SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Quốc kỳ Việt Nam<br />Bách khoa toàn thư mở Wikipedia<br />Bước tới: menu, tìm kiếm<br />Quốc kỳ Việt NamTênCờ đỏ sao vàngSử dụngcờ và cờ hiệu dân sự và chính phủ. Tỷ lệ2:3Chấp thuận5 tháng 9 năm 1945 (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà)2 tháng 7 năm 1976 (Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)Thiết kếMột ngôi sao vàng lớn chính giữa nền màu đỏ.Sử dụngCờ chiến tranh và cờ hiệu hải quân. Tỷ lệ2:3Thiết kếNhư trên, với một khẩu hiệu quot;
quyết thắngquot;
 màu vàng ở góc trên phía trái.<br />Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đại diện cho Việt Nam, là lá Cờ đỏ sao vàng, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. [2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]<br />Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, và sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: quot;
Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc caquot;
.. Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.<br />Cờ đỏ sao vàng<br />Cờ đỏ sao vàng là lá cờ của Việt Minh khi giành chính quyền ở Bắc kỳ tháng 8 năm 1945.<br />Cuối năm 1940 phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.<br />Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa<br />Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm vụ thể hiện. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.<br />Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:<br />Hỡi những ai máu đỏ da vàng<br />Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc<br />Nền cờ thắm máu đào vì đất nước<br />Sao vàng tươi da của giống nòi<br />Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi<br />Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh<br />Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.<br />Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.<br />Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:<br />Anh em đi trọn con đường nhé<br />Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai.<br />Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông Lê Quang Sô HYPERLINK quot;
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3_Vi%E1%BB%87t_Namquot;
  quot;
cite_note-TT1-3quot;
 [4][5]. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: quot;
Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốcquot;
[4].<br />Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng[6]. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.<br />Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu (tên chính thức của quốc gia) khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức hay không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam.<br />Quốc hiệu chính thức<br />Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.<br />Văn Lang<br />Văn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.<br />Âu Lạc<br />Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (甌雒, 甌駱, 甌貉) được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).<br />Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN[1]), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.<br />Vạn Xuân<br />Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.<br />Đại Cồ Việt<br />Đại Cồ Việt (大瞿越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.<br />Đại Việt<br />Đại Việt (大越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.<br />Đại Ngu<br />Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.<br />Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là quot;
sự yên vui, hòa bìnhquot;
, chứ không có nghĩa là quot;
ngu siquot;
 (愚癡).<br />Việt Nam<br />Đất nước Việt Nam phát triển sau các cuộc Nam tiến trong 700 năm<br />Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng quot;
Namquot;
 có ý nghĩa quot;
An Namquot;
 còn quot;
Việtquot;
 có ý nghĩa quot;
Việt Thườngquot;
. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.<br />Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ quot;
Việt Namquot;
. Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: quot;
Việt Nam khởi tổ xây nềnquot;
. Người ta cũng tìm thấy hai chữ quot;
Việt Namquot;
 trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: quot;
Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quanquot;
 (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ quot;
Việt Namquot;
 kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).<br />Sau này, danh xưng Việt Nam được chính thức sử dụng như quốc hiệu từ thời Đế quốc Việt Nam.<br />Đại Nam<br />Để xem một khu du lịch có tên tương tự mời xem Đại Nam Văn Hiến<br />Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.<br />Đế quốc Việt Nam<br />Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam Kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, cũng là lần đầu tiên danh xưng Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.<br />Việt Nam Dân chủ Cộng hòa<br />Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này lại phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam.<br />Nam Kỳ quốc<br />Nam Kỳ quốc hay Nam Kỳ Cộng hòa quốc hoặc Cộng hòa Nam Kỳ (tiếng Pháp: République de Cochinchine) là danh xưng do chính phủ Pháp đặt ra cho vùng lãnh thổ Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 16. Chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1946, về danh nghĩa là một quốc gia độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại được 2 năm, sau đó lại chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ giải thể, đổi tên lại thành Chính phủ Nam phần Việt Nam, rồi sát nhập vào chính quyền lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 2 tháng 6 năm 1948.<br />Quốc gia Việt Nam<br />Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.<br />Việt Nam Cộng hòa<br />Việt Nam Cộng hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Năm 1955, trong một cuộc trưng cầu dân ý, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này tồn tại độc lập trong 20 năm và sụp đổ vào năm 1975.<br />Cộng hòa Miền Nam Việt Nam<br />Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn, đặt ra cho miền Nam Việt Nam với việc thành lập một chính phủ mới để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại trong 7 năm (1969-1976), sau đó, chính quyền lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã giải tán để hợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một quốc gia Việt Nam thống nhất.<br />Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam<br />Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.<br />Lịch sử quốc ca của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam<br />LỊCH SỬ QUỐC CA22.06.2007 17:32http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=135Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Văn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Văn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà văn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: quot;
... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát quot;
Tiến quân caquot;
 và quot;
Diệt phát xítquot;
quot;
. Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Văn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối năm 1944 tại căn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Văn Cao đã nhớ lại: quot;
Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...quot;
.Nhạc sĩ viết tiếp: quot;
Quốc ca là sự hình thành của nhiều năm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập...quot;
Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.<br />Quốc huy Việt Nam<br />Bách khoa toàn thư mở Wikipedia<br />Bước tới: menu, tìm kiếm<br />Quốc huy Việt Nam<br />Quốc huy Việt Nam (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa 1, kỳ họp Quốc hội thứ VI (từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do chính phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu và họa sỹ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa.<br />Năm 1976, khi Việt Nam thống nhất, mẫu quốc huy được sửa đổi về quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI).<br />Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt và tiền đồ sáng lạn của quốc gia; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước.<br />[sửa] Sai sót khi sao chép<br />Đầu năm 2007, họa sỹ, đại biểu Quốc hội Trần Khánh Chương cho rằng việc in ấn, sao chép hình quốc huy Việt Nam có nhiều sai sót như [1]:<br />Hạt lúa không thuôn nhỏ mà to tròn như hạt lúa mì.<br />Bánh xe không đủ 10 bánh răng.<br />Các đường tròn đồng tâm trong bánh xe không chính xác.<br />Khe giữa 2 vành bông lúa phía trên cùng to nhỏ tùy hứng.<br />Quốc huy Việt Nam trên tem thư<br />
Nghi thuc nha nuoc
Nghi thuc nha nuoc
Nghi thuc nha nuoc
Nghi thuc nha nuoc
Nghi thuc nha nuoc
Nghi thuc nha nuoc
Nghi thuc nha nuoc
Nghi thuc nha nuoc

More Related Content

What's hot

BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến t...
BÀI 19  NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC  (Từ năm 1858 đến t...BÀI 19  NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC  (Từ năm 1858 đến t...
BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến t...Võ Tâm Long
 
Bai 5 chau phi va my la tinh tk xix xx (1)
Bai 5  chau phi va my la tinh tk xix  xx  (1)Bai 5  chau phi va my la tinh tk xix  xx  (1)
Bai 5 chau phi va my la tinh tk xix xx (1)Duc Võ
 
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)Võ Tâm Long
 
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 Jackson Linh
 
đề Cương sử
đề Cương sửđề Cương sử
đề Cương sửNhật Linh
 
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...Võ Tâm Long
 

What's hot (8)

Giao an lich su 11
Giao an lich su 11Giao an lich su 11
Giao an lich su 11
 
BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến t...
BÀI 19  NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC  (Từ năm 1858 đến t...BÀI 19  NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC  (Từ năm 1858 đến t...
BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (Từ năm 1858 đến t...
 
Bai 5 chau phi va my la tinh tk xix xx (1)
Bai 5  chau phi va my la tinh tk xix  xx  (1)Bai 5  chau phi va my la tinh tk xix  xx  (1)
Bai 5 chau phi va my la tinh tk xix xx (1)
 
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
Bài 17 Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)
 
trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11trắc nghiệm lịch sử 11
trắc nghiệm lịch sử 11
 
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8 BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
BÀI 26-T41 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương Lịch sử 8
 
đề Cương sử
đề Cương sửđề Cương sử
đề Cương sử
 
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
 

Similar to Nghi thuc nha nuoc

LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC nataliej4
 
Powerpoint Các ngày lễ lớn ở việt nam
 Powerpoint  Các ngày lễ lớn ở việt nam Powerpoint  Các ngày lễ lớn ở việt nam
Powerpoint Các ngày lễ lớn ở việt namNhung Lê
 
chuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptchuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptPhPhm70
 
chuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptchuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptPhPhm70
 
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docxN05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docxThyLinh700645
 
Sự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt namSự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt namnataliej4
 
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnPham Long
 
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)vinhbinh2010
 
Giáo án điện tử của Việt Trung
Giáo án điện tử của Việt TrungGiáo án điện tử của Việt Trung
Giáo án điện tử của Việt TrungThnhHong52
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namDung Le
 
Gia định thành thông chí [phần 3] quyển 3 - cương vực chí
Gia định thành thông chí [phần 3]   quyển 3 - cương vực chíGia định thành thông chí [phần 3]   quyển 3 - cương vực chí
Gia định thành thông chí [phần 3] quyển 3 - cương vực chíKelsi Luist
 
10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinhphuongtrinhlh
 
10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinhphuongtrinhlh
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfMaiSng14
 
tổng khởi nghĩa tháng 8 file powerpoint cho dạy học
tổng khởi nghĩa tháng 8 file powerpoint cho dạy họctổng khởi nghĩa tháng 8 file powerpoint cho dạy học
tổng khởi nghĩa tháng 8 file powerpoint cho dạy họcgwhtp4ysyj
 

Similar to Nghi thuc nha nuoc (20)

Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAYBài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về bảo tàng Hồ CHí Minh, HAY
 
TIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].doc
TIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].docTIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].doc
TIỂU LUẬN VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH [XUẤT SẮC].doc
 
Pham ba hoa tuổi trẻ việt nam
Pham ba hoa tuổi trẻ việt namPham ba hoa tuổi trẻ việt nam
Pham ba hoa tuổi trẻ việt nam
 
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
 
Powerpoint Các ngày lễ lớn ở việt nam
 Powerpoint  Các ngày lễ lớn ở việt nam Powerpoint  Các ngày lễ lớn ở việt nam
Powerpoint Các ngày lễ lớn ở việt nam
 
chuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptchuyen de 2.ppt
chuyen de 2.ppt
 
chuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptchuyen de 2.ppt
chuyen de 2.ppt
 
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docxN05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
 
HA .pptx
HA .pptxHA .pptx
HA .pptx
 
Sự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt namSự hình thành họ vũ ở việt nam
Sự hình thành họ vũ ở việt nam
 
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vnNhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
Nhà Mạc ba thời kỳ = Vanhien.vn
 
La co Tay Ban Nha.docx
La co Tay Ban Nha.docxLa co Tay Ban Nha.docx
La co Tay Ban Nha.docx
 
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
 
Giáo án điện tử của Việt Trung
Giáo án điện tử của Việt TrungGiáo án điện tử của Việt Trung
Giáo án điện tử của Việt Trung
 
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt namBài dự thi em yêu lịch sử việt nam
Bài dự thi em yêu lịch sử việt nam
 
Gia định thành thông chí [phần 3] quyển 3 - cương vực chí
Gia định thành thông chí [phần 3]   quyển 3 - cương vực chíGia định thành thông chí [phần 3]   quyển 3 - cương vực chí
Gia định thành thông chí [phần 3] quyển 3 - cương vực chí
 
10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh
 
10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh10 năm tai lap tinh
10 năm tai lap tinh
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
 
tổng khởi nghĩa tháng 8 file powerpoint cho dạy học
tổng khởi nghĩa tháng 8 file powerpoint cho dạy họctổng khởi nghĩa tháng 8 file powerpoint cho dạy học
tổng khởi nghĩa tháng 8 file powerpoint cho dạy học
 

Nghi thuc nha nuoc

  • 1. Quốc kỳ Việt Nam<br />Bách khoa toàn thư mở Wikipedia<br />Bước tới: menu, tìm kiếm<br />Quốc kỳ Việt NamTênCờ đỏ sao vàngSử dụngcờ và cờ hiệu dân sự và chính phủ. Tỷ lệ2:3Chấp thuận5 tháng 9 năm 1945 (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà)2 tháng 7 năm 1976 (Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)Thiết kếMột ngôi sao vàng lớn chính giữa nền màu đỏ.Sử dụngCờ chiến tranh và cờ hiệu hải quân. Tỷ lệ2:3Thiết kếNhư trên, với một khẩu hiệu quot; quyết thắngquot; màu vàng ở góc trên phía trái.<br />Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đại diện cho Việt Nam, là lá Cờ đỏ sao vàng, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. [2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]<br />Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, và sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: quot; Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc caquot; .. Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.<br />Cờ đỏ sao vàng<br />Cờ đỏ sao vàng là lá cờ của Việt Minh khi giành chính quyền ở Bắc kỳ tháng 8 năm 1945.<br />Cuối năm 1940 phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.<br />Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa<br />Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm vụ thể hiện. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.<br />Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:<br />Hỡi những ai máu đỏ da vàng<br />Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc<br />Nền cờ thắm máu đào vì đất nước<br />Sao vàng tươi da của giống nòi<br />Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi<br />Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh<br />Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.<br />Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.<br />Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:<br />Anh em đi trọn con đường nhé<br />Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai.<br />Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông Lê Quang Sô HYPERLINK quot; http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3_Vi%E1%BB%87t_Namquot; quot; cite_note-TT1-3quot; [4][5]. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: quot; Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốcquot; [4].<br />Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng[6]. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.<br />Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu (tên chính thức của quốc gia) khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức hay không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam.<br />Quốc hiệu chính thức<br />Dưới đây là danh sách các quốc hiệu chính thức của Việt Nam theo dòng lịch sử. Các quốc hiệu này đều được ghi chép trong các sách sử Việt Nam, hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.<br />Văn Lang<br />Văn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.<br />Âu Lạc<br />Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (甌雒, 甌駱, 甌貉) được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).<br />Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN[1]), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.<br />Vạn Xuân<br />Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.<br />Đại Cồ Việt<br />Đại Cồ Việt (大瞿越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.<br />Đại Việt<br />Đại Việt (大越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.<br />Đại Ngu<br />Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.<br />Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là quot; sự yên vui, hòa bìnhquot; , chứ không có nghĩa là quot; ngu siquot; (愚癡).<br />Việt Nam<br />Đất nước Việt Nam phát triển sau các cuộc Nam tiến trong 700 năm<br />Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng quot; Namquot; có ý nghĩa quot; An Namquot; còn quot; Việtquot; có ý nghĩa quot; Việt Thườngquot; . Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.<br />Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ quot; Việt Namquot; . Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: quot; Việt Nam khởi tổ xây nềnquot; . Người ta cũng tìm thấy hai chữ quot; Việt Namquot; trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: quot; Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quanquot; (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ quot; Việt Namquot; kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).<br />Sau này, danh xưng Việt Nam được chính thức sử dụng như quốc hiệu từ thời Đế quốc Việt Nam.<br />Đại Nam<br />Để xem một khu du lịch có tên tương tự mời xem Đại Nam Văn Hiến<br />Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.<br />Đế quốc Việt Nam<br />Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam Kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, cũng là lần đầu tiên danh xưng Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.<br />Việt Nam Dân chủ Cộng hòa<br />Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này lại phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam.<br />Nam Kỳ quốc<br />Nam Kỳ quốc hay Nam Kỳ Cộng hòa quốc hoặc Cộng hòa Nam Kỳ (tiếng Pháp: République de Cochinchine) là danh xưng do chính phủ Pháp đặt ra cho vùng lãnh thổ Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 16. Chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1946, về danh nghĩa là một quốc gia độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại được 2 năm, sau đó lại chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ giải thể, đổi tên lại thành Chính phủ Nam phần Việt Nam, rồi sát nhập vào chính quyền lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 2 tháng 6 năm 1948.<br />Quốc gia Việt Nam<br />Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.<br />Việt Nam Cộng hòa<br />Việt Nam Cộng hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Năm 1955, trong một cuộc trưng cầu dân ý, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này tồn tại độc lập trong 20 năm và sụp đổ vào năm 1975.<br />Cộng hòa Miền Nam Việt Nam<br />Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn, đặt ra cho miền Nam Việt Nam với việc thành lập một chính phủ mới để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại trong 7 năm (1969-1976), sau đó, chính quyền lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã giải tán để hợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một quốc gia Việt Nam thống nhất.<br />Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam<br />Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.<br />Lịch sử quốc ca của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam<br />LỊCH SỬ QUỐC CA22.06.2007 17:32http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=135Cũng tại Quốc hội khoá 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Văn Cao làm quốc ca chính thức. Theo lời nhạc sĩ Văn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà văn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: quot; ... 19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát quot; Tiến quân caquot; và quot; Diệt phát xítquot; quot; . Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Văn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối năm 1944 tại căn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Văn Cao đã nhớ lại: quot; Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...quot; .Nhạc sĩ viết tiếp: quot; Quốc ca là sự hình thành của nhiều năm kinh nghiệm và một thời gian dài trǎn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhó. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà của ông Vǎn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang vǎn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập...quot; Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Vǎn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát Tiến quân ca vang lên...Gần hai mươi nǎm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.<br />Quốc huy Việt Nam<br />Bách khoa toàn thư mở Wikipedia<br />Bước tới: menu, tìm kiếm<br />Quốc huy Việt Nam<br />Quốc huy Việt Nam (nguyên thủy là Quốc huy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) được Quốc hội Việt Nam khóa 1, kỳ họp Quốc hội thứ VI (từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 9 năm 1955), phê chuẩn từ mẫu quốc huy do chính phủ đề nghị. Mẫu quốc huy này do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ mẫu và họa sỹ Trần Văn Cẩn chỉnh sửa.<br />Năm 1976, khi Việt Nam thống nhất, mẫu quốc huy được sửa đổi về quốc hiệu (theo phê chuẩn của Quốc hội Việt Nam khóa VI).<br />Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt và tiền đồ sáng lạn của quốc gia; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp và chính giữa, phía dưới là dòng chữ tên nước.<br />[sửa] Sai sót khi sao chép<br />Đầu năm 2007, họa sỹ, đại biểu Quốc hội Trần Khánh Chương cho rằng việc in ấn, sao chép hình quốc huy Việt Nam có nhiều sai sót như [1]:<br />Hạt lúa không thuôn nhỏ mà to tròn như hạt lúa mì.<br />Bánh xe không đủ 10 bánh răng.<br />Các đường tròn đồng tâm trong bánh xe không chính xác.<br />Khe giữa 2 vành bông lúa phía trên cùng to nhỏ tùy hứng.<br />Quốc huy Việt Nam trên tem thư<br />