SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ NGỌC ĐÔ
TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ NGỌC ĐÔ
TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAMTỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HIỂN
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là Luận văn do tôi tự nghiên cứu. Những số liệu thống
kê và trích dẫn trong luận văn là trung thực đảm bảo tính khách quan và phù hợp
với tình hình thực tiễn. Những kết luận khoa học của luận văn là do tôi tự nghiên
cứu rút ra và kế thừa những công trình nghiên cứu trước đó. Tôi đã hoàn thành
chương trình các môn học và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện
khoa học xã hội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị khoa Luật Học viện khoa học xã hội
xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn “Tội hủy hoại rừng theo quy định pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
HỒ NGỌC ĐÔ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI HỦY
HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................................8
1.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và ý nghĩa quy định tội hủy hoại
rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam...................................................................8
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quy phạm pháp luật về tội hủy hoại
rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ........................................24
1.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác
...............................................................................................................................27
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY
HOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ..............................................33
2.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk .........................................................................................................................33
2.2. Thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về tội hủy hoại
rừng........................................................................................................................39
2.3. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong thực tiễn
xét xử tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh..............................................................51
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI HỦY
HOẠI RỪNG...........................................................................................................57
3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng trong Bộ luật hình sự
và các văn bản pháp luật khác có liên quan...........................................................57
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội hủy hoại rừng......65
KẾT LUẬN..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BCA : Bộ Công An
- BLHS 2015 : Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
- BLTTHS : Bộ luật tố tụng Hình sự
- BTP : Bộ Tư pháp
- CA : Công An
- CAND : Công an nhân dân
- CCKL : Chi cục Kiểm lâm
- HKL : Hạt Kiểm lâm
- KL : Kiểm lâm
- Luật BVMT 2014 : Luật bảo vệ môi trường năm 2014
- Luật BV&PTR năm 2004 : Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004
- PNTM : Pháp nhân thương mại
- QPPLHS : Quy phạm pháp luật Hình sự
- TAND : Tòa án nhân dân
- TNHS : Trách nhiệm Hình sự
- TTLT : Thông tư liên tịch
- UBND : Ủy ban nhân dân
- VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
- VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018....................34
Bảng 2. Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng từ năm 2014 đến 2018 của tỉnh
Đắk Lắk.....................................................................................................................35
Bảng 3. Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng bị xử phạt hành chính, xử lý hình
sự từ năm 2014 đến năm 2018 của tỉnh Đắk Lắk. ....................................................35
Bảng 4. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội hủy hoại rừng từ năm 2014 đến năm
2018 của tỉnh Đắk Lắk ..............................................................................................36
Bảng 5. Số liệu thống kê về tình hình người đồng bào dân tộc thiểu số phạm tội hủy
hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến 2018. ...................................37
Bảng 6. Số vụ án hủy hoại rừng có kháng cáo, kháng nghị từ năm 2014 đến 2018
của tỉnh Đắk Lắk .......................................................................................................47
Bảng 7. Đề nghị mức định lượng mới của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng..........60
Bảng 8. Đề xuất mức phạt tiền mới đối với pháp nhân thương mại phạm tội. ........64
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau chiến tranh,Việt Nam từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề về môi
trường, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, Đất Nước gặp muôn vàn khó khăn. Tuy
nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự đoàn kết của toàn dân, Đất Nước
đã vùng lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn
hóa, xã hội, pháp luật, ngoại giao,... Cùng với những thành tựu to lớn đó là một nền
Tư pháp tiến bộ, kế thừa những thành tựu của thế giới. Nổi bật trong đó là sự phát
triển của hệ thống pháp luật Hình sự Việt Nam mà cụ thể là BLHS 2015 đã và đang
đáp ứng nhu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế và hội nhập với thế giới. Trong đó, có các quy định tội phạm môi trường nói
chung và tội hủy hoại rừng nói riêng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình
thực tiễn và nhu cầu của Đất Nước. Qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước,
rừng được xem là tài nguyên quý giá, được ví von là“ Rừng vàng, Biển bạc”. Rừng
được xem là lá phổi của thế giới, có vai trò vô cùng quan trọng trong hạn chế thiên
tai, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái, ổn định môi trường, ổn định khí hậu,
góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực
vật. Mặc dù rừng đóng vai trò quan trọng và có nhiều giá trị như vậy nhưng hiện
nay tình trạng hủy hoại rừng diễn ra ngày càng thường xuyên, diễn biến càng phức
tạp về cách thức, phương thức, mức độ, hậu quả. Vì vậy, tội hủy rừng cần phải được
nghiên cứu và làm rõ.
Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên có diện tích rừng lớn nhất cả
nước, tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, nhiều thành phần dân tộc sinh sống
như: Kinh, Ê-Đê, M’nông, Bana, Thái, Tày, Nùng, Vân kiều,… Hiện nay trên địa
bàn tỉnh tình trạng hủy hoại rừng vẫn thường xuyên diễn ra và diễn biến phức tạp.
Hành vi hủy hoại rừng vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là một số điểm nóng về hủy
hoại rừng như: Vùng biên giới, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng kinh tế khó khăn, vùng
dân tộc thiểu số sinh sống, vùng có diện tích rừng lớn như: Ea Súp, Ea H’Leo,
Krông Bông, M’Đrắk, Buôn Đôn. Công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
2
hành án đối tượng hủy hoại rừng đã được cơ quan chức năng quan tâm thực hiện,
kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính, xử lý hình sựvà đã gặt hái được nhiều thành
tựu nhất định. Từ những cố gắng trên, tỉnh Đắk Lắk đã thu được nhiều kết quả tích
cực giúp bảo vệ diện tích rừng trên địa bàn tỉnh, song vẫn còn tồn tại không ít khó
khăn, vướng mắc cần giải quyết trong áp dụng BLHS cũng như các quy định của
pháp luật liên quan trong công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tội
phạm hủy hoại rừng. Trước những khó khăn vướng mắc và tình trạng diễn biến
phức tạp của tội phạm hủy hoại rừng trong khi quy định pháp luật còn hạn chế và
thiếu sót. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tội hủy hoại rừng dưới nhiều góc độ khoa
học, nghiên cứu lập pháp, hành pháp và tư pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp
luật, nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật và đấu tranh phòng ngừa, xử lý
tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ những lý do trên, tác giả đã
lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học ngành
luật hình sự và tố tụng hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước khi tác giả nghiên cứu luận văn “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.” Tác giả đã về địa phương để khảo
sát tình hình thực tiễn và xin số liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu trước đó
về tội hủy hoại rừng như:
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam”
của tác giả Lê Thị Phương Minh, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2013;
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật Hình sự
Việt Nam” của tác giả Bạch Xuân Hòa, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm
2014;
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam
trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Hoàng Văn Vân,
trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2015;
3
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng trong luật Hình sự Việt Nam”
của tác giả Bùi Thế Phương, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015;
- Luận văn thạc sĩ luật học “ Đấu tranh phòng, chống tội hủy hoại rừng trên
địa bàn Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Văn Nghiệp, Học viện Khoa học xã hội,
năm 2016;
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật Hình sự Việt
Nam từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Đào Bội Nhân,
Học viện Khoa học xã hội, năm 2015;
- Luận văn thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định” của tác giả Trần Quốc Việt, Học viện Khoa học
xã hội, năm 2018. Và một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến tội hủy hoại
rừng. Từ các công trình nghiên cứu đã khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về
tội hủy hoại rừng, những nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ
phòng ngừa tội phạm, tội phạm học, nghiên cứu tội hủy hoại hoại rừng trên quy mô
vùng mang tính chất chung, trên quy định của BLHS cũ và chỉ có một tác giả là
Hoàng Văn Vân nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Do vậy, vì là tỉnh đặc thù có
diện tích rừng lớn, dân cư đa dạng nhiều thành phần dân tộc sinh sống, tình hình tội
phạm hủy hoại rừng thường xuyên diễn ra đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cụ thể, đầy
đủ, rõ ràng không chỉ dưới góc độ khoa học pháp lý mà mở rộng nghiên cứu dưới
góc độ xã hội học để làm rõ vấn đề, làm rõ các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho
những kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng pháp luật.
Tình hình nghiên cứu luận văn trong thời điểm này là rất quan trọng. Bởi vì,
đây là thời điểm BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 mới có hiệu lực thi
hành hơn một năm. Việc nghiên cứu sẽ đánh giá được hiệu quả và những hạn chế
của quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng trong BLHS 1999 và BLHS 2015, làm
cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật và các văn bản hướng dẫn
thi hành và nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật đối với tội hủy hoại rừng
nói riêng và các tội phạm về môi trường nói chung.
4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn quy định pháp luật
về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Nghiên cứu khái niệm, định nghĩa, đặc điểm và nội dung các quy định pháp
luật trong BLHS, BLTTHS, Các VBQPPL có liên quan đến tội hủy hoại rừng và
các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu tình hình thực tiễn tội hủy hoại rừng
hiện nay, từ đó chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp.
b. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy định của BLHS và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy
hoại rừng trên cơ sở số liệu thu thập tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2014 đến
nay.
Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội hủy hoại rừng trên phạm
vi địa giới hành chính tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt là các huyện có diện tích rừng lớn,
dân cư đa dang và tội hủy hoại rừng thường xuyên diễn ra như: Buôn Đôn, Ea Súp,
Ea H'leo, Krông Bông, Lắk, M'Đrắk.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn của tội hủy hoại rừng, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về khái niệm, đặc trưng cơ
bản, ý nghĩa của quy định tội hủy hoại rừng,làm rõ các vấn đề về định tội danh,
quyết định hình phạt trong công tác xét xử tội hủy hoại rừng tại Tòa án. Từ đó chỉ ra
thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng
BLHS đối với tội hủy hoại rừng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao
hiệu quả công tác áp dụng pháp luật, đặc biệt là công tác xét xử của Tòa án trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn tội hủy hoại rừng cần được nghiên cứu và
làm rõ dưới nhiều góc độ khoa học. Phải tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển
5
của các quy phạm pháp luật về tội hủy hoại rừng qua từng thời kỳ lịch sử, qua từng
BLHS. So sánh tội phạm hủy hoại rừng với các tội phạm khác có liên quan trong
BLHS. Từ đó, phân tích làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm, đặc điểm riêng của
tội hủy hoại rừng để xác định đúng tội danh và khung hình phạt, tránh oan sai và bỏ
lọt tội phạm.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự và pháp
luật có liên quan đối với hành vi hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp tỉnh
biết được thực trạng, nguyên nhân và tìm ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp
luật, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu luận văn
Việc nghiên cứu luận văn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lý luận khoa học
và thực tiễn nghiên cứu tội hủy hoại rừng, ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm hủy hoại rừng, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội của đất nước, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật.
Về mặt lý luận: Nghiên cứu luận văn làm cơ sở lý luận khoa học, làm rõ
nhiều vấn đề tồn tại hiện nay về tội hủy hoại rừng. Chỉ ra những khái niệm cơ bản,
các nội dung và chi tiết các nội dung của tội hủy hoại rừng. Đồng thời luận văn có
thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu về sau, công tác giáo
dục – đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về khoa học pháp lý hình sự, công tác định
hướng chính sách pháp luật, chính sách tội phạm hóa và phi tội phạm hóa. Ngoài ra
luận văn còn có ý nghĩa làm cơ sở lý luận khoa học cho công tác nghiên cứu về tội
hủy hoại rừng trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: Xã hội học, kinh tế học, môi
trường học, sinh vật học, chính sách học, luật học,…
Về mặt thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa lớn trong thực tiễn đời sống xã hội và
trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng, phân tích
và làm rõ những vấn đề tồn tại trong thực tiễn. Từ đó chỉ ra thực trạng, nguyên nhân
và kiến nghị giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp. Đề tài có
thể dùng làm tài liệu tham khảo để có những thay đổi, bổ sung phù hợp giữa quy
định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật. Dùng làm tài liệu tham khảo
6
cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vận dụng trong quá trình khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tội hủy hoại rừng đem lại hiệu quả. Góp phần
vào công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội,
dân cư của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu tội hủy hoại rừng trên cơ sở nền
tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, những đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội và
pháp luật của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
hủy hoại rừng. Sử dụng phương pháp luận về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
phạm tội và hình phạt. Sử dụng phương pháp luận từ lý luận đến thực tiễn và tính
độc lập tương đối tác động ngược trở lại thực tiễn, từ những quy định pháp luật tác
động đến quan hệ xã hội và tính độc lập tương đối của thực tiễn xã hội tác động
ngược trở lại làm thay đổi quy định pháp luật. Phương pháp luận của quy luật phát
triển, của nhu cầu con người, nhu cầu của xã hội, mối quan hệ giữa con người và
thế giới quan sung quanh con người.
Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học Luật hình sự, khoa học Luật tố tụng hình sự, khoa học tội
phạm học, khoa học môi trường, khoa học xã hội học, lý luận triết học. Sử dụng các
phương pháp cụ thể như: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp từ các số liệu
thực tế công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tội hủy hoại rừng
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp phân tích so sánh những số liệu thu thập,
những số liệu nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học và so sánh những số liệu.
So sánh quy định pháp luật giữa các thời kỳ, giữa quy định của BLHS hiện hành và
những quy định trước đó. Phương pháp liệt kê, phương pháp tiếp thu từ các chuyên
gia, các nhà khoa học. Phương pháp phân tích so sánh số liệu giữa các thời kỳ lịch
sử. Phương pháp đối chiếu, chứng minh. Phương pháp tham khảo trích lọc thông tin
liên quan trên internet, bài viết, luận văn, báo chí, bài báo khoa học,…Tất cả các
phương pháp trên được tác giả lồng ghép, đan xen trong từng phần và từng giai
đoạn nghiên cứu để tạo nên sự xuyên suốt và khoa học.
7
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung; Phần kết luận. Ngoài ra
còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Phần nội dung của luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về tội hủy hoại rừng theo
pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật đối với tội hủy hoại rừng.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và ý nghĩa quy định tội
hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tội hủy hoại rừng
Con người và thiên nhiên là hai yếu tố quan trọng nhất của thế giới khách
quan và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Con người tác động bằng các hành vi
tích cực hoặc tiêu cực đến thiên nhiên và ngược lại thiên nhiên lại có tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người như: môi trường sống, khí hậu, thiên tai,
tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, kinh tế, an ninh quốc phòng,... Vì vậy, để
đảm bảo tính cân bằng tự nhiên và phát triển bền vững, con người phải xem trọng
việc bảo vệ thiên nhiên. Trong đó rừng là một trong những yếu tố quan trọng nhất
của thiên nhiên và là một bộ phận không thể tách rời của thiên nhiên. Vì vậy, hiện
nay chúng ta phải bảo vệ và phát triển rừng. Ở nước ta hiện nay tình hình hủy hoại
rừng diễn ra ngày càng nhiều và diễn biến rất phức tạp, việc rừng bị hủy hoại làm
cho môi trường suy thoái và ô nhiễm nặng nề, biến đổi khí hậu, nhiều thiên tai hơn,
cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá hủy môi trường sống của nhiều loài động
thực vật. Do đó, bảo vệ rừng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nước ta hiện nay
và là mục tiêu hàng đầu trong phát triển bền vững.
Hủy hoại rừng là một tội phạm được quy định ở phần tội phạm về môi
trường trong BLHS 2015. Tội được quy định tại Điều 243 BLHS 2015 và rất phức
tạp về quy định tội phạm và hình phạt. Vì vậy, cần phải nghiên cứu làm rõ về khái
niệm về “tội hủy hoại rừng”. Cụ thể về khái niệm “rừng” là một khái niệm rất đa
dạng và phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Rừng là quần xã sinh vật trong
đó cây rừng là chủ yếu, quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh
vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật
thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Tuy nhiên,
định nghĩa đầy đủ nhất là: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao
9
gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá
trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và
với hoàn cảnh bên ngoài, theo M.E. Tcachenco 1952.
Tiếp theo là khái niệm “hủy hoại rừng” hay hiểu cách khác là “phá rừng”
được nhà khoa học Angelsen định nghĩa như sau: “phá rừng mang nghĩa hủy hoại
hay làm mất đi thảm cây. Từ làm mất hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến
những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái” [51]. Còn theo quy định trong
BLHS 2015 thì hủy hoại rừng là hành vi “đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi
khác hủy hoại rừng” [21, Điều 243]. Các khái niệm về hủy hoại rừng và phá rừng
trên chỉ quy định rất ngắn gọn và đơn giản về khái niệm chung của hành vi hủy hoại
rừng, phá rừng chủ yếu là hành vi đốt, phá rừng trái phép và một số hành vi khác
nhưng chưa cụ thể tất cả loại hành vi, chưa cụ thể tất cả các thành phần của rừng mà
chỉ hiểu chung chung về thành phần chính của rừng là các thảm cây. Vì vậy, có thể
hiểu là ngoài những hành vi nêu trong khái niệm thì còn nhiều hành vi khác nữa
cũng phạm tội hủy hoại rừng, hủy hoại các bộ phận khác của rừng, nhưng luật chưa
quy định cụ thể từng hành vi, thành phần rừng gồm những bộ phận nào nên rất khó
khăn trong xác định hành vi phạm tội hủy hoại rừng, tội phạm lợi dụng những kẻ hở
pháp luật đó mà thực hiện hành vi phạm tội.
Theo Luật bảo vệ môi trường 2014 thì khái niệm về môi trường như sau:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là
yếu tố vật chất gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình
thái vật chất khác” [27, Điều 3]. Theo khái niệm này ta hiểu “rừng” là một bộ phận
không tách rời của môi trường. Vì vậy, để có thể hiểu được khái niệm tội hủy hoại
rừng thì cần phải hiểu được các khái niệm về “môi trường”, khái niệm về “rừng”,
khái niệm “hủy hoại”, khái niệm “tội phạm”, và cuối cùng là rút ra khái niệm chung
nhất “tội hủy hoại rừng”.
- Thứ nhất: khái niệm “môi trường” là“tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và
xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng đến con người và tác động đến các hoạt
10
động sống của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng, sinh vật, cây cối,
rừng,…” [50]. Từ khái niệm trên ta thấy môi trường bao gồm cả “rừng”. Rừng là
một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với môi trường,
rừng cùng các yếu tố khác của môi trường góp phầntạo nên thế giới quan.
- Thứ hai: khái niệm “rừng”, theo khoản 1 Điều 3 LBVR 2004 thì: “Rừng là
một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,
đất rừng và các yếu tố môi trường khác” [26, Điều 3]. Từ khái niệm trên ta thấy
rừng là một bộ phận của môi trường, rừng ẩn bên trong một hệ sinh thái vô cùng
lớn, đa dạng và phức tạp về động vật, thực vật, chủng loại, số lượng, phân loại
rừng,… Vì vậy, khái niệm rừng là một khái niệm rất rộng cần phải được nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khoa học.
- Thứ ba: khái niệm “hủy hoại”, theo từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ
học thì “hủy hoại có nghĩa là làm cho hư hỏng đi, phá đi, làm một cái gì đó tan nát”
[46, tr.416]. Theo như trên thì hủy hoại là một hành vi tiêu cực, hành vi không được
khuyến khích và bị lên án. Từ thời xa xưa ông cha ta đã xem “rừng là vàng, biển là
bạc” có nghĩa ám chỉ rừng và biển là hai thứ có giá trị, được xem là tài sản và là đối
tượng của hành vi hủy hoại.
- Từ các khái niệm trên ta rút ra được khái niệm về hủy hoại rừng “là hành vi
tiêu cực, làm cho tài nguyên rừng, cây rừng, động vật rừng, đất rừng bị hủy hoại, bị
chết hàng loạt, giảm về số lượng, diện tích và giá trị lâm sản”.
- Thứ tư: là định nghĩa về tội phạm theo Điều 8 BLHS 2015: “tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật rự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo
quy định của Bộ luật hình sự này phải bị xử lý hình sự” [20, Điều 8].
11
- Dựa vào các định nghĩa trên ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về tội
hủy hoại rừng như sau: “Tội hủy hoại rừng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong BLHS, được thực hiện một cách cố ý bằng các hành vi như đốt,
phá rừng trái phép hoặc hành vi khác, làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm
cho rừng giảm giá trị đáng kể, xâm phạm các quan hệ xã hội về bảo vệ rừng của
nhà nước, gây thiệt hại cho môi trường sinh thái”. Từ định nghĩa trên cho thấy tội
hủy hoại rừng có các dấu hiệu như sau:
- Thứ nhất: Tội hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là hành vi
gây ra thiệt hại cho môi trường, rừng và đời sống con người như: ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, làm mất hoàn toàn hoặc một phần giá trị
rừng,…Việc con người hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội để lại nhiều
hậu quả nặng nề cho xã hội.
- Thứ hai: Là hành vi có lỗi thuộc về phần chủ quan của chủ thể phạm tội, ý
chí thực hiện hành vi là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
- Thứ ba: Hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định
cụ thể trong BLHS, chỉ những hành vi vi phạm quy định của BLHS về tội hủy hoại
rừng thì mới là tội phạm hủy hoại rừng, những hành vi hủy hoại rừng không được
quy định trong BLHS thì không phải tội phạm hủy hoại rừng và không phải chịu
TNHS và có thể áp dụng chế tài xử lý khác như xử lý hành chính, dân sự. Đây là
một nguyên tắc cơ bản nhất của BLHS về xác định hành vi phạm tội hay không
phạm tội.
- Thứ tư: Hành vi phạm tội hủy hoại rừng theo quy định BLHS phải chịu
TNHS bằng hình phạt nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi, hậu quả thực tế gây ra và quy định khung hình phạt của BLHS.
Tóm lại: Từ những khái niệm về môi trường, rừng, hủy hoại, tội phạm đã
góp phần làm rõ khái niệm tội hủy hoại rừng. Cho thấy tội hủy hoại rừng được quy
định trong BLHS, mang đầy đủ các dấu hiệu chung của tội phạm, chủ thể phạm tội
phải chịu hình phạt. Đây cơ sở pháp lý quan trọng để tác giả nghiên cứu đúng
12
hướng, đúng quy định pháp luật và làm sáng tỏ nội dung tội hủy hoại rừng dưới
nhiều góc độ khoa học như: Xã hội học, môi trường học, luật học.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản của tội hủy hoại rừng theo
BLHS 2015
Tội hủy hoại rừng theo Điều 243 BLHS 2015 được quy định thành 5 khoản.
Cho thấy đây là tội phạm rất phức tạp trong quy định tội phạm và hình phạt. Vì vậy,
cần nghiên cứu và làm rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản:
- Khoản 1 quy định chung về khái niệm, các dấu hiệu định tội và khung hình
phạt cơ bản của tội hủy hoại rừng.
- Khoản 2 và khoản 3 quy định các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng.
- Khoản 4 quy định hình phạt bổ sung đối với tội hủy hoại rừng.
- Khoản 5 quy định TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại
rừng.
Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho
xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của
Bộ luật này phải bị xử lý hình sự" [20, Điều 8]. Như vậy, qua quy định trên thì hành
vi được coi là tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm gồm:
khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Cụ thể, việc xác định và làm
rõ bốn yếu tố trên cũng là cơ sở để nhận diện loại tội phạm, định tội danh và quyết
định hình phạt chính xác và đúng quy định pháp luật, làm sáng tỏ các tình tiết trong
vụ án, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm. Đối với tội hủy hoại rừng theo quy định tại
Điều 243 BLHS 2015 thì việc làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm hủy hoại rừng
rất quan trọng và cần phải được nghiên cứu nhằm có cơ sở định tội danh và quyết
định hình phạt. Vì tội hủy hoại rừng là tội có quy định phức tạp cả về quy định tội
13
phạm và hình phạt, cóquy định chủ thể phạm tội mới là pháp nhân thương mại nên
phải làm rõ bốn yếu tố cấu thành tội phạm trên.
a. Các yếu tố cấu thành của tội hủy hoại rừng bao gồm:
- Khách thể:
Tội hủy hoại rừng là tội phạm xâm phạm đến quan hệ xã hội được quy định
trong BLHS về: chế độ quản lý rừng của nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến
môi trường sinh thái, rừng, đất rừng, các loài động vật, thực vật rừng, gây ra những
hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội như: thiên tai, dịch bệnh, biến đổi
khí hậu, mất cân bằng hệ sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên,… Đối tượng tác động
của tội phạm này chính là rừng, bao gồm các loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất, thực vật và động vật rừng nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm
IA và IIA, và các loài động, thực vật là bộ phận của rừng, đất rừng [47, tr. 25].
- Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS.
Pháp nhân thương mại thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật
cũng trở thành chủ thể của tội hủy hoại rừng.
- Mặt khách quan:
Hành vi khách quan: Người thực hiện hành vi hủy hoại rừng có thể thực
hiện một hoặc một số hành vi khách quan thể hiện ra bên ngoài như sau: Hành vi
đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm rừng mất một phần
hoặc toàn bộ giá trị rừng. Theo quy định này thì tội hủy hoại rừng chủ yếu là hành
vi đốt, hành vi phá rừng trái phép và một số hành vi khác. Tuy nhiên, luật không
quy định cụ thể các hành vi khác đó gồm những hành vi nào và cũng chưa có văn
bản hướng dẫn chi tiết nên rất khó khăn trong việc xác định hành vi phạm tội.
Hậu quả: Tùy vào từng trường hợp mà hậu quả của hành vi sẽ là dấu hiệu
bắt buộc hay không bắt buộc đối với tội hủy hoại rừng. Cụ thể:
Đối với những trường hợp sau đây thì hậu quả được xem là bắt buộc:
+ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000
đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
14
+ Thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ
hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IA trị giá từ
20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; Thực vật thuộc danh mục thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến
dưới 100.000.000 đồng;
Đối với các trường hợp sau thì hành vi được xác định là tội phạm mà
không cần có hậu quả xảy ra:
+ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa
có trữ lượng có diện tích từ 30.000 m2 đến dưới 50.000 m2.
+ Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2.
+ Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 7.000 m2.
+ Rừng đặc dụng có diện tích từ 1000 m2 đến dưới 3.000 m2.
+ Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản dưới mức quy định trên nhưng đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Mặt chủ quan:
Người thực hiện hành vi phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải là
hành vi có lỗi cố ý gồm lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Và thể hiện lỗi cố ý
qua hành vi đốt, phá rừng trái phép và các hành vi khác, qua các tình tiết tăng nặng
như:
+ Có tổ chức
+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức
+ Tái phạm nguy hiểm
+ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa
có trữ lượng có diện tích từ 50.000 m2 trở lên
+ Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 m2 trở lên
+ Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 m2 trở lên
+ Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 trở lên
+ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường
15
hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích
+ Thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ
hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IA trị giá từ
60.000.000 đồng trở lên; Thực vật thuộc danh mục thực vật, động vật nguy cấp, quý
hiếm nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên
+ Pháp nhân thương mại vi phạm Điều 79 BLHS 2015 thì bị: “Đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một số lĩnh
vực mà pháp nhân gây ra thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính
mạng nhiều người, sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn
xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra; Pháp nhân thương mại
được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn” [20, Điều 79].
Để xác định đúng tội hủy hoại rừng so với các tội khác theo quy định của
BLHS, làm sáng tỏ các tình tiết trong vụ án, làm cơ sở định tội danh và quyết định
hình phạt thì cần phải làm sáng tỏ bốn yếu tố cấu thành tội hủy hoại rừng là khách
thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan để tránh tình trạng truy tố sai tội danh,
oan sai, bỏ lọt tội phạm, truy tố sai khoản quy định trong một điều luật, làm rõ các
tình tiết trong vụ án, làm rõ sự thật khách quan.
b. Các dấu hiệu định khung hình phạt:
Tội phạm và hình phạt là hai yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của BLHS.
Giữa tội phạm và hình phạt có mối quan hệ nhân quả với nhau, hành vi phạm tội
phải chịu hình phạt tương thích và hình phạt lại có tính trừng trị, giáo dục, cải tạo,
hướng thiện tác động ngược lại hành vi phạm tội. Đối với tội hủy hoại rừng được
quy định tại Điều 243 BLHS 2015, bên cạnh khung hình phạt cơ bản được quy định
tại khoảng 1 thì có hai khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 243 BLHS 2015.
Cụ thể, quy định tại khoản 1 là khung quy định và hình phạt thấp nhất đối
với hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác dưới đây thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
16
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng
chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 m2 đến dưới 50.000 m2.
b) Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2.
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ trên 3.000 m2 đến dưới 7.000 m2.
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000 m2 đến dưới 3.000 m2.
đ) Gây thiệt hại về lâm sản giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000
đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Từ trên 50.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh
trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích hoặc có hành vi
hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác theo diện tích quy định.
e) Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một
trong các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm
Tùy vào tính chất mức độ, thiệt hại, loại rừng bị hủy hoại, tình tiết tăng nặng
mà quy định về mức hình phạt từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 243 BLHS càng tăng
nặng cả về hình phạt chính và hình phạt bổ sung, cụ thể tại khoản 2 Điều 243 BLHS
2015 quy định như sau:
Tình tiết “có tổ chức” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 243 BLHS
2015, hiện nay pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng chưa có giải thích, hướng dẫn
cho tình tiết này. Tuy nhiên, thông qua các quy định khác trong BLHS 2015 như tại
khoản 2 Điều 17 BLHS 2015 quy định: “phạm tội có tổ chức là hình thức đồng
phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”, có từ hai
người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự nhất trí của những người cùng
thực hiện tội phạm, phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội
phạm. Vì vậy, đối với tội hủy hoại rừng theo BLHS 2015 thì tình tiết “có tổ chức”
được xem là một tình tiết tăng nặng đối với tội này và dùng làm cơ sở để định
khung hình phạt. Khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 quy định tình tiết định khung hình
phạt tăng nặng đối với “Có tổ chức” với khung hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
17
tù là nhằm răn đe, trừng trị nghiêm khắc những người có hành vi hủy hoại rừng. Bởi
lẽ, phạm tội có tổ chức thì nguy hiểm hơn, có tính chất, mức độ nguy hiểm cao và
hậu quả gây ra là rất lớn so với hành vi phạm tội hủy hoại rừng bình thường theo
khoản 1 Điều 243 BLHS 2015.
Tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ
chức” được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 được xem là tình tiết
tăng nặng. Cụ thể: “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là trường hợp người có chức vụ,
quyền hạn trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà sử dụng chức
vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại rừng. Nghĩa là,
dựa vào quyền năng do nắm chức vụ, quyền hạn mang lại để thực hiện hành vi
phạm tội.
Tình tiết “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” là hành vi của người hiện
đang là thành viên của cơ quan, tổ chức đó. Thông qua việc cơ quan tổ chức có
chức năng hoặc đang thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn luật định mà người này có
hành vi lấy danh nghĩa cơ quan,tổ chức đó để thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích
cá nhân, làm người khác, cơ quan khác hiểu nhầm người này đang thực hiện công
vụ, thực hiện quyền lợi cho cơ quan, tổ chức mà sự thật là người này lợi dụng danh
nghĩa các cơ quan, tổ chức để vụ lợi cho bản thân mình. BLHS 2015 quy định đây
là tình tiết tăng nặng bởi vì những người nắm giữ chức vụ, quyền hạn trong việc
quản lý, bảo vệ rừng, khai thác rừng, quản lý đất rừng,… nên có quyền chi phối,
quyết định, gây tác động đến việc bảo vệ rừng, khai thác rừng và phát triển rừng.
Đồng thời có khả năng biết tính nguy hiểm cao hơn so với các trường hợp phạm tội
bình thường.
Tình tiết “Tái phạm nguy hiểm” tình tiết này được quy định tại điểm c khoản
2 Điều 23 BLHS 2015, theo quy định tại Điều 53 BLHS năm 2015 thì trường hợp
được coi là tái phạm nguy hiểm gồm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án tích mà lại thực hiện hành vi
phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc
đã tái phạm, chưa xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý [47, tr. 25-
18
27].
Khoản 2 còn quy định tình tiết tăng nặng đối với các hành vi phạm tội ở
điểm d, đ, e, g, h, i với diện tích và giá trị rừng thiệt hại lớn hơn so với khoản 1 cụ
thể như: Hủy hoại rừng là cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh
thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 m2 đến dưới 100.000 m2; Rừng
sản xuất diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 50.000 m2; Rừng phòng hộ diện tích từ
7.000 m2 đến dưới 10.000 m2; Rừng đặc dụng diện tích từ 3.000 m2 đến dưới
5.000 m2; Gây thiệt hại lâm sản giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000
đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, từ 100.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh
trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích bi đốt, bị phá
không tập trung mà phân tán, rải rác trong một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu; Thực
vật nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IA từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000
đồng; Thực vật nhóm II A từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Đối
với hành vi phạm tội thuộc khoản 2 thì người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm.
Khoản 3 Điều 189 BLHS 1999 quy định chỉ có ba tình tiết định khung tăng
nặng là: “hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn; Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Người phạm tội tại khoản 3 sẽ bị phạt tù
từ 07 năm đến 15 năm, các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 3 quy định rất
chung chung, chưa quy định cụ thể, chi tiết. Điều này gây khó khăn cho hoạt động
tiến hành tố tụng trong thực tế, tuy nhiên hiện nay BLHS 2015 đã đã có những quy
định rõ ràng và chi tiết hơn. Cụ thể các quy định của luật phù hợp với quy luật phát
triển, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và tình hình hiện nay như: xây dựng mới các
điểm a, b, c, d, đ, e; Bỏ các tình tiết định khung tăng nặng mang tính chung chung
tại BLHS 1999 mà thay vào đó là 3 khoản định khung tăng nặng tại Điều 243
BLHS 2015. Nếu so sánh quy định tại khoản 3 Điều 189 BLHS 1999 và khoản 3
Điều 243 BLHS 2015 có sự khác nhau, BLHS 2015 quy định chi tiết rõ ràng hơn:
quy định tội phạm và hình phạt căn cứ vào diện tích rừng, giá trị lâm sản bị thiệt hại
19
và thực vật, động vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm nhóm IA và IIA. Đây là
những sửa đổi, bổ sung hợp lý, hợp quy luật, thể hiện kỹ thuật lập pháp của BLHS
năm 2015 cao hơn BLHS1999 [47, tr. 30].
Ngoài các tình tiết tăng nặng TNHS người phạm tội hủy hoại rừng nếu có
các tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 BLHS 2015 thì sẽ được áp dụng mức hình phạt
thấp hơn mức luật quy định như: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt
TNHS; Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại; Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc
thiệt hại không lớn; Phạm tội do lạc hậu; Người phạm tội tự thú,… Và khi người
phạm tội có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì Tòa án có thể quyết định một hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Có nghĩa là nếu một người phạm tội vào
khoản 3 Điều 243 BLHS với khung hình phạt là 07 năm đến 15 năm nhưng nếu có
từ 2 tình tiết giảm nhẹ thì sẽ được Tòa án áp dụng hình phạt trong khung hình phạt
ở khoản 2 Điều 243 BLHS từ 03 năm đến 07 năm.
Trong công tác định tội danh và quyết định hình phạt cần phải làm rõ các vấn
đề về dấu hiệu định khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ
TNHS. Để làm cơ sở áp dụng loại hình phạt và mức hình phạt phù hợp với từng
hành vi phạm tội, từng mức độ phạm tội.
c. Các quy định về hình phạt đối với tội hủy hoại rừng.
BLHS 1999 và BLHS 2015 đều có quy định hình phạt đối với tội hủy hoại
rừng gồm 2 loại là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hầu hết các hình phạt
chính và hình phạt bổ sung đối với cá nhân là giống nhau về cả quy định và loại
hình phạt. Nhưng có sự khác nhau về mức phạt tù và mức phạt tiền. BLHS 2015 có
thêm điểm mới là quy định hình phạt chính và phạt bổ sung đối với pháp nhân
thương mại phạm tội. Tóm lại giữa hai BLHS 1999 và BLHS 2015 có những thay
đổi tích cực và đem lại hiệu quả.
- Quy định về hình phạt chính và hình phạt bổ sung
+ Hình phạt chính quy định từ thấp đến cao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền;
20
Cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn; tù chung thân; Tử hình. Riêng
hình phạt chung thân và tử hình là hai hình phạt cao nhất thuộc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng và đối với tội hủy hoại rừng thì không áp dụng.
+ Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc
công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu
tài tài sản; Phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất khi không áp
dụng là hình phạt chính. Các hình phạt bổ sung này tùy vào trường hợp phạm tội mà
Tòa án quyết định loại hình phạt bổ sung cho phù hợp với từng đối tượng phạm tội.
+ Nguyên tắc áp dụng hình phạt: Đối với mỗi tội phạm, người phạm
tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình
phạt bổ sung. Có nghĩa là một người phạm tội thì chỉ bị một hình phạt chính như:
cải tạo không giam giữ, phạt tù,… và có thể bị nhiều hình phạt bổ sung như: cấm
đảm nhiệm chức vụ, công việc; Cấm cư trú; Quản chế; Tịch thu tài sản,… Ví dụ: A
phạm tội hủy hoại rừng theo khoản 1 Điều 243 BLHS 2015, bị Tòa án tuyên phạt tù
có thời hạn 2 năm (hình phạt chính). Ngoài ra A còn bị Tòa án tuyên hình phạt bổ
sung là cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn và tịch thu tài sản (hình phạt bổ sung).
Tóm lại hình phạt A phải chịu bao gồm một hình phạt chính và hai hình phạt bổ
sung.
BLHS 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện quy định pháp luật cụ
thể:
+ Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng
thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 243, thì bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 01 năm đến 05 năm.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 243 BLHS 2015
thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 Điều 243 BLHS 2015
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
+ Khoản 4 Điều 243 BLHS 2015 quy định các hình phạt bổ sung.
21
+ Ngoài ra pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại khoản 5 Điều 243
BLHS 2015 thì bị phạt như sau: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1
điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000
đồng đến 5.000.000.000 đồng. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 thì
bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt
động từ 06 tháng đến 03 năm; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một
số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Từ những phân tích và đối chiếu quy định pháp luật về hình phạt tại BLHS
1999 và BLHS 2015 thì BLHS mới đã có những thay đổi tích cực, phù hợp hơn với
nhu cầu thực tiễn và tình hình diễn biến tội phạm hủy hoại rừng. Đặc biệt đã bổ
sung TNHS đối với pháp nhân thương mại, tuy nhiên quy định và hình phạt đối với
pháp nhân thương mại hiện nay vẫn còn khó khăn trong áp dụng vì là chủ thể mới,
liên quan đến nhiều quy định pháp luật, cơ cấu tổ chức phức tạp, tác động đến nền
kinh tế, nguồn lao độngvà để lại nhiều hệ lụy về sau.
1.1.3. Ý nghĩa của quy định tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam
Việc quy định tội hủy hoại rừng trong BLHS hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối
với nước ta về: pháp luật, môi trường, kinh tế, an ninh – quốc phòng, ngoại giao và
phong tục tập quán, đời sống dân cư,…
- Ý nghĩa về pháp luật:Việc quy định tội hủy hoại rừng là tội phạm trong
BLHS có ý nghĩa vô cùng to lớn đánh dấu bước phát triển của pháp luật Hình sự, cụ
thể:
+ Thể hiện trình độ lập pháp, hành pháp và tư pháp hình sự của nước ta ngày
càng tiến bộ và phát triển.
+ Thể hiện việc sửa đổi, bổ sung tội hủy hoại rừng trong BLHS 2015 là
đúng, phù hợp với tình hình thực tiễn và đem lại hiệu quả tích cực.
+ Góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển của BLHS 2015.
22
+ Tạo cơ sở hành lang pháp lý rõ ràng hơn trong xử lý tội hủy hoại rừng, dù
hành vi phạm tội có phức tạp, tinh vi đến đâu vẫn có cơ sở pháp luật để xử lý.
+ Các quy định ngày càng hoàn thiện hơn giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền hoạt động tốt hơn, phối hợp hoạt động tốt hơn trong công tác
đấu tranh phòng chống tội phạm hủy hoại rừng.
+ Làm cơ sở, căn cứ để tổng kết đánh giá hiệu quả của BLHS.
+ Giúp BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng trong
thực tế được dễ dàng hơn.
+ Giúp hạn chế tội phạm hủy hoại rừng, đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã
hội.
+ Giúp hoạt động tố tụng được xuyên suốt và hiệu quả từ thời điểm phát
hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với tội hủy hoại rừng.
+ Góp phần tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước ban hành các chính
sách, chủ trương và các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với quy định pháp
luật.
- Ý nghĩa về môi trường:
+ Tội hủy hoại rừng được quy định trong BLHS giúp bảo vệ môi trường, bảo
vệ các loài thực vật, động vật và tài nguyên rừng.
+ Bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người.
+ Giúp hạn chế hành vi phá rừng, hủy hoại rừng.
+ Giúp cho môi trường trong lành, bảo vệ sự đa dạng sinh học.
+ Giúp hạn chế biến đổi khí hậu, ô nghiễm môi trường và phòng ngừa, hạn
chế các thiên tai như: bão, lũ, hạn hán, sói mòn, lũ quét, xâm thực,…
+ Bảo vệ và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng phục
vụ đời sống hằng ngày và quá trình sản xuất.
- Ý nghĩa kinh tế:
23
+ Rừng đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế Quốc gia.
Vì vậy về mặt kinh tế rừng đóng vai trò như là một yếu tố thúc đẩy kinh tế đất nước
phát triển.
+ Giúp bảo vệ tài nguyên rừng, vật chất của rừng để cung cấp và phục vụ cho
đời sống hằng ngày và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.
+ Giúp đem lại hiệu quả kinh tế từ phát triển kinh tế rừng như: trồng rừng
sản xuất để khai thác gỗ, rừng cao su để khai thác mủ, khai thác lâm sản, lá cây, củ,
hoa, quả rừng để làm thực phẩm, dược liệu, chăn nuôi kết hợp với trồng rừng đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, xây dựng và phát triển kinh tế bền vững kết hợp
giữa nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Hạn chế thiên tai, biến đổi khí hậu giúp ổn định và bảo vệ nên kinh tế, bảo
vệ cơ sở vật chất, tránh mất mùa, giúp nền kinh tế phát triển ổn định không bị thiên
tai tàn phá.
+ Cung cấp nguồn tài nguyên rừng như: gỗ, chất đốt, thực phẩm, dược liệu,
sừng thú, da, lông đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước
+ Bảo vệ rừng tự nhiên, các khu rừng sinh thái, các cảnh quan đẹp, các vườn
quốc gia, rừng nguyên sinh, các loài động thực vật quý hiếm thúc đẩy phát triển
kinh tế du lịch, nghỉ dưỡng, thăm quan.
+ Tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động bảo vệ rừng và phát triển kinh tế
rừng kết hợp giữa nông – lâm – Ngư nghiệp. Việc bảo vệ rừng cũng là góp phần
chung vào phát triển kinh tế Đất Nước.
- Ý nghĩa về phong tục tập quán và đời sống dân cư:
+ Giúp loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu làm hủy hoại rừng như di
dân, đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt thú rừng, bắt và chặt phá các loài động thực
vật rừng quý hiếm, đặc biệt là những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tạo ra môi trường sống trong lành và ít thiên tai giúp con người sống và
phát triển ổn định, không bị thiên nhiên tàn phá, bảo vệ cơ sở vật chất và thành quả
lao động.
24
+ Cung cấp chất đốt và các tài nguyên rừng, nguyên liệu cho phát triển sản
xuất nâng cao đời sống dân cư về vật chất lẫn tinh thần.
+ Quy định tội hủy hoại rừng giúp người dân phát triển trình độ nhận thức về
quy định pháp luật, vai trò của rừng. Từ đó giúp người dân biết và tôn trọng pháp
luật, yêu thiên nhiên và không tham gia hủy hoại rừng.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quy phạm pháp luật về tội
hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ
Xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế xã hội từ: Công xã nguyên
thủy; Chiếm hữu nô lệ; Phong kiến; Xã hội chủ nghĩa tư bản; Cộng sản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ nghiên cứu làm rõ quá trình hình thành và phát triển của
BLHS nói chung và quá trình hình thành và phát triển của quy định tội hủy hoại
rừng nói riêng trong thời kì hiện đại từ 1945 đến nay. Trong thời kì hiện đại này
BLHS quy định tội hủy hoại rừng được chia thành các giai đoạn phát triển như sau:
- Giai đoạn sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến khi ban hành BLHS
1985
Sau khi miền Bắc dành được chính quyền (1945) nước ta lúc bấy giờ chưa có
BLHS. Tuy nhiên, Nhà nước cũng đã quan tâm đến việc đấu tranh phòng chống các
loại tội phạm, nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo
vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của
Nhân dân. Do hoàn cảnh lịch sử, nên nhiệm vụ trọng tâm lúc bấy giờ tập trung vào
việc củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa mới được thành lập. Nên việc
đấu tranh phòng chống các loại tội phạm tuy được Nhà nước quan tâm, nhưng chủ
yếu ở các loại tội phạm xâm hại về an ninh chính trị và các loại tội đặc biệt nghiêm
trọng. Vào thời điểm đó, tài nguyên rừng của nước ta rất dồi dào, nhu cầu sử dụng
tài nguyên rừng không đáng kể. Do đó, các quy định của pháp luật hình sự về bảo
vệ tài nguyên rừng giai đoạn này chủ yếu được quy định trong các sắc lệnh như: Sắc
lệnh số 26/SL 25/2/1946 về các tội phá hoại công sản; Thông tư số 1303 BCN/VN
28/06/1946 của liên Bộ nội vụ – Bộ canh nông, quy định điều chỉnh những hành vi
25
xâm hại đến rừng; Sắc lệnh số 142/SL 21/12/1949, quy định về việc lập biên bản
các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng,…
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt
làm 2 miền, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn chìm trong khói lửa
của chiến tranh. Pháp luật thời kỳ này được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm,
bởi nó là công cụ sắc bén không thể thiếu của chính quyền cách mạng. Do đó, Nhà
nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có nhiều văn bản liên quan
trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng như:Hiếnpháp 1959 của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà; Nghị định số 221- CP ngày 29/01/1961 và Nghị định số 220/CP ngày
28/12/1961 của Chính phủ, quy định về quản lý của nhà nước đối với công tác
phòng cháy chữa cháy; Pháp lệnh số 17/LCT ngày 05/4/1963 quy định về phòng
cháy chữa cháy; Pháp lệnh (Không số) ngày 6/9/1972 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội quy định việc bảo vệ rừng; Nghị định số 155/CP ngày 03/10/1973 của Hội đồng
Chính phủ về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng.
- Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1985:
Giai đoạn này đất nước được thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
nên nhiệm vụ trọng tâm của nước ta. Thời kỳ này chủ yếu tập trung cho việc xây
dựng đất nước và củng cố chính quyền cách mạng. Vì vậy, pháp luật thời kỳ này
vẫn duy trì các quy định của pháp luật trước đây [47, tr. 34-35].
- Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1985 đến khi ban hành BLHS 1999
Đến năm 1985, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển nhất định, nhu cầu của
xã hội về sử dụng tài nguyên rừng đã tăng lên đáng kể, dẫn đến việc khai thác rừng
tràn lan không kiểm soát được, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đất
Nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và nền kinh tế. Nhận
thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương biện pháp để quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng. Cụ thể, là quy định Điều181 BLHS năm 1985 quy
định “Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng” [47, tr. 35-36].
- Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1999 đến khi ban hành BLHS 2015
Đến năm 1999, kinh tế Đất nước phát triển tích cực, sự nghiệp công nghiệp
26
hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, nhu cầu sử dụng đất rừng, tài nguyên rừng vào
sản xuất, phát triển kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt tăng cao. Điều này
kéo theo tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biến
phức tạp. Giai đoạn này nhà nước quyết tâm bảo vệ tài nguyên rừng bằng nhiều
biện pháp, trong đó pháp luật hình sự được đặc biệt chú trọng. Chính vì lẽ đó mà
trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999, Nhà nước đã có sự quan tâm sửa đổi,
bổ sung các điều luật liên quan trong lĩnh vực tài nguyên rừng. Từ chỗ chỉ có 1 điều
trong BLHS 1985 thì đến BLHS 1999 quy định tăng lên 6 điều luật, cụ thể: “Tội vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”; “ Tội vi phạm quy định về quản lý
rừng”: “Tội hủy hoại rừng”; “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang
dã quý hiếm”; “Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên
nhiên”: “Tội vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy”. Đến năm 2009
BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn [47, tr. 36-
39].
- Giai đoạn BLHS 2015 có hiệu lực thi hành đến nay
Hiện nay tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 BLHS 2015 gồm 5
khoản, điều luật và các khoản mục được thiết kế khoa học theo mức độ vi phạm
tăng dần từ thấp đến cao từ khoản 1 đến khoản 3, khoản 4 quy định về hình phạt bổ
sung, khoản 5 quy định về pháp nhân thương mại phạm tội nên rất đầy đủ, rõ ràng
hơn quy định trước đây. Tuy nhiên, quy luật của xã hội là luôn vận động và không
ngừng phát triển. Điều này đặt ra những quan hệ xã hội mới phát sinh, đặc biệt là
quan hệ xã hội liên quan đến tội hủy hoại rừng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn
đòi hỏi pháp luật phải không ngừng sửa đổi, bổ sung đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện
nay. BLHS 2015 từ lúc có hiệu lực thi hành cho đến nay đã đem lại hiệu hiệu quả
đáng kể trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm
xâm phạm môi trường, trong đó có tội hủy hoại rừng. Tuy nhiên, bên cạnh những
hiệu quả tích cực mang lại thì quy định pháp luật vẫn còn những khó khăn, vướng
mắc cần phải được nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện
nay.
27
1.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác
1.3.1. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội vi phạm quy định về quản lý rừng
Điểm giống nhau:
- Cả hai tội đều có đối tượng tác động của hành vi phạm tội là rừng và đều để
lại hậu quả xấu cho tài nguyên rừng, môi trường.
- Cả hai tội đều có mặt chủ quan được thể hiện qua lỗi cố ý (cố ý trực tiếp
hoặc cố ý gián tiếp). Động cơ và mục đích của người phạm tội không phải là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
- Cả hai tội đều có khung hình phạt cao nhất là tù có thời hạn, không áp dụng
hình phạt chung thân hoặc tử hình đối với hai tội này. Về hình phạt cả hai tội đều có
quy định hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Điểm khác nhau:
- Thứ nhất: về quy định thì tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 243 chương
XIX các tội phạm về môi trường còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng quy định
tại Điều 233 chương XVIII các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
- Thứ hai: Khách thể của tội hủy hoại rừng là hành vi xâm phạm các quy định
của Nhà Nước về khai thác và bảo vệ rừng, xâm hại đến sự ổn định bền vững của
môi trường sinh thái. Đối tượng tác động trực tiếp là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng
trên đất lâm nghiệp gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặt dụng. Còn khách
thể của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là hành vi xâm phạm đến chế độ quản
lý rừng của nhà nước. Điều này thể hiện sự khác nhau giữa một tội là hành vi hủy
hoại rừng (đốt, phá, và hành vi khác) và hành vi xâm phạm quản lý rừng của Nhà
Nước về chế độ giao rừng, cho thuê rừng; Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép;
Khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép gây thiệt hại đến kinh tế.
- Thứ ba: Mặt khách quan của tội hủy hoại rừng được thể hiện cụ thể quan các
hành vi đốt, phá rừng trái phép và hành vi khác hủy hoại rừng. Còn khách quan của
tội vi phạm quy định về quản lý rừng là hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ,
quyền hạn thực hiện các hành vi như giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng trái
28
pháp luật; Chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; Khai thác, vận chuyển lâm
sản trái pháp luật.
- Thứ tư: Chủ thể tội hủy hoại rừng là bất kể người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có
năng lực trách nhiệm hình sự (kể cả chủ rừng trong trường hợp họ vi phạm các quy
định của pháp luật về bảo vệ rừng ngay trong khu vực do họ trồng hoặc được giao
quản lý hoặc pháp nhân thương mai đủ điều kiện. Còn đối với tội vi phạm quy định
về quản lý rừng thì chủ thể đòi hỏi phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt, nghĩa là
chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý rừng.
- Thứ năm: Về thiết kế của điều luật cũng có sự khác nhau giữa tội hủy hoại
rừng gồm 5 khoản còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng thì được thiết kế với 4
khoản.
- Thứ sáu: Về hình phạt giữa hai tội cũng có sự khác nhau. Tội hủy hoại rừng
có quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại còn tội vi phạm quy định về
quản lý rừng thì chỉ quy định chủ thể của tội là cá nhân chứ không có pháp nhân
thương mại. Tuy nhiên, mức hình phạt đối với cá nhân giữa hai tội cũng có sự khác
nhau về hình phạt chính và hình phạt bổ sung, cụ thể:
+ Khoản 1: Tội hủy hoại rừng: “Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05
năm”; Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng: “Cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
+ Khoản 2: Tội hủy hoại rừng: “03 năm đến 07 năm tù”. Còn tội vi phạm các
quy định về quản lý rừng: “02 năm đến 07 năm tù”.
+ Khoản 3: Tội hủy hoại rừng: “07 năm đến 15 năm tù”. Còn tội vi phạm quy
định về quản lý rừng: “05 năm đến 12 năm tù”.
+ Khoản 4: Tội hủy hoại rưng: “người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu
đồng đến 100 triệu đồng”. Còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng: “người phạm
tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng”.
1.3.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản
29
Giữa tội hủy hoại rừng theo Điều 243 BLHS 2015 và Tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 BLHS 2015 có sự khác nhau về quy định, dấu
hiệu định tội và hình phạt. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy
định tại Điều 178 trong chương XVI các tội xâm phạm sở hữu cụ thể như sau: “hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng
hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản”. Thì so với tội hủy hoại rừng có
những điểm giống và khác nhau như sau:
Điểm giống nhau:
- Cả hai tội đều có đối tượng tác động là hủy hoại tài sản. Cụ thể thì so với
tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì tội hủy hoại rừng cũng hủy hoại tài
sản là rừng, rừng thuộc sở hữu chung của nhà nước, sở hữu của cơ quan, tổ chức,
các nhân, hộ gia đình.
- Cả hai tội về mặt hành vi đều là hành vi tiêu cực, để lại hậu quả xấu và
làm hủy hoại hoặc giảm giá trị của tài sản, làm hư hỏng tài sản.
- Đều có dấu hiệu phạm tội là “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi mà còn
vi phạm” thì đều bị truy cứu TNHS.
- Đều có quy định hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tiền kèm theo.
Ngoài ra cả hai tội đều quy định phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Cả hai tội về mặt chủ quan đều phải là hành vi có lỗi cố ý và để lại hậu
quả, thiệt hại.
- Cả hai tội đều được nhà làm luật thiết kế với khoản quy định và khung
hình phạt từ mức cơ bản đến tăng nặng và quy định các tình tiết tăng nặng TNHS
như: Có tổ chức; đã bị kết án về tội này, chưa xóa án tích mà còn vi phạm,…
Điểm khác nhau:
Thứ nhất: Khách thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là
những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức
và nhà nước, tài sản là di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, hoặc có hành vi làm
hư hỏng tài sản của các chủ thể trên (các tài sản thông thường theo quy định của
30
luật dân sự). Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178
BLHS 2015 ở chương XVI (các tội xâm phạm sở hữu). Còn khách thể của tội hủy
hoại rừng là hành vi xâm phạm các quy định của nhà nước về khai thác, bảo vệ rừng
và phát triển rừng. Đối tượng tác động trực tiếp là rừng gồm rừng tự nhiên và rừng
trồng, rừng là tài sản chung của nhà nước và cũng là tài sản riêng của cá nhân, gia
đình, tổ chức trong một số trường hợp theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, tội hủy
hoại rừng không quy định ở chương các tội phạm xâm phạm sở hữu mà được quy
định tại Điều 243 BLHS 2015 tại chương XIX (các tội phạm về môi trường).
Thứ hai: Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là người từ
đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm quy định tại Điều 178 BLHS 2015
đối với khoản 1 và khoản 2. Đối với khoản 3 và khoản 4 thì chủ thể là người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS khi phạm tội vì tính chất, mức độ thiệt hại
lớn. Còn chủ thể của tội hủy hoại rừng là bất kỳ người nào có năng lực TNHS, và
đạt độ tuổi theo quy định là đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS. Ngoài ra tội hủy
hoại rừng còn quy định thêm chủ thể phạm tội hủy hoại rừng là pháp nhân thương
mại được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật, còn tôi hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì không quy định TNHS đối với pháp nhân thương
mại.
Thứ ba: Mặt khách quan của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi như: phá, đập, đốt, cắt xén, nghiền nát,
dùng chất nổ để công phá,…tài sản làm cho tài sản mất hoàn toàn giá trị sử dụng
hoặc làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản. Theo quy định khoản 1 Điều 178
BLHS 2015 thì tài sản bị hủy hoại có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng
hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ
khoản 1 điều này thì bị truy cứu TNHS. Đối với tội hủy hoại rừng thì mặt khách
quan là hành vi đốt, phá rừng trái phép và các hành vi khác hủy hoại rừng.
Thứ tư: Về hình phạt
+ Về hình phạt tù đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy
định mức phạt tù có thời hạn cao nhất đến 20 năm tù. Còn tội hủy hoại rừng quy
31
định mức phạt tù cao nhất đến 15 năm tù. Từ đấy cho thấy quy định về mức phạt tù
của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nặng hơn, nghiêm khắc hơn so với
tội hủy hoại rừng.
+ Về hình phạt tiền (có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung) thì tội
hủy hoại rừng có mức phạt tiền cao hơn hình phạt tiền đối với tội hủy hoại hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể:
+ Hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội hủy hoại rừng từ 50 triệu đồng
đến 500 triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung từ 20 triệu đồng đến 50 triệu
đồng.
+ Còn đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì phạt tiền là hình
phạt chính từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung
từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
+ Ngoài ra, tội hủy hoại rừng còn quy định hình phạt đối với chủ thể là pháp
nhân thương mại phạm tội còn tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng thì không có quy
định đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn giúp chúng ta khái quát được những vấn đề cơ bản về
lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng như: Khái niệm, các dấu
hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản, ý nghĩa của quy định tội hủy hoại rừng trong BLHS;
Hiểu rõ được quá trình hình thành và phát triển của tội hủy hoại rừng qua các giai
đoạn lịch sử và từng BLHS đã ban hành; Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội
khác như: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản. Việc nghiên cứu và làm rõ các nội dung trên của tội hủy hoại rừng
giúp làm rõ các vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk. Giúp các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự về tội hủy
hoại rừng hoạt động có hiệu quả. Qua đó, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan trên
nhiều phương diện, lĩnh vực về tội phạm hủy hoại rừng. Việc làm rõ những nội
dung trong Chương 1 có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ để nghiên cứu hoạt động
32
lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như làm cơ sở lý luận để nghiên cứu các vấn
đề thực tiến ở chương 2.
33
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có diện tích lớn, địa hình chủ
yếu là đồi núi, nhiều thành phần dân tộc sinh sống, đời sống kinh tế còn nhiều khó
khăn. Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước với nhiều chủng
loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa
học [49]. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên ưu đãi Đắk Lắk có diện tích rừng lớn và
nhiều giá trị, nhiều rừng quốc gia như: Vườn quốc gia Yok Don, vườn quốc gia Chư
Yang Sin, khu bảo tồn Nam Kar, nhiều khu rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc rừng
sản xuất có diện tích lớn, chứa đựng nhiều giá trị tài nguyên thiên nhiên, đa dạng
sinh học, nhiều cảnh quan rừng nguyên sinh đẹp, dân cư nhiều thành phần dân tộc
sinh sống, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa và hiểu biết pháp
luật hạn chế, nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Trong đó, nạn đốt rừng làm nương
rẫy của người đồng bào dân tộc thiểu số và người di cư từ nơi khác tới địa phương,
nạn săn bắt thú rừng, nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép diễn ra ngày càng nhiều
và gây hậu quả nghiêm trọng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk năm 2017
tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có hơn 720.000 ha. Trong
đó, diện tích đất có rừng hơn 526.000 ha, độ che phủ rừng đạt hơn 39,3% (tính cả
cây cao su). Rừng được giao cho 15 Công ty lâm nghiệp, 7 ban quản lý rừng đặc
dụng, 4 ban quản lý rừng phòng hộ, 69 doanh nghiệp có chức năng quản lý, tổ chức
sản xuất kinh doanh, khoanh nuôi bảo vệ rừng và một phần giao cho UBND cấp
huyện, cấp xã quản lý. Theo thống kê của Chi cục kiểm lâm tỉnh, trong năm 2017,
các lực lượng đã phát hiện, xử lý 1.189 vụ vi phạm, tịch thu 2.441,7 m3 gỗ và 717
phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 18,8 tỷ đồng. So với các năm
2014, 2015 và 2016 số vụ vi phạm có xu hướng giảm, tuy số vụ giảm, nhưng những
34
vụ phá rừng với quy mô lớn và táo bạo vẫn diễn ra. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến nạn phá rừng là do chính quyền địa phương có rừng chưa thực hiện đầy đủ
trách nhiệm được giao trong quản lý bảo vệ rừng. Một số cán bộ, công chức trong
lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu trách nhiệm, thậm chí bao che, tiếp tay cho lâm tặc
nên còn sơ hở để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm
[49].
Hiện trạng rừng và thực tiễn tình hình tội phạm hủy hoại rừng được thể hiện
qua các bảng số liệu sau đây:
Bảng 1. Diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018
(Đơn vị: ha)
Năm Tổng (ha)
Rừng tự nhiên
(ha)
Rừng trồng
(ha)
Độ che
phủ (%)
2014 550.488 490.100 60.388 39,7%
2015 545.555 471.200 74.355 39,2%
2016 530.600 445.300 85.300 38,22%
2017 526.500 421.200 105.300 38,1%
2018 515.962 410.400 105.562 37,5%
Nguồn: Báo cáo số 550/BC-CCKLĐL ngày 31/12/2018 của Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Đắk Lắk về diện tích rừng của tỉnh từ 2014 đến 2018
Theo báo cáo này thì tổng diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến
năm 2018 liên tục giảm từ 550.488 (ha) giảm xuống còn 515.962 (ha). Tổng diện
tích rừng bị giảm là 34.526 (ha). Trong đó:
+ Diện tích rừng tự nhiên liên tục giảm từ 490.110 (ha) xuống còn 410.400
(ha), giảm 79.710 (ha) trong vòng 05 năm.
+ Diện tích rừng trồng có xu hướng tăng từ 60.388 (ha) lên 105.562 (ha),
tăng 45.174 (ha) trong vòng 05 năm. Cho thấy, công tác trồng rừng của tỉnh rất tích
cực và đem lại hiệu quả.
+ Độ che phủ của rừng liên tục giảm qua các năm từ 39,7% năm 2014 xuống
còn 37,5% năm 2018 (giảm 2,2%) trong vòng 05 năm.
35
Bảng 2. Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng từ năm 2014 đến 2018
của tỉnh Đắk Lắk
Năm Số vụ vi phạm
2014 1.322
2015 1.402
2016 1.210
2017 1.189
2018 1.087
Nguồn: Báo cáo số 650/BC-CCKLĐL ngày 31/12/2018 của Chi cục Kiểm
lâm tỉnh Đắk Lắk 05 năm thực trạng quản lý rừng trên địa bàn tỉnh từ 2014 đến
2018.
Qua bảng số liệu cho thấy số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến 2018 có xu hướng giảm dần. Từ năm 2014 đến
2018 đã giảm 235 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Điều này chứng tỏ hiệu quả
của BLHS 1999 và BLHS 2015 trong việc hạn chế vi phạm pháp luật về bảo vệ
rừng, thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng
ngày càng có hiệu quả.
Bảng 3. Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng bị xử phạt hành chính,
xử lý hình sự từ năm 2014 đến năm 2018 của tỉnh Đắk Lắk.
Năm
Tổng số vụ
vi phạm
Tổng số vụ xử
lý
Xử phạt hành
chính
Xử lý hình sự
2014 1.322 1.299 1.210 89
2015 1.402 1.340 1.260 80
2016 1.210 1.190 1.120 70
2017 1.189 1.101 1.036 65
2018 1.087 1.020 9.88 32
Nguồn: Báo cáo số 750/BC-CCKLĐL ngày 31/12/2018 của của Chi cục kiểm
lâm tỉnh Đắk Lắk 05 năm thực trạng quản lý rừng trên địa bàn tỉnh từ năm 2014
đến năm 2018.
36
Qua bảng báo cáo cho thấy tổng số vụ vi phạm về bảo vệ rừng bị xử lý có xu
hướng giảm từ 1.322 vụ năm 2014 xuống còn 1.087 vụ năm 2018, giảm 235 vụ
trong vòng 05 năm. Cụ thể như sau:
+ Tổng số vụ xử lý giảm từ 1.299 năm 2014 xuống còn 1.020 vụ năm 2018,
giảm 279 vụ trong vòng 5 năm.
+ Số vụ xử phạt hành chính có xu hướng giảm từ 1.210 vụ năm 2014 xuống
còn 988 vụ năm 2018, giảm 222 vụ trong vòng 05 năm.
Số vụ xử lý hình sự cũng có xu hướng giảm từ 89 vụ năm 2014 xuống còn 32
vụ năm 2018, giảm 57 vụ trong vòng 05 năm.
Từ những số liệu trên cho thấy tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng từ
năm 2014 đến năm 2018 có sự thay đổi tích cực, số vụ vi phạm liên tục giảm cả về
xử phạt hành chính lẫn xử lý hình sự.
Bảng 4. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội hủy hoại rừng từ năm
2014 đến năm 2018 của tỉnh Đắk Lắk
Năm Tổng Điều tra Truy tố Xét xử Số bị cáo
2014 89 89 86 86 172
2015 80 80 78 78 156
2016 70 70 68 68 136
2017 65 65 63 63 126
2018 32 32 30 30 60
Tổng 336 336 325 325 650
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND tỉnh Đắk Lắk từ năm
2014 đến năm 2018.
Qua báo cáo tổng kết 05 năm Của VKSND tỉnh Đắk Lắk cho thấy tình hình
tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh từ năm 2014 đến năm 2018 đang có xu
hướng giảm. Cụ thể như sau:
+ Tổng số vụ án hình sự giảm từ 89 vụ năm 2014 xuống còn 32 vụ năm
2018, giảm 57 vụ.
37
+ Số vụ án được điều tra cũng giảm từ 89 vụ năm 2014 xuống còn 32 vụ năm
2018, giảm 57 vụ.
+ Số vụ án bị truy tố hình sự cũng giảm từ 86 năm 2014 vụ xuống còn 30
năm 2018 vụ, giảm 56 vụ.
+ Số vụ án xét xử cũng giảm từ 86 vụ năm 2014 xuống còn 30 vụ năm 2018,
giảm 56 vụ.
+ Số bị cáo trong các vụ án cũng giảm từ 172 bị cáo năm 2014 xuống còn 60
bị cáo năm 2018, giảm 112 bị cáo trong vòng 05 năm
Bảng 5. Số liệu thống kê về tình hình người đồng bào dân tộc thiểu số
phạm tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến 2018.
Năm Tổng số bị cáo Người kinh
Người dân tộc thiểu
số
2014 172 86 86
2015 156 72 84
2016 136 69 67
2017 126 65 61
2018 60 25 35
Tổng 650 317 333
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác xét xử của TAND tỉnh Đắk Lắk từ năm
2014 đến năm 2018.
Qua số liệu trên trong xét xử các vụ án hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk qua các năm từ 2014 đến 2018 thì số lượng bị cáo bị TAND đưa xét xử là
người đồng bào dân tộc thiểu số khá đông. Chiếm phần lớn số lượng các bị cáo
trong các vụ án hủy hoại rừng được TAND xét xử.
Qua các bảng số liệu nêu trên, có thể thấy diện tích rừng trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk đang suy giảm nhanh chóng về diện tích và mật độ che phủ của rừng. Mặc
dù trong thời gian qua các sở, ban, ngành của tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách bảo vệ và phát triển rừng, thường xuyên rà soát, kiểm tra, đề xuất ban
hành các VBQPPL giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Đề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAY
Đề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAYĐề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAY
Đề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAY
 
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội gây ô nhiễm môi trường trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOTLuận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
Luận văn: Pháp luật quốc tế với vấn đề khủng bố quốc tế, HOT
 
Luận văn: Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự, HAYLuận văn: Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự, HAY
Luận văn: Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tếLuận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới theo luật quốc tế
 
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOTLuận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
Luận văn: Quy chế pháp lý và hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng
 
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAYLuận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Báo cáo chất lượng không khí 2020
Báo cáo chất lượng không khí 2020Báo cáo chất lượng không khí 2020
Báo cáo chất lượng không khí 2020
 
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
 
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
Đề tài: Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển ĐôngĐề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
 
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên ChiểuLuận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
Luận văn: Quản lý về phòng cháy, chữa cháy tại quận Liên Chiểu
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 

Similar to Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY

Similar to Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY (20)

Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng NamLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật tỉnh Quảng Nam
 
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOTuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
uận văn: Bảo vệ và phát triển rừng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
 
Luận văn: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 9đ
Luận văn: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 9đLuận văn: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 9đ
Luận văn: Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 9đ
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đLuận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
 
Đề tài: Tội xâm phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng, HOTĐề tài: Tội xâm phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng, HOT
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc hai cấp xét xử về bảo vệ quyền con người
Luận văn: Nguyên tắc hai cấp xét xử về bảo vệ quyền con ngườiLuận văn: Nguyên tắc hai cấp xét xử về bảo vệ quyền con người
Luận văn: Nguyên tắc hai cấp xét xử về bảo vệ quyền con người
 
Đề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con người
Đề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con ngườiĐề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con người
Đề tài: Nguyên tắc hai cấp xét xử với việc bảo vệ quyền con người
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Luận văn: Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếmLuận văn: Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Luận văn: Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
 
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOT
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOTKiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOT
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOT
 
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
Quyền khai thác lâm sản theo luật bảo vệ và phát triển rừng, HAY - Gửi miễn p...
 
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Đắk Lắk, 9đLuận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Đắk Lắk, 9đ
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAYLuận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
Luận văn: Quyền con người trong hoạt động xét xử sơ thẩm, HAY
 
Giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hóa.pdf
Giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hóa.pdfGiáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hóa.pdf
Giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới của tỉnh Thanh Hóa.pdf
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ NGỌC ĐÔ TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ NGỌC ĐÔ TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMTỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LẮK Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HIỂN HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là Luận văn do tôi tự nghiên cứu. Những số liệu thống kê và trích dẫn trong luận văn là trung thực đảm bảo tính khách quan và phù hợp với tình hình thực tiễn. Những kết luận khoa học của luận văn là do tôi tự nghiên cứu rút ra và kế thừa những công trình nghiên cứu trước đó. Tôi đã hoàn thành chương trình các môn học và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện khoa học xã hội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị khoa Luật Học viện khoa học xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn “Tội hủy hoại rừng theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk”. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ LUẬN VĂN HỒ NGỌC ĐÔ
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................................8 1.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và ý nghĩa quy định tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam...................................................................8 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quy phạm pháp luật về tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ........................................24 1.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác ...............................................................................................................................27 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ..............................................33 2.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .........................................................................................................................33 2.2. Thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk về tội hủy hoại rừng........................................................................................................................39 2.3. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong thực tiễn xét xử tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh..............................................................51 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI HỦY HOẠI RỪNG...........................................................................................................57 3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng trong Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan...........................................................57 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tội hủy hoại rừng......65 KẾT LUẬN..............................................................................................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BCA : Bộ Công An - BLHS 2015 : Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) - BLTTHS : Bộ luật tố tụng Hình sự - BTP : Bộ Tư pháp - CA : Công An - CAND : Công an nhân dân - CCKL : Chi cục Kiểm lâm - HKL : Hạt Kiểm lâm - KL : Kiểm lâm - Luật BVMT 2014 : Luật bảo vệ môi trường năm 2014 - Luật BV&PTR năm 2004 : Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 - PNTM : Pháp nhân thương mại - QPPLHS : Quy phạm pháp luật Hình sự - TAND : Tòa án nhân dân - TNHS : Trách nhiệm Hình sự - TTLT : Thông tư liên tịch - UBND : Ủy ban nhân dân - VKSND : Viện kiểm sát nhân dân - VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật
  • 6. DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ Bảng 1. Diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018....................34 Bảng 2. Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng từ năm 2014 đến 2018 của tỉnh Đắk Lắk.....................................................................................................................35 Bảng 3. Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự từ năm 2014 đến năm 2018 của tỉnh Đắk Lắk. ....................................................35 Bảng 4. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội hủy hoại rừng từ năm 2014 đến năm 2018 của tỉnh Đắk Lắk ..............................................................................................36 Bảng 5. Số liệu thống kê về tình hình người đồng bào dân tộc thiểu số phạm tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến 2018. ...................................37 Bảng 6. Số vụ án hủy hoại rừng có kháng cáo, kháng nghị từ năm 2014 đến 2018 của tỉnh Đắk Lắk .......................................................................................................47 Bảng 7. Đề nghị mức định lượng mới của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng..........60 Bảng 8. Đề xuất mức phạt tiền mới đối với pháp nhân thương mại phạm tội. ........64
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sau chiến tranh,Việt Nam từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề về môi trường, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, Đất Nước gặp muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự đoàn kết của toàn dân, Đất Nước đã vùng lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, ngoại giao,... Cùng với những thành tựu to lớn đó là một nền Tư pháp tiến bộ, kế thừa những thành tựu của thế giới. Nổi bật trong đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật Hình sự Việt Nam mà cụ thể là BLHS 2015 đã và đang đáp ứng nhu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới. Trong đó, có các quy định tội phạm môi trường nói chung và tội hủy hoại rừng nói riêng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn và nhu cầu của Đất Nước. Qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, rừng được xem là tài nguyên quý giá, được ví von là“ Rừng vàng, Biển bạc”. Rừng được xem là lá phổi của thế giới, có vai trò vô cùng quan trọng trong hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái, ổn định môi trường, ổn định khí hậu, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật. Mặc dù rừng đóng vai trò quan trọng và có nhiều giá trị như vậy nhưng hiện nay tình trạng hủy hoại rừng diễn ra ngày càng thường xuyên, diễn biến càng phức tạp về cách thức, phương thức, mức độ, hậu quả. Vì vậy, tội hủy rừng cần phải được nghiên cứu và làm rõ. Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên có diện tích rừng lớn nhất cả nước, tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, nhiều thành phần dân tộc sinh sống như: Kinh, Ê-Đê, M’nông, Bana, Thái, Tày, Nùng, Vân kiều,… Hiện nay trên địa bàn tỉnh tình trạng hủy hoại rừng vẫn thường xuyên diễn ra và diễn biến phức tạp. Hành vi hủy hoại rừng vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là một số điểm nóng về hủy hoại rừng như: Vùng biên giới, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số sinh sống, vùng có diện tích rừng lớn như: Ea Súp, Ea H’Leo, Krông Bông, M’Đrắk, Buôn Đôn. Công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi
  • 8. 2 hành án đối tượng hủy hoại rừng đã được cơ quan chức năng quan tâm thực hiện, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính, xử lý hình sựvà đã gặt hái được nhiều thành tựu nhất định. Từ những cố gắng trên, tỉnh Đắk Lắk đã thu được nhiều kết quả tích cực giúp bảo vệ diện tích rừng trên địa bàn tỉnh, song vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc cần giải quyết trong áp dụng BLHS cũng như các quy định của pháp luật liên quan trong công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tội phạm hủy hoại rừng. Trước những khó khăn vướng mắc và tình trạng diễn biến phức tạp của tội phạm hủy hoại rừng trong khi quy định pháp luật còn hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, cần phải nghiên cứu tội hủy hoại rừng dưới nhiều góc độ khoa học, nghiên cứu lập pháp, hành pháp và tư pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật và đấu tranh phòng ngừa, xử lý tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học ngành luật hình sự và tố tụng hình sự. 2. Tình hình nghiên cứu Trước khi tác giả nghiên cứu luận văn “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk.” Tác giả đã về địa phương để khảo sát tình hình thực tiễn và xin số liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu trước đó về tội hủy hoại rừng như: - Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Thị Phương Minh, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2013; - Luận văn Thạc sĩ luật học “Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Bạch Xuân Hòa, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2014; - Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Hoàng Văn Vân, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2015;
  • 9. 3 - Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng trong luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Bùi Thế Phương, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015; - Luận văn thạc sĩ luật học “ Đấu tranh phòng, chống tội hủy hoại rừng trên địa bàn Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Văn Nghiệp, Học viện Khoa học xã hội, năm 2016; - Luận văn Thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật Hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Đào Bội Nhân, Học viện Khoa học xã hội, năm 2015; - Luận văn thạc sĩ luật học “Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định” của tác giả Trần Quốc Việt, Học viện Khoa học xã hội, năm 2018. Và một số công trình nghiên cứu khác liên quan đến tội hủy hoại rừng. Từ các công trình nghiên cứu đã khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về tội hủy hoại rừng, những nghiên cứu trước đây chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ phòng ngừa tội phạm, tội phạm học, nghiên cứu tội hủy hoại hoại rừng trên quy mô vùng mang tính chất chung, trên quy định của BLHS cũ và chỉ có một tác giả là Hoàng Văn Vân nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Do vậy, vì là tỉnh đặc thù có diện tích rừng lớn, dân cư đa dạng nhiều thành phần dân tộc sinh sống, tình hình tội phạm hủy hoại rừng thường xuyên diễn ra đòi hỏi phải có sự nghiên cứu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng không chỉ dưới góc độ khoa học pháp lý mà mở rộng nghiên cứu dưới góc độ xã hội học để làm rõ vấn đề, làm rõ các luận cứ khoa học, làm cơ sở cho những kiến nghị giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Tình hình nghiên cứu luận văn trong thời điểm này là rất quan trọng. Bởi vì, đây là thời điểm BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 mới có hiệu lực thi hành hơn một năm. Việc nghiên cứu sẽ đánh giá được hiệu quả và những hạn chế của quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng trong BLHS 1999 và BLHS 2015, làm cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành và nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật đối với tội hủy hoại rừng nói riêng và các tội phạm về môi trường nói chung.
  • 10. 4 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu khái niệm, định nghĩa, đặc điểm và nội dung các quy định pháp luật trong BLHS, BLTTHS, Các VBQPPL có liên quan đến tội hủy hoại rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu tình hình thực tiễn tội hủy hoại rừng hiện nay, từ đó chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp. b. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quy định của BLHS và thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng trên cơ sở số liệu thu thập tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn từ năm 2014 đến nay. Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội hủy hoại rừng trên phạm vi địa giới hành chính tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt là các huyện có diện tích rừng lớn, dân cư đa dang và tội hủy hoại rừng thường xuyên diễn ra như: Buôn Đôn, Ea Súp, Ea H'leo, Krông Bông, Lắk, M'Đrắk. 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội hủy hoại rừng, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về khái niệm, đặc trưng cơ bản, ý nghĩa của quy định tội hủy hoại rừng,làm rõ các vấn đề về định tội danh, quyết định hình phạt trong công tác xét xử tội hủy hoại rừng tại Tòa án. Từ đó chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng BLHS đối với tội hủy hoại rừng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật, đặc biệt là công tác xét xử của Tòa án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. b. Nhiệm vụ nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn tội hủy hoại rừng cần được nghiên cứu và làm rõ dưới nhiều góc độ khoa học. Phải tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển
  • 11. 5 của các quy phạm pháp luật về tội hủy hoại rừng qua từng thời kỳ lịch sử, qua từng BLHS. So sánh tội phạm hủy hoại rừng với các tội phạm khác có liên quan trong BLHS. Từ đó, phân tích làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm, đặc điểm riêng của tội hủy hoại rừng để xác định đúng tội danh và khung hình phạt, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật có liên quan đối với hành vi hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp tỉnh biết được thực trạng, nguyên nhân và tìm ra giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về tội hủy hoại rừng. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu luận văn Việc nghiên cứu luận văn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lý luận khoa học và thực tiễn nghiên cứu tội hủy hoại rừng, ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hủy hoại rừng, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Về mặt lý luận: Nghiên cứu luận văn làm cơ sở lý luận khoa học, làm rõ nhiều vấn đề tồn tại hiện nay về tội hủy hoại rừng. Chỉ ra những khái niệm cơ bản, các nội dung và chi tiết các nội dung của tội hủy hoại rừng. Đồng thời luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu về sau, công tác giáo dục – đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu về khoa học pháp lý hình sự, công tác định hướng chính sách pháp luật, chính sách tội phạm hóa và phi tội phạm hóa. Ngoài ra luận văn còn có ý nghĩa làm cơ sở lý luận khoa học cho công tác nghiên cứu về tội hủy hoại rừng trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: Xã hội học, kinh tế học, môi trường học, sinh vật học, chính sách học, luật học,… Về mặt thực tiễn: Luận văn có ý nghĩa lớn trong thực tiễn đời sống xã hội và trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng, phân tích và làm rõ những vấn đề tồn tại trong thực tiễn. Từ đó chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp. Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo để có những thay đổi, bổ sung phù hợp giữa quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật. Dùng làm tài liệu tham khảo
  • 12. 6 cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vận dụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tội hủy hoại rừng đem lại hiệu quả. Góp phần vào công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, dân cư của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu tội hủy hoại rừng trên cơ sở nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội và pháp luật của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hủy hoại rừng. Sử dụng phương pháp luận về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hình phạt. Sử dụng phương pháp luận từ lý luận đến thực tiễn và tính độc lập tương đối tác động ngược trở lại thực tiễn, từ những quy định pháp luật tác động đến quan hệ xã hội và tính độc lập tương đối của thực tiễn xã hội tác động ngược trở lại làm thay đổi quy định pháp luật. Phương pháp luận của quy luật phát triển, của nhu cầu con người, nhu cầu của xã hội, mối quan hệ giữa con người và thế giới quan sung quanh con người. Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học Luật hình sự, khoa học Luật tố tụng hình sự, khoa học tội phạm học, khoa học môi trường, khoa học xã hội học, lý luận triết học. Sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp từ các số liệu thực tế công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp phân tích so sánh những số liệu thu thập, những số liệu nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học và so sánh những số liệu. So sánh quy định pháp luật giữa các thời kỳ, giữa quy định của BLHS hiện hành và những quy định trước đó. Phương pháp liệt kê, phương pháp tiếp thu từ các chuyên gia, các nhà khoa học. Phương pháp phân tích so sánh số liệu giữa các thời kỳ lịch sử. Phương pháp đối chiếu, chứng minh. Phương pháp tham khảo trích lọc thông tin liên quan trên internet, bài viết, luận văn, báo chí, bài báo khoa học,…Tất cả các phương pháp trên được tác giả lồng ghép, đan xen trong từng phần và từng giai đoạn nghiên cứu để tạo nên sự xuyên suốt và khoa học.
  • 13. 7 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung; Phần kết luận. Ngoài ra còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung của luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với tội hủy hoại rừng.
  • 14. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và ý nghĩa quy định tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm tội hủy hoại rừng Con người và thiên nhiên là hai yếu tố quan trọng nhất của thế giới khách quan và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Con người tác động bằng các hành vi tích cực hoặc tiêu cực đến thiên nhiên và ngược lại thiên nhiên lại có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người như: môi trường sống, khí hậu, thiên tai, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, kinh tế, an ninh quốc phòng,... Vì vậy, để đảm bảo tính cân bằng tự nhiên và phát triển bền vững, con người phải xem trọng việc bảo vệ thiên nhiên. Trong đó rừng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thiên nhiên và là một bộ phận không thể tách rời của thiên nhiên. Vì vậy, hiện nay chúng ta phải bảo vệ và phát triển rừng. Ở nước ta hiện nay tình hình hủy hoại rừng diễn ra ngày càng nhiều và diễn biến rất phức tạp, việc rừng bị hủy hoại làm cho môi trường suy thoái và ô nhiễm nặng nề, biến đổi khí hậu, nhiều thiên tai hơn, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá hủy môi trường sống của nhiều loài động thực vật. Do đó, bảo vệ rừng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nước ta hiện nay và là mục tiêu hàng đầu trong phát triển bền vững. Hủy hoại rừng là một tội phạm được quy định ở phần tội phạm về môi trường trong BLHS 2015. Tội được quy định tại Điều 243 BLHS 2015 và rất phức tạp về quy định tội phạm và hình phạt. Vì vậy, cần phải nghiên cứu làm rõ về khái niệm về “tội hủy hoại rừng”. Cụ thể về khái niệm “rừng” là một khái niệm rất đa dạng và phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là chủ yếu, quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Tuy nhiên, định nghĩa đầy đủ nhất là: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao
  • 15. 9 gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài, theo M.E. Tcachenco 1952. Tiếp theo là khái niệm “hủy hoại rừng” hay hiểu cách khác là “phá rừng” được nhà khoa học Angelsen định nghĩa như sau: “phá rừng mang nghĩa hủy hoại hay làm mất đi thảm cây. Từ làm mất hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong thành phần sinh thái” [51]. Còn theo quy định trong BLHS 2015 thì hủy hoại rừng là hành vi “đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng” [21, Điều 243]. Các khái niệm về hủy hoại rừng và phá rừng trên chỉ quy định rất ngắn gọn và đơn giản về khái niệm chung của hành vi hủy hoại rừng, phá rừng chủ yếu là hành vi đốt, phá rừng trái phép và một số hành vi khác nhưng chưa cụ thể tất cả loại hành vi, chưa cụ thể tất cả các thành phần của rừng mà chỉ hiểu chung chung về thành phần chính của rừng là các thảm cây. Vì vậy, có thể hiểu là ngoài những hành vi nêu trong khái niệm thì còn nhiều hành vi khác nữa cũng phạm tội hủy hoại rừng, hủy hoại các bộ phận khác của rừng, nhưng luật chưa quy định cụ thể từng hành vi, thành phần rừng gồm những bộ phận nào nên rất khó khăn trong xác định hành vi phạm tội hủy hoại rừng, tội phạm lợi dụng những kẻ hở pháp luật đó mà thực hiện hành vi phạm tội. Theo Luật bảo vệ môi trường 2014 thì khái niệm về môi trường như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác” [27, Điều 3]. Theo khái niệm này ta hiểu “rừng” là một bộ phận không tách rời của môi trường. Vì vậy, để có thể hiểu được khái niệm tội hủy hoại rừng thì cần phải hiểu được các khái niệm về “môi trường”, khái niệm về “rừng”, khái niệm “hủy hoại”, khái niệm “tội phạm”, và cuối cùng là rút ra khái niệm chung nhất “tội hủy hoại rừng”. - Thứ nhất: khái niệm “môi trường” là“tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng đến con người và tác động đến các hoạt
  • 16. 10 động sống của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng, sinh vật, cây cối, rừng,…” [50]. Từ khái niệm trên ta thấy môi trường bao gồm cả “rừng”. Rừng là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với môi trường, rừng cùng các yếu tố khác của môi trường góp phầntạo nên thế giới quan. - Thứ hai: khái niệm “rừng”, theo khoản 1 Điều 3 LBVR 2004 thì: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác” [26, Điều 3]. Từ khái niệm trên ta thấy rừng là một bộ phận của môi trường, rừng ẩn bên trong một hệ sinh thái vô cùng lớn, đa dạng và phức tạp về động vật, thực vật, chủng loại, số lượng, phân loại rừng,… Vì vậy, khái niệm rừng là một khái niệm rất rộng cần phải được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khoa học. - Thứ ba: khái niệm “hủy hoại”, theo từ điển tiếng việt của Viện ngôn ngữ học thì “hủy hoại có nghĩa là làm cho hư hỏng đi, phá đi, làm một cái gì đó tan nát” [46, tr.416]. Theo như trên thì hủy hoại là một hành vi tiêu cực, hành vi không được khuyến khích và bị lên án. Từ thời xa xưa ông cha ta đã xem “rừng là vàng, biển là bạc” có nghĩa ám chỉ rừng và biển là hai thứ có giá trị, được xem là tài sản và là đối tượng của hành vi hủy hoại. - Từ các khái niệm trên ta rút ra được khái niệm về hủy hoại rừng “là hành vi tiêu cực, làm cho tài nguyên rừng, cây rừng, động vật rừng, đất rừng bị hủy hoại, bị chết hàng loạt, giảm về số lượng, diện tích và giá trị lâm sản”. - Thứ tư: là định nghĩa về tội phạm theo Điều 8 BLHS 2015: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật rự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự này phải bị xử lý hình sự” [20, Điều 8].
  • 17. 11 - Dựa vào các định nghĩa trên ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về tội hủy hoại rừng như sau: “Tội hủy hoại rừng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, được thực hiện một cách cố ý bằng các hành vi như đốt, phá rừng trái phép hoặc hành vi khác, làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm cho rừng giảm giá trị đáng kể, xâm phạm các quan hệ xã hội về bảo vệ rừng của nhà nước, gây thiệt hại cho môi trường sinh thái”. Từ định nghĩa trên cho thấy tội hủy hoại rừng có các dấu hiệu như sau: - Thứ nhất: Tội hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là hành vi gây ra thiệt hại cho môi trường, rừng và đời sống con người như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, làm mất hoàn toàn hoặc một phần giá trị rừng,…Việc con người hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội để lại nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội. - Thứ hai: Là hành vi có lỗi thuộc về phần chủ quan của chủ thể phạm tội, ý chí thực hiện hành vi là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. - Thứ ba: Hủy hoại rừng là hành vi nguy hiểm cho xã hội và được quy định cụ thể trong BLHS, chỉ những hành vi vi phạm quy định của BLHS về tội hủy hoại rừng thì mới là tội phạm hủy hoại rừng, những hành vi hủy hoại rừng không được quy định trong BLHS thì không phải tội phạm hủy hoại rừng và không phải chịu TNHS và có thể áp dụng chế tài xử lý khác như xử lý hành chính, dân sự. Đây là một nguyên tắc cơ bản nhất của BLHS về xác định hành vi phạm tội hay không phạm tội. - Thứ tư: Hành vi phạm tội hủy hoại rừng theo quy định BLHS phải chịu TNHS bằng hình phạt nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả thực tế gây ra và quy định khung hình phạt của BLHS. Tóm lại: Từ những khái niệm về môi trường, rừng, hủy hoại, tội phạm đã góp phần làm rõ khái niệm tội hủy hoại rừng. Cho thấy tội hủy hoại rừng được quy định trong BLHS, mang đầy đủ các dấu hiệu chung của tội phạm, chủ thể phạm tội phải chịu hình phạt. Đây cơ sở pháp lý quan trọng để tác giả nghiên cứu đúng
  • 18. 12 hướng, đúng quy định pháp luật và làm sáng tỏ nội dung tội hủy hoại rừng dưới nhiều góc độ khoa học như: Xã hội học, môi trường học, luật học. 1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản của tội hủy hoại rừng theo BLHS 2015 Tội hủy hoại rừng theo Điều 243 BLHS 2015 được quy định thành 5 khoản. Cho thấy đây là tội phạm rất phức tạp trong quy định tội phạm và hình phạt. Vì vậy, cần nghiên cứu và làm rõ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản: - Khoản 1 quy định chung về khái niệm, các dấu hiệu định tội và khung hình phạt cơ bản của tội hủy hoại rừng. - Khoản 2 và khoản 3 quy định các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. - Khoản 4 quy định hình phạt bổ sung đối với tội hủy hoại rừng. - Khoản 5 quy định TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội hủy hoại rừng. Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự" [20, Điều 8]. Như vậy, qua quy định trên thì hành vi được coi là tội phạm phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm gồm: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan. Cụ thể, việc xác định và làm rõ bốn yếu tố trên cũng là cơ sở để nhận diện loại tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt chính xác và đúng quy định pháp luật, làm sáng tỏ các tình tiết trong vụ án, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm. Đối với tội hủy hoại rừng theo quy định tại Điều 243 BLHS 2015 thì việc làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm hủy hoại rừng rất quan trọng và cần phải được nghiên cứu nhằm có cơ sở định tội danh và quyết định hình phạt. Vì tội hủy hoại rừng là tội có quy định phức tạp cả về quy định tội
  • 19. 13 phạm và hình phạt, cóquy định chủ thể phạm tội mới là pháp nhân thương mại nên phải làm rõ bốn yếu tố cấu thành tội phạm trên. a. Các yếu tố cấu thành của tội hủy hoại rừng bao gồm: - Khách thể: Tội hủy hoại rừng là tội phạm xâm phạm đến quan hệ xã hội được quy định trong BLHS về: chế độ quản lý rừng của nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, rừng, đất rừng, các loài động vật, thực vật rừng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội như: thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mất cân bằng hệ sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên,… Đối tượng tác động của tội phạm này chính là rừng, bao gồm các loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất, thực vật và động vật rừng nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IA và IIA, và các loài động, thực vật là bộ phận của rừng, đất rừng [47, tr. 25]. - Chủ thể: Chủ thể của tội phạm là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. Pháp nhân thương mại thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật cũng trở thành chủ thể của tội hủy hoại rừng. - Mặt khách quan: Hành vi khách quan: Người thực hiện hành vi hủy hoại rừng có thể thực hiện một hoặc một số hành vi khách quan thể hiện ra bên ngoài như sau: Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm rừng mất một phần hoặc toàn bộ giá trị rừng. Theo quy định này thì tội hủy hoại rừng chủ yếu là hành vi đốt, hành vi phá rừng trái phép và một số hành vi khác. Tuy nhiên, luật không quy định cụ thể các hành vi khác đó gồm những hành vi nào và cũng chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết nên rất khó khăn trong việc xác định hành vi phạm tội. Hậu quả: Tùy vào từng trường hợp mà hậu quả của hành vi sẽ là dấu hiệu bắt buộc hay không bắt buộc đối với tội hủy hoại rừng. Cụ thể: Đối với những trường hợp sau đây thì hậu quả được xem là bắt buộc: + Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
  • 20. 14 + Thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; Thực vật thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Đối với các trường hợp sau thì hành vi được xác định là tội phạm mà không cần có hậu quả xảy ra: + Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 m2 đến dưới 50.000 m2. + Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2. + Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 7.000 m2. + Rừng đặc dụng có diện tích từ 1000 m2 đến dưới 3.000 m2. + Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản dưới mức quy định trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải là hành vi có lỗi cố ý gồm lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Và thể hiện lỗi cố ý qua hành vi đốt, phá rừng trái phép và các hành vi khác, qua các tình tiết tăng nặng như: + Có tổ chức + Lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa cơ quan tổ chức + Tái phạm nguy hiểm + Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 m2 trở lên + Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 m2 trở lên + Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 m2 trở lên + Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 trở lên + Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường
  • 21. 15 hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích + Thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng trở lên; Thực vật thuộc danh mục thực vật, động vật nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên + Pháp nhân thương mại vi phạm Điều 79 BLHS 2015 thì bị: “Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một số lĩnh vực mà pháp nhân gây ra thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng nhiều người, sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra; Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn” [20, Điều 79]. Để xác định đúng tội hủy hoại rừng so với các tội khác theo quy định của BLHS, làm sáng tỏ các tình tiết trong vụ án, làm cơ sở định tội danh và quyết định hình phạt thì cần phải làm sáng tỏ bốn yếu tố cấu thành tội hủy hoại rừng là khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan để tránh tình trạng truy tố sai tội danh, oan sai, bỏ lọt tội phạm, truy tố sai khoản quy định trong một điều luật, làm rõ các tình tiết trong vụ án, làm rõ sự thật khách quan. b. Các dấu hiệu định khung hình phạt: Tội phạm và hình phạt là hai yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của BLHS. Giữa tội phạm và hình phạt có mối quan hệ nhân quả với nhau, hành vi phạm tội phải chịu hình phạt tương thích và hình phạt lại có tính trừng trị, giáo dục, cải tạo, hướng thiện tác động ngược lại hành vi phạm tội. Đối với tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 BLHS 2015, bên cạnh khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoảng 1 thì có hai khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 243 BLHS 2015. Cụ thể, quy định tại khoản 1 là khung quy định và hình phạt thấp nhất đối với hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác dưới đây thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • 22. 16 a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 m2 đến dưới 50.000 m2. b) Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2. c) Rừng phòng hộ có diện tích từ trên 3.000 m2 đến dưới 7.000 m2. d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000 m2 đến dưới 3.000 m2. đ) Gây thiệt hại về lâm sản giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Từ trên 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích hoặc có hành vi hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác theo diện tích quy định. e) Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm Tùy vào tính chất mức độ, thiệt hại, loại rừng bị hủy hoại, tình tiết tăng nặng mà quy định về mức hình phạt từ khoản 1 đến khoản 3 Điều 243 BLHS càng tăng nặng cả về hình phạt chính và hình phạt bổ sung, cụ thể tại khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 quy định như sau: Tình tiết “có tổ chức” được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 243 BLHS 2015, hiện nay pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng chưa có giải thích, hướng dẫn cho tình tiết này. Tuy nhiên, thông qua các quy định khác trong BLHS 2015 như tại khoản 2 Điều 17 BLHS 2015 quy định: “phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”, có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội và có sự nhất trí của những người cùng thực hiện tội phạm, phải có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Vì vậy, đối với tội hủy hoại rừng theo BLHS 2015 thì tình tiết “có tổ chức” được xem là một tình tiết tăng nặng đối với tội này và dùng làm cơ sở để định khung hình phạt. Khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 quy định tình tiết định khung hình phạt tăng nặng đối với “Có tổ chức” với khung hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
  • 23. 17 tù là nhằm răn đe, trừng trị nghiêm khắc những người có hành vi hủy hoại rừng. Bởi lẽ, phạm tội có tổ chức thì nguy hiểm hơn, có tính chất, mức độ nguy hiểm cao và hậu quả gây ra là rất lớn so với hành vi phạm tội hủy hoại rừng bình thường theo khoản 1 Điều 243 BLHS 2015. Tình tiết “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 được xem là tình tiết tăng nặng. Cụ thể: “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại rừng. Nghĩa là, dựa vào quyền năng do nắm chức vụ, quyền hạn mang lại để thực hiện hành vi phạm tội. Tình tiết “Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” là hành vi của người hiện đang là thành viên của cơ quan, tổ chức đó. Thông qua việc cơ quan tổ chức có chức năng hoặc đang thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn luật định mà người này có hành vi lấy danh nghĩa cơ quan,tổ chức đó để thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích cá nhân, làm người khác, cơ quan khác hiểu nhầm người này đang thực hiện công vụ, thực hiện quyền lợi cho cơ quan, tổ chức mà sự thật là người này lợi dụng danh nghĩa các cơ quan, tổ chức để vụ lợi cho bản thân mình. BLHS 2015 quy định đây là tình tiết tăng nặng bởi vì những người nắm giữ chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý, bảo vệ rừng, khai thác rừng, quản lý đất rừng,… nên có quyền chi phối, quyết định, gây tác động đến việc bảo vệ rừng, khai thác rừng và phát triển rừng. Đồng thời có khả năng biết tính nguy hiểm cao hơn so với các trường hợp phạm tội bình thường. Tình tiết “Tái phạm nguy hiểm” tình tiết này được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 BLHS 2015, theo quy định tại Điều 53 BLHS năm 2015 thì trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm gồm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý [47, tr. 25-
  • 24. 18 27]. Khoản 2 còn quy định tình tiết tăng nặng đối với các hành vi phạm tội ở điểm d, đ, e, g, h, i với diện tích và giá trị rừng thiệt hại lớn hơn so với khoản 1 cụ thể như: Hủy hoại rừng là cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 m2 đến dưới 100.000 m2; Rừng sản xuất diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 50.000 m2; Rừng phòng hộ diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2; Rừng đặc dụng diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2; Gây thiệt hại lâm sản giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích bi đốt, bị phá không tập trung mà phân tán, rải rác trong một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu; Thực vật nguy cấp quý hiếm thuộc nhóm IA từ 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Thực vật nhóm II A từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Đối với hành vi phạm tội thuộc khoản 2 thì người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Khoản 3 Điều 189 BLHS 1999 quy định chỉ có ba tình tiết định khung tăng nặng là: “hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn; Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Người phạm tội tại khoản 3 sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 3 quy định rất chung chung, chưa quy định cụ thể, chi tiết. Điều này gây khó khăn cho hoạt động tiến hành tố tụng trong thực tế, tuy nhiên hiện nay BLHS 2015 đã đã có những quy định rõ ràng và chi tiết hơn. Cụ thể các quy định của luật phù hợp với quy luật phát triển, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và tình hình hiện nay như: xây dựng mới các điểm a, b, c, d, đ, e; Bỏ các tình tiết định khung tăng nặng mang tính chung chung tại BLHS 1999 mà thay vào đó là 3 khoản định khung tăng nặng tại Điều 243 BLHS 2015. Nếu so sánh quy định tại khoản 3 Điều 189 BLHS 1999 và khoản 3 Điều 243 BLHS 2015 có sự khác nhau, BLHS 2015 quy định chi tiết rõ ràng hơn: quy định tội phạm và hình phạt căn cứ vào diện tích rừng, giá trị lâm sản bị thiệt hại
  • 25. 19 và thực vật, động vật thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm nhóm IA và IIA. Đây là những sửa đổi, bổ sung hợp lý, hợp quy luật, thể hiện kỹ thuật lập pháp của BLHS năm 2015 cao hơn BLHS1999 [47, tr. 30]. Ngoài các tình tiết tăng nặng TNHS người phạm tội hủy hoại rừng nếu có các tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 BLHS 2015 thì sẽ được áp dụng mức hình phạt thấp hơn mức luật quy định như: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt TNHS; Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại; Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn; Phạm tội do lạc hậu; Người phạm tội tự thú,… Và khi người phạm tội có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật. Có nghĩa là nếu một người phạm tội vào khoản 3 Điều 243 BLHS với khung hình phạt là 07 năm đến 15 năm nhưng nếu có từ 2 tình tiết giảm nhẹ thì sẽ được Tòa án áp dụng hình phạt trong khung hình phạt ở khoản 2 Điều 243 BLHS từ 03 năm đến 07 năm. Trong công tác định tội danh và quyết định hình phạt cần phải làm rõ các vấn đề về dấu hiệu định khung hình phạt, các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ TNHS. Để làm cơ sở áp dụng loại hình phạt và mức hình phạt phù hợp với từng hành vi phạm tội, từng mức độ phạm tội. c. Các quy định về hình phạt đối với tội hủy hoại rừng. BLHS 1999 và BLHS 2015 đều có quy định hình phạt đối với tội hủy hoại rừng gồm 2 loại là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hầu hết các hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với cá nhân là giống nhau về cả quy định và loại hình phạt. Nhưng có sự khác nhau về mức phạt tù và mức phạt tiền. BLHS 2015 có thêm điểm mới là quy định hình phạt chính và phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Tóm lại giữa hai BLHS 1999 và BLHS 2015 có những thay đổi tích cực và đem lại hiệu quả. - Quy định về hình phạt chính và hình phạt bổ sung + Hình phạt chính quy định từ thấp đến cao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền;
  • 26. 20 Cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn; tù chung thân; Tử hình. Riêng hình phạt chung thân và tử hình là hai hình phạt cao nhất thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và đối với tội hủy hoại rừng thì không áp dụng. + Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một số quyền công dân; Tịch thu tài tài sản; Phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; Trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính. Các hình phạt bổ sung này tùy vào trường hợp phạm tội mà Tòa án quyết định loại hình phạt bổ sung cho phù hợp với từng đối tượng phạm tội. + Nguyên tắc áp dụng hình phạt: Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Có nghĩa là một người phạm tội thì chỉ bị một hình phạt chính như: cải tạo không giam giữ, phạt tù,… và có thể bị nhiều hình phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc; Cấm cư trú; Quản chế; Tịch thu tài sản,… Ví dụ: A phạm tội hủy hoại rừng theo khoản 1 Điều 243 BLHS 2015, bị Tòa án tuyên phạt tù có thời hạn 2 năm (hình phạt chính). Ngoài ra A còn bị Tòa án tuyên hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn và tịch thu tài sản (hình phạt bổ sung). Tóm lại hình phạt A phải chịu bao gồm một hình phạt chính và hai hình phạt bổ sung. BLHS 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện quy định pháp luật cụ thể: + Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 243, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. + Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. + Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại khoản 3 Điều 243 BLHS 2015 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. + Khoản 4 Điều 243 BLHS 2015 quy định các hình phạt bổ sung.
  • 27. 21 + Ngoài ra pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại khoản 5 Điều 243 BLHS 2015 thì bị phạt như sau: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Từ những phân tích và đối chiếu quy định pháp luật về hình phạt tại BLHS 1999 và BLHS 2015 thì BLHS mới đã có những thay đổi tích cực, phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn và tình hình diễn biến tội phạm hủy hoại rừng. Đặc biệt đã bổ sung TNHS đối với pháp nhân thương mại, tuy nhiên quy định và hình phạt đối với pháp nhân thương mại hiện nay vẫn còn khó khăn trong áp dụng vì là chủ thể mới, liên quan đến nhiều quy định pháp luật, cơ cấu tổ chức phức tạp, tác động đến nền kinh tế, nguồn lao độngvà để lại nhiều hệ lụy về sau. 1.1.3. Ý nghĩa của quy định tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam Việc quy định tội hủy hoại rừng trong BLHS hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta về: pháp luật, môi trường, kinh tế, an ninh – quốc phòng, ngoại giao và phong tục tập quán, đời sống dân cư,… - Ý nghĩa về pháp luật:Việc quy định tội hủy hoại rừng là tội phạm trong BLHS có ý nghĩa vô cùng to lớn đánh dấu bước phát triển của pháp luật Hình sự, cụ thể: + Thể hiện trình độ lập pháp, hành pháp và tư pháp hình sự của nước ta ngày càng tiến bộ và phát triển. + Thể hiện việc sửa đổi, bổ sung tội hủy hoại rừng trong BLHS 2015 là đúng, phù hợp với tình hình thực tiễn và đem lại hiệu quả tích cực. + Góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển của BLHS 2015.
  • 28. 22 + Tạo cơ sở hành lang pháp lý rõ ràng hơn trong xử lý tội hủy hoại rừng, dù hành vi phạm tội có phức tạp, tinh vi đến đâu vẫn có cơ sở pháp luật để xử lý. + Các quy định ngày càng hoàn thiện hơn giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoạt động tốt hơn, phối hợp hoạt động tốt hơn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hủy hoại rừng. + Làm cơ sở, căn cứ để tổng kết đánh giá hiệu quả của BLHS. + Giúp BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành áp dụng trong thực tế được dễ dàng hơn. + Giúp hạn chế tội phạm hủy hoại rừng, đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội. + Giúp hoạt động tố tụng được xuyên suốt và hiệu quả từ thời điểm phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với tội hủy hoại rừng. + Góp phần tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước ban hành các chính sách, chủ trương và các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với quy định pháp luật. - Ý nghĩa về môi trường: + Tội hủy hoại rừng được quy định trong BLHS giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài thực vật, động vật và tài nguyên rừng. + Bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người. + Giúp hạn chế hành vi phá rừng, hủy hoại rừng. + Giúp cho môi trường trong lành, bảo vệ sự đa dạng sinh học. + Giúp hạn chế biến đổi khí hậu, ô nghiễm môi trường và phòng ngừa, hạn chế các thiên tai như: bão, lũ, hạn hán, sói mòn, lũ quét, xâm thực,… + Bảo vệ và sử dụng đúng mục đích có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng phục vụ đời sống hằng ngày và quá trình sản xuất. - Ý nghĩa kinh tế:
  • 29. 23 + Rừng đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế Quốc gia. Vì vậy về mặt kinh tế rừng đóng vai trò như là một yếu tố thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. + Giúp bảo vệ tài nguyên rừng, vật chất của rừng để cung cấp và phục vụ cho đời sống hằng ngày và phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. + Giúp đem lại hiệu quả kinh tế từ phát triển kinh tế rừng như: trồng rừng sản xuất để khai thác gỗ, rừng cao su để khai thác mủ, khai thác lâm sản, lá cây, củ, hoa, quả rừng để làm thực phẩm, dược liệu, chăn nuôi kết hợp với trồng rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, xây dựng và phát triển kinh tế bền vững kết hợp giữa nông - lâm - ngư nghiệp. + Hạn chế thiên tai, biến đổi khí hậu giúp ổn định và bảo vệ nên kinh tế, bảo vệ cơ sở vật chất, tránh mất mùa, giúp nền kinh tế phát triển ổn định không bị thiên tai tàn phá. + Cung cấp nguồn tài nguyên rừng như: gỗ, chất đốt, thực phẩm, dược liệu, sừng thú, da, lông đem lại nguồn lợi kinh tế cho đất nước + Bảo vệ rừng tự nhiên, các khu rừng sinh thái, các cảnh quan đẹp, các vườn quốc gia, rừng nguyên sinh, các loài động thực vật quý hiếm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, nghỉ dưỡng, thăm quan. + Tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động bảo vệ rừng và phát triển kinh tế rừng kết hợp giữa nông – lâm – Ngư nghiệp. Việc bảo vệ rừng cũng là góp phần chung vào phát triển kinh tế Đất Nước. - Ý nghĩa về phong tục tập quán và đời sống dân cư: + Giúp loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu làm hủy hoại rừng như di dân, đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt thú rừng, bắt và chặt phá các loài động thực vật rừng quý hiếm, đặc biệt là những loài có nguy cơ tuyệt chủng. + Tạo ra môi trường sống trong lành và ít thiên tai giúp con người sống và phát triển ổn định, không bị thiên nhiên tàn phá, bảo vệ cơ sở vật chất và thành quả lao động.
  • 30. 24 + Cung cấp chất đốt và các tài nguyên rừng, nguyên liệu cho phát triển sản xuất nâng cao đời sống dân cư về vật chất lẫn tinh thần. + Quy định tội hủy hoại rừng giúp người dân phát triển trình độ nhận thức về quy định pháp luật, vai trò của rừng. Từ đó giúp người dân biết và tôn trọng pháp luật, yêu thiên nhiên và không tham gia hủy hoại rừng. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quy phạm pháp luật về tội hủy hoại rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ Xã hội loài người trải qua các hình thái kinh tế xã hội từ: Công xã nguyên thủy; Chiếm hữu nô lệ; Phong kiến; Xã hội chủ nghĩa tư bản; Cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nghiên cứu làm rõ quá trình hình thành và phát triển của BLHS nói chung và quá trình hình thành và phát triển của quy định tội hủy hoại rừng nói riêng trong thời kì hiện đại từ 1945 đến nay. Trong thời kì hiện đại này BLHS quy định tội hủy hoại rừng được chia thành các giai đoạn phát triển như sau: - Giai đoạn sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến khi ban hành BLHS 1985 Sau khi miền Bắc dành được chính quyền (1945) nước ta lúc bấy giờ chưa có BLHS. Tuy nhiên, Nhà nước cũng đã quan tâm đến việc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân. Do hoàn cảnh lịch sử, nên nhiệm vụ trọng tâm lúc bấy giờ tập trung vào việc củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ vừa mới được thành lập. Nên việc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm tuy được Nhà nước quan tâm, nhưng chủ yếu ở các loại tội phạm xâm hại về an ninh chính trị và các loại tội đặc biệt nghiêm trọng. Vào thời điểm đó, tài nguyên rừng của nước ta rất dồi dào, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng không đáng kể. Do đó, các quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ tài nguyên rừng giai đoạn này chủ yếu được quy định trong các sắc lệnh như: Sắc lệnh số 26/SL 25/2/1946 về các tội phá hoại công sản; Thông tư số 1303 BCN/VN 28/06/1946 của liên Bộ nội vụ – Bộ canh nông, quy định điều chỉnh những hành vi
  • 31. 25 xâm hại đến rừng; Sắc lệnh số 142/SL 21/12/1949, quy định về việc lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng,… Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn chìm trong khói lửa của chiến tranh. Pháp luật thời kỳ này được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, bởi nó là công cụ sắc bén không thể thiếu của chính quyền cách mạng. Do đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, trong đó có nhiều văn bản liên quan trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng như:Hiếnpháp 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Nghị định số 221- CP ngày 29/01/1961 và Nghị định số 220/CP ngày 28/12/1961 của Chính phủ, quy định về quản lý của nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy; Pháp lệnh số 17/LCT ngày 05/4/1963 quy định về phòng cháy chữa cháy; Pháp lệnh (Không số) ngày 6/9/1972 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc bảo vệ rừng; Nghị định số 155/CP ngày 03/10/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc thi hành pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng. - Giai đoạn từ năm 1975 đến trước năm 1985: Giai đoạn này đất nước được thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nên nhiệm vụ trọng tâm của nước ta. Thời kỳ này chủ yếu tập trung cho việc xây dựng đất nước và củng cố chính quyền cách mạng. Vì vậy, pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì các quy định của pháp luật trước đây [47, tr. 34-35]. - Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1985 đến khi ban hành BLHS 1999 Đến năm 1985, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển nhất định, nhu cầu của xã hội về sử dụng tài nguyên rừng đã tăng lên đáng kể, dẫn đến việc khai thác rừng tràn lan không kiểm soát được, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của Đất Nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và nền kinh tế. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương biện pháp để quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Cụ thể, là quy định Điều181 BLHS năm 1985 quy định “Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng” [47, tr. 35-36]. - Giai đoạn từ khi ban hành BLHS 1999 đến khi ban hành BLHS 2015 Đến năm 1999, kinh tế Đất nước phát triển tích cực, sự nghiệp công nghiệp
  • 32. 26 hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, nhu cầu sử dụng đất rừng, tài nguyên rừng vào sản xuất, phát triển kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt tăng cao. Điều này kéo theo tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biến phức tạp. Giai đoạn này nhà nước quyết tâm bảo vệ tài nguyên rừng bằng nhiều biện pháp, trong đó pháp luật hình sự được đặc biệt chú trọng. Chính vì lẽ đó mà trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999, Nhà nước đã có sự quan tâm sửa đổi, bổ sung các điều luật liên quan trong lĩnh vực tài nguyên rừng. Từ chỗ chỉ có 1 điều trong BLHS 1985 thì đến BLHS 1999 quy định tăng lên 6 điều luật, cụ thể: “Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”; “ Tội vi phạm quy định về quản lý rừng”: “Tội hủy hoại rừng”; “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm”; “Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên”: “Tội vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy”. Đến năm 2009 BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn [47, tr. 36- 39]. - Giai đoạn BLHS 2015 có hiệu lực thi hành đến nay Hiện nay tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 BLHS 2015 gồm 5 khoản, điều luật và các khoản mục được thiết kế khoa học theo mức độ vi phạm tăng dần từ thấp đến cao từ khoản 1 đến khoản 3, khoản 4 quy định về hình phạt bổ sung, khoản 5 quy định về pháp nhân thương mại phạm tội nên rất đầy đủ, rõ ràng hơn quy định trước đây. Tuy nhiên, quy luật của xã hội là luôn vận động và không ngừng phát triển. Điều này đặt ra những quan hệ xã hội mới phát sinh, đặc biệt là quan hệ xã hội liên quan đến tội hủy hoại rừng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn đòi hỏi pháp luật phải không ngừng sửa đổi, bổ sung đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. BLHS 2015 từ lúc có hiệu lực thi hành cho đến nay đã đem lại hiệu hiệu quả đáng kể trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm xâm phạm môi trường, trong đó có tội hủy hoại rừng. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực mang lại thì quy định pháp luật vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần phải được nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.
  • 33. 27 1.3. Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội phạm khác 1.3.1. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội vi phạm quy định về quản lý rừng Điểm giống nhau: - Cả hai tội đều có đối tượng tác động của hành vi phạm tội là rừng và đều để lại hậu quả xấu cho tài nguyên rừng, môi trường. - Cả hai tội đều có mặt chủ quan được thể hiện qua lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Động cơ và mục đích của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. - Cả hai tội đều có khung hình phạt cao nhất là tù có thời hạn, không áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình đối với hai tội này. Về hình phạt cả hai tội đều có quy định hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Điểm khác nhau: - Thứ nhất: về quy định thì tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 243 chương XIX các tội phạm về môi trường còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng quy định tại Điều 233 chương XVIII các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. - Thứ hai: Khách thể của tội hủy hoại rừng là hành vi xâm phạm các quy định của Nhà Nước về khai thác và bảo vệ rừng, xâm hại đến sự ổn định bền vững của môi trường sinh thái. Đối tượng tác động trực tiếp là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng trên đất lâm nghiệp gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặt dụng. Còn khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của nhà nước. Điều này thể hiện sự khác nhau giữa một tội là hành vi hủy hoại rừng (đốt, phá, và hành vi khác) và hành vi xâm phạm quản lý rừng của Nhà Nước về chế độ giao rừng, cho thuê rừng; Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; Khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép gây thiệt hại đến kinh tế. - Thứ ba: Mặt khách quan của tội hủy hoại rừng được thể hiện cụ thể quan các hành vi đốt, phá rừng trái phép và hành vi khác hủy hoại rừng. Còn khách quan của tội vi phạm quy định về quản lý rừng là hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi như giao rừng, thu hồi rừng, cho thuê rừng trái
  • 34. 28 pháp luật; Chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; Khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. - Thứ tư: Chủ thể tội hủy hoại rừng là bất kể người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự (kể cả chủ rừng trong trường hợp họ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng ngay trong khu vực do họ trồng hoặc được giao quản lý hoặc pháp nhân thương mai đủ điều kiện. Còn đối với tội vi phạm quy định về quản lý rừng thì chủ thể đòi hỏi phải có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt, nghĩa là chủ thể của tội phạm phải là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý rừng. - Thứ năm: Về thiết kế của điều luật cũng có sự khác nhau giữa tội hủy hoại rừng gồm 5 khoản còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng thì được thiết kế với 4 khoản. - Thứ sáu: Về hình phạt giữa hai tội cũng có sự khác nhau. Tội hủy hoại rừng có quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng thì chỉ quy định chủ thể của tội là cá nhân chứ không có pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, mức hình phạt đối với cá nhân giữa hai tội cũng có sự khác nhau về hình phạt chính và hình phạt bổ sung, cụ thể: + Khoản 1: Tội hủy hoại rừng: “Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”; Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng: “Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. + Khoản 2: Tội hủy hoại rừng: “03 năm đến 07 năm tù”. Còn tội vi phạm các quy định về quản lý rừng: “02 năm đến 07 năm tù”. + Khoản 3: Tội hủy hoại rừng: “07 năm đến 15 năm tù”. Còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng: “05 năm đến 12 năm tù”. + Khoản 4: Tội hủy hoại rưng: “người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng”. Còn tội vi phạm quy định về quản lý rừng: “người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng”. 1.3.2. Phân biệt tội hủy hoại rừng với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
  • 35. 29 Giữa tội hủy hoại rừng theo Điều 243 BLHS 2015 và Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 BLHS 2015 có sự khác nhau về quy định, dấu hiệu định tội và hình phạt. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 trong chương XVI các tội xâm phạm sở hữu cụ thể như sau: “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm cho tài sản mất giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản”. Thì so với tội hủy hoại rừng có những điểm giống và khác nhau như sau: Điểm giống nhau: - Cả hai tội đều có đối tượng tác động là hủy hoại tài sản. Cụ thể thì so với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì tội hủy hoại rừng cũng hủy hoại tài sản là rừng, rừng thuộc sở hữu chung của nhà nước, sở hữu của cơ quan, tổ chức, các nhân, hộ gia đình. - Cả hai tội về mặt hành vi đều là hành vi tiêu cực, để lại hậu quả xấu và làm hủy hoại hoặc giảm giá trị của tài sản, làm hư hỏng tài sản. - Đều có dấu hiệu phạm tội là “Đã bị xử phạt hành chính về hành vi mà còn vi phạm” thì đều bị truy cứu TNHS. - Đều có quy định hình phạt tù có thời hạn và hình phạt tiền kèm theo. Ngoài ra cả hai tội đều quy định phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Cả hai tội về mặt chủ quan đều phải là hành vi có lỗi cố ý và để lại hậu quả, thiệt hại. - Cả hai tội đều được nhà làm luật thiết kế với khoản quy định và khung hình phạt từ mức cơ bản đến tăng nặng và quy định các tình tiết tăng nặng TNHS như: Có tổ chức; đã bị kết án về tội này, chưa xóa án tích mà còn vi phạm,… Điểm khác nhau: Thứ nhất: Khách thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức và nhà nước, tài sản là di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, hoặc có hành vi làm hư hỏng tài sản của các chủ thể trên (các tài sản thông thường theo quy định của
  • 36. 30 luật dân sự). Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 BLHS 2015 ở chương XVI (các tội xâm phạm sở hữu). Còn khách thể của tội hủy hoại rừng là hành vi xâm phạm các quy định của nhà nước về khai thác, bảo vệ rừng và phát triển rừng. Đối tượng tác động trực tiếp là rừng gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, rừng là tài sản chung của nhà nước và cũng là tài sản riêng của cá nhân, gia đình, tổ chức trong một số trường hợp theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, tội hủy hoại rừng không quy định ở chương các tội phạm xâm phạm sở hữu mà được quy định tại Điều 243 BLHS 2015 tại chương XIX (các tội phạm về môi trường). Thứ hai: Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm quy định tại Điều 178 BLHS 2015 đối với khoản 1 và khoản 2. Đối với khoản 3 và khoản 4 thì chủ thể là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS khi phạm tội vì tính chất, mức độ thiệt hại lớn. Còn chủ thể của tội hủy hoại rừng là bất kỳ người nào có năng lực TNHS, và đạt độ tuổi theo quy định là đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS. Ngoài ra tội hủy hoại rừng còn quy định thêm chủ thể phạm tội hủy hoại rừng là pháp nhân thương mại được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật, còn tôi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì không quy định TNHS đối với pháp nhân thương mại. Thứ ba: Mặt khách quan của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi như: phá, đập, đốt, cắt xén, nghiền nát, dùng chất nổ để công phá,…tài sản làm cho tài sản mất hoàn toàn giá trị sử dụng hoặc làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản. Theo quy định khoản 1 Điều 178 BLHS 2015 thì tài sản bị hủy hoại có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 điều này thì bị truy cứu TNHS. Đối với tội hủy hoại rừng thì mặt khách quan là hành vi đốt, phá rừng trái phép và các hành vi khác hủy hoại rừng. Thứ tư: Về hình phạt + Về hình phạt tù đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định mức phạt tù có thời hạn cao nhất đến 20 năm tù. Còn tội hủy hoại rừng quy
  • 37. 31 định mức phạt tù cao nhất đến 15 năm tù. Từ đấy cho thấy quy định về mức phạt tù của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nặng hơn, nghiêm khắc hơn so với tội hủy hoại rừng. + Về hình phạt tiền (có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung) thì tội hủy hoại rừng có mức phạt tiền cao hơn hình phạt tiền đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Cụ thể: + Hình phạt tiền là hình phạt chính trong tội hủy hoại rừng từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng. + Còn đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì phạt tiền là hình phạt chính từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hình phạt tiền là hình phạt bổ sung từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. + Ngoài ra, tội hủy hoại rừng còn quy định hình phạt đối với chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội còn tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng thì không có quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Kết luận chương 1 Chương 1 của luận văn giúp chúng ta khái quát được những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng như: Khái niệm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cơ bản, ý nghĩa của quy định tội hủy hoại rừng trong BLHS; Hiểu rõ được quá trình hình thành và phát triển của tội hủy hoại rừng qua các giai đoạn lịch sử và từng BLHS đã ban hành; Phân biệt tội hủy hoại rừng với một số tội khác như: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Việc nghiên cứu và làm rõ các nội dung trên của tội hủy hoại rừng giúp làm rõ các vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật về tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Giúp các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự về tội hủy hoại rừng hoạt động có hiệu quả. Qua đó, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan trên nhiều phương diện, lĩnh vực về tội phạm hủy hoại rừng. Việc làm rõ những nội dung trong Chương 1 có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ để nghiên cứu hoạt động
  • 38. 32 lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như làm cơ sở lý luận để nghiên cứu các vấn đề thực tiến ở chương 2.
  • 39. 33 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát chung về tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, có diện tích lớn, địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều thành phần dân tộc sinh sống, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm, nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế vừa có giá trị khoa học [49]. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên ưu đãi Đắk Lắk có diện tích rừng lớn và nhiều giá trị, nhiều rừng quốc gia như: Vườn quốc gia Yok Don, vườn quốc gia Chư Yang Sin, khu bảo tồn Nam Kar, nhiều khu rừng tự nhiên và rừng trồng thuộc rừng sản xuất có diện tích lớn, chứa đựng nhiều giá trị tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, nhiều cảnh quan rừng nguyên sinh đẹp, dân cư nhiều thành phần dân tộc sinh sống, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật hạn chế, nhiều phong tục tập quán lạc hậu. Trong đó, nạn đốt rừng làm nương rẫy của người đồng bào dân tộc thiểu số và người di cư từ nơi khác tới địa phương, nạn săn bắt thú rừng, nạn phá rừng, khai thác rừng trái phép diễn ra ngày càng nhiều và gây hậu quả nghiêm trọng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk năm 2017 tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có hơn 720.000 ha. Trong đó, diện tích đất có rừng hơn 526.000 ha, độ che phủ rừng đạt hơn 39,3% (tính cả cây cao su). Rừng được giao cho 15 Công ty lâm nghiệp, 7 ban quản lý rừng đặc dụng, 4 ban quản lý rừng phòng hộ, 69 doanh nghiệp có chức năng quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, khoanh nuôi bảo vệ rừng và một phần giao cho UBND cấp huyện, cấp xã quản lý. Theo thống kê của Chi cục kiểm lâm tỉnh, trong năm 2017, các lực lượng đã phát hiện, xử lý 1.189 vụ vi phạm, tịch thu 2.441,7 m3 gỗ và 717 phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 18,8 tỷ đồng. So với các năm 2014, 2015 và 2016 số vụ vi phạm có xu hướng giảm, tuy số vụ giảm, nhưng những
  • 40. 34 vụ phá rừng với quy mô lớn và táo bạo vẫn diễn ra. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nạn phá rừng là do chính quyền địa phương có rừng chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao trong quản lý bảo vệ rừng. Một số cán bộ, công chức trong lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu trách nhiệm, thậm chí bao che, tiếp tay cho lâm tặc nên còn sơ hở để các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm [49]. Hiện trạng rừng và thực tiễn tình hình tội phạm hủy hoại rừng được thể hiện qua các bảng số liệu sau đây: Bảng 1. Diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 (Đơn vị: ha) Năm Tổng (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha) Độ che phủ (%) 2014 550.488 490.100 60.388 39,7% 2015 545.555 471.200 74.355 39,2% 2016 530.600 445.300 85.300 38,22% 2017 526.500 421.200 105.300 38,1% 2018 515.962 410.400 105.562 37,5% Nguồn: Báo cáo số 550/BC-CCKLĐL ngày 31/12/2018 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk về diện tích rừng của tỉnh từ 2014 đến 2018 Theo báo cáo này thì tổng diện tích rừng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 liên tục giảm từ 550.488 (ha) giảm xuống còn 515.962 (ha). Tổng diện tích rừng bị giảm là 34.526 (ha). Trong đó: + Diện tích rừng tự nhiên liên tục giảm từ 490.110 (ha) xuống còn 410.400 (ha), giảm 79.710 (ha) trong vòng 05 năm. + Diện tích rừng trồng có xu hướng tăng từ 60.388 (ha) lên 105.562 (ha), tăng 45.174 (ha) trong vòng 05 năm. Cho thấy, công tác trồng rừng của tỉnh rất tích cực và đem lại hiệu quả. + Độ che phủ của rừng liên tục giảm qua các năm từ 39,7% năm 2014 xuống còn 37,5% năm 2018 (giảm 2,2%) trong vòng 05 năm.
  • 41. 35 Bảng 2. Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng từ năm 2014 đến 2018 của tỉnh Đắk Lắk Năm Số vụ vi phạm 2014 1.322 2015 1.402 2016 1.210 2017 1.189 2018 1.087 Nguồn: Báo cáo số 650/BC-CCKLĐL ngày 31/12/2018 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk 05 năm thực trạng quản lý rừng trên địa bàn tỉnh từ 2014 đến 2018. Qua bảng số liệu cho thấy số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến 2018 có xu hướng giảm dần. Từ năm 2014 đến 2018 đã giảm 235 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Điều này chứng tỏ hiệu quả của BLHS 1999 và BLHS 2015 trong việc hạn chế vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng ngày càng có hiệu quả. Bảng 3. Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng bị xử phạt hành chính, xử lý hình sự từ năm 2014 đến năm 2018 của tỉnh Đắk Lắk. Năm Tổng số vụ vi phạm Tổng số vụ xử lý Xử phạt hành chính Xử lý hình sự 2014 1.322 1.299 1.210 89 2015 1.402 1.340 1.260 80 2016 1.210 1.190 1.120 70 2017 1.189 1.101 1.036 65 2018 1.087 1.020 9.88 32 Nguồn: Báo cáo số 750/BC-CCKLĐL ngày 31/12/2018 của của Chi cục kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk 05 năm thực trạng quản lý rừng trên địa bàn tỉnh từ năm 2014 đến năm 2018.
  • 42. 36 Qua bảng báo cáo cho thấy tổng số vụ vi phạm về bảo vệ rừng bị xử lý có xu hướng giảm từ 1.322 vụ năm 2014 xuống còn 1.087 vụ năm 2018, giảm 235 vụ trong vòng 05 năm. Cụ thể như sau: + Tổng số vụ xử lý giảm từ 1.299 năm 2014 xuống còn 1.020 vụ năm 2018, giảm 279 vụ trong vòng 5 năm. + Số vụ xử phạt hành chính có xu hướng giảm từ 1.210 vụ năm 2014 xuống còn 988 vụ năm 2018, giảm 222 vụ trong vòng 05 năm. Số vụ xử lý hình sự cũng có xu hướng giảm từ 89 vụ năm 2014 xuống còn 32 vụ năm 2018, giảm 57 vụ trong vòng 05 năm. Từ những số liệu trên cho thấy tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng từ năm 2014 đến năm 2018 có sự thay đổi tích cực, số vụ vi phạm liên tục giảm cả về xử phạt hành chính lẫn xử lý hình sự. Bảng 4. Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội hủy hoại rừng từ năm 2014 đến năm 2018 của tỉnh Đắk Lắk Năm Tổng Điều tra Truy tố Xét xử Số bị cáo 2014 89 89 86 86 172 2015 80 80 78 78 156 2016 70 70 68 68 136 2017 65 65 63 63 126 2018 32 32 30 30 60 Tổng 336 336 325 325 650 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát của VKSND tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018. Qua báo cáo tổng kết 05 năm Của VKSND tỉnh Đắk Lắk cho thấy tình hình tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh từ năm 2014 đến năm 2018 đang có xu hướng giảm. Cụ thể như sau: + Tổng số vụ án hình sự giảm từ 89 vụ năm 2014 xuống còn 32 vụ năm 2018, giảm 57 vụ.
  • 43. 37 + Số vụ án được điều tra cũng giảm từ 89 vụ năm 2014 xuống còn 32 vụ năm 2018, giảm 57 vụ. + Số vụ án bị truy tố hình sự cũng giảm từ 86 năm 2014 vụ xuống còn 30 năm 2018 vụ, giảm 56 vụ. + Số vụ án xét xử cũng giảm từ 86 vụ năm 2014 xuống còn 30 vụ năm 2018, giảm 56 vụ. + Số bị cáo trong các vụ án cũng giảm từ 172 bị cáo năm 2014 xuống còn 60 bị cáo năm 2018, giảm 112 bị cáo trong vòng 05 năm Bảng 5. Số liệu thống kê về tình hình người đồng bào dân tộc thiểu số phạm tội hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến 2018. Năm Tổng số bị cáo Người kinh Người dân tộc thiểu số 2014 172 86 86 2015 156 72 84 2016 136 69 67 2017 126 65 61 2018 60 25 35 Tổng 650 317 333 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác xét xử của TAND tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018. Qua số liệu trên trong xét xử các vụ án hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua các năm từ 2014 đến 2018 thì số lượng bị cáo bị TAND đưa xét xử là người đồng bào dân tộc thiểu số khá đông. Chiếm phần lớn số lượng các bị cáo trong các vụ án hủy hoại rừng được TAND xét xử. Qua các bảng số liệu nêu trên, có thể thấy diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang suy giảm nhanh chóng về diện tích và mật độ che phủ của rừng. Mặc dù trong thời gian qua các sở, ban, ngành của tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, thường xuyên rà soát, kiểm tra, đề xuất ban hành các VBQPPL giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện