SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 121
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------
TRƢƠNG THỊ THANH HÀ
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN
BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
MÃ SỐ: 8440217
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ NĂM
HUẾ, 2019
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả
Trƣơng Thị Thanh Hà
iii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hƣớng dẫn khoa học
TS. Lê Năm và các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lí, Trƣờng ĐHSP Huế đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu để luận văn đƣợc hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học Trƣờng ĐHSP
Huế, Phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện Buôn Đôn, Phòng Tài
nguyên và Môi trƣờng, Chi cục thống kê, UBND huyện Buôn Đôn, Trung tâm khí
tƣợng Thủy văn tỉnh Đăk Lăk, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đăk Lăk, Cục
Thống kê tỉnh Đăk Lăk đã cung cấp tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho
tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn.
Huế, tháng 5 năm 2019
Tác giả
Trƣơng Thị Thanh Hà
iv
MỤC LỤC
PHỤ BÌA................................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................iii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................x
MỞ ĐẦU ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.....................Error! Bookmark not defined.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..Error! Bookmark not defined.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............Error! Bookmark not defined.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark not
defined.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIError! Bookmark
not defined.
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU................................................................................................7
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................8
NỘI DUNG .........................................................................................................................9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT
ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM ......................9
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu đất đai phục vụ phát triển nông
nghiệp...................................................................................................................9
1.1.1. Trên thế giới...........................................................................................9
1.1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................10
1.1.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá, sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp
có liên quan đến huyện Buôn Đôn.................................................................13
1.2. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong đề tài ..............................................14
1.2.1. Đánh giá ...............................................................................................14
1.2.2. Đánh giá đất đai ...................................................................................14
1.2.3. Quan niệm về đất và đất đai.................................................................15
v
1.2.4. Đơn vị đất đai (Land Units - LU) ........................................................15
1.2.5. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Units - LMU).................................16
1.2.6. Loại hình sử dụng đất ( Land Use Type - LUT)..................................16
1.2.7. Hiện trạng sử dụng đất.........................................................................16
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công
nghiệp lâu năm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk ...............................................16
1.3.1. Quan điểm tiếp cận ..............................................................................16
1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai..........................18
1.4. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.........................................................................19
1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO...................................................19
1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk .....................................................................25
1.5. Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................26
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK
...................................................................................................................................27
2.1. Khái quát đặc điểm địa lí huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk liên quan đến
đánh giá, sử dụng tài nguyên đất đai .................................................................27
2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên.......................................................................27
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.....................................................................33
2.2. Đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm huyện Buôn
Đôn, tỉnh Đăk Lăk .............................................................................................43
2.2.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ)............................................43
2.2.2. Đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng
........................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Kết quả đánh giá phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện
Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk……………………………………………………...…………………….63
2.2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................69
vi
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN BUÔN ĐÔN,
TỈNH ĐĂK LĂK.....................................................................................................71
3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất ................................................................71
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk .....................71
3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội huyện Buôn Đôn đến năm 2025...73
3.1.3. Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trƣờng của một số loại hình
cây công nghiệp lâu năm................................................................................76
3.2. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai phục vụ phát triển
cây công nghiệp lâu năm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk................................82
3.2.1. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đƣợc chọn theo các đơn vị đất đai ....82
3.2.2. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đất đai theo các tiểu vùng sinh thái
........................................................................................................................83
3.3. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững cây công nghiệp lâu
năm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.................................................................89
3.3.1. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội............................................................89
3.3.2. Nhóm giải pháp khoa học - công nghệ ..............................................911
3.3.3. Nhóm giải pháp môi trƣờng sinh thái ................................................911
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................92
1. Kết luận .............................................................................................................92
1.1. Kết quả đạt đƣợc của đề tài ........................................................................92
1.2. Những tồn tại ..............................................................................................93
2. Kiến nghị ...........................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................94
vii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chú thích
1 CNLN Công nghiệp lâu năm
2 DT Diện tích
3 ĐGĐĐ Đánh giá đất đai
4 ĐK Điều kiện
5 ĐVĐĐ Đơn vị đất đai
6 ĐVT Đơn vị tính
7 ITN Ít thích nghi
8 KN Khả năng
9 KT – XH Kinh tế - xã hội
10 KTN Không thích nghi
11 LHSD Loại hình sử dụng
12 TB Trung bình
13 TN Thích nghi
14 RTN Rất thích nghi
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1
Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Buôn Đôn 2015 –
2018
35
Bảng 2.2 Sản lƣợng một số cây trồng chính huyện Buôn Đôn 36
Bảng 2.3 Năng suất của một số cây trồng chính huyện Buôn Đôn 37
Bảng 2.4
Số lƣợng gia súc gia cầm huyện Buôn Đôn giai đoạn
2015 – 2018
38
Bảng 2.5 Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 44
Bảng 2.6
Bảng phân cấp chỉ tiêu theo cấp độ cao địa hình huyện
Buôn Đôn
45
Bảng 2.7 Thống kê diện tích các nhóm đất huyện Buôn Đôn 46
Bảng 2.8 Bảng phân cấp chỉ tiêu độ dốc huyện Buôn Đôn 47
Bảng 2.9
Bảng phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất huyện Buôn
Đôn
47
Bảng 2.10
Bảng phân cấp chỉ tiêu lƣợng mƣa TB năm huyện Buôn
Đôn
48
Bảng 2.11 Bảng phân cấp chỉ tiêu nhiệt độ TB năm huyện Buôn Đôn 48
Bảng 2.12 Bảng phân cấp chỉ tiêu điều kiện tƣới huyện Buôn Đôn 49
Bảng 2.13
Bảng phân cấp chỉ tiêu khả năng thoát nƣớc huyện
Buôn Đôn
50
Bảng 2.14 Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai của cây điều 60
Bảng 2.15 Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai của cây cà phê 61
Bảng 2.16 Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai của cây hồ tiêu 62
Bảng 2. 17
Bảng tổng hợp diện tích thích nghi theo từng LHSD đất
đai
69
Bảng 3.1
Diện tích và cơ cấu các LHSD đất huyện Buôn Đôn năm
2018
71
Bảng 3.2 Biến động diện tích các loại cây trồng huyện Buôn Đôn 72
ix
Bảng 3.3 Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế. 78
Bảng 3.4
Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của một số loại cây CNLN
huyện Buôn Đôn năm 2018
79
Bảng 3.5
Đơn giá vật tƣ và một số nông sản tháng 12/2018 tại
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
79
Bảng 3.6 Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá theo các LHSD 81
Bảng 3.7
Kết quả đánh giá hiệu quả KT - XH và môi trƣờng của
các LHSD chủ yếu ở huyện Buôn Đôn
81
Bảng 3.8
Thống kê diện tích đề xuất các LHSD cây CNLN ở huyện
Buôn Đôn
83
Bảng 3.9
Đề xuất bố trí các LHSD đất đai theo các tiểu vùng sinh
thái
87
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 1.1 Sơ đồ đề cƣơng đánh giá đất đai theo FAO (1980) 11
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ theo FAO (1984) 20
Hình 1.3
Sơ đồ cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi của đất đai
theo FAO
22
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ ở huyện Buôn Đôn 25
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Buôn Đôn 29
Hình 2.2 Bản đồ độ cao huyện Buôn Đôn 51
Hình 2.3 Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Buôn Đôn 52
Hình 2.4 Bản đồ hiện trạng rừng huyện Buôn Đôn 53
Hình 2.5 Bản đồ độ dốc huyện Buôn Đôn 54
Hình 2.6 Bản đồ độ dày tầng đất huyện Buôn Đôn 55
Hình 2.7 Bản đồ lƣợng mƣa trung bình năm huyện Buôn Đôn 56
Hình 2.8 Bản đồ nhiệt độ trung bình năm huyện Buôn Đôn 57
Hình 2.9 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 59
Hình 2.10 Bản đồ phân hạng thích nghi của cây điều 66
Hình 2.11 Bản đồ phân hạng thích nghi của cây cà phê 67
Hình 2.12 Bản đồ phân hạng thích nghi của cây tiêu 68
Hình 3.1
Bản đồ đề xuất quy hoạch một số loại cây trồng huyện Buôn
Đôn, tỉnh Đăk Lăk
85
Hình 3.2 Bản đồ phân vùng sinh thái huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 88
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là thành phần quan
trọng của môi trƣờng sống, là không gian cƣ trú, tổ chức các hoạt động sản xuất bảo
đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Trong hoạt động sản xuất
nông - lâm nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc để bố trí các
loại hình sử dụng.
Thời gian gần đây, công tác đánh giá quản lí đất đai ở nƣớc ta đã đạt đƣợc
nhiều kết quả khả quan, tạo cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông - lâm
nghiệp theo hƣớng chuyên môn hoá. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập trong
công tác quản lí sử dụng quỹ đất, đặc biệt là diện tích đất dành cho phát triển cây
công nghiệp thƣờng bị biến động mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tài
nguyên phục vụ mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp bền vững đang là vấn đề
đƣợc quan tâm hiện nay.
Huyện Buôn Đôn nằm ở phía Tây tỉnh Đăk Lăk, với diện tích tự nhiên
140.818,4 ha. Địa hình của vùng phân hóa khá đa dạng, là nơi có nhiều tiềm năng đất
đai phục vụ phát triển nhiều loại hình sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là các cây công
nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua việc sử dụng đất đai cho loại hình cây
công nghiệp lâu năm của huyện vẫn còn nhiều bất cập, chƣa phát huy tiềm năng
sinh thái lãnh thổ, dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa cao cũng nhƣ những diễn biến
phức tạp về môi trƣờng. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá mức độ thích nghi để xác
định cơ cấu cây công nghiệp lâu năm theo các đơn vị đất đai trên quan điểm phát
triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết.
Hơn 70% lao động huyện Buôn Đôn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông -
lâm nghiệp, đời sống cƣ dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển cây công
nghiệp lâu năm sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, cải thiện
đời sống cƣ dân, phát huy tiềm năng đất đai của vùng cao nguyên đất đỏ bazan, tăng
khả năng bảo vệ môi trƣờng của loại hình này. Đồng thời, việc phát triển cây công
2
nghiệp lâu năm là vấn đề đang đƣợc các nhà quản lí ở địa phƣơng huyện Buôn Đôn
quan tâm.
Từ những lí do trên, việc chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ
phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk” nhằm góp
phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng ở huyện Buôn Đôn hiện
nay.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Đánh giá tài nguyên đất đai nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ cho việc
quy hoạch, bố trí cây công nghiệp lâu năm (CNLN) theo hƣớng phát triển bền vững
ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và phƣơng pháp đánh giá đất đai
(ĐGĐĐ) phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp làm căn cứ cho việc nghiên cứu
của đề tài.
- Phân tích các đặc điểm địa lí của huyện Buôn Đôn làm cơ sở cho việc đánh
giá, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ mục tiêu phát triển cây CNLN.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) huyện Buôn Đôn phục vụ mục
tiêu đánh giá.
- Đánh giá và phân hạng thích nghi của tài nguyên đất đai huyện Buôn Đôn
cho các loại hình sử dụng (LHSD) cây CNLN theo quan điểm phát triển bền vững.
- Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
(KT-XH) và môi trƣờng của các LHSD đất đai đƣợc đề xuất.
- Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lí lãnh thổ và các giải pháp góp phần phát
triển bền vững cây CNLN ở khu vực nghiên cứu.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Giới hạn về không gian
Toàn bộ lãnh thổ huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
3
3.2. Giới hạn về nội dung
- Đánh giá tài nguyên đất đai có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Việc nghiên
cứu của đề tài đƣợc tiếp cận theo quan điểm địa lí ứng dụng.
- Cây CNLN mang tính đa dạng và phong phú; dựa vào đặc thù của địa
phƣơng, đề tài chỉ chọn một số cây mang tính phổ biến ở Tây Nguyên là: điều, cà
phê, hồ tiêu.
- Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển các cây CNLN ở khu vực
nghiên cứu, vấn đề KT - XH và kĩ thuật canh tác chỉ đƣợc đề cập một cách khái
quát.
- Trên cơ sở khảo sát các mô hình cây CNLN có hiệu quả về KT-XH và môi
trƣờng, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trƣng cho từng ĐVĐĐ và tiểu vùng sinh
thái nhằm góp phần sử dụng hợp lí lãnh thổ.
- Việc đánh giá và phân hạng sự thích nghi của đất đai chỉ phục vụ cho mục
đích phát triển bền vững cây CNLN còn các mục đích khác thì không đề cập đến.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu các thể tổng
hợp tự nhiên. Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lí học đó là việc
nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống
tự nhiên. Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo nhƣ: địa hình, khí hậu, thủy
văn, thổ nhƣỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với hệ sinh thái nông -
lâm nghiệp thì đó là địa hình, khí hậu, tính chất của đất đai và chế độ nƣớc. Cấu trúc
ngang là các đơn vị cấu tạo thể hiện sự phân hoá lãnh thổ nghiên cứu thành các hệ
địa sinh thái nông - lâm nghiệp và mối quan hệ giữa chúng.
Theo quan điểm này, trong đề tài xác định cấu trúc thẳng đứng là các thành
phần: độ cao địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, loại đất trong mối quan hệ với nhau
tạo nên các ĐVĐĐ. Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hoá của các ĐVĐĐ trong khu
vực nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng.
4
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên là một
tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con
ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi
lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất
thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có
vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản
nhất của tổng thể.
Quan điểm tổng hợp đƣợc luận văn vận dụng vào việc đánh giá một số chỉ
tiêu liên quan đến sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch cây CNLN theo hƣớng bền
vững: độ cao, độ dốc (địa hình); độ dày tầng đất, loại đất theo đá mẹ (nham thạch,
thổ nhƣỡng); hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất (thực vật), các chỉ tiêu sinh
khí hậu.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng nhƣ địa lí nói
chung đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự
thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một
khu vực cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần
gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể đƣợc phân chia.
Với quan điểm này, đề tài đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch cây CNLN
theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là các ĐVĐĐ. Mỗi một ĐVĐĐ là một đơn vị phân cấp
lãnh thổ mang một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp các thành phần tự nhiên, dựa trên các
chỉ tiêu này để đánh giá và phân hạng sự thích nghi cho các LHSD đƣợc đề xuất.
4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái
Yếu tố kinh tế nằm trong mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp. Yếu tố sinh
thái là yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, khí hậu, đất, nƣớc…có ảnh hƣởng đến sự sinh
trƣởng, phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi và ảnh hƣởng đến hƣớng quy
hoạch nông - lâm nghiệp. Do đó, trong nghiên cứu, ĐGĐĐ cần chọn các LHSD sao
5
cho đạt hiệu quả cao về KT- XH và môi trƣờng nhằm góp phần phát triển bền vững
lãnh thổ.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhƣng
không làm tổn hại đến khả năng (KN) của các thế hệ tƣơng lai trong việc đáp ứng
nhu cầu của chính họ.
Vận dụng quan điểm này, đề tài không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà
còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp, các đặc điểm KT-XH
(cơ sở hạ tầng, phân bố dân cƣ, tập quán sản xuất…) định hƣớng phát triển kinh tế
của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Bao gồm các tƣ liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên nhƣ: địa hình, khí
hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng, sinh vật, các thông tin về dân sinh, KT - XH huyện
Buôn Đôn nhƣ: dân cƣ, dân tộc, tập quán sử dụng đất đai, một số tài liệu thuộc các
chƣơng trình, dự án phát triển KT - XH miền núi. Tất cả các nguồn tƣ liệu có liên
quan đến đối tƣợng và lãnh thổ nghiên cứu đƣợc đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn
lọc trong nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp bản đồ
Phƣơng pháp bản đồ đƣợc áp dụng trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, bản
đồ phân hạng sự thích nghi cho các loại hình cây CNLN, bản đồ đề xuất quy hoạch
cây CNLN ở huyện Buôn Đôn.
Các loại bản đồ này đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần mềm
Mapinfo, ArcGIS, Adobe Photoshop.
4.2.3. Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
Đề tài vận dụng quy trình và phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO trong
xây dựng ĐVĐĐ, trong đánh giá tài nguyên đất đai cho các LHSD cây CNLN vào
lãnh thổ huyện Buôn Đôn.
6
4.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Áp dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu hiện trạng sản
xuất và khảo sát các mô hình cây CNLN, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự nhiên
và KT-XH ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng
vấn hộ nông thôn (PRA) nhằm thu thập thông tin của cƣ dân địa phƣơng. Qua quá
trình nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành dựa trên phƣơng pháp khảo sát theo tuyến
và điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra.
Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định chỉ
tiêu trong đánh giá và đề xuất quy hoạch bố trí cây CNLN hợp lí ở khu vực nghiên
cứu.
4.2.5. Phương pháp so sánh địa lí
Vận dụng trong đánh giá sự phù hợp giữa yêu cầu của LHSD đất đai với đặc
điểm của ĐVĐĐ.
4.2.6. Phương pháp chuyên gia
Đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong việc chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích nghi của các ĐVĐĐ đối với
việc quy hoạch cây CNLN. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lí
của các ban ngành có có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận của
việc đánh giá tài nguyên đất đai và làm phong phú thêm hƣớng nghiên cứu của địa
lí ứng dụng phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lí lãnh thổ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần cung cấp thêm thông tin phục vụ bố trí các loại hình cây
CNLN phù hợp với tiềm năng đất đai huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí ở địa phƣơng
huyện Buôn Đôn trong việc hoạch định các chính sách phát triển KT-XH và bảo vệ
môi trƣờng trong khu vực.
7
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU
6.1. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài
- Các tài liệu mang tính lí luận về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ mục
tiêu quy hoạch nông- lâm nghiệp; các đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc; các luận án và
các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
- Các tài liệu, báo cáo về Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn
huyện Buôn Đôn đến 2025.
- Số liệu, văn bản, báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Buôn Đôn, Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đăk Lăk.
- Nguồn tƣ liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk và Chi cục thống
kê huyện Buôn Đôn.
- Số liệu về khí tƣợng - thủy văn của Trung tâm Khí tƣợng - thủy văn tỉnh
Đăk Lăk.
6.2. Tƣ liệu bản đồ
- Bản đồ địa hình huyện Buôn Đôn, tỉ lệ 1/50.000, do Cục Đo đạc và Bản đồ
Nhà nƣớc in năm 1992; Bản đồ địa hình tỉnh Đăk Lăk, tỉ lệ 1/100.000 do Cục Bản đồ -
Bộ tổng tham mƣu QĐNDVN in năm 1977.
- Bản đồ cảnh quan tỉnh Đăk Lăk (trong tập bản đồ địa lí địa phƣơng của
Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Chủ biên: Vũ Tự Lập), năm
1996, tỉ lệ 1/1.000.000.
6.3. Các bản đồ số hoá, xử lí trong hệ GIS
- Bản đồ địa hình; Bản đồ độ dốc tỉnh Đăk Lăk ở cùng tỉ lệ gốc 1:50.000.
- Bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Đăk Lăk, tỉ lệ 1:100.000.
Các bản đồ này đƣợc lƣu trữ tại Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc
Trung Bộ.
8
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn đƣợc trình
bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát
triển cây công nghiệp lâu năm.
Chƣơng 2: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp
lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
Chƣơng 3: Đề xuất sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây
công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
9
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu đất đai phục vụ phát triển
nông nghiệp
1.1.1. Trên thế giới
Việc đánh giá tiềm năng đất đai (Land) đã đƣợc tiến hành từ những năm 50
của thế kỷ XX và đƣợc xem là bƣớc nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc
điểm đất (Soil). Phƣơng pháp và hệ thống ĐGĐĐ ngày càng hoàn thiện; phổ biến
có các hệ thống sau:
- Ở Hoa Kì: Phân loại KN thích nghi đất đai của Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ
Nông nghiệp Hoa Kì biên soạn năm 1951. Hệ thống phân loại bao gồm các lớp, từ
lớp có thể trồng trọt đƣợc (Arable) đến lớp có thể trồng trọt đƣợc một cách giới hạn
(Limited arable) và lớp không thể trồng trọt đƣợc (Non arable). Trong hệ thống
phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu về kinh tế cũng đƣợc xem xét
nhƣng ở phạm vi thủy lợi [11].
Ngoài ra, phân loại theo KN đất đai cũng đƣợc mở rộng trong công tác
ĐGĐĐ ở Hoa Kì. Phƣơng pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm
1961. Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai đƣợc nhóm lại dựa vào KN sản xuất một
loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp
phủ thổ nhƣỡng đối với mục tiêu canh tác đƣợc đề nghị.
- Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Việc phân hạng và ĐGĐĐ đƣợc thực hiện từ
những năm 1960, qua 3 bƣớc:
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng: So sánh loại thổ nhƣỡng theo tính chất tự nhiên.
+ Đánh giá KN sản xuất của đất đai: Yếu tố đất đƣợc xem xét kết hợp với địa
hình, khí hậu, độ ẩm đất...
+ Đánh giá kinh tế đất đai: Đánh giá KN sản xuất hiện tại của tự nhiên.
Phƣơng pháp này thuần tuý quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tƣợng
đất đai, chƣa xem xét đầy đủ khía cạnh KT - XH của việc sử dụng đất đai.
10
- Theo FAO:
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, song song với tiến trình thống nhất quan
điểm về phân loại thổ nhƣỡng, FAO đã tài trợ những chƣơng trình nghiên cứu có
tính toàn cầu về ĐGĐĐ và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu bền. Kết quả là một
dự thảo đầu tiên về phƣơng pháp ĐGĐĐ đã ra đời vào năm 1972. Dự thảo đã đƣợc
nhiều quốc gia thử nghiệm và góp ý bổ sung, sau đó đƣợc Brinkman và Smyth biên
soạn lại và in ấn năm 1973. Tại Hội nghị Rome 1975, các chuyên gia hàng đầu về
ĐGĐĐ của FAO và các quốc gia khác (K.J.Beek, J.Bennema, P.J.Mabiler,
G.A.Smyth...) đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nƣớc, bổ sung và biên soạn lại để
hình thành đề cƣơng ĐGĐĐ (A Framework for Land Evaluation) đƣợc công bố vào
năm 1976, sau đó đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh năm 1983. Tài liệu này đƣợc cả thế
giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh
giá tiềm năng đất đai [3].
Tiếp theo đề cƣơng tổng quát 1976 là hàng loạt tài liệu hƣớng dẫn cụ thể
khác về ĐGĐĐ cho từng đối tƣợng chuyên biệt cũng đƣợc FAO xuất bản nhƣ:
ĐGĐĐ cho nền nông nghiệp nhờ nƣớc mƣa (FAO, 1984); ĐGĐĐ cho lâm nghiệp
(1984), (1994); ĐGĐĐ cho nền nông nghiệp đƣợc tƣới (FAO, 1985); Hƣớng dẫn
đặt kế hoạch sử dụng đất (1988); ĐGĐĐ cho đồng cỏ quảng canh (1989); ĐGĐĐ
cho mục tiêu phát triển (1990); ĐGĐĐ và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử
dụng đất (1990) [11].
1.1.2. Việt am
Từ năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lí đất và Viện Nông hóa thổ nhƣỡng đã
có công trình nghiên cứu và phân hạng vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng
cƣờng công tác quản lí, xếp hạng độ màu mỡ đất đai và xếp hạng thu thuế nông
nghiệp. Từ đó đến nay, công tác phân hạng, ĐGĐĐ ở Việt Nam đã đƣợc nhiều cơ
quan nghiên cứu và thực hiện nhƣ: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện
Nông hoá - Thổ nhƣỡng, Tổng cục địa chính…
11
Hình 1.1. Sơ đồ đề cƣơng đánh giá đất đai theo FAO (1980) [11]
Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu ĐGĐĐ đã đƣợc đẩy mạnh
với việc sử dụng phƣơng pháp của FAO vào Việt Nam. Nhiều nhà khoa học và các
cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu
về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp ở
nƣớc ta. Có thể nêu ra một số công trình:
- Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sự
thực hiện năm 1984, tỉ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại KN đất
đai (Land Capability Classification) của Bộ nông nghiệp Hoa Kì. Chỉ tiêu sử dụng
là đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình đƣợc phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai
tổng hợp bao gồm 7 nhóm; trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm),
Quy hoạch đánh giá:
- Mục tiêu
- Những ràng buộc
- Dẫn liệu và khẳng định
- Chƣơng trình làm việc
Dẫn liệu kinh tế - xã hội
- Thu thập
- Phân tích
- Kiểu sử dụng đất đai
- Xác định mô tả
Các đơn vị đất đai
- Xác định và mô tả
- Quan sát
Nhu cầu sử dụng đất đai cho
mục đích chuyên hoá, đòi hỏi
kiểu sử dụng đất đai
Tính chất và chất lƣợng đất đai
- Thu thập
- Quan sát và nghiên cứu chuyên hoá
So sánh sử dụng đất với điều kiện đất
- Phù hợp
- Tác động môi trƣờng
- Phân tích kinh tế - xã hội
- Phân tích mức độ thích hợp của đất đai
Báo cáo kết quả
- Mô tả kiểu sử dụng đất đai
- Phân loại mức độ thích hợp
- Chuyên môn hóa quản lí đối với sử dụng đất trên các ĐVĐĐ
- Tác động môi trƣờng
- Phân tích KT-XH của sự chọn lựa (thay đổi …)
- Số liệu trên cơ sở quan sát và nghiên cứu chuyên sâu
12
lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm) [3].
- Vận dụng phƣơng pháp phân loại KN đất đai của FAO, Bùi Quang Toản và
cộng tác viên đã tiến hành đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt
Nam (1985). Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá bao gồm các điều kiện tự nhiên
nhƣ thổ nhƣỡng, thuỷ văn và tƣới tiêu, khí hậu nông nghiệp. Hệ thống phân hạng
đến cấp lớp (class) thích nghi cho từng LHSD đất.
- Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã thực hiện đề tài "Nghiên
cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phƣơng hƣớng
sử dụng hợp lí", việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu, xây
dựng bản đồ mức độ thích nghi về mặt sinh khí hậu, đánh giá KN gây trồng và phục
hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Thời kì từ năm 1990 - 1995, trong Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp
Nhà nƣớc “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN - 03” do Viện Khoa
học Lâm nghiệp chủ trì có đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và
hoàn thiện phƣơng pháp điều tra lập địa”. Việc đánh giá đất đai lâm nghiệp đƣợc
tiến hành trong phạm vi toàn quốc và trên 4 đối tƣợng chính: Đất vùng đồi núi, đất
cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn. Đối với lãnh thổ đồi núi, việc xác định
các đơn vị sử dụng đất đai dựa trên 5 yếu tố tự nhiên: độ cao, đất, độ dốc, độ dày
tầng đất, lƣợng mƣa; Đánh giá tổng hợp tiềm năng đất đai lâm nghiệp dựa trên 4
yếu tố: độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lƣợng chất hữu cơ [14].
- Trong chƣơng trình quy hoạch tổng hợp (Master Plan) vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, việc nghiên cứu KN sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng đã đƣợc
thực hiện. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá là các điều kiện tự nhiên có liên
quan đến mục tiêu sử dụng đất.
Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai
thƣờng gồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện
tƣới tiêu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam
chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đối với ngành lâm
nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát.
- Trong thời kì 1992 - 1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã
13
thực hiện công tác đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả nƣớc với bản đồ tỉ lệ
1/250.000 (mã số KT- 02.09.00, Trần An Phong chủ trì) và ở một số địa phƣơng
khác [17]. Các công trình đã vận dụng phƣơng pháp của FAO vào việc đánh giá
hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác định đất
đai (Land) là một vùng đất bao gồm tất cả các thành phần của môi trƣờng tự nhiên
có ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất đai. Do đó, đất đai không chỉ đề cập đến thổ
nhƣỡng mà còn bao gồm cả địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật cùng với những
công trình cải tạo đất nhƣ hệ thống đê điều, hay các hệ thống tƣới tiêu. Đơn vị cơ sở
để đánh giá là các ĐVĐĐ hay đơn vị bản đồ đất đai (Land Unit/Land Mapping
Unit). Các ĐVĐĐ đƣợc xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng
đất, độ dốc, lƣợng mƣa, thuỷ văn, tƣới tiêu, nhiệt độ). Kết quả đánh giá đã khẳng
định nội dung, phƣơng pháp ĐGĐĐ theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay [18].
Nhìn chung, các công trình ĐGĐĐ trên thế giới và ở nƣớc ta có đặc điểm:
- Xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi trƣờng tự
nhiên có ảnh hƣởng đến sử dụng đất. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ.
- Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hƣởng đến phẩm chất đất đai,
trong đó chú trọng các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục.
- ĐGĐĐ gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: Đánh giá chất lƣợng,
đánh giá định lƣợng vật chất, đánh giá kinh tế.
- Phƣơng pháp đánh giá chủ yếu là cho điểm, tính %, đánh giá sự thích nghi
của đất đai cho các LHSD.
Hƣớng nghiên cứu này thích hợp cho việc đánh giá nhằm xây dựng các bản
đồ thích nghi cho cây trồng. Qua các công trình, tác giả đã tham khảo đƣợc những
khái niệm, nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu, xây dựng đơn vị lãnh thổ đánh
giá và các vấn đề khác liên quan đến sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp, đề xuất bố
trí cây CNLN để vận dụng có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá, sử dụng đất đai nông - lâm
nghiệp có liên quan đến huyện Buôn Đôn
- Việc nghiên cứu và ĐGĐĐ liên quan đến vấn đề phát triển nông - lâm
14
nghiệp nói chung và cây CNLN huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk nói riêng đƣợc đề
cập đến trong một số công trình ở phạm vi tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên [19],
[20], [32], [33], [34], [35].
- Nhiều công trình nghiên cứu về các thành phần tự nhiên nhƣ: địa chất, địa
hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và các đặc điểm KT - XH huyện Buôn Đôn, tỉnh
Đăk Lăk có liên quan đến khu vực nghiên cứu đƣợc luận văn tham khảo và vận
dụng [2], [4], [32].
- Năm 2017, UBND tỉnh Đăk Lăk có Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy
hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lăk và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 [32], [33], trong đó chú trọng bảo vệ phát triển vốn
rừng và các mô hình phát triển cây CNLN theo phƣơng thức nông - lâm kết hợp
nhằm đảm bảo các yêu cầu bảo tồn, phòng hộ và kinh tế sinh thái cho khu vực.
- Năm 2018, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Buôn Đôn có Báo cáo
thống kê, kiểm kê đất đai năm 2017 [34]. Báo cáo đã tổng kết những thành tựu và
hạn chế trong việc sử dụng đất trong năm 2017 và đề xuất phƣơng hƣớng quy hoạch
sử dụng đất của huyện đến năm 2020, trong đó việc bố trí loại hình cây CNLN đƣợc
ƣu tiên phát triển nhằm phát huy tiềm năng sinh thái lãnh thổ.
Đề tài đã vận dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đi
trƣớc để xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ mục đích nghiên cứu.
1.2. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong đề tài
1.2.1. Đánh giá
Đánh giá là xem xét một đối tƣợng nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu
với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
Trong nghiên cứu, ĐGĐĐ là so sánh đặc điểm của từng ĐVĐĐ với chỉ tiêu
yêu cầu của các LHSD nhằm xác định các mức độ thích nghi của từng loại hình,
làm tiền đề cho các định hƣớng, đề xuất góp phần vào quy hoạch sử dụng đất đai
hợp lí.
1.2.2. Đánh giá đất đai
Theo FAO (1976) "Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những
tính chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà
15
loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có" [11].
Trong đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ định hƣớng quy hoạch sử dụng
đất đai nông - lâm nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích nghi của các
điều kiện tự nhiên và KT - XH cho các LHSD đất. Đây là tiền đề cho việc đề xuất,
định hƣớng, quy hoạch sử dụng hợp lí đất đai trên lãnh thổ nghiên cứu.
1.2.3. Quan niệm về đất và đất đai
1.2.3.1. Đất (Soil)
V.V. Đôcusaev (1846 - 1903) là ngƣời đầu tiên sáng lập và đặt nền móng
cho khoa học thổ nhƣỡng hiện thời. Năm 1883, trong công trình nghiên cứu “Đất
Secnôdiom của nƣớc Nga”, một khái niệm mới và mang tính khoa học về đất đƣợc
trình bày: “Đất là một vật thể tự nhiên độc lập, được hình thành do tác động tổng
hợp của đá mẹ, khí hậu, các cơ thể động thực vật, địa hình và thời gian”. Đất (Soil)
hay thổ nhƣỡng là lớp đất mềm nằm trên cùng của bề mặt lục địa, có khả năng sinh
ra năng suất cây trồng. Đặc điểm cơ bản của đất là độ phì [11].
1.2.3.2. Đất đai (Land)
Theo định nghĩa của FAO, đất đai bao gồm các yếu tố môi trƣờng tự nhiên.
Những yếu tố này ảnh hƣởng đến KN sử dụng đất. Nhƣ vậy, đất đai không chỉ có
lớp phủ thổ nhƣỡng mà còn bao gồm cả những yếu tố môi trƣờng có liên quan nhƣ:
địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật, động vật. Đặc điểm của đất
đai là sự phân hóa không gian theo lãnh thổ. Các lãnh thổ có thể khác nhau về độ
cao, độ dốc, độ dày tầng đất… Đất đai là một tổng thể tự nhiên bao gồm các đặc
tính của các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật.
Theo Tôn Thất Chiểu (1990), khái niệm đất (soil) là thổ nhƣỡng gắn với độ
màu mỡ phì nhiêu; còn đất đai (land) gắn với mặt bằng lãnh thổ, chỉ vị trí chiếm chỗ
trên hành tinh để bố trí toàn bộ các ngành KT - XH. Đất đai là một vùng đất có ranh
giới, có vị trí cụ thể, là thể tổng hợp đầy đủ các thuộc tính tự nhiên [3].
1.2.4. Đơn vị đất đai (Land Units - LU)
ĐVĐĐ là một thuật ngữ dùng để chỉ một diện tích đất đai với những điều
kiện môi trƣờng đặc trƣng riêng. Đƣợc phân biệt nhờ các thuộc tính: đặc điểm đất
đai và chất lƣợng đất đai. ĐVĐĐ đƣợc xem là đơn vị tự nhiên cơ sở để nghiên cứu
16
đất đai. ĐVĐĐ không phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ (D.David & A. Young 1983).
Theo Hội khoa học đất Việt Nam, ĐVĐĐ là những vùng đất trên thực tế
tƣơng ứng với những khoanh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tƣơng đối của các tính
chất và đặc điểm của đất đai. ĐVĐĐ khác nhau, đƣợc phân biệt bởi sự khác nhau
của một hoặc nhiều yếu tố chỉ tiêu đã đƣợc xác định và phân cấp. Đây là tổng hợp
chung của các loại hình đất đai (tính chất thổ nhƣỡng) với các yếu tố liên quan đến
sử dụng. Vùng đất có cùng khả năng sử dụng và mức độ thích nghi đối với một
LHSD đất nào đó đƣợc xác định là một ĐVĐĐ. [11].
1.2.5. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Units - LMU)
Đơn vị bản đồ đất đai là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất trong đánh
giá đất. LMU là một khoanh đất, vạt đất đƣợc xác định cụ thể trên bản đồ ĐVĐĐ
với những đặc tính và những tính chất đất đai riêng biệt thích nghi đồng nhất cho
từng LHSD đất, có cùng một điều kiện quản lí đất và cùng một KN sản xuất và cải
tạo [17].
1.2.6. Loại hình sử dụng đất đai ( Land Use Type - LUT)
LHSD đất đai là bức tranh mô tả sử dụng đất đai của một vùng đất với những
phƣơng thức quản lí sản xuất trong các điều kiện KT - XH và kĩ thuật đƣợc xác định
[11].
1.2.7. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất thể hiện qua phân bố các loại cây trồng, thảm thực
vật tự nhiên... là kết quả của quá trình sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại, làm
tiền đề cho hƣớng phát triển trong tƣơng lai [14].
Trong phân loại hiện trạng sử dụng đất, các LHSD đất thƣờng bao gồm: đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất dân cƣ... Hiện trạng sử dụng đất phản ánh KN sử
dụng đất đồng thời cũng là một trong những tiền đề cho việc đề xuất sử dụng đất đai
phù hợp với thực tế.
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây
công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
1.3.1. Quan điểm tiếp cận
1.3.1.1. Quan điểm lịch sử
17
Tự nhiên là một hệ thống phức tạp, bao gồm rất nhiều thành phần, giữa các
thành phần có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau. Sự phát sinh, phát triển của thành
phần tự nhiên này chịu sự chi phối của thành phần tự nhiên khác và ngƣợc lại. Do
đó, trong quá trình nghiên cứu, đánh giá bất kì loại tài nguyên của lãnh thổ nào cũng
cần có sự xem xét, thấu hiểu lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong
mối tƣơng quan với các yếu tố khác.
Đối với đánh giá tài nguyên đất đai, việc nghiên cứu lịch sử phát triển của hệ
thống nông nghiệp, hệ thống cây trồng và hiện trạng sử dụng đất là điều rất cần
thiết. Đây là cơ sở vững chắc cho việc đƣa ra những phƣơng án quy hoạch, định
hƣớng sử dụng hợp lí lãnh thổ, bố trí các loại cây trồng phù hợp.
1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu các thành phần tự nhiên, KT- XH
trong mối quan hệ tƣơng hỗ, tác động lẫn nhau, gắn bó với nhau chặt chẽ nhƣ là
một tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tất
cả các chỉ tiêu thuộc các thành phần mà tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa
chọn chỉ tiêu phù hợp.
Trong đề tài, quan điểm này thể hiện qua việc lựa chọn và xử lí các chỉ tiêu nhƣ
độ cao, loại đất, độ dốc, tầng dày, lƣợng mƣa, nhiệt độ, điều kiện tƣới, khả năng thoát
nƣớc.
Việc đề xuất LHSD đất đai huyện Buôn Đôn đƣợc dựa trên quan điểm tổng
hợp, có sự kết hợp giữa tiềm năng, định hƣớng sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụng đất
và kết quả đánh giá hiệu quả KT- XH, môi trƣờng của từng loại hình cụ thể.
1.3.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Bất kì sự vật, hiện tƣợng địa lí nào diễn ra cũng gắn liền với một lãnh thổ
nhất định. Sự phát triển của sự vật, hiện tƣợng không những thay đổi theo thời gian
mà còn phân hóa theo không gian. Theo quan điểm này, đề tài đánh giá các điều
kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là
ĐVĐĐ. Một ĐVĐĐ là một đơn vị phân cấp lãnh thổ, có sự đồng nhất tƣơng đối về
các chỉ tiêu thuộc tự nhiên và cả KT-XH. Dựa trên cơ sở này, chúng tôi tiến hành
đánh giá, so sánh các chỉ tiêu về yêu cầu sử dụng đất đai nông nghiệp với đặc điểm
18
của các ĐVĐĐ để xác định LHSD đất phù hợp.
1.3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của thế hệ tƣơng lai. Do đó, việc
khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai của lãnh thổ cần phải đƣợc nghiên cứu cụ thể,
chính xác. Sử dụng đất đai trong nông nghiệp không chỉ dựa vào đặc điểm tự nhiên
mà phải kết hợp với đặc điểm KT- XH, hiện trạng sử dụng đất đai cũng nhƣ các
định hƣớng phát triển của huyện Buôn Đôn nói riêng và tỉnh Đăk Lăk nói chung.
Ngoài ra, khi phân tích hiệu quả KT- XH và môi trƣờng của các mô hình
kinh tế nông hộ cũng cần phải đƣợc vận dụng theo quan điểm này nhằm đề xuất các
mô hình kinh tế hợp lí hơn trên lãnh thổ nghiên cứu.
1.3.2. Phương pháp đánh giá và phân hạng sự thích nghi đất đai
Để giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng phƣơng pháp
đánh giá định lƣợng. Áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của
D.L Armand (1975) để đánh giá mức độ thích nghi của các ĐVĐĐ đối với một số
loại hình sản xuất cây CNLN ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Bài toán có dạng:
Trong đó: - M0: Điểm đánh giá của các ĐVĐĐ
- a1, a2, a3,…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n
- n: Số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
Về phân hạng, hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách xác định hạng thích
nghi. Theo tổng kết và hƣớng dẫn của FAO (Bulletin N0
52), có 4 phƣơng pháp
phân hạng phổ biến có thể vận dụng là:
- Phân hạng chủ quan: Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các
chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ƣu điểm
của phƣơng pháp này là nhanh và sát thực tế, nhƣng hạn chế là mang tính chủ quan
nên khó thuyết phục.
- Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phƣơng pháp tƣơng đối đơn giản
n
M0 =  a1. a2. a3... an
19
vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng
suất và sản lƣợng cây trồng. Do đó, có thể căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có
thể xác định hạng. Hạn chế của phƣơng pháp này là hơi máy móc và không giải
thích đƣợc những mối tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái.
- Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phƣơng pháp chỉ thực hiện
trong các nghiên cứu chuyên sâu, với quy mô nhỏ. Phƣơng pháp này khá tỉ mỉ nên
tốn nhiều công sức và tiền của.
- Phân hạng theo phương pháp toán học: Đƣợc thực hiện bằng phép toán với
ƣu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những tham số
của vùng nghiên cứu một cách cụ thể.
Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent D và Young A. 1981 ;
Young A. 1989) và của một số tác giả đi trƣớc, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến
lớp (class), bao gồm: S1 (rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi) và N
(không thích nghi). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức
của Aivasian (1983). Công thức có dạng:
Trong đó: S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng
S max: Giá trị điểm tối đa
S min: Giá trị điểm tối thiểu
H: Số lƣợng loại đơn vị đất đai đƣợc đƣa vào tính toán
để đánh giá và phân hạng
Nhƣ vậy, số hạng đƣợc phân ra phụ thuộc vào giá trị điểm tối đa và tối thiểu
đƣợc chọn.
1.4. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu
năm
1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO
1.4.1.1. Nguyên tắc đánh giá đất đai (ĐGĐĐ)
Theo FAO, ĐGĐĐ phải thực hiện theo các nguyên tắc sau [11]:
Smax - Smin
S = 
1 + logH
20
- Mức độ thích nghi của đất đai phải đƣợc đánh giá, phân hạng cho các
LHSD đất cụ thể.
- Việc đánh giá phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần
thiết giữa các loại đất khác nhau.
- ĐGĐĐ phải dựa trên quan điểm tổng hợp.
- Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT- XH của vùng.
- KN thích hợp đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố
sinh thái trong sử dụng đất phải đƣợc dùng để quyết định.
- ĐGĐĐ phải đƣợc tiến hành trên cơ sở so sánh nhiều loại LHSD đất khác nhau.
1.4.1.2. Nội dung chính của ĐGĐĐ
Nội dung chính của ĐGĐĐ bao gồm 5 vấn đề sau:
- Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.
- Xác định và mô tả các LHSD đất và yêu cầu sử dụng đất.
- Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
- Phân hạng thích nghi đất đai.
- Đề xuất sử dụng đất đai.
1.4.1.3. Các bước chính trong ĐGĐĐ
1. Xác định mục tiêu
2. Thu thập tài liệu
3. Xác định loại hình SDĐĐ 4. Xác định các ĐVĐĐ
5. Đánh giá mức độ thích nghi
6. Phân tích hiệu quả KT – XH và môi trường
7. Xác định loại hình sử dụng đất đai thích nghi nhất
8. Quy hoạch sử dụng đất
9. Ứng dụng đánh giá đất đai
Hình 1.2. Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ theo FAO (1984)
21
a. Xác định mục tiêu
Đây là bƣớc quan trọng trong ĐGĐĐ vì nó xác định trƣớc đƣợc thời gian và
kinh phí thực hiện. Xác định mục tiêu đánh giá nhằm tạo cơ sở cho việc điều tra,
thu thập số liệu, tài liệu thuận lợi và có định hƣớng đúng mang tính khoa học, thực
tiễn khi quy hoạch sử dụng đất để đạt đƣợc kết quả cao. Bƣớc này bao gồm:
- Khảo sát thực tế để xác định các LHSD đất trên địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra nhu cầu của ngƣời sử dụng đất.
- Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ƣu tiên.
b. Thu thập tài liệu
Các tài liệu liên quan đến việc ĐGĐĐ bao gồm: số liệu về điều kiện tự
nhiên, KT - XH và môi trƣờng. Bên cạnh đó, nguồn tƣ liệu bản đồ nhƣ bản đồ địa
hình, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là rất cần thiết. Do đó, việc
thu thập đầy đủ số liệu là rất khó và tốn kém. Nhằm giảm bớt thời gian và kinh phí,
ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Tổng hợp chọn lọc, chỉnh sửa để sử dụng tối đa các tài liệu sẵn có.
- Tập trung thu thập các số liệu cần thiết trong đánh giá.
- Sử dụng công nghệ mới.
- Đối chiếu số liệu qua các thời kì và số liệu hiện trạng để chỉnh sửa cho phù
hợp với thực tế.
c. Xác định LHSD đất
Việc xác định LHSD đất tùy thuộc vào kích thƣớc lãnh thổ nghiên cứu:
- Xác định đến LHSD đất chủ yếu nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ
nghiệp… đối với lãnh thổ rộng lớn.
- Xác định đến cấp kiểu sử dụng đất nhƣ chuyên lúa, cây trồng cạn, cây ăn
quả… đối với lãnh thổ nhỏ, mức độ nghiên cứu chi tiết hơn.
Nếu việc đánh giá tiến hành ở mức độ rất chi tiết thì có thể xác định đến cấp
dạng sử dụng đất. Tuy nhiên, trong đánh giá, việc xác định các loại LHSD đất đai
cần căn cứ trên nhu cầu sinh lí, sinh thái của nhóm cây trồng, phải phù hợp với
chiến lƣợc phát triển KT- XH và tập quán canh tác của địa phƣơng.
22
d. Xác định đơn vị đất đai
ĐVĐĐ là vạt đất hay khoanh đất có đặc trƣng cụ thể, có thể nhìn thấy và xác
định đƣợc trên bản đồ. ĐVĐĐ là cơ sở cho việc đánh giá, là kết quả của sự chồng
ghép các bản đồ đơn tính nhƣ bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng
đất.
Tùy thuộc vào phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, mức độ chi tiết của công tác
đánh giá mà chọn yếu tố chủ đạo khi vạch ranh giới của các ĐVĐĐ. Vì vậy, việc
xác định các ĐVĐĐ và tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng đất mang
lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trƣờng.
e. Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi
Mức độ thích nghi là sự phù hợp của ĐVĐĐ nhất định đối với một LHSD
đất cụ thể và đƣợc xem xét trong điều kiện hiện tại và tƣơng lai.
Theo hƣớng dẫn của FAO, phân hạng sự thích nghi đất đai đƣợc chia làm 4
cấp: bậc (order), hạng (class), hạng phụ (subclass) và đơn vị (unit).
Phân hạng (Categories)
Bậc (order) Hạng (class) Hạng phụ (subclass) Đơn vị (unit)
S1 S2g S2i – 1
S - thích nghi S2 S2i S2i – 2
S3 S2s
N1 Nli
N - không thích nghi N2 Nlf
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi của đất đai theo FAO
* Bậc (order)
Cấp này đƣợc chia thành 2 bậc: S - Thích nghi
N - Không thích nghi
- Bậc thích nghi “S”: Là bậc cho năng suất cao khi đầu tƣ, không chịu ảnh
hƣởng của các rủi ro hoặc gây thiệt hại đến tài nguyên đất.
- Bậc không thích nghi “N”: Đất đai có các yếu tố hạn chế khắc nghiệt mà ở bậc
thích nghi không có, rất khó hoặc không thể khắc phục đƣợc đối với các LHSD đất.
23
* Hạng (class)
- Bậc thích nghi chia làm 3 hạng:
+ S1 - Rất thích nghi: Đặc tính đất đai không thể hiện các yếu tố hạn chế hoặc
chỉ thể hiện ở mức độ rất nhẹ, dễ khắc phục và không ảnh hƣởng đến năng suất của các
LHSD đất. Sản xuất trên hạng đất này rất thuận lợi, cho năng suất cao, đầu tƣ chi phí
thấp [11].
+ S2 - Thích nghi: Đặc tính đất đai thể hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ
trung bình có thể khắc phục đƣợc bằng các biện pháp khoa học kĩ thuật hoặc tăng
mức đầu tƣ cho LHSD đất đai. Sản xuất trên loại đất này đầu tƣ tốn kém hơn hạng S1
nhƣng vẫn có thể cho năng suất và sản lƣợng khá. Nếu có đầu tƣ và cải tạo hợp lí thì
một số hạng S2 có thể lên hạng S1 cho những LHSD đất nhất định [11].
+ S3 - Ít thích nghi: Đặc tính đất đai đã xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc
một yếu tố nghiêm trọng khó khắc phục nhƣ: đất có tầng dày mỏng, độ dốc lớn…
Những yếu tố hạn chế này chƣa đến mức phải từ bỏ loại LHSD đất trên nó. Trong sản
xuất, tuy có khó khăn, đầu tƣ chi phí lớn nhƣng vẫn có năng suất cao và có lãi [11].
- Bậc không thích nghi chia làm 2 hạng:
+ N1 - Hạng không thích nghi hiện tại: Đặc tính đất đai không thích nghi với
LHSD đất hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Yếu tố hạn chế đó có thể khắc
phục đƣợc bằng các biện pháp cải tạo đất để nâng hạng lên thích nghi.
+ N2 - Hạng không thích nghi vĩnh viễn: Đất có những yếu tố hạn chế rất
nghiêm trọng trong hiện tại không thể khắc phục đƣợc bằng bất cứ biện pháp kĩ thuật
hoặc kinh tế nào để trở thành hạng thích nghi của LHSD đất dự tính trong tƣơng lai.
Loại đất này không nên đƣa vào sử dụng vì nếu sử dụng sẽ không cho hiệu quả, thậm
chí còn gây tác hại đến môi trƣờng sinh thái [17].
* Hạng phụ thích nghi (subclass)
Hạng phụ thích nghi phản ánh các yếu tố hạn chế đang hạn chế KN sử dụng
đất của vùng nghiên cứu. Các yếu tố hạn chế ở phụ hạng chủ yếu là các điều kiện tự
nhiên. Kí hiệu của các yếu tố hạn chế là các chữ cái Latinh viết thƣờng. Nhƣ hạng
phụ thích nghi của LHSD đất là S2i có nghĩa là LHSD đất này có phân hạng thích
nghi trung bình do không có khả năng tƣới [17].
24
* Đơn vị thích nghi (unit)
Trong các chƣơng trình đánh giá ở cấp chi tiết cao (huyện, xã…), hạng phụ
đƣợc phân cấp thành đơn vị. Các yếu tố hạn chế ở hạng phụ, ngoài yếu tố tự nhiên
của các đơn vị bản đồ đất đai còn có các yếu tố hạn chế về quản lí sản xuất và đầu
tƣ sản xuất. Ví dụ nhƣ đối với một LHSD đất đai có thành phần cơ giới đất khác
nhau thì có sự quản lí khác nhau. Các yếu tố hạn chế về quản lí kinh tế phụ thuộc
vào các nông hộ, nông trại. Để nhận biết các đơn vị thích nghi đất đai, việc quản lí
chi tiết có thể đƣợc điều tra cụ thể trên đồng ruộng và cho từng nông hộ. Chẳng hạn
nhƣ phân hạng đơn vị thích nghi đất đai là S2d - 2 để chỉ mức độ thích nghi trung
bình, có khoảng cách từ ruộng đến kênh mƣơng tƣới nƣớc trung bình [11].
Nhƣ vậy, theo cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai của FAO thì tùy thuộc
vào mức độ chi tiết của các chƣơng trình đánh giá đất của mỗi quốc gia, mỗi vùng
nghiên cứu, mức độ phân cấp tỉ lệ bản đồ mà định ra các cấp và mức độ phân hạng
gọi là đánh giá mức độ thích nghi. Mức độ thích nghi là số đo nói lên chất lƣợng
của một ĐVĐĐ đảm bảo tốt đến mức độ nào đó về nhu cầu của LHSD đất. Mức độ
thích nghi đƣợc đánh giá cho một LHSD đất trên từng ĐVĐĐ dựa trên cơ sở:
- Xác định yêu cầu sử dụng đất đai đối với các loại đất và điều kiện sinh thái.
- Phân cấp các chỉ tiêu để xác định mức độ thích nghi của từng LHSD đất.
g. Xác định hiệu quả KT-XH và môi trường
ĐGĐĐ không chỉ dừng lại ở việc xác định ĐVĐĐ, LHSD đất mà còn phải
đáp ứng đƣợc yêu cầu về hiệu quả KT- XH và bền vững về môi trƣờng. Việc điều
tra tình hình KT- XH là một việc làm rất quan trọng trong ĐGĐĐ, giúp cho công
tác quy hoạch đúng hƣớng và là cơ sở ban đầu để hình thành mục tiêu nghiên cứu.
h. Xác định LHSD đất đai thích nghi nhất
ĐVĐĐ đƣợc đánh giá và phân hạng theo mức độ thích nghi đối với từng
nhóm hoặc từng loại cây trồng cụ thể. Yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình đã
đƣợc các nhà nghiên cứu thống kê và ghi chép thành sách để tra cứu nhƣ sổ tay cây
trồng…
Trên cơ sở đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi, kết hợp với việc xem
xét hiệu quả KT- XH và môi trƣờng mà lựa chọn LHSD đất thích nghi nhất.
25
i. Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đất đai đƣợc tiến hành bắt đầu từ việc ĐGĐĐ. Trong quá trình
đánh giá thƣờng tập trung vào tiềm năng của các ĐVĐĐ riêng lẻ và cho các mục đích
sử dụng khác nhau nhƣng việc quy hoạch sử dụng đất lại đƣợc tiến hành trên quy mô
tổng thể.
k. Ứng dụng ĐGĐĐ
Mục đích cuối cùng của ĐGĐĐ và quy hoạch đất đai là việc áp dụng các kết
quả đánh giá, các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất vào nhu cầu thực tiễn sản xuất
nhằm đƣa lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc ứng dụng kết quả ĐGĐĐ vào một lãnh
thổ sản xuất rất đa dạng và phức tạp. Nó sẽ tạo nên một hệ thống sử dụng đất phù
hợp với hệ thống cây trồng vật nuôi có thể phát triển riêng rẽ hoặc nuôi trồng xen kẽ
với nhau.
1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu
năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Căn cứ theo quy trình ĐGĐĐ theo FAO, mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm đặc
thù lãnh thổ nghiên cứu, thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành
ĐGĐĐ ở huyện Buôn Đôn với 8 bƣớc nhƣ sau:
1. Xác định mục tiêu
2. Thu thập tài liệu
3. Xác định loại hình SDĐĐ 4. Xác định các ĐVĐĐ
5. Đánh giá mức độ thích nghi
6. Phân tích hiệu quả KT – XH và môi trường
7. Xác định loại hình sử dụng đất đai thích nghi nhất
8. Đề xuất sử dụng đất đai
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ ở huyện Buôn Đôn
26
1.5. Tiểu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, đề tài đã thực hiện đƣợc những công việc sau:
- Tiến hành tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu ĐGĐĐ
trên thế giới, ở Việt Nam và ở lãnh thổ nghiên cứu.
- Phân tích, làm rõ các khái niệm liên quan đến ĐGĐĐ nhƣ đất, đất đai,
ĐVĐĐ, đơn vị bản đồ đất đai, LHSD đất, hiện trạng sử dụng đất, ĐGĐĐ.
- Trình bày quy trình ĐGĐĐ theo hƣớng dẫn của FAO và vận dụng cụ thể
vào lãnh thổ nghiên cứu với 8 bƣớc, đó là xác định mục tiêu, thu thập tài liệu, xác
định các LHSD đất, xác định các ĐVĐĐ, đánh giá mức độ thích nghi, phân tích
hiệu quả KT- XH và môi trƣờng, xác định các LHSD đất thích nghi nhất, đề xuất sử
dụng đất đai.
- Xác định các quan điểm tiếp cận là quan điểm lịch sử, tổng hợp, lãnh thổ và
phát triển bền vững.
- Xác định sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L
Armand (1975) và công thức Aivaisian (1983) để đánh giá và phân hạng mức độ
thích nghi của các ĐVĐĐ.
27
Chƣơng 2
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY
CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK
2.1. Khái quát đặc điểm địa lí huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk liên quan
đến đánh giá, sử dụng tài nguyên đất đai
2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Buôn Đôn là huyện biên giới thuộc tỉnh Đăk Lăk đƣợc thành lập ngày
7/10/1995 theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ. Lãnh thổ của huyện nằm trong
hệ tọa độ từ 120
38’42 đến 130
06’07 vĩ độ Bắc và từ 1070
27’59 đến 1080
02’36 kinh
độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Ea Súp, phía Đông giáp huyện Cƣ Mgar, phía Tây
giáp Vƣơng quốc Campuchia với đƣờng biên giới dài khoảng 46,7 km và phía Đông
Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía Nam giáp tỉnh Đăk Nông.
Diện tích tự nhiên của cả huyện là 140.818,4 ha với số dân 66.300 ngƣời
(2018). Buôn Đôn hiện nay gồm 7 xã: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuôl, Ea
Wer, Krông Na, Tân Hòa với tổng số 99 thôn buôn. Thị trấn Buôn Đôn nằm ở trung
tâm huyện, cách Buôn Ma Thuột khoảng 25km. Cơ quan hành chính của huyện nằm
trên địa bàn xã Tân Hòa.
Tuy là huyện biên giới nằm sâu trong nội địa, nhƣng Buôn Đôn lại có nhiều
điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp do trên địa bàn
huyện có đƣờng tỉnh lộ 1 và tỉnh lộ 5 chạy qua, gần thành phố Buôn Ma Thuột và
một số tuyến đƣờng liên xã, liên thôn cũng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nên Buôn Đôn
có thể dễ dàng giao lƣu với các địa phƣơng trong tỉnh và với nƣớc láng giềng
Campuchia. Trong xu thế hội nhập đến năm 2025, định hƣớng đến 2030, Buôn Đôn
ngày càng khẳng định vị trí trung tâm của mình trong chiến lƣợc phát triển KT - XH của
tỉnh Đăk Lăk nói riêng và của vùng Tây Nguyên nói chung.
Vị trí nhƣ trên đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để Buôn Đôn giao lƣu và
trao đổi hàng hóa nông nghiệp với các địa phƣơng trong tỉnh và trong vùng. Song,
việc nằm sâu trong nội địa cùng với địa hình miền núi ít nhiều cũng gây ra một số
28
khó khăn cho việc thiết lập các mối liên hệ kinh tế ở trong và ngoài tỉnh cũng nhƣ
trong việc trồng, chăm sóc các loại cây CNLN.
2.1.1.2. Địa hình
Phần lớn diện tích Buôn Đôn nằm trong vùng bán bình nguyên Ea Sup. Đây
là bề mặt bóc mòn, san phẳng tạo nên địa hình khá bằng phẳng, đồi lƣợn sóng, độ
cao trung bình 200 - 300m. Địa hình khá đa dạng, đƣợc phân thành 3 dạng chính là
đồi và núi thấp, cao nguyên núi lửa và thung lũng ven sông.
- Địa hình đồi và núi thấp: độ cao trung bình từ 200 - 250m so với mực nƣớc
biển, diện tích khoảng 122.200 ha, chiếm 86,51% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ
yếu ở phía Tây Bắc của huyện với đỉnh cao nhất là Cƣ M'Lanh (502m) bắt đầu từ
biên giới Việt Nam - Campuchia tới gần huyện Buôn Đôn, điểm giữa dãy là đỉnh Chƣ
Minh cao 384m và cuối dãy là đỉnh Chƣ Ket giáp xã Ea MDRoh huyện CƣM’gar có độ
cao 500m. Phía Tây là ngọn núi thấp Yok Đa cao 466m, phía Bắc là dãy núi thấp Yok
Đôn cao 482m và phía Đông Bắc có ngọn núi thấp Chƣ Bur cao 552,3m.
- Địa hình cao nguyên núi lửa: độ cao trung bình từ 250 – 300m so với mực
nƣớc biển có diện tích 17.901 ha, chiếm 12,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía
Đông và Đông Nam của huyện, có độ chia cắt nhẹ đến trung bình tạo thành những
dãy đồi lƣợn sóng, độ dốc từ 8 - 150
. Địa hình có xu hƣớng thấp dần từ Đông Bắc
xuống Tây Nam.
- Dạng địa hình bằng phẳng: chiếm 0,81% diện tích tự nhiên toàn huyện,
nằm ở những nơi trũng thấp, phân bố dọc theo các sông, suối lớn trên địa bàn huyện
thuộc lƣu vực sông Sêrêpôk tạo nên những vùng tƣơng đối bằng phẳng, hầu nhƣ
không bị chia cắt, có độ dốc 0 - 300
, về mùa mƣa thƣờng ngập úng.
Sự phân hóa đa dạng về địa hình tạo điều kiện cho việc bố trí các LHSD đất
đai, nhất là loại hình cây CNLN nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi
trƣờng lãnh thổ theo quan điểm phát triển bền vững.
29
30
2.1.1.3. Khí hậu
Do đặc điểm địa hình thấp lại nằm sâu trong lục địa, bao quanh là những dãy
núi cao, lớp thực vật chủ yếu là rừng khộp đã làm cho khí hậu của huyện Buôn Đôn
trở nên khô và nóng hơn so với các khu vực khác trong tỉnh Đăk Lăk. Theo Trung
tâm Dự báo khí tƣợng - thủy văn tỉnh Đăk Lăk, khí hậu huyện Buôn Đôn mang đặc
trƣng gió mùa nhiệt đới cao nguyên có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa
mƣa từ tháng 4 đến hết tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Tổng nhiệt độ hoạt động trung bình năm khoảng 9.000 - 9.5000
C; nhiệt độ
trung bình trong năm là 24,60
C, cao nhất trong năm 29,70
C và thấp nhất trong năm
21,30
C; biên độ nhiệt ngày đêm rất lớn, nhất là vào mùa khô tới 13 - 150
C [4].
- Độ ẩm tƣơng đối hàng năm 81%, thấp nhất 47%.
- Lƣợng mƣa trung bình năm của huyện từ 1.400 - 1.600mm, khá thấp so với
các vùng khác trong tỉnh. Lƣợng mƣa có sự phân hóa theo mùa trong năm. Mùa
mƣa chiếm khoảng 92,5%, còn mùa khô chỉ chiếm khoảng 7,5% lƣợng mƣa cả
năm. Tháng 6 có lƣợng mƣa lớn nhất, khoảng 2.800mm; tháng 1 có lƣợng mƣa thấp
nhất, thậm chí có năm không có mƣa; số ngày mƣa trung bình năm là 125 ngày[19].
- Chế độ gió: Có hai hƣớng thịnh hành là gió Đông Bắc, xuất hiện vào các
tháng mùa khô và gió Tây Nam xuất hiện vào các tháng mùa mƣa, tốc độ gió trung
bình là từ 2,4 - 5,4 m/s. Đặc biệt, đây là khu vực rất ít chịu ảnh hƣởng của bão.
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu Buôn Đôn khá thuận lợi cho việc phát triển
các loại cây CNLN. Tuy nhiên, vào mùa khô, gió Đông Bắc hoạt động mạnh thƣờng
gây khô nóng làm cho lƣợng bốc hơi lớn nên tình trạng khô hạn càng nghiêm trọng
hơn, gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc đảm bảo nƣớc tƣới vào mùa khô.
2.1.1.4. Thủy văn
Huyện Buôn Đôn nằm trong lƣu vực sông Sêrêpôk, có mạng lƣới sông ngòi
dày đặc, từ 0,4 - 0,6 km/km2
.
- Nƣớc mặt: tập trung chủ yếu trên các sông nhƣ Sêrêpôk, Đăk Klau, Đăk
Kin, Đăk Na, Ea Tul, Ea Drai...trong đó sông Sêrêpôk là con sông lớn nhất chạy qua
địa bàn huyện với tổng chiều dài 89,3 km. Mùa mƣa, nƣớc sâu từ 5 - 10m, mùa khô
từ 2 - 4m [34].
31
Lòng sông rộng từ 100 - 150m, lƣu lƣợng dòng chảy trung bình khoảng 260 -
300m3
/s, sông có nhiều thác gềnh. Đây là nguồn cung cấp nƣớc sản xuất và sinh
hoạt chủ yếu cho toàn huyện.
- Nƣớc ngầm: theo kết quả nghiên cứu của liên đoàn Địa chất Miền Trung,
nguồn nƣớc ngầm của huyện Buôn Đôn chủ yếu là vận động, tàng trữ trong thành
tạo phun trào bazan, độ sâu từ 15m đến 50m. Trữ lƣợng khai thác trung bình 189
m3
/ngày. Một vài nơi trên địa bàn của huyện, có thể thiết kế và xây dựng các nhà
máy cấp nƣớc tập trung quy mô nhỏ hơn 300 m3
/ngày nhƣ ở trung tâm huyện, xã
Cuôr Knia. Vùng phía Tây của huyện nghèo nƣớc ngầm, nƣớc có tính cứng cao.
Đặc điểm thủy văn Buôn Đôn tƣơng đối thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Diện tích mặt nƣớc khá phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng
cây công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng tài nguyên nƣớc cũng cần có những
quy hoạch và định hƣớng hợp lí, nhất là vào mùa khô.
2.1.1.5. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra, phân loại đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tài nguyên đất của huyện Buôn
Đôn đƣợc chia làm 8 loại đất chính:
+ Đất xám trên đá macma axit và đá cát (Xa): có diện tích 5.969,8 ha, chiếm
4,24% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở rìa phía tây, phía bắc và rìa phía
đông của xã Krông Na. Loại đất này đƣợc hình thành trên đá cát kết, nghèo mùn,
đạm, lân, kali nên chỉ thích hợp trồng một số loại cây CNLN nhƣ điều, cao su.
+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan (Rk): có diện tích 1.047,3 ha,
chiếm 0,75% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở xã Ea Nuôl và Ea Bar
nơi có địa hình bằng và trũng thấp. Đất này có độ phì cao, khả năng giữ nƣớc tốt
nên thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.
+ Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan (Ru): có diện tích 919,6 ha,
chiếm 0,65% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố giữa ranh giới 2 xã Tân Hoà và
Cuôr Knia.
32
+ Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): có diện tích 1.849,4 ha, chiếm 1,32% diện
tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở xã Cuôr Knia và Ea Bar. Loại đất này
rất phù hợp để trồng cây CNLN.
+ Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu): có diện tích 6.583,3 ha, chiếm 4,67%
diện tích tự nhiên của huyện, phân bố nhiều ở phía đông nam của huyện.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): có diện tích 21.851 ha, chiếm
15,52% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố nhiều ở Krông Na, Ea Nuôl và Ea
Wer. Loại đất này có diện tích tƣơng đối lớn.
+ Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): có diện tích 7.666,1 ha, chiếm 5,44%
diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố nhiều ở phía tây bắc của huyện và rải rác giữa
ranh giới 2 xã Krông Na và Ea Huar.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): với diện tích 94.931,9 ha, chiếm tới 67,41%
tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đây là nhóm đất chính của huyện, nhóm đất này
đƣợc hình thành trên đá mẹ bazan, đá phiến sét và đá granit.
2.1.1.6. Tài nguyên rừng
Buôn Đôn là huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh Đăk Lăk. Năm 2018 tổng
diện tích đất có rừng trên địa bàn là 106.829 ha; trong đó rừng sản xuất 8.526 ha,
chiếm 8,0% tổng diện tích đất có rừng; rừng phòng hộ 4.378 ha, chiếm 4,1% tổng
diện tích đất có rừng; rừng đặc dụng 93.925 ha, chiếm 87,9% tổng diện tích đất có
rừng, lớn thứ hai cả nƣớc, thuộc quản lí của Vƣờn quốc gia Yok Đôn. Tài nguyên
rừng rất đa dạng, phong phú về số lƣợng, chủng loài (có 854 loài thuộc 478 chi và
129 họ thực vật, trong đó có 14 loài quý hiếm đƣợc ghi vào Sách đỏ Việt Nam năm
2007 cần đƣợc bảo vệ) [34].
Các kiểu thảm thực vật rừng chính gồm: kiểu rừng rụng lá cây họ Dầu, kiểu
này còn gọi là rừng Khộp đặc trƣng cho điều kiện lập địa của huyện Buôn Đôn,
chiếm diện tích lớn nhất; kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới; kiểu rừng
kín cây lá rộng nửa rụng lá mƣa mùa nhiệt đới; kiểu phụ thứ sinh rừng tre nứa, hỗn
giao gỗ nứa; trảng cây bụi và trảng cỏ.
Tuy nhiên, công tác quản lí và bảo vệ đa dạng sinh học chƣa đƣợc chú trọng
làm cho nguồn lợi này đã và đang suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài động thực vật
33
quý hiếm đã bị diệt chủng hoặc di cƣ sang vùng khác. Hiện nay, những loài có giá
trị kinh tế, khoa học còn lại không đáng kể. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận
động, cấm săn bắt động vật quý hiếm cần đƣợc quan tâm, cần đầu tƣ kinh phí thích
đáng để phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên này.
Qua phân tích trên cho thấy lãnh thổ huyện Buôn Đôn là vùng đồi núi thì
việc quy hoạch sử dụng đất đai hợp lí nhằm phát huy lợi thế thổ nhƣỡng, khí hậu
thuận lợi cho loại hình cây CNLN nhằm góp phần phát triển KT- XH và bảo vệ môi
trƣờng theo hƣớng bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân cư và dân tộc
Năm 2018, tổng số dân của huyện Buôn Đôn là 66.300 ngƣời. Trên bình diện
cả tỉnh, quy mô dân số của huyện thuộc loại nhỏ, đứng thứ 13 của tỉnh Đăk Lăk.
Mật độ dân số trung bình là 46,87 ngƣời/km2
(đứng thứ 14 toàn tỉnh). Từ năm 1992
trở về trƣớc, tỉ suất tăng dân số tự nhiên trung bình năm trên 2%, nhƣng hiện nay
nhờ thực hiện có kết quả chƣơng trình Dân số - kế hoạch hóa gia đình, tốc độ dân số
tăng chậm và đạt mức 1,12% năm 2018 [2].
Dân cƣ của huyện Buôn Đôn phân bố không đều. Phía Đông Nam của huyện
có mật độ dân số cao nhất, nhƣ xã Cuôr Knia, Tân Hòa, Ea Nuôl, nhất là xã Ea Bar
653,74 ngƣời/km2
; trong khi đó các xã ở phía Tây và phía Bắc mật độ dân số rất
thấp, nhƣ xã Krông Na chỉ 4,63 ngƣời/km2
[32].
Là một huyện đa dân tộc, Buôn Đôn là địa bàn cƣ trú từ lâu đời của 18 dân
tộc anh em, bao gồm dân tộc Kinh, Ê đê, M’Nông, Lào, Nùng, Tày, Thái...Trong đó
dân tộc thiểu số là 5.149 hộ, chiếm 39% tổng số toàn huyện (riêng dân tộc thiểu số
tại chỗ 2.058 hộ, chiếm 40% số hộ dân tộc thiểu số toàn huyện). Các dân tộc tuy có
nhiều truyền thống tốt đẹp, nhƣng cũng vẫn còn nhiều tập quán lạc hậu, trình độ dân
trí còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Tổng số hộ nghèo toàn huyện là 3.138 hộ, chiếm 20,6% số hộ toàn huyện, trong đó
số hộ nghèo là ngƣời dân tộc thiểu số 2.357 hộ, chiếm 15,5% số hộ toàn huyện [4].
Đây là một khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển KT- XH của huyện và tạo áp
34
lực lớn đối với việc sử dụng đất của địa phƣơng, trong đó có quỹ đất trồng cây
CNLN.
Từ năm 2010 đến nay, tình trạng dân di cƣ từ các tỉnh phía Bắc đến huyện
Buôn Đôn ngày càng nhiều (năm 2012 là 1.277 ngƣời, năm 2014 là 765 ngƣời, năm
2015 là 885 ngƣời) đã làm cho tình hình dân số ở đây có sự biến động đáng kể. Số
ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động của huyện không ngừng tăng
lên, năm 2010 là 26.400 ngƣời, đến năm 2015 là 35.200 ngƣời; năm 2018 là 45.513
ngƣời. Nguồn nhân lực không ngừng tăng thêm là yếu tố quan trọng cho phát triển
kinh tế của huyện.
Với đặc điểm một huyện miền núi, có sự phân bố của nhiều dân tộc ít ngƣời
nên nền kinh tế của huyện Buôn Đôn chậm phát triển, trình độ dân trí của nhân dân
nhìn chung còn thấp. Hiện nay, tỉ lệ ngƣời lao động chƣa qua đào tạo chiếm trên
66%. Trong tổng số lao động có chuyên môn kĩ thuật, số ngƣời có trình độ cao
đẳng, đại học và trên đại học cũng chiếm tỉ lệ rất thấp, khoảng 18%; số ngƣời có
trình độ trung cấp là 30%; số còn lại là những ngƣời có trình độ sơ cấp và công
nhân kĩ thuật.
Đặc điểm dân cƣ, dân tộc cũng có ảnh hƣởng nhất định tới sự phát triển
ngành nông nghiệp của huyện. Sự có mặt của 18 dân tộc anh em trong huyện làm
cho ngành sản xuất nông nghiệp ở đây cũng trở nên đa dạng với nhiều loại hình
hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, do quy mô dân số và lực lƣợng lao động nhỏ, nhất
là lao động có kĩ thuật sẽ gây ra không ít khó khăn trong vấn đề cung cấp lao động
cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Đặc biệt tình trạng thiếu lao động có chuyên
môn kĩ thuật và tay nghề xảy ra phổ biến ở những nơi có các dân tộc ít ngƣời sinh
sống làm cho nền sản xuất nông nghiệp tại đây vốn đã lạc hậu nay càng trở nên khó
khăn hơn.
35
2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Ngành nông nghiệp
Tuy nông nghiệp chỉ đóng góp phần không lớn trong tổng thu nhập của toàn
huyện nhƣng nó có tính quyết định tới sự bình ổn nền kinh tế vì phần lớn dân cƣ
huyện Buôn Đôn sống ở nông thôn, hoạt động sản xuất dựa vào nông nghiệp là chủ
yếu.
Trong những năm qua mặc dù có dịch bệnh và sự biến đổi khí hậu xảy ra gây
thiệt hại khá lớn cho ngành chăn nuôi và trồng trọt của huyện nhƣng nhìn chung giá
trị sản xuất nông nghiệp huyện Buôn Đôn giai đoạn 2015- 2018 vẫn phát triển ổn
định, tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2015-
2018 đạt 103,1%.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Buôn Đôn 2015 - 2018
Năm ĐVT Giá trị sản xuất Tốc độ tăng GTSX (%)
2015 Tỉ đồng 992 104,6
2016 Tỉ đồng 1020 102,8
2017 Tỉ đồng 1055 103,4
2018 Tỉ đồng 1073 101,7
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Buôn Đôn
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm, tăng 81 tỉ đồng từ 2015 đến
2018 (tăng 108,16%).
36
- Trồngtrọt:
Bảng 2.2. Sản lƣợng một số cây trồng chính huyện Buôn Đôn
ĐVT: Tấn
Năm 2015 2016 2017 2018
Nhóm cây lƣơng thực
Lúa 14.305 14.467 14.136 15.338
Ngô 37.695 41.303 33.250 35.982
Nhóm cây màu
Đậu 1.521 1.722 1.505 1.630
Sắn 21.130 15.510 19.688 16.800
Mía 27.450 29.100 28.080 28.080
Cây công nghiệp lâu năm
Điều 966 1020 937 937
Cà phê 9.248 9.674 9.553 10.187
Cao su 10 30 15 20
Hồ tiêu 1.274 1.404 1.610 1.769
Nguồn: Phòng thống kê huyện Buôn Đôn
Qua số liệu bảng 2.2, ta thấy sản lƣợng của một số cây trồng chính tại huyện
Buôn Đôn có sự biến động hàng năm nhƣngkhông đáng kể.
Trong nhóm cây lƣơng thực, sản lƣợng lúa tăng 1.033 tấn, tăng 107,2% từ
năm 2015 đến 2018. Sản lƣợng ngô giảm 1.713 tấn, giảm 4,54% sau 3 năm. Tuy
nhiên, sản xuất cây lƣơng thực của huyện Buôn Đôn vẫn luôn đảm bảo diện tích
cũng nhƣ sản lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu trên địa bàn. Trong nhóm hoa màu, sản
lƣợng đậu tăng 109 tấn, tăng 107,16% và mía tăng 102,3%, sản lƣợng sắn giảm
20,5%.
Nhóm cây CNLN có sản lƣợng giảm là điều từ 966 tấn năm 2015 còn 937
tấn năm 2018 do tình trạng thiếu nƣớc nghiêm trọng, hơn nữa giá cả trong vài năm
trở lại đây liên tục giảm nên diện tích cây trồng thu hẹp dần chuyển đổi sang các
mục đích khác. Sản lƣợng của các loại cà phê, cao su, tiêu đều tăng, trong đó sản
lƣợng cà phê là tăng nhanh nhất, tăng 110% [2].
37
Bảng 2.3. Năng suất của một số cây trồng chính huyện Buôn Đôn
ĐVT: tạ/ha
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Nhóm cây lƣơng thực
Lúa 55,6 58 53 57
Ngô 51,3 54 52,9 54
Nhóm cây màu
Đậu đỗ 9,3 10 7,1 9
Sắn 115 110 108 105
Mía 600 600 600 600
Cây công nghiệp lâu năm
Điều 14 15 14 14
Cà phê 27 28 24,8 26
Hồ tiêu 26 27 26,1 27
Nguồn: Phòng thống kê huyện Buôn Đôn
Ngành trồng trọt của huyện luôn đƣợc ƣu tiên phát triển, nhƣng sản lƣợng
cũng nhƣ năng suất của các loại cây trồng không ổn định là do kỹ thuật, chất đất
cũng nhƣ giá cả của một số loại nông sản biến động bất thƣờng, thể hiện tính quy
hoạch sản xuất tự phát của mỗi hộ gia đình, kỹ thuật sản xuất chƣa cao. Bên cạnh
đó đặc thù khí hậu, thời tiết khắc nghiệt gây tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông
nghiệp. [2]
- Chăn nuôi
Trong những năm qua nhờ chính sách, nguồn vốn hỗ trợ của các chƣơng
trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, khuyến khích các hộ nông dân mở
rộng đầu tƣ, tăng số lƣợng đàn gia súc, gia cầm tạo thêm nguồn thu nhập, tổng đàn
gia cầm trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng, bình quân hàng năm từ 1,1% -
1,5%.
38
Bảng 2.4. Số lƣợng gia súc, gia cầm huyện Buôn Đôn giai đoạn 2015-2018
-
Năm ĐVT Trâu Bò Lợn Dê Gia cầm
2015 Con 3.760 12.800 34.020 3.820 292.000
2016 Con 3.482 12.941 35.500 4.000 305.000
2017 Con 3.850 13.400 35.510 4.141 289.100
2018 Con 3.630 13.300 37.800 4.650 307.000
Nguồn: Phòng thống kê huyện Buôn Đôn
Tuy nhiên, qua số liệu số lƣợng gia súc, gia cầm huyện Buôn Đôn ta thấy
ngành chăn nuôi qua nhiều năm chịu nhiều tổn thất do dịch bệnh. Tổng đàn trâu, bò
giảm nhanh năm 2017 đạt 17.250 con đến năm 2018 giảm còn 16.930 con.
Nhìn chung, xu hƣớng chuyển dịch cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng trong nội
bộ ngành chăn nuôi diễn ra vẫn còn chậm, tốc độ tăng bình quân hàng năm chỉ đạt
1,07%[2].
Mặc dù công tác khoanh vùng chăn nuôi, phòng ngừa, cách ly vùng khi có
dịch đƣợc thƣờng xuyên trú trọng, tuy nhiên do cách tiếp cận khoa học kĩ thuật
cũng nhƣ ý thức phòng dịch của ngƣời dân chƣa cao. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ
thú y cơ sở còn thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng nên chƣa phát hiện và
hƣớng dẫn kịp thời cho các hộ nông dân biết phòng tránh nên dẫn tới tốc độ tăng
trƣởng hàng năm của ngành chăn nuôi luôn ở mức thấp.
Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi đã có những sự thay đổi để phù hợp
hơn với nhu cầu thị trƣờng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong
huyện. Đàn lợn không những gia tăng về số lƣợng mà còn lai tạo những giống mới
có năng suất cao hơn, giống lợn siêu nạc đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng…
- Lâm nghiệp
Năm 2018, huyện Buôn Đôn có diện tích đất lâm nghiệp là 115.424,1 ha.
Diện tích đất có rừng là 106.829 ha. Trong đó rừng tự nhiên là 106.489,3 ha, chiếm
99,68% ; rừng trồng là 339,7 ha, chiếm 0,32% ; đất chƣa có rừng là 8.595,1 ha [20].
Buôn Đôn là huyện có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển ngành lâm
nghiệp. Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp của huyện đã thu đƣợc những
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...KhoTi1
 
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀITHỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀIhieu anh
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đĐề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
 
Khóa Luận Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Gis, 9 điểm
Khóa Luận Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Gis, 9 điểmKhóa Luận Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Gis, 9 điểm
Khóa Luận Ứng Dụng Hệ Thống Thông Tin Địa Lý Gis, 9 điểm
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOTLuận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương TàiLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND huyện Lương Tài
 
Luận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái NguyênLuận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Quản lý sử dụng hiệu quả đất trồng lúa tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đ
Đề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đĐề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đ
Đề tài: Nâng cao chất lượng hành chính công tại Quận Kiến An, 9đ
 
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀITHỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAYĐề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
Đề tài: Xây dựng văn hóa công sở tại UBND quận Đồ Sơn, HAY
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, HOT
 
Bài Giảng GIS ICTU
Bài Giảng GIS ICTUBài Giảng GIS ICTU
Bài Giảng GIS ICTU
 

Similar a Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...nataliej4
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar a Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk (20)

Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
Nghiên cứu cơ sở địa lý học trong khai thác sử dụng đất TP Đà Lạt - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngàyLuận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai quy hoạch cây công nghiệp dài ngày
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài n...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAYLuận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
Luận văn: Công chứng, chứng thực các giao dịch về đất đai, HAY
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu nămĐánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
Luận án: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HAY
Luận án: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HAYLuận án: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HAY
Luận án: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HAY
 
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũLuận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
Luận án: Mô hình hoá không gian trong phân vùng cảnh báo lũ
 
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà TĩnhLuận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
Luận văn: Hiệu quả quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Tĩnh
 
Đề tài: Cọc đất xi măng gia cố nền cho bể chứa xăng dầu, HAY
Đề tài: Cọc đất xi măng gia cố nền cho bể chứa xăng dầu, HAYĐề tài: Cọc đất xi măng gia cố nền cho bể chứa xăng dầu, HAY
Đề tài: Cọc đất xi măng gia cố nền cho bể chứa xăng dầu, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
Luận văn: Nghiên cứu tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông...
 
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếuLuận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
Luận văn: Tai biến trượt lở đất dọc hành lang các tuyến giao thông trọng yếu
 
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 

Más de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Más de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Último

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 

Último (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 

Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------ TRƢƠNG THỊ THANH HÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN MÃ SỐ: 8440217 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NĂM HUẾ, 2019
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Trƣơng Thị Thanh Hà
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hƣớng dẫn khoa học TS. Lê Năm và các thầy, cô giáo trong Khoa Địa lí, Trƣờng ĐHSP Huế đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận văn đƣợc hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học Trƣờng ĐHSP Huế, Phòng Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn huyện Buôn Đôn, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Chi cục thống kê, UBND huyện Buôn Đôn, Trung tâm khí tƣợng Thủy văn tỉnh Đăk Lăk, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đăk Lăk, Cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk đã cung cấp tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn. Huế, tháng 5 năm 2019 Tác giả Trƣơng Thị Thanh Hà
  • 4. iv MỤC LỤC PHỤ BÌA................................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................iii MỤC LỤC ...........................................................................................................................iv BẢNG CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................x MỞ ĐẦU ............................................................................... Error! Bookmark not defined. 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.....................Error! Bookmark not defined. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..Error! Bookmark not defined. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............Error! Bookmark not defined. 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIError! Bookmark not defined. 6. CƠ SỞ TÀI LIỆU................................................................................................7 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................8 NỘI DUNG .........................................................................................................................9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM ......................9 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp...................................................................................................................9 1.1.1. Trên thế giới...........................................................................................9 1.1.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................10 1.1.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá, sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp có liên quan đến huyện Buôn Đôn.................................................................13 1.2. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong đề tài ..............................................14 1.2.1. Đánh giá ...............................................................................................14 1.2.2. Đánh giá đất đai ...................................................................................14 1.2.3. Quan niệm về đất và đất đai.................................................................15
  • 5. v 1.2.4. Đơn vị đất đai (Land Units - LU) ........................................................15 1.2.5. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Units - LMU).................................16 1.2.6. Loại hình sử dụng đất ( Land Use Type - LUT)..................................16 1.2.7. Hiện trạng sử dụng đất.........................................................................16 1.3. Quan điểm và phƣơng pháp đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk ...............................................16 1.3.1. Quan điểm tiếp cận ..............................................................................16 1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai..........................18 1.4. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.........................................................................19 1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO...................................................19 1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk .....................................................................25 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................26 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK ...................................................................................................................................27 2.1. Khái quát đặc điểm địa lí huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk liên quan đến đánh giá, sử dụng tài nguyên đất đai .................................................................27 2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên.......................................................................27 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.....................................................................33 2.2. Đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk .............................................................................................43 2.2.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ)............................................43 2.2.2. Đánh giá, phân hạng thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng ........................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Kết quả đánh giá phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk……………………………………………………...…………………….63 2.2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................69
  • 6. vi CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK.....................................................................................................71 3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất ................................................................71 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk .....................71 3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế-xã hội huyện Buôn Đôn đến năm 2025...73 3.1.3. Phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trƣờng của một số loại hình cây công nghiệp lâu năm................................................................................76 3.2. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk................................82 3.2.1. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đƣợc chọn theo các đơn vị đất đai ....82 3.2.2. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đất đai theo các tiểu vùng sinh thái ........................................................................................................................83 3.3. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững cây công nghiệp lâu năm huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.................................................................89 3.3.1. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội............................................................89 3.3.2. Nhóm giải pháp khoa học - công nghệ ..............................................911 3.3.3. Nhóm giải pháp môi trƣờng sinh thái ................................................911 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................92 1. Kết luận .............................................................................................................92 1.1. Kết quả đạt đƣợc của đề tài ........................................................................92 1.2. Những tồn tại ..............................................................................................93 2. Kiến nghị ...........................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................94
  • 7. vii BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chú thích 1 CNLN Công nghiệp lâu năm 2 DT Diện tích 3 ĐGĐĐ Đánh giá đất đai 4 ĐK Điều kiện 5 ĐVĐĐ Đơn vị đất đai 6 ĐVT Đơn vị tính 7 ITN Ít thích nghi 8 KN Khả năng 9 KT – XH Kinh tế - xã hội 10 KTN Không thích nghi 11 LHSD Loại hình sử dụng 12 TB Trung bình 13 TN Thích nghi 14 RTN Rất thích nghi
  • 8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Buôn Đôn 2015 – 2018 35 Bảng 2.2 Sản lƣợng một số cây trồng chính huyện Buôn Đôn 36 Bảng 2.3 Năng suất của một số cây trồng chính huyện Buôn Đôn 37 Bảng 2.4 Số lƣợng gia súc gia cầm huyện Buôn Đôn giai đoạn 2015 – 2018 38 Bảng 2.5 Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 44 Bảng 2.6 Bảng phân cấp chỉ tiêu theo cấp độ cao địa hình huyện Buôn Đôn 45 Bảng 2.7 Thống kê diện tích các nhóm đất huyện Buôn Đôn 46 Bảng 2.8 Bảng phân cấp chỉ tiêu độ dốc huyện Buôn Đôn 47 Bảng 2.9 Bảng phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất huyện Buôn Đôn 47 Bảng 2.10 Bảng phân cấp chỉ tiêu lƣợng mƣa TB năm huyện Buôn Đôn 48 Bảng 2.11 Bảng phân cấp chỉ tiêu nhiệt độ TB năm huyện Buôn Đôn 48 Bảng 2.12 Bảng phân cấp chỉ tiêu điều kiện tƣới huyện Buôn Đôn 49 Bảng 2.13 Bảng phân cấp chỉ tiêu khả năng thoát nƣớc huyện Buôn Đôn 50 Bảng 2.14 Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai của cây điều 60 Bảng 2.15 Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai của cây cà phê 61 Bảng 2.16 Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất đai của cây hồ tiêu 62 Bảng 2. 17 Bảng tổng hợp diện tích thích nghi theo từng LHSD đất đai 69 Bảng 3.1 Diện tích và cơ cấu các LHSD đất huyện Buôn Đôn năm 2018 71 Bảng 3.2 Biến động diện tích các loại cây trồng huyện Buôn Đôn 72
  • 9. ix Bảng 3.3 Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế. 78 Bảng 3.4 Hiệu quả kinh tế trên 1 ha của một số loại cây CNLN huyện Buôn Đôn năm 2018 79 Bảng 3.5 Đơn giá vật tƣ và một số nông sản tháng 12/2018 tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 79 Bảng 3.6 Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá theo các LHSD 81 Bảng 3.7 Kết quả đánh giá hiệu quả KT - XH và môi trƣờng của các LHSD chủ yếu ở huyện Buôn Đôn 81 Bảng 3.8 Thống kê diện tích đề xuất các LHSD cây CNLN ở huyện Buôn Đôn 83 Bảng 3.9 Đề xuất bố trí các LHSD đất đai theo các tiểu vùng sinh thái 87
  • 10. x DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ đề cƣơng đánh giá đất đai theo FAO (1980) 11 Hình 1.2 Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ theo FAO (1984) 20 Hình 1.3 Sơ đồ cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi của đất đai theo FAO 22 Hình 1.4 Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ ở huyện Buôn Đôn 25 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Buôn Đôn 29 Hình 2.2 Bản đồ độ cao huyện Buôn Đôn 51 Hình 2.3 Bản đồ thổ nhƣỡng huyện Buôn Đôn 52 Hình 2.4 Bản đồ hiện trạng rừng huyện Buôn Đôn 53 Hình 2.5 Bản đồ độ dốc huyện Buôn Đôn 54 Hình 2.6 Bản đồ độ dày tầng đất huyện Buôn Đôn 55 Hình 2.7 Bản đồ lƣợng mƣa trung bình năm huyện Buôn Đôn 56 Hình 2.8 Bản đồ nhiệt độ trung bình năm huyện Buôn Đôn 57 Hình 2.9 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 59 Hình 2.10 Bản đồ phân hạng thích nghi của cây điều 66 Hình 2.11 Bản đồ phân hạng thích nghi của cây cà phê 67 Hình 2.12 Bản đồ phân hạng thích nghi của cây tiêu 68 Hình 3.1 Bản đồ đề xuất quy hoạch một số loại cây trồng huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 85 Hình 3.2 Bản đồ phân vùng sinh thái huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 88
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là thành phần quan trọng của môi trƣờng sống, là không gian cƣ trú, tổ chức các hoạt động sản xuất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Trong hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc để bố trí các loại hình sử dụng. Thời gian gần đây, công tác đánh giá quản lí đất đai ở nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, tạo cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông - lâm nghiệp theo hƣớng chuyên môn hoá. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập trong công tác quản lí sử dụng quỹ đất, đặc biệt là diện tích đất dành cho phát triển cây công nghiệp thƣờng bị biến động mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên phục vụ mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp bền vững đang là vấn đề đƣợc quan tâm hiện nay. Huyện Buôn Đôn nằm ở phía Tây tỉnh Đăk Lăk, với diện tích tự nhiên 140.818,4 ha. Địa hình của vùng phân hóa khá đa dạng, là nơi có nhiều tiềm năng đất đai phục vụ phát triển nhiều loại hình sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm qua việc sử dụng đất đai cho loại hình cây công nghiệp lâu năm của huyện vẫn còn nhiều bất cập, chƣa phát huy tiềm năng sinh thái lãnh thổ, dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa cao cũng nhƣ những diễn biến phức tạp về môi trƣờng. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá mức độ thích nghi để xác định cơ cấu cây công nghiệp lâu năm theo các đơn vị đất đai trên quan điểm phát triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết. Hơn 70% lao động huyện Buôn Đôn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, đời sống cƣ dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, cải thiện đời sống cƣ dân, phát huy tiềm năng đất đai của vùng cao nguyên đất đỏ bazan, tăng khả năng bảo vệ môi trƣờng của loại hình này. Đồng thời, việc phát triển cây công
  • 12. 2 nghiệp lâu năm là vấn đề đang đƣợc các nhà quản lí ở địa phƣơng huyện Buôn Đôn quan tâm. Từ những lí do trên, việc chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk” nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng ở huyện Buôn Đôn hiện nay. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Đánh giá tài nguyên đất đai nhằm xác lập cơ sở khoa học phục vụ cho việc quy hoạch, bố trí cây công nghiệp lâu năm (CNLN) theo hƣớng phát triển bền vững ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận và phƣơng pháp đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp làm căn cứ cho việc nghiên cứu của đề tài. - Phân tích các đặc điểm địa lí của huyện Buôn Đôn làm cơ sở cho việc đánh giá, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ mục tiêu phát triển cây CNLN. - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) huyện Buôn Đôn phục vụ mục tiêu đánh giá. - Đánh giá và phân hạng thích nghi của tài nguyên đất đai huyện Buôn Đôn cho các loại hình sử dụng (LHSD) cây CNLN theo quan điểm phát triển bền vững. - Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội (KT-XH) và môi trƣờng của các LHSD đất đai đƣợc đề xuất. - Đề xuất quy hoạch sử dụng hợp lí lãnh thổ và các giải pháp góp phần phát triển bền vững cây CNLN ở khu vực nghiên cứu. 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Giới hạn về không gian Toàn bộ lãnh thổ huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
  • 13. 3 3.2. Giới hạn về nội dung - Đánh giá tài nguyên đất đai có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Việc nghiên cứu của đề tài đƣợc tiếp cận theo quan điểm địa lí ứng dụng. - Cây CNLN mang tính đa dạng và phong phú; dựa vào đặc thù của địa phƣơng, đề tài chỉ chọn một số cây mang tính phổ biến ở Tây Nguyên là: điều, cà phê, hồ tiêu. - Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển các cây CNLN ở khu vực nghiên cứu, vấn đề KT - XH và kĩ thuật canh tác chỉ đƣợc đề cập một cách khái quát. - Trên cơ sở khảo sát các mô hình cây CNLN có hiệu quả về KT-XH và môi trƣờng, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trƣng cho từng ĐVĐĐ và tiểu vùng sinh thái nhằm góp phần sử dụng hợp lí lãnh thổ. - Việc đánh giá và phân hạng sự thích nghi của đất đai chỉ phục vụ cho mục đích phát triển bền vững cây CNLN còn các mục đích khác thì không đề cập đến. 4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu các thể tổng hợp tự nhiên. Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lí học đó là việc nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự nhiên. Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo nhƣ: địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng. Đối với hệ sinh thái nông - lâm nghiệp thì đó là địa hình, khí hậu, tính chất của đất đai và chế độ nƣớc. Cấu trúc ngang là các đơn vị cấu tạo thể hiện sự phân hoá lãnh thổ nghiên cứu thành các hệ địa sinh thái nông - lâm nghiệp và mối quan hệ giữa chúng. Theo quan điểm này, trong đề tài xác định cấu trúc thẳng đứng là các thành phần: độ cao địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, loại đất trong mối quan hệ với nhau tạo nên các ĐVĐĐ. Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hoá của các ĐVĐĐ trong khu vực nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng.
  • 14. 4 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm này xem các yếu tố và hiện tƣợng của môi trƣờng tự nhiên là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động của con ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể. Quan điểm tổng hợp đƣợc luận văn vận dụng vào việc đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến sử dụng đất đai phục vụ quy hoạch cây CNLN theo hƣớng bền vững: độ cao, độ dốc (địa hình); độ dày tầng đất, loại đất theo đá mẹ (nham thạch, thổ nhƣỡng); hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất (thực vật), các chỉ tiêu sinh khí hậu. 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng nhƣ địa lí nói chung đều đƣợc gắn với một lãnh thổ cụ thể. Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian. Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể đƣợc phân chia. Với quan điểm này, đề tài đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch cây CNLN theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là các ĐVĐĐ. Mỗi một ĐVĐĐ là một đơn vị phân cấp lãnh thổ mang một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp các thành phần tự nhiên, dựa trên các chỉ tiêu này để đánh giá và phân hạng sự thích nghi cho các LHSD đƣợc đề xuất. 4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái Yếu tố kinh tế nằm trong mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp. Yếu tố sinh thái là yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, khí hậu, đất, nƣớc…có ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi và ảnh hƣởng đến hƣớng quy hoạch nông - lâm nghiệp. Do đó, trong nghiên cứu, ĐGĐĐ cần chọn các LHSD sao
  • 15. 5 cho đạt hiệu quả cao về KT- XH và môi trƣờng nhằm góp phần phát triển bền vững lãnh thổ. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhƣng không làm tổn hại đến khả năng (KN) của các thế hệ tƣơng lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ. Vận dụng quan điểm này, đề tài không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp, các đặc điểm KT-XH (cơ sở hạ tầng, phân bố dân cƣ, tập quán sản xuất…) định hƣớng phát triển kinh tế của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Bao gồm các tƣ liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên nhƣ: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhƣỡng, sinh vật, các thông tin về dân sinh, KT - XH huyện Buôn Đôn nhƣ: dân cƣ, dân tộc, tập quán sử dụng đất đai, một số tài liệu thuộc các chƣơng trình, dự án phát triển KT - XH miền núi. Tất cả các nguồn tƣ liệu có liên quan đến đối tƣợng và lãnh thổ nghiên cứu đƣợc đề tài tiếp cận và vận dụng có chọn lọc trong nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp bản đồ Phƣơng pháp bản đồ đƣợc áp dụng trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, bản đồ phân hạng sự thích nghi cho các loại hình cây CNLN, bản đồ đề xuất quy hoạch cây CNLN ở huyện Buôn Đôn. Các loại bản đồ này đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần mềm Mapinfo, ArcGIS, Adobe Photoshop. 4.2.3. Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO Đề tài vận dụng quy trình và phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO trong xây dựng ĐVĐĐ, trong đánh giá tài nguyên đất đai cho các LHSD cây CNLN vào lãnh thổ huyện Buôn Đôn.
  • 16. 6 4.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa Áp dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu hiện trạng sản xuất và khảo sát các mô hình cây CNLN, kiểm tra đối chiếu các tài liệu về tự nhiên và KT-XH ở trên thực địa. Trong quá trình thực địa, đề tài phối hợp điều tra phỏng vấn hộ nông thôn (PRA) nhằm thu thập thông tin của cƣ dân địa phƣơng. Qua quá trình nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành dựa trên phƣơng pháp khảo sát theo tuyến và điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra. Các kết quả nghiên cứu ở thực địa là cơ sở quan trọng cho việc xác định chỉ tiêu trong đánh giá và đề xuất quy hoạch bố trí cây CNLN hợp lí ở khu vực nghiên cứu. 4.2.5. Phương pháp so sánh địa lí Vận dụng trong đánh giá sự phù hợp giữa yêu cầu của LHSD đất đai với đặc điểm của ĐVĐĐ. 4.2.6. Phương pháp chuyên gia Đƣợc vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học trong việc chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích nghi của các ĐVĐĐ đối với việc quy hoạch cây CNLN. Đồng thời, đề tài còn tham khảo ý kiến các nhà quản lí của các ban ngành có có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai và làm phong phú thêm hƣớng nghiên cứu của địa lí ứng dụng phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lí lãnh thổ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài góp phần cung cấp thêm thông tin phục vụ bố trí các loại hình cây CNLN phù hợp với tiềm năng đất đai huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lí ở địa phƣơng huyện Buôn Đôn trong việc hoạch định các chính sách phát triển KT-XH và bảo vệ môi trƣờng trong khu vực.
  • 17. 7 6. CƠ SỞ TÀI LIỆU 6.1. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài - Các tài liệu mang tính lí luận về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ mục tiêu quy hoạch nông- lâm nghiệp; các đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc; các luận án và các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài. - Các tài liệu, báo cáo về Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn huyện Buôn Đôn đến 2025. - Số liệu, văn bản, báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Buôn Đôn, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đăk Lăk. - Nguồn tƣ liệu thống kê của Cục Thống kê tỉnh Đăk Lăk và Chi cục thống kê huyện Buôn Đôn. - Số liệu về khí tƣợng - thủy văn của Trung tâm Khí tƣợng - thủy văn tỉnh Đăk Lăk. 6.2. Tƣ liệu bản đồ - Bản đồ địa hình huyện Buôn Đôn, tỉ lệ 1/50.000, do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nƣớc in năm 1992; Bản đồ địa hình tỉnh Đăk Lăk, tỉ lệ 1/100.000 do Cục Bản đồ - Bộ tổng tham mƣu QĐNDVN in năm 1977. - Bản đồ cảnh quan tỉnh Đăk Lăk (trong tập bản đồ địa lí địa phƣơng của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia - Chủ biên: Vũ Tự Lập), năm 1996, tỉ lệ 1/1.000.000. 6.3. Các bản đồ số hoá, xử lí trong hệ GIS - Bản đồ địa hình; Bản đồ độ dốc tỉnh Đăk Lăk ở cùng tỉ lệ gốc 1:50.000. - Bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Đăk Lăk, tỉ lệ 1:100.000. Các bản đồ này đƣợc lƣu trữ tại Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ.
  • 18. 8 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm. Chƣơng 2: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Chƣơng 3: Đề xuất sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
  • 19. 9 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp 1.1.1. Trên thế giới Việc đánh giá tiềm năng đất đai (Land) đã đƣợc tiến hành từ những năm 50 của thế kỷ XX và đƣợc xem là bƣớc nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất (Soil). Phƣơng pháp và hệ thống ĐGĐĐ ngày càng hoàn thiện; phổ biến có các hệ thống sau: - Ở Hoa Kì: Phân loại KN thích nghi đất đai của Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kì biên soạn năm 1951. Hệ thống phân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt đƣợc (Arable) đến lớp có thể trồng trọt đƣợc một cách giới hạn (Limited arable) và lớp không thể trồng trọt đƣợc (Non arable). Trong hệ thống phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu về kinh tế cũng đƣợc xem xét nhƣng ở phạm vi thủy lợi [11]. Ngoài ra, phân loại theo KN đất đai cũng đƣợc mở rộng trong công tác ĐGĐĐ ở Hoa Kì. Phƣơng pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1961. Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai đƣợc nhóm lại dựa vào KN sản xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp phủ thổ nhƣỡng đối với mục tiêu canh tác đƣợc đề nghị. - Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Việc phân hạng và ĐGĐĐ đƣợc thực hiện từ những năm 1960, qua 3 bƣớc: + Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng: So sánh loại thổ nhƣỡng theo tính chất tự nhiên. + Đánh giá KN sản xuất của đất đai: Yếu tố đất đƣợc xem xét kết hợp với địa hình, khí hậu, độ ẩm đất... + Đánh giá kinh tế đất đai: Đánh giá KN sản xuất hiện tại của tự nhiên. Phƣơng pháp này thuần tuý quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tƣợng đất đai, chƣa xem xét đầy đủ khía cạnh KT - XH của việc sử dụng đất đai.
  • 20. 10 - Theo FAO: Từ những năm 70 của thế kỷ XX, song song với tiến trình thống nhất quan điểm về phân loại thổ nhƣỡng, FAO đã tài trợ những chƣơng trình nghiên cứu có tính toàn cầu về ĐGĐĐ và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu bền. Kết quả là một dự thảo đầu tiên về phƣơng pháp ĐGĐĐ đã ra đời vào năm 1972. Dự thảo đã đƣợc nhiều quốc gia thử nghiệm và góp ý bổ sung, sau đó đƣợc Brinkman và Smyth biên soạn lại và in ấn năm 1973. Tại Hội nghị Rome 1975, các chuyên gia hàng đầu về ĐGĐĐ của FAO và các quốc gia khác (K.J.Beek, J.Bennema, P.J.Mabiler, G.A.Smyth...) đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nƣớc, bổ sung và biên soạn lại để hình thành đề cƣơng ĐGĐĐ (A Framework for Land Evaluation) đƣợc công bố vào năm 1976, sau đó đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh năm 1983. Tài liệu này đƣợc cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai [3]. Tiếp theo đề cƣơng tổng quát 1976 là hàng loạt tài liệu hƣớng dẫn cụ thể khác về ĐGĐĐ cho từng đối tƣợng chuyên biệt cũng đƣợc FAO xuất bản nhƣ: ĐGĐĐ cho nền nông nghiệp nhờ nƣớc mƣa (FAO, 1984); ĐGĐĐ cho lâm nghiệp (1984), (1994); ĐGĐĐ cho nền nông nghiệp đƣợc tƣới (FAO, 1985); Hƣớng dẫn đặt kế hoạch sử dụng đất (1988); ĐGĐĐ cho đồng cỏ quảng canh (1989); ĐGĐĐ cho mục tiêu phát triển (1990); ĐGĐĐ và phân tích hệ thống canh tác cho việc sử dụng đất (1990) [11]. 1.1.2. Việt am Từ năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lí đất và Viện Nông hóa thổ nhƣỡng đã có công trình nghiên cứu và phân hạng vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng cƣờng công tác quản lí, xếp hạng độ màu mỡ đất đai và xếp hạng thu thuế nông nghiệp. Từ đó đến nay, công tác phân hạng, ĐGĐĐ ở Việt Nam đã đƣợc nhiều cơ quan nghiên cứu và thực hiện nhƣ: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hoá - Thổ nhƣỡng, Tổng cục địa chính…
  • 21. 11 Hình 1.1. Sơ đồ đề cƣơng đánh giá đất đai theo FAO (1980) [11] Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu ĐGĐĐ đã đƣợc đẩy mạnh với việc sử dụng phƣơng pháp của FAO vào Việt Nam. Nhiều nhà khoa học và các cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp ở nƣớc ta. Có thể nêu ra một số công trình: - Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sự thực hiện năm 1984, tỉ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại KN đất đai (Land Capability Classification) của Bộ nông nghiệp Hoa Kì. Chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình đƣợc phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp bao gồm 7 nhóm; trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm), Quy hoạch đánh giá: - Mục tiêu - Những ràng buộc - Dẫn liệu và khẳng định - Chƣơng trình làm việc Dẫn liệu kinh tế - xã hội - Thu thập - Phân tích - Kiểu sử dụng đất đai - Xác định mô tả Các đơn vị đất đai - Xác định và mô tả - Quan sát Nhu cầu sử dụng đất đai cho mục đích chuyên hoá, đòi hỏi kiểu sử dụng đất đai Tính chất và chất lƣợng đất đai - Thu thập - Quan sát và nghiên cứu chuyên hoá So sánh sử dụng đất với điều kiện đất - Phù hợp - Tác động môi trƣờng - Phân tích kinh tế - xã hội - Phân tích mức độ thích hợp của đất đai Báo cáo kết quả - Mô tả kiểu sử dụng đất đai - Phân loại mức độ thích hợp - Chuyên môn hóa quản lí đối với sử dụng đất trên các ĐVĐĐ - Tác động môi trƣờng - Phân tích KT-XH của sự chọn lựa (thay đổi …) - Số liệu trên cơ sở quan sát và nghiên cứu chuyên sâu
  • 22. 12 lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm) [3]. - Vận dụng phƣơng pháp phân loại KN đất đai của FAO, Bùi Quang Toản và cộng tác viên đã tiến hành đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (1985). Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá bao gồm các điều kiện tự nhiên nhƣ thổ nhƣỡng, thuỷ văn và tƣới tiêu, khí hậu nông nghiệp. Hệ thống phân hạng đến cấp lớp (class) thích nghi cho từng LHSD đất. - Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phƣơng hƣớng sử dụng hợp lí", việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu, xây dựng bản đồ mức độ thích nghi về mặt sinh khí hậu, đánh giá KN gây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng. - Thời kì từ năm 1990 - 1995, trong Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN - 03” do Viện Khoa học Lâm nghiệp chủ trì có đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phƣơng pháp điều tra lập địa”. Việc đánh giá đất đai lâm nghiệp đƣợc tiến hành trong phạm vi toàn quốc và trên 4 đối tƣợng chính: Đất vùng đồi núi, đất cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn. Đối với lãnh thổ đồi núi, việc xác định các đơn vị sử dụng đất đai dựa trên 5 yếu tố tự nhiên: độ cao, đất, độ dốc, độ dày tầng đất, lƣợng mƣa; Đánh giá tổng hợp tiềm năng đất đai lâm nghiệp dựa trên 4 yếu tố: độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lƣợng chất hữu cơ [14]. - Trong chƣơng trình quy hoạch tổng hợp (Master Plan) vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc nghiên cứu KN sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng đã đƣợc thực hiện. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá là các điều kiện tự nhiên có liên quan đến mục tiêu sử dụng đất. Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai thƣờng gồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện tƣới tiêu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đối với ngành lâm nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát. - Trong thời kì 1992 - 1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã
  • 23. 13 thực hiện công tác đánh giá đất đai trên 9 vùng sinh thái của cả nƣớc với bản đồ tỉ lệ 1/250.000 (mã số KT- 02.09.00, Trần An Phong chủ trì) và ở một số địa phƣơng khác [17]. Các công trình đã vận dụng phƣơng pháp của FAO vào việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm tất cả các thành phần của môi trƣờng tự nhiên có ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất đai. Do đó, đất đai không chỉ đề cập đến thổ nhƣỡng mà còn bao gồm cả địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật cùng với những công trình cải tạo đất nhƣ hệ thống đê điều, hay các hệ thống tƣới tiêu. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ hay đơn vị bản đồ đất đai (Land Unit/Land Mapping Unit). Các ĐVĐĐ đƣợc xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lƣợng mƣa, thuỷ văn, tƣới tiêu, nhiệt độ). Kết quả đánh giá đã khẳng định nội dung, phƣơng pháp ĐGĐĐ theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay [18]. Nhìn chung, các công trình ĐGĐĐ trên thế giới và ở nƣớc ta có đặc điểm: - Xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi trƣờng tự nhiên có ảnh hƣởng đến sử dụng đất. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ. - Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hƣởng đến phẩm chất đất đai, trong đó chú trọng các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục. - ĐGĐĐ gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: Đánh giá chất lƣợng, đánh giá định lƣợng vật chất, đánh giá kinh tế. - Phƣơng pháp đánh giá chủ yếu là cho điểm, tính %, đánh giá sự thích nghi của đất đai cho các LHSD. Hƣớng nghiên cứu này thích hợp cho việc đánh giá nhằm xây dựng các bản đồ thích nghi cho cây trồng. Qua các công trình, tác giả đã tham khảo đƣợc những khái niệm, nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu, xây dựng đơn vị lãnh thổ đánh giá và các vấn đề khác liên quan đến sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp, đề xuất bố trí cây CNLN để vận dụng có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá, sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp có liên quan đến huyện Buôn Đôn - Việc nghiên cứu và ĐGĐĐ liên quan đến vấn đề phát triển nông - lâm
  • 24. 14 nghiệp nói chung và cây CNLN huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk nói riêng đƣợc đề cập đến trong một số công trình ở phạm vi tỉnh Đăk Lăk và vùng Tây Nguyên [19], [20], [32], [33], [34], [35]. - Nhiều công trình nghiên cứu về các thành phần tự nhiên nhƣ: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và các đặc điểm KT - XH huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk có liên quan đến khu vực nghiên cứu đƣợc luận văn tham khảo và vận dụng [2], [4], [32]. - Năm 2017, UBND tỉnh Đăk Lăk có Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đắk Lăk và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020 [32], [33], trong đó chú trọng bảo vệ phát triển vốn rừng và các mô hình phát triển cây CNLN theo phƣơng thức nông - lâm kết hợp nhằm đảm bảo các yêu cầu bảo tồn, phòng hộ và kinh tế sinh thái cho khu vực. - Năm 2018, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Buôn Đôn có Báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai năm 2017 [34]. Báo cáo đã tổng kết những thành tựu và hạn chế trong việc sử dụng đất trong năm 2017 và đề xuất phƣơng hƣớng quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020, trong đó việc bố trí loại hình cây CNLN đƣợc ƣu tiên phát triển nhằm phát huy tiềm năng sinh thái lãnh thổ. Đề tài đã vận dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đi trƣớc để xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ mục đích nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong đề tài 1.2.1. Đánh giá Đánh giá là xem xét một đối tƣợng nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. Trong nghiên cứu, ĐGĐĐ là so sánh đặc điểm của từng ĐVĐĐ với chỉ tiêu yêu cầu của các LHSD nhằm xác định các mức độ thích nghi của từng loại hình, làm tiền đề cho các định hƣớng, đề xuất góp phần vào quy hoạch sử dụng đất đai hợp lí. 1.2.2. Đánh giá đất đai Theo FAO (1976) "Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà
  • 25. 15 loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có" [11]. Trong đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ định hƣớng quy hoạch sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích nghi của các điều kiện tự nhiên và KT - XH cho các LHSD đất. Đây là tiền đề cho việc đề xuất, định hƣớng, quy hoạch sử dụng hợp lí đất đai trên lãnh thổ nghiên cứu. 1.2.3. Quan niệm về đất và đất đai 1.2.3.1. Đất (Soil) V.V. Đôcusaev (1846 - 1903) là ngƣời đầu tiên sáng lập và đặt nền móng cho khoa học thổ nhƣỡng hiện thời. Năm 1883, trong công trình nghiên cứu “Đất Secnôdiom của nƣớc Nga”, một khái niệm mới và mang tính khoa học về đất đƣợc trình bày: “Đất là một vật thể tự nhiên độc lập, được hình thành do tác động tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, các cơ thể động thực vật, địa hình và thời gian”. Đất (Soil) hay thổ nhƣỡng là lớp đất mềm nằm trên cùng của bề mặt lục địa, có khả năng sinh ra năng suất cây trồng. Đặc điểm cơ bản của đất là độ phì [11]. 1.2.3.2. Đất đai (Land) Theo định nghĩa của FAO, đất đai bao gồm các yếu tố môi trƣờng tự nhiên. Những yếu tố này ảnh hƣởng đến KN sử dụng đất. Nhƣ vậy, đất đai không chỉ có lớp phủ thổ nhƣỡng mà còn bao gồm cả những yếu tố môi trƣờng có liên quan nhƣ: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật, động vật. Đặc điểm của đất đai là sự phân hóa không gian theo lãnh thổ. Các lãnh thổ có thể khác nhau về độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất… Đất đai là một tổng thể tự nhiên bao gồm các đặc tính của các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật. Theo Tôn Thất Chiểu (1990), khái niệm đất (soil) là thổ nhƣỡng gắn với độ màu mỡ phì nhiêu; còn đất đai (land) gắn với mặt bằng lãnh thổ, chỉ vị trí chiếm chỗ trên hành tinh để bố trí toàn bộ các ngành KT - XH. Đất đai là một vùng đất có ranh giới, có vị trí cụ thể, là thể tổng hợp đầy đủ các thuộc tính tự nhiên [3]. 1.2.4. Đơn vị đất đai (Land Units - LU) ĐVĐĐ là một thuật ngữ dùng để chỉ một diện tích đất đai với những điều kiện môi trƣờng đặc trƣng riêng. Đƣợc phân biệt nhờ các thuộc tính: đặc điểm đất đai và chất lƣợng đất đai. ĐVĐĐ đƣợc xem là đơn vị tự nhiên cơ sở để nghiên cứu
  • 26. 16 đất đai. ĐVĐĐ không phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ (D.David & A. Young 1983). Theo Hội khoa học đất Việt Nam, ĐVĐĐ là những vùng đất trên thực tế tƣơng ứng với những khoanh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tƣơng đối của các tính chất và đặc điểm của đất đai. ĐVĐĐ khác nhau, đƣợc phân biệt bởi sự khác nhau của một hoặc nhiều yếu tố chỉ tiêu đã đƣợc xác định và phân cấp. Đây là tổng hợp chung của các loại hình đất đai (tính chất thổ nhƣỡng) với các yếu tố liên quan đến sử dụng. Vùng đất có cùng khả năng sử dụng và mức độ thích nghi đối với một LHSD đất nào đó đƣợc xác định là một ĐVĐĐ. [11]. 1.2.5. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Units - LMU) Đơn vị bản đồ đất đai là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất trong đánh giá đất. LMU là một khoanh đất, vạt đất đƣợc xác định cụ thể trên bản đồ ĐVĐĐ với những đặc tính và những tính chất đất đai riêng biệt thích nghi đồng nhất cho từng LHSD đất, có cùng một điều kiện quản lí đất và cùng một KN sản xuất và cải tạo [17]. 1.2.6. Loại hình sử dụng đất đai ( Land Use Type - LUT) LHSD đất đai là bức tranh mô tả sử dụng đất đai của một vùng đất với những phƣơng thức quản lí sản xuất trong các điều kiện KT - XH và kĩ thuật đƣợc xác định [11]. 1.2.7. Hiện trạng sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất thể hiện qua phân bố các loại cây trồng, thảm thực vật tự nhiên... là kết quả của quá trình sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại, làm tiền đề cho hƣớng phát triển trong tƣơng lai [14]. Trong phân loại hiện trạng sử dụng đất, các LHSD đất thƣờng bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất dân cƣ... Hiện trạng sử dụng đất phản ánh KN sử dụng đất đồng thời cũng là một trong những tiền đề cho việc đề xuất sử dụng đất đai phù hợp với thực tế. 1.3. Quan điểm và phƣơng pháp đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk 1.3.1. Quan điểm tiếp cận 1.3.1.1. Quan điểm lịch sử
  • 27. 17 Tự nhiên là một hệ thống phức tạp, bao gồm rất nhiều thành phần, giữa các thành phần có mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau. Sự phát sinh, phát triển của thành phần tự nhiên này chịu sự chi phối của thành phần tự nhiên khác và ngƣợc lại. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, đánh giá bất kì loại tài nguyên của lãnh thổ nào cũng cần có sự xem xét, thấu hiểu lịch sử phát sinh, phát triển và tồn tại của chúng trong mối tƣơng quan với các yếu tố khác. Đối với đánh giá tài nguyên đất đai, việc nghiên cứu lịch sử phát triển của hệ thống nông nghiệp, hệ thống cây trồng và hiện trạng sử dụng đất là điều rất cần thiết. Đây là cơ sở vững chắc cho việc đƣa ra những phƣơng án quy hoạch, định hƣớng sử dụng hợp lí lãnh thổ, bố trí các loại cây trồng phù hợp. 1.3.1.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu các thành phần tự nhiên, KT- XH trong mối quan hệ tƣơng hỗ, tác động lẫn nhau, gắn bó với nhau chặt chẽ nhƣ là một tổng thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu thuộc các thành phần mà tùy thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp. Trong đề tài, quan điểm này thể hiện qua việc lựa chọn và xử lí các chỉ tiêu nhƣ độ cao, loại đất, độ dốc, tầng dày, lƣợng mƣa, nhiệt độ, điều kiện tƣới, khả năng thoát nƣớc. Việc đề xuất LHSD đất đai huyện Buôn Đôn đƣợc dựa trên quan điểm tổng hợp, có sự kết hợp giữa tiềm năng, định hƣớng sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và kết quả đánh giá hiệu quả KT- XH, môi trƣờng của từng loại hình cụ thể. 1.3.1.3. Quan điểm lãnh thổ Bất kì sự vật, hiện tƣợng địa lí nào diễn ra cũng gắn liền với một lãnh thổ nhất định. Sự phát triển của sự vật, hiện tƣợng không những thay đổi theo thời gian mà còn phân hóa theo không gian. Theo quan điểm này, đề tài đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là ĐVĐĐ. Một ĐVĐĐ là một đơn vị phân cấp lãnh thổ, có sự đồng nhất tƣơng đối về các chỉ tiêu thuộc tự nhiên và cả KT-XH. Dựa trên cơ sở này, chúng tôi tiến hành đánh giá, so sánh các chỉ tiêu về yêu cầu sử dụng đất đai nông nghiệp với đặc điểm
  • 28. 18 của các ĐVĐĐ để xác định LHSD đất phù hợp. 1.3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của thế hệ tƣơng lai. Do đó, việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai của lãnh thổ cần phải đƣợc nghiên cứu cụ thể, chính xác. Sử dụng đất đai trong nông nghiệp không chỉ dựa vào đặc điểm tự nhiên mà phải kết hợp với đặc điểm KT- XH, hiện trạng sử dụng đất đai cũng nhƣ các định hƣớng phát triển của huyện Buôn Đôn nói riêng và tỉnh Đăk Lăk nói chung. Ngoài ra, khi phân tích hiệu quả KT- XH và môi trƣờng của các mô hình kinh tế nông hộ cũng cần phải đƣợc vận dụng theo quan điểm này nhằm đề xuất các mô hình kinh tế hợp lí hơn trên lãnh thổ nghiên cứu. 1.3.2. Phương pháp đánh giá và phân hạng sự thích nghi đất đai Để giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng phƣơng pháp đánh giá định lƣợng. Áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L Armand (1975) để đánh giá mức độ thích nghi của các ĐVĐĐ đối với một số loại hình sản xuất cây CNLN ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk. Bài toán có dạng: Trong đó: - M0: Điểm đánh giá của các ĐVĐĐ - a1, a2, a3,…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n - n: Số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá. Về phân hạng, hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách xác định hạng thích nghi. Theo tổng kết và hƣớng dẫn của FAO (Bulletin N0 52), có 4 phƣơng pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng là: - Phân hạng chủ quan: Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là nhanh và sát thực tế, nhƣng hạn chế là mang tính chủ quan nên khó thuyết phục. - Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phƣơng pháp tƣơng đối đơn giản n M0 =  a1. a2. a3... an
  • 29. 19 vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng suất và sản lƣợng cây trồng. Do đó, có thể căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể xác định hạng. Hạn chế của phƣơng pháp này là hơi máy móc và không giải thích đƣợc những mối tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái. - Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phƣơng pháp chỉ thực hiện trong các nghiên cứu chuyên sâu, với quy mô nhỏ. Phƣơng pháp này khá tỉ mỉ nên tốn nhiều công sức và tiền của. - Phân hạng theo phương pháp toán học: Đƣợc thực hiện bằng phép toán với ƣu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những tham số của vùng nghiên cứu một cách cụ thể. Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent D và Young A. 1981 ; Young A. 1989) và của một số tác giả đi trƣớc, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến lớp (class), bao gồm: S1 (rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi) và N (không thích nghi). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức của Aivasian (1983). Công thức có dạng: Trong đó: S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng S max: Giá trị điểm tối đa S min: Giá trị điểm tối thiểu H: Số lƣợng loại đơn vị đất đai đƣợc đƣa vào tính toán để đánh giá và phân hạng Nhƣ vậy, số hạng đƣợc phân ra phụ thuộc vào giá trị điểm tối đa và tối thiểu đƣợc chọn. 1.4. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm 1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO 1.4.1.1. Nguyên tắc đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) Theo FAO, ĐGĐĐ phải thực hiện theo các nguyên tắc sau [11]: Smax - Smin S =  1 + logH
  • 30. 20 - Mức độ thích nghi của đất đai phải đƣợc đánh giá, phân hạng cho các LHSD đất cụ thể. - Việc đánh giá phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần thiết giữa các loại đất khác nhau. - ĐGĐĐ phải dựa trên quan điểm tổng hợp. - Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, KT- XH của vùng. - KN thích hợp đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải đƣợc dùng để quyết định. - ĐGĐĐ phải đƣợc tiến hành trên cơ sở so sánh nhiều loại LHSD đất khác nhau. 1.4.1.2. Nội dung chính của ĐGĐĐ Nội dung chính của ĐGĐĐ bao gồm 5 vấn đề sau: - Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. - Xác định và mô tả các LHSD đất và yêu cầu sử dụng đất. - Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai. - Phân hạng thích nghi đất đai. - Đề xuất sử dụng đất đai. 1.4.1.3. Các bước chính trong ĐGĐĐ 1. Xác định mục tiêu 2. Thu thập tài liệu 3. Xác định loại hình SDĐĐ 4. Xác định các ĐVĐĐ 5. Đánh giá mức độ thích nghi 6. Phân tích hiệu quả KT – XH và môi trường 7. Xác định loại hình sử dụng đất đai thích nghi nhất 8. Quy hoạch sử dụng đất 9. Ứng dụng đánh giá đất đai Hình 1.2. Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ theo FAO (1984)
  • 31. 21 a. Xác định mục tiêu Đây là bƣớc quan trọng trong ĐGĐĐ vì nó xác định trƣớc đƣợc thời gian và kinh phí thực hiện. Xác định mục tiêu đánh giá nhằm tạo cơ sở cho việc điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thuận lợi và có định hƣớng đúng mang tính khoa học, thực tiễn khi quy hoạch sử dụng đất để đạt đƣợc kết quả cao. Bƣớc này bao gồm: - Khảo sát thực tế để xác định các LHSD đất trên địa bàn nghiên cứu. - Điều tra nhu cầu của ngƣời sử dụng đất. - Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ƣu tiên. b. Thu thập tài liệu Các tài liệu liên quan đến việc ĐGĐĐ bao gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH và môi trƣờng. Bên cạnh đó, nguồn tƣ liệu bản đồ nhƣ bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là rất cần thiết. Do đó, việc thu thập đầy đủ số liệu là rất khó và tốn kém. Nhằm giảm bớt thời gian và kinh phí, ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau: - Tổng hợp chọn lọc, chỉnh sửa để sử dụng tối đa các tài liệu sẵn có. - Tập trung thu thập các số liệu cần thiết trong đánh giá. - Sử dụng công nghệ mới. - Đối chiếu số liệu qua các thời kì và số liệu hiện trạng để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. c. Xác định LHSD đất Việc xác định LHSD đất tùy thuộc vào kích thƣớc lãnh thổ nghiên cứu: - Xác định đến LHSD đất chủ yếu nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp… đối với lãnh thổ rộng lớn. - Xác định đến cấp kiểu sử dụng đất nhƣ chuyên lúa, cây trồng cạn, cây ăn quả… đối với lãnh thổ nhỏ, mức độ nghiên cứu chi tiết hơn. Nếu việc đánh giá tiến hành ở mức độ rất chi tiết thì có thể xác định đến cấp dạng sử dụng đất. Tuy nhiên, trong đánh giá, việc xác định các loại LHSD đất đai cần căn cứ trên nhu cầu sinh lí, sinh thái của nhóm cây trồng, phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT- XH và tập quán canh tác của địa phƣơng.
  • 32. 22 d. Xác định đơn vị đất đai ĐVĐĐ là vạt đất hay khoanh đất có đặc trƣng cụ thể, có thể nhìn thấy và xác định đƣợc trên bản đồ. ĐVĐĐ là cơ sở cho việc đánh giá, là kết quả của sự chồng ghép các bản đồ đơn tính nhƣ bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tùy thuộc vào phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, mức độ chi tiết của công tác đánh giá mà chọn yếu tố chủ đạo khi vạch ranh giới của các ĐVĐĐ. Vì vậy, việc xác định các ĐVĐĐ và tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trƣờng. e. Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi Mức độ thích nghi là sự phù hợp của ĐVĐĐ nhất định đối với một LHSD đất cụ thể và đƣợc xem xét trong điều kiện hiện tại và tƣơng lai. Theo hƣớng dẫn của FAO, phân hạng sự thích nghi đất đai đƣợc chia làm 4 cấp: bậc (order), hạng (class), hạng phụ (subclass) và đơn vị (unit). Phân hạng (Categories) Bậc (order) Hạng (class) Hạng phụ (subclass) Đơn vị (unit) S1 S2g S2i – 1 S - thích nghi S2 S2i S2i – 2 S3 S2s N1 Nli N - không thích nghi N2 Nlf Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi của đất đai theo FAO * Bậc (order) Cấp này đƣợc chia thành 2 bậc: S - Thích nghi N - Không thích nghi - Bậc thích nghi “S”: Là bậc cho năng suất cao khi đầu tƣ, không chịu ảnh hƣởng của các rủi ro hoặc gây thiệt hại đến tài nguyên đất. - Bậc không thích nghi “N”: Đất đai có các yếu tố hạn chế khắc nghiệt mà ở bậc thích nghi không có, rất khó hoặc không thể khắc phục đƣợc đối với các LHSD đất.
  • 33. 23 * Hạng (class) - Bậc thích nghi chia làm 3 hạng: + S1 - Rất thích nghi: Đặc tính đất đai không thể hiện các yếu tố hạn chế hoặc chỉ thể hiện ở mức độ rất nhẹ, dễ khắc phục và không ảnh hƣởng đến năng suất của các LHSD đất. Sản xuất trên hạng đất này rất thuận lợi, cho năng suất cao, đầu tƣ chi phí thấp [11]. + S2 - Thích nghi: Đặc tính đất đai thể hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình có thể khắc phục đƣợc bằng các biện pháp khoa học kĩ thuật hoặc tăng mức đầu tƣ cho LHSD đất đai. Sản xuất trên loại đất này đầu tƣ tốn kém hơn hạng S1 nhƣng vẫn có thể cho năng suất và sản lƣợng khá. Nếu có đầu tƣ và cải tạo hợp lí thì một số hạng S2 có thể lên hạng S1 cho những LHSD đất nhất định [11]. + S3 - Ít thích nghi: Đặc tính đất đai đã xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố nghiêm trọng khó khắc phục nhƣ: đất có tầng dày mỏng, độ dốc lớn… Những yếu tố hạn chế này chƣa đến mức phải từ bỏ loại LHSD đất trên nó. Trong sản xuất, tuy có khó khăn, đầu tƣ chi phí lớn nhƣng vẫn có năng suất cao và có lãi [11]. - Bậc không thích nghi chia làm 2 hạng: + N1 - Hạng không thích nghi hiện tại: Đặc tính đất đai không thích nghi với LHSD đất hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Yếu tố hạn chế đó có thể khắc phục đƣợc bằng các biện pháp cải tạo đất để nâng hạng lên thích nghi. + N2 - Hạng không thích nghi vĩnh viễn: Đất có những yếu tố hạn chế rất nghiêm trọng trong hiện tại không thể khắc phục đƣợc bằng bất cứ biện pháp kĩ thuật hoặc kinh tế nào để trở thành hạng thích nghi của LHSD đất dự tính trong tƣơng lai. Loại đất này không nên đƣa vào sử dụng vì nếu sử dụng sẽ không cho hiệu quả, thậm chí còn gây tác hại đến môi trƣờng sinh thái [17]. * Hạng phụ thích nghi (subclass) Hạng phụ thích nghi phản ánh các yếu tố hạn chế đang hạn chế KN sử dụng đất của vùng nghiên cứu. Các yếu tố hạn chế ở phụ hạng chủ yếu là các điều kiện tự nhiên. Kí hiệu của các yếu tố hạn chế là các chữ cái Latinh viết thƣờng. Nhƣ hạng phụ thích nghi của LHSD đất là S2i có nghĩa là LHSD đất này có phân hạng thích nghi trung bình do không có khả năng tƣới [17].
  • 34. 24 * Đơn vị thích nghi (unit) Trong các chƣơng trình đánh giá ở cấp chi tiết cao (huyện, xã…), hạng phụ đƣợc phân cấp thành đơn vị. Các yếu tố hạn chế ở hạng phụ, ngoài yếu tố tự nhiên của các đơn vị bản đồ đất đai còn có các yếu tố hạn chế về quản lí sản xuất và đầu tƣ sản xuất. Ví dụ nhƣ đối với một LHSD đất đai có thành phần cơ giới đất khác nhau thì có sự quản lí khác nhau. Các yếu tố hạn chế về quản lí kinh tế phụ thuộc vào các nông hộ, nông trại. Để nhận biết các đơn vị thích nghi đất đai, việc quản lí chi tiết có thể đƣợc điều tra cụ thể trên đồng ruộng và cho từng nông hộ. Chẳng hạn nhƣ phân hạng đơn vị thích nghi đất đai là S2d - 2 để chỉ mức độ thích nghi trung bình, có khoảng cách từ ruộng đến kênh mƣơng tƣới nƣớc trung bình [11]. Nhƣ vậy, theo cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai của FAO thì tùy thuộc vào mức độ chi tiết của các chƣơng trình đánh giá đất của mỗi quốc gia, mỗi vùng nghiên cứu, mức độ phân cấp tỉ lệ bản đồ mà định ra các cấp và mức độ phân hạng gọi là đánh giá mức độ thích nghi. Mức độ thích nghi là số đo nói lên chất lƣợng của một ĐVĐĐ đảm bảo tốt đến mức độ nào đó về nhu cầu của LHSD đất. Mức độ thích nghi đƣợc đánh giá cho một LHSD đất trên từng ĐVĐĐ dựa trên cơ sở: - Xác định yêu cầu sử dụng đất đai đối với các loại đất và điều kiện sinh thái. - Phân cấp các chỉ tiêu để xác định mức độ thích nghi của từng LHSD đất. g. Xác định hiệu quả KT-XH và môi trường ĐGĐĐ không chỉ dừng lại ở việc xác định ĐVĐĐ, LHSD đất mà còn phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về hiệu quả KT- XH và bền vững về môi trƣờng. Việc điều tra tình hình KT- XH là một việc làm rất quan trọng trong ĐGĐĐ, giúp cho công tác quy hoạch đúng hƣớng và là cơ sở ban đầu để hình thành mục tiêu nghiên cứu. h. Xác định LHSD đất đai thích nghi nhất ĐVĐĐ đƣợc đánh giá và phân hạng theo mức độ thích nghi đối với từng nhóm hoặc từng loại cây trồng cụ thể. Yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình đã đƣợc các nhà nghiên cứu thống kê và ghi chép thành sách để tra cứu nhƣ sổ tay cây trồng… Trên cơ sở đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi, kết hợp với việc xem xét hiệu quả KT- XH và môi trƣờng mà lựa chọn LHSD đất thích nghi nhất.
  • 35. 25 i. Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch đất đai đƣợc tiến hành bắt đầu từ việc ĐGĐĐ. Trong quá trình đánh giá thƣờng tập trung vào tiềm năng của các ĐVĐĐ riêng lẻ và cho các mục đích sử dụng khác nhau nhƣng việc quy hoạch sử dụng đất lại đƣợc tiến hành trên quy mô tổng thể. k. Ứng dụng ĐGĐĐ Mục đích cuối cùng của ĐGĐĐ và quy hoạch đất đai là việc áp dụng các kết quả đánh giá, các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất vào nhu cầu thực tiễn sản xuất nhằm đƣa lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc ứng dụng kết quả ĐGĐĐ vào một lãnh thổ sản xuất rất đa dạng và phức tạp. Nó sẽ tạo nên một hệ thống sử dụng đất phù hợp với hệ thống cây trồng vật nuôi có thể phát triển riêng rẽ hoặc nuôi trồng xen kẽ với nhau. 1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk Căn cứ theo quy trình ĐGĐĐ theo FAO, mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm đặc thù lãnh thổ nghiên cứu, thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành ĐGĐĐ ở huyện Buôn Đôn với 8 bƣớc nhƣ sau: 1. Xác định mục tiêu 2. Thu thập tài liệu 3. Xác định loại hình SDĐĐ 4. Xác định các ĐVĐĐ 5. Đánh giá mức độ thích nghi 6. Phân tích hiệu quả KT – XH và môi trường 7. Xác định loại hình sử dụng đất đai thích nghi nhất 8. Đề xuất sử dụng đất đai Hình 1.4. Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ ở huyện Buôn Đôn
  • 36. 26 1.5. Tiểu kết chƣơng 1 Trong chƣơng 1, đề tài đã thực hiện đƣợc những công việc sau: - Tiến hành tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu ĐGĐĐ trên thế giới, ở Việt Nam và ở lãnh thổ nghiên cứu. - Phân tích, làm rõ các khái niệm liên quan đến ĐGĐĐ nhƣ đất, đất đai, ĐVĐĐ, đơn vị bản đồ đất đai, LHSD đất, hiện trạng sử dụng đất, ĐGĐĐ. - Trình bày quy trình ĐGĐĐ theo hƣớng dẫn của FAO và vận dụng cụ thể vào lãnh thổ nghiên cứu với 8 bƣớc, đó là xác định mục tiêu, thu thập tài liệu, xác định các LHSD đất, xác định các ĐVĐĐ, đánh giá mức độ thích nghi, phân tích hiệu quả KT- XH và môi trƣờng, xác định các LHSD đất thích nghi nhất, đề xuất sử dụng đất đai. - Xác định các quan điểm tiếp cận là quan điểm lịch sử, tổng hợp, lãnh thổ và phát triển bền vững. - Xác định sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L Armand (1975) và công thức Aivaisian (1983) để đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các ĐVĐĐ.
  • 37. 27 Chƣơng 2 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐĂK LĂK 2.1. Khái quát đặc điểm địa lí huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk liên quan đến đánh giá, sử dụng tài nguyên đất đai 2.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lí Buôn Đôn là huyện biên giới thuộc tỉnh Đăk Lăk đƣợc thành lập ngày 7/10/1995 theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ. Lãnh thổ của huyện nằm trong hệ tọa độ từ 120 38’42 đến 130 06’07 vĩ độ Bắc và từ 1070 27’59 đến 1080 02’36 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Ea Súp, phía Đông giáp huyện Cƣ Mgar, phía Tây giáp Vƣơng quốc Campuchia với đƣờng biên giới dài khoảng 46,7 km và phía Đông Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía Nam giáp tỉnh Đăk Nông. Diện tích tự nhiên của cả huyện là 140.818,4 ha với số dân 66.300 ngƣời (2018). Buôn Đôn hiện nay gồm 7 xã: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuôl, Ea Wer, Krông Na, Tân Hòa với tổng số 99 thôn buôn. Thị trấn Buôn Đôn nằm ở trung tâm huyện, cách Buôn Ma Thuột khoảng 25km. Cơ quan hành chính của huyện nằm trên địa bàn xã Tân Hòa. Tuy là huyện biên giới nằm sâu trong nội địa, nhƣng Buôn Đôn lại có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp do trên địa bàn huyện có đƣờng tỉnh lộ 1 và tỉnh lộ 5 chạy qua, gần thành phố Buôn Ma Thuột và một số tuyến đƣờng liên xã, liên thôn cũng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nên Buôn Đôn có thể dễ dàng giao lƣu với các địa phƣơng trong tỉnh và với nƣớc láng giềng Campuchia. Trong xu thế hội nhập đến năm 2025, định hƣớng đến 2030, Buôn Đôn ngày càng khẳng định vị trí trung tâm của mình trong chiến lƣợc phát triển KT - XH của tỉnh Đăk Lăk nói riêng và của vùng Tây Nguyên nói chung. Vị trí nhƣ trên đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để Buôn Đôn giao lƣu và trao đổi hàng hóa nông nghiệp với các địa phƣơng trong tỉnh và trong vùng. Song, việc nằm sâu trong nội địa cùng với địa hình miền núi ít nhiều cũng gây ra một số
  • 38. 28 khó khăn cho việc thiết lập các mối liên hệ kinh tế ở trong và ngoài tỉnh cũng nhƣ trong việc trồng, chăm sóc các loại cây CNLN. 2.1.1.2. Địa hình Phần lớn diện tích Buôn Đôn nằm trong vùng bán bình nguyên Ea Sup. Đây là bề mặt bóc mòn, san phẳng tạo nên địa hình khá bằng phẳng, đồi lƣợn sóng, độ cao trung bình 200 - 300m. Địa hình khá đa dạng, đƣợc phân thành 3 dạng chính là đồi và núi thấp, cao nguyên núi lửa và thung lũng ven sông. - Địa hình đồi và núi thấp: độ cao trung bình từ 200 - 250m so với mực nƣớc biển, diện tích khoảng 122.200 ha, chiếm 86,51% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của huyện với đỉnh cao nhất là Cƣ M'Lanh (502m) bắt đầu từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới gần huyện Buôn Đôn, điểm giữa dãy là đỉnh Chƣ Minh cao 384m và cuối dãy là đỉnh Chƣ Ket giáp xã Ea MDRoh huyện CƣM’gar có độ cao 500m. Phía Tây là ngọn núi thấp Yok Đa cao 466m, phía Bắc là dãy núi thấp Yok Đôn cao 482m và phía Đông Bắc có ngọn núi thấp Chƣ Bur cao 552,3m. - Địa hình cao nguyên núi lửa: độ cao trung bình từ 250 – 300m so với mực nƣớc biển có diện tích 17.901 ha, chiếm 12,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Đông và Đông Nam của huyện, có độ chia cắt nhẹ đến trung bình tạo thành những dãy đồi lƣợn sóng, độ dốc từ 8 - 150 . Địa hình có xu hƣớng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. - Dạng địa hình bằng phẳng: chiếm 0,81% diện tích tự nhiên toàn huyện, nằm ở những nơi trũng thấp, phân bố dọc theo các sông, suối lớn trên địa bàn huyện thuộc lƣu vực sông Sêrêpôk tạo nên những vùng tƣơng đối bằng phẳng, hầu nhƣ không bị chia cắt, có độ dốc 0 - 300 , về mùa mƣa thƣờng ngập úng. Sự phân hóa đa dạng về địa hình tạo điều kiện cho việc bố trí các LHSD đất đai, nhất là loại hình cây CNLN nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng lãnh thổ theo quan điểm phát triển bền vững.
  • 39. 29
  • 40. 30 2.1.1.3. Khí hậu Do đặc điểm địa hình thấp lại nằm sâu trong lục địa, bao quanh là những dãy núi cao, lớp thực vật chủ yếu là rừng khộp đã làm cho khí hậu của huyện Buôn Đôn trở nên khô và nóng hơn so với các khu vực khác trong tỉnh Đăk Lăk. Theo Trung tâm Dự báo khí tƣợng - thủy văn tỉnh Đăk Lăk, khí hậu huyện Buôn Đôn mang đặc trƣng gió mùa nhiệt đới cao nguyên có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 4 đến hết tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. - Tổng nhiệt độ hoạt động trung bình năm khoảng 9.000 - 9.5000 C; nhiệt độ trung bình trong năm là 24,60 C, cao nhất trong năm 29,70 C và thấp nhất trong năm 21,30 C; biên độ nhiệt ngày đêm rất lớn, nhất là vào mùa khô tới 13 - 150 C [4]. - Độ ẩm tƣơng đối hàng năm 81%, thấp nhất 47%. - Lƣợng mƣa trung bình năm của huyện từ 1.400 - 1.600mm, khá thấp so với các vùng khác trong tỉnh. Lƣợng mƣa có sự phân hóa theo mùa trong năm. Mùa mƣa chiếm khoảng 92,5%, còn mùa khô chỉ chiếm khoảng 7,5% lƣợng mƣa cả năm. Tháng 6 có lƣợng mƣa lớn nhất, khoảng 2.800mm; tháng 1 có lƣợng mƣa thấp nhất, thậm chí có năm không có mƣa; số ngày mƣa trung bình năm là 125 ngày[19]. - Chế độ gió: Có hai hƣớng thịnh hành là gió Đông Bắc, xuất hiện vào các tháng mùa khô và gió Tây Nam xuất hiện vào các tháng mùa mƣa, tốc độ gió trung bình là từ 2,4 - 5,4 m/s. Đặc biệt, đây là khu vực rất ít chịu ảnh hƣởng của bão. Nhìn chung, đặc điểm khí hậu Buôn Đôn khá thuận lợi cho việc phát triển các loại cây CNLN. Tuy nhiên, vào mùa khô, gió Đông Bắc hoạt động mạnh thƣờng gây khô nóng làm cho lƣợng bốc hơi lớn nên tình trạng khô hạn càng nghiêm trọng hơn, gây ra những khó khăn không nhỏ cho việc đảm bảo nƣớc tƣới vào mùa khô. 2.1.1.4. Thủy văn Huyện Buôn Đôn nằm trong lƣu vực sông Sêrêpôk, có mạng lƣới sông ngòi dày đặc, từ 0,4 - 0,6 km/km2 . - Nƣớc mặt: tập trung chủ yếu trên các sông nhƣ Sêrêpôk, Đăk Klau, Đăk Kin, Đăk Na, Ea Tul, Ea Drai...trong đó sông Sêrêpôk là con sông lớn nhất chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 89,3 km. Mùa mƣa, nƣớc sâu từ 5 - 10m, mùa khô từ 2 - 4m [34].
  • 41. 31 Lòng sông rộng từ 100 - 150m, lƣu lƣợng dòng chảy trung bình khoảng 260 - 300m3 /s, sông có nhiều thác gềnh. Đây là nguồn cung cấp nƣớc sản xuất và sinh hoạt chủ yếu cho toàn huyện. - Nƣớc ngầm: theo kết quả nghiên cứu của liên đoàn Địa chất Miền Trung, nguồn nƣớc ngầm của huyện Buôn Đôn chủ yếu là vận động, tàng trữ trong thành tạo phun trào bazan, độ sâu từ 15m đến 50m. Trữ lƣợng khai thác trung bình 189 m3 /ngày. Một vài nơi trên địa bàn của huyện, có thể thiết kế và xây dựng các nhà máy cấp nƣớc tập trung quy mô nhỏ hơn 300 m3 /ngày nhƣ ở trung tâm huyện, xã Cuôr Knia. Vùng phía Tây của huyện nghèo nƣớc ngầm, nƣớc có tính cứng cao. Đặc điểm thủy văn Buôn Đôn tƣơng đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Diện tích mặt nƣớc khá phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng tài nguyên nƣớc cũng cần có những quy hoạch và định hƣớng hợp lí, nhất là vào mùa khô. 2.1.1.5. Thổ nhưỡng Theo kết quả điều tra, phân loại đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tài nguyên đất của huyện Buôn Đôn đƣợc chia làm 8 loại đất chính: + Đất xám trên đá macma axit và đá cát (Xa): có diện tích 5.969,8 ha, chiếm 4,24% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở rìa phía tây, phía bắc và rìa phía đông của xã Krông Na. Loại đất này đƣợc hình thành trên đá cát kết, nghèo mùn, đạm, lân, kali nên chỉ thích hợp trồng một số loại cây CNLN nhƣ điều, cao su. + Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan (Rk): có diện tích 1.047,3 ha, chiếm 0,75% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở xã Ea Nuôl và Ea Bar nơi có địa hình bằng và trũng thấp. Đất này có độ phì cao, khả năng giữ nƣớc tốt nên thích hợp cho việc trồng hoa màu và cây công nghiệp hàng năm. + Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và đá bazan (Ru): có diện tích 919,6 ha, chiếm 0,65% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố giữa ranh giới 2 xã Tân Hoà và Cuôr Knia.
  • 42. 32 + Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk): có diện tích 1.849,4 ha, chiếm 1,32% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở xã Cuôr Knia và Ea Bar. Loại đất này rất phù hợp để trồng cây CNLN. + Đất nâu vàng trên đá bazan (Fu): có diện tích 6.583,3 ha, chiếm 4,67% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố nhiều ở phía đông nam của huyện. + Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): có diện tích 21.851 ha, chiếm 15,52% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố nhiều ở Krông Na, Ea Nuôl và Ea Wer. Loại đất này có diện tích tƣơng đối lớn. + Đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa): có diện tích 7.666,1 ha, chiếm 5,44% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố nhiều ở phía tây bắc của huyện và rải rác giữa ranh giới 2 xã Krông Na và Ea Huar. + Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): với diện tích 94.931,9 ha, chiếm tới 67,41% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đây là nhóm đất chính của huyện, nhóm đất này đƣợc hình thành trên đá mẹ bazan, đá phiến sét và đá granit. 2.1.1.6. Tài nguyên rừng Buôn Đôn là huyện có diện tích rừng lớn của tỉnh Đăk Lăk. Năm 2018 tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn là 106.829 ha; trong đó rừng sản xuất 8.526 ha, chiếm 8,0% tổng diện tích đất có rừng; rừng phòng hộ 4.378 ha, chiếm 4,1% tổng diện tích đất có rừng; rừng đặc dụng 93.925 ha, chiếm 87,9% tổng diện tích đất có rừng, lớn thứ hai cả nƣớc, thuộc quản lí của Vƣờn quốc gia Yok Đôn. Tài nguyên rừng rất đa dạng, phong phú về số lƣợng, chủng loài (có 854 loài thuộc 478 chi và 129 họ thực vật, trong đó có 14 loài quý hiếm đƣợc ghi vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007 cần đƣợc bảo vệ) [34]. Các kiểu thảm thực vật rừng chính gồm: kiểu rừng rụng lá cây họ Dầu, kiểu này còn gọi là rừng Khộp đặc trƣng cho điều kiện lập địa của huyện Buôn Đôn, chiếm diện tích lớn nhất; kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng nửa rụng lá mƣa mùa nhiệt đới; kiểu phụ thứ sinh rừng tre nứa, hỗn giao gỗ nứa; trảng cây bụi và trảng cỏ. Tuy nhiên, công tác quản lí và bảo vệ đa dạng sinh học chƣa đƣợc chú trọng làm cho nguồn lợi này đã và đang suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài động thực vật
  • 43. 33 quý hiếm đã bị diệt chủng hoặc di cƣ sang vùng khác. Hiện nay, những loài có giá trị kinh tế, khoa học còn lại không đáng kể. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động, cấm săn bắt động vật quý hiếm cần đƣợc quan tâm, cần đầu tƣ kinh phí thích đáng để phục hồi và bảo vệ nguồn tài nguyên này. Qua phân tích trên cho thấy lãnh thổ huyện Buôn Đôn là vùng đồi núi thì việc quy hoạch sử dụng đất đai hợp lí nhằm phát huy lợi thế thổ nhƣỡng, khí hậu thuận lợi cho loại hình cây CNLN nhằm góp phần phát triển KT- XH và bảo vệ môi trƣờng theo hƣớng bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân cư và dân tộc Năm 2018, tổng số dân của huyện Buôn Đôn là 66.300 ngƣời. Trên bình diện cả tỉnh, quy mô dân số của huyện thuộc loại nhỏ, đứng thứ 13 của tỉnh Đăk Lăk. Mật độ dân số trung bình là 46,87 ngƣời/km2 (đứng thứ 14 toàn tỉnh). Từ năm 1992 trở về trƣớc, tỉ suất tăng dân số tự nhiên trung bình năm trên 2%, nhƣng hiện nay nhờ thực hiện có kết quả chƣơng trình Dân số - kế hoạch hóa gia đình, tốc độ dân số tăng chậm và đạt mức 1,12% năm 2018 [2]. Dân cƣ của huyện Buôn Đôn phân bố không đều. Phía Đông Nam của huyện có mật độ dân số cao nhất, nhƣ xã Cuôr Knia, Tân Hòa, Ea Nuôl, nhất là xã Ea Bar 653,74 ngƣời/km2 ; trong khi đó các xã ở phía Tây và phía Bắc mật độ dân số rất thấp, nhƣ xã Krông Na chỉ 4,63 ngƣời/km2 [32]. Là một huyện đa dân tộc, Buôn Đôn là địa bàn cƣ trú từ lâu đời của 18 dân tộc anh em, bao gồm dân tộc Kinh, Ê đê, M’Nông, Lào, Nùng, Tày, Thái...Trong đó dân tộc thiểu số là 5.149 hộ, chiếm 39% tổng số toàn huyện (riêng dân tộc thiểu số tại chỗ 2.058 hộ, chiếm 40% số hộ dân tộc thiểu số toàn huyện). Các dân tộc tuy có nhiều truyền thống tốt đẹp, nhƣng cũng vẫn còn nhiều tập quán lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Tổng số hộ nghèo toàn huyện là 3.138 hộ, chiếm 20,6% số hộ toàn huyện, trong đó số hộ nghèo là ngƣời dân tộc thiểu số 2.357 hộ, chiếm 15,5% số hộ toàn huyện [4]. Đây là một khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển KT- XH của huyện và tạo áp
  • 44. 34 lực lớn đối với việc sử dụng đất của địa phƣơng, trong đó có quỹ đất trồng cây CNLN. Từ năm 2010 đến nay, tình trạng dân di cƣ từ các tỉnh phía Bắc đến huyện Buôn Đôn ngày càng nhiều (năm 2012 là 1.277 ngƣời, năm 2014 là 765 ngƣời, năm 2015 là 885 ngƣời) đã làm cho tình hình dân số ở đây có sự biến động đáng kể. Số ngƣời trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động của huyện không ngừng tăng lên, năm 2010 là 26.400 ngƣời, đến năm 2015 là 35.200 ngƣời; năm 2018 là 45.513 ngƣời. Nguồn nhân lực không ngừng tăng thêm là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế của huyện. Với đặc điểm một huyện miền núi, có sự phân bố của nhiều dân tộc ít ngƣời nên nền kinh tế của huyện Buôn Đôn chậm phát triển, trình độ dân trí của nhân dân nhìn chung còn thấp. Hiện nay, tỉ lệ ngƣời lao động chƣa qua đào tạo chiếm trên 66%. Trong tổng số lao động có chuyên môn kĩ thuật, số ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học cũng chiếm tỉ lệ rất thấp, khoảng 18%; số ngƣời có trình độ trung cấp là 30%; số còn lại là những ngƣời có trình độ sơ cấp và công nhân kĩ thuật. Đặc điểm dân cƣ, dân tộc cũng có ảnh hƣởng nhất định tới sự phát triển ngành nông nghiệp của huyện. Sự có mặt của 18 dân tộc anh em trong huyện làm cho ngành sản xuất nông nghiệp ở đây cũng trở nên đa dạng với nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, do quy mô dân số và lực lƣợng lao động nhỏ, nhất là lao động có kĩ thuật sẽ gây ra không ít khó khăn trong vấn đề cung cấp lao động cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Đặc biệt tình trạng thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật và tay nghề xảy ra phổ biến ở những nơi có các dân tộc ít ngƣời sinh sống làm cho nền sản xuất nông nghiệp tại đây vốn đã lạc hậu nay càng trở nên khó khăn hơn.
  • 45. 35 2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế a. Ngành nông nghiệp Tuy nông nghiệp chỉ đóng góp phần không lớn trong tổng thu nhập của toàn huyện nhƣng nó có tính quyết định tới sự bình ổn nền kinh tế vì phần lớn dân cƣ huyện Buôn Đôn sống ở nông thôn, hoạt động sản xuất dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm qua mặc dù có dịch bệnh và sự biến đổi khí hậu xảy ra gây thiệt hại khá lớn cho ngành chăn nuôi và trồng trọt của huyện nhƣng nhìn chung giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Buôn Đôn giai đoạn 2015- 2018 vẫn phát triển ổn định, tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2015- 2018 đạt 103,1%. Bảng 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Buôn Đôn 2015 - 2018 Năm ĐVT Giá trị sản xuất Tốc độ tăng GTSX (%) 2015 Tỉ đồng 992 104,6 2016 Tỉ đồng 1020 102,8 2017 Tỉ đồng 1055 103,4 2018 Tỉ đồng 1073 101,7 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Buôn Đôn Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm, tăng 81 tỉ đồng từ 2015 đến 2018 (tăng 108,16%).
  • 46. 36 - Trồngtrọt: Bảng 2.2. Sản lƣợng một số cây trồng chính huyện Buôn Đôn ĐVT: Tấn Năm 2015 2016 2017 2018 Nhóm cây lƣơng thực Lúa 14.305 14.467 14.136 15.338 Ngô 37.695 41.303 33.250 35.982 Nhóm cây màu Đậu 1.521 1.722 1.505 1.630 Sắn 21.130 15.510 19.688 16.800 Mía 27.450 29.100 28.080 28.080 Cây công nghiệp lâu năm Điều 966 1020 937 937 Cà phê 9.248 9.674 9.553 10.187 Cao su 10 30 15 20 Hồ tiêu 1.274 1.404 1.610 1.769 Nguồn: Phòng thống kê huyện Buôn Đôn Qua số liệu bảng 2.2, ta thấy sản lƣợng của một số cây trồng chính tại huyện Buôn Đôn có sự biến động hàng năm nhƣngkhông đáng kể. Trong nhóm cây lƣơng thực, sản lƣợng lúa tăng 1.033 tấn, tăng 107,2% từ năm 2015 đến 2018. Sản lƣợng ngô giảm 1.713 tấn, giảm 4,54% sau 3 năm. Tuy nhiên, sản xuất cây lƣơng thực của huyện Buôn Đôn vẫn luôn đảm bảo diện tích cũng nhƣ sản lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu trên địa bàn. Trong nhóm hoa màu, sản lƣợng đậu tăng 109 tấn, tăng 107,16% và mía tăng 102,3%, sản lƣợng sắn giảm 20,5%. Nhóm cây CNLN có sản lƣợng giảm là điều từ 966 tấn năm 2015 còn 937 tấn năm 2018 do tình trạng thiếu nƣớc nghiêm trọng, hơn nữa giá cả trong vài năm trở lại đây liên tục giảm nên diện tích cây trồng thu hẹp dần chuyển đổi sang các mục đích khác. Sản lƣợng của các loại cà phê, cao su, tiêu đều tăng, trong đó sản lƣợng cà phê là tăng nhanh nhất, tăng 110% [2].
  • 47. 37 Bảng 2.3. Năng suất của một số cây trồng chính huyện Buôn Đôn ĐVT: tạ/ha Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Nhóm cây lƣơng thực Lúa 55,6 58 53 57 Ngô 51,3 54 52,9 54 Nhóm cây màu Đậu đỗ 9,3 10 7,1 9 Sắn 115 110 108 105 Mía 600 600 600 600 Cây công nghiệp lâu năm Điều 14 15 14 14 Cà phê 27 28 24,8 26 Hồ tiêu 26 27 26,1 27 Nguồn: Phòng thống kê huyện Buôn Đôn Ngành trồng trọt của huyện luôn đƣợc ƣu tiên phát triển, nhƣng sản lƣợng cũng nhƣ năng suất của các loại cây trồng không ổn định là do kỹ thuật, chất đất cũng nhƣ giá cả của một số loại nông sản biến động bất thƣờng, thể hiện tính quy hoạch sản xuất tự phát của mỗi hộ gia đình, kỹ thuật sản xuất chƣa cao. Bên cạnh đó đặc thù khí hậu, thời tiết khắc nghiệt gây tác động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp. [2] - Chăn nuôi Trong những năm qua nhờ chính sách, nguồn vốn hỗ trợ của các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, khuyến khích các hộ nông dân mở rộng đầu tƣ, tăng số lƣợng đàn gia súc, gia cầm tạo thêm nguồn thu nhập, tổng đàn gia cầm trong giai đoạn này tăng lên nhanh chóng, bình quân hàng năm từ 1,1% - 1,5%.
  • 48. 38 Bảng 2.4. Số lƣợng gia súc, gia cầm huyện Buôn Đôn giai đoạn 2015-2018 - Năm ĐVT Trâu Bò Lợn Dê Gia cầm 2015 Con 3.760 12.800 34.020 3.820 292.000 2016 Con 3.482 12.941 35.500 4.000 305.000 2017 Con 3.850 13.400 35.510 4.141 289.100 2018 Con 3.630 13.300 37.800 4.650 307.000 Nguồn: Phòng thống kê huyện Buôn Đôn Tuy nhiên, qua số liệu số lƣợng gia súc, gia cầm huyện Buôn Đôn ta thấy ngành chăn nuôi qua nhiều năm chịu nhiều tổn thất do dịch bệnh. Tổng đàn trâu, bò giảm nhanh năm 2017 đạt 17.250 con đến năm 2018 giảm còn 16.930 con. Nhìn chung, xu hƣớng chuyển dịch cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng trong nội bộ ngành chăn nuôi diễn ra vẫn còn chậm, tốc độ tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 1,07%[2]. Mặc dù công tác khoanh vùng chăn nuôi, phòng ngừa, cách ly vùng khi có dịch đƣợc thƣờng xuyên trú trọng, tuy nhiên do cách tiếp cận khoa học kĩ thuật cũng nhƣ ý thức phòng dịch của ngƣời dân chƣa cao. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ thú y cơ sở còn thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng nên chƣa phát hiện và hƣớng dẫn kịp thời cho các hộ nông dân biết phòng tránh nên dẫn tới tốc độ tăng trƣởng hàng năm của ngành chăn nuôi luôn ở mức thấp. Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi đã có những sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu thị trƣờng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong huyện. Đàn lợn không những gia tăng về số lƣợng mà còn lai tạo những giống mới có năng suất cao hơn, giống lợn siêu nạc đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng… - Lâm nghiệp Năm 2018, huyện Buôn Đôn có diện tích đất lâm nghiệp là 115.424,1 ha. Diện tích đất có rừng là 106.829 ha. Trong đó rừng tự nhiên là 106.489,3 ha, chiếm 99,68% ; rừng trồng là 339,7 ha, chiếm 0,32% ; đất chƣa có rừng là 8.595,1 ha [20]. Buôn Đôn là huyện có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển ngành lâm nghiệp. Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp của huyện đã thu đƣợc những