SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 20
Descargar para leer sin conexión
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các
mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ
xây dựng gia đình hạnh phúc, bền
vững đến năm 2020 vừa được Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam phê duyệt tại
Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày
20/02/2014. Theo đó, mục tiêu của Đề
án này là phát huy giá trị tốt đẹp các
mối quan hệ trong đình giữa vợ và
chồng; giữa cha mẹ va con cái; giữa
người cao tuổi và con cháu; hỗ trợ xây
dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc,
bền vững.
(Xem tiếp trang 4)

Số 1064 ngày 27/02/2014

Ra mắt Phiên bản mới
Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch

Ảnh: MINH HẰNG

Phê duyệt Đề án
phát huy các giá trị
tốt đẹp của gia đình

Phát hành Thứ Năm hằng tuần

troNG số Này

- Thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia trong
lĩnh vực thư viện

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại lễ công bố phiên bản mới Cổng thông tin điện tử
Bộ VHTTDL

(Tr.4)
- Xây dựng Dự án bảo tồn
làng bản, buôn truyên truyền
thống giai đoạn 2012-2015
(Tr.3)
- Một quyết định thiếu khả thi
(Tr.18)
Tổ chức hoạt động nhân
Ngày Quốc tế Hạnh phúc
(Tr.5)
- Mô hình tiếp thị du lịch
hiệu quả
(Tr.20)

Sáng 25/02/2014, tại trụ sở Bộ VHTTDL đã diễn ra Lễ công bố Phiên bản mới
Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo địa chỉ
http://www.bvhttdl.gov.vn. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dự và bấm nút công bố Phiên
bản mới. Phiên bản mới Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL được nâng cấp, hoàn
thiện trên cơ sở Trang thông tin điện tử Bộ VHTTDL, hoạt động theo Quyết định số
342/QĐ-BVHTTDL ngày 21/02/2014 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL.
Cổng thông tin điện tử Bộ có Ban Biên tập gồm 12 thành viên do Chánh Văn
phòng Bộ VHTTDL làm Trưởng Ban. Giúp việc Ban Biên tập là bộ phận Thư ký,
Trị sự.
Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL sẽ là điểm truy cập duy nhất của Bộ trên
Internet, liên kết tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng nhằm phục
vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ; là kênh tuyên truyền, phổ
biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các
lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; cung cấp, trao đổi thông tin
giữa Bộ VHTTDL với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận phản ánh, kiến
nghị của tổ chức, cá nhân gửi đến Bộ VHTTDL, bước đầu đáp ứng được yêu cầu
đề ra, theo lộ trình phát triển Chính phủ điện tử.
(Xem tiếp trang 2)
quản lý nhà nước

Chấn chỉnh các hành vi sai lệch tại các lễ hội, khu di tích
Ngày 21/02, Bộ VHTTDL đã có
Công văn số 395/BVHTTDL-TTr đề
nghị các Giám đốc Sở VHTTDL các
tỉnh/thành tổ chức thực hiện gấp một số
nội dung để lễ hội năm 2014 tiếp tục
diễn ra tốt đẹp. Bộ VHTTDL đề nghị
các địa phương thường xuyên tổ chức
các đoàn liên ngành thanh, kiểm tra lễ
hội, xử lý kiên quyết, nghiêm khắc các
hiện tượng tiêu cực và các hành vi vi
phạm trong lễ hội; kiên quyết đưa
những hộ kinh doanh trong khu vực I
di tích, đổi tiền lẻ, bán đồ mã, kinh
doanh trò chơi có thưởng biến tướng
thành cờ bạc, treo bán thực phẩm tươi
sống, xem bói, ăn xin… ra khỏi khu
vực lễ hội.
Bộ VHTTDL yêu cầu các địa
phương chỉ đạo các đơn vị chức năng
tháo dỡ các loại đèn lồng không rõ
nguồn gốc xuất xứ, in bằng chữ nước
ngoài không phù hợp với bản sắc văn
hóa Việt Nam trang trí tại các di tích, lễ
hội và khu dân cư.
Theo đánh giá của Bộ VHTTDL:
Tại một số di tích, lễ hội, khu dân cư
trang trí bằng các loại đèn lồng không
rõ nguồn gốc xuất xứ, in nhiều chữ nước
ngoài… đã gây ra nhiều hệ lụy xấu,
phiền lòng du khách, không phù hợp với
bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo dư luận
không tốt trong xã hội.
Bộ VHTTDL cũng đề nghị các địa
phương thực hiện nghiêm túc nội dung
Công điện số 179/CĐ-TTg ngày
10/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ

về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau
kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
Trong đó nêu rõ các địa phương chỉ đạo
việc tổ chức lễ hội theo tinh thần vui
tươi, lành mạnh, an toàn; giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển
các hình thức, sản phẩm, dịch vụ du lịch
gắn với các lễ hội; phối hợp với các cơ
quan chức năng bảo đảm an ninh trật tự,
an toàn giao thông, vệ sinh môi trường,
an toàn thực phẩm và thực hiện nếp
sống văn minh tại các khu du lịch, các
lễ hội; xây dựng và tuyên truyền văn hóa
lễ hội, văn hóa tín ngưỡng; kiểm tra,
phát hiện và xử lý nghiêm minh những
hành vi tiêu cực tại các lễ hội. Đồng thời
thực hiện nghiêm việc không sử dụng
ngân sách nhà nước vào việc tổ chức lễ
hội; đồng thời tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hành tiết kiệm trong tổ
chức lễ hội. Lãnh đạo, cán bộ, công
chức chấp hành nghiêm việc không sử
dụng giờ hành chính và xe công đi lễ
hội, trừ các trường hợp thực thi nhiệm
vụ theo chức trách được phân công”...
Bộ VHTTDL đề nghị các địa
phương thường xuyên tổ chức các đoàn
liên ngành thanh, kiểm tra lễ hội, xử lý
kiên quyết, nghiêm khắc các hiện tượng
tiêu cực nêu trên và các hành vi vi phạm
khác trong lễ hội; kiên quyết đưa những
hộ kinh doanh trong khu vực I di tích,
đổi tiền lẻ, bán đồ mã, kinh doanh trò
chơi có thưởng biến tướng thành cờ bạc,
treo bán thực phẩm tươi sống, xem bói,
ăn xin… ra khỏi khu vực lễ hội.

Ra mắt Phiên bản mới...
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh biểu dương và ghi nhận
sự nỗ lực, cố gắng của Ban Chỉ đạo, Tổ
giúp việc Ban Chỉ đạo Cổng thông tin
điện tử Bộ VHTTDL trong thời gian
ngắn đã hoàn thành bước 1 nhiệm vụ
chính trị quan trọng của Ngành. Với việc
vận hành phiên bản mới Cổng thông tin
điện tử, việc cung cấp thông tin và các
dịch vụ hành chính công của Bộ ngày

2

số 1064 l 27.02.2014

càng được mở rộng, từng bước đưa công
tác quản lý hành chính nhà nước ngày
càng trở nên thân thiện và tiện ích với
đông đảo người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tiếp
tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng
tâm trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề
đẩy mạnh liên kết, tích hợp thông tin, dữ
liệu giữa các Trung tâm thông tin, các

Đánh giá nhanh về công tác tổ chức
lễ hội sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ,
Bộ VHTTDL khẳng định: Các lễ hội
được tổ chức với nhiều hoạt động sôi
nổi, phong phú đúng quy định; hàng
quán, dịch vụ, bãi trông giữ phương tiện
đã được chú trọng sắp xếp theo quy
hoạch; công tác vệ sinh môi trường, an
ninh trật tự, an toàn, phòng cháy chữa
cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm đã được
tăng cường; chủng loại, giá cả hàng hóa
dịch vụ được quản lý; một số lễ hội đã
tổ chức các loại hình dịch vụ mới phù
hợp với thực tế ở địa phương để phục
vụ du khách… các lễ hội diễn ra có
nhiều chuyển biến tích cực, an toàn, thu
hút rất đông du khách về tham dự lễ hội,
tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho
nhân dân dịp đầu năm mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực
đạt được, vẫn còn một số hạn chế diễn
ra trong lễ hội như: Tiền lễ chưa được
thu gom kịp thời, hiện tượng cài giắt và
xoa tiền lên tượng, thả tiền xuống giếng,
rải tiền trong di tích, dịch vụ kinh doanh
đổi tiền lẻ, bán đồ mã, cúng thuê, xem
bói, xem tay, rút xóc thẻ, hoạt động cờ
bạc, đeo bám khách, ép mua, ép giá, bán
sách văn hóa phẩm ngoài luồng, rác thải
chưa được thu gom kịp thời, cho hàng
quán dịch vụ hoạt động sát cạnh di tích
(khu vực I), treo thịt gia súc, gia cầm
sống rất phản cảm, mất an ninh trật tự
khu vực bến xe, bến đò và ga cáp treo;
ăn mày, ăn xin, giả sư hành khất…
Yến nHi

(Tiếp theo trang...)
trang tin điện tử hiện có để Cổng thông
tin điện tử Bộ VHTTDL không chỉ là
kênh thông tin chính thức, là công cụ
quản lý, điều hành của Bộ mà thực sự trở
thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn và hữu ích
cho các cá nhân, doanh nghiệp khi tìm
hiểu, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu
cũng như các dịch vụ công trực tuyến do
Cổng thông tin điện tử của Bộ cung cấp.
tHtt
quản lý nhà nước

Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch
* Ngày 17/02 tại trụ sở Bộ VHTTDL,
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã tiếp Tiến sỹ
Kambiz Ghawami - Chủ tịch Tổ chức Hỗ
trợ Đại học thế giới CHLB Đức, Uỷ viên
Hội đồng Trường ĐH Việt Đức, đại diện
bang Hessen (CHLB Đức).
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn đánh giá cao mối quan hệ hợp tác
giữa Việt Nam và CHLB Đức trong lĩnh
vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình.
Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới,
hai bên sẽ đẩy mạnh, tăng cường hợp tác
về lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn, tổ chức
triển lãm; Bảo tồn, bảo tàng và di sản văn
hoá; Điện ảnh; Đào tạo nguồn nhân lực;
Thể thao; Gia đình. Riêng lĩnh vực Du
lịch, Thứ trưởng mong muốn phía Đức
quan tâm khuyến khích các nhà đầu tư
Đức, đầu tư vào du lịch Việt Nam. Đồng
thời, hai bên hỗ trợ trong các hoạt động
xúc tiến, quảng bá, tham gia hội chợ du
lịch; tổ chức các đoàn famtrip cho các
Giám đốc maketing và sản phẩm của các
hãng lữ hành lớn, các phóng viên Đức
sang Việt Nam viết bài tuyên truyền,
quảng bá về du lịch Việt Nam. Đề nghị

Đức hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn
nhân lực, cử hướng dẫn viên sang đào
tạo, nâng cao trình độ tiếng Đức cho đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch…
Tiến sỹ Kambiz Ghawami nhất trí
với những đề xuất Thứ trưởng Hồ Anh
Tuấn đưa ra về tăng cường hợp tác hai
bên. Đối với lĩnh vực Du lịch nói riêng,
Tiến sỹ Kambiz Ghawami cho biết, bang
Hessen sẵn sàng tạo điều kiện, tiếp nhận
chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn,
góp phần đào tạo nguồn nhân lực của du
lịch Việt Nam.
* Cùng ngày, tại Hà Nội, Thứ trưởng
Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đã làm việc
với đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp,
do ông Jean Charles Negre - Điều phối
viên, Ban thường vụ Đảng Cộng sản
Pháp làm Trưởng đoàn.
Ông Jean Charles Negre khẳng định,
trong định hướng phát triển và hợp tác về
Du lịch, Đảng Cộng sản Pháp luôn ưu
tiên và lựa chọn Việt Nam. Hai bên đã ký
Hiệp định hợp tác từ tháng 01/1996 về
các nội dung: Khuyến khích phát triển du
lịch song phương, tăng cường trao đổi

Xây dựng Dự án bảo tồn làng bản, buôn
truyền thống giai đoạn 2012-2015
Bộ VHTTDL có Công văn số
339/BVHTTDL-VHDT ngày 17/02 về
xây dựng Dự án bảo tồn làng bản, buôn
truyền thống giai đoạn 2012-2015.
Theo đó, Bộ VHTTDL đồng ý để Sở
VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh
Lâm Đồng khảo sát, xây dựng dự án
đầu tư bảo tồn làng, bản, buôn truyền
thống dân tộc thiểu số tại địa phương.
Cụ thể:
Tỉnh Quảng Ngãi: Khảo sát, xây
dựng dự án đầu tư bảo tồn làng văn hóa
dân tộc Hrê, Làng Teng, xã Ba Thành,
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh
phí phân bổ nguồn vốn đầu tư phát
triển năm 2014 thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia về văn hóa:
2.000.000.000đ (Hai tỷ đồng).

Tỉnh Lâm Đồng: Khảo sát, xây
dựng dự án đầu tư bảo tồn làng truyền
thống dân tộc K’ho, làng K’nơ, xã
Đưng K’nơ, huyện Lạc Dương, tỉnh
Lâm Đồng: Kinh phí phân bổ nguồn
vốn đầu tư phát triển năm 2014 thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hóa: 2.000.000.000đ (Hai tỷ đồng).
Sở VHTTDL các tỉnh tiến hành tổ
chức điều tra, khảo sát, lập dự án tiền
khả thi theo tiêu chí được Bộ phê duyệt
tại QĐ số 4331/QĐ-BVHTTDL ngày
16/12/2002. Báo cáo khảo sát điều tra
hoàn thành trước ngày 01/3/2014. Trên
cơ sở nội dung dự án đã được điều tra,
khảo sát; Sở VHTTDL có tờ trình
UBND tỉnh đề nghị Bộ VHTTDL công
nhận làng đã điều tra, khảo sát của tỉnh

đoàn; Trao đổi thông tin về Du lịch và các
lĩnh vực có tác động đến Du lịch; Nghiên
cứu, thực hiện các Dự án về Du lịch,
khuyến khích giúp đỡ kỹ thuật, trao đổi
chuyên gia, dịch vụ, các hoạt động thức
đẩy Du lịch; Tập trung phát triển nguồn
nhân lực, hợp tác trong quy hoạch…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ
trưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: Tăng
cường sự hợp tác về VHTTDL giữa
Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp
trong điều kiện hiện nay là hết sức cần
thiết, Bộ VHTTDL luôn dành những
tình cảm, sự hỗ trợ đối với các doanh
nghiệp Du lịch của Pháp. Thứ trưởng
cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng
Cộng sản Pháp trong việc mời Việt
Nam tham gia, giới thiệu, quảng bá Du
lịch tại Pháp, Bộ VHTTDL Việt Nam
sẽ tham gia sự kiện này, tại đây Việt
Nam sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm
Du lịch Việt Nam, mời một nhóm các
nghệ sỹ Việt Nam sang biểu diễn tại
gian hàng. Trong đó, Tổng Công ty Du
lịch Sài Gòn chịu trách nhiệm chuẩn bị
nội dung, làm đầu mối để kết nối, triển
khai thực hiện.
tHtt
là làng truyền thống tiêu biểu cần được
bảo tồn những năm tiếp theo. Sau khi
có ý kiến của UBND tỉnh, Sở VHTTDL
lập kế hoạch xây dựng dự án. Dự án
được xây dựng dựa trên cơ sở nội dung
Dự án đã điều tra, khảo sát theo tiêu chí
tại Quyết định số 4331/QĐ-BVHTTDL
ngày 16/12/2002 và các văn bản quy
định hiện hành về việc quản lý xây
dựng cơ bản.
Sở VHTTDL có thể hợp đồng với
công ty hoặc trung tâm tư vấn thiết kế
công trình để xây dựng dự án. Đối với
các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể
(nghề truyền thống, trang phục truyền
thống, công cụ lao động, vật dụng
truyền thống trong sinh hoạt, văn hóa
ẩm thực, nhạc cụ truyền thống, văn nghệ
dân gian, lễ hội dân gian…) tiến hành
theo tiêu chí đã được điều tra, khảo sát.
n.H

số 1064

l

27.02.2014

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Đại sứ Ấn Độ
Chiều 19/02, tại trụ sở Bộ
VHTTDL, Thứ trưởng Vương Duy
Biên đã có buổi tiếp thân mật bà Preeti
Saran - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Cộng hoà Ấn Độ mới được bổ nhiệm
tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, đại diện hai bên đều
đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị hợp
tác truyền thống, tốt đẹp trên nhiều lĩnh
vực giữa hai quốc gia, đặc biệt lĩnh vực
VHTTDL. Ấn Độ là đất nước có nhiều
di sản văn hoá nổi tiếng, hàng năm thu
hút rất đông du khách quốc tế đến tìm
hiểu và khám phá. Việt Nam mong
nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ
kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc bảo
tồn, khai thác và phát huy giá trị của
các di sản văn hoá.
Bà Preeti Saran cảm ơn sự quan tâm,

ủng hộ và hỗ trợ của Bộ VHTTDL cũng
như các Bộ, ngành liên quan của Việt
Nam đối với hoạt động của Đại sứ quán
Ấn Độ tại Việt Nam trong thời gian qua.
Bà mong muốn giữa Ấn Độ và Bộ
VHTTDL sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự hợp
tác, giao lưu về văn hoá, ký kết, hợp tác
các dự án trong bảo tồn di sản văn hoá.
Bà Preeti Saran cho biết, thời gian
tới sẽ có nhiều hoạt động về Văn hoá
của Ấn Độ được tổ chức tại Việt Nam,
nổi bật là sự kiện Festival Ấn Độ tại
Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 0515/3/2014 với nhiều chương trình đặc
sắc: Trình diễn múa Ấn Độ trong đó có
các điệu múa cổ, ẩm thực, vẽ tay, Yoga,
Lễ hội Phật giáo… Đây là dịp Ấn Độ
giới thiệu những loại hình nghệ thuật
độc đáo, nét Văn hoá đặc trưng của Ấn

Độ đến với người dân Việt Nam nhất
là các bạn trẻ cũng như với du khách
quốc tế, qua đó tăng cường quan hệ
hợp tác, thúc đẩy ngoại giao nhân dân.
Đối với “Festival Ấn Độ tại Việt
Nam”, Bộ VHTTDL đánh giá và nhất
trí cao việc tổ chức sự kiện ý nghĩa này
của phía Ấn Độ. Đồng thời khẳng định,
Việt Nam sẽ chỉ đạo các đơn vị chức
năng của Bộ VHTTDL phối hợp cùng
Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ
chức thành công Festival. Thứ trưởng
Vương Duy Biên cũng bày tỏ mong
muốn trong nhiệm kỳ công tác tại Việt
Nam, Đại sứ Preeti Saran sẽ nhiệt tình
ủng hộ, góp phần thúc đẩy sự hợp tác
trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Ấn
Độ, trong đó có VHTTDL.
H.H

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực thư viện
Ngày 17/02/2014, Bộ VHTTDL đã
có Công văn số 334/BVHTTDL-TV
gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành đề nghị
báo cáo tình hình thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về
văn hóa trong lĩnh vực thư viện năm
2013 gồm những nội dung: Tình hình
bố trí vốn của địa phương; Số lượng thư

viện được hưởng lợi của địa phương;
Số lượng bản sách, tên sách đã được bổ
sung cũng như tình hình tổ chức triển
khai, phát huy giá trị sử dụng vốn sách
từ CTMTQG và những đề xuất kiến
nghị. Công văn cũng đề nghị Sở
VHTTDL các tỉnh/thành tiếp tục triển
khai CTMTQG về văn hóa trong lĩnh

Phê duyệt Đề án phát huy...
Quyết định nêu rõ, đối với mối
quan hệ vợ chồng, phấn đấu đến năm
2020 hầu hết các cuộc hôn nhân đăng
ký kết hôn theo đúng quy định phát
luật; 95% nam, nữ thanh niên trước khi
kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản
về gia đình, phòng, chống bạo lực gia
đình. Hàng năm giảm trung bình từ 1015% hộ gia đình có bạo lực gia đình
giữa vợ và chồng; giảm 15% người kết
hôn dưới tuổi pháp luật quy định đối
với khu vực khó khăn và đặc biệt khó
khăn. Với mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái, phấn đấu đến năm 2020 có
95% hộ gia đình dành thời gian chăm
sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện cho

4

số 1064 l 27.02.2014

trẻ em phát triển toàn diện về thể chất,
trí tuệ, đạo đức và tinh thần... Phấn đấu
đến năm 2020 có khoảng 95% hộ gia
đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng
người cao tuổi. Về hỗ trợ xây dựng gia
đình hạnh phúc phấn đấu đến năm
2020 hầu hết các tỉnh/thành triển khai
thí điểm mô hình liên quan tới xây
dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền
vững...
Để thực hiện được các mục tiêu
trên, Đề án cũng nêu rõ các giải pháp
thực hiện, trong đó có đẩy mạnh truyền
thông nâng cao nhận thức của xã hội,
các thành viên trong gia đình về tầm
quan trọng của gia đình, giá trị tốt đẹp

vực thư viện năm 2014 theo như hướng
dẫn trong năm 2013, đồng thời thông
báo tình hình bố trí vốn của địa phương
cho lĩnh vực thư viện và xây dựng Đề
án triển khai chương trình (lĩnh vực thư
viện) của năm 2014 và gửi về Bộ
VHTTDL trước 30/3/2014.
H.Q
(Tiếp theo trang 1)
các mối quan hệ trong gia đình; đẩy
mạnh các hoạt động giáo dục kỹ năng
sống, giáo dục đời sống gia đình; xã
hội hóa các hoạt động phát huy giá trị
tốt đẹp các mối quan hệ trong gia
đình... Có 3 dự án được triển khai để
thực hiện Đề án này, trong đó quan
trọng nhất là dự án xây dựng cơ sở dữ
liệu và nghiên cứu về giá trị tốt đẹp các
mối quan hệ trong gia đình... Ngân
sách thực hiện Đề án lấy từ ngân sách
nhà nước, các nguồn tài trợ, viện trợ và
nguồn huy động hợp phát khác. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 20/02/2014.
Yến nHi
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Tổ chức hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc
Ngày 18/02/2014, Bộ VHTTDL đã
ban hành Công văn số 342/BVHTTDLGĐ gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và cơ quan Trung ương của tổ
chức chính trị - xã hội thành viên của
Mặt trận, UBND các tỉnh/thành về việc
hướng dẫn tổ chức hoạt động nhân
Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3/2014).
Theo đó, chủ đề của Ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20/3/2014 sẽ là “Yêu
thương và chia sẻ” với các khẩu hiệu:
“Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc
20 tháng 3”; “Hãy hành động vì mục
tiêu: Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh
phúc”; “Hãy tạo ra một môi trường
sống và làm việc hạnh phúc hơn” hoặc
các khẩu hiệu khác phù hợp với chủ đề
Ngày Quốc tế Hạnh phúc, gắn với lĩnh
vực của Bộ, ngành, địa phương.
Nội dung tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng tập
trung vào việc tuyên truyền về lịch sử,

ý nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chủ
đề và thông điệp của Liên hợp quốc;
Chủ đề, khẩu hiệu riêng và các hoạt
động của Việt Nam nhân Ngày Quốc tế
Hạnh phúc 20/3/2014; Chính sách,
pháp luật và việc thực hiện chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước về an
sinh xã hội, xây dựng gia đình no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc; Nêu gương người
tốt, việc tốt; Các hoạt động xây dựng
gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh
phúc; Phê phán những biểu hiện, hành
vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật
về gia đình; khuyến khách mọi cá nhân,
tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích
cực đem lại hạnh phúc cho người thân,
gia đình, cộng đồng.
Hình thức tuyên truyền bao gồm:
Thông qua các tin, bài, phòng sự,
chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề
trên báo hình, báo in, báo nói, báo điện
tử. Treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, ápphích; tuyên truyền trên bảng tin cộng

đồng chủ đề và các khẩu hiệu của Việt
Nam nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc
20/3/2014 tại trụ sở cơ quan, trường
học, các trục đường chính, nơi công
cộng, nơi đông dân cư. Tổ chức lễ
hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc
20/3/2014; Tổ chức hội thảo, hội nghị,
tập huấn, tọa đàm, diễn đàn, cuộc thi,
hội thi, các hoạt động văn hóa nghệ
thuật, thể dục, thể thao, các hình thức
phù hợp khác về hạnh phúc nói chung,
hạnh phúc của người Việt Nam nói
riêng, bao gồm hạnh phúc cá nhân,
hạnh phúc gia đình, hạnh phúc dòng họ,
hạnh phúc cộng đồng, hạnh phúc nghề
nghiệp, hạnh phúc học đường, hạnh
phúc trong hoạt động xã hội và các vấn
đề liên quan.
Thời gian triển khai hoạt động
hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc
được tổ chức từ 08/3-21/3/2014, trong
đó cao điểm vào ngày 20/3/2014.
H.Q

Tích cực chuẩn bị cho Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á
Văn phòng Chính phủ vừa có Công
văn số 1079/VPCP-KGVX truyền đạt
ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ
Vũ Đức Đam về việc Bộ VHTTDL
phối hợp với Ủy ban Olympic Việt
Nam và các Bộ, cơ quan, địa phương
liên quan tiếp tục chủ động đẩy nhanh
tiến độ chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể
thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm
2016.
Theo sự chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ
VHTTDL cần sớm có văn bản báo cáo
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định để sớm có thông báo chính thức
với Hội đồng Olympic Châu Á (OCA)
và các cơ quan liên quan về công tác
chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Bãi
biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016.
Bên cạnh đó, chuẩn bị nội dung báo
cáo Thường trực Chính phủ xem xét,
quyết định về Đề án tổng thể chuẩn bị
và tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á lần

thứ 18 năm 2019 và Đề án Đào tạo
VĐV tham dự Đại hội thể thao này.
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan liên quan của OCA trong quá
trình triển khai và và hoàn thiện công
tác chuẩn bị tổ chức các đại hội thể
thao quốc tế đã được OCA chấp thuận
cho Việt Nam đăng cai; kịp thời báo
cáo Chính phủ những vấn đề vướng
mắc lớn phát sinh.
Về Đại hội Thể thao bãi biển Châu
Á lần thứ 5 năm 2016: Dự kiến Đại hội
sẽ diễn ra trong 10 ngày vào tháng
6/2016 tại địa điểm tổ chức chính ở
thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;
địa điểm tổ chức phụ tại thành phố Đà
Nẵng và tỉnh Bình Thuận. Đại hội sẽ tổ
chức thi đấu chính thức 17 môn gồm:
Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng gỗ, Bóng
ném, Bóng nước, Bóng rổ 3x3, Bơi
Việt dã, Cầu mây, Đá cầu, Kabaddi,
Lướt ván buồm, Môtô nước, Pencak

Silat, Thuyền buồm, Thuyền rồng,
Vovinam, Vật. Có 45 quốc gia và vùng
lãnh thổ Châu Á tham dự Đại hội với
số lượng 2.500 huấn luyện viên, vận
động viên và 1.000 quan chức, khách
mời, trọng tài của Hội đồng Olympic
Châu Á, Ủy ban Olympic các quốc gia
và vùng lãnh thổ, các Liên đoàn Thể
thao quốc tế.
Đại hội là dịp đẩy mạnh phát triển
các môn thể thao biển, phát triển, nâng
cao trình độ cho lực lượng vận động
viên, huấn luyện viên các môn thể thao
biển, lực lượng cán bộ quản lý, điều
hành, tổ chức sự kiện thể thao. Bên
cạnh đó, đây cũng là dịp để giới thiệu,
quảng bá hình ảnh, đất nước, con người
và những nét đặc trưng văn hóa của
Việt Nam, thu hút khách du lịch trong
và ngoài nước, phát triển du lịch biển,
các hoạt động vui chơi giải trí trên biển.
Dung Hòa

số 1064

l

27.02.2014

5
quản lý nhà nước

Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm được UNESCO vinh danh
Lễ đón nhận Giải thưởng danh dự
về Bảo tồn Di sản văn hóa năm 2013
của UNESCO khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương dành cho dự án bảo tồn
nhà cổ truyền thống tại làng cổ Đường
Lâm (Hà Nội) đã diễn ra ngày 18/02,
tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích
Liên đã đến dự.
Thành quả nổi bật nhất của dự án
là đã bảo tồn thành công 5 công trình
có giá trị lớn về kiến trúc, văn hóa
lịch sử ở làng cổ Đường Lâm là:
Cổng làng Mông Phụ, chùa Ón, nhà
thờ Giang Văn Minh, nhà cổ Nguyễn
Văn Hùng và nhà cổ Hà Văn Vĩnh.
Dự án này nhận được sự hỗ trợ tích
cực từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA).
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng
Thị Bích Liên cho biết: Dự án đã đạt
được thành công trên nhiều mặt, góp
phần nâng cao cuộc sống của người
dân địa phương. Tuy nhiên, việc cân
bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn
di sản văn hóa đã và đang đặt ra nhiều
khó khăn, thách thức. Hiện Việt Nam
mới có 2 làng cổ là Phước Tích (Thừa
Thiên Huế) và Đường Lâm (Hà Nội)
được xếp hạng. Kinh nghiệm của các

cơ quan quản lý địa phương trong việc
bảo tồn loại hình di tích sống như làng
cổ Đường Lâm còn chưa được nhiều,
do đó sẽ không tránh khỏi xung đột
giữa việc bảo tồn di tích với đảm bảo
quyền lợi của người dân sinh sống ở
khu vực làng cổ.
Tại buổi lễ, Trưởng đại diện Văn
phòng UNESCO tại Việt Nam, bà
Katherine Muller Marin ghi nhận: Dự
án bảo tồn thành công 5 công trình tại
Đường Lâm đã trả lại cho các công
trình tính chân thực, đảm bảo các công
trình được duy trì bảo dưỡng thường
xuyên bởi chính các nghệ nhân được
đào tạo trong quá trình triển khai dự
án. Bảo tồn nhà cổ truyền thống tại
làng cổ Đường Lâm là dự án thứ 5 của
Việt Nam được nhận giải thưởng về di
sản của UNESCO. Nhìn chung các dự
án được giải thưởng đều đạt được tiêu
chuẩn kỹ thuật bảo tồn cao, huy động
được sự tham gia của cộng đồng, góp
phần nâng cao năng lực và công tác
bảo tồn. UNESCO hy vọng sự thành
công của dự án bảo tồn nhà cổ truyền
thống tại làng cổ Đường Lâm sẽ là
nguồn cảm hứng cho các dự án bảo tồn
của Việt Nam thời gian tiếp theo.
Giải thưởng Bảo tồn Di sản văn
hóa được UNESCO thành lập năm

2000 nhằm công nhận, thúc đẩy đóng
góp của các tổ chức và cá nhân thuộc
khu vực tư nhân trong lĩnh vực bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Giải
thưởng nhấn mạnh sự chung tay của
các thành phần bảo vệ di sản trên 3 tiêu
chí lớn là: Chất lượng công trình bảo
tồn, kỹ thuật bảo tồn và việc sử dụng
các phương pháp bảo tồn này để xúc
tiến các công trình khác.
Từ năm 2000 đến nay, UNESCO
nhận được 556 hồ sơ, dự án đăng ký
của 24 quốc gia khu vực Châu Á-Thái
Bình Dương. Các giải đặc biệt, xuất
sắc, ưu tú và danh dự của Giải thưởng
này đã được trao cho 160 công trình,
dự án; 8 dự án khác được trao giải
thưởng về tính đột phá. Việt Nam đã
tham gia chương trình giải thưởng về
di sản của UNESCO từ năm 2000.
Cùng với dự án bảo tồn nhà cổ truyền
thống tại làng cổ Đường Lâm, một số
dự án khác đã vinh dự nhận được Giải
thưởng Di sản của UNESCO gồm:
Hầm tránh bom ở khách sạn
Metropole Hà Nội (2013); dự án bảo
tồn phố cổ Hội An (năm 2000); dự án
ngôi nhà Việt cổ truyền thống (năm
2004) và nhà thờ tộc Tăng - Hội An
(năm 2009).
MạnH Huân

VăN BảN Mới
- Tại Quyết định số 301/QĐBVHTTDL ngày 17/02/2014, Bộ
VHTTDL giao Cục Văn hóa cơ sở chủ
trì phối hợp với Sở VHTTDL Hà Nội
và tỉnh Quảng Trị tổ chức Kỷ niệm 60
năm Ngày Thành lập Đặc khu Vĩnh
Linh trong khuôn khổ Liên hoan vào
tháng 3/2014 tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị và Trung tâm Văn hóa TP.
Hà Nội, số 4 đường Phùng Hưng, Hà
Đông, Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 306/QĐ-BVHTTDL ngày

6

số 1064 l 27.02.2014

18/02/2014, giao Cục Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối
hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan
tổ chức Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng
toàn quốc lần thứ 3 (2009-2014) trong
năm 2014.
- Ngày 18/02/2914 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 307/QĐBVHTTDL cho phép Trung tâm Tổ
chức Biểu diễn Nghệ thuật phối hợp
với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ
chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn
khổ “Lễ hội Ấn Độ” tại Việt Nam.

Thời gian và địa điểm tổ chức: từ 05/3
đến 15/3/2014 tại Hà Nội, Đà Nẵng và
TP Hồ Chí Minh.
- Tại Quyết định số 322/QĐBVHTTDL ngày 20/02/2014, Bộ
VHTTDL cho phép Trường Trung học
Múa TP. Hồ Chí Minh phối hợp với
Công ty TNHH May mặc Able Việt
Nam tổ chức Giải Khiêu vũ Việt Nam
mở rộng - Cúp Able năm 2014 tại Nhà
thi đấu Rạch Miễu, TP Hồ Chí Minh.
Thời gian: từ 08-09/3/2014.
tHtt
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Ra quân tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh lễ hội
Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế
hoạch số 328/KH-BVHTTDL về
việc tổ chức Lễ ra quân tuyên
truyền xây dựng nếp sống văn minh
lễ hội năm 2014. Theo Kế hoạch,
việc ra quân tuyên truyền xây dựng
nếp sống văn minh lễ hội cần bám
sát sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và ý
nghĩa thiết thực của việc ra quân
tình nguyện tuyên truyền xây dựng
nếp sống văn hóa lễ hội; Nội dung
tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ nhớ,
tránh hình thức; Cần làm điểm tại
các địa phương để rút kinh nghiệm
nhân rộng cho những năm tiếp theo;
Có tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm và biểu dương khen thưởng
đối với những địa phương, tập thể
và cá nhân có thành tích xuất sắc
trong quá trình triển khai

tuyên truyền.
Nội dung tuyên truyền bao gồm:
Các văn bản của Đảng, Nhà nước về
tổ chức và quản lý lễ hội, bảo vệ di
tích; Tuyên truyền để du khách
tham gia lễ hội hiểu được ý nghĩa
của di tích và lễ hội; Tuyên truyền
và vận động du khách ứng xử có
văn hóa khi tham gia lễ hội, giữ gìn
vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi
trường di tích, lễ hội, vận động du
khách không để tiền lẻ trên các
tượng phật, những nơi trái quy định,
không tổ chức và tham gia các hoạt
động mê tín, dị đoan, cờ bạc và tệ
nạn xã hội khác. Hình thức tuyên
truyền bao gồm: Tổ chức lễ ra quân
tuyên truyền tại các di tích, lễ hội;
Tổ chức các điểm tuyên truyền cố
định để nhắc nhở, vận động người

dân cùng chung tay xây dựng môi
trường lễ hội văn minh; Treo băng
rôn, phát tờ rơi, tờ gấp; Thông báo
trên các phương tiện thông tin đại
chúng tại nơi tuyên truyền; Chia
tình nguyện viên thành các nhóm tại
các địa điểm nơi tập trung đông
người để nhắc nhở người dân không
vi phạm.
Lượng lượng tham gia tuyên
truyền bao gồm Đoàn Thanh niên
Bộ VHTTDL và Đoàn Thanh niên
các tỉnh/thành. Lễ ra quân tuyên
truyền xây dựng nếp sống văn minh
lễ hội được tổ chức tại các địa
phương: Hà Nội (chùa Hương),
Ninh Bình (Chùa Bái Đính), Bắc
Ninh (Đền Bà Chúa Kho).
H.Quân

Hoạt động của các Nhà xuất bản thuộc Bộ VHTTDL
Ngày 18/02/2014 Bộ VHTTDL
đã có Báo cáo số 25/BCBVHTTDL gửi Cục Xuất bản - Bộ
Thông tin và Truyền thông về hoạt
động của các Nhà xuất bản thuộc
Bộ VHTTDL năm 2013 và phương
hướng công tác năm 2014. Theo
Báo cáo, nhìn chung năm 2013,
công tác xuất bản của các nhà xuất
bản thuộc Bộ VHTTDL gặp rất
nhiều khó khăn. Nguyên nhân của
những khó khăn vẫn bắt ngồn từ
những năm trước như do khủng
hoảng kinh tế, tính cạnh tranh gay
gắt của thị trường, do thiếu vốn, cơ
sở vật chất nghèo nàn, tiền thuê
nhà tăng. Trong hoàn cảnh đó, các
nhà xuất bản đã cố gắng duy trì
hoạt động sản xuất, bảo đảm hiệu
quả chính trị - xã hội của hoạt
động xuất bản vừa là lĩnh vực tư

tưởng văn hóa, là công cụ của
Đảng trong tuyên truyền, vận
động, giáo dục và lãnh đạo cách
mạng; Vừa phải đóng góp với
ngân sách nhà nước và đảm bảo
đời sống cho người lao động;
Triển khai thực hiện tốt phương
hướng, nhiệm vụ năm 2013. Các
nhà xuất bản đã giữ vững định
hướng chính trị, tư tưởng, không
có sai phạm về nội dung các xuất
bản phẩm. Ngoài việc thực hiện tốt
nhiệm vụ với Nhà nước, các nhà
xuất bản còn làm tốt công tác từ
thiện, xã hội, tham gia các phong
trào do Nhà nước phát động. Nội
bộ các nhà xuất bản đoàn kết, dân
chủ; Tổ chức Đảng, Công đoàn
của các nhà xuất bản đều phát huy
được vai trò, chức năng của mình.
Năm 2014, các Nhà xuất bản

thuộc Bộ tiếp tục phát huy những
công việc đã làm tốt trong năm
2013, tập trung thực hiện những
việc công việc: Tiếp tục thực hiện
Kế hoạch số 1762/BVHTTDL-PC
ngày 15/5/2008 của Bộ VHTTDL
về thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TW
và Thông báo kết luận số 122/TBTW của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về nâng cao chất lượng toàn
diện hoạt động xuất bản; Thực hiện
nghiêm quy định tại Luật Xuất bản
năm 2012, không để xảy ra các sai
sót về nội dung các bản phẩm, đặc
biệt là đối với các xuất bản phẩm
liên kết; Chủ động khai thác tiềm
năng của mình, tìm giải pháp để
mở rộng hoạt động, nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh và đời
sống cán bộ, công nhân viên.
DuYên trần

số 1064

l

27.02.2014

7
Sự kiện vấn đề

Hà Nội long trọng đón bằng xếp hạng 5 Di tích quốc gia đặc biệt
Tối 22/02, tại khu vực Vườn hoa Lý
Thái Tổ, thành phố Hà Nội long trọng
tổ chức lễ đón bằng xếp hạng 5 Di tích
quốc gia đặc biệt, gồm: Di tích lịch sử
và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm
và đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm);
di tích lịch sử đền Hai Bà Trưng (huyện
Mê Linh); di tích lịch sử đền Hát Môn
(huyện Phúc Thọ); di tích lịch sử và
kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng
(huyện Gia Lâm); di tích kiến trúc nghệ
thuật đình Tây Đằng (huyện Ba Vì).
Các đồng chí: Nguyễn Thị Kim
Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Chủ
tịch Quốc hội; Phạm Quang Nghị - Ủy
viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà
Nội; Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung
ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ
cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung
ương và Trưởng đại diện Văn phòng
UNESCO tại Hà Nội đã tới dự.
Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức
dâng hương Vua Lý Thái Tổ của các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và
thành phố Hà Nội. Sau nghi thức công

bố Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về việc xếp hạng Di tích quốc gia
đặc biệt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
đã trao bằng cho đại diện các đơn vị có
di tích được xếp hạng đặc biệt.
Đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn
Kiếm là cái nôi của một huyền thoại
gắn liền với chiến công oanh liệt chống
giặc ngoại xâm của dân tộc. Nơi đây
gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả
gươm báu cho rùa thần, đã di vào tiềm
thức của lớp lớp người Việt. Đền Ngọc
Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Tháp
Rùa là những kiến trúc độc đáo, những
giá trị lịch sử đặc sắc.
Di tích kiến trúc nghệ thuật đình
Tây Đằng là ngôi đình lớn của xứ Đoài,
thờ Tam vị đức thánh Tản thời Hùng
Vương làm thành Hoàng. Đình Tây
Đằng di tích được ví như “Bảo tàng mỹ
thuật” đã hội tụ những giá trị tiêu biểu
lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật, văn
hóa, đưa ngôi đình vượt ra khỏi không
gian làng xã để hòa vào kho tàng giá trị
văn hóa của Hà Nội và cả nước.

Di tích lịch sử đền Hát Môn và đền
Hai Bà Trưng là hai di tích phụng thờ,
tưởng niệm Hai Bà Trưng và những sự
kiện lịch sử gắn liền với chiến công
oanh liệt chống giặc Đông Hán xâm
lược đất nước những năm 40 sau Công
Nguyên. Biểu tượng người Việt nữ anh
hùng đấu tranh và hy sinh anh dũng vì
nước mở màn cho cuộc đấu tranh anh
dũng chống Bắc thuộc kéo dài hơn
ngàn năm với quyết tâm giải phóng đất
nước, giành lại độc lập của nhân dân ta.
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ
thuật đền Phù Đổng là một trong
những nơi tưởng niệm người anh hùng
Thánh Gióng đã có công đánh đuổi
giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi từ buổi
bình minh của lịch sử. Với những giá
trị lịch sử văn hóa, lễ hội, kiến trúc,
điêu khắc, nghệ thuật, khu di tích lịch
sử Phù Đổng là nơi quần tụ những
công trình nghiên cứu của nhiều học
giả trong nước và quốc tế, điểm đến
của du khách.
H.Yến

Bắc Giang: Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch giai đoạn 2014-2020
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban
hành Quyết định số 81/QĐ-UBND về
việc phê duyệt đề án “Phát triển Du lịch
cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2014-2020”. Bắc Giang có nhiều điểm,
tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú
để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy
nhiên, loại hình này mới bước đầu phát
triển tại xã An Lạc huyện Sơn Động,
dịch vụ du lịch mới được hình thành, số
lượng du khách đến lưu trú chưa đông.
Bên cạnh đó, các khu điểm du lịch còn
nhỏ lẻ, kết cấu hạ tầng hạn chế, đường
giao thông chưa thuận tiện, một số tuyến
đường dẫn vào điểm du lịch đã xuống
cấp; chưa hình thành được các tour,
tuyến kết nối các điểm du lịch; các đơn
vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch có
quy mô nhỏ; dịch vụ vận chuyển khách
du lịch chưa nhiều, chất lượng chưa cao;
dịch vụ ăn uống ở điểm du lịch còn

8

số 1064 l 27.02.2014

thiếu; các sản phẩm du lịch, dịch vụ
nghèo nàn và chưa có các sản phẩm du
lịch đặc trưng... nên chưa đáp ứng được
yêu cầu cho phát triển du lịch bền vững.
Với quan điểm ủng hộ, giúp đỡ
người nghèo làm du lịch; kết hợp chặt
chẽ sản phẩm du lịch với sản phẩm văn
hóa và hàng thủ công truyền thống; duy
trì và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc… Đề án đã đưa ra một số mục tiêu
cụ thể: Xây dựng thành công “Mô hình
phát triển du lịch cộng đồng tại xã An
Lạc, huyện Sơn Động” làm điểm để
phát triển sang các điểm khác; Mỗi giai
đoạn Đề án đào tạo từ 200-300 người
dân được đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn làm du lịch; Tạo việc làm, giúp từ
5-7 thôn bản ở vùng cao các địa phương
tăng thêm nguồn thu nhập từ du lịch,
góp phần cải thiện đời sống vật chất,
tinh thần, nâng cao ý thức trách nhiệm,

tạo sự gắn bó giữa con người với thiên
nhiên; Góp phần thu hút khách du lịch
đến với Bắc Giang, phấn đấu đến năm
2020, loại hình du lịch cộng đồng sẽ thu
hút 20 nghìn lượt khách du lịch trong đó
có 18 nghìn lượt khách nội địa, 2 nghìn
lượt khách quốc tế; Tổng doanh thu ước
đạt 10 tỷ đồng/năm; đưa mức tăng
trưởng bình quân trong giai đoạn khách
nội địa 12-18%/năm; khách quốc tế đạt
15-20%/năm.
Đề án sẽ được thực hiện trong hai
giai đoạn: Giai đoạn từ 2014-2016,
Bắc Giang sẽ xây dựng mô hình du
lịch cộng đồng điểm tại xã An Lạc
huyện Sơn Động; giai đoạn từ 20162020 sẽ tiếp tục lựa chọn một số điểm
có tiềm năng tại huyện Lục Ngạn, Sơn
Động, Lục Nam và Yên Thế để nhân
rộng mô hình.
Huệ OanH
Sự kiện vấn đề

Ngày hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất, năm 2014
Ngày 20/02, Bộ VHTTDL có
Công văn số 375/BVHTTDL-VHDT
gửi Sở VHTTDL tỉnh Lai Châu về việc
đăng cai Ngày hội văn hoá dân tộc Thái
lần thứ nhất, năm 2014. Ngày hội được
tổ chức theo định hướng mang tính
chiến lược đối với lĩnh vực văn hoá dân
tộc, tại Quyết định số 4686/QĐBVHTTDL ngày 31/12/2013 của Bộ
trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án
tổ chức định kỳ “Ngày hội, giao lưu

văn hoá, thể thao và du lịch vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số” theo khu vực
và toàn quốc giai đoạn 2013-2020.
Nhằm tôn vinh và bảo tồn, phát
huy, phát triển bản sắc văn hoá các dân
tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em
nói chung và với văn hoá dân tộc Thái
nói riêng, với đặc thù địa bàn cư trú và
truyền thống văn hoá đặc sắc của dân
tộc Thái tại vùng Tây Bắc, Bộ
VHTTDL dự kiến tỉnh Lai Châu sẽ

đăng cai tổ chức “Ngày hội văn hoá
dân tộc Thái lần thứ nhất, năm 2014”.
Theo đó, để chuẩn bị cho việc tổ chức
Ngày hội, UBND tỉnh Lai Châu sẽ
thống nhất nhận đăng cai tổ chức Ngày
hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất
và đồng chủ trì phối hợp với các địa
phương có số đông đồng bào dân tộc
Thái sinh sống trên phạm vi toàn quốc
để tổ chức Ngày hội đạt kết quả tốt đẹp.
n.H

Tây Ninh đón hơn 1 triệu khách tham quan du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tây Ninh cho biết, trong dịp Tết
Nguyên đán Giáp Ngọ, từ ngày 27/01
đến 16/02 (tức ngày 27 tháng Chạp
đến ngày 17 tháng Giêng), ước tính
hơn 1 triệu lượt khách du lịch đến Tây
Ninh, tăng 5% so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, hai địa điểm được thu
hút khách tham quan du lịch và hành
hương đông nhất là Khu di tích lịch sử
văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà
Đen (hơn 900 nghìn khách) và Tòa
thánh Tây Ninh.
Theo Ban quản lý Khu di tích lịch
sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi

Bà Đen, từ ngày 29/01 đến nay, lượng
khách tham quan và hành hương đến
Khu di tích tăng mạnh hơn so với mọi
năm. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng
nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh
Tây Ninh từ dịch vụ du lịch đạt trên 20
tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013, chủ
yếu thu từ các dịch vụ bán vé vào
cổng, cung ứng hàng hóa, cho thuê
mặt bằng, phí giữ xe… Riêng khách
tham quan sử dụng cáp treo lên xuống
chùa Bà đạt gần 500 nghìn lượt khách,
tổng doanh thu khoảng 40 tỷ đồng.
Mùa lễ hội năm nay, Ban quản lý
khu Di tích lịch sử văn hóa - danh

thắng và du lịch núi Bà Đen đã tăng
cường lực lượng bảo vệ gấp đôi so với
năm 2013, để đảm bảo an ninh trật tự
và phối hợp với các ngành chức năng
trực 24/24h trong Khu di tích. Đồng
thời phối hợp thanh, kiểm tra thường
xuyên tình hình vệ sinh, an toàn thực
phẩm tại các cơ sở dịch vụ, phục vụ ăn
uống, giải khát trong Khu di tích.
Từ đầu mùa lễ hội đến nay, chỉ có
22 vụ tệ nạn xảy ra (giảm 10% so với
cùng kỳ năm 2013) và được xử lý triệt
để, kịp thời, tạo niềm tin đối với
du khách.
M.HạnH

Ra mắt Dự án “10 tháng 10 phim tài liệu”
Tối 21/02, Dự án “10 tháng 10
phim tài liệu” chính thức ra mắt tại
Rạp chiếu phim Hội Điện ảnh Việt
Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Dự
án sẽ được thực hiện từ tháng 0212/2014, do Trung tâm hỗ trợ phát
triển tài năng điện ảnh TPD triển khai,
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tài trợ.
Dự án “10 tháng 10 phim tài liệu”
sẽ hỗ trợ các nhà làm phim trẻ từ 1835 tuổi sản xuất 10 phim tài liệu ngắn
về các đề tài xã hội như bình đẳng
giới, quyền phụ nữ, môi trường, giao
thông…; hỗ trợ những nhà làm phim
trẻ kiến thức về làm phim, sử dụng các
phương tiện truyền thông mới trong
thời đại kỹ thuật số. Dự án cũng tuyển
chọn, giới thiệu những bộ phim được

hoàn thành với đông đảo khán giả,
cung cấp cho họ những cái nhìn đa
chiều về xã hội hiện đại góp phần
nâng cao, nhận thức về xã hội cho
công chúng tại Việt Nam.
Từ 01/3, Dự án bắt đầu nhận hồ sơ
đăng ký tham gia. Việc tuyển chọn
được thực hiện theo 3 vòng: Sơ tuyển
hồ sơ (từ 01-08/3), Lựa chọn dự án
(09/3-05/4), Phỏng vấn (11-12/4). Các
dự án được chọn sẽ được công bố vào
ngày 13/4. Đặc biệt, tác giả của 30 dự
án lọt vào vòng 2 sẽ có cơ hội tham
gia những khoá học ngắn về cách
chuẩn bị hồ sơ và giới thiệu một dự án
làm phim tài liệu cũng như kiến thức
chung về các vấn đề xã hội nằm trong
chủ đề của dự án. Tác giả lọt vào vòng

3 được tham dự các lớp học quay
phim, sử dụng phương tiện kỹ thuật số
và thu thanh hiện trường với các
chuyên gia.
Những hồ sơ xuất sắc nhất sẽ được
hỗ trợ để làm phim. Trong quá trình
làm phim, các nhà làm phim trẻ sẽ
được các chuyên gia cố vấn hỗ trợ:
quay, dựng phim; chỉnh sửa bản dựng,
âm thanh; làm phụ đề. Thời gian này,
các nhà làm phim trẻ cũng sẽ được
tham gia 1 buổi trao đổi, giải đáp khó
khăn trong việc tiếp cận nhân vật.
Những bộ phim xuất sắc nhất sẽ
được giới thiệu đến đông đảo khán giả
và có cơ hội tham dự liên hoan phim
Việt Nam và quốc tế.
Đức MinH

số 1064

l

27.02.2014

9
Sự kiện vấn đề

Hơn 40 vạn du khách đến Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc
Ông Nguyễn Khắc Minh, Trưởng
Ban quản lý Khu di tích Côn SơnKiếp Bạc cho biết: từ ngày mùng 01
Tết Nguyên đán (31/01) đến nay, Khu
di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc đã đón trên
40 vạn lượt khách đến hành hương.
Trung bình mỗi ngày Khu di tích đón
hơn 1,5 vạn lượt du khách, có những
ngày cao điểm có trên 2 vạn lượt
khách đến thắp hương, thưởng ngoạn
tại đây. Đặt biệt từ 13 đến 16/02 (14
đến 17 tháng Giêng âm lịch), những
ngày tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn
Sơn-Kiếp Bạc 2014, Khu di tích này
đã đón trên 5 vạn lượt du khách.
Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã
được Nhà nước xếp hạng di tích quốc
gia năm 1962; năm 2012 được xếp

hạng Di tích quốc gia đặc biệt và trong
Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc 2013, Bộ
VHTTDL đã chính thức công nhận lễ
hội mùa xuân Côn Sơn và lễ hội mùa
thu Kiếp Bạc là Di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia. Côn Sơn - Kiếp Bạc luôn
có ý nghĩa, tầm quan trọng trong lịch
sử đất nước. Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là một quần thể nhiều di tích
nằm trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải
Dương. Khu di tích Kiếp Bạc có nhiều
di tích liên quan đến những chiến công
lẫy lừng của quân và dân nhà Trần, ba
lần đánh thắng quân Nguyên Mông thế
kỷ XIII; gắn với thân thế sự nghiệp của
Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị
anh hùng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam.
Khu di tích Côn Sơn còn là một trong

những cơ sở phát tích Thiền phái Phật
giáo Trúc Lâm thời Trần, gắn với Đệ
tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn
giả. Nơi đây cũng là địa danh gắn bó
cuộc đời của Danh nhân văn hóa thế
giới Nguyễn Trãi.
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp
Bạc 2014 diễn ra các nghi lễ truyền
thống như: Lễ dâng hương, lễ tế trên
núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Tam tổ Trúc Lâm
Huyền Quang Tôn giả… và nhiều
hoạt động văn hóa, văn nghệ và trò
chơi dân gian được diễn ra trong suốt
các ngày hội như: Thi gói bánh chưng,
giã bánh dày; hội thi pháo đất; thi đấu
vật dân tộc... Ban quản lý di tích Côn
Sơn-Kiếp Bạc đã phối hợp
(Xem tiếp trang13 )

Dự án công bố và phổ biến các tác phẩm
văn học được Giải thưởng Nhà nước

2.400 bản/đầu sách, được biên soạn,
biên tập, công bố, phổ biến thống nhất
về quy cách, khổ giấy, mỹ thuật và
các tiêu chuẩn khác theo quy định để
khẳng định sự tôn vinh của Đảng và
Nhà nước đối với các tác giả đoạt giải
thưởng cao quý.
Dự án công bố và phổ biến các
tác phẩm văn học được Giải thưởng
Nhà nước được thực hiện trong 02
năm (2014-2015). Nguồn kinh phí
thực hiện Dự án là 36.177 triệu đồng
từ nguồn chi sự nghiệp văn hóa
thông tin của Ngân sách Trung ương
giao Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức
và thực hiện.
tHtt

Ngày 20/02/2014, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số
282/QĐ-TTg phê duyệt Dự án công
bố và phổ biến các tác phẩm văn học
được Giải thưởng Nhà nước với mục
tiêu: Công bố và phổ biến các tác
phẩm văn học được Giải thưởng Nhà
nước từ năm 2012 trở về trước; xây
dựng một bộ sách gồm 367 tác phẩm
của 121 tác giả đoạt Giải thưởng Nhà
nước đã công bố trong 3 đợt (2001,
2007 và 2012) thành 166 tập sách.
Bộ sách sẽ đến với các tầng lớp
bạn đọc thông qua hệ thống thư viện,

các Hội Văn học nghệ thuật địa
phương, các Trung tâm lưu trữ, các
trường văn hóa nghệ thuật và các
trường phổ thông trên cả nước; đặc
biệt là nhân dân và chiến sĩ ở biên
giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức,
nghiên cứu, tiếp cận các giá trị văn
chương của nhân dân. Đồng thời, Bộ
sách được xác định là nguồn dữ liệu
tin cậy, chuẩn xác để góp phần giao
lưu, quảng bá văn học Việt Nam ra
thế giới.
Theo Dự án, số lượng phát hành là

Kết thúc Giải Taekwondo học sinh toàn quốc lần thứ V-2014
Sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, ngày
18/2, tại Trung tâm Dịch vụ và Thi đấu
Thể thao Thái Nguyên (tỉnh Thái
Nguyên), Giải vô địch Taekwondo học
sinh toàn quốc lần thứ V-2014 đã chính
thức khép lại. Giải đấu do Tổng cục
Thể d ục Thể thao phối hợp với Liên
đoàn Taekwondo Việt Nam và Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái
Nguyên tổ chức.

10

số 1064 l 27.02.2014

Gần 230 vận động viên đến từ 11
tỉnh, thành phố và một số ngành trong
toàn quốc đã cống hiến cho khán giả
hàng trăm trận đấu sôi nổi, đẹp mắt và
hấp dẫn ở các nội dung : đối kháng cá
nhân nam-nữ theo thể thức đấu loại
trực tiếp, thi quyền cá nhân nam-nữ,
đồng đội nam-nữ và đôi nam-nữ. Các
môn thi đấu được phân chia theo cấp
học gồm: tiểu học, trung học cơ sở,

trung học phổ thông. Luật thi đấu được
Ban Tổ chức áp dụng theo Luật
Taekwondo hiện hành của Liên đoàn
Taekwondo thế giới.
Kết thúc giải đấu, Ban tổ chức đã
trao giải Nhất toàn đoàn cho đội Hà Nội
ở cấp học Trung học phổ thông, đội
Công an nhân dân ở cấp Trung học cơ
sở và đội Thái Nguyên ở cấp Tiểu học.
a.tùng
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề
Năm 2014 và những năm tiếp theo,
để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
ngày càng đi sâu vào đời sống, giảm
thiểu các vụ bạo lực gia đình trên địa
bàn, tỉnh Vĩnh Long đa dạng hóa hình
thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về
phòng chống bạo lực gia đình để nâng
cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách
nhiệm của cá nhân, gia đình và toàn xã
hội. Qua đó, tác động trực tiếp và tạo
sự chuyển biến nhận thức của người
dân về vấn nạn bạo lực trong gia đình
là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, tỉnh đưa
nội dung phòng chống bạo lực gia đình
vào chương trình ngoại khóa cho học
sinh từ bậc THCS trở lên; đồng thời
thiết lập đường dây nóng và mạng lưới
địa chỉ tin cậy trong cộng đồng dân cư
các xã, phường, thị trấn. Tỉnh Vĩnh
Long chú trọng nhân rộng mô hình can
thiệp phòng, chống bạo lực gia đình,
phấn đấu đến năm 2015 đạt 60% số xã,
phường, thị trấn xây dựng mô hình
phòng, chống bạo lực gia đình và thành
lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng trên
địa bàn.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Vĩnh Long, năm 2013, tỉnh

Vĩnh Long nhân rộng mô hình can thiệp
phòng, chống bạo lực gia đình
Vĩnh Long đã xảy ra 1.207 trường hợp
bạo lực gia đình; trong đó có 570
trường hợp bạo lực về thân thể, 482
trường hợp bạo lực về tinh thần, 126
trường hợp bạo lực về kinh tế và 29
trường hợp bạo lực về tình dục. Đặc
biệt, 18 trường hợp gây ra hậu quả
nghiêm trọng dẫn đến tử vong, truy cứu
trách nhiệm hình sự. Người gây ra bạo
lực gia đình đa số là nam giới và nạn
nhân là phụ nữ, trẻ em. Nguyên nhân
của các vụ bạo lực chủ yếu là do bất
bình đẳng trong phân công lao động
giữa vợ và chồng, do bất hòa mâu
thuẫn, do khó khăn về kinh tế và từ tệ
nạn cờ bạc, rượu chè bê tha...
Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình (2009-2013),
tỉnh Vĩnh Long đã thành lập 91 câu lạc
bộ gia đình phát triển bền vững, 90
nhóm phòng, chống bạo lực gia đình
tại 21 xã, phường. Các giải pháp phòng
ngừa bạo lực gia đình đã được tiến
hành, can thiệp và xử lý, góp phần bảo

Việt Nam gặp Srilanka trong trận đấu loại
trực tiếp Giải Davis Cup 2014
Thông tin từ Liên đoàn Quần vợt
Việt Nam ngày 19/02 cho biết: Liên
đoàn Quần vợt quốc tế (ITF) đã chính
thức chọn Việt Nam là nơi tổ chức trận
tranh vé vớt trụ hạng (play off) nhóm
II giữa Việt Nam với Srilanka. Trận đấu
này nằm trong khuôn khổ Giải Davis
Cup 2014 và dự kiến diễn ra từ ngày
04-06/4.
Trước kết quả mà ITF vừa công bố,
ông Nguyễn Quốc Kỳ - Phó Chủ tịch
kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Quần vợt
Việt Nam (VTF) khẳng định: Quyết
định này của ITF không gây bất ngờ,
bởi trước đó Liên đoàn Quần vợt Việt
Nam (VTF) và UBND tỉnh Lâm Đồng

cùng các bên liên quan đã tổ chức rất
tốt Giải Davis Cup dưới sự giám sát từ
ITF. Việt Nam lại có lợi thế là tình hình
kinh tế, chính trị, văn hóa ổn định nên
quốc tế chọn Việt Nam là hoàn toàn
hợp lý. Trước đó, trận đấu giữa đội
tuyển Mercedes Benz Việt Nam và đội
tuyển Pakistan (thuộc vòng 1 - Nhóm
II khu vực Châu Á - Thái Bình Dương)
cũng đã diễn ra tại Đà Lạt với phần
thắng nghiêng về Pakistan.
Liên đoàn Quần vợt Việt Nam hiện
đã bắt tay vào chuẩn bị để trận đấu diễn
ra thuận lợi. Lãnh đạo Liên đoàn Quần
vợt Việt Nam đang cân nhắc việc tiếp
tục chọn Đà Lạt là nơi tổ chức trận đấu

vệ nạn nhân bị bạo hành. Tuy nhiên,
theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Vĩnh Long, công tác phòng chống
bạo lực gia đình thời gian qua gặp
nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả
tích cực là do một số cấp ủy Đảng, chính
quyền nhận thức về ý nghĩa và hiệu quả
công tác phòng, chống bạo lực gia đình
chưa đầy đủ, dẫn đến thiếu sự quan tâm
lãnh, chỉ đạo; một bộ phận người dân
chưa hiểu biết về luật phòng chống bạo
lực gia đình. Việc xử lý vi phạm về
phòng chống bạo lực gia đình ở nhiều
địa phương còn hạn chế, chủ yếu hòa
giải và xử lý hành chính dân sự, chưa
dựa và Luật để xử lý, chế tài răn đe.
Ngoài ra, vẫn còn một số ít cán bộ, công
chức, viên chức thiếu gương mẫu trong
thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà
nước về công tác phòng, chống bạo lực
gia đình và trong cộng đồng dân cư vẫn
còn tồn tại tư tưởng bạo lực gia đình là
chuyện riêng của gia đình.
K.HOàn

sắp tới. Đầu tháng 3/2014, đội tuyển
Việt Nam sẽ được tập trung với đội
hình mạnh nhất, chuẩn bị tốt cho trận
đấu để đạt được mục tiêu trụ hạng.
Năm 2013, Đội tuyển Quần vợt
quốc gia thi đấu thành công tại vòng
loại Davis Cup nhóm III khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương và đã giành
quyền lên nhóm II. Đây là một thành
tích xuất sắc của Việt Nam trong khuôn
khổ Giải Davis Cup. Đối thủ của Việt
Nam trong trận play off sắp tới là
Srilanka, đội này đã thi đấu tại nhóm II
từ năm 2012, hiện đang đứng thứ 62
thế giới, trên Việt Nam 10 bậc. Srilanka
nằm cùng nhóm với Việt Nam tại khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương năm
2014 và vừa thua Philippines ở vòng 1.
Hải PHOng

số 1064

l

27.02.2014

11
Sự kiện vấn đề

Giải Lướt ván buồm quốc tế Việt Nam Fun Cup 2014
Tại Mũi Né - thành phố Phan Thiết
(Bình Thuận), Giải Lướt ván buồm
quốc tế Việt Nam Fun Cup lần thứ XV
năm 2014 đã kết thúc sau 2 ngày tranh
tài sôi nổi.
Giải lướt ván buồm quốc tế Việt
Nam Fun Cup do Câu lạc bộ Jibe’s phối
hợp với Sở VHTTDL Bình Thuận tổ
chức hằng năm, nhằm tạo ra sân chơi
cho du khách, vận động viên trong và
ngoài nước khi đến với thành phố biển
Phan Thiết. Năm nay Giải thu hút sự
tham gia của 36 vận động viên (6 vận
động viên nữ) đến từ 10 quốc gia, vùng

lãnh thổ trên thế giới như: Pháp, Nga,
Anh... Thể thức thi đấu của Giải đều
được áp dụng theo luật thi đấu quốc tế
dành cho bộ môn Winsurfing (lướt ván
buồm). Tất cả các vận động viên thi đấu
theo hình thức chia nhóm, đua theo hình
chữ Z cự ly từ 2.400m đến 3.200m.
Kết thúc Giải, ở nội dung nam, vận
động viên Albert Pyoan Thonne
(Catalan) đã xuất sắc vượt qua nhiều
vận động viên nổi tiếng để đoạt giải
Nhất; vận động viên Balazs (Hungary)
đoạt giải Nhì và vận động viên Alexey
(Nga) đoạt giải Ba. Ở nội dung nữ, giải

Nhất thuộc về vận động viên người Úc,
Lucy; giải Nhì thuộc về Marja (Nga) và
Daryna (Ukraina) về thứ Ba.
Giải Lướt ván buồm quốc tế Việt
Nam Fun Cup 2014 là sự kiện giúp
môn lướt ván buồm tại Việt Nam phát
triển nhanh và chuyên nghiệp với đẳng
cấp quốc tế; góp phần tạo một bước
đệm để Bình Thuận chuẩn bị cho đại
hội Thể thao bãi biển Châu Á năm
2016. Đồng thời đây còn là cơ hội để
quảng bá hình ảnh Bình Thuận với thế
mạnh du lịch kết hợp thể thao trên biển
đến với thế giới.
Vũ MinH

Kết thúc Giải Cờ vua, Cờ tướng miền Trung mở rộng
Giải Cờ vua, Cờ tướng các nhóm
tuổi trẻ miền Trung mở rộng lần thứ XII
năm 2014 vừa kết thúc tại thành phố
Thanh Hoá.
Kết quả, đoàn chủ nhà Thanh Hóa
giành giải Nhất toàn đoàn với 10 Huy
chương Vàng, 7 Huy chương Bạc và 1
Huy chương Đồng; đoàn Thừa Thiên
Huế giải Nhì toàn đoàn với 7 Huy
chương Vàng, 10 Huy chương Bạc, 5
Huy chương Đồng và đoàn Đà Nẵng
giải 3 với 7 Huy chương Vàng, 7 Huy
chương Bạc và 6 Huy chương Đồng.

Theo đánh giá của Ban Tổ chức,
Giải Cờ vua, Cờ tướng các nhóm tuổi
trẻ miền Trung mở rộng lần thứ XII năm
2014 có chất lượng chuyên môn cao
hơn các năm trước, các đoàn tham dự
giải cũng đông hơn. Tại giải này, Ban
Tổ chức đã phát hiện được một số tài
năng trẻ có năng khiếu như vận động
viên Lưu Quế Chi (U6 của đoàn Thanh
Hoá), Nguyễn Huỳnh Quốc Vĩ (U6 của
đoàn Lâm Đồng), Nguyễn Xuân Hiển
(U10 đoàn Hà Nội)...
Giải Cờ vua, Cờ tướng các nhóm

tuổi trẻ miền Trung mở rộng lần thứ XII
năm 2014 có 150 vận động viên ở các
lứa tuổi từ U6 đến U16 của 13 đoàn
trong khu vực miền Trung và một số
khu vực khác tham gia tranh tài ở hai nội
dung: cờ chớp và cờ tiêu chuẩn. Giải là
cơ hội để các vận động viên có môi
trường cọ xát, học hỏi kinh nghiệm,
nâng cao bản lĩnh. Thông qua Giải, Liên
đoàn Cờ Việt Nam phát hiện những vận
động viên thực sự có năng khiếu để đào
tạo, bồi dưỡng cho các giải đấu trong hệ
V.tOàn
thống giải quốc gia.

Bế mạc Giải vô địch Cờ nhanh, Cờ chớp Hà Nội mở rộng 2014
Chiều 23/02, tại trường Thể thao
thiếu niên 10/10 (Hà Nội), Giải vô
địch Cờ nhanh, Cờ chớp Hà Nội mở
rộng 2014 chính thức khép lại sau 2
ngày đấu trí căng thẳng. Giải do Liên
đoàn Cờ Việt Nam phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
tổ chức.
Năm nay, giải đã thu hút 520 vận
động viên đến từ 23 đơn vị tỉnh/thành
và Câu lạc bộ cờ khu vực phía Bắc.
Các vận động viên tham dự chủ yếu ở
lứa tuổi từ 5-11 tuổi. Kết quả chung
cuộc, nhất toàn đoàn nội dung Cờ
nhanh thuộc về đoàn Hà Nội với 3

12

số 1064 l 27.02.2014

Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc
và 5 Huy chương Đồng. Đứng ở vị trí
thứ hai là trường Thể thao thiếu niên
10/10 với 2 Huy chương Vàng, 5 Huy
chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.
Vị trí thứ 3 thuộc về đoàn Quảng Ninh
1 với 1 Huy chương Vàng và 3 Huy
chương Bạc.
Ở nội dung Cờ chớp, nhất toàn
đoàn thuộc về Hà Nội với 3 Huy
chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 7
Huy chương Đồng. Thứ hai là trường
Thể thao thiếu niên 10/10 với 2 Huy
chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 7
Huy chương Đồng. Xếp vị trí thứ 3 là

các đơn vị Việt Chess, Câu lạc bộ Trí
tuệ Việt, Long Biên, Thái Nguyên, Bắc
Giang đều được 1 Huy chương Vàng
và 1 Huy chương Đồng.
Giải vô địch Cờ nhanh, Cờ chớp Hà
Nội mở rộng 2014 nhằm góp phần phát
triển phong trào cờ vua trong thanh
thiếu niên cả nước, tuyển chọn và bồi
dưỡng các vận động viên cờ vua trẻ
năng khiếu cho các tỉnh/thành, ngành
ở khu vực phía Bắc; đồng thời góp
phần lựa chọn lực lượng vận động viên
tốt nhất để thi đấu tại các giải quốc gia
và quốc tế lớn trong năm 2014.
V.MinH
Sự kiện vấn đề
Dẫu đã sắp bước sang tuổi 80 nhưng
với tình yêu những giá trị của văn hóa
dân tộc, ông Nguyễn Mạnh Thẩm ở
thôn Nà Đồn, xã Thanh Tương, huyện
Nà Hang (Tuyên Quang) vẫn miệt mài
ngày đêm sưu tầm, sáng tác nhiều bài
Then chỉ với mong muốn những làn
điệu Then truyền thống của quê hương
còn mãi với thời gian.
Vốn quê ở xã Lăng Can, huyện Lâm
Bình, mảnh đất đa số là đồng bào dân
tộc Tày nên ngay từ nhỏ ông đã sống
trong nhưng làn điệu Then mượt mà.
Ông kể: Trước đây cứ mỗi dịp lễ, tết bà
con trong thôn, trong xã ai cũng đóng
góp vài làn điệu Then, Cọi hay. Mặc dù
trong nhà bố mẹ không phải là thầy
Then nhưng ông lại rất mê Then. Trong
họ có ông cậu là một thầy Then giỏi
được bà con trong thôn, xóm mời đi
cúng, làm lễ. Vốn mê hát, nên ông
thường theo chân cậu vừa để nghe hát,
vừa để giúp việc cho cậu. Rồi những làn
điệu Then ngấm vào người ông lúc nào
ông cũng không hay. Yêu Then, ông đã
giành nhiều thời gian chăm chút, tự tìm
tòi, học hỏi lấy. Rồi cơ duyên đến với
ông khi ông được điều động sang Ty
Văn hóa tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà
Giang và Tuyên Quang). Đây cũng là
thời gian ông có nhiều cơ hội được tiếp
cận, nghiên cứu và sưu tầm các làn điệu
Then cổ một cách bài bản hơn.
Theo ông Nguyễn Mạnh Thẩm thì
hát Then là một trong những nét văn hoá
đặc sắc của người Tày nhưng mỗi vùng
lại có những nét khác nhau. Ở Tuyên
Quang, hát Then cũng được chia thành

Để lời Then vang mãi
hai nhóm: Then kỳ yên và Then lễ hội.
Nhóm Then kỳ yên chủ yếu được sử
dụng các nghi lễ cúng cầu yên, cầu
chúc, chữa bệnh... thường được tổ chức
vào buổi đêm yên tĩnh, giúp mọi người
nghe và cảm nhận từng lời hát một cách
đầy đủ, trọn vẹn. Nhóm Then lễ hội là
những khúc hát nhằm khích lệ tinh thần
mọi người, xua tan cực nhọc vất vả
trong cuộc sống, lao động sản xuất và
thường được sử dụng trong các nghi lễ:
cầu mùa, lễ vào nhà mới, lễ cấp sắc.
Bằng niềm đam mê, tâm huyết của
mình, với mong muốn đưa hát Then gần
gũi hơn với cuộc sống nên trong các dịp
lễ hội hay những ngày kỷ niệm ông đều
sáng tác các ca khúc như: Chập văn vằn
hội (Gặp nhau ngày hội), Cần Thanh
Tương (Người Thanh Tương)... tâm đắc
nhất là ca khúc ông viết nhân kỷ niệm
chiến thắng Điện Biên Phủ: “Ới la, ới
là... Dân Việt Nam quang Bác mắn na
(Dân Việt Nam một lòng theo Bác); Lớp
lớp khửn tàng lo cháu nước (Người
người lên đường đi cứu nước); Pên Điện
Biên Tổ quốc an khang (Làm nên trận
Điện Biên Tổ quốc an khang); Trọn vẹn
là Việt Nam toàn thắng. Những bài Then
do ông sáng tác đều có ngôn ngữ mộc
mạc, dễ hát vì vậy mà nhiều bài đã được
các bạn trẻ học thuộc, sử dụng trong các
dịp văn nghệ của thôn, xã.
Không chỉ sáng tác mà ông còn dạy
miễn phí cho không biết bao nhiêu thế
hệ học sinh, từ những câu lạc bộ trong

Hơn 40 vạn du khách...
với các cơ quan chức năng xây
dựng phương án để đảm bảo an toàn
cho du khách hành hương về Côn SơnKiếp Bạc. Bên cạnh lực lượng Cảnh sát
giao thông chốt tại tất cả các điểm,
tuyến đường dễ xảy ra ách tắc, công an
Chí Linh còn tổ chức các tổ Cảnh sát
giao thông cơ động, sẵn sàng phân
luồng, tuyến, có mặt kịp thời điều tiết

giao thông. Ban Quản lý cũng tổ chức
cho các hộ dân trong khu vực di tích
ký cam kết không tăng giá dịch vụ,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
trước, trong và sau những ngày diễn ra
lễ hội; không để hình thức kinh doanh
đổi tiền lẻ, hưởng chênh lệch trong khu
vực di tích, khu vực lễ hội, không cài,
giắt, đặt rải tiền một cách tùy tiện, gây

thôn, trong xã, nhiều người đã trở thành
những cây văn nghệ nòng cốt của
huyện, của tỉnh nhưng nghệ nhân
Nguyễn Mạnh Thẩm luôn trăn trở:
“Then cổ mới là cái tinh túy, nó chứa
đựng những giá trị văn học truyền
thống, lịch sử ngàn đời của cha ông. Tuy
nhiên, hiện nay Then cổ đã thất lạc rất
nhiều bởi trước đây hát Then chủ yếu
được truyền miệng và có tính gia tộc
nên không truyền cho người ngoài. Vì
vậy khi các nghệ nhân mất đi thì không
còn tài liệu lưu lại. Mặc dù đã rất cố
gắng nhưng hiên tại ông cũng chỉ còn
giữ được rất ít bài Then cổ, đó là điều
đáng tiếc nhất”.
Ông Thẩm cũng là một trong số ít
những người biết làm đàn Tính. Nắm
được bí quyết làm đàn nên ông được
nhiều người tìm đến để đặt mua. Theo
ông để có cây đàn Tính tốt trước hết
phải chọn được gỗ thưng mực, đó là
loại tốt nhất, bầu đàn phải là loại đã già,
tròn đã được phơi khô. Đàn tính có âm
thanh chuẩn, thì cán đàn phải dài 1,1m
và bề dày của của bầu khoảng 20cm,
nếu kích thước không được như vậy thì
âm thanh đàn sẽ không chuẩn. Với
những đóng góp của mình, năm 2009,
ông đã được Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen
vì đã có thành tích xuất sắc trong công
tác bảo tồn văn hóa và xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc.
t.t.n

(Tiếp theo trang 10)
phản cảm, bố trí bàn công đức hợp lý
để phục vụ nhân dân công đức tu bổ di
tích… Ban Quản lý còn phối hợp với
lực lượng chức năng tăng cường kiểm
tra và kiên quyết xử lý nghiêm khi phát
hiện các trường hợp hành nghề mê tín,
dị đoan, bắt chẹt, nâng giá chèo kéo du
khách thập phương.
Đức Kiên

số 1064

l

27.02.2014

13
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Giữ gìn điệu múa truyền thống độc đáo của người Cơ Tu

T

iến sĩ Trần Tấn Vịnh, nguyên
Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp
Quảng Nam so sánh: Nếu ở
Tây Bắc có múa Xòe của người Thái,
múa Khèn của người H’Mông, múa
Sạp của người Mường… thì ở miền
Trung Trung bộ có điệu múa Tung
tung ja ja truyền thống của đồng bào
Cơ Tu làm thổn thức lòng người.
Có thể nói điệu múa Tung tung ja
ja là một trong những môn nghệ thuật
không thể thiếu được trong đời sống
văn hóa tinh thần của người Cơ Tu.
Người Cơ Tu dù là nam hay nữ đều
biết múa Tung tung ja ja trước khi
trưởng thành. Điệu múa này thể hiện
tinh thần tập thể, tính cộng đồng rất
cao trong đời sống của người Cơ Tu ở
Quảng Nam, trở thành nét văn hoá nổi
bật của dân tộc Cơ Tu. Múa Tung tung
ja ja của dân tộc Cơ Tu bao gồm hai
loại hình, đó là múa “tung tung” dành
cho phái nam và múa “ja ja” dành cho
phái nữ. Hai điệu múa này thể hiện
tinh thần tập thể, tính cộng đồng rất
cao trong đời sống của bà con, trở
thành nét văn hoá nổi bật của dân tộc
Cơ Tu. Có người ví điệu múa Tung
tung ja ja như món quà của người Cơ
Tu dâng trời đất, nhưng điều dễ nhận
thấy nhất là từng động tác múa gắn
liền với tiết tấu và nhịp điệu lúc
nhanh, lúc chậm, lúc trầm, lúc bổng,
lúc thăng hoa cảm xúc, lúc lắng đọng
trữ tình gắn liền với các âm thanh của
các nhạc cụ truyền thống phản ánh
cuộc sống lao động và đấu tranh sinh
tồn giữa con người với thiên nhiên và
phản ánh sức sống mãnh liệt của dân
tộc Cơ Tu.
Là người tích cực trong việc giữ gìn
và truyền bá điệu múa truyền thống của
dân tộc mình, già làng Alăng Bhuốch
ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng
Nam) tâm sự: Điệu múa Tung tung ja
ja là điệu múa truyền thống từ xa xưa
của cộng đồng người Cơ Tu. Người Cơ

14

số 1064 l 27.02.2014

Tu ai cũng biết múa Tung tung ja ja.
Tung tung ja ja không thể thiếu được
trong các buổi sinh hoạt văn hóa tinh
thần của người Cơ Tu. Mình già rồi
nhưng mình vẫn thích điệu múa này
lắm. Mình sẽ cố gắng truyền lại cho
con cháu điệu múa này để giữ gìn một
phần bản sắc văn hóa của người Cơ Tu.
Cùng suy nghĩ như già làng Alăng
Bhuốch, già làng, nghệ nhân Bnước
Bao (huyện Đông Giang, Quảng Nam)
cho hay: Trước đây, người Cơ Tu sống
khép kín trong cộng đồng, kiêng cữ khi
có khách lạ vào làng. Ngày nay, xã hội
phát triển, người Cơ Tu rất quý mến
khách đến thăm làng. Khách đến thăm
thường đề nghị bà con biển diễn điệu
múa Tung tung ja ja truyền thống. Là
một già làng có uy tín nên già làng
Bnước Bao là một trong những người
tích cực vận động bà con tích cực làm
ăn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc mình, trong đó điệu
mua Tung tung ja ja được coi như là cốt
lõi trong đời sống văn hóa tinh thần của
người Cơ Tu.
Điệu múa truyền thống của người
Cơ Tu chắc chắn sẽ được lưu truyền
qua nhiều thế hệ, bởi lẽ dẫu có sự tác
động của nhiều loại hình nghệ thuật
hiện đại, song đại đa số thanh niên
người Cơ Tu vẫn say mê với điệu múa
truyền thống của dân tộc mình. Em
Alăng BCông, thành viên đội văn
nghệ truyền thống ở xã Ba, huyện
Đông Giang tâm sự: Em rất vui khi
ngày càng có nhiều khách du lịch về
vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu thích
thú với điệu múa Tung tung ja ja
truyền thống. Không chỉ riêng em mà
đại đa số nam nữ thanh niên trong
làng ai cũng biết múa và ai cũng thích
điệu múa truyền thống của dân tộc
mình. Lớp trẻ chúng em đã và đang
được các già làng, các nghệ nhân
truyền đạt lại cách biểu diễn điệu múa
truyền thống của đồng bào Cơ Tu, vì

vậy em tin là điệu múa này sẽ được
lưu truyền mãi.
Nói về văn hóa của người Cơ Tu
nói chung và điệu múa Tung tung ja ja
không thể không nhắc đến lão nghệ
nhân Y Kông - người được xem như
tượng đài lưu giữ hồn dân tộc Cơ Tu
ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng
Nam. Theo nghệ nhân Y Kông, sau
mỗi mùa thu hoạch hoặc trong mỗi sự
kiện trọng đại của làng, trong mỗi
cuộc vui thâu đêm suốt sáng, người
Cơ Tu chìm đắm hồn mình trong từng
động tác của vũ điện Tung tung ja ja.
Múa Tung tung ja ja vừa mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc vừa thể hiện
giấc mơ của người Cơ Tu về cuộc
sống thanh bình, ước muốn ấm no
hạnh phúc. Điệu múa Tung tung ja ja
thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng
bước đi, điệu nhảy; trong mỗi điệu
múa đều chứa đựng tâm hồn, tình cảm
và cả cốt cách của người dân miền sơn
cước. Những điệu dân vũ này đã trở
nên sống động và trường tồn trước
dòng chảy của thời gian.
Vừa được cộng đồng trân trọng
giữ gìn, điệu múa truyền thống Tung
tung ja ja nói riêng và bản sắc văn hóa
của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Quảng
Nam đã hội tụ được nhiều điều kiện
thuận lợi để khôi phục và phát triển.
Ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện
Đông Giang cho biết: Huyện ủy Đông
Giang đã có Nghị quyết chuyên đề về
giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống độc đáo của đồng bào
dân tộc Cơ Tu. Thực hiện Nghị quyết
này, trong giai đoạn 2010-2015, huyện
Đông Giang đã tích cực đầu tư và hỗ
trợ cho đồng bào các địa phương trong
toàn huyện khôi phục và phát triển các
loại hình văn hóa phi vật thể, trong đó
có điệu múa Tung tng ja ja truyền
thống. Chủ trương của huyện là hỗ trợ
kinh phí và tận dụng vai trò của các
già làng, các nghệ nhân dân gian để
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Đắk Nông: Đưa nghệ thuật cồng chiêng vào trường học
Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông đang
từng bước tái hiện, lưu giữ, tuyên
truyền người dân phát huy vẻ đẹp bản
sắc riêng của mỗi dân tộc; phối hợp với
ngành giáo dục đưa nghệ thuật văn hóa
cồng chiêng vào môi trường học
đường. Hoạt động này đến nay đã và
đang có hiệu quả tích cực.
Trên địa bàn tỉnh, nghệ thuật cồng
chiêng đã được dạy tại 6 trường dân tộc
nội trú tại các huyện Cư Jút, Krông Nô,
Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Song và thị
xã Gia Nghĩa. Đối tượng học là các học
sinh có độ tuổi từ 11 tuổi trở lên. Hiện
nay, 2 trường dân tộc nội trú là Đắk
Song và N’Trang Lơng có hai bộ
chiêng, các trường khác có một bộ do
Sở VHTTDL cấp. Tại đây, các em
được các nghệ nhân dạy về nội dung và
hình thức diễn tấu, cách đánh, nhịp
điệu từng bài chiêng… quen thuộc
trong đời sống.
Với bộ môn không chính thức,

cồng chiêng đang được nhiều học sinh
ủng hộ và tham gia. Nhiều trường đã
có các đội chiêng với những lứa tuổi
khác nhau. Việc đưa cồng chiêng vào
môi trường học đường không chỉ gìn
giữ tiếng chiêng, tiếng trống mà còn
rèn luyện thêm ý thức giúp các em biết
gìn giữ tinh hoa dân tộc.
Hiện nay đa số các “thầy, cô” được
nhà trường mời về dạy đều là các nghệ
nhân tại các buôn, bon ngay tại địa
phương. Nghệ nhân H’Nhum, xã Đắk
N’drung, người đang dạy cồng chiêng
cho học sinh trường dân tộc nội trú
huyện Đắk Song tâm sự: “Hiện nay
hầu hết các thế hệ trẻ đều không quan
tâm đến cồng chiêng, không biết đánh
và cảm nhận tiết tấu các bài chiêng. Từ
khi được mời về dạy tại trường, tôi thấy
các em rất nhiệt tình tham gia với môn
này. Nhiều em đã học rất nhanh và
đánh rất giỏi. Việc đưa cồng chiêng đến
với môi trường học đường là một tín

hiệu đáng mừng và cần được phát huy
trong thời gian tới”. Với niềm đam mê
tiếng nhạc dân tộc, nhiều nghệ nhân đã
truyền âm vang cồng chiêng, mang bầu
không khí vui tươi mỗi buổi cuối tuần
tại nhiều trường học tại Đắk Nông.
Ông Tô Đình Tuấn, Giám đốc Sở
VHTTDL tỉnh Đắk Nông cho biết, tính
đến thời điểm hiện nay, trong 117 bon,
buôn có 86 nghệ nhân có năng khiếu
truyền dạy cồng chiêng. Việc đưa cồng
chiêng vào dạy tại các trường học đã
mang lại hiệu quả, các em nhiệt tình
tham gia. Đây là tín hiệu mừng trong
chặng đường khôi phục gìn giữ cồng
chiêng nói riêng và các bản sắc văn hóa
khác nói chung. Bên cạnh, việc dạy
nghệ thuật cồng chiêng, ngành văn hóa
cũng khuyến khích các trường học tổ
chức cho các em tiếp xúc với một số
hình thức văn hóa như các điệu múa,
hát dân ca dân tộc…
Q.HuY

Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Long An
Trong 2 ngày 15 và 16/02, tại đình
Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần
Đước (tỉnh Long An), Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Long An phối hợp
cùng huyện Cần Đước tổ chức Liên
hoan Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Long
An, lần thứ XX. Hơn 100 nghệ nhân,
nhạc sĩ của 11 Ban Đờn ca tài tử trong
tỉnh và ở các tỉnh/thành như Đồng Nai,
Bình Dương, Cần Thơ, thành phố Hồ
Chí Minh, Vĩnh Long đã tham dự Liên
hoan.
Các đại biểu dự Liên hoan đã thắp
hương tưởng niệm nghệ nhân Nguyễn
Quang Đại - người nhạc sỹ tiền phong

nhạc lễ, nhạc tài tử Nam bộ. Ông đã
đến huyện Cần Đước và truyền dạy bộ
môn nghệ thuật đã trở thành “quốc hồn,
quốc túy” này ở vùng đất phương Nam.
Dịp này, tỉnh Long An cũng có 3 nghệ
nhân Đờn ca tài tử được phong tặng
danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”.
Theo Ban Tổ chức, tại Liên hoan
năm nay, các Ban Đờn ca tài tử biểu
diễn chương trình có thời lượng từ 5060 phút với các bản tài tử, vọng cổ có
nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình
yêu quê hương đất nước, ca ngợi công
cuộc đổi mới, xây dựng xã nông thôn
mới...

Tại Liên hoan còn diễn ra triển lãm
ảnh, tiểu sử của các nghệ nhân đã có
đóng góp cho sự phát triển Đờn ca tài
tử Nam bộ và những thành tựu đổi mới
trên lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh
Long An.
Liên hoan Đờn ca tài tử là dịp để
các nghệ nhân tưởng nhớ đến các bậc
tiền nhân có công sáng tạo ra bộ môn
Đờn ca tài tử Nam bộ; đồng thời, tạo
điều kiện cho các nghệ nhân, nhạc sĩ
giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp
phần bảo tồn và phát huy giá trị của
nghệ thuật Đờn ca tài tử.
t.LâM

khôi phục và lưu truyền các hình thức
sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong các
dịp lễ hội nói chung và các dịp lễ hội
của người Cơ Tu nói riêng để qua đó

lưu truyền các loại hình văn hóa nghệ
thuật độc đáo này. Điệu múa Tung
tung ja ja là tuyệt tác, là tâm hồn và là
biểu tượng của văn hoá truyền thống

Cơ Tu. Vì vậy nó sẽ sống mãi trong
đời sống văn hóa tinh thần của người
Cơ Tu.
t.t.n

số 1064

l

27.02.2014

15
nhân tố mới

Mô hình du lịch thu hút du khách ở Đồng bằng sông Cửu Long
Thành phố Cần Thơ được xem là
điểm đến hấp dẫn của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long với nhiều mô
hình du lịch sinh thái, vườn cây ăn trái.
Hầu hết khách du lịch đến Cần Thơ
ngoài tham quan Chợ Nổi, nhà cổ, các
khu vườn sinh thái... đều tham gia các
dịch vụ câu cá giải trí nên dịch vụ này
gần đây được các công ty du lịch đưa
vào chương trình trọn gói trong một
tour tham quan, thu hút hàng ngàn lượt
khách trải nghiệm.
Hiện nay, đa số khách du lịch trong
và ngoài nước yêu thích cảnh quan tự
nhiên, khám phá và trải nghiệm các
hoạt động trong cuộc sống dân dã. Vì
vậy, câu cá giải trí trở thành một trong
những dịch vụ hút khách.
Anh Huỳnh Hữu Lợi, phường Tân
Lộc, quận Thốt Nốt được nhiều người
biết đến nhờ mô hình cà phê - câu cá
sân vườn của gia đình. Sau gầ̀n 2 năm
tìm hiểu, học hỏi các mô hình câu cá
giải trí ở một số khu du lịch có tiếng,
nhận thấy về khí hậu, thổ nhưỡng, điều
kiện và khả năng kinh tế của gia đình

có thể phát triển dịch vụ câu cá giải trí
nên anh mạnh dạn đầu tư 3 ao nuôi cá
kết hợp với quán cà phê nhà mát để
khách có thể vừa thư giãn uống cà phê
vừa câu cá.
Bước đầu khởi nghiệp trên diện
tích 3.000m2 vườn nhà, anh Lợi đã
dành hơn 500 triệu đồng đào ao, mua
cá giống, xây sửa các khu nhà mát,
mở thêm bếp chế biến thức ăn để
khách có thể thưởng thức món ăn từ
thành quả mà mình câu được. Nhờ
vậy, lượng khách đến câu cá ngày
càng tăng, vào mùa hè khoảng tháng
5-8, lượt khách tăng cao. Mỗi ngày có
thể lên đến 100 lượt khách, chưa kể
khách theo đoàn. Bên cạnh kinh
doanh dịch vụ cà phê-câu cá giải trí,
anh Lợi còn thu lợi nhuận đáng kể từ
việc thu hoạch cá, trung bình 4-5
tháng/đợt, mỗi đợt khoảng 3 tấn cá
các loại. Sau gần 3 năm, gia đình anh
Lập đã có thu nhập hơn 300 triệu
đồng/năm.
Thành phố Cần Thơ còn có hơn
200 mô hình câu cá giải trí đạt hiệu quả

kinh tế cao; trong đó, có nhiều mô hình
của đoàn viên thanh niên các quận,
huyện. Anh Nguyễn Chánh Tín, Bí thư
Chi đoàn phường Bình Thủy, quận
Bình Thủy cho biết: 3 năm trở lại đây,
đoàn viên thanh niên ở nông thôn, cụ
thể là ở Bình Thủy có xu hướng kết
hợp chăn nuôi, trồng trọt với phát triển
du lịch sinh thái, dịch vụ giải trí, phổ
biến nhất là câu cá với qui mô vừa và
nhỏ. Trung bình mỗi nơi có từ 250 đến
300 khách/tháng.
Ông Trần Việt Phường, Giám đốc
Sở VHTTDL TP. Cần Thơ cho hay:
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của thành phố trong năm 2014 là tạo
điều kiện phát triển du lịch, nhất là du
lịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa nhằm tận dụng tiềm năng kinh tế
nông nghiệp, lợi thế về địa lý, khí hậu
để phát triển du lịch sinh thái... Qua đó,
giúp nông dân có điều kiện phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống và làm thay
đổi diện mạo nông thôn trong tiến trình
xây dựng nông thôn mới.
HuY LOng

Tour du lịch ấn tượng ở Đồng Tháp
Tour du lịch “Theo dấu chân
người tình” tại Nhà cổ Huỳnh Thủy
Lê, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng
Tháp - nơi được Bộ VHTTDL công
nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia
năm 2009, vừa được Hiệp hội
UNESCO Việt Nam vinh danh Top
100 điểm đến ấn tượng Việt Nam
năm 2013.
Năm qua, điểm du lịch này có hơn
30 ngàn lượt khách đến tham quan,
nhiều nhất là khách du lịch đến từ các
nước Châu Âu. Anh Nguyễn Văn
Lượng - Quản lý Nhà cổ Huỳnh Lê
Thủy cho biết: Từ đầu năm đến nay
có gần 6 ngàn lượt khách nước ngoài
đến tham quan, nhiều nhất là khách
du lịch Pháp.

16

số 1064 l 27.02.2014

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm ở
đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành
phố Sa Đéc, do ông Huỳnh Cẩm
Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê
xây dựng năm 1895 và được trùng tu
năm 1917). Ngôi nhà có kiến trúc độc
đáo theo kiểu Đông-Tây kết hợp.
Kiến trúc truyền thống của Pháp cao
ráo thoáng mát, tường xây bằng gạch
dày 30-40cm, gạch lót nền được đem
từ Pháp qua.
Tuy nhiên, hình dáng nhà vẫn giữ
theo kiểu nhà truyền thống của người
Việt, mái lợp ngói âm dương, nhà có
ba gian, cửa gỗ chạm khắc công phu,
tinh xảo. Những đồ trang trí nội thất
như đồng hồ thời Pháp, máy hát đĩa
quay tay, tivi có cửa kéo, những vật

dụng khác như thố, bộ bình trà, các
loại đèn dầu… vẫn còn được lưu giữ.
Ngôi nhà trở nên nổi tiếng bởi cuộc
tình không biên giới giữa chàng công
tử Huỳnh Thủy Lê với cô gái Pháp
tên Marguerite Duras.
Ông Huỳnh Thủy Lê từng du học
tại Pháp và tình cờ gặp nữ văn sĩ
Marguerite Duras trên chuyến phà
Mỹ Thuận năm 1929. Hai người yêu
nhau tha thiết nhưng không thành.
Câu chuyện tình ấy sau này đã được
nhà văn Marguerite Duras kể lại trong
cuốn tiểu thuyết L’Amant (tiếng Việt
là “Người tình”). Năm 1984, cuốn
tiểu thuyết được xuất bản, gây tiếng
vang lớn, được dịch ra hơn 40 thứ
tiếng trên thế giới và đoạt giải thưởng
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Pham Long
 

La actualidad más candente (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1177 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1167 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1023 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1100 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1173 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1008 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
 

Destacado

Extension tasks!!
Extension tasks!!Extension tasks!!
Extension tasks!!AlanSmith96
 
BUSINESSPASS ALL and FULL INCLUSIVE
BUSINESSPASS ALL and FULL INCLUSIVEBUSINESSPASS ALL and FULL INCLUSIVE
BUSINESSPASS ALL and FULL INCLUSIVEGIOVANNI BUCCOLIERO
 
13 Essentials For a Successful B2B Lead Generation Campaign
13 Essentials For a Successful B2B Lead Generation Campaign13 Essentials For a Successful B2B Lead Generation Campaign
13 Essentials For a Successful B2B Lead Generation CampaignBelinda Summers
 
Special report on internet industry 022012
Special report on internet industry 022012Special report on internet industry 022012
Special report on internet industry 022012Duy Doan
 

Destacado (7)

Extension tasks!!
Extension tasks!!Extension tasks!!
Extension tasks!!
 
Buying Your First Home
Buying Your First HomeBuying Your First Home
Buying Your First Home
 
Custom dashboards
Custom dashboardsCustom dashboards
Custom dashboards
 
BUSINESSPASS ALL and FULL INCLUSIVE
BUSINESSPASS ALL and FULL INCLUSIVEBUSINESSPASS ALL and FULL INCLUSIVE
BUSINESSPASS ALL and FULL INCLUSIVE
 
13 Essentials For a Successful B2B Lead Generation Campaign
13 Essentials For a Successful B2B Lead Generation Campaign13 Essentials For a Successful B2B Lead Generation Campaign
13 Essentials For a Successful B2B Lead Generation Campaign
 
Special report on internet industry 022012
Special report on internet industry 022012Special report on internet industry 022012
Special report on internet industry 022012
 
Масленица
МасленицаМасленица
Масленица
 

Similar a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnPham Long
 

Similar a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn (13)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docxCơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, Thể thao và Du lịch - Số 1081 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 

Más de longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnlongvanhien
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựclongvanhien
 

Más de longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 vừa được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 20/02/2014. Theo đó, mục tiêu của Đề án này là phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong đình giữa vợ và chồng; giữa cha mẹ va con cái; giữa người cao tuổi và con cháu; hỗ trợ xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, bền vững. (Xem tiếp trang 4) Số 1064 ngày 27/02/2014 Ra mắt Phiên bản mới Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ảnh: MINH HẰNG Phê duyệt Đề án phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Phát hành Thứ Năm hằng tuần troNG số Này - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực thư viện Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu tại lễ công bố phiên bản mới Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL (Tr.4) - Xây dựng Dự án bảo tồn làng bản, buôn truyên truyền thống giai đoạn 2012-2015 (Tr.3) - Một quyết định thiếu khả thi (Tr.18) Tổ chức hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (Tr.5) - Mô hình tiếp thị du lịch hiệu quả (Tr.20) Sáng 25/02/2014, tại trụ sở Bộ VHTTDL đã diễn ra Lễ công bố Phiên bản mới Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch theo địa chỉ http://www.bvhttdl.gov.vn. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dự và bấm nút công bố Phiên bản mới. Phiên bản mới Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL được nâng cấp, hoàn thiện trên cơ sở Trang thông tin điện tử Bộ VHTTDL, hoạt động theo Quyết định số 342/QĐ-BVHTTDL ngày 21/02/2014 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Cổng thông tin điện tử Bộ có Ban Biên tập gồm 12 thành viên do Chánh Văn phòng Bộ VHTTDL làm Trưởng Ban. Giúp việc Ban Biên tập là bộ phận Thư ký, Trị sự. Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL sẽ là điểm truy cập duy nhất của Bộ trên Internet, liên kết tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng nhằm phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ; là kênh tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; cung cấp, trao đổi thông tin giữa Bộ VHTTDL với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân gửi đến Bộ VHTTDL, bước đầu đáp ứng được yêu cầu đề ra, theo lộ trình phát triển Chính phủ điện tử. (Xem tiếp trang 2)
  • 2. quản lý nhà nước Chấn chỉnh các hành vi sai lệch tại các lễ hội, khu di tích Ngày 21/02, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 395/BVHTTDL-TTr đề nghị các Giám đốc Sở VHTTDL các tỉnh/thành tổ chức thực hiện gấp một số nội dung để lễ hội năm 2014 tiếp tục diễn ra tốt đẹp. Bộ VHTTDL đề nghị các địa phương thường xuyên tổ chức các đoàn liên ngành thanh, kiểm tra lễ hội, xử lý kiên quyết, nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực và các hành vi vi phạm trong lễ hội; kiên quyết đưa những hộ kinh doanh trong khu vực I di tích, đổi tiền lẻ, bán đồ mã, kinh doanh trò chơi có thưởng biến tướng thành cờ bạc, treo bán thực phẩm tươi sống, xem bói, ăn xin… ra khỏi khu vực lễ hội. Bộ VHTTDL yêu cầu các địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng tháo dỡ các loại đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ, in bằng chữ nước ngoài không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam trang trí tại các di tích, lễ hội và khu dân cư. Theo đánh giá của Bộ VHTTDL: Tại một số di tích, lễ hội, khu dân cư trang trí bằng các loại đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ, in nhiều chữ nước ngoài… đã gây ra nhiều hệ lụy xấu, phiền lòng du khách, không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam, tạo dư luận không tốt trong xã hội. Bộ VHTTDL cũng đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện số 179/CĐ-TTg ngày 10/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Trong đó nêu rõ các địa phương chỉ đạo việc tổ chức lễ hội theo tinh thần vui tươi, lành mạnh, an toàn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển các hình thức, sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với các lễ hội; phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thực hiện nếp sống văn minh tại các khu du lịch, các lễ hội; xây dựng và tuyên truyền văn hóa lễ hội, văn hóa tín ngưỡng; kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực tại các lễ hội. Đồng thời thực hiện nghiêm việc không sử dụng ngân sách nhà nước vào việc tổ chức lễ hội; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hành tiết kiệm trong tổ chức lễ hội. Lãnh đạo, cán bộ, công chức chấp hành nghiêm việc không sử dụng giờ hành chính và xe công đi lễ hội, trừ các trường hợp thực thi nhiệm vụ theo chức trách được phân công”... Bộ VHTTDL đề nghị các địa phương thường xuyên tổ chức các đoàn liên ngành thanh, kiểm tra lễ hội, xử lý kiên quyết, nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực nêu trên và các hành vi vi phạm khác trong lễ hội; kiên quyết đưa những hộ kinh doanh trong khu vực I di tích, đổi tiền lẻ, bán đồ mã, kinh doanh trò chơi có thưởng biến tướng thành cờ bạc, treo bán thực phẩm tươi sống, xem bói, ăn xin… ra khỏi khu vực lễ hội. Ra mắt Phiên bản mới... Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh biểu dương và ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL trong thời gian ngắn đã hoàn thành bước 1 nhiệm vụ chính trị quan trọng của Ngành. Với việc vận hành phiên bản mới Cổng thông tin điện tử, việc cung cấp thông tin và các dịch vụ hành chính công của Bộ ngày 2 số 1064 l 27.02.2014 càng được mở rộng, từng bước đưa công tác quản lý hành chính nhà nước ngày càng trở nên thân thiện và tiện ích với đông đảo người dân và doanh nghiệp. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đề nghị Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đẩy mạnh liên kết, tích hợp thông tin, dữ liệu giữa các Trung tâm thông tin, các Đánh giá nhanh về công tác tổ chức lễ hội sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, Bộ VHTTDL khẳng định: Các lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, phong phú đúng quy định; hàng quán, dịch vụ, bãi trông giữ phương tiện đã được chú trọng sắp xếp theo quy hoạch; công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm đã được tăng cường; chủng loại, giá cả hàng hóa dịch vụ được quản lý; một số lễ hội đã tổ chức các loại hình dịch vụ mới phù hợp với thực tế ở địa phương để phục vụ du khách… các lễ hội diễn ra có nhiều chuyển biến tích cực, an toàn, thu hút rất đông du khách về tham dự lễ hội, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân dịp đầu năm mới. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực đạt được, vẫn còn một số hạn chế diễn ra trong lễ hội như: Tiền lễ chưa được thu gom kịp thời, hiện tượng cài giắt và xoa tiền lên tượng, thả tiền xuống giếng, rải tiền trong di tích, dịch vụ kinh doanh đổi tiền lẻ, bán đồ mã, cúng thuê, xem bói, xem tay, rút xóc thẻ, hoạt động cờ bạc, đeo bám khách, ép mua, ép giá, bán sách văn hóa phẩm ngoài luồng, rác thải chưa được thu gom kịp thời, cho hàng quán dịch vụ hoạt động sát cạnh di tích (khu vực I), treo thịt gia súc, gia cầm sống rất phản cảm, mất an ninh trật tự khu vực bến xe, bến đò và ga cáp treo; ăn mày, ăn xin, giả sư hành khất… Yến nHi (Tiếp theo trang...) trang tin điện tử hiện có để Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL không chỉ là kênh thông tin chính thức, là công cụ quản lý, điều hành của Bộ mà thực sự trở thành địa chỉ tin cậy, hấp dẫn và hữu ích cho các cá nhân, doanh nghiệp khi tìm hiểu, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu cũng như các dịch vụ công trực tuyến do Cổng thông tin điện tử của Bộ cung cấp. tHtt
  • 3. quản lý nhà nước Tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch * Ngày 17/02 tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã tiếp Tiến sỹ Kambiz Ghawami - Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ Đại học thế giới CHLB Đức, Uỷ viên Hội đồng Trường ĐH Việt Đức, đại diện bang Hessen (CHLB Đức). Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Thứ trưởng đề nghị trong thời gian tới, hai bên sẽ đẩy mạnh, tăng cường hợp tác về lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn, tổ chức triển lãm; Bảo tồn, bảo tàng và di sản văn hoá; Điện ảnh; Đào tạo nguồn nhân lực; Thể thao; Gia đình. Riêng lĩnh vực Du lịch, Thứ trưởng mong muốn phía Đức quan tâm khuyến khích các nhà đầu tư Đức, đầu tư vào du lịch Việt Nam. Đồng thời, hai bên hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá, tham gia hội chợ du lịch; tổ chức các đoàn famtrip cho các Giám đốc maketing và sản phẩm của các hãng lữ hành lớn, các phóng viên Đức sang Việt Nam viết bài tuyên truyền, quảng bá về du lịch Việt Nam. Đề nghị Đức hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, cử hướng dẫn viên sang đào tạo, nâng cao trình độ tiếng Đức cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch… Tiến sỹ Kambiz Ghawami nhất trí với những đề xuất Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đưa ra về tăng cường hợp tác hai bên. Đối với lĩnh vực Du lịch nói riêng, Tiến sỹ Kambiz Ghawami cho biết, bang Hessen sẵn sàng tạo điều kiện, tiếp nhận chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực của du lịch Việt Nam. * Cùng ngày, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn đã làm việc với đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Pháp, do ông Jean Charles Negre - Điều phối viên, Ban thường vụ Đảng Cộng sản Pháp làm Trưởng đoàn. Ông Jean Charles Negre khẳng định, trong định hướng phát triển và hợp tác về Du lịch, Đảng Cộng sản Pháp luôn ưu tiên và lựa chọn Việt Nam. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác từ tháng 01/1996 về các nội dung: Khuyến khích phát triển du lịch song phương, tăng cường trao đổi Xây dựng Dự án bảo tồn làng bản, buôn truyền thống giai đoạn 2012-2015 Bộ VHTTDL có Công văn số 339/BVHTTDL-VHDT ngày 17/02 về xây dựng Dự án bảo tồn làng bản, buôn truyền thống giai đoạn 2012-2015. Theo đó, Bộ VHTTDL đồng ý để Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Lâm Đồng khảo sát, xây dựng dự án đầu tư bảo tồn làng, bản, buôn truyền thống dân tộc thiểu số tại địa phương. Cụ thể: Tỉnh Quảng Ngãi: Khảo sát, xây dựng dự án đầu tư bảo tồn làng văn hóa dân tộc Hrê, Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Kinh phí phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2014 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: 2.000.000.000đ (Hai tỷ đồng). Tỉnh Lâm Đồng: Khảo sát, xây dựng dự án đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc K’ho, làng K’nơ, xã Đưng K’nơ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng: Kinh phí phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2014 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: 2.000.000.000đ (Hai tỷ đồng). Sở VHTTDL các tỉnh tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, lập dự án tiền khả thi theo tiêu chí được Bộ phê duyệt tại QĐ số 4331/QĐ-BVHTTDL ngày 16/12/2002. Báo cáo khảo sát điều tra hoàn thành trước ngày 01/3/2014. Trên cơ sở nội dung dự án đã được điều tra, khảo sát; Sở VHTTDL có tờ trình UBND tỉnh đề nghị Bộ VHTTDL công nhận làng đã điều tra, khảo sát của tỉnh đoàn; Trao đổi thông tin về Du lịch và các lĩnh vực có tác động đến Du lịch; Nghiên cứu, thực hiện các Dự án về Du lịch, khuyến khích giúp đỡ kỹ thuật, trao đổi chuyên gia, dịch vụ, các hoạt động thức đẩy Du lịch; Tập trung phát triển nguồn nhân lực, hợp tác trong quy hoạch… Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn nhấn mạnh: Tăng cường sự hợp tác về VHTTDL giữa Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp trong điều kiện hiện nay là hết sức cần thiết, Bộ VHTTDL luôn dành những tình cảm, sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp Du lịch của Pháp. Thứ trưởng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng Cộng sản Pháp trong việc mời Việt Nam tham gia, giới thiệu, quảng bá Du lịch tại Pháp, Bộ VHTTDL Việt Nam sẽ tham gia sự kiện này, tại đây Việt Nam sẽ trưng bày, giới thiệu sản phẩm Du lịch Việt Nam, mời một nhóm các nghệ sỹ Việt Nam sang biểu diễn tại gian hàng. Trong đó, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung, làm đầu mối để kết nối, triển khai thực hiện. tHtt là làng truyền thống tiêu biểu cần được bảo tồn những năm tiếp theo. Sau khi có ý kiến của UBND tỉnh, Sở VHTTDL lập kế hoạch xây dựng dự án. Dự án được xây dựng dựa trên cơ sở nội dung Dự án đã điều tra, khảo sát theo tiêu chí tại Quyết định số 4331/QĐ-BVHTTDL ngày 16/12/2002 và các văn bản quy định hiện hành về việc quản lý xây dựng cơ bản. Sở VHTTDL có thể hợp đồng với công ty hoặc trung tâm tư vấn thiết kế công trình để xây dựng dự án. Đối với các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể (nghề truyền thống, trang phục truyền thống, công cụ lao động, vật dụng truyền thống trong sinh hoạt, văn hóa ẩm thực, nhạc cụ truyền thống, văn nghệ dân gian, lễ hội dân gian…) tiến hành theo tiêu chí đã được điều tra, khảo sát. n.H số 1064 l 27.02.2014 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà Thứ trưởng Vương Duy Biên tiếp Đại sứ Ấn Độ Chiều 19/02, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Vương Duy Biên đã có buổi tiếp thân mật bà Preeti Saran - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Ấn Độ mới được bổ nhiệm tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, đại diện hai bên đều đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống, tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực giữa hai quốc gia, đặc biệt lĩnh vực VHTTDL. Ấn Độ là đất nước có nhiều di sản văn hoá nổi tiếng, hàng năm thu hút rất đông du khách quốc tế đến tìm hiểu và khám phá. Việt Nam mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của các di sản văn hoá. Bà Preeti Saran cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ của Bộ VHTTDL cũng như các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam đối với hoạt động của Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam trong thời gian qua. Bà mong muốn giữa Ấn Độ và Bộ VHTTDL sẽ đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác, giao lưu về văn hoá, ký kết, hợp tác các dự án trong bảo tồn di sản văn hoá. Bà Preeti Saran cho biết, thời gian tới sẽ có nhiều hoạt động về Văn hoá của Ấn Độ được tổ chức tại Việt Nam, nổi bật là sự kiện Festival Ấn Độ tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 0515/3/2014 với nhiều chương trình đặc sắc: Trình diễn múa Ấn Độ trong đó có các điệu múa cổ, ẩm thực, vẽ tay, Yoga, Lễ hội Phật giáo… Đây là dịp Ấn Độ giới thiệu những loại hình nghệ thuật độc đáo, nét Văn hoá đặc trưng của Ấn Độ đến với người dân Việt Nam nhất là các bạn trẻ cũng như với du khách quốc tế, qua đó tăng cường quan hệ hợp tác, thúc đẩy ngoại giao nhân dân. Đối với “Festival Ấn Độ tại Việt Nam”, Bộ VHTTDL đánh giá và nhất trí cao việc tổ chức sự kiện ý nghĩa này của phía Ấn Độ. Đồng thời khẳng định, Việt Nam sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ VHTTDL phối hợp cùng Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức thành công Festival. Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng bày tỏ mong muốn trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Đại sứ Preeti Saran sẽ nhiệt tình ủng hộ, góp phần thúc đẩy sự hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Ấn Độ, trong đó có VHTTDL. H.H Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực thư viện Ngày 17/02/2014, Bộ VHTTDL đã có Công văn số 334/BVHTTDL-TV gửi Sở VHTTDL các tỉnh/thành đề nghị báo cáo tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về văn hóa trong lĩnh vực thư viện năm 2013 gồm những nội dung: Tình hình bố trí vốn của địa phương; Số lượng thư viện được hưởng lợi của địa phương; Số lượng bản sách, tên sách đã được bổ sung cũng như tình hình tổ chức triển khai, phát huy giá trị sử dụng vốn sách từ CTMTQG và những đề xuất kiến nghị. Công văn cũng đề nghị Sở VHTTDL các tỉnh/thành tiếp tục triển khai CTMTQG về văn hóa trong lĩnh Phê duyệt Đề án phát huy... Quyết định nêu rõ, đối với mối quan hệ vợ chồng, phấn đấu đến năm 2020 hầu hết các cuộc hôn nhân đăng ký kết hôn theo đúng quy định phát luật; 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình. Hàng năm giảm trung bình từ 1015% hộ gia đình có bạo lực gia đình giữa vợ và chồng; giảm 15% người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định đối với khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn. Với mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, phấn đấu đến năm 2020 có 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, tạo điều kiện cho 4 số 1064 l 27.02.2014 trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần... Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi. Về hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc phấn đấu đến năm 2020 hầu hết các tỉnh/thành triển khai thí điểm mô hình liên quan tới xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững... Để thực hiện được các mục tiêu trên, Đề án cũng nêu rõ các giải pháp thực hiện, trong đó có đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của xã hội, các thành viên trong gia đình về tầm quan trọng của gia đình, giá trị tốt đẹp vực thư viện năm 2014 theo như hướng dẫn trong năm 2013, đồng thời thông báo tình hình bố trí vốn của địa phương cho lĩnh vực thư viện và xây dựng Đề án triển khai chương trình (lĩnh vực thư viện) của năm 2014 và gửi về Bộ VHTTDL trước 30/3/2014. H.Q (Tiếp theo trang 1) các mối quan hệ trong gia đình; đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đời sống gia đình; xã hội hóa các hoạt động phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình... Có 3 dự án được triển khai để thực hiện Đề án này, trong đó quan trọng nhất là dự án xây dựng cơ sở dữ liệu và nghiên cứu về giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình... Ngân sách thực hiện Đề án lấy từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, viện trợ và nguồn huy động hợp phát khác. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2014. Yến nHi
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Tổ chức hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc Ngày 18/02/2014, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 342/BVHTTDLGĐ gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, UBND các tỉnh/thành về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3/2014). Theo đó, chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2014 sẽ là “Yêu thương và chia sẻ” với các khẩu hiệu: “Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3”; “Hãy hành động vì mục tiêu: Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”; “Hãy tạo ra một môi trường sống và làm việc hạnh phúc hơn” hoặc các khẩu hiệu khác phù hợp với chủ đề Ngày Quốc tế Hạnh phúc, gắn với lĩnh vực của Bộ, ngành, địa phương. Nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tập trung vào việc tuyên truyền về lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc; Chủ đề và thông điệp của Liên hợp quốc; Chủ đề, khẩu hiệu riêng và các hoạt động của Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2014; Chính sách, pháp luật và việc thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc; Nêu gương người tốt, việc tốt; Các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc; Phê phán những biểu hiện, hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật về gia đình; khuyến khách mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng. Hình thức tuyên truyền bao gồm: Thông qua các tin, bài, phòng sự, chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề trên báo hình, báo in, báo nói, báo điện tử. Treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, ápphích; tuyên truyền trên bảng tin cộng đồng chủ đề và các khẩu hiệu của Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2014 tại trụ sở cơ quan, trường học, các trục đường chính, nơi công cộng, nơi đông dân cư. Tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3/2014; Tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn, tọa đàm, diễn đàn, cuộc thi, hội thi, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, các hình thức phù hợp khác về hạnh phúc nói chung, hạnh phúc của người Việt Nam nói riêng, bao gồm hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình, hạnh phúc dòng họ, hạnh phúc cộng đồng, hạnh phúc nghề nghiệp, hạnh phúc học đường, hạnh phúc trong hoạt động xã hội và các vấn đề liên quan. Thời gian triển khai hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc được tổ chức từ 08/3-21/3/2014, trong đó cao điểm vào ngày 20/3/2014. H.Q Tích cực chuẩn bị cho Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1079/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc Bộ VHTTDL phối hợp với Ủy ban Olympic Việt Nam và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục chủ động đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016. Theo sự chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ VHTTDL cần sớm có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để sớm có thông báo chính thức với Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) và các cơ quan liên quan về công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016. Bên cạnh đó, chuẩn bị nội dung báo cáo Thường trực Chính phủ xem xét, quyết định về Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019 và Đề án Đào tạo VĐV tham dự Đại hội thể thao này. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của OCA trong quá trình triển khai và và hoàn thiện công tác chuẩn bị tổ chức các đại hội thể thao quốc tế đã được OCA chấp thuận cho Việt Nam đăng cai; kịp thời báo cáo Chính phủ những vấn đề vướng mắc lớn phát sinh. Về Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016: Dự kiến Đại hội sẽ diễn ra trong 10 ngày vào tháng 6/2016 tại địa điểm tổ chức chính ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; địa điểm tổ chức phụ tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bình Thuận. Đại hội sẽ tổ chức thi đấu chính thức 17 môn gồm: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng gỗ, Bóng ném, Bóng nước, Bóng rổ 3x3, Bơi Việt dã, Cầu mây, Đá cầu, Kabaddi, Lướt ván buồm, Môtô nước, Pencak Silat, Thuyền buồm, Thuyền rồng, Vovinam, Vật. Có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á tham dự Đại hội với số lượng 2.500 huấn luyện viên, vận động viên và 1.000 quan chức, khách mời, trọng tài của Hội đồng Olympic Châu Á, Ủy ban Olympic các quốc gia và vùng lãnh thổ, các Liên đoàn Thể thao quốc tế. Đại hội là dịp đẩy mạnh phát triển các môn thể thao biển, phát triển, nâng cao trình độ cho lực lượng vận động viên, huấn luyện viên các môn thể thao biển, lực lượng cán bộ quản lý, điều hành, tổ chức sự kiện thể thao. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và những nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, phát triển du lịch biển, các hoạt động vui chơi giải trí trên biển. Dung Hòa số 1064 l 27.02.2014 5
  • 6. quản lý nhà nước Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm được UNESCO vinh danh Lễ đón nhận Giải thưởng danh dự về Bảo tồn Di sản văn hóa năm 2013 của UNESCO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dành cho dự án bảo tồn nhà cổ truyền thống tại làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) đã diễn ra ngày 18/02, tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên đã đến dự. Thành quả nổi bật nhất của dự án là đã bảo tồn thành công 5 công trình có giá trị lớn về kiến trúc, văn hóa lịch sử ở làng cổ Đường Lâm là: Cổng làng Mông Phụ, chùa Ón, nhà thờ Giang Văn Minh, nhà cổ Nguyễn Văn Hùng và nhà cổ Hà Văn Vĩnh. Dự án này nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên cho biết: Dự án đã đạt được thành công trên nhiều mặt, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân địa phương. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa đã và đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Hiện Việt Nam mới có 2 làng cổ là Phước Tích (Thừa Thiên Huế) và Đường Lâm (Hà Nội) được xếp hạng. Kinh nghiệm của các cơ quan quản lý địa phương trong việc bảo tồn loại hình di tích sống như làng cổ Đường Lâm còn chưa được nhiều, do đó sẽ không tránh khỏi xung đột giữa việc bảo tồn di tích với đảm bảo quyền lợi của người dân sinh sống ở khu vực làng cổ. Tại buổi lễ, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, bà Katherine Muller Marin ghi nhận: Dự án bảo tồn thành công 5 công trình tại Đường Lâm đã trả lại cho các công trình tính chân thực, đảm bảo các công trình được duy trì bảo dưỡng thường xuyên bởi chính các nghệ nhân được đào tạo trong quá trình triển khai dự án. Bảo tồn nhà cổ truyền thống tại làng cổ Đường Lâm là dự án thứ 5 của Việt Nam được nhận giải thưởng về di sản của UNESCO. Nhìn chung các dự án được giải thưởng đều đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật bảo tồn cao, huy động được sự tham gia của cộng đồng, góp phần nâng cao năng lực và công tác bảo tồn. UNESCO hy vọng sự thành công của dự án bảo tồn nhà cổ truyền thống tại làng cổ Đường Lâm sẽ là nguồn cảm hứng cho các dự án bảo tồn của Việt Nam thời gian tiếp theo. Giải thưởng Bảo tồn Di sản văn hóa được UNESCO thành lập năm 2000 nhằm công nhận, thúc đẩy đóng góp của các tổ chức và cá nhân thuộc khu vực tư nhân trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Giải thưởng nhấn mạnh sự chung tay của các thành phần bảo vệ di sản trên 3 tiêu chí lớn là: Chất lượng công trình bảo tồn, kỹ thuật bảo tồn và việc sử dụng các phương pháp bảo tồn này để xúc tiến các công trình khác. Từ năm 2000 đến nay, UNESCO nhận được 556 hồ sơ, dự án đăng ký của 24 quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Các giải đặc biệt, xuất sắc, ưu tú và danh dự của Giải thưởng này đã được trao cho 160 công trình, dự án; 8 dự án khác được trao giải thưởng về tính đột phá. Việt Nam đã tham gia chương trình giải thưởng về di sản của UNESCO từ năm 2000. Cùng với dự án bảo tồn nhà cổ truyền thống tại làng cổ Đường Lâm, một số dự án khác đã vinh dự nhận được Giải thưởng Di sản của UNESCO gồm: Hầm tránh bom ở khách sạn Metropole Hà Nội (2013); dự án bảo tồn phố cổ Hội An (năm 2000); dự án ngôi nhà Việt cổ truyền thống (năm 2004) và nhà thờ tộc Tăng - Hội An (năm 2009). MạnH Huân VăN BảN Mới - Tại Quyết định số 301/QĐBVHTTDL ngày 17/02/2014, Bộ VHTTDL giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì phối hợp với Sở VHTTDL Hà Nội và tỉnh Quảng Trị tổ chức Kỷ niệm 60 năm Ngày Thành lập Đặc khu Vĩnh Linh trong khuôn khổ Liên hoan vào tháng 3/2014 tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và Trung tâm Văn hóa TP. Hà Nội, số 4 đường Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 306/QĐ-BVHTTDL ngày 6 số 1064 l 27.02.2014 18/02/2014, giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tổ chức Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 3 (2009-2014) trong năm 2014. - Ngày 18/02/2914 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 307/QĐBVHTTDL cho phép Trung tâm Tổ chức Biểu diễn Nghệ thuật phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ “Lễ hội Ấn Độ” tại Việt Nam. Thời gian và địa điểm tổ chức: từ 05/3 đến 15/3/2014 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. - Tại Quyết định số 322/QĐBVHTTDL ngày 20/02/2014, Bộ VHTTDL cho phép Trường Trung học Múa TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty TNHH May mặc Able Việt Nam tổ chức Giải Khiêu vũ Việt Nam mở rộng - Cúp Able năm 2014 tại Nhà thi đấu Rạch Miễu, TP Hồ Chí Minh. Thời gian: từ 08-09/3/2014. tHtt
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Ra quân tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh lễ hội Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch số 328/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh lễ hội năm 2014. Theo Kế hoạch, việc ra quân tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh lễ hội cần bám sát sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và ý nghĩa thiết thực của việc ra quân tình nguyện tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa lễ hội; Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ nhớ, tránh hình thức; Cần làm điểm tại các địa phương để rút kinh nghiệm nhân rộng cho những năm tiếp theo; Có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và biểu dương khen thưởng đối với những địa phương, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền bao gồm: Các văn bản của Đảng, Nhà nước về tổ chức và quản lý lễ hội, bảo vệ di tích; Tuyên truyền để du khách tham gia lễ hội hiểu được ý nghĩa của di tích và lễ hội; Tuyên truyền và vận động du khách ứng xử có văn hóa khi tham gia lễ hội, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường di tích, lễ hội, vận động du khách không để tiền lẻ trên các tượng phật, những nơi trái quy định, không tổ chức và tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và tệ nạn xã hội khác. Hình thức tuyên truyền bao gồm: Tổ chức lễ ra quân tuyên truyền tại các di tích, lễ hội; Tổ chức các điểm tuyên truyền cố định để nhắc nhở, vận động người dân cùng chung tay xây dựng môi trường lễ hội văn minh; Treo băng rôn, phát tờ rơi, tờ gấp; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại nơi tuyên truyền; Chia tình nguyện viên thành các nhóm tại các địa điểm nơi tập trung đông người để nhắc nhở người dân không vi phạm. Lượng lượng tham gia tuyên truyền bao gồm Đoàn Thanh niên Bộ VHTTDL và Đoàn Thanh niên các tỉnh/thành. Lễ ra quân tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh lễ hội được tổ chức tại các địa phương: Hà Nội (chùa Hương), Ninh Bình (Chùa Bái Đính), Bắc Ninh (Đền Bà Chúa Kho). H.Quân Hoạt động của các Nhà xuất bản thuộc Bộ VHTTDL Ngày 18/02/2014 Bộ VHTTDL đã có Báo cáo số 25/BCBVHTTDL gửi Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động của các Nhà xuất bản thuộc Bộ VHTTDL năm 2013 và phương hướng công tác năm 2014. Theo Báo cáo, nhìn chung năm 2013, công tác xuất bản của các nhà xuất bản thuộc Bộ VHTTDL gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của những khó khăn vẫn bắt ngồn từ những năm trước như do khủng hoảng kinh tế, tính cạnh tranh gay gắt của thị trường, do thiếu vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, tiền thuê nhà tăng. Trong hoàn cảnh đó, các nhà xuất bản đã cố gắng duy trì hoạt động sản xuất, bảo đảm hiệu quả chính trị - xã hội của hoạt động xuất bản vừa là lĩnh vực tư tưởng văn hóa, là công cụ của Đảng trong tuyên truyền, vận động, giáo dục và lãnh đạo cách mạng; Vừa phải đóng góp với ngân sách nhà nước và đảm bảo đời sống cho người lao động; Triển khai thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ năm 2013. Các nhà xuất bản đã giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng, không có sai phạm về nội dung các xuất bản phẩm. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ với Nhà nước, các nhà xuất bản còn làm tốt công tác từ thiện, xã hội, tham gia các phong trào do Nhà nước phát động. Nội bộ các nhà xuất bản đoàn kết, dân chủ; Tổ chức Đảng, Công đoàn của các nhà xuất bản đều phát huy được vai trò, chức năng của mình. Năm 2014, các Nhà xuất bản thuộc Bộ tiếp tục phát huy những công việc đã làm tốt trong năm 2013, tập trung thực hiện những việc công việc: Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1762/BVHTTDL-PC ngày 15/5/2008 của Bộ VHTTDL về thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TW và Thông báo kết luận số 122/TBTW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản; Thực hiện nghiêm quy định tại Luật Xuất bản năm 2012, không để xảy ra các sai sót về nội dung các bản phẩm, đặc biệt là đối với các xuất bản phẩm liên kết; Chủ động khai thác tiềm năng của mình, tìm giải pháp để mở rộng hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống cán bộ, công nhân viên. DuYên trần số 1064 l 27.02.2014 7
  • 8. Sự kiện vấn đề Hà Nội long trọng đón bằng xếp hạng 5 Di tích quốc gia đặc biệt Tối 22/02, tại khu vực Vườn hoa Lý Thái Tổ, thành phố Hà Nội long trọng tổ chức lễ đón bằng xếp hạng 5 Di tích quốc gia đặc biệt, gồm: Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm); di tích lịch sử đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh); di tích lịch sử đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ); di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm); di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tây Đằng (huyện Ba Vì). Các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Chủ tịch Quốc hội; Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội; Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đã tới dự. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức dâng hương Vua Lý Thái Tổ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội. Sau nghi thức công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao bằng cho đại diện các đơn vị có di tích được xếp hạng đặc biệt. Đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm là cái nôi của một huyền thoại gắn liền với chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nơi đây gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần, đã di vào tiềm thức của lớp lớp người Việt. Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Tháp Rùa là những kiến trúc độc đáo, những giá trị lịch sử đặc sắc. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Tây Đằng là ngôi đình lớn của xứ Đoài, thờ Tam vị đức thánh Tản thời Hùng Vương làm thành Hoàng. Đình Tây Đằng di tích được ví như “Bảo tàng mỹ thuật” đã hội tụ những giá trị tiêu biểu lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật, văn hóa, đưa ngôi đình vượt ra khỏi không gian làng xã để hòa vào kho tàng giá trị văn hóa của Hà Nội và cả nước. Di tích lịch sử đền Hát Môn và đền Hai Bà Trưng là hai di tích phụng thờ, tưởng niệm Hai Bà Trưng và những sự kiện lịch sử gắn liền với chiến công oanh liệt chống giặc Đông Hán xâm lược đất nước những năm 40 sau Công Nguyên. Biểu tượng người Việt nữ anh hùng đấu tranh và hy sinh anh dũng vì nước mở màn cho cuộc đấu tranh anh dũng chống Bắc thuộc kéo dài hơn ngàn năm với quyết tâm giải phóng đất nước, giành lại độc lập của nhân dân ta. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng là một trong những nơi tưởng niệm người anh hùng Thánh Gióng đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi từ buổi bình minh của lịch sử. Với những giá trị lịch sử văn hóa, lễ hội, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật, khu di tích lịch sử Phù Đổng là nơi quần tụ những công trình nghiên cứu của nhiều học giả trong nước và quốc tế, điểm đến của du khách. H.Yến Bắc Giang: Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch giai đoạn 2014-2020 UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 81/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án “Phát triển Du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2020”. Bắc Giang có nhiều điểm, tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú để phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình này mới bước đầu phát triển tại xã An Lạc huyện Sơn Động, dịch vụ du lịch mới được hình thành, số lượng du khách đến lưu trú chưa đông. Bên cạnh đó, các khu điểm du lịch còn nhỏ lẻ, kết cấu hạ tầng hạn chế, đường giao thông chưa thuận tiện, một số tuyến đường dẫn vào điểm du lịch đã xuống cấp; chưa hình thành được các tour, tuyến kết nối các điểm du lịch; các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch có quy mô nhỏ; dịch vụ vận chuyển khách du lịch chưa nhiều, chất lượng chưa cao; dịch vụ ăn uống ở điểm du lịch còn 8 số 1064 l 27.02.2014 thiếu; các sản phẩm du lịch, dịch vụ nghèo nàn và chưa có các sản phẩm du lịch đặc trưng... nên chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển du lịch bền vững. Với quan điểm ủng hộ, giúp đỡ người nghèo làm du lịch; kết hợp chặt chẽ sản phẩm du lịch với sản phẩm văn hóa và hàng thủ công truyền thống; duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc… Đề án đã đưa ra một số mục tiêu cụ thể: Xây dựng thành công “Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại xã An Lạc, huyện Sơn Động” làm điểm để phát triển sang các điểm khác; Mỗi giai đoạn Đề án đào tạo từ 200-300 người dân được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn làm du lịch; Tạo việc làm, giúp từ 5-7 thôn bản ở vùng cao các địa phương tăng thêm nguồn thu nhập từ du lịch, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên; Góp phần thu hút khách du lịch đến với Bắc Giang, phấn đấu đến năm 2020, loại hình du lịch cộng đồng sẽ thu hút 20 nghìn lượt khách du lịch trong đó có 18 nghìn lượt khách nội địa, 2 nghìn lượt khách quốc tế; Tổng doanh thu ước đạt 10 tỷ đồng/năm; đưa mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn khách nội địa 12-18%/năm; khách quốc tế đạt 15-20%/năm. Đề án sẽ được thực hiện trong hai giai đoạn: Giai đoạn từ 2014-2016, Bắc Giang sẽ xây dựng mô hình du lịch cộng đồng điểm tại xã An Lạc huyện Sơn Động; giai đoạn từ 20162020 sẽ tiếp tục lựa chọn một số điểm có tiềm năng tại huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam và Yên Thế để nhân rộng mô hình. Huệ OanH
  • 9. Sự kiện vấn đề Ngày hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất, năm 2014 Ngày 20/02, Bộ VHTTDL có Công văn số 375/BVHTTDL-VHDT gửi Sở VHTTDL tỉnh Lai Châu về việc đăng cai Ngày hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất, năm 2014. Ngày hội được tổ chức theo định hướng mang tính chiến lược đối với lĩnh vực văn hoá dân tộc, tại Quyết định số 4686/QĐBVHTTDL ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội, giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số” theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013-2020. Nhằm tôn vinh và bảo tồn, phát huy, phát triển bản sắc văn hoá các dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em nói chung và với văn hoá dân tộc Thái nói riêng, với đặc thù địa bàn cư trú và truyền thống văn hoá đặc sắc của dân tộc Thái tại vùng Tây Bắc, Bộ VHTTDL dự kiến tỉnh Lai Châu sẽ đăng cai tổ chức “Ngày hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất, năm 2014”. Theo đó, để chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày hội, UBND tỉnh Lai Châu sẽ thống nhất nhận đăng cai tổ chức Ngày hội văn hoá dân tộc Thái lần thứ nhất và đồng chủ trì phối hợp với các địa phương có số đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống trên phạm vi toàn quốc để tổ chức Ngày hội đạt kết quả tốt đẹp. n.H Tây Ninh đón hơn 1 triệu khách tham quan du lịch Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, từ ngày 27/01 đến 16/02 (tức ngày 27 tháng Chạp đến ngày 17 tháng Giêng), ước tính hơn 1 triệu lượt khách du lịch đến Tây Ninh, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hai địa điểm được thu hút khách tham quan du lịch và hành hương đông nhất là Khu di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen (hơn 900 nghìn khách) và Tòa thánh Tây Ninh. Theo Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen, từ ngày 29/01 đến nay, lượng khách tham quan và hành hương đến Khu di tích tăng mạnh hơn so với mọi năm. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh Tây Ninh từ dịch vụ du lịch đạt trên 20 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013, chủ yếu thu từ các dịch vụ bán vé vào cổng, cung ứng hàng hóa, cho thuê mặt bằng, phí giữ xe… Riêng khách tham quan sử dụng cáp treo lên xuống chùa Bà đạt gần 500 nghìn lượt khách, tổng doanh thu khoảng 40 tỷ đồng. Mùa lễ hội năm nay, Ban quản lý khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen đã tăng cường lực lượng bảo vệ gấp đôi so với năm 2013, để đảm bảo an ninh trật tự và phối hợp với các ngành chức năng trực 24/24h trong Khu di tích. Đồng thời phối hợp thanh, kiểm tra thường xuyên tình hình vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ, phục vụ ăn uống, giải khát trong Khu di tích. Từ đầu mùa lễ hội đến nay, chỉ có 22 vụ tệ nạn xảy ra (giảm 10% so với cùng kỳ năm 2013) và được xử lý triệt để, kịp thời, tạo niềm tin đối với du khách. M.HạnH Ra mắt Dự án “10 tháng 10 phim tài liệu” Tối 21/02, Dự án “10 tháng 10 phim tài liệu” chính thức ra mắt tại Rạp chiếu phim Hội Điện ảnh Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Dự án sẽ được thực hiện từ tháng 0212/2014, do Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD triển khai, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tài trợ. Dự án “10 tháng 10 phim tài liệu” sẽ hỗ trợ các nhà làm phim trẻ từ 1835 tuổi sản xuất 10 phim tài liệu ngắn về các đề tài xã hội như bình đẳng giới, quyền phụ nữ, môi trường, giao thông…; hỗ trợ những nhà làm phim trẻ kiến thức về làm phim, sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong thời đại kỹ thuật số. Dự án cũng tuyển chọn, giới thiệu những bộ phim được hoàn thành với đông đảo khán giả, cung cấp cho họ những cái nhìn đa chiều về xã hội hiện đại góp phần nâng cao, nhận thức về xã hội cho công chúng tại Việt Nam. Từ 01/3, Dự án bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký tham gia. Việc tuyển chọn được thực hiện theo 3 vòng: Sơ tuyển hồ sơ (từ 01-08/3), Lựa chọn dự án (09/3-05/4), Phỏng vấn (11-12/4). Các dự án được chọn sẽ được công bố vào ngày 13/4. Đặc biệt, tác giả của 30 dự án lọt vào vòng 2 sẽ có cơ hội tham gia những khoá học ngắn về cách chuẩn bị hồ sơ và giới thiệu một dự án làm phim tài liệu cũng như kiến thức chung về các vấn đề xã hội nằm trong chủ đề của dự án. Tác giả lọt vào vòng 3 được tham dự các lớp học quay phim, sử dụng phương tiện kỹ thuật số và thu thanh hiện trường với các chuyên gia. Những hồ sơ xuất sắc nhất sẽ được hỗ trợ để làm phim. Trong quá trình làm phim, các nhà làm phim trẻ sẽ được các chuyên gia cố vấn hỗ trợ: quay, dựng phim; chỉnh sửa bản dựng, âm thanh; làm phụ đề. Thời gian này, các nhà làm phim trẻ cũng sẽ được tham gia 1 buổi trao đổi, giải đáp khó khăn trong việc tiếp cận nhân vật. Những bộ phim xuất sắc nhất sẽ được giới thiệu đến đông đảo khán giả và có cơ hội tham dự liên hoan phim Việt Nam và quốc tế. Đức MinH số 1064 l 27.02.2014 9
  • 10. Sự kiện vấn đề Hơn 40 vạn du khách đến Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc Ông Nguyễn Khắc Minh, Trưởng Ban quản lý Khu di tích Côn SơnKiếp Bạc cho biết: từ ngày mùng 01 Tết Nguyên đán (31/01) đến nay, Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc đã đón trên 40 vạn lượt khách đến hành hương. Trung bình mỗi ngày Khu di tích đón hơn 1,5 vạn lượt du khách, có những ngày cao điểm có trên 2 vạn lượt khách đến thắp hương, thưởng ngoạn tại đây. Đặt biệt từ 13 đến 16/02 (14 đến 17 tháng Giêng âm lịch), những ngày tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2014, Khu di tích này đã đón trên 5 vạn lượt du khách. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1962; năm 2012 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và trong Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc 2013, Bộ VHTTDL đã chính thức công nhận lễ hội mùa xuân Côn Sơn và lễ hội mùa thu Kiếp Bạc là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Côn Sơn - Kiếp Bạc luôn có ý nghĩa, tầm quan trọng trong lịch sử đất nước. Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là một quần thể nhiều di tích nằm trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương. Khu di tích Kiếp Bạc có nhiều di tích liên quan đến những chiến công lẫy lừng của quân và dân nhà Trần, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông thế kỷ XIII; gắn với thân thế sự nghiệp của Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Khu di tích Côn Sơn còn là một trong những cơ sở phát tích Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm thời Trần, gắn với Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả. Nơi đây cũng là địa danh gắn bó cuộc đời của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc 2014 diễn ra các nghi lễ truyền thống như: Lễ dâng hương, lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả… và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và trò chơi dân gian được diễn ra trong suốt các ngày hội như: Thi gói bánh chưng, giã bánh dày; hội thi pháo đất; thi đấu vật dân tộc... Ban quản lý di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc đã phối hợp (Xem tiếp trang13 ) Dự án công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước 2.400 bản/đầu sách, được biên soạn, biên tập, công bố, phổ biến thống nhất về quy cách, khổ giấy, mỹ thuật và các tiêu chuẩn khác theo quy định để khẳng định sự tôn vinh của Đảng và Nhà nước đối với các tác giả đoạt giải thưởng cao quý. Dự án công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước được thực hiện trong 02 năm (2014-2015). Nguồn kinh phí thực hiện Dự án là 36.177 triệu đồng từ nguồn chi sự nghiệp văn hóa thông tin của Ngân sách Trung ương giao Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức và thực hiện. tHtt Ngày 20/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 282/QĐ-TTg phê duyệt Dự án công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước với mục tiêu: Công bố và phổ biến các tác phẩm văn học được Giải thưởng Nhà nước từ năm 2012 trở về trước; xây dựng một bộ sách gồm 367 tác phẩm của 121 tác giả đoạt Giải thưởng Nhà nước đã công bố trong 3 đợt (2001, 2007 và 2012) thành 166 tập sách. Bộ sách sẽ đến với các tầng lớp bạn đọc thông qua hệ thống thư viện, các Hội Văn học nghệ thuật địa phương, các Trung tâm lưu trữ, các trường văn hóa nghệ thuật và các trường phổ thông trên cả nước; đặc biệt là nhân dân và chiến sĩ ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức, nghiên cứu, tiếp cận các giá trị văn chương của nhân dân. Đồng thời, Bộ sách được xác định là nguồn dữ liệu tin cậy, chuẩn xác để góp phần giao lưu, quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Theo Dự án, số lượng phát hành là Kết thúc Giải Taekwondo học sinh toàn quốc lần thứ V-2014 Sau 3 ngày thi đấu sôi nổi, ngày 18/2, tại Trung tâm Dịch vụ và Thi đấu Thể thao Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), Giải vô địch Taekwondo học sinh toàn quốc lần thứ V-2014 đã chính thức khép lại. Giải đấu do Tổng cục Thể d ục Thể thao phối hợp với Liên đoàn Taekwondo Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức. 10 số 1064 l 27.02.2014 Gần 230 vận động viên đến từ 11 tỉnh, thành phố và một số ngành trong toàn quốc đã cống hiến cho khán giả hàng trăm trận đấu sôi nổi, đẹp mắt và hấp dẫn ở các nội dung : đối kháng cá nhân nam-nữ theo thể thức đấu loại trực tiếp, thi quyền cá nhân nam-nữ, đồng đội nam-nữ và đôi nam-nữ. Các môn thi đấu được phân chia theo cấp học gồm: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Luật thi đấu được Ban Tổ chức áp dụng theo Luật Taekwondo hiện hành của Liên đoàn Taekwondo thế giới. Kết thúc giải đấu, Ban tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn cho đội Hà Nội ở cấp học Trung học phổ thông, đội Công an nhân dân ở cấp Trung học cơ sở và đội Thái Nguyên ở cấp Tiểu học. a.tùng
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Năm 2014 và những năm tiếp theo, để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày càng đi sâu vào đời sống, giảm thiểu các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn, tỉnh Vĩnh Long đa dạng hóa hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và trách nhiệm của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Qua đó, tác động trực tiếp và tạo sự chuyển biến nhận thức của người dân về vấn nạn bạo lực trong gia đình là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, tỉnh đưa nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình ngoại khóa cho học sinh từ bậc THCS trở lên; đồng thời thiết lập đường dây nóng và mạng lưới địa chỉ tin cậy trong cộng đồng dân cư các xã, phường, thị trấn. Tỉnh Vĩnh Long chú trọng nhân rộng mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình, phấn đấu đến năm 2015 đạt 60% số xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình và thành lập địa chỉ tin cậy tại cộng đồng trên địa bàn. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, năm 2013, tỉnh Vĩnh Long nhân rộng mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình Vĩnh Long đã xảy ra 1.207 trường hợp bạo lực gia đình; trong đó có 570 trường hợp bạo lực về thân thể, 482 trường hợp bạo lực về tinh thần, 126 trường hợp bạo lực về kinh tế và 29 trường hợp bạo lực về tình dục. Đặc biệt, 18 trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tử vong, truy cứu trách nhiệm hình sự. Người gây ra bạo lực gia đình đa số là nam giới và nạn nhân là phụ nữ, trẻ em. Nguyên nhân của các vụ bạo lực chủ yếu là do bất bình đẳng trong phân công lao động giữa vợ và chồng, do bất hòa mâu thuẫn, do khó khăn về kinh tế và từ tệ nạn cờ bạc, rượu chè bê tha... Sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2009-2013), tỉnh Vĩnh Long đã thành lập 91 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 90 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình tại 21 xã, phường. Các giải pháp phòng ngừa bạo lực gia đình đã được tiến hành, can thiệp và xử lý, góp phần bảo Việt Nam gặp Srilanka trong trận đấu loại trực tiếp Giải Davis Cup 2014 Thông tin từ Liên đoàn Quần vợt Việt Nam ngày 19/02 cho biết: Liên đoàn Quần vợt quốc tế (ITF) đã chính thức chọn Việt Nam là nơi tổ chức trận tranh vé vớt trụ hạng (play off) nhóm II giữa Việt Nam với Srilanka. Trận đấu này nằm trong khuôn khổ Giải Davis Cup 2014 và dự kiến diễn ra từ ngày 04-06/4. Trước kết quả mà ITF vừa công bố, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) khẳng định: Quyết định này của ITF không gây bất ngờ, bởi trước đó Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF) và UBND tỉnh Lâm Đồng cùng các bên liên quan đã tổ chức rất tốt Giải Davis Cup dưới sự giám sát từ ITF. Việt Nam lại có lợi thế là tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa ổn định nên quốc tế chọn Việt Nam là hoàn toàn hợp lý. Trước đó, trận đấu giữa đội tuyển Mercedes Benz Việt Nam và đội tuyển Pakistan (thuộc vòng 1 - Nhóm II khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) cũng đã diễn ra tại Đà Lạt với phần thắng nghiêng về Pakistan. Liên đoàn Quần vợt Việt Nam hiện đã bắt tay vào chuẩn bị để trận đấu diễn ra thuận lợi. Lãnh đạo Liên đoàn Quần vợt Việt Nam đang cân nhắc việc tiếp tục chọn Đà Lạt là nơi tổ chức trận đấu vệ nạn nhân bị bạo hành. Tuy nhiên, theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, công tác phòng chống bạo lực gia đình thời gian qua gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả tích cực là do một số cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức về ý nghĩa và hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình chưa đầy đủ, dẫn đến thiếu sự quan tâm lãnh, chỉ đạo; một bộ phận người dân chưa hiểu biết về luật phòng chống bạo lực gia đình. Việc xử lý vi phạm về phòng chống bạo lực gia đình ở nhiều địa phương còn hạn chế, chủ yếu hòa giải và xử lý hành chính dân sự, chưa dựa và Luật để xử lý, chế tài răn đe. Ngoài ra, vẫn còn một số ít cán bộ, công chức, viên chức thiếu gương mẫu trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình và trong cộng đồng dân cư vẫn còn tồn tại tư tưởng bạo lực gia đình là chuyện riêng của gia đình. K.HOàn sắp tới. Đầu tháng 3/2014, đội tuyển Việt Nam sẽ được tập trung với đội hình mạnh nhất, chuẩn bị tốt cho trận đấu để đạt được mục tiêu trụ hạng. Năm 2013, Đội tuyển Quần vợt quốc gia thi đấu thành công tại vòng loại Davis Cup nhóm III khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và đã giành quyền lên nhóm II. Đây là một thành tích xuất sắc của Việt Nam trong khuôn khổ Giải Davis Cup. Đối thủ của Việt Nam trong trận play off sắp tới là Srilanka, đội này đã thi đấu tại nhóm II từ năm 2012, hiện đang đứng thứ 62 thế giới, trên Việt Nam 10 bậc. Srilanka nằm cùng nhóm với Việt Nam tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2014 và vừa thua Philippines ở vòng 1. Hải PHOng số 1064 l 27.02.2014 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Giải Lướt ván buồm quốc tế Việt Nam Fun Cup 2014 Tại Mũi Né - thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), Giải Lướt ván buồm quốc tế Việt Nam Fun Cup lần thứ XV năm 2014 đã kết thúc sau 2 ngày tranh tài sôi nổi. Giải lướt ván buồm quốc tế Việt Nam Fun Cup do Câu lạc bộ Jibe’s phối hợp với Sở VHTTDL Bình Thuận tổ chức hằng năm, nhằm tạo ra sân chơi cho du khách, vận động viên trong và ngoài nước khi đến với thành phố biển Phan Thiết. Năm nay Giải thu hút sự tham gia của 36 vận động viên (6 vận động viên nữ) đến từ 10 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như: Pháp, Nga, Anh... Thể thức thi đấu của Giải đều được áp dụng theo luật thi đấu quốc tế dành cho bộ môn Winsurfing (lướt ván buồm). Tất cả các vận động viên thi đấu theo hình thức chia nhóm, đua theo hình chữ Z cự ly từ 2.400m đến 3.200m. Kết thúc Giải, ở nội dung nam, vận động viên Albert Pyoan Thonne (Catalan) đã xuất sắc vượt qua nhiều vận động viên nổi tiếng để đoạt giải Nhất; vận động viên Balazs (Hungary) đoạt giải Nhì và vận động viên Alexey (Nga) đoạt giải Ba. Ở nội dung nữ, giải Nhất thuộc về vận động viên người Úc, Lucy; giải Nhì thuộc về Marja (Nga) và Daryna (Ukraina) về thứ Ba. Giải Lướt ván buồm quốc tế Việt Nam Fun Cup 2014 là sự kiện giúp môn lướt ván buồm tại Việt Nam phát triển nhanh và chuyên nghiệp với đẳng cấp quốc tế; góp phần tạo một bước đệm để Bình Thuận chuẩn bị cho đại hội Thể thao bãi biển Châu Á năm 2016. Đồng thời đây còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh Bình Thuận với thế mạnh du lịch kết hợp thể thao trên biển đến với thế giới. Vũ MinH Kết thúc Giải Cờ vua, Cờ tướng miền Trung mở rộng Giải Cờ vua, Cờ tướng các nhóm tuổi trẻ miền Trung mở rộng lần thứ XII năm 2014 vừa kết thúc tại thành phố Thanh Hoá. Kết quả, đoàn chủ nhà Thanh Hóa giành giải Nhất toàn đoàn với 10 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng; đoàn Thừa Thiên Huế giải Nhì toàn đoàn với 7 Huy chương Vàng, 10 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng và đoàn Đà Nẵng giải 3 với 7 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc và 6 Huy chương Đồng. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, Giải Cờ vua, Cờ tướng các nhóm tuổi trẻ miền Trung mở rộng lần thứ XII năm 2014 có chất lượng chuyên môn cao hơn các năm trước, các đoàn tham dự giải cũng đông hơn. Tại giải này, Ban Tổ chức đã phát hiện được một số tài năng trẻ có năng khiếu như vận động viên Lưu Quế Chi (U6 của đoàn Thanh Hoá), Nguyễn Huỳnh Quốc Vĩ (U6 của đoàn Lâm Đồng), Nguyễn Xuân Hiển (U10 đoàn Hà Nội)... Giải Cờ vua, Cờ tướng các nhóm tuổi trẻ miền Trung mở rộng lần thứ XII năm 2014 có 150 vận động viên ở các lứa tuổi từ U6 đến U16 của 13 đoàn trong khu vực miền Trung và một số khu vực khác tham gia tranh tài ở hai nội dung: cờ chớp và cờ tiêu chuẩn. Giải là cơ hội để các vận động viên có môi trường cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao bản lĩnh. Thông qua Giải, Liên đoàn Cờ Việt Nam phát hiện những vận động viên thực sự có năng khiếu để đào tạo, bồi dưỡng cho các giải đấu trong hệ V.tOàn thống giải quốc gia. Bế mạc Giải vô địch Cờ nhanh, Cờ chớp Hà Nội mở rộng 2014 Chiều 23/02, tại trường Thể thao thiếu niên 10/10 (Hà Nội), Giải vô địch Cờ nhanh, Cờ chớp Hà Nội mở rộng 2014 chính thức khép lại sau 2 ngày đấu trí căng thẳng. Giải do Liên đoàn Cờ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức. Năm nay, giải đã thu hút 520 vận động viên đến từ 23 đơn vị tỉnh/thành và Câu lạc bộ cờ khu vực phía Bắc. Các vận động viên tham dự chủ yếu ở lứa tuổi từ 5-11 tuổi. Kết quả chung cuộc, nhất toàn đoàn nội dung Cờ nhanh thuộc về đoàn Hà Nội với 3 12 số 1064 l 27.02.2014 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 5 Huy chương Đồng. Đứng ở vị trí thứ hai là trường Thể thao thiếu niên 10/10 với 2 Huy chương Vàng, 5 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng. Vị trí thứ 3 thuộc về đoàn Quảng Ninh 1 với 1 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Bạc. Ở nội dung Cờ chớp, nhất toàn đoàn thuộc về Hà Nội với 3 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 7 Huy chương Đồng. Thứ hai là trường Thể thao thiếu niên 10/10 với 2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 7 Huy chương Đồng. Xếp vị trí thứ 3 là các đơn vị Việt Chess, Câu lạc bộ Trí tuệ Việt, Long Biên, Thái Nguyên, Bắc Giang đều được 1 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Đồng. Giải vô địch Cờ nhanh, Cờ chớp Hà Nội mở rộng 2014 nhằm góp phần phát triển phong trào cờ vua trong thanh thiếu niên cả nước, tuyển chọn và bồi dưỡng các vận động viên cờ vua trẻ năng khiếu cho các tỉnh/thành, ngành ở khu vực phía Bắc; đồng thời góp phần lựa chọn lực lượng vận động viên tốt nhất để thi đấu tại các giải quốc gia và quốc tế lớn trong năm 2014. V.MinH
  • 13. Sự kiện vấn đề Dẫu đã sắp bước sang tuổi 80 nhưng với tình yêu những giá trị của văn hóa dân tộc, ông Nguyễn Mạnh Thẩm ở thôn Nà Đồn, xã Thanh Tương, huyện Nà Hang (Tuyên Quang) vẫn miệt mài ngày đêm sưu tầm, sáng tác nhiều bài Then chỉ với mong muốn những làn điệu Then truyền thống của quê hương còn mãi với thời gian. Vốn quê ở xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, mảnh đất đa số là đồng bào dân tộc Tày nên ngay từ nhỏ ông đã sống trong nhưng làn điệu Then mượt mà. Ông kể: Trước đây cứ mỗi dịp lễ, tết bà con trong thôn, trong xã ai cũng đóng góp vài làn điệu Then, Cọi hay. Mặc dù trong nhà bố mẹ không phải là thầy Then nhưng ông lại rất mê Then. Trong họ có ông cậu là một thầy Then giỏi được bà con trong thôn, xóm mời đi cúng, làm lễ. Vốn mê hát, nên ông thường theo chân cậu vừa để nghe hát, vừa để giúp việc cho cậu. Rồi những làn điệu Then ngấm vào người ông lúc nào ông cũng không hay. Yêu Then, ông đã giành nhiều thời gian chăm chút, tự tìm tòi, học hỏi lấy. Rồi cơ duyên đến với ông khi ông được điều động sang Ty Văn hóa tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang). Đây cũng là thời gian ông có nhiều cơ hội được tiếp cận, nghiên cứu và sưu tầm các làn điệu Then cổ một cách bài bản hơn. Theo ông Nguyễn Mạnh Thẩm thì hát Then là một trong những nét văn hoá đặc sắc của người Tày nhưng mỗi vùng lại có những nét khác nhau. Ở Tuyên Quang, hát Then cũng được chia thành Để lời Then vang mãi hai nhóm: Then kỳ yên và Then lễ hội. Nhóm Then kỳ yên chủ yếu được sử dụng các nghi lễ cúng cầu yên, cầu chúc, chữa bệnh... thường được tổ chức vào buổi đêm yên tĩnh, giúp mọi người nghe và cảm nhận từng lời hát một cách đầy đủ, trọn vẹn. Nhóm Then lễ hội là những khúc hát nhằm khích lệ tinh thần mọi người, xua tan cực nhọc vất vả trong cuộc sống, lao động sản xuất và thường được sử dụng trong các nghi lễ: cầu mùa, lễ vào nhà mới, lễ cấp sắc. Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, với mong muốn đưa hát Then gần gũi hơn với cuộc sống nên trong các dịp lễ hội hay những ngày kỷ niệm ông đều sáng tác các ca khúc như: Chập văn vằn hội (Gặp nhau ngày hội), Cần Thanh Tương (Người Thanh Tương)... tâm đắc nhất là ca khúc ông viết nhân kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ: “Ới la, ới là... Dân Việt Nam quang Bác mắn na (Dân Việt Nam một lòng theo Bác); Lớp lớp khửn tàng lo cháu nước (Người người lên đường đi cứu nước); Pên Điện Biên Tổ quốc an khang (Làm nên trận Điện Biên Tổ quốc an khang); Trọn vẹn là Việt Nam toàn thắng. Những bài Then do ông sáng tác đều có ngôn ngữ mộc mạc, dễ hát vì vậy mà nhiều bài đã được các bạn trẻ học thuộc, sử dụng trong các dịp văn nghệ của thôn, xã. Không chỉ sáng tác mà ông còn dạy miễn phí cho không biết bao nhiêu thế hệ học sinh, từ những câu lạc bộ trong Hơn 40 vạn du khách... với các cơ quan chức năng xây dựng phương án để đảm bảo an toàn cho du khách hành hương về Côn SơnKiếp Bạc. Bên cạnh lực lượng Cảnh sát giao thông chốt tại tất cả các điểm, tuyến đường dễ xảy ra ách tắc, công an Chí Linh còn tổ chức các tổ Cảnh sát giao thông cơ động, sẵn sàng phân luồng, tuyến, có mặt kịp thời điều tiết giao thông. Ban Quản lý cũng tổ chức cho các hộ dân trong khu vực di tích ký cam kết không tăng giá dịch vụ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau những ngày diễn ra lễ hội; không để hình thức kinh doanh đổi tiền lẻ, hưởng chênh lệch trong khu vực di tích, khu vực lễ hội, không cài, giắt, đặt rải tiền một cách tùy tiện, gây thôn, trong xã, nhiều người đã trở thành những cây văn nghệ nòng cốt của huyện, của tỉnh nhưng nghệ nhân Nguyễn Mạnh Thẩm luôn trăn trở: “Then cổ mới là cái tinh túy, nó chứa đựng những giá trị văn học truyền thống, lịch sử ngàn đời của cha ông. Tuy nhiên, hiện nay Then cổ đã thất lạc rất nhiều bởi trước đây hát Then chủ yếu được truyền miệng và có tính gia tộc nên không truyền cho người ngoài. Vì vậy khi các nghệ nhân mất đi thì không còn tài liệu lưu lại. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng hiên tại ông cũng chỉ còn giữ được rất ít bài Then cổ, đó là điều đáng tiếc nhất”. Ông Thẩm cũng là một trong số ít những người biết làm đàn Tính. Nắm được bí quyết làm đàn nên ông được nhiều người tìm đến để đặt mua. Theo ông để có cây đàn Tính tốt trước hết phải chọn được gỗ thưng mực, đó là loại tốt nhất, bầu đàn phải là loại đã già, tròn đã được phơi khô. Đàn tính có âm thanh chuẩn, thì cán đàn phải dài 1,1m và bề dày của của bầu khoảng 20cm, nếu kích thước không được như vậy thì âm thanh đàn sẽ không chuẩn. Với những đóng góp của mình, năm 2009, ông đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn văn hóa và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. t.t.n (Tiếp theo trang 10) phản cảm, bố trí bàn công đức hợp lý để phục vụ nhân dân công đức tu bổ di tích… Ban Quản lý còn phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp hành nghề mê tín, dị đoan, bắt chẹt, nâng giá chèo kéo du khách thập phương. Đức Kiên số 1064 l 27.02.2014 13
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Giữ gìn điệu múa truyền thống độc đáo của người Cơ Tu T iến sĩ Trần Tấn Vịnh, nguyên Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Nam so sánh: Nếu ở Tây Bắc có múa Xòe của người Thái, múa Khèn của người H’Mông, múa Sạp của người Mường… thì ở miền Trung Trung bộ có điệu múa Tung tung ja ja truyền thống của đồng bào Cơ Tu làm thổn thức lòng người. Có thể nói điệu múa Tung tung ja ja là một trong những môn nghệ thuật không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ Tu. Người Cơ Tu dù là nam hay nữ đều biết múa Tung tung ja ja trước khi trưởng thành. Điệu múa này thể hiện tinh thần tập thể, tính cộng đồng rất cao trong đời sống của người Cơ Tu ở Quảng Nam, trở thành nét văn hoá nổi bật của dân tộc Cơ Tu. Múa Tung tung ja ja của dân tộc Cơ Tu bao gồm hai loại hình, đó là múa “tung tung” dành cho phái nam và múa “ja ja” dành cho phái nữ. Hai điệu múa này thể hiện tinh thần tập thể, tính cộng đồng rất cao trong đời sống của bà con, trở thành nét văn hoá nổi bật của dân tộc Cơ Tu. Có người ví điệu múa Tung tung ja ja như món quà của người Cơ Tu dâng trời đất, nhưng điều dễ nhận thấy nhất là từng động tác múa gắn liền với tiết tấu và nhịp điệu lúc nhanh, lúc chậm, lúc trầm, lúc bổng, lúc thăng hoa cảm xúc, lúc lắng đọng trữ tình gắn liền với các âm thanh của các nhạc cụ truyền thống phản ánh cuộc sống lao động và đấu tranh sinh tồn giữa con người với thiên nhiên và phản ánh sức sống mãnh liệt của dân tộc Cơ Tu. Là người tích cực trong việc giữ gìn và truyền bá điệu múa truyền thống của dân tộc mình, già làng Alăng Bhuốch ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) tâm sự: Điệu múa Tung tung ja ja là điệu múa truyền thống từ xa xưa của cộng đồng người Cơ Tu. Người Cơ 14 số 1064 l 27.02.2014 Tu ai cũng biết múa Tung tung ja ja. Tung tung ja ja không thể thiếu được trong các buổi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Cơ Tu. Mình già rồi nhưng mình vẫn thích điệu múa này lắm. Mình sẽ cố gắng truyền lại cho con cháu điệu múa này để giữ gìn một phần bản sắc văn hóa của người Cơ Tu. Cùng suy nghĩ như già làng Alăng Bhuốch, già làng, nghệ nhân Bnước Bao (huyện Đông Giang, Quảng Nam) cho hay: Trước đây, người Cơ Tu sống khép kín trong cộng đồng, kiêng cữ khi có khách lạ vào làng. Ngày nay, xã hội phát triển, người Cơ Tu rất quý mến khách đến thăm làng. Khách đến thăm thường đề nghị bà con biển diễn điệu múa Tung tung ja ja truyền thống. Là một già làng có uy tín nên già làng Bnước Bao là một trong những người tích cực vận động bà con tích cực làm ăn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó điệu mua Tung tung ja ja được coi như là cốt lõi trong đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ Tu. Điệu múa truyền thống của người Cơ Tu chắc chắn sẽ được lưu truyền qua nhiều thế hệ, bởi lẽ dẫu có sự tác động của nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại, song đại đa số thanh niên người Cơ Tu vẫn say mê với điệu múa truyền thống của dân tộc mình. Em Alăng BCông, thành viên đội văn nghệ truyền thống ở xã Ba, huyện Đông Giang tâm sự: Em rất vui khi ngày càng có nhiều khách du lịch về vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu thích thú với điệu múa Tung tung ja ja truyền thống. Không chỉ riêng em mà đại đa số nam nữ thanh niên trong làng ai cũng biết múa và ai cũng thích điệu múa truyền thống của dân tộc mình. Lớp trẻ chúng em đã và đang được các già làng, các nghệ nhân truyền đạt lại cách biểu diễn điệu múa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, vì vậy em tin là điệu múa này sẽ được lưu truyền mãi. Nói về văn hóa của người Cơ Tu nói chung và điệu múa Tung tung ja ja không thể không nhắc đến lão nghệ nhân Y Kông - người được xem như tượng đài lưu giữ hồn dân tộc Cơ Tu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Theo nghệ nhân Y Kông, sau mỗi mùa thu hoạch hoặc trong mỗi sự kiện trọng đại của làng, trong mỗi cuộc vui thâu đêm suốt sáng, người Cơ Tu chìm đắm hồn mình trong từng động tác của vũ điện Tung tung ja ja. Múa Tung tung ja ja vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vừa thể hiện giấc mơ của người Cơ Tu về cuộc sống thanh bình, ước muốn ấm no hạnh phúc. Điệu múa Tung tung ja ja thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, điệu nhảy; trong mỗi điệu múa đều chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân miền sơn cước. Những điệu dân vũ này đã trở nên sống động và trường tồn trước dòng chảy của thời gian. Vừa được cộng đồng trân trọng giữ gìn, điệu múa truyền thống Tung tung ja ja nói riêng và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam đã hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi để khôi phục và phát triển. Ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: Huyện ủy Đông Giang đã có Nghị quyết chuyên đề về giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Thực hiện Nghị quyết này, trong giai đoạn 2010-2015, huyện Đông Giang đã tích cực đầu tư và hỗ trợ cho đồng bào các địa phương trong toàn huyện khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa phi vật thể, trong đó có điệu múa Tung tng ja ja truyền thống. Chủ trương của huyện là hỗ trợ kinh phí và tận dụng vai trò của các già làng, các nghệ nhân dân gian để
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Đắk Nông: Đưa nghệ thuật cồng chiêng vào trường học Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông đang từng bước tái hiện, lưu giữ, tuyên truyền người dân phát huy vẻ đẹp bản sắc riêng của mỗi dân tộc; phối hợp với ngành giáo dục đưa nghệ thuật văn hóa cồng chiêng vào môi trường học đường. Hoạt động này đến nay đã và đang có hiệu quả tích cực. Trên địa bàn tỉnh, nghệ thuật cồng chiêng đã được dạy tại 6 trường dân tộc nội trú tại các huyện Cư Jút, Krông Nô, Đắk Mil, Đắk R’lấp, Đắk Song và thị xã Gia Nghĩa. Đối tượng học là các học sinh có độ tuổi từ 11 tuổi trở lên. Hiện nay, 2 trường dân tộc nội trú là Đắk Song và N’Trang Lơng có hai bộ chiêng, các trường khác có một bộ do Sở VHTTDL cấp. Tại đây, các em được các nghệ nhân dạy về nội dung và hình thức diễn tấu, cách đánh, nhịp điệu từng bài chiêng… quen thuộc trong đời sống. Với bộ môn không chính thức, cồng chiêng đang được nhiều học sinh ủng hộ và tham gia. Nhiều trường đã có các đội chiêng với những lứa tuổi khác nhau. Việc đưa cồng chiêng vào môi trường học đường không chỉ gìn giữ tiếng chiêng, tiếng trống mà còn rèn luyện thêm ý thức giúp các em biết gìn giữ tinh hoa dân tộc. Hiện nay đa số các “thầy, cô” được nhà trường mời về dạy đều là các nghệ nhân tại các buôn, bon ngay tại địa phương. Nghệ nhân H’Nhum, xã Đắk N’drung, người đang dạy cồng chiêng cho học sinh trường dân tộc nội trú huyện Đắk Song tâm sự: “Hiện nay hầu hết các thế hệ trẻ đều không quan tâm đến cồng chiêng, không biết đánh và cảm nhận tiết tấu các bài chiêng. Từ khi được mời về dạy tại trường, tôi thấy các em rất nhiệt tình tham gia với môn này. Nhiều em đã học rất nhanh và đánh rất giỏi. Việc đưa cồng chiêng đến với môi trường học đường là một tín hiệu đáng mừng và cần được phát huy trong thời gian tới”. Với niềm đam mê tiếng nhạc dân tộc, nhiều nghệ nhân đã truyền âm vang cồng chiêng, mang bầu không khí vui tươi mỗi buổi cuối tuần tại nhiều trường học tại Đắk Nông. Ông Tô Đình Tuấn, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, trong 117 bon, buôn có 86 nghệ nhân có năng khiếu truyền dạy cồng chiêng. Việc đưa cồng chiêng vào dạy tại các trường học đã mang lại hiệu quả, các em nhiệt tình tham gia. Đây là tín hiệu mừng trong chặng đường khôi phục gìn giữ cồng chiêng nói riêng và các bản sắc văn hóa khác nói chung. Bên cạnh, việc dạy nghệ thuật cồng chiêng, ngành văn hóa cũng khuyến khích các trường học tổ chức cho các em tiếp xúc với một số hình thức văn hóa như các điệu múa, hát dân ca dân tộc… Q.HuY Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Long An Trong 2 ngày 15 và 16/02, tại đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước (tỉnh Long An), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An phối hợp cùng huyện Cần Đước tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Long An, lần thứ XX. Hơn 100 nghệ nhân, nhạc sĩ của 11 Ban Đờn ca tài tử trong tỉnh và ở các tỉnh/thành như Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long đã tham dự Liên hoan. Các đại biểu dự Liên hoan đã thắp hương tưởng niệm nghệ nhân Nguyễn Quang Đại - người nhạc sỹ tiền phong nhạc lễ, nhạc tài tử Nam bộ. Ông đã đến huyện Cần Đước và truyền dạy bộ môn nghệ thuật đã trở thành “quốc hồn, quốc túy” này ở vùng đất phương Nam. Dịp này, tỉnh Long An cũng có 3 nghệ nhân Đờn ca tài tử được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian”. Theo Ban Tổ chức, tại Liên hoan năm nay, các Ban Đờn ca tài tử biểu diễn chương trình có thời lượng từ 5060 phút với các bản tài tử, vọng cổ có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi công cuộc đổi mới, xây dựng xã nông thôn mới... Tại Liên hoan còn diễn ra triển lãm ảnh, tiểu sử của các nghệ nhân đã có đóng góp cho sự phát triển Đờn ca tài tử Nam bộ và những thành tựu đổi mới trên lĩnh vực kinh tế-xã hội của tỉnh Long An. Liên hoan Đờn ca tài tử là dịp để các nghệ nhân tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân có công sáng tạo ra bộ môn Đờn ca tài tử Nam bộ; đồng thời, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, nhạc sĩ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử. t.LâM khôi phục và lưu truyền các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong các dịp lễ hội nói chung và các dịp lễ hội của người Cơ Tu nói riêng để qua đó lưu truyền các loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo này. Điệu múa Tung tung ja ja là tuyệt tác, là tâm hồn và là biểu tượng của văn hoá truyền thống Cơ Tu. Vì vậy nó sẽ sống mãi trong đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ Tu. t.t.n số 1064 l 27.02.2014 15
  • 16. nhân tố mới Mô hình du lịch thu hút du khách ở Đồng bằng sông Cửu Long Thành phố Cần Thơ được xem là điểm đến hấp dẫn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều mô hình du lịch sinh thái, vườn cây ăn trái. Hầu hết khách du lịch đến Cần Thơ ngoài tham quan Chợ Nổi, nhà cổ, các khu vườn sinh thái... đều tham gia các dịch vụ câu cá giải trí nên dịch vụ này gần đây được các công ty du lịch đưa vào chương trình trọn gói trong một tour tham quan, thu hút hàng ngàn lượt khách trải nghiệm. Hiện nay, đa số khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích cảnh quan tự nhiên, khám phá và trải nghiệm các hoạt động trong cuộc sống dân dã. Vì vậy, câu cá giải trí trở thành một trong những dịch vụ hút khách. Anh Huỳnh Hữu Lợi, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt được nhiều người biết đến nhờ mô hình cà phê - câu cá sân vườn của gia đình. Sau gầ̀n 2 năm tìm hiểu, học hỏi các mô hình câu cá giải trí ở một số khu du lịch có tiếng, nhận thấy về khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện và khả năng kinh tế của gia đình có thể phát triển dịch vụ câu cá giải trí nên anh mạnh dạn đầu tư 3 ao nuôi cá kết hợp với quán cà phê nhà mát để khách có thể vừa thư giãn uống cà phê vừa câu cá. Bước đầu khởi nghiệp trên diện tích 3.000m2 vườn nhà, anh Lợi đã dành hơn 500 triệu đồng đào ao, mua cá giống, xây sửa các khu nhà mát, mở thêm bếp chế biến thức ăn để khách có thể thưởng thức món ăn từ thành quả mà mình câu được. Nhờ vậy, lượng khách đến câu cá ngày càng tăng, vào mùa hè khoảng tháng 5-8, lượt khách tăng cao. Mỗi ngày có thể lên đến 100 lượt khách, chưa kể khách theo đoàn. Bên cạnh kinh doanh dịch vụ cà phê-câu cá giải trí, anh Lợi còn thu lợi nhuận đáng kể từ việc thu hoạch cá, trung bình 4-5 tháng/đợt, mỗi đợt khoảng 3 tấn cá các loại. Sau gần 3 năm, gia đình anh Lập đã có thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm. Thành phố Cần Thơ còn có hơn 200 mô hình câu cá giải trí đạt hiệu quả kinh tế cao; trong đó, có nhiều mô hình của đoàn viên thanh niên các quận, huyện. Anh Nguyễn Chánh Tín, Bí thư Chi đoàn phường Bình Thủy, quận Bình Thủy cho biết: 3 năm trở lại đây, đoàn viên thanh niên ở nông thôn, cụ thể là ở Bình Thủy có xu hướng kết hợp chăn nuôi, trồng trọt với phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ giải trí, phổ biến nhất là câu cá với qui mô vừa và nhỏ. Trung bình mỗi nơi có từ 250 đến 300 khách/tháng. Ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở VHTTDL TP. Cần Thơ cho hay: Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của thành phố trong năm 2014 là tạo điều kiện phát triển du lịch, nhất là du lịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm tận dụng tiềm năng kinh tế nông nghiệp, lợi thế về địa lý, khí hậu để phát triển du lịch sinh thái... Qua đó, giúp nông dân có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và làm thay đổi diện mạo nông thôn trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. HuY LOng Tour du lịch ấn tượng ở Đồng Tháp Tour du lịch “Theo dấu chân người tình” tại Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp - nơi được Bộ VHTTDL công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2009, vừa được Hiệp hội UNESCO Việt Nam vinh danh Top 100 điểm đến ấn tượng Việt Nam năm 2013. Năm qua, điểm du lịch này có hơn 30 ngàn lượt khách đến tham quan, nhiều nhất là khách du lịch đến từ các nước Châu Âu. Anh Nguyễn Văn Lượng - Quản lý Nhà cổ Huỳnh Lê Thủy cho biết: Từ đầu năm đến nay có gần 6 ngàn lượt khách nước ngoài đến tham quan, nhiều nhất là khách du lịch Pháp. 16 số 1064 l 27.02.2014 Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm ở đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê xây dựng năm 1895 và được trùng tu năm 1917). Ngôi nhà có kiến trúc độc đáo theo kiểu Đông-Tây kết hợp. Kiến trúc truyền thống của Pháp cao ráo thoáng mát, tường xây bằng gạch dày 30-40cm, gạch lót nền được đem từ Pháp qua. Tuy nhiên, hình dáng nhà vẫn giữ theo kiểu nhà truyền thống của người Việt, mái lợp ngói âm dương, nhà có ba gian, cửa gỗ chạm khắc công phu, tinh xảo. Những đồ trang trí nội thất như đồng hồ thời Pháp, máy hát đĩa quay tay, tivi có cửa kéo, những vật dụng khác như thố, bộ bình trà, các loại đèn dầu… vẫn còn được lưu giữ. Ngôi nhà trở nên nổi tiếng bởi cuộc tình không biên giới giữa chàng công tử Huỳnh Thủy Lê với cô gái Pháp tên Marguerite Duras. Ông Huỳnh Thủy Lê từng du học tại Pháp và tình cờ gặp nữ văn sĩ Marguerite Duras trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929. Hai người yêu nhau tha thiết nhưng không thành. Câu chuyện tình ấy sau này đã được nhà văn Marguerite Duras kể lại trong cuốn tiểu thuyết L’Amant (tiếng Việt là “Người tình”). Năm 1984, cuốn tiểu thuyết được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên thế giới và đoạt giải thưởng