SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 72
Descargar para leer sin conexión
LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu:
Phần này nêu lên những lý do tác giả lựa chọn đề tài này, các mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại
2. Cơ sở hình thành
Theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 400
trường đại học, cao đẳng lớn nhỏ trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.Với số
lượng lớn các truờng đại học, cao đẳng như vậy, lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi
khóa cũng rất lớn, lên tới hơn 400.000 sinh viên. Điều đó tạo nên một lực lượng
cựu sinh viên đông đảo và được bổ sung qua các năm, ngày càng có tác động lớn
tới các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.
Hội cựu sinh viên là một tổ chức tập hợp tất cả các cựu sinh viên của cùng một
trường đại học, hoạt động với một mục tiêu chung. Đó là một hình thức tổ chức
rất phổ biến và dần đóng một vai trò vô cùng quan trọng các trường đại học trên
thế giới. Tại Hoa Kỳ hội cựu sinh viên còn là một tiêu chí để đánh giá chất lượng
đào tạo của các trường. Không riêng gì các trường đại học nổi tiếng trên thế giới,
ngay tại Việt Nam cũng có một số trường có hội cựu sinh viên như: Đại học
RMIT, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh,… Tuy nhiên, hầu như vấn đề hội cựu
sinh viên của các trường đại học ở Việt Nam đều chưa được đánh giá đúng mức.
Các hội cựu sinh viên ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ thu thập thông tin
về các thành viên hội, một số bài viết tiêu biểu về một số thành viên ưu tú. Nó
còn chưa quan tâm tới vấn đề gắn kết thành viên, các hoạt động cũng chưa được
triển khai thường xuyên.
1
Tuy chưa thể đánh giá được hiệu quả chính xác mà các hội cựu sinh viên này
mang lại nhưng nó cũng đánh động đến một vấn đề khá mới và thiết thực với
không chỉ cựu sinh viên mà còn đối với các trường đại học, các sinh viên và với
cộng đồng. Thực tế này cũng đặt ra câu hỏi: “Vậy hội cựu sinh viên đóng vai trò
như thế nào đối với bản thân các cựu sinh viên, các trường đại học và cộng
đồng”. Và việc Đại học Kinh tế Quốc dân – một trong số những trường đại học
hàng đầu cả nước về đào tạo cử nhân kinh tế tại Việt Nam chưa có một hội cựu
sinh viên chính thức có phải là một thiếu sót lớn?
Có thể hình dung được những gì mà hội cựu sinh viên mang lại nếu được thành
lập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân. Đó sẽ là nơi những người từng là sinh
viên của trường nhận được những thông tin về: Các khóa đào tạo lại, các công
trình nghiên cứu khoa học mà các cựu sinh viên có thể tham gia,… Hơn thế nó sẽ
cung cấp cho các thành viên hội một diễn đàn – nơi các cựu sinh viên đại học
Kinh tế Quốc dân có thể tìm được cho mình những đối tác kinh doanh; nơi mọi
người có thể chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm; hay đơn giản là cùng nhau tham gia
các hoạt động du lịch giải trí, trải nghiệm; đồng thời tham gia các hoạt động từ
thiện… Và kết quả tất yếu của tất cả các vai trò trên là hình ảnh của trường đại
học kinh tế Kinh tế Quốc dân sẽ được lan tỏa và chất lượng sẽ ngày một được
khẳng định.
Những hình dung trên nếu được cụ thể hóa qua những nghiên cứu sâu, những
bằng chứng thuyết phục sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc triển khai kế hoạch thành
lập một hội cựu sinh viên tại đại học Kinh tế Quốc dân.
2
3. Mục tiêu nghiên cứu
Qua các nghiên cứu định tính, đề tài khoa học được thực hiện nhằm đánh giá
tình hình phát triển của hội cựu sinh viên tại các trường đại học trên thế giới,
cũng như thực trạng thành lập và hoạt động của hội cựu sinh viên trong các
trường đại học ở Viêt Nam, đặc biệt là đại học Kinh tế Quốc dân. Đồng thời cũng
chỉ ra được những vai trò mà một hội cựu sinh viên đem lại. Cuối cùng là đề xuất
thành lập hội cựu sinh viên đại học Kinh tế quốc dân.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài không giới hạn. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
hội cựu sinh viên của các trường đại học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp tìm kiếm, thu thập thông tin, dữ
liệu, từ đó phân tích, đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên và đưa ra
khung hoạt động chính đề hình thành ý tưởng thành lập hội cựu sinh viên tại
trường đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: tổng quan về hội cựu sinh viên của các trường đại học trên thế giới
và Việt Nam
Đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên trên thế giới (lấy số liệu thống
kê cho khu vực Âu – Mỹ và khu vực châu Á – Thái Binh Dương) và tại Việt
Nam.
Chuơng 2: Cở sở lý thuyết
Phân tích khái niệm, quan điểm, vai trò của cựu sinh viên, hội cựu sinh viên.
3
Chương 3: Nghiên cứu vấn đề hội cựu sinh viên đối với trường ĐH Kinh tế
Quốc dân
Đánh giá sự cần thiết của việc thành lập hội cựu sinh viên truờng đại học Kinh
tế Quốc dân. Tiềm năng của cựu sinh viên đối với trường đại học Kinh tế Quốc
dân. Những khó khăn trong việc thành lập hội cựu sinh viên tại trường đại học
Kinh tế Quốc dân.
Chương 4: Đề xuất ý tưởng hình thành hội cựu sinh viên tại trường đại học
Kinh tế Quốc dân
Trình bày phương hướng giải quyết những khó khăn trong việc thành lập hội
cựu sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Đề xuất khung hoạt động chính
cho hội.
7. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu trên, để giúp người xem có thể tiếp cận vấn
đề một cách lôgic, dễ hình dung , nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như
sau:
4
(1)
- Tỷ lệ có Hội cựu sinh viên.
- Khoảng cách thời gian từ khi thành lập trường tới khi
có hội cựu sinh viên.
- Vai trò của Hội cựu sinh viên
- Các hoạt động chính của Hội cựu sinh viên
(2)
(3)
- Quan điểm của cựu sinh viên
- Quan điểm của sinh viên
- Quan điểm của các nhà quản lí giáo dục của trường
5
Tình trạng hoạt động Hội cựu sinh viên tại các trường
đại học châu Âu-Mỹ, châu Á và Việt Nam
Đánh giá tiềm năng cựu sinh viên đại học Kinh tế
quốc dân
Đánh giá nhu cầu thành lập Hội cựu sinh viên Đại
học Kinh tế quốc dân
Đề xuất
thành lập
hội cựu
sinh viên
đại học
Kinh tế
Quốc dân
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Các bước tiến hành nghiên cứu đã được tiến hành theo thứ tự đánh số:
(1) Thông qua các chỉ số, các tỷ lệ để đánh giá khái quát tình hình hoạt động
của các Hội cựu sinh viên các trường Đại học trên thế giới
(2) Đánh giá tiềm năng đóng góp về các mặt của các cựu sinh viên Đại học
Kinh tế quốc dân.
(3) Đánh giá nhu cầu thành lập Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân
(4) Thông qua tất cả các bước (1), (2), (3) nhóm nghiên cứu nêu ra nhận định
của mình và đề xuất thành lập Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI CỰU SINH VIÊN CỦA CÁC
TRƯỜNG ĐH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
I – Phương pháp nghiên cứu (Anh)
II – Hội cựu sinh viên trên thế giới
1. Hội cựu sinh viên ở khu vực Âu – Mỹ
Bảng 1.1 ở phụ lục I thống kê 30 trường đại học ở khu vực Âu – Mỹ, những
trường đại học hàng đầu trong danh sách 100 trường đại học uy tín nhất trên thế
giới. Tất cả các trường trong bảng là các đại học tổng hợp lớn, phân bố chủ yếu ở
các nước có nền kinh tế cũng như giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Canada,
Swetzeland. Các trường này được đánh giá là có hệ thống giáo dục tiên tiến, hiện
đại và là các mô hình giáo dục điển hình cho các trường đại học trên thế giới. Để
có mặt trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới (theo đánh giá của
Times higher education – năm 2013), các trường đại học này không chỉ có cơ sở
vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao và nhiều uy tín trong ngành
giáo dục và trên hết là các hoạt động bổ trợ giáo dục như các câu lạc bộ, hội sinh
viên,…
Để phục vụ mục đích nghiên cứu, bảng 1.1 thống kê về tình hình hoạt động
cũng như vai trò của các hội cựu sinh viên của 30 trường đại học nổi tiếng ở khu
vực Âu – Mỹ. Theo kết quả tổng hợp được, hoạt động của các hội cựu sinh viên
của 30 trường trên là hết sức sôi nổi, phong phú. Những phân tích dưới đây sẽ
làm rõ kết quả đó.
7
1.1. Mức độ phổ biến của các hội cựu sinh viên
Bảng 1.2: Một số chỉ số đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên
khu vực Âu – Mỹ.
Từ bảng kết quả ở trên, có thể nhận thấy:
- Có 29/30 trường có hội cựu sinh viên chính thức, chiếm tỉ lệ 96.7%. Trong
đó, trường duy nhất chưa có hội cựu sinh viên là Imperial College của Anh. Mặc
dù chưa hình thành hội cựu sinh viên chính thức nhưng trường “Imperial
College” của Anh vẫn có những hoạt động liên kết cựu sinh viên như: Thống kê
và cập nhật thông tin cựu sinh viên; tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi thường kỳ
giữa nhà trường với cựu sinh viên cũng như giữa các cựu sinh viên với nhau; kêu
gọi sự hợp tác của cựu sinh viên trong các hoạt động nghiên cứu và đóng góp…
Điều đó chứng tỏ, vấn đề hội cựu sinh viên được các trường đại học khu vực Âu –
Mỹ rất quan tâm và việc thành lập một hội cựu sinh viên chính thức là điều tất
yếu trong thời gian sắp tới.
- Theo như số liệu thu thập được ở bảng 1.1 phụ lục I và bảng kết quả 1.2 ở
trên ước tính 55.8 năm là số năm trung bình sau khi thành lập các trường sẽ hình
thành hội cựu sinh viên ở các trường đại học Âu – Mỹ. Trong đó, trường có
8
Sô lượng
trường có hội
CSV
(trường)
Tỷ lệ số
trường đã có
hội cựu sinh
viên (%)
Khoảng cách từ năm thành lập trường
tới năm thành lập hội cựu sinh viên
Khoảng
cách xa
nhất
(năm)
Khoảng
cách ngắn
nhất
(năm)
Khoảng
cách TB
(năm)
29 96.7 329 4 55.8
khoảng cách thời gian giữa năm thành lập trường và năm thành lập hội cựu sinh
viên dài nhất là đại học Harvard với 329 năm. Và ngắn nhất là trường đại học
“University of California, Berkeley” với chỉ 4 năm sau năm thành lập trường. Có
thể thấy được rằng, các hội cựu sinh viên được hình thành từ rất sớm ở các trường
đại học Âu – Mỹ.
1.2. Các hoạt động của hội cựu sinh khu vực Âu – Mỹ
Bảng 1.3: Các hoạt động chủ yếu của hội cựu sinh viên Âu – Mỹ
Mã HĐ
Số lượng trường có
hoạt động trong hội
Tỷ lệ về mức độ phổ
biến của hoạt động (%)
TK 29 100.0
GK1 28 96.6
GK2 29 100.0
GK3 16 55.2
TN 24 82.8
Online 29 100.0
XB 13 44.8
DVHT 8 27.6
VL 19 65.5
Từ bảng kết quả trên, có thể thấy hoạt động của các hội cựu sinh viên trong
khu vực Âu – Mỹ rất đa dạng và được xếp thành 9 nhóm chính như sau:
- (Mã hoạt động: TK) Hoạt động Thống kê và cập nhật thông tin về cựu sinh
viên. 29/29 trường có hội cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 100%) trong bảng thống kê
9
có hoạt động này. Đây là hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu giúp các trường kiểm
soát tốt nguồn lực cựu sinh viên.
- (Mã hoạt động GK1) Gồm các hoạt động liên kết, hợp tác giữa trường và
cựu sinh viên: Gây quỹ cho trường, HĐ nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học,
HĐ giúp đỡ sinh viên trong học tập và hướng nghiệp, chương trình gắn kết cựu
sinh viên với sinh viên… 28/29 trường có Hội cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 96.6%)
có hoạt động này. Đây là các hoạt động tăng cường nhằm duy trì mối quan hệ lâu
dài giữa trường học với sinh viên, cựu sinh viên từ đó tạo ra các lợi ích cho cả hai
bên.
- (Mã hoạt động GK2) Gồm các hoạt động gắn kết, hợp tác giữa các cựu sinh
viên: Hợp tác; tổ chức các buổi họp mặt, tôn vinh những cựu sinh viên ưu tú; xây
dựng các diễn đàn cựu sinh viên, du lịch, giải trí, khám phá… 29/29 trường có hội
cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 100%) có hoạt động này. Các hoạt động gắn kết các
thành viên trong hội tạo cơ hội cho các cựu sinh viên gặp gỡ, làm quen và hợp tác
với nhau trong công việc cũng như cuộc sống; qua đó tạo ra giá trị cho các cựu
sinh viên.
- (Mã hoạt động GK3) Gồm các hoạt động gắn kết giao lưu giữa cựu sinh
viên ở các nước khác nhau. 16/29 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này
(chiếm tỷ lệ 55.2%). Đây là hoạt động khá tiêu biểu có ở các trường có du học
sinh quốc tế. Hoạt động này cho phép các cựu sinh viên cùng khu vực (cùng quốc
gia hoặc khu vực…) có thể liên lạc dễ dàng với những người học cùng khóa hay
cùng ngành hay cao hơn là các hoạt động hợp tác dựa trên ưu thế về địa lý.
- (Mã hoạt động TN) Các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ vì cộng đồng.
24/29 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 82.8%). Nó thể hiện
vai trò lớn của hội cựu sinh viên trong việc đóng góp vì sự phát triển chung của
xã hội.
10
- (Mã hoạt động Online) cung cấp thông tin cho các cựu sinh viên thông qua
các trang điện tử… 29/29 trường có Hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm
100%). Đây là kênh thông tin cho phép các hội cung cấp thông tin một cách
nhanh chóng, tiện lợi và đa dạng cho các đối tượng có liên quan. Đồng thời đây
cũng là nơi tạo ra cộng đồng tương tác trực tuyến giữa các cựu sinh viên, sinh
viên trong trường…
- (Mã hoạt động XB) Xuất bản báo, tạp trí. 13/29 trường có hội cựu sinh viên
có hoạt động này (chiếm 44.8%). Báo, tạp chí một là kênh thông tin chính thống
của hội cựu sinh viên. Ở các trường khu vực Âu-Mỹ; nội dung của kênh thông tin
này chủ yếu là các bài viết học thuật có nội dung liên quan đến các lĩnh vực đào
tạo khác nhau của các trường mà họ từng theo học. Bên cạnh đó còn là các bài
viết về những trải nghiệm, chia sẻ của cựu sinh viên cũng như sinh viên trong
trường. Nó cung cấp tri thức cho không chỉ cựu sinh viên mà còn cho các sinh
viên đang theo học tại trường.
- (Mã hoạt động DVHT) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cựu sinh
viên trong công việc, học tập và hoạt động của hội. 8/29 trường có hội cựu sinh
viên có hoạt động này (chiếm 27.6%). Các dịch vụ hỗ trợ này rất đa dạng, tùy
thuộc vào các trường mà có sự khác nhau, trong đó có một số dịch vụ nổi bật như:
cung cấp tài liệu nghiên cứu thông qua thẻ cựu học viên, dịch vụ đặt phòng tại trụ
sở hội, cung cấp các món quà lưu niệm, vật kỷ niệm về trường… Đây là những
hoạt động tăng cường lợi ích cho các cựu sinh viên khi tham gia hội
- (Mã hoạt động VL) Cung cấp thông tin, cơ hội việc làm cho sinh viên, cựu
sinh viên… 19/29 trường có cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 65.5%). Đây
là hoạt động thiết thực của hội cựu sinh viên. Nhờ việc thống kê và cập nhật
thông tin cũng như các hoạt động chia sẻ, các sự kiện giữa các cựu sinh viên mà
các cơ hội nghề nghiệp đến được với các cựu sinh viên hay, các sinh viên đang
11
theo học tại trường đại học. Hoạt động này góp phần lớn trong việc giải quyết vấn
đề đầu ra sau khi tốt nghiệp đại học cho các sinh viên và là một lợi ích to lớn của
việc tham gia hội.
Dựa trên nền tảng các hoạt động này, ở Hoa Kỳ có sự thi đua giữa các hội cựu
sinh viên của các trường đại học, nhằm tìm ra những hội có hoạt động mạnh, uy
tín, mang lại nhiều lợi ích cho hội viên và cộng đồng. Chính những sự thi đua này
đã thúc đẩy sự phát triển của các hội cựu sinh viên cả về lượng và chất.
1.3. Vai trò của hội cựu sinh viên:
Về vai trò của hội cựu sinh viên, trong các văn bản viết về quá trình thành lập
hội cựu sinh viên của mình, 29 hội cựu sinh viên theo bảng 1.2 có nhắc đến việc
giữa mối quan hệ trọn đời giữa trường và học viên của mình. Ví dụ như hội cựu
sinh viên đại học Harvard: “Mục đích của hội cựu sinh viên đại học Harvard như
đã nêu trong Hiến pháp của nó là để thúc đẩy phúc lợi của Đại học Harvard và để
thiết lập một mối quan hệ cùng có lợi giữa Đại học Harvard và cựu sinh viên của
mình”. Ngoài ra các vai trò khác của hội cựu sinh viên cũng được ghi nhận như:
tạo ra giá trị cho hội viên, trường đại học, sinh viên theo học hay lớn hơn là cộng
đồng; tạo mạng lưới cựu sinh viên vững mạnh và gắn kết trên khắp thế giới,…
“Hiệp hội cựu sinh viên Stanford tìm cách tiếp cận, phục vụ và tiếp cận tất cả các
cựu sinh viên và sinh viên Đại học Stanford, để thúc đẩy kết nối trí tuệ và tình
cảm suốt đời giữa trường đại học và sinh viên tốt nghiệp của mình, và để giúp đỡ
trường đại học của mình với thiện chí và hỗ trợ.” – Ghi nhận của hội cựu sinh
viên đại học Stanford.
Tổng kết:
12
- Các trường đại học trong khu vực Âu-Mỹ rất trú trọng vấn đề cựu sinh viên
và hình thành hội cựu sinh viên từ rất sớm.
- Hoạt động của các hội cựu sinh viên rất đa dạng, phong phú và có hệ
thống. Tiêu biểu nhất là các hoạt động thống kê, gắn kết thành viên hay một số
hoạt đông đặc trưng khác như hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ việc làm.
- Vai trò của các hội cựu sinh viên này luôn được các trường đánh gia
cao.Trong đó, vai trò nổi bật là gắn kết mạng lưới cựu sinh viên ở khắp mọi nơi
với nhà trường, vì sự phát triển chung của cả hai bên. Nó mang lại giá trị lớn cho
rất nhiều đối tượng, không chỉ nhà trường mà còn có sinh viên, cựu sinh viên và
cả cộng đồng.
2. Hội cựu sinh viên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Bảng 2.1 ở phụ lục 1 bao gồm 23 trường đại học ở khu vực châu Á- Thái Bình
Dương nằm trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới (theo xếp hạng
của Timeshighereducation – năm 2013). Các trường này tiêu biểu cho nền giáo
dục khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; phân bố ở một số nước phát triển và
đang phát triển ở khu vực này như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Úc,
Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đây là các trường đại học tổng hợp hoặc
các trường đào tạo các ngành học trọng điểm như kỹ thuật, ngôn ngữ… Đây là
các nơi, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng co cho một khu vực đang phát triển
nhanh và nhiều tiềm năng như châu Á – Thái Bình Dương.
Để phục vụ mục đích nghiêm cứu bảng 2.1 đã thống kê về tình hình hoạt động
của các hội cựu sinh viên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo kết quả
thống kê, hoạt động của các hội này tương đối sôi nổi và được đầu tư phát triển.
Cụ thể như sau:
13
2.1. Mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình
Dương
Bảng 2.2: Một số chỉ số đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên
khu vực châu Á – Thái Bình Dương
số trường đã
có hội CSV
(trường)
Tỷ lệ số trường
đã có hội cựu
sinh viên (%)
Khoảng cách từ năm thành lập trường tới
năm thành lập hội CSV
Khoảng cách
xa nhất
(năm)
Khoảng cách
ngắn nhất
(năm)
Khoảng cách
TB
(năm)
19 82.6 67 3 26.6
Từ bảng kết quả trên, có thể nhận thấy:
- 19/23 trường trong danh sách có hội cựu sinh viên chính thức (chiếm tỷ lệ
82.6% các trường được thống kê). Trong đó, có 4 trường chưa có hội cựu sinh
viên đều là các trường của Hàn Quốc: Đại học quốc gia Seoul, Viện KH & CN
tiên tiến Hàn Quốc, Đại học KH & CN Pohang, Đại học Yonsei. Điều đó chứng
tỏ, việc phát triển hội cựu sinh viên chưa được trú trọng phát triển ở quốc gia
Công nghiệp mới nổi này.
- Theo như số liệu thu thập được ở bảng 2.1 phụ lục I và bảng kết quả 2.2 ở
trên ước tính 26.6 năm là khoảng cách trung bình giữa năm thành lập trường và
năm thành lập hội cựu sinh viên – được tính toán dựa trên các trường có thu thập
được số liệu đầy đủ. Đặc biệt, đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông là
trường có hội cựu sinh viên ngay 3 năm sau thành lập trường, điều đó chứng tỏ
tầm quan trọng cũng như mức độ quan tâm của nhà trường tới cựu sinh viên và
14
hội cựu sinh viên. Nhìn chung, khoảng cách từ năm thành lập trường cho tới năm
thành lập hội cựu sinh viên của các trường châu Á – Thái Bình Dương chỉ dao
động trong khoảng 3 – 67 năm. Điều đó cho thấy, mức độ quan tâm, chú trọng tới
xây dựng và phát triển hội cựu sinh viên tại các trường đại học châu Á – Thái
Bình Dương đang ngày một nâng cao.
2.2. Các hoạt động của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
Bảng 2.3: Các hoạt động chủ yếu của hội cựu sinh viên châu Á – Thái
Bình Dương
Mã HĐ
Số lượng trường có
hoạt động
Tỷ lệ về mức độ phổ biến
của hoạt động (%)
TK 19 100.0
GK1 19 100.0
GK2 19 100.0
GK3 1 5.3
TN 6 31.6
Online 19 100.0
XB 10 52.6
DVHT 6 31.6
VL 3 15.8
Từ bảng kết quả trên, có thể thấy hoạt động của các hội cựu sinh viên trong
khu vực châu Á – Thái Bình Dương rất đa dạng và cũng được đánh giá 9 nhóm
hoạt động chính như sau:
15
- (Mã hoạt động TK) hoạt động Thống kê và cập nhật thông tin về cựu sinh
viên. 19/19 trường có hội cựu sinh viên trong bảng thống kê có hoạt động này
(chiếm 100%). Đây là hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu giúp các trường này
kiểm soát tốt nguồn lực cựu sinh viên. Đây cũng là một cơ sở quan trọng trong
việc đánh giá chất lượng giáo dục của các trường, thể hiện ở công việc và chức vị
mà các cựu sinh viên nắm giữ. 100% các hội cựu sinh viên có hoạt động này cho
thấy, đây là hoạt động cơ bản, rất được trú trọng và duy trì.
- (Mã hoạt động GK1) Gồm các hoạt động liên kết, hợp tác giữa trường và
cựu sinh viên: Gây quỹ cho trường, HĐ nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học,
HĐ giúp đỡ sinh viên trong học tập và hướng nghiệp, chương trình gắn kết cựu
sinh viên với sinh viên…19/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này
(chiếm 100%). Đây là các hoạt động tăng cường nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài
giữa trường học với các sinh viên của mình, từ đó tạo ra các lợi ích cho cả hai
bên. Các hoạt động này cũng giúp nhà trường tận dụng nguồn lực cựu sinh viên
cho các dự án phát triển giáo dục của trường. Với tỷ lệ 100% cho thấy các trường
này rất quan tâm tới nguồn lực cựu sinh viên cũng như mối liên kết chặt chẽ giữa
cựu sinh viên với hoạt động phát triển của trường.
- (Mã hoạt động GK2) Gồm các hoạt động gắn kết, hợp tác giữa các cựu sinh
viên: Hợp tác; tổ chức các buổi họp mặt, tôn vinh những cựu sinh viên ưu tú; xây
dựng các diễn đàn cựu sinh viên, du lịch, giải trí, khám phá… 19/19 trường có hội
cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 100%). Các hoạt động gắn kết các thành
viên trong hội tạo cơ hội cho các cựu sinh viên gặp gỡ, làm quen và hợp tác với
nhau trong công việc cũng như cuộc sống; qua đó tạo ra giá trị cho các cựu sinh
viên. Tất cả các hội đều trú trọng xây xựng nội bộ phát triển bền vững, thể hiện ở
tỷ lệ 100% các hội cựu sinh viên có hoạt động gắn kết thành viên.
16
- (Mã hoạt động GK3) Gồm các hoạt động gắn kết giao lưu giữa cựu sinh
viên ở các nước khác nhau. 1/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này chỉ
chiểm tỷ lệ là 5.3% mức độ phổ biến. Đây là hoạt động có chủ yếu ở các nước có
sinh viên quốc tế. Hoạt động này cho phép các cựu sinh viên cùng khu vực (cùng
quốc gia hoặc khu vực…) có thể tìm lại những người học cùng khóa hay cùng
ngành hay cao hơn là các hoạt động hợp tác dựa trên ưu thế về địa lý. Tỷ lệ 5.3%
được lý giải bằng xu hướng du học của các sinh viên trên thế giới (hầu hết các
sinh viên du học ở các nước Châu Âu hoặc Châu Mỹ) hay số lượng sinh viên
quốc tế du học ở các trường trong danh sách này chưa nhiều và chưa có điều kiện
để tập hợp.
- (Mã hoạt động TN) Các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ vì cộng đồng.
6/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 31.6%). Nó thể hiện
vai trò lớn của hội cựu sinh viên trong việc đóng góp vì sự phát triển chung của
xã hội. Tuy tỷ lệ 31.6% chưa được cao, nhưng nó cũng đánh giá được những
đóng góp bước đầu của các hội cựu sinh viên cho hoạt đông vì cộng đồng.
- (Mã hoạt động Online) Cập nhật thông tin, tin tức online: Qua trang web,
báo điện tử… 19/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 100%).
Đây là kênh thông tin nhanh gọn và hữu hiệu, giúp các cựu sinh viên có thể nắm
bắt một cách nhanh nhất các thông tin của hội cũng như các thông tin có liên quan
khác. Tỷ lệ tuyệt đối cho thấy kênh thông tin này rất được đầu tư phát triển ở tất
cả các trường có hội cựu sinh viên.
- (Mã hoạt động XB) Xuẩn bản báo, tạp trí. 10/19 trường có hội cựu sinh
viên có hoạt động này (chiếm 52.6%). Báo, tạp chí một là kênh thông tin chính
thống của hội cựu sinh viên. Bên cạnh kênh thông tin nhanh chóng như báo điện
tử, các tập san được xuất bản theo tháng và quý này trú trọng vào các đề tài
nghiên cứu khoa học hay các bài viết có chất lượng về ngành đào tạo – là một
17
trong những nguồn cấp tri thức cho các cựu sinh viên. Tỷ lệ 52.6% cho thấy vị trí
quan trọng của hoạt động này trong việc duy trì các hội cựu sinh viên.
- (Mã hoạt động DVHT) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cựu sinh
viên (trong công việc, học tập và hoạt động của hội). 8/19 trường có hội cựu sinh
viên có hoạt động này (chiếm 31.6%). Các dịch vụ hỗ trợ này rất đa dạng, tùy
thuộc vào các trường mà có sự khác nhau, trong đó có một số dịch vụ nổi bật như:
cung cấp tài liệu nghiên cứu thông qua thẻ cựu học viên, dịch vụ đặt phòng tại trụ
sở hội, cung cấp các món quà lưu niệm, vật kỷ niệm về trường… đây là những
hoạt động tăng cường lợi ích cho các cựu sinh viên khi tham gia hội. Tỷ lệ 31.6 %
chứng tỏ hoạt động này bước đầu đã được trú trọng .
- (Mã hoạt động VL) Cung cấp thông tin, cơ hội việc làm cho sinh viên, cựu
sinh viên… 3/19 trường có cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 15.8%). Đây là
hoạt động thiết thực của hội cựu sinh viên. Nhờ việc thống kê và cập nhật thông
tin cũng như các hoạt động chia sẻ, các sự kiện giữa các cựu sinh viên, các cơ hội
nghề nghiệp đến được với các cựu sinh viên hay chính các sinh viên đang theo
học tại trường đại học. Hoạt động này góp phần lớn trong việc giải quyết vấn đề
đầu ra sau khi tốt nghiệp đại học và là một lợi ích to lớn của việc tham gia hội. Tỷ
lệ này chỉ là 15.8% cho thấy các hội cựu sinh viên các trường được thống kê chưa
thấy rõ lợi ích to lớn của hoạt động này.
Từ kết quả và phân tích trên ta có thể thấy: hoạt động của các hội cựu sinh viên
được thống kê khá đa dạng, hơn thế chúng theo sát các đối tượng hữu quan như:
cựu sinh viên, trường đại học, sinh viên và cả cộng đồng. Việc phát triển các hoạt
động này sẽ góp phần vào việc tạo ra giá trị cũng như phát triển quy mô hội trong
tương lai.
2.3. Vai trò của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương:
18
Vai trò hàng đầu mà các hội cựu sinh viên đề ra khi thành lập là nhằm giữ mỗi
liên hệ trọn đời giữa cựu sinh viên và trường học của mình “Kết nối các cựu sinh
viên trong các hoạt động nghiên cứu, tình nguyện, là cầu nối trọn đời giữa các
cựu sinh viên và trường đại học và các sinh viên” ghi nhận của Đại học Hong
Kong. Dựa trên mối quan hệ đó, các giá trị mới được tạo ra, không chỉ phục vụ
cựu sinh viên, trường đại học mà còn đóng góp cho xã hội “Tạo ra một môi
trường mà các cựu sinh viên có thể duy trì mối quan hệ lâu dài với trường đại học
và tiếp tục đóng góp cho trường và xã hội trên toàn cầu. Phát triển các chương
trình mà cựu sinh viên có thể tham gia một cách thuận tiện nhất, bao gồm cả các
chương trình học tập suốt đời cho cựu sinh viên và chương trình hỗ trợ hoạt động
tình nguyện.” Ghi nhận theo định hướng của trường đại học Tokyo – Nhật Bản.
Tổng kết:
- Các trường khu vực Châu Á – Thái bình Dương cũng đã chú ý, quan tâm
tới việc thành lập và duy trì hoạt động của các hội cựu sinh viên.
- Các hội cựu sinh viên trong khảo sát có nhiều hoạt động đa dạng và có hệ
thống.
- Vai trò của các hội cựu sinh viên này mang lại giá trị, lợi ích cho nhiều đối
tượng khác nhau bao gồm nhà trường, sinh viên, cựu sinh viên và cả cộng đồng.
3. So sánh tình hình hoạt động của hội cựu sinh viên ở khu vực Âu – Mỹ
và khu vực châu Á – Thái Bình Dương
So sánh về tình hình hoạt động của các hội cựu sinh viên thống kê được của
các trường khu vực Âu – Mỹ và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ta thấy nổi
lên một số điểm như sau:
3.1. Giống nhau
19
- Trong các trường được thống kê, việc thành lập hội cựu sinh viên đều được
trú trọng ở cả hai khu vực Âu – Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó được
thể hiện ở tỷ lệ số trường đã thành lập hội cựu sinh viên đều rất cao với 96.7% ở
khu vực Âu – Mỹ (29/30 trường), 82.6% ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
(19/23 trường).
- Hoạt động của các hội cựu sinh viên này đều rất đa đạng, phong phú, phục
vụ sát lợi ích của các đối tượng hữu quan (sinh viên, cựu sinh viên, nhà trường và
cả cộng đồng). Trong đó, hoạt động được các hội cựu sinh viên của cả hai khu
vực trú trọng là: Thống kê và cập nhật thông tin cựu sinh (100% ở cả hai khu
vực), các hoạt động liên kết giữa trường và cựu sinh viên, các hoạt động gắn kết
thành viên (100% cho cả hai khu vực), cập nhật thông tin qua trang web chính
thức của hội.
- Vai trò của các hội cựu sinh viên về cơ bản là giống nhau đều tập trung ở
các điểm như: Giữ mối liên hệ trọn đời giữa trường và các học viên của mình,
trên cơ sở duy trì và phát triển hội tạo ra các giá trị thiết thực cho các bên liên
quan như: cựu sinh viên, trường học , sinh viên theo học và cộng đồng.
Có thể nhận thấy rằng các hội cựu sinh viên ở cả 2 khu vực đều có những nét
giống nhau rất tiêu biểu về cả vai trò và hoạt động. Điều này có thể lý giải bằng
một số nguyên nhân sau:
- Đây đều là những trường đại học hàng đầu trên thế giới, được đánh giá cao
về trình độ giáo dục, điểm đến uy tín cho các sinh viên. Chính vì vậy các trường
này luôn chú trọng phát triển toàn diện hệ thống giáo dục và dịch vụ hỗ trợ giáo
dục của mình.
20
- Các hội cựu sinh viên có sự tham khảo về quá trình hoạt động cũng như
cách thức duy trì, phát triển hội từ các hội đi trước nên việc giống nhau là hoàn
toàn dễ hiểu.
- Các yếu tố tất yếu trong quá trình hoạt động của các cựu sinh viên như: tạo
ra giá trị cho các đối tượng hữu quan, việc hướng tới trách nhiệm với cộng đồng
là xu thế chung của toàn nhân loại
3.2. Khác nhau
- Về hoạt động:
Tuy hoạt động của các hội cựu sinh viên ở cả hai khu vực đều được đánh gia
theo 9 nhóm hoạt động chính, nhưng ở mỗi khu vực, đặc điểm của các hoạt động
này lại khác nhau:
+ Khu vực Âu – Mỹ: Ngoài các hoạt động cơ bản như thống kê, gắn kết, (như
đã nhắc ở trên), các trường đại học khu vực Âu – Mỹ còn trú trọng vào việc phát
triển các hoạt động như: liên kết các nhóm cựu sinh viên trên toàn thế giới; tổ
chức các hoạt động du lịch khám phá hay sự kiện nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn cho cựu sinh viên và các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.
+ Khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Ngoài các hoạt động cơ bản như trên
thì lại chỉ dành sự quan tâm trong việc giao lưu và hợp tác giữa các cựu sinh viên,
giữa cựu sinh viên với trường, đăc biệt là các hội thảo chuyên ngành giành cho
sinh viên, cựu sinh viên. Còn đối với các hoạt động hướng ra xã hội (hoạt động
thiện nguyện vì cộng đồng…), thì hầu như rất ít, mức độ quan tâm còn chưa cao.
- Về vai trò:
21
+ Khu vực Âu – Mỹ đa số cho thấy được vai trò của hội cựu sinh viên không
chỉ với các thành viên hội, sinh viên trường mà nó còn đóng góp một phần không
nhỏ cho lợi ích của cộng đồng.
+ Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mới chỉ dừng lại ở phục vụ lợi ích
cho thành viên, trường học. Những đóng góp cho cộng đồng mới chỉ manh nha
xuất hiện ở một số trường.
Sự khác nhau trong tính chất các hoạt động cũng như vai trò của các hội cựu
sinh viên có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau:
- Đặc điểm của các trường đại học của hai khu vực này là khác nhau: trong
khi các trường đại học theo xu hướng hiện đại khu vực Âu – Mỹ xuất hiện rất
sớm (khoảng thế kỷ 11 – Oxford, Anh) thì các trường ở khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương xuất hiện sau và khá muộn (thế kỷ 19 và 20); chính đặc điểm này đã
giải thích cho việc việc các hội cựu sinh viên của các trường khu vực Âu – Mỹ có
hoạt động khá phong phú, bài bản và hoàn chỉnh.
- Trình độ phát triển, tốc độ phát triển về kinh tế, kỹ thuật giữa các khu vực
là khác nhau nó ảnh hưởng khá lớn tới phương hướng và quá trình hoạt động của
các hội cựu sinh viên.
- Mục đích thành lập và vận hành của các hội cựu sinh viên là khác nhau ở
mỗi khu vực.
- Nền giáo dục các nước Âu – Mỹ hàng năm thu hút rất nhiều du học sinh từ
các quốc gia trên toàn thế giới học tập và nghiên cứu tại đây.
Kết luận: Tuy có những điểm khác nhau những về bản chất hội cựu sinh viên ở
cả hai khu vực đều giống nhau. Hơn nữa, với xu thế toàn cầu hóa cùng với tốc độ
phát triển mạnh trong giáo dục của các quốc gia châu Á mà sự khác biệt này sẽ
dần được xóa bỏ trong tương lai.
22
III – Hội cựu sinh viên ở Việt Nam
Bảng 3.1 ở phụ lục 1 thống kê 17 trường trọng điểm quốc gia do Bộ GD – ĐT
lựa chọn. Đây là các trường được đầu tư cả về nhân lực, vật lực và tài lực của
quốc gia nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai. Các
trường trọng điểm là những trường có quy mô khá lớn với số lượng sinh viên ở
tất cả các bậc học của mỗi trường khoảng hơn 20.000 sinh viên. Các trường được
phân bố đều trên khắp cả nước với 7 trường đại học tổng hợp, hai trường trọng
điểm đào tạo về kinh tế, hai trường trọng điểm đào tạo về giáo dục, 5 trường
trọng điểm đào tạo về kỹ thuận và 2 trường trọng điểm trong khối quân đội.
Các trường này có vị trí, vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển
của các trường đại học cùng khối ngành.
Theo mục đích nghiên cứu bảng 3.1 thống kê về tình hình tồn tại và phát triển
của hội cựu sinh viên – một trong những tổ chức có vai trò quan trọng trong việc
phát triển uy tín cũng như lợi ích của các trường đại học (theo đánh giá của các
trường đại học trên thế giới về vai trò của hội cựu sinh viên)
Theo kết quả của bảng 3.1 ta có thể rút ra một số nhận xét khái quát về tình
hình phát triển hội cựu sinh viên tại Việt Nam như sau:
- Hội cựu sinh viên ở VN về cơ bản là chưa phổ biến hay nói cách khác là
còn rất mới mẻ. Theo khảo sát 17 trường trọng điểm của Việt Nam do bộ GD –
ĐT quy định thì chỉ có 3 trường có hội cựu sinh viên là: Đại học kinh tế Hồ Chí
Minh – Trường đại học trọng điểm trong khối kinh tế, Đại học Y Hà Nội –
Trường đại học trọng điểm khối y dược và Đại học bách khoa Hà Nội – Trường
đại học trọng điểm khối Kỹ thuật. Như vậy là số trường đại học trọng điểm có hội
cựu sinh viên chỉ chiếm 17.6% trên tổng số trường.
23
- Các hội cựu sinh viên là mới thành lập vì vậy các hoạt động còn rất sơ khai
và manh mún. Như đại học Y Hà Nội, phải sau 110 năm thành lập trường, trải
qua rất nhiều thế hệ học sinh – sinh viên, tới năm 2012 trường mới hình thành
một tổ chức cựu sinh viên cụ thể. Các hoạt động của hội chỉ dừng lại ở việc cập
nhất thông tin cựu sinh viên, bắt đầu hình thành ban liên lạc.
Điều này có thể lý giải bởi các hội cựu sinh viên này chỉ mới hình thành được 1
– 2 năm nên các hoạt động của hội cựu sinh viên cũng không đa dạng, chưa thật
sự khai thác hết thế mạnh của hội cựu sinh viên. Bản thân hội cũng chưa được
xây dựng hoàn thiện cả về tổ chức lẫn hoạt động duy trì, phát triển.
Nhìn chung các hội cựu sinh viên ở Việt Nam hoạt động chủ yếu với mục tiêu
tập hợp các thế hệ sinh viên đã từng học tập và làm việc tại trường; bắt đầu quan
tâm hơn tới việc kết nối và gắn kết các thế hệ sinh viên với nhà trường nhằm giúp
đỡ, hợp tác lẫn nhau trong học tập, công việc, nghiên cứu, kinh doanh…
- Các trường còn lại mặc dù chưa có hội cựu sinh viên nhưng hầu hết các
trường đều có cập nhật thông tin về cựu sinh viên của trường. Theo như khảo sát
ở trên thì chỉ có 17.6% các trường trọng điểm có hội cựu sinh viên nhưng lại có
tới trên 70% các trường có cập nhật thông tin về cựu sinh viên. Các thông tin
được cập nhật dù chỉ là thông tin cá nhân, địa chỉ liện hệ nhưng điều đó cũng
chứng tỏ rằng luôn có mối liên kết giữa nhà trường với cựu sinh viên – những
người từng học tập tại trường. Ngoài ra, trong các sự kiện lớn của trường vẫn có
sự có mặt, đóng góp của cựu sinh viên. Và dù không thường xuyên nhưng vẫn có
các buổi họp mặt cựu sinh viên các khóa. Đương nhiên những việc này diễn ra rất
nhỏ lẻ và thiếu bài bản.
Tình trạng chung là như vậy, còn với khối ngành kinh tế nói riêng thì sao?
Trong số 17 trường trọng điểm có 2 trường đại học kinh tế là trường đại học kinh
24
tế Tp Hồ Chí Minh và trường đại học kinh tế Quốc dân. Trong đó, chỉ có 1 trong
2 trường có hội cựu sinh viên là trường đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh. Các
trường còn lại hầu hết là các trường tổng hợp, trong đó trường đại học Quốc gia
Hà Nội dù chưa thành lập hội cựu sinh viên nhưng trường đại học Kinh tế trực
thuộc đại học Quốc gia Hà Nội thì đã thành lập hội cựu sinh viên từ năm 2009.
Tuy tỷ lệ 2/3 trường có hội cựu sinh viên chưa thể đánh giá hết thực trạng cũng
như tiềm năng của hội cựu sinh viên ở các trường khối ngành kinh tế Việt Nam,
nhưng nó cũng là tín hiệu tốt cho thấy sự thành lập của các hội cựu sinh viên đang
mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà trường cũng như cựu sinh viên, và sự quan
tâm của nhà trường, cựu sinh viên với vấn đề thành lập một hội cựu sinh viên
chính thức cũng được nâng cao hơn.
Kết luận: Hoạt động của của các hội cựu sinh viên ở các trường đại học Việt
Nam là chưa phát triển và chưa tương xứng với số lượng sinh viên cũng như số
trường đại học của Việt Nam. Trong giai đoạn tới, cần có cái nhìn toàn diện hơn
và những đánh giá đúng hơn về nguồn lực rất lớn của một trường đại học – Cựu
sinh viên.
25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I – Cựu sinh viên
1. Khái niệm
Nhắc đến cụm từ “cựu sinh viên” nhiều người cho rằng nó đề cập tới những
người từng là sinh viên của một trường lớp nào đó nhưng nay không còn học tập
tại đó nữa.
Tuy nhiên, để thực sự hiểu thế nào là một “cựu sinh viên” ta nên đi từ nguồn
gốc xuất xứ của nó. Thuật ngữ gốc của cụm từ “cựu sinh viên” là “alumnus” có
nguồn gốc từ tiếng latinh, nó có nghĩa là “học sinh” hay “sự nuôi dưỡng”. Ngày
nay, thuật ngữ này được dùng để đề cập đến những sinh viên tốt nghiệp ở một
trường đại học hoặc cơ sở giáo dục tương tự. Thực tế, nó mang nhiều ý nghĩa
khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng hay cách nhìn nhận của mỗi cá nhân.
Theo nghĩa hẹp, có thể hiểu “alumnus” là “cựu sinh viên” – một nhóm các sinh
viên đã tốt nghiệp tại trường đại học (cao đẳng).
Từ nhiều thập niên trước cựu tầng lớp cựu sinh viên đã tồn tại tại các trường
đại học ở Hoa Kỳ và một số nước châu Âu. Đặc biệt là ở Anh và Pháp còn có một
truyền thống lâu đời về tầng này . Ở Đức tầng lớp cựu sinh viên đã được thành
lập cuối những năm 1980 .
Theo định nghĩa của trườn đại học Stuttgar, thuật ngữ “alumnus” được sử dụng
trong một ý nghĩa rộng hơn . Nó đề cập đến tất cả các sinh viên hiện đang theo
học tại trường đại học cũng như những sinh viên trước đây của trường. Hơn nữa ,
Thuật ngữ còn được mở rộng để chỉ cho tất cả các thành viên của trườn đại học
Stuttgart cũng như tất cả các nhà tài trợ và các đối tác .
26
Như vậy, cụm từ “cựu sinh viên” chỉ là một cách hiểu theo nghĩa hẹp của thuật
ngữ “alumnus”. Về bản chất “Cựu sinh viên” là những sinh viên đã tốt nghiệp tại
các trường đại học hay bậc giáo dục tương tự.
2. Cựu sinh viên là một nguồn lực quan trọng của các trường đại học
Như một điều hiển nhiên tại các trường đại học, lớp lớp sinh viên tốt nghiệp
hàng năm đã và đang làm con số “cựu sinh viên” của trường ngày một tăng thêm.
Họ rời khỏi trường, gây dựng sự nghiệp riêng của bản thân và chắc chắn rằng sự
thành công của họ ít nhiều cũng có tác động tới lợi ích của trường và ngược lại.
Từ khi trở thành một sinh viên đại học cho tới khi tốt nghiệp và ra trường, họ
không chỉ đem lại niềm tự hào cho trường mà còn là một trong những nguồn lực
quan trọng của trường.
Cựu sinh viên đối với danh tiếng của nhà trường:
Khi xem xét đến mối quan hệ giữa nhà trường và cựu sinh viên bao giờ ta cũng
cần nhìn nhận từ hai phía.
Từ phía nhà trường: Chỉ tính riêng trong một quốc gia đã có hàng trăm trường
đại học lớn nhỏ khác nhau. Mỗi trường đều mang những sắc thái riêng và đương
nhiên là cả sự nổi tiếng. Danh tiếng của các trường đại học không hề giống nhau.
Bởi vậy, mức độ nối tiếng của trường cũng có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển
tương lai của cả thế hệ sinh viên – cựu sinh viên. Một sinh viên giỏi ra trường
chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn những sinh viên chỉ tốt nghiệp loại
khá, trung bình. Tuy nhiên, cơ hội sẽ còn rộng mở hơn nếu sinh viên ấy lại được
đạo tạo từ một ngôi trường có tiếng tăm.
Tiếng tăm của một trường không phải tự nhiên mà có. Nó được mọi người
công nhận bởi nỗ lực của cả một tập thể nhà trường, từ hệ thống giáo dục đào tạo,
cho tới đội ngũ cán bộ giảng dạy chất lượng, uy tín. Thậm chí, danh tiếng của một
27
trường càng được khẳng định bởi các thế hệ sinh viên ra trường đạt kết quả cao,
dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp. Bởi vậy mà, sự thành công của sinh
viên trong tương lại cũng góp phần củng cố thêm danh tiếng cho nhà trường.
Từ phía cựu sinh viên: Không thể khẳng định rằng tất cả các cựu sinh viên đều
làm lên danh tiếng cho trường. Tuy nhiên, trong hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp
mỗi khóa, luôn có rất nhiều người đã thành đạt. Họ có thể là những quan chức
trong bộ máy quản lý nhà nước, có địa vị xã hội cao. Cũng có thể là các doanh
nhân – thành công trên con đường kinh doanh, những nhà lãnh đạo tài ba, chủ của
những tập đoàn lớn… Chính những thành công ấy mà họ tạo nên danh tiếng, địa
vị cho chính bản thân họ. Không chỉ có thế, thành công ấy còn đem lại sự tự hào,
củng cố niềm tin nơi gia đình, bạn bè; góp phần duy trì uy tín chất lượng giảng
dạy của nhà trường – nơi đã đào tạo ra những người tài.
Vậy tiếng tăm của một trường được thể hiện như thế nào? Mỗi năm có hàng
nghìn sinh viên tốt nghiệp, đồng thời lại có biết bao học sinh sinh viên khắp nơi
đăng ký tuyển sinh vào trường. Đương nhiên, một trường đại học danh tiếng sẽ là
sự lựa chọn hàng đầu của nhiều học sinh – những người thực sự quan tâm tới
tương lai của bản thân. Bởi một trường học danh tiếng sẽ mang lại niềm tin cho
học sinh, sinh viên trong việc học tập, rèn luyện bản thân; thậm chí cả phụ huynh
học sinh cũng tin tưởng rằng họ đã giao con em mình tới một môi trường học tập
tốt. Nhà nước cũng quan tâm hơn tới việc giảng dạy của trường. Như vậy, danh
tiếng của trường lại càng được củng cố khi lớp lớp sinh viên thành đạt, tiếp tục
làm nên những thành công mới.
Như một quy luật nhân quả, trường học uy tín nuôi dưỡng nhưng người tài và
người tài lại đem đến vinh quang, niềm tự hào và hơn hết là tiếng tăm cho trường.
28
Cựu sinh viên hỗ trợ cho trường về tài chính:
Một tổ chức giáo dục như các trường đại học hiện nay luôn yêu cầu phải tạo
được môi trường học tập hiệu quả . Đáp ứng yêu cầu đó đòi hỏi nhà trường phải
đề ra các dự án cải tiến trang thiết bị, nâng cấp phòng học, cơ sở vật chất…cũng
như tổ chức các sự kiện, tọa đàm … Và trong những dự án ấy, không ít dự án có
sự giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí từ phía các cựu sinh viên của trường. (ví dụ)
Cựu sinh viên đem tới nguồn nhân lực cho trường:
Đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ gây dựng sự nghiệp bên ngoài, ở khắp
mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có không ít lớp sinh viên sau khi học xong
tiếp tục ở lại trường và trở thành cán bộ, giảng viên của trường. Họ được coi như
nguồn nhân lực nội sinh, đóng góp vào sự phát triển chung của trường. Họ là
người có tiếng nói chung với các sinh viên và trực tiếp truyền tải những kinh
nghiệm học tập cho sinh viên.
Cựu sinh viên với những đóng góp khác cho trường:
Vai trò của cựu sinh viên đối với các trường đại học không chỉ thể hiện qua
mối liên hệ giữa nhà trường và cựu sinh viên mà còn được khẳng định qua các
hoạt động thiện nguyện của nhà trường. Với địa vị xã hội của mình, nhiều cựu
sinh viên đại diện cho trường tham gia các hoạt động từ thiện, hay trực tiếp là ban
tổ chức, nhà tài trợ cho các hoạt động này.
Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khoa học của trường được tổ chức cũng
nhận được sự giúp đỡ từ phía cựu sinh viên. Từ việc cung cấp tài liệu, tới việc
giới thiệu đối tác nghiên cứu cho trường… Với mối quan hệ của mình, họ giúp
nhà trường thiết lập các mối quan hệ hợp tác làm việc lâu dài, đáng tin cậy. Thậm
chí, các khóa học nâng cao của trường cũng tăng thêm tính chuyên môn khi được
29
trực tiếp thực hành tại các cơ sở thuộc sở hữu của cựu sinh viên hay được các cựu
sinh viên giới thiệu…
Bằng những đóng góp không hề nhỏ cho trường, cựu sinh viên thực sự là một
nguồn lực vô cùng quan trọng của các trường đại học. Họ là một trong những mắt
xích quan trọng giúp nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra. Nhờ có họ mà môi
quan hệ của nhà trường với các tầng lớp trong xã hội được mở rộng. Họ cũng góp
phần không hề nhỏ vào sự nghiệp phát triển của trường và các thế hệ sinh viên.
II – Hội cựu sinh viên
1. Tổ chức
1.1. Khái niệm tổ chức
Thuật ngữ “tổ chức” được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa không
giống nhau.
Triết học định nghĩa “Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật
không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc
nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”. Tổ chức là thuộc
tính của sự vật, nói cách khác sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định.
Y học cho rằng trong sinh vật đơn bào, các tế bào đơn lẻ thực hiện tất cả các
chức năng sống, nó hoạt động một cách độc lập. Tuy nhiên, sinh vật đa bào
(nhiều tế bào) có mức độ khác nhau của tổ chức cơ thể của chúng. Các tế bào cá
nhân có thể thực hiện chức năng cụ thể và cũng làm việc cùng nhau vì lợi ích của
toàn bộ cơ thể. Các tế bào trở nên phụ thuộc vào nhau. Từ quan niệm của y học
cho thấy tổ chức chỉ có ở sinh vật đa bào, các tế bào phụ thuộc vào nhau vì lợi ích
của toàn bộ.
Nhân loại học khẳng định từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã hội loài người
cũng đồng thời xuất hiện. Tổ chức ấy không ngừng hoàn thiện và phát triển cùng
30
với sự phát triển của nhân loại. Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là một tập thể của con
người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một
mục tiêu xác định của tập thể đó. Như vậy, tổ chức là tập thể, có mục tiêu, nhiệm
vụ chung.
Ngay trong những chuyên ngành khoa học có giao thoa về đối tượng, phạm vi
nghiên cứu cũng có những cách tiếp cận, cắt nghĩa khác nhau về “tổ chức”. Theo
Chester I. Barnard, thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của
hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Như vậy theo lý
thuyết quản trị công, để hình thành tổ chức phải có từ hai người trở lên (điều kiện
về chủ thể) và các hoạt động của họ được kết hợp với nhau một cách có ý thức.
Quản trị công nhấn mạnh đến hai yếu tố là chủ thể và nguyên tắc hoạt động của tổ
chức (sự kết hợp có ý thức của các chủ thể) khi nhận thức về khái niệm tổ chức.
Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hẹp là “tập thể của
con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới
một mục tiêu xác định của tập thể đó”. Quan niệm về tổ chức theo Khoa học tổ
chức và quản lý có nhiều điểm tương đồng với Quản trị công ở chỗ đều xác định
tổ chức thuộc về con người, là của con người trong xã hội; vì là tổ chức của con
người, có các hoạt động chung do vậy mục tiêu của tổ chức là một trong những
điều kiện quan trọng, không thể thiếu của tổ chức
Trong cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước” định
nghĩa: “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có
phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu
chung (của tổ chức). Quan niệm của những người làm công tác tổ chức nhà nước
có nhiều điểm tương đồng với khoa học quản lý, luật học trong đó nhấn mạnh tới
mục tiêu chung, nguyên tắc hoạt động của tổ chức (điều phối một cách có ý thức).
Điểm mới quan trọng của quan niệm này về tổ chức thể hiện ở ý nói về phạm vi
31
của tổ chức, mỗi tổ chức có phạm vi hoạt động khác nhau phụ thuộc vào các yếu
tố chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu, nguồn lực của tổ chức đó. Các yếu
tố này là những điều kiện của tổ chức.
Trên phương diện ngôn ngữ: Tuỳ theo ngữ cảnh, tính chất, yêu cầu, mục
đích… có thể sử dụng các thuật ngữ: cơ quan, đơn vị, pháp nhân, công ty, hội…
thay thế thuật ngữ tổ chức. Sự đa dạng trên phương diện ngôn ngữ còn thể hiện ở
việc thuật ngữ tổ chức được dùng với các chức năng khác nhau như: là danh từ, là
động từ, là tính từ (tiếng Anh Organization là danh từ, khác với Organize là động
từ, khác với Constitutive là tính từ).
Với thực tế như vậy, cần có tư duy biện chứng, kế thừa, không cứng nhắc, máy
móc, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu về khái niệm “Tổ
chức”. Với cách tư duy, tiếp cận như vậy khi tìm hiểu khái niệm chung về tổ chức
cần nằm vững một số nội dung căn bản như:
- Tổ chức là của con người trong xã hội gắn với một hình thái kinh tế - xã
hội và một kiểu nhà nước;
- Con người trong tổ chức gắn kết với nhau bởi những mục đích xác định và
hành động để đạt đến mục tiêu chung;
- Có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu xác định;
- Được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp
với quy định pháp luật.
Nếu nhất thiết phải đưa ra một định nghĩa về tổ chức thì đó là tập hợp của con
người trong xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác
định; được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với
quy định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác
định và hành động để đạt đến mục tiêu chung.
32
1.2. Lý do tồn tại các tổ chức trong xã hội
Xã hội loài người là xã hội của tổ chức, phần lớn chúng ta đều đang là thành
viên của một tổ chức nào đó. “Sự tồn tại của các tổ chức là đặc điểm nổi bật nhất
của lịch sử nhân loại trong tiến trình thời gian và không gian.” Từ thuở sơ khai
của xã hội loài người, trong xã hội công xã nguyên thủy đã xuất hiện mầm mống
của tổ chức khi con người cổ đại ngày ấy đã biết sống thành bầy đàn để cùng
nhau săn bắt, hái lượm thức ăn và chống lại thú dữ. Sau đó, xã hội loài người tiếp
tục trải qua những hình thái tổ chức cao hơn, đó là thị tộc, bộ lạc, và cuối cùng là
nhà nước. Trong xã hội hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều tổ chức được hình
thành, đó có thể là một trường học, một bệnh viện, một doanh nghiệp, một cơ
quan nhà nước, một đơn vị quân đội, một hiệp hội, một nhà thờ, v.v. Sự hình
thành của các tổ chức đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Người
Việt Nam có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”, tổ chức đã tập hợp được nhiều người để tạo nên sức mạnh đoàn thể mà một
cá nhân không bao giờ đạt được. Trong cuộc sống, không có ai giỏi giang trong
mọi lĩnh vực, mỗi người đều chỉ có một số lĩnh vực sở trường riêng mà thôi, sự
hình thành của tổ chức đã giúp cho con người chuyên môn hóa trong những sở
trường và kết hợp nhiều người để hoàn thành những mục tiêu chung. Cũng giống
như trong một doanh nghiệp, nếu chỉ có một cá nhân thì không thể làm hết tất cả
các công việc như nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, kế toán, sản xuất. Chính
vì vậy, doanh nghiệp mới cần có sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau và
trong mỗi bộ phận cũng có rất nhiều nhân viên cùng hợp tác làm việc. Việc hình
thành các tổ chức không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân các thành viên của tổ
chức mà còn đem lại lợi ích to lớn cho xã hội. Tổ chức giúp nâng cao năng suất
lao động, phân bổ hợp lí các nguồn lực, tạo ra những đóng góp về mặt vật chất
33
cũng như tinh thần cho xã hội. Nói tóm lại, xã hội loài người không thể tồn tại
tách rời các tổ chức.
2. Hội cựu sinh viên
2.1. Khái niệm hội cựu sinh viên
Hội cựu sinh viên là một tổ chức chính thức tập hợp các sinh viên đã tốt
nghiệp, hoặc đã từng theo học tại một trường đại học, cao đẳng. Ở Vương quốc
Anh và Hoa Kỳ, cựu sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trường học (đặc
biệt là các trường tư) thường tập hợp với các cựu sinh viên cùng trường để tạo
thành các hiệp hội. Các hội này thường xuyên tổ chức các sự kiện xã hội, xuất
bản bản tin, tạp chí, và gây quỹ cho tổ chức. Nhiều tổ chức cung cấp một loạt các
lợi ích và dịch vụ giúp các cựu sinh viên duy trì kết nối với trường đại học và các
sinh viên tốt nghiệp cùng khóa.
Ngoài ra, những hội này thường hỗ trợ những sinh viên mới tốt nghiệp, và tạo
ra một diễn đàn để kết bạn mới và cung cấp các mối quan hệ kinh doanh với
những cựu sinh viên trong cùng lĩnh vực ngành nghề.
Hội cựu sinh viên chủ yếu được tổ chức xung quanh các trường đại học hoặc
các phòng ban của các trường đại học, nhưng cũng có thể được tổ chức giữa các
sinh viên cùng học ở một quốc gia nào đó.
2.2. Vai trò của hội cựu sinh viên trong việc phát huy nguồn lực cựu sinh
viên
Như đã phân tích trong mục I – cựu sinh viên, chúng ta đều thấy được rằng,
cựu sinh viên là một nguồn lực quan trọng của các trường đại học.Thế nhưng,
nguồn lực này sẽ không phát huy hết vai trò của mình khi các cựu sinh viên hoạt
động riêng rẽ, không có lãnh đạo, quản lí và phương hướng phát triển. Chính vì
34
vậy mà cần có một tổ chức đứng ra tập hợp, quản lí các cựu sinh viên, đó chính là
hội cựu sinh viên.
Hội cựu sinh viên tập hợp các cựu sinh viên trong một tổ chức để thực hiện các
mục đích chung của họ và cũng chính là mục tiêu của hội
Đầu tiên, hội cựu sinh viên chính là cầu nối liên lạc giữa các cựu sinh viên và
giữa các cựu sinh viên với trường đại học. Hội thường xuyên cập nhật, thống kê
thông tin về các sinh viên vừa tốt nghiệp, đồng thời tìm cách liên lạc lại với các
sinh viên từ các khóa trước. Hội cựu sinh viên tổ chức các cuộc họp mặt thường
niên giữa các cựu sinh viên, tổ chức các cuộc về thăm trường trong các dịp đặc
biệt, đồng thời cũng thường xuyên cập nhật thông tin của trường trên website
chính thức.
Hội cựu sinh viên cũng tạo ra các cơ hội học tập, trải nghiệm sau đại học cho
các cựu sinh viên, bên cạnh đó cũng là các cơ hội việc làm cho các sinh viên mới
tốt nghiệp. Hội cựu sinh viên tổ chức các hội thảo chuyên ngành trong các lĩnh
vực giảng dạy trong trường đại học để nâng cao kiến thức cho các cựu sinh viên.
Thông qua các buôi gặp mặt, các cựu sinh viên có thể chia sẻ kinh nghiệm trong
công việc, cũng có thể tìm ra những đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó, hội cựu
sinh viên giúp cho các sinh viên mới ra trường có thể dễ dang tiếp cận với các cơ
hội việc làm đến từ các cựu sinh viên đã có chỗ đứng trong xã hội.
Thêm vào đó, hội cựu sinh viên tạo ra một cộng đồng tương tác giữa các cựu
sinh viên, trường đại học và các sinh viên trong công tác giảng dạy, học tập, làm
việc để từng bước nâng cao chất lượng của trường đại học. Các cựu sinh viên có
thể tham gia vào các công việc hỗ trợ, tư vấn học tập cho các cựu sinh viên
Hội cũng đóng góp một nguồn tài chính không nhỏ cho trường đại học thông
qua các hoạt động học tập sau đại học, ủng hộ, gây quỹ phát triển trường. Hội cựu
35
sinh viên luôn là cầu nối cho những nghĩa cử uống nước nhớ nguồn từ các cựu
sinh viên. Đồng thời, hội cũng có thể dựa trên uy tín của mình để tổ chức các hoạt
động kêu gọi sự đóng góp từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong xã hội.
Hội cựu sinh viên không chỉ đem lại lợi ích cho các thành viên trong hội hay
đem lại lợi ích cho trường đại học mà còn đem lại lợi ích cho cộng đồng thông
qua các hoạt động thiện nguyện.
Hội cựu sinh viên đang từng bước trở thành một kênh truyền thông hiệu quả
cho danh tiếng, cũng như là sự đảm bảo chắc chắn cho chất lượng giáo dục của
các trường đại học.
III – Tình hình nghiên cứu vấn đề hội cựu sinh viên
1. Tình hình nghiên cứu hội cựu sinh viên trên thế giới
Xuất hiện rất sớm từ những thập niên đầu của thế kỉ 11 đối với các trường đại
học Âu – Mỹ, thế kỷ 18 – 19 đối với những trường đại học châu Á – Thái Bình
Dương, vấn đề “hội cựu sinh viên” đã và đang rất được quan tâm tại các trường
đại học ở đây. Nó không còn là một khái niệm mới mẻ nữa mà thay vào đó vấn đề
này được quan tâm khá sâu sắc. Theo số liệu tìm kiếm được về tình hình nghiên
cứu “cựu sinh viên” của các trường đại học trên thế giới, có thể thấy được
2. Tình hình nghiên cứu hội cựu sinh viên ở Việt Nam
Như kết quả đánh giá ở chương I – Tổng quan về hội cựu sinh viên của các
trường đại học trên thế giới, có thể thấy tổ chức “hội cựu sinh viên” còn là một
khái niệm mới mẻ đối với các trường đại học ở Việt Nam. Bởi vậy, các vấn đề
nghiên cứu về cựu sinh viên cũng như hội cựu sinh viên ở các trường đại học của
Việt Nam vô cùng hạn chế, hầu như chưa được quan tâm tới.
Thực tế này phần nào cho thấy thiếu sót của các tổ chức, ban ngành trường học
trong công tác quản lý, duy trì và phát triển thế hệ sinh viên có chất lượng; khai
36
thác và tận dụng triệt để nguồn lực mà hội cựu sinh viên mang lại. Cũng vì thế,
việc triển khai đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đang chạm tới một khái
niệm còn khá mới cho vấn về hội cựu sinh viên của trường đại học tại Việt Nam.
Và để làm rõ những nghiên cứu về hội cựu sinh viên, nhóm sẽ đi sâu vào nghiên
cứu vấn đề hội cựu sinh viên ở trường đại học Kinh tế Quốc dân – Việt Nam.
Những phân tích ở các chương sau sẽ làm rõ nội dung nghiên cứu này.
37
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ HỒI CỰU SINH VIÊN ĐỐI VỚI
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
I – Nghiên cứu các tình huống về vai trò của cựu sinh viên và hội cựu sinh
viên
1. Tình huống 1: Dự án hợp tác đào tạo Saint – Mary
38
Vào lúc 8h30 ngày 4 tháng 4 năm 2014 nhóm nghiên cứu cùng với giáo viên
hướng dẫn Th. S Lương Thu Hà đã có buổi phỏng vấn sâu với thầy Trương –
Trưởng phòng khoa học trường Đại học Kinh tế Quốc dân về một số vấn đề liên
quan đến Hội cựu sinh viên và dự án hợp tác phát triển năng lực giáo viên và điều
kiện cơ sở vật chất giữa trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Saint Mary,
Canada – nơi thầy Chương học lấy bằng thạc sĩ.
Tuy không tham gia vào Hội cựu sinh viên trường Saint Mary hay có quá nhiều
thông tin về hội nhưng thầy cũng đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu những thông
tin rất bổ ích. Theo những chia sẻ của thầy, sau khi đã tốt nghiệp trường, các cựu
sinh viên vẫn thường xuyên nhận được các email cập nhật thông tin về các hoạt
động của trường, bên cạnh đó các trường thầy đã từng tham gia hợp tác cũng có
gửi email, mời thầy tham gia Hội cựu sinh viên. Điểm mới của Hội cựu sinh viên
trường Saint Mary là nó trực thuộc ban công tác sinh viên – một ban phụ trách tất
cả các hoạt động của sinh viên từ các sinh viên đang theo học cho đến cựu sinh
viên – đây là một điểm mà Hội cựu sinh viên trong tương lai của Kinh tế Quốc
dân nên xem xét học tập.
Với mối quan hệ cựu sinh viên với trường Saint Mary, thầy Chương đã mang
về cơ hội hợp tác rất tốt cho Đại học Kinh tế Quốc dân – nơi thầy đang công tác.
Đó là dự án hợp tác về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cải
tạo một phần cơ sở vật chất cho trường Kinh tế Quốc dân. Dự án được thực hiện
dựa trên việc đóng góp kinh phí của hai bên và xin tài trờ từ SIDA, giá trị của
dự án lên tới 4 triệu đô la trong đó bên phía Saint Mary đóng góp 2 triệu đô la
bằng tiền mặt, còn lại là tài trợ bằng hiện vật (thiết bị cho phòng học); bên phía
Kinh tế Quốc dân đóng góp khoảng 600.000 đô la. Tham gia vào dự án này,
hơn 50 giảng viên của Đại học Kinh tế Quốc dân đã được học các khóa đào tạo
ngắn hạn – 3 tháng tại Saint Mary, cùng với đó là tầng 2 của Viện đào tạo đã
được đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy. Có thể nói dự án
này đã mang lại những giá trị rất lớn cho phía Kinh tế Quốc dân: giúp nâng cao
chất lượng dạy và học, danh tiếng cũng như vị thế của mình trong ngành giáo
dục tại Việt Nam. Về phía Saint Mary, trường cũng đã thu được những lợi ích
nhất định như: danh tiếng của trường được nâng cao, các giáo viên trường được
tiếp xúc và tìm hiểu về giáo dục, văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, dự án chưa đạt
được những kết quả như mong đợi do một số vướng mắc về thủ tục cũng như sự
đồng bộ trong khâu tiếp nhận đầu tư bên phía Kinh tế Quốc dân. Mặc dù vậy dự
án cũng đã mang lại những hiệu quả thiết thực và khá lớn cho cả hai bên.
Ngoài việc chia sẻ về dự án hợp tác trên, thầy Chương cũng đã nói lên một số
suy nghĩ của mình khi được hỏi về vai trò của Hội cựu sinh viên cũng như về ý
tưởng đề xuất thành lập Hội cựu sinh viên của trường Kinh tế quốc dân. Trong
đó thầy nhấn mạnh việc đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của các hoạt
động khi quyết định thành lập Hội cựu sinh viên. Ngoài ra thầy cũng đề xuất
việc học tập mô hình của Saint Mary trong việc quản lý các hoạt động của sinh
viên để các hoạt động được đồng bộ và bài bản.
Nội dung chi tiết của buổi phỏng vấn đã được nhóm nghiên cứu trình bày cụ
thể, chi tiết tại phụ lục: …
39
Đánh giá tình huống 1:
2. Tình huống 2: Dự án hợp tác đào tạo 3 + 1 với trường ANU
Nội dung chi tiết của buổi phỏng vấn đã được nhóm nghiên cứu trình bày cụ
thể tại phụ lục số: …
40
Vào lúc 17h ngày 31 tháng 3 năm 2014 nhóm nghiên cứu cùng với giáo viên
hướng dẫn Th. S Lương Thu Hà đã có buổi trao đổi với GS. TS Trần Thọ Đạt –
Hiệu Phó trường Đại học Kinh tế Quốc dân về một số vấn đề liên quan đến Hội
cựu sinh viên và dự án hợp tác giữa Kinh tế Quốc dân và Đại học Quốc gia Úc –
Nơi thầy Đạt lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ.
Theo những chia sẻ của thầy Hội cựu sinh viên của Đại học Quốc gia Úc có
hoạt động rất bài bản và chuyên nghiệp, là một sinh viên quốc tế đã từng theo
học thầy thường xuyên nhận được những cập nhật về tình hình trường mình đã
từng theo học, lời mời tham gia các buổi gặp mặt cựu sinh viên, các sự kiện lớn,
các ấn phẩm hội hay được trường này tri ân với những thành công mà thầy đạt
được. Cũng chính nhờ mối quan hệ cựu sinh viên này, thầy đã đóng góp rất lớn
trong việc hình thành dự án hợp tác đào tạo giữa trường Đại học Kinh tế Quốc
dân và Đại học Quốc gia Úc – gọi tắt là chương trình 3+1.
Về chương trình hợp tác đào tạo 3+1, sinh viên Kinh tế Quốc dân sẽ học 3 năm
tại trường sau đó sẽ học tiếp 1 năm nữa tại đại học quốc gia Úc và được cấp bằng
của đại học quốc gia Úc sau khi tốt nghiệp. Về chương trình hợp tác đào tạo 3+1,
sinh viên Kinh tế Quốc dân sẽ học 3 năm tại trường sau đó sẽ học tiếp 1 năm nữa
tại đại học quốc gia Úc và được cấp bằng của đại học quốc gia Úc sau khi tốt
nghiệp. Cho đến nay, chương trình đã kéo dài được khoảng 7 – 8 khóa. Khóa đầu
tiên đào tạo 2 giảng viên: 1 giảng viên dạy vi mô, 1 giảng viên
Đánh giá tính huống 2:
3. Tính huống 3: Tài trợ cơ sở, vật chất cho trường của một số cựu sinh viên
41
Trường Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những trường Đại học Kinh tế
hàng đầu cả nước. Mỗi năm, số lượng sinh viên, học viên các hệ mà trường đào
tạo lên tới…………… Trong hơn 55 năm, trường đã đào tạo cho đất nước một
nguồn nhân lực có chất lượng cao, với khoảng 13 vạn sinh viên tốt nghiệp các
hệ đào tạo đại học và sau đại học, trong đó có gần 7000 Thạc sỹ và Tiến sỹ.
Nhờ đó đã tạo nên một lực lượng cựu sinh viên đông đảo, có chất lượng cho
trường. Rất nhiều cựu sinh viên của trường đã và đang giữ các chức vụ chủ
chốt trong các Tổng Công ty, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, họ
luôn hướng về trường và có những đóng góp thiết thực bằng trí tuệ, công sức
cho sự phát triển bền vững của Đại học Kinh tế quốc dân. Sau đây, nhóm
nghiên cứu xin đưa ra một số điển hình tiêu biểu về các cựu sinh viên đã đóng
góp cho sự hoàn thiện về cơ sở vật chất cho trường.
Ông Dương Công Minh là Cử nhân chuyên ngành Vật giá năm 1984 Đại học
Kinh tế kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân)được biết đến với vai trò là
ông chủ của CTCP Him Lam - một công ty bất động sản lớn tại Việt Nam và
Chủ tịch của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Ông là một doanh nhân giàu có,
thành đạt nhưng cũng là một người hết sức khiêm tốn và có cách nói giản dị: :
“Tôi là người giàu, tuy nhiên đã biết cách làm giàu thì cũng cần biết cách
khiêm tốn, tránh khoe khoang. Nhà cửa của tôi ở đàng hoàng, nhưng hiếm
người biết nhà tôi như thế nào. Tránh để người ta có những nhìn nhận không
cần thiết. Bây giờ tôi có biệt danh Minh Him Lam. Ngày trước tôi có biệt danh
Minh Xoài”. Ngân hàng Liên Việt (nay là Ngân hàng Bưu điện Liên Việt) do
42
ông làm chủ đã tài trợ cho trường gần 5 tỷ đồng cho việc thiết kế và trang bị
Phòng họp đa năng và phòng khánh tiết tại gác 2 nhà 10 trường Đại học Kinh tế
quốc dân nhân dịp 55 thành lập trường. Chi tiết những danh mục thiết bị được
trình bày trong phụ lục…
Một cựu sinh viên khác của Đại học Kinh tế quốc dân, cũng là một doanh nhân
giàu có và khá nổi tiếng ở Việt Nam, đó là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, ông
Trần Đình Long. Ông Trần Đình Long là Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc
dân năm 1986. Từ lâu ông luôn được biết đến là doanh nhân thành công và giàu
có nhất ngành thép. Ông Long hiện là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán.
Hai vợ chồng ông hiện sở hữu 31,5% cổ phần của Hòa Phát, trị giá hơn 4.600 tỷ
đồng. Nhân dịp 55 năm thành lập trường ông cũng đã tài trợ trường một số các
trang thiết bị như điều hòa, bàn ghế học sinh và bàn ghế giáo viên để nâng cao
chất lượng cơ sở vật chất tại giảng đường D. Thông tin chi tiết những thiết bị cụ
thể được trình bày trong phụ lục…
Đánh giá tình huống 3:
Những đóng góp của các cựu sinh viên kể trên không chỉ góp phần nâng cao
chất lượng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo mà còn khuyến khích, tạo
động lực không nhỏ cho các sinh viên đang học tập tại trường.
Tuy những đóng góp của các cựu sinh viên là rất to lớn và thực sự hữu ích cho
trường, cho sinh viên, nhưng những đóng góp này không thường xuyên, chỉ mang
tính sự kiện (ví dụ như những đóng góp kể trên chỉ tập trung vào dịp lễ kỉ niệm
55 năm thành lập trường, còn những học bổng thì không được duy trì hàng năm)
và hoạt động riêng lẻ, mang tính cá nhân. Để có thể khắc phục những hạn chế trên
cần có một tổ chức liên kết, lãnh đạo các cựu sinh viên để thực hiện các hoạt
động trên được liên tục và bài bản.
43
II – Sự cần thiết của hội cựu sinh viên trong trường KTQD
1. Thực trạng (Anh) xong
2. Sự cần thiết
Để đánh giá mức độ cần thiết thành lập hội cựu sinh viên cho trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, nhóm tác giả sẽ nhận định từ 3 khía cạnh: (1) Từ góc độ của
cựu sinh viên, (2) từ nhu cầu của sinh viên và (3) từ góc độ nhìn nhận của nhà
quản lý giáo dục.
2.1. Góc độ của cựu sinh viên
Cựu sinh viên là lực lượng trực trực tiếp tham gia tạo lập, duy trì và phát triển
hội. Chính vì vậy khi đánh giá sự cần thiết của việc thành lập Hội cựu sinh viên ta
không thể không đánh giá dưới góc độ của cựu sinh viên.
Trong điều kiện nghiên cứu, nhóm chưa thể thu thập các ý kiến đóng góp từ
phía các anh chị cựu sinh viên mà chỉ dừng lại ở việc đánh giá các điển hình về
hoạt động cựu sinh viên hiện có tại trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Theo đó, một số các diển hình về hoạt động của cựu sinh viên tại trường mình
có: Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân tại thành phố Hồ Chí Minh (số
lượng lên tới hàng trăm người), Hội cựu sinh viên của các khoa (điển hình là khoa
Quản trị kinh doanh), Hội cựu sinh viên của hệ sau đại học… và một số các hội
cựu sinh viên nhỏ lẻ mà trong nghiên cứu chưa nhắc đến. Các nhóm cựu sinh viên
này đã chủ động thành lập hội cựu sinh viên, duy trì hoạt động khi chưa có một tổ
chức chính thức. Hay trường hợp của các nhóm cựu sinh viên đã tự vận động và
thành lập các quỹ học bổng trao cho sinh viên đang theo học.
44
Các trường hợp nêu trên hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả thể hiện ở: các
hoạt động còn mang nặng tính sự vụ, chưa đem lại lợi ích thiết thực và lớn cho
trường cũng như những thành viên tham gia, hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Tuy
nhiên các hoạt động này lại nói lên nhu cầu của cựu sinh viên với việc thành lập
một tổ chức chính thức, có thể lãnh đạo, vạch ra đường hướng duy trì và phát
triển mối quan hệ trọng đời giữa cựu sinh viên với trường, giữa các cựu sinh viên
với nhau; trên nền tảng đó, đem lại lợi ích cho không chỉ thành viên hội mà còn
mang lại lợi ích cho trường học và cộng đồng. Tổ chức ấy, không thể khác chính
là Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân.
2.2. Góc độ (nhu cầu) của sinh viên
Phương pháp nghiên cứu nhu cầu của sinh viên
Để có thể thấy được cách nhìn của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân
về việc nên hay không thành lập hội cựu sinh viên, nhóm tác giả sẽ tiến hành
nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu khám phá thông qua phát phiếu khảo
sát trực tiếp tới các sinh đang theo học tại trường Kinh tế Quốc dân.
Mẫu khảo sát
Mẫu khảo sát được hình thành với kích thước ban đầu là 300 phiếu. Nội dung
khảo sát được nhóm tác giả thể hiện trong mẫu thông qua 15 câu hỏi cả trắc
nghiệm, lựa chọn và hỏi trả lời tự luận. Mẫu chi tiết được đính kèm tại phụ lục I.
Thông qua các câu hỏi về sự hiểu biết của sinh viên đối với cựu sinh viên, hội cựu
sinh viên những lợi ích hay vai trò của cựu sinh viên, hội cựu sinh viên tới trường
đại học Kinh tế Quốc dân và hơn hết là thông qua khảo sát nhu cầu của sinh viên
về việc thành lập hội cựu sinh viên, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá, rút ra
mức độ cần thiết phải thành lập hội cựu sinh viên ở trường Kinh tế Quốc dân.
45
Cách thức khảo sát
300 phiếu khảo sát được phát trực tiếp (offline) cho các sinh viên năm nhất,
năm hai, năm ba và năm tư trong trường. Sau khi phát phiếu, lấy số liệu nhóm
nghiên cứu tiến hành kểm duyệt lại và loại bỏ những phiếu không hợp lệ (thiếu
những thông tin bắt buộc, trả lời không đúng câu hỏi…). Những phiếu hợp lệ sẽ
được cả nhóm tổng hợp, xử lý và đưa ra kết quả phục vụ cho việc đánh giá tiếp
theo.
Kết quả khảo sát
Sau khi khảo sát và thống kê số liệu thu được nhóm nghiên cứu thu được
những kết quả như sau:
- Trong tổng số 300 phiếu ban đầu, 250 phiếu được phát đi, 250 phiếu thu
về. Trong đó, 50 phiếu không hợp lệ được hủy bỏ còn lại 200 phiếu hợp lệ.
Từ 200 phiếu khảo sát thu về, nhóm nghiên cứu thu được kết quả:
- Trong tổng 200 phiếu (100%) sinh viên năm nhất có 38 phiếu chiếm 19 %;
sinh viên năm 2 có 23 phiếu chiếm 11,5%; sinh viên năm 3 có 115 phiếu chiếm
57,5%; còn lại 24 phiếu là của sinh viên năm 4 chiếm 12%.
- Sinh viên có quen với cựu sinh viên
trường KTQD là 176 người chiếm 88%, và
hầu hết họ đều nhận được sự giúp đỡ từ các
cựu sinh viên đó như là: chia sẻ kinh
nghiệm trong học tập, trong hoạt động xã
hội, công việc; giới thiệu các việc làm thêm;
hỗ trợ định hướng nghề nghiệp tương lai …
Chỉ 12% số sinh viên khảo sát là không quen biết cựu sinh viên của trường và
không nhận được sự giúp đỡ từ các cựu sinh viên.
46
0%
20%
40%
60%
80%
100%
SV có quen v i CSVớ
SV không quen v iớ
CSV
88%
12%
B ng 2:ả m c h quen bi t v iứ ộ ế ớ
CSV c a các SVủ
- Số sinh viên đã từng nghe tới hội cựu
sinh viên là 170 người chiếm 85%, còn lại 30
người (15%) chưa từng nghe tới hội cựu sinh
viên.
- 100% số sinh viên khảo sát đều đưa ra
ý kiến muốn thành lập hội cựu sinh viên tại
trường Kinh tế Quốc dân, trong đó có 195
sinh viên (97,5%) mong muốn tham gia vào hội cựu sinh viên của trường trong
tương lai.
SV mu n tham gia vàoố
h i CSVộ
SV không mu n thamố
giavào h i CSVộ
97.5%
2.5%
100%
B ng 4:ả SV tham gia vào h i CSVộ
- Hỏi về hình dung của các sinh viên đối với một hội cựu sinh viên, các bạn
đều nhìn nhận rằng: đây là một tổ chức tập hợp tất cả các cựu sinh viên đã từng
học tập tại trường, nay đã và đang công tác ở khắp mọi miền đất nước; đây là nơi
các cựu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các sinh viên khóa dưới; là nơi
mọi người cùng giao lưu …
- Về vai trò của hội cựu sinh viên, các sinh viên cũng đồng tình rằng cựu
sinh viên giữ một vai trò quan trọng trong việc: Kết nối trường, sinh viên với các
sinh viên đã từng theo học, thông qua các cơ hội hợp tác với trường: nghiên cứu
khoa học, các dự án kinh tế; tạo cơ hội cho các sinh viên gặp gỡ và thiết lập các
mối quan hệ mới; đầu mối cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm đến từ các
47
0%
20%
40%
60%
80%
100%
SV đãt ng ngheừ
t i h i CSVớ ộ
SV ch at ngư ừ
nghe t i h i CSVớ ộ
85%
15%
B ng 3ả : M c đ ph bi n c aứ ộ ố ế ủ
h i CSVộ
cựu sinh viên thành đạt; cơ hội hợp tác làm ăn với những người cùng hội; tìm
được người để cùng thực hiện những sở thích như du lịch, đọc sách, chơi thể thao
hay những người có cùng chuyên môn để chia sẻ và xin ý kiến; tạo cơ hội để bạn
có thể đóng góp cho trường, cho cộng đồng… Trong đó, vai trò mà các sinh viên
chú trọng nhất phải kể đến là kết nối cựu sinh viên với sinh viên, với trường
thông qua các hoạt động hợp tác; chia sẻ cơ hội việc làm; thiết lập các mối quan
hệ mới; chia sẻ kinh nghiệm.
- Với mong muốn thành lập hội cựu sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc
dân, các sinh viên mong muốn các hoạt động của hội sẽ là: tổ chức các buổi hội
thảo chia sẻ kinh nghiệm; các buổi gặp thân mật; các hoạt động hợp tác với cựu
sinh viên, với trường; các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng…
- Trong kết quả thu được cũng bao gồm một số ý kiến đóng góp từ phía các
bạn sinh viên như là: Cần nhanh chóng thành lập hội cựu sinh viên; cần tổ chức
nhiều sự kiện để mọi người cùng biết đến; tạo môi trường hữu ích cho các sinh
viên khóa sau; Thành lập hội cựu sinh viên nên có nhiều chương trình thiết thực
vì cộng đồng sẽ thu hút được đông đảo mọi người quan tâm; cần có ban phụ trách
đứng ra quản lý, điều phối, lượng sinh viên quá đông thì cần làm thế nào để xác
định đội ngũ ‘core team’ và những người thực sự muốn tham gia.
Đánh giá kết quả thu được
Từ những kết quả thu được ở trên có thể thấy được rằng, các sinh viên từ năm
nhất cho tới năm tư đều mong muốn thành lập một tổ chức của cựu sinh viên tại
trường Kinh tế Quốc dân.
2.3. Góc độ của nhà quản lý giáo dục (Hà)
48
III – Thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập hội cựu sinh viên của
trường đại học Kinh tế Quốc dân (anh)
1. Thuận lợi ( tinh thần của các cựu sinh viên, tiền đề có sẵn ở KTQD, sự
ủng hộ của sinh viên, học tập các mô hình đã có sẵn)
2. Khó khăn (tổ chức,
49
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG VỀ HỘI CỰU SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Đề xuất hình thành Ban liên lạc cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc
dân – Tiền đề cho Hội cựu sinh viên Kinh tế quốc dân
Sau khi khảo sát, nhóm nghiên cứu thấy rằng khó khăn lớn nhất mà cựu sinh
viên Kinh tế Quốc dân chưa thành lâp được hội là do không có đủ thông tin của
các cựu sinh viên cùng trường, nếu có thì cũng rất manh mún và khó tập hợp.
Chính vì vậy để khắc phục khó khăn này, trước khi có điều kiện để thành lập một
hội cựu sinh viên chính thức, nhóm nghiên cứu đề xuất ý tưởng thành lập Ban
liên lạc cựu sinh viên của Đại học Kinh tế Quốc dân. Dựa trên việc tham khảo
hoạt động của một số Ban liên lạc hiện có tại Việt Nam, nhóm đề xuất các nội
dung sau:
1.1. Mục đích hoạt động
Ban liên lạc Cựu sinh viên là tổ chức tập hợp đông đảo các thế hệ học viên,
sinh viên (gọi chung là sinh viên) đã học tập tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân
đang công tác, hoạt động, sinh sống trong và ngoài nước nhằm mục đích:
- Động viên các thế hệ học viên, sinh viên phát huy truyền thống tốt đẹp của
sinh viên nhà trường học tập tốt, công tác tốt, góp phần làm giàu cho bản thân, gia
đình và xã hội.
- Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, tương trợ giúp nhau cùng vươn liên
trong công tác và trong lao động sản xuất và hoạt động xã hội.
- Xây dựng các chương trình hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ các sinh
viên đang học tập tại trường có hoàn cảnh khó khăn học tập tốt và tìm kiếm việc
làm sau khi tốt nghiệp.
50
- Là cầu nối để các cựu sinh viên đóng góp vật chất và tinh thần và hiến kế
để xây dựng và phát triển hoạt động đào tạo của nhà trường.
- Về lâu dài, khi có đủ điều kiện, tiến tới thành lập Hội Cựu sinh viên
Trường Đại học Kinh tế quốc dân theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1.2. Nguyên tắc hoạt động
Ban liên lạc cựu sinh viên hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và
đoàn kết tương trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung.
Thông qua khảo sát có thể thấy được vai trò của các cựu sinh viên là vô cùng
quan trọng. Rất nhiều sinh viên đang theo học nhận được những chia sẻ về kinh
nghiệm học tập, cơ hội việc làm, định hướng cho tương lai… từ các cựu sinh
viên. Những sự giúp đỡ đó thật sự rất hữu ích đối với các sinh viên. Bởi nhờ có
những sự giúp đỡ đó mà sinh viên dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập hơn,
có thể xác định đúng hướng đi cho bản thân trong tương lai… Những cựu sinh
viên thành đạt, nổi tiếng còn được các sinh viên biết đến như tấm gương sáng
giúp họ phấn đấu, nỗ lực hơn trong học tập và công việc. Từ kết quả khảo sát
cũng thấy được các sinh viên rất quan tâm tới vấn đề cựu sinh viên, hội cựu sinh
viên. Họ thẳng thắn chia sẻ những quan điểm, ý kiến cá nhân về việc thành lập
hội cựu sinh viên trường Kinh tế Quốc dân. Và đại đa số những đóng góp đó đều
hướng tới quan điểm: “nên nhanh chóng thành lập hội cựu sinh viên. Đó chính là
lý do một tổ chức của cựu sinh viên – nơi tập trung tất cả các cựu sinh viên của
trường đai học Kinh tế Quốc dân nếu được thành lập sẽ nhận được sự ủng hộ vô
cùng đồng đảo từ phía sinh viên. Mặc dù, có thể họ chưa từng nghe tới khái niệm
hội cựu sinh viên nhưng họ vẫn hình dung ra được hội cựu sinh viên chính là nơi
kết nối các thế hệ sinh viên của trường; là nơi để mọi người cùng chia sẽ kinh
nghiệm, quan điểm; là nơi để mọi người có thể giap lưu, giúp đỡ lẫn nhau. Và
51
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể
Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Quanly tour
Quanly tourQuanly tour
Quanly tourDuy Phan
 
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTú Cao
 
Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...
Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...
Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
đồ áN cơ sở 2 đề tài xây dựng website kinh doanh phụ kiện thú cưng
đồ áN cơ sở 2 đề tài xây dựng website kinh doanh phụ kiện thú cưngđồ áN cơ sở 2 đề tài xây dựng website kinh doanh phụ kiện thú cưng
đồ áN cơ sở 2 đề tài xây dựng website kinh doanh phụ kiện thú cưngnataliej4
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankHải Finiks Huỳnh
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Đàm Thế Ngọc
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của khách sạn, HAYĐề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của khách sạn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Vinfast, 9 Đ
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Vinfast, 9 ĐTiểu luận Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Vinfast, 9 Đ
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Vinfast, 9 ĐYenPhuong16
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcnataliej4
 
Đồ án chương trình quản lý website du lịch
Đồ án chương trình quản lý website du lịchĐồ án chương trình quản lý website du lịch
Đồ án chương trình quản lý website du lịchwem81315
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)hiepvu54321
 
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)Louise Phạm
 

La actualidad más candente (20)

Quanly tour
Quanly tourQuanly tour
Quanly tour
 
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.comTổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
Tổng quan về TMĐT, xây dựng website ứng dụng thương mại điện tử dogolocviet.com
 
Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...
Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...
Luận văn: các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên tại t...
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
đồ áN cơ sở 2 đề tài xây dựng website kinh doanh phụ kiện thú cưng
đồ áN cơ sở 2 đề tài xây dựng website kinh doanh phụ kiện thú cưngđồ áN cơ sở 2 đề tài xây dựng website kinh doanh phụ kiện thú cưng
đồ áN cơ sở 2 đề tài xây dựng website kinh doanh phụ kiện thú cưng
 
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombankTieu luan marketing ngan hang techcombank
Tieu luan marketing ngan hang techcombank
 
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
Mô hình sự hài lòng của khách hàng (Sưu tầm)
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của khách sạn, HAYĐề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của khách sạn, HAY
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing trực tuyến của khách sạn, HAY
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Luận văn: Hành vi tham gia giao thông của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi tham gia giao thông của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi tham gia giao thông của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi tham gia giao thông của sinh viên tại TPHCM
 
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAYBạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
Bạo lực học đường trên báo điện tử Dân trí đối với giới trẻ, HAY
 
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Vinfast, 9 Đ
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Vinfast, 9 ĐTiểu luận Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Vinfast, 9 Đ
Tiểu luận Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Của Vinfast, 9 Đ
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 
Đồ án chương trình quản lý website du lịch
Đồ án chương trình quản lý website du lịchĐồ án chương trình quản lý website du lịch
Đồ án chương trình quản lý website du lịch
 
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN 10Đ: PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO  (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hành Vi Tổ Chức, Từ Khóa Trước
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hành Vi Tổ Chức, Từ Khóa TrướcTổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hành Vi Tổ Chức, Từ Khóa Trước
Tổng Hợp 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hành Vi Tổ Chức, Từ Khóa Trước
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)
 
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
Đánh giá một website TMĐT theo nguyên tắc 7C (Tiki.vn)
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh, Lập Dự Án Kinh Doanh (Đề tài báo cáo)
 

Similar a Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể

[SCOMS][UEHENTER][WRITER] TÀI LIỆU THAM KHẢO SHCD.pdf
[SCOMS][UEHENTER][WRITER] TÀI LIỆU THAM KHẢO SHCD.pdf[SCOMS][UEHENTER][WRITER] TÀI LIỆU THAM KHẢO SHCD.pdf
[SCOMS][UEHENTER][WRITER] TÀI LIỆU THAM KHẢO SHCD.pdfAnhHoang237685
 
Đánh giá vai trò của sinh viên trong quản trị đại học
Đánh giá vai trò của sinh viên trong quản trị đại họcĐánh giá vai trò của sinh viên trong quản trị đại học
Đánh giá vai trò của sinh viên trong quản trị đại họcSelf-employed
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your fileThanh Thanh
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Thanh Thanh
 
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phihội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phiSimbadpi Nguyen
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kỷ yếu 10 năm clb FOBIC (2003-2013)
Kỷ yếu 10 năm clb FOBIC (2003-2013)Kỷ yếu 10 năm clb FOBIC (2003-2013)
Kỷ yếu 10 năm clb FOBIC (2003-2013)bomxuan868
 
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gasGioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gastripmhs
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCphamtoan47
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Ki...Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Ki...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar a Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể (20)

Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
[SCOMS][UEHENTER][WRITER] TÀI LIỆU THAM KHẢO SHCD.pdf
[SCOMS][UEHENTER][WRITER] TÀI LIỆU THAM KHẢO SHCD.pdf[SCOMS][UEHENTER][WRITER] TÀI LIỆU THAM KHẢO SHCD.pdf
[SCOMS][UEHENTER][WRITER] TÀI LIỆU THAM KHẢO SHCD.pdf
 
Đánh giá vai trò của sinh viên trong quản trị đại học
Đánh giá vai trò của sinh viên trong quản trị đại họcĐánh giá vai trò của sinh viên trong quản trị đại học
Đánh giá vai trò của sinh viên trong quản trị đại học
 
Processing your file
Processing your fileProcessing your file
Processing your file
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi học tập, rèn luyện tại ...
 
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳngLuận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
Luận văn: Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng
 
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phihội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
hội sinh viên simbadpi nguyên ngọc phi
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
 
Kỷ yếu 10 năm clb FOBIC (2003-2013)
Kỷ yếu 10 năm clb FOBIC (2003-2013)Kỷ yếu 10 năm clb FOBIC (2003-2013)
Kỷ yếu 10 năm clb FOBIC (2003-2013)
 
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gasGioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPTLuận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Luận án: Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nayLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay
 
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái NguyênLuận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Ki...Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Ki...
Khoá Luận Phát Triển Thị Trường Giáo Dục Đại Học Ở Mỹ, Nhật Bản Và Bài Học Ki...
 

Último

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 1- Tổng quan về quản lý thu mua trong chuỗi cung ứng.ppt
Chương 1- Tổng quan về quản lý thu mua trong chuỗi cung ứng.pptChương 1- Tổng quan về quản lý thu mua trong chuỗi cung ứng.ppt
Chương 1- Tổng quan về quản lý thu mua trong chuỗi cung ứng.ppttub2203924
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN VẬT LÝ (...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN VẬT LÝ (...ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN VẬT LÝ (...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN VẬT LÝ (...Nguyen Thanh Tu Collection
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxNguynHn870045
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (19)

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
40 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2024 - 2025 SỞ GIÁO...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
Chương 1- Tổng quan về quản lý thu mua trong chuỗi cung ứng.ppt
Chương 1- Tổng quan về quản lý thu mua trong chuỗi cung ứng.pptChương 1- Tổng quan về quản lý thu mua trong chuỗi cung ứng.ppt
Chương 1- Tổng quan về quản lý thu mua trong chuỗi cung ứng.ppt
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN VẬT LÝ (...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN VẬT LÝ (...ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN VẬT LÝ (...
ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NĂM 2024 - MÔN VẬT LÝ (...
 
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptxIELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
IELTS READING - Earth’s lakes are under threat.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 

Nghiên cứu về vai trò của hội cựu sinh viên trong các trường đại học và đề xuất mô hình cụ thể

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu: Phần này nêu lên những lý do tác giả lựa chọn đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại 2. Cơ sở hình thành Theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 400 trường đại học, cao đẳng lớn nhỏ trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.Với số lượng lớn các truờng đại học, cao đẳng như vậy, lượng sinh viên tốt nghiệp mỗi khóa cũng rất lớn, lên tới hơn 400.000 sinh viên. Điều đó tạo nên một lực lượng cựu sinh viên đông đảo và được bổ sung qua các năm, ngày càng có tác động lớn tới các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Hội cựu sinh viên là một tổ chức tập hợp tất cả các cựu sinh viên của cùng một trường đại học, hoạt động với một mục tiêu chung. Đó là một hình thức tổ chức rất phổ biến và dần đóng một vai trò vô cùng quan trọng các trường đại học trên thế giới. Tại Hoa Kỳ hội cựu sinh viên còn là một tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo của các trường. Không riêng gì các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, ngay tại Việt Nam cũng có một số trường có hội cựu sinh viên như: Đại học RMIT, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh,… Tuy nhiên, hầu như vấn đề hội cựu sinh viên của các trường đại học ở Việt Nam đều chưa được đánh giá đúng mức. Các hội cựu sinh viên ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ thu thập thông tin về các thành viên hội, một số bài viết tiêu biểu về một số thành viên ưu tú. Nó còn chưa quan tâm tới vấn đề gắn kết thành viên, các hoạt động cũng chưa được triển khai thường xuyên. 1
  • 2. Tuy chưa thể đánh giá được hiệu quả chính xác mà các hội cựu sinh viên này mang lại nhưng nó cũng đánh động đến một vấn đề khá mới và thiết thực với không chỉ cựu sinh viên mà còn đối với các trường đại học, các sinh viên và với cộng đồng. Thực tế này cũng đặt ra câu hỏi: “Vậy hội cựu sinh viên đóng vai trò như thế nào đối với bản thân các cựu sinh viên, các trường đại học và cộng đồng”. Và việc Đại học Kinh tế Quốc dân – một trong số những trường đại học hàng đầu cả nước về đào tạo cử nhân kinh tế tại Việt Nam chưa có một hội cựu sinh viên chính thức có phải là một thiếu sót lớn? Có thể hình dung được những gì mà hội cựu sinh viên mang lại nếu được thành lập tại trường đại học Kinh tế Quốc dân. Đó sẽ là nơi những người từng là sinh viên của trường nhận được những thông tin về: Các khóa đào tạo lại, các công trình nghiên cứu khoa học mà các cựu sinh viên có thể tham gia,… Hơn thế nó sẽ cung cấp cho các thành viên hội một diễn đàn – nơi các cựu sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân có thể tìm được cho mình những đối tác kinh doanh; nơi mọi người có thể chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm; hay đơn giản là cùng nhau tham gia các hoạt động du lịch giải trí, trải nghiệm; đồng thời tham gia các hoạt động từ thiện… Và kết quả tất yếu của tất cả các vai trò trên là hình ảnh của trường đại học kinh tế Kinh tế Quốc dân sẽ được lan tỏa và chất lượng sẽ ngày một được khẳng định. Những hình dung trên nếu được cụ thể hóa qua những nghiên cứu sâu, những bằng chứng thuyết phục sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc triển khai kế hoạch thành lập một hội cựu sinh viên tại đại học Kinh tế Quốc dân. 2
  • 3. 3. Mục tiêu nghiên cứu Qua các nghiên cứu định tính, đề tài khoa học được thực hiện nhằm đánh giá tình hình phát triển của hội cựu sinh viên tại các trường đại học trên thế giới, cũng như thực trạng thành lập và hoạt động của hội cựu sinh viên trong các trường đại học ở Viêt Nam, đặc biệt là đại học Kinh tế Quốc dân. Đồng thời cũng chỉ ra được những vai trò mà một hội cựu sinh viên đem lại. Cuối cùng là đề xuất thành lập hội cựu sinh viên đại học Kinh tế quốc dân. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài không giới hạn. Đối tượng nghiên cứu của đề tài hội cựu sinh viên của các trường đại học. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp tìm kiếm, thu thập thông tin, dữ liệu, từ đó phân tích, đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên và đưa ra khung hoạt động chính đề hình thành ý tưởng thành lập hội cựu sinh viên tại trường đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Kết cấu của đề tài Chương 1: tổng quan về hội cựu sinh viên của các trường đại học trên thế giới và Việt Nam Đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên trên thế giới (lấy số liệu thống kê cho khu vực Âu – Mỹ và khu vực châu Á – Thái Binh Dương) và tại Việt Nam. Chuơng 2: Cở sở lý thuyết Phân tích khái niệm, quan điểm, vai trò của cựu sinh viên, hội cựu sinh viên. 3
  • 4. Chương 3: Nghiên cứu vấn đề hội cựu sinh viên đối với trường ĐH Kinh tế Quốc dân Đánh giá sự cần thiết của việc thành lập hội cựu sinh viên truờng đại học Kinh tế Quốc dân. Tiềm năng của cựu sinh viên đối với trường đại học Kinh tế Quốc dân. Những khó khăn trong việc thành lập hội cựu sinh viên tại trường đại học Kinh tế Quốc dân. Chương 4: Đề xuất ý tưởng hình thành hội cựu sinh viên tại trường đại học Kinh tế Quốc dân Trình bày phương hướng giải quyết những khó khăn trong việc thành lập hội cựu sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Đề xuất khung hoạt động chính cho hội. 7. Mô hình nghiên cứu Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu trên, để giúp người xem có thể tiếp cận vấn đề một cách lôgic, dễ hình dung , nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: 4
  • 5. (1) - Tỷ lệ có Hội cựu sinh viên. - Khoảng cách thời gian từ khi thành lập trường tới khi có hội cựu sinh viên. - Vai trò của Hội cựu sinh viên - Các hoạt động chính của Hội cựu sinh viên (2) (3) - Quan điểm của cựu sinh viên - Quan điểm của sinh viên - Quan điểm của các nhà quản lí giáo dục của trường 5 Tình trạng hoạt động Hội cựu sinh viên tại các trường đại học châu Âu-Mỹ, châu Á và Việt Nam Đánh giá tiềm năng cựu sinh viên đại học Kinh tế quốc dân Đánh giá nhu cầu thành lập Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân Đề xuất thành lập hội cựu sinh viên đại học Kinh tế Quốc dân
  • 6. Hình 1: Mô hình nghiên cứu Các bước tiến hành nghiên cứu đã được tiến hành theo thứ tự đánh số: (1) Thông qua các chỉ số, các tỷ lệ để đánh giá khái quát tình hình hoạt động của các Hội cựu sinh viên các trường Đại học trên thế giới (2) Đánh giá tiềm năng đóng góp về các mặt của các cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân. (3) Đánh giá nhu cầu thành lập Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân (4) Thông qua tất cả các bước (1), (2), (3) nhóm nghiên cứu nêu ra nhận định của mình và đề xuất thành lập Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân 6
  • 7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI CỰU SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM I – Phương pháp nghiên cứu (Anh) II – Hội cựu sinh viên trên thế giới 1. Hội cựu sinh viên ở khu vực Âu – Mỹ Bảng 1.1 ở phụ lục I thống kê 30 trường đại học ở khu vực Âu – Mỹ, những trường đại học hàng đầu trong danh sách 100 trường đại học uy tín nhất trên thế giới. Tất cả các trường trong bảng là các đại học tổng hợp lớn, phân bố chủ yếu ở các nước có nền kinh tế cũng như giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Canada, Swetzeland. Các trường này được đánh giá là có hệ thống giáo dục tiên tiến, hiện đại và là các mô hình giáo dục điển hình cho các trường đại học trên thế giới. Để có mặt trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới (theo đánh giá của Times higher education – năm 2013), các trường đại học này không chỉ có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên có trình độ cao và nhiều uy tín trong ngành giáo dục và trên hết là các hoạt động bổ trợ giáo dục như các câu lạc bộ, hội sinh viên,… Để phục vụ mục đích nghiên cứu, bảng 1.1 thống kê về tình hình hoạt động cũng như vai trò của các hội cựu sinh viên của 30 trường đại học nổi tiếng ở khu vực Âu – Mỹ. Theo kết quả tổng hợp được, hoạt động của các hội cựu sinh viên của 30 trường trên là hết sức sôi nổi, phong phú. Những phân tích dưới đây sẽ làm rõ kết quả đó. 7
  • 8. 1.1. Mức độ phổ biến của các hội cựu sinh viên Bảng 1.2: Một số chỉ số đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên khu vực Âu – Mỹ. Từ bảng kết quả ở trên, có thể nhận thấy: - Có 29/30 trường có hội cựu sinh viên chính thức, chiếm tỉ lệ 96.7%. Trong đó, trường duy nhất chưa có hội cựu sinh viên là Imperial College của Anh. Mặc dù chưa hình thành hội cựu sinh viên chính thức nhưng trường “Imperial College” của Anh vẫn có những hoạt động liên kết cựu sinh viên như: Thống kê và cập nhật thông tin cựu sinh viên; tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi thường kỳ giữa nhà trường với cựu sinh viên cũng như giữa các cựu sinh viên với nhau; kêu gọi sự hợp tác của cựu sinh viên trong các hoạt động nghiên cứu và đóng góp… Điều đó chứng tỏ, vấn đề hội cựu sinh viên được các trường đại học khu vực Âu – Mỹ rất quan tâm và việc thành lập một hội cựu sinh viên chính thức là điều tất yếu trong thời gian sắp tới. - Theo như số liệu thu thập được ở bảng 1.1 phụ lục I và bảng kết quả 1.2 ở trên ước tính 55.8 năm là số năm trung bình sau khi thành lập các trường sẽ hình thành hội cựu sinh viên ở các trường đại học Âu – Mỹ. Trong đó, trường có 8 Sô lượng trường có hội CSV (trường) Tỷ lệ số trường đã có hội cựu sinh viên (%) Khoảng cách từ năm thành lập trường tới năm thành lập hội cựu sinh viên Khoảng cách xa nhất (năm) Khoảng cách ngắn nhất (năm) Khoảng cách TB (năm) 29 96.7 329 4 55.8
  • 9. khoảng cách thời gian giữa năm thành lập trường và năm thành lập hội cựu sinh viên dài nhất là đại học Harvard với 329 năm. Và ngắn nhất là trường đại học “University of California, Berkeley” với chỉ 4 năm sau năm thành lập trường. Có thể thấy được rằng, các hội cựu sinh viên được hình thành từ rất sớm ở các trường đại học Âu – Mỹ. 1.2. Các hoạt động của hội cựu sinh khu vực Âu – Mỹ Bảng 1.3: Các hoạt động chủ yếu của hội cựu sinh viên Âu – Mỹ Mã HĐ Số lượng trường có hoạt động trong hội Tỷ lệ về mức độ phổ biến của hoạt động (%) TK 29 100.0 GK1 28 96.6 GK2 29 100.0 GK3 16 55.2 TN 24 82.8 Online 29 100.0 XB 13 44.8 DVHT 8 27.6 VL 19 65.5 Từ bảng kết quả trên, có thể thấy hoạt động của các hội cựu sinh viên trong khu vực Âu – Mỹ rất đa dạng và được xếp thành 9 nhóm chính như sau: - (Mã hoạt động: TK) Hoạt động Thống kê và cập nhật thông tin về cựu sinh viên. 29/29 trường có hội cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 100%) trong bảng thống kê 9
  • 10. có hoạt động này. Đây là hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu giúp các trường kiểm soát tốt nguồn lực cựu sinh viên. - (Mã hoạt động GK1) Gồm các hoạt động liên kết, hợp tác giữa trường và cựu sinh viên: Gây quỹ cho trường, HĐ nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học, HĐ giúp đỡ sinh viên trong học tập và hướng nghiệp, chương trình gắn kết cựu sinh viên với sinh viên… 28/29 trường có Hội cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 96.6%) có hoạt động này. Đây là các hoạt động tăng cường nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài giữa trường học với sinh viên, cựu sinh viên từ đó tạo ra các lợi ích cho cả hai bên. - (Mã hoạt động GK2) Gồm các hoạt động gắn kết, hợp tác giữa các cựu sinh viên: Hợp tác; tổ chức các buổi họp mặt, tôn vinh những cựu sinh viên ưu tú; xây dựng các diễn đàn cựu sinh viên, du lịch, giải trí, khám phá… 29/29 trường có hội cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 100%) có hoạt động này. Các hoạt động gắn kết các thành viên trong hội tạo cơ hội cho các cựu sinh viên gặp gỡ, làm quen và hợp tác với nhau trong công việc cũng như cuộc sống; qua đó tạo ra giá trị cho các cựu sinh viên. - (Mã hoạt động GK3) Gồm các hoạt động gắn kết giao lưu giữa cựu sinh viên ở các nước khác nhau. 16/29 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm tỷ lệ 55.2%). Đây là hoạt động khá tiêu biểu có ở các trường có du học sinh quốc tế. Hoạt động này cho phép các cựu sinh viên cùng khu vực (cùng quốc gia hoặc khu vực…) có thể liên lạc dễ dàng với những người học cùng khóa hay cùng ngành hay cao hơn là các hoạt động hợp tác dựa trên ưu thế về địa lý. - (Mã hoạt động TN) Các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ vì cộng đồng. 24/29 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 82.8%). Nó thể hiện vai trò lớn của hội cựu sinh viên trong việc đóng góp vì sự phát triển chung của xã hội. 10
  • 11. - (Mã hoạt động Online) cung cấp thông tin cho các cựu sinh viên thông qua các trang điện tử… 29/29 trường có Hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 100%). Đây là kênh thông tin cho phép các hội cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi và đa dạng cho các đối tượng có liên quan. Đồng thời đây cũng là nơi tạo ra cộng đồng tương tác trực tuyến giữa các cựu sinh viên, sinh viên trong trường… - (Mã hoạt động XB) Xuất bản báo, tạp trí. 13/29 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 44.8%). Báo, tạp chí một là kênh thông tin chính thống của hội cựu sinh viên. Ở các trường khu vực Âu-Mỹ; nội dung của kênh thông tin này chủ yếu là các bài viết học thuật có nội dung liên quan đến các lĩnh vực đào tạo khác nhau của các trường mà họ từng theo học. Bên cạnh đó còn là các bài viết về những trải nghiệm, chia sẻ của cựu sinh viên cũng như sinh viên trong trường. Nó cung cấp tri thức cho không chỉ cựu sinh viên mà còn cho các sinh viên đang theo học tại trường. - (Mã hoạt động DVHT) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cựu sinh viên trong công việc, học tập và hoạt động của hội. 8/29 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 27.6%). Các dịch vụ hỗ trợ này rất đa dạng, tùy thuộc vào các trường mà có sự khác nhau, trong đó có một số dịch vụ nổi bật như: cung cấp tài liệu nghiên cứu thông qua thẻ cựu học viên, dịch vụ đặt phòng tại trụ sở hội, cung cấp các món quà lưu niệm, vật kỷ niệm về trường… Đây là những hoạt động tăng cường lợi ích cho các cựu sinh viên khi tham gia hội - (Mã hoạt động VL) Cung cấp thông tin, cơ hội việc làm cho sinh viên, cựu sinh viên… 19/29 trường có cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 65.5%). Đây là hoạt động thiết thực của hội cựu sinh viên. Nhờ việc thống kê và cập nhật thông tin cũng như các hoạt động chia sẻ, các sự kiện giữa các cựu sinh viên mà các cơ hội nghề nghiệp đến được với các cựu sinh viên hay, các sinh viên đang 11
  • 12. theo học tại trường đại học. Hoạt động này góp phần lớn trong việc giải quyết vấn đề đầu ra sau khi tốt nghiệp đại học cho các sinh viên và là một lợi ích to lớn của việc tham gia hội. Dựa trên nền tảng các hoạt động này, ở Hoa Kỳ có sự thi đua giữa các hội cựu sinh viên của các trường đại học, nhằm tìm ra những hội có hoạt động mạnh, uy tín, mang lại nhiều lợi ích cho hội viên và cộng đồng. Chính những sự thi đua này đã thúc đẩy sự phát triển của các hội cựu sinh viên cả về lượng và chất. 1.3. Vai trò của hội cựu sinh viên: Về vai trò của hội cựu sinh viên, trong các văn bản viết về quá trình thành lập hội cựu sinh viên của mình, 29 hội cựu sinh viên theo bảng 1.2 có nhắc đến việc giữa mối quan hệ trọn đời giữa trường và học viên của mình. Ví dụ như hội cựu sinh viên đại học Harvard: “Mục đích của hội cựu sinh viên đại học Harvard như đã nêu trong Hiến pháp của nó là để thúc đẩy phúc lợi của Đại học Harvard và để thiết lập một mối quan hệ cùng có lợi giữa Đại học Harvard và cựu sinh viên của mình”. Ngoài ra các vai trò khác của hội cựu sinh viên cũng được ghi nhận như: tạo ra giá trị cho hội viên, trường đại học, sinh viên theo học hay lớn hơn là cộng đồng; tạo mạng lưới cựu sinh viên vững mạnh và gắn kết trên khắp thế giới,… “Hiệp hội cựu sinh viên Stanford tìm cách tiếp cận, phục vụ và tiếp cận tất cả các cựu sinh viên và sinh viên Đại học Stanford, để thúc đẩy kết nối trí tuệ và tình cảm suốt đời giữa trường đại học và sinh viên tốt nghiệp của mình, và để giúp đỡ trường đại học của mình với thiện chí và hỗ trợ.” – Ghi nhận của hội cựu sinh viên đại học Stanford. Tổng kết: 12
  • 13. - Các trường đại học trong khu vực Âu-Mỹ rất trú trọng vấn đề cựu sinh viên và hình thành hội cựu sinh viên từ rất sớm. - Hoạt động của các hội cựu sinh viên rất đa dạng, phong phú và có hệ thống. Tiêu biểu nhất là các hoạt động thống kê, gắn kết thành viên hay một số hoạt đông đặc trưng khác như hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ việc làm. - Vai trò của các hội cựu sinh viên này luôn được các trường đánh gia cao.Trong đó, vai trò nổi bật là gắn kết mạng lưới cựu sinh viên ở khắp mọi nơi với nhà trường, vì sự phát triển chung của cả hai bên. Nó mang lại giá trị lớn cho rất nhiều đối tượng, không chỉ nhà trường mà còn có sinh viên, cựu sinh viên và cả cộng đồng. 2. Hội cựu sinh viên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Bảng 2.1 ở phụ lục 1 bao gồm 23 trường đại học ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương nằm trong danh sách 100 trường đại học hàng đầu thế giới (theo xếp hạng của Timeshighereducation – năm 2013). Các trường này tiêu biểu cho nền giáo dục khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; phân bố ở một số nước phát triển và đang phát triển ở khu vực này như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Úc, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc… Đây là các trường đại học tổng hợp hoặc các trường đào tạo các ngành học trọng điểm như kỹ thuật, ngôn ngữ… Đây là các nơi, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng co cho một khu vực đang phát triển nhanh và nhiều tiềm năng như châu Á – Thái Bình Dương. Để phục vụ mục đích nghiêm cứu bảng 2.1 đã thống kê về tình hình hoạt động của các hội cựu sinh viên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo kết quả thống kê, hoạt động của các hội này tương đối sôi nổi và được đầu tư phát triển. Cụ thể như sau: 13
  • 14. 2.1. Mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương Bảng 2.2: Một số chỉ số đánh giá mức độ phổ biến của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương số trường đã có hội CSV (trường) Tỷ lệ số trường đã có hội cựu sinh viên (%) Khoảng cách từ năm thành lập trường tới năm thành lập hội CSV Khoảng cách xa nhất (năm) Khoảng cách ngắn nhất (năm) Khoảng cách TB (năm) 19 82.6 67 3 26.6 Từ bảng kết quả trên, có thể nhận thấy: - 19/23 trường trong danh sách có hội cựu sinh viên chính thức (chiếm tỷ lệ 82.6% các trường được thống kê). Trong đó, có 4 trường chưa có hội cựu sinh viên đều là các trường của Hàn Quốc: Đại học quốc gia Seoul, Viện KH & CN tiên tiến Hàn Quốc, Đại học KH & CN Pohang, Đại học Yonsei. Điều đó chứng tỏ, việc phát triển hội cựu sinh viên chưa được trú trọng phát triển ở quốc gia Công nghiệp mới nổi này. - Theo như số liệu thu thập được ở bảng 2.1 phụ lục I và bảng kết quả 2.2 ở trên ước tính 26.6 năm là khoảng cách trung bình giữa năm thành lập trường và năm thành lập hội cựu sinh viên – được tính toán dựa trên các trường có thu thập được số liệu đầy đủ. Đặc biệt, đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông là trường có hội cựu sinh viên ngay 3 năm sau thành lập trường, điều đó chứng tỏ tầm quan trọng cũng như mức độ quan tâm của nhà trường tới cựu sinh viên và 14
  • 15. hội cựu sinh viên. Nhìn chung, khoảng cách từ năm thành lập trường cho tới năm thành lập hội cựu sinh viên của các trường châu Á – Thái Bình Dương chỉ dao động trong khoảng 3 – 67 năm. Điều đó cho thấy, mức độ quan tâm, chú trọng tới xây dựng và phát triển hội cựu sinh viên tại các trường đại học châu Á – Thái Bình Dương đang ngày một nâng cao. 2.2. Các hoạt động của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Bảng 2.3: Các hoạt động chủ yếu của hội cựu sinh viên châu Á – Thái Bình Dương Mã HĐ Số lượng trường có hoạt động Tỷ lệ về mức độ phổ biến của hoạt động (%) TK 19 100.0 GK1 19 100.0 GK2 19 100.0 GK3 1 5.3 TN 6 31.6 Online 19 100.0 XB 10 52.6 DVHT 6 31.6 VL 3 15.8 Từ bảng kết quả trên, có thể thấy hoạt động của các hội cựu sinh viên trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương rất đa dạng và cũng được đánh giá 9 nhóm hoạt động chính như sau: 15
  • 16. - (Mã hoạt động TK) hoạt động Thống kê và cập nhật thông tin về cựu sinh viên. 19/19 trường có hội cựu sinh viên trong bảng thống kê có hoạt động này (chiếm 100%). Đây là hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu giúp các trường này kiểm soát tốt nguồn lực cựu sinh viên. Đây cũng là một cơ sở quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của các trường, thể hiện ở công việc và chức vị mà các cựu sinh viên nắm giữ. 100% các hội cựu sinh viên có hoạt động này cho thấy, đây là hoạt động cơ bản, rất được trú trọng và duy trì. - (Mã hoạt động GK1) Gồm các hoạt động liên kết, hợp tác giữa trường và cựu sinh viên: Gây quỹ cho trường, HĐ nghiên cứu khoa học, đào tạo sau đại học, HĐ giúp đỡ sinh viên trong học tập và hướng nghiệp, chương trình gắn kết cựu sinh viên với sinh viên…19/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 100%). Đây là các hoạt động tăng cường nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài giữa trường học với các sinh viên của mình, từ đó tạo ra các lợi ích cho cả hai bên. Các hoạt động này cũng giúp nhà trường tận dụng nguồn lực cựu sinh viên cho các dự án phát triển giáo dục của trường. Với tỷ lệ 100% cho thấy các trường này rất quan tâm tới nguồn lực cựu sinh viên cũng như mối liên kết chặt chẽ giữa cựu sinh viên với hoạt động phát triển của trường. - (Mã hoạt động GK2) Gồm các hoạt động gắn kết, hợp tác giữa các cựu sinh viên: Hợp tác; tổ chức các buổi họp mặt, tôn vinh những cựu sinh viên ưu tú; xây dựng các diễn đàn cựu sinh viên, du lịch, giải trí, khám phá… 19/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 100%). Các hoạt động gắn kết các thành viên trong hội tạo cơ hội cho các cựu sinh viên gặp gỡ, làm quen và hợp tác với nhau trong công việc cũng như cuộc sống; qua đó tạo ra giá trị cho các cựu sinh viên. Tất cả các hội đều trú trọng xây xựng nội bộ phát triển bền vững, thể hiện ở tỷ lệ 100% các hội cựu sinh viên có hoạt động gắn kết thành viên. 16
  • 17. - (Mã hoạt động GK3) Gồm các hoạt động gắn kết giao lưu giữa cựu sinh viên ở các nước khác nhau. 1/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này chỉ chiểm tỷ lệ là 5.3% mức độ phổ biến. Đây là hoạt động có chủ yếu ở các nước có sinh viên quốc tế. Hoạt động này cho phép các cựu sinh viên cùng khu vực (cùng quốc gia hoặc khu vực…) có thể tìm lại những người học cùng khóa hay cùng ngành hay cao hơn là các hoạt động hợp tác dựa trên ưu thế về địa lý. Tỷ lệ 5.3% được lý giải bằng xu hướng du học của các sinh viên trên thế giới (hầu hết các sinh viên du học ở các nước Châu Âu hoặc Châu Mỹ) hay số lượng sinh viên quốc tế du học ở các trường trong danh sách này chưa nhiều và chưa có điều kiện để tập hợp. - (Mã hoạt động TN) Các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ vì cộng đồng. 6/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 31.6%). Nó thể hiện vai trò lớn của hội cựu sinh viên trong việc đóng góp vì sự phát triển chung của xã hội. Tuy tỷ lệ 31.6% chưa được cao, nhưng nó cũng đánh giá được những đóng góp bước đầu của các hội cựu sinh viên cho hoạt đông vì cộng đồng. - (Mã hoạt động Online) Cập nhật thông tin, tin tức online: Qua trang web, báo điện tử… 19/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 100%). Đây là kênh thông tin nhanh gọn và hữu hiệu, giúp các cựu sinh viên có thể nắm bắt một cách nhanh nhất các thông tin của hội cũng như các thông tin có liên quan khác. Tỷ lệ tuyệt đối cho thấy kênh thông tin này rất được đầu tư phát triển ở tất cả các trường có hội cựu sinh viên. - (Mã hoạt động XB) Xuẩn bản báo, tạp trí. 10/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 52.6%). Báo, tạp chí một là kênh thông tin chính thống của hội cựu sinh viên. Bên cạnh kênh thông tin nhanh chóng như báo điện tử, các tập san được xuất bản theo tháng và quý này trú trọng vào các đề tài nghiên cứu khoa học hay các bài viết có chất lượng về ngành đào tạo – là một 17
  • 18. trong những nguồn cấp tri thức cho các cựu sinh viên. Tỷ lệ 52.6% cho thấy vị trí quan trọng của hoạt động này trong việc duy trì các hội cựu sinh viên. - (Mã hoạt động DVHT) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, cựu sinh viên (trong công việc, học tập và hoạt động của hội). 8/19 trường có hội cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 31.6%). Các dịch vụ hỗ trợ này rất đa dạng, tùy thuộc vào các trường mà có sự khác nhau, trong đó có một số dịch vụ nổi bật như: cung cấp tài liệu nghiên cứu thông qua thẻ cựu học viên, dịch vụ đặt phòng tại trụ sở hội, cung cấp các món quà lưu niệm, vật kỷ niệm về trường… đây là những hoạt động tăng cường lợi ích cho các cựu sinh viên khi tham gia hội. Tỷ lệ 31.6 % chứng tỏ hoạt động này bước đầu đã được trú trọng . - (Mã hoạt động VL) Cung cấp thông tin, cơ hội việc làm cho sinh viên, cựu sinh viên… 3/19 trường có cựu sinh viên có hoạt động này (chiếm 15.8%). Đây là hoạt động thiết thực của hội cựu sinh viên. Nhờ việc thống kê và cập nhật thông tin cũng như các hoạt động chia sẻ, các sự kiện giữa các cựu sinh viên, các cơ hội nghề nghiệp đến được với các cựu sinh viên hay chính các sinh viên đang theo học tại trường đại học. Hoạt động này góp phần lớn trong việc giải quyết vấn đề đầu ra sau khi tốt nghiệp đại học và là một lợi ích to lớn của việc tham gia hội. Tỷ lệ này chỉ là 15.8% cho thấy các hội cựu sinh viên các trường được thống kê chưa thấy rõ lợi ích to lớn của hoạt động này. Từ kết quả và phân tích trên ta có thể thấy: hoạt động của các hội cựu sinh viên được thống kê khá đa dạng, hơn thế chúng theo sát các đối tượng hữu quan như: cựu sinh viên, trường đại học, sinh viên và cả cộng đồng. Việc phát triển các hoạt động này sẽ góp phần vào việc tạo ra giá trị cũng như phát triển quy mô hội trong tương lai. 2.3. Vai trò của hội cựu sinh viên khu vực châu Á – Thái Bình Dương: 18
  • 19. Vai trò hàng đầu mà các hội cựu sinh viên đề ra khi thành lập là nhằm giữ mỗi liên hệ trọn đời giữa cựu sinh viên và trường học của mình “Kết nối các cựu sinh viên trong các hoạt động nghiên cứu, tình nguyện, là cầu nối trọn đời giữa các cựu sinh viên và trường đại học và các sinh viên” ghi nhận của Đại học Hong Kong. Dựa trên mối quan hệ đó, các giá trị mới được tạo ra, không chỉ phục vụ cựu sinh viên, trường đại học mà còn đóng góp cho xã hội “Tạo ra một môi trường mà các cựu sinh viên có thể duy trì mối quan hệ lâu dài với trường đại học và tiếp tục đóng góp cho trường và xã hội trên toàn cầu. Phát triển các chương trình mà cựu sinh viên có thể tham gia một cách thuận tiện nhất, bao gồm cả các chương trình học tập suốt đời cho cựu sinh viên và chương trình hỗ trợ hoạt động tình nguyện.” Ghi nhận theo định hướng của trường đại học Tokyo – Nhật Bản. Tổng kết: - Các trường khu vực Châu Á – Thái bình Dương cũng đã chú ý, quan tâm tới việc thành lập và duy trì hoạt động của các hội cựu sinh viên. - Các hội cựu sinh viên trong khảo sát có nhiều hoạt động đa dạng và có hệ thống. - Vai trò của các hội cựu sinh viên này mang lại giá trị, lợi ích cho nhiều đối tượng khác nhau bao gồm nhà trường, sinh viên, cựu sinh viên và cả cộng đồng. 3. So sánh tình hình hoạt động của hội cựu sinh viên ở khu vực Âu – Mỹ và khu vực châu Á – Thái Bình Dương So sánh về tình hình hoạt động của các hội cựu sinh viên thống kê được của các trường khu vực Âu – Mỹ và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ta thấy nổi lên một số điểm như sau: 3.1. Giống nhau 19
  • 20. - Trong các trường được thống kê, việc thành lập hội cựu sinh viên đều được trú trọng ở cả hai khu vực Âu – Mỹ và châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó được thể hiện ở tỷ lệ số trường đã thành lập hội cựu sinh viên đều rất cao với 96.7% ở khu vực Âu – Mỹ (29/30 trường), 82.6% ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (19/23 trường). - Hoạt động của các hội cựu sinh viên này đều rất đa đạng, phong phú, phục vụ sát lợi ích của các đối tượng hữu quan (sinh viên, cựu sinh viên, nhà trường và cả cộng đồng). Trong đó, hoạt động được các hội cựu sinh viên của cả hai khu vực trú trọng là: Thống kê và cập nhật thông tin cựu sinh (100% ở cả hai khu vực), các hoạt động liên kết giữa trường và cựu sinh viên, các hoạt động gắn kết thành viên (100% cho cả hai khu vực), cập nhật thông tin qua trang web chính thức của hội. - Vai trò của các hội cựu sinh viên về cơ bản là giống nhau đều tập trung ở các điểm như: Giữ mối liên hệ trọn đời giữa trường và các học viên của mình, trên cơ sở duy trì và phát triển hội tạo ra các giá trị thiết thực cho các bên liên quan như: cựu sinh viên, trường học , sinh viên theo học và cộng đồng. Có thể nhận thấy rằng các hội cựu sinh viên ở cả 2 khu vực đều có những nét giống nhau rất tiêu biểu về cả vai trò và hoạt động. Điều này có thể lý giải bằng một số nguyên nhân sau: - Đây đều là những trường đại học hàng đầu trên thế giới, được đánh giá cao về trình độ giáo dục, điểm đến uy tín cho các sinh viên. Chính vì vậy các trường này luôn chú trọng phát triển toàn diện hệ thống giáo dục và dịch vụ hỗ trợ giáo dục của mình. 20
  • 21. - Các hội cựu sinh viên có sự tham khảo về quá trình hoạt động cũng như cách thức duy trì, phát triển hội từ các hội đi trước nên việc giống nhau là hoàn toàn dễ hiểu. - Các yếu tố tất yếu trong quá trình hoạt động của các cựu sinh viên như: tạo ra giá trị cho các đối tượng hữu quan, việc hướng tới trách nhiệm với cộng đồng là xu thế chung của toàn nhân loại 3.2. Khác nhau - Về hoạt động: Tuy hoạt động của các hội cựu sinh viên ở cả hai khu vực đều được đánh gia theo 9 nhóm hoạt động chính, nhưng ở mỗi khu vực, đặc điểm của các hoạt động này lại khác nhau: + Khu vực Âu – Mỹ: Ngoài các hoạt động cơ bản như thống kê, gắn kết, (như đã nhắc ở trên), các trường đại học khu vực Âu – Mỹ còn trú trọng vào việc phát triển các hoạt động như: liên kết các nhóm cựu sinh viên trên toàn thế giới; tổ chức các hoạt động du lịch khám phá hay sự kiện nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cựu sinh viên và các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. + Khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Ngoài các hoạt động cơ bản như trên thì lại chỉ dành sự quan tâm trong việc giao lưu và hợp tác giữa các cựu sinh viên, giữa cựu sinh viên với trường, đăc biệt là các hội thảo chuyên ngành giành cho sinh viên, cựu sinh viên. Còn đối với các hoạt động hướng ra xã hội (hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng…), thì hầu như rất ít, mức độ quan tâm còn chưa cao. - Về vai trò: 21
  • 22. + Khu vực Âu – Mỹ đa số cho thấy được vai trò của hội cựu sinh viên không chỉ với các thành viên hội, sinh viên trường mà nó còn đóng góp một phần không nhỏ cho lợi ích của cộng đồng. + Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mới chỉ dừng lại ở phục vụ lợi ích cho thành viên, trường học. Những đóng góp cho cộng đồng mới chỉ manh nha xuất hiện ở một số trường. Sự khác nhau trong tính chất các hoạt động cũng như vai trò của các hội cựu sinh viên có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau: - Đặc điểm của các trường đại học của hai khu vực này là khác nhau: trong khi các trường đại học theo xu hướng hiện đại khu vực Âu – Mỹ xuất hiện rất sớm (khoảng thế kỷ 11 – Oxford, Anh) thì các trường ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương xuất hiện sau và khá muộn (thế kỷ 19 và 20); chính đặc điểm này đã giải thích cho việc việc các hội cựu sinh viên của các trường khu vực Âu – Mỹ có hoạt động khá phong phú, bài bản và hoàn chỉnh. - Trình độ phát triển, tốc độ phát triển về kinh tế, kỹ thuật giữa các khu vực là khác nhau nó ảnh hưởng khá lớn tới phương hướng và quá trình hoạt động của các hội cựu sinh viên. - Mục đích thành lập và vận hành của các hội cựu sinh viên là khác nhau ở mỗi khu vực. - Nền giáo dục các nước Âu – Mỹ hàng năm thu hút rất nhiều du học sinh từ các quốc gia trên toàn thế giới học tập và nghiên cứu tại đây. Kết luận: Tuy có những điểm khác nhau những về bản chất hội cựu sinh viên ở cả hai khu vực đều giống nhau. Hơn nữa, với xu thế toàn cầu hóa cùng với tốc độ phát triển mạnh trong giáo dục của các quốc gia châu Á mà sự khác biệt này sẽ dần được xóa bỏ trong tương lai. 22
  • 23. III – Hội cựu sinh viên ở Việt Nam Bảng 3.1 ở phụ lục 1 thống kê 17 trường trọng điểm quốc gia do Bộ GD – ĐT lựa chọn. Đây là các trường được đầu tư cả về nhân lực, vật lực và tài lực của quốc gia nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai. Các trường trọng điểm là những trường có quy mô khá lớn với số lượng sinh viên ở tất cả các bậc học của mỗi trường khoảng hơn 20.000 sinh viên. Các trường được phân bố đều trên khắp cả nước với 7 trường đại học tổng hợp, hai trường trọng điểm đào tạo về kinh tế, hai trường trọng điểm đào tạo về giáo dục, 5 trường trọng điểm đào tạo về kỹ thuận và 2 trường trọng điểm trong khối quân đội. Các trường này có vị trí, vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển của các trường đại học cùng khối ngành. Theo mục đích nghiên cứu bảng 3.1 thống kê về tình hình tồn tại và phát triển của hội cựu sinh viên – một trong những tổ chức có vai trò quan trọng trong việc phát triển uy tín cũng như lợi ích của các trường đại học (theo đánh giá của các trường đại học trên thế giới về vai trò của hội cựu sinh viên) Theo kết quả của bảng 3.1 ta có thể rút ra một số nhận xét khái quát về tình hình phát triển hội cựu sinh viên tại Việt Nam như sau: - Hội cựu sinh viên ở VN về cơ bản là chưa phổ biến hay nói cách khác là còn rất mới mẻ. Theo khảo sát 17 trường trọng điểm của Việt Nam do bộ GD – ĐT quy định thì chỉ có 3 trường có hội cựu sinh viên là: Đại học kinh tế Hồ Chí Minh – Trường đại học trọng điểm trong khối kinh tế, Đại học Y Hà Nội – Trường đại học trọng điểm khối y dược và Đại học bách khoa Hà Nội – Trường đại học trọng điểm khối Kỹ thuật. Như vậy là số trường đại học trọng điểm có hội cựu sinh viên chỉ chiếm 17.6% trên tổng số trường. 23
  • 24. - Các hội cựu sinh viên là mới thành lập vì vậy các hoạt động còn rất sơ khai và manh mún. Như đại học Y Hà Nội, phải sau 110 năm thành lập trường, trải qua rất nhiều thế hệ học sinh – sinh viên, tới năm 2012 trường mới hình thành một tổ chức cựu sinh viên cụ thể. Các hoạt động của hội chỉ dừng lại ở việc cập nhất thông tin cựu sinh viên, bắt đầu hình thành ban liên lạc. Điều này có thể lý giải bởi các hội cựu sinh viên này chỉ mới hình thành được 1 – 2 năm nên các hoạt động của hội cựu sinh viên cũng không đa dạng, chưa thật sự khai thác hết thế mạnh của hội cựu sinh viên. Bản thân hội cũng chưa được xây dựng hoàn thiện cả về tổ chức lẫn hoạt động duy trì, phát triển. Nhìn chung các hội cựu sinh viên ở Việt Nam hoạt động chủ yếu với mục tiêu tập hợp các thế hệ sinh viên đã từng học tập và làm việc tại trường; bắt đầu quan tâm hơn tới việc kết nối và gắn kết các thế hệ sinh viên với nhà trường nhằm giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau trong học tập, công việc, nghiên cứu, kinh doanh… - Các trường còn lại mặc dù chưa có hội cựu sinh viên nhưng hầu hết các trường đều có cập nhật thông tin về cựu sinh viên của trường. Theo như khảo sát ở trên thì chỉ có 17.6% các trường trọng điểm có hội cựu sinh viên nhưng lại có tới trên 70% các trường có cập nhật thông tin về cựu sinh viên. Các thông tin được cập nhật dù chỉ là thông tin cá nhân, địa chỉ liện hệ nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng luôn có mối liên kết giữa nhà trường với cựu sinh viên – những người từng học tập tại trường. Ngoài ra, trong các sự kiện lớn của trường vẫn có sự có mặt, đóng góp của cựu sinh viên. Và dù không thường xuyên nhưng vẫn có các buổi họp mặt cựu sinh viên các khóa. Đương nhiên những việc này diễn ra rất nhỏ lẻ và thiếu bài bản. Tình trạng chung là như vậy, còn với khối ngành kinh tế nói riêng thì sao? Trong số 17 trường trọng điểm có 2 trường đại học kinh tế là trường đại học kinh 24
  • 25. tế Tp Hồ Chí Minh và trường đại học kinh tế Quốc dân. Trong đó, chỉ có 1 trong 2 trường có hội cựu sinh viên là trường đại học kinh tế Tp Hồ Chí Minh. Các trường còn lại hầu hết là các trường tổng hợp, trong đó trường đại học Quốc gia Hà Nội dù chưa thành lập hội cựu sinh viên nhưng trường đại học Kinh tế trực thuộc đại học Quốc gia Hà Nội thì đã thành lập hội cựu sinh viên từ năm 2009. Tuy tỷ lệ 2/3 trường có hội cựu sinh viên chưa thể đánh giá hết thực trạng cũng như tiềm năng của hội cựu sinh viên ở các trường khối ngành kinh tế Việt Nam, nhưng nó cũng là tín hiệu tốt cho thấy sự thành lập của các hội cựu sinh viên đang mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà trường cũng như cựu sinh viên, và sự quan tâm của nhà trường, cựu sinh viên với vấn đề thành lập một hội cựu sinh viên chính thức cũng được nâng cao hơn. Kết luận: Hoạt động của của các hội cựu sinh viên ở các trường đại học Việt Nam là chưa phát triển và chưa tương xứng với số lượng sinh viên cũng như số trường đại học của Việt Nam. Trong giai đoạn tới, cần có cái nhìn toàn diện hơn và những đánh giá đúng hơn về nguồn lực rất lớn của một trường đại học – Cựu sinh viên. 25
  • 26. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I – Cựu sinh viên 1. Khái niệm Nhắc đến cụm từ “cựu sinh viên” nhiều người cho rằng nó đề cập tới những người từng là sinh viên của một trường lớp nào đó nhưng nay không còn học tập tại đó nữa. Tuy nhiên, để thực sự hiểu thế nào là một “cựu sinh viên” ta nên đi từ nguồn gốc xuất xứ của nó. Thuật ngữ gốc của cụm từ “cựu sinh viên” là “alumnus” có nguồn gốc từ tiếng latinh, nó có nghĩa là “học sinh” hay “sự nuôi dưỡng”. Ngày nay, thuật ngữ này được dùng để đề cập đến những sinh viên tốt nghiệp ở một trường đại học hoặc cơ sở giáo dục tương tự. Thực tế, nó mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng hay cách nhìn nhận của mỗi cá nhân. Theo nghĩa hẹp, có thể hiểu “alumnus” là “cựu sinh viên” – một nhóm các sinh viên đã tốt nghiệp tại trường đại học (cao đẳng). Từ nhiều thập niên trước cựu tầng lớp cựu sinh viên đã tồn tại tại các trường đại học ở Hoa Kỳ và một số nước châu Âu. Đặc biệt là ở Anh và Pháp còn có một truyền thống lâu đời về tầng này . Ở Đức tầng lớp cựu sinh viên đã được thành lập cuối những năm 1980 . Theo định nghĩa của trườn đại học Stuttgar, thuật ngữ “alumnus” được sử dụng trong một ý nghĩa rộng hơn . Nó đề cập đến tất cả các sinh viên hiện đang theo học tại trường đại học cũng như những sinh viên trước đây của trường. Hơn nữa , Thuật ngữ còn được mở rộng để chỉ cho tất cả các thành viên của trườn đại học Stuttgart cũng như tất cả các nhà tài trợ và các đối tác . 26
  • 27. Như vậy, cụm từ “cựu sinh viên” chỉ là một cách hiểu theo nghĩa hẹp của thuật ngữ “alumnus”. Về bản chất “Cựu sinh viên” là những sinh viên đã tốt nghiệp tại các trường đại học hay bậc giáo dục tương tự. 2. Cựu sinh viên là một nguồn lực quan trọng của các trường đại học Như một điều hiển nhiên tại các trường đại học, lớp lớp sinh viên tốt nghiệp hàng năm đã và đang làm con số “cựu sinh viên” của trường ngày một tăng thêm. Họ rời khỏi trường, gây dựng sự nghiệp riêng của bản thân và chắc chắn rằng sự thành công của họ ít nhiều cũng có tác động tới lợi ích của trường và ngược lại. Từ khi trở thành một sinh viên đại học cho tới khi tốt nghiệp và ra trường, họ không chỉ đem lại niềm tự hào cho trường mà còn là một trong những nguồn lực quan trọng của trường. Cựu sinh viên đối với danh tiếng của nhà trường: Khi xem xét đến mối quan hệ giữa nhà trường và cựu sinh viên bao giờ ta cũng cần nhìn nhận từ hai phía. Từ phía nhà trường: Chỉ tính riêng trong một quốc gia đã có hàng trăm trường đại học lớn nhỏ khác nhau. Mỗi trường đều mang những sắc thái riêng và đương nhiên là cả sự nổi tiếng. Danh tiếng của các trường đại học không hề giống nhau. Bởi vậy, mức độ nối tiếng của trường cũng có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển tương lai của cả thế hệ sinh viên – cựu sinh viên. Một sinh viên giỏi ra trường chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn những sinh viên chỉ tốt nghiệp loại khá, trung bình. Tuy nhiên, cơ hội sẽ còn rộng mở hơn nếu sinh viên ấy lại được đạo tạo từ một ngôi trường có tiếng tăm. Tiếng tăm của một trường không phải tự nhiên mà có. Nó được mọi người công nhận bởi nỗ lực của cả một tập thể nhà trường, từ hệ thống giáo dục đào tạo, cho tới đội ngũ cán bộ giảng dạy chất lượng, uy tín. Thậm chí, danh tiếng của một 27
  • 28. trường càng được khẳng định bởi các thế hệ sinh viên ra trường đạt kết quả cao, dễ dàng tìm kiếm được công việc phù hợp. Bởi vậy mà, sự thành công của sinh viên trong tương lại cũng góp phần củng cố thêm danh tiếng cho nhà trường. Từ phía cựu sinh viên: Không thể khẳng định rằng tất cả các cựu sinh viên đều làm lên danh tiếng cho trường. Tuy nhiên, trong hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp mỗi khóa, luôn có rất nhiều người đã thành đạt. Họ có thể là những quan chức trong bộ máy quản lý nhà nước, có địa vị xã hội cao. Cũng có thể là các doanh nhân – thành công trên con đường kinh doanh, những nhà lãnh đạo tài ba, chủ của những tập đoàn lớn… Chính những thành công ấy mà họ tạo nên danh tiếng, địa vị cho chính bản thân họ. Không chỉ có thế, thành công ấy còn đem lại sự tự hào, củng cố niềm tin nơi gia đình, bạn bè; góp phần duy trì uy tín chất lượng giảng dạy của nhà trường – nơi đã đào tạo ra những người tài. Vậy tiếng tăm của một trường được thể hiện như thế nào? Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp, đồng thời lại có biết bao học sinh sinh viên khắp nơi đăng ký tuyển sinh vào trường. Đương nhiên, một trường đại học danh tiếng sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều học sinh – những người thực sự quan tâm tới tương lai của bản thân. Bởi một trường học danh tiếng sẽ mang lại niềm tin cho học sinh, sinh viên trong việc học tập, rèn luyện bản thân; thậm chí cả phụ huynh học sinh cũng tin tưởng rằng họ đã giao con em mình tới một môi trường học tập tốt. Nhà nước cũng quan tâm hơn tới việc giảng dạy của trường. Như vậy, danh tiếng của trường lại càng được củng cố khi lớp lớp sinh viên thành đạt, tiếp tục làm nên những thành công mới. Như một quy luật nhân quả, trường học uy tín nuôi dưỡng nhưng người tài và người tài lại đem đến vinh quang, niềm tự hào và hơn hết là tiếng tăm cho trường. 28
  • 29. Cựu sinh viên hỗ trợ cho trường về tài chính: Một tổ chức giáo dục như các trường đại học hiện nay luôn yêu cầu phải tạo được môi trường học tập hiệu quả . Đáp ứng yêu cầu đó đòi hỏi nhà trường phải đề ra các dự án cải tiến trang thiết bị, nâng cấp phòng học, cơ sở vật chất…cũng như tổ chức các sự kiện, tọa đàm … Và trong những dự án ấy, không ít dự án có sự giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí từ phía các cựu sinh viên của trường. (ví dụ) Cựu sinh viên đem tới nguồn nhân lực cho trường: Đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ gây dựng sự nghiệp bên ngoài, ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, cũng có không ít lớp sinh viên sau khi học xong tiếp tục ở lại trường và trở thành cán bộ, giảng viên của trường. Họ được coi như nguồn nhân lực nội sinh, đóng góp vào sự phát triển chung của trường. Họ là người có tiếng nói chung với các sinh viên và trực tiếp truyền tải những kinh nghiệm học tập cho sinh viên. Cựu sinh viên với những đóng góp khác cho trường: Vai trò của cựu sinh viên đối với các trường đại học không chỉ thể hiện qua mối liên hệ giữa nhà trường và cựu sinh viên mà còn được khẳng định qua các hoạt động thiện nguyện của nhà trường. Với địa vị xã hội của mình, nhiều cựu sinh viên đại diện cho trường tham gia các hoạt động từ thiện, hay trực tiếp là ban tổ chức, nhà tài trợ cho các hoạt động này. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khoa học của trường được tổ chức cũng nhận được sự giúp đỡ từ phía cựu sinh viên. Từ việc cung cấp tài liệu, tới việc giới thiệu đối tác nghiên cứu cho trường… Với mối quan hệ của mình, họ giúp nhà trường thiết lập các mối quan hệ hợp tác làm việc lâu dài, đáng tin cậy. Thậm chí, các khóa học nâng cao của trường cũng tăng thêm tính chuyên môn khi được 29
  • 30. trực tiếp thực hành tại các cơ sở thuộc sở hữu của cựu sinh viên hay được các cựu sinh viên giới thiệu… Bằng những đóng góp không hề nhỏ cho trường, cựu sinh viên thực sự là một nguồn lực vô cùng quan trọng của các trường đại học. Họ là một trong những mắt xích quan trọng giúp nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra. Nhờ có họ mà môi quan hệ của nhà trường với các tầng lớp trong xã hội được mở rộng. Họ cũng góp phần không hề nhỏ vào sự nghiệp phát triển của trường và các thế hệ sinh viên. II – Hội cựu sinh viên 1. Tổ chức 1.1. Khái niệm tổ chức Thuật ngữ “tổ chức” được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa không giống nhau. Triết học định nghĩa “Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”. Tổ chức là thuộc tính của sự vật, nói cách khác sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định. Y học cho rằng trong sinh vật đơn bào, các tế bào đơn lẻ thực hiện tất cả các chức năng sống, nó hoạt động một cách độc lập. Tuy nhiên, sinh vật đa bào (nhiều tế bào) có mức độ khác nhau của tổ chức cơ thể của chúng. Các tế bào cá nhân có thể thực hiện chức năng cụ thể và cũng làm việc cùng nhau vì lợi ích của toàn bộ cơ thể. Các tế bào trở nên phụ thuộc vào nhau. Từ quan niệm của y học cho thấy tổ chức chỉ có ở sinh vật đa bào, các tế bào phụ thuộc vào nhau vì lợi ích của toàn bộ. Nhân loại học khẳng định từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện. Tổ chức ấy không ngừng hoàn thiện và phát triển cùng 30
  • 31. với sự phát triển của nhân loại. Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là một tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó. Như vậy, tổ chức là tập thể, có mục tiêu, nhiệm vụ chung. Ngay trong những chuyên ngành khoa học có giao thoa về đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng có những cách tiếp cận, cắt nghĩa khác nhau về “tổ chức”. Theo Chester I. Barnard, thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Như vậy theo lý thuyết quản trị công, để hình thành tổ chức phải có từ hai người trở lên (điều kiện về chủ thể) và các hoạt động của họ được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Quản trị công nhấn mạnh đến hai yếu tố là chủ thể và nguyên tắc hoạt động của tổ chức (sự kết hợp có ý thức của các chủ thể) khi nhận thức về khái niệm tổ chức. Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hẹp là “tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó”. Quan niệm về tổ chức theo Khoa học tổ chức và quản lý có nhiều điểm tương đồng với Quản trị công ở chỗ đều xác định tổ chức thuộc về con người, là của con người trong xã hội; vì là tổ chức của con người, có các hoạt động chung do vậy mục tiêu của tổ chức là một trong những điều kiện quan trọng, không thể thiếu của tổ chức Trong cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước” định nghĩa: “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung (của tổ chức). Quan niệm của những người làm công tác tổ chức nhà nước có nhiều điểm tương đồng với khoa học quản lý, luật học trong đó nhấn mạnh tới mục tiêu chung, nguyên tắc hoạt động của tổ chức (điều phối một cách có ý thức). Điểm mới quan trọng của quan niệm này về tổ chức thể hiện ở ý nói về phạm vi 31
  • 32. của tổ chức, mỗi tổ chức có phạm vi hoạt động khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu, nguồn lực của tổ chức đó. Các yếu tố này là những điều kiện của tổ chức. Trên phương diện ngôn ngữ: Tuỳ theo ngữ cảnh, tính chất, yêu cầu, mục đích… có thể sử dụng các thuật ngữ: cơ quan, đơn vị, pháp nhân, công ty, hội… thay thế thuật ngữ tổ chức. Sự đa dạng trên phương diện ngôn ngữ còn thể hiện ở việc thuật ngữ tổ chức được dùng với các chức năng khác nhau như: là danh từ, là động từ, là tính từ (tiếng Anh Organization là danh từ, khác với Organize là động từ, khác với Constitutive là tính từ). Với thực tế như vậy, cần có tư duy biện chứng, kế thừa, không cứng nhắc, máy móc, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu về khái niệm “Tổ chức”. Với cách tư duy, tiếp cận như vậy khi tìm hiểu khái niệm chung về tổ chức cần nằm vững một số nội dung căn bản như: - Tổ chức là của con người trong xã hội gắn với một hình thái kinh tế - xã hội và một kiểu nhà nước; - Con người trong tổ chức gắn kết với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung; - Có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu xác định; - Được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật. Nếu nhất thiết phải đưa ra một định nghĩa về tổ chức thì đó là tập hợp của con người trong xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác định; được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung. 32
  • 33. 1.2. Lý do tồn tại các tổ chức trong xã hội Xã hội loài người là xã hội của tổ chức, phần lớn chúng ta đều đang là thành viên của một tổ chức nào đó. “Sự tồn tại của các tổ chức là đặc điểm nổi bật nhất của lịch sử nhân loại trong tiến trình thời gian và không gian.” Từ thuở sơ khai của xã hội loài người, trong xã hội công xã nguyên thủy đã xuất hiện mầm mống của tổ chức khi con người cổ đại ngày ấy đã biết sống thành bầy đàn để cùng nhau săn bắt, hái lượm thức ăn và chống lại thú dữ. Sau đó, xã hội loài người tiếp tục trải qua những hình thái tổ chức cao hơn, đó là thị tộc, bộ lạc, và cuối cùng là nhà nước. Trong xã hội hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều tổ chức được hình thành, đó có thể là một trường học, một bệnh viện, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một đơn vị quân đội, một hiệp hội, một nhà thờ, v.v. Sự hình thành của các tổ chức đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Người Việt Nam có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, tổ chức đã tập hợp được nhiều người để tạo nên sức mạnh đoàn thể mà một cá nhân không bao giờ đạt được. Trong cuộc sống, không có ai giỏi giang trong mọi lĩnh vực, mỗi người đều chỉ có một số lĩnh vực sở trường riêng mà thôi, sự hình thành của tổ chức đã giúp cho con người chuyên môn hóa trong những sở trường và kết hợp nhiều người để hoàn thành những mục tiêu chung. Cũng giống như trong một doanh nghiệp, nếu chỉ có một cá nhân thì không thể làm hết tất cả các công việc như nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, kế toán, sản xuất. Chính vì vậy, doanh nghiệp mới cần có sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau và trong mỗi bộ phận cũng có rất nhiều nhân viên cùng hợp tác làm việc. Việc hình thành các tổ chức không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân các thành viên của tổ chức mà còn đem lại lợi ích to lớn cho xã hội. Tổ chức giúp nâng cao năng suất lao động, phân bổ hợp lí các nguồn lực, tạo ra những đóng góp về mặt vật chất 33
  • 34. cũng như tinh thần cho xã hội. Nói tóm lại, xã hội loài người không thể tồn tại tách rời các tổ chức. 2. Hội cựu sinh viên 2.1. Khái niệm hội cựu sinh viên Hội cựu sinh viên là một tổ chức chính thức tập hợp các sinh viên đã tốt nghiệp, hoặc đã từng theo học tại một trường đại học, cao đẳng. Ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, cựu sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trường học (đặc biệt là các trường tư) thường tập hợp với các cựu sinh viên cùng trường để tạo thành các hiệp hội. Các hội này thường xuyên tổ chức các sự kiện xã hội, xuất bản bản tin, tạp chí, và gây quỹ cho tổ chức. Nhiều tổ chức cung cấp một loạt các lợi ích và dịch vụ giúp các cựu sinh viên duy trì kết nối với trường đại học và các sinh viên tốt nghiệp cùng khóa. Ngoài ra, những hội này thường hỗ trợ những sinh viên mới tốt nghiệp, và tạo ra một diễn đàn để kết bạn mới và cung cấp các mối quan hệ kinh doanh với những cựu sinh viên trong cùng lĩnh vực ngành nghề. Hội cựu sinh viên chủ yếu được tổ chức xung quanh các trường đại học hoặc các phòng ban của các trường đại học, nhưng cũng có thể được tổ chức giữa các sinh viên cùng học ở một quốc gia nào đó. 2.2. Vai trò của hội cựu sinh viên trong việc phát huy nguồn lực cựu sinh viên Như đã phân tích trong mục I – cựu sinh viên, chúng ta đều thấy được rằng, cựu sinh viên là một nguồn lực quan trọng của các trường đại học.Thế nhưng, nguồn lực này sẽ không phát huy hết vai trò của mình khi các cựu sinh viên hoạt động riêng rẽ, không có lãnh đạo, quản lí và phương hướng phát triển. Chính vì 34
  • 35. vậy mà cần có một tổ chức đứng ra tập hợp, quản lí các cựu sinh viên, đó chính là hội cựu sinh viên. Hội cựu sinh viên tập hợp các cựu sinh viên trong một tổ chức để thực hiện các mục đích chung của họ và cũng chính là mục tiêu của hội Đầu tiên, hội cựu sinh viên chính là cầu nối liên lạc giữa các cựu sinh viên và giữa các cựu sinh viên với trường đại học. Hội thường xuyên cập nhật, thống kê thông tin về các sinh viên vừa tốt nghiệp, đồng thời tìm cách liên lạc lại với các sinh viên từ các khóa trước. Hội cựu sinh viên tổ chức các cuộc họp mặt thường niên giữa các cựu sinh viên, tổ chức các cuộc về thăm trường trong các dịp đặc biệt, đồng thời cũng thường xuyên cập nhật thông tin của trường trên website chính thức. Hội cựu sinh viên cũng tạo ra các cơ hội học tập, trải nghiệm sau đại học cho các cựu sinh viên, bên cạnh đó cũng là các cơ hội việc làm cho các sinh viên mới tốt nghiệp. Hội cựu sinh viên tổ chức các hội thảo chuyên ngành trong các lĩnh vực giảng dạy trong trường đại học để nâng cao kiến thức cho các cựu sinh viên. Thông qua các buôi gặp mặt, các cựu sinh viên có thể chia sẻ kinh nghiệm trong công việc, cũng có thể tìm ra những đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó, hội cựu sinh viên giúp cho các sinh viên mới ra trường có thể dễ dang tiếp cận với các cơ hội việc làm đến từ các cựu sinh viên đã có chỗ đứng trong xã hội. Thêm vào đó, hội cựu sinh viên tạo ra một cộng đồng tương tác giữa các cựu sinh viên, trường đại học và các sinh viên trong công tác giảng dạy, học tập, làm việc để từng bước nâng cao chất lượng của trường đại học. Các cựu sinh viên có thể tham gia vào các công việc hỗ trợ, tư vấn học tập cho các cựu sinh viên Hội cũng đóng góp một nguồn tài chính không nhỏ cho trường đại học thông qua các hoạt động học tập sau đại học, ủng hộ, gây quỹ phát triển trường. Hội cựu 35
  • 36. sinh viên luôn là cầu nối cho những nghĩa cử uống nước nhớ nguồn từ các cựu sinh viên. Đồng thời, hội cũng có thể dựa trên uy tín của mình để tổ chức các hoạt động kêu gọi sự đóng góp từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong xã hội. Hội cựu sinh viên không chỉ đem lại lợi ích cho các thành viên trong hội hay đem lại lợi ích cho trường đại học mà còn đem lại lợi ích cho cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện. Hội cựu sinh viên đang từng bước trở thành một kênh truyền thông hiệu quả cho danh tiếng, cũng như là sự đảm bảo chắc chắn cho chất lượng giáo dục của các trường đại học. III – Tình hình nghiên cứu vấn đề hội cựu sinh viên 1. Tình hình nghiên cứu hội cựu sinh viên trên thế giới Xuất hiện rất sớm từ những thập niên đầu của thế kỉ 11 đối với các trường đại học Âu – Mỹ, thế kỷ 18 – 19 đối với những trường đại học châu Á – Thái Bình Dương, vấn đề “hội cựu sinh viên” đã và đang rất được quan tâm tại các trường đại học ở đây. Nó không còn là một khái niệm mới mẻ nữa mà thay vào đó vấn đề này được quan tâm khá sâu sắc. Theo số liệu tìm kiếm được về tình hình nghiên cứu “cựu sinh viên” của các trường đại học trên thế giới, có thể thấy được 2. Tình hình nghiên cứu hội cựu sinh viên ở Việt Nam Như kết quả đánh giá ở chương I – Tổng quan về hội cựu sinh viên của các trường đại học trên thế giới, có thể thấy tổ chức “hội cựu sinh viên” còn là một khái niệm mới mẻ đối với các trường đại học ở Việt Nam. Bởi vậy, các vấn đề nghiên cứu về cựu sinh viên cũng như hội cựu sinh viên ở các trường đại học của Việt Nam vô cùng hạn chế, hầu như chưa được quan tâm tới. Thực tế này phần nào cho thấy thiếu sót của các tổ chức, ban ngành trường học trong công tác quản lý, duy trì và phát triển thế hệ sinh viên có chất lượng; khai 36
  • 37. thác và tận dụng triệt để nguồn lực mà hội cựu sinh viên mang lại. Cũng vì thế, việc triển khai đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đang chạm tới một khái niệm còn khá mới cho vấn về hội cựu sinh viên của trường đại học tại Việt Nam. Và để làm rõ những nghiên cứu về hội cựu sinh viên, nhóm sẽ đi sâu vào nghiên cứu vấn đề hội cựu sinh viên ở trường đại học Kinh tế Quốc dân – Việt Nam. Những phân tích ở các chương sau sẽ làm rõ nội dung nghiên cứu này. 37
  • 38. CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ HỒI CỰU SINH VIÊN ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN I – Nghiên cứu các tình huống về vai trò của cựu sinh viên và hội cựu sinh viên 1. Tình huống 1: Dự án hợp tác đào tạo Saint – Mary 38 Vào lúc 8h30 ngày 4 tháng 4 năm 2014 nhóm nghiên cứu cùng với giáo viên hướng dẫn Th. S Lương Thu Hà đã có buổi phỏng vấn sâu với thầy Trương – Trưởng phòng khoa học trường Đại học Kinh tế Quốc dân về một số vấn đề liên quan đến Hội cựu sinh viên và dự án hợp tác phát triển năng lực giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất giữa trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Saint Mary, Canada – nơi thầy Chương học lấy bằng thạc sĩ. Tuy không tham gia vào Hội cựu sinh viên trường Saint Mary hay có quá nhiều thông tin về hội nhưng thầy cũng đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu những thông tin rất bổ ích. Theo những chia sẻ của thầy, sau khi đã tốt nghiệp trường, các cựu sinh viên vẫn thường xuyên nhận được các email cập nhật thông tin về các hoạt động của trường, bên cạnh đó các trường thầy đã từng tham gia hợp tác cũng có gửi email, mời thầy tham gia Hội cựu sinh viên. Điểm mới của Hội cựu sinh viên trường Saint Mary là nó trực thuộc ban công tác sinh viên – một ban phụ trách tất cả các hoạt động của sinh viên từ các sinh viên đang theo học cho đến cựu sinh viên – đây là một điểm mà Hội cựu sinh viên trong tương lai của Kinh tế Quốc dân nên xem xét học tập. Với mối quan hệ cựu sinh viên với trường Saint Mary, thầy Chương đã mang về cơ hội hợp tác rất tốt cho Đại học Kinh tế Quốc dân – nơi thầy đang công tác. Đó là dự án hợp tác về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cải
  • 39. tạo một phần cơ sở vật chất cho trường Kinh tế Quốc dân. Dự án được thực hiện dựa trên việc đóng góp kinh phí của hai bên và xin tài trờ từ SIDA, giá trị của dự án lên tới 4 triệu đô la trong đó bên phía Saint Mary đóng góp 2 triệu đô la bằng tiền mặt, còn lại là tài trợ bằng hiện vật (thiết bị cho phòng học); bên phía Kinh tế Quốc dân đóng góp khoảng 600.000 đô la. Tham gia vào dự án này, hơn 50 giảng viên của Đại học Kinh tế Quốc dân đã được học các khóa đào tạo ngắn hạn – 3 tháng tại Saint Mary, cùng với đó là tầng 2 của Viện đào tạo đã được đầu tư đổi mới trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy. Có thể nói dự án này đã mang lại những giá trị rất lớn cho phía Kinh tế Quốc dân: giúp nâng cao chất lượng dạy và học, danh tiếng cũng như vị thế của mình trong ngành giáo dục tại Việt Nam. Về phía Saint Mary, trường cũng đã thu được những lợi ích nhất định như: danh tiếng của trường được nâng cao, các giáo viên trường được tiếp xúc và tìm hiểu về giáo dục, văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, dự án chưa đạt được những kết quả như mong đợi do một số vướng mắc về thủ tục cũng như sự đồng bộ trong khâu tiếp nhận đầu tư bên phía Kinh tế Quốc dân. Mặc dù vậy dự án cũng đã mang lại những hiệu quả thiết thực và khá lớn cho cả hai bên. Ngoài việc chia sẻ về dự án hợp tác trên, thầy Chương cũng đã nói lên một số suy nghĩ của mình khi được hỏi về vai trò của Hội cựu sinh viên cũng như về ý tưởng đề xuất thành lập Hội cựu sinh viên của trường Kinh tế quốc dân. Trong đó thầy nhấn mạnh việc đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của các hoạt động khi quyết định thành lập Hội cựu sinh viên. Ngoài ra thầy cũng đề xuất việc học tập mô hình của Saint Mary trong việc quản lý các hoạt động của sinh viên để các hoạt động được đồng bộ và bài bản. Nội dung chi tiết của buổi phỏng vấn đã được nhóm nghiên cứu trình bày cụ thể, chi tiết tại phụ lục: … 39
  • 40. Đánh giá tình huống 1: 2. Tình huống 2: Dự án hợp tác đào tạo 3 + 1 với trường ANU Nội dung chi tiết của buổi phỏng vấn đã được nhóm nghiên cứu trình bày cụ thể tại phụ lục số: … 40 Vào lúc 17h ngày 31 tháng 3 năm 2014 nhóm nghiên cứu cùng với giáo viên hướng dẫn Th. S Lương Thu Hà đã có buổi trao đổi với GS. TS Trần Thọ Đạt – Hiệu Phó trường Đại học Kinh tế Quốc dân về một số vấn đề liên quan đến Hội cựu sinh viên và dự án hợp tác giữa Kinh tế Quốc dân và Đại học Quốc gia Úc – Nơi thầy Đạt lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ. Theo những chia sẻ của thầy Hội cựu sinh viên của Đại học Quốc gia Úc có hoạt động rất bài bản và chuyên nghiệp, là một sinh viên quốc tế đã từng theo học thầy thường xuyên nhận được những cập nhật về tình hình trường mình đã từng theo học, lời mời tham gia các buổi gặp mặt cựu sinh viên, các sự kiện lớn, các ấn phẩm hội hay được trường này tri ân với những thành công mà thầy đạt được. Cũng chính nhờ mối quan hệ cựu sinh viên này, thầy đã đóng góp rất lớn trong việc hình thành dự án hợp tác đào tạo giữa trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Quốc gia Úc – gọi tắt là chương trình 3+1. Về chương trình hợp tác đào tạo 3+1, sinh viên Kinh tế Quốc dân sẽ học 3 năm tại trường sau đó sẽ học tiếp 1 năm nữa tại đại học quốc gia Úc và được cấp bằng của đại học quốc gia Úc sau khi tốt nghiệp. Về chương trình hợp tác đào tạo 3+1, sinh viên Kinh tế Quốc dân sẽ học 3 năm tại trường sau đó sẽ học tiếp 1 năm nữa tại đại học quốc gia Úc và được cấp bằng của đại học quốc gia Úc sau khi tốt nghiệp. Cho đến nay, chương trình đã kéo dài được khoảng 7 – 8 khóa. Khóa đầu tiên đào tạo 2 giảng viên: 1 giảng viên dạy vi mô, 1 giảng viên
  • 41. Đánh giá tính huống 2: 3. Tính huống 3: Tài trợ cơ sở, vật chất cho trường của một số cựu sinh viên 41
  • 42. Trường Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những trường Đại học Kinh tế hàng đầu cả nước. Mỗi năm, số lượng sinh viên, học viên các hệ mà trường đào tạo lên tới…………… Trong hơn 55 năm, trường đã đào tạo cho đất nước một nguồn nhân lực có chất lượng cao, với khoảng 13 vạn sinh viên tốt nghiệp các hệ đào tạo đại học và sau đại học, trong đó có gần 7000 Thạc sỹ và Tiến sỹ. Nhờ đó đã tạo nên một lực lượng cựu sinh viên đông đảo, có chất lượng cho trường. Rất nhiều cựu sinh viên của trường đã và đang giữ các chức vụ chủ chốt trong các Tổng Công ty, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, họ luôn hướng về trường và có những đóng góp thiết thực bằng trí tuệ, công sức cho sự phát triển bền vững của Đại học Kinh tế quốc dân. Sau đây, nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số điển hình tiêu biểu về các cựu sinh viên đã đóng góp cho sự hoàn thiện về cơ sở vật chất cho trường. Ông Dương Công Minh là Cử nhân chuyên ngành Vật giá năm 1984 Đại học Kinh tế kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân)được biết đến với vai trò là ông chủ của CTCP Him Lam - một công ty bất động sản lớn tại Việt Nam và Chủ tịch của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Ông là một doanh nhân giàu có, thành đạt nhưng cũng là một người hết sức khiêm tốn và có cách nói giản dị: : “Tôi là người giàu, tuy nhiên đã biết cách làm giàu thì cũng cần biết cách khiêm tốn, tránh khoe khoang. Nhà cửa của tôi ở đàng hoàng, nhưng hiếm người biết nhà tôi như thế nào. Tránh để người ta có những nhìn nhận không cần thiết. Bây giờ tôi có biệt danh Minh Him Lam. Ngày trước tôi có biệt danh Minh Xoài”. Ngân hàng Liên Việt (nay là Ngân hàng Bưu điện Liên Việt) do 42
  • 43. ông làm chủ đã tài trợ cho trường gần 5 tỷ đồng cho việc thiết kế và trang bị Phòng họp đa năng và phòng khánh tiết tại gác 2 nhà 10 trường Đại học Kinh tế quốc dân nhân dịp 55 thành lập trường. Chi tiết những danh mục thiết bị được trình bày trong phụ lục… Một cựu sinh viên khác của Đại học Kinh tế quốc dân, cũng là một doanh nhân giàu có và khá nổi tiếng ở Việt Nam, đó là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long. Ông Trần Đình Long là Cử nhân Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân năm 1986. Từ lâu ông luôn được biết đến là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Ông Long hiện là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán. Hai vợ chồng ông hiện sở hữu 31,5% cổ phần của Hòa Phát, trị giá hơn 4.600 tỷ đồng. Nhân dịp 55 năm thành lập trường ông cũng đã tài trợ trường một số các trang thiết bị như điều hòa, bàn ghế học sinh và bàn ghế giáo viên để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất tại giảng đường D. Thông tin chi tiết những thiết bị cụ thể được trình bày trong phụ lục… Đánh giá tình huống 3: Những đóng góp của các cựu sinh viên kể trên không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo mà còn khuyến khích, tạo động lực không nhỏ cho các sinh viên đang học tập tại trường. Tuy những đóng góp của các cựu sinh viên là rất to lớn và thực sự hữu ích cho trường, cho sinh viên, nhưng những đóng góp này không thường xuyên, chỉ mang tính sự kiện (ví dụ như những đóng góp kể trên chỉ tập trung vào dịp lễ kỉ niệm 55 năm thành lập trường, còn những học bổng thì không được duy trì hàng năm) và hoạt động riêng lẻ, mang tính cá nhân. Để có thể khắc phục những hạn chế trên cần có một tổ chức liên kết, lãnh đạo các cựu sinh viên để thực hiện các hoạt động trên được liên tục và bài bản. 43
  • 44. II – Sự cần thiết của hội cựu sinh viên trong trường KTQD 1. Thực trạng (Anh) xong 2. Sự cần thiết Để đánh giá mức độ cần thiết thành lập hội cựu sinh viên cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhóm tác giả sẽ nhận định từ 3 khía cạnh: (1) Từ góc độ của cựu sinh viên, (2) từ nhu cầu của sinh viên và (3) từ góc độ nhìn nhận của nhà quản lý giáo dục. 2.1. Góc độ của cựu sinh viên Cựu sinh viên là lực lượng trực trực tiếp tham gia tạo lập, duy trì và phát triển hội. Chính vì vậy khi đánh giá sự cần thiết của việc thành lập Hội cựu sinh viên ta không thể không đánh giá dưới góc độ của cựu sinh viên. Trong điều kiện nghiên cứu, nhóm chưa thể thu thập các ý kiến đóng góp từ phía các anh chị cựu sinh viên mà chỉ dừng lại ở việc đánh giá các điển hình về hoạt động cựu sinh viên hiện có tại trường đại học Kinh tế Quốc dân. Theo đó, một số các diển hình về hoạt động của cựu sinh viên tại trường mình có: Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân tại thành phố Hồ Chí Minh (số lượng lên tới hàng trăm người), Hội cựu sinh viên của các khoa (điển hình là khoa Quản trị kinh doanh), Hội cựu sinh viên của hệ sau đại học… và một số các hội cựu sinh viên nhỏ lẻ mà trong nghiên cứu chưa nhắc đến. Các nhóm cựu sinh viên này đã chủ động thành lập hội cựu sinh viên, duy trì hoạt động khi chưa có một tổ chức chính thức. Hay trường hợp của các nhóm cựu sinh viên đã tự vận động và thành lập các quỹ học bổng trao cho sinh viên đang theo học. 44
  • 45. Các trường hợp nêu trên hoạt động vẫn chưa thực sự hiệu quả thể hiện ở: các hoạt động còn mang nặng tính sự vụ, chưa đem lại lợi ích thiết thực và lớn cho trường cũng như những thành viên tham gia, hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Tuy nhiên các hoạt động này lại nói lên nhu cầu của cựu sinh viên với việc thành lập một tổ chức chính thức, có thể lãnh đạo, vạch ra đường hướng duy trì và phát triển mối quan hệ trọng đời giữa cựu sinh viên với trường, giữa các cựu sinh viên với nhau; trên nền tảng đó, đem lại lợi ích cho không chỉ thành viên hội mà còn mang lại lợi ích cho trường học và cộng đồng. Tổ chức ấy, không thể khác chính là Hội cựu sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân. 2.2. Góc độ (nhu cầu) của sinh viên Phương pháp nghiên cứu nhu cầu của sinh viên Để có thể thấy được cách nhìn của sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân về việc nên hay không thành lập hội cựu sinh viên, nhóm tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu khám phá thông qua phát phiếu khảo sát trực tiếp tới các sinh đang theo học tại trường Kinh tế Quốc dân. Mẫu khảo sát Mẫu khảo sát được hình thành với kích thước ban đầu là 300 phiếu. Nội dung khảo sát được nhóm tác giả thể hiện trong mẫu thông qua 15 câu hỏi cả trắc nghiệm, lựa chọn và hỏi trả lời tự luận. Mẫu chi tiết được đính kèm tại phụ lục I. Thông qua các câu hỏi về sự hiểu biết của sinh viên đối với cựu sinh viên, hội cựu sinh viên những lợi ích hay vai trò của cựu sinh viên, hội cựu sinh viên tới trường đại học Kinh tế Quốc dân và hơn hết là thông qua khảo sát nhu cầu của sinh viên về việc thành lập hội cựu sinh viên, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá, rút ra mức độ cần thiết phải thành lập hội cựu sinh viên ở trường Kinh tế Quốc dân. 45
  • 46. Cách thức khảo sát 300 phiếu khảo sát được phát trực tiếp (offline) cho các sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba và năm tư trong trường. Sau khi phát phiếu, lấy số liệu nhóm nghiên cứu tiến hành kểm duyệt lại và loại bỏ những phiếu không hợp lệ (thiếu những thông tin bắt buộc, trả lời không đúng câu hỏi…). Những phiếu hợp lệ sẽ được cả nhóm tổng hợp, xử lý và đưa ra kết quả phục vụ cho việc đánh giá tiếp theo. Kết quả khảo sát Sau khi khảo sát và thống kê số liệu thu được nhóm nghiên cứu thu được những kết quả như sau: - Trong tổng số 300 phiếu ban đầu, 250 phiếu được phát đi, 250 phiếu thu về. Trong đó, 50 phiếu không hợp lệ được hủy bỏ còn lại 200 phiếu hợp lệ. Từ 200 phiếu khảo sát thu về, nhóm nghiên cứu thu được kết quả: - Trong tổng 200 phiếu (100%) sinh viên năm nhất có 38 phiếu chiếm 19 %; sinh viên năm 2 có 23 phiếu chiếm 11,5%; sinh viên năm 3 có 115 phiếu chiếm 57,5%; còn lại 24 phiếu là của sinh viên năm 4 chiếm 12%. - Sinh viên có quen với cựu sinh viên trường KTQD là 176 người chiếm 88%, và hầu hết họ đều nhận được sự giúp đỡ từ các cựu sinh viên đó như là: chia sẻ kinh nghiệm trong học tập, trong hoạt động xã hội, công việc; giới thiệu các việc làm thêm; hỗ trợ định hướng nghề nghiệp tương lai … Chỉ 12% số sinh viên khảo sát là không quen biết cựu sinh viên của trường và không nhận được sự giúp đỡ từ các cựu sinh viên. 46 0% 20% 40% 60% 80% 100% SV có quen v i CSVớ SV không quen v iớ CSV 88% 12% B ng 2:ả m c h quen bi t v iứ ộ ế ớ CSV c a các SVủ
  • 47. - Số sinh viên đã từng nghe tới hội cựu sinh viên là 170 người chiếm 85%, còn lại 30 người (15%) chưa từng nghe tới hội cựu sinh viên. - 100% số sinh viên khảo sát đều đưa ra ý kiến muốn thành lập hội cựu sinh viên tại trường Kinh tế Quốc dân, trong đó có 195 sinh viên (97,5%) mong muốn tham gia vào hội cựu sinh viên của trường trong tương lai. SV mu n tham gia vàoố h i CSVộ SV không mu n thamố giavào h i CSVộ 97.5% 2.5% 100% B ng 4:ả SV tham gia vào h i CSVộ - Hỏi về hình dung của các sinh viên đối với một hội cựu sinh viên, các bạn đều nhìn nhận rằng: đây là một tổ chức tập hợp tất cả các cựu sinh viên đã từng học tập tại trường, nay đã và đang công tác ở khắp mọi miền đất nước; đây là nơi các cựu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các sinh viên khóa dưới; là nơi mọi người cùng giao lưu … - Về vai trò của hội cựu sinh viên, các sinh viên cũng đồng tình rằng cựu sinh viên giữ một vai trò quan trọng trong việc: Kết nối trường, sinh viên với các sinh viên đã từng theo học, thông qua các cơ hội hợp tác với trường: nghiên cứu khoa học, các dự án kinh tế; tạo cơ hội cho các sinh viên gặp gỡ và thiết lập các mối quan hệ mới; đầu mối cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm đến từ các 47 0% 20% 40% 60% 80% 100% SV đãt ng ngheừ t i h i CSVớ ộ SV ch at ngư ừ nghe t i h i CSVớ ộ 85% 15% B ng 3ả : M c đ ph bi n c aứ ộ ố ế ủ h i CSVộ
  • 48. cựu sinh viên thành đạt; cơ hội hợp tác làm ăn với những người cùng hội; tìm được người để cùng thực hiện những sở thích như du lịch, đọc sách, chơi thể thao hay những người có cùng chuyên môn để chia sẻ và xin ý kiến; tạo cơ hội để bạn có thể đóng góp cho trường, cho cộng đồng… Trong đó, vai trò mà các sinh viên chú trọng nhất phải kể đến là kết nối cựu sinh viên với sinh viên, với trường thông qua các hoạt động hợp tác; chia sẻ cơ hội việc làm; thiết lập các mối quan hệ mới; chia sẻ kinh nghiệm. - Với mong muốn thành lập hội cựu sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân, các sinh viên mong muốn các hoạt động của hội sẽ là: tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm; các buổi gặp thân mật; các hoạt động hợp tác với cựu sinh viên, với trường; các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng… - Trong kết quả thu được cũng bao gồm một số ý kiến đóng góp từ phía các bạn sinh viên như là: Cần nhanh chóng thành lập hội cựu sinh viên; cần tổ chức nhiều sự kiện để mọi người cùng biết đến; tạo môi trường hữu ích cho các sinh viên khóa sau; Thành lập hội cựu sinh viên nên có nhiều chương trình thiết thực vì cộng đồng sẽ thu hút được đông đảo mọi người quan tâm; cần có ban phụ trách đứng ra quản lý, điều phối, lượng sinh viên quá đông thì cần làm thế nào để xác định đội ngũ ‘core team’ và những người thực sự muốn tham gia. Đánh giá kết quả thu được Từ những kết quả thu được ở trên có thể thấy được rằng, các sinh viên từ năm nhất cho tới năm tư đều mong muốn thành lập một tổ chức của cựu sinh viên tại trường Kinh tế Quốc dân. 2.3. Góc độ của nhà quản lý giáo dục (Hà) 48
  • 49. III – Thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập hội cựu sinh viên của trường đại học Kinh tế Quốc dân (anh) 1. Thuận lợi ( tinh thần của các cựu sinh viên, tiền đề có sẵn ở KTQD, sự ủng hộ của sinh viên, học tập các mô hình đã có sẵn) 2. Khó khăn (tổ chức, 49
  • 50. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG VỀ HỘI CỰU SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Đề xuất hình thành Ban liên lạc cựu sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân – Tiền đề cho Hội cựu sinh viên Kinh tế quốc dân Sau khi khảo sát, nhóm nghiên cứu thấy rằng khó khăn lớn nhất mà cựu sinh viên Kinh tế Quốc dân chưa thành lâp được hội là do không có đủ thông tin của các cựu sinh viên cùng trường, nếu có thì cũng rất manh mún và khó tập hợp. Chính vì vậy để khắc phục khó khăn này, trước khi có điều kiện để thành lập một hội cựu sinh viên chính thức, nhóm nghiên cứu đề xuất ý tưởng thành lập Ban liên lạc cựu sinh viên của Đại học Kinh tế Quốc dân. Dựa trên việc tham khảo hoạt động của một số Ban liên lạc hiện có tại Việt Nam, nhóm đề xuất các nội dung sau: 1.1. Mục đích hoạt động Ban liên lạc Cựu sinh viên là tổ chức tập hợp đông đảo các thế hệ học viên, sinh viên (gọi chung là sinh viên) đã học tập tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân đang công tác, hoạt động, sinh sống trong và ngoài nước nhằm mục đích: - Động viên các thế hệ học viên, sinh viên phát huy truyền thống tốt đẹp của sinh viên nhà trường học tập tốt, công tác tốt, góp phần làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. - Gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, tương trợ giúp nhau cùng vươn liên trong công tác và trong lao động sản xuất và hoạt động xã hội. - Xây dựng các chương trình hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ các sinh viên đang học tập tại trường có hoàn cảnh khó khăn học tập tốt và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. 50
  • 51. - Là cầu nối để các cựu sinh viên đóng góp vật chất và tinh thần và hiến kế để xây dựng và phát triển hoạt động đào tạo của nhà trường. - Về lâu dài, khi có đủ điều kiện, tiến tới thành lập Hội Cựu sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân theo quy định hiện hành của Nhà nước. 1.2. Nguyên tắc hoạt động Ban liên lạc cựu sinh viên hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và đoàn kết tương trợ lẫn nhau vì mục tiêu chung. Thông qua khảo sát có thể thấy được vai trò của các cựu sinh viên là vô cùng quan trọng. Rất nhiều sinh viên đang theo học nhận được những chia sẻ về kinh nghiệm học tập, cơ hội việc làm, định hướng cho tương lai… từ các cựu sinh viên. Những sự giúp đỡ đó thật sự rất hữu ích đối với các sinh viên. Bởi nhờ có những sự giúp đỡ đó mà sinh viên dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập hơn, có thể xác định đúng hướng đi cho bản thân trong tương lai… Những cựu sinh viên thành đạt, nổi tiếng còn được các sinh viên biết đến như tấm gương sáng giúp họ phấn đấu, nỗ lực hơn trong học tập và công việc. Từ kết quả khảo sát cũng thấy được các sinh viên rất quan tâm tới vấn đề cựu sinh viên, hội cựu sinh viên. Họ thẳng thắn chia sẻ những quan điểm, ý kiến cá nhân về việc thành lập hội cựu sinh viên trường Kinh tế Quốc dân. Và đại đa số những đóng góp đó đều hướng tới quan điểm: “nên nhanh chóng thành lập hội cựu sinh viên. Đó chính là lý do một tổ chức của cựu sinh viên – nơi tập trung tất cả các cựu sinh viên của trường đai học Kinh tế Quốc dân nếu được thành lập sẽ nhận được sự ủng hộ vô cùng đồng đảo từ phía sinh viên. Mặc dù, có thể họ chưa từng nghe tới khái niệm hội cựu sinh viên nhưng họ vẫn hình dung ra được hội cựu sinh viên chính là nơi kết nối các thế hệ sinh viên của trường; là nơi để mọi người cùng chia sẽ kinh nghiệm, quan điểm; là nơi để mọi người có thể giap lưu, giúp đỡ lẫn nhau. Và 51