SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 159
Descargar para leer sin conexión
LẬP & QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TS. Lê Nữ Minh Phương
NỘI DUNG
• Chương I: Đối tượng & nhiệm vụ nghiên cứu
của môn học
• Chương II: Một số vấn đề lý luận chung về
DAĐT
• Chương III: Phương pháp lập DAĐT
• Chương IV: Phân tích thị trường DAĐT
2
NỘI DUNG (tt)
• Chương V: Phân tích công nghệ kỹ thuật DAĐT
• Chương VI: Phân tích tài chính DAĐT
• Chương VII: Phân tích kinh tế xã hội DAĐT
• Chương VIII: Tổ chức quản lý DAĐT
3
Chương I Đối tượng và nhiệm vụ
nghiên cứu của môn học
1.1 Hoạt động đầu tư và vai trò của nó đối với
phát triển kinh tế xã hội
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư
Khái niệm
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành hoạt động
nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra.
4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt
động đầu tư(tt)
Đặc điểm
 Vốn đầu tư
 Thời gian để tiến hành đầu tư
 Thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn bỏ ra
 Các thành quả
 Yếu tố ảnh hưởng
5
1.1.2 Vai trò của đầu tư đối với phát
triển KT-XH
 Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn
nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra tiềm
lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và sinh hoạt đời sống.
 Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh
tế.
Y= C + I + G + X - M
6
1.1.2 Vai trò của đầu tư đối với phát
triển KT-XH
Tính đến cuối năm 2012:
 33,5% GDP và tăng 7% so với năm 2011.
 nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước đạt 374.300 nghìn
tỉ đồng, chiếm 37,8% tổng vốn.
 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 230.000 tỉ
đồng, chiếm 23,3%;
 còn lại thuộc khu vực ngoài nhà nước.
2011
 Dự án đầu tư nước ngoài chạm mức $ 16,3 tỷ USD tại Việt
Nam, bao gồm cả vốn đăng ký mới và bổ sung.
 Có 719 dự án của các công ty nước ngoài ở Việt Nam được
cấp giấy phép với tổng số vốn là 29.23 tỉ USD , trong đó, vốn
của các nhà đầu tư Việt Nam đạt 12.87 tỉ USD. Cho đến 2011,
Việt Nam thu hút đầu tư được khoảng 430 triệu USD.
7
1.2 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
của môn học
 Đối tượng nghiên cứu
 Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học
8
Chương II Một số vấn đề lý luận chung
về DAĐT
2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT
Khái niệm DAĐT:
Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động với các nguồn
lực và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế
hoạch chặt chẽ với qui trình thời gian và địa điểm xác
định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.
9
2.1 Khái niêm và phân loại DAĐT
Dự án đầu tư xem xét dưới nhiều góc độ:
- Về mặt hình thức: tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một
kế hoạch .
- Góc độ kế hoạch hóa: công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
của công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển
kinh tế xã hội.
- Góc độ quản lý: công cụ hoạch định việc sử dụng vốn,
vật tư lao động.
- Về mặt nội dung: tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau.
10
2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt)
DAĐT bao gồm 4 thành phần chính:
● Mục tiêu
● Kết quả
● Hoạt động
● Nguồn lực
Các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ
biện chứng thể hiện tính khả thi của DAĐT.
11
2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt)
Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát/Mục tiêu phát triển – lợi
ích của DA đối với phát triển vĩ mô của xã hội
- Mục tiêu trước mắt/Mục tiêu cụ thể thể hiện
mục tiêu cần đạt được khi thực hiện DADT,
xuất phát từ mục tiêu tổng quát.
12
2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt)
Kết quả
- Là kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ
các kết quả khác nhau của DA.
Hoạt động
- Nhiệm vụ/Hành động được thực hiện trong DA để
tạo ra các kết quả nhất định.
Nguồn lực
- Vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến
hành các hoạt động của dự án.
13
2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt)
Phân loại DAĐT:
● Căn cứ vào qui mô và tính chất của dự án (A,B,C)
● Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư
• Dự án thuộc nhóm công nghiệp
• Dự án thuộc nhóm nông nghiệp
• Dự án thuộc nhóm dịch vụ
● Căn cứ vào trình tự lập và duyệt DAĐT
• Dự án tiền khả thi
• Dự án khả thi
14
• Viết dự án đầu tư theo 4 thành phần chính,
gồm các nội dung sau
• Tên dự án
• Nội dung dự án
• 4 thành phần chính dự án đầu tư
• Trình bày vào Thứ 2
• Nộp bài kèm danh sach nhóm
• Mỗi nhóm 7 bạn, 10 nhóm
15
2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt)
Phân loại DAĐT:
● Căn cứ theo cơ cấu tái sản xuất
● Đầu tư theo chiều rộng
● Đầu tư theo chiều sâu
● Căn cứ theo thời gian thực hiện và phát huy
tác dụng
● Căn cứ theo nguồn vốn
● Căn cứ theo vùng lãnh thổ
16
2.2 Các giai đoạn của quá trình đầu tư
2.2.1 Các giai đoạn của quá trình đầu tư
2.2.2 Chu kỳ DAĐT
2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DAĐT
17
2.2.1 Các giai đoạn của quá trình đầu
tư
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
3. Giai đoạn kết thúc đầu tư – vận hành kết quả
18
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
a. Nghiên cứu cơ hội đầu tư
b. Nghiên cứu tiền khả thi
c. Nghiên cứu khả thi
d. Thẩm định DAĐT
19
a. Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Khái niệm
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là giai đoạn hình thành dự án và là
bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đủ đáp
ứng các năng lực và nguồn lực cụ thể đem lại hiệu quả và sự
phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp của ngành, vùng đất nước và xác
định có triển vọng thực hiện bước tiếp theo.
Ví dụ: các cơ hội đầu tư của hộ gia đình
các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp
20
b. Nghiên cứu tiền khả thi
Khái niệm
Chỉ thực hiện đối với dự án qui mô lớn và phức tạp về mặt kỹ
thuật công nghệ.
Trên cơ sở cơ hội đầu tư đã được lựa chọn tiến hành lập dự án
tiền khả thi.
21
c. Nghiên cứu khả thi
Khái niệm
Đây là giai đoạn cuối cùng để sàng lọc và lựa chọn cơ hội đầu tư
khả thi nhất và hoàn thành văn bản dự án trình cấp có thẩm
quyền thẩm định.
Giai đoạn này thực hiện với bất cứ dự án.
22
Đặc điểm giai đoạn chuẩn bị đầu tư
 Xuất hiện từ khi có ý định đầu tư.
 Giai đoạn đầu tiên tạo tiền đề và quyết định sự thành
công hay thất bại của hai giai đoạn sau.
 Vấn đề chất lượng chính xác của các kết quả nghiên cứu
tính toán và dự đoán.Du an cai tao cang Hai Phong.pptx
 Tổng chi phí của giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,5-
15% vốn đầu tư.Nha may dien Phu My.ppt
 Thời gian hoàn thành một dự án đầu tư liên quan đến:
• Qui mô của dự án
• Các đối tác có liên quan. Cang ca Cat Lo.ppt
23
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
a. Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện
đầu tư
b. Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công
trình (ví dụ)
c. Thi công xây lắp công trình
d. Vận hành thử và nghiệm thu
24
2. Hoàn tất các thủ tục để triển khai
thực hiện đầu tư
 Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử
dụng đất), giấy phép xây dựng, giấy phép khai
thác tài nguyên và các loại giấy phép khác.
 Chuẩn bị mặt bằng cho dự án: đền bù giải
phóng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục
hồi.Du an quoc lo 5.ppt
http://cafef.vn/videos/3623-cuoc-chien-gianh-thi-
phan-giua-hang-noi-dia-va-hang-ngoai-nhap.chn
25
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
a. Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện
đầu tư
b. Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công
trình.
c. Thi công xây lắp công trình Nha may thuy
dien Ham Thuan.ppt
d. Vận hành thử và nghiệm thu
26
Đặc điểm giai đoạn thực hiện đầu tư
a. Giai đoạn này vấn đề thời gian là quan trọng
b. Vốn chiếm 85-99,5% thời gian càng kéo dài
vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn.
c. Ngược lại thời gian thực hiện đầu tư lại phụ
thuộc vào việc quản lý quá trình thực hiện
đầu tư.
vi du chung ve su that bai.ppt
27
3. Giai đoạn kết thúc đầu tư
a. Sử dụng chưa hết công suất
b. Sử dụng công suất ở mức cao
c. Công suất giảm dần và thanh lý
Vong doi san pham.ppt
28
Đặc điểm
giai đoạn kết thúc đầu tư
 Đây là giai đoạn dự án cho sản phẩm dịch vụ. Vận
hành các kết quả đạt mục tiêu kinh doanh của dự
án.
 Với qui mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động của
các kết quả và mục tiêu dự án chỉ còn phụ thuộc
vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động các kết quả
đầu tư.
 Đến giai đoạn 3, cần xác định thời điểm thanh lý để
tiếp tục nghiên cứu cơ hội đầu tư mới.
29
2.2.2 Chu kỳ DAĐT
• Chu kỳ DADT là các bước hoặc các giai đoạn mà dự án phải trải qua
bắt đầu từ khi đôcó ý đồ đầu tư đến khi DA được hoàn thành và
chấm dứt hoạt động. Quá trình này lặp đi lặp lại gọi là chu kỳ dự án
đầu tu.
Ý đồ
đầu tư
Lập DA
(chuẩn bị
đầu tư)
Thực hiện
đầu tư
(XDCB)
Khai thác
công trình
Khai thác
& định giá
DA đã được
thẩm định
Công trình
được
nghiệm thu
2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT
• Tính hợp tác
• Tính pháp lý
• Tính khoa học
• Tính thực tiễn
• Tính hiệu quả
31
2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT
• Tính hợp tác
Dự án phải phù hợp với các kế hoạch kinh tế - xã
hội nhằm định hướng đầu tư đối với nguồn
vốn từ ngân sách nhà nước, hay đối với dự án
tư nhân.
- Khủng hoảng thừa bia, rượu, nước giải khát.
- Bùng phát nuôi trồng thủy sản
32
2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT
• Tính pháp lý
Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, phải chứa đựng các
nội dung phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà
nước.
Tùy theo từng chủng loại của từng dự án có những qui định
cụ thể như gây ô nhiễm môi trường,văn hóa, quốc
phòng.
Qui định về tài chính liên quan đến định mức xây dựng cơ
bản, qui định về chất lượng của các thông tin, sản phẩm
của dự án.
33
2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT
• Tính khoa học
Các dữ liệu phải đảm bảo tính chính xác, các
phương pháp tính toán trong quá trình lập dự
án phải đảm bảo cơ sở khoa học.
Chu Tam thiet ke trien khai.ppt
34
2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT
• Tính thực tiễn
Dự án được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thực
tế và có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ
thể của doanh nghiệp và địa phương.
 Điều kiện kinh tế xã hội
 Điều kiện về lao động
 Điều kiện liên quan đến phong tục tập quán
35
2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT
• Tính hiệu quả
Dự án được thực hiện phải chứng minh được
hiệu quả về mặt tài chính và hiệu quả về mặt
kinh tế - xã hội. DA giao duc dai hoc.ppt
36
Tên dự án "Đầu tư trang bị thùng rác nhựa"
• Vốn là 15 tỷ đồng đã được UBND TP HCM phê duyệt.
• Dự án sản xuất thùng có kinh phí hơn 18 tỷ đồng.
• 8/2000, Công ty Môi trường đô thị (MTĐT) đầu tư cho thiết bị và
phương tiện 6,7 tỷ đồng(45% giá trị).
• Gần 8.000 thùng, chỉ có hơn 2.000 được nằm trên các tuyến đường
còn 1.500 phải lưu kho, chưa tính số hư hao và mất khi đưa vào sử
dụng.
• Khâu lập dự án không điều tra để tính toán vị trí đặt thùng và số
lượng cần đặt. Dự án lại không đề cập đến công tác tuyên truyền,
nâng cao ý thức người dân vứt rác đúng chỗ và bảo quản thùng.
• UBND thành phố không có một văn bản nào để ràng buộc trách
nhiệm của cấp quận, huyện với Công ty MTĐT nên khi thấy cần thì
họ nhận thùng, lúc khó khăn thì bỏ mặc.
• Thùng có nhưng nhiều người dân thiếu ý thức vẫn vứt rác bừa bãi
xung quanh.
• Như vậy từ một dự án 15 tỷ đồng, do tính toán không kỹ đã kéo
theo một dự án khác hơn 18 tỷ đồng rơi vào cảnh khốn đốn. 37
Bài tập
Chọn 3 dự án và phân tích nguyên nhân dự án thất bại
do không đáp ứng yêu cầu nào?
Cách thức trình bày:
1. Tên dự án
2. Nội dung
3. Nguyên nhân thất bại – chỉ ra không đáp ứng yêu
cầu nào?
4. Trình bày bằng powerpint, nộp bản word đã in
5. Trình bày vào ngày thứ 4 ngày 13/11
38
Chương III
Phương pháp lập DADT
3.1 Các bước của quá trình lập DADT
3.2 Phương pháp trình bày văn bản DADT
39
3.1 Các bước của quá trình lập
DADT
3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
3.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi
3.1.3 Nghiên cứu khả thi
3.1.4 Thẩm định dự án đầu tư
40
3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Khái niệm
Nghiên cứu cơ hội đầu tư là giai đoạn hình thành dự án
và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển
vọng đủ để đáp ứng các năng lực và nguồn lực cụ thể
và xác định triển vọng để thực hiện các bước tiếp
theo.
41
3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư (tt)
Đặc điểm
Ý tưởng ban đầu hình thành trên cơ sở cảm tính trực quan
Sai số cho phép của bước này khá lớn và chuẩn xác trong giai
đoạn sau.
Ý đồ đầu tư là bước sơ khởi trong quá trình hình thành dự án.
Kết quả của bước này là hình thành dự án cơ hội.
Dự án cơ hội bao gồm các nội dung:
- Mục tiêu
- Chi phí
- Tính toán sơ bộ hiệu quả DA
42
3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Cơ hội đầu tư được phân chia làm 2 cấp độ:
- Cơ hội đầu tư chung là cơ hội đầu tư được xem xét ở
cấp độ ngành vùng hoặc cả nước nhằm phát hiện ra
những lĩnh vực có thể đầu tư
- Cơ hội đầu tư cụ thể trên phạm vi doanh nghiệp
nhằm mục đích thực hiện chiến lược phát triển của
ngành, vùng, đất nước.
43
3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Căn cứ để phát hiện cơ hội đầu tư:
 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, đất
nước.
 Nhu cầu thị trường về hàng hóa và dịch vụ trong nước và
trên thế giới về các mặt hàng hoặc dịch vụ nào đó.
 Tình hình sản xuất, cung ứng các sản phẩm hàng hóa dịch
vụ trong nước và trên thế giới còn chỗ trống đủ để thu
hồi đủ vốn đầu tư.
 Khả năng về tài chính, lao động của chủ đầu tư.
 Những ước tính về hiệu quả của dự án.
44
3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một
cách nhanh chóng, ít tốn kém nhưng dễ thấy về các khả
năng đầu tư.
Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là khá sơ sài,
thường dựa vào các ước tính tổng hợp, hoặc các dự án ở
trong và ngoài nước.
Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư ở mọi cấp
độ được tiến hành thường xuyên từ đó xác định được
các danh mục DA cần đầu tư.
45
3.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi
Khái niệm:
Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư
có nhiều triển vọng đã được lựa chọn có qui mô đầu
tư lớn phức tạp về mặt kỹ thuật.
Đây là bước tiếp tục sàng lọc các cơ hội đầu tư hoặc
khẳng định lại cơ hội đầu tư đã lựa chọn có đảm bảo
tính khả thi hay không
Đặc điểm:
Chưa chi tiết xem xét ở trạng thái tĩnh, ở mức trung
bình mọi đầu vào đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật tài
chính của cơ hội đầu tư. Độ chính xác chưa cao.
Sản phẩm nghiên cứu tiền khả thi là dự án tiền khả thi.46
3.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi
Nội dung:
1. Nghiên cứu về sự cần thiết đầu tư, các điều kiện thuận lợi khó
khăn.
2. Dự kiến qui mô đầu tư, hình thức đầu tư
3. Chọn khu vực địa điểm xây dựng
4. Phân tích lựa chọn công nghệ kỹ thuật
5. Phân tích lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng
6. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư
7. Tính toán sơ bộ hiêu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của DA.
8. Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác DA thành phần hoặc
tiểu thành phần nếu có.
47
3.1.3 Nghiên cứu khả thi
Khái niệm:
Đây là bước nghiên cứu để xác định DADT tốt nhất, mục đích của
bước nghiên cứu này là loại bỏ những DA không có cơ sở
vững chắc đảm bảo thành công khi thực hiện, nhờ đó chủ đầu
tư tránh được sự lãng phí vốn và thời gian.
Đặc điểm:
Bước nghiên cứu cuối cùng , nội dung nghiên cứu bao gồm
những vấn đề như nghiên cứu tiền khả thi nhưng thực hiện ở
mức độ chi tiết cao và thực hiện đối với tất cả các DA
Ở mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái
động.
48
Giá smartphone ngày càng rẻ
49
3.1.3 Nghiên cứu khả thi
Bản chất DADT là tập hồ sơ tài liệu trình bày một hệ
thống chi tiết có tính vững chắc, là cơ sở để cấp có
thẩm quyền xem xét, cấp phép đầu tư.
Mục đích DADT nhằm xác định xem dự án có thể đi đến
kết luận đầu tư hay không đầu tư theo phương án
nào.
Công dụng DADT là cơ sở cho việc xin phép đầu tư,
nhập khẩu máy móc thiết bị, xin hưởng các khoản ưu
đãi, vay vốn và kêu gọi góp vốn.
50
3.1.3 Nghiên cứu khả thi
Nội dung:
1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư
- Căn cứ về pháp lý
- Căn cứ về thị trường
- Căn cứ về khả năng phát triển, khả năng sản xuất như qui
mô, năng lực hiện tại.
- Tình hình xuất nhập khẩu và dự kiến trong tương lai.
2. Lựa chọn hình thức đầu tư
- Hình thức đầu tư
• Đầu tư mới
• Đầu tư theo chiều sâu
- Loại hình doanh nghiệp
51
3.1.3 Nghiên cứu khả thi
Nội dung:
3. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng
- Sản phẩm dịch vụ cung cấp
- Xác định nhu cầu đầu vào và các giải pháp đảm bảo.
- Tình hình cung ứng yêu cầu về nguyên vật liệu
- Thị trường
- Dự báo nhu cầu trong tương lai
4. Các phương án địa điểm cụ thể
5. Phương án giải phóng mặt bằng và kế hoạch tái định cư nếu có
6. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ
- Yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm
- Điều kiện về kinh tế xã hội
- Ảnh hưởng của DA đến môi trường và các giải pháp xử lý.
- Vấn đề cần cân nhắc khi lựa chọn công nghệ
52
3.1.3 Nghiên cứu khả thi
Nội dung:
7. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ
bộ của các phương án
8. Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu
tư và nhu cầu vốn theo tiến độ, phương pháp hoàn trả
vốn vay.
9. Phương án quản lý khai thác DA và sử dụng lao động
10. Phân tích hiệu quả đầu tư
11. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư
12. Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện DA
13. Xác định chủ đầu tư
14. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan
đến DA
53
3.1.4 Thẩm định DADT
- DA sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do
nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước, việc thẩm định DADT phải do cơ quan chức
năng của nhà nước có thẩm quyền và tổ chức tín dụng
nhà nước thực hiện.
- Đối với NCKT DA nhóm A, chủ đầu tư trực tiếp trình Thủ
tướng chính phủ, đồng gửi Bộ KHDT, Bộ TC và Bộ quản lý
ngành để xem xét báo cáo Thủ tướng chính phủ.
- Báo cáo đầu tư chỉ thẩm định ở cấp địa phương
54
3.2 Phương pháp trình bày văn bản
DAĐT
- Bản chính
+ Tổng thuyết minh
+ Phụ lục
+ Văn bản đính kèm
- Bản tóm tắt DA
Nên viết từ 15-20 trang.
55
CHƯƠNG VI
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DADT
6.1 Cơ sở tính toán tài chính trong lập DADT
6.1.1 Giá trị của tiền theo thời gian
6.1.1.1 Nguyên nhân làm thay đổi giá trị của tiền theo
thời gian
6.1.1.2 Giá trị tương lai
6.1.1.3 Giá trị hiện tại
6.1.2 Phương pháp tính giá trị tương đương của tiền
56
6.1.1.1 Nguyên nhân làm thay đổi giá trị của tiền
theo thời gian
- Lạm phát
- Chi phí cơ hội
- Yếu tố ngẫu nhiên, rủi ro – không ổn định
57
6.1.1.1 Nguyên nhân làm thay đổi giá trị của tiền
theo thời gian
- Lạm phát
- Chi phí cơ hội
Giá trị thời gian của tiền được biểu hiện ở chi phí cơ hội
do dùng tiền vào hoạt động này mà không dùng vào
hoạt động khác.
Một người có 50 triệu. Có 2 phương án:
- Cất tiền trong két
- Gửi tín dụng lãi suất 10%/năm trong 5 năm.
Chi phí cơ hội?
- Các yếu tố khách quan
58
6.1.1.2 Giá trị tương lai
Giả sử có khoản tiền P ở hiện tại với mức lãi
suất bình quân năm là i, vốn và lãi sau n
năm?
Fn=P(1+i) n (1)
P, PV: lượng tiền ở đầu năm thứ 1
Fn: giá trị tương lai của khoản tiền P ở cuối năm
i: tỷ suất chiết khấu
(1+i)n: hệ số tính kép để chuyển 1 lượng tiền hiện tại
về thời điểm tương lai sau n năm
59
6.1.1.2 Giá trị tương lai (tt)
Giả sử giá trị căn nhà mỗi năm tăng
10%. Vậy sau 10 năm giá trị căn
nhà là bao nhiêu?
60
Giá trị căn nhà được ước
tính hiện tại là 8 tỷ
Nếu căn nhà này tăng giá trị lên
48% trong 10 năm qua. Như vậy
giá trị gia tăng hàng năm của căn
nhà là bao nhiêu?
6.1.1.2 Giá trị tương lai (tt)
61
Trong ví dụ này có 4 biến: giá trị hiện tại, giá trị
tương lai, năm, mức sinh lợi, thể hiện qua công
thức F = P (1+i)n.
Cho biết 3 trong số 4 biến, biến thứ 4 có thể xác
định bằng cách sử dụng công thức.
6.1.1.2 Giá trị tương lai (tt)
Một người vay ở đầu quý I là 50tr.đ, đầu quý II
vay 100tr.đ. Hỏi cuối năm có cả vốn và lãi bao
nhiêu tiền? Biết lãi suất quý là 3%.
62
6.1.1.2 Giá trị hiện tại
63
6.1.1.2 Giá trị hiện tại (tt)
64
6.1.1.2 Giá trị hiện tại (tt)
• Bạn đang suy nghĩ về việc
mua mảnh đất 65ha và có
thể phát triển thành trung
tâm mua sắm. Bạn ước
lượng có thể bán mảnh
đất đó sau 3 năm với giá
15.000$/ha
• A) Bạn nên mua với giá là
bao nhiêu nếu tỷ suất sinh
lợi yêu cầu là 25%?
• B) Giả sử người bán yêu
cầu giá là 10.000$/ha, vậy
tỷ suất sinh lợi của dự án?
6.1.1.2 Giá trị hiện tại (tt)
Một DADT có tiến độ thực hiện vốn đầu tư:
66
Năm đầu tư Vốn (tr.đ)
1 2.000
2 4.000
3 1.500
Năm thứ 4 DA bắt đầu đi vào hđộng. Vốn vay với lãi suất
12%năm.
1. Hãy tính tổng nợ của DA tại thời điểm DA bắt đầu đi vào
hđộng.
2. Trong trường hợp lãi suất vốn vay thay đổi năm thứ 2 chỉ
là 11%, năm thứ 3 là 10% thì tổng nợ của DA tại thời
điểm DA đi vào hoạt động là bao nhiêu?
67
6.1.2 Các phương pháp tính giá trị tương
đương của tiền
68
6.1.2 Các phương pháp tính giá trị tương
đương của tiền
69
6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu
70
6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu
Giả sử ngân hàng qui định lãi suất danh nghĩa đối với tiền gửi
tiết kiệm là 7,75%năm. Mỗi quí lãi được nhập vốn một lần.
Tính lãi suất năm?
in= (1+0,0775/4)12-1 = 7,98%
Nếu một NH cạnh tranh với NH nói trên cũng qui định lãi suất
danh nghĩa như trên nhưng lãi suất được nhập vốn hàng
ngày.
in= (1+0,0775/365)365-1 = 8,06%
71
6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu
Tỷ suất chiết khấu trung bình
Trường hợp có nhiều nguồn vốn với lãi suất khác nhau.
V1, V2,…, Vn: nguồn vốn 1, 2, …n
i1, i2,…, in: lãi suất của nguồn vốn 1, 2, …n
72
6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu
Vay vốn từ 2 nguồn. Giá trị vốn vay nguồn thứ nhất là 1,5tỷ
với kỳ hạn là 6 tháng. Giá trị nguồn vay thứ hai là 2,4 tỷ với
kỳ hạn là 6 tháng và lãi suất là 1,3%tháng. Hãy xác định
mức lãi suất tính theo kỳ hạn năm.
73
Lá chắn thuế của nợ vay
- Tổng lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp B lớn
hơn A một khoản bằng rDD*t.
- rDD*t được gọi là lá chắn thuế của nợ vay
Doanh nghiệp không vay
nợ (A)
Doanh nghiệp có vay nợ,
lãi suất rD (B)
Lợi nhuận trước thuế và
lãi vay hàng năm
EBIT EBIT
- Lãi vay phải trả 0 rDD
Lợi nhuận chịu thuế EBIT EBIT-rDD
Thuế EBIT*t (EBIT-rDD)*t
Lợi nhuận sau thuế EBIT*(1-t) EBIT- (EBIT-rDD)*t
= EBIT- EBIT*t + rDD*t
= EBIT(1-t) + rDD*t
74
6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu
Chi phí sử dụng vốn (WACC – Weighted average cost of
capital)
Cơ cấu vốn: tỷ trọng tương đối của vốn chủ sở hữu và nợ vay
trong tổng nguồn vốn.
Khi có thuế, do lợi ích của lá chắn thuế, lãi vay của doanh
nghiệp được khấu trừ trong lợi nhuận. Vì vậy:
Giá trị của doanh nghiệp có dụng vốn vay = Giá trị của doanh
nghiệp không dùng vốn vay + Giá trị hiện tại của lá chắn thuế
Chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ
trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn doanh
nghiệp bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu,
và các khoản nợ dài hạn khác.
75
6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu
76
Bài tập
Công ty cổ phần X đang thực hiện dự án với chi phí đầu tư là
50 tỷ đồng. Dự án được tài trợ bởi 3 nguồn vốn với số
lượng và chi phí mỗi nguồn vốn như sau:
Xác định chi phí sử dụng vốn của dự án biết rằng tỷ suất thuế
thu nhập của công ty là 25%.
Nguồn vốn Tỷ trọng vốn Lãi suất (%)
1. Vay ngân hàng
Đông Á
30% 15%
2. Vay ngân hàng
Vietcombank
30% 14%
3. Vốn tự có 40% 10%
77
6.2 Nội dung phân tích tài chính DADT
6.2.1Xác định tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư
Thành phần vốn đầu tư I II
A. Vốn cố định
1. Chi phí chuẩn bị
2. Chi phí mặt bằng
3. Chi phí xây dựng mới
………………………………….
B. Vốn lưu động
1. Vốn sản xuất
2. Vốn lưu động
C. Vốn dự phòng
Tổng vốn đầu tư (A+B+C)
78
6.2.2 Lập báo cáo tài chính DADT
6.2.2.1 Dự tính doanh thu từ hoạt động của DA
Hạng mục I II
A. Doanh thu từ sản phẩm
chính
B. Doanh thu từ sản phẩm
phụ, phế liệu
C. Doanh thu từ hoạt
động dịch vụ
D. Giá trị thanh lý
Tổng doanh thu
(A+B+C+D)
79
6.2.2 Lập báo cáo tài chính DADT
6.2.2.2 Dự tính chi phí sản xuất
Các yếu tố I II
1. Nguyên vật liệu
2. Bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài
3. Nhiên liệu
4. Năng lượng
5. Nước
6. Lương
7. Bảo hiểm xã hội
8. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng
9. Khấu hao
10. Chi phí quản lý, điều hành
11. Chi phí tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm
12 Thuế
13. Chi phí khác
80
6.2.2 Lập báo cáo tài chính DADT
6.2.2.2 Dự tính mức lãi lỗ của DA
Các chỉ tiêu I II
1.Tổng doanh thu
2. Thuế doanh thu
3. Tổng doanh thu thuần (1-2)
4. Tổng giá thành sản phẩm
5.Tổng giá thành s.p tồn kho đầu năm
6. Tổng giá thành s.p tồn kho cuối năm
7. Tổng giá thành s.p bán ra (4+5-6)
8. Lợi nhuận gộp (3-7)
9. Lãi NH
10. Thuế lợi tức
11. Lợi nhuận thuần (8-9-10)
12. Phân phối lợi nhuận
Các tỷ lệ tài chính (Vòng quay vốn LD, LNT/DT,
LNT/Vốn tự có, LNT/Vốn đầu tư)
81
6.2.2 Lập báo cáo tài chính DADT
6.2.2.4 Dự tính cân đối thu chi
Các yếu tố I II
A. Số tiền thu vào
1. Vốn tự có (vốn chủ sở hữu)
2. Vốn vay
3. Doanh thu thuần
4. Giá trị còn lại
5. Thu khác
B. Số tiền chi ra
1. Vốn cố định
2. Vốn lưu động
3. Chi phí sxuất
4. Trả nợ gốc
5. Trả lãi
6. Thuế phải nộp
82
6.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài
chính DA
6.2.3.1 Các chỉ tiêu tiềm năng tài chính của DA
Hệ số vốn tự có so với vốn vay >2/3
Hệ số vốn tự có so với vốn đầu tư >50%
Tỷ lệ giá trị tài sản lưu động so với tài sản nợ ngắn hạn 2-4
Tỷ lệ giữa giá trị tài sản có lưu động - trị giá tồn kho so với giá trị tài
sản nợ ngắn hạn >1
Tỷ lệ giữa giá trị tổng lợi nhuận thuần và khấu hao so với giá trị nợ
đến hạn trả >1
83
6.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài
chính DA
6.2.3.1 Các chỉ tiêu tiềm năng tài chính của DA
Hệ số vốn tự có so với vốn vay >2/3
Hệ số vốn tự có so với vốn đầu tư >50%
Tỷ lệ giá trị tài sản lưu động so với tài sản nợ ngắn hạn 2-4
Tỷ lệ giữa giá trị tài sản có lưu động - trị giá tồn kho so với giá trị tài
sản nợ ngắn hạn >1
Tỷ lệ giữa giá trị tổng lợi nhuận thuần và khấu hao so với giá trị nợ
đến hạn trả >1
84
6.2.4 Các cách thức tính khấu hao
1. Khấu hao theo đường thẳng
Khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/Thời gian tính khấu
hao
Nếu doanh nghiệp mua một thiết bị với giá 500 triệu đồng và thời
gian trích khấu hao dự kiến là 5 năm. Vậy chi phí khấu hao hàng
năm là?
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp thích hợp khi
tài sản cố định được sử dụng trong suốt đời sống kinh tế.
Trong trường hợp giá trị còn lại khác 0 thì cách tính khấu hao như
sau:
Khấu hao hàng năm = (Nguyên giá TSCĐ – giá trị còn lại)
/Thời gian tính khấu hao
85
6.2.4 Các cách thức tính khấu hao
2. Khấu hao theo tổng số năm
Theo phương pháp này, khấu hao hàng năm được tính bằng cách
nhân nguyên giá tài sản ban đầu với tỷ lệ khấu hao giảm dần.
Một tài sản có đời sống kinh tế dự kiến là 5 năm thì cơ sở để tính
khấu hao sẽ là 1+2+3+4+5=15. Tỷ lệ khấu hao nhanh là một
phân số với mẫu số cố định là 15, tử số thay đổi theo từng năm
với giá trị 5 ở năm thứ nhất.
Tính khấu hao theo phương pháp tổng số năm
Năm Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Chi phí khấu
hao
1 500 5/15
2 500 4/15
3 500 3/15
4 500 2/15
5 500 1/15
86
6.2.4 Các cách thức tính khấu hao
3. Khấu hao theo số dư giảm dần
Cho phép khấu hao nhanh với một tỷ lệ khấu hao hàng năm lớn hơn phương
pháp khấu hao đường thẳng trong năm thứ nhất. Trong những năm tiếp theo,
chi phí khấu hao được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản hay số còn
phải khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Tỷ lệ khấu hao được xác định
bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao đường thẳng nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh.
Cùng với ví dụ bên, doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp khấu hao số
dư giảm dần và hệ số khấu hao nhanh là 2 trong 2 năm đầu và các năm tiếp
theo áp dụng hình thức khấu hao đường thẳng
Tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
Năm Giá trị còn lại
của tài sản cố
định (tr.đ)
Tỷ lệ khấu hao Chi phí khấu
hao (tr.đ)
1 500
2
3
4
5
87
6.2.3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả
1. Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value-NPV)
Khái niệm
Giá trị hiện tại ròng cho biết qui mô lợi ích của dự án,
được tính theo mặt bằng thời gian ở hiện tại.
Giá trị hiện tại ròng được xác định bằng chênh lệch giữa
giá trị hiện tại các khoản thu (khấu hao và lợi nhuận
sau thuế) với giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư
của DA
88
1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
89
1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Qui tắc lựa chọn DA theo tiêu chuẩn NPV
Dự án loại trừ là các DA mà khi đã lựa chọn một phương án trong
chúng thì phải loại bỏ những phương án còn lại
Dự án độc lập là các DA mà việc lựa chọn một DA nào đó không
dẫn tới loại trừ việc lựa chọn các phương án khác trong chúng.
NPV >0 DA có lãi
NPV =0 DA hoà vốn
NPV <0 DA lỗ
Đối với DA loại trừ nhau, chọn DA có NPV lớn nhất và lớn bằng
0
Đối với DA độc lập, chọn DA có NPV lớn bằng 0
90
1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng NPV
Ưu điểm NPV
- Tính đến giá trị của tiền theo thời gian và tính đến hiệu quả cả
đời DA
- NPV phản ánh được qui mô lợi ích của DA nên nó đáp ứng được
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ đầu tư trong giai đoạn lựa
chọn DA.
Nhược điểm NPV
- Phụ thuộc vào i. Khó lựa chọn i chính xác đặc biệt đối với DA
sử dụng nhiều nguồn vốn.
i tăng => NPV giảm
i giảm => NPV tăng
91
1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Nhược điểm NPV
- Chưa cho biết mức sinh lợi của DA, nên chưa thấy được hiệu quả
của DA. Nên NPV(A)>NPV(B) chưa đủ để xác định A tốt hơn
B.
Có 2 DA loại trừ nhau như sau:
Khoản mục DA A DA B
Khoản thu ròng 1.050 125
Khoản chi (1.000) (100)
NPV
92
1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Nhược điểm NPV
- DA có thời gian khác nhau rõ rệt thì cần phải dùng phương
pháp điều chỉnh trước khi đánh giá lựa chọn DA.
Một công ty có kế hoạch đổi mới thiết bị bằng việc lựa chọn 1
trong 2 thiết bị có cùng tính năng, tác dụng khác nhau về chỉ tiêu
kinh tế cho ở bảng sau. Với mức lãi suất NH là 10%/năm thì nên
chọn thiết bị nào?
Chỉ tiêu X Y
Vốn đầu tư ban đầu (tr.d) 300 580
Thu nhập /năm (tr.d) 80 100
Giá trị thu hồi (tr.d) 50 40
Thời gian vận hành (năm) 5 10
93
1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Một công ty dự kiến vay NH để xây dựng 1 phân xưởng sản xuất
vật liệu mới (i=10%)
Năm 1: giá trị đầu tư 1,5 tỷ
Năm 2: giá trị đầu tư 2 tỷ
Năm 3: giá trị đầu tư 0,5 tỷ
Năm 4 phân xưởng đi vào hoạt động Dự kiến vận hành 15. Thu
nhập hàng năm 600 tr. đ. Giá trị thu hồi 200tr. đ. Đến hết năm 4
(kể từ khi vận hành) phân xưởng đầu tư bổ sung để nâng cấp
thiết bị mới với giá trị là 500 tr. đ và nhờ đó thu nhập hàng năm
tăng thêm 200 tr. đ mỗi năm.
Tính NPV và IRR của DA. Có kết luận gì?
94
Vẽ sơ đồ đầu tư
- Thống nhất năm gốc là năm 0 (trong một số bài toán
người ta có thể dùng năm bắt đầu đầu tư là năm 1 chứ
không phải năm 0).
- Xác định lợi ích và chi phí của từng năm của đời DA
sau đó đưa vào sơ đồ đầu tư, dòng lợi ích nên được đặt
nằm trên trục, dòng chi phí nằm dưới trục.
- Tuỳ theo tính chất của từng DA có thể chọn mốc đầu
tư: năm bắt đầu đầu tư hoặc năm bắt đầu khai thác
công trình DA.
95
2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal
Rate of Return)
96
2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Lựa chọn DA căn cứ vào IRR
i định mức căn cứ vào lãi suất vay dài hạn ngân hàng, chi phí sử
dụng vốn bình quân và tỷ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư.
Suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được MARR (Minimum Attractive
Rate of Return). Đối với mỗi nhà đầu tư có một MARR riêng do
họ tự xác định. Có thể xem MARR như iđịnh mức.
Đối với DA độc lập thì IRR > MARR
Đối với DA loại trừ thì IRR > MARR và lớn nhất
97
2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Ưu điểm
- Khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu NPV, cho biết hiệu quả
của lượng tiền đầu tư
- Biết được khoản chênh lệch giữa tỷ suất thu hồi nội bộ của DA
và chỉ tiêu hoàn trả của doanh nghiệp đề ra.
Nhược điểm
- IRR kém tin cậy hơn NPV vì IRR không xét đến qui mô của
DA.
- Nếu dòng lợi ích đổi dấu nhiều lần thì không xác định được một
nội suất thu hồi vốn duy nhất.
Nếu dòng tiền của DA có dạng (- + + - + +)
sẽ có nhiều hơn 1 IRR.
98
2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Nhược điểm
- Nếu dòng lợi ích đổi dấu nhiều lần thì không xác định được một
nội suất thu hồi vốn duy nhất.
Nếu dòng tiền của DA có dạng (- + + - + +)
sẽ có nhiều hơn 1 IRR.
0 1 2 3 4 5
(500) 200 100 (200) 400 300
1 2
99
2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Giả sử có DA với dòng tiền như sau:
Năm Dòng tiền
0 -$252
1 1431
2 -3035
3 2850
4 -1000
100
2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
$0.06
$0.04
$0.02
$0.00
($0.02)
NPV
($0.04)
($0.06)
($0.08)
0.2 0.28 0.36 0.44 0.52 0.6 0.68
IRR = 1/4
IRR = 1/3
IRR = 3/7
IRR = 2/3
101
2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Mối quan hệ giữa IRR và NPV
IRR>IRR*, dùng IRR để lựa chọn
IRR<IRR*, dùng NPV để lựa chọn
Discount rate
2% 6% 10% 14% 18%
60
40
20
0
– 20
– 40
Net present value
– 60
– 80
– 100
22%
IRR* IRRA IRRB
0
140
120
100
80
160
Year
0 1 2 3 4
Project A: – $350 50 100 150 200
Project B: – $250 125 100 75 50
26%
102
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/Prints.aspx?newsid=115541
Dự án Thép Quảng Liên hiện nay, là theo tính toán của JFE, tỉ lệ
hoàn vốn nội bộ của dự án (IRR) chỉ khoảng 8%, liệu các ngân
hàng có đồng ý tài trợ vốn cho dự án triển khai hay không. Bởi về
nguyên tắc, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi
dự án càng lớn. Thực tế, trước đây đã có rất nhiều ngân hàng tại
châu Âu đã từ chối cho vay với dự án thép tỉ đô này.
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=6161
Với nhà máy lọc dầu Dung Quất, điều đầu tiên nhiều người muốn
biết là hiệu quả kinh tế ra sao? Theo báo cáo của Chính phủ, tổng
vốn đầu tư ban đầu của Dung Quất chỉ là 1,5 tỷ đô-la thì IRR của
nó đạt trên 15%. Đến năm 2005 khi điều chỉnh tổng vốn đầu tư
lên 2,5 tỷ đô-la, IRR của dự án Dung Quất giảm xuống còn
5,87%. Nay tổng vốn đầu tư được điều chỉnh thành 3,05 tỷ đô-la
thì IRR lại tăng lên 7,66%. Đây là điều cực kỳ phi lý.
103
3. Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C)
104
3. Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C)
Ưu điểm, nhược điểm của B/C
Ưu điểm
- Có tính đến sự biến động của các khoản thu, chi theo thời gian
Nhược điểm
- Nếu sử dụng chỉ tiêu này so sánh giữa các DA thì có thể dẫn đến
việc sai lệch nếu khác nhau về qui mô, và đối với DA có tính
chất loại trừ nhau.
- B/C(A)>B/C(B) chưa đủ để đánh giá DAA tốt hơn DA B
DA PV(B) PV(C) B/C NPV
A 3 1
B 16 10
105
3. Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C)
Nhược điểm
- Tỷ số B/C rất nhạy về cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí
của DA nếu không có sự thống nhất về chi phí.
DA PV
(đầu tư)
PV(lợi
ích gộp)
PV(hoạt
động)
B/C
thường
B/C sửa
đổi
A 300 2000 1000
B 1200 2500 300
106
3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T)
Khái niệm
Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian (tính bằng
năm tháng) cần thiết từ khi bắt đầu thực hiện đầu tư
đến thời điểm mà tại đó tổng giá trị hiện tại của dòng
thu nhập vừa bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
107
3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T)
108
3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T)
Cách thức tính
Thời gian hoàn vốn giản đơn – không tính chiết khấu
Chi phí đầu tư -$1,000,
i=11%/năm
Năm Dòng tiền ($)
1 200
2 400
3 600
4 700
109
3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T)
Lựa chọn dự án theo tiêu chuẩn T:
Dự án loại trừ: T<Tđịnh mức, min
Dự án độc lập: T<Tđịnh mức
NH Việt Nam qui định Tđịnh mức được dựa lĩnh vực đầu
tư:
Hoạt động thương mại, dịch vụ, đầu tư chiều sâu, tiểu thủ
công nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày: T không lớn
hơn 5 năm.
Ngành công nghiệp nhẹ: T không lớn hơn 7 năm
Công trình công nghiệp nặng, cây công nghiệp dài ngày,
T không lớn hơn 10 năm.
110
3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T)
Ưu nhược điểm của T
Ưu điểm
- Dễ sử dụng và dễ hiểu, có thể được sử dụng để đo
lường độ thanh khoản của DA.
- Độ tin cậy tương đối cao vì sử dụng số liệu những năm
đầu mới khai thác.
Nhược điểm
- Bỏ qua lợi ích của DA sau khi hoàn vốn
- Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu
111
4. Điểm hoà vốn (BEP)
Khái niệm
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải
các khoản chi phí phải bỏ ra.
Doanh thu được tính từ lúc vận hành DA.
Chi phí phải bỏ ra bằng chi phí khả biến đến thời điểm hoà vốn và
chi phí cố định cả đời DA.
Chi phí cố định bao gồm: chi phí thành lập DN, chi phí quản lý,
khấu hao TSCĐ, thuê mướn bất động sản, chi phí bảo dưỡng
máy móc thiết bị, chi phí bảo hiểm, chi phí khác.
Chi phí biến đổi bao gồm các khoản chi phí phát sinh phụ thuộc
vào sản lượng hoặc doanh thu.
112
4. Điểm hoà vốn (BEP)
Công thức
 Điểm hoà vốn lời lỗ
Sản lượng tại điểm hoà vốn X=c/(P-b)
Doanh thu tại điểm hoà vốn Y=c/(1-b/P)
 Điểm hoà vốn tiền tệ
Sản lượng hoà vốn X=(c-KH)/(P-b)
 Điểm hoà vốn trả nợ
Sản lượng hoà vốn X=(c-KH+Nợ PT&Thuế LT)/(P-b)
113
Bài tập nhóm
Viết 1 dự án dựa theo nội dung nghiên cứu khả thi
- Trình bày bằng powerpoint ngày 21 thang 10, thời gian trình bày
ít hơn 15 phút.
- Nộp bài bằng file word (2 bảng copy) ngày 18 tháng 10
- Các của dự án dụng báo cáo nghiên cứu khả thi kết hợp các chỉ
tiêu phân tích tài chính để đánh gía.
- Có thể tham khảo các tài liệu có trên mạng nhưng phải được
điều chỉnh theo nội dung yêu cầu.
- Nhóm phản biện chịu trách nhiệm nghiên cứu bài và đặt câu hỏi.
- Đánh giá điểm thông qua quá trình trình bày và phản biện, điểm
cho từng cá nhân riêng.
114
6.2.6 Phân tích độ nhạy DAĐT
 Các đại lượng đầu vào không an toàn thường là:
• Mức lãi suất tính toán trong dự án
• Sản lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ
• Giá cả đơn vị sản phẩm dịch vụ
• Chi phí khả biến
• Thời kỳ hoạt động của dự án..
 Các đại lượng đầu ra bị ảnh hưởng là:
• Giá trị hiện tại thuần (NPV)
• Tỷ lệ thu hồi nội tại (IRR)
• Thời gian thu hồi vốn có xét yếu tố thời gian của tiền tệ
• Điểm hoà vốn…
115
6.2.6 Phân tích độ nhạy DAĐT
•  Các bước phân tích độ nhạy:
• Xác định các đại lượng đầu vào không an toàn chủ yếu của dự
án
• Ước tính những thay đổi dễ xảy ra nhất trong giá trị của các đại
lượng này
• Xác định sự ảnh hưởng của mỗi sự thay đổi đến chi phí và lợi
ích và tính toán chỉ tiêu hiệu quả tương ứng với sự thay đổi đó.
• Giải thích kết quả thu được và ý nghĩa của chúng.
116
6.2.6 Phân tích độ nhạy DAĐT
Năm
Tình hình kinh tế
Suy thoái (xác
suất =0,1)
Ổn định kinh tế
(xác suất =0,6)
Phát triển (xác
suất=0,3)
0 -50 -50 -50
1 10 15 20
2 30 25 30
3 20 25 30
NPV
117
Chương VII Phân tích kinh tế xã hội DADT
7.1 Khái niệm
Phân tích kinh tế xã hội DADT chính là việc so sánh giữa chi phí
mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của
mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ
nền kinh tế.
Lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với
việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế.
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi thực hiện đầu tư bao gồm
toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động
mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc
khác trong tương lai không xa.
118
7.2 Sự giống, khác nhau của phân tích KTXH
và tài chính
7.2.1 Giống nhau
- Là nội dung cơ bản quan trọng trong quá trình lập DA và là cơ
sở lựa chọn DA.
- Trình tự và lựa chọn các tiêu chuẩn
7.2.2 Khác nhau
 Về quan điểm
- Phân tích tài chính chỉ xem xét ở tầm vi mô còn phân tích
KTXH phải xét trên tầm vĩ mô
- Phân tích tài chính xem xét trên góc độ nhà đầu tư còn phân tích
KTXH phải xuất phát từ lợi ích của toàn xã hội.
 Mục tiêu
- Mục tiêu của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận
- Mục tiêu của xã hội là tối đa hoá phúc lợi XH
119
7.2 Sự giống, khác nhau của phân tích
KTXH và tài chính
Chỉ tiêu Tài chính KTXH
Thuế Khoản chi phí (-) Thu nhập đối với NSNN
(+)
Lương Khoản chi (-) Lợi ích mà dự án tạo ra
cho xã hội (+)
Trợ cấp, trợ
giá
Khoản thu (+) Chi phí mà xã hội phải
gánh chịu
Giá cả Giá thị trường Giá mờ
Các khoản
nơ
Lãi vay (-) Khoản thu (+) tạo ra giá
trị gia tăng
120
7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
121
7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
Tỷ suất chiết khấu xã hội:
Tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất dùng để tính chuyển các
khoản lợi ích xã hội và chi phí xã hội của dự án về cùng một mặt
bằng thời gian. Về nguyên tắc, tỷ suất chiết khấu xã hội được
tính dựa trên chi phí xã hội của việc sử dụng vốn đầu tư.
Cách tính tỷ suất chiết khấu xã hội:
- Xuất phát từ mức lãi suất thực tế cho vay đầu tư của các tổ
chức tài chính quốc tế
- Tỷ lệ tăng trưởng dự đoán của nền kinh tế trong nước
- Tỷ lệ lạm phát trên thị trường thế giới
- Tính ổn định của thị trường vốn trên thế giới
- Sự ổn định của nền chính trị trên thế giới
- Mức lãi suất trong một thời gian dài đối với dự án trong nước
- Tỷ lệ lạm phát trong nước
122
7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
123
7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
7.3.2 Giá trị gia tăng thuần túy quốc gia (NNVA- Net National
Value Added)
Khái niệm
Giá trị gia tăng thuần túy quốc gia là mức chênh lệch giữa giá trị
gia tăng ròng và giá trị gia tăng thuần túy được chuyển ra nước
ngoài.
Công thức
NNVA = NVA – RP
RP (Return of Payment): giá trị gia tăng thuần túy được chuyển ra
nước ngoài
RP bao gồm các khoản:
- Tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác
- Lợi nhuận thu được hoặc được chia
- Khoản thu từ cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ …..
124
7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
7.3.3 Đóng góp vào ngân sách nhà nước
DADT càng đóng góp nhiều cho NSNN qua các loại thuế và các
khoản thu khác thì hiệu quả của nó càng lớn.
Đánh giá mức đóng góp NSNN thông qua
- Mức đóng góp NSNN
- Mức đóng góp NSNN/1 đồng vốn đầu tư
125
7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
7.3.4 Giải quyết việc làm cho người lao động
Số lao động có việc làm
B1: Xác định số lao động cần thiết cho DA
B2: Số lao động cần thiết tăng thêm ở các DA liên đới
B3: Xác định số lao động bị mất việc do cạnh tranh
B4: Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp và số lao động thất
nghiệp
Số lao động có việc làm trên 1 đơn vị vốn đầu tư
- Số lao động có việc làm trực tiếp trên một đơn vị vốn đầu tư
- Toàn bộ số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư đầy
đủ.
126
7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
7.3.5 Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ
B1: Xác định các khoản thu chi ngoại tệ từng năm và của cả đời
DA
B2: Xác định các khoản thu chi ngoại tệ từng năm và cả đời DA
liên đới
B3: Xác định tổng thu chi ngoại tệ từng năm và cả đời DA. Qui
chuyển về hiện tại.
B4: Xác định số ngoại tệ tiết kiệm do sản xuất hàng thay thế nhập
khẩu.
B5: Xác định tổng B3+B4
127
7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
7.3.6 Các ảnh hưởng khác
- Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội
- Tác động đến tăng khả năng cạnh tranh quốc tế
- Ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng
- Tác động dây chuyền
- Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
128
Chương VIII QUẢN LÝ DỰ ÁN
8.1 Khái niệm
Quản lý DA là quá trình lập kế hoạch tổng thể,
điều phối và kiểm soát một DA từ khi bắt đầu
đến khi kết thúc nhằm đạt được những mục tiêu
về thời gian ,chi phí, kỹ thuật và chất lượng.
129
Chương VIII QUẢN LÝ DỰ ÁN
8.1 Chức năng quản lý DA
 Chức năng kế hoạch
 Chức năng tổ chức
 Chức năng lãnh đạo
130
Chức năng kế hoạch
- Xác định rõ mục tiêu của DA
- Thực hiện phân tách công việc
- Xác định mối quan hệ logic giữa các công việc
- Xây dựng lịch trình thời gian và lập kế hoạch nguồn lực
để thực hiện DA
Mục tiêu thông minh (SMART)
- Specific Rõ ràng, cụ thể
- Measurable Có thể đo lường được
- Realistic Có thể thực hiện được
- Time-bound Có giới hạn về thời gian
131
Chức năng kế hoạch
- Xác định thứ tự ưu tiên và các chỉ tiêu: không phải mục tiêu nào
cũng có tầm quan trọng ngang nhau, cần phân loại mục tiêu và
đánh số thứ tự theo tầm quan trọng. Sau đó cụ thể hóa thành
mục tiêu.
Ví dụ: nếu mục tiêu của DA là tăng mức hài lòng của khách hàng và chỉ số
dựa trên các đơn khiếu nại thì chỉ tiêu đưa ra là giảm đơn khiếu nại.
- Liệt kê tất cả những mục tiêu, chỉ số, thứ tự ưu tiên, tình hình hiện
tại và các chỉ tiêu mong muốn để xác định những trọng tâm nào
của DA cần bỏ nhiều nổ lực và nguồn lực hơn.
132
Chức năng kế hoạch
MỤC TIÊU (quyết định
thành công của DA)
CHỈ SỐ (thước đo mức
độ thành công DA)
Thứ tự
ưu
tiên
Hiện tại Chỉ tiêu cần
đạt
Tăng dthu của các sản
phẩm
Tăng sản lượng đơn đặt
hàng
10 5.106 7,5.106
Tăng tốc độ ra quyết định Giảm thời gian trả lời khi
khách hàng xin bảng giá
8 8 tuần 4 tuần
Tăng hiệu suất chuẩn bị
bảng báo giá
Giảm thời gian xây dựng
bảng giá
6 4 ngày/tháng 2
ngày/tháng
Giảm thời gian tham gia
các khóa đào tạo
5 ngày/năm 0 ngày/năm
Tăng trách nhiệm giải trình
của cấp quản lý đối với các
đề xuất
Chỉ để một nhà quản lý
chịu trách nhiệm trên mỗi
đề xuất
6 Chưa thực
hiện
Sẽ áp dụng
133
Chức năng tổ chức
Chức năng tổ chức
- Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với
từng loại DA
- Xây dựng các văn bản hướng dẫn,
- Thiết lập các chuẩn mực về quyền lực và trách
nhiệm
134
Chức năng lãnh đạo
- Thiết lập giới hạn quyền lực đối với việc ra
quyết định về phân bổ nguồn lực
- Thiết lập những chuẩn mực kỹ thuật, thời gian,
chi phí dành cho DA
- Chuẩn bị kế hoạch đánh giá, thiết lập một hệ
thống thông tin quản lý
135
Chức năng lãnh đạo
Đánh giá xem ai sẽ
làm việc gì
Cần bao nhiêu
người
Xác định mức độ
chuyên môn cần thiết
Họ cần những
kỹ năng nào
Mỗi hoạt động cần
gì?
Trang thiết bị
vật tư
Nhu cầu sử dụng
hệ thống hiện có
Có cần những
thông tin hoặc
công nghệ ?
Cân nhắc chi phí
các nguồn lực
Tổng chi phí
136
8.3 Nội dung quản lý DA
1. Quản lý phạm vi
2. Quản lý thời gian
3. Quản lý chi phí
4. Quản lý chất lượng
5. Quản lý nhân lực
6. Quản lý thông tin
7. Quản lý rủi ro
8. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán
9. Lập kế hoạch tổng quan
137
8.3 Nội dung quản lý DA
1. Quản lý phạm vi
- Xác định, giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu
của DA
- Xác định công việc nào thuộc về DA và cần phải thực
hiện, công việc nào ngoài phạm vi của DA.
2. Quản lý thời gian
- Là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ
thời gian
- Xác định mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt
đầu, khi nào kết thúc
138
8.3.2 Quản lý thời gian
Lịch thực hiện liệt kê ngày tháng tương ứng với công việc trong
bảng phân tích công việc nhằm ghi lại:
- Thời điểm chúng ta dự báo công việc bắt đầu
- Thời gian công việc thực sự bắt đầu
Mục đích của việc ghi lại lịch thực hiện ngày giờ là để:
- Đảm bảo lợi ích đạt được tại một thời điểm hợp lý với chi tiêu
- Phối hợp các nguồn lực
- Đảm bảo huy động đủ nguồn lực khi cần thiết
- Dự kiến được số tiền và nguồn lực cần có trong những thời
gian khác nhau
- Đảm bảo cố định ngày kết thúc
139
3. Quản lý chi phí
- Quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí
theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ DA
- Tổ chức, phân tích số liệu báo cáo những thông tin về
chi phí.
Quá trình kiểm soát cổ điển có 4 bước:
- Dự tính các khoản chi tiêu sắp tới
- Theo dõi các khoản chi thực tế
- Tính toán sự chênh lệch
- Có biện pháp xử lý tùy theo mức độ chênh lệch
140
8.3 Nội dung quản lý DA
Mỗi DA được ràng buộc theo nhiều cách khác nhau bởi
chính nó:
Phạm vi: cái gì mà DA cố gắng hoàn thành
Thời gian: bao lâu thì DA sẽ thực hiện xong
Chi phí: chi phí là bao nhiêu.
Nhiệm vụ của nhà quản lý DA là cân đối ba mục tiêu
thường hay cạnh tranh nhau này và thỏa mãn các
thành viên có liên quan.
141
4. Quản lý chất lượng
Triển khai, giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho
việc thực hiện DA
Quản lý chất lượng DA dựa trên mô hình 5 yếu tố:
- Chất lượng kết quả là mục đích cuối cùng
- Chất lượng của quá trình quản lý là một đóng góp
quan trọng trong chất lượng của kết quả
- Đảm bảo chất lượng được xem như thuốc phòng
ngừa
- Quản lý chất lượng được xem như thuốc chữa trị
- Thái độ thực hiện tốt rất cần thiết để quản lý thành
công DA, các cấp của tổ chức phải cam kết về chất
lượng sẽ đạt được
142
5. Quản lý nhân lực
Hướng dẫn, phối hợp những nổ lực của mọi thành viên tham gia
DA
• Một doanh nghiệp chuyên cung cấp thông tin qua mạng về di cư đến Mỹ với sự tham
gia của một quỹ đầu tư mạo hiểm. Ông mời một cô bạn đã từng học quản trị kinh
doanh ở trường đại học đến làm. Ngay từ đầu ông đã thấy cô này không chuyên tâm
vào công việc. Nhưng lúc đó ông nghĩ chuyện không có gì lớn. Sau đó, ông đã bỏ ra
vài tuần để khuyên cô làm tốt phận sự của mình hơn. Và khi cô chưa kịp thay đổi gì
thì quỹ đầu tư đã tuyên bố rút vốn ra khỏi công ty. Tôi hiểu rằng trong thời gian tôi để
ý đến thái độ làm việc của cô bạn thì họ cũng quan sát cô và đánh giá cách xử lý của
tôi. Họ nghĩ rằng một công ty chấp nhận một nhân viên có thái độ làm việc như vậy
thì không thể nào tiến lên được, ông nói.
• Bản chất con người rất khó thay đổI, và khi nhận thấy họ không thể đi
cùng chiều với sự phát triển của công ty, hãy ra các quyết định kịp thời, ông
kết luận.
143
8.3 Nội dung quản lý DA
6. Quản lý thông tin
Đảm bảo cho các dòng thông tin thông suốt một cách
nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên DA, với
các cấp quản lý khác nhau.
7. Quản lý rủi ro
Xác định các yếu tố rủi ro DA, lượng hóa mức độ rủi ro và
có kế hoạch đối phó với từng loại rủi ro.
Phương thức ứng phó với từng loại rủi ro:
- Phòng tránh
- Chuyển giao
- Phòng ngừa
- Làm dịu sự tác động
- Hoạch định yếu tố tình cờ
144
7. Quản lý rủi ro
Rủi ro có thể phân thành các loại sau đây:
- Rủi ro nội tại không thuộc lĩnh vực kỹ thuật (Rủi ro này
phát sinh từ một thất bại của khâu tổ chức DA – con người-vật liệu-tài
chính)
- Rủi ro nội tại thuộc lĩnh vực kỹ thuật
- Rủi ro bên ngoài có thể dự đoán nhưng không chắc
chắn (thời gian phê duyệt kéo dài hơn dự đoán, tham nhũng)
- Rủi ro bên ngoài không thể dự đoán (nó có thể phát sinh do
chính phủ, hoặc một thành phần thứ 3, hoặc do không đạt được mục tiêu
vì một tác động bên ngoài)
145
8.3 Nội dung quản lý DA
8. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán
- Lựa chọn thương lượng, quản lý các hợp đồng
và điều hành việc mua bán NVL, trang thiết bị,
dịch vụ …
9. Lập kế hoạch tổng quan
- Quá trình đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của
DA đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.
146
8.4 Lập tiến độ thực hiện DA
1. Xác định lịch trình
- Liệt kê tất cả những công việc cần phải làm
- Ước lượng thời gian cần thiết để thực hiện từng công
việc
- Xem xét thứ tự ưu tiên các công việc , việc nào làm
trước hoặc làm ngay từ đầu, việc nào làm sau.
147
8.4.1 Xác định lịch trình
Bảng xác định lịch trình cho dự án lắp đặt thiết bị
Công
việc
Hành động Thời gian
(ngày)
Công việc
làm
trước
Công việc làm
sau
A Hoạch định (chọn địa điểm
lắp đặt, chọn người bán)
5 - B D G
B Dọn dẹp mặt bằng 2 A C
C Đào móng 4 B E
D Tiếp nhận máy 1 A I
E Đổ bê tông 3 C F
F Lắp đặt máy 3 E I
G Lắp đặt hệ thống hạ tầng 4 A H
H Kết nối hệ thống hạ tầng 2 G I
I Chạy thử 5 D, F, H -
148
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
1. Vẽ sơ đồ CPM, PERT
CPM: Khi thời gian của mỗi công việc được biết trước
PERT: khi thời gian của mỗi công việc là ước tính
Qui ước vẽ sơ đồ mạng
- Công việc – cạnh: được biểu thị bằng một đoạn thẳng có định
hướng gọi là cạnh của sơ đồ. Trên cạnh ghi tên công việc và
thời gian thực hiện công việc đó.
- Sư kiện – đỉnh: mỗi khi hoàn tất một (hoặc một số) công việc
và khởi công một (một số) công việc khác gọi là một sự kiện.
Mỗi sự kiện được biểu thị bằng một đỉnh của sơ đồ.
149
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
1. Vẽ sơ đồ CPM, PERT
- Một công việc có thể ghi bằng một cặp số (i,j) trong đó i đỉnh chỉ
sự kiện khởi công và j đỉnh chỉ sự kiện kết thúc công việc đó.
Thời gian cần thiết cho công việc cũng có thể ghi tij. Công việc
B có thể ghi (2,3) và thời gian là t23=2.
- Đánh số thứ tự các đỉnh, đỉnh xuất phát ghi số 1.
150
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
 Trên sơ đồ có 9 cạnh và 8 đỉnh.
 Tùy theo từng dự án mà sơ đồ thể hiện từ đỉnh đầu tiên đến đỉnh kết thúc
có một hay nhiều lộ trình.
 Cho phép tính được tổng thời gian của từng lộ trình. Lộ trình dài nhất được
gọi là lộ trình tới hạn hay gọi là đường găng, đây là thời gian ngắn nhất để
có thể hoàn thành.
1
2
3 4 6
7 8
5
A
2
3
3
H
4
G
2
F
5
5
EC
4B
5
I
1
151
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
Lộ trình 1: 1,2,3,4,6,7 = A5+B2+C4+E3+F3+I5 =22 ngày
Lộ trình 2: 1,2,7,8 = A5+D1+I5 =11 ngày
Lộ trình 3: 1,2,5,7,8 = A5+G4+H2+I5 =16 ngày
Như vậy lộ trình 1 là lộ trình tới hạn, những công việc nằm trên lộ
trình này gọi là công việc găng A, B, C, E, F, I. Bất kỳ một sự
chậm trễ nào trên đường găng này sẽ dẫn đến dự án không
hoàn thành đúng hạn.
152
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng
Mỗi sự kiện (đỉnh) có 2 thời điểm
Thời điểm xuất phát sớm: ti
s
Là thời gian sớm nhất có thể xảy ra khi tất cả mọi hoạt động dẫn
đến sự kiện được hoàn thành.
Đỉnh 1 là đỉnh khởi công nên ti
s =0.
Nếu có trên 1 chuỗi các sự kiện dẫn đến một sự kiện thì xuất phát
sớm được xác định bằng công thức:
Ti
s = max (ti
s + tij ) với i,j thuộc ui
-
ui
- là tập hợp các cạnh hướng vào đỉnh i.
153
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng
Thời điểm xuất phát muộn: ti
m
Là thời gian muộn nhất mà sự kiện có thể xảy ra không làm ảnh
hưởng đến thời gian thực hiện dự án.
Đỉnh n là kết thúc nên tn
m = tn
s . Để tính xuất phát muộn ta tính từ
sự kiện cuối cùng (từ đỉnh n) về đỉnh xuất phát (đỉnh số 1).
Nếu có trên một chuỗi hoạt động tính xuất phát muộn bằng
công thức sau:
ti
m = min (tj
s + tij ) với i,j thuộc ui
+
ui
+ là tập hợp các hoạt động xuất phát từ đỉnh i
154
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng
Thời gian dự trữ của sự kiện thứ i (di) là hiệu số của xuất phát
muộn và xuất phát sớm của sự kiện thứ i:
di = ti
m - ti
s
Thời gian dự trữ của đỉnh i cho biết thời điểm xuất hiện sự kiện i
có thể sẽ dịch bao nhiêu thời gian để không bị ảnh hưởng đến
công việc của sự kiện tiếp theo và đến tiến trình chung của DA
Các đỉnh nằm trên đường găng di=0.
155
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng
Đường găng là đường dài nhất nối từ đỉnh xuất phát (đỉnh 1) đến đỉnh n
(kết thúc) đi qua các đỉnh có thời gian dự trữ =0.
Tổng thời gian theo một đường găng có thể bằng hoặc nhiều hơn thời
gian đi theo các đường khác. Thời gian thực hiện DA bằng thời gian
dọc theo đường găng.
Các sự kiện trên đường găng gọi là sự kiện găng
Các cạnh nằm trên đường găng gọi là công việc găng
Nếu giảm thời gian của đường găng sẽ giảm được thời gian thực hiện dự
án.
156
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng
Thời gian dự trữ chung của công việc trên sơ đồ mạng (dij) là khoảng thời
gian tối đa mà công việc (i,j) có thể kéo dài mà không ảnh hưởng
đến thời điểm hoàn thành muộn của các công việc ngay trước đó và
thời điểm khởi công sớm của công việc ngay sau đó.
dij = tj
m - ti
s - tij
Thời gian dự trữ độc lập của công việc dij
đ là khoản thời gian tối đa
mà công việc (i,j) có thể kéo dài mà không ảnh hưởng đến thời
điểm hoàn thành muộn của các công việc ngay trước đó và
thời điểm khởi công sớm của công việc ngay sau đó.
dij = max (0, tj
m - ti
s - tij)
157
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
Có một công trình xây dựng được với các công việc được cho trong bảng.
Công việc Thời gian (ngày) Thứ tự thực hiện
Y1 8 Bắt đầu ngay
Y2 4 Bắt đầu ngay
Y3 10 Bắt đầu ngay
Y4 6 Sau y1 hoàn thành
Y5 6 Sau y1 hoàn thành
Y6 8 Sau y2, y5 hoàn thành
Y7 5 Sau y2, y5 hoàn thành
Y8 2 Sau y7, y3 hoàn thành
Y9 5 Sau y4 hoàn thành
Y10 5 Sau y6, y8, y9 hoàn thàn
y11 9 Sau y4 hoàn thành
158
8.4.2 Xác định sơ đồ mạng
Có một công trình xây dựng được với các công việc được cho trong bảng.
Công
việc
Khởi công Kết thúc Dự trữ
Sớm
nhất
Muộn
nhất
Sớm
nhất
Muộn
nhất
Sớm
nhất
Muộn
nhất
Y 1
Y 2
159
Chúc các em thi tốt

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCBÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCLanhs2Nang
 
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómHướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómChiến Phan
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Tiểu luận quản trị chiến lược Phân tích ngành dược Việt Nam
Tiểu luận quản trị chiến lược Phân tích ngành dược Việt NamTiểu luận quản trị chiến lược Phân tích ngành dược Việt Nam
Tiểu luận quản trị chiến lược Phân tích ngành dược Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc   fred davidKhai luạn ve quan tri chien luoc   fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred davidhuongcomay612
 
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcđề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcCacao Đá
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánÁc Quỷ Lộng Hành
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoNgọc Hưng
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh DaoQuan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh DaoChuong Nguyen
 
Marketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩmMarketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩmTrong Hoang
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Ma trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFEMa trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFEBchDng36
 

La actualidad más candente (20)

BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰCBÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
BÀI THUYẾT TRÌNH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
 
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhómHướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
Hướng dẫn trình bày báo cáo đề tài, báo cáo nhóm
 
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
Luận văn: Thực trạng về khả năng tự học của sinh viên các khoa và các hướng h...
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Tiểu luận quản trị chiến lược Phân tích ngành dược Việt Nam
Tiểu luận quản trị chiến lược Phân tích ngành dược Việt NamTiểu luận quản trị chiến lược Phân tích ngành dược Việt Nam
Tiểu luận quản trị chiến lược Phân tích ngành dược Việt Nam
 
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc   fred davidKhai luạn ve quan tri chien luoc   fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
 
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa họcđề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
đề Cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học
 
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp ánBài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
Bài tập kế toán doanh nghiệp có lời giải đáp án
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạoTiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
Tiểu luận kinh tế vi mô - Cung cầu lúa gạo
 
PPNCKT_Chuong 2 p1
PPNCKT_Chuong 2 p1PPNCKT_Chuong 2 p1
PPNCKT_Chuong 2 p1
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Dàn ý
Dàn ýDàn ý
Dàn ý
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
80 câu trắc nghiệm mác lênin
80 câu trắc nghiệm mác   lênin80 câu trắc nghiệm mác   lênin
80 câu trắc nghiệm mác lênin
 
Giao trinh qtda
Giao trinh qtdaGiao trinh qtda
Giao trinh qtda
 
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh DaoQuan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
Quan Tri Hoc -Ch9 Lanh Dao
 
Marketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩmMarketing chương 4: Sản phẩm
Marketing chương 4: Sản phẩm
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
 
Ma trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFEMa trận EFE,CPM và IFE
Ma trận EFE,CPM và IFE
 

Similar a Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư

[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.pptmaihuong548518
 
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.pptQUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.pptphucvxviettaste
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxNghaKiu
 
Chương 1.pdf
Chương 1.pdfChương 1.pdf
Chương 1.pdfDung270452
 
đáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tưđáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tưPhước Vũ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
C2 - Hinh Thanh Du An.pdf
C2 - Hinh Thanh Du An.pdfC2 - Hinh Thanh Du An.pdf
C2 - Hinh Thanh Du An.pdfHongPhmDuy1
 
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanhĐánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanhSi Thinh Hoang
 
Bai 1 tong quan ve da va cac giai doan da
Bai 1 tong quan ve da va cac giai doan daBai 1 tong quan ve da va cac giai doan da
Bai 1 tong quan ve da va cac giai doan daDoan Tran Ngocvu
 
Quan ly du_an
Quan ly du_anQuan ly du_an
Quan ly du_anHa Nguyen
 
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Oda giao thong van tai
Oda giao thong van taiOda giao thong van tai
Oda giao thong van tainewlife9x225
 
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQuynh Khuong
 

Similar a Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư (20)

[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
[123doc] - bai-giang-tham-dinh-du-an-dau-tu-pps1.ppt
 
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.pptQUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
QUẢN LÝ DỰ ÁN XDCT.ppt
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án...
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docx
 
Chương 1.pdf
Chương 1.pdfChương 1.pdf
Chương 1.pdf
 
đáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tưđáNh giá dự án đầu tư
đáNh giá dự án đầu tư
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựng
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựngLuận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựng
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựng
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
 
C2 - Hinh Thanh Du An.pdf
C2 - Hinh Thanh Du An.pdfC2 - Hinh Thanh Du An.pdf
C2 - Hinh Thanh Du An.pdf
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanhĐánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
Đánh giá lựa chọn dự án đầu tư kinh doanh
 
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên QuangLuận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
Luận văn: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M7 –N7 Tuyên Quang
 
Bai 1 tong quan ve da va cac giai doan da
Bai 1 tong quan ve da va cac giai doan daBai 1 tong quan ve da va cac giai doan da
Bai 1 tong quan ve da va cac giai doan da
 
Quan ly du_an
Quan ly du_anQuan ly du_an
Quan ly du_an
 
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
Đề tài: Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Vietinbank - Gửi miễn ...
 
Mpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 vMpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 v
 
Mpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 vMpp05 513-r1002 v
Mpp05 513-r1002 v
 
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng SơnĐề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
Đề tài: Thiết kế tuyến đường qua 2 điểm M11 –N11 tỉnh Lạng Sơn
 
Oda giao thong van tai
Oda giao thong van taiOda giao thong van tai
Oda giao thong van tai
 
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong TheQlda Chp2 Quan Ly Tong The
Qlda Chp2 Quan Ly Tong The
 

Más de Share Tài Liệu Đại Học

Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuấtBtap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuấtShare Tài Liệu Đại Học
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Share Tài Liệu Đại Học
 
Bang tai chinh - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đầu tư
Bang tai chinh - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đầu tưBang tai chinh - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đầu tư
Bang tai chinh - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đầu tưShare Tài Liệu Đại Học
 
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụChương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụShare Tài Liệu Đại Học
 
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...Share Tài Liệu Đại Học
 

Más de Share Tài Liệu Đại Học (20)

Qui trinh bh - Quản trj bán hàng
Qui trinh bh - Quản trj bán hàngQui trinh bh - Quản trj bán hàng
Qui trinh bh - Quản trj bán hàng
 
Bg qtbh 5 - Quản trj bán hàng
Bg qtbh  5 - Quản trj bán hàngBg qtbh  5 - Quản trj bán hàng
Bg qtbh 5 - Quản trj bán hàng
 
Bg qtbh 2, 3 - Quản trj bán hàng
Bg qtbh  2, 3 - Quản trj bán hàngBg qtbh  2, 3 - Quản trj bán hàng
Bg qtbh 2, 3 - Quản trj bán hàng
 
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuấtBtap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
Btap qtri san xuat 2016-semester 2 - Quản trị sản xuất
 
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
Bài tập lập và quản lý dự án đầu tư - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đ...
 
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tưBài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
 
Bang tai chinh - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đầu tư
Bang tai chinh - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đầu tưBang tai chinh - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đầu tư
Bang tai chinh - Tài liệu môn học lập và quản lý dự án đầu tư
 
Chuong 3 - Tài liệu môn hành vi khách hàng
Chuong 3 - Tài liệu môn hành vi khách hàngChuong 3 - Tài liệu môn hành vi khách hàng
Chuong 3 - Tài liệu môn hành vi khách hàng
 
Du thao giao trinh qtnl 2013
Du thao giao trinh qtnl 2013Du thao giao trinh qtnl 2013
Du thao giao trinh qtnl 2013
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012Tai chinh doanh nghiep 2012
Tai chinh doanh nghiep 2012
 
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụChương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
Chương 1 full tổng quan về quản trị dịch vụ
 
Chương 2 full quản trị xếp hàng
Chương 2 full quản trị xếp hàngChương 2 full quản trị xếp hàng
Chương 2 full quản trị xếp hàng
 
Chương 4. Chất lượng dịch vụ
Chương 4. Chất lượng dịch vụChương 4. Chất lượng dịch vụ
Chương 4. Chất lượng dịch vụ
 
Giáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lượcGiáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lược
 
Ngân hàng câu hỏi ngành thương mại
Ngân hàng câu hỏi ngành thương mạiNgân hàng câu hỏi ngành thương mại
Ngân hàng câu hỏi ngành thương mại
 
Bài giảng quản trị thương mại
Bài giảng quản trị thương mạiBài giảng quản trị thương mại
Bài giảng quản trị thương mại
 
Iso 22000 he thong quan ly an toan thuc pham
Iso 22000 he thong quan ly an toan thuc phamIso 22000 he thong quan ly an toan thuc pham
Iso 22000 he thong quan ly an toan thuc pham
 
Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
 
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
Thương mại điện tử - Chương 4: Rủi ro và phòng tránh rủi ro trong thương mại ...
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 

Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư

  • 1. LẬP & QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TS. Lê Nữ Minh Phương
  • 2. NỘI DUNG • Chương I: Đối tượng & nhiệm vụ nghiên cứu của môn học • Chương II: Một số vấn đề lý luận chung về DAĐT • Chương III: Phương pháp lập DAĐT • Chương IV: Phân tích thị trường DAĐT 2
  • 3. NỘI DUNG (tt) • Chương V: Phân tích công nghệ kỹ thuật DAĐT • Chương VI: Phân tích tài chính DAĐT • Chương VII: Phân tích kinh tế xã hội DAĐT • Chương VIII: Tổ chức quản lý DAĐT 3
  • 4. Chương I Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của môn học 1.1 Hoạt động đầu tư và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế xã hội 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư Khái niệm Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. 4
  • 5. 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đầu tư(tt) Đặc điểm  Vốn đầu tư  Thời gian để tiến hành đầu tư  Thời gian cần hoạt động để thu hồi vốn bỏ ra  Các thành quả  Yếu tố ảnh hưởng 5
  • 6. 1.1.2 Vai trò của đầu tư đối với phát triển KT-XH  Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống.  Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Y= C + I + G + X - M 6
  • 7. 1.1.2 Vai trò của đầu tư đối với phát triển KT-XH Tính đến cuối năm 2012:  33,5% GDP và tăng 7% so với năm 2011.  nguồn vốn đầu tư thuộc khu vực nhà nước đạt 374.300 nghìn tỉ đồng, chiếm 37,8% tổng vốn.  Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 230.000 tỉ đồng, chiếm 23,3%;  còn lại thuộc khu vực ngoài nhà nước. 2011  Dự án đầu tư nước ngoài chạm mức $ 16,3 tỷ USD tại Việt Nam, bao gồm cả vốn đăng ký mới và bổ sung.  Có 719 dự án của các công ty nước ngoài ở Việt Nam được cấp giấy phép với tổng số vốn là 29.23 tỉ USD , trong đó, vốn của các nhà đầu tư Việt Nam đạt 12.87 tỉ USD. Cho đến 2011, Việt Nam thu hút đầu tư được khoảng 430 triệu USD. 7
  • 8. 1.2 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của môn học  Đối tượng nghiên cứu  Nhiệm vụ nghiên cứu của môn học 8
  • 9. Chương II Một số vấn đề lý luận chung về DAĐT 2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT Khái niệm DAĐT: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động với các nguồn lực và chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với qui trình thời gian và địa điểm xác định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước. 9
  • 10. 2.1 Khái niêm và phân loại DAĐT Dự án đầu tư xem xét dưới nhiều góc độ: - Về mặt hình thức: tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch . - Góc độ kế hoạch hóa: công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội. - Góc độ quản lý: công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư lao động. - Về mặt nội dung: tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau. 10
  • 11. 2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt) DAĐT bao gồm 4 thành phần chính: ● Mục tiêu ● Kết quả ● Hoạt động ● Nguồn lực Các thành phần này có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng thể hiện tính khả thi của DAĐT. 11
  • 12. 2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt) Mục tiêu - Mục tiêu tổng quát/Mục tiêu phát triển – lợi ích của DA đối với phát triển vĩ mô của xã hội - Mục tiêu trước mắt/Mục tiêu cụ thể thể hiện mục tiêu cần đạt được khi thực hiện DADT, xuất phát từ mục tiêu tổng quát. 12
  • 13. 2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt) Kết quả - Là kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ các kết quả khác nhau của DA. Hoạt động - Nhiệm vụ/Hành động được thực hiện trong DA để tạo ra các kết quả nhất định. Nguồn lực - Vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. 13
  • 14. 2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt) Phân loại DAĐT: ● Căn cứ vào qui mô và tính chất của dự án (A,B,C) ● Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư • Dự án thuộc nhóm công nghiệp • Dự án thuộc nhóm nông nghiệp • Dự án thuộc nhóm dịch vụ ● Căn cứ vào trình tự lập và duyệt DAĐT • Dự án tiền khả thi • Dự án khả thi 14
  • 15. • Viết dự án đầu tư theo 4 thành phần chính, gồm các nội dung sau • Tên dự án • Nội dung dự án • 4 thành phần chính dự án đầu tư • Trình bày vào Thứ 2 • Nộp bài kèm danh sach nhóm • Mỗi nhóm 7 bạn, 10 nhóm 15
  • 16. 2.1 Khái niệm và phân loại DAĐT (tt) Phân loại DAĐT: ● Căn cứ theo cơ cấu tái sản xuất ● Đầu tư theo chiều rộng ● Đầu tư theo chiều sâu ● Căn cứ theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng ● Căn cứ theo nguồn vốn ● Căn cứ theo vùng lãnh thổ 16
  • 17. 2.2 Các giai đoạn của quá trình đầu tư 2.2.1 Các giai đoạn của quá trình đầu tư 2.2.2 Chu kỳ DAĐT 2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DAĐT 17
  • 18. 2.2.1 Các giai đoạn của quá trình đầu tư 1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 3. Giai đoạn kết thúc đầu tư – vận hành kết quả 18
  • 19. 1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư a. Nghiên cứu cơ hội đầu tư b. Nghiên cứu tiền khả thi c. Nghiên cứu khả thi d. Thẩm định DAĐT 19
  • 20. a. Nghiên cứu cơ hội đầu tư Khái niệm Nghiên cứu cơ hội đầu tư là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đủ đáp ứng các năng lực và nguồn lực cụ thể đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của ngành, vùng đất nước và xác định có triển vọng thực hiện bước tiếp theo. Ví dụ: các cơ hội đầu tư của hộ gia đình các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp 20
  • 21. b. Nghiên cứu tiền khả thi Khái niệm Chỉ thực hiện đối với dự án qui mô lớn và phức tạp về mặt kỹ thuật công nghệ. Trên cơ sở cơ hội đầu tư đã được lựa chọn tiến hành lập dự án tiền khả thi. 21
  • 22. c. Nghiên cứu khả thi Khái niệm Đây là giai đoạn cuối cùng để sàng lọc và lựa chọn cơ hội đầu tư khả thi nhất và hoàn thành văn bản dự án trình cấp có thẩm quyền thẩm định. Giai đoạn này thực hiện với bất cứ dự án. 22
  • 23. Đặc điểm giai đoạn chuẩn bị đầu tư  Xuất hiện từ khi có ý định đầu tư.  Giai đoạn đầu tiên tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại của hai giai đoạn sau.  Vấn đề chất lượng chính xác của các kết quả nghiên cứu tính toán và dự đoán.Du an cai tao cang Hai Phong.pptx  Tổng chi phí của giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,5- 15% vốn đầu tư.Nha may dien Phu My.ppt  Thời gian hoàn thành một dự án đầu tư liên quan đến: • Qui mô của dự án • Các đối tác có liên quan. Cang ca Cat Lo.ppt 23
  • 24. 2. Giai đoạn thực hiện đầu tư a. Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư b. Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình (ví dụ) c. Thi công xây lắp công trình d. Vận hành thử và nghiệm thu 24
  • 25. 2. Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư  Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất), giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên và các loại giấy phép khác.  Chuẩn bị mặt bằng cho dự án: đền bù giải phóng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi.Du an quoc lo 5.ppt http://cafef.vn/videos/3623-cuoc-chien-gianh-thi- phan-giua-hang-noi-dia-va-hang-ngoai-nhap.chn 25
  • 26. 2. Giai đoạn thực hiện đầu tư a. Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư b. Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình. c. Thi công xây lắp công trình Nha may thuy dien Ham Thuan.ppt d. Vận hành thử và nghiệm thu 26
  • 27. Đặc điểm giai đoạn thực hiện đầu tư a. Giai đoạn này vấn đề thời gian là quan trọng b. Vốn chiếm 85-99,5% thời gian càng kéo dài vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn. c. Ngược lại thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc vào việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư. vi du chung ve su that bai.ppt 27
  • 28. 3. Giai đoạn kết thúc đầu tư a. Sử dụng chưa hết công suất b. Sử dụng công suất ở mức cao c. Công suất giảm dần và thanh lý Vong doi san pham.ppt 28
  • 29. Đặc điểm giai đoạn kết thúc đầu tư  Đây là giai đoạn dự án cho sản phẩm dịch vụ. Vận hành các kết quả đạt mục tiêu kinh doanh của dự án.  Với qui mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động của các kết quả và mục tiêu dự án chỉ còn phụ thuộc vào quá trình tổ chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tư.  Đến giai đoạn 3, cần xác định thời điểm thanh lý để tiếp tục nghiên cứu cơ hội đầu tư mới. 29
  • 30. 2.2.2 Chu kỳ DAĐT • Chu kỳ DADT là các bước hoặc các giai đoạn mà dự án phải trải qua bắt đầu từ khi đôcó ý đồ đầu tư đến khi DA được hoàn thành và chấm dứt hoạt động. Quá trình này lặp đi lặp lại gọi là chu kỳ dự án đầu tu. Ý đồ đầu tư Lập DA (chuẩn bị đầu tư) Thực hiện đầu tư (XDCB) Khai thác công trình Khai thác & định giá DA đã được thẩm định Công trình được nghiệm thu
  • 31. 2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT • Tính hợp tác • Tính pháp lý • Tính khoa học • Tính thực tiễn • Tính hiệu quả 31
  • 32. 2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT • Tính hợp tác Dự án phải phù hợp với các kế hoạch kinh tế - xã hội nhằm định hướng đầu tư đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, hay đối với dự án tư nhân. - Khủng hoảng thừa bia, rượu, nước giải khát. - Bùng phát nuôi trồng thủy sản 32
  • 33. 2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT • Tính pháp lý Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, phải chứa đựng các nội dung phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tùy theo từng chủng loại của từng dự án có những qui định cụ thể như gây ô nhiễm môi trường,văn hóa, quốc phòng. Qui định về tài chính liên quan đến định mức xây dựng cơ bản, qui định về chất lượng của các thông tin, sản phẩm của dự án. 33
  • 34. 2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT • Tính khoa học Các dữ liệu phải đảm bảo tính chính xác, các phương pháp tính toán trong quá trình lập dự án phải đảm bảo cơ sở khoa học. Chu Tam thiet ke trien khai.ppt 34
  • 35. 2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT • Tính thực tiễn Dự án được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện thực tế và có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và địa phương.  Điều kiện kinh tế xã hội  Điều kiện về lao động  Điều kiện liên quan đến phong tục tập quán 35
  • 36. 2.2.3 Các yêu cầu cơ bản DADT • Tính hiệu quả Dự án được thực hiện phải chứng minh được hiệu quả về mặt tài chính và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. DA giao duc dai hoc.ppt 36
  • 37. Tên dự án "Đầu tư trang bị thùng rác nhựa" • Vốn là 15 tỷ đồng đã được UBND TP HCM phê duyệt. • Dự án sản xuất thùng có kinh phí hơn 18 tỷ đồng. • 8/2000, Công ty Môi trường đô thị (MTĐT) đầu tư cho thiết bị và phương tiện 6,7 tỷ đồng(45% giá trị). • Gần 8.000 thùng, chỉ có hơn 2.000 được nằm trên các tuyến đường còn 1.500 phải lưu kho, chưa tính số hư hao và mất khi đưa vào sử dụng. • Khâu lập dự án không điều tra để tính toán vị trí đặt thùng và số lượng cần đặt. Dự án lại không đề cập đến công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân vứt rác đúng chỗ và bảo quản thùng. • UBND thành phố không có một văn bản nào để ràng buộc trách nhiệm của cấp quận, huyện với Công ty MTĐT nên khi thấy cần thì họ nhận thùng, lúc khó khăn thì bỏ mặc. • Thùng có nhưng nhiều người dân thiếu ý thức vẫn vứt rác bừa bãi xung quanh. • Như vậy từ một dự án 15 tỷ đồng, do tính toán không kỹ đã kéo theo một dự án khác hơn 18 tỷ đồng rơi vào cảnh khốn đốn. 37
  • 38. Bài tập Chọn 3 dự án và phân tích nguyên nhân dự án thất bại do không đáp ứng yêu cầu nào? Cách thức trình bày: 1. Tên dự án 2. Nội dung 3. Nguyên nhân thất bại – chỉ ra không đáp ứng yêu cầu nào? 4. Trình bày bằng powerpint, nộp bản word đã in 5. Trình bày vào ngày thứ 4 ngày 13/11 38
  • 39. Chương III Phương pháp lập DADT 3.1 Các bước của quá trình lập DADT 3.2 Phương pháp trình bày văn bản DADT 39
  • 40. 3.1 Các bước của quá trình lập DADT 3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư 3.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi 3.1.3 Nghiên cứu khả thi 3.1.4 Thẩm định dự án đầu tư 40
  • 41. 3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư Khái niệm Nghiên cứu cơ hội đầu tư là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đủ để đáp ứng các năng lực và nguồn lực cụ thể và xác định triển vọng để thực hiện các bước tiếp theo. 41
  • 42. 3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư (tt) Đặc điểm Ý tưởng ban đầu hình thành trên cơ sở cảm tính trực quan Sai số cho phép của bước này khá lớn và chuẩn xác trong giai đoạn sau. Ý đồ đầu tư là bước sơ khởi trong quá trình hình thành dự án. Kết quả của bước này là hình thành dự án cơ hội. Dự án cơ hội bao gồm các nội dung: - Mục tiêu - Chi phí - Tính toán sơ bộ hiệu quả DA 42
  • 43. 3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư Cơ hội đầu tư được phân chia làm 2 cấp độ: - Cơ hội đầu tư chung là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ ngành vùng hoặc cả nước nhằm phát hiện ra những lĩnh vực có thể đầu tư - Cơ hội đầu tư cụ thể trên phạm vi doanh nghiệp nhằm mục đích thực hiện chiến lược phát triển của ngành, vùng, đất nước. 43
  • 44. 3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư Căn cứ để phát hiện cơ hội đầu tư:  Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, đất nước.  Nhu cầu thị trường về hàng hóa và dịch vụ trong nước và trên thế giới về các mặt hàng hoặc dịch vụ nào đó.  Tình hình sản xuất, cung ứng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong nước và trên thế giới còn chỗ trống đủ để thu hồi đủ vốn đầu tư.  Khả năng về tài chính, lao động của chủ đầu tư.  Những ước tính về hiệu quả của dự án. 44
  • 45. 3.1.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng, ít tốn kém nhưng dễ thấy về các khả năng đầu tư. Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là khá sơ sài, thường dựa vào các ước tính tổng hợp, hoặc các dự án ở trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư ở mọi cấp độ được tiến hành thường xuyên từ đó xác định được các danh mục DA cần đầu tư. 45
  • 46. 3.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi Khái niệm: Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn có qui mô đầu tư lớn phức tạp về mặt kỹ thuật. Đây là bước tiếp tục sàng lọc các cơ hội đầu tư hoặc khẳng định lại cơ hội đầu tư đã lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay không Đặc điểm: Chưa chi tiết xem xét ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào đầu ra, mọi khía cạnh kỹ thuật tài chính của cơ hội đầu tư. Độ chính xác chưa cao. Sản phẩm nghiên cứu tiền khả thi là dự án tiền khả thi.46
  • 47. 3.1.2 Nghiên cứu tiền khả thi Nội dung: 1. Nghiên cứu về sự cần thiết đầu tư, các điều kiện thuận lợi khó khăn. 2. Dự kiến qui mô đầu tư, hình thức đầu tư 3. Chọn khu vực địa điểm xây dựng 4. Phân tích lựa chọn công nghệ kỹ thuật 5. Phân tích lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng 6. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư 7. Tính toán sơ bộ hiêu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của DA. 8. Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác DA thành phần hoặc tiểu thành phần nếu có. 47
  • 48. 3.1.3 Nghiên cứu khả thi Khái niệm: Đây là bước nghiên cứu để xác định DADT tốt nhất, mục đích của bước nghiên cứu này là loại bỏ những DA không có cơ sở vững chắc đảm bảo thành công khi thực hiện, nhờ đó chủ đầu tư tránh được sự lãng phí vốn và thời gian. Đặc điểm: Bước nghiên cứu cuối cùng , nội dung nghiên cứu bao gồm những vấn đề như nghiên cứu tiền khả thi nhưng thực hiện ở mức độ chi tiết cao và thực hiện đối với tất cả các DA Ở mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động. 48
  • 49. Giá smartphone ngày càng rẻ 49
  • 50. 3.1.3 Nghiên cứu khả thi Bản chất DADT là tập hồ sơ tài liệu trình bày một hệ thống chi tiết có tính vững chắc, là cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, cấp phép đầu tư. Mục đích DADT nhằm xác định xem dự án có thể đi đến kết luận đầu tư hay không đầu tư theo phương án nào. Công dụng DADT là cơ sở cho việc xin phép đầu tư, nhập khẩu máy móc thiết bị, xin hưởng các khoản ưu đãi, vay vốn và kêu gọi góp vốn. 50
  • 51. 3.1.3 Nghiên cứu khả thi Nội dung: 1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư - Căn cứ về pháp lý - Căn cứ về thị trường - Căn cứ về khả năng phát triển, khả năng sản xuất như qui mô, năng lực hiện tại. - Tình hình xuất nhập khẩu và dự kiến trong tương lai. 2. Lựa chọn hình thức đầu tư - Hình thức đầu tư • Đầu tư mới • Đầu tư theo chiều sâu - Loại hình doanh nghiệp 51
  • 52. 3.1.3 Nghiên cứu khả thi Nội dung: 3. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng - Sản phẩm dịch vụ cung cấp - Xác định nhu cầu đầu vào và các giải pháp đảm bảo. - Tình hình cung ứng yêu cầu về nguyên vật liệu - Thị trường - Dự báo nhu cầu trong tương lai 4. Các phương án địa điểm cụ thể 5. Phương án giải phóng mặt bằng và kế hoạch tái định cư nếu có 6. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật công nghệ - Yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm - Điều kiện về kinh tế xã hội - Ảnh hưởng của DA đến môi trường và các giải pháp xử lý. - Vấn đề cần cân nhắc khi lựa chọn công nghệ 52
  • 53. 3.1.3 Nghiên cứu khả thi Nội dung: 7. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án 8. Xác định rõ nguồn vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ, phương pháp hoàn trả vốn vay. 9. Phương án quản lý khai thác DA và sử dụng lao động 10. Phân tích hiệu quả đầu tư 11. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư 12. Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện DA 13. Xác định chủ đầu tư 14. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến DA 53
  • 54. 3.1.4 Thẩm định DADT - DA sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, việc thẩm định DADT phải do cơ quan chức năng của nhà nước có thẩm quyền và tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện. - Đối với NCKT DA nhóm A, chủ đầu tư trực tiếp trình Thủ tướng chính phủ, đồng gửi Bộ KHDT, Bộ TC và Bộ quản lý ngành để xem xét báo cáo Thủ tướng chính phủ. - Báo cáo đầu tư chỉ thẩm định ở cấp địa phương 54
  • 55. 3.2 Phương pháp trình bày văn bản DAĐT - Bản chính + Tổng thuyết minh + Phụ lục + Văn bản đính kèm - Bản tóm tắt DA Nên viết từ 15-20 trang. 55
  • 56. CHƯƠNG VI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DADT 6.1 Cơ sở tính toán tài chính trong lập DADT 6.1.1 Giá trị của tiền theo thời gian 6.1.1.1 Nguyên nhân làm thay đổi giá trị của tiền theo thời gian 6.1.1.2 Giá trị tương lai 6.1.1.3 Giá trị hiện tại 6.1.2 Phương pháp tính giá trị tương đương của tiền 56
  • 57. 6.1.1.1 Nguyên nhân làm thay đổi giá trị của tiền theo thời gian - Lạm phát - Chi phí cơ hội - Yếu tố ngẫu nhiên, rủi ro – không ổn định 57
  • 58. 6.1.1.1 Nguyên nhân làm thay đổi giá trị của tiền theo thời gian - Lạm phát - Chi phí cơ hội Giá trị thời gian của tiền được biểu hiện ở chi phí cơ hội do dùng tiền vào hoạt động này mà không dùng vào hoạt động khác. Một người có 50 triệu. Có 2 phương án: - Cất tiền trong két - Gửi tín dụng lãi suất 10%/năm trong 5 năm. Chi phí cơ hội? - Các yếu tố khách quan 58
  • 59. 6.1.1.2 Giá trị tương lai Giả sử có khoản tiền P ở hiện tại với mức lãi suất bình quân năm là i, vốn và lãi sau n năm? Fn=P(1+i) n (1) P, PV: lượng tiền ở đầu năm thứ 1 Fn: giá trị tương lai của khoản tiền P ở cuối năm i: tỷ suất chiết khấu (1+i)n: hệ số tính kép để chuyển 1 lượng tiền hiện tại về thời điểm tương lai sau n năm 59
  • 60. 6.1.1.2 Giá trị tương lai (tt) Giả sử giá trị căn nhà mỗi năm tăng 10%. Vậy sau 10 năm giá trị căn nhà là bao nhiêu? 60 Giá trị căn nhà được ước tính hiện tại là 8 tỷ Nếu căn nhà này tăng giá trị lên 48% trong 10 năm qua. Như vậy giá trị gia tăng hàng năm của căn nhà là bao nhiêu?
  • 61. 6.1.1.2 Giá trị tương lai (tt) 61 Trong ví dụ này có 4 biến: giá trị hiện tại, giá trị tương lai, năm, mức sinh lợi, thể hiện qua công thức F = P (1+i)n. Cho biết 3 trong số 4 biến, biến thứ 4 có thể xác định bằng cách sử dụng công thức.
  • 62. 6.1.1.2 Giá trị tương lai (tt) Một người vay ở đầu quý I là 50tr.đ, đầu quý II vay 100tr.đ. Hỏi cuối năm có cả vốn và lãi bao nhiêu tiền? Biết lãi suất quý là 3%. 62
  • 63. 6.1.1.2 Giá trị hiện tại 63
  • 64. 6.1.1.2 Giá trị hiện tại (tt) 64
  • 65. 6.1.1.2 Giá trị hiện tại (tt) • Bạn đang suy nghĩ về việc mua mảnh đất 65ha và có thể phát triển thành trung tâm mua sắm. Bạn ước lượng có thể bán mảnh đất đó sau 3 năm với giá 15.000$/ha • A) Bạn nên mua với giá là bao nhiêu nếu tỷ suất sinh lợi yêu cầu là 25%? • B) Giả sử người bán yêu cầu giá là 10.000$/ha, vậy tỷ suất sinh lợi của dự án?
  • 66. 6.1.1.2 Giá trị hiện tại (tt) Một DADT có tiến độ thực hiện vốn đầu tư: 66 Năm đầu tư Vốn (tr.đ) 1 2.000 2 4.000 3 1.500 Năm thứ 4 DA bắt đầu đi vào hđộng. Vốn vay với lãi suất 12%năm. 1. Hãy tính tổng nợ của DA tại thời điểm DA bắt đầu đi vào hđộng. 2. Trong trường hợp lãi suất vốn vay thay đổi năm thứ 2 chỉ là 11%, năm thứ 3 là 10% thì tổng nợ của DA tại thời điểm DA đi vào hoạt động là bao nhiêu?
  • 67. 67 6.1.2 Các phương pháp tính giá trị tương đương của tiền
  • 68. 68 6.1.2 Các phương pháp tính giá trị tương đương của tiền
  • 69. 69 6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu
  • 70. 70 6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu Giả sử ngân hàng qui định lãi suất danh nghĩa đối với tiền gửi tiết kiệm là 7,75%năm. Mỗi quí lãi được nhập vốn một lần. Tính lãi suất năm? in= (1+0,0775/4)12-1 = 7,98% Nếu một NH cạnh tranh với NH nói trên cũng qui định lãi suất danh nghĩa như trên nhưng lãi suất được nhập vốn hàng ngày. in= (1+0,0775/365)365-1 = 8,06%
  • 71. 71 6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu Tỷ suất chiết khấu trung bình Trường hợp có nhiều nguồn vốn với lãi suất khác nhau. V1, V2,…, Vn: nguồn vốn 1, 2, …n i1, i2,…, in: lãi suất của nguồn vốn 1, 2, …n
  • 72. 72 6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu Vay vốn từ 2 nguồn. Giá trị vốn vay nguồn thứ nhất là 1,5tỷ với kỳ hạn là 6 tháng. Giá trị nguồn vay thứ hai là 2,4 tỷ với kỳ hạn là 6 tháng và lãi suất là 1,3%tháng. Hãy xác định mức lãi suất tính theo kỳ hạn năm.
  • 73. 73 Lá chắn thuế của nợ vay - Tổng lợi nhuận sau thuế hàng năm của doanh nghiệp B lớn hơn A một khoản bằng rDD*t. - rDD*t được gọi là lá chắn thuế của nợ vay Doanh nghiệp không vay nợ (A) Doanh nghiệp có vay nợ, lãi suất rD (B) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay hàng năm EBIT EBIT - Lãi vay phải trả 0 rDD Lợi nhuận chịu thuế EBIT EBIT-rDD Thuế EBIT*t (EBIT-rDD)*t Lợi nhuận sau thuế EBIT*(1-t) EBIT- (EBIT-rDD)*t = EBIT- EBIT*t + rDD*t = EBIT(1-t) + rDD*t
  • 74. 74 6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu Chi phí sử dụng vốn (WACC – Weighted average cost of capital) Cơ cấu vốn: tỷ trọng tương đối của vốn chủ sở hữu và nợ vay trong tổng nguồn vốn. Khi có thuế, do lợi ích của lá chắn thuế, lãi vay của doanh nghiệp được khấu trừ trong lợi nhuận. Vì vậy: Giá trị của doanh nghiệp có dụng vốn vay = Giá trị của doanh nghiệp không dùng vốn vay + Giá trị hiện tại của lá chắn thuế Chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn doanh nghiệp bao gồm: cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu, và các khoản nợ dài hạn khác.
  • 75. 75 6.1.3 Xác định tỷ suất chiết khấu
  • 76. 76 Bài tập Công ty cổ phần X đang thực hiện dự án với chi phí đầu tư là 50 tỷ đồng. Dự án được tài trợ bởi 3 nguồn vốn với số lượng và chi phí mỗi nguồn vốn như sau: Xác định chi phí sử dụng vốn của dự án biết rằng tỷ suất thuế thu nhập của công ty là 25%. Nguồn vốn Tỷ trọng vốn Lãi suất (%) 1. Vay ngân hàng Đông Á 30% 15% 2. Vay ngân hàng Vietcombank 30% 14% 3. Vốn tự có 40% 10%
  • 77. 77 6.2 Nội dung phân tích tài chính DADT 6.2.1Xác định tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư Thành phần vốn đầu tư I II A. Vốn cố định 1. Chi phí chuẩn bị 2. Chi phí mặt bằng 3. Chi phí xây dựng mới …………………………………. B. Vốn lưu động 1. Vốn sản xuất 2. Vốn lưu động C. Vốn dự phòng Tổng vốn đầu tư (A+B+C)
  • 78. 78 6.2.2 Lập báo cáo tài chính DADT 6.2.2.1 Dự tính doanh thu từ hoạt động của DA Hạng mục I II A. Doanh thu từ sản phẩm chính B. Doanh thu từ sản phẩm phụ, phế liệu C. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ D. Giá trị thanh lý Tổng doanh thu (A+B+C+D)
  • 79. 79 6.2.2 Lập báo cáo tài chính DADT 6.2.2.2 Dự tính chi phí sản xuất Các yếu tố I II 1. Nguyên vật liệu 2. Bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài 3. Nhiên liệu 4. Năng lượng 5. Nước 6. Lương 7. Bảo hiểm xã hội 8. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng 9. Khấu hao 10. Chi phí quản lý, điều hành 11. Chi phí tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm 12 Thuế 13. Chi phí khác
  • 80. 80 6.2.2 Lập báo cáo tài chính DADT 6.2.2.2 Dự tính mức lãi lỗ của DA Các chỉ tiêu I II 1.Tổng doanh thu 2. Thuế doanh thu 3. Tổng doanh thu thuần (1-2) 4. Tổng giá thành sản phẩm 5.Tổng giá thành s.p tồn kho đầu năm 6. Tổng giá thành s.p tồn kho cuối năm 7. Tổng giá thành s.p bán ra (4+5-6) 8. Lợi nhuận gộp (3-7) 9. Lãi NH 10. Thuế lợi tức 11. Lợi nhuận thuần (8-9-10) 12. Phân phối lợi nhuận Các tỷ lệ tài chính (Vòng quay vốn LD, LNT/DT, LNT/Vốn tự có, LNT/Vốn đầu tư)
  • 81. 81 6.2.2 Lập báo cáo tài chính DADT 6.2.2.4 Dự tính cân đối thu chi Các yếu tố I II A. Số tiền thu vào 1. Vốn tự có (vốn chủ sở hữu) 2. Vốn vay 3. Doanh thu thuần 4. Giá trị còn lại 5. Thu khác B. Số tiền chi ra 1. Vốn cố định 2. Vốn lưu động 3. Chi phí sxuất 4. Trả nợ gốc 5. Trả lãi 6. Thuế phải nộp
  • 82. 82 6.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính DA 6.2.3.1 Các chỉ tiêu tiềm năng tài chính của DA Hệ số vốn tự có so với vốn vay >2/3 Hệ số vốn tự có so với vốn đầu tư >50% Tỷ lệ giá trị tài sản lưu động so với tài sản nợ ngắn hạn 2-4 Tỷ lệ giữa giá trị tài sản có lưu động - trị giá tồn kho so với giá trị tài sản nợ ngắn hạn >1 Tỷ lệ giữa giá trị tổng lợi nhuận thuần và khấu hao so với giá trị nợ đến hạn trả >1
  • 83. 83 6.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính DA 6.2.3.1 Các chỉ tiêu tiềm năng tài chính của DA Hệ số vốn tự có so với vốn vay >2/3 Hệ số vốn tự có so với vốn đầu tư >50% Tỷ lệ giá trị tài sản lưu động so với tài sản nợ ngắn hạn 2-4 Tỷ lệ giữa giá trị tài sản có lưu động - trị giá tồn kho so với giá trị tài sản nợ ngắn hạn >1 Tỷ lệ giữa giá trị tổng lợi nhuận thuần và khấu hao so với giá trị nợ đến hạn trả >1
  • 84. 84 6.2.4 Các cách thức tính khấu hao 1. Khấu hao theo đường thẳng Khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/Thời gian tính khấu hao Nếu doanh nghiệp mua một thiết bị với giá 500 triệu đồng và thời gian trích khấu hao dự kiến là 5 năm. Vậy chi phí khấu hao hàng năm là? Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp thích hợp khi tài sản cố định được sử dụng trong suốt đời sống kinh tế. Trong trường hợp giá trị còn lại khác 0 thì cách tính khấu hao như sau: Khấu hao hàng năm = (Nguyên giá TSCĐ – giá trị còn lại) /Thời gian tính khấu hao
  • 85. 85 6.2.4 Các cách thức tính khấu hao 2. Khấu hao theo tổng số năm Theo phương pháp này, khấu hao hàng năm được tính bằng cách nhân nguyên giá tài sản ban đầu với tỷ lệ khấu hao giảm dần. Một tài sản có đời sống kinh tế dự kiến là 5 năm thì cơ sở để tính khấu hao sẽ là 1+2+3+4+5=15. Tỷ lệ khấu hao nhanh là một phân số với mẫu số cố định là 15, tử số thay đổi theo từng năm với giá trị 5 ở năm thứ nhất. Tính khấu hao theo phương pháp tổng số năm Năm Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Chi phí khấu hao 1 500 5/15 2 500 4/15 3 500 3/15 4 500 2/15 5 500 1/15
  • 86. 86 6.2.4 Các cách thức tính khấu hao 3. Khấu hao theo số dư giảm dần Cho phép khấu hao nhanh với một tỷ lệ khấu hao hàng năm lớn hơn phương pháp khấu hao đường thẳng trong năm thứ nhất. Trong những năm tiếp theo, chi phí khấu hao được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản hay số còn phải khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Tỷ lệ khấu hao được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao đường thẳng nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. Cùng với ví dụ bên, doanh nghiệp tính khấu hao theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần và hệ số khấu hao nhanh là 2 trong 2 năm đầu và các năm tiếp theo áp dụng hình thức khấu hao đường thẳng Tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần Năm Giá trị còn lại của tài sản cố định (tr.đ) Tỷ lệ khấu hao Chi phí khấu hao (tr.đ) 1 500 2 3 4 5
  • 87. 87 6.2.3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả 1. Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value-NPV) Khái niệm Giá trị hiện tại ròng cho biết qui mô lợi ích của dự án, được tính theo mặt bằng thời gian ở hiện tại. Giá trị hiện tại ròng được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị hiện tại các khoản thu (khấu hao và lợi nhuận sau thuế) với giá trị hiện tại các khoản chi phí đầu tư của DA
  • 88. 88 1. Giá trị hiện tại ròng (NPV)
  • 89. 89 1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) Qui tắc lựa chọn DA theo tiêu chuẩn NPV Dự án loại trừ là các DA mà khi đã lựa chọn một phương án trong chúng thì phải loại bỏ những phương án còn lại Dự án độc lập là các DA mà việc lựa chọn một DA nào đó không dẫn tới loại trừ việc lựa chọn các phương án khác trong chúng. NPV >0 DA có lãi NPV =0 DA hoà vốn NPV <0 DA lỗ Đối với DA loại trừ nhau, chọn DA có NPV lớn nhất và lớn bằng 0 Đối với DA độc lập, chọn DA có NPV lớn bằng 0
  • 90. 90 1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng NPV Ưu điểm NPV - Tính đến giá trị của tiền theo thời gian và tính đến hiệu quả cả đời DA - NPV phản ánh được qui mô lợi ích của DA nên nó đáp ứng được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ đầu tư trong giai đoạn lựa chọn DA. Nhược điểm NPV - Phụ thuộc vào i. Khó lựa chọn i chính xác đặc biệt đối với DA sử dụng nhiều nguồn vốn. i tăng => NPV giảm i giảm => NPV tăng
  • 91. 91 1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) Nhược điểm NPV - Chưa cho biết mức sinh lợi của DA, nên chưa thấy được hiệu quả của DA. Nên NPV(A)>NPV(B) chưa đủ để xác định A tốt hơn B. Có 2 DA loại trừ nhau như sau: Khoản mục DA A DA B Khoản thu ròng 1.050 125 Khoản chi (1.000) (100) NPV
  • 92. 92 1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) Nhược điểm NPV - DA có thời gian khác nhau rõ rệt thì cần phải dùng phương pháp điều chỉnh trước khi đánh giá lựa chọn DA. Một công ty có kế hoạch đổi mới thiết bị bằng việc lựa chọn 1 trong 2 thiết bị có cùng tính năng, tác dụng khác nhau về chỉ tiêu kinh tế cho ở bảng sau. Với mức lãi suất NH là 10%/năm thì nên chọn thiết bị nào? Chỉ tiêu X Y Vốn đầu tư ban đầu (tr.d) 300 580 Thu nhập /năm (tr.d) 80 100 Giá trị thu hồi (tr.d) 50 40 Thời gian vận hành (năm) 5 10
  • 93. 93 1. Giá trị hiện tại ròng (NPV) Một công ty dự kiến vay NH để xây dựng 1 phân xưởng sản xuất vật liệu mới (i=10%) Năm 1: giá trị đầu tư 1,5 tỷ Năm 2: giá trị đầu tư 2 tỷ Năm 3: giá trị đầu tư 0,5 tỷ Năm 4 phân xưởng đi vào hoạt động Dự kiến vận hành 15. Thu nhập hàng năm 600 tr. đ. Giá trị thu hồi 200tr. đ. Đến hết năm 4 (kể từ khi vận hành) phân xưởng đầu tư bổ sung để nâng cấp thiết bị mới với giá trị là 500 tr. đ và nhờ đó thu nhập hàng năm tăng thêm 200 tr. đ mỗi năm. Tính NPV và IRR của DA. Có kết luận gì?
  • 94. 94 Vẽ sơ đồ đầu tư - Thống nhất năm gốc là năm 0 (trong một số bài toán người ta có thể dùng năm bắt đầu đầu tư là năm 1 chứ không phải năm 0). - Xác định lợi ích và chi phí của từng năm của đời DA sau đó đưa vào sơ đồ đầu tư, dòng lợi ích nên được đặt nằm trên trục, dòng chi phí nằm dưới trục. - Tuỳ theo tính chất của từng DA có thể chọn mốc đầu tư: năm bắt đầu đầu tư hoặc năm bắt đầu khai thác công trình DA.
  • 95. 95 2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)
  • 96. 96 2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) Lựa chọn DA căn cứ vào IRR i định mức căn cứ vào lãi suất vay dài hạn ngân hàng, chi phí sử dụng vốn bình quân và tỷ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư. Suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được MARR (Minimum Attractive Rate of Return). Đối với mỗi nhà đầu tư có một MARR riêng do họ tự xác định. Có thể xem MARR như iđịnh mức. Đối với DA độc lập thì IRR > MARR Đối với DA loại trừ thì IRR > MARR và lớn nhất
  • 97. 97 2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) Ưu điểm - Khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu NPV, cho biết hiệu quả của lượng tiền đầu tư - Biết được khoản chênh lệch giữa tỷ suất thu hồi nội bộ của DA và chỉ tiêu hoàn trả của doanh nghiệp đề ra. Nhược điểm - IRR kém tin cậy hơn NPV vì IRR không xét đến qui mô của DA. - Nếu dòng lợi ích đổi dấu nhiều lần thì không xác định được một nội suất thu hồi vốn duy nhất. Nếu dòng tiền của DA có dạng (- + + - + +) sẽ có nhiều hơn 1 IRR.
  • 98. 98 2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) Nhược điểm - Nếu dòng lợi ích đổi dấu nhiều lần thì không xác định được một nội suất thu hồi vốn duy nhất. Nếu dòng tiền của DA có dạng (- + + - + +) sẽ có nhiều hơn 1 IRR. 0 1 2 3 4 5 (500) 200 100 (200) 400 300 1 2
  • 99. 99 2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) Giả sử có DA với dòng tiền như sau: Năm Dòng tiền 0 -$252 1 1431 2 -3035 3 2850 4 -1000
  • 100. 100 2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) $0.06 $0.04 $0.02 $0.00 ($0.02) NPV ($0.04) ($0.06) ($0.08) 0.2 0.28 0.36 0.44 0.52 0.6 0.68 IRR = 1/4 IRR = 1/3 IRR = 3/7 IRR = 2/3
  • 101. 101 2. Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) Mối quan hệ giữa IRR và NPV IRR>IRR*, dùng IRR để lựa chọn IRR<IRR*, dùng NPV để lựa chọn Discount rate 2% 6% 10% 14% 18% 60 40 20 0 – 20 – 40 Net present value – 60 – 80 – 100 22% IRR* IRRA IRRB 0 140 120 100 80 160 Year 0 1 2 3 4 Project A: – $350 50 100 150 200 Project B: – $250 125 100 75 50 26%
  • 102. 102 http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/Prints.aspx?newsid=115541 Dự án Thép Quảng Liên hiện nay, là theo tính toán của JFE, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án (IRR) chỉ khoảng 8%, liệu các ngân hàng có đồng ý tài trợ vốn cho dự án triển khai hay không. Bởi về nguyên tắc, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án càng lớn. Thực tế, trước đây đã có rất nhiều ngân hàng tại châu Âu đã từ chối cho vay với dự án thép tỉ đô này. http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=6161 Với nhà máy lọc dầu Dung Quất, điều đầu tiên nhiều người muốn biết là hiệu quả kinh tế ra sao? Theo báo cáo của Chính phủ, tổng vốn đầu tư ban đầu của Dung Quất chỉ là 1,5 tỷ đô-la thì IRR của nó đạt trên 15%. Đến năm 2005 khi điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 2,5 tỷ đô-la, IRR của dự án Dung Quất giảm xuống còn 5,87%. Nay tổng vốn đầu tư được điều chỉnh thành 3,05 tỷ đô-la thì IRR lại tăng lên 7,66%. Đây là điều cực kỳ phi lý.
  • 103. 103 3. Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C)
  • 104. 104 3. Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C) Ưu điểm, nhược điểm của B/C Ưu điểm - Có tính đến sự biến động của các khoản thu, chi theo thời gian Nhược điểm - Nếu sử dụng chỉ tiêu này so sánh giữa các DA thì có thể dẫn đến việc sai lệch nếu khác nhau về qui mô, và đối với DA có tính chất loại trừ nhau. - B/C(A)>B/C(B) chưa đủ để đánh giá DAA tốt hơn DA B DA PV(B) PV(C) B/C NPV A 3 1 B 16 10
  • 105. 105 3. Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C) Nhược điểm - Tỷ số B/C rất nhạy về cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí của DA nếu không có sự thống nhất về chi phí. DA PV (đầu tư) PV(lợi ích gộp) PV(hoạt động) B/C thường B/C sửa đổi A 300 2000 1000 B 1200 2500 300
  • 106. 106 3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T) Khái niệm Thời gian hoàn vốn đầu tư là khoảng thời gian (tính bằng năm tháng) cần thiết từ khi bắt đầu thực hiện đầu tư đến thời điểm mà tại đó tổng giá trị hiện tại của dòng thu nhập vừa bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
  • 107. 107 3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T)
  • 108. 108 3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T) Cách thức tính Thời gian hoàn vốn giản đơn – không tính chiết khấu Chi phí đầu tư -$1,000, i=11%/năm Năm Dòng tiền ($) 1 200 2 400 3 600 4 700
  • 109. 109 3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T) Lựa chọn dự án theo tiêu chuẩn T: Dự án loại trừ: T<Tđịnh mức, min Dự án độc lập: T<Tđịnh mức NH Việt Nam qui định Tđịnh mức được dựa lĩnh vực đầu tư: Hoạt động thương mại, dịch vụ, đầu tư chiều sâu, tiểu thủ công nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày: T không lớn hơn 5 năm. Ngành công nghiệp nhẹ: T không lớn hơn 7 năm Công trình công nghiệp nặng, cây công nghiệp dài ngày, T không lớn hơn 10 năm.
  • 110. 110 3. Thời gian hoàn vốn đầu tư (T) Ưu nhược điểm của T Ưu điểm - Dễ sử dụng và dễ hiểu, có thể được sử dụng để đo lường độ thanh khoản của DA. - Độ tin cậy tương đối cao vì sử dụng số liệu những năm đầu mới khai thác. Nhược điểm - Bỏ qua lợi ích của DA sau khi hoàn vốn - Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu
  • 111. 111 4. Điểm hoà vốn (BEP) Khái niệm Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí phải bỏ ra. Doanh thu được tính từ lúc vận hành DA. Chi phí phải bỏ ra bằng chi phí khả biến đến thời điểm hoà vốn và chi phí cố định cả đời DA. Chi phí cố định bao gồm: chi phí thành lập DN, chi phí quản lý, khấu hao TSCĐ, thuê mướn bất động sản, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí bảo hiểm, chi phí khác. Chi phí biến đổi bao gồm các khoản chi phí phát sinh phụ thuộc vào sản lượng hoặc doanh thu.
  • 112. 112 4. Điểm hoà vốn (BEP) Công thức  Điểm hoà vốn lời lỗ Sản lượng tại điểm hoà vốn X=c/(P-b) Doanh thu tại điểm hoà vốn Y=c/(1-b/P)  Điểm hoà vốn tiền tệ Sản lượng hoà vốn X=(c-KH)/(P-b)  Điểm hoà vốn trả nợ Sản lượng hoà vốn X=(c-KH+Nợ PT&Thuế LT)/(P-b)
  • 113. 113 Bài tập nhóm Viết 1 dự án dựa theo nội dung nghiên cứu khả thi - Trình bày bằng powerpoint ngày 21 thang 10, thời gian trình bày ít hơn 15 phút. - Nộp bài bằng file word (2 bảng copy) ngày 18 tháng 10 - Các của dự án dụng báo cáo nghiên cứu khả thi kết hợp các chỉ tiêu phân tích tài chính để đánh gía. - Có thể tham khảo các tài liệu có trên mạng nhưng phải được điều chỉnh theo nội dung yêu cầu. - Nhóm phản biện chịu trách nhiệm nghiên cứu bài và đặt câu hỏi. - Đánh giá điểm thông qua quá trình trình bày và phản biện, điểm cho từng cá nhân riêng.
  • 114. 114 6.2.6 Phân tích độ nhạy DAĐT  Các đại lượng đầu vào không an toàn thường là: • Mức lãi suất tính toán trong dự án • Sản lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ • Giá cả đơn vị sản phẩm dịch vụ • Chi phí khả biến • Thời kỳ hoạt động của dự án..  Các đại lượng đầu ra bị ảnh hưởng là: • Giá trị hiện tại thuần (NPV) • Tỷ lệ thu hồi nội tại (IRR) • Thời gian thu hồi vốn có xét yếu tố thời gian của tiền tệ • Điểm hoà vốn…
  • 115. 115 6.2.6 Phân tích độ nhạy DAĐT •  Các bước phân tích độ nhạy: • Xác định các đại lượng đầu vào không an toàn chủ yếu của dự án • Ước tính những thay đổi dễ xảy ra nhất trong giá trị của các đại lượng này • Xác định sự ảnh hưởng của mỗi sự thay đổi đến chi phí và lợi ích và tính toán chỉ tiêu hiệu quả tương ứng với sự thay đổi đó. • Giải thích kết quả thu được và ý nghĩa của chúng.
  • 116. 116 6.2.6 Phân tích độ nhạy DAĐT Năm Tình hình kinh tế Suy thoái (xác suất =0,1) Ổn định kinh tế (xác suất =0,6) Phát triển (xác suất=0,3) 0 -50 -50 -50 1 10 15 20 2 30 25 30 3 20 25 30 NPV
  • 117. 117 Chương VII Phân tích kinh tế xã hội DADT 7.1 Khái niệm Phân tích kinh tế xã hội DADT chính là việc so sánh giữa chi phí mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế. Lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi thực hiện đầu tư bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa.
  • 118. 118 7.2 Sự giống, khác nhau của phân tích KTXH và tài chính 7.2.1 Giống nhau - Là nội dung cơ bản quan trọng trong quá trình lập DA và là cơ sở lựa chọn DA. - Trình tự và lựa chọn các tiêu chuẩn 7.2.2 Khác nhau  Về quan điểm - Phân tích tài chính chỉ xem xét ở tầm vi mô còn phân tích KTXH phải xét trên tầm vĩ mô - Phân tích tài chính xem xét trên góc độ nhà đầu tư còn phân tích KTXH phải xuất phát từ lợi ích của toàn xã hội.  Mục tiêu - Mục tiêu của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận - Mục tiêu của xã hội là tối đa hoá phúc lợi XH
  • 119. 119 7.2 Sự giống, khác nhau của phân tích KTXH và tài chính Chỉ tiêu Tài chính KTXH Thuế Khoản chi phí (-) Thu nhập đối với NSNN (+) Lương Khoản chi (-) Lợi ích mà dự án tạo ra cho xã hội (+) Trợ cấp, trợ giá Khoản thu (+) Chi phí mà xã hội phải gánh chịu Giá cả Giá thị trường Giá mờ Các khoản nơ Lãi vay (-) Khoản thu (+) tạo ra giá trị gia tăng
  • 120. 120 7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
  • 121. 121 7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT Tỷ suất chiết khấu xã hội: Tỷ suất chiết khấu xã hội là tỷ suất dùng để tính chuyển các khoản lợi ích xã hội và chi phí xã hội của dự án về cùng một mặt bằng thời gian. Về nguyên tắc, tỷ suất chiết khấu xã hội được tính dựa trên chi phí xã hội của việc sử dụng vốn đầu tư. Cách tính tỷ suất chiết khấu xã hội: - Xuất phát từ mức lãi suất thực tế cho vay đầu tư của các tổ chức tài chính quốc tế - Tỷ lệ tăng trưởng dự đoán của nền kinh tế trong nước - Tỷ lệ lạm phát trên thị trường thế giới - Tính ổn định của thị trường vốn trên thế giới - Sự ổn định của nền chính trị trên thế giới - Mức lãi suất trong một thời gian dài đối với dự án trong nước - Tỷ lệ lạm phát trong nước
  • 122. 122 7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT
  • 123. 123 7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT 7.3.2 Giá trị gia tăng thuần túy quốc gia (NNVA- Net National Value Added) Khái niệm Giá trị gia tăng thuần túy quốc gia là mức chênh lệch giữa giá trị gia tăng ròng và giá trị gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài. Công thức NNVA = NVA – RP RP (Return of Payment): giá trị gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài RP bao gồm các khoản: - Tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác - Lợi nhuận thu được hoặc được chia - Khoản thu từ cung ứng dịch vụ và chuyển giao công nghệ …..
  • 124. 124 7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT 7.3.3 Đóng góp vào ngân sách nhà nước DADT càng đóng góp nhiều cho NSNN qua các loại thuế và các khoản thu khác thì hiệu quả của nó càng lớn. Đánh giá mức đóng góp NSNN thông qua - Mức đóng góp NSNN - Mức đóng góp NSNN/1 đồng vốn đầu tư
  • 125. 125 7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT 7.3.4 Giải quyết việc làm cho người lao động Số lao động có việc làm B1: Xác định số lao động cần thiết cho DA B2: Số lao động cần thiết tăng thêm ở các DA liên đới B3: Xác định số lao động bị mất việc do cạnh tranh B4: Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp và số lao động thất nghiệp Số lao động có việc làm trên 1 đơn vị vốn đầu tư - Số lao động có việc làm trực tiếp trên một đơn vị vốn đầu tư - Toàn bộ số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư đầy đủ.
  • 126. 126 7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT 7.3.5 Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ B1: Xác định các khoản thu chi ngoại tệ từng năm và của cả đời DA B2: Xác định các khoản thu chi ngoại tệ từng năm và cả đời DA liên đới B3: Xác định tổng thu chi ngoại tệ từng năm và cả đời DA. Qui chuyển về hiện tại. B4: Xác định số ngoại tệ tiết kiệm do sản xuất hàng thay thế nhập khẩu. B5: Xác định tổng B3+B4
  • 127. 127 7.3 Chỉ tiêu phân tích kinh tế xã hội DADT 7.3.6 Các ảnh hưởng khác - Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội - Tác động đến tăng khả năng cạnh tranh quốc tế - Ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng - Tác động dây chuyền - Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
  • 128. 128 Chương VIII QUẢN LÝ DỰ ÁN 8.1 Khái niệm Quản lý DA là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối và kiểm soát một DA từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt được những mục tiêu về thời gian ,chi phí, kỹ thuật và chất lượng.
  • 129. 129 Chương VIII QUẢN LÝ DỰ ÁN 8.1 Chức năng quản lý DA  Chức năng kế hoạch  Chức năng tổ chức  Chức năng lãnh đạo
  • 130. 130 Chức năng kế hoạch - Xác định rõ mục tiêu của DA - Thực hiện phân tách công việc - Xác định mối quan hệ logic giữa các công việc - Xây dựng lịch trình thời gian và lập kế hoạch nguồn lực để thực hiện DA Mục tiêu thông minh (SMART) - Specific Rõ ràng, cụ thể - Measurable Có thể đo lường được - Realistic Có thể thực hiện được - Time-bound Có giới hạn về thời gian
  • 131. 131 Chức năng kế hoạch - Xác định thứ tự ưu tiên và các chỉ tiêu: không phải mục tiêu nào cũng có tầm quan trọng ngang nhau, cần phân loại mục tiêu và đánh số thứ tự theo tầm quan trọng. Sau đó cụ thể hóa thành mục tiêu. Ví dụ: nếu mục tiêu của DA là tăng mức hài lòng của khách hàng và chỉ số dựa trên các đơn khiếu nại thì chỉ tiêu đưa ra là giảm đơn khiếu nại. - Liệt kê tất cả những mục tiêu, chỉ số, thứ tự ưu tiên, tình hình hiện tại và các chỉ tiêu mong muốn để xác định những trọng tâm nào của DA cần bỏ nhiều nổ lực và nguồn lực hơn.
  • 132. 132 Chức năng kế hoạch MỤC TIÊU (quyết định thành công của DA) CHỈ SỐ (thước đo mức độ thành công DA) Thứ tự ưu tiên Hiện tại Chỉ tiêu cần đạt Tăng dthu của các sản phẩm Tăng sản lượng đơn đặt hàng 10 5.106 7,5.106 Tăng tốc độ ra quyết định Giảm thời gian trả lời khi khách hàng xin bảng giá 8 8 tuần 4 tuần Tăng hiệu suất chuẩn bị bảng báo giá Giảm thời gian xây dựng bảng giá 6 4 ngày/tháng 2 ngày/tháng Giảm thời gian tham gia các khóa đào tạo 5 ngày/năm 0 ngày/năm Tăng trách nhiệm giải trình của cấp quản lý đối với các đề xuất Chỉ để một nhà quản lý chịu trách nhiệm trên mỗi đề xuất 6 Chưa thực hiện Sẽ áp dụng
  • 133. 133 Chức năng tổ chức Chức năng tổ chức - Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với từng loại DA - Xây dựng các văn bản hướng dẫn, - Thiết lập các chuẩn mực về quyền lực và trách nhiệm
  • 134. 134 Chức năng lãnh đạo - Thiết lập giới hạn quyền lực đối với việc ra quyết định về phân bổ nguồn lực - Thiết lập những chuẩn mực kỹ thuật, thời gian, chi phí dành cho DA - Chuẩn bị kế hoạch đánh giá, thiết lập một hệ thống thông tin quản lý
  • 135. 135 Chức năng lãnh đạo Đánh giá xem ai sẽ làm việc gì Cần bao nhiêu người Xác định mức độ chuyên môn cần thiết Họ cần những kỹ năng nào Mỗi hoạt động cần gì? Trang thiết bị vật tư Nhu cầu sử dụng hệ thống hiện có Có cần những thông tin hoặc công nghệ ? Cân nhắc chi phí các nguồn lực Tổng chi phí
  • 136. 136 8.3 Nội dung quản lý DA 1. Quản lý phạm vi 2. Quản lý thời gian 3. Quản lý chi phí 4. Quản lý chất lượng 5. Quản lý nhân lực 6. Quản lý thông tin 7. Quản lý rủi ro 8. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán 9. Lập kế hoạch tổng quan
  • 137. 137 8.3 Nội dung quản lý DA 1. Quản lý phạm vi - Xác định, giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của DA - Xác định công việc nào thuộc về DA và cần phải thực hiện, công việc nào ngoài phạm vi của DA. 2. Quản lý thời gian - Là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian - Xác định mỗi công việc kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc
  • 138. 138 8.3.2 Quản lý thời gian Lịch thực hiện liệt kê ngày tháng tương ứng với công việc trong bảng phân tích công việc nhằm ghi lại: - Thời điểm chúng ta dự báo công việc bắt đầu - Thời gian công việc thực sự bắt đầu Mục đích của việc ghi lại lịch thực hiện ngày giờ là để: - Đảm bảo lợi ích đạt được tại một thời điểm hợp lý với chi tiêu - Phối hợp các nguồn lực - Đảm bảo huy động đủ nguồn lực khi cần thiết - Dự kiến được số tiền và nguồn lực cần có trong những thời gian khác nhau - Đảm bảo cố định ngày kết thúc
  • 139. 139 3. Quản lý chi phí - Quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ DA - Tổ chức, phân tích số liệu báo cáo những thông tin về chi phí. Quá trình kiểm soát cổ điển có 4 bước: - Dự tính các khoản chi tiêu sắp tới - Theo dõi các khoản chi thực tế - Tính toán sự chênh lệch - Có biện pháp xử lý tùy theo mức độ chênh lệch
  • 140. 140 8.3 Nội dung quản lý DA Mỗi DA được ràng buộc theo nhiều cách khác nhau bởi chính nó: Phạm vi: cái gì mà DA cố gắng hoàn thành Thời gian: bao lâu thì DA sẽ thực hiện xong Chi phí: chi phí là bao nhiêu. Nhiệm vụ của nhà quản lý DA là cân đối ba mục tiêu thường hay cạnh tranh nhau này và thỏa mãn các thành viên có liên quan.
  • 141. 141 4. Quản lý chất lượng Triển khai, giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện DA Quản lý chất lượng DA dựa trên mô hình 5 yếu tố: - Chất lượng kết quả là mục đích cuối cùng - Chất lượng của quá trình quản lý là một đóng góp quan trọng trong chất lượng của kết quả - Đảm bảo chất lượng được xem như thuốc phòng ngừa - Quản lý chất lượng được xem như thuốc chữa trị - Thái độ thực hiện tốt rất cần thiết để quản lý thành công DA, các cấp của tổ chức phải cam kết về chất lượng sẽ đạt được
  • 142. 142 5. Quản lý nhân lực Hướng dẫn, phối hợp những nổ lực của mọi thành viên tham gia DA • Một doanh nghiệp chuyên cung cấp thông tin qua mạng về di cư đến Mỹ với sự tham gia của một quỹ đầu tư mạo hiểm. Ông mời một cô bạn đã từng học quản trị kinh doanh ở trường đại học đến làm. Ngay từ đầu ông đã thấy cô này không chuyên tâm vào công việc. Nhưng lúc đó ông nghĩ chuyện không có gì lớn. Sau đó, ông đã bỏ ra vài tuần để khuyên cô làm tốt phận sự của mình hơn. Và khi cô chưa kịp thay đổi gì thì quỹ đầu tư đã tuyên bố rút vốn ra khỏi công ty. Tôi hiểu rằng trong thời gian tôi để ý đến thái độ làm việc của cô bạn thì họ cũng quan sát cô và đánh giá cách xử lý của tôi. Họ nghĩ rằng một công ty chấp nhận một nhân viên có thái độ làm việc như vậy thì không thể nào tiến lên được, ông nói. • Bản chất con người rất khó thay đổI, và khi nhận thấy họ không thể đi cùng chiều với sự phát triển của công ty, hãy ra các quyết định kịp thời, ông kết luận.
  • 143. 143 8.3 Nội dung quản lý DA 6. Quản lý thông tin Đảm bảo cho các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên DA, với các cấp quản lý khác nhau. 7. Quản lý rủi ro Xác định các yếu tố rủi ro DA, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó với từng loại rủi ro. Phương thức ứng phó với từng loại rủi ro: - Phòng tránh - Chuyển giao - Phòng ngừa - Làm dịu sự tác động - Hoạch định yếu tố tình cờ
  • 144. 144 7. Quản lý rủi ro Rủi ro có thể phân thành các loại sau đây: - Rủi ro nội tại không thuộc lĩnh vực kỹ thuật (Rủi ro này phát sinh từ một thất bại của khâu tổ chức DA – con người-vật liệu-tài chính) - Rủi ro nội tại thuộc lĩnh vực kỹ thuật - Rủi ro bên ngoài có thể dự đoán nhưng không chắc chắn (thời gian phê duyệt kéo dài hơn dự đoán, tham nhũng) - Rủi ro bên ngoài không thể dự đoán (nó có thể phát sinh do chính phủ, hoặc một thành phần thứ 3, hoặc do không đạt được mục tiêu vì một tác động bên ngoài)
  • 145. 145 8.3 Nội dung quản lý DA 8. Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán - Lựa chọn thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán NVL, trang thiết bị, dịch vụ … 9. Lập kế hoạch tổng quan - Quá trình đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của DA đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.
  • 146. 146 8.4 Lập tiến độ thực hiện DA 1. Xác định lịch trình - Liệt kê tất cả những công việc cần phải làm - Ước lượng thời gian cần thiết để thực hiện từng công việc - Xem xét thứ tự ưu tiên các công việc , việc nào làm trước hoặc làm ngay từ đầu, việc nào làm sau.
  • 147. 147 8.4.1 Xác định lịch trình Bảng xác định lịch trình cho dự án lắp đặt thiết bị Công việc Hành động Thời gian (ngày) Công việc làm trước Công việc làm sau A Hoạch định (chọn địa điểm lắp đặt, chọn người bán) 5 - B D G B Dọn dẹp mặt bằng 2 A C C Đào móng 4 B E D Tiếp nhận máy 1 A I E Đổ bê tông 3 C F F Lắp đặt máy 3 E I G Lắp đặt hệ thống hạ tầng 4 A H H Kết nối hệ thống hạ tầng 2 G I I Chạy thử 5 D, F, H -
  • 148. 148 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng 1. Vẽ sơ đồ CPM, PERT CPM: Khi thời gian của mỗi công việc được biết trước PERT: khi thời gian của mỗi công việc là ước tính Qui ước vẽ sơ đồ mạng - Công việc – cạnh: được biểu thị bằng một đoạn thẳng có định hướng gọi là cạnh của sơ đồ. Trên cạnh ghi tên công việc và thời gian thực hiện công việc đó. - Sư kiện – đỉnh: mỗi khi hoàn tất một (hoặc một số) công việc và khởi công một (một số) công việc khác gọi là một sự kiện. Mỗi sự kiện được biểu thị bằng một đỉnh của sơ đồ.
  • 149. 149 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng 1. Vẽ sơ đồ CPM, PERT - Một công việc có thể ghi bằng một cặp số (i,j) trong đó i đỉnh chỉ sự kiện khởi công và j đỉnh chỉ sự kiện kết thúc công việc đó. Thời gian cần thiết cho công việc cũng có thể ghi tij. Công việc B có thể ghi (2,3) và thời gian là t23=2. - Đánh số thứ tự các đỉnh, đỉnh xuất phát ghi số 1.
  • 150. 150 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng  Trên sơ đồ có 9 cạnh và 8 đỉnh.  Tùy theo từng dự án mà sơ đồ thể hiện từ đỉnh đầu tiên đến đỉnh kết thúc có một hay nhiều lộ trình.  Cho phép tính được tổng thời gian của từng lộ trình. Lộ trình dài nhất được gọi là lộ trình tới hạn hay gọi là đường găng, đây là thời gian ngắn nhất để có thể hoàn thành. 1 2 3 4 6 7 8 5 A 2 3 3 H 4 G 2 F 5 5 EC 4B 5 I 1
  • 151. 151 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng Lộ trình 1: 1,2,3,4,6,7 = A5+B2+C4+E3+F3+I5 =22 ngày Lộ trình 2: 1,2,7,8 = A5+D1+I5 =11 ngày Lộ trình 3: 1,2,5,7,8 = A5+G4+H2+I5 =16 ngày Như vậy lộ trình 1 là lộ trình tới hạn, những công việc nằm trên lộ trình này gọi là công việc găng A, B, C, E, F, I. Bất kỳ một sự chậm trễ nào trên đường găng này sẽ dẫn đến dự án không hoàn thành đúng hạn.
  • 152. 152 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng 2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng Mỗi sự kiện (đỉnh) có 2 thời điểm Thời điểm xuất phát sớm: ti s Là thời gian sớm nhất có thể xảy ra khi tất cả mọi hoạt động dẫn đến sự kiện được hoàn thành. Đỉnh 1 là đỉnh khởi công nên ti s =0. Nếu có trên 1 chuỗi các sự kiện dẫn đến một sự kiện thì xuất phát sớm được xác định bằng công thức: Ti s = max (ti s + tij ) với i,j thuộc ui - ui - là tập hợp các cạnh hướng vào đỉnh i.
  • 153. 153 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng 2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng Thời điểm xuất phát muộn: ti m Là thời gian muộn nhất mà sự kiện có thể xảy ra không làm ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án. Đỉnh n là kết thúc nên tn m = tn s . Để tính xuất phát muộn ta tính từ sự kiện cuối cùng (từ đỉnh n) về đỉnh xuất phát (đỉnh số 1). Nếu có trên một chuỗi hoạt động tính xuất phát muộn bằng công thức sau: ti m = min (tj s + tij ) với i,j thuộc ui + ui + là tập hợp các hoạt động xuất phát từ đỉnh i
  • 154. 154 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng 2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng Thời gian dự trữ của sự kiện thứ i (di) là hiệu số của xuất phát muộn và xuất phát sớm của sự kiện thứ i: di = ti m - ti s Thời gian dự trữ của đỉnh i cho biết thời điểm xuất hiện sự kiện i có thể sẽ dịch bao nhiêu thời gian để không bị ảnh hưởng đến công việc của sự kiện tiếp theo và đến tiến trình chung của DA Các đỉnh nằm trên đường găng di=0.
  • 155. 155 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng 2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng Đường găng là đường dài nhất nối từ đỉnh xuất phát (đỉnh 1) đến đỉnh n (kết thúc) đi qua các đỉnh có thời gian dự trữ =0. Tổng thời gian theo một đường găng có thể bằng hoặc nhiều hơn thời gian đi theo các đường khác. Thời gian thực hiện DA bằng thời gian dọc theo đường găng. Các sự kiện trên đường găng gọi là sự kiện găng Các cạnh nằm trên đường găng gọi là công việc găng Nếu giảm thời gian của đường găng sẽ giảm được thời gian thực hiện dự án.
  • 156. 156 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng 2. Tính toán các thời gian trong sơ đồ mạng Thời gian dự trữ chung của công việc trên sơ đồ mạng (dij) là khoảng thời gian tối đa mà công việc (i,j) có thể kéo dài mà không ảnh hưởng đến thời điểm hoàn thành muộn của các công việc ngay trước đó và thời điểm khởi công sớm của công việc ngay sau đó. dij = tj m - ti s - tij Thời gian dự trữ độc lập của công việc dij đ là khoản thời gian tối đa mà công việc (i,j) có thể kéo dài mà không ảnh hưởng đến thời điểm hoàn thành muộn của các công việc ngay trước đó và thời điểm khởi công sớm của công việc ngay sau đó. dij = max (0, tj m - ti s - tij)
  • 157. 157 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng Có một công trình xây dựng được với các công việc được cho trong bảng. Công việc Thời gian (ngày) Thứ tự thực hiện Y1 8 Bắt đầu ngay Y2 4 Bắt đầu ngay Y3 10 Bắt đầu ngay Y4 6 Sau y1 hoàn thành Y5 6 Sau y1 hoàn thành Y6 8 Sau y2, y5 hoàn thành Y7 5 Sau y2, y5 hoàn thành Y8 2 Sau y7, y3 hoàn thành Y9 5 Sau y4 hoàn thành Y10 5 Sau y6, y8, y9 hoàn thàn y11 9 Sau y4 hoàn thành
  • 158. 158 8.4.2 Xác định sơ đồ mạng Có một công trình xây dựng được với các công việc được cho trong bảng. Công việc Khởi công Kết thúc Dự trữ Sớm nhất Muộn nhất Sớm nhất Muộn nhất Sớm nhất Muộn nhất Y 1 Y 2
  • 159. 159 Chúc các em thi tốt