SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt
3. Tác giả:
Họ và tên: Nhữ Thị Vân Giới tính: Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 01/10/1988
Trình độ chuyên môn: ĐHSP
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hùng Thắng
Điện thoại: 0982122981
4. Đồng tác giả: không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Hùng Thắng
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
TrườngTiểu học HùngThắng – Bình Giang – Hải Dương.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề, yêu
trẻ, tận tâm trong công việc và luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh.
- Nhà trường có đủ cơ sở, vật chất trang thiết bị dạy học để học sinh được
học 2 buổi/ngày.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 - 2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1
A. TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Việc dạy học Tiếng Việt (điển hình là Phân môn Tập làm văn) là một
trong những phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh biết
phát huy tính tích cực, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, sử dụng toàn bộ các kỹ
năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng
Việt đảm nhiệm (kỹ năng đọc, nghe, nói, viết chữ, viết chính tả, dùng từ đặt
câu, ...). Đặc biệt Tập làm văn còn là phân môn tổng hợp của vốn sống, vốn tri
thức và sự hiểu biết về xã hội, về thế giới đang phát triển xung quanh cuộc sống
của các em học sinh. Qua từng bài Tập làm văn, ta sẽ thấy được trình độ sử
dụng Tiếng Việt cũng như vốn tri thức và sự hiểu biết của các em về cuộc sống.
Ở lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với đoạn văn và
được rèn kĩ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu, song trong thực tế hiện nay, việc
rèn cho học sinh viết đoạn văn tốt chưa được giáo viên chú tâm nhiều. Bên
cạnh đó, nhiều học sinh khi viết bài còn viết cẩu thả, không đúng yêu cầu, viết
lan man, không đủ số câu, sai ý, trình bày ý lộn xộn, thiếu tự nhiên, sai nhiều
chính tả, … Hơn thế nữa, một số em thiếu tự tin trong giờ Tập làm văn dễ dẫn
đến hậu quả là các em chán nản, thiếu quyết tâm trong học tập. Để khắc phục
tình trạng này, đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm và sáng tạo trong
giảng dạy, phải thật kiên trì và nhẫn nại, giúp học sinh nhận thức được tầm
quan trọng của môn học. Qua dự giờ và phỏng vấn một số học sinh ở một số
lớp, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu
cầu. Đó cũng là điều trăn trở lớn nhất của tôi và cũng là lí do tôi chọn và viết
sáng kiến với nội dung: “ Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh
lớp 2” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt.
Thông thường, giáo viên dạy theo quy trình sách giáo khoa, sách giáo
viên, điều này khiến học sinh hay gặp vướng mắc và áp đặt một cách máy móc
nên tôi đã đưa ra một cách thức giúp HS khắc phục được những hạn chế
trong khi viết đoạn văn ngắn.
+ Ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy để giúp giáo viên tiết
kiệm thời gian và truyền tải được nhiều ngữ liệu hơn. Học sinh được quan sát
2
và tiếp nhận thông tin một cách phong phú .
+ Thay vì đặt ra hệ thống câu hỏi trong việc hướng dẫn học sinh ở tất cả
các tiết gây sự nhàm chán, tôi đã đưa ra sơ đồ tư duy giúp học sinh dễ dàng
hơn trong khi viết các đoạn văn ngắn.
+ Sáng kiến góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn
ngắn với câu văn cộc lốc, không đúng ngữ pháp, hay câu văn không rõ ràng, sự
sắp xếp các câu văn không lôgíc….Qua đó bồi dưỡng lòng say mê yêu thích
con người, cảnh vật xung quanh các em.
+ Góp phần vào đổi mới cách dạy Tiếng Việt, giúp học sinh có kĩ năng
viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy
tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học
của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức
câu, ý sao cho lôgíc, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết.
Trong sáng kiến này, tôi cũng đưa ra một vài đề xuất nhỏ gửi đến Phòng
giáo dục, nhà trường, địa phương, phụ huynh đặc biệt là với các thầy cô (những
người có vai trò cơ bản quyết định chất lượng giáo dục của học sinh) để giúp
cho việc dạy học đạt kết quả tốt hơn.
3
B. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi mỗi
chúng ta phải có một nguồn lực vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri thức trong
cuộc sống. Nơi tạo ra những nền móng vững chắc cho quá trình học tập của
mỗi con người chính là trường Tiểu học. Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng
của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm,
đạo đức, trí đức, thẩm mĩ và thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cho học sinh
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong các mặt giáo dục ở Tiểu
học thì Tiếng Việt là công cụ giúp các em giao tiếp, nhận biết được vốn kiến
thức của nhân loại thành trí thức của riêng mình.
Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các
em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn
trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ cả 4 kĩ năng trên. Nó là phân môn tổng hợp
toàn bộ kiến thức đã học ở trong tuần từ các phân môn: Tập đọc, Tập viết,
Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một
phân môn khó. Bởi lẽ ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn
hẹp. Bên cạnh đó, còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh
sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có điều
kiện quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức
khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ,…. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập
nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em
được làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu.
Qua dự giờ thăm hỏi một số lớp, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học
sinh làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai,
cách chấm câu còn hạn chế có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có
những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.Việc dạy cho học sinh
4
viết đoạn văn chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận
của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên
dạy cho học sinh có cách tổ chức, sắp xếp câu, ý sao cho lôgíc, cách sử dụng từ
chính xác và hay khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 khó
nhận thức được việc sắp xếp ý (cảm nhận của mình) theo trật tự đúng. Vốn
sống của các em còn hạn chế, do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó
khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội
dung chưa có sự liên kết và lôgíc … Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ
lặp lại nhiều… Là một giáo viên đã từng mấy năm dạy lớp 2, tôi rất băn khoăn
và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản
thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng học tập
cho học sinh. Đây là lí do tôi chọn và viết Sáng kiến với nội dung: “ Biện pháp
rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2” nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy - học phân môn Tập làm văn lớp 2.
2. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2.1 Tìm hiểu thực trạng.
Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, các em vừa chuyển hoạt
động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Các em hiếu động, ham chơi, sự tập
trung cho học tập và chú ý chưa cao. Tư duy của các em nặng về trực quan cụ
thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. Do đó, khi tổ chức dạy học, giáo viên
phải linh hoạt sáng tạo thì mới có hiệu quả.
2.2.Tìm hiểu nội dung chương trình, sách giáo khoa.
Như chúng ta đã biết, ở lớp 1 học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói
hoặc viết câu có nội dung theo chủ đề bài học hoặc tìm tiếng nói có âm vần vừa
học. Các em được ghép tiếng và nói những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung
gần gũi với cuộc sống của các em hoặc ở các bài tập đọc. Đến lớp 2 các em đã
phải viết đoạn từ 4 đến 5 câu kể về một sự việc đơn giản mình cũng chứng kiến
(tham gia) hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh các em. Ở học kỳ I, chủ
yếu các em được viết đoạn từ 3 đến 5 câu kể về người thân như: Cô giáo, ông,
bà, anh, chị, em và rộng hơn là toàn thể gia đình. Đến học kỳ II các em được
5
viết đoạn tả con vật (chim ), tả cảnh (biển), tả cây cối, tả người (ảnh Bác Hồ).
Tuần 34 và 35, học sinh được kể về những việc làm mà bản thân chứng kiến
hoặc tham gia ….
Xen kẽ giữa các bài tập có yêu cầu kể (tả) nói trên có 2 dạng bài kể (tả) con
vật được viết đầy đủ song được sáo trộn trật tự câu nhằm mục đích củng cố về liên
kết câu, gắn kết ý …
Mở đầu ngay ở tuần 1, sách giáo khoa đã giới thiệu cách kể theo nội
dung tranh sau đó viết thành đoạn. Đây chính là hình thức giúp học sinh vận
dụng linh hoạt kỹ năng vốn hiểu biết khi học phân môn kể chuyện vào viết
đoạn văn ngắn.
2.3. Vị trí , nhiệm vụ, nội dung của phân môn Tập làm văn lớp 2:
2.3.1.Vị trí :
Ở Tiểu học ( nhất là lớp 2), Tập làm văn là một trong những phân môn
có tầm quan trong đặc biệt vì ở lớp 1, các em chưa được học. Lên lớp 2, học
sinh mới bắt đầu được học, được làm quen với phân môn này.
Phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
được phát triển từ thấp đến cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết
thành bài văn theo suy nghĩ của từng cá nhân. Tập cho các em ngay từ nhỏ có
những hiểu biết sơ đẳng đó cũng là rèn cho các em tính tự lập, tự trọng. Con
người văn hóa sẽ hình thành các em từ những việc nhỏ bé, tưởng như không
quan trọng đó. Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy động với kiến thức nhiều
mặt ( Từ hiểu biết về cuộc sống đến tri thức về văn học, khoa học, thường
thức…) có liên quan đến đề bài. Bài tập làm văn là sản phẩm của vốn sống,
năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ
nói và viết trong cuộc sống hằng ngày của học sinh. Là môn học công cụ, phân
môn Tập làm văn giúp cho học sinh nắm vững đơn vị tri thức cơ bản của khoa
học Việt ngữ. Trên cơ sở hình thành kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết đạt đến trình
độ đúng. Tạo điều kiện cho học sinh nắm được tri thức khoa học mới. Vì vậy
dạy học sinh tiếp thu kiến thức mới về cách viết một đoạn văn hay, đủ ý, gọn
lời là góp phần không nhỏ vào việc hình thành mục tiêu giáo dục đào tạo.
6
2.3.2.Nhiệm vụ :
Làm văn có nghĩa là tạo lập văn bản. Nhiệm vụ chính của phân môn Tập
làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản. Ở đây thuật ngữ
“ văn bản” được dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể. Đó không nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu; nhiều
đoạn; cũng không nhất thiết phải ở dạng viết; càng không phải chỉ là loại văn
kể chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật. Trong hoàn cảnh giao tiếp
cụ thể, sản phẩm lời nói mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào,
một lời cảm ơn hay một vày dòng thăm hỏi, chúc mừng trên tấm thiếp….Đối
với lớp 2, dạy Tập làm văn là trước hết là rèn luyện cho học sinh kỹ năng phục
vụ học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể là:
+ Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm
ơn, xin lỗi, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành………
+ Dạy một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống, như : khai bản tự
thuật ngắn, viết những bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh
sanh sách học sinh, ………..
Cuối cùng, cũng như các phân môn và môn học khác, phân môn Tập làm
văn, thông qua nội dung dạy học của mình, có nhiệm vụ trau dồi cho học sinh
thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng
những tình cảm lành mạnh cho các em.
2.3.3. Nội dung :
Nội dung các bài học về Tập làm văn ở lớp 2 giúp các em thực hành rèn
luyện các kỹ năng nói, viết,nghe phục vụ cho học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ
thể :
Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu : chào hỏi, tự giới thiệu, cảm
ơn, xin lỗi….
Thực hành về kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày, như : viết
bản tự thuật ngắn, lặp danh sách học sinh, tra mục lục sách, ……….
Thực hành rèn kỹ năng diễn đạt ( nói, viết ), như : kể về người thân, tả
biển, tả cây cối, ……
7
Thực hành rèn kỹ năng nghe. Với cách biên soạn này, giờ dạy Tập làm
văn trở nên linh hoạt hơn, gắn với cuộc sống đời thường hơn và giúp học sinh
hứng thú trong học tập.
3. Thực trạng của vấn đề.
3.1. Vài nét về tình hình địa phương và nhà trường:
3.1.1. Thuận lợi.
Trường Tiểu học nơi tôi giảng dạy nằm trên địa bàn xã thuộc vùng nông
thôn, là xã có phong trào học tập và truyền thống hiếu học. Đó là niềm tự hào
và là động lực để động viên giáo viên và học sinh phát huy truyền thống thi đua
dạy tốt, học tốt, góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. Hiện nay,
trường đang vững bước đi lên nhờ đội ngũ quản lí trẻ, năng động, nhiệt tình,
đội ngũ giáo viên yêu nghề, hết lòng vì học sinh. Trường nhiều năm liền đạt
danh hiệu là trường Tiên tiến, có nhiều thành tích đáng kể. Trường là một trong
những trường đừng tốp đầu của huyện trong phong trào về các cuộc thi. Các em
học sinh rất ham tìm tòi, hiểu biết, luôn tích cực tham dự các hoạt động Đội –
Sao nhi đồng. Hầu hết các em học sinh là con em nông dân nhưng các em đều
được gia đình, nhà trường quan tâm, giáo dục các em ngay từ nhỏ nên các em
đều ngoan và có ý thức tốt.
3.1.1 Khókhăn.
Do đặc điểm tình hình địa phương là vùng nông thôn, điều kiện kinh tế
khó khăn, nên việc nhận thức của một số phụ huynh cho con em mình đi học
còn hạn chế hơn các vùng ở thị trấn, thành phố .Việc đầu tư sách, vở, sách tham
khảo hay điều kiện được đi tham quan, dã ngoại cũng vô cùng khó khăn.Thêm
vào đó môi trường sống ở vùng nông thôn ít nhiều ảnh hưởng cũng đến quá
trình tiếp thu kiến thức của trẻ. Là lớp đầu cấp (sau lớp 1) nên các em còn hạn
chế khả năng giao tiếp, ngôn ngữ còn hạn hẹp về vốn từ.
3.2.Về kiến thức trong sách giáo khoa:
Nói chung kiến thức trong sách giáo khoa được sắp xếp một cách hợp lí,
lôgíc đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cách nhìn thực tế đến sự vận dụng vốn
8
sống, vốn hiểu biết để viết đoạn văn. Học sinh được dạy các kĩ năng kể (tả) đơn
giản. Song không phải kể lại hoặc tả lại câu chuyện cảnh vật theo nội dung bài
tập đọc dựa vào lời kể (tả) của tác giả mà các em được kể (tả) những gì có và
diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Điều này đã phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong kĩ năng viết đoạn. Do đó, ta có thể khẳng
định rằng: Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đặc biệt chú trọng tới rèn kĩ năng viết
đoạn văn cho học sinh.
3. 3 . Những khó khăn hạn chế khi dạyhọc sinh lớp 2viết đoạn văn.
3.3.1.Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn viết đoạn văn cho học sinh
cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo
viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa cuốn hút được học sinh. Cách
dạy của giáo viên có phần khuôn mẫu.
Ví dụ: Khi dạy học sinh bài Tập làm văn tuần 20 “ Tả ngắn về bốn
mùa". Giáo viên đã hướng dẫn gợi mở các câu hỏi theo sách giáo khoa:
+ Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ? (Mùa hè bắt đầu từ tháng tư
trong năm).
+ Mặt trời mùa hè như thế nào ? (Mặt trời mùa hè rất chói chang).
+ Cây trái trong vườn như thế nào ?(Cây trong vườn có nhiều hoa quả ).
+ Học sinh thường làm gì trong dịp nghỉ hè ? (Học sinh thường được vui
chơi trong dịp nghỉ hè).
- Giáo viên chưa vận dụng kỹ năng tả “ Mùa Xuân" của bài tập 1 vào
hướng dẫn bài tập 2. Sự dập khuôn máy móc như vậy dẫn đến bài viết của học
sinh là bốn câu thiếu lôgíc và sáng tạo, không phát huy được tính tích cực của
học sinh.
- Khi trao đổi với giáo viên dạy lớp 2 về cách hướng dẫn học sinh làm bài
tập "Viết đoạn văn ngắn", đa số giáo viên đều trả lời rằng:
Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu bài .
9
Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu, các
câu phải liên kết với nhau .
Bước 3 : Học sinh viết vào vở .
Bước 4 : Đánh giá và chữa lỗi.
+ Gọi 1 hoặc 2 học sinh đọc bài viết.
+ Giáo viên đánh giá bài, chữa một số lỗi sai về câu từ .
- Với cách hướng dẫn như trên học sinh khó có thể nhận ra nội dung
đoạn viết cần có những gì ? Liên kết câu như thế nào ? Cách diễn đạt làm sao
cho thoát ý… Đến khi đánh giá bài như vậy chưa có kết quả thiết thực đối với
học sinh vì đối tượng học sinh lớp 2 các em dễ nhớ nhưng cũng nhanh quên.
Do đó, cái sai của học sinh vẫn được lặp lại trong bài.
3.3.2. Về phía học sinh
Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn
rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt lủn. Hoặc câu có
thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa
rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là
khả năng miêu tả.
- Học sinh có hứng thú trong giờ Tập làm văn song chủ yếu tập trung vào
các bài tập làm miệng với các yêu cầu nói lời cảm ơn, xin lỗi, đáp lại lời chào,
lời tự giới thiệu… Học sinh thích thú nói về các con vật, người, quang cảnh và
những gì diễn ra xung quanh. Song vốn từ các em còn chưa nhiều, kỹ năng diễn
đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh còn hạn chế nên đôi khi các em chưa nhận
ra được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Ví dụ: Khi học bài tập làm văn tuần 10: Dựa theo lời kể bài 1 hãy viết
một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc người thân của em.
Bài viết của học sinh :" Bà em đã lên 60 tuổi rồi . Da mịn màng. Tóc dài
và thẳng. Bà cho em bim bim. Bà rủ em đi chợ sau đó hai bà cháu lại đi chơi."
- Học sinh thường viết theo ý hiểu bằng ngôn ngữ của mình cho nên câu
văn chưa giàu hình ảnh, dùng từ chưa phù hợp.
10
Ví dụ: Cũng viết đoạn văn ngắn kể về ông, bà hoặc người thân ở bài tập
làm văn nói trên có một học sinh viết: “ Ông em 70 tuổi. Ông là nghề làm
vườn. Hôm nào ông cũng đi tập thể dục bằng xe đạp.”
- Một số bài viết của học sinh còn lộn xộn về câu, ý, dùng từ chưa đúng
vào văn cảnh, câu rời rạc thiếu sự liên kết.
Ví dụ: Đây là đoạn văn của một học sinh khi viết đoạn văn tả về một
loài chim mà em thích ( Tập làm văn tuần 21) như sau:
" Những ngày đi học về em cảm thấy rất nhớ nó. Mỏ nó mượt và nó hót
rất hay. Em rất thương nó và nó đẹp. Bộ lông nó mượt. Hình dáng của con bồ
câu rất thích thú".
- Đôi khi học sinh viết câu dùng cụm từ so sánh để diễn tả nội dung
song sự so sánh ấy rất khập khiễng.
Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về bà, có em viết : "Da mặt bà em nhăn nheo
như quả bưởi héo". Hay “Mỗi khi bà cười để lộ vài chiếc răng sữa trông rất
duyên.”
- Một lỗi nữa mà học sinh hay mắc là trả lời theo kiểu nắp đuôi cho nên
câu văn thiếu sự hấp dẫn, sinh động.
Ví dụ : Khi dạy bài Tập làm văn tuần 8 để yêu cầu viết đoạn văn kể về cô
giáo (thầy giáo) cũ của em, sách giáo khoa có mấy câu hỏi gợi ý trong đó có
câu hỏi:
+ Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào?
+ Em nhớ nhất điều gì ở cô ( thầy)?
+ Tình cảm của em đối với thầy (cô) như thế nào?
Có em viết như sau: Tình cảm của cô đối với em rất tốt. Em nhớ nhất
điều là cô giáo rất dịu dàng và viết chữ rất đẹp. Tình cảm của em đối với cô rất
kính trọng.
3.4. Nguyên nhân của thực trạng
3.4.1.Do học sinh chưa có kỹ năng quan sát.
Do tâm lý lứa tuổi, do chưa được rèn luyện thường xuyên nên các em chưa
có cách quan sát cụ thể chi tiết. Các em chỉ quan sát thoáng qua, hời hợt, thậm
11
chí có em còn không để ý đến đối tượng cần quan sát. Thêm vào đó khả năng
tưởng tượng còn hạn chế, thiếu vốn sống thực tế. Do vậy khi viết đoạn văn còn
có những câu văn lạc lõng không sát thực với yêu cầu của đề bài.
3.4.2.Chưa biết dùng từ, đặt câu,.
Vốn từ của học sinh lớp 2 còn nghèo nàn, chưa hiểu hết nghĩa của từ,
chưa hiểu nhiều về cấu tạo của câu nên khi viết đoạn văn các em còn nhiều hạn
chế. Các em không biết viết thế nào, viết từ đâu để thành một đoạn văn.
3.4.3.Chưa có kỹ năng sắp xếp câu thành đoạn.
Từ chỗ nói chưa thành câu, nói câu cộc lốc nên khi viết các em bị chi phối
nhiều. Hơn nữa các em còn không biết viết câu nào trước, câu nào sau, viết
chưa thành câu đã chấm hết câu, viết xuống dòng tùy tiện do vậy nhiều bài văn
của các em viết không thành đoạn theo dung yêu cầu.
3.4.4.Giáo viên dạy phần lý thuyết chưa tốt.
Nhiều giáo viên chưa chuẩn bị kĩ nội dung bài trước khi lên lớp, chưa
thực sự đổi mới phương pháp, chưa tự giác tự nghiên cứu trau dồi thêm chuyên
môn nghiệp vụ để phục vụ công tác giảng dạy.
3.5. Tiến hành khảo sát
- Sau khi dạy xong bài tập làm văn tuần 8 tôi khảo sát 2 lớp: lớp 2A và 2B
với đề bài như sau :
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về cô giáo
lớp 1 của em.
• Thời gian: 25 phút
Kết quả đạt được như sau:
Điểm 9-10 7- 8 5- 6 Dưới 5
Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL %
2B 25 2 8 8 32 8 32 7 28
2A 23 1 4 6 27 9 39 7 30
12
- Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy ngay rằng tỉ lệ bài viết điểm 9-10 rất
ít mà tỉ lệ điểm 5- 6 và dưới 5 cao.
- Khi viết đoạn văn kể về cô giáo, các em thường bộc lộ các điểm yếu
sau:
+ Về cách diễn đạt như: Từ bị lặp nhiều, dùng từ không chính xác. Ví dụ:
có em viết :"Cô giáo em tên là Tâm. Cô Tâm có dáng người cao, cô Tâm có
mái tóc dài, cô Tâm có đôi bàn tay rất khéo viết chữ rất đẹp...". Hay có em viết:
Cô giáo em có đôi mắt lồi như hai hòn bi. Hay cô có nước da đen như da trâu.
+ Câu không rõ nghĩa, câu không đủ bộ phận, các câu trong đoạn văn
còn lộn xộn, viết đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi. Ví dụ có em viết :
"Cô giáo em dạy lớp 1. Có nụ cười tươi. Em rất yêu quý cô. Có hàm răng trắng.
cô giảng dễ hiểu. Em rất quý cô"....
+ Có em viết đoạn văn theo cách trả lời nắp đuôi như sau: Tình cảm của
cô đối với em rất tốt.
4. Một số biện pháp để rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2.
Trước tình hình thực tế và kết quả khảo sát, tôi xin đưa ra một số biện
pháp như sau:
4.1 .Biện pháp 1: Dạy tốt các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu,
Chính tả.
4.1.1. Với Phân môn Tập đọc :
Nội dung các bài Tập làm văn và Tập đọc đều xoay quanh một chủ
điểm.Qua các bài tập đọc học sinh được mở rộng vốn hiểu biết về đời sống
ngoài ra các bài tập đọc là nguồn ngữ liệu sinh động giúp học sinh tiếp xúc với
vẻ đẹp Tiếng Việt trong hàng trăm tình huống giao tiếp khác nhau...Đây là bài
học tươi nguyên sự sống góp phần rèn luyện sự lĩnh hội và sử dụng Tiếng Việt
cho các em.
Khi dạy tập đọc giáo viên nên hướng cho học sinh những câu văn hay,
hình ảnh đẹp để học sinh biết cách kể, tả ngắn và vận dụng sáng tạo vào bài
viết của mình.
13
“ ...Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vớt giữa trời xanh. Rễ cây nổi
lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
(Cây đa quê hương- TV2 – tập 2)
“ Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng
vàng ngày càng rực rỡ.Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn câu lại ra
hoa.Hoa bưởi nồng nàn....”
( Mùa xuân đến- TV 2- tập 2)
“ Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất.
Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời
xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm.”
( Chim rừng Tây nguyên- TV2- tâp 2)
Câu văn, đoạn văn nào hay giáo viên nên hướng đẫn học sinh ghi chép
lại. Tích lũy vốn văn học càng nhiều, ý tưởng văn chương của các em càng
phong phú.
Như vậy Tập đọc và Tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Dạy tốt Tập đọc sẽ giúp học sinh có năng lực cảm thụ văn học, làm giàu hình
ảnh... Để vận dụng vào viết văn và ngược lại.
4.1.2. Với phân môn Luyện từ và câu:
Cần chú ý làm giàu vốn từ cho học sinh nhất là những từ chỉ hoạt động,
trạng thái, từ ngữ về tình cảm, từ chỉ đặc điểm, tính chất. Ví dụ: Tìm những từ
chỉ đặc điểm về tính tình của một người ( Bài 2 trang 122-TV2- tập 1) giáo viên
cho học sinh thi đua làm bài theo nhóm. Nhóm nào tìm được từ đúng và nhanh
nhất nhóm đó là nhóm thắng cuộc. Gọi một số nhóm đọc bài của mình.
Ví dụ: tốt, ngoan, hiền, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng, dịu dàng, dũng
cảm, thật thà...
Nhờ vốn từ này các em có thể vận dụng vào Tập làm văn khi kể về
Gia đình em, về người thân của em, về anh chị em.
VD: Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em
họ) của em.
( Bài tập 3- trang 126- TV 2 -tập 1)
14
Luyện viết câu văn sáng sủa, ngắn gọn, biết sử dụng các dấu ngắt câu
đúng chỗ. Học sinh lớp 2, các em thường chấm phẩy tùy tiện. Vì thế khi dạy
luyện từ và câu giáo viên phải chú trọng luyện cho học sinh viết câu đủ bộ phận
chính, các dạng bài tập đưa ra như sau:
- Đặt câu kiểu Ai là gì ( Ai làm gì?, Ai thế nào?.....)
- Chọn và xếp các từ ở các nhóm để tạo thành câu hoàn chỉnh.
- Cho trước một đoạn văn yêu cầu học sinh đặt dấu câu cho phù hợp.
4.1.3. Với Phân môn chính tả:
Một bài văn hay không thể là một bài văn viết chữ xấu, mắc nhiều lỗi
chính tả. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn nói chung và viết
đoạn văn ngắn nói riêng cần chú ý dạy tốt môn chính tả. Điều trước tiên bản
thân giáo viên chúng ta phải phát âm thật chính xác và chú trọng khâu luyện
viết chữ khó trong tiết Chính tả, như:
- Hướng dẫn hiểu nghĩa của từ. Muốn viết đúng học sinh phải hiểu nghĩa
của từ và cách viết của từ đó.
Ví dụ: Muốn biết khi nào viết “ truyện”, khi nào viết “ chuyện” học sinh
phải phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của 2 từ này để từ đó rút ra cách viết
đúng chính tả.
+ Viết là “ Truyện” khi muốn chỉ tác phẩm văn học được in ( ví dụ:
Truyện ngắn, truyện cười,….)
+ Viết là “ chuyện” khi muốn chỉ lại một sự việc kể lại ( ví dụ: câu
chuyện cũ, chuyện tâm tình) hay chỉ công việc ( ví dụ : chưa làm nên chuyện).
Đặc biệt là trong các bài tập Chính tả nên dạy kĩ để học sinh hiểu nghĩa từ khi
viết.
- Nhắc lại quy tắc viết chính tả:
Ví dụ: Quy tắc viết hoa ( viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu…), quy tắc
viết c/k/q, g/gh, ng/ngh hay i/y…
- Tự chữa những lỗi chính tả thường mắc và cách sửa những lỗi ấy:
Ví dụ: Viết sai Viết đúng
khẻo khoẻ
lảy lộc nảy lộc
khuia khuya
Phân môn Tập làm văn là sự tích lũy kiến thức của các phân môn Tiếng
15
Việt. Vì thế muốn rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn thì người giáo viên phải giúp
học sinh phối hợp các phân môn trên vào đoạn văn của mình một cách sáng tạo,
linh hoạt.
4.2. Biện pháp 2: Rèn cho học sinh có thói quen quan sát:
Giáo viên yêu cầu học sinh cần quan sát những sự vật hiện tượng xung
quanh để ghi nhận lại và sử dụng khi thật cần thiết. Vì qua thực tế đôi khi tôi
cho các em một bài tập tả về cảnh biển, có em nói: “ Em chưa bao giờ nhìn
thấy biển”. Quả đúng như vậy, vì các em được sinh ra và lớn lên ở nông thôn
nên các em không nhìn thấy biển là đúng. Bởi thế, giáo viên cũng cần sưu tầm
những tranh, ảnh để có thể trình chiếu cho các em, cho các em quan sát về cảnh
biển, … hoặc vào dịp nghỉ hè, có những em kể về dự định của gia đình là được
bố mẹ cho đi tham quan, tắm biển. Nhân đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh
quan sát kỹ để có ý tưởng cho đoạn văn tả về cảnh biển.
4.3.Biện pháp 3: Giúp học sinh nắm chắc bố cục của đoạn văn dựa
vào sơ đồ tư duy.
Giáo viên cần tạo cho các em thói quen làm văn phải có bố cục 3
phần : mở đoạn (giới thiệu), thân đoạn (nội dung), kết đoạn ( cảm nghĩ ) và lập
sơ đồ trước khi làm văn. Tôi xin gợi ý một cách lập sơ đồ thông qua một trò
chơi “em và chú gà” như sau . Ví dụ : Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em
lên sắm vai, một em là “chú gà”, một em là “người tả”. Cùng lúc đó, giáo viên
cho học sinh vẽ sơ đồ trên vở nháp.
* “Người tả” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà “nhà em có nuôi một
chú gà”
* Còn “chú gà” thì vừa nói vừa diễn tà : “tôi có bộ lông nhiều màu
sắc. Tôi có cái mào trên đầu. Tôi gáy rất to …”
* Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà : “Em
thường rải thóc cho gà ăn …”
Hoặc có thể tinh giảm : Em “người tả” chỉ cần một em sắm vai “chú gà”.
Sau khi nghe học sinh đối thoại xong , giáo viên đưa ra sơ đồ để định
hướng cho học sinh dựa vào đó viết đoạn văn theo ý riêng qua máy chiếu.
16
Từ đó, các em đã nắm được đặc điểm của con vật cần tả mà phát triển
thành một đoạn văn. Hoặc ta có thể cho em hình thành một đoạn văn qua trò
chơi “tiếp sức”.
Từ sơ đồ đã thành lập ở trên, giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành các
câu, cứ thể nối tiếp nhau thành lập thành đoạn văn trên giấy nháp. Sau đó giáo
viên chiếu bài của học sinh lên máy chiếu và đánh giá. Có thể câu văn lúc ấy
còn lủng củng nhưng ta có thể sửa chữa.
4.4.Biện pháp 4: Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh:
Mỗi đoạn văn là cả một thực tế sinh động diễn ra xung quanh các em.
Song có được đoạn văn theo yêu cầu của bài là cả một quá trình học sinh phải
tư duy, phân tích, tổng hợp, sắp xếp….
* Giáo viên cần trang bị cho học sinh một số từ thuộc chủ đề hoặc phù
hợp với văn cảnh.
Ví dụ:
- Tả nắng của mùa hè: nắng chói chang, nắng gắt, nắng như thiêu
như đốt…
- Tả về tiếng hót của chim: hót líu lo, hót véo von, hót vang lừng …
- Tả về hình dáng người.
+ Thân hình : mảnh khảnh, gầy gò, béo tròn, thon thả …
+ Nước da : đen sạm, trắng hồng, bánh mật, xanh xao, ngăm đen …
+ Mái tóc: đen bóng, óng mượt, bồng bềnh, ….
17
Đôi cánh
Cảm nghĩ về con gà
Bộ lông
Giới thiệu về con gà
Mào
Gáy
Thói quenĐôi chân
Con gà
+ Khuôn mặt: Trái xoan, đầy đặn, tròn trịa, xương xương, vuông chữ
điền....
Ví dụ:
- Khi dạy học sinh viết đoạn văn tả cảnh biển tuần 26 giáo viên gợi mở :
Câu “ Những cánh buồm đủ màu sắc được nắng sớm chiếu vào sáng rực
lên, trông xa như những đàn bướm bay lượn giữa trời xanh cùng với cánh chim
hải âu”. Có thể trả lời cho câu hỏi nào? (Trên mặt biển có những gì ?)
Ví dụ : Qua bài Tôm Càng và Cá Con học sinh rút ra được đoạn văn tả
về chú Cá Con trong bài “Con vật thân dẹt, trên đầu có đôi mắt tròn xoe,
toàn thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.
Ví dụ : Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh
mông. Đồng thời để có đoạn văn lôgíc, chặt chẽ cần nối các câu văn lại thành
những từ ngữ liên kết như : và, thì, nếu, vậy, là ….
Lưu ý học sinh trong đoạn văn tránh lặp lại từ nhiều lần mà phải thay
những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự ,ví dụ: Bác Hồ thành Bác,
Người… thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn.
Ví dụ: buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh.
Ví dụ: Sau khi thành lập sơ đồ, có thể các em sẽ thành lập một đoạn văn
như sau : “Nhà em có nuôi một chú gà. Nó có bộ lông màu đỏ tía. Nó gáy
rất to. Em rất yêu nó”. Giáo viên có thể khuyến khích học sinh là “Em làm
đúng nhưng chưa hay. Từ những ý tưởng ban đầu của em, chúng ta sẽ hình
thành một đoạn văn hay hơn nhé : “Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ
làm sao ! Toàn thân chú phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía. Sáng sáng, trống
tía nhảy tót lên đống rơm đầu hè vươn mình, dang đôi cánh to vỗ phành
phạch, rồi gáy vang: ò.. ó.. o. Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một
ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài cong cong của nó”. Khi đó, học sinh sẽ thấy
được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đã thêm những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho
đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn.
Giáo viên có thể sưu tầm những bài văn hay và đọc cho học sinh nghe để
học sinh học hỏi. Trưng bày những bài văn hay của các bạn trong lớp để các em
noi gương. Tập ghi chép những từ hay, ý đẹp khi bắt gặp ở đâu đó vào một
18Tải bản FULL (file word 40 trang): bit.ly/3mwvNYj
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
quyển từ điển riêng của mình. Từ đó, vốn từ của các em sẽ ngày càng nhiều,
càng phong phú.
4.5.Biện pháp 5: Rèn kĩ năng nói cho học sinh:
Kĩ năng nói là phát âm đúng, dùng từ ngữ chính xác, đặt câu đúng quy
tắc ngữ pháp, sắp xếp các ý mạch lạc, kỹ năng nói còn yêu cầu học sinh biết
dùng giọng nói và điệu bộ để tăng thêm sức diễn cảm của lời nói.
Để giúp học sinh định hướng đúng bài nói ngay từ bước đầu tiên này
giáo viên cần tạo ra không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi tạo sự hứng thú và mong
muốn được tìm hiểu bài của học sinh.
Ví dụ: bài “ Chia vui. Kể về anh chị em” giáo viên nên có một số câu hỏi
gợi mở cho các em như :
+ Gia đình em có mấy anh ,chị, em?
+ Em yêu quý anh, chị, em nào nhất?
+ Vì sao em lại yêu quý người đó?
Sau đó giáo viên đưa ra sơ đồ và định hướng cách viết cách viết các ý để
có được đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình
Như vậy học sinh đã được tự vào bài và chiếm lĩnh kiến thức một cách tự
nhiên, không còn cảm giác bị gò ép, chán nản nữa.
- Giáo viên cần chú trọng hoàn cảnh giao tiếp vì:
Học sinh không thể nói hoặc sẽ không muốn nói trong điều kiện lớp ồn
ào hoặc có thái độ không tôn trọng thể diện của người nói. Bởi vậy khi luyện
19
Giới thiệu về anh ( chị, em)
Tuổi
Tính nết
Thói quenNghề nghiệp
anh ( chị, em)
Hình dáng
Cảm nghĩ về anh ( chị, em)
Tên
Tải bản FULL (file word 40 trang): bit.ly/3mwvNYj
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
tập làm văn nói cho học sinh, giáo viên cần hết sức chú ý tới hoạt động chung
về mọi mặt của cả lớp. Một lời động viên, một ánh mắt trìu mến của thầy cô
giáo, sự lắng nghe chăm chú nghiêm túc của bạn bè cả lớp sẽ là một niềm động
viên lớn giúp các em tự tin, mạnh dạn trong khi nói.
Giáo viên không nên ngắt lời học sinh và tiếp lời các em phải đúng lúc,
đúng chỗ. Sự đứt mạch trong suy nghĩ sẽ làm các em lúng túng và nhiều khi
không thể tiếp tục trình bày lại được. Chỉ khi thật cần thiết, giáo viên mới dừng
lời nói của học sinh và tránh tình trạng một bài nói của học sinh phải dừng tới 2
đến 3 lần khi các em đang trình bày.
Giúp học sinh chọn giọng nói thích hợp nói đều đều, nói to quá, hay bé
quá , nói đứt quãng không liên tục, nói hết ý trước mà vẫn không nối tiếp được
ý sau… đều hạn chế đến kết quả trình bày.
Tập cho học sinh thói quen tránh những lời nói không đúng chỗ, cử chỉ
thừa, những thói quen xấu có ảnh hưởng tới hiệu quả của lời nói, tránh nói như
đọc thuộc lòng.
Dạy học Tiếng Việt chính là việc dạy cho các em cách tổ chức giao tiếp
bằng ngôn ngữ. Muốn cho viếc trình bày bài nói của học sinh có hiệu quả, kích
thích hứng thú luyện nói của các em, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm
được nghệ thuật nói, cụ thể là:
+ Nói đúng yêu cầu đề bài.
+ Chọn cách nói phù hợp với đối tượng ( người nghe)
+ Phong cách tự nhiên, biết điều khiển giọng nói.
Cuối cùng giáo viên cần chỉ rõ ưu khuyết điểm trong cách trình bày bài
nói của học từ đó có hình thức khên thưởng, động viên kịp thời.
4.6. Biện pháp 6: Rèn kĩ năng viết cho học sinh:
* Để có kĩ năng viết đoạn văn tốt giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng
nói gãy gọn, trọn vẹn ý, không nói câu cụt.
Ví dụ: Khi tả ngắn về con chim mà em yêu thích, có học sinh nói: “Chim
chích choè cứ sáng sớm, trên cây xoài nhà em nó đậu rồi nó hót”.
Giáo viên cần phải phân tích cho học sinh:
20
6615573

More Related Content

What's hot

đề Tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nâng cao hứng thú học tập môn toá...
đề Tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nâng cao hứng thú học tập môn toá...đề Tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nâng cao hứng thú học tập môn toá...
đề Tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nâng cao hứng thú học tập môn toá...jackjohn45
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 nataliej4
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3nataliej4
 
Chiến lược dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập và hòa nhập cấp tiểu...
Chiến lược dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập và hòa nhập cấp tiểu...Chiến lược dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập và hòa nhập cấp tiểu...
Chiến lược dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập và hòa nhập cấp tiểu...nataliej4
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 nataliej4
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu họcSkkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu họcanh hieu
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocTrung Huynh
 

What's hot (20)

đề Tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nâng cao hứng thú học tập môn toá...
đề Tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nâng cao hứng thú học tập môn toá...đề Tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nâng cao hứng thú học tập môn toá...
đề Tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nâng cao hứng thú học tập môn toá...
 
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAYLuận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
Luận văn: Hình thành kỹ năng đọc và viết cho học sinh lớp 1, HAY
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, ĐIỂM CAO200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, ĐIỂM CAO
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm tiểu học, ĐIỂM CAO
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3
 
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
 
Chiến lược dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập và hòa nhập cấp tiểu...
Chiến lược dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập và hòa nhập cấp tiểu...Chiến lược dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập và hòa nhập cấp tiểu...
Chiến lược dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật học tập và hòa nhập cấp tiểu...
 
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
Sáng kiến Kinh nghiệm: Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học!
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
Phát Triển Năng Lực Tư Duy Toán Học Cho Học Sinh Thông Qua Phương Pháp Sử Dụn...
 
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOTĐề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
Đề tài: Dạy mỹ thuật theo hướng tiếp cận phát triển năng lực, HOT
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAYĐề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
Đề tài: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu họcSkkn  Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Skkn Một số biện pháp hình thành năng lực phẩm chất cho học sinh Tiểu học
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hoc
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOTLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
 

Similar to Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2

Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănjackjohn45
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn nataliej4
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nataliej4
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...TieuNgocLy
 
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu họcMột vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu họcYenPhuong16
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn nataliej4
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Min Ku
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Đinh Song
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơi
Sáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơiSáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơi
Sáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơiHọc Tập Long An
 
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...nataliej4
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiến...
Sáng kiến kinh nghiệm một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiến...Sáng kiến kinh nghiệm một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiến...
Sáng kiến kinh nghiệm một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiến...jackjohn45
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...jackjohn45
 
Kế hoạch giảng dạy Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nghĩa Hiệp
Kế hoạch giảng dạy Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nghĩa HiệpKế hoạch giảng dạy Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nghĩa Hiệp
Kế hoạch giảng dạy Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nghĩa HiệpRichie Zboncak
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Đinh Song
 
Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat
Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhatTop 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat
Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhatTopSKKN
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 

Similar to Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 (20)

Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
 
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu họcMột vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
Một vài biện pháp rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh tiểu học
 
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Chương Trình Địa Phương Ngữ Văn
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
CHUYÊN ĐỀ“THAY ĐỔI NGỮ LIỆU NỘI DUNG BÀI HỌCVÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚ...
 
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
Sáng kiến kinh nghiệm cô phạm thị hà nh '14 '15
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
 
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCMLuận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
Luận văn: Giải toán có lời văn của học sinh lớp 4 tại TPHCM
 
Sáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơi
Sáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơiSáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơi
Sáng kiến kinh nghiệm – hướng dẫn trẻ mầm non tự tạo đồ chơi
 
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn theo mô hì...
 
Sáng kiến kinh nghiệm một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiến...
Sáng kiến kinh nghiệm một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiến...Sáng kiến kinh nghiệm một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiến...
Sáng kiến kinh nghiệm một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiến...
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 
Kế hoạch giảng dạy Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nghĩa Hiệp
Kế hoạch giảng dạy Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nghĩa HiệpKế hoạch giảng dạy Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nghĩa Hiệp
Kế hoạch giảng dạy Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nghĩa Hiệp
 
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
Skkn cua co mai hung nam hoc 2014 2015
 
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
Sang kien kinh nghiem co nguyen thi minh nam hoc 2014 2015
 
Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat
Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhatTop 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat
Top 10 bai mau sang kien ren chu viet cho hoc sinh lop 1 moi nhat
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2

  • 1. Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt 3. Tác giả: Họ và tên: Nhữ Thị Vân Giới tính: Nữ Ngày tháng/năm sinh: 01/10/1988 Trình độ chuyên môn: ĐHSP Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hùng Thắng Điện thoại: 0982122981 4. Đồng tác giả: không 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Hùng Thắng 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: TrườngTiểu học HùngThắng – Bình Giang – Hải Dương. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, tận tâm trong công việc và luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. - Nhà trường có đủ cơ sở, vật chất trang thiết bị dạy học để học sinh được học 2 buổi/ngày. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 - 2015 HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1
  • 2. A. TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN Việc dạy học Tiếng Việt (điển hình là Phân môn Tập làm văn) là một trong những phân môn quan trọng của môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh biết phát huy tính tích cực, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, sử dụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm (kỹ năng đọc, nghe, nói, viết chữ, viết chính tả, dùng từ đặt câu, ...). Đặc biệt Tập làm văn còn là phân môn tổng hợp của vốn sống, vốn tri thức và sự hiểu biết về xã hội, về thế giới đang phát triển xung quanh cuộc sống của các em học sinh. Qua từng bài Tập làm văn, ta sẽ thấy được trình độ sử dụng Tiếng Việt cũng như vốn tri thức và sự hiểu biết của các em về cuộc sống. Ở lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu, song trong thực tế hiện nay, việc rèn cho học sinh viết đoạn văn tốt chưa được giáo viên chú tâm nhiều. Bên cạnh đó, nhiều học sinh khi viết bài còn viết cẩu thả, không đúng yêu cầu, viết lan man, không đủ số câu, sai ý, trình bày ý lộn xộn, thiếu tự nhiên, sai nhiều chính tả, … Hơn thế nữa, một số em thiếu tự tin trong giờ Tập làm văn dễ dẫn đến hậu quả là các em chán nản, thiếu quyết tâm trong học tập. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm và sáng tạo trong giảng dạy, phải thật kiên trì và nhẫn nại, giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Qua dự giờ và phỏng vấn một số học sinh ở một số lớp, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu. Đó cũng là điều trăn trở lớn nhất của tôi và cũng là lí do tôi chọn và viết sáng kiến với nội dung: “ Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt. Thông thường, giáo viên dạy theo quy trình sách giáo khoa, sách giáo viên, điều này khiến học sinh hay gặp vướng mắc và áp đặt một cách máy móc nên tôi đã đưa ra một cách thức giúp HS khắc phục được những hạn chế trong khi viết đoạn văn ngắn. + Ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy để giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và truyền tải được nhiều ngữ liệu hơn. Học sinh được quan sát 2
  • 3. và tiếp nhận thông tin một cách phong phú . + Thay vì đặt ra hệ thống câu hỏi trong việc hướng dẫn học sinh ở tất cả các tiết gây sự nhàm chán, tôi đã đưa ra sơ đồ tư duy giúp học sinh dễ dàng hơn trong khi viết các đoạn văn ngắn. + Sáng kiến góp phần khắc phục được hạn chế về cách viết một đoạn văn ngắn với câu văn cộc lốc, không đúng ngữ pháp, hay câu văn không rõ ràng, sự sắp xếp các câu văn không lôgíc….Qua đó bồi dưỡng lòng say mê yêu thích con người, cảnh vật xung quanh các em. + Góp phần vào đổi mới cách dạy Tiếng Việt, giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn văn ngắn trong phân môn Tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Từ cách đổi mới phương pháp dạy của thầy góp phần đổi mới cách học của trò. Phát huy hết khả năng tự phát hiện của học sinh thông qua cách tổ chức câu, ý sao cho lôgíc, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Trong sáng kiến này, tôi cũng đưa ra một vài đề xuất nhỏ gửi đến Phòng giáo dục, nhà trường, địa phương, phụ huynh đặc biệt là với các thầy cô (những người có vai trò cơ bản quyết định chất lượng giáo dục của học sinh) để giúp cho việc dạy học đạt kết quả tốt hơn. 3
  • 4. B. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi mỗi chúng ta phải có một nguồn lực vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri thức trong cuộc sống. Nơi tạo ra những nền móng vững chắc cho quá trình học tập của mỗi con người chính là trường Tiểu học. Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí đức, thẩm mĩ và thể chất cho trẻ em nhằm hình thành cho học sinh nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong các mặt giáo dục ở Tiểu học thì Tiếng Việt là công cụ giúp các em giao tiếp, nhận biết được vốn kiến thức của nhân loại thành trí thức của riêng mình. Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội tụ đủ cả 4 kĩ năng trên. Nó là phân môn tổng hợp toàn bộ kiến thức đã học ở trong tuần từ các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi lẽ ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có điều kiện quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ,…. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng. Trong chương trình Tập làm văn lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với đoạn văn và được rèn kĩ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Qua dự giờ thăm hỏi một số lớp, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, cách chấm câu còn hạn chế có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.Việc dạy cho học sinh 4
  • 5. viết đoạn văn chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên dạy cho học sinh có cách tổ chức, sắp xếp câu, ý sao cho lôgíc, cách sử dụng từ chính xác và hay khi viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 khó nhận thức được việc sắp xếp ý (cảm nhận của mình) theo trật tự đúng. Vốn sống của các em còn hạn chế, do đó khi diễn đạt học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Sự sắp xếp tổ chức câu trong đoạn còn rời rạc. Các câu độc lập về nội dung chưa có sự liên kết và lôgíc … Đôi khi các em còn viết câu không rõ ý, từ lặp lại nhiều… Là một giáo viên đã từng mấy năm dạy lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Đây là lí do tôi chọn và viết Sáng kiến với nội dung: “ Biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tập làm văn lớp 2. 2. Cơ sở lí luận của vấn đề. 2.1 Tìm hiểu thực trạng. Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, các em vừa chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập. Các em hiếu động, ham chơi, sự tập trung cho học tập và chú ý chưa cao. Tư duy của các em nặng về trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. Do đó, khi tổ chức dạy học, giáo viên phải linh hoạt sáng tạo thì mới có hiệu quả. 2.2.Tìm hiểu nội dung chương trình, sách giáo khoa. Như chúng ta đã biết, ở lớp 1 học sinh mới chỉ dừng lại ở mức độ tập nói hoặc viết câu có nội dung theo chủ đề bài học hoặc tìm tiếng nói có âm vần vừa học. Các em được ghép tiếng và nói những câu đơn giản, riêng lẻ có nội dung gần gũi với cuộc sống của các em hoặc ở các bài tập đọc. Đến lớp 2 các em đã phải viết đoạn từ 4 đến 5 câu kể về một sự việc đơn giản mình cũng chứng kiến (tham gia) hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh các em. Ở học kỳ I, chủ yếu các em được viết đoạn từ 3 đến 5 câu kể về người thân như: Cô giáo, ông, bà, anh, chị, em và rộng hơn là toàn thể gia đình. Đến học kỳ II các em được 5
  • 6. viết đoạn tả con vật (chim ), tả cảnh (biển), tả cây cối, tả người (ảnh Bác Hồ). Tuần 34 và 35, học sinh được kể về những việc làm mà bản thân chứng kiến hoặc tham gia …. Xen kẽ giữa các bài tập có yêu cầu kể (tả) nói trên có 2 dạng bài kể (tả) con vật được viết đầy đủ song được sáo trộn trật tự câu nhằm mục đích củng cố về liên kết câu, gắn kết ý … Mở đầu ngay ở tuần 1, sách giáo khoa đã giới thiệu cách kể theo nội dung tranh sau đó viết thành đoạn. Đây chính là hình thức giúp học sinh vận dụng linh hoạt kỹ năng vốn hiểu biết khi học phân môn kể chuyện vào viết đoạn văn ngắn. 2.3. Vị trí , nhiệm vụ, nội dung của phân môn Tập làm văn lớp 2: 2.3.1.Vị trí : Ở Tiểu học ( nhất là lớp 2), Tập làm văn là một trong những phân môn có tầm quan trong đặc biệt vì ở lớp 1, các em chưa được học. Lên lớp 2, học sinh mới bắt đầu được học, được làm quen với phân môn này. Phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kỹ năng sử dụng Tiếng Việt được phát triển từ thấp đến cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết thành bài văn theo suy nghĩ của từng cá nhân. Tập cho các em ngay từ nhỏ có những hiểu biết sơ đẳng đó cũng là rèn cho các em tính tự lập, tự trọng. Con người văn hóa sẽ hình thành các em từ những việc nhỏ bé, tưởng như không quan trọng đó. Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy động với kiến thức nhiều mặt ( Từ hiểu biết về cuộc sống đến tri thức về văn học, khoa học, thường thức…) có liên quan đến đề bài. Bài tập làm văn là sản phẩm của vốn sống, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ nói và viết trong cuộc sống hằng ngày của học sinh. Là môn học công cụ, phân môn Tập làm văn giúp cho học sinh nắm vững đơn vị tri thức cơ bản của khoa học Việt ngữ. Trên cơ sở hình thành kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết đạt đến trình độ đúng. Tạo điều kiện cho học sinh nắm được tri thức khoa học mới. Vì vậy dạy học sinh tiếp thu kiến thức mới về cách viết một đoạn văn hay, đủ ý, gọn lời là góp phần không nhỏ vào việc hình thành mục tiêu giáo dục đào tạo. 6
  • 7. 2.3.2.Nhiệm vụ : Làm văn có nghĩa là tạo lập văn bản. Nhiệm vụ chính của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tạo lập văn bản. Ở đây thuật ngữ “ văn bản” được dùng để chỉ sản phẩm hoàn chỉnh của lời nói trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Đó không nhất thiết là một bài văn gồm nhiều câu; nhiều đoạn; cũng không nhất thiết phải ở dạng viết; càng không phải chỉ là loại văn kể chuyện hay miêu tả theo phong cách nghệ thuật. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, sản phẩm lời nói mà một người tạo lập được có thể chỉ là một câu chào, một lời cảm ơn hay một vày dòng thăm hỏi, chúc mừng trên tấm thiếp….Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn là trước hết là rèn luyện cho học sinh kỹ năng phục vụ học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể là: + Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu, như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành……… + Dạy một số kỹ năng phục vụ học tập và đời sống, như : khai bản tự thuật ngắn, viết những bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sanh sách học sinh, ……….. Cuối cùng, cũng như các phân môn và môn học khác, phân môn Tập làm văn, thông qua nội dung dạy học của mình, có nhiệm vụ trau dồi cho học sinh thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh cho các em. 2.3.3. Nội dung : Nội dung các bài học về Tập làm văn ở lớp 2 giúp các em thực hành rèn luyện các kỹ năng nói, viết,nghe phục vụ cho học tập và giao tiếp hàng ngày, cụ thể : Thực hành về các nghi thức lời nói tối thiểu : chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi…. Thực hành về kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày, như : viết bản tự thuật ngắn, lặp danh sách học sinh, tra mục lục sách, ………. Thực hành rèn kỹ năng diễn đạt ( nói, viết ), như : kể về người thân, tả biển, tả cây cối, …… 7
  • 8. Thực hành rèn kỹ năng nghe. Với cách biên soạn này, giờ dạy Tập làm văn trở nên linh hoạt hơn, gắn với cuộc sống đời thường hơn và giúp học sinh hứng thú trong học tập. 3. Thực trạng của vấn đề. 3.1. Vài nét về tình hình địa phương và nhà trường: 3.1.1. Thuận lợi. Trường Tiểu học nơi tôi giảng dạy nằm trên địa bàn xã thuộc vùng nông thôn, là xã có phong trào học tập và truyền thống hiếu học. Đó là niềm tự hào và là động lực để động viên giáo viên và học sinh phát huy truyền thống thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. Hiện nay, trường đang vững bước đi lên nhờ đội ngũ quản lí trẻ, năng động, nhiệt tình, đội ngũ giáo viên yêu nghề, hết lòng vì học sinh. Trường nhiều năm liền đạt danh hiệu là trường Tiên tiến, có nhiều thành tích đáng kể. Trường là một trong những trường đừng tốp đầu của huyện trong phong trào về các cuộc thi. Các em học sinh rất ham tìm tòi, hiểu biết, luôn tích cực tham dự các hoạt động Đội – Sao nhi đồng. Hầu hết các em học sinh là con em nông dân nhưng các em đều được gia đình, nhà trường quan tâm, giáo dục các em ngay từ nhỏ nên các em đều ngoan và có ý thức tốt. 3.1.1 Khókhăn. Do đặc điểm tình hình địa phương là vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, nên việc nhận thức của một số phụ huynh cho con em mình đi học còn hạn chế hơn các vùng ở thị trấn, thành phố .Việc đầu tư sách, vở, sách tham khảo hay điều kiện được đi tham quan, dã ngoại cũng vô cùng khó khăn.Thêm vào đó môi trường sống ở vùng nông thôn ít nhiều ảnh hưởng cũng đến quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ. Là lớp đầu cấp (sau lớp 1) nên các em còn hạn chế khả năng giao tiếp, ngôn ngữ còn hạn hẹp về vốn từ. 3.2.Về kiến thức trong sách giáo khoa: Nói chung kiến thức trong sách giáo khoa được sắp xếp một cách hợp lí, lôgíc đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cách nhìn thực tế đến sự vận dụng vốn 8
  • 9. sống, vốn hiểu biết để viết đoạn văn. Học sinh được dạy các kĩ năng kể (tả) đơn giản. Song không phải kể lại hoặc tả lại câu chuyện cảnh vật theo nội dung bài tập đọc dựa vào lời kể (tả) của tác giả mà các em được kể (tả) những gì có và diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Điều này đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong kĩ năng viết đoạn. Do đó, ta có thể khẳng định rằng: Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 đặc biệt chú trọng tới rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh. 3. 3 . Những khó khăn hạn chế khi dạyhọc sinh lớp 2viết đoạn văn. 3.3.1.Về phía giáo viên: - Một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn viết đoạn văn cho học sinh cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên, hầu như rất ít sáng tạo, chưa linh hoạt, chưa cuốn hút được học sinh. Cách dạy của giáo viên có phần khuôn mẫu. Ví dụ: Khi dạy học sinh bài Tập làm văn tuần 20 “ Tả ngắn về bốn mùa". Giáo viên đã hướng dẫn gợi mở các câu hỏi theo sách giáo khoa: + Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ? (Mùa hè bắt đầu từ tháng tư trong năm). + Mặt trời mùa hè như thế nào ? (Mặt trời mùa hè rất chói chang). + Cây trái trong vườn như thế nào ?(Cây trong vườn có nhiều hoa quả ). + Học sinh thường làm gì trong dịp nghỉ hè ? (Học sinh thường được vui chơi trong dịp nghỉ hè). - Giáo viên chưa vận dụng kỹ năng tả “ Mùa Xuân" của bài tập 1 vào hướng dẫn bài tập 2. Sự dập khuôn máy móc như vậy dẫn đến bài viết của học sinh là bốn câu thiếu lôgíc và sáng tạo, không phát huy được tính tích cực của học sinh. - Khi trao đổi với giáo viên dạy lớp 2 về cách hướng dẫn học sinh làm bài tập "Viết đoạn văn ngắn", đa số giáo viên đều trả lời rằng: Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu bài . 9
  • 10. Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu, các câu phải liên kết với nhau . Bước 3 : Học sinh viết vào vở . Bước 4 : Đánh giá và chữa lỗi. + Gọi 1 hoặc 2 học sinh đọc bài viết. + Giáo viên đánh giá bài, chữa một số lỗi sai về câu từ . - Với cách hướng dẫn như trên học sinh khó có thể nhận ra nội dung đoạn viết cần có những gì ? Liên kết câu như thế nào ? Cách diễn đạt làm sao cho thoát ý… Đến khi đánh giá bài như vậy chưa có kết quả thiết thực đối với học sinh vì đối tượng học sinh lớp 2 các em dễ nhớ nhưng cũng nhanh quên. Do đó, cái sai của học sinh vẫn được lặp lại trong bài. 3.3.2. Về phía học sinh Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt lủn. Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả. - Học sinh có hứng thú trong giờ Tập làm văn song chủ yếu tập trung vào các bài tập làm miệng với các yêu cầu nói lời cảm ơn, xin lỗi, đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu… Học sinh thích thú nói về các con vật, người, quang cảnh và những gì diễn ra xung quanh. Song vốn từ các em còn chưa nhiều, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ viết của học sinh còn hạn chế nên đôi khi các em chưa nhận ra được sự khác biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ví dụ: Khi học bài tập làm văn tuần 10: Dựa theo lời kể bài 1 hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc người thân của em. Bài viết của học sinh :" Bà em đã lên 60 tuổi rồi . Da mịn màng. Tóc dài và thẳng. Bà cho em bim bim. Bà rủ em đi chợ sau đó hai bà cháu lại đi chơi." - Học sinh thường viết theo ý hiểu bằng ngôn ngữ của mình cho nên câu văn chưa giàu hình ảnh, dùng từ chưa phù hợp. 10
  • 11. Ví dụ: Cũng viết đoạn văn ngắn kể về ông, bà hoặc người thân ở bài tập làm văn nói trên có một học sinh viết: “ Ông em 70 tuổi. Ông là nghề làm vườn. Hôm nào ông cũng đi tập thể dục bằng xe đạp.” - Một số bài viết của học sinh còn lộn xộn về câu, ý, dùng từ chưa đúng vào văn cảnh, câu rời rạc thiếu sự liên kết. Ví dụ: Đây là đoạn văn của một học sinh khi viết đoạn văn tả về một loài chim mà em thích ( Tập làm văn tuần 21) như sau: " Những ngày đi học về em cảm thấy rất nhớ nó. Mỏ nó mượt và nó hót rất hay. Em rất thương nó và nó đẹp. Bộ lông nó mượt. Hình dáng của con bồ câu rất thích thú". - Đôi khi học sinh viết câu dùng cụm từ so sánh để diễn tả nội dung song sự so sánh ấy rất khập khiễng. Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về bà, có em viết : "Da mặt bà em nhăn nheo như quả bưởi héo". Hay “Mỗi khi bà cười để lộ vài chiếc răng sữa trông rất duyên.” - Một lỗi nữa mà học sinh hay mắc là trả lời theo kiểu nắp đuôi cho nên câu văn thiếu sự hấp dẫn, sinh động. Ví dụ : Khi dạy bài Tập làm văn tuần 8 để yêu cầu viết đoạn văn kể về cô giáo (thầy giáo) cũ của em, sách giáo khoa có mấy câu hỏi gợi ý trong đó có câu hỏi: + Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào? + Em nhớ nhất điều gì ở cô ( thầy)? + Tình cảm của em đối với thầy (cô) như thế nào? Có em viết như sau: Tình cảm của cô đối với em rất tốt. Em nhớ nhất điều là cô giáo rất dịu dàng và viết chữ rất đẹp. Tình cảm của em đối với cô rất kính trọng. 3.4. Nguyên nhân của thực trạng 3.4.1.Do học sinh chưa có kỹ năng quan sát. Do tâm lý lứa tuổi, do chưa được rèn luyện thường xuyên nên các em chưa có cách quan sát cụ thể chi tiết. Các em chỉ quan sát thoáng qua, hời hợt, thậm 11
  • 12. chí có em còn không để ý đến đối tượng cần quan sát. Thêm vào đó khả năng tưởng tượng còn hạn chế, thiếu vốn sống thực tế. Do vậy khi viết đoạn văn còn có những câu văn lạc lõng không sát thực với yêu cầu của đề bài. 3.4.2.Chưa biết dùng từ, đặt câu,. Vốn từ của học sinh lớp 2 còn nghèo nàn, chưa hiểu hết nghĩa của từ, chưa hiểu nhiều về cấu tạo của câu nên khi viết đoạn văn các em còn nhiều hạn chế. Các em không biết viết thế nào, viết từ đâu để thành một đoạn văn. 3.4.3.Chưa có kỹ năng sắp xếp câu thành đoạn. Từ chỗ nói chưa thành câu, nói câu cộc lốc nên khi viết các em bị chi phối nhiều. Hơn nữa các em còn không biết viết câu nào trước, câu nào sau, viết chưa thành câu đã chấm hết câu, viết xuống dòng tùy tiện do vậy nhiều bài văn của các em viết không thành đoạn theo dung yêu cầu. 3.4.4.Giáo viên dạy phần lý thuyết chưa tốt. Nhiều giáo viên chưa chuẩn bị kĩ nội dung bài trước khi lên lớp, chưa thực sự đổi mới phương pháp, chưa tự giác tự nghiên cứu trau dồi thêm chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác giảng dạy. 3.5. Tiến hành khảo sát - Sau khi dạy xong bài tập làm văn tuần 8 tôi khảo sát 2 lớp: lớp 2A và 2B với đề bài như sau : Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về cô giáo lớp 1 của em. • Thời gian: 25 phút Kết quả đạt được như sau: Điểm 9-10 7- 8 5- 6 Dưới 5 Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 2B 25 2 8 8 32 8 32 7 28 2A 23 1 4 6 27 9 39 7 30 12
  • 13. - Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy ngay rằng tỉ lệ bài viết điểm 9-10 rất ít mà tỉ lệ điểm 5- 6 và dưới 5 cao. - Khi viết đoạn văn kể về cô giáo, các em thường bộc lộ các điểm yếu sau: + Về cách diễn đạt như: Từ bị lặp nhiều, dùng từ không chính xác. Ví dụ: có em viết :"Cô giáo em tên là Tâm. Cô Tâm có dáng người cao, cô Tâm có mái tóc dài, cô Tâm có đôi bàn tay rất khéo viết chữ rất đẹp...". Hay có em viết: Cô giáo em có đôi mắt lồi như hai hòn bi. Hay cô có nước da đen như da trâu. + Câu không rõ nghĩa, câu không đủ bộ phận, các câu trong đoạn văn còn lộn xộn, viết đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi. Ví dụ có em viết : "Cô giáo em dạy lớp 1. Có nụ cười tươi. Em rất yêu quý cô. Có hàm răng trắng. cô giảng dễ hiểu. Em rất quý cô".... + Có em viết đoạn văn theo cách trả lời nắp đuôi như sau: Tình cảm của cô đối với em rất tốt. 4. Một số biện pháp để rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. Trước tình hình thực tế và kết quả khảo sát, tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau: 4.1 .Biện pháp 1: Dạy tốt các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả. 4.1.1. Với Phân môn Tập đọc : Nội dung các bài Tập làm văn và Tập đọc đều xoay quanh một chủ điểm.Qua các bài tập đọc học sinh được mở rộng vốn hiểu biết về đời sống ngoài ra các bài tập đọc là nguồn ngữ liệu sinh động giúp học sinh tiếp xúc với vẻ đẹp Tiếng Việt trong hàng trăm tình huống giao tiếp khác nhau...Đây là bài học tươi nguyên sự sống góp phần rèn luyện sự lĩnh hội và sử dụng Tiếng Việt cho các em. Khi dạy tập đọc giáo viên nên hướng cho học sinh những câu văn hay, hình ảnh đẹp để học sinh biết cách kể, tả ngắn và vận dụng sáng tạo vào bài viết của mình. 13
  • 14. “ ...Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vớt giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. (Cây đa quê hương- TV2 – tập 2) “ Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ.Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn câu lại ra hoa.Hoa bưởi nồng nàn....” ( Mùa xuân đến- TV 2- tập 2) “ Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm.” ( Chim rừng Tây nguyên- TV2- tâp 2) Câu văn, đoạn văn nào hay giáo viên nên hướng đẫn học sinh ghi chép lại. Tích lũy vốn văn học càng nhiều, ý tưởng văn chương của các em càng phong phú. Như vậy Tập đọc và Tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dạy tốt Tập đọc sẽ giúp học sinh có năng lực cảm thụ văn học, làm giàu hình ảnh... Để vận dụng vào viết văn và ngược lại. 4.1.2. Với phân môn Luyện từ và câu: Cần chú ý làm giàu vốn từ cho học sinh nhất là những từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ về tình cảm, từ chỉ đặc điểm, tính chất. Ví dụ: Tìm những từ chỉ đặc điểm về tính tình của một người ( Bài 2 trang 122-TV2- tập 1) giáo viên cho học sinh thi đua làm bài theo nhóm. Nhóm nào tìm được từ đúng và nhanh nhất nhóm đó là nhóm thắng cuộc. Gọi một số nhóm đọc bài của mình. Ví dụ: tốt, ngoan, hiền, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng, dịu dàng, dũng cảm, thật thà... Nhờ vốn từ này các em có thể vận dụng vào Tập làm văn khi kể về Gia đình em, về người thân của em, về anh chị em. VD: Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em. ( Bài tập 3- trang 126- TV 2 -tập 1) 14
  • 15. Luyện viết câu văn sáng sủa, ngắn gọn, biết sử dụng các dấu ngắt câu đúng chỗ. Học sinh lớp 2, các em thường chấm phẩy tùy tiện. Vì thế khi dạy luyện từ và câu giáo viên phải chú trọng luyện cho học sinh viết câu đủ bộ phận chính, các dạng bài tập đưa ra như sau: - Đặt câu kiểu Ai là gì ( Ai làm gì?, Ai thế nào?.....) - Chọn và xếp các từ ở các nhóm để tạo thành câu hoàn chỉnh. - Cho trước một đoạn văn yêu cầu học sinh đặt dấu câu cho phù hợp. 4.1.3. Với Phân môn chính tả: Một bài văn hay không thể là một bài văn viết chữ xấu, mắc nhiều lỗi chính tả. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn nói chung và viết đoạn văn ngắn nói riêng cần chú ý dạy tốt môn chính tả. Điều trước tiên bản thân giáo viên chúng ta phải phát âm thật chính xác và chú trọng khâu luyện viết chữ khó trong tiết Chính tả, như: - Hướng dẫn hiểu nghĩa của từ. Muốn viết đúng học sinh phải hiểu nghĩa của từ và cách viết của từ đó. Ví dụ: Muốn biết khi nào viết “ truyện”, khi nào viết “ chuyện” học sinh phải phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của 2 từ này để từ đó rút ra cách viết đúng chính tả. + Viết là “ Truyện” khi muốn chỉ tác phẩm văn học được in ( ví dụ: Truyện ngắn, truyện cười,….) + Viết là “ chuyện” khi muốn chỉ lại một sự việc kể lại ( ví dụ: câu chuyện cũ, chuyện tâm tình) hay chỉ công việc ( ví dụ : chưa làm nên chuyện). Đặc biệt là trong các bài tập Chính tả nên dạy kĩ để học sinh hiểu nghĩa từ khi viết. - Nhắc lại quy tắc viết chính tả: Ví dụ: Quy tắc viết hoa ( viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu…), quy tắc viết c/k/q, g/gh, ng/ngh hay i/y… - Tự chữa những lỗi chính tả thường mắc và cách sửa những lỗi ấy: Ví dụ: Viết sai Viết đúng khẻo khoẻ lảy lộc nảy lộc khuia khuya Phân môn Tập làm văn là sự tích lũy kiến thức của các phân môn Tiếng 15
  • 16. Việt. Vì thế muốn rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn thì người giáo viên phải giúp học sinh phối hợp các phân môn trên vào đoạn văn của mình một cách sáng tạo, linh hoạt. 4.2. Biện pháp 2: Rèn cho học sinh có thói quen quan sát: Giáo viên yêu cầu học sinh cần quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh để ghi nhận lại và sử dụng khi thật cần thiết. Vì qua thực tế đôi khi tôi cho các em một bài tập tả về cảnh biển, có em nói: “ Em chưa bao giờ nhìn thấy biển”. Quả đúng như vậy, vì các em được sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên các em không nhìn thấy biển là đúng. Bởi thế, giáo viên cũng cần sưu tầm những tranh, ảnh để có thể trình chiếu cho các em, cho các em quan sát về cảnh biển, … hoặc vào dịp nghỉ hè, có những em kể về dự định của gia đình là được bố mẹ cho đi tham quan, tắm biển. Nhân đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát kỹ để có ý tưởng cho đoạn văn tả về cảnh biển. 4.3.Biện pháp 3: Giúp học sinh nắm chắc bố cục của đoạn văn dựa vào sơ đồ tư duy. Giáo viên cần tạo cho các em thói quen làm văn phải có bố cục 3 phần : mở đoạn (giới thiệu), thân đoạn (nội dung), kết đoạn ( cảm nghĩ ) và lập sơ đồ trước khi làm văn. Tôi xin gợi ý một cách lập sơ đồ thông qua một trò chơi “em và chú gà” như sau . Ví dụ : Khi tả một chú gà, giáo viên cho hai em lên sắm vai, một em là “chú gà”, một em là “người tả”. Cùng lúc đó, giáo viên cho học sinh vẽ sơ đồ trên vở nháp. * “Người tả” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà “nhà em có nuôi một chú gà” * Còn “chú gà” thì vừa nói vừa diễn tà : “tôi có bộ lông nhiều màu sắc. Tôi có cái mào trên đầu. Tôi gáy rất to …” * Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà : “Em thường rải thóc cho gà ăn …” Hoặc có thể tinh giảm : Em “người tả” chỉ cần một em sắm vai “chú gà”. Sau khi nghe học sinh đối thoại xong , giáo viên đưa ra sơ đồ để định hướng cho học sinh dựa vào đó viết đoạn văn theo ý riêng qua máy chiếu. 16
  • 17. Từ đó, các em đã nắm được đặc điểm của con vật cần tả mà phát triển thành một đoạn văn. Hoặc ta có thể cho em hình thành một đoạn văn qua trò chơi “tiếp sức”. Từ sơ đồ đã thành lập ở trên, giáo viên yêu cầu học sinh tạo thành các câu, cứ thể nối tiếp nhau thành lập thành đoạn văn trên giấy nháp. Sau đó giáo viên chiếu bài của học sinh lên máy chiếu và đánh giá. Có thể câu văn lúc ấy còn lủng củng nhưng ta có thể sửa chữa. 4.4.Biện pháp 4: Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh: Mỗi đoạn văn là cả một thực tế sinh động diễn ra xung quanh các em. Song có được đoạn văn theo yêu cầu của bài là cả một quá trình học sinh phải tư duy, phân tích, tổng hợp, sắp xếp…. * Giáo viên cần trang bị cho học sinh một số từ thuộc chủ đề hoặc phù hợp với văn cảnh. Ví dụ: - Tả nắng của mùa hè: nắng chói chang, nắng gắt, nắng như thiêu như đốt… - Tả về tiếng hót của chim: hót líu lo, hót véo von, hót vang lừng … - Tả về hình dáng người. + Thân hình : mảnh khảnh, gầy gò, béo tròn, thon thả … + Nước da : đen sạm, trắng hồng, bánh mật, xanh xao, ngăm đen … + Mái tóc: đen bóng, óng mượt, bồng bềnh, …. 17 Đôi cánh Cảm nghĩ về con gà Bộ lông Giới thiệu về con gà Mào Gáy Thói quenĐôi chân Con gà
  • 18. + Khuôn mặt: Trái xoan, đầy đặn, tròn trịa, xương xương, vuông chữ điền.... Ví dụ: - Khi dạy học sinh viết đoạn văn tả cảnh biển tuần 26 giáo viên gợi mở : Câu “ Những cánh buồm đủ màu sắc được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, trông xa như những đàn bướm bay lượn giữa trời xanh cùng với cánh chim hải âu”. Có thể trả lời cho câu hỏi nào? (Trên mặt biển có những gì ?) Ví dụ : Qua bài Tôm Càng và Cá Con học sinh rút ra được đoạn văn tả về chú Cá Con trong bài “Con vật thân dẹt, trên đầu có đôi mắt tròn xoe, toàn thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Ví dụ : Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh mông. Đồng thời để có đoạn văn lôgíc, chặt chẽ cần nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như : và, thì, nếu, vậy, là …. Lưu ý học sinh trong đoạn văn tránh lặp lại từ nhiều lần mà phải thay những từ ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự ,ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người… thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn. Ví dụ: buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh. Ví dụ: Sau khi thành lập sơ đồ, có thể các em sẽ thành lập một đoạn văn như sau : “Nhà em có nuôi một chú gà. Nó có bộ lông màu đỏ tía. Nó gáy rất to. Em rất yêu nó”. Giáo viên có thể khuyến khích học sinh là “Em làm đúng nhưng chưa hay. Từ những ý tưởng ban đầu của em, chúng ta sẽ hình thành một đoạn văn hay hơn nhé : “Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ làm sao ! Toàn thân chú phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía. Sáng sáng, trống tía nhảy tót lên đống rơm đầu hè vươn mình, dang đôi cánh to vỗ phành phạch, rồi gáy vang: ò.. ó.. o. Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài cong cong của nó”. Khi đó, học sinh sẽ thấy được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đã thêm những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn. Giáo viên có thể sưu tầm những bài văn hay và đọc cho học sinh nghe để học sinh học hỏi. Trưng bày những bài văn hay của các bạn trong lớp để các em noi gương. Tập ghi chép những từ hay, ý đẹp khi bắt gặp ở đâu đó vào một 18Tải bản FULL (file word 40 trang): bit.ly/3mwvNYj Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 19. quyển từ điển riêng của mình. Từ đó, vốn từ của các em sẽ ngày càng nhiều, càng phong phú. 4.5.Biện pháp 5: Rèn kĩ năng nói cho học sinh: Kĩ năng nói là phát âm đúng, dùng từ ngữ chính xác, đặt câu đúng quy tắc ngữ pháp, sắp xếp các ý mạch lạc, kỹ năng nói còn yêu cầu học sinh biết dùng giọng nói và điệu bộ để tăng thêm sức diễn cảm của lời nói. Để giúp học sinh định hướng đúng bài nói ngay từ bước đầu tiên này giáo viên cần tạo ra không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi tạo sự hứng thú và mong muốn được tìm hiểu bài của học sinh. Ví dụ: bài “ Chia vui. Kể về anh chị em” giáo viên nên có một số câu hỏi gợi mở cho các em như : + Gia đình em có mấy anh ,chị, em? + Em yêu quý anh, chị, em nào nhất? + Vì sao em lại yêu quý người đó? Sau đó giáo viên đưa ra sơ đồ và định hướng cách viết cách viết các ý để có được đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình Như vậy học sinh đã được tự vào bài và chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên, không còn cảm giác bị gò ép, chán nản nữa. - Giáo viên cần chú trọng hoàn cảnh giao tiếp vì: Học sinh không thể nói hoặc sẽ không muốn nói trong điều kiện lớp ồn ào hoặc có thái độ không tôn trọng thể diện của người nói. Bởi vậy khi luyện 19 Giới thiệu về anh ( chị, em) Tuổi Tính nết Thói quenNghề nghiệp anh ( chị, em) Hình dáng Cảm nghĩ về anh ( chị, em) Tên Tải bản FULL (file word 40 trang): bit.ly/3mwvNYj Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 20. tập làm văn nói cho học sinh, giáo viên cần hết sức chú ý tới hoạt động chung về mọi mặt của cả lớp. Một lời động viên, một ánh mắt trìu mến của thầy cô giáo, sự lắng nghe chăm chú nghiêm túc của bạn bè cả lớp sẽ là một niềm động viên lớn giúp các em tự tin, mạnh dạn trong khi nói. Giáo viên không nên ngắt lời học sinh và tiếp lời các em phải đúng lúc, đúng chỗ. Sự đứt mạch trong suy nghĩ sẽ làm các em lúng túng và nhiều khi không thể tiếp tục trình bày lại được. Chỉ khi thật cần thiết, giáo viên mới dừng lời nói của học sinh và tránh tình trạng một bài nói của học sinh phải dừng tới 2 đến 3 lần khi các em đang trình bày. Giúp học sinh chọn giọng nói thích hợp nói đều đều, nói to quá, hay bé quá , nói đứt quãng không liên tục, nói hết ý trước mà vẫn không nối tiếp được ý sau… đều hạn chế đến kết quả trình bày. Tập cho học sinh thói quen tránh những lời nói không đúng chỗ, cử chỉ thừa, những thói quen xấu có ảnh hưởng tới hiệu quả của lời nói, tránh nói như đọc thuộc lòng. Dạy học Tiếng Việt chính là việc dạy cho các em cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ. Muốn cho viếc trình bày bài nói của học sinh có hiệu quả, kích thích hứng thú luyện nói của các em, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được nghệ thuật nói, cụ thể là: + Nói đúng yêu cầu đề bài. + Chọn cách nói phù hợp với đối tượng ( người nghe) + Phong cách tự nhiên, biết điều khiển giọng nói. Cuối cùng giáo viên cần chỉ rõ ưu khuyết điểm trong cách trình bày bài nói của học từ đó có hình thức khên thưởng, động viên kịp thời. 4.6. Biện pháp 6: Rèn kĩ năng viết cho học sinh: * Để có kĩ năng viết đoạn văn tốt giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng nói gãy gọn, trọn vẹn ý, không nói câu cụt. Ví dụ: Khi tả ngắn về con chim mà em yêu thích, có học sinh nói: “Chim chích choè cứ sáng sớm, trên cây xoài nhà em nó đậu rồi nó hót”. Giáo viên cần phải phân tích cho học sinh: 20 6615573