Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay

Man_Book
Man_BookMan_Book

https://uploading.vn/684apwqny9rp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----
NGUYỄN THỊ HẰNG
ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Triết học
HÀ NỘI – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----o0o-----
NGUYỄN THỊ HẰNG
ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO
ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Lan
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập tại khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, em có được kết quả như ngày hôm nay là do sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ bảo tân tình, chu đáo của các thầy cô
trong khoa Triết học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Triết
học, đặc biệt là cô giáo PGS.TS Đặng Thị Lan - người đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực
và kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý
chân thành của quý thầy cô cũng như bạn bè để luận văn của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Nguyễn Thị Hằng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẬT GIÁO
VÀ LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM .........................................................10
1.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Phật giáo............................................................10
1.1.1. Thế giới quan Phật giáo..............................................................................10
1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo...........................................................................17
1.2. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam...................................29
1.3. Lối sống của ngƣời Việt Nam...........................................................................36
1.3.1. Quan niệm về lối sống................................................................................36
1.3.2. Đặc điểm lối sống của người Việt Nam truyền thống.............................42
1.3.3. Sự biến đổi của lối sống và những vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống
của người Việt Nam hiện nay ..............................................................................47
CHƢƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CHỦ YẾU CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN
LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................59
2.1. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong cách thức lao động sản xuất và tổ chức
cuộc sống của ngƣời Việt Nam hiện nay................................................................59
2.1.2. Những ảnh hưởng tích cực.........................................................................59
2.1.2. Một số ảnh hưởng tiêu cực ........................................................................71
2.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán ....................................75
2.2.1. Phật giáo góp phần củng cố, duy trì các phong tục, tập quán của người
Việt Nam................................................................................................................75
2.2.2. Phật giáo ảnh hưởng đến tập tục đi lễ chùa, cúng Rằm, mùng Một ........78
2.2.3. Phật giáo ảnh hưởng trong tục ăn chay, phóng sinh và bố thí................81
2.2.4. Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức ma chay, cưới hỏi...........................82
2.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến phƣơng thức ứng xử, triết lý sống của
ngƣời Việt Nam..........................................................................................................87
2.4. Một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh
hƣởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt Nam hiện nay....106
2.4.1. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và
đồng bào Phật tử nhằm xa rời mê tín dị đoan, tiếp nhận những tư tưởng tích
cực của Phật giáo.................................................................................................106
2.4.2. Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Phật giáo, tổ chức Phật tử
trong đời sống xã hội...........................................................................................109
2.4.3. Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý đối với các hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.............................................................111
KẾT LUẬN...............................................................................................................114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................116
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm và đã được truyền bá, có ảnh
hưởng tới nhiều nước trên thế giới như Xrilanca, Mianma, Ai Cập, Thái Lan,
Việt Nam, Trung Quốc… Trong quá trình du nhập và trải qua các thời kỳ
lịch sử, Phật giáo lại phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện lịch
sử, văn hóa ở mỗi quốc gia mà có những biến đổi cho phù hợp. Ngày nay,
trên phạm vi quốc tế, Phật giáo đang chiếm vị trí sâu rộng trong đời sống
của con người trong đó có Việt Nam.
Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là triết học bởi trong nó chứa đựng
nhiều quan điểm sâu sắc về thế giới, nhân sinh. Trải qua bao thăng trầm của
lịch sử, từng chịu biết bao thử thách trong sự va chạm với các tôn giáo khác,
song Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Sở dĩ đạo
Phật có được sức sống mãnh liệt đó là vì mục đích tối thượng của nó là cứu
khổ đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho con người. Mọi sự thuyết pháp của đức
Phật đều tập trung vào cuộc sống hiện thực của chúng sinh mà ít bàn đến
những hiện tượng tự nhiên, điều đó hoàn toàn phù hợp với đông đảo quần
chúng khi trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, đạo Phật đã khơi
dậy được những giá trị văn hóa trong con người hướng tới chân – thiện – mỹ,
khơi dậy được khát khao của con người muốn được giải thoát trước những
mâu thuẫn, bế tắc do chính con người tạo ra. Bởi vậy, đạo Phật xét về mặt tích
cực, nó thực sự là chỗ dựa tinh thần cho một bộ phận đông đảo quần chúng
nhân dân. Cũng chính bởi vậy mà đạo Phật đã bám sâu vào trong đời sống xã
hội, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của con người trong mọi thời đại.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và luôn gắn bó với những
bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Những tư tưởng, giáo lý của Phật giáo
đã ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hóa, nếp sống của
2
người Việt. Với bề dày gần hai nghìn năm tại Việt Nam, Phật giáo đã khẳng
định chân giá trị của nó trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phật giáo đã
trở thành một hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài và đã có những ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống con người Việt Nam. Trải qua mọi thời đại, văn
hóa Phật giáo là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa dân tộc. Đạo
Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu của nền văn hóa Việt Nam. Phật giáo với cái đích là cứu con người thoát
khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh là giải thoát, nó mang đậm tính triết học
hơn bất kỳ một tôn giáo nào khác. Phật giáo chứa đựng một hệ thống những
tư tưởng về thế giới quan, nhân sinh quan vô cùng sâu sắc. Những tư tưởng cơ
bản của Phật giáo đã và đang có những tác động, ảnh hưởng sâu rộng trên
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta hiện nay.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, do sự tác động mạnh mẽ
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình giao lưu,
hội nhập quốc tế, đạo đức, lối sống của con người có nhiều biến đổi theo cả
chiều hướng tích cực và tiêu cực. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng suy
thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống trong một bộ phận dân cư, trong đó có
cả các đảng viên. Trong tình hình ấy, chúng ta cần phát huy mọi nguồn lực để
xây dựng một lối sống tiến bộ, lành mạnh. Phật giáo chứa đựng trong đó những
tư tưởng nhân văn về đạo đức vẫn còn nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây
dựng xã hội mới như Đảng ta khẳng định. Biết phát huy những giá trị tích cực
trong thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo là một nhân tố quan trọng góp
phần xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như
vậy, tác giả lựa chọn chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của
người Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới cả về bề dày lịch sử,
3
tính đồ sộ của hệ thống giáo lý và số lượng tín đồ, do đó thu hút được sự quan
tâm rất lớn của giới khoa học. Nghiên cứu về Phật giáo được rất nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau
và đạt được kết quả đáng trân trọng. Có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu trên các phương diện sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo, tư tưởng của Phật giáo và lịch
sử Phật giáo Việt Nam
“Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội, 1992) của
Nguyễn Lang đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt
Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của
các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt
Nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998), các tác giả đã bàn về lịch sử du
nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến
thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật
giáo đối với các lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt
Nam; “Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Ủy ban
Khoa học Xã hội Việt Nam, Việt Triết học (Hà Nội, 1996) đã đề cập đến
tính chất của Phật giáo Việt Nam, các tông phái Phật giáo ở Việt Nam, vai
trò của Phật giáo trong nền văn hóa dân tộc và ảnh hưởng của Phật giáo đối
với lịch sử tư tưởng Việt Nam… Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về
triết học Phật giáo như“Đại cương triết học Phật giáo” của Thích Đạo
Quang (Nxb Thuận Hóa - Huế, 1996) đã phân tích những giá trị trong các
giáo lý cơ bản của Phật giáo và đề cập một cách khái quát các tông phái cơ
bản của đạo Phật; “Tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam”của Nguyễn Duy
Hinh đã trình bày và phân tích một cách sâu sắc các vần đề của triết học
Phật giáo như: Bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận và các nội dung
triết học Phật giáo Việt Nam như tư tưởng triết học Phật giáo sơn môn Dâu,
4
tư tưởng triết học Phật giáo sơn môn Kiến Sơ và triết học Phật giáo tông
Trúc Lâm... Nguyễn Hùng Hậu với cuốn “Đại cương triết học Phật giáo
Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, 2002) dưới góc độ triết học đã khái quát
quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Tác giả đã trình
bày rõ sự tiếp biến và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua các giai
đoạn và chỉ ra đặc trưng của Phật giáo Việt Nam là sự kết hợp của ba yếu
tố Thiền – Tịnh – Mật trong sự hòa quyện với tín ngưỡng bản địa tạo nên
những đặc điểm riêng biệt của Phật giáo Việt Nam…Cuốn sách này là một
trong những nguồn tư liệu quý giá khi nghiên cứu Phật giáo và Phật giáo
Việt Nam. Phan Văn Hùm viết cuốn “Phật giáo triết học” bản in lần thứ
ba năm 1943 dưới góc độ tiếp cận triết học, tác giả tập trung phân tích
nguyên lý của Phật giáo nguyên thủy: vấn đề tâm và vật, Ngũ uẩn, Nghiệp,
Thiền định; đưa ra những nhận định chung nhất về bản thể luận, nhận thức
luận của triết học Phật giáo.
Ngoài ra, trong nhóm công trình nghiên cứu về Phật giáo cũng có một
số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, có thể kể đến một số
công trình như: “Cốt tủy của đạo Phật” (1971) của Daisetz Teitaro Suzuki
do Trúc Thiên dịch (Nxb An Tiêm, Sài Gòn); “Nền tảng của đạo Phật” của
Peter D. Santina do Thích Tâm Quang dịch (NXb Thành phố Hồ Chí Minh).
Junjiro Takakusu với cuốn “Tinh hoa triết học Phật giáo” (The Essentials of
Buddhis). Nhan đề lần xuất bản thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đại học Vạn
Hạnh dịch là “Các tông phái của đạo Phật”, lần tái bản năm 2008 Tuệ Sỹ
dịch ra tiếng việt là “Tinh hoa triết học Phật giáo”. Ngoài phần giới thiệu và
kết luận, cuốn sách gồm có 14 chương. Ông đã trình bày triết học Phật giáo
theo xu hướng hệ thống trong đó tập trung lý giải các nguyên lý cơ bản của
Phật giáo ở các chương I, II, III. Ông đã chỉ ra 6 nguyên lý căn bản trong
triết học Phật giáo là nguyên lý duyên khởi, nguyên lý tất định và bất định,
5
nguyên lý tương dung, nguyên lý như thực, nguyên lý viên dung, nguyên lý
Niết bàn hay giải thoát viên mãn… Emmanuel Kant khi nghiên cứu về Phật
giáo Tích Lan, Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản cũng đánh giá
cao những giá trị đạo đức của tôn giáo này thông qua nhận thức và hành vi
của các vị tu sĩ, qua thuyết “Duyên khởi”, thuyết “Luân hồi” của Phật giáo.
Sau Emmanuel Kant, một số triết gia người Đức khác như Schelling, Hegel,
Nietzche, Schopenhaueur… cũng chú ý đến Phật giáo. Nhìn chung, các triết
gia người Đức này đều đánh giá Phật giáo là một tôn giáo cao thâm thể hiện ở
các quan niệm của nó về thế giới và con người như quan niệm: thế giới là vô
thủy vô chung, thế giới vận động biến đổi không ngừng, con người là “vô
ngã”… Đặc biệt, họ rất chú ý đến quan niệm “Nhân quả, luân hồi’ trong giáo
lý nhà Phật, và cho đây là một trong những điều huyền bí nhất cần khám phá
trong văn hoá phương Đông.
2.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo
đức, lối sống của con người Việt Nam
Về lĩnh vực này có thể kể đến các công trình như: “Ảnh hưởng của các
hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” (Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nội, 1997) do Nguyễn Tài Thư (chủ biên) đã đề cập đến vai trò
của Phật giáo trên một số lĩnh vực như: ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư
tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay; “Phật
giáo và văn hóa Việt Nam” (Nxb Hà Nội, 1999) của Nguyễn Đăng Duy đã đề
cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hóa, đạo đức của
dân tộc Việt Nam. Trần Văn Giàu với một loạt các công trình như: “Giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, 1975),
“Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” (Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993) và
“Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng
tháng Tám” (3 tập) (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997, 1998) đã đề cập
6
đến những giá trị đạo đức Phật giáo, những đóng góp của Phật giáo trong lịch
sử tư tưởng Việt Nam. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí
Minh với “Phật giáo nhập thế và phát triển” (Nxb Tôn giáo, 2008) đã tập
hợp các bài viết của các nhà khoa học, các tri thức Phật giáo viết về vai trò
Phật giáo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như:
Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Phật giáo với chính trị, xã
hội; Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất nước, Phật giáo với xã hội
dân sự, Phật giáo với sự nghiệp độc lập, Phật giáo với đời sống tâm linh…
“Phật giáo với dân tộc” của Thích Thanh Từ (Thành Hội Phật giáo TP. Hồ
Chí Minh, 1995) đã bàn về những nét chính trong luân lý Phật giáo, những
giới luật của phật tử tại gia và phật tử xuất gia, về đóng góp của Phật giáo
cho lịch sử dân tộc trên các phương diện chính trị, tư tưởng, văn nghệ, về
các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt Nam hiện đại. Luận án Tiến sĩ
Triết học của Lê Hữu Tuấn với đề tài: “Ảnh hưởng của những tư tưởng triết
học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam” (Hà
Nội, 1999); Luận án tiến sĩ triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài: “Ảnh
hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện
nay” (Hà Nội, 2004); “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời
sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá
trình đổi mới hiện nay” của Mai Thị Dung, luận án Tiến sĩ Triết học, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003…
Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình trên các tạp chí cũng đề cập
đến những ảnh hưởng của Phật giáo trên các phương diện khác nhau trong
văn hóa, lối sống của người Việt Nam như: “Ảnh hưởng của Phật giáo đối
với tư uy và cách ứng ử của người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí xã hội học,
số 4 1989) và “Một số suy ngh về ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư uy
người Việt” (Tạp chí Triết học, số 5 1996) của GS.TS Nguyễn Hùng Hậu;
7
“Phật giáo và sự hình thành nh n cách con người Việt Nam hiện nay” (Tạp
chí Triết học, số 2/1994) của GS.TS Nguyễn Tài Thư; “Tôn giáo và tín
ngưỡng trong đời sống văn hóa hiện nay” (Tạp chí cộng sản số 15/1999) của
GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Vài suy ngh về Phật giáo dân gian Việt Nam”
(Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 2/1997) của Hoàng Thị Lan; “Một vài đóng
góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam” (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo,
số 5/2005) của Lê Đức Hạnh; “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong
đời sống xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số
10/2007) của Lê Văn Đính; “Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 3/2006) của
Hòa thượng Thích Thanh Tứ; “Nghiên cứu và ứng dụng các giá trị văn hóa
Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số
5/2008) của Nguyễn Hồng Dương; “Ảnh hưởng của “T m” trong Phật giáo
đối với văn hóa tinh thần của người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí nghiên cứu
Tôn giáo, số 5/2008) của Ngô Thị Lan Anh…
Nhìn chung, có thể nhận xét khái quát các công trình nghiên cứu trên
đã tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm và góc độ
khác nhau. Đồng thời, khẳng định Phật giáo có giá trị và ảnh hưởng sâu sắc
trong đời sống xã hội Việt Nam. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo kết
hợp với văn hóa truyền thống tạo nên sự đa dạng, phong phú của đời sống
tinh thần con người Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu, kế
thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình đã có, luận văn tập trung
vào việc phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của
người Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về Phật giáo, lối sống
8
con người Việt Nam, luận văn làm rõ mộ số ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo
đến lối sống của người Việt Nam hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật
giáo đến lối sống của người Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, phân tích những tư tưởng cơ bản của Phật giáo; quá trình du
nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam và lối sống của người Việt Nam.
Thứ hai, phân tích làm rõ một số ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo đến
lối sống con người Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực
và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của người Việt
Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phật giáo hàm chứa trong nó những tư tưởng rất rộng lớn về thế giới và
nhân sinh. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu, giới
thiệu thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo, trong đó chứa đựng những
triết lý có ảnh hưởng đến lối sống con người Việt Nam.
Phạm trù lối sống cũng rất rộng, tác giả chọn ra 3 phương diện cơ bản
nhất và phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến các phương diện đó.
Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu ảnh hưởng chủ yếu của Phật
giáo đến một số phương diện thuộc lối sống của người Việt Nam từ khi đổi
mới (từ năm 1986) đến nay.
9
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học như: Phân
tích - tổng hợp, quy nạp – diễn dịch, so sánh, khái quát hóa…
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng của Phật
giáo đến một số phương diện của lối sống người Việt Nam hiện nay.
- Luận văn bước đầu đề xuất một số khuyến nghị cơ bản nhằm phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống
của người Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng cơ bản của Phật giáo,
quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó
đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy,
nghiên cứu về vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong các trường
đại học, cao đẳng và cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
đề tài gồm 2 chương 7 tiết.
10
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẬT GIÁO
VÀ LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM
1.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Phật giáo
Toàn bộ nội dung tư tưởng của Phật giáo được thể hiện Tam Tạng kinh
(Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng). Kinh sách Phật giáo được viết bằng
hai thứ tiếng: tiếng Pali (ngôn ngữ bình dân, giản dị), tiếng Phạn (ngôn ngữ trí
thức, mẹo luật chặt chẽ tế nhị).
Cùng với sự biến đổi của lịch sử xã hội, Phật giáo cũng có nhiều biến đổi
về tổ chức cũng như giáo lý. Nhiều hệ phái tồn tại cho đến ngày nay là biểu hiện
của sự biến đổi đó. Mặc dù vậy, những nội dung, tư tưởng chủ yếu, những triết
lý về thế giới quan, về nhân sinh cùng con đường giải thoát khỏi bể khổ của Phật
giáo vẫn là cái chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình biến đổi của Phật giáo.
Những tư tưởng đó ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của con người Việt Nam
1.1.1. Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan là “tổng hợp tất cả những quan niệm, chính kiến về thế
giới, về cấu trúc và nguồn gốc của nó, ý ngh a và giá trị đời sống của con người,
lòng tin của con người trong hiện thực” [43,tr.167].
Từ điển Triết học định nghĩa: “Thế giới quan được hiểu là toàn bộ những
nguyên tắc, quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động và quan hệ của từng cá
nhân, của một tập đoàn ã hội, của một giai cấp hay xã hội nói chung đối với
thực tại” [77,tr.539]
Như vậy, có thể hiểu thế giới quan là hệ thống quan điểm, quan niệm,
tư tưởng của con người về thế giới, về cuộc đời và vị trí của con người trong
thế giới đó.
Thế giới quan tôn giáo là hệ thống quan điểm, tư tưởng tôn giáo, thể
hiện niềm tin của con người vào sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên, được
11
biểu hiện tập trung trong các kinh sách của các tôn giáo, được các chức sắc
tôn giáo truyền bá một cách tự giác.
Thế giới quan Phật giáo được thể hiện tập trung trong quan điểm về thế
giới, tư tưởng vô thường, thuyết nhân quả và thuyết duyên khởi. Những tư
tưởng này chứa đựng yếu tố duy vật và biện chứng, nó đối lập với định mệnh
luận và thần linh luận.
- Quan niệm của Phật giáo về thế giới
Theo GS.TS Nguyễn Hùng Hậu trong cuốn “Đại cương Triết học Phật
giáo Việt Nam - Tập 1: Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV”: Phật giáo thừa nhận
thế giới về đại thể có hai yếu tố cơ bản là Danh và Sắc. Khái niệm danh và sắc
có từ thời Upanishad để chỉ hiện tượng và cá thể nhưng đến thời đức Phật nó
ngụ ý là yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất, nó chính là vật và tâm. Theo
thuyết “Chư pháp nhân duyên sinh” thì hai cái đó liên hệ khăng khít với nhau,
không tách rời nhau, không có cái này thì không có cái kia và ngược lại. Phật
giáo quan niệm: “Nhất thiết duy tâm tạo” tức là mọi sự vật hiện tượng từ
“tâm” mà sinh ra. Tâm là “sắc biên tế tướng” là cái ở giữa cái có và cái không
(vô cùng nhỏ bé) rất vi tế huyền diệu và vô thủy vô chung. Tâm có tên là
“Như Lai tạng tính”, “giáo diệu minh tâm”… và “Phật tính”. Cái gọi là thế
giới chẳng qua là thành lập trên quan hệ nhận thức giữa sáu căn và sáu cảnh,
ngoài ra thế giới đối với chúng ta không có một ý nghĩa nào khác vì không có
chủ quan thì cũng không có khách quan, mà không có khách quan thì cũng
không có chủ quan. Ngoài quan hệ chủ quan – khách quan ra cũng không có
thế giới, cái gọi là hết thảy cũng được thành lập trên quan hệ ấy. Như vậy,
theo tinh thần Phật giáo trong hai yếu tố vật và tâm thì tâm đóng vai trò chủ
đạo trong việc thành lập thế giới. Tất cả thế giới chỉ là một dòng biến hóa vô
thường, vô định, không có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật mà chỉ do nhân
quả nối tiếp nhau mà thành. Trên thế giới không có sự vật nào tồn tại độc lập
12
tuyệt đối, mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong mối quan hệ phức tạp, tất cả
mọi cái đều phải nương tựa vào nhau.
Trong giáo lý của đạo Phật thì không gian là vô tận, thế giới nhiều như
cát sông Hằng. Không gian có Tam thiên thế giới gồm: Đại thiên thế giới,
trung thiên thế giới và tiểu thiên thế giới. Mỗi tiểu thiên thế giới có hàng chục
ngàn thế giới. Thời gian có “tam kiếp” gồm: đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp.
Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp. Một trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp. Một tiểu
kiếp bằng hàng chục triệu năm. Thế giới trong không gian được gọi là thế
gian. Thế giới được chia thành 3 cõi lớn (Tam giới) là Dục giới (nơi lòng
dục thịnh); Sắc giới (dục tuy không thịnh nhưng chưa hoàn toàn thoát ly
khỏi sự trói buộc của vật chất); Vô sắc giới (hoàn toàn thoát ly khỏi sự trói
buộc của vật chất, chỉ có tinh thần). Theo Kimura Taiken, Tam giới của
nhà Phật được sinh ra từ trạng thái tinh thần trong giai đoạn thiền định.
“Dục giới lấy núi Tu Di làm trung tâm. Xung quanh núi Tu Di là cửu sơn
(Trì song, Trì dục, Diêm mộc, Thiên kiến, Mã nhĩ, Tượng nhĩ, Trì sơn,
Thiết luân), Bát hải. Giữa Trì song và Thiết luân có 4 châu: Nam là Diêm
phù đề châu, Đông là Đông thắng thần châu, Bắc là Bắc câu lư châu, Tây là
Tây ngưu hóa châu. Chúng ta đang ở châu Diêm phù đề. Trên núi Tu Di có
thần Dạ Xoa, Tứ Thiên vương, Kim cương Thủ và Trời Đạo Lợi, tầng thứ
33 có chủ nhân là Đế Thích.” [24, tr. 150].
Phật giáo còn có quan niệm Lục đại bao gồm: Địa ngục: có 8 đại địa
ngục ở nơi tận cùng thế giới hay dưới Diêm phù đề châu; Ngạ quỷ: kể cả
Diêm Ma, quỷ thần, Dạ xoa; Súc sinh; Atula (dưới đáy biển); nhân gian (có 4
châu nói trên); Thiên (Trời).
- Thuyết duyên khởi
Thích Thiện Châu trong tác phẩm “Phật tử” cho rằng: Cốt tủy của đạo
Phật là đạo lý duyên khởi. Đạo lý này nói rõ tương quan, tương duyên của tất
13
cả các hiện tượng vật lý và tâm lý. Sự hiện hữu của thế giới chỉ là tương quan
đồng thời của nhận thức chủ quan và đối tượng khách quan. Sự vật ở ngoài ta
và trong ta vốn sinh, diệt biến chuyển theo luật nhân quả mà không hề tiêu
diệt hoàn toàn, ấy là tương quan khác thời.
Trong cuốn “Triết học Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh có
viết: Theo Phan Văn Hùm trong cuốn “Phật giáo triết học” cho rằng Thuyết
duyên khởi trong Phật giáo gồm có nhiều thuyết: “Thuyết thứ 1 là Nghiệp
cảm duyên khởi. Thuyết thứ 2 là Alaida duyên khởi. Thuyết thứ 3 là Chân
như duyên khởi. Thuyết thứ 4 là Pháp giới duyên khởi. Thuyết thứ 5 năm là
Lục đại duyên khởi.” [26, tr.13]
+ Nghiệp cảm duyên khởi: “Đây là học thuyết có từ thế giới Phật giáo
nguyên thủy, rút ra từ Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên” [26,tr.13]. Trong
quá trình luân hồi sinh tử, định luật và trật tự vận hành tạo nên vòng tròn sinh
hoá là luật nhân quả. Yếu tố chính của diễn trình nhân quả là lý thuyết về
nghiệp cảm. Nghiệp cảm là cái năng lực tâm lý tiềm tàng, vẫn tồn tại khi thân
xác bị chết đi. Nghiệp gồm có biệt nghiệp và cộng nghiệp. Biệt nghiệp tạo
nên cá thể và cộng nghiệp tạo nên thế giới. Còn nghiệp là còn hiện tượng
giới: “Sự hành vi của chúng ta hàng ngày, sinh ra tam nghiệp (thân nghiệp,
khẩu nghiệp, ý nghiệp) – Tam nghiệp cứ lớp trước tàn lớp sau nối, liên liên
như những khoen dây xích. Thân tâm ta bởi đó mà tiếp dẫn với chủ quan
giới và khách quan giới. Ấy gọi là Nghiệp cảm duyên khởi.” [26, tr 34].
Cho nên, dứt trừ được nghiệp là trở về với Chân như, Niết bàn, muốn giải
thoát phải diệt nghiệp.
+ Alaida duyên khởi: Theo phái Duy Thức, thức được chia thành 8
nhóm: tiền ngũ thức, ý thức, Manas (Mạt la thức) và Alaya (A lại da thức).
Thức thứ bảy – Manas là trung tâm hiện khởi của các ý tưởng vị ngã, ích kỹ,
tự ái, ảo tưởng, là trung tâm chấp ngã, ngã hoá. Trong khi đó, A lại da thức là
14
trung tâm tích tụ ý thể (nghĩa là thức), là nơi chứa nhóm các hạt giống (chủng
tử) của tất cả mọi hiện khởi và chúng được bộc lộ trong các hiện khởi đó.
Theo Duy thức tông, nguyên khởi của vạn pháp là hiệu quả của ý thể. Tàng
thức là trung tâm tích tụ của ý thể, là kho chứa hạt giống của mọi hiện hữu.
Khi chúng tiềm ẩn, ta gọi là chủng tử; khi chúng hoạt động ta gọi là hiện
hành. Những chủng tử cố hữu, những hiện hành và những chủng tử mới hỗ
tương phụ thuộc lẫn nhau tạo nên một vòng tròn mãi mãi tái diễn tiến trình
trước sau như nhất. Cái làm cho chủng tử phát khởi thành hiện hành, nghĩa la
động lực tạo ra dòng vận động của duyên khởi chính là ý thể - nghĩa là thức.
Đấy gọi là Alaida duyên khởi. Theo thuyết Alaida duyên khởi Nghiệp, Khổ
khởi nguyên từ nghiệp thức hay ý thể.
+ Ch n như uyên khởi: Thuyết này theo kinh Lăng già, kinh Đại bát
Niết Bàn, kinh Đại thừa khởi tín luận thuộc thời kỳ Đại thừa (khoảng đầu
công nguyên). Chân như là từ ngữ được dùng để diễn tả thực tại cứu cánh
vượt ngoài định danh và định nghĩa. Chân như trong nghĩa tĩnh thì phi không
gian, phi thời gian, bình đẳng, vô thuỷ, vô chung, vô tướng vô sắc. Chân như
trong nghĩa động có thể xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào. Khi được điều
động bởi một nguyên nhân thuần tịnh, nó mang hình thức thanh thoát; khi
được điều động bởi một nguyên nhân ô nhiễm, nó mang hình thức hủ bại. Do
vậy, chân như có hai trạng thái: mặt tĩnh là tự thân chân như và mặt động là
những biểu lộ của chân như trong vòng sống chết.
+ Lục đại duyên khởi. Đây là chủ trương của Chân ngôn hay Mật tông.
Lục đại gồm địa, thủy, hỏa, phong, không, thức. “Địa, thủy, hỏa, phong,
không” thuộc về vật thể tức là sắc pháp còn “thức” thì thuộc về tâm tức là tâm
pháp. Chính sáu yếu tố này tùy duyên sinh khởi mà khởi sinh ra con người và
vũ trụ. Khi nói là vật và tâm nhưng thật ra bản thể của chúng vẫn là một,
không thể phân chia ra được. Vật là hình tướng và tâm là năng lực để hình
15
tướng có thể hoạt động. Do đó nếu tâm rời sắc thì năng lực chẳng tồn tại
được. Còn nếu sắc không nhờ tâm thì hình tướng không phát hiện được. Vậy
vật và tâm là hai phương diện của bản thể “nhất như”. Con người chúng ta có
được là do lục đại kết hợp mà thành. Con người cũng như vũ trụ là một sự
hoạt động không ngừng của Lục đại.
+ Pháp giới duyên khởi: Theo Hoa Nghiêm tông, “pháp giới” có nghĩa
là “những yếu tố của nguyên lý” và có hai sắc thái: trạng thái chân như hay
thể tánh; thế giới hiện tượng. Học thuyết Pháp giới duyên khởi chủ trương
rằng giới (tức vũ trụ, vạn hữu) là một duyên khởi lớn tức là các pháp làm
nhân duyên cho nhau, nương tựa, tương phản, dung thông nhau mà thành lập .
Tất cả hoà điệu trong một thế giới toàn vẹn. Nếu thiếu một, vũ trụ không hiện
hữu, nếu không có tất cả, cái một cũng không thể lập. Khi toàn thể vũ trụ hoà
điệu toàn, nó được gọi là nhất chân pháp giới.
- Thuyết vô thường
Trong tư tưởng của Phật giáo, quan điểm về cách nhìn nhận thế giới bên
ngoài còn có quan niệm về vô thường. Vô thường có nghĩa là không thường
còn, không có gì ổn định, bất biến. Phật giáo đưa ra hệ thống quan niệm về thế
giới, cho rằng tất cả sự vật hiện tượng xung quanh con người cũng như bản
thân con người là không tồn tại thực, chỉ là ảo, là giả, do vô minh (sự không
sáng suốt) của con người đưa lại. Mọi vật đều được cấu tạo bởi các yếu tố vật
chất (Sắc) và tinh thần (Danh). Danh và Sắc được gồm Ng u n (năm yếu tố)
là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong đó, “Sắc” là yếu tố vật chất gồm tứ đại
(địa, thủy, hỏa, phong), còn “thụ”, “tưởng”, “hành”, “thức” là cảm giác, ấn
tượng tư duy nói chung và ý thức là những yếu tố tinh thần (Danh).
Theo thuyết vô thường, Danh và Sắc chỉ hội tụ lại với nhau trong một
thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Bản chất của sự tồn tại của
thế giới là một dòng biến chuyển liên tục, không thể tìm ra nguyên nhân đầu
16
tiên, cũng không có kết quả cuối cùng (vô thủy, vô chung), không có gì là tồn
tại vĩnh hằng, bất biến, mọi vật đều biến đổi liên tục (vạn pháp vô thường),
không có gì là thường định. Thế giới biến đổi không ngừng, sự biến đổi diễn
ra trong khoảng khắc gọi là niệm vô thường và sự biến đổi diễn ra theo những
chu kỳ nhất định gọi là nhất kì vô thường. Phật giáo cho rằng con người cũng
không tồn tại – “vô ngã”, do đó cũng không tồn tại Atman (tiểu ngã). Phật
giáo cũng phủ định sự tồn tại của Brahman (đấng sáng tạo). Thế giới các sự
vật, hiện tượng luôn ở trong một chu trình biến hóa không ngừng là sinh – trụ
– ị – iệt (hoặc thành – trụ – hoại – không), ở con người là sinh – ão – ệnh
– tử Đó là quá trình biến hóa theo quy luật nhân quả mãi mãi.
Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý của
Phật giáo, là cơ sở lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những
con người tu dưỡng theo giáo lý Phật.
- Thuyết nhân quả
Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hóa vô thường của vạn vật
đã xây dựng nên thuyết nhân quả. Nhân duyên là tư tưởng thể hiện quan điểm
của Phật giáo đối với đời người, với sự tồn tại và sinh mệnh, là một luận
thuyết tương đối hợp lý về sự hình thành và diễn biến và về bộ mặt vốn có
của thế giới; là thế giới quan độc đáo của Phật giáo và là đặc trưng cơ bản để
phân biệt đạo Phật với các tôn giáo khác.
Trong thuyết nhân duyên giải thích căn nguyên biến hóa vô thường của
vạn pháp, có ba khái niệm chủ yếu: nhân, quả và duyên. “Nhân” là nguyên
nhân (cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó), là mầm
tạo ra “quả”. Cái gì tập lại từ nhân được gọi là “quả”. “Duyên” là điều kiện,
mối liên hệ giúp nhân tạo ra quả. Duyên không phải là cái gì đó cụ thể, xác
định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để giúp cho sự chuyển biến của vạn
pháp. Tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều không thoát được sự chi
17
phối của luật nhân quả. Mọi sự vật ra đời là do một nguyên nhân trước nó,
nhưng đồng thời nó lại trở thành nguyên nhân của cái sau nó. Cái nhân nhờ
cái duyên mới sinh ra quả; quả lại do duyên mà tạo thành nhân khác; nhân
khác lại nhờ duyên mà tại thành quả mới. Cứ như vậy, quá trình tương tác
nhân – quả nối tiếp nhau vô cùng, vô tận. Duyên chính là điều kiện trong mối
quan hệ tương tác đó. Phật giáo quan niệm: Nhân duyên hòa hợp là sự vật
sinh, nhân duyên tan rã là sự vật diệt. Với quan niệm này đạo Phật cho rằng:
không phải sự vật hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh, mất đi mới gọi là diệt
mà trong cái sinh đã có mầm mống của cái diệt và trong cái diệt đã có mầm
mống của cái sinh. Sinh diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vật
hiện tượng cũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn. Như vậy, vạn vật trong
thế giới là một hệ thống nhân duyên, cứ sinh sinh diệt diệt mãi nối tiếp nhau
đến vô cùng vô tận. Vì thế giới vạn vật vô thủy vô chung là dòng biến hóa vô
thường, không có gì là cố định duy nhất.
Tư tưởng về thế giới quan nêu trên của Phật giáo chứa đựng những yếu
tố biện chứng khá sâu sắc. Nó làm cơ sở cho triết lý nhân sinh và con đường
giải thoát – nội dung cơ bản của Phật giáo.
1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo
“Nhân sinh” theo Từ điển Tiếng Việt được hiểu là “cuộc sống của con
người”,“quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống, lối
sống…” [86, tr.764]. “Nhân sinh quan nói vắn tắt thì đó là cách người ta nhìn
cuộc đời hay là cái “đạo” làm người của người ta” [28, tr.5].
Như vậy, nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan “tức là nghiên cứu vấn đề
bản chất, mục đích, thái độ và hành vi của đời sống con người” [28, tr.7].
Mỗi thời đại khác nhau con người có một nhân sinh quan khác nhau.
Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan
tôn giáo. Vì vậy, có thể hiểu nhân sinh quan Phật giáo như sau:
18
Nhân sinh quan Phật giáo được hiểu là toàn bộ những quan niệm chung
nhất của Phật giáo về con người, cuộc sống con người nhằm giải đáp cho con
người những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát.
Phật giáo ra đời là tiếng nói chống lại chế độ phân chia đẳng cấp vô cùng
nghiệt ngã của xã hội Ấn Độ thời kỳ cổ đại. Nó là khát vọng giải phóng con
người thoát khỏi mọi khổ đau, đưa con người đến hạnh phúc chân thực. Chính
vì vậy, Phật giáo quan tâm nhiều đến vấn đề nhân sinh, bàn luận nhiều về con
người, cuộc đời con người, luân hồi, nghiệp báo… Đó chính là tư tưởng chủ
yếu trong nhân sinh quan của đạo Phật.
- Quan niệm về con người và đời người
Phật giáo quan niệm rằng: “Đời là bể khổ”, đời là tất cả những chuỗi bi
kịch liên tiếp. Quan niệm đó đặc biệt được thể hiện rõ: “Bốn phương đều là bể
khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và nước mắt
chúng sinh mặn hơn nước biển” [16, tr.12]. Bởi vậy, mục đích của đạo phật
như Phật Thích Ca nói: Ta chỉ dạy có một điều: Khổ và Diệt khổ.
Từ quan niệm chung về cuộc đời, triết lý nhân sinh Phật giáo được trình
bày tập trung và chủ yếu trong “Tứ diệu đế” với ý nghĩa là bốn chân lý tuyệt vời
hay thiêng liêng. Tứ Diệu đế chính là trụ cột của nhân sinh quan Phật giáo.
Nội dung Tứ diệu đế gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.
- Khổ đế (Dukkha)
Đau khổ là tất yếu, là chân lý, là điều không thể tránh khỏi của con
người. Phật giáo quan niệm con người tồn tại trong thế giới này không có gì
ngoài đau khổ. Tồn tại là đồng nhất với đau khổ, bất hạnh và dù con người có
cảm nhận về hạnh phúc thì cái gọi là hạnh phúc ấy cũng không thường còn và
cũng kết thúc bằng cái khổ (tử khổ). Căn cứ theo kinh Phật, có thể chia làm ba
loại khổ (Tam khổ) hay tám thứ khổ (Bát khổ):
Ba loại khổ (Tam khổ) là: Khổ khổ, Hoại khổ và Hành khổ.
Tám thứ khổ (Bát khổ) gồm: Sinh khổ: con người sinh ra đã là khổ thể
19
hiện từ tiếng khóc chào đời; lão khổ: già yếu là khổ; bệnh khổ: bệnh tật là khổ;
tử khổ: chết là khổ thể hiện qua tiếng khóc vĩnh biệt nhau; ái ly biệt khổ: yêu
thương mà phải lìa xa là khổ; sở cầu bất đắc khổ: muốn mà không được là khổ;
oán tăng hội khổ: ghét nhau mà phải gần nhau là khổ; Ngũ thụ uẩn khổ: ngũ
quan của con người khi tiếp xúc với sự vật sinh ra nhu cầu, có nhu cầu là khổ.
Như vậy, Phật giáo quan niệm cuộc đời con người chính là một bể khổ.
Phật giáo đã phân tích nỗi khổ đó ở nhiều khía cạnh khác nhau, có nỗi đau về
thể xác và có nỗi khổ về tinh thần. Với lòng từ bi, mong muốn giải thoát con
người khởi bể khổ cuộc đời Phật giáo đã chỉ ra nguyên nhân của nỗi khổ.
- Tập đế (Samudaya)
Tập đế là tập hợp những nguyên nhân dẫn tới sự đau khổ, bất hạnh của
con người. Phật giáo đã vạch ra những nguyên nhân sinh ra nỗi khổ đau bất
hạnh của con người, đó là “thập nhị nhân duyên” (12 nguyên nhân sinh ra đau
khổ) gồm:
Vô minh là không sáng suốt, không nhận thấy được thế giới này là ảo giả
mà cứ tưởng đó là thực.
Duyên hành là hành động có ý thức, ở đây đã có sự dao động của tâm, có
mầm mống của nghiệp.
Duyên thức: là ý thức, là biết. Do thức mà có danh sắc ấy. Thức là quả
của hành và làm nhân cho danh - sắc.
Duyên danh sắc: là sự tụ hợp của các yếu tố vật chất, tinh thần; với các
loài hữu tình thì sự hội nhập của danh sắc sinh ra các cơ quan cảm giác, lục
trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Duyên lục nhập: Quá trình tiếp xúc với thế giới khách quan, lục căn tiếp
xúc với lục trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
Duyên xúc: là sự tiếp xúc phối hợp giữa lục căn, lục trần và thức xúc, là
quả của lục nhập, là nguyên nhân của thụ.
20
Duyên thụ: là cảm giác do tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà sinh ra yêu
ghét, buồn, vui.
Duyên ái: là yêu nảy sinh dục vọng, mong muốn.
Duyên thủ: là giữ lấy cho mình. Thủ là quả của ái, là nhân của hữu.
Duyên hữu: tiến tới xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta); từ đây chứng tỏ
có nguyên nhân chứa đựng nguyên nhân.
Duyên sinh: đã có tạo nghiệp là nhân tất yếu sẽ sinh ra quả; là hiện hữu
là tu sinh ra ở thế giới để làm ngừời hay súc sinh.
Duyên lão tử: đã có sinh tất yếu có già và có chết. Sinh – Lão- Bệnh- Tử là
kết thúc một chu kỳ, đồng thời là nguyên nhân của một chu kỳ tiếp theo, bắt đầu
một vòng luân hồi mới ; cứ như thế tiếp diễn ở trong vòng đau khổ sinh tử.
“Thập nhị nhân duyên” nối tiếp nhau, chuyển hóa hỗ trợ nhau vừa là
nhân vừa là quả của nhau. Nó như nước sông chảy không bao giờ cạn và
không bao giờ ngừng nên đạo Phật gọi là “duyên hà”. Các nhân duyên tụ tập
lại mà sinh ra mãi mãi gọi là duyên hà mãn. Từ vô minh đến già chết có 12
đoạn. Bởi 12 nhân duyên mà vạn vật cứ sinh hóa vô thường. Trong 12 nguyên
nhân thì Phật giáo cho rằng vô minh và ái dục là hai nguyên nhân chủ yếu gây
ra đau khổ của con người. Tham dục là biểu hiện sự vô minh, vô minh sinh ra
tham dục, tham dục nuôi dưỡng vô minh, cứ như vậy luân chuyển mãi trong
vòng đau khổ sinh tử.
- Diệt đế (Nirodha)
Diệt đế là giai đoạn cuối cùng của quá trình tu tập giải thoát. Diệt đế là
một sự thật khẳng định thành quả tu tập của bất cứ một hành giả nào có tín
tâm và tinh tu phạm hạnh. Sự giải thoát của con người hoàn toàn phụ thuộc
vào khả năng của chính mình mà không phải do một ai khác. Phật giáo khẳng
định rằng nỗi khổ của con người là có thể tiêu diệt được, chấm dứt được bằng
cách tiêu diệt vô minh và loại bỏ duyên ái. Muốn diệt trừ vô minh thì phải có
21
trí tuệ, có trí tuệ thì hết đam mê, trí tuệ là chiếc thuyền chắc chắn nhất vượt bể
sinh, lão, bệnh, tử, nghĩa là thoát khỏi được vòng luân hồi, thoát khỏi mọi đau
khổ, chứng ngộ Niết bàn.
Niết bàn (Nirvana) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn, với nghĩa “đã
bị thổi tắt”, “đã bị dập tắt” (một ngọn lửa). Qua đó mà thuật ngữ Niết
bàn cũng được dịch nghĩa là Diệt; Diệt tận; Diệt độ Tịch diệt; Bất sinh; Viên
tịch, và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật
nên nirvana cũng được dịch ý là Giải thoát, Vô vi, An ạc.
Tóm lược lại thì thuật ngữ Niết bàn có thể được hiểu là:
1. Tình trạng ngọn lửa phiền não đã bị dập tắt
2. Là động từ, có nghĩa là đã nhập niết-bàn
3. Là sự giải thoát, an lạc, vô vi
Niết bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo.
Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết bàn được xem là đoạn triệt luân hồi. Đó là
sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si. Đồng thời Niết
bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của nghiệp, không còn chịu quy
luật nhân duyên (duyên khởi).
Với sự xuất hiện của Đại thừa, người ta có một quan điểm mở rộng của
Niết bàn dựa trên khái niệm Bồ Tát (bodhisattva) và trên tính nhất thể của vạn
vật. Niết bàn được xem là sự thống nhất với cái nhất thể tuyệt đối, sự thống
nhất của luân hồi với “dạng chuyển hóa” của nó. Ở đây Niết bàn được xem
như sự lưu trú trong tính tuyệt đối, sự an lạc khi thấy mình cùng một thể với
tuyệt đối, khi thấy mình giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng, mọi
tham ái. Nhiều người hiểu Niết bàn chỉ là một cõi hư vô tịch diệt. Ngay Phật
giáo nguyên thủy đã bác bỏ quan niệm đó. Trong nhiều kinh sách, người ta
miêu tả Niết bàn như một “ngọn lửa đã tắt”. Đó là một tình trạng không có
một vị trí địa lí, mà là một dạng siêu việt, xuất thếvà chỉ có những hành giả đã
22
đạt mới biết được. Vì vậy, trong đạo Phật nguyên thủy, Niết bàn hầu như
được hiểu là xa cách thế gian, giải thoát khỏi phiền não. Người nhập Niết bàn
vượt khỏi mọi định nghĩa, không ngôn ngữ nào có thể miêu tả được.
Trong một số kinh sách khác, Niết bàn được hiểu là sự “an lạc” nhưng
phần lớn được hiểu là sự giải thoát khỏi cái Khổ (dukkha). Vì không có ngôn
ngữ để diễn tả Niết bàn, đó là phạm vi nằm ngoài ngôn ngữ và lí luận, nên có
nhiều người hiểu Niết bàn theo quan niệm hư vô. Cách thức dễ tiếp cận nhất
về Niết bàn là hiểu sự “tồn tại” là một tình trạng đầy rẫy khổ đau và Niết bàn
là dạng tồn tại thiếu vắng sự khổ đau đó. Đối với hành giả Phật giáo thì định
nghĩa liệu Niết bàn là một dạng tồn tại thật sự hay chỉ là cõi tịch diệt không hề
quan trọng. Cũng một phần vì lí do này mà Phật Thích Ca từ chối mọi miêu tả
về Niết bàn.
- Đạo đế (Magga)
Đạo đế chính là con đường để tiêu diệt cái khổ. Kinh điển Phật giáo
phần lớn tập trung vào phương pháp tiêu diệt cái khổ bằng cách làm tăng các
yếu tố hướng đến giải thoát bằng cách rèn luyện trí tuệ để đạt lí tưởng cuối
cùng, Niết bàn. Thông qua “Tam học”, Phật giáo đưa ra quan niệm về con
đường giải thoát. Nội dung của “Tam học” gồm: “Giới”- “Định”- “Tuệ”.
Giới: (thuộc Chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến). Giới
luật là những điều răn cấm, những quy định giúp con người trên đường tu
hành tránh được những lỗi lầm, trở nên trong sạch. Giới luật có những quy
định cụ thể cho từng đối tượng tu hành (ngũ giới - 5 điều răn):
- Bất sát: Không sát sinh, để cho mọi vật được sống trọn số kiếp của nó.
- Bất đạo: Không làm những điều phi nghĩa, trộm cắp, tàn ác, giả dối.
- Bất dâm: Không dâm gian, dâm dục.
- Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, không nói dối, nói càn, không đặt điều
vu oan giáo họa cho ai.
23
- Bất ấm tửu: Không uống rượu, vì uống rượu sẽ say sưa, mất lý trí,
không giữ được tâm trí sáng suốt, suy nghĩ, nói năng và hành động không
đúng đắn, gây tại họa cho mình và cho mọi người.
Định: (thuộc Chính niệm, chính định) là phương pháp giúp cho người tu
hành không tán lạn thâm tâm, nhờ đó mà loại trừ được những ý nghĩ xấu, tư
tưởng xấu, tạo điều kiện cho trí tuệ bừng sáng.
Tuệ:(thuộc Chính kiến, chính tư uy): Người tu hành có trí tuệ sáng suốt
diệt trừ được vô minh, tham dục chứng ngộ được chân lý Phật giáo, do đó chỉ
nghĩ làm điều thiện mưu lợi ích cho chúng sinh.
Theo quan niệm của Phật giáo, trong “Tam học”thì “Giới” là quan trọng
nhất vì “có trì giới thì tâm mới định, tâm có định thì Tuệ mới phát sinh, Tuệ
có phát sinh thì mới diệt trừ được vô minh, phiền não, mới “Minh – Tâm -
Kiên - Tính” và thành Phật được”.[40, tr.21]
Nói tới Đạo đế, Đạo Phật thường đề cập tới “Bát chính đạo” - Tám con
đường chân chính để đạt đạo. “Bát chính đạo” là cụ thể, triển khai của “Tam học”.
“Bát chính đạo” bao gồm:
- Chính kiến: Nhận thức cho đúng, cho biết rõ chân lý, phải trái, không
để những tà kiến, những điều sai trái che lấp sự sáng suốt của mình, khiến cho
sự tin tưởng của mình không sai lầm.
- Chính tư duy: Sự suy nghĩ chân chính theo đường đúng, đạt tới chân lý
hay sự giác ngộ.
- Chính ngữ: Không nói dối, không nói lời ác, không nói chia rẽ, không
nói lời vô nghĩa. Trái lại, chỉ nói lời chân thật, lời dịu hiền, lời đoàn kết, lời có
ích đối với người nghe.
- Chính nghiệp: Tức là hành vi không sát sinh, không lấy của không cho,
không tà dâm… thực hành việc tôn trọng sự sống, bố thí, sống trong sạch
không trái đạo lý.
24
- Chính mệnh: Sống chính đáng bằng nghề nghiệp chính đáng, lương
thiện. Nói rộng ra, tức là theo một nề nếp sinh hoạt lành mạnh, giúp cho sức
khỏe, tăng năng suất lao động, khiến thân tâm luôn được thư thái nhẹ nhàng.
- Chính tinh tiến: Đòi hỏi phải nỗ lực, siêng năng học tập, hành động
theo đường lối chân chính và phải đạt tới chân lý, giữ cho tâm lý ngay chính,
sáng suốt, không để cho những điều tham, sân, si, dục vọng làm giảm sự cố
gắng vươn tới.
- Chính niệm: Trong đầu con người luôn có ý niệm trong sạch ngay
thẳng, ghi nhớ những đạo lý chân chính, điều hay lẽ phải ở đời, chăm lo
thường xuyên niệm Phật.
- Chính định: Sự tập trung tư tưởng vào một việc chính đáng, đúng chân
lý, tĩnh lặng suy tư về tứ diệu đế của vô ngã, vô thường về nỗi khổ của con
người, là cơ sở cho chính kiến, chính tư duy ở trình độ cao.
“Bát chính đạo” thực ra là một thể thống nhất, sỡ dĩ chia làm tám hạng
mục để cho việc tiện thuyết minh, giảng giải mà thôi.
Cùng với “Bát chính đạo”, “Ngũ giới” của Phật giáo còn nêu ra “Lục
độ” (sáu phép tu) để chủ động thực hiện những điều tốt, đem lại lợi ích cho
người, cho mình là:
- Bố thí: là đem công sức, của cải, tài trí của mình ra cứu giúp người với
tấm lòng bác ái, vui vẻ thực sự, không phải là sự cầu lợi, ban ơn, khoe
khoang, cũng không phải là kẻ trên trông xuống, kể lể. Bố thí có hai thứ: một
là tài thí; hai là pháp thí.
- Trì giới: là giữ vững điều răn, ngăn những điều ác.
- Nhẫn nhục: là sự kiên nhẫn, nhường nhịn để tránh sự nóng nảy, giận
giữ mắc phải những sai lầm, đó là cách làm chủ mình. Nhẫn nhục có hai thứ,
đó là: sinh nhẫn và pháp nhẫn
- Tinh tiến: là sự cố gắng, nỗ lực hết mình để làm điều hay, lẽ phải tự
25
nhiên, không cầu lợi hay hại. Tinh tiến cũng có hai thứ, đó là tinh thiến thân
và tinh tiến tâm.
- Thiền định: là sự tập trung cao độ tư tưởng tâm trí vào điều ngay chính,
không bị những điều khác làm phân tán, che lấp.
- Bát nhã: là trí tuệ thấy rõ hết thảy, hiểu thấu suốt các lẽ trong thế gian.
Những phương pháp tu luyện trong đạo Phật rất nhiều nhất là ở các môn
phái khác nhau, song chủ yếu vẫn là “Bát chính đạo”, “Ngũ giới” và “Lục độ”.
Mục đích của việc tu hành trong giáo lý của Phật giáo là nhằm đạt tới sự
siêu thoát, hướng con người tới cõi Niết bàn. Khái niệm “Niết bàn” có nhiều
cách giải thích khác nhau, nhưng nhìn chung Niết bàn là trạng thái tâm hồn
đoạn trừ được những ràng buộc trần thế, những khổ đau phiền não do vô
minh, tham dục gây ra, một tâm hồn hoàn toàn giải thoát. Giáo lý của Phật
giáo chỉ rõ: Đối với người biết tu hành thì cái quả “Niết bàn” chỉ tự tạo nó ở
trong tương lai chứ không thể phát sinh trong hiện tại. Tuy vậy, các sách Phật
giáo còn đề cập đến hai hình thức cảnh giới Niết bàn, đó là “Hữu dư Niết
bàn” và “Vô dư Niết bàn”
“Tứ diệu đế” - “Tam học” - “Bát chính đạo” - “Ngũ giới” - “Lục độ” -
“Niết bàn” là những giáo lý thể hiện quan điểm nhân sinh và con đường giải
thoát con người khỏi sự trầm luân của bể khổ. Mặc dù còn có những hạn chế
nhất định nhưng những quan niệm về cuộc đời con người thể hiện tinh thần từ
bi, bác ái cao cả, tinh thần nhân văn sâu sắc vì con người và yêu thương con
người. Quan niệm về con người của Phật giáo có chứa đựng yếu tố duy vật và
biện chứng. Khi nói về sự tồn tại của con người, đạo Phật quan niệm con
người là một pháp đặc biệt của thế giới, được tạo bởi hai yếu tố: Sinh lý và
tâm lý. Hai thành phần ấy là kết quả hợp, tan của ngũ uẩn. Ng u n bao gồm:
“Sắc, thụ, tưởng, hành, thức”. “Sắc” là cái thể xác, cái tôi sinh lý. “Danh” là
cái tôi tâm lý, tinh thần, là những thành phần được tạo nên từ ngũ uẩn, chúng
26
chỉ hội tụ với nhau trong thời gian rất ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái
khác. Theo quy luật nhân quả, Duyên hợp ngũ uẩn thì thành ta là ta (Thành),
Duyên tan ngũ uẩn thì ta không còn là ta (Diệt). Diệt không phải mất đi mà
trở về với ngũ uẩn. Cứ như thế, chúng luôn biến hóa, luôn vận động trong
vòng Sinh - Trụ - Dị - Diệt. Do vậy, không có cái tôi “vô ngã”. Cái tôi chỉ là
chấp trước tạm thời, là giả tưởng không có thật. Như vậy, Phật giáo chỉ ra
rằng, con người cũng như vạn vật sở dĩ tồn tại là do nhân duyên hòa hợp. Con
người chỉ là một cái tên, một giả danh để gọi cái hỗn hợp của ngũ uẩn mà
thôi. Khi đủ nhân duyên chúng hợp lại với nhau thì gọi là sống, khi tan thì là
chết. Không thường mà lại tưởng là có thường, không ngã mà lại tưởng là có
ngã. Đó chính là cái mê mờ lớn nhất của con người và cũng chính vì cái mê
mờ, vô minh ấy, con người đau khổ lại càng đau khổ hơn. Đây là tư tưởng
biện chứng của Phật giáo nhưng lại hạn chế là tuyệt đối hóa sự vận động mà
không quan tâm đến sự đứng yên của sự vật và từ đó Phật giáo đưa đến kết
luận mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới kể cả con người cũng đều chỉ là ảo
ảnh, không có thực. Điều này đôi khi dẫn đến tư tưởng bi quan, buông xuôi
của con người. Đây chính là điểm mấu chốt của sự chuyển hóa từ thế giới
quan duy vật sang nhân sinh quan có tính duy tâm của Phật giáo.
Theo Phật giáo, con người là sự giả hợp “vô thường”, “vô ngã” do đó
không thấy được nguồn gốc tự nhiên của con người, không thấy được con
người là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, vì thế đạo Phật không
thể hiểu con người như một thực thể có sự thống nhất mặt sinh học và mặt xã
hội. Đạo Phật chỉ tập trung lý giải con người hướng nội, tìm cách giải thoát
cho con người trong tâm linh chứ không phải trong cuộc sống thực tế.
- Nghiệp và luân hồi
Phật giáo tiếp thu tư tưởng luân hồi và nghiệp của Upanisad, mọi sự vật
mất đi ở chỗ này và sinh ra ở chỗ khác, quá trình sinh tử luân hồi đó là nghiệp
27
chi phối theo nhân quả. Luân hồi nghiệp báo là giáo lý của Phật dựa trên luật
nhân quả.
Luân hồi chữ Phạn là Samsara, có nghĩa là bánh xe quay tròn. Đạo Phật
cho rằng sau khi một thể xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi
thể xác, đó có thể là con người, loài vật, thậm chí cỏ cây. Cứ thế mãi do kết
quả, quả báo hành động của các kiếp trước gây ra. Đó cũng là cách lý giải căn
nguyên nỗi khổ của con người.
Luân là bánh xe; hồi là trở lại. Luân hồi cũng có nghĩa là chu kỳ. Hiện
hữu của con người là một chuỗi vô tận những kiếp sống, mỗi kiếp đều khởi
đầu bằng việc sinh ra và kết thúc bằng việc chết đi. Sinh tử, tử sinh liên tục
nối tiếp nhau như bánh xe cứ quay hoài, quay mãi không ngừng.
Thuyết luân hồi của Phật giáo lấy luật nhân quả làm nền tảng: Bất kỳ một
sự cố nào cũng đều là hậu quả của một dãy nguyên nhân xảy ra trước nó và
cũng là nguyên nhân cho một dãy hậu quả xảy ra sau nó. Theo Phật giáo, sự
hiện hữu của mỗi người là một cuộc sống dài vô tận gồm nhiều kiếp liên tiếp
nhau. Kiếp này kết thúc bằng cái chết để khởi đầu kiếp sau bằng việc sinh ra.
Nghiệp chữ Phạn là Karma, là cái do những hoạt động của ta, do hậu quả
việc làm của ta, do hành động của thân thể ta, được gọi là “thân nghiệp”, còn
hậu quả của những lời nói của ta gọi là “khẩu nghiệp”; hay do những ý nghĩ
của ta, do tâm dục của ta gây nên thì gọi là “ý nghiệp”. Tất cả những “khẩu
nghiệp”, “thân nghiệp”, “ý nghiệp” là do tham dục mà thành. Cuộc đời con
người là sự gánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và các kiếp sống trước
rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau. Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp
của các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ,
nó quyết định đời sau tốt hay xấu, thiện hay ác. Khi thân xác con người chết
thì được gọi là “chấp đoạn”, linh hồn sẽ được đầu thai vào kiếp khác sẽ được
gọi là “chấp trường”. Cứ như vậy, luân hồi, sinh tử không dứt. Thực chất
28
thuyết nghiệp của Phật giáo không phải là định mệnh vì tuy con người tạo ra
nghiệp, là chủ nhân của nghiệp là thừa tư của nghiệp nhưng không phải là “nô
lệ” của nghiệp.
Như vậy, với thuyết luân hồi nghiệp báo của đạo Phật thì bất kỳ một
hành vi thiện ác nào của con người dù nhỏ bé, dù được bưng bít, che đậy như
thế nào đi chăng nữa cũng không tránh khỏi quả báo. Trong hoàn cảnh khổ
đau, nghiệp trở thành cứu cánh tự an ủi cho con người. Giáo lý luân hồi cho
chúng ta thêm lòng tự tin, tự thấy mình là chủ nhân của đời mình, mình tạo
nghiệp nhân gì thì mình chịu nghiệp quả ấy, chứ không ai cần thưởng phạt,
ban phước, giáng họa cho mình cả. Như Đức Phật đã dạy: “Nghiệp ác của
ngươi, ngươi tự làm tự chịu” [31,tr.70]. Người cũng khẳng định rằng:
“Những kẻ tạo nghiệp ác dù có lên trời, xuống biển hay vào hang núi c ng
không nơi nào có thể trốn thoát” [24, tr.275].
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ, với sự thống trị của tư tưởng duy
tâm tôn giáo Bà la môn và chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức khắt khe, nghiệt
ngã, đạo Phật ra đời là tiếng nói trong làn sóng phủ nhận uy thế của kinh Vê
đa và đạo Bà la môn, phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo chế độ xã hội bất công,
đòi tự do tư tưởng và sự bình đẳng trong xã hội.
Cũng giống như các môn phái khác ở Ấn Độ cổ đại, đạo Phật cũng cố
gắng tìm cách cải biến xã hội, xóa bỏ nỗi khổ trong đời sống của người dân
Ấn Độ dưới chế độ nô lệ và đã có những tư tưởng cải cách tích cực: khuyên
người ta sống từ bi bác ái, đạo đức… Đó là sự thể hiện tinh thần phản kháng
của quần chúng nhân dân đối với chế độ xã hội đương thời. Đó cũng là mặt
tích cực của đạo Phật trong lĩnh vực sinh hoạt xã hội. Song đạo Phật, nhất là
giai đoạn sau đã bộc lộ ra tính chất duy tâm và những mặt tiêu cực của nó.
Phật giáo đã không tìm ra được nguyên nhân của mọi nỗi khổ của nhân gian,
của nhân dân lao động trong chính các quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp, quan
29
hệ xã hội. Hơn thế đạo Phật không chỉ ra được con đường và biện pháp đích
thực để cải tạo xã hội, xóa bỏ sự đau khổ của quần chúng trong hiện thực
bằng hành động thực tiễn.
Đạo Phật cho rằng bằng con đường giáo dục và hoàn thiện đạo đức,
không kể đến lợi ích, địa vị giai cấp, tích cực tu dưỡng, hoàn thiện thế giới
nội tâm của mình thì người ta có thể thoát khỏi được nỗi khổ đạt đến cõi siêu
phàm – Niết bàn. Vì thế tuy trong đạo Phật chứa đựng ít nhiều yếu tố duy vật,
biện chứng tự phát nhưng vẫn mang nặng tính chất duy tâm chủ quan. Lý
thuyết nghiệp nhiều khi khiến con người chịu đựng nhẫn nhục về mặt hành
động, thủ tiêu đấu tranh cải tạo xã hội của quần chúng nhằm xóa bỏ mọi sự
bất công đau khổ trong xã hội.
1.2. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo đã có lịch sử hơn 2500 năm, ở mỗi nước khi được du nhập
vào Phật giáo lại có sự cải biến cho phù hợp với tập tục của từng địa
phương, từng dân tộc và mang những sắc thái khác nhau. Trong quá trình
phát triển của mình, Phật giáo đã có sự hòa quyện và góp phần hình thành
văn hóa, đạo đức và phong tục tập quán… của nhiều quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, do có vị trí địa lý thuận lợi.
Nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi cho rằng: Việt Nam ngay từ thời rất xa
xưa đã được các cao tăng Ấn Độ đến truyền giáo trực tiếp và thời điểm đó có
thể là xưa hơn thời điểm Phật giáo vào miền nam Trung Hoa khá nhiều. Phật
giáo vào Việt Nam bằng hai con đường chủ yếu đó là đường bộ từ phía Bắc
xuống mang tư tưởng Đại Thừa hay còn gọi là Phật giáo Đại Thừa, Phật giáo
Bắc Tông) và đường biển (từ phía Nam lên mang tư tưởng Tiểu thừa hay còn
gọi là Phật giáo Tiểu Thừa hay Phật giáo Nam Tông). Thời kỳ đầu truyền bá
Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ. Trong các nhà truyền
30
giáo đầu tiên đến Việt Nam tiêu biểu một số tăng sĩ như: Maha kì vực,
Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương và một số nhà sư Trung Quốc là: Mâu
Bác (Mâu Tử), Du Pháp Lan, Du Đạo Toái, Đàm Hoằng... [7,tr.58]
Không bao lâu sau khi Phật giáo truyền vào nước ta, nhờ sự nỗ lực của
các nhà truyên giáo, Luy Lâu thủ phủ của Giao Chỉ lúc bấy giờ đã trở thành
một trung tâm Phật giáo lớn. Luy Lâu là nơi có nhiều đường thủy, đường bộ
quan trọng của Việt Nam lúc bấy giờ. Với vị trí giao thông thuận lợi như vậy
đã khiến Luy Lâu trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa sầm uất.
Chính nơi đây đã trở thành nơi hội tụ của các luồng văn hóa và rất thuận lợi
cho việc truyền đạo Phật vào Việt Nam. Tuy nhiên, Phật giáo Luy Lâu không
giống hoàn toàn Phật giáo Ấn Độ. Phật giáo Luy Lâu đã có nhiều biến đổi
nhằm thích nghi với phong tục tập quán cùng như điều kiện kinh tế - xã hội
của Việt Nam vào lúc bấy giờ. Trước hết, đó là sự kết hợp hai dòng tín
ngưỡng: Tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng Phật giáo Ấn Độ.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV là thời điểm cực thịnh của Phật giáo tại Việt
Nam. Đỉnh cao là Phật giáo ở thời Lý - Trần, Phật giáo đã trở thành quốc
giáo, mọi người dân đều hướng về Phật Giáo. Đây cũng là thời kỳ Phật giáo
thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực mà thời này có sự thống nhất các tông phái
đưa đến sự phát triển của phái Thiền Trúc Lâm. Trong thời kỳ này, các vị cao
tăng giữ nhiều địa vị quan trọng trong triều đình và đã có những đóng góp
nhất định cho sự phát triển của đất nước. Nhiều các công trình chùa, tháp với
quy mô lớn, kiến trúc độc đáo đã được xây dựng. Sang đến thời Hậu Lê thì
Phật giáo bắt đầu suy tàn nhường bước cho Nho giáo. “Nhìn chung Phật giáo
thời Lý – Trần đã có bước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó là một
yếu tố của kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIV, được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng trong quá trình xây dựng và
củng cố địa vị thống trị của mình và đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực
31
của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị và văn hóa…” [54, tr.65 – 66]. Tuy
nhiên, do giáo lý mang tính duy tâm chủ quan về mặt nhận thức, nên càng về
sau Phật giáo càng tỏ ra kém hiệu lực trong việc giải quyết những vấn đề của
cuộc sống xã hội, đặc biệt là những vấn đề chính trị - xã hội.
Cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Phật giáo bị hạn chế, suy yếu dần và đi
vào dân gian. Từ thế kỷ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam suy tôn Nho giáo,
lấy đó làm chỗ dựa về tư tưởng, chính trị và đạo đức. Phật giáo cung đình suy
tàn dần. Phật giáo dân gian mang yếu tố thần bí. Người Việt đã sáng tạo ra
hình ảnh Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay thể hiện ước vọng được cứu vớt. Mặc
dù Nho giáo thay thế Phật giáo trên vũ đài chính trị, nhưng Phật giáo vẫn tồn
tại cùng Lão giáo hợp thành phức thể “Tam giáo đồng quy” trong đó, mỗi tôn
giáo đáp ứng một phương diện của cuộc sống. “Thời kỳ này có hai môn phái
Thiền ở Trung Quốc được truyền vào Việt Nam là thiền Tào Động (1570) và
thiền Lâm Tế (1712), song đều không gây được nhiều ảnh hưởng đối với Phật
giáo Việt Nam.” [54, tr.66]. Nhiều người Việt Nam trong giới thượng lưu từ
bỏ Phật giáo. Mặc dù vậy, ở nông thôn, làng xã Việt Nam Phật giáo vẫn được
duy trì tồn tại. Vì muốn đưa Nho giáo lên vị trí thống trị, triều đình nhà Lê đã
đề ra và thực hiện nhiều chính sách kiềm chế Phật giáo. Phật giáo cung đình
không còn tồn tại mà dần dần truyền bá vào dân gian.
Phật giáo lại phát triển dưới thời nhà Mạc thế kỷ XVI, các chùa mới
được mọc lên nhiều. Nhiều chùa cũ được xây dựng từ thờ Lý – Trần được
trùng tu to đẹp hơn. Thế kỷ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm đến việc
chấn hưng Phật giáo. Thời kỳ này Phật giáo được coi trọng, được triều đình
quan tâm chú ý, thần dân tôn thờ. Vua xuống chiếu chỉnh đốn việc cất chùa,
chọn lựa các tăng nhân có đạo đức, có học thức để trông coi chùa, song việc
làm này ít thu được kết quả vì vua mất sớm. Ở vùng đồng bằng sông Hồng,
làng nào cũng có chùa, làng lớn thì có đến hai ba chùa, các thương nhân Việt
32
Nam tin vào Phật giáo hơn Nho giáo. Ở Đàng trong, Phật giáo cũng được phổ
biến rộng rãi.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phong trào “chấn hưng Phật giáo” được
dấy lên bắt đầu từ các đô thị miền Nam. Sở dĩ có tình trạng này là do sự giao
lưu với văn hóa bên ngoài thúc đẩy. Các giáo hội Phật giáo miền Nam, Trung,
Bắc ra đời và Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần con
người Việt Nam. Số tín đồ Phật giáo đông đảo hơn so với các tôn giáo khác.
Dưới sự cai trị của nhà Nguyễn (cả trước và sau khi Pháp xâm lược),
Phật giáo tiếp tục suy tàn. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, một số nhà tu
hành cũng như một số nhân sĩ, trí thức đã đứng ra vận động phong trào “Chấn
hưng Phật giáo”. Kể từ đó, Phật giáo có sự khởi sắc. Một bộ phận Phật giáo đi
vào hoạt động có tổ chức, một số cơ sở đào tạo tăng tài lần lượt ra đời.
Thực dân Pháp đã tìm nhiều cách để lôi kéo, thao túng một số nhân vật và
tổ chức Phật giáo nhằm tạo cơ sở xã hội và chính trị cho chế độ thực dân. Tuy
nhiên, mưu toan đó đã không đạt được như mong muốn. Đại bộ phận tăng ni,
phật tử vẫn giữ được truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc và ủng hộ Chính
phủ kháng chiến, kiến quốc. Nhiều nhà sư tự nguyện đứng vào hàng ngũ anh bộ
đội Cụ Hồ, nhiều đại biểu Phật giáo tham gia Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên
Việt và nhiều nhà chùa trở thành cơ sở che dấu cán bộ cách mạng.
Từ khi đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp ở miền Nam, Công giáo
được nâng đỡ và trở thành chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Dưới sự thống trị
hà khắc của bè lũ Mỹ - Diệm, Phật giáo bị chèn ép. Để tự bảo vệ mình, Phật
giáo đã xuống đường chống Mỹ - Diệm. Đó là bối cảnh của phong trào Chấn
hưng Phật giáo bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Nhìn chung sau năm 1954, Phật giáo ở miền Nam có nhiều diễn biến
phức tạp và nổi lên mấy đặc điểm: Thứ nhất, xu hướng hiện đại hóa Phật giáo
với việc xây dựng và củng cố các hệ phái cả về tổ chức, đào tạo và cơ sở vật
33
chất. Thứ hai, xuất hiện nhiều hệ phái Phật giáo và cả sự phân rã của chúng
theo nhiều xu hướng chính trị khác nhau.
Vào đầu thế kỷ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo phát triển mạnh trên
ba miền, đã tạo lập nên tổng thể Phật giáo Việt Nam hiện đại. Đất nước được
giải phóng vào năm 1975, mở ra một kỷ nguyên mới của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bối cảnh chính trị này, một cuộc vận động
được phát khởi nhằm thống nhất các tổ chức và các hệ phái Phật giáo ở hai
miền Nam và Bắc Việt Nam. Từ năm 1945 cho đến trước năm 1981, Tăng ni,
Phật tử nước nhà đã khởi xướng và tiến hành 4 cuộc vận động thống nhất Phật
giáo (những năm 1951, 1960, 1964, 1980) và đến ngày 7 – 11 - 1981, tại chùa
Quán Sứ, với sự hiện diện của 165 vị đại biểu đại diện cho 9 tổ chức hệ phái
Phật giáo cả nước, đó là: Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam; Giáo Hội Phật
giáo Việt Nam thống nhất; Giáo Hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam; Ban liên lạc
Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh; Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy
Việt Nam; Hội đoàn sư sãi yêu nước miền Tây nam bộ; Giáo Hội Khất sĩ Việt
Nam; Giáo Hội Thiên Thai giáo quán tông; Hội Phật học Việt Nam. Các đại biểu
đã nhất trí hợp nhất chín hệ phái vào một với danh xưng là “Giáo hội Phật giáo
Việt Nam”, trong mái nhà chung của Phật giáo nước nhà. Đây là tổ chức hợp
pháp, duy nhất đại diện cho toàn thể Tăng ni và phật tử trong và ngoài nước.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có hai hội đồng là Hội đồng chứng
minh và Hội đồng trị sự.
Hội đồng chứng minh gồm các vị Hòa thượng tiêu biểu của các hệ phái
Phật giáo Việt Nam, có 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên. Hội đồng chứng minh
có nhiệm vụ chứng minh các Hội nghị Trung ương và Đại hội Phật giáo Việt
Nam; hướng dẫn và giám sát các hoạt động của giáo hội về đạo pháp và giới
luật; phê chuẩn và tấn phong chức vị giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa,
Ni trưởng, Ni Sư.
34
Hội đồng trị sự là cấp điều hành cao nhất của Giáo hội giữa hai kì Đại
hội, gồm có 10 ban là: Ban Tăng sự, Ban giáo dục Tăng Ni, Ban hướng dẫn
Phật tử, Ban Hoằng Pháp, Ban nghi lễ, Ban văn hóa, Ban kinh tế tài chính,
Ban từ thiện xã hội, Ban Phật giáo quốc tế, Viện nghiên cứu Phật học Việt
Nam. Ở các tỉnh, thành phố có các ban trị sự, dưới nữa có các Ban đại diện
Phật giáo quận, huyện, thị.
Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lãnh đạo và tổ chức tất cả các
hoạt động Phật sự của khoảng 30.000 Tăng ni trong 15.000 tự Viện và 40
triệu Phật tử trong toàn nước. Bên cạnh Giáo hội trung ương, có 44 tỉnh,
thành hội Phật giáo. Phật giáo, trước năm 1975 chỉ có một trường Đại học thì
nay số trường, lớp tăng dần hàng năm. Năm 1993 có 22 trường thì đến năm
2001 có 34 trường. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật học
với trên 1.000 tăng, ni sinh; 35 lớp Cao đẳng và Trung cấp Phật học với trên
5.000 tăng, ni sinh; 1.076 cơ sở từ thiện và nhân đạo, trong đó có 950 lớp học
tình thương, xây dựng 25 bệnh viện miễn phí, 655 phòng phát thuốc, 196 lớp
học tình thương cho trẻ em đường phố, 116 nhà từ thiện. Phật giáo Nam tông
Khơ me có 2.500 các vị sư theo các lớp Cao cấp và Trung cấp Phật học Pali.
Đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo đang mở rộng
theo hướng rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng, mở rộng loại hình
đào tạo. Học viện Phật giáo Hà Nội tiếp tục triển khai xây dựng giai đoạn 2.
Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Nam tông
Khơ me tại Cần Thơ sau khi được cấp đất xây dựng mới đang tiếp tục hoàn
tất thủ tục để triển khai xây dựng. Hơn 100 Tăng ni sinh tốt nghiệp đang du
học tại các đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Viện nghiên cứu Phật họcViệt
Nam đã tập hợp, dịch thuật và xuất bản hơn 27 tập kinh Pàli, và Hán ngữ
nhằm hình thành một bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam cho Tăng ni Phật tử và các
nhà Phật học Việt Nam. Số sách báo Phật giáo đủ loại cứ tăng dần mỗi
năm…[ số liệu tham khảo trên trang phatgiao.org.vn].
35
Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, Phật giáo Việt Nam có sự chuyển
mình về các phương diện như: gia tăng số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở tự
viện và cơ sở đào tạo; gia tăng các hoạt động hoằng dương đạo pháp; và đặc
biệt là gia tăng các hoạt động đối ngoại quốc tế của Giáo hội Việt Nam.
Phật giáo đã gắn bó, gần gũi với người dân Việt Nam trong suốt hơn 20
thế kỷ qua; những tư tưởng sâu sắc của nó được coi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt
lịch sử hình thành nền văn hóa, đời sống dân tộc. Phải khẳng định rằng Phật
giáo rất gần gũi, thân thiết với nhiều người dân Việt Nam. Qua đây, ta có thể
thấy rằng sự khác biệt của Nho giáo và Phật giáo trong quá trình ảnh hưởng
đến đời sống người Việt là ở chỗ: Nho giáo là ý thức hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị - giai cấp phong kiến Trung Quốc là một học thuyết chính trị - xã hội
– triết học với hệ thống “tam cương”, “ngũ thường”. Nho giáo phải thông qua
học vấn, giáo dục nhà trường, thông qua các thiết chế xã hội để đi vào đời
sống con người, chủ trương tổ chức và xây dựng mọt xã hội cụ thể. Còn Phật
giáo thông qua sinh hoạt tôn giáo trong giới Tăng ni, Phật tử và trong cả
những sinh hoạt gia đình của con người Việt Nam. Đó là “nhờ biết ứng dụng
phương tiện một cách linh động toàn hảo, trải qua bao thăng trần thay đổi của
lịch sử, Phật giáo Việt Nam vẫn tồn tạo sáng ngời với thời gian” [81,tr.139]
Như vậy, có thể thấy rằng Phật giáo dược du nhập vào Việt Nam từ rất
sớm do có vị trí địa lý thuận lợi giáp với biển Đông và có đường bờ biển dài
nằm trên con đường thủy thông thương giữa Đông và Tây, giữa Bắc và Nam,
giữa hai cái nôi của nền văn minh lớn ở phương Đông là Trung Hoa và Ấn
Độ, là nơi xuất phát về phía Nam có nhiều nhà buôn sứ giả Trung Hoa. Trải
qua nhiều lần gạn lọc và sự đào thải của lịch sử, Phật giáo tại Việt Nam đã
mang màu sắc bản địa rõ nét. Những ảnh hưởng tích cực cũng như những hạn
chế của Phật giáo đã tác động khá rõ nét trong lối sống của người Việt Nam,
góp phần tạo nên tính cách người Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.
36
1.3. Lối sống của ngƣời Việt Nam
Trong quá trình đánh giá những ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống
của người Việt Nam, chúng ta không chỉ nắm vững, tìm hiểu những tư tưởng,
nội dung chủ yếu của Phật giáo mà còn phải có những nhận thức đúng về lối
sống của người Việt bởi tính chất, mức độ của sự tác động không chỉ phụ
thuộc vào chủ thể tác động mà còn phụ thuộc vào đối tượng chịu tác động. Do
vậy, không tìm hiểu lối sống của người Việt Nam hiện nay thì sẽ không có
được nhận thức đúng, sâu sắc về ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của
người Việt Nam.
1.3.1. Quan niệm về lối sống
Lối sống là thể thống nhất biện chứng giữa tự nhiên - cá nhân và xã hội.
Lối sống xuất hiện trong quá trình cá nhân tham gia vào các hoạt động: lao
động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động văn hóa… đồng thời
chịu chi phối của tất cả những hoạt động đó.
Bản chất của con người trong tính hiện thực của nó, như C.Mác và
Ph.Ăngghen đã chỉ ra là “tổng hòa các quan hệ xã hội”. Các quan hệ xã hội tất
nhiên là rất đa dạng và phong phú song cũng có thể quy về hai phương diện
chính là đời sống sinh vật – xã hội và đời sống xã hội – văn hóa. Để có thể
tổng hòa được hai phương diện này con người phải hoạt động giao tiếp, ứng
xử với tự nhiên, với cộng đồng tộc người và với chính mình trong quá trình
bảo tồn và phát triển đời sống của cá nhân, cộng đồng lớn nhỏ. Có nhiều cách
thức bảo tồn và phát triển đời sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể thuộc
các không gian và thời gian khác nhau. Các cách thức, các kiểu sống là kết
quả tác động tích cực của con người vào điều kiện và môi trường tự nhiên, xã
hội và đồng thời cũng chịu sự quy định khách quan của điều kiện và môi
trường ấy. Hoạt động của con người như thế nào thì họ là như thế ấy. Do đó,
họ là như thế nào điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất
37
ra cũng như cách thức mà họ sản xuất. Vì vậy, những cá nhân là như thế nào
điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ. Cho
nên, khi nghiên cứu về lối sống, tất nhiên cơ bản phải dựa vào việc tiếp cận
phương thức sản xuất. Khi nghiên cứu về lối sống, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
đặt nó trong mối quan hệ với phương thức sản xuất và hình thái kinh tế - xã
hội mà trước hết là phương thức sản xuất. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng
Đức”, C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “Không nên nghiên cứu phương thức sản
xuất ấy đơn thuần theo khái cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của
các cá nhân, mà hơn thế nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của họ”
[44]. Như vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định, sản xuất là yếu tố
quyết định sự tồn tại của cá nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt
động cơ bản của con người, là phương thức sinh sống của con người, là mặt
cơ bản của lối sống. Lối sống chính là phương thức, là dạng hoạt động của
con người, nó chịu sự quyết định của phương thức sản xuất. Tuy vậy, lối sống
không phải là sản phẩm thụ động của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và
những điều kiện sống khác bởi phạm vi của lối sống rộng hơn phương thức
sản xuất. Bởi lẽ, những hoạt động vật chất, con người còn có các hoạt động
chính trị, xã hội, nghệ thuật… Mặt khác, không thể có lối sống nói chung cho
mọi xã hội, cho mọi thời đại. Đặc biệt, trong xã hội có giai cấp thì lối sống
mang tính giai cấp rõ rệt. Bởi vậy, trong cùng một phương thức sản xuất có
thể tồn tại nhiều lối sống khác nhau, thậm chí đối lập nhau.
Lối sống phản ánh tính chủ thể bao gồm: nhận thức, tình cảm, động cơ,
hành vi, ứng xử, thể chế xã hội và cả những mối liên hệ giữa chúng. Có thể
nói, lối sống là sự khúc xạ hình thái kinh tế - xã hội trong nhận thức, tình cảm
thái độ và hoạt động xã hội, tổ chức đời sống và sinh hoạt cá nhân của con
người. Phạm vi của lối sống có thể tương ứng với phạm vi của hình thái kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, hai khái niệm lối sống và hình thái kinh tế - xã hội
38
cũng không đồng nhất với nhau. Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội cụ thể
thì bao gồm tất cả các hoạt động của con người, là một tồn tại khách quan,
độc lập với ý thức con người. Ngược lại, lối sống phản ánh hoạt động của chủ
thể của nó bao gồm nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ trong mọi hoạt động
của bản thân con người. C. Mác cho rằng ở những hình thái kinh tế - xã hội
khác nhau sẽ có lối sống khác nhau, đặc biệt trong hình thái kinh tế - xã hội
có giai cấp, lối sống mang tính giai cấp.
Lối sống bao hàm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người trong một
xã hội nhất định. Các mặt cơ bản của đời sống được biểu hiện qua các quan
hệ của con người với tự nhiên, con người với nhau trong lao động sản xuất,
chính trị, tư tưởng văn hóa xã hội và trong ứng xử giao tiếp hàng ngày.
Từ những điểm phân tích trên có thể quan niệm lối sống như sau:
Lối sống à phương thức sống của con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng
xã hội) trong một xã hội nhất định và được biểu hiện trên các nh vực cơ ản
của đời sống như hoạt động ao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội,
hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.[82,tr.152]
Quan niệm trên đây được tác giả coi là điểm tựa để tiếp cận, phân tích
ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống con người Việt Nam.
Nói đến lối sống là nói đến tổng hòa những dạng hoạt động sống ổn định
của con người gắn liền với dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội và các cá nhân
trong cộng đồng. Lối sống của xã hội phải được thể hiện thông qua hoạt động
của từng con người, trong đó hoạt động sản xuất là quan trọng nhất. Trình độ
phát triển năng lực của con người quyết định nội dung lối sống. Khi nói đến
năng lực của con người phải nói đến năng lực lao động, năng lực hoạt động
theo một loại lao động nhất định. Lao động là lĩnh vực hoạt động cơ bản của
con người. Điều đó không phải chỉ tạo ra tất cả những của cải cần thiết cho
con người mà còn vì những yêu cầu thích đáng đối với năng lực của con
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay
Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay

Recomendados

Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY por
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0917.193.864
2.1K vistas86 diapositivas
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam por
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamẢnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tinh thần của người Việt NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
10.4K vistas164 diapositivas
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam por
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamHoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam
Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
602 vistas86 diapositivas
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph... por
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0917.193.864
576 vistas166 diapositivas
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th... por
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...
Luận văn: Tìm hiểu một số ảnh hưởng của tôn giáo đến đời sống văn hóa tinh th...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
714 vistas21 diapositivas
Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN... por
  Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...  Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...
Tiểu luận TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO. SỰ VẬN DỤN...hieu anh
438 vistas10 diapositivas

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx por
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxKhóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docx
Khóa luận Ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống xã hội, con người việt nam.docxNhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
313 vistas23 diapositivas
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ por
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộLuận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam Bộ
Luận án: Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống Nam BộDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
5.8K vistas210 diapositivas
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa por
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
58K vistas23 diapositivas
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212... por
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...PinkHandmade
1.2K vistas71 diapositivas
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ... por
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...OnTimeVitThu
1.6K vistas109 diapositivas
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại por
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
6.7K vistas92 diapositivas

La actualidad más candente(20)

Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa por Trần Đức Anh
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Trần Đức Anh58K vistas
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212... por PinkHandmade
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
PinkHandmade1.2K vistas
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ... por OnTimeVitThu
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂ...
OnTimeVitThu1.6K vistas
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM por nataliej4
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAMTIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
nataliej41.3K vistas
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM por nataliej4
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
nataliej4612 vistas
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên por Hy Vọng
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Hy Vọng53.2K vistas

Similar a Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay

Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông por
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Book
121 vistas62 diapositivas
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay por
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayTìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nay
Tìm hiểu nghi lễ cầu an qua khảo cứu một số ngôi chùa ở Hà Nội hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
46 vistas61 diapositivas
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc... por
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...
Sự dung hợp phật giáo và tín ngưỡng dân gian tại hai huyện Thạch Thất và Quốc...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
80 vistas73 diapositivas
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay por
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
207 vistas73 diapositivas
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c... por
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...
Luận văn: Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
206 vistas104 diapositivas
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay por
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayMan_Book
136 vistas273 diapositivas

Similar a Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay(20)

Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông por Man_Book
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Man_Book121 vistas
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay por Man_Book
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
Man_Book136 vistas
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song... por NuioKila
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
NuioKila71 vistas
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN por OnTimeVitThu
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
LUẬN VĂN: ẢNH HƯỞNG CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO NAM TÔNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
OnTimeVitThu25 vistas
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam por Man_Book
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt namTư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Tư tưởng nhân văn và đạo đức kitô giáo với văn hóa việt nam
Man_Book869 vistas
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện... por nataliej4
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
Sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện...
nataliej4191 vistas
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ por OnTimeVitThu
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄLUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
LUẬN VĂN: KHẢO CỨU CỘNG ĐỒNG NGƢỜI MÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH QUA MỘT SỐ NGHI LỄ
OnTimeVitThu36 vistas
Tiểu luận triết học por Ngà Nguyễn
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
Ngà Nguyễn15.2K vistas
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn... por hieu anh
 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn... Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
hieu anh164 vistas
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành... por anh hieu
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
anh hieu75 vistas
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành... por hieu anh
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
hieu anh95 vistas

Más de Man_Book

Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdf por
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdfOptimization, Learning Algorithms and Applications.pdf
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdfMan_Book
2 vistas706 diapositivas
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf por
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdfThiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdfMan_Book
10 vistas105 diapositivas
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf por
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdfNghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdfMan_Book
17 vistas99 diapositivas
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf por
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdfNghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdfMan_Book
36 vistas116 diapositivas
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ... por
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Man_Book
5 vistas101 diapositivas
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ... por
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...Man_Book
14 vistas122 diapositivas

Más de Man_Book(20)

Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdf por Man_Book
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdfOptimization, Learning Algorithms and Applications.pdf
Optimization, Learning Algorithms and Applications.pdf
Man_Book2 vistas
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf por Man_Book
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdfThiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf
Thiết kế chế tạo khuôn ép phun nhựa sản phẩm Nắp bịt ống thủy lực.pdf
Man_Book10 vistas
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf por Man_Book
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdfNghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ bàn tay phục hồi chức năng.pdf
Man_Book17 vistas
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf por Man_Book
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdfNghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf
Nghiên cứu và chế tạo service robot phục vụ trong nhà hàng.pdf
Man_Book36 vistas
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ... por Man_Book
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Thiết kế và chế tạo khuôn sản phẩm khớp chuyển động bánh xe đẩy hàng trong sâ...
Man_Book5 vistas
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ... por Man_Book
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...
Thiết kế và chế tạo máy kiểm tra tốc độ vòng quay đạt chuẩn của các dạng cốc ...
Man_Book14 vistas
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf por Man_Book
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdfChế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Man_Book13 vistas
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf por Man_Book
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdfNghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bàn vẽ tranh cát.pdf
Man_Book11 vistas
Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ... por Man_Book
Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ...Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ...
Development of conductive alginate-based hydrogels with excellent mechanical ...
Man_Book3 vistas
Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application... por Man_Book
Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application...Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application...
Fabrication of damping models using magnetic fluids (ferrofluids) application...
Man_Book2 vistas
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdf por Man_Book
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdfNghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdf
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bàn vẽ hoa văn trên cát.pdf
Man_Book2 vistas
Thiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdf por Man_Book
Thiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdfThiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdf
Thiết kế và chế tạo bộ khuôn ép nhựa sản phẩm giá đỡ sạc điện thoại.pdf
Man_Book15 vistas
Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ... por Man_Book
Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ...Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ...
Sinh học đại cương. Tập 1 Sinh học tế bào, cơ sở di truyền học và học thuyết ...
Man_Book25 vistas
Công nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdf por Man_Book
Công nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdfCông nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdf
Công nghệ tế bào - Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên, 2002.pdf
Man_Book9 vistas
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdf por Man_Book
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdfCông nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdf
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2010.pdf
Man_Book6 vistas
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdf por Man_Book
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdfCông nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdf
Công nghệ gen, Nguyễn Đức Lượng và các tác giả khác, 2002.pdf
Man_Book6 vistas
ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdf por Man_Book
ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdfĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdf
ĐỒ ÁN MÔN HỌC HỆ THỐNG NHÚNG MẠNG KHÔNG DÂY - Contiki OSreport.pdf
Man_Book33 vistas
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc por Man_Book
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.docTÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ.doc
Man_Book4 vistas
Động cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdf por Man_Book
Động cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdfĐộng cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdf
Động cơ 2AR FE ENGINE Vietsub.pdf
Man_Book8 vistas
Trắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docx por Man_Book
Trắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docxTrắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docx
Trắc nghiệm Dược lý 2, TỔNG HỢP THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ LỢI TIỂU.docx
Man_Book72 vistas

Último

Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ... por
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...sividocz
6 vistas26 diapositivas
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5... por
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...Nguyen Thanh Tu Collection
14 vistas431 diapositivas
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của... por
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...tcoco3199
6 vistas156 diapositivas
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... por
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...Nguyen Thanh Tu Collection
19 vistas359 diapositivas
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf por
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfconghoaipk
177 vistas31 diapositivas
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx por
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docxSo sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docx
So sánh pháp luật về trung tâm trọng tài Việt Nam và Singapore.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
6 vistas103 diapositivas

Último(20)

Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ... por sividocz
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...
sividocz6 vistas
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5... por Nguyen Thanh Tu Collection
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của... por tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
tcoco31996 vistas
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf por conghoaipk
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
conghoaipk177 vistas
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ... por Nguyen Thanh Tu Collection
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn... por sividocz
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉn...
sividocz8 vistas
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph... por sividocz
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph...Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph...
Luận Văn Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ di động Vinaph...
sividocz5 vistas
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị... por tcoco3199
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị...Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị...
tcoco31995 vistas
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ... por sividocz
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản ...
sividocz9 vistas
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl... por tcoco3199
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
tcoco319910 vistas
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ... por Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI... por Nguyen Thanh Tu Collection
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...

Ảnh hưởng của phật giáo đến lối sống của người việt nam hiện nay

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----o0o----- NGUYỄN THỊ HẰNG ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Triết học HÀ NỘI – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----o0o----- NGUYỄN THỊ HẰNG ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60 22 03 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Lan HÀ NỘI – 2015
  • 3. LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập tại khoa Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, em có được kết quả như ngày hôm nay là do sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ, chỉ bảo tân tình, chu đáo của các thầy cô trong khoa Triết học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Triết học, đặc biệt là cô giáo PGS.TS Đặng Thị Lan - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn. Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian có hạn, trình độ năng lực và kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý chân thành của quý thầy cô cũng như bạn bè để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Hằng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM .........................................................10 1.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Phật giáo............................................................10 1.1.1. Thế giới quan Phật giáo..............................................................................10 1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo...........................................................................17 1.2. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam...................................29 1.3. Lối sống của ngƣời Việt Nam...........................................................................36 1.3.1. Quan niệm về lối sống................................................................................36 1.3.2. Đặc điểm lối sống của người Việt Nam truyền thống.............................42 1.3.3. Sự biến đổi của lối sống và những vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống của người Việt Nam hiện nay ..............................................................................47 CHƢƠNG 2. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CHỦ YẾU CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................59 2.1. Ảnh hƣởng của Phật giáo trong cách thức lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống của ngƣời Việt Nam hiện nay................................................................59 2.1.2. Những ảnh hưởng tích cực.........................................................................59 2.1.2. Một số ảnh hưởng tiêu cực ........................................................................71 2.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến phong tục, tập quán ....................................75 2.2.1. Phật giáo góp phần củng cố, duy trì các phong tục, tập quán của người Việt Nam................................................................................................................75 2.2.2. Phật giáo ảnh hưởng đến tập tục đi lễ chùa, cúng Rằm, mùng Một ........78 2.2.3. Phật giáo ảnh hưởng trong tục ăn chay, phóng sinh và bố thí................81 2.2.4. Phật giáo ảnh hưởng đến nghi thức ma chay, cưới hỏi...........................82 2.3. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến phƣơng thức ứng xử, triết lý sống của ngƣời Việt Nam..........................................................................................................87
  • 5. 2.4. Một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực, hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt Nam hiện nay....106 2.4.1. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và đồng bào Phật tử nhằm xa rời mê tín dị đoan, tiếp nhận những tư tưởng tích cực của Phật giáo.................................................................................................106 2.4.2. Phát huy vai trò tích cực của các tổ chức Phật giáo, tổ chức Phật tử trong đời sống xã hội...........................................................................................109 2.4.3. Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.............................................................111 KẾT LUẬN...............................................................................................................114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................116
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm và đã được truyền bá, có ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới như Xrilanca, Mianma, Ai Cập, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc… Trong quá trình du nhập và trải qua các thời kỳ lịch sử, Phật giáo lại phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện lịch sử, văn hóa ở mỗi quốc gia mà có những biến đổi cho phù hợp. Ngày nay, trên phạm vi quốc tế, Phật giáo đang chiếm vị trí sâu rộng trong đời sống của con người trong đó có Việt Nam. Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là triết học bởi trong nó chứa đựng nhiều quan điểm sâu sắc về thế giới, nhân sinh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, từng chịu biết bao thử thách trong sự va chạm với các tôn giáo khác, song Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Sở dĩ đạo Phật có được sức sống mãnh liệt đó là vì mục đích tối thượng của nó là cứu khổ đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho con người. Mọi sự thuyết pháp của đức Phật đều tập trung vào cuộc sống hiện thực của chúng sinh mà ít bàn đến những hiện tượng tự nhiên, điều đó hoàn toàn phù hợp với đông đảo quần chúng khi trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, đạo Phật đã khơi dậy được những giá trị văn hóa trong con người hướng tới chân – thiện – mỹ, khơi dậy được khát khao của con người muốn được giải thoát trước những mâu thuẫn, bế tắc do chính con người tạo ra. Bởi vậy, đạo Phật xét về mặt tích cực, nó thực sự là chỗ dựa tinh thần cho một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân. Cũng chính bởi vậy mà đạo Phật đã bám sâu vào trong đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của con người trong mọi thời đại. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và luôn gắn bó với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Những tư tưởng, giáo lý của Phật giáo đã ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hóa, nếp sống của
  • 7. 2 người Việt. Với bề dày gần hai nghìn năm tại Việt Nam, Phật giáo đã khẳng định chân giá trị của nó trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phật giáo đã trở thành một hệ tư tưởng - tôn giáo có sức sống lâu dài và đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống con người Việt Nam. Trải qua mọi thời đại, văn hóa Phật giáo là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa dân tộc. Đạo Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn hóa Việt Nam. Phật giáo với cái đích là cứu con người thoát khỏi nỗi khổ muôn đời, với cứu cánh là giải thoát, nó mang đậm tính triết học hơn bất kỳ một tôn giáo nào khác. Phật giáo chứa đựng một hệ thống những tư tưởng về thế giới quan, nhân sinh quan vô cùng sâu sắc. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo đã và đang có những tác động, ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, do sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, đạo đức, lối sống của con người có nhiều biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống trong một bộ phận dân cư, trong đó có cả các đảng viên. Trong tình hình ấy, chúng ta cần phát huy mọi nguồn lực để xây dựng một lối sống tiến bộ, lành mạnh. Phật giáo chứa đựng trong đó những tư tưởng nhân văn về đạo đức vẫn còn nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới như Đảng ta khẳng định. Biết phát huy những giá trị tích cực trong thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo là một nhân tố quan trọng góp phần xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay. Với tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy, tác giả lựa chọn chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới cả về bề dày lịch sử,
  • 8. 3 tính đồ sộ của hệ thống giáo lý và số lượng tín đồ, do đó thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới khoa học. Nghiên cứu về Phật giáo được rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau và đạt được kết quả đáng trân trọng. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trên các phương diện sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu về Phật giáo, tư tưởng của Phật giáo và lịch sử Phật giáo Việt Nam “Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội, 1992) của Nguyễn Lang đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998), các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáo đối với các lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam; “Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Việt Triết học (Hà Nội, 1996) đã đề cập đến tính chất của Phật giáo Việt Nam, các tông phái Phật giáo ở Việt Nam, vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa dân tộc và ảnh hưởng của Phật giáo đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam… Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về triết học Phật giáo như“Đại cương triết học Phật giáo” của Thích Đạo Quang (Nxb Thuận Hóa - Huế, 1996) đã phân tích những giá trị trong các giáo lý cơ bản của Phật giáo và đề cập một cách khái quát các tông phái cơ bản của đạo Phật; “Tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam”của Nguyễn Duy Hinh đã trình bày và phân tích một cách sâu sắc các vần đề của triết học Phật giáo như: Bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận và các nội dung triết học Phật giáo Việt Nam như tư tưởng triết học Phật giáo sơn môn Dâu,
  • 9. 4 tư tưởng triết học Phật giáo sơn môn Kiến Sơ và triết học Phật giáo tông Trúc Lâm... Nguyễn Hùng Hậu với cuốn “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, 2002) dưới góc độ triết học đã khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày rõ sự tiếp biến và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn và chỉ ra đặc trưng của Phật giáo Việt Nam là sự kết hợp của ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật trong sự hòa quyện với tín ngưỡng bản địa tạo nên những đặc điểm riêng biệt của Phật giáo Việt Nam…Cuốn sách này là một trong những nguồn tư liệu quý giá khi nghiên cứu Phật giáo và Phật giáo Việt Nam. Phan Văn Hùm viết cuốn “Phật giáo triết học” bản in lần thứ ba năm 1943 dưới góc độ tiếp cận triết học, tác giả tập trung phân tích nguyên lý của Phật giáo nguyên thủy: vấn đề tâm và vật, Ngũ uẩn, Nghiệp, Thiền định; đưa ra những nhận định chung nhất về bản thể luận, nhận thức luận của triết học Phật giáo. Ngoài ra, trong nhóm công trình nghiên cứu về Phật giáo cũng có một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, có thể kể đến một số công trình như: “Cốt tủy của đạo Phật” (1971) của Daisetz Teitaro Suzuki do Trúc Thiên dịch (Nxb An Tiêm, Sài Gòn); “Nền tảng của đạo Phật” của Peter D. Santina do Thích Tâm Quang dịch (NXb Thành phố Hồ Chí Minh). Junjiro Takakusu với cuốn “Tinh hoa triết học Phật giáo” (The Essentials of Buddhis). Nhan đề lần xuất bản thứ nhất do Ban Tu thư Viện Đại học Vạn Hạnh dịch là “Các tông phái của đạo Phật”, lần tái bản năm 2008 Tuệ Sỹ dịch ra tiếng việt là “Tinh hoa triết học Phật giáo”. Ngoài phần giới thiệu và kết luận, cuốn sách gồm có 14 chương. Ông đã trình bày triết học Phật giáo theo xu hướng hệ thống trong đó tập trung lý giải các nguyên lý cơ bản của Phật giáo ở các chương I, II, III. Ông đã chỉ ra 6 nguyên lý căn bản trong triết học Phật giáo là nguyên lý duyên khởi, nguyên lý tất định và bất định,
  • 10. 5 nguyên lý tương dung, nguyên lý như thực, nguyên lý viên dung, nguyên lý Niết bàn hay giải thoát viên mãn… Emmanuel Kant khi nghiên cứu về Phật giáo Tích Lan, Miến Điện, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản cũng đánh giá cao những giá trị đạo đức của tôn giáo này thông qua nhận thức và hành vi của các vị tu sĩ, qua thuyết “Duyên khởi”, thuyết “Luân hồi” của Phật giáo. Sau Emmanuel Kant, một số triết gia người Đức khác như Schelling, Hegel, Nietzche, Schopenhaueur… cũng chú ý đến Phật giáo. Nhìn chung, các triết gia người Đức này đều đánh giá Phật giáo là một tôn giáo cao thâm thể hiện ở các quan niệm của nó về thế giới và con người như quan niệm: thế giới là vô thủy vô chung, thế giới vận động biến đổi không ngừng, con người là “vô ngã”… Đặc biệt, họ rất chú ý đến quan niệm “Nhân quả, luân hồi’ trong giáo lý nhà Phật, và cho đây là một trong những điều huyền bí nhất cần khám phá trong văn hoá phương Đông. 2.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đạo đức, lối sống của con người Việt Nam Về lĩnh vực này có thể kể đến các công trình như: “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997) do Nguyễn Tài Thư (chủ biên) đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một số lĩnh vực như: ảnh hưởng của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay; “Phật giáo và văn hóa Việt Nam” (Nxb Hà Nội, 1999) của Nguyễn Đăng Duy đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam. Trần Văn Giàu với một loạt các công trình như: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, 1975), “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” (Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1993) và “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” (3 tập) (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997, 1998) đã đề cập
  • 11. 6 đến những giá trị đạo đức Phật giáo, những đóng góp của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh với “Phật giáo nhập thế và phát triển” (Nxb Tôn giáo, 2008) đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, các tri thức Phật giáo viết về vai trò Phật giáo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Phật giáo với chính trị, xã hội; Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất nước, Phật giáo với xã hội dân sự, Phật giáo với sự nghiệp độc lập, Phật giáo với đời sống tâm linh… “Phật giáo với dân tộc” của Thích Thanh Từ (Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, 1995) đã bàn về những nét chính trong luân lý Phật giáo, những giới luật của phật tử tại gia và phật tử xuất gia, về đóng góp của Phật giáo cho lịch sử dân tộc trên các phương diện chính trị, tư tưởng, văn nghệ, về các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt Nam hiện đại. Luận án Tiến sĩ Triết học của Lê Hữu Tuấn với đề tài: “Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam” (Hà Nội, 1999); Luận án tiến sĩ triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài: “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay” (Hà Nội, 2004); “Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và sự biến đổi của nó trong quá trình đổi mới hiện nay” của Mai Thị Dung, luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003… Ngoài ra, còn có rất nhiều các công trình trên các tạp chí cũng đề cập đến những ảnh hưởng của Phật giáo trên các phương diện khác nhau trong văn hóa, lối sống của người Việt Nam như: “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư uy và cách ứng ử của người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí xã hội học, số 4 1989) và “Một số suy ngh về ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư uy người Việt” (Tạp chí Triết học, số 5 1996) của GS.TS Nguyễn Hùng Hậu;
  • 12. 7 “Phật giáo và sự hình thành nh n cách con người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Triết học, số 2/1994) của GS.TS Nguyễn Tài Thư; “Tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hóa hiện nay” (Tạp chí cộng sản số 15/1999) của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Vài suy ngh về Phật giáo dân gian Việt Nam” (Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 2/1997) của Hoàng Thị Lan; “Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam” (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2005) của Lê Đức Hạnh; “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 10/2007) của Lê Văn Đính; “Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 3/2006) của Hòa thượng Thích Thanh Tứ; “Nghiên cứu và ứng dụng các giá trị văn hóa Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2008) của Nguyễn Hồng Dương; “Ảnh hưởng của “T m” trong Phật giáo đối với văn hóa tinh thần của người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2008) của Ngô Thị Lan Anh… Nhìn chung, có thể nhận xét khái quát các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm và góc độ khác nhau. Đồng thời, khẳng định Phật giáo có giá trị và ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội Việt Nam. Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống tạo nên sự đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần con người Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình đã có, luận văn tập trung vào việc phân tích, đánh giá những ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở trình bày một số vấn đề lý luận chung về Phật giáo, lối sống
  • 13. 8 con người Việt Nam, luận văn làm rõ mộ số ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay và đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ: Thứ nhất, phân tích những tư tưởng cơ bản của Phật giáo; quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam và lối sống của người Việt Nam. Thứ hai, phân tích làm rõ một số ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo đến lối sống con người Việt Nam hiện nay. Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phật giáo hàm chứa trong nó những tư tưởng rất rộng lớn về thế giới và nhân sinh. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu, giới thiệu thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo, trong đó chứa đựng những triết lý có ảnh hưởng đến lối sống con người Việt Nam. Phạm trù lối sống cũng rất rộng, tác giả chọn ra 3 phương diện cơ bản nhất và phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến các phương diện đó. Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu ảnh hưởng chủ yếu của Phật giáo đến một số phương diện thuộc lối sống của người Việt Nam từ khi đổi mới (từ năm 1986) đến nay.
  • 14. 9 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học như: Phân tích - tổng hợp, quy nạp – diễn dịch, so sánh, khái quát hóa… 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần vào việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo đến một số phương diện của lối sống người Việt Nam hiện nay. - Luận văn bước đầu đề xuất một số khuyến nghị cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng cơ bản của Phật giáo, quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy, nghiên cứu về vấn đề tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong các trường đại học, cao đẳng và cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 2 chương 7 tiết.
  • 15. 10 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẬT GIÁO VÀ LỐI SỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT NAM 1.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Phật giáo Toàn bộ nội dung tư tưởng của Phật giáo được thể hiện Tam Tạng kinh (Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng). Kinh sách Phật giáo được viết bằng hai thứ tiếng: tiếng Pali (ngôn ngữ bình dân, giản dị), tiếng Phạn (ngôn ngữ trí thức, mẹo luật chặt chẽ tế nhị). Cùng với sự biến đổi của lịch sử xã hội, Phật giáo cũng có nhiều biến đổi về tổ chức cũng như giáo lý. Nhiều hệ phái tồn tại cho đến ngày nay là biểu hiện của sự biến đổi đó. Mặc dù vậy, những nội dung, tư tưởng chủ yếu, những triết lý về thế giới quan, về nhân sinh cùng con đường giải thoát khỏi bể khổ của Phật giáo vẫn là cái chủ đạo, xuyên suốt trong quá trình biến đổi của Phật giáo. Những tư tưởng đó ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của con người Việt Nam 1.1.1. Thế giới quan Phật giáo Thế giới quan là “tổng hợp tất cả những quan niệm, chính kiến về thế giới, về cấu trúc và nguồn gốc của nó, ý ngh a và giá trị đời sống của con người, lòng tin của con người trong hiện thực” [43,tr.167]. Từ điển Triết học định nghĩa: “Thế giới quan được hiểu là toàn bộ những nguyên tắc, quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động và quan hệ của từng cá nhân, của một tập đoàn ã hội, của một giai cấp hay xã hội nói chung đối với thực tại” [77,tr.539] Như vậy, có thể hiểu thế giới quan là hệ thống quan điểm, quan niệm, tư tưởng của con người về thế giới, về cuộc đời và vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan tôn giáo là hệ thống quan điểm, tư tưởng tôn giáo, thể hiện niềm tin của con người vào sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên, được
  • 16. 11 biểu hiện tập trung trong các kinh sách của các tôn giáo, được các chức sắc tôn giáo truyền bá một cách tự giác. Thế giới quan Phật giáo được thể hiện tập trung trong quan điểm về thế giới, tư tưởng vô thường, thuyết nhân quả và thuyết duyên khởi. Những tư tưởng này chứa đựng yếu tố duy vật và biện chứng, nó đối lập với định mệnh luận và thần linh luận. - Quan niệm của Phật giáo về thế giới Theo GS.TS Nguyễn Hùng Hậu trong cuốn “Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam - Tập 1: Từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV”: Phật giáo thừa nhận thế giới về đại thể có hai yếu tố cơ bản là Danh và Sắc. Khái niệm danh và sắc có từ thời Upanishad để chỉ hiện tượng và cá thể nhưng đến thời đức Phật nó ngụ ý là yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất, nó chính là vật và tâm. Theo thuyết “Chư pháp nhân duyên sinh” thì hai cái đó liên hệ khăng khít với nhau, không tách rời nhau, không có cái này thì không có cái kia và ngược lại. Phật giáo quan niệm: “Nhất thiết duy tâm tạo” tức là mọi sự vật hiện tượng từ “tâm” mà sinh ra. Tâm là “sắc biên tế tướng” là cái ở giữa cái có và cái không (vô cùng nhỏ bé) rất vi tế huyền diệu và vô thủy vô chung. Tâm có tên là “Như Lai tạng tính”, “giáo diệu minh tâm”… và “Phật tính”. Cái gọi là thế giới chẳng qua là thành lập trên quan hệ nhận thức giữa sáu căn và sáu cảnh, ngoài ra thế giới đối với chúng ta không có một ý nghĩa nào khác vì không có chủ quan thì cũng không có khách quan, mà không có khách quan thì cũng không có chủ quan. Ngoài quan hệ chủ quan – khách quan ra cũng không có thế giới, cái gọi là hết thảy cũng được thành lập trên quan hệ ấy. Như vậy, theo tinh thần Phật giáo trong hai yếu tố vật và tâm thì tâm đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập thế giới. Tất cả thế giới chỉ là một dòng biến hóa vô thường, vô định, không có một vị thần nào sáng tạo ra vạn vật mà chỉ do nhân quả nối tiếp nhau mà thành. Trên thế giới không có sự vật nào tồn tại độc lập
  • 17. 12 tuyệt đối, mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong mối quan hệ phức tạp, tất cả mọi cái đều phải nương tựa vào nhau. Trong giáo lý của đạo Phật thì không gian là vô tận, thế giới nhiều như cát sông Hằng. Không gian có Tam thiên thế giới gồm: Đại thiên thế giới, trung thiên thế giới và tiểu thiên thế giới. Mỗi tiểu thiên thế giới có hàng chục ngàn thế giới. Thời gian có “tam kiếp” gồm: đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp. Một đại kiếp bằng 4 trung kiếp. Một trung kiếp bằng 20 tiểu kiếp. Một tiểu kiếp bằng hàng chục triệu năm. Thế giới trong không gian được gọi là thế gian. Thế giới được chia thành 3 cõi lớn (Tam giới) là Dục giới (nơi lòng dục thịnh); Sắc giới (dục tuy không thịnh nhưng chưa hoàn toàn thoát ly khỏi sự trói buộc của vật chất); Vô sắc giới (hoàn toàn thoát ly khỏi sự trói buộc của vật chất, chỉ có tinh thần). Theo Kimura Taiken, Tam giới của nhà Phật được sinh ra từ trạng thái tinh thần trong giai đoạn thiền định. “Dục giới lấy núi Tu Di làm trung tâm. Xung quanh núi Tu Di là cửu sơn (Trì song, Trì dục, Diêm mộc, Thiên kiến, Mã nhĩ, Tượng nhĩ, Trì sơn, Thiết luân), Bát hải. Giữa Trì song và Thiết luân có 4 châu: Nam là Diêm phù đề châu, Đông là Đông thắng thần châu, Bắc là Bắc câu lư châu, Tây là Tây ngưu hóa châu. Chúng ta đang ở châu Diêm phù đề. Trên núi Tu Di có thần Dạ Xoa, Tứ Thiên vương, Kim cương Thủ và Trời Đạo Lợi, tầng thứ 33 có chủ nhân là Đế Thích.” [24, tr. 150]. Phật giáo còn có quan niệm Lục đại bao gồm: Địa ngục: có 8 đại địa ngục ở nơi tận cùng thế giới hay dưới Diêm phù đề châu; Ngạ quỷ: kể cả Diêm Ma, quỷ thần, Dạ xoa; Súc sinh; Atula (dưới đáy biển); nhân gian (có 4 châu nói trên); Thiên (Trời). - Thuyết duyên khởi Thích Thiện Châu trong tác phẩm “Phật tử” cho rằng: Cốt tủy của đạo Phật là đạo lý duyên khởi. Đạo lý này nói rõ tương quan, tương duyên của tất
  • 18. 13 cả các hiện tượng vật lý và tâm lý. Sự hiện hữu của thế giới chỉ là tương quan đồng thời của nhận thức chủ quan và đối tượng khách quan. Sự vật ở ngoài ta và trong ta vốn sinh, diệt biến chuyển theo luật nhân quả mà không hề tiêu diệt hoàn toàn, ấy là tương quan khác thời. Trong cuốn “Triết học Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh có viết: Theo Phan Văn Hùm trong cuốn “Phật giáo triết học” cho rằng Thuyết duyên khởi trong Phật giáo gồm có nhiều thuyết: “Thuyết thứ 1 là Nghiệp cảm duyên khởi. Thuyết thứ 2 là Alaida duyên khởi. Thuyết thứ 3 là Chân như duyên khởi. Thuyết thứ 4 là Pháp giới duyên khởi. Thuyết thứ 5 năm là Lục đại duyên khởi.” [26, tr.13] + Nghiệp cảm duyên khởi: “Đây là học thuyết có từ thế giới Phật giáo nguyên thủy, rút ra từ Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên” [26,tr.13]. Trong quá trình luân hồi sinh tử, định luật và trật tự vận hành tạo nên vòng tròn sinh hoá là luật nhân quả. Yếu tố chính của diễn trình nhân quả là lý thuyết về nghiệp cảm. Nghiệp cảm là cái năng lực tâm lý tiềm tàng, vẫn tồn tại khi thân xác bị chết đi. Nghiệp gồm có biệt nghiệp và cộng nghiệp. Biệt nghiệp tạo nên cá thể và cộng nghiệp tạo nên thế giới. Còn nghiệp là còn hiện tượng giới: “Sự hành vi của chúng ta hàng ngày, sinh ra tam nghiệp (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp) – Tam nghiệp cứ lớp trước tàn lớp sau nối, liên liên như những khoen dây xích. Thân tâm ta bởi đó mà tiếp dẫn với chủ quan giới và khách quan giới. Ấy gọi là Nghiệp cảm duyên khởi.” [26, tr 34]. Cho nên, dứt trừ được nghiệp là trở về với Chân như, Niết bàn, muốn giải thoát phải diệt nghiệp. + Alaida duyên khởi: Theo phái Duy Thức, thức được chia thành 8 nhóm: tiền ngũ thức, ý thức, Manas (Mạt la thức) và Alaya (A lại da thức). Thức thứ bảy – Manas là trung tâm hiện khởi của các ý tưởng vị ngã, ích kỹ, tự ái, ảo tưởng, là trung tâm chấp ngã, ngã hoá. Trong khi đó, A lại da thức là
  • 19. 14 trung tâm tích tụ ý thể (nghĩa là thức), là nơi chứa nhóm các hạt giống (chủng tử) của tất cả mọi hiện khởi và chúng được bộc lộ trong các hiện khởi đó. Theo Duy thức tông, nguyên khởi của vạn pháp là hiệu quả của ý thể. Tàng thức là trung tâm tích tụ của ý thể, là kho chứa hạt giống của mọi hiện hữu. Khi chúng tiềm ẩn, ta gọi là chủng tử; khi chúng hoạt động ta gọi là hiện hành. Những chủng tử cố hữu, những hiện hành và những chủng tử mới hỗ tương phụ thuộc lẫn nhau tạo nên một vòng tròn mãi mãi tái diễn tiến trình trước sau như nhất. Cái làm cho chủng tử phát khởi thành hiện hành, nghĩa la động lực tạo ra dòng vận động của duyên khởi chính là ý thể - nghĩa là thức. Đấy gọi là Alaida duyên khởi. Theo thuyết Alaida duyên khởi Nghiệp, Khổ khởi nguyên từ nghiệp thức hay ý thể. + Ch n như uyên khởi: Thuyết này theo kinh Lăng già, kinh Đại bát Niết Bàn, kinh Đại thừa khởi tín luận thuộc thời kỳ Đại thừa (khoảng đầu công nguyên). Chân như là từ ngữ được dùng để diễn tả thực tại cứu cánh vượt ngoài định danh và định nghĩa. Chân như trong nghĩa tĩnh thì phi không gian, phi thời gian, bình đẳng, vô thuỷ, vô chung, vô tướng vô sắc. Chân như trong nghĩa động có thể xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào. Khi được điều động bởi một nguyên nhân thuần tịnh, nó mang hình thức thanh thoát; khi được điều động bởi một nguyên nhân ô nhiễm, nó mang hình thức hủ bại. Do vậy, chân như có hai trạng thái: mặt tĩnh là tự thân chân như và mặt động là những biểu lộ của chân như trong vòng sống chết. + Lục đại duyên khởi. Đây là chủ trương của Chân ngôn hay Mật tông. Lục đại gồm địa, thủy, hỏa, phong, không, thức. “Địa, thủy, hỏa, phong, không” thuộc về vật thể tức là sắc pháp còn “thức” thì thuộc về tâm tức là tâm pháp. Chính sáu yếu tố này tùy duyên sinh khởi mà khởi sinh ra con người và vũ trụ. Khi nói là vật và tâm nhưng thật ra bản thể của chúng vẫn là một, không thể phân chia ra được. Vật là hình tướng và tâm là năng lực để hình
  • 20. 15 tướng có thể hoạt động. Do đó nếu tâm rời sắc thì năng lực chẳng tồn tại được. Còn nếu sắc không nhờ tâm thì hình tướng không phát hiện được. Vậy vật và tâm là hai phương diện của bản thể “nhất như”. Con người chúng ta có được là do lục đại kết hợp mà thành. Con người cũng như vũ trụ là một sự hoạt động không ngừng của Lục đại. + Pháp giới duyên khởi: Theo Hoa Nghiêm tông, “pháp giới” có nghĩa là “những yếu tố của nguyên lý” và có hai sắc thái: trạng thái chân như hay thể tánh; thế giới hiện tượng. Học thuyết Pháp giới duyên khởi chủ trương rằng giới (tức vũ trụ, vạn hữu) là một duyên khởi lớn tức là các pháp làm nhân duyên cho nhau, nương tựa, tương phản, dung thông nhau mà thành lập . Tất cả hoà điệu trong một thế giới toàn vẹn. Nếu thiếu một, vũ trụ không hiện hữu, nếu không có tất cả, cái một cũng không thể lập. Khi toàn thể vũ trụ hoà điệu toàn, nó được gọi là nhất chân pháp giới. - Thuyết vô thường Trong tư tưởng của Phật giáo, quan điểm về cách nhìn nhận thế giới bên ngoài còn có quan niệm về vô thường. Vô thường có nghĩa là không thường còn, không có gì ổn định, bất biến. Phật giáo đưa ra hệ thống quan niệm về thế giới, cho rằng tất cả sự vật hiện tượng xung quanh con người cũng như bản thân con người là không tồn tại thực, chỉ là ảo, là giả, do vô minh (sự không sáng suốt) của con người đưa lại. Mọi vật đều được cấu tạo bởi các yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh). Danh và Sắc được gồm Ng u n (năm yếu tố) là: sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong đó, “Sắc” là yếu tố vật chất gồm tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong), còn “thụ”, “tưởng”, “hành”, “thức” là cảm giác, ấn tượng tư duy nói chung và ý thức là những yếu tố tinh thần (Danh). Theo thuyết vô thường, Danh và Sắc chỉ hội tụ lại với nhau trong một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Bản chất của sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục, không thể tìm ra nguyên nhân đầu
  • 21. 16 tiên, cũng không có kết quả cuối cùng (vô thủy, vô chung), không có gì là tồn tại vĩnh hằng, bất biến, mọi vật đều biến đổi liên tục (vạn pháp vô thường), không có gì là thường định. Thế giới biến đổi không ngừng, sự biến đổi diễn ra trong khoảng khắc gọi là niệm vô thường và sự biến đổi diễn ra theo những chu kỳ nhất định gọi là nhất kì vô thường. Phật giáo cho rằng con người cũng không tồn tại – “vô ngã”, do đó cũng không tồn tại Atman (tiểu ngã). Phật giáo cũng phủ định sự tồn tại của Brahman (đấng sáng tạo). Thế giới các sự vật, hiện tượng luôn ở trong một chu trình biến hóa không ngừng là sinh – trụ – ị – iệt (hoặc thành – trụ – hoại – không), ở con người là sinh – ão – ệnh – tử Đó là quá trình biến hóa theo quy luật nhân quả mãi mãi. Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý của Phật giáo, là cơ sở lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý Phật. - Thuyết nhân quả Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hóa vô thường của vạn vật đã xây dựng nên thuyết nhân quả. Nhân duyên là tư tưởng thể hiện quan điểm của Phật giáo đối với đời người, với sự tồn tại và sinh mệnh, là một luận thuyết tương đối hợp lý về sự hình thành và diễn biến và về bộ mặt vốn có của thế giới; là thế giới quan độc đáo của Phật giáo và là đặc trưng cơ bản để phân biệt đạo Phật với các tôn giáo khác. Trong thuyết nhân duyên giải thích căn nguyên biến hóa vô thường của vạn pháp, có ba khái niệm chủ yếu: nhân, quả và duyên. “Nhân” là nguyên nhân (cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó), là mầm tạo ra “quả”. Cái gì tập lại từ nhân được gọi là “quả”. “Duyên” là điều kiện, mối liên hệ giúp nhân tạo ra quả. Duyên không phải là cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để giúp cho sự chuyển biến của vạn pháp. Tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều không thoát được sự chi
  • 22. 17 phối của luật nhân quả. Mọi sự vật ra đời là do một nguyên nhân trước nó, nhưng đồng thời nó lại trở thành nguyên nhân của cái sau nó. Cái nhân nhờ cái duyên mới sinh ra quả; quả lại do duyên mà tạo thành nhân khác; nhân khác lại nhờ duyên mà tại thành quả mới. Cứ như vậy, quá trình tương tác nhân – quả nối tiếp nhau vô cùng, vô tận. Duyên chính là điều kiện trong mối quan hệ tương tác đó. Phật giáo quan niệm: Nhân duyên hòa hợp là sự vật sinh, nhân duyên tan rã là sự vật diệt. Với quan niệm này đạo Phật cho rằng: không phải sự vật hiện tượng sinh ra mới gọi là sinh, mất đi mới gọi là diệt mà trong cái sinh đã có mầm mống của cái diệt và trong cái diệt đã có mầm mống của cái sinh. Sinh diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vật hiện tượng cũng như trong toàn thể vũ trụ rộng lớn. Như vậy, vạn vật trong thế giới là một hệ thống nhân duyên, cứ sinh sinh diệt diệt mãi nối tiếp nhau đến vô cùng vô tận. Vì thế giới vạn vật vô thủy vô chung là dòng biến hóa vô thường, không có gì là cố định duy nhất. Tư tưởng về thế giới quan nêu trên của Phật giáo chứa đựng những yếu tố biện chứng khá sâu sắc. Nó làm cơ sở cho triết lý nhân sinh và con đường giải thoát – nội dung cơ bản của Phật giáo. 1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo “Nhân sinh” theo Từ điển Tiếng Việt được hiểu là “cuộc sống của con người”,“quan niệm về cuộc đời, thành hệ thống bao gồm lý tưởng, lẽ sống, lối sống…” [86, tr.764]. “Nhân sinh quan nói vắn tắt thì đó là cách người ta nhìn cuộc đời hay là cái “đạo” làm người của người ta” [28, tr.5]. Như vậy, nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan “tức là nghiên cứu vấn đề bản chất, mục đích, thái độ và hành vi của đời sống con người” [28, tr.7]. Mỗi thời đại khác nhau con người có một nhân sinh quan khác nhau. Nhân sinh quan tôn giáo được đặt trong mối quan hệ với thế giới quan tôn giáo. Vì vậy, có thể hiểu nhân sinh quan Phật giáo như sau:
  • 23. 18 Nhân sinh quan Phật giáo được hiểu là toàn bộ những quan niệm chung nhất của Phật giáo về con người, cuộc sống con người nhằm giải đáp cho con người những vấn đề về lẽ sống và định hướng niềm tin vào sự giải thoát. Phật giáo ra đời là tiếng nói chống lại chế độ phân chia đẳng cấp vô cùng nghiệt ngã của xã hội Ấn Độ thời kỳ cổ đại. Nó là khát vọng giải phóng con người thoát khỏi mọi khổ đau, đưa con người đến hạnh phúc chân thực. Chính vì vậy, Phật giáo quan tâm nhiều đến vấn đề nhân sinh, bàn luận nhiều về con người, cuộc đời con người, luân hồi, nghiệp báo… Đó chính là tư tưởng chủ yếu trong nhân sinh quan của đạo Phật. - Quan niệm về con người và đời người Phật giáo quan niệm rằng: “Đời là bể khổ”, đời là tất cả những chuỗi bi kịch liên tiếp. Quan niệm đó đặc biệt được thể hiện rõ: “Bốn phương đều là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển, vị mặn của máu và nước mắt chúng sinh mặn hơn nước biển” [16, tr.12]. Bởi vậy, mục đích của đạo phật như Phật Thích Ca nói: Ta chỉ dạy có một điều: Khổ và Diệt khổ. Từ quan niệm chung về cuộc đời, triết lý nhân sinh Phật giáo được trình bày tập trung và chủ yếu trong “Tứ diệu đế” với ý nghĩa là bốn chân lý tuyệt vời hay thiêng liêng. Tứ Diệu đế chính là trụ cột của nhân sinh quan Phật giáo. Nội dung Tứ diệu đế gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. - Khổ đế (Dukkha) Đau khổ là tất yếu, là chân lý, là điều không thể tránh khỏi của con người. Phật giáo quan niệm con người tồn tại trong thế giới này không có gì ngoài đau khổ. Tồn tại là đồng nhất với đau khổ, bất hạnh và dù con người có cảm nhận về hạnh phúc thì cái gọi là hạnh phúc ấy cũng không thường còn và cũng kết thúc bằng cái khổ (tử khổ). Căn cứ theo kinh Phật, có thể chia làm ba loại khổ (Tam khổ) hay tám thứ khổ (Bát khổ): Ba loại khổ (Tam khổ) là: Khổ khổ, Hoại khổ và Hành khổ. Tám thứ khổ (Bát khổ) gồm: Sinh khổ: con người sinh ra đã là khổ thể
  • 24. 19 hiện từ tiếng khóc chào đời; lão khổ: già yếu là khổ; bệnh khổ: bệnh tật là khổ; tử khổ: chết là khổ thể hiện qua tiếng khóc vĩnh biệt nhau; ái ly biệt khổ: yêu thương mà phải lìa xa là khổ; sở cầu bất đắc khổ: muốn mà không được là khổ; oán tăng hội khổ: ghét nhau mà phải gần nhau là khổ; Ngũ thụ uẩn khổ: ngũ quan của con người khi tiếp xúc với sự vật sinh ra nhu cầu, có nhu cầu là khổ. Như vậy, Phật giáo quan niệm cuộc đời con người chính là một bể khổ. Phật giáo đã phân tích nỗi khổ đó ở nhiều khía cạnh khác nhau, có nỗi đau về thể xác và có nỗi khổ về tinh thần. Với lòng từ bi, mong muốn giải thoát con người khởi bể khổ cuộc đời Phật giáo đã chỉ ra nguyên nhân của nỗi khổ. - Tập đế (Samudaya) Tập đế là tập hợp những nguyên nhân dẫn tới sự đau khổ, bất hạnh của con người. Phật giáo đã vạch ra những nguyên nhân sinh ra nỗi khổ đau bất hạnh của con người, đó là “thập nhị nhân duyên” (12 nguyên nhân sinh ra đau khổ) gồm: Vô minh là không sáng suốt, không nhận thấy được thế giới này là ảo giả mà cứ tưởng đó là thực. Duyên hành là hành động có ý thức, ở đây đã có sự dao động của tâm, có mầm mống của nghiệp. Duyên thức: là ý thức, là biết. Do thức mà có danh sắc ấy. Thức là quả của hành và làm nhân cho danh - sắc. Duyên danh sắc: là sự tụ hợp của các yếu tố vật chất, tinh thần; với các loài hữu tình thì sự hội nhập của danh sắc sinh ra các cơ quan cảm giác, lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Duyên lục nhập: Quá trình tiếp xúc với thế giới khách quan, lục căn tiếp xúc với lục trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Duyên xúc: là sự tiếp xúc phối hợp giữa lục căn, lục trần và thức xúc, là quả của lục nhập, là nguyên nhân của thụ.
  • 25. 20 Duyên thụ: là cảm giác do tiếp xúc với thế giới bên ngoài mà sinh ra yêu ghét, buồn, vui. Duyên ái: là yêu nảy sinh dục vọng, mong muốn. Duyên thủ: là giữ lấy cho mình. Thủ là quả của ái, là nhân của hữu. Duyên hữu: tiến tới xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta); từ đây chứng tỏ có nguyên nhân chứa đựng nguyên nhân. Duyên sinh: đã có tạo nghiệp là nhân tất yếu sẽ sinh ra quả; là hiện hữu là tu sinh ra ở thế giới để làm ngừời hay súc sinh. Duyên lão tử: đã có sinh tất yếu có già và có chết. Sinh – Lão- Bệnh- Tử là kết thúc một chu kỳ, đồng thời là nguyên nhân của một chu kỳ tiếp theo, bắt đầu một vòng luân hồi mới ; cứ như thế tiếp diễn ở trong vòng đau khổ sinh tử. “Thập nhị nhân duyên” nối tiếp nhau, chuyển hóa hỗ trợ nhau vừa là nhân vừa là quả của nhau. Nó như nước sông chảy không bao giờ cạn và không bao giờ ngừng nên đạo Phật gọi là “duyên hà”. Các nhân duyên tụ tập lại mà sinh ra mãi mãi gọi là duyên hà mãn. Từ vô minh đến già chết có 12 đoạn. Bởi 12 nhân duyên mà vạn vật cứ sinh hóa vô thường. Trong 12 nguyên nhân thì Phật giáo cho rằng vô minh và ái dục là hai nguyên nhân chủ yếu gây ra đau khổ của con người. Tham dục là biểu hiện sự vô minh, vô minh sinh ra tham dục, tham dục nuôi dưỡng vô minh, cứ như vậy luân chuyển mãi trong vòng đau khổ sinh tử. - Diệt đế (Nirodha) Diệt đế là giai đoạn cuối cùng của quá trình tu tập giải thoát. Diệt đế là một sự thật khẳng định thành quả tu tập của bất cứ một hành giả nào có tín tâm và tinh tu phạm hạnh. Sự giải thoát của con người hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của chính mình mà không phải do một ai khác. Phật giáo khẳng định rằng nỗi khổ của con người là có thể tiêu diệt được, chấm dứt được bằng cách tiêu diệt vô minh và loại bỏ duyên ái. Muốn diệt trừ vô minh thì phải có
  • 26. 21 trí tuệ, có trí tuệ thì hết đam mê, trí tuệ là chiếc thuyền chắc chắn nhất vượt bể sinh, lão, bệnh, tử, nghĩa là thoát khỏi được vòng luân hồi, thoát khỏi mọi đau khổ, chứng ngộ Niết bàn. Niết bàn (Nirvana) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn, với nghĩa “đã bị thổi tắt”, “đã bị dập tắt” (một ngọn lửa). Qua đó mà thuật ngữ Niết bàn cũng được dịch nghĩa là Diệt; Diệt tận; Diệt độ Tịch diệt; Bất sinh; Viên tịch, và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvana cũng được dịch ý là Giải thoát, Vô vi, An ạc. Tóm lược lại thì thuật ngữ Niết bàn có thể được hiểu là: 1. Tình trạng ngọn lửa phiền não đã bị dập tắt 2. Là động từ, có nghĩa là đã nhập niết-bàn 3. Là sự giải thoát, an lạc, vô vi Niết bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết bàn được xem là đoạn triệt luân hồi. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si. Đồng thời Niết bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của nghiệp, không còn chịu quy luật nhân duyên (duyên khởi). Với sự xuất hiện của Đại thừa, người ta có một quan điểm mở rộng của Niết bàn dựa trên khái niệm Bồ Tát (bodhisattva) và trên tính nhất thể của vạn vật. Niết bàn được xem là sự thống nhất với cái nhất thể tuyệt đối, sự thống nhất của luân hồi với “dạng chuyển hóa” của nó. Ở đây Niết bàn được xem như sự lưu trú trong tính tuyệt đối, sự an lạc khi thấy mình cùng một thể với tuyệt đối, khi thấy mình giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng, mọi tham ái. Nhiều người hiểu Niết bàn chỉ là một cõi hư vô tịch diệt. Ngay Phật giáo nguyên thủy đã bác bỏ quan niệm đó. Trong nhiều kinh sách, người ta miêu tả Niết bàn như một “ngọn lửa đã tắt”. Đó là một tình trạng không có một vị trí địa lí, mà là một dạng siêu việt, xuất thếvà chỉ có những hành giả đã
  • 27. 22 đạt mới biết được. Vì vậy, trong đạo Phật nguyên thủy, Niết bàn hầu như được hiểu là xa cách thế gian, giải thoát khỏi phiền não. Người nhập Niết bàn vượt khỏi mọi định nghĩa, không ngôn ngữ nào có thể miêu tả được. Trong một số kinh sách khác, Niết bàn được hiểu là sự “an lạc” nhưng phần lớn được hiểu là sự giải thoát khỏi cái Khổ (dukkha). Vì không có ngôn ngữ để diễn tả Niết bàn, đó là phạm vi nằm ngoài ngôn ngữ và lí luận, nên có nhiều người hiểu Niết bàn theo quan niệm hư vô. Cách thức dễ tiếp cận nhất về Niết bàn là hiểu sự “tồn tại” là một tình trạng đầy rẫy khổ đau và Niết bàn là dạng tồn tại thiếu vắng sự khổ đau đó. Đối với hành giả Phật giáo thì định nghĩa liệu Niết bàn là một dạng tồn tại thật sự hay chỉ là cõi tịch diệt không hề quan trọng. Cũng một phần vì lí do này mà Phật Thích Ca từ chối mọi miêu tả về Niết bàn. - Đạo đế (Magga) Đạo đế chính là con đường để tiêu diệt cái khổ. Kinh điển Phật giáo phần lớn tập trung vào phương pháp tiêu diệt cái khổ bằng cách làm tăng các yếu tố hướng đến giải thoát bằng cách rèn luyện trí tuệ để đạt lí tưởng cuối cùng, Niết bàn. Thông qua “Tam học”, Phật giáo đưa ra quan niệm về con đường giải thoát. Nội dung của “Tam học” gồm: “Giới”- “Định”- “Tuệ”. Giới: (thuộc Chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến). Giới luật là những điều răn cấm, những quy định giúp con người trên đường tu hành tránh được những lỗi lầm, trở nên trong sạch. Giới luật có những quy định cụ thể cho từng đối tượng tu hành (ngũ giới - 5 điều răn): - Bất sát: Không sát sinh, để cho mọi vật được sống trọn số kiếp của nó. - Bất đạo: Không làm những điều phi nghĩa, trộm cắp, tàn ác, giả dối. - Bất dâm: Không dâm gian, dâm dục. - Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, không nói dối, nói càn, không đặt điều vu oan giáo họa cho ai.
  • 28. 23 - Bất ấm tửu: Không uống rượu, vì uống rượu sẽ say sưa, mất lý trí, không giữ được tâm trí sáng suốt, suy nghĩ, nói năng và hành động không đúng đắn, gây tại họa cho mình và cho mọi người. Định: (thuộc Chính niệm, chính định) là phương pháp giúp cho người tu hành không tán lạn thâm tâm, nhờ đó mà loại trừ được những ý nghĩ xấu, tư tưởng xấu, tạo điều kiện cho trí tuệ bừng sáng. Tuệ:(thuộc Chính kiến, chính tư uy): Người tu hành có trí tuệ sáng suốt diệt trừ được vô minh, tham dục chứng ngộ được chân lý Phật giáo, do đó chỉ nghĩ làm điều thiện mưu lợi ích cho chúng sinh. Theo quan niệm của Phật giáo, trong “Tam học”thì “Giới” là quan trọng nhất vì “có trì giới thì tâm mới định, tâm có định thì Tuệ mới phát sinh, Tuệ có phát sinh thì mới diệt trừ được vô minh, phiền não, mới “Minh – Tâm - Kiên - Tính” và thành Phật được”.[40, tr.21] Nói tới Đạo đế, Đạo Phật thường đề cập tới “Bát chính đạo” - Tám con đường chân chính để đạt đạo. “Bát chính đạo” là cụ thể, triển khai của “Tam học”. “Bát chính đạo” bao gồm: - Chính kiến: Nhận thức cho đúng, cho biết rõ chân lý, phải trái, không để những tà kiến, những điều sai trái che lấp sự sáng suốt của mình, khiến cho sự tin tưởng của mình không sai lầm. - Chính tư duy: Sự suy nghĩ chân chính theo đường đúng, đạt tới chân lý hay sự giác ngộ. - Chính ngữ: Không nói dối, không nói lời ác, không nói chia rẽ, không nói lời vô nghĩa. Trái lại, chỉ nói lời chân thật, lời dịu hiền, lời đoàn kết, lời có ích đối với người nghe. - Chính nghiệp: Tức là hành vi không sát sinh, không lấy của không cho, không tà dâm… thực hành việc tôn trọng sự sống, bố thí, sống trong sạch không trái đạo lý.
  • 29. 24 - Chính mệnh: Sống chính đáng bằng nghề nghiệp chính đáng, lương thiện. Nói rộng ra, tức là theo một nề nếp sinh hoạt lành mạnh, giúp cho sức khỏe, tăng năng suất lao động, khiến thân tâm luôn được thư thái nhẹ nhàng. - Chính tinh tiến: Đòi hỏi phải nỗ lực, siêng năng học tập, hành động theo đường lối chân chính và phải đạt tới chân lý, giữ cho tâm lý ngay chính, sáng suốt, không để cho những điều tham, sân, si, dục vọng làm giảm sự cố gắng vươn tới. - Chính niệm: Trong đầu con người luôn có ý niệm trong sạch ngay thẳng, ghi nhớ những đạo lý chân chính, điều hay lẽ phải ở đời, chăm lo thường xuyên niệm Phật. - Chính định: Sự tập trung tư tưởng vào một việc chính đáng, đúng chân lý, tĩnh lặng suy tư về tứ diệu đế của vô ngã, vô thường về nỗi khổ của con người, là cơ sở cho chính kiến, chính tư duy ở trình độ cao. “Bát chính đạo” thực ra là một thể thống nhất, sỡ dĩ chia làm tám hạng mục để cho việc tiện thuyết minh, giảng giải mà thôi. Cùng với “Bát chính đạo”, “Ngũ giới” của Phật giáo còn nêu ra “Lục độ” (sáu phép tu) để chủ động thực hiện những điều tốt, đem lại lợi ích cho người, cho mình là: - Bố thí: là đem công sức, của cải, tài trí của mình ra cứu giúp người với tấm lòng bác ái, vui vẻ thực sự, không phải là sự cầu lợi, ban ơn, khoe khoang, cũng không phải là kẻ trên trông xuống, kể lể. Bố thí có hai thứ: một là tài thí; hai là pháp thí. - Trì giới: là giữ vững điều răn, ngăn những điều ác. - Nhẫn nhục: là sự kiên nhẫn, nhường nhịn để tránh sự nóng nảy, giận giữ mắc phải những sai lầm, đó là cách làm chủ mình. Nhẫn nhục có hai thứ, đó là: sinh nhẫn và pháp nhẫn - Tinh tiến: là sự cố gắng, nỗ lực hết mình để làm điều hay, lẽ phải tự
  • 30. 25 nhiên, không cầu lợi hay hại. Tinh tiến cũng có hai thứ, đó là tinh thiến thân và tinh tiến tâm. - Thiền định: là sự tập trung cao độ tư tưởng tâm trí vào điều ngay chính, không bị những điều khác làm phân tán, che lấp. - Bát nhã: là trí tuệ thấy rõ hết thảy, hiểu thấu suốt các lẽ trong thế gian. Những phương pháp tu luyện trong đạo Phật rất nhiều nhất là ở các môn phái khác nhau, song chủ yếu vẫn là “Bát chính đạo”, “Ngũ giới” và “Lục độ”. Mục đích của việc tu hành trong giáo lý của Phật giáo là nhằm đạt tới sự siêu thoát, hướng con người tới cõi Niết bàn. Khái niệm “Niết bàn” có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng nhìn chung Niết bàn là trạng thái tâm hồn đoạn trừ được những ràng buộc trần thế, những khổ đau phiền não do vô minh, tham dục gây ra, một tâm hồn hoàn toàn giải thoát. Giáo lý của Phật giáo chỉ rõ: Đối với người biết tu hành thì cái quả “Niết bàn” chỉ tự tạo nó ở trong tương lai chứ không thể phát sinh trong hiện tại. Tuy vậy, các sách Phật giáo còn đề cập đến hai hình thức cảnh giới Niết bàn, đó là “Hữu dư Niết bàn” và “Vô dư Niết bàn” “Tứ diệu đế” - “Tam học” - “Bát chính đạo” - “Ngũ giới” - “Lục độ” - “Niết bàn” là những giáo lý thể hiện quan điểm nhân sinh và con đường giải thoát con người khỏi sự trầm luân của bể khổ. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định nhưng những quan niệm về cuộc đời con người thể hiện tinh thần từ bi, bác ái cao cả, tinh thần nhân văn sâu sắc vì con người và yêu thương con người. Quan niệm về con người của Phật giáo có chứa đựng yếu tố duy vật và biện chứng. Khi nói về sự tồn tại của con người, đạo Phật quan niệm con người là một pháp đặc biệt của thế giới, được tạo bởi hai yếu tố: Sinh lý và tâm lý. Hai thành phần ấy là kết quả hợp, tan của ngũ uẩn. Ng u n bao gồm: “Sắc, thụ, tưởng, hành, thức”. “Sắc” là cái thể xác, cái tôi sinh lý. “Danh” là cái tôi tâm lý, tinh thần, là những thành phần được tạo nên từ ngũ uẩn, chúng
  • 31. 26 chỉ hội tụ với nhau trong thời gian rất ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Theo quy luật nhân quả, Duyên hợp ngũ uẩn thì thành ta là ta (Thành), Duyên tan ngũ uẩn thì ta không còn là ta (Diệt). Diệt không phải mất đi mà trở về với ngũ uẩn. Cứ như thế, chúng luôn biến hóa, luôn vận động trong vòng Sinh - Trụ - Dị - Diệt. Do vậy, không có cái tôi “vô ngã”. Cái tôi chỉ là chấp trước tạm thời, là giả tưởng không có thật. Như vậy, Phật giáo chỉ ra rằng, con người cũng như vạn vật sở dĩ tồn tại là do nhân duyên hòa hợp. Con người chỉ là một cái tên, một giả danh để gọi cái hỗn hợp của ngũ uẩn mà thôi. Khi đủ nhân duyên chúng hợp lại với nhau thì gọi là sống, khi tan thì là chết. Không thường mà lại tưởng là có thường, không ngã mà lại tưởng là có ngã. Đó chính là cái mê mờ lớn nhất của con người và cũng chính vì cái mê mờ, vô minh ấy, con người đau khổ lại càng đau khổ hơn. Đây là tư tưởng biện chứng của Phật giáo nhưng lại hạn chế là tuyệt đối hóa sự vận động mà không quan tâm đến sự đứng yên của sự vật và từ đó Phật giáo đưa đến kết luận mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới kể cả con người cũng đều chỉ là ảo ảnh, không có thực. Điều này đôi khi dẫn đến tư tưởng bi quan, buông xuôi của con người. Đây chính là điểm mấu chốt của sự chuyển hóa từ thế giới quan duy vật sang nhân sinh quan có tính duy tâm của Phật giáo. Theo Phật giáo, con người là sự giả hợp “vô thường”, “vô ngã” do đó không thấy được nguồn gốc tự nhiên của con người, không thấy được con người là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, vì thế đạo Phật không thể hiểu con người như một thực thể có sự thống nhất mặt sinh học và mặt xã hội. Đạo Phật chỉ tập trung lý giải con người hướng nội, tìm cách giải thoát cho con người trong tâm linh chứ không phải trong cuộc sống thực tế. - Nghiệp và luân hồi Phật giáo tiếp thu tư tưởng luân hồi và nghiệp của Upanisad, mọi sự vật mất đi ở chỗ này và sinh ra ở chỗ khác, quá trình sinh tử luân hồi đó là nghiệp
  • 32. 27 chi phối theo nhân quả. Luân hồi nghiệp báo là giáo lý của Phật dựa trên luật nhân quả. Luân hồi chữ Phạn là Samsara, có nghĩa là bánh xe quay tròn. Đạo Phật cho rằng sau khi một thể xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác, đó có thể là con người, loài vật, thậm chí cỏ cây. Cứ thế mãi do kết quả, quả báo hành động của các kiếp trước gây ra. Đó cũng là cách lý giải căn nguyên nỗi khổ của con người. Luân là bánh xe; hồi là trở lại. Luân hồi cũng có nghĩa là chu kỳ. Hiện hữu của con người là một chuỗi vô tận những kiếp sống, mỗi kiếp đều khởi đầu bằng việc sinh ra và kết thúc bằng việc chết đi. Sinh tử, tử sinh liên tục nối tiếp nhau như bánh xe cứ quay hoài, quay mãi không ngừng. Thuyết luân hồi của Phật giáo lấy luật nhân quả làm nền tảng: Bất kỳ một sự cố nào cũng đều là hậu quả của một dãy nguyên nhân xảy ra trước nó và cũng là nguyên nhân cho một dãy hậu quả xảy ra sau nó. Theo Phật giáo, sự hiện hữu của mỗi người là một cuộc sống dài vô tận gồm nhiều kiếp liên tiếp nhau. Kiếp này kết thúc bằng cái chết để khởi đầu kiếp sau bằng việc sinh ra. Nghiệp chữ Phạn là Karma, là cái do những hoạt động của ta, do hậu quả việc làm của ta, do hành động của thân thể ta, được gọi là “thân nghiệp”, còn hậu quả của những lời nói của ta gọi là “khẩu nghiệp”; hay do những ý nghĩ của ta, do tâm dục của ta gây nên thì gọi là “ý nghiệp”. Tất cả những “khẩu nghiệp”, “thân nghiệp”, “ý nghiệp” là do tham dục mà thành. Cuộc đời con người là sự gánh chịu hậu quả của nghiệp đương thời và các kiếp sống trước rồi nó tiếp tục chi phối cả đời sau. Nghiệp báo trong một đời là sự tổng hợp của các nghiệp gây ra trong hiện tại cộng với các nghiệp gây ra trong quá khứ, nó quyết định đời sau tốt hay xấu, thiện hay ác. Khi thân xác con người chết thì được gọi là “chấp đoạn”, linh hồn sẽ được đầu thai vào kiếp khác sẽ được gọi là “chấp trường”. Cứ như vậy, luân hồi, sinh tử không dứt. Thực chất
  • 33. 28 thuyết nghiệp của Phật giáo không phải là định mệnh vì tuy con người tạo ra nghiệp, là chủ nhân của nghiệp là thừa tư của nghiệp nhưng không phải là “nô lệ” của nghiệp. Như vậy, với thuyết luân hồi nghiệp báo của đạo Phật thì bất kỳ một hành vi thiện ác nào của con người dù nhỏ bé, dù được bưng bít, che đậy như thế nào đi chăng nữa cũng không tránh khỏi quả báo. Trong hoàn cảnh khổ đau, nghiệp trở thành cứu cánh tự an ủi cho con người. Giáo lý luân hồi cho chúng ta thêm lòng tự tin, tự thấy mình là chủ nhân của đời mình, mình tạo nghiệp nhân gì thì mình chịu nghiệp quả ấy, chứ không ai cần thưởng phạt, ban phước, giáng họa cho mình cả. Như Đức Phật đã dạy: “Nghiệp ác của ngươi, ngươi tự làm tự chịu” [31,tr.70]. Người cũng khẳng định rằng: “Những kẻ tạo nghiệp ác dù có lên trời, xuống biển hay vào hang núi c ng không nơi nào có thể trốn thoát” [24, tr.275]. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ, với sự thống trị của tư tưởng duy tâm tôn giáo Bà la môn và chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức khắt khe, nghiệt ngã, đạo Phật ra đời là tiếng nói trong làn sóng phủ nhận uy thế của kinh Vê đa và đạo Bà la môn, phản đối chế độ đẳng cấp, tố cáo chế độ xã hội bất công, đòi tự do tư tưởng và sự bình đẳng trong xã hội. Cũng giống như các môn phái khác ở Ấn Độ cổ đại, đạo Phật cũng cố gắng tìm cách cải biến xã hội, xóa bỏ nỗi khổ trong đời sống của người dân Ấn Độ dưới chế độ nô lệ và đã có những tư tưởng cải cách tích cực: khuyên người ta sống từ bi bác ái, đạo đức… Đó là sự thể hiện tinh thần phản kháng của quần chúng nhân dân đối với chế độ xã hội đương thời. Đó cũng là mặt tích cực của đạo Phật trong lĩnh vực sinh hoạt xã hội. Song đạo Phật, nhất là giai đoạn sau đã bộc lộ ra tính chất duy tâm và những mặt tiêu cực của nó. Phật giáo đã không tìm ra được nguyên nhân của mọi nỗi khổ của nhân gian, của nhân dân lao động trong chính các quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp, quan
  • 34. 29 hệ xã hội. Hơn thế đạo Phật không chỉ ra được con đường và biện pháp đích thực để cải tạo xã hội, xóa bỏ sự đau khổ của quần chúng trong hiện thực bằng hành động thực tiễn. Đạo Phật cho rằng bằng con đường giáo dục và hoàn thiện đạo đức, không kể đến lợi ích, địa vị giai cấp, tích cực tu dưỡng, hoàn thiện thế giới nội tâm của mình thì người ta có thể thoát khỏi được nỗi khổ đạt đến cõi siêu phàm – Niết bàn. Vì thế tuy trong đạo Phật chứa đựng ít nhiều yếu tố duy vật, biện chứng tự phát nhưng vẫn mang nặng tính chất duy tâm chủ quan. Lý thuyết nghiệp nhiều khi khiến con người chịu đựng nhẫn nhục về mặt hành động, thủ tiêu đấu tranh cải tạo xã hội của quần chúng nhằm xóa bỏ mọi sự bất công đau khổ trong xã hội. 1.2. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam Phật giáo đã có lịch sử hơn 2500 năm, ở mỗi nước khi được du nhập vào Phật giáo lại có sự cải biến cho phù hợp với tập tục của từng địa phương, từng dân tộc và mang những sắc thái khác nhau. Trong quá trình phát triển của mình, Phật giáo đã có sự hòa quyện và góp phần hình thành văn hóa, đạo đức và phong tục tập quán… của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, do có vị trí địa lý thuận lợi. Nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi cho rằng: Việt Nam ngay từ thời rất xa xưa đã được các cao tăng Ấn Độ đến truyền giáo trực tiếp và thời điểm đó có thể là xưa hơn thời điểm Phật giáo vào miền nam Trung Hoa khá nhiều. Phật giáo vào Việt Nam bằng hai con đường chủ yếu đó là đường bộ từ phía Bắc xuống mang tư tưởng Đại Thừa hay còn gọi là Phật giáo Đại Thừa, Phật giáo Bắc Tông) và đường biển (từ phía Nam lên mang tư tưởng Tiểu thừa hay còn gọi là Phật giáo Tiểu Thừa hay Phật giáo Nam Tông). Thời kỳ đầu truyền bá Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu trực tiếp từ Ấn Độ. Trong các nhà truyền
  • 35. 30 giáo đầu tiên đến Việt Nam tiêu biểu một số tăng sĩ như: Maha kì vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương và một số nhà sư Trung Quốc là: Mâu Bác (Mâu Tử), Du Pháp Lan, Du Đạo Toái, Đàm Hoằng... [7,tr.58] Không bao lâu sau khi Phật giáo truyền vào nước ta, nhờ sự nỗ lực của các nhà truyên giáo, Luy Lâu thủ phủ của Giao Chỉ lúc bấy giờ đã trở thành một trung tâm Phật giáo lớn. Luy Lâu là nơi có nhiều đường thủy, đường bộ quan trọng của Việt Nam lúc bấy giờ. Với vị trí giao thông thuận lợi như vậy đã khiến Luy Lâu trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa sầm uất. Chính nơi đây đã trở thành nơi hội tụ của các luồng văn hóa và rất thuận lợi cho việc truyền đạo Phật vào Việt Nam. Tuy nhiên, Phật giáo Luy Lâu không giống hoàn toàn Phật giáo Ấn Độ. Phật giáo Luy Lâu đã có nhiều biến đổi nhằm thích nghi với phong tục tập quán cùng như điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam vào lúc bấy giờ. Trước hết, đó là sự kết hợp hai dòng tín ngưỡng: Tín ngưỡng bản địa và tín ngưỡng Phật giáo Ấn Độ. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV là thời điểm cực thịnh của Phật giáo tại Việt Nam. Đỉnh cao là Phật giáo ở thời Lý - Trần, Phật giáo đã trở thành quốc giáo, mọi người dân đều hướng về Phật Giáo. Đây cũng là thời kỳ Phật giáo thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực mà thời này có sự thống nhất các tông phái đưa đến sự phát triển của phái Thiền Trúc Lâm. Trong thời kỳ này, các vị cao tăng giữ nhiều địa vị quan trọng trong triều đình và đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của đất nước. Nhiều các công trình chùa, tháp với quy mô lớn, kiến trúc độc đáo đã được xây dựng. Sang đến thời Hậu Lê thì Phật giáo bắt đầu suy tàn nhường bước cho Nho giáo. “Nhìn chung Phật giáo thời Lý – Trần đã có bước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng trong quá trình xây dựng và củng cố địa vị thống trị của mình và đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực
  • 36. 31 của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị và văn hóa…” [54, tr.65 – 66]. Tuy nhiên, do giáo lý mang tính duy tâm chủ quan về mặt nhận thức, nên càng về sau Phật giáo càng tỏ ra kém hiệu lực trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc sống xã hội, đặc biệt là những vấn đề chính trị - xã hội. Cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Phật giáo bị hạn chế, suy yếu dần và đi vào dân gian. Từ thế kỷ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam suy tôn Nho giáo, lấy đó làm chỗ dựa về tư tưởng, chính trị và đạo đức. Phật giáo cung đình suy tàn dần. Phật giáo dân gian mang yếu tố thần bí. Người Việt đã sáng tạo ra hình ảnh Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay thể hiện ước vọng được cứu vớt. Mặc dù Nho giáo thay thế Phật giáo trên vũ đài chính trị, nhưng Phật giáo vẫn tồn tại cùng Lão giáo hợp thành phức thể “Tam giáo đồng quy” trong đó, mỗi tôn giáo đáp ứng một phương diện của cuộc sống. “Thời kỳ này có hai môn phái Thiền ở Trung Quốc được truyền vào Việt Nam là thiền Tào Động (1570) và thiền Lâm Tế (1712), song đều không gây được nhiều ảnh hưởng đối với Phật giáo Việt Nam.” [54, tr.66]. Nhiều người Việt Nam trong giới thượng lưu từ bỏ Phật giáo. Mặc dù vậy, ở nông thôn, làng xã Việt Nam Phật giáo vẫn được duy trì tồn tại. Vì muốn đưa Nho giáo lên vị trí thống trị, triều đình nhà Lê đã đề ra và thực hiện nhiều chính sách kiềm chế Phật giáo. Phật giáo cung đình không còn tồn tại mà dần dần truyền bá vào dân gian. Phật giáo lại phát triển dưới thời nhà Mạc thế kỷ XVI, các chùa mới được mọc lên nhiều. Nhiều chùa cũ được xây dựng từ thờ Lý – Trần được trùng tu to đẹp hơn. Thế kỷ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm đến việc chấn hưng Phật giáo. Thời kỳ này Phật giáo được coi trọng, được triều đình quan tâm chú ý, thần dân tôn thờ. Vua xuống chiếu chỉnh đốn việc cất chùa, chọn lựa các tăng nhân có đạo đức, có học thức để trông coi chùa, song việc làm này ít thu được kết quả vì vua mất sớm. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, làng nào cũng có chùa, làng lớn thì có đến hai ba chùa, các thương nhân Việt
  • 37. 32 Nam tin vào Phật giáo hơn Nho giáo. Ở Đàng trong, Phật giáo cũng được phổ biến rộng rãi. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phong trào “chấn hưng Phật giáo” được dấy lên bắt đầu từ các đô thị miền Nam. Sở dĩ có tình trạng này là do sự giao lưu với văn hóa bên ngoài thúc đẩy. Các giáo hội Phật giáo miền Nam, Trung, Bắc ra đời và Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần con người Việt Nam. Số tín đồ Phật giáo đông đảo hơn so với các tôn giáo khác. Dưới sự cai trị của nhà Nguyễn (cả trước và sau khi Pháp xâm lược), Phật giáo tiếp tục suy tàn. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, một số nhà tu hành cũng như một số nhân sĩ, trí thức đã đứng ra vận động phong trào “Chấn hưng Phật giáo”. Kể từ đó, Phật giáo có sự khởi sắc. Một bộ phận Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức, một số cơ sở đào tạo tăng tài lần lượt ra đời. Thực dân Pháp đã tìm nhiều cách để lôi kéo, thao túng một số nhân vật và tổ chức Phật giáo nhằm tạo cơ sở xã hội và chính trị cho chế độ thực dân. Tuy nhiên, mưu toan đó đã không đạt được như mong muốn. Đại bộ phận tăng ni, phật tử vẫn giữ được truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc và ủng hộ Chính phủ kháng chiến, kiến quốc. Nhiều nhà sư tự nguyện đứng vào hàng ngũ anh bộ đội Cụ Hồ, nhiều đại biểu Phật giáo tham gia Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt và nhiều nhà chùa trở thành cơ sở che dấu cán bộ cách mạng. Từ khi đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp ở miền Nam, Công giáo được nâng đỡ và trở thành chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Dưới sự thống trị hà khắc của bè lũ Mỹ - Diệm, Phật giáo bị chèn ép. Để tự bảo vệ mình, Phật giáo đã xuống đường chống Mỹ - Diệm. Đó là bối cảnh của phong trào Chấn hưng Phật giáo bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX. Nhìn chung sau năm 1954, Phật giáo ở miền Nam có nhiều diễn biến phức tạp và nổi lên mấy đặc điểm: Thứ nhất, xu hướng hiện đại hóa Phật giáo với việc xây dựng và củng cố các hệ phái cả về tổ chức, đào tạo và cơ sở vật
  • 38. 33 chất. Thứ hai, xuất hiện nhiều hệ phái Phật giáo và cả sự phân rã của chúng theo nhiều xu hướng chính trị khác nhau. Vào đầu thế kỷ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo phát triển mạnh trên ba miền, đã tạo lập nên tổng thể Phật giáo Việt Nam hiện đại. Đất nước được giải phóng vào năm 1975, mở ra một kỷ nguyên mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bối cảnh chính trị này, một cuộc vận động được phát khởi nhằm thống nhất các tổ chức và các hệ phái Phật giáo ở hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Từ năm 1945 cho đến trước năm 1981, Tăng ni, Phật tử nước nhà đã khởi xướng và tiến hành 4 cuộc vận động thống nhất Phật giáo (những năm 1951, 1960, 1964, 1980) và đến ngày 7 – 11 - 1981, tại chùa Quán Sứ, với sự hiện diện của 165 vị đại biểu đại diện cho 9 tổ chức hệ phái Phật giáo cả nước, đó là: Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam; Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất; Giáo Hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam; Ban liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh; Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam; Hội đoàn sư sãi yêu nước miền Tây nam bộ; Giáo Hội Khất sĩ Việt Nam; Giáo Hội Thiên Thai giáo quán tông; Hội Phật học Việt Nam. Các đại biểu đã nhất trí hợp nhất chín hệ phái vào một với danh xưng là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, trong mái nhà chung của Phật giáo nước nhà. Đây là tổ chức hợp pháp, duy nhất đại diện cho toàn thể Tăng ni và phật tử trong và ngoài nước. Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có hai hội đồng là Hội đồng chứng minh và Hội đồng trị sự. Hội đồng chứng minh gồm các vị Hòa thượng tiêu biểu của các hệ phái Phật giáo Việt Nam, có 70 tuổi đời, 50 tuổi đạo trở lên. Hội đồng chứng minh có nhiệm vụ chứng minh các Hội nghị Trung ương và Đại hội Phật giáo Việt Nam; hướng dẫn và giám sát các hoạt động của giáo hội về đạo pháp và giới luật; phê chuẩn và tấn phong chức vị giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ni trưởng, Ni Sư.
  • 39. 34 Hội đồng trị sự là cấp điều hành cao nhất của Giáo hội giữa hai kì Đại hội, gồm có 10 ban là: Ban Tăng sự, Ban giáo dục Tăng Ni, Ban hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng Pháp, Ban nghi lễ, Ban văn hóa, Ban kinh tế tài chính, Ban từ thiện xã hội, Ban Phật giáo quốc tế, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. Ở các tỉnh, thành phố có các ban trị sự, dưới nữa có các Ban đại diện Phật giáo quận, huyện, thị. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam lãnh đạo và tổ chức tất cả các hoạt động Phật sự của khoảng 30.000 Tăng ni trong 15.000 tự Viện và 40 triệu Phật tử trong toàn nước. Bên cạnh Giáo hội trung ương, có 44 tỉnh, thành hội Phật giáo. Phật giáo, trước năm 1975 chỉ có một trường Đại học thì nay số trường, lớp tăng dần hàng năm. Năm 1993 có 22 trường thì đến năm 2001 có 34 trường. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật học với trên 1.000 tăng, ni sinh; 35 lớp Cao đẳng và Trung cấp Phật học với trên 5.000 tăng, ni sinh; 1.076 cơ sở từ thiện và nhân đạo, trong đó có 950 lớp học tình thương, xây dựng 25 bệnh viện miễn phí, 655 phòng phát thuốc, 196 lớp học tình thương cho trẻ em đường phố, 116 nhà từ thiện. Phật giáo Nam tông Khơ me có 2.500 các vị sư theo các lớp Cao cấp và Trung cấp Phật học Pali. Đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo đang mở rộng theo hướng rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng, mở rộng loại hình đào tạo. Học viện Phật giáo Hà Nội tiếp tục triển khai xây dựng giai đoạn 2. Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Nam tông Khơ me tại Cần Thơ sau khi được cấp đất xây dựng mới đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để triển khai xây dựng. Hơn 100 Tăng ni sinh tốt nghiệp đang du học tại các đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Viện nghiên cứu Phật họcViệt Nam đã tập hợp, dịch thuật và xuất bản hơn 27 tập kinh Pàli, và Hán ngữ nhằm hình thành một bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam cho Tăng ni Phật tử và các nhà Phật học Việt Nam. Số sách báo Phật giáo đủ loại cứ tăng dần mỗi năm…[ số liệu tham khảo trên trang phatgiao.org.vn].
  • 40. 35 Trước bối cảnh hội nhập quốc tế, Phật giáo Việt Nam có sự chuyển mình về các phương diện như: gia tăng số lượng tín đồ, chức sắc, cơ sở tự viện và cơ sở đào tạo; gia tăng các hoạt động hoằng dương đạo pháp; và đặc biệt là gia tăng các hoạt động đối ngoại quốc tế của Giáo hội Việt Nam. Phật giáo đã gắn bó, gần gũi với người dân Việt Nam trong suốt hơn 20 thế kỷ qua; những tư tưởng sâu sắc của nó được coi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hình thành nền văn hóa, đời sống dân tộc. Phải khẳng định rằng Phật giáo rất gần gũi, thân thiết với nhiều người dân Việt Nam. Qua đây, ta có thể thấy rằng sự khác biệt của Nho giáo và Phật giáo trong quá trình ảnh hưởng đến đời sống người Việt là ở chỗ: Nho giáo là ý thức hệ tư tưởng của giai cấp thống trị - giai cấp phong kiến Trung Quốc là một học thuyết chính trị - xã hội – triết học với hệ thống “tam cương”, “ngũ thường”. Nho giáo phải thông qua học vấn, giáo dục nhà trường, thông qua các thiết chế xã hội để đi vào đời sống con người, chủ trương tổ chức và xây dựng mọt xã hội cụ thể. Còn Phật giáo thông qua sinh hoạt tôn giáo trong giới Tăng ni, Phật tử và trong cả những sinh hoạt gia đình của con người Việt Nam. Đó là “nhờ biết ứng dụng phương tiện một cách linh động toàn hảo, trải qua bao thăng trần thay đổi của lịch sử, Phật giáo Việt Nam vẫn tồn tạo sáng ngời với thời gian” [81,tr.139] Như vậy, có thể thấy rằng Phật giáo dược du nhập vào Việt Nam từ rất sớm do có vị trí địa lý thuận lợi giáp với biển Đông và có đường bờ biển dài nằm trên con đường thủy thông thương giữa Đông và Tây, giữa Bắc và Nam, giữa hai cái nôi của nền văn minh lớn ở phương Đông là Trung Hoa và Ấn Độ, là nơi xuất phát về phía Nam có nhiều nhà buôn sứ giả Trung Hoa. Trải qua nhiều lần gạn lọc và sự đào thải của lịch sử, Phật giáo tại Việt Nam đã mang màu sắc bản địa rõ nét. Những ảnh hưởng tích cực cũng như những hạn chế của Phật giáo đã tác động khá rõ nét trong lối sống của người Việt Nam, góp phần tạo nên tính cách người Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.
  • 41. 36 1.3. Lối sống của ngƣời Việt Nam Trong quá trình đánh giá những ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam, chúng ta không chỉ nắm vững, tìm hiểu những tư tưởng, nội dung chủ yếu của Phật giáo mà còn phải có những nhận thức đúng về lối sống của người Việt bởi tính chất, mức độ của sự tác động không chỉ phụ thuộc vào chủ thể tác động mà còn phụ thuộc vào đối tượng chịu tác động. Do vậy, không tìm hiểu lối sống của người Việt Nam hiện nay thì sẽ không có được nhận thức đúng, sâu sắc về ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam. 1.3.1. Quan niệm về lối sống Lối sống là thể thống nhất biện chứng giữa tự nhiên - cá nhân và xã hội. Lối sống xuất hiện trong quá trình cá nhân tham gia vào các hoạt động: lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội và hoạt động văn hóa… đồng thời chịu chi phối của tất cả những hoạt động đó. Bản chất của con người trong tính hiện thực của nó, như C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra là “tổng hòa các quan hệ xã hội”. Các quan hệ xã hội tất nhiên là rất đa dạng và phong phú song cũng có thể quy về hai phương diện chính là đời sống sinh vật – xã hội và đời sống xã hội – văn hóa. Để có thể tổng hòa được hai phương diện này con người phải hoạt động giao tiếp, ứng xử với tự nhiên, với cộng đồng tộc người và với chính mình trong quá trình bảo tồn và phát triển đời sống của cá nhân, cộng đồng lớn nhỏ. Có nhiều cách thức bảo tồn và phát triển đời sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể thuộc các không gian và thời gian khác nhau. Các cách thức, các kiểu sống là kết quả tác động tích cực của con người vào điều kiện và môi trường tự nhiên, xã hội và đồng thời cũng chịu sự quy định khách quan của điều kiện và môi trường ấy. Hoạt động của con người như thế nào thì họ là như thế ấy. Do đó, họ là như thế nào điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất
  • 42. 37 ra cũng như cách thức mà họ sản xuất. Vì vậy, những cá nhân là như thế nào điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chất của sự sản xuất của họ. Cho nên, khi nghiên cứu về lối sống, tất nhiên cơ bản phải dựa vào việc tiếp cận phương thức sản xuất. Khi nghiên cứu về lối sống, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nó trong mối quan hệ với phương thức sản xuất và hình thái kinh tế - xã hội mà trước hết là phương thức sản xuất. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khái cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân, mà hơn thế nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của họ” [44]. Như vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định, sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại của cá nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của con người, là phương thức sinh sống của con người, là mặt cơ bản của lối sống. Lối sống chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người, nó chịu sự quyết định của phương thức sản xuất. Tuy vậy, lối sống không phải là sản phẩm thụ động của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và những điều kiện sống khác bởi phạm vi của lối sống rộng hơn phương thức sản xuất. Bởi lẽ, những hoạt động vật chất, con người còn có các hoạt động chính trị, xã hội, nghệ thuật… Mặt khác, không thể có lối sống nói chung cho mọi xã hội, cho mọi thời đại. Đặc biệt, trong xã hội có giai cấp thì lối sống mang tính giai cấp rõ rệt. Bởi vậy, trong cùng một phương thức sản xuất có thể tồn tại nhiều lối sống khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Lối sống phản ánh tính chủ thể bao gồm: nhận thức, tình cảm, động cơ, hành vi, ứng xử, thể chế xã hội và cả những mối liên hệ giữa chúng. Có thể nói, lối sống là sự khúc xạ hình thái kinh tế - xã hội trong nhận thức, tình cảm thái độ và hoạt động xã hội, tổ chức đời sống và sinh hoạt cá nhân của con người. Phạm vi của lối sống có thể tương ứng với phạm vi của hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hai khái niệm lối sống và hình thái kinh tế - xã hội
  • 43. 38 cũng không đồng nhất với nhau. Hình thái kinh tế - xã hội là một xã hội cụ thể thì bao gồm tất cả các hoạt động của con người, là một tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Ngược lại, lối sống phản ánh hoạt động của chủ thể của nó bao gồm nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ trong mọi hoạt động của bản thân con người. C. Mác cho rằng ở những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau sẽ có lối sống khác nhau, đặc biệt trong hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp, lối sống mang tính giai cấp. Lối sống bao hàm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người trong một xã hội nhất định. Các mặt cơ bản của đời sống được biểu hiện qua các quan hệ của con người với tự nhiên, con người với nhau trong lao động sản xuất, chính trị, tư tưởng văn hóa xã hội và trong ứng xử giao tiếp hàng ngày. Từ những điểm phân tích trên có thể quan niệm lối sống như sau: Lối sống à phương thức sống của con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội) trong một xã hội nhất định và được biểu hiện trên các nh vực cơ ản của đời sống như hoạt động ao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.[82,tr.152] Quan niệm trên đây được tác giả coi là điểm tựa để tiếp cận, phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống con người Việt Nam. Nói đến lối sống là nói đến tổng hòa những dạng hoạt động sống ổn định của con người gắn liền với dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội và các cá nhân trong cộng đồng. Lối sống của xã hội phải được thể hiện thông qua hoạt động của từng con người, trong đó hoạt động sản xuất là quan trọng nhất. Trình độ phát triển năng lực của con người quyết định nội dung lối sống. Khi nói đến năng lực của con người phải nói đến năng lực lao động, năng lực hoạt động theo một loại lao động nhất định. Lao động là lĩnh vực hoạt động cơ bản của con người. Điều đó không phải chỉ tạo ra tất cả những của cải cần thiết cho con người mà còn vì những yêu cầu thích đáng đối với năng lực của con