SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
DẠY HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU Ở TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP10)
THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Chữ
HÀ NỘI – 2012
5
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................. i
Danh mục viết tắt ........................................................................................ ii
Danh mục các bảng ..................................................................................... iii
Mục lục........................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................... 8
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................ 8
1.1.1. Đối thoại và dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đối thoại . 8
1.1.2. Những đặc điểm về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý tiếp nhận văn
chương của học sinh THPT ........................................................................ 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 30
1.2.1. Nguyễn Du, Truyện Kiều và việc dạy học tác gia, tác phẩm ........... 30
1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học Truyện Kiều ở phổ
thông hiện nay............................................................................................. 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁC
ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THEO HƢỚNG ĐỐI THOẠI.................................................................. 37
2.1. Khảo sát thực trạng dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trường
phổ thông hiện nay...................................................................................... 37
2.1.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 37
2.1.2. Địa bàn và đối tượng khảo sát........................................................... 37
2.1.3. Phương pháp khảo sát ...................................................................... 37
2.1.4. Nội dung khảo sát ............................................................................. 37
2.1.5. Thời gian khảo sát............................................................................. 38
2.1.6. Kết quả khảo sát................................................................................ 38
2.1.7. Kết luận về việc dạy học các đoạn trích Truyện Kiều lớp 10 THPT......... 42
2.2. Biện pháp.............................................................................................. 44
2.2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc.................................................... 44
2.2.2. Các biện pháp dạy học theo hướng đối thoại.................................... 48
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM ................................................................... 36
3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 36
6
3.2. Yêu cầu thực nghiệm............................................................................ 36
3.3. Địa bàn, đôi tượng và bài thực nghiệm................................................ 36
3.4. Thời gian và quá trình tiến hành thực nghiệm..................................... 57
3.4.1. Thời gian và quy trình thực nghiệm ................................................. 57
3.4.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm....................................................... 58
3.5. Giáo án thực nghiệm ............................................................................ 58
3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị............................................................................... 58
3.5.2. Giáo án .............................................................................................. 60
3.5.3. Đánh giá thực nghiệm dạy học đoạn “Trao duyên”, trích Truyện
Kiều của Nguyễn Du theo một số biện pháp luận văn đề ra..................... 76
KẾT LUẬN ............................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 82
PHỤ LỤC................................................................................................... 85
3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
ĐC
GV
HS
NKVH
NXB
SGK
TN
THPT
Tr.
Đối chứng
Giáo viên
Học sinh
Nhật kí văn học
Nhà xuất bản
Sách giáo khoa
Thực nghiệm
Trung học phổ thông
Trang
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi đối thoại trong phân tìm hiểu bài
các đoạn trích Truyện Kiều sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương
trình cơ bản..................................................................................................
38
Bảng 2.2. Thống kê số câu hỏi đối thoại trong phân tìm hiểu bài
các đoạn trích Truyện Kiều sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương
trình nâng cao..............................................................................................
39
Bảng 2.3. Thống kê kết quả khảo sát giáo án .............................................40
Bảng 2.4. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học
của giáo viên................................................................................................41
Bảng 3.1. Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá kết quả học tập
của học sinh trong sự so sánh đối chứng.....................................................74
Bảng 3.2. Tổng hợp và so sánh kết quả kiểm tra bài dạy thực
nghiệm và đối chứng ..................................................................................75
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, các dân tộc trên thế giới đang đi vào thời kì hội nhập khu vực
và quốc tế. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo cơ hội cho mỗi quốc
gia có thể học tập, tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhau để làm phong phú
cho nền văn hóa của chính mình. Xu hướng vận động của thế giới hiện đại là
đối thoại hợp tác, lắng nghe ý kiến, cùng nhau tranh luận tìm ra giải pháp hữu
hiệu nhất để giải quyết mọi vấn đề chung vì một xã hội tốt đẹp. Đối thoại
cũng được xem là một tiêu chí, một hình thức quyết định sự tồn vong của hệ
thống giáo dục các quốc gia.
Ở nước ta, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được
tiến hành một cách đồng bộ, không nằm ngoài sự vận động của xã hội nói
chung, dạy học cũng được tổ chức theo hình thức đối thoại nhiều chiều. Trong
luật giáo dục của nước ta thong qua ngày 5/5/2005 có nêu rõ: “Phương pháp
giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của
người học; bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên”. Gần đây, trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-
2010”, Đảng ta cũng xác định : “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo
dục, chuyển từ việc tiếp nhận tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng
dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho
người học phương pháp tự học, thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư
duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh”. Như vậy, những yêu cầu về
nội dung, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục được Đảng và Nhà nước xác
định rõ. Tuy nhiên, trong thực tế, để đạt được nhiệm vụ và mục đích trên vẫn
còn là thách thức đối với ngành giáo dục.
Một trong những luận điểm cơ bản của quá trình đổi mới phương pháp
dạy học trong nhà trường là " Học sinh là bạn đọc sáng tạo". Với quan điểm
8
trên, quá trình dạy học giờ đây đòi hỏi phải thay đổi rất nhiều. Sẽ không còn
là những giờ thuyết giảng một chiều thầy nói, trò nghe...mà sẽ là những cuộc
đối thoại bình đẳng, dân chủ, phong phú giữa những người học, trong một
không khí học tập cởi mở, có định hướng. Tổ chức giờ học đối thoại sẽ phát
huy tính chủ động, tích cực của học sinh, khơi gợi hứng thú học tập, hình
thành động cơ học tập đúng đắn, trang bị cả tri thức và hình thành nền tảng
đạo đức vững chắc cho học sinh.
Dạy học văn là một khâu then chốt trong việc phát triển nhân cách,
giáo dục, giáo dưỡng đối với học sinh. Tuy nhiên dạy học văn trong nhà
trường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan trong
việc tổ chức cho học sinh tiếp nhận văn bản. Ngữ văn là một bộ môn khó
chiếm lĩnh. Các em dù rất thích môn văn, nhưng không phải em nào cũng có
khả năng tiếp thu dễ dàng. Mỗi tác phẩm văn chương là sáng tạo nghệ thuật
của tác giả. Bản chất của tác phẩm văn chương là một hệ thống mở mà ở đó
mỗi người lại có những cảm nhận khác nhau. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên
là phải lựa chọn được phương pháp dạy học hiệu quả để khi học văn các em
được sống trong tác phẩm với những cảm nhận của riêng mình, chứ không
phải sống trong cái “khuôn vàng thước ngọc” có sẵn với những cảm nhận áp
đặt của người khác. Giải quyết những khó khăn đó cũng chính là mấu chốt
của việc đổi mới phương pháp dạy học môn văn hiện nay.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, số lượng các tác phẩm văn học
trung đại chiếm một lượng không nhỏ. Và có lẽ khi nói đến văn học trung đại
nước nhà, tác phẩm đầu tiên mọi người phải nghĩ tới ngay là Truyện Kiều của
đại thi hào Nguyễn Du . Không ai có thể phủ nhận trong toàn bộ văn học Việt
Nam, Truyện Kiều - Nguyễn Du là một thành công vẻ vang nhất, là áng văn
chương tiêu biểu hơn hết. Trong mấy thế hệ nhà văn, khoảng hơn một trăm ba
mươi năm nay, người đọc, người phê bình Truyện Kiều không bao giờ cạn lời
khen ngợi. Có những người không hề đi học, chỉ nhờ thuộc lòng Truyện
9
Kiều đã mò mẫm tự học để đọc được các bản sách chữ Nôm. Người dân bất
kỳ tầng lớp nào, không ai không thích nghe kể Truyện Kiều, ngâm Kiều,
lẩy Kiều. Người ta nhớ từng câu, từng đoạn và dẫn dụng vào câu chuyện hằng
ngày, khi nói đến “nhân tình thế thái”. Trong xã hội, Truyện Kiều được xem
như một bản “linh kinh” báo cho người ta những bước rủi may trên đường
đời. Trong văn học thế giới, trừ mấy tập kinh thánh, chỉ có hai thi sĩ chinh
phục được lòng tin của độc giả đến trình độ đó, đó là Virgil, thi sĩ La Mã và
Nguyễn Du- thi sĩ của Việt Nam.
Thế mà việc dạy Truyện Kiều cho đến nay vẫn là một thách thức đối với
giáo viên đứng lớp. Đă có nhiều phương pháp khác nhau được đề xuất và vận
dụng trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều chẳng hạn như vận dụng phương
pháp giảng bình, phân tích theo đặc trưng thể loại, vận dụng đọc hiểu... Tuy
nhiên để phát huy được tính chủ thể, để học sinh nói được tiếng nói chân thực
của mình trong việc tiếp nhận tác phẩm thì có lẽ dạy học theo hướng đối thoại
đem lại hiệu quả hơn cả. Chính vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
nghiên cứu : "Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở Trung học phổ thông (
chƣơng trình Ngữ Văn lớp 10) theo hƣớng đối thoại", mong góp phần làm
sáng tỏ hơn những cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểu giờ học đối thoại và cụ thể
hóa cơ chế vận hành của nó trong những bài dạy văn cụ thể.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, Truyện Kiều được quan tâm nghiên cứu chủ yếu ở hai
phương diện: giá trị nội dung nghệ thuật và phương pháp dạy học tác phẩm.
Việc tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác vẻ đẹp của tác phẩm là vấn đề
luôn luôn được đặt ra được các nhà sư phạm dày công nghiên cứu. Đă có
nhiều phương pháp khác nhau được đề xuất và vận dụng trong dạy học các
đoạn trích Truyện Kiều như: vận dụng phương pháp giảng b́ình, phân tích theo
đặc trưng thể loại, quan tâm đến khoảng cách tiếp nhận... Trong phạm vi đề tài
này, chúng tôi lưu tâm đến những ý kiến thuộc hướng nghiên cứu về phương
pháp dạy học Truyện Kiều trong nhà trường phổ thông.
10
Trong cuốn “ Giảng văn Truyện Kiều”, nhà xuất bản Giáo dục, H.2006
(Tái bản lần thứ 7), Giáo sư Đặng Thanh Lê đă đưa ra cách phân tích Truyện
Kiều theo phương hướng tiếp cận thi pháp học và ngôn ngữ học. Trong đó, tác
giả đă nêu ra những cách thức để tiến hành như xác lập hệ thống cấu trúc
đoạn trích theo đặc điểm thể loại, vấn đề giới thiệu vị trí đoạn trích. Mặt khác
cũng xác định tính chất của h́ ình tượng nhân vật theo thể loại, từ đó đi đến
phân tích nhân vật theo đặc trưng thi pháp cổ điển, tập trung vào phân tích
ngôn ngữ của tác phẩm.
Giáo sư Trần Đ́ nh Sử trong cuốn “ Đọc văn, học văn”, Nxb Giáo dục,
H. 2003, cũng đă đưa ra quan điểm đọc văn: “ Chúng tôi chú trọng mặt ngôn
từ, bởi hình tượng văn học mọc lên từ đó. từ âm thanh, nhạc điệu, ý nghĩa của
từ ngữ, ý nghĩa các biểu trưng đă hình thành trong truyền thống văn hóa, cấu
trúc của văn bản, giọng điệu, lời văn của ai, quan hệ đối thoại trong ngữ
cảnh...đều là những yếu tố cần được t́ìm hiểu để hiểu bài văn”. Trong công
trình này, tác giả cũng tiến hành phân tích các tác phẩm văn học trung đại đến
hiện đại, trong đó có các đoạn trích trong Truyện Kiều .
Bên cạnh các công trình nghiên cứu còn có các bài báo, luận án tiến sĩ,
các luận văn sau đại học quan tâm tìm hiểu việc dạy học các đoạn trích trong
Truyện Kiều. Trong luận án tiến sĩ khoa học: “ Biện pháp hạn chế khoảng
cách tiếp nhận của học sinh trung học miền núi trong giờ học giảng văn
Truyện Kiều của Nguyễn Du” của tác giả Nguyễn Thanh Sơn đă chỉ ra những
khó khăn cho học sinh miền núi khi tiếp nhận Truyện Kiều chính là “rào cản
ngôn ngữ: ngôn ngữ Tiếng Việt- Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ trong Truyện
Kiều”( 31, tr.52). Một khó khăn khác nữa là sự hạn chế về vốn sống, vốn hiểu
biết của các em. Ở luận án náy, tác giả cũng đă đưa ra các giải pháp để khắc
phục những khó khăn. Trong số các giải pháp đưa ra, chúng tôi đặc biệt lưu ý
đến giải pháp tổ chức cho các em sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ
để nâng cao khả năng cảm thụ văn chương.
11
Luận văn “Lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học Truyện
Kiều ở THPT” của Nguyễn Thị Ngọc Oanh (năm 2002) đă nghiên cứu lịch sử
tiếp nhận Truyện Kiều trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ trong nước và trên
thế giới. Luận văn cũng đă đưa ra một số cách thức hướng dẫn học sinh
nhưng không tập trung vào đoạn trích nào cụ thể. Một luận văn khác là
“Hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích “ Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều cho học sinh
THPT” của Nguyễn Thúy Hằng (năm 2003) có đi vào những biện pháp cụ thể
để hướng dẫn học sinh đọc hiểu, nhưng chủ yếu là vận dụng các thao tác và
các dạng đọc...
Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu đă đưa ra một số phương pháp khác
nhau để hướng dẫn học sinh tìm hiểu Truyện Kiều. Tuy nhiên, hướng dạy học
các đoạn trích Truyện Kiều theo hướng đối thoại chưa được quan tâm đến.
Ở Việt Nam, khái niệm “giờ học đối thoại” có lẽ xuất hiện lần đầu tiên
trong giáo trình Phương pháp dạy học văn, tập I của hai tác giả Phan Trọng
Luận và Trương Dĩnh. Tuy mới chỉ là những nét phác thảo đề cập đến những
vấn đề chung qua tiêu đề Giờ học đối thoại- con đường giải quyết một nghịch
lý trong giảng văn, các tác giả đã đánh giá cao mặt tích cực của những giờ
học đối thoại, chỉ ra sự cần thiết phải tạo tình huống để học sinh trao đổi, bộc
lộ cảm nhận của mình về một hiện tượng văn học dựa trên nhiều quan hệ đối
thoại, “không chỉ giữa học sinh với nhau mà giữa học sinh với giáo viên và
đặc biệt là giữa học sinh với bản thân nhà văn thông qua bài văn” (25, tr.305)
Trong chuyên đề Đối thoại và định hướng cảm thụ văn chương trong
dạy học tác phẩm văn học của tác giả Nguyễn Viết Chữ cũng phân tích rất sâu
sắc bản chất, vai trò của đối thoại trong dạy học tác phẩm văn chương. Tác
giả cũng đã chỉ ra sự cần thiết của việc tạo ra những “cuộc giao tiếp, cuộc đối
thoại” . Theo tác giả, “tiếp nhận theo kiểu đối thoại sẽ có điều kiện đi sâu vào
bản chất của tri thức”, mà ở đó học sinh được theo dõi, được chứng kiến,
12
tham gia bày tỏ ý kiến và “tiếp nhận tác phẩm như tham dự một cuộc tham
quan thú vị”.
Trong những năm trở lại đây, việc triển khai nghiên cứu giờ học đối
thoại thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu như : Bài viết của Tiến
sĩ Đỗ Huy Quang Giờ học đối thoại- con đường giải quyết một nghịch lý
trong giảng văn; Giáo sư Nguyễn Thị Hai với bài Thầy và trò đối thoại để
cùng xây dựng bài giảng; Tiến sĩ Trần Thanh Bình có bài Dạy học đối thoại-
điều kiện để phát huy chủ thể học sinh...Tuy vậy, cho đến nay, chúng ta vẫn
thiếu những công trình chuyên sâu nghiên cứu về dạy học đối thoại nói chung
và trong dạy học trích đoạn Kiều nói riêng.
Trên đây là những tài liệu đã đặt nền móng cho đề tài nghiên cứu của
chúng tôi. Tuy nhiên, các tài liệu trên mới chỉ là những gợi dẫn, đưa ra những
hướng tiếp cận văn bản Truyện Kiều từ nhiều góc độ khác nhau mà chưa đề
cập đến dạy học Truyện Kiều theo hướng đối thoại. Trân trọng, kế thừa các tư
tưởng đi trước, vận dụng linh hoạt phương pháp, biện pháp dạy học, chúng tôi
tiến hành thực hiện luận văn này mong muốn tìm ra biện pháp hữu hiệu góp
phần nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho những
nghiên cứu về việc dạy học các đoạn trích Truyện Kiều theo hướng đối thoại.
- Đánh giá được thực tế giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường hiện
nay nói chung và trích đoạn Kiều nói riêng.
- Vận dụng những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học môn Ngữ văn
theo hướng đối thoại để đưa ra những biện pháp dạy học các đoạn trích
Truyện Kiều trong chương trình THPT hiện nay.
- Thiết kế giáo án theo định hướng của đề tài và dạy học thể nghiệm ở một số
trường THPT tại Quảng Ninh để kiểm chứng, đánh giá, khẳng định tính khả
thi của những đề xuất khoa học đã nêu.
13
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Với tính chất bước đầu, luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
như sau:
- Đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc dạy học
theo hướng đối thoại.
- Các đoạn trích Truyện Kiều- Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 10 THPT
- Giáo án của giáo viên, sgk, sgv, bài làm văn của học sinh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, chúng tôi đã vận dụng linh hoạt các
phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Được sử dụng để thu thập những tài liệu
thực tế về tình hình dạy học văn đang diễn ra ở THPT Hoàng Văn Thụ, THPT
Uông Bí và một số trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có liên
quan trực tiếp đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để tìm ra hướng dạy học
thích hợp với đối tượng học sinh THPT thông qua việc tìm hiểu các tư liệu,
giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc tâm lý học lứa tuổi; Xã hội học, Lí luận
văn học, Lí luận và phương pháp dạy học văn.
- Phương pháp thực nghiệm: Nghiên cứu, soạn giảng thể hiện một tác phẩm
nhằm kiểm chứng những định hướng đã trình bày; từ đó rút ra kết luận sư
phạm cho đề tài.
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập trong quá
trình khảo sát nhằm đạt tới những kết luận chính xác, khách quan.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng và biện pháp dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở
THPT theo hướng đối thoại.
Chương 3: Thực nghiệm
14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đối thoại và dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đối thoại
1.1.1.1. Những quan niệm khác nhau về đối thoại
Theo Từ điển Tiếng Việt- Hoàng Phê chủ biên, Hà Nội, 1998 ( Tr327)
đã giải thích về đối thoại như sau:
- Đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau.
Ví dụ cuộc đối thoại, người đối thoại, đoạn đối thoại trong vở kịch.
- Đối thoại là để bàn bạc, thương lượng trực tiếp với nhau giữa hai
hay nhiều bên để giải quyết các vấn đề về tranh chấp. Ví dụ: chủ trương
không đối đầu mà đối thoại.
Theo khái niệm trên, đối thoại diễn ra do nhu cầu con người cần trao
đổi thông tin với nhau để bàn bạc về một vấn đề gì đó nhằm mục đích hai
bên hiểu nhau hơn và từ đó dẫn đến thực hiện hành động theo mong muốn
của một trong hai bên. Muốn có đối thoại thì phải thỏa mãn hai điều kiện :
Thứ nhất là nhân tố tham gia đối thoại phải có hai người trở lên, thứ hai, đối
thoại phải là nhiều chiều (có lượt lời, hỏi đáp, luân phiên...tạo nên cặp
thoại). Trong đó ngữ cảnh đóng vai trò quy định nội dung đối thoại.
Nhìn từ thuật ngữ văn học, đối thoại ngoài nghĩa giao tiếp bằng lời nói
giữa hai người (hoặc hơn) thì đối thoại còn là đơn vị văn bản, đoạn tái tạo sự
giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật. Hơn nữa, đối thoại còn là một thể
loại văn học ở Châu Âu, có hình thức đối thoại mà nội dung là diễn đạt một
vấn đề tư tưởng, triết học, triết lý, phê bình văn học.
Theo Bakhtin : Đối thoại là một yếu tố có liên quan đến ngôn ngữ, đối
thoại là lẽ sống còn của ngôn ngữ. Ông cho rằng: " Ngôn ngữ chỉ sống trong
sự giao tiếp, đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ. giao tiếp đối
thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống, của ngôn ngữ. Toàn bộ cuộc
15
sống của ngôn ngữ, trong bất kì lĩnh vực nào sử dụng nó ( sinh hoạt, sự vụ,
khoa học, nghệ thuật) đều thấm nhuần những quan hệ đối thoại". Ngôn ngữ
đi vào giao tiếp thông qua lời nói (lời nói bên trong và bên ngoài). Lời nói
bên trong không biểu hiện bằng âm thanh, chữ viết àm nằm ở bình diện tinh
thần với những quy tắc không tường minh, là đối thoại hướng tới bản thân
mình ( độc thaoij). Còn lời nói bên ngoài luôn hướng tới người khác, đối
thoại từ hai chủ thể trở lên, có sự phân chia và đan xen lượt lời.
Như vậy, việc giao tiếp đối thoại không chỉ đơn thuần nhằm mục
đích thông tin mà còn là quá trình tác động đến người nhận về quan điểm,
tình cảm và hành động. Và chính mục đích tác động này đòi hỏi sự tư duy
của các chủ thể tham gia vào cuộc đối thoại. Nói cách khác, đối thoại là sự
trao đổi kết quả tư duy của người này đối với người khác, đối với hiện
thực. Không có kết quả của tư duy thì không có đối thoại, không có giao
tiếp. Từ đó, Bakhtin xác định đối thoại là bản chất của ý thức, tư tưởng
con người “Tư tưởng không sống trong ý thức của cá nhân đã bị tách biệt
của con người (…). Tư tưởng bắt đầu sống tức là được hình thành, được
phát triển, nó tìm ra và đổi mới cách biểu hiện bằng lời, sản sinh ra những
tư tưởng mới bằng cách tham gia vào các quan hệ đối thoại quan trọng với
các tư tưởng khác của người khác. Ý nghĩ của con người chỉ trở thành ý nghĩ
đích thực, tức là trở thành tư tưởng trong điều kiện tiếp xúc sinh động với ý
nghĩ người khác, được thể hiện thành tiếng nói khác, tức là với một ý thức
khác được diễn đạt thành ngôn từ”
Socrate (469-399), nhà triết học lừng danh của Hi Lạp cổ đại cũng
thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học truyền miệng bằng cách hỏi
– đáp giữa hai người, đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để đưa người học vào
tình huống có vấn đề, dùng trò chuyện tay đôi, hai người tranh luận với
nhau mà tìm ra chân lí. Trong khi tranh luận, Socrate không bao giờ tự đi
đến kết luận; ông thường chuẩn bị trước một số câu hỏi được lựa chọn theo
16
một cách thức nhất định (tuỳ theo vấn đề và tùy theo đối tượng hội thoại)
giúp người đối thoại phát hiện ra cái mình chưa biết, sau đó đi đến những
hiểu biết nhất định, để cuối cùng có được một quan niệm về cuộc sống.
Cùng với những câu hỏi, Socrat còn đưa ra các sự kiện để dẫn dắt người
đối thoại tới một khái niệm nào đó. Cuối cùng, ông giúp người đó chia
các khái niệm ra thành loại, nhóm… Phương pháp này đương thời rất giá
trị, được người đời gọi là “phương pháp Socrate” hay “phương pháp đỡ
đẻ của Socrate” vì nó liên tưởng đến hình ảnh người mẹ sinh con nhờ sự
giúp đỡ của bà mụ; và người thầy cũng với tính cách ấy giúp người học
sinh tìm ra tri thức, chân lí. Phương pháp Socrate bắt đầu bằng luận đề
“Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”. Câu nói ấy ngụ ý rằng trong cuộc sống
cũng như trong học tập cần biết khiêm tốn, luôn tự nhủ rằng mình chưa biết
để từ điểm “không” ấy đi từng bước thận trọng đến với chân lí, niềm tin. Từ
việc nghiên cứu các quan điểm đối thoại từ nhiều khía cạnh khác nhau, chúng
tôi khái quát những phạm vi nội dung chứa trong các khái niệm nêu trên, để
đưa ra quan điểm về đối thoại trong phương pháp giảng dạy nói chung và
tính đối thoại trong tác phẩm văn chương nói riêng.
Thứ nhất: Đối thoại là một hoạt động giao tiếp bằng lời. Đó là lời nói
chuyện giữa hai hay nhiều người với nhiều mục đích khác nhau, trong những
ngữ cảnh khác nhau. Trong bất cứ cuộc đối thoại nào cũng gồm ba vận động
chủ yếu: Sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác giữa các nhân vật đối thoại.
Với cách hiểu như vậy, trong dạy học, những giờ dạy chỉ có tiếng nói của
thầy giáo giảng bài, truyền đạt thông tin, thuyết giảng và học sinh chỉ có
nhiệm vụ lắng nghe và ghi chép gọi là giờ độc thoại của người thầy. Ngược
lại, trong giờ học có sự đan xen lời nói của thầy giáo và học trò thì đó là dạy
học đối thoại. Thầy giáo sử dụng các phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, đặt
câu hỏi...tổ chức cho học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến, trả lời câu
hỏi, trực tiếp trình bày những quan điểm, những hiểu biết của mình về nội
17
dung bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo kiểu đối thoại
như thế, vai trò chủ thể của học sinh trong giờ học được phát huy.
Thứ hai: Đối thoại là giao tiếp trong tư duy, trong tư tưởng, đối thoại trong
bản thân “cái tôi”. Nói như vậy, có thể hiểu là ở đây có thể không cần sự hiện
diện của các chủ thể mà còn có các chủ thể ngầm. Trong một lời nói, ta có
nhắc đến lời người khác như một trích dẫn thì dù người khác không có mặt ở
đây nhưng chủ thể người khác đã cùng ta tham gia vào cuộc đối thoại, tạo ra
lời hay giọng của hai chủ thể.
Đối thoại trong cái “tôi” là cách nhận thức có chiều sâu, nhận thức đa chiều,
nhận thức luôn đặt thêm câu hỏi “tự vấn”, câu hỏi khẳng định, câu hỏi phủ
định, câu hỏi nghi ngờ, câu hỏi phát hiện thêm...Đó là cách tạo đối thoại ngầm
trong tư duy của người tiếp nhận, để việc tiếp nhận, lĩnh hội không bằng
phẳng, đơn giản.
Như vậy, với quan điểm mở rộng, đối thoại không chỉ dừng lại ở tiêu chí về
hình thức trong giao tiếp bằng lời giữa hai hay nhiều người mà ngay khi bạn
đọc tiếp nhận tác phẩm đã xuất hiện sự đối thoại giữa bạn đọc với bạn đọc,
giữa bạn đọc và tác giả, tác phẩm. Thậm chí có những tác phẩm sống cách
đây hàng thế kỉ, có những tác phẩm ra đời hàng trăm năm vẫn lên tiếng đối
thoại cũng nhận thức tư duy bạn đọc. Các tác phẩm văn học của các quốc gia
khác nhau, sống trong các thời kì lịch sử khác nhau có thể gặp nhau, đối thoại
với nhau.
Thứ ba: Đối thoại mang bản chất khoa học nhân văn dân chủ. Cuộc sống là
một cuộc đối thoại lớn, tồn tại ở đó sự giao thoa của nhiều tiếng nói, nhiều
giọng điệu, không có tiếng nói nào bị lấn át. Con người luôn phát đi tiếng nói
của mình, luôn có nhu cầu muốn trao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng. Đối thoại giúp cho từ cái đã biết rồi làm cho nhau biết thêm những cái
chưa biết, những sự vật mới, những tình cảm mới. Chính trong đối thoại con
người trưởng thành thêm, phát triển thêm.
18
1.1.1.2. Đối thoại trong sáng tác và tiếp nhận tác phẩm văn chương
Tác phẩm văn chương là một hệ thống mở, một hệ thống động.
Vòng đời của tác phẩm văn chương đan kết nhiều quá trình và nhiều mối
quan hệ: cuộc sống - nhà văn – tác phẩm văn chương – bạn đọc – cuộc
sống, từ đó tạo ra nhiều tiếng nói khác nhau trong các mối quan hệ đó.
Đến với tác phẩm văn chương cần nhận diện rõ các mối quan hệ trong
vòng đời của một tác phẩm để lắng nghe được nhiều tiếng nói, để hoà
nhập vào môi trường đối thoại của các “chủ thể văn học”.
Trong sáng tác, để tạo ra tác phẩm, nhà văn phải đi vào khám phá,
tìm hiểu cuộc sống. Đó chính là quá trình nhà văn tham dự vào một cuộc
đối thoại lớn, ở đó vang lên nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu. Đồng thời
trong quá trình sáng tác, để tạo nên những cái riêng, cái khác, cái độc đáo
của mình, các nhà văn phải tự đối thoại với chính bản thân để thanh lọc, lựa
chọn, tìm tòi, tạo ra giá trị của tác phẩm. Khi tác phẩm ra đời, nó lại tiếp
tục cuộc đối thoại trong quá trình tiếp nhận của độc giả. Nhà văn sẽ đối
thoại với bạn đọc thông qua tác phẩm.
Cuộc sống khi đi vào tác phẩm không còn là cuộc sống vốn có mà nó
đã được nhà văn hư cấu thêm để thể hiện tư tưởng, tâm trạng, quan niệm
của mình. Tiếng nói của cuộc sống trong tác phẩm bao giờ cũng có thêm
tiếng nói của nhà văn. Với ý nghĩa ấy, hiện thực được miêu tả trong văn
học là hiện thực đã được ý thức, là hiện thực thông qua lăng kính thế giới
chủ quan của con người. Thế giới chủ quan của nhà văn là một thế giới
phức tạp bao gồm thế giới quan, tài năng, cá tính, tình cảm, lí tưởng, khát
vọng… Đối với hoạt động sáng tạo của nhà văn, sáng tác không chỉ là sự
bộc lộ, tự biểu hiện và tìm kiếm những phương tiện nghệ thuật khác nhau để
diễn đạt những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả mà còn là lời kêu gọi, nhắn
nhủ, là hành động đi tìm sự sẻ chia, thông cảm, tìm tri kỉ, tri âm, là hình thức
lôi cuốn, tác động đến người đọc, đối thoại với người đọc…Vì vậy mỗi
19
chi tiết trong tác phẩm vừa phản ánh hiện thực khách quan, vừa là tiếng nói
nhận thức của nhà văn về hiện thực. Chính sự phát hiện và lí giải hiện thực
của nhà văn làm nên tầm tư tưởng của tác phẩm, tạo nên giá trị tinh thần cho
cuộc đời.
Bản chất giao tiếp của văn học bắt nguồn từ quan hệ giữa tác giả – tác
phẩm và người đọc. Tác phẩm là một thứ thông điệp, tác giả là người phát
tin, và người đọc là người nhận tin. Nhà văn sáng tác trước hết không phải
chỉ đơn giản là người gửi đi một thông điệp mà công việc sáng tạo tác phẩm
văn chương còn là “một quá trình tư duy ngôn ngữ thầm lặng”, nó là cả
một quá trình lao động gian khổ, lựa chọn từng câu, từng chữ để thể hiện ý
tưởng, tư tưởng nghệ thuật của mình. Trên con đường đi tới ý đồ tư tưởng
nghệ thuật của tác phẩm, tác giả đã tốn bao nhiêu tâm huyết để tạo thành
nội dung biểu hiện thầm kín ở tầng sâu ý nghĩa tác phẩm thông qua những
tìm tòi sáng tạo về hình thức nghệ thuật. Khi nhà văn viết cho mình thì
đồng thời cũng là viết cho ai đó, cụ thể hoặc không cụ thể. Bởi vậy, tác
phẩm thường được tiếp nhận như một sự gửi gắm, chia sẻ, một sự đi tìm tri
kỉ, tri âm, người đọc đang đến bên nhà văn để nghe nhà văn tâm sự. Có thể
nói, sáng tác văn học là một hành vi xã hội hướng tới đối tượng giao tiếp,
gửi gắm ý đồ tư tưởng, tâm sự của người viết đến bạn đọc. Bản thân quá
trình sáng tạo đó có ý nghĩa quyết định không nhỏ đối với chất lượng,
hiệu quả cuộc giao tiếp sẽ diễn ra trong tương lai. Nhà văn đối thoại với
cuộc sống, góp tiếng nói vào tiếng nói của cuộc sống và tìm thấy từ cuộc
sống những tiếng nói có thể phát ngôn cho tư tưởng của mình
Có sáng tác văn học thì có tiếp nhận văn học. “Chính ở khâu cảm thụ
công chúng, chính ở trong bể rộng mênh mông của tư tưởng tình cảm, nhận
thức của công chúng, giá trị của tác phẩm mới thật sự được bộc lộ và thể
nghiệm một cách cụ thể sinh động”. Như trên đã nêu, nhà văn tìm đến
bạn đọc để giãi bày tâm sự, tư tưởng, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ, thái
20
độ của mình để vừa sẻ chia, vừa thuyết phục bạn đọc, mong ở bạn đọc sự
đồng tình, sự cộng hưởng cảm xúc. Đối với bạn đọc cũng vậy, họ muốn
tìm đến tác phẩm để gởi gắm tấm lòng, để tìm sự đồng cảm, để khám phá
thế giới.
Tác phẩm văn chương là một “đề án tiếp nhận”, “một nền tảng để tiếp
nhận”, “một cấu trúc mời gọi”, nhưng đề án ấy chỉ được mở, được thực
hiện trong thước đo của người đọc với sự sáng tạo của họ. Đến với tác
phẩm văn chương, người đọc như được tham gia vào một cuộc đối thoại
lớn. Trong quá trình ấy người đọc phải dùng năng lực tưởng tượng, liên
tưởng, lập luận, phân tích khái quát, khả năng giải mã thông tin ngôn
ngữ… để cụ thể hoá mọi điều trong tác phẩm, để cắt nghĩa và hiểu tác
phẩm.
M. Bakhtin cho rằng: trong một tác phẩm văn chương mang tính “đa
thanh” hay “đa thoại” thì tác giả không có quyền phán quyết, đánh giá và
quy định số phận của nhân vật mà bản thân nó phải là một sự tự ý thức,
một dòng tư tưởng, một giọng điệu đưa nhân vật đến sự tự bộc lộ về sự
thật của mình, về dấu ấn riêng của nó. Tác giả chỉ là người “đưa” độc giả
đi vào từng trang sách và “chỉ” cho họ những diễn biến, tình huống để học
gặp gỡ nhân vật trong tác phẩm, tạo cho họ cơ hội bộc lộ quan điểm của
mình. Nói cách khác là tạo nên những cuộc giao thoa giữa các luồng ý thức,
nói lên tiếng nói của mình, tạo nên cuộc đối thoại.
Tác phẩm văn chương viết ra là để đọc, để thưởng thức. Khi nội dung
của tác phẩm được lí giải bởi từng cá nhân người đọc cụ thể thì nó không
còn là nội dung đóng kín nữa mà được biểu hiện thành nghĩa của tác phẩm.
“Cái mà người đọc có thể rút ra từ tác phẩm ấy là ý nghĩa. Ý nghĩa là nội
dung tác phẩm do người đọc phát hiện chiếm lĩnh, là nội dung đang mở ra
trong không gian và thời gian”. “Tiếp nhận tác phẩm là sự cụ thể hoá, hiện
thực hoá tác phẩm trong trí tưởng tượng, là đối thoại liên tục với tác giả
21
trên mọi lĩnh vực, là quá trình chờ đợi, thắc mắc, giải đáp”.
Các chi tiết, ngôn từ trong tác phẩm đều là những tín hiệu có thể đem
đến cho người tiếp nhận những thông tin phong phú. Mỗi thông tin tương
đương với một phát ngôn, nó cũng có chủ thể của nó, cũng ghi dấu ấn chủ
thể. Vì vậy, trước mỗi đối tượng nhận thức con người có thể nghe thấy vô
cùng nhiều tiếng nói khác nhau về nó, với nó, cho nó. Đây là tính đối
thoại trong tiếp nhận thông tin. Có khả năng nghe được nhiều thông tin từ
đối tượng nhận thức thì nhận thức mới có thể đạt đến chiều sâu cần thiết.
“Tiếp nhận tác phẩm phải hình dung tưởng tượng, phải phân tích, khái
quát và phải nghe được tiếng nói phong phú trong tác phẩm. Bạn đọc
phân tích cắt nghĩa tác phẩm tức là nghe được những thông tin chứa trong
mỗi chi tiết, mỗi hình ảnh, mỗi ngôn từ, thế giới nghệ thuật trong tác phẩm
đang vang lên những tiếng nói tự giới thiệu về mình và chờ đợi bạn đọc
giao lưu, đối thoại”.
1.1.1.3. Đối thoại trong dạy học tác phẩm văn chương
Trong dạy học tác phẩm văn chương, dấu hiệu của sự chuyển hoá thế
giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm vào tâm hồn học sinh là sự tự
bộc lộ những rung động, cảm xúc, tình cảm trước hình tượng, nhân vật,
nội dung tác phẩm. “Chỉ khi nào học sinh thực sự tham gia vào quá trình
tiếp nhận tác phẩm, thực sự sống với tác phẩm, cùng trăn trở suy ngẫm về
những vấn đề đã được định hướng trong tác phẩm, cùng hồi hộp, mong
chờ các diễn biến, sự kiện trong tác phẩm, cùng tác giả nếm trải những
đoạn đời, những cảnh ngộ, những trăn trở, suy tư, lúc đó quá trình “đồng
sáng tạo” mới xuất hiện và vòng đời của tác phẩm: tác giả – tác phẩm –
bạn đọc mới được hoàn thiện”.
Như vậy, từ một góc độ cụ thể, dạy học sinh tiếp nhận tác phẩm là
hướng dẫn học sinh có một sự vận động cảm xúc nội tâm và giúp cho học
sinh bộc lộ những rung động, những cảm xúc đó trước thế giới nghệ thuật
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50937
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...nataliej4
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...Thu Vien Luan Van
 

What's hot (14)

Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAYLuận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
 
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
Tìm hiểu vẻ đẹp và giá trị triết lý trong dạy học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉn...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
 
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải LăngLuận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chư...
 
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
Biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ thơ học cho học sinh lớp 5 trường tiểu họ...
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAYLuận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
 

Similar to Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương trình Ngữ văn lớp 10) theo hướng đối thoại

Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfBiên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfNuioKila
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương trình Ngữ văn lớp 10) theo hướng đối thoại (20)

Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdfBiên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
Biên soạn và sử dụng bài tập lịch sử ở lớp 8 Trung học cơ sở.pdf
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát t...
 
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
Th s31 073_dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng l...
 
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
Luận văn: Tích hợp văn hóa trong dạy học văn học nước ngoài ở chương trình Ng...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
Đề tài: Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thô...
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đLuận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8, 9đ
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 8 theo quan điểm...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
 
Đề tài: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chươn...
Đề tài: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chươn...Đề tài: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chươn...
Đề tài: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông trong dạy học chươn...
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 

Luận văn: Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trung học phổ thông (chương trình Ngữ văn lớp 10) theo hướng đối thoại

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU HẰNG DẠY HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP10) THEO HƯỚNG ĐỐI THOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Chữ HÀ NỘI – 2012
  • 2. 5 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn .................................................................................................. i Danh mục viết tắt ........................................................................................ ii Danh mục các bảng ..................................................................................... iii Mục lục........................................................................................................ iv MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................... 8 1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................ 8 1.1.1. Đối thoại và dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đối thoại . 8 1.1.2. Những đặc điểm về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý tiếp nhận văn chương của học sinh THPT ........................................................................ 21 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 30 1.2.1. Nguyễn Du, Truyện Kiều và việc dạy học tác gia, tác phẩm ........... 30 1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học Truyện Kiều ở phổ thông hiện nay............................................................................................. 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƢỚNG ĐỐI THOẠI.................................................................. 37 2.1. Khảo sát thực trạng dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở trường phổ thông hiện nay...................................................................................... 37 2.1.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 37 2.1.2. Địa bàn và đối tượng khảo sát........................................................... 37 2.1.3. Phương pháp khảo sát ...................................................................... 37 2.1.4. Nội dung khảo sát ............................................................................. 37 2.1.5. Thời gian khảo sát............................................................................. 38 2.1.6. Kết quả khảo sát................................................................................ 38 2.1.7. Kết luận về việc dạy học các đoạn trích Truyện Kiều lớp 10 THPT......... 42 2.2. Biện pháp.............................................................................................. 44 2.2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc.................................................... 44 2.2.2. Các biện pháp dạy học theo hướng đối thoại.................................... 48 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM ................................................................... 36 3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 36
  • 3. 6 3.2. Yêu cầu thực nghiệm............................................................................ 36 3.3. Địa bàn, đôi tượng và bài thực nghiệm................................................ 36 3.4. Thời gian và quá trình tiến hành thực nghiệm..................................... 57 3.4.1. Thời gian và quy trình thực nghiệm ................................................. 57 3.4.2. Quá trình tiến hành thực nghiệm....................................................... 58 3.5. Giáo án thực nghiệm ............................................................................ 58 3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị............................................................................... 58 3.5.2. Giáo án .............................................................................................. 60 3.5.3. Đánh giá thực nghiệm dạy học đoạn “Trao duyên”, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du theo một số biện pháp luận văn đề ra..................... 76 KẾT LUẬN ............................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 82 PHỤ LỤC................................................................................................... 85
  • 4. 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐC GV HS NKVH NXB SGK TN THPT Tr. Đối chứng Giáo viên Học sinh Nhật kí văn học Nhà xuất bản Sách giáo khoa Thực nghiệm Trung học phổ thông Trang
  • 5. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi đối thoại trong phân tìm hiểu bài các đoạn trích Truyện Kiều sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình cơ bản.................................................................................................. 38 Bảng 2.2. Thống kê số câu hỏi đối thoại trong phân tìm hiểu bài các đoạn trích Truyện Kiều sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình nâng cao.............................................................................................. 39 Bảng 2.3. Thống kê kết quả khảo sát giáo án .............................................40 Bảng 2.4. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học của giáo viên................................................................................................41 Bảng 3.1. Thống kê kết quả thực nghiệm đánh giá kết quả học tập của học sinh trong sự so sánh đối chứng.....................................................74 Bảng 3.2. Tổng hợp và so sánh kết quả kiểm tra bài dạy thực nghiệm và đối chứng ..................................................................................75
  • 6. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, các dân tộc trên thế giới đang đi vào thời kì hội nhập khu vực và quốc tế. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tạo cơ hội cho mỗi quốc gia có thể học tập, tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhau để làm phong phú cho nền văn hóa của chính mình. Xu hướng vận động của thế giới hiện đại là đối thoại hợp tác, lắng nghe ý kiến, cùng nhau tranh luận tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết mọi vấn đề chung vì một xã hội tốt đẹp. Đối thoại cũng được xem là một tiêu chí, một hình thức quyết định sự tồn vong của hệ thống giáo dục các quốc gia. Ở nước ta, công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được tiến hành một cách đồng bộ, không nằm ngoài sự vận động của xã hội nói chung, dạy học cũng được tổ chức theo hình thức đối thoại nhiều chiều. Trong luật giáo dục của nước ta thong qua ngày 5/5/2005 có nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Gần đây, trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”, Đảng ta cũng xác định : “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc tiếp nhận tri thức thụ động, thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh”. Như vậy, những yêu cầu về nội dung, nhiệm vụ và phương pháp giáo dục được Đảng và Nhà nước xác định rõ. Tuy nhiên, trong thực tế, để đạt được nhiệm vụ và mục đích trên vẫn còn là thách thức đối với ngành giáo dục. Một trong những luận điểm cơ bản của quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là " Học sinh là bạn đọc sáng tạo". Với quan điểm
  • 7. 8 trên, quá trình dạy học giờ đây đòi hỏi phải thay đổi rất nhiều. Sẽ không còn là những giờ thuyết giảng một chiều thầy nói, trò nghe...mà sẽ là những cuộc đối thoại bình đẳng, dân chủ, phong phú giữa những người học, trong một không khí học tập cởi mở, có định hướng. Tổ chức giờ học đối thoại sẽ phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh, khơi gợi hứng thú học tập, hình thành động cơ học tập đúng đắn, trang bị cả tri thức và hình thành nền tảng đạo đức vững chắc cho học sinh. Dạy học văn là một khâu then chốt trong việc phát triển nhân cách, giáo dục, giáo dưỡng đối với học sinh. Tuy nhiên dạy học văn trong nhà trường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan trong việc tổ chức cho học sinh tiếp nhận văn bản. Ngữ văn là một bộ môn khó chiếm lĩnh. Các em dù rất thích môn văn, nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Mỗi tác phẩm văn chương là sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Bản chất của tác phẩm văn chương là một hệ thống mở mà ở đó mỗi người lại có những cảm nhận khác nhau. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên là phải lựa chọn được phương pháp dạy học hiệu quả để khi học văn các em được sống trong tác phẩm với những cảm nhận của riêng mình, chứ không phải sống trong cái “khuôn vàng thước ngọc” có sẵn với những cảm nhận áp đặt của người khác. Giải quyết những khó khăn đó cũng chính là mấu chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học môn văn hiện nay. Trong chương trình Ngữ văn THPT, số lượng các tác phẩm văn học trung đại chiếm một lượng không nhỏ. Và có lẽ khi nói đến văn học trung đại nước nhà, tác phẩm đầu tiên mọi người phải nghĩ tới ngay là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du . Không ai có thể phủ nhận trong toàn bộ văn học Việt Nam, Truyện Kiều - Nguyễn Du là một thành công vẻ vang nhất, là áng văn chương tiêu biểu hơn hết. Trong mấy thế hệ nhà văn, khoảng hơn một trăm ba mươi năm nay, người đọc, người phê bình Truyện Kiều không bao giờ cạn lời khen ngợi. Có những người không hề đi học, chỉ nhờ thuộc lòng Truyện
  • 8. 9 Kiều đã mò mẫm tự học để đọc được các bản sách chữ Nôm. Người dân bất kỳ tầng lớp nào, không ai không thích nghe kể Truyện Kiều, ngâm Kiều, lẩy Kiều. Người ta nhớ từng câu, từng đoạn và dẫn dụng vào câu chuyện hằng ngày, khi nói đến “nhân tình thế thái”. Trong xã hội, Truyện Kiều được xem như một bản “linh kinh” báo cho người ta những bước rủi may trên đường đời. Trong văn học thế giới, trừ mấy tập kinh thánh, chỉ có hai thi sĩ chinh phục được lòng tin của độc giả đến trình độ đó, đó là Virgil, thi sĩ La Mã và Nguyễn Du- thi sĩ của Việt Nam. Thế mà việc dạy Truyện Kiều cho đến nay vẫn là một thách thức đối với giáo viên đứng lớp. Đă có nhiều phương pháp khác nhau được đề xuất và vận dụng trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều chẳng hạn như vận dụng phương pháp giảng bình, phân tích theo đặc trưng thể loại, vận dụng đọc hiểu... Tuy nhiên để phát huy được tính chủ thể, để học sinh nói được tiếng nói chân thực của mình trong việc tiếp nhận tác phẩm thì có lẽ dạy học theo hướng đối thoại đem lại hiệu quả hơn cả. Chính vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu : "Dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở Trung học phổ thông ( chƣơng trình Ngữ Văn lớp 10) theo hƣớng đối thoại", mong góp phần làm sáng tỏ hơn những cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểu giờ học đối thoại và cụ thể hóa cơ chế vận hành của nó trong những bài dạy văn cụ thể. 2. Lịch sử vấn đề Từ trước đến nay, Truyện Kiều được quan tâm nghiên cứu chủ yếu ở hai phương diện: giá trị nội dung nghệ thuật và phương pháp dạy học tác phẩm. Việc tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác vẻ đẹp của tác phẩm là vấn đề luôn luôn được đặt ra được các nhà sư phạm dày công nghiên cứu. Đă có nhiều phương pháp khác nhau được đề xuất và vận dụng trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều như: vận dụng phương pháp giảng b́ình, phân tích theo đặc trưng thể loại, quan tâm đến khoảng cách tiếp nhận... Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lưu tâm đến những ý kiến thuộc hướng nghiên cứu về phương pháp dạy học Truyện Kiều trong nhà trường phổ thông.
  • 9. 10 Trong cuốn “ Giảng văn Truyện Kiều”, nhà xuất bản Giáo dục, H.2006 (Tái bản lần thứ 7), Giáo sư Đặng Thanh Lê đă đưa ra cách phân tích Truyện Kiều theo phương hướng tiếp cận thi pháp học và ngôn ngữ học. Trong đó, tác giả đă nêu ra những cách thức để tiến hành như xác lập hệ thống cấu trúc đoạn trích theo đặc điểm thể loại, vấn đề giới thiệu vị trí đoạn trích. Mặt khác cũng xác định tính chất của h́ ình tượng nhân vật theo thể loại, từ đó đi đến phân tích nhân vật theo đặc trưng thi pháp cổ điển, tập trung vào phân tích ngôn ngữ của tác phẩm. Giáo sư Trần Đ́ nh Sử trong cuốn “ Đọc văn, học văn”, Nxb Giáo dục, H. 2003, cũng đă đưa ra quan điểm đọc văn: “ Chúng tôi chú trọng mặt ngôn từ, bởi hình tượng văn học mọc lên từ đó. từ âm thanh, nhạc điệu, ý nghĩa của từ ngữ, ý nghĩa các biểu trưng đă hình thành trong truyền thống văn hóa, cấu trúc của văn bản, giọng điệu, lời văn của ai, quan hệ đối thoại trong ngữ cảnh...đều là những yếu tố cần được t́ìm hiểu để hiểu bài văn”. Trong công trình này, tác giả cũng tiến hành phân tích các tác phẩm văn học trung đại đến hiện đại, trong đó có các đoạn trích trong Truyện Kiều . Bên cạnh các công trình nghiên cứu còn có các bài báo, luận án tiến sĩ, các luận văn sau đại học quan tâm tìm hiểu việc dạy học các đoạn trích trong Truyện Kiều. Trong luận án tiến sĩ khoa học: “ Biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp nhận của học sinh trung học miền núi trong giờ học giảng văn Truyện Kiều của Nguyễn Du” của tác giả Nguyễn Thanh Sơn đă chỉ ra những khó khăn cho học sinh miền núi khi tiếp nhận Truyện Kiều chính là “rào cản ngôn ngữ: ngôn ngữ Tiếng Việt- Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ trong Truyện Kiều”( 31, tr.52). Một khó khăn khác nữa là sự hạn chế về vốn sống, vốn hiểu biết của các em. Ở luận án náy, tác giả cũng đă đưa ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn. Trong số các giải pháp đưa ra, chúng tôi đặc biệt lưu ý đến giải pháp tổ chức cho các em sinh hoạt ngoại khóa và hoạt động ngoài giờ để nâng cao khả năng cảm thụ văn chương.
  • 10. 11 Luận văn “Lịch sử tiếp nhận và cách thức hướng dẫn dạy học Truyện Kiều ở THPT” của Nguyễn Thị Ngọc Oanh (năm 2002) đă nghiên cứu lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ trong nước và trên thế giới. Luận văn cũng đă đưa ra một số cách thức hướng dẫn học sinh nhưng không tập trung vào đoạn trích nào cụ thể. Một luận văn khác là “Hướng dẫn đọc hiểu đoạn trích “ Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều cho học sinh THPT” của Nguyễn Thúy Hằng (năm 2003) có đi vào những biện pháp cụ thể để hướng dẫn học sinh đọc hiểu, nhưng chủ yếu là vận dụng các thao tác và các dạng đọc... Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu đă đưa ra một số phương pháp khác nhau để hướng dẫn học sinh tìm hiểu Truyện Kiều. Tuy nhiên, hướng dạy học các đoạn trích Truyện Kiều theo hướng đối thoại chưa được quan tâm đến. Ở Việt Nam, khái niệm “giờ học đối thoại” có lẽ xuất hiện lần đầu tiên trong giáo trình Phương pháp dạy học văn, tập I của hai tác giả Phan Trọng Luận và Trương Dĩnh. Tuy mới chỉ là những nét phác thảo đề cập đến những vấn đề chung qua tiêu đề Giờ học đối thoại- con đường giải quyết một nghịch lý trong giảng văn, các tác giả đã đánh giá cao mặt tích cực của những giờ học đối thoại, chỉ ra sự cần thiết phải tạo tình huống để học sinh trao đổi, bộc lộ cảm nhận của mình về một hiện tượng văn học dựa trên nhiều quan hệ đối thoại, “không chỉ giữa học sinh với nhau mà giữa học sinh với giáo viên và đặc biệt là giữa học sinh với bản thân nhà văn thông qua bài văn” (25, tr.305) Trong chuyên đề Đối thoại và định hướng cảm thụ văn chương trong dạy học tác phẩm văn học của tác giả Nguyễn Viết Chữ cũng phân tích rất sâu sắc bản chất, vai trò của đối thoại trong dạy học tác phẩm văn chương. Tác giả cũng đã chỉ ra sự cần thiết của việc tạo ra những “cuộc giao tiếp, cuộc đối thoại” . Theo tác giả, “tiếp nhận theo kiểu đối thoại sẽ có điều kiện đi sâu vào bản chất của tri thức”, mà ở đó học sinh được theo dõi, được chứng kiến,
  • 11. 12 tham gia bày tỏ ý kiến và “tiếp nhận tác phẩm như tham dự một cuộc tham quan thú vị”. Trong những năm trở lại đây, việc triển khai nghiên cứu giờ học đối thoại thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu như : Bài viết của Tiến sĩ Đỗ Huy Quang Giờ học đối thoại- con đường giải quyết một nghịch lý trong giảng văn; Giáo sư Nguyễn Thị Hai với bài Thầy và trò đối thoại để cùng xây dựng bài giảng; Tiến sĩ Trần Thanh Bình có bài Dạy học đối thoại- điều kiện để phát huy chủ thể học sinh...Tuy vậy, cho đến nay, chúng ta vẫn thiếu những công trình chuyên sâu nghiên cứu về dạy học đối thoại nói chung và trong dạy học trích đoạn Kiều nói riêng. Trên đây là những tài liệu đã đặt nền móng cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, các tài liệu trên mới chỉ là những gợi dẫn, đưa ra những hướng tiếp cận văn bản Truyện Kiều từ nhiều góc độ khác nhau mà chưa đề cập đến dạy học Truyện Kiều theo hướng đối thoại. Trân trọng, kế thừa các tư tưởng đi trước, vận dụng linh hoạt phương pháp, biện pháp dạy học, chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn này mong muốn tìm ra biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý thuyết có liên quan làm cơ sở cho những nghiên cứu về việc dạy học các đoạn trích Truyện Kiều theo hướng đối thoại. - Đánh giá được thực tế giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường hiện nay nói chung và trích đoạn Kiều nói riêng. - Vận dụng những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học môn Ngữ văn theo hướng đối thoại để đưa ra những biện pháp dạy học các đoạn trích Truyện Kiều trong chương trình THPT hiện nay. - Thiết kế giáo án theo định hướng của đề tài và dạy học thể nghiệm ở một số trường THPT tại Quảng Ninh để kiểm chứng, đánh giá, khẳng định tính khả thi của những đề xuất khoa học đã nêu.
  • 12. 13 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Với tính chất bước đầu, luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau: - Đề tài đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc dạy học theo hướng đối thoại. - Các đoạn trích Truyện Kiều- Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 10 THPT - Giáo án của giáo viên, sgk, sgv, bài làm văn của học sinh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, chúng tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát: Được sử dụng để thu thập những tài liệu thực tế về tình hình dạy học văn đang diễn ra ở THPT Hoàng Văn Thụ, THPT Uông Bí và một số trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để tìm ra hướng dạy học thích hợp với đối tượng học sinh THPT thông qua việc tìm hiểu các tư liệu, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc tâm lý học lứa tuổi; Xã hội học, Lí luận văn học, Lí luận và phương pháp dạy học văn. - Phương pháp thực nghiệm: Nghiên cứu, soạn giảng thể hiện một tác phẩm nhằm kiểm chứng những định hướng đã trình bày; từ đó rút ra kết luận sư phạm cho đề tài. - Phương pháp thống kê: Được sử dụng để xử lý các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát nhằm đạt tới những kết luận chính xác, khách quan. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Thực trạng và biện pháp dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở THPT theo hướng đối thoại. Chương 3: Thực nghiệm
  • 13. 14 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đối thoại và dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đối thoại 1.1.1.1. Những quan niệm khác nhau về đối thoại Theo Từ điển Tiếng Việt- Hoàng Phê chủ biên, Hà Nội, 1998 ( Tr327) đã giải thích về đối thoại như sau: - Đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau. Ví dụ cuộc đối thoại, người đối thoại, đoạn đối thoại trong vở kịch. - Đối thoại là để bàn bạc, thương lượng trực tiếp với nhau giữa hai hay nhiều bên để giải quyết các vấn đề về tranh chấp. Ví dụ: chủ trương không đối đầu mà đối thoại. Theo khái niệm trên, đối thoại diễn ra do nhu cầu con người cần trao đổi thông tin với nhau để bàn bạc về một vấn đề gì đó nhằm mục đích hai bên hiểu nhau hơn và từ đó dẫn đến thực hiện hành động theo mong muốn của một trong hai bên. Muốn có đối thoại thì phải thỏa mãn hai điều kiện : Thứ nhất là nhân tố tham gia đối thoại phải có hai người trở lên, thứ hai, đối thoại phải là nhiều chiều (có lượt lời, hỏi đáp, luân phiên...tạo nên cặp thoại). Trong đó ngữ cảnh đóng vai trò quy định nội dung đối thoại. Nhìn từ thuật ngữ văn học, đối thoại ngoài nghĩa giao tiếp bằng lời nói giữa hai người (hoặc hơn) thì đối thoại còn là đơn vị văn bản, đoạn tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật. Hơn nữa, đối thoại còn là một thể loại văn học ở Châu Âu, có hình thức đối thoại mà nội dung là diễn đạt một vấn đề tư tưởng, triết học, triết lý, phê bình văn học. Theo Bakhtin : Đối thoại là một yếu tố có liên quan đến ngôn ngữ, đối thoại là lẽ sống còn của ngôn ngữ. Ông cho rằng: " Ngôn ngữ chỉ sống trong sự giao tiếp, đối thoại giữa những người sử dụng ngôn ngữ. giao tiếp đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống, của ngôn ngữ. Toàn bộ cuộc
  • 14. 15 sống của ngôn ngữ, trong bất kì lĩnh vực nào sử dụng nó ( sinh hoạt, sự vụ, khoa học, nghệ thuật) đều thấm nhuần những quan hệ đối thoại". Ngôn ngữ đi vào giao tiếp thông qua lời nói (lời nói bên trong và bên ngoài). Lời nói bên trong không biểu hiện bằng âm thanh, chữ viết àm nằm ở bình diện tinh thần với những quy tắc không tường minh, là đối thoại hướng tới bản thân mình ( độc thaoij). Còn lời nói bên ngoài luôn hướng tới người khác, đối thoại từ hai chủ thể trở lên, có sự phân chia và đan xen lượt lời. Như vậy, việc giao tiếp đối thoại không chỉ đơn thuần nhằm mục đích thông tin mà còn là quá trình tác động đến người nhận về quan điểm, tình cảm và hành động. Và chính mục đích tác động này đòi hỏi sự tư duy của các chủ thể tham gia vào cuộc đối thoại. Nói cách khác, đối thoại là sự trao đổi kết quả tư duy của người này đối với người khác, đối với hiện thực. Không có kết quả của tư duy thì không có đối thoại, không có giao tiếp. Từ đó, Bakhtin xác định đối thoại là bản chất của ý thức, tư tưởng con người “Tư tưởng không sống trong ý thức của cá nhân đã bị tách biệt của con người (…). Tư tưởng bắt đầu sống tức là được hình thành, được phát triển, nó tìm ra và đổi mới cách biểu hiện bằng lời, sản sinh ra những tư tưởng mới bằng cách tham gia vào các quan hệ đối thoại quan trọng với các tư tưởng khác của người khác. Ý nghĩ của con người chỉ trở thành ý nghĩ đích thực, tức là trở thành tư tưởng trong điều kiện tiếp xúc sinh động với ý nghĩ người khác, được thể hiện thành tiếng nói khác, tức là với một ý thức khác được diễn đạt thành ngôn từ” Socrate (469-399), nhà triết học lừng danh của Hi Lạp cổ đại cũng thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học truyền miệng bằng cách hỏi – đáp giữa hai người, đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để đưa người học vào tình huống có vấn đề, dùng trò chuyện tay đôi, hai người tranh luận với nhau mà tìm ra chân lí. Trong khi tranh luận, Socrate không bao giờ tự đi đến kết luận; ông thường chuẩn bị trước một số câu hỏi được lựa chọn theo
  • 15. 16 một cách thức nhất định (tuỳ theo vấn đề và tùy theo đối tượng hội thoại) giúp người đối thoại phát hiện ra cái mình chưa biết, sau đó đi đến những hiểu biết nhất định, để cuối cùng có được một quan niệm về cuộc sống. Cùng với những câu hỏi, Socrat còn đưa ra các sự kiện để dẫn dắt người đối thoại tới một khái niệm nào đó. Cuối cùng, ông giúp người đó chia các khái niệm ra thành loại, nhóm… Phương pháp này đương thời rất giá trị, được người đời gọi là “phương pháp Socrate” hay “phương pháp đỡ đẻ của Socrate” vì nó liên tưởng đến hình ảnh người mẹ sinh con nhờ sự giúp đỡ của bà mụ; và người thầy cũng với tính cách ấy giúp người học sinh tìm ra tri thức, chân lí. Phương pháp Socrate bắt đầu bằng luận đề “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”. Câu nói ấy ngụ ý rằng trong cuộc sống cũng như trong học tập cần biết khiêm tốn, luôn tự nhủ rằng mình chưa biết để từ điểm “không” ấy đi từng bước thận trọng đến với chân lí, niềm tin. Từ việc nghiên cứu các quan điểm đối thoại từ nhiều khía cạnh khác nhau, chúng tôi khái quát những phạm vi nội dung chứa trong các khái niệm nêu trên, để đưa ra quan điểm về đối thoại trong phương pháp giảng dạy nói chung và tính đối thoại trong tác phẩm văn chương nói riêng. Thứ nhất: Đối thoại là một hoạt động giao tiếp bằng lời. Đó là lời nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhiều mục đích khác nhau, trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong bất cứ cuộc đối thoại nào cũng gồm ba vận động chủ yếu: Sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác giữa các nhân vật đối thoại. Với cách hiểu như vậy, trong dạy học, những giờ dạy chỉ có tiếng nói của thầy giáo giảng bài, truyền đạt thông tin, thuyết giảng và học sinh chỉ có nhiệm vụ lắng nghe và ghi chép gọi là giờ độc thoại của người thầy. Ngược lại, trong giờ học có sự đan xen lời nói của thầy giáo và học trò thì đó là dạy học đối thoại. Thầy giáo sử dụng các phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, đặt câu hỏi...tổ chức cho học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi, trực tiếp trình bày những quan điểm, những hiểu biết của mình về nội
  • 16. 17 dung bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo kiểu đối thoại như thế, vai trò chủ thể của học sinh trong giờ học được phát huy. Thứ hai: Đối thoại là giao tiếp trong tư duy, trong tư tưởng, đối thoại trong bản thân “cái tôi”. Nói như vậy, có thể hiểu là ở đây có thể không cần sự hiện diện của các chủ thể mà còn có các chủ thể ngầm. Trong một lời nói, ta có nhắc đến lời người khác như một trích dẫn thì dù người khác không có mặt ở đây nhưng chủ thể người khác đã cùng ta tham gia vào cuộc đối thoại, tạo ra lời hay giọng của hai chủ thể. Đối thoại trong cái “tôi” là cách nhận thức có chiều sâu, nhận thức đa chiều, nhận thức luôn đặt thêm câu hỏi “tự vấn”, câu hỏi khẳng định, câu hỏi phủ định, câu hỏi nghi ngờ, câu hỏi phát hiện thêm...Đó là cách tạo đối thoại ngầm trong tư duy của người tiếp nhận, để việc tiếp nhận, lĩnh hội không bằng phẳng, đơn giản. Như vậy, với quan điểm mở rộng, đối thoại không chỉ dừng lại ở tiêu chí về hình thức trong giao tiếp bằng lời giữa hai hay nhiều người mà ngay khi bạn đọc tiếp nhận tác phẩm đã xuất hiện sự đối thoại giữa bạn đọc với bạn đọc, giữa bạn đọc và tác giả, tác phẩm. Thậm chí có những tác phẩm sống cách đây hàng thế kỉ, có những tác phẩm ra đời hàng trăm năm vẫn lên tiếng đối thoại cũng nhận thức tư duy bạn đọc. Các tác phẩm văn học của các quốc gia khác nhau, sống trong các thời kì lịch sử khác nhau có thể gặp nhau, đối thoại với nhau. Thứ ba: Đối thoại mang bản chất khoa học nhân văn dân chủ. Cuộc sống là một cuộc đối thoại lớn, tồn tại ở đó sự giao thoa của nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, không có tiếng nói nào bị lấn át. Con người luôn phát đi tiếng nói của mình, luôn có nhu cầu muốn trao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng. Đối thoại giúp cho từ cái đã biết rồi làm cho nhau biết thêm những cái chưa biết, những sự vật mới, những tình cảm mới. Chính trong đối thoại con người trưởng thành thêm, phát triển thêm.
  • 17. 18 1.1.1.2. Đối thoại trong sáng tác và tiếp nhận tác phẩm văn chương Tác phẩm văn chương là một hệ thống mở, một hệ thống động. Vòng đời của tác phẩm văn chương đan kết nhiều quá trình và nhiều mối quan hệ: cuộc sống - nhà văn – tác phẩm văn chương – bạn đọc – cuộc sống, từ đó tạo ra nhiều tiếng nói khác nhau trong các mối quan hệ đó. Đến với tác phẩm văn chương cần nhận diện rõ các mối quan hệ trong vòng đời của một tác phẩm để lắng nghe được nhiều tiếng nói, để hoà nhập vào môi trường đối thoại của các “chủ thể văn học”. Trong sáng tác, để tạo ra tác phẩm, nhà văn phải đi vào khám phá, tìm hiểu cuộc sống. Đó chính là quá trình nhà văn tham dự vào một cuộc đối thoại lớn, ở đó vang lên nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu. Đồng thời trong quá trình sáng tác, để tạo nên những cái riêng, cái khác, cái độc đáo của mình, các nhà văn phải tự đối thoại với chính bản thân để thanh lọc, lựa chọn, tìm tòi, tạo ra giá trị của tác phẩm. Khi tác phẩm ra đời, nó lại tiếp tục cuộc đối thoại trong quá trình tiếp nhận của độc giả. Nhà văn sẽ đối thoại với bạn đọc thông qua tác phẩm. Cuộc sống khi đi vào tác phẩm không còn là cuộc sống vốn có mà nó đã được nhà văn hư cấu thêm để thể hiện tư tưởng, tâm trạng, quan niệm của mình. Tiếng nói của cuộc sống trong tác phẩm bao giờ cũng có thêm tiếng nói của nhà văn. Với ý nghĩa ấy, hiện thực được miêu tả trong văn học là hiện thực đã được ý thức, là hiện thực thông qua lăng kính thế giới chủ quan của con người. Thế giới chủ quan của nhà văn là một thế giới phức tạp bao gồm thế giới quan, tài năng, cá tính, tình cảm, lí tưởng, khát vọng… Đối với hoạt động sáng tạo của nhà văn, sáng tác không chỉ là sự bộc lộ, tự biểu hiện và tìm kiếm những phương tiện nghệ thuật khác nhau để diễn đạt những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả mà còn là lời kêu gọi, nhắn nhủ, là hành động đi tìm sự sẻ chia, thông cảm, tìm tri kỉ, tri âm, là hình thức lôi cuốn, tác động đến người đọc, đối thoại với người đọc…Vì vậy mỗi
  • 18. 19 chi tiết trong tác phẩm vừa phản ánh hiện thực khách quan, vừa là tiếng nói nhận thức của nhà văn về hiện thực. Chính sự phát hiện và lí giải hiện thực của nhà văn làm nên tầm tư tưởng của tác phẩm, tạo nên giá trị tinh thần cho cuộc đời. Bản chất giao tiếp của văn học bắt nguồn từ quan hệ giữa tác giả – tác phẩm và người đọc. Tác phẩm là một thứ thông điệp, tác giả là người phát tin, và người đọc là người nhận tin. Nhà văn sáng tác trước hết không phải chỉ đơn giản là người gửi đi một thông điệp mà công việc sáng tạo tác phẩm văn chương còn là “một quá trình tư duy ngôn ngữ thầm lặng”, nó là cả một quá trình lao động gian khổ, lựa chọn từng câu, từng chữ để thể hiện ý tưởng, tư tưởng nghệ thuật của mình. Trên con đường đi tới ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm, tác giả đã tốn bao nhiêu tâm huyết để tạo thành nội dung biểu hiện thầm kín ở tầng sâu ý nghĩa tác phẩm thông qua những tìm tòi sáng tạo về hình thức nghệ thuật. Khi nhà văn viết cho mình thì đồng thời cũng là viết cho ai đó, cụ thể hoặc không cụ thể. Bởi vậy, tác phẩm thường được tiếp nhận như một sự gửi gắm, chia sẻ, một sự đi tìm tri kỉ, tri âm, người đọc đang đến bên nhà văn để nghe nhà văn tâm sự. Có thể nói, sáng tác văn học là một hành vi xã hội hướng tới đối tượng giao tiếp, gửi gắm ý đồ tư tưởng, tâm sự của người viết đến bạn đọc. Bản thân quá trình sáng tạo đó có ý nghĩa quyết định không nhỏ đối với chất lượng, hiệu quả cuộc giao tiếp sẽ diễn ra trong tương lai. Nhà văn đối thoại với cuộc sống, góp tiếng nói vào tiếng nói của cuộc sống và tìm thấy từ cuộc sống những tiếng nói có thể phát ngôn cho tư tưởng của mình Có sáng tác văn học thì có tiếp nhận văn học. “Chính ở khâu cảm thụ công chúng, chính ở trong bể rộng mênh mông của tư tưởng tình cảm, nhận thức của công chúng, giá trị của tác phẩm mới thật sự được bộc lộ và thể nghiệm một cách cụ thể sinh động”. Như trên đã nêu, nhà văn tìm đến bạn đọc để giãi bày tâm sự, tư tưởng, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ, thái
  • 19. 20 độ của mình để vừa sẻ chia, vừa thuyết phục bạn đọc, mong ở bạn đọc sự đồng tình, sự cộng hưởng cảm xúc. Đối với bạn đọc cũng vậy, họ muốn tìm đến tác phẩm để gởi gắm tấm lòng, để tìm sự đồng cảm, để khám phá thế giới. Tác phẩm văn chương là một “đề án tiếp nhận”, “một nền tảng để tiếp nhận”, “một cấu trúc mời gọi”, nhưng đề án ấy chỉ được mở, được thực hiện trong thước đo của người đọc với sự sáng tạo của họ. Đến với tác phẩm văn chương, người đọc như được tham gia vào một cuộc đối thoại lớn. Trong quá trình ấy người đọc phải dùng năng lực tưởng tượng, liên tưởng, lập luận, phân tích khái quát, khả năng giải mã thông tin ngôn ngữ… để cụ thể hoá mọi điều trong tác phẩm, để cắt nghĩa và hiểu tác phẩm. M. Bakhtin cho rằng: trong một tác phẩm văn chương mang tính “đa thanh” hay “đa thoại” thì tác giả không có quyền phán quyết, đánh giá và quy định số phận của nhân vật mà bản thân nó phải là một sự tự ý thức, một dòng tư tưởng, một giọng điệu đưa nhân vật đến sự tự bộc lộ về sự thật của mình, về dấu ấn riêng của nó. Tác giả chỉ là người “đưa” độc giả đi vào từng trang sách và “chỉ” cho họ những diễn biến, tình huống để học gặp gỡ nhân vật trong tác phẩm, tạo cho họ cơ hội bộc lộ quan điểm của mình. Nói cách khác là tạo nên những cuộc giao thoa giữa các luồng ý thức, nói lên tiếng nói của mình, tạo nên cuộc đối thoại. Tác phẩm văn chương viết ra là để đọc, để thưởng thức. Khi nội dung của tác phẩm được lí giải bởi từng cá nhân người đọc cụ thể thì nó không còn là nội dung đóng kín nữa mà được biểu hiện thành nghĩa của tác phẩm. “Cái mà người đọc có thể rút ra từ tác phẩm ấy là ý nghĩa. Ý nghĩa là nội dung tác phẩm do người đọc phát hiện chiếm lĩnh, là nội dung đang mở ra trong không gian và thời gian”. “Tiếp nhận tác phẩm là sự cụ thể hoá, hiện thực hoá tác phẩm trong trí tưởng tượng, là đối thoại liên tục với tác giả
  • 20. 21 trên mọi lĩnh vực, là quá trình chờ đợi, thắc mắc, giải đáp”. Các chi tiết, ngôn từ trong tác phẩm đều là những tín hiệu có thể đem đến cho người tiếp nhận những thông tin phong phú. Mỗi thông tin tương đương với một phát ngôn, nó cũng có chủ thể của nó, cũng ghi dấu ấn chủ thể. Vì vậy, trước mỗi đối tượng nhận thức con người có thể nghe thấy vô cùng nhiều tiếng nói khác nhau về nó, với nó, cho nó. Đây là tính đối thoại trong tiếp nhận thông tin. Có khả năng nghe được nhiều thông tin từ đối tượng nhận thức thì nhận thức mới có thể đạt đến chiều sâu cần thiết. “Tiếp nhận tác phẩm phải hình dung tưởng tượng, phải phân tích, khái quát và phải nghe được tiếng nói phong phú trong tác phẩm. Bạn đọc phân tích cắt nghĩa tác phẩm tức là nghe được những thông tin chứa trong mỗi chi tiết, mỗi hình ảnh, mỗi ngôn từ, thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đang vang lên những tiếng nói tự giới thiệu về mình và chờ đợi bạn đọc giao lưu, đối thoại”. 1.1.1.3. Đối thoại trong dạy học tác phẩm văn chương Trong dạy học tác phẩm văn chương, dấu hiệu của sự chuyển hoá thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm vào tâm hồn học sinh là sự tự bộc lộ những rung động, cảm xúc, tình cảm trước hình tượng, nhân vật, nội dung tác phẩm. “Chỉ khi nào học sinh thực sự tham gia vào quá trình tiếp nhận tác phẩm, thực sự sống với tác phẩm, cùng trăn trở suy ngẫm về những vấn đề đã được định hướng trong tác phẩm, cùng hồi hộp, mong chờ các diễn biến, sự kiện trong tác phẩm, cùng tác giả nếm trải những đoạn đời, những cảnh ngộ, những trăn trở, suy tư, lúc đó quá trình “đồng sáng tạo” mới xuất hiện và vòng đời của tác phẩm: tác giả – tác phẩm – bạn đọc mới được hoàn thiện”. Như vậy, từ một góc độ cụ thể, dạy học sinh tiếp nhận tác phẩm là hướng dẫn học sinh có một sự vận động cảm xúc nội tâm và giúp cho học sinh bộc lộ những rung động, những cảm xúc đó trước thế giới nghệ thuật
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50937 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562