1. THĂM KHÁM TRẺ
MẮC BỆNH HÔ HẤP
BS TRẦN ANH TUẤN
TK . HÔ HẤP
BV NHI ĐỒNG I
2. NỘI DUNG
I. ĐẠI CƯƠNG
II. QUY TRÌNH THĂM KHÁM HÔ HẤP
III. KẾT LUẬN
3. MỤC TIÊU
• Trình bày được nguyên tắc thăm khám
ở trẻ em.
• Trình bày được quy trình thăm khám hô
hấp ở trẻ em.
• Phân biệt được các tiếng ran (râles)
5. QUY TRÌNH KINH ĐIỂN
THĂM KHÁM LS
• HỎI : Lý do đến khám
Bệnh sử
Tiền sử (bản thân, gia đình)
• KHÁM LÂM SÀNG : Nhìn – Sờ – Gõ – Nghe
• TÓM TẮT
Hội chứng
• CHẨN ĐOÁN: xác định
phân biệt
7. • Mục tiêu
Thu thập được nhiều
thông tin có giá trị
Hạn chế “tổn hại” cho
trẻ và người khám
NGUYÊN TẮC THĂM KHÁM CHUNG
Ở TRẺ EM
M.W. Schwartz. Clinical Handbook of Pediatrics
Lippincott Williams & Wilkins ed. - 2006
8. NGUYÊN TẮC THĂM KHÁM CHUNG
Ở TRẺ EM
Hạn chế sự sợ hãi của trẻ:
– Cha / mẹ
– Giọng nói
– Động tác nhẹ nhàng, chậm rãi
– Tránh lớn tiếng, động tác đột ngột
Thường không thể áp dụng quy trình
thăm khám chuẩn ở trẻ lớn/người lớn
khi thăm khám cho trẻ nhỏ
9. NGUYÊN TẮC THĂM KHÁM CHUNG
Ở TRẺ EM
Thường khám các phần - DH quan
trọng trước – trước khi trẻ khóc
Bao giờ cũng bắt đầu bằng quan sát
Lưu ý khám đến vấn đề chính
Nghe tim – phổi
Khám sau cùng
Khám tai – họng
14. NHÌN (quan sát)
• Tổng quát
• Tím tái:
Trung ương: môi, lưỡi, niêm mạc miệng
Ngoại vi: đầu chi
• Hình dạng lồng ngực (bình thường, ngực
lõm, ngực gà), cân đối.
• Cử động hô hấp
16. NHÌN (quan sát)
Cử động hô hấp:
• Kiểu thở (ngực, bụng)
• Nhịp thở
• Dấu hiệu co lõm lồng ngực, cánh mũi
phập phồng, thở rên (grunting), co kéo
cơ hô hấp phụ khác, hô hấp nghịch
thường.
18. Ngưỡng thở nhanh
(WHO)
• Dưới 2 tháng tuổi: 60 lần / phút.
• Từ 2 tháng - 11 tháng tuổi: 50 lần / phút
• Từ 12 tháng - < 5 tuổi: 40 lần / phút
• Từ 5- 8 tuổi: 30 lần / phút
• Từ 8 – 15 tuổi: 20 lần / phút
25. SỜ
• Đo kích thước lồng ngực: vòng ngực,
đường kính trước sau, đường kính ngang.
• Sờ: đầu, cổ, khí quản, 2 bên lồng ngực.
• Rung thanh: khi trẻ nói hay khóc, lưu ý so
sánh 2 bên ngực trẻ.
Rung thanh tăng: hội chứng đông đặc phổi
giảm: tràn dịch – tràn khí màng phổi.
27. GỎ
• Gỏ nhẹ ngón trỏ hay ngón giữa vào đốt xa
của ngón giữa bàn tay kia.
• Gỏ 2 bên - so sánh sự đối xứng.
• Phát hiện dấu hiệu:
Gỏ đục: tràn dịch màng phổi, đông đặc phổi
Gỏ vang: tràn khí màng phổi.
30. • Nghe bằng tai trần:
–Tiếng nói:
• Giọng nói: khàn, “giọng ngậm hạt thị”
• Nguyên câu/ từng cụm từ/ từng từ
–Tiếng ho: ong ỏng (“chó sủa”), cơn dài
đỏ mặt kèm tiếng rít.
–Các tiếng thở bất thường: khò khè, thở
rít, nghẹt mũi
• Nghe bằng ống nghe
NGHE
31. • Giai đoạn quan trọng nhất trong qui trình thăm
khám hô hấp.
• Cần làm ấm màng ống nghe trước khi nghe
• Chú ý áp sát màng ống nghe vào ngực trẻ.
• Sơ sinh: chọn kích thước màng ống nghe phù
hợp.
• Trẻ nhỏ thường không thể hợp tác tốt khi khám
phổi
NGHE PHỔI
34. Nghe
• Tiếng thở (rì rào phế nang, âm phế bào)
(lưu ý so sánh 2 bên)
• Các tiếng ran (nổ, ẩm, ngáy, rít)
• Các tiếng bất thường khác
35. Các tiếng thở bình thường:
• Tiếng thở thanh khí quản
• Tiếng rì rào phế nang
37. Tiếng ran (râles)
• Những tiếng bất thường phát sinh khi
có luồng không khí đi qua phế quản phế
nang có nhiều tiết dịch, hoặc bị hẹp lại.
• Phân biệt các loại ran dựa trên cường
độ, âm sắc, thì nghe được.
44. Các âm thổi
Âm thổi ống:
• Là tiếng thở thanh khí quản được dẫn
truyền xa quá phạm vi bình thường của
nó, do nhu mô phổi bị đông đặc.
• Thường gặp trong các bệnh phổi có hội
chứng đông đặc
46. Các âm thổi
Âm thổi hang
• Là tiếng thổi ống vang lên đo được dẫn
truyền qua một hang rỗng, thông với
phế quản
• Có thể nghe thấy khi có một ổ rỗng ở
trong tổ chức phổi, có lưu thông với phế
quản, vách lá nhu mô phổi đông đặc:
lao hang, áp xe phổi đã thoát mủ.
47. Các âm thổi
Âm thổi vò
• Là tiếng thổi ống vang lên do được dẫn
truyền qua một hang rộng và có thành
nhẵn.
• Gặp trong:
Tràn khí màng phổi
Hang lớn, thành nhẵn, gần bìa phổi.
48. Các âm thổi
Tiếng thổi màng phổi
• Là tiếng thổi ống bị mờ đi do dẫn truyền
qua một lớp nước mỏng.
• Gặp trong: tràn dịch màng phổi có kèm
tổn thương đông đặc nhu mô phổi.
49. Các âm thổi
Tiếng cọ màng phổi
• Khi màng phổi bị viêm sẽ trở nên thô ráp,
trong lúc hô hấp lá thành cọ xát vào lá
tạng, gây ra tiếng cọ.
• Gặp trong:
Viêm màng phổi khô
Tràn dịch màng phổi: giai đoạn đầu &
giai đoạn dịch rút.
• Phân biệt: Tiếng cọ màng tim, ran.
52. Các dấu hiệu đặc biệt khác
MÙI – VỊ
Hơi thở hôi
• Gợi ý nhiễm trùng trong xoang mũi, miệng
(viêm xoang cạnh mũi), dị vật mũi, abcès
răng.
• Có thể xuất phát từ ổ nhiễm trùng trong lồng
ngực (abcès phổi, giãn phế quản).
• Trẻ trào ngược dạ dày – thực quản.
58. ĐO ĐỘ BÃO HÒA OXY QUA DA
(SpO2)
• Đặt 2 điện cực đối diện nhau / vùng nhiều
mao mạch.
• Nguyên lý hấp phụ ánh sáng: ánh sáng màu
đỏ / hồng ngoại vs HC kết hợp oxy / không.