SlideShare a Scribd company logo
1 of 136
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................1
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN...........................................................................................2
XÂY DỰNG - TỔ CHỨC - QUẢN LÝ -PHÒNG XÉT.................................................................4
TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM....................................................11
VÀ CÁCH XỬ TRÍ.......................................................................................................................11
CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM...........................................................................16
KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC.....................................................................................................22
DỤNG CỤ THUỶ TINH..............................................................................................................29
TỦ LẠNH......................................................................................................................................37
TỦ ẤM..........................................................................................................................................40
TỦ SẤY.........................................................................................................................................43
NỒI HẤP ƯỚT..............................................................................................................................45
MÁY LY TÂM..............................................................................................................................48
MÁY CẤT NƯỚC........................................................................................................................51
MÁY ĐO QUANG........................................................................................................................54
NƯỚC DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM........................................................................67
ĐIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG PHÒNG................................................................71
XÉT NGHIỆM..............................................................................................................................71
ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM..........................................................................................................77
KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN ĐỘNG VẬT.................................................................................77
KHỬ KHUẨN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM........................................................................85
HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI.............................................................................................89
THỰC HÀNH TỐT ....................................................................................................................101
TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Y TẾ.....................................................................................101
AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM.......................................................................106
KỸ THUẬT NHUỘM XANH METHYLEN.............................................................................116
NHUỘM GRAM.........................................................................................................................117
NHUỘM KHÁNG ACID............................................................................................................119
CẤY VI KHUẨN VÀO CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG................................................................121
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG(KTCL)XÉT NGHIỆM.................................................................125
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN
Số tiết học 76: Lý thuyết : 28; thực hành: 48.
Hệ số môn học: 3.
Thời điểm thực hành: học kỳ I năm học thứ nhất.
Mục tiêu môn học:
1. Mô tả cấu tạo các trang thiết bị, máy móc sử dụng trong phòng xét nghiệm.
2. Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị máy móc thông dụng trong phòng xét
nghiệm.
3. Thực hiện được các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản trong phòng xét nghiệm.
Nội dung môn học:
STT TÊN BÀI HỌC
SỐ TIẾT
LT TH
1. Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm đa khoa 2
2. Đề phòng và sơ cứu tai nạn thường gặp trong phòng xét
nghiệm
2
3. Sử dụng và bảo quản các loại cân trong phòng xét
nghiệm
2 6
4. Sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học 2 8
5. Sử dụng và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh trong phòng xét
nghiệm
4 8
6. Sử dụng và bảo quản máy trong phòng xét nghiệm (máy
ly tâm, nồi hấp ướt, tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy)
4 4
7. Nước dùng trong phòng xét nghiệm 2
2
8. Kỹ thuật tiêm truyền súc vật 2 8
9. Khử khuẩn trong phòng xét nghiệm 2 4
10. Pha thuốc nhuộm và một số phương pháp nhuộm 2 4
11. Các phương pháp nuôi cấy vi khuẩn 4 6
Tổng cộng 28 48
Hình thức đánh giá:
Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm.
Kiểm tra định kỳ: 2 điểm.
Hình thức thi kết thúc học phần: Sử dụng câu hỏi truyền thống.
3
XÂY DỰNG - TỔ CHỨC - QUẢN LÝ -PHÒNG XÉT
GIỚI THIỆU:
Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm là công việc rất quan trọng của
người kỹ thuật viên cần phải hiểu biết rõ để biết cách xây dựng, bố trí sắp xếp quản
lý tốt một phòng xét nghiệm , phục vụ cho công việc xét nghiệm mang lại hiệu quả
cao.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Trình bày được cách thiết kế xây dựng phòng xét nghiệm.
2. Mô tả đúng cách bố trí, sắp xếp hợp lý phòng xét nghiệm.
3. Liệt kê được các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết cho cho một phòng xét
nghiệm.
4. Trình bày được công tác quản lý phòng xét nghiệm.
NỘI DUNG:
1.THIẾT KẾ XÂY DỰNG MỘT PHÒNG XÉT NGHIỆM:
1.1 Hướng nhà:
Tốt nhất là hướng nam. Trục của khu nhà theo hướng đông tây, lưng nhà quay
về hướng bắc. Để tận dụng được ánh sáng mặt trời, mát về mùa hè, tránh gió rét về
mùa đông.
1.2. Nền nhà:
Để tránh ẩm thấp, nền nhà phải cao: 0,8 - 1m. Lát gạch men chống trơn để
thường xuyên cọ rửa, khử khuẩn.
1.3. Tường nhà:
Mặt trong tường nên lát một lớp gạch men cao: 0,7- 1m để tiện cho việc cọ
rửa, khử khuẩn.
1.4. Hệ thống ánh sáng:
Tận dụng ánh sáng tự nhiên một cách tối đa để tiết kiệm điện hoặc dùng ánh
sáng đèn, tuỳ điều kiện mỗi nơi song phải đảm bảo hệ thống chiếu sáng là 1/4- 1/5.
Nếu tận dụng ánh sáng tự nhiên nên chú ý tới tỷ lệ giữa diện tích các cửa sổ, cửa ra
vào, lỗ thoáng với diện tích nền nhà bằng 1/4- 1/5.
4
Ví dụ: Diện tích nền nhà bằng 50 m2
thì diện tích các cửa lỗ thoáng phải bằng
10- 13 m2
.
Theo kinh nghiệm, cửa sổ làm chiều cao: 1,2- 1,4m; chiều rộng: 0,7- 0,8m. Nên
làm cửa 2 lớp: lớp trong là cửa kính, lớp ngoài là cửa gỗ. Cửa ra vào nên làm ở
chính giữa phòng.
1.5. Hệ thống điện nước:
1.5.1. Hệ thống điện:
Tuỳ từng điều kiện cho phép song phải có ổn áp, có công suất lớn riêng cho
khu xét nghiệm để đảm bảo nguồn điện ổn định, nâng cao hiệu qủa của máy móc
xét nghiệm. Phải mắc các ổ cắm điện ngang tầm với chiều cao của bàn làm xét
nghiệm để tiện lợi cho việc sử dụng máy móc. Các máy thường có ổn áp , và lưu
điện riêng
1.5.2. Hệ thống nước:
Phải được cung cấp đầy đủ nước cho khu xét nghiệm, phải xây dựng hệ
thống bể dự trữ nước và đường ống dẫn vào các phòng. Nếu không có nước máy
phải xây dựng hệ thống bể lọc nước để đảm bảo nguồn nước trong, sạch rửa các
dụng cụ thuỷ tinh.
2.TỔ CHỨC -SẮP XẾP PHÒNG XẾT NGHIỆM:
2.1. Tổ chức, bố trí phòng làm việc: Tuỳ theo điều kiện của cơ sở, quy mô
lớn hay nhỏ ta có thể bố trí như sau:
• Phòng hành chính: nên để đầu dãy nhà để cho tiện việc giao nhận, trả
phiếu xét nghiệm, sinh hoạt khoa.
Có 3 khoa riêng biệt: Vi khuẩn- ký sinh trùng, Huyết học, Hoá Sinh. Nếu
không có điều kiện có thể ghép huyết học và hoá sinh cùng một phòng hoặc một
phòng xét nghiệm máu, phòng xét nghiệm phân và nước tiểu, phòng rửa dụng
cụ.v.v...
2.2. Sắp xếp trong phòng:
ở giữa phòng để bàn làm xét nghiệm. Bàn nên làm bằng sắt lát gạch men để
dễ làm vệ sinh, khử khuẩn. Trên bàn ở giữa có thể kê giá cao, thấp để hoá chất
thuốc thử.
Phía sát tường nên có một dãy tủ chiều cao khoảng 0,8 m để đựng dụng cụ
hoá chất, giống như một kho nhỏ của phòng, mặt trên tủ có lát một lớp gạch men
trắng để máy móc hoặc có thể dùng làm bàn xét nghiệm.
• Lavabô: để góc nhà.
• Bàn nhuộm tiêu bản để cạnh Lavabô.
• Bàn để máy ly tâm riêng.
• Bàn để cân phân tích hoặc cân điện riêng.
5
• Bàn để kính hiển vi nên đặt sát cửa sổ để tận dụng ánh sáng mặt trời.
• Các góc phòng là nơi để các tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy, nồi hấp, máy cất nước.
Riêng tủ lạnh, nồi hấp, máy cắt nước nên để gần Lavabô để tiện cho việc
vận hành, vệ sinh hàng ngày, tránh ẩm ướt khắp phòng. Nên bố trí tủ để kính hiển
vi riêng, trong tủ có hệ thống đèn dùng để sấy kính, 1 tủ kín có hệ thống thông hơi
ra ngoài đựng hoá chất độc.
3. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT:
3.1. Dụng cụ dân dụng:
Nên dùng ghế sắt quay không gỉ, các đồ gỗ (tủ làm việc, tủ đựng hoá chất,
giá để hoá chất ).
3.2. Những máy móc cần thiết :
- Kính hiển vi. - Cân phân tích.- Cân điện.- Tủ lạnh.- ổn áp riêng cho
máy đo quang.- Máy ly tâm.- Nồi cách thuỷ.- Máy đo quang.- Tủ ấm.- Nồi hấp.-
Máy cất nước.- Tủ sấy.- Tủ cấy.- Máy điện di.- Máy điện giải.- Máy đếm tế bào.-
Máy đo tốc độ máu lắng.........
Tuỳ theo điều kiện kinh phí , máy móc tối thiểu cần cho một phòng xét nghiệm là:
kính hiển vi, cân, tủ lạnh, tủ sấy, máy cất nước, máy ly tâm, máy đo quang...
3.3. Dụng cụ thuỷ tinh (xem bài dụng cụ thuỷ tinh)
3.4. Dụng cụ lấy bệnh phẩm:
• Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch: bơm kim tiêm, dây garô, ống nghiệm, gối kê
tay, bông cồn sát khuẩn...
• Dụng cụ lấy máu mao mạch: kim chích, lam kính, bông thấm, cồn ...
• Dụng cụ lấy phân: lọ penicilin đã được rửa, sấy khô, hộp nhựa có nắp kín,
que tre( tăm bông) để lấy bệnh phẩm giun kim...
• Dụng cụ lấy nước tiểu: lọ penicilin rửa sạh, sấy khô, ống nghiệm nhỏ, dài
để xét nghiệm bằng máy, bình tam giác ≥ 500 ml để lấy nước tiểu 24h.
• Dụng cụ lấy đờm: hộp nhựa có nắp, lọ thuỷ tinh có nút xoáy...
• Dụng cụ dùng riêng cho hoá sinh: ống nghiệm các loại, pipet các loại, giá
ống nghiệm( giá bằng sắt không rỉ, có lỗ thoáng ở dưới để thoát nước) giá
pipet gỗ, pipet tự động , cân đĩa , cân phân tích, máy đo quang, tỉ niệu kế...
• Dụng cụ dùng riêng cho huyết học: ống hút Sahli, ống hút bạch cầu, hồng
cầu, buồng đếm, máy đếm, huyết sắc kế Sahli, ống Wesstergreen đo tốc
độ máu lắng, máy đếm tế bào...
• Dụng cụ dùng riêng cho vi khuẩn: tủ cấy, nồi cách thuỷ, que cấy, lưới
amiăng, đèn cồn...
6
• Các dụng cụ chung khác: pipet, ống đong (thuỷ tinh, nhựa), ống nghiệm,
lam kính, lamen, bình đựng nước, bình hút ẩm, đồng hồ bấm giây, thùng
tôn, chậu nhựa, vòi hút chân không, nhiệt kế, chổi lông, quả bóp cao su,
bút chì kính, nhãn dán, gạc, giấy lọc, giấy đo PH, tủ thuốc sơ cứu tai nạn...
3.5. Hoá chất- thuốc thử:
• Acid: các acid hay dùng như acid acetic, acid clohydric, acid sulfuric,
acid Tricloacetic, acid phosphoric...
• Kiềm: Natrihydroxyt, Kalihydroxyt, amoniac.
• Muối:KaliIodua, đồng sulfat, natricitrat, natriclorua, natrisulfat,
natriacetat...
• Dung môi: aceton, cồn 950
, ether, xylen...
Các chất khác: cresol đặc, nước oxy già, formol, phenol, vaselin, dầu cede,
bột lưu huỳnh, pyramidon.
• Thuốc nhuộm: xanh metylen, xanh crêzyl brillant, xanh bromothymol,
eosin, Fucsin, Giemsa bột, phenol, tím gentian...
• Thuốc thử: Bariclorua, Kali feroxyanua, thuốc thử Gros, thuốc thử
Fouchet... huyết thanh mẫu các loại, dung dịch chuẩn hemoglobin, Kit hoá
chất dùng cho máy sinh hoá, dung dịch rửa cho máy đếm tế bào...
4. QUẢN LÝ PHÒNG XẾT NGHIỆM:
4.1. Quản lý trang thiết bị dụng cụ hoá chất:
• Mỗi trang thiết bị máy móc trong phòng xét nghiệm phải có:
+ Lý lịch máy.
+ Nội qui sử dụng máy.
+ Người sử dụng bảo quản.
• Dụng cụ:
+ Sắp xếp thứ tự.
+ Dụng cụ thuỷ tinh xếp hộp kín, trong tủ ấm để tránh bụi bẩn.
• Hoá chất: mỗi lọ hoá chất phải có nhãn ghi rõ ràng thời hạn sử dụng. Các
Kit hoá chất để tủ lạnh, hoá chất độc để trong tủ kính có khoá, có ống
thông hơi ra ngoài.
• Tất cả các máy móc, dụng cụ, hoá chất đều được quản lý bằng thẻ kho
sau:
Nguồn gốc Dự trù Nhận Xuất Còn lại
7
Tên
Ngày
Số
lượng
Ngày
Số
lượng
Ngày
Số
lượng
8
4.2. Quản lý chuyên môn:
Quản lý theo chức trách của từng đối tượng cán bộ.
4.3. Nội qui làm việc:
• Qui định thời gian lấy bệnh phẩm: tuỳ theo xét nghiệm đa số lấy bệnh
phẩm vào sáng sớm. Trường hợp đặc biệt phải lấy bệnh phẩm tại giường.
• Qui định đối với bệnh phẩm:
+ Mỗi lọ bệnh phẩm phải có nhãn ghi rõ họ, tên bệnh nhân, khoa
phòng điều trị, số giường, số buồng.
+ Những xét nghiệm cấp cứu phải ghi chữ '' cấp cứu'' để ưu tiên làm
trước, trả kết quả ngay.
• Qui định đối với kỹ thuật viên:
+ Căn cứ yêu cầu xét nghiệm sắp xếp công việc hợp lý.
+ Đánh số thứ tự bệnh phẩm phù hợp với phiếu xét nghiệm.
+ Những xét nghiệm yêu cầu cần phải làm ngay.
+ Những kết quả xét nghiệm cần được ghi vào sổ sách cụ thể.
+ Những kết quả cho kết quả nghi ngờ phải yêu cầu làm lại và báo cáo
trưởng khoa xem xét.
+ Những xét nghiệm bệnh phẩm dễ lây lan phải thao tác đúng qui tắc
phòng dịch.
+ Những xét nghiệm với khí độc phải làm trong tủ có hệ thống thông
hơi.
+ Phải tổ chức cấp cứu phòng độc, phòng tai nạn có thể xảy ra.
+ Tổ chức vệ sinh sau giờ làm việc.
+ Tổ chức thường trực để thường trực cấp cứu bệnh nhân.
+ Quản lý chặt chẽ thuốc độc và chất dễ cháy, nổ, các chủng vi khuẩn
có tính chất lây lan mạnh.
TỰ LƯỢNG GÍA:
Trả lời các câu sau:
1. Trình bày nội dung thiết kế xây dựng một phòng xét nghiệm.
2. Nêu công tác tổ chức, sắp xếp một phòng xét nghịêm.
3. Kể tên những máy móc cần thiết trang bị cho một phòng xét nghiệm.
4. Liệt kê các dụng cụ lấy bệnh phẩm.
5. Trình bày nguyên tắc quản lý khoa xét nghiệm.
9
Điền vào cho đủ và đúng các câu sau:
6. 5 vấn đề cần lưu ý trong thiết kế xây dựng phòng xét nghiệm là:
A. Hướng nhà.
C........................
B....................
D......................
E......................
7. 5 loại trang thiết bị cần thiết cho một phòng xét nghiệm là:
A. Dụng cụ dân dụng
C..........................
B. Máy móc cần thiết.
D........................
E......................
Phân biệt đúng sai trong các câu sau:
8. Có thể để cân cùng với máy ly tâm.
9. Hướng nhà nên làm theo hướng đông.
10. Khi lấy máu mao mạch phải dùng dây garô.
11. Bàn nhuộm tiêu bản để gần Lavabô.
Chọn 1 giải pháp đúng nhất:
12. Tường nhà lát một lớp gạch men cao:
A. 0,7- 1 m.
C. 0,6- 1m.
B. 0,7m.
D. 0,5- 1m.
E. 0,8- 1m.
10
TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM
VÀ CÁCH XỬ TRÍ
MỤC TIÊU :
1. Kể tên được các tai nạn thường gặp trong phòng xét nghiệm.
2. Liệt kê được các phương tiện cần thiết để có thể sơ cứu tai nạn xảy ra.
3. Trình bày đúng các biện pháp sơ cứu tai nạn.
4. Trình bày đúng các biện pháp phòng ngừa tai nạn trong phòng xét nghiệm.
NỘI DUNG:
Trong phòng xét ngihệm có rất nhiều công việc tiếp xúc với hoá chất độc,
mảnh thuỷ tinh vỡ, sử dụng máy móc tiếp xúc với điện chỉ cần một sơ suất nhỏ ta
có thể bị tai nạn hoặc làm cho người khác bị tai nạn. Người kỹ thuật viên cần biết
những tai nạn có thể xảy ra, để đề phòng hoặc có các biện pháp sơ cứu kịp thời.
1. CÁC TAI NẠN THƯỜNG GẶP:
1.1. Cháy bỏng do acid: hút phải acid, vẩy pipet có acid, dụng cụ có dính acid, đỗ
vỡ lọ acid.
1.2. Cháy bỏng do kiềm: nguyên nhân tương tự như trên.
1.3. Các chất độc hại: khi tiếp xúc lâu gây nhiễm độc.
1.4. Bỏng do hơi nước, lửa, nước sôi ở nồi cách thuỷ, bỏng đèn cồn, đun các môi
trường, nồi hấp...
1.5. Vết thương do mảnh vỡ: mảnh các dụng cụ thuỷ tinh vỡ. Chân, tay chạm phải
nó.
1.6. Cháy nổ:
Do các chất lỏng dễ cháy nổ tiếp xúc với lửa như : ête, cồn, bình ga của máy
điện giải đồ.
1.7. Điện giật: do sơ suất không tuân theo qui tắc như sử dụng điện.
2. NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT ĐỂ SƠ CỨU ( ĐỂ TRONG TỦ,
KHÔNG KHOÁ)
2.1. Dung dịch Natribi Carbonat 5%.
2.2. Dung dịch Natribi Carbonat 2%.
2.3. Dung dịch acid acetic 5%.
2.4. Dung dịch acid boric bão hoà
2.5. Dung dịch xà phòng 5g‰
2.6. Bông, gạc vô khuẩn.
11
2.7. Cồn Iod, cồn 700
, oxy già 10 V...
Các dung dịch trên phải để trong lọ có ống nhỏ giọt.
3. BIỆN PHÁP SƠ CỨU TAI NẠN:
3.1. BỎNG ACID:
3.1.1. Bỏng da:
1. Rửa ngay bằng nước sạch liên tục dưới vòi nước.
2. Dùng bông thấm dung dịch Natribi Carbonat 5%đắp lên chỗ da bị hỏng.
3.1.2. Bỏng mắt:
1. Ngay lập tức dùng bình phun nước vào mắt hoặc cho vòi nước chảy qua.
2. Nhỏ vào mắt 4 giọt Natribi Carbonat 2%.
3. Đưa nạn nhân tới bệnh viện ( trên đường đi tiếp tục nhỏ Natri Carbonat
2%).
3.1.3. Bỏng niêm mạc miệng:
1. Xúc miệng bằng nước xà phòng 5g‰
2.Uống 3- 4 cốc nước thường.
3. Bôi miệng, lưỡi bằng dung dịch Natribi Carbonat 2%.
3.1.4. Bỏng niêm mạc dạ dày ( do hút phải acid):
1. Cho uống ngay nướcc xà phòng 5g‰ hoặc tốt nhất là uống 2 lòng trắng
trứng hoà với 500ml nước hoặc uống 1 cốc sữa. Nếu không có cho uống nước
thường.
2. Đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.
3.2. BỎNG DO KIỀM:
3.2.1. Bỏng da:
1. Rửa ngay lập tức bằng nước sạch liên tục bằng vòi.
2.Dùng bông thấm acid acetic 5% ( hoặc dấm) đắp lên vùng da bị hỏng.
3.2.2. Bỏng mắt ( do chất kiềm bắn vào mắt):
1. Rửa nước ngay ( như bỏng mắt do acid)
2. Nhỏ acid boric bão hoà vào mắt nhiều lần.
3. Đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay.
3.2.3. Bỏng niêm mạc miệng ( do hút phải kiềm):
1. Xúc miệng bằng acid acetic 5%.
2. Uống 3- 4 cốc nước thường.
3. Bôi miệng, lưỡi bằng dung dịch acetic 5%.
3.2.4. Bỏng niêm mạc dạ dày ( do hút phải kiềm):
12
1. Cho uống ngay acid acêtic 5 % nếu không cho uống nước chanh hoặc dấm
pha loãng 1/4.
2. Đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay.
3.3. BỎNG DO NHIỆT:
3.3.1. Bỏng nặng: thường do cháy hoặc do hơi nước, nước sôi nếu bỏng trên một
diện tích da rộng, ta phải:
1. Đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện.
2. Không áp dụng bất cứ cách điều trị nào trên các vết bỏng.
3.3.2. Bỏng nhẹ:
1. Ngâm chỗ da bị bỏng vào nước hay nước đá.
2. Băng vết bỏng bằng gạc khô sau khi bôi thuốc bỏng panthenol hoặc thuốc
bỏng đông y.
3.4. SƠ CỨU NHỮNG VẾT THƯƠNG DO MẢNH VỠ:
3.4.1. Mảnh thuỷ tinh sạch:
1. Sát khuẩn da bằng nước oxy già 10 V.
2. Băng vết thương lại ( nếu chảy máu nhiều cần phải băng chặt cầm máu, nếu
vết thương rộng phải đưa đi bệnh viện để khâu cầm máu).
3.4.3. Mảnh thuỷ tinh bẩn:
1. Xem vết thương có chảy máu nhiều không, nếu chảy máu ít bóp mạnh để
chảy thêm vài giọt máu ra.
2. Rửa vết thương bằng oxy già hoạc cồn Iod.
3. Băng vết thương lại ( nếu vết thương rộng phải đưa đi bệnh viện: cắt lọc,
khâu cầm máu, có thể tiêm SAT phòng uốn ván).
3.5. ĐIỆN GIẬT:
1. Ngắt ngay nguồn điện.
2. Đưa nạn nhân ra chỗ thóang mát.
3. Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim mgoài lồng ngực tích cực, đồng thời
gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi bệnh viện ( trong quá trình vận chuyển vẫn phải
liên tục làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực).
3.6. NHIỄM CÁC CHẤT ĐỘC HẠI:
1. Đưa nạn nhân ra chỗ thóang mát.
2. Kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện.
3. Tìm hiểu chất gây nhiễm độc.
4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN:
4.1. ĐỐI VỚI LỌ ĐỰNG THUỐC THỬ:
13
- Lọ phải có nhãn ghi rõ ràng ( ghi rõ ngày pha chế, nên phủ một lớp paraphin lên
mặt nhãn - đề phòng chữ bị mờ trên nhãn).
- Để nơi dễ thấy, dễ lấy.
- Khi tay ướt không được cầm vào lọ acid hay kiềm.
- Khi nhấc lọ lên phải cầm thẳng đứng.
- Lọ đựng acid hay kiềm không được đậy bằng nút thuỷ tinh, chỉ dùng nút nhựa xoáy
- Khi pha loãng acid hay kiềm phải đổ từ từ vào nước ( không được đổ nước vào acid
hay kiềm).
- Khi lấy acid hay kiềm tốt nhất là dùng ống đong nhỏ, nếu dùng pipet phải có quả
bóp hút ( pipet cần phải nối với 1 đoạn dây hút cao su để hút từ từ ).
4.2. KHÍ ĐỐT:
- Khi dùng xong phải đóng kín các bình khí đốt.
- Khi sử dụng đèn cồn phải sử dụng chụp thuỷ tinh để tắt đèn ( không được dùng
miệng để thổi tắt đèn ).
4.3. CÁC CHẤT DỄ CHÁY:
Ête, cồn ... chỉ để một ít trong phòng.
4.4. CÁC MÁY SỬ DỤNG ĐIỆN, BẾP ĐIỆN:
Phải tuân theo qui tắc sử dụng điện, khi vận hành máy móc tay phải khô, không
được đi chân đất.
4.5. THAO TÁC:
- Khi đốt ống nghiệm phải quay miệng ống ra phía không có người, vừa đun vừa
lắc ống nghiệm.
- Khi đun thạch làm môi trường nếu đang sôi không được lấy ra ngay.
- Khi dùng pipet không được vẩy.
- Không bao giờ dược hút pipet bằng miệng.
- Khi có mảnh thuỷ tinh rơi ra phải được nhặt sạch ngay.
LƯỢNG GIÁ:
TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU:
1. Kể tên những tai nạn thường gặp và những phương tiện cần thiết để sơ cứu tai
nạn.
2. Trình bày cách sử lý khi bỏng acid, bỏng kiềm, bỏng nhiệt.
3. Trình bày cách sử lý khi bị vết thương do mảnh vỡ, điện giật, nhiễm độc.
4. Trình bày các biện pháp phòng ngừa tai nạn.
ĐIỀN VÀO CHO ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁC CÂU SAU
5. Có 7 loại tai nạn thường gặp là:
14
A. Cháy bỏng acid
D…………………………….
B. Cháy bỏng do kiềm
E……………………………..
C……………………..
G……………………………..
H…………………………….
6. Có 7 phương tiện cần thiết để sơ cứu tai nạn là:
A. Natri cacbonat 5%
D…………………………….
B. Natri cacbonat 2%
E…………………………….
C…………………………
G…………………………….
H…………………………….
PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI TRONG CÁC CÂU SAU
7. Khi đun thạch đang sôi, bắc ra ngay.
8. Tay ướt có thể cầm vào lọ acid hay kiềm.
9. Không được dùng miệng để thổi tắt đèn cồn.
CHỌN MỘT GIẢI PHÁP ĐÚNG NHẤT BẰNG CÁCH
KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI ĐẦU CÂU
10. Khi bị bỏng miệng do hút phải kiềm ta phải:
A. Đưa đi bệnh viện
C. Xúc miệng bằng acid acetic 5%.
B. Uống hai cốc nước
D. Xúc miệng bằng acid acetic 2%.
E. Xúc miệng bằng dấm pha loãng 1/4.
15
CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM
GIỚI THIỆU:
Cân dùng trong phòng xét nghiệm có rất nhiều loại. Ta phải biết cách sử dụng,
bảo quản tốt để phục vụ cho việc pha chế thuốc thử, môi trường đúng , giúp cho
việc xét nghiệm đạt kết quả chính xác nhất.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Trình bày các đơn vị cân theo quy ước quốc tế.
2. Mô tả đúng các loại quả cân
3. Mô tả đúng các loại cân dùng trong phòng xét nghiệm
4. Trình bày các phép cân. Quy trình sử dụng cân phân tích
5. Nêu điều kiện một cân tốt và cách bảo quản cân.
6. Chỉ đúng các bộ phận của cân phân tích. Tiến hành cân theo đúng quy trình.
NỘI DUNG:
1.ĐƠN VỊ CÂN:
Theo quy ước quốc tế người ta thừa nhận khối lượng của một lăng trụ bạch
kim ở Sevrow (gần thủ đô Pari) là đơn vị khối lượng = 1kg.
Các đơn vị cân thường dùng trong xét nghiệm :
- Gam (g) = 1/1000 kg = 10-3
kg = 0,001 kg = 1000 mg.
- Decigam (dg) = 1/10 g = 10-1
g = 0,1g = 100 mg.
- Centigam (cg) = 1/100g = 10-2
g = 0,01g = 10 mg
- Miligam (mg) = 1/1000 g = 10-3
g = 0,001g = 1mg (1 chỉ vàng = 3,75g).
2.QUẢ CÂN CÁC LOẠI:
2.1. Quả cân:
Làm bằng gang, đồng, sứ……..hình trụ hay hình tháp có lớp mạ chống rỉ.
- Trọng lượng: 1kg, 500g, 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g, 1g.
2.2. Lá cân: làm bằng nhôm
- Trọng lượng: 500mg, 200mg, 100mg, 50mg, 20mg.
16
2.3. Con mã: Làm bằng dây kim loại uốn cong hình Ω hoặc làm bằng một
miếng hợp kim mỏng gắn trên đòn cân khi di chuyển trên bảng chia độ có thể
cân được một trọng lượng từ 20mg đến 1mg.(hoặc từ 20mg-1g )
3.CÁC LOẠI CÂN:
Cân được chia làm 2 loại.
3.1. Cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau:
Gồm có cân đĩa Roberval, cân quang, cân phân tích.
3.1.1.Cân đĩa Roberval:
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau, có 2 đĩa cân đặt ở 2 bên cán cân.
Dùng để cân một khối lượng lớn (có thể tới 10kg) dùng để cân bằng trước khi ly
tâm không cần độ chính xác cao. Độ nhạy bằng 0,5g.
3. 1.2 Cân quang:
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau. Có 2 đĩa cân treo trên 2 quang cân,
cân này chính xác hơn cân đĩa, về cấu tạo gần giống cân phân tích nhưng không có
tủ cân. Độ nhạy là 5- 10mg.
3. 1.3 Cân phân tích:(có độ chính xác cao)
Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau. Có 2 đĩa cân treo trên 2 quang
cân. Có tủ cân bằng kính để bảo vệ cân, dùng cân khối lượng tới 100g. Độ nhạy là
0,01- 0,1 mg.
• Cấu tạo:
- F: đòn cân
- E1, E2: thớt cân
- V1 V2: ốc vặn ở
2 bên đòn cân.
- C1 ,C2 ,C3: dao cân
- P: đĩa cân
- A: kim cân
- B: tay hãm
- Đòn cân (F) có cấu tạo vững chắc để chịu được sức nặng khi cân. ở 2 đầu
đòn cân có ốc vặn để cân bằng 2 quang cân trước khi cân. Trên đòn cân có 3 lưỡi
dao: 2 lưỡi ở 2 bên mang quang cân (C1, C2 ), 1 lưỡi tựa trên bàn mài nhẵn lắp ở
cột cân (C3). Khi cần quá sức cân, đòn cân bị cong, dao cân bị mòn.
- Kim cân (A) gắn giữa đòn cân khi dao động, đầu nhọn của kim chạy trên
bảng chia độ. Trên kim cân có một ốc điều chỉnh dao động. Càng kéo ốc lên cao,
kim dao động càng nhiều.
17
- Đĩa cân (P): làm bằng nhựa hoặc hợp kim nhẹ có mạ chống rỉ. Đĩa cân
được treo trên quang cân ở 2 đầu đòn cân.
- Tay hãm (B): là một núm vặn gắn ở đế cân khi xoay núm vặn này có tác
dụng lấy thăng bằng 2 bên quang cân, để cân một vật, để cho cân về vị trí nghỉ
(tịnh cân). Tránh sự mòn của dao cân.
- Vít vặn dưới đế cân (D): 2 vít vặn này ở 2 bên phía trước của đế cân. Khi
cân ta phải lấy thăng bằng cho đế cân bằng cách vặn 2 vít vặn đó- 2 quả dọi sẽ nằm
trên một đường thẳng (đối với cân điện: đánh giá bằng bọt nước nằm chính giữa lỗ
tròn- ở mặt trên của cân điện).
- Tủ cân: làm bằng hộp kính trong suốt để tránh tác động bên ngoài làm dao
động 2 quang cân khi tiến hành cân.
- Hộp quả cân: được xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ.
- Quả cân: 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g, 1g.
- Lá cân: 500mg- 200mg- 100mg- 50mg- 20mg.
2 .Cân có 2 cánh tay đòn không bằng nhau:
• Cân điện: cân điện là loại cân chỉ có một đĩa cân. Tuỳ theo nơi sản xuất
cân điện có cấu tạo khác nhau.
-Loại cân điện: có tủ cân bằng kính, 2 cửa ở 2 bên cạnh, bọt nước để chỉnh cân
thăng bằng ở trên nóc tủ cân, có núm điều chỉnh khối lượng khi cân, có màn hình
hiện số, khi cân đạt khối lượng cần xác định.
- Có loại cân điện không có tủ cân, chỉ có bàn cân (đĩa cân).
IV. QUY TRÌNH CÂN.
Gồm các bước sau:
1. Thăng bằng cân trước khi tiến hành cân:
Cân bằng cách vặn ốc ở 2 bên dưới đế cân để cho bọt nước trong mặt kính
vào chính giữa lỗ tròn (đối với cân điện). Đối với cân phân tích thì 2 quả dọi ở bàn
cân và cột cân sẽ nằm trên cùng một đường thẳng.
2..Kiểm tra dao cân và thớt cân,có khớp vào nhau không, quang cân phải đặt
đúng vị trí của nó, số lượng qủa cân, lá cân trong hộp cân phải đủ.
3.Xác định độ nhạy của cân.
4.Gấp giấy cân đặt vào đĩa cân để lấy thăng bằng
5.Các vật định cân để bên trái cân.
6.Đặt vật định cân lên đĩa cân bên trái.
7.Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải để lấy thăng bằng.
8.Tính khối lượng của quả cân.
9.Ghi khối lượng của vật đem cân.
18
10.Chuyển vật hoặc lọ hoá chất đã cân sang bên phải cân.
11.Cho cân về vị trí nghỉ, lau chùi cân, quả cân bằng vải mềm, xếp quả cân theo thứ
tự.
V. ĐIỀU KIỆN MỘT CÂN TỐT.
Phải đảm bảo đủ 3 điều kiện sau:
1 Cân đúng:
Khi đặt 2 khối lượng bằng nhau vào 2 đĩa cân, lấy thăng bằng. Sau đó ta đổi
vật ở 2 đĩa cân cho nhau, cân vẫn thăng bằng (cân đúng là cân có 2 cánh tay đòn
tuyệt đối bằng nhau).
2 Cân nhạy:
Khi cân đã thăng bằng cho vào một bên đĩa cân một khối lượng rất nhỏ thì kim
cân bị lệch đi rõ rệt (muốn cân nhạy, các cạnh dao cân phải sắc, thớt cần phải nhẵn,
cứng, đòn cân, quang cân phải nhẹ).
3 Cân tin:
Khi xê dịch vị trí của vật định cân trên 2 đĩa cân, đòn cân vẫn thăng bằng
(cân tin thì đòn cân phải cứng, cạnh của dao cân sắc và song song với nhau).
VI. CÁC PHÉP CÂN.
1 .Phép cân đơn:
So sánh khối lượng của vật định cân với khối lượng của quả cân ở 1 bên cánh
tay đòn. Phép cân này kém chính xác vì trọng lượng của 2 bên cánh tay đòn có thể
không bằng nhau.
2 .Phép cân kép:
So sánh khối lượng của vật định cân với khối lượng của quả cân trên cùng
một cánh tay đòn (dù 2 cánh tay đòn không bằng nhau phép cân này vẫn đúng, cân
vẫn chính xác).
• Cân kép kiểu Boocda (xác định một lượng hoá chất cần có).
1- Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân lấy thăng bằng.
2- Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải.
3- Cho cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng.
4- Lấy quả cân ra, cho hoá chất vào tới khi thăng bằng.
(Khối lượng hoá chất muốn có bằng khối lượng của quả cân)
• Cân kép kiểu Lômônôxôp (khi xác định khối lượng của 1 vật).
1- Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân, lấy thăng bằng.
2- Đặt quả cân có khối lượng lớn hơn khối lượng ước đoán của vật vào đĩa
cân bên phải.
3- Thêm cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng
19
4- Đặt vật cần cân vào đĩa bên phải- rút bớt quả cân ra cho tới khi thăng
bằng.
( Khối lượng của vật bằng khối lượng của quả cân rút ra)
VII. BẢO QUẢN CÂN:
Để bảo quản cân tốt ta cần phải tuân theo các quy định sau:
1- Đặt cân ở một bàn riêng, bằng phẳng, cao ráo, đủ ánh sáng, tránh gió làm
ảnh hưởng đến việc cân.
2- Khi di chuyển cân phải tháo quang cân, đòn cân ra (rất hạn chế việc di
chuyển).
3- Không cân nặng quá sức của cân (thường sức cân được ghi trên cán cân)
4- Không cân vật quá nóng hoặc quá lạnh
5- Khi cân phải lót giấy cân vào đĩa cân (cân các chất lỏng, cân xút viên
(NaOH) phải cho vào chén cân.
6- Khi cân không tỳ tay lên bàn cân, để tránh rung bàn cân làm sai lệch vị trí
thẳng đứng của cân.
7- Lau chùi cân nhẹ nhàng bằng vải mềm
8- Không bôi dầu mỡ vào cân
9- Đặt cân vào trong hòm kín có chất chống ấm (Silicagen)
10- Thường xuyên kiểm tra quả cân, lá cân và xếp theo thứ tự, lau khô, sạch,
phải dùng kẹp để gắp quả cân (không dùng tay).
11- Khi mở cân chỉ mở 2 bên cánh cửa cân
12- Khi cân có sai lệch phải báo cáo thợ sửa chữa không được tự ý sửa chữa.
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Viết các đơn vị cân thường dùng trong phòng xét nghiệm- cách chuyển đổi.
2. Mô tả các loại quả cân dùng cho cân thường, cân phân tích.
3. Mô tả các loại cân đĩa, cân quang, cân điện
4. Mô tả cân phân tích
5. Trình bày quy trình cân.
6. Nêu điều kiện của một cân tốt. Trình bày các phép cân.
7. Trình bày cách bảo quản cân.
Phân biệt đúng sai các câu sau:
8. Có thể cân một vật quá nóng hoặc quá lạnh
9. Cân đặt gần máy ly tâm
20
10. Dùng khăn ướt để lau quả cân
11. Có thể bôi dầu mỡ vào cân
12. Cân đĩa có độ chính xác nhất
13. Cân đơn là chính xác nhất
14. Cân kép Boocda để xác định khối lượng một vật.
TỔ CHỨC THỰC TẬP
BUỔI 1: Chỉ các bộ phận của cân - Cân đơn -Cân kép
BUỔI 2: Ôn tập , kiểm tra
21
KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
GIỚI THIỆU:
Kính hiển vi là loại trang thiết bị tối cần thiết của một phòng xét nghiệm. Người
kỹ thuật viên phải biết cách sử dụng bảo quản đúng tránh làm mốc kính, để nâng
cao tuổi thọ của kính.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Mô tả đúng các bộ phận của kín hiển vi và nêu tác dụng của nó.
2. Trình bày đúng quy trình sử dụng kính
3. Trình bày đúng cách bảo quản kính hiển vi
4.Thao tác đúng.theo qui trình kỹ thuật
NỘI DUNG:
Kính hiển vi quang học là một dụng cụ quang học không thể thiếu trong phòng
xét nghiệm. Nó có tác dụng phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp cho việc chẩn
đoán bệnh chính xác.
I. CẤU TẠO:
1- ống trục chính (ống mang thị kính)
2- Đầu kính
3- Bàn xoay
4- Vật kính
5- Thị kính
6- Màn kính
7- Tụ quang
8- Gương
9- Tay cầm (thân kính)
10- Đế kính
11- Ốc đại cấp
12- Ốc vi cấp
13- Ốc điều chỉnh tụ quang
14- Đèn soi kính hiển vi
22
1. Ống trục chính (main tu be):
Có hình trụ tròn, một đầu mang thị kính, một đầu nối với đầu kính.Có 2 loại:
1 ống trục chính (mang 1 thị kính) gọi là kính 1 mắt, 2 ống trục chính (mang 2 thị
kính) gọi là kính 2 mắt, 4 ống trục chính (mang 4 thị kính) gọi là kính 4 mắt. (Kính
thường dùng cho cả thầy và trò cùng quan sát: kính thầy)
2. Đầu kính (Bodytube):
Đầu kính có hình tròn hoặc đa giác. Trong đầu kính chứa các thấu kính lăng trụ
tam giác.
- Tác dụng: lăng kính này có tác dụng hắt ảnh của vật từ vật kính lên thị kính
không bị đảo ngược.
3. Bàn xoay (Revolingnosepiese):
Hình tròn có 3 lỗ mang vật kính và một lỗ gọi là điểm mù không mang vật
kính.
-Tác dụng: Bàn xoay có thể xoay tròn 3600
giúp cho điều chỉnh vật kính vào giữa
mâm kính dễ dàng.
4. Vật kính (onjective)
Đây là một bộ phận quan trọng nhất của kính cần phải bảo vệ tốt để tránh mốc
(vật kính mốc sẽ không nhìn thấy ảnh của vật). Đầu dưới vật kính được gắn một hệ
thống thấu kính, đầu trên tiếp xúc với hệ thống lăng kính và thị kính.
• Tác dụng:
Phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp ta quan sát rõ hình thể của vật.
Có nhiều loại vật kính với hệ phóng đại khác nhau: 4x, 6x, 8x,10x,40x,90x, 100x
Có nghĩa là các vật kính đó phóng đại được:4 lần, 6 lần....100 lần.(vật kính có độ
phóng đại 90x,100x còn gọi là vật kính dầu.
* Sự khác nhau giữa các vật kính:
+ Vật kính có độ phóng đại nhỏ thì kích thước ngắn, vật kính có độ phóng đại lớn
thì kích thước dài.
+ Khoảng cách giữa vật kính với mâm kính
khác nhau:
Vật kính 10x: khoảng cách xa(khoảng
15,98mm)
Vật kính 40x: khoảng cách gần(khoảng
4,31mm)
Vật kính 100x: khoảng cách rất gần(khoảng 1,81mm)
Chính vì vậy mà khi dùng vật kính 40x, 100x không bao giờ được dùng ốc
đại cấp để tránh vỡ tiêu bản, hỏng vật kính
+ Cửa sổ ánh sáng(khả năng phân ly của các loại vật kính)
23
Vật kính 10x: cửa sổ ánh sáng lớn, khả năng phân ly nhỏ(0,3) có khả năng
nhìn rõ 2 vật ở xa nhau.
Vật kính 40x: cửa sổ ánh sáng nhỏ, khả năng phân ly tương đối lớn(0,65) có
khả năng nhìn được 2 vật tương đối gần.
Vật kính 100x(90x): cửa sổ ánh sáng rất nhỏ, khả năng phân ly lớn 1,3, có
khả năng nhìn được 2 vật rất gần nhau. ở vật kính này khả năng phân ly lớn, ánh
sáng không tập trung, khi sử dụng phải dùng ánh sáng tối đa và dầu soi để tăng độ
chiết quang(nhỏ một giọt dầu cede) ta nhìn thấy vật rõ nét hơn.
5. Thị kính(Cocular):
Có hình trụ tròn được gắn ở đầu ống trục chính ở trong được cấu tạo bởi một
hệ thống thấu kính.
• Tác dụng: phóng đại vật, trên thị kính cũng ghi hệ số phóng đại(6x, 8x,
10x nghĩa là ảnh được phóng đại(6 lần, 8 lần, 10lần...)
Ví dụ: nếu soi một mẫu vật có độ phóng đại của thị kính 8x và vật kính có độ
phóng đại 10X thì mẫu vật được phóng đại 80 lần, nếu vật kính là 100X thì mẫu
vật được phóng đại 800 lần (8 x 100).
6. Mâm kính (Stage):
Có hình tròn hay hình vuông tuỳ nơi sản xuất.
• Tác dụng: nâng đỡ mẫu vật(tiêu bản).Trên mâm kính có một lỗ tròn hoặc
vuông , bầu dục để cho ánh sáng đi thẳng từ gương qua tụ quang lên vật
kính.
-Trên mâm kính còn có một hệ thống kẹp giữ tiêu bản. Một bộ phận di
chuyển tiêu bản gọi là xe đẩy(Chariot) cótác dụng đưa tiêu bản lên trên, xuống
dưới, sang phải, sang trái, có bộ phận thước đo gọi là duxich .
7. Tụ quang (Sub Stage):
Là một hệ thống thấu kính .
• Tác dụng: Tập trung, hội tụ ánh sáng lên vật định soi. Nếu để tụ quang thấp
thì ánh sáng được tập trung ít, nếu đưa tụ quang lên cao thì ánh sáng được
tập trung nhiều(khi soi vật kính 10X nên hạ thấp tụ quang; khi soi vật kính
40X, 100X phải nâng tụ quang lên cao để tập trung ánh sáng. ở tụ quang còn
được gắn 2 bộ phận là: chắn sáng và lọc sáng.
- Chắn sáng: là những lá nhựa xếp theo hình đồng tâm. Muốn ánh sáng
mạnh thì mở rộng chắn sáng, muốn ánh sáng nhỏ thì thu hẹp ánh sáng.
- Lọc sáng: Đặt ở dưới tụ quang, hình tròn, màu xanh có tác dụng làm dịu
ánh sáng khi soi kính, khi không cần thiết có thể tháo ra.
8. Gương:
Hình tròn, có một mặt phẳng, một mặt lõm.
• Tác dụng: Phản xạ ánh sáng (hắt ánh sáng) lên vật định soi.
24
- Gương phẳng để lấy ánh sáng gần
- Gương lõm lấy ánh sáng xa hơn
9. Thân kính:(tay cầm) (arm)
Hình cong hoặc gấp khúc
• Tác dụng: nâng đỡ ống trục chính và mâm kính
Trên thân kính mang các ốc đại cấp, vi cấp. Có tác dụng điều chỉnh khoảng
cách giữa vật kính và tiêu bản.
Chú ý:
- Khi sử dụng vật kính 10X thì điều chỉnh ốc đại cấp (nâng mâm kính gần
sát vật kính rồi vặn ốc đaị cấp để hạ dần mâm kính xuống, khi thấy ảnh của vật thì
điều chỉnh ốc vi cấp cho ảnh rõ nét hơn)
- Khi dùng vật kính 40X, vật kính dầu chỉ điều chỉnh ốc vi cấp. Nếu sử dụng
nhầm sang ốc đại cấp dễ bị vỡ tiêu bản, hỏng vật kính.
10. Đế kính- chân kính(Base Foot):
Hình chữ nhật hay hình móng ngựa, chắc chắn, giữ cho kính cố định.
II.QUY TRÌNH SỬ DỤNGKÍNH:
1. Tháo, lắp kính.
1.1 Tháo kính: thứ tự các bước như sau:
(1) Tháo thị kính →(2) tháo đầu kính→(3) tháo vật kính→(4) tháo xe đẩy→
(5)tháo tụ quang →(6) tháo gương.
1.2 Lắp kính:
Trình tự ngược với quy trình trên(lưu ý bộ phận không cố định phải lắp sau
cùng tránh rơi vỡ)
(1) Lắp gương →(2) lắp tụ quang →(3) lắp vật kính →(4) lắp xe đẩy →(5) lắp đầu
kính →(6) lắp thị kính sau cùng.
2. Vị trí để kính:
Kính phải để trên một bàn chắc chắn bằng phẳng. Nếu dùng ánh sáng điện
thì để ở một vị trí cố định trong phòng làm việc, nếu dùng ánh sáng tự nhiên để
kính ở nơi gần cửa sổ.
3. Cách lấy ánh sáng khi soi kính.
(1) Xoay gương về phía ánh sáng →[2] xoay một vật kính 10X vào giữa mâm kính
→[3] mắt nhìn vào thị kính →[4] điều chỉnh khoảng cách giữa 2 thị kính (nếu là
kính 2 mắt)→[5] điều chỉnh tụ quang, chắn sáng (tuỳ theo cường độ ánh sáng,
chắn sáng mở rộng hoặc hẹp, đưa tụ quang lên cao hoặc xuống thấp) khi thấy ánh
sáng tròn thuần nhất là được.
25
4. Soi vật kính thường(10X, 40X).
1- Đưa tiêu bản lên mâm kính.(nếu soi ở VK 40X phải đậy lamen trước)
2- Kẹp giữ tiêu bản
3- Điều chỉnh xe đẩy để đưa tiêu bản vào giữa mâm kính
4- Dùng ốc đại cấp nâng mâm kính gần sát với vật kính.
5- Mắt nhìn vào thị kính- dùng ốc đại cấp hạ dần mâm kính xuống- một tay
điều chỉnh xe đẩy.
6- Khi thấy ảnh của vật xuất hiện, điều chỉnh ốc vi cấp cho ảnh rõ nét hơn.
7- Xoay vật kính 40X về giữa mâm kính để quan sát ảnh rõ nét hơn, đồng
thời phải nâng tụ quang lên và điều chỉnh ốc vi cấp.
Chú ý: Nếu muốn quan sát vật ở vật kính 40X phải đậy lamen để khi soi
không bị ảnh hưởng đến vật kính.
5. Soi vật kính dầu(100X, 90X):
1- Sau khi đã thấy ảnh như phần 3.4.6
2- Xoay điểm mù vào giữa mâm kính
3- Nhỏ một giọt dầu vào tiêu bản(vị trí cần quan sát)
4- Xoay vật kính dầu vào giữa mâm kính
5- Mắt nhìn vào vật kính điều chỉnh ốc đại cấp cho vật kính sát giọt dầu.
6- Mắt nhìn vào thị kính tay điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn ảnh rõ nét hơn.
7- Điều chỉnh xe đẩy theo đường rãnh cầy( hình chữ chi) để soi hết tiêu bản
6. Sau khi soi xong:
1- Hạ mâm kính
2- Bỏ tiêu bản ra khỏi mâm kính
3- Xoay điểm mù về giữa mâm kính
4- Hạ thấp tụ quang
5- Để gương thẳng đứng
6- Điều chỉnh các ốc về số không
7- Lau kính, vật kính bằng khăn riêng
- Nếu soi vật kính dầu:
+ Lau bằng giấy thấm
+ Lau bằng xylen
+ Lau khô
8- Chụp kính bằng vải mềm.
III.BẢO QUẢN KÍNH:
26
1. Chăm sóc hàng ngày:
Thường xuyên lau chùi kính, lau kính bằng khăn mềm, mỏng.
Lau các bộ phận cơ học riêng, bộ phận quang học riêng.
Vật kính dầu sau khi sử dụng xong phải lau sạch dầu bằng giấy thấm hoặc
khăn mềm,bông thấm xylen. Sau đó phải lau lại bằng khăn khô.
2. Chống mốc kính:
Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, nấm mốc dễ phát triển nhất là thị kính, lăng
kính và vật kính. Khi đã có hiện tượng mốc kính, khắc phục rất khó và kính có thể
trở nên vô dụng. Để chống mốc hàng ngày phải để kính ở nơi khô ráo để bảo vệ
cho các thấu kính, lăng kính.
• Để tạo ra môi trường không khí khô:
+Lý tưởng nhất là cho kính vào phòng điều hoà nhiệt độ chạy thường
xuyên .
+ Để kính vào một tủ kính có ngọn đèn 25W hoặc 40W, thắp sáng liên tục.
Một tủ có từ 1- 4 kính hiển vi dùng một bóng là đủ. Đèn thắp liên tục cả khi không
có kính để môi trường không khí trong tủ luôn khô.
+ Nếu phòng xét nghiệm không có điện:
• Để kính ở phòng làm việc bình thường. Tháo vật kính và thị kính cho vào
bình hút ẩm, chứa chất chống ẩm là Silicazen hoặc để vào tủ kín có để vôi
clorua mới thay hàng ngày cũng có tác dụng hút ẩm.
• Khi sử dụng Silicazen cần kiểm tra xem còn tác dụng hút ẩm hay không:
- Chất hút ẩm có màu xanh lơ là còn tác dụng hút ẩm.
- Chất hút ẩm chuyển màu hồng không còn tác dụng hút ẩm.
Đem sấy nóng cho bốc hơi nước các hạt Silicagen lại chuyển màu xanh lúc
đó lại sử dụng được.
• Để sử dụng và bảo quản tốt kính hiển vi ta cần chú ý những điểm sau:
Không bao giờ:
1- Lau các vật kính và thấu kính bằng cồn.
2- Lau mâm kính, thấu kính bằng xylen vì nó sẽ làm bong lớp mạ.
3- Để kính hiển vi ở ngoài môi trường không chụp mũ vải tránh bụi
4- Chụp kính hiển vi bằng túi nilon
5- Dùng tay lau vật kính
6- Xếp kính hiển vi cùng với dầu soi
TỰ LƯỢNG GIÁ:
Trả lời các câu sau:
27
1. Kể tên và nêu tác dụng các bộ phận của kính hiển vi (chỉ trên kính)
2. Nêu sự khác nhau giữah vật kính 10X, 40X, 100X
3. Liệt kê những bộ phận của kính hiển vi có tác dụng phóng đại ảnh của vật.
4. Trình bày thứ tự các bước tháo kính, lắp kính.
5. Nêu các bước thao tác khi lấy ánh sáng để soi kính
6. Nêu các bước thao tác khi soi vật kính 10X, vật kính 40X.
7. Nêu các bước thao tác khi soi vật kính dầu.
8. Nêu các việc làm sau khi soi xong kính
9. Trình bày cách bảo quản kính hiển vi.
TỔ CHỨC THỰC TẬP
BUỔI 1: Chỉ các bộ phận của kính - Tháo lắp kính -Học cách lấy ánh sáng
BUỔI 2: Cách soi vật kính thường- vật kính dầu - Sau khi soi xong
BUỔI 3: Ôn tập , kiểm tra
28
DỤNG CỤ THUỶ TINH
GIỚI THIỆU:
Dụng cụ thuỷ tinh có rất nhiều loại. Người kỹ thuật viên phải biết cách sử
dụng đúng để mang lại kết quả chính xác. Việc rửa và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh
phải tuân theo những quy định riêng của từng loại.
MỤC TIÊU THỰC HIỆN :
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Mô tả các loại dụng cụ thuỷ tinh thường dùng.
2. Trình bày đúng qui trình sử dụng các loại dụng cụ thuỷ tinh.
3. Thao tác đúng qui trình sử dụng, rửa các dụng cụ thuỷ tinh.
NỘI DUNG
I.DỤNG CỤ THUỶ TINH:
1. Bình chứa: Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Bình chứa dùng
để pha hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc thử, đựng môi trường. Có nhiều loại như:
- Bình nón - Cốc có mỏ - Bô can
- Bình cầu - Cốc có chân- Chậu nhuộm màu - Hộp
Petri.
2. Dụng cụ đong thể tích
2.1. ống đong chia độ: ống đong có nhiều loại: 5, 10, 25, 50,100, 200, 250,
500, 1000ml . Dùng để đong các chất lỏng , thân ống có chia vạch, trên miệng có
mổ để dễ rót, có loại có nắp đậy để đong các chất lỏng dễ bay hơi thân ống đong
càng lớn thì độ chính xác càng kém. Trên cổ ống đong có ghi 200
C nhiệt độ tiêu
chuẩn để đong thể tích chính xác nhất đến vạch qui định.
2.2. Bình định mức (bình có ngấn): Có nhiều loại dùng để pha các dung dịch
chuẩn độ , dung dịch mẫu, cần độ chính xác cao. Có loại có nút thuỷ tinh mài để
pha các dung dịch bay hơi. Bình có ngấn có cổ dài , nhỏ, đáy bằng , trên cổ có
ngấn khoang tròn đánh dấu dung tích nhất định của bình ở nhiệt độ 200
ghi trên cổ
bình.
3. Dụng cụ đo thể tích.
29
3.1. Pipet chia độ (ống hút chia độ): phía đầu có ghi thể tích toàn phần và thể
tích giữa các vạch . Có 2 loại:
• Loại chia độ đến tận cùng: khi dùng loại pipet này ta phải thả hết mới đủ
thể tích ghi trên pipet.
• Loại chia độ không tận cùng: khi dùng loại pipet này ta không thả hết mà
chỉ đến vạch qui định đúng thể tích toàn phần ghi trên thân pipet.
3.2. Pipet bầu: có ngấn trên thân (một hay hai ngấn).
• Pipet bầu 2 ngấn; dung tích của pipet tính từ ngấn trên đến ngấn dưới.
Dung tích đó được đo chính xác và ghi trên bầu pipet ở nhiệt độ200
ghi
trên pipet (dùng loại pipet này chính xác nhất).
• Pipet bầu 1 ngấn: dung tích của pipet tính từ ngấn trên đến đầu pipet (khi
pipet bị sứt ở phía đầu thì thể tích sẽ không chính xác nữa).
3.3. Micropipet: là loại pipet nhỏ (0,1ml; 0,2ml) dùng để hút bệnh phẩm. Khi
sử dụng nó phải mao dẫn không được hút để tránh bọt khí làm mất độ chính xác.
3.4. Pipet tự động: Loại pipet này bằng nhựa có những nấc vặn khác nhau điều
chỉnh thể tích theo ý muốn. Có đầu nhựa lắp vào khi sử dụng. Loại pipet này sử
dụng đơn vị đo là "microlit" viết tắt là µl
Thường có hai loại pipet tự động:
• Loại 1: có thể tích cố định: 1000µl, 500µml, 100µl, 10µl…
• Loại 2: có thể tích thay đổi: có 3 loại pipet thường dùng là:
1000 -200µl. 50 -5µl . 200 -1µl.
3.5. Buret: nó giống như pipet chia độ nhưng có khoá trên thân, có giá đỡ
buret. Dùng để đo thể tích khi định lượng, phải kiểm tra chỗ nhọn của vòi khoá để
cho giọt thoát ra lớn hơn thể tích giữa 2 vạch, có loại vi buret chia độ nhỏ là
0,05ml = 50µl.
3.6. ống nhỏ giọt chuẩn (pipet pasteur): loại này có nắp quả bóp cao su nhỏ khi
hút 20 giọt tương ứng bằng 1ml; 1 giọt = 0,05ml = 50µl.
4. Dụng cụ làm tiêu bản
4.1. Lam kính; là một mảnh kính hình chữ nhật có kích thước là : 8 x2,5cm
có đặc điểm là trong suốt dùng nó để đặt giọt bệnh phẩm đưa lên kính hiển vi soi.
4.2. Lam kéo: nó là lam kính nhưng ở một đầu có vát 2 góc dùng để dàn máu
(làm cho máu không bị tràn ra phía ngoài lam kính).
4.3. Lamen: có loại mỏng hoặc dây hình vuông kích thước là 20 x 20mm
dùng để đậy buồng đếm, đậy bệnh phẩm khi soi kính hiển vi ở vật kính 40X
5. Các ống nghiệm: tuỳ theo yêu cầu dùng các loại ống nghiệm khác nhau. Có loại
ống nghiệm to, nhỏ, có nắp hoặc không có nắp. Có loại ống nghiệm dùng để ly
tâm với tốc độ vòng cao( ống nghiệm dày, ống nghiệm nhựa, ống nghiệm thót đáy)
30
6. Các dụng cụ khác: ngoài các dụng cụ trên, các dụng cụ thuỷ tinh có liên quan
tới xét nghiệm như phễu thuỷ tinh , mặt kính đồng hồ, các chai lọ đựng hoá chất;
bình hút ẩm (có 2 ngăn, có vòi thông hơi ra ngoài, có khoá vặn để đóng kín bình
hút ẩm)…
II.SỬ DỤNG DỤNG CỤ THUỶ TINH:.
1. Sử dụng ống đong
1- Đổ dụng dịch cần đong thể tích vào ống đong gần sat
vạch .
2- Đặt ống đong trên mặt bàn bằng phẳng.
3- Dùng pipet nhỏ giọt, nhỏ dung dịch đến đúng vạch, ngang
tầm mắt.
4- Đổ dung dịch vào lọ, tráng rửa ống đong.
Chú ý: đọc dung dịch mầu thì miệng của vòng khua trùng với vạch cần đong
(mặt thoáng chất lỏng tạo ra một vòng khum lõm)
Đọc dung dịch không màu thì đáy của vòng khum trùng với vạch cần đong
31
2. Sử dụng bình định mức:
1- Pha hoá chất vớimột lượng dung dịch màu dung môi trong một cốc thuỷ
tinh Đọc dung dịch không màu
(nếu chất dễ tan có thể cho thẳng
vào bình và thêm dung môi vào)
2- Đổ vào bình định mức
3- Đổ tiếp dung môi gần đến vạch.
4- Dùng pipet thêm từ từ dung môi cho tới vạch (cách đọc giống như khi sử
dụng ống đong)
5- Trộn đều, rót dung dịch vừa pha vào, lọ sạch.
6- Rửa bình định mức.
Chú ý : không cho dung dịch quá nóng , quá lạnh vào bình định mức và ống
đong.
3. Sử dụng pipet
1- Hút dung dịch vào pipet bằng quả bóp.
2- Cầm pipet thẳng đứng để điều chỉnh chất lỏng đến vạch "O"
3- Thả dung dịch vào bình hoặc ống nghiệm đến vạch cần dùng (pipet cầm
thẳng đứng, ống nghiệm cầm nghiêng, đầu pipet tỳ vào thành ống nghiệm)
Chú ý :
- Những pipet có ghi chữ EX hoặc TD không được tráng khi dùng
- Những pipet có ghi chữ IN hoặc TC phải tráng ít nhất 1 lần.
- Những pipet có ghi chữ Blowoat phải thổi hết khi sử dụng.
4. Sử dụng pipet tự động
1- Xoay núm điều chỉnh về số thể tích cần hút.
2- Lắp đầu nhựa vào (đầu nhựa phải khô, sạch- đầu nhựa nên dùng một lần
là tốt nhất).
3- Hút từ từ dung dịch vào đầu nhựa.
4- Thả nhanh vào ống nghiệm (không để dính giọt dung dịch trong đầu
nhựa)
5- Ngâm đầu nhựa vào cốc đựng cloramin B 5%.
5. Sử dụng buret
1- Kiểm tra khoá buret (khoá phải trơn và khít, khi đổ nước không bị dò
nước ở khoá)
2- Tráng buret bằng nước cất.
3- Tráng buret bằng dung dịch định dùng.
32
4- Đổ dung dịch lên quá vạch "O" của buret.
5- Mở khoá cho dung dịch chảy từ từ tới vạch "O" của buret (hứng cốc có
mỏ ở dưới).
6- Khi chuẩn độ - mở khoá cho dung dịch chảy nhỏ giọt từ từ.
7- Mắt theo dõi sự chuyển màu của dung dịch cần định lượng.
8- Khi đạt yêu cầu: vặn chặt khoá buret, để buret thẳng đứng - đọc - ghi vào
giấy.
9 - Cho chảy hết dung dịch còn lại vào bình chứa tháo khoá ra khỏi buret (có
dây buộc khoá treo khoá trên thân buret)
10- Tráng rửa buret bằng nước cất.
11- Chụp một mũ giấy lên miệng buret sâu chừng 5cm để tránh bụi.
Chú ý:
- Muốn kết quả chính xác thể tích dung dịch dùng để đong đo không được
vượt quá dung tích của ống đong, bình định mức, pipet, buret…
- Mức đọc đầu tiên của dung dịch phải bắt đầu từ số "O".
6. Sử dụng ống nhỏ giọt chuẩn.
1- Hút dung dịch vào ốngnhỏ giọt bằng quả bóp nhỏ.
2- Cầm pipet thẳng đứng để nhỏ giọt ( có bọt khí phải đẩy hết bọtkhí ra và
hút lại).
III.RỬA VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ THUỶ TINH:
1. Rửa bình chứa (bình nón, bình cầu).
Dụng cụ mới:
1 -Ngâm dụng cụ vào dung dịch acid clohydric 2% trong 24giờ.
2- Rửa 2 lần bằng nước thường - tráng một lần bằng nước cất hoặc nước khử
chất khoáng.
3- Sấy khô ở nhiệt độ 600
.
Dụng cụ bẩn:
1- Hấp tiệt khuẩn.
2- Rửa sơ bộ 2 lần bằng nước thường.
3- Ngâm trong dung dịch kiềm (2 thìa canh bột kiềm trong 1lít nước)
khoảng 2-3 giờ dùng chổi lông cọ rửa.
4- Rửa kỹ bằng nước thường - ngâm trong nước 30 phút.
5- Tráng lại bằng nước khử chất khoáng hay nước cất - dốc ngược dụng cụ
trên giá hay rổ nhựa.
6- Sấy khô ở nhiệt độ 600
C.
33
7-Đậy nút bằng bông mỡ để tránh bụi hoặc để vào tủ ấm.
2. Rửa pipet , buret:
1- Sau khi dùng xong rửa ngay dưới vòi nước.
2- Nếu pipet bẩn phải ngâm trong ống đựng dung dịch sulfocromic trong 24
giờ (nếu là buret bẩn đổ đầy dung dịch sulfocromic), rửa kỹ dưới vòi nước, ngâm
nước 30 phút, tráng nước cất, sấy khô 600
.
3- Khi dụng cụ dính hợp chất hữu cơphải ngâm dung dịch cồn Kali 10%.
4- Trường hợp pipet, buret ướt thì phải tráng 2-3 lần bằng dung dịch định
dùng.
3. Cách pha dung dịch sulfocromic.
Loại đậm đặc (dùng ngâm các dụng cụ thuỷ tinh rất bẩn)
+ Kalidicromat (K2CR2O7): 40g.
+ Nước cất: 180ml
+ Acid sulfuric (H2SO4): 180ml.
Hoà tan kalidicromat trongnước trước sau đó đổ từ từ acid vào dung dịch
trên.
Loại thông thường (cách pha như trên)
+ Kalidicromat:50 g
+ Nước cất: 1000ml.
+ Acid sulfuric: 50ml.
4. Cách giữ các khoá thuỷ tinh khỏi bị két: Các dụng cụ thuỷ tinh có khoá,
sau khi dùng không được rửa và lau chùi cẩn thận dễ bị két, không mở được. Để
tránh két, hỏng vỡ sau mỗi lần dùng phải rửa sạch, lau khô, bôi một loại mỡ thích
hợp.
- Mỡ bôi khoá buret: Lanolin, vaselin lượng bằng nhau đun cách thuỷ cho
tan hết.
5. Rửa lam kính.
- Lam mới: ngâm trong hỗn hợp sulfocromic 24 giờ.
- Lam bẩn: ngâm trong dung dịch kiềm 24 giờ (lam có dầu phải lau dầu
trước khi rửa).
- Lam mỡ ngâm trong hỗn hợp cồn- ete lượng bằng nhau đậy hộp, lắc kỹ để
10 phút lấy ra laukhô bằng gạc sạch.
+ Các loại lam trên sau khi ngâm được rửa dưới vòi nước và ngâm trong
nước 30 phút, lau từng lam, sấy khô, đóng gói để tránh bụi.
6. Rửa lamen
34
- Lamen được ngâm trong một cốc rửa đựng dung dịch kiềm ngâm trong 2-
3 giờ, thỉnh thoảng lắc nhẹ.
- Rửa lại nhiều lần bằng nước thường.
- Rửa lại bằng nước cất.
- Sấy khô 600
C, đóng hộp tránh bụi.
7. Rửa bơm tiêm.
- Khi lấy máu xong ngâm ngay bơm kim tiêm vào khay nước.
- Nếu pittông bị kẹt; ngâm trong dung dịch acid acetic pha loãng 1/2 (cho
acid vào đầu ampu dốc ngược để 10 phút).
- Ngâm trong nước oxy già trong nhiều giờ.
- Nếu kim bị tắc dùng dây kim loại thông từ mũi kim lên.
*Chú thích: ngoài các dụng cụ thuỷ tinh thông thường ở trên ta còn có
dụng cụ để xác định tỉ trọng của một chất gọi là phù kế tuỳ theo cách chia độ có
tên gọi riêng.
- Tỉ trọng kế: đo tỉ trọng của nước chia vạch từ 1,000 - 1,500.
- Phù kế Banmé: có 2 loại:
+ Loại đo các chất lỏng có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ 0-
66. Mỗi vạch ứng với một độ banmé.
+ Loại đo các chất lỏng có tỉ trong nhỏ hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ 0-
20. mỗi vạch ứng với một độ banmé.
- Phù kế đo nước tiểu (tỉ niệu kế): chia vạch theo tỉ trọng từ 1000- 1,060.
- Cồn kế gay lussac (cồn kế bách phân): chia vạch từ 0-100 mỗi vạch trên
cồn kế ứng với một độ cồn.
Ngoài phù kế còn có bộ cất nước dùng để tách một chất bay hơi, để thu hồi
dung môi, tinh chế một thuốc thử , nó gồm có bình cất có dung tích 1000ml,
500ml, 250ml.
Các loại ống sinh hàn: thẳng, nghiêng, có bầu, xoắn, ống sinh hàn để cất chân
không, ống sinh hàn để cất phân đoạn.
3. Bảo quản dụng cụ thủy tinh
Dụng cụ thủy tinh sau khi khử trùng nếu không sử dụng ngay nên cho vào
túi polyetylen buộc chặt, bảo quản trong tủ kín sạch sẽ, khô ráo.
Các loại dụng cụ như que gạt, que cấy thủy tinh sau khi khử trùng chỉ nên sử
dụng trong vòng 1 ngày, hộp petri trong vòng 3 ngày, ống nghiệm, bình tam giác,
bình cầu khoảng 7- 10 ngày nếu bảo quản tốt. Nếu để quá lâu dụng cụ cần được
khử trùng lại trước khi dùng.
Lưu ý khi loại bỏ dụng cụ thủy tinh:
35
Thủy tinh không có tính chất mềm dẻo ngăn chặn tác động của xung lực
hoặc sự dạn nứt và gẫy dưới tác dụng của lực. Thủy tinh khi vỡ, gẫy tạo ra những
góc cạnh sắc rất nguy hiểm, có thể làm tổn thương người làm công tác dọn dẹp
trong phòng thí nghiệm. Tất cả các dụng cụ thủy tinh khi đã loại bỏ cần phải được
khử trùng và phải bỏ vào thùng rác chuyên dụng có cảnh báo chứa vật sắc nhọn
như hình ảnh minh họa sau:
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Trình bày các loại dụng cụ thuỷ tinh.
2. Trình bày cách sử dụng dụng cụ thuỷ tinh.
3. Trình bày cách rửavà bảo quản dụng cụ thuỷ tinh.
Phân biệt đúng sai các câu sau:
6. Pipet chia độ không tận cùng là loại pipet chính xác nhất
7. Bình định mức là dụng cụ đong thể tích chính xác nhất
8. Phải chụp mũ giấy lên miệng buret để tránh bụi
36
TỦ LẠNH
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Mô tả được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của tủ lạnh.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ lạnh.
3. Có khả năng vận hành được tủ lạnh theo đúng quy trình.
Nội Dung:
1.CẤU TẠO:
Tủ lạnh có các bộ phận sau:
1.1.Vỏ tủ:
Làm bằng kim loại hay nhựa, ở giữa có một lớp cách nhiệt.
1.2. Khoang tủ:
Tủ lạnh chia làm 2 khoang:
1. 2.1 Ngăn trên (ngăn đá):
Có loại tủ có cánh cửa riêng ngăn đá chứa bộ phận bốc hơi (giàn lạnh).
Dùng để dung dịch mẫu, để đá.
. 1. 2.2 Ngăn dưới:
Chia làm nhiều ngăn bằng các vỉ sắt hoặc vỉ nhựa. Dùng để bảo quản sinh
phẩm, môi trường, các chủng vi khuẩn, kit hoá chất, một số loại thuốc thử.
1. 3. Cửa tủ:
Làm bằng nhựa, xung quanh cửa tủ có nhiều lớp nhựa mềm xốp có tác dụng
đóng khít cửa tủ. ở giữa có lớp cách nhiệt.
1.4. Bộ phận bốc hơi (giàn lạnh):
Chứa các ống sinh hàn kín, bên trong chứa các chất sinh hàn ở thể khí như
amoniac etylclorua, freon 12, freon 22……tuỳ theo các chất sinh hàn mà khả năng
làm lạnh khác nhau.
37
1. 5. Bộ phận ngưng tụ (giàn nóng):
Nằm phía sau tủ, nó chứa các chất sinh hàn ở thể lỏng.
1. 6. Máy nén (Block):
Nằm ở đáy tủ, khi máy nén hoạt động phải tiêu thụ một nguồn điện lớn (150-
200W)
1.7. Bộ phận điều chỉnh:
Nằm ở trong tủ, phía dưới của ngăn đá góc bên phải. Gồm có núm điều chỉnh
nhiệt độ và có đèn báo sáng khi mở tủ.
2.NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG:
- Khi máy nén hoạt động, hút các chất sinh hàn ở thể khí đẩy mạnh lên giàn
nóng làm cho áp suất ở đây tăng lên 7- 8 atmotphe.
- Chất sinh hàn ở thể khí dưới tác dụng của áp suất cao ngưng tụ lại ở giàn
nóng thành thể lỏng. Quá trình ngưng tụ chất sinh hàn toả nhiệt cho bộ phận ngưng
tụ nóng lên. Ta gọi là giàn nóng.
- Chất sinh hàn ở thể lỏng qua van tiết lưu tới bộ phận bốc hơi. Do thể tích ở
bộ phận bốc hơi cao hơn và khi đi qua van tiết lưu hẹp làm cho áp suất ở bộ phận
bốc hơi giảm xuống 1- 2 atmôtphe, chất sinh hàn ở thể lỏng bốc hơi. Quá trình bốc
hơi , chất sinh hàn thu nhiệt làm cho nhiệt độ giảm xuống. Ta gọi là giàn lạnh.
- Chất sinh hàn ở thể khí lại được nén, hút và đẩy lên bộ phận ngưng tụ, cứ
như vậy tiếp tục một chu trình khép kín.
3.QUY THÌNH VẬN HÀNH:
1- Mở tủ lạnh: Xếp các nguyên liệu cần lưu ý giữ vào các ngăn phù hợp
(ngăn đá phải để nước)
2- Xoay núm điều chỉnh nhiệt độ về số cần thiết (từ -80
C đến -160
C )
38
A) Giàn lạnh
B) Giàn nóng
D) Van tiết lưu
C) Máy nén
3- Đóng chặt cửa- cắm phích điện.
4- Khi lấy các nguyên liệu ra khỏi tủ phải ngắt điện
5- Khi lấy đá ra phải ngắt điện, mở tủ một lúc mới lấy.
4.BẢO QUẢN:
1- Tủ lạnh nên kê ở góc phòng, không kê sát tường
2- Đảm bảo nguồn điện vào tủ lạnh đúng điện thế, công suất
3- Buồng sinh hàn (ngăn đá) luôn có khay chứa nước- không được để nước
nóng vào ngăn đá
4- Khi có nhiều đá phải rút phích điện, mở cửa tủ để cho đá chảy ra, lấy hết
đá, lau chùi tủ (định kỳ vệ sinh tủ)
5- Không nên để nhiều thứ vào tủ lạnh làm quá công suất của
6- Tuyệt đối không mở cửa tủ lạnh tuỳ tiện để đảm bảo cho tủ hoạt động
bình thường và bảo quản các nguyên liệu trong tủ
7- Tránh dùng vật nhọn để cậy lấy đá- phải chờ cho nước đá tự chảy ra để
lấy đá được dễ dàng ( nên dùng khay nhựa đựng đá)
8- Muốn di chuyển tủ lạnh phải ở tư thế thẳng đứng.
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
2. Trình bày các bước vận hành tủ lạnh. Nêu tác dụng của tủ lạnh
3. Trình bày cách bảo quản tủ lạnh
Phân biệt đúng sai trong các câu sau:
6. Ngăn đá của tủ dùng để các chủng vi khuẩn
7. Bộ phân bốc hơi chứa chất sinh hàn ở thể khí
8. Các chất sinh hàn có khả năng làm lạnh khác
9. Bộ phận bốc hơi gọi là giàn lạnh
39
TỦ ẤM
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Mô tả được cấu tạo của tủ ấm.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ ấm.
3. Có khả năng vận hành được tủ ấm theo đúng quy trình.
Nội Dung:
Tủ ấm trong phòng xét nghiệm là phương tiện cần thiết để nuôi cấy vi khuẩn,
ký sinh vật, là môi trường nhiệt độ thích hợp để tiến hành các phản ứng về enzym,
có thể dùng sấy khô các dụng cụ thuỷ tinh (ở 600
) nhiệt độ của tủ ấm có thể điều
chỉnh từ 200
- 1000
C.
1. CẤU TẠO:
Có nhiều loại tủ ấm khác nhau tuỳ theo hãng sản xuất nhưng chúng đều có
các bộ phận chính sau:
1. 1.Vỏ tủ:
Làm bằng sắt hay bằng tôn (đồng lá). Bên ngoài được sơn chống rỉ dày (0,5-
1mm). Có thể có 1 lớp hay 2 lớp:
- Tủ ấm có 1 lớp: dày, ở trong có chất cách nhiệt
- Tủ ấm có 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài bằng kim loại, ở giữa là khoang
chứa nước (tác dụng của khoang chứa nước là để phân phối nhiệt độ đều trong tủ
và duy trì nhiệt độ của tủ. Với loại tủ này trên nóc tủ ấm có phễu đổ nước và có
phao ghi chữ "stop".
1. 2. Cửa tủ:
Được cấu tạo 2 lớp: lớp trong bằng kính, lớp ngoài bằng sắt dầy, phía ngoài
có sơn chống rỉ. Xung quanh cửa tủ được viền một lớp nỉ để khép kín cánh tủ. Có
loại tủ chỉ có một lớp (không có lớp kính bên trong).
1. 3 .Khoang tủ (lòng tủ):
Khoang tủ được chia làm nhiều ngăn bởi những vỉ sắt. Nhiệt độ trong từng ngăn
đều như nhau nhờ cánh quạt quay.
1. 4 .Quạt (để phía sau tủ):
40
Bộ phận này được bố trí ở những loại tủ không có khoang chứa nước. Khi bật
công tắc tủ ấm- quạt quay gây ra tiếng kêu khi mở cửa tủ ra có thể nhìn thấy cánh
quạt qua lỗ cửa sổ tròn.
1. 5. Nguồn cung cấp nhiệt
- Đun điện: có hệ thống may so nằm trong ống sứ cách điện ở đáy tủ.
- Đun dầu, ga: để phía dưới đáy tủ, khi đun nó sẽ làm két nước phía đáy tủ
nóng lên phải theo dõi nhiệt kế phía nóc tủ để điều chỉnh nguồn cung cấp nhiệt
(đây là loại tủ ấm dân dụng).
1. 6. Bộ phận điều chỉnh:
Bố trí phía dưới cửa tủ. Bao gồm :
A. Công tắc tủ: ấn "on" bật công tắc cho tủ ấm vận hành bật ngược lại là tắt
công tắc cho tủ ấm nghỉ
B. Núm điều chỉnh nhiệt độ
C. Hệ thống đèn báo khi đủ nhiệt độ đèn báo sáng
D. Lỗ thông hơi, thoát hơi khi nhiệt độ trong tủ cao.
2..QUY TRÌNH VẬN HÀNH ( tủ ấm điện).
1. Cắm phích điện.
2 .Bật công tắc tủ ấm (cánh quạt quay gây ra tiếng kêu)
3 .Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu (370
)
4 .Khi đèn báo sáng (đủ nhiệt độ yêu cầu- thường điều chỉnh 370
)
Ta đặt môi trường nuôi cấy vi khuẩn hoặc các ống phản ứng cần điều kiện
nhiệt độ 370
vào tủ ấm
5 .Đóng chặt cửa tủ- Chờ đủ thời gian cần thiết
6 .Tắt công tắc điện- rút phích điện- lấy các môi trường hoặc ống nghiệm ra
7. Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về 0
3.BẢO QUẢN TỦ ẤM
- Lau chùi tủ ấm thường xuyên
(chú ý lau sạch các rỉ sắt, lòng tủ)
- Khi tủ ấm có sự cố ,rút phích
điện, báo thợ về sửa chữa, tuyệt đối
không tự ý sửa.
41
- Đối với loại tủ ấm có khoang chứa nước- phải thường xuyên kiểm tra mức
trước trong tủ, khi tủ ấm không hoạt động tháo hết nước ra.
Chú ý:
Hiện nay có loại tủ ấm mới được trang bị đèn tử ngoại để sát khuẩn và bình
khí CO2 để nuôi cấy lậu cầu
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1 Mô tả cấu tạo của tủ ấm và nêu tác dụng của nó.
2. Trình bày quá trình vận hành và cách bảo quản tủ ấm
Phân biệt đúng - sai các câu sau:
5. Tủ ấm không có hệ thống đèn báo
6. Quạt của tủ ấm có tác dụng điều hoà nhiệt trong tủ ấm
7. Nuôi cấy vi khuẩn duy trì ở nhiệt độ 370
C.
42
TỦ SẤY
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Mô tả được cấu tạo của tủ sấy.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ sấy.
3. Có khả năng vận hành được tủ sấy theo đúng quy trình.
Nội Dung:
Tủ sấy là một trong những dụng cụ tiệt trùng ở nhiệt độ khô tốt nhất. Dùng tủ sấy
để tiệt khuẩn các dụng cụ bằng thuỷ tinh, kim loại ở nhiệt độ cao (1800
/ 30' ).
1.CẤU TẠO :Có nhiều loại tủ sấy khác nhau tuỳ theo hãng sản xuất nhưng chúng
đều có các bộ phận chính sau:
1. 1. Vỏ tủ:
Làm bằng tôn thép có 2 lớp, ở giữa có lớp amiăng cách nhiệt.
1. 2. Cửa tủ:
Làm bằng tôn thép dày, giữa có lớp amiăng, xung quanh cửa tủ có viền một
lớp nỉ hoặc cao su chịu nhiệt để khép kín cánh cửa tủ.
1. 3. khoang tủ (lòng tủ):
Được chia làm nhiều ngăn bởi những vỉ sắt. Xung quanh lòng tủ được mạ
một lớp đồng hay kền để chống rỉ.
1.4 .Bộ phận cung cấp nhiệt:
Hệ thống may so ở đáy tủ .
1.5 .Bộ phận điều chỉnh:
Bố trí ở cạnh tủ hoặc phía dưới cửa tủ. Gồm
có:
A - Núm điều chỉnh nhiệt độ từ 0 - 10, mỗi số
ứng với một nhiệt độ khác nhau:
+ Số 0 tương ứng với 500
C.
+ Số 5 tương ứng với 800
- 1000
C.
+ Số 10 tương ứng với 1800
- 2000
C
B - Công tắc điện.
43
C - Hệ thống đèn báo: có điện vào (đèn đỏ sáng), đủ nhiệt độ theo yêu cầu
(đèn xanh sáng).
D - Lỗ thông hơi: thoát hơi khi nhiệt độ trong tủ lên cao.
E - Nhiệt kế: đo nhiệt độ trong tủ.
2.QUY TRÌNH SỬ DỤNG
1. Chuẩn bị dụng cụ:
- Dụng cụ thuỷ tinh gói bằng giấy gói.
- Dụng cụ kim loại cho vào hộp kim loại và mở nắp hộp.
* Chú ý: không được sấy dụng cụ bằng nhựa, cao su, vải dễ cháy.
2. Xếp dụng cụ vào các ngăn:
3. Đóng chặt cửa tủ - cắm phích điện - bật công tắc.
4. Xoay núm điều chỉnh nhiệt độ về 1800
C.
5. Theo dõi nhiệt độ trên nhiệt kế
Khi nhiệt độ đạt 1800
C duy trì trong 30'. Hết thời gian có chuông báo.
6. Khi sấy xong:
- Rút phích, tắt công tắc điện.
- Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về số 0.
- Khi nhiệt độ xuống 400
thì hé mở cửa tủ cho nguội mới lấy dụng cụ ra.
7. Đánh giá mức độ tiệt khuẩn:
- Giấy gói màu nâu là tiệt khuẩn đạt yêu cầu, giấy gói màu vàng là tiệt khuẩn
chưa đạt, giấy gói màu đen là tiệt khuẩn quá mức.
3.BẢO QUẢN:
- Sau khi sấy xong phải lau chùi tủ.
- Kiểm tra các bộ phận, có sự cố phải báo thợ sửa , tuyệt đối không tự ý sửa
chữa.
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Mô tả cấu tạo tủ sấy - nêu tác dụng của tủ sấy.
2. Nêu quy trình sử dụng và bảo quản tủ sấy.
Phân biệt đúng - sai các câu sau:
3. Giấy gói màu đen là tiệt khuẩn đạt yêu cầu.
4. Núm điều chỉnh nhiệt độ ở số 5 là 1000
C.
5. Dụng cụ kim loại để trong hộp kim loại đậy kín mang sấy.
6. Tủ sấy duy trì ở nhiệt độ 1800
/ 10'.
44
NỒI HẤP ƯỚT
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Mô tả được cấu tạo của nồi hấp ướt.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản nồi hấp ướt.
3. Có khả năng vận hành được nồi hấp ướt theo đúng quy trình.
Nội dung:
Nồi hấp ướt là dụng cụ tiệt trùng bằng hơi nước nóng (1200
C) dưới áp suất
cao, là phương tiện tiệt trùng tốt nhất vì nó diệt được các loại vi khuẩn, vi rút, ký
sinh vật, nha bào và bào nang đơn bào- Dùng để hấp các dụng cụ: kim loại, thuỷ
tinh, môi trường, đồ vải.
1.CẤU TẠO:
Nồi hấp ướt có 10 bộ phận chính( tuỳ
theo hãng sản xuất có hình dạng khác
nhau.)
1- Thân nồi
2- Thùng đựng dụng cụ
3- Giá đỡ thùng (kiềng)
4- Vòi tháo nước thải
5- Nắp nồi
6- Khoá nắp nồi
7- Van xả hơi
8- Van an toàn
9- Áp kế
10- Bộ phận cấp nhiệt.
1.1. Thân nồi:
Có hình trụ tròn, làm bằng sắt dày để
chịu được áp xuất cao, sơn chống rỉ ở mặt ngoài.
1.2. Thùng đựng dụng cụ:
Làm bằng kim loại, đáy có các lỗ thủng để hơi nước bốc lên. Thùng để chứa
các dụng cụ cần tiệt khuẩn . Thùng lắp vào trong thân nồi, thùng có thể nhấc ra
được.
45
1.3. Giá đỡ thùng (kiềng):
Để ở đáy nồi, dùng để kê thùng đựng dụng cụ không cho nước ngập thùng.
1.4. Vòi tháo nước thải:
Đặt ở đáy nồi, khi hấp xong dụng cụ ta tháo nước thải trong nồi hấp ra hết
để lau chùi vệ sinh nồi.
1.5. Nắp nồi:
Làm bằng kim loại, có sơn chống rỉ, xung quanh có doăng cao su để đóng khít nắp
nồi.
1.6. Khoá nắp nồi:
Được gắn vào 2 bên của nắp nồi, khoá có hình chữ T hoặc hình tròn. Khoá
có tác dụng giữ nắp nồi hấp được chặt chẽ khi vận hành nồi hấp không bị bật ra.
1.7. Van xả hơi:
Gắn ở trên thân nồi hoặc nắp nồi. Dùng để tháo khí khi bắt đầu đun hoặc xả
hơi khi đun xong.
1.8.Van an toàn (supap bảo hiểm):
Thường là một nút cao su gắn ở thân nồi hoặc nắp nồi. Dùng để nhả khí khi
áp suất trong nồi quá cao, tránh hiện tượng nổ nồi hấp gây nguy hiểm.
1.9. Áp kế (đồng hồ đo áp suất- nhiệt độ):
Gắn trên thành hoặc nắp nồi. Đồng hồ đo áp suất khi hấp. Đọc áp suất trên
vạch chia độ giữa nhiệt độ và áp suất có sự tương quan với nhau.
0A 0,5A 1A 2A
1000
C 110 - 1120
C 115 - 1210
C 132 - 1350
C
10 Bộ phận cung cấp nhiệt:
• Đun điện: ở đáy nồi có hệ thống may so có công suất lớn (1200W).
• Đun bằng ga, bằng củi…(nếu là nồi hấp thủ công).
2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH.
1. Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ kim loại để trong hộp kim loại mở nắp, dụng cụ
thuỷ tinh buộc lại từng bó, các môi trường được đựng trong bình cầu, hấp tiệt
khuẩn ,dụng cụ thuỷ tinh phải nút chặt bằng bông mỡ để tránh hơi nước.
2. Đổ nước vào nồi (ngập dây may so nhưng không được ngập kiềng).
3. Đặt nhẹ nhàng thùng đựng dụng cụ vào nồi.
4 .Đậy nắp nồi, để doăng cao su vào đúng rãnh, hai tay đồng thời vặn 2 khoá nắp
nồi cân đối, chặt chẽ.
46
5 .Mở van xả hơi - kiểm tra van an toàn:
6 .Cắm điện, bật công tắc (đốt củi hoặc đun ga nếu là nồi hấp thủ công).
7 .Theo dõi van xả hơi khi thấy hơi nước bốc ra, đợi 2 - 3 phút cho hơi nước
thoát ra đều đều.
8 .Đóng van xả hơi.
9. Theo dõi đồng hồ áp suất, khi nhiệt độ đạt yêu cầu 1150
- 1200
C duy trì thời
gian hấp tuỳ theo yêu cầu (có loại nồi hấp tự động điều chỉnh nhiệt độ, thời gian
theo yêu cầu)
• Nếu là dụng cụ sạch: duy trì hấp trong 20 phút.
• Nếu là dụng cụ bẩn: duy trì hấp trong 30 phút.
10. Ngừng đun: tắt công tắc, rút phích điện (hoặc ngừng đun ga)
11. Khi kim áp kế chỉ về 0A, chờ 5 - 10 phút (nhiệt độ về 400
C ) mở nắp nồi hấp
từ từ (nếu hấp dụng cụ). Nếu hấp môi trường thì không xả hơi mà để nguội hẳn
mới mở nắp nồi.
. 12. Lấy thùng dụng cụ ra từ từ.
13. Tháo hết nước nồi hấp (khi lấy dụng cụ bẩn).
3. BẢO QUẢN.
• Sau khi hấp xong phải lau chùi cọ rửa nồi hấp.
• Kiểm tra các van an toàn, van xả hơi, nếu hỏng phải thay ngay khi có
hỏng hóc phải báo thợ sửa, tuyệt đối không được tự ý sửa.
Chú ý:
Hiện nay có sản xuất nồi hấp ướt mới - cấu tạo nhiều ngăn như tủ sấy ,bình
chứa nước ở cạnh tủ ,có hệ thống bơm hút nước vào ngăn tủ dưới và làm khô
khi hấp xong
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của nồi hấp ướt.
2. Trình bày các bước vận hành nồi hấp ướt và cách bảo quản nó.
Phân biệt đúng - sai các câu sau:
3. Đổ nước vào nồi hấp ngập kiềng
4. Khi áp kế về 0A ứng với 1000
C
5. Nồi hấp ướt không tiệt khuẩn được nha bào.
6.Áp kế gắn ở trên thân hoặc nắp nồi
47
MÁY LY TÂM
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Mô tả được cấu tạo của máy ly tâm.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản máy ly tâm.
3. Có khả năng vận hành được mấy ly tâm theo đúng quy trình.
Máy ly tâm là một phương tiện rất cần cho một phòng xét nghiệm, dựa vào
lực ly tâm để tách những thành phần hữu hình với phân tử lượng khác nhau trong
một dung dịch để xác định nó.
Tuỳ theo yêu cầu và điều kiện khác nhau có thể trang bị máy ly tâm quay tay
hay máy ly tâm chạy điện.
1.MÁY LY TÂM QUAY TAY :
Máy rất thích hợp đối với phòng khám đa khoa khu vực. Sử dụng để ly tâm xét
nghiệm cặn nước tiểu, tìm ký sinh trùng trong phân với số vòng quay trung bình là
1000 vòng/ phút.
1.1. Cấu tạo: gồm 4 bộ phận chính sau:
A. Trục quay
B. Giá đỡ ống ly tâm mang 2 hoặc 4 ống.
C. Giá đỡ gắn vào mép bàn.
D. Tay quay.
1.2. Quy trình sử dụng:
1- Cố định máy ly tâm vào giá chắc chắn ở mép bàn.
2- Cho dịch vào ống ly tâm
3- Cân bằng ống ly tâm
4- Đặt ống ly tâm vào giá đối xứng qua trục (nếu ly tâm 1 ống thăng bằng
với 1 ống nước bằng trọng lượng của ống ly tâm).
5- Cho tay quay vào giá lấy đà, quay từ từ, tăng dần.
6- Giữ đều khoảng cách, tốc độ khi ly tâm
7- Khi đủ thời gian yêu cầu, thì điều chỉnh tay quay chậm dần.
8- Rút tay quay - khi máy ngừng hẳn lấy ống ly tâm ra.
48
1.3. Bảo quản:
• Sau khi ly tâm xong, lau chùi giá đỡ ống nghiệm, tay quay.
• thường xuyên bôi dầu mỡ cho trơn tay quay.
2.MÁY LY TÂM CHẠY ĐIỆN:
Tốc độ vòng quay lớn, có thể tới 2000 - 3000 hoặc 8000 vòng/ phút hoặc cao hơn
nữa tuỳ theo yêu cầu của việc ly tâm.
2. 1. Cấu tạo:
Tuỳ theo hãng sản xuất mà hình dạng, cấu tạo có khác nhau song chúng đều
có những bộ phận chính là:
A. Trục quay C. Nắp máy
T. Giá đỡ ống ly tâm
B. Thân máy D. Phích cắm điện
M. Đồng hồ phút
CT: đồng hồ đo tốc độ vòng quay tương ứng với thời gian.
• Tuỳ theo máy giá đỡ ống ly tâm có thể nằm nghiêng 450
hoặc thẳng đứng.
• Có những loại máy ly tâm hiện đại, có hệ thống cài đặt chương trình sẵn
theo ý muốn, có hệ thống báo hết thời gian ly tâm, có hệ thống đèn báo khi máy ly
tâm không được đậy kín nắp (đèn open: đỏ) khi đậy kín nắp (đèn open: xanh). Khi
bật công tắc máy mới mở được nắp máy .Có loạt máy ly tâm lạnh (cài đặt nhiệt độ
theo yêu cầu).
* Chú ý: Phải có dụng cụ cậy nắp máy ly tâm khi đang ly tâm gặp sự cố mất
điện.
49
2. 2. Quy trình sử dụng:
1- Kiểm tra máy ly tâm: Kiểm tra trục quay, giá để ống ly tâm xem có đủ
đệm lót cao su ở dưới đáy ống (nếu mất phải bổ xung ngay đệm lót khác bằng
miếng đệm lót của máy).
2- Cho máy chạy thử.
3- Đổ dịch định ly tâm vào ống ly tâm đã đánh dấu sẵn
4- Cân bằng trọng lượng các ống ly tâm bằng cân Roberval (cân đĩa)
5- Đặt ống ly tâm vào giá đối xứng nhau qua trục (thành 1 đường thẳng qua
trục)
6- Đậy nắp máy - cho máy chạy (chú ý điều chỉnh số vòng quay tăng dần
đến khi đạt số vòng quay theo yêu cầu, vặn đồng hồ điều chỉnh thời gian cần thiết)
7- Khi đủ thời gian điều chỉnh máy ngừng quay từ từ, chậm dần (nếu máy có
chuông kêu tự động phải chờ hết tiếng chuông kêu mới được mở nắp máy)
8- Khi máy ngừng chạy hẳn mới lấy hết ống ly tâm ra - tắt máy - rút phích điện.
2. 3. Bảo quản:
• Sau khi ly tâm xong - lau chùi máy - làm sạch các vết bẩn.
• Thường kỳ bôi dầu mỡ vào trục quay cho trơn
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Mô tả cấu tạo máy ly tâm quay tay - máy ly tâm chạy điện.
2. Trình bày quy trình vận hành của máy ly tâm quay tay, máy ly tâm chạy điện,
cách bảo quản máy ly tâm.
Phân biệt đúng - sai các câu sau:
5. Dựa vào lực ly tâm để tách những thành phần hữu hình.
6. Máy ly tâm quay tay dùng thích hợp cho bệnh viện tỉnh.
7. Thường xuyên bôi dầu mỡ cho trơn tay quay.
8. Máy ly tâm tự động khi đủ thời gian, nghe chuông kêu mở nắp máy ra ngay.
50
MÁY CẤT NƯỚC
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Mô tả được cấu tạo của máy cất nước.
2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản máy cất nước.
3. Có khả năng vận hành được máy cất nước theo đúng quy trình.
1.MÁY CẤT NƯỚC THỦ CÔNG:
1.1. Cấu tạo.
1. 1.1 Nồi đun: Tuỳ theo điều kiện có thể dùng nồi đun bằng đồng, tôn
thép hoặc bằng thuỷ tinh. Dung tích của nồi có thể lớn hay nhỏ (hiện nay nhiều
phòng xét nghiệm thường dùng nồi đun bằng thuỷ ting dung tích khoảng 3- 5lít,
loại bình cầu thuỷ tinh dầy.
1.1.2. Bộ phận làm lạnh:
Có thể là một bể chứa, một thùng nước hay một hệ thống dẫn nước.
1.1.3 ống dẫn:
Nối từ nồi đun đi qua bộ phận làm lạnh tới vòi thoát. Hơi nước đi qua bộ
phận làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước cất.
1.1.4 Bình chứa nước cất: Dùng bình cầu hoặc bình nón to chứa được 2- 3lít
nước.
2. Quy trình vận hành:
1- Vặn vòi cho nước chảy vào nồi đun, đậy nắp nồi.
2- Nối ống dẫn với trục nắp nồi.
3- Đun sôi nồi đun (bằng bếp điện hoặc bếp ga….)
4- Cung cấp nước cho bộ phận làm lạnh (vặn vòi hoặc đổ nước).
5- Khi có giọt nước cất chảy ra, hướng bình chứa vào vặn vòi cho nước tiếp
tục chảy vào nồi đun.
• Ưu điểm: Đơn giản dễ sử dụng, tiến hành được ở bất cứ điều kiện nào.
• Nhược điểm: Thường xuyên phải theo dõi mức nước trong nồi đun và
thay nước ở bộ phận làm lạnh. Nếu không theo dõi sát dễ bị cháy nồi đun
khi không có nước chảy vào nồi.
II.MÁY CẤT NƯỚC CHẠY ĐIỆN:
51
1. Cấu tạo:Tuỳ theo nước sản xuất, loại đơn giản hay dùng trong xét nghiệm là
máy cất nước một lần (về cơ bản giống nồi cất nước thủ công).
Máy cất nước thủ công Máy cất nước chạy điện
1.Nồi đun:
Nồi đun bằng gang, Inox. ở trong có nắp hệ thống may so(E) giống như siêu
điện dùng đun nước. Có chụp nắp nồi, nồi được nối với hệ thống ống dẫn.
2. Vòi nước chảy vào.
3. Vòi nước thải.
4. ống xiphông (R) (bộ phận tạo ra sự ngưng tụ thành mức cất).
5. Hệ thống ổ cắm, đèn báo, nối nguồn điện, khi bật công tắc đèn báo đỏ (có điện
vào).
2.Quy trình vận hành:
1- Mở vòi cho nước chảy vào nồi đun.
2- Kho có nước chảy ra ở vòi nước thải- khoá vòi nước chảy vào.
3- Cắm phích điện- bật công tắc máy.
4- Khi nước sôi bốc hơi, có một giọt nước cất chảy ra- mở vòi nước cho
chảy vào nồi đun từ từ (theo dõi nước chảy ra để điều chỉnh vòi nước chảy vào).
5- Hứng bình chứa vào- luôn theo dõi mức nước trong nồi đun (nước phải
ngập hệ thống may so).
6- Khi cất xong, tháo vòi nước chảy ra, khoá vòi nước chảy vào, rút phích
điện (tắt công tắc máy).
52
* Chú ý: Phải theo dõi sát nếu thấy mức nước trong nồi đun ít đi, vòi nước
chảy ra bốc hơi là do bị mất nước phải tắt máy (rút phích điện) nếu không sẽ bị
cháy nồi đun.
3. Bảo quản.
• Thường xuyên cọ rửa nồi cất nước bằng bàn chải để tránh ứ đọng cặn
nước làm hỏng hệ thống may so.
• Nếu máy hỏng phải báo thợ sửa ngay, tuyệt đối không tự ý sửa chữa máy.
TỰ LƯỢNG GÍA
Trả lời các câu sau:
1. Trình bày cấu tạo, quy trình vận hành của máy cất nước thủ công.
2. Trình bày cấu tạo và quy trình vận hành của máy cất nước chạy điện.
3. Nêu cách bảo quản máy cất nước.
Phân biệt đúng sai các câu sau:
4.Có thể dùng nồi cất nước bằng thuỷ tinh
5.Khi cất nước không cần theo dõi mức nước trong nồi dun
6.Máy cất nước chạy điện không cần cọ rửa
7.Máy cất nước chạy điện không có vòi nước chảy ra
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM:
1. Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm. Eliênn Levy Lambert, 1978
2. Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực - Vụ khoa học và Đào tạo
Bộ Y tế, 1991.
53
MÁY ĐO QUANG
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1- Trình bày đúng phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ ánh sáng.
2.Trình bày đúng quy trình sử dụng, bảo quản máy đo quang.
3.Thao tác đúng qui trình vận hành máy đo quang .
Nội dung:
I. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỰA TRÊN SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG .
1. Định luật Lambert- beer: Dựa trên cơ sở vật lý sau:
- khoảng cách giữa vùng phổ và bước sóng được quy định :
Bước
sóng
<100n
m
→200n
m
→360n
m
→1000nm →50µ
m
→30cm →10
m
>10m
Vùng
phổ
Tia vụ
trụ Tia
x,γ
Tử
ngoại xa
(chân
không)
Tử
ngoại
gần
ánh sáng
khả biến
( 7 sắc
cầu vồng)
Hồng
ngoại
gần
Hồng
ngoại
xa
Vi
sóng
Sóng
vô
tuyến
điện
Khi chùm tia sáng có phổ liên tục từ cực tím đến hồng ngoại ( 200 - 1000nm ) qua
một chất đồng nhất ( qua một dung dịch, thì chùm tia ló ra sẽ có phổ khác với
chùm tia đi vào ( tia tới ) như vậy ánh sáng đã bị hấp thụ . Mỗi chất chỉ hấp thụ ánh
sáng ở một bước sóng nhất định, còn ánh sáng ở bước sóng khác sẽ đi qua.
- Nếu chiếu một chùm tia sáng đơn sắc có cường độ Io qua một lớp dung dịch có
nồng độ hoàn tan (C ), có chiều dầy là L thì một phần của chùm tia sẽ bị dung dịch
hấp thụ, một phần bị phản xạ hoặc khuếch tán , phần còn lại có cường độ It sẽ đi
qua
Chùm tia tới Chùm tia ló
Io Ia It
L
Sự liên quan giữa It và Io phụ thuộc và chiều dày của lớp dung dịch hấp thụ.
54
- Định luật Lambert: Khảo sát sự hất thụ ánh sáng của một dung dịch có nồng độ
không thay đổi khi thay đổi chiều dày của lớp dung dịch hấp thụ, có phương trình
sau:
It = Io . e- KCL
- Định luật Beer: Nghiên cứu sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch khi thay đổi
nồng độ chất hoà tan còn bề dầykhông thay đổi . Ta có phương trình .
It = Io . eKC
ở đây K là hệ số tắt . Hệ số này chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất hoà tan và
bước sóng của chùm tia tới .
ta có : K = ε.C (ε là1 hệ số không phụ thuộc vào nồng độ )
- Kết hợp 2 phương trình của 2 định luật trên ta có được;
Định luật Lambert - berr có phương trình tổng quát sau:
It = Io
-εCL
- Tỉ số giữa cường độ của chùm tia ló ( It ) và cường độ của chùm tia tới Io
được gọi là độ truyền qua - độ thấu quang: T ( Transmitance).
-A là độ hấp thụ quang: Absorbance
( còn gọi là mật độ quang : optical density- OD.)
Trong trường hợp bề dầy dung dịch bằng 1 cm, T được gọi là hệ số truyền qua.
Logarit của đại lượng nghịch đảo của độ truyền qua được gọi là hệ số tắt ký hiệu
là E
1 Io
E(OD hoặc A ) = lg = lg =εcl
T It
E = ε cl
- Như vậy với một dung dịch có bề dầy không đổi thì E sẽ tỉ lệ thuận với nồng
độ chất hoà tan trong dung dịch nếu biết E sẽ suy ra nồng độ chất hoà tan.
- Phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ ánh sáng là phương pháp xác định
nồng độ của các dung dịch bằng cách đo mặt độ quang của nó.
Có 2 phương pháp phân tích :
55
CL
o
t
e
I
I
I ε−
==
1- Dùng ánh sáng thường nhưng lọc qua các kinh lọc màu để có các bức xạ sóng
nằm trong một khoảng hẹp về độ dài sóng. Đó là phương pháp đo màu hoặc đo
quang ( dùng ánh sáng thường )
2- Dùng chùm tia đơn sắc. Gọi là phương pháp quang phổ hấp thụ
Định luật Lam bert - beer chỉ nghiệm thật đúng khi dùng ánh sáng đơn sắc cho
nên phương pháp quang phổ hấp thụ là chính xác nhất.
2. Phương pháp đo màu (đo quang ):
Trong phương pháp này người ta dùng các bức xạ nhìn thấy vì vậy chỉ được áp
dụng để đo các chất có màu hoặc đã được chuyển thành những chất màu bằng cách
cho kết hợp với những chất thử thích hợp.
Ta có: E = ε cl
Như vậy với một lớp dung dịch có chiều dày không đổi, mật độ quang tỉ lệ thuận
với nồng độ chất hoà tan người ta đo mật độ quang của dung dịch chuẩn vẽ đồ thị
biểu diễn sự tương quan giữa mật độ quang và nồng độ. Sau khi có mật độ quang
của dung dịch thử đối chiếc với đồ thị chuẩn để tìm ra nồng độ của dung dịch thử .
Mật độ quang được đo trên các điện quang kế có các tế bào quang điện là dụng
cụ trong đó quang năng được chuyển thành điện năng. Người ta đo cường độ dòng
quang điện để biết mật độ quang của dung dịch thử từ đó suy ra nồng độ của nó.
Có thể dùng một dãy ống mẫu có nồng độ biết trước ,so màu với ống thử để
suy ra nồng độ của ống thử(gọi là cách so màu bằng mắt thường)
Có nhiều loại máy điện quang kế.
- Loại 1 tế bào quang điện. Độ nhạy kém
- Loại 2 tế bào quang điện. Nhậy và ổn định hơn.
Phương pháp đo màu quang điện là phổ biến .
Sơ đồ máy điện quang kế có một tế bào quang điện .
(7sắc cầu vồng đó là:Đỏ-da cam-vàng -lục-lam-chàm-tím)
<630-760nm> <400-430nm>
Các máy này sử dụng các kính lọc màu theo nguyên tắc sau.
56
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản
giáo trình xét ngiệm cơ bản

More Related Content

What's hot

VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở BỆNH VIỆN
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở BỆNH VIỆNVIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở BỆNH VIỆN
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở BỆNH VIỆNSoM
 
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhPhản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhTBFTTH
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
CẬP NHẬT NHIỄM KHUẨN HUYẾT
CẬP NHẬT NHIỄM KHUẨN HUYẾTCẬP NHẬT NHIỄM KHUẨN HUYẾT
CẬP NHẬT NHIỄM KHUẨN HUYẾTSoM
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) nataliej4
 
ĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁU
ĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁUĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁU
ĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁUSoM
 
Lao phổi
Lao phổiLao phổi
Lao phổiSoM
 
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒPHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒSoM
 
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN - TBFTTH VMU
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN  - TBFTTH VMUTrắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN  - TBFTTH VMU
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN - TBFTTH VMUTBFTTH
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DASoM
 
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚINHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚISoM
 
CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG
CHỌC DỊCH MÀNG BỤNGCHỌC DỊCH MÀNG BỤNG
CHỌC DỊCH MÀNG BỤNGSoM
 

What's hot (20)

VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở BỆNH VIỆN
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở BỆNH VIỆNVIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở BỆNH VIỆN
VIÊM PHỔI MẮC PHẢI Ở BỆNH VIỆN
 
Xo gan Y hà nội
Xo gan Y hà nộiXo gan Y hà nội
Xo gan Y hà nội
 
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
THAY ĐỔI CÁC THÔNG SỐ: PO2, PCO2, HCO3 - , PH MÁU ĐỘNG MẠCH TRONG LỌC MÁU LIÊ...
 
Nhóm máu
Nhóm máuNhóm máu
Nhóm máu
 
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhPhản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
CẬP NHẬT NHIỄM KHUẨN HUYẾT
CẬP NHẬT NHIỄM KHUẨN HUYẾTCẬP NHẬT NHIỄM KHUẨN HUYẾT
CẬP NHẬT NHIỄM KHUẨN HUYẾT
 
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
 
KHÁM HÔ HẤP
KHÁM HÔ HẤPKHÁM HÔ HẤP
KHÁM HÔ HẤP
 
ĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁU
ĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁUĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁU
ĐẶC ĐIỂM SỰ TẠO MÁU
 
Lao phổi
Lao phổiLao phổi
Lao phổi
 
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒPHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ
 
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN - TBFTTH VMU
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN  - TBFTTH VMUTrắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN  - TBFTTH VMU
Trắc Nghiệm Gây Mê Hồi Sức ĐHYHN - TBFTTH VMU
 
VIÊM PHÚC MẠC_Phan Lê Minh Tiến_Y09A
VIÊM PHÚC MẠC_Phan Lê Minh Tiến_Y09AVIÊM PHÚC MẠC_Phan Lê Minh Tiến_Y09A
VIÊM PHÚC MẠC_Phan Lê Minh Tiến_Y09A
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DA
 
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚINHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
 
CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG
CHỌC DỊCH MÀNG BỤNGCHỌC DỊCH MÀNG BỤNG
CHỌC DỊCH MÀNG BỤNG
 
Tổng phân tích nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểuTổng phân tích nước tiểu
Tổng phân tích nước tiểu
 
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCHKHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH
 

Similar to giáo trình xét ngiệm cơ bản

VÔ KHUẨN TRONG NGOẠI KHOA
VÔ KHUẨN TRONG NGOẠI KHOAVÔ KHUẨN TRONG NGOẠI KHOA
VÔ KHUẨN TRONG NGOẠI KHOAPledger Harry
 
Quy trình thí nghiệm điện áp đánh thủng
Quy trình thí nghiệm điện áp đánh thủngQuy trình thí nghiệm điện áp đánh thủng
Quy trình thí nghiệm điện áp đánh thủngNguyen Loc
 
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzymeChuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzymeNguyen Thanh Tu Collection
 
Giaotrinhkythuatphongthinghiem
GiaotrinhkythuatphongthinghiemGiaotrinhkythuatphongthinghiem
GiaotrinhkythuatphongthinghiemNguyet Truong
 
THỰC HÀNH CĂN BẢN VI SINH - KHOA Y ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
THỰC HÀNH CĂN BẢN VI SINH - KHOA Y ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdfTHỰC HÀNH CĂN BẢN VI SINH - KHOA Y ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
THỰC HÀNH CĂN BẢN VI SINH - KHOA Y ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]clayqn88
 
lên men
lên menlên men
lên mentrietav
 
Giáo Trình Điều Dưỡng Ngoại Khoa.pdf
Giáo Trình Điều Dưỡng Ngoại Khoa.pdfGiáo Trình Điều Dưỡng Ngoại Khoa.pdf
Giáo Trình Điều Dưỡng Ngoại Khoa.pdfHanaTiti
 
Hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy rửa bát Texgio
Hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy rửa bát TexgioHướng dẫn lắp đặt và vận hành máy rửa bát Texgio
Hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy rửa bát Texgionhabepdep
 
VI SINH HỌC CĂN BẢN - Nguyễn Thị Hoàng Yến (ĐẠI HỌC DUY TÂN).pdf
VI SINH HỌC CĂN BẢN - Nguyễn Thị Hoàng Yến (ĐẠI HỌC DUY TÂN).pdfVI SINH HỌC CĂN BẢN - Nguyễn Thị Hoàng Yến (ĐẠI HỌC DUY TÂN).pdf
VI SINH HỌC CĂN BẢN - Nguyễn Thị Hoàng Yến (ĐẠI HỌC DUY TÂN).pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Tìm hiểu về cảm biến độ ẩm
Tìm hiểu về cảm biến độ ẩmTìm hiểu về cảm biến độ ẩm
Tìm hiểu về cảm biến độ ẩmPham Hoang
 
[BTL] Cảm biến đo độ ẩm
[BTL] Cảm biến đo độ ẩm[BTL] Cảm biến đo độ ẩm
[BTL] Cảm biến đo độ ẩmHoàng Phạm
 
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà123thue
 
THUC HANH TOT PHONG THI NGHIEM VI SINH VAT THEO TIEU CHUAN WHO.pdf
THUC HANH TOT PHONG THI NGHIEM VI SINH VAT THEO TIEU CHUAN WHO.pdfTHUC HANH TOT PHONG THI NGHIEM VI SINH VAT THEO TIEU CHUAN WHO.pdf
THUC HANH TOT PHONG THI NGHIEM VI SINH VAT THEO TIEU CHUAN WHO.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to giáo trình xét ngiệm cơ bản (20)

VÔ KHUẨN TRONG NGOẠI KHOA
VÔ KHUẨN TRONG NGOẠI KHOAVÔ KHUẨN TRONG NGOẠI KHOA
VÔ KHUẨN TRONG NGOẠI KHOA
 
Quy trình thí nghiệm điện áp đánh thủng
Quy trình thí nghiệm điện áp đánh thủngQuy trình thí nghiệm điện áp đánh thủng
Quy trình thí nghiệm điện áp đánh thủng
 
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzymeChuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
Chuong 2 nguyen lieu va quy trinh san xuat che pham enzyme
 
Giaotrinhkythuatphongthinghiem
GiaotrinhkythuatphongthinghiemGiaotrinhkythuatphongthinghiem
Giaotrinhkythuatphongthinghiem
 
THỰC HÀNH CĂN BẢN VI SINH - KHOA Y ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
THỰC HÀNH CĂN BẢN VI SINH - KHOA Y ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdfTHỰC HÀNH CĂN BẢN VI SINH - KHOA Y ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
THỰC HÀNH CĂN BẢN VI SINH - KHOA Y ĐẠI HỌC DUY TÂN.pdf
 
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
Hoa Phan Tich[Chemvn.Net]
 
lên men
lên menlên men
lên men
 
Giáo Trình Điều Dưỡng Ngoại Khoa.pdf
Giáo Trình Điều Dưỡng Ngoại Khoa.pdfGiáo Trình Điều Dưỡng Ngoại Khoa.pdf
Giáo Trình Điều Dưỡng Ngoại Khoa.pdf
 
Hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy rửa bát Texgio
Hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy rửa bát TexgioHướng dẫn lắp đặt và vận hành máy rửa bát Texgio
Hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy rửa bát Texgio
 
Đề tài: Hệ thống máy nước uống nóng - lạnh công suất 1KW, HOT
Đề tài: Hệ thống máy nước uống nóng - lạnh công suất 1KW, HOTĐề tài: Hệ thống máy nước uống nóng - lạnh công suất 1KW, HOT
Đề tài: Hệ thống máy nước uống nóng - lạnh công suất 1KW, HOT
 
Xây dựng hệ thống máy nước uống nóng - lạnh công suất 1KW
Xây dựng hệ thống máy nước uống nóng - lạnh công suất 1KWXây dựng hệ thống máy nước uống nóng - lạnh công suất 1KW
Xây dựng hệ thống máy nước uống nóng - lạnh công suất 1KW
 
VI SINH HỌC CĂN BẢN - Nguyễn Thị Hoàng Yến (ĐẠI HỌC DUY TÂN).pdf
VI SINH HỌC CĂN BẢN - Nguyễn Thị Hoàng Yến (ĐẠI HỌC DUY TÂN).pdfVI SINH HỌC CĂN BẢN - Nguyễn Thị Hoàng Yến (ĐẠI HỌC DUY TÂN).pdf
VI SINH HỌC CĂN BẢN - Nguyễn Thị Hoàng Yến (ĐẠI HỌC DUY TÂN).pdf
 
Tìm hiểu về cảm biến độ ẩm
Tìm hiểu về cảm biến độ ẩmTìm hiểu về cảm biến độ ẩm
Tìm hiểu về cảm biến độ ẩm
 
[BTL] Cảm biến đo độ ẩm
[BTL] Cảm biến đo độ ẩm[BTL] Cảm biến đo độ ẩm
[BTL] Cảm biến đo độ ẩm
 
Ssop
SsopSsop
Ssop
 
Ssop
SsopSsop
Ssop
 
Ssop
SsopSsop
Ssop
 
Ssop
SsopSsop
Ssop
 
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
123thue.vn mã lỗi tất cả các loại điều hoà
 
THUC HANH TOT PHONG THI NGHIEM VI SINH VAT THEO TIEU CHUAN WHO.pdf
THUC HANH TOT PHONG THI NGHIEM VI SINH VAT THEO TIEU CHUAN WHO.pdfTHUC HANH TOT PHONG THI NGHIEM VI SINH VAT THEO TIEU CHUAN WHO.pdf
THUC HANH TOT PHONG THI NGHIEM VI SINH VAT THEO TIEU CHUAN WHO.pdf
 

Recently uploaded

SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 

giáo trình xét ngiệm cơ bản

  • 1. MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................................1 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN...........................................................................................2 XÂY DỰNG - TỔ CHỨC - QUẢN LÝ -PHÒNG XÉT.................................................................4 TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM....................................................11 VÀ CÁCH XỬ TRÍ.......................................................................................................................11 CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM...........................................................................16 KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC.....................................................................................................22 DỤNG CỤ THUỶ TINH..............................................................................................................29 TỦ LẠNH......................................................................................................................................37 TỦ ẤM..........................................................................................................................................40 TỦ SẤY.........................................................................................................................................43 NỒI HẤP ƯỚT..............................................................................................................................45 MÁY LY TÂM..............................................................................................................................48 MÁY CẤT NƯỚC........................................................................................................................51 MÁY ĐO QUANG........................................................................................................................54 NƯỚC DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM........................................................................67 ĐIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG PHÒNG................................................................71 XÉT NGHIỆM..............................................................................................................................71 ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM..........................................................................................................77 KỸ THUẬT TIÊM TRUYỀN ĐỘNG VẬT.................................................................................77 KHỬ KHUẨN TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM........................................................................85 HỆ THỐNG ĐƠN VỊ QUỐC TẾ SI.............................................................................................89 THỰC HÀNH TỐT ....................................................................................................................101 TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Y TẾ.....................................................................................101 AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM.......................................................................106 KỸ THUẬT NHUỘM XANH METHYLEN.............................................................................116 NHUỘM GRAM.........................................................................................................................117 NHUỘM KHÁNG ACID............................................................................................................119 CẤY VI KHUẨN VÀO CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG................................................................121 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG(KTCL)XÉT NGHIỆM.................................................................125
  • 2. KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN Số tiết học 76: Lý thuyết : 28; thực hành: 48. Hệ số môn học: 3. Thời điểm thực hành: học kỳ I năm học thứ nhất. Mục tiêu môn học: 1. Mô tả cấu tạo các trang thiết bị, máy móc sử dụng trong phòng xét nghiệm. 2. Sử dụng và bảo quản các trang thiết bị máy móc thông dụng trong phòng xét nghiệm. 3. Thực hiện được các kỹ thuật xét nghiệm cơ bản trong phòng xét nghiệm. Nội dung môn học: STT TÊN BÀI HỌC SỐ TIẾT LT TH 1. Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm đa khoa 2 2. Đề phòng và sơ cứu tai nạn thường gặp trong phòng xét nghiệm 2 3. Sử dụng và bảo quản các loại cân trong phòng xét nghiệm 2 6 4. Sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học 2 8 5. Sử dụng và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh trong phòng xét nghiệm 4 8 6. Sử dụng và bảo quản máy trong phòng xét nghiệm (máy ly tâm, nồi hấp ướt, tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy) 4 4 7. Nước dùng trong phòng xét nghiệm 2 2
  • 3. 8. Kỹ thuật tiêm truyền súc vật 2 8 9. Khử khuẩn trong phòng xét nghiệm 2 4 10. Pha thuốc nhuộm và một số phương pháp nhuộm 2 4 11. Các phương pháp nuôi cấy vi khuẩn 4 6 Tổng cộng 28 48 Hình thức đánh giá: Kiểm tra thường xuyên: 1 điểm. Kiểm tra định kỳ: 2 điểm. Hình thức thi kết thúc học phần: Sử dụng câu hỏi truyền thống. 3
  • 4. XÂY DỰNG - TỔ CHỨC - QUẢN LÝ -PHÒNG XÉT GIỚI THIỆU: Xây dựng tổ chức quản lý phòng xét nghiệm là công việc rất quan trọng của người kỹ thuật viên cần phải hiểu biết rõ để biết cách xây dựng, bố trí sắp xếp quản lý tốt một phòng xét nghiệm , phục vụ cho công việc xét nghiệm mang lại hiệu quả cao. MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Trình bày được cách thiết kế xây dựng phòng xét nghiệm. 2. Mô tả đúng cách bố trí, sắp xếp hợp lý phòng xét nghiệm. 3. Liệt kê được các trang thiết bị và dụng cụ cần thiết cho cho một phòng xét nghiệm. 4. Trình bày được công tác quản lý phòng xét nghiệm. NỘI DUNG: 1.THIẾT KẾ XÂY DỰNG MỘT PHÒNG XÉT NGHIỆM: 1.1 Hướng nhà: Tốt nhất là hướng nam. Trục của khu nhà theo hướng đông tây, lưng nhà quay về hướng bắc. Để tận dụng được ánh sáng mặt trời, mát về mùa hè, tránh gió rét về mùa đông. 1.2. Nền nhà: Để tránh ẩm thấp, nền nhà phải cao: 0,8 - 1m. Lát gạch men chống trơn để thường xuyên cọ rửa, khử khuẩn. 1.3. Tường nhà: Mặt trong tường nên lát một lớp gạch men cao: 0,7- 1m để tiện cho việc cọ rửa, khử khuẩn. 1.4. Hệ thống ánh sáng: Tận dụng ánh sáng tự nhiên một cách tối đa để tiết kiệm điện hoặc dùng ánh sáng đèn, tuỳ điều kiện mỗi nơi song phải đảm bảo hệ thống chiếu sáng là 1/4- 1/5. Nếu tận dụng ánh sáng tự nhiên nên chú ý tới tỷ lệ giữa diện tích các cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thoáng với diện tích nền nhà bằng 1/4- 1/5. 4
  • 5. Ví dụ: Diện tích nền nhà bằng 50 m2 thì diện tích các cửa lỗ thoáng phải bằng 10- 13 m2 . Theo kinh nghiệm, cửa sổ làm chiều cao: 1,2- 1,4m; chiều rộng: 0,7- 0,8m. Nên làm cửa 2 lớp: lớp trong là cửa kính, lớp ngoài là cửa gỗ. Cửa ra vào nên làm ở chính giữa phòng. 1.5. Hệ thống điện nước: 1.5.1. Hệ thống điện: Tuỳ từng điều kiện cho phép song phải có ổn áp, có công suất lớn riêng cho khu xét nghiệm để đảm bảo nguồn điện ổn định, nâng cao hiệu qủa của máy móc xét nghiệm. Phải mắc các ổ cắm điện ngang tầm với chiều cao của bàn làm xét nghiệm để tiện lợi cho việc sử dụng máy móc. Các máy thường có ổn áp , và lưu điện riêng 1.5.2. Hệ thống nước: Phải được cung cấp đầy đủ nước cho khu xét nghiệm, phải xây dựng hệ thống bể dự trữ nước và đường ống dẫn vào các phòng. Nếu không có nước máy phải xây dựng hệ thống bể lọc nước để đảm bảo nguồn nước trong, sạch rửa các dụng cụ thuỷ tinh. 2.TỔ CHỨC -SẮP XẾP PHÒNG XẾT NGHIỆM: 2.1. Tổ chức, bố trí phòng làm việc: Tuỳ theo điều kiện của cơ sở, quy mô lớn hay nhỏ ta có thể bố trí như sau: • Phòng hành chính: nên để đầu dãy nhà để cho tiện việc giao nhận, trả phiếu xét nghiệm, sinh hoạt khoa. Có 3 khoa riêng biệt: Vi khuẩn- ký sinh trùng, Huyết học, Hoá Sinh. Nếu không có điều kiện có thể ghép huyết học và hoá sinh cùng một phòng hoặc một phòng xét nghiệm máu, phòng xét nghiệm phân và nước tiểu, phòng rửa dụng cụ.v.v... 2.2. Sắp xếp trong phòng: ở giữa phòng để bàn làm xét nghiệm. Bàn nên làm bằng sắt lát gạch men để dễ làm vệ sinh, khử khuẩn. Trên bàn ở giữa có thể kê giá cao, thấp để hoá chất thuốc thử. Phía sát tường nên có một dãy tủ chiều cao khoảng 0,8 m để đựng dụng cụ hoá chất, giống như một kho nhỏ của phòng, mặt trên tủ có lát một lớp gạch men trắng để máy móc hoặc có thể dùng làm bàn xét nghiệm. • Lavabô: để góc nhà. • Bàn nhuộm tiêu bản để cạnh Lavabô. • Bàn để máy ly tâm riêng. • Bàn để cân phân tích hoặc cân điện riêng. 5
  • 6. • Bàn để kính hiển vi nên đặt sát cửa sổ để tận dụng ánh sáng mặt trời. • Các góc phòng là nơi để các tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy, nồi hấp, máy cất nước. Riêng tủ lạnh, nồi hấp, máy cắt nước nên để gần Lavabô để tiện cho việc vận hành, vệ sinh hàng ngày, tránh ẩm ướt khắp phòng. Nên bố trí tủ để kính hiển vi riêng, trong tủ có hệ thống đèn dùng để sấy kính, 1 tủ kín có hệ thống thông hơi ra ngoài đựng hoá chất độc. 3. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT: 3.1. Dụng cụ dân dụng: Nên dùng ghế sắt quay không gỉ, các đồ gỗ (tủ làm việc, tủ đựng hoá chất, giá để hoá chất ). 3.2. Những máy móc cần thiết : - Kính hiển vi. - Cân phân tích.- Cân điện.- Tủ lạnh.- ổn áp riêng cho máy đo quang.- Máy ly tâm.- Nồi cách thuỷ.- Máy đo quang.- Tủ ấm.- Nồi hấp.- Máy cất nước.- Tủ sấy.- Tủ cấy.- Máy điện di.- Máy điện giải.- Máy đếm tế bào.- Máy đo tốc độ máu lắng......... Tuỳ theo điều kiện kinh phí , máy móc tối thiểu cần cho một phòng xét nghiệm là: kính hiển vi, cân, tủ lạnh, tủ sấy, máy cất nước, máy ly tâm, máy đo quang... 3.3. Dụng cụ thuỷ tinh (xem bài dụng cụ thuỷ tinh) 3.4. Dụng cụ lấy bệnh phẩm: • Dụng cụ lấy máu tĩnh mạch: bơm kim tiêm, dây garô, ống nghiệm, gối kê tay, bông cồn sát khuẩn... • Dụng cụ lấy máu mao mạch: kim chích, lam kính, bông thấm, cồn ... • Dụng cụ lấy phân: lọ penicilin đã được rửa, sấy khô, hộp nhựa có nắp kín, que tre( tăm bông) để lấy bệnh phẩm giun kim... • Dụng cụ lấy nước tiểu: lọ penicilin rửa sạh, sấy khô, ống nghiệm nhỏ, dài để xét nghiệm bằng máy, bình tam giác ≥ 500 ml để lấy nước tiểu 24h. • Dụng cụ lấy đờm: hộp nhựa có nắp, lọ thuỷ tinh có nút xoáy... • Dụng cụ dùng riêng cho hoá sinh: ống nghiệm các loại, pipet các loại, giá ống nghiệm( giá bằng sắt không rỉ, có lỗ thoáng ở dưới để thoát nước) giá pipet gỗ, pipet tự động , cân đĩa , cân phân tích, máy đo quang, tỉ niệu kế... • Dụng cụ dùng riêng cho huyết học: ống hút Sahli, ống hút bạch cầu, hồng cầu, buồng đếm, máy đếm, huyết sắc kế Sahli, ống Wesstergreen đo tốc độ máu lắng, máy đếm tế bào... • Dụng cụ dùng riêng cho vi khuẩn: tủ cấy, nồi cách thuỷ, que cấy, lưới amiăng, đèn cồn... 6
  • 7. • Các dụng cụ chung khác: pipet, ống đong (thuỷ tinh, nhựa), ống nghiệm, lam kính, lamen, bình đựng nước, bình hút ẩm, đồng hồ bấm giây, thùng tôn, chậu nhựa, vòi hút chân không, nhiệt kế, chổi lông, quả bóp cao su, bút chì kính, nhãn dán, gạc, giấy lọc, giấy đo PH, tủ thuốc sơ cứu tai nạn... 3.5. Hoá chất- thuốc thử: • Acid: các acid hay dùng như acid acetic, acid clohydric, acid sulfuric, acid Tricloacetic, acid phosphoric... • Kiềm: Natrihydroxyt, Kalihydroxyt, amoniac. • Muối:KaliIodua, đồng sulfat, natricitrat, natriclorua, natrisulfat, natriacetat... • Dung môi: aceton, cồn 950 , ether, xylen... Các chất khác: cresol đặc, nước oxy già, formol, phenol, vaselin, dầu cede, bột lưu huỳnh, pyramidon. • Thuốc nhuộm: xanh metylen, xanh crêzyl brillant, xanh bromothymol, eosin, Fucsin, Giemsa bột, phenol, tím gentian... • Thuốc thử: Bariclorua, Kali feroxyanua, thuốc thử Gros, thuốc thử Fouchet... huyết thanh mẫu các loại, dung dịch chuẩn hemoglobin, Kit hoá chất dùng cho máy sinh hoá, dung dịch rửa cho máy đếm tế bào... 4. QUẢN LÝ PHÒNG XẾT NGHIỆM: 4.1. Quản lý trang thiết bị dụng cụ hoá chất: • Mỗi trang thiết bị máy móc trong phòng xét nghiệm phải có: + Lý lịch máy. + Nội qui sử dụng máy. + Người sử dụng bảo quản. • Dụng cụ: + Sắp xếp thứ tự. + Dụng cụ thuỷ tinh xếp hộp kín, trong tủ ấm để tránh bụi bẩn. • Hoá chất: mỗi lọ hoá chất phải có nhãn ghi rõ ràng thời hạn sử dụng. Các Kit hoá chất để tủ lạnh, hoá chất độc để trong tủ kính có khoá, có ống thông hơi ra ngoài. • Tất cả các máy móc, dụng cụ, hoá chất đều được quản lý bằng thẻ kho sau: Nguồn gốc Dự trù Nhận Xuất Còn lại 7
  • 9. 4.2. Quản lý chuyên môn: Quản lý theo chức trách của từng đối tượng cán bộ. 4.3. Nội qui làm việc: • Qui định thời gian lấy bệnh phẩm: tuỳ theo xét nghiệm đa số lấy bệnh phẩm vào sáng sớm. Trường hợp đặc biệt phải lấy bệnh phẩm tại giường. • Qui định đối với bệnh phẩm: + Mỗi lọ bệnh phẩm phải có nhãn ghi rõ họ, tên bệnh nhân, khoa phòng điều trị, số giường, số buồng. + Những xét nghiệm cấp cứu phải ghi chữ '' cấp cứu'' để ưu tiên làm trước, trả kết quả ngay. • Qui định đối với kỹ thuật viên: + Căn cứ yêu cầu xét nghiệm sắp xếp công việc hợp lý. + Đánh số thứ tự bệnh phẩm phù hợp với phiếu xét nghiệm. + Những xét nghiệm yêu cầu cần phải làm ngay. + Những kết quả xét nghiệm cần được ghi vào sổ sách cụ thể. + Những kết quả cho kết quả nghi ngờ phải yêu cầu làm lại và báo cáo trưởng khoa xem xét. + Những xét nghiệm bệnh phẩm dễ lây lan phải thao tác đúng qui tắc phòng dịch. + Những xét nghiệm với khí độc phải làm trong tủ có hệ thống thông hơi. + Phải tổ chức cấp cứu phòng độc, phòng tai nạn có thể xảy ra. + Tổ chức vệ sinh sau giờ làm việc. + Tổ chức thường trực để thường trực cấp cứu bệnh nhân. + Quản lý chặt chẽ thuốc độc và chất dễ cháy, nổ, các chủng vi khuẩn có tính chất lây lan mạnh. TỰ LƯỢNG GÍA: Trả lời các câu sau: 1. Trình bày nội dung thiết kế xây dựng một phòng xét nghiệm. 2. Nêu công tác tổ chức, sắp xếp một phòng xét nghịêm. 3. Kể tên những máy móc cần thiết trang bị cho một phòng xét nghiệm. 4. Liệt kê các dụng cụ lấy bệnh phẩm. 5. Trình bày nguyên tắc quản lý khoa xét nghiệm. 9
  • 10. Điền vào cho đủ và đúng các câu sau: 6. 5 vấn đề cần lưu ý trong thiết kế xây dựng phòng xét nghiệm là: A. Hướng nhà. C........................ B.................... D...................... E...................... 7. 5 loại trang thiết bị cần thiết cho một phòng xét nghiệm là: A. Dụng cụ dân dụng C.......................... B. Máy móc cần thiết. D........................ E...................... Phân biệt đúng sai trong các câu sau: 8. Có thể để cân cùng với máy ly tâm. 9. Hướng nhà nên làm theo hướng đông. 10. Khi lấy máu mao mạch phải dùng dây garô. 11. Bàn nhuộm tiêu bản để gần Lavabô. Chọn 1 giải pháp đúng nhất: 12. Tường nhà lát một lớp gạch men cao: A. 0,7- 1 m. C. 0,6- 1m. B. 0,7m. D. 0,5- 1m. E. 0,8- 1m. 10
  • 11. TAI NẠN THƯỜNG GẶP TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM VÀ CÁCH XỬ TRÍ MỤC TIÊU : 1. Kể tên được các tai nạn thường gặp trong phòng xét nghiệm. 2. Liệt kê được các phương tiện cần thiết để có thể sơ cứu tai nạn xảy ra. 3. Trình bày đúng các biện pháp sơ cứu tai nạn. 4. Trình bày đúng các biện pháp phòng ngừa tai nạn trong phòng xét nghiệm. NỘI DUNG: Trong phòng xét ngihệm có rất nhiều công việc tiếp xúc với hoá chất độc, mảnh thuỷ tinh vỡ, sử dụng máy móc tiếp xúc với điện chỉ cần một sơ suất nhỏ ta có thể bị tai nạn hoặc làm cho người khác bị tai nạn. Người kỹ thuật viên cần biết những tai nạn có thể xảy ra, để đề phòng hoặc có các biện pháp sơ cứu kịp thời. 1. CÁC TAI NẠN THƯỜNG GẶP: 1.1. Cháy bỏng do acid: hút phải acid, vẩy pipet có acid, dụng cụ có dính acid, đỗ vỡ lọ acid. 1.2. Cháy bỏng do kiềm: nguyên nhân tương tự như trên. 1.3. Các chất độc hại: khi tiếp xúc lâu gây nhiễm độc. 1.4. Bỏng do hơi nước, lửa, nước sôi ở nồi cách thuỷ, bỏng đèn cồn, đun các môi trường, nồi hấp... 1.5. Vết thương do mảnh vỡ: mảnh các dụng cụ thuỷ tinh vỡ. Chân, tay chạm phải nó. 1.6. Cháy nổ: Do các chất lỏng dễ cháy nổ tiếp xúc với lửa như : ête, cồn, bình ga của máy điện giải đồ. 1.7. Điện giật: do sơ suất không tuân theo qui tắc như sử dụng điện. 2. NHỮNG PHƯƠNG TIỆN CẦN THIẾT ĐỂ SƠ CỨU ( ĐỂ TRONG TỦ, KHÔNG KHOÁ) 2.1. Dung dịch Natribi Carbonat 5%. 2.2. Dung dịch Natribi Carbonat 2%. 2.3. Dung dịch acid acetic 5%. 2.4. Dung dịch acid boric bão hoà 2.5. Dung dịch xà phòng 5g‰ 2.6. Bông, gạc vô khuẩn. 11
  • 12. 2.7. Cồn Iod, cồn 700 , oxy già 10 V... Các dung dịch trên phải để trong lọ có ống nhỏ giọt. 3. BIỆN PHÁP SƠ CỨU TAI NẠN: 3.1. BỎNG ACID: 3.1.1. Bỏng da: 1. Rửa ngay bằng nước sạch liên tục dưới vòi nước. 2. Dùng bông thấm dung dịch Natribi Carbonat 5%đắp lên chỗ da bị hỏng. 3.1.2. Bỏng mắt: 1. Ngay lập tức dùng bình phun nước vào mắt hoặc cho vòi nước chảy qua. 2. Nhỏ vào mắt 4 giọt Natribi Carbonat 2%. 3. Đưa nạn nhân tới bệnh viện ( trên đường đi tiếp tục nhỏ Natri Carbonat 2%). 3.1.3. Bỏng niêm mạc miệng: 1. Xúc miệng bằng nước xà phòng 5g‰ 2.Uống 3- 4 cốc nước thường. 3. Bôi miệng, lưỡi bằng dung dịch Natribi Carbonat 2%. 3.1.4. Bỏng niêm mạc dạ dày ( do hút phải acid): 1. Cho uống ngay nướcc xà phòng 5g‰ hoặc tốt nhất là uống 2 lòng trắng trứng hoà với 500ml nước hoặc uống 1 cốc sữa. Nếu không có cho uống nước thường. 2. Đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay. 3.2. BỎNG DO KIỀM: 3.2.1. Bỏng da: 1. Rửa ngay lập tức bằng nước sạch liên tục bằng vòi. 2.Dùng bông thấm acid acetic 5% ( hoặc dấm) đắp lên vùng da bị hỏng. 3.2.2. Bỏng mắt ( do chất kiềm bắn vào mắt): 1. Rửa nước ngay ( như bỏng mắt do acid) 2. Nhỏ acid boric bão hoà vào mắt nhiều lần. 3. Đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay. 3.2.3. Bỏng niêm mạc miệng ( do hút phải kiềm): 1. Xúc miệng bằng acid acetic 5%. 2. Uống 3- 4 cốc nước thường. 3. Bôi miệng, lưỡi bằng dung dịch acetic 5%. 3.2.4. Bỏng niêm mạc dạ dày ( do hút phải kiềm): 12
  • 13. 1. Cho uống ngay acid acêtic 5 % nếu không cho uống nước chanh hoặc dấm pha loãng 1/4. 2. Đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay. 3.3. BỎNG DO NHIỆT: 3.3.1. Bỏng nặng: thường do cháy hoặc do hơi nước, nước sôi nếu bỏng trên một diện tích da rộng, ta phải: 1. Đưa ngay nạn nhân tới bệnh viện. 2. Không áp dụng bất cứ cách điều trị nào trên các vết bỏng. 3.3.2. Bỏng nhẹ: 1. Ngâm chỗ da bị bỏng vào nước hay nước đá. 2. Băng vết bỏng bằng gạc khô sau khi bôi thuốc bỏng panthenol hoặc thuốc bỏng đông y. 3.4. SƠ CỨU NHỮNG VẾT THƯƠNG DO MẢNH VỠ: 3.4.1. Mảnh thuỷ tinh sạch: 1. Sát khuẩn da bằng nước oxy già 10 V. 2. Băng vết thương lại ( nếu chảy máu nhiều cần phải băng chặt cầm máu, nếu vết thương rộng phải đưa đi bệnh viện để khâu cầm máu). 3.4.3. Mảnh thuỷ tinh bẩn: 1. Xem vết thương có chảy máu nhiều không, nếu chảy máu ít bóp mạnh để chảy thêm vài giọt máu ra. 2. Rửa vết thương bằng oxy già hoạc cồn Iod. 3. Băng vết thương lại ( nếu vết thương rộng phải đưa đi bệnh viện: cắt lọc, khâu cầm máu, có thể tiêm SAT phòng uốn ván). 3.5. ĐIỆN GIẬT: 1. Ngắt ngay nguồn điện. 2. Đưa nạn nhân ra chỗ thóang mát. 3. Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim mgoài lồng ngực tích cực, đồng thời gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi bệnh viện ( trong quá trình vận chuyển vẫn phải liên tục làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực). 3.6. NHIỄM CÁC CHẤT ĐỘC HẠI: 1. Đưa nạn nhân ra chỗ thóang mát. 2. Kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện. 3. Tìm hiểu chất gây nhiễm độc. 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN: 4.1. ĐỐI VỚI LỌ ĐỰNG THUỐC THỬ: 13
  • 14. - Lọ phải có nhãn ghi rõ ràng ( ghi rõ ngày pha chế, nên phủ một lớp paraphin lên mặt nhãn - đề phòng chữ bị mờ trên nhãn). - Để nơi dễ thấy, dễ lấy. - Khi tay ướt không được cầm vào lọ acid hay kiềm. - Khi nhấc lọ lên phải cầm thẳng đứng. - Lọ đựng acid hay kiềm không được đậy bằng nút thuỷ tinh, chỉ dùng nút nhựa xoáy - Khi pha loãng acid hay kiềm phải đổ từ từ vào nước ( không được đổ nước vào acid hay kiềm). - Khi lấy acid hay kiềm tốt nhất là dùng ống đong nhỏ, nếu dùng pipet phải có quả bóp hút ( pipet cần phải nối với 1 đoạn dây hút cao su để hút từ từ ). 4.2. KHÍ ĐỐT: - Khi dùng xong phải đóng kín các bình khí đốt. - Khi sử dụng đèn cồn phải sử dụng chụp thuỷ tinh để tắt đèn ( không được dùng miệng để thổi tắt đèn ). 4.3. CÁC CHẤT DỄ CHÁY: Ête, cồn ... chỉ để một ít trong phòng. 4.4. CÁC MÁY SỬ DỤNG ĐIỆN, BẾP ĐIỆN: Phải tuân theo qui tắc sử dụng điện, khi vận hành máy móc tay phải khô, không được đi chân đất. 4.5. THAO TÁC: - Khi đốt ống nghiệm phải quay miệng ống ra phía không có người, vừa đun vừa lắc ống nghiệm. - Khi đun thạch làm môi trường nếu đang sôi không được lấy ra ngay. - Khi dùng pipet không được vẩy. - Không bao giờ dược hút pipet bằng miệng. - Khi có mảnh thuỷ tinh rơi ra phải được nhặt sạch ngay. LƯỢNG GIÁ: TRẢ LỜI CÁC CÂU SAU: 1. Kể tên những tai nạn thường gặp và những phương tiện cần thiết để sơ cứu tai nạn. 2. Trình bày cách sử lý khi bỏng acid, bỏng kiềm, bỏng nhiệt. 3. Trình bày cách sử lý khi bị vết thương do mảnh vỡ, điện giật, nhiễm độc. 4. Trình bày các biện pháp phòng ngừa tai nạn. ĐIỀN VÀO CHO ĐỦ VÀ ĐÚNG CÁC CÂU SAU 5. Có 7 loại tai nạn thường gặp là: 14
  • 15. A. Cháy bỏng acid D……………………………. B. Cháy bỏng do kiềm E…………………………….. C…………………….. G…………………………….. H……………………………. 6. Có 7 phương tiện cần thiết để sơ cứu tai nạn là: A. Natri cacbonat 5% D……………………………. B. Natri cacbonat 2% E……………………………. C………………………… G……………………………. H……………………………. PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI TRONG CÁC CÂU SAU 7. Khi đun thạch đang sôi, bắc ra ngay. 8. Tay ướt có thể cầm vào lọ acid hay kiềm. 9. Không được dùng miệng để thổi tắt đèn cồn. CHỌN MỘT GIẢI PHÁP ĐÚNG NHẤT BẰNG CÁCH KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI ĐẦU CÂU 10. Khi bị bỏng miệng do hút phải kiềm ta phải: A. Đưa đi bệnh viện C. Xúc miệng bằng acid acetic 5%. B. Uống hai cốc nước D. Xúc miệng bằng acid acetic 2%. E. Xúc miệng bằng dấm pha loãng 1/4. 15
  • 16. CÂN DÙNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM GIỚI THIỆU: Cân dùng trong phòng xét nghiệm có rất nhiều loại. Ta phải biết cách sử dụng, bảo quản tốt để phục vụ cho việc pha chế thuốc thử, môi trường đúng , giúp cho việc xét nghiệm đạt kết quả chính xác nhất. MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Trình bày các đơn vị cân theo quy ước quốc tế. 2. Mô tả đúng các loại quả cân 3. Mô tả đúng các loại cân dùng trong phòng xét nghiệm 4. Trình bày các phép cân. Quy trình sử dụng cân phân tích 5. Nêu điều kiện một cân tốt và cách bảo quản cân. 6. Chỉ đúng các bộ phận của cân phân tích. Tiến hành cân theo đúng quy trình. NỘI DUNG: 1.ĐƠN VỊ CÂN: Theo quy ước quốc tế người ta thừa nhận khối lượng của một lăng trụ bạch kim ở Sevrow (gần thủ đô Pari) là đơn vị khối lượng = 1kg. Các đơn vị cân thường dùng trong xét nghiệm : - Gam (g) = 1/1000 kg = 10-3 kg = 0,001 kg = 1000 mg. - Decigam (dg) = 1/10 g = 10-1 g = 0,1g = 100 mg. - Centigam (cg) = 1/100g = 10-2 g = 0,01g = 10 mg - Miligam (mg) = 1/1000 g = 10-3 g = 0,001g = 1mg (1 chỉ vàng = 3,75g). 2.QUẢ CÂN CÁC LOẠI: 2.1. Quả cân: Làm bằng gang, đồng, sứ……..hình trụ hay hình tháp có lớp mạ chống rỉ. - Trọng lượng: 1kg, 500g, 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g, 1g. 2.2. Lá cân: làm bằng nhôm - Trọng lượng: 500mg, 200mg, 100mg, 50mg, 20mg. 16
  • 17. 2.3. Con mã: Làm bằng dây kim loại uốn cong hình Ω hoặc làm bằng một miếng hợp kim mỏng gắn trên đòn cân khi di chuyển trên bảng chia độ có thể cân được một trọng lượng từ 20mg đến 1mg.(hoặc từ 20mg-1g ) 3.CÁC LOẠI CÂN: Cân được chia làm 2 loại. 3.1. Cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau: Gồm có cân đĩa Roberval, cân quang, cân phân tích. 3.1.1.Cân đĩa Roberval: Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau, có 2 đĩa cân đặt ở 2 bên cán cân. Dùng để cân một khối lượng lớn (có thể tới 10kg) dùng để cân bằng trước khi ly tâm không cần độ chính xác cao. Độ nhạy bằng 0,5g. 3. 1.2 Cân quang: Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau. Có 2 đĩa cân treo trên 2 quang cân, cân này chính xác hơn cân đĩa, về cấu tạo gần giống cân phân tích nhưng không có tủ cân. Độ nhạy là 5- 10mg. 3. 1.3 Cân phân tích:(có độ chính xác cao) Là loại cân có 2 cánh tay đòn bằng nhau. Có 2 đĩa cân treo trên 2 quang cân. Có tủ cân bằng kính để bảo vệ cân, dùng cân khối lượng tới 100g. Độ nhạy là 0,01- 0,1 mg. • Cấu tạo: - F: đòn cân - E1, E2: thớt cân - V1 V2: ốc vặn ở 2 bên đòn cân. - C1 ,C2 ,C3: dao cân - P: đĩa cân - A: kim cân - B: tay hãm - Đòn cân (F) có cấu tạo vững chắc để chịu được sức nặng khi cân. ở 2 đầu đòn cân có ốc vặn để cân bằng 2 quang cân trước khi cân. Trên đòn cân có 3 lưỡi dao: 2 lưỡi ở 2 bên mang quang cân (C1, C2 ), 1 lưỡi tựa trên bàn mài nhẵn lắp ở cột cân (C3). Khi cần quá sức cân, đòn cân bị cong, dao cân bị mòn. - Kim cân (A) gắn giữa đòn cân khi dao động, đầu nhọn của kim chạy trên bảng chia độ. Trên kim cân có một ốc điều chỉnh dao động. Càng kéo ốc lên cao, kim dao động càng nhiều. 17
  • 18. - Đĩa cân (P): làm bằng nhựa hoặc hợp kim nhẹ có mạ chống rỉ. Đĩa cân được treo trên quang cân ở 2 đầu đòn cân. - Tay hãm (B): là một núm vặn gắn ở đế cân khi xoay núm vặn này có tác dụng lấy thăng bằng 2 bên quang cân, để cân một vật, để cho cân về vị trí nghỉ (tịnh cân). Tránh sự mòn của dao cân. - Vít vặn dưới đế cân (D): 2 vít vặn này ở 2 bên phía trước của đế cân. Khi cân ta phải lấy thăng bằng cho đế cân bằng cách vặn 2 vít vặn đó- 2 quả dọi sẽ nằm trên một đường thẳng (đối với cân điện: đánh giá bằng bọt nước nằm chính giữa lỗ tròn- ở mặt trên của cân điện). - Tủ cân: làm bằng hộp kính trong suốt để tránh tác động bên ngoài làm dao động 2 quang cân khi tiến hành cân. - Hộp quả cân: được xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ. - Quả cân: 100g, 50g, 20g, 10g, 5g, 2g, 1g. - Lá cân: 500mg- 200mg- 100mg- 50mg- 20mg. 2 .Cân có 2 cánh tay đòn không bằng nhau: • Cân điện: cân điện là loại cân chỉ có một đĩa cân. Tuỳ theo nơi sản xuất cân điện có cấu tạo khác nhau. -Loại cân điện: có tủ cân bằng kính, 2 cửa ở 2 bên cạnh, bọt nước để chỉnh cân thăng bằng ở trên nóc tủ cân, có núm điều chỉnh khối lượng khi cân, có màn hình hiện số, khi cân đạt khối lượng cần xác định. - Có loại cân điện không có tủ cân, chỉ có bàn cân (đĩa cân). IV. QUY TRÌNH CÂN. Gồm các bước sau: 1. Thăng bằng cân trước khi tiến hành cân: Cân bằng cách vặn ốc ở 2 bên dưới đế cân để cho bọt nước trong mặt kính vào chính giữa lỗ tròn (đối với cân điện). Đối với cân phân tích thì 2 quả dọi ở bàn cân và cột cân sẽ nằm trên cùng một đường thẳng. 2..Kiểm tra dao cân và thớt cân,có khớp vào nhau không, quang cân phải đặt đúng vị trí của nó, số lượng qủa cân, lá cân trong hộp cân phải đủ. 3.Xác định độ nhạy của cân. 4.Gấp giấy cân đặt vào đĩa cân để lấy thăng bằng 5.Các vật định cân để bên trái cân. 6.Đặt vật định cân lên đĩa cân bên trái. 7.Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải để lấy thăng bằng. 8.Tính khối lượng của quả cân. 9.Ghi khối lượng của vật đem cân. 18
  • 19. 10.Chuyển vật hoặc lọ hoá chất đã cân sang bên phải cân. 11.Cho cân về vị trí nghỉ, lau chùi cân, quả cân bằng vải mềm, xếp quả cân theo thứ tự. V. ĐIỀU KIỆN MỘT CÂN TỐT. Phải đảm bảo đủ 3 điều kiện sau: 1 Cân đúng: Khi đặt 2 khối lượng bằng nhau vào 2 đĩa cân, lấy thăng bằng. Sau đó ta đổi vật ở 2 đĩa cân cho nhau, cân vẫn thăng bằng (cân đúng là cân có 2 cánh tay đòn tuyệt đối bằng nhau). 2 Cân nhạy: Khi cân đã thăng bằng cho vào một bên đĩa cân một khối lượng rất nhỏ thì kim cân bị lệch đi rõ rệt (muốn cân nhạy, các cạnh dao cân phải sắc, thớt cần phải nhẵn, cứng, đòn cân, quang cân phải nhẹ). 3 Cân tin: Khi xê dịch vị trí của vật định cân trên 2 đĩa cân, đòn cân vẫn thăng bằng (cân tin thì đòn cân phải cứng, cạnh của dao cân sắc và song song với nhau). VI. CÁC PHÉP CÂN. 1 .Phép cân đơn: So sánh khối lượng của vật định cân với khối lượng của quả cân ở 1 bên cánh tay đòn. Phép cân này kém chính xác vì trọng lượng của 2 bên cánh tay đòn có thể không bằng nhau. 2 .Phép cân kép: So sánh khối lượng của vật định cân với khối lượng của quả cân trên cùng một cánh tay đòn (dù 2 cánh tay đòn không bằng nhau phép cân này vẫn đúng, cân vẫn chính xác). • Cân kép kiểu Boocda (xác định một lượng hoá chất cần có). 1- Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân lấy thăng bằng. 2- Đặt quả cân lên đĩa cân bên phải. 3- Cho cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng. 4- Lấy quả cân ra, cho hoá chất vào tới khi thăng bằng. (Khối lượng hoá chất muốn có bằng khối lượng của quả cân) • Cân kép kiểu Lômônôxôp (khi xác định khối lượng của 1 vật). 1- Lót giấy cân vào 2 bên đĩa cân, lấy thăng bằng. 2- Đặt quả cân có khối lượng lớn hơn khối lượng ước đoán của vật vào đĩa cân bên phải. 3- Thêm cát vào đĩa cân bên trái cho tới khi thăng bằng 19
  • 20. 4- Đặt vật cần cân vào đĩa bên phải- rút bớt quả cân ra cho tới khi thăng bằng. ( Khối lượng của vật bằng khối lượng của quả cân rút ra) VII. BẢO QUẢN CÂN: Để bảo quản cân tốt ta cần phải tuân theo các quy định sau: 1- Đặt cân ở một bàn riêng, bằng phẳng, cao ráo, đủ ánh sáng, tránh gió làm ảnh hưởng đến việc cân. 2- Khi di chuyển cân phải tháo quang cân, đòn cân ra (rất hạn chế việc di chuyển). 3- Không cân nặng quá sức của cân (thường sức cân được ghi trên cán cân) 4- Không cân vật quá nóng hoặc quá lạnh 5- Khi cân phải lót giấy cân vào đĩa cân (cân các chất lỏng, cân xút viên (NaOH) phải cho vào chén cân. 6- Khi cân không tỳ tay lên bàn cân, để tránh rung bàn cân làm sai lệch vị trí thẳng đứng của cân. 7- Lau chùi cân nhẹ nhàng bằng vải mềm 8- Không bôi dầu mỡ vào cân 9- Đặt cân vào trong hòm kín có chất chống ấm (Silicagen) 10- Thường xuyên kiểm tra quả cân, lá cân và xếp theo thứ tự, lau khô, sạch, phải dùng kẹp để gắp quả cân (không dùng tay). 11- Khi mở cân chỉ mở 2 bên cánh cửa cân 12- Khi cân có sai lệch phải báo cáo thợ sửa chữa không được tự ý sửa chữa. TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1. Viết các đơn vị cân thường dùng trong phòng xét nghiệm- cách chuyển đổi. 2. Mô tả các loại quả cân dùng cho cân thường, cân phân tích. 3. Mô tả các loại cân đĩa, cân quang, cân điện 4. Mô tả cân phân tích 5. Trình bày quy trình cân. 6. Nêu điều kiện của một cân tốt. Trình bày các phép cân. 7. Trình bày cách bảo quản cân. Phân biệt đúng sai các câu sau: 8. Có thể cân một vật quá nóng hoặc quá lạnh 9. Cân đặt gần máy ly tâm 20
  • 21. 10. Dùng khăn ướt để lau quả cân 11. Có thể bôi dầu mỡ vào cân 12. Cân đĩa có độ chính xác nhất 13. Cân đơn là chính xác nhất 14. Cân kép Boocda để xác định khối lượng một vật. TỔ CHỨC THỰC TẬP BUỔI 1: Chỉ các bộ phận của cân - Cân đơn -Cân kép BUỔI 2: Ôn tập , kiểm tra 21
  • 22. KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC GIỚI THIỆU: Kính hiển vi là loại trang thiết bị tối cần thiết của một phòng xét nghiệm. Người kỹ thuật viên phải biết cách sử dụng bảo quản đúng tránh làm mốc kính, để nâng cao tuổi thọ của kính. MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Mô tả đúng các bộ phận của kín hiển vi và nêu tác dụng của nó. 2. Trình bày đúng quy trình sử dụng kính 3. Trình bày đúng cách bảo quản kính hiển vi 4.Thao tác đúng.theo qui trình kỹ thuật NỘI DUNG: Kính hiển vi quang học là một dụng cụ quang học không thể thiếu trong phòng xét nghiệm. Nó có tác dụng phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác. I. CẤU TẠO: 1- ống trục chính (ống mang thị kính) 2- Đầu kính 3- Bàn xoay 4- Vật kính 5- Thị kính 6- Màn kính 7- Tụ quang 8- Gương 9- Tay cầm (thân kính) 10- Đế kính 11- Ốc đại cấp 12- Ốc vi cấp 13- Ốc điều chỉnh tụ quang 14- Đèn soi kính hiển vi 22
  • 23. 1. Ống trục chính (main tu be): Có hình trụ tròn, một đầu mang thị kính, một đầu nối với đầu kính.Có 2 loại: 1 ống trục chính (mang 1 thị kính) gọi là kính 1 mắt, 2 ống trục chính (mang 2 thị kính) gọi là kính 2 mắt, 4 ống trục chính (mang 4 thị kính) gọi là kính 4 mắt. (Kính thường dùng cho cả thầy và trò cùng quan sát: kính thầy) 2. Đầu kính (Bodytube): Đầu kính có hình tròn hoặc đa giác. Trong đầu kính chứa các thấu kính lăng trụ tam giác. - Tác dụng: lăng kính này có tác dụng hắt ảnh của vật từ vật kính lên thị kính không bị đảo ngược. 3. Bàn xoay (Revolingnosepiese): Hình tròn có 3 lỗ mang vật kính và một lỗ gọi là điểm mù không mang vật kính. -Tác dụng: Bàn xoay có thể xoay tròn 3600 giúp cho điều chỉnh vật kính vào giữa mâm kính dễ dàng. 4. Vật kính (onjective) Đây là một bộ phận quan trọng nhất của kính cần phải bảo vệ tốt để tránh mốc (vật kính mốc sẽ không nhìn thấy ảnh của vật). Đầu dưới vật kính được gắn một hệ thống thấu kính, đầu trên tiếp xúc với hệ thống lăng kính và thị kính. • Tác dụng: Phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần giúp ta quan sát rõ hình thể của vật. Có nhiều loại vật kính với hệ phóng đại khác nhau: 4x, 6x, 8x,10x,40x,90x, 100x Có nghĩa là các vật kính đó phóng đại được:4 lần, 6 lần....100 lần.(vật kính có độ phóng đại 90x,100x còn gọi là vật kính dầu. * Sự khác nhau giữa các vật kính: + Vật kính có độ phóng đại nhỏ thì kích thước ngắn, vật kính có độ phóng đại lớn thì kích thước dài. + Khoảng cách giữa vật kính với mâm kính khác nhau: Vật kính 10x: khoảng cách xa(khoảng 15,98mm) Vật kính 40x: khoảng cách gần(khoảng 4,31mm) Vật kính 100x: khoảng cách rất gần(khoảng 1,81mm) Chính vì vậy mà khi dùng vật kính 40x, 100x không bao giờ được dùng ốc đại cấp để tránh vỡ tiêu bản, hỏng vật kính + Cửa sổ ánh sáng(khả năng phân ly của các loại vật kính) 23
  • 24. Vật kính 10x: cửa sổ ánh sáng lớn, khả năng phân ly nhỏ(0,3) có khả năng nhìn rõ 2 vật ở xa nhau. Vật kính 40x: cửa sổ ánh sáng nhỏ, khả năng phân ly tương đối lớn(0,65) có khả năng nhìn được 2 vật tương đối gần. Vật kính 100x(90x): cửa sổ ánh sáng rất nhỏ, khả năng phân ly lớn 1,3, có khả năng nhìn được 2 vật rất gần nhau. ở vật kính này khả năng phân ly lớn, ánh sáng không tập trung, khi sử dụng phải dùng ánh sáng tối đa và dầu soi để tăng độ chiết quang(nhỏ một giọt dầu cede) ta nhìn thấy vật rõ nét hơn. 5. Thị kính(Cocular): Có hình trụ tròn được gắn ở đầu ống trục chính ở trong được cấu tạo bởi một hệ thống thấu kính. • Tác dụng: phóng đại vật, trên thị kính cũng ghi hệ số phóng đại(6x, 8x, 10x nghĩa là ảnh được phóng đại(6 lần, 8 lần, 10lần...) Ví dụ: nếu soi một mẫu vật có độ phóng đại của thị kính 8x và vật kính có độ phóng đại 10X thì mẫu vật được phóng đại 80 lần, nếu vật kính là 100X thì mẫu vật được phóng đại 800 lần (8 x 100). 6. Mâm kính (Stage): Có hình tròn hay hình vuông tuỳ nơi sản xuất. • Tác dụng: nâng đỡ mẫu vật(tiêu bản).Trên mâm kính có một lỗ tròn hoặc vuông , bầu dục để cho ánh sáng đi thẳng từ gương qua tụ quang lên vật kính. -Trên mâm kính còn có một hệ thống kẹp giữ tiêu bản. Một bộ phận di chuyển tiêu bản gọi là xe đẩy(Chariot) cótác dụng đưa tiêu bản lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái, có bộ phận thước đo gọi là duxich . 7. Tụ quang (Sub Stage): Là một hệ thống thấu kính . • Tác dụng: Tập trung, hội tụ ánh sáng lên vật định soi. Nếu để tụ quang thấp thì ánh sáng được tập trung ít, nếu đưa tụ quang lên cao thì ánh sáng được tập trung nhiều(khi soi vật kính 10X nên hạ thấp tụ quang; khi soi vật kính 40X, 100X phải nâng tụ quang lên cao để tập trung ánh sáng. ở tụ quang còn được gắn 2 bộ phận là: chắn sáng và lọc sáng. - Chắn sáng: là những lá nhựa xếp theo hình đồng tâm. Muốn ánh sáng mạnh thì mở rộng chắn sáng, muốn ánh sáng nhỏ thì thu hẹp ánh sáng. - Lọc sáng: Đặt ở dưới tụ quang, hình tròn, màu xanh có tác dụng làm dịu ánh sáng khi soi kính, khi không cần thiết có thể tháo ra. 8. Gương: Hình tròn, có một mặt phẳng, một mặt lõm. • Tác dụng: Phản xạ ánh sáng (hắt ánh sáng) lên vật định soi. 24
  • 25. - Gương phẳng để lấy ánh sáng gần - Gương lõm lấy ánh sáng xa hơn 9. Thân kính:(tay cầm) (arm) Hình cong hoặc gấp khúc • Tác dụng: nâng đỡ ống trục chính và mâm kính Trên thân kính mang các ốc đại cấp, vi cấp. Có tác dụng điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và tiêu bản. Chú ý: - Khi sử dụng vật kính 10X thì điều chỉnh ốc đại cấp (nâng mâm kính gần sát vật kính rồi vặn ốc đaị cấp để hạ dần mâm kính xuống, khi thấy ảnh của vật thì điều chỉnh ốc vi cấp cho ảnh rõ nét hơn) - Khi dùng vật kính 40X, vật kính dầu chỉ điều chỉnh ốc vi cấp. Nếu sử dụng nhầm sang ốc đại cấp dễ bị vỡ tiêu bản, hỏng vật kính. 10. Đế kính- chân kính(Base Foot): Hình chữ nhật hay hình móng ngựa, chắc chắn, giữ cho kính cố định. II.QUY TRÌNH SỬ DỤNGKÍNH: 1. Tháo, lắp kính. 1.1 Tháo kính: thứ tự các bước như sau: (1) Tháo thị kính →(2) tháo đầu kính→(3) tháo vật kính→(4) tháo xe đẩy→ (5)tháo tụ quang →(6) tháo gương. 1.2 Lắp kính: Trình tự ngược với quy trình trên(lưu ý bộ phận không cố định phải lắp sau cùng tránh rơi vỡ) (1) Lắp gương →(2) lắp tụ quang →(3) lắp vật kính →(4) lắp xe đẩy →(5) lắp đầu kính →(6) lắp thị kính sau cùng. 2. Vị trí để kính: Kính phải để trên một bàn chắc chắn bằng phẳng. Nếu dùng ánh sáng điện thì để ở một vị trí cố định trong phòng làm việc, nếu dùng ánh sáng tự nhiên để kính ở nơi gần cửa sổ. 3. Cách lấy ánh sáng khi soi kính. (1) Xoay gương về phía ánh sáng →[2] xoay một vật kính 10X vào giữa mâm kính →[3] mắt nhìn vào thị kính →[4] điều chỉnh khoảng cách giữa 2 thị kính (nếu là kính 2 mắt)→[5] điều chỉnh tụ quang, chắn sáng (tuỳ theo cường độ ánh sáng, chắn sáng mở rộng hoặc hẹp, đưa tụ quang lên cao hoặc xuống thấp) khi thấy ánh sáng tròn thuần nhất là được. 25
  • 26. 4. Soi vật kính thường(10X, 40X). 1- Đưa tiêu bản lên mâm kính.(nếu soi ở VK 40X phải đậy lamen trước) 2- Kẹp giữ tiêu bản 3- Điều chỉnh xe đẩy để đưa tiêu bản vào giữa mâm kính 4- Dùng ốc đại cấp nâng mâm kính gần sát với vật kính. 5- Mắt nhìn vào thị kính- dùng ốc đại cấp hạ dần mâm kính xuống- một tay điều chỉnh xe đẩy. 6- Khi thấy ảnh của vật xuất hiện, điều chỉnh ốc vi cấp cho ảnh rõ nét hơn. 7- Xoay vật kính 40X về giữa mâm kính để quan sát ảnh rõ nét hơn, đồng thời phải nâng tụ quang lên và điều chỉnh ốc vi cấp. Chú ý: Nếu muốn quan sát vật ở vật kính 40X phải đậy lamen để khi soi không bị ảnh hưởng đến vật kính. 5. Soi vật kính dầu(100X, 90X): 1- Sau khi đã thấy ảnh như phần 3.4.6 2- Xoay điểm mù vào giữa mâm kính 3- Nhỏ một giọt dầu vào tiêu bản(vị trí cần quan sát) 4- Xoay vật kính dầu vào giữa mâm kính 5- Mắt nhìn vào vật kính điều chỉnh ốc đại cấp cho vật kính sát giọt dầu. 6- Mắt nhìn vào thị kính tay điều chỉnh ốc vi cấp để nhìn ảnh rõ nét hơn. 7- Điều chỉnh xe đẩy theo đường rãnh cầy( hình chữ chi) để soi hết tiêu bản 6. Sau khi soi xong: 1- Hạ mâm kính 2- Bỏ tiêu bản ra khỏi mâm kính 3- Xoay điểm mù về giữa mâm kính 4- Hạ thấp tụ quang 5- Để gương thẳng đứng 6- Điều chỉnh các ốc về số không 7- Lau kính, vật kính bằng khăn riêng - Nếu soi vật kính dầu: + Lau bằng giấy thấm + Lau bằng xylen + Lau khô 8- Chụp kính bằng vải mềm. III.BẢO QUẢN KÍNH: 26
  • 27. 1. Chăm sóc hàng ngày: Thường xuyên lau chùi kính, lau kính bằng khăn mềm, mỏng. Lau các bộ phận cơ học riêng, bộ phận quang học riêng. Vật kính dầu sau khi sử dụng xong phải lau sạch dầu bằng giấy thấm hoặc khăn mềm,bông thấm xylen. Sau đó phải lau lại bằng khăn khô. 2. Chống mốc kính: Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, nấm mốc dễ phát triển nhất là thị kính, lăng kính và vật kính. Khi đã có hiện tượng mốc kính, khắc phục rất khó và kính có thể trở nên vô dụng. Để chống mốc hàng ngày phải để kính ở nơi khô ráo để bảo vệ cho các thấu kính, lăng kính. • Để tạo ra môi trường không khí khô: +Lý tưởng nhất là cho kính vào phòng điều hoà nhiệt độ chạy thường xuyên . + Để kính vào một tủ kính có ngọn đèn 25W hoặc 40W, thắp sáng liên tục. Một tủ có từ 1- 4 kính hiển vi dùng một bóng là đủ. Đèn thắp liên tục cả khi không có kính để môi trường không khí trong tủ luôn khô. + Nếu phòng xét nghiệm không có điện: • Để kính ở phòng làm việc bình thường. Tháo vật kính và thị kính cho vào bình hút ẩm, chứa chất chống ẩm là Silicazen hoặc để vào tủ kín có để vôi clorua mới thay hàng ngày cũng có tác dụng hút ẩm. • Khi sử dụng Silicazen cần kiểm tra xem còn tác dụng hút ẩm hay không: - Chất hút ẩm có màu xanh lơ là còn tác dụng hút ẩm. - Chất hút ẩm chuyển màu hồng không còn tác dụng hút ẩm. Đem sấy nóng cho bốc hơi nước các hạt Silicagen lại chuyển màu xanh lúc đó lại sử dụng được. • Để sử dụng và bảo quản tốt kính hiển vi ta cần chú ý những điểm sau: Không bao giờ: 1- Lau các vật kính và thấu kính bằng cồn. 2- Lau mâm kính, thấu kính bằng xylen vì nó sẽ làm bong lớp mạ. 3- Để kính hiển vi ở ngoài môi trường không chụp mũ vải tránh bụi 4- Chụp kính hiển vi bằng túi nilon 5- Dùng tay lau vật kính 6- Xếp kính hiển vi cùng với dầu soi TỰ LƯỢNG GIÁ: Trả lời các câu sau: 27
  • 28. 1. Kể tên và nêu tác dụng các bộ phận của kính hiển vi (chỉ trên kính) 2. Nêu sự khác nhau giữah vật kính 10X, 40X, 100X 3. Liệt kê những bộ phận của kính hiển vi có tác dụng phóng đại ảnh của vật. 4. Trình bày thứ tự các bước tháo kính, lắp kính. 5. Nêu các bước thao tác khi lấy ánh sáng để soi kính 6. Nêu các bước thao tác khi soi vật kính 10X, vật kính 40X. 7. Nêu các bước thao tác khi soi vật kính dầu. 8. Nêu các việc làm sau khi soi xong kính 9. Trình bày cách bảo quản kính hiển vi. TỔ CHỨC THỰC TẬP BUỔI 1: Chỉ các bộ phận của kính - Tháo lắp kính -Học cách lấy ánh sáng BUỔI 2: Cách soi vật kính thường- vật kính dầu - Sau khi soi xong BUỔI 3: Ôn tập , kiểm tra 28
  • 29. DỤNG CỤ THUỶ TINH GIỚI THIỆU: Dụng cụ thuỷ tinh có rất nhiều loại. Người kỹ thuật viên phải biết cách sử dụng đúng để mang lại kết quả chính xác. Việc rửa và bảo quản dụng cụ thuỷ tinh phải tuân theo những quy định riêng của từng loại. MỤC TIÊU THỰC HIỆN : Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Mô tả các loại dụng cụ thuỷ tinh thường dùng. 2. Trình bày đúng qui trình sử dụng các loại dụng cụ thuỷ tinh. 3. Thao tác đúng qui trình sử dụng, rửa các dụng cụ thuỷ tinh. NỘI DUNG I.DỤNG CỤ THUỶ TINH: 1. Bình chứa: Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Bình chứa dùng để pha hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc thử, đựng môi trường. Có nhiều loại như: - Bình nón - Cốc có mỏ - Bô can - Bình cầu - Cốc có chân- Chậu nhuộm màu - Hộp Petri. 2. Dụng cụ đong thể tích 2.1. ống đong chia độ: ống đong có nhiều loại: 5, 10, 25, 50,100, 200, 250, 500, 1000ml . Dùng để đong các chất lỏng , thân ống có chia vạch, trên miệng có mổ để dễ rót, có loại có nắp đậy để đong các chất lỏng dễ bay hơi thân ống đong càng lớn thì độ chính xác càng kém. Trên cổ ống đong có ghi 200 C nhiệt độ tiêu chuẩn để đong thể tích chính xác nhất đến vạch qui định. 2.2. Bình định mức (bình có ngấn): Có nhiều loại dùng để pha các dung dịch chuẩn độ , dung dịch mẫu, cần độ chính xác cao. Có loại có nút thuỷ tinh mài để pha các dung dịch bay hơi. Bình có ngấn có cổ dài , nhỏ, đáy bằng , trên cổ có ngấn khoang tròn đánh dấu dung tích nhất định của bình ở nhiệt độ 200 ghi trên cổ bình. 3. Dụng cụ đo thể tích. 29
  • 30. 3.1. Pipet chia độ (ống hút chia độ): phía đầu có ghi thể tích toàn phần và thể tích giữa các vạch . Có 2 loại: • Loại chia độ đến tận cùng: khi dùng loại pipet này ta phải thả hết mới đủ thể tích ghi trên pipet. • Loại chia độ không tận cùng: khi dùng loại pipet này ta không thả hết mà chỉ đến vạch qui định đúng thể tích toàn phần ghi trên thân pipet. 3.2. Pipet bầu: có ngấn trên thân (một hay hai ngấn). • Pipet bầu 2 ngấn; dung tích của pipet tính từ ngấn trên đến ngấn dưới. Dung tích đó được đo chính xác và ghi trên bầu pipet ở nhiệt độ200 ghi trên pipet (dùng loại pipet này chính xác nhất). • Pipet bầu 1 ngấn: dung tích của pipet tính từ ngấn trên đến đầu pipet (khi pipet bị sứt ở phía đầu thì thể tích sẽ không chính xác nữa). 3.3. Micropipet: là loại pipet nhỏ (0,1ml; 0,2ml) dùng để hút bệnh phẩm. Khi sử dụng nó phải mao dẫn không được hút để tránh bọt khí làm mất độ chính xác. 3.4. Pipet tự động: Loại pipet này bằng nhựa có những nấc vặn khác nhau điều chỉnh thể tích theo ý muốn. Có đầu nhựa lắp vào khi sử dụng. Loại pipet này sử dụng đơn vị đo là "microlit" viết tắt là µl Thường có hai loại pipet tự động: • Loại 1: có thể tích cố định: 1000µl, 500µml, 100µl, 10µl… • Loại 2: có thể tích thay đổi: có 3 loại pipet thường dùng là: 1000 -200µl. 50 -5µl . 200 -1µl. 3.5. Buret: nó giống như pipet chia độ nhưng có khoá trên thân, có giá đỡ buret. Dùng để đo thể tích khi định lượng, phải kiểm tra chỗ nhọn của vòi khoá để cho giọt thoát ra lớn hơn thể tích giữa 2 vạch, có loại vi buret chia độ nhỏ là 0,05ml = 50µl. 3.6. ống nhỏ giọt chuẩn (pipet pasteur): loại này có nắp quả bóp cao su nhỏ khi hút 20 giọt tương ứng bằng 1ml; 1 giọt = 0,05ml = 50µl. 4. Dụng cụ làm tiêu bản 4.1. Lam kính; là một mảnh kính hình chữ nhật có kích thước là : 8 x2,5cm có đặc điểm là trong suốt dùng nó để đặt giọt bệnh phẩm đưa lên kính hiển vi soi. 4.2. Lam kéo: nó là lam kính nhưng ở một đầu có vát 2 góc dùng để dàn máu (làm cho máu không bị tràn ra phía ngoài lam kính). 4.3. Lamen: có loại mỏng hoặc dây hình vuông kích thước là 20 x 20mm dùng để đậy buồng đếm, đậy bệnh phẩm khi soi kính hiển vi ở vật kính 40X 5. Các ống nghiệm: tuỳ theo yêu cầu dùng các loại ống nghiệm khác nhau. Có loại ống nghiệm to, nhỏ, có nắp hoặc không có nắp. Có loại ống nghiệm dùng để ly tâm với tốc độ vòng cao( ống nghiệm dày, ống nghiệm nhựa, ống nghiệm thót đáy) 30
  • 31. 6. Các dụng cụ khác: ngoài các dụng cụ trên, các dụng cụ thuỷ tinh có liên quan tới xét nghiệm như phễu thuỷ tinh , mặt kính đồng hồ, các chai lọ đựng hoá chất; bình hút ẩm (có 2 ngăn, có vòi thông hơi ra ngoài, có khoá vặn để đóng kín bình hút ẩm)… II.SỬ DỤNG DỤNG CỤ THUỶ TINH:. 1. Sử dụng ống đong 1- Đổ dụng dịch cần đong thể tích vào ống đong gần sat vạch . 2- Đặt ống đong trên mặt bàn bằng phẳng. 3- Dùng pipet nhỏ giọt, nhỏ dung dịch đến đúng vạch, ngang tầm mắt. 4- Đổ dung dịch vào lọ, tráng rửa ống đong. Chú ý: đọc dung dịch mầu thì miệng của vòng khua trùng với vạch cần đong (mặt thoáng chất lỏng tạo ra một vòng khum lõm) Đọc dung dịch không màu thì đáy của vòng khum trùng với vạch cần đong 31
  • 32. 2. Sử dụng bình định mức: 1- Pha hoá chất vớimột lượng dung dịch màu dung môi trong một cốc thuỷ tinh Đọc dung dịch không màu (nếu chất dễ tan có thể cho thẳng vào bình và thêm dung môi vào) 2- Đổ vào bình định mức 3- Đổ tiếp dung môi gần đến vạch. 4- Dùng pipet thêm từ từ dung môi cho tới vạch (cách đọc giống như khi sử dụng ống đong) 5- Trộn đều, rót dung dịch vừa pha vào, lọ sạch. 6- Rửa bình định mức. Chú ý : không cho dung dịch quá nóng , quá lạnh vào bình định mức và ống đong. 3. Sử dụng pipet 1- Hút dung dịch vào pipet bằng quả bóp. 2- Cầm pipet thẳng đứng để điều chỉnh chất lỏng đến vạch "O" 3- Thả dung dịch vào bình hoặc ống nghiệm đến vạch cần dùng (pipet cầm thẳng đứng, ống nghiệm cầm nghiêng, đầu pipet tỳ vào thành ống nghiệm) Chú ý : - Những pipet có ghi chữ EX hoặc TD không được tráng khi dùng - Những pipet có ghi chữ IN hoặc TC phải tráng ít nhất 1 lần. - Những pipet có ghi chữ Blowoat phải thổi hết khi sử dụng. 4. Sử dụng pipet tự động 1- Xoay núm điều chỉnh về số thể tích cần hút. 2- Lắp đầu nhựa vào (đầu nhựa phải khô, sạch- đầu nhựa nên dùng một lần là tốt nhất). 3- Hút từ từ dung dịch vào đầu nhựa. 4- Thả nhanh vào ống nghiệm (không để dính giọt dung dịch trong đầu nhựa) 5- Ngâm đầu nhựa vào cốc đựng cloramin B 5%. 5. Sử dụng buret 1- Kiểm tra khoá buret (khoá phải trơn và khít, khi đổ nước không bị dò nước ở khoá) 2- Tráng buret bằng nước cất. 3- Tráng buret bằng dung dịch định dùng. 32
  • 33. 4- Đổ dung dịch lên quá vạch "O" của buret. 5- Mở khoá cho dung dịch chảy từ từ tới vạch "O" của buret (hứng cốc có mỏ ở dưới). 6- Khi chuẩn độ - mở khoá cho dung dịch chảy nhỏ giọt từ từ. 7- Mắt theo dõi sự chuyển màu của dung dịch cần định lượng. 8- Khi đạt yêu cầu: vặn chặt khoá buret, để buret thẳng đứng - đọc - ghi vào giấy. 9 - Cho chảy hết dung dịch còn lại vào bình chứa tháo khoá ra khỏi buret (có dây buộc khoá treo khoá trên thân buret) 10- Tráng rửa buret bằng nước cất. 11- Chụp một mũ giấy lên miệng buret sâu chừng 5cm để tránh bụi. Chú ý: - Muốn kết quả chính xác thể tích dung dịch dùng để đong đo không được vượt quá dung tích của ống đong, bình định mức, pipet, buret… - Mức đọc đầu tiên của dung dịch phải bắt đầu từ số "O". 6. Sử dụng ống nhỏ giọt chuẩn. 1- Hút dung dịch vào ốngnhỏ giọt bằng quả bóp nhỏ. 2- Cầm pipet thẳng đứng để nhỏ giọt ( có bọt khí phải đẩy hết bọtkhí ra và hút lại). III.RỬA VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ THUỶ TINH: 1. Rửa bình chứa (bình nón, bình cầu). Dụng cụ mới: 1 -Ngâm dụng cụ vào dung dịch acid clohydric 2% trong 24giờ. 2- Rửa 2 lần bằng nước thường - tráng một lần bằng nước cất hoặc nước khử chất khoáng. 3- Sấy khô ở nhiệt độ 600 . Dụng cụ bẩn: 1- Hấp tiệt khuẩn. 2- Rửa sơ bộ 2 lần bằng nước thường. 3- Ngâm trong dung dịch kiềm (2 thìa canh bột kiềm trong 1lít nước) khoảng 2-3 giờ dùng chổi lông cọ rửa. 4- Rửa kỹ bằng nước thường - ngâm trong nước 30 phút. 5- Tráng lại bằng nước khử chất khoáng hay nước cất - dốc ngược dụng cụ trên giá hay rổ nhựa. 6- Sấy khô ở nhiệt độ 600 C. 33
  • 34. 7-Đậy nút bằng bông mỡ để tránh bụi hoặc để vào tủ ấm. 2. Rửa pipet , buret: 1- Sau khi dùng xong rửa ngay dưới vòi nước. 2- Nếu pipet bẩn phải ngâm trong ống đựng dung dịch sulfocromic trong 24 giờ (nếu là buret bẩn đổ đầy dung dịch sulfocromic), rửa kỹ dưới vòi nước, ngâm nước 30 phút, tráng nước cất, sấy khô 600 . 3- Khi dụng cụ dính hợp chất hữu cơphải ngâm dung dịch cồn Kali 10%. 4- Trường hợp pipet, buret ướt thì phải tráng 2-3 lần bằng dung dịch định dùng. 3. Cách pha dung dịch sulfocromic. Loại đậm đặc (dùng ngâm các dụng cụ thuỷ tinh rất bẩn) + Kalidicromat (K2CR2O7): 40g. + Nước cất: 180ml + Acid sulfuric (H2SO4): 180ml. Hoà tan kalidicromat trongnước trước sau đó đổ từ từ acid vào dung dịch trên. Loại thông thường (cách pha như trên) + Kalidicromat:50 g + Nước cất: 1000ml. + Acid sulfuric: 50ml. 4. Cách giữ các khoá thuỷ tinh khỏi bị két: Các dụng cụ thuỷ tinh có khoá, sau khi dùng không được rửa và lau chùi cẩn thận dễ bị két, không mở được. Để tránh két, hỏng vỡ sau mỗi lần dùng phải rửa sạch, lau khô, bôi một loại mỡ thích hợp. - Mỡ bôi khoá buret: Lanolin, vaselin lượng bằng nhau đun cách thuỷ cho tan hết. 5. Rửa lam kính. - Lam mới: ngâm trong hỗn hợp sulfocromic 24 giờ. - Lam bẩn: ngâm trong dung dịch kiềm 24 giờ (lam có dầu phải lau dầu trước khi rửa). - Lam mỡ ngâm trong hỗn hợp cồn- ete lượng bằng nhau đậy hộp, lắc kỹ để 10 phút lấy ra laukhô bằng gạc sạch. + Các loại lam trên sau khi ngâm được rửa dưới vòi nước và ngâm trong nước 30 phút, lau từng lam, sấy khô, đóng gói để tránh bụi. 6. Rửa lamen 34
  • 35. - Lamen được ngâm trong một cốc rửa đựng dung dịch kiềm ngâm trong 2- 3 giờ, thỉnh thoảng lắc nhẹ. - Rửa lại nhiều lần bằng nước thường. - Rửa lại bằng nước cất. - Sấy khô 600 C, đóng hộp tránh bụi. 7. Rửa bơm tiêm. - Khi lấy máu xong ngâm ngay bơm kim tiêm vào khay nước. - Nếu pittông bị kẹt; ngâm trong dung dịch acid acetic pha loãng 1/2 (cho acid vào đầu ampu dốc ngược để 10 phút). - Ngâm trong nước oxy già trong nhiều giờ. - Nếu kim bị tắc dùng dây kim loại thông từ mũi kim lên. *Chú thích: ngoài các dụng cụ thuỷ tinh thông thường ở trên ta còn có dụng cụ để xác định tỉ trọng của một chất gọi là phù kế tuỳ theo cách chia độ có tên gọi riêng. - Tỉ trọng kế: đo tỉ trọng của nước chia vạch từ 1,000 - 1,500. - Phù kế Banmé: có 2 loại: + Loại đo các chất lỏng có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ 0- 66. Mỗi vạch ứng với một độ banmé. + Loại đo các chất lỏng có tỉ trong nhỏ hơn tỉ trọng của nước chia vạch từ 0- 20. mỗi vạch ứng với một độ banmé. - Phù kế đo nước tiểu (tỉ niệu kế): chia vạch theo tỉ trọng từ 1000- 1,060. - Cồn kế gay lussac (cồn kế bách phân): chia vạch từ 0-100 mỗi vạch trên cồn kế ứng với một độ cồn. Ngoài phù kế còn có bộ cất nước dùng để tách một chất bay hơi, để thu hồi dung môi, tinh chế một thuốc thử , nó gồm có bình cất có dung tích 1000ml, 500ml, 250ml. Các loại ống sinh hàn: thẳng, nghiêng, có bầu, xoắn, ống sinh hàn để cất chân không, ống sinh hàn để cất phân đoạn. 3. Bảo quản dụng cụ thủy tinh Dụng cụ thủy tinh sau khi khử trùng nếu không sử dụng ngay nên cho vào túi polyetylen buộc chặt, bảo quản trong tủ kín sạch sẽ, khô ráo. Các loại dụng cụ như que gạt, que cấy thủy tinh sau khi khử trùng chỉ nên sử dụng trong vòng 1 ngày, hộp petri trong vòng 3 ngày, ống nghiệm, bình tam giác, bình cầu khoảng 7- 10 ngày nếu bảo quản tốt. Nếu để quá lâu dụng cụ cần được khử trùng lại trước khi dùng. Lưu ý khi loại bỏ dụng cụ thủy tinh: 35
  • 36. Thủy tinh không có tính chất mềm dẻo ngăn chặn tác động của xung lực hoặc sự dạn nứt và gẫy dưới tác dụng của lực. Thủy tinh khi vỡ, gẫy tạo ra những góc cạnh sắc rất nguy hiểm, có thể làm tổn thương người làm công tác dọn dẹp trong phòng thí nghiệm. Tất cả các dụng cụ thủy tinh khi đã loại bỏ cần phải được khử trùng và phải bỏ vào thùng rác chuyên dụng có cảnh báo chứa vật sắc nhọn như hình ảnh minh họa sau: TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1. Trình bày các loại dụng cụ thuỷ tinh. 2. Trình bày cách sử dụng dụng cụ thuỷ tinh. 3. Trình bày cách rửavà bảo quản dụng cụ thuỷ tinh. Phân biệt đúng sai các câu sau: 6. Pipet chia độ không tận cùng là loại pipet chính xác nhất 7. Bình định mức là dụng cụ đong thể tích chính xác nhất 8. Phải chụp mũ giấy lên miệng buret để tránh bụi 36
  • 37. TỦ LẠNH Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của tủ lạnh. 2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ lạnh. 3. Có khả năng vận hành được tủ lạnh theo đúng quy trình. Nội Dung: 1.CẤU TẠO: Tủ lạnh có các bộ phận sau: 1.1.Vỏ tủ: Làm bằng kim loại hay nhựa, ở giữa có một lớp cách nhiệt. 1.2. Khoang tủ: Tủ lạnh chia làm 2 khoang: 1. 2.1 Ngăn trên (ngăn đá): Có loại tủ có cánh cửa riêng ngăn đá chứa bộ phận bốc hơi (giàn lạnh). Dùng để dung dịch mẫu, để đá. . 1. 2.2 Ngăn dưới: Chia làm nhiều ngăn bằng các vỉ sắt hoặc vỉ nhựa. Dùng để bảo quản sinh phẩm, môi trường, các chủng vi khuẩn, kit hoá chất, một số loại thuốc thử. 1. 3. Cửa tủ: Làm bằng nhựa, xung quanh cửa tủ có nhiều lớp nhựa mềm xốp có tác dụng đóng khít cửa tủ. ở giữa có lớp cách nhiệt. 1.4. Bộ phận bốc hơi (giàn lạnh): Chứa các ống sinh hàn kín, bên trong chứa các chất sinh hàn ở thể khí như amoniac etylclorua, freon 12, freon 22……tuỳ theo các chất sinh hàn mà khả năng làm lạnh khác nhau. 37
  • 38. 1. 5. Bộ phận ngưng tụ (giàn nóng): Nằm phía sau tủ, nó chứa các chất sinh hàn ở thể lỏng. 1. 6. Máy nén (Block): Nằm ở đáy tủ, khi máy nén hoạt động phải tiêu thụ một nguồn điện lớn (150- 200W) 1.7. Bộ phận điều chỉnh: Nằm ở trong tủ, phía dưới của ngăn đá góc bên phải. Gồm có núm điều chỉnh nhiệt độ và có đèn báo sáng khi mở tủ. 2.NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG: - Khi máy nén hoạt động, hút các chất sinh hàn ở thể khí đẩy mạnh lên giàn nóng làm cho áp suất ở đây tăng lên 7- 8 atmotphe. - Chất sinh hàn ở thể khí dưới tác dụng của áp suất cao ngưng tụ lại ở giàn nóng thành thể lỏng. Quá trình ngưng tụ chất sinh hàn toả nhiệt cho bộ phận ngưng tụ nóng lên. Ta gọi là giàn nóng. - Chất sinh hàn ở thể lỏng qua van tiết lưu tới bộ phận bốc hơi. Do thể tích ở bộ phận bốc hơi cao hơn và khi đi qua van tiết lưu hẹp làm cho áp suất ở bộ phận bốc hơi giảm xuống 1- 2 atmôtphe, chất sinh hàn ở thể lỏng bốc hơi. Quá trình bốc hơi , chất sinh hàn thu nhiệt làm cho nhiệt độ giảm xuống. Ta gọi là giàn lạnh. - Chất sinh hàn ở thể khí lại được nén, hút và đẩy lên bộ phận ngưng tụ, cứ như vậy tiếp tục một chu trình khép kín. 3.QUY THÌNH VẬN HÀNH: 1- Mở tủ lạnh: Xếp các nguyên liệu cần lưu ý giữ vào các ngăn phù hợp (ngăn đá phải để nước) 2- Xoay núm điều chỉnh nhiệt độ về số cần thiết (từ -80 C đến -160 C ) 38 A) Giàn lạnh B) Giàn nóng D) Van tiết lưu C) Máy nén
  • 39. 3- Đóng chặt cửa- cắm phích điện. 4- Khi lấy các nguyên liệu ra khỏi tủ phải ngắt điện 5- Khi lấy đá ra phải ngắt điện, mở tủ một lúc mới lấy. 4.BẢO QUẢN: 1- Tủ lạnh nên kê ở góc phòng, không kê sát tường 2- Đảm bảo nguồn điện vào tủ lạnh đúng điện thế, công suất 3- Buồng sinh hàn (ngăn đá) luôn có khay chứa nước- không được để nước nóng vào ngăn đá 4- Khi có nhiều đá phải rút phích điện, mở cửa tủ để cho đá chảy ra, lấy hết đá, lau chùi tủ (định kỳ vệ sinh tủ) 5- Không nên để nhiều thứ vào tủ lạnh làm quá công suất của 6- Tuyệt đối không mở cửa tủ lạnh tuỳ tiện để đảm bảo cho tủ hoạt động bình thường và bảo quản các nguyên liệu trong tủ 7- Tránh dùng vật nhọn để cậy lấy đá- phải chờ cho nước đá tự chảy ra để lấy đá được dễ dàng ( nên dùng khay nhựa đựng đá) 8- Muốn di chuyển tủ lạnh phải ở tư thế thẳng đứng. TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1. Mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh 2. Trình bày các bước vận hành tủ lạnh. Nêu tác dụng của tủ lạnh 3. Trình bày cách bảo quản tủ lạnh Phân biệt đúng sai trong các câu sau: 6. Ngăn đá của tủ dùng để các chủng vi khuẩn 7. Bộ phân bốc hơi chứa chất sinh hàn ở thể khí 8. Các chất sinh hàn có khả năng làm lạnh khác 9. Bộ phận bốc hơi gọi là giàn lạnh 39
  • 40. TỦ ẤM Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo của tủ ấm. 2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ ấm. 3. Có khả năng vận hành được tủ ấm theo đúng quy trình. Nội Dung: Tủ ấm trong phòng xét nghiệm là phương tiện cần thiết để nuôi cấy vi khuẩn, ký sinh vật, là môi trường nhiệt độ thích hợp để tiến hành các phản ứng về enzym, có thể dùng sấy khô các dụng cụ thuỷ tinh (ở 600 ) nhiệt độ của tủ ấm có thể điều chỉnh từ 200 - 1000 C. 1. CẤU TẠO: Có nhiều loại tủ ấm khác nhau tuỳ theo hãng sản xuất nhưng chúng đều có các bộ phận chính sau: 1. 1.Vỏ tủ: Làm bằng sắt hay bằng tôn (đồng lá). Bên ngoài được sơn chống rỉ dày (0,5- 1mm). Có thể có 1 lớp hay 2 lớp: - Tủ ấm có 1 lớp: dày, ở trong có chất cách nhiệt - Tủ ấm có 2 lớp: lớp trong và lớp ngoài bằng kim loại, ở giữa là khoang chứa nước (tác dụng của khoang chứa nước là để phân phối nhiệt độ đều trong tủ và duy trì nhiệt độ của tủ. Với loại tủ này trên nóc tủ ấm có phễu đổ nước và có phao ghi chữ "stop". 1. 2. Cửa tủ: Được cấu tạo 2 lớp: lớp trong bằng kính, lớp ngoài bằng sắt dầy, phía ngoài có sơn chống rỉ. Xung quanh cửa tủ được viền một lớp nỉ để khép kín cánh tủ. Có loại tủ chỉ có một lớp (không có lớp kính bên trong). 1. 3 .Khoang tủ (lòng tủ): Khoang tủ được chia làm nhiều ngăn bởi những vỉ sắt. Nhiệt độ trong từng ngăn đều như nhau nhờ cánh quạt quay. 1. 4 .Quạt (để phía sau tủ): 40
  • 41. Bộ phận này được bố trí ở những loại tủ không có khoang chứa nước. Khi bật công tắc tủ ấm- quạt quay gây ra tiếng kêu khi mở cửa tủ ra có thể nhìn thấy cánh quạt qua lỗ cửa sổ tròn. 1. 5. Nguồn cung cấp nhiệt - Đun điện: có hệ thống may so nằm trong ống sứ cách điện ở đáy tủ. - Đun dầu, ga: để phía dưới đáy tủ, khi đun nó sẽ làm két nước phía đáy tủ nóng lên phải theo dõi nhiệt kế phía nóc tủ để điều chỉnh nguồn cung cấp nhiệt (đây là loại tủ ấm dân dụng). 1. 6. Bộ phận điều chỉnh: Bố trí phía dưới cửa tủ. Bao gồm : A. Công tắc tủ: ấn "on" bật công tắc cho tủ ấm vận hành bật ngược lại là tắt công tắc cho tủ ấm nghỉ B. Núm điều chỉnh nhiệt độ C. Hệ thống đèn báo khi đủ nhiệt độ đèn báo sáng D. Lỗ thông hơi, thoát hơi khi nhiệt độ trong tủ cao. 2..QUY TRÌNH VẬN HÀNH ( tủ ấm điện). 1. Cắm phích điện. 2 .Bật công tắc tủ ấm (cánh quạt quay gây ra tiếng kêu) 3 .Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ theo yêu cầu (370 ) 4 .Khi đèn báo sáng (đủ nhiệt độ yêu cầu- thường điều chỉnh 370 ) Ta đặt môi trường nuôi cấy vi khuẩn hoặc các ống phản ứng cần điều kiện nhiệt độ 370 vào tủ ấm 5 .Đóng chặt cửa tủ- Chờ đủ thời gian cần thiết 6 .Tắt công tắc điện- rút phích điện- lấy các môi trường hoặc ống nghiệm ra 7. Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về 0 3.BẢO QUẢN TỦ ẤM - Lau chùi tủ ấm thường xuyên (chú ý lau sạch các rỉ sắt, lòng tủ) - Khi tủ ấm có sự cố ,rút phích điện, báo thợ về sửa chữa, tuyệt đối không tự ý sửa. 41
  • 42. - Đối với loại tủ ấm có khoang chứa nước- phải thường xuyên kiểm tra mức trước trong tủ, khi tủ ấm không hoạt động tháo hết nước ra. Chú ý: Hiện nay có loại tủ ấm mới được trang bị đèn tử ngoại để sát khuẩn và bình khí CO2 để nuôi cấy lậu cầu TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1 Mô tả cấu tạo của tủ ấm và nêu tác dụng của nó. 2. Trình bày quá trình vận hành và cách bảo quản tủ ấm Phân biệt đúng - sai các câu sau: 5. Tủ ấm không có hệ thống đèn báo 6. Quạt của tủ ấm có tác dụng điều hoà nhiệt trong tủ ấm 7. Nuôi cấy vi khuẩn duy trì ở nhiệt độ 370 C. 42
  • 43. TỦ SẤY Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo của tủ sấy. 2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản tủ sấy. 3. Có khả năng vận hành được tủ sấy theo đúng quy trình. Nội Dung: Tủ sấy là một trong những dụng cụ tiệt trùng ở nhiệt độ khô tốt nhất. Dùng tủ sấy để tiệt khuẩn các dụng cụ bằng thuỷ tinh, kim loại ở nhiệt độ cao (1800 / 30' ). 1.CẤU TẠO :Có nhiều loại tủ sấy khác nhau tuỳ theo hãng sản xuất nhưng chúng đều có các bộ phận chính sau: 1. 1. Vỏ tủ: Làm bằng tôn thép có 2 lớp, ở giữa có lớp amiăng cách nhiệt. 1. 2. Cửa tủ: Làm bằng tôn thép dày, giữa có lớp amiăng, xung quanh cửa tủ có viền một lớp nỉ hoặc cao su chịu nhiệt để khép kín cánh cửa tủ. 1. 3. khoang tủ (lòng tủ): Được chia làm nhiều ngăn bởi những vỉ sắt. Xung quanh lòng tủ được mạ một lớp đồng hay kền để chống rỉ. 1.4 .Bộ phận cung cấp nhiệt: Hệ thống may so ở đáy tủ . 1.5 .Bộ phận điều chỉnh: Bố trí ở cạnh tủ hoặc phía dưới cửa tủ. Gồm có: A - Núm điều chỉnh nhiệt độ từ 0 - 10, mỗi số ứng với một nhiệt độ khác nhau: + Số 0 tương ứng với 500 C. + Số 5 tương ứng với 800 - 1000 C. + Số 10 tương ứng với 1800 - 2000 C B - Công tắc điện. 43
  • 44. C - Hệ thống đèn báo: có điện vào (đèn đỏ sáng), đủ nhiệt độ theo yêu cầu (đèn xanh sáng). D - Lỗ thông hơi: thoát hơi khi nhiệt độ trong tủ lên cao. E - Nhiệt kế: đo nhiệt độ trong tủ. 2.QUY TRÌNH SỬ DỤNG 1. Chuẩn bị dụng cụ: - Dụng cụ thuỷ tinh gói bằng giấy gói. - Dụng cụ kim loại cho vào hộp kim loại và mở nắp hộp. * Chú ý: không được sấy dụng cụ bằng nhựa, cao su, vải dễ cháy. 2. Xếp dụng cụ vào các ngăn: 3. Đóng chặt cửa tủ - cắm phích điện - bật công tắc. 4. Xoay núm điều chỉnh nhiệt độ về 1800 C. 5. Theo dõi nhiệt độ trên nhiệt kế Khi nhiệt độ đạt 1800 C duy trì trong 30'. Hết thời gian có chuông báo. 6. Khi sấy xong: - Rút phích, tắt công tắc điện. - Vặn núm điều chỉnh nhiệt độ về số 0. - Khi nhiệt độ xuống 400 thì hé mở cửa tủ cho nguội mới lấy dụng cụ ra. 7. Đánh giá mức độ tiệt khuẩn: - Giấy gói màu nâu là tiệt khuẩn đạt yêu cầu, giấy gói màu vàng là tiệt khuẩn chưa đạt, giấy gói màu đen là tiệt khuẩn quá mức. 3.BẢO QUẢN: - Sau khi sấy xong phải lau chùi tủ. - Kiểm tra các bộ phận, có sự cố phải báo thợ sửa , tuyệt đối không tự ý sửa chữa. TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1. Mô tả cấu tạo tủ sấy - nêu tác dụng của tủ sấy. 2. Nêu quy trình sử dụng và bảo quản tủ sấy. Phân biệt đúng - sai các câu sau: 3. Giấy gói màu đen là tiệt khuẩn đạt yêu cầu. 4. Núm điều chỉnh nhiệt độ ở số 5 là 1000 C. 5. Dụng cụ kim loại để trong hộp kim loại đậy kín mang sấy. 6. Tủ sấy duy trì ở nhiệt độ 1800 / 10'. 44
  • 45. NỒI HẤP ƯỚT Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo của nồi hấp ướt. 2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản nồi hấp ướt. 3. Có khả năng vận hành được nồi hấp ướt theo đúng quy trình. Nội dung: Nồi hấp ướt là dụng cụ tiệt trùng bằng hơi nước nóng (1200 C) dưới áp suất cao, là phương tiện tiệt trùng tốt nhất vì nó diệt được các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh vật, nha bào và bào nang đơn bào- Dùng để hấp các dụng cụ: kim loại, thuỷ tinh, môi trường, đồ vải. 1.CẤU TẠO: Nồi hấp ướt có 10 bộ phận chính( tuỳ theo hãng sản xuất có hình dạng khác nhau.) 1- Thân nồi 2- Thùng đựng dụng cụ 3- Giá đỡ thùng (kiềng) 4- Vòi tháo nước thải 5- Nắp nồi 6- Khoá nắp nồi 7- Van xả hơi 8- Van an toàn 9- Áp kế 10- Bộ phận cấp nhiệt. 1.1. Thân nồi: Có hình trụ tròn, làm bằng sắt dày để chịu được áp xuất cao, sơn chống rỉ ở mặt ngoài. 1.2. Thùng đựng dụng cụ: Làm bằng kim loại, đáy có các lỗ thủng để hơi nước bốc lên. Thùng để chứa các dụng cụ cần tiệt khuẩn . Thùng lắp vào trong thân nồi, thùng có thể nhấc ra được. 45
  • 46. 1.3. Giá đỡ thùng (kiềng): Để ở đáy nồi, dùng để kê thùng đựng dụng cụ không cho nước ngập thùng. 1.4. Vòi tháo nước thải: Đặt ở đáy nồi, khi hấp xong dụng cụ ta tháo nước thải trong nồi hấp ra hết để lau chùi vệ sinh nồi. 1.5. Nắp nồi: Làm bằng kim loại, có sơn chống rỉ, xung quanh có doăng cao su để đóng khít nắp nồi. 1.6. Khoá nắp nồi: Được gắn vào 2 bên của nắp nồi, khoá có hình chữ T hoặc hình tròn. Khoá có tác dụng giữ nắp nồi hấp được chặt chẽ khi vận hành nồi hấp không bị bật ra. 1.7. Van xả hơi: Gắn ở trên thân nồi hoặc nắp nồi. Dùng để tháo khí khi bắt đầu đun hoặc xả hơi khi đun xong. 1.8.Van an toàn (supap bảo hiểm): Thường là một nút cao su gắn ở thân nồi hoặc nắp nồi. Dùng để nhả khí khi áp suất trong nồi quá cao, tránh hiện tượng nổ nồi hấp gây nguy hiểm. 1.9. Áp kế (đồng hồ đo áp suất- nhiệt độ): Gắn trên thành hoặc nắp nồi. Đồng hồ đo áp suất khi hấp. Đọc áp suất trên vạch chia độ giữa nhiệt độ và áp suất có sự tương quan với nhau. 0A 0,5A 1A 2A 1000 C 110 - 1120 C 115 - 1210 C 132 - 1350 C 10 Bộ phận cung cấp nhiệt: • Đun điện: ở đáy nồi có hệ thống may so có công suất lớn (1200W). • Đun bằng ga, bằng củi…(nếu là nồi hấp thủ công). 2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH. 1. Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ kim loại để trong hộp kim loại mở nắp, dụng cụ thuỷ tinh buộc lại từng bó, các môi trường được đựng trong bình cầu, hấp tiệt khuẩn ,dụng cụ thuỷ tinh phải nút chặt bằng bông mỡ để tránh hơi nước. 2. Đổ nước vào nồi (ngập dây may so nhưng không được ngập kiềng). 3. Đặt nhẹ nhàng thùng đựng dụng cụ vào nồi. 4 .Đậy nắp nồi, để doăng cao su vào đúng rãnh, hai tay đồng thời vặn 2 khoá nắp nồi cân đối, chặt chẽ. 46
  • 47. 5 .Mở van xả hơi - kiểm tra van an toàn: 6 .Cắm điện, bật công tắc (đốt củi hoặc đun ga nếu là nồi hấp thủ công). 7 .Theo dõi van xả hơi khi thấy hơi nước bốc ra, đợi 2 - 3 phút cho hơi nước thoát ra đều đều. 8 .Đóng van xả hơi. 9. Theo dõi đồng hồ áp suất, khi nhiệt độ đạt yêu cầu 1150 - 1200 C duy trì thời gian hấp tuỳ theo yêu cầu (có loại nồi hấp tự động điều chỉnh nhiệt độ, thời gian theo yêu cầu) • Nếu là dụng cụ sạch: duy trì hấp trong 20 phút. • Nếu là dụng cụ bẩn: duy trì hấp trong 30 phút. 10. Ngừng đun: tắt công tắc, rút phích điện (hoặc ngừng đun ga) 11. Khi kim áp kế chỉ về 0A, chờ 5 - 10 phút (nhiệt độ về 400 C ) mở nắp nồi hấp từ từ (nếu hấp dụng cụ). Nếu hấp môi trường thì không xả hơi mà để nguội hẳn mới mở nắp nồi. . 12. Lấy thùng dụng cụ ra từ từ. 13. Tháo hết nước nồi hấp (khi lấy dụng cụ bẩn). 3. BẢO QUẢN. • Sau khi hấp xong phải lau chùi cọ rửa nồi hấp. • Kiểm tra các van an toàn, van xả hơi, nếu hỏng phải thay ngay khi có hỏng hóc phải báo thợ sửa, tuyệt đối không được tự ý sửa. Chú ý: Hiện nay có sản xuất nồi hấp ướt mới - cấu tạo nhiều ngăn như tủ sấy ,bình chứa nước ở cạnh tủ ,có hệ thống bơm hút nước vào ngăn tủ dưới và làm khô khi hấp xong TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1. Mô tả cấu tạo và nêu tác dụng của nồi hấp ướt. 2. Trình bày các bước vận hành nồi hấp ướt và cách bảo quản nó. Phân biệt đúng - sai các câu sau: 3. Đổ nước vào nồi hấp ngập kiềng 4. Khi áp kế về 0A ứng với 1000 C 5. Nồi hấp ướt không tiệt khuẩn được nha bào. 6.Áp kế gắn ở trên thân hoặc nắp nồi 47
  • 48. MÁY LY TÂM Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo của máy ly tâm. 2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản máy ly tâm. 3. Có khả năng vận hành được mấy ly tâm theo đúng quy trình. Máy ly tâm là một phương tiện rất cần cho một phòng xét nghiệm, dựa vào lực ly tâm để tách những thành phần hữu hình với phân tử lượng khác nhau trong một dung dịch để xác định nó. Tuỳ theo yêu cầu và điều kiện khác nhau có thể trang bị máy ly tâm quay tay hay máy ly tâm chạy điện. 1.MÁY LY TÂM QUAY TAY : Máy rất thích hợp đối với phòng khám đa khoa khu vực. Sử dụng để ly tâm xét nghiệm cặn nước tiểu, tìm ký sinh trùng trong phân với số vòng quay trung bình là 1000 vòng/ phút. 1.1. Cấu tạo: gồm 4 bộ phận chính sau: A. Trục quay B. Giá đỡ ống ly tâm mang 2 hoặc 4 ống. C. Giá đỡ gắn vào mép bàn. D. Tay quay. 1.2. Quy trình sử dụng: 1- Cố định máy ly tâm vào giá chắc chắn ở mép bàn. 2- Cho dịch vào ống ly tâm 3- Cân bằng ống ly tâm 4- Đặt ống ly tâm vào giá đối xứng qua trục (nếu ly tâm 1 ống thăng bằng với 1 ống nước bằng trọng lượng của ống ly tâm). 5- Cho tay quay vào giá lấy đà, quay từ từ, tăng dần. 6- Giữ đều khoảng cách, tốc độ khi ly tâm 7- Khi đủ thời gian yêu cầu, thì điều chỉnh tay quay chậm dần. 8- Rút tay quay - khi máy ngừng hẳn lấy ống ly tâm ra. 48
  • 49. 1.3. Bảo quản: • Sau khi ly tâm xong, lau chùi giá đỡ ống nghiệm, tay quay. • thường xuyên bôi dầu mỡ cho trơn tay quay. 2.MÁY LY TÂM CHẠY ĐIỆN: Tốc độ vòng quay lớn, có thể tới 2000 - 3000 hoặc 8000 vòng/ phút hoặc cao hơn nữa tuỳ theo yêu cầu của việc ly tâm. 2. 1. Cấu tạo: Tuỳ theo hãng sản xuất mà hình dạng, cấu tạo có khác nhau song chúng đều có những bộ phận chính là: A. Trục quay C. Nắp máy T. Giá đỡ ống ly tâm B. Thân máy D. Phích cắm điện M. Đồng hồ phút CT: đồng hồ đo tốc độ vòng quay tương ứng với thời gian. • Tuỳ theo máy giá đỡ ống ly tâm có thể nằm nghiêng 450 hoặc thẳng đứng. • Có những loại máy ly tâm hiện đại, có hệ thống cài đặt chương trình sẵn theo ý muốn, có hệ thống báo hết thời gian ly tâm, có hệ thống đèn báo khi máy ly tâm không được đậy kín nắp (đèn open: đỏ) khi đậy kín nắp (đèn open: xanh). Khi bật công tắc máy mới mở được nắp máy .Có loạt máy ly tâm lạnh (cài đặt nhiệt độ theo yêu cầu). * Chú ý: Phải có dụng cụ cậy nắp máy ly tâm khi đang ly tâm gặp sự cố mất điện. 49
  • 50. 2. 2. Quy trình sử dụng: 1- Kiểm tra máy ly tâm: Kiểm tra trục quay, giá để ống ly tâm xem có đủ đệm lót cao su ở dưới đáy ống (nếu mất phải bổ xung ngay đệm lót khác bằng miếng đệm lót của máy). 2- Cho máy chạy thử. 3- Đổ dịch định ly tâm vào ống ly tâm đã đánh dấu sẵn 4- Cân bằng trọng lượng các ống ly tâm bằng cân Roberval (cân đĩa) 5- Đặt ống ly tâm vào giá đối xứng nhau qua trục (thành 1 đường thẳng qua trục) 6- Đậy nắp máy - cho máy chạy (chú ý điều chỉnh số vòng quay tăng dần đến khi đạt số vòng quay theo yêu cầu, vặn đồng hồ điều chỉnh thời gian cần thiết) 7- Khi đủ thời gian điều chỉnh máy ngừng quay từ từ, chậm dần (nếu máy có chuông kêu tự động phải chờ hết tiếng chuông kêu mới được mở nắp máy) 8- Khi máy ngừng chạy hẳn mới lấy hết ống ly tâm ra - tắt máy - rút phích điện. 2. 3. Bảo quản: • Sau khi ly tâm xong - lau chùi máy - làm sạch các vết bẩn. • Thường kỳ bôi dầu mỡ vào trục quay cho trơn TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1. Mô tả cấu tạo máy ly tâm quay tay - máy ly tâm chạy điện. 2. Trình bày quy trình vận hành của máy ly tâm quay tay, máy ly tâm chạy điện, cách bảo quản máy ly tâm. Phân biệt đúng - sai các câu sau: 5. Dựa vào lực ly tâm để tách những thành phần hữu hình. 6. Máy ly tâm quay tay dùng thích hợp cho bệnh viện tỉnh. 7. Thường xuyên bôi dầu mỡ cho trơn tay quay. 8. Máy ly tâm tự động khi đủ thời gian, nghe chuông kêu mở nắp máy ra ngay. 50
  • 51. MÁY CẤT NƯỚC Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1. Mô tả được cấu tạo của máy cất nước. 2. Trình bày đúng quy trình vận hành và bảo quản máy cất nước. 3. Có khả năng vận hành được máy cất nước theo đúng quy trình. 1.MÁY CẤT NƯỚC THỦ CÔNG: 1.1. Cấu tạo. 1. 1.1 Nồi đun: Tuỳ theo điều kiện có thể dùng nồi đun bằng đồng, tôn thép hoặc bằng thuỷ tinh. Dung tích của nồi có thể lớn hay nhỏ (hiện nay nhiều phòng xét nghiệm thường dùng nồi đun bằng thuỷ ting dung tích khoảng 3- 5lít, loại bình cầu thuỷ tinh dầy. 1.1.2. Bộ phận làm lạnh: Có thể là một bể chứa, một thùng nước hay một hệ thống dẫn nước. 1.1.3 ống dẫn: Nối từ nồi đun đi qua bộ phận làm lạnh tới vòi thoát. Hơi nước đi qua bộ phận làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước cất. 1.1.4 Bình chứa nước cất: Dùng bình cầu hoặc bình nón to chứa được 2- 3lít nước. 2. Quy trình vận hành: 1- Vặn vòi cho nước chảy vào nồi đun, đậy nắp nồi. 2- Nối ống dẫn với trục nắp nồi. 3- Đun sôi nồi đun (bằng bếp điện hoặc bếp ga….) 4- Cung cấp nước cho bộ phận làm lạnh (vặn vòi hoặc đổ nước). 5- Khi có giọt nước cất chảy ra, hướng bình chứa vào vặn vòi cho nước tiếp tục chảy vào nồi đun. • Ưu điểm: Đơn giản dễ sử dụng, tiến hành được ở bất cứ điều kiện nào. • Nhược điểm: Thường xuyên phải theo dõi mức nước trong nồi đun và thay nước ở bộ phận làm lạnh. Nếu không theo dõi sát dễ bị cháy nồi đun khi không có nước chảy vào nồi. II.MÁY CẤT NƯỚC CHẠY ĐIỆN: 51
  • 52. 1. Cấu tạo:Tuỳ theo nước sản xuất, loại đơn giản hay dùng trong xét nghiệm là máy cất nước một lần (về cơ bản giống nồi cất nước thủ công). Máy cất nước thủ công Máy cất nước chạy điện 1.Nồi đun: Nồi đun bằng gang, Inox. ở trong có nắp hệ thống may so(E) giống như siêu điện dùng đun nước. Có chụp nắp nồi, nồi được nối với hệ thống ống dẫn. 2. Vòi nước chảy vào. 3. Vòi nước thải. 4. ống xiphông (R) (bộ phận tạo ra sự ngưng tụ thành mức cất). 5. Hệ thống ổ cắm, đèn báo, nối nguồn điện, khi bật công tắc đèn báo đỏ (có điện vào). 2.Quy trình vận hành: 1- Mở vòi cho nước chảy vào nồi đun. 2- Kho có nước chảy ra ở vòi nước thải- khoá vòi nước chảy vào. 3- Cắm phích điện- bật công tắc máy. 4- Khi nước sôi bốc hơi, có một giọt nước cất chảy ra- mở vòi nước cho chảy vào nồi đun từ từ (theo dõi nước chảy ra để điều chỉnh vòi nước chảy vào). 5- Hứng bình chứa vào- luôn theo dõi mức nước trong nồi đun (nước phải ngập hệ thống may so). 6- Khi cất xong, tháo vòi nước chảy ra, khoá vòi nước chảy vào, rút phích điện (tắt công tắc máy). 52
  • 53. * Chú ý: Phải theo dõi sát nếu thấy mức nước trong nồi đun ít đi, vòi nước chảy ra bốc hơi là do bị mất nước phải tắt máy (rút phích điện) nếu không sẽ bị cháy nồi đun. 3. Bảo quản. • Thường xuyên cọ rửa nồi cất nước bằng bàn chải để tránh ứ đọng cặn nước làm hỏng hệ thống may so. • Nếu máy hỏng phải báo thợ sửa ngay, tuyệt đối không tự ý sửa chữa máy. TỰ LƯỢNG GÍA Trả lời các câu sau: 1. Trình bày cấu tạo, quy trình vận hành của máy cất nước thủ công. 2. Trình bày cấu tạo và quy trình vận hành của máy cất nước chạy điện. 3. Nêu cách bảo quản máy cất nước. Phân biệt đúng sai các câu sau: 4.Có thể dùng nồi cất nước bằng thuỷ tinh 5.Khi cất nước không cần theo dõi mức nước trong nồi dun 6.Máy cất nước chạy điện không cần cọ rửa 7.Máy cất nước chạy điện không có vòi nước chảy ra TÀI LIỆU ĐỌC THÊM: 1. Kỹ thuật cơ bản của phòng xét nghiệm. Eliênn Levy Lambert, 1978 2. Kỹ thuật cơ bảnở phòng khám đa khoa khu vực - Vụ khoa học và Đào tạo Bộ Y tế, 1991. 53
  • 54. MÁY ĐO QUANG Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1- Trình bày đúng phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ ánh sáng. 2.Trình bày đúng quy trình sử dụng, bảo quản máy đo quang. 3.Thao tác đúng qui trình vận hành máy đo quang . Nội dung: I. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỰA TRÊN SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG . 1. Định luật Lambert- beer: Dựa trên cơ sở vật lý sau: - khoảng cách giữa vùng phổ và bước sóng được quy định : Bước sóng <100n m →200n m →360n m →1000nm →50µ m →30cm →10 m >10m Vùng phổ Tia vụ trụ Tia x,γ Tử ngoại xa (chân không) Tử ngoại gần ánh sáng khả biến ( 7 sắc cầu vồng) Hồng ngoại gần Hồng ngoại xa Vi sóng Sóng vô tuyến điện Khi chùm tia sáng có phổ liên tục từ cực tím đến hồng ngoại ( 200 - 1000nm ) qua một chất đồng nhất ( qua một dung dịch, thì chùm tia ló ra sẽ có phổ khác với chùm tia đi vào ( tia tới ) như vậy ánh sáng đã bị hấp thụ . Mỗi chất chỉ hấp thụ ánh sáng ở một bước sóng nhất định, còn ánh sáng ở bước sóng khác sẽ đi qua. - Nếu chiếu một chùm tia sáng đơn sắc có cường độ Io qua một lớp dung dịch có nồng độ hoàn tan (C ), có chiều dầy là L thì một phần của chùm tia sẽ bị dung dịch hấp thụ, một phần bị phản xạ hoặc khuếch tán , phần còn lại có cường độ It sẽ đi qua Chùm tia tới Chùm tia ló Io Ia It L Sự liên quan giữa It và Io phụ thuộc và chiều dày của lớp dung dịch hấp thụ. 54
  • 55. - Định luật Lambert: Khảo sát sự hất thụ ánh sáng của một dung dịch có nồng độ không thay đổi khi thay đổi chiều dày của lớp dung dịch hấp thụ, có phương trình sau: It = Io . e- KCL - Định luật Beer: Nghiên cứu sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch khi thay đổi nồng độ chất hoà tan còn bề dầykhông thay đổi . Ta có phương trình . It = Io . eKC ở đây K là hệ số tắt . Hệ số này chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất hoà tan và bước sóng của chùm tia tới . ta có : K = ε.C (ε là1 hệ số không phụ thuộc vào nồng độ ) - Kết hợp 2 phương trình của 2 định luật trên ta có được; Định luật Lambert - berr có phương trình tổng quát sau: It = Io -εCL - Tỉ số giữa cường độ của chùm tia ló ( It ) và cường độ của chùm tia tới Io được gọi là độ truyền qua - độ thấu quang: T ( Transmitance). -A là độ hấp thụ quang: Absorbance ( còn gọi là mật độ quang : optical density- OD.) Trong trường hợp bề dầy dung dịch bằng 1 cm, T được gọi là hệ số truyền qua. Logarit của đại lượng nghịch đảo của độ truyền qua được gọi là hệ số tắt ký hiệu là E 1 Io E(OD hoặc A ) = lg = lg =εcl T It E = ε cl - Như vậy với một dung dịch có bề dầy không đổi thì E sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ chất hoà tan trong dung dịch nếu biết E sẽ suy ra nồng độ chất hoà tan. - Phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ ánh sáng là phương pháp xác định nồng độ của các dung dịch bằng cách đo mặt độ quang của nó. Có 2 phương pháp phân tích : 55 CL o t e I I I ε− ==
  • 56. 1- Dùng ánh sáng thường nhưng lọc qua các kinh lọc màu để có các bức xạ sóng nằm trong một khoảng hẹp về độ dài sóng. Đó là phương pháp đo màu hoặc đo quang ( dùng ánh sáng thường ) 2- Dùng chùm tia đơn sắc. Gọi là phương pháp quang phổ hấp thụ Định luật Lam bert - beer chỉ nghiệm thật đúng khi dùng ánh sáng đơn sắc cho nên phương pháp quang phổ hấp thụ là chính xác nhất. 2. Phương pháp đo màu (đo quang ): Trong phương pháp này người ta dùng các bức xạ nhìn thấy vì vậy chỉ được áp dụng để đo các chất có màu hoặc đã được chuyển thành những chất màu bằng cách cho kết hợp với những chất thử thích hợp. Ta có: E = ε cl Như vậy với một lớp dung dịch có chiều dày không đổi, mật độ quang tỉ lệ thuận với nồng độ chất hoà tan người ta đo mật độ quang của dung dịch chuẩn vẽ đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa mật độ quang và nồng độ. Sau khi có mật độ quang của dung dịch thử đối chiếc với đồ thị chuẩn để tìm ra nồng độ của dung dịch thử . Mật độ quang được đo trên các điện quang kế có các tế bào quang điện là dụng cụ trong đó quang năng được chuyển thành điện năng. Người ta đo cường độ dòng quang điện để biết mật độ quang của dung dịch thử từ đó suy ra nồng độ của nó. Có thể dùng một dãy ống mẫu có nồng độ biết trước ,so màu với ống thử để suy ra nồng độ của ống thử(gọi là cách so màu bằng mắt thường) Có nhiều loại máy điện quang kế. - Loại 1 tế bào quang điện. Độ nhạy kém - Loại 2 tế bào quang điện. Nhậy và ổn định hơn. Phương pháp đo màu quang điện là phổ biến . Sơ đồ máy điện quang kế có một tế bào quang điện . (7sắc cầu vồng đó là:Đỏ-da cam-vàng -lục-lam-chàm-tím) <630-760nm> <400-430nm> Các máy này sử dụng các kính lọc màu theo nguyên tắc sau. 56