SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ THU THỦY
THỂ KÝ VÀ VIỆC GIẢNG DẠY
TÁC PHẨM KÝ Ở NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN HOÀI THANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
THƯ
VIỆN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, học sinh các cấp, đặc biệt là cấp trung học phổ thông có
thái độ không xem trọng bộ môn ngữ văn, cho bộ môn ngữ văn chỉ là môn phụ, không cần
thiết phải tốn nhiều thời gian. Trong suy nghĩ của các em thường chỉ tập trung vào các môn
tự nhiên để có thể đi tiếp vào cánh cửa trường đại học. Chính vì thế, việc giảng dạy bộ môn
văn ở nhà trường phổ thông đã gặp những trở ngại, các em không có hứng thú học môn văn
thì thầy cô cũng dễ bị mất niềm say sưa truyền đạt kiến thức đến cho học sinh. Với các tác
phẩm là truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ thì việc truyền đạt tương đối thuận lợi bởi trong những
thể loại này “chất văn” đậm đà, phong phú, nổi bật đã giúp cho người thầy làm tốt được công
việc của mình. Còn đối với tác phẩm kí thì việc giảng dạy có những khó khăn riêng. Vì việc
giảng dạy kí đòi hỏi người giáo viên phải bám chắc đặc điểm cơ bản của thể kí, đó là tính
xác thực. Tác phẩm kí thường không hư cấu mà tác giả chỉ lựa chọn ngay những sự việc,
những con người vốn đã có giá trị điển hình trong cuộc sống. Nếu thầy giáo chỉ thỏa mãn với
những kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ học bài kí diễn
ra rất “khô khan”, học sinh khó tiếp nhận được tác phẩm. Từ đó, yêu cầu người giáo viên khi
dạy những tác phẩm kí phải có ý thức nghiên cứu lí luận về thể kí và phải biết vận dụng linh
hoạt phương pháp giảng dạy một thể loại văn học lấy người thực, việc thực làm đối tượng
phản ánh, giúp cho học sinh hiểu biết và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của những sự việc,
con người có tính tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa của nó. Đồng thời, phải giúp học sinh biết
liên hệ với thực tế đời sống, với những sự việc và con người gần gũi với nội dung tác phẩm
thì bài giảng mới có thể hấp dẫn và sâu sắc.
Việc giáo viên và học sinh chưa chú trọng vào việc giảng dạy và học tập tác phẩm kí
cũng bởi những nội dung của bài kí rất ít khi được đưa vào các đề thi cuối kì. Nếu có thì
cũng chỉ nằm ở những mục câu hỏi về lý thuyết, chiếm một phần nhỏ trong tổng số điểm của
đề thi. Ngoài ra, so sánh giữa các thể loại trong toàn bộ chương trình học bộ môn Ngữ văn ở
cấp trung học phổ thông thì việc phân bố thời lượng cho những bài dạy về kí còn quá ít, lại
rải đều trong hai năm lớp 11 và 12. Như vậy, mỗi năm, học sinh chỉ được học một đoạn trích
nhỏ của tác phẩm kí trong năm lớp 11, và một bài bút kí, một bài tùy bút trong năm lớp 12.
Từ đó, có thể thấy, học sinh lớp 11 chưa kịp ghi nhớ về thể loại ở bài học đầu năm lớp 11, thì
đã lại học sang một thể loại khác dài hơi hơn, rồi sang đến năm 12 (nghĩa là gần một năm sau)
mới được tiếp tục tìm hiểu về thể loại này nhưng cũng với thời lượng bài học rất ngắn ngủi
(4 tiết) và đoạn trích viết theo thể kí được phân bố trong chương trình rất ít, lại càng làm cho
người giáo viên dễ có sự so sánh với các thể loại khác làm giảm bớt đi sự quan tâm, đầu tư
thời gian với việc giảng dạy thể loại này.
Riêng đối với học sinh, việc học kém, thậm chí là coi thường bộ môn Ngữ văn đã
được thấy rất rõ trong thời gian vừa qua, có những học sinh, sau khi học xong đã không còn
nhớ đến những tác phẩm kí vừa được học. Bởi đối với các em, giờ học bộ môn Ngữ văn đã
rất tẻ nhạt, lại phải học những tác phẩm kí thiên về tính chất xác thực, ít có sự hư cấu, lãng
mạn lại làm các em thêm phần chán học những giờ này.
Từ những điều trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề Thể loại kí và việc giảng
dạy tác phẩm kí ở trong nhà trường phổ thông để tìm hiểu thêm về những đặc điểm của thể
kí, tìm hiểu thực trạng của việc dạy học tác phẩm kí ở trường phổ thông và góp phần đề xuất
phương hướng giảng dạy kí nhằm nâng cao chất lượng dạy – học văn nói chung cũng như
giờ dạy tác phẩm kí nói riêng được
2. Lịch sử vấn đề
Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết vốn có sự ổn định tương đối về đặc trưng thể
loại, các tác phẩm kí tuy cùng nằm trong loại hình văn xuôi tự sự song lại là tên gọi chung
cho một nhóm thể tài có tính giao thoa giữa báo chí (chính luận, điều tra, ghi chép tư liệu,
tường thuật sự kiện...) với văn học, in đậm dấu ấn “sự hợp nhất truyện và khảo cứu” [M.
Gorki] và thường có tính xã hội, tính thời sự sâu sắc, bao gồm nhiều tiểu loại thể văn như bút
kí, kí sự, phóng sự, tiểu thuyết phóng sự, du kí, hồi kí, nhật kí, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu
luận, ... Đặc điểm sự giao thoa này càng trở nên rõ ràng khi mà bản thân thể tài kí còn đang
trong quá trình hình thành và phát triển, khi mà ngay đường biên thể loại giữa truyện ngắn và
ghi chép, giữa tiểu thuyết và phóng sự đôi khi cũng chưa được phân định rõ nét.
Thể kí, như cái tên đặt cho nó, đã nói lên đặc điểm cơ bản của nó là thể văn dùng để
“ghi lại” sự việc, ý nghĩa, cảm xúc, … Mặc dù theo nguyên tắc, tích chất của thể kí là “xác
thực” và người viết kí không được quyền hư cấu nhưng không thể coi viết kí chỉ là một công
việc chụp ảnh và ghi âm một cách máy móc và vai trò của người viết kí là hoàn toàn thụ
động mà người viết kí phải làm công việc lựa chọn, sắp xếp.
Lịch sử văn học đã cho thấy kí thường phát triển mạnh mẽ trong những thời kì mà xã
hội có nhiều sự biến động nên ta phải thấy rằng thể kí có khả năng phản ánh “một cách
nhanh nhạy” cuộc sống. Do đó, nó là thể văn thích hợp nhất để ghi lại cuộc sống trong những
giai đoạn như ta vừa nói. Như vậy, một đặc trưng nữa của thể kí là tính chất tương đối giản
dị, ngắn, gọn, lưu loát về mặt hình thức. Kết cấu của bài kí thường rõ ràng theo trình tự diễn
biến của sự việc. Tình tiết trong kí không lắt léo quanh co, thường là cụ thể, nổi bật.
Với chiều dài lịch sử của thể kí bắt đầu từ thời trung đại và kéo dài cho tới tận ngày
nay chứng tỏ kí có vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam nhưng thực tế trong
chương trình dạy học Ngữ văn ở bậc phổ thông trung học thì những tác phẩm kí lại không có
được tầm quan trọng như nó vốn có. Ba năm trung học phổ thông, học sinh chỉ được học ba
tác phẩm thuộc thể loại kí:
1. Đầu năm học lớp 11 các em được học kí sự: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác
2. Đến gần cuối học kì I của năm học lớp 12 thì các em được học tiếp tùy bút Ai đã đặt
tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường và tùy bút Người lái đò sông Đà của
Nguyễn Tuân.
Tác phẩm của Nguyễn Tuân thì có sẵn từ trước, còn tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc
Tường thì mới được đưa vào trong chương trình thay sách giáo khoa từ năm học 2003 –
2004.
Thêm một vấn đề nữa là từ trước đến giờ, thể kí vốn rất ít được các nhà nghiên cứu
quan tâm và tìm hiểu quá trình phát triển của nó một cách cụ thể và sâu sắc nên dẫn đến việc
nguồn tư liệu để tìm hiểu và nghiên cứu đối với thể loại này tương đối ít, gây ra khó khăn
cho thầy cô giáo khi đứng lớp giảng dạy nói chung cũng như người viết luận văn nói riêng.
Ngoài ra, nếu để ý thì chúng ta cũng có thể thấy trong chương trình thi cử của bộ môn này,
thể loại kí rất ít khi được đưa vào làm nội dung trọng tâm trong các kì thi lớn nhỏ khác nhau
ở trường trung học phổ thông. Với những trở ngại như thế, việc dạy – học những tác phẩm
này đã và đang gặp không ít trở ngại, vướng mắc. Bởi trong suốt một quá trình dài trước đó,
học sinh chủ yếu được học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự. Dần dần, cảm xúc và nhận
thức của các em đã quen nương theo cốt truyện, hệ thống nhân vật, tình tiết, … Đến khi cần
cảm thụ một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình, nghĩa là không còn những căn cứ quen
thuộc để bám víu, chắc chắn các em sẽ gặp lúng túng. Vì không thật sự hứng thú nên việc
truyền đạt và tiếp nhận trên lớp học đối với những nội dung này khó lòng đạt được kết quả
như mong muốn.
Mặt khác, quan niệm về thể loại và định hướng tiếp cận tác phẩm tùy bút trong sách
giáo khoa và sách giáo viên (đều do Bộ Giáo dục ấn hành năm 2007) cũng chưa được trình
bày một cách thật sáng rõ và nhất quán. Điều bất cập này chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ,
gây nên khó khăn trước hết đối với người giáo viên khi chuẩn bị giảng bài. Trong phần
hướng dẫn giảng dạy và học tập các tác phẩm tùy bút trong sách giáo viên và sách giáo khoa
đã không trách khỏi thiên lệch, chưa đảm bảo nguyên tắc cơ bản của việc cảm thụ và bình
giá tác phẩm văn chương là phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Ở bài Người lái đò sông Đà,
những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu “cái tôi tài hoa, uyên bác” của tác giả thường chiêm tỉ lệ lớn
hơn so với những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu về “cái tôi trữ tình, giàu cảm xúc”; Hay như ở bài
Ai đã đặt tên cho dòng sông thì chỉ có một câu hỏi trong tổng số sáu câu ở phần hướng dẫn
học bài là hỏi về chất trữ tình của đoạn trích. Do đó, ta có thể thấy rằng, ngay cả ở những bộ
sách cơ bản nhất trong nhà trường là sách giáo khoa và sách giáo viên, thì nội dung liên quan
đến những vấn đề giảng dạy kí cũng chưa đạt được yêu cầu so với những thể loại khác, từ đó
chúng ta có thể khẳng định thêm rằng, lĩnh vực nghiên cứu về phương pháp giảng dạy kí
hiện nay đang còn bị bỏ ngỏ, chưa thật sự được quan tâm bởi những nhà nghiên cứu, những
chuyên gia đầu ngành. Có thể nói rằng, tài liệu quan trọng đề cập một cách có hệ thống việc
giảng dạy kí trong nhà trường phổ thông là hai cuốn giáo trình Vấn đề giảng dạy tác phẩm
văn học theo loại thể do Trần Thanh Đạm chủ biên và cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương do Nguyễn Viết Chữ biên soạn. Các tác giả cho rằng khi dạy kí trung đại (cụ thể
là dạy một phần nhỏ của tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác), “chúng ta cần khởi
động tạo hứng thú cho các em từ cuộc đời của tác giả, ngòi bút vừa sắc sảo vừa thông minh
hóm hỉnh của tác giả, đôi khi lại vừa khẽ khàng kín đáo vừa lạnh lùng ghi lại bức tranh hiện
thực sống động về đời sống vương giả, kiêu sa mà tàn tạ, bạc nhược đến mức thảm hại nơi
phủ chúa chốn kinh kì.
Khi phân tích tác phẩm nên tận dụng con đường theo bước tác giả, đọc kĩ những cảm
nhận tinh tường trước các vấn đề sự kiện mà tác giả ghi lại. Nên dùng những câu hỏi chi tiết
nghệ thuật, tập trung vào “đọc diễn cảm” những đoạn giàu thông tin nghệ thuật: chân thực,
phải đạo mà cũng đầy chất hài hước”. [11, tr. 121]
Cũng theo thầy Nguyễn Viết Chữ, khi dạy tác phẩm kí hiện đại (tùy bút) như Người
lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông “ta nên tận dụng con đường theo bước tác giả
kết hợp với đọc diễn cảm, kết hợp giảng bình và câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái hiện”.
Do đó, người viết có thể nói rằng vấn đề về thể loại kí và việc giảng dạy tác phẩm kí
ở trong nhà trường phổ thông dường như chưa được nhiều công trình nghiên cứu khoa học
cũng như các khóa luận, luận văn tốt nghiệp và các bài báo đề cập hoặc có đề cập thì cũng
chỉ mang nội dung khái quát. Nhìn chung, nó thường làm cơ sở, nền tảng cho người giảng
dạy tham khảo, nghiên cứu để góp phần mở rộng nội dung bài giảng của mình.
Từ những vấn đề nêu trên, người viết nhận thấy việc nghiên cứu về phương pháp
giảng dạy kí đã được chú ý từ trước đây nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong
chương trình thay sách diễn ra trong những năm gần đây, các tác phẩm kí cũng được đưa vào
chương trình giảng dạy nhiều hơn trước thì vấn đề nghiên cứu phương pháp giảng dạy kí vẫn
rất hiếm.
Qua những thực tế nghiên cứu và giảng dạy, người viết hi vọng những công trình
nghiên cứu về phương pháp giảng dạy kí về sau sẽ ngày càng nhiều và luôn luôn được đổi
mới cập nhật, luôn luôn có sự gắn kết trong mối liên hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Nghĩa
là giữa việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm kí cần phải đảm bảo tính liên kết, khoa học và
hệ thống.
3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiêu cứu
- Đề tài nghiên cứu những công trình nghiên cứu lý luận về thể loại kí
- Nghiên cứu những bài giảng, những phân tích của các chuyên gia trong nước về
những tác phẩm kí.
- Đề tài tập trung đi vào khai thác và thực nghiệm những tác phẩm kí được dạy ở
chương trình trung học phổ thông
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lí luận về thể kí và phương pháp giảng
dạy kí để nắm được đặc trưng và cách thức dạy học
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề: nghiên cứu lịch sử của thể kí và lịch sử
giảng dạy kí.
- Phương pháp điều tra và khảo sát:
+ Dự giờ lên lớp của một số giáo viên ở trường THPT để nắm bắt tình hình dạy học
văn nói chung cũng như dạy học các tác phẩm kí nói riêng.
+ Điều tra, khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh (bằng phiếu) trong việc tiếp
nhận thể loại kí trong nhà trường phổ thông và tình hình sử dụng các phương pháp trong quá
trình dạy học tác phẩm kí.
+ Khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo; các bài viết, bài phân
tích của một số nhà giáo, nhà nghiên cứu về các tác phẩm kí trong chương trình ngữ văn ở
trường phổ thông.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để xử lý các tư liệu và ý kiến nghiên cứu của
các nhà giáo, nhà phê bình, nghiên cứu nhằm làm rõ các quan điểm trong việc giảng dạy tác
phẩm kí.
- Phương pháp thống kê: dùng để thống kê ý kiến của giáo viên và của học sinh đã trả
lời trên các phiếu điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thiết kế giáo án thực nghiệm nhằm tìm ra
phương pháp tốt nhất cho việc giảng dạy thể loại kí trong nhà trường phổ thông.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương với các nội dung
sau:
Chương 1: Đặc điểm của thể loại kí văn học
Chương 2: Tình hình dạy học tác phẩm kí ở nhà trường phổ thông
Chương 3: Phương hướng, biện pháp và thực nghiệm giảng dạy tác phẩm kí ở trường
trung học phổ thông
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI KÍ VĂN HỌC
1.1. Khái quát chung về thể kí
1.1.1 Khái niệm
Theo những nhà biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học, kí là thể loại văn học có đặc
điểm “tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hư cấu” và “Nhà văn viết kí luôn
chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [20,
tr. 137]. Còn các tác giả của “Từ điển tiếng Việt” thì cho rằng, kí là loại “thể văn tự sự có
tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất”[48, tr. 501]. Có thể nói, đây
là những khái quát rất cụ thể về đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Kí là một loại hình văn học không thuần nhất. Đó là lĩnh vực văn học bao gồm nhiều
thể loại, chủ yếu là văn xuôi ghi chép, miêu tả và biểu hiện những sự việc, con người có thật
trong cuộc sống. Kí có cái hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của nó. Ở thể loại này, người
ta đặc biệt quan tâm đến các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của đời sống có
thực ngoài đời và đồng thời muốn bộc lộ trực tiếp cá tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm
xã hội của tác giả. “Với thể loại kí, từ sự thôi thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu được
công bố kịp thời đến những nhận xét, những đánh giá, những ý tưởng … Kí ghi được rất rõ
những nét mang dấu ấn của một sự kiện, của một thời kì, của một lớp người, của một vùng
miền” [61, tr. 243)
Chính vì các tính chất nói trên mà thể loại kí có một phạm vi biểu hiện đời sống rất
rộng lớn. Kí có thể thiên về ghi chép sự việc, hiện tượng như phóng sự, kí sự; có thể thiên về
biểu hiện những cảm xúc trữ tình như tùy bút, tản văn;… Chính vì cơ động, linh hoạt, nhạy
bén trong nhìn nhận và khai thác các sự kiện của đời sống cũng như năng động phát huy vai
trò sáng tạo của người cầm bút mà loại kí rất đa dạng và tác phẩm kí cụ thể luôn độc đáo.
Kí là một loại hình nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn – tinh thần có tham
vọng can dự trực tiếp vào mọi lĩnh vực của đời sống. Những người mới vào nghề thường
tìm tới kí hoặc truyện ngắn. Nhưng các nhà văn chuyên nghiệp viết kí không phải là để thử
bút, luyện nghề mà là do sự thôi thúc của đời sống buộc họ phải góp một tiếng nói kịp thời,
phải phát biểu ngay một ý kiến nhằm thúc đẩy các hoạt động của xã hội. Nhà văn Lê Minh
đã khẳng định một đặc điểm nổi bật, thuộc loại quan trọng nhất của kí mà từ lâu đã được mọi
người thừa nhận. Tìm mọi cách can dự trực tiếp vào đời sống, kí trở thành loại hình văn học
thời sự, một thể văn xung kích theo sát các vấn đề nóng hổi, cấp bách của hiện thực mang ý
nghĩa xã hội rộng lớn. [62, tr. 361]
Kí văn học là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào hiện thực đời sống. Đó là những
sáng tác văn học theo sát các vấn đề thời sự nóng hổi mang ý nghĩa xã hội rộng lớn. Mặt
khác, kí văn học còn là sự biểu hiện của những giá trị nhân sinh, là thông tin về sự thực của
những quan niệm, tư tưởng. Nội dung đặc thù của kí đã chứa đựng trong bản thân nó cơ sở
để “thông tin sự thực” chuyển thành “thông tin thẩm mĩ” và những dòng chữ ghi việc có thể
phát triển thành tác phẩm văn chương. Nhưng cũng chính vì thế mà kí đúng là ghi chép sự
việc, nhưng không phải ai cũng có thể viết kí. Muốn viết kí, người sáng tác phải vừa là nhà
hoạt động xã hội năng nổ, xông xáo, vừa là nhà nghệ sĩ tài hoa và là nhà văn hóa có tư tưởng
rộng lớn với vốn tri thức uyên thâm.
Về văn phong và ngôn từ nghệ thuật của kí thì theo Nguyễn Tuân: “Cách diễn đạt của
thể kí cũng rất đa dạng và phức tạp” [61, tr. 251]. Có nhà nghiên cứu cho rằng: “đặc điểm
văn học của kí lộ rõ nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật”. [61, tr. 251]
Ngôn từ trong tác phẩm kí chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - người chứng
kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống. Đồng thời, tác giả luôn là người đối thoại, chứng
kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác. So với ngôn từ nghệ thuật của
các thể loại khác, ngôn từ nghệ thuật của kí luôn có xu hướng mở rộng, thừa nhận, dung nạp
nhiều hình thức và phong cách sáng tạo. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí thường rất
linh hoạt về giọng điệu. Kí thường không chỉ trần thuật, mà cùng với trần thuật là phân tích,
khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm. Trước
hết, ngôn từ nghệ thuật của kí hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường
hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống. Vì thế nó vừa cụ thể, sinh động, đậm chất
đời thường, vừa khái quát. Đặc điểm phổ biến này của các tiểu loại kí thường biểu hiện rõ
nhất ở phóng sự, kí sự.
Do hướng tới những phạm vi thông tin và nhận thức, kí cũng đa dạng về kiểu loại và
kết cấu. Các thể và biến thể của kí hình thành một cách tự nhiên trong quá trình vận động
của lịch sử văn học. Theo đó, người ta chia kí thành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất thiên về tự
sự gồm các thể chính như kí sự, phóng sự, nhật kí. Nhóm thứ hai nghiêng về trữ tình với các
thể chính như: tùy bút, bút kí, tản văn …
1.1.2. Vài nét về diện mạo thể kí ở Việt Nam
Về sự hình thành và xuất hiện của thể Kí, theo các tác giả biên soạn Giáo trình lý luận
văn học, tập 2 thì: “Kí vốn là tên gọi của một thể văn đã xuất hiện từ trước đời nhà Hán ở
bên Trung Quốc bên cạnh các thể văn công vụ, hành chính khác. Đời Đường có nhiều tác
phẩm kí dùng để ghi việc xen với lời bình. Kí ngày càng phát triển và được ý thức về đặc
điểm thể loại.” [61, tr. 241]
Trong văn học cổ phương Đông, thể kí vốn có mặt từ thời Tiên Tần và về sau phân
thành hai nhánh: có kí của sử và có kí của truyện. Trong một thời gian khá dài, kí là tiền thân
của tiểu thuyết, có khi tên gọi kí cũng dùng cho tiểu thuyết hay một câu chuyện có kịch tính
như Tây du ký, Tây sương ký, …
Trong nền văn học Việt Nam, kí có từ rất lâu đời nhưng phải đến thế kỷ XVII, đặc biệt
là từ thế kỷ XIX, khi đời sống dân tộc ngày càng nâng cao, kỹ nghệ in ấn và báo chí phát
triển, văn học xé rào thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của xã hội và nhà
văn có ý thức tham gia vào các cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển và là thể loại
phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung đại. Các tác phẩm kí giai đoạn này đều thiên về
ghi chép, mang nặng tính chất lịch sử về các nhân vật, sông núi, đền chùa, …
Các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận để nhận diện kí nhưng cho đến nay, giới
lý luận văn học vẫn chưa đưa ra một hệ thống lý thuyết thống nhất cho thể loại văn học này.
Nhà nghiên cứu Rubinxep cho rằng: “Về kí, thực tế là không thể nói đến cái gì xác định được
đặc trưng thể loại của nó”. Do cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau, các nhà nghiên
cứu đưa ra những ý kiến khác nhau trong việc xác định khái niệm và đặc trưng của kí.
Sự phức tạp của thể kí còn có căn nguyên từ sự năng động, linh hoạt của thể loại này
trong việc phản ánh hiện thực. “Kí không phải là thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình
thức ghi chép và biểu hiện cuộc sống” như: kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, tuỳ
bút, bút kí chính luận … mỗi tiểu loại này tuy có chung những đặc điểm chủ yếu nhất của kí
song vẫn có những điểm riêng để xác định. [21, tr]
Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung thực,
chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, những vấn
đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử
học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn
ngành, có thời gian, địa điểm, hành động, và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh, gợi
không khí. Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ, nhận
xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởng nhận
xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái thú vị của kí là ở những ý riêng, suy
nghĩ riêng của tác giả.
Có thể nói, kí cũng như các loại hình nghệ thuật khác, cũng trải qua hai giai đoạn
chính là kí thời trung đại và kí thời hiện đại.
Kí thời trung đại cũng giống như truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, chủ yếu được
viết bằng chữ Hán dưới hình thức các văn thể Trung Hoa. Do đặc trưng thể loại, phạm vi đề
tài của kí bị thu hẹp rất nhiều so với truyện nên kí thời kì này không phát triển mạnh và có
những thành tựu như truyện. Trong giai đoạn từ thế kỷ X – XIV, về cơ bản kí vẫn thuộc văn
học chức năng, nằm trong khuôn khổ văn học chức năng và gồm hai loại chính là văn khắc
và tự bạt. Sang đến giai đoạn thứ hai, từ thế kỉ XV – XVII, cùng với sự bùng nổ về tác phẩm
sưu tầm cũng như sáng tác trên mọi lĩnh vực, từ thơ ca trữ tình đến văn xuôi tự sự, từ văn
học chữ Hán đến văn học viết bằng chữ Nôm, từ văn học chức năng đến văn học nghệ thuật
đã làm cho thể văn tự bạt phát triển theo. Kí dưới dạng tự bạt đến hậu kì trung đại tách dần ra
thành môn khoa học riêng: nghiên cứu – phê bình – lí luận văn học và chia tay văn xuôi tự sự.
Song nó đã đặt nền móng cho loại hình kí nghệ thuật: tự bạt là tiếng nói cá nhân người cầm
bút; khi vai trò cá nhân chưa trực tiếp bộc lộ thì thể kí đích thực chưa thể ra đời.
Mở đầu cho thể kí thể kỉ XVIII – XIX là Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề (năm
1755 hoàn thành). Nhiều năm sau, Trần Tiến cho ra đời liên tiếp hai tác phẩm kí khá đặc sắc
là Tiên tướng công niên phả lục (viết xong năm 1764) và Trần Khiêm Đường niên phả lục
(ngừng viết năm 1765). Có thể nói, Trần Tiến đã đưa thể kí phát triển thêm một bước mới.
Trước hết, tác giả bám sát hiện thực, phản ánh trực tiếp những sự kiện, những con người
quanh ông, hoặc của chính bản thân ông. Nhưng chủ yếu, hiện thực cuộc sống kia được phản
ánh từ góc nhìn của người cầm bút. Khác với Trần Tiến, Lê Hữu Trác không viết tự thuật về
cuộc đời mình, mà chỉ ghi lại chuyến đến kinh đô chưa bệnh cho cha con chúa Trịnh trong
tác phẩm Thượng kinh kí sự. Trong tác phẩm, Lê Hữu Trác hoàn toàn làm chủ ngòi bút, ông
tự do tung hoành trên dòng cảm xúc của mình. Chưa bao giờ và chưa có một tác phẩm kí nào
mà cái tôi cá nhân của tác giả được bộc lộ một cách mạnh mẽ, rõ ràng như ở Thượng kinh kí
sự. Mọi sự kiện trong tác phẩm đều quy tụ về một cái tôi cá nhân tác giả. Như vậy, có thể nói,
đến Lê Hữu Trác, thể kí văn học đích thực đã thật sự ra đời, tạo đà cho hàng loạt tác phẩm kí
khác ra đời như: Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tây
hành kiến văn kỉ lược của Lý Văn Phức, Hải trình chí lược của Phan Huy Chú,…
Sau các tác phẩm kí trung đại viết bằng chữ Hán, sang đến giai đoạn 1900 – 1930, tác
phẩm kí hiện đại đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ đã ra đời, đó là tác phẩm Chuyến đi Bắc Kì
năm Ất Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký; và đến khi các tờ báo tiếng Việt ra đời thể kí đã có
điều kiện để phát triển. Ta có thể kể đến một số tác phẩm kí buổi đầu như: Hương Sơn hành
trình kí của Nguyễn Văn Vĩnh, Mười ngày ở Huế và Một tháng ở Nam Kì của Phạm Quỳnh.
Tuy thành tựu kí giai đoạn này chưa có gì thật sự nổi bật song định hướng này là một tiền đề
để cho kí có những bước nhảy vọt ở giai đoạn tiếp theo. Với giai đoạn tiếp theo 1930 – 1945,
kí đã phát triển rực rỡ. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của kí, bởi trong vòng 15 năm,
kí đã phát triển với tốc độ chưa từng thấy cả về số lượng tác giả lẫn chất lượng tác phẩm. Kí
giai đoạn này chủ yếu được thể hiện dưới hai dạng: phóng sự và tùy bút. Ở thể loại tùy bút,
có thể kể đến các tùy bút tiêu biểu như: Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam, Chiếc
lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài, Tùy bút I, Tùy bút II của Nguyễn Tuân. Ở thể loại phóng sự
thì có các phóng sự nổi tiếng thời bấy giờ như: Tôi kéo xe của Tam Lang, Việc làng, Tập án
cái đình của Ngô Tất Tố, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người của Vũ Trọng
Phụng, … Như vậy, phóng sự và tùy bút là hai tiểu loại kí tiêu biểu làm nên những thành tựu
nổi bật của kí giai đoạn 1930 – 1945.
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, trong một thời điểm kich sử mới, kí sẽ có những
bước phát triển mới cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức thể hiện. Kí vẫn tỏ rõ ưu thế của
thể loại trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Bên cạnh các thể loại khác, các sáng tác của
thể kí đã ghi lại khá đầy đủ diện mạo và tiến trình cách mạng, các sự kiện lịch sử chủ yếu của
đời sống đất nước và con người Việt Nam trong 30 năm chiến tranh và cách mạng. Thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp đã tạo nên một bước phát triển mới của văn xuôi, trong đó
kí đóng một vai trò đáng kể với những tác phẩm như: Trong rừng Yên Thế, Trận phố Ràng
của Trần Đăng, Trên những con đường Việt Bắc, Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng, Ở
rừng của Nam Cao, Đường vui của Nguyễn Tuân, Đường vô Nam, Ngược sông Thao của Tô
Hoài, Kí sự Cao – Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, … Bước vào công cuộc chống Mỹ cứu
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kí luôn có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xung kích:
Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Đường lớn của Bùi Hiển, Chúng tôi ở Cồn Cỏ của
Hồ Phương, Những sự tích ở Đất thép, Người mẹ cầm súng, Ước mơ của đất của Nguyễn
Thi, Sống như Anh của Trần Đình Vân, Bức thư Cà Mau của Anh Đức, Đường chúng ta đi,
Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc của Nguyễn Trung Thành – Nguyên Ngọc,
Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân,… Kết thúc giai đoạn chống Mỹ cứu
nước là một loạt kí sự về Mùa xuân đại thắng 1975, ghi lại thời điểm hào hùng của một thời
đánh Mỹ và thắng Mỹ: Tháng Ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Nhật kí chiến dịch của
Nguyễn Thành Vân – Nguyễn Trọng Oánh,…
Bên cạnh những sáng tác kí đi sâu vào những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa mang
cảm hứng nghiên cứu đời sống trước bước chuyển mình, đổi thay của hình thức xã hội từ
thời chiến tranh sang thời bình là sự xuất hiện của các hồi kí văn học mang đậm yếu tố tự
truyện: Nửa đêm sực tỉnh của Lưu Trọng Lư, Một giọt nắng nhạt của Nguyễn Khải, Cát bụi
chân ai của Tô Hoài, Nhớ lại một thời của Tố Hữu, Từ bến sông Thương của Anh Thơ,… Từ
những năm 1970 đến nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số những tác giả chuyên tâm
với thể kí. Trên con đường sáng tạo của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn luôn tìm tòi,
làm lạ, làm mới cách thể hiện như một “nghệ sĩ bút kí” với một phong cách riêng độc đáo.
Lật giở những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc cảm thấy tác giả tìm đến
thể kí như một điều tất yếu, bởi kí là một thể loại phóng khoáng, tự do mà với cá tính nghệ sĩ,
Hoàng Phủ Ngọc Tường có khả năng phát huy sở trường của một cái tôi trữ tình nồng nàn,
từng trải đầy chiêm nghiệm, suy tưởng và thấm đẫm chất thơ. Kí của Hoàng Phủ Ngọc
Tường, như có người nói, ngoài câu chữ, văn bản là “phần kí tâm hồn”.
Với đặc trưng riêng của mình, kí là một trong những thể loại năng động nhất của loại
hình văn xuôi nghệ thuật. Trong suốt cả thế kỉ XX, nhìn từ phương diện thể loại, kí đã có sự
vận động và đổi mới. Từ chỗ chỉ tỏ ra ưu thế ở phóng sự và tùy bút, kí đã có sự đổi thay về
nội dung và hình thức thể loại. Bên cạnh các loại hình văn xuôi khác, kí đã chiếm một vị trí
xứng đáng trong đời sống văn học, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong tiến trình
vận động và phát triển của văn học Việt Nam.
1.2 Đặc điểm kí văn học
1.2.1 Đặc điểm chung
Phương Lựu xác định: “Kí là một loại văn xuôi tự sự, trần thuật những người thật,
việc thật với những đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trò của
người trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện” [36]
Trong Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến nêu ba đặc điểm của kí: “Kí là thể
loại nằm giữa báo chí và văn học; kí là sự hợp nhất truyện và nghiên cứu; kí là sự nhức nhối
của trí tuệ” [22]
Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu về sự phức tạp của kí là do kí có sự giao thoa,
thâm nhập với nhiều thể loại văn học khác. Giữa kí và báo chí có mối liên hệ đặc biệt,
thường xuyên có tác động qua lại lẫn nhau. B.Polevoi xem kí văn học là hoạt động hỗ trợ
cho báo chí và cũng mang tính chất báo chí: “Kí sự trở thành một thể tài văn nghệ có phong
cách độc đáo vũ trang cho báo chí”. Lê Bá Hán (chủ biên) xếp kí là một loại hình văn học
trung gian, nằm giữa báo chí và văn học [18]. Mối liên hệ này đã đem lại cho kí khả năng
tiếp cận hiện thực nhanh nhạy, nắm bắt và thể hiện cuộc sống kịp thời, mạnh dạn hướng vào
những vấn đề nóng bỏng đang được xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, những thông tin xác thực
trong kí có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá đáp ứng nhu cầu hiểu biết thực tế của
người đọc.
Kí văn học cũng tái tạo sự kiện nhưng mục đích chủ yếu không phải chỉ là thông tin về
sự kiện xã hội, mà nhằm phản ánh cái hay, cái đẹp và những giá trị, ý nghĩa xã hội – thẩm
mỹ của con người. Như vậy, có thể thấy kí văn học có phần uyển chuyển hơn nhưng cũng
không được xa rời hiện thực. Kí không cho phép người viết tưởng tượng ra những điều
không xảy ra trong thực tế nhưng cũng không phải là sự ghi chép máy móc thực tế. Sự kiện
trong kí văn học mang ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật nhiều hơn. Việc lựa chọn đối tượng theo
mục đích này khiến cho người thật, việc thật trong kí văn học mang ý nghĩa điển hình và sự
thật về sự kiện, con người mang ý nghĩa sâu rộng hơn tính thời sự của chúng, có khả năng
khêu gợi, tác động đến nhiều mặt đến người đọc. Tác giả kí là người chứng kiến, lắng nghe
và cảm nhận sự việc, con người và tình huống mình miêu tả. Tài năng của người viết kí thể
hiện ở chỗ chọn đúng chủ đề, tìm ra góc nhìn tốt và chắt lọc được những chi tiết điển hình từ
cuộc sống để làm nổi bật tính tư tưởng, tác động đến lí trí và làm xúc động tâm hồn người
đọc. Tuy nhiên, thông tin sự thật, ghi chép sự thật không có nghĩa là sao chép cuộc sống, bê
nguyên cuộc sống một cách nô lệ, thụ động vào tác phẩm. Những người thật việc thật, những
biến cố, những vấn đề của đời sống khách quan được tác giả kí lấy làm điểm tựa đều được
nhìn nhận, chọn lựa, khái quát, được khai thác ở những nội dung, những khía cạnh có ý
nghĩa xã hội – thẩm mĩ nào đó. Trong tác phẩm kí, các chi tiết, sự kiện của cuộc sống vừa
giữ được phẩm chất cơ bản của sự thật, của điển hình xã hội, lại vừa được nhìn nhận, cảm
thụ, đánh giá theo cách nhìn độc đáo của riêng nhà văn.
Theo Hà Minh Đức: “Các thể kí văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh
hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về sự kiện và
con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến
tính thời sự của đối tượng miêu tả”
Kí văn học cũng bắt đầu từ sự việc có thật của đời sống, nhưng nhà văn, nhà báo qua
lăng kính của mình chắt lọc được cái gì, phản ánh lại cho người đọc. Người viết cũng có thể
dự báo, tiên đoán, phân tích, nhưng phân tích bằng hình tượng văn học. Ngoài ra, đôi khi
trong kí văn học, người viết có thể đặt yếu tố chủ quan lên hàng đầu hoặc có thể đưa thêm
những yếu tố bên ngoài sự kiện, từ một hiện thực khác mà họ đã có được qua sự trải nghiệm
của mình. Do đó, kí văn học mang tính chủ quan nhiều hơn, nó không đòi hỏi sự nóng hổi
hàng ngày hàng giờ như kí báo chí nhưng nó lại đề ra yêu cầu cao hơn về chất suy nghĩ và
tình cảm của chủ thể.
1.2.2 Đặc điểm của kí trung đại
Văn học trung đại Việt Nam đa dạng về thể loại nhưng kí là loại hình phức tạp nhất
trong văn xuôi tự sự thời trung đại. Kí là một bộ phận cùng với truyện ngắn và tiểu thuyết
chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự. Tuy nhiên, kí với tư cách là một thể văn, kí có số phận
riêng và dần trưởng thành qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là từ thế kỉ X – XIV, giai
đoạn thứ hai từ thế kỉ XV – XVII, giai đoạn thứ 3 từ thế kỉ XVIII – XIX.
Từ thế kỉ X – XIV, không chỉ là thời kì đặt nền móng cho loại hình truyện ngắn, mà
còn đặt nền móng cả cho dòng tự sự viết dưới dạng kí. Tuy nhiên, so với truyện thì kí giai
đoạn này chưa đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đề tài của kí còn bị hạn chế trong khuôn
khổ viết về hiện tại, về những điều mắt thấy tai nghe. Kí không được viết về quá khứ, nếu có,
chẳng qua chỉ là quá khứ gần, xoay quanh nhân vật hiện tại. Thời trung đại, kí không được
hư cấu, không được dùng các thủ pháp nghệ thuật của thần thoại, sử thi, truyền kì. Không
gian và thời gian nghệ thuật trong kí bao giờ cũng cụ thể, gắn với sự kiện hoặc nhân vật đang
đề cập tới. Hơn nữa, khoảng cách từ khi giành độc lập đến hết thế kỉ XIV so với hàng ngàn
năm lịch sử của dân tộc thì quá ngắn, bởi vậy, người và vật, cảnh và tình dùng làm đề tài cho
kí không thể phong phú, dồi dào như truyện. Đấy là lý do giúp ta hiểu vì sao thành tựu của
thể kí thế kỉ X – XIV không bằng truyện.
Giai đoạn từ thế kỷ XV – XVII, kí chưa thành một thể riêng mà chỉ là một phần nhỏ
nằm trong tác phẩm tự sự nhiều thiên. Mặc dù truyện ngắn đã đạt đến đỉnh cao nhưng kí
nghệ thuật đích thực chỉ mới bắt đầu, có mặt lẻ tẻ trong một số tập truyện ngắn và chưa có
một quyển sách nào đứng riêng rẽ với tư cách một tập kí. Ranh giới giữa truyện và kí cũng
hết sức mờ mỏng. Tính chất kí trong văn xuôi tự sự chưa rõ, vì vậy muốn tách kí ra khỏi
truyện là một việc làm khó. Theo Nguyễn Đăng Na: “Điều làm nên sự phân biệt giữa truyện
và kí về bản chất là thái độ người cầm bút. Nếu người cầm bút tách mình ra khỏi các sự kiện,
các nhân vật mình miêu tả như người ngoài cuộc thì đấy là truyện; còn tác giả hoà mình vào
sự kiện, các nhân vật với tư cách là người trong cuộc thì đấy là kí” [46, tr.37]. Kí chỉ thực sự
ra đời khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng mình đang phản ánh bằng cảm quan
của chính mình. Thế kỉ XV – XVII chưa làm được điều đó vì cái tôi cá nhân chưa đập vỡ và
chui ra khỏi lớp vỏ của cái ta cộng đồng, phải đợi tới thế kỉ XVIII – XIX, khi điều kiện chín
muồi và cho phép.
Sự ra đời của một loạt tác phẩm kí ở giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa
đầu thế kỷ XIX đã đánh dấu một bước phát triển của văn xuôi tự sự chữ Hán ở nước ta. Theo
giáo sư Nguyễn Lộc: “Đây là giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều biến cố, biến động. Con
người sống trong giai đoạn này không phải chỉ có rung cảm trước cuộc sống, mà còn muốn
nhận thức, lý giải nó; và quá trình này đưa đến sự ra đời của một loạt tác phẩm kí”. Các tác
phẩm kí xuất hiện ở giai đoạn này khá phong phú. Bên cạnh những bài du kí ngắn có tính
chất tuỳ bút viết về những chuyến ngao du của các nhà văn đến những danh lam thắng cảnh
còn xuất hiện một số tác phẩm viết về phong tục và các sản vật của quê hương xứ sở. Đáng
chú ý là tập Vũ Trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ. Bên cạnh đó, phải kể đến những tác phẩm
mang hình thức kí viết về các sự kiện lịch sử của dân tộc lúc bấy giờ như Thượng Kinh ký sự
của Lê Hữu Trác và Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái.
Giai đoạn từ thế kỷ XVIII – XIX, kí đã thực sự ra đời với sự thức tỉnh của ý thức cá
nhân. Ta có thể coi Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề là tác phẩm mở đầu cho thể kí ở Việt
Nam, đánh dấu cho bước phát triển của thể kí trung đại. Sau đó là hàng loạt các tác phẩm kí
khác như: Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành
tùng ký của Lê Quýnh, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ… lần lượt xuất hiện và đạt đỉnh
cao về nghệ thuật.
Đến Lê Hữu Trác và Phạm Đình Hổ thì thể kí đã đạt đến đỉnh cao và đa dạng về hình
thức. Sau đó, kí có bước chuyển mới về nội dung và những tác phẩm về kí phương Tây bắt
đầu xuất hiện với tác phẩm Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức. Giai đoạn này, kí
đã có khả năng to lớn, phản ánh được những vấn đề quan trọng mà thời đại đặt ra, phản ánh
những vấn đề mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Thế nhưng, “cuộc xâm lược của người Pháp
vừa mở ra một cục diện phản ánh mới cho thể kí, nhưng đồng thời cũng đẩy thể kí vào sự bế
tắc về phương thức phản ánh”. [44, tr. 72]. Do đó, khi đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX, kí
chuyển sang dạng điều trần và kế sách.
Như vậy, cũng như tất cả các thể loại khác trong văn học trung đại, thể kí sau khi đạt
đến đỉnh cao đã rơi vào sự bế tắc. Trước tình hình mới, thể kí không thể giữ mãi lối viết như
xưa hơn nữa kí viết bằng chữ Hán cũng không đáp ứng được yêu cầu thời đại. Kí trung đại
đã đi hết hành trình lịch sử mười thế kỷ và nhường bước cho kí hiện đại sau này.
1.2.3 Đặc điểm của kí hiện đại
Từ đầu thế kỷ XX, trong không khí hiện đại hoá của nền văn học dân tộc, văn xuôi
tiếng Việt phát triển mau lẹ, phong phú với một hệ thống thể loại hoàn chỉnh. Trong đó, các
sáng tác thuộc các thể loại kí cũng đa dạng hơn gồm: phóng sự, kí sự, tuỳ bút,…
Ở những năm đầu thế kỷ, nổi bật là cây bút Tản Đà với những tác phẩm văn xuôi
nghiêng về giãi bày cảm xúc, bộc lộ nỗi niềm với cái nhìn riêng về nhân sinh, thế sự. Tiêu
biểu là các bài Tình cảm, Kỷ niệm hái hoa đào, Giải sầu, Luận cô Kiều, Xem Liêu Trai, …
được xem là những bài kí giàu chất trữ tình, tuy vẫn phảng phất điệu văn biền ngẫu. Những
tác phẩm văn xuôi của Tản Đà là dấu hiệu báo trước khuynh hướng kí trữ tình của văn học
Việt Nam sau này.
Thời kỳ văn học 1930 – 1945 được đánh giá là một trong những đỉnh cao của văn học
dân tộc. Bên cạnh sự nở rộ của Thơ Mới, tiểu thuyết, truyện ngắn … các tác phẩm thuộc thể
kí cũng gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, khẳng định sự lớn mạnh của thể loại.
Thể Phóng sự thu hút nhiều cây bút thuộc dòng văn học hiện thực phê phán bởi thể
văn này có khả năng xông xáo mọi ngõ ngách đời sống, kịp thời “nhận chân” xã hội hiện tại.
Phần lớn các phóng sự đều tập trung mô tả thực trạng đen tối của xã hội đương thời. Thực
trạng đó lá sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa và chính sách văn hóa ngu
dân của chế độ thực dân phong kiến. Ngoài ra, thể tùy bút cũng là một kiểu loại kí đặc sắc
làm nên những đóng góp của kí giai đoạn này, mặc dù số lượng của nó không nhiều bằng
phóng sự và chỉ tập trung ở một, hai tác giả tiêu biểu. Và nói đến tùy bút ở giai đoạn này (và
cả giai đoạn về sau) ta không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân – một cây bút chung thủy và
có những đóng góp nổi bật ở thể loại này. Tùy bút đã làm cho ngòi bút của Nguyễn Tuân
thăng hoa và để lại dấu ấn cá tính trên từng trang viết.
Như vậy, phóng sự và tùy bút là hai tiểu loại kí tiêu biểu làm nên những thành tựu nổi
bật của kí giai đoạn 1930 – 1945. Từ sau Cách mạng, trong một thời điểm lịch sử mới, kí sẽ
có những bước phát triển mới cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức thể hiện để cùng với thơ,
tiểu thuyết và kịch làm nên bức trang phong phú và sinh động của văn học Việt Nam thế kỉ
XX.
Có thể nói, sự đa dạng và nở rộ của các tác phẩm thuộc thể kí ở những năm đầu thế kỷ
XX đã góp phần làm cho đời sống văn học sôi động và khởi sắc, tiến những bước tự tin,
vững chắc vào quỹ đạo của công cuộc hiện đại hoá nền văn học dân tộc.
Hiện thực đời sống dân tộc từ sau cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt là hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc tạo tiền đề thuận lợi để kí phát huy những ưu thế riêng của thể loại, đạt tới những
thành tựu đáng ghi nhận. Kí đã chứng tỏ được tầm quan trọng không thể thiếu của mình
trong đời sống cách mạng của dân tộc. Ở giai đoạn này, kí vẫn tỏ rõ ưu thế của thể loại trong
nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hơn các loại hình khác, do đặc trưng riêng, kí bám sát đời
sống bằng tác phẩm. Bản thân kí được sự bảo lãnh của chính thực tế đời sống; tính xác thực
của thời gian, không gian, của biến cố, sự kiện và của con người. Trong lịch sử văn học, sự
phát triển của thể loại kí gắn liền với những giai đoạn có những thay đổi lớn lao, với sự hình
thành những hiện tượng mới của cuộc sống chưa được nghiên cứu. Thể loại kí cho phép
nhanh chóng tái tạo những hiện tượng mới, khắc họa những nét cơ bản nhất của những hiện
tượng đó.
Trong các thể văn xuôi giai đoạn 1945 – 1954, kí phát triển mạnh hơn cả, nhất là kí sự
và tuỳ bút. Kí có sự xâm nhập vào các thể văn học khác khiến các tác phẩm thuộc thể truyện
ngắn, tiểu thuyết đậm đặc các sự kiện đời sống. Các “cây kí” đã dũng cảm xông xáo vào
những chiến trường ác liệt, bám sát các mũi nhọn chiến đấu, đến với các chiến dịch, các mặt
trận để tái hiện xác thực bức tranh đời sống chiến trường.
Sự nở rộ của kí trong văn học kháng chiến chống Mỹ đã góp cho văn học viết về chiến
tranh một cái nhìn nghiêm túc, giàu giá trị nhân bản. Những tác phẩm kí đậm cảm hứng sử
thi ra đời ở thời điểm này đã phản ánh chân thực cuộc chiến đấu của dân tộc, sự vận động
của dòng thách cách mạng và biểu dương kịp thời những tấm gương anh hùng của thời đại.
Đáng chú ý là dòng kí trữ tình vẫn nảy nở và phát triển trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến
tranh như một minh chứng cho sự sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
Sau năm 1975, đất nước bước vào hoà bình, xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhất là vào
thời kỳ Đổi Mới (1986), kí có sự chuyển mình rõ rệt. Với phương châm “nhìn thẳng vào sự
thật”, thể phóng sự một thời gian dài vắng bóng nay lại hồi sinh. Các thể kí, tuỳ bút, tạp văn,
tản văn cũng xuất hiện phong phú hơn bao giờ hết. Đội ngũ viết kí đông đảo, nhiều cây bút
chuyên tìm tòi ở thể loại và ngày càng khẳng định được phong cách riêng, tiêu biểu là:
Nguyễn Khải với tạp văn; Mai Văn Tạo, Băng Sơn với thể Tản văn, đoản văn; Minh Chuyên,
Hoàng Minh Tường, Hoàng Phủ Ngọc Tường với thể bút kí.
Xu hướng “dân chủ hoá” đã giúp kí thâm nhập vào muôn mặt của cuộc sống, mở rộng
phạm vi phản ánh, các nhà văn công khai bày tỏ thái độ, cách nhìn, cách đánh giá đối với
hiện thực. Đặc biệt người viết kí có cơ hội để bộc lộ vai trò của chủ thể sáng tạo, khẳng định
được dấu ấn của riêng mình.
1.3 Đặc điểm của một số thể kí trong chương trình phổ thông
1.3.1 Kí sự
Theo từ điển tiếng Việt, kí sự là loại kí ghi lại những diễn biến của cuộc sống xã hội,
không hoặc rất ít xen vào những bình luận chủ quaan của người viết [42]
Theo sách lí luận văn học: kí sự là một thể của kí, thiên về tự sự, kí sự thường ghi chép
các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh khi nó vừa xảy ra. Nó dựa vào
cái xác thực, cụ thể, đơn nhất để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Nó vẫn có thể sử dụng liên
tưởng, nghị luận và trữ tình nhưng chủ yếu là tái hiện các sự kiện.
Kí sự có quy mô gần với truyện ngắn hoặc truyện vừa. Nó sử dụng nhiều biện pháp và
phương tiện biểu đạt nghệ thuật để ghi lại xác thực những diễn biến khách quan của cuộc
sống và con người thông qua bức tranh toàn cảnh của sự kiện, trong đó sự việc và con người
đan chéo vào nhau, cốt truyện không chặt chẽ như trong truyện. Kí sự thiên về phản ánh sự
kiện, sự việc hơn là phản ánh con người; tính cách và tâm hồn những người trong cuộc cũng
có khi hiện lên khá rõ nét nhưng đó chỉ là cách kí sự ghi việc, gây ấn tượng về sự việc. Kí sự
thường đậm yếu tố tự sự, giàu chất sống thực tế, yếu tố liên tưởng, bàn luận cá nhân trong kí
sự thường ít được sử dụng hơn so với trong bút kí, tùy bút. Người viết kí sự có quyền bình
luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của bản thân sự kiện đời sống khách quan
đang vận động, phát triển. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm toát lên từ việc ghi chép sinh động,
cụ thể những sự kiện, hiện tượng có thật. Tác giả kí sự thường chú ý phát hiện, chọn lọc để
làm nổi lên những sự việc giàu sức khái quát và ý nghĩa xã hội.
Cũng có những tác phẩm thuộc thể kí sự nhưng có sự kết hợp rất linh hoạt giữa trần
thuật, kể chuyện và bình luận, lại thấm đẫm cảm hứng trữ tình, như tác phẩm Thượng kinh kí
sự của Lê Hữu Trác. Đây là tác phẩm ghi chép đầy đủ, trình tự các sự việc trong chuyến
“thượng kinh” của tác giả. Sự thật về đời sống và con người nơi kinh đô, đặc biệt là đời sống
trong Phủ Chúa thời Lê – Trịnh, tác phẩm đã làm hiện lên những chân dung điển hình của
giai cấp thống trị với bản chất ích kỉ, bạc nhược đang trên dốc suy tàn. Tập sách cũng in đậm
cái tôi tác giả - một con người trung thực, luôn xa cách với xã hội quan tước, thờ ơ danh lợi,
khinh ghét bọn thống trị, rất chân thành trong tình cảm với bạn bè, với kỉ niệm tuổi trẻ.
1.3.2 Tùy bút
Theo Từ điển tiếng Việt: “tùy bút là thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm
nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan” [42].
Đây là thể kí thiên về trữ tình. Nhà văn phóng bút mà viết, tùy theo cảm hứng của
mình, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giám trính bày… “Tùy bút là tác
phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và suy nghĩ cá nhân về
những sự việc, những vấn đề cụ thể và hoàn toàn không tính tới việc đưa ra cách giải thích
cố định và đầy đủ về đối tượng” [61, tr. 261, 262 ]. Nét nổi bật của tùy bút so với các tiểu
loại kí khác là những chi tiết về con người và sự kiện cụ thể, có thực được ghi chép trong tác
phẩm thường chỉ là cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của tác
giả về con người và cuộc sống. Mỗi tác phẩm tùy bút có giá trị thường đem lại cho người
đọc một điều gì đó mới mẻ trong cách nhìn nhận, phát hiện và lí giải các hiện tượng của đời
sống. Yếu tố đóng vai trò thống nhất tổ chức của tác phẩm, chi phối việc phản ánh trung thực
cuộc sống, con người, chi phối ấn tượng và sức tác động của tùy bút là chất trữ tình, những
yếu tố suy tưởng, triết lí, chính luận, là mạch tư tưởng của tác giả. Cái hay của tùy bút là qua
tác phẩm làm hiện lên một nhân cách, một chủ thể uyên bác, sắc sảo, tài hoa, giàu có về tâm
hồn, trí tuệ.
Cấu trúc của tùy bút nói chung ít bị ràng buộc, công thúc bởi trình tự diễn biến của sự
việc hay quan hệ của những con người ngoài đời thực. Trong tùy bút, sự kiện khách quan
thường không được trình bày liên tục do sự xen kẽ của các cảm xúc chủ quan, các yếu tố trữ
tình của người viết, hoặc vì những sự kiện đó được khai thác từ nhiều địa điểm và thời gian
khác nhau tùy theo dòng liên tưởng, suy tưởng của tác giả, nhằm triển khai một cảm hứng
chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Người viết tùy bút phải làm nổi bật trong tác phẩm
bản lĩnh riêng, cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc sống, con người.
Ngôn từ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, chất thơ. Tác giả tùy bút thường dùng
hàng loạt từ đồng nghĩa để vừa đặc tả, xoáy sâu, vừa tô đậm ấn tượng về những sự vật, hiện
tượng trong cuộc sống. Câu văn trong tùy bút thường giàu nhịp điệu, âm thanh hài hòa, trầm
bồng. Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là những tác
giả tùy bút đặc sắc. Đặc biệt, Nguyễn Tuân xứng đáng là nghệ sĩ ngôn từ vì tùy bút của ông
là cả một kho ngôn từ phong phú, đa dạng, đầy tính tạo hình, đủ khả năng diễn tả nhiều sắc
thái cảm giác, nhất là cảm giác về những vẻ đẹp tuyệt đỉnh, tuyệt vời hoặc cảm giác về sự
mạnh mẽ, bạo liệt. Điều này được thể hiện rõ nét trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”,
Nguyễn Tuân đã khắc họa được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động vừa hoang sơ, hùng vĩ,
vùa kiều diễm, thơ mộng và con người Tây Bắc vừa cần cù, dũng cảm, vừa khéo léo, tài hoa.
Nhưng được nhà văn tập trung bút lực mô tả công phu nhất phải kể đến hình ảnh con sông
Đà hùng vĩ, nên thơ. Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ
đầu đến cuối thiên tùy bút, góp phần không nhỏ tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này.
Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô
tri, vô giác, như trăm ngàn con sông khác, mà sông Đà là một nhân vật có cá tính, có tâm
trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp.
Mỗi tác phẩm tùy bút thường rất độc đáo cả về màu sắc thẩm mĩ và phong cách biểu
hiện, cần phải được cảm nhận, phân tích cụ thể.
1.3.3 Bút kí
Bút kí “là một thể loại phóng khoáng, tự do mà cá tính nghệ sĩ trực tiếp tham gia vào
đặc điểm thể loại” [61, tr. 257], là một thể thuộc loại trung gian giữa kí sự và tùy bút. Cùng
với việc tái hiện dồi dào những chi tiết xác thực về con người và sự việc mà người viết đã
tìm hiểu, nghiên cứu, bút kí cũng ghi lại những cảm nghĩ của tác giả về những sự việc, hiện
tượng được phản ánh, qua đó biểu hiện cách nhìn, cách đánh giá cũng như quan niệm của
nhà văn. Trong bút kí, yếu tố trữ tình luôn xuất hiện xen kẽ với ghi, tả sự việc, hiện tượng.
Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên
cứu của tác giả khám phá ra các khía cạnh “có vấn đề”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong
các quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường. Nhà thơ Phạm Hổ quan
niệm “Bút kí có thể xem như một thể loại nằm giữa hai thể truyện ngắn và thơ”. Cái dễ và
cái khó của bút kí có lẽ là ở đó. Dễ ở chỗ bút kí không đòi hỏi nhất thiết xây dựng cho được
nhân vật. Nhưng khó là ở chỗ nếu không có truyện để lôi cuốn người đọc thì phải quyến
người đọc bằng cái gì chứ? Nói một cách khác, bút kí đứng được phải dựa vào đâu? Theo tôi
nghĩ thì đó là những cảm xúc thơ, những suy nghĩ thơ” [61, tr.258]. Người viết bút kí phải có
nhiệt tình công dân và cảm hứng thời sự.
Trong bút kí văn học, tác giả thường khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tô
đậm những phát hiện, nhận thức riêng của mình, tác động đến độc giả. Bút kí có thể thiên về
khái quát các hiện tượng có vấn đề của đời sống (chú ý nhiều đến việc sử dụng các biện pháp
nghệ thuật: xây dựng cốt truyện, sử dụng các yếu tố liên tưởng, trữ tình… để điển hình hóa
những tính cách), hoặc thiên về chính luận (mô tả các hiện tượng đời sống một cách chính
xác, sinh động, kèm theo những nhận xét riêng của mình hoặc của nhân vật, phân tích, đánh
giá cuộc sống được mô tả; sử dụng yếu tố nghị luận, châm biếm, hài hước).
Với đặc trưng bút kí thường dùng để ghi lại những con người thật và sự việc mà nhà
văn đã tìm hiểu nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng
nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát,
nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến…, đã được
Hoàng Phủ Ngọc Tường vận dụng với một văn phong đặc sắc
Nhìn chung, phân lượng của các phương thức, phương tiện chiếm lĩnh nội dung, tổ
chức văn bản trong từng bài bút kí luôn luôn có sự thay đổi tùy theo bút pháp của các nhà
văn khác nhau, nên ranh giới giữa các thể bút kí, kí sự, tùy bút có khi không thật rạch ròi, rất
khó phân biệt, nhất là trong một bài ngắn.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DẠY HỌC TÁC PHẨM KÍ
Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Là một vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay và nó đọng ở các mục
chương trình, nội dung – tài liệu, việc học. Nhưng chúng tôi chỉ đi vào mấy mặt sau đây:
2.1 Chương trình hiện hành
2.1.1 Tác phẩm kí trong chương trình trung học cơ sở
* Lớp 6 : Bài 18: Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài; Bài 25: Cô Tô (trích
phần cuối bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân); Bài 26: Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới;
Bài 27: Lòng yêu nước (tùy bút) của tác giả I.E.Ren.Bua (Thép Mới dịch), được trích trong
tập tùy bút Thời gian ủng hộ chúng ta và Lao xao (trích từ tập hồi kí tự truyện Tuổi thơ im
lặng của Duy Khán); Bài 29: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử (là một bài bút kí mang
nhiều yếu tố hồi kí – văn bản nhật dụng) (Theo Thúy Lan, báo Người Hà Nội)
* Lớp 7: Mùa xuân của tôi được trích từ thiên tùy bút Tháng Giêng mơ về trăng non
rét ngọt trong tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng; Ca Huế trên sông
Hương (theo Hà Ánh Minh, báo Người Hà Nội, văn bản nhật dụng)
* Lớp 8: Tùy bút Trong lòng mẹ được trích tập hồi kí Những ngày thơ ấu của tác giả
Nguyên Hồng
* Lớp 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích trong Vũ trung tùy bút của Phạm
Đình Hổ
Như vậy, nhìn một cách khái quát về sự phân bố chương trình ở cấp trung học cơ sơ,
ta có thể thấy rằng càng lên lớp cao hơn thì những tác phẩm hay đoạn trích thuộc thể loại kí
càng ít được đưa vào chương trình dạy. Cụ thể là ở lớp 6 thì có năm bài thuộc tiểu loại kí
trên tổng số 34 bài thuộc thể văn học (không kể phần tiếng Việt). Đến năm lớp 7 chỉ còn hai
lại bài thuộc tiểu loại kí, năm lớp 8 thì chỉ còn duy nhất một bài trong cả năm học. Lên lớp 9
các em cũng chỉ được học một tác phẩm kí duy nhất thuộc kí trung đại, còn ba năm lớp 6,7,8
thì các em chủ yếu được học những tác phẩm thuộc kí hiện đại. Trong đó, các bài kí thường
thiên về kí tự sự với các tiểu loại như: tùy bút, bút kí, hồi kí. Từ đó, ta cũng cò thể nói rằng,
ở chương trình trung học cơ sở, sự phân bố giữa các tiểu loại kí cũng chưa có được sự đồng
đều giữa các tiểu loại với nhau, và thể loại kí cũng chỉ là một thể loại bình thường trong
chương trình nên sự quan tâm của giáo viên cũng như học sinh đến thể loại này cũng chưa
được sâu sắc, kỹ lưỡng như những thể loại khác trong chương trình học.
2.1.2 Tác phẩm kí trong chương trình trung học phổ thông
* Lớp 10: Học sinh không học tác phẩm kí nào
* Lớp 11: Vào phủ chúa Trịnh được trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu
Trác
* Lớp 12: Người lái đò sông Đà được trích từ tác phẩm cùng tên của tác giả Nguyễn
Tuân; Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Sang đến chương trình trung học phổ thông thì thể loại kí lại càng ít được đưa vào hơn
nữa, ba năm học chỉ học ba đoạn trích của ba tác phẩm kí, một bài được học ở lớp 11, hai bài
được học ở lớp 12, còn lớp đầu cấp là lớp 10 thì các em hoàn toàn không có được một tác
phẩm kí nào trong toàn bộ chương trình. Nếu đem so sánh thể loại kí với các thể loại khác
trong chương trình học thì ta có thể thấy rất rõ sự chênh lệch quá lớn giữa các thể loại được
học trong chương trình với nhau. Và cũng giống như ở chương trình trung học cơ sơ, những
bài kí học sinh được học trong chương trình trung học cơ sở cũng thiên về thể tự sự và trữ
tình, còn tiểu loại kí sự thì được học một bài ở năm lớp 11 mà thôi. Như vậy, có thể thấy,
ngay chính trong các tiểu loại kí với nhau đã khó có được sự đồng đều giữa các tiểu loại, dẫn
đến việc giáo viên rất ít khi đi tìm hiểu thêm tư liệu để trợ giúp cho việc giảng dạy tác phẩm
kí của mình, bởi họ có thể không muốn đầu tư quá nhiều công sức vào một tiểu loại chỉ dạy
có hai tiết trong cả năm học cũng là điều dễ hiểu.
2.2 Tình hình dạy học tác phẩm kí ở trường phổ thông
Với thực tế cuộc sống ngày nay, học sinh thường có tâm lí sống theo chiều hướng
năng động, tích cực, nên các em thường thích thi vào các khối kinh tế, bách khoa, do đó khi
còn ngồi ghế nhà trường THPT, hầu hết các em học sinh chỉ chú tâm vào học các môn Toán,
Lý, Hóa, Anh với mục đích sẽ thi đậu vào những trường đại học mà mình yêu thích. Từ đó,
dẫn đến một thực tế là các em có phần lơ là với các môn khoa học xã hội nói chung, môn
Văn nói riêng, thậm chí coi thường những môn này và chỉ học ở hình thức đối phó, cho qua,
chứ không tập trung như những môn thuộc về khối tự nhiên và kết quả là các em ngày càng
xa rời môn Văn, không có được sự hào hứng, hứng thú trước khi học môn này.
Trong toàn bộ môn Ngữ văn thì lại chia ra nhiều thể loại tác phẩm khác nhau, có thể
loại rất được học sinh và giáo viên yêu thích và chú trọng đến nó như: truyện ngắn, thơ, …
Do đó, trong chương trình Ngữ văn từ giai đoạn trước (lúc chưa thay đổi chương trình, sách
giáo khoa) thì những thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết… này chiếm phần lớn trong
chương trình, kéo dài từ năm lớp 10 đến hết lớp 12. Tuy nhiên, thể loại kí thì chỉ có một tác
phẩm tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (lúc chưa thay sách), và đến nay khi
chương trình thay sách đã xong thì thể loại này đã tăng lên được vỏn vẹn ba tác phẩm nằm ở
lớp 11 và 12. Từ thực tế đó, ta có thể thấy rằng thể loại kí ít được chú trọng và không thuộc
nội dung quan trọng trong chương trình học môn Ngữ văn ở nhà trường. Thêm vào đó,
những tác phẩm kí này cũng ít khi được nằm trong nội dung trọng tâm của các bài kiểm tra
trong lớp, cũng như trong những kì thi lớn. Mà nếu có thì những câu hỏi về tác phẩm kí
trong các đề kiểm tra thường nằm ở ở phần không quan trọng của cấu trúc đề, và chiếm một
số lượng điểm rất khiêm tốn trong toàn bộ thang điểm 10 của đề kiểm tra (chỉ chiếm từ 1 đến
2 điểm).
Chính vì vậy mà học sinh và ngay cả giáo viên cũng không đặt nặng về những tác
phẩm kí, người giáo viên khi dạy cũng không tìm hiểu kĩ về thể loại này, còn học sinh cũng
không cần khắc sâu trong trí nhớ của mình về những tác phẩm kí. Ngoài ra, do chưa tìm hiểu
kĩ về thể loại kí này nên có một thực tế diễn ra là nhiều giáo viên đã dạy kí giống như dạy
những tác phẩm truyện ngắn hay tiểu thuyết. Họ chưa chú trọng và làm nổi bật lên được đặc
điểm của thể kí là tính chuẩn xác, ghi chép việc thật, người thật nên lại càng làm cho học
sinh khó mà nắm bắt được rõ ràng về thể loại này và phân biệt được một cách cụ thể kí với
những thể loại tự sự khác.
2.2.1 Khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về việc dạy học tác phẩm kí
Người viết luận văn viết phần đánh giá kết quả này dựa trên cơ sở cuộc khảo sát giáo
viên tổ bộ môn Ngữ Văn và học sinh thuộc 05 trường THPT trong địa bàn TP.HCM, bao
gồm: trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, trường THPT Bùi Thị Xuân – quận 1, trường
THPT Nguyễn Hiền – quận 11, trường THPT Hiệp Bình – quận Thủ Đức, Trường THPT
Quang Trung – huyện Củ Chi; với tổng số lượng phiếu: Giáo viên là 52 phiếu, học sinh lớp
11 là 224 phiếu, học sinh lớp 12 là 199 phiếu.
2.2.1.1 Khảo sát giáo viên
STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL %
1
Khi giảng dạy những tác phẩm kí, với
phân phối chương trình như hiện nay,
theo anh (chị) là đủ, nhiều hay ít?
Nhiều 2 3,8
Đủ 34 65,4
Ít
15 28,8
2
Trong quá trình dạy đọc hiểu tác
phẩm kí anh (chị) có gặp khó khăn
không?
Có 42 80,8
Không
10 19,2
3
Anh (chị) thường gặp phải những khó
khăn nào dưới đây khi dạy đọc hiểu tác
phẩm kí?
Không đủ thời gian dạy trên lớp 24 46,2
Còn lúng túng về phương pháp 8 15,4
HS học yếu, chậm tiếp thu, chưa
có kỹ năng sống
17 32,7
Tư liệu về tác giả, tác phẩm kí
còn ít.
27 51,9
4
Anh (chị) có quan tâm đến việc lựa
chọn phương pháp dạy học tác phẩm kí
trong nhà trường không?
Có 45 86,5
Không
24 46,2
5
Anh (chị) thường sử dụng phương
pháp nào trong số những phương pháp
sau đây khi tổ chức hoạt động dạy đọc
hiểu tác phẩm kí?
Phương pháp đọc diễn cảm 18 34,6
Phương pháp nêu vấn đề 42 80,8
Phương pháp thuyết giảng 27 51,9
Phương pháp trực quan
17 32,7
6
Để có một giờ dạy đạt kết quả cao, anh
(chị) thường yêu cầu học sinh chuẩn bị
những gì khi học tác phẩm kí?
Đọc tác phẩm trước ở nhà 48 92,3
Tóm tắt tác phẩm 24 46,2
Trả lời câu hỏi trong phần hướng
dẫn học bài
39 75
Ghi ra giấy những vấn đề cần trao
đổi
18 34,6
7 Khi dạy tác phẩm kí, anh (chị) có yêu Có 50 96,2
cầu học sinh đọc tác phẩm trên lớp
không? Vì sao?
Không
2 3,8
8
Theo anh (chị), để dạy tốt tác phẩm kí
theo nguyên tắc chủ động tích cực, cần
có những yêu cầu gì?
Trang bị cho GV đầy đủ SGK,
SGV, TLTK
36 69,2
Thay đổi cách đánh giá hoạt động
dạy học của GV
20 38,5
HS có kĩ năng đọc, chuẩn bị bài
chu đáo
21 40,4
Tăng thời lượng dạy đọc văn trên
lớp
21 40,4
Không nặng về truyền thụ kiến
thức mà chủ yếu dạy HS cách
học, cách suy nghĩ, cách giải
quyết vấn đề.
30 57,7
9
Ý kiến của anh (chị) về sách giáo viên
(phần tác phẩm kí):
Định hướng kiến thức và phương
pháp rõ ràng, đầy đủ
23 44,2
Định hướng kiến thức và phương
pháp chưa rõ, chưa đầy đủ
26 50
10
Phần “tiểu dẫn” trước mỗi bài học về
tác phẩm kí, theo anh (chị) là:
Cần thiết và đã cung cấp đủ thông
tin
14 26,9
Cần thiết nhưng chưa cung cấp đủ
thông tin
36 69,2
11
Theo anh (chị), phần hướng dẫn học
bài của SGK sau mỗi bài học về tác
phẩm kí có khoa học và phù hợp
không?
Có 32 61,5
Không
15 28,8
12
Theo anh (chị), việc dạy và học tác
phẩm kí ít được giáo viên và học sinh
quan tâm, hứng thú khi học là vì:
GV dạy cho qua, không chú trọng
đến thể loại này
8 15,4
Những tác phẩm kí thường không
nằm trong những bài trọng tâm để
đi thi
20 38,5
Kí là thể văn thứ yếu, không có
giá trị bằng truyện
9 17,3
13
Đối với việc dạy đọc hiểu tác phẩm kí,
anh (chị) có sử dụng phương tiện dạy
học nào không?
Có 46 88,5
Không 6 11,5
Tranh ảnh minh hoạ 13 25
Băng, đĩa ghi hình, ghi âm 34 65,4
Phiếu học tập
Những phương tiện khác
14
Theo đánh giá riêng của anh (chị),
mức độ hiểu của HS sau khi học tác
phẩm kí là:
100% 0 0
75% 25 48,1
50% 25 48,1
25% 2 3,8
0% 0 0
2.2.1.2 Khảo sát ý kiến học sinh
* Lớp 11:
STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL %
1
Trước khi vào giờ học văn, thầy (cô) có
yêu cầu các em phải chuẩn bị bài ở nhà
trước không?
Có 205 91,5
Không
16 7,1
2
Khi yêu cầu các em chuẩn bị bài trước ở
nhà, Thầy (cô) có cung cấp thêm cho em
tài liệu tham khảo về bài học không?
Có 72 32,1
Không
150 67
3
Thầy (cô) yêu cầu em chuẩn bị những gì
trước khi học các tác phẩm kí?
Đọc văn bản trước ở nhà 173 77,2
Trả lời câu hỏi trong phần
hướng dẫn học bài
113 50,4
Tóm tắt văn bản trong SGK
29 12,9
Ghi ra giấy những vấn đề cần
trao đổi
12 5,4
4
Theo em, trong giờ học một tác phẩm kí
có nên tổ chức thảo luận nhóm không?
Có 169 75,4
Không 48 21,4
5
Trong quá trình dạy tác phẩm kí thầy
(cô) có đặt câu hỏi để các em tìm hiểu về
bài học hay không?
Có 216 96,4
Không
5 2,2
6
Theo em, những câu hỏi thầy (cô) đã đặt
ra có tiêu biểu để tìm hiểu về bài học
không?
Có 203 90,6
Không
11 4,9
7
Khi dạy học tác phẩm kí, thầy cô có cho
các em đọc diễn cảm tác phẩm ở trên lớp
không?
Có 174 78,1
Không
48 21,5
8
Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) tổ
chức những hoạt động nào để phát huy
tính tích cực của các em tham gia vào
bài học?
Qua câu trả lời của HS, thầy
(cô) tổ chức thảo luận, trao
đổi giữa HS về bài học
54 24,1
Đặt câu hỏi cần thiết, có tính
chất mấu chốt để gợi cho HS
suy nghĩ
136 60,7
Cho HS đọc văn bản để tạo
cảm xúc, thầy (cô) chủ động
nêu vấn đề, gợi vấn đề, gợi ý
về câu trả lời cho HS
126 56,2
Thầy (cô) không tổ chức các
hoạt động trên trong giờ dạy
học văn
16 7,1
9
Qua giờ học tác phẩm kí, với cách thức
thầy (cô) đặt vấn đề và yêu cầu các em
giải quyết vấn đề, em thấy giờ học văn
có khó khăn và nặng nề không?
Có 107 47,8
Không
98 43,8
10
Sau khi học xong giờ đọc văn về tác
phẩm kí, mức độ hiểu văn bản của em là:
100% 10 4,5
75% 117 52,2
50% 71 31,7
25% 20 8,9
0% 5 2,2
11
Trong giờ học văn, em mong muốn ở
thầy (cô) điều nào sau đây?
Đọc và giảng truyền cảm 57 25,4
Đặt câu hỏi sáng rõ và dẫn 85 38,1
dắt cụ thể
Cho HS được tự do bày tỏ
suy nghĩ, cảm xúc
101 45,3
Chú ý nhiều đến việc rèn
luyện khả năng diễn đạt của
HS
54 24,1
12
Để đạt điểm cao đối với môn văn, em
thường sử dụng cách học nào sau đây?
Đọc và học tập bài phân tích
của sách tham khảo
54 24,1
Học thuộc lòng các bài mà
giáo viên đã cho phép
37 16,5
Hiểu tác phẩm, có kĩ năng –
phương pháp làm bài
96 42,9
Đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo
ý riêng có sáng tạo
90 40,4
* Lớp 12
STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL %
1
Trước khi vào giờ học văn, thầy (cô) có
yêu cầu các em phải chuẩn bị bài ở nhà
trước không?
Có 181 91
Không
18 9
2
Khi yêu cầu các em chuẩn bị bài trước ở
nhà, Thầy (cô) có cung cấp thêm cho em
tài liệu tham khảo về bài học không?
Có 93 46,7
Không 101 50,8
Không ý kiến 5 2,5
3
Thầy (cô) yêu cầu em chuẩn bị những gì
trước khi học các tác phẩm kí?
Đọc văn bản trước ở nhà 173 86,9
Trả lời câu hỏi trong phần
hướng dẫn học bài
78 39,2
Tóm tắt văn bản trong SGK 73 36,7
Ghi ra giấy những vấn đề cần
trao đổi
27 13,6
4 Theo em, trong giờ học một tác phẩm kí Có 149 74,9
có nên tổ chức thảo luận nhóm không? Không 50 25,1
5
Trong quá trình dạy tác phẩm kí thầy
(cô) có đặt câu hỏi để các em tìm hiểu về
bài học hay không?
Có 191 96
Không
7 3,5
6
Theo em, những câu hỏi thầy (cô) đã đặt
ra có tiêu biểu để tìm hiểu về bài học
không?
Có 190 95,5
Không
5 2,5
7
Khi dạy học tác phẩm kí, thầy cô có cho
các em đọc diễn cảm tác phẩm ở trên lớp
không?
Có 172 86,4
Không
20 10,1
8
Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) tổ
chức những hoạt động nào để phát huy
tính tích cực của các em tham gia vào
bài học?
Qua câu trả lời của HS, thầy
(cô) tổ chức thảo luận, trao
đổi giữa HS về bài học
66 33,2
Đặt câu hỏi cần thiết, có tính
chất mấu chốt để gợi cho HS
suy nghĩ
117 58,8
Cho HS đọc văn bản để tạo
cảm xúc, thầy (cô) chủ động
nêu vấn đề, gợi vấn đề, gợi ý
về câu trả lời cho HS
148 74,4
Thầy (cô) không tổ chức các
hoạt động trên trong giờ dạy
học văn
10 5
9
Qua giờ học tác phẩm kí, với cách thức
thầy (cô) đặt vấn đề và yêu cầu các em
giải quyết vấn đề, em thấy giờ học văn
có khó khăn và nặng nề không?
Có 50 25,1
Không
144 72,4
10
Sau khi học xong giờ đọc văn về tác
phẩm kí, mức độ hiểu văn bản của em là:
100% 7 3,5
75% 99 49,7
50% 66 33,2
25% 21 10,6
0% 6 3
11
Trong giờ học văn, em mong muốn ở
thầy (cô) điều nào sau đây?
Đọc và giảng truyền cảm 58 29,1
Đặt câu hỏi sáng rõ và dẫn
dắt cụ thể
86 43,2
Cho HS được tự do bày tỏ
suy nghĩ, cảm xúc
80 40,2
Chú ý nhiều đến việc rèn
luyện khả năng diễn đạt của
HS
61 30,7
12
Để đạt điểm cao đối với môn văn, em
thường sử dụng cách học nào sau đây?
Đọc và học tập bài phân tích
của sách tham khảo
32 16,1
Học thuộc lòng các bài mà
giáo viên đã cho phép
43 21,6
Hiểu tác phẩm, có kĩ năng –
phương pháp làm bài
125 62,8
Đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo
ý riêng có sáng tạo
67 33,7
2.2.2 Đánh giá tình hình
2.2.2.1 Những kết quả
* Với giáo viên
Đại đa số các giáo viên khi được hỏi đều cho rằng phân phối chương trình của các tác
phẩm kí trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn THPT hiện nay là đủ, (65,4%) nhưng cũng còn
đến 28,8% số lượng giáo viên cho rằng phân phối như hiện nay là còn ít. Điều đó, lại càng
chứng minh được một điều rằng so với toàn bộ khung chương trình giảng dạy Ngữ Văn thì
các tác phẩm kí chỉ chiếm một con số khiêm tốn trong chương trình học. Tuy nhiên, lại có
3,8% giáo viên cho rằng phân phối chương trình như vậy là nhiều, thế nên ta có thể khẳng
định thêm được rằng, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa mặn mà với việc dạy thể loại này,
dẫn đến kết quả học sinh cũng sẽ không khắc sâu và quan tâm đến những tác phẩm kí. Các
anh chị giáo viên cũng cho rằng việc khó khăn khi dạy tác phẩm kí là vì họ có quá ít tư liệu
về tác giả, tác phẩm (51,9%), thời gian dạy trên lớp cho những bài này thì không đủ để
chuyển tải hết nội dung của tác phẩm (46,2%); việc học sinh không thích học văn, học yếu,
chậm tiếp thu cũng là một rào cản lớn trong việc giảng dạy kí ở nhà trường phổ thông
(32,7%). Mặc dù vậy, rất đông giáo viên được hỏi đều có quan tâm đến việc lựa chọn
phương pháp dạy học tác phẩm kí (86,5%). Trong phần phương pháp giảng dạy tác phẩm kí
của mình họ thường chọn các phương pháp nêu vấn đề (80,8%), phương pháp thuyết giảng
(51,9%). Tuy nhiên, khi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà thì giáo viên lại chỉ yêu
cầu rất đơn giản với những công việc như: đọc tác phẩm trước ở nhà (92,3%), trả lời câu hỏi
trong phần hướng dẫn học bài (75%). Từ đó, dẫn đến một thực tế học sinh sẽ mất dần đi sự
chủ động, không tự tìm hiểu tác giả, tác phẩm trước khi học.
Hiện nay, với tinh thần dạy học theo nguyên tắc chủ động tích cực, thì khi dạy tác
phẩm kí, người giáo viên cần được cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và đặc
biệt là sách tham khảo (69,2%), khi dạy thì cũng không nặng về truyền thụ kiến thức mà chủ
yếu dạy học sinh cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề (57,7%). Tuy nhiên, họ cho
rằng những định hướng kiến thức và phương pháp trong sách giáo viên chưa đầy đủ, chưa rõ
ràng (50%), phần “tiểu dẫn” trước mỗi bài học về tác phẩm kí là cần thiết nhưng sách giáo
cũng chưa cung cấp đủ thông tin cho học sinh (69,2%). Ở phần khảo sát này, chúng ta cũng
có thể thấy được thực tế là việc dạy và học tác phẩm kí ít được giáo viên và học sinh quan
tâm, hứng thú khi học là vì những tác phẩm kí thường không nằm trong những bài trọng tâm
để đi thi (38,5%) nên giáo viên thường chỉ dạy cho qua, không chú trọng đến thể loại này
(15,4%). Qua phiếu khảo sát này, chúng ta thấy được cũng có một bộ phận giáo viên hết sức
cố gắng giúp cho học sinh hiểu được một cách nhanh nhất những tác phẩm kí bằng cách cho
học sinh xem băng, đĩa ghi hình, ghi âm, tranh ảnh minh họa trong quá trình giảng dạy của
mình. Với những cố gắng ấy, người giáo viên cũng đồng ý rằng mức độ hiểu tác phẩm của
học sinh nằm trong khoảng từ 50 – 75%, tùy từng trường cũng như năng lực cảm thụ văn học
của mỗi học sinh.
* Với học sinh
Hầu hết trước các giờ giảng văn, giáo viên đều dặn dò và yêu cầu học sinh phải chuẩn
bị bài trước ở nhà (trên 91%) nhưng giáo viên lại không hoặc ít khi cung cấp thêm tài liệu
tham khảo về bài học cho học sinh biết. Thế nên, đại đa số những vấn đề giáo viên yêu cầu
học sinh chuẩn bị ở nhà trước khi học bài mới chỉ là những việc như: đọc văn bản trước ở
nhà (trên 77%) hoặc trả lời những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài (từ 39% đến 50% số
học sinh được hỏi). Cũng theo ý kiến của học sinh tham gia trả lời thì trong quá trình giảng
dạy tác phẩm kí, giáo viên nên tổ chức cho các em thảo luận nhóm (trên 74%). Phương pháp
đọc diễn cảm cũng là một khá quan trọng trong giờ giảng văn, khi có hơn 78% học sinh trả
lời “có” khi được hỏi vể việc thầy cô có cho các em đọc diễn cảm tác phẩm trên lớp hay
không? Trong quá trình giảng dạy, thầy cô thường tổ chức những hoạt động như: đặt câu hỏi
cần thiết, có tính mấu chốt để gợi cho học sinh suy nghĩ (trên 58%), cho học sinh đọc văn
bản để tạo cảm xúc, giáo viên chủ động nêu vấn đề, gợi vấn đề, gợi ý về câu trả lời cho học
sinh (trên 56%). Về vấn đề cảm giác của em có năng nề không thì ta có thể thấy có hai ý kiến
trái chiều nhưng gần như tương đương nhau về việc này, một nửa thì cho rằng giờ học văn
nặng nề, nhưng nửa kia thì lại không đồng ý như vậy. Tuy nhiên, riêng các em lớp 12 thì số
lượng trả lời giờ văn không nặng nề và khó khăn lại chiếm hơn 72%. Các em cũng tự đánh
giá về mức độ hiểu tác phẩm kí của mình là từ 50% đến 75%, kết quả gần như trùng khớp
với ý kiến của những giáo viên được hỏi. Chúng ta có thể thấy được mong muốn của học
sinh với thầy cô là cho học sinh được tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của các em (trên 40%),
các câu hỏi trong giờ giảng văn cần đặt sáng rõ và dẫn dắt cụ thể (trên 38%) và cần phải chú
ý nhiều đến việc rèn luyện khả năng diễn đạt của học sinh (trên 24%). Thế nên, các em đã
nhận thức được rằng, để đạt được điểm cao đối với môn Văn thì chính các em phải hiểu được
tác phẩm, có kĩ năng – phương pháp làm bài (trên 42,9) và đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo ý
riêng có sáng tạo (trên 33%)
2.2.2.2 Những hạn chế
Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng đứng trước yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, việc dạy học văn nói chung cũng như việc dạy tác phẩm kí nói
riêng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập so với nhiệm vụ chung của ngành giáo dục.
Một trong những biểu hiện rõ nhất của hạn chế là vấn đề dạy học của giáo viên. Trong
quá trình giảng dạy, giáo viên chưa đi ra khỏi con đường mòn là chú trọng cung cấp kiến
thức đơn thuần mà không quan tâm nhiều đến phương pháp. Lẽ ra, trong giờ học văn, học
sinh phải được phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, được tự mình khám phá cái hay, cái đẹp
của tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, để có thể phát triển năng lực văn học và trưởng thành về
trí tuệ, về tâm hồn và nhân cách, thì ngược lại các em phải lắng nghe, ghi chép những lời
thuyết giảng của giáo viên một cách máy móc, khô khan. Nhìn chung, công việc của giáo
viên phần nhiều là tìm kiếm, phát hiện cái hay, cái đẹp, quy chúng lại thành những nhận định
chung chung và cố gắng truyền thụ cho học sinh khối lượng kiến thức đó một cách nhạt nhẽo,
nhàm chán, rồi kiểm tra kết quả đó bằng con đường tái hiện. Ngay cả những bài giảng mang
tính khơi gợi, kích thích sự sáng tạo của học sinh vẫn không đi ngoài phương pháp giảng dạy
cũ kĩ này. Đó cũng là lí do nhiều năm gần đây đa số học sinh có biểu hiện chán học văn, đến
với giờ giảng văn như là một sự bắt buộc. Đó là chưa kể đến một bộ phận giáo viên đến nay
vẫn còn tỏ ra tâm đắc với giáo án mẫu, những bài soạn giảng mẫu và sử dụng chúng một
cách máy móc, không có sự sáng tạo.
Cho đến nay, vẫn còn không ít trường hợp giáo viên dạy học theo lối đọc chậm cho
học sinh viết, thậm chí còn ghi lại bài học lên bảng cho học sinh chép. Học sinh không được
đến với tác phẩm bằng sự nỗ lực vận động của cá nhân, không được tự giác và tự nhiên cảm
thụ tác phẩm, mà kết quả học tập chỉ thu nhận được bằng sự tiếp thu kết quả tìm tòi, phát
hiện của giáo viên. Đó là một sai lầm cơ bản của giáo viên do không nhận thức đúng đắn vai
trò cảm thụ của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Dường như trong nhiều trường
hợp, giáo viên chỉ quan tâm đến văn bản. Ngoài những yếu tố thuộc về văn bản, đặc biệt là
nhu cầu tự khám phá, tự cảm thụ của học sinh thì chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Vì thế, học sinh luôn phải là “người lắng nghe” chứ không là “người nhập cuộc”. Quá trình
giảng văn trở nên phiến diện, một chiều, trong đó tác phẩm văn học là công cụ chủ yếu của
giáo viên trong quá trình dạy học. Do đó dẫn tới việc học sinh hiện nay gần như bị tê liệt về
cảm xúc, về hứng thú học tập và trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Có thể thấy đôi khi gặp
những bài giảng thầy dạy say sưa, thể hiện được cảm nhận tinh tế qua ngôn từ giàu tính cảm
xúc, và trò cũng say sưa lắng nghe, nhưng nếu phải xác định nội dung khái quát của tác
phẩm thì các em lại lúng túng, có lúc trả lời sai. Như vậy, xét đến cùng, dù cho tiết dạy có
công phu, giờ dạy học tác phẩm văn chương cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Mặt hạn chế khác của tình hình dạy học văn nói chung cũng như dạy học tác phẩm kí
nói riêng là giáo viên chưa thật sự chú ý đặc trưng loại thể của tác phẩm văn học nên chưa có
cơ sở chắc chắn để đánh giá, phân tích tác phẩm. Vì vậy, không thiếu những giờ dạy học đã
diễn ra khá bài bản, đảm bảo đúng một quy trình giờ dạy từ mở đầu cho đến kết thúc, nhưng
cuối cùng chính người dạy cũng chưa thật sự hài lòng về nó, bởi họ chưa sử dụng đúng chìa
khóa loại thể để mở đúng cánh cửa chứa ý đồ sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm văn học.
Do đó, dù cho tiết dạy đã được thực hiện theo đúng quy trình của nó nhưng giáo viên vẫn
không thể khai thác hết giá trị tác phẩm. Nhiều trường hợp giáo viên dạy tác phẩm lịch sử
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf

More Related Content

What's hot

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...anh hieu
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang DũngPhân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang DũngJackson Linh
 
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcThể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcJackson Linh
 
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng naiHướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nainataliej4
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhNguyen Cuong
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân DiệuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắclongvanhien
 
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)Hiền Nhân
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 

What's hot (20)

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 
Đề Thi HK2 Toán 6 - THCS Huỳnh Văn Nghệ
Đề Thi HK2 Toán 6 - THCS Huỳnh Văn NghệĐề Thi HK2 Toán 6 - THCS Huỳnh Văn Nghệ
Đề Thi HK2 Toán 6 - THCS Huỳnh Văn Nghệ
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang DũngPhân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
Phân tích bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn họcThể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
 
V H D G
V H D GV H D G
V H D G
 
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng naiHướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAYLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
 
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắcNgười phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
Người phụ nữ Thái trong truyện thơ của dân tộc Thái ở Tây bắc
 
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
Lich su giao duc viet nam (nguyen thi thanh)
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
 
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
Đề tài: Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, ...
 

Similar to Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf

Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữnataliej4
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ nataliej4
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...HanaTiti
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănjackjohn45
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn nataliej4
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdfTên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdfNuioKila
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 nataliej4
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 nataliej4
 

Similar to Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf (20)

Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP ...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ...
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
Khoá Luận Dạy Học Truyện Ngắn Vợ Nhặt Của Kim Lân (Ngữ Văn 12, Tập 2) Theo Hư...
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
Gia sư văn tại hà nội
Gia sư văn tại hà nộiGia sư văn tại hà nội
Gia sư văn tại hà nội
 
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdfTên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
Tên sáng kiến Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.pdf
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THU THỦY THỂ KÝ VÀ VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM KÝ Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VĂN Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 THƯ VIỆN
  • 2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, học sinh các cấp, đặc biệt là cấp trung học phổ thông có thái độ không xem trọng bộ môn ngữ văn, cho bộ môn ngữ văn chỉ là môn phụ, không cần thiết phải tốn nhiều thời gian. Trong suy nghĩ của các em thường chỉ tập trung vào các môn tự nhiên để có thể đi tiếp vào cánh cửa trường đại học. Chính vì thế, việc giảng dạy bộ môn văn ở nhà trường phổ thông đã gặp những trở ngại, các em không có hứng thú học môn văn thì thầy cô cũng dễ bị mất niềm say sưa truyền đạt kiến thức đến cho học sinh. Với các tác phẩm là truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ thì việc truyền đạt tương đối thuận lợi bởi trong những thể loại này “chất văn” đậm đà, phong phú, nổi bật đã giúp cho người thầy làm tốt được công việc của mình. Còn đối với tác phẩm kí thì việc giảng dạy có những khó khăn riêng. Vì việc giảng dạy kí đòi hỏi người giáo viên phải bám chắc đặc điểm cơ bản của thể kí, đó là tính xác thực. Tác phẩm kí thường không hư cấu mà tác giả chỉ lựa chọn ngay những sự việc, những con người vốn đã có giá trị điển hình trong cuộc sống. Nếu thầy giáo chỉ thỏa mãn với những kiến thức có sẵn trong bài văn thì khó mà giảng hay được, dẫn đến giờ học bài kí diễn ra rất “khô khan”, học sinh khó tiếp nhận được tác phẩm. Từ đó, yêu cầu người giáo viên khi dạy những tác phẩm kí phải có ý thức nghiên cứu lí luận về thể kí và phải biết vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy một thể loại văn học lấy người thực, việc thực làm đối tượng phản ánh, giúp cho học sinh hiểu biết và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của những sự việc, con người có tính tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa của nó. Đồng thời, phải giúp học sinh biết liên hệ với thực tế đời sống, với những sự việc và con người gần gũi với nội dung tác phẩm thì bài giảng mới có thể hấp dẫn và sâu sắc. Việc giáo viên và học sinh chưa chú trọng vào việc giảng dạy và học tập tác phẩm kí cũng bởi những nội dung của bài kí rất ít khi được đưa vào các đề thi cuối kì. Nếu có thì cũng chỉ nằm ở những mục câu hỏi về lý thuyết, chiếm một phần nhỏ trong tổng số điểm của đề thi. Ngoài ra, so sánh giữa các thể loại trong toàn bộ chương trình học bộ môn Ngữ văn ở cấp trung học phổ thông thì việc phân bố thời lượng cho những bài dạy về kí còn quá ít, lại rải đều trong hai năm lớp 11 và 12. Như vậy, mỗi năm, học sinh chỉ được học một đoạn trích nhỏ của tác phẩm kí trong năm lớp 11, và một bài bút kí, một bài tùy bút trong năm lớp 12. Từ đó, có thể thấy, học sinh lớp 11 chưa kịp ghi nhớ về thể loại ở bài học đầu năm lớp 11, thì
  • 3. đã lại học sang một thể loại khác dài hơi hơn, rồi sang đến năm 12 (nghĩa là gần một năm sau) mới được tiếp tục tìm hiểu về thể loại này nhưng cũng với thời lượng bài học rất ngắn ngủi (4 tiết) và đoạn trích viết theo thể kí được phân bố trong chương trình rất ít, lại càng làm cho người giáo viên dễ có sự so sánh với các thể loại khác làm giảm bớt đi sự quan tâm, đầu tư thời gian với việc giảng dạy thể loại này. Riêng đối với học sinh, việc học kém, thậm chí là coi thường bộ môn Ngữ văn đã được thấy rất rõ trong thời gian vừa qua, có những học sinh, sau khi học xong đã không còn nhớ đến những tác phẩm kí vừa được học. Bởi đối với các em, giờ học bộ môn Ngữ văn đã rất tẻ nhạt, lại phải học những tác phẩm kí thiên về tính chất xác thực, ít có sự hư cấu, lãng mạn lại làm các em thêm phần chán học những giờ này. Từ những điều trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề Thể loại kí và việc giảng dạy tác phẩm kí ở trong nhà trường phổ thông để tìm hiểu thêm về những đặc điểm của thể kí, tìm hiểu thực trạng của việc dạy học tác phẩm kí ở trường phổ thông và góp phần đề xuất phương hướng giảng dạy kí nhằm nâng cao chất lượng dạy – học văn nói chung cũng như giờ dạy tác phẩm kí nói riêng được 2. Lịch sử vấn đề Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết vốn có sự ổn định tương đối về đặc trưng thể loại, các tác phẩm kí tuy cùng nằm trong loại hình văn xuôi tự sự song lại là tên gọi chung cho một nhóm thể tài có tính giao thoa giữa báo chí (chính luận, điều tra, ghi chép tư liệu, tường thuật sự kiện...) với văn học, in đậm dấu ấn “sự hợp nhất truyện và khảo cứu” [M. Gorki] và thường có tính xã hội, tính thời sự sâu sắc, bao gồm nhiều tiểu loại thể văn như bút kí, kí sự, phóng sự, tiểu thuyết phóng sự, du kí, hồi kí, nhật kí, tuỳ bút, tản văn, tạp văn, tiểu luận, ... Đặc điểm sự giao thoa này càng trở nên rõ ràng khi mà bản thân thể tài kí còn đang trong quá trình hình thành và phát triển, khi mà ngay đường biên thể loại giữa truyện ngắn và ghi chép, giữa tiểu thuyết và phóng sự đôi khi cũng chưa được phân định rõ nét. Thể kí, như cái tên đặt cho nó, đã nói lên đặc điểm cơ bản của nó là thể văn dùng để “ghi lại” sự việc, ý nghĩa, cảm xúc, … Mặc dù theo nguyên tắc, tích chất của thể kí là “xác thực” và người viết kí không được quyền hư cấu nhưng không thể coi viết kí chỉ là một công việc chụp ảnh và ghi âm một cách máy móc và vai trò của người viết kí là hoàn toàn thụ động mà người viết kí phải làm công việc lựa chọn, sắp xếp. Lịch sử văn học đã cho thấy kí thường phát triển mạnh mẽ trong những thời kì mà xã hội có nhiều sự biến động nên ta phải thấy rằng thể kí có khả năng phản ánh “một cách
  • 4. nhanh nhạy” cuộc sống. Do đó, nó là thể văn thích hợp nhất để ghi lại cuộc sống trong những giai đoạn như ta vừa nói. Như vậy, một đặc trưng nữa của thể kí là tính chất tương đối giản dị, ngắn, gọn, lưu loát về mặt hình thức. Kết cấu của bài kí thường rõ ràng theo trình tự diễn biến của sự việc. Tình tiết trong kí không lắt léo quanh co, thường là cụ thể, nổi bật. Với chiều dài lịch sử của thể kí bắt đầu từ thời trung đại và kéo dài cho tới tận ngày nay chứng tỏ kí có vị trí khá quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam nhưng thực tế trong chương trình dạy học Ngữ văn ở bậc phổ thông trung học thì những tác phẩm kí lại không có được tầm quan trọng như nó vốn có. Ba năm trung học phổ thông, học sinh chỉ được học ba tác phẩm thuộc thể loại kí: 1. Đầu năm học lớp 11 các em được học kí sự: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác 2. Đến gần cuối học kì I của năm học lớp 12 thì các em được học tiếp tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường và tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Tác phẩm của Nguyễn Tuân thì có sẵn từ trước, còn tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì mới được đưa vào trong chương trình thay sách giáo khoa từ năm học 2003 – 2004. Thêm một vấn đề nữa là từ trước đến giờ, thể kí vốn rất ít được các nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu quá trình phát triển của nó một cách cụ thể và sâu sắc nên dẫn đến việc nguồn tư liệu để tìm hiểu và nghiên cứu đối với thể loại này tương đối ít, gây ra khó khăn cho thầy cô giáo khi đứng lớp giảng dạy nói chung cũng như người viết luận văn nói riêng. Ngoài ra, nếu để ý thì chúng ta cũng có thể thấy trong chương trình thi cử của bộ môn này, thể loại kí rất ít khi được đưa vào làm nội dung trọng tâm trong các kì thi lớn nhỏ khác nhau ở trường trung học phổ thông. Với những trở ngại như thế, việc dạy – học những tác phẩm này đã và đang gặp không ít trở ngại, vướng mắc. Bởi trong suốt một quá trình dài trước đó, học sinh chủ yếu được học các tác phẩm văn xuôi thiên về tự sự. Dần dần, cảm xúc và nhận thức của các em đã quen nương theo cốt truyện, hệ thống nhân vật, tình tiết, … Đến khi cần cảm thụ một tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình, nghĩa là không còn những căn cứ quen thuộc để bám víu, chắc chắn các em sẽ gặp lúng túng. Vì không thật sự hứng thú nên việc truyền đạt và tiếp nhận trên lớp học đối với những nội dung này khó lòng đạt được kết quả như mong muốn. Mặt khác, quan niệm về thể loại và định hướng tiếp cận tác phẩm tùy bút trong sách giáo khoa và sách giáo viên (đều do Bộ Giáo dục ấn hành năm 2007) cũng chưa được trình
  • 5. bày một cách thật sáng rõ và nhất quán. Điều bất cập này chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ, gây nên khó khăn trước hết đối với người giáo viên khi chuẩn bị giảng bài. Trong phần hướng dẫn giảng dạy và học tập các tác phẩm tùy bút trong sách giáo viên và sách giáo khoa đã không trách khỏi thiên lệch, chưa đảm bảo nguyên tắc cơ bản của việc cảm thụ và bình giá tác phẩm văn chương là phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Ở bài Người lái đò sông Đà, những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu “cái tôi tài hoa, uyên bác” của tác giả thường chiêm tỉ lệ lớn hơn so với những câu hỏi gợi ý để tìm hiểu về “cái tôi trữ tình, giàu cảm xúc”; Hay như ở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông thì chỉ có một câu hỏi trong tổng số sáu câu ở phần hướng dẫn học bài là hỏi về chất trữ tình của đoạn trích. Do đó, ta có thể thấy rằng, ngay cả ở những bộ sách cơ bản nhất trong nhà trường là sách giáo khoa và sách giáo viên, thì nội dung liên quan đến những vấn đề giảng dạy kí cũng chưa đạt được yêu cầu so với những thể loại khác, từ đó chúng ta có thể khẳng định thêm rằng, lĩnh vực nghiên cứu về phương pháp giảng dạy kí hiện nay đang còn bị bỏ ngỏ, chưa thật sự được quan tâm bởi những nhà nghiên cứu, những chuyên gia đầu ngành. Có thể nói rằng, tài liệu quan trọng đề cập một cách có hệ thống việc giảng dạy kí trong nhà trường phổ thông là hai cuốn giáo trình Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể do Trần Thanh Đạm chủ biên và cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương do Nguyễn Viết Chữ biên soạn. Các tác giả cho rằng khi dạy kí trung đại (cụ thể là dạy một phần nhỏ của tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác), “chúng ta cần khởi động tạo hứng thú cho các em từ cuộc đời của tác giả, ngòi bút vừa sắc sảo vừa thông minh hóm hỉnh của tác giả, đôi khi lại vừa khẽ khàng kín đáo vừa lạnh lùng ghi lại bức tranh hiện thực sống động về đời sống vương giả, kiêu sa mà tàn tạ, bạc nhược đến mức thảm hại nơi phủ chúa chốn kinh kì. Khi phân tích tác phẩm nên tận dụng con đường theo bước tác giả, đọc kĩ những cảm nhận tinh tường trước các vấn đề sự kiện mà tác giả ghi lại. Nên dùng những câu hỏi chi tiết nghệ thuật, tập trung vào “đọc diễn cảm” những đoạn giàu thông tin nghệ thuật: chân thực, phải đạo mà cũng đầy chất hài hước”. [11, tr. 121] Cũng theo thầy Nguyễn Viết Chữ, khi dạy tác phẩm kí hiện đại (tùy bút) như Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông “ta nên tận dụng con đường theo bước tác giả kết hợp với đọc diễn cảm, kết hợp giảng bình và câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái hiện”. Do đó, người viết có thể nói rằng vấn đề về thể loại kí và việc giảng dạy tác phẩm kí ở trong nhà trường phổ thông dường như chưa được nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như các khóa luận, luận văn tốt nghiệp và các bài báo đề cập hoặc có đề cập thì cũng
  • 6. chỉ mang nội dung khái quát. Nhìn chung, nó thường làm cơ sở, nền tảng cho người giảng dạy tham khảo, nghiên cứu để góp phần mở rộng nội dung bài giảng của mình. Từ những vấn đề nêu trên, người viết nhận thấy việc nghiên cứu về phương pháp giảng dạy kí đã được chú ý từ trước đây nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong chương trình thay sách diễn ra trong những năm gần đây, các tác phẩm kí cũng được đưa vào chương trình giảng dạy nhiều hơn trước thì vấn đề nghiên cứu phương pháp giảng dạy kí vẫn rất hiếm. Qua những thực tế nghiên cứu và giảng dạy, người viết hi vọng những công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy kí về sau sẽ ngày càng nhiều và luôn luôn được đổi mới cập nhật, luôn luôn có sự gắn kết trong mối liên hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Nghĩa là giữa việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm kí cần phải đảm bảo tính liên kết, khoa học và hệ thống. 3. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiêu cứu - Đề tài nghiên cứu những công trình nghiên cứu lý luận về thể loại kí - Nghiên cứu những bài giảng, những phân tích của các chuyên gia trong nước về những tác phẩm kí. - Đề tài tập trung đi vào khai thác và thực nghiệm những tác phẩm kí được dạy ở chương trình trung học phổ thông 4. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: nghiên cứu lí luận về thể kí và phương pháp giảng dạy kí để nắm được đặc trưng và cách thức dạy học - Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề: nghiên cứu lịch sử của thể kí và lịch sử giảng dạy kí. - Phương pháp điều tra và khảo sát: + Dự giờ lên lớp của một số giáo viên ở trường THPT để nắm bắt tình hình dạy học văn nói chung cũng như dạy học các tác phẩm kí nói riêng. + Điều tra, khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh (bằng phiếu) trong việc tiếp nhận thể loại kí trong nhà trường phổ thông và tình hình sử dụng các phương pháp trong quá trình dạy học tác phẩm kí.
  • 7. + Khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo; các bài viết, bài phân tích của một số nhà giáo, nhà nghiên cứu về các tác phẩm kí trong chương trình ngữ văn ở trường phổ thông. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để xử lý các tư liệu và ý kiến nghiên cứu của các nhà giáo, nhà phê bình, nghiên cứu nhằm làm rõ các quan điểm trong việc giảng dạy tác phẩm kí. - Phương pháp thống kê: dùng để thống kê ý kiến của giáo viên và của học sinh đã trả lời trên các phiếu điều tra. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thiết kế giáo án thực nghiệm nhằm tìm ra phương pháp tốt nhất cho việc giảng dạy thể loại kí trong nhà trường phổ thông. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương với các nội dung sau: Chương 1: Đặc điểm của thể loại kí văn học Chương 2: Tình hình dạy học tác phẩm kí ở nhà trường phổ thông Chương 3: Phương hướng, biện pháp và thực nghiệm giảng dạy tác phẩm kí ở trường trung học phổ thông
  • 8. CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI KÍ VĂN HỌC 1.1. Khái quát chung về thể kí 1.1.1 Khái niệm Theo những nhà biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học, kí là thể loại văn học có đặc điểm “tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hư cấu” và “Nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [20, tr. 137]. Còn các tác giả của “Từ điển tiếng Việt” thì cho rằng, kí là loại “thể văn tự sự có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất”[48, tr. 501]. Có thể nói, đây là những khái quát rất cụ thể về đặc trưng cơ bản của thể loại này. Kí là một loại hình văn học không thuần nhất. Đó là lĩnh vực văn học bao gồm nhiều thể loại, chủ yếu là văn xuôi ghi chép, miêu tả và biểu hiện những sự việc, con người có thật trong cuộc sống. Kí có cái hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của nó. Ở thể loại này, người ta đặc biệt quan tâm đến các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của đời sống có thực ngoài đời và đồng thời muốn bộc lộ trực tiếp cá tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm xã hội của tác giả. “Với thể loại kí, từ sự thôi thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu được công bố kịp thời đến những nhận xét, những đánh giá, những ý tưởng … Kí ghi được rất rõ những nét mang dấu ấn của một sự kiện, của một thời kì, của một lớp người, của một vùng miền” [61, tr. 243) Chính vì các tính chất nói trên mà thể loại kí có một phạm vi biểu hiện đời sống rất rộng lớn. Kí có thể thiên về ghi chép sự việc, hiện tượng như phóng sự, kí sự; có thể thiên về biểu hiện những cảm xúc trữ tình như tùy bút, tản văn;… Chính vì cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong nhìn nhận và khai thác các sự kiện của đời sống cũng như năng động phát huy vai trò sáng tạo của người cầm bút mà loại kí rất đa dạng và tác phẩm kí cụ thể luôn độc đáo. Kí là một loại hình nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn – tinh thần có tham vọng can dự trực tiếp vào mọi lĩnh vực của đời sống. Những người mới vào nghề thường tìm tới kí hoặc truyện ngắn. Nhưng các nhà văn chuyên nghiệp viết kí không phải là để thử bút, luyện nghề mà là do sự thôi thúc của đời sống buộc họ phải góp một tiếng nói kịp thời, phải phát biểu ngay một ý kiến nhằm thúc đẩy các hoạt động của xã hội. Nhà văn Lê Minh đã khẳng định một đặc điểm nổi bật, thuộc loại quan trọng nhất của kí mà từ lâu đã được mọi
  • 9. người thừa nhận. Tìm mọi cách can dự trực tiếp vào đời sống, kí trở thành loại hình văn học thời sự, một thể văn xung kích theo sát các vấn đề nóng hổi, cấp bách của hiện thực mang ý nghĩa xã hội rộng lớn. [62, tr. 361] Kí văn học là sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào hiện thực đời sống. Đó là những sáng tác văn học theo sát các vấn đề thời sự nóng hổi mang ý nghĩa xã hội rộng lớn. Mặt khác, kí văn học còn là sự biểu hiện của những giá trị nhân sinh, là thông tin về sự thực của những quan niệm, tư tưởng. Nội dung đặc thù của kí đã chứa đựng trong bản thân nó cơ sở để “thông tin sự thực” chuyển thành “thông tin thẩm mĩ” và những dòng chữ ghi việc có thể phát triển thành tác phẩm văn chương. Nhưng cũng chính vì thế mà kí đúng là ghi chép sự việc, nhưng không phải ai cũng có thể viết kí. Muốn viết kí, người sáng tác phải vừa là nhà hoạt động xã hội năng nổ, xông xáo, vừa là nhà nghệ sĩ tài hoa và là nhà văn hóa có tư tưởng rộng lớn với vốn tri thức uyên thâm. Về văn phong và ngôn từ nghệ thuật của kí thì theo Nguyễn Tuân: “Cách diễn đạt của thể kí cũng rất đa dạng và phức tạp” [61, tr. 251]. Có nhà nghiên cứu cho rằng: “đặc điểm văn học của kí lộ rõ nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật”. [61, tr. 251] Ngôn từ trong tác phẩm kí chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - người chứng kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống. Đồng thời, tác giả luôn là người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác. So với ngôn từ nghệ thuật của các thể loại khác, ngôn từ nghệ thuật của kí luôn có xu hướng mở rộng, thừa nhận, dung nạp nhiều hình thức và phong cách sáng tạo. Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí thường rất linh hoạt về giọng điệu. Kí thường không chỉ trần thuật, mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm. Trước hết, ngôn từ nghệ thuật của kí hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống. Vì thế nó vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, vừa khái quát. Đặc điểm phổ biến này của các tiểu loại kí thường biểu hiện rõ nhất ở phóng sự, kí sự. Do hướng tới những phạm vi thông tin và nhận thức, kí cũng đa dạng về kiểu loại và kết cấu. Các thể và biến thể của kí hình thành một cách tự nhiên trong quá trình vận động
  • 10. của lịch sử văn học. Theo đó, người ta chia kí thành hai nhóm lớn. Nhóm thứ nhất thiên về tự sự gồm các thể chính như kí sự, phóng sự, nhật kí. Nhóm thứ hai nghiêng về trữ tình với các thể chính như: tùy bút, bút kí, tản văn … 1.1.2. Vài nét về diện mạo thể kí ở Việt Nam Về sự hình thành và xuất hiện của thể Kí, theo các tác giả biên soạn Giáo trình lý luận văn học, tập 2 thì: “Kí vốn là tên gọi của một thể văn đã xuất hiện từ trước đời nhà Hán ở bên Trung Quốc bên cạnh các thể văn công vụ, hành chính khác. Đời Đường có nhiều tác phẩm kí dùng để ghi việc xen với lời bình. Kí ngày càng phát triển và được ý thức về đặc điểm thể loại.” [61, tr. 241] Trong văn học cổ phương Đông, thể kí vốn có mặt từ thời Tiên Tần và về sau phân thành hai nhánh: có kí của sử và có kí của truyện. Trong một thời gian khá dài, kí là tiền thân của tiểu thuyết, có khi tên gọi kí cũng dùng cho tiểu thuyết hay một câu chuyện có kịch tính như Tây du ký, Tây sương ký, … Trong nền văn học Việt Nam, kí có từ rất lâu đời nhưng phải đến thế kỷ XVII, đặc biệt là từ thế kỷ XIX, khi đời sống dân tộc ngày càng nâng cao, kỹ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học xé rào thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác của xã hội và nhà văn có ý thức tham gia vào các cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển và là thể loại phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung đại. Các tác phẩm kí giai đoạn này đều thiên về ghi chép, mang nặng tính chất lịch sử về các nhân vật, sông núi, đền chùa, … Các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận để nhận diện kí nhưng cho đến nay, giới lý luận văn học vẫn chưa đưa ra một hệ thống lý thuyết thống nhất cho thể loại văn học này. Nhà nghiên cứu Rubinxep cho rằng: “Về kí, thực tế là không thể nói đến cái gì xác định được đặc trưng thể loại của nó”. Do cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra những ý kiến khác nhau trong việc xác định khái niệm và đặc trưng của kí. Sự phức tạp của thể kí còn có căn nguyên từ sự năng động, linh hoạt của thể loại này trong việc phản ánh hiện thực. “Kí không phải là thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép và biểu hiện cuộc sống” như: kí sự, phóng sự, bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, tuỳ
  • 11. bút, bút kí chính luận … mỗi tiểu loại này tuy có chung những đặc điểm chủ yếu nhất của kí song vẫn có những điểm riêng để xác định. [21, tr] Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung thực, chính xác. Người viết kí thường quan tâm, tôn trọng những sự kiện xã hội lịch sử, những vấn đề nóng bỏng đang đặt ra trong đời sống. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử học. Mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành, có thời gian, địa điểm, hành động, và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh, gợi không khí. Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ, nhận xét, đánh giá. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện suy tưởng nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc. Cái thú vị của kí là ở những ý riêng, suy nghĩ riêng của tác giả. Có thể nói, kí cũng như các loại hình nghệ thuật khác, cũng trải qua hai giai đoạn chính là kí thời trung đại và kí thời hiện đại. Kí thời trung đại cũng giống như truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi, chủ yếu được viết bằng chữ Hán dưới hình thức các văn thể Trung Hoa. Do đặc trưng thể loại, phạm vi đề tài của kí bị thu hẹp rất nhiều so với truyện nên kí thời kì này không phát triển mạnh và có những thành tựu như truyện. Trong giai đoạn từ thế kỷ X – XIV, về cơ bản kí vẫn thuộc văn học chức năng, nằm trong khuôn khổ văn học chức năng và gồm hai loại chính là văn khắc và tự bạt. Sang đến giai đoạn thứ hai, từ thế kỉ XV – XVII, cùng với sự bùng nổ về tác phẩm sưu tầm cũng như sáng tác trên mọi lĩnh vực, từ thơ ca trữ tình đến văn xuôi tự sự, từ văn học chữ Hán đến văn học viết bằng chữ Nôm, từ văn học chức năng đến văn học nghệ thuật đã làm cho thể văn tự bạt phát triển theo. Kí dưới dạng tự bạt đến hậu kì trung đại tách dần ra thành môn khoa học riêng: nghiên cứu – phê bình – lí luận văn học và chia tay văn xuôi tự sự. Song nó đã đặt nền móng cho loại hình kí nghệ thuật: tự bạt là tiếng nói cá nhân người cầm bút; khi vai trò cá nhân chưa trực tiếp bộc lộ thì thể kí đích thực chưa thể ra đời. Mở đầu cho thể kí thể kỉ XVIII – XIX là Công dư tiệp kí của Vũ Phương Đề (năm 1755 hoàn thành). Nhiều năm sau, Trần Tiến cho ra đời liên tiếp hai tác phẩm kí khá đặc sắc là Tiên tướng công niên phả lục (viết xong năm 1764) và Trần Khiêm Đường niên phả lục (ngừng viết năm 1765). Có thể nói, Trần Tiến đã đưa thể kí phát triển thêm một bước mới.
  • 12. Trước hết, tác giả bám sát hiện thực, phản ánh trực tiếp những sự kiện, những con người quanh ông, hoặc của chính bản thân ông. Nhưng chủ yếu, hiện thực cuộc sống kia được phản ánh từ góc nhìn của người cầm bút. Khác với Trần Tiến, Lê Hữu Trác không viết tự thuật về cuộc đời mình, mà chỉ ghi lại chuyến đến kinh đô chưa bệnh cho cha con chúa Trịnh trong tác phẩm Thượng kinh kí sự. Trong tác phẩm, Lê Hữu Trác hoàn toàn làm chủ ngòi bút, ông tự do tung hoành trên dòng cảm xúc của mình. Chưa bao giờ và chưa có một tác phẩm kí nào mà cái tôi cá nhân của tác giả được bộc lộ một cách mạnh mẽ, rõ ràng như ở Thượng kinh kí sự. Mọi sự kiện trong tác phẩm đều quy tụ về một cái tôi cá nhân tác giả. Như vậy, có thể nói, đến Lê Hữu Trác, thể kí văn học đích thực đã thật sự ra đời, tạo đà cho hàng loạt tác phẩm kí khác ra đời như: Bắc hành tùng kí của Lê Quýnh, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tây hành kiến văn kỉ lược của Lý Văn Phức, Hải trình chí lược của Phan Huy Chú,… Sau các tác phẩm kí trung đại viết bằng chữ Hán, sang đến giai đoạn 1900 – 1930, tác phẩm kí hiện đại đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ đã ra đời, đó là tác phẩm Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi 1876 của Trương Vĩnh Ký; và đến khi các tờ báo tiếng Việt ra đời thể kí đã có điều kiện để phát triển. Ta có thể kể đến một số tác phẩm kí buổi đầu như: Hương Sơn hành trình kí của Nguyễn Văn Vĩnh, Mười ngày ở Huế và Một tháng ở Nam Kì của Phạm Quỳnh. Tuy thành tựu kí giai đoạn này chưa có gì thật sự nổi bật song định hướng này là một tiền đề để cho kí có những bước nhảy vọt ở giai đoạn tiếp theo. Với giai đoạn tiếp theo 1930 – 1945, kí đã phát triển rực rỡ. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của kí, bởi trong vòng 15 năm, kí đã phát triển với tốc độ chưa từng thấy cả về số lượng tác giả lẫn chất lượng tác phẩm. Kí giai đoạn này chủ yếu được thể hiện dưới hai dạng: phóng sự và tùy bút. Ở thể loại tùy bút, có thể kể đến các tùy bút tiêu biểu như: Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam, Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài, Tùy bút I, Tùy bút II của Nguyễn Tuân. Ở thể loại phóng sự thì có các phóng sự nổi tiếng thời bấy giờ như: Tôi kéo xe của Tam Lang, Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng, … Như vậy, phóng sự và tùy bút là hai tiểu loại kí tiêu biểu làm nên những thành tựu nổi bật của kí giai đoạn 1930 – 1945. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, trong một thời điểm kich sử mới, kí sẽ có những bước phát triển mới cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức thể hiện. Kí vẫn tỏ rõ ưu thế của thể loại trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Bên cạnh các thể loại khác, các sáng tác của thể kí đã ghi lại khá đầy đủ diện mạo và tiến trình cách mạng, các sự kiện lịch sử chủ yếu của
  • 13. đời sống đất nước và con người Việt Nam trong 30 năm chiến tranh và cách mạng. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp đã tạo nên một bước phát triển mới của văn xuôi, trong đó kí đóng một vai trò đáng kể với những tác phẩm như: Trong rừng Yên Thế, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Trên những con đường Việt Bắc, Vài nét ghi qua vùng vừa giải phóng, Ở rừng của Nam Cao, Đường vui của Nguyễn Tuân, Đường vô Nam, Ngược sông Thao của Tô Hoài, Kí sự Cao – Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, … Bước vào công cuộc chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kí luôn có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xung kích: Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Đường lớn của Bùi Hiển, Chúng tôi ở Cồn Cỏ của Hồ Phương, Những sự tích ở Đất thép, Người mẹ cầm súng, Ước mơ của đất của Nguyễn Thi, Sống như Anh của Trần Đình Vân, Bức thư Cà Mau của Anh Đức, Đường chúng ta đi, Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc của Nguyễn Trung Thành – Nguyên Ngọc, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của Nguyễn Tuân,… Kết thúc giai đoạn chống Mỹ cứu nước là một loạt kí sự về Mùa xuân đại thắng 1975, ghi lại thời điểm hào hùng của một thời đánh Mỹ và thắng Mỹ: Tháng Ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Nhật kí chiến dịch của Nguyễn Thành Vân – Nguyễn Trọng Oánh,… Bên cạnh những sáng tác kí đi sâu vào những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa mang cảm hứng nghiên cứu đời sống trước bước chuyển mình, đổi thay của hình thức xã hội từ thời chiến tranh sang thời bình là sự xuất hiện của các hồi kí văn học mang đậm yếu tố tự truyện: Nửa đêm sực tỉnh của Lưu Trọng Lư, Một giọt nắng nhạt của Nguyễn Khải, Cát bụi chân ai của Tô Hoài, Nhớ lại một thời của Tố Hữu, Từ bến sông Thương của Anh Thơ,… Từ những năm 1970 đến nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số những tác giả chuyên tâm với thể kí. Trên con đường sáng tạo của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn luôn tìm tòi, làm lạ, làm mới cách thể hiện như một “nghệ sĩ bút kí” với một phong cách riêng độc đáo. Lật giở những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc cảm thấy tác giả tìm đến thể kí như một điều tất yếu, bởi kí là một thể loại phóng khoáng, tự do mà với cá tính nghệ sĩ, Hoàng Phủ Ngọc Tường có khả năng phát huy sở trường của một cái tôi trữ tình nồng nàn, từng trải đầy chiêm nghiệm, suy tưởng và thấm đẫm chất thơ. Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, như có người nói, ngoài câu chữ, văn bản là “phần kí tâm hồn”. Với đặc trưng riêng của mình, kí là một trong những thể loại năng động nhất của loại hình văn xuôi nghệ thuật. Trong suốt cả thế kỉ XX, nhìn từ phương diện thể loại, kí đã có sự
  • 14. vận động và đổi mới. Từ chỗ chỉ tỏ ra ưu thế ở phóng sự và tùy bút, kí đã có sự đổi thay về nội dung và hình thức thể loại. Bên cạnh các loại hình văn xuôi khác, kí đã chiếm một vị trí xứng đáng trong đời sống văn học, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam. 1.2 Đặc điểm kí văn học 1.2.1 Đặc điểm chung Phương Lựu xác định: “Kí là một loại văn xuôi tự sự, trần thuật những người thật, việc thật với những đặc điểm riêng biệt trong mức độ và tính chất hư cấu, trong vai trò của người trần thuật cùng mối liên hệ giữa nó với đặc điểm của kết cấu và cốt truyện” [36] Trong Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến nêu ba đặc điểm của kí: “Kí là thể loại nằm giữa báo chí và văn học; kí là sự hợp nhất truyện và nghiên cứu; kí là sự nhức nhối của trí tuệ” [22] Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu về sự phức tạp của kí là do kí có sự giao thoa, thâm nhập với nhiều thể loại văn học khác. Giữa kí và báo chí có mối liên hệ đặc biệt, thường xuyên có tác động qua lại lẫn nhau. B.Polevoi xem kí văn học là hoạt động hỗ trợ cho báo chí và cũng mang tính chất báo chí: “Kí sự trở thành một thể tài văn nghệ có phong cách độc đáo vũ trang cho báo chí”. Lê Bá Hán (chủ biên) xếp kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học [18]. Mối liên hệ này đã đem lại cho kí khả năng tiếp cận hiện thực nhanh nhạy, nắm bắt và thể hiện cuộc sống kịp thời, mạnh dạn hướng vào những vấn đề nóng bỏng đang được xã hội quan tâm. Bên cạnh đó, những thông tin xác thực trong kí có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá đáp ứng nhu cầu hiểu biết thực tế của người đọc. Kí văn học cũng tái tạo sự kiện nhưng mục đích chủ yếu không phải chỉ là thông tin về sự kiện xã hội, mà nhằm phản ánh cái hay, cái đẹp và những giá trị, ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ của con người. Như vậy, có thể thấy kí văn học có phần uyển chuyển hơn nhưng cũng không được xa rời hiện thực. Kí không cho phép người viết tưởng tượng ra những điều không xảy ra trong thực tế nhưng cũng không phải là sự ghi chép máy móc thực tế. Sự kiện trong kí văn học mang ý nghĩa tư tưởng nghệ thuật nhiều hơn. Việc lựa chọn đối tượng theo
  • 15. mục đích này khiến cho người thật, việc thật trong kí văn học mang ý nghĩa điển hình và sự thật về sự kiện, con người mang ý nghĩa sâu rộng hơn tính thời sự của chúng, có khả năng khêu gợi, tác động đến nhiều mặt đến người đọc. Tác giả kí là người chứng kiến, lắng nghe và cảm nhận sự việc, con người và tình huống mình miêu tả. Tài năng của người viết kí thể hiện ở chỗ chọn đúng chủ đề, tìm ra góc nhìn tốt và chắt lọc được những chi tiết điển hình từ cuộc sống để làm nổi bật tính tư tưởng, tác động đến lí trí và làm xúc động tâm hồn người đọc. Tuy nhiên, thông tin sự thật, ghi chép sự thật không có nghĩa là sao chép cuộc sống, bê nguyên cuộc sống một cách nô lệ, thụ động vào tác phẩm. Những người thật việc thật, những biến cố, những vấn đề của đời sống khách quan được tác giả kí lấy làm điểm tựa đều được nhìn nhận, chọn lựa, khái quát, được khai thác ở những nội dung, những khía cạnh có ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ nào đó. Trong tác phẩm kí, các chi tiết, sự kiện của cuộc sống vừa giữ được phẩm chất cơ bản của sự thật, của điển hình xã hội, lại vừa được nhìn nhận, cảm thụ, đánh giá theo cách nhìn độc đáo của riêng nhà văn. Theo Hà Minh Đức: “Các thể kí văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả” Kí văn học cũng bắt đầu từ sự việc có thật của đời sống, nhưng nhà văn, nhà báo qua lăng kính của mình chắt lọc được cái gì, phản ánh lại cho người đọc. Người viết cũng có thể dự báo, tiên đoán, phân tích, nhưng phân tích bằng hình tượng văn học. Ngoài ra, đôi khi trong kí văn học, người viết có thể đặt yếu tố chủ quan lên hàng đầu hoặc có thể đưa thêm những yếu tố bên ngoài sự kiện, từ một hiện thực khác mà họ đã có được qua sự trải nghiệm của mình. Do đó, kí văn học mang tính chủ quan nhiều hơn, nó không đòi hỏi sự nóng hổi hàng ngày hàng giờ như kí báo chí nhưng nó lại đề ra yêu cầu cao hơn về chất suy nghĩ và tình cảm của chủ thể. 1.2.2 Đặc điểm của kí trung đại Văn học trung đại Việt Nam đa dạng về thể loại nhưng kí là loại hình phức tạp nhất trong văn xuôi tự sự thời trung đại. Kí là một bộ phận cùng với truyện ngắn và tiểu thuyết chương hồi hợp thành văn xuôi tự sự. Tuy nhiên, kí với tư cách là một thể văn, kí có số phận
  • 16. riêng và dần trưởng thành qua ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là từ thế kỉ X – XIV, giai đoạn thứ hai từ thế kỉ XV – XVII, giai đoạn thứ 3 từ thế kỉ XVIII – XIX. Từ thế kỉ X – XIV, không chỉ là thời kì đặt nền móng cho loại hình truyện ngắn, mà còn đặt nền móng cả cho dòng tự sự viết dưới dạng kí. Tuy nhiên, so với truyện thì kí giai đoạn này chưa đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đề tài của kí còn bị hạn chế trong khuôn khổ viết về hiện tại, về những điều mắt thấy tai nghe. Kí không được viết về quá khứ, nếu có, chẳng qua chỉ là quá khứ gần, xoay quanh nhân vật hiện tại. Thời trung đại, kí không được hư cấu, không được dùng các thủ pháp nghệ thuật của thần thoại, sử thi, truyền kì. Không gian và thời gian nghệ thuật trong kí bao giờ cũng cụ thể, gắn với sự kiện hoặc nhân vật đang đề cập tới. Hơn nữa, khoảng cách từ khi giành độc lập đến hết thế kỉ XIV so với hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc thì quá ngắn, bởi vậy, người và vật, cảnh và tình dùng làm đề tài cho kí không thể phong phú, dồi dào như truyện. Đấy là lý do giúp ta hiểu vì sao thành tựu của thể kí thế kỉ X – XIV không bằng truyện. Giai đoạn từ thế kỷ XV – XVII, kí chưa thành một thể riêng mà chỉ là một phần nhỏ nằm trong tác phẩm tự sự nhiều thiên. Mặc dù truyện ngắn đã đạt đến đỉnh cao nhưng kí nghệ thuật đích thực chỉ mới bắt đầu, có mặt lẻ tẻ trong một số tập truyện ngắn và chưa có một quyển sách nào đứng riêng rẽ với tư cách một tập kí. Ranh giới giữa truyện và kí cũng hết sức mờ mỏng. Tính chất kí trong văn xuôi tự sự chưa rõ, vì vậy muốn tách kí ra khỏi truyện là một việc làm khó. Theo Nguyễn Đăng Na: “Điều làm nên sự phân biệt giữa truyện và kí về bản chất là thái độ người cầm bút. Nếu người cầm bút tách mình ra khỏi các sự kiện, các nhân vật mình miêu tả như người ngoài cuộc thì đấy là truyện; còn tác giả hoà mình vào sự kiện, các nhân vật với tư cách là người trong cuộc thì đấy là kí” [46, tr.37]. Kí chỉ thực sự ra đời khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng mình đang phản ánh bằng cảm quan của chính mình. Thế kỉ XV – XVII chưa làm được điều đó vì cái tôi cá nhân chưa đập vỡ và chui ra khỏi lớp vỏ của cái ta cộng đồng, phải đợi tới thế kỉ XVIII – XIX, khi điều kiện chín muồi và cho phép. Sự ra đời của một loạt tác phẩm kí ở giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đã đánh dấu một bước phát triển của văn xuôi tự sự chữ Hán ở nước ta. Theo giáo sư Nguyễn Lộc: “Đây là giai đoạn xã hội Việt Nam có nhiều biến cố, biến động. Con
  • 17. người sống trong giai đoạn này không phải chỉ có rung cảm trước cuộc sống, mà còn muốn nhận thức, lý giải nó; và quá trình này đưa đến sự ra đời của một loạt tác phẩm kí”. Các tác phẩm kí xuất hiện ở giai đoạn này khá phong phú. Bên cạnh những bài du kí ngắn có tính chất tuỳ bút viết về những chuyến ngao du của các nhà văn đến những danh lam thắng cảnh còn xuất hiện một số tác phẩm viết về phong tục và các sản vật của quê hương xứ sở. Đáng chú ý là tập Vũ Trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ. Bên cạnh đó, phải kể đến những tác phẩm mang hình thức kí viết về các sự kiện lịch sử của dân tộc lúc bấy giờ như Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác và Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII – XIX, kí đã thực sự ra đời với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Ta có thể coi Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề là tác phẩm mở đầu cho thể kí ở Việt Nam, đánh dấu cho bước phát triển của thể kí trung đại. Sau đó là hàng loạt các tác phẩm kí khác như: Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành tùng ký của Lê Quýnh, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ… lần lượt xuất hiện và đạt đỉnh cao về nghệ thuật. Đến Lê Hữu Trác và Phạm Đình Hổ thì thể kí đã đạt đến đỉnh cao và đa dạng về hình thức. Sau đó, kí có bước chuyển mới về nội dung và những tác phẩm về kí phương Tây bắt đầu xuất hiện với tác phẩm Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức. Giai đoạn này, kí đã có khả năng to lớn, phản ánh được những vấn đề quan trọng mà thời đại đặt ra, phản ánh những vấn đề mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Thế nhưng, “cuộc xâm lược của người Pháp vừa mở ra một cục diện phản ánh mới cho thể kí, nhưng đồng thời cũng đẩy thể kí vào sự bế tắc về phương thức phản ánh”. [44, tr. 72]. Do đó, khi đến giai đoạn cuối thế kỷ XIX, kí chuyển sang dạng điều trần và kế sách. Như vậy, cũng như tất cả các thể loại khác trong văn học trung đại, thể kí sau khi đạt đến đỉnh cao đã rơi vào sự bế tắc. Trước tình hình mới, thể kí không thể giữ mãi lối viết như xưa hơn nữa kí viết bằng chữ Hán cũng không đáp ứng được yêu cầu thời đại. Kí trung đại đã đi hết hành trình lịch sử mười thế kỷ và nhường bước cho kí hiện đại sau này. 1.2.3 Đặc điểm của kí hiện đại
  • 18. Từ đầu thế kỷ XX, trong không khí hiện đại hoá của nền văn học dân tộc, văn xuôi tiếng Việt phát triển mau lẹ, phong phú với một hệ thống thể loại hoàn chỉnh. Trong đó, các sáng tác thuộc các thể loại kí cũng đa dạng hơn gồm: phóng sự, kí sự, tuỳ bút,… Ở những năm đầu thế kỷ, nổi bật là cây bút Tản Đà với những tác phẩm văn xuôi nghiêng về giãi bày cảm xúc, bộc lộ nỗi niềm với cái nhìn riêng về nhân sinh, thế sự. Tiêu biểu là các bài Tình cảm, Kỷ niệm hái hoa đào, Giải sầu, Luận cô Kiều, Xem Liêu Trai, … được xem là những bài kí giàu chất trữ tình, tuy vẫn phảng phất điệu văn biền ngẫu. Những tác phẩm văn xuôi của Tản Đà là dấu hiệu báo trước khuynh hướng kí trữ tình của văn học Việt Nam sau này. Thời kỳ văn học 1930 – 1945 được đánh giá là một trong những đỉnh cao của văn học dân tộc. Bên cạnh sự nở rộ của Thơ Mới, tiểu thuyết, truyện ngắn … các tác phẩm thuộc thể kí cũng gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, khẳng định sự lớn mạnh của thể loại. Thể Phóng sự thu hút nhiều cây bút thuộc dòng văn học hiện thực phê phán bởi thể văn này có khả năng xông xáo mọi ngõ ngách đời sống, kịp thời “nhận chân” xã hội hiện tại. Phần lớn các phóng sự đều tập trung mô tả thực trạng đen tối của xã hội đương thời. Thực trạng đó lá sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa và chính sách văn hóa ngu dân của chế độ thực dân phong kiến. Ngoài ra, thể tùy bút cũng là một kiểu loại kí đặc sắc làm nên những đóng góp của kí giai đoạn này, mặc dù số lượng của nó không nhiều bằng phóng sự và chỉ tập trung ở một, hai tác giả tiêu biểu. Và nói đến tùy bút ở giai đoạn này (và cả giai đoạn về sau) ta không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân – một cây bút chung thủy và có những đóng góp nổi bật ở thể loại này. Tùy bút đã làm cho ngòi bút của Nguyễn Tuân thăng hoa và để lại dấu ấn cá tính trên từng trang viết. Như vậy, phóng sự và tùy bút là hai tiểu loại kí tiêu biểu làm nên những thành tựu nổi bật của kí giai đoạn 1930 – 1945. Từ sau Cách mạng, trong một thời điểm lịch sử mới, kí sẽ có những bước phát triển mới cả về nội dung phản ánh lẫn hình thức thể hiện để cùng với thơ, tiểu thuyết và kịch làm nên bức trang phong phú và sinh động của văn học Việt Nam thế kỉ XX.
  • 19. Có thể nói, sự đa dạng và nở rộ của các tác phẩm thuộc thể kí ở những năm đầu thế kỷ XX đã góp phần làm cho đời sống văn học sôi động và khởi sắc, tiến những bước tự tin, vững chắc vào quỹ đạo của công cuộc hiện đại hoá nền văn học dân tộc. Hiện thực đời sống dân tộc từ sau cách mạng tháng Tám 1945, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc tạo tiền đề thuận lợi để kí phát huy những ưu thế riêng của thể loại, đạt tới những thành tựu đáng ghi nhận. Kí đã chứng tỏ được tầm quan trọng không thể thiếu của mình trong đời sống cách mạng của dân tộc. Ở giai đoạn này, kí vẫn tỏ rõ ưu thế của thể loại trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hơn các loại hình khác, do đặc trưng riêng, kí bám sát đời sống bằng tác phẩm. Bản thân kí được sự bảo lãnh của chính thực tế đời sống; tính xác thực của thời gian, không gian, của biến cố, sự kiện và của con người. Trong lịch sử văn học, sự phát triển của thể loại kí gắn liền với những giai đoạn có những thay đổi lớn lao, với sự hình thành những hiện tượng mới của cuộc sống chưa được nghiên cứu. Thể loại kí cho phép nhanh chóng tái tạo những hiện tượng mới, khắc họa những nét cơ bản nhất của những hiện tượng đó. Trong các thể văn xuôi giai đoạn 1945 – 1954, kí phát triển mạnh hơn cả, nhất là kí sự và tuỳ bút. Kí có sự xâm nhập vào các thể văn học khác khiến các tác phẩm thuộc thể truyện ngắn, tiểu thuyết đậm đặc các sự kiện đời sống. Các “cây kí” đã dũng cảm xông xáo vào những chiến trường ác liệt, bám sát các mũi nhọn chiến đấu, đến với các chiến dịch, các mặt trận để tái hiện xác thực bức tranh đời sống chiến trường. Sự nở rộ của kí trong văn học kháng chiến chống Mỹ đã góp cho văn học viết về chiến tranh một cái nhìn nghiêm túc, giàu giá trị nhân bản. Những tác phẩm kí đậm cảm hứng sử thi ra đời ở thời điểm này đã phản ánh chân thực cuộc chiến đấu của dân tộc, sự vận động của dòng thách cách mạng và biểu dương kịp thời những tấm gương anh hùng của thời đại. Đáng chú ý là dòng kí trữ tình vẫn nảy nở và phát triển trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh như một minh chứng cho sự sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam. Sau năm 1975, đất nước bước vào hoà bình, xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhất là vào thời kỳ Đổi Mới (1986), kí có sự chuyển mình rõ rệt. Với phương châm “nhìn thẳng vào sự
  • 20. thật”, thể phóng sự một thời gian dài vắng bóng nay lại hồi sinh. Các thể kí, tuỳ bút, tạp văn, tản văn cũng xuất hiện phong phú hơn bao giờ hết. Đội ngũ viết kí đông đảo, nhiều cây bút chuyên tìm tòi ở thể loại và ngày càng khẳng định được phong cách riêng, tiêu biểu là: Nguyễn Khải với tạp văn; Mai Văn Tạo, Băng Sơn với thể Tản văn, đoản văn; Minh Chuyên, Hoàng Minh Tường, Hoàng Phủ Ngọc Tường với thể bút kí. Xu hướng “dân chủ hoá” đã giúp kí thâm nhập vào muôn mặt của cuộc sống, mở rộng phạm vi phản ánh, các nhà văn công khai bày tỏ thái độ, cách nhìn, cách đánh giá đối với hiện thực. Đặc biệt người viết kí có cơ hội để bộc lộ vai trò của chủ thể sáng tạo, khẳng định được dấu ấn của riêng mình. 1.3 Đặc điểm của một số thể kí trong chương trình phổ thông 1.3.1 Kí sự Theo từ điển tiếng Việt, kí sự là loại kí ghi lại những diễn biến của cuộc sống xã hội, không hoặc rất ít xen vào những bình luận chủ quaan của người viết [42] Theo sách lí luận văn học: kí sự là một thể của kí, thiên về tự sự, kí sự thường ghi chép các sự kiện, hay kể lại một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh khi nó vừa xảy ra. Nó dựa vào cái xác thực, cụ thể, đơn nhất để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Nó vẫn có thể sử dụng liên tưởng, nghị luận và trữ tình nhưng chủ yếu là tái hiện các sự kiện. Kí sự có quy mô gần với truyện ngắn hoặc truyện vừa. Nó sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật để ghi lại xác thực những diễn biến khách quan của cuộc sống và con người thông qua bức tranh toàn cảnh của sự kiện, trong đó sự việc và con người đan chéo vào nhau, cốt truyện không chặt chẽ như trong truyện. Kí sự thiên về phản ánh sự kiện, sự việc hơn là phản ánh con người; tính cách và tâm hồn những người trong cuộc cũng có khi hiện lên khá rõ nét nhưng đó chỉ là cách kí sự ghi việc, gây ấn tượng về sự việc. Kí sự thường đậm yếu tố tự sự, giàu chất sống thực tế, yếu tố liên tưởng, bàn luận cá nhân trong kí sự thường ít được sử dụng hơn so với trong bút kí, tùy bút. Người viết kí sự có quyền bình luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của bản thân sự kiện đời sống khách quan đang vận động, phát triển. Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm toát lên từ việc ghi chép sinh động,
  • 21. cụ thể những sự kiện, hiện tượng có thật. Tác giả kí sự thường chú ý phát hiện, chọn lọc để làm nổi lên những sự việc giàu sức khái quát và ý nghĩa xã hội. Cũng có những tác phẩm thuộc thể kí sự nhưng có sự kết hợp rất linh hoạt giữa trần thuật, kể chuyện và bình luận, lại thấm đẫm cảm hứng trữ tình, như tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác. Đây là tác phẩm ghi chép đầy đủ, trình tự các sự việc trong chuyến “thượng kinh” của tác giả. Sự thật về đời sống và con người nơi kinh đô, đặc biệt là đời sống trong Phủ Chúa thời Lê – Trịnh, tác phẩm đã làm hiện lên những chân dung điển hình của giai cấp thống trị với bản chất ích kỉ, bạc nhược đang trên dốc suy tàn. Tập sách cũng in đậm cái tôi tác giả - một con người trung thực, luôn xa cách với xã hội quan tước, thờ ơ danh lợi, khinh ghét bọn thống trị, rất chân thành trong tình cảm với bạn bè, với kỉ niệm tuổi trẻ. 1.3.2 Tùy bút Theo Từ điển tiếng Việt: “tùy bút là thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan” [42]. Đây là thể kí thiên về trữ tình. Nhà văn phóng bút mà viết, tùy theo cảm hứng của mình, tùy cảnh, tùy việc mà suy tưởng, nhận xét, đánh giám trính bày… “Tùy bút là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể và hoàn toàn không tính tới việc đưa ra cách giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng” [61, tr. 261, 262 ]. Nét nổi bật của tùy bút so với các tiểu loại kí khác là những chi tiết về con người và sự kiện cụ thể, có thực được ghi chép trong tác phẩm thường chỉ là cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống. Mỗi tác phẩm tùy bút có giá trị thường đem lại cho người đọc một điều gì đó mới mẻ trong cách nhìn nhận, phát hiện và lí giải các hiện tượng của đời sống. Yếu tố đóng vai trò thống nhất tổ chức của tác phẩm, chi phối việc phản ánh trung thực cuộc sống, con người, chi phối ấn tượng và sức tác động của tùy bút là chất trữ tình, những yếu tố suy tưởng, triết lí, chính luận, là mạch tư tưởng của tác giả. Cái hay của tùy bút là qua tác phẩm làm hiện lên một nhân cách, một chủ thể uyên bác, sắc sảo, tài hoa, giàu có về tâm hồn, trí tuệ.
  • 22. Cấu trúc của tùy bút nói chung ít bị ràng buộc, công thúc bởi trình tự diễn biến của sự việc hay quan hệ của những con người ngoài đời thực. Trong tùy bút, sự kiện khách quan thường không được trình bày liên tục do sự xen kẽ của các cảm xúc chủ quan, các yếu tố trữ tình của người viết, hoặc vì những sự kiện đó được khai thác từ nhiều địa điểm và thời gian khác nhau tùy theo dòng liên tưởng, suy tưởng của tác giả, nhằm triển khai một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định. Người viết tùy bút phải làm nổi bật trong tác phẩm bản lĩnh riêng, cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc sống, con người. Ngôn từ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, chất thơ. Tác giả tùy bút thường dùng hàng loạt từ đồng nghĩa để vừa đặc tả, xoáy sâu, vừa tô đậm ấn tượng về những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Câu văn trong tùy bút thường giàu nhịp điệu, âm thanh hài hòa, trầm bồng. Trong nền văn học Việt Nam, Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là những tác giả tùy bút đặc sắc. Đặc biệt, Nguyễn Tuân xứng đáng là nghệ sĩ ngôn từ vì tùy bút của ông là cả một kho ngôn từ phong phú, đa dạng, đầy tính tạo hình, đủ khả năng diễn tả nhiều sắc thái cảm giác, nhất là cảm giác về những vẻ đẹp tuyệt đỉnh, tuyệt vời hoặc cảm giác về sự mạnh mẽ, bạo liệt. Điều này được thể hiện rõ nét trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã khắc họa được nhiều bức tranh thiên nhiên sinh động vừa hoang sơ, hùng vĩ, vùa kiều diễm, thơ mộng và con người Tây Bắc vừa cần cù, dũng cảm, vừa khéo léo, tài hoa. Nhưng được nhà văn tập trung bút lực mô tả công phu nhất phải kể đến hình ảnh con sông Đà hùng vĩ, nên thơ. Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một “nhân vật” có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút, góp phần không nhỏ tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm này. Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là một con sông vô tri, vô giác, như trăm ngàn con sông khác, mà sông Đà là một nhân vật có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động thật phong phú và phức tạp. Mỗi tác phẩm tùy bút thường rất độc đáo cả về màu sắc thẩm mĩ và phong cách biểu hiện, cần phải được cảm nhận, phân tích cụ thể. 1.3.3 Bút kí Bút kí “là một thể loại phóng khoáng, tự do mà cá tính nghệ sĩ trực tiếp tham gia vào đặc điểm thể loại” [61, tr. 257], là một thể thuộc loại trung gian giữa kí sự và tùy bút. Cùng với việc tái hiện dồi dào những chi tiết xác thực về con người và sự việc mà người viết đã tìm hiểu, nghiên cứu, bút kí cũng ghi lại những cảm nghĩ của tác giả về những sự việc, hiện
  • 23. tượng được phản ánh, qua đó biểu hiện cách nhìn, cách đánh giá cũng như quan niệm của nhà văn. Trong bút kí, yếu tố trữ tình luôn xuất hiện xen kẽ với ghi, tả sự việc, hiện tượng. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu của tác giả khám phá ra các khía cạnh “có vấn đề”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong các quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường. Nhà thơ Phạm Hổ quan niệm “Bút kí có thể xem như một thể loại nằm giữa hai thể truyện ngắn và thơ”. Cái dễ và cái khó của bút kí có lẽ là ở đó. Dễ ở chỗ bút kí không đòi hỏi nhất thiết xây dựng cho được nhân vật. Nhưng khó là ở chỗ nếu không có truyện để lôi cuốn người đọc thì phải quyến người đọc bằng cái gì chứ? Nói một cách khác, bút kí đứng được phải dựa vào đâu? Theo tôi nghĩ thì đó là những cảm xúc thơ, những suy nghĩ thơ” [61, tr.258]. Người viết bút kí phải có nhiệt tình công dân và cảm hứng thời sự. Trong bút kí văn học, tác giả thường khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tô đậm những phát hiện, nhận thức riêng của mình, tác động đến độc giả. Bút kí có thể thiên về khái quát các hiện tượng có vấn đề của đời sống (chú ý nhiều đến việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật: xây dựng cốt truyện, sử dụng các yếu tố liên tưởng, trữ tình… để điển hình hóa những tính cách), hoặc thiên về chính luận (mô tả các hiện tượng đời sống một cách chính xác, sinh động, kèm theo những nhận xét riêng của mình hoặc của nhân vật, phân tích, đánh giá cuộc sống được mô tả; sử dụng yếu tố nghị luận, châm biếm, hài hước). Với đặc trưng bút kí thường dùng để ghi lại những con người thật và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó. Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến…, đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường vận dụng với một văn phong đặc sắc Nhìn chung, phân lượng của các phương thức, phương tiện chiếm lĩnh nội dung, tổ chức văn bản trong từng bài bút kí luôn luôn có sự thay đổi tùy theo bút pháp của các nhà văn khác nhau, nên ranh giới giữa các thể bút kí, kí sự, tùy bút có khi không thật rạch ròi, rất khó phân biệt, nhất là trong một bài ngắn.
  • 24. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH DẠY HỌC TÁC PHẨM KÍ Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG Là một vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay và nó đọng ở các mục chương trình, nội dung – tài liệu, việc học. Nhưng chúng tôi chỉ đi vào mấy mặt sau đây: 2.1 Chương trình hiện hành 2.1.1 Tác phẩm kí trong chương trình trung học cơ sở * Lớp 6 : Bài 18: Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài; Bài 25: Cô Tô (trích phần cuối bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân); Bài 26: Cây tre Việt Nam của tác giả Thép Mới; Bài 27: Lòng yêu nước (tùy bút) của tác giả I.E.Ren.Bua (Thép Mới dịch), được trích trong tập tùy bút Thời gian ủng hộ chúng ta và Lao xao (trích từ tập hồi kí tự truyện Tuổi thơ im lặng của Duy Khán); Bài 29: Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử (là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí – văn bản nhật dụng) (Theo Thúy Lan, báo Người Hà Nội) * Lớp 7: Mùa xuân của tôi được trích từ thiên tùy bút Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt trong tập tùy bút – bút kí Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng; Ca Huế trên sông Hương (theo Hà Ánh Minh, báo Người Hà Nội, văn bản nhật dụng) * Lớp 8: Tùy bút Trong lòng mẹ được trích tập hồi kí Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng * Lớp 9: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh được trích trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ Như vậy, nhìn một cách khái quát về sự phân bố chương trình ở cấp trung học cơ sơ, ta có thể thấy rằng càng lên lớp cao hơn thì những tác phẩm hay đoạn trích thuộc thể loại kí càng ít được đưa vào chương trình dạy. Cụ thể là ở lớp 6 thì có năm bài thuộc tiểu loại kí trên tổng số 34 bài thuộc thể văn học (không kể phần tiếng Việt). Đến năm lớp 7 chỉ còn hai lại bài thuộc tiểu loại kí, năm lớp 8 thì chỉ còn duy nhất một bài trong cả năm học. Lên lớp 9 các em cũng chỉ được học một tác phẩm kí duy nhất thuộc kí trung đại, còn ba năm lớp 6,7,8 thì các em chủ yếu được học những tác phẩm thuộc kí hiện đại. Trong đó, các bài kí thường thiên về kí tự sự với các tiểu loại như: tùy bút, bút kí, hồi kí. Từ đó, ta cũng cò thể nói rằng, ở chương trình trung học cơ sở, sự phân bố giữa các tiểu loại kí cũng chưa có được sự đồng đều giữa các tiểu loại với nhau, và thể loại kí cũng chỉ là một thể loại bình thường trong
  • 25. chương trình nên sự quan tâm của giáo viên cũng như học sinh đến thể loại này cũng chưa được sâu sắc, kỹ lưỡng như những thể loại khác trong chương trình học. 2.1.2 Tác phẩm kí trong chương trình trung học phổ thông * Lớp 10: Học sinh không học tác phẩm kí nào * Lớp 11: Vào phủ chúa Trịnh được trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác * Lớp 12: Người lái đò sông Đà được trích từ tác phẩm cùng tên của tác giả Nguyễn Tuân; Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường Sang đến chương trình trung học phổ thông thì thể loại kí lại càng ít được đưa vào hơn nữa, ba năm học chỉ học ba đoạn trích của ba tác phẩm kí, một bài được học ở lớp 11, hai bài được học ở lớp 12, còn lớp đầu cấp là lớp 10 thì các em hoàn toàn không có được một tác phẩm kí nào trong toàn bộ chương trình. Nếu đem so sánh thể loại kí với các thể loại khác trong chương trình học thì ta có thể thấy rất rõ sự chênh lệch quá lớn giữa các thể loại được học trong chương trình với nhau. Và cũng giống như ở chương trình trung học cơ sơ, những bài kí học sinh được học trong chương trình trung học cơ sở cũng thiên về thể tự sự và trữ tình, còn tiểu loại kí sự thì được học một bài ở năm lớp 11 mà thôi. Như vậy, có thể thấy, ngay chính trong các tiểu loại kí với nhau đã khó có được sự đồng đều giữa các tiểu loại, dẫn đến việc giáo viên rất ít khi đi tìm hiểu thêm tư liệu để trợ giúp cho việc giảng dạy tác phẩm kí của mình, bởi họ có thể không muốn đầu tư quá nhiều công sức vào một tiểu loại chỉ dạy có hai tiết trong cả năm học cũng là điều dễ hiểu. 2.2 Tình hình dạy học tác phẩm kí ở trường phổ thông Với thực tế cuộc sống ngày nay, học sinh thường có tâm lí sống theo chiều hướng năng động, tích cực, nên các em thường thích thi vào các khối kinh tế, bách khoa, do đó khi còn ngồi ghế nhà trường THPT, hầu hết các em học sinh chỉ chú tâm vào học các môn Toán, Lý, Hóa, Anh với mục đích sẽ thi đậu vào những trường đại học mà mình yêu thích. Từ đó, dẫn đến một thực tế là các em có phần lơ là với các môn khoa học xã hội nói chung, môn Văn nói riêng, thậm chí coi thường những môn này và chỉ học ở hình thức đối phó, cho qua, chứ không tập trung như những môn thuộc về khối tự nhiên và kết quả là các em ngày càng xa rời môn Văn, không có được sự hào hứng, hứng thú trước khi học môn này.
  • 26. Trong toàn bộ môn Ngữ văn thì lại chia ra nhiều thể loại tác phẩm khác nhau, có thể loại rất được học sinh và giáo viên yêu thích và chú trọng đến nó như: truyện ngắn, thơ, … Do đó, trong chương trình Ngữ văn từ giai đoạn trước (lúc chưa thay đổi chương trình, sách giáo khoa) thì những thể loại thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết… này chiếm phần lớn trong chương trình, kéo dài từ năm lớp 10 đến hết lớp 12. Tuy nhiên, thể loại kí thì chỉ có một tác phẩm tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân (lúc chưa thay sách), và đến nay khi chương trình thay sách đã xong thì thể loại này đã tăng lên được vỏn vẹn ba tác phẩm nằm ở lớp 11 và 12. Từ thực tế đó, ta có thể thấy rằng thể loại kí ít được chú trọng và không thuộc nội dung quan trọng trong chương trình học môn Ngữ văn ở nhà trường. Thêm vào đó, những tác phẩm kí này cũng ít khi được nằm trong nội dung trọng tâm của các bài kiểm tra trong lớp, cũng như trong những kì thi lớn. Mà nếu có thì những câu hỏi về tác phẩm kí trong các đề kiểm tra thường nằm ở ở phần không quan trọng của cấu trúc đề, và chiếm một số lượng điểm rất khiêm tốn trong toàn bộ thang điểm 10 của đề kiểm tra (chỉ chiếm từ 1 đến 2 điểm). Chính vì vậy mà học sinh và ngay cả giáo viên cũng không đặt nặng về những tác phẩm kí, người giáo viên khi dạy cũng không tìm hiểu kĩ về thể loại này, còn học sinh cũng không cần khắc sâu trong trí nhớ của mình về những tác phẩm kí. Ngoài ra, do chưa tìm hiểu kĩ về thể loại kí này nên có một thực tế diễn ra là nhiều giáo viên đã dạy kí giống như dạy những tác phẩm truyện ngắn hay tiểu thuyết. Họ chưa chú trọng và làm nổi bật lên được đặc điểm của thể kí là tính chuẩn xác, ghi chép việc thật, người thật nên lại càng làm cho học sinh khó mà nắm bắt được rõ ràng về thể loại này và phân biệt được một cách cụ thể kí với những thể loại tự sự khác. 2.2.1 Khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về việc dạy học tác phẩm kí Người viết luận văn viết phần đánh giá kết quả này dựa trên cơ sở cuộc khảo sát giáo viên tổ bộ môn Ngữ Văn và học sinh thuộc 05 trường THPT trong địa bàn TP.HCM, bao gồm: trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, trường THPT Bùi Thị Xuân – quận 1, trường THPT Nguyễn Hiền – quận 11, trường THPT Hiệp Bình – quận Thủ Đức, Trường THPT Quang Trung – huyện Củ Chi; với tổng số lượng phiếu: Giáo viên là 52 phiếu, học sinh lớp 11 là 224 phiếu, học sinh lớp 12 là 199 phiếu.
  • 27. 2.2.1.1 Khảo sát giáo viên STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL % 1 Khi giảng dạy những tác phẩm kí, với phân phối chương trình như hiện nay, theo anh (chị) là đủ, nhiều hay ít? Nhiều 2 3,8 Đủ 34 65,4 Ít 15 28,8 2 Trong quá trình dạy đọc hiểu tác phẩm kí anh (chị) có gặp khó khăn không? Có 42 80,8 Không 10 19,2 3 Anh (chị) thường gặp phải những khó khăn nào dưới đây khi dạy đọc hiểu tác phẩm kí? Không đủ thời gian dạy trên lớp 24 46,2 Còn lúng túng về phương pháp 8 15,4 HS học yếu, chậm tiếp thu, chưa có kỹ năng sống 17 32,7 Tư liệu về tác giả, tác phẩm kí còn ít. 27 51,9 4 Anh (chị) có quan tâm đến việc lựa chọn phương pháp dạy học tác phẩm kí trong nhà trường không? Có 45 86,5 Không 24 46,2 5 Anh (chị) thường sử dụng phương pháp nào trong số những phương pháp sau đây khi tổ chức hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm kí? Phương pháp đọc diễn cảm 18 34,6 Phương pháp nêu vấn đề 42 80,8 Phương pháp thuyết giảng 27 51,9 Phương pháp trực quan 17 32,7 6 Để có một giờ dạy đạt kết quả cao, anh (chị) thường yêu cầu học sinh chuẩn bị những gì khi học tác phẩm kí? Đọc tác phẩm trước ở nhà 48 92,3 Tóm tắt tác phẩm 24 46,2 Trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài 39 75 Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi 18 34,6 7 Khi dạy tác phẩm kí, anh (chị) có yêu Có 50 96,2
  • 28. cầu học sinh đọc tác phẩm trên lớp không? Vì sao? Không 2 3,8 8 Theo anh (chị), để dạy tốt tác phẩm kí theo nguyên tắc chủ động tích cực, cần có những yêu cầu gì? Trang bị cho GV đầy đủ SGK, SGV, TLTK 36 69,2 Thay đổi cách đánh giá hoạt động dạy học của GV 20 38,5 HS có kĩ năng đọc, chuẩn bị bài chu đáo 21 40,4 Tăng thời lượng dạy đọc văn trên lớp 21 40,4 Không nặng về truyền thụ kiến thức mà chủ yếu dạy HS cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề. 30 57,7 9 Ý kiến của anh (chị) về sách giáo viên (phần tác phẩm kí): Định hướng kiến thức và phương pháp rõ ràng, đầy đủ 23 44,2 Định hướng kiến thức và phương pháp chưa rõ, chưa đầy đủ 26 50 10 Phần “tiểu dẫn” trước mỗi bài học về tác phẩm kí, theo anh (chị) là: Cần thiết và đã cung cấp đủ thông tin 14 26,9 Cần thiết nhưng chưa cung cấp đủ thông tin 36 69,2 11 Theo anh (chị), phần hướng dẫn học bài của SGK sau mỗi bài học về tác phẩm kí có khoa học và phù hợp không? Có 32 61,5 Không 15 28,8 12 Theo anh (chị), việc dạy và học tác phẩm kí ít được giáo viên và học sinh quan tâm, hứng thú khi học là vì: GV dạy cho qua, không chú trọng đến thể loại này 8 15,4 Những tác phẩm kí thường không nằm trong những bài trọng tâm để đi thi 20 38,5
  • 29. Kí là thể văn thứ yếu, không có giá trị bằng truyện 9 17,3 13 Đối với việc dạy đọc hiểu tác phẩm kí, anh (chị) có sử dụng phương tiện dạy học nào không? Có 46 88,5 Không 6 11,5 Tranh ảnh minh hoạ 13 25 Băng, đĩa ghi hình, ghi âm 34 65,4 Phiếu học tập Những phương tiện khác 14 Theo đánh giá riêng của anh (chị), mức độ hiểu của HS sau khi học tác phẩm kí là: 100% 0 0 75% 25 48,1 50% 25 48,1 25% 2 3,8 0% 0 0 2.2.1.2 Khảo sát ý kiến học sinh * Lớp 11: STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL % 1 Trước khi vào giờ học văn, thầy (cô) có yêu cầu các em phải chuẩn bị bài ở nhà trước không? Có 205 91,5 Không 16 7,1 2 Khi yêu cầu các em chuẩn bị bài trước ở nhà, Thầy (cô) có cung cấp thêm cho em tài liệu tham khảo về bài học không? Có 72 32,1 Không 150 67 3 Thầy (cô) yêu cầu em chuẩn bị những gì trước khi học các tác phẩm kí? Đọc văn bản trước ở nhà 173 77,2 Trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài 113 50,4 Tóm tắt văn bản trong SGK 29 12,9 Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi 12 5,4 4 Theo em, trong giờ học một tác phẩm kí có nên tổ chức thảo luận nhóm không? Có 169 75,4 Không 48 21,4
  • 30. 5 Trong quá trình dạy tác phẩm kí thầy (cô) có đặt câu hỏi để các em tìm hiểu về bài học hay không? Có 216 96,4 Không 5 2,2 6 Theo em, những câu hỏi thầy (cô) đã đặt ra có tiêu biểu để tìm hiểu về bài học không? Có 203 90,6 Không 11 4,9 7 Khi dạy học tác phẩm kí, thầy cô có cho các em đọc diễn cảm tác phẩm ở trên lớp không? Có 174 78,1 Không 48 21,5 8 Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) tổ chức những hoạt động nào để phát huy tính tích cực của các em tham gia vào bài học? Qua câu trả lời của HS, thầy (cô) tổ chức thảo luận, trao đổi giữa HS về bài học 54 24,1 Đặt câu hỏi cần thiết, có tính chất mấu chốt để gợi cho HS suy nghĩ 136 60,7 Cho HS đọc văn bản để tạo cảm xúc, thầy (cô) chủ động nêu vấn đề, gợi vấn đề, gợi ý về câu trả lời cho HS 126 56,2 Thầy (cô) không tổ chức các hoạt động trên trong giờ dạy học văn 16 7,1 9 Qua giờ học tác phẩm kí, với cách thức thầy (cô) đặt vấn đề và yêu cầu các em giải quyết vấn đề, em thấy giờ học văn có khó khăn và nặng nề không? Có 107 47,8 Không 98 43,8 10 Sau khi học xong giờ đọc văn về tác phẩm kí, mức độ hiểu văn bản của em là: 100% 10 4,5 75% 117 52,2 50% 71 31,7 25% 20 8,9 0% 5 2,2 11 Trong giờ học văn, em mong muốn ở thầy (cô) điều nào sau đây? Đọc và giảng truyền cảm 57 25,4 Đặt câu hỏi sáng rõ và dẫn 85 38,1
  • 31. dắt cụ thể Cho HS được tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc 101 45,3 Chú ý nhiều đến việc rèn luyện khả năng diễn đạt của HS 54 24,1 12 Để đạt điểm cao đối với môn văn, em thường sử dụng cách học nào sau đây? Đọc và học tập bài phân tích của sách tham khảo 54 24,1 Học thuộc lòng các bài mà giáo viên đã cho phép 37 16,5 Hiểu tác phẩm, có kĩ năng – phương pháp làm bài 96 42,9 Đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo ý riêng có sáng tạo 90 40,4 * Lớp 12 STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL % 1 Trước khi vào giờ học văn, thầy (cô) có yêu cầu các em phải chuẩn bị bài ở nhà trước không? Có 181 91 Không 18 9 2 Khi yêu cầu các em chuẩn bị bài trước ở nhà, Thầy (cô) có cung cấp thêm cho em tài liệu tham khảo về bài học không? Có 93 46,7 Không 101 50,8 Không ý kiến 5 2,5 3 Thầy (cô) yêu cầu em chuẩn bị những gì trước khi học các tác phẩm kí? Đọc văn bản trước ở nhà 173 86,9 Trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài 78 39,2 Tóm tắt văn bản trong SGK 73 36,7 Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi 27 13,6 4 Theo em, trong giờ học một tác phẩm kí Có 149 74,9
  • 32. có nên tổ chức thảo luận nhóm không? Không 50 25,1 5 Trong quá trình dạy tác phẩm kí thầy (cô) có đặt câu hỏi để các em tìm hiểu về bài học hay không? Có 191 96 Không 7 3,5 6 Theo em, những câu hỏi thầy (cô) đã đặt ra có tiêu biểu để tìm hiểu về bài học không? Có 190 95,5 Không 5 2,5 7 Khi dạy học tác phẩm kí, thầy cô có cho các em đọc diễn cảm tác phẩm ở trên lớp không? Có 172 86,4 Không 20 10,1 8 Trong quá trình giảng dạy, thầy (cô) tổ chức những hoạt động nào để phát huy tính tích cực của các em tham gia vào bài học? Qua câu trả lời của HS, thầy (cô) tổ chức thảo luận, trao đổi giữa HS về bài học 66 33,2 Đặt câu hỏi cần thiết, có tính chất mấu chốt để gợi cho HS suy nghĩ 117 58,8 Cho HS đọc văn bản để tạo cảm xúc, thầy (cô) chủ động nêu vấn đề, gợi vấn đề, gợi ý về câu trả lời cho HS 148 74,4 Thầy (cô) không tổ chức các hoạt động trên trong giờ dạy học văn 10 5 9 Qua giờ học tác phẩm kí, với cách thức thầy (cô) đặt vấn đề và yêu cầu các em giải quyết vấn đề, em thấy giờ học văn có khó khăn và nặng nề không? Có 50 25,1 Không 144 72,4 10 Sau khi học xong giờ đọc văn về tác phẩm kí, mức độ hiểu văn bản của em là: 100% 7 3,5 75% 99 49,7 50% 66 33,2 25% 21 10,6 0% 6 3
  • 33. 11 Trong giờ học văn, em mong muốn ở thầy (cô) điều nào sau đây? Đọc và giảng truyền cảm 58 29,1 Đặt câu hỏi sáng rõ và dẫn dắt cụ thể 86 43,2 Cho HS được tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc 80 40,2 Chú ý nhiều đến việc rèn luyện khả năng diễn đạt của HS 61 30,7 12 Để đạt điểm cao đối với môn văn, em thường sử dụng cách học nào sau đây? Đọc và học tập bài phân tích của sách tham khảo 32 16,1 Học thuộc lòng các bài mà giáo viên đã cho phép 43 21,6 Hiểu tác phẩm, có kĩ năng – phương pháp làm bài 125 62,8 Đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo ý riêng có sáng tạo 67 33,7 2.2.2 Đánh giá tình hình 2.2.2.1 Những kết quả * Với giáo viên Đại đa số các giáo viên khi được hỏi đều cho rằng phân phối chương trình của các tác phẩm kí trong toàn bộ chương trình Ngữ Văn THPT hiện nay là đủ, (65,4%) nhưng cũng còn đến 28,8% số lượng giáo viên cho rằng phân phối như hiện nay là còn ít. Điều đó, lại càng chứng minh được một điều rằng so với toàn bộ khung chương trình giảng dạy Ngữ Văn thì các tác phẩm kí chỉ chiếm một con số khiêm tốn trong chương trình học. Tuy nhiên, lại có 3,8% giáo viên cho rằng phân phối chương trình như vậy là nhiều, thế nên ta có thể khẳng định thêm được rằng, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa mặn mà với việc dạy thể loại này, dẫn đến kết quả học sinh cũng sẽ không khắc sâu và quan tâm đến những tác phẩm kí. Các anh chị giáo viên cũng cho rằng việc khó khăn khi dạy tác phẩm kí là vì họ có quá ít tư liệu về tác giả, tác phẩm (51,9%), thời gian dạy trên lớp cho những bài này thì không đủ để chuyển tải hết nội dung của tác phẩm (46,2%); việc học sinh không thích học văn, học yếu, chậm tiếp thu cũng là một rào cản lớn trong việc giảng dạy kí ở nhà trường phổ thông (32,7%). Mặc dù vậy, rất đông giáo viên được hỏi đều có quan tâm đến việc lựa chọn
  • 34. phương pháp dạy học tác phẩm kí (86,5%). Trong phần phương pháp giảng dạy tác phẩm kí của mình họ thường chọn các phương pháp nêu vấn đề (80,8%), phương pháp thuyết giảng (51,9%). Tuy nhiên, khi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà thì giáo viên lại chỉ yêu cầu rất đơn giản với những công việc như: đọc tác phẩm trước ở nhà (92,3%), trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài (75%). Từ đó, dẫn đến một thực tế học sinh sẽ mất dần đi sự chủ động, không tự tìm hiểu tác giả, tác phẩm trước khi học. Hiện nay, với tinh thần dạy học theo nguyên tắc chủ động tích cực, thì khi dạy tác phẩm kí, người giáo viên cần được cung cấp đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và đặc biệt là sách tham khảo (69,2%), khi dạy thì cũng không nặng về truyền thụ kiến thức mà chủ yếu dạy học sinh cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề (57,7%). Tuy nhiên, họ cho rằng những định hướng kiến thức và phương pháp trong sách giáo viên chưa đầy đủ, chưa rõ ràng (50%), phần “tiểu dẫn” trước mỗi bài học về tác phẩm kí là cần thiết nhưng sách giáo cũng chưa cung cấp đủ thông tin cho học sinh (69,2%). Ở phần khảo sát này, chúng ta cũng có thể thấy được thực tế là việc dạy và học tác phẩm kí ít được giáo viên và học sinh quan tâm, hứng thú khi học là vì những tác phẩm kí thường không nằm trong những bài trọng tâm để đi thi (38,5%) nên giáo viên thường chỉ dạy cho qua, không chú trọng đến thể loại này (15,4%). Qua phiếu khảo sát này, chúng ta thấy được cũng có một bộ phận giáo viên hết sức cố gắng giúp cho học sinh hiểu được một cách nhanh nhất những tác phẩm kí bằng cách cho học sinh xem băng, đĩa ghi hình, ghi âm, tranh ảnh minh họa trong quá trình giảng dạy của mình. Với những cố gắng ấy, người giáo viên cũng đồng ý rằng mức độ hiểu tác phẩm của học sinh nằm trong khoảng từ 50 – 75%, tùy từng trường cũng như năng lực cảm thụ văn học của mỗi học sinh. * Với học sinh Hầu hết trước các giờ giảng văn, giáo viên đều dặn dò và yêu cầu học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà (trên 91%) nhưng giáo viên lại không hoặc ít khi cung cấp thêm tài liệu tham khảo về bài học cho học sinh biết. Thế nên, đại đa số những vấn đề giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà trước khi học bài mới chỉ là những việc như: đọc văn bản trước ở nhà (trên 77%) hoặc trả lời những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài (từ 39% đến 50% số học sinh được hỏi). Cũng theo ý kiến của học sinh tham gia trả lời thì trong quá trình giảng dạy tác phẩm kí, giáo viên nên tổ chức cho các em thảo luận nhóm (trên 74%). Phương pháp
  • 35. đọc diễn cảm cũng là một khá quan trọng trong giờ giảng văn, khi có hơn 78% học sinh trả lời “có” khi được hỏi vể việc thầy cô có cho các em đọc diễn cảm tác phẩm trên lớp hay không? Trong quá trình giảng dạy, thầy cô thường tổ chức những hoạt động như: đặt câu hỏi cần thiết, có tính mấu chốt để gợi cho học sinh suy nghĩ (trên 58%), cho học sinh đọc văn bản để tạo cảm xúc, giáo viên chủ động nêu vấn đề, gợi vấn đề, gợi ý về câu trả lời cho học sinh (trên 56%). Về vấn đề cảm giác của em có năng nề không thì ta có thể thấy có hai ý kiến trái chiều nhưng gần như tương đương nhau về việc này, một nửa thì cho rằng giờ học văn nặng nề, nhưng nửa kia thì lại không đồng ý như vậy. Tuy nhiên, riêng các em lớp 12 thì số lượng trả lời giờ văn không nặng nề và khó khăn lại chiếm hơn 72%. Các em cũng tự đánh giá về mức độ hiểu tác phẩm kí của mình là từ 50% đến 75%, kết quả gần như trùng khớp với ý kiến của những giáo viên được hỏi. Chúng ta có thể thấy được mong muốn của học sinh với thầy cô là cho học sinh được tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của các em (trên 40%), các câu hỏi trong giờ giảng văn cần đặt sáng rõ và dẫn dắt cụ thể (trên 38%) và cần phải chú ý nhiều đến việc rèn luyện khả năng diễn đạt của học sinh (trên 24%). Thế nên, các em đã nhận thức được rằng, để đạt được điểm cao đối với môn Văn thì chính các em phải hiểu được tác phẩm, có kĩ năng – phương pháp làm bài (trên 42,9) và đọc kĩ văn bản, diễn đạt theo ý riêng có sáng tạo (trên 33%) 2.2.2.2 Những hạn chế Mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng đứng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc dạy học văn nói chung cũng như việc dạy tác phẩm kí nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập so với nhiệm vụ chung của ngành giáo dục. Một trong những biểu hiện rõ nhất của hạn chế là vấn đề dạy học của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chưa đi ra khỏi con đường mòn là chú trọng cung cấp kiến thức đơn thuần mà không quan tâm nhiều đến phương pháp. Lẽ ra, trong giờ học văn, học sinh phải được phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, được tự mình khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ, để có thể phát triển năng lực văn học và trưởng thành về trí tuệ, về tâm hồn và nhân cách, thì ngược lại các em phải lắng nghe, ghi chép những lời thuyết giảng của giáo viên một cách máy móc, khô khan. Nhìn chung, công việc của giáo viên phần nhiều là tìm kiếm, phát hiện cái hay, cái đẹp, quy chúng lại thành những nhận định chung chung và cố gắng truyền thụ cho học sinh khối lượng kiến thức đó một cách nhạt nhẽo,
  • 36. nhàm chán, rồi kiểm tra kết quả đó bằng con đường tái hiện. Ngay cả những bài giảng mang tính khơi gợi, kích thích sự sáng tạo của học sinh vẫn không đi ngoài phương pháp giảng dạy cũ kĩ này. Đó cũng là lí do nhiều năm gần đây đa số học sinh có biểu hiện chán học văn, đến với giờ giảng văn như là một sự bắt buộc. Đó là chưa kể đến một bộ phận giáo viên đến nay vẫn còn tỏ ra tâm đắc với giáo án mẫu, những bài soạn giảng mẫu và sử dụng chúng một cách máy móc, không có sự sáng tạo. Cho đến nay, vẫn còn không ít trường hợp giáo viên dạy học theo lối đọc chậm cho học sinh viết, thậm chí còn ghi lại bài học lên bảng cho học sinh chép. Học sinh không được đến với tác phẩm bằng sự nỗ lực vận động của cá nhân, không được tự giác và tự nhiên cảm thụ tác phẩm, mà kết quả học tập chỉ thu nhận được bằng sự tiếp thu kết quả tìm tòi, phát hiện của giáo viên. Đó là một sai lầm cơ bản của giáo viên do không nhận thức đúng đắn vai trò cảm thụ của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Dường như trong nhiều trường hợp, giáo viên chỉ quan tâm đến văn bản. Ngoài những yếu tố thuộc về văn bản, đặc biệt là nhu cầu tự khám phá, tự cảm thụ của học sinh thì chưa được quan tâm một cách đúng mức. Vì thế, học sinh luôn phải là “người lắng nghe” chứ không là “người nhập cuộc”. Quá trình giảng văn trở nên phiến diện, một chiều, trong đó tác phẩm văn học là công cụ chủ yếu của giáo viên trong quá trình dạy học. Do đó dẫn tới việc học sinh hiện nay gần như bị tê liệt về cảm xúc, về hứng thú học tập và trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Có thể thấy đôi khi gặp những bài giảng thầy dạy say sưa, thể hiện được cảm nhận tinh tế qua ngôn từ giàu tính cảm xúc, và trò cũng say sưa lắng nghe, nhưng nếu phải xác định nội dung khái quát của tác phẩm thì các em lại lúng túng, có lúc trả lời sai. Như vậy, xét đến cùng, dù cho tiết dạy có công phu, giờ dạy học tác phẩm văn chương cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Mặt hạn chế khác của tình hình dạy học văn nói chung cũng như dạy học tác phẩm kí nói riêng là giáo viên chưa thật sự chú ý đặc trưng loại thể của tác phẩm văn học nên chưa có cơ sở chắc chắn để đánh giá, phân tích tác phẩm. Vì vậy, không thiếu những giờ dạy học đã diễn ra khá bài bản, đảm bảo đúng một quy trình giờ dạy từ mở đầu cho đến kết thúc, nhưng cuối cùng chính người dạy cũng chưa thật sự hài lòng về nó, bởi họ chưa sử dụng đúng chìa khóa loại thể để mở đúng cánh cửa chứa ý đồ sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm văn học. Do đó, dù cho tiết dạy đã được thực hiện theo đúng quy trình của nó nhưng giáo viên vẫn không thể khai thác hết giá trị tác phẩm. Nhiều trường hợp giáo viên dạy tác phẩm lịch sử