SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TẠ THỊ HUYỀN
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI
DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP BẮC NINH
Ngành: Tâm lý học
Mã số : 8 31 04 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ÚT SÁU
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn của tôi có nguồn dẫn rõ ràng, các kết
quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
Tác giả luận văn
Tạ Thị Huyền
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Tâm lý - Học
Viện Khoa Học Xã Hội, đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Út Sáu - người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn tới tập thể giảng viên Trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh
và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, đồng
hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các em sinh viên CĐK7 đã cộng tác,
giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Dù đã cố gắng thật nhiều, song do điều kiện và năng lực của bản thân còn hạn chế
nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự nhận xét, góp ý
chân thành của các nhà khoa học, các quý thầy cô.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
Học viên
Tạ Thị Huyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN....................................................................... 11
1.1. Lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên.........................11
1.2. Biểu hiện và mức độ biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp của sinh viên.............................................................................................................. 23
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp
của sinh viên.......................................................................................................................... 29
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 34
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.................................................................. 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP BẮC NINH ...................................................................... 44
3.1. Thực trạng thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao
đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh ................................................................................................ 44
3.2. Những yếu tố tác động đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của
sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh.............................................................. 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 74
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 CĐ Cao đẳng
2 BN Bắc Ninh
3 ĐTB Điểm trung bình
4 ĐLC Độ Lệch chuẩn
5 HĐTT Hoạt động thực tập
6 SV Sinh viên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua mặt nhận thức về ý nghĩa của hoạt
động thực tập tại doanh nghiệp ............................................................................................. 44
Bảng 3.2: Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua mặt nhận thức nhiệm vụ của bản
thân khi tham gia hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ........................................................ 47
Bảng 3.3: Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua nhận thức hình thức tổ chức của hoạt
động thực tập tại doanh nghiệp ............................................................................................. 50
Bảng 3.4. Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua mặt xúc cảm - tình cảm trong hoạt
động thực tập tại doanh nghiệp ............................................................................................. 52
Bảng 3.5: Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên biểu hiện
qua sự tích cực về mặt cảm xúc trong các hoạt động............................................................ 54
Bảng 3.6: Thái độ của sinh viên đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp biểu hiện
qua mặt hành vi ..................................................................................................................... 57
Bảng 3.7: Sinh viên tự đánh giá kết quả trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ........... 60
Bảng 3.8. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên Cao đẳng
công nghiệp Bắc Ninh........................................................................................................... 63
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan đến thái độ đối với hoạt động thực tâp
của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh................................................................... 64
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan đến thái độ đối với hoạt động thực
tập của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh............................................................. 66
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của thái độ............................................................................................... 16
Hình 1.2. Cấu trúc của thái độ trong hoạt động thực tập ...................................................... 23
Biểu đồ 3.1. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh
viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh biểu hiện qua mặt nhận thức................................... 51
Biểu đồ 3.2. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh
viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh biểu hiện qua mặt xúc cảm - tình cảm.................... 56
Biểu đồ 3.3. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh
viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh biểu hiện qua mặt hành vi ...................................... 62
Biểu đồ 3.4: Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh
viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh................................................................................ 63
...............................................................................................................................................
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cách mạng công nghiệp 4.0, đó là xu
hướng phát triển của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học cùng với những phát minh
của Internet và trí tuệ nhân tạo. Với những thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đòi hỏi mỗi quốc gia phải phát huy tối đa và có hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó con người
mà chính là lực lượng học sinh sinh viên có vai trò quan trọng và quyết định.
Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, trong các trường cao đẳng,
đại học, SV cần tăng cường nghiên cứu lý luận để nắm vững hệ thống kiến thức đồng
thời tăng cường thực hành, thực tế, thực tập để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và hình
thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với công việc của bản thân. Nhận thức
được ý nghĩa của hoạt động thực hành nghề, các trường cao đẳng, đại học hiện nay đều
phát triển chương trình đào tạo theo hướng giảm kiến thức hàn lâm, tăng cường thực
hành, thực tập, thực tế, trải nghiệm nghề nghiệp. Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc
Ninh cũng thực hiện theo xu hướng đó.
Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh được thành lập từ năm 1970, hợp tác
đào tạo với Đức và đã thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ, kết hợp chặt chẽ giữa việc học
lý thuyết tại trường với việc thực tập tại các công ty, doanh nghiệp. Trong 7 học kỳ của 3
năm học, sinh viên có 2 lần được đi thực tập bao gồm thực tập nhận thức và thực tập tốt
nghiệp. Hoạt động thực tập có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn
với cả công việc của các em sau này. Kết quả thực tập thường được tính điểm với trọng
số tương đối lớn trong học kỳ, ảnh hưởng đến kết quả xếp loại tốt nghiệp của SV. Ngoài
ra, kỳ thực tập còn giúp SV được tiếp cận với nghề nghiệp mà các em đã lựa chọn. Các
hoạt động thực tiễn giúp SV hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào sau khi ra
trường và có những điều chỉnh kịp thời. Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong
nhà trường vào thực tế công việc giúp các em nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của
mình và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc.
Tuy nhiên qua quan sát thực tế tại các đơn vị mà SV thực tập cũng như kết quả
thực tập của các em cho thấy một bộ phận SV có ý thức tích cực rèn luyện những kỹ
năng nghề cũng như cách ứng xử văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn nhiều SV chưa
nhận thức được vai trò của hoạt động thực tập nên có những thái độ tiêu cực như thường
xuyên vi phạm thời gian làm việc của công ty, tự ý bỏ thực tập hoặc trong quá trình làm
việc không tuân thủ các quy trình dẫn đến những sai sót trong sản phẩm gây tổn thất rất
2
lớn cho công ty cũng như uy tín của nhà trường. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng thái
độ của SV CĐ Công nghiệp BN đối với HĐTT tại doanh nghiệp, chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng và đề xuất kiến nghị phát huy thái độ tích cực và hạn chế thái độ tiêu cực của SV
trong quá trình thực tập sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn nhằm nâng cao chất
lượng đao tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có công trình nào nghiên cứu
vấn đề trên.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu “Thái độ
đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công
Nghiệp Bắc Ninh” làm đề tài cho luận văn của mình.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Việc nghiên cứu thái độ (attitude) từ lâu đã được đề cập trong tâm lý học, đặc biệt
trong tâm lý học xã hội. Người đầu tiên nghiên cứu về thái độ là A.Ph. Lagiurxki (1874-
1917). Trong các tác phẩm “Tâm lý học đại cương và thực nghiệm” (1912), “Chương
trình nghiên cứu nhân cách trong mối quan hệ với môi trường” (1912), “Bút ký khoa học
về tính cách” (1916) và “Phân loại nhân cách” (1917, 1924) Ông đã nói đến vấn đề thái
độ chủ quan của con người với môi trường bên ngoài là như thế nào. A.Ph. Lagiurxki
chia đời sống tâm lý của cá nhân thành 2 lĩnh vực: Thứ nhất: Cơ sở bẩm sinh của nhân
cách con người như là tính cách, khí chất… chính là cái tâm lý bên trong. Thứ hai: Hệ
thống thái độ của nhân cách con người với môi trường xung quanh là cái tâm lý bên
trong. [1]
Theo ông, những phản ứng được bộc lộ ra bên ngoài của con người từ những tác
động từ môi trường xung quanh là thái độ của cá nhân. A.Ph. Lagiurxki cho rằng, theo
nghĩa rộng thái độ với môi trường bên ngoài là thái độ với cá nhân khác, nhóm người
khác, giới tự nhiên. Ông tập trung chú ý đến thái độ với nghề nghiệp, với lao động, cách
ứng xử với người khác. [1]
*Nghiên cứu thái độ ở các nước phương Tây.
Thông qua những nghiên cứu về sự thích ứng của người nông dân Ba Lan với sự
thay đổi môi trường khi di cư sang Mỹ, hai nhà tâm lý học người Mỹ là W. I. Thomas và
F. Znaniecki đã đưa ra khái niệm đầu tiên về thái độ (Năm 1918)
Người đã chia lịch sử nghiên cứu thái độ ở Phương tây ra làm ba giai đoạn là nhà
tâm lý học xã hội Liên Xô P. N. Sikhirev.
-Thời kỳ thứ nhất: (Từ khi khái niệm về thái độ được sử dụng đầu tiên vào năm 1918
cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai).
3
Đây là thời kỳ nghiên cứu rất phát triển về vấn đề thái độ với nhiều công trình
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa thái độ với hành vi và cấu trúc, định
nghĩa, chức năng của thái độ. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Thomas W.I và
F. Znaniecki (Mỹ). Đặc biệt trong thời gian này đã có tác giả phát hiện ra sự không nhất
quán giữa thái độ và hành vi của con người đó là nghịch lý Piere.
-Thời kỳ thứ 2: ( Từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950)
Vấn đề thái độ trong thời kỳ này tập trung nghiên cứu việc phân tích, tìm hiểu
vai trò của thái độ trong việc chỉ đạo hành vi (H. Trianodis, R. Marten, J. Traver, H.
Fillmore, J. Kalat...). Do những yếu tố khách quan và chủ quan nảy sinh trong quá trình
nghiên cứu nên số lượng nghiên cứu giảm khá nhiều. Tuy vậy, thời kỳ này một số nhà
nghiên cứu đã để lại tên tuổi như G. Allport, S. Crutchfield, J. Bruner ,Liker, Sank,
…[21].
- Thời kỳ thứ ba: (Từ năm 1950 cho đến nay)
Thời kỳ này, vấn đề thái độ vẫn có vị trí vững chắc trong tâm lý học xã hội.
Những quan niệm mới về định nghĩa, cấu trúc, chức năng của thái độ thường được bàn đến
trong giai đoạn này. Có những học thuyết, phương pháp được xây dựng làm cơ sở để lý giải
các quan hệ trên như: Thuyết “tự thể hiện” (Parye Beny), Phương pháp điện cơ mặt đo thái độ
gián tiếp qua các chỉ số sinh lý của nhà nghiên cứu Scott Fraser và Jonathan Freedman
(1966).
Như vậy, có thể thấy rằng trong suốt thời kì đầu tiên của thế kỉ 20 đến nay, ở
phương tây có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ sau đó các phương pháp để tiếp
cận và làm sáng tỏ về hiện tượng tâm lý đặc biệt này. Bên cạnh những kết quả đạt được nó
cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Theo Shikiew P.M nhược điểm đó là sự bế tắc
trong phương pháp luận trong việc lý giải các số liệu thực nghiệm, không lý giải được các
mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi, tách rời hai thái độ với hoàn cảnh xã hội và với hoạt
động. Qua những nghiên cứu của tác giả Shikhirev P.M, chúng ta có thể nhận thấy: Lịch
sử nghiên cứu thái độ nói riêng và khoa học tâm lý nói chung, cũng trải qua những bước thăng
trầm cùng với lịch sử phát triển của con người. Nghiên cứu của Shikhirew P.M có thể được
xem là nghiên cứu chỉ đường cho chúng ta khi muốn đi sâu vào nghiên cứu thái độ ở một thời
kì cụ thể nào đó.
*Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô.
Sau những công trình do A. Ph. Lagiurxki khởi xướng nghiên cứu thái độ, nhà
tâm lý học Xô Viết V. N. Miaxisev (1892- 1973) cũng đã bắt đầu từ các nghiên cứu này
nhưng trên quan điểm của tâm lý học hoạt động, ông đã xây dựng nên “học thuyết thái
4
độ nhân cách”. Theo ông Thái độ được hiểu ở dạng chung nhất là hệ thống trọn vẹn các
mối quan hệ cá nhân có ý thức của nhân cách với các mặt khác nhau của hiện thực khách
quan .[9]
Về thực chất, học thuyết thái độ nhân cách là tổ hợp các quan điểm về mặt lý luận,
cho rằng, hạt nhân tâm lý nhân cách là hệ thống trọn vẹn mang tính cá thể của các thái độ có
ý thức- chọn lọc, mang tính giá trị chủ quan đối với hiện thực khách quan.
V. N. Miaxisev cho rằng hệ thống thái độ nhân cách quyết định đặc điểm xúc cảm, tình cảm
việc tri giác hiện thực khách quan và cũng như sự phản ứng trong những hành động với
những tác động từ bên ngoài. Mọi tổ chức cấu thành nên tâm lý người đều có liên quan với
thái độ dưới hình thức nào đó, từ những thành phần đơn giản đến phức tạp nhất. [5]
Cũng ở Liên Xô trước đây, ngoài tác giả Shikhirev P.M còn có hai nhà nghiên
cứu được coi là có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tâm lý học hơn cả. Đó là D.N
Uzantze với công trình nghiên cứu về “Thuyết tâm thế”, và V.A Iadov với nghiên cứu về
“Thuyết định vị”.
Dựa vào thực nghiệm của mình, D.N Uzantze đã đưa ra học thuyết tâm thế.
Theo ông, tâm thế được hiểu là trạng thái trọn vẹn của chủ thể, sẵn sàng tri giác các sự
kiện xảy ra và thực hiện hoạt động theo một hướng xác định. Nó là cơ sở của tính tích
cực được chọn lọc và có định hướng của chủ thể. Tâm thế được xuất hiện khi có sự tiếp
xúc giữa các nhu cầu và các tình huống thỏa mãn về nhân cách, giúp con người thích
ứng với điều kiện môi trường xung quanh. Trong học thuyết này tác giả đã tìm hiểu thái độ
ở khía cạnh hành vi của cá nhân. Thái độ được biểu hiện ở hành động, sử dụng tâm thế để
điều khiển hành động. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nhắc đến quá trình thực hiện hóa các nhu
cầu sinh lí, mà không nhắc đến nhu cầu của cá nhân. Do vậy, ông mới chỉ nghiên cứu thái độ
ở mặt nổi bật của nó và những nghiên cứu của D.N Uzantze chưa đi sâu vào phân tích bản
chất của thái độ .[5]
Tác giả V.A Iadov đã hình thành khái niệm tâm thế nhằm điều chỉnh hành vi,
hoạt động xã hội của con người dựa trên học thuyết tâm thế của D.N Uzantze. V.A Iadov
cho rằng con người là một hệ thống các định vị khác nhau, hành vi của con người được
điều khiển bởi các tổ chức định vị này. Tác giả cho rằng tâm thế chỉ là các định vị ở bậc
thấp. Khi có sự tiếp xúc giữa nhu cầu sinh lý và đối tượng cần được thỏa mãn nhu cầu thì
tâm thế được hình thành. Ở vị trí cao hơn, các định vị càng trở nên phức tạp và quan
trọng hơn được hình thành trên cơ sở các hoạt động giao tiếp của con người trong các
nhóm. Định vị được hình thành từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao điều chỉnh hành vi cá
nhân trong các môi trường xã hội khác nhau. V.A Iadov đã nghiên cứu thái độ ở một khía
5
cạnh mới. Nó đã xây dựng được mối quan hệ giữa cách tiếp cận hành vi cá nhân từ các khía
cạnh khác nhau trong các nghiên cứu ở tâm lý học xã hội cũng như tâm lý học đại cương.
Tuy nhiên những nghiên cứu của V.A Iadov còn những hạn chế là đã không làm rõ được
định nghĩa “định vị là gì?” và cũng chưa chỉ ra được cơ chế điều chỉnh hành vi bằng các
định vị trong các tình huống xã hội. [5]
Ngoài các tác giả và các công trình nghiên cứu chủ yếu như trên, nghiên cứu vấn
đề thái độ ở Liên Xô còn phải kể đến thuyết thái độ nhân cách của nhà tâm lý học V.N
Miaxisev. Ông cho rằng “nhân cách là một hệ thống thái độ”. Theo V.N Miaxisev thì
phản xạ chính là cơ sở sinh lý học của thái độ có ý thức của con người với hiện thực
khách quan. Theo tác giả thái độ được chia ra làm hai loại: tích cực và tiêu cực. Cùng
với các quá trình, các thuộc tính tâm lý, thái độ là một trong những hình thức thể hiện
tâm lý người. Tuy nhiên ông lại cho rằng các quá trình tâm lý như nhu cầu, thị hiếu,
hứng thú, tình cảm, xúc cảm, ý chí… đều là thái độ. Như vậy, từ việc lĩnh hội học thuyết
thái độ nhân cách của A. Ph. Lagiurxki, V. N. Miaxisev đã đưa quan điểm hoạt động vào
nghiên cứu và giải quyết theo hướng khả thi hơn. Tuy vậy, theo quan điểm của V.N.
Miaxisev lại cho rằng tất cả các hoạt động tâm lý hiểu theo nghĩa bao quát có thể xem
như một dạng nào đó của thái độ, việc mở rộng quan niệm như vậy là thiếu cơ sở khoa
học. Tuy vậy, học thuyết thái độ nhân cách có ảnh hưởng lớn, làm nền tảng cho những
nghiên cứu về vấn đề thái độ. Có thể khẳng định, người đã đặt nền móng cho tâm lý học
theo quan điểm Macxit là V. N. Miaxisev. Ngoài ra, V.N Miaxisev cũng đã dùng thuyết
thái độ nhân cách để sử dụng trong y học. [5]
Khi nghiên cứu nhân cách như là một phạm trù cơ bản của tâm lý học, V.F.lômp nhà tâm
lý học Xô viết đã đề cập đến thái độ chủ quan của nhân cách, sự chế định của quan hệ xã hội đối với
thái độ chủ quan thông qua hoạt động giao tiếp của con người.
Nói tóm lại, khi nghiên cứu thái độ các nhà Tâm lý học Liên Xô đã vận dụng cách
tiếp cận hoạt động và nhân cách đối với thái độ và nhu cầu. Trong điều kiện hoạt động của
cá nhân, các nhà tâm lý học Liên Xô xem thái độ như là một hệ thống từ đó luận giải sự hình
thành, chức năng, vị trí của thái độ trong việc chi phối hành vi của con người.
Ở Đức những công trình nghiên cứu về thái độ tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của
các nhà Tâm lý học xã hội như: Vnâyzơ, V. đorxtơ… ngoài những vấn đề truyền thống, các nhà
Tâm lý học Đức còn đề cập tới kiểu định hình thái độ, cơ chế của thái độ, coi thái độ như là một
thành tố của năng suất lao động tập thể.
Trên cơ sở các quan điểm nghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lý học Liên Xô về
thái độ có thể khái quát những lĩnh vực nghiên cứu sau: Thái độ với nghề nghiệp cá nhân
6
và lao động (N. I. Krulov, V. X. Philatov…). Mối quan hệ qua lại của thái độ cá nhân
trong tập thể, nhóm ( L. I. Bozovic, I. G. Bêiaevxki, V. N. Miaxisev…). Sự hình thành
thái độ đối với các môn học (L. I. Bozovic, A. N. Leonchiev, K. I. Melnhicova, L. X.
Xlavina…). Mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn (M. I. Lixina, A. V. Petrovxki, A.
I. Serbacov…). [13]
Tóm lại: Các nhà tâm lý học Liên Xô đã vận dụng một cách linh hoạt cách tiếp
cận hoạt động - nhân cách, gắn thái độ với nhu cầu cá nhân và điều kiện hoạt động, với
nhân cách. Khi nghiên cứu, các tác giả xem xét thái độ là một hệ thống và từ đó luận giải
về việc xuất hiện thái độ, cấu trúc, vị trí, chức năng của nó trong việc điều hành hành vi
của con người.
2.2 Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam
Khi nghiên cứu vấn đề thái độ thì các tác giả Việt Nam thường tập trung chú ý về
các bình diện như: khái niệm, cấu trúc, chức năng và đặc điểm của thái độ với các tác giả
tiêu biểu là Trần Hiệp, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, …
Trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội, những vấn đề lý luận” (1996) của Trần Hiệp
đã tìm hiểu về thái độ và giới thiệu nhiều công trình nghiên cứu với thế giới về vấn đề
này. Ông đã sử dụng khái niệm “thái độ” để giải thích hành vi cá nhân trong xã hội. Ông
cho rằng, những gì con người cảm nhận được và suy nghĩ, tưởng tượng ở bên trong tâm
trí con người sẽ quyết định hành vi được thể hiện ra bên ngoài người đó. Có nghĩa là,
chúng ta có thể biết được hành vi của cá nhân đó nếu biết được thái độ của họ. Do vậy,
muốn thay đổi hành vi thì chúng ta phải thay đổi thái độ của bản thân cá nhân đó.[8]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc khi nghiên cứu về động cơ học tập, ông cho rằng
thái độ là một trong những cách biểu hiện của động cơ học tập [2]; là mục đích, nhiệm
vụ hàng đầu của dạy học bên cạnh việc cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề
nghiệp [3]. Hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức Cũng với quan điểm tương tự như
vậy cho rằng thái độ là một trong bốn thành phần của nội dung dạy học đại học (hệ thống
tri thức kỹ năng, kỹ xảo, hệ thống khái niệm hoạt động sáng tạo, hệ thống các chuẩn mực
thái độ với hiện thực) .
Tác giả Đào Thị Oanh đã lý giải kết quả của quá trình xã hội hóa chính là thái độ
và khẳng định thái độ là một thuộc tính của nhân cách được thể hiện ở bài viết “một số
khía cạnh xung quanh vấn đề phương pháp nghiên cứu thái độ” [10]
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của tác giả Larsen và Lê
Văn Hảo. Theo hai tác giả, bên cạnh việc nhất quán với nhau giữa thái độ và hành vi thì
trong một số trường hợp nó có sự thiếu nhất quán. Hai ông cũng đề cập đến những nhân
7
tố chiếm ưu thế trong sự phát triển thái độ của cá nhân. Với một số cá nhân, yếu tố xúc
cảm – tình cảm chiếm vai trò chủ đạo tác động đến các vấn đề nhận thức, một số khác
cho rằng, thái độ được dựa trên những gì họ nhận thức được từ thế giới bên ngoài. [7]
Trong một nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học Vũ Dũng đã trình bày quan điểm
của mình về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của người dân đối với môi trường xung
quanh. Theo ông, hành vi của con người đối với môi trường chịu ảnh hưởng rất lớn từ
thái độ của cá nhân đó. Khi thái độ tiêu cực thì con người sẽ không nhận thức được trách
nhiệm và sự cần thiết đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường và ngược lại, khi thái độ
tích cực thì con người sẽ nhận thức rõ hơn sự cần thiết và trách nhiệm của mình đối với
việc bảo vệ môi trường [2]
Việc nghiên cứu vấn đề thái độ trong những năm gần đây được các đối tượng tìm
hiểu trên các lĩnh vực khác nhau được biểu hiện ở nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ.
và được đánh giá có khả năng vận dụng vào việc phát triển đất nước có thể kể đến:
“Nghiên cứu thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang đối với
tự học” (2005) của tác giả Nguyễn Thị Mai Lan. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đa phần
SV có thái độ đúng trong vấn đề tự giác học tập tích cực nhưng chưa tới mức hứng thú, say
mê , chưa có sự nỗ lực hết mình cũng như quyết tâm trong việc tự học của bản thân mỗi SV.
Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Mộng Đóa: “Nghiên cứu thái độ của sinh viên
khoa tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đối với phương pháp học
tập” (2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập quyết định đến thái độ
học tập của SV.
“Nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên đại học An ninh nhân dân” của
Nguyễn Đức Hưởng (2017) đã khái quát những vấn đề lý luận về thái độ, theo tác giả
thông qua các đánh giá chủ quan về nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hoạt động với đối
tượng có liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể thì thái độ thể hiện ý thức,
tính cách, hứng thú, tình cảm và ý chí của mình trong hoạt động học tập. Tác giả khẳng
định thái độ là thuộc tính phức hợp của nhân cách.
Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như:
Luận văn thạc sỹ tâm lý học của Đỗ Ánh Tuyết “Thái độ đối với nghề nghiệp của nhà
tham vấn tâm lý trẻ” (2008). Khoá luận tốt nghiệp của Chu Quang Lưu: “thái độ của
người công nhân đối với công việc và xí nghiệp”. Luận văn thạc sỹ tâm lý học của
Nguyễn Thị Hoà: “Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh lớp 3 ở một số
trường phổ thông Biên Hoà với nội dung giáo dục dân số” (1998). Luận văn thạc sỹ tâm
lý học (2003), Nguyễn Thị Huệ: “Nghiên cứu thái độ với việc rèn luyện nghiệp vụ sư
8
phạm của sinh viên trường cao đẳng mầm non Thanh Hoá”. Luận văn thạc sỹ tâm lý học
(2003), … Các công trình nghiên cứu đó đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhận thức- thái độ
và hành vi, hay vai trò của thái độ đối với việc nâng cao tay nghề của sinh viên.
Tóm lại, ở các nước Phương tây cũng như Việt Nam tuy có nhiều công trình
nghiên cứu về thái độ đối với hoạt động học tập hay các môn học nhưng những nhiên
cứu về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của SV còn trống . Do vậy mà
việc lựa chọn nghiên cứu thái độ đối với hoạt động thực tập là rất cần thiết, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao cho xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Xác định được khung lý luận và phân tích thực trạng thái độ đối với hoạt động
thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. Trên cơ sở đó
đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiệu cực và phát huy thái độ tích cực của
sinh viên trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định được khung lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp của sinh viên.
Phân tích chỉ ra thực trạng biểu hiện và mức độ của thái độ đối với hoạt động thực
tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh.
Đề xuất kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiêu cực và phát huy thái độ tích cực của
sinh viên đối với HĐTT tại doanh nghiệp.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ của thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV Trường
Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ của thái độ đối với HĐTT tại 7 doanh
nghiệp của 250 SV Trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh.
4.3. Khách thể nghiên cứu
9
Nghiên cứu được thực hiện trên 250 sinh viên Cao đẳng Khóa 7 của trường CĐ
Công Nghiệp Bắc Ninh, bao gồm SV các ngành Điện tử Công Nghiệp, Điện Công
Nghiệp, Công nghệ Cơ Khí, Công nghệ ô tô, Kế toán Doanh nghiệp.
GV quản lý và Doanh nghiệp: 15 GV quản lý của Trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh
và 7 Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh mà chúng tôi tiến hành điều tra.
Thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 8/2018
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
5.1.1 Nguyên tắc hoạt động
Khẳng định cá nhân khi tham gia vào các hoạt động thì thái độ được xuất hiện,
biểu hiện và phát triển. Thái độ của SV được hình thành thông qua quá trình học tập tại
trường và làm việc, rèn luyện tay nghề tại các địa điểm thực tập.
5.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
Thái độ đối với HĐTT được hình thành một cách khách quan khi các SV làm
việc và rèn luyện tay nghề ở các doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu khi nghiên cứu
về biểu hiện, mức độ và những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với HĐTT tại doanh
nghiệp của SV phải đảm bảo tính trung thực, khách quan.
5.1.3. Nguyên tắc phát triển
Nghiên cứu thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV cần nghiên cứu trong sự
vận động, biến đổi, tác động qua lại giữa thái độ với các hiện tượng tâm lý khác.
Thấy được sự vận động, biến đổi phát triển về thái độ của SV từ môi trường học
tập tại trường đến khi đi thực tập tại các doanh nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu đó là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận, văn bản
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1.Ý nghĩa lý luận
10
Góp phần làm sáng tỏ và bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về thái độ nói chung
và thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp nói riêng; Các biểu hiện và mức
độ của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên. Đề tài là tài liệu
tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này về thái độ của sinh viên với hoạt động
thực tập.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn chỉ ra thực trạng thái độ đối với HĐTT tại doanh
nghiệp của SV được biểu hiện qua các mặt nhận thức, xúc cảm - tình cảm, hành vi và
mức độ của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp qua đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiêu cực, hình thành và phát triển thái độ tích cực của SV
trong HĐTT ở trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì Cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp
của sinh viên.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về thái độ đối với hoạt động thực tập tại
doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh
11
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI
DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
1.1. Lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
1.1.1. Thái độ
1.1.1.1. Khái niệm về thái độ
Thái độ là một hiện tượng rất phức tạp, nội hàm của nó không những có sự khác
biệt giữa tâm lý học duy vật biện chứng và tâm lý học phương Tây, mà ngay cả giữa các
nhà tâm lý học hoạt động cũng chưa có sự thống nhất hoàn toàn.
Về mặt thuật ngữ, trong từ điển Anh - Việt, thái độ được viết là “Attitude”, nghĩa
là “cách cư xử, quan điểm của một cá nhân”
Theo đại từ điển tiếng Việt: “Thái độ là mặt biểu hiện bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm
đối với ai hay việc gì thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. Thái độ là ý thức, cách
nhìn nhận, đánh giá và hành động theo một hướng nào đó trước một sự việc”. [15]
Ở phương Tây, hai nhà nghiên cứu người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki với
tư cách là người đầu tiên sử dụng khái niệm “thái độ” như một đặc tính quan trọng của vấn
đề. Trong những công trình nghiên cứu của mình, năm 1918 hai ông cho rằng: “Thái độ là
định hướng chủ quan của cá nhân như là thành viên của cộng đồng đối với giá trị này hay
giá trị khác, làm cho cá nhân có phương pháp hành động hay không hành động khác mà
được xã hội chấp nhận” [dẫn theo 5, tr.279]. Hai nhà nghiên cứu khẳng định thái độ là định
hướng chủ quan của cá nhân đồng thời họ đã đồng nhất thái độ với định hướng giá trị của cá
nhân. Họ cũng khẳng định thái độ của con người bao gồm các phản ứng tiêu cực hay tích
cực với một hiện tượng cụ thể, không có những đánh giá chung chung.
Trong tác phẩm “A Handbook of Social Psychology” (1935) G.W.Allport đã đưa
ra những định nghĩa khác nhau về thái độ. Theo ông “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về
mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh
hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân đến các khách thể và tình
huống mà nó quan hệ. [dẫn theo17, tr.810]. Như vậy, thái độ được coi như một trạng
thái tâm lý, sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh cho hoạt động tâm sinh lý có chức
năng điều chỉnh hành vi của cá nhân. Mặc dù định nghĩa này chưa đề cập đến vai trò của
môi trường xã hội, nhu cầu, động cơ trong quá trình hình thành thái độ của con người
song nó lại trả lời được các câu hỏi như: thái độ là gì? Nguồn gốc của thái độ? Chức
năng và vai trò của thái độ.
12
“Thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó là thiên hướng hành động,
nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể liên quan”. [dẫn theo 16,tr 319] là
quan điểm của Newcome. Định nghĩa này có một hạn chế là chưa bao hàm thực tế rằng,
trong nhiều trường hợp xảy ra, quá trình này diễn ra rất phức tạp.
Một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi trong tâm lý học Phương tây – xem thái
độ như một khái niệm chủ yếu thuộc về tâm lý học cá nhân đó là: “Một trạng thái ổn
định, bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán
đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải với bản thân chúng ra sao mà như
chúng được nhận thức ra sao” - Từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất
bản tại New York năm 1966.
Năm 1971, H. C. Trianodis nhà tâm lý học Mỹ đưa ra định nghĩa: “Thái độ là
những tư tưởng được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm. Nó gây tác động lên hành vi
nhất định, thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối
tượng, cũng như cách xử sự của họ đối với đối tượng đó” [dẫn theo 23, tr.148]. Trong
định nghĩa này ta thấy chủ yếu mặt xúc cảm, tình cảm của con người chi phối và hình
thành lên thái độ ở mỗi cá nhân, nó tác động đến hành vi của con người
Một khái niệm khác cũng đồng quan điểm thái độ là sự sẵn sàng phản ứng là
“Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng hay các ký
hiệu “(biểu tượng) trong môi trường… Thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các
khía cạnh khác nhau của môi trường và là cấu trúc có tính động cơ” là ý kiến của nhà
tâm lý học H.Fillmore. [20]
Như vậy, các tác giả TLH phương Tây đều định nghĩa thái độ dựa trên một điểm
tựa là chức năng của nó. Thái độ thực hiện việc định hướng hành vi ứng xử của con
người, thúc đẩy và tăng cường tính sẵn sàng của những phản ứng nơi con người hướng
tới đối tượng.
Trong TLH Liên Xô, D .N. Uznatze cho rằng: “Thái độ là một trạng thái toàn
vẹn, xác định của chủ thể… yếu tố tính khuynh hướng năng động của nó là một yếu tố
toàn vẹn theo một hướng nhất định nhằm một tính năng động nhất định… đó là sự phản
ứng cơ bản đầu tiên đối với tác động của tình huống trong đó chủ thể phải đặt ra và giải
quyết nhiệm vụ”. [dẫn theo 5, tr.267]; Tác giả đã chỉ ra bản chất của thái độ là vừa thừa
nhận thái độ mang tính tích cực, tự giác lại vừa thừa nhận thái độ như là một bộ phận cấu
thành mang tính trọn vẹn ý thức của con người
Khái niệm thái độ của H. Hipror và M. Forvec nhấn mạnh chức năng của thái độ
đối với hoạt động chung, hoạt động hợp tác của con người trong xã hội. Hai ông cho
13
rằng thái độ luôn bị chi phối và bị quyết định tính chất nào đó, xuất hiện trong những
tình huốn thực tế. Sự chi phối này vừa phụ thuộc vào khuynh hướng cá nhân vừa phụ
thuộc vào chủ thể hữu quan. Quan điểm này mở ra một con đường mới trong nghiên cứu
thái độ là đi sâu vào nghiên cứu hành vi và hoạt động cụ thể của con người.
V.N. Miaxisev đã đề ra “ thuyết thái độ nhân cách”. Ông đã coi nhân cách như
một hệ thống thái độ. V.N. Miaxisev viết: “thái độ, dưới dạng chung nhất, là hệ thống
trọn vẹn các mối liên hệ cá nhan, có chọn lọc, có ý thức của nhân cách với các khía cạnh
khác nhau của hiện thực khách quan. Hệ thống này xuất phát từ toàn bộ lịch sử phát
triển của con người, nó thể hiện kinh nghiệm cá nhân và quy định hành động và thể hiện
các thể nghiệm của cá nhân từ bên trong” [dẫn theo 9 ,tr.154]; Theo Ông, thái độ là khía
cạnh chủ quan bên trong, có tính chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng ở con người với
các khía cạnh khác nhau của hiện thực. Trong toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển
của cá nhân thì hệ thống này diễn ra song song, biểu hiện khả năng của quá trình tâm lý
và liên quan đến tính tiêu cực, tích cực của nhân cách.
Nhà nghiên cứu V.N. Miaxisev có vai trò vô cùng quan trọng cho sự ra đời của
tâm lý học thái độ theo quan điểm của Macsxit và ông cũng có những đóng góp không
nhỏ cho việc nghiên cứu về thái độ. Nhưng lý thuyết này còn có những hạn chế như:
Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của quan hệ xã hội với thái độ xã hội, xúc cảm, nhận
thức, tình cảm. Chưa có cơ sở khoa học để khẳng định thuộc tính tâm lý của nhân cách là
thái độ.
Trong TLH xã hội Mỹ, Guil Ford quan niệm: “Thái độ là những cử chỉ, phong
thái, ý nghĩ liên quan đến những hoàn cảnh xã hội”. Còn tác giả David . Myers lại cho
rằng phản ứng có tính chất không thiện chí hay có thiện chí về một vấn đề nào đó, một
cá nhân nào đó được biểu hiện ở hành vi có chủ định hay niềm tin và cảm xúc.
Như vậy, các quan điểm về thái độ của các nhà tâm lý học nói trên được diễn đạt
bằng những hình thức khác nhau nhưng họ có điểm chung là nghiên cứu thái độ theo
quan điểm, chức năng thái độ định hướng hành vi ứng xử các vấn đề xã hội, là trạng thái
tinh thần điều chỉnh và quy định tính sẵn sàng phản ứng. Thái độ được hình thành nhờ
kinh nghiệm sống, có tính ổn định và có khả năng thay đổi tùy theo tình huống.
“Thái độ là những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình
hay chống đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó”
[dẫn theo 12,tr 356]. Là quan điểm của nhà tâm lý Nguyễn Khắc Viện(CB) (1991) được
ghi trong cuốn “Từ điển tâm lý học”.
Tác giả Hoàng Phê cho rằng “Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành
14
động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình huống cụ thể” [dẫn theo 11,
tr.1128];
Một quan điểm khác khẳng định thái độ là phản ứng của chủ thể khi hiện thực
khách quan tác động là ý kiến của tác giả Võ Thị Minh Chí“Thái độ là phản ứng, ứng xử
mang tính chủ thể với hiện thực khách quan, được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ
xã hội mà chủ thể tham gia vào đó thông qua hoạt động và giao tiếp của mình” [dẫn theo
10, tr.281];
Trong cuốn “Từ điển tâm lý học” của tác giả Vũ Dũng, theo ông thái độ
được hiểu là : “Thái độ là một sản phẩm phức tạp của các quá trình học tập, lĩnh hội,
trải nghiệm, cảm xúc bao gồm cả những hứng thú, ác cảm, thành kiến, mê tín, quan điểm
khoa học và tôn giáo cũng như chính trị” (dẫn theo 2, tr.790). Tác giả tập trung phân tích
đến mặt xã hội của thái độ khi cho rằng một trong những sản phẩm của quá trình học tập
là thái độ.
Từ việc tìm hiểu và phân tích các định nghĩa về thái độ của các tác giả khác nhau,
tôi thấy rằng có rất nhiều quan điểm về thái độ được đưa ra. Bên cạnh những mặt khác
nhau thì các quan điểm này cũng có những điểm chung nhất định về thái độ. Theo chúng
tôi, khi nghiên cứu về thái độ phải xem xét, tìm hiểu, lý giải thái độ trong mối quan hệ
giữa cá nhân với xã hội theo các thành phần của thái độ. Từ nghiên cứu về vấn đề thái độ
qua ba thành phần nhận thức, xúc cảm - tình cảm, hành vi của tác giả M.Smit (1942)
cùng với việc xem xét các khái niệm về thái độ của các nhà nghiên cứu trên chúng tôi
đưa ra khái niệm thái độ một cách đầy đủ như sau:
Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hoặc tiêu cực của con người đối với đối
tượng nào đó, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua các mức độ khác nhau của nhận thức,
xúc cảm – tình cảm và hành vi trong những tình huống, điều kiện cụ thể.
1.1.1.2. Cấu trúc của thái độ
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thái độ nhưng khi đề cập đến cấu
trúc của thái độ thì hầu hết các nhà tâm lý học lại nhất trí với nhau ở cấu trúc 3 thành phần
của thái độ là: nhận thức; xúc cảm, tình cảm và hành vi do M.Smith đưa ra năm 1942.
Mặt nhận thức: Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lý của con người
(nhận thức, tình cảm và hoạt động), có chức năng phản ánh sự vật hiện tượng trong thế
giới khách quan, làm sáng tỏ sự vật hiện tượng giúp cho quá trình hoạt động của con
người trở nên thống nhất hơn. Khi phản ánh về thái độ thì nhận thức thể hiện giá trị, ý
nghĩa của đối tượng dù phản ánh đó có phù hợp hay không phù hợp, đúng hay không
đúng, …Cá nhân có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau về giá trị, ý nghĩa
15
của đối tượng tùy vào sự hiểu biết đối tượng đó. Do đó, nhận thức là nhân tố không thể
thiếu trong việc hình thành nên thái độ của cá nhân.
Mặt xúc cảm – tình cảm: Xúc cảm – tình cảm là sự rung cảm của cá nhân đối với sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Có thể là sự thỏa mãn hay không thỏa mãn, hài
lòng hay không hài lòng về nhu cầu của con người. Đây là yếu tố thúc đẩy hoạt động tinh
thần của con người. Tình cảm là yếu tố cô cùng quan trọng trong cấu trúc của thái độ vì
nếu tình cảm tích cực sẽ thúc đẩy chủ thể hành động tích cực từ đó hình thành nên thái độ
tích cực và ngược lại nếu tình cảm tiêu cực sẽ gây ra sự cản trở hoạt động của cá nhân.
Trong quan hệ với các mặt biểu hiện của thái độ, xúc cảm – tình cảm thể hiện các
mức độ khác nhau: Về trạng thái: Say mê, xúc động, tâm trạng; Tính chất: tích cực, trung
tính, tiêu cực; Về Cường độ: mạnh, vừa phải, yếu…Vì vậy, khi nghiên cứu về thái độ thì
xúc cảm – tình cảm là một trong những chỉ báo không thể thiếu được.
Mặt hành vi: Là những hành động hay ý định hành động của cá nhân đối với đối
tượng của thái độ. Hành vi là một thành phần cấu thành lên thái độ. Thái độ và hành vi
luôn có sự quy định lẫn nhau, tuy nhiên trong nhiều trường hợp hành vi và thái đô lại
không thống nhất, mâu thuẫn với nhau. Có thể nói, mối quan hệ giữa hành vi và thái độ
là mối quan hệ cái biểu hiện và cái tiềm ẩn. [13]
Khi xem xét mối quan hệ giữa ba yếu tố trên thì theo nguyên tắc quyết định luận
của tâm lý học hoạt động là sự thống nhất giữa ý thức và hành vi, nên theo chúng tôi ba
thành phần trong cấu trúc của thái độ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì khi nói đến
hành vi thì chỉ nói đến mặt biểu hiện ra bên ngoài mà chưa nói đến nội dung tâm lý ở bên
trong, và khi nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người với đối tượng. Do
vậy, thái độ phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi.Trên
thực tế chúng ta có thể gặp những tình huống mà ở đó có sự không cân bằng giữa các thành
tố trong cấu trúc thái độ, nhưng ngay sau đó, trạng thái cân bằng được lặp lại và tạo ra các
mức độ và các dấu hiệu khác nhau của thái độ. Từ việc xem xét và phân tích chúng tôi
nhận thấy đây là cấu trúc rất phù hợp cho việc phân tích về thái độ, đặc biệt là thái độ đối
với HĐTT. Vì vậy chúng tôi lựa chọn cấu trúc ba thành phần này làm cơ sở cho việc xây
dựng các chỉ số nghiên cứu đề tài. Có thể mô hình hóa cấu trúc của thái độ:
16
Hành viXúc cảm, tình
cảm
Nhận thức
hức
Hình 1.1. Cấu trúc của thái độ
[Nguồn: Vũ Thị Như Quỳnh, 2007,13].
1.1.1.3. Chức năng của thái độ
Thái độ có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, nó quyết định đến cái nhìn của
những người xung quanh đối với họ. Vì sao con người có khả năng ứng xử linh hoạt, phù
hợp với tác động đa dạng của môi trường chính là nhờ khuôn mẫu các thái độ mà chúng ta
có. Theo các nhà nghiên cứu cho thấy thái độ có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng tác động và điều chỉnh hành vi: Chức năng này giữ vai trò quan
trọng nhất, vì khi đứng trước những tình huống trong cuộc sống có những tình huống bất
ngờ thì thái độ sẽ phản ứng một các tức thời nhằm điều chỉnh hành vi của cá nhân.
- Chức năng tiết kiệm trí lực: Qua những kinh nghiệm của bản thân trong hoạt
động sống, đặc biệt nhờ có những khuôn mẫu, hành vi quen thuộc đã hình thành , các cá
nhân biết cách ứng phó trong các tình huống khác nhau một cách phù hợp, đơn giản, tiết
kiệm sức lực.
- Chức năng thích nghi: Cá nhân luôn phải thích ứng với môi trường xung quanh
họ. Để đạt được mục đích đề ra, nhiều trường hợp cá nhân thay đổi thái độ do tác động
của môi trường.
- Chức năng thể hiện giá trị: Cá nhân thể hiện những giá trị bản thân của mình
thông qua việc biểu lộ cảm xúc và hành động. Nếu một cá nhân được mọi người đánh
giá cao về hành động và cảm xúc, suy nghĩa thì bản thân người đó càng có giá trị với
những người xung quanh
17
- Chức năng tự vệ: Cá nhân thường bào chữa hay tự lý giải mỗi khi có những
xung đột nội tâm như giữa hành vi và thái độ, giữa suy nghĩ và hành động …nhằm tạo ra
một thái độ mới làm giảm bớt những mâu thuẫn trong nội tâm mình. [13]
Như vậy, với các chức năng khác nhau, thái độ có một vị trí quan trọng trong đời
sống tâm lý, hoạt động của con người và nó góp phần biểu hiện nhân cách cá nhân trong
xã hôi.
1.1.1.4. Các đặc điểm của thái độ
* Nhà tâm lý học Liên Xô X. L. Rubinstein cho rằng thái độ có những đặc điểm:
- Thái độ là hệ thống các điều kiện bên trong đáp lại những tác động bên ngoài và
quy định hành vi cụ thể trong sự tác động qua lại với các điều kiện bên ngoài.
- Thái độ luôn phát triển trong sự phụ thuộc vào tồn tại xã hội nơi con người sống
và hoạt động.
- Thái độ cần được coi như các hệ thống chức năng, xem xét về mặt sinh lý học
thần kinh. [13]
*G. W. Allport đã tổng kết các định nghĩa khác nhau về thái độ và ông đã rút ra
những đặc điểm của thái độ đó là: Thái độ có ảnh hưởng, tác động và điều khiển hành vi;
Thái độ là trạng thái có tổ chức; Thái độ là trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần
kinh; Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng; Thái độ dựa trên kinh nghiệm được tiếp thu
từ trước.[17]
Theo định nghĩa chung về thái độ, thái độ có những đặc điểm sau:
- Thái độ luôn hướng tới một đối tượng cụ thể.
- Tính bền vững tương đối là một đặc điểm khác của thái độ, khi có những tác động
thì nó có thể có những thay đổi phù hợp. Hoặc có sự đổi mới trong thái độ khi cá nhân có
sự thay đổi vị trí, quan điểm của mình trong xã hội.
- Thái độ có các mức độ phản hứng biểu hiện khác nhau. Cùng một khuynh hướng
thái độ nhưng mức độ phản ứng biểu hiện có thể là không giống nhau thông qua cá mức
độ nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi của con người.
- Thái độ quy định sự sẵn sàng hành động của chủ thể với đối tượng theo một
hướng nhất định.Khi cá nhân có thái độ nào đó với đối tượng thì họ sẽ sẵn sàng hành
động với đối tượng đó một cách nhanh chóng theo một hướng thống nhất.
- Khi thái độ được hình thành sẽ có tác dụng điều khiển, điều chỉnh hành vi của
mỗi cá nhân.
18
Như vậy, trong những hoàn cảnh cụ thể thì thái độ sẽ sẵn sàng phản ánh, chi phối
việc lưạ chọn và đưa ra những quyết định của con người với đối tượng thông qua mặt
nhận thức, xúc cảm – tình cảm, và hành vi của con người.
1.1.1.5.Cơ chế hình thành thái độ
Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về thái độ đã chỉ ra rằng, thái độ được
hình thành trong quá trình hoạt động và giao tiếp của cá nhân với người khác. Hai nhà
nghiên cứu người Đức là M.Vorwerg và H.Hiebsch đã đưa ra 4 cơ chế đề hình thành nên
thái độ. [19]
Bắt chước: Bắt chước là quá trình cá nhân hình thành thái độ thông qua con
đường tự phát. Những hành vi và phản ứng được thực hiện mà không cần sử dụng đến
kỹ thuật giáo dục theo một phương thức nào cả.
Đồng nhất hóa: Tức là con người tự đặt mình vào vị trí cảu cá nhân khác để có
những suy nghĩ và hành vi như họ. Hay nói cách khác là quá trình chủ thể thống nhất bản
thân mình với người khác dựa trên mối liên hệ xúc cảm – tình cảm và chuyển những giá
trị, chuẩn mực vào thế giới nội tâm của mình.
Giảng dạy: Là việc hình thành thái độ của con người thông qua sự tác động một
cách có mục đích của người khác nhằm thông báo truyền thụ tri thức, thông tin.
Chỉ dẫn: Là quá trình hình thành thái độ đòi hỏi chủ thể phải chủ động, tích cực
theo sự chỉ dẫn nào đó trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức.
Trong quá trình hình thành thái độ ở cá nhân, các cơ chế không tách biệt hoàn
toàn mà có sự hòa trộn, đan xen với nhau. Tùy vào những tình huống cụ thể mà cơ chế
này hay cơ chế khác chiếm ưu thế trong quá trình hình thành thái độ.
1.1.1.6. Phân loại thái độ
Có nhiều cách phân loại thái độ nhưng có thể chia thái độ thành 3 loại như sau:
-Thái độ tích cực: Luôn định hướng, điểu chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với
sự thay đổi của môi trường. Thái độ tích cực sẽ thúc đẩy cá nhân lạc quan, hứng thú
trong công việc. Đặc biệt, với thái độ tích cực cá nhân sẽ nỗ lực hết khả năng nhằm đạt
thành tích cao nhất và có thể ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.
- Thái độ trung tính: Tức là cá nhân đó không có ý kiến riêng của bản thân mình, không
đồng tình cũng không ủng hộ.
- Thái độ tiêu cực: Ngược lại với thái độ tích cực, thái độ tiêu cực là chỉ cá nhân có những
biểu hiện xấu, không muốn làm việc, không nỗ lực để hoàn thành công việc. Khi thái độ tiêu
cực xuất hiện sẽ gây cản trở đến hiệu quả công việc, cá nhân dễ chán nản, bi quan. [13]
19
1.1.1.7. Thang đo thái độ
Thông qua những nghiên cứu về thái độ, các nhà tâm lý học đã đề xuất những
thang đo để ứng dụng vào cuộc sống, nhà tâm lý học người Đức là H. Benesch đã đề
xuất một bảng đo thái độ gồm 4 yếu tố
- Hướng: Mục tiêu để cá nhân có thái độ hướng tới.
- Mức độ: Cao hay thấp, nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên.
- Cường độ: Mạnh hay yếu, tích cực hay không tích cực, chủđộng hay không chủ động.
- Ý nghĩa: Thái độ bộc lộ ra bên ngoài có giá trị như thế nào đối với đối tượng hay sự
việc mà cá nhân đó thể hiện.[13]
1.1.2. Hoạt động thực tập tại doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm thực tập
Theo định nghĩa của Đại tự điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): “Thực tập
là tập làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực
tập ở nhà máy, sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường.
“Thực tập sinh là người được cử đến các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu
để làm việc, để trau giồi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ”.[15]
Thực tập (stage) theo định nghĩa của tự điển LaRousse thì đây là giai đoạn học
tập, nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề (Thực
tập luật sư. Thực tập sư phạm), cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm
việc tại doanh nghiệp để hoàn tất chương trình đào tạo.
Những định nghĩa nêu trên đã khẳng định thực tập là khoảng thời gian được sử
dụng để học một nghề nào đó từ môi trường thực tế.
Còn theo quan điểm của chúng tôi thì : “Thực tập là hình thức học tập thông qua
việc SV trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị thực tập trong một
khoảng thời gian nhất định”
Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân
viên mới trong công ty. Các thực tập sinh sẽ làm việc chung với các nhân viên khác
nhưng không phải để thay thế cho các vị trí chính thức. Thực tập không chỉ là quá trình
giúp bạn có được kiến thức, kinh nghiệm thực tế về một lĩnh vực chuyên môn. Thực tập
chính là cơ hội để bạn quan sát và trải nghiệm công việc hàng ngày tại một công ty, tìm
hiểu về văn hóa và môi trường làm việc.
Trong chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, đại học, thực tập được coi
là môn học chính thức, bắt buộc và đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả các SV.
20
Thực tập có nhiều hình thức khác nhau, trong đó 2 hình thức chính gồm: Thực tập nhận
thức và thực tập tốt nghiệp.
*Thực tập nhận thức:
Kỳ thực tập được tiến hành sau khi SV vào trường hoặc sau một năm học. Mục
đích của đợt thực tập này là giúp SV bước đầu tiếp xúc và làm quen với môi trường
doanh nghiệp, thực hiện những công việc mà người hướng dẫn tại doanh nghiệp giao
trong phạm vi những kiến thức đã được trang bị ở cuối năm thứ nhất.
*Thực tập tốt nghiệp:
Việc thực tập được tiến hành sau khi SV học hết năm thứ ba. Ở giai đoạn này,
SV có thể độc lập xử lý, giải quyết công việc mà không cần có sự chỉ đạo của người
hướng dẫn. SV tiếp tục vận dụng những kỹ năng chuyên môn và những kiến thức hỗ trợ
đã được học ở trường vào công việc thực tế. Có thể phát hiện được những vấn đề còn
vướng mắc của doanh nghiệp để từ đó, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến
thức đã được học, đề xuất các biện pháp cải thiện để giúp cho công việc được trôi chảy,
hiệu quả hơn. Trong kỳ thực tập này SV cũng có thể được giao thực hiện một đề tài.
Phần lớn những đề tài này đã được doanh nghiệp hướng dẫn, giúp SV có tư liệu, dữ kiện
để thực hiện.
1.1.2.2. Vai trò của thực tập
Là một phần quan trọng trong chương trình học chính khóa ở trường, giữ một vai
trò quan trọng trong việc đào tạo những kỹ thuật viên lành nghề, có thể thao tác được
trong thực tế. Đây là khoảng thời gian SV được nhà trường giới thiệu hoặc SV tự tìm
một công ty, doanh nghiệp và đến đó làm việc như một nhân viên thực thụ. SV phải chấp
hành mọi qui định của nơi thực tập, được nơi tiếp nhận theo dõi, quản lý và đánh giá. SV
sẽ được phân công thực hiện những công việc cụ thể theo chuyên ngành được đào tạo.
Tùy khả năng thích nghi, mức độ hoàn thành công việc và năng lực của bản thân mà SV
có thể đảm nhận những công việc đơn giản hoặc phức tạp.
Đối với các trường cao đẳng, đại học, thực tập là một hình thức thực hành, rèn
luyện các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó, giúp sinh viên từng bước nâng cao tay
nghề, hoàn thiện ý thức và tình cảm nghề nghiệp. Với sự chuẩn bị này, sinh viên có thể
vững vàng hơn sau khi tốt nghiệp để chọn được những công việc phù hợp và có thể làm
việc được như một nhân viên thực thụ mà không cần trải qua thời gian thử việc.
Thực tập tại doanh nghiệp nhằm đạt những mục tiêu sau:Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức,
chức năng hoạt động của công ty, doanh nghiệp được đến thực tập; Học về cách thức
giao tiếp trong công ty, doanh nghiệp; Học về cách tổ chức công việc và cách quản lý
21
thời gian sao cho hợp lý và hiệu quả; Rèn luyện cho SV tính tự giác, chịu đựng được áp
lực của công việc để có thể trở thành một nhân viên thực thụ sau này; Tạo điều kiện để
SV hoà nhập môi trường làm việc thực tế, áp dụng các kiến thức đã học vào công việc
của một công ty, doanh nghiệp; Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc theo nhóm ở nơi
công sở biết cách ứng xử, giải quyết các tình huống nghiệp vụ trong môi trường thựctế
1.1.3. Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
1.1.3.1. Sinh viên và các đặc điểm của sinh viên
a. Sinh viên
“Sinh viên” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “Studens”; tiếng
Pháp là “Etudiant”; tiếng Anh là “Student”; Có thể hiểu là người đang học tập trên ghế
nhà trường tìm kiếm, nghiên cứu tri thức.
- Theo Từ điển Tiếng Việt: SV là người học ở bậc Đại học
Theo một quan điểm khác thì SV là đại diện cho một nhóm xã hội được đào tạo
tại các trường cao đẳng hoặc đại học để tích lũy kinh nghiệm cho hoạt động sau này.
Như hoạt động sản xuất tinh thần hay vật chất. Khi tổ chức theo mục đích xã hội nhằm
trang bị cho việc thực hiện vai trò trong xã hội thì SV luôn chủ động. Do vậy, họ là lực
lượng vô cùng quan trọng trong việc bổ xung đội ngũ có tri thức được rèn luyện để
thành lao động trí óc phục vụ cho các hoạt động của xã hội là quan điểm của X.L.
Rubinstein:
Từ việc tìm hiểu các khái niệm về SV, theo chúng tôi: SV là những người đang
rèn luyện, học tập, nghiên cứu tại các trường Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên
nghiệp nhằm lĩnh hội những tri thức của nhân loại để hình thành những phẩm chất đạo
đức và hoạt động tay nghề đáp ứng cho nhu cầu của xã hội.
b. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên
- Sự phát triển nhận thức: Hoạt động học của SV là hoạt động căng thẳng về trí
tuệ, đòi hỏi sự chọn lọc của tri giác và trí nhớ; trí tưởng tượng sáng tạo.... Trong quá
trình suy nghĩ mọi hiện tượng, sự vật, SV luôn thể hiện khả năng phê phán, khái quát
hóa. Chính vì vậy, SV có khả năng tự nghiên cứu, tự học tập rất cao.
- Nhân cách: việc hình thành nhân cách diễn ra theo xu hướng là phát triển, hoàn
thiện nghề nghiệp. Những mong muốn về nghề nghiệp với sự trưởng thành về mặt xã
hội. Nhân cách được hình thành một cách ổn định, việc tự giáo dục được tập trung cao.
+ Sự phát triển tự ý thức: Là khả năng tự đánh giá, phân tích, điều khiển bản thân
trong các hoạt động và sự va chạm trong các mối quan hệ xã hội. Từ đó SV có khả năng
tự thay đổi nhận thức, hành động của bản thân phù hợp với các tình huống trong cuộc
22
sống. Đặc biệt trong quá trình học tập tại trường, SV tập trung lĩnh hội các kỹ năng, kỹ
xảo, tri thức nhằm đáp ứng yêu cầu đầu ra của nhà trường và nhu cầu của xã hội.
+ Việc khám phá, tìm tòi là một trong những đam mê của SV. Họ luôn có mong
muốn tìm ra những điều mới và đặt bản thân mình vào những thử thách để đương đầu,
khám phá nó.
+ Đời sống xúc cảm, tình cảm: Tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ được phát triển
nhất trong giai đoạn này.Việc mong muốn được làm chủ tri thức và có những kỹ năng, kỹ
xảo là tình cảm trí tuệ được thể hiện rõ nhất. Họ có khả năng vận dụng một cách sáng tạo
các phương tiện học tập và các phương pháp phù hợp với môi trường hoàn cảnh mới để
đáp ứng cho việc học tập có hiệu quả.
Như vậy, SV là những người yêu thích những cái mới, có sức khỏe, có vốn kiến
thức khoa học cơ bản nhất, có vốn kinh nghiệm sống phong phú là cơ sở cho việc giải
quyết những yêu cầu đặt ra với họ. Nhưng, SV vẫn còn rất bồng bột, chưa có tính kiên
nhẫn nên gặp rất nhiều vướng mắc trong việc đối đầu với những nhiệm vụ mới. Chính vì
vậy, chúng tôi rất quan tâm nghiên cứu thái độ đối với hoạt động thực tập của SV.
1.1.3.2.Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
a. Khái niệm thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Từ những phân tích về hoạt động thực tập, theo chúng tôi: Thái độ đối với hoạt động
thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên là một trạng thái tâm lý, một thuộc tính trọn vẹn của ý
thức được thể hiện qua các mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi của cá nhân. trong những hình
huống, những điêù kiện của môi trường thực tập tại doanh nghiêp.
b. Cấu trúc của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp
23
Qua việc tìm hiểu và phân tích cấu trúc về thái độ như trên, chúng ta có thể mô tả
cấu trúc thái độ đối với hoạt động thực tập như sau:
Hình 1.2: Cấu trúc thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của sinh viên
[Nguồn: Vũ Thị Như Quỳnh, 2007,13 ]
Cấu trúc trên bao gồm các thành tố:
+ Nhận thức: SV phải hiểu được vai trò, ý nghĩa của hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp. Ngoài ra, các em phải nhận thức được nhiệm vụ của bản thân mình khi tham gia
vào hoạt động thực tập
+ Xúc cảm, tình cảm: Chính phương pháp tổ chức quản lý và những nội quy của doanh
nghiệp sẽ làm SV nảy sinh những cảm xúc phức tạp, sự thích thú, hay không thích thú
…Điều này đòi hỏi SV phải biết điều chỉnh cảm xúc của mình và đây cũng là dấu hiệu
quan trọng của Xúc cảm - tình cảm. Xúc cảm của SV phải được thể hiện như sau: SV
phải có xúc cảm tích cực, dương tính khi tham gia hoạt động thực tập tại doan nghiệp và
thấy thích thú khi thực hiện các hoạt động thực tập.
+ Hành vi: SV phải thực hiện thường xuyên các hoạt động trong hoạt động thực tập:
chấp hành nội quy, rèn luyện kỹ năng nghề, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ
của doah nghiệp…
1.2. Biểu hiện và mức độ biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tập tại
doanh nghiệp của sinh viên
1.2.1. Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên được biểu hiện
qua các mặt nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi.
Nhận thức
Xúc cảm Hành vi
THÁI ĐỘ BIỂU HIỆN TÍNH
TÍCH CỰC TRONG HOẠT
ĐỘNG THỰC TẬP
24
Thực tập tại doanh nghiệp là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học
chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới. Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo điều kiện
cho SV có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học với môi trường hoạt
động sản xuất, kinh doanh thực tế trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên đa phần các bạn SV
khi chuẩn bị đi thực tập đều rất bỡ ngỡ về môi trường Doanh nghiệp mới. Do vậy, những
biểu hiện của SV về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp có thể xét trên 3
khía cạnh: nhận thức, xúc cảm- tình cảm và hành vi.
1.2.1.1 Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên được biểu
hiện qua nhận thức
Cá nhân nhận thức chính bản thân mình và hiện thực khách quan qua quá trình
tương tác với các tình huốn trong cuộc sống. Từ đó, cá nhân có những hành vi và thái độ
phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Có thể khẳng định rằng con người nhận biết được
thiên nhiên, làm chủ bản thân và xã hội là do quá trình nhận thức.
Biểu hiện rõ nhất của thái độ trong nhận thức đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp đó là SV nhận thức được ý nghĩa, vai trò của hoạt động thực tập.
Qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp, SV được học hỏi kinh nghiệm trong môi
trường thực tiễn nghề nghiệp. Được trang bị thêm những kiến thức chuyên môn cũng
như việc rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động thực tập còn tạo thêm hứng thú
nghề nghiệp và làm cho SV nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, tăng
cường các mối quan hệ trong thế giới nghề nghiệp. Sau khi thực tập tốt nghiệp các em sẽ
tự tin hơn khi đi xin việc và có cơ hội việc làm và khả năng phát triển. Điểm thực tập sẽ
giúp bảng điểm của các SV tăng lên đáng kể.
Nhận thức về nhiệm vụ của SV về trước khi đi thực tập :Tìm cơ sở thực tập phù
hợp với chuyên ngành; Tìm hiểu về nội quy quy định của doanh nghiệp thực tập; Tìm
hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và văn hóa cơ quan.
Trong quá trình thực tập: Nhận thức về nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi hực
tập; hăng say làm việc và rèn luyện kỹ năng nghề; Xây dựng tác phong công nghiệp;
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể văn nghệ, thể dục thể thao; Tìm hiểu và rèn
luyện về cách thức giao tiếp trong công ty; Rèn luyện cách tổ chức công việc và cách
quản lý thời gian; Rèn luyện tính tự giác, chịu đựng được áp lực của công việc; Hòa
nhập với môi trường thực tế, áp dụng các kiến thức đã được học vào trong thực tế; Xây
dựng mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Sau thời gian thực tập: SV rèn luyện được ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm
việc trong công nghiệp; Phát triển mối quan hệ với thế giới nghề nghiệp;
25
Nhận thức về hình thức tổ chức hoạt động thực tập của doanh nghiệp: Phổ biến
nội quy của công ty; Phân công giáo viên quản lý; Phân công vị trí làm việc; Quản lý và
theo dõi thực tập; Kiểm tra thực tập; Đánh giá kết quả thực tập.
1.2.1.2. Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên được biểu
hiện qua xúc cảm - tình cảm
Xúc cảm - tình cảm của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động.
Các cá nhân thường có những xúc cảm khác nhau trong quá trình tương tác với những
tình huống trong cuộc sống. Như vậy, để có những xúc cảm - tình cảm tốt từ việc môi
trường tác động lên các cá nhân thì cá nhân đó phải luôn hình thành ở bản thân mình ý
chí khắc phục khó khăn, quyết tâm làm chủ mọi tình huống, là người chủ động tác động
lên hoàn cảnh từ đó những kinh nghiệm lịch sử - xã hội được hình thành.
Một trong những động cơ thúc đẩy cá nhân làm việc tích cực là họ phải có xúc
cảm tích cực. Nó thể hiện sự quyết tâm, khát vọng, tự giác, tích cực trong quá trình làm
việc. Xúc cảm của SV với hoạt động thực tập là sự biểu hiện thích thú hay tích cực với
thời điểm:
Trước khi đi thực tập: Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để có cách ứng xử và
thái độ phù hợp; Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn
của quá trình sản xuất tại doanh nghiệp ;
Trong quá trình thực tập: Rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo; Chấp hành nội quy
nơi thực tập; Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại; Làm việc như
một nhân viên thực thụ, vui vẻ hòa đồng với mọi người tại nơi thực tập; Trao đổi với
giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc;
Sau qua trình thực tập: Duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp; Viết và nộp báo cáo.
1.2.1.3. Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên được biểu
hiện qua hành vi
Hành vi là một trong những nhân tố quan trọng nhất của thái độ. Là xu hướng hay
hành động có liên quan đến thái độ của cá nhân. Nếu SV có nhận thức tốt, xúc cảm –
tình cảm tích cực nhưng lại không được thể hiện thông qua những hành vi cụ thể thì thái
độ đó vẫn chưa có ý nghĩa. Hành vi của thái độ trong hoạt động thực tập là biểu hiện tính
tích cực, chủ động gắn với nhu cầu thói quen của SV trong quá trình thực tập có ý nghĩa
vô cùng quan trọng, góp phần hình thành thái độ thực tập tích cực của SV.
Hành vi có thường xuyên hay không của SV trong quá trình thực tập được biểu
hiện thông qua các mặt:
26
Trước khi đi thực tập: Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để có cách ứng xử và
thái độ tác phong phù hợp; Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các
công đoạn của quá trình sản xuất tại doanh nghiệp ;
Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp; Chấp hành đúng nội quy nơi thực tập,
đảm bảo kỷ luật lao động; Tinh thần làm việc say sưa, năng động; Tích cực, tự giác rèn
luyện những kỹ năng, kỹ xảo; Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại
;Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ; Thường
xuyên trao và đầy đủ về hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp; trao đổi với giáo
viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc;
Sau khi thực tập: Duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp; Viết và nộp báo cáo
1.2.2. Mức độ biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp
của sinh viên
Mức độ
Các mặt biểu hiện
Nhận thức Xúc cảm - tình cảm Hành vi
Mức 1:
Thái độ
rất tích
cực
- Nhận thức đúng
đắn và đầy đủ về
ý nghĩa của hoạt
động thực tập tại
doanh nghiệp
- Nhận thức
đúng đắn và đầy
đủ về nhiệm vụ
của bản thân khi
tham gia hoạt
động thực tập
- Nhận thức
đúng đắn và đầy
đủ về hình thức
tổ chức của
doanh nghiệp
-Rất thích và tích cực tìm
hiểu về văn hóa doanh
nghiệp
-Rất thích và tích cực tìm
hiểu tổng quát về kỹ thuật,
công nghệ sản xuất và các
công đoạn của quá trình sản
xuất
-Rất thích và tích cực chấp
hành nội quy nơi thực tập
-Rất thích và tích cực tự
giác rèn luyện những kỹ
năng, kỹ xảo
-Rất thích và tích cực tham
gia hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao, dã ngoại
-Rất thích và tích cực tạo ấn
tượng tốt với doanh nghiệp,
làm việc như một nhân viên
thực thụ
- Rất thích và tích cực trao
đổi với giáo viên quản lý về
tình hình thực tập và ghi
chép đầy đủ nhật ký công
việc
- Rất thích và tích cực duy
-Rất thường xuyên tìm hiểu về
văn hóa doanh nghiệp
-Rất thường xuyên tìm hiểu
tổng quát về kỹ thuật, công
nghệ sản xuất và các công
đoạn của quá trình sản xuất
-Chấp hành rất thường xuyên
nội quy nơi thực tập
-Rất thường xuyên tích cực, tự
giác rèn luyện những kỹ năng,
kỹ xảo
-Rất thường xuyên tham gia
hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể thao, dã ngoại
-Rất thường xuyên tạo ấn
tượng tốt với doanh nghiệp,
làm việc như một nhân viên
thực thụ
- Rất thường xuyên trao đổi
với giáo viên quản lý về tình
hình thực tập và ghi chép đầy
đủ nhật ký công việc
- Rất thường xuyên duy trì
mối quan hệ với doanh nghiệp
- Rất thường xuyên viết và
nộp báo cáo
27
Mức độ
Các mặt biểu hiện
Nhận thức Xúc cảm - tình cảm Hành vi
trì mối quan hệ với doanh
nghiệp
Mức 2:
Thái độ
tích
cực
- Nhận thức phần
lớn đúng đắn và
đầy đủ về ý nghĩa
của hoạt động
thực tập tại doanh
nghiệp
- Nhận thức
phần lớn đúng
đắn và đầy đủ về
nhiệm vụ của bản
thân khi tham gia
hoạt động thực
tập
- Nhận thức
phần lớn đúng
đắn và đầy đủ về
hình thức tổ chức
quản lý của
doanh nghiệp
- Phần lớn là thích và tích
cực trong các hoạt động:
+ Tìm hiểu về văn hóa
doanh nghiệp
+ Tìm hiểu tổng quát về kỹ
thuật, công nghệ sản xuất và
các công đoạn của quá trình
sản xuất
+ Chấp hành nội quy nơi
thực tập
+ Tự giác rèn luyện những
kỹ năng, kỹ xảo
+ Tham gia hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể thao, dã
ngoại
+ Tạo ấn tượng tốt với doanh
nghiệp, làm việc như một
nhân viên thực thụ
+ Trao đổi với giáo viên
quản lý về tình hình thực tập
và ghi chép đầy đủ nhật ký
công việc
+ Tích cực duy trì mối quan
hệ với doanh nghiệp
- Thường xuyên tìm hiểu về
văn hóa doanh nghiệp
- Thường xuyên tìm hiểu tổng
quát về kỹ thuật, công nghệ
sản xuất và các công đoạn của
quá trình sản xuất
- Thường xuyên chấp hành nội
quy nơi thực tập
- Thường xuyên tích cực, tự
giác rèn luyện những kỹ năng,
kỹ xảo
- Thường xuyên tham gia hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể
thao, dã ngoại
- Thường xuyên tạo ấn tượng
tốt với doanh nghiệp, làm việc
như một nhân viên thực thụ
- Thường xuyên trao đổi với
giáo viên quản lý về tình hình
thực tập và ghi chép đầy đủ
nhật ký công việc
- Thường xuyên duy trì mối
quan hệ với doanh nghiệp
- Thường xuyên viết và nộp
báo cáo
Mức 3:
thái độ
chưa
tích
cực
- Nhận thức ở
mức trung bình về
ý nghĩa của hoạt
động thực tập tại
doanh nghiệp
- Nhận thức ở
mức trung bình
về nhiệm vụ của
bản thân khi
tham gia hoạt
động thực tập
- Nhận thức ở
mức trung bình
- Phần lớn là không thích và
không tích cực với các hoạt
động trước trong và sau thực
tập:
+Tìm hiểu về văn hóa doanh
nghiệp
+ Tìm hiểu tổng quát về kỹ
thuật, công nghệ sản xuất và
các công đoạn của quá trình
sản xuất
+Chấp hành nội quy nơi
thực tập
+ Tự giác rèn luyện những
kỹ năng, kỹ xảo
- Thỉnh thoảng tìm hiểu về
văn hóa doanh nghiệp
- Thỉnh thoảng tìm hiểu tổng
quát về kỹ thuật, công nghệ
sản xuất và các công đoạn của
quá trình sản xuất
- Thỉnh thoảng chấp hành rất
thường xuyên nội quy nơi
thực tập
- Thỉnh thoảng tích cực, tự
giác rèn luyện những kỹ năng,
kỹ xảo
- Thỉnh thoảng tham gia hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể
28
Mức độ
Các mặt biểu hiện
Nhận thức Xúc cảm - tình cảm Hành vi
về hình thức tổ
chức quản lý của
doanh nghiệp
+ Tham gia hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể thao, dã
ngoại
+ tạo ấn tượng tốt với doanh
nghiệp, làm việc như một
nhân viên thực thụ
+ Trao đổi với giáo viên
quản lý về tình hình thực tập
và ghi chép đầy đủ nhật ký
công việc
+ Duy trì mối quan hệ với
doanh nghiệp
thao, dã ngoại
- Thỉnh thoảng tạo ấn tượng
tốt với doanh nghiệp, làm việc
như một nhân viên thực thụ
- Thỉnh trao đổi với giáo viên
quản lý về tình hình thực tập
và ghi chép đầy đủ nhật ký
công việc
- Thỉnh thoảng duy trì mối
quan hệ với doanh nghiệp
- Thỉnh thoảng viết và nộp báo
cáo
Mức 4:
Thái độ
không
tích
cực
- Nhận thức
không đúng ý
nghĩa của hoạt
động thực tập tại
doanh nghiệp
- Nhận thức
không đúng về
nhiệm vụ của bản
thân khi tham gia
hoạt động thực
tập
- Nhận thức
không đúng về
hình thức tổ chức
quản lý của
doanh nghiệp
- Không thích và không tích
cực với các hoạt động
+ Tìm hiểu về văn hóa
doanh nghiệp
+ Tìm hiểu tổng quát về kỹ
thuật, công nghệ sản xuất và
các công đoạn của quá trình
sản xuất
+ Chấp hành nội quy nơi
thực tập
+ Tự giác rèn luyện những
kỹ năng, kỹ xảo
+ Tham gia hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể thao, dã
ngoại
+ Tạo ấn tượng tốt với
doanh nghiệp, làm việc như
một nhân viên thực thụ
+ Trao đổi với giáo viên
quản lý về tình hình thực tập
và ghi chép đầy đủ nhật ký
côn
+ Duy trì mối quan hệ với
doanh nghiệp
- Không bao giờ tìm hiểu về
văn hóa doanh nghiệp
- Không bao giờ tìm hiểu tổng
quát về kỹ thuật, công nghệ
sản xuất và các công đoạn của
quá trình sản xuất
- Không bao giờ chấp hành
nội quy nơi thực tập
- Không bao giờ tích cực, tự
giác rèn luyện những kỹ năng,
kỹ xảo
- Không bao giờ tham gia hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể
thao, dã ngoại
- Không bao giờ tạo ấn tượng
tốt với doanh nghiệp, làm việc
như một nhân viên thực thụ
- Không bao giờ trao đổi với
giáo viên quản lý về tình hình
thực tập và ghi chép đầy đủ
nhật ký công việc
- Không bao giờ duy trì mối
quan hệ với doanh nghiệp
- Không bao giờ viết và nộp
báo cáo
29
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại
doanh nghiệp của sinh viên
1.3.1. Yếu tố chủ quan
Những yếu tố chủ quan tác động đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp của SV là: Hứng thú, năng lực, ý chí, sức khỏe của bản thân mỗi SV.[13 ]
Hứng thú thực tập tại doanh nghiệp là thái độ đặc biệt của SV. Nhờ có hứng thú
mà tính cích cực trong hoạt động của SV mới được thúc đẩy và duy trì. Nó làm tăng hiệu
quả của hoạt động. Do đó có quan niệm cho rằng: “hứng thú là thái độ đặc biệt của cá
nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa có khả năng
mang lại những khoái cảm cho con người trong quá trình hoạt động”. Ở SV trong quá
trình thực tập tại doanh nghiệp, hứng thú được thể hiện thông qua sự tập trung chú ý sự
quan tâm và say mê với công việc được phân công. Trong quá trình này, không những
SV quan tâm, chú ý đến công việc mà còn nảy sinh tình cảm với công việc đó. Khi đó
hứng thú trở thành một dạng đặc biệt của thái độ và thông qua nó có thể đánh giá thái độ
của SV đối với công việc như thế nào. Có thể nói, hứng thú như là một dấu hiệu, một chỉ
số nhằm đánh giá mức độ biểu hiện ra bên ngoài của thái độ.
Một trong những yếu tố để xây dựng và phát triển thái độ học tập tích cực cho SV
là trình độ nhận thức. Là điều kiện không thể thiếu được để hình thành lên thái độ thực
tập đúng đắn. Khi SV hiểu biết được ý nghĩa, nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết,
vai trò, nội dung…của hoạt động thực tập, khi đó các em mới có thái độ tích cực, tự giác
trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp. Việc nhận thức hoạt động này có tích cực hay
không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trình độ nhận thức của SV. Những SV có
trình độ năng lực nhận thức chưa tốt thì với các em hoạt động nào cũng khó, nhiều hoạt
động có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của các SV nên dẫn đến việc họ chán thực tập.
Ngược lại, với trình độ năng lực nhận thức tốt, các SV dễ dàng lĩnh hội công việc theo sự
hướng dẫn của các anh chị quản lý, thậm chí còn thích thú với hoạt động tìm tòi từ đó
hình thành thái độ tích cực.
Yếu tố sức khỏe cũng ảnh hưởng lớn đến thái độ thực tập, nếu SV có sức khỏe tốt
luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận những công việc được phân công, chủ động hoàn
thành tốt nhiệm vụ của mình. Vì khi đi thực tập tại môi trường doanh nghiệp, các em
phải thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới. từ việc học tập ở trường chủ yếu ở
trên sách vở và rèn luyện các thao tác ở các phòng thực hành tại trường. Tuy nhiên, khi
các em bước vào công ty thực tập, các em sẽ phải làm việc như một công nhân của công
ty. SV phải đáp ứng giờ làm, giờ nghỉ ngơi của công ty. Vì vậy, những SV không có sức
30
khỏe tốt thì không thể đáp ứng được công việc gây nên tâm trạng uể oải, lảng tránh công
việc của mình.
Ý chí vươn lên trong hoạt động thực tập cũng là một nhân tố không thể thiếu được
trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Bởi vì, trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ
gặp rất nhiều khó khăn do thay đổi môi trường làm việc, do áp lực của công việc đặt ra.
SV luôn phải cố gắng hoàn thành tốt phần việc của mình, do vậy, nếu không có ý chí
vươn lên thì SV rất dễ bỏ cuộc dẫn đến tình trạng bỏ thực tập hoặc trong các thao tác của
công việc, các em không tập trung dễ dẫn đến những sai sót gây ảnh hưởng đến kết quả
công việc của cả nhóm, cả dây chuyền thậm chí ảnh hưởng đến cả công ty.
1.3.2. Yếu tố khách quan
Đó là những yếu tố bên ngoài tác động vào chủ thể bằng những con đường khác
nhau.[13 ]
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thực hành, thực tập là yếu tố đầu tiên tác động
đến thái độ của SV khi tham gia vào hoạt động thực tập tại các doanh nghiệp. Khi bước
chân vào doanh nghiệp thì cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ được SV cảm quan đầu tiên và
gây ấn tượng ban đầu đối với họ. Chính vì vậy, nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại
sẽ tác động mạnh mẽ lên ý thức của SV. SV cho rằng được làm việc ở một môi trường
chuyên nghiệp như vậy thì các em phải cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ của bản
thân mình.
Chế độ hỗ trợ là một nhân tố tác động rất lớn tới thái độ của SV khi đi thực tập.
SV cảm thấy thích thú và nhiệt tình hơn đối với những công việc mà doanh nghiệp hỗ trợ
với mức tiền cao và ngược lại. Mặc dù, theo quy định đi thực tập là không được trả lương,
nhưng những năm gần đây các doanh nghiệp thường chi hỗ trợ cho SV thực tập một phần.
Mức chi hỗ trợ tùy thuộc vào công ty lớn hay nhỏ, có chế độ phúc lợi lớn hay không. Có
nhiều trường hợp khi SV đi thực tập đến khi cán bộ quản lý thông báo chế độ cho SV và nội
quy quy định đi thực tập thì ngay hôm sau sinh viên tự ý nghỉ làm, hoặc lôi kéo thêm bạn bè
cùng nghỉ việc. Ngoài ra mỗi công ty cũng thông báo, nếu những SV thực tập nào có kết quả
thực tập tốt và có nguyện vọng vào làm tại công ty sau khi tốt nghiệp đó cũng là một động lực
giúp các em rèn luyện kỹ năng của bản thân để sau khi ra trường có thể được nhận vào làm
hoặc có thể xin vào những công ty khác khi mà bản thân mình đã có những kinh nghiệm.
Các mối quan hệ xung quanh môi trường thực tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
SV. Mặc dù là SV thực tập nhưng các em vẫn được giao những công việc như một người
công nhân thực thụ và được làm ở vị trí đan xen với những công nhân khác của công ty .
Những công nhân cũ lành nghề ở công ty có thể hướng dẫn trực tiếp các em thực tập nếu
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên
Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên

More Related Content

What's hot

Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Lâm Xung
 
Bao cao-thuc-tap-chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanh
Bao cao-thuc-tap-chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanhBao cao-thuc-tap-chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanh
Bao cao-thuc-tap-chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanhhng1635
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnNgọc Ánh Nguyễn
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcQuang Hoang
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGMcTr14
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...Thảo Nguyễn
 

What's hot (20)

Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinhNhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
 
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt NamĐề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
Đề tài: Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động của Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Hồng Hà, HAY
 
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng BIDV chi nhánh sài gòn
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng BIDV chi nhánh sài gònHoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng BIDV chi nhánh sài gòn
Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại ngân hàng BIDV chi nhánh sài gòn
 
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
Nhật ký thực tập hoàn chỉnh 1111
 
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
Đề tài tốt nghiệp: Quản trị nguồn nhân lực tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HAY!
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái Tuấn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái TuấnLuận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái Tuấn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Thái Tuấn
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
 
Bao cao-thuc-tap-chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanh
Bao cao-thuc-tap-chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanhBao cao-thuc-tap-chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanh
Bao cao-thuc-tap-chuyen-nganh-quan-tri-kinh-doanh
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
 
đề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luậnđề Cương chi tiêt khóa luận
đề Cương chi tiêt khóa luận
 
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công ViệcCâu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
Câu hỏi Trắc Nghiệm Bài 2 QTNNL- Phân Tích Công Việc
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây NinhLuận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT tỉnh Tây Ninh
 
Báo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docx
Báo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docxBáo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docx
Báo cáo thực tập tại công ty trang trí nội thất Quốc Hòa.docx
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
 
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo v...
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 

Similar to Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên

Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...
Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...
Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...jackjohn45
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên (20)

Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...
Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...
Luận văn: Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập: So sánh Họ...
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docxCác Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Tại Công Ty Viglacera
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Tại Công Ty ViglaceraKhoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Tại Công Ty Viglacera
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Tại Công Ty Viglacera
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao động lực làm việc cho giảng viên, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
 
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAYĐề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài công tác tuyển dụng nhân sự công ty Viglacera, ĐIỂM 8, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhómLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
 
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân Xuân Tặng
Đề tài: Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân Xuân TặngĐề tài: Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân Xuân Tặng
Đề tài: Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân Xuân Tặng
 
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ THỊ HUYỀN THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP BẮC NINH Ngành: Tâm lý học Mã số : 8 31 04 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ÚT SÁU HÀ NỘI - 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn của tôi có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Tác giả luận văn Tạ Thị Huyền
  • 3. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Tâm lý - Học Viện Khoa Học Xã Hội, đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Thị Út Sáu - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn tới tập thể giảng viên Trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh và đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các em sinh viên CĐK7 đã cộng tác, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Dù đã cố gắng thật nhiều, song do điều kiện và năng lực của bản thân còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự nhận xét, góp ý chân thành của các nhà khoa học, các quý thầy cô. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2018 Học viên Tạ Thị Huyền
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN....................................................................... 11 1.1. Lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên.........................11 1.2. Biểu hiện và mức độ biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên.............................................................................................................. 23 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên.......................................................................................................................... 29 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................ 34 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.................................................................. 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP BẮC NINH ...................................................................... 44 3.1. Thực trạng thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh ................................................................................................ 44 3.2. Những yếu tố tác động đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh.............................................................. 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 74 PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CĐ Cao đẳng 2 BN Bắc Ninh 3 ĐTB Điểm trung bình 4 ĐLC Độ Lệch chuẩn 5 HĐTT Hoạt động thực tập 6 SV Sinh viên
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua mặt nhận thức về ý nghĩa của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ............................................................................................. 44 Bảng 3.2: Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua mặt nhận thức nhiệm vụ của bản thân khi tham gia hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ........................................................ 47 Bảng 3.3: Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua nhận thức hình thức tổ chức của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ............................................................................................. 50 Bảng 3.4. Thái độ của sinh viên được biểu hiện qua mặt xúc cảm - tình cảm trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ............................................................................................. 52 Bảng 3.5: Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên biểu hiện qua sự tích cực về mặt cảm xúc trong các hoạt động............................................................ 54 Bảng 3.6: Thái độ của sinh viên đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp biểu hiện qua mặt hành vi ..................................................................................................................... 57 Bảng 3.7: Sinh viên tự đánh giá kết quả trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp ........... 60 Bảng 3.8. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh........................................................................................................... 63 Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan đến thái độ đối với hoạt động thực tâp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh................................................................... 64 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của một số yếu tố khách quan đến thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh............................................................. 66
  • 7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc của thái độ............................................................................................... 16 Hình 1.2. Cấu trúc của thái độ trong hoạt động thực tập ...................................................... 23 Biểu đồ 3.1. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh biểu hiện qua mặt nhận thức................................... 51 Biểu đồ 3.2. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh biểu hiện qua mặt xúc cảm - tình cảm.................... 56 Biểu đồ 3.3. Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh biểu hiện qua mặt hành vi ...................................... 62 Biểu đồ 3.4: Đánh giá chung thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh................................................................................ 63 ...............................................................................................................................................
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cách mạng công nghiệp 4.0, đó là xu hướng phát triển của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học cùng với những phát minh của Internet và trí tuệ nhân tạo. Với những thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi mỗi quốc gia phải phát huy tối đa và có hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó con người mà chính là lực lượng học sinh sinh viên có vai trò quan trọng và quyết định. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, trong các trường cao đẳng, đại học, SV cần tăng cường nghiên cứu lý luận để nắm vững hệ thống kiến thức đồng thời tăng cường thực hành, thực tế, thực tập để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và hình thành năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với công việc của bản thân. Nhận thức được ý nghĩa của hoạt động thực hành nghề, các trường cao đẳng, đại học hiện nay đều phát triển chương trình đào tạo theo hướng giảm kiến thức hàn lâm, tăng cường thực hành, thực tập, thực tế, trải nghiệm nghề nghiệp. Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh cũng thực hiện theo xu hướng đó. Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh được thành lập từ năm 1970, hợp tác đào tạo với Đức và đã thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ, kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý thuyết tại trường với việc thực tập tại các công ty, doanh nghiệp. Trong 7 học kỳ của 3 năm học, sinh viên có 2 lần được đi thực tập bao gồm thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp. Hoạt động thực tập có vai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với cả công việc của các em sau này. Kết quả thực tập thường được tính điểm với trọng số tương đối lớn trong học kỳ, ảnh hưởng đến kết quả xếp loại tốt nghiệp của SV. Ngoài ra, kỳ thực tập còn giúp SV được tiếp cận với nghề nghiệp mà các em đã lựa chọn. Các hoạt động thực tiễn giúp SV hiểu được mình sẽ làm công việc như thế nào sau khi ra trường và có những điều chỉnh kịp thời. Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế công việc giúp các em nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc. Tuy nhiên qua quan sát thực tế tại các đơn vị mà SV thực tập cũng như kết quả thực tập của các em cho thấy một bộ phận SV có ý thức tích cực rèn luyện những kỹ năng nghề cũng như cách ứng xử văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn nhiều SV chưa nhận thức được vai trò của hoạt động thực tập nên có những thái độ tiêu cực như thường xuyên vi phạm thời gian làm việc của công ty, tự ý bỏ thực tập hoặc trong quá trình làm việc không tuân thủ các quy trình dẫn đến những sai sót trong sản phẩm gây tổn thất rất
  • 9. 2 lớn cho công ty cũng như uy tín của nhà trường. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng thái độ của SV CĐ Công nghiệp BN đối với HĐTT tại doanh nghiệp, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất kiến nghị phát huy thái độ tích cực và hạn chế thái độ tiêu cực của SV trong quá trình thực tập sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn nhằm nâng cao chất lượng đao tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề trên. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu “Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh” làm đề tài cho luận văn của mình. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Việc nghiên cứu thái độ (attitude) từ lâu đã được đề cập trong tâm lý học, đặc biệt trong tâm lý học xã hội. Người đầu tiên nghiên cứu về thái độ là A.Ph. Lagiurxki (1874- 1917). Trong các tác phẩm “Tâm lý học đại cương và thực nghiệm” (1912), “Chương trình nghiên cứu nhân cách trong mối quan hệ với môi trường” (1912), “Bút ký khoa học về tính cách” (1916) và “Phân loại nhân cách” (1917, 1924) Ông đã nói đến vấn đề thái độ chủ quan của con người với môi trường bên ngoài là như thế nào. A.Ph. Lagiurxki chia đời sống tâm lý của cá nhân thành 2 lĩnh vực: Thứ nhất: Cơ sở bẩm sinh của nhân cách con người như là tính cách, khí chất… chính là cái tâm lý bên trong. Thứ hai: Hệ thống thái độ của nhân cách con người với môi trường xung quanh là cái tâm lý bên trong. [1] Theo ông, những phản ứng được bộc lộ ra bên ngoài của con người từ những tác động từ môi trường xung quanh là thái độ của cá nhân. A.Ph. Lagiurxki cho rằng, theo nghĩa rộng thái độ với môi trường bên ngoài là thái độ với cá nhân khác, nhóm người khác, giới tự nhiên. Ông tập trung chú ý đến thái độ với nghề nghiệp, với lao động, cách ứng xử với người khác. [1] *Nghiên cứu thái độ ở các nước phương Tây. Thông qua những nghiên cứu về sự thích ứng của người nông dân Ba Lan với sự thay đổi môi trường khi di cư sang Mỹ, hai nhà tâm lý học người Mỹ là W. I. Thomas và F. Znaniecki đã đưa ra khái niệm đầu tiên về thái độ (Năm 1918) Người đã chia lịch sử nghiên cứu thái độ ở Phương tây ra làm ba giai đoạn là nhà tâm lý học xã hội Liên Xô P. N. Sikhirev. -Thời kỳ thứ nhất: (Từ khi khái niệm về thái độ được sử dụng đầu tiên vào năm 1918 cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai).
  • 10. 3 Đây là thời kỳ nghiên cứu rất phát triển về vấn đề thái độ với nhiều công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào mối quan hệ giữa thái độ với hành vi và cấu trúc, định nghĩa, chức năng của thái độ. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Thomas W.I và F. Znaniecki (Mỹ). Đặc biệt trong thời gian này đã có tác giả phát hiện ra sự không nhất quán giữa thái độ và hành vi của con người đó là nghịch lý Piere. -Thời kỳ thứ 2: ( Từ Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950) Vấn đề thái độ trong thời kỳ này tập trung nghiên cứu việc phân tích, tìm hiểu vai trò của thái độ trong việc chỉ đạo hành vi (H. Trianodis, R. Marten, J. Traver, H. Fillmore, J. Kalat...). Do những yếu tố khách quan và chủ quan nảy sinh trong quá trình nghiên cứu nên số lượng nghiên cứu giảm khá nhiều. Tuy vậy, thời kỳ này một số nhà nghiên cứu đã để lại tên tuổi như G. Allport, S. Crutchfield, J. Bruner ,Liker, Sank, …[21]. - Thời kỳ thứ ba: (Từ năm 1950 cho đến nay) Thời kỳ này, vấn đề thái độ vẫn có vị trí vững chắc trong tâm lý học xã hội. Những quan niệm mới về định nghĩa, cấu trúc, chức năng của thái độ thường được bàn đến trong giai đoạn này. Có những học thuyết, phương pháp được xây dựng làm cơ sở để lý giải các quan hệ trên như: Thuyết “tự thể hiện” (Parye Beny), Phương pháp điện cơ mặt đo thái độ gián tiếp qua các chỉ số sinh lý của nhà nghiên cứu Scott Fraser và Jonathan Freedman (1966). Như vậy, có thể thấy rằng trong suốt thời kì đầu tiên của thế kỉ 20 đến nay, ở phương tây có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái độ sau đó các phương pháp để tiếp cận và làm sáng tỏ về hiện tượng tâm lý đặc biệt này. Bên cạnh những kết quả đạt được nó cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Theo Shikiew P.M nhược điểm đó là sự bế tắc trong phương pháp luận trong việc lý giải các số liệu thực nghiệm, không lý giải được các mâu thuẫn giữa thái độ và hành vi, tách rời hai thái độ với hoàn cảnh xã hội và với hoạt động. Qua những nghiên cứu của tác giả Shikhirev P.M, chúng ta có thể nhận thấy: Lịch sử nghiên cứu thái độ nói riêng và khoa học tâm lý nói chung, cũng trải qua những bước thăng trầm cùng với lịch sử phát triển của con người. Nghiên cứu của Shikhirew P.M có thể được xem là nghiên cứu chỉ đường cho chúng ta khi muốn đi sâu vào nghiên cứu thái độ ở một thời kì cụ thể nào đó. *Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô. Sau những công trình do A. Ph. Lagiurxki khởi xướng nghiên cứu thái độ, nhà tâm lý học Xô Viết V. N. Miaxisev (1892- 1973) cũng đã bắt đầu từ các nghiên cứu này nhưng trên quan điểm của tâm lý học hoạt động, ông đã xây dựng nên “học thuyết thái
  • 11. 4 độ nhân cách”. Theo ông Thái độ được hiểu ở dạng chung nhất là hệ thống trọn vẹn các mối quan hệ cá nhân có ý thức của nhân cách với các mặt khác nhau của hiện thực khách quan .[9] Về thực chất, học thuyết thái độ nhân cách là tổ hợp các quan điểm về mặt lý luận, cho rằng, hạt nhân tâm lý nhân cách là hệ thống trọn vẹn mang tính cá thể của các thái độ có ý thức- chọn lọc, mang tính giá trị chủ quan đối với hiện thực khách quan. V. N. Miaxisev cho rằng hệ thống thái độ nhân cách quyết định đặc điểm xúc cảm, tình cảm việc tri giác hiện thực khách quan và cũng như sự phản ứng trong những hành động với những tác động từ bên ngoài. Mọi tổ chức cấu thành nên tâm lý người đều có liên quan với thái độ dưới hình thức nào đó, từ những thành phần đơn giản đến phức tạp nhất. [5] Cũng ở Liên Xô trước đây, ngoài tác giả Shikhirev P.M còn có hai nhà nghiên cứu được coi là có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tâm lý học hơn cả. Đó là D.N Uzantze với công trình nghiên cứu về “Thuyết tâm thế”, và V.A Iadov với nghiên cứu về “Thuyết định vị”. Dựa vào thực nghiệm của mình, D.N Uzantze đã đưa ra học thuyết tâm thế. Theo ông, tâm thế được hiểu là trạng thái trọn vẹn của chủ thể, sẵn sàng tri giác các sự kiện xảy ra và thực hiện hoạt động theo một hướng xác định. Nó là cơ sở của tính tích cực được chọn lọc và có định hướng của chủ thể. Tâm thế được xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa các nhu cầu và các tình huống thỏa mãn về nhân cách, giúp con người thích ứng với điều kiện môi trường xung quanh. Trong học thuyết này tác giả đã tìm hiểu thái độ ở khía cạnh hành vi của cá nhân. Thái độ được biểu hiện ở hành động, sử dụng tâm thế để điều khiển hành động. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nhắc đến quá trình thực hiện hóa các nhu cầu sinh lí, mà không nhắc đến nhu cầu của cá nhân. Do vậy, ông mới chỉ nghiên cứu thái độ ở mặt nổi bật của nó và những nghiên cứu của D.N Uzantze chưa đi sâu vào phân tích bản chất của thái độ .[5] Tác giả V.A Iadov đã hình thành khái niệm tâm thế nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động xã hội của con người dựa trên học thuyết tâm thế của D.N Uzantze. V.A Iadov cho rằng con người là một hệ thống các định vị khác nhau, hành vi của con người được điều khiển bởi các tổ chức định vị này. Tác giả cho rằng tâm thế chỉ là các định vị ở bậc thấp. Khi có sự tiếp xúc giữa nhu cầu sinh lý và đối tượng cần được thỏa mãn nhu cầu thì tâm thế được hình thành. Ở vị trí cao hơn, các định vị càng trở nên phức tạp và quan trọng hơn được hình thành trên cơ sở các hoạt động giao tiếp của con người trong các nhóm. Định vị được hình thành từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao điều chỉnh hành vi cá nhân trong các môi trường xã hội khác nhau. V.A Iadov đã nghiên cứu thái độ ở một khía
  • 12. 5 cạnh mới. Nó đã xây dựng được mối quan hệ giữa cách tiếp cận hành vi cá nhân từ các khía cạnh khác nhau trong các nghiên cứu ở tâm lý học xã hội cũng như tâm lý học đại cương. Tuy nhiên những nghiên cứu của V.A Iadov còn những hạn chế là đã không làm rõ được định nghĩa “định vị là gì?” và cũng chưa chỉ ra được cơ chế điều chỉnh hành vi bằng các định vị trong các tình huống xã hội. [5] Ngoài các tác giả và các công trình nghiên cứu chủ yếu như trên, nghiên cứu vấn đề thái độ ở Liên Xô còn phải kể đến thuyết thái độ nhân cách của nhà tâm lý học V.N Miaxisev. Ông cho rằng “nhân cách là một hệ thống thái độ”. Theo V.N Miaxisev thì phản xạ chính là cơ sở sinh lý học của thái độ có ý thức của con người với hiện thực khách quan. Theo tác giả thái độ được chia ra làm hai loại: tích cực và tiêu cực. Cùng với các quá trình, các thuộc tính tâm lý, thái độ là một trong những hình thức thể hiện tâm lý người. Tuy nhiên ông lại cho rằng các quá trình tâm lý như nhu cầu, thị hiếu, hứng thú, tình cảm, xúc cảm, ý chí… đều là thái độ. Như vậy, từ việc lĩnh hội học thuyết thái độ nhân cách của A. Ph. Lagiurxki, V. N. Miaxisev đã đưa quan điểm hoạt động vào nghiên cứu và giải quyết theo hướng khả thi hơn. Tuy vậy, theo quan điểm của V.N. Miaxisev lại cho rằng tất cả các hoạt động tâm lý hiểu theo nghĩa bao quát có thể xem như một dạng nào đó của thái độ, việc mở rộng quan niệm như vậy là thiếu cơ sở khoa học. Tuy vậy, học thuyết thái độ nhân cách có ảnh hưởng lớn, làm nền tảng cho những nghiên cứu về vấn đề thái độ. Có thể khẳng định, người đã đặt nền móng cho tâm lý học theo quan điểm Macxit là V. N. Miaxisev. Ngoài ra, V.N Miaxisev cũng đã dùng thuyết thái độ nhân cách để sử dụng trong y học. [5] Khi nghiên cứu nhân cách như là một phạm trù cơ bản của tâm lý học, V.F.lômp nhà tâm lý học Xô viết đã đề cập đến thái độ chủ quan của nhân cách, sự chế định của quan hệ xã hội đối với thái độ chủ quan thông qua hoạt động giao tiếp của con người. Nói tóm lại, khi nghiên cứu thái độ các nhà Tâm lý học Liên Xô đã vận dụng cách tiếp cận hoạt động và nhân cách đối với thái độ và nhu cầu. Trong điều kiện hoạt động của cá nhân, các nhà tâm lý học Liên Xô xem thái độ như là một hệ thống từ đó luận giải sự hình thành, chức năng, vị trí của thái độ trong việc chi phối hành vi của con người. Ở Đức những công trình nghiên cứu về thái độ tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học xã hội như: Vnâyzơ, V. đorxtơ… ngoài những vấn đề truyền thống, các nhà Tâm lý học Đức còn đề cập tới kiểu định hình thái độ, cơ chế của thái độ, coi thái độ như là một thành tố của năng suất lao động tập thể. Trên cơ sở các quan điểm nghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lý học Liên Xô về thái độ có thể khái quát những lĩnh vực nghiên cứu sau: Thái độ với nghề nghiệp cá nhân
  • 13. 6 và lao động (N. I. Krulov, V. X. Philatov…). Mối quan hệ qua lại của thái độ cá nhân trong tập thể, nhóm ( L. I. Bozovic, I. G. Bêiaevxki, V. N. Miaxisev…). Sự hình thành thái độ đối với các môn học (L. I. Bozovic, A. N. Leonchiev, K. I. Melnhicova, L. X. Xlavina…). Mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn (M. I. Lixina, A. V. Petrovxki, A. I. Serbacov…). [13] Tóm lại: Các nhà tâm lý học Liên Xô đã vận dụng một cách linh hoạt cách tiếp cận hoạt động - nhân cách, gắn thái độ với nhu cầu cá nhân và điều kiện hoạt động, với nhân cách. Khi nghiên cứu, các tác giả xem xét thái độ là một hệ thống và từ đó luận giải về việc xuất hiện thái độ, cấu trúc, vị trí, chức năng của nó trong việc điều hành hành vi của con người. 2.2 Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam Khi nghiên cứu vấn đề thái độ thì các tác giả Việt Nam thường tập trung chú ý về các bình diện như: khái niệm, cấu trúc, chức năng và đặc điểm của thái độ với các tác giả tiêu biểu là Trần Hiệp, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, … Trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội, những vấn đề lý luận” (1996) của Trần Hiệp đã tìm hiểu về thái độ và giới thiệu nhiều công trình nghiên cứu với thế giới về vấn đề này. Ông đã sử dụng khái niệm “thái độ” để giải thích hành vi cá nhân trong xã hội. Ông cho rằng, những gì con người cảm nhận được và suy nghĩ, tưởng tượng ở bên trong tâm trí con người sẽ quyết định hành vi được thể hiện ra bên ngoài người đó. Có nghĩa là, chúng ta có thể biết được hành vi của cá nhân đó nếu biết được thái độ của họ. Do vậy, muốn thay đổi hành vi thì chúng ta phải thay đổi thái độ của bản thân cá nhân đó.[8] Theo tác giả Phạm Minh Hạc khi nghiên cứu về động cơ học tập, ông cho rằng thái độ là một trong những cách biểu hiện của động cơ học tập [2]; là mục đích, nhiệm vụ hàng đầu của dạy học bên cạnh việc cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp [3]. Hai tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức Cũng với quan điểm tương tự như vậy cho rằng thái độ là một trong bốn thành phần của nội dung dạy học đại học (hệ thống tri thức kỹ năng, kỹ xảo, hệ thống khái niệm hoạt động sáng tạo, hệ thống các chuẩn mực thái độ với hiện thực) . Tác giả Đào Thị Oanh đã lý giải kết quả của quá trình xã hội hóa chính là thái độ và khẳng định thái độ là một thuộc tính của nhân cách được thể hiện ở bài viết “một số khía cạnh xung quanh vấn đề phương pháp nghiên cứu thái độ” [10] Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của tác giả Larsen và Lê Văn Hảo. Theo hai tác giả, bên cạnh việc nhất quán với nhau giữa thái độ và hành vi thì trong một số trường hợp nó có sự thiếu nhất quán. Hai ông cũng đề cập đến những nhân
  • 14. 7 tố chiếm ưu thế trong sự phát triển thái độ của cá nhân. Với một số cá nhân, yếu tố xúc cảm – tình cảm chiếm vai trò chủ đạo tác động đến các vấn đề nhận thức, một số khác cho rằng, thái độ được dựa trên những gì họ nhận thức được từ thế giới bên ngoài. [7] Trong một nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học Vũ Dũng đã trình bày quan điểm của mình về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi của người dân đối với môi trường xung quanh. Theo ông, hành vi của con người đối với môi trường chịu ảnh hưởng rất lớn từ thái độ của cá nhân đó. Khi thái độ tiêu cực thì con người sẽ không nhận thức được trách nhiệm và sự cần thiết đối với việc bảo vệ và giữ gìn môi trường và ngược lại, khi thái độ tích cực thì con người sẽ nhận thức rõ hơn sự cần thiết và trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường [2] Việc nghiên cứu vấn đề thái độ trong những năm gần đây được các đối tượng tìm hiểu trên các lĩnh vực khác nhau được biểu hiện ở nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ. và được đánh giá có khả năng vận dụng vào việc phát triển đất nước có thể kể đến: “Nghiên cứu thái độ của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang đối với tự học” (2005) của tác giả Nguyễn Thị Mai Lan. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đa phần SV có thái độ đúng trong vấn đề tự giác học tập tích cực nhưng chưa tới mức hứng thú, say mê , chưa có sự nỗ lực hết mình cũng như quyết tâm trong việc tự học của bản thân mỗi SV. Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Mộng Đóa: “Nghiên cứu thái độ của sinh viên khoa tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đối với phương pháp học tập” (2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp học tập quyết định đến thái độ học tập của SV. “Nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên đại học An ninh nhân dân” của Nguyễn Đức Hưởng (2017) đã khái quát những vấn đề lý luận về thái độ, theo tác giả thông qua các đánh giá chủ quan về nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hoạt động với đối tượng có liên quan đến việc thoả mãn nhu cầu của chủ thể thì thái độ thể hiện ý thức, tính cách, hứng thú, tình cảm và ý chí của mình trong hoạt động học tập. Tác giả khẳng định thái độ là thuộc tính phức hợp của nhân cách. Ngoài ra còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Luận văn thạc sỹ tâm lý học của Đỗ Ánh Tuyết “Thái độ đối với nghề nghiệp của nhà tham vấn tâm lý trẻ” (2008). Khoá luận tốt nghiệp của Chu Quang Lưu: “thái độ của người công nhân đối với công việc và xí nghiệp”. Luận văn thạc sỹ tâm lý học của Nguyễn Thị Hoà: “Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh lớp 3 ở một số trường phổ thông Biên Hoà với nội dung giáo dục dân số” (1998). Luận văn thạc sỹ tâm lý học (2003), Nguyễn Thị Huệ: “Nghiên cứu thái độ với việc rèn luyện nghiệp vụ sư
  • 15. 8 phạm của sinh viên trường cao đẳng mầm non Thanh Hoá”. Luận văn thạc sỹ tâm lý học (2003), … Các công trình nghiên cứu đó đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhận thức- thái độ và hành vi, hay vai trò của thái độ đối với việc nâng cao tay nghề của sinh viên. Tóm lại, ở các nước Phương tây cũng như Việt Nam tuy có nhiều công trình nghiên cứu về thái độ đối với hoạt động học tập hay các môn học nhưng những nhiên cứu về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của SV còn trống . Do vậy mà việc lựa chọn nghiên cứu thái độ đối với hoạt động thực tập là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường cũng như cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Xác định được khung lý luận và phân tích thực trạng thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiệu cực và phát huy thái độ tích cực của sinh viên trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định được khung lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên. Phân tích chỉ ra thực trạng biểu hiện và mức độ của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. Đề xuất kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiêu cực và phát huy thái độ tích cực của sinh viên đối với HĐTT tại doanh nghiệp. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ của thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ của thái độ đối với HĐTT tại 7 doanh nghiệp của 250 SV Trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh. 4.3. Khách thể nghiên cứu
  • 16. 9 Nghiên cứu được thực hiện trên 250 sinh viên Cao đẳng Khóa 7 của trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh, bao gồm SV các ngành Điện tử Công Nghiệp, Điện Công Nghiệp, Công nghệ Cơ Khí, Công nghệ ô tô, Kế toán Doanh nghiệp. GV quản lý và Doanh nghiệp: 15 GV quản lý của Trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh và 7 Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh mà chúng tôi tiến hành điều tra. Thời gian từ tháng 2/2018 đến tháng 8/2018 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận 5.1.1 Nguyên tắc hoạt động Khẳng định cá nhân khi tham gia vào các hoạt động thì thái độ được xuất hiện, biểu hiện và phát triển. Thái độ của SV được hình thành thông qua quá trình học tập tại trường và làm việc, rèn luyện tay nghề tại các địa điểm thực tập. 5.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan Thái độ đối với HĐTT được hình thành một cách khách quan khi các SV làm việc và rèn luyện tay nghề ở các doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu khi nghiên cứu về biểu hiện, mức độ và những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. 5.1.3. Nguyên tắc phát triển Nghiên cứu thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV cần nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi, tác động qua lại giữa thái độ với các hiện tượng tâm lý khác. Thấy được sự vận động, biến đổi phát triển về thái độ của SV từ môi trường học tập tại trường đến khi đi thực tập tại các doanh nghiệp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng trong đề tài nghiên cứu đó là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận, văn bản - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1.Ý nghĩa lý luận
  • 17. 10 Góp phần làm sáng tỏ và bổ sung thêm một số vấn đề lý luận về thái độ nói chung và thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp nói riêng; Các biểu hiện và mức độ của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên. Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu sau này về thái độ của sinh viên với hoạt động thực tập. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn chỉ ra thực trạng thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của SV được biểu hiện qua các mặt nhận thức, xúc cảm - tình cảm, hành vi và mức độ của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế thái độ tiêu cực, hình thành và phát triển thái độ tích cực của SV trong HĐTT ở trường CĐ Công Nghiệp Bắc Ninh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì Cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Công Nghiệp Bắc Ninh
  • 18. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN 1.1. Lý luận về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên 1.1.1. Thái độ 1.1.1.1. Khái niệm về thái độ Thái độ là một hiện tượng rất phức tạp, nội hàm của nó không những có sự khác biệt giữa tâm lý học duy vật biện chứng và tâm lý học phương Tây, mà ngay cả giữa các nhà tâm lý học hoạt động cũng chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Về mặt thuật ngữ, trong từ điển Anh - Việt, thái độ được viết là “Attitude”, nghĩa là “cách cư xử, quan điểm của một cá nhân” Theo đại từ điển tiếng Việt: “Thái độ là mặt biểu hiện bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì thông qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động. Thái độ là ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và hành động theo một hướng nào đó trước một sự việc”. [15] Ở phương Tây, hai nhà nghiên cứu người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki với tư cách là người đầu tiên sử dụng khái niệm “thái độ” như một đặc tính quan trọng của vấn đề. Trong những công trình nghiên cứu của mình, năm 1918 hai ông cho rằng: “Thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân như là thành viên của cộng đồng đối với giá trị này hay giá trị khác, làm cho cá nhân có phương pháp hành động hay không hành động khác mà được xã hội chấp nhận” [dẫn theo 5, tr.279]. Hai nhà nghiên cứu khẳng định thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân đồng thời họ đã đồng nhất thái độ với định hướng giá trị của cá nhân. Họ cũng khẳng định thái độ của con người bao gồm các phản ứng tiêu cực hay tích cực với một hiện tượng cụ thể, không có những đánh giá chung chung. Trong tác phẩm “A Handbook of Social Psychology” (1935) G.W.Allport đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về thái độ. Theo ông “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đối với phản ứng của cá nhân đến các khách thể và tình huống mà nó quan hệ. [dẫn theo17, tr.810]. Như vậy, thái độ được coi như một trạng thái tâm lý, sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh cho hoạt động tâm sinh lý có chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân. Mặc dù định nghĩa này chưa đề cập đến vai trò của môi trường xã hội, nhu cầu, động cơ trong quá trình hình thành thái độ của con người song nó lại trả lời được các câu hỏi như: thái độ là gì? Nguồn gốc của thái độ? Chức năng và vai trò của thái độ.
  • 19. 12 “Thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó là thiên hướng hành động, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể liên quan”. [dẫn theo 16,tr 319] là quan điểm của Newcome. Định nghĩa này có một hạn chế là chưa bao hàm thực tế rằng, trong nhiều trường hợp xảy ra, quá trình này diễn ra rất phức tạp. Một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi trong tâm lý học Phương tây – xem thái độ như một khái niệm chủ yếu thuộc về tâm lý học cá nhân đó là: “Một trạng thái ổn định, bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải với bản thân chúng ra sao mà như chúng được nhận thức ra sao” - Từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New York năm 1966. Năm 1971, H. C. Trianodis nhà tâm lý học Mỹ đưa ra định nghĩa: “Thái độ là những tư tưởng được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm. Nó gây tác động lên hành vi nhất định, thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về đối tượng, cũng như cách xử sự của họ đối với đối tượng đó” [dẫn theo 23, tr.148]. Trong định nghĩa này ta thấy chủ yếu mặt xúc cảm, tình cảm của con người chi phối và hình thành lên thái độ ở mỗi cá nhân, nó tác động đến hành vi của con người Một khái niệm khác cũng đồng quan điểm thái độ là sự sẵn sàng phản ứng là “Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng hay các ký hiệu “(biểu tượng) trong môi trường… Thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và là cấu trúc có tính động cơ” là ý kiến của nhà tâm lý học H.Fillmore. [20] Như vậy, các tác giả TLH phương Tây đều định nghĩa thái độ dựa trên một điểm tựa là chức năng của nó. Thái độ thực hiện việc định hướng hành vi ứng xử của con người, thúc đẩy và tăng cường tính sẵn sàng của những phản ứng nơi con người hướng tới đối tượng. Trong TLH Liên Xô, D .N. Uznatze cho rằng: “Thái độ là một trạng thái toàn vẹn, xác định của chủ thể… yếu tố tính khuynh hướng năng động của nó là một yếu tố toàn vẹn theo một hướng nhất định nhằm một tính năng động nhất định… đó là sự phản ứng cơ bản đầu tiên đối với tác động của tình huống trong đó chủ thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ”. [dẫn theo 5, tr.267]; Tác giả đã chỉ ra bản chất của thái độ là vừa thừa nhận thái độ mang tính tích cực, tự giác lại vừa thừa nhận thái độ như là một bộ phận cấu thành mang tính trọn vẹn ý thức của con người Khái niệm thái độ của H. Hipror và M. Forvec nhấn mạnh chức năng của thái độ đối với hoạt động chung, hoạt động hợp tác của con người trong xã hội. Hai ông cho
  • 20. 13 rằng thái độ luôn bị chi phối và bị quyết định tính chất nào đó, xuất hiện trong những tình huốn thực tế. Sự chi phối này vừa phụ thuộc vào khuynh hướng cá nhân vừa phụ thuộc vào chủ thể hữu quan. Quan điểm này mở ra một con đường mới trong nghiên cứu thái độ là đi sâu vào nghiên cứu hành vi và hoạt động cụ thể của con người. V.N. Miaxisev đã đề ra “ thuyết thái độ nhân cách”. Ông đã coi nhân cách như một hệ thống thái độ. V.N. Miaxisev viết: “thái độ, dưới dạng chung nhất, là hệ thống trọn vẹn các mối liên hệ cá nhan, có chọn lọc, có ý thức của nhân cách với các khía cạnh khác nhau của hiện thực khách quan. Hệ thống này xuất phát từ toàn bộ lịch sử phát triển của con người, nó thể hiện kinh nghiệm cá nhân và quy định hành động và thể hiện các thể nghiệm của cá nhân từ bên trong” [dẫn theo 9 ,tr.154]; Theo Ông, thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong, có tính chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng ở con người với các khía cạnh khác nhau của hiện thực. Trong toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của cá nhân thì hệ thống này diễn ra song song, biểu hiện khả năng của quá trình tâm lý và liên quan đến tính tiêu cực, tích cực của nhân cách. Nhà nghiên cứu V.N. Miaxisev có vai trò vô cùng quan trọng cho sự ra đời của tâm lý học thái độ theo quan điểm của Macsxit và ông cũng có những đóng góp không nhỏ cho việc nghiên cứu về thái độ. Nhưng lý thuyết này còn có những hạn chế như: Chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của quan hệ xã hội với thái độ xã hội, xúc cảm, nhận thức, tình cảm. Chưa có cơ sở khoa học để khẳng định thuộc tính tâm lý của nhân cách là thái độ. Trong TLH xã hội Mỹ, Guil Ford quan niệm: “Thái độ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan đến những hoàn cảnh xã hội”. Còn tác giả David . Myers lại cho rằng phản ứng có tính chất không thiện chí hay có thiện chí về một vấn đề nào đó, một cá nhân nào đó được biểu hiện ở hành vi có chủ định hay niềm tin và cảm xúc. Như vậy, các quan điểm về thái độ của các nhà tâm lý học nói trên được diễn đạt bằng những hình thức khác nhau nhưng họ có điểm chung là nghiên cứu thái độ theo quan điểm, chức năng thái độ định hướng hành vi ứng xử các vấn đề xã hội, là trạng thái tinh thần điều chỉnh và quy định tính sẵn sàng phản ứng. Thái độ được hình thành nhờ kinh nghiệm sống, có tính ổn định và có khả năng thay đổi tùy theo tình huống. “Thái độ là những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó” [dẫn theo 12,tr 356]. Là quan điểm của nhà tâm lý Nguyễn Khắc Viện(CB) (1991) được ghi trong cuốn “Từ điển tâm lý học”. Tác giả Hoàng Phê cho rằng “Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành
  • 21. 14 động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình huống cụ thể” [dẫn theo 11, tr.1128]; Một quan điểm khác khẳng định thái độ là phản ứng của chủ thể khi hiện thực khách quan tác động là ý kiến của tác giả Võ Thị Minh Chí“Thái độ là phản ứng, ứng xử mang tính chủ thể với hiện thực khách quan, được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia vào đó thông qua hoạt động và giao tiếp của mình” [dẫn theo 10, tr.281]; Trong cuốn “Từ điển tâm lý học” của tác giả Vũ Dũng, theo ông thái độ được hiểu là : “Thái độ là một sản phẩm phức tạp của các quá trình học tập, lĩnh hội, trải nghiệm, cảm xúc bao gồm cả những hứng thú, ác cảm, thành kiến, mê tín, quan điểm khoa học và tôn giáo cũng như chính trị” (dẫn theo 2, tr.790). Tác giả tập trung phân tích đến mặt xã hội của thái độ khi cho rằng một trong những sản phẩm của quá trình học tập là thái độ. Từ việc tìm hiểu và phân tích các định nghĩa về thái độ của các tác giả khác nhau, tôi thấy rằng có rất nhiều quan điểm về thái độ được đưa ra. Bên cạnh những mặt khác nhau thì các quan điểm này cũng có những điểm chung nhất định về thái độ. Theo chúng tôi, khi nghiên cứu về thái độ phải xem xét, tìm hiểu, lý giải thái độ trong mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo các thành phần của thái độ. Từ nghiên cứu về vấn đề thái độ qua ba thành phần nhận thức, xúc cảm - tình cảm, hành vi của tác giả M.Smit (1942) cùng với việc xem xét các khái niệm về thái độ của các nhà nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra khái niệm thái độ một cách đầy đủ như sau: Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng tích cực hoặc tiêu cực của con người đối với đối tượng nào đó, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua các mức độ khác nhau của nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi trong những tình huống, điều kiện cụ thể. 1.1.1.2. Cấu trúc của thái độ Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thái độ nhưng khi đề cập đến cấu trúc của thái độ thì hầu hết các nhà tâm lý học lại nhất trí với nhau ở cấu trúc 3 thành phần của thái độ là: nhận thức; xúc cảm, tình cảm và hành vi do M.Smith đưa ra năm 1942. Mặt nhận thức: Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lý của con người (nhận thức, tình cảm và hoạt động), có chức năng phản ánh sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, làm sáng tỏ sự vật hiện tượng giúp cho quá trình hoạt động của con người trở nên thống nhất hơn. Khi phản ánh về thái độ thì nhận thức thể hiện giá trị, ý nghĩa của đối tượng dù phản ánh đó có phù hợp hay không phù hợp, đúng hay không đúng, …Cá nhân có thể đạt đến những mức độ nhận thức khác nhau về giá trị, ý nghĩa
  • 22. 15 của đối tượng tùy vào sự hiểu biết đối tượng đó. Do đó, nhận thức là nhân tố không thể thiếu trong việc hình thành nên thái độ của cá nhân. Mặt xúc cảm – tình cảm: Xúc cảm – tình cảm là sự rung cảm của cá nhân đối với sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Có thể là sự thỏa mãn hay không thỏa mãn, hài lòng hay không hài lòng về nhu cầu của con người. Đây là yếu tố thúc đẩy hoạt động tinh thần của con người. Tình cảm là yếu tố cô cùng quan trọng trong cấu trúc của thái độ vì nếu tình cảm tích cực sẽ thúc đẩy chủ thể hành động tích cực từ đó hình thành nên thái độ tích cực và ngược lại nếu tình cảm tiêu cực sẽ gây ra sự cản trở hoạt động của cá nhân. Trong quan hệ với các mặt biểu hiện của thái độ, xúc cảm – tình cảm thể hiện các mức độ khác nhau: Về trạng thái: Say mê, xúc động, tâm trạng; Tính chất: tích cực, trung tính, tiêu cực; Về Cường độ: mạnh, vừa phải, yếu…Vì vậy, khi nghiên cứu về thái độ thì xúc cảm – tình cảm là một trong những chỉ báo không thể thiếu được. Mặt hành vi: Là những hành động hay ý định hành động của cá nhân đối với đối tượng của thái độ. Hành vi là một thành phần cấu thành lên thái độ. Thái độ và hành vi luôn có sự quy định lẫn nhau, tuy nhiên trong nhiều trường hợp hành vi và thái đô lại không thống nhất, mâu thuẫn với nhau. Có thể nói, mối quan hệ giữa hành vi và thái độ là mối quan hệ cái biểu hiện và cái tiềm ẩn. [13] Khi xem xét mối quan hệ giữa ba yếu tố trên thì theo nguyên tắc quyết định luận của tâm lý học hoạt động là sự thống nhất giữa ý thức và hành vi, nên theo chúng tôi ba thành phần trong cấu trúc của thái độ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì khi nói đến hành vi thì chỉ nói đến mặt biểu hiện ra bên ngoài mà chưa nói đến nội dung tâm lý ở bên trong, và khi nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người với đối tượng. Do vậy, thái độ phải là sự kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi.Trên thực tế chúng ta có thể gặp những tình huống mà ở đó có sự không cân bằng giữa các thành tố trong cấu trúc thái độ, nhưng ngay sau đó, trạng thái cân bằng được lặp lại và tạo ra các mức độ và các dấu hiệu khác nhau của thái độ. Từ việc xem xét và phân tích chúng tôi nhận thấy đây là cấu trúc rất phù hợp cho việc phân tích về thái độ, đặc biệt là thái độ đối với HĐTT. Vì vậy chúng tôi lựa chọn cấu trúc ba thành phần này làm cơ sở cho việc xây dựng các chỉ số nghiên cứu đề tài. Có thể mô hình hóa cấu trúc của thái độ:
  • 23. 16 Hành viXúc cảm, tình cảm Nhận thức hức Hình 1.1. Cấu trúc của thái độ [Nguồn: Vũ Thị Như Quỳnh, 2007,13]. 1.1.1.3. Chức năng của thái độ Thái độ có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, nó quyết định đến cái nhìn của những người xung quanh đối với họ. Vì sao con người có khả năng ứng xử linh hoạt, phù hợp với tác động đa dạng của môi trường chính là nhờ khuôn mẫu các thái độ mà chúng ta có. Theo các nhà nghiên cứu cho thấy thái độ có các chức năng cơ bản sau: - Chức năng tác động và điều chỉnh hành vi: Chức năng này giữ vai trò quan trọng nhất, vì khi đứng trước những tình huống trong cuộc sống có những tình huống bất ngờ thì thái độ sẽ phản ứng một các tức thời nhằm điều chỉnh hành vi của cá nhân. - Chức năng tiết kiệm trí lực: Qua những kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động sống, đặc biệt nhờ có những khuôn mẫu, hành vi quen thuộc đã hình thành , các cá nhân biết cách ứng phó trong các tình huống khác nhau một cách phù hợp, đơn giản, tiết kiệm sức lực. - Chức năng thích nghi: Cá nhân luôn phải thích ứng với môi trường xung quanh họ. Để đạt được mục đích đề ra, nhiều trường hợp cá nhân thay đổi thái độ do tác động của môi trường. - Chức năng thể hiện giá trị: Cá nhân thể hiện những giá trị bản thân của mình thông qua việc biểu lộ cảm xúc và hành động. Nếu một cá nhân được mọi người đánh giá cao về hành động và cảm xúc, suy nghĩa thì bản thân người đó càng có giá trị với những người xung quanh
  • 24. 17 - Chức năng tự vệ: Cá nhân thường bào chữa hay tự lý giải mỗi khi có những xung đột nội tâm như giữa hành vi và thái độ, giữa suy nghĩ và hành động …nhằm tạo ra một thái độ mới làm giảm bớt những mâu thuẫn trong nội tâm mình. [13] Như vậy, với các chức năng khác nhau, thái độ có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm lý, hoạt động của con người và nó góp phần biểu hiện nhân cách cá nhân trong xã hôi. 1.1.1.4. Các đặc điểm của thái độ * Nhà tâm lý học Liên Xô X. L. Rubinstein cho rằng thái độ có những đặc điểm: - Thái độ là hệ thống các điều kiện bên trong đáp lại những tác động bên ngoài và quy định hành vi cụ thể trong sự tác động qua lại với các điều kiện bên ngoài. - Thái độ luôn phát triển trong sự phụ thuộc vào tồn tại xã hội nơi con người sống và hoạt động. - Thái độ cần được coi như các hệ thống chức năng, xem xét về mặt sinh lý học thần kinh. [13] *G. W. Allport đã tổng kết các định nghĩa khác nhau về thái độ và ông đã rút ra những đặc điểm của thái độ đó là: Thái độ có ảnh hưởng, tác động và điều khiển hành vi; Thái độ là trạng thái có tổ chức; Thái độ là trạng thái nhất định của tinh thần và hệ thần kinh; Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng; Thái độ dựa trên kinh nghiệm được tiếp thu từ trước.[17] Theo định nghĩa chung về thái độ, thái độ có những đặc điểm sau: - Thái độ luôn hướng tới một đối tượng cụ thể. - Tính bền vững tương đối là một đặc điểm khác của thái độ, khi có những tác động thì nó có thể có những thay đổi phù hợp. Hoặc có sự đổi mới trong thái độ khi cá nhân có sự thay đổi vị trí, quan điểm của mình trong xã hội. - Thái độ có các mức độ phản hứng biểu hiện khác nhau. Cùng một khuynh hướng thái độ nhưng mức độ phản ứng biểu hiện có thể là không giống nhau thông qua cá mức độ nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi của con người. - Thái độ quy định sự sẵn sàng hành động của chủ thể với đối tượng theo một hướng nhất định.Khi cá nhân có thái độ nào đó với đối tượng thì họ sẽ sẵn sàng hành động với đối tượng đó một cách nhanh chóng theo một hướng thống nhất. - Khi thái độ được hình thành sẽ có tác dụng điều khiển, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân.
  • 25. 18 Như vậy, trong những hoàn cảnh cụ thể thì thái độ sẽ sẵn sàng phản ánh, chi phối việc lưạ chọn và đưa ra những quyết định của con người với đối tượng thông qua mặt nhận thức, xúc cảm – tình cảm, và hành vi của con người. 1.1.1.5.Cơ chế hình thành thái độ Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về thái độ đã chỉ ra rằng, thái độ được hình thành trong quá trình hoạt động và giao tiếp của cá nhân với người khác. Hai nhà nghiên cứu người Đức là M.Vorwerg và H.Hiebsch đã đưa ra 4 cơ chế đề hình thành nên thái độ. [19] Bắt chước: Bắt chước là quá trình cá nhân hình thành thái độ thông qua con đường tự phát. Những hành vi và phản ứng được thực hiện mà không cần sử dụng đến kỹ thuật giáo dục theo một phương thức nào cả. Đồng nhất hóa: Tức là con người tự đặt mình vào vị trí cảu cá nhân khác để có những suy nghĩ và hành vi như họ. Hay nói cách khác là quá trình chủ thể thống nhất bản thân mình với người khác dựa trên mối liên hệ xúc cảm – tình cảm và chuyển những giá trị, chuẩn mực vào thế giới nội tâm của mình. Giảng dạy: Là việc hình thành thái độ của con người thông qua sự tác động một cách có mục đích của người khác nhằm thông báo truyền thụ tri thức, thông tin. Chỉ dẫn: Là quá trình hình thành thái độ đòi hỏi chủ thể phải chủ động, tích cực theo sự chỉ dẫn nào đó trong quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức. Trong quá trình hình thành thái độ ở cá nhân, các cơ chế không tách biệt hoàn toàn mà có sự hòa trộn, đan xen với nhau. Tùy vào những tình huống cụ thể mà cơ chế này hay cơ chế khác chiếm ưu thế trong quá trình hình thành thái độ. 1.1.1.6. Phân loại thái độ Có nhiều cách phân loại thái độ nhưng có thể chia thái độ thành 3 loại như sau: -Thái độ tích cực: Luôn định hướng, điểu chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Thái độ tích cực sẽ thúc đẩy cá nhân lạc quan, hứng thú trong công việc. Đặc biệt, với thái độ tích cực cá nhân sẽ nỗ lực hết khả năng nhằm đạt thành tích cao nhất và có thể ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. - Thái độ trung tính: Tức là cá nhân đó không có ý kiến riêng của bản thân mình, không đồng tình cũng không ủng hộ. - Thái độ tiêu cực: Ngược lại với thái độ tích cực, thái độ tiêu cực là chỉ cá nhân có những biểu hiện xấu, không muốn làm việc, không nỗ lực để hoàn thành công việc. Khi thái độ tiêu cực xuất hiện sẽ gây cản trở đến hiệu quả công việc, cá nhân dễ chán nản, bi quan. [13]
  • 26. 19 1.1.1.7. Thang đo thái độ Thông qua những nghiên cứu về thái độ, các nhà tâm lý học đã đề xuất những thang đo để ứng dụng vào cuộc sống, nhà tâm lý học người Đức là H. Benesch đã đề xuất một bảng đo thái độ gồm 4 yếu tố - Hướng: Mục tiêu để cá nhân có thái độ hướng tới. - Mức độ: Cao hay thấp, nhiều hay ít, thường xuyên hay không thường xuyên. - Cường độ: Mạnh hay yếu, tích cực hay không tích cực, chủđộng hay không chủ động. - Ý nghĩa: Thái độ bộc lộ ra bên ngoài có giá trị như thế nào đối với đối tượng hay sự việc mà cá nhân đó thể hiện.[13] 1.1.2. Hoạt động thực tập tại doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm thực tập Theo định nghĩa của Đại tự điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): “Thực tập là tập làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy, sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường. “Thực tập sinh là người được cử đến các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu để làm việc, để trau giồi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ”.[15] Thực tập (stage) theo định nghĩa của tự điển LaRousse thì đây là giai đoạn học tập, nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề (Thực tập luật sư. Thực tập sư phạm), cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm việc tại doanh nghiệp để hoàn tất chương trình đào tạo. Những định nghĩa nêu trên đã khẳng định thực tập là khoảng thời gian được sử dụng để học một nghề nào đó từ môi trường thực tế. Còn theo quan điểm của chúng tôi thì : “Thực tập là hình thức học tập thông qua việc SV trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị thực tập trong một khoảng thời gian nhất định” Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty. Các thực tập sinh sẽ làm việc chung với các nhân viên khác nhưng không phải để thay thế cho các vị trí chính thức. Thực tập không chỉ là quá trình giúp bạn có được kiến thức, kinh nghiệm thực tế về một lĩnh vực chuyên môn. Thực tập chính là cơ hội để bạn quan sát và trải nghiệm công việc hàng ngày tại một công ty, tìm hiểu về văn hóa và môi trường làm việc. Trong chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, đại học, thực tập được coi là môn học chính thức, bắt buộc và đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả các SV.
  • 27. 20 Thực tập có nhiều hình thức khác nhau, trong đó 2 hình thức chính gồm: Thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp. *Thực tập nhận thức: Kỳ thực tập được tiến hành sau khi SV vào trường hoặc sau một năm học. Mục đích của đợt thực tập này là giúp SV bước đầu tiếp xúc và làm quen với môi trường doanh nghiệp, thực hiện những công việc mà người hướng dẫn tại doanh nghiệp giao trong phạm vi những kiến thức đã được trang bị ở cuối năm thứ nhất. *Thực tập tốt nghiệp: Việc thực tập được tiến hành sau khi SV học hết năm thứ ba. Ở giai đoạn này, SV có thể độc lập xử lý, giải quyết công việc mà không cần có sự chỉ đạo của người hướng dẫn. SV tiếp tục vận dụng những kỹ năng chuyên môn và những kiến thức hỗ trợ đã được học ở trường vào công việc thực tế. Có thể phát hiện được những vấn đề còn vướng mắc của doanh nghiệp để từ đó, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã được học, đề xuất các biện pháp cải thiện để giúp cho công việc được trôi chảy, hiệu quả hơn. Trong kỳ thực tập này SV cũng có thể được giao thực hiện một đề tài. Phần lớn những đề tài này đã được doanh nghiệp hướng dẫn, giúp SV có tư liệu, dữ kiện để thực hiện. 1.1.2.2. Vai trò của thực tập Là một phần quan trọng trong chương trình học chính khóa ở trường, giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo những kỹ thuật viên lành nghề, có thể thao tác được trong thực tế. Đây là khoảng thời gian SV được nhà trường giới thiệu hoặc SV tự tìm một công ty, doanh nghiệp và đến đó làm việc như một nhân viên thực thụ. SV phải chấp hành mọi qui định của nơi thực tập, được nơi tiếp nhận theo dõi, quản lý và đánh giá. SV sẽ được phân công thực hiện những công việc cụ thể theo chuyên ngành được đào tạo. Tùy khả năng thích nghi, mức độ hoàn thành công việc và năng lực của bản thân mà SV có thể đảm nhận những công việc đơn giản hoặc phức tạp. Đối với các trường cao đẳng, đại học, thực tập là một hình thức thực hành, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó, giúp sinh viên từng bước nâng cao tay nghề, hoàn thiện ý thức và tình cảm nghề nghiệp. Với sự chuẩn bị này, sinh viên có thể vững vàng hơn sau khi tốt nghiệp để chọn được những công việc phù hợp và có thể làm việc được như một nhân viên thực thụ mà không cần trải qua thời gian thử việc. Thực tập tại doanh nghiệp nhằm đạt những mục tiêu sau:Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động của công ty, doanh nghiệp được đến thực tập; Học về cách thức giao tiếp trong công ty, doanh nghiệp; Học về cách tổ chức công việc và cách quản lý
  • 28. 21 thời gian sao cho hợp lý và hiệu quả; Rèn luyện cho SV tính tự giác, chịu đựng được áp lực của công việc để có thể trở thành một nhân viên thực thụ sau này; Tạo điều kiện để SV hoà nhập môi trường làm việc thực tế, áp dụng các kiến thức đã học vào công việc của một công ty, doanh nghiệp; Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc theo nhóm ở nơi công sở biết cách ứng xử, giải quyết các tình huống nghiệp vụ trong môi trường thựctế 1.1.3. Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên 1.1.3.1. Sinh viên và các đặc điểm của sinh viên a. Sinh viên “Sinh viên” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “Studens”; tiếng Pháp là “Etudiant”; tiếng Anh là “Student”; Có thể hiểu là người đang học tập trên ghế nhà trường tìm kiếm, nghiên cứu tri thức. - Theo Từ điển Tiếng Việt: SV là người học ở bậc Đại học Theo một quan điểm khác thì SV là đại diện cho một nhóm xã hội được đào tạo tại các trường cao đẳng hoặc đại học để tích lũy kinh nghiệm cho hoạt động sau này. Như hoạt động sản xuất tinh thần hay vật chất. Khi tổ chức theo mục đích xã hội nhằm trang bị cho việc thực hiện vai trò trong xã hội thì SV luôn chủ động. Do vậy, họ là lực lượng vô cùng quan trọng trong việc bổ xung đội ngũ có tri thức được rèn luyện để thành lao động trí óc phục vụ cho các hoạt động của xã hội là quan điểm của X.L. Rubinstein: Từ việc tìm hiểu các khái niệm về SV, theo chúng tôi: SV là những người đang rèn luyện, học tập, nghiên cứu tại các trường Cao đẳng, Đại học, Trung học chuyên nghiệp nhằm lĩnh hội những tri thức của nhân loại để hình thành những phẩm chất đạo đức và hoạt động tay nghề đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. b. Một số đặc điểm tâm lý của sinh viên - Sự phát triển nhận thức: Hoạt động học của SV là hoạt động căng thẳng về trí tuệ, đòi hỏi sự chọn lọc của tri giác và trí nhớ; trí tưởng tượng sáng tạo.... Trong quá trình suy nghĩ mọi hiện tượng, sự vật, SV luôn thể hiện khả năng phê phán, khái quát hóa. Chính vì vậy, SV có khả năng tự nghiên cứu, tự học tập rất cao. - Nhân cách: việc hình thành nhân cách diễn ra theo xu hướng là phát triển, hoàn thiện nghề nghiệp. Những mong muốn về nghề nghiệp với sự trưởng thành về mặt xã hội. Nhân cách được hình thành một cách ổn định, việc tự giáo dục được tập trung cao. + Sự phát triển tự ý thức: Là khả năng tự đánh giá, phân tích, điều khiển bản thân trong các hoạt động và sự va chạm trong các mối quan hệ xã hội. Từ đó SV có khả năng tự thay đổi nhận thức, hành động của bản thân phù hợp với các tình huống trong cuộc
  • 29. 22 sống. Đặc biệt trong quá trình học tập tại trường, SV tập trung lĩnh hội các kỹ năng, kỹ xảo, tri thức nhằm đáp ứng yêu cầu đầu ra của nhà trường và nhu cầu của xã hội. + Việc khám phá, tìm tòi là một trong những đam mê của SV. Họ luôn có mong muốn tìm ra những điều mới và đặt bản thân mình vào những thử thách để đương đầu, khám phá nó. + Đời sống xúc cảm, tình cảm: Tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ được phát triển nhất trong giai đoạn này.Việc mong muốn được làm chủ tri thức và có những kỹ năng, kỹ xảo là tình cảm trí tuệ được thể hiện rõ nhất. Họ có khả năng vận dụng một cách sáng tạo các phương tiện học tập và các phương pháp phù hợp với môi trường hoàn cảnh mới để đáp ứng cho việc học tập có hiệu quả. Như vậy, SV là những người yêu thích những cái mới, có sức khỏe, có vốn kiến thức khoa học cơ bản nhất, có vốn kinh nghiệm sống phong phú là cơ sở cho việc giải quyết những yêu cầu đặt ra với họ. Nhưng, SV vẫn còn rất bồng bột, chưa có tính kiên nhẫn nên gặp rất nhiều vướng mắc trong việc đối đầu với những nhiệm vụ mới. Chính vì vậy, chúng tôi rất quan tâm nghiên cứu thái độ đối với hoạt động thực tập của SV. 1.1.3.2.Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên a. Khái niệm thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Từ những phân tích về hoạt động thực tập, theo chúng tôi: Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên là một trạng thái tâm lý, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức được thể hiện qua các mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi của cá nhân. trong những hình huống, những điêù kiện của môi trường thực tập tại doanh nghiêp. b. Cấu trúc của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp
  • 30. 23 Qua việc tìm hiểu và phân tích cấu trúc về thái độ như trên, chúng ta có thể mô tả cấu trúc thái độ đối với hoạt động thực tập như sau: Hình 1.2: Cấu trúc thái độ đối với HĐTT tại doanh nghiệp của sinh viên [Nguồn: Vũ Thị Như Quỳnh, 2007,13 ] Cấu trúc trên bao gồm các thành tố: + Nhận thức: SV phải hiểu được vai trò, ý nghĩa của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp. Ngoài ra, các em phải nhận thức được nhiệm vụ của bản thân mình khi tham gia vào hoạt động thực tập + Xúc cảm, tình cảm: Chính phương pháp tổ chức quản lý và những nội quy của doanh nghiệp sẽ làm SV nảy sinh những cảm xúc phức tạp, sự thích thú, hay không thích thú …Điều này đòi hỏi SV phải biết điều chỉnh cảm xúc của mình và đây cũng là dấu hiệu quan trọng của Xúc cảm - tình cảm. Xúc cảm của SV phải được thể hiện như sau: SV phải có xúc cảm tích cực, dương tính khi tham gia hoạt động thực tập tại doan nghiệp và thấy thích thú khi thực hiện các hoạt động thực tập. + Hành vi: SV phải thực hiện thường xuyên các hoạt động trong hoạt động thực tập: chấp hành nội quy, rèn luyện kỹ năng nghề, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ của doah nghiệp… 1.2. Biểu hiện và mức độ biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên 1.2.1. Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên được biểu hiện qua các mặt nhận thức, xúc cảm – tình cảm, hành vi. Nhận thức Xúc cảm Hành vi THÁI ĐỘ BIỂU HIỆN TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
  • 31. 24 Thực tập tại doanh nghiệp là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới. Mục tiêu của chương trình thực tập là tạo điều kiện cho SV có cơ hội cọ xát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học với môi trường hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tế trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên đa phần các bạn SV khi chuẩn bị đi thực tập đều rất bỡ ngỡ về môi trường Doanh nghiệp mới. Do vậy, những biểu hiện của SV về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp có thể xét trên 3 khía cạnh: nhận thức, xúc cảm- tình cảm và hành vi. 1.2.1.1 Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên được biểu hiện qua nhận thức Cá nhân nhận thức chính bản thân mình và hiện thực khách quan qua quá trình tương tác với các tình huốn trong cuộc sống. Từ đó, cá nhân có những hành vi và thái độ phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Có thể khẳng định rằng con người nhận biết được thiên nhiên, làm chủ bản thân và xã hội là do quá trình nhận thức. Biểu hiện rõ nhất của thái độ trong nhận thức đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp đó là SV nhận thức được ý nghĩa, vai trò của hoạt động thực tập. Qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp, SV được học hỏi kinh nghiệm trong môi trường thực tiễn nghề nghiệp. Được trang bị thêm những kiến thức chuyên môn cũng như việc rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động thực tập còn tạo thêm hứng thú nghề nghiệp và làm cho SV nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, tăng cường các mối quan hệ trong thế giới nghề nghiệp. Sau khi thực tập tốt nghiệp các em sẽ tự tin hơn khi đi xin việc và có cơ hội việc làm và khả năng phát triển. Điểm thực tập sẽ giúp bảng điểm của các SV tăng lên đáng kể. Nhận thức về nhiệm vụ của SV về trước khi đi thực tập :Tìm cơ sở thực tập phù hợp với chuyên ngành; Tìm hiểu về nội quy quy định của doanh nghiệp thực tập; Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và văn hóa cơ quan. Trong quá trình thực tập: Nhận thức về nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi hực tập; hăng say làm việc và rèn luyện kỹ năng nghề; Xây dựng tác phong công nghiệp; Tích cực tham gia các hoạt động tập thể văn nghệ, thể dục thể thao; Tìm hiểu và rèn luyện về cách thức giao tiếp trong công ty; Rèn luyện cách tổ chức công việc và cách quản lý thời gian; Rèn luyện tính tự giác, chịu đựng được áp lực của công việc; Hòa nhập với môi trường thực tế, áp dụng các kiến thức đã được học vào trong thực tế; Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập: SV rèn luyện được ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc trong công nghiệp; Phát triển mối quan hệ với thế giới nghề nghiệp;
  • 32. 25 Nhận thức về hình thức tổ chức hoạt động thực tập của doanh nghiệp: Phổ biến nội quy của công ty; Phân công giáo viên quản lý; Phân công vị trí làm việc; Quản lý và theo dõi thực tập; Kiểm tra thực tập; Đánh giá kết quả thực tập. 1.2.1.2. Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên được biểu hiện qua xúc cảm - tình cảm Xúc cảm - tình cảm của con người được hình thành và phát triển trong hoạt động. Các cá nhân thường có những xúc cảm khác nhau trong quá trình tương tác với những tình huống trong cuộc sống. Như vậy, để có những xúc cảm - tình cảm tốt từ việc môi trường tác động lên các cá nhân thì cá nhân đó phải luôn hình thành ở bản thân mình ý chí khắc phục khó khăn, quyết tâm làm chủ mọi tình huống, là người chủ động tác động lên hoàn cảnh từ đó những kinh nghiệm lịch sử - xã hội được hình thành. Một trong những động cơ thúc đẩy cá nhân làm việc tích cực là họ phải có xúc cảm tích cực. Nó thể hiện sự quyết tâm, khát vọng, tự giác, tích cực trong quá trình làm việc. Xúc cảm của SV với hoạt động thực tập là sự biểu hiện thích thú hay tích cực với thời điểm: Trước khi đi thực tập: Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để có cách ứng xử và thái độ phù hợp; Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất tại doanh nghiệp ; Trong quá trình thực tập: Rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo; Chấp hành nội quy nơi thực tập; Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại; Làm việc như một nhân viên thực thụ, vui vẻ hòa đồng với mọi người tại nơi thực tập; Trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc; Sau qua trình thực tập: Duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp; Viết và nộp báo cáo. 1.2.1.3. Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên được biểu hiện qua hành vi Hành vi là một trong những nhân tố quan trọng nhất của thái độ. Là xu hướng hay hành động có liên quan đến thái độ của cá nhân. Nếu SV có nhận thức tốt, xúc cảm – tình cảm tích cực nhưng lại không được thể hiện thông qua những hành vi cụ thể thì thái độ đó vẫn chưa có ý nghĩa. Hành vi của thái độ trong hoạt động thực tập là biểu hiện tính tích cực, chủ động gắn với nhu cầu thói quen của SV trong quá trình thực tập có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần hình thành thái độ thực tập tích cực của SV. Hành vi có thường xuyên hay không của SV trong quá trình thực tập được biểu hiện thông qua các mặt:
  • 33. 26 Trước khi đi thực tập: Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để có cách ứng xử và thái độ tác phong phù hợp; Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất tại doanh nghiệp ; Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp; Chấp hành đúng nội quy nơi thực tập, đảm bảo kỷ luật lao động; Tinh thần làm việc say sưa, năng động; Tích cực, tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo; Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại ;Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ; Thường xuyên trao và đầy đủ về hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp; trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc; Sau khi thực tập: Duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp; Viết và nộp báo cáo 1.2.2. Mức độ biểu hiện của thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Mức độ Các mặt biểu hiện Nhận thức Xúc cảm - tình cảm Hành vi Mức 1: Thái độ rất tích cực - Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp - Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nhiệm vụ của bản thân khi tham gia hoạt động thực tập - Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hình thức tổ chức của doanh nghiệp -Rất thích và tích cực tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp -Rất thích và tích cực tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất -Rất thích và tích cực chấp hành nội quy nơi thực tập -Rất thích và tích cực tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo -Rất thích và tích cực tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại -Rất thích và tích cực tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ - Rất thích và tích cực trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc - Rất thích và tích cực duy -Rất thường xuyên tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp -Rất thường xuyên tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất -Chấp hành rất thường xuyên nội quy nơi thực tập -Rất thường xuyên tích cực, tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo -Rất thường xuyên tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại -Rất thường xuyên tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ - Rất thường xuyên trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc - Rất thường xuyên duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp - Rất thường xuyên viết và nộp báo cáo
  • 34. 27 Mức độ Các mặt biểu hiện Nhận thức Xúc cảm - tình cảm Hành vi trì mối quan hệ với doanh nghiệp Mức 2: Thái độ tích cực - Nhận thức phần lớn đúng đắn và đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp - Nhận thức phần lớn đúng đắn và đầy đủ về nhiệm vụ của bản thân khi tham gia hoạt động thực tập - Nhận thức phần lớn đúng đắn và đầy đủ về hình thức tổ chức quản lý của doanh nghiệp - Phần lớn là thích và tích cực trong các hoạt động: + Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp + Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất + Chấp hành nội quy nơi thực tập + Tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo + Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại + Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ + Trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc + Tích cực duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp - Thường xuyên tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp - Thường xuyên tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất - Thường xuyên chấp hành nội quy nơi thực tập - Thường xuyên tích cực, tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo - Thường xuyên tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại - Thường xuyên tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ - Thường xuyên trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc - Thường xuyên duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp - Thường xuyên viết và nộp báo cáo Mức 3: thái độ chưa tích cực - Nhận thức ở mức trung bình về ý nghĩa của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp - Nhận thức ở mức trung bình về nhiệm vụ của bản thân khi tham gia hoạt động thực tập - Nhận thức ở mức trung bình - Phần lớn là không thích và không tích cực với các hoạt động trước trong và sau thực tập: +Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp + Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất +Chấp hành nội quy nơi thực tập + Tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo - Thỉnh thoảng tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp - Thỉnh thoảng tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất - Thỉnh thoảng chấp hành rất thường xuyên nội quy nơi thực tập - Thỉnh thoảng tích cực, tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo - Thỉnh thoảng tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
  • 35. 28 Mức độ Các mặt biểu hiện Nhận thức Xúc cảm - tình cảm Hành vi về hình thức tổ chức quản lý của doanh nghiệp + Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại + tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ + Trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc + Duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp thao, dã ngoại - Thỉnh thoảng tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ - Thỉnh trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc - Thỉnh thoảng duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp - Thỉnh thoảng viết và nộp báo cáo Mức 4: Thái độ không tích cực - Nhận thức không đúng ý nghĩa của hoạt động thực tập tại doanh nghiệp - Nhận thức không đúng về nhiệm vụ của bản thân khi tham gia hoạt động thực tập - Nhận thức không đúng về hình thức tổ chức quản lý của doanh nghiệp - Không thích và không tích cực với các hoạt động + Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp + Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất + Chấp hành nội quy nơi thực tập + Tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo + Tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại + Tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ + Trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký côn + Duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp - Không bao giờ tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp - Không bao giờ tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và các công đoạn của quá trình sản xuất - Không bao giờ chấp hành nội quy nơi thực tập - Không bao giờ tích cực, tự giác rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo - Không bao giờ tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, dã ngoại - Không bao giờ tạo ấn tượng tốt với doanh nghiệp, làm việc như một nhân viên thực thụ - Không bao giờ trao đổi với giáo viên quản lý về tình hình thực tập và ghi chép đầy đủ nhật ký công việc - Không bao giờ duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp - Không bao giờ viết và nộp báo cáo
  • 36. 29 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên 1.3.1. Yếu tố chủ quan Những yếu tố chủ quan tác động đến thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của SV là: Hứng thú, năng lực, ý chí, sức khỏe của bản thân mỗi SV.[13 ] Hứng thú thực tập tại doanh nghiệp là thái độ đặc biệt của SV. Nhờ có hứng thú mà tính cích cực trong hoạt động của SV mới được thúc đẩy và duy trì. Nó làm tăng hiệu quả của hoạt động. Do đó có quan niệm cho rằng: “hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa trong cuộc sống, vừa có khả năng mang lại những khoái cảm cho con người trong quá trình hoạt động”. Ở SV trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, hứng thú được thể hiện thông qua sự tập trung chú ý sự quan tâm và say mê với công việc được phân công. Trong quá trình này, không những SV quan tâm, chú ý đến công việc mà còn nảy sinh tình cảm với công việc đó. Khi đó hứng thú trở thành một dạng đặc biệt của thái độ và thông qua nó có thể đánh giá thái độ của SV đối với công việc như thế nào. Có thể nói, hứng thú như là một dấu hiệu, một chỉ số nhằm đánh giá mức độ biểu hiện ra bên ngoài của thái độ. Một trong những yếu tố để xây dựng và phát triển thái độ học tập tích cực cho SV là trình độ nhận thức. Là điều kiện không thể thiếu được để hình thành lên thái độ thực tập đúng đắn. Khi SV hiểu biết được ý nghĩa, nhận thức rõ tầm quan trọng, sự cần thiết, vai trò, nội dung…của hoạt động thực tập, khi đó các em mới có thái độ tích cực, tự giác trong hoạt động thực tập tại doanh nghiệp. Việc nhận thức hoạt động này có tích cực hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và trình độ nhận thức của SV. Những SV có trình độ năng lực nhận thức chưa tốt thì với các em hoạt động nào cũng khó, nhiều hoạt động có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của các SV nên dẫn đến việc họ chán thực tập. Ngược lại, với trình độ năng lực nhận thức tốt, các SV dễ dàng lĩnh hội công việc theo sự hướng dẫn của các anh chị quản lý, thậm chí còn thích thú với hoạt động tìm tòi từ đó hình thành thái độ tích cực. Yếu tố sức khỏe cũng ảnh hưởng lớn đến thái độ thực tập, nếu SV có sức khỏe tốt luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận những công việc được phân công, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Vì khi đi thực tập tại môi trường doanh nghiệp, các em phải thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới. từ việc học tập ở trường chủ yếu ở trên sách vở và rèn luyện các thao tác ở các phòng thực hành tại trường. Tuy nhiên, khi các em bước vào công ty thực tập, các em sẽ phải làm việc như một công nhân của công ty. SV phải đáp ứng giờ làm, giờ nghỉ ngơi của công ty. Vì vậy, những SV không có sức
  • 37. 30 khỏe tốt thì không thể đáp ứng được công việc gây nên tâm trạng uể oải, lảng tránh công việc của mình. Ý chí vươn lên trong hoạt động thực tập cũng là một nhân tố không thể thiếu được trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Bởi vì, trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn do thay đổi môi trường làm việc, do áp lực của công việc đặt ra. SV luôn phải cố gắng hoàn thành tốt phần việc của mình, do vậy, nếu không có ý chí vươn lên thì SV rất dễ bỏ cuộc dẫn đến tình trạng bỏ thực tập hoặc trong các thao tác của công việc, các em không tập trung dễ dẫn đến những sai sót gây ảnh hưởng đến kết quả công việc của cả nhóm, cả dây chuyền thậm chí ảnh hưởng đến cả công ty. 1.3.2. Yếu tố khách quan Đó là những yếu tố bên ngoài tác động vào chủ thể bằng những con đường khác nhau.[13 ] Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thực hành, thực tập là yếu tố đầu tiên tác động đến thái độ của SV khi tham gia vào hoạt động thực tập tại các doanh nghiệp. Khi bước chân vào doanh nghiệp thì cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ được SV cảm quan đầu tiên và gây ấn tượng ban đầu đối với họ. Chính vì vậy, nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại sẽ tác động mạnh mẽ lên ý thức của SV. SV cho rằng được làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp như vậy thì các em phải cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân mình. Chế độ hỗ trợ là một nhân tố tác động rất lớn tới thái độ của SV khi đi thực tập. SV cảm thấy thích thú và nhiệt tình hơn đối với những công việc mà doanh nghiệp hỗ trợ với mức tiền cao và ngược lại. Mặc dù, theo quy định đi thực tập là không được trả lương, nhưng những năm gần đây các doanh nghiệp thường chi hỗ trợ cho SV thực tập một phần. Mức chi hỗ trợ tùy thuộc vào công ty lớn hay nhỏ, có chế độ phúc lợi lớn hay không. Có nhiều trường hợp khi SV đi thực tập đến khi cán bộ quản lý thông báo chế độ cho SV và nội quy quy định đi thực tập thì ngay hôm sau sinh viên tự ý nghỉ làm, hoặc lôi kéo thêm bạn bè cùng nghỉ việc. Ngoài ra mỗi công ty cũng thông báo, nếu những SV thực tập nào có kết quả thực tập tốt và có nguyện vọng vào làm tại công ty sau khi tốt nghiệp đó cũng là một động lực giúp các em rèn luyện kỹ năng của bản thân để sau khi ra trường có thể được nhận vào làm hoặc có thể xin vào những công ty khác khi mà bản thân mình đã có những kinh nghiệm. Các mối quan hệ xung quanh môi trường thực tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến SV. Mặc dù là SV thực tập nhưng các em vẫn được giao những công việc như một người công nhân thực thụ và được làm ở vị trí đan xen với những công nhân khác của công ty . Những công nhân cũ lành nghề ở công ty có thể hướng dẫn trực tiếp các em thực tập nếu