SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 101
Descargar para leer sin conexión
ĐÀO VIÊN MINH
THÁNH KINH
Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh
2 | P a g e
MỤC LỤC
THAY LỜI TỰA........................................................... 3
LỜI TỰA CỦA BẠCH THỦY LÃO NHÂN.................... 7
NGUỒN GỐC ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH ........... 8
LỜI TỰA CỦA............................................................. 9
ĐỨC QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN .................................. 9
PHẨN TỤNG KINH.................................................... 12
PHẦN CHÚ GIẢI........................................................ 36
ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH CHÚ GIẢI ............... 42
SỰ CẢM ỨNG DO ĐỌC TỤNG................................. 73
ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH ............................... 73
Khối U Trong Tử Cung Tự Nhiên Tiêu Dần Rồi Mất
Hẳn........................................................................... 76
Bị trọng thương do tai nạn giao thông lại được hồi phục
................................................................................. 79
Kinh Doanh Phát Đạt Không Ngớt Đơn Đặt Hàng..... 81
Gia Đình Mỹ Mãn Cầu Con Được Con...................... 84
Nhiều Năm Bị Chứng Đau Lưng Không Thuốc Tự
Nhiên Khỏi................................................................ 86
Đứng trước bờ vực của tử vong mà lại được tái sinh 92
Lòng tin có thể chiến thắng huyết hữu bệnh (*) ........ 97
Đào Viên Minh Thánh Kinh
3 | P a g e
THAY LỜI TỰA
Đế Quân họ Quan tên Vũ, tự là Vân Trường, tục thường
xưng ngài là Quan Công, người thành Giải Lương Hà
Đông (nay thuộc tỉnh Sơn Tây Trung Hoa). Đế Quân sinh
vào ngày 24 tháng 6 năm Diên Hi thứ ba thời Hán Hoàn
Đế (năm công nguyên 160), chứng thần vị vào ngày 7
tháng 12 năm Kiến An thứ 24 thời Hán Hiến Đế (năm
công nguyên 219) dương thọ 60 tuổi.
Căn cứ vào tài liệu khảo chứng, Đế Quân là hậu duệ của
Quan Long Phùng, một quan đại phu thời nhà Hạ. Tổ
phụ tên Thẩm, tự Vấn Chi, hiệu Bàn Thạch. Phụ thân tên
Nghệ, tự Đạo Viễn. Khi đế quân chào đời trong làng có
hắc long xuất hiện và bay lượn trước nhà Đế Quân. Thời
thơ ấu tướng mạo của Đế Quân đã khác hẳn người
thường, đến tuổi trưởng thành thích đọc kinh thư, đặc
biệt là bộ Xuân Thu của Khổng Tử. Năm 17 tuổi thành
hôn với Hồ thị, có ba người con. Con trưởng là Quan
Bình, con thứ hai là Quan Hưng, con thứ ba là Quan
Sách.
Đế Quân cùng với đức Hoàn Hầu Trương Phi (tự Dực
Đức) theo tiên chúa Lưu Bị (tự Huyền Đức) kết nghĩa ở
Đào Viên, tình như huynh đệ, khi tiên chúa Lưu Bị đánh
Từ Châu giết Xa Trụ, sai Đế Quân giữ thành Hạ Bì. Năm
Kiến An thứ 5 (năm công nguyên 200), Tào Tháo đông
chinh, tiên chúa đầu Viên Thiệu, thành Hạ Bì thất thủ. Đế
Đào Viên Minh Thánh Kinh
4 | P a g e
Quân muốn liều mình tận trung, nhưng nghĩ đến lời phó
thác của tiên chúa, phải bảo hộ sự an toàn cho gia đình
của Lưu Bị, đành phải nghe lời của Trương Liêu tạm thời
giúp Tào Tháo với điều kiện là đầu Hán chứ không phải
là đầu Tào. Tào Tháo dung hậu lệ đãi Đế Quân mong
rằng Đế Quân sẽ có ngày thay lòng, bỏ Lưu Bị mà theo
Tháo. Nhưng danh lợi nào có thể mua chuộc được lòng
trung nghĩa của Đế Quân.
Khi Viên Thiệu mang quân đánh Tào Tháo, trong lúc
nguy cấp, Đế Quân ra trận giết được hai dũng tướng của
Viên Thiệu là Nhan Lương và Văn Xú, giải nguy cho Tào
Tháo. Vì công trạng này, Tào Tháo dâng biểu tâu với vua
Hán phong chức Hán Thọ Đình Hầu cho Đế Quân.
Nhưng nghĩ đến cảnh tiên chúa Lưu Bị còn lưu lạc, Đế
Quân liền treo ấn từ quan, và trao trả tất cả lễ vật lại cho
Tào Tháo, hộ tống nhị tẩu lên đường đi tìm anh.
Khi Lưu Bị bình định được Tây Thục, ra lệnh cho Đế
Quân giữ đất Kinh Châu. Đế Quân phá Tào Nhân, giết
Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, danh tiếng lừng lẫy tứ
phương. Năm Kiến An thứ 24, Tôn Quyền sai Lữ Mông
dung Ngụy Kế phá Kinh Châu, Đế Quân cùng con trưởng
Quan Bình bị hại.
Người trung hiếu tiết nghĩa khi chết thành Thần cũng
nhiều, nhưng chỉ hiển hách một thời gian ngắn, chịu
hương hỏa của người đời thờ cúng vài trăm năm mà thôi.
Chỉ có Đế Quân, từ lúc thành thần đến nay đã trên ngàn
Đào Viên Minh Thánh Kinh
5 | P a g e
năm, vẫn thường hiển linh cứu đời, chẳng những riêng
gì Trung Quốc, ngay cả nước Việt Nam ta, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Úc cũng như các nước Nam Dương, đều có
miếu thờ đức Quan Thánh.
Trong lịch sử Văn Thánh và Võ Thánh chỉ có 2 vị. Văn
Thánh là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Khổng
Tử, Võ Thánh là Đức Quan Thánh Đế Quân. Đọc Minh
Thánh Kinh mới hay Đế Quân là thần Chu Y ở cung
Tử Vi, thời loạn phụng mệnh giáng phàm giúp nước
cứu dân, từ thời Chiến Quốc đến đời Hán nhiều kiếp
hạ phàm đều là trung thần. Chứng tỏ trên trời có Thánh
Phật, dưới có người có quỷ, có thiên đàng địa ngục cho
đến chuyển kiếp đầu thai,… đều hợp với thuyết nhân quả
nhà Phật. Thần thánh tiên phật đều do người tu chứng,
đó là một điểm chân tâm trong lòng người. Phật nói
“Minh Tâm” Nho nói “Minh Đức” đều cùa một ý nghĩa là
làm sáng tỏ đức tính có sẵn trong chân tâm này . Tâm
này mê thì làm quỷ, minh tâm này thì làm thần làm Thánh
vậy.
Minh Thánh Kinh không thâm diệu khó hiểu như những
kinh khác, chỉ là đạo làm người. Các bậc trung thần , liệt
nữ hiếu tử, sở dĩ để lại tiếng thơm muôn đời, được người
đời sau thờ cúng đều là những người đã làm trọn đức
tính cố hữu có sẵn trong bản tính. Đó là tám đức: Hiếu,
đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm sỉ. Đế Quân lấy gương
trung hiếu tiết nghĩa trong lịch sử để răn người. Đó là
Đào Viên Minh Thánh Kinh
6 | P a g e
lòng từ bi của bậc Thánh, mong người noi theo mà trở
thành một hoàn nhân, Thánh nhân vậy.
Dịch giả cẩn trí
Mùa Xuân năm Tân Tỵ 2001
Tại Ký Đức thư trai.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
7 | P a g e
LỜI TỰA CỦA BẠCH THỦY LÃO NHÂN
Năm 1948 phụng mệnh Ân Sư đến Đài Loan hằng
dương chân lý. Vì kế sinh nhai và việc đạo, phải lao lực
thân tâm, chỉ một năm sau đã mắc phải chứng bệnh nan
y, bệnh tình kéo dài hai năm. Đông Tây Y đều vô phương
cứu chữa. Một hôm dọn dẹp phòng sách lật được quyển
kinh Đào Viên Minh Thánh mang từ Thiên Tân sang, mỗi
sáng thức dậy đều thành tâm tụng niệm và phát tâm ấn
tống 1000 quyển. Vài tuần sau, sự mầu nhiệm đã xảy ra,
bệnh trầm kha kia không thuốc mà khỏi. Nay đã ngoài 71
tuổi mà sức khỏe vẫn còn mạnh, cũng nhờ đọc kinh Minh
Thánh mà có cảm ứng.
Để cảm tạ hồng ân của Đức Quan Thánh, nay cho in lại
quyển kinh Đào Viên Minh Thánh khổ nhỏ, mong trong
tay mọi người đều có một quyển kinh này để tiện bề tụng
niệm và hành theo lời trong kinh. Như thế mới có thể
thay đổi đồi phong của xã hội
Đào Viên Minh Thánh Kinh
8 | P a g e
NGUỒN GỐC ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH
Kinh Đào Viên Minh Thánh do đức Quan Thánh Đế
Quân thác mộng cho một vị tăng của chùa Ngọc Tuyền
và do vị sư này chép lại. Nguyên văn của Kinh Minh
Thánh ghi chép từ quyển “ Tam thiên trứ kinh lục”, trong
đó chỉ có bốn chương Nguyên Thủy, Lực Học, Đạo Mạo,
Trung Hiếu Tiết Nghĩa. Cho đến niên hiệu Thiên Thánh
năm thứ bảy đời Tống (năm 1029 tây lịch), trong dân
gian sao lục chân bản từ chùa Ngọc Tuyền, mới có thêm
hai chương Kinh Tự (chương đầu) và Kinh Nghiệm
(chương cuối). Nhưng câu văn trước sau của mỗi
chương đều sắp đặt không đúng, làm cho người đọc khó
hiểu và sinh lòng nghi ngờ.
Mãi cho đến đời nhà Thanh, đức Chu Hy phụng sắc chỉ
của Thượng Đế, căn cứ vào chân bản của chùa Ngọc
Tuyền và khảo chứng bản văn trong quyển “Tam Thiên
Trứ Kinh Lục” mà san định lại kinh văn. Trong ngày hội
của một chùa ở Quý Châu, Ngài giáng cơ sao lại quyển
kinh và lưu truyền đến nay.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
9 | P a g e
LỜI TỰA CỦA
ĐỨC QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN
Phàm là sách đều có lời tựa. Từ lúc Kinh Minh Thánh
của ta (Thánh Đế) lưu truyền trên đời đến nay, hoặc có
người chú giải, hoặc là có người tụng niệm, nào cần san
định hay đính chính. Nhưng thời lòng người trong buổi
này khác hẳn thời Tam Đại, khi đọc kinh này nếu không
cho rằng lời nói của ta (Thánh Đế) là kiêu mạn thì cũng
cho là thô tục. Nếu không cho văn của Ta (Thánh Đế)
không hay thì cũng cho là lời nói của ta là hoang đường.
Ôi trên đời có những hạng người như thế. Đó chính như
đức Khổng Tử nói là khó bàn bạc với người hỗ hương
vậy, không biết rằng nguồn gốc của loài người xuất xứ
từ Trời, đều có chí thương người giúp đời, có lòng cứu
đời, cứu khổ cứu nạn, chẳng những thế mà lại chê bai
hủy báng kinh điển. Thần của Ta tuy thông đạt tam giới,
bản lĩnh của Ta biến khắp chín châu, cũng không thể làm
gì hơn. Cho nên một nửa số người cung kính, và cũng
có một nửa số người hoài nghi.
Kinh của Ta lưu truyền trên đời là để cảnh tỉnh người đời
mà không phải để biện luận với những kẻ không tin.
Nhưng trên đời lại có những hạng người cứ muốn so dài
luận ngắn với Ta. Nếu lấy Hiếu Đễ Trung Tín Lễ Nghĩa
Liêm Sỉ làm gốc, dù không đọc kinh Minh Thánh, cũng
không ngại gì đến kinh. Nếu không làm tròn tiết nghĩa
của đạo làm người, dẫu suốt ngày đọc kinh cũng nào có
Đào Viên Minh Thánh Kinh
10 | P a g e
liên hệ gì với lời trong kinh. Vì ý của Kinh Đào Viên không
phải cầu ở nơi văn tự và cũng không phải biện luận trong
những câu văn trong kinh, mà lý trong Kinh đã khái quát
trung hiếu tiết nghĩa của đạo làm người. Dù chỉ một lời
nửa câu, cũng đủ cảm cách trời đất quỷ thần. Kinh Minh
Thánh sở dĩ là kinh chính là thế.
Ta không so dài luận ngắn, với những hạng người ngạo
mạn không tin này, chẳng phải là xem thường họ mà
chính là tập tính của những hạng người này thường hay
khua môi múa mép, bàn chuyện viễn vông không thực,
cho nên muốn cảm thông với hạng người này rất khó.
Và chính vì thế Ta mới trình tâu Thượng Đế, Thượng Đế
sắc lệnh Chu Tử san định lại quyển kinh. Người có kiến
thức khi đọc đến đây tất nhiên đồng ý với lời nói của Ta.
Chu Tử san định kinh này, đều hợp với bản ý của ta.
Xét đến đây bản cũ của kinh Minh Thánh, câu văn thêm
nhiều chữ dư thừa, lời văn điên đảo rườm rà, chính là
do những người tự cho là thông minh mà thêm bớt ý kiến
riêng tư vào. Khi thì lấy câu văn “không ăn chay trường”
của Ta mà lấy đó giết hại sinh linh. Khi thì lấy câu “Không
tin tà thuyết dị đoan” mà cho rằng Ta không tin giáo lý
nhà Phật mà sinh lòng hủy báng Phật giáo. Thậm chí có
người cho rằng Ta lấy làm đắc ý với tướng mạo, và khoe
lấy công huân rực rỡ của mình, cho nên xem thường
quyển kinh này. Cho rằng lời văn trong kinh này không
bóng bẩy khiêm nhã bằng Tứ Thư Ngũ Kinh, cũng không
Đào Viên Minh Thánh Kinh
11 | P a g e
thâm diệu bằng kinh kim Cang, kinh Bản Hành. Đó quả
thật là một sai lầm lớn lao!
Kinh là con đường mà mọi người đều phải đi, đường có
xa có gần, có đường dễ đi và cũng có đường khó đi,
người có chí hướng đạo, dù đường xa khó đi cũng không
quản gian nan vất vả, cũng một lòng hướng thẳng tới
đích. Đối với những người kém sức thì có thể từ chỗ gần
dễ để hướng dẫn, để người cũng đạt được tới đích. Mục
đích của kinh Minh Thánh chính là thế. Chu Tử căn cứ
vào “Tam Thiên Trứ Kinh Lục” khảo chứng kinh văn, truy
cứu gốc tích, chính là muốn san chính những chỗ sai lầm
và làm sang tỏ ý nghĩa trong kinh.
Chu Tử đã san định, thì Ta cũng viết tựa để người sau
được tụng niệm và thực hành. Tuy người không cầu
phúc báo nghiệm chứng, nhưng nếu có lòng thành, đều
được ứng nghiệm như lời trong kinh văn. Cho đến thứ
tự từng chương trong kinh, là do ta định, lại lấy ba bản
chú giải của Cứu Khổ Đại Tiên, Thái Thượng Chân Quân,
Thái Bạch Kim Tinh mà bổ thêm vào chương tiết. Về
phần tấu nghị của Chu Tử, phần đầu lấy làm lời tựa,
phần sau làm kết luận. Sáu chương chia làm ba quyển
để bộ kinh Minh Thánh được hoàn chỉnh. Đó chính là ý
của Ta!! Nay tựa.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
12 | P a g e
PHẨN TỤNG KINH
CÁO VĂN THỨC
Cung duy
Thánh Đế hạo khí lăng tiêu, đan tâm quán nhật, phù
chính thống dĩ chương tín nghĩa, uy chấn cửu châu,
hoàn đại tiết nhi đốc trung trinh, linh chiêu thiên cổ,
phục ma đãng khấu, lũ đại trưng kỳ kỳ huân, giác thế
dũ dân, hoàn vũ phi kỳ minh huấn, vận hiệp hoàng
đồ, đức phúc lê thứ.
Đệ tử (tự báo họ tên), ư mỗ niên, nguyệt, nhật (vào
ngày, tháng, năm), kính vi mỗ sự (đọc việc khẩn cầu),
khấu hứa mỗi nhật kiền tụng (chung sinh phụng hành)
Minh Thánh Kinh Bảo Huấn, do tụng nhi nhập, dĩ
thục vi quy, do giảng nhi minh, dĩ tri vi yếu, tiễn phúc
kỳ ư đốc thực, tâm địa vụ cầu quang minh, phục ký
giám hữu, vô nhậm chiêm ân chi chí, cẩn cáo.
[Giải nghĩa]
Kính đấng Thánh Đế, hạo khí xông trời, lòng son thấu
nhật, phò chính thống làm rạng tín nghĩa, lừng lẫy chín
châu, toàn đại tiết đốc dạ trung chinh, anh linh sáng chói
muôn đời. Dẹp ma trừ giặc, công huân rực rỡ nhiều đời,
lời minh huấn thấm nhuần hoàn vũ, phò vua giúp nước,
đức trùm thiên hạ.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
13 | P a g e
Đệ tử (tự đọc họ và tên) vào ngày tháng năm vì (việc
khẩn cầu) thành tâm khẩn cầu mỗi ngày (hay trọng đời)
tụng niệm và hứa làm theo lời bảo huấn trong kinh Minh
Thánh. Từ tụng niệm mà nhập lý, lấy thực hành thuần
thục làm quy y, từ ý nghĩa mà hiểu đạo, lấy minh lý làm
trọng. Đốc thiết thực hành, một lòng chí thành chăm cầu
quang minh. Cúi xin Thánh Đế từ bi chứng giám, đệ tử
thật đội hồng ân, kính cẩn cáo bạch.
VĂN XƯƠNG ỨNG HÓA TRƯƠNG TIÊN BẢO CÁO
(Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần)
Chí tâm quy mệnh lễ
Quế hương thượng điện, Văn Xương tả cung, thất
thập nhị hóa chi pháp thân, bách thiên vạn kiếp chi
vận số, dục tự thiên hạ, diễn giáo nhân gian, kim đạn
trúc cung tùy thân đái, cô thần quả túc diệt hành tung,
phù tiểu tử nhi vệ thông quan, ấm khuê phòng nhi hộ
nan sản, thông minh nhật ích, đậu chẩn giảm tiêu,
nan dũ giả kỳ chi tiện dũ, nan thuyên giả đảo chi tất
thuyên. Đại bi đại nguyện, đại Thánh đại từ, Cửu
Thiên Phụ Nguyên Khai Hóa, Linh Ứng Trương Tiên
Đại Đế, Thất Khúc Dục Thánh Thiên Tôn.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
14 | P a g e
LINH QUAN VƯƠNG THIÊN QUÂN BẢO CÁO
(Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần)
Chí tâm quy mệnh lễ
Tiên Thiên Chủ Tướng, Nhất Khí Thần Quân, Đô
Thiên Củ Sát đại linh quan, Tam Giới Vô Tư Mãnh
Liệt Tướng, kim tình chu phát, hiệu tam ngũ hỏa Xa
Lôi Công, phụng chủy ngân nha, thống bách vạn tì
hưu Thần Tướng, phi đằng vân vụ hiệu lệnh lôi đình,
giáng vũ khai tình, khu tà trị bệnh, quan quá thác ư
nhất thập nhị niên, thụ mệnh Ngọc Đế, tích công
huân ư bách thiên vạn chủng, thệ tá tổ sư, chí cang
chí dũng, tế tử tế sinh, phương phương xiển giáo,
xứ xứ khai đàn, Hoát Lạc Mãnh Soái, tam ngũ hỏa xa
Đại Linh Quan, Vương Thiên Quân, Lôi Thanh Phổ
Hóa Thiên Tôn.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
15 | P a g e
CHÂU TƯỚNG QUÂN BẢO CÁO
(Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần)
Chí tâm quy mệnh lễ
Phù Thiên Dũng Tướng, Sát Địa Mãnh Thần, thiết tu
ngân xỉ, hắc diện chu thần, tinh trung đặc lập, kính
tiết kinh nhân, kê tra thiện ác, củ sát phàm trần, minh
minh hiển hách, xứ xứ du tuần, sừ gian sừ ác, cứu
thế ưu dân, trung thần nghĩa sĩ, phù bỉ siêu thân, quai
nhi nghịch tử, bất thắng nộ sân, duy trì thế giáo,
khuông chính nhân luân, trảm yêu hộ pháp, đại đạo
thường tồn, tối linh chân tể, tối hiển thần quân. Hộ
chiều hộ quốc, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên
Tôn.
QUAN THÁNH THÁI TỬ BẢO CÁO
(Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần)
Chí tâm quy mệnh lễ
Linh Hầu Thái Tử, văn kinh võ vĩ, khuông vương hộ
quốc, đức nghĩa nguy nguy, trung hiếu tiết nghĩa,
toàn thụ toàn quy, kỳ huân tảo kiến ư Tây Thục, dị
lược tố trứ ư Bắc Ngụy, đại trung đại hiếu, chí nhân
chí dũng, bổ tạo hóa chi bất túc, tá Thánh Đế dĩ lập
Đào Viên Minh Thánh Kinh
16 | P a g e
công, hộ triều hộ quốc, tận hiếu tận trung, Cửu Thiên
Uy Linh Hiển Hóa Đại Thiên Tôn.
THÁNH ĐẾ BẢO CÁO
(Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần)
Chí tâm quy mệnh lễ
Thái Thượng Thần Uy, anh văn hùng võ, tinh trung
đại nghĩa, cao tiết thanh liêm, vận hiệp hoàng đồ,
đức sùng diễn chính, chưởng Nho Thích Đạo Giáo
chi quyền, quản Thiên Địa nhân tài chi bính, thượng
ty tam thập lục Thiên, tinh thần vân hán. Hạ hạt thất
thập nhị địa, minh lũy U Phong. Bỉnh chú sinh công
đức, diên thọ đan thư, chấp định tử tội quá, đoạt
mệnh hắc tịch, khảo sát chư Phật chư Thần, giám
chế quần Tiên quần chức, cao chứng diệu quả, vô
lượng độ nhân, vạn linh vạn Thần, Chí Thượng Chí
Tôn, Phục Ma Đại Đế, Quan Thánh Đế Quân, đại bi
đại nguyện, đại Thánh đại từ, Chân Nguyên Hiển Ứng,
Trung Hiếu Tổ Sư, Chiêu Minh Dực Hán Đại Thiên
Tôn, Mân Hoàng Cao Thượng Đế.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
17 | P a g e
THÁNH ĐẾ TÂN BẢO CÁO
(Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần)
Chí tâm quy mệnh lễ
Tinh trung đại nghĩa, hùng võ anh văn, tại tam phân
quốc tộ chi thời, Hán tặc khởi dung lưỡng lập, kiến
vạn thế nhân thần chi cực, hinh hương tự túc thiên
thu, tinh linh sung tắc ư cổ kim, chí cang chí đại,
chiết nguyện vãn hồi phù kiếp số, tồn đạo tồn nhân,
ngự vũ thương cung, nhậm thập bát Thiên Hoàng nhi
kế thống, chấp phù kim khuyết, hỗn tam thiên thế
giới ư quát nang. Thục chủ tể, thục cang duy? Hách
hách đại hoàn tại thượng, tự đông tây, tự nam bắc,
long long tổ khí triều nguyên, tác thánh hiền tiên
Phật chi quân sư, tam thập lục thiên đản đăng đại
bảo, chủ thăng giáng long ô chi vận hội, thập vạn
kiếp phổ độ từ hàng, Phật chứng cái thiên, ân đàm
khoáng kiếp, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, thái
bình khai thiên, phổ độ hoàng linh.
Trung Thiên Chí Thánh, Nhân Nghĩa Cổ Phật, Ngọc
Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Linh Cao Thượng Đế
(Đọc Thánh Hiệu Đế Quân 3 lần xong, lạy chín lạy)
Đào Viên Minh Thánh Kinh
18 | P a g e
QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN GIÁNG
BÚT CHÂN KINH
Ngô (Đế) thị Hán Quan Thánh Đế, sắc dụ đại chúng
thính văn: Thế thượng bất tề đẳng sự, toàn bằng
nhất điểm chân tâm. Chính trực quang minh bất
khuất, tử sinh thuận nghịch đương phân.
Ngô (Đế) thường hạ du Hán quý, kết minh hoàng
thúc tam nhân, Đào viên danh trọng thiên cổ, đơn
đao bỉnh chúc ư kim. Ký tào minh lai minh khứ, thôn
Ngô vị Hán vong thân (siêu thăng).
Thượng đế liên Ngã (Đế) trung cảnh, độc sắc tuyên
hóa U Minh, lệnh Ngã (Đế) nhật du thiên hạ, giám biệt
trung nịnh phân phân, nhất thiết tham tàn gian xảo,
hoàn thường quả báo cân cân.
Tối giới độc thư văn sĩ, tịnh cập quan hoạn quân dân.
Đệ nhất hưu khi phụ mẫu, thiết mạc khuyên sáo
hương lân. Bần phú tiên giao bằng hữu, bằng hữu
nãi thị ngũ luân. Tín tâm nội ngoại bình đẳng, hà
phương kiển nạn tai truân. Tào Tháo vô để thâm
hiểm, hiện kim thọ tội u minh, Khổng Minh (Võ Hầu)
chỉ duyên trung nghĩa, u minh quần phụng vi thần.
Trực tâm trực thọ chân phúc, xảo kế xảo lai họa nhân.
Hữu quá chiêu như nhật nghiệt, vô tư thiên hạ đồng
quần. Quả nhiên nhi nữ bất cuống, đáo xứ quỷ phạ
Đào Viên Minh Thánh Kinh
19 | P a g e
Thần khâm. Thiết kế thâu thứ nữ sắc, tự kỷ duy bạc
tuyên dâm. Lộng thủ cuống phiến tài vật, bối bối
phiêu đổ luân xâm. Tỉ tỉ tranh năng tranh thắng, vãng
vãng việt tiện việt bần. Khoái khoái thu tâm mãnh
tỉnh, hưu hưu dũ đọa dũ thâm, tam sinh luân hồi ác
thú, thiên tải thóa mạ nan cấm, bút tiêm thiêm giảm
tình tội, thiệt kiếm phản tru mãn môn.
Vưu hận độc tâm lang phụ, hoa ngôn xuyết hống
hương thân, toa phu mạ công mạ bà, lệnh Ngã (Đế)
nhất kiến sinh sân, nệ tượng huy đao phẫu phúc,
phân trảm mẫu tử bình quân. Khả hỷ bình nhân hiếu
đễ. Triêu tịch mãi bạn lương tân, sát thời phong
hành nệ mã, đà hồi vạn lý cùng quân. Dục cầu
trường sanh dục tử, cấp nghi giới sát phóng sinh,
bất thực ngưu khuyển đẳng nhục, khả miễn lao ngục
tù hình. Nam nữ tuân phụng Ngô (Đế) ngữ, ngộ nạn
Ngã (Đế) tự giáng lâm. Chiến trường khu trục quỷ mị,
đao quang lôi vũ huyết lâm, hộ quốc bách chiết bất
cải, trợ nhĩ gia tước sách huân, phú quý vĩnh xương
dịch thế, mi thọ vĩnh vô tai xâm.
Như hữu hủy pháp vọng tưởng, đẩu xứng khi hống
ngu manh, bất hứa sinh thân nhân thế, a tỳ địa ngục
thân ngâm, na thời hối quá dĩ vãn, cấp tảo bội phục
pháp văn, hồi đầu chư ác mạc tác, miễn lực chúng
thiện phụng hành.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
20 | P a g e
(Chân kinh tụng niệm đến đây là ngừng. Tụng xong lạy
3 lạy, sau đứng dậy nghỉ ngơi một lúc lấy hơi. Kế tiếp
thắp nhang quỳ lạy, thành tâm tụng niệm kinh Minh
Thánh)
Đào Viên Minh Thánh Kinh
21 | P a g e
ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH
KINH TỰ ĐỆ NHẤT
Hán, Hán Thọ Đình Hầu, lược tiết Đào Viên Kinh, thư
ư Ngọc Tuyền Tự, dạ mộng dữ phàm nhân. Vạn kinh
thiên điển hữu, Ngô (Đế) kinh vị cử hành, trước nhĩ
truyền trần thế, bất khả thị vi khinh.
Thái Thượng Lão Quân tam giới linh, chúng Thánh
Ngũ Nhạc Lôi Điện Thần, Ngũ Hồ Tịnh Tứ Hải, Nhật
Nguyệt Đẩu Tinh Thần. Thiên hạ Thành Hoàng thính
hiệu lệnh, vạn phương Thổ Địa các tuân hành. Vạn
Thánh triều Chân quân tấu nghị, phổ thiên chi hạ tận
ban hành.
Ư thị cứu khổ Đại Tiên, Thái Thượng Chân Quân,
Thái Bạch Kim Tinh, công đồng chú giải, phúc tấu
minh chương, hành ư tứ hải, hoàng đồ củng cố, vạn
dân vĩnh lại.
NGUYÊN THỦY ĐỆ NHỊ
Ngô (Đế) nãi Tử Vi cung lý Chu Y Thần, hiệp quản
Văn Xương Võ Khúc Tinh. Chỉ nhân Trương Tiên vô
chủ hạt, sắc lệnh tùy Ngô (Đế) vị tùng thần, kiểm
điểm thiếu nam dữ thiếu nữ, hoặc tổn âm chất tuyệt
tử tôn. Tống sinh thôi sinh cập nan sản, mị yêu
Đào Viên Minh Thánh Kinh
22 | P a g e
thương tàn ban đẩu chẩn. Như hữu phần hương
phúng tụng giả, chuyển họa vi tường hiển thánh linh.
Kim hữu tố họa Ngô (Đế) tượng giả, trắc lập Trương
Tiên trì đạn cung.
Giám tri Chiến quốc xâm lăng loạn, mệnh Ngô (Đế)
lâm phàm cứu vạn dân. Ngọc Hoàng tứ Ngô (Đế)
danh hòa tính, Tử Tư ngũ chuyển tố trung thần. Lâm
Đồng giải thích chư hầu nạn, tuyệt khước gian Tần
tịnh quốc tâm. Sở vô đạo, tửu hoang dâm, chiêu
quan quá thử nạn, Ngô Việt động đao binh. Đạo Ngô
(Đế) nhất sinh vi hiếu tử, số thế tác trung thần, sắc
lệnh Ngã (Đế) quản Tiền Đường sự, trú dạ lãnh triều
hành.
Hán thất đa gian đảng, cải tính hạ phàm trần. Xuân
thu trượng phu chí, sinh trưởng Giải Lương thành,
chỉ quan vị Ngã (Đế) tính, hạ giới hựu xưng thần. Ấu
nhi ly hương, tráng nhi xuất nhậm, đại trượng phu dĩ
tứ hải vi gia, hà hoạn hồ Ngô (Đế) vô huynh đệ. Nhập
đào viên, đổ lưỡng nhân kỳ dị, thỉnh vấn anh hùng
hà xứ? Hùng củ củ lãng viết Trương Phi (Hoàn Hầu),
mạo đường đường ôn ngôn Lưu Bị (Tiên Chúa). Xuất
thân đầu địa kim phùng chủ, tu đãi vãn Thiên hà thủy
lai đãng địch. Thành tai long hổ phong vân hội, tể
ngưu mã, chiêu cáo thiên địa, kết nghĩa khuông phù
Hán thất. Phá Hoàng Cân, tru Đổng Trác, Lữ Bố tễ,
kiếp trại tiễu Tào gian, trám nhập không doanh nội,
Đào Viên Minh Thánh Kinh
23 | P a g e
nhạn lữ tán Từ Châu, huề tẩu (Hậu) vô tồn địa, giảm
chúc Trương Liêu mưu. Phá bích Vân Trường
(Thánh Đế) nghĩa, hàng Hán bất hàng Tào, trung thần
bất sự nhị, phong Hán Thọ Đình Hầu, ấn vô Hán trùng
chú. Tam nhật hoa diên, Tào Man mỹ ý, Nhan Lương
Văn Xú thống binh vi, cảm đối lập công, khả thù Tào
quy kế. Phong kim khước ấn tam từ Tháo, khiết
quyến tầm huynh nhất điểm trung. Thiên lý tầm
huynh thiêm nghĩa khí, ngũ quan trảm tướng hữu uy
phong. Ly hợp anh hùng càn khôn nội, tương phùng
huynh đệ Cổ Thành trung.
Trí thượng tuy cao vô quyết thắng, vận trù cố thức
thiểu kinh luân. Tam yết mao lư, Ngọa long yến khởi,
đại mộng thùy tiên giác, bình sinh Ngã (Tướng) tự tri,
thảo đường xuân thùy túc, song ngoại nhật trì trì. Vị
xuất mao lư, tam phân dĩ định.
Khổng Minh (Võ Hầu) nguyên thị Quảng Tuệ Tinh,
tức thị tiền triều Nghiêm Tử Lăng, thử sinh Gia Cát
Lượng (Tướng), tái tống Chu Văn Công. Luân hồi
tam thế tướng, vĩnh bất hạ phàm trần. Đỉnh túc tam
phân hiềm địa trách, giang san kim hoán hứa đa
nhân. Đại ca (Tiên chúa) dĩ tại Thanh Hư phủ, Quan
mỗ (Thánh Đế) kim chưởng Tam Thiên Môn. Tam Đệ
(Hoàn Hầu) Tứ Xuyên vi Thổ Cốc, mỗi khởi trung
lương hộ quốc tâm. Tại Tống dịch tính Nhạc phi (Võ
Mục) tướng, tại đường cải húy viết Trương Tuần
Đào Viên Minh Thánh Kinh
24 | P a g e
(Công). Luân hồi tam chuyển giai trung liệt, Thượng
Đế phong vi Hộ Quốc Thần. Tiểu khả binh qua bất sai
Nhữ (Thánh), đại nạn nguy bang tái hạ trần. Thiên hạ
Thành Hoàng giai tướng tướng, chính trực vi Thần
cổ chí kim. Vi nhân trung hiếu cảm Thiên Địa, khởi
tại trì trai Phật hiển linh, ẩm thực y phục hưu hoa mỹ,
tùy trước tùy xan mạc yếm tăng. Cầm thú nhất thiết
giai tính mệnh, vô cố tự thực tể sinh linh. Nhất thiết
hóa sinh giai hoạt mệnh, hà khổ trương cung bộ
võng tầm. Thảo mộc hoa quả hưu chiết thái, nghiêm
đông linh lạc phát dương xuân. Vạn vật tất hàm
Thiên Địa hóa, y thời sinh trưởng dữ nhân linh. Nhữ
năng tuân thủ tích vạn vật, phúc hữu du quy họa bất
xâm.
Vật vị thiện tiểu nhi bất tác, vật vị ác tiểu nhi khả hành.
Thiên võng khôi khôi phân khúc trực, Thần Minh
hách hách định khuy doanh. Hiếu đễ trung tín nhân
chi bản , lễ nghĩa liêm sỉ nhân chi căn. Nhĩ năng thính
Ngô (Đế) hành thiện sự, định hữu tường vân túc hạ
đằng.
Ngô (Đế) thọ Tam thiên môn chưởng ác, vạn Thần
khải tấu Ngô (Đế) tiên văn. Thiện giả ký lục gia quan
tước, ác giả tao ương tuyệt tử tôn. Báo ứng trì tốc
thời vị đáo, chiêu chương tảo vãn họa phúc lâm. Hưu
đạo Thiên cao vô nhĩ mục, khuy tâm ám thất hữu Du
Đào Viên Minh Thánh Kinh
25 | P a g e
Thần. Kính Thần như tại tu thành kính, bất khả cuồng
ngôn tiết Thánh Minh.
LỰC HỌC ĐỆ TAM
Ngô (Đế) tố lãm Xuân Thu, ấu quan Khổng Mạnh: Duy
dĩ hiếu đễ vi tiên, tu thân trị quốc vi bản. Dị đoan
phong khởi, binh qua thương tàn dân mệnh, thập dư
niên giáp bất ly thân, đao vô khiết tịnh, dạ vô ổn thụy
tam canh, nhật bất bão xan nhất đốn, đông chiến tây
chinh, bách chiên nhi giang san tài định, bạch liễu tu
mấn tinh tinh, lực quyện mã luy đao độn, phí tận xích
đảm trung tâm, hoác đắc cá phong hầu kim ấn.
Đáo như kim, loạn thần tặc tử, bộ phong tróc ảnh,
gian tham sàm nịnh, kết đảng khi lương, ngôn vô
nhất định, bất tư lễ nghĩa liêm sỉ, hiếu đễ trung tín.
Sự mỗi hồ hành, lũ đồ kiểu hãnh: soán quân vị, lục
trung thần, háo hóa tài, dâm mỹ sắc, sát nhân túng
tính. Chỉ cố sảng tâm lạc sự, khởi hiểu đắc hậu lai
báo ứng? Cổ kim hảo sự đa ma, vô miễn cưỡng cẩu
cầu tiệp kính. Như thái vân lưu ly, tiên hoa minh
nguyệt, nhân bất tri cơ, như cang đao khoái khuyết,
vọng động hoành hành, tạo hạ liễu ta oan nghiệt,
viễn tắc kỷ niên, cận tắc số nguyệt, báo ứng vô sai,
pháp nan lậu tiết.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
26 | P a g e
Như nhân vị tao phùng, các hữu thời tiết: Đương tư
thủ mệnh do Thiên, an bần lạc nghiệp. Như bách
nghệ thảng thốt thành công, kỳ vật yên năng tinh
khiết, thảo mộc bất năng bồi thực, nan trưởng hứa
đa chi diệp; ngũ cốc thiểu dụng canh sừ, miêu tuy tú
nhi bất thực. Văn thần thập tải hàn song, phương
triều Kim Khuyết. Võ tướng bách chiến lâm nguy, thỉ
đắc công hầu tịnh liệt. Ngô (Đế) nãi nhật nguyệt tinh
trung, càn khôn đại tiết. Thiên băng Ngã (Đế) băng,
địa liệt Ngã (Đế) liệt.
ĐẠO MẠO ĐỆ TỨ
Hựu phụng Thượng Đế gia ngự sắc, chưởng ác
phàm gian thiện ác nhân, vạn quốc cửu châu giai
kính phục, đạo Ngô (Đế) trung nghĩa độc xưng tôn,
tố hình họa tượng càn khôn nội, như Ngô (Đế) anh
hùng hữu kỷ nhân? Hỏa long thiêu xích thố, thủy thú
luyện thanh phong, ngọa tàm mi bát tự, đan phụng
mục song tình, ngũ long tu bãi vĩ, nhất hổ ngạch diêu
thân.
Tinh trung xung nhật nguyệt, nghĩa khí quán càn
khôn, thao lược kỳ Tôn Tẫn, cơ mưu thắng Phạm
Tăng, tu trường nghĩa cánh trường, diện xích tâm
vưu xích, anh hùng khí cái thế, chúc tàn đao phá bích,
Đào Viên Minh Thánh Kinh
27 | P a g e
phong khố ấn huyền lương, tước lộc từ bất thụ. Yển
nguyệt đao, ma nhưng khoái, thán huynh đệ bất tái,
ngọa tàm mi, tỏa vị khai, hận giang san kỷ cải.
Cắng cổ công danh nan tỉ tịnh, tam thiên môn hạ
phong nguyên soái. Khể thủ đốn thủ, Thượng Đế sắc
lệnh các bộ tướng soái: Kinh truyền hạ giới, sao lục
phúng tụng như tại, nhân năng tuân hành, hệ ngọc
yêu kim, quan cư thiên tải. Năng toàn nhất sự, tranh
vanh tam đại. Khâm thừa pháp chỉ, hội tập chư Thần
thi hành.
TIẾT HUẤN ĐỆ NGŨ
Trứ trung lương, kiệt lực khuông hành, hiếu thuận
vô cải, liêm khiết bất loạn tâm điền, tiết nghĩa lâm
nguy bất bại. Trung hiếu liêm tiết chi chương thính
giải:
Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung, nhật dụng
triều đình lộc, đương tư bổ báo công. Báo quốc thần
chi bản, tích tốt tướng chi hoành, bất sức văn thần
quá, bất diệt võ tướng công, ký lục Văn Hoa điện, cử
hặc Kiến Chương cung. Đan tâm như xích nhật, vị
tất chí tam công. Tần Cối thế vi khuyển, Nhạc Phi (Vũ
Mục) tứ soái trung.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
28 | P a g e
Vi nhân tử, hiếu vi tiên, hiếu thuận lưỡng tự khẩn
tương liên. Vật sử não nộ thường sử hoan, noãn y
bão thực vô cơ hàn. Bịnh y dược, tất tự tiên, tức tu
thường quá hiến thân tiền, dạ bất giải y triêu bất thực,
thời thời khắc khắc tại thân biên. Nhĩ năng hiếu
thuận nhĩ tử hiếu, điểm điểm trích trích khán thiềm
tiền.
Đại Thuấn hiếu, đế vị truyền, Nhị thập tứ hiếu cực
chu toàn. Tại sinh bất cung phụng, tử hậu tế linh tiền.
Bất hiếu tử, nhạ tai khiên, hổ hàm xà giảo bệnh
tương triền, quan hình lao ngục tao sung phối, thủy
hỏa chi tai thật khả liên. Hoặc thị huyền lương đao
độc tử, bất hiếu chi nhân khổ vạn thiên. Tốc tốc cải,
mạc trì diên; thế nhân thục vô quá, cải chi vi Thánh
Hiền, nhân vô quá đốc hành toàn.
Liêm sinh úy, khiết sinh nghiêm, tế kiểm điểm, tị nghi
hiềm. Hy Hiền hy Thánh do Thiên Mệnh, học lễ học
thi thính tự nhiên. Khước Chu túc, ẩn sơn xuyên, vi
nhân tự ngọc vô hà điếm, lập chí như đồng thiết
thạch kiên.
Thủ kỷ lộc, mạc tuẫn thiên, tổn nhân lợi kỷ tử tôn oan.
Liêm giả bất thụ Ta lai thực, chí sĩ bất ẩm Đạo chi
tuyền. Từ bổng Nguyên Hiến khiết, úy kim Dương
Chấn liêm, tọa hoài bất loạn Liễu Hạ Huệ, bế hộ vô
dung Lỗ Trọng Liên.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
29 | P a g e
Nghịch thực chẩm như tào lý mỹ, qua tế hà thắng
thái canh điềm? Bổng lộc chỉ kham cung lễ nghi, cử
gia thực phí cận bàn hoàn. Bách can đài hồi thất tiết
vật, mãn tương trang lí muội tâm tiền, si trượng đồ
lưu thùy bất phạ, khuyến nhĩ đài đầu khán thượng
Thiên.
Túng dung nam bộc như lang hổ, mưu chiêm quân
dân địa dữ điền, thế bại vi suy tham kiết cáo, bạt
chủng bình phòng oan báo oan. Phụ nam cùng cực
vi xương đạo, hận sát đương sơ ác yếu tiền.
Nhân chi tiết, như trúc hựu như nguyệt, quảng đại
dữ cao minh, viên dung cánh thanh khiết, nhất sinh
trực bất loan, đĩnh đĩnh khi sương tuyết, nhất kính
tham thiên tú, vũ phong lộng minh nguyệt.
Nga anh khấp trúc lâm, điểm điểm ban giai huyết, tức
như Tô Vũ trượng, số hữu thập nhị tiết. Lý Lăng ô kỳ
gian, Tô Vũ kính kỳ liệt. Trọng thăng sứ Tây Vực, tam
thập lục quốc khước. Tiết nghĩa toàn, Thần Thánh
duyệt, hoặc chưởng Thiên Tào sự, hoặc bổ Thành
Hoàng khuyết, hoặc sinh công dữ hầu, phú quý thiên
niên nghiệp.
Loạn thần tịnh tặc tử, mỗi bả trung lương diệt: nhất
kiến hư hoan hỉ, tâm khẩu các tương biệt, tâm tạng
trượng bát mâu, ý tồn tam xích thiết, thiệt hạ hữu
Đào Viên Minh Thánh Kinh
30 | P a g e
long tuyền, sát nhân bất kiến huyết, tham khốc khắc
gian sàm, tự vẫn nhi tôn tuyệt.
Ngô (Đế) vị ngật trường trai, Ngô (Đế) bất tín dị
thuyết, địa ngục tức Thành Hoàng, tam bảo quang,
nhật, nguyệt, cứu tế cấp nạn nhân, tựu thị giải oan
kết. Thử tứ tiết, trung hiếu liêm khiết, tường minh
thậm thiết. Hậu liệt nhị thập tứ kiếp:
Kình thiên đính địa Mãnh Dũng Thần
Phủng Nhật cử Nguyệt Phổ Chiếu Thần
Liệt tú Trương tinh Minh Lãng Thần
Di tinh hoán đẩu Bác Lượng Thần
Đằng vân giá vụ Phi Độ Thần
Khu lôi xiết điện Uy Liệt Thần
Hô phong hoán vũ Nhiễu Nhương Thần
Xuyết lộ vẫn sương Phổ Phí Tinh
Phi sa tẩu thạch Tiệt Lộ Thần
Phiên giang đảo hải Ngũ Hồ Thần
Băng sơn đồi lĩnh Thiết Giáp Thần
Đống thủy khai băng Kết Hóa Tinh
Phần viêm trục hỏa Lưu Quang Tinh
Đào Viên Minh Thánh Kinh
31 | P a g e
Khai hoa kết quả Kiều Mị Tinh
Trường hòa tú cốc Ích Huệ Tinh
Trừu nha trán diệp Phát Dục Tinh
Khô mộc hạc trạch Thôi Kiệt Thần
Tẩu thú phi cầm Bổ Tróc Tinh
Ngư hà giải miết Dũng Dược Tinh
Phi khiêu chư trùng Triền Nhiễu Tinh
Tác văn chế tự Văn Xương Tinh
Hưng binh bố trận Võ Khúc Tinh
Khảo chính tuế thời Trắc Vận Tinh
Tạo tác công nghệ Xảo Tác Thần
Chúng tinh thính lệnh, các hồi bổn bộ, biến hóa phát
sinh, khể thủ Thần Minh, Vô Cực chúng thánh, bất
khả tư nghị công đức.
KINH NGHIỆM ĐỆ LỤC
Trị niên trị nguyệt Tướng, trị nhật trị thời Thần, Dạ
Soa Hắc Sát Soái, nhật lệnh kiểu khiết binh, vãng lai
tế giám sát, bất đắc lậu hào phân, hội đồng gia trạch
Đào Viên Minh Thánh Kinh
32 | P a g e
Thần, trước lệnh Tư Mệnh Quân. Như hữu kiền tụng
nam dữ nữ, tốc tốc báo tri văn.
Gia trạch cung thử kinh, yêu mị hóa vi trần. Thuyền
châu phụng thử kinh, phong ba tức khắc bình, Hành
nhân bội thử kinh, lộ đồ bảo an ninh. Thư sinh khán
thử kinh, bất cửu bộ thanh vân. Phụ nhân tụng thử
kinh, nhị nữ ngũ nam thành. Nhược vi vong hóa niệm,
vong hóa tảo siêu sanh. Nhược vi phụ mẫu niệm,
phụ mẫu hưởng hà linh. Phần hương cao tụng niệm,
kỳ phúc tức lai lâm.
Nhật niệm tam ngũ biến, hoặc tụng bách thiên thanh,
nhân năng sao ấn tống, chư tật bất tương xâm, chư
Thần giai hoan hỉ, trạch xá tịnh quang minh, hoặc tứ
phúc dữ thọ, hoặc ấm nhi dữ tôn, hung sự hóa vi cát,
phúc lộc thọ trùng tăng.
Đẩu Khẩu Vương Thiên Quân, khâm phụng Hán thất,
Hán Thọ Đình Hầu, Quan Thánh Đại Đế sắc lệnh:
Đại Đế viết: Ngô (Đế) tằng ngôn: “Nhật tại thiên
thượng, tâm tại nhân trung” . Tâm giả vạn sự chi căn
bản. Nho gia ngũ thường, Đạo, Thích tam bảo, do
tùng tâm thượng sinh lai.
Nhân mạc đại ư trung hiếu, nghĩa mạc đại ư liêm tiết.
Nhị giả ngũ thường chi thủ. Thánh nhân tham tán
hóa dục giả, thử nhi kỉ. Tiên Phật siêu thần nhập hóa
Đào Viên Minh Thánh Kinh
33 | P a g e
giả, thử nhi dĩ. Tự hữu thiên địa dĩ lai, giá cá Vô Cực
Thái Cực chi lý, hỗn nhiên bao la, cổ kim trường
huyền. Chư đế vương Thánh Hiền, Tiên Phật, vạn
kinh thiên điển, chỉ thị minh thử lý, thành thử sự nhi
dĩ.
Ngô (Đế) hệ Tử Vi viên trung, hỏa chi chánh khí. Hỏa,
ly minh tượng dã, cố chủ Văn Xương. Hỏa, hựu liệt
tính dã, cố chủ Võ Khúc. Văn chủ nhân, nhân thủ
trung hiếu. Võ chủ nghĩa, nghĩa thủ liêm tiết. Duy thị
cử thiên hạ vạn thế giai vi thánh hiền Tiên Phật. Thử
hữu trú vô dạ, hữu dương vô âm, tuyệt vô chi lý dã.
Tự Chiến Quốc dĩ lai, Ngô (Đế) xuất thế khuông quân
cứu nhân, bất đắc dĩ dĩ công thiện chi tâm vọng thế,
thử Đào Viên Kinh chi sở dĩ hiện thân thuyết pháp dã.
Nại hà thế chi nhân, chân tính bất mật, tà tích dụng
tâm. Kiến Ngô (Đế) bình thường chi ngôn, bất viết
Thánh Nhân bất xuất thử kiêu căng ngữ, tắc viết
Thánh Nhân bất xuất thử thiển cận ngữ.
Ô hô, thị tất dục Ngô (Đế) trùng tác ngũ kinh, đãi thế
chi trí, ngu hiền, bất tiếu, giai tận độc chi hồ. Bất độc
thử dã, hiện tại thân liệt văn Nho, diệc vọng hành chỉ
bác.
Ngô (Đế) nhân Châu Tử, lẫm lẫm trì tụng đa niên, chỉ
đắc chú giải minh bạch. Như tái hữu thiện hành đê
Đào Viên Minh Thánh Kinh
34 | P a g e
hủy giả, khinh tắc lệnh ôn hỏa diệt chi, trọng tắc
mệnh Châu Thương (Tướng Quân) trảm chi vô hối.
Minh Thánh Kinh, bản hệ mộng dữ Ngọc Tuyền Tự
tăng, tăng tỉnh nhi truyền thuật . Thủ cú Hán Hán,
thượng nhất Hán tự nãi đại danh, tức Đại Hán dã.
Hán Thọ Đình hệ địa danh dã. Kỳ tiên chúc phó nhân
nhân tụng thử kinh giả, thị dĩ hiệu nghiệm hâm động
nhân tâm dã. Trung ngôn tinh trung xung nhật
nguyệt, nghĩa khí quán càn khôn, tức Mạnh Tử sở vị
“Tắc Hồ Thiên Địa dã”. Viết “diện xích tu trường” giả,
tức Đại Học sở vị “Tâm quảng thể bàn”, Mạnh Tử sở
vị “Túy diện áng bối dã”
Chí đầu thai chuyển kiếp chi thuyết, Nho giả bất ngôn,
bất tri Thích, Đạo lưỡng môn tịnh phi vô cứ. Thí lịch
tra cổ kim, tá thi hoàn hồn, linh xác chuyển ký, dị vật
nhập thai, khởi thiểu dã tai! Ngô (Đế) ngôn tại Liệt
Quốc, tại Hán dữ tại Đường Tống chi ngôn, thực phi
cuống dã. Chư quân thí đối hạch chi.
Tái tứ chương ngôn Trung. Văn võ thần liêu giai
đương kính thể, tắc thị tam đại dĩ thượng chi thần dã.
Quỳ, Long, Y, Cao kỳ nhân dã. Ngôn Hiếu tắc viết bất
giải y bất thực, tắc thị thiện tẩm môn, Văn Vương kỳ
nhân dã. Trích thủy hoàn nguyên, tôn hựu hiệu tử,
tắc tử tôn bảo chi, Đại Thuấn kỳ nhân dã. Thuyết đáo
nhị thập tứ hiếu, cổ kim chiêu như nhật nguyệt, cách
Đào Viên Minh Thánh Kinh
35 | P a g e
Thiên Địa, động quỷ Thần, khởi phi các nhiên khả cứ
giả tai!
Liêm tại Châu Lễ, dĩ lục kế vi định, thực tùng nghĩa
tự trung sinh. Cố vi ngu muội giả thống xích, nhi
Liêm tuyền Đạo thủy, cử nhất nhị nhi dĩ quát chi dã.
Tiết như trúc. Trúc hữu quân dã, như nguyệt. Nguyệt
hữu độ dã. Phi quân tắc hỗn, phi độ tắc hôn. Cổ kim
đại tiết bất du giả, ư nghĩa đãi tận.
Hậu khiển chư thần giám sát, dĩ sử tốc ứng, Ngô (Đế)
diệc đại phí bà tâm, dĩ Ngã (Đế) vi kiêu, dĩ Ngã (Đế)
cố bất từ, dĩ Ngã (Đế) vi thiển, Ngã (Đế) diệc bất từ.
Đãn nguyện nhân nhân tùng thử kiêu ngôn, thiển
ngôn tố khứ, nhất nhất quả tự tín ư tâm trung, nhiên
hậu thám nguyên diệu chi lý, nhập thượng thánh chi
ban, Ngô (Đế) diệc bất quái, nhi thả khoái nhiên dã.
Tương thử ngôn trước Linh Quan truyền thế tri chi.
Vi thử thuật cáo Châu Tể nhân đẳng, nhất tâm thể
thử, dĩ tâm ấn tâm. Tâm tại nhân trung, nhật tại Thiên
Thượng, khâm tai, vật hốt
Đào Viên Minh Thánh Kinh
36 | P a g e
PHẦN CHÚ GIẢI
Đế Quân là Đức Quan Thánh đời Hán, sắc dụ cho đại
chúng xét nghe: Những việc bất tề trong cõi đời này đều
căn cứ vào một điểm chân tâm của lòng người. Phải có
lòng quang minh chính trực và bất khuất, phải phân minh
việc sinh tử thuận nghịch trên đời. (1)
Đế Quân đã từng giáng phàm vào thời Hán, cùng Lưu
Hoàng Thúc (Lưu Bị) Trương Phi kết nghĩa mà lưu danh
muôn thuở (2)
. Một người đơn đao cầm đuốc thức đêm,
để lại tiếng thơm ngàn đời (3)
. Thời kỳ tạm ký nơi Tào
Tháo ân nghĩa phân minh (4)
, vì lòng trung nghĩa với nhà
Hán, đánh Ngô mà vong thân (thăng Thiên)
____________________________________________
(1) Đời người ai cũng ham sống và sợ chết, thích thuận mà không
thích nghịch. Nhưng nếu như sống nhục mà chết vinh thì thì người có
chí khí sẽ chọn con đường chết. Nếu thuận theo lòng người mà đi
nghịch với lẽ trời, thì người có tiết tháo sẽ thuận theo lẽ Trời mà nghịch
với thế đời. Xưa nay các bậc trung thần, hiếu tử, liệt nữ là thế, nên điểm
chân tâm này (tấm lòng chân thành này) sống ngang với Trời đất và
lưu danh muôn thuở.
(2) Đào-Viên kết nghĩa: Thời Hán mạt, giặc khăn vàng nổi loạn,
quan Thái-thú U-châu LưuYên mộ binh chiêu hiền chống giặc. Lưu-Bị,
Quan-Vũ và Trương-Phi gặp nhau ở Trác. Ngô ở đây là Đức Quan-
Thánh tự xưng. Người tụng niệm kinh này phải đọc là Đế.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
37 | P a g e
Thượng Đế thương lòng trung nghĩa của Đế Quân, đặc
biệt cho giữ chức tuyên hóa trong cõi u minh, ra lệnh cho
Đế Quân ban ngày tuần du thiên hạ, tra xét lòng trung
nịnh của loài người. Những việc tham tàn gian xảo, sau
này để chịu quả báo.
Khuyên răn cùng giới trí thức, cũng như tầng lớp
quan quân: Thứ nhất chớ khinh khi cha mẹ, chớ nên gạt
gẫm xóm giềng. Bạn bè là một trong đạo ngũ luân (5)
, chỉ
cần hai chữ thành tín, kết bạn không chọn nghèo sang.
Lòng tin nội ngoại bình đẳng, nào sợ hoạn nạn truân
chuyên.
(3) Trong thời gian anh em lưu lạc phân tán, Quan-Vũ bảo vệ hai
vị phu nhân của Lưu-Bị là Cam phu nhân và My phu nhân. Trong thời
gian tạm ký trong doanh trại của Tào-Tháo, mỗi tối Tháo chỉ cấp cho
một nửa số đèn cầy để thắp đêm, mục đích là muốn làm hại thanh danh
của Quan-Vũ. Nửa đêm khi đèn sắp tàn, Quan-Vũ thắp đuốc lên, lấy
cây đao Thanh long phá hủy bức tường, ngồi trong phòng đọc sách
Xuân-Thu cho đến sáng. Gian hùng như Tào-Tháo cũng phải khen cho
tấm lòng quang-minh trung nghĩa của Quan-Vũ.
(4) Khi thành Hạ-Bì bị quân Tào chiếm đóng, Quan-Công vì lo đến
an nguy nguy của nhị tẩu ( hai vị phu-nhân của Lưu-Bị) phải tạm thời
tạm ký với Tào-Tháo với ba điều kiện: (1)Chỉ đầu Hán mà không đầu
Tào; (2) Lấy bổng lộc của Lưu-Bị cấp cho nhị tẩu và không cho người
nào được bén mảng đến chỗ ở của hai vị phu nhân. (3) Một khi biết
được tin tức của Lưu-Bị, dù có cách xa ngàn dặm, cũng vẫn đi tìm. Khi
Viên-Thiệu sai Nhan-Lương đánh thành Bạch-Mã của Tào-Tháo,
Quan-Công ra trận giết Nhan-Lương, trả ơn cho TàoTháo, và giao trả
lại vàng bạc quan ấn, từ gĩa Tào-Tháo lên đường tìm Lưu-Bị. Đây là
một hành động ơn nghĩa phân minh của Quan-Công đối với Tào-Tháo.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
38 | P a g e
Tào Tháo (6)
gian xảo thâm hiểm, đến nay còn phải
chịu tội ở chốn âm ty. Khổng Minh (Võ Hầu) vì hai chữ
trung nghĩa, làm Thần của cõi U Minh. Lòng thành một
người chính trực, trực tiếp hưởng được chân phúc. Quỷ
kế mưu mô xảo trá, là nguyên nhân của họa tai. Lỗi
người sáng như nhật nguyệt, sớm muộn người đời cũng
biết. Lòng người nếu được vô tư, chính khí hợp với trời
đất.
Nếu lòng được như trẻ thơ, thành thực không biết dối trá,
nơi nơi Thần kính quỷ sợ. Dùng kế trộm nhìn nữ sắc,
phòng the vợ con bị dâm (7)
. Nếu dùng thủ đoạn lường
gạt tài sản của người, con cháu đời đời đều bị tứ đổ
tường làm hại. Người hay tranh tài đấu thắng, luôn luôn
càng tiện càng bần.
(5)
Ngũ-luân: Năm đạo nhân luân của con người, đó là quân-thần
(vua tôi), phụ-tử ( cha con), phu-phụ ( vợ chồng), huynh đệ ( anh em),
bằng-hữu ( bạn bè)
(6) Tào-Tháo: Tự là Mạnh-Đức, người đất Bái thời Đông-Hán. Tính
gian trá và đa nghi, trong thời kỳ mưu sát Đổng-Trác thất bại, bị Đổng-
Trác ra lệnh truy nã. Trên đường chạy trốn, Tháo được bạn của người
cha là Lã Bá-Xa cho tá túc. Bá-Xa ra ngoài mua rượu và sai người nhà
giết heo thết tiệc tiếp đãi Tháo. Trong lúc người mấy người con của Lã
Bá Xa đang mài dao chuẩn bị giết heo, Tào-Tháo sinh lòng nghi, tưởng
người mài dao để giết mình nên cầm gươm đến nhà sau giết luôn một
lúc tám người nhà của Lã-Bá-Xa. Tháo lại tiến đến nhà bếp để lục soát,
thấy một con heo đang bị trói, bên cạnh là một bếp lửa đang cháy, Tháo
mới hay đã giết lầm người. Trên đường bỏ trốn, gặp lúc Lã-Bá-Xa đang
mua rượu về, Tháo ra tay giết luôn Lã-Bá-Xa.
(7) Dâm hay nhìn trộm vợ con của người, vợ con trong nhà cũng bị
Đào Viên Minh Thánh Kinh
39 | P a g e
Hãy mau thu tâm phản tỉnh, chớ nên càng mê càng sâu,
ba kiếp luân hồi trong vòng ác đạo (8)
, bị người nguyền
rủa ngàn đời. Ngòi bút sắc bén như kiếm, có thể thêm
bớt tội tình, miệng lưỡi của người cũng thế, nếu không
sử dụng thận trọng, ắt sẽ mang họa diệt thân.
Càng ghét lòng dạ ác độc của phụ nữ, nói ngoa lường
gạt xóm giềng, xúi chồng mắng nhiếc cha mẹ, Ta (Đế
Quân) thấy bèn sinh lòng giận, tượng đất múa dao mổ
bụng chém đôi cả mẹ lẫn con. (9)
Mừng cho những người biết hiếu thảo với cha mẹ, yêu
kính huynh trưởng, sớm chiều lo cơm lo nước, cả nhà
mặc ấm ăn no. Khoảnh khắc ngựa đất chạy bay như gió,
đưa người lính khốn khổ cách xa vạn dặm về đến tận
nhà. (10)
người dâm.
(8) Ngạ-qủy đạo, súc-sinh đạo, địa-ngục đạo. Trong lục-đạo luân-
hồi, Thiên đạo, nhân đạo, A-tu-la đạo là ba thiện đạo. Ngạ-qủy, Súc-
sinh, địa-ngục thuộc ba ác đạo.
(9) Một thiếu phụ nọ bất hiếu với mẹ chồng, thường bắt nạt mẹ
chồng trước mặt quần chúng, lại hay đến miếu Quan-Thánh cầu
nguyện để mẹ chồng chết sớm đặng khỏi nuôi dưỡng. Quan-Đế giận,
sai Châu-Thương (Tướng quân mặt đen theo hầu Đức Quan-Thánh)
chém ngang thiếu phụ một đao. Thiếu phụ lẫn đứa con trong bụng mẹ
đều chết. Khi quan phủ đến điều tra án mạng, thấy tượng của Châu
tướng quân còn đứng ngay trước mặt thiếu phụ với cây đao còn đang
rướm máu. Quan phủ cùng dân làng biết Quan-Thánh hiển linh chém
Đào Viên Minh Thánh Kinh
40 | P a g e
Muốn cầu trường sinh có con, cần phải giới sát
phóng sinh. Không ăn thịt bò thịt chó, tránh được
hình phạt lao tù. Thiện nam tín nữa tuân lời dạy của Đế
Quân, gặp nạn Đế Quân sẽ đến cứu giải. Nơi chiến
trường Đế Quân sẽ giúp người lính chiến khu trục loài
quỷ mị, tránh nạn đao gươm thương vong. Nếu một lòng
trung trinh giữ nước, trăm ngại không sờn, Đế Quân sẽ
giúp người gia tước thêm công, hưởng cảnh phú quý đời
đời, sống lâu không gặp tai họa.
Nếu như có lòng hủy pháp, đo lường không chánh gạt
người, khi chết không được đầu thai làm kiếp người, ở
nơi địa ngụ A Tỳ rên rỉ, lúc hối thì đã muộn màng. Hãy
mau mau tuân theo lời huấn, quay đầu từ bỏ việc ác,
gắng hành điều thiện việc lành.
người thiếu phụ bất hiếu, bèn thắp hương quỳ lạy, chùi sạch cây đao
và thỉnh bức tượng của Châu tướng quân lên bàn thờ.
(10) Triều Minh đời vua Thần-Tông, đất Giải-Châu có người hiếu tử
Dụ-Bảo bị người vu oan phải làm lính thú ở ngoài biên thùy đất Đằng-
Việt. Vợ là Vương Thị hiền thục có tài, đến chùa Quan-Đế khẩn cầu
Đức Quan-Thánh từ bi giải oan. Vương thị nghèo không tiền mua
nhang, dùng hạt gạo thay nhang qùy khấn trước tượng Đức Quan-
Thánh, bày tỏ nỗi sầu u uất và nỗi nhớ mong của người mẹ già ở nhà.
Một đêm Dụ-Bảo mơ thấy Đức Quan Thánh đến nói: Mẹ già và vợ con
đều nhớ con, con có muốn về nhà chăng? Dụ-Bảo khẩn cầu: “Cách xa
vạn dặm như vậy làm sao về được? ” Đế-Quân chỉ vào một con ngựa
đất và nói: “Cỡi lên con ngựa này thì con sẽ về thẳng tới nhà”. Dụ-Bảo
thức dậy, thấy con ngựa đất đứng trước mặt, bèn ngồi trên lưng ngựa.
Chỉ nghe gió thổi ù ù, khoảnh khắc thì về đến nhà. Vợ hỏi nguyên do,
Đào Viên Minh Thánh Kinh
41 | P a g e
Dụ-Bảo đem chuyện Đức Quan-Thánh báo mộng thuật lại, người vợ
mới biết rằng lòng thành khẩn cầu nguyện của mình được Đức Quan-
Thánh từ bi cứu giúp. Vợ chồng vui mừng vô tả, bèn đến chùa Quan-
Thánh tạ ơn và đến quan-phủ đất Giải-Châu trình diện. Quan phủ
không tin, sai người đi điều tra. Người điều tra đưa tin về cho hay: Tính
từ thời gian Dụ-Bảo rời khỏi dinh trại đến thời gian trình diện quan phủ
chỉ có nửa ngày và lạ nhất là trong danh sách lính thú thì dưới tên của
Dụ-Bảo có lời phê “ Miễn phục dịch” của Đức Quan-Thánh. Quan phủ
biết người lành bị oan, cho Dụ Bảo miễn phục dịch.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
42 | P a g e
Đào Viên Minh Thánh Kinh Chú
Giải
Kinh Tự Đệ Nhất
Hán Thọ (11)
Đình Hầu (12)
triều Hán, Quan Thánh Đế
Quân tiết lược kinh Đào Viên Minh Thánh, ban đêm báo
mộng cho người tu hành ở chùa Ngọc Tuyền (13)
ghi chép.
Ngàn kinh vạn điển đã có từ xưa nay, chỉ một kinh của
Đế Quân chưa ban hành, nay làm kinh này để lưu truyền
trên đời, chớ nên sinh lòng khinh thường.
Đức Thái Thượng Lão Quân, chư Thánh Ngũ Nhạc,
Thần Lôi, Thần Điện, các vị Thần Ngũ Hồ, Thần Tứ Hải,
Thần Thái Dương, Thần Thái Âm, Thần Tinh Tú, Thần
Thành Hoàng đều nghe hiệu lệnh, Thần Thổ Địa các nơi
tuân lệnh. Chúng thánh khi chầu kiến đức Ngọc Đế đều
phải tâu nghị, đem quyển Minh Thánh Kinh ban hành
khắp thế gian.
Cứu Khổ Đại Tiên, Thái Thượng Chân Quân, Thái Bạch
Kim Tinh, cùng nhau chú giải, trình tâu Thượng Đế để
quyển kinh được truyền khắp bốn bể, để quốc gia được
vững bền, để vạn dân được nhờ cậy.
(11) Hán-Thọ : Là địa danh
(12) Đình-Hầu : Một quan tước thời Đông Hán.
(13) Ở núi Ngọc-Tuyền, huyện Đương-Dương tỉnh Hồ-Bắc Trung-Quốc
Đào Viên Minh Thánh Kinh
43 | P a g e
Nguyên Thủy Đệ Nhi
Thánh Đế nguyên là Thần Chu Y ở Cung Tử Vi, quản
lý hai vì sao Văn Xương và Võ Khúc. Vì Trương Tiên
(14)
không có chức vụ quản hạt, Thượng Đế sắc lệnh theo
Đế Quân làm tùy Thần. Tra xét thiếu nam cùng thiếu nữ,
nếu như trong quá khứ có làm chuyện thất đức tổn đến
âm chất, tuyệt tự không con cháu, hoặc không con mà
cầu con, hoặc phụ nữ mang nặng khó sinh cầu thôi sinh,
hay là mắc nạn trong lúc sinh đẻ, hoặc là những người
bị tà ma yêu mị làm tàn tật, mắc phải bệnh sởi, bệnh đậu
mùa. Nếu thành tâm thắp nhang trì tụng Minh Thánh
Kinh này, sẽ được Trương Tiên hiển linh cứu giúp,
chuyển họa thành lành, đó là sự mầu nhiệm của kinh
Minh Thánh. Nay người đời vẽ tranh của Đế Quân đều
có hình của Trương Đại Tiên cầm cung đứng hầu kế bên.
Biết thời Chiến Quốc (15)
chiến tranh loạn lạc, Thượng Đế
sai Đế Quân giáng phàm cứu rỗi muôn dân. Ngọc hoàng
Thượng Đế ban cho tên và họ, Tử Tư (16)
năm lần chuyển
kiếp đều là trung thần. Ở Lâm Đồng (17)
giải nạn cho chư
hầu, làm tuyệt lòng gian tham thôn tính chư hầu của
nước Tần. Vua Sở vô Đạo, đam mê tửu sắc, hoang dâm
vô độ. Đế Quân mới bỏ Sở qua ải Chiêu Quan (18)
sang
nước Ngô.
(14) Một vị Thần vào thời kỳ Hiên-Viên Hoàng-Đế, được Hoàng-Đế ban
cho cung và nõ, nên lấy Trương làm Họ.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
44 | P a g e
Hai nước Ngô Việt vì thế động đao binh. Đế Quân một
đời là hiếu tử, mấy đời làm trung thần, Thượng Đế sắc
lệnh cho Đế Quân làm Thần của sông Tiền Đường, quản
hạt nước thủy triều, lên xuống không sai lầm.
(15) Thời kỳ từ Châu Liệt-Vương năm thứ 23 ( năm thứ 403 trước Tây
lịch) chiến tranh xảy ra không ngừng giữa bảy nước Tần, Tề, Sở, Yến,
Hàn, Triệu và Ngụy, đến thời kỳ Tần Thủy-Hoàng thôn tính sáu nước
( năm 247 trước Tây lịch) thống nhất Trung-Hoa, tổng cộng 156 năm.
(16) Ngũ-Tử-Tư: Tức Ngũ-Viên người nước Sở, là con của Ngũ-Xa thời
Chiến-Quốc. SởBình-Vương hoang dâm vô đạo, nghe lời gian thần Phí-
Vô-Kỵ lấy vợ của thái-tử làm vợ. Ngũ-Xa lên tiếng can gián Sở-Bình-
Vương về sự loạn luân này, Sở-Bình-Vương giận, có ý muốn giết Ngũ-
Xa. Phí-Vô-Kỵ lại bày kế cho Sở-Bình-Vương triệu hai người con của
NgũXa là Ngũ-Thượng và Ngũ-Tử-Tư về nước để giết, mục đích là diệt
trừ hậu hoạn. Ngũ-TửTư biết là kế của gian thần sắp bày để hại mình
nên không về. Sở-Bình-Vương biết NgũTử-Tư không mắc kế nên giết
Ngũ-Xa và Ngũ-Thượng, đồng thời ra lệnh tróc nã Ngũ-TửTư. Tử-Tư vì
thế mà vượt ải Chiêu-Quan chạy sang nước Ngô.
(17) Tức Đồng-Quan, (Nay thuộc tỉnh Thiểm-Tây Trung-Quốc): Vua Tần
muốn thôn tính các nước chư-hầu để làm vua thiên hạ, nên triệu tập 18
nước chư-hầu họp mặt tại ĐồngQuan. Tể tướng nước Tề là An-Tử hiểu
rõ được âm mưu này, đề nghị các nước chọn NgũTử-Tư ra làm tướng
của 18 nước chư-hầu. Vua Tần tự ý mượn cớ chém tướng của các
chưhầu để lấy oai, nhưng bị Ngũ-Tử-Tư hách chỉ, làm vỡ mộng bá
vương của Tần.
(18) Chiêu-Quan: Ranh giới của hai nước Sở và Ngô( Nay thuộc tỉnh
An-Huy, TrungQuốc). Khi thân-phụ Ngũ Tử-Tư là Ngũ-Xa thấy Sở
Vương vô đạo, ông liều mạng can gián. Sở Vương chẳng những không
nghe, mà còn còn tin lời gièm pha của nịnh thần Phí Vô-Cực giết hại
Ngũ Xa và Ngũ-Thượng ( anh của Ngũ Tử-Tư). Ngũ Tử-Tư vì thế mà bỏ
nước Sở, qua ai Chiêu-Quan sang nước Ngô.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
45 | P a g e
Thời Hán lắm gian đảng (19)
, Đế Quân lại thay họ giáng
phàm. Đọc truyện Xuân Thu của đức Khổng Tử mà lập
chí trượng phu. Sinh trưởng ở thành Giải Lương, lấy
Quan làm họ, hạ phàm giới làm bậc trung thần nhà Hán.
Thơ ấu rời cố hương, ra làm quan từ lúc còn trẻ tuổi. Đại
trượng phu lấy bốn bể làm nhà, nào lo sợ không có anh
em. Đến vườn đào, thấy hai người diện mạo khác
thường, hỏi thăm anh hùng từ đâu đến. Một người dáng
vóc dũng cảm, khí phách anh hùng là Hoàn Hầu Trương
Phi, một người với tướng mạo đường hoàng, văn nhã ôn
tồn là Lưu Bị (Lưu Chúa). Xuất thân đầu quân nay gặp
minh chủ, phải lấy nước Thiên Hà (20)
rửa sạch bụi trần
của thiên hạ. Anh hùng gặp nhau quả thật là hội long hổ
gió mây, giết trâu ngựa cúng cáo Trời đất, thề nguyện
kết nghĩa khuông phù nhà Hán.
____________________________________________
(19) Hán triều đến đời vua Linh-Đế, vì tin dùng bọn hoạn quan nên triều
cương bất chấn, quốc vận suy đồi, nhân dân sống trong cảnh lầm than.
Dân chúng nhiều nơi nổi loạn chống lại triều đình, trong đó có giặc
Hoàng-Cân. Dẹp xong giặc Hoàng-Cân thì đến cái loạn của Đổng-Trác.
Khi Đổng-Trác bị giết rồi lại đến nạn Quách-Dĩ, Lý-Thôi, hai tên gian thần
bức hiếp vua chúa, giết người hiền lương. Hết nạn Quách-Dĩ, Lý-Thôi lại
đến thời Tào-Tháo lộng quyền… Đức Quan-Thánh giáng phàm ứng vào
thời kỳ lọan ly này.
(20) Thiên-hà: Chỉ sông ở trên Trời, nuớc sông trong sạch vô nhiễm. Ý
chỉ trong thời kỳ loạn ly cần phải lấy chính khí hạo-nhiên của Trời đất
rửa sạch bụi bặm của cõi trần, mang lại thanh bình cho thiên hạ.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
46 | P a g e
Phá giặc Hoàng Cân (21)
, diệt Đổng Trác (22)
, giết Lữ Bố
(23)
. Kiếp trại trừ Tào Tháo, mắc kế gian mà vào dinh Tào.
Nơi Từ Châu anh em phân tán, hộ Tẩu không nơi nương
tựa (24)
, Trương Liêu dùng mưu giảm chúc (25)
, để tránh
hiềm nghi, Đế Quân phá tường tỏ nghĩa khí. Trung thần
không thờ hai chúa, lòng Đế Quân chỉ hàng Hán mà
không hàng Tào. Phong tước Đình Hầu ở đất Hán Thọ,
trên dấu không có chữ “Hán” (tiêu biểu cho Hán triều) lại
tái đúc (26)
. Ba ngày một yến tiệc mua lòng, đó là mỹ ý
của Tào Man (27)
. Nhan Lương Văn Xú (28)
dẫn binh dẫn
binh vây Tào Tháo, Đế Quân ra trận giải vây, lập công
trả ơn Tào Tháo.
____________________________________________
(21) Giặc Hoàng-Cân: Do ba anh em Trương-Giốc, Trương-Bảo và
Trương-Lượng lãnh đạo làm loạn, cầm đầu là Trương-Giốc. Trương-
Giốc là người thi hỏng tú-tài, sau bỏ việc bút nghiên lên núi hái thuốc.
Một hôm Trương-Giốc gặp một lão gìa mặt đỏ mắt xanh ở trong rừng,
được lão nhân giao cho ba quyển “Thiên-Thư”. Lão dăn rằng: “Đây là bộ
Thái-Bình Yếu-Thuật ta ban cho con học, có thể cứu người giúp đời, nếu
sinh lòng dạ bất chính sau này sẽ bị ác báo.” Giốc học được nhiều phép
thuật, và chữa được nhiều bệnh lạ, nên số người theo Giốc mỗi lúc một
đông, Giốc từ đó có tham vọng làm vua thiên hạ, tự xưng là tướng-quân,
chống lại triều đình nhà Hán. Bộ hạ của Trương-Giốc đều cầm cờ vàng,
nên gọi là giặc khăn vàng.
(22) Đổng-Trác: Một gian thần thời Đông-Hán, người hoang dâm tàn
bạo, lấn quyền vua, giết Hán Thiếu-Đế và Hà thái-hậu. Sau bị Lữ-Bố giết.
(23) Lữ-Bố: Là con nuôi của Đinh-Nguyên, một người hữu dũng vô mưu,
vì lợi quên nghĩa. Một lần gian thần Đổng-Trác muốn giết Đinh-Nguyên
nhưng sợ oai của Lữ-Bố. ĐổngTrác nghe lời Lý-Túc dùng danh lợi mua
chuộc Lữ-Bố, Bố quay lại làm con nuôi của Đổng-Trác và giết Đinh-
Nguyên. Quan tư-đồ Vương-Doãn thấy Đổng-Trác lộng quyền, dùng
Đào Viên Minh Thánh Kinh
47 | P a g e
Điêu-Thuyền làm mỹ nhân kế ly gián Đổng-Trác và Lữ-Bố, Lữ-Bố lại vì
Điêu Thuyền mà giết Đổng-Trác. Về sau bộ hạ của Lữ-Bố làm phản, bắt
Bố giao nạp cho TàoTháo, Tháo thấy Bố có dũng, muốn dùng nhưng bị
Lưu-Bị nhắc Bố đã từng giết Đinh Nguyên và Đổng-Trác. Tào-Tháo vì
thế không dùng và giết Bố
(24) Tào-Tháo dẫn binh đánh Từ-Châu, Lưu-Bị muốn phát binh sớm,
nhưng trúng kế của Tào-Tháo mà bại trận phải chạy qua chỗ Viên-Thiệu,
còn Trương-Phi thì chạy đến núi Mang-Địch. Quan-Công giữ thành Hạ-
Bì hộ vệ gia đình của Lưu Hoàng-Thúc, sau cũng cũng bị Tào-Tháo dùng
kế vây thành, phải hộ vệ gia đình của Lưu Hoàng-Thúc chạy lên núi Thổ-
San. Tào Tháo mến tài của Quan-Công, sai Trương-Liêu đi dụ hàng,
Quan-Công lo đến sự an toàn của gia đình Lưu-Bị, tạm ký ở trong dinh
Tào với ba điều kiện: Chỉ đầu Hán mà không đầu Tào; Tháo phải bảo vệ
sự an toàn của nhị tẩu; Một khi được tin của Lưu-Bị, dù có cách xa ngàn
dặm cũng lên đường đi tìm.
(25) Tào-Tháo dùng kế để làm hại thanh danh của Quan-Công, cho
Quan-Công và hai vị phu-nhân của Lưu-Bị ở chung một gian nhà, ban
đêm chỉ cấp cho một nửa số đèn cầy để thắp.Để tránh hiềm nghi, Quan-
Công thắp đuốc lên, lấy cây đao Thanh-long phá hủy bức tường, ngồi
trong phòng đọc sách Xuân-Thu cho đến sáng.
(26) Tào-Tháo phong tước Hán-Thọ Đình-Hầu cho Quan-Công nói là do
vua Hán sắc phong, nhưng trong đấu không có đúc chữ Hán nên không
nhận. Tào-Tháo vì thế cho đúc ấn lại, thêm chữ Hán trên dấu. (Ý của
Tào-Tháo thì tự cho rằng quyền hành của mình trên vua Hán nên tự
mình sắc phong cho Quan-Công).
(27) Nhũ danh của Tào-Tháo. Tào-Tháo muốn lấy lòng Quan-Công nên
ban ngựa tặng vàng, năm ngày thết một tiệc lớn, ba ngày một tiệc nhỏ,
lại dùng mỹ nữ để làm siêu lòng chí khí của bậc anh hùng. Nhưng vàng
bạc danh lợi nào mua được tấm lòng trung nghĩa của Quan-Công!
(28) Nhan-Lương và Văn-Xú là hai dũng tướng của Viên-Thiệu. Viên-
Thiệu sai Nhan Lương đánh thành Bạch-Mã của Tào-Tháo, giết luôn hai
viên tướng của Tào-Tháo. Tháo hỏang sợ, Quan-Công muốn trả ơn cho
Tào-Tháo ra trận giao chiến và giết được Nhan Lương. Văn-Xú muốn
Đào Viên Minh Thánh Kinh
48 | P a g e
Từ bỏ quan ấn và vàng bạc của Tào Tháo, một lòng trung
trinh đi tìm anh. Ngàn dặm tìm anh thêm nghĩa khí, vượt
quan chém tướng hiển uy phong (29)
. Anh hùng ly hợp
trong Trời Đất, anh em gặp nhau nơi Cổ Thành (30)
.
Trí tuy cao không quyết thắng, mưu lược tuy nhiều thiếu
kinh luân (31)
. Ba lần đến lều tranh thỉnh Khổng Minh (32)
,
khi Ngọa Long dậy, giấc mộng đời người ai thức tỉnh,
bình sinh ta tự biết lấy mình, lều tranh một giấc ngủ thiêm
thếp, ánh dương ló dạng ở ngoài song (33)
. Chưa rời khỏi
túp lều tranh đã rõ thiên hạ chia thành ba phân.
____________________________________________
báo thù cho Nhan-Lương, ra trận đánh với Quan-Công cũng bị Quan-
Công giết .
(29) Vượt quan chém tướng: Qua ải Đông-Lĩnh, bị quan thái-thú giữ cửa
là Khổng-Tú mang quân vây đánh: Quan thứ nhất. Đến Lạc-Dương bị
thái-thú Hàn-Phúc ngăn cản: Quan thứ hai. Ở Nghi-Thủy, bị Biện-Hỷ mai
phục ở chùa Trấn-Quốc: Quan thứ ba. Đến Hùynh Dương bị quan thái-
thú Vương-Thực mưu hại: Quan thứ tư. Nơi bến đò Hòang-Hà bị Tần Kỳ
ngăn đánh: Quan thứ năm. Khi qua khỏi đất Tào, Quan-Công buồn lòng
than rằng: “Ta nào muốn dọc đường giết người, thật là bất đắc dĩ vậy”.
(30) Một thành trì ở Hà-Bắc do Trương-Phi chiếm đóng.
(31) Ý là Đế-Quân có tài trí và mưu lược phò giúp Lưu-Bị, nhưng cần
phải có một người có tài kinh luân như Khổng-Minh mới có thể vùng vẫy
được.
(32) Khổng-Minh: Tức Gia-Cát-Lượng, ngừời Lang-Nha đất Dương-Đô.
Nhà Khổng-Minh ở gần núi Ngọa-Long-Cương, nên có biệt hiệu là Ngọa-
Long Tiên-Sinh. Ông có tài dùng binh, làm quân-sư cho Lưu-Bị lập nên
nước Thục, cùng với Tào-Tháo, Tôn-Quyền mỗi người hùng cứ một
phương, chia Trung-Quốc thành ba đỉnh vạc trong thời kỳ Tam-Quốc.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
49 | P a g e
Võ Hầu (Khổng Minh) nguyên là sao Quảng Tuệ giáng
phàm, tức là Nghiêm Tử Lăng (34)
đời Hán, thời Tam
Quốc là Gia Cát Lượng, đời Tống tái giáng phàm là Chu
Văn Công (35)
, trải qua ba đời luân hồi đều là quan văn,
nay vĩnh viễn không hạ phàm. Chân vạc ba phân chê đất
hẹp, giang sơn đổi chủ đã bao lần. Đại ca (Lưu Bị) nay
ở Thanh Hư phủ, Quan Mỗ (Đế Quân) nay trưởng quản
ba cõi trời. Tam đệ (Đức Hoàn Hầu Trương Phi) làm
Thần Thổ Cốc ở tỉnh Tứ Xuyên, vẫn một lòng trung
lương giữ nước, triều Tống thay họ đổi tên giáng phàm
là tướng Nhạc Phi (36)
.
____________________________________________
(33) Lưu-Bị đã hai lần thỉnh Khổng-Minh ra giúp nước mà không được
gặp. Lần thứ ba tìm đến gặp lúc Khổng-Minh đang ngủ mà không dám
đánh thức. Khi Khổng-Minh dậy, ngâm nga lên mấy câu thơ: “Đại mộng
thùy tiên giác, bình sinh tương tự tri, thảo đường xuân thùy túc, song
ngoại nhật trì trì”. Đó là cảnh giới của một sĩ-phu nhìn thấu cảnh thịnh
suy của đời người.
(34) Nghiêm-Tử-Lăng : Người Dư-Diệu thời Đông-Hán, là bạn học của
Hán-Quang-Vũ Lưu-Tú. Khi Lưu-Tú lên ngôi (tức Hán-Võ-Đế), vì mến
tài, sai người tìm Nghiêm-Tử-Lăng về làm quan, Nghiêm-Tử-Lăng không
chịu, về sau thay họ đổi tên quy ẩn ở núi Phú-Sơn. 37 Chu-Văn-Công:
Tức Chu-Hy, Lý học gia đời Tống, đỗ Tiến-sĩ đời Tống-Cao-Tông. Làm
quan trải bốn đời vua: Cao-Tông, Hiếu-Tông, Quang-Tông và Ninh-Tông.
Ong trước tác rất nhiều sách, trong đó có Châu Dịch Bản Nghĩa, Thái-
Cực Đồ Thuyết, Luận Mạnh Tập Nghĩa, Tứ-Thư Tập Chú….(Ong trích
Trung-Dung, Đại-Học từ sách Lễ-Ký ra hợp với Luận-Ngữ và Mạnh-Tử
mà thành bộ Tứ-Thư lưu truyền đến nay.)
(35) Chu-Văn-Công: Tức Chu-Hy, Lý học gia đời Tống, đỗ Tiến-sĩ đời
Tống-Cao-Tông. Làm quan trải bốn đời vua: Cao-Tông, Hiếu-Tông,
Đào Viên Minh Thánh Kinh
50 | P a g e
Đời Đường đổi họ là tướng Trương Tuần (37)
. Luân hồi
ba đời đều là bậc trung liệt, nên Thượng Đế phong làm
Hộ Quốc Thần. Binh đao thời loạn khỏi giáng thế, chỉ
trong trường hợp quốc gia lâm nguy đại nạn, lúc đó
Thượng Đế mới ra lệnh cho xuống phàm cứu đời.
____________________________________________
Quang-Tông và Ninh-Tông. Ông trước tác rất nhiều sách, trong đó có
Châu Dịch Bản Nghĩa, Thái-Cực Đồ Thuyết, Luận Mạnh Tập Nghĩa, Tứ-
Thư Tập Chú….(Ong trích Trung-Dung, Đại-Học từ sách Lễ-Ký ra hợp
với Luận-Ngữ và Mạnh-Tử mà thành bộ Tứ-Thư lưu truyền đến nay.)
(36) Nhạc-Phi: Tự là Bằng-Cử, một trung-thần tinh trung báo quốc nổi
tiếng thời Tống. Xuất thân trong gia đình nông dân, thờ mẹ chí hiếu,
thích đọc kinh sử, nghiên cứu chiến lược. Khi nước Kim xâm lấn nước
Tống, Nhạc-Phi đầu quân đánh giặc, lập được nhiều chiến công và lấy
lại đươc nhiều thành trì đã bị nước Kim chiếm. Có lần vua Cao-Tông hỏi
Nhạc-Phi: Chẳng biết khi nào sẽ thấy được cảnh thaí bình. Nhạc-Phi
đáp: Khi nào quan văn không tham tài, quan võ không sợ chết lúc đó
thiên hạ sẽ thái bình. Chỉ tiếc rằng vua Tống không nghe lời của Nhạc-
Phi mà nghe lời của tên gian thần Tần-Cối, chủ trương nghị hòa với nước
Kim, và sau cùng Nhạc-Phi bị Tần-Cối hãm hại mà chết. Năm đó Nhạc-
Phi mới có 39 tuổi.
(37) Trương-Tuần: Người Thương-Khâu tỉnh Hà-Nam, đỗ tiến-sĩ và năm
Khai-nguyên đời Đường. Giữ chức ngự-sử trung-thừa thời Đường-
Huyền-Tôn. Khi An-Lộc-Sơn làm phản, Trương-Tuần cùng Hứa-Viễn
trấn giữ thành Chuy-Dương. Khi thành bị quân giặc vây, Trương-Tuần
giữ thành cho đến lương thực dùng hết mà vẫn không chịu hàng. Khi bị
bắt, ông nghiến răng mắng nhục kẻ phản thần cho đến chết. Lúc chết
râu tua trợn ngược, nhiều răng gãy nát. Dân thành cảm lòng trung thành
của Trương-Tuần nên lập miếu thờ phụng.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
51 | P a g e
Các vị thần trong miếu Thành Hoàng (38)
đều là bậc
lương tướng, từ cổ chí kim những người chính trực trên
đời khi chết, vì tấm lòng chính trực này mà được phong
làm Thần. Lòng trung hiếu một người cảm cách được
trời đất, nào có phải trì trai cúng Phật mà cầu Phật hiển
linh. Ăn uống ăn mặc chớ xa hoa, tùy ăn tùy mặc
chẳng oán hờn. Tất cả cầm thú đều có sinh mệnh,
chớ nên vô cớ, chỉ vì ngon miệng mà sát hại sinh
linh. Các loài hóa sinh cũng cần sống, sao lại giương
cung giăng lưới tìm. Cây cỏ hoa quả chớ nên bẻ,
mùa Đông lá rụng Xuân đâm chồi. Vạn vật đều do
Trời đất hóa, tùy thời sinh trưởng như loài người.
Nếu sinh lòng thương tiếc vạn vật, tự nhiên phúc đến
họa tránh xa.
Chớ cho việc thiện nhỏ mà không làm, chớ cho rằng việc
ác nhỏ mà lại hành theo. Lưới Trời lồng lộng, khúc trực
phân minh, Thần linh hách hách định khuyết tròn. Hiếu
đễ trung tín là căn bản, lễ nghĩa liêm sỉ là cội nguồn.
Nghe lời Đế Quân làm việc thiện, tất có mây lành dưới
chân bay (39)
.
____________________________________________
(38) Thần của một huyện
(39) Đó là cảnh Tiên ở cõi Trời. Tức là được làm Thần hay Tiên ở trên
Trời.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
52 | P a g e
Đế Quân thọ mệnh, chưởng quyền ba cõi Trời, muôn
thần khởi tâu, Đế Quân sớm nghe trước, Người thiện
ghi công gia quan tước, kẻ ác gặp tai tuyệt tử tôn.
Báo ứng chậm nhanh thời chưa đến, họa phúc sớm
muộn cũng giáng lâm. Chớ nói Trời cao không tai mắt,
phòng tối mờ ám có Du Thần, Kính Thần như đang ở
trước mặt, chớ nên ngông cuồng phạm Thánh Minh.
Lực Học Đệ Tam
Đế Quân vốn thích duyệt lãm Xuân Thu (40)
, thời nhỏ đọc
sách Khổng Mạnh (41)
: Làm người phải lấy trung hiếu
làm đầu, tu thân trị quốc làm gốc. Mê tín dị đoan nổi
lên như ong vỡ tổ, bay khắp tứ phía, nạn đao binh tàn
sát sinh linh. Hơn mười năm, thân không rời áo giáp, đao
Thanh Long, rướm máu chẳng chùi lau. Đêm ngủ, ba
canh không yên giấc, ngày ăn không một bữa cơm no.
Đánh Đông dẹp Tây, trải trăm trận giang san mới yên
định, trên thân mình râu tóc cũng bạc phơ, sức mệt ngựa
mỏi đao đã cùn, một đời với lòng trinh trung can trường,
mới đổi được hầu tước dấu vàng
____________________________________________
(40) Là bộ sử do Đức Khổng-Tử soạn. Thời Xuân-Thu là thời kỳ loạn
nhất trong lịch sử Trung-Quốc. Khổng-Tử đem những vụ con giết cha,
tôi giết vua ghi chép thành sử, để cảnh tỉnh người đời và làm cho lọan
thần tặc tử sợ. Khổng-Tử nói: “Biết ta ở bộ Xuân-Thu, trách ta cũng ở bộ
Xuân-Thu.”
Đào Viên Minh Thánh Kinh
53 | P a g e
Đến nay bọn loạn thần tặc tử (42)
, theo gió bắt ảnh (43)
,
gian tham siểm nịnh, kết bè đảng áp bức người hiền, lời
nói không thiết thực, không nghĩ gì đến lễ nghĩa liêm sỉ,
hiếu đễ trung tín. Làm việc trái lẽ, lòng cầu may rủi, soán
ngôi chúa, giết trung thần, thấy tài vật sanh lòng tham,
thấy nữ sắc sanh lòng dâm, giết người không gớm tay.
Chỉ biết làm thỏa lòng mình, nào hiểu được hậu quả của
sự báo ứng theo sau?
Xưa nay việc tốt thường gặp trắc trở, nhưng cũng không
vì thế mà tìm cầu con đường vắn tắt cầu cơ may. Nếu
có được cơ may, thì cũng chỉ như sắc mây, như lưu ly,
như hoa tươi, như trăng sáng, tuy đẹp đẽ một thời,
nhưng không được lâu dài. Người đời không hiểu cơ trời,
như dao bén nhọn thì sứt nhanh, vọng động hoành hành,
mà tạo nên oan nghiệt, do đó sẽ gặp báo ứng, xa thì vài
năm, gần thì vài tháng không sai một mảy, khó lọt luật
trời. Nếu chưa gặp báo ứng, là thời cơ chưa đến.
Nên nghĩ rằng chỉ cần thủ phận, mọi sự đều do mệnh
Trời, như thế mới có thể an bần lạc nghiệp
____________________________________________
(41) Hai bộ sách Luận-Ngư và Mạnh-Tử: Luận-Ngữ là sách ghi chép
những lời đối đáp của thầy trò Đức Khổng-Tử. Sách Mạnh-Tử do thầy
Mạnh-Tử để lại. Á-Thánh Mạnh-Tử là học trò của Thánh Tử-Tư, là người
trọng nhân nghĩa khinh danh lợi, chủ chương tính của con người bản
thiện. Nếu biết tồn tâm dưỡng tính, nuôi khí hạo-nhiên thì mọi người đều
có thể trở thành Nghiêu Thuấn.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
54 | P a g e
Như trăm nghề nếu hoàn thành một cách vội vã thì không
được tinh xảo, cây cỏ nếu không bồi đắp, khó sinh nhiều
lá nhiều cành. Ngũ cốc nếu không xới đất, cây mạ tuy
đẹp nhưng hiếm quả. Quan văn mười năm đèn sách,
mới được vua mời vào chầu. Quan võ lâm nguy trăm
trận, mới được phong công phong hầu.
Lòng trung trinh của Đế Quân trong sáng như nhật
nguyệt, tiết nghĩa lớn như Trời đất. Trời sập thì lòng
trung trinh của Đế Quân mới hết, Đất lở tiết nghĩa của
Đế Quân mới mất (44)
.
Đạo Mạo Đệ Tứ
Lại vâng sắc lệnh của Thượng Đế, nắm việc thiện ác
trong cõi phàm. Vạn quốc chín châu đều kính phục, độc
tôn Đế Quân là bậc trung nghĩa, đúc tượng vẽ hình khắp
càn khôn. Anh hùng như Đế Quân, xưa nay có mấy
người. Lửa rồng thiêu xích thố (45)
, thủy thú luyện thanh
phong (46)
. Mày như tằm hình chữ bát, mắt như đan
phụng (47)
có song ngươi, năm chòm râu tựa đuôi rồng
vậy, một trán cao như mãnh hổ vươn thân (48)
.
____________________________________________
(42) Chỉ bề tôi giết vua, con giết cha.
(43) Làm việc không thực tế, tức là trái đạo
(44) Chỉ lòng tinh trung, tiết nghĩa của Thánh-nhân sánh cùng Trời đất.
Trời đất lâu dài nên tấm lòng của Thánh-nhân không khi nào thay đổi.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
55 | P a g e
Tấm lòng tinh trung xung nhật nguyệt, nghĩa khí cao cả
thấu càn khôn. Thao lược sánh Tôn Tẫn (46)
, cơ mưu hơn
Phạm Tăng (47)
. Râu dài nghĩa càng dài, mặt đỏ lòng
càng đỏ. Khí phách anh hùng, đèn tàn đao phá tường,
vàng bạc trả ngân khố, ấn quan treo xà nhà (48)
. Cây đao
Yển Nguyệt mài còn sắc bén. Than cho anh em không
còn gặp, mày tằm chưa mở khóa, hận giang san thay đổi
đã bao lần.
____________________________________________
(45) Xích-thố : Nguyên là con ngựa quý, ngày chạy nghìn dặm của Lữ-
Bố. Tào-Tháo giết Lữ-Bố lấy được con ngựa, vì muốn mua lòng của Đế-
Quân nên đem con ngựa xích-thố tặng cho Đế-Quân. Đế-Quân mặt đỏ,
tựa như lửa, râu tựa như rồng, khi ngồi trên lưng với dáng uy phong lẫm
liệt, tựa như rồng ngự chế ngựa vậy.
(46) Thủy thú chỉ loài trâu ngựa.Thanh-phong là cây đao Thanh-Long
của Đế-Quân. Ngày kết nghĩa ở Đào-Viên, Quan-Công, Lưu-Bị, Trương-
Phi ba người giết trâu ngựa tế cáo trời đất, Quan-Công lấy máu loài thủy
thú bôi lên cây thanh-long đao, nguyện thề dẹp giặc phò Hán.
(47) Tôn-Tẫn: người nước Tề, một chiến lược gia thời Chiến-quốc, theo
Quỷ-Cốc-Tử học đạo. Khi hạ san giúp nước Triệu đánh bại nước Ngụy.
(48) Phạm-Tăng : Mưu sĩ của Sở-Bá-Vương Hạng-Võ, nhiều lần hiến kế
cho Hạng-Võ để diệt Lưu-Bang, nhưng Hạng-Võ không dùng, sau cùng
Hạng-Võ bị Lưu-Bang đánh bại mà phải tự vẫn ở sông Ô-Giang.
(49) Sau khi giết hai vị tướng Nhan-Lương và Văn-Xú của Viên-Thiệu
đáp ơn cho TàoTháo, Đế-Quân ba lần từ gĩa Tào-Tháo, nhưng Tháo lấy
cớ tránh gặp mặt Đế-Quân. Trong trường hợp này Đế-Quân đành phải
giao trả vàng bạc của Tào-Tháo đã biếu và treo ấn quan của Tào-Tháo
trên xà nhà, biệt Tháo lên đường tìm anh.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
56 | P a g e
Xưa nay công danh của Đế Quân có mấy ai bì, dưới cửa
Tam Thiên phong nguyên soái. Cúi đầu quỳ lạy, Thượng
Đế sắc lệnh các bộ Tướng Soái. Đem kinh này truyền
xuống cõi trần gian, ghi chép tụng niệm như có Thần tại.
Người nào tuân hành làm theo, lưng đai sẽ treo vàng
ngọc, quan chức trên ngàn năm. Làm tròn một việc tốt,
vinh quang khắp ba đời. Khâm mệnh thừa pháp chỉ, hội
tập chư Thần thi hành.
Tiết Huấn Đệ Ngũ
Bậc trung lương, hết lòng ra sức phò vua giúp nước.
Lòng hiếu thuận không thay đổi, tính thanh liêm không
loạn tâm điền, tiết nghĩa trong lúc lâm nguy vẫn không
bại
Giải thích chương Trung Hiếu Liêm Tiết:
Quân vương lấy lễ sai khiến bầy tôi, bầy tôi lấy chữ trung
thờ vua. Ngày dùng bổng lộc của triều đình, phải nghĩ
đến lấy công đền đáp. Báo đền nợ nước là bổn phận của
bậc làm tôi. Thương yêu sĩ tốt là lòng rộng lượng của
bậc làm tướng, không dùng lời khéo để che lỗi cho bậc
văn thần, không che lấp hay đoạt công của bậc võ tướng.
Khi có công, điện Văn Hoa (50)
tuyên dương công trạng,
lúc có lỗi cung Kiến Chương (51)
đàn hạch phân minh.
Một tấm lòng son đỏ như Nhật, quan vị sẽ đến bậc tam
công (52)
. Tần Cối vì gian, trải nhiều kiếp đầu thai thân
Đào Viên Minh Thánh Kinh
57 | P a g e
làm chó, Đức Vũ Mục Nhạc Phi, vì tận trung báo quốc
mà làm nguyên soái nơi Thiên Tào (53)
.
Bổn phận làm con cái phải lấy chữ Hiếu làm đầu. Hai
chữ Hiếu thuận tương quan mật thiết với nhau. Chớ gây
cha mẹ thêm giận nộ, thường lo song thân được vui
lòng, ăn no mặc ấm không đói rét, gặp lúc bệnh hoạn
sắc thuốc thang, thuốc chín nếm mùi xong mới dâng
cha mẹ. Đêm ngủ không cởi áo, thức dậy sáng không
ăn, luôn luôn trực hầu cạnh cha mẹ. Người hiếu sinh
con cũng hiếu tử, như nước mái hiên rơi trước nhà.
____________________________________________
(50) Tên điện ở cửa Đông của Tử-Cấm-Thành, là nơi ghi lục công trạng
của các bậc quan trong hai thời Minh và Thanh.
(51) Một cung điện ở ngoại thành Trường-An, là nơi tra xét tội trạng của
các bậc quan thời Hán.
(52) Tam-công: Thái-sư, thái-phó và thái-bảo. Là chức quan đặt từ thời
nhà Chu, đến đời Hán đổi là Tể-tướng, Đại tư-mã và Ngự-sử đại-phu.
(53) Tần-Cối và Nhạc-Phi cùng làm quan giữa thời Tống-Cao-Tông. Thời
đó nước Kim mạnh, thường hay mang quân xâm lấn nước Tống, Nhạc-
Phi là võ tướng chủ chiến, nhiều lần mang quân đánh bại nước Kim.
Tần-Cối thì cấu kết với nước Kim, giả lệnh vua triệu Nhạc-Phi về triều
và bắt Nhạc-Phi hạ ngục với tội “ Mạc tu hữu ” (Không cần có tội) sau
cùng hại chết Nhạc-Phi. Một tấm lòng trung trinh, người trung-lương làm
Thần, tâm địa gian trá, kẻ bán nước cầu vinh phải đầu thai làm kiếp chó.
(54) Nhị-Thập-Tứ-Hiếu: Sách ghi chép 24 người con chí hiếu của người
Trung-Hoa. Gương thứ nhất là truyện hiếu thảo của vua Thuấn. (Xem
phần phụ lục)
Đào Viên Minh Thánh Kinh
58 | P a g e
Vua Thuấn vì hiếu thảo, được Đế Nghêu truyền ngôi
(54)
. Nhị thập tứ hiếu ghi rõ ràng. Sinh thời không phụng
dưỡng, một khi cha mẹ mất rồi dù có cúng tế cũng vô
ích. Làm con bất hiếu gặp tai họa, hổ vuốt rắn cắn
mang binh hoạn, quan hình lao ngục với tù đày,
nước lửa tai kiếp thật thương hại, hoặc là treo cổ hay
bị chém, hoặc là trúng độc mà chết toi
Con bất hiếu khổ trăm bề, hãy mau sửa đổi chớ chần
chừ. Trên đời mấy ai không có lỗi, có lỗi biết sửa tức
Thánh Hiền, người không lỗi lại càng gắng sức trau dồi
đức hạnh, làm tròn đạo hiếu
Người thanh liêm sinh lòng kính úy, người thanh cao thì
sinh lòng nghiêm cẩn (55)
, luôn luôn tự kiểm điểm thân
tâm của mình để tránh sự hiềm nghi. Nếu giữ được thân
tâm trong sạch, mọi người đều có thể trở thành Thánh
thành Hiền, vì một người làm tròn tấm lòng liêm khiết này
chính là Thánh Hiền vậy. Học lễ học thi có thể giúp tâm
tính của người trở nên thanh cao (56)
.
____________________________________________
(55) Người thanh-liêm giữ mình, như ngọc trắng sợ vết nhơ. Người
thanh-cao cũng thế, lo sợ mang tiếng, làm nhục đến thanh danh, cho
nên giữ mình nghiêm cẩn, không dám nhận tài vật của người.
(56) Lễ là kinh Lễ, Thi là kinh Thi. Đức Khổng-Tử nói: Không học kinh
Thi thì không biết cách xử thế. Không học kinh Lễ thì không biết cách
lập thân.(Luận-Ngữ thiên Qúy Thị: Bất học Thi vô dĩ ngôn. Bất học lễ vô
dĩ lập.)
Đào Viên Minh Thánh Kinh
59 | P a g e
Như Bá Di Thúc Tề không ăn thóc nhà Châu, quy ẩn ở
núi sống (57)
. Đã sinh làm người, lòng phải trong sạch
như ngọc không vết nhơ, lập chí thì vững bền như sắt
đá, không vì hoàn cảnh mà thay lòng.
Làm quan chỉ giữ lấy bổng lộc của mình, chớ sinh lòng
tham, nếu hại người ích kỷ con cháu sau này sẽ mắc oan.
Người thanh liêm không ăn cơm ta lai (58)
, người chí sĩ
không uống nước đạo tuyền (59)
. Nguyên Hiến (60)
khước
từ bổng lộc mà được tiếng khiết, Dương Chấn (61)
sợ
vàng để tiếng liêm. Nữ sắc trên mình không sinh lòng tà
là Liễu Hạ Huệ (62)
, khóa cửa không dung là Lỗ Trọng
Liên (63)
.
____________________________________________
(57) Chỉ lòng thanh cao của Bá-Di và Thúc-Tề. Khi Võ-Vương phạt vua
Trụ, Bá-Di và Thúc-Tề dâng lời can gián, nhưng không thành. Khi Võ-
Vương diệt vua Trụ lập nên nhà Châu, Bá-Di và Thúc-Tề cho rằng ăn
gạo của nhà Châu là điều sỉ nhục, hai người trốn lên núi Thú-Dương ở
ẩn.
(58) Cơm ta-lai: Cơm bố thí nhục mạ. Thời Chiến-Quốc, nước Tề gặp
nạn đói, KiềmNgao đứng trước đường bố thí cơm cháo cho người đói.
Một người đói đi ngang, KiềmNgao tay trái cầm thức ăn, tay phải cầm
thức uống, nói với kẻ đói với môt thái độ bất kính: “ Thức ăn đây này, ăn
đi ! Thức uống đây này, uống đi ! ”. Người kia trợn mắt giận rằng: “ Ta vì
không ăn cơm ta-lai nên mới chịu đói như thế này ”. Nói xong bỏ đi, nhịn
đói mà chết.
(59) Đạo-tuyền: Đạo là trộm. Ở đất Đạo tỉnh Quảng-Đông có suối Đạo,
Nhưng vì suối nước mang tên Đạo, nên người chí-sĩ không uống nước
suối đó. Đạo tức là Đạo-Chích, em của Liễu-Hạ-Huệ, là tên cướp nổi
tiếng thời Xuân-Thu, sức mạnh vô song, lại có tài biện luận, nhưng đi
Đào Viên Minh Thánh Kinh
60 | P a g e
ngược với đạo lý, người nào thuận ý thì mừng, nghịch ý thì giết, chiêu
mộ trên chín ngàn người, cướp bóc hoành hành khắp nơi. Đạo-Chích đã
từng đóng trại ở một suối nước và lấy tên của mình đặt tên cho suối này.
(60) Nguyên-Hiến: Học trò của Đức Khổng-Tử.Thời gian Đức Khổng-
Tử giữ chức Tư khấu ở nước Lỗ, cùng Hiến-Nguyên ra giúp việc và cấp
cho 900 đấu gạo, Nguyên-Hiến không nhận. Khổng-Tử nói: Con không
nhận thì đem tặng cho dân làng để dân tiếp nhận ân huệ của quân-
vương. Khi Khổng-Tử mất, Nguyên-Hiến ở trong một khu phố nghèo,
một hôm Tử-Cống đi ngang qua, thấy Nguyên-Hiến ăn mặc rách rưới,
tỏ vẻ thương hại mà hỏi: “Anh bịnh chăng” ? Nguyên-Hiến đáp: “Hiến
nghe Thầy nói người nghèo gọi là bần, người học đạo mà không
thực hành được thì gọi là bịnh”. Hiến ta đây chỉ nghèo mà thôi, chớ
không có bịnh.
(61) Dương-Chấn: Một vị quan thanh liêm đời Hán, năm ông lên đường
đi nhậm chức thái-thú quận Đông-Lai, khi đi ngang qua đất Xương-Ap,
quan huyện đất này là Vương Mật, người đã từng được ông tiến cử đề
bạt, đem vàng bạc đến làm lễ yết kiến ông. Nhưng ông không nhận và
nói với Vương-Mật rằng: “Tôi biết tài của ông nên mới tiến cử ông ra
làm việc giúp nước, đó là lòng công của tôi. Nay ông đem vàng đến
cho tôi là lòng tư của ông, chẳng những ông bị mang tiếng là hối
lộ cho tôi, tôi cũng bị tai tiếng là vì lòng tư mà tiến cử cho ông nữa”.
Vương-Mật cố nài, và thưa rằng: “Đây là lễ đáp ơn của tiểu quan, hơn
nữa nơi đây cũng không ai hay biết, mong ngài chớ nên khước từ”.
Dương-Chấn đáp: “Trên có trời biết, dưới có đất biết, giữa có ông và
tôi biết, sao lại bảo là không ai biết?”Vương-Mật nghe xong, hổ thẹn
muôn phần, bèn lủi thủi đi ra.
(62) Liễu-Hạ-Huệ: Người thời Xuân-Thu, một lần độc hành gặp mưa,
Liễu-Hạ-Huệ ngồi trên xe chống dù. Một thiếu phụ đến xin ngồi trên xe
để tránh mưa, xe chật hẹp dù lại nhỏ, thiếu phụ phải ngồi trên mình của
Liễu-Hạ-Huệ. Tuy rằng chung quanh không người, nhưng Liễu-Hạ-Huệ
vẫn không động lòng tà dâm.
Đào Viên Minh Thánh Kinh
61 | P a g e
Ăn thịt ngỗng sao bằng quả lý đã bị sâu (64)
, dưa tuy ngon
nhưng không bằng rau cải canh ngọt (65)
. Làm quan bổng
lộc chỉ đủ dùng trong vòng nghi lễ, chi tiêu trong gia đình
cũng chỉ đủ qua tháng ngày. Nếu như có vác trăm gánh
vật về nhà thì những vật đó ắt là vật thất tiết, hay tiền bạc
chứa đầy rương thì những đồng tiền đó cũng là của ám
muội lấy từ hối lộ hay tham nhũng mà ra. Hình phạt đánh
khảo, tù đày lưu biếm ai không sợ, khuyên người ngước
đầu nhìn trời xanh.
Dung túng tôi tớ làm hổ lang (66)
, dung mưu chiếm đoạt
đất đai của quân dân. Đến lúc thời tiết hết vận suy, sự
việc bại lộ bị kiện cáo, đào mộ phá nhà oan báo oan. Con
cái sau này sẽ cùng cực, nam trộm cướp, nữ đàng điếm,
lúc đó mới hối hận vì ban sơ tham đồng tiền.
____________________________________________
(63) Lỗ-Trọng-Liên: Người nước Tề thời Chiến-Quốc, có tài biện luận
hòa giải tranh chấp. Một lần chu du đến nước Triệu, gặp lúc nước Tần
vây Triệu, Vua Triệu sai sứ sang nước Ngụy cầu viện, tướng Ngụy sợ
uy của Tần nên không giúp. Lỗ-Trọng-Liên đem lợi hại của việc đánh
Triệu thuyết phục được vua tướng Ngụy. Tần vì thế mà lui binh. Vua
Triệu muốn trọng dụng Lỗ-Trọng-Liên, Lỗ-Trọng-Liên khước từ. Vua sai
người đem vàng bạc châu báu đến tặng, Lỗ-Trọng-Liên đóng cửa lại mà
không tiếp khách
(64) Nhi là thịt ngỗng, tào là loài sâu chuyên ăn trái mận. “Ăn thịt ngỗng
sao bằng ăn trái mận bị sâu”: Trần Trọng-Tử thời Chiến Quốc có người
anh làm quan nước Tề, ăn lộc vạn chung. Người anh thường mang thịt
về nhà ăn. Trần-Trọng-Tử cho đó là sỉ nhục nên thà ăn trái mận bị sâu
mà không ăn thịt ngỗng của người anh. Qủa thật là đạm bạc và liêm
khiết vậy.
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Bạch dương tổ sư lược truyện
Bạch dương tổ sư lược truyệnBạch dương tổ sư lược truyện
Bạch dương tổ sư lược truyệnHoàng Lý Quốc
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải ĐápHoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải ĐápPhát Nhất Tuệ Viên
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiSonHo22
 
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHAN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHPhát Nhất Tuệ Viên
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcVàng Cao Thanh
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênHoàng Lý Quốc
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoHoàng Lý Quốc
 
Thái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhThái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhHoàng Lý Quốc
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giảiHoàng Lý Quốc
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoPhát Nhất Tuệ Viên
 

La actualidad más candente (20)

Bạch dương tổ sư lược truyện
Bạch dương tổ sư lược truyệnBạch dương tổ sư lược truyện
Bạch dương tổ sư lược truyện
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
 
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải ĐápHoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
Hoat Phật Sư Tôn Chú Giải Nhất Quán Đạo Nghi Vấn Giải Đáp
 
Hoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioiHoang mau huan tu thap gioi
Hoang mau huan tu thap gioi
 
Su Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua DaoSu Ton Quy Cua Dao
Su Ton Quy Cua Dao
 
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANHAN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
AN CHUNG DAO CHANH LY CHANH THIEN MENH CHANH
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
 
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu LụcMinh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
Minh Đức Tân Dân Tiến Tu Lục
 
Kinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụngKinh điển trì tụng
Kinh điển trì tụng
 
Bốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiênBốn khóa trình tu đạo thiên
Bốn khóa trình tu đạo thiên
 
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạoSau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
Sau khi cầu đạo đừng quên đi tam bảo và tu đạo
 
Thái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinhThái thượng thanh tĩnh kinh
Thái thượng thanh tĩnh kinh
 
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh  chú giảiDi lặc cứu khổ chân kinh  chú giải
Di lặc cứu khổ chân kinh chú giải
 
Tìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạoTìm hiểu về đạo
Tìm hiểu về đạo
 
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen LucNghiep Luc Va Nguyen Luc
Nghiep Luc Va Nguyen Luc
 
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại ĐạoBảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
Bảng Đạo Thống Tiên Thiên Đại Đạo
 
Đại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam BảoĐại Đạo Tam Bảo
Đại Đạo Tam Bảo
 
Quang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệQuang minh trí tuệ
Quang minh trí tuệ
 
5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng5 điều tu luyện của sinh mạng
5 điều tu luyện của sinh mạng
 
Ngọc Hoàng Kinh
Ngọc Hoàng KinhNgọc Hoàng Kinh
Ngọc Hoàng Kinh
 

Similar a Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm

Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)Phật Ngôn
 
Kinh Kim Cang Giảng.pdf
Kinh Kim Cang Giảng.pdfKinh Kim Cang Giảng.pdf
Kinh Kim Cang Giảng.pdfHanaTiti
 
Kinh kim cang giảng giải
Kinh kim cang giảng giảiKinh kim cang giảng giải
Kinh kim cang giảng giảinataliej4
 
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật HoàngNghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật HoàngW J
 
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANHtung truong
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuHung Duong
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámPhật Ngôn
 
17 9-20 chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí-quyển thượng
17 9-20 chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí-quyển thượng17 9-20 chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí-quyển thượng
17 9-20 chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí-quyển thượngLong NguyenThe
 
Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)
Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)
Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)Phật Ngôn
 
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmKINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmĐỗ Bình
 
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đápĐịa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đápNhân Quả Luân Hồi
 
Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tôngchuongtp
 
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn LụcẤn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn LụcAn Tong Kinh Sach
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Phật Ngôn
 
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn LụcẤn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn LụcPhật Ngôn
 

Similar a Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm (20)

Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
Bích Nham Lục (Thích Thanh Từ)
 
Kinh Kim Cang Giảng.pdf
Kinh Kim Cang Giảng.pdfKinh Kim Cang Giảng.pdf
Kinh Kim Cang Giảng.pdf
 
Hue menhkinh
Hue menhkinhHue menhkinh
Hue menhkinh
 
Kinh kim cang giảng giải
Kinh kim cang giảng giảiKinh kim cang giảng giải
Kinh kim cang giảng giải
 
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật HoàngNghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
Nghi quỹ thực hành Pháp tu Phật Hoàng
 
Tây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác ChỉTây Phương Xác Chỉ
Tây Phương Xác Chỉ
 
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
[GƯƠNG VÃNG SANH]: BỐN CHÚNG VÃNG SANH
 
Bốn chúng vãng sanh
Bốn chúng vãng sanhBốn chúng vãng sanh
Bốn chúng vãng sanh
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
 
17 9-20 chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí-quyển thượng
17 9-20 chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí-quyển thượng17 9-20 chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí-quyển thượng
17 9-20 chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh giảng kí-quyển thượng
 
Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)
Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)
Bát Nhã Trực Giải (Thích Thanh Từ)
 
Tam to thuc luc
Tam to thuc lucTam to thuc luc
Tam to thuc luc
 
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí NghiêmKINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
KINH LỜI VÀNG Tác giả Dương Tú Hạc Dịch giả HT Thích Trí Nghiêm
 
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đápĐịa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
 
di lặc.docx
di lặc.docxdi lặc.docx
di lặc.docx
 
Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tông
 
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn LụcẤn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
 
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
Chơn Tâm Trực Thuyết (Thích Đắc Pháp)
 
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn LụcẤn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
 

Más de Phát Nhất Tuệ Viên

Más de Phát Nhất Tuệ Viên (11)

Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược TruyệnLữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
Lữ Tổ Thuần Dương Lược Truyện
 
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢKINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
KINH TAM THẾ NHÂN QUẢ
 
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường MalaysiaNhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
Nhân Quả Oan Nợ Báo Ứng Hiển Hóa Tại Phật Đường Malaysia
 
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪHIẾU KINH - KHỔNG TỪ
HIẾU KINH - KHỔNG TỪ
 
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại ĐạoGiới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
Giới Thiệu Tiên Thiên Đại Đạo
 
Ma To Cau Dao
Ma To Cau DaoMa To Cau Dao
Ma To Cau Dao
 
Cau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket DuyenCau Dao Ket Duyen
Cau Dao Ket Duyen
 
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu HuanSu Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
Su Mau Trung Hoa Thanh Mau Tu Huan
 
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du KýNguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
Nguyên Nhân Bệnh Nan Y - Hoạt Ngục Du Ký
 
Kinh Di Lặc
Kinh Di LặcKinh Di Lặc
Kinh Di Lặc
 
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấnấN quang pháp sư kết duyên huấn
ấN quang pháp sư kết duyên huấn
 

Đào Viên Minh Thánh Kinh - Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm

  • 1. ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH Kinh Tụng Và Sự Ứng Nghiệm
  • 2. Đào Viên Minh Thánh Kinh 2 | P a g e MỤC LỤC THAY LỜI TỰA........................................................... 3 LỜI TỰA CỦA BẠCH THỦY LÃO NHÂN.................... 7 NGUỒN GỐC ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH ........... 8 LỜI TỰA CỦA............................................................. 9 ĐỨC QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN .................................. 9 PHẨN TỤNG KINH.................................................... 12 PHẦN CHÚ GIẢI........................................................ 36 ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH CHÚ GIẢI ............... 42 SỰ CẢM ỨNG DO ĐỌC TỤNG................................. 73 ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH ............................... 73 Khối U Trong Tử Cung Tự Nhiên Tiêu Dần Rồi Mất Hẳn........................................................................... 76 Bị trọng thương do tai nạn giao thông lại được hồi phục ................................................................................. 79 Kinh Doanh Phát Đạt Không Ngớt Đơn Đặt Hàng..... 81 Gia Đình Mỹ Mãn Cầu Con Được Con...................... 84 Nhiều Năm Bị Chứng Đau Lưng Không Thuốc Tự Nhiên Khỏi................................................................ 86 Đứng trước bờ vực của tử vong mà lại được tái sinh 92 Lòng tin có thể chiến thắng huyết hữu bệnh (*) ........ 97
  • 3. Đào Viên Minh Thánh Kinh 3 | P a g e THAY LỜI TỰA Đế Quân họ Quan tên Vũ, tự là Vân Trường, tục thường xưng ngài là Quan Công, người thành Giải Lương Hà Đông (nay thuộc tỉnh Sơn Tây Trung Hoa). Đế Quân sinh vào ngày 24 tháng 6 năm Diên Hi thứ ba thời Hán Hoàn Đế (năm công nguyên 160), chứng thần vị vào ngày 7 tháng 12 năm Kiến An thứ 24 thời Hán Hiến Đế (năm công nguyên 219) dương thọ 60 tuổi. Căn cứ vào tài liệu khảo chứng, Đế Quân là hậu duệ của Quan Long Phùng, một quan đại phu thời nhà Hạ. Tổ phụ tên Thẩm, tự Vấn Chi, hiệu Bàn Thạch. Phụ thân tên Nghệ, tự Đạo Viễn. Khi đế quân chào đời trong làng có hắc long xuất hiện và bay lượn trước nhà Đế Quân. Thời thơ ấu tướng mạo của Đế Quân đã khác hẳn người thường, đến tuổi trưởng thành thích đọc kinh thư, đặc biệt là bộ Xuân Thu của Khổng Tử. Năm 17 tuổi thành hôn với Hồ thị, có ba người con. Con trưởng là Quan Bình, con thứ hai là Quan Hưng, con thứ ba là Quan Sách. Đế Quân cùng với đức Hoàn Hầu Trương Phi (tự Dực Đức) theo tiên chúa Lưu Bị (tự Huyền Đức) kết nghĩa ở Đào Viên, tình như huynh đệ, khi tiên chúa Lưu Bị đánh Từ Châu giết Xa Trụ, sai Đế Quân giữ thành Hạ Bì. Năm Kiến An thứ 5 (năm công nguyên 200), Tào Tháo đông chinh, tiên chúa đầu Viên Thiệu, thành Hạ Bì thất thủ. Đế
  • 4. Đào Viên Minh Thánh Kinh 4 | P a g e Quân muốn liều mình tận trung, nhưng nghĩ đến lời phó thác của tiên chúa, phải bảo hộ sự an toàn cho gia đình của Lưu Bị, đành phải nghe lời của Trương Liêu tạm thời giúp Tào Tháo với điều kiện là đầu Hán chứ không phải là đầu Tào. Tào Tháo dung hậu lệ đãi Đế Quân mong rằng Đế Quân sẽ có ngày thay lòng, bỏ Lưu Bị mà theo Tháo. Nhưng danh lợi nào có thể mua chuộc được lòng trung nghĩa của Đế Quân. Khi Viên Thiệu mang quân đánh Tào Tháo, trong lúc nguy cấp, Đế Quân ra trận giết được hai dũng tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương và Văn Xú, giải nguy cho Tào Tháo. Vì công trạng này, Tào Tháo dâng biểu tâu với vua Hán phong chức Hán Thọ Đình Hầu cho Đế Quân. Nhưng nghĩ đến cảnh tiên chúa Lưu Bị còn lưu lạc, Đế Quân liền treo ấn từ quan, và trao trả tất cả lễ vật lại cho Tào Tháo, hộ tống nhị tẩu lên đường đi tìm anh. Khi Lưu Bị bình định được Tây Thục, ra lệnh cho Đế Quân giữ đất Kinh Châu. Đế Quân phá Tào Nhân, giết Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, danh tiếng lừng lẫy tứ phương. Năm Kiến An thứ 24, Tôn Quyền sai Lữ Mông dung Ngụy Kế phá Kinh Châu, Đế Quân cùng con trưởng Quan Bình bị hại. Người trung hiếu tiết nghĩa khi chết thành Thần cũng nhiều, nhưng chỉ hiển hách một thời gian ngắn, chịu hương hỏa của người đời thờ cúng vài trăm năm mà thôi. Chỉ có Đế Quân, từ lúc thành thần đến nay đã trên ngàn
  • 5. Đào Viên Minh Thánh Kinh 5 | P a g e năm, vẫn thường hiển linh cứu đời, chẳng những riêng gì Trung Quốc, ngay cả nước Việt Nam ta, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc cũng như các nước Nam Dương, đều có miếu thờ đức Quan Thánh. Trong lịch sử Văn Thánh và Võ Thánh chỉ có 2 vị. Văn Thánh là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Khổng Tử, Võ Thánh là Đức Quan Thánh Đế Quân. Đọc Minh Thánh Kinh mới hay Đế Quân là thần Chu Y ở cung Tử Vi, thời loạn phụng mệnh giáng phàm giúp nước cứu dân, từ thời Chiến Quốc đến đời Hán nhiều kiếp hạ phàm đều là trung thần. Chứng tỏ trên trời có Thánh Phật, dưới có người có quỷ, có thiên đàng địa ngục cho đến chuyển kiếp đầu thai,… đều hợp với thuyết nhân quả nhà Phật. Thần thánh tiên phật đều do người tu chứng, đó là một điểm chân tâm trong lòng người. Phật nói “Minh Tâm” Nho nói “Minh Đức” đều cùa một ý nghĩa là làm sáng tỏ đức tính có sẵn trong chân tâm này . Tâm này mê thì làm quỷ, minh tâm này thì làm thần làm Thánh vậy. Minh Thánh Kinh không thâm diệu khó hiểu như những kinh khác, chỉ là đạo làm người. Các bậc trung thần , liệt nữ hiếu tử, sở dĩ để lại tiếng thơm muôn đời, được người đời sau thờ cúng đều là những người đã làm trọn đức tính cố hữu có sẵn trong bản tính. Đó là tám đức: Hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm sỉ. Đế Quân lấy gương trung hiếu tiết nghĩa trong lịch sử để răn người. Đó là
  • 6. Đào Viên Minh Thánh Kinh 6 | P a g e lòng từ bi của bậc Thánh, mong người noi theo mà trở thành một hoàn nhân, Thánh nhân vậy. Dịch giả cẩn trí Mùa Xuân năm Tân Tỵ 2001 Tại Ký Đức thư trai.
  • 7. Đào Viên Minh Thánh Kinh 7 | P a g e LỜI TỰA CỦA BẠCH THỦY LÃO NHÂN Năm 1948 phụng mệnh Ân Sư đến Đài Loan hằng dương chân lý. Vì kế sinh nhai và việc đạo, phải lao lực thân tâm, chỉ một năm sau đã mắc phải chứng bệnh nan y, bệnh tình kéo dài hai năm. Đông Tây Y đều vô phương cứu chữa. Một hôm dọn dẹp phòng sách lật được quyển kinh Đào Viên Minh Thánh mang từ Thiên Tân sang, mỗi sáng thức dậy đều thành tâm tụng niệm và phát tâm ấn tống 1000 quyển. Vài tuần sau, sự mầu nhiệm đã xảy ra, bệnh trầm kha kia không thuốc mà khỏi. Nay đã ngoài 71 tuổi mà sức khỏe vẫn còn mạnh, cũng nhờ đọc kinh Minh Thánh mà có cảm ứng. Để cảm tạ hồng ân của Đức Quan Thánh, nay cho in lại quyển kinh Đào Viên Minh Thánh khổ nhỏ, mong trong tay mọi người đều có một quyển kinh này để tiện bề tụng niệm và hành theo lời trong kinh. Như thế mới có thể thay đổi đồi phong của xã hội
  • 8. Đào Viên Minh Thánh Kinh 8 | P a g e NGUỒN GỐC ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH Kinh Đào Viên Minh Thánh do đức Quan Thánh Đế Quân thác mộng cho một vị tăng của chùa Ngọc Tuyền và do vị sư này chép lại. Nguyên văn của Kinh Minh Thánh ghi chép từ quyển “ Tam thiên trứ kinh lục”, trong đó chỉ có bốn chương Nguyên Thủy, Lực Học, Đạo Mạo, Trung Hiếu Tiết Nghĩa. Cho đến niên hiệu Thiên Thánh năm thứ bảy đời Tống (năm 1029 tây lịch), trong dân gian sao lục chân bản từ chùa Ngọc Tuyền, mới có thêm hai chương Kinh Tự (chương đầu) và Kinh Nghiệm (chương cuối). Nhưng câu văn trước sau của mỗi chương đều sắp đặt không đúng, làm cho người đọc khó hiểu và sinh lòng nghi ngờ. Mãi cho đến đời nhà Thanh, đức Chu Hy phụng sắc chỉ của Thượng Đế, căn cứ vào chân bản của chùa Ngọc Tuyền và khảo chứng bản văn trong quyển “Tam Thiên Trứ Kinh Lục” mà san định lại kinh văn. Trong ngày hội của một chùa ở Quý Châu, Ngài giáng cơ sao lại quyển kinh và lưu truyền đến nay.
  • 9. Đào Viên Minh Thánh Kinh 9 | P a g e LỜI TỰA CỦA ĐỨC QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN Phàm là sách đều có lời tựa. Từ lúc Kinh Minh Thánh của ta (Thánh Đế) lưu truyền trên đời đến nay, hoặc có người chú giải, hoặc là có người tụng niệm, nào cần san định hay đính chính. Nhưng thời lòng người trong buổi này khác hẳn thời Tam Đại, khi đọc kinh này nếu không cho rằng lời nói của ta (Thánh Đế) là kiêu mạn thì cũng cho là thô tục. Nếu không cho văn của Ta (Thánh Đế) không hay thì cũng cho là lời nói của ta là hoang đường. Ôi trên đời có những hạng người như thế. Đó chính như đức Khổng Tử nói là khó bàn bạc với người hỗ hương vậy, không biết rằng nguồn gốc của loài người xuất xứ từ Trời, đều có chí thương người giúp đời, có lòng cứu đời, cứu khổ cứu nạn, chẳng những thế mà lại chê bai hủy báng kinh điển. Thần của Ta tuy thông đạt tam giới, bản lĩnh của Ta biến khắp chín châu, cũng không thể làm gì hơn. Cho nên một nửa số người cung kính, và cũng có một nửa số người hoài nghi. Kinh của Ta lưu truyền trên đời là để cảnh tỉnh người đời mà không phải để biện luận với những kẻ không tin. Nhưng trên đời lại có những hạng người cứ muốn so dài luận ngắn với Ta. Nếu lấy Hiếu Đễ Trung Tín Lễ Nghĩa Liêm Sỉ làm gốc, dù không đọc kinh Minh Thánh, cũng không ngại gì đến kinh. Nếu không làm tròn tiết nghĩa của đạo làm người, dẫu suốt ngày đọc kinh cũng nào có
  • 10. Đào Viên Minh Thánh Kinh 10 | P a g e liên hệ gì với lời trong kinh. Vì ý của Kinh Đào Viên không phải cầu ở nơi văn tự và cũng không phải biện luận trong những câu văn trong kinh, mà lý trong Kinh đã khái quát trung hiếu tiết nghĩa của đạo làm người. Dù chỉ một lời nửa câu, cũng đủ cảm cách trời đất quỷ thần. Kinh Minh Thánh sở dĩ là kinh chính là thế. Ta không so dài luận ngắn, với những hạng người ngạo mạn không tin này, chẳng phải là xem thường họ mà chính là tập tính của những hạng người này thường hay khua môi múa mép, bàn chuyện viễn vông không thực, cho nên muốn cảm thông với hạng người này rất khó. Và chính vì thế Ta mới trình tâu Thượng Đế, Thượng Đế sắc lệnh Chu Tử san định lại quyển kinh. Người có kiến thức khi đọc đến đây tất nhiên đồng ý với lời nói của Ta. Chu Tử san định kinh này, đều hợp với bản ý của ta. Xét đến đây bản cũ của kinh Minh Thánh, câu văn thêm nhiều chữ dư thừa, lời văn điên đảo rườm rà, chính là do những người tự cho là thông minh mà thêm bớt ý kiến riêng tư vào. Khi thì lấy câu văn “không ăn chay trường” của Ta mà lấy đó giết hại sinh linh. Khi thì lấy câu “Không tin tà thuyết dị đoan” mà cho rằng Ta không tin giáo lý nhà Phật mà sinh lòng hủy báng Phật giáo. Thậm chí có người cho rằng Ta lấy làm đắc ý với tướng mạo, và khoe lấy công huân rực rỡ của mình, cho nên xem thường quyển kinh này. Cho rằng lời văn trong kinh này không bóng bẩy khiêm nhã bằng Tứ Thư Ngũ Kinh, cũng không
  • 11. Đào Viên Minh Thánh Kinh 11 | P a g e thâm diệu bằng kinh kim Cang, kinh Bản Hành. Đó quả thật là một sai lầm lớn lao! Kinh là con đường mà mọi người đều phải đi, đường có xa có gần, có đường dễ đi và cũng có đường khó đi, người có chí hướng đạo, dù đường xa khó đi cũng không quản gian nan vất vả, cũng một lòng hướng thẳng tới đích. Đối với những người kém sức thì có thể từ chỗ gần dễ để hướng dẫn, để người cũng đạt được tới đích. Mục đích của kinh Minh Thánh chính là thế. Chu Tử căn cứ vào “Tam Thiên Trứ Kinh Lục” khảo chứng kinh văn, truy cứu gốc tích, chính là muốn san chính những chỗ sai lầm và làm sang tỏ ý nghĩa trong kinh. Chu Tử đã san định, thì Ta cũng viết tựa để người sau được tụng niệm và thực hành. Tuy người không cầu phúc báo nghiệm chứng, nhưng nếu có lòng thành, đều được ứng nghiệm như lời trong kinh văn. Cho đến thứ tự từng chương trong kinh, là do ta định, lại lấy ba bản chú giải của Cứu Khổ Đại Tiên, Thái Thượng Chân Quân, Thái Bạch Kim Tinh mà bổ thêm vào chương tiết. Về phần tấu nghị của Chu Tử, phần đầu lấy làm lời tựa, phần sau làm kết luận. Sáu chương chia làm ba quyển để bộ kinh Minh Thánh được hoàn chỉnh. Đó chính là ý của Ta!! Nay tựa.
  • 12. Đào Viên Minh Thánh Kinh 12 | P a g e PHẨN TỤNG KINH CÁO VĂN THỨC Cung duy Thánh Đế hạo khí lăng tiêu, đan tâm quán nhật, phù chính thống dĩ chương tín nghĩa, uy chấn cửu châu, hoàn đại tiết nhi đốc trung trinh, linh chiêu thiên cổ, phục ma đãng khấu, lũ đại trưng kỳ kỳ huân, giác thế dũ dân, hoàn vũ phi kỳ minh huấn, vận hiệp hoàng đồ, đức phúc lê thứ. Đệ tử (tự báo họ tên), ư mỗ niên, nguyệt, nhật (vào ngày, tháng, năm), kính vi mỗ sự (đọc việc khẩn cầu), khấu hứa mỗi nhật kiền tụng (chung sinh phụng hành) Minh Thánh Kinh Bảo Huấn, do tụng nhi nhập, dĩ thục vi quy, do giảng nhi minh, dĩ tri vi yếu, tiễn phúc kỳ ư đốc thực, tâm địa vụ cầu quang minh, phục ký giám hữu, vô nhậm chiêm ân chi chí, cẩn cáo. [Giải nghĩa] Kính đấng Thánh Đế, hạo khí xông trời, lòng son thấu nhật, phò chính thống làm rạng tín nghĩa, lừng lẫy chín châu, toàn đại tiết đốc dạ trung chinh, anh linh sáng chói muôn đời. Dẹp ma trừ giặc, công huân rực rỡ nhiều đời, lời minh huấn thấm nhuần hoàn vũ, phò vua giúp nước, đức trùm thiên hạ.
  • 13. Đào Viên Minh Thánh Kinh 13 | P a g e Đệ tử (tự đọc họ và tên) vào ngày tháng năm vì (việc khẩn cầu) thành tâm khẩn cầu mỗi ngày (hay trọng đời) tụng niệm và hứa làm theo lời bảo huấn trong kinh Minh Thánh. Từ tụng niệm mà nhập lý, lấy thực hành thuần thục làm quy y, từ ý nghĩa mà hiểu đạo, lấy minh lý làm trọng. Đốc thiết thực hành, một lòng chí thành chăm cầu quang minh. Cúi xin Thánh Đế từ bi chứng giám, đệ tử thật đội hồng ân, kính cẩn cáo bạch. VĂN XƯƠNG ỨNG HÓA TRƯƠNG TIÊN BẢO CÁO (Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần) Chí tâm quy mệnh lễ Quế hương thượng điện, Văn Xương tả cung, thất thập nhị hóa chi pháp thân, bách thiên vạn kiếp chi vận số, dục tự thiên hạ, diễn giáo nhân gian, kim đạn trúc cung tùy thân đái, cô thần quả túc diệt hành tung, phù tiểu tử nhi vệ thông quan, ấm khuê phòng nhi hộ nan sản, thông minh nhật ích, đậu chẩn giảm tiêu, nan dũ giả kỳ chi tiện dũ, nan thuyên giả đảo chi tất thuyên. Đại bi đại nguyện, đại Thánh đại từ, Cửu Thiên Phụ Nguyên Khai Hóa, Linh Ứng Trương Tiên Đại Đế, Thất Khúc Dục Thánh Thiên Tôn.
  • 14. Đào Viên Minh Thánh Kinh 14 | P a g e LINH QUAN VƯƠNG THIÊN QUÂN BẢO CÁO (Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần) Chí tâm quy mệnh lễ Tiên Thiên Chủ Tướng, Nhất Khí Thần Quân, Đô Thiên Củ Sát đại linh quan, Tam Giới Vô Tư Mãnh Liệt Tướng, kim tình chu phát, hiệu tam ngũ hỏa Xa Lôi Công, phụng chủy ngân nha, thống bách vạn tì hưu Thần Tướng, phi đằng vân vụ hiệu lệnh lôi đình, giáng vũ khai tình, khu tà trị bệnh, quan quá thác ư nhất thập nhị niên, thụ mệnh Ngọc Đế, tích công huân ư bách thiên vạn chủng, thệ tá tổ sư, chí cang chí dũng, tế tử tế sinh, phương phương xiển giáo, xứ xứ khai đàn, Hoát Lạc Mãnh Soái, tam ngũ hỏa xa Đại Linh Quan, Vương Thiên Quân, Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn.
  • 15. Đào Viên Minh Thánh Kinh 15 | P a g e CHÂU TƯỚNG QUÂN BẢO CÁO (Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần) Chí tâm quy mệnh lễ Phù Thiên Dũng Tướng, Sát Địa Mãnh Thần, thiết tu ngân xỉ, hắc diện chu thần, tinh trung đặc lập, kính tiết kinh nhân, kê tra thiện ác, củ sát phàm trần, minh minh hiển hách, xứ xứ du tuần, sừ gian sừ ác, cứu thế ưu dân, trung thần nghĩa sĩ, phù bỉ siêu thân, quai nhi nghịch tử, bất thắng nộ sân, duy trì thế giáo, khuông chính nhân luân, trảm yêu hộ pháp, đại đạo thường tồn, tối linh chân tể, tối hiển thần quân. Hộ chiều hộ quốc, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên Tôn. QUAN THÁNH THÁI TỬ BẢO CÁO (Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần) Chí tâm quy mệnh lễ Linh Hầu Thái Tử, văn kinh võ vĩ, khuông vương hộ quốc, đức nghĩa nguy nguy, trung hiếu tiết nghĩa, toàn thụ toàn quy, kỳ huân tảo kiến ư Tây Thục, dị lược tố trứ ư Bắc Ngụy, đại trung đại hiếu, chí nhân chí dũng, bổ tạo hóa chi bất túc, tá Thánh Đế dĩ lập
  • 16. Đào Viên Minh Thánh Kinh 16 | P a g e công, hộ triều hộ quốc, tận hiếu tận trung, Cửu Thiên Uy Linh Hiển Hóa Đại Thiên Tôn. THÁNH ĐẾ BẢO CÁO (Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần) Chí tâm quy mệnh lễ Thái Thượng Thần Uy, anh văn hùng võ, tinh trung đại nghĩa, cao tiết thanh liêm, vận hiệp hoàng đồ, đức sùng diễn chính, chưởng Nho Thích Đạo Giáo chi quyền, quản Thiên Địa nhân tài chi bính, thượng ty tam thập lục Thiên, tinh thần vân hán. Hạ hạt thất thập nhị địa, minh lũy U Phong. Bỉnh chú sinh công đức, diên thọ đan thư, chấp định tử tội quá, đoạt mệnh hắc tịch, khảo sát chư Phật chư Thần, giám chế quần Tiên quần chức, cao chứng diệu quả, vô lượng độ nhân, vạn linh vạn Thần, Chí Thượng Chí Tôn, Phục Ma Đại Đế, Quan Thánh Đế Quân, đại bi đại nguyện, đại Thánh đại từ, Chân Nguyên Hiển Ứng, Trung Hiếu Tổ Sư, Chiêu Minh Dực Hán Đại Thiên Tôn, Mân Hoàng Cao Thượng Đế.
  • 17. Đào Viên Minh Thánh Kinh 17 | P a g e THÁNH ĐẾ TÂN BẢO CÁO (Thành kính lạy 3 lạy, đọc 3 lần) Chí tâm quy mệnh lễ Tinh trung đại nghĩa, hùng võ anh văn, tại tam phân quốc tộ chi thời, Hán tặc khởi dung lưỡng lập, kiến vạn thế nhân thần chi cực, hinh hương tự túc thiên thu, tinh linh sung tắc ư cổ kim, chí cang chí đại, chiết nguyện vãn hồi phù kiếp số, tồn đạo tồn nhân, ngự vũ thương cung, nhậm thập bát Thiên Hoàng nhi kế thống, chấp phù kim khuyết, hỗn tam thiên thế giới ư quát nang. Thục chủ tể, thục cang duy? Hách hách đại hoàn tại thượng, tự đông tây, tự nam bắc, long long tổ khí triều nguyên, tác thánh hiền tiên Phật chi quân sư, tam thập lục thiên đản đăng đại bảo, chủ thăng giáng long ô chi vận hội, thập vạn kiếp phổ độ từ hàng, Phật chứng cái thiên, ân đàm khoáng kiếp, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, thái bình khai thiên, phổ độ hoàng linh. Trung Thiên Chí Thánh, Nhân Nghĩa Cổ Phật, Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Linh Cao Thượng Đế (Đọc Thánh Hiệu Đế Quân 3 lần xong, lạy chín lạy)
  • 18. Đào Viên Minh Thánh Kinh 18 | P a g e QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN GIÁNG BÚT CHÂN KINH Ngô (Đế) thị Hán Quan Thánh Đế, sắc dụ đại chúng thính văn: Thế thượng bất tề đẳng sự, toàn bằng nhất điểm chân tâm. Chính trực quang minh bất khuất, tử sinh thuận nghịch đương phân. Ngô (Đế) thường hạ du Hán quý, kết minh hoàng thúc tam nhân, Đào viên danh trọng thiên cổ, đơn đao bỉnh chúc ư kim. Ký tào minh lai minh khứ, thôn Ngô vị Hán vong thân (siêu thăng). Thượng đế liên Ngã (Đế) trung cảnh, độc sắc tuyên hóa U Minh, lệnh Ngã (Đế) nhật du thiên hạ, giám biệt trung nịnh phân phân, nhất thiết tham tàn gian xảo, hoàn thường quả báo cân cân. Tối giới độc thư văn sĩ, tịnh cập quan hoạn quân dân. Đệ nhất hưu khi phụ mẫu, thiết mạc khuyên sáo hương lân. Bần phú tiên giao bằng hữu, bằng hữu nãi thị ngũ luân. Tín tâm nội ngoại bình đẳng, hà phương kiển nạn tai truân. Tào Tháo vô để thâm hiểm, hiện kim thọ tội u minh, Khổng Minh (Võ Hầu) chỉ duyên trung nghĩa, u minh quần phụng vi thần. Trực tâm trực thọ chân phúc, xảo kế xảo lai họa nhân. Hữu quá chiêu như nhật nghiệt, vô tư thiên hạ đồng quần. Quả nhiên nhi nữ bất cuống, đáo xứ quỷ phạ
  • 19. Đào Viên Minh Thánh Kinh 19 | P a g e Thần khâm. Thiết kế thâu thứ nữ sắc, tự kỷ duy bạc tuyên dâm. Lộng thủ cuống phiến tài vật, bối bối phiêu đổ luân xâm. Tỉ tỉ tranh năng tranh thắng, vãng vãng việt tiện việt bần. Khoái khoái thu tâm mãnh tỉnh, hưu hưu dũ đọa dũ thâm, tam sinh luân hồi ác thú, thiên tải thóa mạ nan cấm, bút tiêm thiêm giảm tình tội, thiệt kiếm phản tru mãn môn. Vưu hận độc tâm lang phụ, hoa ngôn xuyết hống hương thân, toa phu mạ công mạ bà, lệnh Ngã (Đế) nhất kiến sinh sân, nệ tượng huy đao phẫu phúc, phân trảm mẫu tử bình quân. Khả hỷ bình nhân hiếu đễ. Triêu tịch mãi bạn lương tân, sát thời phong hành nệ mã, đà hồi vạn lý cùng quân. Dục cầu trường sanh dục tử, cấp nghi giới sát phóng sinh, bất thực ngưu khuyển đẳng nhục, khả miễn lao ngục tù hình. Nam nữ tuân phụng Ngô (Đế) ngữ, ngộ nạn Ngã (Đế) tự giáng lâm. Chiến trường khu trục quỷ mị, đao quang lôi vũ huyết lâm, hộ quốc bách chiết bất cải, trợ nhĩ gia tước sách huân, phú quý vĩnh xương dịch thế, mi thọ vĩnh vô tai xâm. Như hữu hủy pháp vọng tưởng, đẩu xứng khi hống ngu manh, bất hứa sinh thân nhân thế, a tỳ địa ngục thân ngâm, na thời hối quá dĩ vãn, cấp tảo bội phục pháp văn, hồi đầu chư ác mạc tác, miễn lực chúng thiện phụng hành.
  • 20. Đào Viên Minh Thánh Kinh 20 | P a g e (Chân kinh tụng niệm đến đây là ngừng. Tụng xong lạy 3 lạy, sau đứng dậy nghỉ ngơi một lúc lấy hơi. Kế tiếp thắp nhang quỳ lạy, thành tâm tụng niệm kinh Minh Thánh)
  • 21. Đào Viên Minh Thánh Kinh 21 | P a g e ĐÀO VIÊN MINH THÁNH KINH KINH TỰ ĐỆ NHẤT Hán, Hán Thọ Đình Hầu, lược tiết Đào Viên Kinh, thư ư Ngọc Tuyền Tự, dạ mộng dữ phàm nhân. Vạn kinh thiên điển hữu, Ngô (Đế) kinh vị cử hành, trước nhĩ truyền trần thế, bất khả thị vi khinh. Thái Thượng Lão Quân tam giới linh, chúng Thánh Ngũ Nhạc Lôi Điện Thần, Ngũ Hồ Tịnh Tứ Hải, Nhật Nguyệt Đẩu Tinh Thần. Thiên hạ Thành Hoàng thính hiệu lệnh, vạn phương Thổ Địa các tuân hành. Vạn Thánh triều Chân quân tấu nghị, phổ thiên chi hạ tận ban hành. Ư thị cứu khổ Đại Tiên, Thái Thượng Chân Quân, Thái Bạch Kim Tinh, công đồng chú giải, phúc tấu minh chương, hành ư tứ hải, hoàng đồ củng cố, vạn dân vĩnh lại. NGUYÊN THỦY ĐỆ NHỊ Ngô (Đế) nãi Tử Vi cung lý Chu Y Thần, hiệp quản Văn Xương Võ Khúc Tinh. Chỉ nhân Trương Tiên vô chủ hạt, sắc lệnh tùy Ngô (Đế) vị tùng thần, kiểm điểm thiếu nam dữ thiếu nữ, hoặc tổn âm chất tuyệt tử tôn. Tống sinh thôi sinh cập nan sản, mị yêu
  • 22. Đào Viên Minh Thánh Kinh 22 | P a g e thương tàn ban đẩu chẩn. Như hữu phần hương phúng tụng giả, chuyển họa vi tường hiển thánh linh. Kim hữu tố họa Ngô (Đế) tượng giả, trắc lập Trương Tiên trì đạn cung. Giám tri Chiến quốc xâm lăng loạn, mệnh Ngô (Đế) lâm phàm cứu vạn dân. Ngọc Hoàng tứ Ngô (Đế) danh hòa tính, Tử Tư ngũ chuyển tố trung thần. Lâm Đồng giải thích chư hầu nạn, tuyệt khước gian Tần tịnh quốc tâm. Sở vô đạo, tửu hoang dâm, chiêu quan quá thử nạn, Ngô Việt động đao binh. Đạo Ngô (Đế) nhất sinh vi hiếu tử, số thế tác trung thần, sắc lệnh Ngã (Đế) quản Tiền Đường sự, trú dạ lãnh triều hành. Hán thất đa gian đảng, cải tính hạ phàm trần. Xuân thu trượng phu chí, sinh trưởng Giải Lương thành, chỉ quan vị Ngã (Đế) tính, hạ giới hựu xưng thần. Ấu nhi ly hương, tráng nhi xuất nhậm, đại trượng phu dĩ tứ hải vi gia, hà hoạn hồ Ngô (Đế) vô huynh đệ. Nhập đào viên, đổ lưỡng nhân kỳ dị, thỉnh vấn anh hùng hà xứ? Hùng củ củ lãng viết Trương Phi (Hoàn Hầu), mạo đường đường ôn ngôn Lưu Bị (Tiên Chúa). Xuất thân đầu địa kim phùng chủ, tu đãi vãn Thiên hà thủy lai đãng địch. Thành tai long hổ phong vân hội, tể ngưu mã, chiêu cáo thiên địa, kết nghĩa khuông phù Hán thất. Phá Hoàng Cân, tru Đổng Trác, Lữ Bố tễ, kiếp trại tiễu Tào gian, trám nhập không doanh nội,
  • 23. Đào Viên Minh Thánh Kinh 23 | P a g e nhạn lữ tán Từ Châu, huề tẩu (Hậu) vô tồn địa, giảm chúc Trương Liêu mưu. Phá bích Vân Trường (Thánh Đế) nghĩa, hàng Hán bất hàng Tào, trung thần bất sự nhị, phong Hán Thọ Đình Hầu, ấn vô Hán trùng chú. Tam nhật hoa diên, Tào Man mỹ ý, Nhan Lương Văn Xú thống binh vi, cảm đối lập công, khả thù Tào quy kế. Phong kim khước ấn tam từ Tháo, khiết quyến tầm huynh nhất điểm trung. Thiên lý tầm huynh thiêm nghĩa khí, ngũ quan trảm tướng hữu uy phong. Ly hợp anh hùng càn khôn nội, tương phùng huynh đệ Cổ Thành trung. Trí thượng tuy cao vô quyết thắng, vận trù cố thức thiểu kinh luân. Tam yết mao lư, Ngọa long yến khởi, đại mộng thùy tiên giác, bình sinh Ngã (Tướng) tự tri, thảo đường xuân thùy túc, song ngoại nhật trì trì. Vị xuất mao lư, tam phân dĩ định. Khổng Minh (Võ Hầu) nguyên thị Quảng Tuệ Tinh, tức thị tiền triều Nghiêm Tử Lăng, thử sinh Gia Cát Lượng (Tướng), tái tống Chu Văn Công. Luân hồi tam thế tướng, vĩnh bất hạ phàm trần. Đỉnh túc tam phân hiềm địa trách, giang san kim hoán hứa đa nhân. Đại ca (Tiên chúa) dĩ tại Thanh Hư phủ, Quan mỗ (Thánh Đế) kim chưởng Tam Thiên Môn. Tam Đệ (Hoàn Hầu) Tứ Xuyên vi Thổ Cốc, mỗi khởi trung lương hộ quốc tâm. Tại Tống dịch tính Nhạc phi (Võ Mục) tướng, tại đường cải húy viết Trương Tuần
  • 24. Đào Viên Minh Thánh Kinh 24 | P a g e (Công). Luân hồi tam chuyển giai trung liệt, Thượng Đế phong vi Hộ Quốc Thần. Tiểu khả binh qua bất sai Nhữ (Thánh), đại nạn nguy bang tái hạ trần. Thiên hạ Thành Hoàng giai tướng tướng, chính trực vi Thần cổ chí kim. Vi nhân trung hiếu cảm Thiên Địa, khởi tại trì trai Phật hiển linh, ẩm thực y phục hưu hoa mỹ, tùy trước tùy xan mạc yếm tăng. Cầm thú nhất thiết giai tính mệnh, vô cố tự thực tể sinh linh. Nhất thiết hóa sinh giai hoạt mệnh, hà khổ trương cung bộ võng tầm. Thảo mộc hoa quả hưu chiết thái, nghiêm đông linh lạc phát dương xuân. Vạn vật tất hàm Thiên Địa hóa, y thời sinh trưởng dữ nhân linh. Nhữ năng tuân thủ tích vạn vật, phúc hữu du quy họa bất xâm. Vật vị thiện tiểu nhi bất tác, vật vị ác tiểu nhi khả hành. Thiên võng khôi khôi phân khúc trực, Thần Minh hách hách định khuy doanh. Hiếu đễ trung tín nhân chi bản , lễ nghĩa liêm sỉ nhân chi căn. Nhĩ năng thính Ngô (Đế) hành thiện sự, định hữu tường vân túc hạ đằng. Ngô (Đế) thọ Tam thiên môn chưởng ác, vạn Thần khải tấu Ngô (Đế) tiên văn. Thiện giả ký lục gia quan tước, ác giả tao ương tuyệt tử tôn. Báo ứng trì tốc thời vị đáo, chiêu chương tảo vãn họa phúc lâm. Hưu đạo Thiên cao vô nhĩ mục, khuy tâm ám thất hữu Du
  • 25. Đào Viên Minh Thánh Kinh 25 | P a g e Thần. Kính Thần như tại tu thành kính, bất khả cuồng ngôn tiết Thánh Minh. LỰC HỌC ĐỆ TAM Ngô (Đế) tố lãm Xuân Thu, ấu quan Khổng Mạnh: Duy dĩ hiếu đễ vi tiên, tu thân trị quốc vi bản. Dị đoan phong khởi, binh qua thương tàn dân mệnh, thập dư niên giáp bất ly thân, đao vô khiết tịnh, dạ vô ổn thụy tam canh, nhật bất bão xan nhất đốn, đông chiến tây chinh, bách chiên nhi giang san tài định, bạch liễu tu mấn tinh tinh, lực quyện mã luy đao độn, phí tận xích đảm trung tâm, hoác đắc cá phong hầu kim ấn. Đáo như kim, loạn thần tặc tử, bộ phong tróc ảnh, gian tham sàm nịnh, kết đảng khi lương, ngôn vô nhất định, bất tư lễ nghĩa liêm sỉ, hiếu đễ trung tín. Sự mỗi hồ hành, lũ đồ kiểu hãnh: soán quân vị, lục trung thần, háo hóa tài, dâm mỹ sắc, sát nhân túng tính. Chỉ cố sảng tâm lạc sự, khởi hiểu đắc hậu lai báo ứng? Cổ kim hảo sự đa ma, vô miễn cưỡng cẩu cầu tiệp kính. Như thái vân lưu ly, tiên hoa minh nguyệt, nhân bất tri cơ, như cang đao khoái khuyết, vọng động hoành hành, tạo hạ liễu ta oan nghiệt, viễn tắc kỷ niên, cận tắc số nguyệt, báo ứng vô sai, pháp nan lậu tiết.
  • 26. Đào Viên Minh Thánh Kinh 26 | P a g e Như nhân vị tao phùng, các hữu thời tiết: Đương tư thủ mệnh do Thiên, an bần lạc nghiệp. Như bách nghệ thảng thốt thành công, kỳ vật yên năng tinh khiết, thảo mộc bất năng bồi thực, nan trưởng hứa đa chi diệp; ngũ cốc thiểu dụng canh sừ, miêu tuy tú nhi bất thực. Văn thần thập tải hàn song, phương triều Kim Khuyết. Võ tướng bách chiến lâm nguy, thỉ đắc công hầu tịnh liệt. Ngô (Đế) nãi nhật nguyệt tinh trung, càn khôn đại tiết. Thiên băng Ngã (Đế) băng, địa liệt Ngã (Đế) liệt. ĐẠO MẠO ĐỆ TỨ Hựu phụng Thượng Đế gia ngự sắc, chưởng ác phàm gian thiện ác nhân, vạn quốc cửu châu giai kính phục, đạo Ngô (Đế) trung nghĩa độc xưng tôn, tố hình họa tượng càn khôn nội, như Ngô (Đế) anh hùng hữu kỷ nhân? Hỏa long thiêu xích thố, thủy thú luyện thanh phong, ngọa tàm mi bát tự, đan phụng mục song tình, ngũ long tu bãi vĩ, nhất hổ ngạch diêu thân. Tinh trung xung nhật nguyệt, nghĩa khí quán càn khôn, thao lược kỳ Tôn Tẫn, cơ mưu thắng Phạm Tăng, tu trường nghĩa cánh trường, diện xích tâm vưu xích, anh hùng khí cái thế, chúc tàn đao phá bích,
  • 27. Đào Viên Minh Thánh Kinh 27 | P a g e phong khố ấn huyền lương, tước lộc từ bất thụ. Yển nguyệt đao, ma nhưng khoái, thán huynh đệ bất tái, ngọa tàm mi, tỏa vị khai, hận giang san kỷ cải. Cắng cổ công danh nan tỉ tịnh, tam thiên môn hạ phong nguyên soái. Khể thủ đốn thủ, Thượng Đế sắc lệnh các bộ tướng soái: Kinh truyền hạ giới, sao lục phúng tụng như tại, nhân năng tuân hành, hệ ngọc yêu kim, quan cư thiên tải. Năng toàn nhất sự, tranh vanh tam đại. Khâm thừa pháp chỉ, hội tập chư Thần thi hành. TIẾT HUẤN ĐỆ NGŨ Trứ trung lương, kiệt lực khuông hành, hiếu thuận vô cải, liêm khiết bất loạn tâm điền, tiết nghĩa lâm nguy bất bại. Trung hiếu liêm tiết chi chương thính giải: Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung, nhật dụng triều đình lộc, đương tư bổ báo công. Báo quốc thần chi bản, tích tốt tướng chi hoành, bất sức văn thần quá, bất diệt võ tướng công, ký lục Văn Hoa điện, cử hặc Kiến Chương cung. Đan tâm như xích nhật, vị tất chí tam công. Tần Cối thế vi khuyển, Nhạc Phi (Vũ Mục) tứ soái trung.
  • 28. Đào Viên Minh Thánh Kinh 28 | P a g e Vi nhân tử, hiếu vi tiên, hiếu thuận lưỡng tự khẩn tương liên. Vật sử não nộ thường sử hoan, noãn y bão thực vô cơ hàn. Bịnh y dược, tất tự tiên, tức tu thường quá hiến thân tiền, dạ bất giải y triêu bất thực, thời thời khắc khắc tại thân biên. Nhĩ năng hiếu thuận nhĩ tử hiếu, điểm điểm trích trích khán thiềm tiền. Đại Thuấn hiếu, đế vị truyền, Nhị thập tứ hiếu cực chu toàn. Tại sinh bất cung phụng, tử hậu tế linh tiền. Bất hiếu tử, nhạ tai khiên, hổ hàm xà giảo bệnh tương triền, quan hình lao ngục tao sung phối, thủy hỏa chi tai thật khả liên. Hoặc thị huyền lương đao độc tử, bất hiếu chi nhân khổ vạn thiên. Tốc tốc cải, mạc trì diên; thế nhân thục vô quá, cải chi vi Thánh Hiền, nhân vô quá đốc hành toàn. Liêm sinh úy, khiết sinh nghiêm, tế kiểm điểm, tị nghi hiềm. Hy Hiền hy Thánh do Thiên Mệnh, học lễ học thi thính tự nhiên. Khước Chu túc, ẩn sơn xuyên, vi nhân tự ngọc vô hà điếm, lập chí như đồng thiết thạch kiên. Thủ kỷ lộc, mạc tuẫn thiên, tổn nhân lợi kỷ tử tôn oan. Liêm giả bất thụ Ta lai thực, chí sĩ bất ẩm Đạo chi tuyền. Từ bổng Nguyên Hiến khiết, úy kim Dương Chấn liêm, tọa hoài bất loạn Liễu Hạ Huệ, bế hộ vô dung Lỗ Trọng Liên.
  • 29. Đào Viên Minh Thánh Kinh 29 | P a g e Nghịch thực chẩm như tào lý mỹ, qua tế hà thắng thái canh điềm? Bổng lộc chỉ kham cung lễ nghi, cử gia thực phí cận bàn hoàn. Bách can đài hồi thất tiết vật, mãn tương trang lí muội tâm tiền, si trượng đồ lưu thùy bất phạ, khuyến nhĩ đài đầu khán thượng Thiên. Túng dung nam bộc như lang hổ, mưu chiêm quân dân địa dữ điền, thế bại vi suy tham kiết cáo, bạt chủng bình phòng oan báo oan. Phụ nam cùng cực vi xương đạo, hận sát đương sơ ác yếu tiền. Nhân chi tiết, như trúc hựu như nguyệt, quảng đại dữ cao minh, viên dung cánh thanh khiết, nhất sinh trực bất loan, đĩnh đĩnh khi sương tuyết, nhất kính tham thiên tú, vũ phong lộng minh nguyệt. Nga anh khấp trúc lâm, điểm điểm ban giai huyết, tức như Tô Vũ trượng, số hữu thập nhị tiết. Lý Lăng ô kỳ gian, Tô Vũ kính kỳ liệt. Trọng thăng sứ Tây Vực, tam thập lục quốc khước. Tiết nghĩa toàn, Thần Thánh duyệt, hoặc chưởng Thiên Tào sự, hoặc bổ Thành Hoàng khuyết, hoặc sinh công dữ hầu, phú quý thiên niên nghiệp. Loạn thần tịnh tặc tử, mỗi bả trung lương diệt: nhất kiến hư hoan hỉ, tâm khẩu các tương biệt, tâm tạng trượng bát mâu, ý tồn tam xích thiết, thiệt hạ hữu
  • 30. Đào Viên Minh Thánh Kinh 30 | P a g e long tuyền, sát nhân bất kiến huyết, tham khốc khắc gian sàm, tự vẫn nhi tôn tuyệt. Ngô (Đế) vị ngật trường trai, Ngô (Đế) bất tín dị thuyết, địa ngục tức Thành Hoàng, tam bảo quang, nhật, nguyệt, cứu tế cấp nạn nhân, tựu thị giải oan kết. Thử tứ tiết, trung hiếu liêm khiết, tường minh thậm thiết. Hậu liệt nhị thập tứ kiếp: Kình thiên đính địa Mãnh Dũng Thần Phủng Nhật cử Nguyệt Phổ Chiếu Thần Liệt tú Trương tinh Minh Lãng Thần Di tinh hoán đẩu Bác Lượng Thần Đằng vân giá vụ Phi Độ Thần Khu lôi xiết điện Uy Liệt Thần Hô phong hoán vũ Nhiễu Nhương Thần Xuyết lộ vẫn sương Phổ Phí Tinh Phi sa tẩu thạch Tiệt Lộ Thần Phiên giang đảo hải Ngũ Hồ Thần Băng sơn đồi lĩnh Thiết Giáp Thần Đống thủy khai băng Kết Hóa Tinh Phần viêm trục hỏa Lưu Quang Tinh
  • 31. Đào Viên Minh Thánh Kinh 31 | P a g e Khai hoa kết quả Kiều Mị Tinh Trường hòa tú cốc Ích Huệ Tinh Trừu nha trán diệp Phát Dục Tinh Khô mộc hạc trạch Thôi Kiệt Thần Tẩu thú phi cầm Bổ Tróc Tinh Ngư hà giải miết Dũng Dược Tinh Phi khiêu chư trùng Triền Nhiễu Tinh Tác văn chế tự Văn Xương Tinh Hưng binh bố trận Võ Khúc Tinh Khảo chính tuế thời Trắc Vận Tinh Tạo tác công nghệ Xảo Tác Thần Chúng tinh thính lệnh, các hồi bổn bộ, biến hóa phát sinh, khể thủ Thần Minh, Vô Cực chúng thánh, bất khả tư nghị công đức. KINH NGHIỆM ĐỆ LỤC Trị niên trị nguyệt Tướng, trị nhật trị thời Thần, Dạ Soa Hắc Sát Soái, nhật lệnh kiểu khiết binh, vãng lai tế giám sát, bất đắc lậu hào phân, hội đồng gia trạch
  • 32. Đào Viên Minh Thánh Kinh 32 | P a g e Thần, trước lệnh Tư Mệnh Quân. Như hữu kiền tụng nam dữ nữ, tốc tốc báo tri văn. Gia trạch cung thử kinh, yêu mị hóa vi trần. Thuyền châu phụng thử kinh, phong ba tức khắc bình, Hành nhân bội thử kinh, lộ đồ bảo an ninh. Thư sinh khán thử kinh, bất cửu bộ thanh vân. Phụ nhân tụng thử kinh, nhị nữ ngũ nam thành. Nhược vi vong hóa niệm, vong hóa tảo siêu sanh. Nhược vi phụ mẫu niệm, phụ mẫu hưởng hà linh. Phần hương cao tụng niệm, kỳ phúc tức lai lâm. Nhật niệm tam ngũ biến, hoặc tụng bách thiên thanh, nhân năng sao ấn tống, chư tật bất tương xâm, chư Thần giai hoan hỉ, trạch xá tịnh quang minh, hoặc tứ phúc dữ thọ, hoặc ấm nhi dữ tôn, hung sự hóa vi cát, phúc lộc thọ trùng tăng. Đẩu Khẩu Vương Thiên Quân, khâm phụng Hán thất, Hán Thọ Đình Hầu, Quan Thánh Đại Đế sắc lệnh: Đại Đế viết: Ngô (Đế) tằng ngôn: “Nhật tại thiên thượng, tâm tại nhân trung” . Tâm giả vạn sự chi căn bản. Nho gia ngũ thường, Đạo, Thích tam bảo, do tùng tâm thượng sinh lai. Nhân mạc đại ư trung hiếu, nghĩa mạc đại ư liêm tiết. Nhị giả ngũ thường chi thủ. Thánh nhân tham tán hóa dục giả, thử nhi kỉ. Tiên Phật siêu thần nhập hóa
  • 33. Đào Viên Minh Thánh Kinh 33 | P a g e giả, thử nhi dĩ. Tự hữu thiên địa dĩ lai, giá cá Vô Cực Thái Cực chi lý, hỗn nhiên bao la, cổ kim trường huyền. Chư đế vương Thánh Hiền, Tiên Phật, vạn kinh thiên điển, chỉ thị minh thử lý, thành thử sự nhi dĩ. Ngô (Đế) hệ Tử Vi viên trung, hỏa chi chánh khí. Hỏa, ly minh tượng dã, cố chủ Văn Xương. Hỏa, hựu liệt tính dã, cố chủ Võ Khúc. Văn chủ nhân, nhân thủ trung hiếu. Võ chủ nghĩa, nghĩa thủ liêm tiết. Duy thị cử thiên hạ vạn thế giai vi thánh hiền Tiên Phật. Thử hữu trú vô dạ, hữu dương vô âm, tuyệt vô chi lý dã. Tự Chiến Quốc dĩ lai, Ngô (Đế) xuất thế khuông quân cứu nhân, bất đắc dĩ dĩ công thiện chi tâm vọng thế, thử Đào Viên Kinh chi sở dĩ hiện thân thuyết pháp dã. Nại hà thế chi nhân, chân tính bất mật, tà tích dụng tâm. Kiến Ngô (Đế) bình thường chi ngôn, bất viết Thánh Nhân bất xuất thử kiêu căng ngữ, tắc viết Thánh Nhân bất xuất thử thiển cận ngữ. Ô hô, thị tất dục Ngô (Đế) trùng tác ngũ kinh, đãi thế chi trí, ngu hiền, bất tiếu, giai tận độc chi hồ. Bất độc thử dã, hiện tại thân liệt văn Nho, diệc vọng hành chỉ bác. Ngô (Đế) nhân Châu Tử, lẫm lẫm trì tụng đa niên, chỉ đắc chú giải minh bạch. Như tái hữu thiện hành đê
  • 34. Đào Viên Minh Thánh Kinh 34 | P a g e hủy giả, khinh tắc lệnh ôn hỏa diệt chi, trọng tắc mệnh Châu Thương (Tướng Quân) trảm chi vô hối. Minh Thánh Kinh, bản hệ mộng dữ Ngọc Tuyền Tự tăng, tăng tỉnh nhi truyền thuật . Thủ cú Hán Hán, thượng nhất Hán tự nãi đại danh, tức Đại Hán dã. Hán Thọ Đình hệ địa danh dã. Kỳ tiên chúc phó nhân nhân tụng thử kinh giả, thị dĩ hiệu nghiệm hâm động nhân tâm dã. Trung ngôn tinh trung xung nhật nguyệt, nghĩa khí quán càn khôn, tức Mạnh Tử sở vị “Tắc Hồ Thiên Địa dã”. Viết “diện xích tu trường” giả, tức Đại Học sở vị “Tâm quảng thể bàn”, Mạnh Tử sở vị “Túy diện áng bối dã” Chí đầu thai chuyển kiếp chi thuyết, Nho giả bất ngôn, bất tri Thích, Đạo lưỡng môn tịnh phi vô cứ. Thí lịch tra cổ kim, tá thi hoàn hồn, linh xác chuyển ký, dị vật nhập thai, khởi thiểu dã tai! Ngô (Đế) ngôn tại Liệt Quốc, tại Hán dữ tại Đường Tống chi ngôn, thực phi cuống dã. Chư quân thí đối hạch chi. Tái tứ chương ngôn Trung. Văn võ thần liêu giai đương kính thể, tắc thị tam đại dĩ thượng chi thần dã. Quỳ, Long, Y, Cao kỳ nhân dã. Ngôn Hiếu tắc viết bất giải y bất thực, tắc thị thiện tẩm môn, Văn Vương kỳ nhân dã. Trích thủy hoàn nguyên, tôn hựu hiệu tử, tắc tử tôn bảo chi, Đại Thuấn kỳ nhân dã. Thuyết đáo nhị thập tứ hiếu, cổ kim chiêu như nhật nguyệt, cách
  • 35. Đào Viên Minh Thánh Kinh 35 | P a g e Thiên Địa, động quỷ Thần, khởi phi các nhiên khả cứ giả tai! Liêm tại Châu Lễ, dĩ lục kế vi định, thực tùng nghĩa tự trung sinh. Cố vi ngu muội giả thống xích, nhi Liêm tuyền Đạo thủy, cử nhất nhị nhi dĩ quát chi dã. Tiết như trúc. Trúc hữu quân dã, như nguyệt. Nguyệt hữu độ dã. Phi quân tắc hỗn, phi độ tắc hôn. Cổ kim đại tiết bất du giả, ư nghĩa đãi tận. Hậu khiển chư thần giám sát, dĩ sử tốc ứng, Ngô (Đế) diệc đại phí bà tâm, dĩ Ngã (Đế) vi kiêu, dĩ Ngã (Đế) cố bất từ, dĩ Ngã (Đế) vi thiển, Ngã (Đế) diệc bất từ. Đãn nguyện nhân nhân tùng thử kiêu ngôn, thiển ngôn tố khứ, nhất nhất quả tự tín ư tâm trung, nhiên hậu thám nguyên diệu chi lý, nhập thượng thánh chi ban, Ngô (Đế) diệc bất quái, nhi thả khoái nhiên dã. Tương thử ngôn trước Linh Quan truyền thế tri chi. Vi thử thuật cáo Châu Tể nhân đẳng, nhất tâm thể thử, dĩ tâm ấn tâm. Tâm tại nhân trung, nhật tại Thiên Thượng, khâm tai, vật hốt
  • 36. Đào Viên Minh Thánh Kinh 36 | P a g e PHẦN CHÚ GIẢI Đế Quân là Đức Quan Thánh đời Hán, sắc dụ cho đại chúng xét nghe: Những việc bất tề trong cõi đời này đều căn cứ vào một điểm chân tâm của lòng người. Phải có lòng quang minh chính trực và bất khuất, phải phân minh việc sinh tử thuận nghịch trên đời. (1) Đế Quân đã từng giáng phàm vào thời Hán, cùng Lưu Hoàng Thúc (Lưu Bị) Trương Phi kết nghĩa mà lưu danh muôn thuở (2) . Một người đơn đao cầm đuốc thức đêm, để lại tiếng thơm ngàn đời (3) . Thời kỳ tạm ký nơi Tào Tháo ân nghĩa phân minh (4) , vì lòng trung nghĩa với nhà Hán, đánh Ngô mà vong thân (thăng Thiên) ____________________________________________ (1) Đời người ai cũng ham sống và sợ chết, thích thuận mà không thích nghịch. Nhưng nếu như sống nhục mà chết vinh thì thì người có chí khí sẽ chọn con đường chết. Nếu thuận theo lòng người mà đi nghịch với lẽ trời, thì người có tiết tháo sẽ thuận theo lẽ Trời mà nghịch với thế đời. Xưa nay các bậc trung thần, hiếu tử, liệt nữ là thế, nên điểm chân tâm này (tấm lòng chân thành này) sống ngang với Trời đất và lưu danh muôn thuở. (2) Đào-Viên kết nghĩa: Thời Hán mạt, giặc khăn vàng nổi loạn, quan Thái-thú U-châu LưuYên mộ binh chiêu hiền chống giặc. Lưu-Bị, Quan-Vũ và Trương-Phi gặp nhau ở Trác. Ngô ở đây là Đức Quan- Thánh tự xưng. Người tụng niệm kinh này phải đọc là Đế.
  • 37. Đào Viên Minh Thánh Kinh 37 | P a g e Thượng Đế thương lòng trung nghĩa của Đế Quân, đặc biệt cho giữ chức tuyên hóa trong cõi u minh, ra lệnh cho Đế Quân ban ngày tuần du thiên hạ, tra xét lòng trung nịnh của loài người. Những việc tham tàn gian xảo, sau này để chịu quả báo. Khuyên răn cùng giới trí thức, cũng như tầng lớp quan quân: Thứ nhất chớ khinh khi cha mẹ, chớ nên gạt gẫm xóm giềng. Bạn bè là một trong đạo ngũ luân (5) , chỉ cần hai chữ thành tín, kết bạn không chọn nghèo sang. Lòng tin nội ngoại bình đẳng, nào sợ hoạn nạn truân chuyên. (3) Trong thời gian anh em lưu lạc phân tán, Quan-Vũ bảo vệ hai vị phu nhân của Lưu-Bị là Cam phu nhân và My phu nhân. Trong thời gian tạm ký trong doanh trại của Tào-Tháo, mỗi tối Tháo chỉ cấp cho một nửa số đèn cầy để thắp đêm, mục đích là muốn làm hại thanh danh của Quan-Vũ. Nửa đêm khi đèn sắp tàn, Quan-Vũ thắp đuốc lên, lấy cây đao Thanh long phá hủy bức tường, ngồi trong phòng đọc sách Xuân-Thu cho đến sáng. Gian hùng như Tào-Tháo cũng phải khen cho tấm lòng quang-minh trung nghĩa của Quan-Vũ. (4) Khi thành Hạ-Bì bị quân Tào chiếm đóng, Quan-Công vì lo đến an nguy nguy của nhị tẩu ( hai vị phu-nhân của Lưu-Bị) phải tạm thời tạm ký với Tào-Tháo với ba điều kiện: (1)Chỉ đầu Hán mà không đầu Tào; (2) Lấy bổng lộc của Lưu-Bị cấp cho nhị tẩu và không cho người nào được bén mảng đến chỗ ở của hai vị phu nhân. (3) Một khi biết được tin tức của Lưu-Bị, dù có cách xa ngàn dặm, cũng vẫn đi tìm. Khi Viên-Thiệu sai Nhan-Lương đánh thành Bạch-Mã của Tào-Tháo, Quan-Công ra trận giết Nhan-Lương, trả ơn cho TàoTháo, và giao trả lại vàng bạc quan ấn, từ gĩa Tào-Tháo lên đường tìm Lưu-Bị. Đây là một hành động ơn nghĩa phân minh của Quan-Công đối với Tào-Tháo.
  • 38. Đào Viên Minh Thánh Kinh 38 | P a g e Tào Tháo (6) gian xảo thâm hiểm, đến nay còn phải chịu tội ở chốn âm ty. Khổng Minh (Võ Hầu) vì hai chữ trung nghĩa, làm Thần của cõi U Minh. Lòng thành một người chính trực, trực tiếp hưởng được chân phúc. Quỷ kế mưu mô xảo trá, là nguyên nhân của họa tai. Lỗi người sáng như nhật nguyệt, sớm muộn người đời cũng biết. Lòng người nếu được vô tư, chính khí hợp với trời đất. Nếu lòng được như trẻ thơ, thành thực không biết dối trá, nơi nơi Thần kính quỷ sợ. Dùng kế trộm nhìn nữ sắc, phòng the vợ con bị dâm (7) . Nếu dùng thủ đoạn lường gạt tài sản của người, con cháu đời đời đều bị tứ đổ tường làm hại. Người hay tranh tài đấu thắng, luôn luôn càng tiện càng bần. (5) Ngũ-luân: Năm đạo nhân luân của con người, đó là quân-thần (vua tôi), phụ-tử ( cha con), phu-phụ ( vợ chồng), huynh đệ ( anh em), bằng-hữu ( bạn bè) (6) Tào-Tháo: Tự là Mạnh-Đức, người đất Bái thời Đông-Hán. Tính gian trá và đa nghi, trong thời kỳ mưu sát Đổng-Trác thất bại, bị Đổng- Trác ra lệnh truy nã. Trên đường chạy trốn, Tháo được bạn của người cha là Lã Bá-Xa cho tá túc. Bá-Xa ra ngoài mua rượu và sai người nhà giết heo thết tiệc tiếp đãi Tháo. Trong lúc người mấy người con của Lã Bá Xa đang mài dao chuẩn bị giết heo, Tào-Tháo sinh lòng nghi, tưởng người mài dao để giết mình nên cầm gươm đến nhà sau giết luôn một lúc tám người nhà của Lã-Bá-Xa. Tháo lại tiến đến nhà bếp để lục soát, thấy một con heo đang bị trói, bên cạnh là một bếp lửa đang cháy, Tháo mới hay đã giết lầm người. Trên đường bỏ trốn, gặp lúc Lã-Bá-Xa đang mua rượu về, Tháo ra tay giết luôn Lã-Bá-Xa. (7) Dâm hay nhìn trộm vợ con của người, vợ con trong nhà cũng bị
  • 39. Đào Viên Minh Thánh Kinh 39 | P a g e Hãy mau thu tâm phản tỉnh, chớ nên càng mê càng sâu, ba kiếp luân hồi trong vòng ác đạo (8) , bị người nguyền rủa ngàn đời. Ngòi bút sắc bén như kiếm, có thể thêm bớt tội tình, miệng lưỡi của người cũng thế, nếu không sử dụng thận trọng, ắt sẽ mang họa diệt thân. Càng ghét lòng dạ ác độc của phụ nữ, nói ngoa lường gạt xóm giềng, xúi chồng mắng nhiếc cha mẹ, Ta (Đế Quân) thấy bèn sinh lòng giận, tượng đất múa dao mổ bụng chém đôi cả mẹ lẫn con. (9) Mừng cho những người biết hiếu thảo với cha mẹ, yêu kính huynh trưởng, sớm chiều lo cơm lo nước, cả nhà mặc ấm ăn no. Khoảnh khắc ngựa đất chạy bay như gió, đưa người lính khốn khổ cách xa vạn dặm về đến tận nhà. (10) người dâm. (8) Ngạ-qủy đạo, súc-sinh đạo, địa-ngục đạo. Trong lục-đạo luân- hồi, Thiên đạo, nhân đạo, A-tu-la đạo là ba thiện đạo. Ngạ-qủy, Súc- sinh, địa-ngục thuộc ba ác đạo. (9) Một thiếu phụ nọ bất hiếu với mẹ chồng, thường bắt nạt mẹ chồng trước mặt quần chúng, lại hay đến miếu Quan-Thánh cầu nguyện để mẹ chồng chết sớm đặng khỏi nuôi dưỡng. Quan-Đế giận, sai Châu-Thương (Tướng quân mặt đen theo hầu Đức Quan-Thánh) chém ngang thiếu phụ một đao. Thiếu phụ lẫn đứa con trong bụng mẹ đều chết. Khi quan phủ đến điều tra án mạng, thấy tượng của Châu tướng quân còn đứng ngay trước mặt thiếu phụ với cây đao còn đang rướm máu. Quan phủ cùng dân làng biết Quan-Thánh hiển linh chém
  • 40. Đào Viên Minh Thánh Kinh 40 | P a g e Muốn cầu trường sinh có con, cần phải giới sát phóng sinh. Không ăn thịt bò thịt chó, tránh được hình phạt lao tù. Thiện nam tín nữa tuân lời dạy của Đế Quân, gặp nạn Đế Quân sẽ đến cứu giải. Nơi chiến trường Đế Quân sẽ giúp người lính chiến khu trục loài quỷ mị, tránh nạn đao gươm thương vong. Nếu một lòng trung trinh giữ nước, trăm ngại không sờn, Đế Quân sẽ giúp người gia tước thêm công, hưởng cảnh phú quý đời đời, sống lâu không gặp tai họa. Nếu như có lòng hủy pháp, đo lường không chánh gạt người, khi chết không được đầu thai làm kiếp người, ở nơi địa ngụ A Tỳ rên rỉ, lúc hối thì đã muộn màng. Hãy mau mau tuân theo lời huấn, quay đầu từ bỏ việc ác, gắng hành điều thiện việc lành. người thiếu phụ bất hiếu, bèn thắp hương quỳ lạy, chùi sạch cây đao và thỉnh bức tượng của Châu tướng quân lên bàn thờ. (10) Triều Minh đời vua Thần-Tông, đất Giải-Châu có người hiếu tử Dụ-Bảo bị người vu oan phải làm lính thú ở ngoài biên thùy đất Đằng- Việt. Vợ là Vương Thị hiền thục có tài, đến chùa Quan-Đế khẩn cầu Đức Quan-Thánh từ bi giải oan. Vương thị nghèo không tiền mua nhang, dùng hạt gạo thay nhang qùy khấn trước tượng Đức Quan- Thánh, bày tỏ nỗi sầu u uất và nỗi nhớ mong của người mẹ già ở nhà. Một đêm Dụ-Bảo mơ thấy Đức Quan Thánh đến nói: Mẹ già và vợ con đều nhớ con, con có muốn về nhà chăng? Dụ-Bảo khẩn cầu: “Cách xa vạn dặm như vậy làm sao về được? ” Đế-Quân chỉ vào một con ngựa đất và nói: “Cỡi lên con ngựa này thì con sẽ về thẳng tới nhà”. Dụ-Bảo thức dậy, thấy con ngựa đất đứng trước mặt, bèn ngồi trên lưng ngựa. Chỉ nghe gió thổi ù ù, khoảnh khắc thì về đến nhà. Vợ hỏi nguyên do,
  • 41. Đào Viên Minh Thánh Kinh 41 | P a g e Dụ-Bảo đem chuyện Đức Quan-Thánh báo mộng thuật lại, người vợ mới biết rằng lòng thành khẩn cầu nguyện của mình được Đức Quan- Thánh từ bi cứu giúp. Vợ chồng vui mừng vô tả, bèn đến chùa Quan- Thánh tạ ơn và đến quan-phủ đất Giải-Châu trình diện. Quan phủ không tin, sai người đi điều tra. Người điều tra đưa tin về cho hay: Tính từ thời gian Dụ-Bảo rời khỏi dinh trại đến thời gian trình diện quan phủ chỉ có nửa ngày và lạ nhất là trong danh sách lính thú thì dưới tên của Dụ-Bảo có lời phê “ Miễn phục dịch” của Đức Quan-Thánh. Quan phủ biết người lành bị oan, cho Dụ Bảo miễn phục dịch.
  • 42. Đào Viên Minh Thánh Kinh 42 | P a g e Đào Viên Minh Thánh Kinh Chú Giải Kinh Tự Đệ Nhất Hán Thọ (11) Đình Hầu (12) triều Hán, Quan Thánh Đế Quân tiết lược kinh Đào Viên Minh Thánh, ban đêm báo mộng cho người tu hành ở chùa Ngọc Tuyền (13) ghi chép. Ngàn kinh vạn điển đã có từ xưa nay, chỉ một kinh của Đế Quân chưa ban hành, nay làm kinh này để lưu truyền trên đời, chớ nên sinh lòng khinh thường. Đức Thái Thượng Lão Quân, chư Thánh Ngũ Nhạc, Thần Lôi, Thần Điện, các vị Thần Ngũ Hồ, Thần Tứ Hải, Thần Thái Dương, Thần Thái Âm, Thần Tinh Tú, Thần Thành Hoàng đều nghe hiệu lệnh, Thần Thổ Địa các nơi tuân lệnh. Chúng thánh khi chầu kiến đức Ngọc Đế đều phải tâu nghị, đem quyển Minh Thánh Kinh ban hành khắp thế gian. Cứu Khổ Đại Tiên, Thái Thượng Chân Quân, Thái Bạch Kim Tinh, cùng nhau chú giải, trình tâu Thượng Đế để quyển kinh được truyền khắp bốn bể, để quốc gia được vững bền, để vạn dân được nhờ cậy. (11) Hán-Thọ : Là địa danh (12) Đình-Hầu : Một quan tước thời Đông Hán. (13) Ở núi Ngọc-Tuyền, huyện Đương-Dương tỉnh Hồ-Bắc Trung-Quốc
  • 43. Đào Viên Minh Thánh Kinh 43 | P a g e Nguyên Thủy Đệ Nhi Thánh Đế nguyên là Thần Chu Y ở Cung Tử Vi, quản lý hai vì sao Văn Xương và Võ Khúc. Vì Trương Tiên (14) không có chức vụ quản hạt, Thượng Đế sắc lệnh theo Đế Quân làm tùy Thần. Tra xét thiếu nam cùng thiếu nữ, nếu như trong quá khứ có làm chuyện thất đức tổn đến âm chất, tuyệt tự không con cháu, hoặc không con mà cầu con, hoặc phụ nữ mang nặng khó sinh cầu thôi sinh, hay là mắc nạn trong lúc sinh đẻ, hoặc là những người bị tà ma yêu mị làm tàn tật, mắc phải bệnh sởi, bệnh đậu mùa. Nếu thành tâm thắp nhang trì tụng Minh Thánh Kinh này, sẽ được Trương Tiên hiển linh cứu giúp, chuyển họa thành lành, đó là sự mầu nhiệm của kinh Minh Thánh. Nay người đời vẽ tranh của Đế Quân đều có hình của Trương Đại Tiên cầm cung đứng hầu kế bên. Biết thời Chiến Quốc (15) chiến tranh loạn lạc, Thượng Đế sai Đế Quân giáng phàm cứu rỗi muôn dân. Ngọc hoàng Thượng Đế ban cho tên và họ, Tử Tư (16) năm lần chuyển kiếp đều là trung thần. Ở Lâm Đồng (17) giải nạn cho chư hầu, làm tuyệt lòng gian tham thôn tính chư hầu của nước Tần. Vua Sở vô Đạo, đam mê tửu sắc, hoang dâm vô độ. Đế Quân mới bỏ Sở qua ải Chiêu Quan (18) sang nước Ngô. (14) Một vị Thần vào thời kỳ Hiên-Viên Hoàng-Đế, được Hoàng-Đế ban cho cung và nõ, nên lấy Trương làm Họ.
  • 44. Đào Viên Minh Thánh Kinh 44 | P a g e Hai nước Ngô Việt vì thế động đao binh. Đế Quân một đời là hiếu tử, mấy đời làm trung thần, Thượng Đế sắc lệnh cho Đế Quân làm Thần của sông Tiền Đường, quản hạt nước thủy triều, lên xuống không sai lầm. (15) Thời kỳ từ Châu Liệt-Vương năm thứ 23 ( năm thứ 403 trước Tây lịch) chiến tranh xảy ra không ngừng giữa bảy nước Tần, Tề, Sở, Yến, Hàn, Triệu và Ngụy, đến thời kỳ Tần Thủy-Hoàng thôn tính sáu nước ( năm 247 trước Tây lịch) thống nhất Trung-Hoa, tổng cộng 156 năm. (16) Ngũ-Tử-Tư: Tức Ngũ-Viên người nước Sở, là con của Ngũ-Xa thời Chiến-Quốc. SởBình-Vương hoang dâm vô đạo, nghe lời gian thần Phí- Vô-Kỵ lấy vợ của thái-tử làm vợ. Ngũ-Xa lên tiếng can gián Sở-Bình- Vương về sự loạn luân này, Sở-Bình-Vương giận, có ý muốn giết Ngũ- Xa. Phí-Vô-Kỵ lại bày kế cho Sở-Bình-Vương triệu hai người con của NgũXa là Ngũ-Thượng và Ngũ-Tử-Tư về nước để giết, mục đích là diệt trừ hậu hoạn. Ngũ-TửTư biết là kế của gian thần sắp bày để hại mình nên không về. Sở-Bình-Vương biết NgũTử-Tư không mắc kế nên giết Ngũ-Xa và Ngũ-Thượng, đồng thời ra lệnh tróc nã Ngũ-TửTư. Tử-Tư vì thế mà vượt ải Chiêu-Quan chạy sang nước Ngô. (17) Tức Đồng-Quan, (Nay thuộc tỉnh Thiểm-Tây Trung-Quốc): Vua Tần muốn thôn tính các nước chư-hầu để làm vua thiên hạ, nên triệu tập 18 nước chư-hầu họp mặt tại ĐồngQuan. Tể tướng nước Tề là An-Tử hiểu rõ được âm mưu này, đề nghị các nước chọn NgũTử-Tư ra làm tướng của 18 nước chư-hầu. Vua Tần tự ý mượn cớ chém tướng của các chưhầu để lấy oai, nhưng bị Ngũ-Tử-Tư hách chỉ, làm vỡ mộng bá vương của Tần. (18) Chiêu-Quan: Ranh giới của hai nước Sở và Ngô( Nay thuộc tỉnh An-Huy, TrungQuốc). Khi thân-phụ Ngũ Tử-Tư là Ngũ-Xa thấy Sở Vương vô đạo, ông liều mạng can gián. Sở Vương chẳng những không nghe, mà còn còn tin lời gièm pha của nịnh thần Phí Vô-Cực giết hại Ngũ Xa và Ngũ-Thượng ( anh của Ngũ Tử-Tư). Ngũ Tử-Tư vì thế mà bỏ nước Sở, qua ai Chiêu-Quan sang nước Ngô.
  • 45. Đào Viên Minh Thánh Kinh 45 | P a g e Thời Hán lắm gian đảng (19) , Đế Quân lại thay họ giáng phàm. Đọc truyện Xuân Thu của đức Khổng Tử mà lập chí trượng phu. Sinh trưởng ở thành Giải Lương, lấy Quan làm họ, hạ phàm giới làm bậc trung thần nhà Hán. Thơ ấu rời cố hương, ra làm quan từ lúc còn trẻ tuổi. Đại trượng phu lấy bốn bể làm nhà, nào lo sợ không có anh em. Đến vườn đào, thấy hai người diện mạo khác thường, hỏi thăm anh hùng từ đâu đến. Một người dáng vóc dũng cảm, khí phách anh hùng là Hoàn Hầu Trương Phi, một người với tướng mạo đường hoàng, văn nhã ôn tồn là Lưu Bị (Lưu Chúa). Xuất thân đầu quân nay gặp minh chủ, phải lấy nước Thiên Hà (20) rửa sạch bụi trần của thiên hạ. Anh hùng gặp nhau quả thật là hội long hổ gió mây, giết trâu ngựa cúng cáo Trời đất, thề nguyện kết nghĩa khuông phù nhà Hán. ____________________________________________ (19) Hán triều đến đời vua Linh-Đế, vì tin dùng bọn hoạn quan nên triều cương bất chấn, quốc vận suy đồi, nhân dân sống trong cảnh lầm than. Dân chúng nhiều nơi nổi loạn chống lại triều đình, trong đó có giặc Hoàng-Cân. Dẹp xong giặc Hoàng-Cân thì đến cái loạn của Đổng-Trác. Khi Đổng-Trác bị giết rồi lại đến nạn Quách-Dĩ, Lý-Thôi, hai tên gian thần bức hiếp vua chúa, giết người hiền lương. Hết nạn Quách-Dĩ, Lý-Thôi lại đến thời Tào-Tháo lộng quyền… Đức Quan-Thánh giáng phàm ứng vào thời kỳ lọan ly này. (20) Thiên-hà: Chỉ sông ở trên Trời, nuớc sông trong sạch vô nhiễm. Ý chỉ trong thời kỳ loạn ly cần phải lấy chính khí hạo-nhiên của Trời đất rửa sạch bụi bặm của cõi trần, mang lại thanh bình cho thiên hạ.
  • 46. Đào Viên Minh Thánh Kinh 46 | P a g e Phá giặc Hoàng Cân (21) , diệt Đổng Trác (22) , giết Lữ Bố (23) . Kiếp trại trừ Tào Tháo, mắc kế gian mà vào dinh Tào. Nơi Từ Châu anh em phân tán, hộ Tẩu không nơi nương tựa (24) , Trương Liêu dùng mưu giảm chúc (25) , để tránh hiềm nghi, Đế Quân phá tường tỏ nghĩa khí. Trung thần không thờ hai chúa, lòng Đế Quân chỉ hàng Hán mà không hàng Tào. Phong tước Đình Hầu ở đất Hán Thọ, trên dấu không có chữ “Hán” (tiêu biểu cho Hán triều) lại tái đúc (26) . Ba ngày một yến tiệc mua lòng, đó là mỹ ý của Tào Man (27) . Nhan Lương Văn Xú (28) dẫn binh dẫn binh vây Tào Tháo, Đế Quân ra trận giải vây, lập công trả ơn Tào Tháo. ____________________________________________ (21) Giặc Hoàng-Cân: Do ba anh em Trương-Giốc, Trương-Bảo và Trương-Lượng lãnh đạo làm loạn, cầm đầu là Trương-Giốc. Trương- Giốc là người thi hỏng tú-tài, sau bỏ việc bút nghiên lên núi hái thuốc. Một hôm Trương-Giốc gặp một lão gìa mặt đỏ mắt xanh ở trong rừng, được lão nhân giao cho ba quyển “Thiên-Thư”. Lão dăn rằng: “Đây là bộ Thái-Bình Yếu-Thuật ta ban cho con học, có thể cứu người giúp đời, nếu sinh lòng dạ bất chính sau này sẽ bị ác báo.” Giốc học được nhiều phép thuật, và chữa được nhiều bệnh lạ, nên số người theo Giốc mỗi lúc một đông, Giốc từ đó có tham vọng làm vua thiên hạ, tự xưng là tướng-quân, chống lại triều đình nhà Hán. Bộ hạ của Trương-Giốc đều cầm cờ vàng, nên gọi là giặc khăn vàng. (22) Đổng-Trác: Một gian thần thời Đông-Hán, người hoang dâm tàn bạo, lấn quyền vua, giết Hán Thiếu-Đế và Hà thái-hậu. Sau bị Lữ-Bố giết. (23) Lữ-Bố: Là con nuôi của Đinh-Nguyên, một người hữu dũng vô mưu, vì lợi quên nghĩa. Một lần gian thần Đổng-Trác muốn giết Đinh-Nguyên nhưng sợ oai của Lữ-Bố. ĐổngTrác nghe lời Lý-Túc dùng danh lợi mua chuộc Lữ-Bố, Bố quay lại làm con nuôi của Đổng-Trác và giết Đinh- Nguyên. Quan tư-đồ Vương-Doãn thấy Đổng-Trác lộng quyền, dùng
  • 47. Đào Viên Minh Thánh Kinh 47 | P a g e Điêu-Thuyền làm mỹ nhân kế ly gián Đổng-Trác và Lữ-Bố, Lữ-Bố lại vì Điêu Thuyền mà giết Đổng-Trác. Về sau bộ hạ của Lữ-Bố làm phản, bắt Bố giao nạp cho TàoTháo, Tháo thấy Bố có dũng, muốn dùng nhưng bị Lưu-Bị nhắc Bố đã từng giết Đinh Nguyên và Đổng-Trác. Tào-Tháo vì thế không dùng và giết Bố (24) Tào-Tháo dẫn binh đánh Từ-Châu, Lưu-Bị muốn phát binh sớm, nhưng trúng kế của Tào-Tháo mà bại trận phải chạy qua chỗ Viên-Thiệu, còn Trương-Phi thì chạy đến núi Mang-Địch. Quan-Công giữ thành Hạ- Bì hộ vệ gia đình của Lưu Hoàng-Thúc, sau cũng cũng bị Tào-Tháo dùng kế vây thành, phải hộ vệ gia đình của Lưu Hoàng-Thúc chạy lên núi Thổ- San. Tào Tháo mến tài của Quan-Công, sai Trương-Liêu đi dụ hàng, Quan-Công lo đến sự an toàn của gia đình Lưu-Bị, tạm ký ở trong dinh Tào với ba điều kiện: Chỉ đầu Hán mà không đầu Tào; Tháo phải bảo vệ sự an toàn của nhị tẩu; Một khi được tin của Lưu-Bị, dù có cách xa ngàn dặm cũng lên đường đi tìm. (25) Tào-Tháo dùng kế để làm hại thanh danh của Quan-Công, cho Quan-Công và hai vị phu-nhân của Lưu-Bị ở chung một gian nhà, ban đêm chỉ cấp cho một nửa số đèn cầy để thắp.Để tránh hiềm nghi, Quan- Công thắp đuốc lên, lấy cây đao Thanh-long phá hủy bức tường, ngồi trong phòng đọc sách Xuân-Thu cho đến sáng. (26) Tào-Tháo phong tước Hán-Thọ Đình-Hầu cho Quan-Công nói là do vua Hán sắc phong, nhưng trong đấu không có đúc chữ Hán nên không nhận. Tào-Tháo vì thế cho đúc ấn lại, thêm chữ Hán trên dấu. (Ý của Tào-Tháo thì tự cho rằng quyền hành của mình trên vua Hán nên tự mình sắc phong cho Quan-Công). (27) Nhũ danh của Tào-Tháo. Tào-Tháo muốn lấy lòng Quan-Công nên ban ngựa tặng vàng, năm ngày thết một tiệc lớn, ba ngày một tiệc nhỏ, lại dùng mỹ nữ để làm siêu lòng chí khí của bậc anh hùng. Nhưng vàng bạc danh lợi nào mua được tấm lòng trung nghĩa của Quan-Công! (28) Nhan-Lương và Văn-Xú là hai dũng tướng của Viên-Thiệu. Viên- Thiệu sai Nhan Lương đánh thành Bạch-Mã của Tào-Tháo, giết luôn hai viên tướng của Tào-Tháo. Tháo hỏang sợ, Quan-Công muốn trả ơn cho Tào-Tháo ra trận giao chiến và giết được Nhan Lương. Văn-Xú muốn
  • 48. Đào Viên Minh Thánh Kinh 48 | P a g e Từ bỏ quan ấn và vàng bạc của Tào Tháo, một lòng trung trinh đi tìm anh. Ngàn dặm tìm anh thêm nghĩa khí, vượt quan chém tướng hiển uy phong (29) . Anh hùng ly hợp trong Trời Đất, anh em gặp nhau nơi Cổ Thành (30) . Trí tuy cao không quyết thắng, mưu lược tuy nhiều thiếu kinh luân (31) . Ba lần đến lều tranh thỉnh Khổng Minh (32) , khi Ngọa Long dậy, giấc mộng đời người ai thức tỉnh, bình sinh ta tự biết lấy mình, lều tranh một giấc ngủ thiêm thếp, ánh dương ló dạng ở ngoài song (33) . Chưa rời khỏi túp lều tranh đã rõ thiên hạ chia thành ba phân. ____________________________________________ báo thù cho Nhan-Lương, ra trận đánh với Quan-Công cũng bị Quan- Công giết . (29) Vượt quan chém tướng: Qua ải Đông-Lĩnh, bị quan thái-thú giữ cửa là Khổng-Tú mang quân vây đánh: Quan thứ nhất. Đến Lạc-Dương bị thái-thú Hàn-Phúc ngăn cản: Quan thứ hai. Ở Nghi-Thủy, bị Biện-Hỷ mai phục ở chùa Trấn-Quốc: Quan thứ ba. Đến Hùynh Dương bị quan thái- thú Vương-Thực mưu hại: Quan thứ tư. Nơi bến đò Hòang-Hà bị Tần Kỳ ngăn đánh: Quan thứ năm. Khi qua khỏi đất Tào, Quan-Công buồn lòng than rằng: “Ta nào muốn dọc đường giết người, thật là bất đắc dĩ vậy”. (30) Một thành trì ở Hà-Bắc do Trương-Phi chiếm đóng. (31) Ý là Đế-Quân có tài trí và mưu lược phò giúp Lưu-Bị, nhưng cần phải có một người có tài kinh luân như Khổng-Minh mới có thể vùng vẫy được. (32) Khổng-Minh: Tức Gia-Cát-Lượng, ngừời Lang-Nha đất Dương-Đô. Nhà Khổng-Minh ở gần núi Ngọa-Long-Cương, nên có biệt hiệu là Ngọa- Long Tiên-Sinh. Ông có tài dùng binh, làm quân-sư cho Lưu-Bị lập nên nước Thục, cùng với Tào-Tháo, Tôn-Quyền mỗi người hùng cứ một phương, chia Trung-Quốc thành ba đỉnh vạc trong thời kỳ Tam-Quốc.
  • 49. Đào Viên Minh Thánh Kinh 49 | P a g e Võ Hầu (Khổng Minh) nguyên là sao Quảng Tuệ giáng phàm, tức là Nghiêm Tử Lăng (34) đời Hán, thời Tam Quốc là Gia Cát Lượng, đời Tống tái giáng phàm là Chu Văn Công (35) , trải qua ba đời luân hồi đều là quan văn, nay vĩnh viễn không hạ phàm. Chân vạc ba phân chê đất hẹp, giang sơn đổi chủ đã bao lần. Đại ca (Lưu Bị) nay ở Thanh Hư phủ, Quan Mỗ (Đế Quân) nay trưởng quản ba cõi trời. Tam đệ (Đức Hoàn Hầu Trương Phi) làm Thần Thổ Cốc ở tỉnh Tứ Xuyên, vẫn một lòng trung lương giữ nước, triều Tống thay họ đổi tên giáng phàm là tướng Nhạc Phi (36) . ____________________________________________ (33) Lưu-Bị đã hai lần thỉnh Khổng-Minh ra giúp nước mà không được gặp. Lần thứ ba tìm đến gặp lúc Khổng-Minh đang ngủ mà không dám đánh thức. Khi Khổng-Minh dậy, ngâm nga lên mấy câu thơ: “Đại mộng thùy tiên giác, bình sinh tương tự tri, thảo đường xuân thùy túc, song ngoại nhật trì trì”. Đó là cảnh giới của một sĩ-phu nhìn thấu cảnh thịnh suy của đời người. (34) Nghiêm-Tử-Lăng : Người Dư-Diệu thời Đông-Hán, là bạn học của Hán-Quang-Vũ Lưu-Tú. Khi Lưu-Tú lên ngôi (tức Hán-Võ-Đế), vì mến tài, sai người tìm Nghiêm-Tử-Lăng về làm quan, Nghiêm-Tử-Lăng không chịu, về sau thay họ đổi tên quy ẩn ở núi Phú-Sơn. 37 Chu-Văn-Công: Tức Chu-Hy, Lý học gia đời Tống, đỗ Tiến-sĩ đời Tống-Cao-Tông. Làm quan trải bốn đời vua: Cao-Tông, Hiếu-Tông, Quang-Tông và Ninh-Tông. Ong trước tác rất nhiều sách, trong đó có Châu Dịch Bản Nghĩa, Thái- Cực Đồ Thuyết, Luận Mạnh Tập Nghĩa, Tứ-Thư Tập Chú….(Ong trích Trung-Dung, Đại-Học từ sách Lễ-Ký ra hợp với Luận-Ngữ và Mạnh-Tử mà thành bộ Tứ-Thư lưu truyền đến nay.) (35) Chu-Văn-Công: Tức Chu-Hy, Lý học gia đời Tống, đỗ Tiến-sĩ đời Tống-Cao-Tông. Làm quan trải bốn đời vua: Cao-Tông, Hiếu-Tông,
  • 50. Đào Viên Minh Thánh Kinh 50 | P a g e Đời Đường đổi họ là tướng Trương Tuần (37) . Luân hồi ba đời đều là bậc trung liệt, nên Thượng Đế phong làm Hộ Quốc Thần. Binh đao thời loạn khỏi giáng thế, chỉ trong trường hợp quốc gia lâm nguy đại nạn, lúc đó Thượng Đế mới ra lệnh cho xuống phàm cứu đời. ____________________________________________ Quang-Tông và Ninh-Tông. Ông trước tác rất nhiều sách, trong đó có Châu Dịch Bản Nghĩa, Thái-Cực Đồ Thuyết, Luận Mạnh Tập Nghĩa, Tứ- Thư Tập Chú….(Ong trích Trung-Dung, Đại-Học từ sách Lễ-Ký ra hợp với Luận-Ngữ và Mạnh-Tử mà thành bộ Tứ-Thư lưu truyền đến nay.) (36) Nhạc-Phi: Tự là Bằng-Cử, một trung-thần tinh trung báo quốc nổi tiếng thời Tống. Xuất thân trong gia đình nông dân, thờ mẹ chí hiếu, thích đọc kinh sử, nghiên cứu chiến lược. Khi nước Kim xâm lấn nước Tống, Nhạc-Phi đầu quân đánh giặc, lập được nhiều chiến công và lấy lại đươc nhiều thành trì đã bị nước Kim chiếm. Có lần vua Cao-Tông hỏi Nhạc-Phi: Chẳng biết khi nào sẽ thấy được cảnh thaí bình. Nhạc-Phi đáp: Khi nào quan văn không tham tài, quan võ không sợ chết lúc đó thiên hạ sẽ thái bình. Chỉ tiếc rằng vua Tống không nghe lời của Nhạc- Phi mà nghe lời của tên gian thần Tần-Cối, chủ trương nghị hòa với nước Kim, và sau cùng Nhạc-Phi bị Tần-Cối hãm hại mà chết. Năm đó Nhạc- Phi mới có 39 tuổi. (37) Trương-Tuần: Người Thương-Khâu tỉnh Hà-Nam, đỗ tiến-sĩ và năm Khai-nguyên đời Đường. Giữ chức ngự-sử trung-thừa thời Đường- Huyền-Tôn. Khi An-Lộc-Sơn làm phản, Trương-Tuần cùng Hứa-Viễn trấn giữ thành Chuy-Dương. Khi thành bị quân giặc vây, Trương-Tuần giữ thành cho đến lương thực dùng hết mà vẫn không chịu hàng. Khi bị bắt, ông nghiến răng mắng nhục kẻ phản thần cho đến chết. Lúc chết râu tua trợn ngược, nhiều răng gãy nát. Dân thành cảm lòng trung thành của Trương-Tuần nên lập miếu thờ phụng.
  • 51. Đào Viên Minh Thánh Kinh 51 | P a g e Các vị thần trong miếu Thành Hoàng (38) đều là bậc lương tướng, từ cổ chí kim những người chính trực trên đời khi chết, vì tấm lòng chính trực này mà được phong làm Thần. Lòng trung hiếu một người cảm cách được trời đất, nào có phải trì trai cúng Phật mà cầu Phật hiển linh. Ăn uống ăn mặc chớ xa hoa, tùy ăn tùy mặc chẳng oán hờn. Tất cả cầm thú đều có sinh mệnh, chớ nên vô cớ, chỉ vì ngon miệng mà sát hại sinh linh. Các loài hóa sinh cũng cần sống, sao lại giương cung giăng lưới tìm. Cây cỏ hoa quả chớ nên bẻ, mùa Đông lá rụng Xuân đâm chồi. Vạn vật đều do Trời đất hóa, tùy thời sinh trưởng như loài người. Nếu sinh lòng thương tiếc vạn vật, tự nhiên phúc đến họa tránh xa. Chớ cho việc thiện nhỏ mà không làm, chớ cho rằng việc ác nhỏ mà lại hành theo. Lưới Trời lồng lộng, khúc trực phân minh, Thần linh hách hách định khuyết tròn. Hiếu đễ trung tín là căn bản, lễ nghĩa liêm sỉ là cội nguồn. Nghe lời Đế Quân làm việc thiện, tất có mây lành dưới chân bay (39) . ____________________________________________ (38) Thần của một huyện (39) Đó là cảnh Tiên ở cõi Trời. Tức là được làm Thần hay Tiên ở trên Trời.
  • 52. Đào Viên Minh Thánh Kinh 52 | P a g e Đế Quân thọ mệnh, chưởng quyền ba cõi Trời, muôn thần khởi tâu, Đế Quân sớm nghe trước, Người thiện ghi công gia quan tước, kẻ ác gặp tai tuyệt tử tôn. Báo ứng chậm nhanh thời chưa đến, họa phúc sớm muộn cũng giáng lâm. Chớ nói Trời cao không tai mắt, phòng tối mờ ám có Du Thần, Kính Thần như đang ở trước mặt, chớ nên ngông cuồng phạm Thánh Minh. Lực Học Đệ Tam Đế Quân vốn thích duyệt lãm Xuân Thu (40) , thời nhỏ đọc sách Khổng Mạnh (41) : Làm người phải lấy trung hiếu làm đầu, tu thân trị quốc làm gốc. Mê tín dị đoan nổi lên như ong vỡ tổ, bay khắp tứ phía, nạn đao binh tàn sát sinh linh. Hơn mười năm, thân không rời áo giáp, đao Thanh Long, rướm máu chẳng chùi lau. Đêm ngủ, ba canh không yên giấc, ngày ăn không một bữa cơm no. Đánh Đông dẹp Tây, trải trăm trận giang san mới yên định, trên thân mình râu tóc cũng bạc phơ, sức mệt ngựa mỏi đao đã cùn, một đời với lòng trinh trung can trường, mới đổi được hầu tước dấu vàng ____________________________________________ (40) Là bộ sử do Đức Khổng-Tử soạn. Thời Xuân-Thu là thời kỳ loạn nhất trong lịch sử Trung-Quốc. Khổng-Tử đem những vụ con giết cha, tôi giết vua ghi chép thành sử, để cảnh tỉnh người đời và làm cho lọan thần tặc tử sợ. Khổng-Tử nói: “Biết ta ở bộ Xuân-Thu, trách ta cũng ở bộ Xuân-Thu.”
  • 53. Đào Viên Minh Thánh Kinh 53 | P a g e Đến nay bọn loạn thần tặc tử (42) , theo gió bắt ảnh (43) , gian tham siểm nịnh, kết bè đảng áp bức người hiền, lời nói không thiết thực, không nghĩ gì đến lễ nghĩa liêm sỉ, hiếu đễ trung tín. Làm việc trái lẽ, lòng cầu may rủi, soán ngôi chúa, giết trung thần, thấy tài vật sanh lòng tham, thấy nữ sắc sanh lòng dâm, giết người không gớm tay. Chỉ biết làm thỏa lòng mình, nào hiểu được hậu quả của sự báo ứng theo sau? Xưa nay việc tốt thường gặp trắc trở, nhưng cũng không vì thế mà tìm cầu con đường vắn tắt cầu cơ may. Nếu có được cơ may, thì cũng chỉ như sắc mây, như lưu ly, như hoa tươi, như trăng sáng, tuy đẹp đẽ một thời, nhưng không được lâu dài. Người đời không hiểu cơ trời, như dao bén nhọn thì sứt nhanh, vọng động hoành hành, mà tạo nên oan nghiệt, do đó sẽ gặp báo ứng, xa thì vài năm, gần thì vài tháng không sai một mảy, khó lọt luật trời. Nếu chưa gặp báo ứng, là thời cơ chưa đến. Nên nghĩ rằng chỉ cần thủ phận, mọi sự đều do mệnh Trời, như thế mới có thể an bần lạc nghiệp ____________________________________________ (41) Hai bộ sách Luận-Ngư và Mạnh-Tử: Luận-Ngữ là sách ghi chép những lời đối đáp của thầy trò Đức Khổng-Tử. Sách Mạnh-Tử do thầy Mạnh-Tử để lại. Á-Thánh Mạnh-Tử là học trò của Thánh Tử-Tư, là người trọng nhân nghĩa khinh danh lợi, chủ chương tính của con người bản thiện. Nếu biết tồn tâm dưỡng tính, nuôi khí hạo-nhiên thì mọi người đều có thể trở thành Nghiêu Thuấn.
  • 54. Đào Viên Minh Thánh Kinh 54 | P a g e Như trăm nghề nếu hoàn thành một cách vội vã thì không được tinh xảo, cây cỏ nếu không bồi đắp, khó sinh nhiều lá nhiều cành. Ngũ cốc nếu không xới đất, cây mạ tuy đẹp nhưng hiếm quả. Quan văn mười năm đèn sách, mới được vua mời vào chầu. Quan võ lâm nguy trăm trận, mới được phong công phong hầu. Lòng trung trinh của Đế Quân trong sáng như nhật nguyệt, tiết nghĩa lớn như Trời đất. Trời sập thì lòng trung trinh của Đế Quân mới hết, Đất lở tiết nghĩa của Đế Quân mới mất (44) . Đạo Mạo Đệ Tứ Lại vâng sắc lệnh của Thượng Đế, nắm việc thiện ác trong cõi phàm. Vạn quốc chín châu đều kính phục, độc tôn Đế Quân là bậc trung nghĩa, đúc tượng vẽ hình khắp càn khôn. Anh hùng như Đế Quân, xưa nay có mấy người. Lửa rồng thiêu xích thố (45) , thủy thú luyện thanh phong (46) . Mày như tằm hình chữ bát, mắt như đan phụng (47) có song ngươi, năm chòm râu tựa đuôi rồng vậy, một trán cao như mãnh hổ vươn thân (48) . ____________________________________________ (42) Chỉ bề tôi giết vua, con giết cha. (43) Làm việc không thực tế, tức là trái đạo (44) Chỉ lòng tinh trung, tiết nghĩa của Thánh-nhân sánh cùng Trời đất. Trời đất lâu dài nên tấm lòng của Thánh-nhân không khi nào thay đổi.
  • 55. Đào Viên Minh Thánh Kinh 55 | P a g e Tấm lòng tinh trung xung nhật nguyệt, nghĩa khí cao cả thấu càn khôn. Thao lược sánh Tôn Tẫn (46) , cơ mưu hơn Phạm Tăng (47) . Râu dài nghĩa càng dài, mặt đỏ lòng càng đỏ. Khí phách anh hùng, đèn tàn đao phá tường, vàng bạc trả ngân khố, ấn quan treo xà nhà (48) . Cây đao Yển Nguyệt mài còn sắc bén. Than cho anh em không còn gặp, mày tằm chưa mở khóa, hận giang san thay đổi đã bao lần. ____________________________________________ (45) Xích-thố : Nguyên là con ngựa quý, ngày chạy nghìn dặm của Lữ- Bố. Tào-Tháo giết Lữ-Bố lấy được con ngựa, vì muốn mua lòng của Đế- Quân nên đem con ngựa xích-thố tặng cho Đế-Quân. Đế-Quân mặt đỏ, tựa như lửa, râu tựa như rồng, khi ngồi trên lưng với dáng uy phong lẫm liệt, tựa như rồng ngự chế ngựa vậy. (46) Thủy thú chỉ loài trâu ngựa.Thanh-phong là cây đao Thanh-Long của Đế-Quân. Ngày kết nghĩa ở Đào-Viên, Quan-Công, Lưu-Bị, Trương- Phi ba người giết trâu ngựa tế cáo trời đất, Quan-Công lấy máu loài thủy thú bôi lên cây thanh-long đao, nguyện thề dẹp giặc phò Hán. (47) Tôn-Tẫn: người nước Tề, một chiến lược gia thời Chiến-quốc, theo Quỷ-Cốc-Tử học đạo. Khi hạ san giúp nước Triệu đánh bại nước Ngụy. (48) Phạm-Tăng : Mưu sĩ của Sở-Bá-Vương Hạng-Võ, nhiều lần hiến kế cho Hạng-Võ để diệt Lưu-Bang, nhưng Hạng-Võ không dùng, sau cùng Hạng-Võ bị Lưu-Bang đánh bại mà phải tự vẫn ở sông Ô-Giang. (49) Sau khi giết hai vị tướng Nhan-Lương và Văn-Xú của Viên-Thiệu đáp ơn cho TàoTháo, Đế-Quân ba lần từ gĩa Tào-Tháo, nhưng Tháo lấy cớ tránh gặp mặt Đế-Quân. Trong trường hợp này Đế-Quân đành phải giao trả vàng bạc của Tào-Tháo đã biếu và treo ấn quan của Tào-Tháo trên xà nhà, biệt Tháo lên đường tìm anh.
  • 56. Đào Viên Minh Thánh Kinh 56 | P a g e Xưa nay công danh của Đế Quân có mấy ai bì, dưới cửa Tam Thiên phong nguyên soái. Cúi đầu quỳ lạy, Thượng Đế sắc lệnh các bộ Tướng Soái. Đem kinh này truyền xuống cõi trần gian, ghi chép tụng niệm như có Thần tại. Người nào tuân hành làm theo, lưng đai sẽ treo vàng ngọc, quan chức trên ngàn năm. Làm tròn một việc tốt, vinh quang khắp ba đời. Khâm mệnh thừa pháp chỉ, hội tập chư Thần thi hành. Tiết Huấn Đệ Ngũ Bậc trung lương, hết lòng ra sức phò vua giúp nước. Lòng hiếu thuận không thay đổi, tính thanh liêm không loạn tâm điền, tiết nghĩa trong lúc lâm nguy vẫn không bại Giải thích chương Trung Hiếu Liêm Tiết: Quân vương lấy lễ sai khiến bầy tôi, bầy tôi lấy chữ trung thờ vua. Ngày dùng bổng lộc của triều đình, phải nghĩ đến lấy công đền đáp. Báo đền nợ nước là bổn phận của bậc làm tôi. Thương yêu sĩ tốt là lòng rộng lượng của bậc làm tướng, không dùng lời khéo để che lỗi cho bậc văn thần, không che lấp hay đoạt công của bậc võ tướng. Khi có công, điện Văn Hoa (50) tuyên dương công trạng, lúc có lỗi cung Kiến Chương (51) đàn hạch phân minh. Một tấm lòng son đỏ như Nhật, quan vị sẽ đến bậc tam công (52) . Tần Cối vì gian, trải nhiều kiếp đầu thai thân
  • 57. Đào Viên Minh Thánh Kinh 57 | P a g e làm chó, Đức Vũ Mục Nhạc Phi, vì tận trung báo quốc mà làm nguyên soái nơi Thiên Tào (53) . Bổn phận làm con cái phải lấy chữ Hiếu làm đầu. Hai chữ Hiếu thuận tương quan mật thiết với nhau. Chớ gây cha mẹ thêm giận nộ, thường lo song thân được vui lòng, ăn no mặc ấm không đói rét, gặp lúc bệnh hoạn sắc thuốc thang, thuốc chín nếm mùi xong mới dâng cha mẹ. Đêm ngủ không cởi áo, thức dậy sáng không ăn, luôn luôn trực hầu cạnh cha mẹ. Người hiếu sinh con cũng hiếu tử, như nước mái hiên rơi trước nhà. ____________________________________________ (50) Tên điện ở cửa Đông của Tử-Cấm-Thành, là nơi ghi lục công trạng của các bậc quan trong hai thời Minh và Thanh. (51) Một cung điện ở ngoại thành Trường-An, là nơi tra xét tội trạng của các bậc quan thời Hán. (52) Tam-công: Thái-sư, thái-phó và thái-bảo. Là chức quan đặt từ thời nhà Chu, đến đời Hán đổi là Tể-tướng, Đại tư-mã và Ngự-sử đại-phu. (53) Tần-Cối và Nhạc-Phi cùng làm quan giữa thời Tống-Cao-Tông. Thời đó nước Kim mạnh, thường hay mang quân xâm lấn nước Tống, Nhạc- Phi là võ tướng chủ chiến, nhiều lần mang quân đánh bại nước Kim. Tần-Cối thì cấu kết với nước Kim, giả lệnh vua triệu Nhạc-Phi về triều và bắt Nhạc-Phi hạ ngục với tội “ Mạc tu hữu ” (Không cần có tội) sau cùng hại chết Nhạc-Phi. Một tấm lòng trung trinh, người trung-lương làm Thần, tâm địa gian trá, kẻ bán nước cầu vinh phải đầu thai làm kiếp chó. (54) Nhị-Thập-Tứ-Hiếu: Sách ghi chép 24 người con chí hiếu của người Trung-Hoa. Gương thứ nhất là truyện hiếu thảo của vua Thuấn. (Xem phần phụ lục)
  • 58. Đào Viên Minh Thánh Kinh 58 | P a g e Vua Thuấn vì hiếu thảo, được Đế Nghêu truyền ngôi (54) . Nhị thập tứ hiếu ghi rõ ràng. Sinh thời không phụng dưỡng, một khi cha mẹ mất rồi dù có cúng tế cũng vô ích. Làm con bất hiếu gặp tai họa, hổ vuốt rắn cắn mang binh hoạn, quan hình lao ngục với tù đày, nước lửa tai kiếp thật thương hại, hoặc là treo cổ hay bị chém, hoặc là trúng độc mà chết toi Con bất hiếu khổ trăm bề, hãy mau sửa đổi chớ chần chừ. Trên đời mấy ai không có lỗi, có lỗi biết sửa tức Thánh Hiền, người không lỗi lại càng gắng sức trau dồi đức hạnh, làm tròn đạo hiếu Người thanh liêm sinh lòng kính úy, người thanh cao thì sinh lòng nghiêm cẩn (55) , luôn luôn tự kiểm điểm thân tâm của mình để tránh sự hiềm nghi. Nếu giữ được thân tâm trong sạch, mọi người đều có thể trở thành Thánh thành Hiền, vì một người làm tròn tấm lòng liêm khiết này chính là Thánh Hiền vậy. Học lễ học thi có thể giúp tâm tính của người trở nên thanh cao (56) . ____________________________________________ (55) Người thanh-liêm giữ mình, như ngọc trắng sợ vết nhơ. Người thanh-cao cũng thế, lo sợ mang tiếng, làm nhục đến thanh danh, cho nên giữ mình nghiêm cẩn, không dám nhận tài vật của người. (56) Lễ là kinh Lễ, Thi là kinh Thi. Đức Khổng-Tử nói: Không học kinh Thi thì không biết cách xử thế. Không học kinh Lễ thì không biết cách lập thân.(Luận-Ngữ thiên Qúy Thị: Bất học Thi vô dĩ ngôn. Bất học lễ vô dĩ lập.)
  • 59. Đào Viên Minh Thánh Kinh 59 | P a g e Như Bá Di Thúc Tề không ăn thóc nhà Châu, quy ẩn ở núi sống (57) . Đã sinh làm người, lòng phải trong sạch như ngọc không vết nhơ, lập chí thì vững bền như sắt đá, không vì hoàn cảnh mà thay lòng. Làm quan chỉ giữ lấy bổng lộc của mình, chớ sinh lòng tham, nếu hại người ích kỷ con cháu sau này sẽ mắc oan. Người thanh liêm không ăn cơm ta lai (58) , người chí sĩ không uống nước đạo tuyền (59) . Nguyên Hiến (60) khước từ bổng lộc mà được tiếng khiết, Dương Chấn (61) sợ vàng để tiếng liêm. Nữ sắc trên mình không sinh lòng tà là Liễu Hạ Huệ (62) , khóa cửa không dung là Lỗ Trọng Liên (63) . ____________________________________________ (57) Chỉ lòng thanh cao của Bá-Di và Thúc-Tề. Khi Võ-Vương phạt vua Trụ, Bá-Di và Thúc-Tề dâng lời can gián, nhưng không thành. Khi Võ- Vương diệt vua Trụ lập nên nhà Châu, Bá-Di và Thúc-Tề cho rằng ăn gạo của nhà Châu là điều sỉ nhục, hai người trốn lên núi Thú-Dương ở ẩn. (58) Cơm ta-lai: Cơm bố thí nhục mạ. Thời Chiến-Quốc, nước Tề gặp nạn đói, KiềmNgao đứng trước đường bố thí cơm cháo cho người đói. Một người đói đi ngang, KiềmNgao tay trái cầm thức ăn, tay phải cầm thức uống, nói với kẻ đói với môt thái độ bất kính: “ Thức ăn đây này, ăn đi ! Thức uống đây này, uống đi ! ”. Người kia trợn mắt giận rằng: “ Ta vì không ăn cơm ta-lai nên mới chịu đói như thế này ”. Nói xong bỏ đi, nhịn đói mà chết. (59) Đạo-tuyền: Đạo là trộm. Ở đất Đạo tỉnh Quảng-Đông có suối Đạo, Nhưng vì suối nước mang tên Đạo, nên người chí-sĩ không uống nước suối đó. Đạo tức là Đạo-Chích, em của Liễu-Hạ-Huệ, là tên cướp nổi tiếng thời Xuân-Thu, sức mạnh vô song, lại có tài biện luận, nhưng đi
  • 60. Đào Viên Minh Thánh Kinh 60 | P a g e ngược với đạo lý, người nào thuận ý thì mừng, nghịch ý thì giết, chiêu mộ trên chín ngàn người, cướp bóc hoành hành khắp nơi. Đạo-Chích đã từng đóng trại ở một suối nước và lấy tên của mình đặt tên cho suối này. (60) Nguyên-Hiến: Học trò của Đức Khổng-Tử.Thời gian Đức Khổng- Tử giữ chức Tư khấu ở nước Lỗ, cùng Hiến-Nguyên ra giúp việc và cấp cho 900 đấu gạo, Nguyên-Hiến không nhận. Khổng-Tử nói: Con không nhận thì đem tặng cho dân làng để dân tiếp nhận ân huệ của quân- vương. Khi Khổng-Tử mất, Nguyên-Hiến ở trong một khu phố nghèo, một hôm Tử-Cống đi ngang qua, thấy Nguyên-Hiến ăn mặc rách rưới, tỏ vẻ thương hại mà hỏi: “Anh bịnh chăng” ? Nguyên-Hiến đáp: “Hiến nghe Thầy nói người nghèo gọi là bần, người học đạo mà không thực hành được thì gọi là bịnh”. Hiến ta đây chỉ nghèo mà thôi, chớ không có bịnh. (61) Dương-Chấn: Một vị quan thanh liêm đời Hán, năm ông lên đường đi nhậm chức thái-thú quận Đông-Lai, khi đi ngang qua đất Xương-Ap, quan huyện đất này là Vương Mật, người đã từng được ông tiến cử đề bạt, đem vàng bạc đến làm lễ yết kiến ông. Nhưng ông không nhận và nói với Vương-Mật rằng: “Tôi biết tài của ông nên mới tiến cử ông ra làm việc giúp nước, đó là lòng công của tôi. Nay ông đem vàng đến cho tôi là lòng tư của ông, chẳng những ông bị mang tiếng là hối lộ cho tôi, tôi cũng bị tai tiếng là vì lòng tư mà tiến cử cho ông nữa”. Vương-Mật cố nài, và thưa rằng: “Đây là lễ đáp ơn của tiểu quan, hơn nữa nơi đây cũng không ai hay biết, mong ngài chớ nên khước từ”. Dương-Chấn đáp: “Trên có trời biết, dưới có đất biết, giữa có ông và tôi biết, sao lại bảo là không ai biết?”Vương-Mật nghe xong, hổ thẹn muôn phần, bèn lủi thủi đi ra. (62) Liễu-Hạ-Huệ: Người thời Xuân-Thu, một lần độc hành gặp mưa, Liễu-Hạ-Huệ ngồi trên xe chống dù. Một thiếu phụ đến xin ngồi trên xe để tránh mưa, xe chật hẹp dù lại nhỏ, thiếu phụ phải ngồi trên mình của Liễu-Hạ-Huệ. Tuy rằng chung quanh không người, nhưng Liễu-Hạ-Huệ vẫn không động lòng tà dâm.
  • 61. Đào Viên Minh Thánh Kinh 61 | P a g e Ăn thịt ngỗng sao bằng quả lý đã bị sâu (64) , dưa tuy ngon nhưng không bằng rau cải canh ngọt (65) . Làm quan bổng lộc chỉ đủ dùng trong vòng nghi lễ, chi tiêu trong gia đình cũng chỉ đủ qua tháng ngày. Nếu như có vác trăm gánh vật về nhà thì những vật đó ắt là vật thất tiết, hay tiền bạc chứa đầy rương thì những đồng tiền đó cũng là của ám muội lấy từ hối lộ hay tham nhũng mà ra. Hình phạt đánh khảo, tù đày lưu biếm ai không sợ, khuyên người ngước đầu nhìn trời xanh. Dung túng tôi tớ làm hổ lang (66) , dung mưu chiếm đoạt đất đai của quân dân. Đến lúc thời tiết hết vận suy, sự việc bại lộ bị kiện cáo, đào mộ phá nhà oan báo oan. Con cái sau này sẽ cùng cực, nam trộm cướp, nữ đàng điếm, lúc đó mới hối hận vì ban sơ tham đồng tiền. ____________________________________________ (63) Lỗ-Trọng-Liên: Người nước Tề thời Chiến-Quốc, có tài biện luận hòa giải tranh chấp. Một lần chu du đến nước Triệu, gặp lúc nước Tần vây Triệu, Vua Triệu sai sứ sang nước Ngụy cầu viện, tướng Ngụy sợ uy của Tần nên không giúp. Lỗ-Trọng-Liên đem lợi hại của việc đánh Triệu thuyết phục được vua tướng Ngụy. Tần vì thế mà lui binh. Vua Triệu muốn trọng dụng Lỗ-Trọng-Liên, Lỗ-Trọng-Liên khước từ. Vua sai người đem vàng bạc châu báu đến tặng, Lỗ-Trọng-Liên đóng cửa lại mà không tiếp khách (64) Nhi là thịt ngỗng, tào là loài sâu chuyên ăn trái mận. “Ăn thịt ngỗng sao bằng ăn trái mận bị sâu”: Trần Trọng-Tử thời Chiến Quốc có người anh làm quan nước Tề, ăn lộc vạn chung. Người anh thường mang thịt về nhà ăn. Trần-Trọng-Tử cho đó là sỉ nhục nên thà ăn trái mận bị sâu mà không ăn thịt ngỗng của người anh. Qủa thật là đạm bạc và liêm khiết vậy.