Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên

Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG
THÁI HỒ KIM PHỤNG
NGÔN NGỮ “THỜI @”
TRÊN MẠNG VÀ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN
(Tiểu luận khoa học)
MÃ TÀI LIỆU: 81221
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Vân
Tp.Hồ Chí Minh tháng 11-2013
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................2
Lí do chọn đề tài..........................................................................................................................2
2. Nguyên nhân xuất hiện ngôn ngữ “thời @” ............................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................4
3.1. Ý nghĩa khoa học..............................................................................................................4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................4
5. Bố cục đề tài ............................................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................................6
I. VÀI NÉT CHUNG VỀ NGÔN NGỮ “THỜI @” .................................................................6
1.1. Khái niệm ngôn ngữ .........................................................................................................6
1.2. Khái niệm ngôn ngữ “thời @”..........................................................................................6
1.3. Lịch sử hình thành............................................................................................................6
1.4. Ngôn ngữ “thời @” ở Việt Nam, quá trình phát triển. .....................................................7
1.5. Ngôn ngữ “thời @” thường được sử dụng ở đâu?............................................................7
1.6. Những khác biệt so với tiếng Việt....................................................................................7
II. CÁC DẠNG BIẾN THÁI CỦA NGÔN NGỮ “THỜI @” ....................................................8
2.1. Biểu hiện qua biến đổi âm tiết..........................................................................................8
2.2. Biểu hiện qua việc kết hợp tiếng Việt và tiếng nước ngoài..............................................9
2.3. Biểu hiện qua việc thay ký tự và tạo ra ngôn ngữ mật mã .............................................10
2.4. Biểu hiện qua cách dùng tiếng lóng................................................................................12
2.5. Biểu hiện qua việc “sáng tạo” ra những “thành ngữ- tục ngữ mới”...............................13
III. NGUYÊN NHÂN, TIỆN ÍCH VÀ NHỮNG HỆ LUỴ KHI GIỚI TRẺ SÍNH NGÔN NGỮ
“THỜI @” .................................................................................................................................14
3.1. Nguyên nhân...................................................................................................................14
3.2. Một vài tiện ích...............................................................................................................15
3.3. Những hệ lụy khi sử dụng tràn lan ngôn ngữ “thời @”..................................................16
IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẦN THIẾT ĐỂ GIẢM THIỂU LỐI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
“THỜI @” .................................................................................................................................17
KẾT LUẬN ...................................................................................................................................19
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................20
BẢNG CÂU HỎI KHÁO SÁT .................................................................................................20
2
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU ...................................................................23
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ của dân tộc mình gắn liền với sự ra đời và phát
triển của quốc gia đó. Ở Việt Nam, tiếng Việt là Quốc ngữ, biểu trưng cao đẹp của
văn hoá Việt Nam. Hồ Chí Minh đã từng dạy rằng : ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng
lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm
cho nó phát triển ngày một rộng khắp.
Nhưng hiện nay có hiện tượng giới trẻ đang tự tạo cho mình một thứ ngôn ngữ
riêng. Người ta thường gọi đó là thứ ngôn ngữ “thời @”. Các bạn trẻ đang lạm dụng
loại ngôn ngữ này để nhắn tin qua điện thoại, trao đổi thông tin với nhau qua Internet.
Có nhiều người còn gọi đó là “ngôn ngữ teen”. Sẽ không khó tìm kiếm những ngôn
ngữ này trên các trang mạng, trên nhật ký trực tuyến, trên cả những bài kiểm tra ở lớp
hay ở giảng đường, đặc biệt là tán gẫu qua tin nhắn điện thoại Nó xa
lạ với ngôn ngữ phổ thông và cũng chẳng giống với một ngôn ngữ nào trên thế giới.
Nó bao gồm những ký hiệu phức tạp, tiếng lóng, xen lẫn ngoại ngữ và đặc biệt là
nhiều từ được viết theo âm đọc, nhưng lại bị biến tướng theo hướng sai chính tả. Điều
đó đã ảnh hưởng không ít đến sự trong sáng và vẻ đẹp được kết tinh từ bao đời nay
của tiếng Việt.
Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng này? Bài trừ hay chấp nhận nó
trong thời đại thông tin siêu tốc? Hay là chấp nhận ở một chừng mực nào đó để vừa
đảm bảo tăng cường tính tốc độ của thông tin vừa gìn giữ được vẻ đẹp của tiếng “Ta”?
Trong phạm vi một bài tiểu luận, người viết không hy vọng giải quyết được tận gốc
vấn đề, mà chỉ đưa ra một số ý kiến nhận xét, đánh giá và một vài giải pháp khắc
phục sau khi đã tiến hành khảo sát loại ngôn ngữ “thời @” ở một số cơ sở,
3
nhằm giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn để góp phần giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt trong thời đại số hóa.
2. Nguyên nhân xuất hiện ngôn ngữ “thời @”
Trong bối cảnh hoà nhập vào trào lưu hiện đại của thế giới, Việt Nam bước vào
giai đoạn mở cửa trong mọi lĩnh vực từ kinh tế đến văn hoá. Trong thời kỳ bao cấp
dân ta chỉ được tiếp xúc với văn hoá cộng đồng các nước XHCN, trong đó chủ yếu
là văn hoá Liên Xô và văn hóa Trung Quốc. Ngoại ngữ được học trong trường từ
phổ thông đến đại học là Trung văn, Nga văn thì đến giai đoạn này nền văn hoá thế
giới tràn ngập vào nước ta, trong đó với thế mạnh tiếng Anh là ngôn ngữ được sử
dụng phổ cập trong giao tiếp và trong nhiều lĩnh vực đã dần dần có vị trí quan trọng
trong sự đào tạo, giáo dục của nước ta. Điều này cắt nghĩa vì sao tiếng Anh lại có
ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước ta. Ngôn ngữ @ một phần biến thái chủ yếu cũng từ
tiếng Anh.
Hơn nữa, ngày nay, điện thoại di động, máy tính kèm theo hàng loạt những
ứng dụng của các phương tiện này là Internet, nhắn tin, chát, trò chơi điện tử... đã
trở thành thông dụng được người Việt Nam, đặc biệt giới trẻ, ưa thích. Một trong
những ứng dụng quan trọng ra đời là nhắn tin tất phải có một công nghệ nhắn tin
kèm theo. Làm sao trong khoảng thời gian ngắn chuyển tải được lượng thông tin cần
thiết đến người nhận là một yêu cầu. “ngôn ngữ @” thể hiện sự ngắn gọn trong tin
nhắn, chát… tiết kiệm được ký tự, dễ truyền đi. Đây chính là cơ sở để tạo ra số từ
vựng nhắn tin, cũng đồng thời sinh ra sự biến thái của ngôn ngữ giao tiếp của giới
trẻ nước ta. Sự chế biến cách viết trong nhắn tin cộng với việc sử dụng tiếng Anh đã
thêm một lần làm gia tăng biến thái ngôn ngữ.
* Hậu quả của việc sử dụng “ngôn ngữ @”
Mặc dù có một vài tiện ích, nhưng việc sử dụng tràn lan loại ngôn ngữ này
cũng gây ra không ít những hệ luỵ:
- Khủng hoảng ngôn ngữ : tin nhắn, chat, mạng xã hội…
4
- Mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Gây ra những hiểu lầm đáng tiếc.
- Khó khăn trong việc trao đổi thông tin giữa tuổi teen và phụ huynh và các đối
tượng khác….
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
+ Về mặt kiến thức: bài viết cố gắng lý giải nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng
ngôn ngữ @: do xã hội Việt Nam có sự hội nhập vào các trào lưu hiện đại của thế
giới, sự bùng nổ của Interrnet, của các kênh thông tin siêu tốc, nên ngôn ngữ có sự
biến thái có tính quy luật tất yếu trong thời đại ngày nay. Từ đó bài viết cũng gợi ý
cho người đọc hiểu được xu hướng phát triển, những thay đổi cũng như cách nghĩ
của giới trẻ hiện nay. Giới trẻ thời @ muốn tìm sự khác biệt, sự lạ hoá ở nhiều
phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Tuy nhiên sự “lạ” ấy có thật sự đem lại cái
“mới” không, có được xã hội chấp nhận không lại là chuyện khác.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng trong đời sống:
+ Hiểu và dễ dàng tiếp cận sâu vào thế giới “tuổi teen”.
+ Kịp thời phát hiện những chiều hướng xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sự phát triển và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt và điều chỉnh cho phù hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu và đánh giá, chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau :
+ Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
+ Phương pháp so sánh, phân tích
+ Phương pháp tổng hợp và hệ thống
5
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các
đối tượng sau:
Đối tượng học sinh từ 13-19 tuổi (cấp 2,3 và SV đại học )
Phạm vị nghiên cứu: Các trường THPT nằm trong địa bàn TP HCM:
Trường PTTH Lương Thế Vinh số 131, Cô Bắc, Quận 1
Trường THCS và THPT Lạc Hồng số 2278/5, Quốc lộ 1A, Trung Linh
Tây, Quận 12.
Trường THCS Chu Văn An số 115, Cống Quỳnh, Quận 1
Sinh viên khoa PR, ĐH Văn Lang
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài triển khai theo các vấn đề như sau :
I. Vài nét chung về ngôn ngữ “thời @”
II. Các dạng biến thái của ngôn ngữ “thời @”
III. Nguyên nhân, tiện ích và những hệ luỵ khi giới trẻ sính ngôn ngữ “thời @”
IV. Một số đề xuất cần thiết để giảm thiểu lối sử dụng ngôn ngữ “thời @”
6
PHẦN NỘI DUNG
I. VÀI NÉT CHUNG VỀ NGÔN NGỮ “THỜI @”
1.1. Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là gì ? Theo Từ điển triết học : “là hệ thống tín hiệu vật chất chứa
đựng mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và phát
triển”. Nói một cách khác : ngôn ngữ là công cụ người ta dùng để biểu đạt ý nghĩa
và tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau. Vì thế ngôn
ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống.
1.2. Khái niệm ngôn ngữ “thời @”
Ngôn ngữ “thời @” là loại hình ngôn ngữ được thay đổi từ các loại hình ngôn
ngữ chính thống, bao gồm sự kết hợp của các ký hiệu khác nhau thường được sử
dụng trên internet hay trong tin nhắn điện thoại nên đấy chưa thể coi là một ngôn
ngữ hoàn chỉnh mà chỉ có thể coi là sự biến tướng hoặc một nhánh phát triển của
ngôn ngữ. Vì được sáng tạo một cách tự phát và không có hệ thống học thuật nào ghi
lại và chấp nhận, nó thay đổi liên tục theo sự sáng tạo của mọi người nên đôi khi
không đáp ứng được nhu cầu “hiểu” của một ngôn ngữ.
1.3. Lịch sử hình thành
1.4.1. Bắt nguồn từ sự ra đời của internet và điện thoại di động:
Sự phát triển của lĩnh vực viễn thông, internet cùng với nhịp sống công nghiệp
trong bối cảnh toàn cầu hóa đã làm “ngôn ngữ teen” phổ biến nhanh và rộng khắp.
1.4.2. Bắt nguồn từ nhu cầu viết tắt
- Nhanh
- Tiết kiệm
7
1.4.3. Bắt nguồn từ tâm lý lứa tuổi
- Thích khẳng định bản thân
- Chạy theo thời đại để “hợp thời”
- Muốn thoát khỏi sự quản lý của người lớn.
1.4. Ngôn ngữ “thời @” ở Việt Nam, quá trình phát triển.
1994: số người kết nối internet đếm trên đầu ngón tay
1998: internet và di động vẫn là một thứ xa xỉ
2000: chỉ dùng chủ yếu để chơi game và tán ngẫu
2000 đến 2006 đã có thay đổi chóng mặt: điện thoại di động và internet dần
trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Càng sử dụng nhiều
giới trẻ càng nghĩ ra nhiều cách biến đổi mà theo họ là độc đáo và mới lạ nhưng vẫn
đảm bảo có thể hiểu được.Chúng cứ từ từ thâm nhập, trở thành thói quen không thể
từ bỏ ngay được của phần lớn thanh thiếu niên.
Trong 5 năm gần đây giới trẻ có nhiều dịch vụ mạng xã hội để lựa chọn:
Facebook, Twitter, …..từ đó được tự do thể hiện cái “tôi” cái “khác người”
1.5. Ngôn ngữ “thời @” thường được sử dụng ở đâu?
- Trong quá trình chát, nhắn tin, và sử dụng các dich vụ trên internet,…..
- Trong quá trình học tập
- Sử dụng khi ghi bài trên lớp
- Sử dụng khi làm bài thi, tiểu luận
1.6. Những khác biệt so với tiếng Việt
Ngôn ngữ “thời @” được rút gọn hơn vì nhiều lí do: viết nhanh hơn, cũng do
tin nhắn trong điện thoại di động giới hạn 160 kí tự/tin nhắn nên các bạn trẻ phải viết
ngắn hơn để viết được nhiều hơn nội dung mình cần thể hiện và tiết kiệm chi phí nhắn
tin…
Yếu tố cấu thành nên từ, câu, ngữ nghĩa.
Thể hiện sự sáng tạo, năng động, cá tính cá nhân.
Thể hiện cảm xúc chân thật hơn.
8
Đảm bảo riêng tư với người lớn.
Là “mốt”.
II. CÁC DẠNG BIẾN THÁI CỦA NGÔN NGỮ “THỜI @”
Một bộ phận giới trẻ đang say sưa chế biến và sử dụng “ngôn ngữ @” bằng
cách lai ghép, thay thế vô lối từ ngữ tiếng Việt, làm giảm đi sự trong sáng của tiếng
mẹ đẻ. Sự chế biến này không phải là những trường hợp cá biệt. Hiện nay, kiểu sử
dụng ngôn ngữ như trên xuất hiện tràn lan ở hầu hết các diễn đàn (forum), nhật ký
trực tuyến (blog), nhất là khi tán gẫu (chat) qua mạng. Đối tượng sử dụng chủ yếu là
giới trẻ, thuộc nhóm tuổi “teen” (từ 13 – 19 tuổi), trong đó phần lớn là học sinh phổ
thông và một bộ phận sinh viên.
2.1. Biểu hiện qua biến đổi âm tiết
2.1.1. Lối dùng gần âm cùng nghĩa
- Để nhắn tin thật nhanh, thật gọn, các bạn trẻ thường viết không dấu, viêt tắt :
biết =bít; viết = vít; buồn = bùn;
- Một số nguyên âm bị thay đổi đến méo mó, dị dạng, tức là biến các nguyên
âm, phụ âm sang âm, từ khác hay còn gọi là viết tắt tự tạo.
Ví dụ:
a thành e, 4. VD: làm sao -> lèm seo, l4m s4o
ô, ơ thành u. VD: hôm nay -> hum nay, trời ơi -> trùi ui.
b thành p. VD: bó tay -> pó tay, Vân béo -> Vân péo.
qu thành w. VD: quê quá -> wê wá.
c, ch thành k. VD: thích -> thik.
iê, ê thành i. VD: biết -> bít, chết -> chít.
n thành l, l thành n. VD: nhìu nắm.
i thành j, 1. VD: xinh xinh -> xjnh xjnh // x1nh x1nh.
ph thành f. VD: Ưng Hoàng Phúc -> Ưng Hoàng Fúk.
gi thành j, z. VD: giải thích -> jải thik, chán như con gián -> chán như kon
zán.
d, v thành z. VD: vì vậy -> zì zậy, vô duyên -> zô zin.
9
Chẳng hạn một bạn gái viết : “Tui là mem mới đêy. Xynk vừa đủ, sexy đủ xài, làm
wen nhoa” (Tôi là thành viên mới đây. Xinh vừa đủ, gợi cảm đủ xài, làm quen nha).
Có thể bắt gặp kiểu ngôn ngữ trên bất cứ lúc nào nếu bạn vào một vài “cửa sổ
chát”, hoặc tập san cá nhân trực tuyến (trang blog) cá nhân: “Thông béo thông béo,
tui xin kiu gọi các thành viên hãy tích cực việc đội mũ bẻo hỉm khi đi ra đường
ghen. Vì seo à? Để đẻm bẻo en tòn dzì cái đầu của mình là quan trọng nhứt mờ.
Hơn nữa, bi giờ cũng có nhìu kỉu địp lém đoá. Nhà tui vừa mở tịm bán mũ bẻo hỉm,
ai có thec mec gì thì gọi cho tui. Mong pà kon ủng hộ.Ka ka ka ka….”
2.1.2. Lối viết tắt khi gõ bàn phím trên máy tính
Tức là người viết sử dụng dấu thanh và âm sắc nhưng không đặt trực tiếp lên
chữ cái mà đặt như là một kí tự độc lập. Các kí tự này dễ dàng thao tác được trên bàn
phím và có thể đặt linh hoạt trong cấu tr1uc cấu tạo nên từ ngữ. Đơn cử, ta chỉ cần
bấm shift + 6 sẽ có dấu ^ gắn vào các chữ a,e,o…, hay phím ` và ~ ở góc trên bàn
phím có thể xem là dấu huyền và ngã, kí tự „ là dấu sắc, kí tự * gắn vào o,u thành ơ,
ư... Ví dụ như câu: “Sáng nay trong lớp có bài kiểm tra toán” sẽ thành “ Sang‟ nay
trg lo*‟p co‟ ba`i kiem? tra toa‟n”. Việc đặt dấu thanh và âm sắc cũng khá tùy tiện, có
thể ngay sau kí tự cần thêm.
Trong thực tế, tất cả các dạng này, dù là về kí tự hay thanh sắc, đều được sử
dụng một cách tổng hợp và không theo một quy luật cụ thể nào cả, chủ yếu do thói
quen của người viết.
2.2. Biểu hiện qua việc kết hợp tiếng Việt và tiếng nước ngoài
Từ sự biến đổi hình vị, âm tiết, các đơn vị từ, đơn vị câu trong ngôn ngữ “thời
@” cũng biến đổi. Có thể bắt gặp những từ, những câu với sự kết hợp lộn xộn giữa
biểu tượng, viết tắt, các con số, dấu câu, tiếng Anh, tiếng Pháp với tiếng Việt như :
- Trông cô ấy rất lovely
- Mình không care chuyện đó
10
Trên một diễn đàn học tập được lập bởi một nhóm học sinh phía Bắc, có đoạn hai
thành viên tán gẫu với nhau:
- Meoiumanga: Chiều nay bị dò bài, không thuộc. Ugly tiger quá! –
- PandaUc: No have spend, chuyện đó bình thường mà.
- Meoiumanga: Bài dồn dập thế này thì give me beg two word soldier black
peace...
2.3. Biểu hiện qua việc thay ký tự và tạo ra ngôn ngữ mật mã
Mục đích của việc thay ký tự của giới tuổi teen là để thoát khỏi sự kiểm duyệt
của cha mẹ. Các em thường thoả thuận ngầm như sau :
- Đổi chữ cái Việt sang con số: A=4; E=3; I=1;
- Đổi số sang chữ :
0 thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...
1 thành want. VD: i1u = I want U.
2 thành hi, to, two. VD: 9 day 2 u, 2morow = tomorow, 2day = today.
3 thành e. VD: love forever = lov3 for3v3r.
4 thành for, four. VD: 4rum, 4 you, B4 = before, 4ever = forever.
7 thành thất = thất. VD: 7 luv = thất tình.
8 thành tán gẫu, bốc fét, chém gió.
9 thành nice, nine, night.
Cao siêu hơn, gần đây thế hệ “Teen – 9X” đã “cải tiến” và cho ra đời mộtloại
ngôn ngữ @ version 2 hay còn gọi là ngôn ngữ mật mã.
A = Cl
B = 3 hoặc ß (ß = Alt+225)
C = (
D = ])
E = F_
G = (¬ (¬ = Alt + 170)
11
H = †| († = Alt+0134)
I = ]
K = ]<
L = ]_
M = /v
N = ][
O = º (º = Alt + 248 = Alt+0186)
P = ]º
QU = v/
R = Pv
S = §
T = † († = Alt+0134)
U = µ (µ = Alt+230)
V = v
W = v/
X = ><
Y = ¥ (¥ = Alt+157)
Những trường hợp cá biệt tạo ra một thứ siêu ngôn ngữ như :
»¦«(¯`..¯¶¯®ª¡.†¡m.ßåñ§.§¡ª.»¦«.§ªþ.†¶¬ªñђ.ñµø¢.+)ª..»¦«..ñ§ẩñ..+)ªµ..£ëñ
..†®ơỈ
»¦«..¥..ª..√ø.+)øỈ .»¦«.ǵ'¡..mª†..§µø§..§ø^¡.»¦«.ñØ¡..!)ø¡..+)ø..ª …»¦«
(Nguồn:Facebook.com)
Hoặc đưa ra loại từ điển quái dị :
Oki được hiểu là đồng ý. Li là chào. Del là sửa bỏ, gạt đi. Ngơi là ngăn lại.
Humni là hôm nay. Iu là yêu. No table là không bàn ... ken-xồ (cancel – huỷ bỏ, hoãn);
del (xoá bỏ, chấm dứt); ngơi (nghỉ, giải lao, thư giãn) v.v.
12
Xin được trích một câu nhắn tin của bạn trẻ khi sử dụng loại ngôn ngữ đặc
chủng này: Tối này go uot nhé. Nếu OK thì phone cho tui. Đồn có địch, no table!
Tạm dịch: Tối này đi nhé. Nếu được thì gọi điện cho tôi. Nhà đang có khách.
Không bàn tiếp...
Hình 1. Ví dụ và một đoạn “tâm trạng” theo ngôn ngữ teen được phần mềm V2V
dịch lại.
Nguồn: http://nld.com.vn/20100528124035604P0C1002/ngon-ngu-bien-thai.htm
2.4. Biểu hiện qua cách dùng tiếng lóng
Tiếng lóng được cấu tạo trên hiện tượng đồng âm nhưng khác nghĩa. Ví dụ :
Lý Thường Kiệt (keo kiệt); Lý Mạc Sầu (sầu não); bồ kết (kết ai đó, thích ai đó); Phan
Đình Giót (rót bia rượu); Nông Quốc Chấn (lấy tiền của ai đó); Yết Kiêu: kiêu căng
- Dùng từ nói lái. Ví dụ: Chà đồ nhôm: chôm đồ nhà; Đâm chuột: đi tắm (chuột là
tí, đâm chuột là đâm tí, nói lái thành đi tắm).
- Trong quán bia nơi ngôn ngữ được thả phanh, người ta thích dùng tiếng lóng cho
tăng vẻ hài hước. Chẳng hạn, các bia sĩ nói với nhau: Nào hãy Phan Đình Giót đi
(rót bia). Phải Nông Quốc Chấn thằng cha kia đi, kẻo hết tiền thì anh em mình phải
Juven tút (chuồn) đấy. Còn tớ, uống thế thôi, không tớ lại "ác dê nôn xong là
livécphun" (nôn và phun ra) 1 trận thì mệt lắm!
Sau đây là hàng loạt ví dụ dùng tiếng lóng của giới trẻ:
13
A kay: Cay, cay cú (tức tối vì bị thất bại hoặc không làm được điều mà mình
mong muốn). Hôm qua thằng bạn mày bị một vố có vẻ a kay lắm đấy.
A kay con chim cú: Cay cú. Chúng nó rủ nhau đi karaoke mà không thèm gọi
tao, a kay con chim cú không chịu được.
A la đanh (Aladin): Người nghiện ma tuý (thường nói về những kẻ ngồi bàn
đèn). Khu vực này an ninh ngày càng kém vì số lượng các “a la đanh” ngày
một nhiều.
A lô: 1. Mồm. Cẩn thận không tao đánh cho vỡ a lô bây giờ. 2. Thông báo
(bằng điện thoại). Có tin gì mới thì a lô cho tao biết với nhé.
A sê nôn (Arsenal): Ói mửa, nôn (do say rượu bia). Uống vừa vừa thôi không
lại a sê nôn ra đây thì không ai dọn cho đâu!
A xít: Chua ngoa. Con bé ấy nhìn thì hiền thế thôi chứ a xít lắm đó.
Ái : 1. Ái nam ái nữ, lưỡng tính. Cái thằng mới chuyển về lớp mình ấy đúng là
ái rồi, trông biết ngay, cứ ưỡn à ưỡn ẹo trông phát ghét! 2. Đồng tính.
Anh bạn nhỏ: Dương vật. Mỗi bạn trai chỉ có duy nhất một “anh bạn nhỏ”,
hãy gìn giữ cẩn trọng!
Anh hai: Bố (đẻ). Hôm qua tao sang nhà mày, bị anh hai mày sạc cho một
trận vì tội rủ rê mày đi lắc.
Anh hùng núp: Chỉ những cảnh sát giao thông núp ở chỗ khuất để cố ý rình
phạt người vi phạm luật lệ giao thông. Mày qua ngã tư đi đứng cẩn thận, nhìn
cho kĩ vào! Anh hùng núp bây giờ nhiều lắm!
2.5. Biểu hiện qua việc “sáng tạo” ra những “thành ngữ- tục ngữ mới”
Thay cho câu đàn bầu gảy tai trâu, thì các bạn trẻ hiện nay nói muỗi đốt inox;
ngu như bò = ngu như con cóc, ngốc như milu; dốt đặc cán mai = dốt đặc cán cuốc,...
Kiểu nói này người lớn gọi là “xuyên tạc” nhưng lại được giới trẻ ưa chuộng vì nghe
có vẻ hiện đại, dí dỏm, hài hước đúng chất “teen”.
14
Trong lớp học, học sinh thì thào với nhau khi thầy giáo vắng mặt: Thầy đi đâu
mà "đầu lâu" thế. Đã vậy thì bọn mình cứ "thoải con gà mái" đi.
Tệ hại hơn, thứ ngôn ngữ "ma muội" cần lên án này lại còn được Nhà xuất bản
Mỹ Thuật thuộc ngành văn hoá sưu tầm, tập hợp trong một cuốn sách mang tên "Sát
thủ đầu mưng mủ", nhân vụ án về tên sát nhân ngàn lần đáng lên án Lê Văn Luyện,
khi sát hại cả một gia đình lương thiện. Trong "tác phẩm" khủng khiếp này các "nhà
văn hoá" đã liều lĩnh đưa ra những mẫu câu đáng sợ như "tự nhiên như cô
tiên","ngất ngây con gà tây", tào lao bí đao", "đã xấu lại còn xa", “thần kinh
rung rinh giẫm phải đinh”...
Sự biến thái, phá vỡ mọi qui luật của ngôn ngữ này càng có đất tung hoành
dụng võ hơn trong các tin nhắn, trong chát, trong thư điện tử của lứa trẻ.
III. NGUYÊN NHÂN, TIỆN ÍCH VÀ NHỮNG HỆ LUỴ KHI GIỚI TRẺ
SÍNH NGÔN NGỮ “THỜI @”
3.1. Nguyên nhân
- Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ đặc điểm của độ tuổi. Tuổi teen có tâm lý
thích cái mới, thích sáng tạo để khẳng định mình, do đó đã sáng tạo ra một loại “ngôn
ngữ riêng” nhằm “lưu hành nội bộ” trong giới của mình .
- Lối sống công nghiệp cần nhanh và gọn đã ảnh hưởng đến giới trẻ. Lối sống
ấy đã ảnh hưởng trong giao tiếp, cần tỉnh lược ngôn ngữ sao cho gọn, đỡ tốn thời
gian.
- Tuổi teen có nhiều điều khó chia sẻ với bố mẹ và thầy cô, nên họ tự sáng tạo
ra thứ ngôn ngữ “mật mã” để “chát” thoải mái với nhau mà tránh được sự kiểm soát
của gia đình và nhà trường
- Truyền thông đóng vai trò rất lớn đối với việc “truyền bá” lớp từ ngữ mới
này (Báo Hoa học trò, Mực tím, Sinh viên…có rất nhiều ngôn ngữ tuổi teen)
- Sự bùng nổ của Inrtenet
15
3.2. Một vài tiện ích
Trên thực tế viêc sử dụng ngôn ngữ “thời @” hoàn toàn không hẳn bị định kiến
của dư luận mà ta thường thấy. Trái lại ta nhận thấy đa số học sinh, sinh viên sử dụng
ngôn ngữ “thời @” vào các mục đích tích cực và rút gọn Tiếng Việt. Tuy việc nhận
thức về vấn đề ứng dụng ngôn ngữ “thời @” trong học tập cũng còn nhiều hạn chế
nhưng nói chung ngôn ngữ “thời @” vẫn là một phần không thể thiếu đối với đời
sống của học sinh, sinh viên. Sử dụng ngôn ngữ “thời @” có một số tiện ích sau :
- Nhanh, tiện lợi, tiết kiệm trong giao tiếp
- Giúp ghi bài giảng nhanh
- Khả năng biểu cảm qua ngôn ngữ cao
- Thể hiện sự sáng tạo
- Khả năng bảo mật với phụ huynh
Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện vô cùng quan trọng để giao tiếp, để trao đổi
thông tin. Con người tạo ra ngôn ngữ để phục vụ cho nhu cầu của mình, cũng tức là
ngôn ngữ nói chung phải phụ thuộc vào người nói và người viết mà không hề có chiều
ngược lại. Trong thời đại mà mọi thứ diễn ra với tốc độ chóng mặt, nhanh hay chậm
một khoảnh khắc nhỏ nhoi cũng có thể thay đổi vận mệnh thì việc dành một cơ số
thời gian trau chuốt ngôn từ, diễn đạt đúng chính tả, ngữ pháp có lẽ thực sự bất cập.
Đó là tiền đề để những cụm từ viết tắt ra đời. Cùng một nội dung có thể truyền đạt,
nhưng nếu viết tắt thì rõ ràng người viết có thể tiết kiệm được cả thời gian lẫn công
sức. Đấy là chưa kể đến cái lợi rõ ràng của việc viết tắt khi gửi tin nhắn sms, lí do là
một tin nhắn sms có giới hạn số kí tự là 160. Và cứ như vậy, các cụm từ viết tắt xuất
hiện ngày càng nhiều, có thể liệt kê một số như: ntn = như thế nào, không = 0, hôm
nay = hnay, bây giờ = bh, …
Cuộc sống trong thời đại mới ngày càng khắc nghiệt, khi mà chỉ những cá
nhân nổi bật, biết tự tỏa sáng trong biển người mới có thể giành lấy được những cơ
hội thành công đã khiến cho khát vọng thể hiện cái tôi càng lúc càng mạnh mẽ. Đó
16
cũng chính là động lực để các bạn học sinh – sinh viên dày công nghiên cứu, phát
minh ra những biến thể ngôn ngữ mới. Bên cạnh đó, việc những kí tự như: @,$,^,*,
… trở nên quen thuộc với thế hệ trẻ qua bàn phím máy tính hay điện thoại di động,
chúng nghiễm nhiên trở thành nguồn nguyên liệu vô hạn cho sức sáng tạo của các thế
hệ 8X, 9X hay thậm chí là 10X.
Không dừng lại ở việc sáng tạo ra ngôn ngữ teen chỉ nhằm mục đích tiết kiệm
thời gian hay khẳng định cái tôi, thế hệ trẻ còn muốn thể hiện được cảm xúc một cách
chân thực cũng như đem lại nét ngộ nghĩnh, tươi vui trong từng con chữ, từng kí tự,
để có thể giải tỏa được những căng thẳng, những áp lực mà dòng đời bon chen, hối
hả tạo ra. Và từ đó, những biểu tượng mặt cười :) ^.^ hay mặt khóc T_T
:(,… ra đời. Vì thế , chúng ta cũng có thể nhìn nhận ngôn ngữ thời @ bằng một con
mắt bao dung và toàn diện, có thể chấp nhận ở một mức độ nào đó. Vì dù muốn hay
không, sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ thời @ hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu
thời đại, đi kèm với sự phát triển của tin nhắn sms, e-mail,…
3.3. Những hệ lụy khi sử dụng tràn lan ngôn ngữ “thời @”
Bên cạnh những tiện ích đã phân tích trên, việc sử dụng tràn lan như một thứ
mốt của ngôn ngữ thời @ cũng đem đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
- Ví dụ, một số học sinh vô cùng tự nhiên sử dụng hàng loạt cụm từ thuộc
“ngôn ngữ teen” vào bài kiểm tra do đã quen tay với việc sử dụng ngôn ngữ này
thường xuyên mỗi ngày.
- Loạn ngôn ngữ 9X sẽ có nguy cơ khủng hoảng tiếng Việt, thiếu ngôn ngữ
đẹp, lời văn hay.
- Cách viết ký tự vắn tắt dễ dẫn đến tình trạng lười tư duy, viết sai lỗi chính
tả, câu văn cộc lốc, vô cảm.
- Cuối cùng viết hay nói là để thông điệp cho người khác hiểu (đọc hiểu, nghe
hiểu) chứ không phải để đoán và … cảm thấy choáng váng trước mớ ngôn từ lộn
xộn.
17
IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẦN THIẾT ĐỂ GIẢM THIỂU LỐI SỬ DỤNG
NGÔN NGỮ “THỜI @”
Các diễn đàn trên mạng nên xây dựng Nội quy diễn đàn và kiểm tra việc chấp
hành nội quy của các thành viên là một trong những biện pháp tốt nhất.
Các thầy cô nên thiết lập một kênh đối thoại trực tiếp với các học sinh, từ đó
nhắc nhở các em không nên lạm dụng quá ngôn ngữ này và nghiêm cấm sử dụng nó
vào các bài viết và bài kiểm tra.
Các bậc phụ huynh nên trò chuyện cùng với con em mình như những người
bạn để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay và đưa ra những lời khuyên
một cách thiết thực nhất.
Nhà trường và đoàn thanh niên cần định hướng cho học sinh hiểu được giá trị
tốt đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ sự trong
sáng của tiếng Việt.
Một số kí hiệu rất độc đáo như T = † († = Alt+0134) , Y = ¥ (¥=Alt+157) , B
= 3 hoặc ß (ß = Alt+225) nhưng lại rườm rà, và tốn công đoạn nhấn tổ hợp phím. Để
khắc phục nó, ta nên sử dụng lại những kí tự bình thường (t,y,b) hoặc tìm cách ghi
thay thế sao cho ngắn nhất và dễ hiểu nhất. Ví dụ như B=3.
Tạo lập nhiều phần mềm giải mã kí tự “tuổi teen”
Nhận thấy nhu cầu của những người không có khả năng đọc hiểu ngôn ngữ chat
của giới trẻ, đầu năm lớp 8, Dương Đăng Trúc Khuyên – học sinh trường Trần Đại
Nghĩa – đã viết phần mềm v2V để giúp giải mã ngôn ngữ tuổi teen (hiện Trúc Khuyên
đang học lớp 11 chuyên tin, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). V2V dịch chính
xác khoảng 90% ngôn ngữ chat. v2V hiện đã được nâng cấp thành phiên bản 1.4.
Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung những định nghĩa tiếng lóng cho riêng mình.
Địa chỉ tải về chương trình v2V 1.4: http://www.mediafire.com/?ml1oxwjylcn
Bộ Giáo dục nên có những chương trình hành động thiết thực để phổ biến, định
hướng cũng như giúp các em hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ này.
18
19
KẾT LUẬN
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy
nghĩ của mình, mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy
cũng như ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách con người. Một ngôn ngữ đa
dạng, biểu cảm nhưng hàm xúc và logic là một tiêu chuẩn cần đặt ra cho những sáng
tạo mới. Bất kể ngôn ngữ nào cũng đều trải qua quá trình biến đổi lâu dài để phát
triển và hoàn thiện. Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy. Nếu so sánh những từ chúng
ta thường dùng ngày nay với các từ mà “các cụ ngày xưa” vẫn dùng, ta cũng thấy
khác nhau nhiều. Có rất nhiều từ mới với nhiều từ không mới nhưng được dùng với
nghĩa khác. Vì vậy, thế hệ 8x và 9x cũng đã phải vận dụng đầu óc, sự liên tưởng
phong phú của mình thì mới nghĩ ra được sự thay thế, và chúng cho là “hoàn hảo”.
Chúng tôi cho rằng ta không nên phản đối chuyện tạo từ vựng cũng như du nhập các
từ mới để làm phong phú thêm ngôn ngữ giao tiếp trên cộng đồng mạng. Cho nên
chúng ta không nên vội lo lắng, phiền lòng khi thấy giới trẻ ngày nay sử dụng quá
nhiều những từ ngữ, cách biểu hiện ngôn ngữ mới, lạ tai, khó hiểu….
Tuy nhiên, cũng cần phải có sự “kiểm soát” nhất định và tăng cường các hình
thức giáo dục để giới trẻ không quên rằng sản phẩm này đơn giản là một cuộc chơi
và chỉ nên có ở thế giới ảo. Nó hoàn toàn vô nghĩa nếu dùng nó trong văn bản chính
thống, trong giao tiếp, thông tin với những đối tượng khác (không phải chỉ giới trẻ).
Có như thế tiếng Việt mới không trở thành một tập hợp tùy tiện, thiếu cấu trúc, thiếu
logic.
20
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www.surveymonkey.com/s/S28VVY8
2. Đời sống học trò: Giải mã ngôn ngữ teen (Mỹ Chinh- Báo Mực Tím)
3. Ngôn ngữ teen thời @ (Thu Thảo- Báo 2!)
4. Ngôn ngữ thế hệ 9X (vnexpress.vn)
5. Đừng hoảng hốt với ngôn ngữ teen (Việt Phương- Vietbao.vn)
6. Phát triển và gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc
tế hiện nay (Nhiều tác giả, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc, trường đại học
Huflit HCM)
7. Sát thủ đầu mưng mủ (Thành Phong)
8. Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tái bản, NXB
Chính trị Quốc gia.
BẢNG CÂU HỎI KHÁO SÁT
Lời mở đầu:
Xin chào các bạn học sinh năng động, tự tin và đầy sáng tạo. Chúng tôi đang
thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội về vấn đề sử dụng “ngôn ngữ teen”
(ngôn ngữ chat, ngôn ngữ @ trong khi nhắn tin, trò chuyện qua mạng hay ghi chép
bài vở).
Chúng tôi hy vọng với sự năng động, tự tin của mình các bạn sẽ hoàn thành
phiếu khảo sát này một cách chính xác và trung thực. Sự giúp đỡ nhiệt tình của các
bạn là những đóng góp quan trọng cho sự thành công của chúng tôi.
Nội dung khảo sát:
21
Thông tin cá nhân:
Bạn sinh năm……………………………………..
Học sinh trường………………………………………………..Lớp: …………….
Thông tin điều tra:
Bạn sử dụng loại hình ngôn ngữ teen nào sau đây khi chat, nhắn tin: (có thể
chọn nhiều loại)
1. Sử dụng lệch âm ( dzui=vui, bit=biết, thoy=thôi, pé=bé, zị=vậy, wen=quen,
seo=sao, rùi=rồi….)
2. Sử dụng biểu tượng cảm xúc (emoticon) (, , , ==, @@, ^_^ , T
_
T
…
)
3. Viết tắt (dc=được, k0=không, j=gì…)
4. Sử dụng tiếng nước ngoài (sr=sorrry:xin lỗi, g9=goodnight: chúc ngủngon,
c=see:thấy, tks=thank you: cảm ơn…)
5. Sử dụng kí hiệu (~ = những, ♂=nam, ♀=nữ…)
6. Các loại mã hóa bảng chữ cái ( ><= x, ]o
= P….)
7. Không sử dụng
8. Một số loại khác (ghi ví dụ cụ thể .............................................)
Bạn có sử dụng loại hình ngôn ngữ teen nào trong số 8 loại trên khi chép bài
hoặc kiểm tra: (có thể chọn nhiều loại) loại 1 , loại 2 , loại 3 , loại 4 , l
o
ạ
i 5
, loại 6 , loại 7 , loại 8
Tự đánh giá mức độ sử dụng ngôn ngữ teen của bạn:
1. Hiếm khi hoặc không bao giờ
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
4. Thói quen
Theo bạn, lý do bạn chọn ngôn ngữ teen là: (có thể chọn nhiểu mục)
22
1. Tiết kiệm về thời gian, tiền bạc (vì tin nhắn có giới hạn dung lượng)
23
2. Thể hiện sự sáng tạo, độc đáo, cá tính của bản thân
3. Thể hiện cảm xúc chân thật hơn (sử dụng emoticon…)
4. Đảm bảo riêng tư, có tính bảo mật (vì người lớn thường không hiểu)
5. Đây là mốt, teen ai cũng sử dụng
6. Bạn không sử dụng ngôn ngữ teen nên không có lý do nào
7. Lý do khác (ghi rõ)
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………
Bạn có nghĩ rằng ngôn ngữ teen hỗ trợ và có thể ứng dụng trong học tập:
1. Không 2. Có 3. Chưa nghĩ đến
Nếu bạn chọn phương án 1 hoặc 2 vui lòng cho biết lý do:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………
Ý kiến của bạn về ngôn ngữ teen:
1. Không đồng tình 2. Trung lập 3. Tán thành
Nếu bạn chọn phương án 1, vui lòng cho biết lý do:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Chân thành cảm ơn các bạn đã giúp chúng tôi hoàn thành phiếu khảo sát này.
Chúc các bạn có một ngày học tập thật vui và bổ ích.
24
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
*Đối với các bạn học sinh:
1. Bạn tên gì?
2. Bạn học lớp mấy?
3. Khi “chat”, nhắn tin bạn dùng “ngôn ngữ teen” hay dùng ngôn ngữ đúng chuẩn?
4. Bạn vui lòng viết ra giấy những câu, từ đặc trưng bạn thường dùng khi chat, nhắn
tin?
5. Bạn cảm thấy thế nào khi chính bạn hoặc bạn bè sử dụng “ngôn ngữ teen”?
6. Phải chăng với bạn ngôn ngữ là vũ khí để thể hiện mình, thế nên cần thiết phải
cập nhật và hòa nhập?
7. Bạn đánh giá thế nào trước hiện tượng dùng ngôn từ một cách thái quá đến mức
không hiểu được?
*Đối với các bậc phụ huynh:
1. Suy nghĩ của cô/chú về việc “sử dụng ngôn ngữ teen” của con em mình hiện nay?
2. Cô/chú hiểu được nội dung các em ấy nói, viết dưới dạng “ngôn ngữ teen” không
ạ?
3. Giao tiếp trong gia đình các em có sử dụng “ngôn ngữ teen” không ạ?
4. Phản ứng của cô/chú thế nào khi con em mình sử dụng “ngôn ngữ teen”?
*Đối với thầy cô:
1. Trong quá trình giảng dạy và chấm bài thầy/cô có bắt gặp hiện tượng các emsử
dụng “ngôn ngữ teen” khi trả lời hoặc trong bài thi không ạ?
2. Theo thầy/cô nên chăng việc chấp thuận một số chữ viết tắt trong bài thi?
3. Thầy/cô phản ứng thế nào trước hiện tượng các em sử dụng “ngôn ngữteen”
trong lớp học? (khuyến khích, phản đối, chỉnh sửa hoặc có biện pháp gì…?)
25

Recomendados

Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học por
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcDịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
15.2K vistas106 diapositivas
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học... por
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận văn học...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0932091562
301 vistas121 diapositivas
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ por
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữenglishonecfl
21.5K vistas126 diapositivas
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn... por
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...
Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trìn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
516 vistas16 diapositivas
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực por
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcLuận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực
Luận án: Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lựcDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
1.1K vistas21 diapositivas
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường... por
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...
Luận văn: Thực trạng về quản lý giảng dạy tiếng Anh tại Khoa Ngoại ngữ Trường...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
590 vistas16 diapositivas

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học por
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu họcMột vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu họcYenPhuong16
3.3K vistas19 diapositivas
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf por
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfMan_Book
3.4K vistas283 diapositivas
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT por
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPTLuận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPTDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
2K vistas160 diapositivas
Phương pháp luận thống kê por
Phương pháp luận thống kêPhương pháp luận thống kê
Phương pháp luận thống kêHọc Huỳnh Bá
3.6K vistas105 diapositivas
Luận văn tiếng anh por
Luận văn tiếng anhLuận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anhPhi Pham
8.4K vistas27 diapositivas
Luận văn: Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngàn... por
Luận văn: Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngàn...Luận văn: Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngàn...
Luận văn: Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngàn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
1.6K vistas16 diapositivas

La actualidad más candente(20)

Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học por YenPhuong16
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu họcMột vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
YenPhuong163.3K vistas
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf por Man_Book
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Man_Book3.4K vistas
Luận văn tiếng anh por Phi Pham
Luận văn tiếng anhLuận văn tiếng anh
Luận văn tiếng anh
Phi Pham8.4K vistas
Quản lý quá trình dạy học. por Kiệt Huỳnh
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
Kiệt Huỳnh4.3K vistas
Ngôn ngữ học đối chiếu por hongdiem2893
Ngôn ngữ học đối chiếuNgôn ngữ học đối chiếu
Ngôn ngữ học đối chiếu
hongdiem289311.4K vistas
Tổng quan về học thực địa por Thành Nguyễn
Tổng quan về học thực địa Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa
Thành Nguyễn2.3K vistas
5 core topics in ielts speaking part 2 (1) por GoldenIELTS
5 core topics in ielts speaking part 2 (1)5 core topics in ielts speaking part 2 (1)
5 core topics in ielts speaking part 2 (1)
GoldenIELTS338 vistas
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà... por Man_Book
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Man_Book226 vistas
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn... por jackjohn45
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
Tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua môn...
jackjohn452.5K vistas
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế... por Man_Book
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Dạy học đọc hiểu văn bản truyện cho học sinh lớp 4, 5 theo quan điểm giao tiế...
Man_Book417 vistas

Similar a Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên

Tiểu luận THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT.pdf por
Tiểu luận THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT.pdfTiểu luận THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT.pdf
Tiểu luận THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT.pdfNuioKila
312 vistas34 diapositivas
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang por
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
137 vistas28 diapositivas
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc... por
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...nataliej4
276 vistas50 diapositivas
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media por
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Mediatranbinhkb
52.4K vistas178 diapositivas
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng... por
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...UynBch1
39 vistas11 diapositivas
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở por
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
10.9K vistas11 diapositivas

Similar a Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên(20)

Tiểu luận THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT.pdf por NuioKila
Tiểu luận THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT.pdfTiểu luận THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT.pdf
Tiểu luận THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT.pdf
NuioKila312 vistas
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang por luanvantrust
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
luanvantrust137 vistas
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc... por nataliej4
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
nataliej4276 vistas
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media por tranbinhkb
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
tranbinhkb52.4K vistas
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng... por UynBch1
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...
UynBch139 vistas
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m... por nataliej4
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
nataliej41K vistas
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG por nataliej4
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
nataliej42.8K vistas
Ly thuyết por Truc Hoang
Ly thuyếtLy thuyết
Ly thuyết
Truc Hoang397 vistas
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HS SỬ DỤNG FACEBOOK ( NGHI... por NuioKila
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HS SỬ DỤNG FACEBOOK ( NGHI...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HS SỬ DỤNG FACEBOOK ( NGHI...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HS SỬ DỤNG FACEBOOK ( NGHI...
NuioKila69 vistas
[123doc] - vai-tro-cua-nhan-vien-cong-tac-xa-hoi-trong-ho-tro-hs-su-dung-face... por NuioKila
[123doc] - vai-tro-cua-nhan-vien-cong-tac-xa-hoi-trong-ho-tro-hs-su-dung-face...[123doc] - vai-tro-cua-nhan-vien-cong-tac-xa-hoi-trong-ho-tro-hs-su-dung-face...
[123doc] - vai-tro-cua-nhan-vien-cong-tac-xa-hoi-trong-ho-tro-hs-su-dung-face...
NuioKila62 vistas

Más de luanvantrust

Phân Tích Hành Vi Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông Của Khách Hàng Dựa Trên Thuật To... por
Phân Tích Hành Vi Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông Của Khách Hàng Dựa Trên Thuật To...Phân Tích Hành Vi Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông Của Khách Hàng Dựa Trên Thuật To...
Phân Tích Hành Vi Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông Của Khách Hàng Dựa Trên Thuật To...luanvantrust
43 vistas84 diapositivas
Xây dựng chiến lược kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ t... por
Xây dựng chiến lược kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ t...Xây dựng chiến lược kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ t...
Xây dựng chiến lược kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ t...luanvantrust
177 vistas119 diapositivas
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing mix cho phân khúc khách hàng tổ chức củ... por
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing mix cho phân khúc khách hàng tổ chức củ...Một số giải pháp hoàn thiện Marketing mix cho phân khúc khách hàng tổ chức củ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing mix cho phân khúc khách hàng tổ chức củ...luanvantrust
75 vistas92 diapositivas
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ... por
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
154 vistas67 diapositivas
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn... por
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
81 vistas111 diapositivas
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ... por
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
65 vistas26 diapositivas

Más de luanvantrust(20)

Phân Tích Hành Vi Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông Của Khách Hàng Dựa Trên Thuật To... por luanvantrust
Phân Tích Hành Vi Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông Của Khách Hàng Dựa Trên Thuật To...Phân Tích Hành Vi Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông Của Khách Hàng Dựa Trên Thuật To...
Phân Tích Hành Vi Sử Dụng Dịch Vụ Viễn Thông Của Khách Hàng Dựa Trên Thuật To...
luanvantrust43 vistas
Xây dựng chiến lược kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ t... por luanvantrust
Xây dựng chiến lược kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ t...Xây dựng chiến lược kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ t...
Xây dựng chiến lược kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ t...
luanvantrust177 vistas
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing mix cho phân khúc khách hàng tổ chức củ... por luanvantrust
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing mix cho phân khúc khách hàng tổ chức củ...Một số giải pháp hoàn thiện Marketing mix cho phân khúc khách hàng tổ chức củ...
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing mix cho phân khúc khách hàng tổ chức củ...
luanvantrust75 vistas
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ... por luanvantrust
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
luanvantrust154 vistas
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn... por luanvantrust
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
luanvantrust81 vistas
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ... por luanvantrust
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
luanvantrust65 vistas
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile por luanvantrust
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
luanvantrust251 vistas
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam por luanvantrust
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
luanvantrust87 vistas
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam por luanvantrust
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
luanvantrust84 vistas
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ... por luanvantrust
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
luanvantrust35 vistas
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ... por luanvantrust
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
luanvantrust31 vistas
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM por luanvantrust
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
luanvantrust24 vistas
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ... por luanvantrust
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
luanvantrust61 vistas
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử por luanvantrust
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
luanvantrust133 vistas
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom por luanvantrust
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
luanvantrust19 vistas
Hướng Dẫn Để Tối Ưu Hóa Công Cụ Tìm Kiếm Baidu por luanvantrust
Hướng Dẫn Để Tối Ưu Hóa Công Cụ Tìm Kiếm BaiduHướng Dẫn Để Tối Ưu Hóa Công Cụ Tìm Kiếm Baidu
Hướng Dẫn Để Tối Ưu Hóa Công Cụ Tìm Kiếm Baidu
luanvantrust24 vistas
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ... por luanvantrust
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
luanvantrust92 vistas
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ... por luanvantrust
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
luanvantrust41 vistas
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ... por luanvantrust
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
luanvantrust21 vistas
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ... por luanvantrust
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
luanvantrust61 vistas

Último

GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ... por
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...Nguyen Thanh Tu Collection
17 vistas731 diapositivas
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế... por
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...tcoco3199
5 vistas155 diapositivas
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn... por
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...sividocz
9 vistas26 diapositivas
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N... por
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...tcoco3199
5 vistas198 diapositivas
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ... por
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...sividocz
9 vistas27 diapositivas
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ... por
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...sividocz
6 vistas26 diapositivas

Último(20)

GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ... por Nguyen Thanh Tu Collection
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế... por tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Phẫu Thuật Nội Soi Điều Trị Ung Thư Biểu Mô Tuyế...
tcoco31995 vistas
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn... por sividocz
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...
sividocz9 vistas
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N... por tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...
Luận Văn Nghiên Cứu Tính Đa Hình Của Một Số Gen Liên Quan Đến Loãng Xƣơng Ở N...
tcoco31995 vistas
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ... por sividocz
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...
sividocz9 vistas
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ... por sividocz
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...
sividocz6 vistas
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ... por Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của... por tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
tcoco31996 vistas
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI... por Nguyen Thanh Tu Collection
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR... por Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...
Luận Văn Thế Giới Tuổi Thơ Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư.doc por tcoco3199
Luận Văn Thế Giới Tuổi Thơ Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư.docLuận Văn Thế Giới Tuổi Thơ Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư.doc
Luận Văn Thế Giới Tuổi Thơ Trong Truyện Ngắn Của Nguyễn Ngọc Tư.doc
tcoco31995 vistas
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 4 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ... por Nguyen Thanh Tu Collection
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 4 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 4 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
50 ĐỀ LUYỆN THI IOE LỚP 4 - NĂM HỌC 2022-2023 (CÓ LINK HÌNH, FILE AUDIO VÀ ĐÁ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH... por Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG CH...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị... por tcoco3199
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị...Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị...
tcoco31995 vistas
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G...CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G...
CHUYÊN ĐỀ BÀI TOÁN THỰC TẾ - MÔN TOÁN - LỚP 11 - DÙNG CHUNG 3 SÁCH - CÓ LỜI G...
Luận Văn Nghiên Cứu Hình Thái Nhân Trắc Và Phẫu Thuật Tạo Hình Nếp Mi Trên Ở ... por tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Hình Thái Nhân Trắc Và Phẫu Thuật Tạo Hình Nếp Mi Trên Ở ...Luận Văn Nghiên Cứu Hình Thái Nhân Trắc Và Phẫu Thuật Tạo Hình Nếp Mi Trên Ở ...
Luận Văn Nghiên Cứu Hình Thái Nhân Trắc Và Phẫu Thuật Tạo Hình Nếp Mi Trên Ở ...
tcoco31995 vistas
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl... por tcoco3199
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
tcoco319910 vistas

Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG THÁI HỒ KIM PHỤNG NGÔN NGỮ “THỜI @” TRÊN MẠNG VÀ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN (Tiểu luận khoa học) MÃ TÀI LIỆU: 81221 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com Người hướng dẫn: TS. Lê Thị Vân Tp.Hồ Chí Minh tháng 11-2013
  • 2. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................................2 Lí do chọn đề tài..........................................................................................................................2 2. Nguyên nhân xuất hiện ngôn ngữ “thời @” ............................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................4 3.1. Ý nghĩa khoa học..............................................................................................................4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................4 5. Bố cục đề tài ............................................................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................................6 I. VÀI NÉT CHUNG VỀ NGÔN NGỮ “THỜI @” .................................................................6 1.1. Khái niệm ngôn ngữ .........................................................................................................6 1.2. Khái niệm ngôn ngữ “thời @”..........................................................................................6 1.3. Lịch sử hình thành............................................................................................................6 1.4. Ngôn ngữ “thời @” ở Việt Nam, quá trình phát triển. .....................................................7 1.5. Ngôn ngữ “thời @” thường được sử dụng ở đâu?............................................................7 1.6. Những khác biệt so với tiếng Việt....................................................................................7 II. CÁC DẠNG BIẾN THÁI CỦA NGÔN NGỮ “THỜI @” ....................................................8 2.1. Biểu hiện qua biến đổi âm tiết..........................................................................................8 2.2. Biểu hiện qua việc kết hợp tiếng Việt và tiếng nước ngoài..............................................9 2.3. Biểu hiện qua việc thay ký tự và tạo ra ngôn ngữ mật mã .............................................10 2.4. Biểu hiện qua cách dùng tiếng lóng................................................................................12 2.5. Biểu hiện qua việc “sáng tạo” ra những “thành ngữ- tục ngữ mới”...............................13 III. NGUYÊN NHÂN, TIỆN ÍCH VÀ NHỮNG HỆ LUỴ KHI GIỚI TRẺ SÍNH NGÔN NGỮ “THỜI @” .................................................................................................................................14 3.1. Nguyên nhân...................................................................................................................14 3.2. Một vài tiện ích...............................................................................................................15 3.3. Những hệ lụy khi sử dụng tràn lan ngôn ngữ “thời @”..................................................16 IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẦN THIẾT ĐỂ GIẢM THIỂU LỐI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ “THỜI @” .................................................................................................................................17 KẾT LUẬN ...................................................................................................................................19 PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................20 BẢNG CÂU HỎI KHÁO SÁT .................................................................................................20
  • 3. 2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU ...................................................................23 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ của dân tộc mình gắn liền với sự ra đời và phát triển của quốc gia đó. Ở Việt Nam, tiếng Việt là Quốc ngữ, biểu trưng cao đẹp của văn hoá Việt Nam. Hồ Chí Minh đã từng dạy rằng : ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phát triển ngày một rộng khắp. Nhưng hiện nay có hiện tượng giới trẻ đang tự tạo cho mình một thứ ngôn ngữ riêng. Người ta thường gọi đó là thứ ngôn ngữ “thời @”. Các bạn trẻ đang lạm dụng loại ngôn ngữ này để nhắn tin qua điện thoại, trao đổi thông tin với nhau qua Internet. Có nhiều người còn gọi đó là “ngôn ngữ teen”. Sẽ không khó tìm kiếm những ngôn ngữ này trên các trang mạng, trên nhật ký trực tuyến, trên cả những bài kiểm tra ở lớp hay ở giảng đường, đặc biệt là tán gẫu qua tin nhắn điện thoại Nó xa lạ với ngôn ngữ phổ thông và cũng chẳng giống với một ngôn ngữ nào trên thế giới. Nó bao gồm những ký hiệu phức tạp, tiếng lóng, xen lẫn ngoại ngữ và đặc biệt là nhiều từ được viết theo âm đọc, nhưng lại bị biến tướng theo hướng sai chính tả. Điều đó đã ảnh hưởng không ít đến sự trong sáng và vẻ đẹp được kết tinh từ bao đời nay của tiếng Việt. Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng này? Bài trừ hay chấp nhận nó trong thời đại thông tin siêu tốc? Hay là chấp nhận ở một chừng mực nào đó để vừa đảm bảo tăng cường tính tốc độ của thông tin vừa gìn giữ được vẻ đẹp của tiếng “Ta”? Trong phạm vi một bài tiểu luận, người viết không hy vọng giải quyết được tận gốc vấn đề, mà chỉ đưa ra một số ý kiến nhận xét, đánh giá và một vài giải pháp khắc phục sau khi đã tiến hành khảo sát loại ngôn ngữ “thời @” ở một số cơ sở,
  • 4. 3 nhằm giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời đại số hóa. 2. Nguyên nhân xuất hiện ngôn ngữ “thời @” Trong bối cảnh hoà nhập vào trào lưu hiện đại của thế giới, Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa trong mọi lĩnh vực từ kinh tế đến văn hoá. Trong thời kỳ bao cấp dân ta chỉ được tiếp xúc với văn hoá cộng đồng các nước XHCN, trong đó chủ yếu là văn hoá Liên Xô và văn hóa Trung Quốc. Ngoại ngữ được học trong trường từ phổ thông đến đại học là Trung văn, Nga văn thì đến giai đoạn này nền văn hoá thế giới tràn ngập vào nước ta, trong đó với thế mạnh tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ cập trong giao tiếp và trong nhiều lĩnh vực đã dần dần có vị trí quan trọng trong sự đào tạo, giáo dục của nước ta. Điều này cắt nghĩa vì sao tiếng Anh lại có ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước ta. Ngôn ngữ @ một phần biến thái chủ yếu cũng từ tiếng Anh. Hơn nữa, ngày nay, điện thoại di động, máy tính kèm theo hàng loạt những ứng dụng của các phương tiện này là Internet, nhắn tin, chát, trò chơi điện tử... đã trở thành thông dụng được người Việt Nam, đặc biệt giới trẻ, ưa thích. Một trong những ứng dụng quan trọng ra đời là nhắn tin tất phải có một công nghệ nhắn tin kèm theo. Làm sao trong khoảng thời gian ngắn chuyển tải được lượng thông tin cần thiết đến người nhận là một yêu cầu. “ngôn ngữ @” thể hiện sự ngắn gọn trong tin nhắn, chát… tiết kiệm được ký tự, dễ truyền đi. Đây chính là cơ sở để tạo ra số từ vựng nhắn tin, cũng đồng thời sinh ra sự biến thái của ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ nước ta. Sự chế biến cách viết trong nhắn tin cộng với việc sử dụng tiếng Anh đã thêm một lần làm gia tăng biến thái ngôn ngữ. * Hậu quả của việc sử dụng “ngôn ngữ @” Mặc dù có một vài tiện ích, nhưng việc sử dụng tràn lan loại ngôn ngữ này cũng gây ra không ít những hệ luỵ: - Khủng hoảng ngôn ngữ : tin nhắn, chat, mạng xã hội…
  • 5. 4 - Mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. - Gây ra những hiểu lầm đáng tiếc. - Khó khăn trong việc trao đổi thông tin giữa tuổi teen và phụ huynh và các đối tượng khác…. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học: + Về mặt kiến thức: bài viết cố gắng lý giải nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ @: do xã hội Việt Nam có sự hội nhập vào các trào lưu hiện đại của thế giới, sự bùng nổ của Interrnet, của các kênh thông tin siêu tốc, nên ngôn ngữ có sự biến thái có tính quy luật tất yếu trong thời đại ngày nay. Từ đó bài viết cũng gợi ý cho người đọc hiểu được xu hướng phát triển, những thay đổi cũng như cách nghĩ của giới trẻ hiện nay. Giới trẻ thời @ muốn tìm sự khác biệt, sự lạ hoá ở nhiều phương diện, trong đó có ngôn ngữ. Tuy nhiên sự “lạ” ấy có thật sự đem lại cái “mới” không, có được xã hội chấp nhận không lại là chuyện khác. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Ứng dụng trong đời sống: + Hiểu và dễ dàng tiếp cận sâu vào thế giới “tuổi teen”. + Kịp thời phát hiện những chiều hướng xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt và điều chỉnh cho phù hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu Để có cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu và đánh giá, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau : + Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại + Phương pháp so sánh, phân tích + Phương pháp tổng hợp và hệ thống
  • 6. 5 Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng sau: Đối tượng học sinh từ 13-19 tuổi (cấp 2,3 và SV đại học ) Phạm vị nghiên cứu: Các trường THPT nằm trong địa bàn TP HCM: Trường PTTH Lương Thế Vinh số 131, Cô Bắc, Quận 1 Trường THCS và THPT Lạc Hồng số 2278/5, Quốc lộ 1A, Trung Linh Tây, Quận 12. Trường THCS Chu Văn An số 115, Cống Quỳnh, Quận 1 Sinh viên khoa PR, ĐH Văn Lang 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài triển khai theo các vấn đề như sau : I. Vài nét chung về ngôn ngữ “thời @” II. Các dạng biến thái của ngôn ngữ “thời @” III. Nguyên nhân, tiện ích và những hệ luỵ khi giới trẻ sính ngôn ngữ “thời @” IV. Một số đề xuất cần thiết để giảm thiểu lối sử dụng ngôn ngữ “thời @”
  • 7. 6 PHẦN NỘI DUNG I. VÀI NÉT CHUNG VỀ NGÔN NGỮ “THỜI @” 1.1. Khái niệm ngôn ngữ Ngôn ngữ là gì ? Theo Từ điển triết học : “là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và phát triển”. Nói một cách khác : ngôn ngữ là công cụ người ta dùng để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau. Vì thế ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. 1.2. Khái niệm ngôn ngữ “thời @” Ngôn ngữ “thời @” là loại hình ngôn ngữ được thay đổi từ các loại hình ngôn ngữ chính thống, bao gồm sự kết hợp của các ký hiệu khác nhau thường được sử dụng trên internet hay trong tin nhắn điện thoại nên đấy chưa thể coi là một ngôn ngữ hoàn chỉnh mà chỉ có thể coi là sự biến tướng hoặc một nhánh phát triển của ngôn ngữ. Vì được sáng tạo một cách tự phát và không có hệ thống học thuật nào ghi lại và chấp nhận, nó thay đổi liên tục theo sự sáng tạo của mọi người nên đôi khi không đáp ứng được nhu cầu “hiểu” của một ngôn ngữ. 1.3. Lịch sử hình thành 1.4.1. Bắt nguồn từ sự ra đời của internet và điện thoại di động: Sự phát triển của lĩnh vực viễn thông, internet cùng với nhịp sống công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa đã làm “ngôn ngữ teen” phổ biến nhanh và rộng khắp. 1.4.2. Bắt nguồn từ nhu cầu viết tắt - Nhanh - Tiết kiệm
  • 8. 7 1.4.3. Bắt nguồn từ tâm lý lứa tuổi - Thích khẳng định bản thân - Chạy theo thời đại để “hợp thời” - Muốn thoát khỏi sự quản lý của người lớn. 1.4. Ngôn ngữ “thời @” ở Việt Nam, quá trình phát triển. 1994: số người kết nối internet đếm trên đầu ngón tay 1998: internet và di động vẫn là một thứ xa xỉ 2000: chỉ dùng chủ yếu để chơi game và tán ngẫu 2000 đến 2006 đã có thay đổi chóng mặt: điện thoại di động và internet dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Càng sử dụng nhiều giới trẻ càng nghĩ ra nhiều cách biến đổi mà theo họ là độc đáo và mới lạ nhưng vẫn đảm bảo có thể hiểu được.Chúng cứ từ từ thâm nhập, trở thành thói quen không thể từ bỏ ngay được của phần lớn thanh thiếu niên. Trong 5 năm gần đây giới trẻ có nhiều dịch vụ mạng xã hội để lựa chọn: Facebook, Twitter, …..từ đó được tự do thể hiện cái “tôi” cái “khác người” 1.5. Ngôn ngữ “thời @” thường được sử dụng ở đâu? - Trong quá trình chát, nhắn tin, và sử dụng các dich vụ trên internet,….. - Trong quá trình học tập - Sử dụng khi ghi bài trên lớp - Sử dụng khi làm bài thi, tiểu luận 1.6. Những khác biệt so với tiếng Việt Ngôn ngữ “thời @” được rút gọn hơn vì nhiều lí do: viết nhanh hơn, cũng do tin nhắn trong điện thoại di động giới hạn 160 kí tự/tin nhắn nên các bạn trẻ phải viết ngắn hơn để viết được nhiều hơn nội dung mình cần thể hiện và tiết kiệm chi phí nhắn tin… Yếu tố cấu thành nên từ, câu, ngữ nghĩa. Thể hiện sự sáng tạo, năng động, cá tính cá nhân. Thể hiện cảm xúc chân thật hơn.
  • 9. 8 Đảm bảo riêng tư với người lớn. Là “mốt”. II. CÁC DẠNG BIẾN THÁI CỦA NGÔN NGỮ “THỜI @” Một bộ phận giới trẻ đang say sưa chế biến và sử dụng “ngôn ngữ @” bằng cách lai ghép, thay thế vô lối từ ngữ tiếng Việt, làm giảm đi sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ. Sự chế biến này không phải là những trường hợp cá biệt. Hiện nay, kiểu sử dụng ngôn ngữ như trên xuất hiện tràn lan ở hầu hết các diễn đàn (forum), nhật ký trực tuyến (blog), nhất là khi tán gẫu (chat) qua mạng. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ, thuộc nhóm tuổi “teen” (từ 13 – 19 tuổi), trong đó phần lớn là học sinh phổ thông và một bộ phận sinh viên. 2.1. Biểu hiện qua biến đổi âm tiết 2.1.1. Lối dùng gần âm cùng nghĩa - Để nhắn tin thật nhanh, thật gọn, các bạn trẻ thường viết không dấu, viêt tắt : biết =bít; viết = vít; buồn = bùn; - Một số nguyên âm bị thay đổi đến méo mó, dị dạng, tức là biến các nguyên âm, phụ âm sang âm, từ khác hay còn gọi là viết tắt tự tạo. Ví dụ: a thành e, 4. VD: làm sao -> lèm seo, l4m s4o ô, ơ thành u. VD: hôm nay -> hum nay, trời ơi -> trùi ui. b thành p. VD: bó tay -> pó tay, Vân béo -> Vân péo. qu thành w. VD: quê quá -> wê wá. c, ch thành k. VD: thích -> thik. iê, ê thành i. VD: biết -> bít, chết -> chít. n thành l, l thành n. VD: nhìu nắm. i thành j, 1. VD: xinh xinh -> xjnh xjnh // x1nh x1nh. ph thành f. VD: Ưng Hoàng Phúc -> Ưng Hoàng Fúk. gi thành j, z. VD: giải thích -> jải thik, chán như con gián -> chán như kon zán. d, v thành z. VD: vì vậy -> zì zậy, vô duyên -> zô zin.
  • 10. 9 Chẳng hạn một bạn gái viết : “Tui là mem mới đêy. Xynk vừa đủ, sexy đủ xài, làm wen nhoa” (Tôi là thành viên mới đây. Xinh vừa đủ, gợi cảm đủ xài, làm quen nha). Có thể bắt gặp kiểu ngôn ngữ trên bất cứ lúc nào nếu bạn vào một vài “cửa sổ chát”, hoặc tập san cá nhân trực tuyến (trang blog) cá nhân: “Thông béo thông béo, tui xin kiu gọi các thành viên hãy tích cực việc đội mũ bẻo hỉm khi đi ra đường ghen. Vì seo à? Để đẻm bẻo en tòn dzì cái đầu của mình là quan trọng nhứt mờ. Hơn nữa, bi giờ cũng có nhìu kỉu địp lém đoá. Nhà tui vừa mở tịm bán mũ bẻo hỉm, ai có thec mec gì thì gọi cho tui. Mong pà kon ủng hộ.Ka ka ka ka….” 2.1.2. Lối viết tắt khi gõ bàn phím trên máy tính Tức là người viết sử dụng dấu thanh và âm sắc nhưng không đặt trực tiếp lên chữ cái mà đặt như là một kí tự độc lập. Các kí tự này dễ dàng thao tác được trên bàn phím và có thể đặt linh hoạt trong cấu tr1uc cấu tạo nên từ ngữ. Đơn cử, ta chỉ cần bấm shift + 6 sẽ có dấu ^ gắn vào các chữ a,e,o…, hay phím ` và ~ ở góc trên bàn phím có thể xem là dấu huyền và ngã, kí tự „ là dấu sắc, kí tự * gắn vào o,u thành ơ, ư... Ví dụ như câu: “Sáng nay trong lớp có bài kiểm tra toán” sẽ thành “ Sang‟ nay trg lo*‟p co‟ ba`i kiem? tra toa‟n”. Việc đặt dấu thanh và âm sắc cũng khá tùy tiện, có thể ngay sau kí tự cần thêm. Trong thực tế, tất cả các dạng này, dù là về kí tự hay thanh sắc, đều được sử dụng một cách tổng hợp và không theo một quy luật cụ thể nào cả, chủ yếu do thói quen của người viết. 2.2. Biểu hiện qua việc kết hợp tiếng Việt và tiếng nước ngoài Từ sự biến đổi hình vị, âm tiết, các đơn vị từ, đơn vị câu trong ngôn ngữ “thời @” cũng biến đổi. Có thể bắt gặp những từ, những câu với sự kết hợp lộn xộn giữa biểu tượng, viết tắt, các con số, dấu câu, tiếng Anh, tiếng Pháp với tiếng Việt như : - Trông cô ấy rất lovely - Mình không care chuyện đó
  • 11. 10 Trên một diễn đàn học tập được lập bởi một nhóm học sinh phía Bắc, có đoạn hai thành viên tán gẫu với nhau: - Meoiumanga: Chiều nay bị dò bài, không thuộc. Ugly tiger quá! – - PandaUc: No have spend, chuyện đó bình thường mà. - Meoiumanga: Bài dồn dập thế này thì give me beg two word soldier black peace... 2.3. Biểu hiện qua việc thay ký tự và tạo ra ngôn ngữ mật mã Mục đích của việc thay ký tự của giới tuổi teen là để thoát khỏi sự kiểm duyệt của cha mẹ. Các em thường thoả thuận ngầm như sau : - Đổi chữ cái Việt sang con số: A=4; E=3; I=1; - Đổi số sang chữ : 0 thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ... 1 thành want. VD: i1u = I want U. 2 thành hi, to, two. VD: 9 day 2 u, 2morow = tomorow, 2day = today. 3 thành e. VD: love forever = lov3 for3v3r. 4 thành for, four. VD: 4rum, 4 you, B4 = before, 4ever = forever. 7 thành thất = thất. VD: 7 luv = thất tình. 8 thành tán gẫu, bốc fét, chém gió. 9 thành nice, nine, night. Cao siêu hơn, gần đây thế hệ “Teen – 9X” đã “cải tiến” và cho ra đời mộtloại ngôn ngữ @ version 2 hay còn gọi là ngôn ngữ mật mã. A = Cl B = 3 hoặc ß (ß = Alt+225) C = ( D = ]) E = F_ G = (¬ (¬ = Alt + 170)
  • 12. 11 H = †| († = Alt+0134) I = ] K = ]< L = ]_ M = /v N = ][ O = º (º = Alt + 248 = Alt+0186) P = ]º QU = v/ R = Pv S = § T = † († = Alt+0134) U = µ (µ = Alt+230) V = v W = v/ X = >< Y = ¥ (¥ = Alt+157) Những trường hợp cá biệt tạo ra một thứ siêu ngôn ngữ như : »¦«(¯`..¯¶¯®ª¡.†¡m.ßåñ§.§¡ª.»¦«.§ªþ.†¶¬ªñђ.ñµø¢.+)ª..»¦«..ñ§ẩñ..+)ªµ..£ëñ ..†®ơỈ »¦«..¥..ª..√ø.+)øỈ .»¦«.ǵ'¡..mª†..§µø§..§ø^¡.»¦«.ñØ¡..!)ø¡..+)ø..ª …»¦« (Nguồn:Facebook.com) Hoặc đưa ra loại từ điển quái dị : Oki được hiểu là đồng ý. Li là chào. Del là sửa bỏ, gạt đi. Ngơi là ngăn lại. Humni là hôm nay. Iu là yêu. No table là không bàn ... ken-xồ (cancel – huỷ bỏ, hoãn); del (xoá bỏ, chấm dứt); ngơi (nghỉ, giải lao, thư giãn) v.v.
  • 13. 12 Xin được trích một câu nhắn tin của bạn trẻ khi sử dụng loại ngôn ngữ đặc chủng này: Tối này go uot nhé. Nếu OK thì phone cho tui. Đồn có địch, no table! Tạm dịch: Tối này đi nhé. Nếu được thì gọi điện cho tôi. Nhà đang có khách. Không bàn tiếp... Hình 1. Ví dụ và một đoạn “tâm trạng” theo ngôn ngữ teen được phần mềm V2V dịch lại. Nguồn: http://nld.com.vn/20100528124035604P0C1002/ngon-ngu-bien-thai.htm 2.4. Biểu hiện qua cách dùng tiếng lóng Tiếng lóng được cấu tạo trên hiện tượng đồng âm nhưng khác nghĩa. Ví dụ : Lý Thường Kiệt (keo kiệt); Lý Mạc Sầu (sầu não); bồ kết (kết ai đó, thích ai đó); Phan Đình Giót (rót bia rượu); Nông Quốc Chấn (lấy tiền của ai đó); Yết Kiêu: kiêu căng - Dùng từ nói lái. Ví dụ: Chà đồ nhôm: chôm đồ nhà; Đâm chuột: đi tắm (chuột là tí, đâm chuột là đâm tí, nói lái thành đi tắm). - Trong quán bia nơi ngôn ngữ được thả phanh, người ta thích dùng tiếng lóng cho tăng vẻ hài hước. Chẳng hạn, các bia sĩ nói với nhau: Nào hãy Phan Đình Giót đi (rót bia). Phải Nông Quốc Chấn thằng cha kia đi, kẻo hết tiền thì anh em mình phải Juven tút (chuồn) đấy. Còn tớ, uống thế thôi, không tớ lại "ác dê nôn xong là livécphun" (nôn và phun ra) 1 trận thì mệt lắm! Sau đây là hàng loạt ví dụ dùng tiếng lóng của giới trẻ:
  • 14. 13 A kay: Cay, cay cú (tức tối vì bị thất bại hoặc không làm được điều mà mình mong muốn). Hôm qua thằng bạn mày bị một vố có vẻ a kay lắm đấy. A kay con chim cú: Cay cú. Chúng nó rủ nhau đi karaoke mà không thèm gọi tao, a kay con chim cú không chịu được. A la đanh (Aladin): Người nghiện ma tuý (thường nói về những kẻ ngồi bàn đèn). Khu vực này an ninh ngày càng kém vì số lượng các “a la đanh” ngày một nhiều. A lô: 1. Mồm. Cẩn thận không tao đánh cho vỡ a lô bây giờ. 2. Thông báo (bằng điện thoại). Có tin gì mới thì a lô cho tao biết với nhé. A sê nôn (Arsenal): Ói mửa, nôn (do say rượu bia). Uống vừa vừa thôi không lại a sê nôn ra đây thì không ai dọn cho đâu! A xít: Chua ngoa. Con bé ấy nhìn thì hiền thế thôi chứ a xít lắm đó. Ái : 1. Ái nam ái nữ, lưỡng tính. Cái thằng mới chuyển về lớp mình ấy đúng là ái rồi, trông biết ngay, cứ ưỡn à ưỡn ẹo trông phát ghét! 2. Đồng tính. Anh bạn nhỏ: Dương vật. Mỗi bạn trai chỉ có duy nhất một “anh bạn nhỏ”, hãy gìn giữ cẩn trọng! Anh hai: Bố (đẻ). Hôm qua tao sang nhà mày, bị anh hai mày sạc cho một trận vì tội rủ rê mày đi lắc. Anh hùng núp: Chỉ những cảnh sát giao thông núp ở chỗ khuất để cố ý rình phạt người vi phạm luật lệ giao thông. Mày qua ngã tư đi đứng cẩn thận, nhìn cho kĩ vào! Anh hùng núp bây giờ nhiều lắm! 2.5. Biểu hiện qua việc “sáng tạo” ra những “thành ngữ- tục ngữ mới” Thay cho câu đàn bầu gảy tai trâu, thì các bạn trẻ hiện nay nói muỗi đốt inox; ngu như bò = ngu như con cóc, ngốc như milu; dốt đặc cán mai = dốt đặc cán cuốc,... Kiểu nói này người lớn gọi là “xuyên tạc” nhưng lại được giới trẻ ưa chuộng vì nghe có vẻ hiện đại, dí dỏm, hài hước đúng chất “teen”.
  • 15. 14 Trong lớp học, học sinh thì thào với nhau khi thầy giáo vắng mặt: Thầy đi đâu mà "đầu lâu" thế. Đã vậy thì bọn mình cứ "thoải con gà mái" đi. Tệ hại hơn, thứ ngôn ngữ "ma muội" cần lên án này lại còn được Nhà xuất bản Mỹ Thuật thuộc ngành văn hoá sưu tầm, tập hợp trong một cuốn sách mang tên "Sát thủ đầu mưng mủ", nhân vụ án về tên sát nhân ngàn lần đáng lên án Lê Văn Luyện, khi sát hại cả một gia đình lương thiện. Trong "tác phẩm" khủng khiếp này các "nhà văn hoá" đã liều lĩnh đưa ra những mẫu câu đáng sợ như "tự nhiên như cô tiên","ngất ngây con gà tây", tào lao bí đao", "đã xấu lại còn xa", “thần kinh rung rinh giẫm phải đinh”... Sự biến thái, phá vỡ mọi qui luật của ngôn ngữ này càng có đất tung hoành dụng võ hơn trong các tin nhắn, trong chát, trong thư điện tử của lứa trẻ. III. NGUYÊN NHÂN, TIỆN ÍCH VÀ NHỮNG HỆ LUỴ KHI GIỚI TRẺ SÍNH NGÔN NGỮ “THỜI @” 3.1. Nguyên nhân - Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ đặc điểm của độ tuổi. Tuổi teen có tâm lý thích cái mới, thích sáng tạo để khẳng định mình, do đó đã sáng tạo ra một loại “ngôn ngữ riêng” nhằm “lưu hành nội bộ” trong giới của mình . - Lối sống công nghiệp cần nhanh và gọn đã ảnh hưởng đến giới trẻ. Lối sống ấy đã ảnh hưởng trong giao tiếp, cần tỉnh lược ngôn ngữ sao cho gọn, đỡ tốn thời gian. - Tuổi teen có nhiều điều khó chia sẻ với bố mẹ và thầy cô, nên họ tự sáng tạo ra thứ ngôn ngữ “mật mã” để “chát” thoải mái với nhau mà tránh được sự kiểm soát của gia đình và nhà trường - Truyền thông đóng vai trò rất lớn đối với việc “truyền bá” lớp từ ngữ mới này (Báo Hoa học trò, Mực tím, Sinh viên…có rất nhiều ngôn ngữ tuổi teen) - Sự bùng nổ của Inrtenet
  • 16. 15 3.2. Một vài tiện ích Trên thực tế viêc sử dụng ngôn ngữ “thời @” hoàn toàn không hẳn bị định kiến của dư luận mà ta thường thấy. Trái lại ta nhận thấy đa số học sinh, sinh viên sử dụng ngôn ngữ “thời @” vào các mục đích tích cực và rút gọn Tiếng Việt. Tuy việc nhận thức về vấn đề ứng dụng ngôn ngữ “thời @” trong học tập cũng còn nhiều hạn chế nhưng nói chung ngôn ngữ “thời @” vẫn là một phần không thể thiếu đối với đời sống của học sinh, sinh viên. Sử dụng ngôn ngữ “thời @” có một số tiện ích sau : - Nhanh, tiện lợi, tiết kiệm trong giao tiếp - Giúp ghi bài giảng nhanh - Khả năng biểu cảm qua ngôn ngữ cao - Thể hiện sự sáng tạo - Khả năng bảo mật với phụ huynh Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện vô cùng quan trọng để giao tiếp, để trao đổi thông tin. Con người tạo ra ngôn ngữ để phục vụ cho nhu cầu của mình, cũng tức là ngôn ngữ nói chung phải phụ thuộc vào người nói và người viết mà không hề có chiều ngược lại. Trong thời đại mà mọi thứ diễn ra với tốc độ chóng mặt, nhanh hay chậm một khoảnh khắc nhỏ nhoi cũng có thể thay đổi vận mệnh thì việc dành một cơ số thời gian trau chuốt ngôn từ, diễn đạt đúng chính tả, ngữ pháp có lẽ thực sự bất cập. Đó là tiền đề để những cụm từ viết tắt ra đời. Cùng một nội dung có thể truyền đạt, nhưng nếu viết tắt thì rõ ràng người viết có thể tiết kiệm được cả thời gian lẫn công sức. Đấy là chưa kể đến cái lợi rõ ràng của việc viết tắt khi gửi tin nhắn sms, lí do là một tin nhắn sms có giới hạn số kí tự là 160. Và cứ như vậy, các cụm từ viết tắt xuất hiện ngày càng nhiều, có thể liệt kê một số như: ntn = như thế nào, không = 0, hôm nay = hnay, bây giờ = bh, … Cuộc sống trong thời đại mới ngày càng khắc nghiệt, khi mà chỉ những cá nhân nổi bật, biết tự tỏa sáng trong biển người mới có thể giành lấy được những cơ hội thành công đã khiến cho khát vọng thể hiện cái tôi càng lúc càng mạnh mẽ. Đó
  • 17. 16 cũng chính là động lực để các bạn học sinh – sinh viên dày công nghiên cứu, phát minh ra những biến thể ngôn ngữ mới. Bên cạnh đó, việc những kí tự như: @,$,^,*, … trở nên quen thuộc với thế hệ trẻ qua bàn phím máy tính hay điện thoại di động, chúng nghiễm nhiên trở thành nguồn nguyên liệu vô hạn cho sức sáng tạo của các thế hệ 8X, 9X hay thậm chí là 10X. Không dừng lại ở việc sáng tạo ra ngôn ngữ teen chỉ nhằm mục đích tiết kiệm thời gian hay khẳng định cái tôi, thế hệ trẻ còn muốn thể hiện được cảm xúc một cách chân thực cũng như đem lại nét ngộ nghĩnh, tươi vui trong từng con chữ, từng kí tự, để có thể giải tỏa được những căng thẳng, những áp lực mà dòng đời bon chen, hối hả tạo ra. Và từ đó, những biểu tượng mặt cười :) ^.^ hay mặt khóc T_T :(,… ra đời. Vì thế , chúng ta cũng có thể nhìn nhận ngôn ngữ thời @ bằng một con mắt bao dung và toàn diện, có thể chấp nhận ở một mức độ nào đó. Vì dù muốn hay không, sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ thời @ hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu thời đại, đi kèm với sự phát triển của tin nhắn sms, e-mail,… 3.3. Những hệ lụy khi sử dụng tràn lan ngôn ngữ “thời @” Bên cạnh những tiện ích đã phân tích trên, việc sử dụng tràn lan như một thứ mốt của ngôn ngữ thời @ cũng đem đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực. - Ví dụ, một số học sinh vô cùng tự nhiên sử dụng hàng loạt cụm từ thuộc “ngôn ngữ teen” vào bài kiểm tra do đã quen tay với việc sử dụng ngôn ngữ này thường xuyên mỗi ngày. - Loạn ngôn ngữ 9X sẽ có nguy cơ khủng hoảng tiếng Việt, thiếu ngôn ngữ đẹp, lời văn hay. - Cách viết ký tự vắn tắt dễ dẫn đến tình trạng lười tư duy, viết sai lỗi chính tả, câu văn cộc lốc, vô cảm. - Cuối cùng viết hay nói là để thông điệp cho người khác hiểu (đọc hiểu, nghe hiểu) chứ không phải để đoán và … cảm thấy choáng váng trước mớ ngôn từ lộn xộn.
  • 18. 17 IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CẦN THIẾT ĐỂ GIẢM THIỂU LỐI SỬ DỤNG NGÔN NGỮ “THỜI @” Các diễn đàn trên mạng nên xây dựng Nội quy diễn đàn và kiểm tra việc chấp hành nội quy của các thành viên là một trong những biện pháp tốt nhất. Các thầy cô nên thiết lập một kênh đối thoại trực tiếp với các học sinh, từ đó nhắc nhở các em không nên lạm dụng quá ngôn ngữ này và nghiêm cấm sử dụng nó vào các bài viết và bài kiểm tra. Các bậc phụ huynh nên trò chuyện cùng với con em mình như những người bạn để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay và đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Nhà trường và đoàn thanh niên cần định hướng cho học sinh hiểu được giá trị tốt đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Một số kí hiệu rất độc đáo như T = † († = Alt+0134) , Y = ¥ (¥=Alt+157) , B = 3 hoặc ß (ß = Alt+225) nhưng lại rườm rà, và tốn công đoạn nhấn tổ hợp phím. Để khắc phục nó, ta nên sử dụng lại những kí tự bình thường (t,y,b) hoặc tìm cách ghi thay thế sao cho ngắn nhất và dễ hiểu nhất. Ví dụ như B=3. Tạo lập nhiều phần mềm giải mã kí tự “tuổi teen” Nhận thấy nhu cầu của những người không có khả năng đọc hiểu ngôn ngữ chat của giới trẻ, đầu năm lớp 8, Dương Đăng Trúc Khuyên – học sinh trường Trần Đại Nghĩa – đã viết phần mềm v2V để giúp giải mã ngôn ngữ tuổi teen (hiện Trúc Khuyên đang học lớp 11 chuyên tin, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). V2V dịch chính xác khoảng 90% ngôn ngữ chat. v2V hiện đã được nâng cấp thành phiên bản 1.4. Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung những định nghĩa tiếng lóng cho riêng mình. Địa chỉ tải về chương trình v2V 1.4: http://www.mediafire.com/?ml1oxwjylcn Bộ Giáo dục nên có những chương trình hành động thiết thực để phổ biến, định hướng cũng như giúp các em hạn chế việc sử dụng ngôn ngữ này.
  • 19. 18
  • 20. 19 KẾT LUẬN Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình, mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy cũng như ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách con người. Một ngôn ngữ đa dạng, biểu cảm nhưng hàm xúc và logic là một tiêu chuẩn cần đặt ra cho những sáng tạo mới. Bất kể ngôn ngữ nào cũng đều trải qua quá trình biến đổi lâu dài để phát triển và hoàn thiện. Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy. Nếu so sánh những từ chúng ta thường dùng ngày nay với các từ mà “các cụ ngày xưa” vẫn dùng, ta cũng thấy khác nhau nhiều. Có rất nhiều từ mới với nhiều từ không mới nhưng được dùng với nghĩa khác. Vì vậy, thế hệ 8x và 9x cũng đã phải vận dụng đầu óc, sự liên tưởng phong phú của mình thì mới nghĩ ra được sự thay thế, và chúng cho là “hoàn hảo”. Chúng tôi cho rằng ta không nên phản đối chuyện tạo từ vựng cũng như du nhập các từ mới để làm phong phú thêm ngôn ngữ giao tiếp trên cộng đồng mạng. Cho nên chúng ta không nên vội lo lắng, phiền lòng khi thấy giới trẻ ngày nay sử dụng quá nhiều những từ ngữ, cách biểu hiện ngôn ngữ mới, lạ tai, khó hiểu…. Tuy nhiên, cũng cần phải có sự “kiểm soát” nhất định và tăng cường các hình thức giáo dục để giới trẻ không quên rằng sản phẩm này đơn giản là một cuộc chơi và chỉ nên có ở thế giới ảo. Nó hoàn toàn vô nghĩa nếu dùng nó trong văn bản chính thống, trong giao tiếp, thông tin với những đối tượng khác (không phải chỉ giới trẻ). Có như thế tiếng Việt mới không trở thành một tập hợp tùy tiện, thiếu cấu trúc, thiếu logic.
  • 21. 20 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.surveymonkey.com/s/S28VVY8 2. Đời sống học trò: Giải mã ngôn ngữ teen (Mỹ Chinh- Báo Mực Tím) 3. Ngôn ngữ teen thời @ (Thu Thảo- Báo 2!) 4. Ngôn ngữ thế hệ 9X (vnexpress.vn) 5. Đừng hoảng hốt với ngôn ngữ teen (Việt Phương- Vietbao.vn) 6. Phát triển và gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay (Nhiều tác giả, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc, trường đại học Huflit HCM) 7. Sát thủ đầu mưng mủ (Thành Phong) 8. Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tái bản, NXB Chính trị Quốc gia. BẢNG CÂU HỎI KHÁO SÁT Lời mở đầu: Xin chào các bạn học sinh năng động, tự tin và đầy sáng tạo. Chúng tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội về vấn đề sử dụng “ngôn ngữ teen” (ngôn ngữ chat, ngôn ngữ @ trong khi nhắn tin, trò chuyện qua mạng hay ghi chép bài vở). Chúng tôi hy vọng với sự năng động, tự tin của mình các bạn sẽ hoàn thành phiếu khảo sát này một cách chính xác và trung thực. Sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn là những đóng góp quan trọng cho sự thành công của chúng tôi. Nội dung khảo sát:
  • 22. 21 Thông tin cá nhân: Bạn sinh năm…………………………………….. Học sinh trường………………………………………………..Lớp: ……………. Thông tin điều tra: Bạn sử dụng loại hình ngôn ngữ teen nào sau đây khi chat, nhắn tin: (có thể chọn nhiều loại) 1. Sử dụng lệch âm ( dzui=vui, bit=biết, thoy=thôi, pé=bé, zị=vậy, wen=quen, seo=sao, rùi=rồi….) 2. Sử dụng biểu tượng cảm xúc (emoticon) (, , , ==, @@, ^_^ , T _ T … ) 3. Viết tắt (dc=được, k0=không, j=gì…) 4. Sử dụng tiếng nước ngoài (sr=sorrry:xin lỗi, g9=goodnight: chúc ngủngon, c=see:thấy, tks=thank you: cảm ơn…) 5. Sử dụng kí hiệu (~ = những, ♂=nam, ♀=nữ…) 6. Các loại mã hóa bảng chữ cái ( ><= x, ]o = P….) 7. Không sử dụng 8. Một số loại khác (ghi ví dụ cụ thể .............................................) Bạn có sử dụng loại hình ngôn ngữ teen nào trong số 8 loại trên khi chép bài hoặc kiểm tra: (có thể chọn nhiều loại) loại 1 , loại 2 , loại 3 , loại 4 , l o ạ i 5 , loại 6 , loại 7 , loại 8 Tự đánh giá mức độ sử dụng ngôn ngữ teen của bạn: 1. Hiếm khi hoặc không bao giờ 2. Thỉnh thoảng 3. Thường xuyên 4. Thói quen Theo bạn, lý do bạn chọn ngôn ngữ teen là: (có thể chọn nhiểu mục)
  • 23. 22 1. Tiết kiệm về thời gian, tiền bạc (vì tin nhắn có giới hạn dung lượng)
  • 24. 23 2. Thể hiện sự sáng tạo, độc đáo, cá tính của bản thân 3. Thể hiện cảm xúc chân thật hơn (sử dụng emoticon…) 4. Đảm bảo riêng tư, có tính bảo mật (vì người lớn thường không hiểu) 5. Đây là mốt, teen ai cũng sử dụng 6. Bạn không sử dụng ngôn ngữ teen nên không có lý do nào 7. Lý do khác (ghi rõ) ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………… Bạn có nghĩ rằng ngôn ngữ teen hỗ trợ và có thể ứng dụng trong học tập: 1. Không 2. Có 3. Chưa nghĩ đến Nếu bạn chọn phương án 1 hoặc 2 vui lòng cho biết lý do: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………… Ý kiến của bạn về ngôn ngữ teen: 1. Không đồng tình 2. Trung lập 3. Tán thành Nếu bạn chọn phương án 1, vui lòng cho biết lý do: …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Chân thành cảm ơn các bạn đã giúp chúng tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Chúc các bạn có một ngày học tập thật vui và bổ ích.
  • 25. 24 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU *Đối với các bạn học sinh: 1. Bạn tên gì? 2. Bạn học lớp mấy? 3. Khi “chat”, nhắn tin bạn dùng “ngôn ngữ teen” hay dùng ngôn ngữ đúng chuẩn? 4. Bạn vui lòng viết ra giấy những câu, từ đặc trưng bạn thường dùng khi chat, nhắn tin? 5. Bạn cảm thấy thế nào khi chính bạn hoặc bạn bè sử dụng “ngôn ngữ teen”? 6. Phải chăng với bạn ngôn ngữ là vũ khí để thể hiện mình, thế nên cần thiết phải cập nhật và hòa nhập? 7. Bạn đánh giá thế nào trước hiện tượng dùng ngôn từ một cách thái quá đến mức không hiểu được? *Đối với các bậc phụ huynh: 1. Suy nghĩ của cô/chú về việc “sử dụng ngôn ngữ teen” của con em mình hiện nay? 2. Cô/chú hiểu được nội dung các em ấy nói, viết dưới dạng “ngôn ngữ teen” không ạ? 3. Giao tiếp trong gia đình các em có sử dụng “ngôn ngữ teen” không ạ? 4. Phản ứng của cô/chú thế nào khi con em mình sử dụng “ngôn ngữ teen”? *Đối với thầy cô: 1. Trong quá trình giảng dạy và chấm bài thầy/cô có bắt gặp hiện tượng các emsử dụng “ngôn ngữ teen” khi trả lời hoặc trong bài thi không ạ? 2. Theo thầy/cô nên chăng việc chấp thuận một số chữ viết tắt trong bài thi? 3. Thầy/cô phản ứng thế nào trước hiện tượng các em sử dụng “ngôn ngữteen” trong lớp học? (khuyến khích, phản đối, chỉnh sửa hoặc có biện pháp gì…?)
  • 26. 25