SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
Download to read offline
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

                                                      TÀI LIỆU HỌC TẬP

                                                 GIÁO DỤC KITÔ GIÁO


                                               DẠY & HỌC
                                                Jos. Marie Lam Thy Đinh Văn Diệm

                                                        TRANG MỤC LỤC
          LỜI NGỎ

          PHẦN I : DẠY (HUẤN LUYỆN)

          . Bài I/1 : ÂN SỦNG GIẢNG THUYẾT

          . Bài I/2 : GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

          . Bài I/3 : ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC KTG

          . Bài I/4 : GIÁO DỤC LÀ TÌNH YÊU

          . Bài I/5 : GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

          . Bài I/6 : NGHỆ THUẬT GIẢNG THUYẾT

          . Bài I/7 : VĂN GIẢNG THUYẾT

          . Bài I/8 : BÀI GIẢNG THUYẾT

          . Bài I/9 : KỸ NĂNG ĐỨNG LỚP
Trang 1                                                                            nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

          . Bài I/ 10 : DẠY GIÁO LÝ

          PHẦN II : HỌC (TỰ HUẤN LUYỆN)

          . Bài II/1 : CẦU NGUYỆN

          . Bài II/2 : HỌC HÀNH

          . Bài II/3 : NHÂN BẢN

          . Bài II/4 : NHÂN BẢN Ở XÃ HỘI VIỆT NAM

          . Bài II/5 : PHẨM GIÁ CON NGƢỜI

          . Bài II/6 : LƢƠNG TÂM CON NGƢỜI

          . Bài II/7 : CÁC NHÂN ĐỨC

          . Bài II/8 : TRƢỞNG THÀNH NHÂN BẢN

          . Bài II/9 : CON NGƢỜI – GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

          . Bài đọc thêm : DẠY TRẺ




          LỜI NGỎ
          Trong Tuyên ngôn về Giáo Dục Ki-tô Giáo (ban hành ngày 28/10/1965), Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI viết : “Tất cả mọi ngƣời,
          không phân biệt chủng tộc, giai cấp và tuổi tác, do phẩm giá con ngƣời, đều có một quyền bất khả nhƣợng là phải đƣợc hƣởng
          một nền giáo dục đáp ứng với sứ mệnh riêng, phù hợp với cá tính của từng phái, thích nghi với văn hóa và truyền thống dân tộc,
          đồng thời mở rộng sự hợp tác huynh đệ với các dân tộc khác, để hỗ trợ công cuộc hợp nhất chân chính và hòa bình trên mặt đất.
          Vậy nền giáo dục chân chính là việc đào tạo con ngƣời, nhằm đạt tới cùng đích của mình cũng nhƣ lợi ích của các đoàn thể mà họ
          là đoàn viên, và họ sẽ tham gia phục vụ khi đến tuổi trƣởng thành. Bởi thế, phải để ý đến những tiến triển của khoa tâm lý, sƣ
Trang 2                                                                                                                  nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

          phạm và giáo khoa, hầu giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát triển điều hòa những năng khiếu thể xác, luân lý và tinh thần, ý thức
          dần dần trách nhiệm cách rõ rệt hơn, nhờ luôn cố gắng trau giồi đúng mức đời sống cá nhân và theo đuổi sự tự do chân chính, với
          lòng can đảm và kiên nhẫn lƣớt thắng mọi trở ngại. Phải tích cực và thận trọng giáo dục chúng về phái tính tùy từng lứa tuổi. Ngoài
          ra, phải huấn luyện cho chúng biết tham dự đời sống xã hội, để sau khi đƣợc chỉ dẫn đầy đủ về những phƣơng tiện cần thiết và
          thích hợp, chúng có thể tích cực dấn thân vào những đoàn thể khác nhau của cộng đoàn nhân loại, sẵn sàng đối thoại với ngƣời
          khác cũng nhƣ hăng say hoạt động để góp phần thực hiện lợi ích chung” (Tuyên ngôn về GDKTG, số 1).

          Tuyên ngôn GDKTG còn nhấn mạnh : “Để chu toàn nhiệm vụ giáo dục, Giáo Hội quan tâm đến tất cả các phƣơng thế thích hợp,
          đặc biệt là những phƣơng thế riêng của mình. Trƣớc hết là việc giảng dạy giáo lý nhằm soi sáng và củng cố đức tin, nuôi dƣỡng
          đời sống theo tinh thần Chúa Ki-tô, đƣa đến việc ý thức và tham dự linh động vào mầu nhiệm phụng vụ, khuyến khích hoạt động
          tông đồ. Nhƣng Giáo Hội cũng tôn trọng và tìm cách đem tinh thần mình thấm nhuần và nâng cao những phƣơng thế khác thuộc di
          sản chung của nhân loại và góp phần lớn lao vào việc trau giồi tinh thần và đào luyện con ngƣời, nhƣ các phƣơng tiện truyền thông
          xã hội, các tổ chức có mục đích tập luyện tinh thần và thể xác, các phong trào thanh thiếu niên và nhất là các trƣờng học” (Tuyên
          ngôn về GDKTG, số 4).

          Trong Tông Huấn Ki-tô Hữu Giáo Dân (ban hành ngày 30/12/1988), Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II cũng viết: “Cũng nhƣ việc
          giáo dục con ngƣời liên kết sâu xa với thiên chức làm cha làm mẹ, việc huấn luyện Ki-tô Giáo bắt nguồn và nhận đƣợc sức mạnh
          nơi Thiên Chúa, Ngƣời là Cha yêu thƣơng và giáo dục con cái. Vâng, Thiên Chúa là nhà giáo dục trƣớc tiên và cao cả nhất của
          dân Ngƣời… Công trình giáo dục của Thiên Chúa đƣợc bày tỏ và đƣợc hoàn tất với Đức Giê-su, Đấng là Thầy. Công trình đó tác
          động từ bên trong tâm hồn con ngƣời nhờ sự hiện diện năng động của Thánh Thần… Nhƣ thế, ngƣời giáo dân đƣợc huấn luyện
          nhờ Giáo Hội và trong Giáo Hội, trong sự hiệp thông và cộng tác hỗ tƣơng giữa mọi thành phần của Giáo Hội : linh mục, tu sĩ, giáo
          dân... Công cuộc giáo dục trƣớc hết là công việc của Giáo Hội toàn cầu. Đức Giáo Hoàng giữ vai trò ngƣời giáo dục đầu tiên của
          giáo dân. Là ngƣời kế vị thánh Phê-rô, Đức Giáo Hoàng cũng có sứ mệnh „củng cố anh em mình trong đức tin‟ bằng cách dậy dỗ
          tất cả mọi tín hữu những yếu tố thiết yếu trong ơn gọi cũng nhƣ sứ vụ cúa Ki-tô Giáo và Giáo Hội” (TH / KTHGD V, 60).

          Thiên Chúa là nhà Giáo dục đầu tiên của loài ngƣời. Con ngƣời đƣợc Thiên Chúa mời gọi, trong tự do, để trƣởng thành và sinh
          hoa trái. Con ngƣời không thể không trả lời, không thể không đảm nhận trách nhiệm. Đó là trách vụ của mỗi Ki-tô hữu. Từ đó, việc
          huấn luyện đƣợc đặt ra và nhu cầu huấn luyện cũng nhƣ nhu cầu đƣợc huấn luyện trở nên mối ƣu tƣ hàng đầu của Giáo Hội. Nói
          trách nhiệm giáo dục thuộc thẩm quyền Giáo Hội, cũng tức là nói trách nhiệm giáo dục là của tất cả mọi Ki-tô hữu, bởi “Giáo dục
          Ki-tô Giáo là công trình học và sống làm con ngƣời và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Ki-tô hữu mọi nơi, mọi thời” (Thƣ
          Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục VN, số 3). Tuy nhiên trên thực tế, các “nhà giáo” mới là những ngƣời đƣợc trao phó trách
          nhiệm giáo dục chuyên nghiệp. Nhƣ thế, ngoài cuộc sống mẫu mực của một nhà giáo, họ còn là đại sứ của Đức Giê-su Ki-tô nơi
          học đƣờng bằng chính đời sống và lƣơng tâm Ki-tô hữu.

          Chính Đức Giê-su Ki-tô, Đấng là Thầy, khi kêu gọi các môn đệ, Ngƣời đã nói : “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành

Trang 3                                                                                                                      nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

          những kẻ lƣới ngƣời nhƣ lƣới cá” (Mt 4, 19). Lƣới ngƣời ? Đức Ki-tô đã dùng hình ảnh cụ thể “lƣới cá” trong cuộc mƣu sinh hàng
          ngày của các môn đệ, để nói về một công việc trừu tƣợng “rao giảng Tin Mừng”, nhằm giúp các môn đệ hiểu đƣợc ý muốn của
          Ngƣời. Các môn đệ đã quá rõ về nghề chài lƣới không chỉ cần đến các công cụ (ghe thuyền, chài lƣới) cho thật tốt, mà còn cần –
          rất cần – phải biết chọn đúng thời điểm theo thời vụ ở mỗi địa điểm (vd : sáng thì nên thả lƣới chỗ nào, trƣa, chiều, tối thì nên thả
          lƣới chỗ nào có nhiều cá ; rồi còn phải tính đến vào mùa nào trong năm, vào thời điểm nào trong tháng ... thì nên thả lƣới ở đâu).
          Ngoài ra, còn cần đến những phƣơng pháp, kỹ năng chài lƣới sao cho có hiệu quả tối ƣu nữa. Chỉ trong một câu ngắn gọn, Đức
          Kitô đã làm cho ngƣời nghe hiểu và tin vào Ngƣời Thầy của mình sẽ giúp mình trở nên một ngƣời tinh thông và đủ năng lực thực
          hiện một hành vi trừu tƣợng “lƣới ngƣời”.

          Phải chăng đó là mục tiêu của công cuộc giáo dục Ki-tô giáo ? Muốn giáo dục đối tƣợng (cá) thì phải có những nhà giáo (dân chài),
          mà để thực sự có đƣợc những nhà giáo chuyên nghiệp đúng với ý nghĩa của nó, cũng lại cần phải có những biện pháp giáo dục
          (lƣới, vó... cùng với cách thả lƣới, kéo vó v.v...) mà chúng ta vẫn quen gọi là “sƣ phạm”. Nhƣ vậy, nói đến giáo dục thì cũng đồng
          thời nói đến 2 đối tƣợng chủ yếu : Thầy (dạy) – Trò (học). Nói khác hơn, “dạy” và “học” là 2 mặt chính yếu của một vấn đề : Giáo
          dục. Ấy là chƣa kể ngƣời học phải học đã đành, mà cả ngƣời dạy cũng cần phải học nữa. “Dạy” và “Học” vừa là khởi điểm vừa là
          đích điểm tác động hỗ tƣơng giúp con ngƣời tiến bộ. Đó chính là mục đích của tập tài liệu nhỏ này.

          Bản thân tác giả có đƣợc cái may mắn ở trong ngành sƣ phạm xã hội Việt Nam trải qua hai chế độ chính trị. Nhờ đƣợc nếm trải
          những biến thiên của thời cuộc đƣa đến những thăng trầm trong nghề nghiệp và nhất là trong cuộc sống, nên cũng rút ra đƣợc
          nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Khoảng 10 năm trở lại đây, đƣợc gia nhập Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh (Dòng Ba Đa
          Minh) với cƣơng vị Huấn đức từ cấp Huynh đoàn cơ sở đến Liên huynh và hiện nay là Huấn đức Huynh đoàn Giáo phận (Saigon),
          đồng thời tham gia Ban Giảng huấn của Huynh đoàn GD Đa Minh Việt Nam. Chính do những yêu cầu thúc bách của chức vụ đƣợc
          trao phó, nên dốc tâm học tập tìm hiểu và đúc kết thành tài liệu với mục đích chủ yếu cũng chỉ là để giúp bản thân hoàn thành tốt
          sứ vụ đƣợc trao, đồng thời cũng để chia sẻ với anh chị em học viên hoặc cùng chung sứ vụ và bạn bè xa gần. Nay đem xuất bản,
          rất mong đƣợc sự chỉ giáo của những bậc cao minh và độc giả. Xin đƣợc chia tập tài liệu thành 2 phần : Phần I - DẠY (11 bài) và
          phần II - HỌC (9 bài) :

          PHẦN I : DẠY (HUẤN LUYỆN)

          Bài I/1 : ÂN SỦNG GIẢNG THUYẾT

          Bài I/2 : GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

          Bài I/3 : ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC KTG

          Bài I/4 : GIÁO DỤC LÀ TÌNH YÊU
Trang 4                                                                                                                         nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

          Bài I/5 : GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

          Bài I/6 : NGHỆ THUẬT GIẢNG THUYẾT

          Bài I/7 : VĂN GIẢNG THUYẾT

          Bài I/8 : BÀI GIẢNG THUYẾT

          Bài I/9 : KỸ NĂNG ĐỨNG LỚP

          Bài I/ 10 : DẠY GIÁO LÝ

          PHẦN II : HỌC (TỰ HUẤN LUYỆN)

          Bài II/1 : CẦU NGUYỆN

          Bài II/2 : HỌC HÀNH

          Bài II/3 : NHÂN BẢN

          Bài II/4 : NHÂN BẢN Ở XÃ HỘI VIỆT NAM

          Bài II/5 : PHẨM GIÁ CON NGƢỜI

          Bài II/6 : LƢƠNG TÂM CON NGƢỜI

          Bài II/7 : CÁC NHÂN ĐỨC

          Bài II/8 : TRƢỞNG THÀNH NHÂN BẢN

          Bài II/9 : CON NGƢỜI – GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

          Bài đọc thêm : DẠY TRẺ

Trang 5                                                                        nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

          Trong tâm tình học hỏi và cầu tiến, xin đƣợc giãi bày tâm sự và đặt tất cả hoài vọng cho tƣơng lai. Xin vì lòng Thƣơng Xót của
          Ngƣời Thầy Chí Thánh Giê-su Ki-tô, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, nguyện cầu tất cả đƣợc no đầy ân phúc (đặc bịêt là ÂN
          SỦNG GIẢNG THUYẾT) của Thiên Chúa.

          Trân trọng,

          Saigon, Tháng Hoa 2010,

          Tác giả kính bút.




                                                              PHẦN THỨ NHẤT

                                                   DẠY (HUẤN LUYỆN)

          Bài I/1   ÂN SỦNG GIẢNG THUYẾT
          I. KHÁI NIỆM :

          Giảng thuyết là giải thích, nói cho rõ ra một vấn đề, sự kiện, công việc nào đó (Giảng : giải thích rõ ràng ; Thuyết : nói). Khi
          cần giảng giải một đề tài cho một cộng đoàn, tất nhiên cũng phải cần đến những phƣơng pháp, kỹ năng truyền đạt sao cho
          có sức hấp dẫn, thuyết phục đƣợc ngƣời nghe (thính giả) để họ có thể hiểu thật cặn kẽ vấn đề mà thuyết giả (giảng viên)
          trình bày. Và đó chính là nghệ thuật giảng thuyết. Trong phạm vi bài này, nghệ thuật giảng thuyết là những phƣơng pháp,
          kỹ năng mang tính sƣ phạm, giúp ngƣời giảng viên đứng lớp đạt hiệu quả cao. Nói cách khác là nhằm giúp ngƣời giảng
          viên thi hành tốt sứ vụ đƣợc trao phó, theo đặc sủng Chúa Thánh Thần đã ban : Ân sủng giảng thuyết.

          Vả chăng “Giảng thuyết” chính là đoàn sủng Chúa Thánh Thần ban tặng Dòng Đa Minh (nên có tên gọi là Dòng Anh Em Thuyết
          Giáo). Đừng nói là đoàn viên Đa Minh, chỉ là một Ki-tô hữu bình thƣờng thôi thì việc rao giảng Lời Chúa đã là một bon phận, một
          trách vụ phải đƣợc thi hành cách triệt để : Ngƣời giáo dân khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, đƣợc tham dự vào 3 chức vụ của Đức
Trang 6                                                                                                                           nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

          Giê-su Ki-tô, mà một trong ba chức vụ ấy chính là "ngôn sứ" – tức là ngƣời đƣợc sai đi (sứ) dùng lời nói (ngôn) để rao giảng Lời
          Chúa. Vì thế, “Việc đào tạo những ngƣời mà, đến lƣợt mình, sẽ phải đảm nhận công việc huấn luyện giáo dân, là một đòi hỏi tiên
          quyết và sâu xa cho toàn thể dân Chúa, cho mọi giáo dân …” (TH/KTHGD V, 63).

          II. ÂN SỦNG GIẢNG THUYẾT :

          Nhƣ vậy, ngƣời có ân sủng giảng thuyết, không phải là ngƣời giảng làm thính giả say mê, cũng không phải là nhà hùng
          biện hấp dẫn thính giả ; mà hơn the, đó là ngƣời đƣợc Thiên Chúa ban ơn biết dùng lời nói thực sự, một hình thức hoạt
          động đặc biệt của Chúa Thánh Thần, Đấng vẫn bao phủ ngƣời tin. Nếu nhà giảng thuyết có uy tín, nếu nói với uy quyền,
          nếu có ân sủng, đó chỉ là do sức mạnh siêu nhiên đang ở trong ngƣời ấy, một khi ngƣời ấy biết sẵn lòng đón nhận. Điều đó
          cho biết tại sao ngƣời ta lại cho rằng ân sủng này là kết quả của việc sám hối hay thánh hoá, nói đúng hơn, ngƣời ta đoán
          ra đƣợc hay cảm nghiệm trƣớc đƣợc ân sủng đó.

          Thƣờng khi nghe nói đến giảng thuyết, ai cũng nghĩ là cần phải có năng khiếu thiên phú mới có thể làm đƣợc. Thực ra thì loài
          ngƣời nói chung – ngoại trừ những ngƣời bị khiếm khuyết hay bệnh tật – đều có khả năng ăn nói cả. Khả năng ấy phát triển bình
          thƣờng nơi ngƣời bình thƣờng, phát triển mạnh nơi ngƣời có tài, và nẩy nở phi thƣờng nơi bậc thiên tài. Nhƣng tựu trung, dù nơi
          ngƣời bình thƣờng hoặc nơi ngƣời có tài hay nơi bậc thiên tài, tất cả đều có thể và cần đƣợc huấn luyện, rèn luyện. Câu nói của
          cổ nhân : “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý” (Ngọc không đƣợc mài giũa thì không trở thành vật quý giá, ngƣời
          không học thì không biết lý lẽ ở đời) cho thấy đến nhƣ ngọc, tự bản chất đã là quý rồi, mà vẫn cần phải đƣợc mài giũa ; huống hồ
          là con ngƣời, dù cho có khả năng thiên phú đi nƣa, mà không đƣợc rèn luyện, thì cũng không trở nên hữu dụng đƣợc (“Ngọc kia
          chẳng giũa chẳng mài, Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi” – ca dao VN).

                  Năng lực (khả năng) giảng thuyết cũng nhƣ nhu cầu đƣợc huấn luyen là nhu cầu chung của tất cả mọi thành phần Dân
          Chúa trong Giáo Hội. Và tất nhiên, “Để hành động với tất cả lòng trung tín theo ý định của Thiên Chúa, ngƣời môn đệ cần phải có
          khả năng và luôn cố gắng làm cho mình càng có khả năng hơn nữa : chắc chắn cùng với ân sủng của Chúa…, nhƣng cũng phải
          có sự cộng tác tự do và có trách nhiệm của mỗi ngƣời chúng ta … nhất thiết phải thi hành công việc huấn giáo một cách có hệ
          thống, thích hợp với tuổi tác, với những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống và phải cƣơng quyết thăng tiến nền văn hoá theo tinh
          thần Ki-tô Giáo, để có thể trả lời đƣợc cho những vấn nạn muôn thủa, cũng nhƣ những vấn đề mới đang ảnh hƣởng trên con
          đƣờng và xã hội hôm nay…” (TH/KTHGD V, 58-60).

          Rõ ràng, ngƣời giảng thuyết “cần phải có khả năng và luôn cố gắng làm cho mình càng có khả năng hơn nữa”. Việc „có khả năng‟,
          là việc làm của Thiên Chúa : Thông qua Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa ban cho con ngƣời những khả năng thích ứng với đời sống
          (xã hội cũng nhƣ tôn giáo). Còn việc „làm cho mình càng có khả năng hơn nữa‟, chính là sự nỗ lực không ngừng – trong tự do và
          trách nhiệm – của con ngƣời. Nói khác đi, con ngƣời (ở đây là ngƣời giảng thuyết) cần phải biết tự trang bị kiến thức chuyên môn,
          để trau giồi và phát triển năng lực sẵn có của mình.
Trang 7                                                                                                                      nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

          Dĩ nhiên, để đƣợc đào tạo thành ngƣời giảng thuyết, thì ngƣời thụ huấn cũng đòi hỏi phải có một trình dộ văn hoá nhất định nào
          đó, hoặc nếu không thì cũng phải đƣợc tiến hành song song việc đào tạo văn hoá và đào tạo thành giảng viên. Cũng xin mở ngoặc
          để nói rõ thêm là những giảng viên chuyên biệt (tức là những ngƣời đi dậy) khác với những giáo dân bình thƣờng trong sứ vụ loan
          báo Tin Mừng, bởi có những phƣơng cách loan báo Tin Mừng có thể không cần đến trình độ văn hoá, vì họ có thể học bằng cách
          lắng nghe và cầu nguyện, và có thể loan báo Tin Mừng bằng chính cuộc sống một Ki-tô hữu đích thực (“Trƣớc khi rao giảng bằng
          lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống” – Thƣ MV 2003 của HĐGMVN). Các giảng viên cần có một trình độ văn hoá nhất định và phải
          đƣợc tham dự những khoá huấn luyện chuyên biệt, cũng là vì thế (“Để bắt đầu một công cuộc mục vụ thực sự hữu hiệu, cần phải
          cổ võ việc đào tao các chuyên viên lo việc huấn luyện, kể cả việc thiết lập các khoá học hay các trƣờng dành riêng cho công việc
          đó. Việc đào tạo những ngƣời mà, đến lƣợt mình, sẽ phải đảm nhận công việc huấn luyện giáo dân, là một đòi hỏi tiên quyết và
          sâu xa cho toàn thể dân Chúa, cho mọi giáo dân …” – TH/KTHGD V, 63).

          Học về giảng thuyết, nói về giảng thuyết, thì ngƣời thầy tiên khởi, ngƣời thầy muôn đời tuyệt mỹ mà chúng ta phải tận tâm tận lực
          học hỏi, đó chính là Thầy Chí Thánh Giê-su Ki-tô. Chúng ta thử suy gẫm lại lời dậy của Ngƣời : “Các kinh sƣ và các ngƣời Pha-ri-
          siêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dậy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm thì đừng
          có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23, 1-3). Nếu không sống tốt, thì dù có đƣợc học nhiều tới đâu đi nữa mà cứ liều mình đi
          dậy, cũng chẳng khác gì những kinh sƣ và các ngƣời Pha-ri-siêu – những con vẹt thời đại vậy.

          Đức Ki-tô, Đấng là Thầy, đã dậy chúng ta : “Lòng có đầy miệng mới nói ra” (Mt 12, 33). Chủ thể cần phải „có‟ trƣớc đã,
          nhiên hậu mới nói đến việc đem chia sẻ „cho‟ tha nhân. Không ai có thể cho ngƣời khác cái mà mình không có. Việc chia sẻ
          Lời Chúa cũng vậy, không có cái „vốn lận lƣng‟ thì lấy gì mà chia sẻ ? Cao hơn một bậc, giảng viên là ngƣời đi giảng thuyết,
          đi dậy ngƣời khác, thì lại càng cần phải có một cái vốn kiến thức kha khá, mới hy vọng đạt kết quả. Ngƣời đời cũng thƣờng
          nói “Biết MUỜI, dậy MỘT”, nếu không đạt đƣợc yêu cầu đó, thì tối thiểu cũng phải “Biết HAI, dậy MỘT”. Tất nhiên, van đề
          tích luỹ kiến thức, phải là ƣu tiên hàng đầu của ngƣời giảng thuyết, và trải qua một quá trình dài lâu với những nỗ lực không
          ngừng. Để có đƣợc cái vốn, phải biết nghe, đọc, học trong nhà trƣờng, ngoài xã hội, trong cuộc sống, giữa thiên nhiên, và
          trên tất cả là lắng nghe và học hỏi (cầu nguyện) với Thiên Chúa, Đấng là Thầy-Dậy-Muôn-Đời.

          Kho tàng kiến thức của giảng viên, chủ yếu phải đƣợc kín múc từ kho báu vô tận là Thánh Kinh và Phụng Vụ Thánh (“Nhƣ
          trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát sữa tinh tuyền là Lời Chúa, nhờ đó anh em sẽ lớn lên để hƣởng ơn cứu độ” (1Pr 2, 2),
          bởi vì và trên tất cả, chúng ta giảng thuyết là để truyền đạt cho anh em về Mầu Nhiệm Đức Tin, Mầu Nhiệm Cứu Độ xuất
          phát từ Thiên Chúa và đƣợc thực hiện bởi chính Con Một Ngƣời là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Ngoài ra, về chuyên
          môn nghiệp vụ (giáo dục), chúng ta cần học hỏi nơi chính Đức Ki-tô những phƣơng pháp sƣ phạm tuyệt hảo mà ngƣời vẫn
          dùng để giảng dạy các môn đệ và dân chúng ; đồng thời chúng ta có thể học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm nơi những môi trƣờng
          tôn giáo (phụng vụ Thánh, giáo dục, chia sẻ…), hoặc nơi những sách báo (Đạo cũng nhƣ Đời). Nhƣ vậy, về chuyên môn,
          nhu cầu huấn luyện và nhu cầu cần đƣợc huấn luyện, không chỉ là nhu cầu của ngƣời thụ huấn, mà còn là nhu cầu của
          chính ngƣời giảng dậy nữa. Có nhu cầu cần đƣợc huấn luyện, lẽ tất nhiên phải có đáp ứng, ấy là việc trui rèn, mài giũa khí

Trang 8                                                                                                                       nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

          cụ chuyên môn, nói cách khác là trau giồi kỹ thuật giảng thuyết cho nhuần nhuyễn vậy.

          III. KẾT LUẬN :

          Tóm lại, “trong công việc huấn luyện, có một vài xác tín hết sức cần thiết và phong phú. Trƣớc tiên, đó là xác tín rằng không thể có
          việc huấn luyện đích thực và hữu hiệu, nếu mỗi ngƣời không tự đảm nhận và phát triển trách nhiệm đào tạo chính mình : quả thực
          mọi việc huấn luyện thiết yếu là một thứ „tự huấn luyện‟. Tiếp đến là xác tín rằng mỗi ngƣời chúng ta vừa đồng thời là đích điểm
          vừa là khởi điểm của việc huấn luyện, chúng ta càng tự huấn luyện tốt thì càng có khả năng để huấn luyện ngƣời khác. Cũng phải
          ý thức rằng công việc huấn luyện, nếu biết khôn ngoan dựa vào các phƣơng tiện và phƣơng pháp khoa học nhân văn và sẵn sàng
          để cho Thiên Chúa hành động, thì càng đạt đƣợc hiệu quả nhiều hơn” (TH/KTHGD V, 63). Đó là lời dậy chí lý của ĐTC Gio-an
          Phao-lô II dành cho mọi thành phần Dân Chúa. Lời dậy này càng trở nên cần thiết hơn cho những ngƣời mang trọng trách giảng
          thuyết.




          Bài I/2        GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO
          I.- KHÁI NIỆM :

          Thông thƣờng, giáo dục mang hai nghĩa bổ túc cho nhau : Dậy dỗ + nuôi nấng (Giáo : dậy ; Dục : nuôi), tức là vừa dậy dỗ vừa nuôi
          dƣỡng những phẩm chất của con ngƣời, bao hàm một phạm trù toàn diện (trí dục + đức dục + thể dục). Chính vì thế, ở phần chú
          thích số 7 (câu : “Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục.7* ”) trong “Lời mở đầu” của SL/ GDKTG,
          viết : “Ngƣời ta có thể định nghĩa danh từ này rất nhiều cách, nhƣng để gọi đƣợc là xác thực, các định nghĩa đó phải có những đặc
          tính chung sau đây :

          a. Giáo dục chỉ có thể có nơi loài ngƣời.

          b. Nó là hoạt động của một hữu thể đối với một hữu thể khác.

          c. Hoạt động này đƣợc hƣớng tới một mục đích.

          d. Mục đích đó là đạt đƣợc một số tính chất đại cƣơng giúp con ngƣời dễ dàng đạt đƣợc lợi ích của mình”.

          II.- MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU :
Trang 9                                                                                                                        nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           II.1. Mục đích của nền giáo dục Ki-tô Giáo : Mục đích của nền giáo dục Ki-tô Giáo nhằm giúp mọi Ki-tô hữu đạt đến trình độ
           trƣởng thành về cả 2 mặt : Thể xác – linh hồn :

           a- Rèn luyện nhân cách con ngƣời trở thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội.

           b- Giúp con ngƣời sống xứng đáng là con Thiên Chúa.

           II.2. Yêu cầu của thời đại : Giáo dục đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của thời đại : Trên bình diện thế giới. những bất công, áp
           bức, những khủng bố, chiến tranh, rồi những cảnh nổ súng tại nhà trƣờng, những cảnh sống thác loạn … hầu nhƣ không còn chừa
           bất cứ một quốc gia nào mà không có.

           III. NỀN TẢNG GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO :

           Công trình giáo dục Ki-tô Giáo, trƣớc khi là công khó của con ngƣời, đã là kế hoạch của Thiên Chúa. Cùng với công cuộc tạo dựng
           vũ trụ và muôn loài, Thiên Chúa đã dựng nên loài ngƣời và phán bảo “hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị
           mặt đất” (St 1, 28). Nói cách khác, Thiên Chúa dựng nên vũ trụ và muôn loài xuất phát từ nguồn suối vô lƣợng : Tình Yêu.

           Có thể khẳng định : Nền tảng giáo dục Ki-tô Giáo là Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, mà tinh thần giáo dục Ki-tô Giáo giáo dục Ki-tô
           Giáo là Tình Yêu Cho và Nhận. Trong Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” (số 7), ĐGH Biển Đức XVI dậy : “Trong trình thuật cây
           thang của tổ phụ Gia-cóp, các Nghị Phụ của Giáo Hội thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa tình yêu nhận về và tình yêu cho đi,
           giữa eros (tình yêu) tìm kiếm Thiên Chúa và agape (tình bác ái) trao đi hồng ân nhận đƣợc, biểu trƣng bằng nhiều cách khác
           nhau”.

           III.1. Chúa Cha và công trình tạo dựng : Khi tạo dựng con ngƣời giống hình ảnh Ngài, ban cho con ngƣời khả năng đạt tới chân
           lý và tự do (Hc 17, 3 & 7), Thiên Chúa Cha đã định hƣớng công trình sáng tạo của Ngài bằng một đƣờng lối sƣ phạm mềm dẻo
           phù hợp với lợi ích và thái độ đón nhận của con ngƣời.

           III.2. Chúa Con và Tin Mừng Cứu Độ : Đƣờng lối sƣ phạm của Chúa Cha là chuẩn bị cho Chúa Con đến “Dạy dỗ loài ngƣời
           mong chờ và đón nhận ơn cứu độ”. Đức Giê-su nói : “Chính Thầy là con Đƣờng, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Muốn nắm
           bí quyết sự sống đích thực, con ngƣời phải đến thụ huấn tại trƣờng học của Chúa Giê-su Ki-tô.

           III.3. Chúa Thánh Thần và vai trò tác thành : Những con ngƣời đầu tiên xuất thân từ trƣờng học của Đức Giê-su là các Tông đồ.
           Chúa Giê-su là Thầy dậy, nhƣng chính Thánh Thần mới là Đấng tác động giáo huấn của Chúa Giê-su, qua lời rao giảng của tông
           đồ, trở thành sức mạnh biến đổi tâm hồn ngƣời nghe.

Trang 10                                                                                                                    nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           III.4. Giáo Hội và sứ mạng giáo dục : Trƣớc khi về Trời, Chúa Giê-su đã trao cho Giáo Hội sứ mạng lên đƣờng dậy dỗ muôn dân
           (“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa
           Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” – Mt 28, 19-20). Từ đó, giáo dục trở thành sứ mạng gắn
           liền với sự hiện diện của Giáo Hội giữa lòng thế giới. Sứ mạng của Giáo Hội là tạo điều kiện để mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng một
           nền giáo dục Ki-tô Giáo. Tuyên ngôn về Gíao dục Ki-tô Giáo khẳng định : “Với danh nghĩa đặc biệt, Giáo Hội có trách nhiệm giáo
           dục không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải đƣợc thừa nhận có khả năng giáo dục, nhƣng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm
           vụ loan truyền cho mọi ngƣời biết con đƣờng cứu rỗi, cũng nhƣ thông ban sự sống Chúa Ki-tô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp
           đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy. Bởi vậy, nhƣ một Ngƣời Mẹ, Giáo Hội có nhiệm vụ bảo đảm cho con cái một nền giáo
           dục, đem tinh thần Chúa Ki-tô thấm nhuần đời sống chúng, nhƣng đồng thời cũng cổ võ mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn
           vẹn của con ngƣời, phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn”(SL/GDKTG, 3).

           IV. ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC KITÔ GIÁO :

           IV.1. Tính phổ cập : Giáo Hội có sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi ngƣời (Mc 16, 15), không phân biệt thành phần, đẳng cấp
           xã hội hay điều kiện kinh tế. Sứ mạng đó bao trùm toàn thể Giáo Hội mọi nơi, mọi thời, mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn.

           + Sứ mạng đó bắt đầu bằng công cuộc nhập thế do Công đồng Va-ti-ca-nô II đề ra. Trƣớc khi truyền bá đức tin, Giáo Hội có sứ
           mạng “phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn” (SL/GDKTG, 3).

           + Hình ảnh cành nho của Chúa Giê-su diễn tả nét sinh động của nền giáo dục Ki-tô Giáo : Các giáo lý viên giống nhƣ những cành
           nho gắn liền với thân nho là Đức Ki-tô, hút nhựa sống Lời Chúa từ thân cây nho, để chuyển đến các học viên bằng chứng từ rao
           giảng và thực thi huấn lệnh của Chúa.

           + Mọi Kitô hữu đều là giáo lý viên, vì qua bí tích rửa tội, tất cả đƣợc mời gọi tham gia công trình giáo dục Ki-tô Giáo trong vai trò
           đƣợc tham dự vào chức vụ “ngôn sứ” của Đức Giê-su Ki-tô (“mỗi chúng ta vùa là đích điểm vừa là khởi điểm của việc huấn luyện,
           chúng ta càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện ngƣời khác” – TH/KTHGD, số 7).

           IV.2. Tính toàn diện : * Là Mẹ và là Thầy, Giáo Hội có bổn phận thông truyền một nền giáo dục toàn vẹn cho mọi ngƣời. Mục tiêu
           hàng đầu của GD/KTG là Đức Tin. Vì con ngƣời là linh hồn nhập thể, khi giáo dục đức tin, Giáo hội cũng nhằm đến giáo dục con
           ngƣời toàn diện để giúp họ nhận ra phẩm giá của mình.

           * Xã hội tính là một nét nổi bật của con ngƣời. GD/KTG góp phần cổ võ tính liên đới, làm cho con ngƣời có trách nhiệm với nhau,
           trách nhiệm đối với xã hội và công ích, cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và an bình. Làm chứng cho Chân lý, Giáo hội trải qua
           mọi thời đại đã góp tiếng nói của mình qua các Tông Huấn mang tính xã hội.

Trang 11                                                                                                                         nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           * GD/KTG còn nhấn mạnh việc huấn luyện lƣơng tâm. Bởi vì “lƣơng tâm là luật tự nhiên, vốn phản ánh phẩm giá con ngƣời và đặt
           nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con ngƣời” (Giáo huấn XH/GH, 140). Khi có lƣơng tâm ngay thẳng, con ngƣời sẽ dễ dàng
           cộng tác để xây dựng cuộc sống công bằng, tôn trọng phẩm giá và sự sống con ngƣời.

           * Vì luôn là một sinh hoạt gắn liền với một không gian nhất định, giáo dục phải đƣợc liên kết với truyền thống văn hoá của không
           gian ấy.

           IV.3. Đối tƣợng giáo dục :

           IV.3.1. Đối tƣợng : Tính phổ cập của nền Giáo dục Ki-tô Giáo một mặt không miễn trừ trách nhiệm cho bất kỳ ai, một mặt cũng
           đòi buộc không đƣợc loại trừ bất kỳ đối tƣợng nào. Đối tƣợng giáo dục Ki-tô giáo là tất cả mọi ngƣời, không phân biệt tuổi tác, giới
           tính, dân tộc, giai tầng xã hội hoặc phẩm trật Giáo Hội.

           IV.3.2. Đối tƣợng ƣu tiên : - Chúa Giêsu khẳng định sứ mệnh hàng đầu của Ngài là loan báo Tin Mừng cho ngƣời nghèo khó, lao
           tù, mù loà, bị áp bức (Lc 4, 18). Noi gƣơng Ngƣời, GDKTG đi theo con đƣờng Ngƣời đã đi trong trách vụ ƣu tiên giáo dục cho
           những giai tầng bị xã hội ruồng bỏ, khinh chê, áp bức.

           - Cần nâng đỡ, chia sẻ, đón tiếp những di dân, vì sinh kế phải về thành thị, đƣợc hoà mình vào bầu khí đạo đức sẵn có nơi các
           giáo xứ mà họ tạm cƣ. Giáo xứ là môi trƣờng và là điều kiện cần thiết để an ủi và khích lệ đức tin của họ nơi Thiên Chúa, Đấng có
           đủ quyền năng biến cảnh sống tha hƣơng của họ thành cuộc hành hƣơng đầy ý nghĩa hƣớng về Quê Trời.

           - Thiếu nhi và giới trẻ cũng là những thành phần rất đáng quan tâm ở hàng ƣu tiên. Họ cần đƣợc hƣởng một nền giáo dục chân
           chính về nội dung và hiệu quả về phƣơng pháp. Giới trẻ, “tƣơng lai của Giáo Hội”, cần nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình từ các
           nhà giáo dục và các thế hệ đi trƣớc.

           V. CƠ CẤU TỔ CHỨC :

           V.1. Nhà giáo dục : Trách nhiệm giáo dục đức tin thuộc về mọi Kitô hữu. Thực tế, các “nhà giáo” mới là những ngƣời đƣợc trao
           phó trách nhiệm giáo dục chuyên nghiệp. Nhƣ thế, ngoài cuộc sống mẫu mực của một nhà giáo, họ còn là đại sứ của Đức Giê-su
           nơi học đƣờng bằng chính đời sống và lƣơng tâm Ki-tô hữu.

           V.2. Gia đình : Gia đình là Giáo hội tại gia, là trƣờng học tự nhiên và căn bản trong nền Giáo dục Ki-tô Giáo. Gia đình còn là “chiếc
           nôi của sự sống và tình yêu” (“Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội”, 209).

           V.3. Học đƣờng : Đại chủng viện và Học viện Công Giáo phải đóng đúng vai trò của mình bằng việc “đào tạo những ngƣời sẽ đảm
Trang 12                                                                                                                nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           nhận công việc huấn luyện giáo dân” (TH/KTHGD, 7). Các cơ sở này không những chỉ cung cấp cho Giáo Hội những thầy giáo mà
           còn đào tạo các môn đệ của Chúa Giêsu. Các học viên khi tốt nghiệp sẽ rời khỏi học viện đi nhận nhiệm vụ mới, nhƣng không bao
           giờ rời trƣờng của Chúa Giê-su.

           V.4. Cộng đoàn :

           V.4.1. Giáo xứ : Gia đình không thể tách khỏi Giáo xứ. Tại gia đình, đức tin đƣợc truyền thụ bằng phƣơng pháp tiếp cận và thực
           hành. Tại Giáo xứ, đức tin đƣợc thông truyền nhờ giảng giải và việc cử hành phụng vụ. Những lớp huấn giáo, cha xứ cùng với các
           giảng viên chịu trách nhiệm khai tâm Ki-tô Giáo. Tại đây, giáo dân có môi trƣờng thể hiện đức tin, đƣợc tham dự cách ý thức vào
           các giờ kinh lễ, phụng vụ, bí tích.

           V.4.2. Các Hội đoàn : Cùng với giáo xứ, các tổ chức, các đoàn thể và cộng đoàn Giáo hội cơ bản cũng là những môi trƣờng
           không thể thiếu để GD/KTG đƣợc triển nở toàn vẹn và công bình.

           VI. SỰ HỢP TÁC TRONG GIÁO DỤC :

           Sự cộng tác ngày một cấp thiết và đang đƣợc củng cố trong phạm vi giáo phận, quốc gia và quốc tế cũng rất cần thiết trong lãnh
           vực học đƣờng. Vì thế, bằng mọi cách, phải lo liệu thế nào việc hợp tác giữa các trƣờng Công Giáo với nhau đƣợc thuận lợi, đồng
           thời vì ích lợi chung của cộng đồng nhân loại đòi hỏi, phải đẩy mạnh việc hợp tác giữa các trƣờng Công Giáo với các trƣờng ngoài
           Công Giáo.

           Càng liên kết và cộng tác chặt chẽ với nhau, nhất là ở bậc Đại Học, càng thu lƣợm đƣợc nhiều kết quả. Vì thế trong mỗi Đại học,
           các Phân khoa phải hợp tác với nhau, tùy theo mục tiêu cho phép. Chính các Đại học cũng phải liên kết hỗ tƣơng hành động,
           đồng thời cổ võ những cuộc họp mặt quốc tế, phân phối với nhau việc nghiên cứu khoa học, thông báo cho nhau những phát minh,
           trao đổi với nhau các giáo sƣ trong một thời gian nào đó và phát huy những gì mang lại việc hỗ trợ lớn lao hơn.

           VII. NGƢỜI GIÁO DÂN VỚI CÔNG CUỘC GIÁO DỤC :

           Khi đón nhận Ơn Gọi Ki-tô hữu, ngƣời giáo dân đƣợc mời gọi tham dự vào 3 chức vụ của Đức Ki-tô : Ngôn sứ, Tƣ tế, Vƣơng giả,
           trong đó, chức vụ “ngôn sứ” chính là chức vụ của một nhà giáo dục (rao giảng Tin Mừng), nên đối với công cuộc giáo dục, ngƣời
           Ki-tô hữu không thể đứng ngoài. ĐGH Gio-an Phao-lô II cũng dậy : “Công trình đào tạo không phải là đặc ân của một nhóm ngƣời,
           nhƣng là một quyền lợi và bổn phận của mọi ngƣời. Về vấn đề này, các Nghị Phụ Thƣợng Hội Đồng đã yêu cầu „phải làm sao để
           mọi ngƣời, nhất là những kẻ nghèo khó có thể hƣởng đƣợc công trình đào tạo, để mọi ngƣời chính mình có thể trở thành những
           nguồn đào tạo cho tất cả‟..." (TH/KTHGD V, 63). Nhƣ vậy, ngƣời Giáo dân phải ý thức rằng mình chính là một nhà giáo dục của
           Giáo Hội.
Trang 13                                                                                                                    nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           Sẽ có một vấn nạn đƣợc đặt ra : Đâu phải ai ai cũng có thể là nhà giáo dục. Đúng vậy, không phải ai cũng có thể đứng trên bục
           giảng để giảng thuyết, nhƣng việc giáo dục ở đây phải đƣợc thân mình. Cho nên, “Trách nhiệm giáo dục đức tin thuộc về mọi Ki-tô
           hữu", vì : “Giáo dục Ki-tô giáo là công trình học và sống làm con ngƣời và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Ki-tô hữu mọi
           nơi, mọi thời. Thế hệ trƣớc có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế
           hệ hậu sinh. Lịch sử là một cuộc hành trình qua đó Ki-tô hữu chia sẻ đức tin cho nhau dƣới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần" (TC
           2007 của HĐGMVN, 39).

           Việc thực hiện sứ vụ này cũng có nhiều phƣơng cách chớ không nhất thiết phải đứng trên bục giảng. Thƣ Mục vụ của HĐGMVN
           2003 đã viết “trƣớc khi rao giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống". Tuỳ theo ân sủng Chúa Thánh Thần ban cho mỗi
           ngƣời mỗi khác, chúng ta có thể thực thi sứ vụ mà Giáo Hội đã trao phó bằng lời nói, việc làm, hành động, và nhất là bằng đời
           sống chứng tá đức tin Ki-tô giáo.

           KẾT LUẬN :

           Giáo dục Ki-tô giáo đang là một sứ mạng cấp bách cho toàn Giáo Hội trƣớc bối cảnh nóng bỏng của thời đại. “Mục đích của nền
           giáo dục Ki-tô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con ngƣời thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp
           con ngƣời sống xứng đáng với tƣ cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nƣớc Trời. Sứ mạng đó đƣợc khơi nguồn
           từ Chúa Cha, đƣợc thực hiện nơi Chúa Con và đƣợc kiện toàn nhờ Chúa Thánh Thần ». (TC 2007 của HĐGMVN, 3)

           Chính vì thế, nên trách vụ mỗi Ki-tô hữu là phải đóng góp sức mình vào công cuộc chung của Giáo Hội. Ngƣời giáo dân hãy nhận
           lấy trách nhiệm, mạnh dạn thi hành sứ vụ bằng cách nào phù hợp nhất với khả năng, hoàn cảnh, môi trƣờng, và đặc biệt là ân
           sủng giảng thuyết Thiên Chúa đã ban cho.




           Bài I/3       ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC KITÔ GIÁO
           DẪN NHẬP :

           Vì Tình Yêu, Thiên Chúa dựng nên vũ trụ, muôn loài. Khi dựng nên loài ngƣời nên giống hình ảnh Ngƣời, Thiên Chúa đã định
           hƣớng công trình sáng tạo của Ngƣời bằng một đƣờng lối sƣ phạm uyển chuyển để con ngƣời có thể thích nghi đƣợc với lợi ích
           và thái độ đón nhận của mình, và “Thiên Chúa tôn trọng phẩm giá con ngƣời do chính Ngài tạo nên, con ngƣời ấy phải đƣợc tự do
           và đuợc hƣớng dẫn theo chính phán đoán của mình” (“Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo”, 11). Đó chính là khởi nguyên công trình
           Giáo dục Ki-tô Giáo. Nhƣ vậy, công trình Giáo dục Ki-tô Giáo trƣớc khi là công lao khó nhọc của con ngƣời, đã là kế hoạch từ

Trang 14                                                                                                                      nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           trƣớc vô cùng của Thiên Chúa Ba Ngôi (Đấng sáng lập là Thiên Chúa Cha, Đấng triển khai là Chúa Con – Ngôi Lời nhập thể, và
           Đấng kiện toàn là Ngôi Ba Thánh Thần). Nền tảng Giáo Dục Ki-tô Giáo phát xuất từ đó. Giáo Dục Ki-tô Giáo có hai đặc tính tiêu
           biểu : phổ cập và toàn diện.

           I. TÍNH PHỔ CẬP :

           Công trình giáo dục của Thiên Chuá đƣợc mạc khải tiệm tiến qua lịch sử cứu độ và đƣợc hoàn thành nơi Đức Giê-su Ki-tô. Ngày
           nay, Giáo hội đƣợc Chúa Ki-tô uỷ thác tiếp nối sứ mạng đó. Khi thành lập Giáo hội tại trần gian, Đức Giê-su đã truyền dậy: “Anh
           em hãy đi khắp tứ phƣơng thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15), Loan báo Tin Mừng là rao giảng Lời Thiên
           Chúa, mà Lời Thiên Chúa vừa là lời nói của Thiên Chúa, lại vừa chính là Con Ngƣời bằng xƣơng bằng thịt đang sống khó nghèo
           tại một vùng quê cụ thể ở trần gian : Đức Giê-su Ki-tô – Ngôi Lời nhập thế và nhập thể. Vì là một tổ chức mang tính xã hội nhƣng
           đƣợc trao sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, nên Giáo Hội giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong xã hội loài ngƣời : Rèn
           luyện nhân cách con ngƣời thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội (công dân nƣớc trần thế), đồng thời còn giáo dục
           cho con ngƣời sống xứng đáng với tƣ cách là con Thiên Chúa (công dân Nƣớc Trời).

           Rõ ràng sứ vụ của Giáo Hội là “… Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải đƣợc thừa
           nhận có khả năng giáo dục, nhƣng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi ngƣời biết con đƣờng cứu rỗi, cũng nhƣ
           thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy. Bởi vậy, nhƣ một
           Ngƣời Mẹ, Giáo Hội có nhiệm vụ bảo đảm cho con cái một nền giáo dục, đem tinh thần Chúa Kitô thấm nhuần đời sống chúng,
           nhƣng đồng thời cũng cổ võ mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn vẹn của con ngƣời, phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây
           dựng một thế giới nhân đạo hơn” (SL Giáo Dục Ki-tô Giáo, số 3). Giáo Hội có sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi ngƣời (Mc 16,
           15), không phân biệt thành phần, đẳng cấp xã hội hay điều kiện kinh tế. Sứ mạng đó bao trùm toàn thể Giáo Hội mọi nơi, mọi thời,
           mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn.

           Cũng vì sứ mệnh của Giáo Hội mang chiều kích bao quát nhƣ vậy, nên trách vụ thừa hành đƣợc đặt ra vừa hết sức nặng nề cũng
           vừa thật nóng bỏng trong bất cứ một bối cảnh nào của lịch sử trần thế, thuận lợi hay không thuận lợi. Đời sống của Giáo Hội nói
           chung, và cách riêng, của một Ki-tô hữu, không thể tách rời hai lãnh vực luôn gắn bó mật thiết với nhau : tâm linh và trần thế. Con
           ngƣời trần tục nếu không có một đời sống tâm linh thì cũng chẳng khác gì các động vật khác, hay nói khác hơn, con ngƣời có thể
           “thống trị đƣợc mặt đất” (St 1, 28) chính bởi vì “nhân linh nhi vạn vật, nhân vi vạn vật chi linh” (con ngƣời vƣợt trên vạn vật vì có
           đời sống tâm linh). Vì vậy, Giáo Hội có nhiệm vụ “săn sóc toàn diện đời sống con ngƣời, kể cả đời sống trần tục, trong mức độ liên
           hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (SL/GDKTG, Lời mở
           đầu).

           + Sứ mạng đó bắt đầu bằng công cuộc nhập thế do Công đồng Va-ti-ca-nô II đề ra. Trƣớc khi truyền bá đức tin, Giáo Hội có sứ
           mạng “phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn” (SL/GDKTG, số 3).
Trang 15                                                                                                                        nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           + Hình ảnh cành nho của Chúa Giê-su diễn tả nét sinh động của nền giáo dục Ki-tô Giáo : Các giáo lý viên giống nhƣ những cành
           nho gắn liền với thân nho là Đức Ki-tô, hút nhựa sống Lời Chúa từ thân cây nho, để chuyển đến các học viên bằng chứng từ rao
           giảng và thực thi huấn lệnh của Chúa.

           + Mọi Kitô hữu đều là giáo lý viên, vì qua bí tích rửa tội, tất cả đƣợc mời gọi tham gia công trình giáo dục Ki-tô Giáo trong vai trò
           đƣợc tham dự vào chức vụ “ngôn sứ” của Đức Giê-su (“mỗi chúng ta vùa là đích điểm vừa là khởi điểm của việc huấn luyện, chúng
           ta càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện ngƣời khác” – TH/KTHGD, số 7).

           II. TÍNH TOÀN DIỆN :

           II.1. TÍNH TOÀN DIỆN CỦA GIÁO DỤC XÃ HỘI : Nền giáo dục của xã hội phát xuất từ khi con ngƣời bắt đầu có cuộc sống quần
           cƣ (tiên khởi là gia đình, rồi đến thôn bản làng xóm, quốc gia xã hội). Do yêu cầu của cuộc sống quần cƣ (truyền thụ những kinh
           nghiệm sống, những phát kiến, phát minh…), nền giáo dục xã hội hình thành và phát triển. Lúc đầu thì chỉ là khẩu truyền, dần dần
           con ngƣời tìm ra những ký hiệu để ghi lại, và lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng văn tự. Giáo dục xã hội có mục đích
           giúp con ngƣời trƣởng thành về mặt tri thức, đồng thời ý thức đƣợc phẩm giá của mình và hiểu rõ vai trò cũng nhƣ trách nhiệm mỗi
           cá nhân đối với cộng đồng quốc gia dân tộc, rộng hơn nữa là nhân loại (“tứ hải giai huynh đệ” : ngƣời trong bốn bể đều là anh em
           – ca dao). Giáo dục của xã hội chủ trƣơng giáo dục toàn diện : Đức – Trí - Thể - Mỹ.

           II.1.1. Đức dục : Giáo dục là dạy ngƣời ta làm ngƣời, sống theo lƣơng tâm tự nhiên, theo luân thƣờng đạo lý. Trƣớc khi đƣợc giáo
           dục những tri thức về khoa học, xã hội, nhân văn, cần đƣợc giáo dục về đạo đức (“Tiên học lễ, hậu học văn”) từ cái gốc nhân bản
           sẵn có (“nhân chi sơ, tính bản thiện” : ngƣời mới sinh, tính vốn lành) đến những truyền thống đạo đức của cộng đồng : Con ngƣời
           ta sống ở đời phải thật thà, ngay thẳng, hiền lành, cần kiệm liêm chính, biết yêu quý những điều thiện hảo, xa lánh những thói hƣ
           tật xấu, biết yêu ngƣời nhƣ yêu mình (“ái nhân nhƣ ái thân”), ăn ở lễ nghĩa, liêm sỉ.

           II.1.2. Trí dục : Mở mang tầm hiểu biết (tri thức) về khoa học, về thiên nhiên, vũ trụ, về con ngƣời. Những môn học thuộc khoa học
           tự nhiên không chỉ là những kiến thức giúp khai mở kho tàng tri thức, mà còn nhắm đến mục đích khám phá chinh phục vũ trụ,
           thiên nhiên với những biến thiên không ngừng của nó… Những môn học thuộc khoa học xã hội nhằm giúp con ngƣời biết đƣợc
           nguồn gốc, sự phát triển của loài ngƣời và nhất là quá trình xây dựng một lịch sử với biết bao những kỳ tích nhƣ chinh phục thiên
           nhiên, vũ trụ, nâng cao đời sống con ngƣời…

           II.1.3. Thể dục : “thể dục” bao hàm ý nghĩa nuôi nấng, bảo dƣỡng thân xác con ngƣời (thể : thân xác; dục : nuôi dƣỡng) : làm việc,
           hoạt động, ăn uống, nghỉ ngơi, tĩnh dƣỡng sao cho có chừng mực, điều độ (trong đó có các môn tập thể dục, thể thao là những
           phƣơng pháp giúp tăng cƣờng sức khoẻ để có đƣợc “Một tinh thần trong sáng trong một thân thể tráng kiện”). Nói cách khác, giáo
           dục thể dục nhằm giúp con ngƣời ý thức bảo dƣỡng thân xác mình, từ đó biết coi trọng đời sống thể lý của bản thân, tiến đến coi
           trọng đời sống thể lý tha nhân. Vì thế, những ngƣời tự huỷ thân xác mình (phế bỏ một số bộ phận của cơ thể hoặc tự tử…), hoặc
Trang 16                                                                                                                        nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           xâm phạm đến tính mạng kẻ khác, đều bị xã hội (kể cả “toà án lƣơng tâm” của chính đƣơng sự) lên án, kết án (xã hội VN hôm nay,
           những chuyện “bạo lực trong học đƣờng, trong gia đình” xảy ra nhan nhản, gần nhƣ “chuyện thƣờng ngày”, đã làm tốn biết bao
           nhiêu giấy mực, phí biết bao nhiêu công sức, tiền của để ngăn ngừa, lên án, kết án).

           II.1.4. Mỹ học : Trong cuộc sống con ngƣời cũng nhƣ ngoài thiên nhiên có biết bao nhiêu những nét đẹp, vẻ đẹp. Đó là những
           công trình tạo hoá ban tặng con ngƣời. Để có thể cảm thụ, thẩm định đƣợc những cái đẹp ấy, môn mỹ học ra đời nhằm góp phần
           xây dựng đời sống thẩm mỹ lành mạnh và phong phú cho con ngƣời và xã hội. Chƣơng trình "Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ" trang
           bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về mỹ học, nhằm giúp cho ngƣời học nâng cao khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái
           đẹp cho bản thân, cho cuộc sống và cho nghệ thuật.

           Chƣơng trình "Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ" hƣớng tới làm sâu sắc thêm một số khái niệm cơ bản của mỹ học và giáo dục thẩm
           mỹ trong thực tiễn, với mong muốn ngƣời học có thể liên hệ để tự hoàn thiện bản thân và vận dụng những quan điểm này vào hoạt
           động dạy học và giáo dục học sinh trong nhà trƣờng, hình thành ở các em đời sống thẩm mỹ lành mạnh, góp phần phát triển nhân
           cách toàn diện cho học sinh.

           II.2. TÍNH TOÀN DIỆN CỦA GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO :

           Với đời sống tôn giáo, ngoài những quyền đƣợc hƣởng một nền giáo dục xã hội, con ngƣời còn có quyền đƣợc hƣởng một nền
           giáo dục về đời sống tâm linh. Vì “là Mẹ và là Thầy, Giáo Hội có bổn phận thông truyền một nền giáo dục toàn vẹn cho mọi ngƣời.
           Mục tiêu hàng đầu của Giáo Dục Kitô Giáo là Đức Tin… Giáo hội cũng nhằm đến giáo dục con ngƣời toàn diện để giúp họ nhận ra
           phẩm giá của mình” (Thƣ Chung 2007 của HĐGMVN). Đặc tính toàn diện của Giáo dục Ki-tô Giáo bao gồm :

           II.2.1. Đức dục : Khi giáo dục những đức tính trong luân thƣờng đạo lý, nhân bản (xã hội), cũng đồng thời giáo dục về Đức Ái Ki-tô
           Giáo, về Nhân bản Ki-tô Giáo. Những giá trị đạo đức từ luân lý (xã hội) phải đƣợc duy trì và phát triển, nâng cao lên đức độ tôn
           giáo, đó chính là Tình yêu Thiên Chúa, nền tảng vững bền nhất của Giáo dục Ki-tô Giáo.

           II.2.2. Trí dục : Song song với việc giáo dục tri thức khoa học, xã hội, nhân văn, cũng đồng thời mở mang kiến thức về Kinh
           Thánh, về Lời Chúa, về Giáo lý… Tuyên ngôn Giáo dục Ki-tô Giáo khẳng định : “Thánh Công Đồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với
           các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong
           các trƣờng thuộc mọi cấp và mọi ngành. Đồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ
           lực vƣơn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sƣ phạm và trong việc trau giồi kiến
           thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội, mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của
           Giáo Hội trong thế giới ngày nay, nhất là trong giới trí thức” (SL GDKTG, Kết luận).

                  Trƣờng hợp đối tƣợng của Giáo dục Ki-tô Giáo đang thụ huấn tại những trƣờng học của xã hội (không có hoặc không thể
Trang 17                                                                                                                     nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           có mảng giáo dục tôn giáo), thì việc bồi dƣỡng bổ sung trí dục tôn giáo tất nhiên phải là nhiệm vụ của gia đình, của giáo xứ, của
           các dòng tu và các hội đoàn (các lớp giáo lý, các lớp thần học giáo dân, các khoá học khác …).

           II.2.3. Thể dục : Vì tình yêu, Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ, muôn loài. Khi tạo dựng loài ngƣời, Thiên Chúa đã phán bảo “hãy
           sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1, 28), và “Thiên Chúa tôn trọng phẩm giá con ngƣời do chính
           Ngài tạo nên, con ngƣời ấy phải đƣợc tự do và đuợc hƣớng dẫn theo chính phán đoán của mình” (“Tuyên ngôn về Tự do Tôn
           giáo”, 11). Vậy, mục đích giáo dục thể dục ngoài việc bảo dƣỡng sức khoẻ, còn hƣớng tới giáo dục con ngƣời biết coi trọng thân
           xác mình do Thiên Chúa tạo dựng, từ đó biết tôn trọng tha nhân. Chính vì thế, Ki-tô Giáo không chấp nhận việc xúc phạm đến công
           trình tạo dựng kỳ diệu này của Thiên Chúa dƣới bất cứ hình thức nào (tự huỷ hoại, tự sát, nạo phá thai, ngừa thai bằng cách huỷ
           diệt trứng, tinh trùng, thụ tinh nhân tạo, nhân bản vô tính, chết một cách êm dịu…). Khi đã biết coi trọng mạng sống mình, họ sẽ ý
           thức đƣợc sự tôn trọng tính mạng tha nhân, biết tự trọng phẩm giá con ngƣời của mình sẽ tôn trọng phẩm giá của anh em. Từ đó,
           ngƣời Ki-tô hữu sẽ tham gia công tác Tông đồ bác ái (đem lại hạnh phúc tinh thần + thể xác cho mọi ngƣời) một cách nhiệt thành
           và trung tín, coi việc làm này nhƣ là chính máu thịt của mình, chớ không chỉ là nhiệm vụ đƣợc trao.

           II.2.4. Tâm linh : Giúp con ngƣời từ ý thức đến nhận chân đƣợc chân lý Tình Yêu Thiên Chúa : Thiên Chúa đến với con ngƣời
           bằng mạc khải qua lịch sử cứu độ. Từ những mạc khải đó, con ngƣời đến với Thiên Chúa, gắn bó với Thiên Chúa nhƣ bạn hữu
           bằng con đƣờng đức tin, nhƣ Thánh Âu-tinh dạy : “Nếu mạc khải là con đƣờng Thiên Chúa đến với con ngƣời, thì đức tin là con
           đƣờng con ngƣời đến với Thiên Chúa, là sự đáp trả của con ngƣời trƣớc tiếng nói của Thiên Chúa” (Giáo lý HTCG, bài 2). Nhƣ
           vậy thì việc giáo dục đức tin cho Ki-tô hữu phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Chính vì thế nên chƣơng mở đầu sách Giáo Lý Công Giáo
           là giáo dục đức tin. Cũng vậy, phần căn bản của Giáo Dục Ki-tô Giáo là giáo dục đức tin cho tín hữu. Việc giáo dục đức tin cho các
           Ki-tô hữu là điều tiên quyết và tất yếu, đồng thời phải coi đó là một công việc trƣờng kỳ (giáo dục con ngƣời từ ấu thơ cho tới tuổi
           trƣởng thành và đến mãn đời).

           Quá trình giáo dục đức tin để xây dựng đời sống tâm linh cho mọi Ki-tô hữu – bằng đƣờng lối sƣ phạm kết hợp tự nhiên và siêu
           nhiên – tất yếu phải đƣợc gắn liền với đời sống xã hội. Nói khác hơn, đức tin đƣợc xây dựng nơi con ngƣời cần phải đƣợc thể hiện
           trong môi trƣờng xã hội bằng hành động trong cuộc sống cụ thể của mỗi cá nhân Ki-tô hữu, vì “Đức tin không thể hiện ra hành
           động là một đức tin chết” (Gc 2, 17). Rõ ràng đặc tính toàn diện của Giáo dục Ki-tô Giáo là “…nhắm đến mục tiêu hàng đầu là trau
           giồi đức tin,… cũng nhắm đến giáo dục con ngƣời toàn diện để giúp Kitô hữu nhận ra phẩm giá của mình để thực thi sứ mạng làm
           chứng cho Chân lý, … đồng thời còn nhấn mạnh đến việc huấn luyện lƣơng tâm ngay thẳng để xây dựng cuộc sống công bằng,
           tôn trọng phẩm giá và sự sống con ngƣời. Và tất cả phải đƣợc gắn liền với một truyền thống văn hoá của một không gian nhất
           định, giáo dục phải đƣợc liên kết với truyền thống văn hoá của không gian ấy, và đó chính là truyền thống văn hoá Việt Nam” (TC
           2007 của HĐGMVN).

           II.2.5. Mỹ học : Vấn đề mỹ học trong Giáo dục Ki-tô giáo tuy không đặt ra, nhƣng thiết tƣởng cũng cần phải đƣợc duy trì để giúp
           cho Ki-tô hữu triển nở năng khiếu thẩm mỹ của bản thân, hiểu biết nhiều hơn nữa những vẻ đẹp trác tuyệt của thiên nhiên ; đồng

Trang 18                                                                                                                       nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           thời nhìn lại con ngƣời đƣợc dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa tuyệt đẹp và đáng trân trọng biết là dƣờng nào. Thông qua
           năng lực thẩm mỹ về vẻ đẹp rực rỡ, hoàn hảo của thiên nhiên, của con ngƣời, sự cảm thụ của Ki-tô hữu sẽ đƣợc nâng lên trình độ
           siêu nhiên : cảm nhận sâu sắc về công trình tạo dựng vũ trụ vô cùng kỳ diệu của Đấng Toàn Năng CHÂN-THIỆN-MỸ cao vời khôn
           ví. Nhờ vậy, Đức Tin càng đƣợc củng cố vững chắc hơn.

           KẾT LUẬN :

           Nhƣ vậy thì Giáo Hội chủ trƣơng giáo dục mọi Ki-tô hữu trƣởng thành cả đời sống tâm linh lẫn đời sống trần thế. Tông huấn Ki-tô
           hữu Giáo dân viết : “… (Giáo dân) sẽ yêu thích nhiều khả năng nghề nghiệp, ý nghĩa gia đình và công dân, các nhân đức liên quan
           đến đời sống xã hội nhƣ thanh liêm, tinh thần công lý, thành thật tế nhị, khẳng khái. Không có những nhân đức đó thì không có đời
           sống Kitô hữu chân thật (CĐ VAT. II, 216)”, và “… Công Đồng khuyến khích ngƣời tín hữu, công dân của nƣớc trần thế và Nƣớc
           Trời, nên chu toàn công tác trần thế của mình một cách nhiệt tình, trung tín, và vâng theo sự hƣớng dẫn của tinh thần Phúc Âm”
           (TH/KTHGD V, 59-60).

           Giáo huấn Xã hội của Giáo hội cũng nhấn mạnh đến con ngƣời toàn diện, tức là con ngƣời trong mọi chiều kích của nó : thể xác và
           linh hồn (vật chất và tinh thần), cá nhân và xã hội, tự nhiên và siêu nhiên (“tâm linh”). Một sự phát triển toàn diện đích thực không
           đƣợc bỏ quên một khía cạnh thiết yếu nào của con ngƣời, và cũng không đƣợc đảo lộn trật tự (về giá trị) của các chiều kích đó,
           chẳng hạn đặt vật chất lên trên tinh thần, gia tăng của cải vật chất mà làm hại cho luân lý, đạo đức. Chính vì thế, nền Giáo dục Ki-
           tô Giáo phải đáp ứng đƣợc tính toàn diện của giáo dục ở cả hai chiều kích “xã hội” và “tôn giáo” trong liên thông và hiệp nhất.

           Giáo dục toàn diện con ngƣời là phải khởi từ ấu thơ cho đến khi trƣởng thành. Liên hệ thực tiễn vào gia đình Ki-tô giáo trong sứ vụ
           giảng thuyết Lời Chúa và cứu rỗi các linh hồn, liệu có thể áp dụng đƣợc không ? Câu trả lời là có, vì ở lứa tuổi ấu thơ hay thiếu
           niên, đã có cái nôi vững chắc là gia đình Ki-tô Giáo và Giáo xứ là Giáo hội cơ sở (trong đó, giới trẻ là đối tƣợng ƣu tiên). Chỉ có
           điều chúng ta sẽ triển khai nhƣ thế nào cho phù hợp với yêu cầu chung của Giáo hội : Giáo dục toàn diện phải là kết cấu chặt chẽ
           đời sống trần thế + đời sống tâm linh trong liên thông để đi tới hiệp nhất, nhƣ ĐGH Gio-an Phao-lô II đã dạy : “Đào luyện toàn diện
           để sống trong hợp nhất” (TH/KTHGD V, 59).




           Bài I/4       GIÁO DỤC LÀ TÌNH YÊU
           DẪN NHẬP :

           Thời gian gần đây ở Việt Nam, trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng – nhất là báo chí – liên tục báo động về những hiện

Trang 19                                                                                                                        nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           tƣợng nhà giáo dùng nhục hình đối với học sinh, nhờ công an, dân phòng tra tấn học sinh vì những lỗi phạm nhỏ, dán băng keo
           vào miệng trẻ sơ sinh để khỏi nghe tiếng trẻ khóc … Ai quan tâm đến vấn đề giáo dục mà chẳng vấp phải một vấn nạn nghiệt ngã :
           “Có bao nhiêu ngƣời đã chọn nghề giáo vì tình yêu con trẻ ? Có khi một câu hỏi hệ trọng nhƣ vậy nhƣng chúng ta lại chƣa trả lời
           đƣợc … Chúng ta chỉ đang nói nhiều về giáo đức, nhƣng lại chƣa có đƣợc giải pháp cụ thể để nhận diện ngay từ đầu những ngƣời
           không thích hợp với nghề cần nhất tình yêu thƣơng con trẻ …” (“Thời sự & Suy nghĩ” – Tuổi Trẻ 9-12-2007).

           Thầy thì nhƣ thế, còn trò ? Câu trả lời thật nhức nhối : “Số hoc sinh vi phạm kỷ luật, thiếu lễ độ với ngƣời lớn, nói tục, gây gổ đánh
           nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, đua đòi… ngày càng nhiều …” (“Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông : Quá thừa
           và qúa thiếu” – Tuổi Trẻ 22-12-2007). Thầy thiếu đức độ, tất nhiên trò hƣ hỏng ! Nhƣng hệ tại đâu ? Giám đốc Sở GDĐT/TpHCM
           phát biểu trong một hội thảo “Nâng cao chất lƣợng GD” : “Bậc tiểu học, hoc sinh thích thơ, tranh ảnh, mà chƣơng trình chúng ta
           toàn câu chữ khô khan. HS bậc trung học cần những thực tế sinh động, chúng ta chỉ có toàn lý thuyết. Chúng ta dậy nhiều, nhƣng
           cái gì cơ bản ? Tôi hỏi các tác giả sách cũng không biết cái nào cơ bản. Đây chính là cái yếu nhất của chƣơng trình”, và ông đề
           nghị “Cần xây dựng nội dung chƣơng trình theo hƣớng đồng tâm, tập trung vào những phẩm chất cơ bản của nhân cách và có tính
           liên thông cao” (bài “GDĐĐ cho HSPT …” dẫn trên).

           Các tác giả soạn sách Gíao khoa dựa chủ yếu vào chƣơng trình Giáo dục mà cũng “không biết cái nào là cơ bản” ƣ ? Thế thì chỉ
           còn một đáp số duy nhất : Nền giáo dục quốc gia ! Tuy nhiên, không riêng ở Việt Nam, mà cả trên thế giới, tình trạng thiếu vắng
           đạo đức dẫn đến bạo hành trong học đƣờng, cũng xảy ra nhan nhản : nổ súng, đâm chém, thanh toán nhau y nhƣ xa hội đen.
           Khách quan nhận định, có thể nói nền giáo dục của xã hội đã không đƣợc xây dựng trên nền tảng đạo đức, hay nói khác hơn, đã
           không đƣợc xây dựng trên căn bản tình yêu.

           Thế còn giáo dục Ki-tô Giáo ? Xin nghe Tuyên ngôn về Giáo Dục Ki-tô Giáo : “Với danh nghĩa đặc biệt, Giáo Hội có trách nhiệm
           giáo dục không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải đƣợc thừa nhận có khả năng giáo dục, nhƣng nhất là vì Giáo Hội có
           nhiem vụ loan truyền cho mọi ngƣời biết con đƣờng cứu rỗi, cũng nhƣ thông ban sự sống Chúa Ki-tô cho các tín hữu và luôn lo
           lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy. Bởi vậy, nhƣ một Ngƣời Mẹ, Giáo Hội có nhiem vụ bảo đảm cho con cái một
           nền giáo dục, đem tinh thần Chúa Ki-tô thấm nhuần đời sống chúng, nhƣng đồng thời cũng cổ võ mọi dân tộc phát triển sự hoàn
           thiện toàn vẹn của con ngƣời, phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn” (Sắc lệnh về Giáo Dục
           Ki-tô Giáo, số 3). Nhƣ vậy, nền Giáo Dục Ki-tô Giáo rõ ràng đƣợc khơi nguồn từ Thiên Chúa Tình Yêu và đƣợc xây dựng trên viên
           đá tảng Tình Yêu : Đức Giê-su Ki-tô.

           GIÁO DỤC LÀ TÌNH YÊU :

           Nền tảng GDKTG là Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, mà tinh thần GDKTG là Tình Yêu Cho và Nhận. ĐGH Biển Đức XVI dậy :
           “Trong trình thuật cây thang của tổ phụ Giacóp, các Nghị Phụ cua Giáo Hội thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa tình yêu nhận
           về và tình yêu cho đi, giữa eros (tình yêu) tìm kiếm Thiên Chúa và agape (tình bác ái) trao đi hồng ân nhận đƣợc, biểu trƣng bằng
Trang 20                                                                                                                         nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           nhiều cách khác nhau. Trong đoạn Thánh Kinh này, chúng ta đọc đƣợc tổ phụ Giacóp thấy nhƣ thế nào trong giấc mơ : trên tảng
           đá dùng làm chỗ gối đầu của ngài, có một cái thang bắc lên trời, trên đó các thiên thần đang lên xuống (St 28, 12 –Ga 1, 51)”
           (Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, 7). Và : “Chúng ta đã tin vào tình yêu Thiên Chúa : ngƣời Ki-tô hữu có thể diễn tả quyết
           định căn bản của đời mình nhƣ thế. Là Kitô hữu không phải là hệ quả của một lựa chọn luân lý hay một lý tƣởng cao quý, nhƣng là
           sự gặp gỡ với một biến cố, một ngƣời : một cuộc gặp gỡ trao ban cho cuộc sống một chân trời mới và qua đó là một hƣớng đi có
           tính chất quyết định” (Tđ “Thiên Chúa là Tình Yêu” – Dẫn nhập).

           Luận điểm của ĐGH đã đi từ Cựu Ƣớc tới Tân Ƣớc theo nhãn quan tôn giáo (thần học – triết lý siêu nhiên) để nhận định và lý giải
           Tình Yêu của Thiên Chúa đối với loài ngƣời. Tuy nhiên, ngài vẫn không quên nhãn quan triết học (triết lý nhân sinh), khi ngài viết :
           “Chiều kích triết học đáng nêu ra trong hình ảnh Thánh Kinh này, và tầm quan trọng từ quan điểm lịch sử các tôn giáo, là một mặt
           chúng ta thấy mình đứng trƣớc một hình ảnh rất siêu hình của Thiên Chúa : Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối và là nguồn mạch của
           mọi loài ; nhƣng mặt khác, chủ tể tác tạo hoàn vũ này – Logos, Đấng Thƣợng trí – lại đồng thời là một ngƣời biết yêu với tất cả
           đam mê của một tình yêu thật sự. Eros vì thế đã nên tột cùng cao quý, nhƣng đồng thời thuần khiết đến độ nên một với agape”
           (“Thiên Chúa là Tình Yêu”, 19).

           Eros và agape nên một ƣ ? Trƣớc nay ngƣời ta chỉ hiểu Tình yêu (eros) theo một phạm trù nhân sinh quan giới hạn bởi giới tính
           (nam và nữ). Ở một phạm trù khác (vũ trụ quan) không giới hạn bởi giới tính, thì ngƣời ta lại cho đó là bác ái (agape). Tuy nhiên,
           ngay tƣ nguyên thuỷ phát xuất tình yêu, đã không có một giới hạn nào cả : Vì tình yêu, Thiên Chúa dựng nên vũ trụ, muôn loài
           (trong đó có loài ngƣời – ngƣời nam). Vì tình yêu (thƣơng ngƣời nam cô đơn buồn chán nếu không có bạn), Thiên Chúa mới dựng
           nên ngƣời nữ từ chính xƣơng thịt (xƣơng sƣờn) của ngƣời nam. Rõ ràng đối với con ngƣời thì nhân sinh quan khác vũ trụ quan,
           nhƣng với Thiên Chúa, tất cả chỉ là một, cả hai (eros & agape) nên một là vậy – chỉ có một mà thôi : Tình Yêu Thiên Chúa. Tính
           duy nhất của Đức Ái KTG là thế, và nền tảng xây dƣng GDKTG cũng là thế, không thể khác hơn.

           KẾT LUẬN :

           Cái vấn nạn nghiệt ngã đối với nền giáo dục của xã hội là “mới chỉ nói nhiều về giáo đức, nhƣng lại chƣa có đƣợc giải pháp cụ
           thể…”, nhƣng còn với nền giáo dục của Ki-tô Giáo thì sao ? Cái vấn nạn nghiệt ngã ấy tƣởng chừng đã chấm dứt từ nửa sau thập
           niên 60 thế kỷ trƣớc (1965-1970), bởi đã có thật nhiều giải pháp đƣợc đề ra và áp dụng nhờ cuộc cách mạng nhập thế CĐ Va-ti-
           ca- nô II. Tuy nhiên, vì tính cách liên thông giữa 2 nền giáo dục (xã hội và Giáo Hội) nên GDKTG cũng ít nhiều bị ảnh hƣởng bởi
           GD xã hội và đó cũng là điều tất nhiên.

           Nhƣ vậy, phải chăng chúng ta đã nói nhiều về giáo đức (tu đức), đã có thật nhiều những giải pháp cụ thể, nhƣng chúng ta vẫn
           chƣa thật triệt để sống và hành động đúng với những giải pháp đã đƣợc đề ra ấy ?



Trang 21                                                                                                                        nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com


           Bài I/5        GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
           DẪN NHẬP :

           Thƣ Mục vụ 2008 của HĐGMVN (ban hành ngày 5/12/2008) viết : “Tiếp nối tinh thần Thƣ Chung 2007 về giáo dục Ki-tô
           giáo, năm nay chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi suy tƣ và hành động để góp phần chấn chỉnh môi trƣờng
           giáo dục tại gia đình (x. Thƣ Chung 2007, số 38)”. Khi đã nói đến vấn đề Giáo dục (dù là xã hội hay tôn giáo) thì điều tất yếu
           là phải nói đến gia đình. Cũng bởi vì con ngƣời ngay từ khi mới tƣợng hình trong bào thai đã đƣợc hấp thụ tính cách của
           cha mẹ, đặc biệt là của ngƣời mẹ, mà ngƣời mẹ ấy lại cũng đƣợc giáo dục trong cái nôi gia đình, nhiên hậu mới nói đến vấn
           đề đƣợc giáo dục từ xã hội. Vì thế mới gọi gia đình là cái nôi, là mái trƣờng đầu tiên của con ngƣời. Vấn đề Giáo dục gia
           đình hơn lúc nao hết, đƣợc đặt ra cũng là vì thế..

           I. VAI TRÒ VÀ SỨ MỆNH CỦA GIA ĐÌNH :

           I.1. Nguồn gốc và vai trò của gia đình : Con ngƣời đầu tiên đƣợc sinh ra trên thế giới này đã đƣợc đặt trong bối cảnh gia đình,
           đó là gia đình Nguyên Tổ (“Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời có nam có nữ” –St 1, 27). Xuất phát điểm của gia đình nhân loại đầu
           tiên chính là Thiên Chúa Tình Yêu ("Thiên Chúa là tình yêu, và hễ ai ở trong tình yêu thì ở trong Chúa, và Chúa ở trong ngƣời ấy"
           – 1Ga 4, 16). Gia đình Nguyên Tổ là biểu tƣợng tốt đẹp nhất, sống động nhất cho Tình Yêu, bởi ngƣời nữ (Eva) đƣợc dựng nên từ
           chính xƣơng thịt của ngƣời nam (Adam), hai ngƣời cùng chung một xƣơng một thịt. Tuy có những dị biệt về giới tính, về tính tình,
           nhƣng không phải là sự đối kháng loại trừ, mà là để bổ túc, hỗ trợ, hoà hợp nhau nên một tổng thể toàn vẹn. Sự kết hợp mật thiết
           ấy chính là nguyên uỷ của Tình Yêu hôn nhân. Nói cách khác, tình yêu hôn nhân là phản ánh, là bản sao trung thực nhất của Tình
           Yêu Thiên Chúa.

           Đôi lứa hôn nhân biểu tƣợng của tình yêu lại đƣợc đặt vào cái nôi yêu thƣơng là gia đình và đƣợc chúc phúc “Hãy sinh soi nảy nở
           thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1, 28). Từ tình yêu hôn nhân với 2 ngôi vị ban đầu là vợ và chồng, hoa trái trổ
           sinh ngôi vị thứ ba là con cái. Tất cả kết hợp làm một gia đình, và đó cũng chính là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất.

           Cho đến khi, vì đƣợc coi trọng (cao quý hơn muôn loài, thống trị muôn loài), lại đƣợc tự do, con ngƣời sa vòng tội lỗi, bị tội lỗi
           thống trị ; thì cũng lại vì tình yêu, Thiên Chúa Cha đã ban Con Một xuống cứu độ nhân loại và Ngƣời cũng đƣợc sinh ra trong một
           gia đình – gia đình Nazareth. Quả thật, Thiên Chúa đã thể hiện tình yêu Ngƣời dành cho loài ngƣời khi “Thiên Chúa sáng tạo con
           ngƣời theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 1, 27), đồng thời, Ngƣời còn dành cho gia đình một vai trò hết sức quan trọng : Chính gia
           đình là nơi cƣu mang, dƣỡng dục không những chỉ nòi giống loài ngƣời, mà còn cả chính Con Một Thiên Chúa nữa. Xét cho cùng,
           nguyên tổ Adam và Eva khi đƣợc dựng nên đã là con cái của Thiên Chúa, thì con cháu của các ngài cũng vẫn đƣợc giữ nguyên
           ngôi vị ấy. Nên có thể nói, gia đình là cái-nôi-Tình-Yêu-Thiên-Chúa cƣu mang và dƣỡng dục con cái của Ngƣời.
Trang 22                                                                                                                        nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           I.2. Sứ mệnh của gia đình : Khi Đức Giê-su Thiên Chúa xuống thế làm ngƣời, sống và chịu sự giáo dục tại gia đình Nazareth nhƣ
           một con ngƣời bình thƣờng, thì Ngƣời nói về gia đình của Ngƣời nhƣ thế này : “Ngƣời còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và
           anh em của Ngƣời đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Ngƣời. Có kẻ thƣa Ngƣời rằng: "Thƣa Thầy, có mẹ và anh em Thầy
           đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy." Ngƣời bảo kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?" Rồi Ngƣời giơ tay chỉ
           các môn đệ và nói : "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, ngƣời ấy là anh
           chị em tôi, là mẹ tôi." (Mt 12, 46-50). Ý Ngƣời muốn nói gia đình của Ngƣời bao gồm cả các môn đệ, hoặc rõ hơn là cả nhân loại
           đều ở trong cùng một gia đình với Ngƣời (“Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa”
           – Rm 8, 16). Ngoài ra, Đức Ki-tô còn nói với Thánh Phê-rô, môn đệ của Ngƣời : “Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là
           Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyen lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Nhƣ vậy là Gia
           đình của Đức Giê-su Thiên Chúa là Giáo Hội, mà Ngƣời đã coi nhƣ vị hôn thê của Ngƣời. Cho nên nói gia đình là Giáo Hội thu
           nhỏ, là Giáo Hội tại gia cũng là vì thế.

           Nói đến Giáo Hội là nói đến một nhóm ngƣời đƣợc quy tụ lại thành một tập thể (Hội) để dạy dỗ (Giáo), hƣớng dẫn theo một đƣờng
           lối (Đạo) nhất định của một đấng thần minh (ở đây hiểu đấng thần minh ấy là Thiên Chúa). Nhƣ vậy, khi nói đến Giáo Hội tại gia
           cũng tức là nói đến công việc giáo dục tại gia đình. Cho nên, phải làm sao cho mọi nhân tố trong gia đình hiểu đƣợc mình đang
           sống trong cái nôi “Tình Yêu Thiên Chúa” thật đấy, nhƣng mình đã biết đón nhận và đón nhận Tình Yêu đó nhƣ thế nào chƣa ? Nói
           khác hơn, vấn đề giáo dục tình yêu trong gia đình phải đƣợc đặt ra và đặt lên hàng đầu, bởi chính gia đình là nơi đầu tiên hết, là
           nơi thuận tiện nhất cho việc triển nở tình yêu. Không có tình yêu thì gia đình không tồn tại, gia đình không tồn tại thì Giáo Hội cũng
           chẳng còn, và tất nhiên thế giới cũng tuyệt diệt.

           II. GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH :

           II.1. Giáo dục ai ? Ai giáo dục ? : Đã đành vấn đề giáo dục tại gia đình là tất yếu, là cấp thiết, nhƣng giáo dục ai và ai giáo duc ?

           II.1a. Vơ chồng giáo dục lẫn nhau : Khi đôi lứa nam nữ đƣợc Thiên Chúa kết hợp thành một gia đình qua bí tích hôn nhân, chắc
           chắn một điều là – thông qua các lớp giáo lý, các bí tích mà họ đã đƣợc đón nhận – họ đã hiểu đƣợc vì đâu họ có mặt trên trái đất
           này, vì đâu họ trở thành vợ chồng một xƣơng một thịt. Đã hiểu, thì ở thời điểm này, họ phải đem cái hiểu ấy ra thực hành, hay nói
           cách khác là họ phải sống đúng với những điều mà họ đã hiểu. Vấn đề giáo dục phải đƣợc đặt ra ngay từ lúc này. Nói gia đình là
           mái trƣờng đầu tiên day dỗ con ngƣời chính là vì vậy. Lời hứa trƣớc Thiên Chúa, trƣớc Giáo Hội và cộng đồng khi đón nhận bí tích
           hôn phối phải đƣợc cụ thể hoá một cách sinh động. Họ sống gắn bó khăng khít với nhau “thuỷ chung nhƣ nhất”, khi mỗi ngƣời vừa
           là khởi điểm vừa là đích điểm của sự “cho” và “nhận” trong tình yêu, nhƣ Thiên Chúa đối với loài ngƣời, nhƣ Đức Giêsu Kitô đối
           với Giáo Hội, và ngƣợc lại. Và chỉ có thế, nhiên hậu mới nói đến việc giáo dục cái nhân tố thứ ba trong gia đình là con cái do họ
           sinh ra.

           II.1b. Cha mẹ giáo dục con cái : Giáo dục con cái, có nhiều ngƣời quan niệm cứ dạy con thuộc kinh thật nhiều, thuộc Lời Chúa
Trang 23                                                                                                                         nguon: thanhlinh.net
http://www.huynhtruong-dmhcg.com

           thật nhiều, thuộc giáo lý thật nhiều, hỏi đến đâu là trả lời vanh vách đến đó ; điều đó là rất tốt, nhƣng chƣa đủ, bởi rất có thể con cái
           họ sẽ trở nên những con vẹt, nếu chúng không thấy đƣợc những điều chúng đã thuộc lòng ấy có liên quan gì đen đời sống hàng
           ngày trong gia đình, trong đời sống của chúng. Giáo dục bƣớc đầu là noi gƣơng, là bắt chƣớc, là tập những thói quen tốt. Vì thế,
           cha mẹ muốn giáo dục con cái thì trƣớc hết phải sống nhƣ một mẫu gƣơng sống động thể hiện tình yêu, mà tình yêu đó đƣợc diễn
           tả bằng những thói quen tốt diễn ra hàng ngày trong đời sống gia đình. Nói gọn lại, bƣớc đầu là phải giáo dục tình yêu bằng chính
           cuộc sống chan hoà yêu thƣơng trong cái noi tình yêu là gia đình. Và phải chăng đó chính là Đức Ái Ki-tô giáo ? Cho nên, muốn
           giáo dục đức tin cho con cái, thì hãy giáo dục đức ái, mà không chỉ giáo dục bằng lời, mà phải bằng hành động, bằng cử chỉ, bằng
           cung cach cƣ xử, đối đãi cụ thể – tắt một lời, bằng chứng tá – trong cuộc sống. Khi con cái thấy rõ đƣợc cha mẹ chúng yêu thƣơng
           nhau và yêu thƣơng con cái thật lòng, chúng sẽ tin vào những điều cha mẹ dạy bảo.

           II.2. Giáo dục những gì ? : Tiên vàn, thì phải đặt vấn đề giáo dục Đức Ái trong gia đình làm căn bản. Khi đã giáo dục đến nơi đến
           chốn về Tình Yêu Thiên Chúa (Đức Ái) thì sẽ có tất cả : Đức tin – Đức tính nhân bản – Tình hiệp thông lien đới …

           II.2a. Giáo dục Đức Ái : Thiên Chúa có ba ngôi vị, ba ngôi vị ấy kết hợp làm một trong tình yêu. Vì tình yêu, Thiên Chúa dựng nên
           loài ngƣời và yêu thƣơng loài ngƣời nhƣ con cái. Vì tình yêu, Thiên Chúa muốn loài ngƣời đáp trả bằng cách yêu thƣơng nhau,
           yêu thƣơng nhau nhƣ Thiên Chúa đã yêu thƣơng loài ngƣời (“Anh em hãy yêu thƣơng nhau nhƣ Thầy đã yêu thƣơng anh em” –
           Ga 13, 34). Từ căn bản đó, ngƣời cha ngƣời mẹ trong gia đình yêu thƣơng nhau, cụ thể hoá đời sống hôn nhân bằng một tình yêu
           khăng khít, chung thuỷ, hoà hợp nên một, làm mẫu gƣơng sinh động mà giáo dục con cái về tình yêu, về đức bác ái. Cha mẹ hãy
           chứng minh cụ thể cho con cái thấy đƣợc Đức Ái chính là TÌNH YÊU, bao hàm cả tình yêu vị kỷ (tình yêu „nhận về‟ – tình ái –
           “eros”) và tình yêu vị tha (tình yêu rộng mở – tình yêu „cho đi‟ – bác ái – “agape”) nhƣ lời dạy của ĐTC Bênêdictô XVI : “Chiều kích
           triết học đáng nêu ra trong hình ảnh Thánh Kinh này, và tầm quan trọng từ quan điểm lịch sử các tôn giáo, là một mặt chúng ta
           thấy mình đứng trƣớc một hình ảnh rất siêu hình của Thiên Chúa : Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối và la nguồn mạch của mọi loài ;
           nhƣng mặt khác, chủ tể tác tạo hoàn vũ này – Logos, Đấng Thƣợng trí – lại đồng thời là một ngƣời biết yêu với tất cả đam mê của
           một tình yêu thật sự. Eros vì thế đã nên tột cùng cao quý, nhƣng đồng thời thuần khiết đến độ nên một với agape” (Tđ “Thiên Chúa
           là Tình Yêu”, 19).

           II.2b. Giáo dục Đức Tin : Nhƣ trên đã đề cập, khi con ngƣời hết lòng yêu mến ai thì sẽ đặt trọn vẹn niềm tin vào ngƣời ấy. Khi con
           ngƣời đã biết đƣợc sự có mặt của mình trên thế gian này là từ xuất phát điểm Tình Yêu Thiên Chúa, thì – để đáp trả và đó cũng là
           lẽ đƣơng nhiên – con ngƣời sẽ yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức. Từ căn bản đó, con ngƣời sẽ đặt niềm tin trọn vẹn vào Thiên
           Chúa, và đó chính là Đức Tin vậy ("Nếu mặc khải là con đƣờng Thiên Chúa đến với con ngƣời thì đức tin là con đƣờng con ngƣời
           đến với Thiên Chúa, là sự đáp trả của con ngƣời trƣớc tiếng nói của Thiên Chúa" – Thánh Âu-tinh).

           Khi cha mẹ đã ý thức đƣợc sự có mặt của mình trong gia đình chính là do Tình Yêu Thiên Chúa, tức là cha mẹ đã xây dựng, củng
           cố vững chắc cho mình một niềm tin sắt đá vào Thiên Chúa, để rồi từ đó truyền thụ lại cho con cái. Vâng, hãy giáo dục Đức Ái Kitô
           giáo bằng cuộc sống chứng tá, để rồi từ đó gieo hạt giống đức tin vào lòng con trẻ. Chúng yêu ai chúng sẽ tin vào ngƣời đó. Chúng

Trang 24                                                                                                                           nguon: thanhlinh.net
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao
Giao duc kito giao

More Related Content

Similar to Giao duc kito giao

Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương nataliej4
 
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van vietTim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van vietLuan van Viet
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...nataliej4
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gìĐan Giang
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoco_doc_nhan
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoLong Do Hoang
 
Con đường đạt đến nhân sinh hạnh phúc - Quyển 1
Con đường đạt đến nhân sinh hạnh phúc - Quyển 1Con đường đạt đến nhân sinh hạnh phúc - Quyển 1
Con đường đạt đến nhân sinh hạnh phúc - Quyển 1camnanggiaoduc
 
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớmVăn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớmPhanYen90
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học nataliej4
 

Similar to Giao duc kito giao (20)

Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
Giáo Trình Giáo Dục Học Đại Cương
 
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van vietTim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
Tim hieu ve giao duc mam non tai luan van viet
 
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOTĐề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
Đề tài: Tổ chức phối hợp giáo dục trẻ em đường phố ở TPHCM, HOT
 
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
Biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố ở thành ph...
 
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
Sáng Kiến Kinh Nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tuởng, đạo đức Hồ Chí Min...
 
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
 
Nhân bản là gì
Nhân bản là gìNhân bản là gì
Nhân bản là gì
 
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAYTổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trẻ em đường phố, HAY
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Gioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giaoGioi thieu cong tac truyen giao
Gioi thieu cong tac truyen giao
 
Con đường đạt đến nhân sinh hạnh phúc - Quyển 1
Con đường đạt đến nhân sinh hạnh phúc - Quyển 1Con đường đạt đến nhân sinh hạnh phúc - Quyển 1
Con đường đạt đến nhân sinh hạnh phúc - Quyển 1
 
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớmVăn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ... Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
Biện pháp của Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của...
 
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
 
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinhKể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
 
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
Phương Pháp Hướng Dẫn Trẻ Làm Quen Với Tác Phẩm Văn Học
 

More from Nguyen

đâu là bộ mặt thật
đâu là bộ mặt thậtđâu là bộ mặt thật
đâu là bộ mặt thậtNguyen
 
đâu là bộ mặt thật
đâu là bộ mặt thậtđâu là bộ mặt thật
đâu là bộ mặt thậtNguyen
 
Chúa nói - bạn nói...
Chúa nói - bạn nói...Chúa nói - bạn nói...
Chúa nói - bạn nói...Nguyen
 
cau mong
cau mongcau mong
cau mongNguyen
 
Loi samhoibenveduong
Loi samhoibenveduongLoi samhoibenveduong
Loi samhoibenveduongNguyen
 
Ttdc 06 2010
Ttdc 06  2010Ttdc 06  2010
Ttdc 06 2010Nguyen
 
Hanh trang huynh truong giao ly
Hanh trang huynh truong giao lyHanh trang huynh truong giao ly
Hanh trang huynh truong giao lyNguyen
 
Leu trai
Leu traiLeu trai
Leu traiNguyen
 
50 mini vũ hay
50 mini vũ hay50 mini vũ hay
50 mini vũ hayNguyen
 
Tai lieu ve buoi cam trai
Tai lieu ve buoi cam traiTai lieu ve buoi cam trai
Tai lieu ve buoi cam traiNguyen
 
Tư liệu về xác định phương hướng
Tư liệu về xác định phương hướngTư liệu về xác định phương hướng
Tư liệu về xác định phương hướngNguyen
 
Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Nguyen
 
Ttdc 04 2010 Mau
Ttdc 04  2010 MauTtdc 04  2010 Mau
Ttdc 04 2010 MauNguyen
 
TiệC Ly
TiệC LyTiệC Ly
TiệC LyNguyen
 
YêUthươNgvàđượCyêUthươNg
YêUthươNgvàđượCyêUthươNgYêUthươNgvàđượCyêUthươNg
YêUthươNgvàđượCyêUthươNgNguyen
 
ThôNgđIệP TìNh YêU
ThôNgđIệP TìNh YêUThôNgđIệP TìNh YêU
ThôNgđIệP TìNh YêUNguyen
 
Hay Cung Lam
Hay Cung LamHay Cung Lam
Hay Cung LamNguyen
 
VườN Gethsemani
VườN GethsemaniVườN Gethsemani
VườN GethsemaniNguyen
 
Ttdc 03 2010
Ttdc 03  2010Ttdc 03  2010
Ttdc 03 2010Nguyen
 

More from Nguyen (20)

đâu là bộ mặt thật
đâu là bộ mặt thậtđâu là bộ mặt thật
đâu là bộ mặt thật
 
đâu là bộ mặt thật
đâu là bộ mặt thậtđâu là bộ mặt thật
đâu là bộ mặt thật
 
Chúa nói - bạn nói...
Chúa nói - bạn nói...Chúa nói - bạn nói...
Chúa nói - bạn nói...
 
cau mong
cau mongcau mong
cau mong
 
Loi samhoibenveduong
Loi samhoibenveduongLoi samhoibenveduong
Loi samhoibenveduong
 
Ttdc 06 2010
Ttdc 06  2010Ttdc 06  2010
Ttdc 06 2010
 
Hanh trang huynh truong giao ly
Hanh trang huynh truong giao lyHanh trang huynh truong giao ly
Hanh trang huynh truong giao ly
 
Leu trai
Leu traiLeu trai
Leu trai
 
50 mini vũ hay
50 mini vũ hay50 mini vũ hay
50 mini vũ hay
 
Tai lieu ve buoi cam trai
Tai lieu ve buoi cam traiTai lieu ve buoi cam trai
Tai lieu ve buoi cam trai
 
Tư liệu về xác định phương hướng
Tư liệu về xác định phương hướngTư liệu về xác định phương hướng
Tư liệu về xác định phương hướng
 
Tap san Thang 4
Tap san Thang 4Tap san Thang 4
Tap san Thang 4
 
Ttdc 04 2010 Mau
Ttdc 04  2010 MauTtdc 04  2010 Mau
Ttdc 04 2010 Mau
 
TiệC Ly
TiệC LyTiệC Ly
TiệC Ly
 
YêUthươNgvàđượCyêUthươNg
YêUthươNgvàđượCyêUthươNgYêUthươNgvàđượCyêUthươNg
YêUthươNgvàđượCyêUthươNg
 
ThôNgđIệP TìNh YêU
ThôNgđIệP TìNh YêUThôNgđIệP TìNh YêU
ThôNgđIệP TìNh YêU
 
Hay Cung Lam
Hay Cung LamHay Cung Lam
Hay Cung Lam
 
VườN Gethsemani
VườN GethsemaniVườN Gethsemani
VườN Gethsemani
 
Ttdc 03 2010
Ttdc 03  2010Ttdc 03  2010
Ttdc 03 2010
 
3b
3b3b
3b
 

Giao duc kito giao

  • 1. http://www.huynhtruong-dmhcg.com TÀI LIỆU HỌC TẬP GIÁO DỤC KITÔ GIÁO DẠY & HỌC Jos. Marie Lam Thy Đinh Văn Diệm TRANG MỤC LỤC LỜI NGỎ PHẦN I : DẠY (HUẤN LUYỆN) . Bài I/1 : ÂN SỦNG GIẢNG THUYẾT . Bài I/2 : GIÁO DỤC KITÔ GIÁO . Bài I/3 : ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC KTG . Bài I/4 : GIÁO DỤC LÀ TÌNH YÊU . Bài I/5 : GIÁO DỤC GIA ĐÌNH . Bài I/6 : NGHỆ THUẬT GIẢNG THUYẾT . Bài I/7 : VĂN GIẢNG THUYẾT . Bài I/8 : BÀI GIẢNG THUYẾT . Bài I/9 : KỸ NĂNG ĐỨNG LỚP Trang 1 nguon: thanhlinh.net
  • 2. http://www.huynhtruong-dmhcg.com . Bài I/ 10 : DẠY GIÁO LÝ PHẦN II : HỌC (TỰ HUẤN LUYỆN) . Bài II/1 : CẦU NGUYỆN . Bài II/2 : HỌC HÀNH . Bài II/3 : NHÂN BẢN . Bài II/4 : NHÂN BẢN Ở XÃ HỘI VIỆT NAM . Bài II/5 : PHẨM GIÁ CON NGƢỜI . Bài II/6 : LƢƠNG TÂM CON NGƢỜI . Bài II/7 : CÁC NHÂN ĐỨC . Bài II/8 : TRƢỞNG THÀNH NHÂN BẢN . Bài II/9 : CON NGƢỜI – GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI . Bài đọc thêm : DẠY TRẺ LỜI NGỎ Trong Tuyên ngôn về Giáo Dục Ki-tô Giáo (ban hành ngày 28/10/1965), Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI viết : “Tất cả mọi ngƣời, không phân biệt chủng tộc, giai cấp và tuổi tác, do phẩm giá con ngƣời, đều có một quyền bất khả nhƣợng là phải đƣợc hƣởng một nền giáo dục đáp ứng với sứ mệnh riêng, phù hợp với cá tính của từng phái, thích nghi với văn hóa và truyền thống dân tộc, đồng thời mở rộng sự hợp tác huynh đệ với các dân tộc khác, để hỗ trợ công cuộc hợp nhất chân chính và hòa bình trên mặt đất. Vậy nền giáo dục chân chính là việc đào tạo con ngƣời, nhằm đạt tới cùng đích của mình cũng nhƣ lợi ích của các đoàn thể mà họ là đoàn viên, và họ sẽ tham gia phục vụ khi đến tuổi trƣởng thành. Bởi thế, phải để ý đến những tiến triển của khoa tâm lý, sƣ Trang 2 nguon: thanhlinh.net
  • 3. http://www.huynhtruong-dmhcg.com phạm và giáo khoa, hầu giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát triển điều hòa những năng khiếu thể xác, luân lý và tinh thần, ý thức dần dần trách nhiệm cách rõ rệt hơn, nhờ luôn cố gắng trau giồi đúng mức đời sống cá nhân và theo đuổi sự tự do chân chính, với lòng can đảm và kiên nhẫn lƣớt thắng mọi trở ngại. Phải tích cực và thận trọng giáo dục chúng về phái tính tùy từng lứa tuổi. Ngoài ra, phải huấn luyện cho chúng biết tham dự đời sống xã hội, để sau khi đƣợc chỉ dẫn đầy đủ về những phƣơng tiện cần thiết và thích hợp, chúng có thể tích cực dấn thân vào những đoàn thể khác nhau của cộng đoàn nhân loại, sẵn sàng đối thoại với ngƣời khác cũng nhƣ hăng say hoạt động để góp phần thực hiện lợi ích chung” (Tuyên ngôn về GDKTG, số 1). Tuyên ngôn GDKTG còn nhấn mạnh : “Để chu toàn nhiệm vụ giáo dục, Giáo Hội quan tâm đến tất cả các phƣơng thế thích hợp, đặc biệt là những phƣơng thế riêng của mình. Trƣớc hết là việc giảng dạy giáo lý nhằm soi sáng và củng cố đức tin, nuôi dƣỡng đời sống theo tinh thần Chúa Ki-tô, đƣa đến việc ý thức và tham dự linh động vào mầu nhiệm phụng vụ, khuyến khích hoạt động tông đồ. Nhƣng Giáo Hội cũng tôn trọng và tìm cách đem tinh thần mình thấm nhuần và nâng cao những phƣơng thế khác thuộc di sản chung của nhân loại và góp phần lớn lao vào việc trau giồi tinh thần và đào luyện con ngƣời, nhƣ các phƣơng tiện truyền thông xã hội, các tổ chức có mục đích tập luyện tinh thần và thể xác, các phong trào thanh thiếu niên và nhất là các trƣờng học” (Tuyên ngôn về GDKTG, số 4). Trong Tông Huấn Ki-tô Hữu Giáo Dân (ban hành ngày 30/12/1988), Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II cũng viết: “Cũng nhƣ việc giáo dục con ngƣời liên kết sâu xa với thiên chức làm cha làm mẹ, việc huấn luyện Ki-tô Giáo bắt nguồn và nhận đƣợc sức mạnh nơi Thiên Chúa, Ngƣời là Cha yêu thƣơng và giáo dục con cái. Vâng, Thiên Chúa là nhà giáo dục trƣớc tiên và cao cả nhất của dân Ngƣời… Công trình giáo dục của Thiên Chúa đƣợc bày tỏ và đƣợc hoàn tất với Đức Giê-su, Đấng là Thầy. Công trình đó tác động từ bên trong tâm hồn con ngƣời nhờ sự hiện diện năng động của Thánh Thần… Nhƣ thế, ngƣời giáo dân đƣợc huấn luyện nhờ Giáo Hội và trong Giáo Hội, trong sự hiệp thông và cộng tác hỗ tƣơng giữa mọi thành phần của Giáo Hội : linh mục, tu sĩ, giáo dân... Công cuộc giáo dục trƣớc hết là công việc của Giáo Hội toàn cầu. Đức Giáo Hoàng giữ vai trò ngƣời giáo dục đầu tiên của giáo dân. Là ngƣời kế vị thánh Phê-rô, Đức Giáo Hoàng cũng có sứ mệnh „củng cố anh em mình trong đức tin‟ bằng cách dậy dỗ tất cả mọi tín hữu những yếu tố thiết yếu trong ơn gọi cũng nhƣ sứ vụ cúa Ki-tô Giáo và Giáo Hội” (TH / KTHGD V, 60). Thiên Chúa là nhà Giáo dục đầu tiên của loài ngƣời. Con ngƣời đƣợc Thiên Chúa mời gọi, trong tự do, để trƣởng thành và sinh hoa trái. Con ngƣời không thể không trả lời, không thể không đảm nhận trách nhiệm. Đó là trách vụ của mỗi Ki-tô hữu. Từ đó, việc huấn luyện đƣợc đặt ra và nhu cầu huấn luyện cũng nhƣ nhu cầu đƣợc huấn luyện trở nên mối ƣu tƣ hàng đầu của Giáo Hội. Nói trách nhiệm giáo dục thuộc thẩm quyền Giáo Hội, cũng tức là nói trách nhiệm giáo dục là của tất cả mọi Ki-tô hữu, bởi “Giáo dục Ki-tô Giáo là công trình học và sống làm con ngƣời và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Ki-tô hữu mọi nơi, mọi thời” (Thƣ Chung 2007 của Hội Đồng Giám Mục VN, số 3). Tuy nhiên trên thực tế, các “nhà giáo” mới là những ngƣời đƣợc trao phó trách nhiệm giáo dục chuyên nghiệp. Nhƣ thế, ngoài cuộc sống mẫu mực của một nhà giáo, họ còn là đại sứ của Đức Giê-su Ki-tô nơi học đƣờng bằng chính đời sống và lƣơng tâm Ki-tô hữu. Chính Đức Giê-su Ki-tô, Đấng là Thầy, khi kêu gọi các môn đệ, Ngƣời đã nói : “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành Trang 3 nguon: thanhlinh.net
  • 4. http://www.huynhtruong-dmhcg.com những kẻ lƣới ngƣời nhƣ lƣới cá” (Mt 4, 19). Lƣới ngƣời ? Đức Ki-tô đã dùng hình ảnh cụ thể “lƣới cá” trong cuộc mƣu sinh hàng ngày của các môn đệ, để nói về một công việc trừu tƣợng “rao giảng Tin Mừng”, nhằm giúp các môn đệ hiểu đƣợc ý muốn của Ngƣời. Các môn đệ đã quá rõ về nghề chài lƣới không chỉ cần đến các công cụ (ghe thuyền, chài lƣới) cho thật tốt, mà còn cần – rất cần – phải biết chọn đúng thời điểm theo thời vụ ở mỗi địa điểm (vd : sáng thì nên thả lƣới chỗ nào, trƣa, chiều, tối thì nên thả lƣới chỗ nào có nhiều cá ; rồi còn phải tính đến vào mùa nào trong năm, vào thời điểm nào trong tháng ... thì nên thả lƣới ở đâu). Ngoài ra, còn cần đến những phƣơng pháp, kỹ năng chài lƣới sao cho có hiệu quả tối ƣu nữa. Chỉ trong một câu ngắn gọn, Đức Kitô đã làm cho ngƣời nghe hiểu và tin vào Ngƣời Thầy của mình sẽ giúp mình trở nên một ngƣời tinh thông và đủ năng lực thực hiện một hành vi trừu tƣợng “lƣới ngƣời”. Phải chăng đó là mục tiêu của công cuộc giáo dục Ki-tô giáo ? Muốn giáo dục đối tƣợng (cá) thì phải có những nhà giáo (dân chài), mà để thực sự có đƣợc những nhà giáo chuyên nghiệp đúng với ý nghĩa của nó, cũng lại cần phải có những biện pháp giáo dục (lƣới, vó... cùng với cách thả lƣới, kéo vó v.v...) mà chúng ta vẫn quen gọi là “sƣ phạm”. Nhƣ vậy, nói đến giáo dục thì cũng đồng thời nói đến 2 đối tƣợng chủ yếu : Thầy (dạy) – Trò (học). Nói khác hơn, “dạy” và “học” là 2 mặt chính yếu của một vấn đề : Giáo dục. Ấy là chƣa kể ngƣời học phải học đã đành, mà cả ngƣời dạy cũng cần phải học nữa. “Dạy” và “Học” vừa là khởi điểm vừa là đích điểm tác động hỗ tƣơng giúp con ngƣời tiến bộ. Đó chính là mục đích của tập tài liệu nhỏ này. Bản thân tác giả có đƣợc cái may mắn ở trong ngành sƣ phạm xã hội Việt Nam trải qua hai chế độ chính trị. Nhờ đƣợc nếm trải những biến thiên của thời cuộc đƣa đến những thăng trầm trong nghề nghiệp và nhất là trong cuộc sống, nên cũng rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. Khoảng 10 năm trở lại đây, đƣợc gia nhập Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh (Dòng Ba Đa Minh) với cƣơng vị Huấn đức từ cấp Huynh đoàn cơ sở đến Liên huynh và hiện nay là Huấn đức Huynh đoàn Giáo phận (Saigon), đồng thời tham gia Ban Giảng huấn của Huynh đoàn GD Đa Minh Việt Nam. Chính do những yêu cầu thúc bách của chức vụ đƣợc trao phó, nên dốc tâm học tập tìm hiểu và đúc kết thành tài liệu với mục đích chủ yếu cũng chỉ là để giúp bản thân hoàn thành tốt sứ vụ đƣợc trao, đồng thời cũng để chia sẻ với anh chị em học viên hoặc cùng chung sứ vụ và bạn bè xa gần. Nay đem xuất bản, rất mong đƣợc sự chỉ giáo của những bậc cao minh và độc giả. Xin đƣợc chia tập tài liệu thành 2 phần : Phần I - DẠY (11 bài) và phần II - HỌC (9 bài) : PHẦN I : DẠY (HUẤN LUYỆN) Bài I/1 : ÂN SỦNG GIẢNG THUYẾT Bài I/2 : GIÁO DỤC KITÔ GIÁO Bài I/3 : ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC KTG Bài I/4 : GIÁO DỤC LÀ TÌNH YÊU Trang 4 nguon: thanhlinh.net
  • 5. http://www.huynhtruong-dmhcg.com Bài I/5 : GIÁO DỤC GIA ĐÌNH Bài I/6 : NGHỆ THUẬT GIẢNG THUYẾT Bài I/7 : VĂN GIẢNG THUYẾT Bài I/8 : BÀI GIẢNG THUYẾT Bài I/9 : KỸ NĂNG ĐỨNG LỚP Bài I/ 10 : DẠY GIÁO LÝ PHẦN II : HỌC (TỰ HUẤN LUYỆN) Bài II/1 : CẦU NGUYỆN Bài II/2 : HỌC HÀNH Bài II/3 : NHÂN BẢN Bài II/4 : NHÂN BẢN Ở XÃ HỘI VIỆT NAM Bài II/5 : PHẨM GIÁ CON NGƢỜI Bài II/6 : LƢƠNG TÂM CON NGƢỜI Bài II/7 : CÁC NHÂN ĐỨC Bài II/8 : TRƢỞNG THÀNH NHÂN BẢN Bài II/9 : CON NGƢỜI – GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Bài đọc thêm : DẠY TRẺ Trang 5 nguon: thanhlinh.net
  • 6. http://www.huynhtruong-dmhcg.com Trong tâm tình học hỏi và cầu tiến, xin đƣợc giãi bày tâm sự và đặt tất cả hoài vọng cho tƣơng lai. Xin vì lòng Thƣơng Xót của Ngƣời Thầy Chí Thánh Giê-su Ki-tô, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, nguyện cầu tất cả đƣợc no đầy ân phúc (đặc bịêt là ÂN SỦNG GIẢNG THUYẾT) của Thiên Chúa. Trân trọng, Saigon, Tháng Hoa 2010, Tác giả kính bút. PHẦN THỨ NHẤT DẠY (HUẤN LUYỆN) Bài I/1 ÂN SỦNG GIẢNG THUYẾT I. KHÁI NIỆM : Giảng thuyết là giải thích, nói cho rõ ra một vấn đề, sự kiện, công việc nào đó (Giảng : giải thích rõ ràng ; Thuyết : nói). Khi cần giảng giải một đề tài cho một cộng đoàn, tất nhiên cũng phải cần đến những phƣơng pháp, kỹ năng truyền đạt sao cho có sức hấp dẫn, thuyết phục đƣợc ngƣời nghe (thính giả) để họ có thể hiểu thật cặn kẽ vấn đề mà thuyết giả (giảng viên) trình bày. Và đó chính là nghệ thuật giảng thuyết. Trong phạm vi bài này, nghệ thuật giảng thuyết là những phƣơng pháp, kỹ năng mang tính sƣ phạm, giúp ngƣời giảng viên đứng lớp đạt hiệu quả cao. Nói cách khác là nhằm giúp ngƣời giảng viên thi hành tốt sứ vụ đƣợc trao phó, theo đặc sủng Chúa Thánh Thần đã ban : Ân sủng giảng thuyết. Vả chăng “Giảng thuyết” chính là đoàn sủng Chúa Thánh Thần ban tặng Dòng Đa Minh (nên có tên gọi là Dòng Anh Em Thuyết Giáo). Đừng nói là đoàn viên Đa Minh, chỉ là một Ki-tô hữu bình thƣờng thôi thì việc rao giảng Lời Chúa đã là một bon phận, một trách vụ phải đƣợc thi hành cách triệt để : Ngƣời giáo dân khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, đƣợc tham dự vào 3 chức vụ của Đức Trang 6 nguon: thanhlinh.net
  • 7. http://www.huynhtruong-dmhcg.com Giê-su Ki-tô, mà một trong ba chức vụ ấy chính là "ngôn sứ" – tức là ngƣời đƣợc sai đi (sứ) dùng lời nói (ngôn) để rao giảng Lời Chúa. Vì thế, “Việc đào tạo những ngƣời mà, đến lƣợt mình, sẽ phải đảm nhận công việc huấn luyện giáo dân, là một đòi hỏi tiên quyết và sâu xa cho toàn thể dân Chúa, cho mọi giáo dân …” (TH/KTHGD V, 63). II. ÂN SỦNG GIẢNG THUYẾT : Nhƣ vậy, ngƣời có ân sủng giảng thuyết, không phải là ngƣời giảng làm thính giả say mê, cũng không phải là nhà hùng biện hấp dẫn thính giả ; mà hơn the, đó là ngƣời đƣợc Thiên Chúa ban ơn biết dùng lời nói thực sự, một hình thức hoạt động đặc biệt của Chúa Thánh Thần, Đấng vẫn bao phủ ngƣời tin. Nếu nhà giảng thuyết có uy tín, nếu nói với uy quyền, nếu có ân sủng, đó chỉ là do sức mạnh siêu nhiên đang ở trong ngƣời ấy, một khi ngƣời ấy biết sẵn lòng đón nhận. Điều đó cho biết tại sao ngƣời ta lại cho rằng ân sủng này là kết quả của việc sám hối hay thánh hoá, nói đúng hơn, ngƣời ta đoán ra đƣợc hay cảm nghiệm trƣớc đƣợc ân sủng đó. Thƣờng khi nghe nói đến giảng thuyết, ai cũng nghĩ là cần phải có năng khiếu thiên phú mới có thể làm đƣợc. Thực ra thì loài ngƣời nói chung – ngoại trừ những ngƣời bị khiếm khuyết hay bệnh tật – đều có khả năng ăn nói cả. Khả năng ấy phát triển bình thƣờng nơi ngƣời bình thƣờng, phát triển mạnh nơi ngƣời có tài, và nẩy nở phi thƣờng nơi bậc thiên tài. Nhƣng tựu trung, dù nơi ngƣời bình thƣờng hoặc nơi ngƣời có tài hay nơi bậc thiên tài, tất cả đều có thể và cần đƣợc huấn luyện, rèn luyện. Câu nói của cổ nhân : “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý” (Ngọc không đƣợc mài giũa thì không trở thành vật quý giá, ngƣời không học thì không biết lý lẽ ở đời) cho thấy đến nhƣ ngọc, tự bản chất đã là quý rồi, mà vẫn cần phải đƣợc mài giũa ; huống hồ là con ngƣời, dù cho có khả năng thiên phú đi nƣa, mà không đƣợc rèn luyện, thì cũng không trở nên hữu dụng đƣợc (“Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài, Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi” – ca dao VN). Năng lực (khả năng) giảng thuyết cũng nhƣ nhu cầu đƣợc huấn luyen là nhu cầu chung của tất cả mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội. Và tất nhiên, “Để hành động với tất cả lòng trung tín theo ý định của Thiên Chúa, ngƣời môn đệ cần phải có khả năng và luôn cố gắng làm cho mình càng có khả năng hơn nữa : chắc chắn cùng với ân sủng của Chúa…, nhƣng cũng phải có sự cộng tác tự do và có trách nhiệm của mỗi ngƣời chúng ta … nhất thiết phải thi hành công việc huấn giáo một cách có hệ thống, thích hợp với tuổi tác, với những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống và phải cƣơng quyết thăng tiến nền văn hoá theo tinh thần Ki-tô Giáo, để có thể trả lời đƣợc cho những vấn nạn muôn thủa, cũng nhƣ những vấn đề mới đang ảnh hƣởng trên con đƣờng và xã hội hôm nay…” (TH/KTHGD V, 58-60). Rõ ràng, ngƣời giảng thuyết “cần phải có khả năng và luôn cố gắng làm cho mình càng có khả năng hơn nữa”. Việc „có khả năng‟, là việc làm của Thiên Chúa : Thông qua Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa ban cho con ngƣời những khả năng thích ứng với đời sống (xã hội cũng nhƣ tôn giáo). Còn việc „làm cho mình càng có khả năng hơn nữa‟, chính là sự nỗ lực không ngừng – trong tự do và trách nhiệm – của con ngƣời. Nói khác đi, con ngƣời (ở đây là ngƣời giảng thuyết) cần phải biết tự trang bị kiến thức chuyên môn, để trau giồi và phát triển năng lực sẵn có của mình. Trang 7 nguon: thanhlinh.net
  • 8. http://www.huynhtruong-dmhcg.com Dĩ nhiên, để đƣợc đào tạo thành ngƣời giảng thuyết, thì ngƣời thụ huấn cũng đòi hỏi phải có một trình dộ văn hoá nhất định nào đó, hoặc nếu không thì cũng phải đƣợc tiến hành song song việc đào tạo văn hoá và đào tạo thành giảng viên. Cũng xin mở ngoặc để nói rõ thêm là những giảng viên chuyên biệt (tức là những ngƣời đi dậy) khác với những giáo dân bình thƣờng trong sứ vụ loan báo Tin Mừng, bởi có những phƣơng cách loan báo Tin Mừng có thể không cần đến trình độ văn hoá, vì họ có thể học bằng cách lắng nghe và cầu nguyện, và có thể loan báo Tin Mừng bằng chính cuộc sống một Ki-tô hữu đích thực (“Trƣớc khi rao giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống” – Thƣ MV 2003 của HĐGMVN). Các giảng viên cần có một trình độ văn hoá nhất định và phải đƣợc tham dự những khoá huấn luyện chuyên biệt, cũng là vì thế (“Để bắt đầu một công cuộc mục vụ thực sự hữu hiệu, cần phải cổ võ việc đào tao các chuyên viên lo việc huấn luyện, kể cả việc thiết lập các khoá học hay các trƣờng dành riêng cho công việc đó. Việc đào tạo những ngƣời mà, đến lƣợt mình, sẽ phải đảm nhận công việc huấn luyện giáo dân, là một đòi hỏi tiên quyết và sâu xa cho toàn thể dân Chúa, cho mọi giáo dân …” – TH/KTHGD V, 63). Học về giảng thuyết, nói về giảng thuyết, thì ngƣời thầy tiên khởi, ngƣời thầy muôn đời tuyệt mỹ mà chúng ta phải tận tâm tận lực học hỏi, đó chính là Thầy Chí Thánh Giê-su Ki-tô. Chúng ta thử suy gẫm lại lời dậy của Ngƣời : “Các kinh sƣ và các ngƣời Pha-ri- siêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dậy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23, 1-3). Nếu không sống tốt, thì dù có đƣợc học nhiều tới đâu đi nữa mà cứ liều mình đi dậy, cũng chẳng khác gì những kinh sƣ và các ngƣời Pha-ri-siêu – những con vẹt thời đại vậy. Đức Ki-tô, Đấng là Thầy, đã dậy chúng ta : “Lòng có đầy miệng mới nói ra” (Mt 12, 33). Chủ thể cần phải „có‟ trƣớc đã, nhiên hậu mới nói đến việc đem chia sẻ „cho‟ tha nhân. Không ai có thể cho ngƣời khác cái mà mình không có. Việc chia sẻ Lời Chúa cũng vậy, không có cái „vốn lận lƣng‟ thì lấy gì mà chia sẻ ? Cao hơn một bậc, giảng viên là ngƣời đi giảng thuyết, đi dậy ngƣời khác, thì lại càng cần phải có một cái vốn kiến thức kha khá, mới hy vọng đạt kết quả. Ngƣời đời cũng thƣờng nói “Biết MUỜI, dậy MỘT”, nếu không đạt đƣợc yêu cầu đó, thì tối thiểu cũng phải “Biết HAI, dậy MỘT”. Tất nhiên, van đề tích luỹ kiến thức, phải là ƣu tiên hàng đầu của ngƣời giảng thuyết, và trải qua một quá trình dài lâu với những nỗ lực không ngừng. Để có đƣợc cái vốn, phải biết nghe, đọc, học trong nhà trƣờng, ngoài xã hội, trong cuộc sống, giữa thiên nhiên, và trên tất cả là lắng nghe và học hỏi (cầu nguyện) với Thiên Chúa, Đấng là Thầy-Dậy-Muôn-Đời. Kho tàng kiến thức của giảng viên, chủ yếu phải đƣợc kín múc từ kho báu vô tận là Thánh Kinh và Phụng Vụ Thánh (“Nhƣ trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát sữa tinh tuyền là Lời Chúa, nhờ đó anh em sẽ lớn lên để hƣởng ơn cứu độ” (1Pr 2, 2), bởi vì và trên tất cả, chúng ta giảng thuyết là để truyền đạt cho anh em về Mầu Nhiệm Đức Tin, Mầu Nhiệm Cứu Độ xuất phát từ Thiên Chúa và đƣợc thực hiện bởi chính Con Một Ngƣời là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Ngoài ra, về chuyên môn nghiệp vụ (giáo dục), chúng ta cần học hỏi nơi chính Đức Ki-tô những phƣơng pháp sƣ phạm tuyệt hảo mà ngƣời vẫn dùng để giảng dạy các môn đệ và dân chúng ; đồng thời chúng ta có thể học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm nơi những môi trƣờng tôn giáo (phụng vụ Thánh, giáo dục, chia sẻ…), hoặc nơi những sách báo (Đạo cũng nhƣ Đời). Nhƣ vậy, về chuyên môn, nhu cầu huấn luyện và nhu cầu cần đƣợc huấn luyện, không chỉ là nhu cầu của ngƣời thụ huấn, mà còn là nhu cầu của chính ngƣời giảng dậy nữa. Có nhu cầu cần đƣợc huấn luyện, lẽ tất nhiên phải có đáp ứng, ấy là việc trui rèn, mài giũa khí Trang 8 nguon: thanhlinh.net
  • 9. http://www.huynhtruong-dmhcg.com cụ chuyên môn, nói cách khác là trau giồi kỹ thuật giảng thuyết cho nhuần nhuyễn vậy. III. KẾT LUẬN : Tóm lại, “trong công việc huấn luyện, có một vài xác tín hết sức cần thiết và phong phú. Trƣớc tiên, đó là xác tín rằng không thể có việc huấn luyện đích thực và hữu hiệu, nếu mỗi ngƣời không tự đảm nhận và phát triển trách nhiệm đào tạo chính mình : quả thực mọi việc huấn luyện thiết yếu là một thứ „tự huấn luyện‟. Tiếp đến là xác tín rằng mỗi ngƣời chúng ta vừa đồng thời là đích điểm vừa là khởi điểm của việc huấn luyện, chúng ta càng tự huấn luyện tốt thì càng có khả năng để huấn luyện ngƣời khác. Cũng phải ý thức rằng công việc huấn luyện, nếu biết khôn ngoan dựa vào các phƣơng tiện và phƣơng pháp khoa học nhân văn và sẵn sàng để cho Thiên Chúa hành động, thì càng đạt đƣợc hiệu quả nhiều hơn” (TH/KTHGD V, 63). Đó là lời dậy chí lý của ĐTC Gio-an Phao-lô II dành cho mọi thành phần Dân Chúa. Lời dậy này càng trở nên cần thiết hơn cho những ngƣời mang trọng trách giảng thuyết. Bài I/2 GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO I.- KHÁI NIỆM : Thông thƣờng, giáo dục mang hai nghĩa bổ túc cho nhau : Dậy dỗ + nuôi nấng (Giáo : dậy ; Dục : nuôi), tức là vừa dậy dỗ vừa nuôi dƣỡng những phẩm chất của con ngƣời, bao hàm một phạm trù toàn diện (trí dục + đức dục + thể dục). Chính vì thế, ở phần chú thích số 7 (câu : “Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục.7* ”) trong “Lời mở đầu” của SL/ GDKTG, viết : “Ngƣời ta có thể định nghĩa danh từ này rất nhiều cách, nhƣng để gọi đƣợc là xác thực, các định nghĩa đó phải có những đặc tính chung sau đây : a. Giáo dục chỉ có thể có nơi loài ngƣời. b. Nó là hoạt động của một hữu thể đối với một hữu thể khác. c. Hoạt động này đƣợc hƣớng tới một mục đích. d. Mục đích đó là đạt đƣợc một số tính chất đại cƣơng giúp con ngƣời dễ dàng đạt đƣợc lợi ích của mình”. II.- MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU : Trang 9 nguon: thanhlinh.net
  • 10. http://www.huynhtruong-dmhcg.com II.1. Mục đích của nền giáo dục Ki-tô Giáo : Mục đích của nền giáo dục Ki-tô Giáo nhằm giúp mọi Ki-tô hữu đạt đến trình độ trƣởng thành về cả 2 mặt : Thể xác – linh hồn : a- Rèn luyện nhân cách con ngƣời trở thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội. b- Giúp con ngƣời sống xứng đáng là con Thiên Chúa. II.2. Yêu cầu của thời đại : Giáo dục đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của thời đại : Trên bình diện thế giới. những bất công, áp bức, những khủng bố, chiến tranh, rồi những cảnh nổ súng tại nhà trƣờng, những cảnh sống thác loạn … hầu nhƣ không còn chừa bất cứ một quốc gia nào mà không có. III. NỀN TẢNG GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO : Công trình giáo dục Ki-tô Giáo, trƣớc khi là công khó của con ngƣời, đã là kế hoạch của Thiên Chúa. Cùng với công cuộc tạo dựng vũ trụ và muôn loài, Thiên Chúa đã dựng nên loài ngƣời và phán bảo “hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1, 28). Nói cách khác, Thiên Chúa dựng nên vũ trụ và muôn loài xuất phát từ nguồn suối vô lƣợng : Tình Yêu. Có thể khẳng định : Nền tảng giáo dục Ki-tô Giáo là Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, mà tinh thần giáo dục Ki-tô Giáo giáo dục Ki-tô Giáo là Tình Yêu Cho và Nhận. Trong Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” (số 7), ĐGH Biển Đức XVI dậy : “Trong trình thuật cây thang của tổ phụ Gia-cóp, các Nghị Phụ của Giáo Hội thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa tình yêu nhận về và tình yêu cho đi, giữa eros (tình yêu) tìm kiếm Thiên Chúa và agape (tình bác ái) trao đi hồng ân nhận đƣợc, biểu trƣng bằng nhiều cách khác nhau”. III.1. Chúa Cha và công trình tạo dựng : Khi tạo dựng con ngƣời giống hình ảnh Ngài, ban cho con ngƣời khả năng đạt tới chân lý và tự do (Hc 17, 3 & 7), Thiên Chúa Cha đã định hƣớng công trình sáng tạo của Ngài bằng một đƣờng lối sƣ phạm mềm dẻo phù hợp với lợi ích và thái độ đón nhận của con ngƣời. III.2. Chúa Con và Tin Mừng Cứu Độ : Đƣờng lối sƣ phạm của Chúa Cha là chuẩn bị cho Chúa Con đến “Dạy dỗ loài ngƣời mong chờ và đón nhận ơn cứu độ”. Đức Giê-su nói : “Chính Thầy là con Đƣờng, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Muốn nắm bí quyết sự sống đích thực, con ngƣời phải đến thụ huấn tại trƣờng học của Chúa Giê-su Ki-tô. III.3. Chúa Thánh Thần và vai trò tác thành : Những con ngƣời đầu tiên xuất thân từ trƣờng học của Đức Giê-su là các Tông đồ. Chúa Giê-su là Thầy dậy, nhƣng chính Thánh Thần mới là Đấng tác động giáo huấn của Chúa Giê-su, qua lời rao giảng của tông đồ, trở thành sức mạnh biến đổi tâm hồn ngƣời nghe. Trang 10 nguon: thanhlinh.net
  • 11. http://www.huynhtruong-dmhcg.com III.4. Giáo Hội và sứ mạng giáo dục : Trƣớc khi về Trời, Chúa Giê-su đã trao cho Giáo Hội sứ mạng lên đƣờng dậy dỗ muôn dân (“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” – Mt 28, 19-20). Từ đó, giáo dục trở thành sứ mạng gắn liền với sự hiện diện của Giáo Hội giữa lòng thế giới. Sứ mạng của Giáo Hội là tạo điều kiện để mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng một nền giáo dục Ki-tô Giáo. Tuyên ngôn về Gíao dục Ki-tô Giáo khẳng định : “Với danh nghĩa đặc biệt, Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải đƣợc thừa nhận có khả năng giáo dục, nhƣng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi ngƣời biết con đƣờng cứu rỗi, cũng nhƣ thông ban sự sống Chúa Ki-tô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy. Bởi vậy, nhƣ một Ngƣời Mẹ, Giáo Hội có nhiệm vụ bảo đảm cho con cái một nền giáo dục, đem tinh thần Chúa Ki-tô thấm nhuần đời sống chúng, nhƣng đồng thời cũng cổ võ mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn vẹn của con ngƣời, phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn”(SL/GDKTG, 3). IV. ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC KITÔ GIÁO : IV.1. Tính phổ cập : Giáo Hội có sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi ngƣời (Mc 16, 15), không phân biệt thành phần, đẳng cấp xã hội hay điều kiện kinh tế. Sứ mạng đó bao trùm toàn thể Giáo Hội mọi nơi, mọi thời, mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn. + Sứ mạng đó bắt đầu bằng công cuộc nhập thế do Công đồng Va-ti-ca-nô II đề ra. Trƣớc khi truyền bá đức tin, Giáo Hội có sứ mạng “phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn” (SL/GDKTG, 3). + Hình ảnh cành nho của Chúa Giê-su diễn tả nét sinh động của nền giáo dục Ki-tô Giáo : Các giáo lý viên giống nhƣ những cành nho gắn liền với thân nho là Đức Ki-tô, hút nhựa sống Lời Chúa từ thân cây nho, để chuyển đến các học viên bằng chứng từ rao giảng và thực thi huấn lệnh của Chúa. + Mọi Kitô hữu đều là giáo lý viên, vì qua bí tích rửa tội, tất cả đƣợc mời gọi tham gia công trình giáo dục Ki-tô Giáo trong vai trò đƣợc tham dự vào chức vụ “ngôn sứ” của Đức Giê-su Ki-tô (“mỗi chúng ta vùa là đích điểm vừa là khởi điểm của việc huấn luyện, chúng ta càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện ngƣời khác” – TH/KTHGD, số 7). IV.2. Tính toàn diện : * Là Mẹ và là Thầy, Giáo Hội có bổn phận thông truyền một nền giáo dục toàn vẹn cho mọi ngƣời. Mục tiêu hàng đầu của GD/KTG là Đức Tin. Vì con ngƣời là linh hồn nhập thể, khi giáo dục đức tin, Giáo hội cũng nhằm đến giáo dục con ngƣời toàn diện để giúp họ nhận ra phẩm giá của mình. * Xã hội tính là một nét nổi bật của con ngƣời. GD/KTG góp phần cổ võ tính liên đới, làm cho con ngƣời có trách nhiệm với nhau, trách nhiệm đối với xã hội và công ích, cùng xây dựng một cuộc sống tốt đẹp và an bình. Làm chứng cho Chân lý, Giáo hội trải qua mọi thời đại đã góp tiếng nói của mình qua các Tông Huấn mang tính xã hội. Trang 11 nguon: thanhlinh.net
  • 12. http://www.huynhtruong-dmhcg.com * GD/KTG còn nhấn mạnh việc huấn luyện lƣơng tâm. Bởi vì “lƣơng tâm là luật tự nhiên, vốn phản ánh phẩm giá con ngƣời và đặt nền tảng cho các nghĩa vụ căn bản của con ngƣời” (Giáo huấn XH/GH, 140). Khi có lƣơng tâm ngay thẳng, con ngƣời sẽ dễ dàng cộng tác để xây dựng cuộc sống công bằng, tôn trọng phẩm giá và sự sống con ngƣời. * Vì luôn là một sinh hoạt gắn liền với một không gian nhất định, giáo dục phải đƣợc liên kết với truyền thống văn hoá của không gian ấy. IV.3. Đối tƣợng giáo dục : IV.3.1. Đối tƣợng : Tính phổ cập của nền Giáo dục Ki-tô Giáo một mặt không miễn trừ trách nhiệm cho bất kỳ ai, một mặt cũng đòi buộc không đƣợc loại trừ bất kỳ đối tƣợng nào. Đối tƣợng giáo dục Ki-tô giáo là tất cả mọi ngƣời, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, giai tầng xã hội hoặc phẩm trật Giáo Hội. IV.3.2. Đối tƣợng ƣu tiên : - Chúa Giêsu khẳng định sứ mệnh hàng đầu của Ngài là loan báo Tin Mừng cho ngƣời nghèo khó, lao tù, mù loà, bị áp bức (Lc 4, 18). Noi gƣơng Ngƣời, GDKTG đi theo con đƣờng Ngƣời đã đi trong trách vụ ƣu tiên giáo dục cho những giai tầng bị xã hội ruồng bỏ, khinh chê, áp bức. - Cần nâng đỡ, chia sẻ, đón tiếp những di dân, vì sinh kế phải về thành thị, đƣợc hoà mình vào bầu khí đạo đức sẵn có nơi các giáo xứ mà họ tạm cƣ. Giáo xứ là môi trƣờng và là điều kiện cần thiết để an ủi và khích lệ đức tin của họ nơi Thiên Chúa, Đấng có đủ quyền năng biến cảnh sống tha hƣơng của họ thành cuộc hành hƣơng đầy ý nghĩa hƣớng về Quê Trời. - Thiếu nhi và giới trẻ cũng là những thành phần rất đáng quan tâm ở hàng ƣu tiên. Họ cần đƣợc hƣởng một nền giáo dục chân chính về nội dung và hiệu quả về phƣơng pháp. Giới trẻ, “tƣơng lai của Giáo Hội”, cần nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình từ các nhà giáo dục và các thế hệ đi trƣớc. V. CƠ CẤU TỔ CHỨC : V.1. Nhà giáo dục : Trách nhiệm giáo dục đức tin thuộc về mọi Kitô hữu. Thực tế, các “nhà giáo” mới là những ngƣời đƣợc trao phó trách nhiệm giáo dục chuyên nghiệp. Nhƣ thế, ngoài cuộc sống mẫu mực của một nhà giáo, họ còn là đại sứ của Đức Giê-su nơi học đƣờng bằng chính đời sống và lƣơng tâm Ki-tô hữu. V.2. Gia đình : Gia đình là Giáo hội tại gia, là trƣờng học tự nhiên và căn bản trong nền Giáo dục Ki-tô Giáo. Gia đình còn là “chiếc nôi của sự sống và tình yêu” (“Giáo huấn Xã hội của Giáo Hội”, 209). V.3. Học đƣờng : Đại chủng viện và Học viện Công Giáo phải đóng đúng vai trò của mình bằng việc “đào tạo những ngƣời sẽ đảm Trang 12 nguon: thanhlinh.net
  • 13. http://www.huynhtruong-dmhcg.com nhận công việc huấn luyện giáo dân” (TH/KTHGD, 7). Các cơ sở này không những chỉ cung cấp cho Giáo Hội những thầy giáo mà còn đào tạo các môn đệ của Chúa Giêsu. Các học viên khi tốt nghiệp sẽ rời khỏi học viện đi nhận nhiệm vụ mới, nhƣng không bao giờ rời trƣờng của Chúa Giê-su. V.4. Cộng đoàn : V.4.1. Giáo xứ : Gia đình không thể tách khỏi Giáo xứ. Tại gia đình, đức tin đƣợc truyền thụ bằng phƣơng pháp tiếp cận và thực hành. Tại Giáo xứ, đức tin đƣợc thông truyền nhờ giảng giải và việc cử hành phụng vụ. Những lớp huấn giáo, cha xứ cùng với các giảng viên chịu trách nhiệm khai tâm Ki-tô Giáo. Tại đây, giáo dân có môi trƣờng thể hiện đức tin, đƣợc tham dự cách ý thức vào các giờ kinh lễ, phụng vụ, bí tích. V.4.2. Các Hội đoàn : Cùng với giáo xứ, các tổ chức, các đoàn thể và cộng đoàn Giáo hội cơ bản cũng là những môi trƣờng không thể thiếu để GD/KTG đƣợc triển nở toàn vẹn và công bình. VI. SỰ HỢP TÁC TRONG GIÁO DỤC : Sự cộng tác ngày một cấp thiết và đang đƣợc củng cố trong phạm vi giáo phận, quốc gia và quốc tế cũng rất cần thiết trong lãnh vực học đƣờng. Vì thế, bằng mọi cách, phải lo liệu thế nào việc hợp tác giữa các trƣờng Công Giáo với nhau đƣợc thuận lợi, đồng thời vì ích lợi chung của cộng đồng nhân loại đòi hỏi, phải đẩy mạnh việc hợp tác giữa các trƣờng Công Giáo với các trƣờng ngoài Công Giáo. Càng liên kết và cộng tác chặt chẽ với nhau, nhất là ở bậc Đại Học, càng thu lƣợm đƣợc nhiều kết quả. Vì thế trong mỗi Đại học, các Phân khoa phải hợp tác với nhau, tùy theo mục tiêu cho phép. Chính các Đại học cũng phải liên kết hỗ tƣơng hành động, đồng thời cổ võ những cuộc họp mặt quốc tế, phân phối với nhau việc nghiên cứu khoa học, thông báo cho nhau những phát minh, trao đổi với nhau các giáo sƣ trong một thời gian nào đó và phát huy những gì mang lại việc hỗ trợ lớn lao hơn. VII. NGƢỜI GIÁO DÂN VỚI CÔNG CUỘC GIÁO DỤC : Khi đón nhận Ơn Gọi Ki-tô hữu, ngƣời giáo dân đƣợc mời gọi tham dự vào 3 chức vụ của Đức Ki-tô : Ngôn sứ, Tƣ tế, Vƣơng giả, trong đó, chức vụ “ngôn sứ” chính là chức vụ của một nhà giáo dục (rao giảng Tin Mừng), nên đối với công cuộc giáo dục, ngƣời Ki-tô hữu không thể đứng ngoài. ĐGH Gio-an Phao-lô II cũng dậy : “Công trình đào tạo không phải là đặc ân của một nhóm ngƣời, nhƣng là một quyền lợi và bổn phận của mọi ngƣời. Về vấn đề này, các Nghị Phụ Thƣợng Hội Đồng đã yêu cầu „phải làm sao để mọi ngƣời, nhất là những kẻ nghèo khó có thể hƣởng đƣợc công trình đào tạo, để mọi ngƣời chính mình có thể trở thành những nguồn đào tạo cho tất cả‟..." (TH/KTHGD V, 63). Nhƣ vậy, ngƣời Giáo dân phải ý thức rằng mình chính là một nhà giáo dục của Giáo Hội. Trang 13 nguon: thanhlinh.net
  • 14. http://www.huynhtruong-dmhcg.com Sẽ có một vấn nạn đƣợc đặt ra : Đâu phải ai ai cũng có thể là nhà giáo dục. Đúng vậy, không phải ai cũng có thể đứng trên bục giảng để giảng thuyết, nhƣng việc giáo dục ở đây phải đƣợc thân mình. Cho nên, “Trách nhiệm giáo dục đức tin thuộc về mọi Ki-tô hữu", vì : “Giáo dục Ki-tô giáo là công trình học và sống làm con ngƣời và làm con Chúa. Đây là trách nhiệm của mọi Ki-tô hữu mọi nơi, mọi thời. Thế hệ trƣớc có trách nhiệm chuyển giao đức tin cho thế hệ sau. Thế hệ sau tiếp nhận, củng cố và bàn giao cho thế hệ hậu sinh. Lịch sử là một cuộc hành trình qua đó Ki-tô hữu chia sẻ đức tin cho nhau dƣới sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần" (TC 2007 của HĐGMVN, 39). Việc thực hiện sứ vụ này cũng có nhiều phƣơng cách chớ không nhất thiết phải đứng trên bục giảng. Thƣ Mục vụ của HĐGMVN 2003 đã viết “trƣớc khi rao giảng bằng lời nói, hãy rao giảng bằng đời sống". Tuỳ theo ân sủng Chúa Thánh Thần ban cho mỗi ngƣời mỗi khác, chúng ta có thể thực thi sứ vụ mà Giáo Hội đã trao phó bằng lời nói, việc làm, hành động, và nhất là bằng đời sống chứng tá đức tin Ki-tô giáo. KẾT LUẬN : Giáo dục Ki-tô giáo đang là một sứ mạng cấp bách cho toàn Giáo Hội trƣớc bối cảnh nóng bỏng của thời đại. “Mục đích của nền giáo dục Ki-tô giáo không chỉ là rèn luyện nhân cách con ngƣời thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội, mà còn là giúp con ngƣời sống xứng đáng với tƣ cách con Thiên Chúa để mai sau trở thành công dân Nƣớc Trời. Sứ mạng đó đƣợc khơi nguồn từ Chúa Cha, đƣợc thực hiện nơi Chúa Con và đƣợc kiện toàn nhờ Chúa Thánh Thần ». (TC 2007 của HĐGMVN, 3) Chính vì thế, nên trách vụ mỗi Ki-tô hữu là phải đóng góp sức mình vào công cuộc chung của Giáo Hội. Ngƣời giáo dân hãy nhận lấy trách nhiệm, mạnh dạn thi hành sứ vụ bằng cách nào phù hợp nhất với khả năng, hoàn cảnh, môi trƣờng, và đặc biệt là ân sủng giảng thuyết Thiên Chúa đã ban cho. Bài I/3 ĐẶC TÍNH GIÁO DỤC KITÔ GIÁO DẪN NHẬP : Vì Tình Yêu, Thiên Chúa dựng nên vũ trụ, muôn loài. Khi dựng nên loài ngƣời nên giống hình ảnh Ngƣời, Thiên Chúa đã định hƣớng công trình sáng tạo của Ngƣời bằng một đƣờng lối sƣ phạm uyển chuyển để con ngƣời có thể thích nghi đƣợc với lợi ích và thái độ đón nhận của mình, và “Thiên Chúa tôn trọng phẩm giá con ngƣời do chính Ngài tạo nên, con ngƣời ấy phải đƣợc tự do và đuợc hƣớng dẫn theo chính phán đoán của mình” (“Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo”, 11). Đó chính là khởi nguyên công trình Giáo dục Ki-tô Giáo. Nhƣ vậy, công trình Giáo dục Ki-tô Giáo trƣớc khi là công lao khó nhọc của con ngƣời, đã là kế hoạch từ Trang 14 nguon: thanhlinh.net
  • 15. http://www.huynhtruong-dmhcg.com trƣớc vô cùng của Thiên Chúa Ba Ngôi (Đấng sáng lập là Thiên Chúa Cha, Đấng triển khai là Chúa Con – Ngôi Lời nhập thể, và Đấng kiện toàn là Ngôi Ba Thánh Thần). Nền tảng Giáo Dục Ki-tô Giáo phát xuất từ đó. Giáo Dục Ki-tô Giáo có hai đặc tính tiêu biểu : phổ cập và toàn diện. I. TÍNH PHỔ CẬP : Công trình giáo dục của Thiên Chuá đƣợc mạc khải tiệm tiến qua lịch sử cứu độ và đƣợc hoàn thành nơi Đức Giê-su Ki-tô. Ngày nay, Giáo hội đƣợc Chúa Ki-tô uỷ thác tiếp nối sứ mạng đó. Khi thành lập Giáo hội tại trần gian, Đức Giê-su đã truyền dậy: “Anh em hãy đi khắp tứ phƣơng thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15), Loan báo Tin Mừng là rao giảng Lời Thiên Chúa, mà Lời Thiên Chúa vừa là lời nói của Thiên Chúa, lại vừa chính là Con Ngƣời bằng xƣơng bằng thịt đang sống khó nghèo tại một vùng quê cụ thể ở trần gian : Đức Giê-su Ki-tô – Ngôi Lời nhập thế và nhập thể. Vì là một tổ chức mang tính xã hội nhƣng đƣợc trao sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, nên Giáo Hội giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong xã hội loài ngƣời : Rèn luyện nhân cách con ngƣời thành hữu ích đối với bản thân, gia đình và xã hội (công dân nƣớc trần thế), đồng thời còn giáo dục cho con ngƣời sống xứng đáng với tƣ cách là con Thiên Chúa (công dân Nƣớc Trời). Rõ ràng sứ vụ của Giáo Hội là “… Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải đƣợc thừa nhận có khả năng giáo dục, nhƣng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi ngƣời biết con đƣờng cứu rỗi, cũng nhƣ thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy. Bởi vậy, nhƣ một Ngƣời Mẹ, Giáo Hội có nhiệm vụ bảo đảm cho con cái một nền giáo dục, đem tinh thần Chúa Kitô thấm nhuần đời sống chúng, nhƣng đồng thời cũng cổ võ mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn vẹn của con ngƣời, phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn” (SL Giáo Dục Ki-tô Giáo, số 3). Giáo Hội có sứ mạng đem Tin Mừng đến cho mọi ngƣời (Mc 16, 15), không phân biệt thành phần, đẳng cấp xã hội hay điều kiện kinh tế. Sứ mạng đó bao trùm toàn thể Giáo Hội mọi nơi, mọi thời, mỗi cá nhân và mỗi cộng đoàn. Cũng vì sứ mệnh của Giáo Hội mang chiều kích bao quát nhƣ vậy, nên trách vụ thừa hành đƣợc đặt ra vừa hết sức nặng nề cũng vừa thật nóng bỏng trong bất cứ một bối cảnh nào của lịch sử trần thế, thuận lợi hay không thuận lợi. Đời sống của Giáo Hội nói chung, và cách riêng, của một Ki-tô hữu, không thể tách rời hai lãnh vực luôn gắn bó mật thiết với nhau : tâm linh và trần thế. Con ngƣời trần tục nếu không có một đời sống tâm linh thì cũng chẳng khác gì các động vật khác, hay nói khác hơn, con ngƣời có thể “thống trị đƣợc mặt đất” (St 1, 28) chính bởi vì “nhân linh nhi vạn vật, nhân vi vạn vật chi linh” (con ngƣời vƣợt trên vạn vật vì có đời sống tâm linh). Vì vậy, Giáo Hội có nhiệm vụ “săn sóc toàn diện đời sống con ngƣời, kể cả đời sống trần tục, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục” (SL/GDKTG, Lời mở đầu). + Sứ mạng đó bắt đầu bằng công cuộc nhập thế do Công đồng Va-ti-ca-nô II đề ra. Trƣớc khi truyền bá đức tin, Giáo Hội có sứ mạng “phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn” (SL/GDKTG, số 3). Trang 15 nguon: thanhlinh.net
  • 16. http://www.huynhtruong-dmhcg.com + Hình ảnh cành nho của Chúa Giê-su diễn tả nét sinh động của nền giáo dục Ki-tô Giáo : Các giáo lý viên giống nhƣ những cành nho gắn liền với thân nho là Đức Ki-tô, hút nhựa sống Lời Chúa từ thân cây nho, để chuyển đến các học viên bằng chứng từ rao giảng và thực thi huấn lệnh của Chúa. + Mọi Kitô hữu đều là giáo lý viên, vì qua bí tích rửa tội, tất cả đƣợc mời gọi tham gia công trình giáo dục Ki-tô Giáo trong vai trò đƣợc tham dự vào chức vụ “ngôn sứ” của Đức Giê-su (“mỗi chúng ta vùa là đích điểm vừa là khởi điểm của việc huấn luyện, chúng ta càng tự rèn luyện mình, càng có khả năng huấn luyện ngƣời khác” – TH/KTHGD, số 7). II. TÍNH TOÀN DIỆN : II.1. TÍNH TOÀN DIỆN CỦA GIÁO DỤC XÃ HỘI : Nền giáo dục của xã hội phát xuất từ khi con ngƣời bắt đầu có cuộc sống quần cƣ (tiên khởi là gia đình, rồi đến thôn bản làng xóm, quốc gia xã hội). Do yêu cầu của cuộc sống quần cƣ (truyền thụ những kinh nghiệm sống, những phát kiến, phát minh…), nền giáo dục xã hội hình thành và phát triển. Lúc đầu thì chỉ là khẩu truyền, dần dần con ngƣời tìm ra những ký hiệu để ghi lại, và lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng văn tự. Giáo dục xã hội có mục đích giúp con ngƣời trƣởng thành về mặt tri thức, đồng thời ý thức đƣợc phẩm giá của mình và hiểu rõ vai trò cũng nhƣ trách nhiệm mỗi cá nhân đối với cộng đồng quốc gia dân tộc, rộng hơn nữa là nhân loại (“tứ hải giai huynh đệ” : ngƣời trong bốn bể đều là anh em – ca dao). Giáo dục của xã hội chủ trƣơng giáo dục toàn diện : Đức – Trí - Thể - Mỹ. II.1.1. Đức dục : Giáo dục là dạy ngƣời ta làm ngƣời, sống theo lƣơng tâm tự nhiên, theo luân thƣờng đạo lý. Trƣớc khi đƣợc giáo dục những tri thức về khoa học, xã hội, nhân văn, cần đƣợc giáo dục về đạo đức (“Tiên học lễ, hậu học văn”) từ cái gốc nhân bản sẵn có (“nhân chi sơ, tính bản thiện” : ngƣời mới sinh, tính vốn lành) đến những truyền thống đạo đức của cộng đồng : Con ngƣời ta sống ở đời phải thật thà, ngay thẳng, hiền lành, cần kiệm liêm chính, biết yêu quý những điều thiện hảo, xa lánh những thói hƣ tật xấu, biết yêu ngƣời nhƣ yêu mình (“ái nhân nhƣ ái thân”), ăn ở lễ nghĩa, liêm sỉ. II.1.2. Trí dục : Mở mang tầm hiểu biết (tri thức) về khoa học, về thiên nhiên, vũ trụ, về con ngƣời. Những môn học thuộc khoa học tự nhiên không chỉ là những kiến thức giúp khai mở kho tàng tri thức, mà còn nhắm đến mục đích khám phá chinh phục vũ trụ, thiên nhiên với những biến thiên không ngừng của nó… Những môn học thuộc khoa học xã hội nhằm giúp con ngƣời biết đƣợc nguồn gốc, sự phát triển của loài ngƣời và nhất là quá trình xây dựng một lịch sử với biết bao những kỳ tích nhƣ chinh phục thiên nhiên, vũ trụ, nâng cao đời sống con ngƣời… II.1.3. Thể dục : “thể dục” bao hàm ý nghĩa nuôi nấng, bảo dƣỡng thân xác con ngƣời (thể : thân xác; dục : nuôi dƣỡng) : làm việc, hoạt động, ăn uống, nghỉ ngơi, tĩnh dƣỡng sao cho có chừng mực, điều độ (trong đó có các môn tập thể dục, thể thao là những phƣơng pháp giúp tăng cƣờng sức khoẻ để có đƣợc “Một tinh thần trong sáng trong một thân thể tráng kiện”). Nói cách khác, giáo dục thể dục nhằm giúp con ngƣời ý thức bảo dƣỡng thân xác mình, từ đó biết coi trọng đời sống thể lý của bản thân, tiến đến coi trọng đời sống thể lý tha nhân. Vì thế, những ngƣời tự huỷ thân xác mình (phế bỏ một số bộ phận của cơ thể hoặc tự tử…), hoặc Trang 16 nguon: thanhlinh.net
  • 17. http://www.huynhtruong-dmhcg.com xâm phạm đến tính mạng kẻ khác, đều bị xã hội (kể cả “toà án lƣơng tâm” của chính đƣơng sự) lên án, kết án (xã hội VN hôm nay, những chuyện “bạo lực trong học đƣờng, trong gia đình” xảy ra nhan nhản, gần nhƣ “chuyện thƣờng ngày”, đã làm tốn biết bao nhiêu giấy mực, phí biết bao nhiêu công sức, tiền của để ngăn ngừa, lên án, kết án). II.1.4. Mỹ học : Trong cuộc sống con ngƣời cũng nhƣ ngoài thiên nhiên có biết bao nhiêu những nét đẹp, vẻ đẹp. Đó là những công trình tạo hoá ban tặng con ngƣời. Để có thể cảm thụ, thẩm định đƣợc những cái đẹp ấy, môn mỹ học ra đời nhằm góp phần xây dựng đời sống thẩm mỹ lành mạnh và phong phú cho con ngƣời và xã hội. Chƣơng trình "Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ" trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về mỹ học, nhằm giúp cho ngƣời học nâng cao khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp cho bản thân, cho cuộc sống và cho nghệ thuật. Chƣơng trình "Mỹ học và giáo dục thẩm mỹ" hƣớng tới làm sâu sắc thêm một số khái niệm cơ bản của mỹ học và giáo dục thẩm mỹ trong thực tiễn, với mong muốn ngƣời học có thể liên hệ để tự hoàn thiện bản thân và vận dụng những quan điểm này vào hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong nhà trƣờng, hình thành ở các em đời sống thẩm mỹ lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. II.2. TÍNH TOÀN DIỆN CỦA GIÁO DỤC KI-TÔ GIÁO : Với đời sống tôn giáo, ngoài những quyền đƣợc hƣởng một nền giáo dục xã hội, con ngƣời còn có quyền đƣợc hƣởng một nền giáo dục về đời sống tâm linh. Vì “là Mẹ và là Thầy, Giáo Hội có bổn phận thông truyền một nền giáo dục toàn vẹn cho mọi ngƣời. Mục tiêu hàng đầu của Giáo Dục Kitô Giáo là Đức Tin… Giáo hội cũng nhằm đến giáo dục con ngƣời toàn diện để giúp họ nhận ra phẩm giá của mình” (Thƣ Chung 2007 của HĐGMVN). Đặc tính toàn diện của Giáo dục Ki-tô Giáo bao gồm : II.2.1. Đức dục : Khi giáo dục những đức tính trong luân thƣờng đạo lý, nhân bản (xã hội), cũng đồng thời giáo dục về Đức Ái Ki-tô Giáo, về Nhân bản Ki-tô Giáo. Những giá trị đạo đức từ luân lý (xã hội) phải đƣợc duy trì và phát triển, nâng cao lên đức độ tôn giáo, đó chính là Tình yêu Thiên Chúa, nền tảng vững bền nhất của Giáo dục Ki-tô Giáo. II.2.2. Trí dục : Song song với việc giáo dục tri thức khoa học, xã hội, nhân văn, cũng đồng thời mở mang kiến thức về Kinh Thánh, về Lời Chúa, về Giáo lý… Tuyên ngôn Giáo dục Ki-tô Giáo khẳng định : “Thánh Công Đồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong các trƣờng thuộc mọi cấp và mọi ngành. Đồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vƣơn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sƣ phạm và trong việc trau giồi kiến thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội, mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới ngày nay, nhất là trong giới trí thức” (SL GDKTG, Kết luận). Trƣờng hợp đối tƣợng của Giáo dục Ki-tô Giáo đang thụ huấn tại những trƣờng học của xã hội (không có hoặc không thể Trang 17 nguon: thanhlinh.net
  • 18. http://www.huynhtruong-dmhcg.com có mảng giáo dục tôn giáo), thì việc bồi dƣỡng bổ sung trí dục tôn giáo tất nhiên phải là nhiệm vụ của gia đình, của giáo xứ, của các dòng tu và các hội đoàn (các lớp giáo lý, các lớp thần học giáo dân, các khoá học khác …). II.2.3. Thể dục : Vì tình yêu, Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ, muôn loài. Khi tạo dựng loài ngƣời, Thiên Chúa đã phán bảo “hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1, 28), và “Thiên Chúa tôn trọng phẩm giá con ngƣời do chính Ngài tạo nên, con ngƣời ấy phải đƣợc tự do và đuợc hƣớng dẫn theo chính phán đoán của mình” (“Tuyên ngôn về Tự do Tôn giáo”, 11). Vậy, mục đích giáo dục thể dục ngoài việc bảo dƣỡng sức khoẻ, còn hƣớng tới giáo dục con ngƣời biết coi trọng thân xác mình do Thiên Chúa tạo dựng, từ đó biết tôn trọng tha nhân. Chính vì thế, Ki-tô Giáo không chấp nhận việc xúc phạm đến công trình tạo dựng kỳ diệu này của Thiên Chúa dƣới bất cứ hình thức nào (tự huỷ hoại, tự sát, nạo phá thai, ngừa thai bằng cách huỷ diệt trứng, tinh trùng, thụ tinh nhân tạo, nhân bản vô tính, chết một cách êm dịu…). Khi đã biết coi trọng mạng sống mình, họ sẽ ý thức đƣợc sự tôn trọng tính mạng tha nhân, biết tự trọng phẩm giá con ngƣời của mình sẽ tôn trọng phẩm giá của anh em. Từ đó, ngƣời Ki-tô hữu sẽ tham gia công tác Tông đồ bác ái (đem lại hạnh phúc tinh thần + thể xác cho mọi ngƣời) một cách nhiệt thành và trung tín, coi việc làm này nhƣ là chính máu thịt của mình, chớ không chỉ là nhiệm vụ đƣợc trao. II.2.4. Tâm linh : Giúp con ngƣời từ ý thức đến nhận chân đƣợc chân lý Tình Yêu Thiên Chúa : Thiên Chúa đến với con ngƣời bằng mạc khải qua lịch sử cứu độ. Từ những mạc khải đó, con ngƣời đến với Thiên Chúa, gắn bó với Thiên Chúa nhƣ bạn hữu bằng con đƣờng đức tin, nhƣ Thánh Âu-tinh dạy : “Nếu mạc khải là con đƣờng Thiên Chúa đến với con ngƣời, thì đức tin là con đƣờng con ngƣời đến với Thiên Chúa, là sự đáp trả của con ngƣời trƣớc tiếng nói của Thiên Chúa” (Giáo lý HTCG, bài 2). Nhƣ vậy thì việc giáo dục đức tin cho Ki-tô hữu phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Chính vì thế nên chƣơng mở đầu sách Giáo Lý Công Giáo là giáo dục đức tin. Cũng vậy, phần căn bản của Giáo Dục Ki-tô Giáo là giáo dục đức tin cho tín hữu. Việc giáo dục đức tin cho các Ki-tô hữu là điều tiên quyết và tất yếu, đồng thời phải coi đó là một công việc trƣờng kỳ (giáo dục con ngƣời từ ấu thơ cho tới tuổi trƣởng thành và đến mãn đời). Quá trình giáo dục đức tin để xây dựng đời sống tâm linh cho mọi Ki-tô hữu – bằng đƣờng lối sƣ phạm kết hợp tự nhiên và siêu nhiên – tất yếu phải đƣợc gắn liền với đời sống xã hội. Nói khác hơn, đức tin đƣợc xây dựng nơi con ngƣời cần phải đƣợc thể hiện trong môi trƣờng xã hội bằng hành động trong cuộc sống cụ thể của mỗi cá nhân Ki-tô hữu, vì “Đức tin không thể hiện ra hành động là một đức tin chết” (Gc 2, 17). Rõ ràng đặc tính toàn diện của Giáo dục Ki-tô Giáo là “…nhắm đến mục tiêu hàng đầu là trau giồi đức tin,… cũng nhắm đến giáo dục con ngƣời toàn diện để giúp Kitô hữu nhận ra phẩm giá của mình để thực thi sứ mạng làm chứng cho Chân lý, … đồng thời còn nhấn mạnh đến việc huấn luyện lƣơng tâm ngay thẳng để xây dựng cuộc sống công bằng, tôn trọng phẩm giá và sự sống con ngƣời. Và tất cả phải đƣợc gắn liền với một truyền thống văn hoá của một không gian nhất định, giáo dục phải đƣợc liên kết với truyền thống văn hoá của không gian ấy, và đó chính là truyền thống văn hoá Việt Nam” (TC 2007 của HĐGMVN). II.2.5. Mỹ học : Vấn đề mỹ học trong Giáo dục Ki-tô giáo tuy không đặt ra, nhƣng thiết tƣởng cũng cần phải đƣợc duy trì để giúp cho Ki-tô hữu triển nở năng khiếu thẩm mỹ của bản thân, hiểu biết nhiều hơn nữa những vẻ đẹp trác tuyệt của thiên nhiên ; đồng Trang 18 nguon: thanhlinh.net
  • 19. http://www.huynhtruong-dmhcg.com thời nhìn lại con ngƣời đƣợc dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa tuyệt đẹp và đáng trân trọng biết là dƣờng nào. Thông qua năng lực thẩm mỹ về vẻ đẹp rực rỡ, hoàn hảo của thiên nhiên, của con ngƣời, sự cảm thụ của Ki-tô hữu sẽ đƣợc nâng lên trình độ siêu nhiên : cảm nhận sâu sắc về công trình tạo dựng vũ trụ vô cùng kỳ diệu của Đấng Toàn Năng CHÂN-THIỆN-MỸ cao vời khôn ví. Nhờ vậy, Đức Tin càng đƣợc củng cố vững chắc hơn. KẾT LUẬN : Nhƣ vậy thì Giáo Hội chủ trƣơng giáo dục mọi Ki-tô hữu trƣởng thành cả đời sống tâm linh lẫn đời sống trần thế. Tông huấn Ki-tô hữu Giáo dân viết : “… (Giáo dân) sẽ yêu thích nhiều khả năng nghề nghiệp, ý nghĩa gia đình và công dân, các nhân đức liên quan đến đời sống xã hội nhƣ thanh liêm, tinh thần công lý, thành thật tế nhị, khẳng khái. Không có những nhân đức đó thì không có đời sống Kitô hữu chân thật (CĐ VAT. II, 216)”, và “… Công Đồng khuyến khích ngƣời tín hữu, công dân của nƣớc trần thế và Nƣớc Trời, nên chu toàn công tác trần thế của mình một cách nhiệt tình, trung tín, và vâng theo sự hƣớng dẫn của tinh thần Phúc Âm” (TH/KTHGD V, 59-60). Giáo huấn Xã hội của Giáo hội cũng nhấn mạnh đến con ngƣời toàn diện, tức là con ngƣời trong mọi chiều kích của nó : thể xác và linh hồn (vật chất và tinh thần), cá nhân và xã hội, tự nhiên và siêu nhiên (“tâm linh”). Một sự phát triển toàn diện đích thực không đƣợc bỏ quên một khía cạnh thiết yếu nào của con ngƣời, và cũng không đƣợc đảo lộn trật tự (về giá trị) của các chiều kích đó, chẳng hạn đặt vật chất lên trên tinh thần, gia tăng của cải vật chất mà làm hại cho luân lý, đạo đức. Chính vì thế, nền Giáo dục Ki- tô Giáo phải đáp ứng đƣợc tính toàn diện của giáo dục ở cả hai chiều kích “xã hội” và “tôn giáo” trong liên thông và hiệp nhất. Giáo dục toàn diện con ngƣời là phải khởi từ ấu thơ cho đến khi trƣởng thành. Liên hệ thực tiễn vào gia đình Ki-tô giáo trong sứ vụ giảng thuyết Lời Chúa và cứu rỗi các linh hồn, liệu có thể áp dụng đƣợc không ? Câu trả lời là có, vì ở lứa tuổi ấu thơ hay thiếu niên, đã có cái nôi vững chắc là gia đình Ki-tô Giáo và Giáo xứ là Giáo hội cơ sở (trong đó, giới trẻ là đối tƣợng ƣu tiên). Chỉ có điều chúng ta sẽ triển khai nhƣ thế nào cho phù hợp với yêu cầu chung của Giáo hội : Giáo dục toàn diện phải là kết cấu chặt chẽ đời sống trần thế + đời sống tâm linh trong liên thông để đi tới hiệp nhất, nhƣ ĐGH Gio-an Phao-lô II đã dạy : “Đào luyện toàn diện để sống trong hợp nhất” (TH/KTHGD V, 59). Bài I/4 GIÁO DỤC LÀ TÌNH YÊU DẪN NHẬP : Thời gian gần đây ở Việt Nam, trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng – nhất là báo chí – liên tục báo động về những hiện Trang 19 nguon: thanhlinh.net
  • 20. http://www.huynhtruong-dmhcg.com tƣợng nhà giáo dùng nhục hình đối với học sinh, nhờ công an, dân phòng tra tấn học sinh vì những lỗi phạm nhỏ, dán băng keo vào miệng trẻ sơ sinh để khỏi nghe tiếng trẻ khóc … Ai quan tâm đến vấn đề giáo dục mà chẳng vấp phải một vấn nạn nghiệt ngã : “Có bao nhiêu ngƣời đã chọn nghề giáo vì tình yêu con trẻ ? Có khi một câu hỏi hệ trọng nhƣ vậy nhƣng chúng ta lại chƣa trả lời đƣợc … Chúng ta chỉ đang nói nhiều về giáo đức, nhƣng lại chƣa có đƣợc giải pháp cụ thể để nhận diện ngay từ đầu những ngƣời không thích hợp với nghề cần nhất tình yêu thƣơng con trẻ …” (“Thời sự & Suy nghĩ” – Tuổi Trẻ 9-12-2007). Thầy thì nhƣ thế, còn trò ? Câu trả lời thật nhức nhối : “Số hoc sinh vi phạm kỷ luật, thiếu lễ độ với ngƣời lớn, nói tục, gây gổ đánh nhau, không trung thực, ích kỷ, ham chơi, đua đòi… ngày càng nhiều …” (“Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông : Quá thừa và qúa thiếu” – Tuổi Trẻ 22-12-2007). Thầy thiếu đức độ, tất nhiên trò hƣ hỏng ! Nhƣng hệ tại đâu ? Giám đốc Sở GDĐT/TpHCM phát biểu trong một hội thảo “Nâng cao chất lƣợng GD” : “Bậc tiểu học, hoc sinh thích thơ, tranh ảnh, mà chƣơng trình chúng ta toàn câu chữ khô khan. HS bậc trung học cần những thực tế sinh động, chúng ta chỉ có toàn lý thuyết. Chúng ta dậy nhiều, nhƣng cái gì cơ bản ? Tôi hỏi các tác giả sách cũng không biết cái nào cơ bản. Đây chính là cái yếu nhất của chƣơng trình”, và ông đề nghị “Cần xây dựng nội dung chƣơng trình theo hƣớng đồng tâm, tập trung vào những phẩm chất cơ bản của nhân cách và có tính liên thông cao” (bài “GDĐĐ cho HSPT …” dẫn trên). Các tác giả soạn sách Gíao khoa dựa chủ yếu vào chƣơng trình Giáo dục mà cũng “không biết cái nào là cơ bản” ƣ ? Thế thì chỉ còn một đáp số duy nhất : Nền giáo dục quốc gia ! Tuy nhiên, không riêng ở Việt Nam, mà cả trên thế giới, tình trạng thiếu vắng đạo đức dẫn đến bạo hành trong học đƣờng, cũng xảy ra nhan nhản : nổ súng, đâm chém, thanh toán nhau y nhƣ xa hội đen. Khách quan nhận định, có thể nói nền giáo dục của xã hội đã không đƣợc xây dựng trên nền tảng đạo đức, hay nói khác hơn, đã không đƣợc xây dựng trên căn bản tình yêu. Thế còn giáo dục Ki-tô Giáo ? Xin nghe Tuyên ngôn về Giáo Dục Ki-tô Giáo : “Với danh nghĩa đặc biệt, Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải đƣợc thừa nhận có khả năng giáo dục, nhƣng nhất là vì Giáo Hội có nhiem vụ loan truyền cho mọi ngƣời biết con đƣờng cứu rỗi, cũng nhƣ thông ban sự sống Chúa Ki-tô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy. Bởi vậy, nhƣ một Ngƣời Mẹ, Giáo Hội có nhiem vụ bảo đảm cho con cái một nền giáo dục, đem tinh thần Chúa Ki-tô thấm nhuần đời sống chúng, nhƣng đồng thời cũng cổ võ mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn vẹn của con ngƣời, phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn” (Sắc lệnh về Giáo Dục Ki-tô Giáo, số 3). Nhƣ vậy, nền Giáo Dục Ki-tô Giáo rõ ràng đƣợc khơi nguồn từ Thiên Chúa Tình Yêu và đƣợc xây dựng trên viên đá tảng Tình Yêu : Đức Giê-su Ki-tô. GIÁO DỤC LÀ TÌNH YÊU : Nền tảng GDKTG là Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, mà tinh thần GDKTG là Tình Yêu Cho và Nhận. ĐGH Biển Đức XVI dậy : “Trong trình thuật cây thang của tổ phụ Giacóp, các Nghị Phụ cua Giáo Hội thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa tình yêu nhận về và tình yêu cho đi, giữa eros (tình yêu) tìm kiếm Thiên Chúa và agape (tình bác ái) trao đi hồng ân nhận đƣợc, biểu trƣng bằng Trang 20 nguon: thanhlinh.net
  • 21. http://www.huynhtruong-dmhcg.com nhiều cách khác nhau. Trong đoạn Thánh Kinh này, chúng ta đọc đƣợc tổ phụ Giacóp thấy nhƣ thế nào trong giấc mơ : trên tảng đá dùng làm chỗ gối đầu của ngài, có một cái thang bắc lên trời, trên đó các thiên thần đang lên xuống (St 28, 12 –Ga 1, 51)” (Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu”, 7). Và : “Chúng ta đã tin vào tình yêu Thiên Chúa : ngƣời Ki-tô hữu có thể diễn tả quyết định căn bản của đời mình nhƣ thế. Là Kitô hữu không phải là hệ quả của một lựa chọn luân lý hay một lý tƣởng cao quý, nhƣng là sự gặp gỡ với một biến cố, một ngƣời : một cuộc gặp gỡ trao ban cho cuộc sống một chân trời mới và qua đó là một hƣớng đi có tính chất quyết định” (Tđ “Thiên Chúa là Tình Yêu” – Dẫn nhập). Luận điểm của ĐGH đã đi từ Cựu Ƣớc tới Tân Ƣớc theo nhãn quan tôn giáo (thần học – triết lý siêu nhiên) để nhận định và lý giải Tình Yêu của Thiên Chúa đối với loài ngƣời. Tuy nhiên, ngài vẫn không quên nhãn quan triết học (triết lý nhân sinh), khi ngài viết : “Chiều kích triết học đáng nêu ra trong hình ảnh Thánh Kinh này, và tầm quan trọng từ quan điểm lịch sử các tôn giáo, là một mặt chúng ta thấy mình đứng trƣớc một hình ảnh rất siêu hình của Thiên Chúa : Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối và là nguồn mạch của mọi loài ; nhƣng mặt khác, chủ tể tác tạo hoàn vũ này – Logos, Đấng Thƣợng trí – lại đồng thời là một ngƣời biết yêu với tất cả đam mê của một tình yêu thật sự. Eros vì thế đã nên tột cùng cao quý, nhƣng đồng thời thuần khiết đến độ nên một với agape” (“Thiên Chúa là Tình Yêu”, 19). Eros và agape nên một ƣ ? Trƣớc nay ngƣời ta chỉ hiểu Tình yêu (eros) theo một phạm trù nhân sinh quan giới hạn bởi giới tính (nam và nữ). Ở một phạm trù khác (vũ trụ quan) không giới hạn bởi giới tính, thì ngƣời ta lại cho đó là bác ái (agape). Tuy nhiên, ngay tƣ nguyên thuỷ phát xuất tình yêu, đã không có một giới hạn nào cả : Vì tình yêu, Thiên Chúa dựng nên vũ trụ, muôn loài (trong đó có loài ngƣời – ngƣời nam). Vì tình yêu (thƣơng ngƣời nam cô đơn buồn chán nếu không có bạn), Thiên Chúa mới dựng nên ngƣời nữ từ chính xƣơng thịt (xƣơng sƣờn) của ngƣời nam. Rõ ràng đối với con ngƣời thì nhân sinh quan khác vũ trụ quan, nhƣng với Thiên Chúa, tất cả chỉ là một, cả hai (eros & agape) nên một là vậy – chỉ có một mà thôi : Tình Yêu Thiên Chúa. Tính duy nhất của Đức Ái KTG là thế, và nền tảng xây dƣng GDKTG cũng là thế, không thể khác hơn. KẾT LUẬN : Cái vấn nạn nghiệt ngã đối với nền giáo dục của xã hội là “mới chỉ nói nhiều về giáo đức, nhƣng lại chƣa có đƣợc giải pháp cụ thể…”, nhƣng còn với nền giáo dục của Ki-tô Giáo thì sao ? Cái vấn nạn nghiệt ngã ấy tƣởng chừng đã chấm dứt từ nửa sau thập niên 60 thế kỷ trƣớc (1965-1970), bởi đã có thật nhiều giải pháp đƣợc đề ra và áp dụng nhờ cuộc cách mạng nhập thế CĐ Va-ti- ca- nô II. Tuy nhiên, vì tính cách liên thông giữa 2 nền giáo dục (xã hội và Giáo Hội) nên GDKTG cũng ít nhiều bị ảnh hƣởng bởi GD xã hội và đó cũng là điều tất nhiên. Nhƣ vậy, phải chăng chúng ta đã nói nhiều về giáo đức (tu đức), đã có thật nhiều những giải pháp cụ thể, nhƣng chúng ta vẫn chƣa thật triệt để sống và hành động đúng với những giải pháp đã đƣợc đề ra ấy ? Trang 21 nguon: thanhlinh.net
  • 22. http://www.huynhtruong-dmhcg.com Bài I/5 GIÁO DỤC GIA ĐÌNH DẪN NHẬP : Thƣ Mục vụ 2008 của HĐGMVN (ban hành ngày 5/12/2008) viết : “Tiếp nối tinh thần Thƣ Chung 2007 về giáo dục Ki-tô giáo, năm nay chúng tôi mời gọi anh chị em hãy cùng với chúng tôi suy tƣ và hành động để góp phần chấn chỉnh môi trƣờng giáo dục tại gia đình (x. Thƣ Chung 2007, số 38)”. Khi đã nói đến vấn đề Giáo dục (dù là xã hội hay tôn giáo) thì điều tất yếu là phải nói đến gia đình. Cũng bởi vì con ngƣời ngay từ khi mới tƣợng hình trong bào thai đã đƣợc hấp thụ tính cách của cha mẹ, đặc biệt là của ngƣời mẹ, mà ngƣời mẹ ấy lại cũng đƣợc giáo dục trong cái nôi gia đình, nhiên hậu mới nói đến vấn đề đƣợc giáo dục từ xã hội. Vì thế mới gọi gia đình là cái nôi, là mái trƣờng đầu tiên của con ngƣời. Vấn đề Giáo dục gia đình hơn lúc nao hết, đƣợc đặt ra cũng là vì thế.. I. VAI TRÒ VÀ SỨ MỆNH CỦA GIA ĐÌNH : I.1. Nguồn gốc và vai trò của gia đình : Con ngƣời đầu tiên đƣợc sinh ra trên thế giới này đã đƣợc đặt trong bối cảnh gia đình, đó là gia đình Nguyên Tổ (“Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời có nam có nữ” –St 1, 27). Xuất phát điểm của gia đình nhân loại đầu tiên chính là Thiên Chúa Tình Yêu ("Thiên Chúa là tình yêu, và hễ ai ở trong tình yêu thì ở trong Chúa, và Chúa ở trong ngƣời ấy" – 1Ga 4, 16). Gia đình Nguyên Tổ là biểu tƣợng tốt đẹp nhất, sống động nhất cho Tình Yêu, bởi ngƣời nữ (Eva) đƣợc dựng nên từ chính xƣơng thịt của ngƣời nam (Adam), hai ngƣời cùng chung một xƣơng một thịt. Tuy có những dị biệt về giới tính, về tính tình, nhƣng không phải là sự đối kháng loại trừ, mà là để bổ túc, hỗ trợ, hoà hợp nhau nên một tổng thể toàn vẹn. Sự kết hợp mật thiết ấy chính là nguyên uỷ của Tình Yêu hôn nhân. Nói cách khác, tình yêu hôn nhân là phản ánh, là bản sao trung thực nhất của Tình Yêu Thiên Chúa. Đôi lứa hôn nhân biểu tƣợng của tình yêu lại đƣợc đặt vào cái nôi yêu thƣơng là gia đình và đƣợc chúc phúc “Hãy sinh soi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất” (St 1, 28). Từ tình yêu hôn nhân với 2 ngôi vị ban đầu là vợ và chồng, hoa trái trổ sinh ngôi vị thứ ba là con cái. Tất cả kết hợp làm một gia đình, và đó cũng chính là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất. Cho đến khi, vì đƣợc coi trọng (cao quý hơn muôn loài, thống trị muôn loài), lại đƣợc tự do, con ngƣời sa vòng tội lỗi, bị tội lỗi thống trị ; thì cũng lại vì tình yêu, Thiên Chúa Cha đã ban Con Một xuống cứu độ nhân loại và Ngƣời cũng đƣợc sinh ra trong một gia đình – gia đình Nazareth. Quả thật, Thiên Chúa đã thể hiện tình yêu Ngƣời dành cho loài ngƣời khi “Thiên Chúa sáng tạo con ngƣời theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 1, 27), đồng thời, Ngƣời còn dành cho gia đình một vai trò hết sức quan trọng : Chính gia đình là nơi cƣu mang, dƣỡng dục không những chỉ nòi giống loài ngƣời, mà còn cả chính Con Một Thiên Chúa nữa. Xét cho cùng, nguyên tổ Adam và Eva khi đƣợc dựng nên đã là con cái của Thiên Chúa, thì con cháu của các ngài cũng vẫn đƣợc giữ nguyên ngôi vị ấy. Nên có thể nói, gia đình là cái-nôi-Tình-Yêu-Thiên-Chúa cƣu mang và dƣỡng dục con cái của Ngƣời. Trang 22 nguon: thanhlinh.net
  • 23. http://www.huynhtruong-dmhcg.com I.2. Sứ mệnh của gia đình : Khi Đức Giê-su Thiên Chúa xuống thế làm ngƣời, sống và chịu sự giáo dục tại gia đình Nazareth nhƣ một con ngƣời bình thƣờng, thì Ngƣời nói về gia đình của Ngƣời nhƣ thế này : “Ngƣời còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Ngƣời đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Ngƣời. Có kẻ thƣa Ngƣời rằng: "Thƣa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy." Ngƣời bảo kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ tôi ? Ai là anh em tôi ?" Rồi Ngƣời giơ tay chỉ các môn đệ và nói : "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, ngƣời ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi." (Mt 12, 46-50). Ý Ngƣời muốn nói gia đình của Ngƣời bao gồm cả các môn đệ, hoặc rõ hơn là cả nhân loại đều ở trong cùng một gia đình với Ngƣời (“Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” – Rm 8, 16). Ngoài ra, Đức Ki-tô còn nói với Thánh Phê-rô, môn đệ của Ngƣời : “Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyen lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16, 18). Nhƣ vậy là Gia đình của Đức Giê-su Thiên Chúa là Giáo Hội, mà Ngƣời đã coi nhƣ vị hôn thê của Ngƣời. Cho nên nói gia đình là Giáo Hội thu nhỏ, là Giáo Hội tại gia cũng là vì thế. Nói đến Giáo Hội là nói đến một nhóm ngƣời đƣợc quy tụ lại thành một tập thể (Hội) để dạy dỗ (Giáo), hƣớng dẫn theo một đƣờng lối (Đạo) nhất định của một đấng thần minh (ở đây hiểu đấng thần minh ấy là Thiên Chúa). Nhƣ vậy, khi nói đến Giáo Hội tại gia cũng tức là nói đến công việc giáo dục tại gia đình. Cho nên, phải làm sao cho mọi nhân tố trong gia đình hiểu đƣợc mình đang sống trong cái nôi “Tình Yêu Thiên Chúa” thật đấy, nhƣng mình đã biết đón nhận và đón nhận Tình Yêu đó nhƣ thế nào chƣa ? Nói khác hơn, vấn đề giáo dục tình yêu trong gia đình phải đƣợc đặt ra và đặt lên hàng đầu, bởi chính gia đình là nơi đầu tiên hết, là nơi thuận tiện nhất cho việc triển nở tình yêu. Không có tình yêu thì gia đình không tồn tại, gia đình không tồn tại thì Giáo Hội cũng chẳng còn, và tất nhiên thế giới cũng tuyệt diệt. II. GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH : II.1. Giáo dục ai ? Ai giáo dục ? : Đã đành vấn đề giáo dục tại gia đình là tất yếu, là cấp thiết, nhƣng giáo dục ai và ai giáo duc ? II.1a. Vơ chồng giáo dục lẫn nhau : Khi đôi lứa nam nữ đƣợc Thiên Chúa kết hợp thành một gia đình qua bí tích hôn nhân, chắc chắn một điều là – thông qua các lớp giáo lý, các bí tích mà họ đã đƣợc đón nhận – họ đã hiểu đƣợc vì đâu họ có mặt trên trái đất này, vì đâu họ trở thành vợ chồng một xƣơng một thịt. Đã hiểu, thì ở thời điểm này, họ phải đem cái hiểu ấy ra thực hành, hay nói cách khác là họ phải sống đúng với những điều mà họ đã hiểu. Vấn đề giáo dục phải đƣợc đặt ra ngay từ lúc này. Nói gia đình là mái trƣờng đầu tiên day dỗ con ngƣời chính là vì vậy. Lời hứa trƣớc Thiên Chúa, trƣớc Giáo Hội và cộng đồng khi đón nhận bí tích hôn phối phải đƣợc cụ thể hoá một cách sinh động. Họ sống gắn bó khăng khít với nhau “thuỷ chung nhƣ nhất”, khi mỗi ngƣời vừa là khởi điểm vừa là đích điểm của sự “cho” và “nhận” trong tình yêu, nhƣ Thiên Chúa đối với loài ngƣời, nhƣ Đức Giêsu Kitô đối với Giáo Hội, và ngƣợc lại. Và chỉ có thế, nhiên hậu mới nói đến việc giáo dục cái nhân tố thứ ba trong gia đình là con cái do họ sinh ra. II.1b. Cha mẹ giáo dục con cái : Giáo dục con cái, có nhiều ngƣời quan niệm cứ dạy con thuộc kinh thật nhiều, thuộc Lời Chúa Trang 23 nguon: thanhlinh.net
  • 24. http://www.huynhtruong-dmhcg.com thật nhiều, thuộc giáo lý thật nhiều, hỏi đến đâu là trả lời vanh vách đến đó ; điều đó là rất tốt, nhƣng chƣa đủ, bởi rất có thể con cái họ sẽ trở nên những con vẹt, nếu chúng không thấy đƣợc những điều chúng đã thuộc lòng ấy có liên quan gì đen đời sống hàng ngày trong gia đình, trong đời sống của chúng. Giáo dục bƣớc đầu là noi gƣơng, là bắt chƣớc, là tập những thói quen tốt. Vì thế, cha mẹ muốn giáo dục con cái thì trƣớc hết phải sống nhƣ một mẫu gƣơng sống động thể hiện tình yêu, mà tình yêu đó đƣợc diễn tả bằng những thói quen tốt diễn ra hàng ngày trong đời sống gia đình. Nói gọn lại, bƣớc đầu là phải giáo dục tình yêu bằng chính cuộc sống chan hoà yêu thƣơng trong cái noi tình yêu là gia đình. Và phải chăng đó chính là Đức Ái Ki-tô giáo ? Cho nên, muốn giáo dục đức tin cho con cái, thì hãy giáo dục đức ái, mà không chỉ giáo dục bằng lời, mà phải bằng hành động, bằng cử chỉ, bằng cung cach cƣ xử, đối đãi cụ thể – tắt một lời, bằng chứng tá – trong cuộc sống. Khi con cái thấy rõ đƣợc cha mẹ chúng yêu thƣơng nhau và yêu thƣơng con cái thật lòng, chúng sẽ tin vào những điều cha mẹ dạy bảo. II.2. Giáo dục những gì ? : Tiên vàn, thì phải đặt vấn đề giáo dục Đức Ái trong gia đình làm căn bản. Khi đã giáo dục đến nơi đến chốn về Tình Yêu Thiên Chúa (Đức Ái) thì sẽ có tất cả : Đức tin – Đức tính nhân bản – Tình hiệp thông lien đới … II.2a. Giáo dục Đức Ái : Thiên Chúa có ba ngôi vị, ba ngôi vị ấy kết hợp làm một trong tình yêu. Vì tình yêu, Thiên Chúa dựng nên loài ngƣời và yêu thƣơng loài ngƣời nhƣ con cái. Vì tình yêu, Thiên Chúa muốn loài ngƣời đáp trả bằng cách yêu thƣơng nhau, yêu thƣơng nhau nhƣ Thiên Chúa đã yêu thƣơng loài ngƣời (“Anh em hãy yêu thƣơng nhau nhƣ Thầy đã yêu thƣơng anh em” – Ga 13, 34). Từ căn bản đó, ngƣời cha ngƣời mẹ trong gia đình yêu thƣơng nhau, cụ thể hoá đời sống hôn nhân bằng một tình yêu khăng khít, chung thuỷ, hoà hợp nên một, làm mẫu gƣơng sinh động mà giáo dục con cái về tình yêu, về đức bác ái. Cha mẹ hãy chứng minh cụ thể cho con cái thấy đƣợc Đức Ái chính là TÌNH YÊU, bao hàm cả tình yêu vị kỷ (tình yêu „nhận về‟ – tình ái – “eros”) và tình yêu vị tha (tình yêu rộng mở – tình yêu „cho đi‟ – bác ái – “agape”) nhƣ lời dạy của ĐTC Bênêdictô XVI : “Chiều kích triết học đáng nêu ra trong hình ảnh Thánh Kinh này, và tầm quan trọng từ quan điểm lịch sử các tôn giáo, là một mặt chúng ta thấy mình đứng trƣớc một hình ảnh rất siêu hình của Thiên Chúa : Thiên Chúa là Đấng Tuyệt Đối và la nguồn mạch của mọi loài ; nhƣng mặt khác, chủ tể tác tạo hoàn vũ này – Logos, Đấng Thƣợng trí – lại đồng thời là một ngƣời biết yêu với tất cả đam mê của một tình yêu thật sự. Eros vì thế đã nên tột cùng cao quý, nhƣng đồng thời thuần khiết đến độ nên một với agape” (Tđ “Thiên Chúa là Tình Yêu”, 19). II.2b. Giáo dục Đức Tin : Nhƣ trên đã đề cập, khi con ngƣời hết lòng yêu mến ai thì sẽ đặt trọn vẹn niềm tin vào ngƣời ấy. Khi con ngƣời đã biết đƣợc sự có mặt của mình trên thế gian này là từ xuất phát điểm Tình Yêu Thiên Chúa, thì – để đáp trả và đó cũng là lẽ đƣơng nhiên – con ngƣời sẽ yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức. Từ căn bản đó, con ngƣời sẽ đặt niềm tin trọn vẹn vào Thiên Chúa, và đó chính là Đức Tin vậy ("Nếu mặc khải là con đƣờng Thiên Chúa đến với con ngƣời thì đức tin là con đƣờng con ngƣời đến với Thiên Chúa, là sự đáp trả của con ngƣời trƣớc tiếng nói của Thiên Chúa" – Thánh Âu-tinh). Khi cha mẹ đã ý thức đƣợc sự có mặt của mình trong gia đình chính là do Tình Yêu Thiên Chúa, tức là cha mẹ đã xây dựng, củng cố vững chắc cho mình một niềm tin sắt đá vào Thiên Chúa, để rồi từ đó truyền thụ lại cho con cái. Vâng, hãy giáo dục Đức Ái Kitô giáo bằng cuộc sống chứng tá, để rồi từ đó gieo hạt giống đức tin vào lòng con trẻ. Chúng yêu ai chúng sẽ tin vào ngƣời đó. Chúng Trang 24 nguon: thanhlinh.net