SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
7 bí quyết dự đoán kinh tế
Chủ nhật, 30 Tháng 1 2011 02:26


Dự đoán tình hình mua bán và dòng chảy đồng tiền chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng.Đặc biệt trong bối
cảnh kinh tế bất ổn và phức tạp.Tuy nhiên, không có gì là không thể.




Mời các bạn theo dõi bài "7 bí quyết dự đoán kinh tế" do Kim Quy trình bày.


Công ty sẽ cần chi những khoản gì?Khi nào thì tiền lãi mới đổ về tài khoản ngân hàng? Diễn biến của hoạt động mua
bán?...
Bí quyết dự đoán tình hình thương mại năm 2011 như sau:


1. Lập kế hoạch để có thể đương đầu với tình huống xấu, nhưng không quên làm đề án chuẩn bị cho cơ hội tốt


Dự đoán tình hình mua bán và dòng chảy đồng tiền chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Đặc biệt trong bối cảnh
kinh tế bất ổn và phức tạp.
Ethan Siegel, CEO của Orb Audio tiết lộ bí quyết: “Chúng tôi chuẩn bị để đối đầu với khó khăn, nhưng cũng luôn sẵn
sàng để phát triển... Một mặt thì lập kế hoạch để bảo đảm vẫn có lãi, dù công ty ở trong tình huống xấu nhất.Một mặt
thì dự trữ đủ sản phẩm và thuê đủ nhân sự để thực hiện bất cứ hợp đồng “trời cho” nào”.


Năm 2010, Orb Audio đã tăng trưởng 30%; và phần lớn doanh số đến từ ngoại quốc, nhờ đồng dollar yếu. Siegel
cho biết: “Chúng tôi đã không đoán được là mình có thể tăng trưởng đến mức này. Nhưng, nhờ luôn chuẩn bị cho
tình huống tốt bất ngờ có thể đến, nên chúng tôi không bị rơi vào tình huống không đáp ứng đủ đơn đặt hàng”.


CEO Siegel quan sát tỷ lệ tăng trưởng hàng tháng của những năm trước để dự đoán doanh thu trong những tháng
sắp đến. Anh cho biết: “Những con số thống kê trong quá khứ chỉ dạy ta rất nhiều về khuynh hướng mua sắm của
người tiêu dùng hàng năm. Họ thường mua theo mùa. Vào mùa lạnh thì sức tiêu thụ sản phẩm giải trí trong nhà của
công ty chúng tôi (như máy nghe nhạc, dàn âm thanh chất lượng cao) tăng.


2. Đổi mới


Theo Jeffrey Hollender của Seventh Generation thì: “Đừng để bảng dự đoán kinh doanh hàng năm của bạn cũ
mèm”. Thay vào đó, doanh nghiệp nên: “Đẩy lùi việc dự đoán kinh doanh hàng năm xuống càng sát cuối năm càng
tốt”.


“Chúng tôi từng bắt đầu lập bảng dự đoán kinh doanh từ tháng 8, nhưng bây giờ chúng tôi lùi đến tận tháng 11. Và
thậm chí chúng tôi còn dự đoán hàng tháng… Liên tục phân tích và dự đoán tình hình kinh tế làm tốn nhiều thời gian
và công sức.Nhưng, thỉnh thoảng, đó là điều cần thiết.Bởi vì bảng dự đoán là kế hoạch tương lai mà càng gần thực
tế càng tốt”.


3. Cập nhật thông tin khách hàng


Dennis Brown, CEO của công ty về dịch vụ hậu cần hàng hải Logistic Dynamics kể kinh nghiệm của mình: “Trong
bốn năm rưỡi đầu kinh doanh, thỉnh thoảng, có một vài khách hàng tuyên bố phá sản. Nhưng đến năm 2010 thì số
lượng đó tăng lên đáng kể”. Vậy nên, các doanh nghiệp cần rà soát lại và cập nhật thông tin khách hàng, xiết chặt
điều kiện tín dụng…


4. Sớm lập kế hoạch giảm giá


Có hai thời điểm giảm giá chính của các doanh nghiệp bán lẻ là “Giảm giá Quảng cáo” đúng mùa mua sắm, và
“Giảm giá Thanh lý” khi mùa mua sắm đã kết thúc.


Lập kế hoạch giảm giá chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch bán hàng và kiểm kê hàng, theo Ted
Hurlbut của công ty tư vấn quản lý kiểm kê và mua bán Hurlbut & Associates.

“Nếu bạn lập kế hoạch giảm giá trước khi khi mùa mua sắm bắt đầu thì đã đồng thời lập kế hoạch kiểm kê hàng hóa
để dự trữ đủ lượng mình cần và xác định tỷ lệ giảm giá phù hợp”.


5. Để nhân viên tham gia vào hoạt động dự đoán


Mỗi đầu năm tài khóa, ban lãnh đạo công ty quảng cáo T3 lập bảng dự báo tình hình kinh doanh cả năm. Nhưng,
đều đặn hàng tháng thì công ty điều chỉnh những con số dự đoán đó dựa trên ý kiến đóng góp từ khoảng 10 trưởng
phòng nghiệp vụ. Cuối mỗi tháng, Giám đốc Tài chính Charles Kiley ngồi lại với các trưởng phòng nghiệp vụ để đối
chiếu thông tin và ý kiến của họ với bản dự đoán, rồi báo cáo lại cho Giám đốc điều hành Gay Gaddis để có những
điều chỉnh thích hợp.


6. Hiểu công ty và hiểu khách hàng


Bí quyết để dự đoán thành công là biết rõ về chính doanh nghiệp của mình. Giống như người xưa đã dạy “Biết địch
biết ta, trăm trận trăm thắng”, thì kinh doanh lấy khách hàng làm thượng đế như ngày nay đòi hỏi phải biết khách biết
ta, mới có mua có bán.


7. Lưu tâm những điều nhỏ nhặt


Muốn dự đoán tình hình kinh doanh chung của thị trường, của nền kinh tế? Hãy nhìn vào những công ty văn phòng
phẩm và nội thất văn phòng.


Theo Rick Israel, nhà đồng sáng lập công ty văn phòng phẩm Complete Office, “Nếu mọi người mua văn phòng
phẩm thì việc kinh doanh đang trôi chảy. Nếu họ mua nội thất văn phòng mới thì việc làm ăn hẳn đang rất phát đạt”.


Văn phòng phẩm đối với doanh nghiệp giống như thức ăn đối với con người. Khi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp
sẽ giảm mua văn phòng phẩm, nhưng rồi sẽ cần mua trở lại khi có hợp đồng, giao dịch.Tuy nhiên, xu thế mới vẫn là
mua những món thiết yếu để cắt giảm chi phí tối đa.


Nguồn DNSG
Hãy ngừng hoạch định để ra quyết định
Chủ nhật, 30 Tháng 1 2011 02:29




Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có sự thay đổi cách thức hoạch định của mình theo một nghiên cứu
gần đây của tạp chí Harvard Business Review. Các nhà quản trị không còn dành thời gian để đưa ra một chiến lược
cho một năm hoạt động và từng đơn vị kinh doanh nữa. Mà thay vào các chiến lược được hình thành từ các quyết
định được đưa ra một cách thường xuyên.Linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và tăng cường hợp tác nội bộ là lợi ích của
cách thức mới đang dần thống trị hoạt động hoạch định chiến lược của các CEO Hoa Kỳ.



Hoạch định là một trong những hoạt động cơ bản và có ý nghĩa lớn nhất của nhà quản trị. Khái niệm hoạch định nói
chung được hiểu là việc phác thảo và hoàn thiện các ý tưởng và dự án. Hoạch định mang tính chiến lược cao và
cùng với sự phát triển của tổ chức thì vai trò của hoạt động này ngày càng quan trọng.Nó là xương sống chi phối mọi
hoạt động cũng như văn hóa của một tổ chức.


Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Harvard Business Review (HBR) cho biết chỉ có 11% nhà lãnh đạo
các công ty lớn hài lòng rằng việc hoạch định chiến lược đáng để nỗ lực. Con số này liệu có nói lên rằng việc hoạch
định của các nhà CEO Hoa Kỳ chưa thật sự hiệu quả. Trên thực tế trong những thập kỉ gần đây, có sự thay đổi trong
kĩ năng và cách thức hoạch định của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Hoa Kỳ. Bài viết này xin được khái quát hai
cách thức này để bạn đọc có một cái nhìn tổng thể về cách những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ lập kế hoạch.

Hoạch định truyền thống.


Những công ty theo trường phái hoạch định truyền thống này thường phát triển kế hoạch kinh doanh cho từng đơn vị
kinh doanh cụ thể trong cả năm. Một bộ phận đa chức năng sẽ làm việc không quá 9 tuần để lập nên kế hoạch. Sau
đó ban quản trị sẽ xem xét những kế hoạch đó chỉ trong thời gian vài ngày và thông qua trong các kế hoạch này qua
các cuộc họp. Khi ban giám đốc đã duyệt thì những kế hoạch này sẽ trở thành chiến lược cho cả doanh nghiệp trong
cả năm đó.


Khi những chiến lược này được hoàn tất, mỗi đơn vị sẽ có 8 đến 9 tuần để cụ thể hóa chiến lược và lên mục tiêu
ngân sách cũng như kế hoạch ngân lưu cho chiến lược đó.Tuy nhiên ở nhiều công ty, quá trình này không mấy liên
quan đến chiến lược ban đầu.


Sau cùng ban quản trị sẽ gặp gỡ từng đơn vị một để thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực, trong nhiều trường hợp
phải cân đối bù đắp cho nhiều đơn vị.
Hoạch định không ngừng và thường xuyên ra quyết định


Theo cách thức này, sẽ không có một kế hoạch cụ thể nào cho một thời kì kéo dài một năm. Ngay sau khi công ty đã
xác định được những vấn đề ưu tiến chiến lược trong năm thì ban quản trị thường xuyên họp trong suốt thời gian cả
năm để đưa ra quyết định cho càng nhiều vấn đề càng tốt. Do các vấn đề thường liên quan đến nhiều đơn vị kinh
doanh khác nhau nên việc thành lập một đội ngũ thu thập và chuẩn bị thông tin về tài chính cũng như chiến lược là
rất cần thiết cho việc phát hiện và đánh giá những giải pháp thay thế cho từng vấn đề cụ thể. Thời gian chuẩn bị này
thường dài hơn 9 tuần. Ban quản trị thường tiến hành hai cuộc họp cho mỗi vấn đề, mỗi cuộc họp thường kéo dài 3
đến 4 giờ đồng hồ. Cuộc họp đầu tiên thảo luận về tình hình của vấn đề và lập danh sách những phương án thay thế
khả thi. Cuộc họp thứ hai tập trung vào việc đánh giá những phương án thay thế đó để chọn ra một phương án hữu
hiệu nhất. Ngay sau khi vấn đề được giải quyết thì nó được cập nhật ngay và lịch trình hoạt động của doanh
nghiệp.Những vấn đề khẩn cấp có thể được đưa vào kế hoạch vào bất cứ thời điểm nào, bởi thị trường và điều kiện
cạnh tranh không ngừng thay đổi.


Ngay khi một quyết định mới được đưa ra thì ngân quĩ cũng như kế hoạch chu chuyển tiền tệ cho nó cũng lập tức
được thay đổi cho phù hợp. Kết quả là quá trình hoạch định chiến lược và lên kế hoạch vốn và tiền tệ luôn song
hành cùng nhau. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc giảm thiểu thời gian thương lượng giữa ban quản trị và
người phụ trách mỗi đơn vị hay dự án về việc phân bổ nguồn lực trong đó có nguồn lực tài chính.


Chúng ta có thể thấy cách thức hoạch định mới này có nhiều điểm ưu việt hơn cách thức truyền thống. Quá trình
hoạch định thường xuyên với các quyết định kịp thời này sẽ giúp cho doanh nghiệp linh hoạt hơn và thích ứng nhanh
hơn với môi trường, khai thác và phân bổ vốn cũng như những nguồn lực khác một cách hiệu quả hơn, tăng cường
sự liên kết hợp tác qua lại giữa các đơn vị, các dự án khác nhau trong công ty. Tuy nhiên cũng đòi hỏi nhà quản trị
phải có kỹ năng quản trị cao, nắm bắt và giải quyết vấn đề nhanh chóng, đồng thời chi phí cho hoạt động quản trị
cũng cao hơn.


Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà lãnh đạo các công ty ở Hoa Kỳ đều chuyển sang cách thức hiện đại và
hiệu quả này. Cũng theo nghiên cứu nói trên của HBR, những con số thống kê cho thấy xu hướng chuyển đổi rõ rệt
này.


66% nhà quản trị lập kế hoạch định kỳ theo những thời gian định sẵn như từng quý hay từng năm, trong khi 100%
trong số điều tra nói họ thường xuyên đưa ra quyết định hoạch định mà không theo một lịch trình nào.


60% nhà quản trị lập kế hoạch theo từng đơn vị từng dự án và con số các nhà quản trị đưa ra quyết định cho từng
vấn đề là 73%.


Sự thay đổi này đang dần khẳng định ý nghĩa của trường phái hoạch định mới trong hoạt động quản trị. Và đây cũng
có thể là những kinh nghiệm bổ ích cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ mà yếu tố
nhạy bén và linh hoạt mang tính quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp
Quan điểm tích cực - Bí quyết để thành công
Thứ ba, 08 Tháng 2 2011 02:19




                                                        .




                                        .




                                                    .




đ
       :


                                            ?
                                    ?


                                ?

                                                :
-
           .
-
-
                                     .
-
công.
-
                                                                                                                    .
-                                                            .
-
-                                                .
-                                                                              .
-
hơn.


                 .
---------


DT




Lập kế hoạch tài chính 101
Học hỏi cách quản lý tình hình tài chính cá nhân theo tám bước đơn giản.


Hầu hết mọi người đã nghe về những lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và muốn quản lý tốt hơn tiền
bạc riêng của mình.Vậy mà có vẻ quá khó để đi đến quyết định hành động ra sao.Nếu bạn không chắc bắt đầu từ
đâu, bài cơ bản về việc lập kế hoạch tài chính này có thể giúp bạn. Nó tạo lập hướng đi cho mọi người thuộc mọi
cấp bậc tài chính trong cuộc sống và trình bày rõ ràng cách quản lý tiền bạc theo tám bước đơn giản.




Bước 1.Tạo ra và xem lại kế hoạch tài chính. Về cơ bản, kế hoạch tài chính là một bộ bản thảo về những mục tiêu,
chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: mua căn nhà đầu tiên, dành dụm hay quản lý tiền dự
phòng về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái, trả nợ, và vân vân. Viết ra kế hoạch này, trên mảnh giấy
vàng, trên bảng tính, hay với sự trợ giúp của người lập kế hoạch tài chính có bằng cấp chuyên nghiệp (viết tắt là
CFP) sẽ thúc đẩy bạn chịu trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các bước trong danh sách điều cần làm. Nó đưa ra
hướng dẫn, cho bạn chuẩn mực để từ đó đánh giá tiến triển, và giúp bạn ưu tiên cho việc sử dụng nguồn tài chính
hiệu quả nhất.


Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính biến đổi, hoặc những
sự kiện trong cuộc sống như thay đổi tình trạng hôn nhân, thất nghiệp, về hưu, sinh nở, hay tang gia trong dòng họ.


Bước 2.Lập sổ ghi chép tài chính.Việc quản lý thành công của cải dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết các nguồn tài
chính là gì. Do đó tập trung các sổ sách tài chính sau:
•tài khoản đầu tư
•bản kê ngân hàng
•khai báo thuế
•bản kê thế chấp và thẻ tín dụng
•hợp đồng bảo hiểm
•văn bản quy hoạch di sản
Sau đó sắp xếp chúng để bạn có thể tìm và truy cập dễ dàng. Bằng cách để chúng cạnh nhau, bạn sẽ có thể đánh
giá rõ ràng hơn tình hình hiện tại và bố trí mục tiêu và ưu tiên hướng tới. Và khi đó, đừng quên kiểm kê tài sản cá
nhân. Điều này không chỉ giúp bạn có tài liệu cụ thể về giá trị tài sản để lập kế hoạch mà còn cung cấp cho bạn hồ
sơ trình công ty bảo hiểm trong trường hợp của cải bị mất do trộm cắp hay thiên tai.


Bước 3.Tính toán khoản tiền có thực sự.Ngay khi lập ra sổ sách tài chính, tính toán số tiền có được thực sự. Đây chỉ
đơn giản là việc tính ra cái bạn có trừ đi cái bạn nợ. Nếu tài sản của bạn (nhà cửa, tài khoản ngân hàng, vốn đầu tư
và vân vân) vượt quá số nợ (tiền thế chấp, tiền vay cho việc học, nợ thẻ tín dụng, vv…), thì khoản tiền thực của bạn
là số dương.Ngược lại, nếu nợ nhiều hơn có, số tiền cuối cùng bạn tính ra mang dấu âm.


Khoản tiền có thực là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên được dùng như cơ
sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào bạn đưa ra. Bạn nên đề ra mục tiêu hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có
thực. Đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi.Làm thế, bạn sẽ
lập tức thấy được sự tiến triển.


Bước 4.Thiết lập kế hoạch chi tiêu. Kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc. Khoản thu
bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có. Khoản thu là phần thường dễ nhớ nhất.
Mục chi tiêu là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra.Khoản chi quan trọng nhất có thể là tiền tiết kiệm. Nếu bạn
không xài nhiều hơn số mình có, thì khoản thu sẽ bằng khoản chi.


Có được kế hoạch chi tiêu cân đối có thể là một ưu thế về tài chính bất kể bạn là ai hay số tiền bạn kiếm được thực
sự ra sao. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản chính cần chi và nêu bật những khoản chi phí phạm.Nó có thể
cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài chính đang đe dọa.


Nếu đây là lần đầu bạn thiết lập kế hoạch chi tiêu, hãy nghĩ đến việc sử dụng một công cụ phần mềm, chẳng hạn
như bảng tính hay chương trình phần mềm như Quicken để trợ giúp.Những công cụ này có thể giảm bớt đáng kể
thời gian và công sức cho việc phát triển kế hoạch của bạn.


Bước 5.Lập quỹ dự trữ khẩn cấp. Tốt nhất, bạn muốn có đủ tiền mặt trong tay để đáp ứng ba đến sáu tháng tiền sinh
hoạt thiết yếu nếu bị mất nguồn thu đều đặn. Phụ thuộc vào mức bảo đảm của công việc, bạn có thể muốn gia tăng
số tháng cho khoản tiền dự trữ đủ xài. Ví dụ như, những cá nhân làm việc một mình có thể muốn có tiền dự trữ cho
cả năm, nhất là nếu thu nhập của họ biến động bởi thiên nhiên.


Bước 6.Giảm một phần hoặc giảm đến mức tối thiểu khoản nợ tiêu dùng.Nợ nần kéo trì những kết quả khác của nỗ
lực kiếm tiền như một cái mỏ neo nặng trịch. Nếu nợ tiêu xài của bạn–thẻ tín dụng, vay học phí, tiền vay và nợ cá
nhân–đang ngốn tới 15 đến 20 phần trăm hay hơn nữa trong chi tiêu hàng tháng của bạn, thì phải ưu tiên giảm bớt
nó. Và sao lại phung phí tiền dành dụm cho những thứ rất có thể lấy mức lãi suất rất cao từ thẻ và tiền vay của bạn?


Bước 7.Phác thảo bốn văn bản quy hoạch di sản chính. Mỗi người trưởng thành có thể có (1) bản chúc thư; (2)
quyền ủy nhiệm lâu bền, bổ nhiệm ai đó xử lý các vấn đề pháp luật và tài chính khi bạn không thể thực hiện; (3) văn
bản nguyện vọng, trình bày phép điều trị y học bạn muốn để duy trì cuộc sống khi bệnh quá nặng; và (4) quyền ủy
nhiệm chăm sóc sức khỏe lâu bền, bổ nhiệm ai đó nhận quyền lợi y tế khi bạn không còn nữa. Những trường hợp
khác nhau có tên gọi khác nhau trong văn bản y tế, nhưng tất cả đều mang tính quyết định đến việc lập kế hoạch tài
chính thông minh của bạn.


Bước 8.Có bảo hiểm thỏa đáng.Quản lý rủi ro thiết yếu cho việc bảo đảm tài chính lâu dài của bạn. Có bảo hiểm, từ
bảo hiểm y tế đến bảo hiểm tổn thất trong đời sống, xe cộ và nhà cửa, rất cần thiết để bảo vệ bạn khỏi bi kịch tài
chính. Nói một cách đơn giản, bạn mua bảo hiểm để chi trả những khoản bạn không thể xoay sở từ số tiền mình có.
Bắt buộc phải nhớ rằng bạn nên mua bảo hiểm khi bạn không cần nó, bởi vì đến khi bạn thật sự cần, bạn không thể
có được.


KNSN
Xây dựng văn hoá ứng xử nơi công sở
Từ khi hình thành xã hội loài người đến nay, con người có những nhu cầu tự thân tối thiểu gồm:
ăn, mặc và nhu cầu giao tiếp (nói cách khác đó là nhu cầu thể hiện chính mình). Trong ba nhu cầu
trên, nhu cầu nào cũng quan trọng. Và đặc biệt nhu cầu giao tiếp cùng với quá trình lao động đã
làm cho tư duy trí tuệ, tư duy ngôn ngữ của loài người phát triển như ngày nay. Đồng thời quá
trình đó đã hình thành nên nét đẹp văn hoá ứng xử trong từng cộng đồng người, tộc người và rộng
hơn là trong từng quốc gia, dân tộc.
Các nhà nghiên cứu xã hội cho rằng: muốn cải tạo cộng đồng xã hội thì trước hết phải biết
chấp nhận cộng đồng đó. Đây cũng là một cách ứng xử văn hoá. Văn hoá ứng xử, xét một
cách bao quát nhất, là toàn bộ những nét đẹp truyền thống trong hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ
tiếp nhận và tác động trở lại giữa con người với con người, con người với sự vật, giữa con
người với thiên nhiên được cộng đồng xã hội chấp nhận coi đó như là những chuẩn mực.
Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin bàn đến văn hoá ứng xử giữa con người với con người
và trong đó, đặc biệt quan tâm đến hai vấn đề cơ bản là: Văn hoá ứng xử trong xã hội nói
chung và trong cơ quan nhà nước nói riêng, trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách
cho           mỗi           cá           nhân          trong           cộng           đồng.
Văn hoá ứng xử trong các môi trường xã hội đóng vai trò không kém phần quan trọng
trong việc hình thành nhân cách của những công dân tương lai. Các Mác đã từng nói: Xét về
mặt xã hội, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Điều này hoàn toàn đúng, xét
đến cùng thì con người hình thành nhân cách tốt đẹp hay tha hoá về mặt nhân cách đều ở
trong một môi trường xã hội nhất định và chịu tác động của môi trường đó.
Trong mội hình thức giáo dục, mà đặc biệt là trong giáo dục tri thức, ông cha ta đã đặt trên
hết. Ấy vậy mà có những giai đoạn, chúng ta xao nhãng việc giáo dục đạo đức, nhân cách
cho học sinh trong nhà trường, các thang giá trị đạo đức, xã hội không còn được coi trọng
và bị đảo lộn.Thậm chí, nếu có ai đó hành xử khuôn phép, chuẩn mực, thì lập tức bị một số
người cho rằng phong kiến, cổ hủ.
Việc giáo dục đạo đức, lý tưởng ở các đoàn thể chính trị, xã hội cũng bị xem nhẹ, một bộ
phận lớp trẻ cho là giáo điều, khô khan.Một thời gian dài trong nhà trường câu khẩu hiệu
“tiên học lễ, hậu học văn” cũng bị hạ xuống, hoặc không được còn đặt ở nơi trang trọng
nhất khi bước vào cổng trường. Khi chúng ta giật mình quay lại thì mọi thang bậc giá trị đạo
đức xã hội có phần bị lung lay, đảo lộn. Văn hoá ứng xử giữa người với người, giữa người với
môi trường thiên nhiên, xã hội… đâu đó, nhiều lúc nhiều nơi có dấu hiệu xuống cấp đáng
báo động: quan hệ thầy – trò, cha – con, cấp trên - cấp dưới… xét cho cùng cũng có nguyên
nhân từ việc xem nhẹ văn hoá ứng xử, trong đó có giáo dục và văn hoá ứng xử trong các
nhà trường.
Văn hoá ứng xử trong cơ quan nhà nước nói chung, ở các nhà trường nói riêng là một bộ
phận trong văn hoá ứng xử xã hội. Nhưng lại là một bộ phận đặc biệt quan trọng ảnh hưởng
đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với bộ
máy nhà nước nói chung với hệ thống giáo dục nói riêng. Hiện nay, Bộ Tài chính, đặc biệt là
Học viện Tài chính đang tích cực xây dựng và triển khai văn hoá doanh nghiệp, trong đó có
văn hoá ứng xử giữa cán bộ công nhân viên với nhân dân và sinh viên, giữa cấp trên với cấp
dưới trong toàn ngành, nhằm làm cho bộ máy doanh nghiệp chỉnh chu, quy củ, hoạt động
kinh doanh có hiệu quả, củng cố niềm tin trong sinh viên và nhân dân.
Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng: xây dựng văn hoá doanh nghiệp không hề đơn
giản. Lý thuyết về văn hoá doanh nghiệp đã chỉ ra rằng: văn hoá doanh nghiệp mà đặc biệt
là văn hoá ứng xử - một yếu tố luôn có khuynh hướng “chống lại sự thay đổi” nên thay đổi
văn hoá của tổ chức là một trong những thách thức lớn nhất đối với hầu hết các doanh
nghiệp. Xuất phát từ các nguyên nhân:
Thứ nhất, văn hoá ứng xử cũng giống như những thói quen được hình thành trong nhiều
năm từ sự tương tác qua lại giữa các thành viên nên khó thay đổi.
Thứ hai, văn hoá ứng xử chịu ảnh hưởng từ chính những người sáng lập doanh nghiệp.
Những người đứng đầu doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng những người cũng có phong
cách giống họ nên văn hoá đã được định hình của doanh nghiệp sẽ được các nhân viên mới
góp phần củng cố và phát triển.
Thứ ba, các thành viên trong một tổ chức thường cảm thấy thoải mái với văn hoá ứng xử
hiện tại và thông thường, và chỉ khi có một sự kiện quan trọng tác động, chẳng hạn như
doanh nghiệp sắp bị phá sản, bị mất hàng loạt khách hàng, doanh thu giảm sút mạnh hoặc
uy tín của doanh nghiệp bị giảm trước công chúng thì mới có cơ hội thay đổi văn hoá ứng
xử.
Vì vậy, trước khi thay đổi văn hoá, doanh nghiệp phải xác định rõ khiếm khuyết trong văn
hoá hiện tại.Và đó chính là cơ sở buộc doanh nghiệp phải xây dựng nếp văn hoá mới.Nếp
văn hoá mới của doanh nghiệp phải hỗ trợ việc thực hiện thành công chiến lược phát triển
của doanh nghiệp.Doanh nghiệp đặt ra một tầm nhìn, sứ mệnh nào thì cần phải điều chinh
văn hoá ra như thế để thực hiện thành công tầm nhìn, sứ mệnh đó.
Các cá nhân trong tổ chức phải đồng tâm thay đổi hành vi của mình để tạo ra một môi
trường văn hoá doanh nghiệp như mong muốn. Đây là bước khó khăn nhất trong quá trình
thay đổi văn hoá doanh nghiệp.
Có hai yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo ra sự thay đôi văn hoá doanh nghiệp, đó là: sự ủng
hộ của mọi thành viên trong doanh nghiệp và cách thức huấn luyện nếp văn hoá mới của
các giám đốc điều hành. Do đó, các giám đốc phải là người đi đầu trong việc điều chỉnh
hành vi của mình và phải nhất quán trong việc thay đổi. Các thành viên cần phải hiểu rõ
những gì được mong đợi từ họ và phải biết cách thể hiện những hành vi mới trong thực tế.
Sau đây là một số giải pháp sẽ giúp các doanh nghiệp thay đổi nếp văn hoá:
Một là, xây dựng những tuyên bố về giá trị và niềm tin. Có thể tổ chức các nhóm thảo luận
nhỏ theo từng phòng, ban để chuyển tải sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị của tổ chức thành
lời nói và giải thích những tác động của tuyên bố đối với công việc của từng nhân viên. Việc
làm này giúp cho các nhân viên có sự hiểu biết chung về môi trường văn hoá mà doanh
nghiệp muốn xây dựng và những hành động, hành vi mà họ phải thực hiện để phản ánh cho
được nếp văn hoá mới.
Hai là, giao tiếp hiệu quả.Phải thông báo cho tất cả các nhân viên về quá trình thay đổi văn
hoá ứng xử của tổ chức nhằm đảm bảo sự cam kết của họ và thành công của quá trình
chuyển đổi văn hoá.Các nhân viên cần phải biết rằng những gì mong đợi từ họ có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc thay đổi văn hoá ứng xử một cách có hiệu quả.
Ba là, tổ chức lại cơ cấu của doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bốn là, điều chỉnh lại cách khen thưởng và ky luật nhân viên. Doanh nghiệp phải thường
xuyên làm điều này để khuyến khích nhân viên điều chỉnh hành vi của họ cho phù họp với
môi trường văn hoá mới.
Năm là, xem xét lại tất cả các chính sách, chế độ lưu hành nội bộ để đảm bảo hệ thống
chính sách phải phù hợp với môi trường văn hoá mới.
Trên đây là những giải pháp mang tính cơ bản và lâu dài để xây dựng văn hoá doanh
nghiệp. Thiết nghĩ đó cũng là những giải pháp phù hợp để có thể xây dựng văn hoá ứng xử
nơi công sở và văn hoá học đường, góp phần ngày càng nâng cao vị thế của Ngành Tài
chính nói chung, Học viện Tài chính nói riêng trong bước phát mới của quá trình công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nước.
Đặng Thị Tuyết

More Related Content

What's hot

Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thuyết trình LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Thuyết trình LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Thuyết trình LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Thuyết trình LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH nataliej4
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Treanh hieu
 
Cach viet ke hoach marketing www.khotrithuc.com
Cach viet ke hoach marketing www.khotrithuc.comCach viet ke hoach marketing www.khotrithuc.com
Cach viet ke hoach marketing www.khotrithuc.comSnoozeloop AF
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhanhtuan24
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnhThao Nguyen
 
Phương pháp triển khai chiến lược doanh nghiệp
Phương pháp triển khai chiến lược doanh nghiệpPhương pháp triển khai chiến lược doanh nghiệp
Phương pháp triển khai chiến lược doanh nghiệpTri Dung, Tran
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhmeoluoi8888
 
Các bước lập kế hoạch tài chính vững chắc cho năm mới.
Các bước lập kế hoạch tài chính vững chắc cho năm mới.Các bước lập kế hoạch tài chính vững chắc cho năm mới.
Các bước lập kế hoạch tài chính vững chắc cho năm mới.Hung Thinh
 
3 quan diem_cua_cac_nha_ql
3 quan diem_cua_cac_nha_ql3 quan diem_cua_cac_nha_ql
3 quan diem_cua_cac_nha_qlBui Hanh
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5Thi8567
 

What's hot (16)

18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
Bai khoa luan_q_v7q_ewmubr_20131121102510_65671
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Thuyết trình LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Thuyết trình LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Thuyết trình LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Thuyết trình LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
 
Cach viet ke hoach marketing www.khotrithuc.com
Cach viet ke hoach marketing www.khotrithuc.comCach viet ke hoach marketing www.khotrithuc.com
Cach viet ke hoach marketing www.khotrithuc.com
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh
 
Phương pháp triển khai chiến lược doanh nghiệp
Phương pháp triển khai chiến lược doanh nghiệpPhương pháp triển khai chiến lược doanh nghiệp
Phương pháp triển khai chiến lược doanh nghiệp
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Tai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinhTai chinh cho gia dinh
Tai chinh cho gia dinh
 
Các bước lập kế hoạch tài chính vững chắc cho năm mới.
Các bước lập kế hoạch tài chính vững chắc cho năm mới.Các bước lập kế hoạch tài chính vững chắc cho năm mới.
Các bước lập kế hoạch tài chính vững chắc cho năm mới.
 
3 quan diem_cua_cac_nha_ql
3 quan diem_cua_cac_nha_ql3 quan diem_cua_cac_nha_ql
3 quan diem_cua_cac_nha_ql
 
7 chuong 5
7 chuong 57 chuong 5
7 chuong 5
 
Kinh Doanh
Kinh Doanh Kinh Doanh
Kinh Doanh
 

Viewers also liked (15)

Digsby
DigsbyDigsby
Digsby
 
Best Practice Testing with Lime 2
Best Practice Testing with Lime 2Best Practice Testing with Lime 2
Best Practice Testing with Lime 2
 
iChat Class
iChat ClassiChat Class
iChat Class
 
America land i love
America land i loveAmerica land i love
America land i love
 
SantuáRio Do Caaró
SantuáRio Do CaaróSantuáRio Do Caaró
SantuáRio Do Caaró
 
Con Photography
Con PhotographyCon Photography
Con Photography
 
World Geography 1
World Geography 1World Geography 1
World Geography 1
 
Cert Overview
Cert OverviewCert Overview
Cert Overview
 
Sacchetti Di Plastica
Sacchetti Di PlasticaSacchetti Di Plastica
Sacchetti Di Plastica
 
The new form framework
The new form frameworkThe new form framework
The new form framework
 
Introduction to Web Engineering and Services
Introduction to Web Engineering and ServicesIntroduction to Web Engineering and Services
Introduction to Web Engineering and Services
 
Nuestra Facultad
Nuestra FacultadNuestra Facultad
Nuestra Facultad
 
20 y tuong kinh doanh 2012
20 y tuong kinh doanh 201220 y tuong kinh doanh 2012
20 y tuong kinh doanh 2012
 
Ordenadores graficos
Ordenadores graficosOrdenadores graficos
Ordenadores graficos
 
Leveraging Symfony2 Forms
Leveraging Symfony2 FormsLeveraging Symfony2 Forms
Leveraging Symfony2 Forms
 

Similar to 7 bí quyết dự đoán kinh tế

Ke hoach tai chinh UEH - capapham
Ke hoach tai chinh UEH - capaphamKe hoach tai chinh UEH - capapham
Ke hoach tai chinh UEH - capaphamCapa Pham
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1hong Tham
 
Phan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepPhan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepAnh Bùi
 
100 things-must-know
100 things-must-know100 things-must-know
100 things-must-knowWindy Nguyen
 
100 things-must-know 10
100 things-must-know 10100 things-must-know 10
100 things-must-know 10nguyenvan06
 
Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiepMau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiepmuathuhoadao
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpssuser499fca
 
Cfo chuong trinh dao tao1
Cfo   chuong trinh dao tao1Cfo   chuong trinh dao tao1
Cfo chuong trinh dao tao1Kethao
 
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
100 Dieu Doanh Nhan Can Bietsegovn
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdfTrí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdfBchTrn57
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022RedBag Việt Nam
 

Similar to 7 bí quyết dự đoán kinh tế (20)

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ngân sách tại Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ.doc
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ngân sách tại Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ.docHoàn thiện công tác lập kế hoạch ngân sách tại Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ.doc
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ngân sách tại Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ.doc
 
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ngân sách tại tổng công ty cổ phầ...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ngân sách tại tổng công ty cổ phầ...Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ngân sách tại tổng công ty cổ phầ...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch ngân sách tại tổng công ty cổ phầ...
 
Ke hoach tai chinh UEH - capapham
Ke hoach tai chinh UEH - capaphamKe hoach tai chinh UEH - capapham
Ke hoach tai chinh UEH - capapham
 
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
Giao trinh phan tich tai chinh doanh nghiep 1
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docxĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty tnhh khang thịnh phát”.docx
 
Phan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiepPhan tich tai chinh doanh nghiep
Phan tich tai chinh doanh nghiep
 
100 things-must-know
100 things-must-know100 things-must-know
100 things-must-know
 
100 things-must-know 10
100 things-must-know 10100 things-must-know 10
100 things-must-know 10
 
Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiepMau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiep
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
100 things-must-know
100 things-must-know100 things-must-know
100 things-must-know
 
Cfo chuong trinh dao tao1
Cfo   chuong trinh dao tao1Cfo   chuong trinh dao tao1
Cfo chuong trinh dao tao1
 
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
100 Dieu Doanh Nhan Can Biet
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
 
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdfTrí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
Trí Tuệ Tài Chính PDF.pdf
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
 
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
Noi dung chuyen_de_g43k_ojmppy_20130815093504_65671 (1)
 
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docx
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docxPhân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docx
Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần chứng khoán MB (MBS).docx
 
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
Hanh dong gi ngay bay gio de dat duoc muc tieu tai chinh nam 2022
 

Recently uploaded

Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (10)

Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 

7 bí quyết dự đoán kinh tế

  • 1. 7 bí quyết dự đoán kinh tế Chủ nhật, 30 Tháng 1 2011 02:26 Dự đoán tình hình mua bán và dòng chảy đồng tiền chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng.Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế bất ổn và phức tạp.Tuy nhiên, không có gì là không thể. Mời các bạn theo dõi bài "7 bí quyết dự đoán kinh tế" do Kim Quy trình bày. Công ty sẽ cần chi những khoản gì?Khi nào thì tiền lãi mới đổ về tài khoản ngân hàng? Diễn biến của hoạt động mua bán?... Bí quyết dự đoán tình hình thương mại năm 2011 như sau: 1. Lập kế hoạch để có thể đương đầu với tình huống xấu, nhưng không quên làm đề án chuẩn bị cho cơ hội tốt Dự đoán tình hình mua bán và dòng chảy đồng tiền chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế bất ổn và phức tạp. Ethan Siegel, CEO của Orb Audio tiết lộ bí quyết: “Chúng tôi chuẩn bị để đối đầu với khó khăn, nhưng cũng luôn sẵn sàng để phát triển... Một mặt thì lập kế hoạch để bảo đảm vẫn có lãi, dù công ty ở trong tình huống xấu nhất.Một mặt thì dự trữ đủ sản phẩm và thuê đủ nhân sự để thực hiện bất cứ hợp đồng “trời cho” nào”. Năm 2010, Orb Audio đã tăng trưởng 30%; và phần lớn doanh số đến từ ngoại quốc, nhờ đồng dollar yếu. Siegel cho biết: “Chúng tôi đã không đoán được là mình có thể tăng trưởng đến mức này. Nhưng, nhờ luôn chuẩn bị cho tình huống tốt bất ngờ có thể đến, nên chúng tôi không bị rơi vào tình huống không đáp ứng đủ đơn đặt hàng”. CEO Siegel quan sát tỷ lệ tăng trưởng hàng tháng của những năm trước để dự đoán doanh thu trong những tháng sắp đến. Anh cho biết: “Những con số thống kê trong quá khứ chỉ dạy ta rất nhiều về khuynh hướng mua sắm của người tiêu dùng hàng năm. Họ thường mua theo mùa. Vào mùa lạnh thì sức tiêu thụ sản phẩm giải trí trong nhà của công ty chúng tôi (như máy nghe nhạc, dàn âm thanh chất lượng cao) tăng. 2. Đổi mới Theo Jeffrey Hollender của Seventh Generation thì: “Đừng để bảng dự đoán kinh doanh hàng năm của bạn cũ mèm”. Thay vào đó, doanh nghiệp nên: “Đẩy lùi việc dự đoán kinh doanh hàng năm xuống càng sát cuối năm càng tốt”. “Chúng tôi từng bắt đầu lập bảng dự đoán kinh doanh từ tháng 8, nhưng bây giờ chúng tôi lùi đến tận tháng 11. Và thậm chí chúng tôi còn dự đoán hàng tháng… Liên tục phân tích và dự đoán tình hình kinh tế làm tốn nhiều thời gian
  • 2. và công sức.Nhưng, thỉnh thoảng, đó là điều cần thiết.Bởi vì bảng dự đoán là kế hoạch tương lai mà càng gần thực tế càng tốt”. 3. Cập nhật thông tin khách hàng Dennis Brown, CEO của công ty về dịch vụ hậu cần hàng hải Logistic Dynamics kể kinh nghiệm của mình: “Trong bốn năm rưỡi đầu kinh doanh, thỉnh thoảng, có một vài khách hàng tuyên bố phá sản. Nhưng đến năm 2010 thì số lượng đó tăng lên đáng kể”. Vậy nên, các doanh nghiệp cần rà soát lại và cập nhật thông tin khách hàng, xiết chặt điều kiện tín dụng… 4. Sớm lập kế hoạch giảm giá Có hai thời điểm giảm giá chính của các doanh nghiệp bán lẻ là “Giảm giá Quảng cáo” đúng mùa mua sắm, và “Giảm giá Thanh lý” khi mùa mua sắm đã kết thúc. Lập kế hoạch giảm giá chính là tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch bán hàng và kiểm kê hàng, theo Ted Hurlbut của công ty tư vấn quản lý kiểm kê và mua bán Hurlbut & Associates. “Nếu bạn lập kế hoạch giảm giá trước khi khi mùa mua sắm bắt đầu thì đã đồng thời lập kế hoạch kiểm kê hàng hóa để dự trữ đủ lượng mình cần và xác định tỷ lệ giảm giá phù hợp”. 5. Để nhân viên tham gia vào hoạt động dự đoán Mỗi đầu năm tài khóa, ban lãnh đạo công ty quảng cáo T3 lập bảng dự báo tình hình kinh doanh cả năm. Nhưng, đều đặn hàng tháng thì công ty điều chỉnh những con số dự đoán đó dựa trên ý kiến đóng góp từ khoảng 10 trưởng phòng nghiệp vụ. Cuối mỗi tháng, Giám đốc Tài chính Charles Kiley ngồi lại với các trưởng phòng nghiệp vụ để đối chiếu thông tin và ý kiến của họ với bản dự đoán, rồi báo cáo lại cho Giám đốc điều hành Gay Gaddis để có những điều chỉnh thích hợp. 6. Hiểu công ty và hiểu khách hàng Bí quyết để dự đoán thành công là biết rõ về chính doanh nghiệp của mình. Giống như người xưa đã dạy “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, thì kinh doanh lấy khách hàng làm thượng đế như ngày nay đòi hỏi phải biết khách biết ta, mới có mua có bán. 7. Lưu tâm những điều nhỏ nhặt Muốn dự đoán tình hình kinh doanh chung của thị trường, của nền kinh tế? Hãy nhìn vào những công ty văn phòng phẩm và nội thất văn phòng. Theo Rick Israel, nhà đồng sáng lập công ty văn phòng phẩm Complete Office, “Nếu mọi người mua văn phòng phẩm thì việc kinh doanh đang trôi chảy. Nếu họ mua nội thất văn phòng mới thì việc làm ăn hẳn đang rất phát đạt”. Văn phòng phẩm đối với doanh nghiệp giống như thức ăn đối với con người. Khi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp sẽ giảm mua văn phòng phẩm, nhưng rồi sẽ cần mua trở lại khi có hợp đồng, giao dịch.Tuy nhiên, xu thế mới vẫn là mua những món thiết yếu để cắt giảm chi phí tối đa. Nguồn DNSG
  • 3. Hãy ngừng hoạch định để ra quyết định Chủ nhật, 30 Tháng 1 2011 02:29 Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có sự thay đổi cách thức hoạch định của mình theo một nghiên cứu gần đây của tạp chí Harvard Business Review. Các nhà quản trị không còn dành thời gian để đưa ra một chiến lược cho một năm hoạt động và từng đơn vị kinh doanh nữa. Mà thay vào các chiến lược được hình thành từ các quyết định được đưa ra một cách thường xuyên.Linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và tăng cường hợp tác nội bộ là lợi ích của cách thức mới đang dần thống trị hoạt động hoạch định chiến lược của các CEO Hoa Kỳ. Hoạch định là một trong những hoạt động cơ bản và có ý nghĩa lớn nhất của nhà quản trị. Khái niệm hoạch định nói chung được hiểu là việc phác thảo và hoàn thiện các ý tưởng và dự án. Hoạch định mang tính chiến lược cao và cùng với sự phát triển của tổ chức thì vai trò của hoạt động này ngày càng quan trọng.Nó là xương sống chi phối mọi hoạt động cũng như văn hóa của một tổ chức. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Harvard Business Review (HBR) cho biết chỉ có 11% nhà lãnh đạo các công ty lớn hài lòng rằng việc hoạch định chiến lược đáng để nỗ lực. Con số này liệu có nói lên rằng việc hoạch định của các nhà CEO Hoa Kỳ chưa thật sự hiệu quả. Trên thực tế trong những thập kỉ gần đây, có sự thay đổi trong kĩ năng và cách thức hoạch định của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Hoa Kỳ. Bài viết này xin được khái quát hai cách thức này để bạn đọc có một cái nhìn tổng thể về cách những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ lập kế hoạch. Hoạch định truyền thống. Những công ty theo trường phái hoạch định truyền thống này thường phát triển kế hoạch kinh doanh cho từng đơn vị kinh doanh cụ thể trong cả năm. Một bộ phận đa chức năng sẽ làm việc không quá 9 tuần để lập nên kế hoạch. Sau đó ban quản trị sẽ xem xét những kế hoạch đó chỉ trong thời gian vài ngày và thông qua trong các kế hoạch này qua các cuộc họp. Khi ban giám đốc đã duyệt thì những kế hoạch này sẽ trở thành chiến lược cho cả doanh nghiệp trong cả năm đó. Khi những chiến lược này được hoàn tất, mỗi đơn vị sẽ có 8 đến 9 tuần để cụ thể hóa chiến lược và lên mục tiêu ngân sách cũng như kế hoạch ngân lưu cho chiến lược đó.Tuy nhiên ở nhiều công ty, quá trình này không mấy liên quan đến chiến lược ban đầu. Sau cùng ban quản trị sẽ gặp gỡ từng đơn vị một để thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực, trong nhiều trường hợp phải cân đối bù đắp cho nhiều đơn vị.
  • 4. Hoạch định không ngừng và thường xuyên ra quyết định Theo cách thức này, sẽ không có một kế hoạch cụ thể nào cho một thời kì kéo dài một năm. Ngay sau khi công ty đã xác định được những vấn đề ưu tiến chiến lược trong năm thì ban quản trị thường xuyên họp trong suốt thời gian cả năm để đưa ra quyết định cho càng nhiều vấn đề càng tốt. Do các vấn đề thường liên quan đến nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau nên việc thành lập một đội ngũ thu thập và chuẩn bị thông tin về tài chính cũng như chiến lược là rất cần thiết cho việc phát hiện và đánh giá những giải pháp thay thế cho từng vấn đề cụ thể. Thời gian chuẩn bị này thường dài hơn 9 tuần. Ban quản trị thường tiến hành hai cuộc họp cho mỗi vấn đề, mỗi cuộc họp thường kéo dài 3 đến 4 giờ đồng hồ. Cuộc họp đầu tiên thảo luận về tình hình của vấn đề và lập danh sách những phương án thay thế khả thi. Cuộc họp thứ hai tập trung vào việc đánh giá những phương án thay thế đó để chọn ra một phương án hữu hiệu nhất. Ngay sau khi vấn đề được giải quyết thì nó được cập nhật ngay và lịch trình hoạt động của doanh nghiệp.Những vấn đề khẩn cấp có thể được đưa vào kế hoạch vào bất cứ thời điểm nào, bởi thị trường và điều kiện cạnh tranh không ngừng thay đổi. Ngay khi một quyết định mới được đưa ra thì ngân quĩ cũng như kế hoạch chu chuyển tiền tệ cho nó cũng lập tức được thay đổi cho phù hợp. Kết quả là quá trình hoạch định chiến lược và lên kế hoạch vốn và tiền tệ luôn song hành cùng nhau. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc giảm thiểu thời gian thương lượng giữa ban quản trị và người phụ trách mỗi đơn vị hay dự án về việc phân bổ nguồn lực trong đó có nguồn lực tài chính. Chúng ta có thể thấy cách thức hoạch định mới này có nhiều điểm ưu việt hơn cách thức truyền thống. Quá trình hoạch định thường xuyên với các quyết định kịp thời này sẽ giúp cho doanh nghiệp linh hoạt hơn và thích ứng nhanh hơn với môi trường, khai thác và phân bổ vốn cũng như những nguồn lực khác một cách hiệu quả hơn, tăng cường sự liên kết hợp tác qua lại giữa các đơn vị, các dự án khác nhau trong công ty. Tuy nhiên cũng đòi hỏi nhà quản trị phải có kỹ năng quản trị cao, nắm bắt và giải quyết vấn đề nhanh chóng, đồng thời chi phí cho hoạt động quản trị cũng cao hơn. Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà lãnh đạo các công ty ở Hoa Kỳ đều chuyển sang cách thức hiện đại và hiệu quả này. Cũng theo nghiên cứu nói trên của HBR, những con số thống kê cho thấy xu hướng chuyển đổi rõ rệt này. 66% nhà quản trị lập kế hoạch định kỳ theo những thời gian định sẵn như từng quý hay từng năm, trong khi 100% trong số điều tra nói họ thường xuyên đưa ra quyết định hoạch định mà không theo một lịch trình nào. 60% nhà quản trị lập kế hoạch theo từng đơn vị từng dự án và con số các nhà quản trị đưa ra quyết định cho từng vấn đề là 73%. Sự thay đổi này đang dần khẳng định ý nghĩa của trường phái hoạch định mới trong hoạt động quản trị. Và đây cũng có thể là những kinh nghiệm bổ ích cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trong thời kỳ mà yếu tố nhạy bén và linh hoạt mang tính quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp
  • 5. Quan điểm tích cực - Bí quyết để thành công Thứ ba, 08 Tháng 2 2011 02:19 . . . đ : ? ? ? : - . -
  • 6. - . - công. - . - . - - . - . - hơn. . --------- DT Lập kế hoạch tài chính 101 Học hỏi cách quản lý tình hình tài chính cá nhân theo tám bước đơn giản. Hầu hết mọi người đã nghe về những lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và muốn quản lý tốt hơn tiền bạc riêng của mình.Vậy mà có vẻ quá khó để đi đến quyết định hành động ra sao.Nếu bạn không chắc bắt đầu từ đâu, bài cơ bản về việc lập kế hoạch tài chính này có thể giúp bạn. Nó tạo lập hướng đi cho mọi người thuộc mọi cấp bậc tài chính trong cuộc sống và trình bày rõ ràng cách quản lý tiền bạc theo tám bước đơn giản. Bước 1.Tạo ra và xem lại kế hoạch tài chính. Về cơ bản, kế hoạch tài chính là một bộ bản thảo về những mục tiêu, chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: mua căn nhà đầu tiên, dành dụm hay quản lý tiền dự phòng về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái, trả nợ, và vân vân. Viết ra kế hoạch này, trên mảnh giấy vàng, trên bảng tính, hay với sự trợ giúp của người lập kế hoạch tài chính có bằng cấp chuyên nghiệp (viết tắt là CFP) sẽ thúc đẩy bạn chịu trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các bước trong danh sách điều cần làm. Nó đưa ra hướng dẫn, cho bạn chuẩn mực để từ đó đánh giá tiến triển, và giúp bạn ưu tiên cho việc sử dụng nguồn tài chính hiệu quả nhất. Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính biến đổi, hoặc những sự kiện trong cuộc sống như thay đổi tình trạng hôn nhân, thất nghiệp, về hưu, sinh nở, hay tang gia trong dòng họ. Bước 2.Lập sổ ghi chép tài chính.Việc quản lý thành công của cải dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết các nguồn tài chính là gì. Do đó tập trung các sổ sách tài chính sau: •tài khoản đầu tư •bản kê ngân hàng •khai báo thuế •bản kê thế chấp và thẻ tín dụng •hợp đồng bảo hiểm •văn bản quy hoạch di sản
  • 7. Sau đó sắp xếp chúng để bạn có thể tìm và truy cập dễ dàng. Bằng cách để chúng cạnh nhau, bạn sẽ có thể đánh giá rõ ràng hơn tình hình hiện tại và bố trí mục tiêu và ưu tiên hướng tới. Và khi đó, đừng quên kiểm kê tài sản cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn có tài liệu cụ thể về giá trị tài sản để lập kế hoạch mà còn cung cấp cho bạn hồ sơ trình công ty bảo hiểm trong trường hợp của cải bị mất do trộm cắp hay thiên tai. Bước 3.Tính toán khoản tiền có thực sự.Ngay khi lập ra sổ sách tài chính, tính toán số tiền có được thực sự. Đây chỉ đơn giản là việc tính ra cái bạn có trừ đi cái bạn nợ. Nếu tài sản của bạn (nhà cửa, tài khoản ngân hàng, vốn đầu tư và vân vân) vượt quá số nợ (tiền thế chấp, tiền vay cho việc học, nợ thẻ tín dụng, vv…), thì khoản tiền thực của bạn là số dương.Ngược lại, nếu nợ nhiều hơn có, số tiền cuối cùng bạn tính ra mang dấu âm. Khoản tiền có thực là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên được dùng như cơ sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào bạn đưa ra. Bạn nên đề ra mục tiêu hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có thực. Đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi.Làm thế, bạn sẽ lập tức thấy được sự tiến triển. Bước 4.Thiết lập kế hoạch chi tiêu. Kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc. Khoản thu bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có. Khoản thu là phần thường dễ nhớ nhất. Mục chi tiêu là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra.Khoản chi quan trọng nhất có thể là tiền tiết kiệm. Nếu bạn không xài nhiều hơn số mình có, thì khoản thu sẽ bằng khoản chi. Có được kế hoạch chi tiêu cân đối có thể là một ưu thế về tài chính bất kể bạn là ai hay số tiền bạn kiếm được thực sự ra sao. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản chính cần chi và nêu bật những khoản chi phí phạm.Nó có thể cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài chính đang đe dọa. Nếu đây là lần đầu bạn thiết lập kế hoạch chi tiêu, hãy nghĩ đến việc sử dụng một công cụ phần mềm, chẳng hạn như bảng tính hay chương trình phần mềm như Quicken để trợ giúp.Những công cụ này có thể giảm bớt đáng kể thời gian và công sức cho việc phát triển kế hoạch của bạn. Bước 5.Lập quỹ dự trữ khẩn cấp. Tốt nhất, bạn muốn có đủ tiền mặt trong tay để đáp ứng ba đến sáu tháng tiền sinh hoạt thiết yếu nếu bị mất nguồn thu đều đặn. Phụ thuộc vào mức bảo đảm của công việc, bạn có thể muốn gia tăng số tháng cho khoản tiền dự trữ đủ xài. Ví dụ như, những cá nhân làm việc một mình có thể muốn có tiền dự trữ cho cả năm, nhất là nếu thu nhập của họ biến động bởi thiên nhiên. Bước 6.Giảm một phần hoặc giảm đến mức tối thiểu khoản nợ tiêu dùng.Nợ nần kéo trì những kết quả khác của nỗ lực kiếm tiền như một cái mỏ neo nặng trịch. Nếu nợ tiêu xài của bạn–thẻ tín dụng, vay học phí, tiền vay và nợ cá nhân–đang ngốn tới 15 đến 20 phần trăm hay hơn nữa trong chi tiêu hàng tháng của bạn, thì phải ưu tiên giảm bớt nó. Và sao lại phung phí tiền dành dụm cho những thứ rất có thể lấy mức lãi suất rất cao từ thẻ và tiền vay của bạn? Bước 7.Phác thảo bốn văn bản quy hoạch di sản chính. Mỗi người trưởng thành có thể có (1) bản chúc thư; (2) quyền ủy nhiệm lâu bền, bổ nhiệm ai đó xử lý các vấn đề pháp luật và tài chính khi bạn không thể thực hiện; (3) văn bản nguyện vọng, trình bày phép điều trị y học bạn muốn để duy trì cuộc sống khi bệnh quá nặng; và (4) quyền ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe lâu bền, bổ nhiệm ai đó nhận quyền lợi y tế khi bạn không còn nữa. Những trường hợp khác nhau có tên gọi khác nhau trong văn bản y tế, nhưng tất cả đều mang tính quyết định đến việc lập kế hoạch tài chính thông minh của bạn. Bước 8.Có bảo hiểm thỏa đáng.Quản lý rủi ro thiết yếu cho việc bảo đảm tài chính lâu dài của bạn. Có bảo hiểm, từ bảo hiểm y tế đến bảo hiểm tổn thất trong đời sống, xe cộ và nhà cửa, rất cần thiết để bảo vệ bạn khỏi bi kịch tài chính. Nói một cách đơn giản, bạn mua bảo hiểm để chi trả những khoản bạn không thể xoay sở từ số tiền mình có. Bắt buộc phải nhớ rằng bạn nên mua bảo hiểm khi bạn không cần nó, bởi vì đến khi bạn thật sự cần, bạn không thể có được. KNSN
  • 8.
  • 9. Xây dựng văn hoá ứng xử nơi công sở Từ khi hình thành xã hội loài người đến nay, con người có những nhu cầu tự thân tối thiểu gồm: ăn, mặc và nhu cầu giao tiếp (nói cách khác đó là nhu cầu thể hiện chính mình). Trong ba nhu cầu trên, nhu cầu nào cũng quan trọng. Và đặc biệt nhu cầu giao tiếp cùng với quá trình lao động đã làm cho tư duy trí tuệ, tư duy ngôn ngữ của loài người phát triển như ngày nay. Đồng thời quá trình đó đã hình thành nên nét đẹp văn hoá ứng xử trong từng cộng đồng người, tộc người và rộng hơn là trong từng quốc gia, dân tộc. Các nhà nghiên cứu xã hội cho rằng: muốn cải tạo cộng đồng xã hội thì trước hết phải biết chấp nhận cộng đồng đó. Đây cũng là một cách ứng xử văn hoá. Văn hoá ứng xử, xét một cách bao quát nhất, là toàn bộ những nét đẹp truyền thống trong hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ tiếp nhận và tác động trở lại giữa con người với con người, con người với sự vật, giữa con người với thiên nhiên được cộng đồng xã hội chấp nhận coi đó như là những chuẩn mực. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin bàn đến văn hoá ứng xử giữa con người với con người và trong đó, đặc biệt quan tâm đến hai vấn đề cơ bản là: Văn hoá ứng xử trong xã hội nói chung và trong cơ quan nhà nước nói riêng, trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân trong cộng đồng. Văn hoá ứng xử trong các môi trường xã hội đóng vai trò không kém phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của những công dân tương lai. Các Mác đã từng nói: Xét về mặt xã hội, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Điều này hoàn toàn đúng, xét đến cùng thì con người hình thành nhân cách tốt đẹp hay tha hoá về mặt nhân cách đều ở trong một môi trường xã hội nhất định và chịu tác động của môi trường đó. Trong mội hình thức giáo dục, mà đặc biệt là trong giáo dục tri thức, ông cha ta đã đặt trên hết. Ấy vậy mà có những giai đoạn, chúng ta xao nhãng việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trong nhà trường, các thang giá trị đạo đức, xã hội không còn được coi trọng và bị đảo lộn.Thậm chí, nếu có ai đó hành xử khuôn phép, chuẩn mực, thì lập tức bị một số người cho rằng phong kiến, cổ hủ. Việc giáo dục đạo đức, lý tưởng ở các đoàn thể chính trị, xã hội cũng bị xem nhẹ, một bộ phận lớp trẻ cho là giáo điều, khô khan.Một thời gian dài trong nhà trường câu khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” cũng bị hạ xuống, hoặc không được còn đặt ở nơi trang trọng nhất khi bước vào cổng trường. Khi chúng ta giật mình quay lại thì mọi thang bậc giá trị đạo đức xã hội có phần bị lung lay, đảo lộn. Văn hoá ứng xử giữa người với người, giữa người với môi trường thiên nhiên, xã hội… đâu đó, nhiều lúc nhiều nơi có dấu hiệu xuống cấp đáng báo động: quan hệ thầy – trò, cha – con, cấp trên - cấp dưới… xét cho cùng cũng có nguyên nhân từ việc xem nhẹ văn hoá ứng xử, trong đó có giáo dục và văn hoá ứng xử trong các nhà trường. Văn hoá ứng xử trong cơ quan nhà nước nói chung, ở các nhà trường nói riêng là một bộ phận trong văn hoá ứng xử xã hội. Nhưng lại là một bộ phận đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với bộ máy nhà nước nói chung với hệ thống giáo dục nói riêng. Hiện nay, Bộ Tài chính, đặc biệt là Học viện Tài chính đang tích cực xây dựng và triển khai văn hoá doanh nghiệp, trong đó có văn hoá ứng xử giữa cán bộ công nhân viên với nhân dân và sinh viên, giữa cấp trên với cấp dưới trong toàn ngành, nhằm làm cho bộ máy doanh nghiệp chỉnh chu, quy củ, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, củng cố niềm tin trong sinh viên và nhân dân. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng: xây dựng văn hoá doanh nghiệp không hề đơn giản. Lý thuyết về văn hoá doanh nghiệp đã chỉ ra rằng: văn hoá doanh nghiệp mà đặc biệt là văn hoá ứng xử - một yếu tố luôn có khuynh hướng “chống lại sự thay đổi” nên thay đổi văn hoá của tổ chức là một trong những thách thức lớn nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp. Xuất phát từ các nguyên nhân: Thứ nhất, văn hoá ứng xử cũng giống như những thói quen được hình thành trong nhiều năm từ sự tương tác qua lại giữa các thành viên nên khó thay đổi. Thứ hai, văn hoá ứng xử chịu ảnh hưởng từ chính những người sáng lập doanh nghiệp. Những người đứng đầu doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng những người cũng có phong cách giống họ nên văn hoá đã được định hình của doanh nghiệp sẽ được các nhân viên mới góp phần củng cố và phát triển. Thứ ba, các thành viên trong một tổ chức thường cảm thấy thoải mái với văn hoá ứng xử hiện tại và thông thường, và chỉ khi có một sự kiện quan trọng tác động, chẳng hạn như
  • 10. doanh nghiệp sắp bị phá sản, bị mất hàng loạt khách hàng, doanh thu giảm sút mạnh hoặc uy tín của doanh nghiệp bị giảm trước công chúng thì mới có cơ hội thay đổi văn hoá ứng xử. Vì vậy, trước khi thay đổi văn hoá, doanh nghiệp phải xác định rõ khiếm khuyết trong văn hoá hiện tại.Và đó chính là cơ sở buộc doanh nghiệp phải xây dựng nếp văn hoá mới.Nếp văn hoá mới của doanh nghiệp phải hỗ trợ việc thực hiện thành công chiến lược phát triển của doanh nghiệp.Doanh nghiệp đặt ra một tầm nhìn, sứ mệnh nào thì cần phải điều chinh văn hoá ra như thế để thực hiện thành công tầm nhìn, sứ mệnh đó. Các cá nhân trong tổ chức phải đồng tâm thay đổi hành vi của mình để tạo ra một môi trường văn hoá doanh nghiệp như mong muốn. Đây là bước khó khăn nhất trong quá trình thay đổi văn hoá doanh nghiệp. Có hai yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo ra sự thay đôi văn hoá doanh nghiệp, đó là: sự ủng hộ của mọi thành viên trong doanh nghiệp và cách thức huấn luyện nếp văn hoá mới của các giám đốc điều hành. Do đó, các giám đốc phải là người đi đầu trong việc điều chỉnh hành vi của mình và phải nhất quán trong việc thay đổi. Các thành viên cần phải hiểu rõ những gì được mong đợi từ họ và phải biết cách thể hiện những hành vi mới trong thực tế. Sau đây là một số giải pháp sẽ giúp các doanh nghiệp thay đổi nếp văn hoá: Một là, xây dựng những tuyên bố về giá trị và niềm tin. Có thể tổ chức các nhóm thảo luận nhỏ theo từng phòng, ban để chuyển tải sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị của tổ chức thành lời nói và giải thích những tác động của tuyên bố đối với công việc của từng nhân viên. Việc làm này giúp cho các nhân viên có sự hiểu biết chung về môi trường văn hoá mà doanh nghiệp muốn xây dựng và những hành động, hành vi mà họ phải thực hiện để phản ánh cho được nếp văn hoá mới. Hai là, giao tiếp hiệu quả.Phải thông báo cho tất cả các nhân viên về quá trình thay đổi văn hoá ứng xử của tổ chức nhằm đảm bảo sự cam kết của họ và thành công của quá trình chuyển đổi văn hoá.Các nhân viên cần phải biết rằng những gì mong đợi từ họ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thay đổi văn hoá ứng xử một cách có hiệu quả. Ba là, tổ chức lại cơ cấu của doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế. Bốn là, điều chỉnh lại cách khen thưởng và ky luật nhân viên. Doanh nghiệp phải thường xuyên làm điều này để khuyến khích nhân viên điều chỉnh hành vi của họ cho phù họp với môi trường văn hoá mới. Năm là, xem xét lại tất cả các chính sách, chế độ lưu hành nội bộ để đảm bảo hệ thống chính sách phải phù hợp với môi trường văn hoá mới. Trên đây là những giải pháp mang tính cơ bản và lâu dài để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Thiết nghĩ đó cũng là những giải pháp phù hợp để có thể xây dựng văn hoá ứng xử nơi công sở và văn hoá học đường, góp phần ngày càng nâng cao vị thế của Ngành Tài chính nói chung, Học viện Tài chính nói riêng trong bước phát mới của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đặng Thị Tuyết