tích 11,94 ha; nhiều lá, không cỏ, lấy giữa mương, đất cứng,
khai thác T9/2012.
Hình 6.10. Mẫu 9
Mẫu 10: Lô 2007, diện tích 2,19 ha; lấy giữa mương, nhiều lá, đất cứng, khai thác
T9/2012.
Hình 6.11. Mẫu 10
Mẫu 11: Lô 1995, diện tích 19,81 ha; ít cỏ, lá, lấy giữa mương, đất mềm, trũng.
Hình 6.12. Mẫu 11
Mẫu 12: Lô1997, diện tích 18,11 ha; ít lá, nhiều cỏ, lấy giữa mương, đất mềm, hơi
trũng.
Hình 6.13. Mẫu 12
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Lấy và bảo quản mẫu đất [6], [11]
2.1.1. Nguyên tắc lấy mẫu
- Mẫu phân tích cây trồng phải đại diện và phù hợp với mục đích phân tích, đại
diện cao cho vùng nghiên cứu.
- Mẫu phân tích cần được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất (nhiệt độ, ẩm
độ...), cùng một thời điểm (thường vào buổi sáng đã hết sương, không mưa, nhiệt độ
không khí và cường độ ánh sáng ở mức trung bình...).
- Chú ý đến các yếu tố canh tác như thời kỳ bón phân, thời kỳ tưới nước... để
chọn thời điểm lấy mẫu thích hợp.
- Các mẫu riêng biệt phải được lấy ngẫu nhiên rải đều trên toàn bộ diện tích khảo
sát. Số lượng và khối lượng mẫu ban đầu tuỳ theo yêu cầu khảo sát và mức độ đồng
đều để xác định. Các mẫu ban đầu được tập hợp thành một mẫu chung.
- Mẫu phải được nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu phân
tích.
2.1.2. Lấy mẫu phân tích
- Khối lượng:
+ Lấy mẫu đất để nghiên cứu tính chất vật lí: 2 kg (nguyên tảng).
+ Lấy mẫu đất để phân tích nông hóa: 0,5 – 1 kg.
- Có hai cách lấy mẫu:
+ Lấy mẫu riêng biệt: lấy ở một điểm nhất định, không trộn với mẫu ở điểm
khác. Mẫu này dùng để đánh giá tính chất phát sinh đất, phân tích các phẫu diện để
lập bản đồ thổ nhưỡng.
+ Lấy mẫu hỗn hợp: lấy ở nhiều điểm trên một vùng đất có cùng tính chất phát
sinh và được trồng trọt. Trộn lẫn, lấy một phần đại diện để phân tích. Loại này dùng
để nghiên cứu các tính chất nông hóa của đất trồng trọt.
Hình 7.1. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt (a, b, c, d) và mẫu hỗn hợp (e)
2.1.3. Phơi khô mẫu
Mẫu đất lấy về phải được hong khô kịp thời, nhặt sạch các xác thực vật, sỏi đá…
sau đó dàn mỏng trên sàn gỗ hoặc giấy sạch rồi phơi khô trong nhà. Nơi hong mẫu
phải thoáng gió và không có các hóa chất bay hơi như NH3, Cl2, SO2… Để tăng
cường quá trình làm khô đất có thể lật đều mẫu đất. Thời gian hong khô đất có thể
kéo dài vài ngày tùy thuộc loại đất và điều kiện khí hậu. Thông thường đất cát
chóng khô hơn đất sét.
Cần chú ý là mẫu đất được hong khô trong không khí là tốt nhất, không nên phơi
khô ngoài nắng hoặc sấy khô trong tủ sấy.
2.1.4. Nghiền và rây mẫu
Đất sau khi đã hong khô, đập nhỏ rồi nhặt hết xác thực vật và các chất lẫn khác.
Dùng phương pháp ô chéo góc lấy khoảng 500g đem nghiền, rây qua rây 2mm,
nghiền tiếp rồi rây qua rây 1mm, lấy 15g rây qua rây 0,25mm để phân tích mùn.
e)
2.2. Phương pháp xác định hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu [2], [11],
[13]
2.2.1. Xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin
2.2.1.1. Hóa chất, dụng cụ
a. Hóa chất
- Nước cất
- Glixerol
- Dung dịch K2Cr2O7 0,4N: cân 39,30 g K2Cr2O7 được nghiền nhỏ rồi hòa tan
trong 1 lít nước cất sau đó cho từ từ 1 lít H2SO4 đặc (d = 1,84), vừa rót vừa lắc nhẹ.
- Dung dịch muối Mohr 0,2N: cân 78,82 g muối Mohr
((NH4)2SO4.FeSO4.6H2O) pha vào bình định mức 1 lít gồm 980 ml nước cất và 20
ml H2SO4 đặc (d = 1,84). Sau đó, chuẩn độ lại dung dịch muối Mohr bằng dung
dịch K2Cr2O7.
- Thuốc thử Ferroin: cân 0,695g FeSO4.7H2O và 1,485g ortho-phenaltrolin-
monohyđrat, pha vào bình định mức 100 ml bằng nước cất.
- Axit H3PO4 đậm đặc.
b. Dụng cụ
- Ống nghiệm chịu nhiệt, giá ống nghiệm
- Ống thủy tinh dài có nút cao su.
- Buret 25 ml, giá buret
- Bình tam giác 150 ml
- Pipet 2 ml, 10 ml
- Bếp điện
- Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml, 500 ml, 1000 ml
- Nhiệt kế 300°C
- Đũa thủy tinh
2.2.1.2. Thí nghiệm kiểm tra
Cân 0,2377g đường saccarozơ tinh khiết cho vào bình định mức 100 ml, thêm
nước cất đến vạch, lắc đều cho tan hết đường ta được dung dịch có nồng độ
1mgC/1ml. Chuẩn bị các ống nghiệm sau:
- Ống nghiệm 1: ống nghiệm chịu nhiệt có chứa 10 ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N
trong H2SO4 đặc (tỉ lệ 1:1) (ống nghiệm so sánh).
- Ống nghiệm 2: hút 1 ml dung dịch đường cho vào ống nghiệm chịu nhiệt, đun
trên bếp cách thủy đến khô sau đó cho vào ống nghiệm 10 ml dung dịch K2Cr2O7
0,4N trong H2SO4 đặc (tỉ lệ 1:1).
Đun nóng các ống nghiệm đã chuẩn bị trong glixerol khoảng 5 phút ở 140 –
160°C.
Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 150 ml tráng kĩ bằng
nước cất (khoảng 10 – 20 ml). Sau đó, thêm vào bình 1 ml axit H3PO4 để loại ảnh
hưởng của Fe3+
và 2 giọt ferroin làm chỉ thị. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng
muối Mohr 0,2N đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu đỏ nâu.
Kết quả: V1 = 20,1 ml; V2 = 18,5 ml
Trong đó: V1, V2 lần lượt là thể tích muối Mohr 0,2N dùng để chuẩn độ ống
nghiệm 1, 2.
Khối lượng C trong đất: mC = (20,1 – 18,5).0,2.0,003 = 0,96 mg
Hiệu suất: H% = 96%
2.2.1.3. Hàm lượng Fe3+
và Cl-
trong các mẫu đất
Hàm lượng Fe3+
và Cl-
trong các mẫu đất như sau:
Bảng 7.1. Hàm lượng Fe3+
và Cl-
trong các mẫu đất
Mẫu
Hàm lượng Fe3+
(mg/100g đất)
Hàm lượng Cl-
(mg/100g đất)
1 34,19 14,67
2 26,49 18,19
3 18,32 10,73
4 20,02 14,36
5 21,21 14,38
6 25,79 10,80
7 16,60 23,11
8 22,01 10,80
9 16,00 18,20
10 15,92 10,78
11 33,02 10,76
12 27,53 7,16
Bảng 7.2. So sánh hàm lượng ion ảnh hưởng trong mẫu phân tích và hàm lượng
bắt đầu gây ảnh hưởng [5]
Ion
Hàm lượng trong mẫu phân tích
(mg/100g đất)
Hàm lượng gây ảnh hưởng
(mg/100g đất)
Fe3+
15,92 – 34,19 150 trở lên
Cl-
7,16 – 23,11 600 trở lên
Theo kết quả phân tích hàm lượng Fe3+
và Cl-
trong đất ta thấy: Hàm lượng ion
gây ảnh hưởng trong đất rất thấp so với hàm lượng ion bắt đầu gây ảnh hưởng đến
kết quả phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin. Vì vậy, ta
tiến hành phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin.
2.2.1.4. Tiến hành phân tích
- Cân 0,1g đất đã được hong khô trong không khí và được rây qua rây nhỏ có
đường kính lỗ 0,5 mm cho vào ống nghiệm chịu nhiệt. Cho vào ống nghiệm 10 ml
dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1).
- Đồng thời làm thêm một thí nghiệm so sánh: cho vào ống nghiệm khác 10 ml
dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1).
- Tất cả các ống nghiệm được đậy bằng ống hút thủy tinh có nút cao su và đun
sôi trong glixerol 5 phút ở 140 – 160°C.
- Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 150 ml, tráng kĩ bằng
nước cất (khoảng 10 – 20 ml).
- Sau đó thêm vào bình 1 ml axit H3PO4 để loại ảnh hưởng của Fe3+
và 4 giọt
ferroin làm chỉ thị rồi dùng muối Mohr 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ
màu xanh sang màu đỏ nâu.
Hình 7.2. Sự chuyển màu của mẫu trong quá trình phân tích mùn
2.2.2. Xác định hàm lượng nitơ tổng số trong đất bằng phương pháp
Kjeldahl
2.2.2.1. Hóa chất, dụng cụ
a. Hóa chất
- Nước cất.
- Dung dịch NH4
+
_N tiêu chuẩn: hòa tan 0,165g (NH4)2SO4 thành 1 lit dung
dịch bằng nước cất.
- Hỗn hợp xúc tác: nghiền, trộn kỹ hỗn hợp 200g K2SO4, 6g CuSO4.5H2O và 6g
TiO2 hoặc Se.
- Dung dịch NaOH 40%: hòa tan 400g NaOH trong nước cất và pha loãng đến
thể tích 1 lít. Bảo quản trong chai nhựa, đậy kín để tránh sự xâm nhập của CO2.
- Chỉ thị hỗn hợp: hòa tan 0,1g bromocresol xanh và 0,02g metyl đỏ trong 100ml
etanol.
- Axit HCl 0,01N: hút 8,4 ml HCl đặc (d = 1,18) pha thành 1 lít dung dịch có
nồng độ 0,1N. Lấy 100 ml dung dịch HCl 0,1N pha thành 1 lít dung dịch HCl
0,01N. Chuẩn độ lại bằng dung dịch Na2Br2O7.
- Axit salixilic/axit sunfuric: hòa tan 25g axit salixilic trong 1 lít axit H2SO4 đậm
đặc.
- Dung dịch axit boric 4%: cân 4g hòa tan thành 100 ml dung dịch bằng nước cất.
- Na2S2O3.5H2O: nghiền mịn trước khi dùng.
Mẫu sau khi đun Xanh Đỏ nâu
b. Dụng cụ
- Bình phá mẫu 250 ml
- Hệ thống phá mẫu bằng bình Kjeldahl
- Erlen 250 ml
- Bộ chưng cất đạm
- Burret 25 ml, giá burret.
- Pipet 2 ml, 5 ml, 10 ml
- Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml
- Đũa thủy tinh
(1) Dung dịch phản ứng
(2) Phễu nhỏ giọt dung dịch NaOH
(3) Ống sinh hàn
(4) Dung dịch axit boric để thu NH3
Hình 7.3. Bộ cất đạm Kjeldalh
2.2.2.2. Cách tiến hành
a. Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ cất
- Bộ cất đạm yêu cầu phải kín.
- Thí nghiệm kiểm tra
+ Hút 20 ml dung dịch NH4
+
_N tiêu chuẩn cho vào bình cất, sau đó cho vào phễu
nhỏ giọt dung dịch NaOH 40%, hấp thu khí NH3 sinh ra bằng 20 ml dung dịch axit
boric 4% có thêm chỉ thị metyl đỏ và brommocresol xanh.
+ Sau đó chuẩn độ bằng HCl 0,01N.
Theo lí thuyết: (NH4)2SO4 → 2NH3 → 2HCl
⇒ 𝑉(𝑁𝐻4)2 𝑆𝑂4
× 𝐶(𝑁𝐻4)2 𝑆𝑂4
× 2 = VHCl × CHCl
 20 × 1,25.10-3
× 2 = VHCl × 0,01
⇒ VHCl = 5 ml
+ Kết quả kiểm tra:
V1 = 4,9 ml
V2 = 4,8 ml
V3 = 4,9 ml
𝑉� = 4,87 ml
+ Hiệu suất: H% = 97,33%
b. Tiến hành phá mẫu
- Cân chính xác 1g mẫu đất (đã được làm khô trong không khí) vào bình
Kjeldahl.
- Thêm vào 4 – 10 ml axit salixilic/axit sunfuric, lắc đều để yên trong vài giờ
hoặc qua đêm.
- Cho thêm vào bình 0,5g natri thiosunfat, đun cẩn thận hỗn hợp trên bếp phá
mẫu đến khi ngừng sủi bọt. Sau đó để nguội bình, thêm 1,1g hỗn hợp xúc tác và tiếp
tục đun đến khi hỗn hợp cất trở nên trong. Quá trình phá mẫu kết thúc.
Hình 7.4. Mẫu sau khi phá mẫu
c. Tiến hành chưng cất
- Để nguội bình, chuyển toàn bộ mẫu vào bình cất đạm. Lắp bình chưng cất đã
chuẩn bị vào bộ cất đạm. Lắp erlen có chứa 20 ml axit boric (4%) vào ống sinh hàn
của bộ cất đạm sao cho ống sinh hàn ngập sâu trong dung dịch axit boric.
- Trung hòa mẫu bằng NaOH ngay trên bộ cất đạm, tiến hành chưng cất trong
thời gian khoảng 15 phút để toàn bộ lượng NH3 hấp thu vào axit boric. Lúc này
dung dịch hấp thu sẽ có màu xanh.
- Lấy dung dịch hấp thu ra, sau đó tiến hành chuẩn độ.
d. Tiến hành chuẩn độ
- Chuẩn độ lượng muối sinh ra bằng dung dịch HCl 0,01N, tại điểm tương đương
dung dịch chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu đỏ.
Hình 7.5. Mẫu trước và sau khi chuẩn độ
2.2.3. Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu
2.2.3.1. Hóa chất, dụng cụ
a. Hóa chất
- Dung dịch KCl 1N: cân 74,92g KCl pha trong 1lít nước cất.
- Chỉ thị màu metyl đỏ và bromocresol xanh.
- Dung dịch axit boric 4%.
- Hỗn hợp Dewarda: trộn đều các bột kim loại kẽm, đồng, nhôm mịn khô theo
đúng tỷ lệ khối lượng 5: 50: 45. Bảo quản trong bình hút ẩm.
- Axit H2SO4 0,5N: hút 5,4 ml H2SO4 đặc pha thành 100 ml dung dịch H2SO4
2N. Lấy 25 ml dung dịch H2SO4 2N pha thành 100 ml dung dịch H2SO4 0,5N.
- Axit HCl 0,005N: hút 8,4 ml axit HCl đặc pha thành 1 lít dung dịch HCl 0,1N.
Hút 25 ml dung dịch HCl 0,1N pha thành 500 ml dung dịch HCl 0,005N. Chuẩn độ
lại bằng dung dịch Na2Br2O7.
b. Dụng cụ
- Erlen 250 ml, burret 25 ml, giá burret.
- Hệ thống chưng cất đạm.
- Phễu lọc, bình hút ẩm, máy lắc, bếp điện
- Pipet 10, 20, 25 ml
- Bình định mức
- Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml
2.2.3.2. Cách tiến hành
- Cân 40g đất cho vào bình tam giác 250 ml, rót vào 100 ml dung dịch KCl 1N.
Lắc 1 giờ và lọc.
- Dùng pipet rút 50 ml dịch lọc cho vào cốc 250 ml, thêm 30 – 40 ml axit
sunfuric 0,5 N, tiếp đó thêm 0,4g hỗn hợp dewarda đun trên bếp điện khoảng 15
phút. Để nguội, chuyển toàn bộ vào ống cất, tiến hành cất nitơ, sau đó chuẩn độ
bằng axit boric như là xác định nitơ tổng. Tiến hành cất mẫu trắng tương tự như trên
nhưng thay 50 ml dịch lọc bằng 50 ml dung dịch KCl 1N.
2.3. Kết quả [2], [3], [11], [13]
2.3.1. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất
Mùn % =
( 𝑽 𝟏−𝑽 𝟐).𝑵.𝟎,𝟎𝟎𝟑.𝟏,𝟕𝟐𝟒.𝟏𝟎𝟎
𝑪
𝑲 𝑯 𝟐 𝑶
Trong đó:
V1 (ml): thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ thí nghiệm so sánh.
V2 (ml): thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu đất.
N: nồng độ của dung dịch muối Mohr.
0,003: 1 mđl K2Cr2O7 0,4N oxi hóa được 0,003g cacbon.
1,724: hệ số tính ra mùn.
𝐾 𝐻2 𝑂: hệ số khô kiệt của đất.
C (g): khối lượng đất dùng để phân tích (C = 0,1 gam).
V1 = 20,1 ml
Bảng 7.3. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất
Mẫu 𝑲 𝑯 𝟐 𝑶 V2 (ml) Mùn (%)
1 1,0328 18,37 1,8482
2 1,0247 18,20 2,0139
3 1,0078 18,53 1,6367
4 1,0113 19,13 1,0147
5 1,0129 18,60 1,5716
6 1,0142 18,13 2,0667
7 1,0849 15,30 5,3867
8 1,0138 18,70 1,4681
9 1,0256 17,67 2,5813
10 1,0123 18,67 1,4974
11 1,0103 18,13 2,0588
12 1,0088 18,70 1,4609
Sau quá trình phân tích ta thấy đa số các mẫu đất có hàm lượng mùn từ
nghèo đến trung bình, có duy nhất một mẫu giàu mùn (4 – 8%) là mẫu 7 (5,3867%).
Ba mẫu 2, 6, 11 có hàm lượng mùn trung bình (2 – 4%) và 8 mẫu còn lại có hàm
lượng mùn nghèo (1 – 2%). Điều này phù hợp với kết quả về thành phần cơ giới của
các mẫu đất (Phụ lục 2).
Mẫu 7 có cấp hạt sét chiếm tỷ lệ cao, ngược lại cát có tỷ lệ thấp nhất (26%),
độ thoáng khí của đất bé nên đất dễ bị glây hóa, xác hữu cơ phân giải chậm. Do đó
lượng chất hữu cơ được tích lũy nhiều, hàm lượng mùn của mẫu 7 có giá trị lớn
nhất trong các mẫu đất khảo sát (5,3867%). Ngược lại, mẫu số 4 có tỷ lệ cát cao
(66%), tỷ lệ sét thấp nhất (27,17%) nên đất thoáng khí, điều kiện oxi hóa tốt dẫn
đến chất hữu cơ bị khoáng hóa mạnh, đất có hàm lượng mùn thấp nhất trong các
mẫu (1,0147%).
So với kết quả khảo sát hàm lượng mùn năm 2009 ta thấy: nhìn chung, hàm
lượng mùn qua các năm vẫn giữ ở mức trung bình, không thay đổi rõ rệt. Riêng ở
mẫu 7 (lô 1994), hàm lượng mùn tăng từ 4,5912% (năm 2009) lên 5,3867% (năm
2013) (Phụ lục 3), có thể giải thích là do sự cải thiện lớn về thành phần cơ giới của
đất sau 4 năm.
2.3.2. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất
X =
𝑽.𝑵.𝟏𝟒.𝟏𝟎𝟎.𝑲 𝑯 𝟐 𝑶
𝒎.𝟏𝟎𝟎𝟎
Trong đó:
X: phần trăm hàm lượng nitơ tổng số trong đất (%).
V: thể tích dung dịch HCl 0,01N tiêu tốn để chuẩn độ mẫu (ml)
N: nồng độ đương lượng của axit HCl (N = 0,01).
m: khối lượng mẫu ( m = 1g).
𝐾 𝐻2 𝑂: hệ số khô kiệt của đất.
Bảng 7.4. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất
Mẫu 𝑲 𝑯 𝟐 𝑶 V (ml) %N
1 1,0328 6,73 0,0973
2 1,0247 7,53 0,1080
3 1,0078 7,47 0,1054
4 1,0113 3,37 0,0477
5 1,0129 5,90 0,0837
6 1,0142 7,23 0,1027
7 1,0849 15,23 0,2313
8 1,0138 4,60 0,0653
9 1,0256 19,67 0,2824
10 1,0123 5,00 0,0709
11 1,0103 7,03 0,0994
12 1,0088 5,13 0,0725
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh
Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh

More Related Content

What's hot

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxinPhân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxinTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTruongThanh Vu
 
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...jackjohn45
 
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...nataliej4
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệpPhân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxinPhân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nấm mốc sinh aflatoxin
 
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dươngKhảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
Khảo sát hàm lượng mùn trong đất trồng cao su ở nông trường nhà nai – bình dương
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp, đặc trưng vật liệu chitosan-apatit và thăm dò ...
 
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu: Khóa luận tốt nghiệp ngành nông lâm, HAY, 9 ĐIỂM
 
TỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤMTỔNG QUAN VỀ NẤM
TỔNG QUAN VỀ NẤM
 
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
Khóa luận tốt nghiệp tên khóa luận nghiên cứu các điều kiện biến tính than ho...
 
Đề tài: Khảo sát hàm lượng mùn nitơ trong đất trồng cao su, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng mùn nitơ trong đất trồng cao su, 9đĐề tài: Khảo sát hàm lượng mùn nitơ trong đất trồng cao su, 9đ
Đề tài: Khảo sát hàm lượng mùn nitơ trong đất trồng cao su, 9đ
 
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
 
Luận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAY
Luận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAYLuận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAY
Luận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAY
 
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng lactobacillus plantarum nt1.5 bằng phươn...
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
 
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đĐề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
 
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đĐề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
Đề tài: Vật liệu quang xúc tác trên cơ sở TiO2 và khung cơ kim, 9đ
 
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệpPhân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Phân lập và tuyển chọn các chủng bacillus ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệtLuận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
 
Đề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngưĐề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngư
 
Cellulase
CellulaseCellulase
Cellulase
 

Viewers also liked

Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
,Luyện tập axit-bazo-muoi slide
,Luyện tập axit-bazo-muoi slide,Luyện tập axit-bazo-muoi slide
,Luyện tập axit-bazo-muoi slideTo_nhu
 
Phan ung trao_doi_ion_trong_dung_dich_chat_dien_li
Phan ung trao_doi_ion_trong_dung_dich_chat_dien_liPhan ung trao_doi_ion_trong_dung_dich_chat_dien_li
Phan ung trao_doi_ion_trong_dung_dich_chat_dien_liNongSangVa
 
Bai tap su dien li
Bai tap su dien liBai tap su dien li
Bai tap su dien litrang hoa
 
Su dien li
Su dien liSu dien li
Su dien liLong Vu
 
Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3Phat Ninhduc
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuNhat Tam Nhat Tam
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Trinh Lê
 
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hocbai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hocwin51sh
 
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y HọcGiáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Họcbuiquangthu90
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2quocanhsmith
 
Phương pháp giải bài tập sự điện li
Phương pháp giải bài tập sự điện liPhương pháp giải bài tập sự điện li
Phương pháp giải bài tập sự điện liKhanh Sac
 

Viewers also liked (14)

Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chiKhảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
Khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi
 
,Luyện tập axit-bazo-muoi slide
,Luyện tập axit-bazo-muoi slide,Luyện tập axit-bazo-muoi slide
,Luyện tập axit-bazo-muoi slide
 
đIện phân
đIện phânđIện phân
đIện phân
 
Phan ung trao_doi_ion_trong_dung_dich_chat_dien_li
Phan ung trao_doi_ion_trong_dung_dich_chat_dien_liPhan ung trao_doi_ion_trong_dung_dich_chat_dien_li
Phan ung trao_doi_ion_trong_dung_dich_chat_dien_li
 
Bai tap su dien li
Bai tap su dien liBai tap su dien li
Bai tap su dien li
 
Sự điện li
Sự điện liSự điện li
Sự điện li
 
Su dien li
Su dien liSu dien li
Su dien li
 
Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3Bai giang chuong 3
Bai giang chuong 3
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
 
bai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hocbai giang ly sinh hoc
bai giang ly sinh hoc
 
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y HọcGiáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
Phương pháp giải bài tập sự điện li
Phương pháp giải bài tập sự điện liPhương pháp giải bài tập sự điện li
Phương pháp giải bài tập sự điện li
 

Similar to Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication SkillsF:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skillslehuuhien99
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven Bờ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven BờLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven Bờ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven BờDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Luận văn: Kiểm tra mô hình phần mềm sử dụng lý thuyết MôTôMat BuChi và Logic ...
Luận văn: Kiểm tra mô hình phần mềm sử dụng lý thuyết MôTôMat BuChi và Logic ...Luận văn: Kiểm tra mô hình phần mềm sử dụng lý thuyết MôTôMat BuChi và Logic ...
Luận văn: Kiểm tra mô hình phần mềm sử dụng lý thuyết MôTôMat BuChi và Logic ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CẤP ĐÔNG RAU QUẢ CÔNG SUẤT 300 m3....
TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CẤP ĐÔNG RAU QUẢ CÔNG SUẤT 300 m3....TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CẤP ĐÔNG RAU QUẢ CÔNG SUẤT 300 m3....
TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CẤP ĐÔNG RAU QUẢ CÔNG SUẤT 300 m3....Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh (20)

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
 
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titanLuận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 
Đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở ...
Đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở ...Đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở ...
Đề xuất một số mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở ...
 
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication SkillsF:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
F:\Lehuuhien\Tai Lieu Giao Tiep Kinh Doanh\Business Communication Skills
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise", Nhà...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise", Nhà...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise", Nhà...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu cao ốc văn phòng Khải Hoàn Paradise", Nhà...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven Bờ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven BờLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven Bờ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven Bờ
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOTLuận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
Luận văn: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HOT
 
Luận án: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HAY
Luận án: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HAYLuận án: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HAY
Luận án: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, HAY
 
Đề tài: Xử lý BOD, COD, NNH4 + ,TP trong nước thải chăn nuôi heo - Gửi miễn p...
Đề tài: Xử lý BOD, COD, NNH4 + ,TP trong nước thải chăn nuôi heo - Gửi miễn p...Đề tài: Xử lý BOD, COD, NNH4 + ,TP trong nước thải chăn nuôi heo - Gửi miễn p...
Đề tài: Xử lý BOD, COD, NNH4 + ,TP trong nước thải chăn nuôi heo - Gửi miễn p...
 
Khoahocgiaotiep
KhoahocgiaotiepKhoahocgiaotiep
Khoahocgiaotiep
 
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã tràHấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
Hấp phụ ion Cu2+, Cd2+ trong nước của vật liệu chế tạo từ bã trà
 
Luận văn: Kiểm tra mô hình phần mềm sử dụng lý thuyết MôTôMat BuChi và Logic ...
Luận văn: Kiểm tra mô hình phần mềm sử dụng lý thuyết MôTôMat BuChi và Logic ...Luận văn: Kiểm tra mô hình phần mềm sử dụng lý thuyết MôTôMat BuChi và Logic ...
Luận văn: Kiểm tra mô hình phần mềm sử dụng lý thuyết MôTôMat BuChi và Logic ...
 
Luan van trien khai danh gia cong chuc theo ket qua thuc thi cong vu
Luan van trien khai danh gia cong chuc theo ket qua thuc thi cong vuLuan van trien khai danh gia cong chuc theo ket qua thuc thi cong vu
Luan van trien khai danh gia cong chuc theo ket qua thuc thi cong vu
 
Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ tại Quận 3, HOT
Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ tại Quận 3, HOTĐánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ tại Quận 3, HOT
Đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ tại Quận 3, HOT
 
Những cánh cửa Hòa Bình trong quan hệ Israel – Palestine
Những cánh cửa Hòa Bình trong quan hệ Israel – PalestineNhững cánh cửa Hòa Bình trong quan hệ Israel – Palestine
Những cánh cửa Hòa Bình trong quan hệ Israel – Palestine
 
TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CẤP ĐÔNG RAU QUẢ CÔNG SUẤT 300 m3....
TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CẤP ĐÔNG RAU QUẢ CÔNG SUẤT 300 m3....TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CẤP ĐÔNG RAU QUẢ CÔNG SUẤT 300 m3....
TÌM HIỂU HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CẤP ĐÔNG RAU QUẢ CÔNG SUẤT 300 m3....
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường phạm văn cội thành phố hồ chí minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SƯ PHẠM HÓA HỌC Tên đề tài: KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG MÙN, NITƠ TỔNG SỐ VÀ NITƠ DỄ TIÊU TRONG ĐẤT TRỒNG CAO SU Ở NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI – TP. HCM GVHD: ThS. Nguyễn Văn Bỉnh SVTH: Nguyễn Thị Hoài Lớp: Hóa 4A Niên khóa: 2009 – 2013 TP. Hồ Chí Minh Tháng 05/2013
  • 2. MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii MỞ ĐẦU................................................................................................................. viii A. CƠ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU.................................................................1 1.1. Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên [10] ..................................................1 1.2. Tình hình khai thác và xuất khẩu cao su tại Việt Nam [10], [15] .....................1 1.2.1. Giai đoạn trước 1990.............................................................................1 1.2.2. Giai đoạn sau 1990 đến nay..................................................................2 1.3. Công dụng của cây cao su............................................................................3 1.3.1. Mủ cao su ..............................................................................................3 1.3.2. Dầu hạt cao su [9] ...................................................................................3 1.3.3. Gỗ cao su...............................................................................................4 1.3.4. Tác dụng của cây cao su đối với môi trường, xã hội ............................4 1.4. Đặc điểm sinh thái của cây cao su [14] ..........................................................4 1.4.1. Đất đai ...................................................................................................4 1.4.2. Độ dốc, độ sâu tầng đất, pH đất. ...........................................................4 1.4.3. Khí hậu..................................................................................................5 1.4.4. Khả năng chịu hạn, chịu úng.................................................................5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT .......................................................................6 2.1. Khái niệm về đất [7] ......................................................................................6 2.2. Quá trình hình thành đất [7], [12] .....................................................................6
  • 3. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất [7], [12] ...................................6 2.3.1. Sinh vật..................................................................................................7 2.3.2. Khí hậu..................................................................................................7 2.3.3. Địa hình.................................................................................................7 2.3.4. Đá mẹ ....................................................................................................7 2.3.5. Thời gian ...............................................................................................8 2.3.6. Con người..............................................................................................8 2.4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ [12] .............................................................8 2.4.1. Thành phần cơ giới................................................................................8 2.4.2. Một số tính chất của đất xám bạc màu trên phù sa cổ ..........................8 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ MÙN....................................................................10 3.1. Sơ lược về chất hữu cơ [7], [8], [12] .................................................................10 3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ ..................................................................10 3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ ...............................................................10 3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ.................................................................10 3.2. Sơ lược về mùn [7], [8], [12] ............................................................................11 3.2.1. Khái niệm về mùn...............................................................................11 3.2.2. Quá trình hình thành mùn ...................................................................11 3.2.3. Thành phần của mùn...........................................................................11 3.2.3.1. Axit humic....................................................................................11 3.2.3.2. Axit funvic ...................................................................................12 3.2.3.3. Humin...........................................................................................13 3.3. Vai trò của chất hữu cơ và mùn đối với đất và cây trồng [6], [8] ..................13 CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ NITƠ....................................................................15
  • 4. 4.1. Vai trò của nitơ đối với dinh dưỡng của cây trồng [8], [12] ..........................15 4.1.1. Nguyên tố cơ bản cần thiết cho thực vật.............................................15 4.1.2. Thành phần của các axit nucleic, vitamin, enzim. ..............................16 4.1.3. Thành phần chủ yếu của clorofin........................................................16 4.1.4. Ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng ........................................16 4.2. Lượng nitơ trong đất và sự biến đổi hóa học các hợp chất của nó ............16 4.2.1. Nitơ trong đất [7], [8] ..............................................................................16 4.2.1.1. Vô cơ............................................................................................17 4.2.1.2. Hữu cơ..........................................................................................17 4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá nitơ trong đất [6], [11], [12] ...........................................17 4.2.2.1. Nitơ tổng số..................................................................................17 4.2.2.2. Nitơ thủy phân..............................................................................17 4.2.2.3. Nitơ dễ tiêu...................................................................................18 4.2.3. Quá trình chuyển hóa các hợp chất nitơ trong đất [7], [8] ......................18 4.2.3.1. Quá trình amoni hóa.....................................................................18 4.2.3.2. Quá trình nitrat hóa ......................................................................19 4.2.3.3. Quá trình phản nitrat hóa .............................................................20 4.2.3.4. Quá trình cố định nitơ sinh vật.....................................................20 4.2.3.5. Sự cung cấp đạm của nước mưa ..................................................21 4.3. Chu trình biến đổi nitơ trong thiên nhiên và cân bằng đạm trong sản xuất [7], [8] ...................................................................................................................21 CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ NITƠ TRONG ĐẤT............................................................................................................23 5.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT [1], [4], [6], .......................23 5.1.1. Một số phương pháp xác định hàm lượng mùn trong đất...................23
  • 5. 5.1.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin.............................................................................................................24 5.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TRONG ĐẤT....................................24 5.2.1. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl [13] ....................................................................................................24 5.2.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu [2] ..................................25 B. THỰC NGHIỆM..................................................................................................26 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI..................26 1.1. Giới thiệu về nông trường Phạm Văn Cội .................................................26 1.2. Lược đồ nông trường..................................................................................28 1.3. Các mẫu đất................................................................................................29 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ................................................................................35 2.1. Lấy và bảo quản mẫu đất [6], [11] ..................................................................35 2.1.1. Nguyên tắc lấy mẫu.............................................................................35 2.1.2. Lấy mẫu phân tích...............................................................................35 2.1.3. Phơi khô mẫu ......................................................................................36 2.1.4. Nghiền và rây mẫu ..............................................................................36 2.2. Phương pháp xác định hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu [2], [11], [13] ......................................................................................................................37 2.2.1. Xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin ..........37 2.2.1.1. Hóa chất, dụng cụ.........................................................................37 2.2.1.2. Thí nghiệm kiểm tra.....................................................................37 2.2.1.3. Hàm lượng Fe3+ và Cl- trong các mẫu đất....................................38 2.2.1.4. Tiến hành phân tích......................................................................39
  • 6. 2.2.2. Xác định hàm lượng nitơ tổng số trong đất bằng phương pháp Kjeldahl.........................................................................................................40 2.2.2.1. Hóa chất, dụng cụ.........................................................................40 2.2.2.2. Cách tiến hành..............................................................................42 2.2.3. Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu.........................................................43 2.2.3.1. Hóa chất, dụng cụ.........................................................................43 2.2.3.2. Cách tiến hành..............................................................................44 2.3. Kết quả [2], [3], [11], [13] ...................................................................................44 2.3.1. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất....................................................44 2.3.2. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất.........................................46 2.3.3. Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong các mẫu đất..........................................47 KẾT LUẬN...............................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................50 PHỤ LỤC..................................................................................................................52
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng mùn trong đất ........................................... 13 Bảng 4.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ tổng số trong đất ............................... 17 Bảng 4.2. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất................................. 18 Bảng 7.1. Hàm lượng Fe3+ và Cl- trong các mẫu đất .............................................. 38 Bảng 7.2. So sánh hàm lượng ion ảnh hưởng trong mẫu phân tích và hàm lượng bắt đầu gây ảnh hưởng .................................................................................................. 39 Bảng 7.3. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất ........................................................ 45 Bảng 7.4. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất ............................................ 46 Bảng 7.5. Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong các mẫu đất ............................................. 48
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mủ và hạt cao su ..................................................................................... 3 Hình 4.1. Nốt sần ở rễ cây họ Đậu .......................................................................... 20 Hình 4.2. Sơ đồ các quá trình biến đổi nitơ trong đất ............................................. 22 Hình 6.1. Lược đồ nông trường Phạm Văn Cội ...................................................... 28 Hình 6.2. Mẫu 1 ....................................................................................................... 29 Hình 6.3. Mẫu 2 ....................................................................................................... 29 Hình 6.4. Mẫu 3 ...................................................................................................... 30 Hình 6.5. Mẫu 4 ...................................................................................................... 30 Hình 6.6. Mẫu 5 ...................................................................................................... 31 Hình 6.7. Mẫu 6 ...................................................................................................... 31 Hình 6.8. Mẫu 7 ...................................................................................................... 32 Hình 6.9. Mẫu 8 ...................................................................................................... 32 Hình 6.10. Mẫu 9 .................................................................................................... 33 Hình 6.11. Mẫu 10 .................................................................................................. 33 Hình 6.12. Mẫu 11 .................................................................................................. 34 Hình 6.13. Mẫu 12 .................................................................................................. 34 Hinh 7.1. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt và hỗn hợp ...................................................... 36 Hinh 7.2. Sự chuyển màu của mẫu trong quá trình phân tích mùn ......................... 40 Hình 7.3. Bộ cất đạm Kjeldahl ................................................................................ 41 Hình 7.4. Mẫu sau khi phá mẫu .............................................................................. 43 Hình 7.5. Mẫu trước và sau khi chuẩn độ ............................................................... 43
  • 9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cao su thiên nhiên đã và đang khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thế giới và không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp phục vụ đời sống, ngày càng được nâng cao và hướng đến cải thiện môi trường. Do giá dầu thô tăng cao làm cao su nhân tạo sản xuất từ dầu thô mất ưu thế về giá, đồng thời nguồn nguyên liệu này không thể vô tận, vì thế nhu cầu đối với cao su thiên nhiên sẽ gia tăng liên tục, mang đến lợi nhuận thỏa đáng cho người trồng. Điều đó đã khuyến khích nhiều nước có chính sách mở rộng diện tích, tăng năng suất để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu nhập cho giới nông nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp liên quan. Cây cao su là một trong những loại cây mang tính chiến lược về mặt kinh tế của Việt Nam. Theo báo cáo tháng 9/2012 của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC), Việt Nam đã chính thức trở thành nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ tư thế giới khi soán ngôi của Ấn Độ và chỉ đứng sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Sự thay đổi về thứ hạng sản xuất đánh dấu vai trò quan trọng của Việt Nam trên thị trường cao su quốc tế. Trên con đường phát triển, ngành cao su Việt Nam đã dành sự quan tâm và đầu tư đặc biệt cho việc đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu tạo ra các loại giống mới có năng suất cao, đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến mủ. Tuy nhiên ngoài việc phát triển về giống, chúng ta cũng cần chú ý đến các kỹ thuật canh tác, chế độ phân bón và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. Hàm lượng mùn và nitơ là hai trong số những thành phần quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Vì vậy, em tiến hành “Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường Phạm Văn Cội – TP HCM” với mục đích sẽ đóng góp bộ số liệu giúp cho nhà trồng cao su cải thiện và nâng cao năng suất cây trồng.
  • 10. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường Phạm Văn Cội – TP Hồ Chí Minh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và xây dựng hệ thống lí luận về quá trình hình thành đất, sơ lược về mùn và nitơ cũng như vai trò của mùn, nitơ đối với cây trồng. - Nghiên cứu đặc điểm của vùng đất khảo sát. - Tìm hiểu các phương pháp xác định hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất. - Khảo sát hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất trồng cao su ở nông trường Phạm Văn Cội – TP HCM. - Khách thể nghiên cứu: Thành phần hóa học và dinh dưỡng trong đất trồng cao su ở nông trường Phạm Văn Cội – TP HCM. 5. Giả thuyết khoa học Nếu việc phân tích chính xác thì sẽ đánh giá đúng hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu trong đất, từ đó có thể xác định lượng phân bón phù hợp nhằm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Thu thập thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, chọn lọc và tổng hợp các nội dung chính, quan trọng có liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát trực tiếp: Lấy mẫu đất tại các lô và phân tích. - Phương pháp xử lí thông tin: Phân tích số liệu, tổng hợp và khái quát hóa. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp so sánh: So sánh số liệu với kết quả thu được bốn năm trước, rút ra kết luận về sự thay đổi. 7. Phạm vi nghiên cứu
  • 11. - Phân tích mẫu đất tại nông trường cao su Phạm Văn Cội – TP HCM. - Xác định hàm lượng mùn bằng phương pháp Tiurin. - Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl. - Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu. 8. Kế hoạch nghiên cứu Thời gian thực hiện Tiến trình hoàn thành 8/2012-9/2012 - Chọn đề tài, đọc tài liệu và xây dựng đề cương nghiên cứu. 10/2012 - Lấy và xử lí mẫu đất 11/2012-3/2013 - Tiến hành phân tích, xác định hàm lượng mùn và nitơ trong đất. - Tổng hợp và viết đề tài. - Xử lý số liệu và hoàn thành các chương còn lại. 4/2013 - Chỉnh sửa và hoàn tất đề tài. 5/2013 - Bảo vệ đề tài nghiên cứu.
  • 12. A. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CAO SU 1.1. Giới thiệu chung về cao su thiên nhiên [10] Cao su thiên nhiên (Hevea brasiliensis) có nguồn gốc từ Brasil là cây có giá trị kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Chất nhựa mủ của cây là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Khi cây đạt độ tuổi 5 – 6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ cho đến khi đạt độ tuổi 26 – 30 năm. Ngoài ra, gỗ cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ có giá trị cao, được coi là loại gỗ “thân thiện môi trường” do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Thời vàng son của cao su thiên nhiên, mệnh danh là vàng trắng là ở các thập niên 1910 – 1940. Do lợi lộc rất lớn từ cao su mang lại, nên các ông chủ đồn điền cao su đã thúc đẩy mạnh việc trồng cao su trên các vùng đất phì nhiêu. Nhưng do giá cao su thiên nhiên cao, nên người ta cũng đã tìm cách chế tạo ra cao su nhân tạo, cao su tổng hợp nhóm elastomers, thay thế cao su thiên nhiên. Một vài ứng dụng mà cao su nhân tạo không thay thế được cao su thiên nhiên là các lốp xe tải chở nặng, các lốp xe buýt, máy bay hay nhựa latex ở ngành y khoa. Cao su là loại cây có tương lai phát triển đầy triển vọng, sự phát triển của ngành cao su trong đó có cao su thiên nhiên, gắn liền với sự phát triển của những ngành kĩ thuật hiện đại hay thực chất là gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế thế giới. 1.2. Tình hình khai thác và xuất khẩu cao su tại Việt Nam [10], [15] 1.2.1. Giai đoạn trước 1990 Cây cao su được du nhập vào Việt Nam kể từ năm 1897. Thời rực rỡ của trồng và sản xuất cao su thiên nhiên ở Việt Nam là các năm 1920 – 1940. Nhờ chính sách khuyến khích của chính quyền thuộc địa, tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn như Công ty Đất đỏ, SIPH, Công ty đồn điền Michelin ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Xuất khẩu cao su và gạo lúc bấy giờ là “hai vú sữa cho nền kinh tế Việt Nam”. Cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao su tiểu điền như Malaysia, Indonesia và Thái Lan nhưng với nét khác biệt là chương trình
  • 13. cao su dinh điền. Tuy nhiên, chiến tranh tàn khốc đã làm tan hoang các đồn điền công ty và nhất là các cao su tiểu điền dinh điền. Vào thập niên 80 do giá cao su giảm mạnh, các tiểu điền cũng như các đồn điền cũ đã không tạo ra được bước phát triển đáng kể cho ngành cao su Việt Nam. 1.2.2. Giai đoạn sau 1990 đến nay Sau khi Liên Xô tan rã, diện tích cao su không phát triển được vào những năm đầu thập niên 90. Nhờ chủ trương phát triển kinh tế thị trường mà ở những năm 90, cao su tiểu điền lại được khuyến khích phát triển, và cũng trong thời kỳ này giá cao su xuất khẩu đã lên đến đỉnh với 1.500 USD/tấn, ngành cao su khởi sắc trở lại. Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290,8 ngàn tấn. Trước tình hình cạnh tranh đất trồng với các loại cây công nghiệp khác có cùng yêu cầu sinh thái như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, chính phủ đã chủ trương chỉ phát triển ngành cao su với quy mô 400.000 ha. Tuy nhiên, đến năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc đã lên tới trên 405.000 ha, và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao su, nhất là các tỉnh duyên hải miền Trung. Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6 trên thế giới. Từ năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên thứ 5. Riêng về xuất khẩu, Việt Nam đứng hàng thứ 4 thế giới. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu được 402.502 tấn cao su thiên nhiên, giá trị hơn 1,2 tỷ đô la Mỹ, tăng mạnh về lượng, khoảng 39,3% nhưng lại giảm về kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,3% và giá trị bình quân đạt 3.001 USD/tấn, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su thiên nhiên xuất khẩu đã tăng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012 khi nguồn cung hạn chế vì cây cao su ngưng khai thác trong thời kỳ rụng lá vào mùa khô. Sau đó, khi cây được khai thác trở lại, giá sụt giảm liên tục từ tháng 4 đến tháng 6/2012. Trước tình hình giá giảm sâu trên 30% và nhu cầu tiêu thụ cao su yếu trên toàn thế giới, trong 6 tháng đầu năm 2012, doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cố gắng để mở rộng thị trường, tăng lượng xuất khẩu nhằm giúp kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam không giảm nhiều so với trước.
  • 14. 1.3. Công dụng của cây cao su Cây cao su được nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào sản phẩm đặc biệt của cây là mủ cao su, đó là một nguyên liệu cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Ngoài ra, cây cao su còn cho nhiều sản phẩm khác cũng có công dụng không kém như gỗ, hạt… Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện vấn đề kinh tế xã hội nhất là các vùng trung du và miền núi, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng ở vùng biên giới. 1.3.1. Mủ cao su Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Các sản phẩm làm từ mủ cao su bao gồm: vỏ, ruột xe các loại, ống dẫn, giày dép, nệm, dụng cụ gia đình, dụng cụ y tế… Hình 1.1. Mủ và hạt cao su 1.3.2. Dầu hạt cao su [9] Ngoài hai sản phẩm chính là mủ và gỗ cao su cho giá trị kinh tế cao, dầu trích ly từ hạt cao su cũng là một sản phẩm phụ của ngành cao su. Ngày nay, việc sử dụng ngày càng nhiều các dạng sản phẩm năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch làm cho nguồn nguyên liệu này dần cạn kiệt và giá ngày càng cao, chúng ta phải tìm các nguồn năng lượng thay thế. Vì vậy, các loại dầu sinh học chiết xuất từ các loài thực vật trong đó có dầu hạt cao su cũng được nghiên cứu ứng dụng. Trái cao su sau khi rụng xuống đất vỏ bao bọc sẽ tự động tách ra, và bên trong là hạt được bao bọc tiếp bởi một lớp vỏ cứng khác, nếu đập hạt ra thì bên trong có một hạt mềm rất giàu hàm lượng dầu thực vật. Bã ép có thể được dùng làm phân bón hoặc thức ăn gia súc.
  • 15. 1.3.3. Gỗ cao su Cây cao su ở độ tuổi trên 40 năm không còn cho mủ sẽ được thanh lý và cưa xẻ thành thanh, ván phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Do tính chất của cây cao su, gỗ cao su có đặc điểm nhẹ nhưng rất cứng, nhiều vân đáp ứng được nhu cầu về trang trí, mỹ thuật cho sản phẩm. Từ cuối thập niên 1970 trở đi, gỗ cao su trở thành nguyên liệu thay thế cho việc khai thác rừng tự nhiên để sản xuất các sản phẩm đồ gỗ gia dụng. Ngày nay, gỗ cao su ngày càng được dùng rộng rãi và đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của ngành gỗ công nghiệp chế biến. 1.3.4. Tác dụng của cây cao su đối với môi trường, xã hội Bảo vệ môi trường sinh thái: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, chống xói mòn, rửa trôi nên giữ được môi trường sinh thái bền vững. Do việc khai thác và chăm sóc cây cao su đòi hỏi một lực lượng lao động lớn và ổn định lâu dài suốt 30 – 40 năm nên góp phần ổn định xã hội, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động. Ổn định an ninh quốc phòng: với chính sách vừa làm kinh tế vừa làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vùng biên giới bằng việc giao các diện tích cao su cho các đơn vị quốc phòng khai thác và quản lý. 1.4. Đặc điểm sinh thái của cây cao su [14] 1.4.1. Đất đai Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm. Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh không thuận lợi cho cây cao su. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là: vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500 – 600m. 1.4.2. Độ dốc, độ sâu tầng đất, pH đất. Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc 8 – 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức…
  • 16. Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 – 2m thì vẫn có thể trồng được. Độ pH trong đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 – 5,5; giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 – 7,0. 1.4.3. Khí hậu Nhiệt độ: cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22 – 30°C và khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 28°C (Nhiệt độ 25°C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa 1800 – 2500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150 ngày/năm. Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm. 1.4.4. Khả năng chịu hạn, chịu úng Khả năng chịu hạn: cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công nghiệp khác như: tiêu, cà phê… Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 – 5 tháng. Khả năng chịu úng: cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30 – 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.
  • 17. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT 2.1. Khái niệm về đất [7] Đất là sản phẩm của quá trình phong hóa đá mẹ, trải qua một thời gian dài nhờ tác dụng của vi sinh vật tích lũy được chất hữu cơ và đạm, thực vật thượng đẳng có thể sống được. Một số đất hình thành do sự bồi lắng phù sa sông, biển. 2.2. Quá trình hình thành đất [7], [12] Quá trình hình thành đất là một quá trình biến đổi rất phức tạp của vật chất diễn ra ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái Đất dưới tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Theo quan điểm nguồn gốc thì quá trình này bắt đầu bằng sự phá hủy vật liệu ban đầu được gọi là đá mẹ, sản phẩm chủ yếu là các chất vô cơ có kích thước khác nhau. Quá trình phá hủy đá mẹ xảy ra dưới các hình thức khác nhau ta gọi chung một cụm từ là “quá trình phong hóa”, dựa vào tính chất người ta phân biệt được ba loại phong hóa: lý học, hóa học, sinh học. Kết quả quá trình phong hóa đá là tạo sản phẩm phong hóa, sản phẩm này tiếp tục biến đổi tạo sản phẩm trung gian giữa sản phẩm phong hóa và đất gọi là “mẫu chất”. Theo thời gian, các yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, địa hình và con người tác động lên mẫu chất và dần dần bổ sung thêm một phần mới đó là chất hữu cơ. Chính phần này mới làm cho mẫu chất trở thành đất với đầy đủ thuộc tính lý học, hóa học, sinh học và đặc tính sử dụng của nó. Theo quan điểm lịch sử thì quá trình hình thành đất chỉ từ khi bắt đầu có sự sống xuất hiện. Nó tiến hóa cùng với sự sống từ thấp đến cao mà một phần được phản ánh qua mối quan hệ hữu cơ: đất – cây – đất, có tác dụng tuần hoàn theo kiểu xoáy trôn ốc. Nghĩa là, sau một chu kì sống, sinh vật trả lại cho đất một lượng vật chất nhiều hơn so với khi nó lấy. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất [7], [12] Theo Docuchaev có năm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và tuổi. Đối với đất trồng, còn chịu tác động của con người.
  • 18. 2.3.1. Sinh vật Đây là yếu tố chủ đạo vì nhờ đó mẫu chất trở thành đất đồng thời chịu tác động nhiều nhất của đất. Tham gia vào quá trình hình thành đất có nhiều sinh vật nhưng có thể phân thành ba nhóm chính: vi sinh vật, thực vật, động vật. - Trong đất có rất nhiều vi sinh vật, có thể có hàng trăm triệu con trong 100g đất. Vi sinh vật giúp phân giải và tổng hợp chất hữu cơ, cố định nitơ từ không khí (chỉ có ở vi sinh vật cố định đạm). - Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho đất. Nhờ khả năng quang hợp, hàng năm thực vật để lại cho đất hàng tấn, thậm chí hàng chục tấn chất xanh có chất lượng khác nhau tùy thuộc vào loài thực vật. - Động vật cung cấp chất hữu cơ bằng chất thải và bằng cả cơ thể của chúng khi chết đi. Chúng cũng góp phần cải thiện một số tính chất vật lý của đất như tính thoáng khí, tạo kết cấu. Trong số các loài động vật, phải kể đến vai trò của giun đất. Trong đất có nhiều giống giun và số lượng của chúng cũng rất nhiều. Theo Russell, trong 1 ha đất tốt có thể có tới 2.500.000 con giun. 2.3.2. Khí hậu Các yếu tố khí hậu một mặt ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành và biến hóa, mặt khác tác động gián tiếp qua sinh vật. Nước và nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phá hủy đá. Mưa nhiều rửa trôi mạnh các ion kiềm, kiềm thổ làm đất trở nên chua, nắng kéo dài đất trở nên khô hạn. Mỗi đới khí hậu có những loại đất đặc thù của nó. 2.3.3. Địa hình Địa hình khác nhau thì sự thâm nhập của nước, nhiệt, các chất hòa tan sẽ khác nhau. Càng lên cao nhiệt độ càng thấp, hệ sinh vật cũng thay đổi cho phù hợp. Ở vùng đồi và đồng bằng, ngoài tác dụng phân phối lại độ ẩm, địa hình còn có tác động xói mòn và tích lũy. Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của sinh vật, tới chiều hướng và cường độ của quá trình hình thành đất. 2.3.4. Đá mẹ Từ đá mẹ khác nhau dưới tác động của các yếu tố hình thành đất mà các loại đất được tạo thành có thành phần cấp hạt và tính chất hóa lý khác nhau. Thành phần và
  • 19. tính chất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị biến đổi sâu sắc do quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong đất. Trong hệ thống phân loại đất Việt Nam cho đến nay người ta vẫn chia nhóm đất miền núi ra chi tiết dựa vào các nhóm đá mẹ như đất feralit hình thành trên đá macma bazơ, đất feralit hình thành trên đá macma axit và đá biến chất hoặc đất feralit hình thành từ đá cacbonat… 2.3.5. Thời gian Chiều dài tuổi của đất được tính từ khi đất bắt đầu hình thành nghĩa là khi sản phẩm phong hóa bắt đầu tích lũy chất hữu cơ cho đến khi đạt được một sự ổn định nào đó, ta gọi đó là tuổi hình thành tuyệt đối. Đất có tuổi càng cao, thời gian hình thành đất càng dài thì sự phát triển của đất càng rõ rệt. 2.3.6. Con người Từ khi con người biết sử dụng đất trồng trọt đã tác động vào đất rất sâu sắc, làm cho đất thay đổi nhanh chóng. Sự tác động này có thể làm cho đất ngày càng màu mỡ hoặc thoái hóa đi. Một ví dụ điển hình cho hướng thứ nhất là việc nhân dân ta quai đê lấn biển, thau chua rửa mặn để khai thác vùng đất mặn nơi hình thành ven biển. Trong lúc đó, đồng bào miền núi sống du canh du cư đã phát rừng làm rẫy, sau vài vụ gieo trồng đất bị kiệt quệ lại bỏ đi tìm nơi khác. Theo Các Mác việc sử dụng và khai thác đất hợp lí hay không còn do trình độ khoa học và chế độ chính trị xã hội quyết định. 2.4. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ [12] 2.4.1. Thành phần cơ giới Đất xám bạc màu trên phù sa cổ có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, dễ bị chặt, bí, thường bị khô hạn. Hàm lượng sét rất nghèo nàn, dao động chủ yếu từ 5 – 7%. 2.4.2. Một số tính chất của đất xám bạc màu trên phù sa cổ Đất xám bạc màu chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ.
  • 20. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, dung trọng 1,30 – 1,50 g/cm3 , tỉ trọng 2,65 – 2,70 g/cm3 , độ xốp 43 – 45%, sức chứa ẩm đồng ruộng 27,0 – 31,0%, độ ẩm cây héo 5 – 7%, nước hữu hiệu 22 – 24%, độ thấm nước lớp đất mặt 68 mm/giờ, lớp đất sâu 25 mm/giờ. Dung trọng của đất xám bạc màu trên phù sa cổ có trị số cao nhất trong các loại đất, ngay ở trên tầng mặt nhưng có trường hợp đạt tới 1,55 g/cm3 còn ở các tầng dưới trị số này thậm chí đạt đến 1,76 hoặc 1,78 g/cm3 . Giải thích vấn đề này ngoài những nguyên nhân do ảnh hưởng lâu đời của áp suất vĩnh cửu, có thể còn có hiện tượng rửa trôi theo chiều thẳng đứng làm lắng đọng những vật liệu nặng, tích đọng ở những tầng dưới do rửa trôi từ mặt đất. Phản ứng của đất chua vừa đến rất chua (pHKCl phổ biến từ 3,0 – 4,5), nghèo cation kiềm trao đổi, độ no bazơ và dung tích hấp phụ thấp, hàm lượng mùn tầng đất mặt từ nghèo đến rất nghèo, mức phân giải chất hữu cơ mạnh (C/N < 10), các chất tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Đất xám bạc màu có nhược điểm là chua, nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn và xói mòn mạnh. Tuy nhiên do ở địa hình bằng phẳng, thoải, thoáng khí, thoát nước và đất nhẹ, dễ canh tác nên loại đất này thích hợp với nhu cầu sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng cạn như khoai lang, sắn, đậu đỗ, rau quả, lúa cạn, cây ăn quả, cao su, điều…
  • 21. CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ MÙN 3.1. Sơ lược về chất hữu cơ [7], [8], [12] 3.1.1. Định nghĩa về chất hữu cơ Chất hữu cơ là một bộ phận cấu thành đất, đó là các tàn tích hữu cơ đơn giản chứa cacbon, nitơ và hợp chất hữu cơ phức tạp – chất mùn. Sự tồn tại chất hữu cơ của đất là đặc tính cơ bản để phân biệt đất với sản phẩm phong hóa và đá mẹ. 3.1.2. Thành phần của chất hữu cơ Gồm hai thành phần chính: • Xác hữu cơ (tàn tích hữu cơ) chưa bị phân giải trong đất như rễ cây, thân lá cây rụng, xác động vật, vi sinh vật. • Các chất hữu cơ của đất: sản phẩm phân giải của xác hữu cơ bao gồm hợp chất hữu cơ đơn giản chứa C và N như gluxit, protit, lignin, lipit, nhựa, sáp… và hợp chất hữu cơ phức tạp gọi là mùn. 3.1.3. Nguồn gốc của chất hữu cơ Trong đất tự nhiên, nguồn tạo chất hữu cơ duy nhất là tàn tích sinh vật gồm xác thực vật, động vật và vi sinh vật đất. Trong đất trồng trọt, để trả lại nguồn tạo chất hữu cơ cho đất và cung cấp chất dinh dưỡng cho thế hệ cây trồng tiếp theo, con người đã bổ sung vào đất các nguồn hữu cơ khác như phân chuồng, phân xanh, phân rác, bùn ao… Thực vật màu xanh là sinh khối chính tạo tàn tích sinh vật trong đất, chiếm 4/5 tổng lượng xác hữu cơ của đất. Lượng chất xanh trả lại đất hàng năm rất khác nhau tùy thuộc vào vùng sinh thái tự nhiên, loại thảm thực vật của từng vùng và tác động của con người. Thành phần và chất lượng của tàn tích thực vật phụ thuộc vào thành phần các loại thực vật. Các loại đất có độ màu mỡ khác nhau cũng tạo ra sinh khối thực vật khác nhau. So với tàn tích thực vật thì tàn tích động vật và vi sinh vật của đất ít hơn hẳn, song thành phần và chất lượng hữu cơ lại rất cao, đặc biệt là các chất hữu cơ chứa nitơ.
  • 22. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy và tổng hợp chất hữu cơ của đất. Điều kiện khí hậu, tính chất của đất chi phối thành phần và số lượng vi sinh vật đất cũng như khả năng và cường độ hoạt động của nó. 3.2. Sơ lược về mùn [7], [8], [12] 3.2.1. Khái niệm về mùn Mùn là hợp chất cao phân tử có tính axit, có kết cấu tạo vòng gồm nhân, mạch nhánh, nhóm định chức, hình thành từ quá trình phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất. 3.2.2. Quá trình hình thành mùn Theo quan điểm sinh hóa học của quá trình mùn hóa đã được nhiều nhà khoa học chấp nhận thì hợp chất mùn được hình thành theo ba bước chính: • Bước 1: từ các hợp chất hữu cơ như protit, lipit, lignin, tanin… của các vi sinh vật và sản phẩm tổng hợp của vi sinh vật phân giải, chúng được phân hủy thành các sản phẩm hữu cơ trung gian. • Bước 2: dưới tác động tiếp theo của các vi sinh vật tổng hợp các hợp chất hữu cơ trung gian tạo thành các liên kết hợp chất phức tạp: nhân vòng thơm, mạch nhánh với các nhóm định chức. • Bước 3: các hợp chất phức tạp này được các vi sinh vật tổng hợp trùng ngưng lại thành các hợp chất cao phân tử giống như chuỗi xích bền vững. Mỗi chuỗi xích phải bao gồm ba cấu thành chính là nhân vòng, mạch nhánh, nhóm định chức. Hợp chất hữu cơ đặc biệt đó gọi là mùn, có màu đen thẫm và cây không sử dụng được. 3.2.3. Thành phần của mùn Có thể chia các chất mùn thành 3 nhóm chính: các axit humic, axit funvic và các humin. 3.2.3.1. Axit humic Axit humic là nhóm các chất được chiết ra khỏi đất bằng kiềm (hoặc bằng các dung môi khác) ở dạng dung dịch màu sẫm (các humat Na+ , NH4 + hoặc K+ ) và được kết tủa dưới dạng vô định hình bằng các axit.
  • 23. Nhóm các axit humic được chiết ra từ các loại đất khác nhau có thành phần nguyên tố: C (50 – 62%), H (2,8 – 6%), O (31 – 40%), N (2 – 6%). Ngoài ra còn có các nguyên tố khác như: P, Si, Fe, S, Al chiếm 1 – 10% về khối lượng. Những nguyên tố này kết hợp với axit humic thường do những phản ứng thứ cấp. Theo giả thuyết hiện tại, các axit humic là những hợp chất phức tạp có phân tử lượng cao, có bản chất thơm, liên kết với nhau bằng các cầu – NH –, – CH2 –… Trong thành phần phân tử có các nhóm chức: 3 – 6 nhóm hiđroxi phenol, 3 – 4 nhóm cacboxyl và nhóm metoxi, chúng tạo nên tính chất của axit humic và đặc tính tương tác của chúng với đất. Các nhóm hiđroxi phenol và cacboxyl trong axit humic tạo cho nó khả năng tham gia vào các quá trình trao đổi hấp phụ cation và quyết định tính axit của axit này. Còn ion hiđro trong nhóm cacboxyl cho khả năng thế các cation khác nhau để tạo muối humat. Muối của axit humic với các cation hóa trị 1 (Na+ , K+ , NH4 + ) là những humat tan được trong nước, còn những axit humic tự do và muối của chúng với các cation hóa trị 2, 3 thì không tan và có trạng thái gel. Trong đất, các axit humic liên kết với Ca2+ , Mg2+ nên không có khả năng di chuyển theo phẫu diện đất, mà được tích lũy ở những nơi hình thành ra chúng và ở lớp đất mặt do đó có chứa nhiều các muối này. Axit humic là phần mùn có giá trị nhất: có khả năng hấp phụ lớn đối với các cation và có vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu tượng đất thích hợp cho trồng trọt, các axit humic còn có ý nghĩa lớn là nguồn dinh dưỡng dự trữ, trước hết là nitơ. 3.2.3.2. Axit funvic Axit funvic là những chất mùn có màu vàng hoặc đỏ nhạt trong dung dịch sau khi đã axit hóa nước chiết đất bằng kiềm. Cũng như axit humic, theo cấu tạo, axit funvic là nhóm các hợp chất có phân tử lượng cao. Thành phần nguyên tố của axit funvic khác axit humic, hàm lượng C và N nhỏ hơn, hàm lượng O và H lớn hơn: C (44 – 49%), H (3,5 – 5%), O (44 – 49%), N (2 – 4%). Cấu trúc phân tử axit funvic cũng tương tự như axit humic nhưng có sự khác nhau: nhân vòng thơm ít hơn, mạch nhánh nhiều nên axit funvic có tính ưa nước, khả năng ngưng tụ kém, độ phân tán cao, khả năng di động lớn, có tính chua.
  • 24. Axit funvic là tổ hợp mùn xấu hơn axit humic. Vì vậy, đất giàu axit funvic thường bị chua, dễ bị nghèo mùn, các nguyên tố trong đất dễ bị rửa trôi dưới dạng các muối funvat hòa tan. 3.2.3.3. Humin Các humin là những phức của axit funvic và axit humic, liên kết bền với nhau và với phần khoáng của đất. Lượng nitơ trong các humin là 20 – 30% nitơ tổng số của đất và liên kết khá bền, nên các vi sinh vật đất khó phân hủy được chúng. 3.3. Vai trò của chất hữu cơ và mùn đối với đất và cây trồng [6], [8] Chất hữu cơ và mùn là chỉ tiêu biểu thị đất khác đá mẹ và có khả năng sản xuất vì chúng đưa vào đất C và N. Xét hình thái phẫu diện đất, tầng đất hữu cơ và mùn biểu thị đất màu mỡ, có nhiều tính chất lý hóa tốt. Trong phân loại đất, tầng mùn là một chỉ tiêu phân loại quan trọng. Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng mùn trong đất [6] < 1% Đất rất nghèo mùn. 1 – 2% Đất nghèo mùn. 2 – 4% Đất có mùn trung bình. 4 – 8% Đất giàu mùn. > 8% Đất rất giàu mùn. Chất hữu cơ và chất mùn là chỉ tiêu độ phì nhiêu của đất. Keo mùn kết hợp với các cation và khoáng sét tạo ra các phức hệ keo ngưng tụ tạo kết cấu cho đất làm cho đất tơi xốp, lưu thông nước, điều hòa nhiệt độ đất. Vì thế mùn là nhân tố chủ yếu ổn định và cải thiện kết cấu đất. Keo mùn giúp tăng khả năng giữ nước, tính thấm nước, hạn chế quá trình rửa trôi, xói mòn và chảy nước bề mặt. Keo mùn cũng giúp cải thiện thành phần cơ giới của đất, điều hòa nhiệt độ tránh sự thay đổi đột ngột nhiệt độ của đất ảnh hưởng xấu đến cây. Mùn quyết định những tính chất hóa học quan trọng của đất. Đất giàu mùn có khả năng trao đổi hấp phụ cation cao, có tính đệm cao, chống chịu tốt với sự thay đổi đột ngột về pH đất, đảm bảo các phản ứng hóa học và oxi hóa khử xảy ra bình thường, không gây hại cho cây trồng.
  • 25. Ngoài ra, mùn còn là kho dự trữ thức ăn cung cấp từ từ và thường xuyên cho cây trồng và vi sinh vật đất. Hợp chất mùn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng lại có khả năng khoáng hóa chậm và thường xuyên thành các chất vô cơ đơn giản cho cây trồng sử dụng như N, P, K, Ca, Mg, S, vi lượng, trong đó N đặc biệt cao. Vì vậy, đất giàu mùn nếu không có nguồn phân vô cơ bổ sung thì vẫn cho năng suất ổn định. Vì mùn có khả năng trao đổi cation nên tạo ra sự trao đổi dinh dưỡng cung cấp cho cây, trong đó phức hệ keo sét mùn là phức hệ điều tiết thức ăn quan trọng nhất của đất đối với cây trồng. Đất giàu chất hữu cơ, mùn sẽ có quần thể vi sinh vật phong phú, các quá trình phân giải, tổng hợp vi sinh vật nhanh hơn, đất càng có độ màu mỡ cao, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Axit humic là chất kích thích sinh trưởng, là chất kháng sinh chống chịu bệnh của cây.
  • 26. CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ NITƠ 4.1. Vai trò của nitơ đối với dinh dưỡng của cây trồng [8], [12] Trong tự nhiên, ta thường gặp nitơ ở hai dạng: nitơ tự do trong không khí và nitơ trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Cây trồng nói chung chỉ đồng hóa được nitơ ở dạng các hợp chất vô cơ như ion NH4 + hay NO3 - . Còn nitơ ở dạng hợp chất hữu cơ, cây trồng chỉ đồng hóa được sau khi các hợp chất đó đã trải qua quá trình khoáng hóa. Chỉ có cây họ đậu mới đồng hóa được nitơ tự do trong không khí. Dạng nitơ này sau khi phản ứng nitrat hóa, amoni hóa xảy ra trong thiên nhiên, hoặc do kết quả hoạt động của vi sinh vật sống tự do trong đất hay vi sinh vật trong nốt sần của rễ cây họ đậu, bèo hoa dâu, tạo ra NO3 - , NH4 + . Cây trồng đồng hóa được nitơ ở dạng này hay dạng khác lại phụ thuộc môi trường của phản ứng và nồng độ của ion có mặt trong dung dịch đất. Đối với cây trồng nitơ có những vai trò: 4.1.1. Nguyên tố cơ bản cần thiết cho thực vật Nitơ là thành phần quan trọng của tất cả các protit đơn giản và phức tạp trong nguyên sinh chất của tế bào thực vật. Nguồn nitơ chủ yếu cần cho dinh dưỡng của cây trồng là muối nitrat và muối amoni. Các chất vô cơ này sau khi được cây trồng hấp thụ, phải qua quá trình biến đổi phức tạp mới tạo nên sản phẩm cuối cùng là aminoaxit và protit. Phân tử protit rất phức tạp được tổng hợp từ nhiều aminoaxit. Các aminoaxit tạo ra từ amoniac với nhóm xeto của axit hữu cơ. Phản ứng này được gọi là phản ứng amin hóa, thường được xúc tiến nhờ hoạt động của các enzim. Các xetoaxit như α - xetoglutaric, fumaric… tạo ra trong thực vật khi phân hủy các gluxit. Hướng tổng hợp các aminoaxit trong thực vật chủ yếu là phản ứng amin hóa các xetoaxit với amoniac qua hai giai đoạn: ở giai đoạn đầu, amoniac tác dụng với xetoaxit tạo ra iminoaxit và nước; ở giai đoạn thứ hai, iminoaxit bị khử đến aminoaxit. Chẳng hạn: HOOC-CO-CH2-CH2-COOH 𝑀𝑜 �� HNO2 𝐶𝑢 / 𝐹𝑒 �⎯⎯⎯⎯� (HNO2)2 𝐶𝑢 / 𝐹𝑒 �⎯⎯⎯⎯� NH2OH 𝑀𝑛 �� NH3
  • 27. 4.1.2. Thành phần của các axit nucleic, vitamin, enzim. Nitơ cũng có trong thành phần các axit nucleic (ribonucleic RNA và deoxiribonucleic DNA), chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự trao đổi chất của thực vật. Ngoài ra, nitơ còn là thành phần của các photphatit, alcaloit trong một số vitamin, các enzim và nhiều chất hữu cơ khác của tế bào thực vật. 4.1.3. Thành phần chủ yếu của clorofin Nitơ là một trong những thành phần chủ yếu của clorofin. Đối với cây trồng có chứa clorofin, cơ thể của chúng có khả năng tự dưỡng (khả năng tổng hợp chất hữu cơ cần thiết từ chất vô cơ). Những cây trồng không có clorofin thì không có khả năng đó mà phải sống ở những nơi có sẵn chất hữu cơ. 4.1.4. Ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng Khi cây trồng được cung cấp đầy đủ nitơ và những điều kiện khác thì tốc độ phát triển, hiệu suất quang hợp tăng lên, tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ có nitơ trong cây. Tuy vậy, khi thừa nitơ, thời kì sinh trưởng phát triển sẽ kéo dài, cây hô hấp mạnh hơn quang hợp. Kết quả là gluxit tiêu hao nhiều hơn gluxit tích lũy. Lượng tinh bột trong cây giảm xuống. Cây sinh trưởng quá mạnh, thân lá tăng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên rễ cây rất yếu, dễ bị lốp đổ, giảm năng suất nghiêm trọng. 4.2. Lượng nitơ trong đất và sự biến đổi hóa học các hợp chất của nó 4.2.1. Nitơ trong đất [7], [8] Nitơ là nguyên tố cần tương đối nhiều cho các loại cây nhưng trong đất thường chứa ít nitơ. Hàm lượng nitơ tổng số trong các loại đất Việt Nam khoảng 0,1 – 0,2%, có loại dưới 0,1% như đất xám bạc màu. Hàm lượng nitơ trong đất nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc hàm lượng mùn (thường nitơ chiếm 5 – 10% mùn). Yếu tố ảnh hưởng đến mùn, nitơ trong đất gồm thực bì, khí hậu, thành phần cơ giới, địa hình, chế độ canh tác. Nitơ trong đất tồn tại ở hai dạng chính: vô cơ và hữu cơ.
  • 28. 4.2.1.1. Vô cơ Lượng nitơ trong đất ở dạng vô cơ rất ít, ở tầng đất mặt chỉ chiếm 1 – 2% lượng nitơ tổng số, ở tầng dưới có thể chiếm tới 30% lượng nitơ tổng số. Dạng nitơ vô cơ ở trong đất chủ yếu là NH4 + và NO3 - , là sản phẩm hoạt động của vi sinh vật, dễ bị cây hút, lại dễ bị nước cuốn trôi nên hàm lượng thay đổi rất nhiều không những theo mùa mà còn thay đổi giữa ban ngày và ban đêm, trong ngày mưa và nắng. NH4 + được sinh ra do tác dụng amoni hóa của vi sinh vật với hợp chất chứa nitơ. Trong điều kiện háo khí, dễ bị nitrat hóa chuyển thành NO3 - nên chỉ trong đất lúa nước NH4 + mới được ổn định và tích lũy. 4.2.1.2. Hữu cơ Đây là dạng tồn tại chủ yếu của nitơ trong đất, có thể chiếm trên 95% lượng nitơ tổng số. Dựa vào độ hòa tan và khả năng thủy phân mà chia ra ba dạng: nitơ hữu cơ tan trong nước (chiếm dưới 5% nitơ tổng số), nitơ hữu cơ thủy phân (chiếm trên 50% nitơ tổng số), nitơ hữu cơ không thủy phân (chiếm 30 – 50% nitơ hữu cơ). 4.2.2. Chỉ tiêu đánh giá nitơ trong đất [6], [11], [12] 4.2.2.1. Nitơ tổng số Nitơ tổng số bao gồm toàn bộ ba dạng nitơ: nitơ hữu cơ, nitơ trong các hợp chất hữu cơ đơn giản và nitơ vô cơ. Mức độ đánh giá hàm lượng nitơ tổng số trong đất như sau: Bảng 4.1. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ tổng số trong đất [6] Nts < 0,08% Nghèo Nts: 0,08 – 0,15% Trung bình Nts: 0,15 – 0,20% Khá Nts > 0,2% Giàu 4.2.2.2. Nitơ thủy phân Cây hút nitơ dạng vô cơ nên khi định lượng NH4 + và NO3 - trong đất là xác định lượng nitơ trực tiếp cung cấp cho cây. Song lượng NH4 + và NO3 - thay đổi theo mùa và thời kì sinh trưởng của thực vậy. Bởi vậy Tiurin và Kônônôva nêu lên phương pháp xác định lượng đạm thủy phân trong đất. Phương pháp này không những xác định được lượng NH4 + và NO3 - mà còn xác định được một phần đạm hữu cơ trong điều kiện nhất định có khả năng thủy phân thành đạm vô cơ cung cấp cho cây.
  • 29. Khi đạm thủy phân dưới 4 mg/100g đất là rất thiếu, từ 4 – 8 mg/100g đất là thiếu vừa, trên 8 mg/100g đất là thiếu ít hoặc không thiếu. 4.2.2.3. Nitơ dễ tiêu Là dạng nitơ vô cơ chủ yếu là NH4 + và NO3 - mà cây có khả năng lấy trực tiếp và sử dụng dễ dàng. Ở một số nơi trên thế giới, người ta coi nitơ dễ tiêu là chỉ tiêu đánh giá khả năng cung cấp nitơ cho cây trong đất. Trên cơ sở đó, xác định nhu cầu phân bón cho cây. Ở một số nơi khác như Cộng hòa liên bang Đức cho rằng: nitơ dễ tiêu thay đổi tùy thuộc vào quá trình nitrat hóa trong đất mà quá trình này lại thay đổi tùy thuộc điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, chế độ không khí trong đất và các nhân tố khác), do đó ít coi trọng chỉ tiêu này. Ở nước ta, do đất có pH thấp, lượng Al3+ lớn, độ no kiềm thấp nên quá trình nitrat hóa trong đất tiến triển chậm. Mặt khác, anion này có khả năng được hấp phụ kém, dễ bị rửa trôi nên hàm lượng NO3 - trong đất hầu như không đáng kể. Bảng 4.2. Chỉ tiêu đánh giá hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất [11] 1 – 2,5 mg NH4 + /100g đất Nghèo 2,5 – 7,5 mg NH4 + /100g đất Trung bình > 7,5 mg NH4 + /100g đất Giàu 4.2.3. Quá trình chuyển hóa các hợp chất nitơ trong đất [7], [8] Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và khí quyển, nitơ hữu cơ và vô cơ có thể biến đổi theo các quá trình sau đây: 4.2.3.1. Quá trình amoni hóa Đây là quá trình phân giải các chất hữu cơ chứa nitơ đến dạng amoniac. Sơ đồ của sự chuyển hóa ấy như sau: Protit, chất mùn → Aminoaxit, amit → Amoniac Dưới tác dụng của các enzim phân giải do các vi sinh vật tiết ra (xạ khuẩn, actinomyces, nấm mốc) protit bị thủy phân biến thành aminoaxit. Các aminoaxit dễ bị vi sinh vật hấp thụ và dưới tác dụng của các enzim, aminoaxit bị khử amin biến thành amoniac và axit hữu cơ. Ví dụ quá trình amoni hóa từ một aminoaxit đơn giản nhất:
  • 30. NH2CH2COOH + O2 → HCOOH + CO2 + NH3 NH2CH2COOH + H2O → CH3OH + CO2 + NH3 NH2CH2COOH + H2 → CH3COOH + NH3 Sau quá trình amoni hóa, bốn loại hợp chất được tạo thành là axit hữu cơ, rượu, khí CO2, amoniac. Quá trình xảy ra trong môi trường hiếu khí cũng như trong môi trường yếm khí. Các axit hữu cơ và rượu tiếp tục phân giải và cuối cùng biến thành những hợp chất đơn giản nhất là CO2, H2O, CH4 và H2. Còn amoniac cùng với các axit vô cơ và hữu cơ trong đất tạo thành những muối amoni tương ứng. Các muối amoni ở trong đất tiếp tục bị phân ly thành các ion amoni và các ion gốc axit tương ứng với muối của nó. Một phần ion amoni bị cây hấp phụ, một phần do keo đất hấp phụ: KĐ]Ca2+ + (NH4)2CO3 KĐ]2NH4 + + CaCO3 Quá trình amoni hóa xảy ra được là do sự hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí hoặc yếm khí. Amoniac được tạo ra trong các loại đất có độ chua và độ thoáng khác nhau. Tốc độ của quá trình amoni hóa phụ thuộc nhiều vào độ ẩm, nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện yếm khí, chất hữu cơ chứa nitơ chỉ bị phân giải đến amoniac mà thôi. Còn trong điều kiện hiếu khí, các muối amoni bị oxi hóa biến thành nitrat. Sự oxi hóa amoniac đến nitrat được gọi là quá trình nitrat hóa. 4.2.3.2. Quá trình nitrat hóa Phản ứng này được thực hiện trong đất nhờ nhóm vi khuẩn đặc biệt ưa khí và giải phóng ra năng lượng khá lớn. Các vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrosocystis và Nitrosospira tham gia vào giai đoạn đầu của quá trình oxi hóa các muối amoni đến axit nitrơ. Giai đoan thứ hai (oxi hóa tiếp đến axit nitric) xảy ra do sự hoạt động của vi khuẩn thuộc giống Azotobacter. Quá trình nitrat hóa có thể xảy ra theo các phản ứng sau đây: 2NH3 + 3O2 → 2HNO2 + 2H2O + 158000 cal 2HNO2 + O2 → 2HNO3 + 43200 cal
  • 31. Axit nitric được tạo thành trong quá trình này được trung hòa nhờ canxi bicacbonat hay magie bicacbonat hoặc bởi các bazơ hấp phụ trong đất: 2HNO3 + Ca(HCO3)2 → Ca(NO3)2 + 2H2CO3 2HNO3 + KĐ]Ca2+ Ca(NO3)2 + KĐ]2H+ Để quá trình nitrat hóa xảy ra tốt, cần có các điều kiện sau: độ ẩm đất từ 60 – 70% độ ẩm mao quản, nhiệt độ từ 25 – 32°C, pH 6,2 – 9,2, đất giàu NH4 + và Ca2+ , có đủ không khí. Trong những điều kiện này, phần lớn đạm amoni trong đất chuyển hóa thành đạm nitrat. Quá trình nitrat hóa xảy ra mạnh hay yếu là biểu hiện độ phì nhiêu của đất cao hay thấp. 4.2.3.3. Quá trình phản nitrat hóa Đó là quá trình khử nitơ trong nitrat thành nitơ phân tử (N2) do tác dụng của vi sinh vật. Quá trình này khác với sự khử nitrat đến amoniac trong cơ thể thực vật. Quá trình phản nitrat hóa làm mất nitơ và năng lượng của đất do đó nó là hiện tượng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Phản ứng có thể xảy ra như sau: C6H12O6 + 4HNO3 → 6CO2 + 6H2O + 2N2 + 2H2 Quá trình xảy ra trong điều kiện yếm khí, đất kiềm giàu chất hữu cơ chưa phân giải phần lớn là gluxit, xenlulozơ. 4.2.3.4. Quá trình cố định nitơ sinh vật Khi có một lượng lớn chất hữu cơ trong đất, loại vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phải lấy nitơ trong đất để sinh trưởng, phát triển. Trong trường hợp này, xảy ra sự cạnh tranh tạm thời về đạm giữa vi sinh vật và cây trồng. Xét về mặt đạm thì đó là quá trình cố định đạm, chứ không phải là quá trình phản nitrat hóa. Sau khi vi sinh vật chết, chất hữu cơ được phân giải, lượng đạm sẽ tăng lên. Trong đất, còn có một số loại vi sinh vật có khả năng hút nitơ không khí. Các vi khuẩn này gồm: Clostridium pasteurianum, Hình 4.1. Nốt sần ở rễ cây họ Đậu
  • 32. Azotobacter chroococcum, vi khuẩn nốt sần họ đậu, thanh tảo sống tự do và cộng sinh trong bèo hoa dâu… 4.2.3.5. Sự cung cấp đạm của nước mưa Ở các nước nhiệt đới có mưa nhiều như nước ta, một số nitơ oxit và amoniac theo nước mưa rơi xuống đất tạo nên muối amoni, muối nitrat làm cho cây cối xanh tươi hơn. Nguồn gốc của loại đạm nitrat này được tạo ra từ khí nitơ và oxi của không khí, dưới tác dụng của năng lượng khổng lồ do sấm chớp tỏa ra, được tổng hợp lại thành nitơ oxit và sau khi rơi xuống đất biến thành nitrat. Còn nguồn gốc của đạm amoniac theo nước mưa xuống đất là từ amoniac khá lớn bốc hơi từ đất, dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Khi có mưa, amoniac lơ lửng trong không khí bị hòa tan và kéo xuống đất theo nước mưa. Vì vậy, trong nước mưa có cả hai loại đạm nitrat và amoni là hai loại đạm dễ tiêu, cây hút trực tiếp được. Theo tài liệu nghiên cứu trước đây của Pháp, ở miền Bắc, hằng năm lượng đạm do nước mưa đem lại khoảng 20kg N/ha (tương ứng với 100kg amoni sunfat) trong đó có 8kg ở vào dạng nitrat, và 12kg ở dạng amoni. So với các nước ôn đới, đó là con số khá lớn, nhưng so với lượng đạm mà thu hoạch hàng năm đã lấy đi của đất thì khá thấp, nhất là trồng cây 2, 3 vụ liên tiếp trong một năm. 4.3. Chu trình biến đổi nitơ trong thiên nhiên và cân bằng đạm trong sản xuất [7], [8] Trong hoạt động sống, thực vật và vi sinh vật hút ion nitrat và amoni của đất để tạo nên đạm hữu cơ trong cơ thể của chúng. Khi những vi sinh vật chết, đạm hữu cơ phân giải thành amoniac. Ở điều kiện thích hợp, đạm amoniac bị oxi hóa thành đạm nitrat. Trong điều kiện yếm khí, do tác dụng của vi khuẩn, đạm nitrat biến thành nitơ phân tử bay vào khí quyển. Nitơ phân tử trong điều kiện thuận lợi lại biến thành đạm vô cơ. Thực vật tiêu thụ dạng đạm này và biến nó thành đạm hữu cơ (protit). Gặp điều kiện thuận lợi, dạng đạm hữu cơ lại phân giải thành đạm amoni. Cứ như thế, trong thiên nhiên biến đổi thành một chu trình kín. Trong thiên nhiên, nitơ biến đổi qua nhiều dạng, theo chu trình có tính tuần hoàn phức tạp, nhưng tổng số nitơ là một đại lượng không đổi. Song, về mặt sản xuất nông nghiệp, ta thấy có lúc nitơ ở môi trường này nhiều, ở môi trường kia ít, trong
  • 33. khi đó sản xuất nông nghiệp lại cần đến nó. Do đó, dựa vào quy luật tuần hoàn nitơ trong thiên nhiên, ta có khả năng điều chỉnh, phân phối lại lượng nitơ hợp lí, phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Hình 4.2. Sơ đồ các quá trình biến đổi nitơ trong đất Đất Việt Nam thường bị rửa trôi, xói mòn nên thường thiếu đạm. Để cung cấp đủ đạm cho cây trồng, cần phải lập bảng cân đối đạm trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu đạm của cây trồng, khả năng cung cấp đạm của đất và của thiên nhiên. Nói chung, cần phải xác định hai yếu tố: • Lượng đạm mà cây trồng hút để tạo ra thu hoạch. • Lượng đạm được cung cấp. Từ đó, tính lượng đạm hao hụt để cung cấp thêm nhằm đạt được năng suất cây trồng cao và ngày càng ổn định.
  • 34. CHƯƠNG 5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN VÀ NITƠ TRONG ĐẤT 5.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MÙN TRONG ĐẤT [1], [4], [6], 5.1.1. Một số phương pháp xác định hàm lượng mùn trong đất - Phương pháp Knôp: đốt cháy mùn ở 950°C hoặc oxi hóa cacbon trong mùn bằng dung dịch K2Cr2O7 + H2SO4. Lượng CO2 bay lên từ hai cách đốt khô hoặc đốt ướt nói trên sẽ được thu hồi vào bình đựng KOH hoặc NaOH đã biết trọng lượng. Sau đó, cân bình suy ra trọng lượng CO2, từ đó tính hàm lượng mùn tương ứng trong đất. Ngoài phương pháp trọng lượng người ta còn sử dụng phương pháp thể tích: CO2 bay lên được thu hồi vào bình đựng dung dịch tiêu chuẩn Ba(OH)2 dư. Sau đó, chuẩn độ lượng Ba(OH)2 dư bằng dung dịch tiêu chuẩn HCl với sự có mặt của chỉ thị thymon xanh từ đó suy ra lượng CO2 và mùn. Phương pháp này tốt nhưng trang bị phiền phức vì thế ít được sử dụng trong các phòng phân tích. - Phương pháp H2O2: dùng H2O2 oxi hóa cacbon, sau đó cân lại trọng lượng đất, từ chỗ giảm trọng lượng có thể suy ra mùn trong đất. - Phương pháp so màu: dùng dung dịch NH3 và các dung dịch kiềm khác hòa tan mùn thu được dung dịch màu đen. Từ màu đen có thể suy ra lượng mùn nhiều hay ít. Tuy nhiên, màu sắc của mùn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như canxi, độ ẩm… cho nên phương pháp này ít được sử dụng trong các phòng thí nghiệm. Granam dùng dung dịch K2Cr2O7 oxi hóa cacbon trong mùn. Màu đỏ của Cr6+ sẽ giảm do C khử tạo ra Cr3+ có màu lục. Nhưng phương pháp này gặp khó khăn là chưa tìm ra kính lọc quang thích hợp cho màu lục. Mặt khác, do oxi hóa không triệt để nên khi đất có mùn trên 5% thì kết quả phân tích không tốt. - Phương pháp G.W.Robinson: ta biết rằng lúc phân tích N tổng số bằng phương pháp Kjeldahl, mùn bị phân giải trong H2SO4. Kết quả phân giải là SO3 bị khử thành SO2. Phương pháp này chỉ đạt 90% lượng mùn trong đất. - Phương pháp Tiurin: để xác định cacbon trong đất người ta dùng một lượng thừa K2Cr2O7 oxi hóa trong môi trường H2SO4. Lượng K2Cr2O7 sẽ được chuẩn độ bằng muối Mohr tiêu chuẩn. Từ lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa có thể suy ra
  • 35. lượng cacbon, từ cacbon suy ra mùn. Phương pháp này chỉ áp dụng với đất có hàm lượng mùn nhỏ hơn 15%. Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phòng phân tích do kết quả thu được nhanh chóng và tương đối chính xác. 5.1.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin Để xác định cacbon trong đất, người ta dùng một lượng thừa K2Cr2O7 oxi hóa trong môi trường axit H2SO4 (tỉ lệ 1:1). Không thể dùng axit khác vì nếu dùng HCl thì Cl- sẽ khử một lượng K2Cr2O7 gây sai số. Nếu dùng HNO3 thì tăng thêm tác dụng oxi hóa nên lượng K2Cr2O7 cần dùng sẽ ít hơn, dẫn đến kết quả phân tích mùn sẽ ít hơn. 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 + 3C → 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 3CO2 + 8H2O Lượng thừa K2Cr2O7 sẽ được chuẩn độ bằng lượng muối Mohr tiêu chuẩn K2Cr2O7 + 7H2SO4 + 6FeSO4.(NH4)2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 6(NH4)2SO4 + 7H2O Từ lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa có thể suy ra cacbon, từ cacbon suy ra mùn bằng cách nhân với hệ số 1,724. Trong quá trình chuẩn độ, có thể thêm một lượng nhỏ H3PO4 hoặc muối chứa ion F- để loại trừ ảnh hưởng của Fe3+ (làm ảnh hưởng đến sự chuyển màu chất chỉ thị). 5.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ TRONG ĐẤT 5.2.1. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl [13] Phương pháp này dùng để xác định hàm lượng N tổng (N-amoni, N-nitrat, N- nitrit, N-trong hợp chất hữu cơ) trong tất cả các loại đất. Nitơ tổng số trong đất là một chỉ tiêu thường được phân tích để đánh giá độ phì nhiêu tiềm tàng của đất. Để phân tích đạm tổng số, người ta dùng H2SO4 đậm đặc kết hợp với chất xúc tác như CuSO4, Se, TiO2, HgO… hoặc chất oxi hóa mạnh như K2Cr2O7, KClO4 nhằm phân hủy chất hữu cơ, chuyển các dạng N về dạng amoni. Tiến hành chưng cất chuyển amoni về NH3, sau đó áp dụng phương pháp chuẩn độ để xác định N tổng số trong đất. Các phản ứng xảy ra:
  • 36. - Mẫu đất chứa Nitơ + H2SO4 đậm đặc → NH4 + + SO2↑ + H2O - Trung hòa: NH4 + + OH- → NH3↑ + H2O - Chưng cất hấp thụ: NH3 + H3BO3 → NH4 + + H2BO3 - - Chuẩn độ: H+ + H2BO3 - → H3BO3 5.2.2. Nguyên tắc xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu [2], [4] Trong đất nitơ tồn tại chủ yếu ở dạng N-hữu cơ và lượng nhỏ N-khoáng (NH4 + , NO3 - ). Tuy nhiên cây trồng chỉ sử dụng chúng ở dạng N-khoáng hay còn gọi là N dễ tiêu. Do hàm lượng amoni và nitrat trong đất thấp và luôn biến động vì vậy N dễ tiêu trong đất còn được đánh giá thông qua N-thủy phân. Dùng dung dịch KCl 1N để chiết các dạng N dễ tiêu trong đất, khử nitrat bằng hỗn hợp Dewarda về dạng amoni, sau đó tiến hành chưng cất trong bộ cất NH3. Hấp thụ amoniac sinh ra bằng dung dịch axit boric và xác định hàm lượng nitơ bằng cách chuẩn độ với axit HCl hoặc H2SO4 (tương tự như xác định N tổng). Các phản ứng xảy ra: KĐ]NH4 + + KCl KĐ]K+ + NH4Cl - Khử nitrat bằng hỗn hợp Dewarda về dạng amoni: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H Zn + H2SO4 → ZnSO4 + 2H HNO3 + 2H → HNO2 + H2O HNO2 + 6H → NH3 + 2H2O 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 - Trung hòa: NH4 + + OH- → NH3↑ + H2O - Chưng cất hấp thu: NH3 + H3BO3 → NH4 + + H2BO3 - - Chuẩn độ: H+ + H2BO3 - → H3BO3
  • 37. B. THỰC NGHIỆM CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI 1.1. Giới thiệu về nông trường Phạm Văn Cội Nông trường Phạm Văn Cội tọa lạc tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, cách TP Hồ Chí Minh 30 km tính theo đường chim bay. Về phía Đông Nam giáp sông Sài Gòn, hướng Tây và Bắc giáp xã Nhuận Đức, hướng Nam giáp xã Phú Hòa Đông. Đất của nông trường thuộc loại đất xám, bạc màu trên nền phù sa cổ. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1950 mm. Nhiệt độ trung bình là 29°C. Tổng diện tích quản lí của nông trường là 1765,94 hecta. Đây là vùng đất trước đây bị chiến tranh tàn phá ác liệt (vùng đất trắng). Rất nhiều bom do máy bay B52 rải xuống tạo nên hàng ngàn hố bom, có hố sâu đến 5m. Sau 1975, bà con nông dân ở khắp các quận huyện đã đến để lập nghiệp ở vùng đất này. Năm 1977, nông trường Phạm Văn Cội được thành lập theo quy định số 113/QĐUB ngày 10/3/1977 của UBND TP Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập nông trường trực thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Năm 2004, thực hiện theo chủ trương đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nông nghiệp, nông trường sát nhập vào công ty Bò sữa TP Hồ Chí Minh thành tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Khi mới thành lập, phương hướng, nhiệm vụ ban đầu là trồng cây làm thức ăn cho gia súc (bắp, đậu, mì, chè…), cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi heo, phương hướng này nhằm giải quyết vấn đề lương thực. Người dân ở đây trồng cây mang tính tự phát vì họ chưa biết vùng đất này thích hợp với loại cây gì. Năm 1982, nông trường chuyển sang trồng mía đường, diện tích mía đường đạt đến 600 – 700 hecta. Cây mía có thời gian sinh trưởng và phát triển tốt đã tạo công an việc làm cho nhiều người dân. Lượng mía thu hoạch được cấp cho nhà máy đường Bình Dương. Trong quá trình xây dựng và phát triển, nông trường đã từng bước chuyển đổi cây trồng có hiệu quả cao. Đến năm 1985, xen lẫn với trồng mía, nông trường đã
  • 38. trồng thêm cao su, và từ đó cây cao su trở thành cây trồng chủ lực của nông trường. Cao su được trồng theo hai kiểu chính là 3 × 6 và 6 × 6. Diện tích cao su hiện nay lên tới 1567,53 hecta. Trong đó: - Cao su khai thác: 1527,73 hecta. - Cao su xây dựng cơ bản: 39,80 hecta. Tất cả diện tích cao su được đưa vào khai thác. Với diện tích cao su này, nông trường đã thu 8 triệu lít/năm. Thời gian lấy mủ cao su là từ đầu tháng 5 đến tháng 2 năm sau (10 tháng/năm). Mỗi năm có hai tháng ngưng lấy mủ để cây cao su ra lá và ổn định nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chất lượng cao su có giảm do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Ngoài cao su, nông trường còn nuôi trồng nhiều loại cây và vật nuôi khác: - Mía: 44,5 ha. - Mì: 37 ha. - Dứa cayen: 16,43 ha. - Cỏ voi, cỏ úc (phục vụ chăn nuôi): > 40ha. - Phong lan: 1050 m2 - Dê, bò. Lực lượng lao động của nông trường gồm 700 người, trong đó: - Hợp đồng dài hạn: 501 người. - Lao động thời vụ: 109 người. Nông trường đang từng bước có sự chuyển đổi phù hợp để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Dự án sắp tới của nông trường là nâng cao chất lượng cao su để đạt tiêu chuẩn và xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao.
  • 39. 1.2. Lược đồ nông trường LƯỢC ĐỒ NÔNG TRƯỜNG PHẠM VĂN CỘI X: Diện tích Y: Năm trồng cao su Công ty Vị trí lấy mẫu nghiên cứu Hình 6.1. Lược đồ nông trườngPhạm Văn Cội S N Y X
  • 40. 1.3. Các mẫu đất Mẫu 1: Lô 1/95, diện tích 20,92 ha; đất xám phù sa cổ, không cỏ, có ít lớp lá ở phía trên, lấy giữa mương. Hình 6.2. Mẫu 1 Mẫu 2: Lô 2/95, diện tích: 21,1 ha; đất cứng, không cỏ, có một lớp lá ở phía trên, nhiều rễ, lấy ở giữa mương. Hình 6.3. Mẫu 2
  • 41. Mẫu 3: lô trồng mới năm 2009, đất nhiều cỏ, lấy sát gốc cây, cách chừng 80 cm, vị trí cao. Hình 6.4. Mẫu 3 Mẫu 4: lô trồng mới năm 2009, đất cứng, lấy mẫu giữa mương cách gốc 3m, nhiều cỏ, vị trí thấp. Hình 6.5. Mẫu 4
  • 42. Mẫu 5: Lô 2009, đất nhiều cỏ, cách gốc 80cm, đất cứng. Hình 6.6. Mẫu 5 Mẫu 6: Lô 2009, lấy cách gốc 80cm, nhiều cỏ, không xịt thuốc, chỉ cày, đất cứng. Hình 6.7. Mẫu 6
  • 43. Mẫu 7: Lô 1994, lấy giữa mương, nhiều rễ, đất cứng, có một ít lớp lá. Hình 6.8. Mẫu 7 Mẫu 8: Lô 2007, diện tích 10,02 ha; có một ít cỏ, lá, lấy giữa mương. Hình 6.9. Mẫu 8
  • 44. Mẫu 9: Lô 2007, diện tích 11,94 ha; nhiều lá, không cỏ, lấy giữa mương, đất cứng, khai thác T9/2012. Hình 6.10. Mẫu 9 Mẫu 10: Lô 2007, diện tích 2,19 ha; lấy giữa mương, nhiều lá, đất cứng, khai thác T9/2012. Hình 6.11. Mẫu 10
  • 45. Mẫu 11: Lô 1995, diện tích 19,81 ha; ít cỏ, lá, lấy giữa mương, đất mềm, trũng. Hình 6.12. Mẫu 11 Mẫu 12: Lô1997, diện tích 18,11 ha; ít lá, nhiều cỏ, lấy giữa mương, đất mềm, hơi trũng. Hình 6.13. Mẫu 12
  • 46. CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Lấy và bảo quản mẫu đất [6], [11] 2.1.1. Nguyên tắc lấy mẫu - Mẫu phân tích cây trồng phải đại diện và phù hợp với mục đích phân tích, đại diện cao cho vùng nghiên cứu. - Mẫu phân tích cần được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất (nhiệt độ, ẩm độ...), cùng một thời điểm (thường vào buổi sáng đã hết sương, không mưa, nhiệt độ không khí và cường độ ánh sáng ở mức trung bình...). - Chú ý đến các yếu tố canh tác như thời kỳ bón phân, thời kỳ tưới nước... để chọn thời điểm lấy mẫu thích hợp. - Các mẫu riêng biệt phải được lấy ngẫu nhiên rải đều trên toàn bộ diện tích khảo sát. Số lượng và khối lượng mẫu ban đầu tuỳ theo yêu cầu khảo sát và mức độ đồng đều để xác định. Các mẫu ban đầu được tập hợp thành một mẫu chung. - Mẫu phải được nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu phân tích. 2.1.2. Lấy mẫu phân tích - Khối lượng: + Lấy mẫu đất để nghiên cứu tính chất vật lí: 2 kg (nguyên tảng). + Lấy mẫu đất để phân tích nông hóa: 0,5 – 1 kg. - Có hai cách lấy mẫu: + Lấy mẫu riêng biệt: lấy ở một điểm nhất định, không trộn với mẫu ở điểm khác. Mẫu này dùng để đánh giá tính chất phát sinh đất, phân tích các phẫu diện để lập bản đồ thổ nhưỡng. + Lấy mẫu hỗn hợp: lấy ở nhiều điểm trên một vùng đất có cùng tính chất phát sinh và được trồng trọt. Trộn lẫn, lấy một phần đại diện để phân tích. Loại này dùng để nghiên cứu các tính chất nông hóa của đất trồng trọt.
  • 47. Hình 7.1. Sơ đồ lấy mẫu riêng biệt (a, b, c, d) và mẫu hỗn hợp (e) 2.1.3. Phơi khô mẫu Mẫu đất lấy về phải được hong khô kịp thời, nhặt sạch các xác thực vật, sỏi đá… sau đó dàn mỏng trên sàn gỗ hoặc giấy sạch rồi phơi khô trong nhà. Nơi hong mẫu phải thoáng gió và không có các hóa chất bay hơi như NH3, Cl2, SO2… Để tăng cường quá trình làm khô đất có thể lật đều mẫu đất. Thời gian hong khô đất có thể kéo dài vài ngày tùy thuộc loại đất và điều kiện khí hậu. Thông thường đất cát chóng khô hơn đất sét. Cần chú ý là mẫu đất được hong khô trong không khí là tốt nhất, không nên phơi khô ngoài nắng hoặc sấy khô trong tủ sấy. 2.1.4. Nghiền và rây mẫu Đất sau khi đã hong khô, đập nhỏ rồi nhặt hết xác thực vật và các chất lẫn khác. Dùng phương pháp ô chéo góc lấy khoảng 500g đem nghiền, rây qua rây 2mm, nghiền tiếp rồi rây qua rây 1mm, lấy 15g rây qua rây 0,25mm để phân tích mùn. e)
  • 48. 2.2. Phương pháp xác định hàm lượng mùn, nitơ tổng số và nitơ dễ tiêu [2], [11], [13] 2.2.1. Xác định hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin 2.2.1.1. Hóa chất, dụng cụ a. Hóa chất - Nước cất - Glixerol - Dung dịch K2Cr2O7 0,4N: cân 39,30 g K2Cr2O7 được nghiền nhỏ rồi hòa tan trong 1 lít nước cất sau đó cho từ từ 1 lít H2SO4 đặc (d = 1,84), vừa rót vừa lắc nhẹ. - Dung dịch muối Mohr 0,2N: cân 78,82 g muối Mohr ((NH4)2SO4.FeSO4.6H2O) pha vào bình định mức 1 lít gồm 980 ml nước cất và 20 ml H2SO4 đặc (d = 1,84). Sau đó, chuẩn độ lại dung dịch muối Mohr bằng dung dịch K2Cr2O7. - Thuốc thử Ferroin: cân 0,695g FeSO4.7H2O và 1,485g ortho-phenaltrolin- monohyđrat, pha vào bình định mức 100 ml bằng nước cất. - Axit H3PO4 đậm đặc. b. Dụng cụ - Ống nghiệm chịu nhiệt, giá ống nghiệm - Ống thủy tinh dài có nút cao su. - Buret 25 ml, giá buret - Bình tam giác 150 ml - Pipet 2 ml, 10 ml - Bếp điện - Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml, 500 ml, 1000 ml - Nhiệt kế 300°C - Đũa thủy tinh 2.2.1.2. Thí nghiệm kiểm tra Cân 0,2377g đường saccarozơ tinh khiết cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất đến vạch, lắc đều cho tan hết đường ta được dung dịch có nồng độ 1mgC/1ml. Chuẩn bị các ống nghiệm sau:
  • 49. - Ống nghiệm 1: ống nghiệm chịu nhiệt có chứa 10 ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 đặc (tỉ lệ 1:1) (ống nghiệm so sánh). - Ống nghiệm 2: hút 1 ml dung dịch đường cho vào ống nghiệm chịu nhiệt, đun trên bếp cách thủy đến khô sau đó cho vào ống nghiệm 10 ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 đặc (tỉ lệ 1:1). Đun nóng các ống nghiệm đã chuẩn bị trong glixerol khoảng 5 phút ở 140 – 160°C. Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 150 ml tráng kĩ bằng nước cất (khoảng 10 – 20 ml). Sau đó, thêm vào bình 1 ml axit H3PO4 để loại ảnh hưởng của Fe3+ và 2 giọt ferroin làm chỉ thị. Chuẩn độ dung dịch thu được bằng muối Mohr 0,2N đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu đỏ nâu. Kết quả: V1 = 20,1 ml; V2 = 18,5 ml Trong đó: V1, V2 lần lượt là thể tích muối Mohr 0,2N dùng để chuẩn độ ống nghiệm 1, 2. Khối lượng C trong đất: mC = (20,1 – 18,5).0,2.0,003 = 0,96 mg Hiệu suất: H% = 96% 2.2.1.3. Hàm lượng Fe3+ và Cl- trong các mẫu đất Hàm lượng Fe3+ và Cl- trong các mẫu đất như sau: Bảng 7.1. Hàm lượng Fe3+ và Cl- trong các mẫu đất Mẫu Hàm lượng Fe3+ (mg/100g đất) Hàm lượng Cl- (mg/100g đất) 1 34,19 14,67 2 26,49 18,19 3 18,32 10,73 4 20,02 14,36 5 21,21 14,38 6 25,79 10,80 7 16,60 23,11 8 22,01 10,80 9 16,00 18,20 10 15,92 10,78 11 33,02 10,76 12 27,53 7,16
  • 50. Bảng 7.2. So sánh hàm lượng ion ảnh hưởng trong mẫu phân tích và hàm lượng bắt đầu gây ảnh hưởng [5] Ion Hàm lượng trong mẫu phân tích (mg/100g đất) Hàm lượng gây ảnh hưởng (mg/100g đất) Fe3+ 15,92 – 34,19 150 trở lên Cl- 7,16 – 23,11 600 trở lên Theo kết quả phân tích hàm lượng Fe3+ và Cl- trong đất ta thấy: Hàm lượng ion gây ảnh hưởng trong đất rất thấp so với hàm lượng ion bắt đầu gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin. Vì vậy, ta tiến hành phân tích hàm lượng mùn trong đất bằng phương pháp Tiurin. 2.2.1.4. Tiến hành phân tích - Cân 0,1g đất đã được hong khô trong không khí và được rây qua rây nhỏ có đường kính lỗ 0,5 mm cho vào ống nghiệm chịu nhiệt. Cho vào ống nghiệm 10 ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1). - Đồng thời làm thêm một thí nghiệm so sánh: cho vào ống nghiệm khác 10 ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N trong H2SO4 (tỉ lệ 1:1). - Tất cả các ống nghiệm được đậy bằng ống hút thủy tinh có nút cao su và đun sôi trong glixerol 5 phút ở 140 – 160°C. - Để nguội, cho dung dịch sau phản ứng vào bình tam giác 150 ml, tráng kĩ bằng nước cất (khoảng 10 – 20 ml). - Sau đó thêm vào bình 1 ml axit H3PO4 để loại ảnh hưởng của Fe3+ và 4 giọt ferroin làm chỉ thị rồi dùng muối Mohr 0,2N chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu đỏ nâu.
  • 51. Hình 7.2. Sự chuyển màu của mẫu trong quá trình phân tích mùn 2.2.2. Xác định hàm lượng nitơ tổng số trong đất bằng phương pháp Kjeldahl 2.2.2.1. Hóa chất, dụng cụ a. Hóa chất - Nước cất. - Dung dịch NH4 + _N tiêu chuẩn: hòa tan 0,165g (NH4)2SO4 thành 1 lit dung dịch bằng nước cất. - Hỗn hợp xúc tác: nghiền, trộn kỹ hỗn hợp 200g K2SO4, 6g CuSO4.5H2O và 6g TiO2 hoặc Se. - Dung dịch NaOH 40%: hòa tan 400g NaOH trong nước cất và pha loãng đến thể tích 1 lít. Bảo quản trong chai nhựa, đậy kín để tránh sự xâm nhập của CO2. - Chỉ thị hỗn hợp: hòa tan 0,1g bromocresol xanh và 0,02g metyl đỏ trong 100ml etanol. - Axit HCl 0,01N: hút 8,4 ml HCl đặc (d = 1,18) pha thành 1 lít dung dịch có nồng độ 0,1N. Lấy 100 ml dung dịch HCl 0,1N pha thành 1 lít dung dịch HCl 0,01N. Chuẩn độ lại bằng dung dịch Na2Br2O7. - Axit salixilic/axit sunfuric: hòa tan 25g axit salixilic trong 1 lít axit H2SO4 đậm đặc. - Dung dịch axit boric 4%: cân 4g hòa tan thành 100 ml dung dịch bằng nước cất. - Na2S2O3.5H2O: nghiền mịn trước khi dùng. Mẫu sau khi đun Xanh Đỏ nâu
  • 52. b. Dụng cụ - Bình phá mẫu 250 ml - Hệ thống phá mẫu bằng bình Kjeldahl - Erlen 250 ml - Bộ chưng cất đạm - Burret 25 ml, giá burret. - Pipet 2 ml, 5 ml, 10 ml - Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml - Đũa thủy tinh (1) Dung dịch phản ứng (2) Phễu nhỏ giọt dung dịch NaOH (3) Ống sinh hàn (4) Dung dịch axit boric để thu NH3 Hình 7.3. Bộ cất đạm Kjeldalh
  • 53. 2.2.2.2. Cách tiến hành a. Chuẩn bị và kiểm tra dụng cụ cất - Bộ cất đạm yêu cầu phải kín. - Thí nghiệm kiểm tra + Hút 20 ml dung dịch NH4 + _N tiêu chuẩn cho vào bình cất, sau đó cho vào phễu nhỏ giọt dung dịch NaOH 40%, hấp thu khí NH3 sinh ra bằng 20 ml dung dịch axit boric 4% có thêm chỉ thị metyl đỏ và brommocresol xanh. + Sau đó chuẩn độ bằng HCl 0,01N. Theo lí thuyết: (NH4)2SO4 → 2NH3 → 2HCl ⇒ 𝑉(𝑁𝐻4)2 𝑆𝑂4 × 𝐶(𝑁𝐻4)2 𝑆𝑂4 × 2 = VHCl × CHCl  20 × 1,25.10-3 × 2 = VHCl × 0,01 ⇒ VHCl = 5 ml + Kết quả kiểm tra: V1 = 4,9 ml V2 = 4,8 ml V3 = 4,9 ml 𝑉� = 4,87 ml + Hiệu suất: H% = 97,33% b. Tiến hành phá mẫu - Cân chính xác 1g mẫu đất (đã được làm khô trong không khí) vào bình Kjeldahl. - Thêm vào 4 – 10 ml axit salixilic/axit sunfuric, lắc đều để yên trong vài giờ hoặc qua đêm. - Cho thêm vào bình 0,5g natri thiosunfat, đun cẩn thận hỗn hợp trên bếp phá mẫu đến khi ngừng sủi bọt. Sau đó để nguội bình, thêm 1,1g hỗn hợp xúc tác và tiếp tục đun đến khi hỗn hợp cất trở nên trong. Quá trình phá mẫu kết thúc.
  • 54. Hình 7.4. Mẫu sau khi phá mẫu c. Tiến hành chưng cất - Để nguội bình, chuyển toàn bộ mẫu vào bình cất đạm. Lắp bình chưng cất đã chuẩn bị vào bộ cất đạm. Lắp erlen có chứa 20 ml axit boric (4%) vào ống sinh hàn của bộ cất đạm sao cho ống sinh hàn ngập sâu trong dung dịch axit boric. - Trung hòa mẫu bằng NaOH ngay trên bộ cất đạm, tiến hành chưng cất trong thời gian khoảng 15 phút để toàn bộ lượng NH3 hấp thu vào axit boric. Lúc này dung dịch hấp thu sẽ có màu xanh. - Lấy dung dịch hấp thu ra, sau đó tiến hành chuẩn độ. d. Tiến hành chuẩn độ - Chuẩn độ lượng muối sinh ra bằng dung dịch HCl 0,01N, tại điểm tương đương dung dịch chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu đỏ. Hình 7.5. Mẫu trước và sau khi chuẩn độ 2.2.3. Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu 2.2.3.1. Hóa chất, dụng cụ a. Hóa chất - Dung dịch KCl 1N: cân 74,92g KCl pha trong 1lít nước cất.
  • 55. - Chỉ thị màu metyl đỏ và bromocresol xanh. - Dung dịch axit boric 4%. - Hỗn hợp Dewarda: trộn đều các bột kim loại kẽm, đồng, nhôm mịn khô theo đúng tỷ lệ khối lượng 5: 50: 45. Bảo quản trong bình hút ẩm. - Axit H2SO4 0,5N: hút 5,4 ml H2SO4 đặc pha thành 100 ml dung dịch H2SO4 2N. Lấy 25 ml dung dịch H2SO4 2N pha thành 100 ml dung dịch H2SO4 0,5N. - Axit HCl 0,005N: hút 8,4 ml axit HCl đặc pha thành 1 lít dung dịch HCl 0,1N. Hút 25 ml dung dịch HCl 0,1N pha thành 500 ml dung dịch HCl 0,005N. Chuẩn độ lại bằng dung dịch Na2Br2O7. b. Dụng cụ - Erlen 250 ml, burret 25 ml, giá burret. - Hệ thống chưng cất đạm. - Phễu lọc, bình hút ẩm, máy lắc, bếp điện - Pipet 10, 20, 25 ml - Bình định mức - Cốc thủy tinh 100 ml, 250 ml 2.2.3.2. Cách tiến hành - Cân 40g đất cho vào bình tam giác 250 ml, rót vào 100 ml dung dịch KCl 1N. Lắc 1 giờ và lọc. - Dùng pipet rút 50 ml dịch lọc cho vào cốc 250 ml, thêm 30 – 40 ml axit sunfuric 0,5 N, tiếp đó thêm 0,4g hỗn hợp dewarda đun trên bếp điện khoảng 15 phút. Để nguội, chuyển toàn bộ vào ống cất, tiến hành cất nitơ, sau đó chuẩn độ bằng axit boric như là xác định nitơ tổng. Tiến hành cất mẫu trắng tương tự như trên nhưng thay 50 ml dịch lọc bằng 50 ml dung dịch KCl 1N. 2.3. Kết quả [2], [3], [11], [13] 2.3.1. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất Mùn % = ( 𝑽 𝟏−𝑽 𝟐).𝑵.𝟎,𝟎𝟎𝟑.𝟏,𝟕𝟐𝟒.𝟏𝟎𝟎 𝑪 𝑲 𝑯 𝟐 𝑶 Trong đó: V1 (ml): thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ thí nghiệm so sánh.
  • 56. V2 (ml): thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu đất. N: nồng độ của dung dịch muối Mohr. 0,003: 1 mđl K2Cr2O7 0,4N oxi hóa được 0,003g cacbon. 1,724: hệ số tính ra mùn. 𝐾 𝐻2 𝑂: hệ số khô kiệt của đất. C (g): khối lượng đất dùng để phân tích (C = 0,1 gam). V1 = 20,1 ml Bảng 7.3. Hàm lượng mùn trong các mẫu đất Mẫu 𝑲 𝑯 𝟐 𝑶 V2 (ml) Mùn (%) 1 1,0328 18,37 1,8482 2 1,0247 18,20 2,0139 3 1,0078 18,53 1,6367 4 1,0113 19,13 1,0147 5 1,0129 18,60 1,5716 6 1,0142 18,13 2,0667 7 1,0849 15,30 5,3867 8 1,0138 18,70 1,4681 9 1,0256 17,67 2,5813 10 1,0123 18,67 1,4974 11 1,0103 18,13 2,0588 12 1,0088 18,70 1,4609 Sau quá trình phân tích ta thấy đa số các mẫu đất có hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình, có duy nhất một mẫu giàu mùn (4 – 8%) là mẫu 7 (5,3867%). Ba mẫu 2, 6, 11 có hàm lượng mùn trung bình (2 – 4%) và 8 mẫu còn lại có hàm lượng mùn nghèo (1 – 2%). Điều này phù hợp với kết quả về thành phần cơ giới của các mẫu đất (Phụ lục 2). Mẫu 7 có cấp hạt sét chiếm tỷ lệ cao, ngược lại cát có tỷ lệ thấp nhất (26%), độ thoáng khí của đất bé nên đất dễ bị glây hóa, xác hữu cơ phân giải chậm. Do đó lượng chất hữu cơ được tích lũy nhiều, hàm lượng mùn của mẫu 7 có giá trị lớn nhất trong các mẫu đất khảo sát (5,3867%). Ngược lại, mẫu số 4 có tỷ lệ cát cao (66%), tỷ lệ sét thấp nhất (27,17%) nên đất thoáng khí, điều kiện oxi hóa tốt dẫn
  • 57. đến chất hữu cơ bị khoáng hóa mạnh, đất có hàm lượng mùn thấp nhất trong các mẫu (1,0147%). So với kết quả khảo sát hàm lượng mùn năm 2009 ta thấy: nhìn chung, hàm lượng mùn qua các năm vẫn giữ ở mức trung bình, không thay đổi rõ rệt. Riêng ở mẫu 7 (lô 1994), hàm lượng mùn tăng từ 4,5912% (năm 2009) lên 5,3867% (năm 2013) (Phụ lục 3), có thể giải thích là do sự cải thiện lớn về thành phần cơ giới của đất sau 4 năm. 2.3.2. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất X = 𝑽.𝑵.𝟏𝟒.𝟏𝟎𝟎.𝑲 𝑯 𝟐 𝑶 𝒎.𝟏𝟎𝟎𝟎 Trong đó: X: phần trăm hàm lượng nitơ tổng số trong đất (%). V: thể tích dung dịch HCl 0,01N tiêu tốn để chuẩn độ mẫu (ml) N: nồng độ đương lượng của axit HCl (N = 0,01). m: khối lượng mẫu ( m = 1g). 𝐾 𝐻2 𝑂: hệ số khô kiệt của đất. Bảng 7.4. Hàm lượng nitơ tổng số trong các mẫu đất Mẫu 𝑲 𝑯 𝟐 𝑶 V (ml) %N 1 1,0328 6,73 0,0973 2 1,0247 7,53 0,1080 3 1,0078 7,47 0,1054 4 1,0113 3,37 0,0477 5 1,0129 5,90 0,0837 6 1,0142 7,23 0,1027 7 1,0849 15,23 0,2313 8 1,0138 4,60 0,0653 9 1,0256 19,67 0,2824 10 1,0123 5,00 0,0709 11 1,0103 7,03 0,0994 12 1,0088 5,13 0,0725