SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Chế độ ăn cho người bị tiểu đường
Cập nhật ngày: 20/05/2010 17:02:02 | Lượt xem: 16224
Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo
cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt
đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để
hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.
 Đái đường do tổn thương tuyến tuỵ có 2 thể (type)
    • Thể phụ thuộc Insulin (type I): thường gặp ở người trẻ tuổi, gày nhiều và thường có
        nhiều biến chứng.
    • Thể không phụ thuộc Insulin (type II): thường gặp ở người tuổi trên 40, người béo và ít
        biến chứng.
Với type I, chế độ ăn thích hợp kết hợp với dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp cho
bệnh ổn định, hạn chế biến chứng. Với type II chỉ cần chế độ ăn thích hợpkết hợp với hoạt
động thể lực điều độ thường xuyên là kiểm soát được đường huyết giai đoạn đầu của điều trị.
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường)
để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão
hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp
cho cơ thể người bện một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và
hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
Nhu cầu năng lượng: bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình
thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy
nhiên cũng có những điểm chung như:
    • Tùy theo tuổi, giới
    • Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ)
    • Tuỳ theo thể trạng (gày hay béo)
Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày.
  Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng:
Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá
nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh
dưỡng của tiểu đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.
Lipit (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão
hoà. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt
khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp) vì vậy nên
ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu
nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu
phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn
ngừa xơ vữa động mạch.
Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi
ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải
hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và
khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao
(bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng
lượng khẩu phần.
Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành
từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:
    • Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại
        thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái
        cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín... (sử dụng không hạn chế).
    • Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số
        lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng
        xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)
    • Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng
        nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt
        nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).
Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi
ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng
chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
Bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường ăn rau quả.
(Tòa Soạn ) - Chế độ ăn quyết định rất nhiều đến tình trạng bệnh của người bị tiểu đường.
Một chế độ ăn khoa học với các dưỡng chất không thừa, không thiếu cho cơ thể sẽ hạn chế
được nguy cơ tăng, giảm đường huyết trong máu.

Dưới đây là 10 lời khuyên tốt nhất về chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường:

1. Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa (trong giới hạn cho phép) trong 2 bữa, các bữa
còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.

2. Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm
khô, dưa chuột…

3. Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.

4. Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng.

5. Ăn chậm, nhai kỹ.

6. Dù ngon miệng cũng không ăn quá nhiều.

7. Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.

8. Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian.
Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu
cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.

9. Chế độ ăn cần tuân thủ các nguyên tắc:

   - Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần.
   - Ăn đủ để có trọng lượng vừa phải.
   - Hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật.
   - Ăn một lượng vừa phải chất xơ.
   - Hạn chế ăn mặn.
   - Tránh các đồ uống có rượu.

10. Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. Có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.
Chế độ ăn khi bị tiểu đường
Người bị tiểu đường thường phải kiêng ăn nhiều thứ, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày.
Những thông tin dưới đây giúp bạn ăn kiêng một cách dễ dàng.

Theo Bác sĩ Trần Thị Hương Lan – Khoa Khám bệnh, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, người bị bệnh tiểu đường
cần có một chế độ ăn hợp lý, các loại thịt chỉ nên dùng phần nạc, thực đơn hàng ngày phải kèm theo rau xanh và tập thể
dục đều đặn.

Những lưu ý dưới đây giúp người tiểu đường có thể chọn lựa cho mình chế độ ăn kiêng thích hợp.

Hạn chế dùng đường: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đường, chỉ sử dụng trong ăn uống khi nấu các món như
canh chua, pha nước chấm. Hiện nay trên thị trường có bán đường dành cho người bị tiểu đường, bạn có thể dùng thay
thế các loại đường thông thường.

Nên dùng các loại thịt nạc: Các loại thịt như heo, bò, cá, gà, vịt… chỉ sử dụng phần nạc trong khi nấu ăn. Bạn cũng
có thể thay đổi các loại thịt này bằng lươn, chim, tép tươi, ếch, tàu hũ, trứng… để bữa ăn thêm phong phú. Khi chế biến
thức ăn nên chọn dầu đậu phộng, dầu mè.

Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn. Các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng
tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp đều phù hợp với người tiểu đường.

Trái cây: Những loại trái cây có độ ngọt ít như: dưa hấu, dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo,
thanh long… đều có thể ép nước, làm sa lát ăn trước, trong, hoặc sau mỗi bữa ăn.

Bỏ các thói quen: Nên từ bỏ những thói quen bất lợi cho người bị tiểu đường như: thích ăn đồ ngọt, món xào, uống
rượu, hút thuốc lá.

Tập thể dục: Với các hoạt động vừa phải hàng ngày như làm việc nhà, đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp hỗ trợ
đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo
đường
Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường

Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng
đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và
ổn định đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo
đường (ĐTĐ). Hiện nay, đây là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng đối với người
bệnh ĐTĐ tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Mối liên hệ giữa ĐTĐ và các biến chứng tim mạch

ĐTĐ týp 2 được định nghĩa bởi tình trạng tăng ĐH mạn tính đã và đang là một trong những mối đe
dọa chủ yếu đến sức khỏe con người ở thế kỷ 21. ĐTĐ là một nguy cơ chính của các bệnh tim
mạch. Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-10 lần so với người bình
thường là một ví dụ minh chứng cho nhận xét nói trên.




                                       Kiểm tra đường huyết.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có thể điều chỉnh và thay đổi được đó là tăng huyết áp
động mạch, rối loạn lipid máu với LDL-C tăng, HDLC giảm và nồng độ hemoglobine Alc
(HbA1c). Với người bệnh ĐTĐ týp 2, những yếu tố nguy cơ này cần phải được kiểm soát hết sức
chặt chẽ, nhất là ĐH và/hoặc nồng độ HbA1c. Cần nhấn mạnh rằng, tần suất các biến chứng tim
mạch do tổn thương vi mạch hay các mạch máu lớn đều liên quan đến sự cân bằng ĐH và biến
chứng tim mạch tăng lên rõ rệt ngay khi tỷ lệ HbA1c vượt quá 6%. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong 10
năm giảm tới 15% nếu nồng độ HbA1c giảm 0,9%. Điều này chứng tỏ kiểm soát ĐH là một mục
tiêu đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ
thì không nên sử dụng HbA1c như một chỉ số duy nhất để chứng tỏ sự ổn định về nồng độ ĐH bệnh
nhân, mà cần phải lưu ý đến lượng ĐH sau ăn của người bệnh.

Tăng ĐH sau ăn đóng vai trò hàng đầu trong biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ

Chỉ chú ý điều chỉnh nồng độ ĐH khi đói ở bệnh nhân ĐTĐ là chưa đủ. Người ta nhận thấy tỷ lệ
mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ týp 2 tương quan với lượng đường trong máu sau ăn và không
liên quan với lượng ĐH khi đói. Điều chỉnh nồng độ ĐH khi đói hoặc HbA1c hoặc cả 2 mà không
điều chỉnh ĐH sau ăn sẽ không làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ. Ngược lại,
kiểm soát chặt chẽ ĐH trước và sau ăn cho phép làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.

Người ta nhận thấy rằng, tần suất nhồi máu cơ tim cao
hơn 40% ở những bệnh nhân có nồng độ ĐH sau ăn lớn
hơn 10 mmol/l so với những bệnh nhân có nồng độ ĐH
sau ăn thấp hơn 8 mmol/l. Hàng loạt các nghiên cứu
khoa học đã nhấn mạnh sự tương quan giữa mức độ
tăng ĐH sau ăn và nguy cơ tử vong tim mạch, độc lập
với nồng độ ĐH khi đói của bệnh nhân. Theo những
nghiên cứu gần đây thì nguyên nhân của hiện tượng
này là do những dao động tức thì của nồng độ ĐH sau
ăn, đã làm biến đổi sự giải phóng gốc tự do và biến đổi
các sản phẩm tạo ra từ gốc tự do. Thêm vào đó, chức
năng nội mạc của mạch máu cũng thay đổi và nồng độ
ôxít nitơ (NO) bị biến loạn. Ngoài ra, tăng ĐH sau ăn
gây rối loạn hoạt động chức năng của các sợi collagen
trong cấu trúc mạch máu và giảm thiểu khả năng giãn
của các mạch máu trong cơ thể người bệnh.

Kiểm soát ĐH sau ăn là điểm quyết định quan trọng
trong điều trị

Hiện nay, phần lớn bệnh nhân ĐTĐ tử vong đều do các
biến chứng liên quan đến xơ vữa động mạch. Trong số các yếu tố cơ bản thì tăng ĐH mạn tính, thể
hiện bằng nồng độ HbA1c giữ vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm điều trị có kiểm soát
được tiến hành ngẫu nhiên trên số lượng lớn bệnh nhân ĐTĐ, đã đưa ra những kết luận quan trọng
về hiệu quả điều chỉnh ĐH sau ăn trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát bệnh lý tim mạch. Vì thế,
không nên quan niệm chỉ cần khống chế lượng ĐH khi đói và/hoặc HbA1c của bệnh nhân ổn định
là đạt mục tiêu điều trị. Bình thường hóa và ổn định ĐH khi đói, nồng độ HbA1c, nồng độ ĐH sau
ăn cần phải tiến hành một cách hệ thống và đồng bộ ngay từ khi chẩn đoán xác định người bệnh bị
ĐTĐ, hoặc rối loạn dung nạp glucose là những quan niệm mới trong kiểm soát và điều trị tích cực
(traitement intensifié) bệnh ĐTĐ hiện nay.

Hiện nay, biện pháp hiệu quả phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch đối với người bệnh ĐTĐ
týp 2 là quan niệm điều trị tích cực: tiếp cận chẩn đoán sớm, điều trị đồng bộ, nhằm bình thường
hóa và ổn định ĐH khi đói và đặc biệt là ĐH sau ăn - một thái độ điều trị mà hiện nay đang rất cần
được sự lưu ý đúng mức ngay cả đối với nhiều thầy thuốc chuyên khoa.

                                                                                 TS. Mạnh Cường




Thực phẩm và chỉ số đường huyết
5:29 PM Thứ năm, ngày 04 tháng ba năm 2010- Chuyên mụcĐời sống|Làm đẹp|
Tôi 52 tuổi, cao 1m61, cân nặng khoảng 52 kg. Năm 2008, tôi bị tiểu đường, huyết áp cao và mỡ
máu. Tôi đang ăn kiêng, uống thuốc Omega 3 và đã sử dụng 3-4 hộp GTF. Xin tư vấn cho tôi chế
độ dinh dưỡng hợp lý. (Trần Thị Đăng - Nam Định)

Với chiều cao của chị hiện nay thì giới hạn số cân bình thường từ 48 đến 61 kg. Vậy số cân 52 kg
hiện tại là ở mức bình thường. Để đạt được tình trạng sức khỏe ổn định thì chị nên có chế độ dinh
dưỡng thích ứng với người đái tháo đường và nên quan tâm đến những chất dinh dưỡng có ảnh
hưởng đến chỉ số đường huyết (CSĐH).

                                               Chất xơ thuộc loại thủy thán (Carbohydrat) có khả
                                               năng làm giảm CSĐH của một số thực phẩm.
                                               Người ta phân biệt 2 loại chất xơ là loại tan trong
                                               nước (soluble fiber) thường ở dạng keo (pectin),
                                               thạch (carraghenan) hay gôm (gum) có trong rau,
                                               trái cây và các hạt họ đậu có tác dụng làm giảm
                                               CSĐH; loại dạng hạt có trong gạo lức hay bột mì
                                               nguyên cám. Các chất tinh bột như bột sắn sống sẽ
                                               không làm tăng CSĐH như bột sắn quấy chín.
                                               Cháo đặc, và các loại bánh ướt như bún, phở, bánh
                                               đúc… có khối lượng lớn, ăn mau no, nhưng hàm
                                               lượng bột thấp nên có CSĐH thấp.

Đối với hàm lượng đường trong cơ thể, việc ăn các loại trái cây tươi, chín tự nhiên sẽ giúp cho cơ
thể cung cấp lượng đường vừa phải nhưng cũng không làm tăng chỉ số đường huyết. Ngoài ra,
trong các loại thức uống hàng ngày, bà có thể thay đổi thói quen thay thế các loại đường mía thông
thường thành các chất tạo ngọt (hay còn gọi là đường ăn kiêng) như Equal. Những loại đường ăn
kiêng này sẽ không làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể, nhưng đồng thời cũng đảm bảo độ
ngọt cho thức uống.

Lưu ý: Chỉ số đường huyết (CSĐH) của thức ăn không tương ứng với vị ngọt. Điều này có nghĩa là
không cứ cảm thấy ngọt là sẽ làm tăng đường huyết, ví dụ như bánh quy nhạt có CSĐH cao hơn
bánh quy bơ ngọt bình thường. Độ ngọt cũng là một yếu tố rất cần được chú ý vì nhiều người cho
rằng đường có tính ngọt và ăn cái gì càng ngọt thì càng có nhiều chất đường nhưng thực tế thì
không phải như vậy.

Omega 3 cũng là một giải pháp thay thế những thức ăn giàu chất béo dạng trans (như margarin,
shortening...) bằng những thức ăn giàu chất béo có nhiều nối đôi. Bên cạnh đó, chị cũng nên hạn
chế ăn các thực phẩm có lòng đỏ trứng ví dụ như bánh trung thu: một lòng đỏ trứng trong bánh đem
lại 200 mg cholesterol.

Bạn đang có những câu hỏi làm thế nào để phòng ngừa bệnh đái tháo đường cũng như những
phương pháp chăm sóc sức khoẻ và giữ gìn vóc dáng, bạn có thể nhấn trực tiếp vào đây để được tư
vấn bởi bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên gia dinh dưỡng.

Chuyên mục được tài trợ bởi đường Equal, với hàm lượng calories ít hơn 8 lần so với đường
thường và được viện Tổ chức kiểm định thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng
trong thực phẩm và thức uống tại trên 150 quốc gia.

Hotline: 1800545405

Hiện nay Equal đã có mặt trên khắp các siêu thị và nhà thuốc:

- Hệ thống siêu thị Big C.
- Hệ thống siêu thị Metro.
- Hệ thống siêu thị Maximark.
- Hệ thống siêu thị Coopmark.
- Các nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng và cả nước.

                                            Quà tặng từ đường Equal

 Hàng tuần, chương trình sẽ có 10 phần quà là đường ăn kiêng Equal có hàm lượng
 calories ít hơn 8 lần so với đường thường dành tặng cho độc giả báo Ngoisao.net gửi
 email về địa chỉ tuvansuckhoedinhduong@yahoo.com.vn sớm nhất.

 Ngoài tiêu đề và nội dung email vui lòng điền đầy đủ thông tin cá nhân như sau:

 Ngoisao.net – Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng

 · Họ và tên:............... Tuổi:.............

 · Địa chỉ nhà riêng: ........................................

 · Số điện thoại: ..........................................

 Quà tặng sẽ được gửi đến tận nhà cho bạn đọc qua đường bưu điện.                      Cẩm Ly




Lưu ý chỉ số đường huyết của thức ăn
28/03/2010 9:30




Ảnh minh họa
PNO - * Tôi 53 tuổi. Hiện đường huyết đo vào sáng sớm khoảng 100mg/dl, trong ngày nếu ăn đồ
ngọt thì đường huyết sáng hôm sau đo khoảng 120mg/dl. Nếu tiếp tục ăn đồ ngọt vào những ngày
tiếp theo thì đường huyết có khi lên đến 140 mg/dl.

Còn nếu kiêng đồ ngọt khoảng 3 hay 4 ngày thì đường huyết trở lại khoảng 100mg/dl. Tôi đi xét
nghiệm trong nước tiểu không có đường. Xin hỏi tôi có bị bệnh đái tháo đường không? (bạn đọc)

- Trả lời:
Xét nghiệm HbA1c sẽ cho bạn thấy “bức tranh” toàn thể của quá trình kiểm soát đường huyết trung
bình trong 2-3 tháng gần nhất. Kết quả trả về giúp bạn đánh giá được hiệu quả của phương pháp
điều trị mà bạn đang theo.

Căn cứ trên tháp dinh dưỡng, người đái tháo đường cần chú ý đến những khía cạnh sau:

- Nhóm ngũ cốc khoai, cần chú ý tới chỉ số đường huyết (CSĐH) của các thức ăn để chọn. Vấn đề
không nằm ở chỗ phải ăn giảm lượng đường mà là nên chọn những thức ăn nào làm cho sau bữa ăn
đường huyết ít tăng, hay chỉ tăng một mức vừa phải.

- Cũng không thuần túy là chất đường nào mà là phản ứng tăng đường huyết của cơ thể đối với từng
thức ăn và với mỗi bữa ăn. Sau bữa ăn - tức là sau khi bột - đường được tiêu hóa, hấp thu đưa vào
máu thì đường huyết mới tăng. Bảng so sánh các CSĐH của những thức ăn thông dụng hàng ngày
và đặc biệt là các thức ăn giàu bột, đường sẽ giúp bạn lựa chọnđể phần nào kiểm soát được hiện
tượng tăng đường huyết sau bữa ăn.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến CSĐH đáng lưu ý:

1. Chất xơ: Chất xơ có khả năng làm giảm CSĐH của một thực phẩm. Người ta phân biệt 2 loại
chất xơ: loại tan trong nước thường ở dạng keo (pectin), thạch (carraghenan) hay gôm (gum) của
rau, trái cây và các hạt họ đậu có tác dụng làm giảm CSĐH; loại dạng hạt của gạo lứt hay bột mì
nguyên cám không có mấy tác dụng, bằng chứng là bánh mì trắng và bánh mì nguyên cám có
CSĐH ngang nhau.

2. Phương pháp chế biến và đun nấu: Nước ở nhiệt độ cao (nhiệt độ ấm) làm nở và chín tinh bột, ăn
vào "dễ tiêu" và dễ hấp thu. Bột sắn sống sẽ không làm tăng CSĐH như bột sắn quấy chín. Tinh bột
khi nấu chín có đặc tính mau đặc (từ 5% tinh bột trở lên là đã bắt đầu sánh đặc). Cháo mau đặc, và
các loại bánh ướt (bún, bánh phở, bánh đúc…) có khối lượng lớn, ăn mau no, nhưng hàm lượng bột
thấp nên có CSĐH thấp.

3 Khả năng hấp thụ: không nên lẫn lộn với khả năng tiêu hóa - của từng thứ đường cũng ảnh hưởng
đến CSĐH. Ví dụ, các đường - rượu như sorbitol, xylitol chỉ hấp thu được khoảng 1/2 so với các
chất bột - đường khác nên chúng chỉ đem lại 2 calo/g thay vì 4 calo/g do đó, các chất này còn được
dùng để điều trị táo bón.

4. Nơi hấp thu và thời gian hấp thu: Nơi hấp thu của các thức ăn có CSĐH cao là tá tràng. Thời
gian hấp thu thường tập trung vào 1/2 giờ đầu sau khi ăn vào.

                 Bảng so sánh CSĐH của một số thức ăn trong tháp dinh dưỡng



1. Ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc                                   CSĐH

Lúa mạch sống                                                         36

Mì sợi to nguyên cám nấu 15 phút                                      61

Mì ống nấu 5 phút                                                     64

Cơm ăn liền nấu 1 phút                                                65

Mì sợi to trắng nấu 15 phút                                           67

Xôi nấu chín sau 15 phút nấu                                          68
Ngũ cốc điểm tâm kiểu Âu loại nguyên cám    74

Bánh quy bột yến mạch                       78

Bắp nấu                                     80

Bánh quy loại ăn buổi xế với trà            80

Cơm gạo lứt                                 81

Cơm chín sau 10 - 25 phút nấu               81

Bánh quy bơ giòn                            88

Cốm gạo nở                                  89

Cháo lúa mạch                               96

Bỏng bắp (pop corn)                         99

Bánh mì bột trắng tinh                     100

Bánh mì bột nguyên hạt                     100

Bánh quy lạt                               100

Kê                                         103

Cốm bắp giòn điểm tâm                      121

Cốm lúa mì nở                              132

2. Khoai và sản phẩm từ khoai              CSĐH

Khoai lang luộc                             70

Khoai từ, khoai mỡ nấu chín                 74

Khoai tây mỏng chiên giòn                   77

Khoai tây non luộc chín                     80

Khoai tây chín tán nhuyễn                   98

Khoai tây bỏ lò                            116

Bột khoai tây ăn liền                      120

3. Trái cây                                CSĐH

Nước ép táo                                 45

Táo tây                                     52

Cam                                         59

Nước cam vắt                                71

Chuối                                       84

Nho khô                                     93
4. Đậu hạt                                                           CSĐH

Đậu phộng                                                              15

Đậu nành khô                                                           20

Đậu nành đóng hộp                                                      22

Đậu trắng đóng hộp                                                     70

5. Các sản phẩm từ sữa                                               CSĐH

Sữa nguyên kem                                                         44

Sữa bột gầy                                                            46

Yaourt                                                                 52

Kem trong bánh                                                         59

Kem                                                                    69

6. Các loại đường                                                    CSĐH

Fructose (đường trái cây)                                              26

Đường kép Lactose (trong sữa)                                          57

Đường kép Sucrose (trong mía, củ cải)                                  83

Mật ong                                                               126

Đường đơn Glucose                                                     138

Đường mạch nha Maltose                                                152




Lưu ý: CSĐH của các thức ăn không tương ứng với vị ngọt, có nghĩa là không phải ăn vào thấy
ngọt là sẽ làm tăng đường huyết: ví dụ bánh qui lạt có CSĐH cao hơn bánh qui bơ ngọt bình
thường. Độ ngọt (hay sức ngọt) cũng là một yếu tố rất cần được chú ý vì nhiều người cứ nghĩ rằng
đường có tính ngọt và ăn cái gì càng ngọt thì càng có nhiều chất đường, thực tế khác hẳn định kiến
sai lầm đó. Bạn có thể tham khảo “Bảng so sánh độ ngọt và chỉ số đường huyết của các chất bột –
đường" trong bài viết Một số lưu ý về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường

                                                                         BS Nguyễn Lân - Đính
                                                                       (Chuyên viên dinh dưỡng)

                                                                                  Theo ngoisao.net


Bảng Chỉ Số Đường Huyết các Loaị Gạo.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Nhân dịp phóng viên Ngy Thanh viết về lúa gạo trong bài “Đố Ai Biết Lúa Mấy Cây”, xin tìm hiểu
xem nên ăn gạo gì khi hữu sự. Vì bà con mình thường rỉ tai nhau là ăn gạo này, tránh gạo kia nếu bị
bệnh Tiểu Đường hoặc dư kí.
Cơm gạo là món ăn vừa căn bản, sẵn có và ưa thích của bà con ta, nhưng, theo một số nhà dinh
dưỡng, nếu không để ý thì một vài loại gạo có thể tăng đường huyết tới mức độ đáng ngại.
Lúa gạo nằm trong nhóm Carbohydrat (còn gọi là Saccharid), một trong ba loại thực phẩm chính
của con người. Đó là Carbohydrat, chất đạm protein và chất béo lipid.
Carbohydat cần thiết để duy trì một cơ thể lành mạnh đặc biệt là những tế bào não bộ.
Để hoạt động hữu hiệu, tế bào não cần rất nhiều năng lượng mà nguồn cung cấp duy nhất là từ
glucose, một thành phần cấu tạo của carbohydrat. Vì thế, khi không tiêu thụ đầy đủ glucose, cơ thể
sẽ mỏi mệt, chóng mặt, kém phối hợp, kém tập trung, tâm trạng trở nên bất an, lo lắng. Lý do là
không được tiếp tế glucose, não sẽ rút các chất này từ kho dự trữ ở gan và cơ bắp hoặc tổng hợp
glucose từ các thực phẩm không có carbohydrate như chất béo. Mà kho thì không nhiều, mau hết
đưa tới hậu quả xấu cho sức khỏe.
Carbohydrat gồm có đường (sugar), tinh bột (Starch) và cellulose và được chia làm nhiều loại:
a.Saccharit đơn có một đơn vị đường như:
- glucose còn gọi là đường bắp hoặc đường dextrose nho;
-fructose là đường ngọt nhất, có trong trái cây, rau, mật hoa và
-galactose không có trong thiên nhiên mà do cơ thể tiêu hóa đường lactose trong sữa mà ra.
Glucose là dạng carbohydrate lưu hành trong máu và trực tiếp cung cấp năng lượng cho tế bào cơ
thể.
b.Saccharit đôi có 2 đơn vị đường:
-sucrose ngọt nhất trong số các carbohydrate, gồm có glucose và fructose, và được lấy ra từ mía và
củ cải;
-lactose là đường chỉ có trong sữa gồm một phân tử glucose và galactose. Nhiều dân châu Á và
châu Phi không dung nạp được lactose vì không có men tiêu hóa lactase. Mỗi khi uống sữa tươi là
họ bị tiêu chảy.
-Mannose là đường mà nhiều người cho là có thể giảm rủi ro mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu tiện
và
-Maltose hoặc đường mạch nha có trong mầm lúa mạch, được dùng trong việc làm bia, rượu wisky.
Đường đơn và đôi có nhiều điểm tương đồng như: cùng hòa tan trong nước, cùng ngọt, kết tinh và
cùng gọi là đường vì có tiếp ngữ “ose” nghĩa là đường.
c.Đa Saccharit như cellulose, tinh bột và glycogen.
-Tinh bột là thành phần chính của chế độ ăn uống và là dạng tồn trữ carbohydrate trong nhiều thực
vật.
Tinh bột do nhiều đơn vị glucose liên kết và có hai thành phần chính là ?-amylose và amylopectin.
Tỷ lệ 2 phân tử này cao thấp tùy theo loại carbohydrate. Theo các nhà nghiên cứu thực phẩm có
nhiều amylose được tiêu hóa và hấp thụ chậm. Tinh bột được tiêu hóa bằng men amylase.
-Cellulose gồm nhiều đơn vị đường glucose kết hợp và là thành phần cấu tạo quan trọng ở vách
cứng của tế bào thực vật. Tuy con người không tiêu hóa được nhưng cellulose có nhiều vai trò quan
trọng đối với sức khỏe. Trâu, bò, ngựa, dê có thể tiêu hóa cellulose nhờ có các vi khuẩn cộng sinh ở
dạ dày.
-Glycogen là dạng dự trữ của glucose trong gan và cơ bắp của người và các động vật, tương tự như
tinh bột ở thực vật.
Chỉ Số Đường Huyết
Từ hơn ba thập niên vừa qua, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một vai trò quan trọng khác của thực
phẩm carbohydrat đối với sức khỏe con người. Đó là khái niệm Chỉ Số Đường Huyết (Glycemic
Index) của mỗi loại thực phẩm chứa carbohydrate. Thực phẩm gốc động vật như thịt cá có lượng
carbohydrate không đáng kể, không ảnh hưởng tới đường huyết cho nên không có CS ĐH..
Chỉ Số Đường Huyết (CSĐH) là mức nhanh/ chậm của Carbohydrat trong một loại thực phẩm có
thể ảnh hưởng tới đường huyết sau bữa ăn từ 2-3 giờ đồng thời cũng kích thích tuyến tụy sản xuất
insulin. Mỗi loại thực phẩm có tốc độ khác nhau để chuyển thành glucose trong máu. Thực phẩm
chuyển hóa mau tăng đường huyết nhanh có CSĐH cao hơn đồng loại phân hóa chậm, nâng đường
huyết từ từ, có CSĐH thấp.
Chỉ số được xếp hạng từ 0 tới 100 tùy theo thực phẩm đó tăng đường huyết nhiều hoặc ít. 100 là
CSĐH của đường glucose được nhiều nhà nghiên cứu dùng làm mốc để so sánh. Glucose xuất hiện
trong máu ngay sau khi tiêu thụ. Chỉ số này diễn tả phẩm chất (quality) của carbohydrate trong món
ăn chứ không phải số lượng (quantity) Carbohydrat trong món ăn.
Chẳng hạn CSĐH của gạo Jasmine Thái Lan là 109 thì gạo Ấn độ Basmati thấp hơn, 58. Như vậy
gạo Thái lan nâng đường huyết nhanh, cao hơn gạo Ấn độ.
Khái niệm CSĐH được khởi xướng ở Canada, rất phổ biến ở Úc rồi lan sang Âu châu và Hoa Kỳ.
Khái niệm này được cho là có vai trò đáng để ý đối với bệnh nhân tiểu đường, vận động viên và
người mập phì vì sẽ giúp họ lựa chọn thực phẩm carbohydrate thích hợp với hiện trạng.
Theo các nhà nghiên cứu, liên tục tiêu thụ thực phẩm Carbohydrat có CS ĐH cao sẽ đưa tới một số
hậu quả:
-Insulin cao sẽ báo hiệu cho gan hay là năng lượng cần thiết cho cơ thể đã có đủ, không cần lấy
năng lượng từ kho dự trữ chất béo.
-Đường glucose trong máu cao không dùng hết sẽ được chuyển sang chất béo để dự trữ.
Và hậu quả là sẽ lên cân.
Ngoài ra, tuyến tụy liên tục sản xuất insulin vì đường huyết cao sẽ khiến cho cơ thể quen với
hormon này cũng như tuyến tụy suy vì làm việc quá sức. Hậu quả là insulin ngày một ít và trở nên
kém hiệu nghiệm trong việc đưa glucose vào tế bào và hậu quả là có nguy cơ bị bệnh tiểu đường,
mập phì, bệnh tim.
Ngược lại, dùng thực phẩm có CS ĐH thấp có thể giảm rủi ro tiểu đường loại 2, bệnh tim, giảm rủi
ro mập phì.
Mức độ CS ĐH
Thấp: bằng hoặc dưới 50
Trung bình: từ 55-70
Cao: bằng hoặc trên 70.
Những yếu tố ảnh hưởng tới CSĐH
Nhiều yếu ảnh hướng tới CS ĐH:
-Cấu trúc của của thực phẩm chứa Carbohydrat: nhiều amylose, thực phẩm chậm tiêu hóa vì các
vòng glucose gắn bó với nhau, sẽ có CS ĐH thấp. Ngược lại nhiều amylopectin có CS ĐH cao vì
các vòng glucose lỏng lẻo, dễ tiêu hóa, mau đưa vào máu.
-Thực phẩm được làm tinh khiết (refined) quá kỹ không còn lớp cám hoặc thực phẩm đã được chế
biến (processed) có CS ĐH cao hơn thực phẩm thô sơ.
-Thực phẩm đã được nghiền vụn, xốp, mỏng, các dạng Carbohydrat bột đều dễ tiêu hóa và có CS
ĐH cao. Ngược lại thực phẩm nguyên dạng nhiều hạt có CS ĐH thấp.
-Thực phẩm do nấu chín lâu có CS ĐH cao vì thức ăn đã biến dạng, dễ dàng chuyển hóa ra glucose,
sẵn sàng vào máu.
-Sự hiện diện các chất khác trong thực phẩm: chất béo, chất đạm, chất chua làm chậm sự tiêu hóa
tinh bột sẽ giảm ảnh hưởng của carbohydrate lên đường huyết.
-Tốc độ chuyển hóa của thực phẩm: chuyển hóa mau sẽ có CS ĐH cao hơn.
-Trái cây chín mùi có CS ĐH cao hơn trái cây còn xanh vì carbohydrate đã được chuyển ra đường.
(Xem Bảng Chỉ Số Đường Huyết các Loaị Gạo.)
-Rượu có rất ít Carbohydrat đặc biệt là rượu vang và wisky hầu như không có; bia có khoảng 3-4
gr/100ml. Uống nhiều thì bia có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
-Bún, mỳ sợi có CS ĐH thấp ( 30-60) vì có cấu trúc đặc biệt với tinh bột nằm trong mạng lưới đạm
chất gluten khiến cho bún, mỳ chậm tiêu hóa.
-Đa số các loại rau có ít Carbohydrat vì thế CS ĐH thấp ngoại trừ quả bơ avocado, ngô, bí ngô, củ
cải đỏ có chỉ số cao hơn, nhưng đều là thực phẩm dinh dưỡng tốt vì có nhiều chất xơ và chất dinh
dưỡng.
-Thường thường nước uống trên thị trường, đặc biệt là nước thể thao, đều có nhiều đường để cung
cấp năng lượng cho nhu cầu vận động cho nên đều có CS ĐH cao.
-Thịt, cá, trứng hầu như không có Carbohydrat cho nên không thử nghiệm được theo tiêu chuẩn của
thực phẩm có Carbohydrat. Khi tiêu thụ riêng rẽ, các thực phẩm này không có ảnh hưởng gì tới
đường huyết.
Bây giờ xin đề cập tới lúa gạo.
Gạo mà bà con ta thường dùng là gạo tẻ và gạo nếp.
Trên thị trường, gạo được phân chia tùy theo hình dáng và độ dài ngắn cũng như mầu sắc của hạt
gạo:
a.Theo màu sắc
-Gạo nâu (Brown rice) mà ta thường gọi là gạo lức, gạo đỏ là gạo mà vỏ cám và nhân gạo vẫn còn.
Thực ra mầu có thể thay đổi từ vàng nhạt tới đỏ hoặc đen tía. Cám và nhân chứa nhiều chất xơ, chất
dinh dưỡng như vitamin nhóm B, kẽm, sắt và một ít chất béo. Vì có chất béo cho nên gạo cần cất
giữ nơi nhiệt độ lạnh để tránh ôi mùi dầu và dùng trong 6 tháng.
Gạo còn cám nấu lâu và cơm gạo lức cần nhai lâu hơn gạo trắng. Ngày xưa, gạo đỏ vẫn được gán
cho là gạo của con nhà nghèo, thiếu tiền mướn thợ xay giã gạo cho trắng, như người giầu tiền của.
-Gạo trắng với lớp vỏ cám và nhân đã mất đi sau khi xay giã chà xát và có rất ít chất dinh dưỡng.
Gạo được bổ xung với vitamin, khoáng chất. Không có chất béo, gạo cất giữ được lâu hơn.
Nấu cơm gạo trắng mau hơn, hạt mềm dễ nhai dễ nuốt hợp với nếp sống thanh cảnh của con nhà
giầu , “gạo trắng, nước trong.”
b.Theo hình dáng
Sau khi xay giã, chạy máy, hạt gạo có thể là:
-Hạt dài. Chiều dài của hạt gạo gấp 3 chiều ngang, sau khi nấu cơm rời rạc, xốp. Gạo hạt dài còn rất
ít chất xơ và chất dinh dưỡng do đó gạo bán trên thị trường đều được tăng cường khoáng sắt, các
sinh tố B.
-Hạt trung bình chiều dài gấp đôi chiều ngang; khi nấu cơm mềm, ẩm, dính với nhau.
-Hạt ngắn bụ bẫm hơn với chiều dài nhỉnh hơn chiều ngang một chút, được dùng nhiều trong món
ăn shushi của Nhật cho nên còn gọi là gạo shushi.
Gạo nếp không có amylose cho nên CS ĐH cao nhất.
Chỉ Số Đường Huyết của gạo:
-- Uncle Ben’s Converted Rice...44
-- Gạo Ấn Độ Basmati ...58
-- Gạo lức (Brown Rice)...55
-- Gạo trắng, hạt dài.....       56
-- Gạo trắng hạt ngắn        ....72
-- Gạo Jasmine ... 109
Jasmine là gạo truyền thống lâu đời của Thái Lan với một hương thơm phảng phất của hoa hồng rất
đặc biệt và hạt gạo lại trắng, trong, mịn, ăn ngon miệng.
Từ thập niên 1990, Hoa Kỳ đã thành công tạo ra nhiều loại gạo lai giống như gạo Jasmati lai giống
từ Jasmine Thái Lan và Basmati Ấn Độ; gạo vô cơ Texmati từ gạo Mỹ hạt dài với gạo Ấn Độ
Basmati và mới đây Zazzmen Rice ở miền nam Louisiana, nơi phát xuất điệu nhạc đam-mê gần-gũi
JAZZ, từ lúa Toro và giống lúa khác của Trung Hoa.
Jasmati và Zazzmen đang cạnh tranh ráo riết với Jasmine trên thị trường Hoa Kỳ.
Kết luận
Thực phẩm chứa Carbohydrat vẫn là món ăn chính của phần ăn. Mỗi ngày nên tiêu thụ 65% tổng số
năng lượng với thực phẩm có Carbohydrat, khoảng 225-275 gr mỗi ngày hoặc hai ba lưng chén
cơm. Đồng thời ăn uống đều đặn, đầy đủ; giảm chất béo động vật; tăng chất xơ; giới hạn muối,
đường, uống nhiều nước để có sức khỏe.
Khái niệm chỉ số đường huyết khá mới mẻ, còn nhiều tranh luận cho nên chưa được sự đồng ý áp
dụng của các nhà nghiên cứu.
Một số nhà nghiên cứu đề nghị là người bị tiểu đường hoặc muốn giảm cân nên tiêu thụ thực phẩm
có CS ĐH trung bình hoặc thấp để duy trì đường huyết bình thường.
Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ chưa đề nghị mang khái niệm này vào việc điều trị và phòng ngừa bệnh
tiểu đường vì kết quả nghiên cứu cho hay không có ảnh hưởng đáng kể lên mức độ HbA1c hoặc
insulin.
Vả lại với người dân, khó mà lựa được một chế độ dinh dưỡng căn cứ vào CS ĐH, vì thực phẩm
trên thị trường chưa đồng loạt ghi CS ĐH của món hàng.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
Thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết


                          Hai loại thức ăn chứa cùng lượng glucid có thể sẽ làm tăng đường huyết
                          với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được
                          gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm. Chỉ số đường huyết thấp là tiêu
                          chí quan trọng để chọn thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường.

                          Chỉ số tăng đường huyết là mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một lượng
                          thức ăn nhất định, so sánh với mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một
Đậu phụ tốt cho bệnh
                          lượng thức ăn được coi là chuẩn (bánh mỳ trắng là 100%).
nhân tiểu đường.
Các loại glucid phức hợp tưởng rằng sẽ ít gây tăng glucose sau khi ăn so với glucid đơn giản nhưng
sự thật lại không phải thế. Chỉ số đường huyết của một thực phẩm không tính trước được do còn
phụ thuộc vào thành phần chất xơ, quá trình chế biến, tỷ số giữa amilo và amylopectin. Các thực
phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp.

Với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp làm cho đường huyết
dễ kiểm soát hơn vì sẽ tăng từ từ sau ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm
có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với tiểu đường type 2.

Một số món ăn từ đậu giúp phòng chống bệnh tiểu đường

Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu ván, đậu đỏ... đều có lượng đạm rất cao, giàu vitamin và
khoáng chất, đặc biệt là đậu tương (còn gọi là đậu nành). Trong thực liệu học cổ truyền, người xưa
đã chế nhiều món ngon, bổ từ các loại đậu để phòng chống chứng tiêu khát – căn bệnh ngày nay
được gọi là tiểu đường.

Bí đỏ 450 g, đậu xanh 200 g. Bí đỏ rửa sạch gọt vỏ, bỏ ruột và hột, thái miếng, đậu xanh đãi sạch
rồi cho vào nồi hầm cùng với bí đỏ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công
dụng: Bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu
đường.

Đậu phụ 100 g, mướp đắng 150 g, dầu lạc và gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hột,
thái miếng. Cho dầu lạc vào chảo đun nóng già rồi bỏ mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì
cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lúc là được, cho đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần. Công
dụng: Làm hạ đường huyết, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường thuộc thể táo nhiệt, biểu hiện
bằng các triệu chứng như miệng khô họng khát, gầy yếu, đại tiện táo, hay có cảm giác sốt nhẹ về
chiều...

Đậu đen 30 g, hoàng tinh 30 g, mật ong 10 g. Đậu đen và hoàng tinh rửa sạch rồi đem hầm kỹ trong
2 giờ, cho mật ong vào quấy đều là được, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ. Công dụng: Làm
giảm mỡ máu và hạ huyết áp, dùng cho người bị bệnh tiểu đường thể chất hao gầy, ăn nhiều mau
đói.

Đậu phụ 200 g, nấm rơm 100 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ.
Đậu phụ thái mỏng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu lạc (thực vật) vào chảo đun nóng già rồi cho đậu
phụ và nấm vào xào to lửa một lát là được, cho đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Giảm mỡ, rất thích
hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có béo bệu, tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tim.

Đậu phụ khô 100 g, rau cải xoăn 500 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, rau cải
rửa sạch cắt đoạn. Đem xào hai thứ với dầu đậu tương, cho ít gia vị, dùng làm thức ăn hằng ngày.
Công dụng: Dùng cho người bị bệnh tiểu đường khả năng tiêu hóa kém, hay táo bón.

                                                     TS Nguyễn Thị Lâm, Sức Khỏe & Đời Sống
.

More Related Content

Similar to Chế độ ăn cho người bị tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡforest628
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡfranchesca580
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡharland592
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡdann840
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡtomas463
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡnelida353
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡarlena882
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡramon673
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìshondra326
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìdino399
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìqiana559
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìcleo595
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìcarmelo840
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìranda878
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìtracey249
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìkyoko598
 
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡThực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡmelissa899
 
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡThực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡmona840
 
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡThực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡleonora735
 
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡThực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡlenore366
 

Similar to Chế độ ăn cho người bị tiểu đường (20)

Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
 
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡChế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
Chế độ dinh dưỡng cho người gan nhiễm mỡ
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
 
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gìBị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì
 
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡThực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
 
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡThực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
 
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡThực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
 
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡThực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
 

Chế độ ăn cho người bị tiểu đường

  • 1. Chế độ ăn cho người bị tiểu đường Cập nhật ngày: 20/05/2010 17:02:02 | Lượt xem: 16224 Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khoẻ để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân. Đái đường do tổn thương tuyến tuỵ có 2 thể (type) • Thể phụ thuộc Insulin (type I): thường gặp ở người trẻ tuổi, gày nhiều và thường có nhiều biến chứng. • Thể không phụ thuộc Insulin (type II): thường gặp ở người tuổi trên 40, người béo và ít biến chứng. Với type I, chế độ ăn thích hợp kết hợp với dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp cho bệnh ổn định, hạn chế biến chứng. Với type II chỉ cần chế độ ăn thích hợpkết hợp với hoạt động thể lực điều độ thường xuyên là kiểm soát được đường huyết giai đoạn đầu của điều trị. Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bện một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng Nhu cầu năng lượng: bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như: • Tùy theo tuổi, giới • Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ) • Tuỳ theo thể trạng (gày hay béo) Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị tại bệnh viện là 25Kcal/kg/ngày. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng: Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần. Lipit (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo đặc biệt là các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp) vì vậy nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể vì thế chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần. Để bệnh nhân tiểu đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau: • Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như: dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín... (sử dụng không hạn chế). • Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...) • Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...). Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.
  • 2. Bệnh nhân tiểu đường nên tăng cường ăn rau quả. (Tòa Soạn ) - Chế độ ăn quyết định rất nhiều đến tình trạng bệnh của người bị tiểu đường. Một chế độ ăn khoa học với các dưỡng chất không thừa, không thiếu cho cơ thể sẽ hạn chế được nguy cơ tăng, giảm đường huyết trong máu. Dưới đây là 10 lời khuyên tốt nhất về chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường: 1. Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa (trong giới hạn cho phép) trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc. 2. Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột… 3. Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn. 4. Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng. 5. Ăn chậm, nhai kỹ. 6. Dù ngon miệng cũng không ăn quá nhiều. 7. Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật. 8. Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý. 9. Chế độ ăn cần tuân thủ các nguyên tắc: - Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần. - Ăn đủ để có trọng lượng vừa phải. - Hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật. - Ăn một lượng vừa phải chất xơ. - Hạn chế ăn mặn. - Tránh các đồ uống có rượu. 10. Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ. Có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.
  • 3. Chế độ ăn khi bị tiểu đường Người bị tiểu đường thường phải kiêng ăn nhiều thứ, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Những thông tin dưới đây giúp bạn ăn kiêng một cách dễ dàng. Theo Bác sĩ Trần Thị Hương Lan – Khoa Khám bệnh, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, người bị bệnh tiểu đường cần có một chế độ ăn hợp lý, các loại thịt chỉ nên dùng phần nạc, thực đơn hàng ngày phải kèm theo rau xanh và tập thể dục đều đặn. Những lưu ý dưới đây giúp người tiểu đường có thể chọn lựa cho mình chế độ ăn kiêng thích hợp. Hạn chế dùng đường: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đường, chỉ sử dụng trong ăn uống khi nấu các món như canh chua, pha nước chấm. Hiện nay trên thị trường có bán đường dành cho người bị tiểu đường, bạn có thể dùng thay thế các loại đường thông thường. Nên dùng các loại thịt nạc: Các loại thịt như heo, bò, cá, gà, vịt… chỉ sử dụng phần nạc trong khi nấu ăn. Bạn cũng có thể thay đổi các loại thịt này bằng lươn, chim, tép tươi, ếch, tàu hũ, trứng… để bữa ăn thêm phong phú. Khi chế biến thức ăn nên chọn dầu đậu phộng, dầu mè. Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn. Các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp đều phù hợp với người tiểu đường. Trái cây: Những loại trái cây có độ ngọt ít như: dưa hấu, dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long… đều có thể ép nước, làm sa lát ăn trước, trong, hoặc sau mỗi bữa ăn. Bỏ các thói quen: Nên từ bỏ những thói quen bất lợi cho người bị tiểu đường như: thích ăn đồ ngọt, món xào, uống rượu, hút thuốc lá. Tập thể dục: Với các hoạt động vừa phải hàng ngày như làm việc nhà, đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
  • 4. Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn định đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Hiện nay, đây là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mối liên hệ giữa ĐTĐ và các biến chứng tim mạch ĐTĐ týp 2 được định nghĩa bởi tình trạng tăng ĐH mạn tính đã và đang là một trong những mối đe dọa chủ yếu đến sức khỏe con người ở thế kỷ 21. ĐTĐ là một nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. Nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-10 lần so với người bình thường là một ví dụ minh chứng cho nhận xét nói trên. Kiểm tra đường huyết. Những yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành có thể điều chỉnh và thay đổi được đó là tăng huyết áp động mạch, rối loạn lipid máu với LDL-C tăng, HDLC giảm và nồng độ hemoglobine Alc (HbA1c). Với người bệnh ĐTĐ týp 2, những yếu tố nguy cơ này cần phải được kiểm soát hết sức chặt chẽ, nhất là ĐH và/hoặc nồng độ HbA1c. Cần nhấn mạnh rằng, tần suất các biến chứng tim mạch do tổn thương vi mạch hay các mạch máu lớn đều liên quan đến sự cân bằng ĐH và biến chứng tim mạch tăng lên rõ rệt ngay khi tỷ lệ HbA1c vượt quá 6%. Tỷ lệ nhồi máu cơ tim trong 10 năm giảm tới 15% nếu nồng độ HbA1c giảm 0,9%. Điều này chứng tỏ kiểm soát ĐH là một mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ thì không nên sử dụng HbA1c như một chỉ số duy nhất để chứng tỏ sự ổn định về nồng độ ĐH bệnh nhân, mà cần phải lưu ý đến lượng ĐH sau ăn của người bệnh. Tăng ĐH sau ăn đóng vai trò hàng đầu trong biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ Chỉ chú ý điều chỉnh nồng độ ĐH khi đói ở bệnh nhân ĐTĐ là chưa đủ. Người ta nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ týp 2 tương quan với lượng đường trong máu sau ăn và không
  • 5. liên quan với lượng ĐH khi đói. Điều chỉnh nồng độ ĐH khi đói hoặc HbA1c hoặc cả 2 mà không điều chỉnh ĐH sau ăn sẽ không làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người ĐTĐ. Ngược lại, kiểm soát chặt chẽ ĐH trước và sau ăn cho phép làm giảm có ý nghĩa tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Người ta nhận thấy rằng, tần suất nhồi máu cơ tim cao hơn 40% ở những bệnh nhân có nồng độ ĐH sau ăn lớn hơn 10 mmol/l so với những bệnh nhân có nồng độ ĐH sau ăn thấp hơn 8 mmol/l. Hàng loạt các nghiên cứu khoa học đã nhấn mạnh sự tương quan giữa mức độ tăng ĐH sau ăn và nguy cơ tử vong tim mạch, độc lập với nồng độ ĐH khi đói của bệnh nhân. Theo những nghiên cứu gần đây thì nguyên nhân của hiện tượng này là do những dao động tức thì của nồng độ ĐH sau ăn, đã làm biến đổi sự giải phóng gốc tự do và biến đổi các sản phẩm tạo ra từ gốc tự do. Thêm vào đó, chức năng nội mạc của mạch máu cũng thay đổi và nồng độ ôxít nitơ (NO) bị biến loạn. Ngoài ra, tăng ĐH sau ăn gây rối loạn hoạt động chức năng của các sợi collagen trong cấu trúc mạch máu và giảm thiểu khả năng giãn của các mạch máu trong cơ thể người bệnh. Kiểm soát ĐH sau ăn là điểm quyết định quan trọng trong điều trị Hiện nay, phần lớn bệnh nhân ĐTĐ tử vong đều do các biến chứng liên quan đến xơ vữa động mạch. Trong số các yếu tố cơ bản thì tăng ĐH mạn tính, thể hiện bằng nồng độ HbA1c giữ vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm điều trị có kiểm soát được tiến hành ngẫu nhiên trên số lượng lớn bệnh nhân ĐTĐ, đã đưa ra những kết luận quan trọng về hiệu quả điều chỉnh ĐH sau ăn trong phòng ngừa tiên phát và thứ phát bệnh lý tim mạch. Vì thế, không nên quan niệm chỉ cần khống chế lượng ĐH khi đói và/hoặc HbA1c của bệnh nhân ổn định là đạt mục tiêu điều trị. Bình thường hóa và ổn định ĐH khi đói, nồng độ HbA1c, nồng độ ĐH sau ăn cần phải tiến hành một cách hệ thống và đồng bộ ngay từ khi chẩn đoán xác định người bệnh bị ĐTĐ, hoặc rối loạn dung nạp glucose là những quan niệm mới trong kiểm soát và điều trị tích cực (traitement intensifié) bệnh ĐTĐ hiện nay. Hiện nay, biện pháp hiệu quả phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch đối với người bệnh ĐTĐ týp 2 là quan niệm điều trị tích cực: tiếp cận chẩn đoán sớm, điều trị đồng bộ, nhằm bình thường hóa và ổn định ĐH khi đói và đặc biệt là ĐH sau ăn - một thái độ điều trị mà hiện nay đang rất cần được sự lưu ý đúng mức ngay cả đối với nhiều thầy thuốc chuyên khoa. TS. Mạnh Cường Thực phẩm và chỉ số đường huyết
  • 6. 5:29 PM Thứ năm, ngày 04 tháng ba năm 2010- Chuyên mụcĐời sống|Làm đẹp| Tôi 52 tuổi, cao 1m61, cân nặng khoảng 52 kg. Năm 2008, tôi bị tiểu đường, huyết áp cao và mỡ máu. Tôi đang ăn kiêng, uống thuốc Omega 3 và đã sử dụng 3-4 hộp GTF. Xin tư vấn cho tôi chế độ dinh dưỡng hợp lý. (Trần Thị Đăng - Nam Định) Với chiều cao của chị hiện nay thì giới hạn số cân bình thường từ 48 đến 61 kg. Vậy số cân 52 kg hiện tại là ở mức bình thường. Để đạt được tình trạng sức khỏe ổn định thì chị nên có chế độ dinh dưỡng thích ứng với người đái tháo đường và nên quan tâm đến những chất dinh dưỡng có ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết (CSĐH). Chất xơ thuộc loại thủy thán (Carbohydrat) có khả năng làm giảm CSĐH của một số thực phẩm. Người ta phân biệt 2 loại chất xơ là loại tan trong nước (soluble fiber) thường ở dạng keo (pectin), thạch (carraghenan) hay gôm (gum) có trong rau, trái cây và các hạt họ đậu có tác dụng làm giảm CSĐH; loại dạng hạt có trong gạo lức hay bột mì nguyên cám. Các chất tinh bột như bột sắn sống sẽ không làm tăng CSĐH như bột sắn quấy chín. Cháo đặc, và các loại bánh ướt như bún, phở, bánh đúc… có khối lượng lớn, ăn mau no, nhưng hàm lượng bột thấp nên có CSĐH thấp. Đối với hàm lượng đường trong cơ thể, việc ăn các loại trái cây tươi, chín tự nhiên sẽ giúp cho cơ thể cung cấp lượng đường vừa phải nhưng cũng không làm tăng chỉ số đường huyết. Ngoài ra, trong các loại thức uống hàng ngày, bà có thể thay đổi thói quen thay thế các loại đường mía thông thường thành các chất tạo ngọt (hay còn gọi là đường ăn kiêng) như Equal. Những loại đường ăn kiêng này sẽ không làm tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể, nhưng đồng thời cũng đảm bảo độ ngọt cho thức uống. Lưu ý: Chỉ số đường huyết (CSĐH) của thức ăn không tương ứng với vị ngọt. Điều này có nghĩa là không cứ cảm thấy ngọt là sẽ làm tăng đường huyết, ví dụ như bánh quy nhạt có CSĐH cao hơn bánh quy bơ ngọt bình thường. Độ ngọt cũng là một yếu tố rất cần được chú ý vì nhiều người cho rằng đường có tính ngọt và ăn cái gì càng ngọt thì càng có nhiều chất đường nhưng thực tế thì không phải như vậy. Omega 3 cũng là một giải pháp thay thế những thức ăn giàu chất béo dạng trans (như margarin, shortening...) bằng những thức ăn giàu chất béo có nhiều nối đôi. Bên cạnh đó, chị cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm có lòng đỏ trứng ví dụ như bánh trung thu: một lòng đỏ trứng trong bánh đem lại 200 mg cholesterol. Bạn đang có những câu hỏi làm thế nào để phòng ngừa bệnh đái tháo đường cũng như những phương pháp chăm sóc sức khoẻ và giữ gìn vóc dáng, bạn có thể nhấn trực tiếp vào đây để được tư vấn bởi bác sĩ Nguyễn Lân Đính, chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên mục được tài trợ bởi đường Equal, với hàm lượng calories ít hơn 8 lần so với đường thường và được viện Tổ chức kiểm định thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng trong thực phẩm và thức uống tại trên 150 quốc gia. Hotline: 1800545405 Hiện nay Equal đã có mặt trên khắp các siêu thị và nhà thuốc: - Hệ thống siêu thị Big C.
  • 7. - Hệ thống siêu thị Metro. - Hệ thống siêu thị Maximark. - Hệ thống siêu thị Coopmark. - Các nhà thuốc trên đường Hai Bà Trưng và cả nước. Quà tặng từ đường Equal Hàng tuần, chương trình sẽ có 10 phần quà là đường ăn kiêng Equal có hàm lượng calories ít hơn 8 lần so với đường thường dành tặng cho độc giả báo Ngoisao.net gửi email về địa chỉ tuvansuckhoedinhduong@yahoo.com.vn sớm nhất. Ngoài tiêu đề và nội dung email vui lòng điền đầy đủ thông tin cá nhân như sau: Ngoisao.net – Tư vấn sức khỏe dinh dưỡng · Họ và tên:............... Tuổi:............. · Địa chỉ nhà riêng: ........................................ · Số điện thoại: .......................................... Quà tặng sẽ được gửi đến tận nhà cho bạn đọc qua đường bưu điện. Cẩm Ly Lưu ý chỉ số đường huyết của thức ăn 28/03/2010 9:30 Ảnh minh họa PNO - * Tôi 53 tuổi. Hiện đường huyết đo vào sáng sớm khoảng 100mg/dl, trong ngày nếu ăn đồ ngọt thì đường huyết sáng hôm sau đo khoảng 120mg/dl. Nếu tiếp tục ăn đồ ngọt vào những ngày tiếp theo thì đường huyết có khi lên đến 140 mg/dl. Còn nếu kiêng đồ ngọt khoảng 3 hay 4 ngày thì đường huyết trở lại khoảng 100mg/dl. Tôi đi xét nghiệm trong nước tiểu không có đường. Xin hỏi tôi có bị bệnh đái tháo đường không? (bạn đọc) - Trả lời:
  • 8. Xét nghiệm HbA1c sẽ cho bạn thấy “bức tranh” toàn thể của quá trình kiểm soát đường huyết trung bình trong 2-3 tháng gần nhất. Kết quả trả về giúp bạn đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị mà bạn đang theo. Căn cứ trên tháp dinh dưỡng, người đái tháo đường cần chú ý đến những khía cạnh sau: - Nhóm ngũ cốc khoai, cần chú ý tới chỉ số đường huyết (CSĐH) của các thức ăn để chọn. Vấn đề không nằm ở chỗ phải ăn giảm lượng đường mà là nên chọn những thức ăn nào làm cho sau bữa ăn đường huyết ít tăng, hay chỉ tăng một mức vừa phải. - Cũng không thuần túy là chất đường nào mà là phản ứng tăng đường huyết của cơ thể đối với từng thức ăn và với mỗi bữa ăn. Sau bữa ăn - tức là sau khi bột - đường được tiêu hóa, hấp thu đưa vào máu thì đường huyết mới tăng. Bảng so sánh các CSĐH của những thức ăn thông dụng hàng ngày và đặc biệt là các thức ăn giàu bột, đường sẽ giúp bạn lựa chọnđể phần nào kiểm soát được hiện tượng tăng đường huyết sau bữa ăn. - Những yếu tố ảnh hưởng đến CSĐH đáng lưu ý: 1. Chất xơ: Chất xơ có khả năng làm giảm CSĐH của một thực phẩm. Người ta phân biệt 2 loại chất xơ: loại tan trong nước thường ở dạng keo (pectin), thạch (carraghenan) hay gôm (gum) của rau, trái cây và các hạt họ đậu có tác dụng làm giảm CSĐH; loại dạng hạt của gạo lứt hay bột mì nguyên cám không có mấy tác dụng, bằng chứng là bánh mì trắng và bánh mì nguyên cám có CSĐH ngang nhau. 2. Phương pháp chế biến và đun nấu: Nước ở nhiệt độ cao (nhiệt độ ấm) làm nở và chín tinh bột, ăn vào "dễ tiêu" và dễ hấp thu. Bột sắn sống sẽ không làm tăng CSĐH như bột sắn quấy chín. Tinh bột khi nấu chín có đặc tính mau đặc (từ 5% tinh bột trở lên là đã bắt đầu sánh đặc). Cháo mau đặc, và các loại bánh ướt (bún, bánh phở, bánh đúc…) có khối lượng lớn, ăn mau no, nhưng hàm lượng bột thấp nên có CSĐH thấp. 3 Khả năng hấp thụ: không nên lẫn lộn với khả năng tiêu hóa - của từng thứ đường cũng ảnh hưởng đến CSĐH. Ví dụ, các đường - rượu như sorbitol, xylitol chỉ hấp thu được khoảng 1/2 so với các chất bột - đường khác nên chúng chỉ đem lại 2 calo/g thay vì 4 calo/g do đó, các chất này còn được dùng để điều trị táo bón. 4. Nơi hấp thu và thời gian hấp thu: Nơi hấp thu của các thức ăn có CSĐH cao là tá tràng. Thời gian hấp thu thường tập trung vào 1/2 giờ đầu sau khi ăn vào. Bảng so sánh CSĐH của một số thức ăn trong tháp dinh dưỡng 1. Ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc CSĐH Lúa mạch sống 36 Mì sợi to nguyên cám nấu 15 phút 61 Mì ống nấu 5 phút 64 Cơm ăn liền nấu 1 phút 65 Mì sợi to trắng nấu 15 phút 67 Xôi nấu chín sau 15 phút nấu 68
  • 9. Ngũ cốc điểm tâm kiểu Âu loại nguyên cám 74 Bánh quy bột yến mạch 78 Bắp nấu 80 Bánh quy loại ăn buổi xế với trà 80 Cơm gạo lứt 81 Cơm chín sau 10 - 25 phút nấu 81 Bánh quy bơ giòn 88 Cốm gạo nở 89 Cháo lúa mạch 96 Bỏng bắp (pop corn) 99 Bánh mì bột trắng tinh 100 Bánh mì bột nguyên hạt 100 Bánh quy lạt 100 Kê 103 Cốm bắp giòn điểm tâm 121 Cốm lúa mì nở 132 2. Khoai và sản phẩm từ khoai CSĐH Khoai lang luộc 70 Khoai từ, khoai mỡ nấu chín 74 Khoai tây mỏng chiên giòn 77 Khoai tây non luộc chín 80 Khoai tây chín tán nhuyễn 98 Khoai tây bỏ lò 116 Bột khoai tây ăn liền 120 3. Trái cây CSĐH Nước ép táo 45 Táo tây 52 Cam 59 Nước cam vắt 71 Chuối 84 Nho khô 93
  • 10. 4. Đậu hạt CSĐH Đậu phộng 15 Đậu nành khô 20 Đậu nành đóng hộp 22 Đậu trắng đóng hộp 70 5. Các sản phẩm từ sữa CSĐH Sữa nguyên kem 44 Sữa bột gầy 46 Yaourt 52 Kem trong bánh 59 Kem 69 6. Các loại đường CSĐH Fructose (đường trái cây) 26 Đường kép Lactose (trong sữa) 57 Đường kép Sucrose (trong mía, củ cải) 83 Mật ong 126 Đường đơn Glucose 138 Đường mạch nha Maltose 152 Lưu ý: CSĐH của các thức ăn không tương ứng với vị ngọt, có nghĩa là không phải ăn vào thấy ngọt là sẽ làm tăng đường huyết: ví dụ bánh qui lạt có CSĐH cao hơn bánh qui bơ ngọt bình thường. Độ ngọt (hay sức ngọt) cũng là một yếu tố rất cần được chú ý vì nhiều người cứ nghĩ rằng đường có tính ngọt và ăn cái gì càng ngọt thì càng có nhiều chất đường, thực tế khác hẳn định kiến sai lầm đó. Bạn có thể tham khảo “Bảng so sánh độ ngọt và chỉ số đường huyết của các chất bột – đường" trong bài viết Một số lưu ý về chế độ ăn cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường BS Nguyễn Lân - Đính (Chuyên viên dinh dưỡng) Theo ngoisao.net Bảng Chỉ Số Đường Huyết các Loaị Gạo. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức Nhân dịp phóng viên Ngy Thanh viết về lúa gạo trong bài “Đố Ai Biết Lúa Mấy Cây”, xin tìm hiểu xem nên ăn gạo gì khi hữu sự. Vì bà con mình thường rỉ tai nhau là ăn gạo này, tránh gạo kia nếu bị bệnh Tiểu Đường hoặc dư kí. Cơm gạo là món ăn vừa căn bản, sẵn có và ưa thích của bà con ta, nhưng, theo một số nhà dinh
  • 11. dưỡng, nếu không để ý thì một vài loại gạo có thể tăng đường huyết tới mức độ đáng ngại. Lúa gạo nằm trong nhóm Carbohydrat (còn gọi là Saccharid), một trong ba loại thực phẩm chính của con người. Đó là Carbohydrat, chất đạm protein và chất béo lipid. Carbohydat cần thiết để duy trì một cơ thể lành mạnh đặc biệt là những tế bào não bộ. Để hoạt động hữu hiệu, tế bào não cần rất nhiều năng lượng mà nguồn cung cấp duy nhất là từ glucose, một thành phần cấu tạo của carbohydrat. Vì thế, khi không tiêu thụ đầy đủ glucose, cơ thể sẽ mỏi mệt, chóng mặt, kém phối hợp, kém tập trung, tâm trạng trở nên bất an, lo lắng. Lý do là không được tiếp tế glucose, não sẽ rút các chất này từ kho dự trữ ở gan và cơ bắp hoặc tổng hợp glucose từ các thực phẩm không có carbohydrate như chất béo. Mà kho thì không nhiều, mau hết đưa tới hậu quả xấu cho sức khỏe. Carbohydrat gồm có đường (sugar), tinh bột (Starch) và cellulose và được chia làm nhiều loại: a.Saccharit đơn có một đơn vị đường như: - glucose còn gọi là đường bắp hoặc đường dextrose nho; -fructose là đường ngọt nhất, có trong trái cây, rau, mật hoa và -galactose không có trong thiên nhiên mà do cơ thể tiêu hóa đường lactose trong sữa mà ra. Glucose là dạng carbohydrate lưu hành trong máu và trực tiếp cung cấp năng lượng cho tế bào cơ thể. b.Saccharit đôi có 2 đơn vị đường: -sucrose ngọt nhất trong số các carbohydrate, gồm có glucose và fructose, và được lấy ra từ mía và củ cải; -lactose là đường chỉ có trong sữa gồm một phân tử glucose và galactose. Nhiều dân châu Á và châu Phi không dung nạp được lactose vì không có men tiêu hóa lactase. Mỗi khi uống sữa tươi là họ bị tiêu chảy. -Mannose là đường mà nhiều người cho là có thể giảm rủi ro mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu tiện và -Maltose hoặc đường mạch nha có trong mầm lúa mạch, được dùng trong việc làm bia, rượu wisky. Đường đơn và đôi có nhiều điểm tương đồng như: cùng hòa tan trong nước, cùng ngọt, kết tinh và cùng gọi là đường vì có tiếp ngữ “ose” nghĩa là đường. c.Đa Saccharit như cellulose, tinh bột và glycogen. -Tinh bột là thành phần chính của chế độ ăn uống và là dạng tồn trữ carbohydrate trong nhiều thực vật. Tinh bột do nhiều đơn vị glucose liên kết và có hai thành phần chính là ?-amylose và amylopectin. Tỷ lệ 2 phân tử này cao thấp tùy theo loại carbohydrate. Theo các nhà nghiên cứu thực phẩm có nhiều amylose được tiêu hóa và hấp thụ chậm. Tinh bột được tiêu hóa bằng men amylase. -Cellulose gồm nhiều đơn vị đường glucose kết hợp và là thành phần cấu tạo quan trọng ở vách cứng của tế bào thực vật. Tuy con người không tiêu hóa được nhưng cellulose có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Trâu, bò, ngựa, dê có thể tiêu hóa cellulose nhờ có các vi khuẩn cộng sinh ở dạ dày. -Glycogen là dạng dự trữ của glucose trong gan và cơ bắp của người và các động vật, tương tự như tinh bột ở thực vật. Chỉ Số Đường Huyết Từ hơn ba thập niên vừa qua, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một vai trò quan trọng khác của thực phẩm carbohydrat đối với sức khỏe con người. Đó là khái niệm Chỉ Số Đường Huyết (Glycemic Index) của mỗi loại thực phẩm chứa carbohydrate. Thực phẩm gốc động vật như thịt cá có lượng carbohydrate không đáng kể, không ảnh hưởng tới đường huyết cho nên không có CS ĐH.. Chỉ Số Đường Huyết (CSĐH) là mức nhanh/ chậm của Carbohydrat trong một loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới đường huyết sau bữa ăn từ 2-3 giờ đồng thời cũng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Mỗi loại thực phẩm có tốc độ khác nhau để chuyển thành glucose trong máu. Thực phẩm chuyển hóa mau tăng đường huyết nhanh có CSĐH cao hơn đồng loại phân hóa chậm, nâng đường huyết từ từ, có CSĐH thấp. Chỉ số được xếp hạng từ 0 tới 100 tùy theo thực phẩm đó tăng đường huyết nhiều hoặc ít. 100 là CSĐH của đường glucose được nhiều nhà nghiên cứu dùng làm mốc để so sánh. Glucose xuất hiện trong máu ngay sau khi tiêu thụ. Chỉ số này diễn tả phẩm chất (quality) của carbohydrate trong món ăn chứ không phải số lượng (quantity) Carbohydrat trong món ăn.
  • 12. Chẳng hạn CSĐH của gạo Jasmine Thái Lan là 109 thì gạo Ấn độ Basmati thấp hơn, 58. Như vậy gạo Thái lan nâng đường huyết nhanh, cao hơn gạo Ấn độ. Khái niệm CSĐH được khởi xướng ở Canada, rất phổ biến ở Úc rồi lan sang Âu châu và Hoa Kỳ. Khái niệm này được cho là có vai trò đáng để ý đối với bệnh nhân tiểu đường, vận động viên và người mập phì vì sẽ giúp họ lựa chọn thực phẩm carbohydrate thích hợp với hiện trạng. Theo các nhà nghiên cứu, liên tục tiêu thụ thực phẩm Carbohydrat có CS ĐH cao sẽ đưa tới một số hậu quả: -Insulin cao sẽ báo hiệu cho gan hay là năng lượng cần thiết cho cơ thể đã có đủ, không cần lấy năng lượng từ kho dự trữ chất béo. -Đường glucose trong máu cao không dùng hết sẽ được chuyển sang chất béo để dự trữ. Và hậu quả là sẽ lên cân. Ngoài ra, tuyến tụy liên tục sản xuất insulin vì đường huyết cao sẽ khiến cho cơ thể quen với hormon này cũng như tuyến tụy suy vì làm việc quá sức. Hậu quả là insulin ngày một ít và trở nên kém hiệu nghiệm trong việc đưa glucose vào tế bào và hậu quả là có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, mập phì, bệnh tim. Ngược lại, dùng thực phẩm có CS ĐH thấp có thể giảm rủi ro tiểu đường loại 2, bệnh tim, giảm rủi ro mập phì. Mức độ CS ĐH Thấp: bằng hoặc dưới 50 Trung bình: từ 55-70 Cao: bằng hoặc trên 70. Những yếu tố ảnh hưởng tới CSĐH Nhiều yếu ảnh hướng tới CS ĐH: -Cấu trúc của của thực phẩm chứa Carbohydrat: nhiều amylose, thực phẩm chậm tiêu hóa vì các vòng glucose gắn bó với nhau, sẽ có CS ĐH thấp. Ngược lại nhiều amylopectin có CS ĐH cao vì các vòng glucose lỏng lẻo, dễ tiêu hóa, mau đưa vào máu. -Thực phẩm được làm tinh khiết (refined) quá kỹ không còn lớp cám hoặc thực phẩm đã được chế biến (processed) có CS ĐH cao hơn thực phẩm thô sơ. -Thực phẩm đã được nghiền vụn, xốp, mỏng, các dạng Carbohydrat bột đều dễ tiêu hóa và có CS ĐH cao. Ngược lại thực phẩm nguyên dạng nhiều hạt có CS ĐH thấp. -Thực phẩm do nấu chín lâu có CS ĐH cao vì thức ăn đã biến dạng, dễ dàng chuyển hóa ra glucose, sẵn sàng vào máu. -Sự hiện diện các chất khác trong thực phẩm: chất béo, chất đạm, chất chua làm chậm sự tiêu hóa tinh bột sẽ giảm ảnh hưởng của carbohydrate lên đường huyết. -Tốc độ chuyển hóa của thực phẩm: chuyển hóa mau sẽ có CS ĐH cao hơn. -Trái cây chín mùi có CS ĐH cao hơn trái cây còn xanh vì carbohydrate đã được chuyển ra đường. (Xem Bảng Chỉ Số Đường Huyết các Loaị Gạo.) -Rượu có rất ít Carbohydrat đặc biệt là rượu vang và wisky hầu như không có; bia có khoảng 3-4 gr/100ml. Uống nhiều thì bia có thể ảnh hưởng đến đường huyết. -Bún, mỳ sợi có CS ĐH thấp ( 30-60) vì có cấu trúc đặc biệt với tinh bột nằm trong mạng lưới đạm chất gluten khiến cho bún, mỳ chậm tiêu hóa. -Đa số các loại rau có ít Carbohydrat vì thế CS ĐH thấp ngoại trừ quả bơ avocado, ngô, bí ngô, củ cải đỏ có chỉ số cao hơn, nhưng đều là thực phẩm dinh dưỡng tốt vì có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng. -Thường thường nước uống trên thị trường, đặc biệt là nước thể thao, đều có nhiều đường để cung cấp năng lượng cho nhu cầu vận động cho nên đều có CS ĐH cao. -Thịt, cá, trứng hầu như không có Carbohydrat cho nên không thử nghiệm được theo tiêu chuẩn của thực phẩm có Carbohydrat. Khi tiêu thụ riêng rẽ, các thực phẩm này không có ảnh hưởng gì tới đường huyết. Bây giờ xin đề cập tới lúa gạo. Gạo mà bà con ta thường dùng là gạo tẻ và gạo nếp. Trên thị trường, gạo được phân chia tùy theo hình dáng và độ dài ngắn cũng như mầu sắc của hạt gạo: a.Theo màu sắc
  • 13. -Gạo nâu (Brown rice) mà ta thường gọi là gạo lức, gạo đỏ là gạo mà vỏ cám và nhân gạo vẫn còn. Thực ra mầu có thể thay đổi từ vàng nhạt tới đỏ hoặc đen tía. Cám và nhân chứa nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, kẽm, sắt và một ít chất béo. Vì có chất béo cho nên gạo cần cất giữ nơi nhiệt độ lạnh để tránh ôi mùi dầu và dùng trong 6 tháng. Gạo còn cám nấu lâu và cơm gạo lức cần nhai lâu hơn gạo trắng. Ngày xưa, gạo đỏ vẫn được gán cho là gạo của con nhà nghèo, thiếu tiền mướn thợ xay giã gạo cho trắng, như người giầu tiền của. -Gạo trắng với lớp vỏ cám và nhân đã mất đi sau khi xay giã chà xát và có rất ít chất dinh dưỡng. Gạo được bổ xung với vitamin, khoáng chất. Không có chất béo, gạo cất giữ được lâu hơn. Nấu cơm gạo trắng mau hơn, hạt mềm dễ nhai dễ nuốt hợp với nếp sống thanh cảnh của con nhà giầu , “gạo trắng, nước trong.” b.Theo hình dáng Sau khi xay giã, chạy máy, hạt gạo có thể là: -Hạt dài. Chiều dài của hạt gạo gấp 3 chiều ngang, sau khi nấu cơm rời rạc, xốp. Gạo hạt dài còn rất ít chất xơ và chất dinh dưỡng do đó gạo bán trên thị trường đều được tăng cường khoáng sắt, các sinh tố B. -Hạt trung bình chiều dài gấp đôi chiều ngang; khi nấu cơm mềm, ẩm, dính với nhau. -Hạt ngắn bụ bẫm hơn với chiều dài nhỉnh hơn chiều ngang một chút, được dùng nhiều trong món ăn shushi của Nhật cho nên còn gọi là gạo shushi. Gạo nếp không có amylose cho nên CS ĐH cao nhất. Chỉ Số Đường Huyết của gạo: -- Uncle Ben’s Converted Rice...44 -- Gạo Ấn Độ Basmati ...58 -- Gạo lức (Brown Rice)...55 -- Gạo trắng, hạt dài..... 56 -- Gạo trắng hạt ngắn ....72 -- Gạo Jasmine ... 109 Jasmine là gạo truyền thống lâu đời của Thái Lan với một hương thơm phảng phất của hoa hồng rất đặc biệt và hạt gạo lại trắng, trong, mịn, ăn ngon miệng. Từ thập niên 1990, Hoa Kỳ đã thành công tạo ra nhiều loại gạo lai giống như gạo Jasmati lai giống từ Jasmine Thái Lan và Basmati Ấn Độ; gạo vô cơ Texmati từ gạo Mỹ hạt dài với gạo Ấn Độ Basmati và mới đây Zazzmen Rice ở miền nam Louisiana, nơi phát xuất điệu nhạc đam-mê gần-gũi JAZZ, từ lúa Toro và giống lúa khác của Trung Hoa. Jasmati và Zazzmen đang cạnh tranh ráo riết với Jasmine trên thị trường Hoa Kỳ. Kết luận Thực phẩm chứa Carbohydrat vẫn là món ăn chính của phần ăn. Mỗi ngày nên tiêu thụ 65% tổng số năng lượng với thực phẩm có Carbohydrat, khoảng 225-275 gr mỗi ngày hoặc hai ba lưng chén cơm. Đồng thời ăn uống đều đặn, đầy đủ; giảm chất béo động vật; tăng chất xơ; giới hạn muối, đường, uống nhiều nước để có sức khỏe. Khái niệm chỉ số đường huyết khá mới mẻ, còn nhiều tranh luận cho nên chưa được sự đồng ý áp dụng của các nhà nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu đề nghị là người bị tiểu đường hoặc muốn giảm cân nên tiêu thụ thực phẩm có CS ĐH trung bình hoặc thấp để duy trì đường huyết bình thường. Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ chưa đề nghị mang khái niệm này vào việc điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường vì kết quả nghiên cứu cho hay không có ảnh hưởng đáng kể lên mức độ HbA1c hoặc insulin. Vả lại với người dân, khó mà lựa được một chế độ dinh dưỡng căn cứ vào CS ĐH, vì thực phẩm trên thị trường chưa đồng loạt ghi CS ĐH của món hàng. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D. Texas-Hoa Kỳ
  • 14. Thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết Hai loại thức ăn chứa cùng lượng glucid có thể sẽ làm tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm. Chỉ số đường huyết thấp là tiêu chí quan trọng để chọn thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường. Chỉ số tăng đường huyết là mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn nhất định, so sánh với mức đường huyết 3 giờ sau khi ăn một Đậu phụ tốt cho bệnh lượng thức ăn được coi là chuẩn (bánh mỳ trắng là 100%). nhân tiểu đường. Các loại glucid phức hợp tưởng rằng sẽ ít gây tăng glucose sau khi ăn so với glucid đơn giản nhưng sự thật lại không phải thế. Chỉ số đường huyết của một thực phẩm không tính trước được do còn phụ thuộc vào thành phần chất xơ, quá trình chế biến, tỷ số giữa amilo và amylopectin. Các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp. Với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn vì sẽ tăng từ từ sau ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với tiểu đường type 2. Một số món ăn từ đậu giúp phòng chống bệnh tiểu đường Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu ván, đậu đỏ... đều có lượng đạm rất cao, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là đậu tương (còn gọi là đậu nành). Trong thực liệu học cổ truyền, người xưa đã chế nhiều món ngon, bổ từ các loại đậu để phòng chống chứng tiêu khát – căn bệnh ngày nay được gọi là tiểu đường. Bí đỏ 450 g, đậu xanh 200 g. Bí đỏ rửa sạch gọt vỏ, bỏ ruột và hột, thái miếng, đậu xanh đãi sạch rồi cho vào nồi hầm cùng với bí đỏ cho thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ trung ích khí, thanh nhiệt và làm hết khát, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường. Đậu phụ 100 g, mướp đắng 150 g, dầu lạc và gia vị vừa đủ. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột và hột, thái miếng. Cho dầu lạc vào chảo đun nóng già rồi bỏ mướp đắng vào xào cho đến khi gần chín thì cho tiếp đậu phụ vào, đun to lửa một lúc là được, cho đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần. Công dụng: Làm hạ đường huyết, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường thuộc thể táo nhiệt, biểu hiện bằng các triệu chứng như miệng khô họng khát, gầy yếu, đại tiện táo, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều... Đậu đen 30 g, hoàng tinh 30 g, mật ong 10 g. Đậu đen và hoàng tinh rửa sạch rồi đem hầm kỹ trong 2 giờ, cho mật ong vào quấy đều là được, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ. Công dụng: Làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp, dùng cho người bị bệnh tiểu đường thể chất hao gầy, ăn nhiều mau đói. Đậu phụ 200 g, nấm rơm 100 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái mỏng, nấm rơm rửa sạch. Cho dầu lạc (thực vật) vào chảo đun nóng già rồi cho đậu phụ và nấm vào xào to lửa một lát là được, cho đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Giảm mỡ, rất thích
  • 15. hợp cho những người bị bệnh tiểu đường có béo bệu, tăng huyết áp và bệnh động mạch vành tim. Đậu phụ khô 100 g, rau cải xoăn 500 g, dầu đậu tương và gia vị vừa đủ. Đậu phụ thái miếng, rau cải rửa sạch cắt đoạn. Đem xào hai thứ với dầu đậu tương, cho ít gia vị, dùng làm thức ăn hằng ngày. Công dụng: Dùng cho người bị bệnh tiểu đường khả năng tiêu hóa kém, hay táo bón. TS Nguyễn Thị Lâm, Sức Khỏe & Đời Sống .