SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 68
Descargar para leer sin conexión
BIẾT, THỜ, MẾN
                 Lớp 3




CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM, SYDNEY NSW
 BAN TU THƢ, TRỰC THUỘC BAN TRUYỀN GIÁO




                  1
DẪN NHẬP
Trình độ này đánh dấu việc chuyển từ Giáo Lý Chúa Chiên Lành qua lối giảng dạy
chính thức hơn dƣới sự hƣớng dẫn của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Lối
giảng dạy này dựa vào việc chọn lựa và tổng hợp ba phƣơng pháp thịnh hành từng
lên khuôn cho nền giáo dục đức tin Công Giáo hơn năm mƣơi nam qua: tức các
phƣơng pháp tín lý, phụng vụ (kerygmatic) và hiện sinh.

      Các chƣơng đầu đề cập tới Thiên Chúa, Tạo Dựng, Con Ngƣời và Gia Đình,
là để dẫn đến chƣơng 4, Chúa Giêsu Cho Hay NgườI Yêu Ta Xiết Bao. Chƣơng 5
trình bầy việc cử hành Mầu Nhiệm Vƣợt Qua, Mùa Chay, Tuần Thánh Và Lễ Phục
Sinh. Chƣơng 6 cung cấp cho ta bối cảnh Giáo Hội của Thánh Kinh, Giáo Hội Sống
Lời Chúa. Nhờ thế, trẻ em sẽ thấy rằng Giáo Hội và Thánh Kinh không thể tách rời
nhau.

Trong nhiều giáo phận, xét theo trình độ tuổi, đây là lúc phần lớn các em chuẩn bị
Xƣng Tội và Rƣớc Lễ lần đầu, thành thử phải có một nền giáo lý rõ rệt hơn về các
Bí Tích Hòa GiảI và Thánh Thể. Trong chƣơng 12, Phép Thống Hối và Hòa Giải
đƣợc trình bầy dƣới tiêu đề, Tha Thứ Và Tăng Sức Là Các Ơn Chúa Thánh Thần và
điều quan yếu thƣờng bị lãng quên là ơn thánh sẽ đƣợc trình bầy ở chƣơng 14, Sống
trong sự sống Chúa Thánh Thần. Phụng vụ Thánh Thể là chủ đề của chƣơng 7 trình
bầy cơ cấu Thánh Lễ, còn chƣơng 11 thì nhấn mạnh tới Phép Thánh Thể, nhất là
việc Thực Sự Hiện Diện, việc biến thể (transubstantiation) và điều kiện Rƣớc Lễ.
Cách chúng ta sống Thánh Thể đƣợc khai triển trong các chƣơng 13-15, với việc
nhấn mạnh đến cầu nguyện bản thân nơi chƣơng 16, Lắng Nghe Và Đáp Lại Tiếng
Chúa

Trong chƣơng 17, Sự Sống Đời Đời, các bí tích đƣợc trình bầy nhƣ để chuẩn bị cho
ngƣời hấp hối hƣởng cuộc sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Việc cầu nguyện cho
ngƣờI đã chết đƣợc trình bầy các đơn sơ. Chƣơng cuối cùng, dành cho Mùa Vọng
và Giáng Sinh, đã kết thúc tập sách, nhƣng nên đƣợc dùng ở giai đoạn đầu của niên
học trong các xứ Bắc Bán Cầu.

                                          Đức Ông Peter J. Elliott, Tổng Chủ Biên

Hình Dáng Một Chương Sách

Trong các tập sách từ lớp 3 tới lớp 6, các chƣơng đƣợc soạn thảo giúp các em „biết,
thờ, và mến”. Học Thuộc Lòng trình bầy vắn tắt các điểm tín lý lấy từ Cái Nhìn
Tín Lý Tổng Quát bao trùm 7 cấp thuộc ban tiểu học và trung học. Đây là những
điểm để học thuộc lòng. Sau đó là phần giải thích tổng quát nội dung của cả
chƣơng. Tiếp theo là phần Lời Chúa, cả trong Thánh Kinh lẫn trong Thánh
Truyền, theo giáo huấn của Công Đồng Vatican II trong Dei Verbum 10. Cầu
Nguyện là trung tâm của chƣơng. Sống Lời Chúa áp dụng chủ đề vào kinh nghiệm
sống hàng ngày của các em. Em Có Biết ? vun sới kỹ năng nhận thức và Cùng


                                      2
Suy Niệm Ở Nhà Và Ở Trƣờng mời gọi phụ huynh, những nhà giáo dục đầu hết
trong giáo hộI tạI gia tham gia diễn trình học tập ở trƣờng.

Các Kinh Quen Đọc tại các trang 55-62 dựa trên các kinh căn bản của Đạo Công
Giáo mà các em nên học thuộc lòng. Phần Tóm Lƣợc Giáo Lý tại các trang 62-66
rất hữu ích để học thuộc lòng, gồm các Kinh Tin Kính, Mƣời Điều Răn và Các GiớI
Răn của Giáo Hội, Các Mối Phúc Thật, Các Nhân Đức Và Thói Hƣ, cũng nhƣ các
Mùa trong Giáo Hội…




                                    3
CHƢƠNG 1

            SỐNG ĐỜI SỐNG YÊU THƢƠNG CỦA CHÖA
1. HỌC THUỘC LÕNG:

* Chúng ta chia sẻ sự sống và tình yêu (ơn thánh) của Chúa
* Chúa Thánh Thần ban ơn Chúa cho ta
* Ta gọi ba ngôi Thiên Chúa là Chúa Ba Ngôi.

2. CHIA SẺ ĐỜI SỐNG YÊU THƢƠNG CỦA CHÖA:

Ta biết nhiều điều kỳ diệu và quan trọng về Chúa. Chịu nhìn chung quanh, qua các
sự vật tốt lành và qua những ngƣời yêu thƣơng ta, ta sẽ thấy Chúa là Đấng Dựng
Nên ta và là Cha ta. Hơn nữa, Chúa yêu thƣơng ta và nhƣ ngƣời bạn thân, muốn kể
cho ta nghe nhiều hơn thế về sự sống của Ngƣời.

Ta biết rằng Chúa Thiêng Liêng, một đấng ta không trông thấy hay sờ thấy, nhƣng
Ngƣời có thật và rất gần với ta. Giống nhƣ gió: ta không trông thấy gió hay nói
trƣớc đƣờng gió đi, nhƣng ta biết có gió nhờ việc gió làm.

Chúa Giêsu giúp ta hiểu rõ hơn nữa về tình yêu của Chúa dành cho ta khi Ngƣời
kêu Chúa là Abba, có nghĩa là Cha, hay Ba, Bố.

Mọi sự Chúa Giêsu, tức Con Chúa, làm lúc sống ở trần gian đều để ta thấy ngƣời
Cha đầy yêu thƣơng của Ngƣời. Nhƣ lời Chúa Giêsu đã hứa, Chúa Thánh Thần
đầy yêu thƣơng nay vẫn ở trong các kẻ đi theo Ngƣời. Nhƣ thế, dù chỉ có một Chúa,
Chúa Giêsu cho ta thấy Chúa có ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Ta gọi mầu
nhiệm ấy là Chúa Ba Ngôi.

Lúc chịu Phép Rửa Tội, linh mục đổ nƣớc lên đầu em và đọc: “cha rửa con nhân
danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Nhờ Phép Rửa Tội ấy, ta chia sẻ đời sống và
tình yêu của Chúa Ba Ngôi. Ta gọi sự sống ấy là ơn thánh. Nhƣ một suối nƣớc,
Chúa Thánh Thần ở với ta và sống trong ta, ban cho ta sự sống và tình yêu của
Chúa mỗi ngày một nhiều hơn.

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH:

* Máccô 1: 9-11: Bấy giờ, Chúa Giêsu từ Nadarét tới Galilê và đƣợc Thánh Gioan
rửa tại sông Giócđăng. Vừa từ nƣớc lên, Ngƣời thấy trời mở ra và Thánh Thần,
trông giống nhƣ chim bồ câu, hiện xuống trên Ngƣời. Và từ trời, có tiếng nói
xuống: “Con là con yêu dấu của Ta; con đẹp lòng Ta mọi đàng”




                                         4
* Luca 2:49: Chúa Giêsu biết Chúa Cha muốn Ngƣời làm gì. Qua việc giảng dạy và
giúp đỡ ngƣời khác, Ngƣời cho ta thấy tình yêu của Chúa Cha.

* Gioan 14:16: Chúa Giêsu hứa với những ngƣời theo Ngƣời rằng Chúa Thánh
Thần luôn giúp đỡ và làm họ vững mạnh.

* Máccô 10:13-16: Chúa Giêsu dạy rằng Chúa yêu ta, Ngƣời giống ngƣời cha luôn
niềm nở và rộng rãi.

B. TRONG THÁNH TRUYỀN

*Ca Nhập Lễ, Chúa nhật kính Chúa Ba Ngôi: “Chúc tụng Chúa Cha và Chúa Con
duy nhất của Ngƣời cùng Chúa Thánh Thần: vì Ngƣời cho ta thấy Ngƣời yêu
thƣơng ta”.

4. CẦU NGUYỆN

A. CỦA GIÁO HỘI: *Kinh Sáng Danh:

 “Sáng danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, nhƣ đã có
 trƣớc vô cùng, và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.”

 B. CỦA THÁNH PATRICK:

 Một ngƣời đọc:        Chúa ôm ấp, bao bọc chúng con
 Mọi ngƣời:            Chúa ở trong lời nói và suy nghĩ của chúng con
 Một ngƣời:            Chúa ở trong đời sống và trên miệng lƣỡi chúng con
 Mọi ngƣời:            Chúa ở trong linh hồn và trong trái tim chúng con. Amen.

5. SỐNG PHÖC ÂM: THÁNH PATRICK CỦA ÁI NHĨ LAN

Đáp tiếng Chúa gọi, Thánh Patrick ra đi dạy cho dân Ái-nhĩ-lan biết Chúa thật,
Chúa Ba Ngôi. Một trong những câu truyện nổi tiếng nhất về Thánh Patrick là
truyện này: Ngài dùng lá shamrock (lá chụm ba) để nói về Chúa Ba ngôi. Nhà thờ
Thánh Patrick ở Sydney (tức Nhà Thờ Đồi) là một trong những nhà thờ Công giáo
lâu đời nhất tại Úc. Tại Melbourne, nhà thờ chính tòa đã lấy thánh Patrick để gọi
tên. Đối với dân chúng Melbourne, nó là tƣợng trƣng của đức tin.

6. EM CÓ BIẾT?

*Các giáo hữu Công giáo Phƣơng Đông làm dấu thánh giá ba lần để nhấn mạnh
Chúa Ba Ngôi.
*Thánh Patrick dùng lá shamrock (lá chụm ba) giúp dân hiểu Chúa Ba Ngôi.
*Ta mừng Chúa nhật kính Chúa Ba Ngôi liền sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống.
*Phép rửa tội nhân danh Chúa Ba ngôi đƣợc thực hiện bằng cách dìm trong nƣớc
hay đổ nƣớc trên trán.



                                      5
7. CÙNG SUY NIỆM Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

*Em hãy xin ba má nhắc lại ngày em chịu phép rửa. Lúc đó, ba má em ƣớc mơ gì
cho em?
*Chúa thƣờng tỏ tình yêu của Ngƣời đối với ta nơi những ngƣời gần gũi ta. Làm
sao em biết em là con của Chúa? Làm sao em tỏ ra em là con của Chúa?
*Kể một số truyện cho thấy Chúa Giêsu rất yêu thƣơng ta. Yên lặng mấy phút suy
nghĩ về tình yêu em từng cảm thấy và nỗi hân hoan do tình yêu ấy đem lại. Hãy tạ
ơn Chúa đã cho ta chia sẻ sự sống và tình yêu của Ngƣời. Hãy nghĩ ra cách em có
thể chia sẻ tình yêu của Chúa với ngƣời khác.
*Những dấu hay biểu tƣợng đặc biệt nào nhắc ta nhớ đến Chúa Ba Ngôi?




                                     6
CHƢƠNG 2

            ĐƢỢC CHÖA DỰNG NÊN ĐỂ YÊU THƢƠNG
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Chúa dựng nên ta có xác và linh hồn.
* Chúa mời ta yêu thƣơng
* Chúa ban cho ta ý chí tự do và khả năng lựa chọn.

2. ĐƢỢC CHÖA DỰNG NÊN ĐỂ YÊU THƢƠNG

Thánh Kinh cho ta hay khi dựng nên ngƣời đầu tiên, Chúa “lấy bụi đất làm nên
ngƣời. Rồi Ngƣời thổi hơi sống vào lỗ mũi ngƣời…” (Sáng Thế 2:7).

Giáo hội thì dạy ta rằng ngƣời ta đƣợc tạo nên có xác và linh hồn. Phải có cả hai
thứ ấy mới thành ngƣời. Loài vật không có linh hồn nhƣ linh hồn ta.

Ta có thể trông thấy và sờ thấy xác ta, còn linh hồn ta giống nhƣ hơi thở ta không
trông thấy cũng nhƣ không nắm đƣợc. Linh hồn là một loại sự sống đặc biệt mà ta
có ở trong ta. Nó thiêng liêng. Ta không thể trông thấy cũng nhƣ sờ thấy linh hồn
ta, nhƣng ta biết linh hồn ta ở trong ta vì những việc nó làm. Nhƣ ý chí tự do, khả
năng biết lựa chọn nhƣ Chúa. Linh hồn ta không bao giờ chết. Đó, Chúa dựng nên
ta nhƣ thế đó.

Chúng ta không phải chỉ là một sự vật, mà là một ai đó, đƣợc dựng nên giống
Chúa, không phải chỉ có xác mà còn có linh hồn nữa. Xác và linh hồn làm ta trở nên
một con ngƣời. Ta sống bằng chính sự sống của Chúa. Điều ấy làm mỗi ngƣời
chúng ta trở thành độc đáo. Mỗi ngƣời chúng ta đều khác với cỏ cây và loài vật,
khác nhiều và thực sự đặc biệt.

Chúa yêu ta nhiều đến nỗi đã cho ta tự do lựa chọn và tự quyết định điều ta muốn
làm trong đời. Ta đƣợc mời dùng các tài năng đặc biệt và tự do của ta để yêu
thƣơng ngƣời khác, để lớn lên thành ngƣời Chúa muốn.

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

* Sáng Thế 2:5-7: Lúc ấy chƣa có cây đồng trên đất, chƣa có cỏ đồng mọc lên, vì
Chúa chƣa khiến mƣa rơi xuống đất và chƣa có ngƣời cấy cày; chỉ có mù sƣơng từ
đất thoát lên và tƣới khắp mặt đất. Thế rồi, Chúa lấy bụi đất làm nên ngƣời rồi thở
hơi sống vào lỗ mũi ngƣời và ngƣời trở nên một sinh vật.




                                       7
B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

*Kinh Tin Kính Nixêa: “Tôi tin kính một Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng,
dựng nên trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”.

-Hữu Hình nghĩa là nhìn thấy đƣợc nhƣ xác ta;
-Vô Hình nghĩa là không thấy đƣợc nhƣ linh hồn ta hay thiên thần.

4. CẦU NGUYỆN

* Thánh Vịnh 139: 13-14: Chính Chúa dựng nên thân con, và đặt con vào lòng mẹ
con; con tạ ơn Chúa vì những mầu nhiệm ấy: vì sự diệu kỳ về con, vì những diệu kỳ
trong công việc của Chúa”

-Nếu nay em viết lại Thánh Vịnh trên, em sẽ dùng những chữ gì và những hình ảnh
gì để nói cho người ta biết công việc tạo dựng của Chúa?

5. EM CÓ BIẾT?

* Trong tiếng Hạ Uy Di, chữ ha có nghĩa là hơi sống cũng có trong chữ ohana có
nghĩa là gia đình.
* Tại sân trƣớc nhà thờ chính tòa Thánh Patrick ở Melbourne, có hình ghép chim
Bunjil. Đây là tên Thần Sáng Tạo của sắc dân Kulin, thổ dân của Melbourne.

6. CÙNG SUY NGHĨ TẠI NHÀ VÀ TẠI TRƢỜNG

* Xét xem em đã học đƣợc gì về Chúa khi đọc truyện Chúa dựng nên mọi loài trong
Sáng Thế 2:5-7.
* Ta dùng tự do ra sao để chứng tỏ tình yêu của Chúa đối với ngƣời khác?
* Hãy nghĩ đến những điều tốt lành trong đời ta là những điều vốn cho ta thấy Chúa
yêu thƣơng ta biết bao.
* Đâu là những lựa chọn tốt ta đã làm hôm nay?




                                     8
CHƢƠNG 3

                 TỰ TRỌNG VÀ TÔN TRỌNG NGƢỜI
1. HỌC THUỘC LÒNG

* Tôi có khả năng lựa chọn.
* Ý chí tự do giúp tôi chọn giữa điều tốt và điều xấu đối với tôi.
* Con cái và cha mẹ nên kính trọng nhau.

2. CHÖA BẢO TA KÍNH TRỌNG MÌNH VÀ TRỌNG NGƢỜI KHÁC

Chúa ban cho mỗi ngƣời sự tự do và khả năng lựa chọn. Các lựa chọn của ta có
ảnh hƣởng tới chính ta và ngƣời khác.

Ta có thể chọn làm điều đúng, dù nó có khó làm. Hãy nhớ lại lúc em phải làm
những lựa chọn khó khăn. Những lúc đó là lúc em dùng đến ý chí tự do mà Chúa đã
ban cho em. Khi dùng đến ý chí tự do đó, ta có sự lựa chọn làm điều tốt hay làm
điều xấu. Chúa yêu thƣơng ta đến độ không ép ta phải làm điều tốt. Các hành động
và lời dạy của Chúa Giêsu hƣớng dẫn ta biết dùng ý chí tự do của ta để thực hiện
những lựa chọn và những quyết định tốt.

Chúa kêu gọi ta kính trọng mình và ngƣời khác. Ngƣời kêu gọi ta yêu thƣơng
ngƣời khác trong điều ta nói, nghĩ và làm. Trong gia đình em, có nhiều cách em có
thể giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau. Những hành động ấy cho mỗi ngƣời thấy họ
quan trọng, đƣợc yêu thƣơng và đƣợc kính trọng. Khi mọi ngƣời trong gia đình em
lựa chọn làm điều tốt cho nhau, họ đã chiếu rọi lại các giá trị và hành động của
Chúa Giêsu.

Mỗi trẻ em đều là quà phúc Chúa ban, nên phải đƣợc chăm sóc và đƣợc yêu thƣơng.
Đây là lý do cha mẹ dạy con phải lựa chọn tốt. Khi con lớn hơn, cha mẹ sẽ từ từ để
các em tự lựa chọn lấy điều phải làm. Khi cha mẹ và con cái chọn việc kính trọng
và yêu thƣơng nhau là họ đã làm điều tốt và họ biểu lộ tình yêu của Chúa cho
nhau.

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

* Máccô 10:13-16: Ngƣời ta đem trẻ thơ đến với Ngƣời, để Ngƣời chạm tay vào
chúng. Các môn đệ đuổi chúng đi, nhƣng khi thấy thế, Chúa Giêsu tức giận, nói với
các ông: “Hãy để trẻ em đến cùng ta; đừng ngăn cản chúng; vì nƣớc Chúa thuộc
những ai giống nhƣ chúng. Ta long trọng cho các ngƣơi hay ai không chào đón
nƣớc Chúa nhƣ một trẻ thơ, sẽ không bao giờ vào đƣợc đó”. Rồi ngài quàng tay
quanh chúng, đặt tay trên chúng và chúc lành cho chúng.



                                       9
B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2: “… Gia đình là một cộng đồng sự sống
và yêu thƣơng”.

4. CẦU NGUYỆN:

* Lời nguyện trên của lễ, Chúa nhật Lễ Thánh Gia:
Lạy Chúa, xin nhận lễ vật hy sinh này và nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ Maria, Mẹ
Đồng Trinh của Chúa, và của chồng Đức Mẹ là Thánh Giuse, xin Chúa hiệp nhất
gia đình chúng con trong bình an và yêu thƣơng.
* Chúc lành cho gia đình:
Lạy Chúa Giêsu, xin đến với chúng con hôm nay khi chúng con tụ tập nhau để đem
chúc lành Chúa xuống trên nhà này.

Xin chúc lành cho mỗi ngƣời chúng con khi chúng con bƣớc vào căn nhà này, lòng
đầy buồn vui mỗi ngày.

Xin chúc lành cho tình bè bạn của chúng con, khi chúng con cố gắng đem cái vui
của tình yêu Chúa đến tâm hồn bè bạn chúng con.

Xin chúc lành cho giấc ngủ của chúng con, khi chúng con mộng mơ tƣơng lai.

Xin chúc lành cho những điều chúng con làm cho nhau, khi chúng con cùng nhau
chia sẻ.

Xin cho chúng con mau chóng giải quyết các tranh cãi và bất đồng, tìm kiếm tha
thứ và nối lại mối liên hệ với Chúa và với gia đình chúng con.

Xin chúc lành cho mỗi ngƣời bƣớc qua ngƣỡng cửa nhà chúng con, để họ cùng
chia sẻ niềm vui và niềm hạnh phúc vốn từ Chúa mà đến.

Chúng con xin những điều đó nhờ Chúa Giêsu, Chúa chúng con. Amen.

                                             (Family Week Resource Kit [1999])
5. EM CÓ BIẾT?

*Ta gọi gia đình nơi Chúa Giêsu lớn lên là “Thánh Gia”
* Thánh Anna, Mẹ Đức Maria, là Thánh Bổn Mạng các bà mẹ.
*Thánh Gerard Majella là Thánh Bổn Mạng các bà mẹ đang mang thai.
* Thánh Giuse là Thánh Bổn Mạng các ngƣời cha.




                                   10
6.. CÙNG SUY NGHĨ TẠI NHÀ VÀ TẠI TRƢỜNG

* Em đã thực hiện những lựa chọn quan trọng nào? Những lựa chọn đó ảnh hƣởng
ra sao đối với ngƣời khác?

* Hãy kể lại lúc em thực hiện đƣợc một lựa chọn tốt, mà không bị ai bó buộc. Em
cảm thấy thế nào? Lựa chọn ấy làm ngƣời khác cảm thấy gì?

* Những việc làm nào và những lời giảng dạy nào của Chúa Giêsu giúp ta biết dùng
ý chí tự do của ta?

* Em hiểu chữ kính trọng ra sao?

* Kể lại lúc, trong gia đình em, em đã dùng ý chí tự do của em để tỏ lòng kính trọng
đối với ngƣời khác.

* Hãy chỉ ra những cách mới mẻ qua đó gia đình em có thể tỏ lòng kính trọng và
yêu thƣơng đối với nhau.




                                      11
CHƢƠNG 4

      CHÖA GIÊSU CHO HAY NGƢỜI YÊU TA XIẾT BAO
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Chúa Giêsu yêu ta đến độ đã chết vì tội lỗi ta.
* Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu ta vì Ngƣời làm ta tìm đƣợc sự sống
mới trong ơn thánh.
* Các sách Phúc Âm kể cho ta biết đời sống và lời dạy của Chúa Giêsu.

2. CHÖA GIÊSU CHO HAY NGƢỜI YÊU TA XIẾT BAO:

Chỉ cần mở lại bốn sách Phúc âm và đọc về đời sống Chúa Giêsu, ta sẽ rõ Chúa đã
yêu thƣơng ta xiết bao. Chúa Giêsu cho ta thấy Thiên Chúa là Đấng nào, qua
cách Ngƣời dạy dân chúng, chữa ngƣời bệnh, nói với ngƣời nghèo, ngƣời giầu,
ngƣời bị hất hủi, và giúp đỡ những ai gặp khó khăn. Đức Giêsu yêu ta đến độ ban
trọn cuộc sống Ngƣời cho ta, nhờ thế ta có thể sống trong một tình bạn mới với
Chúa.

Chúa Giêsu chấp nhận chịu đau khổ và chết trên thánh giá. Ngƣời biết rõ điều gì sẽ
đến với Ngƣời trên cây thánh giá ấy, nhƣng Ngƣời vẫn chọn nó.

Trên thánh giá, Ngƣời muốn cho ta thấy Ngƣời yêu ta xiết bao. Ngƣời muốn bảo ta
rằng: “Chúa là tình yêu” (1 Gioan 4:8). Qua cái chết vì chúng ta, Chúa Giêsu đã
đem sự tha thứ của Chúa đến cho ta.

Trên thánh giá, Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Cha Ngƣời cho những kẻ đóng đinh
Ngƣời: “xin Cha tha tội cho chúng; chúng không biết chúng đang làm gì” (Luca
23:34). Lời cầu nguyện ấy cho ta thấy sự quan trọng của tha thứ. Ta biết rằng Chúa
yêu ta và luôn luôn tha thứ cho ta nếu ta ăn năn. Điều ấy giúp ta lớn lên thành
những ngƣời đầy yêu thƣơng bƣớc theo Chúa Giêsu. Qua việc chịu chết trên thánh
giá và sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu trở nên nguồn suối phát sinh sự sống và
niềm hy vọng mới cho tất cả chúng ta.

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH:

* Mátthêu 18:21-22: Phêrô đến hỏi Ngƣời: “Thƣa thầy, con phải tha bao nhiêu lần
cho ngƣời anh em có lỗi với con? Bẩy lần chăng?” Chúa Giêsu đáp lại: “không phải
bẩy, mà là bẩy mƣơi lần bẩy”.

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI: “Qua cái chết, Chúa tiêu diệt sự
chết của chúng con, qua việc sống lại, Chúa tái lập sự sống chúng con, Lạy Chúa



                                     12
Giêsu xin hãy đến trong vinh quang” Lời Tung Hô sau khi Truyền Phép (Theo Sách
Lễ Cũ bằng Tiếng Anh)

4. CẦU NGUYỆN: Kinh Lạy Cha

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nƣớc Cha trị
đến, ý Cha thể hiện dƣới đất cũng nhƣ trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay
lƣơng thực hằng ngày và tha nợ chúng con, nhƣ chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng
con, xin chớ để chúng con sa chƣớc cám dỗ, nhƣng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Amen

5. EM CÓ BIẾT?

* Kitô là một tƣớc hiệu bằng tiếng Hy-lạp, có nghĩa là Messiah hay Đấng Được
Xức Dầu. Khi sống trên trần gian, Ngƣời đƣợc ngƣời ta gọi là Giêsu Nadarét.
* Chúa Giêsu nói tiếng Aram.
* Thời mới có Giáo hội, ngƣời ta phải dấu không cho nhà cầm quyền biết họ là Kitô
hữu. Các tín hữu đầu tiên dùng biểu hiệu con cá để tỏ cho ngƣời khác biết mình là
ngƣời theo Chúa Giêsu Kitô. Theo truyền thống, ngƣời ta nghĩ rằng biểu hiệu con
cá đƣợc dùng vì các chữ cái đầu trong nhóm chữ Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa,
Đấng Cứu Thế ghép thành chữ cá trong tiếng Hy Lạp.

6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

*Em có ảnh tƣợng gì về Chúa Giêsu? Các ảnh tƣợng ấy nói với ta điều gì về
Ngƣời?
* Kể cho gia đình em hay em biết gì về việc Chúa Giêsu tha thứ cho ngƣời ta.
* Căn cứ vào sách Phúc âm, em hãy kể lại một điều quan trọng Chúa Giêsu đã dạy.
* Làm thế nào để Chúa Giêsu trở thành một phần trong cuộc sống chúng ta ngày
nay?
* Ngày nay, ta có thể làm gì ở nhà hay ở ngoài đời để Nước Chúa trị đến?




                                    13
CHƢƠNG 5

          MÙA CHAY, TUẦN THÁNH VÀ LỄ PHỤC SINH
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Chúa Giêsu chịu đau đớn và chịu chết để cứu ta khỏi tội lỗi
* Vào Chúa nhật Phục sinh, Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.

2. MÙA CHAY, TUẦN THÁNH VÀ LỄ PHỤC SINH

Các biến cố quan trọng nhất đƣợc Giáo Hội cử hành là việc Chúa Giêsu chịu chết
vào Thứ sáu Tuần thánh, và việc Ngƣời sống lại vào Chúa nhật Phục sinh.
Chính nhờ những gì Chúa Giêsu làm trong hai ngày này mà ta có sự sống mới.
Ngƣời ban trọn đời sống của Ngƣời cho ta, ngay cả chết trên thánh giá để tỏ cho ta
lòng tha thứ của Chúa và đem lại cho ta sự sống mới, thóat khỏi tội lỗi.

Ta chuẩn bị cử hành niềm vui của Lễ Phục Sinh trong Mùa Chay, là mùa bắt đầu
vào Thứ tƣ Lễ tro và kéo dài 40 ngày. Thánh giá vẽ bằng tro trên trán ta mời gọi ta
từ bỏ tội lỗi và bƣớc chân theo Chúa Giêsu.

Trong Mùa Chay, ta phải đặc biệt nghĩ đến ngƣời khác. Một cách khác để chuẩn bị
Lễ Phục Sinh là thực hành việc bỏ đi một cái gì đó ta ƣa thích và làm một điều gì
đó cho một ngƣời khác. Làm thế là ta sẽ lớn lên giống Chúa Giêsu ngày một hơn
và phục vụ ngƣời khác nhƣ Ngƣời đã làm.

Cách chuẩn bị thứ ba trong Mùa Chay là dành ra một ít thì giờ để cầu nguyện,
nhớ lại tình yêu của Chúa đối với ta đƣợc biểu lộ trong đời sống Chúa Giêsu.

Thánh Kinh cho ta hay ba ngày sau khi chết, Chúa Giêsu hiện ra với các ngƣời theo
Chúa, nói chuyện, cùng bƣớc đi và ăn uống với họ. Chúa Giêsu quả đã sống lại!
Ngƣời thực sự đã sống động trở lại và điều ấy quả là tin vui cho các môn đệ! Việc
cử hành Lễ Phục sinh giúp ta hân hoan trƣớc mầu nhiệm vĩ đại về một cuộc sống
mới do đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu đem tới.

3. LỜI CHÖA:

A. TRONG THÁNH KINH

* Chúa nhật Lễ Lá: Luca 19:36-38: “Chúc tụng đức Vua, đấng ngự đến nhân danh
Chúa”

* Thứ Năm Tuần Thánh: Luca 22:14-23: “Hãy làm việc này mà nhớ đến ta”

* Thứ Sáu Tuần Thánh: Luca 23:33-34: “Khi họ tới chỗ gọi là Núi Sọ, họ đóng
đinh Chúa Giêsu”


                                     14
* Chúa nhật Phục sinh: Luca 24:1-12: “Ngƣời không ở đây nữa, nhƣng đã sống
lại”. Thánh vịnh 117: “Đây là ngày Chúa đã dựng nên; ta hãy vui mừng hân hoan”.

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

* Phụng vụ Thứ Tƣ Lễ Tro (làm phép và bôi tro): Xin chúc lành mọi ngƣời tiếp
nhận tro này. Xin cho họ tuân giữ Mùa Chay để chuẩn bị niềm vui Lễ Phục sinh.

* Lễ Vọng Phục Sinh (Exultet - Kinh Hãy Vui Lên): “Hãy vui lên hỡi các quyền
lực trên trời! Hãy ca vang, hỡi ca đoàn thiên thần! Hãy nhẩy mừng quanh ngôi tòa
Chúa, hỡi toàn bộ tạo vật! Chúa Giêsu Kitô, Vua chúng ta, đã sống lại rồi! Hãy thổi
lên tiếng kèn cứu rỗi!”

4. CẦU NGUYỆN

* Lời chúc lành Mùa Chay: Xin tình yêu Chúa chúc lành cho chúng con và đổ đầy
đời sống chúng con bằng niềm vui trong khi chúng con mong chờ Lễ Phục sinh.

5. EM CÓ BIẾT?

* Tro dùng trong Thứ Tƣ Lễ Tro là do những cành lá đã đƣợc làm phép trong Lễ Lá
năm trƣớc.

* Mùa Chay, tiếng Anh là Lent, vốn là một chữ Anh cổ, có nghĩa là Mùa Xuân hay
kéo dài. Ở bắc bán cầu, Mùa Chay xẩy ra trong Mùa Xuân lúc ngày dài hơn đêm. Ở
Úc, Mùa Chay xẩy ra trong Mùa Thu.

* Các biểu hiệu Mùa Xuân có liên hệ nhiều với Lễ Phục Sinh là vì nó nhắc ta tới sự
sống mới. Em có biết cái gì biểu hiệu cho nƣớc Úc không?

6. SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Tại sao Lễ Phục sinh lại là thời gian quan trọng nhất trong lịch Phụng vụ của Giáo
hội?

* Lễ Phục sinh có ý nghĩa gì đối với em?

* Gia đình em cố gắng đặc biệt cách nào trong việc chuẩn bị Lễ Phục sinh?

*Kể lại một kinh nghiệm buồn bã hay mất mát. Đó là những tâm trạng của các môn
đệ Chúa Giêsukhi thấy Ngƣời chết. Em nghĩ khi họ nghe tin Chúa Giêsu sống lại,
họ cảm thấy thế nào?

* Nếu Chúa Giêsu sống lại và sống trong thời em hiện nay, em sẽ mừng việc ấy ra
sao?



                                      15
* Trong Mùa Chay, khi em rời lớp hay rời nhà, em ráng làm dấu thánh giá và đọc
một kinh chúc tụng.




                                    16
CHƢƠNG 6

                       GIÁO HỘI SỐNG LỜI CHÖA
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Giáo hội giúp ta biết Chúa Giêsu, và làm ngƣời khác biết Ngƣời.
*Thánh Kinh gồm các sách Cựu Ƣớc và Tân Ƣớc.
*Trong các sách Cựu Ƣớc, ta đƣợc dẫn vào các truyện kể về Dân Chúa Chọn, tức
Dân Do Thái của Đất Thánh.
* Các sách Tân Ƣớc cho mọi ngƣời biết Tin Mừng về Chúa Giêsu Kitô.

2. GIÁO HỘI SỐNG LỜI CHÖA

Nhƣ một Giáo hội, ta cử hành Tin Mừng của Chúa tức việc Chúa yêu thƣơng ta,
tha thứ cho ta và muốn dẫn ta tới lối sống mới. Mỗi lần ta họp nhau lại trong Thánh
Lễ trong tƣ cách dân Chúa, là chúng ta công bố các câu truyện, các lời cầu và các
điều tin trong đức tin của ta. Qua việc sống theo cách Chúa Giêsu dạy, ta có thể làm
cho ngƣời khác biết Ngƣời.

Thánh Kinh là cách quan trọng để ta học biết Chúa Giêsu và lịch sử Dân Chúa.
Buổi đầu tiên của Giáo hội, Tin Mừng do các Tông Đồ giảng dạy phần lớn đã đƣợc
truyền lại bằng miệng. Rồi những điều các ngài giảng dạy đƣợc viết xuống. Dƣới sự
hƣớng dẫn của Chúa Thánh Thần, Giáo hội quyết định sách nào kể tốt nhất về lịch
sử Chúa Giêsu. Những sách đó làm thành bộ Tân Ƣớc, là phần thứ hai của Thánh
Kinh. Tân Ƣớc kể cho ta về đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu và
nhiều câu truyện khác về đời sống và sự lớn mạnh của Giáo hội buổi đầu.

Trong phần thứ nhất của Thánh Kinh, tức Cựu Ƣớc, ta đọc thấy tình yêu lớn của
Chúa dành cho Dân Chúa Chọn, tức Dân Tộc Do Thái. Trong Cựu Ƣớc, Chúa hứa
rằng Ngƣời sẽ gửi Đấng Cứu Thế đến cho Dân Ngƣời.

Giáo hội tiếp tục kể lại Tin Mừng cho đến ngày tận thế, nhƣ lời Chúa Giêsu đã hứa:
“Và các con hãy biết rằng thầy luôn ở với các con; đúng, cho đến ngày tận thế” (Mt
28:20).

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

* Dụ ngôn Ngƣời Gieo Hạt: Mátthêu 13:4-9: Ngƣời nói: “Hãy xem ngƣời gieo hạt
ra đi gieo hạt. Khi ông gieo, có hạt rơi xuống vệ đƣờng, và chim chóc đến ăn hết cả.
Có hạt rơi trên sỏi đá nơi có rất ít đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhƣng khi
mặt trời vừa lên cao, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào
bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt rơi trên đất tốt và sinh hoa
trái, hạt gấp trăm, hạt gấp sáu mƣơi, hạt gấp ba mƣơi lần. Ai có tai hãy nghe!”


                                      17
B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

* Kinh Tin Kính Nixêa: Chúng tôi tin Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và
tông truyền.

4. CẦU NGUYỆN

* Lời nguyện Thánh thể 2: Lạy Chúa, xin nhớ đến Hội Thánh Chúa lan rộng khắp
hoàn cầu để kiện toàn Hội Thánh trong đức mến…

* Lời nguyện Thánh thể 3: Lạy Cha, xin Chúa thƣơng nhậm lời cầu của gia đình
mà Chúa đã muốn tụ họp trƣớc tôn nhan Chúa đây. Lạy Cha nhân từ, xin thƣơng
đoàn tụ mọI con cái Cha đang tản mác khắp nơi về vớI Cha.

5. SỐNG LỜI CHÖA: Thánh Phanxicô Xaviê

Phanxicô Xaviê là một trong những nhà truyền giáo lớn nhất của Kitô giáo. Ngài
sinh tại Tây-ban-nha, cách nay hơn bốn trăm năm. Ngài trở thành linh mục Dòng
Tên, sau đó dành trọn đời sống truyền bá Tin mừng của Chúa Giêsu và rửa tội nhiều
ngàn ngƣời gia nhập Giáo hội Công giáo. Ngài làm việc hăng hái tại Ấn-độ và
Nhật-bản và ngài muốn tới Trung-hoa, nhƣng ngài chết trƣớc khi đặt chân lên mảnh
đất sau cùng ấy. Ta nên cầu nguyện cho các giáo dân, các nữ tu, các sƣ huynh và
các linh mục đang truyền bá Tin mừng của Chúa Giêsu tại Úc cũng nhƣ tại các
mảnh đất xa xôi. Các vị trên giảng dạy về Chúa Giêsu qua các việc họ làm và các
điều họ nói. Ta nên học biết công việc họ làm.

6. EM CÓ BIẾT?

* Chữ Giáo hội, trong tiếng Hy Lạp, là ecclesia có nghĩa là cuộc tập họp hay gia
đình Chúa.

* Chữ Thánh Kinh, trong tiếng Hy Lạp, là biblia có nghĩa là một bộ sách. Có tất
cả 46 sách Cựu ƣớc và 27 sách Tân ƣớc.

* Mátthêu là sách Phúc âm duy nhất dùng chữ Giáo hội.

7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Hãy nhớ xem tổ tiên em đã truyền lại cho em những đức tính nào giống nhƣ Chúa
Giêsu. Và đến lƣợt em, em muốn để lại cho đời sau những đức tính nào giống nhƣ
Ngƣời?

* Hãy xin cha mẹ kể cho em nghe một trong những truyện trong Thánh Kinh mà họ
ƣa thích và xin họ cho em biết lý do tại sao họ ƣa thích truyện đó. Thay vì câu
truyện, em cũng có thể hỏi về một bài kinh.



                                     18
* Hãy chọn một câu Thánh Kinh em ƣa thích. Trong ngày, hãy thỉnh thoảng nhắc
lại câu ấy, vừa nhắc vừa lắng nghe nó trong tâm hồn em.

* Hãy suy nghĩ những cách giúp em tiếp tục sống Phúc âm ngày nay.




                                   19
CHƢƠNG 7

       YÊU MẾN VÀ CA TỤNG CHÖA TRONG PHỤNG VỤ
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Qua Phụng vụ, ta thờ phƣợng Chúa bằng động tác và lời nói.
* Thánh Thể là trung tâm Phụng vụ Công giáo.

2. YÊU MẾN VÀ CA TỤNG CHÖA TRONG PHỤNG VỤ

Khi ta tham dự Thánh Lễ, ta dùng những lời, những hành động, những dấu hiệu và
những biểu hiệu đặc biệt. Em có nhớ gì trong số ấy không? Những sự việc ấy giúp
ta nhớ đến Chúa Giêsu và sống nhƣ Ngƣời đã sống. Tất cả những thứ trên đƣợc sắp
xếp lại với nhau trong những nghi thức đặc biệt đƣợc Giáo hội gọi là Phụng vụ.
Khi ta tụ họp nhau nhƣ là những ngƣời trong gia đình Chúa, là ta thờ phƣợng
Ngƣời trong các hành động và các lời nói của ta.

Mỗi bí tích trong bẩy bí tích đều có Phụng vụ riêng, với đủ các lời nói, các hành
động, các dấu hiệu và các biểu hiệu riêng. Phụng vụ ta thƣờng cử hành nhiều nhất
(và cũng quan trọng nhất) chính là Thánh Lễ. Thánh Lễ là trung tâm Phụng vụ
Công giáo. Giáo hội qui định cẩn thận những điều ta làm trong Thánh Lễ. Ta không
bao giờ tham dự Phụng vụ một mình. Phụng vụ là điều ta làm với nhau trong một
cộng đoàn, trong tƣ cách là thành viên của Giáo hội.

Thánh Lễ có hai phần chính: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh thể.
Trong Phụng vụ Lời Chúa, ta nhớ lại và học biết rằng Chúa Giêsu đang ở với ta khi
ta lắng nghe và đáp lại Lời Chúa. Trong Phụng vụ Thánh thể, ta thờ phƣợng Chúa
trên bàn thờ khi ta tƣởng niệm và cử hành đời sống, sự chết và sự sống lại của
Chúa Giêsu. Ngƣời thực sự đang có mặt, ban mình Ngƣời làm của ta ăn trong phép
Thánh Thể.

Không có điều gì khác có thể đem ta lại gần Chúa hơn điều trên. Chính vì thế Giáo
hội muốn ta đến với Thánh Thể trong ngày Chúa Nhật, lúc gia đình của Ngƣời cùng
nhau tụ họp làm việc thờ phƣợng. Khi ta thờ phƣợng trong phép Thánh Thể, sự
sống của Chúa trong ta sẽ mạnh mẽ hơn, giúp ta tham dự đầy đủ hơn trong hành
động cũng nhƣ trong lời nói.

Trƣớc Phúc âm, ta đứng dậy để đón chào Lời Chúa. Linh mục kết thúc Phúc âm
bằng những lời này: “Đó là Lời Chúa”. Ta đáp lại: “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen
Chúa”

Ta mang lễ vật gồm bánh và rƣợu lên Bàn thờ Chúa. Sau đó đến các Lời Kinh đặc
biệt chúng ta cùng đọc với nhau:




                                    20
* Trƣớc Khi Truyền Phép: “Thánh, thánh, thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo
binh. Trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Chúc tụng
đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Chúa trên các tầng trời”.

* Sau Khi Truyền Phép: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và
tuyên xƣng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến ”.

* Linh mục đọc Trƣớc Khi Rƣớc Lễ: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội
trần gian. Phúc cho ai đƣợc mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”

Chúng ta thƣa: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhƣng xin
Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh.”

* Linh Mục Chúc Lành Lúc Kết Lễ: “Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha, và Con
và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em. Amen.”

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

* Mátthêu 18:20: “Vì nơi đâu có hai ba ngƣời họp nhau nhân danh ta, ta sẽ ở với
họ”

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI:

* Lời chủ tế chào cộng đoàn (Thƣ thứ 1 gửi tín hữu Côrintô 13:13) : “Nguyện xin
ơn sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp
của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em”

4. CẦU NGUYỆN

* Lời nguyện Thánh Thể 3: Lạy Chúa, Chúa thật là Đấng Thánh, và muôn vật
Chúa đã tạo thành đều phải ca ngợi Chúa, vì nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa
chúng con, do quyền năng tác động của Chúa Thánh Thần, Chúa ban sự sống và
thánh hóa mọi loài, và không ngừng qui tụ một dân riêng, để từ Đông sang Tây, họ
dâng lên Chúa một hiến tế tinh tuyền.

5. EM CÓ BIẾT?

* Trong tiếng Hy Lạp, chữ phụng vụ có nghĩa là việc công cộng hay việc phục vụ
nhân danh mọi ngƣời.

* Cách ta tham dự phụng vụ bây giờ có thể rất khác với cách ông bà tổ tiên ta tham
dự ngày xƣa.

* Amen có nghĩa là “Vâng, xin đƣợc nhƣ thế… Chúng tôi tin”.



                                     21
6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Em nhớ đƣợc những lời nào, cử chỉ nào, dấu hiệu nào và biểu tƣợng nào khi cử
hành Thánh Lễ?

* Trong Phụng vụ, khi ta thƣa Amen, ta muốn nói “vâng” với điều gì? Em có nhớ có
lúc nào em nói “vâng” với Chúa trong tuần này không?

* Hãy thăm Nhà thờ một lần đặc biệt để quan sát các đồ trang hoàng và các đồ vật
trong đó. Ráng nhớ tên chúng.

* Ráng giải thích cách hay nhất để chuẩn bị và tham dự việc cử hành Thánh Lễ.




                                     22
CHƢƠNG 8

           CHÖA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG TA
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Chúa Thánh Thần ban ơn thánh để hƣớng dẫn và làm ta vững mạnh trong đời
sống.
* Giáo hội cử hành việc Chúa Thánh Thần đến trong Lễ Chúa Thánh Thần Hiện
Xuống.
* Chúa Thánh Thần hành động nhiều nhất qua các bí tích. Mọi bí tích đều mang lại
ơn thánh cho ta.

2. CHÖA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG TA

Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu hứa rằng khi tạm biệt các môn đệ, Ngƣời sẽ gửi
Chúa Thánh Thần đến với họ (Phúc âm Gioan 16:7-8). Sau khi Chúa Giêsu về trời,
đức Maria và các môn đệ chờ đợi Chúa Thánh Thần đến. Mƣời ngày sau, vào Chúa
Nhật Hiện Xuống, một cơn gió lớn xẩy ra, làm rung chuyển nhà cửa, và các vị trên
thấy trên đầu họ có cái gì giống nhƣ hình “những chiếc lƣỡi lửa”. Các ngài nhận
đƣợc khả năng ca tụng Chúa và nói đƣợc những thứ tiếng trƣớc đó các ngài chƣa
bao giờ học. Chúa Thánh Thần quả đã đến và thay đổi cuộc sống của các ngài! Các
môn đệ biết chắc rằng từ nay Chúa Thánh Thần luôn ở với họ và họ có thể ra đi
truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu. Lời hứa của Chúa Giêsu đã đƣợc thực hiện
đầy đủ.

Giáo hội kỷ niệm và cử hành việc Chúa Thánh Thần đến với các môn đệ vào ngày
lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Tuy nhiên, ta cử hành và nhận lãnh Chúa Thánh
Thần nhiều nhất qua bẩy Bí Tích. Mọi Bí tích đều đem lại cho ta ơn thánh, sự sống
và tình yêu của Chúa. Trong mỗi Bí tích, Chúa Thánh Thần làm việc cách khác
nhau để hƣớng dẫn ta và làm ta vững mạnh trong việc sống nhƣ những kẻ bƣớc
chân theo Chúa Giêsu.

Ta thấy các dấu hiệu Chúa Thánh Thần đang làm việc khắp nơi trên thế giới chung
quanh ta. Trong Phụng Vụ, các biểu hiệu sau đây giúp ta nhìn ra sự hiện diện của
Chúa Thánh Thần:

Nƣớc trong Phép Rửa tội.
Dầu thánh (chrism) để xức dầu.
Biểu hiệu lửa và ánh sáng.

3. LỜI CHÖA
A. TRONG THÁNH KINH

* Sách Tông đồ Công vụ 2:1-8: Đến ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đệ họp nhau tại
một căn phòng, bỗng nhiên họ nghe thấy nhƣ có cơn gió mạnh từ trời thổi xuống,


                                    23
tiếng ồn ào tràn vào toàn thể căn nhà nơi họ đang ngồi, và một vật gì xuất hiện trên
họ trông giống nhƣ những lƣỡi lửa; những lƣỡi tách ra và đậu trên trán mỗi ngƣời
trong nhóm của họ. Hết thẩy đƣợc tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói các
thứ tiếng lạ tùy Chúa Thánh Thần ban ơn cho họ nói. Lúc ấy có những ngƣời đạo
đức từ khắp nơi trong thiên hạ đang sống tại Giêrusalem, nghe tiếng động họ kéo
đến tụ tập, và ai cũng ngạc nhiên khi thấy những ngƣời này nói đƣợc tiếng nói của
mình. Họ rất đỗi ngạc nhiên và trầm trồ: “Há những vị này không phải là ngƣời
Galilê hay sao? Vậy mà mỗi ngƣời trong chúng ta lại nghe họ nói chính tiếng sinh
đẻ của mình là thế nào?”

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

* Kinh Tin Kính Nixêa: Chúng tôi tin Chúa Thánh Thần, là Chúa và là Đấng ban
sự sống.

4. CẦU NGUYỆN

Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến!
Lạy Chúa Thánh, xin hãy đến sống trong chúng con!
Xin ban cho chúng con đời sống mới!

5. THỰC HÀNH

A. KINH CẦU

Kinh cầu (litany) là một bảng kê những lời nguyện vắn tắt với những câu thƣa
chung hay tiết nhịp đặc biệt. Những lời nguyện này thƣờng là những lời cầu bầu.

Xƣớng : đọc một tƣớc hiệu của Chúa Thánh Thần
……………………………………
Xin ở với con khi con (kê ra một dịp nào đó)
………………………………………………………………………………………
…..
Em hãy viết ra một kinh cầu kiểu trên. Em hãy phối hợp lời cầu nguyện của riêng
em với lời cầu nguyện của các em khác cùng lớp để viết ra một Kinh Cầu Chúa
Thánh Thần.

B. SỐNG LỜI CHÖA: Thánh Vincent de Paul

Thánh Vincent de Paul ngày xƣa sống tại nƣớc Pháp. Lúc còn sống, ngài đƣợc mọi
ngƣời gọi là đấng thánh của ngƣời nghèo. Chúa Thánh Thần trong Thánh Vincent
giúp ngài phục vụ ngƣời không có nhà, các trẻ em, ngƣời bị cầm tù và ngƣời tị nạn.
Ngài tặng thức ăn cho ngƣời túng thiếu. Ngài chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện.
Tình yêu lớn lao của thánh Vincent dành cho ngƣời nghèo là điều kỳ diệu ta có thể
tƣởng niệm và bắt chƣớc.




                                      24
6. EM CÓ BIẾT?

* Kinh cầu có một nhịp điệu rõ ràng và thƣờng đƣợc hát lên. Chúng có từ thời đầu
tiên của Giáo hội (trƣớc khi các thầy cô của em sinh ra).
* Trong Lễ Vọng Phục Sinh, ta hát một Kinh Cầu rất hay gọi là Kinh Cầu Các
Thánh.
* Biểu hiệu của Hội Thánh Vincent de Paul đƣợc vẽ năm 1965 do một họa sĩ nổi
danh của Úc là Tom Bass thực hiện, lúc ấy ông là một Hội Viên của Hội Thánh
Vincent de Paul.
* Trong cộng đồng em, có thể có chi hội Thánh Vincent de Paul. Em nên tìm dịp
tìm hiểu thêm về hoạt động của họ.

7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Nếu các thánh tông đồ không cảm nhận đƣợc Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ
Ngũ Tuần, thì tình thế sẽ ra sao?
* Hãy kể cho nhau nghe một vài thí dụ về những ngƣời đƣợc ơn Chúa Thánh Thần
trong cộng đồng em hay trên thế giới nói chung. Hãy suy niệm câu này “tôi ý thức
đƣợc sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong đời sống tôi khi …”
* Dùng huy hiệu của Hội Thánh Vincent de Paul làm thí dụ, em hãy vẽ ra huy hiệu
riêng cho lớp hay cho trƣờng em để nói lên Chúa Thánh Thần đã hƣớng dẫn và làm
ta mạnh mẽ ra sao. Hãy giải thích huy hiệu đó cho cả lớp.




                                    25
CHƢƠNG 9

                          MARIA: MẸ GIÁO HỘI
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Đức Maria là Mẹ của Giáo hội và là Mẹ của chúng ta.
* Đức Maria nói “vâng” với Chúa bằng cách làm điều Chúa yêu cầu.
* Đức Maria không mang tội lỗi.
* Các thánh nói “vâng” với Chúa bằng cách bƣớc theo chân Chúa Giêsu.

2. MARIA: MẸ GIÁO HỘI

Giáo dân trong Giáo hội cả mấy ngàn năm qua đã nghĩ về Đức Maria và vai trò
quan trọng ngài nắm giữ trong đời sống chúng ta. Ta tin rằng Đức Maria đầy ơn
phúc ngay từ giây phút đầu tiên trong đời; ngài hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi. Qua
lòng tín trung của mình, Đức Maria đã có thể thƣa “vâng” với Chúa và sinh hạ
Con của Ngƣời là Chúa Giêsu.

Đức Maria là gƣơng mẫu đức tin cho hết thẩy chúng ta. Ta nên cố gắng sống nhƣ
đức Maria, đáp lại tiếng Chúa kêu gọi một cách trung thành và yêu thƣơng, bằng
cách luôn luôn cố gắng thƣa “vâng”.

Giống nhƣ đức Maria, các thánh là những ngƣời cũng thƣa “vâng” với Chúa một
cách trung thành và yêu thƣơng. Khi đọc truyện các thánh, ta sẽ thấy rằng các đấng
luôn cố gắng sống nhƣ Chúa Giêsu, theo bƣớc chân Ngƣời. Các đấng đã làm đƣợc
điều Chúa muốn các ngài làm, dù đôi khi rất khó, vì các ngài yêu Chúa rất nhiều.

Khi Chúa Giêsu chết trên thánh giá, Ngƣời ban Mẹ riêng của Ngƣời là Đức Maria
cho chúng ta để làm Mẹ của chúng ta nữa. Ta là chi thể của Giáo Hội, nên ta tin
rằng đức Maria là Mẹ của Giáo hội. Mẹ Maria của ta rất yêu ta và hằng cầu nguyện
cho ta. Ta có thể xin Ngài cầu nguyện cùng với ta và cầu nguyện cho ta.

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

* Truyền Tin theo Luca 1:26-38: Tháng thứ sáu, Chúa sai thiên thần Gabriel tới
một thành thuộc xứ Galilê là Nadarét, đến với một trinh nữ đã kết hôn với một
ngƣời đàn ông tên là Giuse, thuộc Nhà Đavít; còn tên của trinh nữ là Maria. Thiên
thần vào nhà và nói với cô: “Hãy vui lên, hỡi ngƣời đƣợc ơn cao trọng! Chúa ở
cùng cô”. Cô rất bối rối về những lời ấy và tự hỏi những lời chào kia có nghĩa gì,
nhƣng kìa thiên thần lại đã tiếp tục nói với cô: “Thƣa cô Maria, cô đừng sợ; cô đƣợc
ơn Chúa nhiều lắm. Cô hãy nghe đây: cô sẽ có thai và sinh một bé trai và cô sẽ đặt
tên cho em bé là Giêsu. Em sẽ trở nên cao cả và sẽ đƣợc gọi là Con Đấng Tối Cao.
Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho em ngôi báu của tổ tiên em là Đavít; em sẽ đời đời


                                     26
cai trị khắp Nhà Giacóp và triều đại của em sẽ không bao giờ chấm dứt”. Maria nói
với thiên thần: “Nhƣng chuyện đó xẩy ra thế nào đƣợc, vì tôi là một trinh nữ?”
Thiên thần đáp lại: “Chúa Thánh Thần sẽ xuống trên cô và quyền lực Đấng Tối Cao
sẽ bao phủ cô. Chính vì lẽ đó, em bé sẽ thánh thiện và đƣợc gọi là Con Thiên Chúa.
Xin cô biết cho điều này chị họ cô là Isave, dù tuổi cao, đã thụ thai một con trai đến
nay đƣợc sáu tháng rồi, bà ấy là ngƣời thiên hạ vốn coi là hết thời, vì không có điều
gì Chúa không làm đƣợc”. Maria thƣa: “tôi là đầy tớ của Chúa, xin cho những điều
ông nói đƣợc thực hiện nơi tôi”. Và thiên thần từ giã cô.

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI:

* Kinh Truyền Tin:

Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần truyền tin cho rất thánh đức bà Maria
Đáp:      Và rất thánh Đức Bà chịu thai bởi phép dức Chúa Thánh Thần
Kính mừng Maria…
Này tôi là tôi tá đức Chúa Trời
Đáp:      Tôi xin vâng nhƣ lời thánh thiên thần truyền.
Kính mừng Maria…
Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm ngƣời
Đáp:      Và ở cùng chúng con.
Kính mừng Maria…
Lạy rất thánh đức mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con
Đáp:      Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Kính Mừng Maria…

4. CẦU NGUYỆN

 Kính mừng Maria đầy ơn phúc, đức Chúa Trời ở cùng bà,
 Bà có phúc lạ hơn mọi ngƣời nữ,
 Và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ.
 Thánh Maria, đức mẹ Chúa Trời,
 Cầu cho chúng con là kẻ có tội
 Khi nay và trong giờ lâm tử Amen.

 Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, xin cầu cho chúng con
 Lạy các thánh của Chúa, xin cầu cho chúng con.

5. EM CÓ BIẾT?

* Từ buổi đầu, Giáo hội đã tôn kính Đức Maria với tƣớc hiệu Thánh Nữ Đồng
Trinh Maria.

* Đức Maria là bổn mạng nƣớc Úc dƣới tƣớc hiệu Maria, Đấng Phù Giúp Kitô
Hữu.




                                       27
* Tháng Năm và tháng Mƣời là hai tháng đặc biệt dâng kính Đức Maria.

* Ta mừng lễ Truyền Tin vào ngày 25 tháng Ba.
* Vô Nhiễm là một từ ngữ ta dùng để diễn tả việc Đức Mẹ không vƣớng tội nhơ.

6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Gia đình em thƣờng làm việc sùng kính gì đối với Đức Mẹ?
* Trong khi cầu nguyện chung trong gia đình, em hãy thêm một lời cầu nguyện đặc
biệt với Đức Mẹ dƣới tƣớc hiệu Mẹ là Mẹ Giáo Hội.
* Xin cha mẹ hay ông bà em kể lại điều họ đã học biết về Đức Mẹ lúc họ bằng tuổi
em ?
* Trong nhà hay trong giáo đoàn em, có tƣợng ảnh Đức Mẹ nào không? Đó là ảnh
tƣợng gì?
* Đức Mẹ lắng nghe và đáp lại Chúa bằng tiếng xin “vâng”. Gia đình em sống ra
sao theo cách Chúa yêu cầu?




                                    28
CHƢƠNG 10

             ĐƢỢC ĐÓN CHÀO VÀO GIA ĐÌNH CHÖA
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Phép Rửa Tội, phép Thêm Sức và phép Thánh Thể là các bí tích khai tâm Kitô
giáo.
* Phép Rửa Tội ban cho ta sự sống mới trong ơn thánh, sự tha thứ tội lỗi, và các ơn
đức tin, đức cậy và đức mến.

2. ĐƢỢC ĐÓN CHÀO VÀO CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH CHÖA

Ai trong chúng ta cũng thuộc về một nhóm nào đó: gia đình, trƣờng học, câu lạc bộ
thể thao. Em còn thuộc nhóm nào khác nữa không? Bên trong những nhóm trên,
ngƣời ta có nhiều cách khác nhau để nhận ra chúng ta là thành phần của nhóm. Ta
gọi diễn trình gia nhập và đƣợc đón chào ấy là khai tâm.

Một cách hết sức đặc biệt, ta đƣợc đón chào vào cuộc sống gia đình Chúa, tức Giáo
hội, qua ba Bí tích Khai tâm. Đó là Phép Rửa Tội, Phép Thêm Sức và Phép
Thánh Thể.

Phép thứ nhất trong ba phép bí tích trên là Phép Rửa Tội. Nhờ Phép Rửa Tội, ta trở
thành một phần tử của Giáo hội. Trong tƣ cách thành viên của gia đình Chúa, ta
đƣợc mời gọi tin, cậy và mến nhƣ là những ngƣời theo Chúa Giêsu. Nhờ Phép Rửa
Tội, ta trở thành con cái Chúa. Ta tham dự vào sự sống mới của Chúa Giêsu, một sự
sống tràn đầy ơn thánh và thoát khỏi tội tổ tông. Ta cử hành sự hiện diện của Chúa
Thánh Thần.

Phép Thêm Sức làm trọn Phép Rửa Tội của ta và với tƣ cách là chi thể trọn vẹn của
gia đình Công giáo, ta tham dự Phép Thánh Thể.

Nghi Thức Rửa Tội:

Giáo hội dùng nghi thức Rửa Tội khi ban Phép Rửa Tội cho một ngƣời. Đây là
những nét chính của nghi thức này:

(i) Linh mục chào đón ngƣời đƣợc rửa tội, cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu, tại cửa nhà
thờ và làm dấu thánh giá trên trán ngƣời này.
(ii) Đọc Lời Chúa. Mọi ngƣời hiện diện trả lời trong đức tin (Phép Rửa Tội là bí
tích của đức tin)
(iii) Lịnh mục cầu xin tránh đƣợc sự ác và xức dầu cho ngƣời lãnh nhận Phép Rửa
Tội với Dầu Dự Tòng, là dầu dành cho ngƣời sắp sửa chịu rửa tội.
(iv) Linh mục làm phép nƣớc. Rồi ngài yêu cầu ngƣời chịu phép Rửa Tội từ bỏ
điều xấu và tuyên xƣng đức tin.
(v) Ngài rửa tội cho ứng viên nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.


                                      29
(vi) Ngƣời vừa chịu Phép Rửa Tội đƣợc xức Dầu Thánh nhƣ dấu chỉ Chúa Thánh
Thần đã đƣợc ban cho họ.
(vii) Ngƣời vừa chịu Phép Rửa Tội đƣợc trao mảnh khăn trắng để mặc vào. Điều
ấy muốn nói rằng họ “mặc lấy Chúa Kitô”.
(viii) Một cây nến đƣợc đốt từ Cây Nến Phục Sinh và trao cho ngƣời vừa đƣợc rửa
tội (hay cha mẹ họ) để nói rằng họ đã đƣợc Chúa Giêsu, ánh sáng thế gian, đem ra
khỏi bóng tối.
(ix) Cuối nghi thức, là ban phép lành. Nếu ngƣời đƣợc rửa tội là một em bé mới
sinh, thì cha mẹ em đƣợc ban phép lành để họ dƣỡng nuôi em bé này trong đức tin
Công giáo.


Công thức Rửa Tội: “………, cha rửa con nhân danh Cha, và Con và Thánh
Thần”.

Trong khi đọc những lời trên, người được rửa tội có thể được dìm trong nước ba
lần hay được đổ nước trên đầu ba lầu.

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

* Máccô 1:4-8: Gioan Tẩy Giả rao giảng:
… Gioan Tẩy Giả xuất hiện nơi đất hoang, rao giảng phép rửa ăn năn để đƣợc tha
tội. Trọn xứ Giuđêa và dân Giêrusalem lên đƣờng tìm đến ông và khi ông rửa họ tại
Sông Giócđăng, họ thú nhận tội lỗi của họ. Gioan mình mặc áo da lạc đà, sống bằng
châu chấu và một ong rừng. Trong bài giảng, ông nói rằng: “Có ngƣời đến sau tôi,
quyền năng hơn tôi, và tôi không đáng quì xuống cởi dây dầy cho ngài. Tôi rửa qúi
ông bằng nƣớc, còn ngài, ngài sẽ rửa quí ông bằng Chúa Thánh Thần”

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

* Công thức Rửa tội : “Cha rửa con, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”

* Bài Ca Rửa Tội: Con đã mặc lấy Chúa Kitô, trong Ngƣời con đã đƣợc rửa tội.
Alleluia, alleluia.

4. CẦU NGUYỆN

 Khi tuyên xưng lại đức tin:

Các con có từ bỏ Satan và mọi việc làm cũng nhƣ hứa hẹn hão huyền của nó
không?
Thưa từ bỏ.

Con có tin Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng dựng nên trời và đất không?



                                    30
Thưa tin.

Con có tin Chúa Giêsu, con một Ngƣời, là Chúa chúng ta, sinh bởi Trinh Nữ Maria,
chịu đóng đinh, chết và táng xác, sống lại từ cõi chết, và nay đang ngự bên hữu đức
Chúa Cha không?
Thưa tin

Con có tin Chúa Thánh Thần, là Chúa, là đấng ban sự sống không ?
Thưa tin.

Đó là đức tin của Giáo hội. Chúng ta hãnh diện tuyên xƣng nó trong Chúa Giêsu
Kitô, Chúa chúng ta.
Amen.

5. EM CÓ BIẾT?

* Nói đúng ra, những lời “Cha rửa con nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”
cùng với việc đổ nƣớc hay dìm vào nƣớc là những đòi hỏi duy nhất đối với bí tích
Rửa Tội.
* Ngƣời trƣởng thành phải tự mình tuyên xƣng đức tin trƣớc khi đƣợc rửa tội.
* Chữ Satan có nghĩa là chướng ngại vật và trong các lời tuyên hứa lúc chịu rửa tội,
nó có nghĩa là ma quỉ, thần sự ác muốn ngăn cản ta yêu mến Chúa.

6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Em tham gia những nhóm gì? Em bắt đầu thấy em thuộc nhóm đó từ lúc nào?
Điều gì làm em cảm thấy em là một phần của nhóm? Em đƣợc chào đón vào nhóm
thế nào?
* Các bí tích Khai tâm chào đón ta vào gia đình Chúa. Trƣớc đến nay, em và các
ngƣời trong gia đình em đã nhận bí tích nào trong các bí tích khai tâm trên? Em
thấy em thuộc Giáo hội cách nào?
* Phép Rửa Tội là bƣớc đầu tiên trong cuộc hành trình khai tâm trọn vẹn của ta.
Phép Rửa Tội đã đem lại cho em sự khác biệt gì? Em dùng các ơn tin, cậy, mến ra
sao, những ơn đã đƣợc ban cho lúc em chịu rửa tội?




                                      31
CHƢƠNG 11

  CHÖA GIÊSU HIỆN DIỆN LÖC TA CỬ HÀNH THÁNH THỂ
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Chúa Giêsu hiện diện lúc ta đọc Thánh Kinh và cử hành Thánh Thể trong Thánh
Lễ.
* Bánh và rƣợu đổi thành mình và máu Chúa Giêsu khi linh mục đọc lời truyền
phép.
* Ta tiếp nhận Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể.

2. CHÖA GIÊSU HIỆN DIỆN LÖC TA CỬ HÀNH THÁNH THỂ

Giờ ăn cơm là lúc ta nhớ lại và kể lại các câu truyện của ta. Chúa Giêsu thƣờng
thƣởng thức các bữa cơm với các bạn của Ngƣời. Trong một bữa cơm rất đặc biệt,
Chúa Giêsu ban cho ta một cách để cử hành tình yêu lớn lao của Ngƣời. Ta gọi bữa
ăn đó là Phép Thánh Thể.

Khi tụ họp nhau để cử hành Phép Thánh Thể, ta nhớ điều này là Chúa Giêsu đang
hiện diện với ta. Ta nhớ Chúa Giêsu hiện diện với ta khi ta lắng nghe và đáp lại Lời
Chúa. Ta cử hành việc hiện diện thực sự của Chúa Giêsu với chúng ta khi bánh và
rƣợu trở thành Mình và Máu Ngƣời. Ta gọi lúc ấy là lúc truyền phép.

Lúc truyền phép, linh mục cầm lấy bánh nhƣ Chúa Giêsu đã cầm, và nói điều Chúa
Giêsu đã nói: “tất cả các con, hãy nhận lấy mà ăn: này là mình thầy sẽ bị nộp vì
các con”

Rồi linh mục cầm lấy chén rƣợu nhƣ Chúa Giêsu đã cầm và nói điều Chúa Giêsu đã
nói: “tất cả các con hãy nhận chén này mà uống: này là chén máu thầy…”

Thế là bánh và rƣợu giờ đây đã trở thành mình và máu Chúa Giêsu.

Khi ta nhận Thánh Thể, là ta nhận chính Chúa Giêsu thực sự. Bởi thế khi ta rƣớc
Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống của ta, vào lòng, ta hãy thƣa “Amen” = “vâng, con
tin!”

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

* Bữa Ăn Sau Cùng (Bữa Tiệc Ly): Luca 22: 13-20: Họ ra đi và thấy mọi sự nhƣ
Ngƣời đã nói với họ, và họ chuẩn bị Lễ Vƣợt Qua.

Lúc đến giờ, Ngƣời ngồi vào bàn, và các môn đệ cùng ngồi với Ngƣời. Ngƣời nói
với các ông “Thầy mong đƣợc ăn Bữa Vƣợt Qua này với các con trƣớc khi thầy


                                      32
chịu đau khổ; vì thầy nói thật với các con, thầy sẽ không ăn nữa cho đến khi nó
hoàn tất trong nƣớc Chúa”. Rồi cầm lấy chén rƣợu, Ngƣời tạ ơn và nói: “hãy cầm
lấy chén này và chia nhau uống vì từ nay trở đi, thầy nói thật, thầy sẽ không uống
rƣợu cho đến khi nƣớc Chúa đến”. Rồi Ngƣời cầm lấy bánh, và sau khi tạ ơn, bẻ ra
và trao cho các ông, mà nói rằng: “đây là mình thầy sẽ bị nộp vì các con; các con
hãy làm việc này mà nhớ đến thầy”. Ngƣời cũng làm nhƣ thế với chén rƣợu sau bữa
ăn tối, và nói: “Chén này là chén giao ƣớc bằng máu ta sẽ đƣợc đổ ra cho các con”.

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

* Kinh Tung Hô thứ ba sau khi Truyền Phép: Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và
uống chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết cho tới khi Chúa đến (I
Corinthians 11:26)

4. CẦU NGUYỆN

Kinh Nguyện Thánh Thể thứ ba: “Xin cho chúng con đƣợc bổ dƣỡng bởi Mình
và Máu Con Chúa, và đƣợc tràn đầy Thánh Thần của Ngƣời, thì trở nên một thân
thể và một tinh thần trong Đức Kitô …Xin Chúa thƣơng nhậm lời cầu của gia đình
mà Chúa đã muốn tụ họp trƣớc nhan Chúa đây. Lạy Cha nhân từ, xin thƣơng đoàn
tụ mọi con cái Cha đang tản mác khắp nơi về với Cha”.

5. EM CÓ BIẾT?

* Giáo hội có ba điều luật đối với những ai muốn rƣớc Lễ.
1.Kiêng thức ăn và thức uống (nƣớc hay thuốc chữa bệnh không phải kiêng) ít nhất
một giờ trƣớc khi rƣớc lễ.
2. Phải là ngƣời Công giáo đã từng đƣợc chuẩn bị Rƣớc Lễ Lần Đầu. (Đức Giám
mục có thể cho phép những trƣờng hợp ngoại lệ trong những hoàn cảnh nhất định)
3. Không mắc tội trọng.

*Chữ “Eucharist”(Thánh Thể) nguyên gốc Hy Lạp có
nghĩa là Tạ Ơn.

6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Trong tuần này, tôi có thể làm gì giúp tôi sống sứ điệp của Chúa Giêsu?
* Trong hay gần giáo đoàn em, có các Thánh Lễ trong đó trẻ em có phần Phụng Vụ
Lời Chúa cách đặc biệt hay không? Nếu có, em có muốn tham dự hay không?
* Em tham dự Phép Thánh Thể khi nào? Việc cử hành này có nghĩa
gì đối với em?
* Trong gia đình em, hãy quyết định tổ chức một bữa cơm đặc biệt
trong tuần. Hãy dành giờ đọc lời chúc lành gia đình hay một lời cầu
nguyện trƣớc hay sau bữa cơm đó.




                                     33
CHƢƠNG 12

 THA THỨ VÀ TĂNG SỨC LÀ CÁC ƠN CHÖA THÁNH THẦN
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Phép Giải Tội

*Chúa Giêsu ban cho Giáo hội quyền tha tội.
* Nhiều câu truyện trong Thánh Kinh kể rằng Chúa Giêsu yêu thƣơng và tha thứ
cho kẻ có tội khi họ xin Ngƣời tha thứ.
* Chúa muốn ta quay về với Ngƣời sau khi phạm tội. Điều ấy đƣợc gọi là : “ăn năn
thống hối”.
* Tha thứ đem lại bình an.

* Phép Xức dầu

* Phép Xức dầu Bệnh Nhân dành cho những ai yếu ớt, bệnh nặng hay sắp chết.

2. THA THỨ VÀ TĂNG SỨC LÀ CÁC ƠN CHÖA THÁNH THẦN BAN

Chúa Giêsu tỏ bầy tình yêu của Chúa đối với ta qua nhiều cách Ngƣời chữa lành
ngƣời ta. Ngƣời có lòng xót thƣơng thực sự đối với những ngƣời bị chối bỏ do tội
lỗi hay do bệnh tật của họ.

Những ngƣời đƣợc Chúa Giêsu tha thứ không phải chỉ làm hòa giữa họ với Chúa
mà thôi, mà còn làm hòa giữa họ và ngƣời khác nữa.

Chúa luôn luôn muốn ta quay về với Chúa để xin lỗi Ngƣời và đƣợc Ngƣời tha thứ.
Chúa Giêsu ban cho Giáo hội quyền tha tội để giúp ta quay về với Chúa. Ngƣời nói
với các tông đồ: “Các con hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần, vì các con tha tội cho
ai, ngƣời ấy sẽ đƣợc tha” (Gioan 20:23).

Ngày nay, ta có thể lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa Giêsu và sức mạnh Chúa ban
cho ta qua Bí tích Thống hối. Trong bí tích này, ta hối hận vì các tội của ta và xin
Chúa tha thứ cho ta. Việc ta quay về với Chúa đƣợc gọi là ăn năn. Qua linh mục, ta
gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng luôn muốn tha thứ cho ta và giúp ta làm hòa trở lại với
Chúa và với ngƣời khác. Biết rằng ta đã đƣợc Chúa tha thứ là điều đem lại cho ta
một cảm thức bình an và khích lệ vô cùng để ta cố gắng sống nhƣ con cái Chúa.

Bí tích Xức dầu Người bệnh là một bí tích chữa lành khác mà Chúa Giêsu đã ban
cho Giáo hội. Bí tích này đƣợc ban khi linh mục Xức Dầu những ngƣời yếu ớt,
bệnh nặng hay gần chết. Bí tích này cũng mời gọi ta cầu nguyện và nâng đỡ những
ngƣời đƣợc xức dầu.

3. LỜI CHÖA


                                      34
A. TRONG THÁNH KINH

Truyện Dakêu: Ngƣời vào thành Giêricô và đang đi qua phố thì có ngƣời đàn ông
tên là Dakêu xuất hiện. Ông này là một trong những nhân viên thu thuế lâu năm và
khá giầu có. Ông áy náy muốn xem xem Chúa Giêsu là hạng ngƣời nào, nhƣng ông
quá lùn, không thể thấy Ngƣời trong đám đông. Nên ông chạy lên phía trƣớc và leo
lên một cây sung để nhìn thấy Chúa Giêsu khi Ngƣời băng qua. Lúc Chúa Giêsu tới
địa điểm, Ngƣời ngƣớc mắt lên và nói với ông: “Này Dakêu, xuống dƣới này đi.
Mau lên, vì hôm nay tôi phải ở nhà ông mới đƣợc”. Thế là Dakêu vội leo xuống
ngay và vui vẻ tiếp đón Ngƣời. Khi ngƣời ta thấy vậy, ai cũng phản đối. Họ bảo”
“Ông ấy đi ngụ tại nhà những kẻ tội lỗi”. Phần Dakêu hân hạnh thƣa với Chúa:
“Thƣa ngài, tôi sẽ cho ngƣời nghèo nửa của cải của tôi, và nếu tôi có lừa ai, tôi sẽ
trả lại họ gấp bốn lần”. Chúa Giêsu ôn tồn nói với ông: “Hôm nay, ơn cứu rỗi đã
đến căn nhà này, vì ngƣời này cũng là con cái Abraham; vì Con Ngƣời đến để tìm
và cứu vớt những gì đã mất”. (Luca 19:1-10)

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI:

1) Thánh Augustinô: Ai nhìn nhận tội lỗi mình là đã làm việc với Chúa.

2) Lời Linh mục khi ban Bí tích Thống hối: Chúa là Cha nhân từ, qua sự chết và
sự sống lại của Con Một Ngƣời, đã làm hòa thế giới với chính Ngƣời và sai Chúa
Thánh Thần xuống tha tội cho ta; nhờ mục vụ Giáo hội, xin Chúa ban cho con sự
tha thứ và bình an, và cha giải tội cho con nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.
Amen

3) Khi Linh mục ban Bí tích Xức dầu: a) Xức trán: Nhờ việc xức dầu thánh này,
xin Chúa đầy yêu thƣơng và nhân từ giúp con với ơn Chúa Thánh Thần. Amen. b)
Xức bàn tay: Xin Chúa, Đấng giải thoát con khỏi tội lỗi, cứu vớt con và nâng con
dậy. Amen.

4. CẦU NGUYỆN

Kinh Ăn Năn Tội: Lạy Chúa, con hối hận vì đã phạm tội chống lại Chúa là Đấng
Tốt lành vô cùng. Với ơn Chúa giúp con nhất định không phạm tội nữa.

5. SỐNG PHÖC ÂM:

* Hằng ngày, ta cảm nhận đƣợc sự tha thứ bằng nhiều cách.
* Ta đem lại sức mạnh và an ủi khi ta chia sẻ tình yêu của ta với ngƣời khác.
* Ta có thể tạo ra bình an bằng cách tha thứ cho ngƣời đã làm ta buồn lòng.

6. EM CÓ BIẾT?




                                      35
* Phép Rửa Tội là bí tích đầu tiên về lòng tha thứ của Chúa. Phép Thống hối đem
trở lại tất cả lòng yêu thƣơng tha thứ của Chúa mà ta đã nhận lãnh lúc chịu phép
Rửa Tội.

* Trong giáo đòan em, các cha ấn định một thời gian đặc biệt để giáo dân đi xƣng
tội. Em hãy tìm hiểu thời gian ấy trong giáo đoàn em.

* Dầu dùng trong Bí tích Xức dầu bệnh nhân thƣờng đƣợc đức giám mục làm phép
trong Lễ Truyền Dầu (Thứ Năm Tuần Thánh).

7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Hãy kể cho nhau nghe một ít truyện về lời Chúa Giêsu dạy phải biết tha thứ.

* Hãy nhớ lại những lúc Chúa Giêsu chữa ngƣời bệnh. Ngƣời dùng những lời gì và
những cử chỉ gì?

* Hãy cho biết Chúa Giêsu đã đem lại sự khác biệt nào cho đời em?

* Có gì khác khi biết rằng Chúa yêu ta đến độ sẵn sàng tha thứ những điều ta
hối hận?

* Quanh ta ai là ngƣời cần sự giúp đỡ và sức mạnh của ta khi họ đau yếu? Hãy nhớ
đến họ khi em cầu nguyện.

* Hãy kê ra những ngƣời chăm sóc ngƣời khác mà cần đến sự giúp đỡ và ủng hộ
của ta.

* Làm thế nào biến gia đình và trƣờng ta thành nơi bình an?




                                     36
CHƢƠNG 13

                         PHẢI PHỤC VỤ LẪN NHAU
1. HỌC THUỘC LÕNG

(i) Bí tích Truyền Chức Thánh:

* Đức Giám mục truyền các chức thánh bằng cách đặt tay và đọc lời nguyện truyền
chức.

(ii) Bí tích Hôn phối:

* Bí tích Hôn phối ban ơn đặc biệt cho những ngƣời lấy vợ lấy chồng

2. PHẢI PHỤC VỤ LẪN NHAU

Phép Hôn Phối và Phép Truyền Chức Thánh là các Bí tích phục vụ. Mọi ngƣời
chúng ta đều đƣợc mời gọi phục vụ Chúa và phục vụ ngƣời khác. Tuy nhiên, một số
ngƣời đƣợc mời gọi cách đặc biệt để phục vụ Giáo hội qua Phép Hôn Phối và Phép
Truyền Chức Thánh.

Phép Hôn Phối: Lúc bắt đầu sống chung với nhau, cô dâu và chú rể hứa yêu nhau
và săn sóc nhau suốt đời.

Trƣớc mặt linh mục và những ngƣời đƣợc mời dự đám cƣới, hai vợ chồng xin Chúa
chúc phúc và giúp đỡ cuộc hôn nhân của họ. Chúa ban ơn thánh cho họ trong bí tích
này giúp họ yêu thƣơng nhau và yêu thƣơng cùng săn sóc con cái họ.

Phép Truyền Chức Thánh: Trƣớc khi trở thành linh mục, ngƣời ta phải học tập
nhiều năm. Cuối thời gian học tập ấy, họ nhận lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh
trong một buổi lễ gọi là truyền chức. Phần quan trọng nhất trong buổi lễ này là khi
đức giám mục đặt tay của ngài lên đầu ngƣời chịu chức và đọc một lời cầu
nguyện đặc biệt trên ngƣời đó. Lời cầu nguyện ấy đƣợc gọi là lời truyền chức.

Qua Bí tích này, các linh mục đƣợc mời gọi phục vụ và lãnh đạo Giáo hội, bằng
việc giảng Lời Chúa và ban các bí tích. Chúa ban cho các cha ơn thánh trong bí
tích này giúp các cha phục vụ chúng ta.

3.LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

* Gioan 13:15: “Thầy làm gƣơng để các con bắt chƣớc điều thầy đã làm cho các
con”



                                     37
* Chúa Giêsu rửa chân các môn đệ: Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha đã trao mọi
sự trong tay Ngƣời, và Ngƣời từ Chúa Cha mà đến và sẽ trở về với Chúa Cha, và
Ngƣời đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ngoài ra, và lấy một chiếc khăn quấn quanh thắt
lƣng. Rồi Ngƣời đổ nƣớc vào chậu và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ rồi lấy khăn
đang quấn quanh thắt lƣng mà lau cho khô. Khi đến chỗ Simong Phêrô, ông thƣa
Ngƣời “thƣa thầy, thầy rửa chân con sao?” Chúa Giêsu đáp: “Lúc này con không
biết việc ta làm, nhƣng sau này con sẽ hiểu”. Phêrô cãi lại: “Không bao giờ! Không
bao giờ thầy lại rửa chân cho con”. Chúa nói với ông: “nếu thầy không rửa chân cho
con, con sẽ không có gì chung với thầy”. Ông vội thƣa lại: “Thế thì thƣa thầy,
không những chân con mà cả tay và đầu con nữa!” Chúa nói với ông: “Không ai đã
tắm rồi còn cần rửa nữa, vì anh ta đã sạch rồi. Các con cũng sạch rồi nhƣng không
phải mọi ngƣời trong chúng con đâu”. Ngƣời biết ai sẽ phản bội Ngƣời, bởi thế
Ngƣời mới nói “không phải mọi ngƣời trong chúng con đâu”. Khi đã rửa chân cho
các ông xong và mặc lại áo ngoài, Ngƣời trở lại bàn. Rồi Ngƣời nói: “Các con có
hiểu điều thầy vừa làm cho các con không? Các con gọi thầy là Thầy và Chúa, và
đúng nhƣ thế, thầy là nhƣ thế. Vậy nếu thầy là Thầy và Chúa mà lại rửa chân cho
các con, thì các con phải rửa chân cho nhau. Thầy làm gƣơng để các con bắt chƣớc
điều thầy đã làm cho các con” (Gioan 13:3-15)

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

* Hiến Chế Tín lý Về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vatican II: Trong Giáo
hội có nhiều thừa tác vụ vì lợi ích của toàn thể Giáo hội, để nuôi dƣỡng và làm tăng
triển không ngừng dân Chúa.

4. CẦU NGUYỆN

 Vì ơn …. của Chúa
 Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương

Vì ơn mời gọi phục vụ
 Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương

Vì đã gửi cho chúng con các linh mục, các nữ tu và các sƣ huynh, nhất là….
 Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương

Vì đã cho các cặp vợ chồng phản chiếu và chia sẻ tình yêu của Chúa
 Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương

Vì đã giúp cha mẹ yêu thƣơng và săn sóc chúng con
 Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương.

5. SỐNG PHÖC ÂM:

Ta đƣợc mời gọi phục vụ nhau nhiều cách




                                      38
* Có ngƣời dành thì giờ cung cấp dƣỡng cho ngƣời túng thiếu
* Các em gái trai có thể phục vụ giáo đoàn bằng cách giúp lễ.

* Fred Hollows dùng các hiểu biết và tài năng chuyên môn của ông trong tƣ cách
một bác sĩ để giúp ngƣời ta phục hồi thị giác. Công việc của ông ngày nay vẫn đƣợc
tiếp tục, qua Qũy Tài Trợ mang tên ông.

6. EM CÓ BIẾT?

* Trong Giáo hội, có nhiều nhóm ngƣời khác nhau.

* Qua các Phép Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể,
mọi ngƣời trong Giáo hội đều đƣợc mời gọi phục
vụ Chúa và ngƣời khác.

* Một số ngƣời giữ độc thân, một số khác phục vụ
trong tƣ cách có vợ chồng và con cái. Một số ngƣời
khác trở thành các dì dòng và các thầy dòng. Tất cả
những ngƣời trên đƣợc gọi chung là giáo dân.

* Một số ngƣời phục vụ Chúa và cộng đồng trong tƣ
cách có chức thánh. Những ngƣời này chính là các
phó tế, linh mục và giám mục.

* Các cặp vợ chồng đƣợc mời gọi chiếu rọi lại tình
yêu Chúa và cộng đoàn Giáo hội ngay trong gia đình
họ.

7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Em hãy tìm ra các cách để gia đình em có thể
hiến mình phục vụ ngƣời khác.

* Làm thế nào em tìm thấy Chúa và cảm nhận đƣợc
tình yêu của Ngƣời nơi ngƣời khác?

* Tại lớp và tại nhà, em làm những gì để phục vụ
ngƣời khác?

* Hãy yêu cầu mọi ngƣời trong gia đình em kể lại
cho nhau nghe các tài năng của họ và cho biết những
tài năng ấy giúp ích ngƣời khác ra sao?




                                     39
CHƢƠNG 14

          SỐNG TRONG SỰ SỐNG CHÖA THÁNH THẦN
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Lúc Rửa Tội, ta đƣợc giải thoát khỏi tội lỗi và đƣợc lãnh nhận đời sống ơn thánh.
* Ta cần ơn Chúa giúp ta biết chọn lựa điều đúng.
* Tội lỗi vào thế gian khi ngƣời đàn ông và đàn bà đầu tiên không vâng lời Chúa.

2. SỐNG TRONG SỰ SỐNG CHÖA THÁNH THẦN

Chúa dựng nên mọi sự trên thế giới và mọi sự đều tốt cả. Thế thì tại sao ta lại thấy
nhiều điều không tốt ở trên thế giới nhƣ vậy? Điều không tốt ấy làm sao xẩy ra
đƣợc khi Chúa đầy yêu thƣơng của ta chỉ muốn có điều tốt trong thế giới Ngƣời đã
tạo nên?

Câu truyện trong chƣơng ba Sách Sáng Thế giúp ta hiểu điều trên. Ngƣời đàn ông
và ngƣời đàn bà đầu tiên, là Adong và Evà, không chịu vâng lời Chúa. Điều ấy giúp
ta hiểu vì sao đã có sự ác trong thế gian. Đƣợc kể đi kể lại hoài, việc Adong và Evà
không vâng lời ấy dần dà đƣợc ngƣời ta gọi là “tội tổ tông”. Khi ta chọn làm điều
sai, lòng ích kỷ của ta ngăn cản không cho ta chia sẻ đầy đủ tình bạn của Chúa.

Ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà đầu tiên đã ngoảnh mặt khỏi Chúa, nhƣng Chúa
không ngoảnh mặt khỏi họ. Ngƣời hứa Ngƣời sẽ cứu vớt loài ngƣời khỏi sự yếu
đuối của tội lỗi, do đó, Ngƣời đã gửi Con riêng của Ngƣời là Chúa Giêsu Kitô làm
đấng Cứu Thế của ta.

Qua đời sống, cái chết và sự sống lại của mình, Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế của ta,
đã ban cho ta sự sống mới. Lúc Rửa Tội, ta tham dự vào sự sống mới của Ngƣời,
sự sống ơn thánh, thoát khỏi tội tổ tông. Chúa Thánh Thần, Đấng ở với ta và sống
trong ta, ban ơn thánh cho ta. Đáp lại ơn thánh này, ta cố gắng sống nhƣ Chúa
Giêsu, chọn điều đúng và lánh xa những điều dẫn ta tới tội lỗi. Nếu ta phạm tội và
thực lòng hối lỗi, ta sẽ đƣợc Chúa tha thứ và tham dự đầy đủ vào tình bạn đầy yêu
thƣơng của Ngƣời. Ta nên cầu nguyện và lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng giúp
đỡ ta trong việc chọn đƣợc điều đúng.

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH:

Gioan 15:9-11: Nhƣ Chúa Cha yêu mến thầy thế nào, thầy cũng yêu mến các con
nhƣ vậy. Các con hãy ở lại trong tình yêu của thầy. Nếu các con giữ các điều răn
của thầy, các con sẽ ở lại trong tình yêu của thầy, nhƣ thầy đã giữ các điều răn của
Cha thầy và đã ở lại trong tình yêu của Ngƣời. Thầy nói với các con điều này để
niềm vui của thầy có trong các con và niềm vui của các con đƣợc trọn vẹn.


                                      40
B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

Nghi thức rửa tội trẻ em: Chúng con cầu cho em bé này: Xin Chúa giải thoát em
khỏi tội tổ tông, làm cho em trở nên đền thờ vinh quang của Chúa và gửi Chúa
Thánh Thần cƣ ngụ trong em…

4. CẦU NGUYỆN

Thánh vịnh 31:14: Nhƣng con tin cậy Chúa, Lạy Chúa; con nói: “Chúa là Chúa của
con”

5. EM CÓ BIẾT?

* Chữ tổ tông có nghĩa là đầu tiên.
* Có nhiều nghi thức rửa tội khác nhau: nghi thức cho ngƣời lớn, nghi thức cho trẻ
em và trẻ mới sinh.
* Ơn thánh nghĩa là quà tặng miễn phí của Chúa.

6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Các học sinh và gia đình các em hãy nhớ đến những lúc họ cảm thấy bị mếch
lòng hay không vui và hãy giải thích họ đã tha thứ cho nhau ra sao?
* Chúa Giêsu đã tỏ những dấu hiệu tha thứ nào? Còn các em, các em đã tỏ cho nhau
những dấu hiệu tha thứ nào?
* Thử xét xem em dùng phƣơng cách nào đáp lại ơn thánh và chọn làm điều đúng
và xa lánh những điều dẫn các em đến tội lỗi?
* Các cha mẹ có thể viết ra một vài lời Cầu nguyện Thống Hối mà họ biết và giúp
con em mình sáng tác ra những lời Cầu nguyện ấy để các em có thể cùng nhau đọc
nhƣ một gia đình.




                                     41
CHƢƠNG 15

               YÊU CHÖA VÀ YÊU NGƢỜI BÊN CẠNH
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Các điều răn mời gọi ta yêu Chúa và yêu ngƣời bên cạnh.
* Điều Răn Thứ Hai: Không kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
* Điều Răn Thứ Tám: Không làm chứng dối.

2. YÊU CHÖA VÀ YÊU NGƢỜI BÊN CẠNH

Khi Dân Chúa còn lang thang trong sa mạc, lãnh tụ của họ là Môisen, trao cho họ
Mƣời Điều Răn của Chúa để giúp họ sống đời sống tốt. Những điều răn trên cũng
đang giúp chúng ta ngày nay sống theo kế hoạch Chúa muốn. Chúa Giêsu dạy ta
rằng ta phải theo luật Chúa để chứng tỏ ta yêu Chúa và yêu ngƣời khác (Luca
10:25-37).

Điều răn thứ hai dạy ta phải tỏ lòng tôn kính và tôn trọng đối với Chúa trong cách
nói năng. Nếu ta yêu Chúa, ta phải tỏ lòng tôn trọng Tên Thánh của Chúa Giêsu và
nhớ Chúa quan trọng biết là bao.

Ai cũng có quyền có “tiếng tốt”. Điều răn thứ tám dạy ta phải cẩn thận trong cách
ta nói về người khác. Nghe thấy những điều xấu về mình, ai trong chúng ta cũng
không vui. Cũng thế, ta sẽ làm ngƣời khác không vui khi ta nói không tốt hay
không đúng sự thật về họ. Do đó, quan trọng là chỉ nói sự thật về chính mình và về
ngƣời khác. Ngƣời ta ai cũng tin tƣởng ngƣời nói sự thật.

Em có thể ngĩ ra các hành động hay lời nói nào tỏ bầy đƣợc tình yêu của ta đối với
tên thánh Chúa?

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

Ngƣời Samaritanô tốt lành: Có một luật sƣ vì muốn thử Ngƣời, nên đã đứng lên
và nói với Ngƣời: “Thƣa thầy, tôi phải làm gì để đƣợc sự sống đời đời?” Ngƣời nói
với ông ta: “Luật viết điều gì? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông ta thƣa: “Ngƣơi phải
yêu Chúa là Thiên Chúa ngƣơi hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí khôn ngƣơi, và
yêu ngƣời hàng xóm ngƣơi nhƣ chính mình ngƣơi”. Chúa Giêsu nói: “Ông trả lời
đúng. Hãy làm nhƣ thế thì ông sẽ sống đời đời”.

Nhƣng ngƣời ấy muốn chứng tỏ mình có lý, nên đã nói với Chúa Giêsu: “Nhƣng ai
là ngƣời hàng xóm của tôi?” Chúa Giêsu trả lời: “ngày xƣa có ngƣời từ Giêrusalem
đi xuống Giêricô và lọt vào tay kẻ cƣớp; chúng lấy hết của của ông ta, đánh đập ông
ta và bỏ đi, để ông ta ở lại nửa sống nửa chết. Bấy giờ có một linh mục đi qua đó,


                                      42
nhƣng khi thấy ngƣời bị nạn, bèn lách qua phía bên kia đƣờng mà tiếp tục bƣớc đi.
Cũng thế, một thầy lêvi cũng đi qua đó, thấy ông ta, rồi cũng qua phía bên kia mà
đi. Nhƣng đến ngƣời Samaritanô thì khác, khi thấy ngƣời bị nạn, bèn động lòng
thƣơng. Ông tiến đến băng bó vết thƣơng, đổ dầu và rƣợu nho lên các vết thƣơng
ấy. Rồi ông nâng ngƣời bị nạn lên lƣng lừa, chở đến một quán trọ và săn sóc ông ta.
Ngày hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “xin ông săn sóc
ông này. Khi tôi trở lui, tôi sẽ gửi lại ông các chi phí ông phải chịu thêm”. Theo ông
nghĩ, ai trong ba ngƣời trên chứng tỏ đƣợc mình là hàng xóm của ngƣời lọt vào tay
kẻ cƣớp?“ Luật sƣ thƣa lại: “ngƣời tỏ lòng xót thƣơng ông ta”. Chúa Giêsu nói với
ông: “Hãy đi và làm nhƣ vậy”. (Luca 10:25-37)

B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

Kinh Cáo Mình : Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em,
tôi đã phạm tội nhiều trong tƣ tƣởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót…

4. CẦU NGUYỆN

Kinh Hòa Bình (của Thánh Phanxicô Assisi): Vì chính khi hiến thân là khi đƣợc
nhận lãnh, và chính khi thứ tha là khi đƣợc tha thứ…

5. SỐNG PHÖC ÂM

1) Em trai của Roula dùng tên Chúa một cách không kính trọng. Roula phải làm gì
đối với việc này?

2) Lúc ăn trƣa, một nhóm trẻ em bắt đầu gọi một em nào đó là Vô Tích Sự vì ngƣời
này để banh đụng vào cricket và do đó khiến đội chúng bị thua. Sau đó, chuyện gì
sẽ xẩy ra?

3) Một học sinh trong lớp của Sally đang đổ lỗi cho một ai đó làm bể kính cửa sổ
trong khi Sally biết rõ ai mới là ngƣời làm chuyện đó. Sally nên làm gì?

4) Liam và các bạn thấy giòng chữ bậy trên tƣờng nói những chuyện không tốt chút
nào về một thầy giáo trong trƣờng. Liam và các bạn phải làm gì?

6. EM BIẾT GÌ?

* Ngƣời Do Thái tin rằng tên của Chúa thánh thiêng đến độ ít khi họ dám nhắc đến.
Khi họ viết tên thánh của Chúa, họ dùng bốn chữ cái đầu tiên trong một câu nói về
Chúa mà trong tiếng Do Thái của họ có nghĩa là “Ta là Đấng hằng có” vì không có
ngôn ngữ nào của loài ngƣời có thể mô tả về Chúa. Bốn chữ cái đó là JHVH hay
YHWH. Ngƣời tây phƣơng thƣờng phát âm bốn chữ ấy là Giavê.

* Các Kitô hữu thƣờng tỏ lòng kính trọng tên Chúa bằng cách cúi đầu mỗi lần đọc
tên thánh Chúa Giêsu.



                                      43
7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Em có biết ai trong số những ngƣời em quen biết biết sống luật yêu thƣơng của
Chúa Giêsu không? Họ sống luật ấy nhƣ thế nào?

* Em xử sự thế nào trong hoàn cảnh có ngƣời trong gia đình em nói không tốt về
một ngƣời khác?

* Nếu em có dịp nói với Ngƣời Samaritanô Tốt Lành trong dụ ngôn của Chúa Jesus,
em sẽ hỏi ông ta điều gì?

* Hãy nói rõ ba cách để tỏ lòng kính trọng đối với tên Chúa?




                                     44
CHƢƠNG 16

              LẮNG NGHE VÀ ĐÁP LẠI TIẾNG CHÖA
1. HỌC THUỘC LÕNG

* Qua Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, chúng ta cầu cùng Chúa Cha.
* Cầu nguyện giúp ta cơ hội lắng nghe và đáp lại tiếng Chúa.
* Là thành viên của Giáo hội, ta nên năng cầu nguyện; cầu nguyện mỗi ngày.

2. LẮNG NGHE VÀ ĐÁP LẠI TIẾNG CHÖA

Cầu nguyện đem ta lại gần Chúa hơn. Giống nhƣ khi gần gũi với bất cứ ngƣời bạn
nào, ta cũng dành ra một số thì giờ để biết Chúa là ai. Khi ta cầu nguyện, Chúa ở
với ta. Ta thƣờng lắng nghe cũng nhƣ nói chuyện với bạn, thì với Chúa cũng thế, ta
nên dành thì giờ lắng nghe Chúa và nói chuyện với Chúa.

Ta là con cái Chúa và nhờ Phép Rửa Tội, mỗi lần ta cầu nguyện, là có Chúa Giêsu
cầu nguyện với ta. Chắc em còn nhớ, khi ta cầu nguyện là ta “cầu nguyện nhờ
Chúa Kitô, Chúa chúng ta”.

Trong Thánh Kinh và trong sách truyện các thánh, ta thƣờng thấy có nhiều cách cầu
nguyện, thí dụ: ngợi khen, xin ơn, tạ ơn và buồn sầu hối hận. Em biết những cách
trên có nghĩa ra sao không? Em có thể nghĩ ra những cách cầu nguyện khác nữa hay
không? Vì ngày nào em cũng cầu nguyện, em hãy ráng dùng các cách cầu nguyện
khác nhau.

Em hẳn còn nhớ một số truyện về việc Chúa Giêsu dành thì giờ cầu nguyện cùng
Cha Ngƣời. Đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu và kinh cầu nguyện Ngƣời ban
cho các Tông đồ, tức Kinh Lạy Cha, đem lại cho ta một mẫu mực để ta biết cầu
nguyện.

Chúa muốn ta năng cầu nguyện. Mỗi ngày, ta đọc lời cầu nguyện nào? Ta có thể
tìm thấy một trong những lời cầu nguyện ấy trong sách này. Ta cầu nguyện khi
nào? Ta cầu nguyện ở đâu?

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

Luca 11:1-4: Có một lần Chúa Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Khi Ngƣời cầu nguyện
xong, một trong các môn đệ của Ngƣời thƣa “Thƣa thầy, xin thầy dạy chúng con
cầu nguyện, giống nhƣ Gioan Tẩy Giả từng dạy các môn đệ của ông”. Ngƣời nói
với họ: “khi các con cầu nguyện, hãy đọc: „Lạy Cha, chúng con nguyện danh Cha
cả sáng, nƣớc Cha trị đến; xin Cha ban cho chúng con lƣơng thực hằng ngày, và tha



                                     45
tội chúng con nhƣ chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa
chƣớc cám dỗ‟”.


B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI

Lạy Cha, xin Cha che chở chúng con và gìn giữ chúng con bằng an trong tay Cha.
Vì tất cả hy vọng của chúng con đều ở nơi Cha. Chúng con cầu xin những điều ấy
nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen

4. CẦU NGUYỆN:

 Lạy Cha chúng con ở trên trời,
 Chúng con nguyện danh Cha cả sáng.
 Nƣớc Cha trị đến.
 Ý Cha thể hiện dƣới đất cũng nhƣ trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lƣơng thực hằng ngày.
Và tha nợ chúng con,
Nhƣ chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con,
Xin chớ để chúng con sa chƣớc cám dỗ
Nhƣng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

5. CẦU NGUYỆN BẰNG VŨ ĐIỆU

Ta có thể dùng chuyển động thân xác để ngợi khen và thờ phƣợng Chúa.

Từng đôi, dùng các cử điệu, âm nhạc hay chuyển động phụng vụ để biểu diễn Kinh
Lạy Cha.

6. KINH LẠY CHA CỦA NGƢỜI THỔ DÂN ÖC

Chúa là Cha chúng con
Chúa ở trên Trời
Chúng con nói với Chúa
Lạy Cha, Cha là Đấng Tốt Lành
Chúng con tin lời Cha
Chúng con là con cái Cha
Xin ban cho chúng con bánh ăn hôm nay
Ngƣời khác làm hại chúng con
Chúng con tha thứ cho họ
Lạy Cha, hôm nay
Xin giúp chúng con đừng làm điều xấu
Lạy Cha, Xin cứu chúng con khỏi ngƣời xấu
Chúa là Cha chúng con
Chúa ở trên Trời
Chúng con nói với Chúa



                                    46
Lạy Cha, Cha là Đấng Tốt Lành.

(Theo Bản Tiếng Anh dịch từ bản Kinh Lạy Cha đầu tiên của người Karajarri,
1970, do các Cha Pallotine tại Kimberley.)
7. EM CÓ BIẾT?

* Có hai bản Kinh Lạy Cha trong Thánh Kinh. Em sẽ thấy hai bản đó trong Mátthêu
6:9-13 và trong Luca 11:1-4.

*Sách Thánh Vịnh là một bộ sƣu tập các lời cầu nguyện dƣới hình thức các bài ca
do dân Do-Thái dùng để cầu nguyện cùng Chúa nơi Đền Thờ và các hội đƣờng.
Ngày nay, ta vẫn đọc các thánh vịnh này trong phụng vụ ngày Chúa nhật.

* Các phong trào thiêng liêng và các cộng đoàn tu sĩ thƣờng có những lối cầu
nguyện đặc biệt riêng của họ. Nhƣ các lối cầu nguyện của dòng DòngTên, dòng
Salêdiêng, dòng Bênêđíctô, dòng Phanxicô, dòng Đa-minh… Em còn nhớ lối cầu
nguyện đặc biệt nào khác nữa không?

8. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG

* Mỗi ngƣời trong gia đình nên có một mảnh giấy dùng để cùng nhau tạo ra một
Kinh gia đình. Mỗi ngƣời hãy viết một bản riêng và sau đó đọc cho nhau nghe.

* Hãy chọn một giòng trong Kinh Lạy Cha và giải thích xem nó có nghĩa gì với em
hôm nay.

* Gia đình em hãy quyết định chọn lúc và nơi tốt nhất để cùng nhau cầu nguyện.

* Hãy nhớ lại và kể cho nhau nghe ký ức và cảm nghiệm hay nhất về cầu nguyện
của em.

* Hãy kể ra ba điều kiện theo em là cần thiết để lắng nghe và nói chuyện với Chúa.




                                     47
48
CHƢƠNG 17

                             SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI


1. HỌC THUỘC LÕNG

* Chúa đem về trời những ai chết trong tình yêu của Ngƣời.
* Các bí tích tăng sức mạnh và an ủi ngƣời hấp hối
* Ta tiếp tục cầu nguyện cho những ngƣời đã chết.

2. SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

Mọi ngƣời ta gặp đều là công trình nghệ thuật tuyệt đẹp do Chúa dựng nên! Mỗi
ngƣời chúng ta đều đƣợc dựng nên có linh hồn là thứ không bao giờ chết. Một ngày
kia, ta sẽ sống mãi mãi với Chúa trên trời. Ta tin rằng khi ta chết, sự sống thay đổi
chứ không chấm dứt.

Trong các câu truyện của sách Phúc âm, Chúa Giêsu cho ta biết trời là gì: đó là nơi
đầy ánh sáng, bình an, tiệc cƣới, là nhà Cha chúng ta, là thiên đàng. Ngƣời dạy ta
rằng ta nên tìm cách để đƣợc vào nƣớc trời, giống nhƣ ngƣời chịu khó đi tìm kho
tàng hay viên ngọc đẹp.

Chúa Giêsu Kitô dạy ta rằng ai cố gắng hết mình sống nhƣ Ngƣời đã sống sẽ mãi
mãi ở với Chúa trên trời. Ngƣời dạy ta yêu Chúa và yêu thƣơng nhau. Ta có thể
chọn sống trong tình yêu của Chúa và nhờ thế đƣợc lên thiên đàng.

Tất cả các bí tích đều giúp ta đến gần Chúa hơn. Các Bí tích Thống Hối, Thánh
Thể và Xức Dầu Ngƣời Bệnh giúp ngƣời đang bệnh hay đang hấp hối lãnh nhận
ơn Chúa tha thứ, sự bình an, lòng can đảm, sự chữa lành và an ủi.

Khi Chúa yêu thƣơng mời gọi ngƣời ta về nhà với Ngƣời, ta tiếp tục tƣởng nhớ và
cầu nguyện cho họ để họ thẳng đƣờng về trời, về cõi hạnh phúc không bao giờ hết.

3. LỜI CHÖA

A. TRONG THÁNH KINH

Dụ ngôn Nƣớc Trời: Nƣớc trời giống nhƣ kho báu dấu ngoài đồng, mà ai đó tìm
thấy; anh ta lại dấu đi và ra về hân hoan, bán mọi sự mình có và mua lấy thửa
ruộng. Nƣớc trời cũng giống nhƣ ngƣời lái buôn đi tìm ngọc quí; khi anh ta tìm
đƣợc viên có giá trị bèn đi bán hết mọi sự anh ta có và mua lấy nó. Nƣớc trời cũng
giống nhƣ chiếc lƣới quăng giữa biển để bắt cá đủ loại. Khi lƣới đã đầy, ngƣời bắt
cá kéo lƣới lên bờ; rồi ngồi xuống, lựa những con cá ngon cho vào rổ và liệng bỏ
những con cá xấu đi”. (Mátthêu 13:44-48)



                                      49
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net
Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

A2 doi song sieu nhien
A2 doi song sieu nhienA2 doi song sieu nhien
A2 doi song sieu nhienco_doc_nhan
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amco_doc_nhan
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-kyco_doc_nhan
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangco_doc_nhan
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Tien Nguyen
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenkhicon038
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayco_doc_nhan
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 
Hon nhan va gia dinh
Hon nhan va gia dinhHon nhan va gia dinh
Hon nhan va gia dinhco_doc_nhan
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctco_doc_nhan
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Nội san Loisusong.net 2013-09
Nội san Loisusong.net 2013-09Nội san Loisusong.net 2013-09
Nội san Loisusong.net 2013-09Word of Life
 

La actualidad más candente (19)

A2 doi song sieu nhien
A2 doi song sieu nhienA2 doi song sieu nhien
A2 doi song sieu nhien
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021Ttdc 5 2021
Ttdc 5 2021
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 
B4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc amB4 ban chat cua phuc am
B4 ban chat cua phuc am
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-ky
 
So 173
So 173So 173
So 173
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyen
 
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nayB5 chua jesus dang chua lanh hom nay
B5 chua jesus dang chua lanh hom nay
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Hon nhan va gia dinh
Hon nhan va gia dinhHon nhan va gia dinh
Hon nhan va gia dinh
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Neu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dctNeu khong chi nho an dien cua dct
Neu khong chi nho an dien cua dct
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Nội san Loisusong.net 2013-09
Nội san Loisusong.net 2013-09Nội san Loisusong.net 2013-09
Nội san Loisusong.net 2013-09
 

Similar a Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net

Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôphanthitrucgiang82
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanco_doc_nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanLong Do Hoang
 
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019phamhieu56
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014gxduchoa
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-theco_doc_nhan
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)co_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauco_doc_nhan
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christco_doc_nhan
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatco_doc_nhan
 

Similar a Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net (20)

Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicôTông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
Tông huấn amoris laetitia của đức phanxicô
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Toi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhanToi muon la co doc nhan
Toi muon la co doc nhan
 
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
5 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_0420145 phut loi_chua_042014
5 phut loi_chua_042014
 
Phuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-thePhuong thuc ti mo-the
Phuong thuc ti mo-the
 
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
Phuong phap hoc kinh thanh ( gian luot)
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mauChua jesus va nguoi lanh dao guong mau
Chua jesus va nguoi lanh dao guong mau
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christ
 
D6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gatD6 cong tac truyen giao va mua gat
D6 cong tac truyen giao va mua gat
 

Sinh vienit.net --seo full upload by www.nguyencau.net

  • 1. BIẾT, THỜ, MẾN Lớp 3 CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM, SYDNEY NSW BAN TU THƢ, TRỰC THUỘC BAN TRUYỀN GIÁO 1
  • 2. DẪN NHẬP Trình độ này đánh dấu việc chuyển từ Giáo Lý Chúa Chiên Lành qua lối giảng dạy chính thức hơn dƣới sự hƣớng dẫn của Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo. Lối giảng dạy này dựa vào việc chọn lựa và tổng hợp ba phƣơng pháp thịnh hành từng lên khuôn cho nền giáo dục đức tin Công Giáo hơn năm mƣơi nam qua: tức các phƣơng pháp tín lý, phụng vụ (kerygmatic) và hiện sinh. Các chƣơng đầu đề cập tới Thiên Chúa, Tạo Dựng, Con Ngƣời và Gia Đình, là để dẫn đến chƣơng 4, Chúa Giêsu Cho Hay NgườI Yêu Ta Xiết Bao. Chƣơng 5 trình bầy việc cử hành Mầu Nhiệm Vƣợt Qua, Mùa Chay, Tuần Thánh Và Lễ Phục Sinh. Chƣơng 6 cung cấp cho ta bối cảnh Giáo Hội của Thánh Kinh, Giáo Hội Sống Lời Chúa. Nhờ thế, trẻ em sẽ thấy rằng Giáo Hội và Thánh Kinh không thể tách rời nhau. Trong nhiều giáo phận, xét theo trình độ tuổi, đây là lúc phần lớn các em chuẩn bị Xƣng Tội và Rƣớc Lễ lần đầu, thành thử phải có một nền giáo lý rõ rệt hơn về các Bí Tích Hòa GiảI và Thánh Thể. Trong chƣơng 12, Phép Thống Hối và Hòa Giải đƣợc trình bầy dƣới tiêu đề, Tha Thứ Và Tăng Sức Là Các Ơn Chúa Thánh Thần và điều quan yếu thƣờng bị lãng quên là ơn thánh sẽ đƣợc trình bầy ở chƣơng 14, Sống trong sự sống Chúa Thánh Thần. Phụng vụ Thánh Thể là chủ đề của chƣơng 7 trình bầy cơ cấu Thánh Lễ, còn chƣơng 11 thì nhấn mạnh tới Phép Thánh Thể, nhất là việc Thực Sự Hiện Diện, việc biến thể (transubstantiation) và điều kiện Rƣớc Lễ. Cách chúng ta sống Thánh Thể đƣợc khai triển trong các chƣơng 13-15, với việc nhấn mạnh đến cầu nguyện bản thân nơi chƣơng 16, Lắng Nghe Và Đáp Lại Tiếng Chúa Trong chƣơng 17, Sự Sống Đời Đời, các bí tích đƣợc trình bầy nhƣ để chuẩn bị cho ngƣời hấp hối hƣởng cuộc sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Việc cầu nguyện cho ngƣờI đã chết đƣợc trình bầy các đơn sơ. Chƣơng cuối cùng, dành cho Mùa Vọng và Giáng Sinh, đã kết thúc tập sách, nhƣng nên đƣợc dùng ở giai đoạn đầu của niên học trong các xứ Bắc Bán Cầu. Đức Ông Peter J. Elliott, Tổng Chủ Biên Hình Dáng Một Chương Sách Trong các tập sách từ lớp 3 tới lớp 6, các chƣơng đƣợc soạn thảo giúp các em „biết, thờ, và mến”. Học Thuộc Lòng trình bầy vắn tắt các điểm tín lý lấy từ Cái Nhìn Tín Lý Tổng Quát bao trùm 7 cấp thuộc ban tiểu học và trung học. Đây là những điểm để học thuộc lòng. Sau đó là phần giải thích tổng quát nội dung của cả chƣơng. Tiếp theo là phần Lời Chúa, cả trong Thánh Kinh lẫn trong Thánh Truyền, theo giáo huấn của Công Đồng Vatican II trong Dei Verbum 10. Cầu Nguyện là trung tâm của chƣơng. Sống Lời Chúa áp dụng chủ đề vào kinh nghiệm sống hàng ngày của các em. Em Có Biết ? vun sới kỹ năng nhận thức và Cùng 2
  • 3. Suy Niệm Ở Nhà Và Ở Trƣờng mời gọi phụ huynh, những nhà giáo dục đầu hết trong giáo hộI tạI gia tham gia diễn trình học tập ở trƣờng. Các Kinh Quen Đọc tại các trang 55-62 dựa trên các kinh căn bản của Đạo Công Giáo mà các em nên học thuộc lòng. Phần Tóm Lƣợc Giáo Lý tại các trang 62-66 rất hữu ích để học thuộc lòng, gồm các Kinh Tin Kính, Mƣời Điều Răn và Các GiớI Răn của Giáo Hội, Các Mối Phúc Thật, Các Nhân Đức Và Thói Hƣ, cũng nhƣ các Mùa trong Giáo Hội… 3
  • 4. CHƢƠNG 1 SỐNG ĐỜI SỐNG YÊU THƢƠNG CỦA CHÖA 1. HỌC THUỘC LÕNG: * Chúng ta chia sẻ sự sống và tình yêu (ơn thánh) của Chúa * Chúa Thánh Thần ban ơn Chúa cho ta * Ta gọi ba ngôi Thiên Chúa là Chúa Ba Ngôi. 2. CHIA SẺ ĐỜI SỐNG YÊU THƢƠNG CỦA CHÖA: Ta biết nhiều điều kỳ diệu và quan trọng về Chúa. Chịu nhìn chung quanh, qua các sự vật tốt lành và qua những ngƣời yêu thƣơng ta, ta sẽ thấy Chúa là Đấng Dựng Nên ta và là Cha ta. Hơn nữa, Chúa yêu thƣơng ta và nhƣ ngƣời bạn thân, muốn kể cho ta nghe nhiều hơn thế về sự sống của Ngƣời. Ta biết rằng Chúa Thiêng Liêng, một đấng ta không trông thấy hay sờ thấy, nhƣng Ngƣời có thật và rất gần với ta. Giống nhƣ gió: ta không trông thấy gió hay nói trƣớc đƣờng gió đi, nhƣng ta biết có gió nhờ việc gió làm. Chúa Giêsu giúp ta hiểu rõ hơn nữa về tình yêu của Chúa dành cho ta khi Ngƣời kêu Chúa là Abba, có nghĩa là Cha, hay Ba, Bố. Mọi sự Chúa Giêsu, tức Con Chúa, làm lúc sống ở trần gian đều để ta thấy ngƣời Cha đầy yêu thƣơng của Ngƣời. Nhƣ lời Chúa Giêsu đã hứa, Chúa Thánh Thần đầy yêu thƣơng nay vẫn ở trong các kẻ đi theo Ngƣời. Nhƣ thế, dù chỉ có một Chúa, Chúa Giêsu cho ta thấy Chúa có ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Ta gọi mầu nhiệm ấy là Chúa Ba Ngôi. Lúc chịu Phép Rửa Tội, linh mục đổ nƣớc lên đầu em và đọc: “cha rửa con nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Nhờ Phép Rửa Tội ấy, ta chia sẻ đời sống và tình yêu của Chúa Ba Ngôi. Ta gọi sự sống ấy là ơn thánh. Nhƣ một suối nƣớc, Chúa Thánh Thần ở với ta và sống trong ta, ban cho ta sự sống và tình yêu của Chúa mỗi ngày một nhiều hơn. 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH: * Máccô 1: 9-11: Bấy giờ, Chúa Giêsu từ Nadarét tới Galilê và đƣợc Thánh Gioan rửa tại sông Giócđăng. Vừa từ nƣớc lên, Ngƣời thấy trời mở ra và Thánh Thần, trông giống nhƣ chim bồ câu, hiện xuống trên Ngƣời. Và từ trời, có tiếng nói xuống: “Con là con yêu dấu của Ta; con đẹp lòng Ta mọi đàng” 4
  • 5. * Luca 2:49: Chúa Giêsu biết Chúa Cha muốn Ngƣời làm gì. Qua việc giảng dạy và giúp đỡ ngƣời khác, Ngƣời cho ta thấy tình yêu của Chúa Cha. * Gioan 14:16: Chúa Giêsu hứa với những ngƣời theo Ngƣời rằng Chúa Thánh Thần luôn giúp đỡ và làm họ vững mạnh. * Máccô 10:13-16: Chúa Giêsu dạy rằng Chúa yêu ta, Ngƣời giống ngƣời cha luôn niềm nở và rộng rãi. B. TRONG THÁNH TRUYỀN *Ca Nhập Lễ, Chúa nhật kính Chúa Ba Ngôi: “Chúc tụng Chúa Cha và Chúa Con duy nhất của Ngƣời cùng Chúa Thánh Thần: vì Ngƣời cho ta thấy Ngƣời yêu thƣơng ta”. 4. CẦU NGUYỆN A. CỦA GIÁO HỘI: *Kinh Sáng Danh: “Sáng danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, nhƣ đã có trƣớc vô cùng, và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.” B. CỦA THÁNH PATRICK: Một ngƣời đọc: Chúa ôm ấp, bao bọc chúng con Mọi ngƣời: Chúa ở trong lời nói và suy nghĩ của chúng con Một ngƣời: Chúa ở trong đời sống và trên miệng lƣỡi chúng con Mọi ngƣời: Chúa ở trong linh hồn và trong trái tim chúng con. Amen. 5. SỐNG PHÖC ÂM: THÁNH PATRICK CỦA ÁI NHĨ LAN Đáp tiếng Chúa gọi, Thánh Patrick ra đi dạy cho dân Ái-nhĩ-lan biết Chúa thật, Chúa Ba Ngôi. Một trong những câu truyện nổi tiếng nhất về Thánh Patrick là truyện này: Ngài dùng lá shamrock (lá chụm ba) để nói về Chúa Ba ngôi. Nhà thờ Thánh Patrick ở Sydney (tức Nhà Thờ Đồi) là một trong những nhà thờ Công giáo lâu đời nhất tại Úc. Tại Melbourne, nhà thờ chính tòa đã lấy thánh Patrick để gọi tên. Đối với dân chúng Melbourne, nó là tƣợng trƣng của đức tin. 6. EM CÓ BIẾT? *Các giáo hữu Công giáo Phƣơng Đông làm dấu thánh giá ba lần để nhấn mạnh Chúa Ba Ngôi. *Thánh Patrick dùng lá shamrock (lá chụm ba) giúp dân hiểu Chúa Ba Ngôi. *Ta mừng Chúa nhật kính Chúa Ba Ngôi liền sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. *Phép rửa tội nhân danh Chúa Ba ngôi đƣợc thực hiện bằng cách dìm trong nƣớc hay đổ nƣớc trên trán. 5
  • 6. 7. CÙNG SUY NIỆM Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG *Em hãy xin ba má nhắc lại ngày em chịu phép rửa. Lúc đó, ba má em ƣớc mơ gì cho em? *Chúa thƣờng tỏ tình yêu của Ngƣời đối với ta nơi những ngƣời gần gũi ta. Làm sao em biết em là con của Chúa? Làm sao em tỏ ra em là con của Chúa? *Kể một số truyện cho thấy Chúa Giêsu rất yêu thƣơng ta. Yên lặng mấy phút suy nghĩ về tình yêu em từng cảm thấy và nỗi hân hoan do tình yêu ấy đem lại. Hãy tạ ơn Chúa đã cho ta chia sẻ sự sống và tình yêu của Ngƣời. Hãy nghĩ ra cách em có thể chia sẻ tình yêu của Chúa với ngƣời khác. *Những dấu hay biểu tƣợng đặc biệt nào nhắc ta nhớ đến Chúa Ba Ngôi? 6
  • 7. CHƢƠNG 2 ĐƢỢC CHÖA DỰNG NÊN ĐỂ YÊU THƢƠNG 1. HỌC THUỘC LÕNG * Chúa dựng nên ta có xác và linh hồn. * Chúa mời ta yêu thƣơng * Chúa ban cho ta ý chí tự do và khả năng lựa chọn. 2. ĐƢỢC CHÖA DỰNG NÊN ĐỂ YÊU THƢƠNG Thánh Kinh cho ta hay khi dựng nên ngƣời đầu tiên, Chúa “lấy bụi đất làm nên ngƣời. Rồi Ngƣời thổi hơi sống vào lỗ mũi ngƣời…” (Sáng Thế 2:7). Giáo hội thì dạy ta rằng ngƣời ta đƣợc tạo nên có xác và linh hồn. Phải có cả hai thứ ấy mới thành ngƣời. Loài vật không có linh hồn nhƣ linh hồn ta. Ta có thể trông thấy và sờ thấy xác ta, còn linh hồn ta giống nhƣ hơi thở ta không trông thấy cũng nhƣ không nắm đƣợc. Linh hồn là một loại sự sống đặc biệt mà ta có ở trong ta. Nó thiêng liêng. Ta không thể trông thấy cũng nhƣ sờ thấy linh hồn ta, nhƣng ta biết linh hồn ta ở trong ta vì những việc nó làm. Nhƣ ý chí tự do, khả năng biết lựa chọn nhƣ Chúa. Linh hồn ta không bao giờ chết. Đó, Chúa dựng nên ta nhƣ thế đó. Chúng ta không phải chỉ là một sự vật, mà là một ai đó, đƣợc dựng nên giống Chúa, không phải chỉ có xác mà còn có linh hồn nữa. Xác và linh hồn làm ta trở nên một con ngƣời. Ta sống bằng chính sự sống của Chúa. Điều ấy làm mỗi ngƣời chúng ta trở thành độc đáo. Mỗi ngƣời chúng ta đều khác với cỏ cây và loài vật, khác nhiều và thực sự đặc biệt. Chúa yêu ta nhiều đến nỗi đã cho ta tự do lựa chọn và tự quyết định điều ta muốn làm trong đời. Ta đƣợc mời dùng các tài năng đặc biệt và tự do của ta để yêu thƣơng ngƣời khác, để lớn lên thành ngƣời Chúa muốn. 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH * Sáng Thế 2:5-7: Lúc ấy chƣa có cây đồng trên đất, chƣa có cỏ đồng mọc lên, vì Chúa chƣa khiến mƣa rơi xuống đất và chƣa có ngƣời cấy cày; chỉ có mù sƣơng từ đất thoát lên và tƣới khắp mặt đất. Thế rồi, Chúa lấy bụi đất làm nên ngƣời rồi thở hơi sống vào lỗ mũi ngƣời và ngƣời trở nên một sinh vật. 7
  • 8. B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI *Kinh Tin Kính Nixêa: “Tôi tin kính một Đức Chúa Trời, là Cha phép tắc vô cùng, dựng nên trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình”. -Hữu Hình nghĩa là nhìn thấy đƣợc nhƣ xác ta; -Vô Hình nghĩa là không thấy đƣợc nhƣ linh hồn ta hay thiên thần. 4. CẦU NGUYỆN * Thánh Vịnh 139: 13-14: Chính Chúa dựng nên thân con, và đặt con vào lòng mẹ con; con tạ ơn Chúa vì những mầu nhiệm ấy: vì sự diệu kỳ về con, vì những diệu kỳ trong công việc của Chúa” -Nếu nay em viết lại Thánh Vịnh trên, em sẽ dùng những chữ gì và những hình ảnh gì để nói cho người ta biết công việc tạo dựng của Chúa? 5. EM CÓ BIẾT? * Trong tiếng Hạ Uy Di, chữ ha có nghĩa là hơi sống cũng có trong chữ ohana có nghĩa là gia đình. * Tại sân trƣớc nhà thờ chính tòa Thánh Patrick ở Melbourne, có hình ghép chim Bunjil. Đây là tên Thần Sáng Tạo của sắc dân Kulin, thổ dân của Melbourne. 6. CÙNG SUY NGHĨ TẠI NHÀ VÀ TẠI TRƢỜNG * Xét xem em đã học đƣợc gì về Chúa khi đọc truyện Chúa dựng nên mọi loài trong Sáng Thế 2:5-7. * Ta dùng tự do ra sao để chứng tỏ tình yêu của Chúa đối với ngƣời khác? * Hãy nghĩ đến những điều tốt lành trong đời ta là những điều vốn cho ta thấy Chúa yêu thƣơng ta biết bao. * Đâu là những lựa chọn tốt ta đã làm hôm nay? 8
  • 9. CHƢƠNG 3 TỰ TRỌNG VÀ TÔN TRỌNG NGƢỜI 1. HỌC THUỘC LÒNG * Tôi có khả năng lựa chọn. * Ý chí tự do giúp tôi chọn giữa điều tốt và điều xấu đối với tôi. * Con cái và cha mẹ nên kính trọng nhau. 2. CHÖA BẢO TA KÍNH TRỌNG MÌNH VÀ TRỌNG NGƢỜI KHÁC Chúa ban cho mỗi ngƣời sự tự do và khả năng lựa chọn. Các lựa chọn của ta có ảnh hƣởng tới chính ta và ngƣời khác. Ta có thể chọn làm điều đúng, dù nó có khó làm. Hãy nhớ lại lúc em phải làm những lựa chọn khó khăn. Những lúc đó là lúc em dùng đến ý chí tự do mà Chúa đã ban cho em. Khi dùng đến ý chí tự do đó, ta có sự lựa chọn làm điều tốt hay làm điều xấu. Chúa yêu thƣơng ta đến độ không ép ta phải làm điều tốt. Các hành động và lời dạy của Chúa Giêsu hƣớng dẫn ta biết dùng ý chí tự do của ta để thực hiện những lựa chọn và những quyết định tốt. Chúa kêu gọi ta kính trọng mình và ngƣời khác. Ngƣời kêu gọi ta yêu thƣơng ngƣời khác trong điều ta nói, nghĩ và làm. Trong gia đình em, có nhiều cách em có thể giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau. Những hành động ấy cho mỗi ngƣời thấy họ quan trọng, đƣợc yêu thƣơng và đƣợc kính trọng. Khi mọi ngƣời trong gia đình em lựa chọn làm điều tốt cho nhau, họ đã chiếu rọi lại các giá trị và hành động của Chúa Giêsu. Mỗi trẻ em đều là quà phúc Chúa ban, nên phải đƣợc chăm sóc và đƣợc yêu thƣơng. Đây là lý do cha mẹ dạy con phải lựa chọn tốt. Khi con lớn hơn, cha mẹ sẽ từ từ để các em tự lựa chọn lấy điều phải làm. Khi cha mẹ và con cái chọn việc kính trọng và yêu thƣơng nhau là họ đã làm điều tốt và họ biểu lộ tình yêu của Chúa cho nhau. 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH * Máccô 10:13-16: Ngƣời ta đem trẻ thơ đến với Ngƣời, để Ngƣời chạm tay vào chúng. Các môn đệ đuổi chúng đi, nhƣng khi thấy thế, Chúa Giêsu tức giận, nói với các ông: “Hãy để trẻ em đến cùng ta; đừng ngăn cản chúng; vì nƣớc Chúa thuộc những ai giống nhƣ chúng. Ta long trọng cho các ngƣơi hay ai không chào đón nƣớc Chúa nhƣ một trẻ thơ, sẽ không bao giờ vào đƣợc đó”. Rồi ngài quàng tay quanh chúng, đặt tay trên chúng và chúc lành cho chúng. 9
  • 10. B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2: “… Gia đình là một cộng đồng sự sống và yêu thƣơng”. 4. CẦU NGUYỆN: * Lời nguyện trên của lễ, Chúa nhật Lễ Thánh Gia: Lạy Chúa, xin nhận lễ vật hy sinh này và nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ Maria, Mẹ Đồng Trinh của Chúa, và của chồng Đức Mẹ là Thánh Giuse, xin Chúa hiệp nhất gia đình chúng con trong bình an và yêu thƣơng. * Chúc lành cho gia đình: Lạy Chúa Giêsu, xin đến với chúng con hôm nay khi chúng con tụ tập nhau để đem chúc lành Chúa xuống trên nhà này. Xin chúc lành cho mỗi ngƣời chúng con khi chúng con bƣớc vào căn nhà này, lòng đầy buồn vui mỗi ngày. Xin chúc lành cho tình bè bạn của chúng con, khi chúng con cố gắng đem cái vui của tình yêu Chúa đến tâm hồn bè bạn chúng con. Xin chúc lành cho giấc ngủ của chúng con, khi chúng con mộng mơ tƣơng lai. Xin chúc lành cho những điều chúng con làm cho nhau, khi chúng con cùng nhau chia sẻ. Xin cho chúng con mau chóng giải quyết các tranh cãi và bất đồng, tìm kiếm tha thứ và nối lại mối liên hệ với Chúa và với gia đình chúng con. Xin chúc lành cho mỗi ngƣời bƣớc qua ngƣỡng cửa nhà chúng con, để họ cùng chia sẻ niềm vui và niềm hạnh phúc vốn từ Chúa mà đến. Chúng con xin những điều đó nhờ Chúa Giêsu, Chúa chúng con. Amen. (Family Week Resource Kit [1999]) 5. EM CÓ BIẾT? *Ta gọi gia đình nơi Chúa Giêsu lớn lên là “Thánh Gia” * Thánh Anna, Mẹ Đức Maria, là Thánh Bổn Mạng các bà mẹ. *Thánh Gerard Majella là Thánh Bổn Mạng các bà mẹ đang mang thai. * Thánh Giuse là Thánh Bổn Mạng các ngƣời cha. 10
  • 11. 6.. CÙNG SUY NGHĨ TẠI NHÀ VÀ TẠI TRƢỜNG * Em đã thực hiện những lựa chọn quan trọng nào? Những lựa chọn đó ảnh hƣởng ra sao đối với ngƣời khác? * Hãy kể lại lúc em thực hiện đƣợc một lựa chọn tốt, mà không bị ai bó buộc. Em cảm thấy thế nào? Lựa chọn ấy làm ngƣời khác cảm thấy gì? * Những việc làm nào và những lời giảng dạy nào của Chúa Giêsu giúp ta biết dùng ý chí tự do của ta? * Em hiểu chữ kính trọng ra sao? * Kể lại lúc, trong gia đình em, em đã dùng ý chí tự do của em để tỏ lòng kính trọng đối với ngƣời khác. * Hãy chỉ ra những cách mới mẻ qua đó gia đình em có thể tỏ lòng kính trọng và yêu thƣơng đối với nhau. 11
  • 12. CHƢƠNG 4 CHÖA GIÊSU CHO HAY NGƢỜI YÊU TA XIẾT BAO 1. HỌC THUỘC LÕNG * Chúa Giêsu yêu ta đến độ đã chết vì tội lỗi ta. * Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu ta vì Ngƣời làm ta tìm đƣợc sự sống mới trong ơn thánh. * Các sách Phúc Âm kể cho ta biết đời sống và lời dạy của Chúa Giêsu. 2. CHÖA GIÊSU CHO HAY NGƢỜI YÊU TA XIẾT BAO: Chỉ cần mở lại bốn sách Phúc âm và đọc về đời sống Chúa Giêsu, ta sẽ rõ Chúa đã yêu thƣơng ta xiết bao. Chúa Giêsu cho ta thấy Thiên Chúa là Đấng nào, qua cách Ngƣời dạy dân chúng, chữa ngƣời bệnh, nói với ngƣời nghèo, ngƣời giầu, ngƣời bị hất hủi, và giúp đỡ những ai gặp khó khăn. Đức Giêsu yêu ta đến độ ban trọn cuộc sống Ngƣời cho ta, nhờ thế ta có thể sống trong một tình bạn mới với Chúa. Chúa Giêsu chấp nhận chịu đau khổ và chết trên thánh giá. Ngƣời biết rõ điều gì sẽ đến với Ngƣời trên cây thánh giá ấy, nhƣng Ngƣời vẫn chọn nó. Trên thánh giá, Ngƣời muốn cho ta thấy Ngƣời yêu ta xiết bao. Ngƣời muốn bảo ta rằng: “Chúa là tình yêu” (1 Gioan 4:8). Qua cái chết vì chúng ta, Chúa Giêsu đã đem sự tha thứ của Chúa đến cho ta. Trên thánh giá, Chúa Giêsu cầu nguyện cùng Cha Ngƣời cho những kẻ đóng đinh Ngƣời: “xin Cha tha tội cho chúng; chúng không biết chúng đang làm gì” (Luca 23:34). Lời cầu nguyện ấy cho ta thấy sự quan trọng của tha thứ. Ta biết rằng Chúa yêu ta và luôn luôn tha thứ cho ta nếu ta ăn năn. Điều ấy giúp ta lớn lên thành những ngƣời đầy yêu thƣơng bƣớc theo Chúa Giêsu. Qua việc chịu chết trên thánh giá và sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu trở nên nguồn suối phát sinh sự sống và niềm hy vọng mới cho tất cả chúng ta. 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH: * Mátthêu 18:21-22: Phêrô đến hỏi Ngƣời: “Thƣa thầy, con phải tha bao nhiêu lần cho ngƣời anh em có lỗi với con? Bẩy lần chăng?” Chúa Giêsu đáp lại: “không phải bẩy, mà là bẩy mƣơi lần bẩy”. B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI: “Qua cái chết, Chúa tiêu diệt sự chết của chúng con, qua việc sống lại, Chúa tái lập sự sống chúng con, Lạy Chúa 12
  • 13. Giêsu xin hãy đến trong vinh quang” Lời Tung Hô sau khi Truyền Phép (Theo Sách Lễ Cũ bằng Tiếng Anh) 4. CẦU NGUYỆN: Kinh Lạy Cha Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nƣớc Cha trị đến, ý Cha thể hiện dƣới đất cũng nhƣ trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lƣơng thực hằng ngày và tha nợ chúng con, nhƣ chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chƣớc cám dỗ, nhƣng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen 5. EM CÓ BIẾT? * Kitô là một tƣớc hiệu bằng tiếng Hy-lạp, có nghĩa là Messiah hay Đấng Được Xức Dầu. Khi sống trên trần gian, Ngƣời đƣợc ngƣời ta gọi là Giêsu Nadarét. * Chúa Giêsu nói tiếng Aram. * Thời mới có Giáo hội, ngƣời ta phải dấu không cho nhà cầm quyền biết họ là Kitô hữu. Các tín hữu đầu tiên dùng biểu hiệu con cá để tỏ cho ngƣời khác biết mình là ngƣời theo Chúa Giêsu Kitô. Theo truyền thống, ngƣời ta nghĩ rằng biểu hiệu con cá đƣợc dùng vì các chữ cái đầu trong nhóm chữ Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế ghép thành chữ cá trong tiếng Hy Lạp. 6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG *Em có ảnh tƣợng gì về Chúa Giêsu? Các ảnh tƣợng ấy nói với ta điều gì về Ngƣời? * Kể cho gia đình em hay em biết gì về việc Chúa Giêsu tha thứ cho ngƣời ta. * Căn cứ vào sách Phúc âm, em hãy kể lại một điều quan trọng Chúa Giêsu đã dạy. * Làm thế nào để Chúa Giêsu trở thành một phần trong cuộc sống chúng ta ngày nay? * Ngày nay, ta có thể làm gì ở nhà hay ở ngoài đời để Nước Chúa trị đến? 13
  • 14. CHƢƠNG 5 MÙA CHAY, TUẦN THÁNH VÀ LỄ PHỤC SINH 1. HỌC THUỘC LÕNG * Chúa Giêsu chịu đau đớn và chịu chết để cứu ta khỏi tội lỗi * Vào Chúa nhật Phục sinh, Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. 2. MÙA CHAY, TUẦN THÁNH VÀ LỄ PHỤC SINH Các biến cố quan trọng nhất đƣợc Giáo Hội cử hành là việc Chúa Giêsu chịu chết vào Thứ sáu Tuần thánh, và việc Ngƣời sống lại vào Chúa nhật Phục sinh. Chính nhờ những gì Chúa Giêsu làm trong hai ngày này mà ta có sự sống mới. Ngƣời ban trọn đời sống của Ngƣời cho ta, ngay cả chết trên thánh giá để tỏ cho ta lòng tha thứ của Chúa và đem lại cho ta sự sống mới, thóat khỏi tội lỗi. Ta chuẩn bị cử hành niềm vui của Lễ Phục Sinh trong Mùa Chay, là mùa bắt đầu vào Thứ tƣ Lễ tro và kéo dài 40 ngày. Thánh giá vẽ bằng tro trên trán ta mời gọi ta từ bỏ tội lỗi và bƣớc chân theo Chúa Giêsu. Trong Mùa Chay, ta phải đặc biệt nghĩ đến ngƣời khác. Một cách khác để chuẩn bị Lễ Phục Sinh là thực hành việc bỏ đi một cái gì đó ta ƣa thích và làm một điều gì đó cho một ngƣời khác. Làm thế là ta sẽ lớn lên giống Chúa Giêsu ngày một hơn và phục vụ ngƣời khác nhƣ Ngƣời đã làm. Cách chuẩn bị thứ ba trong Mùa Chay là dành ra một ít thì giờ để cầu nguyện, nhớ lại tình yêu của Chúa đối với ta đƣợc biểu lộ trong đời sống Chúa Giêsu. Thánh Kinh cho ta hay ba ngày sau khi chết, Chúa Giêsu hiện ra với các ngƣời theo Chúa, nói chuyện, cùng bƣớc đi và ăn uống với họ. Chúa Giêsu quả đã sống lại! Ngƣời thực sự đã sống động trở lại và điều ấy quả là tin vui cho các môn đệ! Việc cử hành Lễ Phục sinh giúp ta hân hoan trƣớc mầu nhiệm vĩ đại về một cuộc sống mới do đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu đem tới. 3. LỜI CHÖA: A. TRONG THÁNH KINH * Chúa nhật Lễ Lá: Luca 19:36-38: “Chúc tụng đức Vua, đấng ngự đến nhân danh Chúa” * Thứ Năm Tuần Thánh: Luca 22:14-23: “Hãy làm việc này mà nhớ đến ta” * Thứ Sáu Tuần Thánh: Luca 23:33-34: “Khi họ tới chỗ gọi là Núi Sọ, họ đóng đinh Chúa Giêsu” 14
  • 15. * Chúa nhật Phục sinh: Luca 24:1-12: “Ngƣời không ở đây nữa, nhƣng đã sống lại”. Thánh vịnh 117: “Đây là ngày Chúa đã dựng nên; ta hãy vui mừng hân hoan”. B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI * Phụng vụ Thứ Tƣ Lễ Tro (làm phép và bôi tro): Xin chúc lành mọi ngƣời tiếp nhận tro này. Xin cho họ tuân giữ Mùa Chay để chuẩn bị niềm vui Lễ Phục sinh. * Lễ Vọng Phục Sinh (Exultet - Kinh Hãy Vui Lên): “Hãy vui lên hỡi các quyền lực trên trời! Hãy ca vang, hỡi ca đoàn thiên thần! Hãy nhẩy mừng quanh ngôi tòa Chúa, hỡi toàn bộ tạo vật! Chúa Giêsu Kitô, Vua chúng ta, đã sống lại rồi! Hãy thổi lên tiếng kèn cứu rỗi!” 4. CẦU NGUYỆN * Lời chúc lành Mùa Chay: Xin tình yêu Chúa chúc lành cho chúng con và đổ đầy đời sống chúng con bằng niềm vui trong khi chúng con mong chờ Lễ Phục sinh. 5. EM CÓ BIẾT? * Tro dùng trong Thứ Tƣ Lễ Tro là do những cành lá đã đƣợc làm phép trong Lễ Lá năm trƣớc. * Mùa Chay, tiếng Anh là Lent, vốn là một chữ Anh cổ, có nghĩa là Mùa Xuân hay kéo dài. Ở bắc bán cầu, Mùa Chay xẩy ra trong Mùa Xuân lúc ngày dài hơn đêm. Ở Úc, Mùa Chay xẩy ra trong Mùa Thu. * Các biểu hiệu Mùa Xuân có liên hệ nhiều với Lễ Phục Sinh là vì nó nhắc ta tới sự sống mới. Em có biết cái gì biểu hiệu cho nƣớc Úc không? 6. SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Tại sao Lễ Phục sinh lại là thời gian quan trọng nhất trong lịch Phụng vụ của Giáo hội? * Lễ Phục sinh có ý nghĩa gì đối với em? * Gia đình em cố gắng đặc biệt cách nào trong việc chuẩn bị Lễ Phục sinh? *Kể lại một kinh nghiệm buồn bã hay mất mát. Đó là những tâm trạng của các môn đệ Chúa Giêsukhi thấy Ngƣời chết. Em nghĩ khi họ nghe tin Chúa Giêsu sống lại, họ cảm thấy thế nào? * Nếu Chúa Giêsu sống lại và sống trong thời em hiện nay, em sẽ mừng việc ấy ra sao? 15
  • 16. * Trong Mùa Chay, khi em rời lớp hay rời nhà, em ráng làm dấu thánh giá và đọc một kinh chúc tụng. 16
  • 17. CHƢƠNG 6 GIÁO HỘI SỐNG LỜI CHÖA 1. HỌC THUỘC LÕNG * Giáo hội giúp ta biết Chúa Giêsu, và làm ngƣời khác biết Ngƣời. *Thánh Kinh gồm các sách Cựu Ƣớc và Tân Ƣớc. *Trong các sách Cựu Ƣớc, ta đƣợc dẫn vào các truyện kể về Dân Chúa Chọn, tức Dân Do Thái của Đất Thánh. * Các sách Tân Ƣớc cho mọi ngƣời biết Tin Mừng về Chúa Giêsu Kitô. 2. GIÁO HỘI SỐNG LỜI CHÖA Nhƣ một Giáo hội, ta cử hành Tin Mừng của Chúa tức việc Chúa yêu thƣơng ta, tha thứ cho ta và muốn dẫn ta tới lối sống mới. Mỗi lần ta họp nhau lại trong Thánh Lễ trong tƣ cách dân Chúa, là chúng ta công bố các câu truyện, các lời cầu và các điều tin trong đức tin của ta. Qua việc sống theo cách Chúa Giêsu dạy, ta có thể làm cho ngƣời khác biết Ngƣời. Thánh Kinh là cách quan trọng để ta học biết Chúa Giêsu và lịch sử Dân Chúa. Buổi đầu tiên của Giáo hội, Tin Mừng do các Tông Đồ giảng dạy phần lớn đã đƣợc truyền lại bằng miệng. Rồi những điều các ngài giảng dạy đƣợc viết xuống. Dƣới sự hƣớng dẫn của Chúa Thánh Thần, Giáo hội quyết định sách nào kể tốt nhất về lịch sử Chúa Giêsu. Những sách đó làm thành bộ Tân Ƣớc, là phần thứ hai của Thánh Kinh. Tân Ƣớc kể cho ta về đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu và nhiều câu truyện khác về đời sống và sự lớn mạnh của Giáo hội buổi đầu. Trong phần thứ nhất của Thánh Kinh, tức Cựu Ƣớc, ta đọc thấy tình yêu lớn của Chúa dành cho Dân Chúa Chọn, tức Dân Tộc Do Thái. Trong Cựu Ƣớc, Chúa hứa rằng Ngƣời sẽ gửi Đấng Cứu Thế đến cho Dân Ngƣời. Giáo hội tiếp tục kể lại Tin Mừng cho đến ngày tận thế, nhƣ lời Chúa Giêsu đã hứa: “Và các con hãy biết rằng thầy luôn ở với các con; đúng, cho đến ngày tận thế” (Mt 28:20). 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH * Dụ ngôn Ngƣời Gieo Hạt: Mátthêu 13:4-9: Ngƣời nói: “Hãy xem ngƣời gieo hạt ra đi gieo hạt. Khi ông gieo, có hạt rơi xuống vệ đƣờng, và chim chóc đến ăn hết cả. Có hạt rơi trên sỏi đá nơi có rất ít đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhƣng khi mặt trời vừa lên cao, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt rơi trên đất tốt và sinh hoa trái, hạt gấp trăm, hạt gấp sáu mƣơi, hạt gấp ba mƣơi lần. Ai có tai hãy nghe!” 17
  • 18. B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI * Kinh Tin Kính Nixêa: Chúng tôi tin Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. 4. CẦU NGUYỆN * Lời nguyện Thánh thể 2: Lạy Chúa, xin nhớ đến Hội Thánh Chúa lan rộng khắp hoàn cầu để kiện toàn Hội Thánh trong đức mến… * Lời nguyện Thánh thể 3: Lạy Cha, xin Chúa thƣơng nhậm lời cầu của gia đình mà Chúa đã muốn tụ họp trƣớc tôn nhan Chúa đây. Lạy Cha nhân từ, xin thƣơng đoàn tụ mọI con cái Cha đang tản mác khắp nơi về vớI Cha. 5. SỐNG LỜI CHÖA: Thánh Phanxicô Xaviê Phanxicô Xaviê là một trong những nhà truyền giáo lớn nhất của Kitô giáo. Ngài sinh tại Tây-ban-nha, cách nay hơn bốn trăm năm. Ngài trở thành linh mục Dòng Tên, sau đó dành trọn đời sống truyền bá Tin mừng của Chúa Giêsu và rửa tội nhiều ngàn ngƣời gia nhập Giáo hội Công giáo. Ngài làm việc hăng hái tại Ấn-độ và Nhật-bản và ngài muốn tới Trung-hoa, nhƣng ngài chết trƣớc khi đặt chân lên mảnh đất sau cùng ấy. Ta nên cầu nguyện cho các giáo dân, các nữ tu, các sƣ huynh và các linh mục đang truyền bá Tin mừng của Chúa Giêsu tại Úc cũng nhƣ tại các mảnh đất xa xôi. Các vị trên giảng dạy về Chúa Giêsu qua các việc họ làm và các điều họ nói. Ta nên học biết công việc họ làm. 6. EM CÓ BIẾT? * Chữ Giáo hội, trong tiếng Hy Lạp, là ecclesia có nghĩa là cuộc tập họp hay gia đình Chúa. * Chữ Thánh Kinh, trong tiếng Hy Lạp, là biblia có nghĩa là một bộ sách. Có tất cả 46 sách Cựu ƣớc và 27 sách Tân ƣớc. * Mátthêu là sách Phúc âm duy nhất dùng chữ Giáo hội. 7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Hãy nhớ xem tổ tiên em đã truyền lại cho em những đức tính nào giống nhƣ Chúa Giêsu. Và đến lƣợt em, em muốn để lại cho đời sau những đức tính nào giống nhƣ Ngƣời? * Hãy xin cha mẹ kể cho em nghe một trong những truyện trong Thánh Kinh mà họ ƣa thích và xin họ cho em biết lý do tại sao họ ƣa thích truyện đó. Thay vì câu truyện, em cũng có thể hỏi về một bài kinh. 18
  • 19. * Hãy chọn một câu Thánh Kinh em ƣa thích. Trong ngày, hãy thỉnh thoảng nhắc lại câu ấy, vừa nhắc vừa lắng nghe nó trong tâm hồn em. * Hãy suy nghĩ những cách giúp em tiếp tục sống Phúc âm ngày nay. 19
  • 20. CHƢƠNG 7 YÊU MẾN VÀ CA TỤNG CHÖA TRONG PHỤNG VỤ 1. HỌC THUỘC LÕNG * Qua Phụng vụ, ta thờ phƣợng Chúa bằng động tác và lời nói. * Thánh Thể là trung tâm Phụng vụ Công giáo. 2. YÊU MẾN VÀ CA TỤNG CHÖA TRONG PHỤNG VỤ Khi ta tham dự Thánh Lễ, ta dùng những lời, những hành động, những dấu hiệu và những biểu hiệu đặc biệt. Em có nhớ gì trong số ấy không? Những sự việc ấy giúp ta nhớ đến Chúa Giêsu và sống nhƣ Ngƣời đã sống. Tất cả những thứ trên đƣợc sắp xếp lại với nhau trong những nghi thức đặc biệt đƣợc Giáo hội gọi là Phụng vụ. Khi ta tụ họp nhau nhƣ là những ngƣời trong gia đình Chúa, là ta thờ phƣợng Ngƣời trong các hành động và các lời nói của ta. Mỗi bí tích trong bẩy bí tích đều có Phụng vụ riêng, với đủ các lời nói, các hành động, các dấu hiệu và các biểu hiệu riêng. Phụng vụ ta thƣờng cử hành nhiều nhất (và cũng quan trọng nhất) chính là Thánh Lễ. Thánh Lễ là trung tâm Phụng vụ Công giáo. Giáo hội qui định cẩn thận những điều ta làm trong Thánh Lễ. Ta không bao giờ tham dự Phụng vụ một mình. Phụng vụ là điều ta làm với nhau trong một cộng đoàn, trong tƣ cách là thành viên của Giáo hội. Thánh Lễ có hai phần chính: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh thể. Trong Phụng vụ Lời Chúa, ta nhớ lại và học biết rằng Chúa Giêsu đang ở với ta khi ta lắng nghe và đáp lại Lời Chúa. Trong Phụng vụ Thánh thể, ta thờ phƣợng Chúa trên bàn thờ khi ta tƣởng niệm và cử hành đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Ngƣời thực sự đang có mặt, ban mình Ngƣời làm của ta ăn trong phép Thánh Thể. Không có điều gì khác có thể đem ta lại gần Chúa hơn điều trên. Chính vì thế Giáo hội muốn ta đến với Thánh Thể trong ngày Chúa Nhật, lúc gia đình của Ngƣời cùng nhau tụ họp làm việc thờ phƣợng. Khi ta thờ phƣợng trong phép Thánh Thể, sự sống của Chúa trong ta sẽ mạnh mẽ hơn, giúp ta tham dự đầy đủ hơn trong hành động cũng nhƣ trong lời nói. Trƣớc Phúc âm, ta đứng dậy để đón chào Lời Chúa. Linh mục kết thúc Phúc âm bằng những lời này: “Đó là Lời Chúa”. Ta đáp lại: “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa” Ta mang lễ vật gồm bánh và rƣợu lên Bàn thờ Chúa. Sau đó đến các Lời Kinh đặc biệt chúng ta cùng đọc với nhau: 20
  • 21. * Trƣớc Khi Truyền Phép: “Thánh, thánh, thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh. Trời đất đầy vinh quang Chúa. Hoan hô Chúa trên các tầng trời. Chúc tụng đấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Chúa trên các tầng trời”. * Sau Khi Truyền Phép: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xƣng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến ”. * Linh mục đọc Trƣớc Khi Rƣớc Lễ: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian. Phúc cho ai đƣợc mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa” Chúng ta thƣa: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhƣng xin Chúa phán một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh.” * Linh Mục Chúc Lành Lúc Kết Lễ: “Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha, và Con và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em. Amen.” 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH * Mátthêu 18:20: “Vì nơi đâu có hai ba ngƣời họp nhau nhân danh ta, ta sẽ ở với họ” B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI: * Lời chủ tế chào cộng đoàn (Thƣ thứ 1 gửi tín hữu Côrintô 13:13) : “Nguyện xin ơn sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em” 4. CẦU NGUYỆN * Lời nguyện Thánh Thể 3: Lạy Chúa, Chúa thật là Đấng Thánh, và muôn vật Chúa đã tạo thành đều phải ca ngợi Chúa, vì nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng con, do quyền năng tác động của Chúa Thánh Thần, Chúa ban sự sống và thánh hóa mọi loài, và không ngừng qui tụ một dân riêng, để từ Đông sang Tây, họ dâng lên Chúa một hiến tế tinh tuyền. 5. EM CÓ BIẾT? * Trong tiếng Hy Lạp, chữ phụng vụ có nghĩa là việc công cộng hay việc phục vụ nhân danh mọi ngƣời. * Cách ta tham dự phụng vụ bây giờ có thể rất khác với cách ông bà tổ tiên ta tham dự ngày xƣa. * Amen có nghĩa là “Vâng, xin đƣợc nhƣ thế… Chúng tôi tin”. 21
  • 22. 6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Em nhớ đƣợc những lời nào, cử chỉ nào, dấu hiệu nào và biểu tƣợng nào khi cử hành Thánh Lễ? * Trong Phụng vụ, khi ta thƣa Amen, ta muốn nói “vâng” với điều gì? Em có nhớ có lúc nào em nói “vâng” với Chúa trong tuần này không? * Hãy thăm Nhà thờ một lần đặc biệt để quan sát các đồ trang hoàng và các đồ vật trong đó. Ráng nhớ tên chúng. * Ráng giải thích cách hay nhất để chuẩn bị và tham dự việc cử hành Thánh Lễ. 22
  • 23. CHƢƠNG 8 CHÖA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG TA 1. HỌC THUỘC LÕNG * Chúa Thánh Thần ban ơn thánh để hƣớng dẫn và làm ta vững mạnh trong đời sống. * Giáo hội cử hành việc Chúa Thánh Thần đến trong Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. * Chúa Thánh Thần hành động nhiều nhất qua các bí tích. Mọi bí tích đều mang lại ơn thánh cho ta. 2. CHÖA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG TA Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu hứa rằng khi tạm biệt các môn đệ, Ngƣời sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến với họ (Phúc âm Gioan 16:7-8). Sau khi Chúa Giêsu về trời, đức Maria và các môn đệ chờ đợi Chúa Thánh Thần đến. Mƣời ngày sau, vào Chúa Nhật Hiện Xuống, một cơn gió lớn xẩy ra, làm rung chuyển nhà cửa, và các vị trên thấy trên đầu họ có cái gì giống nhƣ hình “những chiếc lƣỡi lửa”. Các ngài nhận đƣợc khả năng ca tụng Chúa và nói đƣợc những thứ tiếng trƣớc đó các ngài chƣa bao giờ học. Chúa Thánh Thần quả đã đến và thay đổi cuộc sống của các ngài! Các môn đệ biết chắc rằng từ nay Chúa Thánh Thần luôn ở với họ và họ có thể ra đi truyền bá Tin Mừng của Chúa Giêsu. Lời hứa của Chúa Giêsu đã đƣợc thực hiện đầy đủ. Giáo hội kỷ niệm và cử hành việc Chúa Thánh Thần đến với các môn đệ vào ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Tuy nhiên, ta cử hành và nhận lãnh Chúa Thánh Thần nhiều nhất qua bẩy Bí Tích. Mọi Bí tích đều đem lại cho ta ơn thánh, sự sống và tình yêu của Chúa. Trong mỗi Bí tích, Chúa Thánh Thần làm việc cách khác nhau để hƣớng dẫn ta và làm ta vững mạnh trong việc sống nhƣ những kẻ bƣớc chân theo Chúa Giêsu. Ta thấy các dấu hiệu Chúa Thánh Thần đang làm việc khắp nơi trên thế giới chung quanh ta. Trong Phụng Vụ, các biểu hiệu sau đây giúp ta nhìn ra sự hiện diện của Chúa Thánh Thần: Nƣớc trong Phép Rửa tội. Dầu thánh (chrism) để xức dầu. Biểu hiệu lửa và ánh sáng. 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH * Sách Tông đồ Công vụ 2:1-8: Đến ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đệ họp nhau tại một căn phòng, bỗng nhiên họ nghe thấy nhƣ có cơn gió mạnh từ trời thổi xuống, 23
  • 24. tiếng ồn ào tràn vào toàn thể căn nhà nơi họ đang ngồi, và một vật gì xuất hiện trên họ trông giống nhƣ những lƣỡi lửa; những lƣỡi tách ra và đậu trên trán mỗi ngƣời trong nhóm của họ. Hết thẩy đƣợc tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói các thứ tiếng lạ tùy Chúa Thánh Thần ban ơn cho họ nói. Lúc ấy có những ngƣời đạo đức từ khắp nơi trong thiên hạ đang sống tại Giêrusalem, nghe tiếng động họ kéo đến tụ tập, và ai cũng ngạc nhiên khi thấy những ngƣời này nói đƣợc tiếng nói của mình. Họ rất đỗi ngạc nhiên và trầm trồ: “Há những vị này không phải là ngƣời Galilê hay sao? Vậy mà mỗi ngƣời trong chúng ta lại nghe họ nói chính tiếng sinh đẻ của mình là thế nào?” B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI * Kinh Tin Kính Nixêa: Chúng tôi tin Chúa Thánh Thần, là Chúa và là Đấng ban sự sống. 4. CẦU NGUYỆN Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến! Lạy Chúa Thánh, xin hãy đến sống trong chúng con! Xin ban cho chúng con đời sống mới! 5. THỰC HÀNH A. KINH CẦU Kinh cầu (litany) là một bảng kê những lời nguyện vắn tắt với những câu thƣa chung hay tiết nhịp đặc biệt. Những lời nguyện này thƣờng là những lời cầu bầu. Xƣớng : đọc một tƣớc hiệu của Chúa Thánh Thần …………………………………… Xin ở với con khi con (kê ra một dịp nào đó) ……………………………………………………………………………………… ….. Em hãy viết ra một kinh cầu kiểu trên. Em hãy phối hợp lời cầu nguyện của riêng em với lời cầu nguyện của các em khác cùng lớp để viết ra một Kinh Cầu Chúa Thánh Thần. B. SỐNG LỜI CHÖA: Thánh Vincent de Paul Thánh Vincent de Paul ngày xƣa sống tại nƣớc Pháp. Lúc còn sống, ngài đƣợc mọi ngƣời gọi là đấng thánh của ngƣời nghèo. Chúa Thánh Thần trong Thánh Vincent giúp ngài phục vụ ngƣời không có nhà, các trẻ em, ngƣời bị cầm tù và ngƣời tị nạn. Ngài tặng thức ăn cho ngƣời túng thiếu. Ngài chăm sóc ngƣời bệnh trong bệnh viện. Tình yêu lớn lao của thánh Vincent dành cho ngƣời nghèo là điều kỳ diệu ta có thể tƣởng niệm và bắt chƣớc. 24
  • 25. 6. EM CÓ BIẾT? * Kinh cầu có một nhịp điệu rõ ràng và thƣờng đƣợc hát lên. Chúng có từ thời đầu tiên của Giáo hội (trƣớc khi các thầy cô của em sinh ra). * Trong Lễ Vọng Phục Sinh, ta hát một Kinh Cầu rất hay gọi là Kinh Cầu Các Thánh. * Biểu hiệu của Hội Thánh Vincent de Paul đƣợc vẽ năm 1965 do một họa sĩ nổi danh của Úc là Tom Bass thực hiện, lúc ấy ông là một Hội Viên của Hội Thánh Vincent de Paul. * Trong cộng đồng em, có thể có chi hội Thánh Vincent de Paul. Em nên tìm dịp tìm hiểu thêm về hoạt động của họ. 7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Nếu các thánh tông đồ không cảm nhận đƣợc Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần, thì tình thế sẽ ra sao? * Hãy kể cho nhau nghe một vài thí dụ về những ngƣời đƣợc ơn Chúa Thánh Thần trong cộng đồng em hay trên thế giới nói chung. Hãy suy niệm câu này “tôi ý thức đƣợc sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong đời sống tôi khi …” * Dùng huy hiệu của Hội Thánh Vincent de Paul làm thí dụ, em hãy vẽ ra huy hiệu riêng cho lớp hay cho trƣờng em để nói lên Chúa Thánh Thần đã hƣớng dẫn và làm ta mạnh mẽ ra sao. Hãy giải thích huy hiệu đó cho cả lớp. 25
  • 26. CHƢƠNG 9 MARIA: MẸ GIÁO HỘI 1. HỌC THUỘC LÕNG * Đức Maria là Mẹ của Giáo hội và là Mẹ của chúng ta. * Đức Maria nói “vâng” với Chúa bằng cách làm điều Chúa yêu cầu. * Đức Maria không mang tội lỗi. * Các thánh nói “vâng” với Chúa bằng cách bƣớc theo chân Chúa Giêsu. 2. MARIA: MẸ GIÁO HỘI Giáo dân trong Giáo hội cả mấy ngàn năm qua đã nghĩ về Đức Maria và vai trò quan trọng ngài nắm giữ trong đời sống chúng ta. Ta tin rằng Đức Maria đầy ơn phúc ngay từ giây phút đầu tiên trong đời; ngài hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi. Qua lòng tín trung của mình, Đức Maria đã có thể thƣa “vâng” với Chúa và sinh hạ Con của Ngƣời là Chúa Giêsu. Đức Maria là gƣơng mẫu đức tin cho hết thẩy chúng ta. Ta nên cố gắng sống nhƣ đức Maria, đáp lại tiếng Chúa kêu gọi một cách trung thành và yêu thƣơng, bằng cách luôn luôn cố gắng thƣa “vâng”. Giống nhƣ đức Maria, các thánh là những ngƣời cũng thƣa “vâng” với Chúa một cách trung thành và yêu thƣơng. Khi đọc truyện các thánh, ta sẽ thấy rằng các đấng luôn cố gắng sống nhƣ Chúa Giêsu, theo bƣớc chân Ngƣời. Các đấng đã làm đƣợc điều Chúa muốn các ngài làm, dù đôi khi rất khó, vì các ngài yêu Chúa rất nhiều. Khi Chúa Giêsu chết trên thánh giá, Ngƣời ban Mẹ riêng của Ngƣời là Đức Maria cho chúng ta để làm Mẹ của chúng ta nữa. Ta là chi thể của Giáo Hội, nên ta tin rằng đức Maria là Mẹ của Giáo hội. Mẹ Maria của ta rất yêu ta và hằng cầu nguyện cho ta. Ta có thể xin Ngài cầu nguyện cùng với ta và cầu nguyện cho ta. 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH * Truyền Tin theo Luca 1:26-38: Tháng thứ sáu, Chúa sai thiên thần Gabriel tới một thành thuộc xứ Galilê là Nadarét, đến với một trinh nữ đã kết hôn với một ngƣời đàn ông tên là Giuse, thuộc Nhà Đavít; còn tên của trinh nữ là Maria. Thiên thần vào nhà và nói với cô: “Hãy vui lên, hỡi ngƣời đƣợc ơn cao trọng! Chúa ở cùng cô”. Cô rất bối rối về những lời ấy và tự hỏi những lời chào kia có nghĩa gì, nhƣng kìa thiên thần lại đã tiếp tục nói với cô: “Thƣa cô Maria, cô đừng sợ; cô đƣợc ơn Chúa nhiều lắm. Cô hãy nghe đây: cô sẽ có thai và sinh một bé trai và cô sẽ đặt tên cho em bé là Giêsu. Em sẽ trở nên cao cả và sẽ đƣợc gọi là Con Đấng Tối Cao. Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho em ngôi báu của tổ tiên em là Đavít; em sẽ đời đời 26
  • 27. cai trị khắp Nhà Giacóp và triều đại của em sẽ không bao giờ chấm dứt”. Maria nói với thiên thần: “Nhƣng chuyện đó xẩy ra thế nào đƣợc, vì tôi là một trinh nữ?” Thiên thần đáp lại: “Chúa Thánh Thần sẽ xuống trên cô và quyền lực Đấng Tối Cao sẽ bao phủ cô. Chính vì lẽ đó, em bé sẽ thánh thiện và đƣợc gọi là Con Thiên Chúa. Xin cô biết cho điều này chị họ cô là Isave, dù tuổi cao, đã thụ thai một con trai đến nay đƣợc sáu tháng rồi, bà ấy là ngƣời thiên hạ vốn coi là hết thời, vì không có điều gì Chúa không làm đƣợc”. Maria thƣa: “tôi là đầy tớ của Chúa, xin cho những điều ông nói đƣợc thực hiện nơi tôi”. Và thiên thần từ giã cô. B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI: * Kinh Truyền Tin: Đức Chúa Trời sai thánh thiên thần truyền tin cho rất thánh đức bà Maria Đáp: Và rất thánh Đức Bà chịu thai bởi phép dức Chúa Thánh Thần Kính mừng Maria… Này tôi là tôi tá đức Chúa Trời Đáp: Tôi xin vâng nhƣ lời thánh thiên thần truyền. Kính mừng Maria… Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm ngƣời Đáp: Và ở cùng chúng con. Kính mừng Maria… Lạy rất thánh đức mẹ Chúa Trời, xin cầu cho chúng con Đáp: Đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa. Kính Mừng Maria… 4. CẦU NGUYỆN Kính mừng Maria đầy ơn phúc, đức Chúa Trời ở cùng bà, Bà có phúc lạ hơn mọi ngƣời nữ, Và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ. Thánh Maria, đức mẹ Chúa Trời, Cầu cho chúng con là kẻ có tội Khi nay và trong giờ lâm tử Amen. Lạy Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội, xin cầu cho chúng con Lạy các thánh của Chúa, xin cầu cho chúng con. 5. EM CÓ BIẾT? * Từ buổi đầu, Giáo hội đã tôn kính Đức Maria với tƣớc hiệu Thánh Nữ Đồng Trinh Maria. * Đức Maria là bổn mạng nƣớc Úc dƣới tƣớc hiệu Maria, Đấng Phù Giúp Kitô Hữu. 27
  • 28. * Tháng Năm và tháng Mƣời là hai tháng đặc biệt dâng kính Đức Maria. * Ta mừng lễ Truyền Tin vào ngày 25 tháng Ba. * Vô Nhiễm là một từ ngữ ta dùng để diễn tả việc Đức Mẹ không vƣớng tội nhơ. 6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Gia đình em thƣờng làm việc sùng kính gì đối với Đức Mẹ? * Trong khi cầu nguyện chung trong gia đình, em hãy thêm một lời cầu nguyện đặc biệt với Đức Mẹ dƣới tƣớc hiệu Mẹ là Mẹ Giáo Hội. * Xin cha mẹ hay ông bà em kể lại điều họ đã học biết về Đức Mẹ lúc họ bằng tuổi em ? * Trong nhà hay trong giáo đoàn em, có tƣợng ảnh Đức Mẹ nào không? Đó là ảnh tƣợng gì? * Đức Mẹ lắng nghe và đáp lại Chúa bằng tiếng xin “vâng”. Gia đình em sống ra sao theo cách Chúa yêu cầu? 28
  • 29. CHƢƠNG 10 ĐƢỢC ĐÓN CHÀO VÀO GIA ĐÌNH CHÖA 1. HỌC THUỘC LÕNG * Phép Rửa Tội, phép Thêm Sức và phép Thánh Thể là các bí tích khai tâm Kitô giáo. * Phép Rửa Tội ban cho ta sự sống mới trong ơn thánh, sự tha thứ tội lỗi, và các ơn đức tin, đức cậy và đức mến. 2. ĐƢỢC ĐÓN CHÀO VÀO CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH CHÖA Ai trong chúng ta cũng thuộc về một nhóm nào đó: gia đình, trƣờng học, câu lạc bộ thể thao. Em còn thuộc nhóm nào khác nữa không? Bên trong những nhóm trên, ngƣời ta có nhiều cách khác nhau để nhận ra chúng ta là thành phần của nhóm. Ta gọi diễn trình gia nhập và đƣợc đón chào ấy là khai tâm. Một cách hết sức đặc biệt, ta đƣợc đón chào vào cuộc sống gia đình Chúa, tức Giáo hội, qua ba Bí tích Khai tâm. Đó là Phép Rửa Tội, Phép Thêm Sức và Phép Thánh Thể. Phép thứ nhất trong ba phép bí tích trên là Phép Rửa Tội. Nhờ Phép Rửa Tội, ta trở thành một phần tử của Giáo hội. Trong tƣ cách thành viên của gia đình Chúa, ta đƣợc mời gọi tin, cậy và mến nhƣ là những ngƣời theo Chúa Giêsu. Nhờ Phép Rửa Tội, ta trở thành con cái Chúa. Ta tham dự vào sự sống mới của Chúa Giêsu, một sự sống tràn đầy ơn thánh và thoát khỏi tội tổ tông. Ta cử hành sự hiện diện của Chúa Thánh Thần. Phép Thêm Sức làm trọn Phép Rửa Tội của ta và với tƣ cách là chi thể trọn vẹn của gia đình Công giáo, ta tham dự Phép Thánh Thể. Nghi Thức Rửa Tội: Giáo hội dùng nghi thức Rửa Tội khi ban Phép Rửa Tội cho một ngƣời. Đây là những nét chính của nghi thức này: (i) Linh mục chào đón ngƣời đƣợc rửa tội, cha mẹ và cha mẹ đỡ đầu, tại cửa nhà thờ và làm dấu thánh giá trên trán ngƣời này. (ii) Đọc Lời Chúa. Mọi ngƣời hiện diện trả lời trong đức tin (Phép Rửa Tội là bí tích của đức tin) (iii) Lịnh mục cầu xin tránh đƣợc sự ác và xức dầu cho ngƣời lãnh nhận Phép Rửa Tội với Dầu Dự Tòng, là dầu dành cho ngƣời sắp sửa chịu rửa tội. (iv) Linh mục làm phép nƣớc. Rồi ngài yêu cầu ngƣời chịu phép Rửa Tội từ bỏ điều xấu và tuyên xƣng đức tin. (v) Ngài rửa tội cho ứng viên nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. 29
  • 30. (vi) Ngƣời vừa chịu Phép Rửa Tội đƣợc xức Dầu Thánh nhƣ dấu chỉ Chúa Thánh Thần đã đƣợc ban cho họ. (vii) Ngƣời vừa chịu Phép Rửa Tội đƣợc trao mảnh khăn trắng để mặc vào. Điều ấy muốn nói rằng họ “mặc lấy Chúa Kitô”. (viii) Một cây nến đƣợc đốt từ Cây Nến Phục Sinh và trao cho ngƣời vừa đƣợc rửa tội (hay cha mẹ họ) để nói rằng họ đã đƣợc Chúa Giêsu, ánh sáng thế gian, đem ra khỏi bóng tối. (ix) Cuối nghi thức, là ban phép lành. Nếu ngƣời đƣợc rửa tội là một em bé mới sinh, thì cha mẹ em đƣợc ban phép lành để họ dƣỡng nuôi em bé này trong đức tin Công giáo. Công thức Rửa Tội: “………, cha rửa con nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”. Trong khi đọc những lời trên, người được rửa tội có thể được dìm trong nước ba lần hay được đổ nước trên đầu ba lầu. 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH * Máccô 1:4-8: Gioan Tẩy Giả rao giảng: … Gioan Tẩy Giả xuất hiện nơi đất hoang, rao giảng phép rửa ăn năn để đƣợc tha tội. Trọn xứ Giuđêa và dân Giêrusalem lên đƣờng tìm đến ông và khi ông rửa họ tại Sông Giócđăng, họ thú nhận tội lỗi của họ. Gioan mình mặc áo da lạc đà, sống bằng châu chấu và một ong rừng. Trong bài giảng, ông nói rằng: “Có ngƣời đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, và tôi không đáng quì xuống cởi dây dầy cho ngài. Tôi rửa qúi ông bằng nƣớc, còn ngài, ngài sẽ rửa quí ông bằng Chúa Thánh Thần” B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI * Công thức Rửa tội : “Cha rửa con, nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần” * Bài Ca Rửa Tội: Con đã mặc lấy Chúa Kitô, trong Ngƣời con đã đƣợc rửa tội. Alleluia, alleluia. 4. CẦU NGUYỆN Khi tuyên xưng lại đức tin: Các con có từ bỏ Satan và mọi việc làm cũng nhƣ hứa hẹn hão huyền của nó không? Thưa từ bỏ. Con có tin Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng dựng nên trời và đất không? 30
  • 31. Thưa tin. Con có tin Chúa Giêsu, con một Ngƣời, là Chúa chúng ta, sinh bởi Trinh Nữ Maria, chịu đóng đinh, chết và táng xác, sống lại từ cõi chết, và nay đang ngự bên hữu đức Chúa Cha không? Thưa tin Con có tin Chúa Thánh Thần, là Chúa, là đấng ban sự sống không ? Thưa tin. Đó là đức tin của Giáo hội. Chúng ta hãnh diện tuyên xƣng nó trong Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Amen. 5. EM CÓ BIẾT? * Nói đúng ra, những lời “Cha rửa con nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần” cùng với việc đổ nƣớc hay dìm vào nƣớc là những đòi hỏi duy nhất đối với bí tích Rửa Tội. * Ngƣời trƣởng thành phải tự mình tuyên xƣng đức tin trƣớc khi đƣợc rửa tội. * Chữ Satan có nghĩa là chướng ngại vật và trong các lời tuyên hứa lúc chịu rửa tội, nó có nghĩa là ma quỉ, thần sự ác muốn ngăn cản ta yêu mến Chúa. 6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Em tham gia những nhóm gì? Em bắt đầu thấy em thuộc nhóm đó từ lúc nào? Điều gì làm em cảm thấy em là một phần của nhóm? Em đƣợc chào đón vào nhóm thế nào? * Các bí tích Khai tâm chào đón ta vào gia đình Chúa. Trƣớc đến nay, em và các ngƣời trong gia đình em đã nhận bí tích nào trong các bí tích khai tâm trên? Em thấy em thuộc Giáo hội cách nào? * Phép Rửa Tội là bƣớc đầu tiên trong cuộc hành trình khai tâm trọn vẹn của ta. Phép Rửa Tội đã đem lại cho em sự khác biệt gì? Em dùng các ơn tin, cậy, mến ra sao, những ơn đã đƣợc ban cho lúc em chịu rửa tội? 31
  • 32. CHƢƠNG 11 CHÖA GIÊSU HIỆN DIỆN LÖC TA CỬ HÀNH THÁNH THỂ 1. HỌC THUỘC LÕNG * Chúa Giêsu hiện diện lúc ta đọc Thánh Kinh và cử hành Thánh Thể trong Thánh Lễ. * Bánh và rƣợu đổi thành mình và máu Chúa Giêsu khi linh mục đọc lời truyền phép. * Ta tiếp nhận Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể. 2. CHÖA GIÊSU HIỆN DIỆN LÖC TA CỬ HÀNH THÁNH THỂ Giờ ăn cơm là lúc ta nhớ lại và kể lại các câu truyện của ta. Chúa Giêsu thƣờng thƣởng thức các bữa cơm với các bạn của Ngƣời. Trong một bữa cơm rất đặc biệt, Chúa Giêsu ban cho ta một cách để cử hành tình yêu lớn lao của Ngƣời. Ta gọi bữa ăn đó là Phép Thánh Thể. Khi tụ họp nhau để cử hành Phép Thánh Thể, ta nhớ điều này là Chúa Giêsu đang hiện diện với ta. Ta nhớ Chúa Giêsu hiện diện với ta khi ta lắng nghe và đáp lại Lời Chúa. Ta cử hành việc hiện diện thực sự của Chúa Giêsu với chúng ta khi bánh và rƣợu trở thành Mình và Máu Ngƣời. Ta gọi lúc ấy là lúc truyền phép. Lúc truyền phép, linh mục cầm lấy bánh nhƣ Chúa Giêsu đã cầm, và nói điều Chúa Giêsu đã nói: “tất cả các con, hãy nhận lấy mà ăn: này là mình thầy sẽ bị nộp vì các con” Rồi linh mục cầm lấy chén rƣợu nhƣ Chúa Giêsu đã cầm và nói điều Chúa Giêsu đã nói: “tất cả các con hãy nhận chén này mà uống: này là chén máu thầy…” Thế là bánh và rƣợu giờ đây đã trở thành mình và máu Chúa Giêsu. Khi ta nhận Thánh Thể, là ta nhận chính Chúa Giêsu thực sự. Bởi thế khi ta rƣớc Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống của ta, vào lòng, ta hãy thƣa “Amen” = “vâng, con tin!” 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH * Bữa Ăn Sau Cùng (Bữa Tiệc Ly): Luca 22: 13-20: Họ ra đi và thấy mọi sự nhƣ Ngƣời đã nói với họ, và họ chuẩn bị Lễ Vƣợt Qua. Lúc đến giờ, Ngƣời ngồi vào bàn, và các môn đệ cùng ngồi với Ngƣời. Ngƣời nói với các ông “Thầy mong đƣợc ăn Bữa Vƣợt Qua này với các con trƣớc khi thầy 32
  • 33. chịu đau khổ; vì thầy nói thật với các con, thầy sẽ không ăn nữa cho đến khi nó hoàn tất trong nƣớc Chúa”. Rồi cầm lấy chén rƣợu, Ngƣời tạ ơn và nói: “hãy cầm lấy chén này và chia nhau uống vì từ nay trở đi, thầy nói thật, thầy sẽ không uống rƣợu cho đến khi nƣớc Chúa đến”. Rồi Ngƣời cầm lấy bánh, và sau khi tạ ơn, bẻ ra và trao cho các ông, mà nói rằng: “đây là mình thầy sẽ bị nộp vì các con; các con hãy làm việc này mà nhớ đến thầy”. Ngƣời cũng làm nhƣ thế với chén rƣợu sau bữa ăn tối, và nói: “Chén này là chén giao ƣớc bằng máu ta sẽ đƣợc đổ ra cho các con”. B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI * Kinh Tung Hô thứ ba sau khi Truyền Phép: Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết cho tới khi Chúa đến (I Corinthians 11:26) 4. CẦU NGUYỆN Kinh Nguyện Thánh Thể thứ ba: “Xin cho chúng con đƣợc bổ dƣỡng bởi Mình và Máu Con Chúa, và đƣợc tràn đầy Thánh Thần của Ngƣời, thì trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô …Xin Chúa thƣơng nhậm lời cầu của gia đình mà Chúa đã muốn tụ họp trƣớc nhan Chúa đây. Lạy Cha nhân từ, xin thƣơng đoàn tụ mọi con cái Cha đang tản mác khắp nơi về với Cha”. 5. EM CÓ BIẾT? * Giáo hội có ba điều luật đối với những ai muốn rƣớc Lễ. 1.Kiêng thức ăn và thức uống (nƣớc hay thuốc chữa bệnh không phải kiêng) ít nhất một giờ trƣớc khi rƣớc lễ. 2. Phải là ngƣời Công giáo đã từng đƣợc chuẩn bị Rƣớc Lễ Lần Đầu. (Đức Giám mục có thể cho phép những trƣờng hợp ngoại lệ trong những hoàn cảnh nhất định) 3. Không mắc tội trọng. *Chữ “Eucharist”(Thánh Thể) nguyên gốc Hy Lạp có nghĩa là Tạ Ơn. 6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Trong tuần này, tôi có thể làm gì giúp tôi sống sứ điệp của Chúa Giêsu? * Trong hay gần giáo đoàn em, có các Thánh Lễ trong đó trẻ em có phần Phụng Vụ Lời Chúa cách đặc biệt hay không? Nếu có, em có muốn tham dự hay không? * Em tham dự Phép Thánh Thể khi nào? Việc cử hành này có nghĩa gì đối với em? * Trong gia đình em, hãy quyết định tổ chức một bữa cơm đặc biệt trong tuần. Hãy dành giờ đọc lời chúc lành gia đình hay một lời cầu nguyện trƣớc hay sau bữa cơm đó. 33
  • 34. CHƢƠNG 12 THA THỨ VÀ TĂNG SỨC LÀ CÁC ƠN CHÖA THÁNH THẦN 1. HỌC THUỘC LÕNG * Phép Giải Tội *Chúa Giêsu ban cho Giáo hội quyền tha tội. * Nhiều câu truyện trong Thánh Kinh kể rằng Chúa Giêsu yêu thƣơng và tha thứ cho kẻ có tội khi họ xin Ngƣời tha thứ. * Chúa muốn ta quay về với Ngƣời sau khi phạm tội. Điều ấy đƣợc gọi là : “ăn năn thống hối”. * Tha thứ đem lại bình an. * Phép Xức dầu * Phép Xức dầu Bệnh Nhân dành cho những ai yếu ớt, bệnh nặng hay sắp chết. 2. THA THỨ VÀ TĂNG SỨC LÀ CÁC ƠN CHÖA THÁNH THẦN BAN Chúa Giêsu tỏ bầy tình yêu của Chúa đối với ta qua nhiều cách Ngƣời chữa lành ngƣời ta. Ngƣời có lòng xót thƣơng thực sự đối với những ngƣời bị chối bỏ do tội lỗi hay do bệnh tật của họ. Những ngƣời đƣợc Chúa Giêsu tha thứ không phải chỉ làm hòa giữa họ với Chúa mà thôi, mà còn làm hòa giữa họ và ngƣời khác nữa. Chúa luôn luôn muốn ta quay về với Chúa để xin lỗi Ngƣời và đƣợc Ngƣời tha thứ. Chúa Giêsu ban cho Giáo hội quyền tha tội để giúp ta quay về với Chúa. Ngƣời nói với các tông đồ: “Các con hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần, vì các con tha tội cho ai, ngƣời ấy sẽ đƣợc tha” (Gioan 20:23). Ngày nay, ta có thể lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa Giêsu và sức mạnh Chúa ban cho ta qua Bí tích Thống hối. Trong bí tích này, ta hối hận vì các tội của ta và xin Chúa tha thứ cho ta. Việc ta quay về với Chúa đƣợc gọi là ăn năn. Qua linh mục, ta gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng luôn muốn tha thứ cho ta và giúp ta làm hòa trở lại với Chúa và với ngƣời khác. Biết rằng ta đã đƣợc Chúa tha thứ là điều đem lại cho ta một cảm thức bình an và khích lệ vô cùng để ta cố gắng sống nhƣ con cái Chúa. Bí tích Xức dầu Người bệnh là một bí tích chữa lành khác mà Chúa Giêsu đã ban cho Giáo hội. Bí tích này đƣợc ban khi linh mục Xức Dầu những ngƣời yếu ớt, bệnh nặng hay gần chết. Bí tích này cũng mời gọi ta cầu nguyện và nâng đỡ những ngƣời đƣợc xức dầu. 3. LỜI CHÖA 34
  • 35. A. TRONG THÁNH KINH Truyện Dakêu: Ngƣời vào thành Giêricô và đang đi qua phố thì có ngƣời đàn ông tên là Dakêu xuất hiện. Ông này là một trong những nhân viên thu thuế lâu năm và khá giầu có. Ông áy náy muốn xem xem Chúa Giêsu là hạng ngƣời nào, nhƣng ông quá lùn, không thể thấy Ngƣời trong đám đông. Nên ông chạy lên phía trƣớc và leo lên một cây sung để nhìn thấy Chúa Giêsu khi Ngƣời băng qua. Lúc Chúa Giêsu tới địa điểm, Ngƣời ngƣớc mắt lên và nói với ông: “Này Dakêu, xuống dƣới này đi. Mau lên, vì hôm nay tôi phải ở nhà ông mới đƣợc”. Thế là Dakêu vội leo xuống ngay và vui vẻ tiếp đón Ngƣời. Khi ngƣời ta thấy vậy, ai cũng phản đối. Họ bảo” “Ông ấy đi ngụ tại nhà những kẻ tội lỗi”. Phần Dakêu hân hạnh thƣa với Chúa: “Thƣa ngài, tôi sẽ cho ngƣời nghèo nửa của cải của tôi, và nếu tôi có lừa ai, tôi sẽ trả lại họ gấp bốn lần”. Chúa Giêsu ôn tồn nói với ông: “Hôm nay, ơn cứu rỗi đã đến căn nhà này, vì ngƣời này cũng là con cái Abraham; vì Con Ngƣời đến để tìm và cứu vớt những gì đã mất”. (Luca 19:1-10) B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI: 1) Thánh Augustinô: Ai nhìn nhận tội lỗi mình là đã làm việc với Chúa. 2) Lời Linh mục khi ban Bí tích Thống hối: Chúa là Cha nhân từ, qua sự chết và sự sống lại của Con Một Ngƣời, đã làm hòa thế giới với chính Ngƣời và sai Chúa Thánh Thần xuống tha tội cho ta; nhờ mục vụ Giáo hội, xin Chúa ban cho con sự tha thứ và bình an, và cha giải tội cho con nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen 3) Khi Linh mục ban Bí tích Xức dầu: a) Xức trán: Nhờ việc xức dầu thánh này, xin Chúa đầy yêu thƣơng và nhân từ giúp con với ơn Chúa Thánh Thần. Amen. b) Xức bàn tay: Xin Chúa, Đấng giải thoát con khỏi tội lỗi, cứu vớt con và nâng con dậy. Amen. 4. CẦU NGUYỆN Kinh Ăn Năn Tội: Lạy Chúa, con hối hận vì đã phạm tội chống lại Chúa là Đấng Tốt lành vô cùng. Với ơn Chúa giúp con nhất định không phạm tội nữa. 5. SỐNG PHÖC ÂM: * Hằng ngày, ta cảm nhận đƣợc sự tha thứ bằng nhiều cách. * Ta đem lại sức mạnh và an ủi khi ta chia sẻ tình yêu của ta với ngƣời khác. * Ta có thể tạo ra bình an bằng cách tha thứ cho ngƣời đã làm ta buồn lòng. 6. EM CÓ BIẾT? 35
  • 36. * Phép Rửa Tội là bí tích đầu tiên về lòng tha thứ của Chúa. Phép Thống hối đem trở lại tất cả lòng yêu thƣơng tha thứ của Chúa mà ta đã nhận lãnh lúc chịu phép Rửa Tội. * Trong giáo đòan em, các cha ấn định một thời gian đặc biệt để giáo dân đi xƣng tội. Em hãy tìm hiểu thời gian ấy trong giáo đoàn em. * Dầu dùng trong Bí tích Xức dầu bệnh nhân thƣờng đƣợc đức giám mục làm phép trong Lễ Truyền Dầu (Thứ Năm Tuần Thánh). 7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Hãy kể cho nhau nghe một ít truyện về lời Chúa Giêsu dạy phải biết tha thứ. * Hãy nhớ lại những lúc Chúa Giêsu chữa ngƣời bệnh. Ngƣời dùng những lời gì và những cử chỉ gì? * Hãy cho biết Chúa Giêsu đã đem lại sự khác biệt nào cho đời em? * Có gì khác khi biết rằng Chúa yêu ta đến độ sẵn sàng tha thứ những điều ta hối hận? * Quanh ta ai là ngƣời cần sự giúp đỡ và sức mạnh của ta khi họ đau yếu? Hãy nhớ đến họ khi em cầu nguyện. * Hãy kê ra những ngƣời chăm sóc ngƣời khác mà cần đến sự giúp đỡ và ủng hộ của ta. * Làm thế nào biến gia đình và trƣờng ta thành nơi bình an? 36
  • 37. CHƢƠNG 13 PHẢI PHỤC VỤ LẪN NHAU 1. HỌC THUỘC LÕNG (i) Bí tích Truyền Chức Thánh: * Đức Giám mục truyền các chức thánh bằng cách đặt tay và đọc lời nguyện truyền chức. (ii) Bí tích Hôn phối: * Bí tích Hôn phối ban ơn đặc biệt cho những ngƣời lấy vợ lấy chồng 2. PHẢI PHỤC VỤ LẪN NHAU Phép Hôn Phối và Phép Truyền Chức Thánh là các Bí tích phục vụ. Mọi ngƣời chúng ta đều đƣợc mời gọi phục vụ Chúa và phục vụ ngƣời khác. Tuy nhiên, một số ngƣời đƣợc mời gọi cách đặc biệt để phục vụ Giáo hội qua Phép Hôn Phối và Phép Truyền Chức Thánh. Phép Hôn Phối: Lúc bắt đầu sống chung với nhau, cô dâu và chú rể hứa yêu nhau và săn sóc nhau suốt đời. Trƣớc mặt linh mục và những ngƣời đƣợc mời dự đám cƣới, hai vợ chồng xin Chúa chúc phúc và giúp đỡ cuộc hôn nhân của họ. Chúa ban ơn thánh cho họ trong bí tích này giúp họ yêu thƣơng nhau và yêu thƣơng cùng săn sóc con cái họ. Phép Truyền Chức Thánh: Trƣớc khi trở thành linh mục, ngƣời ta phải học tập nhiều năm. Cuối thời gian học tập ấy, họ nhận lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh trong một buổi lễ gọi là truyền chức. Phần quan trọng nhất trong buổi lễ này là khi đức giám mục đặt tay của ngài lên đầu ngƣời chịu chức và đọc một lời cầu nguyện đặc biệt trên ngƣời đó. Lời cầu nguyện ấy đƣợc gọi là lời truyền chức. Qua Bí tích này, các linh mục đƣợc mời gọi phục vụ và lãnh đạo Giáo hội, bằng việc giảng Lời Chúa và ban các bí tích. Chúa ban cho các cha ơn thánh trong bí tích này giúp các cha phục vụ chúng ta. 3.LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH * Gioan 13:15: “Thầy làm gƣơng để các con bắt chƣớc điều thầy đã làm cho các con” 37
  • 38. * Chúa Giêsu rửa chân các môn đệ: Chúa Giêsu biết rằng Chúa Cha đã trao mọi sự trong tay Ngƣời, và Ngƣời từ Chúa Cha mà đến và sẽ trở về với Chúa Cha, và Ngƣời đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ngoài ra, và lấy một chiếc khăn quấn quanh thắt lƣng. Rồi Ngƣời đổ nƣớc vào chậu và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ rồi lấy khăn đang quấn quanh thắt lƣng mà lau cho khô. Khi đến chỗ Simong Phêrô, ông thƣa Ngƣời “thƣa thầy, thầy rửa chân con sao?” Chúa Giêsu đáp: “Lúc này con không biết việc ta làm, nhƣng sau này con sẽ hiểu”. Phêrô cãi lại: “Không bao giờ! Không bao giờ thầy lại rửa chân cho con”. Chúa nói với ông: “nếu thầy không rửa chân cho con, con sẽ không có gì chung với thầy”. Ông vội thƣa lại: “Thế thì thƣa thầy, không những chân con mà cả tay và đầu con nữa!” Chúa nói với ông: “Không ai đã tắm rồi còn cần rửa nữa, vì anh ta đã sạch rồi. Các con cũng sạch rồi nhƣng không phải mọi ngƣời trong chúng con đâu”. Ngƣời biết ai sẽ phản bội Ngƣời, bởi thế Ngƣời mới nói “không phải mọi ngƣời trong chúng con đâu”. Khi đã rửa chân cho các ông xong và mặc lại áo ngoài, Ngƣời trở lại bàn. Rồi Ngƣời nói: “Các con có hiểu điều thầy vừa làm cho các con không? Các con gọi thầy là Thầy và Chúa, và đúng nhƣ thế, thầy là nhƣ thế. Vậy nếu thầy là Thầy và Chúa mà lại rửa chân cho các con, thì các con phải rửa chân cho nhau. Thầy làm gƣơng để các con bắt chƣớc điều thầy đã làm cho các con” (Gioan 13:3-15) B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI * Hiến Chế Tín lý Về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vatican II: Trong Giáo hội có nhiều thừa tác vụ vì lợi ích của toàn thể Giáo hội, để nuôi dƣỡng và làm tăng triển không ngừng dân Chúa. 4. CẦU NGUYỆN Vì ơn …. của Chúa Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương Vì ơn mời gọi phục vụ Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương Vì đã gửi cho chúng con các linh mục, các nữ tu và các sƣ huynh, nhất là…. Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương Vì đã cho các cặp vợ chồng phản chiếu và chia sẻ tình yêu của Chúa Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương Vì đã giúp cha mẹ yêu thƣơng và săn sóc chúng con Chúng con cám ơn Chúa đầy yêu thương. 5. SỐNG PHÖC ÂM: Ta đƣợc mời gọi phục vụ nhau nhiều cách 38
  • 39. * Có ngƣời dành thì giờ cung cấp dƣỡng cho ngƣời túng thiếu * Các em gái trai có thể phục vụ giáo đoàn bằng cách giúp lễ. * Fred Hollows dùng các hiểu biết và tài năng chuyên môn của ông trong tƣ cách một bác sĩ để giúp ngƣời ta phục hồi thị giác. Công việc của ông ngày nay vẫn đƣợc tiếp tục, qua Qũy Tài Trợ mang tên ông. 6. EM CÓ BIẾT? * Trong Giáo hội, có nhiều nhóm ngƣời khác nhau. * Qua các Phép Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, mọi ngƣời trong Giáo hội đều đƣợc mời gọi phục vụ Chúa và ngƣời khác. * Một số ngƣời giữ độc thân, một số khác phục vụ trong tƣ cách có vợ chồng và con cái. Một số ngƣời khác trở thành các dì dòng và các thầy dòng. Tất cả những ngƣời trên đƣợc gọi chung là giáo dân. * Một số ngƣời phục vụ Chúa và cộng đồng trong tƣ cách có chức thánh. Những ngƣời này chính là các phó tế, linh mục và giám mục. * Các cặp vợ chồng đƣợc mời gọi chiếu rọi lại tình yêu Chúa và cộng đoàn Giáo hội ngay trong gia đình họ. 7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Em hãy tìm ra các cách để gia đình em có thể hiến mình phục vụ ngƣời khác. * Làm thế nào em tìm thấy Chúa và cảm nhận đƣợc tình yêu của Ngƣời nơi ngƣời khác? * Tại lớp và tại nhà, em làm những gì để phục vụ ngƣời khác? * Hãy yêu cầu mọi ngƣời trong gia đình em kể lại cho nhau nghe các tài năng của họ và cho biết những tài năng ấy giúp ích ngƣời khác ra sao? 39
  • 40. CHƢƠNG 14 SỐNG TRONG SỰ SỐNG CHÖA THÁNH THẦN 1. HỌC THUỘC LÕNG * Lúc Rửa Tội, ta đƣợc giải thoát khỏi tội lỗi và đƣợc lãnh nhận đời sống ơn thánh. * Ta cần ơn Chúa giúp ta biết chọn lựa điều đúng. * Tội lỗi vào thế gian khi ngƣời đàn ông và đàn bà đầu tiên không vâng lời Chúa. 2. SỐNG TRONG SỰ SỐNG CHÖA THÁNH THẦN Chúa dựng nên mọi sự trên thế giới và mọi sự đều tốt cả. Thế thì tại sao ta lại thấy nhiều điều không tốt ở trên thế giới nhƣ vậy? Điều không tốt ấy làm sao xẩy ra đƣợc khi Chúa đầy yêu thƣơng của ta chỉ muốn có điều tốt trong thế giới Ngƣời đã tạo nên? Câu truyện trong chƣơng ba Sách Sáng Thế giúp ta hiểu điều trên. Ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà đầu tiên, là Adong và Evà, không chịu vâng lời Chúa. Điều ấy giúp ta hiểu vì sao đã có sự ác trong thế gian. Đƣợc kể đi kể lại hoài, việc Adong và Evà không vâng lời ấy dần dà đƣợc ngƣời ta gọi là “tội tổ tông”. Khi ta chọn làm điều sai, lòng ích kỷ của ta ngăn cản không cho ta chia sẻ đầy đủ tình bạn của Chúa. Ngƣời đàn ông và ngƣời đàn bà đầu tiên đã ngoảnh mặt khỏi Chúa, nhƣng Chúa không ngoảnh mặt khỏi họ. Ngƣời hứa Ngƣời sẽ cứu vớt loài ngƣời khỏi sự yếu đuối của tội lỗi, do đó, Ngƣời đã gửi Con riêng của Ngƣời là Chúa Giêsu Kitô làm đấng Cứu Thế của ta. Qua đời sống, cái chết và sự sống lại của mình, Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế của ta, đã ban cho ta sự sống mới. Lúc Rửa Tội, ta tham dự vào sự sống mới của Ngƣời, sự sống ơn thánh, thoát khỏi tội tổ tông. Chúa Thánh Thần, Đấng ở với ta và sống trong ta, ban ơn thánh cho ta. Đáp lại ơn thánh này, ta cố gắng sống nhƣ Chúa Giêsu, chọn điều đúng và lánh xa những điều dẫn ta tới tội lỗi. Nếu ta phạm tội và thực lòng hối lỗi, ta sẽ đƣợc Chúa tha thứ và tham dự đầy đủ vào tình bạn đầy yêu thƣơng của Ngƣời. Ta nên cầu nguyện và lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng giúp đỡ ta trong việc chọn đƣợc điều đúng. 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH: Gioan 15:9-11: Nhƣ Chúa Cha yêu mến thầy thế nào, thầy cũng yêu mến các con nhƣ vậy. Các con hãy ở lại trong tình yêu của thầy. Nếu các con giữ các điều răn của thầy, các con sẽ ở lại trong tình yêu của thầy, nhƣ thầy đã giữ các điều răn của Cha thầy và đã ở lại trong tình yêu của Ngƣời. Thầy nói với các con điều này để niềm vui của thầy có trong các con và niềm vui của các con đƣợc trọn vẹn. 40
  • 41. B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI Nghi thức rửa tội trẻ em: Chúng con cầu cho em bé này: Xin Chúa giải thoát em khỏi tội tổ tông, làm cho em trở nên đền thờ vinh quang của Chúa và gửi Chúa Thánh Thần cƣ ngụ trong em… 4. CẦU NGUYỆN Thánh vịnh 31:14: Nhƣng con tin cậy Chúa, Lạy Chúa; con nói: “Chúa là Chúa của con” 5. EM CÓ BIẾT? * Chữ tổ tông có nghĩa là đầu tiên. * Có nhiều nghi thức rửa tội khác nhau: nghi thức cho ngƣời lớn, nghi thức cho trẻ em và trẻ mới sinh. * Ơn thánh nghĩa là quà tặng miễn phí của Chúa. 6. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Các học sinh và gia đình các em hãy nhớ đến những lúc họ cảm thấy bị mếch lòng hay không vui và hãy giải thích họ đã tha thứ cho nhau ra sao? * Chúa Giêsu đã tỏ những dấu hiệu tha thứ nào? Còn các em, các em đã tỏ cho nhau những dấu hiệu tha thứ nào? * Thử xét xem em dùng phƣơng cách nào đáp lại ơn thánh và chọn làm điều đúng và xa lánh những điều dẫn các em đến tội lỗi? * Các cha mẹ có thể viết ra một vài lời Cầu nguyện Thống Hối mà họ biết và giúp con em mình sáng tác ra những lời Cầu nguyện ấy để các em có thể cùng nhau đọc nhƣ một gia đình. 41
  • 42. CHƢƠNG 15 YÊU CHÖA VÀ YÊU NGƢỜI BÊN CẠNH 1. HỌC THUỘC LÕNG * Các điều răn mời gọi ta yêu Chúa và yêu ngƣời bên cạnh. * Điều Răn Thứ Hai: Không kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ. * Điều Răn Thứ Tám: Không làm chứng dối. 2. YÊU CHÖA VÀ YÊU NGƢỜI BÊN CẠNH Khi Dân Chúa còn lang thang trong sa mạc, lãnh tụ của họ là Môisen, trao cho họ Mƣời Điều Răn của Chúa để giúp họ sống đời sống tốt. Những điều răn trên cũng đang giúp chúng ta ngày nay sống theo kế hoạch Chúa muốn. Chúa Giêsu dạy ta rằng ta phải theo luật Chúa để chứng tỏ ta yêu Chúa và yêu ngƣời khác (Luca 10:25-37). Điều răn thứ hai dạy ta phải tỏ lòng tôn kính và tôn trọng đối với Chúa trong cách nói năng. Nếu ta yêu Chúa, ta phải tỏ lòng tôn trọng Tên Thánh của Chúa Giêsu và nhớ Chúa quan trọng biết là bao. Ai cũng có quyền có “tiếng tốt”. Điều răn thứ tám dạy ta phải cẩn thận trong cách ta nói về người khác. Nghe thấy những điều xấu về mình, ai trong chúng ta cũng không vui. Cũng thế, ta sẽ làm ngƣời khác không vui khi ta nói không tốt hay không đúng sự thật về họ. Do đó, quan trọng là chỉ nói sự thật về chính mình và về ngƣời khác. Ngƣời ta ai cũng tin tƣởng ngƣời nói sự thật. Em có thể ngĩ ra các hành động hay lời nói nào tỏ bầy đƣợc tình yêu của ta đối với tên thánh Chúa? 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH Ngƣời Samaritanô tốt lành: Có một luật sƣ vì muốn thử Ngƣời, nên đã đứng lên và nói với Ngƣời: “Thƣa thầy, tôi phải làm gì để đƣợc sự sống đời đời?” Ngƣời nói với ông ta: “Luật viết điều gì? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông ta thƣa: “Ngƣơi phải yêu Chúa là Thiên Chúa ngƣơi hết lòng, hết linh hồn, hết sức, hết trí khôn ngƣơi, và yêu ngƣời hàng xóm ngƣơi nhƣ chính mình ngƣơi”. Chúa Giêsu nói: “Ông trả lời đúng. Hãy làm nhƣ thế thì ông sẽ sống đời đời”. Nhƣng ngƣời ấy muốn chứng tỏ mình có lý, nên đã nói với Chúa Giêsu: “Nhƣng ai là ngƣời hàng xóm của tôi?” Chúa Giêsu trả lời: “ngày xƣa có ngƣời từ Giêrusalem đi xuống Giêricô và lọt vào tay kẻ cƣớp; chúng lấy hết của của ông ta, đánh đập ông ta và bỏ đi, để ông ta ở lại nửa sống nửa chết. Bấy giờ có một linh mục đi qua đó, 42
  • 43. nhƣng khi thấy ngƣời bị nạn, bèn lách qua phía bên kia đƣờng mà tiếp tục bƣớc đi. Cũng thế, một thầy lêvi cũng đi qua đó, thấy ông ta, rồi cũng qua phía bên kia mà đi. Nhƣng đến ngƣời Samaritanô thì khác, khi thấy ngƣời bị nạn, bèn động lòng thƣơng. Ông tiến đến băng bó vết thƣơng, đổ dầu và rƣợu nho lên các vết thƣơng ấy. Rồi ông nâng ngƣời bị nạn lên lƣng lừa, chở đến một quán trọ và săn sóc ông ta. Ngày hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “xin ông săn sóc ông này. Khi tôi trở lui, tôi sẽ gửi lại ông các chi phí ông phải chịu thêm”. Theo ông nghĩ, ai trong ba ngƣời trên chứng tỏ đƣợc mình là hàng xóm của ngƣời lọt vào tay kẻ cƣớp?“ Luật sƣ thƣa lại: “ngƣời tỏ lòng xót thƣơng ông ta”. Chúa Giêsu nói với ông: “Hãy đi và làm nhƣ vậy”. (Luca 10:25-37) B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI Kinh Cáo Mình : Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tƣ tƣởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót… 4. CẦU NGUYỆN Kinh Hòa Bình (của Thánh Phanxicô Assisi): Vì chính khi hiến thân là khi đƣợc nhận lãnh, và chính khi thứ tha là khi đƣợc tha thứ… 5. SỐNG PHÖC ÂM 1) Em trai của Roula dùng tên Chúa một cách không kính trọng. Roula phải làm gì đối với việc này? 2) Lúc ăn trƣa, một nhóm trẻ em bắt đầu gọi một em nào đó là Vô Tích Sự vì ngƣời này để banh đụng vào cricket và do đó khiến đội chúng bị thua. Sau đó, chuyện gì sẽ xẩy ra? 3) Một học sinh trong lớp của Sally đang đổ lỗi cho một ai đó làm bể kính cửa sổ trong khi Sally biết rõ ai mới là ngƣời làm chuyện đó. Sally nên làm gì? 4) Liam và các bạn thấy giòng chữ bậy trên tƣờng nói những chuyện không tốt chút nào về một thầy giáo trong trƣờng. Liam và các bạn phải làm gì? 6. EM BIẾT GÌ? * Ngƣời Do Thái tin rằng tên của Chúa thánh thiêng đến độ ít khi họ dám nhắc đến. Khi họ viết tên thánh của Chúa, họ dùng bốn chữ cái đầu tiên trong một câu nói về Chúa mà trong tiếng Do Thái của họ có nghĩa là “Ta là Đấng hằng có” vì không có ngôn ngữ nào của loài ngƣời có thể mô tả về Chúa. Bốn chữ cái đó là JHVH hay YHWH. Ngƣời tây phƣơng thƣờng phát âm bốn chữ ấy là Giavê. * Các Kitô hữu thƣờng tỏ lòng kính trọng tên Chúa bằng cách cúi đầu mỗi lần đọc tên thánh Chúa Giêsu. 43
  • 44. 7. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Em có biết ai trong số những ngƣời em quen biết biết sống luật yêu thƣơng của Chúa Giêsu không? Họ sống luật ấy nhƣ thế nào? * Em xử sự thế nào trong hoàn cảnh có ngƣời trong gia đình em nói không tốt về một ngƣời khác? * Nếu em có dịp nói với Ngƣời Samaritanô Tốt Lành trong dụ ngôn của Chúa Jesus, em sẽ hỏi ông ta điều gì? * Hãy nói rõ ba cách để tỏ lòng kính trọng đối với tên Chúa? 44
  • 45. CHƢƠNG 16 LẮNG NGHE VÀ ĐÁP LẠI TIẾNG CHÖA 1. HỌC THUỘC LÕNG * Qua Chúa Giêsu, Chúa chúng ta, chúng ta cầu cùng Chúa Cha. * Cầu nguyện giúp ta cơ hội lắng nghe và đáp lại tiếng Chúa. * Là thành viên của Giáo hội, ta nên năng cầu nguyện; cầu nguyện mỗi ngày. 2. LẮNG NGHE VÀ ĐÁP LẠI TIẾNG CHÖA Cầu nguyện đem ta lại gần Chúa hơn. Giống nhƣ khi gần gũi với bất cứ ngƣời bạn nào, ta cũng dành ra một số thì giờ để biết Chúa là ai. Khi ta cầu nguyện, Chúa ở với ta. Ta thƣờng lắng nghe cũng nhƣ nói chuyện với bạn, thì với Chúa cũng thế, ta nên dành thì giờ lắng nghe Chúa và nói chuyện với Chúa. Ta là con cái Chúa và nhờ Phép Rửa Tội, mỗi lần ta cầu nguyện, là có Chúa Giêsu cầu nguyện với ta. Chắc em còn nhớ, khi ta cầu nguyện là ta “cầu nguyện nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng ta”. Trong Thánh Kinh và trong sách truyện các thánh, ta thƣờng thấy có nhiều cách cầu nguyện, thí dụ: ngợi khen, xin ơn, tạ ơn và buồn sầu hối hận. Em biết những cách trên có nghĩa ra sao không? Em có thể nghĩ ra những cách cầu nguyện khác nữa hay không? Vì ngày nào em cũng cầu nguyện, em hãy ráng dùng các cách cầu nguyện khác nhau. Em hẳn còn nhớ một số truyện về việc Chúa Giêsu dành thì giờ cầu nguyện cùng Cha Ngƣời. Đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu và kinh cầu nguyện Ngƣời ban cho các Tông đồ, tức Kinh Lạy Cha, đem lại cho ta một mẫu mực để ta biết cầu nguyện. Chúa muốn ta năng cầu nguyện. Mỗi ngày, ta đọc lời cầu nguyện nào? Ta có thể tìm thấy một trong những lời cầu nguyện ấy trong sách này. Ta cầu nguyện khi nào? Ta cầu nguyện ở đâu? 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH Luca 11:1-4: Có một lần Chúa Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Khi Ngƣời cầu nguyện xong, một trong các môn đệ của Ngƣời thƣa “Thƣa thầy, xin thầy dạy chúng con cầu nguyện, giống nhƣ Gioan Tẩy Giả từng dạy các môn đệ của ông”. Ngƣời nói với họ: “khi các con cầu nguyện, hãy đọc: „Lạy Cha, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nƣớc Cha trị đến; xin Cha ban cho chúng con lƣơng thực hằng ngày, và tha 45
  • 46. tội chúng con nhƣ chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chƣớc cám dỗ‟”. B. TRONG TRUYỀN THỐNG GIÁO HỘI Lạy Cha, xin Cha che chở chúng con và gìn giữ chúng con bằng an trong tay Cha. Vì tất cả hy vọng của chúng con đều ở nơi Cha. Chúng con cầu xin những điều ấy nhờ Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen 4. CẦU NGUYỆN: Lạy Cha chúng con ở trên trời, Chúng con nguyện danh Cha cả sáng. Nƣớc Cha trị đến. Ý Cha thể hiện dƣới đất cũng nhƣ trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lƣơng thực hằng ngày. Và tha nợ chúng con, Nhƣ chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, Xin chớ để chúng con sa chƣớc cám dỗ Nhƣng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen. 5. CẦU NGUYỆN BẰNG VŨ ĐIỆU Ta có thể dùng chuyển động thân xác để ngợi khen và thờ phƣợng Chúa. Từng đôi, dùng các cử điệu, âm nhạc hay chuyển động phụng vụ để biểu diễn Kinh Lạy Cha. 6. KINH LẠY CHA CỦA NGƢỜI THỔ DÂN ÖC Chúa là Cha chúng con Chúa ở trên Trời Chúng con nói với Chúa Lạy Cha, Cha là Đấng Tốt Lành Chúng con tin lời Cha Chúng con là con cái Cha Xin ban cho chúng con bánh ăn hôm nay Ngƣời khác làm hại chúng con Chúng con tha thứ cho họ Lạy Cha, hôm nay Xin giúp chúng con đừng làm điều xấu Lạy Cha, Xin cứu chúng con khỏi ngƣời xấu Chúa là Cha chúng con Chúa ở trên Trời Chúng con nói với Chúa 46
  • 47. Lạy Cha, Cha là Đấng Tốt Lành. (Theo Bản Tiếng Anh dịch từ bản Kinh Lạy Cha đầu tiên của người Karajarri, 1970, do các Cha Pallotine tại Kimberley.) 7. EM CÓ BIẾT? * Có hai bản Kinh Lạy Cha trong Thánh Kinh. Em sẽ thấy hai bản đó trong Mátthêu 6:9-13 và trong Luca 11:1-4. *Sách Thánh Vịnh là một bộ sƣu tập các lời cầu nguyện dƣới hình thức các bài ca do dân Do-Thái dùng để cầu nguyện cùng Chúa nơi Đền Thờ và các hội đƣờng. Ngày nay, ta vẫn đọc các thánh vịnh này trong phụng vụ ngày Chúa nhật. * Các phong trào thiêng liêng và các cộng đoàn tu sĩ thƣờng có những lối cầu nguyện đặc biệt riêng của họ. Nhƣ các lối cầu nguyện của dòng DòngTên, dòng Salêdiêng, dòng Bênêđíctô, dòng Phanxicô, dòng Đa-minh… Em còn nhớ lối cầu nguyện đặc biệt nào khác nữa không? 8. CÙNG SUY NGHĨ Ở NHÀ VÀ Ở TRƢỜNG * Mỗi ngƣời trong gia đình nên có một mảnh giấy dùng để cùng nhau tạo ra một Kinh gia đình. Mỗi ngƣời hãy viết một bản riêng và sau đó đọc cho nhau nghe. * Hãy chọn một giòng trong Kinh Lạy Cha và giải thích xem nó có nghĩa gì với em hôm nay. * Gia đình em hãy quyết định chọn lúc và nơi tốt nhất để cùng nhau cầu nguyện. * Hãy nhớ lại và kể cho nhau nghe ký ức và cảm nghiệm hay nhất về cầu nguyện của em. * Hãy kể ra ba điều kiện theo em là cần thiết để lắng nghe và nói chuyện với Chúa. 47
  • 48. 48
  • 49. CHƢƠNG 17 SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI 1. HỌC THUỘC LÕNG * Chúa đem về trời những ai chết trong tình yêu của Ngƣời. * Các bí tích tăng sức mạnh và an ủi ngƣời hấp hối * Ta tiếp tục cầu nguyện cho những ngƣời đã chết. 2. SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI Mọi ngƣời ta gặp đều là công trình nghệ thuật tuyệt đẹp do Chúa dựng nên! Mỗi ngƣời chúng ta đều đƣợc dựng nên có linh hồn là thứ không bao giờ chết. Một ngày kia, ta sẽ sống mãi mãi với Chúa trên trời. Ta tin rằng khi ta chết, sự sống thay đổi chứ không chấm dứt. Trong các câu truyện của sách Phúc âm, Chúa Giêsu cho ta biết trời là gì: đó là nơi đầy ánh sáng, bình an, tiệc cƣới, là nhà Cha chúng ta, là thiên đàng. Ngƣời dạy ta rằng ta nên tìm cách để đƣợc vào nƣớc trời, giống nhƣ ngƣời chịu khó đi tìm kho tàng hay viên ngọc đẹp. Chúa Giêsu Kitô dạy ta rằng ai cố gắng hết mình sống nhƣ Ngƣời đã sống sẽ mãi mãi ở với Chúa trên trời. Ngƣời dạy ta yêu Chúa và yêu thƣơng nhau. Ta có thể chọn sống trong tình yêu của Chúa và nhờ thế đƣợc lên thiên đàng. Tất cả các bí tích đều giúp ta đến gần Chúa hơn. Các Bí tích Thống Hối, Thánh Thể và Xức Dầu Ngƣời Bệnh giúp ngƣời đang bệnh hay đang hấp hối lãnh nhận ơn Chúa tha thứ, sự bình an, lòng can đảm, sự chữa lành và an ủi. Khi Chúa yêu thƣơng mời gọi ngƣời ta về nhà với Ngƣời, ta tiếp tục tƣởng nhớ và cầu nguyện cho họ để họ thẳng đƣờng về trời, về cõi hạnh phúc không bao giờ hết. 3. LỜI CHÖA A. TRONG THÁNH KINH Dụ ngôn Nƣớc Trời: Nƣớc trời giống nhƣ kho báu dấu ngoài đồng, mà ai đó tìm thấy; anh ta lại dấu đi và ra về hân hoan, bán mọi sự mình có và mua lấy thửa ruộng. Nƣớc trời cũng giống nhƣ ngƣời lái buôn đi tìm ngọc quí; khi anh ta tìm đƣợc viên có giá trị bèn đi bán hết mọi sự anh ta có và mua lấy nó. Nƣớc trời cũng giống nhƣ chiếc lƣới quăng giữa biển để bắt cá đủ loại. Khi lƣới đã đầy, ngƣời bắt cá kéo lƣới lên bờ; rồi ngồi xuống, lựa những con cá ngon cho vào rổ và liệng bỏ những con cá xấu đi”. (Mátthêu 13:44-48) 49