SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ THỊ THUYÊN
SỰ CHUYỂN VỊ TỪ THƠ CA ĐẾN ÂM NHẠC
QUA CA KHÚC PHỔ THƠ CỦA PHẠM DUY
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60220120
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN THUẤN
Huế, năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa
từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thuyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Huế. Tôi
xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm Huế, phòng Đào tạo Sau đại học,
khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến TS.Nguyễn
Văn Thuấn. Cảm ơn thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ, động viên tác
giả luận văn triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cám ơn Th.s Trần Văn Lưu, Khoa Sáng tác – Lý luận – Chỉ
huy, Học viện Âm nhạc Huế đã góp ý và giúp đỡ về lĩnh vực âm nhạc trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy
cho bản thân tôi những tri thức quý giá, bổ ích về chuyên ngành Lý luận văn học
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã ủng hộ,
động viên và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 10 năm 2016
Lê Thị Thuyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
5. Đóng góp của luận văn............................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
Chƣơng 1. PHẠM DUY – “PHÙ THỦY PHỔ NHẠC CHO THƠ” ....................9
1.1. Phổ nhạc cho thơ trong tân nhạc Việt Nam .........................................................9
1.1.1. Phổ nhạc cho thơ: từ kinh nghiệm sáng tạo đến tiếp cận liên văn bản .............9
1.1.1.1. Phổ nhạc cho thơ nhìn từ kinh nghiệm sáng tạo ............................................9
1.1.1.2. Phổ nhạc cho thơ nhìn từ lý thuyết liên văn bản..........................................10
1.1.2. Một số thành tựu phổ nhạc cho thơ trong tân nhạc Việt Nam........................14
1.2. Phạm Duy – đỉnh cao tân nhạc Việt Nam..........................................................15
1.2.1. Cuộc đời nghệ thuật của Phạm Duy................................................................15
1.2.2. Phong cách âm nhạc của Phạm Duy ...............................................................17
1.3. Phạm Duy – đỉnh cao trong nghệ thuật phổ nhạc cho thơ .................................19
1.3.1. Tính thơ trong nhạc Phạm Duy.......................................................................19
1.3.2. Phạm Duy chọn thơ để phổ nhạc: sự lựa chọn tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ....22
1.3.3. Một vài đặc sắc trong nghệ thuật phổ nhạc cho thơ của Phạm Duy...............24
Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU CHỦ ĐỀ VÀ HÌNH TƢỢNG TRONG
NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠCỦA PHẠM DUY..................27
2.1. Nghệ thuật biến tấu hình tượng trong nguyên bản thơ sang nhạc phổ thơ của
Phạm Duy..................................................................................................................27
2.1.1. Hình tượng người nghệ sĩ: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy.........................27
iv
2.1.2. Hình tượng người phụ nữ: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy .........................30
2.1.3. Hình tượng người lính: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy ..............................36
2.2. Nghệ thuật biến tấu chủ đề trong nguyên bản thơ sang nhạc phổ thơ của Phạm Duy.38
2.2.1. Chủ đề tình yêu: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy.........................................38
2.2.2. Chủ đề thiên nhiên: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy....................................43
2.2.3. Chủ đề tình yêu quê hương đất nước: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy........47
2.3. Những chiến lược biến tấu hình tượng và chủ đề từ nguyên bản thơ sang nhạc
phổ thơ của Phạm Duy..............................................................................................50
2.3.1. Phối hợp các ý thơ tản mạn thành một chủ đề âm nhạc thống nhất................50
2.3.2. Phối hợp ý thơ và ý nhạc để tạo thành một chủ đề âm nhạc hoàn chỉnh........55
2.3.3. Pha trộn các phong cách âm nhạc khác nhau..................................................59
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU NHỊP ĐIỆU, NGÔN TỪVÀ CẤU
TRÚC NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠ CỦA PHẠM DUY.....64
3.1. Nghệ thuật biến tấu nhịp điệu trong nguyên bản thơ của Phạm Duy ................64
3.1.1. Nhạc hóa ngôn từ trong nguyên bản thơ của Phạm Duy ................................64
3.1.2. Làm mới hồn thơ bằng tiết tấu, làn điệu .........................................................67
3.1.3. Biến tấu bằng lạ hóa kết cấu nguyên bản thơ..................................................69
3.3. Nghệ thuật chuyển vị ngôn từ thơ trong nhạc phổ thơ của Phạm Duy..............72
3.3.1. Tỉnh lược và bổ sung ngôn từ .........................................................................72
3.3.2. Thay đổi ngôn từ .............................................................................................75
3.3.3. Lặp lại ngôn từ ................................................................................................78
3.4. Nghệ thuật chuyển vị cấu trúc thơ trong nhạc phổ thơ của Phạm Duy .............82
3.4.1. Tỉnh lược, bổ sung, thay đổi và lặp lại câu thơ...............................................82
3.4.1.1. Tỉnh lược, bổ sung, thay đổi câu thơ............................................................82
3.4.1.2. Lặp lại câu thơ..............................................................................................86
3.4.2. Tỉnh lược, bổ sung, biến vị khổ, đoạn thơ ......................................................89
3.4.2.1. Tỉnh lược, bổ sung khổ - đoạn thơ...............................................................89
3.4.2.2. Biến vị khổ, đoạn thơ...................................................................................91
KẾT LUẬN..............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thơ và nhạc là hai loại hình nghệ thuật riêng biệt, thế nhưng chúng lại có một
sự gắn kết sâu sắc làm xao động lòng người. Không phải ngẫu nhiên mà có sự kết
hợp nhuần nhuyễn và kỳ diệu đó, bởi theo dòng lịch sử, văn học và âm nhạc từ xưa
đã có thời gian dài gắn bó chặt chẽ không tách rời trong phạm trù của cái gọi là dân
ca, ca dao. Cho đến ngày nay, dù thơ ca và âm nhạc đã tách thành những loại hình
nghệ thuật riêng biệt không còn mang tính nguyên hợp nữa, giữa thơ ca và âm nhạc
vẫn còn sự gắn kết mật thiết và tương hỗ lẫn nhau. Thơ là nhạc cảm của tâm hồn, là
sự rung động của con tim trước cuộc sống, được thể hiện bằng ngôn từ có vần điệu
của thanh sắc và vần điệu của cả tâm hồn. Nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh làm
ngôn ngữ để diễn đạt tình cảm và tư tưởng con ngườiphổ nhạc cho thơ là một cách
thức hiệu quả tạo nên sự tương giao giữa thơ và nhạc. Ở đây người nhạc sĩ, nhà
soạn nhạc cảm thấy đồng cảm, đồng điệu với một bài thơ mà người làm thơ, nhà thơ
đã thổi vào đó những rung cảm chân thật và da diết. Bằng nhạc phổ thơ, nhạc sĩ làm
cho bài thơ có một nét riêng, một “linh hồn”, số phận mới. Khi những giai điệu
được cất lên từ lời thơ, nhạc phổ thơ tạo thành một mối tương giao kì diệu giữa hồn
người, hồn thơ, hồn nhạc, hồn tạo vật. Đây chính là sự thăng hoa và tương giao kì
diệu giữa thơ và nhạc trong nghệ thuật hiện đại.
Hiện tượng thơ được phổ nhạc là một trong những hiện tượng không còn gì
mới mẻ với công chúng nghệ thuật. Trong rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam thành danh
lẫn chưa thành danh, có người chỉ phổ một hoặc vài ba bài thơ là đã nổi tiếng, có
người đã phổ nhiều bài nhưng cứ không được chú ý đến. Các trường hợp như
“phỏng thơ” của cố nhạc sĩ Trần Hoàn với bài thơ “Mưa rơi” của cố nhà thơ Tố
Hữu, nhạc sĩ Trần Tiến với ca khúc “Sao em nỡ vội lấy chồng” lấy từ cái ý rất độc
đáo “Đi tìm lá diêu bông” của cố nhà thơ Hoàng Cầm… đều là những ca khúc bất
hủ, sống mãi trong lòng người hát, người nghe. Những trường hợp phổ chỉ một bài
thơ mà thành công ngay như vậy là rất hiếm. Nhưng hiếm hơn cả là người phổ rất
nhiều thơ và hầu hết đều thành công và nổi tiếng, người nhạc sĩ ấy chính là cố nhạc
sĩ Phạm Duy. Những nhà thơ, qua sự tài hoa của người được mệnh danh “phù thủy”
2
âm nhạc đều trở thành một tác phẩm âm nhạc độc lập và chắp cánh cho thơ ca. Thơ
của Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Phạm Thiên Thư, Linh Phương, Vũ Hữu Định, Nguyễn
Tất Nhiên…qua tâm hồn đồng điệu của nhạc sĩ Phạm Duy đã có một số phận vinh
quang mới, sang trọng và đài các.
Hiện tượng phổ nhạc cho thơ không mới đối với các nhà phê bình, nghiên cứu
âm nhạc. Tuy nhiên, người ta mới chú ý đến hiện tượng này như một thành tựu âm
nhạc và ghi nhận nó theo kinh nghiệm mà chưa thấy đây là một hiện tượng liên văn
bản độc đáo. Điều này cũng dễ hiểu bởi tiếp cận liên văn bản chưa phải là cách tiếp
cận phổ biến trong nghiên cứu văn học nghệ thuật ở Việt Nam. Theo quan niệm của
các nhà lý thuyết liên văn bản thì “Bất kỳ văn bản nào cũng đều có quan hệ với các
văn bản khác ra đời trước đó. Quan hệ này dựa trên những sự kết nối giữa các văn
bản với nhau bằng những phương pháp khác nhau như: ám chỉ, trích dẫn, chuyển
thể, chuyển dịch, đạo văn, nhái, nhại, mô phỏng, pha trộn...”. Tính liên văn bản như
một thuật ngữ không bị hạn chế chỉ trong những thảo luận về nghệ thuật văn
chương. Nó đã xuất hiện trong các thảo luận về âm nhạc, hội họa, điện ảnh, kiến
trúc, nhiếp ảnh và trong hầu như mọi sự sản sinh văn hóa và nghệ thuật. Trên thế
giới, những công trình nghiên cứu về tính liên văn bản trong âm nhạc rất đa dạng và
phong phú. Tuy nhiên ở Việt Nam đây là lĩnh vực còn “hoang vu”. Khó khăn nảy
sinh từ nhiều phía, trong đó đòi hỏi năng lực liên ngành của chủ thể nghiên cứu
cũng như sự đồng thuận về hướng tiếp cận của giới chuyên gia âm nhạc và các nhà
nghiên cứu ngữ văn chuyên nghiệp. Luận văn này của chúng tôi lựa chọn đối tượng
nhạc phổ thơ của Phạm Duy, tiếp cận nó từ góc độ liên văn bản nhằm chỉ rõ mối
quan hệ mật thiết giữa thơ và nhạc, chỉ ra quá trình chuyển vị từ thơ sang nhạc phổ
thơ trong sáng tác của ông ngõ hầu có thể làm rõ được sự tinh vi của quá trình sáng
tạo nghệ thuật. Đây chính là lí do và mục đích để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sự
chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy”.
2.Lịch sử vấn đề
Từ những gợi mở trong hướng chọn đề tài, chúng tôi đã khảo sát vấn đề trên
nhiều khía cạnh. Bắt đầu từ việc nhìn nhận về mối quan hệgiữa thơ ca và âm nhạc
Việt Nam để thấy được giữa thơ và âm nhạc đã có một mối tương duyên không thể
3
tách biệt. Đã có rất nhiều bài báo khoa học cũng như những bài viết nghiên cứu về
vấn đề này, tuy nhiên chưa một công trình nào tiếp cận nghiên cứu dưới góc nhìn
liên văn bản. Đây thực sự vừa là một cơ hội cũng là một thách thức lớn cho người
viết luận văn.
2.1.Những nghiên cứu bàn về mối quan hệ giữa thơ ca và âm nhạc Việt Nam
Bài viếtMối quan hệ giữa quy luật âm nhạc và quy luật thơ ca trong lời ca của
Thái Hà có nhận định rằng “Thơ ca không nhằm tái hiện đối tượng, mà chủ yếu biểu
hiện về đối tượng và tất nhiên trong khi biểu hiện về một đối tượng thì bản thân đối
tượng cũng được phản ánh, được tái hiện. Có thể nói, thơ ca là sự biểu hiện trực
tiếp của tâm hồn, tiếng hát của trái tim, tiếng nói của tình cảm”. Trong nhận định
đánh giá về mối quan hệ giữa tính thơ trong lời ca và tính nhạc trong thơ Thái Hà đã
đưa ra ý kiến rằng: “Đến lượt ngôn ngữ văn học khi trở thành chất liệu và phương
tiện diễn tả của loại hình âm nhạc thì lại chịu sự quyết định của quy luật âm nhạc,
mà biểu hiện rõ nhất là ngôn ngữ trong lời ca phải là ngôn ngữ thơ ca, không phải
nhạc sĩ nào cũng làm được lời ca phải được nâng lên mức nghệ thuật mới là thơ”.
Ở bài viết này, tác giả chỉ ra những quy luật của thơ ca với âm nhạc trong lời ca,
giữa âm nhạc và thơ ca có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, quy định lẫn
nhau dưới sự quy chiếu của lời ca, đồng thời trong bài viết này, tác giả đưa ra chủ
kiến lời ca phải được nâng lên mức nghệ thuật mới là thơ.Có nghĩa rằng, không
phải bất cứ lời nhạc nào cũng có thể được xem là có chất thơ, đồng nghĩa, không
phải nhà soạn nhạc nào cũng có thể viết đượclời nhạc mang chất thơ.
2.2.Những nghiên cứu bàn về hiện tƣợng phổ nhạc cho thơ trong âm nhạc Việt
Nam hiện đại
TrongVui buồn chuyện thơ phổ nhạc của Trần Hoài Vy, tác giả viết “Thơ phổ
nhạc là khi người nhạc sĩ, nhà soạn nhạc bỗng cảm thấy đồng cảm, đồng điệu cùng
với một bài thơ mà người làm thơ, nhà thơ đã thổi vào đó những rung cảm chân
thật và da diết, để bài thơ có một nét riêng, một “linh hồn”, số phận mới…”. Bài
viết nói lên sự đồng điệu giữa hồn thơ và hồn nhạc, hay nói cách khác đó chính là
sự hòa hợp giữa hồn nhà thơ và nhà soạn nhạc.
Trong bàiTính nhạc của thơ và thơ phổ nhạc của Lê Thị Bích Hồng (Vụ Văn
hóa - Văn nghệ), tác giả có nhận định sâu sắc: “Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy
4
âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu - nhịp điệu của những âm thanh vật chất, của tiếng
nói thực tế ḥ̣̣̣òa với nhịp điệu cảm xúc bên trong tâm hồn nhà thơ. Thơ là nhạc của
tâm hồn, nhất là những tâm hồn quảng đại và đa cảm.Tính nhạc được tạo nên bởi
những âm hưởng gắn liền với hình ảnh, cảm xúc do sử dụng phối hợp âm thanh,
nhịp điệu, từ ngữ... phù hợp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu đạt”.Ở bài
viết này Lê Thị Bích Hồng đã chỉ ra được sự hòa hợp giữa thơ và nhạc đó là sự
tương giao giữa nhịp điệu của âm thanh với nhịp điệu của câu chữ trong thơ, đó
cũng chính là sự rung cảm giữa nhịp điệu tâm hồn của nhạc sĩ và nhịp điệu của chủ
thể thơ.
2.3.Những nghiên cứu về âm nhạc Phạm Duy và nghệ thuật phổ nhạc cho thơ
của Phạm Duy
Nói vềâm nhạc của Phạm Duy, Nguyên Sa đã có những nhận xét rất tổng quát
nhưng lại vô cùng chính xác“Hôm nay, có những người thích Rong Ca, có những
người mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người ngất ngây với Hoàng Cầm Ca, có
những tín đồ của Thiền Ca. Có những người yêu Phạm Duy của new age, của nhạc
giao hưởng, của mini opera và của thánh ca hơn Phạm Duy của Tình ca, Phạm Duy
của dân ca, Phạm Duy của Kháng chiến ca, Phạm Duy của thơ phổ nhạc. Và ngược
lại, có những người, với họ, chỉ có Phạm Duy của Tình ca mới là Phạm Duy.Chỉ có
Phạm Duy Kháng Chiến Ca. Chỉ có Phạm Duy thơ phổ nhạc.Chỉ có Phạm Duy, chỉ
có Phạm Duy.Nhưng đó, bạn thích Phạm Duy nào, tùy bạn. Cũng vậy thôi Viên kim
cương có một ngàn mặt. Khác biệt với tấm gương chỉ có một mặt. Cho nên phải
chọn lựa, phải bàn cãi, phải bất đồng, phải suối ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy
về vĩnh viễn một đại dương” để thấy rằng khó có thể nhìn nhận và đánh giá một
cách toàn diện về nét đặc sắc âm nhạc của Phạm Duy, cũng như chính con người
đầy thi vị và đa cảm, đầy những ưu tư của ông, có chăng cũng chỉ là một khía cạnh
nhỏ bé nào đó trong cái tâm hồn bỏng lửa và tha thiết với đời này mà thôi.
Phố Tịnh trong bài Mấy ý chung quanh hành trình âm nhạc Phạm Duy đã có
những nhận xét về âm nhạc của Phạm Duy: “Trong suốt hơn sáu mươi năm tân
nhạc, các nhạc sĩ khác thường chỉ nổi bật qua một số đề tài nào đó, phổ biến nhất
là đề tài tình yêu. Thể loại sáng tác chỉ là những ca khúc… Phạm Duy cho rằng
5
nhạc tình có nhiều dạng: nhạc tình cảm tính (romantique), nhạc tình não tính
(cérébral), nhạc tình ảo tính (psychedélique), nhạc tình dục tính (sensual). Các bản
tình ca của tân nhạc chúng ta trước nay thường không ra ngoài chất nhạc tình cảm
tính. Có lẽ chỉ trong nhạc tình Phạm Duy mới thấy đủ dáng vẻ của những bản tình
ca theo như cách phân loại của ông”. Hay “Một nét đặc biệt nữa của nhạc Phạm
Duy là nó phản ảnh sống động những tâm cảnh của ông và của mọi người Việt Nam
chúng ta trước cuộc sống”. Đây là bài viết nói về đặc tính cũng như nét độc đáo đa
sắc trong âm nhạc của Phạm Duy. Là sự biến đổi đa dạng nhạc tính cũng như phong
cách âm nhạc trong từng tác phẩm của ông. Mỗi bài hát là một bản màu đa sắc,
nhiều giai tần cảm xúc và cung bậc âm thanh khiến người nghe luôn hứng thú và đa
dạng về cảm xúc.
Trong bài viết Ngày trở về của Phạm Duy trong bối cảnh Việt Nam của Phạm
Quang Tuấn, ông đã đưa ra nhận xét tương đối chính xác về âm nhạc của Phạm
Duy:“Trong khi Trịnh Công Sơn tập trung vào một phong cách riêng, với những
giai điệu dựa trên âm giai emoll đặc thù của chiếc tây ban cầm, kể lể suy tư suốt
mấy trăm tác phẩm, thì Phạm Duy, trái lại, như một con bướm bay từ vườn này
sang vườn khác. Trịnh Công Sơn tinh khiết, Phạm Duy xác thịt. Trịnh Công Sơn là
mặt trăng, Phạm Duy là mặt trời. Trịnh Công Sơn trừu tượng, Phạm Duy cụ thể.
Trịnh Công Sơn đơn điệu đơn sắc, Phạm Duy đa điệu đa sắc đến cùng cực. Trịnh
Công Sơn có chỗ đứng vững chắc, Phạm Duy luôn luôn đi trong cuộc hành trình.
Không có đề tài nào mà Phạm Duy không thí nghiệm, từ cái dơ dáy của Tục Ca tới
cái hồn nhiên của Bé Ca và cái cao siêu của Ðạo Ca, thuần khiết của Thiền Ca.
Phạm Duy như một đứa trẻ năm tuổi, chạy chơi tung tăng trong vườn hoa của cuộc
đời và của nghệ thuật, khi thì bắt bướm, khi thì vọc bùn, hoàn toàn không cần biết
cha mẹ răn đe la mắng, cứ thích gì là làm nấy. Và may mắn cho chúng ta, một trong
những cái Phạm Duy thích làm là... viết ca khúc!”
Với hình thức đặt đối sánh hai nhạc sĩ là Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, chúng
ta có thể thấy rõ mỗi nhạc sĩ mang trong mình cá tính sáng tạo riêng, không ai
giống ai. Hơn thế, bài viết giúp ta nhìn nhận đặc trưng nổi bật trong sáng tạo tác
phẩm nghệ thuật của Phạm Duy một cách khách quan và toàn diện nhất.
6
Đánh giá về nhạc phổ thơ của Phạm Duy, Đặng Tiến đã có ý kiến như sau:“Việc
phổ nhạc vào thơ làm giàu cho thơ, cho nhạc và tâm hồn người nghe. Và tại Việt Nam,
có lẽ người có công đầu là Phạm Duy” (Đặng Tiến,Phạm Duy: thơ phổ nhạc). Đồng
thời ông cũng cho rằng:“Công việc phổ nhạc vào thơ, không có bí quyết, vì không chỉ
là việc kỹ thuật, hoặc cảm hứng nhất thời. Nó là sự giao hòa có cội có nguồn sâu xa,
nó đẩy sáng tạo nghệ thuật đến những chân trời văn hóa và nhân bản xa hơn.Thổi hơi
nhạc vào lời thơ, là một cách Đạp lùi tinh tú, như một lời thơ Hoàng Cầm mà Phạm
Duy đã biến thành câu hát”. Bài viết cho thấy được tài năng của Phạm Duy trong sáng
tác nhạc nói chung và trong phổ nhạc cho thơ nói riêng.
“Mối tình thơ nhạc” kéo dài 10 năm của nhạc sĩ Phạm Duy - Theo Khampha
đã nhắc đến những mối tình trong cuộc đời nghệ sĩ của Phạm Duy một cách chân
thực. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Tấn Nguyên Minh cho rằng Phạm Duy là
người phổ nhạc thần tình cho thơ: “Nhạc sĩ tài danh đã khéo léo đưa những giai
điệu tinh tế nhập vào thơ, chắp cánh để thơ thăng hoa trong cõi bất tử”và“Ông là
người đã đưa hồn thơ quyện vào tiếng nhạc, khiến nhạc và thơ cứ vấn vít, giao hòa
trong một vẻ đẹp quyến rũ, diệu kì. Phạm Duy có lẽ là nhạc sĩ phổ thơ hay nhất
trong âm nhạc Việt Nam” “Không chỉ thuần thục, điêu luyện khi đưa nhạc vào thơ,
Phạm Duy còn tỏ ra rất tài tình khi quyện hồn thơ vào tiếng nhạc. Chất thơ trong
ca từ Phạm Duy còn được thể hiện một cách đặc sắc khi ông đặt lời Việt cho những
ca khúc ngoại quốc”. Nhận định một cách khéo léo tài năng uyên bác, cũng như
công nhận những đóng góp của Phạm Duy đối với âm nhạc nước nhà trong mảng
phổ nhạc cho thơ nói riêng.
Nghệ Thuật Phổ Nhạc của Phạm Duy của Phạm Quang Tuấn tập trung khai
thác nghệ thuật phổ nhạc cho thơ một cách tài tình và tinh tế nhạy bén của Phạm
Duy qua việc phân tích một số ca khúc nổi bật và được người nghe tâm đắc.
Tự nói về nghệ thuật phổ nhạc và quá trình phổ nhạc của chính mình Phạm Duy
đã đưa ra định nghĩa, từ kinh nghiệm bản thân thời 1940 khi ông chưa sành
nghề : “phổ nhạc vào thơ là hát những bài thơ đó lên, theo lối của tôi. Tức là tôi phổ
nhạc đấy. Tôi chọn 2 bài (của Huy Cận) Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung (Nhớ hờ)
7
Bỗng dưng buồn bã không gian (Thu rừng). Hát hai bài thơ trên đây, đối với tôi là sự
tập tành phổ nhạc. Tôi chỉ thành công 20 năm sau khi tôi phổ nhạc bài Ngậm ngùi.”
Hiện tại, chỉ có một vài bài báo nhỏ nói về thơ phổ nhạc hoặc tính nhạc trong
thơ, hoặc nhắc đến mối quan hệ giữa âm nhạc và lời ca. Chúng tôi đã nghiên cứu rất
nhiều bài viết giới thiệu về nhạc sĩ Phạm Duy, tuy nhiên hầu hết công trình đều phân
tích thơ phổ nhạc trên góc độ âm nhạc, nói đến cái hay cái đẹp, cái tài nghệ qua sự
sắp đặt âm thanh mà chưa nhắc đến sự chuyển vị cũng như sự tinh diệu của nhà thơ
qua hành trình phổ thơ thành tác phẩm âm nhạc trong những sáng tác nhạc phổ thơ
của ông một cách hệ thống.Đó là những gợi mở và định hướng ban đầu để chúng tôi
hình thành và phát triển luận văn “Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc
phổ thơ của Phạm Duy”. Đây là một đề tài thú vị và mới mẻ gây hứng thú không chỉ
cho giới nghiên cứu mà còn tạo cho độc giả những cái nhìn khái quát và toàn diện
hơn khi đến với nhạc phổ thơ, đặc biệt là nhạc phổ thơ của Phạm Duy.
3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tƣợng nghiên cứu: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ
thơ của Phạm Duy
3.2.Phạm vi khảo sát
Các tác phẩm thơ phổ nhạc của Phạm Duy. Chúng tôi thực hiện khảo sát trong
khoảng 50 bài nhạc phổ thơ.Đồng thời chúng tôi luôn mở rộng đối chiếu với một số
nhạc sĩ có những đóng góp lớn cho âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là Văn Cao, Trịnh
Công Sơn.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp liên ngành
Khảo sát những ca khúc phổ thơ dưới góc nhìn liên văn bản chúng tôi sử dụng
kiến thức trong các lĩnh vực như văn hóa học, triết học, xã hội học, đặc biệt là âm
nhạc học để góp phần làm rõ sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc.
-Phương pháp thống kê - phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp để thống kê trong gần 200 ca khúc phổ thơ
của Phạm Duy chọn lọc ra 50 ca khúc phổ biến nhất. Đồng thời, chúng tôi còn sử
dụng phương pháp trong việc phân loại các ca khúc theo chủ đề cũng như theo các
cách thức mà Phạm Duy lựa chọn để phổ thơ.
8
-Phương pháp so sánh
Chúng tôi so sánh phong cách âm nhạc của Phạm Duy với những nhạc sĩ khác
như Trịnh Công Sơn hay Văn Cao để thấy được những nét độc đáo và mới mẻ trong
âm nhạc của Phạm Duy. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp so sánh trong việc
đối chiếu và phân loại giữa nguyên bản thơ với ca khúc phổ thơ
-Phương pháp tiếp cận liên văn bản
Dựa trên việc phân tích đối chiếu và so sánh để tìm ra sự chuyển vị từ văn bản
thơ văn sang văn bản âm nhạc. Tiếp cận dưới góc nhìn liên văn bản, xem hiện
tượng phổ nhạc cho thơ là một hiện tượng liên văn bản chuyển từ hệ thống ký hiệu
này sang hệ thống ký hiệu khác để tìm ra được cái độc sáng của nhạc sĩ khi vừa làm
mới thơ bằng nhạc và làm mới thơ bằng thơ.Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số
thao tác nghiên cứu khác như phân tích – tổng hợp…
5.Đóng góp của luận văn
Luận văn sẽ là tài liệu bổ ích giúp người đọc hiểu rõ hơn về lý thuyết cũng
như cách thức ứng dụng lý thuyết liên văn bản vào thực tiễn âm nhạc. Đặc biết, nó
giúp độc giả thấy được mối liên hệ mật thiết giữa thơ ca và âm nhạc trong trường
hợp nhạc phổ thơ. Đồng thời, luận văn còn cho thấy sự tinh tế và tài tình trong việc
phổ nhạc cho thơ của nhạc sĩ Phạm Duy, một nhà âm nhạc kỳ cựu và uyên bác
trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
6.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung của
Luận văn gồm các chương
Chƣơng 1. PHẠM DUY – “PHÙ THỦY PHỔ NHẠC CHO THƠ”
Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU CHỦ ĐỀ VÀ HÌNH TƢỢNG
TRONG NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠ CỦA PHẠM DUY
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU NHỊP ĐIỆU, NGÔN TỪ VÀ CẤU
TRÚC NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠ CỦA PHẠM DUY
9
NỘI DUNG
Chƣơng 1. PHẠM DUY – “PHÙ THỦY PHỔ NHẠC CHO THƠ”
1.1. Phổ nhạc cho thơ trong tân nhạc Việt Nam
1.1.1. Phổ nhạc cho thơ: từ kinh nghiệm sáng tạo đến tiếp cận liên văn bản
1.1.1.1. Phổ nhạc cho thơ nhìn từ kinh nghiệm sáng tạo
Trong tân nhạc Việt Nam, nghệ thuật đem ý lời thơ lồng vào nốt nhạc để hát
lên là phổ nhạc. Việc chuyển từ thơ thành nhạc có thể chỉ dùng ý để gợi lên những
hình ảnh trong ca khúc, nhưng cũng có khi theo sát lấy câu thơ làm ca từ. Trong
một bài thơ có khi bài nhạc chỉ rút một đoạn mà không đụng đến những đoạn kia,
hay hoán chuyển tự sự nên việc phổ nhạc có thể chỉ là phỏng theo.
Việc phổ nhạc cho thơ trở thành một đặc trưng trong viết nhạc.Có thể tác giả
lấy cảm hứng từ một bài thơ và viết nên những nốt nhạc, rồi sau đó sử dụng bài thơ
để làm lời của bản nhạc. Cũng có thể tác giả đồng cảm, bắt sóng đồng điệu với
những vần nhịp trong thơ rồi có cảm hứng tạo thành một bài hát.Tuy nhiên, việc
phổ nhạc cho thơ không phải bắt cóc bỏ dĩa là được. Một bài văn chính luận, khô
khan thì không thể nào là cảm hứng cho nhạc sĩ được, và không phải bài thơ nào
cũng đều có thể phổ nhạc, mà công việc này phụ thuộc rất nhiều vào cảm hứng
cũng như tài năng của nhạc sĩ. Có người nhận xét thì thơ phổ nhạc là sự đồng cảm,
đồng điệu giữa nhà thơ và nhạc sĩ. Chính vì thế mà việc phổ nhạc cho thơ không hề
có bất cứ một nguyên tắc hay quy định nào, mà hoàn toàn tùy thuộc vào cảm quan,
thẩm mĩ âm nhạc cũng như kinh nghiệm và nhạc cảm của người sáng tác nhạc.
Qua khảo sát chúng tôi có thể trình bày một số cách thông dụng mà nhạc sĩ
thường hay áp dụng.
-Một bài nhạc được xuất phát từ cảm hứng của lời thơ.
- Nội dung biểu hiện của bài thơ sẽ quy định giai điệu.
- Thể thơ là cảm hứng cho tiết tấu của bài phổ nhạc.
- Bố cục bài thơ sẽ là mấu chốt của việc phân đoạn của bài hát.
- Nhịp điệu bài thơ có thể trùng khớp hoặc không trùng khớp với nhịp điệu
hay còn gọi là tiết điệu của bài hát, nhưng cũng là một trong những yếu tố quyết
định cảm hứng của người sáng tác.
10
- Vần tiết trong thơ thường song hành với quy định về cao độ và trường độ của
bài hát.
Ngoài những yếu tố quy định trên thì phần còn lại về âm sắc, hòa thanh, phối
khí, phức điệu hay quãng giọng đều tùy thuộc vào cảm nhận của tác giả để tạo ra
một nhạc phẩm ấn tượng với người nghe, sao cho người nghe khi thưởng thức tác
phẩm, vừa cảm nhận sự quen thuộc trong bài thơ, lại cảm nhận được sự mới mẻ và
tinh tế trong bản nhạc.
1.1.1.2. Phổ nhạc cho thơ nhìn từ lý thuyết liên văn bản
Dựa trên nền tảng lý thuyết liên văn bản của Kristeva và Genette chúng ta có
thể thấy rằng, hiện tượng phổ nhạc cho thơ là một hiện tượng liên văn bản.
Genette đưa ra khái niệm thượng văn bản (hypertextuality) dùng để chỉ hiện
tượng một văn bản B nào đó (hypertext) được biến đổi từ một văn bản A nào đó đã
tồn tại trước đó (hyportext) và hai mối quan hệ mà một hypertext có thể có với
hyportext của nó chỉ tồn tại dưới hai dạng là “biến đổi” và “bắt chước”. Việc lấy thơ
để phổ nhạc đã nói lên rất rõ tính chất liên văn bản này. Một nhạc phẩm phổ thơ nó
luôn lấy nền tảng, cảm hứng từ một bài thơ gốc sau đó được biến hóa theo ý đồ của
tác giả mà sẽ có những giai điệu mới, hoặc cũng có thể có những ca từ mới. Như
vậy, việc một văn bản hiện diện luôn có sự lồng ghép, tiếp nối, bắt nguồn từ một
văn bản khác có lẽ là không bao giờ có thể tránh khỏi.Tính liên văn bản là “mối
quan hệ cùng hiện diện giữa hai hay một vài văn bản trong một văn bản cụ thể” là
“sự hiện diện trên thực tế của một văn bản này bên trong một văn bản khác”. Khi
nghe một bản nhạc được phổ thơ thì ta đồng thời vừa nghe một bài nhạc và thưởng
thức cả một bài thơ. Điều này còn chưa xét đến phạm trù bài nhạc đó, giai điệu cũng
sẽ được xuất phát, hình dung từ một nhạc phẩm khác trước đó. Việc nghe một nhạc
phẩm phổ thơ không chỉ đang nghe một bài hát mà còn nghe một/nhiều bài thơ
trước đó nữa. Các văn bản sẽ tự động xếp chồng và đan xen vào nhau như một
mạng lưới tự thức.
Theo Kristeva “Bất kỳ văn bản nào cũng được cấu trúc như bức khảm trích
dẫn; bất kỳ văn bản nào cũng là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác”. Như
vậy, văn bản không bao giờ tự sinh ra, không bào giờ là trinh nguyên, không bao
11
giờ là hoàn toàn mới mẻ mà luôn có sự bắt nguồn từ một văn bản khác trước đó.
Điều đó cũng có nghĩa phổ nhạc cho thơ là hiện tượng liên văn bản.Cách gọi „sự
chuyển vị‟ được định nghĩa như „một hành trình từ hệ thống ký hiệu này đến hệ
thống ký hiệu khác‟ liên quan đến „sự biến đổi của địa vị phán truyền (thetic
position) – giải cấu địa vị cũ và biểu hiện một địa vị mới‟ [theo Graham Allen, Lý
thuyết liên văn bản]. Định nghĩa này thừa nhận rằng văn bản không chỉ tận dụng
các yếu tố văn bản trước đó mà còn biến đổi và đem lại cho chúng địa vị phán
truyền mới. Với khái niệm mới được đề xuất này, chúng ta có thể nhìn nhận rằng,
tính liên văn bản không đơn thuần chỉ là chuyện một văn bản này được nhúng trong
một văn bản khác, mà đề cao vai trò của văn bản với việc từ bỏ những hệ thống ký
hiệu trước đó để chuyển sang hệ thồng thứ hai với một chức năng, nhiệm vụ mới
nhưng không hề bị tan loãng xóa mờ đi những đặc trưng và sự hiện diện của văn
bản cũ trước đó trong địa vị phán truyền mới. Với cách gọi mới là sự chuyển vị
Kristeva nhằm tránh đi cách hiểu thông thường xem liên văn bản như là sự hấp thụ
và biến đổi văn bản một cách đơn thuần. Sự chuyển vị đề cao một cách đọc mới,
cách hiểu thoáng rộng cho hành trình từ hệ thống ký hiệu này đến hệ thống ký hiệu
khác đồng thời chú trọng đến chủ thể biểu hiện phụ thuộc vào sự chuyển vị (sắp
xếp, cấu trúc) của chuỗi hệ thống biểu thị trước đó. Như vậy, xét trong hiện tượng
phổ nhạc cho thơ, bài thơ đã hoàn toàn thay đổi vị trí cũng như địa vị phán truyền.
Nó không còn đơn thuần là một bài thơ của một tác giả nào đó nữa mà nó hoàn toàn
đảm nhận một vị trí mới hướng về người nghe (âm nhạc) với vai trò khác lạ hơn đó
chính là vai trò ca từ của một bản nhạc.Văn bản khi đó là một liên văn bản, vừa là
một bài, một phần bài thơ trong một tập thơ vừa là hệ thống ca từ của một ca khúc
phổ thơ. Đó chính là sự biến đổi vị trí phán truyền, là hành trình từ hệ thống ký hiệu
này sang một hệ thống ký hiệu khác mà chủ thể biểu đạt ở đây chính là nhạc sĩ.
Ở Việt Nam, cho tới thời điểm hiện nay, có rất ít các công trình tiếp cận liên
văn bản tác phẩm âm nhạc. Công trình Lí thuyết liên văn bản của Graham Allen do
Nguyễn Văn Thuấn dịch là công trình nghiên cứu lí thuyết chuyên sâu, dầu vậy đã
có những nội dung gợi mở các hướng tiếp cận liên văn bản đối với các loại hình
nghệ thuật phi – văn học. Tác giả G.Allen đã dành một phần trong chương 5 để
12
điểm qua các hướng tiếp cận liên văn bản trong nghệ thuật điện ảnh, hội họa và âm
nhạc...Theo Allen, các bộ phim, những bản giao hưởng, các công trình kiến trúc, hội
họa, cũng giống như các văn bản văn học, luôn luôn nói về nhau cũng như nói về
các công trình nghệ thuật khác. Nhiều nhà phê bình hoan nghênh sự khả dụng của
tính liên văn bản như một thuật ngữ và biện minh cho thuận lợi tích cực của nó vượt
hơn các thuật ngữ đã được thiết lập trong lĩnh vực của nó, chẳng hạn như qua điểm
của Keith A.Reader, Steiner, Barbar Kruger, J.M. Allsen, Robert S. Hatten…
Trong lĩnh vực điện ảnh, Keith A.Reader đã nhấn mạnh thực tế là tính liên văn
bản có thể được sử dụng trong ngữ cảnh điện ảnh để nghiên cứu hiện tượng như hệ
thống ngôi sao điện ảnh Hollywood. Và có thể thừa nhận tính liên văn bản của sự
trình diễn trong các tác phẩm điện ảnh sân khấu, đồng thời giữa các hình thức văn
học và phi văn học những kết nối liên văn bản tiềm năng vẫn được nêu bật, thậm chí
chúng ta có thể xác nhận một lần nữa trong ý thức của chúng ta về kịch như là một
hình thức nằm giữa nghệ thuật văn học và phi văn học.
Trong lĩnh vực hội họa, những đặc tính liên văn bản được Steiner chỉ ra có thể
dẫn dắt chúng ta từ phương thức một vài bức tranh được bổ sung hoàn thành bởi những
bức tranh khác (như trong các bộ đôi và bộ ba), đến phương thức „trích dẫn‟ được thực
hiện bởi các họa sĩ có những phong cách được thừa nhận về phương diện văn hóa của
các trường phái xuất hiện sớm hơn hoặc các nghệ sĩ có cá tính riêng đã được công nhận
trước đó. Khả năng nhại giễu các phong cách và các đường nét của các họa sĩ đã đề
xuất một cấp độ liên văn bản sâu sắc đối với các nghệ thuật họa hình. Các bức tranh
của nhà Hiện đại chủ nghĩa với xu hướng cắt dán của nó, hòa trộn phương tiện truyền
thông và sử dụng „chất liệu nền‟ khác nhau, có thể kéo dài, mở rộng ý thức về điều kiện
thuận lợi cho sự biểu hiện tính liên văn bản của bức tranh đó.
Tương tự như lĩnh vực hội họa, đối với nghệ thuật nhiếp ảnh ý niệm về tính
liên văn bản cũng có thể được dùng trong các vận dụng phân tích về tác phẩm. Các
nghệ sĩ nhiếp ảnh và phê bình nhiếp ảnh gần đây cho rằng ý nghĩa của hình tượng
nhiếp ảnh phụ thuộc vào sự triển khai của nó và sự ghi nhận của người xem về các
mã và các quy ước đã được thiết lập. Cindy Sherman dùng những phong cách có thể
đã được thừa nhận và các liên văn bản thị giác đặc biệt từ hội họa, nhiếp ảnh và
13
phim để miêu tả sinh động hình ảnh của chính mình. Điều đó đã cho thấy rằng bản
tính liên văn bản của hình tượng nhiếp ảnh là sự hiện diện hoàn toàn chân thực. Qua
đó, việc nghiên cứu tính liên văn bản đã đề xuất chủ đề về sự kiến tạo bản sắc nữ
giới trong lòng mạng lưới văn hóa của các mã thị giác có giá trị.
Ngoài ra, Barbar Kruger còn khai thác độ căng giữa nghệ thuật về sự pha trộn
hình ảnh và văn bản trong hoạt động chụp ảnh thế giới hiện thực hiển nhiên không
qua sắp đặt và sự phụ thuộc vào các mã, các thể loại và các quy ước đã được thiết
lập của nó. Burgin và Kruger đã sử dụng phương thức đảo lộn doxa của hình ảnh
nhiếp ảnh, tính tự nhiên của các mã từ quảng cáo và các khía cạnh thương mại khác
của đời sống hiện đại thông quasự kết hợp giữa văn bản và hình ảnh. “Họ đã thực
hiện điều này bằng cách chỉ ra vô số ngữ cảnh được mã hóa về phương diện văn
hóa và bằng sự hòa trộn những mã, có từ nghệ thuật „cao cấp‟ và từ những ngữ
cảnh đại chúng và thương mại, vốn thường tách biệt nhau. Tính liên văn bản được
xem như quan hệ đến một xu hướng phát triển trong nghệ thuật TK XX, đó là xu
hướng kết hợp những „vật liệu có thật‟ thành tác phẩm hội họa.”
Trong lĩnh vực âm nhạc J.M.Allen so sánh tiềm năng của thuật ngữ tính liên
văn bản đối với âm nhạc học và cảm thấy thích thú với nó hơn những sự quy chiếu
khác như “bắt chước” và “vay mượn” đã được dùng từ trước.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó Robert S. Hatten đã đưa bản tính liên văn bản
theo một hướng phát triển đầy triển vọng. Ông đã nghiên cứu năng lực một nhà
soạn nhạc theo các phong cách âm nhạc riêng và cách thức của nhà soạn nhạc ấy sử
dụng các phong cách âm nhạc đó trong những mẫu nhạc riêng trở thành “người điều
chỉnh các quan hệ liên văn bản thích đáng”. Hatten cho rằng: “Các chiến lược, tới
mức độ nhất định chúng vượt qua sự nghi thức hóa trọn vẹn hoặc tính có thể dự
đoán trước đơn giản, chấp nhận tính cá nhân của một tác phẩm thậm chí chúng cậy
dựa vào một phong các cho dễ hiểu. Do đó, một tác phẩm đưa ra sẽ là độc đáo ở
trong và của một phong cách, mặc dù đùa giỡn với chiến lược của nó hoặc chống
lại chiến lược của nó.” [theo Graham Allen, Lí thuyết liên văn bản]
Thừa nhận tính liên văn bản là thừa nhận rằng bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào
cũng được tạo dựng từ những hệ thống, những mã và những truyền thống đã được
14
thiết lập bởi các tác phẩm nghệ thuật trước đó; mỗi tác phẩm đều có những liên hệ,
liên kết nối, đối thoại và phụ thuộc vào những tác phẩm khác. Như vậy, không chỉ
tính liên văn bản được phát hiện và chứng minh ở trong văn học, mà ngay cả ở các
lĩnh vực như âm nhạc, kiến trúc, hội họa cũng có thể ứng dụng lý thuyết này một
cách nhuần nhuyễn và tích cực.. Không những thế, các nhà nghiên cứu còn xem đây
là một lý thuyết vô cùng phù hợp và mới mẻ mang tính ứng dụng cao với tính chất
liên ngành gây hứng thú cao độ.
1.1.2. Một số thành tựu phổ nhạc cho thơ trong tân nhạc Việt Nam
Có thể nói nhạc phổ thơ trong tân nhạc Việt Nam có một bề dày đáng kể, không
những đồ sộ về số lượng tác phẩm mà còn đông đảo về số lượng tác giả. Hơn thế,
những nhạc phẩm được sáng tác, được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt và để
lại những dư âm mạnh mẽ trong lòng người nghe như các trường hợp “phỏng thơ” của
cố nhạc sĩ Trần Hoàn với bài thơ Mưa rơi của cố nhà thơ Tố Hữu.Nhạc sĩ Phan Huỳnh
Điểu: Một bậc thầy phổ nhạc cho thơ qua bài Sợi nhớ sợi thương (thơ Thúy Bắc), Thư
tình cuối mùaThu, Thuyền và biển (thơ Xuân Quỳnh), Về miền hạ của Hoài Vũ, rồi nhớ
về mối tình xưa thất lỡ, ca khúc Anh ở đầu sông em cuối sông ra đời.Phạm Đình
Chương phổ nhạc một số tác phẩm có tiếng như Đôi mắt người Sơn Tây, thơ
của Quang Dũng; Cho một thành phố mất tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn), Nửa hồn thương
đau và Đêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền), Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển (thơ
Du Tử Lê), Màu kỷ niệm (thơ Nguyên Sa), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Người đi
qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ).Nhạc sĩ Trần Tiến với ca khúc Sao em nỡ vội lấy chồng
lấy từ cái ý rất độc đáo Đi tìm lá diêu bông của cố nhà thơ Hoàng Cầm… Đây đều là
những ca khúc bất hủ, sống mãi trong lòng người hát, người nghe.
Ngoài ra còn một số tác giả khác mặc dù số lượng tác phẩm ít nhưng để lại
tiếng vang rất lớn như Nụ hoa vàng ngày xuân nguyên tác là thơ của Kim Tuấn,
được Nguyễn Hiền phổ thành bài Anh cho em mùa xuân; Cuối cùng cho một tình
yêu, Trịnh Công Sơn phổ nhạc từ thơ của Trịnh Cung; Chiều, thơ Hồ Dzếnh, Dương
Thiệu Tước soạn nhạc; Kiếp sau, thơ Trần Mộng Tú, nhạc Nhật Ngân; Khúc Thụy
Du, Anh Bằng phổ từ thơ Du Tử Lê; Trăng sáng vườn chè, thơ Nguyễn Bính, nhạc
của Văn Phụng…
15
Tuy nhiên, nói về thành tựu phổ nhạc cho thơ thì không thể không nhác đến
nhạc sĩ Phạm Duy, được mệnh danh là “phù thủy phổ nhạc cho thơ” với số lượng
tác phẩm đồ sộ và được thính giả đón nhận vô cùng nồng nhiệt. Đến với Phạm
Duy đầu tiên phải nhắc đến những bài như Cô hái mơ của Nguyễn Bính (1942), rồi
tới Tiếng thu (1945) rồi sau đó là Vần thơ Sầu rụng, Hoa rụng ven sông, Thú đau
thương của Lưu Trọng Lư, Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ vào năm 1952,
với Ngậm ngùi của Huy Cận và với Chiều của Xuân Diệu vào đầu thập niên 60.
Những bài thơ của các thi sĩ lớn khác như Mầu thời gian của Ðoàn Phú Tứ, Tỳ
bà của Bích Khê, Con quỳ lạy Chúa trên trời của Nhất Tuấn, Mộ khúc (thơ Xuân
Diệu), Đưa em tìm động hoa vàng (thơ Phạm Thiên Thư), Bên ni bên nớ và Mùa thu
Paris (thơ Cung Trầm Tưởng), Đây thôn Vĩ Dạ (thơ Hàn Mạc Tử).Những nhà thơ,
qua sự tài hoa của cố nhạc sĩ Phạm Duy đều trở nên nổi tiếng, ví dụ như trường hợp
của Phạm Thiên Thư, Linh Phương, Vũ Hữu Định, Nguyễn Tất Nhiên v.v… ở miền
Nam lúc trước.
Có thể thấy rằng, hình thức phổ nhạc cho thơ không còn quá xa lạ đối với các
nhạc sĩ. Những nhạc sĩ đi đầu khơi mở cho hình thức phổ nhạc là nền tảng vững
chắc cho những lớp nhạc sĩ nối tiếp, đã tạo nên một nền âm nhạc Việt Nam đa dạng
và màu sắc. Đồng thời, còn cho thấy được mối tương giao không tách rời giữa âm
nhạc và văn học.
1.2. Phạm Duy – đỉnh cao tân nhạc Việt Nam
1.2.1. Cuộc đời nghệ thuật của Phạm Duy
Phạm Duy (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921) tên thật Phạm Duy Cẩn là một
nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. Ông được coi là một trong những
nhạc sĩ lớn của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại,
trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác,
Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông
cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.Mặc dù
vậy, các quan điểm nhìn nhận về Phạm Duy còn gây nhiều tranh cãi.
Khởi sự đời nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò ca sĩ hát lưu động, từng
tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp
16
tục tự do hoạt động âm nhạc, Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại
miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực giành cho cả âm nhạc lẫn chính
trị, cho đến sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ. Thời
kỳ ở miền Nam và một thời gian dài sau 1975, ông có quan điểm chống Cộng mạnh
mẽ thể hiện qua nhiều sáng tác và bình luận, điều đó khiến ông bị phê phán gắt gao.
Trong suốt 30 năm từ 1975 đến 2005, những ca khúc của ông bị liệt vào loại nhạc
quốc cấm. Năm 2005, ông về Việt Nam định cư và một số ca khúc của ông mới bắt
đầu được cho phép phổ biến.
Phạm Duy bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với vai trò ca sĩ hát Tân nhạc trong gánh
hát Cải lương Đức Huy - Charlot Miều. Ca khúc đầu tay của Phạm Duy là Cô hái
mơ, một ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Bính. Tới năm 1944, ông cho ra đời bài Gươm
tráng sĩ, một ca khúc gắn với sự tích hồ Hoàn Kiếm, và là ca khúc đầu tiên được
ông viết cả lời lẫn nhạc
Các sáng tác của Phạm Duy có thể chia ra làm nhiều loại:
Nhạc cách mạng: Sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tiêu biểu có
thể kể: Bà mẹ Gio Linh, Mười hai lời ru, Chiến sĩ vô danh.
Nhạc quê hương: Một phần quan trọng trong sự nghiệp của ông, gồm những
bài ca ngợi quê hương đất nước, hình ảnh con trâu, đồng lúa, cái cày... Nhiều bài rất
quen thuộc với người Việt: Tình ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ quê,
Em bé quê...
Nhạc tình đôi lứa: Tình yêu là một đề tài lớn trong cuộc đời cũng như trong sự
nghiệp sáng tác của Phạm Duy. Nhạc tình có khối lượng nhiều nhất trong kho nhạc
đồ sộ của ông như Hẹn hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên,
Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau, Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi còn
yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết người trong mộng...
Nhạc tâm tư: Ngoài viết về tình yêu trai gái, tình yêu quê hương, thì những sự
suy tưởng cao siêu hay nhớ nhung buồn nản vẩn vơ cũng được Phạm Duy ghi lại
thành nhạc, có thể kể đến Đường chiều lá rụng, Bên cầu biên giới, Chiều về trên
sông, Dạ lai hương, Viễn du...
17
Trường ca: Những tác phẩm lớn khiến ông có một địa vị chắc chắn trong nền
tân nhạc Việt Nam: Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Hàn Mạc Tử, sau này
làMinh họa Kiều, bản trường ca dài nhất và hoàn thành lâu nhất của ông.
Rong ca: Gồm 10 bài sáng tác năm 1988.
Đạo ca: Gồm 10 bài, phổ thơ của Phạm Thiên Thư vào thập niên 1970.
Thiền ca: Gồm 10 bài, sáng tác vào thập niên 1980.
Tâm ca: Gồm 10 bài, thở than về những xáo trộn trong cuộc sống người dân
miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ: Tôi ước mơ (thơ Thích Nhất
Hạnh), Để lại cho em (thơ Nguyễn Đắc Xuân), Tiếng hát to, Ngồi gần nhau, Giọt
mưa trên lá, Một cành củi khô, Kẻ thù ta (ý thơ Nhất Hạnh), Ru người hấp hối, Tôi
bảo tôi mãi mà tôi không nghe, Hát với tôi.
Tâm phẫn ca: Sáng tác sau Tết Mậu Thân: Tôi không phải gỗ đá, Nhân danh
(thơ Tâm Hằng), Bi hài kịch (thơ Thái Luân), Đi vào quê hương (thơ Hoa Đất
Nắng), Người lính trẻ, Bà mẹ phù sa.
Tục ca, vỉa hè ca: Gồm những bài ca lời dung tục, chỉ có tác giả hát, không ca
sĩ nào hát, đến nay đã thất truyền.
Bên cạnh những thể loại kể trên, còn có Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ, Tị nạn ca
nói về tâm trạng và sự khó nhọc của người ly hương; Hoàng Cầm ca phổ những bài
thơ của thi sĩ Hoàng Cầm; Hương ca sáng tác khi ông về ở Việt Nam...
Trải qua những biên cố thăng trầm trong cuộc đời, nhạc sĩ Phạm Duy vẫn luôn
tha thiết với cái nghiệp sáng tác. Những bài hát của ông luôn làm lay động lòng
người bởi những chất chứa sâu thẳm và triết lý sống nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
Chính cuộc đời đã cho ông cái rung cảm, những xúc cảm của một người nghệ sĩ.
Cũng chính cuộc đời đã tôi luyện ông thành một con người với những tháng năm để
có một nhạc sĩ Phạm Duy tài ba với một khối tài sản đồ sộ, vô cùng quý báu.
1.2.2. Phong cách âm nhạc của Phạm Duy
Mỗi tâm hồn nghệ sĩ là có cả một vùng trời nghệ thuật riêng biệt với những
phong cách âm nhạc cá biệt, cái riêng khác lạ một cá tính sáng tạo độc lập. Chính vì
điều đó, mà nếu chúng ta là một người thích nghe nhạc hoặc hay nghe nhạc thì có
dễ dàng phân biệt được đâu là âm nhạc của Phạm Duy với những nhạc sĩ khác mà
18
không hề nhầm lẫn. Bởi mỗi nhạc sĩ khi sáng tác luôn có những quan niệm nhân
sinh, quan niệm về nghệ thuật khác nhau. Với Phạm Duy, quan niệm nghệ thuật âm
nhạc chính là phản ánh cuộc sống. Âm nhạc tồn tại tức là cuộc sống vẫn còn tiếp
diễn, âm nhạc lấy chất liệu từ những điều mà cuộc sống mang lại tất cả mọi điều từ
hạnh phúc đến khổ đau, từ yêu thương đến hờn giận. Phạm Duy đã từng trải lòng
khi nói về quan niệm sáng tác của mình trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Người
nghệ sĩ là PHẢI KHÓC CƯỜI CÙNG VẬN MỆNH DÂN TỘC”. Ông quan niệm
rằng nhạc sĩ cần phát triển những sáng tác phản ánh cái đẹp của cuộc sống. Khởi sự
đời mình bằng dân ca kháng chiến, kết thúc đời mình bằng việc xưng tụng tác phẩm
muôn đời của nền thi ca dân tộc là Truyện Kiều, chân lý của Phạm Duy là: “Dù thế
này hay thế nọ, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, dù được ca ngợi hay chỉ trích,
dù được yêu mến hay bị nguyền rủa..., tôi chỉ muốn làm một nhạc sĩ Việt Nam!”
[41]. Dù có lưu lạc chốn chân trời góc bể, thì âm nhạc của Phạm Duy và cả trái tim
của người con đất Việt luôn hướng về quê mẹ thân yêu.
Cả cuộc đời Phạm Duy luôn tôn thờ và say mê cái đẹp của người phụ nữ nên
phần lớn các ca khúc của ông luôn song hành với chữ “tình” của tình yêu lứa đôi.
Phạm Duy là một người đa tình, yêu nhiều và khao khát được yêu nên ông luôn say
mê tìm kiếm “người tình” trong các tác phẩm của mình. Sự kết hợp giữa tình yêu và
nỗi cô đơn trong tình yêu đã giúp ông cho ra đời nhiều tác phẩm làm say đắm lòng
người: Cỏ hồng, Trả lại em yêu, Đưa em tìm động hoa vàng...
Phạm Duy từng khiến những người nghe nhạc của ông cảm thấy “shock” khi
“Tục ca” của ông được lan truyền ra ngoài. Các ca khúc trong tuyển tập này không
phổ biến và phát hành ra bên ngoài, những bài ca lời dung tục, chỉ có tác giả hát,
không ca sĩ nào hát.
Không thể phủ nhận Phạm Duy là nghệ sĩ để lại nhiều dấu ấn trong các tác
phẩm của ông. Những sáng tác sâu sắc về tình yêu dành cho phụ nữ, đặc biệt là
những người tình. Câu chuyện về người tình của Phạm Duy luôn được ông phác
họa qua nhiều tác phẩm của mình như Đưa em tìm động hoa vàng, Rồi đây anh sẽ
đưa em về nhà...Quan niệm về tình yêu của Phạm Duy cũng rất đẹp.
Với những quan niệm như vậy đã tạo nên một phong cách sáng tác rất riêng với
19
những chủ đề xoay quanh về cuộc sống về số phận con người, về tình yêu, cuộc đời.
Ông luôn có một tình cảm đặc biệt với quê hương đất nước, với văn hóa và lịch sử
dân tộc. Đồng thời cũng luôn trăn trở và đau đáu về những số phận con người và có
một niềm say mê vô tận trong tình yêu.Phạm Duy để lại một khối lượng đồ sộ về tác
phẩm ở trên tất cả các thể loại âm nhạc, đặc biệt là phần ca khúc, ngót nghét cũng tầm
500 ca khúc. Không chỉ lớn về số lượng tác phẩm mà đa phần các sáng tác của ông
đều mang tính thẩm mỹ cao, được nhiều người sử dụng. Âm nhạc Phạm Duy làm
rung động biết bao con tim yêu nhạc bởi phong cách nhẹ nhàng, lãng du lại có chút gì
đó lãng tử, phiêu bồng. Đa phần, sáng tác của Phạm Duy đều là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa âm nhạc dân tộc và âm nhạc Tây phương. Đó chính là sự giao thoa của
„Đông Tây Kim Cổ‟. Không những thế, âm nhạc Phạm Duy còn mang tính học thuật
cao, phải là những người có tai nghe tinh tường mới có thể cảm thụ hết cái hay cái
độc đáo trong âm nhạc của ông. Lòng đam mê, nhiệt huyết nghề, tính dung dị nhưng
sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng triết lý cũng chính là một trong những tính đặc trưng khiến
người nghe yêu thích và có thể phân định rạch ròi với những nhạc sĩ khác.
1.3. Phạm Duy – đỉnh cao trong nghệ thuật phổ nhạc cho thơ
1.3.1. Tính thơ trong nhạc Phạm Duy
Khi nói ca từ là một bài thơ thì có nghĩa là nó dùng phương thức trữ tình để
phản ánh tâm hồn. Ca từ, nói chung, lời ca nói riêng, trước hết là một bài thơ, có
nghĩa là phải giàu tính biểu hiện và chất trữ tình. Đó chính là hình ảnh, ý tưởng,
nhạc tính, mạch cảm xúc, tư tưởng.Cái gốc rễ, cái cốt lõi của thơ là tình cảm.Hình
ảnh, ý tưởng, nhạc tính, mạch cảm xúc, tư tưởng trong nhạc phẩm càng có nội lực
và càng hòa quyện thì cấp độ tính thơ càng cao. Như vậy, xét về mặt phương thức
phản ánh hiện thực, có một sự gặp gỡ trùng hợp giữa quy luật âm nhạc và quy luật
thơ ca. Do đó, nói lời ca trước hết phải là một bài thơ cũng có nghĩa là hình tượng
lời ca là một hình tượng trữ tình, hình tượng của một tâm trạng - tâm trạng của một
nhân vật trữ tình. Ở đây, tư duy nghệ thuật thơ và tư duy nghệ thuật âm nhạc bắt
gặp nhau ở khía cạnh xúc cảm tâm hồn, nhấn mạnh ở phần tình cảm, cảm xúc, vấn
đề trực giác, vô thức, tiềm thức.
Phần lớn các ca từ trong nhạc Phạm Duy - kể cả ca từ mượt mà, đậm chất thơ,
20
đầy tính triết lý nhân sinh, lại vô cùng dung dị đậm tính chất quê hương. Như vậy,
ngay cả những phần ca từ đơn giản và dung dị nhất cũng mang đậm chất thơ bởi
chính người soạn nhạc đã thổi hồn mình vào từng câu chữ chẳng hạn:“Vườn rau,
vườn rau xanh ngắt một mầu. Có đàn, có đàn gà con nương náu. Mẹ quê, mẹ quê
vất vất vả trăm chiều. Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu”
Ý nghĩa và cách dùng chữ của ông cũng rất độc đáo đã tạo một hình ảnh hoàn
toàn mới mẻ. Ông có cách dùng từ và cụm từ rất lạ, thể hiện một cách nắm bắt hiện
thực phong phú và sáng tạo. “Rồi mùa thu trên những dòng sông. Những dòng
sông, những dòng sông làn gió thu sang, gió rờn rợn trên mộ vàng”. Nếu như từ
“rờn rợn”được Hữu Loan dùng là hình ảnh “Gió sớm thu về rờn rợn nước
sông” thì Phạm Duy đặt nó ngay trên “mộ vàng” tạo cảm giác lạnh lẽo, rùng rợn,
đau đớn trước sự ra đi của người vợ. Nó khác với cảm xúc gió thu man mác, cô đơn,
hiu quạnh của Hữu Loan. Đó chính là cách mà Phạm Duy lựa chọn từ ngữ để biểu
đạt xúc cảm của người nghệ sĩ trước những hiện thực đắng cay của cuộc sống. Hay
trong Về đây phổ thơ Thu ngây của Cung Trầm Tưởng Phạm Duy viết “Về đây ngô
đồng lả ngọn thuần lương . Ngô đồng lả ngọn thuần lương. Trời cao không đỉnh
mến thương không bờ” cũng ít người biết „ngọn thuần lương‟ là gì, nhưng trong
ngữ cảnh bài hát „ngọn thuần lương‟ mang ý nghĩa như một sự trở về, hoàn lương
sống cuộc sống nhẹ nhàng, tự do không màng đến những hào nhoáng bên ngoài,
thuần lương ngay trong chính tâm hồn của mình. Đó là một trong những rất nhiều
cách dùng từ độc đáo và cá biệt nhưng lại vô cùng sâu sắc của Phạm Duy, chính vì
lẽ đó mà người nghe không chỉ thích ngâm nga những giai điệu của ông mà còn vô
cùng tâm đắc với phần ca từ bởi độ lắng đọng và hàm súc của nó.
Hiện thực về cuộc sống gần như là chất liệu chi phối ca từ của ông, nên trong
nhạc của Phạm Duy luôn mang lại cho người nghe sự gần gũi, thân thương. Rõ ràng
với những trải nghiệm của một đời thăng trầm nghệ sĩ, Phạm Duy có một vốn sống
vô cùng phong phú, và nhờ chính những trúc trắc của cuộc đời đã dạy cho ông
những bài học quý giá để ông luôn biết yêu thương cuộc sống và trân quý những gì
mình đang có để những lời ca trong âm nhạc của ông luôn là những vườn rau xanh
ngát, là “Non sông bóng mẹ sầu u. Mà trông là trông ngưỡng cửa chiều lu mái
sầu”, là những lời yêu thương nhẹ nhàng sâu lắng “Tiếng yêu đương không sao nói
21
hết câu. Tìm vòng tay nhau cho nhung nhớ thấm sâu”. Âm nhạc Phạm Duy là
những cuộc tình mộng mơ đằm thắm “Rằng xưa có gã từ quan. Lên non tìm động
hoa vàng nhớ người, là những bước hành quân oai hùng, kiên định “Tây Tiến, Tây
tiến người đi không hẹn ước, người đi không hẹn ước. Đường lên thăm thẳm một
chia phôi, là một chia phôi”, là nỗi đau xót của người vợ mất chồng trong những
ngày tháng đất nước còn chiến tranh:“Mùi hương cứ tưởng hơi chàng. Ôm mồ cứ
tưởng ôm vòng người yêu !”
Lời làm cho nhạc giàu thêm, sang thêm và rộng ra so với nội dung ngắn gọn,
có tính cách bó buộc về mặt nhạc pháp của một ca khúc. Điều này thấy rất rõ trong
những sáng tác phổ thơ của ông đặc biệt là những ca khúc đã có sự biến vị về thể
thơ như Tiếng sáo thiên thai phổ thơ Thế Lữ hay Tỳ bà phổ thơ của Bích Khê, Tiếng
thu của Lưu Trọng Lư…. Với những cảm nhận tinh tế và tâm hồn đầy nhạc cảm
nhạc sĩ đã biến tấu thể thơ lục bát thành những câu chữ mơ màng như bay vào tiên.
Chính những lời thơ đẹp và trau chuốt đó đã tạo thành những nhịp điệu và giai điệu
bay bổng cho ca khúc.
Cùng với tên tuổi của Phạm Duy, chúng ta không thể không nhắc đến những
nhạc sĩ „có khiếu‟ đặt lại ca từ như Trịnh Công Sơn hay Văn Cao. Thế nhưng, mỗi
nhạc sĩ lại mang những chất „thơ‟ riêng trong phong cách sáng tác của mình.
Với những ca khúc của Trịnh Công Sơn phần ca từ luôn là những lời đẹp, ý
sâu, âm điệu nhẹ nhàng, êm ái. Mỗi một câu hát đều chứa đựng nhiều tầng lớp ý
nghĩa, buộc người nghe phải chiêm nghiệm, phải suy tư. Ca từ của TCS trừu tượng,
siêu hình, đầy tính cách tân. Trịnh Công Sơn có những cách ghép từ rất lạ như: tuổi
đá buồn, hạ trắng, con tim mù loà, chợt hồn xanh buốt... Kiểu ghép từ mới lạ này đã
góp phần làm nên phong cách riêng của ông cũng như tính thơ trong sáng tác của
ông. Tôn thờ chủ nghĩa hiện sinh, các nhạc phẩm của ông mang hơi hướng triết lý
và đậm tính “thiền” của Phật giáo Đông phương. Vần cũng là một yếu tố quan
trọng. Trịnh Công Sơn gieo vần hết sức linh hoạt và sáng tạo. Nhạc Trịnh dễ nhớ,
dễ hát một phần cũng do lối gieo vần của tác giả. Một trong những yếu tố làm cho
ca từ của Trịnh Công Sơn đẹp, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa, gây ấn tượng khó quên
đối với người nghe là cách thức sử dụng các biện pháp tu từ. Một số đặc điểm về
cách ghép từ, ngắt nhịp, gieo vần, biện pháp so sánh… đã góp phần làm cho nhạc
22
Trịnh Công Sơn không giống ai: giản dị mà không đơn điệu, quen thuộc mà vẫn
mới lạ, triết lý mà chứa chan tình cảm.
Nhưng đến với Văn Cao người nghe lại say sưa trong một chất thơ rất riêng.
Ông sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón
nhận rất say mê nhiệt tình bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng
lời ca, điệu nhạc.Những tiết tấu lãng ma ̣n đầy hình tượng văn học của ca từ , âm
nhạc.Giai điê ̣u thanh thoát , trữ tình làm nên phong cách vi tế , dịu dàng, giàu chất
thơ luôn làm xao xuyến trái tim người nghe bởi tiếng lòng tha thiế t là cơ sở thực
tiễn và cũng là cơ sở huyền bí của những ca từ rất sâu lắng và những giai điê ̣u mượt
mà, uyển chuyển. Văn Cao đã sáng ta ̣o những hình tượng đe ̣p như em ngồi đan á o,
ngườ i con gá i từ song the hé đợ̣i đà n , mùa thu tớ i nướ c băng qua ngà n nướ c in ve
bờ xanh in bóng tre...
Có thể thấy sự tài tình và đặc biệt làm nên một Phạm Duy không trộn lẫn đó
chính là sự kết hợp tinh tế giữa lời và nhạc, ý nhạc đi đôi với ý ca từ. Bằng sự kết
hợp nhuần nhuyễn này, Phạm Duy đã để lại những ca khúc phổ thơ đặc sắc mang
tính thẩm mỹ cao không chỉ trong phần âm nhạc mà ngay cả trong phần ca từ.
1.3.2. Phạm Duy chọn thơ để phổ nhạc: sự lựa chọn tinh tế của một tâm hồn
nghệ sĩ
Nói về lựa chọn thơ để phổ nhạc, Phạm Duy đã có những lời bộc bạch: “Ca
khúc của tôi, như mọi người đã biết, về phần lời ca, đa số là do tôi soạn, còn một số
là những bài thơ đã nổi danh hay chưa ai biết tới khi được tôi phổ nhạc. Lý do tôi
thích phổ thơ cũng rất là giản dị, trước hết, tôi yêu thơ từ ngày còn bé. Lớn lên, tôi
có nhiều bạn là thi sĩ làm thơ hay và làm cho tôi càng yêu thơ hơn lên. Cuối cùng,
tôi có một người tình rất yêu thơ tiền chiến và làm 300 bài thơ tình tặng tôi.”[46]..
Sự lựa chọn thơ cho nhạc không phụ thuộc vào việc bài thơ đó có nổi tiếng hay
không, mà nó dựa vào sự đồng cảm, giao hòa, tương hợp giữa tâm hồn thơ và tâm
hồn nhạc, là cái hay cái đẹp của ngôn từ của ý thơ đã khiến trái tim đa cảm của ông
rung động. Những sáng tác Phạm Duy, dù độc sáng đến đâu, vẫn thường dựa vào
thực tại, những bài thơ nói lên thực tại của cuộc sống, được đưa vào ý nhạc để diễn
đạt sâu sắc và nghệ thuật nhất cái hiện thực đó.
23
Riêng về công trình phổ nhạc thơ, Phạm Duy đã có những đóng góp lớn lao là
đã đưa nhiều bài thơ hay về nghệ thuật, hoặc có giá trị nhân chứng, đến với quần
chúng đông đảo. Và mặt khác, đã ghi lại nhiều nét trong quá trình phát triển nền thi
ca Việt Nam già nửa thế kỷ. Nhạc Phạm Duy là một mảng ký ức văn học, nó ghi
dấu lại gần như toàn bộ những thăng trầm của lịch sử, những chuyển biến sâu sắc
của văn học Việt Nam qua từng thời kỳ. Trong nhạc của ông có cả nàng Kiều e lệ
nấp vào dưới hoa, có cô Bắc kỳ nho nhỏ kiên gan, quật cường nhưng lại vô cùng
bẻn lẽn và đáng yêu, có cả những tiếng chân dậm mạnh trên dãy Trường Sơn hùng
vĩ, có cả giọt nước mắt của bà mẹ chờ con, có cả những tình yêu nồng thắm của thời
hiện đại… tất cả đều hiện hữu một cách trọn vẹn trong âm nhạc của Phạm Duy. Bởi
lẽ, ông là một con người có một nền văn hóa đa dạng bởi chính vốn sống, vốn am
hiểu và tìm tòi, lại cộng với thú thích trải nghiệm và dấn thân của mình, nên trong
nhạc Phạm Duy cũng có cái gì đó giọng điệu ngang tàng của tuổi trẻ và sự bay bổng
của một tâm hồn nghệ sĩ.
Nhạc phổ thơ của Phạm Duy là âm vang của thời đại qua thi ca. Cũng là âm
vang của thi ca qua thời đại. Nhạc của ông luôn là những gì của cuộc sống, nó hiện
hữu, tồn tại một cách nhẹ nhàng, điềm đàm nhưng lại vô cùng sâu sắc và để dấu ấn
mạnh trong lòng người nghe. Không chỉ nổi tiếng ở thời đại của mình đang sống,
mà ngay cả khi Phạm Duy mất đi thì những khúc nhạc của ông vẫn được vang lên
khắp mọi nẻo trên quê hương Việt Nam, trong từng lời ca tiếng hát của người dân
Việt Nam rất dung dị nhưng lại vô cùng tâm đắc và khắc ghi. Điều này có thể thấy
qua việc phân tích những bài thơ đã được ông phổ nhạc: Ngậm ngùi- Huy Cận; Cô
hái mơ- Nguyễn Bính; Tiếng thu, Thú đau thương, Còn chi nữa, Thơ sầu rụng- Lưu
Trọng Lưu; Tâm sự gửi về đây- Lê Minh Ngọc; Thuyền viễn xứ- Huyền Chi; Tiếng
sao thiên thai- Thế Lữ; Màu thời gian- Đoàn Phú Tứ; Tỳ Bà- Bích Khê; Chiều-
Xuân Diệu; Đừng bỏ em một mình - Minh Đức Hoài Trinh; Mùa thu Paris, Khoác
kín - Cung Trầm Tưởng; Màu tím hoa sim - Hữu Loan; Còn chút gì để nhớ- Vũ Hữu
Định; Động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng thị - Phạm Thiên Thư; Khúc tình buồn -
Nguyễn Tất Nhiên; Nụ hôn đầu - Trần Dạ Từ….
Những bài thơ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và tùy theo cảm xúc của
nhạc sĩ, không hề có sự thiên vị hay đặc cách cho bất cứ bài thơ nào vì sự nổi tiếng
24
hay cả nể. Ông phổ những bài thơ hay của những tác giả tên tuổi và không tên tuổi.
Chính vì vậy, nhạc phổ thơ của Phạm Duy luôn mang lại cho người nghe những
cảm xúc mởi mẻ và tinh khôi, lạ lẫm với những cảm xúc khi đọc những bài thơ.
Điều này không thể không kể đến tài năng vượt bậc của cố nhạc sĩ.
1.3.3.Một vài đặc sắc trong nghệ thuật phổ nhạc cho thơ của Phạm Duy
Từ những suối nguồn văn hóa được tiếp thu từ tấm bé, lại xuất thân trong
một gia đình có nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật nên tâm hồn Phạm
Duy nhạy bén với thơ, dễ bắt được những tần số rung động của thơ. Phạm Duy đã
từng thú nhận rằng “Tôi yêu thơ từ ngày còn bé”. Chính cái tình yêu định mệnh ấy
đã dẫn lối cho ông đến với con đường âm nhạc lúc nào không hay. Ông tìm thấy
trong thơ có nhạc và chỉ ghi lại những nốt, những ký hiệu âm thanh trên những
dòng kẻ nhạc mà không biết rằng đó chính là khởi nghiệp cho kiếp đời nghệ sĩ.
Nhạc phẩm đầu tay của Phạm Duy không phải là một độc sáng cá nhân, mà là một
đồng tác, một phóng tác, bằng cách phổ nhạc một bài thơ ngắn, đơn giản sẵn có. Đó
là tác phẩm Cô Hái Mơ phổ thơ của Nguyễn Bính. Đây là bài ca „lấy thơ ghép
nhạc‟ đầu tiên. Những bài thơ tình được Phạm Duy phổ nhạc tiếp theo sau đó là thơ
của nhiều thời kỳ: thơ tình thời chiến, thời tiền chiến và hậu chiến, thơ tình trước và
sau năm 1975. Phạm Duy phổ nhạc đủ thể loại thơ: lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy
chữ, tám chữ, thơ tự do... Và có vẻ sở trường của ông là phổ thơ ngũ ngôn (năm
chữ) và lục bát hơn là các thể thơ khác. Thường, những bài phổ từ hai thể thơ này
của ông đều thành công như thơ ngũ ngôn có bài Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lư),
Tiễn em (thơ Cung Trầm Tuởng), Em hiền như ma Soeur, Hai năm tình lận đận (thơ
Nguyễn Tất Nhiên), và trong thơ lục bát cũng có rất nhiều ca khúc được thính giả
biết đến và yêu thích nhưNgậm ngùi (thơ Huy Cận), Mộ khúc (thơ Xuân Diệu),
Tiếng sáo thiên thai (thơ Thế Lữ), Đưa em tìm động hoa vàng (thơ Phạm Thiên
Thư), Vết sâu (thơ Nguyên Sa). Ngoài ra những ca khúc của một số thể thơ khác
cũng nổi tiếng không hề kém cạnh duy chỉ ít về số lượng như Cô hái mơ (thơ
Nguyễn Bính), Hoa rụng ven sông, Vần thơ sầu rụng (thơ Lưu Trọng Lư), Mùa thu
Paris (thơ Cung Trầm Tuởng), Kiếp nào có yêu nhau (thơ Minh Đức Hoài Trinh),
Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư). Từ đó, ta có thể suy ra cung cách sáng
tạo của Phạm Duy là dựa vào một đề tài sẵn có. Bởi theo ông làm những gì có sẵn
và chế tác thêm vẫn dễ hơn là tự mình nghĩ ra.
25
Phổ nhạc cho thơ - công việc tưởng chừng như đơn giản là hát ngêu ngao, hay
viết lên những nốt nhạc rồi ghép lời thơ vào thế là thành ca khúc ấy, lại là cả một
công trình nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Phải là những tâm hồn thật
sự yêu thơ, sống cùng thơ và bay bổng, trải nghiệm, trầm luân cùng với nó mới hiểu
hết được những thâm ý sâu xa trong từng con chữ rồi viết lên những khúc nhạc trầm
bổng hòa vào từng ý thơ vào từng câu chữ đã chắp cho thơ "đôi cánh nhạc" làm xao
xuyến lòng người nghe, thì lúc đó ca khúc phổ thơ mới thực sự được tồn tại. Ngôn
ngữ nhạc quyện vào ngôn ngữ thơ đã khiến thơ „thơ‟ thêm một lần nữa.. Sau này
ông có những nhạc phẩm hoàn toàn tự tạo, có phẩm chất sáng tạo cao. Nhưng các
bài này thường được khởi thảo tự một thực tại nào đó. Điều này là do tâm tánh của
Phạm Duy, phản ánh phần nào quan niệm cổ truyền thuật nhi bất tác. Duy chỉ có
quan niệm nghệ thuật thì di chuyển trên một tọa độ rộng rãi.
Qua nghiên cứu chúng tôi có thể khái quát về một số nghệ thuật đặc sắc
trong phổ nhạc cho thơ của Phạm Duy.
Đầu tiên đó là tiết tấu và âm giai vô cùng giản dị nhưng mạnh mẽ gây một
cảm tưởng trực tiếp, không cầu kỳ, đánh mạnh vào xúc cảm của người nghe. Cái
này kết hợp với tiết tấu cũng giản dị mạnh mẽ để đi thẳng vào lòng ngườinhư trong
Kỷ Vật Cho Em theo thơ Linh Phương.
Thứ hai là cấu trúc của dòng nhạc là một cấu trúc rất cổ điển, rất duyên dáng,
tương phản đủ mọi mặt nhưng cũng đạt một tột đỉnh nghệ thuật trong Thuyền viễn
xứ theo thơ Huyền Chi.
Thứ ba là giữ nguyên đặc tính của thể thơ. Có thể đơn cử như trong Ngậm
ngùi-Huy Cận: những đặc tính dễ dãi của lục bát được dịch sát ra âm nhạc nhịp
cũng đều đều giữ nguyên tính cách ru ngủ của thơ lục bát, không thêm bớt vần nào
được gọi là “lục bát tính”. Vì trung thành với thơ như vậy, nên hát lên nghe gần như
là đọc thơ - ÐỌC chứ không phải là NGÂM, vì khi ngâm người ta ngân nga ra
thành những âm điệu phức tạp hơn.
Thứ tư tận dụng những kỹ thuật của dân ca Việt Nam biến đổi tiết tấu bằng
nhiều cách tuy láy đi láy lại, nhưng không tẻ chút nào,ví dụ bài Nụ tầm xuân lấy
cảm hứng từ Ca dao.
Thứ năm diễn tả sự tương phản giữa các ý thơ bằng sự tương phản giữa nhạc
26
đoạn A và đoạn B. Điều này thấy rõ trong Tiếng sáo thiên thai thơ Thế Lữ bắt thơ
phải theo nhạc, tức là đặt quy tắc thẩm mỹ của nhạc lên trên thơ, và kết quả là một
bản nhạc dìu dặt nghe không thể biết được là thơ phổ.
Thứ sáu về giai điệu, kết hợp giữa âm điệu Tây Phương với tiết tấu dân ca
trong Nụ tầm xuân, phổ nhạc từ một bài ca dao.
Thứ bảy, thay đổi nét nhạc theo ý thơ có thể nhận thấy rõ qua Tiếng sáo thiên
thai thơ Thế Lữ.
Nếu ta có thể thẩm định, một bài nhạc phổ thơ hay là khiến người cảm thụ yêu
bài nhạc ấy đến không còn nhớ tới hay đã quên mất bài thơ, hoặc không biết rằng đã
được phổ từ một bài thơ, thì Phạm Duy quả đã thành công ở nhiều bài phổ thơ. Từ
giản dị đến cầu kỳ, từ “cố ý vụng về” tới tinh vi, từ âm điệu dân nhạc Việt Nam tới
âm điệu Tây phương, từ cách dùng tiết tấu tới cách dùng giai điệu tới cách dùng hòa
âm, từ giữ nguyên bản tới sắp đặt hẳn lại lời thơ, không có khía cạnh nào của nghệ
thuật phổ nhạc mà Phạm Duy không có tài sử dụng một cách điêu luyện. Nghệ thuật
phổ thơ của Phạm Duy là nghệ thuật nâng thơ lên một bậc, chứ không phải „hát thơ‟.
Người nhạc sĩ đã „làm mới‟ thơ, đã làm thơ „thơ‟ hơn và dĩ nhiên là „nhạc‟ hơn.
***
Nhạc phổ thơ không còn xa lạ với các thính giả Việt Nam, bởi lẽ tiếng Việt rất
dễ phổ thơ vì sẵn có những thanh âm tạo nên tính trầm bổng, trắc bằng. Nhưng để
có một ca khúc phổ thơ cần có rất nhiều yếu tố, trong đó chủ thể sáng tác được đánh
giá với vai trò chủ đạo và tiên quyết nhất. Việc phổ nhạc cho thơ đòi hỏi người nghệ
sĩ thật sự tinh tế trong cảm nhận về thơ ca và vô cùng am tường về âm nhạc. Phạm
Duy được xem là một trong những nhạc sĩ tạo một mốc son trong nền âm nhạc Việt
Nam nói chung và nhạc phổ thơ nói riêng. Nhìn từ lý thuyết liên văn bản, có thể
thấy được rằng hiện tượng phổ nhạc cho thơ là một hiện tượng liên văn bản, đó
chính là sự thay đổi vị trí của hệ thống ký hiệu văn học sang hệ thống ký hiệu âm
nhạc của câu chữ (văn bản), nó mang một địa vị phán truyền mới với một chức năng
mới ngoài chức năng văn học đã có từ trước, và chức năng mới này phụ thuộc vào
sự chuyển vị của chuỗi biểu thị văn học trước đó, và cũng phụ thuộc phương thức
tạo lập ca khúc phù hợp với thị hiếu của người nghe.
27
Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU CHỦ ĐỀ VÀ HÌNH TƢỢNG
TRONG NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠ
CỦA PHẠM DUY
2.1. Nghệ thuật biến tấu hình tƣợng trong nguyên bản thơ sang nhạc phổ thơ
của Phạm Duy
2.1.1. Hình tượng người nghệ sĩ: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy
Tác phẩm chính là đứa con tinh thần của tác giả, nó mang những tâm tư, khao
khát, những trăn trở của tác giả với cuộc đời, đồng thời thông qua tác phẩm người
nghệ sĩ thể hiện mình, trình bày và lột tả mình với cuộc đời để giao cảm, hòa hợp
với đời. Có lẽ chính vì vậy mà trong mỗi bản nhạc nhạc sĩ đã thổi hồn mình vào
trong từng nốt nhạc để làm bay bổng những câu chữ mang rung động của nhà thơ
mà ông cũng đã thấy mình trong đó.
Hình tượng người nghệ sĩ luôn được tìm thấy trong mỗi nhà văn nhà thơ hay
nhạc sĩ, họa sĩ thông qua cách mà họ biểu đạt với cuộc sống. Với nhạc Phạm Duy,
ta nhìn thấy hình tượng người nghệ sĩ lãng mạn, yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống,
rất hồn nhiên, lại mang trong mình nỗi buồn man mác, day dứt bởi kiếp kiếp nghèo,
bởi thân phận bọt bèo. Bởi vì tình yêu “Bởi vì thương nhiều nên nhớ (ơ) tình yêu.
Bởi vì đời còn nhiều khi là mơ. Bởi vì đời còn nhiều khi thành thơ. Có khi vui lững
lờ. Có khi tuôn sầu u” lại tha thiết dấn thân với cuộc đời, mang đầy những trải
nghiệm, những triết lý sâu sắc, nhưng nhẹ nhàng tha thiết, không đau đớn quằn
quại, không uất hận khi cuộc đời quay lưng với mình. Mà là con người mộng mơ,
lãng đãng, và luôn nồng nhiệt với cuộc sống, lại thể hiện được cái chất cao ngạo,
bất cần của người nghệ sĩ. “Hãy cất tiếng ca cho đời thêm (ý) buồn. Hãy cất tiếng
ca cho lòng thôi khô héo……Về đây bọt bèo muôn khắp nơi. Vui buồn cho có đôi
không nhiều….. Bể sầu không nhiều nhưng cũng (ư) đủ yêu”. Điều này thể hiện rất
rõ qua những bài thơ mà Phạm Duy lựa chọn phổ nhạc, cũng như cách mà ông thêm
thắt, biến tấu câu chữ, cách ông sử dụng từ ngữ và cả đến cách đặt để giai điệu, tiết
tấu cho bài nhạc cũng rất tinh tế và sâu sắc như Chiều về trên sông, Chiều đông, Mộ
khúc, Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá hay Khối tình Trương Chi.
28
Không gian nghệ thuật trong bài Trút linh hồn là đêm tối mênh mang: “Sáng
như gươm lạnh như ma.. Giấy trắng tinh khôi tuôn huyết mạch”.Giai điệu và hòa
âm đều đẫm vẻ ma quái. Nhạc đề rất nhất quán ở điểm thể hiện tâm trạng người
nghệ sĩ. Anh ta cảm nhận tiếng gọi vô hình của cái Đẹp thể hiện ở ánh trăng. Vẻ đẹp
mê hoặc của ánh trăng hay của nàng thơ hay của âm nhạc nào có khác chi những
cơn say đắm xuất thần của Hàn Mặc Tử?. Đó là nỗi niềm đau khổ của một người
nghệ sĩ, khi mang trong mình căn bệnh quái ác, là nỗi đau khổ khi bị tuyệt tình, là
nỗi đau khổ vì yêu, là nỗi đau khổ vì đời… trong những cơn đau giằng xé đó nhà
thơ đi tìm và bắt gặp linh hồn mình. Phạm Duy cũng đã phổ nhạc thành công theo
thể loại trường ca, và có nhiều đoạn đổi giọng Fdur sang fmoll, nhịp từ 4/4 sang 6/4
cao độ tiết tấu nhịp độ hối hả dồn dập rồi trở lại 4/4 tạo ra sự dàn trải tạo sự thay đổi
từ trong sáng sang âm hưởng ma mị, rùng rợn, giai điệu da diết. Tốc độ chậm - hơi
tự do từng câu chữ được nhã ra rõ ràng, âm vang văng vẳng như lời ca thán ai oán
của kiếp người nghệ sĩ mang nhiều nỗi đau nhân thế. Bằng hình thức thêm một
đoạn thơ so với bản thơ gốc đã càng làm tăng tính ma quái của nhạc phẩm.
Bài thơ Khúc tình buồn không nhắc tới tên Duyên như trong nhạc phẩm Thà
như giọt mưa của Phạm Duy. Cô gái tên Duyên là một nhân vật có thật, là người
tình trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên, mà có lẽ từ sự đồng cảm và thấu hiểu tâm tư
của tri kỷ mà Phạm Duy đã đưa hình ảnh người con gái tên Duyên vào trong nhạc
phẩm của mình để tạo nó trở nên chân thực hơn, sâu sắc hơn, đời hơn. Những hình
ảnh như “Người từ trăm năm về ngang trường Luật” hay “Ta hỏng tú tài, ta hụt
tình yêu” hoàn toàn không có trong bài thơ Khúc tình buồn mà đó có lẽ là những
cảm nhận của nhạc sĩ về cuộc đời, về số phận của những người tri thức, những
người nghệ sĩ tài hoa luôn ôm ấp giấc mộng với đời nhưng không được xã hội đón
nhận, cảm thông. Phạm Duy đã hầu như giữ nguyên bản bài thơ và chuyển thể
thành lời bài hát bằng việc thêm vào những nốt nhạc căng đầy tạo nên một linh hồn
mới cho bài thơ. “Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá … Có còn hơn không, có còn
hơn không.” Bằng cách sử dụng trường độ đều nhau và cao độ nằm trong gam của
giọng chính đi lên đã tạo ra tính chất âm nhạc lạc quan, khoan thai, Phạm Duy miêu
tả tính chất của Thơ rất rõ nét.
29
Gam rải giọng gmoll Gam rảigiọng Bbdur
Nhạc phẩm dược viết với tốc độ Moderato từ giọng thứ (sol thứ - gmoll) ly
điệu qua giọng trưởng song song (Si giáng trưởng - Bbdur) (cùng hóa biểu) rồi trở
lại giọng thứ ban đầu (Sol thứ - gmoll) (phần phiên khúc đầu là giọng thứ sang điệp
khúc được ly điệu qua giọng trưởng song song làm cho chất nhạc trong sáng tươi
tắn hơn, sau đó chuyển lại lời hai của phiên khúc và kết ở phần Coda giọng thứ). Là
người nghệ sĩ khao khát giao cảm với đời, hòa nhập với đời nhưng dường như đời
chẳng nghe thấy tiếng gọi tha thiết của trái tim rực lửa đó. Để rồi dù “ta chạy vòng
vòng ta chạy mòn hơi ta chạy mù đời ta chạy tàn hơi” thì đời vẫn cạn “nào có hay
đời cạn nào có hay cạn đời ..ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu…thi hỏng mất rồi ta đợi
ngày đi…đau lòng ta muốn khóc”. Người nghệ sĩ loay hoay đi tìm kiếm cho mình lẽ
sống, nỗi niềm đó như là một nỗi niềm chung cho cả Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Duy
và cả những nhà văn nhà thơ hay nhạc sĩ vào những năm 70. Là sự đồng điệu của
hai tâm hồn thế nên thơ của Nguyễn Tất Nhiên và nhạc của Phạm Duy cứ hòa
quyện quấn quýt vào nhau như thể anh em sinh đôi. Và có lẽ, cũng phải nói rằng
chính những nốt nhạc tài hoa của Phạm Duy đã chấp cánh cho những vần thơ bay
cao và xa hơn, đến gần với bạn đọc hơn. Thế mới thấy được cái tài năng uyên bác
của Phạm Duy khi phổ nhạc cho thơ để rồi một lần nữa chúng ta được thưởng thức
một nhạc phẩm nhưng lại là hai tác phẩm. Tiết tấu đều, nhịp ¾ phù hợp với thể thơ
4 chữ, 4 chữ được chia làm chia làm một tiết nhạc gồm 2 ô nhịp (tiết nhạc: ý nhạc=
1 phần câu nhạc, hai tiết nhạc trở lên cấu thành một câu nhạc) chữ thứ 4 trong thơ
rơi vào ô nhịp thứ 2 ngân 3 phách.
Phần Coda trong bản nhạc tổng kết ý nhạc toàn bài và cả ý thơ của bài.
30
Hình tượng người nghệ sĩ trong âm nhạc của Phạm Duy nói chung và trong
nhạc phổ thơ của ông nói riêng được miêu tả dưới nhiều góc độ và cảm xúc khác
nhau. Mỗi ca khúc đều thể hiện một góc cạnh tâm hồn của người nghệ sĩ, có khi đau
đớn thổn thức với trái tim trinh trắng thật thà như anh chàng Trương Chi, có khi lại
ma quái rùng rợn như nỗi niềm của kẻ thi sĩ đang quặn mình với nỗi đau thể xác,
nhưng cũng có khi khao khát với đời chỉ để được trải lòng mình, được làm giọt mưa
rớt trên tượng đá. Dù là đau khổ, vui cười hay có khi bất cần hình tượng nghệ sĩ
trong âm nhạc Phạm Duy luôn là một con người với tâm hồn đầy những suy tư,
những trăn trở, khắc khoải, luôn là một tâm hồn khát khao được thể hiện mình,
được cống hiến chút tài mọn cho đời, mang đến cho đời những cái hay, cái đẹp.
2.1.2. Hình tượng người phụ nữ: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy
Sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy diệu vợi, bởi luôn ẩn chứa hình bóng của
những người phụ nữ. Và trong nhạc phổ thơ cũng không hề ngoại lệ. Những bài thơ
được ông lựa chọn để phổ nhạc phần nào nói lên được cách nhìn nhận cũng như
quan niệm của ông về người phụ nữ, đó là những người tình trăm năm, là phút xao
lòng thương nhớ, là những nhung nhớ của thời niên thiếu, là hình bóng của những
khuất ẩn nơi núi rừng, là hình ảnh em gái yêu kiều nơi thôn làng, là hình ảnh người
mẹ tần tảo một nắng hai sương. Tất cả đều khắc sâu trong tâm trí của người nhạc sĩ
và cứ thế lại tuôn trào qua từng nốt nhạc, hình dáng người phụ nữ Việt Nam lại hiện
ra mộc mạc, đáng yêu và dung dị. Trong tâm thức của Phạm Duy luôn bị ám ảnh
bởi hình ảnh người phụ nữ chân chất, trong trắng như hình ảnh người em gái nhỏ
thuở thiếu thời trong Quán bên đường hay có khi là cô thôn nữ khỏe khoắn của núi
rừng trong Cô hái mơ, cũng có khi là nàng thiếu nữ e ấp trong tà áo dài trắng của xứ
Huế mộng mơ, lại có khi là hình ảnh những cô hàng xén răng đen của vùng Kinh
Bắc trong Bên kia sông Đuống.Không chỉ là yêu đương, những câu chuyện về Mẹ
cũng là một trong những đỉnh cao âm nhạc của ông.
Bài Cô hái mơ được nhà thơ phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn
Bính được xem là một trong những bài ca cải cách sơ khởi của nền Tân nhạc Việt
Nam. Bài nhạc được viết với giai điệu chậm rãi, mang giọng kể, tâm tình … Một
khách thơ dạo gót trên đường chiều thăm thẳm, trong cái khí trời “lặng lẽ và trong
31
trẻo”, trong cái vô định “thơ thẩn”, trong cái chuếch choáng “say” lại gợi lên sự háo
hức, tò mò. Người khách thơ ấy là ai? Có phải là “khách tình si” như cách gọi của
Thế Lữ? Nhạc sĩ dường như giữ nguyên bản gốc của thơ và chỉ thay đổi một số từ
phù hợp với nốt nhạc. Bức tranh thiên nhiên được tô màu rất nhạt, rất mộng “xanh
lơ” cộng với trạng thái không bình thường của khách thơ đã làm nền cho sự xuất
hiện cũng không bình thường của một người con gái: “Thấp thoáng rừng mơ cô hái
mơ”. Hình ảnh cô sơn nữ với nụ cười ngây thơ, trong sáng thấp thoáng trong bóng
chiều tà của núi rừng càng làm tăng vẻ đẹp thơ mộng, càng làm lay động kẻ si
tình:“Cô hái mơ ơi! Không trả lời tôi lấy một lời. Cứ lặng mà đi, rồi khuất
bóng. Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi”.Đầu bài thơ là tâm trạng thơ thẩn của khách thơ
và hình ảnh một người con gái, cuối bài thơ người con gái ấy lặng lẽ ra đi cũng như
khi xuất hiện và hình ảnh người khách thơ trong tâm trạng hiu hắt hướng theo một
bóng hình. Nhà thơ như đang ngẩn ngơ theo hình bóng khuất xa dần. Trong hồn thơ
Nguyễn Bính, ta luôn nghe thấy một chút gì gợi nhớ, gợi tiếc. Nó gộp lại thành nỗi
cô đơn. Cái cô đơn thường trực cứ đeo đẳng và bám riết. Cái cô đơn của một tâm
hồn khao khát giao cảm. Thế nhưng đến với Phạm Duy, chúng ta lại có thể cảm
nhận được hình ảnh cô hái mơ hoàn toàn khác biệt, nó vẫn mang chút buồn man
mác của kẻ si tình khi không „gặp‟được cô hái mơ, cũng có chút gì tiếc nuối, nhưng
lại có cái đáng yêu dí dỏm khi phần đầu được viết ở nhịp ¾ tốc độ chậm tiết tấu dàn
trải tự do mang chất kể chuyện, mở đầu giai điệu đi xuống liền bậc đều nhau đã
khơi gợi được cảnh mặt trời lặn khi “thơ thẩn đường chiều”, giai điệu được lặp lại
miêu tả cái nhìn nhẹ nhàng của “khách thơ” cũng như “rặng núi xanh mờ” giai điệu
cũng đi xuống miêu tả xa xăm của buổi chiều.
Ở phần mở đầu này Phạm Duy đã tinh tế kết hợp giữa giọng Fa trưởng tự
nhiên (Fdur tự nhiên) và Fa trưởng hòa thanh (Fdur hòa thanh) bằng việc giáng bậc
VI xuống ½ cung (nốt rê giáng) tạo ra sự biến đổi nhẹ nhàng nhưng rất lạ tai cho
người nghe cũng như giọng điệu của thơ.
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy
Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy

More Related Content

What's hot

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfHanaTiti
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfNuioKila
 

What's hot (20)

Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAYLuận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 

Similar to Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy

Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019phamhieu56
 
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdfbieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdfduong734764
 

Similar to Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy (20)

Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Đề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOT
Đề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOTĐề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOT
Đề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOT
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdfbieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
bieutuongtrongtholuuquangvu_9629.pdf
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đĐề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
Đề tài: Đưa hát chầu văn vào hoạt động ngoại khóa âm nhạc, 9đ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Luận văn: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ THỊ THUYÊN SỰ CHUYỂN VỊ TỪ THƠ CA ĐẾN ÂM NHẠC QUA CA KHÚC PHỔ THƠ CỦA PHẠM DUY Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60220120 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN THUẤN Huế, năm 2016
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Thuyên
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Huế. Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Sư phạm Huế, phòng Đào tạo Sau đại học, khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến TS.Nguyễn Văn Thuấn. Cảm ơn thầy đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ, động viên tác giả luận văn triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cám ơn Th.s Trần Văn Lưu, Khoa Sáng tác – Lý luận – Chỉ huy, Học viện Âm nhạc Huế đã góp ý và giúp đỡ về lĩnh vực âm nhạc trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy cho bản thân tôi những tri thức quý giá, bổ ích về chuyên ngành Lý luận văn học Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã ủng hộ, động viên và hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 10 năm 2016 Lê Thị Thuyên
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7 5. Đóng góp của luận văn............................................................................................8 6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................8 NỘI DUNG ................................................................................................................9 Chƣơng 1. PHẠM DUY – “PHÙ THỦY PHỔ NHẠC CHO THƠ” ....................9 1.1. Phổ nhạc cho thơ trong tân nhạc Việt Nam .........................................................9 1.1.1. Phổ nhạc cho thơ: từ kinh nghiệm sáng tạo đến tiếp cận liên văn bản .............9 1.1.1.1. Phổ nhạc cho thơ nhìn từ kinh nghiệm sáng tạo ............................................9 1.1.1.2. Phổ nhạc cho thơ nhìn từ lý thuyết liên văn bản..........................................10 1.1.2. Một số thành tựu phổ nhạc cho thơ trong tân nhạc Việt Nam........................14 1.2. Phạm Duy – đỉnh cao tân nhạc Việt Nam..........................................................15 1.2.1. Cuộc đời nghệ thuật của Phạm Duy................................................................15 1.2.2. Phong cách âm nhạc của Phạm Duy ...............................................................17 1.3. Phạm Duy – đỉnh cao trong nghệ thuật phổ nhạc cho thơ .................................19 1.3.1. Tính thơ trong nhạc Phạm Duy.......................................................................19 1.3.2. Phạm Duy chọn thơ để phổ nhạc: sự lựa chọn tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ....22 1.3.3. Một vài đặc sắc trong nghệ thuật phổ nhạc cho thơ của Phạm Duy...............24 Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU CHỦ ĐỀ VÀ HÌNH TƢỢNG TRONG NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠCỦA PHẠM DUY..................27 2.1. Nghệ thuật biến tấu hình tượng trong nguyên bản thơ sang nhạc phổ thơ của Phạm Duy..................................................................................................................27 2.1.1. Hình tượng người nghệ sĩ: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy.........................27
  • 5. iv 2.1.2. Hình tượng người phụ nữ: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy .........................30 2.1.3. Hình tượng người lính: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy ..............................36 2.2. Nghệ thuật biến tấu chủ đề trong nguyên bản thơ sang nhạc phổ thơ của Phạm Duy.38 2.2.1. Chủ đề tình yêu: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy.........................................38 2.2.2. Chủ đề thiên nhiên: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy....................................43 2.2.3. Chủ đề tình yêu quê hương đất nước: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy........47 2.3. Những chiến lược biến tấu hình tượng và chủ đề từ nguyên bản thơ sang nhạc phổ thơ của Phạm Duy..............................................................................................50 2.3.1. Phối hợp các ý thơ tản mạn thành một chủ đề âm nhạc thống nhất................50 2.3.2. Phối hợp ý thơ và ý nhạc để tạo thành một chủ đề âm nhạc hoàn chỉnh........55 2.3.3. Pha trộn các phong cách âm nhạc khác nhau..................................................59 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU NHỊP ĐIỆU, NGÔN TỪVÀ CẤU TRÚC NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠ CỦA PHẠM DUY.....64 3.1. Nghệ thuật biến tấu nhịp điệu trong nguyên bản thơ của Phạm Duy ................64 3.1.1. Nhạc hóa ngôn từ trong nguyên bản thơ của Phạm Duy ................................64 3.1.2. Làm mới hồn thơ bằng tiết tấu, làn điệu .........................................................67 3.1.3. Biến tấu bằng lạ hóa kết cấu nguyên bản thơ..................................................69 3.3. Nghệ thuật chuyển vị ngôn từ thơ trong nhạc phổ thơ của Phạm Duy..............72 3.3.1. Tỉnh lược và bổ sung ngôn từ .........................................................................72 3.3.2. Thay đổi ngôn từ .............................................................................................75 3.3.3. Lặp lại ngôn từ ................................................................................................78 3.4. Nghệ thuật chuyển vị cấu trúc thơ trong nhạc phổ thơ của Phạm Duy .............82 3.4.1. Tỉnh lược, bổ sung, thay đổi và lặp lại câu thơ...............................................82 3.4.1.1. Tỉnh lược, bổ sung, thay đổi câu thơ............................................................82 3.4.1.2. Lặp lại câu thơ..............................................................................................86 3.4.2. Tỉnh lược, bổ sung, biến vị khổ, đoạn thơ ......................................................89 3.4.2.1. Tỉnh lược, bổ sung khổ - đoạn thơ...............................................................89 3.4.2.2. Biến vị khổ, đoạn thơ...................................................................................91 KẾT LUẬN..............................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................99 PHỤ LỤC
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Thơ và nhạc là hai loại hình nghệ thuật riêng biệt, thế nhưng chúng lại có một sự gắn kết sâu sắc làm xao động lòng người. Không phải ngẫu nhiên mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn và kỳ diệu đó, bởi theo dòng lịch sử, văn học và âm nhạc từ xưa đã có thời gian dài gắn bó chặt chẽ không tách rời trong phạm trù của cái gọi là dân ca, ca dao. Cho đến ngày nay, dù thơ ca và âm nhạc đã tách thành những loại hình nghệ thuật riêng biệt không còn mang tính nguyên hợp nữa, giữa thơ ca và âm nhạc vẫn còn sự gắn kết mật thiết và tương hỗ lẫn nhau. Thơ là nhạc cảm của tâm hồn, là sự rung động của con tim trước cuộc sống, được thể hiện bằng ngôn từ có vần điệu của thanh sắc và vần điệu của cả tâm hồn. Nhạc là nghệ thuật dùng âm thanh làm ngôn ngữ để diễn đạt tình cảm và tư tưởng con ngườiphổ nhạc cho thơ là một cách thức hiệu quả tạo nên sự tương giao giữa thơ và nhạc. Ở đây người nhạc sĩ, nhà soạn nhạc cảm thấy đồng cảm, đồng điệu với một bài thơ mà người làm thơ, nhà thơ đã thổi vào đó những rung cảm chân thật và da diết. Bằng nhạc phổ thơ, nhạc sĩ làm cho bài thơ có một nét riêng, một “linh hồn”, số phận mới. Khi những giai điệu được cất lên từ lời thơ, nhạc phổ thơ tạo thành một mối tương giao kì diệu giữa hồn người, hồn thơ, hồn nhạc, hồn tạo vật. Đây chính là sự thăng hoa và tương giao kì diệu giữa thơ và nhạc trong nghệ thuật hiện đại. Hiện tượng thơ được phổ nhạc là một trong những hiện tượng không còn gì mới mẻ với công chúng nghệ thuật. Trong rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam thành danh lẫn chưa thành danh, có người chỉ phổ một hoặc vài ba bài thơ là đã nổi tiếng, có người đã phổ nhiều bài nhưng cứ không được chú ý đến. Các trường hợp như “phỏng thơ” của cố nhạc sĩ Trần Hoàn với bài thơ “Mưa rơi” của cố nhà thơ Tố Hữu, nhạc sĩ Trần Tiến với ca khúc “Sao em nỡ vội lấy chồng” lấy từ cái ý rất độc đáo “Đi tìm lá diêu bông” của cố nhà thơ Hoàng Cầm… đều là những ca khúc bất hủ, sống mãi trong lòng người hát, người nghe. Những trường hợp phổ chỉ một bài thơ mà thành công ngay như vậy là rất hiếm. Nhưng hiếm hơn cả là người phổ rất nhiều thơ và hầu hết đều thành công và nổi tiếng, người nhạc sĩ ấy chính là cố nhạc sĩ Phạm Duy. Những nhà thơ, qua sự tài hoa của người được mệnh danh “phù thủy”
  • 7. 2 âm nhạc đều trở thành một tác phẩm âm nhạc độc lập và chắp cánh cho thơ ca. Thơ của Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Phạm Thiên Thư, Linh Phương, Vũ Hữu Định, Nguyễn Tất Nhiên…qua tâm hồn đồng điệu của nhạc sĩ Phạm Duy đã có một số phận vinh quang mới, sang trọng và đài các. Hiện tượng phổ nhạc cho thơ không mới đối với các nhà phê bình, nghiên cứu âm nhạc. Tuy nhiên, người ta mới chú ý đến hiện tượng này như một thành tựu âm nhạc và ghi nhận nó theo kinh nghiệm mà chưa thấy đây là một hiện tượng liên văn bản độc đáo. Điều này cũng dễ hiểu bởi tiếp cận liên văn bản chưa phải là cách tiếp cận phổ biến trong nghiên cứu văn học nghệ thuật ở Việt Nam. Theo quan niệm của các nhà lý thuyết liên văn bản thì “Bất kỳ văn bản nào cũng đều có quan hệ với các văn bản khác ra đời trước đó. Quan hệ này dựa trên những sự kết nối giữa các văn bản với nhau bằng những phương pháp khác nhau như: ám chỉ, trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, đạo văn, nhái, nhại, mô phỏng, pha trộn...”. Tính liên văn bản như một thuật ngữ không bị hạn chế chỉ trong những thảo luận về nghệ thuật văn chương. Nó đã xuất hiện trong các thảo luận về âm nhạc, hội họa, điện ảnh, kiến trúc, nhiếp ảnh và trong hầu như mọi sự sản sinh văn hóa và nghệ thuật. Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về tính liên văn bản trong âm nhạc rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên ở Việt Nam đây là lĩnh vực còn “hoang vu”. Khó khăn nảy sinh từ nhiều phía, trong đó đòi hỏi năng lực liên ngành của chủ thể nghiên cứu cũng như sự đồng thuận về hướng tiếp cận của giới chuyên gia âm nhạc và các nhà nghiên cứu ngữ văn chuyên nghiệp. Luận văn này của chúng tôi lựa chọn đối tượng nhạc phổ thơ của Phạm Duy, tiếp cận nó từ góc độ liên văn bản nhằm chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa thơ và nhạc, chỉ ra quá trình chuyển vị từ thơ sang nhạc phổ thơ trong sáng tác của ông ngõ hầu có thể làm rõ được sự tinh vi của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Đây chính là lí do và mục đích để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy”. 2.Lịch sử vấn đề Từ những gợi mở trong hướng chọn đề tài, chúng tôi đã khảo sát vấn đề trên nhiều khía cạnh. Bắt đầu từ việc nhìn nhận về mối quan hệgiữa thơ ca và âm nhạc Việt Nam để thấy được giữa thơ và âm nhạc đã có một mối tương duyên không thể
  • 8. 3 tách biệt. Đã có rất nhiều bài báo khoa học cũng như những bài viết nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên chưa một công trình nào tiếp cận nghiên cứu dưới góc nhìn liên văn bản. Đây thực sự vừa là một cơ hội cũng là một thách thức lớn cho người viết luận văn. 2.1.Những nghiên cứu bàn về mối quan hệ giữa thơ ca và âm nhạc Việt Nam Bài viếtMối quan hệ giữa quy luật âm nhạc và quy luật thơ ca trong lời ca của Thái Hà có nhận định rằng “Thơ ca không nhằm tái hiện đối tượng, mà chủ yếu biểu hiện về đối tượng và tất nhiên trong khi biểu hiện về một đối tượng thì bản thân đối tượng cũng được phản ánh, được tái hiện. Có thể nói, thơ ca là sự biểu hiện trực tiếp của tâm hồn, tiếng hát của trái tim, tiếng nói của tình cảm”. Trong nhận định đánh giá về mối quan hệ giữa tính thơ trong lời ca và tính nhạc trong thơ Thái Hà đã đưa ra ý kiến rằng: “Đến lượt ngôn ngữ văn học khi trở thành chất liệu và phương tiện diễn tả của loại hình âm nhạc thì lại chịu sự quyết định của quy luật âm nhạc, mà biểu hiện rõ nhất là ngôn ngữ trong lời ca phải là ngôn ngữ thơ ca, không phải nhạc sĩ nào cũng làm được lời ca phải được nâng lên mức nghệ thuật mới là thơ”. Ở bài viết này, tác giả chỉ ra những quy luật của thơ ca với âm nhạc trong lời ca, giữa âm nhạc và thơ ca có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, quy định lẫn nhau dưới sự quy chiếu của lời ca, đồng thời trong bài viết này, tác giả đưa ra chủ kiến lời ca phải được nâng lên mức nghệ thuật mới là thơ.Có nghĩa rằng, không phải bất cứ lời nhạc nào cũng có thể được xem là có chất thơ, đồng nghĩa, không phải nhà soạn nhạc nào cũng có thể viết đượclời nhạc mang chất thơ. 2.2.Những nghiên cứu bàn về hiện tƣợng phổ nhạc cho thơ trong âm nhạc Việt Nam hiện đại TrongVui buồn chuyện thơ phổ nhạc của Trần Hoài Vy, tác giả viết “Thơ phổ nhạc là khi người nhạc sĩ, nhà soạn nhạc bỗng cảm thấy đồng cảm, đồng điệu cùng với một bài thơ mà người làm thơ, nhà thơ đã thổi vào đó những rung cảm chân thật và da diết, để bài thơ có một nét riêng, một “linh hồn”, số phận mới…”. Bài viết nói lên sự đồng điệu giữa hồn thơ và hồn nhạc, hay nói cách khác đó chính là sự hòa hợp giữa hồn nhà thơ và nhà soạn nhạc. Trong bàiTính nhạc của thơ và thơ phổ nhạc của Lê Thị Bích Hồng (Vụ Văn hóa - Văn nghệ), tác giả có nhận định sâu sắc: “Tiếng nói trong thơ là tiếng nói đầy
  • 9. 4 âm nhạc, tiếng nói có nhịp điệu - nhịp điệu của những âm thanh vật chất, của tiếng nói thực tế ḥ̣̣̣òa với nhịp điệu cảm xúc bên trong tâm hồn nhà thơ. Thơ là nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn quảng đại và đa cảm.Tính nhạc được tạo nên bởi những âm hưởng gắn liền với hình ảnh, cảm xúc do sử dụng phối hợp âm thanh, nhịp điệu, từ ngữ... phù hợp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu đạt”.Ở bài viết này Lê Thị Bích Hồng đã chỉ ra được sự hòa hợp giữa thơ và nhạc đó là sự tương giao giữa nhịp điệu của âm thanh với nhịp điệu của câu chữ trong thơ, đó cũng chính là sự rung cảm giữa nhịp điệu tâm hồn của nhạc sĩ và nhịp điệu của chủ thể thơ. 2.3.Những nghiên cứu về âm nhạc Phạm Duy và nghệ thuật phổ nhạc cho thơ của Phạm Duy Nói vềâm nhạc của Phạm Duy, Nguyên Sa đã có những nhận xét rất tổng quát nhưng lại vô cùng chính xác“Hôm nay, có những người thích Rong Ca, có những người mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người ngất ngây với Hoàng Cầm Ca, có những tín đồ của Thiền Ca. Có những người yêu Phạm Duy của new age, của nhạc giao hưởng, của mini opera và của thánh ca hơn Phạm Duy của Tình ca, Phạm Duy của dân ca, Phạm Duy của Kháng chiến ca, Phạm Duy của thơ phổ nhạc. Và ngược lại, có những người, với họ, chỉ có Phạm Duy của Tình ca mới là Phạm Duy.Chỉ có Phạm Duy Kháng Chiến Ca. Chỉ có Phạm Duy thơ phổ nhạc.Chỉ có Phạm Duy, chỉ có Phạm Duy.Nhưng đó, bạn thích Phạm Duy nào, tùy bạn. Cũng vậy thôi Viên kim cương có một ngàn mặt. Khác biệt với tấm gương chỉ có một mặt. Cho nên phải chọn lựa, phải bàn cãi, phải bất đồng, phải suối ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy về vĩnh viễn một đại dương” để thấy rằng khó có thể nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện về nét đặc sắc âm nhạc của Phạm Duy, cũng như chính con người đầy thi vị và đa cảm, đầy những ưu tư của ông, có chăng cũng chỉ là một khía cạnh nhỏ bé nào đó trong cái tâm hồn bỏng lửa và tha thiết với đời này mà thôi. Phố Tịnh trong bài Mấy ý chung quanh hành trình âm nhạc Phạm Duy đã có những nhận xét về âm nhạc của Phạm Duy: “Trong suốt hơn sáu mươi năm tân nhạc, các nhạc sĩ khác thường chỉ nổi bật qua một số đề tài nào đó, phổ biến nhất là đề tài tình yêu. Thể loại sáng tác chỉ là những ca khúc… Phạm Duy cho rằng
  • 10. 5 nhạc tình có nhiều dạng: nhạc tình cảm tính (romantique), nhạc tình não tính (cérébral), nhạc tình ảo tính (psychedélique), nhạc tình dục tính (sensual). Các bản tình ca của tân nhạc chúng ta trước nay thường không ra ngoài chất nhạc tình cảm tính. Có lẽ chỉ trong nhạc tình Phạm Duy mới thấy đủ dáng vẻ của những bản tình ca theo như cách phân loại của ông”. Hay “Một nét đặc biệt nữa của nhạc Phạm Duy là nó phản ảnh sống động những tâm cảnh của ông và của mọi người Việt Nam chúng ta trước cuộc sống”. Đây là bài viết nói về đặc tính cũng như nét độc đáo đa sắc trong âm nhạc của Phạm Duy. Là sự biến đổi đa dạng nhạc tính cũng như phong cách âm nhạc trong từng tác phẩm của ông. Mỗi bài hát là một bản màu đa sắc, nhiều giai tần cảm xúc và cung bậc âm thanh khiến người nghe luôn hứng thú và đa dạng về cảm xúc. Trong bài viết Ngày trở về của Phạm Duy trong bối cảnh Việt Nam của Phạm Quang Tuấn, ông đã đưa ra nhận xét tương đối chính xác về âm nhạc của Phạm Duy:“Trong khi Trịnh Công Sơn tập trung vào một phong cách riêng, với những giai điệu dựa trên âm giai emoll đặc thù của chiếc tây ban cầm, kể lể suy tư suốt mấy trăm tác phẩm, thì Phạm Duy, trái lại, như một con bướm bay từ vườn này sang vườn khác. Trịnh Công Sơn tinh khiết, Phạm Duy xác thịt. Trịnh Công Sơn là mặt trăng, Phạm Duy là mặt trời. Trịnh Công Sơn trừu tượng, Phạm Duy cụ thể. Trịnh Công Sơn đơn điệu đơn sắc, Phạm Duy đa điệu đa sắc đến cùng cực. Trịnh Công Sơn có chỗ đứng vững chắc, Phạm Duy luôn luôn đi trong cuộc hành trình. Không có đề tài nào mà Phạm Duy không thí nghiệm, từ cái dơ dáy của Tục Ca tới cái hồn nhiên của Bé Ca và cái cao siêu của Ðạo Ca, thuần khiết của Thiền Ca. Phạm Duy như một đứa trẻ năm tuổi, chạy chơi tung tăng trong vườn hoa của cuộc đời và của nghệ thuật, khi thì bắt bướm, khi thì vọc bùn, hoàn toàn không cần biết cha mẹ răn đe la mắng, cứ thích gì là làm nấy. Và may mắn cho chúng ta, một trong những cái Phạm Duy thích làm là... viết ca khúc!” Với hình thức đặt đối sánh hai nhạc sĩ là Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, chúng ta có thể thấy rõ mỗi nhạc sĩ mang trong mình cá tính sáng tạo riêng, không ai giống ai. Hơn thế, bài viết giúp ta nhìn nhận đặc trưng nổi bật trong sáng tạo tác phẩm nghệ thuật của Phạm Duy một cách khách quan và toàn diện nhất.
  • 11. 6 Đánh giá về nhạc phổ thơ của Phạm Duy, Đặng Tiến đã có ý kiến như sau:“Việc phổ nhạc vào thơ làm giàu cho thơ, cho nhạc và tâm hồn người nghe. Và tại Việt Nam, có lẽ người có công đầu là Phạm Duy” (Đặng Tiến,Phạm Duy: thơ phổ nhạc). Đồng thời ông cũng cho rằng:“Công việc phổ nhạc vào thơ, không có bí quyết, vì không chỉ là việc kỹ thuật, hoặc cảm hứng nhất thời. Nó là sự giao hòa có cội có nguồn sâu xa, nó đẩy sáng tạo nghệ thuật đến những chân trời văn hóa và nhân bản xa hơn.Thổi hơi nhạc vào lời thơ, là một cách Đạp lùi tinh tú, như một lời thơ Hoàng Cầm mà Phạm Duy đã biến thành câu hát”. Bài viết cho thấy được tài năng của Phạm Duy trong sáng tác nhạc nói chung và trong phổ nhạc cho thơ nói riêng. “Mối tình thơ nhạc” kéo dài 10 năm của nhạc sĩ Phạm Duy - Theo Khampha đã nhắc đến những mối tình trong cuộc đời nghệ sĩ của Phạm Duy một cách chân thực. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Tấn Nguyên Minh cho rằng Phạm Duy là người phổ nhạc thần tình cho thơ: “Nhạc sĩ tài danh đã khéo léo đưa những giai điệu tinh tế nhập vào thơ, chắp cánh để thơ thăng hoa trong cõi bất tử”và“Ông là người đã đưa hồn thơ quyện vào tiếng nhạc, khiến nhạc và thơ cứ vấn vít, giao hòa trong một vẻ đẹp quyến rũ, diệu kì. Phạm Duy có lẽ là nhạc sĩ phổ thơ hay nhất trong âm nhạc Việt Nam” “Không chỉ thuần thục, điêu luyện khi đưa nhạc vào thơ, Phạm Duy còn tỏ ra rất tài tình khi quyện hồn thơ vào tiếng nhạc. Chất thơ trong ca từ Phạm Duy còn được thể hiện một cách đặc sắc khi ông đặt lời Việt cho những ca khúc ngoại quốc”. Nhận định một cách khéo léo tài năng uyên bác, cũng như công nhận những đóng góp của Phạm Duy đối với âm nhạc nước nhà trong mảng phổ nhạc cho thơ nói riêng. Nghệ Thuật Phổ Nhạc của Phạm Duy của Phạm Quang Tuấn tập trung khai thác nghệ thuật phổ nhạc cho thơ một cách tài tình và tinh tế nhạy bén của Phạm Duy qua việc phân tích một số ca khúc nổi bật và được người nghe tâm đắc. Tự nói về nghệ thuật phổ nhạc và quá trình phổ nhạc của chính mình Phạm Duy đã đưa ra định nghĩa, từ kinh nghiệm bản thân thời 1940 khi ông chưa sành nghề : “phổ nhạc vào thơ là hát những bài thơ đó lên, theo lối của tôi. Tức là tôi phổ nhạc đấy. Tôi chọn 2 bài (của Huy Cận) Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung (Nhớ hờ)
  • 12. 7 Bỗng dưng buồn bã không gian (Thu rừng). Hát hai bài thơ trên đây, đối với tôi là sự tập tành phổ nhạc. Tôi chỉ thành công 20 năm sau khi tôi phổ nhạc bài Ngậm ngùi.” Hiện tại, chỉ có một vài bài báo nhỏ nói về thơ phổ nhạc hoặc tính nhạc trong thơ, hoặc nhắc đến mối quan hệ giữa âm nhạc và lời ca. Chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều bài viết giới thiệu về nhạc sĩ Phạm Duy, tuy nhiên hầu hết công trình đều phân tích thơ phổ nhạc trên góc độ âm nhạc, nói đến cái hay cái đẹp, cái tài nghệ qua sự sắp đặt âm thanh mà chưa nhắc đến sự chuyển vị cũng như sự tinh diệu của nhà thơ qua hành trình phổ thơ thành tác phẩm âm nhạc trong những sáng tác nhạc phổ thơ của ông một cách hệ thống.Đó là những gợi mở và định hướng ban đầu để chúng tôi hình thành và phát triển luận văn “Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy”. Đây là một đề tài thú vị và mới mẻ gây hứng thú không chỉ cho giới nghiên cứu mà còn tạo cho độc giả những cái nhìn khái quát và toàn diện hơn khi đến với nhạc phổ thơ, đặc biệt là nhạc phổ thơ của Phạm Duy. 3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tƣợng nghiên cứu: Sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ của Phạm Duy 3.2.Phạm vi khảo sát Các tác phẩm thơ phổ nhạc của Phạm Duy. Chúng tôi thực hiện khảo sát trong khoảng 50 bài nhạc phổ thơ.Đồng thời chúng tôi luôn mở rộng đối chiếu với một số nhạc sĩ có những đóng góp lớn cho âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là Văn Cao, Trịnh Công Sơn. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu -Phương pháp liên ngành Khảo sát những ca khúc phổ thơ dưới góc nhìn liên văn bản chúng tôi sử dụng kiến thức trong các lĩnh vực như văn hóa học, triết học, xã hội học, đặc biệt là âm nhạc học để góp phần làm rõ sự chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc. -Phương pháp thống kê - phân loại Chúng tôi sử dụng phương pháp để thống kê trong gần 200 ca khúc phổ thơ của Phạm Duy chọn lọc ra 50 ca khúc phổ biến nhất. Đồng thời, chúng tôi còn sử dụng phương pháp trong việc phân loại các ca khúc theo chủ đề cũng như theo các cách thức mà Phạm Duy lựa chọn để phổ thơ.
  • 13. 8 -Phương pháp so sánh Chúng tôi so sánh phong cách âm nhạc của Phạm Duy với những nhạc sĩ khác như Trịnh Công Sơn hay Văn Cao để thấy được những nét độc đáo và mới mẻ trong âm nhạc của Phạm Duy. Đồng thời, còn sử dụng phương pháp so sánh trong việc đối chiếu và phân loại giữa nguyên bản thơ với ca khúc phổ thơ -Phương pháp tiếp cận liên văn bản Dựa trên việc phân tích đối chiếu và so sánh để tìm ra sự chuyển vị từ văn bản thơ văn sang văn bản âm nhạc. Tiếp cận dưới góc nhìn liên văn bản, xem hiện tượng phổ nhạc cho thơ là một hiện tượng liên văn bản chuyển từ hệ thống ký hiệu này sang hệ thống ký hiệu khác để tìm ra được cái độc sáng của nhạc sĩ khi vừa làm mới thơ bằng nhạc và làm mới thơ bằng thơ.Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số thao tác nghiên cứu khác như phân tích – tổng hợp… 5.Đóng góp của luận văn Luận văn sẽ là tài liệu bổ ích giúp người đọc hiểu rõ hơn về lý thuyết cũng như cách thức ứng dụng lý thuyết liên văn bản vào thực tiễn âm nhạc. Đặc biết, nó giúp độc giả thấy được mối liên hệ mật thiết giữa thơ ca và âm nhạc trong trường hợp nhạc phổ thơ. Đồng thời, luận văn còn cho thấy sự tinh tế và tài tình trong việc phổ nhạc cho thơ của nhạc sĩ Phạm Duy, một nhà âm nhạc kỳ cựu và uyên bác trong nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. 6.Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung của Luận văn gồm các chương Chƣơng 1. PHẠM DUY – “PHÙ THỦY PHỔ NHẠC CHO THƠ” Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU CHỦ ĐỀ VÀ HÌNH TƢỢNG TRONG NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠ CỦA PHẠM DUY Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU NHỊP ĐIỆU, NGÔN TỪ VÀ CẤU TRÚC NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠ CỦA PHẠM DUY
  • 14. 9 NỘI DUNG Chƣơng 1. PHẠM DUY – “PHÙ THỦY PHỔ NHẠC CHO THƠ” 1.1. Phổ nhạc cho thơ trong tân nhạc Việt Nam 1.1.1. Phổ nhạc cho thơ: từ kinh nghiệm sáng tạo đến tiếp cận liên văn bản 1.1.1.1. Phổ nhạc cho thơ nhìn từ kinh nghiệm sáng tạo Trong tân nhạc Việt Nam, nghệ thuật đem ý lời thơ lồng vào nốt nhạc để hát lên là phổ nhạc. Việc chuyển từ thơ thành nhạc có thể chỉ dùng ý để gợi lên những hình ảnh trong ca khúc, nhưng cũng có khi theo sát lấy câu thơ làm ca từ. Trong một bài thơ có khi bài nhạc chỉ rút một đoạn mà không đụng đến những đoạn kia, hay hoán chuyển tự sự nên việc phổ nhạc có thể chỉ là phỏng theo. Việc phổ nhạc cho thơ trở thành một đặc trưng trong viết nhạc.Có thể tác giả lấy cảm hứng từ một bài thơ và viết nên những nốt nhạc, rồi sau đó sử dụng bài thơ để làm lời của bản nhạc. Cũng có thể tác giả đồng cảm, bắt sóng đồng điệu với những vần nhịp trong thơ rồi có cảm hứng tạo thành một bài hát.Tuy nhiên, việc phổ nhạc cho thơ không phải bắt cóc bỏ dĩa là được. Một bài văn chính luận, khô khan thì không thể nào là cảm hứng cho nhạc sĩ được, và không phải bài thơ nào cũng đều có thể phổ nhạc, mà công việc này phụ thuộc rất nhiều vào cảm hứng cũng như tài năng của nhạc sĩ. Có người nhận xét thì thơ phổ nhạc là sự đồng cảm, đồng điệu giữa nhà thơ và nhạc sĩ. Chính vì thế mà việc phổ nhạc cho thơ không hề có bất cứ một nguyên tắc hay quy định nào, mà hoàn toàn tùy thuộc vào cảm quan, thẩm mĩ âm nhạc cũng như kinh nghiệm và nhạc cảm của người sáng tác nhạc. Qua khảo sát chúng tôi có thể trình bày một số cách thông dụng mà nhạc sĩ thường hay áp dụng. -Một bài nhạc được xuất phát từ cảm hứng của lời thơ. - Nội dung biểu hiện của bài thơ sẽ quy định giai điệu. - Thể thơ là cảm hứng cho tiết tấu của bài phổ nhạc. - Bố cục bài thơ sẽ là mấu chốt của việc phân đoạn của bài hát. - Nhịp điệu bài thơ có thể trùng khớp hoặc không trùng khớp với nhịp điệu hay còn gọi là tiết điệu của bài hát, nhưng cũng là một trong những yếu tố quyết định cảm hứng của người sáng tác.
  • 15. 10 - Vần tiết trong thơ thường song hành với quy định về cao độ và trường độ của bài hát. Ngoài những yếu tố quy định trên thì phần còn lại về âm sắc, hòa thanh, phối khí, phức điệu hay quãng giọng đều tùy thuộc vào cảm nhận của tác giả để tạo ra một nhạc phẩm ấn tượng với người nghe, sao cho người nghe khi thưởng thức tác phẩm, vừa cảm nhận sự quen thuộc trong bài thơ, lại cảm nhận được sự mới mẻ và tinh tế trong bản nhạc. 1.1.1.2. Phổ nhạc cho thơ nhìn từ lý thuyết liên văn bản Dựa trên nền tảng lý thuyết liên văn bản của Kristeva và Genette chúng ta có thể thấy rằng, hiện tượng phổ nhạc cho thơ là một hiện tượng liên văn bản. Genette đưa ra khái niệm thượng văn bản (hypertextuality) dùng để chỉ hiện tượng một văn bản B nào đó (hypertext) được biến đổi từ một văn bản A nào đó đã tồn tại trước đó (hyportext) và hai mối quan hệ mà một hypertext có thể có với hyportext của nó chỉ tồn tại dưới hai dạng là “biến đổi” và “bắt chước”. Việc lấy thơ để phổ nhạc đã nói lên rất rõ tính chất liên văn bản này. Một nhạc phẩm phổ thơ nó luôn lấy nền tảng, cảm hứng từ một bài thơ gốc sau đó được biến hóa theo ý đồ của tác giả mà sẽ có những giai điệu mới, hoặc cũng có thể có những ca từ mới. Như vậy, việc một văn bản hiện diện luôn có sự lồng ghép, tiếp nối, bắt nguồn từ một văn bản khác có lẽ là không bao giờ có thể tránh khỏi.Tính liên văn bản là “mối quan hệ cùng hiện diện giữa hai hay một vài văn bản trong một văn bản cụ thể” là “sự hiện diện trên thực tế của một văn bản này bên trong một văn bản khác”. Khi nghe một bản nhạc được phổ thơ thì ta đồng thời vừa nghe một bài nhạc và thưởng thức cả một bài thơ. Điều này còn chưa xét đến phạm trù bài nhạc đó, giai điệu cũng sẽ được xuất phát, hình dung từ một nhạc phẩm khác trước đó. Việc nghe một nhạc phẩm phổ thơ không chỉ đang nghe một bài hát mà còn nghe một/nhiều bài thơ trước đó nữa. Các văn bản sẽ tự động xếp chồng và đan xen vào nhau như một mạng lưới tự thức. Theo Kristeva “Bất kỳ văn bản nào cũng được cấu trúc như bức khảm trích dẫn; bất kỳ văn bản nào cũng là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác”. Như vậy, văn bản không bao giờ tự sinh ra, không bào giờ là trinh nguyên, không bao
  • 16. 11 giờ là hoàn toàn mới mẻ mà luôn có sự bắt nguồn từ một văn bản khác trước đó. Điều đó cũng có nghĩa phổ nhạc cho thơ là hiện tượng liên văn bản.Cách gọi „sự chuyển vị‟ được định nghĩa như „một hành trình từ hệ thống ký hiệu này đến hệ thống ký hiệu khác‟ liên quan đến „sự biến đổi của địa vị phán truyền (thetic position) – giải cấu địa vị cũ và biểu hiện một địa vị mới‟ [theo Graham Allen, Lý thuyết liên văn bản]. Định nghĩa này thừa nhận rằng văn bản không chỉ tận dụng các yếu tố văn bản trước đó mà còn biến đổi và đem lại cho chúng địa vị phán truyền mới. Với khái niệm mới được đề xuất này, chúng ta có thể nhìn nhận rằng, tính liên văn bản không đơn thuần chỉ là chuyện một văn bản này được nhúng trong một văn bản khác, mà đề cao vai trò của văn bản với việc từ bỏ những hệ thống ký hiệu trước đó để chuyển sang hệ thồng thứ hai với một chức năng, nhiệm vụ mới nhưng không hề bị tan loãng xóa mờ đi những đặc trưng và sự hiện diện của văn bản cũ trước đó trong địa vị phán truyền mới. Với cách gọi mới là sự chuyển vị Kristeva nhằm tránh đi cách hiểu thông thường xem liên văn bản như là sự hấp thụ và biến đổi văn bản một cách đơn thuần. Sự chuyển vị đề cao một cách đọc mới, cách hiểu thoáng rộng cho hành trình từ hệ thống ký hiệu này đến hệ thống ký hiệu khác đồng thời chú trọng đến chủ thể biểu hiện phụ thuộc vào sự chuyển vị (sắp xếp, cấu trúc) của chuỗi hệ thống biểu thị trước đó. Như vậy, xét trong hiện tượng phổ nhạc cho thơ, bài thơ đã hoàn toàn thay đổi vị trí cũng như địa vị phán truyền. Nó không còn đơn thuần là một bài thơ của một tác giả nào đó nữa mà nó hoàn toàn đảm nhận một vị trí mới hướng về người nghe (âm nhạc) với vai trò khác lạ hơn đó chính là vai trò ca từ của một bản nhạc.Văn bản khi đó là một liên văn bản, vừa là một bài, một phần bài thơ trong một tập thơ vừa là hệ thống ca từ của một ca khúc phổ thơ. Đó chính là sự biến đổi vị trí phán truyền, là hành trình từ hệ thống ký hiệu này sang một hệ thống ký hiệu khác mà chủ thể biểu đạt ở đây chính là nhạc sĩ. Ở Việt Nam, cho tới thời điểm hiện nay, có rất ít các công trình tiếp cận liên văn bản tác phẩm âm nhạc. Công trình Lí thuyết liên văn bản của Graham Allen do Nguyễn Văn Thuấn dịch là công trình nghiên cứu lí thuyết chuyên sâu, dầu vậy đã có những nội dung gợi mở các hướng tiếp cận liên văn bản đối với các loại hình nghệ thuật phi – văn học. Tác giả G.Allen đã dành một phần trong chương 5 để
  • 17. 12 điểm qua các hướng tiếp cận liên văn bản trong nghệ thuật điện ảnh, hội họa và âm nhạc...Theo Allen, các bộ phim, những bản giao hưởng, các công trình kiến trúc, hội họa, cũng giống như các văn bản văn học, luôn luôn nói về nhau cũng như nói về các công trình nghệ thuật khác. Nhiều nhà phê bình hoan nghênh sự khả dụng của tính liên văn bản như một thuật ngữ và biện minh cho thuận lợi tích cực của nó vượt hơn các thuật ngữ đã được thiết lập trong lĩnh vực của nó, chẳng hạn như qua điểm của Keith A.Reader, Steiner, Barbar Kruger, J.M. Allsen, Robert S. Hatten… Trong lĩnh vực điện ảnh, Keith A.Reader đã nhấn mạnh thực tế là tính liên văn bản có thể được sử dụng trong ngữ cảnh điện ảnh để nghiên cứu hiện tượng như hệ thống ngôi sao điện ảnh Hollywood. Và có thể thừa nhận tính liên văn bản của sự trình diễn trong các tác phẩm điện ảnh sân khấu, đồng thời giữa các hình thức văn học và phi văn học những kết nối liên văn bản tiềm năng vẫn được nêu bật, thậm chí chúng ta có thể xác nhận một lần nữa trong ý thức của chúng ta về kịch như là một hình thức nằm giữa nghệ thuật văn học và phi văn học. Trong lĩnh vực hội họa, những đặc tính liên văn bản được Steiner chỉ ra có thể dẫn dắt chúng ta từ phương thức một vài bức tranh được bổ sung hoàn thành bởi những bức tranh khác (như trong các bộ đôi và bộ ba), đến phương thức „trích dẫn‟ được thực hiện bởi các họa sĩ có những phong cách được thừa nhận về phương diện văn hóa của các trường phái xuất hiện sớm hơn hoặc các nghệ sĩ có cá tính riêng đã được công nhận trước đó. Khả năng nhại giễu các phong cách và các đường nét của các họa sĩ đã đề xuất một cấp độ liên văn bản sâu sắc đối với các nghệ thuật họa hình. Các bức tranh của nhà Hiện đại chủ nghĩa với xu hướng cắt dán của nó, hòa trộn phương tiện truyền thông và sử dụng „chất liệu nền‟ khác nhau, có thể kéo dài, mở rộng ý thức về điều kiện thuận lợi cho sự biểu hiện tính liên văn bản của bức tranh đó. Tương tự như lĩnh vực hội họa, đối với nghệ thuật nhiếp ảnh ý niệm về tính liên văn bản cũng có thể được dùng trong các vận dụng phân tích về tác phẩm. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh và phê bình nhiếp ảnh gần đây cho rằng ý nghĩa của hình tượng nhiếp ảnh phụ thuộc vào sự triển khai của nó và sự ghi nhận của người xem về các mã và các quy ước đã được thiết lập. Cindy Sherman dùng những phong cách có thể đã được thừa nhận và các liên văn bản thị giác đặc biệt từ hội họa, nhiếp ảnh và
  • 18. 13 phim để miêu tả sinh động hình ảnh của chính mình. Điều đó đã cho thấy rằng bản tính liên văn bản của hình tượng nhiếp ảnh là sự hiện diện hoàn toàn chân thực. Qua đó, việc nghiên cứu tính liên văn bản đã đề xuất chủ đề về sự kiến tạo bản sắc nữ giới trong lòng mạng lưới văn hóa của các mã thị giác có giá trị. Ngoài ra, Barbar Kruger còn khai thác độ căng giữa nghệ thuật về sự pha trộn hình ảnh và văn bản trong hoạt động chụp ảnh thế giới hiện thực hiển nhiên không qua sắp đặt và sự phụ thuộc vào các mã, các thể loại và các quy ước đã được thiết lập của nó. Burgin và Kruger đã sử dụng phương thức đảo lộn doxa của hình ảnh nhiếp ảnh, tính tự nhiên của các mã từ quảng cáo và các khía cạnh thương mại khác của đời sống hiện đại thông quasự kết hợp giữa văn bản và hình ảnh. “Họ đã thực hiện điều này bằng cách chỉ ra vô số ngữ cảnh được mã hóa về phương diện văn hóa và bằng sự hòa trộn những mã, có từ nghệ thuật „cao cấp‟ và từ những ngữ cảnh đại chúng và thương mại, vốn thường tách biệt nhau. Tính liên văn bản được xem như quan hệ đến một xu hướng phát triển trong nghệ thuật TK XX, đó là xu hướng kết hợp những „vật liệu có thật‟ thành tác phẩm hội họa.” Trong lĩnh vực âm nhạc J.M.Allen so sánh tiềm năng của thuật ngữ tính liên văn bản đối với âm nhạc học và cảm thấy thích thú với nó hơn những sự quy chiếu khác như “bắt chước” và “vay mượn” đã được dùng từ trước. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó Robert S. Hatten đã đưa bản tính liên văn bản theo một hướng phát triển đầy triển vọng. Ông đã nghiên cứu năng lực một nhà soạn nhạc theo các phong cách âm nhạc riêng và cách thức của nhà soạn nhạc ấy sử dụng các phong cách âm nhạc đó trong những mẫu nhạc riêng trở thành “người điều chỉnh các quan hệ liên văn bản thích đáng”. Hatten cho rằng: “Các chiến lược, tới mức độ nhất định chúng vượt qua sự nghi thức hóa trọn vẹn hoặc tính có thể dự đoán trước đơn giản, chấp nhận tính cá nhân của một tác phẩm thậm chí chúng cậy dựa vào một phong các cho dễ hiểu. Do đó, một tác phẩm đưa ra sẽ là độc đáo ở trong và của một phong cách, mặc dù đùa giỡn với chiến lược của nó hoặc chống lại chiến lược của nó.” [theo Graham Allen, Lí thuyết liên văn bản] Thừa nhận tính liên văn bản là thừa nhận rằng bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào cũng được tạo dựng từ những hệ thống, những mã và những truyền thống đã được
  • 19. 14 thiết lập bởi các tác phẩm nghệ thuật trước đó; mỗi tác phẩm đều có những liên hệ, liên kết nối, đối thoại và phụ thuộc vào những tác phẩm khác. Như vậy, không chỉ tính liên văn bản được phát hiện và chứng minh ở trong văn học, mà ngay cả ở các lĩnh vực như âm nhạc, kiến trúc, hội họa cũng có thể ứng dụng lý thuyết này một cách nhuần nhuyễn và tích cực.. Không những thế, các nhà nghiên cứu còn xem đây là một lý thuyết vô cùng phù hợp và mới mẻ mang tính ứng dụng cao với tính chất liên ngành gây hứng thú cao độ. 1.1.2. Một số thành tựu phổ nhạc cho thơ trong tân nhạc Việt Nam Có thể nói nhạc phổ thơ trong tân nhạc Việt Nam có một bề dày đáng kể, không những đồ sộ về số lượng tác phẩm mà còn đông đảo về số lượng tác giả. Hơn thế, những nhạc phẩm được sáng tác, được thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt và để lại những dư âm mạnh mẽ trong lòng người nghe như các trường hợp “phỏng thơ” của cố nhạc sĩ Trần Hoàn với bài thơ Mưa rơi của cố nhà thơ Tố Hữu.Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: Một bậc thầy phổ nhạc cho thơ qua bài Sợi nhớ sợi thương (thơ Thúy Bắc), Thư tình cuối mùaThu, Thuyền và biển (thơ Xuân Quỳnh), Về miền hạ của Hoài Vũ, rồi nhớ về mối tình xưa thất lỡ, ca khúc Anh ở đầu sông em cuối sông ra đời.Phạm Đình Chương phổ nhạc một số tác phẩm có tiếng như Đôi mắt người Sơn Tây, thơ của Quang Dũng; Cho một thành phố mất tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn), Nửa hồn thương đau và Đêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền), Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển (thơ Du Tử Lê), Màu kỷ niệm (thơ Nguyên Sa), Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng), Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ).Nhạc sĩ Trần Tiến với ca khúc Sao em nỡ vội lấy chồng lấy từ cái ý rất độc đáo Đi tìm lá diêu bông của cố nhà thơ Hoàng Cầm… Đây đều là những ca khúc bất hủ, sống mãi trong lòng người hát, người nghe. Ngoài ra còn một số tác giả khác mặc dù số lượng tác phẩm ít nhưng để lại tiếng vang rất lớn như Nụ hoa vàng ngày xuân nguyên tác là thơ của Kim Tuấn, được Nguyễn Hiền phổ thành bài Anh cho em mùa xuân; Cuối cùng cho một tình yêu, Trịnh Công Sơn phổ nhạc từ thơ của Trịnh Cung; Chiều, thơ Hồ Dzếnh, Dương Thiệu Tước soạn nhạc; Kiếp sau, thơ Trần Mộng Tú, nhạc Nhật Ngân; Khúc Thụy Du, Anh Bằng phổ từ thơ Du Tử Lê; Trăng sáng vườn chè, thơ Nguyễn Bính, nhạc của Văn Phụng…
  • 20. 15 Tuy nhiên, nói về thành tựu phổ nhạc cho thơ thì không thể không nhác đến nhạc sĩ Phạm Duy, được mệnh danh là “phù thủy phổ nhạc cho thơ” với số lượng tác phẩm đồ sộ và được thính giả đón nhận vô cùng nồng nhiệt. Đến với Phạm Duy đầu tiên phải nhắc đến những bài như Cô hái mơ của Nguyễn Bính (1942), rồi tới Tiếng thu (1945) rồi sau đó là Vần thơ Sầu rụng, Hoa rụng ven sông, Thú đau thương của Lưu Trọng Lư, Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ vào năm 1952, với Ngậm ngùi của Huy Cận và với Chiều của Xuân Diệu vào đầu thập niên 60. Những bài thơ của các thi sĩ lớn khác như Mầu thời gian của Ðoàn Phú Tứ, Tỳ bà của Bích Khê, Con quỳ lạy Chúa trên trời của Nhất Tuấn, Mộ khúc (thơ Xuân Diệu), Đưa em tìm động hoa vàng (thơ Phạm Thiên Thư), Bên ni bên nớ và Mùa thu Paris (thơ Cung Trầm Tưởng), Đây thôn Vĩ Dạ (thơ Hàn Mạc Tử).Những nhà thơ, qua sự tài hoa của cố nhạc sĩ Phạm Duy đều trở nên nổi tiếng, ví dụ như trường hợp của Phạm Thiên Thư, Linh Phương, Vũ Hữu Định, Nguyễn Tất Nhiên v.v… ở miền Nam lúc trước. Có thể thấy rằng, hình thức phổ nhạc cho thơ không còn quá xa lạ đối với các nhạc sĩ. Những nhạc sĩ đi đầu khơi mở cho hình thức phổ nhạc là nền tảng vững chắc cho những lớp nhạc sĩ nối tiếp, đã tạo nên một nền âm nhạc Việt Nam đa dạng và màu sắc. Đồng thời, còn cho thấy được mối tương giao không tách rời giữa âm nhạc và văn học. 1.2. Phạm Duy – đỉnh cao tân nhạc Việt Nam 1.2.1. Cuộc đời nghệ thuật của Phạm Duy Phạm Duy (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921) tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông cũng từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn.Mặc dù vậy, các quan điểm nhìn nhận về Phạm Duy còn gây nhiều tranh cãi. Khởi sự đời nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò ca sĩ hát lưu động, từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp
  • 21. 16 tục tự do hoạt động âm nhạc, Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực giành cho cả âm nhạc lẫn chính trị, cho đến sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ. Thời kỳ ở miền Nam và một thời gian dài sau 1975, ông có quan điểm chống Cộng mạnh mẽ thể hiện qua nhiều sáng tác và bình luận, điều đó khiến ông bị phê phán gắt gao. Trong suốt 30 năm từ 1975 đến 2005, những ca khúc của ông bị liệt vào loại nhạc quốc cấm. Năm 2005, ông về Việt Nam định cư và một số ca khúc của ông mới bắt đầu được cho phép phổ biến. Phạm Duy bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với vai trò ca sĩ hát Tân nhạc trong gánh hát Cải lương Đức Huy - Charlot Miều. Ca khúc đầu tay của Phạm Duy là Cô hái mơ, một ca khúc phổ từ thơ Nguyễn Bính. Tới năm 1944, ông cho ra đời bài Gươm tráng sĩ, một ca khúc gắn với sự tích hồ Hoàn Kiếm, và là ca khúc đầu tiên được ông viết cả lời lẫn nhạc Các sáng tác của Phạm Duy có thể chia ra làm nhiều loại: Nhạc cách mạng: Sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tiêu biểu có thể kể: Bà mẹ Gio Linh, Mười hai lời ru, Chiến sĩ vô danh. Nhạc quê hương: Một phần quan trọng trong sự nghiệp của ông, gồm những bài ca ngợi quê hương đất nước, hình ảnh con trâu, đồng lúa, cái cày... Nhiều bài rất quen thuộc với người Việt: Tình ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Em bé quê... Nhạc tình đôi lứa: Tình yêu là một đề tài lớn trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy. Nhạc tình có khối lượng nhiều nhất trong kho nhạc đồ sộ của ông như Hẹn hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau, Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi còn yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết người trong mộng... Nhạc tâm tư: Ngoài viết về tình yêu trai gái, tình yêu quê hương, thì những sự suy tưởng cao siêu hay nhớ nhung buồn nản vẩn vơ cũng được Phạm Duy ghi lại thành nhạc, có thể kể đến Đường chiều lá rụng, Bên cầu biên giới, Chiều về trên sông, Dạ lai hương, Viễn du...
  • 22. 17 Trường ca: Những tác phẩm lớn khiến ông có một địa vị chắc chắn trong nền tân nhạc Việt Nam: Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Hàn Mạc Tử, sau này làMinh họa Kiều, bản trường ca dài nhất và hoàn thành lâu nhất của ông. Rong ca: Gồm 10 bài sáng tác năm 1988. Đạo ca: Gồm 10 bài, phổ thơ của Phạm Thiên Thư vào thập niên 1970. Thiền ca: Gồm 10 bài, sáng tác vào thập niên 1980. Tâm ca: Gồm 10 bài, thở than về những xáo trộn trong cuộc sống người dân miền Nam thời Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ: Tôi ước mơ (thơ Thích Nhất Hạnh), Để lại cho em (thơ Nguyễn Đắc Xuân), Tiếng hát to, Ngồi gần nhau, Giọt mưa trên lá, Một cành củi khô, Kẻ thù ta (ý thơ Nhất Hạnh), Ru người hấp hối, Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe, Hát với tôi. Tâm phẫn ca: Sáng tác sau Tết Mậu Thân: Tôi không phải gỗ đá, Nhân danh (thơ Tâm Hằng), Bi hài kịch (thơ Thái Luân), Đi vào quê hương (thơ Hoa Đất Nắng), Người lính trẻ, Bà mẹ phù sa. Tục ca, vỉa hè ca: Gồm những bài ca lời dung tục, chỉ có tác giả hát, không ca sĩ nào hát, đến nay đã thất truyền. Bên cạnh những thể loại kể trên, còn có Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ, Tị nạn ca nói về tâm trạng và sự khó nhọc của người ly hương; Hoàng Cầm ca phổ những bài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm; Hương ca sáng tác khi ông về ở Việt Nam... Trải qua những biên cố thăng trầm trong cuộc đời, nhạc sĩ Phạm Duy vẫn luôn tha thiết với cái nghiệp sáng tác. Những bài hát của ông luôn làm lay động lòng người bởi những chất chứa sâu thẳm và triết lý sống nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Chính cuộc đời đã cho ông cái rung cảm, những xúc cảm của một người nghệ sĩ. Cũng chính cuộc đời đã tôi luyện ông thành một con người với những tháng năm để có một nhạc sĩ Phạm Duy tài ba với một khối tài sản đồ sộ, vô cùng quý báu. 1.2.2. Phong cách âm nhạc của Phạm Duy Mỗi tâm hồn nghệ sĩ là có cả một vùng trời nghệ thuật riêng biệt với những phong cách âm nhạc cá biệt, cái riêng khác lạ một cá tính sáng tạo độc lập. Chính vì điều đó, mà nếu chúng ta là một người thích nghe nhạc hoặc hay nghe nhạc thì có dễ dàng phân biệt được đâu là âm nhạc của Phạm Duy với những nhạc sĩ khác mà
  • 23. 18 không hề nhầm lẫn. Bởi mỗi nhạc sĩ khi sáng tác luôn có những quan niệm nhân sinh, quan niệm về nghệ thuật khác nhau. Với Phạm Duy, quan niệm nghệ thuật âm nhạc chính là phản ánh cuộc sống. Âm nhạc tồn tại tức là cuộc sống vẫn còn tiếp diễn, âm nhạc lấy chất liệu từ những điều mà cuộc sống mang lại tất cả mọi điều từ hạnh phúc đến khổ đau, từ yêu thương đến hờn giận. Phạm Duy đã từng trải lòng khi nói về quan niệm sáng tác của mình trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Người nghệ sĩ là PHẢI KHÓC CƯỜI CÙNG VẬN MỆNH DÂN TỘC”. Ông quan niệm rằng nhạc sĩ cần phát triển những sáng tác phản ánh cái đẹp của cuộc sống. Khởi sự đời mình bằng dân ca kháng chiến, kết thúc đời mình bằng việc xưng tụng tác phẩm muôn đời của nền thi ca dân tộc là Truyện Kiều, chân lý của Phạm Duy là: “Dù thế này hay thế nọ, dù ở trong nước hay ở nước ngoài, dù được ca ngợi hay chỉ trích, dù được yêu mến hay bị nguyền rủa..., tôi chỉ muốn làm một nhạc sĩ Việt Nam!” [41]. Dù có lưu lạc chốn chân trời góc bể, thì âm nhạc của Phạm Duy và cả trái tim của người con đất Việt luôn hướng về quê mẹ thân yêu. Cả cuộc đời Phạm Duy luôn tôn thờ và say mê cái đẹp của người phụ nữ nên phần lớn các ca khúc của ông luôn song hành với chữ “tình” của tình yêu lứa đôi. Phạm Duy là một người đa tình, yêu nhiều và khao khát được yêu nên ông luôn say mê tìm kiếm “người tình” trong các tác phẩm của mình. Sự kết hợp giữa tình yêu và nỗi cô đơn trong tình yêu đã giúp ông cho ra đời nhiều tác phẩm làm say đắm lòng người: Cỏ hồng, Trả lại em yêu, Đưa em tìm động hoa vàng... Phạm Duy từng khiến những người nghe nhạc của ông cảm thấy “shock” khi “Tục ca” của ông được lan truyền ra ngoài. Các ca khúc trong tuyển tập này không phổ biến và phát hành ra bên ngoài, những bài ca lời dung tục, chỉ có tác giả hát, không ca sĩ nào hát. Không thể phủ nhận Phạm Duy là nghệ sĩ để lại nhiều dấu ấn trong các tác phẩm của ông. Những sáng tác sâu sắc về tình yêu dành cho phụ nữ, đặc biệt là những người tình. Câu chuyện về người tình của Phạm Duy luôn được ông phác họa qua nhiều tác phẩm của mình như Đưa em tìm động hoa vàng, Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà...Quan niệm về tình yêu của Phạm Duy cũng rất đẹp. Với những quan niệm như vậy đã tạo nên một phong cách sáng tác rất riêng với
  • 24. 19 những chủ đề xoay quanh về cuộc sống về số phận con người, về tình yêu, cuộc đời. Ông luôn có một tình cảm đặc biệt với quê hương đất nước, với văn hóa và lịch sử dân tộc. Đồng thời cũng luôn trăn trở và đau đáu về những số phận con người và có một niềm say mê vô tận trong tình yêu.Phạm Duy để lại một khối lượng đồ sộ về tác phẩm ở trên tất cả các thể loại âm nhạc, đặc biệt là phần ca khúc, ngót nghét cũng tầm 500 ca khúc. Không chỉ lớn về số lượng tác phẩm mà đa phần các sáng tác của ông đều mang tính thẩm mỹ cao, được nhiều người sử dụng. Âm nhạc Phạm Duy làm rung động biết bao con tim yêu nhạc bởi phong cách nhẹ nhàng, lãng du lại có chút gì đó lãng tử, phiêu bồng. Đa phần, sáng tác của Phạm Duy đều là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc dân tộc và âm nhạc Tây phương. Đó chính là sự giao thoa của „Đông Tây Kim Cổ‟. Không những thế, âm nhạc Phạm Duy còn mang tính học thuật cao, phải là những người có tai nghe tinh tường mới có thể cảm thụ hết cái hay cái độc đáo trong âm nhạc của ông. Lòng đam mê, nhiệt huyết nghề, tính dung dị nhưng sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng triết lý cũng chính là một trong những tính đặc trưng khiến người nghe yêu thích và có thể phân định rạch ròi với những nhạc sĩ khác. 1.3. Phạm Duy – đỉnh cao trong nghệ thuật phổ nhạc cho thơ 1.3.1. Tính thơ trong nhạc Phạm Duy Khi nói ca từ là một bài thơ thì có nghĩa là nó dùng phương thức trữ tình để phản ánh tâm hồn. Ca từ, nói chung, lời ca nói riêng, trước hết là một bài thơ, có nghĩa là phải giàu tính biểu hiện và chất trữ tình. Đó chính là hình ảnh, ý tưởng, nhạc tính, mạch cảm xúc, tư tưởng.Cái gốc rễ, cái cốt lõi của thơ là tình cảm.Hình ảnh, ý tưởng, nhạc tính, mạch cảm xúc, tư tưởng trong nhạc phẩm càng có nội lực và càng hòa quyện thì cấp độ tính thơ càng cao. Như vậy, xét về mặt phương thức phản ánh hiện thực, có một sự gặp gỡ trùng hợp giữa quy luật âm nhạc và quy luật thơ ca. Do đó, nói lời ca trước hết phải là một bài thơ cũng có nghĩa là hình tượng lời ca là một hình tượng trữ tình, hình tượng của một tâm trạng - tâm trạng của một nhân vật trữ tình. Ở đây, tư duy nghệ thuật thơ và tư duy nghệ thuật âm nhạc bắt gặp nhau ở khía cạnh xúc cảm tâm hồn, nhấn mạnh ở phần tình cảm, cảm xúc, vấn đề trực giác, vô thức, tiềm thức. Phần lớn các ca từ trong nhạc Phạm Duy - kể cả ca từ mượt mà, đậm chất thơ,
  • 25. 20 đầy tính triết lý nhân sinh, lại vô cùng dung dị đậm tính chất quê hương. Như vậy, ngay cả những phần ca từ đơn giản và dung dị nhất cũng mang đậm chất thơ bởi chính người soạn nhạc đã thổi hồn mình vào từng câu chữ chẳng hạn:“Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một mầu. Có đàn, có đàn gà con nương náu. Mẹ quê, mẹ quê vất vất vả trăm chiều. Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu” Ý nghĩa và cách dùng chữ của ông cũng rất độc đáo đã tạo một hình ảnh hoàn toàn mới mẻ. Ông có cách dùng từ và cụm từ rất lạ, thể hiện một cách nắm bắt hiện thực phong phú và sáng tạo. “Rồi mùa thu trên những dòng sông. Những dòng sông, những dòng sông làn gió thu sang, gió rờn rợn trên mộ vàng”. Nếu như từ “rờn rợn”được Hữu Loan dùng là hình ảnh “Gió sớm thu về rờn rợn nước sông” thì Phạm Duy đặt nó ngay trên “mộ vàng” tạo cảm giác lạnh lẽo, rùng rợn, đau đớn trước sự ra đi của người vợ. Nó khác với cảm xúc gió thu man mác, cô đơn, hiu quạnh của Hữu Loan. Đó chính là cách mà Phạm Duy lựa chọn từ ngữ để biểu đạt xúc cảm của người nghệ sĩ trước những hiện thực đắng cay của cuộc sống. Hay trong Về đây phổ thơ Thu ngây của Cung Trầm Tưởng Phạm Duy viết “Về đây ngô đồng lả ngọn thuần lương . Ngô đồng lả ngọn thuần lương. Trời cao không đỉnh mến thương không bờ” cũng ít người biết „ngọn thuần lương‟ là gì, nhưng trong ngữ cảnh bài hát „ngọn thuần lương‟ mang ý nghĩa như một sự trở về, hoàn lương sống cuộc sống nhẹ nhàng, tự do không màng đến những hào nhoáng bên ngoài, thuần lương ngay trong chính tâm hồn của mình. Đó là một trong những rất nhiều cách dùng từ độc đáo và cá biệt nhưng lại vô cùng sâu sắc của Phạm Duy, chính vì lẽ đó mà người nghe không chỉ thích ngâm nga những giai điệu của ông mà còn vô cùng tâm đắc với phần ca từ bởi độ lắng đọng và hàm súc của nó. Hiện thực về cuộc sống gần như là chất liệu chi phối ca từ của ông, nên trong nhạc của Phạm Duy luôn mang lại cho người nghe sự gần gũi, thân thương. Rõ ràng với những trải nghiệm của một đời thăng trầm nghệ sĩ, Phạm Duy có một vốn sống vô cùng phong phú, và nhờ chính những trúc trắc của cuộc đời đã dạy cho ông những bài học quý giá để ông luôn biết yêu thương cuộc sống và trân quý những gì mình đang có để những lời ca trong âm nhạc của ông luôn là những vườn rau xanh ngát, là “Non sông bóng mẹ sầu u. Mà trông là trông ngưỡng cửa chiều lu mái sầu”, là những lời yêu thương nhẹ nhàng sâu lắng “Tiếng yêu đương không sao nói
  • 26. 21 hết câu. Tìm vòng tay nhau cho nhung nhớ thấm sâu”. Âm nhạc Phạm Duy là những cuộc tình mộng mơ đằm thắm “Rằng xưa có gã từ quan. Lên non tìm động hoa vàng nhớ người, là những bước hành quân oai hùng, kiên định “Tây Tiến, Tây tiến người đi không hẹn ước, người đi không hẹn ước. Đường lên thăm thẳm một chia phôi, là một chia phôi”, là nỗi đau xót của người vợ mất chồng trong những ngày tháng đất nước còn chiến tranh:“Mùi hương cứ tưởng hơi chàng. Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu !” Lời làm cho nhạc giàu thêm, sang thêm và rộng ra so với nội dung ngắn gọn, có tính cách bó buộc về mặt nhạc pháp của một ca khúc. Điều này thấy rất rõ trong những sáng tác phổ thơ của ông đặc biệt là những ca khúc đã có sự biến vị về thể thơ như Tiếng sáo thiên thai phổ thơ Thế Lữ hay Tỳ bà phổ thơ của Bích Khê, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư…. Với những cảm nhận tinh tế và tâm hồn đầy nhạc cảm nhạc sĩ đã biến tấu thể thơ lục bát thành những câu chữ mơ màng như bay vào tiên. Chính những lời thơ đẹp và trau chuốt đó đã tạo thành những nhịp điệu và giai điệu bay bổng cho ca khúc. Cùng với tên tuổi của Phạm Duy, chúng ta không thể không nhắc đến những nhạc sĩ „có khiếu‟ đặt lại ca từ như Trịnh Công Sơn hay Văn Cao. Thế nhưng, mỗi nhạc sĩ lại mang những chất „thơ‟ riêng trong phong cách sáng tác của mình. Với những ca khúc của Trịnh Công Sơn phần ca từ luôn là những lời đẹp, ý sâu, âm điệu nhẹ nhàng, êm ái. Mỗi một câu hát đều chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa, buộc người nghe phải chiêm nghiệm, phải suy tư. Ca từ của TCS trừu tượng, siêu hình, đầy tính cách tân. Trịnh Công Sơn có những cách ghép từ rất lạ như: tuổi đá buồn, hạ trắng, con tim mù loà, chợt hồn xanh buốt... Kiểu ghép từ mới lạ này đã góp phần làm nên phong cách riêng của ông cũng như tính thơ trong sáng tác của ông. Tôn thờ chủ nghĩa hiện sinh, các nhạc phẩm của ông mang hơi hướng triết lý và đậm tính “thiền” của Phật giáo Đông phương. Vần cũng là một yếu tố quan trọng. Trịnh Công Sơn gieo vần hết sức linh hoạt và sáng tạo. Nhạc Trịnh dễ nhớ, dễ hát một phần cũng do lối gieo vần của tác giả. Một trong những yếu tố làm cho ca từ của Trịnh Công Sơn đẹp, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa, gây ấn tượng khó quên đối với người nghe là cách thức sử dụng các biện pháp tu từ. Một số đặc điểm về cách ghép từ, ngắt nhịp, gieo vần, biện pháp so sánh… đã góp phần làm cho nhạc
  • 27. 22 Trịnh Công Sơn không giống ai: giản dị mà không đơn điệu, quen thuộc mà vẫn mới lạ, triết lý mà chứa chan tình cảm. Nhưng đến với Văn Cao người nghe lại say sưa trong một chất thơ rất riêng. Ông sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón nhận rất say mê nhiệt tình bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng lời ca, điệu nhạc.Những tiết tấu lãng ma ̣n đầy hình tượng văn học của ca từ , âm nhạc.Giai điê ̣u thanh thoát , trữ tình làm nên phong cách vi tế , dịu dàng, giàu chất thơ luôn làm xao xuyến trái tim người nghe bởi tiếng lòng tha thiế t là cơ sở thực tiễn và cũng là cơ sở huyền bí của những ca từ rất sâu lắng và những giai điê ̣u mượt mà, uyển chuyển. Văn Cao đã sáng ta ̣o những hình tượng đe ̣p như em ngồi đan á o, ngườ i con gá i từ song the hé đợ̣i đà n , mùa thu tớ i nướ c băng qua ngà n nướ c in ve bờ xanh in bóng tre... Có thể thấy sự tài tình và đặc biệt làm nên một Phạm Duy không trộn lẫn đó chính là sự kết hợp tinh tế giữa lời và nhạc, ý nhạc đi đôi với ý ca từ. Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn này, Phạm Duy đã để lại những ca khúc phổ thơ đặc sắc mang tính thẩm mỹ cao không chỉ trong phần âm nhạc mà ngay cả trong phần ca từ. 1.3.2. Phạm Duy chọn thơ để phổ nhạc: sự lựa chọn tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ Nói về lựa chọn thơ để phổ nhạc, Phạm Duy đã có những lời bộc bạch: “Ca khúc của tôi, như mọi người đã biết, về phần lời ca, đa số là do tôi soạn, còn một số là những bài thơ đã nổi danh hay chưa ai biết tới khi được tôi phổ nhạc. Lý do tôi thích phổ thơ cũng rất là giản dị, trước hết, tôi yêu thơ từ ngày còn bé. Lớn lên, tôi có nhiều bạn là thi sĩ làm thơ hay và làm cho tôi càng yêu thơ hơn lên. Cuối cùng, tôi có một người tình rất yêu thơ tiền chiến và làm 300 bài thơ tình tặng tôi.”[46].. Sự lựa chọn thơ cho nhạc không phụ thuộc vào việc bài thơ đó có nổi tiếng hay không, mà nó dựa vào sự đồng cảm, giao hòa, tương hợp giữa tâm hồn thơ và tâm hồn nhạc, là cái hay cái đẹp của ngôn từ của ý thơ đã khiến trái tim đa cảm của ông rung động. Những sáng tác Phạm Duy, dù độc sáng đến đâu, vẫn thường dựa vào thực tại, những bài thơ nói lên thực tại của cuộc sống, được đưa vào ý nhạc để diễn đạt sâu sắc và nghệ thuật nhất cái hiện thực đó.
  • 28. 23 Riêng về công trình phổ nhạc thơ, Phạm Duy đã có những đóng góp lớn lao là đã đưa nhiều bài thơ hay về nghệ thuật, hoặc có giá trị nhân chứng, đến với quần chúng đông đảo. Và mặt khác, đã ghi lại nhiều nét trong quá trình phát triển nền thi ca Việt Nam già nửa thế kỷ. Nhạc Phạm Duy là một mảng ký ức văn học, nó ghi dấu lại gần như toàn bộ những thăng trầm của lịch sử, những chuyển biến sâu sắc của văn học Việt Nam qua từng thời kỳ. Trong nhạc của ông có cả nàng Kiều e lệ nấp vào dưới hoa, có cô Bắc kỳ nho nhỏ kiên gan, quật cường nhưng lại vô cùng bẻn lẽn và đáng yêu, có cả những tiếng chân dậm mạnh trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, có cả giọt nước mắt của bà mẹ chờ con, có cả những tình yêu nồng thắm của thời hiện đại… tất cả đều hiện hữu một cách trọn vẹn trong âm nhạc của Phạm Duy. Bởi lẽ, ông là một con người có một nền văn hóa đa dạng bởi chính vốn sống, vốn am hiểu và tìm tòi, lại cộng với thú thích trải nghiệm và dấn thân của mình, nên trong nhạc Phạm Duy cũng có cái gì đó giọng điệu ngang tàng của tuổi trẻ và sự bay bổng của một tâm hồn nghệ sĩ. Nhạc phổ thơ của Phạm Duy là âm vang của thời đại qua thi ca. Cũng là âm vang của thi ca qua thời đại. Nhạc của ông luôn là những gì của cuộc sống, nó hiện hữu, tồn tại một cách nhẹ nhàng, điềm đàm nhưng lại vô cùng sâu sắc và để dấu ấn mạnh trong lòng người nghe. Không chỉ nổi tiếng ở thời đại của mình đang sống, mà ngay cả khi Phạm Duy mất đi thì những khúc nhạc của ông vẫn được vang lên khắp mọi nẻo trên quê hương Việt Nam, trong từng lời ca tiếng hát của người dân Việt Nam rất dung dị nhưng lại vô cùng tâm đắc và khắc ghi. Điều này có thể thấy qua việc phân tích những bài thơ đã được ông phổ nhạc: Ngậm ngùi- Huy Cận; Cô hái mơ- Nguyễn Bính; Tiếng thu, Thú đau thương, Còn chi nữa, Thơ sầu rụng- Lưu Trọng Lưu; Tâm sự gửi về đây- Lê Minh Ngọc; Thuyền viễn xứ- Huyền Chi; Tiếng sao thiên thai- Thế Lữ; Màu thời gian- Đoàn Phú Tứ; Tỳ Bà- Bích Khê; Chiều- Xuân Diệu; Đừng bỏ em một mình - Minh Đức Hoài Trinh; Mùa thu Paris, Khoác kín - Cung Trầm Tưởng; Màu tím hoa sim - Hữu Loan; Còn chút gì để nhớ- Vũ Hữu Định; Động hoa vàng, Ngày xưa Hoàng thị - Phạm Thiên Thư; Khúc tình buồn - Nguyễn Tất Nhiên; Nụ hôn đầu - Trần Dạ Từ…. Những bài thơ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và tùy theo cảm xúc của nhạc sĩ, không hề có sự thiên vị hay đặc cách cho bất cứ bài thơ nào vì sự nổi tiếng
  • 29. 24 hay cả nể. Ông phổ những bài thơ hay của những tác giả tên tuổi và không tên tuổi. Chính vì vậy, nhạc phổ thơ của Phạm Duy luôn mang lại cho người nghe những cảm xúc mởi mẻ và tinh khôi, lạ lẫm với những cảm xúc khi đọc những bài thơ. Điều này không thể không kể đến tài năng vượt bậc của cố nhạc sĩ. 1.3.3.Một vài đặc sắc trong nghệ thuật phổ nhạc cho thơ của Phạm Duy Từ những suối nguồn văn hóa được tiếp thu từ tấm bé, lại xuất thân trong một gia đình có nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật nên tâm hồn Phạm Duy nhạy bén với thơ, dễ bắt được những tần số rung động của thơ. Phạm Duy đã từng thú nhận rằng “Tôi yêu thơ từ ngày còn bé”. Chính cái tình yêu định mệnh ấy đã dẫn lối cho ông đến với con đường âm nhạc lúc nào không hay. Ông tìm thấy trong thơ có nhạc và chỉ ghi lại những nốt, những ký hiệu âm thanh trên những dòng kẻ nhạc mà không biết rằng đó chính là khởi nghiệp cho kiếp đời nghệ sĩ. Nhạc phẩm đầu tay của Phạm Duy không phải là một độc sáng cá nhân, mà là một đồng tác, một phóng tác, bằng cách phổ nhạc một bài thơ ngắn, đơn giản sẵn có. Đó là tác phẩm Cô Hái Mơ phổ thơ của Nguyễn Bính. Đây là bài ca „lấy thơ ghép nhạc‟ đầu tiên. Những bài thơ tình được Phạm Duy phổ nhạc tiếp theo sau đó là thơ của nhiều thời kỳ: thơ tình thời chiến, thời tiền chiến và hậu chiến, thơ tình trước và sau năm 1975. Phạm Duy phổ nhạc đủ thể loại thơ: lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, thơ tự do... Và có vẻ sở trường của ông là phổ thơ ngũ ngôn (năm chữ) và lục bát hơn là các thể thơ khác. Thường, những bài phổ từ hai thể thơ này của ông đều thành công như thơ ngũ ngôn có bài Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lư), Tiễn em (thơ Cung Trầm Tuởng), Em hiền như ma Soeur, Hai năm tình lận đận (thơ Nguyễn Tất Nhiên), và trong thơ lục bát cũng có rất nhiều ca khúc được thính giả biết đến và yêu thích nhưNgậm ngùi (thơ Huy Cận), Mộ khúc (thơ Xuân Diệu), Tiếng sáo thiên thai (thơ Thế Lữ), Đưa em tìm động hoa vàng (thơ Phạm Thiên Thư), Vết sâu (thơ Nguyên Sa). Ngoài ra những ca khúc của một số thể thơ khác cũng nổi tiếng không hề kém cạnh duy chỉ ít về số lượng như Cô hái mơ (thơ Nguyễn Bính), Hoa rụng ven sông, Vần thơ sầu rụng (thơ Lưu Trọng Lư), Mùa thu Paris (thơ Cung Trầm Tuởng), Kiếp nào có yêu nhau (thơ Minh Đức Hoài Trinh), Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư). Từ đó, ta có thể suy ra cung cách sáng tạo của Phạm Duy là dựa vào một đề tài sẵn có. Bởi theo ông làm những gì có sẵn và chế tác thêm vẫn dễ hơn là tự mình nghĩ ra.
  • 30. 25 Phổ nhạc cho thơ - công việc tưởng chừng như đơn giản là hát ngêu ngao, hay viết lên những nốt nhạc rồi ghép lời thơ vào thế là thành ca khúc ấy, lại là cả một công trình nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Phải là những tâm hồn thật sự yêu thơ, sống cùng thơ và bay bổng, trải nghiệm, trầm luân cùng với nó mới hiểu hết được những thâm ý sâu xa trong từng con chữ rồi viết lên những khúc nhạc trầm bổng hòa vào từng ý thơ vào từng câu chữ đã chắp cho thơ "đôi cánh nhạc" làm xao xuyến lòng người nghe, thì lúc đó ca khúc phổ thơ mới thực sự được tồn tại. Ngôn ngữ nhạc quyện vào ngôn ngữ thơ đã khiến thơ „thơ‟ thêm một lần nữa.. Sau này ông có những nhạc phẩm hoàn toàn tự tạo, có phẩm chất sáng tạo cao. Nhưng các bài này thường được khởi thảo tự một thực tại nào đó. Điều này là do tâm tánh của Phạm Duy, phản ánh phần nào quan niệm cổ truyền thuật nhi bất tác. Duy chỉ có quan niệm nghệ thuật thì di chuyển trên một tọa độ rộng rãi. Qua nghiên cứu chúng tôi có thể khái quát về một số nghệ thuật đặc sắc trong phổ nhạc cho thơ của Phạm Duy. Đầu tiên đó là tiết tấu và âm giai vô cùng giản dị nhưng mạnh mẽ gây một cảm tưởng trực tiếp, không cầu kỳ, đánh mạnh vào xúc cảm của người nghe. Cái này kết hợp với tiết tấu cũng giản dị mạnh mẽ để đi thẳng vào lòng ngườinhư trong Kỷ Vật Cho Em theo thơ Linh Phương. Thứ hai là cấu trúc của dòng nhạc là một cấu trúc rất cổ điển, rất duyên dáng, tương phản đủ mọi mặt nhưng cũng đạt một tột đỉnh nghệ thuật trong Thuyền viễn xứ theo thơ Huyền Chi. Thứ ba là giữ nguyên đặc tính của thể thơ. Có thể đơn cử như trong Ngậm ngùi-Huy Cận: những đặc tính dễ dãi của lục bát được dịch sát ra âm nhạc nhịp cũng đều đều giữ nguyên tính cách ru ngủ của thơ lục bát, không thêm bớt vần nào được gọi là “lục bát tính”. Vì trung thành với thơ như vậy, nên hát lên nghe gần như là đọc thơ - ÐỌC chứ không phải là NGÂM, vì khi ngâm người ta ngân nga ra thành những âm điệu phức tạp hơn. Thứ tư tận dụng những kỹ thuật của dân ca Việt Nam biến đổi tiết tấu bằng nhiều cách tuy láy đi láy lại, nhưng không tẻ chút nào,ví dụ bài Nụ tầm xuân lấy cảm hứng từ Ca dao. Thứ năm diễn tả sự tương phản giữa các ý thơ bằng sự tương phản giữa nhạc
  • 31. 26 đoạn A và đoạn B. Điều này thấy rõ trong Tiếng sáo thiên thai thơ Thế Lữ bắt thơ phải theo nhạc, tức là đặt quy tắc thẩm mỹ của nhạc lên trên thơ, và kết quả là một bản nhạc dìu dặt nghe không thể biết được là thơ phổ. Thứ sáu về giai điệu, kết hợp giữa âm điệu Tây Phương với tiết tấu dân ca trong Nụ tầm xuân, phổ nhạc từ một bài ca dao. Thứ bảy, thay đổi nét nhạc theo ý thơ có thể nhận thấy rõ qua Tiếng sáo thiên thai thơ Thế Lữ. Nếu ta có thể thẩm định, một bài nhạc phổ thơ hay là khiến người cảm thụ yêu bài nhạc ấy đến không còn nhớ tới hay đã quên mất bài thơ, hoặc không biết rằng đã được phổ từ một bài thơ, thì Phạm Duy quả đã thành công ở nhiều bài phổ thơ. Từ giản dị đến cầu kỳ, từ “cố ý vụng về” tới tinh vi, từ âm điệu dân nhạc Việt Nam tới âm điệu Tây phương, từ cách dùng tiết tấu tới cách dùng giai điệu tới cách dùng hòa âm, từ giữ nguyên bản tới sắp đặt hẳn lại lời thơ, không có khía cạnh nào của nghệ thuật phổ nhạc mà Phạm Duy không có tài sử dụng một cách điêu luyện. Nghệ thuật phổ thơ của Phạm Duy là nghệ thuật nâng thơ lên một bậc, chứ không phải „hát thơ‟. Người nhạc sĩ đã „làm mới‟ thơ, đã làm thơ „thơ‟ hơn và dĩ nhiên là „nhạc‟ hơn. *** Nhạc phổ thơ không còn xa lạ với các thính giả Việt Nam, bởi lẽ tiếng Việt rất dễ phổ thơ vì sẵn có những thanh âm tạo nên tính trầm bổng, trắc bằng. Nhưng để có một ca khúc phổ thơ cần có rất nhiều yếu tố, trong đó chủ thể sáng tác được đánh giá với vai trò chủ đạo và tiên quyết nhất. Việc phổ nhạc cho thơ đòi hỏi người nghệ sĩ thật sự tinh tế trong cảm nhận về thơ ca và vô cùng am tường về âm nhạc. Phạm Duy được xem là một trong những nhạc sĩ tạo một mốc son trong nền âm nhạc Việt Nam nói chung và nhạc phổ thơ nói riêng. Nhìn từ lý thuyết liên văn bản, có thể thấy được rằng hiện tượng phổ nhạc cho thơ là một hiện tượng liên văn bản, đó chính là sự thay đổi vị trí của hệ thống ký hiệu văn học sang hệ thống ký hiệu âm nhạc của câu chữ (văn bản), nó mang một địa vị phán truyền mới với một chức năng mới ngoài chức năng văn học đã có từ trước, và chức năng mới này phụ thuộc vào sự chuyển vị của chuỗi biểu thị văn học trước đó, và cũng phụ thuộc phương thức tạo lập ca khúc phù hợp với thị hiếu của người nghe.
  • 32. 27 Chƣơng 2. NGHỆ THUẬT BIẾN TẤU CHỦ ĐỀ VÀ HÌNH TƢỢNG TRONG NGUYÊN BẢN THƠ SANG NHẠC PHỔ THƠ CỦA PHẠM DUY 2.1. Nghệ thuật biến tấu hình tƣợng trong nguyên bản thơ sang nhạc phổ thơ của Phạm Duy 2.1.1. Hình tượng người nghệ sĩ: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy Tác phẩm chính là đứa con tinh thần của tác giả, nó mang những tâm tư, khao khát, những trăn trở của tác giả với cuộc đời, đồng thời thông qua tác phẩm người nghệ sĩ thể hiện mình, trình bày và lột tả mình với cuộc đời để giao cảm, hòa hợp với đời. Có lẽ chính vì vậy mà trong mỗi bản nhạc nhạc sĩ đã thổi hồn mình vào trong từng nốt nhạc để làm bay bổng những câu chữ mang rung động của nhà thơ mà ông cũng đã thấy mình trong đó. Hình tượng người nghệ sĩ luôn được tìm thấy trong mỗi nhà văn nhà thơ hay nhạc sĩ, họa sĩ thông qua cách mà họ biểu đạt với cuộc sống. Với nhạc Phạm Duy, ta nhìn thấy hình tượng người nghệ sĩ lãng mạn, yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống, rất hồn nhiên, lại mang trong mình nỗi buồn man mác, day dứt bởi kiếp kiếp nghèo, bởi thân phận bọt bèo. Bởi vì tình yêu “Bởi vì thương nhiều nên nhớ (ơ) tình yêu. Bởi vì đời còn nhiều khi là mơ. Bởi vì đời còn nhiều khi thành thơ. Có khi vui lững lờ. Có khi tuôn sầu u” lại tha thiết dấn thân với cuộc đời, mang đầy những trải nghiệm, những triết lý sâu sắc, nhưng nhẹ nhàng tha thiết, không đau đớn quằn quại, không uất hận khi cuộc đời quay lưng với mình. Mà là con người mộng mơ, lãng đãng, và luôn nồng nhiệt với cuộc sống, lại thể hiện được cái chất cao ngạo, bất cần của người nghệ sĩ. “Hãy cất tiếng ca cho đời thêm (ý) buồn. Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo……Về đây bọt bèo muôn khắp nơi. Vui buồn cho có đôi không nhiều….. Bể sầu không nhiều nhưng cũng (ư) đủ yêu”. Điều này thể hiện rất rõ qua những bài thơ mà Phạm Duy lựa chọn phổ nhạc, cũng như cách mà ông thêm thắt, biến tấu câu chữ, cách ông sử dụng từ ngữ và cả đến cách đặt để giai điệu, tiết tấu cho bài nhạc cũng rất tinh tế và sâu sắc như Chiều về trên sông, Chiều đông, Mộ khúc, Thà như giọt mưa rớt trên tượng đá hay Khối tình Trương Chi.
  • 33. 28 Không gian nghệ thuật trong bài Trút linh hồn là đêm tối mênh mang: “Sáng như gươm lạnh như ma.. Giấy trắng tinh khôi tuôn huyết mạch”.Giai điệu và hòa âm đều đẫm vẻ ma quái. Nhạc đề rất nhất quán ở điểm thể hiện tâm trạng người nghệ sĩ. Anh ta cảm nhận tiếng gọi vô hình của cái Đẹp thể hiện ở ánh trăng. Vẻ đẹp mê hoặc của ánh trăng hay của nàng thơ hay của âm nhạc nào có khác chi những cơn say đắm xuất thần của Hàn Mặc Tử?. Đó là nỗi niềm đau khổ của một người nghệ sĩ, khi mang trong mình căn bệnh quái ác, là nỗi đau khổ khi bị tuyệt tình, là nỗi đau khổ vì yêu, là nỗi đau khổ vì đời… trong những cơn đau giằng xé đó nhà thơ đi tìm và bắt gặp linh hồn mình. Phạm Duy cũng đã phổ nhạc thành công theo thể loại trường ca, và có nhiều đoạn đổi giọng Fdur sang fmoll, nhịp từ 4/4 sang 6/4 cao độ tiết tấu nhịp độ hối hả dồn dập rồi trở lại 4/4 tạo ra sự dàn trải tạo sự thay đổi từ trong sáng sang âm hưởng ma mị, rùng rợn, giai điệu da diết. Tốc độ chậm - hơi tự do từng câu chữ được nhã ra rõ ràng, âm vang văng vẳng như lời ca thán ai oán của kiếp người nghệ sĩ mang nhiều nỗi đau nhân thế. Bằng hình thức thêm một đoạn thơ so với bản thơ gốc đã càng làm tăng tính ma quái của nhạc phẩm. Bài thơ Khúc tình buồn không nhắc tới tên Duyên như trong nhạc phẩm Thà như giọt mưa của Phạm Duy. Cô gái tên Duyên là một nhân vật có thật, là người tình trong thơ của Nguyễn Tất Nhiên, mà có lẽ từ sự đồng cảm và thấu hiểu tâm tư của tri kỷ mà Phạm Duy đã đưa hình ảnh người con gái tên Duyên vào trong nhạc phẩm của mình để tạo nó trở nên chân thực hơn, sâu sắc hơn, đời hơn. Những hình ảnh như “Người từ trăm năm về ngang trường Luật” hay “Ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu” hoàn toàn không có trong bài thơ Khúc tình buồn mà đó có lẽ là những cảm nhận của nhạc sĩ về cuộc đời, về số phận của những người tri thức, những người nghệ sĩ tài hoa luôn ôm ấp giấc mộng với đời nhưng không được xã hội đón nhận, cảm thông. Phạm Duy đã hầu như giữ nguyên bản bài thơ và chuyển thể thành lời bài hát bằng việc thêm vào những nốt nhạc căng đầy tạo nên một linh hồn mới cho bài thơ. “Thà như giọt mưa vỡ trên tượng đá … Có còn hơn không, có còn hơn không.” Bằng cách sử dụng trường độ đều nhau và cao độ nằm trong gam của giọng chính đi lên đã tạo ra tính chất âm nhạc lạc quan, khoan thai, Phạm Duy miêu tả tính chất của Thơ rất rõ nét.
  • 34. 29 Gam rải giọng gmoll Gam rảigiọng Bbdur Nhạc phẩm dược viết với tốc độ Moderato từ giọng thứ (sol thứ - gmoll) ly điệu qua giọng trưởng song song (Si giáng trưởng - Bbdur) (cùng hóa biểu) rồi trở lại giọng thứ ban đầu (Sol thứ - gmoll) (phần phiên khúc đầu là giọng thứ sang điệp khúc được ly điệu qua giọng trưởng song song làm cho chất nhạc trong sáng tươi tắn hơn, sau đó chuyển lại lời hai của phiên khúc và kết ở phần Coda giọng thứ). Là người nghệ sĩ khao khát giao cảm với đời, hòa nhập với đời nhưng dường như đời chẳng nghe thấy tiếng gọi tha thiết của trái tim rực lửa đó. Để rồi dù “ta chạy vòng vòng ta chạy mòn hơi ta chạy mù đời ta chạy tàn hơi” thì đời vẫn cạn “nào có hay đời cạn nào có hay cạn đời ..ta hỏng Tú Tài ta hụt tình yêu…thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi…đau lòng ta muốn khóc”. Người nghệ sĩ loay hoay đi tìm kiếm cho mình lẽ sống, nỗi niềm đó như là một nỗi niềm chung cho cả Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Duy và cả những nhà văn nhà thơ hay nhạc sĩ vào những năm 70. Là sự đồng điệu của hai tâm hồn thế nên thơ của Nguyễn Tất Nhiên và nhạc của Phạm Duy cứ hòa quyện quấn quýt vào nhau như thể anh em sinh đôi. Và có lẽ, cũng phải nói rằng chính những nốt nhạc tài hoa của Phạm Duy đã chấp cánh cho những vần thơ bay cao và xa hơn, đến gần với bạn đọc hơn. Thế mới thấy được cái tài năng uyên bác của Phạm Duy khi phổ nhạc cho thơ để rồi một lần nữa chúng ta được thưởng thức một nhạc phẩm nhưng lại là hai tác phẩm. Tiết tấu đều, nhịp ¾ phù hợp với thể thơ 4 chữ, 4 chữ được chia làm chia làm một tiết nhạc gồm 2 ô nhịp (tiết nhạc: ý nhạc= 1 phần câu nhạc, hai tiết nhạc trở lên cấu thành một câu nhạc) chữ thứ 4 trong thơ rơi vào ô nhịp thứ 2 ngân 3 phách. Phần Coda trong bản nhạc tổng kết ý nhạc toàn bài và cả ý thơ của bài.
  • 35. 30 Hình tượng người nghệ sĩ trong âm nhạc của Phạm Duy nói chung và trong nhạc phổ thơ của ông nói riêng được miêu tả dưới nhiều góc độ và cảm xúc khác nhau. Mỗi ca khúc đều thể hiện một góc cạnh tâm hồn của người nghệ sĩ, có khi đau đớn thổn thức với trái tim trinh trắng thật thà như anh chàng Trương Chi, có khi lại ma quái rùng rợn như nỗi niềm của kẻ thi sĩ đang quặn mình với nỗi đau thể xác, nhưng cũng có khi khao khát với đời chỉ để được trải lòng mình, được làm giọt mưa rớt trên tượng đá. Dù là đau khổ, vui cười hay có khi bất cần hình tượng nghệ sĩ trong âm nhạc Phạm Duy luôn là một con người với tâm hồn đầy những suy tư, những trăn trở, khắc khoải, luôn là một tâm hồn khát khao được thể hiện mình, được cống hiến chút tài mọn cho đời, mang đến cho đời những cái hay, cái đẹp. 2.1.2. Hình tượng người phụ nữ: từ thơ ca đến ca khúc Phạm Duy Sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy diệu vợi, bởi luôn ẩn chứa hình bóng của những người phụ nữ. Và trong nhạc phổ thơ cũng không hề ngoại lệ. Những bài thơ được ông lựa chọn để phổ nhạc phần nào nói lên được cách nhìn nhận cũng như quan niệm của ông về người phụ nữ, đó là những người tình trăm năm, là phút xao lòng thương nhớ, là những nhung nhớ của thời niên thiếu, là hình bóng của những khuất ẩn nơi núi rừng, là hình ảnh em gái yêu kiều nơi thôn làng, là hình ảnh người mẹ tần tảo một nắng hai sương. Tất cả đều khắc sâu trong tâm trí của người nhạc sĩ và cứ thế lại tuôn trào qua từng nốt nhạc, hình dáng người phụ nữ Việt Nam lại hiện ra mộc mạc, đáng yêu và dung dị. Trong tâm thức của Phạm Duy luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh người phụ nữ chân chất, trong trắng như hình ảnh người em gái nhỏ thuở thiếu thời trong Quán bên đường hay có khi là cô thôn nữ khỏe khoắn của núi rừng trong Cô hái mơ, cũng có khi là nàng thiếu nữ e ấp trong tà áo dài trắng của xứ Huế mộng mơ, lại có khi là hình ảnh những cô hàng xén răng đen của vùng Kinh Bắc trong Bên kia sông Đuống.Không chỉ là yêu đương, những câu chuyện về Mẹ cũng là một trong những đỉnh cao âm nhạc của ông. Bài Cô hái mơ được nhà thơ phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nguyễn Bính được xem là một trong những bài ca cải cách sơ khởi của nền Tân nhạc Việt Nam. Bài nhạc được viết với giai điệu chậm rãi, mang giọng kể, tâm tình … Một khách thơ dạo gót trên đường chiều thăm thẳm, trong cái khí trời “lặng lẽ và trong
  • 36. 31 trẻo”, trong cái vô định “thơ thẩn”, trong cái chuếch choáng “say” lại gợi lên sự háo hức, tò mò. Người khách thơ ấy là ai? Có phải là “khách tình si” như cách gọi của Thế Lữ? Nhạc sĩ dường như giữ nguyên bản gốc của thơ và chỉ thay đổi một số từ phù hợp với nốt nhạc. Bức tranh thiên nhiên được tô màu rất nhạt, rất mộng “xanh lơ” cộng với trạng thái không bình thường của khách thơ đã làm nền cho sự xuất hiện cũng không bình thường của một người con gái: “Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ”. Hình ảnh cô sơn nữ với nụ cười ngây thơ, trong sáng thấp thoáng trong bóng chiều tà của núi rừng càng làm tăng vẻ đẹp thơ mộng, càng làm lay động kẻ si tình:“Cô hái mơ ơi! Không trả lời tôi lấy một lời. Cứ lặng mà đi, rồi khuất bóng. Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi”.Đầu bài thơ là tâm trạng thơ thẩn của khách thơ và hình ảnh một người con gái, cuối bài thơ người con gái ấy lặng lẽ ra đi cũng như khi xuất hiện và hình ảnh người khách thơ trong tâm trạng hiu hắt hướng theo một bóng hình. Nhà thơ như đang ngẩn ngơ theo hình bóng khuất xa dần. Trong hồn thơ Nguyễn Bính, ta luôn nghe thấy một chút gì gợi nhớ, gợi tiếc. Nó gộp lại thành nỗi cô đơn. Cái cô đơn thường trực cứ đeo đẳng và bám riết. Cái cô đơn của một tâm hồn khao khát giao cảm. Thế nhưng đến với Phạm Duy, chúng ta lại có thể cảm nhận được hình ảnh cô hái mơ hoàn toàn khác biệt, nó vẫn mang chút buồn man mác của kẻ si tình khi không „gặp‟được cô hái mơ, cũng có chút gì tiếc nuối, nhưng lại có cái đáng yêu dí dỏm khi phần đầu được viết ở nhịp ¾ tốc độ chậm tiết tấu dàn trải tự do mang chất kể chuyện, mở đầu giai điệu đi xuống liền bậc đều nhau đã khơi gợi được cảnh mặt trời lặn khi “thơ thẩn đường chiều”, giai điệu được lặp lại miêu tả cái nhìn nhẹ nhàng của “khách thơ” cũng như “rặng núi xanh mờ” giai điệu cũng đi xuống miêu tả xa xăm của buổi chiều. Ở phần mở đầu này Phạm Duy đã tinh tế kết hợp giữa giọng Fa trưởng tự nhiên (Fdur tự nhiên) và Fa trưởng hòa thanh (Fdur hòa thanh) bằng việc giáng bậc VI xuống ½ cung (nốt rê giáng) tạo ra sự biến đổi nhẹ nhàng nhưng rất lạ tai cho người nghe cũng như giọng điệu của thơ.