SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Mục Lục
CCCC
LỜI NÓI ĐẦU
Qúa trình hình thành và phát triển của ngành thương mại Việt Nam
gắn liền với những biến đổi to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước . Trong xu thế hội nhập toàn cầu chúng ta đang gồng mình vươn
lên để bắt kịp với sự phát triển nói chung của thế giới ,đưa đất nước ngày
càng phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị .Một trong những dấu mốc
quan trọng trong công cuộc thay đổi, phát triển của đất nước đó là ngày
7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế
giới –WTO .Là thành viên chính thức của WTO đồng nghĩa với việc chúng
ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, có được tiếng nói bình đẳng
hơn trong kinh doanh buôn bán …mặt khác cũng có rất nhiều thách thức
đối với các doanh nghiệp, ngành hàng, lĩnh vực…đòi hỏi chúng ta phải
thay đổi, phải học hỏi và tìm ra cho mình những hướng đi đúng đắn và phù
hợp nhất đặc biệt là đối với thương mại hàng hóa nói chung và thương mại
hàng dệt may nói riêng. Em xin chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức đối
với thương mại hàng dệt may trong hội nhập WTO ”
1
CHƯƠNG I
THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY
I. Thương mại hàng hóa VIỆT NAM những năm đổi mới
Trong quá trình đổi mới Việt Nam vẫn giữ vững được thể chế chính
trị. Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế -xã hội nước ta mở đầu từ đại
hội VI đến nay đã trải qua hơn 20 năm . Từ đó đến nay ,nước ta đã có
những đổi thay to lớn và sâu sắc . Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã hình thành
và ngày càng phát triển . Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định quan
trọng theo hướng khuyến khích mở rông lưu thông hàng hóa ,mở rộng
quyền của mọi tổ chức và công dân Việt Nam được đăng kí kinh doanh
thương mại , dịch vụ . Công cuộc đổi mới đã đưa nền kinh tế hoàn toàn
thoát khỏi khủng hoảng .Tổng mức lưu chuyển hàng hóa hàng hóa bán lẻ
tăng với tốc độ cao. Khối lượng và danh mục hàng hóa đa dạng ,phong
phú, chất lượng hàng hóa được nâng cao. Chuyển từ nền kinh tế hiện vật
sang nền kinh tế hàng hóa , chúng ta chuyển từ nền kinh tế ưu tiên phát
2
triển tư liệu sản xuất sang phát triển đồng thời ba chương trình kinh tế :
lương thực , xuất khẩu , hàng tiêu dùng , dần dần bước sang công nghiệp
hóa hiện đại hóa nền kinh tế .Từ nền kinh tế có hai hình thức sở hữu quốc
doanh và tập thể sang nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu ,xu
hướng khu vực ngoài dân doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu .Chuyển từ cơ
chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường , các vấn đề kinh doanh hoàn
toàn được giải quyết thông qua mối quan hệ qua lại giữa nhà sản xuất và
người tiêu thụ sản phẩm trên thị trường .Để khuyến khích mạnh mẽ xuất
khẩu , Nghị định 57/CP ngày 31/7/1998 , đã mở rộng quyền kinh doanh
xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành
lập theo đúng các quy định của pháp luật được xuất, nhập khẩu hành hóa
theo ngành nghề đã ghi trong giấy đăng kí kinh doanh . Năm 1931 đến
1981 nước chúng ta phải nhập khẩu gạo nhưng đến năm 2006 chúng ta
đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo( trên 5 triêu tấn). Năm 2006 có
tới 8 mặt hàng xuuất khẩu trên 1 tỷ USD ( thủy sản >2,2 tỷ USD, dày >2
tỷ USD…). Năm 1986 tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ là 789 triệu USD
nhưng đến năm 2005 là 32,4 tỷ USD và năm 2006 con số đó là 39,4 tỷ
USD, tăng 22,1% so với năm 2005 ( trong đó kim ngạch xuất khẩu vào
MỸ đạt 9 tỷ USD). Dự kiến năm 2007 xuất khẩu sẽ đạt 47,54 tỷ USD.
Ngày 17/7/1995 nước ta và Liên minh châu Âu đã kí hiệp định chung về
hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật, ngày 28/7/1995 nước ta
là thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Năm 1998 nước ta đã tham gia diễn đàn kinh tế các nước châu Á –Thái
Bình Dương (APEC). Tháng 7/2001 . nước ta đã kí hiệp định thương mại
với 61 nước trong đó có MỸ, góp phần đưa tổng số nước quan hệ ngoại
thương với Việt Nam, từ 50 nứớc năm 1990 lên trên 170 nứớc và vùng
lãnh thổ vào năm 2000. Nhờ có mở rộng quan hệ thương mại với các nước
nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy tăng trương nhanh chóng. Hàng hóa
3
Việt Nam có mặt ở 220 nước trên tổng số 250 nước trên thế giới và nhập
khẩu từ 130 nước. Đặc biệt trong năm 2006 đánh dấu là một năm mà Việt
Nam trở thành tâm điểm của sự chú ý đối với thế giới. Chúng ta đã tổ chức
thành công hội nghi cấp cao APEC tại HÀ NỘI –một cơ hội lớn để thu hút
sự quan tâm của các đối tác, các nguồn đầu tư nước ngoài. Ngày 7/11/2006
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Đây là một cơ hội to lớn và cũng đầy thách thức đối với nền kinh
tế VIỆT NAM và ngành thương mại nói riêng.
Năm 2006 được đánh giá là năm thành công của ngành thương
mại .Ngành thương mại có sự tăng trưởng cả trên 2 lĩng vực XNK và
thương mạ nội địa . Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởn mạnh ,góp
phàn vào tăng trưởng kinh tế và giảm thâm hụt cán cân thương mại của cả
nước . Hầu hết các nhóm hàng chủ lực đều có sự tăng trưởng mạnh , vượt
mục tiêu đề ra . Cùng với sự thành công trong XNK , hoạt động thương
mại nội địa đã đóng góp một hàn quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội
.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2006 ước đạt
580,7 ngàn tỷ đồng , tăng 13 % so với năm 2005( loại trừ yếu tố giá ) đây
là mức tăng trưởng tuơng đối cao, là nhân tố góp phần quan trọng vào tăng
trưởng GDP 8,17 % năm 2006, mặc dù giá cả trên thế giới tăng mạnh
nhưng các mặt hàng quan trọng thiết yếu được đảm bảo nguồn cung cấp,
giá cả trong tầm kiểm soát. Thương mại trong địa bàn miền núi , vùng sâu,
vùng sa, hải đảo, tăng trưởng khá nhanh , khoảng cách giữa các vùng khó
khăn, vùng núi với đô thị trung tâm vế tốc độ tăng trưởng mức lưưu
chuyển hàng hóa ngày càng được thu hẹp. Kết cấu hạ tầng thương mại trên
các địa bàn phát triển nhanh. Chuỗi các cửa hàng tiện ích phát triển mạnh
không chỉ ở các thành phố lớn như thành phố HCM,Hà Nội, Hải Phòng
mà đã lan ra các thành phố khác trong cả nước .Số lượn siêu thị trên toàn
quốc tăng 25%, trung tâm thương mại tăng trên 60% so với năm 2005.
4
Chỉ số hàng tiêu dùng (CPI ) năm 2006 tăng 6,6% ( thấp hơn tốc độ
tăn trưởng ) mức tăng CPI thấp nhất trong 3 năm qua (năm 2005 là 8,4%,
năm 2004 là 9,5%). Đây là kết quả, nổ lực của ngành thương mại trong
việc kiểm soát và kiềm chế giá cả .
Trong tháng 1/2007, xuất khẩu của cả nước đạt 3.3 tỷ USD, tăng
khoảng 7.7 % so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó các doanh nghiệp trong
nước xuất khẩu đạt tăng trưởng khá, tăng 23% so với cùng kỳ .XK của khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) dật trên 1,8 tỷ USD ,giảm
3,1% do giá dầu thô giảm (nếu không tính dầu thô thì XK ku vực này đạt
1,057 tỷ USD tăng 8,8 % ). Đáng chú ý trong tháng 1, nhiều mặt hàng xuất
khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như cà phê tăng tới 136%,
chè các loại tăng 69,8%, hạt tiêu tăng 22,2%. Hai mặt hàng chiếm tỷ trọng
lớn trong XK là mặt hàng dệt may và giày dép cũng tăng khá, tuy mức
tăng trưởng chưa cao. Tuy nhiên trong tháng 1 này, 3 mặt hàng là dầu thô
và than đá, gạo đều gia tăng số lượng đáng kể về khối lượng so với cùng
kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh do nhu cầu về nguyên liệu và
nhiên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân trong dịp đầu
năm khá cao.Tháng 1 cả nước nhập khẩu 3,4 tỷ USD, tăng 30,8% so với
cùng kỳ. Đáng chú ý nhập khẩu máy móc thiết bị lên tới 550 triệu USD,
lớn thứ hai sau xăng dầu tăng 47.5% so với cùng kỳ, điều này chứng tỏ
triển vọng triển khai các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ của nền kinh
tế cả nước.
Bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại những thiếu sót , khuyết
điểm. Những tồn tại đó là : nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương
mại và tệ tham nhũng không giảm, tác đông xấu đến tình hình kinh tế xã
hội; lĩnh vực xuất khẩu có những hạn chế về tạo nguồn, chất lượng và sức
cạnh tranh; xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô còn chiếm tỷ
5
trọng lớn; nhiều mặt hàng còn phải xuất khẩu qua trung gian, chưa hiểu hết
luật quốc tế vì vậy còn dẫn đến tình trạng bán phá giá, vi phạm bản quyền
…Mức tăng trưởng các ngành dịch vụ chỉ đạt trên 50% kế hoạch, trong
khi lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, nên hạn chế mức tăng
trưởng chung của nền kinh tế .
Quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam chính là quá trình chuyển
sang nền kinh tế thị trường. Quá trình thương mại hóa nền kinh tế,
thương mại hóa các doanh nghiệp ( thương mại theo nghĩa rộng là kinh
doanh có hiệu quả, có lợi nhuận ).
II. Thương mại dệt may trên địa thị trường thế giới
Theo thống kê của Tổ chức WTO, kim ngạch hàng dệt trao đổi trên
thế giới trong năm 2002 là 152 tỷ đô la Mỹ, tức 2,4 % mậu dịch hàng hoá
và 3,2 % mậu dịch hàng công nghiệp. Cho hàng may mặc, các con số
tương đương là 201 tỷ đô-la, 3,2 % mậu dịch hàng hoá và 4,3 % mậu dịch
hàng công nghiệp. Những tỷ số này khiêm tốn vì hàng dệt may, tuy cơ bản
và cần thiết cho mọi mặt của đời sống như đã nói ở trên, nhưng vì đã trở
thành phổ biến, thậm chí tầm thường, do đó ít giá trị, trừ một số sản phẩm
cao cấp dành cho các ứng dụng chuyên môn. Một lý do khác cũng rất quan
trọng là sự cạnh tranh từ các nước nghèo, các nước đang phát triển , có
nhân công rẻ đã kéo giá thành xuống, làm mức tăng trưởng đo bằng trị giá
của thương mại dệt may thấp hơn mức tăng trưởng về lượng.
Hàng dệt may là bộ phận cấu thành quan trọng của thương mại thế
giới, cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển .các
nước phát triển từ lợi ích bản than đã sử dụng biện pháp hạn chế về số
lượng nhập khẩu hang dệt và may đến các nước đang phát triển. ”hiệp định
nhiều sợi (MFA)”có hiệu lực từ năm 1974 mở rộng hơn phạm vi hạn chế
đối với hang dệt, gồm bônglông cừu nhân tạo và chế phẩm của nó .
6
Trong năm 2002, các trao đổi vải sợi giữa các nước châu Á đạt 38
tỷ đô-la, và giữa nội bộ các nước Tây Âu là 36,4 tỷ đô-la, hai con số cao
hơn gấp bội các trao đổi liên vùng như xuất khẩu của Tây Âu về khối
Đông Âu-Liên Xô cũ (8,9 tỷ), Á Châu về Tây Âu (7,9 tỷ), Á Châu về Bắc
Mỹ (8,3 tỷ) và Bắc Mỹ về châu Mỹ la tinh (5,7 tỷ). Về phía hàng may mặc
cũng tương tự: nội bộ Tây Âu (45,6 tỷ đô-la), nội bộ Á Châu (22,8 tỷ), Á
Châu về Bắc Mỹ (34,5 tỷ), Á Châu về Tây Âu (20,9 tỷ), châu Mỹ la tinh
về Bắc Mỹ (19,7 tỷ), và khối Đông Âu-Liên Xô cũ về Tây Âu (9,6 tỷ).
May mặc, ở Tây Âu và Á Châu cũng thống trị thị trường như thế.
Tây Âu chiếm 30 % xuất khẩu và 41% nhập khẩu, Á Châu 45% xuất khẩu
nhưng chỉ 13% nhập khẩu, và Bắc Mỹ ngược lại, nhập (31%) gấp 6 lần
xuất (5%). Thị phần của các vùng kia lại càng ít ỏi hơn, châu Mỹ La tinh
khá nhất cũng chỉ chiếm 10% xuất và 4% nhập. Ngành hàng dệt, trong
năm 2002, Tây Âu chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu thế giới và 35% nhập
khẩu, Á Châu chiếm 44% xuất khẩu và 29% nhập khẩu, trước xa Bắc Mỹ
(9% xuất khẩu và 12% nhập khẩu). Các vùng khác như khối Đông Âu
-Liên Xô cũ, châu Mỹ la tinh, châu Phi và Trung Đông đều có những tỷ số
chỉ một vài phần trăm cho cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Qua các con số này, có thể nói trong mậu dịch quốc tế về hàng dệt
may, Tây Âu, Á Châu và Bắc Mỹ đóng vai trò chính. Tuy thế, đề tài này là
quan tâm chung của tất cả các nước trong các cuộc thương thuyết của hệ
thống thương mại đa phương, cụ thể là trong khuôn khổ của tổ chức GATT
và sau này WTO.
Riêng đối với ngành dệt may thì mối quan tâm lớn nhất hiện nay của
nhiều nước chắc chắn là Trung Quốc .Từ năm 2002, sau khi Trung Quốc
gia nhập WTO và được thoát khỏi một số hạn ngạch, sự phát triển của xuất
khẩu dệt may Trung Quốc dường như không có gì cản nổi. Tại Nhật, một
nước phi hạn ngạch, Trung Quốc chiếm 78,1% thị trường quần áo và
7
47,5% thị trường vải sợi năm 2002, với mức tăng trưởng là 66% trong 10
năm, cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường của Trung Quốc khi không
có hạn ngạch. Tại Mỹ và trong Liên hiệp châu Âu, năm 2002, tức là ngay
sau khi một số hạn ngạch được bãi bỏ, nhập khẩu các mặt hàng này từ
Trung Quốc vào Mỹ tăng bình quân 125%, nhập khẩu vào Liên hiệp châu
Âu tăng 53% về trị giá và 164% về số lượng, và giá đơn vị trung bình thì
giảm 42%. Có thể nêu lên vài con số khá kinh khủng: chỉ trong một năm,
nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc tăng 242% cho găng tay, 306% cho
quần áo trẻ em, 250% cho nịt ngực và 557 % cho áo choàng, áo ngủ.
Trung Quốc là nước duy nhất đã gia tăng xuất khẩu trong tất cả các loại
hàng. Hàng dệt may Trung Quốc đang ngày càng chiến lĩnh thị trường thế
giới không ngừng, không chỉ đa dạng về chủng loại và mẫu mã cũng vô
cùng phong phú .
Qua các cuộc hội thảo chuyên đề các chuyên gia đàu ngành của thế
giới đã thống nhất ý kiến trên một số vấn đề cơ bản, đó là:
- Hàng may mặc theo phong cách phương Tây sẽ tăng lên
- Kiểu trang phục công sở sẽ được phổ biến
- Thẩm mỹ ở lứa tuổi trung niên và cao niên sẽ được cải thiện .
- Hàng may mặc trẻ em làm thay đổi khái niệm về tiêu dùng và thiết
kế
- Vải, sợi, phụ liệu, thiết kế, kiểu dáng và kỹ thuật sẽ có bước đột
phá
- Đồ thể thao vẫn được ưa chuộng .
III. Thương mại dệt may VIỆT NAM
1. Một vài đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam.
8
Ngành dệt may Việt Nam dã có lịch sử phát triển rất lâu đời .Từ hàng
nghìn năm nay, người Việt đã biết trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, lanh,
gai, đay và các cây có sơ để kéo sợi, dệt vải cho ngành may mặc phục vụ
cho đời sống hàng ngày và trong tang lễ, hội hè, đình đám. Bằng chứng
cho sự phát triển này là đến nay vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền
thống trên nhiều vùng đất nước như : Lụa Vạn Phúc, Khăn Phùng Xá , (Hà
Tây) :dệt làng Mẹo (Thái Bình )…Tuy vậy, phải đến cuối thế kỉ XIX,
ngành dệt may mới manh nha hình thành và phát triển trong hình hài của
một ngành công nghiệp
Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và là
tiềm năng phát triển cao. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành là sử dụng nhiều
lao động, công nghệ tương đối dễ tiếp cận, quy mô thị trường lớn nên là
đối tượng bảo hộ cao trong chính sách của các nước phát triển và các nước
đang phát triển. Do vậy luôn có sự cạnh tranh giữa các nước phát triển và
các nước đang phát triển.
Với chủ trương đưa ngành dệt may trở thành ngành kinh tế mủi
nhọn hướng ra xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng thiết yếu của nhân dân ,vì
thế Nhà nước vừa khai thác, phát huy tiềm lực có sẵn, vừa khônh ngừng
mở rộng phát triển cả chiều rộng lẫn bề sâu. Đặc biệt với ngành may vừa
mở rộng, vừa đầu tư chiều sâu với trang thiết bị hiện đại để bắt kịp với
trang thiết bị hiện đại của thế giới nhằm phát huy thế mạnh của ngành May
Việt Nam với nguồn lao động dồi dào, giá công lao động chưa cao và
không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư cho một công trình may, phù hợp với một
đất nước nghèo vừa đi lên từ chiến tranh .
Trong những năm 1990, hàng dệt may chiếm khoảng một nửa xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam, nhưng chỉ khoảng 15% tổng kim ngạch xuất
khẩu năm 1999. Tuy thế, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu dệt may cao hơn tỷ lệ
của tổng xuất khẩu cả nước, với con số trung bình hàng năm là 38% từ
9
1990 đến 2000. So với hàng dệt, hàng may mặc tăng nhanh hơn và chiếm
đa số xuất khẩu của toàn ngành. Phần của hàng dệt trong tổng số xuất khẩu
dệt may của Việt Nam là 12%, rất thấp so với tỷ lệ tương đương của xuất
khẩu thế giới (44%). Một lý do là đa số hàng dệt được tiêu thụ trong nước,
hoặc là để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, hoặc để đáp ứng nhu cầu
may mặc nội địa. Năm 1996, tỷ lệ xuất khẩu trên sản xuất chỉ là 11,3% cho
hàng dệt , nhưng lên đến 84% cho hàng may mặc.
Một điểm đáng để ý là các công ty dệt quốc doanh cũng tham gia
tích cực xuất khẩu hàng may mặc: họ dệt vải, xuất khẩu một ít, còn lại bao
nhiêu dùng để sản xuất quần áo rồi xuất khẩu. Ngược lại, đa số các công ty
may mặc nước ngoài không dùng vải nội địa mà nhập thẳng nguyên liệu từ
Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Hiện nay, 70% sản phẩm xuất khẩu từ
Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại là bán gia
công. Vì phụ thuộc tới 80% vào nguyên, phụ liệu nước ngoài, hàng dệt
may Việt Nam bị đội giá tới 20-30%. Trong xu hướng giảm giá của dệt
may thế giới, thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ càng yếu thêm vì vẫn tiếp tục
bị áp đặt hạn ngạch và phải cộng chi phí này vào giá thành sản phẩm. Mặt
khác, lương nhân công của Việt Nam, ít ra là trong các xí nghiệp quốc
doanh, không thấp hơn lương nhân công ở Trung Quốc bao nhiêu: lương
trung bình của 5 xí nghiệp quốc doanh lớn tại thành phố Hồ Chí Minh năm
2000 là 98,8 đô-la một tháng, so với 105 đô-la vào tháng 6/ 2002 trong 3
công ty Hồng Kông tại Thượng Hải. Ngoài ra các chi phí giao dịch
(transaction costs) ở Việt Nam cũng rất cao.
Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng ngành dệt may Việt Nam
đã tạo cho mình những tiền đề cơ bản, chuẩn bị tốt các điều kiện đón
những cơ hội thuận lợi trong giai đoạn tiếp theo, mở ra một trang mới
trong lịch sử phát triển của mình, tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mủi
10
nhọn và có những đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển kinh tế đất nước
.
2. Thương mại hàng dệt may ở Việt Nam những năm gần đây.
Hơn mười năm qua, xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn đứng
vị trí cao trong các ngành xuất khẩu ( luôn đứng ở vị trí thứ hai trong các
mặt hàng xuất khẩu sau dầu khí ). Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6
tỷ USD, tăng 30% so với năm 2002.Tính đến năm 2003, năng lực sản xuất
ngành dệt - may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng doanh
nghiệp (DN) tăng gấp năm, sáu lần so với mười năm trước. Cả nước hiện
có khoảng 1.050 DN, trong đó 231 DN nhà nước chiếm 28%, 449 DN
ngoài quốc doanh, chiếm 32%, 354 DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm
30%... với tổng số lao động hơn hai triệu người, đồng thời tạo việc làm cho
hàng trăm nghìn lao động sản xuất các ngành phụ trợ như trồng bông,
trồng dâu nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao bì, phụ liệu... và hàng chục
nghìn lao động dịch vụ khác.
Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản
xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới. Thị trường xuất khẩu
hàng dệt - may Việt Nam luôn được mở rộng, góp phần đẩy nhanh tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành
trong mười năm (1990 - 2000) là 23,8%. Hàng dệt - may Việt Nam hiện có
mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn "khó
tính" như Mỹ, EU, Nhật Bản...Những kết quả đạt được này là do sự hổ trợ
của nhà nước trong viêc xúc tiến thương mại. Đồng thời chúng ta đã tham
gia vào tổ chức dệt may thế giới, Hiệp hội dệt may ASEAN, ASIA , tham
gia vào các chương trình của hiệp hội bông thế giới tổ chức tai Anh và Mỹ
đã gây tiếng vang cho ngành Dệt May Việt Nam trong quảng bá sản phẩm,
cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của ngành .Đây coi như là thành
11
quả bước đầu của ngành dệt may Việt Nam, thể hiện sự cố gắng của toàn
ngành trong thời gian qua.
Với chiến lược đầu tư đúng hướng , chất lượng sản phẩm hàng Dệt
May Việt Nam không ngừng được nâng cao. Thêm nữa, việc áp dụng hệ
thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 (môi trường ), SA
8000 (về lao động ) …đã góp phần quảng bá thương hiệu và nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong
nước như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10 …được người tiêu dùng bình chọn là
hàng Việt Nam chất lượng cao. Tỷ lệ giá trị nội địa hóa trong hàng dệt -
may xuất khẩu ngày càng tăng. Xuất khẩu sản phẩm làm bằng vải, phụ liệu
sản xuất trong nước chiếm khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu, trong khi
con số này chỉ khoảng 2 - 3% trong giai đoạn đầu những năm 90 của thế
kỷ trước. Ngành dệt - may đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về
sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của các tầng lớp trong xã hội, góp phần hạn chế hàng nhập khẩu.
Năm 2006 ngành dệt may phải đối mặt với nhiều khó khăn, chi phí đầu
vào tăng chóng mặt, giá đầu ra xuất khẩu giảm do cạnh tranh toàn cầu,
trong khi đó hàng nhập lậu từ Trung Quốc về tràn ngập và chi phối thị
trường nội địa. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vẫn đạt
khoảng 5,8 tỷ USD (tăng trên 20%) so với năm trước, trong đó xuất khẩu
vào Hoa Kỳ đạt 3,1 tỷ (tăng 21%); châu Âu đạt xấp xỉ 1,2 tỷ USD (tăng
36%); Nhật Bản gần 640 triệu USD, tăng 5,3%. Và theo như ông Lê Quốc
Ân chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam (vitas) kiêm chủ tịch HDQT tập
đoàn dệt may Việt Nam (vinatex) đó là một điểm son năm 2006.
Cũng trong năm 2006 , đã đánh dấu một bước phát triển với ngành
dệt may với những dự án đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài . Đó laf
dự án dệt kim của công ty Global Dyeing (Hàn Quốc) hoạt động với công
suất 18.000 tấn /năm. Dự án formosa (Đài Bắc ) sản xuất sợi tổng hợp …
12
Những dự án này góp phần tạo tiền đề cho dệt may trong thời gian tới.
Quyết định 55 của Chính phủ trong đó có đề ra một số cơ chế chính sách
để tăng tốc ngành dệt may. Trong năm năm, từ 2001-2005, Quĩ hỗ trợ phát
triển đã cho ngành dệt vay khoảng 1.950 tỉ đồng, tương đương 118 triệu
USD, chiếm khoảng 10% số vốn mà các DN đã đầu tư và chiếm khoảng
5% trên tổng vốn đầu tư theo kế hoạch cần phải huy động của ngành.
Thực tế những biến động về tình hình xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam vài năm gần đây cho thấy, khi hàng dệt may Trung Quốc tăng
trưởng mạnh mẽ, lấn chiếm thị trường lớn, thì dệt may Việt Nam sẽ gặp
rất nhiều khó khăn . Điển hình như những tháng đầu năm 2005, khi Trung
Quốc đang trong thời kỳ vừa được xoá bỏ hạn ngạch, tăng trưởng cao đã
đẩy các DN Việt Nam đến bờ vực tăng trưởng âm. Chỉ sau khi hàng dệt
may Trung Quốc bị áp hạn ngạch trở lại đối với một số mặt hàng tăng
trưởng quá nóng, hàng dệt may cùng loại của Việt Nam mới có cơ hội
phục hồi. Còn nếu cạnh tranh trực diện với hàng Trung Quốc trong những
mặt hàng thông thường và giá bán rẻ thì chắc chắn các DN Việt Nam sẽ
không tránh khỏi thất bại.
3. Tác động của việc bãi bỏ chế độ hạn ngạch đến ngành dệt may.
Sự kiện bãi bỏ hạn ngạch ngày 1/1/2005 đánh dấu một bước tiến
quan trọng của xu thế tự do hoá thương mại quốc tế. Sự kiện này có tác
động khác nhau đối với các quốc gia. Nó sẽ mở rộng giao dịch về hàng dệt
may giữa các nước là thành viên WTO . Do Việt Nam đã dược
EU,Canada dỡ bỏ việc áp dụng hạn ngạch hàng dệt may nên chỉ còn Hoa
Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ còn áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam
vào các nước đó. Điền này đã ảnh hưởng tới ngành dệt may Việt Nam:
- Thứ nhất, khi bãi bỏ hạn ngạch, các nhà sản xuất Việt nam sẽ phải
cạnh tranh gay gắt hơn với những nước thành viên khổng lồ của WTO mà
13
tiêu biểu là Trung Quốc. Khi đó giá các sản phẩm của Trung quốc sẽ giảm
mạnh và yếu tố thời trang sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn. Vì vậy
nhà sản xuất nào kết hợp được hai yếu tố: Giao hàng nhanh với chi phí
thấp sẽ có lợi thế. Các nhà nhập khẩu sẽ chọn nơi sản xuất nào họ có thể
đặt hàng trọn gói, từ vải, thiết kế mẫu, dây kéo đến nhãn mác... Do đó
nước nào phát triển được ngành công nghiệp dệt may với cơ cấu cân đối cả
Dệt - May - Các ngành phụ trợ thì sẽ có nhiều lợi thế vì có thể đáp ứng các
đơn hàng chủ động hơn, nhanh hơn.
- Thứ hai, cùng với xu thế tự do hoá thương mại, sản xuất không còn
bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, địa phương nữa, việc lựa chọn địa
điểm sản xuất ở đâu cần phải được xem xét cẩn thận hơn rất nhiều. Các
nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với các quyết định về nguồn cung ứng đó là
nên tự sản xuất hay mua ngoài nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất. Xu
hướng chung của các quốc gia là sẽ sản xuất những mặt hàng nào có hiệu
quả (lợi thế) hơn và nhập khẩu những mặt hàng nào mà việc sản xuất ở
trong nước kém hiệu quả. Từ đó đặt ra vấn đề trong công tác tổ chức sản
xuất là các doanh nghiệp nên hợp nhất theo chiều dọc việc sản xuất nguyên
phụ liệu hay nên mua chúng từ những nhà cung ứng độc lập và cơ cấu sản
xuất của ngành sẽ cần phải hoàn thiện theo chiến lược sản xuất ấy.
- Thứ ba, khi chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ, các khách hàng sẽ không
chia lẻ đơn hàng cho các nhà sản xuất nhỏ như trước nữa mà tìm đến với
những doanh nghiệp lớn có qui mô từ 1000 lao động trở lên và có uy tín để
đặt những đơn hàng lớn. Trong xu thế ấy, chỉ những doanh nghiệp nào có
quan hệ bạn hàng tốt, hệ thống phân phối tốt, biết liên kết để nâng cao sức
cạnh tranh và uy tín trong quan hệ bạn hàng thì sẽ thắng còn những doanh
nghiệp nhỏ lẻ, đơn độc sẽ khó tồn tại được.
14
- Thứ tư, khi xoá bỏ hạn ngạch, sức ép về cạnh tranh sẽ ngày càng
gia tăng, yêu cầu của khách hàng cũng khắt khe hơn. Do đó muốn đứng
vững trong cạnh tranh thì tổ chức sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng yêu cầu
của các tiêu chuẩn quốc tế, phải hoà nhập vào hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9000, quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội
SA 8000.
CHƯƠNG II
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT
MAY NƯỚC TA TRONG HỘI NHẬP WTO.
I. Những nét cơ bản về tổ chức thương mại thế giới WTO.
Lúc 17 giờ ngày 7.11.2006, tại Geneva Thụy Sĩ, chủ tịch đại hội đồng
thế giới (WTO) Erik Glenne đã gõ búa chíng thức thông qua bộ hố sơ gia
nhập WTO của Việt Nam. Hai tiếng đồng hồ sau đó, Bộ trưởng thương
mại Trương Đình Tuyển và tổng giám đốc WTO Pascal Lamy đã ký vào
Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam .
Chiều ngày 8/11/2006 với 444 phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 90,24% tổng
số đại biểu, Quốc Hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Nghị
định thư gia nhập Hiệp Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Việt Nam
được kết nạp trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
sau 11 năm đàm phán gian khổ và nhiều cam go, Việt Nam tiếp tục tiến
bước trên con đường hội nhập và phát triển .
Tổ chức Thương mại thế giới có trụ sở chính tại Giơnevơ Thụy Sĩ.
Ngân sách của tổ chức là 169 triệu frans thụy Sĩ và có 600 nhân viên.
Giám đốc là ông Pascal Lamy. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO )
15
được thành lập sau vòng Đàm phán Uruguay (1986-1994), và tất cả những
gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán .
Nói một cách đơn giản, WTO là nơi đề ra những quy tắc thương mại
giữa các quốc gia trên quy mô thế giới hoặc gần như toàn thế giới. Có
nhiều cách nhìn nhận về tổ chức thương mại thế giới. Nó là tổ chức để tự
do hóa thương mại , là diễn đàn để các chính phủ đàm phán các hiệp định
thương mại , là nơi để họ giải quyết các tranh chấp thương mại. Nó điều
hành hệ thống các quy tắc thương mại .
Trước tiên, WTO là một khuôn khổ để đàm phán …WTO là diễn đàn,
nơi các quốc gia thành viên thương lượng giải quyết những tranh chấp phát
sinh trong quan hệ thương mại giữa họ. Các hoạt động mà WTO đang xúc
tiến hiện nay chủ yếu xuất phát từ những cuộc đàm phán diễn ra từ năm
1986 đến 1994, mang tên vòng đàm phán Uruguay, và từ những cuộc đàm
phán trước đó trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và Thương
Mại (GATT) .
Đối với những nước mà phải đối mặt với những rào cản trong thương
mại và muốn hạ thấp những rào cản này, thì đàm phán giúp thúc đẩy tự do
hóa thương mại. WTO không chỉ tập trung vào mục tiêu tự do hóa thương
mại, trong một số trường hợp, WTO còn đề ra những quy định ủng hộ duy
trì rào cản thương mại, ví dụ như trong trường hợp chống sự lây lan của
dịch bệnh hay bảo vệ người tiêu dùng.
Nòng cốt của tổ chức là các hiệp định WTO được phần lớn các quốc gia
thương mại tham gia đàm phán và kí kết. Những văn bản này trở thành quy
tắc quy tắc pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế và các quy tắc này,
quy định này phải “minh bạch ” .
 Những quy tắc của hệ thông thương mại phải đảm bảo :
- Không phân biệt đối xử : không một nước nào được phân biệt đối
xử giữa các đối tác thương mại của mình ( nghĩa là phải dành cho
16
họ một cách công bằng quy chế “ đối xử tối huệ quốc ” hay còn
gọi là quy chế MFN ), cũng như không được phân biệt đối xử
giữa hàng hóa và dịch vụ ngoài nước ngoài.
- Dành ưu đãi cho các nước kém phát triển. Cho họ một thời gian
dài và linh động hơn , cùng một số đặc quyền thương mại .
- Tự do hóa hơn trong thương mại, xóa bỏ rào cản thông qua con
đường đàm phán .
- Cạnh tranh hơn : hạn chế những biện pháp thương mại không
lành mạnh như trợ cấp xuất khẩu , bán phá giá .
- Dự đoán trứơc được phải đảm bảo cho các công ty, các nhà đầu
tư và chính phủ nước ngoài rằng sẽ không áp dụng một cách tùy
tiện các rào cản thương mại , mức thuế quan và các cam kết mở
cửa thị trường được “ràng buộc” tại WTO.
II. Cam kết về hàng dệt may của VIỆT NAM với WTO.
Xét về chính sách kinh tế vĩ mô, theo Bộ trưởng Trương Đình
Tuyển: đa số các cam kết đa phương trong đàm phán gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) là phù hợp với luật pháp và đường lối đổi
mới của Việt Nam nên sẽ không gây ra biến động lớn. Bộ văn kiện gia
nhập WTO của Việt Nam, được Ban công tác phê chuẩn vào ngày
26/10/2006 (trước khi Đại hội đồng chính thức bỏ phiếu thông qua việc kết
nạp chính thức Việt Nam vào 7/11). Theo bô trưởng Trương Đình Tuyển :
“Gia nhập WTO là gửi ra bên ngoài một tín hiệu mạnh về quyết tâm đổi
mới của ta. Đầu tư trong nước và nước ngoài nhiều khả năng sẽ tăng lên và
tăng nhanh, qua đó tạo ra năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới.
Đây là cơ hội rõ nhất mà việc gia nhập WTO tạo ra và được nhiều tổ chức
quốc tế cũng như giới doanh nghiệp thừa nhận ”. Việt Nam đồng ý tuân
17
thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO
từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do là nước đang phát triển ở trình độ
thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và
WTO đã chấp nhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số
cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trợ cấp cho phi
nông nghiệp, quyền kinh doanh, v.v.
Cam kết của VIỆT NAM với WTO đối với Dệt may: các thành
viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam
khi vào WTO. Riêng trường hợp vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm
đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất
định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt
đối với hàng dệt may của Việt Nam.Cam kết cắt giảm thúê nhập khẩu
trong đàm phán WTO cúa hàng dệt may: thuế suất MFN là 37,3% ; thuế
xuất khi gia nhập 13,7%; thuế suất cuối cùng 13,7%; thời gian thực hiện là
ngay sau khi gia nhập (thực tế đã thực hiện theo hiệp định dệt may với Mỹ
và EU) .
Trong quá khứ, các nước tiến hành các biện pháp nhập khẩu tràn
lan. Từ năm 1974 cho đến trước vòng Uruguay, thương mại hàng dệt may
được điều chỉnh bởi hiệp định Đa sợi (MFA). Theo hiệp định này, các
nước (chủ yếu là các nước phát triển) có quyền thiết lập hạn ngạch hạn chế
số lượng hàng nhập khẩu.
Việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may là trái với các nguyên
tắc cơ bản của WTO. Chính vì vậy, tại vòng đàm phán Uruguay, các nước
đang phát triển đã đấu tranh giành thắng lợi trong việc thiết lập Hiệp định
Dệt may(ATC) dẫn tới loại bỏ hạn ngạch cũng như tất cả các biện pháp
hạn chế nhập khẩu đối với hàng dệt may. Hiệp định ATC quy định rõ lịch
18
trình loại bỏ hạn ngạch và hạn chế số lượng theo 4 giai đoạn cụ thể, bắt
đầu vào năm 1995 và hoàn thành vào 31/12/2004.
Để đảm bảo ATC được các nước thực hiện một cách nghiêm túc,
WTO thiết lập hẳn một cơ quan giám sát hàng dệt.
III . Cơ hội đối với thương mại hàng dệt may nước ta trong hội nhập
WTO.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, ông Lê Quốc Ân,
khẳng định sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới,
ngành dệt may sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Cái
được đầu tiên khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là
ngành dệt may sẽ không bị áp dụng chế độ hạn ngạch đối với thị trường
Mỹ. Ngành cũng sẽ được đối xử bình đẳng ở nhiều thị trường. Hạ tầng cơ
sở và cả nguồn nhân lực cũng sẽ được cải thiện bởi dòng đầu tư sẽ đổ vào
Việt Nam mạnh hơn, trong đó có dệt may.
Ngay năm 2007, khi đã là thành viên của WTO ngành dệt may có cơ
hội tiếp cận một cách bình đẳng tại các thị trường thế giới. Hơn nữa xu
hướng đầu tư chuyển dịch từ các nước công nghiệp mới như Nhật Bản ,
Hàn Quốc …sang những quốc gia phát triển, như Việt Nam sẽ mạnh mẽ
lên khi Việt Nam là thành viên của WTO, khiến ngành dệt may có điều
kiện phát triển hơn. Đầu tư nước ngoài vào dệt may tăng lên đáng kể, đặc
biệt là đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng của ngành .
Gia nhập WTO sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may xuất
khẩu khi không bị áp hạn ngạch. Giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian
giao hàng của các doanh nghiệp sẽ được bình đẳng với các nước và ngành
19
Dệt may Việt Nam có điều kiện huy động tối đa năng lực thiết bị và tay
nghề hiện có.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế,
được khách hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè,
Phương Đông, May Sài Gòn 3, May Sài Gòn 2, Dệt Phong Phú, Dệt Thành
Công, Dệt may Hà Nội, May Scavi, May An Phước, May 10, May 28… sẽ
có cơ hội tiếp nhận các đơn hàng lớn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh
về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.
Ngành Dệt May có đủ sức cạnh tranh và phát triển nếu trong môi
trường cạnh tranh lành mạnh, không cần ưu đãi. Với những điều kiện đó
thì chắc chắn ngành Dệt May sẽ có 3 cái lợi là xuất khẩu không bị khống
chế quota; một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế
nhập khẩu xuống bình thường; được hưởng những lợi ích từ môi trường
đầu tư. Nhưng xét cho cùng thì nguy cơ cạnh tranh trong một sân chơi
không bình đẳng của doanh nghiệp dệt may thời hội nhập là có thật. Bởi
hàng rào bảo vệ thị trường nội địa bằng thuế thu nhập sẽ giảm xuống tới
mức tối đa (thuế nhập khẩu hiện hành 40% với vải và 50% với hàng may
mặc, hàng rào này sẽ được giảm còn bình quân khoảng 15%). Bên cạnh
đó, các rào cản của nước ngoài sẽ được dựng lên, như các vấn đề về môi
trường, chống bán phá giá…
Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu-Đan
TP.HCM cũng nhận định: “Những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có những cơ
hội rất lớn. Tức là họ có thể xuất hàng ra tất cả các thị trường trên thế giới.
Ngược lại, tiến đến thương mại tự do theo đúng nghĩa, thì rõ ràng bây giờ
họ cũng có những thách thức. Các nước nhập khẩu chỉ chấp nhận những
20
doanh nghiệp nào, quốc gia nào xuất hàng sang họ với một giá bán hợp lý,
kiểu dáng, mẫu mã phong phú. Đó là thách thức lớn nhất đối với chúng
ta”.
Kết thúc tháng 4/2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 600 triệu
USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sau bốn tháng đầu
năm đầu tiên khi chúng ta gia nhập WTO lên 2,19 tỷ USD. Như vậy, dệt
may vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định nhất từ đầu
năm đến nay, trung bình đạt trên 550 triệu USD/ tháng.
IV. Thách thức đối vơi thương mại hàng dệt may nước ta trong hội
nhập WTO.
Thứ nhất, khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam đang phải gặp
phải đó chính là sự thiếu năng động và xông xáo trong việc tìm kiếm khách
hàng và thị trường. Theo các chuyên gia CBI (tổ chức xúc tiến nhập khẩu
từ các nước đang phát triển của chính phủ Hà Lan ), hạn chế lớn nhất của
các doanh nghiệp Việt Nam là chưa tiếp xúc trực tiếp với với khách hàng
mà phải qua trung gian.Điều này là do đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn
giữ kiểu làm ăn “truyền thống ”, tức chỉ làm gia công hteo đơn đặt hàng từ
nước thứ 3, chứ không tự mình tìm tới khách hàng để giành đơn hàng
.Điều này sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vì sẽ bị thua cuộc
trước những đối thủ cạnh tranh đầy năng động và xông xáo .Vì khi gia
nhập WTO chúng ta buộc phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp
nước ngoài .
Thứ hai, thách thức tiếp theo với các doanh nghiệp Việt Nam là
yếu kém trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu, thậm chí
các doanh nghiệp không cần cả thương hiệu, chỉ cốt bán được hàng .Hậu
quả là tuy chung ta xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhưng có ít người biết đến
thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam.
21
Thứ ba, hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ không còn. Toàn
bộ thuế nhập khẩu hiện nay (đối với sản phẩm may mặc là 50%, sản phẩm
sợi là 20% và sản phẩm vải là 40%) sẽ phải giảm xuống mức thấp, khoảng
từ 10-15%, là mức chung của các thành viên WTO. Như vậy, sản phẩm dệt
may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng dệt may nhập khẩu ngay tại thị
trường nội địa
Thứ tư, khó khăn lớn đối với ngành dệt may hiện nay là để mất thị
trường Mỹ. Để Quốc hội Mỹ chấp thuận thông qua việc áp dụng Quy chế
thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam (PNTR), Chính phủ
Mỹ đã cam kết sẽ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may
Việt Nam và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Có năm mặt hàng là
“sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ ngủ, áo len ” đã năm trong “tầm ngắm ”. Phía
Hoa Kỳ sẽ định kỳ thống kê 6 tháng một lần để làm cơ sổ điều tra, đó là
một thực tế khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam.Nếu có những tình
huống khẩn cấp xảy ra thì có thể cho phép áp dụng mức thuế sơ bộ có tính
hồi tố và một khi việc bán phá giá xảy ra thì Bộ thương mại Mỹ sẽ tự tiến
hành điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm liên quan . Mặc dù
chúng ta cho rằng, đây là việc làm không phù hợp với quy định của WTO
song đó là thực tế mà chúng ta khó tránh khỏi.
- Có thể liệt kê ra rất nhiều công ty đang sản xuất hàng may mặc tại
Việt Nam (trong đó có cả các công ty trong nước và đầu tư nước ngoài) bị
đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng vì các nhà nhập khẩu lo ngại cơ chế
chống bán phá giá sẽ gây rủi ro cho việc kinh doanh của họ.
Cụ thể hiện nay, Công ty Việt - Mỹ và Công ty Đại Hoàng Gia tại các khu
công nghiệp thuộc tỉnh Quảng Ngãi, một tỉnh nghèo tại miền trung Việt
Nam - đang phải đóng cửa vì không còn đơn hàng.
Điều đáng lo ngại là vì cơ chế này nên hiện nay các đơn hàng cho quý III
và quý IV phía Mỹ đang rất dè dặt và chưa đặt hàng. Bên cạnh đó các nhà
22
nhập khẩu như Nike, Adidas.. còn giảm các đơn hàng đã có kế hoạch đặt
trước.
- Việc giám sát này đang gây nên những thiệt hại to lớn chẳng những
cho các nhà sản xuất Việt Nam, hàng triệu lao động Việt Nam mà còn gây
thiệt thòi cho các nhà nhập khẩu và ngành công nghiệp bán lẻ của Mỹ với
trên 15 triệu lao động. Hầu hết các nhà nhập khẩu Mỹ đã ngừng hoặc giảm
đáng kể đơn đặt hàng cho 6 tháng cuối năm vì e ngại tính rủi ro của cơ chế
giám sát.
- Trước thực trạng trên, theo giới chuyên gia kinh tế cho rằng , nếu
Mỹ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với hàng dệt may Việt Nam thì
tình hình còn tồi tệ hơn chính sách hạn ngạch . Bởi trước khi áp dụng
chính sách hạn ngạch , bên cạnh mặt tiêu cực làm hạn chế xuất khẩu đối
với hàng dệt may Việt Nam còn có mặt tích cực là làm giảm thiểu tối đa
khả năng bị áp dụng các rào cản thương mại – trong đó có chống bán phá
giá vì sản xuất nội địa của nước nhập khẩu bị giới hạn bởi một lượng quota
nhất định. Nay khi cơ chế này mất đi, sẽ có ảnh hưởng tất yếu theo chiều
hướng ngược lại .Cứ theo quy chế này thì bất cứ lúc nào phía Mỹ cũng có
thể áp mức thuế cao để ngăn chặn hàng dệt may Việt Nam .Như vậy các
doanh nghiệp luôn ở trạng thái bất an.Thực tế một số nhà nhập khẩu Mỹ
đang muốn chuyển đơn hàng sang nước khác. Điều này là đáng lo ngại do
70% hàng dệt may VN là xuất khẩu sang Mỹ .
- Tất cả các nhà nhập khẩu Mỹ cho rằng việc áp dụng biện pháp này
sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ, bởi họ không thể lường
trước được khi nào sẽ bị tăng thuế. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà
nhập khẩu Mỹ sẽ quay lưng lại với hàng dệt may Việt Nam và Theo ông
Ân, nhiều nhà nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam ở Mỹ đang chuyển
hướng đầu tư và đơn hàng sang các nước khác. "Theo dự báo trước đây,
23
kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng 15-20%/năm, nhưng nếu Mỹ
áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và áp
dụng biện pháp chống bán phá giá, thì mức tăng chỉ còn khoảng 5-
7%/năm"
- Hiện ngành dệt may có khoảng 2 triệu lao động đang làm việc và
việc Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may sẽ gây
khó khăn cho người lao động. Theo ông Lê Quốc Ân, có thể số lao động
ngành dệt may chưa bị giảm đi trong năm 2007 vì Mỹ mới bắt đầu áp dụng
chế độ theo dõi này, nhưng từ năm 2008 trở đi, mức độ ảnh hưởng sẽ tăng
cao.
Thứ năm, thuế nhập khẩu hàng dệt may đã cắt giảm ngay ở mức
tương đối lớn, điều này sẽ dẫn tới một số thay đổi trong thị trường nội địa.
Các DN nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng trong thời gian tới, nếu
ngành dệt may VN không tích cực đầu tư làm chủ khâu nguyên liệu và
thiết kế mẫu mã thì lợi thế cạnh tranh sẽ kém dần đi. Tháng 1-2007, thuế
nhập khẩu hàng dệt may đã cắt giảm ở mức tương đối lớn. Cụ thể, thuế
suất thuế nhập khẩu nhóm hàng xơ, sợi giảm từ 20% xuống còn 5%; nhóm
hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12% và đặc biệt, nhóm hàng may sẵn
giảm từ 50% xuống còn 20%.
Điều này sẽ tạo ra những thay đổi lớn ở thị trường nội địa. Đó là
những tổ hợp các công ty nhỏ trong lĩnh vực dệt sẽ rất khó khăn và việc
đóng cửa hàng loạt doanh nghiệp trong ngành là hoàn toàn có thể.
Đặc biệt, với nhóm quần áo và đồ may sẵn, việc cắt giảm thuế suất thuế
nhập khẩu là cơ hội để các thương hiệu quần áo may sẵn đẩy mạnh hoạt
động tại thị trường Việt Nam. Theo phân tích từ Trung tâm Xúc tiến
thương mại Việt Nam và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cho thấy, vấn đề mấu
24
chốt trong cuộc cạnh tranh này là kênh phân phối và thương hiệu, vốn là
những lĩnh vực yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả cuộc cạnh tranh
là gì? Là các thương hiệu may sẵn của Việt Nam sẽ nhường chỗ cho các
thương hiệu nước ngoài và sự sụt giảm lượng khách đáng kể tại các nhà
may do nhu cầu sử dụng hàng hiệu giá rẻ tăng cao.
Thứ sáu, hàng dệt may VN sẽ bị cạnh tranh ngay tại thị trường nội
địa bởi hàng Trung Quốc (TQ), Ấn Độ và Pakistan sau khi thuế nhập khẩu
50% đối với hàng may mặc và 40% đối với vải được giảm xuống 10-15%
đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào thế bất lợi ngay trên sân nhà .
Hệ thống các công ty bán lẻ của nước ngoài với tiềm lực lớn về vốn
và kinh nghiệm sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty bán lẻ của VN, ảnh
hưởng cả đến hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống của doanh nghiệp
(DN).
Thứ bảy, Việc bỏ quota vào thị trường Mỹ là một thuận lợi nhưng
thị trường Mỹ từ lâu đã được chia phần. Nếu tính theo sản lượng xuất khẩu
vào thị trường Mỹ năm 2005 thì Trung Quốc chiếm 26% thị phần, Ấn Độ
5%, Pakistan 4,5%, Việt Nam chỉ chiếm 1,7% thị phần. Khả năng mở rộng
thị phần sẽ gặp nhiều khó khăn vì ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là làm
gia công, trong khi khách hàng Mỹ chỉ muốn doanh nghiệp xuất theo giá
FOB. Như vậy, trước mắt sẽ có nhiều khó khăn.
Việt Nam chỉ có khả năng xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ, nhưng
các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ làm gia công. Công nghiệp phụ
trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu. Ngành dệt may hiện phải
nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất: bông là 90%, xơ sợi tổng
25
hợp nhập gần 100%, hóa chất thuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần
100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụ liệu may khoảng 50%.
Do vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành sang Mỹ - cho dù có bỏ
quota - ước cũng chỉ tăng tối đa khoảng 8-10% mỗi năm. Sau năm 2008,
khi TQ không còn bị khống chế bằng biện pháp tự vệ đặc biệt của Mỹ và
châu Âu như hiện tại, có khả năng xuất khẩu hàng dệt may VN sẽ bị giảm
do cạnh tranh bởi hàng TQ.
Khi bỏ quota thì có thể nói sẽ diễn ra mấy khuynh hướng sau:
Thứ nhất, tăng trưởng quá mức, tăng trưởng quá mức như vậy có khi
phải giảm giá, nếu giá giảm làm cho nhà sản xuất dệt may Hoa Kỳ có ý
kiến, khi có ý kiến thì dễ dàng bị điều tra chống bán phá giá, và điều tất
yếu xảy ra là mặc dù họ chưa đưa ra kết luận nhưng mà chỉ công bố điều
tra thì nhà nhập khẩu sẽ sợ và dẫn đến bỏ nhập khẩu của Việt Nam. Do đó,
chúng ta phải làm thế nào để vẫn thúc đẩy sự tăng trưởng vì đó là nhiệm
vụ của chúng ta.
Thứ hai, đó là doanh nghiệp để bán được nhiều sản phẩm có khi hạ
giá xuống, lúc đó sẽ dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp và giảm lương
người lao động nhưng khi hạ giá lại cạnh tranh với hàng của Hoa Kỳ sản
xuất trong nước. Như vậy, có nguy cơ người ta điều tra về bán phá giá có
khi chúng ta không bán phá giá nhưng cũng có tiếng xấu.
Một mặt khác mẫu mã của hàng dệt may Việt Nam không đa dạng ,
nghèo nàn , chưa có sự thay đổi kịp thời để nhanh chóng nắm bắt thị hiếu
người tiêu dùng là điểm yếu khá lớn của các doanh nghiệp Dệt May Việt
Nam.Vấn đè nay đang được xem là khó khăn rất lớn của các sản phẩm
may mặc Việt Nam. Khi gia nhập WTO hàng hóa may mặc của các nước
26
với mẫu mã đa dạng phong phú , sẽ tràn vào Việt Nam, đây là một thách
thức lớn với các doanh nghiệp của chúng ta.
Trong những tháng đầu năm khi chúng ta gia nhập WTO tính đến
tháng 4 năm 2007 mức độ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của
Việt Nam sang thị trường EU, thậm chí tới mức báo động ở một số thị
trường lớn như Anh, Đức, Pháp, đã làm cho giới chuyên môn lo ngại mục
tiêu xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2007 sẽ khó khăn để đạt
được.
Một số chủng loại hàng dệt may trước đây vốn là thế mạnh chủ lực
của Việt Nam sang thị trường Mỹ nhưng nay cũng giảm tới 30-40%. Thực
trạng này đã làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư nước
ngoài đứng trước nguy cơ thiếu đơn hàng khó vượt qua nếu không có
những giải pháp quyết liệt ngay từ bây giờ. Theo Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, trong quý 1, năm 2007 này xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã giảm
8% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng thị trường Đức đã giảm tới 27,3%,
Anh giảm 26% và Pháp giảm 20%.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của tình trạng này là do các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của
hàng dệt may Trung Quốc có giá rẻ và mẫu mã phong phú hơn. Bên cạnh
đó việc Trung Quốc đã được dỡ bỏ hạn ngạch vào các thị trường trong khi
Việt Nam vẫn phải chịu hạn ngạch cũng là rào cản lớn cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Tại thị trường EU, hàng dệt may Việt Nam đã được bãi bỏ hạn
ngạch, nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng không tăng như dự báo ban đầu
bởi Việt Nam vẫn bị áp đặt thuế nhập khẩu lên tới 12%.
27
Xét về yếu tố chủ quan, với những điểm yếu cố hữu như sức cạnh
tranh yếu, khả năng đáp ứng đơn hàng chậm, mẫu mã đơn giản, nguyên
phụ liệu phải nhập khẩu nhiều, các doanh nghiệp Việt Nam khó lòng có
thể cạnh tranh được với ngay cả hàng dệt may của một số nước trong khu
vực như Inđônêxia, Lào, Campuchia - những nước được Mỹ, Eu xem xét
bãi bỏ thuế nhập khẩu.
Một nguyên nhân nữa làm kim ngạch xuất khẩu của ngành giảm sút
là cung cách điều hành hạn ngạch của các cơ quan quản lý còn khá chậm
chạp, thiếu linh hoạt. Điển hình là quy chế chuyển nhượng hạn ngạch vào
Mỹ đã được Thủ tướng thông qua từ tháng 2 nhưng tới đầu tháng 4 mới
được liên Bộ Thương mại, Công nghiệp ban hành, làm nhiều doanh nghiệp
bị lỡ cơ hội giành được đơn hàng.
28
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG CÁC CƠ HỘI
VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG THÁCH THỨC.
I. Mục tiêu , phương hướng phát triển của thương mại hàng
dệt may Việt Nam.
1. Mục tiêu.
Nói chung, dệt may là ngành đã đạt được hại mục tiêu quan trọng
mà Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, tăng cường xuất khẩu và thu hút
ngoại tệ mạnh và hiện đang là một trong hai ngành đạt được kim ngạch
xuất khẩu lớn trong vòng nhiều năm (chỉ sau ngành dầu khí ), hai là taqọ
công ăn việc là cho hàng triệu lao động ,thu hút thêm hàng vạn lao động
mỗi năm. Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công
nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu
cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả
năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Kim
ngạch xuất khẩu đến năm 2010: 8.000 đến 9.000 triệu đô la Mỹ.
Dệt may Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 trở thành tập đoàn đa sở
hữu hàng đầu về quy mô SX-KD lẫn năng lực cạnh tranh sản phẩm trong
khu vực Đông Nam Á: Xây dựng được một số thương hiệu sản phẩm hàng
đầu trong khu vực; phát triển hệ thống bán lẻ phủ kín cả nước; XK đạt 2,5
tỉ USD, thu hút khoảng 150.000 lao động.
“Top 10 ” trong số các nước xuất khẩu dệt may trên thế giớ đang là
mục tiêu hướng tới của ngành dệt may Việt Nam.Với kinm ngạch XK năm
2006 đạt 5,8 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm trước Việt Nam được xếp
29
hạng 16/153 nước xuất khẩu dệt may trên thế giới. Đây là nền tảng để
ngành dệt may Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2007 và
những năm tiếp theo. Đầu tàu để đưa Việt Nam lên hạng, thay đổi bản đồ
xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh là Vinatex . Đó là chỉ đạo của thứ
trưởng thường trực bộ công nghiệp Bùi Xuân Khu trong hội nghị tổng kết
của ngành vừa qua. Dệt may sẽ trở thành một tập đoàn mạnh mang thương
hiệu quốc gia mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần . Chiến lược tăng
tốc dệt may chắc chắn sẽ bị chậm lại một khi nguồn vốn ưu đãi và chính
sách hỗ trợ của Nhà nước không còn. Nhưng không còn cách nào khác,
DN dệt may phải tự mình cố gắng vươn lên để tồn tại.
Năm 2007 , năm đầu tiên gia nhập WTO , ngành dệt may đã đặt mục
tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 7,374 tỷ USD tăng khoảng 27% so với năm
2006 . Đó là một mục tiêu không quá cao so với những gì mà ngành dệt
may đã đạt được năm 2006, tuy nhiên nếu nhìn vào những thách thức thì
đó là mục tiêu không dễ dàng đạt được. Kế hoạch năm 2007 tập đoàn dệt
may Việt Nam sẽ cổ phần hóa xong các đơn vị thành viên và năm 2008
tiến hành kế hoạch hóa tập đoàn. Tập đoàn cũng kiến nghị Bộ CN cho
phếp được đảy mạnh cổ phần hóa tổng công ty từ 2007 để chống lại nguy
cơ bị kỳ thị bởi đối tác nưứoc ngoài. Hiện Việt Nam được xếp hạng 16/153
nước xuất khẩu dệt may .
2. Phương hướng .
-Về cơ cấu ngành: Những năm qua ngành dệt may chỉ phát triển
mạnh về lĩnh vực may mặc do lĩnh vực này cần ít vốn, thời gian thu hồi
vốn nhanh; còn lĩnh vực dệt phát triển chưa tương xứng cả về qui mô, trình
độ, năng lực cạnh tranh rất thấp không đáp ứng được nhu cầu của ngành
may; đặc biệt là công nghiệp phụ trợ còn rất nhỏ bé có thể nói là rất yếu
không đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành: nguyên phụ liệu phải nhập
30
khẩu từ 70- 80%. Vì vậy ngành Dệt - May chỉ thiên về làm gia công giá trị
gia tăng và hiệu quả kinh tế thấp. Xu thế phân tích đã chỉ rõ cần đẩy mạnh
phát triển công nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ để tạo ra ngành có cơ
cấu Dệt - May - công nghiệp phụ trợ cân đối và tăng tính chủ động cũng
như hiệu quả trong phát triển ngành.
Thực tế những năm qua đã cho thấy việc mua ngoài nguyên phụ liệu
có ưu điểm là tạo được sự linh hoạt nhờ có thể chuyển đổi các nhà cung
ứng để chọn nguồn nguyên liệu giá rẻ và giảm được những rủi ro khi quá
trình kinh doanh không thuận lợi. Nhưng mặt hạn chế lớn đó là làm tăng
tính phụ thuộc vào các nhà cung cấp, nên rất dễ bị ép giá và hạn chế sự chủ
động trong sản xuất, đáp ứng đơn hàng. Vì vậy nếu có khả năng thì cần
chuyên nghiệp hoá các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phụ trợ và phát
triển quan hệ trao đổi mua bán nguyên liệu giữa các doanh nghiệp dệt và
may trong vùng, trong nước, trong khu vực để giảm áp lực cạnh tranh từ
bên ngoài, đồng thời tăng tính chủ động và tạo động lực để phát triển cả
hai ngành dệt và may.
- Về qui mô : Trong tương lai khách hàng có xu hướng tìm đến
những nhà sản xuất lớn có nguồn cung ổn định, thời hạn giao hàng nhanh
thì rõ ràng các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp cận các khách hàng lớn dễ hơn,
còn những doanh nghiệp có qui mô sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh thấp sẽ vô
cùng bất lợi. Điều này sẽ đặt ra yêu cầu thúc đẩy các nhà sản xuất trong
nước phải đi theo xu thế hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ để hình
thành những tập đoàn sản xuất lớn có sức mạnh cạnh tranh cao. Các doanh
nghiệp đầu đàn sẽ trở thành những đầu mối, hỗ trợ cho các doanh nghiệp
nhỏ bằng cách thu hút các doanh nghiệp nhỏ làm vệ tinh hoặc nhận sát
nhập các doanh nghiệp nhỏ để củng cố, hay thành lập các công ty cổ
phần...
31
- Vấn đề chuyên môn hoá sản xuất: Để mở rộng khả năng hợp tác
giữa các nhà sản xuất cũng như khả năng hoàn thiện sản phẩm đòi hỏi các
nhà sản xuất phải đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Mỗi
doanh nghiệp cần đi sâu làm chủ một vài công nghệ, từ đó định hướng đầu
tư những máy móc chuyên dùng để tập trung sản xuất chuyên sâu theo
từng nhóm sản phẩm: sợi, dệt, riêng khâu may mặc nên chuyên môn hoá
hẹp hơn theo các sản phẩm như: sản phẩm quần âu, áo sơ mi, quần áo trẻ
em, quần áo thể thao...
- Để giữ vững thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới
nhằm tăng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chúng ta cần
tập trung giải quyết vấn đề: Trong khâu tạo mẫu mốt ,nhãn hiệu hàng hóa
cần phải được cải thiện nhằm khắc phục tình trạng các mốt ,nhãn mác sản
phẩm hiện nay đều do các đối tác nước ngoài cung cấp. Hơn nữa ngyên
phụ liệu cung cấp cho ngành dệt may chủ yếu phải nhập từ nước ngoài, vì
vậy tính thời trang, tính nhanh nhậy và khả năng tiếp cận thị trường nắm
bắt thị hiếu người tiêu dùng của các doanh nghiệp dệt may vẫn còn yếu
.Các doanh nghiệp cần giải quyết được khâu này thì việc giữ vững thị
trường truyền thống và tìm kiếm mở rộng thị trường mới không phải là
quá khó đối với doanh nghiệp Việt Nam .
Tình hình rất khó khăn đối với các doanh nghiệp VN, doanh nghiệp
muốn giá cao nhưng thực tiễn VN luôn lép về giá cả. Cần quản lý giá,
song phải quản lý như thế nào, dựa vào đâu để xác định gía bình quân. Bên
cạnh đó phải áp dụng phương pháp quản lý nhanh: tham lhảo nhanh thông
tin, thông báo, cảnh báo, giản tiện các thủ tục hành chính .Các ý kiến của
hầu hết các doanh nghiệp đều tán thành việc tiếp tục các biện pháp quản lý
như áp dụng giấy chứng nhận xuất khẩu E/C thay cho visa, cấp giấy C/O
from B, đồng ý biện pháp quản lý giá bình quân tối thiểu .
32
Theo quan điểm của bộ, của ban dệt may là không làm thay doanh
nghiệp, doanh nghiệp cần phải biết chuyển mục đích của mình thành ý chí
DN . Bộ không đưa giá tối thiểu mà cung cấp thông tin về giá , đưa ra
khuyến cáo không nên bán thấp hơn để các DN định hướng đưa ra chào
giá, đồng thời cảnh báo các DN bán giá mức thấp hơn mức an toàn . Bộ
trưởng Trương Đình Tuyển cũng không quên cảnh báo các doanh nghiệp
nhất là các doanh nghiệp đang hưởng các chính sách ưu đãi khi xây dựng
giá thành đừng bỏ ngoài những chi phí mà trước giờ đang được ưu đãi như
thuế thu nhập, thuế đất …
II. Giải pháp cho thương mại hàng dệt may Việt Nam.
“Bắt mạch” được những khó khăn của ngành dệt may phái đối mặt thì
bước tiếp theo chính là việc đưa ra các giải pháp thực hiện, cụ thể như sau:
1. Theo các nhà hoạch định chiến lược điều quan trọng nhất đôí
với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là phải thay đổi nhận thức.Các
doanh nghiệp cần biết rằng , trong cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu
hóa, thị trường phải là nơi xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, lây
nhu cầu đòi hỏi của thị trường để định hướng hoạt động và thường xuyên
bám sát nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất, cả về số lượng và
chất lượng. Muốn đạt được điều này, bên cạnh việc làm hàng gia công xuất
khẩu qua trung gian các doanh nghiệp trong ngành cần tích cực đầu tư mở
rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp (FBO) và hướng vào thị trường nội địa.
Đồng thời các doanh nghiệp cần mạnh dạn coi thị trường như là một phần
tài sản cố định, thường xuyên được đầu tư chuyên sâu, đổi mới .
2. Để chủ động hội nhập thành công ,các doanh nghiệp cần chú
trọng đến chiến lược xây dựng uy tín thương hiệu .Trong đó muốn tạo
dựng uy tín với khách hàng thì sản phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất
lượng cao, chủng loại phong phú, mẫu mã đẹp. Các doanh nghiệp cần xem
33
thương hiệu như tài sản, tiền bạc quyết định đến sự thành công của doanh
nghiệp, từ đó đưa ra những sách lược hợp lý nhằm đảm bảo cho thương
hiệu tính pháp lý trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Thực tế cho thấy
để xây dựng một thương hiệu, các doanh nghiệp phải chi phí hàng trăm
nghìn, thậm chí cả triệu USD mỗi năm để quảng bá thương hiệu. Nhưng do
chểnh mảng , doanh nghiệp có thể bị lấy mất thương hiệu mà muốn lấy lại
thương hiệu phải tốn không ít tiền bạc cho những tranh chấp pháp lý .
Hiện một số thương hiệu dệt may Việt Nam đã đăng ký và tạo ấn
tượng trên thị trường XK và tiêu dùng nội địa như Vee Sendy (Việt
Tiến ) ,Novelty( Nhà Bè), Pharaon(May 10)…. Thị trường XK dệt may
cũng được điều chỉnh giảm bớt những biến động từ những rào cản .Thông
qua các hoạt động xúc tiến thương mại sang các thị trường truyền thống và
thị trường mới để giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ (chiếm dưới 50% ),
tăng thị trường EU, Nhật lên 40% .
3. Theo thứ trưởng Bộ Công Nghiệp ông Bùi Xuân Khu cho rằng
năm 2007 ngành dệt may phải đẩy mạnh công tác đầu tư , “Nguồn vốn
đầu tư phải đa dạng và đa sở hữu., tăng tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng
trong sản phẩm XK bằng các giải pháp liên doanh, liên kết với các nhà đầu
tư chiến lược quốc tế trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu ,tập trung
vào thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu cho từng doanh nghiệp và cho
cả quốc gia .
4. Vấn đề phòng ngự từ xa để đối phó với các rào cản thương mại
phải được chú ý đặc biệt. Đồng thời phải nghiên cứu, năm vững và vận
dụng tốt luật lệ, tập quán buôn bán quốc tế. Hạn chế tới mức thấp nhất
việc vi phạm, như bán phá giá, các quy định về nhãn mác, xuất xứ…
Theo ông Lê quốc Ân ( Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may
Việt Nam), có thể hạn chế tình huống xấu xảy ra nếu có sự hợp tác chặt
34
chẽ giữa các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc
kiêm soát chống chuyển tải hàng dệt may bất hợp pháp sang Hoa Kỳ,
giám sát và quản lý giá bình quân, không để giá bị giảm đột ngột. Hạn chế
xuất khẩu các lô hàng đơn giản, đẳng cấp thấp và giá quá thấp. Các doanh
nghiệp phải nói “không ” với việc chuyển tải bất hợp pháp , gia công tái
xuất các lô hàng không đúng theo quy chế C/O (giấy chứng nhận xuất xứ )
của Hoa Kỳ. Kiện toàn lại hệ thống sổ sách liên quan đến lý lịch và chi
phí đầu vào của lô hàng xuất khẩu. Riêng hiệp hội và các bộ ngành liên
quan cần có biện pháp giám sát, tổng hợp số liệu kịp thời của nhốm hàng
nhạy cảm mà Hoa Kỳ đặt trong cơ chế giám sát.Việc Hoa Kỳ đang xây
dựng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam, để hạn chế những
tình huống xấu có thể xảy ra các doanh nghiệp dệt may cần có sự hợp tác
chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát chông chuyển
tải những hàng dệt may bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, giám sát và quản lý giá
bình quân, tổng hợp kịp thời số liệu 5 nhóm mặt hàng nhảy cảm đặt trong
cơ chế giám sát của Hoa Kỳ.Mặt khác các doanh nghiệp không nên quá tập
trung vào thị trường Mỹ mà phải tích cực khai thác thêm nhiều thị trường
mới .
5. Tiếp nữa để không bị lấn ép trên “sân nhà” ngành dệt may cũng
nên xác định thị trường nội địa đang chiếm tới 60% doanh số của ngành
dệt và khoảng 30% doanh số ngành may. Các doanh nghiệp nếu tận dụng
được lợi thế sân nhà, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xây
dựng những tập đoàn dệt may lớn, phân chia đầu tư thích đáng vào từng
lĩnh vực như: thiết kế sản phẩm. Có mạng lưới phân phối trong nước và
xuyên quốc gia tốt .. chắc chắn thị trường trong nước không bị thu hẹp thị
phần mà thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam còn được quảng bá rộng
rải trên thế giới .
35
6. Ngành dệt may cần tăng cường sức cạnh tranh, tập trung vào
sản phẩm có giá trị , hàm lượng công nghệ cao để tránh nguy cơ chống
bán phá giá của Hoa Kỳ. Ngành dệt may cũng phải đầu tư đẻ chiếm lĩnh thị
trường nội địa trước khi hệ thống bán lẻ nước ngoài xâm nhập. Tuy vậy
cần có những cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa tập đoàn dệt may và các tỉnh
thành. Xây dựng ở miền Trung thành trung tâm dệt may của cả nước. Thiết
lập trung tâm nguyên phụ liệu chủ động nguồn nguyên liệu .
Trước thực tế đó, Hiệp hội dệt may đã định hướng các DN phải sản
xuất những sản phẩm chất lượng và giá trị gia tăng cao, để tránh cạnh tranh
trực diện với ngành dệt may khổng lồ của Trung Quốc, đây là giải pháp
chủ lực để các DN tìm ra lối đi riêng an toàn hơn. Song như thừa nhận của
ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội thì trên thực tế việc thực hiện còn rất
chậm chạp.
Một ví dụ để DN Việt Nam có thể tham khảo, đó là Đài Loan, khi
các DN của Đài Loan khó có thể đương đầu được với các DN ngành dệt
khổng lồ của Trung Quốc, họ đã tìm ra những mặt hàng độc đáo để đầu tư
cho sản xuất và tìm thị trường, đó là những sản phẩm có tính năng khác
biệt cao, sản lượng thấp những giá bán cao hơn hẳn các mặt hàng phổ biến.
Việt Nam phải chọn đi theo hướng đó, sản xuất các mặt hàng riêng biệt,
độc đáo để chiếm một thị phần ổn định và có khách hàng riêng
7. Để tồn tại, DN tùy theo thế mạnh phải xây dựng cho mình chiến
lược cạnh tranh đúng đắn. Chiến lược đó phải bao gồm: sản phẩm chủ
lực, thị phần chủ lực và các giải pháp quản lý nguồn lực hợp lý để thực
hiện cho được chiến lược đó. DN cũng phải tăng năng suất lao động và
nghiên cứu các sản phẩm có tính khác biệt cao để tăng khả năng cạnh
tranh.. Tiến sĩ David Luff, luật gia quốc tế khẳng định, khi tổ chức chiến
36
lược tiếp thị, các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam nên xem xét các vấn
đề, như kiểm tra các tiêu chuẩn để được công nhận và hưởng đối xử theo
tư cách nền kinh tế thị trường và chuẩn bị trước hồ sơ theo hướng này.
“Cũng cần phải tiến hành đối thoại công, tư trong trường hợp ràng buộc,
bởi những biện pháp nhất định của Chính phủ, khiến họ không đủ điều
kiện được hưởng đối xử theo tư cách nền kinh tế thị trường”
8. . Trước sức ép cạnh tranh, ngành Dệt đã tính đến việc đa dạng
hoá thị trường theo hướng ‘’năng nhặt chặt bị’’, không tập trung quá
nhiều vào một thị trường. Chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản
phẩm, tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu ngay tại thị trường nội
địa. Và tiếp tục vận động chính quyền Mỹ sớm chấm dứt chế độ theo dõi
đặc biệt đối với ngành Dệt May Việt Nam, cũng như áp dụng biện pháp
chống bán phá giá...
9. Đồng thời, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đã bàn thảo một số
kế hoạch để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội để
thành công như: Tiến hành quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị
trường, hỗ trợ cập nhật thông tin thị trường và công nghệ, phát triển nguồn
nhân lực; làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các
đơn vị, tổ chức; bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong điều kiện các
nước nhập khẩu đưa ra các hàng rào bảo hộ. Nhưng nhiệm vụ trước mắt là
cần nhanh chóng hình thành và đưa vào hoạt động trung tâm nguyên phụ
liệu để cung ứng nguyên phụ liệu và thiết kế mẫu mốt cho khách hàng.
Nhằm thúc đẩy trung tâm nguyên phụ liệu nhanh chóng hoạt động ổn định,
trong tháng 4/2007, Hiệp hội sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm nguyên phụ liệu
dệt may quốc tế tại TP.HCM.
Song song đó, để tránh bị tồn đọng quota trong 2 tháng cuối năm,
Ban điều hành dệt may và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề nghị các doanh
37
nghiệp đang có hạn ngạch ký quỹ phải đăng ký số lượng hàng xuất khẩu,
tên khách hàng, tên hợp đồng, ngày giao hàng… với Ban điều hành trong
những ngày đầu tiên của tháng 11/2006. Các doanh nghiệp phải đảm bảo
sử dụng trên 90% số lượng đăng ký lại, nếu không sẽ phải chấp nhận hình
thức chế tài nặng hơn từ cơ quan quản lý (có thể không được xuất khẩu
sang Mỹ trong quý 1/2007). Sau đó, Ban điều hành dệt may sẽ thông báo
công khai lượng hạn ngạch còn lại và cấp visa tự động cho tất cả doanh
nghiệp
10. Quy mô sản xuất lớn, thiết bị hiện đại, đủ khả năng đảm
đương các đơn hàng lớn có giá trị cao. Mặt khác, tích cực trong việc xây
dựng hình ảnh dệt may VN hướng về thời trang, như là giải pháp chính để
tăng sức cạnh tranh của toàn ngành so với các nước cạnh tranh khổng lồ
khác như Trung Quốc, Ấn Độ. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất một
số mặt hàng chủ lực, thông dụng, có yêu cầu số lượng cao ở các doanh
nghiệp may xuất khẩu như vải bông, bông pha để may áo, may quần, vải
dùng trong gia đình; Chọn khâu nhuộm, hoàn tất là khâu then chốt để thực
hiện chuyên môn hóa sản xuất và kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng,
đẳng cấp mặt hàng
III. Tạo lập điều kiện cần thiết để thực hiện những giải pháp.
1. Điều kiện vĩ mô.
a. Chính phủ.
Khai thác triệt để những lợi thế và chủ động vượt qua những thách
thức khi gia nhập WTO là tiền đề quan trọng trong việc hội nhập thị
trường toàn cầu, dần thích nghi và bắt kịp tồ độ phát triển của các nước
tiên tiến trên thế giới. Trước hết nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính
sách, văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành những cam kết và thõa
thuận theo hiệp định thưưong mại song phương, đa phương và theo quy
38
chế WTO đề ra. Bên cạnh đó cũng cần đẩy nhanh quá trình tổ chức, sắp
xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa DNNN,
chuẩn bị đầy đủ tiềm lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu. Đồng thời nhà
nước còn cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, chuẩn bị cho quá trình
tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ -kỹ thuật, những công nghệ tiên
tiến, những kinh nghiệm quản lý để đáp ứng yêu cầu của bộ máy quản lý
đa năng và chuyên nghiệp hóa sau này .
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đàm phán mạnh mẽ với Mỹ để nới
rộng hạn ngạch, giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam,
để doanh nghiệp có thể cạnh tranh bình đẳng với các nước khác.
Chúng ta khẳng định rằng Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các
cam kết quốc tế và trên thực tế Việt Nam không có khả năng bán phá giá
hàng dệt may nói riêng và các mặt hàng khác nói chung sang thị trường
các nước. Thủ tướng chính phủ đã hủy Quyết định số 55 –TTg về phát
triển ngành dệt may đến năm 2010 (trong đó có một số biện pháp hỗ trợ
cho ngành dệt may ).
Theo các doanh nghiệp trong ngành dệt may, không thể hiện bằng
tiền, nhưng đẩy mạnh hỗ trợ thông qua thông tin thị trường, tư vấn, huấn
luyện và tạo môi trường kinh doanh tốt cũng là một trong những biện pháp
hỗ trợ của Chính phủ hoàn toàn không vi phạm các cam kết WTO, đồng
thời lại rất hữu hiệu cho doanh nghiệp
b.Bộ thương mại và các bộ có liên quan :
Theo TTXVN, các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế và nhiều
doanh nghiệp nhận định: việc Bộ Thương mại cấp giấy phép xuất khẩu cho
hàng dệt may xuất sang Hoa Kỳ, được áp dụng từ 15/3/2007 không gây bất
kỳ phiền hà nào và không hạn chế số lượng xuất khẩu của doanh nghiệp.
39
Bộ thương mại ,Bộ Công nghiệp sau khi ý kiến chỉ đạo của thủ
tướng Chính phủ đã quyết định áp dụng cơ chế điều hành xuất khẩu hàng
dệt may sang Hoa Kỳ theo hướng giám sát mà phía Hoa Kỳ dự kiến giám
sát. Để giảm các lô hàng giản đơn có giá thấp, quản lý tốt quá trình tăng
trưởng xuất khẩu. Liên Bộ sẽ tổng hợp và hiệp thương hướng dẫn các
doanh nghiệp và hiệp hội dệt may Việt Nam để xử lý các trường hợp cụ
thể .
Trong nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức
Thanh, Trưởng Ban Dệt May của Bộ Thương mại cho biết trong tháng 5
năm 2007 Bộ sẽ phân hạn ngạch theo liên kết chuỗi, sớm 2 tháng so với
quy định, đồng thời đẩy nhanh những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền
của Ban, đưa địa chỉ e-mail của các thành viên trong Ban lên mạng để các
doanh nghiệp thuận tiện trao đổi thông tin, cũng như giải đáp kịp thời
những thắc mắc của doanh nghiệp
2. Điều kiện vi mô.
Về phía các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng tiếp cận thị trường
toàn cầu, trong đó hiểu sâu sắc và nghiêm túc thực hiện những quy chế
trong kinh doanh thương mại quốc tế, những vấn đề bản quyền, tiêu chuẩn,
chất lượng, quy địnhchống bán phá giá … Cũng cần chuẩn bị tốt nguồn lực
với trình độ cao, nhằm tiếp thu những công nghệ mới, nâng cao chất lượng
sản phẩm, giảm giá thành, tăng dịch vụ sau bán .
Đặc biệt các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình chữ tín
trong kinh doanh. Xây dưng những thương hiệu mạnh không những chỉ có
tiếng ở Việt nam mà cón có uy tiến trên thị trường. Vì hiện nay hàng dệt
may chúng ta xuất khẩu vẫn chủ yếu qua các thương hiệu nổi tiếng trên thế
giới như các thương hiệu của Đức…
40
Trong thời gian tới các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam sẽ
tiếp tục phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường lớn,
nhất là thị trường EU và thị trường Mỹ vì vậy vấn đề sống còn đối với các
doanh nghiệp hiện nay là phải tự vạch ra cho mình chiến lược sản xuất và
xuất khẩu phù hợp với từng thị trường cụ thể. Bên cạnh những giải pháp đã
và đang thực hiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm như tăng
năng suất lao động, kiểm soát chi phí, giảm giá thành, tăng cường hợp tác
các chuỗi liên kết, đổi mới công tác tiếp thị sản phẩm, các doanh nghiệp
phải tự tìm ra được những "thị trường ngách", "thị trường khe", tận dụng
lợi thế từ những đơn hàng nhỏ mà các đối thủ cạnh tranh không quan tâm
đến. "Giành được nhiều đơn hàng nhỏ, nhưng có giá trị gia tăng lớn, ngành
dệt may Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu".
Các doanh nghiệp dệt may đã có đề nghị các bộ, ngành cần tiếp tục
đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện nhanh gọn các thủ tục liên
quan tới quản lý hạn ngạch, quản lý xuất nhập khẩu và thuế quan.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, trong thời gian
tới Hiệp hội Dệt may sẽ tiếp tục cập nhật tình hình thị trường, tăng cường
xúc tiến thương mại thông qua việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
tham gia các hội chợ thương mại quốc tế, tổ chức thành lập trung tâm giao
dịch nguyên phụ liệu dệt may tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, liên
kết đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao chất lượng lao đong trong
ngành.
Theo Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Cách khả quan nhất là doanh
nghiệp phải cùng nhau thoả thuận, biến định hướng của Chính phủ
thành ý chí của doanh nghiệp. Ý chí của doanh nghiệp là không xuất
khẩu những mặt hàng có giá thấp, quyết tâm không chuyển tải, nếu
41
chuyển tải thì phải bị phạt nặng và có thể tiếp tục cấp giấy phép lưu động
kết hợp với cấp C/O (Chính sách về xuất xứ hàng hoá) để quản lý.
KẾT LUẬN
Gia nhập WTO có nghĩa là được quyền tiếp cận tới thị trường của
tất cả các thành viên khác trên cơ sở đối xử MFN.Thương mại hàng dệt
may sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xuất nhập khẩu, có cơ hội nhận
được các đơn hàng lớn, không bị hạn ngạch trong xuất khẩu… tuy nhiên
khó khăn thì cũng không phải là nhỏ. Và trong những tháng đầu năm
2007, năm đầu tiên chúng ta gia nhập WTO những cơ hội và thách thức
này đã được thể hiện rất rõ.Vì vậy các doanh nghiệp nói riêng và chính
phủ nói chung cần và đã đưa ra rất nhiều giải pháp, tạo lập các điều kiện
cần thiết để tận dụng các cơ hội, khắc phục những thách thức. Để công
cuộc hội nhập thế giới của chúng ta thực sự có hiệu quả, đem lại nhiều lợi
ích cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế đất nước nói chung, đưa đất
nước ngày càng phát triển phồn thịnh .
42
Tài Liệu Tham Khảo.
1. Giáo trình Kinh Tế Thương Maị : GS.TS Đặng Đình Đào- GS.TS
Hoàng Đức Thân.-Nhà xuất bản thống kê-2003.
2. Dệt may VN cơ hội và thách thức (Viet Nam Garment and Textile
Industry Opportunities and Challenges) – nhà xuất bản chính trị quốc
gia.
3. Báo Thương mại (các số)
4. Thời báo kinh tế Việt Nam (các số)
5. Tạp chí thương mại (các số)
6. Báo thị trường VN (các số)
7. Báo người lao động (các số)
8.Cácweb:webmaster@agroviet.gov.vn,vncgteam@vnn.vGoogle.com.vn,
Yahoo.com.vn…
9.Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông NGhiệp và Phát Triển Nông Thôn
10.Báo điện tử của báo khuyến học và dân trí –diễn đàn dân trí VN
11.Trung tâm thông tin thương mại _Bộ Thương Mại
(VTIC).website:vinanet.com.vn .asemconnectvietnam.gov.vn……
43
12.Việt Nam 20 năm đổi mới .
13.WTO với doanh nghiệp VN : những cơ hội và thách thức hậu gia nhập
WTO
CCCC cC
44

More Related Content

What's hot

Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Luanvan84
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsThanh Uyển
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkbjkaboy
 
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkNang Vang
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèNgovan93
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng Mơ Vũ
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti'sVu Huy
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3Luyến Hoàng
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũLe Nguyen Truong Giang
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilkthaoweasley
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTThắng Nguyễn
 

What's hot (20)

Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAYĐề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
Đề tài: Chiến lược marketing sản phẩm bánh trung thu công ty Kinh Đô, HAY
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
G7.tieu luan.viet tien
G7.tieu luan.viet tienG7.tieu luan.viet tien
G7.tieu luan.viet tien
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
 
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logisticsCâu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
Câu hỏi trắc nghiệm tổng quan về logistics
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilkPhân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
Phân tích môi trường vi mô công ty cổ phần vinamilk
 
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilkbài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
bài thảo luận về chuỗi cung ứng sữa vinamilk
 
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà BèChiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
Chiến Lược Kênh Phân Phối Của Công Ty May Nhà Bè
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
 
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
slide chuỗi cung ứng samsung nhóm 3
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số MũChương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
Chương 4: Dự Báo Với Phương Pháp Bình Quân Di Động Và San Bằng Số Mũ
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬTBÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
BÁO CÁO KIẾN TẬP KTĐN KINH TẾ LUẬT
 

Similar to Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto

Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docNguyễn Công Huy
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹluanvantrust
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCNguyễn Công Huy
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...s2nhomau
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOCNguyễn Công Huy
 
Nhập siêu ở việt nam những tháng đầu năm 2008
Nhập siêu  ở việt nam những tháng đầu năm 2008Nhập siêu  ở việt nam những tháng đầu năm 2008
Nhập siêu ở việt nam những tháng đầu năm 2008XUAN THU LA
 

Similar to Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto (20)

Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
Đề tài: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối ...
 
Ch19 ngoai thuong va pt
Ch19 ngoai thuong va ptCh19 ngoai thuong va pt
Ch19 ngoai thuong va pt
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xăng dầu c...
 
De an CNTT final
De an CNTT finalDe an CNTT final
De an CNTT final
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
 
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
Các Giải Pháp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing-Mix Xuất Khẩu Sản Phẩm Hàng May...
 
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường MỹLuận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (5).DOC
 
Nhập siêu ở việt nam những tháng đầu năm 2008
Nhập siêu  ở việt nam những tháng đầu năm 2008Nhập siêu  ở việt nam những tháng đầu năm 2008
Nhập siêu ở việt nam những tháng đầu năm 2008
 

Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập wto

  • 1. Mục Lục CCCC LỜI NÓI ĐẦU Qúa trình hình thành và phát triển của ngành thương mại Việt Nam gắn liền với những biến đổi to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước . Trong xu thế hội nhập toàn cầu chúng ta đang gồng mình vươn lên để bắt kịp với sự phát triển nói chung của thế giới ,đưa đất nước ngày càng phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị .Một trong những dấu mốc quan trọng trong công cuộc thay đổi, phát triển của đất nước đó là ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới –WTO .Là thành viên chính thức của WTO đồng nghĩa với việc chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, có được tiếng nói bình đẳng hơn trong kinh doanh buôn bán …mặt khác cũng có rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp, ngành hàng, lĩnh vực…đòi hỏi chúng ta phải thay đổi, phải học hỏi và tìm ra cho mình những hướng đi đúng đắn và phù hợp nhất đặc biệt là đối với thương mại hàng hóa nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng. Em xin chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng dệt may trong hội nhập WTO ” 1
  • 2. CHƯƠNG I THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I. Thương mại hàng hóa VIỆT NAM những năm đổi mới Trong quá trình đổi mới Việt Nam vẫn giữ vững được thể chế chính trị. Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế -xã hội nước ta mở đầu từ đại hội VI đến nay đã trải qua hơn 20 năm . Từ đó đến nay ,nước ta đã có những đổi thay to lớn và sâu sắc . Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã hình thành và ngày càng phát triển . Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định quan trọng theo hướng khuyến khích mở rông lưu thông hàng hóa ,mở rộng quyền của mọi tổ chức và công dân Việt Nam được đăng kí kinh doanh thương mại , dịch vụ . Công cuộc đổi mới đã đưa nền kinh tế hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng .Tổng mức lưu chuyển hàng hóa hàng hóa bán lẻ tăng với tốc độ cao. Khối lượng và danh mục hàng hóa đa dạng ,phong phú, chất lượng hàng hóa được nâng cao. Chuyển từ nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hóa , chúng ta chuyển từ nền kinh tế ưu tiên phát 2
  • 3. triển tư liệu sản xuất sang phát triển đồng thời ba chương trình kinh tế : lương thực , xuất khẩu , hàng tiêu dùng , dần dần bước sang công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế .Từ nền kinh tế có hai hình thức sở hữu quốc doanh và tập thể sang nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu ,xu hướng khu vực ngoài dân doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu .Chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường , các vấn đề kinh doanh hoàn toàn được giải quyết thông qua mối quan hệ qua lại giữa nhà sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm trên thị trường .Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu , Nghị định 57/CP ngày 31/7/1998 , đã mở rộng quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo đúng các quy định của pháp luật được xuất, nhập khẩu hành hóa theo ngành nghề đã ghi trong giấy đăng kí kinh doanh . Năm 1931 đến 1981 nước chúng ta phải nhập khẩu gạo nhưng đến năm 2006 chúng ta đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo( trên 5 triêu tấn). Năm 2006 có tới 8 mặt hàng xuuất khẩu trên 1 tỷ USD ( thủy sản >2,2 tỷ USD, dày >2 tỷ USD…). Năm 1986 tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ là 789 triệu USD nhưng đến năm 2005 là 32,4 tỷ USD và năm 2006 con số đó là 39,4 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm 2005 ( trong đó kim ngạch xuất khẩu vào MỸ đạt 9 tỷ USD). Dự kiến năm 2007 xuất khẩu sẽ đạt 47,54 tỷ USD. Ngày 17/7/1995 nước ta và Liên minh châu Âu đã kí hiệp định chung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật, ngày 28/7/1995 nước ta là thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Năm 1998 nước ta đã tham gia diễn đàn kinh tế các nước châu Á –Thái Bình Dương (APEC). Tháng 7/2001 . nước ta đã kí hiệp định thương mại với 61 nước trong đó có MỸ, góp phần đưa tổng số nước quan hệ ngoại thương với Việt Nam, từ 50 nứớc năm 1990 lên trên 170 nứớc và vùng lãnh thổ vào năm 2000. Nhờ có mở rộng quan hệ thương mại với các nước nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy tăng trương nhanh chóng. Hàng hóa 3
  • 4. Việt Nam có mặt ở 220 nước trên tổng số 250 nước trên thế giới và nhập khẩu từ 130 nước. Đặc biệt trong năm 2006 đánh dấu là một năm mà Việt Nam trở thành tâm điểm của sự chú ý đối với thế giới. Chúng ta đã tổ chức thành công hội nghi cấp cao APEC tại HÀ NỘI –một cơ hội lớn để thu hút sự quan tâm của các đối tác, các nguồn đầu tư nước ngoài. Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là một cơ hội to lớn và cũng đầy thách thức đối với nền kinh tế VIỆT NAM và ngành thương mại nói riêng. Năm 2006 được đánh giá là năm thành công của ngành thương mại .Ngành thương mại có sự tăng trưởng cả trên 2 lĩng vực XNK và thương mạ nội địa . Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởn mạnh ,góp phàn vào tăng trưởng kinh tế và giảm thâm hụt cán cân thương mại của cả nước . Hầu hết các nhóm hàng chủ lực đều có sự tăng trưởng mạnh , vượt mục tiêu đề ra . Cùng với sự thành công trong XNK , hoạt động thương mại nội địa đã đóng góp một hàn quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội .Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2006 ước đạt 580,7 ngàn tỷ đồng , tăng 13 % so với năm 2005( loại trừ yếu tố giá ) đây là mức tăng trưởng tuơng đối cao, là nhân tố góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP 8,17 % năm 2006, mặc dù giá cả trên thế giới tăng mạnh nhưng các mặt hàng quan trọng thiết yếu được đảm bảo nguồn cung cấp, giá cả trong tầm kiểm soát. Thương mại trong địa bàn miền núi , vùng sâu, vùng sa, hải đảo, tăng trưởng khá nhanh , khoảng cách giữa các vùng khó khăn, vùng núi với đô thị trung tâm vế tốc độ tăng trưởng mức lưưu chuyển hàng hóa ngày càng được thu hẹp. Kết cấu hạ tầng thương mại trên các địa bàn phát triển nhanh. Chuỗi các cửa hàng tiện ích phát triển mạnh không chỉ ở các thành phố lớn như thành phố HCM,Hà Nội, Hải Phòng mà đã lan ra các thành phố khác trong cả nước .Số lượn siêu thị trên toàn quốc tăng 25%, trung tâm thương mại tăng trên 60% so với năm 2005. 4
  • 5. Chỉ số hàng tiêu dùng (CPI ) năm 2006 tăng 6,6% ( thấp hơn tốc độ tăn trưởng ) mức tăng CPI thấp nhất trong 3 năm qua (năm 2005 là 8,4%, năm 2004 là 9,5%). Đây là kết quả, nổ lực của ngành thương mại trong việc kiểm soát và kiềm chế giá cả . Trong tháng 1/2007, xuất khẩu của cả nước đạt 3.3 tỷ USD, tăng khoảng 7.7 % so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt tăng trưởng khá, tăng 23% so với cùng kỳ .XK của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) dật trên 1,8 tỷ USD ,giảm 3,1% do giá dầu thô giảm (nếu không tính dầu thô thì XK ku vực này đạt 1,057 tỷ USD tăng 8,8 % ). Đáng chú ý trong tháng 1, nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như cà phê tăng tới 136%, chè các loại tăng 69,8%, hạt tiêu tăng 22,2%. Hai mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong XK là mặt hàng dệt may và giày dép cũng tăng khá, tuy mức tăng trưởng chưa cao. Tuy nhiên trong tháng 1 này, 3 mặt hàng là dầu thô và than đá, gạo đều gia tăng số lượng đáng kể về khối lượng so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh do nhu cầu về nguyên liệu và nhiên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân trong dịp đầu năm khá cao.Tháng 1 cả nước nhập khẩu 3,4 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý nhập khẩu máy móc thiết bị lên tới 550 triệu USD, lớn thứ hai sau xăng dầu tăng 47.5% so với cùng kỳ, điều này chứng tỏ triển vọng triển khai các dự án đầu tư và đổi mới công nghệ của nền kinh tế cả nước. Bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại những thiếu sót , khuyết điểm. Những tồn tại đó là : nạn buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại và tệ tham nhũng không giảm, tác đông xấu đến tình hình kinh tế xã hội; lĩnh vực xuất khẩu có những hạn chế về tạo nguồn, chất lượng và sức cạnh tranh; xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô còn chiếm tỷ 5
  • 6. trọng lớn; nhiều mặt hàng còn phải xuất khẩu qua trung gian, chưa hiểu hết luật quốc tế vì vậy còn dẫn đến tình trạng bán phá giá, vi phạm bản quyền …Mức tăng trưởng các ngành dịch vụ chỉ đạt trên 50% kế hoạch, trong khi lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, nên hạn chế mức tăng trưởng chung của nền kinh tế . Quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam chính là quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quá trình thương mại hóa nền kinh tế, thương mại hóa các doanh nghiệp ( thương mại theo nghĩa rộng là kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận ). II. Thương mại dệt may trên địa thị trường thế giới Theo thống kê của Tổ chức WTO, kim ngạch hàng dệt trao đổi trên thế giới trong năm 2002 là 152 tỷ đô la Mỹ, tức 2,4 % mậu dịch hàng hoá và 3,2 % mậu dịch hàng công nghiệp. Cho hàng may mặc, các con số tương đương là 201 tỷ đô-la, 3,2 % mậu dịch hàng hoá và 4,3 % mậu dịch hàng công nghiệp. Những tỷ số này khiêm tốn vì hàng dệt may, tuy cơ bản và cần thiết cho mọi mặt của đời sống như đã nói ở trên, nhưng vì đã trở thành phổ biến, thậm chí tầm thường, do đó ít giá trị, trừ một số sản phẩm cao cấp dành cho các ứng dụng chuyên môn. Một lý do khác cũng rất quan trọng là sự cạnh tranh từ các nước nghèo, các nước đang phát triển , có nhân công rẻ đã kéo giá thành xuống, làm mức tăng trưởng đo bằng trị giá của thương mại dệt may thấp hơn mức tăng trưởng về lượng. Hàng dệt may là bộ phận cấu thành quan trọng của thương mại thế giới, cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển .các nước phát triển từ lợi ích bản than đã sử dụng biện pháp hạn chế về số lượng nhập khẩu hang dệt và may đến các nước đang phát triển. ”hiệp định nhiều sợi (MFA)”có hiệu lực từ năm 1974 mở rộng hơn phạm vi hạn chế đối với hang dệt, gồm bônglông cừu nhân tạo và chế phẩm của nó . 6
  • 7. Trong năm 2002, các trao đổi vải sợi giữa các nước châu Á đạt 38 tỷ đô-la, và giữa nội bộ các nước Tây Âu là 36,4 tỷ đô-la, hai con số cao hơn gấp bội các trao đổi liên vùng như xuất khẩu của Tây Âu về khối Đông Âu-Liên Xô cũ (8,9 tỷ), Á Châu về Tây Âu (7,9 tỷ), Á Châu về Bắc Mỹ (8,3 tỷ) và Bắc Mỹ về châu Mỹ la tinh (5,7 tỷ). Về phía hàng may mặc cũng tương tự: nội bộ Tây Âu (45,6 tỷ đô-la), nội bộ Á Châu (22,8 tỷ), Á Châu về Bắc Mỹ (34,5 tỷ), Á Châu về Tây Âu (20,9 tỷ), châu Mỹ la tinh về Bắc Mỹ (19,7 tỷ), và khối Đông Âu-Liên Xô cũ về Tây Âu (9,6 tỷ). May mặc, ở Tây Âu và Á Châu cũng thống trị thị trường như thế. Tây Âu chiếm 30 % xuất khẩu và 41% nhập khẩu, Á Châu 45% xuất khẩu nhưng chỉ 13% nhập khẩu, và Bắc Mỹ ngược lại, nhập (31%) gấp 6 lần xuất (5%). Thị phần của các vùng kia lại càng ít ỏi hơn, châu Mỹ La tinh khá nhất cũng chỉ chiếm 10% xuất và 4% nhập. Ngành hàng dệt, trong năm 2002, Tây Âu chiếm 38% kim ngạch xuất khẩu thế giới và 35% nhập khẩu, Á Châu chiếm 44% xuất khẩu và 29% nhập khẩu, trước xa Bắc Mỹ (9% xuất khẩu và 12% nhập khẩu). Các vùng khác như khối Đông Âu -Liên Xô cũ, châu Mỹ la tinh, châu Phi và Trung Đông đều có những tỷ số chỉ một vài phần trăm cho cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Qua các con số này, có thể nói trong mậu dịch quốc tế về hàng dệt may, Tây Âu, Á Châu và Bắc Mỹ đóng vai trò chính. Tuy thế, đề tài này là quan tâm chung của tất cả các nước trong các cuộc thương thuyết của hệ thống thương mại đa phương, cụ thể là trong khuôn khổ của tổ chức GATT và sau này WTO. Riêng đối với ngành dệt may thì mối quan tâm lớn nhất hiện nay của nhiều nước chắc chắn là Trung Quốc .Từ năm 2002, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO và được thoát khỏi một số hạn ngạch, sự phát triển của xuất khẩu dệt may Trung Quốc dường như không có gì cản nổi. Tại Nhật, một nước phi hạn ngạch, Trung Quốc chiếm 78,1% thị trường quần áo và 7
  • 8. 47,5% thị trường vải sợi năm 2002, với mức tăng trưởng là 66% trong 10 năm, cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường của Trung Quốc khi không có hạn ngạch. Tại Mỹ và trong Liên hiệp châu Âu, năm 2002, tức là ngay sau khi một số hạn ngạch được bãi bỏ, nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc vào Mỹ tăng bình quân 125%, nhập khẩu vào Liên hiệp châu Âu tăng 53% về trị giá và 164% về số lượng, và giá đơn vị trung bình thì giảm 42%. Có thể nêu lên vài con số khá kinh khủng: chỉ trong một năm, nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc tăng 242% cho găng tay, 306% cho quần áo trẻ em, 250% cho nịt ngực và 557 % cho áo choàng, áo ngủ. Trung Quốc là nước duy nhất đã gia tăng xuất khẩu trong tất cả các loại hàng. Hàng dệt may Trung Quốc đang ngày càng chiến lĩnh thị trường thế giới không ngừng, không chỉ đa dạng về chủng loại và mẫu mã cũng vô cùng phong phú . Qua các cuộc hội thảo chuyên đề các chuyên gia đàu ngành của thế giới đã thống nhất ý kiến trên một số vấn đề cơ bản, đó là: - Hàng may mặc theo phong cách phương Tây sẽ tăng lên - Kiểu trang phục công sở sẽ được phổ biến - Thẩm mỹ ở lứa tuổi trung niên và cao niên sẽ được cải thiện . - Hàng may mặc trẻ em làm thay đổi khái niệm về tiêu dùng và thiết kế - Vải, sợi, phụ liệu, thiết kế, kiểu dáng và kỹ thuật sẽ có bước đột phá - Đồ thể thao vẫn được ưa chuộng . III. Thương mại dệt may VIỆT NAM 1. Một vài đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam. 8
  • 9. Ngành dệt may Việt Nam dã có lịch sử phát triển rất lâu đời .Từ hàng nghìn năm nay, người Việt đã biết trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, lanh, gai, đay và các cây có sơ để kéo sợi, dệt vải cho ngành may mặc phục vụ cho đời sống hàng ngày và trong tang lễ, hội hè, đình đám. Bằng chứng cho sự phát triển này là đến nay vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống trên nhiều vùng đất nước như : Lụa Vạn Phúc, Khăn Phùng Xá , (Hà Tây) :dệt làng Mẹo (Thái Bình )…Tuy vậy, phải đến cuối thế kỉ XIX, ngành dệt may mới manh nha hình thành và phát triển trong hình hài của một ngành công nghiệp Hàng dệt may là lĩnh vực các nước đang phát triển có lợi thế và là tiềm năng phát triển cao. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành là sử dụng nhiều lao động, công nghệ tương đối dễ tiếp cận, quy mô thị trường lớn nên là đối tượng bảo hộ cao trong chính sách của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Do vậy luôn có sự cạnh tranh giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Với chủ trương đưa ngành dệt may trở thành ngành kinh tế mủi nhọn hướng ra xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng thiết yếu của nhân dân ,vì thế Nhà nước vừa khai thác, phát huy tiềm lực có sẵn, vừa khônh ngừng mở rộng phát triển cả chiều rộng lẫn bề sâu. Đặc biệt với ngành may vừa mở rộng, vừa đầu tư chiều sâu với trang thiết bị hiện đại để bắt kịp với trang thiết bị hiện đại của thế giới nhằm phát huy thế mạnh của ngành May Việt Nam với nguồn lao động dồi dào, giá công lao động chưa cao và không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư cho một công trình may, phù hợp với một đất nước nghèo vừa đi lên từ chiến tranh . Trong những năm 1990, hàng dệt may chiếm khoảng một nửa xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, nhưng chỉ khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999. Tuy thế, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu dệt may cao hơn tỷ lệ của tổng xuất khẩu cả nước, với con số trung bình hàng năm là 38% từ 9
  • 10. 1990 đến 2000. So với hàng dệt, hàng may mặc tăng nhanh hơn và chiếm đa số xuất khẩu của toàn ngành. Phần của hàng dệt trong tổng số xuất khẩu dệt may của Việt Nam là 12%, rất thấp so với tỷ lệ tương đương của xuất khẩu thế giới (44%). Một lý do là đa số hàng dệt được tiêu thụ trong nước, hoặc là để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, hoặc để đáp ứng nhu cầu may mặc nội địa. Năm 1996, tỷ lệ xuất khẩu trên sản xuất chỉ là 11,3% cho hàng dệt , nhưng lên đến 84% cho hàng may mặc. Một điểm đáng để ý là các công ty dệt quốc doanh cũng tham gia tích cực xuất khẩu hàng may mặc: họ dệt vải, xuất khẩu một ít, còn lại bao nhiêu dùng để sản xuất quần áo rồi xuất khẩu. Ngược lại, đa số các công ty may mặc nước ngoài không dùng vải nội địa mà nhập thẳng nguyên liệu từ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Hiện nay, 70% sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thực hiện theo phương thức gia công, 30% còn lại là bán gia công. Vì phụ thuộc tới 80% vào nguyên, phụ liệu nước ngoài, hàng dệt may Việt Nam bị đội giá tới 20-30%. Trong xu hướng giảm giá của dệt may thế giới, thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ càng yếu thêm vì vẫn tiếp tục bị áp đặt hạn ngạch và phải cộng chi phí này vào giá thành sản phẩm. Mặt khác, lương nhân công của Việt Nam, ít ra là trong các xí nghiệp quốc doanh, không thấp hơn lương nhân công ở Trung Quốc bao nhiêu: lương trung bình của 5 xí nghiệp quốc doanh lớn tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 là 98,8 đô-la một tháng, so với 105 đô-la vào tháng 6/ 2002 trong 3 công ty Hồng Kông tại Thượng Hải. Ngoài ra các chi phí giao dịch (transaction costs) ở Việt Nam cũng rất cao. Mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng ngành dệt may Việt Nam đã tạo cho mình những tiền đề cơ bản, chuẩn bị tốt các điều kiện đón những cơ hội thuận lợi trong giai đoạn tiếp theo, mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của mình, tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mủi 10
  • 11. nhọn và có những đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển kinh tế đất nước . 2. Thương mại hàng dệt may ở Việt Nam những năm gần đây. Hơn mười năm qua, xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn đứng vị trí cao trong các ngành xuất khẩu ( luôn đứng ở vị trí thứ hai trong các mặt hàng xuất khẩu sau dầu khí ). Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2002.Tính đến năm 2003, năng lực sản xuất ngành dệt - may phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Số lượng doanh nghiệp (DN) tăng gấp năm, sáu lần so với mười năm trước. Cả nước hiện có khoảng 1.050 DN, trong đó 231 DN nhà nước chiếm 28%, 449 DN ngoài quốc doanh, chiếm 32%, 354 DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 30%... với tổng số lao động hơn hai triệu người, đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động sản xuất các ngành phụ trợ như trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, thêu đan, sản xuất bao bì, phụ liệu... và hàng chục nghìn lao động dịch vụ khác. Trình độ công nghệ được cải thiện đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới. Thị trường xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam luôn được mở rộng, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong mười năm (1990 - 2000) là 23,8%. Hàng dệt - may Việt Nam hiện có mặt tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn "khó tính" như Mỹ, EU, Nhật Bản...Những kết quả đạt được này là do sự hổ trợ của nhà nước trong viêc xúc tiến thương mại. Đồng thời chúng ta đã tham gia vào tổ chức dệt may thế giới, Hiệp hội dệt may ASEAN, ASIA , tham gia vào các chương trình của hiệp hội bông thế giới tổ chức tai Anh và Mỹ đã gây tiếng vang cho ngành Dệt May Việt Nam trong quảng bá sản phẩm, cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của ngành .Đây coi như là thành 11
  • 12. quả bước đầu của ngành dệt may Việt Nam, thể hiện sự cố gắng của toàn ngành trong thời gian qua. Với chiến lược đầu tư đúng hướng , chất lượng sản phẩm hàng Dệt May Việt Nam không ngừng được nâng cao. Thêm nữa, việc áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 (môi trường ), SA 8000 (về lao động ) …đã góp phần quảng bá thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10 …được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Tỷ lệ giá trị nội địa hóa trong hàng dệt - may xuất khẩu ngày càng tăng. Xuất khẩu sản phẩm làm bằng vải, phụ liệu sản xuất trong nước chiếm khoảng 23% kim ngạch xuất khẩu, trong khi con số này chỉ khoảng 2 - 3% trong giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Ngành dệt - may đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tầng lớp trong xã hội, góp phần hạn chế hàng nhập khẩu. Năm 2006 ngành dệt may phải đối mặt với nhiều khó khăn, chi phí đầu vào tăng chóng mặt, giá đầu ra xuất khẩu giảm do cạnh tranh toàn cầu, trong khi đó hàng nhập lậu từ Trung Quốc về tràn ngập và chi phối thị trường nội địa. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may vẫn đạt khoảng 5,8 tỷ USD (tăng trên 20%) so với năm trước, trong đó xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 3,1 tỷ (tăng 21%); châu Âu đạt xấp xỉ 1,2 tỷ USD (tăng 36%); Nhật Bản gần 640 triệu USD, tăng 5,3%. Và theo như ông Lê Quốc Ân chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam (vitas) kiêm chủ tịch HDQT tập đoàn dệt may Việt Nam (vinatex) đó là một điểm son năm 2006. Cũng trong năm 2006 , đã đánh dấu một bước phát triển với ngành dệt may với những dự án đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài . Đó laf dự án dệt kim của công ty Global Dyeing (Hàn Quốc) hoạt động với công suất 18.000 tấn /năm. Dự án formosa (Đài Bắc ) sản xuất sợi tổng hợp … 12
  • 13. Những dự án này góp phần tạo tiền đề cho dệt may trong thời gian tới. Quyết định 55 của Chính phủ trong đó có đề ra một số cơ chế chính sách để tăng tốc ngành dệt may. Trong năm năm, từ 2001-2005, Quĩ hỗ trợ phát triển đã cho ngành dệt vay khoảng 1.950 tỉ đồng, tương đương 118 triệu USD, chiếm khoảng 10% số vốn mà các DN đã đầu tư và chiếm khoảng 5% trên tổng vốn đầu tư theo kế hoạch cần phải huy động của ngành. Thực tế những biến động về tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vài năm gần đây cho thấy, khi hàng dệt may Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, lấn chiếm thị trường lớn, thì dệt may Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn . Điển hình như những tháng đầu năm 2005, khi Trung Quốc đang trong thời kỳ vừa được xoá bỏ hạn ngạch, tăng trưởng cao đã đẩy các DN Việt Nam đến bờ vực tăng trưởng âm. Chỉ sau khi hàng dệt may Trung Quốc bị áp hạn ngạch trở lại đối với một số mặt hàng tăng trưởng quá nóng, hàng dệt may cùng loại của Việt Nam mới có cơ hội phục hồi. Còn nếu cạnh tranh trực diện với hàng Trung Quốc trong những mặt hàng thông thường và giá bán rẻ thì chắc chắn các DN Việt Nam sẽ không tránh khỏi thất bại. 3. Tác động của việc bãi bỏ chế độ hạn ngạch đến ngành dệt may. Sự kiện bãi bỏ hạn ngạch ngày 1/1/2005 đánh dấu một bước tiến quan trọng của xu thế tự do hoá thương mại quốc tế. Sự kiện này có tác động khác nhau đối với các quốc gia. Nó sẽ mở rộng giao dịch về hàng dệt may giữa các nước là thành viên WTO . Do Việt Nam đã dược EU,Canada dỡ bỏ việc áp dụng hạn ngạch hàng dệt may nên chỉ còn Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ còn áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam vào các nước đó. Điền này đã ảnh hưởng tới ngành dệt may Việt Nam: - Thứ nhất, khi bãi bỏ hạn ngạch, các nhà sản xuất Việt nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với những nước thành viên khổng lồ của WTO mà 13
  • 14. tiêu biểu là Trung Quốc. Khi đó giá các sản phẩm của Trung quốc sẽ giảm mạnh và yếu tố thời trang sẽ được khách hàng quan tâm nhiều hơn. Vì vậy nhà sản xuất nào kết hợp được hai yếu tố: Giao hàng nhanh với chi phí thấp sẽ có lợi thế. Các nhà nhập khẩu sẽ chọn nơi sản xuất nào họ có thể đặt hàng trọn gói, từ vải, thiết kế mẫu, dây kéo đến nhãn mác... Do đó nước nào phát triển được ngành công nghiệp dệt may với cơ cấu cân đối cả Dệt - May - Các ngành phụ trợ thì sẽ có nhiều lợi thế vì có thể đáp ứng các đơn hàng chủ động hơn, nhanh hơn. - Thứ hai, cùng với xu thế tự do hoá thương mại, sản xuất không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, địa phương nữa, việc lựa chọn địa điểm sản xuất ở đâu cần phải được xem xét cẩn thận hơn rất nhiều. Các nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với các quyết định về nguồn cung ứng đó là nên tự sản xuất hay mua ngoài nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất. Xu hướng chung của các quốc gia là sẽ sản xuất những mặt hàng nào có hiệu quả (lợi thế) hơn và nhập khẩu những mặt hàng nào mà việc sản xuất ở trong nước kém hiệu quả. Từ đó đặt ra vấn đề trong công tác tổ chức sản xuất là các doanh nghiệp nên hợp nhất theo chiều dọc việc sản xuất nguyên phụ liệu hay nên mua chúng từ những nhà cung ứng độc lập và cơ cấu sản xuất của ngành sẽ cần phải hoàn thiện theo chiến lược sản xuất ấy. - Thứ ba, khi chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ, các khách hàng sẽ không chia lẻ đơn hàng cho các nhà sản xuất nhỏ như trước nữa mà tìm đến với những doanh nghiệp lớn có qui mô từ 1000 lao động trở lên và có uy tín để đặt những đơn hàng lớn. Trong xu thế ấy, chỉ những doanh nghiệp nào có quan hệ bạn hàng tốt, hệ thống phân phối tốt, biết liên kết để nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trong quan hệ bạn hàng thì sẽ thắng còn những doanh nghiệp nhỏ lẻ, đơn độc sẽ khó tồn tại được. 14
  • 15. - Thứ tư, khi xoá bỏ hạn ngạch, sức ép về cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng, yêu cầu của khách hàng cũng khắt khe hơn. Do đó muốn đứng vững trong cạnh tranh thì tổ chức sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế, phải hoà nhập vào hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000. CHƯƠNG II CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY NƯỚC TA TRONG HỘI NHẬP WTO. I. Những nét cơ bản về tổ chức thương mại thế giới WTO. Lúc 17 giờ ngày 7.11.2006, tại Geneva Thụy Sĩ, chủ tịch đại hội đồng thế giới (WTO) Erik Glenne đã gõ búa chíng thức thông qua bộ hố sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Hai tiếng đồng hồ sau đó, Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển và tổng giám đốc WTO Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam . Chiều ngày 8/11/2006 với 444 phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 90,24% tổng số đại biểu, Quốc Hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Việt Nam được kết nạp trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới sau 11 năm đàm phán gian khổ và nhiều cam go, Việt Nam tiếp tục tiến bước trên con đường hội nhập và phát triển . Tổ chức Thương mại thế giới có trụ sở chính tại Giơnevơ Thụy Sĩ. Ngân sách của tổ chức là 169 triệu frans thụy Sĩ và có 600 nhân viên. Giám đốc là ông Pascal Lamy. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO ) 15
  • 16. được thành lập sau vòng Đàm phán Uruguay (1986-1994), và tất cả những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán . Nói một cách đơn giản, WTO là nơi đề ra những quy tắc thương mại giữa các quốc gia trên quy mô thế giới hoặc gần như toàn thế giới. Có nhiều cách nhìn nhận về tổ chức thương mại thế giới. Nó là tổ chức để tự do hóa thương mại , là diễn đàn để các chính phủ đàm phán các hiệp định thương mại , là nơi để họ giải quyết các tranh chấp thương mại. Nó điều hành hệ thống các quy tắc thương mại . Trước tiên, WTO là một khuôn khổ để đàm phán …WTO là diễn đàn, nơi các quốc gia thành viên thương lượng giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa họ. Các hoạt động mà WTO đang xúc tiến hiện nay chủ yếu xuất phát từ những cuộc đàm phán diễn ra từ năm 1986 đến 1994, mang tên vòng đàm phán Uruguay, và từ những cuộc đàm phán trước đó trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và Thương Mại (GATT) . Đối với những nước mà phải đối mặt với những rào cản trong thương mại và muốn hạ thấp những rào cản này, thì đàm phán giúp thúc đẩy tự do hóa thương mại. WTO không chỉ tập trung vào mục tiêu tự do hóa thương mại, trong một số trường hợp, WTO còn đề ra những quy định ủng hộ duy trì rào cản thương mại, ví dụ như trong trường hợp chống sự lây lan của dịch bệnh hay bảo vệ người tiêu dùng. Nòng cốt của tổ chức là các hiệp định WTO được phần lớn các quốc gia thương mại tham gia đàm phán và kí kết. Những văn bản này trở thành quy tắc quy tắc pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế và các quy tắc này, quy định này phải “minh bạch ” .  Những quy tắc của hệ thông thương mại phải đảm bảo : - Không phân biệt đối xử : không một nước nào được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình ( nghĩa là phải dành cho 16
  • 17. họ một cách công bằng quy chế “ đối xử tối huệ quốc ” hay còn gọi là quy chế MFN ), cũng như không được phân biệt đối xử giữa hàng hóa và dịch vụ ngoài nước ngoài. - Dành ưu đãi cho các nước kém phát triển. Cho họ một thời gian dài và linh động hơn , cùng một số đặc quyền thương mại . - Tự do hóa hơn trong thương mại, xóa bỏ rào cản thông qua con đường đàm phán . - Cạnh tranh hơn : hạn chế những biện pháp thương mại không lành mạnh như trợ cấp xuất khẩu , bán phá giá . - Dự đoán trứơc được phải đảm bảo cho các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài rằng sẽ không áp dụng một cách tùy tiện các rào cản thương mại , mức thuế quan và các cam kết mở cửa thị trường được “ràng buộc” tại WTO. II. Cam kết về hàng dệt may của VIỆT NAM với WTO. Xét về chính sách kinh tế vĩ mô, theo Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: đa số các cam kết đa phương trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là phù hợp với luật pháp và đường lối đổi mới của Việt Nam nên sẽ không gây ra biến động lớn. Bộ văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam, được Ban công tác phê chuẩn vào ngày 26/10/2006 (trước khi Đại hội đồng chính thức bỏ phiếu thông qua việc kết nạp chính thức Việt Nam vào 7/11). Theo bô trưởng Trương Đình Tuyển : “Gia nhập WTO là gửi ra bên ngoài một tín hiệu mạnh về quyết tâm đổi mới của ta. Đầu tư trong nước và nước ngoài nhiều khả năng sẽ tăng lên và tăng nhanh, qua đó tạo ra năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới. Đây là cơ hội rõ nhất mà việc gia nhập WTO tạo ra và được nhiều tổ chức quốc tế cũng như giới doanh nghiệp thừa nhận ”. Việt Nam đồng ý tuân 17
  • 18. thủ toàn bộ các hiệp định và các quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, do là nước đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên Việt Nam đã yêu cầu và WTO đã chấp nhận hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trợ cấp cho phi nông nghiệp, quyền kinh doanh, v.v. Cam kết của VIỆT NAM với WTO đối với Dệt may: các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO. Riêng trường hợp vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam.Cam kết cắt giảm thúê nhập khẩu trong đàm phán WTO cúa hàng dệt may: thuế suất MFN là 37,3% ; thuế xuất khi gia nhập 13,7%; thuế suất cuối cùng 13,7%; thời gian thực hiện là ngay sau khi gia nhập (thực tế đã thực hiện theo hiệp định dệt may với Mỹ và EU) . Trong quá khứ, các nước tiến hành các biện pháp nhập khẩu tràn lan. Từ năm 1974 cho đến trước vòng Uruguay, thương mại hàng dệt may được điều chỉnh bởi hiệp định Đa sợi (MFA). Theo hiệp định này, các nước (chủ yếu là các nước phát triển) có quyền thiết lập hạn ngạch hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may là trái với các nguyên tắc cơ bản của WTO. Chính vì vậy, tại vòng đàm phán Uruguay, các nước đang phát triển đã đấu tranh giành thắng lợi trong việc thiết lập Hiệp định Dệt may(ATC) dẫn tới loại bỏ hạn ngạch cũng như tất cả các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với hàng dệt may. Hiệp định ATC quy định rõ lịch 18
  • 19. trình loại bỏ hạn ngạch và hạn chế số lượng theo 4 giai đoạn cụ thể, bắt đầu vào năm 1995 và hoàn thành vào 31/12/2004. Để đảm bảo ATC được các nước thực hiện một cách nghiêm túc, WTO thiết lập hẳn một cơ quan giám sát hàng dệt. III . Cơ hội đối với thương mại hàng dệt may nước ta trong hội nhập WTO. Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, ông Lê Quốc Ân, khẳng định sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, ngành dệt may sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Cái được đầu tiên khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là ngành dệt may sẽ không bị áp dụng chế độ hạn ngạch đối với thị trường Mỹ. Ngành cũng sẽ được đối xử bình đẳng ở nhiều thị trường. Hạ tầng cơ sở và cả nguồn nhân lực cũng sẽ được cải thiện bởi dòng đầu tư sẽ đổ vào Việt Nam mạnh hơn, trong đó có dệt may. Ngay năm 2007, khi đã là thành viên của WTO ngành dệt may có cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng tại các thị trường thế giới. Hơn nữa xu hướng đầu tư chuyển dịch từ các nước công nghiệp mới như Nhật Bản , Hàn Quốc …sang những quốc gia phát triển, như Việt Nam sẽ mạnh mẽ lên khi Việt Nam là thành viên của WTO, khiến ngành dệt may có điều kiện phát triển hơn. Đầu tư nước ngoài vào dệt may tăng lên đáng kể, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng của ngành . Gia nhập WTO sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu khi không bị áp hạn ngạch. Giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp sẽ được bình đẳng với các nước và ngành 19
  • 20. Dệt may Việt Nam có điều kiện huy động tối đa năng lực thiết bị và tay nghề hiện có. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn 3, May Sài Gòn 2, Dệt Phong Phú, Dệt Thành Công, Dệt may Hà Nội, May Scavi, May An Phước, May 10, May 28… sẽ có cơ hội tiếp nhận các đơn hàng lớn. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Ngành Dệt May có đủ sức cạnh tranh và phát triển nếu trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, không cần ưu đãi. Với những điều kiện đó thì chắc chắn ngành Dệt May sẽ có 3 cái lợi là xuất khẩu không bị khống chế quota; một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường; được hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư. Nhưng xét cho cùng thì nguy cơ cạnh tranh trong một sân chơi không bình đẳng của doanh nghiệp dệt may thời hội nhập là có thật. Bởi hàng rào bảo vệ thị trường nội địa bằng thuế thu nhập sẽ giảm xuống tới mức tối đa (thuế nhập khẩu hiện hành 40% với vải và 50% với hàng may mặc, hàng rào này sẽ được giảm còn bình quân khoảng 15%). Bên cạnh đó, các rào cản của nước ngoài sẽ được dựng lên, như các vấn đề về môi trường, chống bán phá giá… Ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Thêu-Đan TP.HCM cũng nhận định: “Những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có những cơ hội rất lớn. Tức là họ có thể xuất hàng ra tất cả các thị trường trên thế giới. Ngược lại, tiến đến thương mại tự do theo đúng nghĩa, thì rõ ràng bây giờ họ cũng có những thách thức. Các nước nhập khẩu chỉ chấp nhận những 20
  • 21. doanh nghiệp nào, quốc gia nào xuất hàng sang họ với một giá bán hợp lý, kiểu dáng, mẫu mã phong phú. Đó là thách thức lớn nhất đối với chúng ta”. Kết thúc tháng 4/2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 600 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sau bốn tháng đầu năm đầu tiên khi chúng ta gia nhập WTO lên 2,19 tỷ USD. Như vậy, dệt may vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao và ổn định nhất từ đầu năm đến nay, trung bình đạt trên 550 triệu USD/ tháng. IV. Thách thức đối vơi thương mại hàng dệt may nước ta trong hội nhập WTO. Thứ nhất, khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam đang phải gặp phải đó chính là sự thiếu năng động và xông xáo trong việc tìm kiếm khách hàng và thị trường. Theo các chuyên gia CBI (tổ chức xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của chính phủ Hà Lan ), hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa tiếp xúc trực tiếp với với khách hàng mà phải qua trung gian.Điều này là do đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn giữ kiểu làm ăn “truyền thống ”, tức chỉ làm gia công hteo đơn đặt hàng từ nước thứ 3, chứ không tự mình tìm tới khách hàng để giành đơn hàng .Điều này sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vì sẽ bị thua cuộc trước những đối thủ cạnh tranh đầy năng động và xông xáo .Vì khi gia nhập WTO chúng ta buộc phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài . Thứ hai, thách thức tiếp theo với các doanh nghiệp Việt Nam là yếu kém trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu, thậm chí các doanh nghiệp không cần cả thương hiệu, chỉ cốt bán được hàng .Hậu quả là tuy chung ta xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhưng có ít người biết đến thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. 21
  • 22. Thứ ba, hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ không còn. Toàn bộ thuế nhập khẩu hiện nay (đối với sản phẩm may mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40%) sẽ phải giảm xuống mức thấp, khoảng từ 10-15%, là mức chung của các thành viên WTO. Như vậy, sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng dệt may nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa Thứ tư, khó khăn lớn đối với ngành dệt may hiện nay là để mất thị trường Mỹ. Để Quốc hội Mỹ chấp thuận thông qua việc áp dụng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam (PNTR), Chính phủ Mỹ đã cam kết sẽ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Có năm mặt hàng là “sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ ngủ, áo len ” đã năm trong “tầm ngắm ”. Phía Hoa Kỳ sẽ định kỳ thống kê 6 tháng một lần để làm cơ sổ điều tra, đó là một thực tế khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam.Nếu có những tình huống khẩn cấp xảy ra thì có thể cho phép áp dụng mức thuế sơ bộ có tính hồi tố và một khi việc bán phá giá xảy ra thì Bộ thương mại Mỹ sẽ tự tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm liên quan . Mặc dù chúng ta cho rằng, đây là việc làm không phù hợp với quy định của WTO song đó là thực tế mà chúng ta khó tránh khỏi. - Có thể liệt kê ra rất nhiều công ty đang sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam (trong đó có cả các công ty trong nước và đầu tư nước ngoài) bị đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng vì các nhà nhập khẩu lo ngại cơ chế chống bán phá giá sẽ gây rủi ro cho việc kinh doanh của họ. Cụ thể hiện nay, Công ty Việt - Mỹ và Công ty Đại Hoàng Gia tại các khu công nghiệp thuộc tỉnh Quảng Ngãi, một tỉnh nghèo tại miền trung Việt Nam - đang phải đóng cửa vì không còn đơn hàng. Điều đáng lo ngại là vì cơ chế này nên hiện nay các đơn hàng cho quý III và quý IV phía Mỹ đang rất dè dặt và chưa đặt hàng. Bên cạnh đó các nhà 22
  • 23. nhập khẩu như Nike, Adidas.. còn giảm các đơn hàng đã có kế hoạch đặt trước. - Việc giám sát này đang gây nên những thiệt hại to lớn chẳng những cho các nhà sản xuất Việt Nam, hàng triệu lao động Việt Nam mà còn gây thiệt thòi cho các nhà nhập khẩu và ngành công nghiệp bán lẻ của Mỹ với trên 15 triệu lao động. Hầu hết các nhà nhập khẩu Mỹ đã ngừng hoặc giảm đáng kể đơn đặt hàng cho 6 tháng cuối năm vì e ngại tính rủi ro của cơ chế giám sát. - Trước thực trạng trên, theo giới chuyên gia kinh tế cho rằng , nếu Mỹ áp dụng biện pháp chống bán phá giá với hàng dệt may Việt Nam thì tình hình còn tồi tệ hơn chính sách hạn ngạch . Bởi trước khi áp dụng chính sách hạn ngạch , bên cạnh mặt tiêu cực làm hạn chế xuất khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam còn có mặt tích cực là làm giảm thiểu tối đa khả năng bị áp dụng các rào cản thương mại – trong đó có chống bán phá giá vì sản xuất nội địa của nước nhập khẩu bị giới hạn bởi một lượng quota nhất định. Nay khi cơ chế này mất đi, sẽ có ảnh hưởng tất yếu theo chiều hướng ngược lại .Cứ theo quy chế này thì bất cứ lúc nào phía Mỹ cũng có thể áp mức thuế cao để ngăn chặn hàng dệt may Việt Nam .Như vậy các doanh nghiệp luôn ở trạng thái bất an.Thực tế một số nhà nhập khẩu Mỹ đang muốn chuyển đơn hàng sang nước khác. Điều này là đáng lo ngại do 70% hàng dệt may VN là xuất khẩu sang Mỹ . - Tất cả các nhà nhập khẩu Mỹ cho rằng việc áp dụng biện pháp này sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ, bởi họ không thể lường trước được khi nào sẽ bị tăng thuế. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà nhập khẩu Mỹ sẽ quay lưng lại với hàng dệt may Việt Nam và Theo ông Ân, nhiều nhà nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam ở Mỹ đang chuyển hướng đầu tư và đơn hàng sang các nước khác. "Theo dự báo trước đây, 23
  • 24. kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng 15-20%/năm, nhưng nếu Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thì mức tăng chỉ còn khoảng 5- 7%/năm" - Hiện ngành dệt may có khoảng 2 triệu lao động đang làm việc và việc Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may sẽ gây khó khăn cho người lao động. Theo ông Lê Quốc Ân, có thể số lao động ngành dệt may chưa bị giảm đi trong năm 2007 vì Mỹ mới bắt đầu áp dụng chế độ theo dõi này, nhưng từ năm 2008 trở đi, mức độ ảnh hưởng sẽ tăng cao. Thứ năm, thuế nhập khẩu hàng dệt may đã cắt giảm ngay ở mức tương đối lớn, điều này sẽ dẫn tới một số thay đổi trong thị trường nội địa. Các DN nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Nhưng trong thời gian tới, nếu ngành dệt may VN không tích cực đầu tư làm chủ khâu nguyên liệu và thiết kế mẫu mã thì lợi thế cạnh tranh sẽ kém dần đi. Tháng 1-2007, thuế nhập khẩu hàng dệt may đã cắt giảm ở mức tương đối lớn. Cụ thể, thuế suất thuế nhập khẩu nhóm hàng xơ, sợi giảm từ 20% xuống còn 5%; nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12% và đặc biệt, nhóm hàng may sẵn giảm từ 50% xuống còn 20%. Điều này sẽ tạo ra những thay đổi lớn ở thị trường nội địa. Đó là những tổ hợp các công ty nhỏ trong lĩnh vực dệt sẽ rất khó khăn và việc đóng cửa hàng loạt doanh nghiệp trong ngành là hoàn toàn có thể. Đặc biệt, với nhóm quần áo và đồ may sẵn, việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu là cơ hội để các thương hiệu quần áo may sẵn đẩy mạnh hoạt động tại thị trường Việt Nam. Theo phân tích từ Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cho thấy, vấn đề mấu 24
  • 25. chốt trong cuộc cạnh tranh này là kênh phân phối và thương hiệu, vốn là những lĩnh vực yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả cuộc cạnh tranh là gì? Là các thương hiệu may sẵn của Việt Nam sẽ nhường chỗ cho các thương hiệu nước ngoài và sự sụt giảm lượng khách đáng kể tại các nhà may do nhu cầu sử dụng hàng hiệu giá rẻ tăng cao. Thứ sáu, hàng dệt may VN sẽ bị cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa bởi hàng Trung Quốc (TQ), Ấn Độ và Pakistan sau khi thuế nhập khẩu 50% đối với hàng may mặc và 40% đối với vải được giảm xuống 10-15% đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào thế bất lợi ngay trên sân nhà . Hệ thống các công ty bán lẻ của nước ngoài với tiềm lực lớn về vốn và kinh nghiệm sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty bán lẻ của VN, ảnh hưởng cả đến hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống của doanh nghiệp (DN). Thứ bảy, Việc bỏ quota vào thị trường Mỹ là một thuận lợi nhưng thị trường Mỹ từ lâu đã được chia phần. Nếu tính theo sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2005 thì Trung Quốc chiếm 26% thị phần, Ấn Độ 5%, Pakistan 4,5%, Việt Nam chỉ chiếm 1,7% thị phần. Khả năng mở rộng thị phần sẽ gặp nhiều khó khăn vì ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là làm gia công, trong khi khách hàng Mỹ chỉ muốn doanh nghiệp xuất theo giá FOB. Như vậy, trước mắt sẽ có nhiều khó khăn. Việt Nam chỉ có khả năng xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ làm gia công. Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu. Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất: bông là 90%, xơ sợi tổng 25
  • 26. hợp nhập gần 100%, hóa chất thuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần 100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụ liệu may khoảng 50%. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành sang Mỹ - cho dù có bỏ quota - ước cũng chỉ tăng tối đa khoảng 8-10% mỗi năm. Sau năm 2008, khi TQ không còn bị khống chế bằng biện pháp tự vệ đặc biệt của Mỹ và châu Âu như hiện tại, có khả năng xuất khẩu hàng dệt may VN sẽ bị giảm do cạnh tranh bởi hàng TQ. Khi bỏ quota thì có thể nói sẽ diễn ra mấy khuynh hướng sau: Thứ nhất, tăng trưởng quá mức, tăng trưởng quá mức như vậy có khi phải giảm giá, nếu giá giảm làm cho nhà sản xuất dệt may Hoa Kỳ có ý kiến, khi có ý kiến thì dễ dàng bị điều tra chống bán phá giá, và điều tất yếu xảy ra là mặc dù họ chưa đưa ra kết luận nhưng mà chỉ công bố điều tra thì nhà nhập khẩu sẽ sợ và dẫn đến bỏ nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, chúng ta phải làm thế nào để vẫn thúc đẩy sự tăng trưởng vì đó là nhiệm vụ của chúng ta. Thứ hai, đó là doanh nghiệp để bán được nhiều sản phẩm có khi hạ giá xuống, lúc đó sẽ dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp và giảm lương người lao động nhưng khi hạ giá lại cạnh tranh với hàng của Hoa Kỳ sản xuất trong nước. Như vậy, có nguy cơ người ta điều tra về bán phá giá có khi chúng ta không bán phá giá nhưng cũng có tiếng xấu. Một mặt khác mẫu mã của hàng dệt may Việt Nam không đa dạng , nghèo nàn , chưa có sự thay đổi kịp thời để nhanh chóng nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng là điểm yếu khá lớn của các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam.Vấn đè nay đang được xem là khó khăn rất lớn của các sản phẩm may mặc Việt Nam. Khi gia nhập WTO hàng hóa may mặc của các nước 26
  • 27. với mẫu mã đa dạng phong phú , sẽ tràn vào Việt Nam, đây là một thách thức lớn với các doanh nghiệp của chúng ta. Trong những tháng đầu năm khi chúng ta gia nhập WTO tính đến tháng 4 năm 2007 mức độ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU, thậm chí tới mức báo động ở một số thị trường lớn như Anh, Đức, Pháp, đã làm cho giới chuyên môn lo ngại mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2007 sẽ khó khăn để đạt được. Một số chủng loại hàng dệt may trước đây vốn là thế mạnh chủ lực của Việt Nam sang thị trường Mỹ nhưng nay cũng giảm tới 30-40%. Thực trạng này đã làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài đứng trước nguy cơ thiếu đơn hàng khó vượt qua nếu không có những giải pháp quyết liệt ngay từ bây giờ. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong quý 1, năm 2007 này xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng thị trường Đức đã giảm tới 27,3%, Anh giảm 26% và Pháp giảm 20%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của tình trạng này là do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của hàng dệt may Trung Quốc có giá rẻ và mẫu mã phong phú hơn. Bên cạnh đó việc Trung Quốc đã được dỡ bỏ hạn ngạch vào các thị trường trong khi Việt Nam vẫn phải chịu hạn ngạch cũng là rào cản lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tại thị trường EU, hàng dệt may Việt Nam đã được bãi bỏ hạn ngạch, nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng không tăng như dự báo ban đầu bởi Việt Nam vẫn bị áp đặt thuế nhập khẩu lên tới 12%. 27
  • 28. Xét về yếu tố chủ quan, với những điểm yếu cố hữu như sức cạnh tranh yếu, khả năng đáp ứng đơn hàng chậm, mẫu mã đơn giản, nguyên phụ liệu phải nhập khẩu nhiều, các doanh nghiệp Việt Nam khó lòng có thể cạnh tranh được với ngay cả hàng dệt may của một số nước trong khu vực như Inđônêxia, Lào, Campuchia - những nước được Mỹ, Eu xem xét bãi bỏ thuế nhập khẩu. Một nguyên nhân nữa làm kim ngạch xuất khẩu của ngành giảm sút là cung cách điều hành hạn ngạch của các cơ quan quản lý còn khá chậm chạp, thiếu linh hoạt. Điển hình là quy chế chuyển nhượng hạn ngạch vào Mỹ đã được Thủ tướng thông qua từ tháng 2 nhưng tới đầu tháng 4 mới được liên Bộ Thương mại, Công nghiệp ban hành, làm nhiều doanh nghiệp bị lỡ cơ hội giành được đơn hàng. 28
  • 29. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG CÁC CƠ HỘI VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG THÁCH THỨC. I. Mục tiêu , phương hướng phát triển của thương mại hàng dệt may Việt Nam. 1. Mục tiêu. Nói chung, dệt may là ngành đã đạt được hại mục tiêu quan trọng mà Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, tăng cường xuất khẩu và thu hút ngoại tệ mạnh và hiện đang là một trong hai ngành đạt được kim ngạch xuất khẩu lớn trong vòng nhiều năm (chỉ sau ngành dầu khí ), hai là taqọ công ăn việc là cho hàng triệu lao động ,thu hút thêm hàng vạn lao động mỗi năm. Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010: 8.000 đến 9.000 triệu đô la Mỹ. Dệt may Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 trở thành tập đoàn đa sở hữu hàng đầu về quy mô SX-KD lẫn năng lực cạnh tranh sản phẩm trong khu vực Đông Nam Á: Xây dựng được một số thương hiệu sản phẩm hàng đầu trong khu vực; phát triển hệ thống bán lẻ phủ kín cả nước; XK đạt 2,5 tỉ USD, thu hút khoảng 150.000 lao động. “Top 10 ” trong số các nước xuất khẩu dệt may trên thế giớ đang là mục tiêu hướng tới của ngành dệt may Việt Nam.Với kinm ngạch XK năm 2006 đạt 5,8 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm trước Việt Nam được xếp 29
  • 30. hạng 16/153 nước xuất khẩu dệt may trên thế giới. Đây là nền tảng để ngành dệt may Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2007 và những năm tiếp theo. Đầu tàu để đưa Việt Nam lên hạng, thay đổi bản đồ xuất khẩu trong bối cảnh cạnh tranh là Vinatex . Đó là chỉ đạo của thứ trưởng thường trực bộ công nghiệp Bùi Xuân Khu trong hội nghị tổng kết của ngành vừa qua. Dệt may sẽ trở thành một tập đoàn mạnh mang thương hiệu quốc gia mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần . Chiến lược tăng tốc dệt may chắc chắn sẽ bị chậm lại một khi nguồn vốn ưu đãi và chính sách hỗ trợ của Nhà nước không còn. Nhưng không còn cách nào khác, DN dệt may phải tự mình cố gắng vươn lên để tồn tại. Năm 2007 , năm đầu tiên gia nhập WTO , ngành dệt may đã đặt mục tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 7,374 tỷ USD tăng khoảng 27% so với năm 2006 . Đó là một mục tiêu không quá cao so với những gì mà ngành dệt may đã đạt được năm 2006, tuy nhiên nếu nhìn vào những thách thức thì đó là mục tiêu không dễ dàng đạt được. Kế hoạch năm 2007 tập đoàn dệt may Việt Nam sẽ cổ phần hóa xong các đơn vị thành viên và năm 2008 tiến hành kế hoạch hóa tập đoàn. Tập đoàn cũng kiến nghị Bộ CN cho phếp được đảy mạnh cổ phần hóa tổng công ty từ 2007 để chống lại nguy cơ bị kỳ thị bởi đối tác nưứoc ngoài. Hiện Việt Nam được xếp hạng 16/153 nước xuất khẩu dệt may . 2. Phương hướng . -Về cơ cấu ngành: Những năm qua ngành dệt may chỉ phát triển mạnh về lĩnh vực may mặc do lĩnh vực này cần ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh; còn lĩnh vực dệt phát triển chưa tương xứng cả về qui mô, trình độ, năng lực cạnh tranh rất thấp không đáp ứng được nhu cầu của ngành may; đặc biệt là công nghiệp phụ trợ còn rất nhỏ bé có thể nói là rất yếu không đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành: nguyên phụ liệu phải nhập 30
  • 31. khẩu từ 70- 80%. Vì vậy ngành Dệt - May chỉ thiên về làm gia công giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế thấp. Xu thế phân tích đã chỉ rõ cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp dệt và công nghiệp phụ trợ để tạo ra ngành có cơ cấu Dệt - May - công nghiệp phụ trợ cân đối và tăng tính chủ động cũng như hiệu quả trong phát triển ngành. Thực tế những năm qua đã cho thấy việc mua ngoài nguyên phụ liệu có ưu điểm là tạo được sự linh hoạt nhờ có thể chuyển đổi các nhà cung ứng để chọn nguồn nguyên liệu giá rẻ và giảm được những rủi ro khi quá trình kinh doanh không thuận lợi. Nhưng mặt hạn chế lớn đó là làm tăng tính phụ thuộc vào các nhà cung cấp, nên rất dễ bị ép giá và hạn chế sự chủ động trong sản xuất, đáp ứng đơn hàng. Vì vậy nếu có khả năng thì cần chuyên nghiệp hoá các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phụ trợ và phát triển quan hệ trao đổi mua bán nguyên liệu giữa các doanh nghiệp dệt và may trong vùng, trong nước, trong khu vực để giảm áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, đồng thời tăng tính chủ động và tạo động lực để phát triển cả hai ngành dệt và may. - Về qui mô : Trong tương lai khách hàng có xu hướng tìm đến những nhà sản xuất lớn có nguồn cung ổn định, thời hạn giao hàng nhanh thì rõ ràng các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp cận các khách hàng lớn dễ hơn, còn những doanh nghiệp có qui mô sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh thấp sẽ vô cùng bất lợi. Điều này sẽ đặt ra yêu cầu thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước phải đi theo xu thế hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ để hình thành những tập đoàn sản xuất lớn có sức mạnh cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp đầu đàn sẽ trở thành những đầu mối, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ bằng cách thu hút các doanh nghiệp nhỏ làm vệ tinh hoặc nhận sát nhập các doanh nghiệp nhỏ để củng cố, hay thành lập các công ty cổ phần... 31
  • 32. - Vấn đề chuyên môn hoá sản xuất: Để mở rộng khả năng hợp tác giữa các nhà sản xuất cũng như khả năng hoàn thiện sản phẩm đòi hỏi các nhà sản xuất phải đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. Mỗi doanh nghiệp cần đi sâu làm chủ một vài công nghệ, từ đó định hướng đầu tư những máy móc chuyên dùng để tập trung sản xuất chuyên sâu theo từng nhóm sản phẩm: sợi, dệt, riêng khâu may mặc nên chuyên môn hoá hẹp hơn theo các sản phẩm như: sản phẩm quần âu, áo sơ mi, quần áo trẻ em, quần áo thể thao... - Để giữ vững thị trường truyền thống và tìm kiếm thị trường mới nhằm tăng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chúng ta cần tập trung giải quyết vấn đề: Trong khâu tạo mẫu mốt ,nhãn hiệu hàng hóa cần phải được cải thiện nhằm khắc phục tình trạng các mốt ,nhãn mác sản phẩm hiện nay đều do các đối tác nước ngoài cung cấp. Hơn nữa ngyên phụ liệu cung cấp cho ngành dệt may chủ yếu phải nhập từ nước ngoài, vì vậy tính thời trang, tính nhanh nhậy và khả năng tiếp cận thị trường nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng của các doanh nghiệp dệt may vẫn còn yếu .Các doanh nghiệp cần giải quyết được khâu này thì việc giữ vững thị trường truyền thống và tìm kiếm mở rộng thị trường mới không phải là quá khó đối với doanh nghiệp Việt Nam . Tình hình rất khó khăn đối với các doanh nghiệp VN, doanh nghiệp muốn giá cao nhưng thực tiễn VN luôn lép về giá cả. Cần quản lý giá, song phải quản lý như thế nào, dựa vào đâu để xác định gía bình quân. Bên cạnh đó phải áp dụng phương pháp quản lý nhanh: tham lhảo nhanh thông tin, thông báo, cảnh báo, giản tiện các thủ tục hành chính .Các ý kiến của hầu hết các doanh nghiệp đều tán thành việc tiếp tục các biện pháp quản lý như áp dụng giấy chứng nhận xuất khẩu E/C thay cho visa, cấp giấy C/O from B, đồng ý biện pháp quản lý giá bình quân tối thiểu . 32
  • 33. Theo quan điểm của bộ, của ban dệt may là không làm thay doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải biết chuyển mục đích của mình thành ý chí DN . Bộ không đưa giá tối thiểu mà cung cấp thông tin về giá , đưa ra khuyến cáo không nên bán thấp hơn để các DN định hướng đưa ra chào giá, đồng thời cảnh báo các DN bán giá mức thấp hơn mức an toàn . Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng không quên cảnh báo các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp đang hưởng các chính sách ưu đãi khi xây dựng giá thành đừng bỏ ngoài những chi phí mà trước giờ đang được ưu đãi như thuế thu nhập, thuế đất … II. Giải pháp cho thương mại hàng dệt may Việt Nam. “Bắt mạch” được những khó khăn của ngành dệt may phái đối mặt thì bước tiếp theo chính là việc đưa ra các giải pháp thực hiện, cụ thể như sau: 1. Theo các nhà hoạch định chiến lược điều quan trọng nhất đôí với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là phải thay đổi nhận thức.Các doanh nghiệp cần biết rằng , trong cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, thị trường phải là nơi xuất phát của quá trình sản xuất kinh doanh, lây nhu cầu đòi hỏi của thị trường để định hướng hoạt động và thường xuyên bám sát nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất, cả về số lượng và chất lượng. Muốn đạt được điều này, bên cạnh việc làm hàng gia công xuất khẩu qua trung gian các doanh nghiệp trong ngành cần tích cực đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp (FBO) và hướng vào thị trường nội địa. Đồng thời các doanh nghiệp cần mạnh dạn coi thị trường như là một phần tài sản cố định, thường xuyên được đầu tư chuyên sâu, đổi mới . 2. Để chủ động hội nhập thành công ,các doanh nghiệp cần chú trọng đến chiến lược xây dựng uy tín thương hiệu .Trong đó muốn tạo dựng uy tín với khách hàng thì sản phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng cao, chủng loại phong phú, mẫu mã đẹp. Các doanh nghiệp cần xem 33
  • 34. thương hiệu như tài sản, tiền bạc quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những sách lược hợp lý nhằm đảm bảo cho thương hiệu tính pháp lý trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Thực tế cho thấy để xây dựng một thương hiệu, các doanh nghiệp phải chi phí hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu USD mỗi năm để quảng bá thương hiệu. Nhưng do chểnh mảng , doanh nghiệp có thể bị lấy mất thương hiệu mà muốn lấy lại thương hiệu phải tốn không ít tiền bạc cho những tranh chấp pháp lý . Hiện một số thương hiệu dệt may Việt Nam đã đăng ký và tạo ấn tượng trên thị trường XK và tiêu dùng nội địa như Vee Sendy (Việt Tiến ) ,Novelty( Nhà Bè), Pharaon(May 10)…. Thị trường XK dệt may cũng được điều chỉnh giảm bớt những biến động từ những rào cản .Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại sang các thị trường truyền thống và thị trường mới để giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ (chiếm dưới 50% ), tăng thị trường EU, Nhật lên 40% . 3. Theo thứ trưởng Bộ Công Nghiệp ông Bùi Xuân Khu cho rằng năm 2007 ngành dệt may phải đẩy mạnh công tác đầu tư , “Nguồn vốn đầu tư phải đa dạng và đa sở hữu., tăng tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng trong sản phẩm XK bằng các giải pháp liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư chiến lược quốc tế trong lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu ,tập trung vào thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu cho từng doanh nghiệp và cho cả quốc gia . 4. Vấn đề phòng ngự từ xa để đối phó với các rào cản thương mại phải được chú ý đặc biệt. Đồng thời phải nghiên cứu, năm vững và vận dụng tốt luật lệ, tập quán buôn bán quốc tế. Hạn chế tới mức thấp nhất việc vi phạm, như bán phá giá, các quy định về nhãn mác, xuất xứ… Theo ông Lê quốc Ân ( Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam), có thể hạn chế tình huống xấu xảy ra nếu có sự hợp tác chặt 34
  • 35. chẽ giữa các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiêm soát chống chuyển tải hàng dệt may bất hợp pháp sang Hoa Kỳ, giám sát và quản lý giá bình quân, không để giá bị giảm đột ngột. Hạn chế xuất khẩu các lô hàng đơn giản, đẳng cấp thấp và giá quá thấp. Các doanh nghiệp phải nói “không ” với việc chuyển tải bất hợp pháp , gia công tái xuất các lô hàng không đúng theo quy chế C/O (giấy chứng nhận xuất xứ ) của Hoa Kỳ. Kiện toàn lại hệ thống sổ sách liên quan đến lý lịch và chi phí đầu vào của lô hàng xuất khẩu. Riêng hiệp hội và các bộ ngành liên quan cần có biện pháp giám sát, tổng hợp số liệu kịp thời của nhốm hàng nhạy cảm mà Hoa Kỳ đặt trong cơ chế giám sát.Việc Hoa Kỳ đang xây dựng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam, để hạn chế những tình huống xấu có thể xảy ra các doanh nghiệp dệt may cần có sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát chông chuyển tải những hàng dệt may bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, giám sát và quản lý giá bình quân, tổng hợp kịp thời số liệu 5 nhóm mặt hàng nhảy cảm đặt trong cơ chế giám sát của Hoa Kỳ.Mặt khác các doanh nghiệp không nên quá tập trung vào thị trường Mỹ mà phải tích cực khai thác thêm nhiều thị trường mới . 5. Tiếp nữa để không bị lấn ép trên “sân nhà” ngành dệt may cũng nên xác định thị trường nội địa đang chiếm tới 60% doanh số của ngành dệt và khoảng 30% doanh số ngành may. Các doanh nghiệp nếu tận dụng được lợi thế sân nhà, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng trong nước và xây dựng những tập đoàn dệt may lớn, phân chia đầu tư thích đáng vào từng lĩnh vực như: thiết kế sản phẩm. Có mạng lưới phân phối trong nước và xuyên quốc gia tốt .. chắc chắn thị trường trong nước không bị thu hẹp thị phần mà thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam còn được quảng bá rộng rải trên thế giới . 35
  • 36. 6. Ngành dệt may cần tăng cường sức cạnh tranh, tập trung vào sản phẩm có giá trị , hàm lượng công nghệ cao để tránh nguy cơ chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Ngành dệt may cũng phải đầu tư đẻ chiếm lĩnh thị trường nội địa trước khi hệ thống bán lẻ nước ngoài xâm nhập. Tuy vậy cần có những cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa tập đoàn dệt may và các tỉnh thành. Xây dựng ở miền Trung thành trung tâm dệt may của cả nước. Thiết lập trung tâm nguyên phụ liệu chủ động nguồn nguyên liệu . Trước thực tế đó, Hiệp hội dệt may đã định hướng các DN phải sản xuất những sản phẩm chất lượng và giá trị gia tăng cao, để tránh cạnh tranh trực diện với ngành dệt may khổng lồ của Trung Quốc, đây là giải pháp chủ lực để các DN tìm ra lối đi riêng an toàn hơn. Song như thừa nhận của ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội thì trên thực tế việc thực hiện còn rất chậm chạp. Một ví dụ để DN Việt Nam có thể tham khảo, đó là Đài Loan, khi các DN của Đài Loan khó có thể đương đầu được với các DN ngành dệt khổng lồ của Trung Quốc, họ đã tìm ra những mặt hàng độc đáo để đầu tư cho sản xuất và tìm thị trường, đó là những sản phẩm có tính năng khác biệt cao, sản lượng thấp những giá bán cao hơn hẳn các mặt hàng phổ biến. Việt Nam phải chọn đi theo hướng đó, sản xuất các mặt hàng riêng biệt, độc đáo để chiếm một thị phần ổn định và có khách hàng riêng 7. Để tồn tại, DN tùy theo thế mạnh phải xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Chiến lược đó phải bao gồm: sản phẩm chủ lực, thị phần chủ lực và các giải pháp quản lý nguồn lực hợp lý để thực hiện cho được chiến lược đó. DN cũng phải tăng năng suất lao động và nghiên cứu các sản phẩm có tính khác biệt cao để tăng khả năng cạnh tranh.. Tiến sĩ David Luff, luật gia quốc tế khẳng định, khi tổ chức chiến 36
  • 37. lược tiếp thị, các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam nên xem xét các vấn đề, như kiểm tra các tiêu chuẩn để được công nhận và hưởng đối xử theo tư cách nền kinh tế thị trường và chuẩn bị trước hồ sơ theo hướng này. “Cũng cần phải tiến hành đối thoại công, tư trong trường hợp ràng buộc, bởi những biện pháp nhất định của Chính phủ, khiến họ không đủ điều kiện được hưởng đối xử theo tư cách nền kinh tế thị trường” 8. . Trước sức ép cạnh tranh, ngành Dệt đã tính đến việc đa dạng hoá thị trường theo hướng ‘’năng nhặt chặt bị’’, không tập trung quá nhiều vào một thị trường. Chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu ngay tại thị trường nội địa. Và tiếp tục vận động chính quyền Mỹ sớm chấm dứt chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành Dệt May Việt Nam, cũng như áp dụng biện pháp chống bán phá giá... 9. Đồng thời, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng đã bàn thảo một số kế hoạch để bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội để thành công như: Tiến hành quảng bá thương hiệu, xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ cập nhật thông tin thị trường và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa các đơn vị, tổ chức; bảo vệ quyền lợi hội viên, đặc biệt là trong điều kiện các nước nhập khẩu đưa ra các hàng rào bảo hộ. Nhưng nhiệm vụ trước mắt là cần nhanh chóng hình thành và đưa vào hoạt động trung tâm nguyên phụ liệu để cung ứng nguyên phụ liệu và thiết kế mẫu mốt cho khách hàng. Nhằm thúc đẩy trung tâm nguyên phụ liệu nhanh chóng hoạt động ổn định, trong tháng 4/2007, Hiệp hội sẽ tổ chức Hội chợ triển lãm nguyên phụ liệu dệt may quốc tế tại TP.HCM. Song song đó, để tránh bị tồn đọng quota trong 2 tháng cuối năm, Ban điều hành dệt may và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề nghị các doanh 37
  • 38. nghiệp đang có hạn ngạch ký quỹ phải đăng ký số lượng hàng xuất khẩu, tên khách hàng, tên hợp đồng, ngày giao hàng… với Ban điều hành trong những ngày đầu tiên của tháng 11/2006. Các doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng trên 90% số lượng đăng ký lại, nếu không sẽ phải chấp nhận hình thức chế tài nặng hơn từ cơ quan quản lý (có thể không được xuất khẩu sang Mỹ trong quý 1/2007). Sau đó, Ban điều hành dệt may sẽ thông báo công khai lượng hạn ngạch còn lại và cấp visa tự động cho tất cả doanh nghiệp 10. Quy mô sản xuất lớn, thiết bị hiện đại, đủ khả năng đảm đương các đơn hàng lớn có giá trị cao. Mặt khác, tích cực trong việc xây dựng hình ảnh dệt may VN hướng về thời trang, như là giải pháp chính để tăng sức cạnh tranh của toàn ngành so với các nước cạnh tranh khổng lồ khác như Trung Quốc, Ấn Độ. Tập trung ưu tiên phát triển sản xuất một số mặt hàng chủ lực, thông dụng, có yêu cầu số lượng cao ở các doanh nghiệp may xuất khẩu như vải bông, bông pha để may áo, may quần, vải dùng trong gia đình; Chọn khâu nhuộm, hoàn tất là khâu then chốt để thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng, đẳng cấp mặt hàng III. Tạo lập điều kiện cần thiết để thực hiện những giải pháp. 1. Điều kiện vĩ mô. a. Chính phủ. Khai thác triệt để những lợi thế và chủ động vượt qua những thách thức khi gia nhập WTO là tiền đề quan trọng trong việc hội nhập thị trường toàn cầu, dần thích nghi và bắt kịp tồ độ phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới. Trước hết nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành những cam kết và thõa thuận theo hiệp định thưưong mại song phương, đa phương và theo quy 38
  • 39. chế WTO đề ra. Bên cạnh đó cũng cần đẩy nhanh quá trình tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa DNNN, chuẩn bị đầy đủ tiềm lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu. Đồng thời nhà nước còn cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, chuẩn bị cho quá trình tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ -kỹ thuật, những công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quản lý để đáp ứng yêu cầu của bộ máy quản lý đa năng và chuyên nghiệp hóa sau này . Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đàm phán mạnh mẽ với Mỹ để nới rộng hạn ngạch, giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam, để doanh nghiệp có thể cạnh tranh bình đẳng với các nước khác. Chúng ta khẳng định rằng Việt Nam nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết quốc tế và trên thực tế Việt Nam không có khả năng bán phá giá hàng dệt may nói riêng và các mặt hàng khác nói chung sang thị trường các nước. Thủ tướng chính phủ đã hủy Quyết định số 55 –TTg về phát triển ngành dệt may đến năm 2010 (trong đó có một số biện pháp hỗ trợ cho ngành dệt may ). Theo các doanh nghiệp trong ngành dệt may, không thể hiện bằng tiền, nhưng đẩy mạnh hỗ trợ thông qua thông tin thị trường, tư vấn, huấn luyện và tạo môi trường kinh doanh tốt cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ hoàn toàn không vi phạm các cam kết WTO, đồng thời lại rất hữu hiệu cho doanh nghiệp b.Bộ thương mại và các bộ có liên quan : Theo TTXVN, các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế và nhiều doanh nghiệp nhận định: việc Bộ Thương mại cấp giấy phép xuất khẩu cho hàng dệt may xuất sang Hoa Kỳ, được áp dụng từ 15/3/2007 không gây bất kỳ phiền hà nào và không hạn chế số lượng xuất khẩu của doanh nghiệp. 39
  • 40. Bộ thương mại ,Bộ Công nghiệp sau khi ý kiến chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ đã quyết định áp dụng cơ chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ theo hướng giám sát mà phía Hoa Kỳ dự kiến giám sát. Để giảm các lô hàng giản đơn có giá thấp, quản lý tốt quá trình tăng trưởng xuất khẩu. Liên Bộ sẽ tổng hợp và hiệp thương hướng dẫn các doanh nghiệp và hiệp hội dệt may Việt Nam để xử lý các trường hợp cụ thể . Trong nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Thanh, Trưởng Ban Dệt May của Bộ Thương mại cho biết trong tháng 5 năm 2007 Bộ sẽ phân hạn ngạch theo liên kết chuỗi, sớm 2 tháng so với quy định, đồng thời đẩy nhanh những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ban, đưa địa chỉ e-mail của các thành viên trong Ban lên mạng để các doanh nghiệp thuận tiện trao đổi thông tin, cũng như giải đáp kịp thời những thắc mắc của doanh nghiệp 2. Điều kiện vi mô. Về phía các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng tiếp cận thị trường toàn cầu, trong đó hiểu sâu sắc và nghiêm túc thực hiện những quy chế trong kinh doanh thương mại quốc tế, những vấn đề bản quyền, tiêu chuẩn, chất lượng, quy địnhchống bán phá giá … Cũng cần chuẩn bị tốt nguồn lực với trình độ cao, nhằm tiếp thu những công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tăng dịch vụ sau bán . Đặc biệt các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình chữ tín trong kinh doanh. Xây dưng những thương hiệu mạnh không những chỉ có tiếng ở Việt nam mà cón có uy tiến trên thị trường. Vì hiện nay hàng dệt may chúng ta xuất khẩu vẫn chủ yếu qua các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như các thương hiệu của Đức… 40
  • 41. Trong thời gian tới các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường lớn, nhất là thị trường EU và thị trường Mỹ vì vậy vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay là phải tự vạch ra cho mình chiến lược sản xuất và xuất khẩu phù hợp với từng thị trường cụ thể. Bên cạnh những giải pháp đã và đang thực hiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm như tăng năng suất lao động, kiểm soát chi phí, giảm giá thành, tăng cường hợp tác các chuỗi liên kết, đổi mới công tác tiếp thị sản phẩm, các doanh nghiệp phải tự tìm ra được những "thị trường ngách", "thị trường khe", tận dụng lợi thế từ những đơn hàng nhỏ mà các đối thủ cạnh tranh không quan tâm đến. "Giành được nhiều đơn hàng nhỏ, nhưng có giá trị gia tăng lớn, ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu". Các doanh nghiệp dệt may đã có đề nghị các bộ, ngành cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện nhanh gọn các thủ tục liên quan tới quản lý hạn ngạch, quản lý xuất nhập khẩu và thuế quan. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, trong thời gian tới Hiệp hội Dệt may sẽ tiếp tục cập nhật tình hình thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại thông qua việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ thương mại quốc tế, tổ chức thành lập trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu dệt may tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, liên kết đào tạo nguồn nhân lực, nhằm nâng cao chất lượng lao đong trong ngành. Theo Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Cách khả quan nhất là doanh nghiệp phải cùng nhau thoả thuận, biến định hướng của Chính phủ thành ý chí của doanh nghiệp. Ý chí của doanh nghiệp là không xuất khẩu những mặt hàng có giá thấp, quyết tâm không chuyển tải, nếu 41
  • 42. chuyển tải thì phải bị phạt nặng và có thể tiếp tục cấp giấy phép lưu động kết hợp với cấp C/O (Chính sách về xuất xứ hàng hoá) để quản lý. KẾT LUẬN Gia nhập WTO có nghĩa là được quyền tiếp cận tới thị trường của tất cả các thành viên khác trên cơ sở đối xử MFN.Thương mại hàng dệt may sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xuất nhập khẩu, có cơ hội nhận được các đơn hàng lớn, không bị hạn ngạch trong xuất khẩu… tuy nhiên khó khăn thì cũng không phải là nhỏ. Và trong những tháng đầu năm 2007, năm đầu tiên chúng ta gia nhập WTO những cơ hội và thách thức này đã được thể hiện rất rõ.Vì vậy các doanh nghiệp nói riêng và chính phủ nói chung cần và đã đưa ra rất nhiều giải pháp, tạo lập các điều kiện cần thiết để tận dụng các cơ hội, khắc phục những thách thức. Để công cuộc hội nhập thế giới của chúng ta thực sự có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế đất nước nói chung, đưa đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh . 42
  • 43. Tài Liệu Tham Khảo. 1. Giáo trình Kinh Tế Thương Maị : GS.TS Đặng Đình Đào- GS.TS Hoàng Đức Thân.-Nhà xuất bản thống kê-2003. 2. Dệt may VN cơ hội và thách thức (Viet Nam Garment and Textile Industry Opportunities and Challenges) – nhà xuất bản chính trị quốc gia. 3. Báo Thương mại (các số) 4. Thời báo kinh tế Việt Nam (các số) 5. Tạp chí thương mại (các số) 6. Báo thị trường VN (các số) 7. Báo người lao động (các số) 8.Cácweb:webmaster@agroviet.gov.vn,vncgteam@vnn.vGoogle.com.vn, Yahoo.com.vn… 9.Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông NGhiệp và Phát Triển Nông Thôn 10.Báo điện tử của báo khuyến học và dân trí –diễn đàn dân trí VN 11.Trung tâm thông tin thương mại _Bộ Thương Mại (VTIC).website:vinanet.com.vn .asemconnectvietnam.gov.vn…… 43
  • 44. 12.Việt Nam 20 năm đổi mới . 13.WTO với doanh nghiệp VN : những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO CCCC cC 44