SlideShare a Scribd company logo
1 of 185
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ QUỐC KHỞI
CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ QUỐC KHỞI
CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 31 23 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRƯƠNG THỊ THÔNG
2. PGS.TS. DƯƠNG TRUNG Ý
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Lê Quốc Khởi
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 6
1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 13
Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN 21
2.1. Nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ủy ở đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay 21
2.2. Xây dựng nông thôn mới và các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh
đạo xây dựng nông thôn mới 33
Chương 3 NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2010
ĐẾN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 50
3.1. Thực trạng nông mới ở đồng bằng sông Cửu Long 50
3.2. Thực trạng các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới 64
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025 89
4.1. Phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông
Cửu Long đối với xây dựng nông thôn mới 89
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng
đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 105
KẾT LUẬN 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 165
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
GAP: Good Agriculture Procedure:
Qui trình nông nghiệp an toàn.
HĐND: Hội đồng Nhân dân
HTCT: Hệ thống chính trị
HTX: Hợp tác xã
FDI: Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IPM: Intergrated Pests Management
Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp
KH-CN: Khoa học - Công nghệ
KT-XH: Kinh tế - Xã hội
LHPN: Liên hiệp Phụ nữ
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
NTM: Nông thôn mới
NXB: Nhà xuất bản
UBND: Ủy ban nhân dân
VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với
chiến lược phát triển quốc gia, đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền
vững. Từ thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm chú ý tới phát
triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng NTM trong tổng thể sự phát
triển chung của đất nước.
Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành
(BCH) Trung ương (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu quan điểm của Đảng ta về xây dựng NTM.
Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, các vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình
đẩy mạnh CNH, HĐH.
Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về xây dựng nông
nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế nông nghiệp trọng
điểm, đóng góp 18% GDP của cả nước. GDP của vùng tăng trưởng hàng năm 12%,
trong đó, sản xuất lương thực giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, cung cấp trên
50% sản lượng lúa và hơn 95% lượng gạo xuất khẩu; trên 65% sản lượng xuất khẩu
thủy sản (đồngthời là khu vực nuôi thủy sản lớn nhất nước); cung cấp đến 70%
lượng trái cây cho cả nước [4].
Hoà cùng xu thế vươn lên của cả nước sau 30 năm đổi mới, ĐBSCL đã trở
thành một khu vực phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cao hơn mức bình
quân của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Mọi mặt đời
sống xã hội ở nông thôn đã có những thay đổi hết sức sâu sắc và toàn diện. Điều đó
khẳng định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ
2
đổi mới đã đi vào cuộc sống. Vai trò lãnh đạo chính trị và tổ chức thực hiện Nghị
quyết của các tỉnh ủy trong vùng đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, so với lợi thế, tiềm năng và yêu cầu đặt ra của thời kỳ mới, những
thành tựu đạt được vẫn còn khiêm tốn. Nhìn tổng thể, tình hình KT-XH ĐBSCL
vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kinh tế nông thôn tăng trưởng chưa ổn định và
thiếu vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Nhiều chỉ số
phát triển kinh tế - văn hoá xã hội của ĐBSCL thấp hơn các vùng khác và mức bình
quân cả nước. Kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào việc khai thác
tiềm năng sẵn có là chính. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất còn chậm. Chất lượng sản phẩm, khả
năng cạnh tranh của các chủng loại hàng hóa trong toàn vùng còn thấp, nhất là việc
xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản thực phẩm còn hạn chế. Hệ thống kết cấu
hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, hạ tầng giao thông nông thôn,
công tác thủy lợi thiếu đồng bộ, các chỉ số giáo dục, đào tạo, dạy nghề, còn thấp.
Đời sống nhân dân các xã vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn
cao, nhất là vùng có đông đồng bào Khmer.
Những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng
sông Cửu Long nói chung, phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM
nói riêng gắn liền với vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các tỉnh ủy. Sự lãnh đạo
của các tỉnh ủy đối với sự phát triển nông thôn và xây dựng NTM tuy đã đạt
được những kết quả quan trọng, song nhìn chung còn nhiều hạn chế. Không ít
cấp ủy còn lúng túng trong xác định nội dung và phương thức lãnh đạo; công tác
chỉ đạo điều hành tuy có cố gắng nhưng chưa đồng đều; chất lượng quy hoạch, đề
án xây dựng NTM còn hạn chế. Phương thức, quy trình lãnh đạo tổ chức thực hiện
xây dựng NTM của các tỉnh ủy có nơi, có lúc chưa rõ; nhiều nghị quyết thực hiện
chưa đảm bảo quy trình, nhất là nội dung trong các bước chuẩn bị chưa tốt.
Một số cấp ủy chưa có sự phân định rõ giữa sự lãnh đạo của cấp ủy với sự
quản lý của chính quyền và quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế, vẫn còn tình trạng
bao biện, ỷ lại, nhiều chủ trương không được thể chế hóa và tổ chức thực hiện kịp
thời. Việc triển khai các nghị quyết của Trung ương và sự vận dụng vào điều kiện
3
cụ thể của các tỉnh còn thiếu các chương trình hành động cụ thể, thiết thực với tình
hình thực tiễn, nhiều nghị quyết chưa chú ý vận dụng vào những vấn đề trọng tâm,
trọng điểm liên quan đến xây dựng NTM.
Sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ và sự quan tâm của chính quyền, MTTQ và các
đoàn thể trong HTCT đối với xây dựng NTM chưa được thường xuyên, đúng mức;
sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính quyền, MTTQ chưa chặt chẽ, chưa phát huy
tốt vai trò phản biện xã hội cũng như công tác tập hợp, động viên, tuyên truyền đến
toàn thể đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các chủ trương, nghị quyết của
Đảng chưa có hiệu quả cao; không ít tổ chức hoạt động hình thức, hành chính,
chung chung; chưa khơi dậy, tạo ra nhiều phong trào hành động cách mạng trong
quần chúng nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện thắng
lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết của Đảng, của các tỉnh ủy đề ra.
Nhận thức về chương trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ đảng
viên, quần chúng nhân dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền nhiều nơi chưa đáp
ứng được yêu cầu, chưa làm chuyển biến tốt nhận thức để người dân chủ động phát
huy vai trò chủ thể. Nguồn lực cho xây dựng NTM còn hạn hẹp, sự hỗ trợ ngoài
Nhà nước chưa nhiều. Nhiều mô hình sản xuất chưa thật sự bền vững, còn hạn chế
trong thu hút doanh nghiệp dầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và mở rộng thị
trường tiêu thụ nông sản. Thu nhập người dân trên địa bàn vùng còn thấp nên khả
năng huy động sức đóng góp cho xây dựng NTM rất khó khăn.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng yêu
cầu. Trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng, của các tỉnh
uỷ về xây dựng NTM có nơi, có lúc chưa nghiêm.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Các tỉnh uỷ ở đồng bằng
sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay”
làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài,
đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, luận án đề xuất những giải pháp chủ
4
yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với sự nghiệp xây
dựng NTM đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án;
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở
ĐBSCL đối với xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay;
- Nghiên cứu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các tỉnh uỷ ở ĐBSCL lãnh
đạo xây dựng NTM từ 2010 đến nay, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh
nghiệm, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo
của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với xây dựng
NTM trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với
xây dựng NTM từ năm 2010 đến nay; phương hướng và giải pháp của luận án có
giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Luận án được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của
Đảng đối với các lĩnh vực nói chung, đối với xây dựng NTM nói riêng.
Cơ sở thực tiễn của luận án là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh ủy ở
ĐBSCL đối với xây dựng NTM từ 2010 đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp: lịch sử
và lôgíc, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê so sánh, khảo sát, tổng
kết thực tiễn.
5
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Góp phần làm rõ đặc điểm của nông thôn ở ĐBSCL; quan niệm về NTM
và xây dựng NTM ở ĐBSCL.
- Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy ở
ĐBSCL đối với xây dựng NTM.
- Rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở
ĐBSCL từ 2010 đến nay.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh
đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM đến năm 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cấp uỷ đảng ở ĐBSCL vận
dụng vào thực tiễn công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo xây dựng NTM.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu về
xây dựng Đảng ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị
tỉnh, thành phố.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4
chương, 8 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
1.1.1. Sách
- Phạm Xuân Nam, “Phát triển nông thôn” [91],. Trong công trình này, tác
giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển KT-XH nông thôn nước
ta như dân số, việc làm, lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và
quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm
nghèo. Tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ
đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.
- Nguyễn Văn Trung, “Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn, để công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp nước ta” [137]. Nội dung chính
cuốn sách nêu những vấn đề có liên quan tới CNH, HĐH nông thôn và nông nghiệp
được coi là mũi đột phá quan trọng nhằm khai thác và phát huy mọi tiềm năng to
lớn của nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam, giải phóng sức lao động của nông dân,
trong đó lực lượng đặc biệt quan trọng là lao động trẻ, đào tạo và bồi dưỡng lực
lượng lao động này thành những chủ nhân trên đồng ruộng, trong các trang trại, các
làng nghề truyền thống và cơ sở sản xuất chế biến nông sản hiện đại, củng cố và
tăng cường khối đoàn kết công - nông.
- Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định, “Một
số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt Nam” [11]. Công
trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát
triển nông thôn nước ta hiện nay như: tương lai của các trang trại nhỏ; nông dân với
khoa học; hệ tư tưởng của nông dân ở thế giới thứ ba; các hình thức sở hữu đất đai;
những mô hình tiến hoá nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Đặc biệt là
những kết quả nghiên cứu của công trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ
làng xóm - Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
7
- Phan Văn Sáu, Hồ Văn Thông, “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và xây
dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay” [107]. Công trình đã cung cấp những
luận cứ, luận chứng, dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định đường lối, chính
sách thực hiện phát huy dân chủ của chính quyền cấp xãphát triển nông thôn, nông
nghiệp, nông dân nước ta trong thời kì đổi mới.
- Nguyễn Sinh Cúc, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”
[38]. Đây là công trình nghiên cứu phân tích luận giải quá trình đổi mới, hoàn thiện
chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành
tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp,
nông thôn nước ta như: đầu tư, phân hoá giàu nghèo, nâng cao khả năng cạnh tranh,
xuất khẩu nông sản.
- Lưu Văn Sùng, “Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [112]. Tác giả đã chỉ rõ thực chất CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ
về KT-XH của một nước công nghịêp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển
công nghịêp mà còn bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực
sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản
xuất công nghiệp ở nông thôn cả nước nói chung. Từ đa dạng hoá sản xuất, tạo ra
nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đến phát triển công nghiệp chế biến là bước đi tất
yếu của phát triển nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH. Đó là khâu quyết định
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”
[9]. Trên cơ sở nghiên cứu HTCT cấp cơ sở của HTCT đang vận hành ở Việt Nam,
nhóm tác giả đã chỉ ra hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn có vai trò rất quan trọng
trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng
phát triển KT-XH, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
- Phạm Văn Bính, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới”
[13]. Tác giả đã đề cập đến những thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu gạo như là
8
một trong những thành quả quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong
20 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
- Đặng Kim Sơn, “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và
mai sau” [108]. Tác giả đã nêu bật được thực trạng các vấn đề về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng
mắc còn tồn tại. Công trình đã phân tích khá sâu sắc thực trạng giai cấp nông dân
Việt Nam từ nhiều góc độ. Đó là biểu hiện kết quả của quá trình thực hiện các chính
sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực tam nông.
- Đỗ Tiến Sâm, “Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: thực trạng và giải pháp”
[104]. Cuốn sách phân tích những khái niệm và quan điểm cơ bản về tam nông;
đánh giá thực trạng và nêu các giải pháp về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Trung Quốc. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về tam nông và xử lí vấn đề tam nông ở
Trung Quốc vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, góp phần
gợi mở những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
- Nguyễn Văn Sánh, “Nguyên lý phát triển “tam nông” và ứng dụng vào bối
cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long” [106]. Tác giả tóm lược các cách tiếp cận
nghiên cứu và phát triển nông thôn thế giới, từ đó định hướng nghiên cứu phát triển
tổng hợp nhằm tìm ra các cơ hội, giải pháp và ứng dụng phát triển nông thôn tại
Việt Nam, đặc biệt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Ngô Huy Tiếp, “Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai
đoạn hiện nay” [133]. Công trình này đã phân tích vai trò quan trọng của giai cấp
nông dân trong lịch sử dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn; phân tích những đặc điểm cơ bản của giai cấp nông dân
Việt Nam hiện nay. Làm rõ nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo xây dựng giai
cấp nông dân, phân tích thực trạng giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay. Trên cơ
sở phân tích thực trạng về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây
dựng giai cấp nông dân, các tác giả đã đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp
nhằm xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
9
- Vũ Văn Phúc, “Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực
tiễn” [101]. Các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, các địa phương,
các ngành, các cấp bàn đến những khía cạnh đa dạng của việc xây dựng NTM như:
vấn đề quy hoạch, an sinh xã hội, chính sách đất đai, bảo vệ môi trường đất đai...
Đặc biệt nhiều bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới về vấn đề này. Từ đó giúp Việt Nam có cách nhìn nhận để nghiên cứu, áp dụng
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước.
- Đặng Kim Sơn, “Đổi mới chính sách nông nghiệpViệt Nam, bối cảnh, nhu
cầu và triển vọng” [110]. Các tác giả đã phân tích tổng quan tình hình kinh tế vĩ
mô, về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay. Đồng thời đề
cập đến những cải cách chính sách và công tác thi hành chính sách nông nghiệp
trong thời gian qua; phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triển nông
nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những đề xuất cho đổi mới
chính sách nông nghiệp nước ta theo hướng phát triển bền vững.
1.1.2. Luận án, luận văn
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay”, của Phạm Công Khâm [76]. Tác giả luận án đã làm rõ thêm
cơ sở khoa học, nét đặc thù về vị trí, vai trò cấp xã và của đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong thời kỳ CNH,
HĐH. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt và công tác cán bộ,
tác giả chỉ rõ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp khả thi để xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
- “Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân trong kinh tế thị trường ở
nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, của Nguyễn Văn Chiển [33]. Luận án đã
nghiên cứu và chỉ ra góc độ vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh
tế hộ của Đảng ta, khái lược về sự phát triển của kinh tế hộ thời kỳ trước và sau đổi
mới. Tác giả đã nhận định thực tiễn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp,
nhất là từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, kinh tế hộ nông dân được thừa
nhận là đơn vị kinh tế tự chủ; được giao quyền sử dụng đất lâu dài; đã tạo cơ sở,
điều kiện cần thiết cho kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa, làm
10
biến đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực. Vai trò của nông dân do vậy cũng
được phát huy.
- “Xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong
giai đoạn hiện nay”, của Bùi Văn Khoa [77]. Tác giả đã đánh giá thực trạng đội
ngũ đảng viên và công tác xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn ĐBSCL, đề
xuất các giải pháp khả thi góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn
ĐBSCL. Những giải pháp mà tác giả luận án đề xuất có giá trị tham khảo trong quá
trình phát huy tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong phong trào xây
dựng NTM hiện nay.
- “Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực thi quyền lực của
nhân dân ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, của Lê Tấn Lập [81]. Tác giả
luận án đã nghiên cứu về quyền lực của nhân dân, những đặc trưng quyền lực của
nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh
đạo của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn ĐBSCL. Đặc biệt, luận án đã làm rõ mối
quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng với việc phát huy quyền làm
chủ của nhân dân ở nông thôn ĐBSCL. Những kết quả của luận án có giá trị tham
khảo tốt đối với quá trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trong sự nghiệp
xây dựng NTM hiện nay.
- “Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay”, của Nguyễn Thị Tố
Uyên [150]. Luận án đã tổng quan được các công trình khoa học tiêu biểu liên quan
đến đề tài; phân tích, làm rõ được các khái niệm liên quan; khái quát được chức
năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng; tỉnh ủy
lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - khái
niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo. Luận án cũng đánh giá được thực trạng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; thực
trạng các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Những ưu, khuyết điểm được tác giả đánh giá
khá công phu, sát thực tế, phân tích sâu sắc nguyên nhân của ưu, khuyết điểm, khái
quát được sáu kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Luận án đã đề xuất
11
được mục tiêu, phương hướng và 07 giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh
ủy vùng đồng bằng sông Hồng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
1.1.3. Các bài báo khoa học
- “Ngổn ngang nông thôn mới - Bài học từ Trung Quốc”, Báo điện tử
Kinh tế nông thôn [8]. Tác giả nêu lên những kinh nghiệm, bài học từ việc xây
dựng mô hình NTM vừa được các học giả, nhà quản lý của Trung Quốc chia sẻ
trong một hội thảo tại Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu của Trung Quốc, vấn
đề cốt lõi của “Tam nông” là giải quyết sự chênh lệch thu nhập giữa cư dân
thành thị và nông thôn.
- “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới - Những kết quả
bước đầu và một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn”, của Trương Tấn Sang [105].
Trên cơ sở tổng kết 3 năm xây dựng NTM, bài viết đã rút ra một số kinh nghiệm
chủ yếu: một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự
thống nhất cao về nhận thức trong Ðảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội
dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng NTM
để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung
sức, tự giác, chủ động tham gia; hai là, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng
cao trình độ và tập huấn về kiến thức xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ các cấp,
nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, thôn, bản, những người trực tiếp chỉ đạo thực
hiện; ba là, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết
của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân, có cách
làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bức thiết cần làm trước, cần tập
trung đầu tư, những nội dung có thể làm sau, cách thức huy động nguồn lực tổng
hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phân công thực hiện cho
các tổ chức trong hệ thống chính trị... phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của
từng xã, không rập khuôn, máy móc; bốn là, đa dạng hóa việc huy động các nguồn
lực cho xây dựng NTM; có sự chỉ đạo tập trung, sâu sát, cụ thể, thường xuyên kiểm
tra đôn đốc và thu hút được sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị
và nhân dân trên địa bàn.
12
- “Phát huy vai trò của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam trong
xây dựng nông thôn mới”, của Hoàng Phó Dân [40]. Tác giả bài viết cho rằng, giai
cấp nông dân là chủ thể trong xây dựng NTM; Hội Nông dân Việt Nam là trung
tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng NTM. Trong thời
gian tới, cần thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm để phát huy vai trò giai cấp nông dân
và Hội Nông dân Việt Nam trong xây dựng NTM.
- “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới: kết quả và một số bài học kinh nghiệm”, của Vũ Văn Ninh [97].
Theo tác giả, sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
có 04 ưu điểm nổi bật: các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị chủ động,
tích cực, sáng tạo triển khai thực hiện xây dựng NTM; phong trào xây dựng NTM
mạnh mẽ khắp cả nước; nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng
NTM có chuyển biến rõ rệt; bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh
hơn. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra 04 hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện
xây dựng NTM: một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về
vai trò, ý nghĩa, nội dung của xây NTM; nguồn vốn đầu tư ngân sách cho Chương
trình xây dựng NTM còn hạn chế; một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn
thực hiện còn chậm được ban hành, việc sửa đổi bổ sung còn chưa kịp thời; nhiều
đề án tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng đến những vấn đề phát
triển sản xuất, nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường… Trên
cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả tổng kết 05 bài học kinh nghiệm và đề xuất 07
giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chương trình trong thời
gian tới.
- “Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới”,
của Hà Thị Thùy Dương [45]. Bài báo chỉ ra để xây dựng thành công chương trình
NTM sẽ thực sự tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn, nâng cao đời sống của một bộ
phận lớn người dân Việt Nam, việc phát huy vai trò chủ thể của người dân ở địa
phương là một tất yếu. Vấn đề quan trọng là tìm những cách làm hay nhằm khơi
dậy các nguồn lực trong nhân dân. Những giải pháp nêu trên là những gợi ý ban đầu
13
để cán bộ chính quyền, đoàn thể ở địa phương có thể tham khảo trong quá trình
hướng dẫn, tổ chức xây dựng NTM ở địa phương mình.
Có thể nhận thấy, kể từ khi đổi mới, Đảng ta đã nhận thức rõ tính tất yếu
của việc gắn sự phát triển nông nghiệp với công nghiệp. Các văn kiện của Đảng
kể từ sau đổi mới đã khẳng định con đường phát triển của đất nước ta là tiến hành
CNH, HĐH đất nước mà trước hết là phải bắt đầu từ CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Đây là điều kiện quan trọng để phát huy vai trò của nông dân trong giai
đoạn hiện nay.
Các công trình trên cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển
nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các công trình cũng đã tập hợp và phân loại hệ
thống chính sách này theo những tiêu chí khác nhau. Qua đó, tác giả đã có một cái
nhìn hệ thống về các chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực tam nông nói chung và
nông dân nói riêng.
Các công trình này cung cấp thêm những cơ sở thực tiễn cho việc nâng cao
hiệu quả của việc lãnh đạo, quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng NTM.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc
Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (gọi tắt là “tam nông”) là vấn đề được
được Đảng cộng sản Trung Quốc quan tâm, bởi đó không đơn thuần là kinh tế mà
còn là vấn đề chính trị, xã hội - một hệ vấn đề tổng thể, xuyên suốt và gắn kết với
toàn bộ quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế, xã hội ở một quốc gia đông dân
nhất hành tinh với 900 triệu nhân khẩu nông thôn và có sản lượng nông nghiệp
đứng đầu thế giới. Do đó, giải quyết vấn đề tam nông đang là một trong những vấn
đề quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước, thúc đẩy xây dựng NTM XHCN.
Bởi vậy đến nay ở Trung Quốc có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
vấn đề này:
- Hoàng Thế Kiệt (1992), “Vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc.
Bài giảng” [79]. Tác giả trình bày tình hình phát triển kinh tế nông thôn Trung
14
Quốc từ khi mở cửa cải cách cho đến nay, bối cảnh cơ bản xây dựng NTM, tư
tưởng chỉ đạo, biện pháp chủ yếu xây dựng NTM, các loại mô hình NTM và quan
điểm và định hướng về xây dựng NTM Trung Quốc
- Ole Odgaard, “Kinh tế tư nhân ở nông thôn Trung Quốc - Sự tác động đến
phân tầng xã hội và phát triển nông nghiệp” [98]. Tác giả mô tả sự thay đổi tổ chức
phân quyền và vấn đề tài nguyên ở nông thôn Trung Quốc. Phát triển hãng kinh
doanh nhà nước và tư nhân nông thôn: tác động đến phân phối thu nhập, huy động
tài nguyên cho phát triển nông nghiệp. Sự khác nhau về thu nhập và tầng lớp xã hội
trong các hãng. Một số xu hướng hiện nay hình thành các hãng kinh doanh ở nông
thôn Trung Quốc.
- Nguyễn Minh Hằng, “Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung
Quốc” [64]. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu vai trò của kinh tế nông nghiệp trong
nền kinh tế chung của Trung Quốc và một số vấn đề về phát triển nông nghiệp
Trung Quốc chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang một nền nông nghiệp
hiện đại thích ứng vời xu thế chung của thế giới.
- Nguyễn Kim Bảo, “Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc
(Giai đoạn 1992 - 2010)” [10]. Sách đã giới thiệu một số vấn đề về điều chỉnh
chính sách phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 1992 - 2010, nhằm phù
hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi Trung Quốc gia nhập tổ chức kinh tế
thế giới WTO. Trong đó, những chính sách về chiến lợc phát triển kinh tế nông
nghiệp cũng được đề cập tới.
- Dang Guoying; Transl. Wang, Pingxing, “Nông nghiệp, nông thôn và nông
dân ở Trung Quốc” [39]. Tác giả nêu khái quát chung về nông nghiệp, các vùng
nông thôn và các trang trại ở Trung Quốc. Phân tích tình hình kinh tế và xã hội ở các
khu vực nông thôn Trung Quốc; sự thành thị hoá và sự luân chuyển dân số nông thôn
ra thành thị và đưa ra một số phương hướng phát triển xây dựng một số vùng NTM.
- Cát Chí Hoa, “Từ vùng quê đến nông thôn mới” [67]. Cuốn sách tập hợp
các bài nghiên cứu về thực trạng và biến động của nông thôn Trung Quốc trong
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Lí luận, nguồn
gốc hình thành và đặc trưng của vấn đề “tam nông”.
15
- Đổng Liên Tường, “Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo, đổi
mới trong xây dựng đảng cơ sở” [143]. Cuốn sách tập trung trình bày về một số vấn
đề bức thiết cần phải giải quyết trong công cuộc cải cách xã hội Trung Quốc và
công tác xây dựng đảng cơ sở kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa năm
1978 đến nay như: thời cơ, thách thức, nhiệm vụ và mục tiêu của công cuộc cải
cách xã hội, vai trò, vị trí của công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; các giải pháp nhằm
giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong xây dựng đảng cơ sở; các phương pháp
nhằm tăng cường và cải tiến công tác xây dựng đảng ở nông thôn.
- Chu Chí Hoà, “Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn” [68]. Theo
tác giả, công tác xây dựng Đảng ở nông thôn Trung Quốc phải đổi mới về hàng loạt
vấn đề như: cơ cấu tổ chức, công tác giáo dục, quản lý, giám sát đảng viên, công tác
lựa chọn, bổ nhiệm bí thư, tổ chức đảng thôn, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ
sở đảng. Để đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn Trung Quốc, theo tác giả,
phải đổi mới tư duy, nâng những biện pháp có hiệu quả lên thành chế độ, đồng thời
đổi mới chế độ theo sự biến động của tình hình thực tế, đổi mới hình thức tuyên
truyền, đổi mới cơ chế theo hướng dân chủ, thông thoáng, khoa học, từng bước thực
hiện chế độ hóa, tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa công tác xây dựng đảng ở nông thôn.
- “Về nhất thể hóa thành thị và nông thôn” của Viện Khoa học Xã hội Trung
Quốc [156]. Theo đó, nhất thể hóa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc chính là
thu hẹp khoảng cách phát triển và thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thể hiện
quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc xóa nghèo cho nông dân, nông thôn. Đô thị
hóa Trung Quốc bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh, quy mô thành phố và quy mô
phát triển thành phố đang thay đổi nhanh chóng. Việc xây dựng các thành phố mới
gần như trở thành điểm tăng trưởng mới của các thành phố lớn. Còn ở nông thôn,
cuộc sống của người dân đã có nhiều cải thiện; nguồn nông sản được bảo đảm;
nông dân đã tăng thu nhập bằng nhiều cách khác nhau; thủy lợi được củng cố; nhiều
công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn, phục vụ cho nông nghiệp được xây dựng;
“tam nông” được đầu tư mạnh mẽ; chất lượng và mức sống ở các vùng thị trấn có
bước phát triển; tích cực thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng cho dịch vụ công ở nông
thôn, mở rộng chất lượng dịch vụ công.
16
Nhìn chung nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi
to lớn và đáng kể trong quá trình phát triển, có được điều này phải kể đến chính
sách “Tam nông” được hình thành trong chiến lược phát triển nông thôn của Trung
Quốc. Vấn đề “Tam nông” được hiểu là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông
dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà tự nó sinh ra. Chính sách
“Tam nông” cần giải quyết tốt các vấn đề đó là tăng thu nhập cho người dân, tiêu
thụ hàng hóa nông sản, ổn định xã hội nông thôn.
Do vậy quan điểm chính sách phát triển nông thôn được xác định như sau:
ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nông thôn, khống chế ổn định giá cả nông
sản, thực phẩm, hỗ trợ nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho nông thôn; quan tâm
tầng lớp nông dân ra thành thị làm việc, đảm bảo xã hội, giáo dục để cân bằng đãi
ngộ, ổn định cuộc sống; về xã hội xóa chế độ hộ khẩu nông thôn, tạo điều kiện cho
nông dân di cư và sinh sống tại đô thị; đảm bảo công bằng, an sinh xã hội cho người
già yếu, tàn tật ở nông thôn, bảo vệ tầng lớp dễ tổn thương nhất trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập.
Trung Quốc đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng là muốn giải quyết một cách
cơ bản vần đề Tam nông phải thay đổi quan niệm trị lý và chiến lược quốc gia để
phối hợp sự phát triển kinh tế và xã hội. Động cơ đằng sau phát triển nông nghiệp
và việc kích thích sáng kiến của nông dân phải xuất phát từ cải cách và tăng thu
nhập của nông dân phải là kết quả của cải cách. Mặc dù cải cách đã đạt được những
thành tích to lớn nhưng những rào cản về thể chế cản trở việc phát triển nông
nghiệp và nông thôn chưa được dỡ bỏ. Để củng cố và giữ vững tình hình tốt ở nông
thôn phải đẩy sâu cải cách và phát huy nhiều sáng kiến trong thực tế và cơ chế.
Các chính sách tam nông trong phát triển nông thôn Trung quốc trong thời
gian gần đây với mục tiêu là: Tăng thu nhập nguời dân; Tiêu thụ hàng hóa nông
sản; Ổn định xã hội nông thôn.
Thành công của chính sách Tam nông của Trung Quốc cho phép chúng ta rút
ra những bài học sau đây: Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp; Tập trung nguồn
lực của Nhà nước cho kết cấu hạ tầng; Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn
để tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân; Có nhiều chính sách hỗ
17
trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội; Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả cao;
Trừng trị tham nhũng, xây dựng hệ thống chính trị mạnh ở nông thôn.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào coi việc xây dựng nông thôn là vấn đề
chiến lược, coi nông dân là lực lượng sản xuất to lớn ở Lào hiện nay. Trên cơ sở
đó, Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng về
việc xây dựng nông thôn. Do đó, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn được
rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến, tiêu biểu như:
- “Về vấn đề nâng cao sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, của
Phêngphavăn Đaophoncharơn [99]. Tác giả đã hệ thống hóa và khai thác những
nguyên lý cơ bản về hiệu quả đầu tư; phân tích thực trạng đầu tư nhà nước vào
lĩnh vực KT-XH nông thôn Lào, từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi về
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển KT-XH
nông thôn ở Lào những năm tiếp theo.
- “Kinh tế nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào thời kỳ đổi mới”,
của Xỉnxỏn Phunbunsỉ [158]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn phải
phát triển kinh tế nông thôn Lào trong thời kỳ đổi mới; phân tích thực trạng phát
triển kinh tế nông thôn, đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát triển
kinh tế nông thôn Lào trong thời gian tới.
- “Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay”, của
Lachay Sinhsuvan [80]. Tác giả khái quát lý luận và thực tiễn hệ thống chính trị
cấp cơ sở ở nông thôn Lào, trình bày thực trạng, quan điểm, giải pháp đổi mới hệ
thống chính trị cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay.
- “Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
trong giai đoạn hiện nay”, của Bun-Thoong Chít-ma-ni [31]. Luận án nêu đặc
điểm của nông thôn Lào, quan niệm về NTM và xây dựng NTM ở Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào; quan niệm, nội dung, phương thức Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào lãnh đạo xây dựng NTM; rút ra những kinh nghiệm, đề xuất một số
18
giải pháp có tính đặc thù, khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào trong việc xây dựng NTM hiện nay.
Những nội dung luận án có thể tham khảo là: đặc điểm nông thôn, đây là nơi
dân cư sinh sống ổn định ở những khu vực ngoài hoặc cách xa thành phố; đó là
nơi tập hợp những người trong xã hội sinh sống, làm ăn chủ yếu là dựa trên sản
xuất nông nghiệp, lấy gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, tập hợp thành bản làng,
đó là đơn vị cộng đồng dân cư nông thôn. Nông thôn gắn liền với nông nghiệp, có
vai trò, nhiệm vụ bảo đảm lương thực, thực phẩm cho cả nước, cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; xây dựng cơ sở vật chất, tạo thêm việc
làm; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, mở rộng thị trường, ổn
định xã hội và bảo vệ môi trường, tạo ra cơ sở vững chắc và có lợi nhất để thực
hiện CNH, HĐH đất nước. Nông thôn trở thành một không gian xã hội mang tính
dân chủ nhân văn, giàu bản sắc văn hoá - nguồn lực vô tận cho phát triển, thân
thiện với môi trường, cái nôi để gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ngoài ra còn có một số cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn viết bài ngắn
đăng trong tạp chí liên quan đến xây dựng nông thôn ví dụ:
- Văn na lết Bút Ta Vông, “Thành quả và những vấn đề quan tâm trong
công tác xây dựng cơ sở chính trị - phát triển nông thôn” [151].
- Xay phon Thôm Pa Đít, “Một số thành quả trong việc xây dựng cơ sở chính
trị và phát triển cụm bản Na Lâu Chom Ong, Huyện Xay, tỉnh UĐôm Xay” [157].
Các công trình này cũng góp phần cung cấp thêm những cơ sở lý luận và
thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.2.3. Một số công trình nghiên cứu ở Nhật Bản
- “Cải thiện các chính sách thương mại nông nhiệp Nhật Bản: Vấn đề, lựa
chọn và chiến lược”, của Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghiệp nông
thôn Nhật Bản [139]. Báo cáo này là tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu
và hoạch định chính sách của Úc và Nhật Bản chung quanh vấn đề chiến lược để
cải thiện các chính sách thương mại nông nghiệp Nhật Bản.
- Naoto Imagawa, “Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông
nghiệp Nhật Bản” [93].
19
- Kazuhito Yamashita, “Các vấn đề Thực phẩm và nông nghiệp đối với
Nhật Bản và thế giới trong thế kỷ XXI” [74]. Tác giả đã nhấn mạnh sự phát triển
của đời sống xã hội đặt ra các yêu cầu mới đối với nền nông nghiệp thế giới nói
chung, đối với Nhật Bản nói riêng. Nông nghiệp Nhật Bản cần cải cách mạnh mẽ
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế
đang diễn ra mạnh mẽ. Định hướng cải cách là ứng dụng công nghệ cao vào sản
xuất và chế biến nông sản.
Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của các quốc gia là những tham khảo tốt
cho Việt Nam trong hoạch định chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
cũng như đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng và nâng cao năng lực
quản lý của các cấp chính quyền.
Tiểu kết chương 1
Do tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây
dựng NTM có quan hệ đến sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước, của chế
độ nên đã có nhiều công trình, kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài
nước liên quan đến vấn đề này. Các nghiên cứu nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng
đối với tác giả trong việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án, giúp tác giả tiếp cận
hệ thống tư liệu, xác định nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho
thấy, đã có nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận án được đề cập và luận giải với
nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau như: khảo sát, luận bàn và kiến giải nhiều
vấn đề chủ yếu trong sự lãnh đạo của đảng đối với việc xây dựng, phát triển nông
thôn; vai trò, yếu tố tác động, sự cần thiết của xây dựng NTM; đặc điểm của nông
thôn và phát triển nông thôn; định hướng chiến lược phát triển công nghiệp nông
thôn; xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn; phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp và nông thôn hoặc vấn đề phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông
thôn trên phạm vi cả nước hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương; mối quan hệ
20
giữa xây dựng NTM với các ngành kinh tế khác; tiêu chí đánh giá xây dựng NTM
và giải pháp đẩy mạnh xây dựng NTM.
Một số công trình đã đề cập, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông
thôn, nông nghiệp và nông dân; khái niệm, đặc điểm, tầm quan trọng của xây dựng
NTM trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là ngành xây dựng Đảng đã khảo sát, luận
bàn và kiến giải nhiều vấn đề chủ yếu trong sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây
dựng, phát triển nông thôn, như: nội dung, phương thức đảng cầm quyền lãnh đạo
xây dựng nông thôn; nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo xây dựng NTM, thực
hiện dân chủ ở cơ sở, công tác phát triển đảng viên...
Tuy nhiên, do phương pháp tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau,
nên các công trình khoa học này vẫn chưa đề cập cụ thể đến vấn đề các tỉnh ủy
lãnh đạo xây dựng NTM. Đặc biệt, đến nay chưa có công trình, đề tài nào nghiên
cứu một cách cụ thể, toàn diện, có hệ thống về các tỉnh ủy vùng ĐBSCL lãnh đạo
xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, vấn đề trọng tâm mà tác giả tập trung là làm rõ nội dung, phương
thức, đánh giá đúng thực trạng lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL
thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm, đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL
đối với xây dựng NTM trong thời gian tới.
21
Chương 2
CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY -
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
2.1. NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
2.1.1. Khái quát về nông thôn đồng bằng sông Cửu Long
* Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, là một
bộ phận của châu thổ sông Mê Kông gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khoảng 18 triệu người, diện tích tự
nhiên toàn vùng gần 40 nghìn km2
, trong đó có khoảng 65% diện tích đất được
dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đất phù sa chiếm khoảng
30%, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Địa hình của vùng tương đối bằng
phẳng, là một trong những đồng bằng châu thổ lớn và phì nhiêu ở Đông Nam Á và
thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất
Việt Nam [135].
Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực rất quan trọng trong giao lưu
quốc tế, có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam Á và Đông
Nam Á, cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương.
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển
Biển Đông và vịnh Thái Lan, với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển
quốc gia; có hơn 360 ngàn km2
vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và
quần đảo. ĐBSCL nằm gần tuyến hàng hải Đông - Tây, luồng hàng hải quốc tế sôi
động nhất, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới bên cạnh khu vực kinh tế
năng động và phát triển, nằm trong khu vực có đường giao thông quốc tế quan
trọng, có hơn 340 km đường biên giới trên bộ giáp Campuchia [3].
22
Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát
triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa
nước và cây lương thực; có một nền nhiệt độ cao, ổn định, có hai mùa rõ rệt là mùa
nắng và mùa mưa, ít xảy ra thiên tai, nhất là bão. Sông Mêkông chảy vào ĐBSCL
với chiều dài là 225km, chia thành 2 nhánh là sôngTiền và sông Hậu, đổ ra biển
Đông. ĐBSCL bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 4,5 tháng tạo nên một đặc điểm nổi
bật của vùng, một mặt hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó
khăn cho đời sống của dân cư, mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho
việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất. Các yếu tố khí
hậu, thời tiết của ĐBSCL thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là
điều kiện thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ các loại cây trồng [3].
Dưới tác động của môi trường biển và sông đã hình thành hệ sinh thái tự
nhiên độc đáo và đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển,
trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm ở U Minh Cà Mau, Đồng
Tháp với một hệ thống sinh học rất đa dạng.
Đây là vùng có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích
Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu quy đổi. Ngoài khơi vịnh Thái Lan có nhiều đảo
và quần đảo như Nam Du, Thổ Chu, lớn nhất là đảo Phú Quốc, phía biển Đông có
Hòn Khoai. Trên các đảo có núi, rừng với nhiều gỗ quí và khoáng sản. Sông rạch
chằng chịt tạo thành mạng lưới giao thông thủy rất thuận lợi.Vùng biển bao quanh
rất giàu thủy, hải sản, cùng các ngư trường lớn như Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau.
Ngoài ra, ĐBSCL còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như đất sét gạch ngói,
cát sỏi... [3].
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Vùng kinh tế trọng điểm
ĐBSCL(gồm các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và thành phố Cần Thơ)
Theo đó, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất
lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu
nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng
23
trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế
biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng ĐBSCL.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, tài nguyên sinh
học đa dạng cho phép phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Đó là lợi thế sẽ phát
huy tác dụng khi có sự đầu tư đúng mức của khoa học, công nghệ với các chính
sách vĩ mô được xác định rõ ràng và thông thoáng. Vùng ĐBSCL có nguồn lao
động dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học, công nghệ
mới, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Điểm mạnh này mang nặng tính chất
tiềm năng và cũng sẽ phát huy tác dụng khi được đầu tư để nâng cao chất lượng
lao động nông thôn.
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương
thực, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản của cả nước, mà còn được xác
định là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, làvùng có tiềm
năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm và là
vùng có tiềm năng du lịch sinh thái tâm linh rất lớn thu hút đông đảo khách du lịch
và hành hương.
Toàn vùng có 131 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 14 thành phố trực
thuộc tỉnh, 11 thị xã, 5 quận, 106 huyện. Có 1.611 đơn vị hành chính cấp xã gồm:
1.305 xã, 182 phường, 124 thị trấn [Xem Phụ lục 1].
Nông thôn vùng ĐBSCL là vùng có điều kiện phát triển kinh tế, sớm tiếp
cận với kinh tế thị trường trong thời chống Mỹ. Nông thôn vùng ĐBSCL đóng vai
trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực cho vùng; cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; xây dựng cơ sở vật chất, tạo thêm việc
làm; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo, an
sinh xã hội, mở rộng thị trường, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, tạo ra cơ sở
vững chắc và có lợi nhất để thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nhờ có lợi thế về điều
kiện tự nhiên; sự tinh thông am hiểu về nghề của nông dân và giao thông thuận lợi,
hằng năm ĐBSCL gieo xạ khoảng 4 triệu ha lúa, chiếm 53% diện tích sản xuất,
chiếm 51% sản lượng lúa cả nước và cung cấp trên 95% lượng gạo xuất khẩu của
Việt Nam [4].
24
Toàn vùng có 13 triệu dân nông thôn với 26.000 km² diện tích đất nông
nghiệp mật độ cư trú là 432 người/km2
(gấp 1,7 lần mật độ bình quân cả nước). Dân
số trong độ tuổi lao động chiếm 65%, nhưng tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật còn
ở mức thấp: 13,4% (cả nước là 21,2%). Dân số vùng ĐBSCL thuộc loại trẻ, phân
theo nhóm tuổi: khoảng 53% dân số trong vùng có độ tuổi dưới 20, có 23,4% dân
số có độ tuổi từ 20 đến 34, chỉ có 22,7% dân số trên 35 tuổi. Đây là điều kiện thuận
lợi cho vùng trong việc đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn lực trẻ đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH [135].
Dân cư ĐBSCL bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc
chính là: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Người Kinh chiếm đại đa số, sống ở hầu hết
các nơi trong vùng. Người Hoa có khoảng 210.000 người tập trung nhiều ở các tỉnh
Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Khmer có khoảng 1,3 triệu người sống ở các
tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Người Chăm có khoảng 14.000 người
sống chủ yếu ở An Giang [135].
Nông thôn của vùng ĐBSCL là một trong những thị trường rộng lớn của cả
nước nói chung, của các tỉnh phía Nam nói riêng. Với khoảng 18 triệu người sinh
sống trong vùng, ĐBSCL là một thị trường tiềm năng trong tương lai. Trong điều
kiện nền kinh tế thế giới đang phải gánh chịu những tác động nặng nề của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước ta thì thị trường
“nội địa” càng có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế của vùng muốn phát triển bền vững
phải dựa vào thị trường trong vùng, trước hết là thị trường nông thôn. Có thể nói, thị
trường nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với quy mô và tốc độ phát triển của
các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho CNH, HĐH vùng.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp - dịch vụ, cũng là quá trình chuyển lao động từ ngành nông nghiệp
sang các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ), theo xu hướng lao động
công nghiệp, dịch vụ tăng và lao động nông nghiệp giảm. Nông dân vùng ĐBSCL
thông minh, sáng tạo, khéo léo, cần cù lao động là nguồn nhân lực tốt bổ sung cho
nền kinh tế.
25
Nông thôn ĐBSCL là một địa bàn có thế mạnh trong việc giữ gìn và tô điểm
cho môi trường sinh thái không chỉ của Việt Nam mà còn cho cả khu vực, là một
trong những “lá phổi và trái tim” của sự sống trên trái đất. Có thể nói, nông thôn là
một không gian tự nhiên rộng lớn, có kinh tế và đời sống phát triển, tại đó con
người được sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, cây cỏ, chim muông, sông núi,...
thoát khỏi sự ngột ngạt của đô thị.
Nông thôn ĐBSCL là địa bàn có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng.
ĐBSCL có 340 km biên giới đất liền với Camphuchia trải dài từ Long An, Đồng
Tháp, An Giang đến Kiên Giang, lại có hải phận liền kề với vịnh Thái Lan, có
bờ biển dài bao bọc cả ba phần Đông, Nam, Tây và vùng hải phận rộng lớn tiếp
giáp với nhiều nước ở phía Đông và Nam ĐBSCL. Cùng với thành phố Hồ Chí
Minh, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và hệ thống vòng
cung đảo, quần đảo tiền tiêu như: Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo và Trường Sa
tạo cho ĐBSCL thế chiến lược an ninh, quốc phòng rất thuận lợi nhưng cũng là
nơi xung yếu.
Hiện nay, ĐBSCL vẫn là một trong những trọng điểm tấn công, chống phá
của các thế lực thù địch, nằm trong chiến lược “Ba Tây”, các thế lực thù địch luôn
kích động gây hằn thù dân tộc, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và lịch sử vùng
đất Nam bộ để chia rẽ khối đoàn kết toàn dân. Tuyến biên giới Việt Nam -
Camphuchia đã được phân định, cắm mốc, song vẫn là tâm điểm chống phá của
các thế lực phản động.
Bên cạnh đó, nông thôn ĐBSCL còn đóng vai trò trong việc bảo tồn các giá
trị văn hoá truyền thống (vật thể và phi vật thể) của dân tộc. Do đó, nông thôn
ĐBSCL sẽ là điểm đến du lịch có giá trị, một nơi nghỉ ngơi, giải trí phong phú gắn
với môi trường tự nhiên, thanh bình để con người khôi phục và tăng cường sức
khoẻ. Trong giai đoạn mới, tiến tới sự phát triển bền vững theo chiều sâu, nông thôn
không chỉ được xem như là nơi diễn ra hoạt động chủ yếu của sản xuất nông nghiệp
hiện đại và bền vững mà nó còn là nơi gắn kết với nhiều hoạt động KT-XH khác.
Nông thôn ĐBSCL có quy mô dân số, diện tích nông thôn không đồng đều,
vùng đồng bằng đất hẹp người đông, vùng rừng, núi đất rộng người ít, có thể phân
26
chia thành các loại hình như: các xã ở ven đô; các xã có đông đồng bào Khmer; các
xã biên giới; các xã ven biển, hải đảo;... và các xã còn lại.
Nông thôn ven đô thường có kết cấu hạ tầng phát triển, thuận lợi chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân cao.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn các nơi
khác, song cũng có nhiều phức tạp về quản lý xã hội, phòng chống các tệ nạn xã
hội, về quản lý đất đai, quản lý xây dựng, vệ sinh môi trường.
Vùng có đông đồng bào Khmer, sống quần tụ trong các phum, sóc, sinh hoạt
cộng đồng tập trung tại các chùa, ít có tệ nạn xã hội. Tập quán canh tác, thói quen
sinh hoạt còn lạc hậu, chưa có thói quen sản xuất hàng hóa, dễ bị các phần tử xấu
lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để phá hoại. Cùng với lãnh đạo phát triển kinh
tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền xã phải uôn đề cao cảnh giác cách mạng với bọn
phá hoại, đồng thời phải ứng xử khôn khéo, linh hoạt, kiên trì vận động, hướng dẫn
đồng bào thay đổi tập quán, thói quen lạc hậu.
Nông thôn ven sông Tiền, sông Hậu và vùng ngọt hóa thuộc bán đảo Cà
Mau đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa, hoa màu,
cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy phát triển. Song cũng chịu
tác hại nặng nề của mùa lũ, cư dân sống phân tán theo kênh rạch nên công tác quản
lý cũng gặp không ít khó khăn.
Đối với các xã nằm sâu trong vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười,
đất rộng, người thưa, mùa lũ có nhiều nguồn lợi thủy sản, thuận lợi tích tụ ruộng đất
để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, công tác quản lý hành chính chưa có nhiều
phức tạp. Song, đất chua phèn còn nhiều, sản lượng sản xuất nông nghiệp chưa cao,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều khó khăn, còn nhiều tập tục lạc hậu, kết cấu
hạ tầng thấp, đòi hỏi cấp ủy và chính quyền các cấp phải có những chủ trương, kế
hoạch mang tính đột phá để phát triển.
Đối với các xã còn lại, nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển
KT-XH, chủ yếu là trồng lúa, cây ăn trái, nuôi thủy sản nhỏ, lẻ, kết cấu hạ tầng thấp
kém, đời sống nhân dân còn thấp.
27
Nông thôn biên giới được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nên những năm
gần đây kết cấu hạ tầng phát triển khá nhanh, thuận lợi phát triển du lịch, dịch vụ,
giao thương với nước bạn Camphuchia, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Tuy nhiên, công tác tuần tra bảo vệ chủ quyền, quản lý người qua lại biên giới cũng
gặp không ít khó khăn, còn nhiều tệ nạn xã hội, tình trạng buôn lậu qua biên giới
còn diễn biến phức tạp tạo áp lực lớn cho cấp ủy, chính quyền địa phương.
Nông thôn ven biển, hải đảo, thuận lợi phát triển diêm nghiệp, ngư nghiệp,
đánh bắt hải sản, giao thương đường biển, phát triển du lịch, có vai trò quan trọng
bảo vệ hải phận của Tổ quốc. Tuy nhiên, việc sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt
hải sản cũng còn nhiều khó khăn, nước mặn xâm lấn hàng năm với diện tích ngày
một rộng, trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão, việc quản lý, bảo vệ tính mạng, tài sản
của nhân dân khi ra khơi còn nhiều bất cập.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các tỉnh ủy ở đồng bằng
sông Cửu Long
* Chức năng, nhiệm vụ của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long
Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội XI quy định: “Cơ quan lãnh đạo ở mỗi
cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo
của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi
bộ (gọi tắt là cấp uỷ) [58, tr.17].
Ban chấp hành đảng bộ tỉnh gọi tắt là tỉnh ủy, là cơ quan lãnh đạo của đảng
bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, do đại hội bầu ra. Tỉnh uỷ có bí
thư, các phó bí thư tỉnh uỷ (phó bí thư thường trực, phó bí thư kiêm chủ tịch UBND
tỉnh, phó bí thư phụ trách công tác xây dựng Đảng do Trung ương luân chuyển),
BTV tỉnh uỷ, thường trực tỉnh uỷ và có các cơ quan tham mưu, giúp việc như:ban
Tổ chức, ban Tuyên giáo, ban Nội chính, ban Dân vận, cơ quan Ủy ban kiểm tra,
Văn phòng tỉnh uỷ, Trường chính trị tỉnh. Một số tỉnh ủy có ban Bảo vệ chăm sóc
sức khỏe cán bộ.
Chức năng của tỉnh uỷ là lãnh đạo, tức là tỉnh uỷ có trách nhiệm lãnh đạo
các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên của đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các tổ chức trong
HTCT, các tổ chức kinh tế, xã hội; lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội trên
28
địa bàn. Sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức và các
lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn phát triển theo đúng đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh
uỷ, thành uỷ; góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách ấy,
mà trước hết là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh và các nghị
quyết của tỉnh uỷ.
Sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ đối với các hoạt động nêu trên là sự lãnh đạo
toàn diện, tức là các tỉnh uỷ đề ra chủ trương, quyết định, lãnh đạo cụ thể hoá các
chủ trương, quyết định đó, lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các tổ
chức đảng, đảng viên trong thực hiện các chủ trương, quyết định của tỉnh uỷ và
sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
Mỗi tổ chức, mỗi lĩnh vực đời sống xã hội có đặc điểm riêng, mỗi tổ chức
lại có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với từng tổ
chức, từng lĩnh vực đời sống xã hội có nội dung và phương thức khác nhau. Bởi
vậy, cùng xuất phát từ nhiệm vụ của tổ chức đó, từ tính chất của công việc, đặc
điểm cụ thể để xác định nội dung, phương thức lãnh đạo phù hợp. Song chức
năng lãnh đạo của tỉnh uỷ là sự lãnh đạo chính trị. Tỉnh uỷ lãnh đạo các tổ chức,
các lĩnh vực đời sống xã hội, chủ yếu bằng các chủ trương, quyết định, định
hướng đảm bảo cho các hoạt động của các tổ chức, lĩnh vực đó theo đúng định
hướng XHCN. Tỉnh uỷ không can thiệp quá sâu, không bao biện làm thay công
việc cụ thể của các tổ chức, mà tỉnh uỷ lãnh đạo phát huy vai trò, chủ động, sáng
tạo của các tổ chức để hoạt động đạt kết quả cao.
Trong lãnh đạo kinh KT - XH, tỉnh uỷ có chức năng lãnh đạo kinh tế nông
nghiệp, phát triển nông thôn. Đây là một lĩnh vực trọng yếu trong sự lãnh đạo
của tỉnh uỷ, một lĩnh vực đang mang lại thu nhập cao và chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL.
* Nhiệm vụ của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long
Với chức năng trên, tỉnh uỷ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, lãnh đạo trực tiếp và toàn diện mọi hoạt động của tỉnh nhằm thực
hiện thắng lợi nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
29
thư và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh. Quyết định những vấn đề chiến
lược, các chương trình, đề án, kế hoạch, chủ trương, biện pháp quan trọng trong
các lĩnh vực công tác của các tỉnh.
Hai là, chỉ đạo và thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển KT
- XH, bảo đảm an ninh quốc phòng 6 tháng, hàng năm và kế hoạch 5 năm của tỉnh.
Xem xét, xác định các cụm công trình trọng điểm toàn khoá và từng năm; chủ
trương điều chỉnh quy hoạch tổng thể; điều chỉnh chỉ tiêu phát triển KT-XH của
tỉnh; cho chủ trương triển khai một số dự án đầu tư lớn và cơ chế chính sách đặc
biệt quan trọng (có ảnh hưởng lớn đến KT - XH, an ninh, quốc phòng và đối ngoại)
Ba là, lãnh đạo công tác tài chính đảng, thảo luận và quyết định các báo cáo
định kỳ hàng năm và báo cáo bất thường của Ủy ban kiểm tra tỉnh uỷ trong các hội
nghị tỉnh uỷ; nghe BTV tỉnh uỷ báo cáo những quyết định quan trọng của Ban
thường vụ giữa hai kỳ hội nghị.
Bốn là, lãnh đạo cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nghị quyết của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức và
cán bộ cho phù hợp với điều kiện của tỉnh. Quyết định trình Bộ Chính trị, Ban Bí
thư dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh: Uỷ viên
Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; nhân
sự bổ sung hoặc rút khỏi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Xem xét quyết định những
vấn đề kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.
Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thành lập, sát nhập, chia tách, giải thể
các Ban đảng của Tỉnh.
Năm là, lãnh đạo tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
giữa nhiệm kỳ và quyết định các nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp thực hiện Nghị
quyết nửa cuối nhiệm kỳ. Thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết khi có
trên 1/3 số uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh yêu cầu.
Sáu là, lãnh đạo công tác chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội Đảng bộ
tỉnh nhiệm kỳ, hoặc Đại hội Đảng bộ bất thường (nếu có): thảo luận và thông qua
các dự thảo văn kiện trình Đại hội; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu; danh sách
bầu cử Ban chấp hành Đảng bộ trong Đại hội; danh sách đại biểu đi dự Đại hội
Đảng toàn quốc… để đại hội quyết định.
30
Bảy là, lãnh đạo xây dựng quy chế làm việc của tỉnh uỷ, BTV tỉnh uỷ và Ban
thường trực tỉnh uỷ: phân công nhiệm vụ, xác định quyền hạn và trách nhiệm công
tác cho các cấp bộ đảng trực thuộc; cho các đồng chí lãnh đạo trong Ban chấp hành
Đảng bộ (ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, ủy viên Ban thường vụ); xác định các
mối quan hệ công tác giữa tỉnh uỷ với các đảng bộ và tổ chức đảng trực thuộc; với
Bộ Chính trị, Ban Bí thư; với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội
của tỉnh…
Tám là, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội của
tỉnh; lãnh đạo các cấp uỷ và tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện thắng lợi chỉ thị,
nghị quyết, chủ trương, phương hướng công tác của tỉnh ủy.
* Đặc điểm của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long
- Đặc điểm về truyền thống cách mạng, tâm lý, phong cách, lề lối làm việc
Phần lớn các tỉnh uỷ viên các tỉnh uỷ vùng ĐBSCL là người địa phương, một
số ít tỉnh uỷ viên đã được tôi luyện và trưởng thành trong kháng chiến. Đây là điều
rất thuận lợi đối với hoạt động lãnh đạo của các tỉnh uỷ. Là người địa phương nên
các đồng chí tỉnh uỷ viên nắm chắc các điều kiện tự nhiên, KT-XH, văn hoá, phong
tục tập quán ở địa phương để xây dựng các chủ trương, giải pháp phát triển mọi mặt
của tỉnh, vùng đem lại hiệu quả, có thể tiến hành công tác tư tưởng, dân vận đạt hiệu
quả cao. Song, là người địa phương, nên trong công việc có lúc, có nơi những quan
hệ làng xóm, địa phương còn chi phối nhất định đã làm ảnh hưởng đến chất lượng,
hiệu quả công việc.
Các tỉnh uỷ vùng ĐBSCL có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo sản xuất
nông nghiệp trong điều kiện thực hiện cơ chế hành chính tập trung, bao cấp, song
chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn vùng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, cư dân
vùng này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là
trồng lúa nước. Đây là điểm nổi trội của cư dân vùng ĐBSCL. Trong những năm
đổi mới, nhất là nhiều năm gần đây, các tỉnh vùng ĐBSCL kế thừa, phát huy truyền
thống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của các thế hệ đi trước, đạt được những
31
kết quả to lớn. Các tỉnh uỷ lãnh đạo sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao, đã tích
luỹ được nhiều kinh nghiệm có giá trị. Tuy nhiên, những kinh nghiệm ấy chủ yếu là
kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nông nghiệp truyền thống. Các tỉnh còn chưa có
nhiều kinh nghiệm lãnh đạo nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển
dịch cơ cấu toàn bộ nền kinh tế của toàn vùng.
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh uỷ viên còn chịu những tác động về tâm lý, cách
tư duy, phong cách, lề lối làm việc của nông dân. Sinh ra và lớn lên ở một vùng
sản xuất nhỏ, manh mún, đã dần dần hình thành trong cư dân vùng ĐBSCL cách
nghĩ, tầm nhìn và phong cách làm việc của người sản xuất nhỏ, nặng về kinh
nghiệm, thủ công. Đã qua 30 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, cách nghĩ, tầm nhìn, phong cách làm việc của nhân dân đã có đổi
mới, song vẫn chưa đủ để làm thay đổi cơ bản cách nghĩ, tầm nhìn, phong cách
làm việc của người sản xuất nhỏ đã ăn sâu, bám chắc vào cư dân vùng này.
- Đặc điểm về bộ máy cán bộ
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH và công cuộc đổi mới hiện nay, các
tỉnh uỷ vùng ĐBSCL hình thành, phát triển thực hiện chức năng lãnh đạo của
mình đối với các tổ chức trong HTCT, các tổ chức kinh tế, xã hội và phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh gắn liền với những biến
đổi lớn về địa giới hành chính tỉnh và quy mô lãnh đạo của các tỉnh uỷ.
Từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tỉnh vùng ĐBSCL
đã trải qua các lần sáp nhập, chia tách. Đi liền với việc sáp nhập và chia tách tỉnh
nêu trên, các tỉnh uỷ vùng ĐBSCL cũng có biến đổi lớn về tổ chức, bộ máy, cán
bộ và nhiệm vụ để đảm bảo sự lãnh đạo mọi hoạt động trên địa bàn. Các tỉnh uỷ
đã vươn lên mạnh mẽ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đến nay, nhìn chung,
trình độ mọi mặt của các tỉnh uỷ viên cao hơn; năng lực lãnh đạo được nâng lên,
đã tích lũy được những kinh nghiệm lãnh đạo phát triển KT - XH.
Các tỉnh uỷ vùng ĐBSCL đã được đổi mới, kiện toàn, trẻ hoá, trình độ lý
luận chính trị và chuyên môn của các tỉnh uỷ viên được nâng lên qua các kỳ đại
hội và nhất là qua đại hội nhiệm kỳ 2010 - 2015. Trẻ hoá đội ngũ cán bộ, nhất là
32
cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp là một chủ trương lớn của Đảng đã
được các tỉnh uỷ quán triệt, nhận thức sâu sắc và triển khai thực hiện với lộ trình
và bước đi cụ thể, đem lại hiệu quả. Trong đó, việc quy hoạch tỉnh uỷ viên và
thường vụ tỉnh uỷ được coi trọng, làm cơ sở cho việc đẩy mạnh đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nhà
trường và trong thực tiễn được coi trọng, đạt chất lượng, hiệu quả. Qua các
nhiệm kỳ đại hội đảng bộ tỉnh, đội ngũ tỉnh uỷ viên từng bước được trẻ hoá. Cụ
thể, độ tuổi trung bình của đội ngũ tỉnh uỷ viên nhiệm kỳ 2010 - 2015 của một số
tỉnh vùng ĐBSCL từ 46- 49 tuổi; trình độ cao cấp lý luận chính trị, chuyên môn
của đội ngũ tỉnh uỷ viên cũng được nâng lên khá cao [7].
Kết quả tổ chức đại hội đảng bộ ở các tỉnh, thành phố trong vùng đã bầu
678 ủy viên ban chấp hành. Ban thường vụ mỗi tỉnh có từ 13 đến 15 đồng chí.
Cán bộ nữ trúng cử vào cấp ủy đạt tỷ lệ bình quân 12,24% (cao nhất là tỉnh Kiên
Giang 25%, thấp nhất là tỉnh Long An 3,7%). Cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) trúng cử
cấp ủy bình quân đạt 5,9% (trừ Trà Vinh). Tổng số ủy viên ban thường vụ được
bầu là 198 đồng chí; trong đó, nữ là 18 đồng chí, chiếm 9,09%. Tổng số phó bí
thư được bầu là 30 đồng chí; trong đó, có 03 đồng chí nữ. Độ tuổi bình quân của
các đồng chí trong Ban Chấp hành đầu nhiệm kỳ là 48,7 tuổi; trình độ học vấn
100% là 12/12; trình độ chuyên môn: tiến sỹ 16 đồng chí, chiếm 2,04%, thạc sỹ
48 đồng chí chiếm 16,32%, còn lại là trình độ đại học; trình độ lý luận chính trị:
110 đồng chí có trình độ cử nhân, còn lại là cao cấp chính trị [7].
- Đặc điểm về địa bàn, môi trường hoạt động:
Các tỉnh uỷ ĐBSCL hoạt động trên địa bàn và môi trường có nhiều thuận
lợi đó là: nhân dân có truyền thống cách mạng, đây là cái nôi của tinh thần chống
giặc bất khuất, nhân dân cần cù, chịu khó. Vùng có điều kiện tự nhiên (miền núi,
đồng bằng, ven biển, hải đảo) để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá. Trong những năm tới, với vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của
quốc gia, công nghiệp và dịch vụ của vùng sẽ phát triển nhanh vì có các dự án
trọng điểm quốc gia và của vùng đang và sẽ triển khai. Cán bộ, đảng viên các
tỉnh trong vùng nhìn chung có kiến thức và nhận thức tốt, nhân dân một lòng
33
theo đảng là cơ sở để thực hiện và vận động nhân dân toàn tỉnh thực hiện tốt các
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi thì địa bàn và môi trường hoạt động cũng gây nên
không ít khó khăn; là điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bão, lũ lụt, hạn hán thường
xuyên xảy ra; KT-XH so với các vùng và cả nước đang còn yếu kém. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế thấp, đời sống của nhân dân đang gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ
tầng yếu kém, dân trí thấp, có những tập quán sản xuất lạc hậu, manh mún, lối sống
phóng khoáng, hào hiệp, nhận thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
của nhân dân hạn chế. Chính những điều này đòi hỏi các tỉnh uỷ phải có một
phương thức lãnh đạo sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn để hạn chế tối đa
những bất lợi do khó khăn gây nên và phát huy các thế mạnh để đạt được hiệu quả
cao trong công tác lãnh đạo chỉ đạo của mình.
- Đặc điểm về đối tượng lãnh đạo của các tỉnh uỷ:
Trong giai đoạn hiện nay, các tỉnh uỷ ở ĐBSCL tập trung lãnh đạo xây dựng
NTM. Hiện nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, dân cư nông
thôn chiếm 87,8%; các tiềm năng về kinh tế nông nhiệp còn đang rất lớn nhưng
chưa được khai thác tốt; công nghiệp và dịch vụ nông thôn đang ở giai đoạn thu hút
đầu tư, mới bắt đầu thực hiện một số dự án lớn; cùng với vai trò, vị trí chiến lược
của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong các quá trình cánh mạng là rất quan
trọng và cơ bản đã được Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X) khẳng định; chính vì
vậy, là các cấp ủy, các tổ chức trong HTCT, nhân dân tham gia xây dựng NTM.
2.2. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.2.1. Quan niệm về xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu
Long hiện nay
* Quan niệm về xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL
Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn định nghĩa: “Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi Ủy
ban nhân dân xã”; “thôn là tên gọi chung của thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc… là tổ
chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một xã” [22, tr.1].
34
Nông thôn là khu vực khác với thành thị về không gian, hoạt động kinh tế,
đặc điểm cộng đồng và sinh thái. Nông thôn gắn liền với đời sống, tập tục và bản
sắc văn hóa của một cộng đồng. Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tổ
chức và thể chế, công nghệ và kết cấu hạ tầng. Vì thế, phát triển nông thôn phải bao
gồm phát triển kinh tế, xã hội, tổ chức và môi trường.
Nông thôn dùng chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn. Nông thôn có thể xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông
thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế... vừa có những đặc điểm
riêng gắn liền nông nghiệp nông thôn.
Như vậy, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân. Tập
hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi
trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức
khác. Tuy hiện nay, chưa có khái niệm kinh điển phân biệt nông thôn với thành
thị nhưng có thể hiểu những đặc trưng cơ bản của nông thôn so với thành thị ở
những tiêu chí sau:
Thứ nhất, về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với công
nghiệp, dịch vụ
Thứ hai, về cơ cấu dân cư, lao động nông nghiệp còn chiếm đa số
Thứ ba, thiết chế, quy chế, quy ước, hương ước gắn liền với từng làng, từng
dân tộc, từng vùng kinh tế sinh thái.
Tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM đã đề cập đến NTM gồm
các tiêu chí cơ bản sau:
1. Quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển
hạ tầng KT-XH - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư
35
mới và chỉnh trang các khu dân cý hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản
sắc văn hóa tốt đẹp [117].
2. Phát triển hạ tầng
Hoàn thiện đường trục đường giao thông xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê
tông hóa đạt chuẩn. Có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường ấp, xóm cơ bản cứng
hóa); 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa(cứng hóa 30%);
50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Tỷ lệ hộ sử dụng
điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98%.
Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; 45% kênh
mương do xã quản lý được kiên cố hóa.
Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ hộ sử dụng
điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98%.
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở
vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 70%.
Cơ sở vật chất văn hóa: nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn; 100% ấp
có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định.
Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Có internet đến thôn.
Có chợ nông thôn đạt chuẩn. Không còn nhà tạm, dột nát; 70% hộ có nhà ở
đạt tiêu chuẩn [117].
3. Kinh tế và tổ chức sản xuất
Tỷ lệ hộ nghèo 7%. 50% số xã đạt thu nhập bình quân đầu người /năm gấp
1,3 lần so với mức bình quân chung của cả nước, 35% lao động trong độ tuổi làm
việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có
hiệu quả [117].
4. Văn hóa - xã hội - môi trường
Xã đạt phổ cập giáo dục trung học. 80% học sinh tốt nghiệp THCS được
tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Trên 20% tỷ lệ lao động qua
đào tạo.
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới

More Related Content

What's hot

Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (13)

Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAYLuận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
Luận án: Công tác dân vận ở Tây Nguyên từ 2001 đến 2010, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện đại đoàn kết dân tộc từ ...
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
 
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng NamChính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Nam
 
Luận án: Nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mớiLuận án: Nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Nguồn lực thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
 
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách xây dựng nông thôn mới huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng NgãiLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở TP Quảng Ngãi
 
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Thường Tín, Thành p...
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
 
169 in
169 in169 in
169 in
 

Similar to Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới

Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfNuioKila
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxKimNhung43
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...luanvantrust
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới (20)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAYChuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docx
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Vĩnh Phúc
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
Định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian t...
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa VangLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
 
Gia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Gia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAYGia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Gia đình vùng ĐB sông Hồng trong xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Nguồn lực thanh niên ĐB sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực thanh niên ĐB sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới Nguồn lực thanh niên ĐB sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới
Nguồn lực thanh niên ĐB sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới
 
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Luận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mới
Luận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mớiLuận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mới
Luận án: Quản lý của UBND các cấp về xây dựng nông thôn mới
 
Quản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
Quản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái NguyênQuản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
Quản lý của UBND đối với xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hộiLuận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
Luận văn: Quản lý về xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ QUỐC KHỞI CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ QUỐC KHỞI CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 31 23 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRƯƠNG THỊ THÔNG 2. PGS.TS. DƯƠNG TRUNG Ý HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lê Quốc Khởi
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước 13 Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN 21 2.1. Nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 21 2.2. Xây dựng nông thôn mới và các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 33 Chương 3 NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 50 3.1. Thực trạng nông mới ở đồng bằng sông Cửu Long 50 3.2. Thực trạng các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới 64 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025 89 4.1. Phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đối với xây dựng nông thôn mới 89 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng nông thôn mới đến năm 2025 105 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 165
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. CNXH: Chủ nghĩa xã hội ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GAP: Good Agriculture Procedure: Qui trình nông nghiệp an toàn. HĐND: Hội đồng Nhân dân HTCT: Hệ thống chính trị HTX: Hợp tác xã FDI: Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài IPM: Intergrated Pests Management Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp KH-CN: Khoa học - Công nghệ KT-XH: Kinh tế - Xã hội LHPN: Liên hiệp Phụ nữ MTTQ: Mặt trận Tổ quốc NTM: Nông thôn mới NXB: Nhà xuất bản UBND: Ủy ban nhân dân VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam WTO: Tổ chức Thương mại thế giới XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng nông thôn mới (NTM) là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển quốc gia, đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Từ thực tiễn, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng NTM trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nêu quan điểm của Đảng ta về xây dựng NTM. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, đóng góp 18% GDP của cả nước. GDP của vùng tăng trưởng hàng năm 12%, trong đó, sản xuất lương thực giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, cung cấp trên 50% sản lượng lúa và hơn 95% lượng gạo xuất khẩu; trên 65% sản lượng xuất khẩu thủy sản (đồngthời là khu vực nuôi thủy sản lớn nhất nước); cung cấp đến 70% lượng trái cây cho cả nước [4]. Hoà cùng xu thế vươn lên của cả nước sau 30 năm đổi mới, ĐBSCL đã trở thành một khu vực phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cao hơn mức bình quân của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn đã có những thay đổi hết sức sâu sắc và toàn diện. Điều đó khẳng định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ
  • 7. 2 đổi mới đã đi vào cuộc sống. Vai trò lãnh đạo chính trị và tổ chức thực hiện Nghị quyết của các tỉnh ủy trong vùng đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, so với lợi thế, tiềm năng và yêu cầu đặt ra của thời kỳ mới, những thành tựu đạt được vẫn còn khiêm tốn. Nhìn tổng thể, tình hình KT-XH ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Kinh tế nông thôn tăng trưởng chưa ổn định và thiếu vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Nhiều chỉ số phát triển kinh tế - văn hoá xã hội của ĐBSCL thấp hơn các vùng khác và mức bình quân cả nước. Kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào việc khai thác tiềm năng sẵn có là chính. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất còn chậm. Chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của các chủng loại hàng hóa trong toàn vùng còn thấp, nhất là việc xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản thực phẩm còn hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, hạ tầng giao thông nông thôn, công tác thủy lợi thiếu đồng bộ, các chỉ số giáo dục, đào tạo, dạy nghề, còn thấp. Đời sống nhân dân các xã vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là vùng có đông đồng bào Khmer. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM nói riêng gắn liền với vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các tỉnh ủy. Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với sự phát triển nông thôn và xây dựng NTM tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, song nhìn chung còn nhiều hạn chế. Không ít cấp ủy còn lúng túng trong xác định nội dung và phương thức lãnh đạo; công tác chỉ đạo điều hành tuy có cố gắng nhưng chưa đồng đều; chất lượng quy hoạch, đề án xây dựng NTM còn hạn chế. Phương thức, quy trình lãnh đạo tổ chức thực hiện xây dựng NTM của các tỉnh ủy có nơi, có lúc chưa rõ; nhiều nghị quyết thực hiện chưa đảm bảo quy trình, nhất là nội dung trong các bước chuẩn bị chưa tốt. Một số cấp ủy chưa có sự phân định rõ giữa sự lãnh đạo của cấp ủy với sự quản lý của chính quyền và quyền tự chủ của các tổ chức kinh tế, vẫn còn tình trạng bao biện, ỷ lại, nhiều chủ trương không được thể chế hóa và tổ chức thực hiện kịp thời. Việc triển khai các nghị quyết của Trung ương và sự vận dụng vào điều kiện
  • 8. 3 cụ thể của các tỉnh còn thiếu các chương trình hành động cụ thể, thiết thực với tình hình thực tiễn, nhiều nghị quyết chưa chú ý vận dụng vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm liên quan đến xây dựng NTM. Sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ và sự quan tâm của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong HTCT đối với xây dựng NTM chưa được thường xuyên, đúng mức; sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính quyền, MTTQ chưa chặt chẽ, chưa phát huy tốt vai trò phản biện xã hội cũng như công tác tập hợp, động viên, tuyên truyền đến toàn thể đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng chưa có hiệu quả cao; không ít tổ chức hoạt động hình thức, hành chính, chung chung; chưa khơi dậy, tạo ra nhiều phong trào hành động cách mạng trong quần chúng nhân dân thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà nghị quyết của Đảng, của các tỉnh ủy đề ra. Nhận thức về chương trình xây dựng NTM của một bộ phận cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân còn hạn chế. Công tác tuyên truyền nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa làm chuyển biến tốt nhận thức để người dân chủ động phát huy vai trò chủ thể. Nguồn lực cho xây dựng NTM còn hạn hẹp, sự hỗ trợ ngoài Nhà nước chưa nhiều. Nhiều mô hình sản xuất chưa thật sự bền vững, còn hạn chế trong thu hút doanh nghiệp dầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Thu nhập người dân trên địa bàn vùng còn thấp nên khả năng huy động sức đóng góp cho xây dựng NTM rất khó khăn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu. Trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng, của các tỉnh uỷ về xây dựng NTM có nơi, có lúc chưa nghiêm. Xuất phát từ thực tế nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, luận án đề xuất những giải pháp chủ
  • 9. 4 yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với sự nghiệp xây dựng NTM đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án; - Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay; - Nghiên cứu khảo sát, đánh giá đúng thực trạng các tỉnh uỷ ở ĐBSCL lãnh đạo xây dựng NTM từ 2010 đến nay, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM từ năm 2010 đến nay; phương hướng và giải pháp của luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Luận án được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực nói chung, đối với xây dựng NTM nói riêng. Cơ sở thực tiễn của luận án là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM từ 2010 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp: lịch sử và lôgíc, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học, thống kê so sánh, khảo sát, tổng kết thực tiễn.
  • 10. 5 5. Những đóng góp về khoa học của luận án - Góp phần làm rõ đặc điểm của nông thôn ở ĐBSCL; quan niệm về NTM và xây dựng NTM ở ĐBSCL. - Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM. - Rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở ĐBSCL từ 2010 đến nay. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cấp uỷ đảng ở ĐBSCL vận dụng vào thực tiễn công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo xây dựng NTM. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu về xây dựng Đảng ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố. 7. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 8 tiết.
  • 11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM 1.1.1. Sách - Phạm Xuân Nam, “Phát triển nông thôn” [91],. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển KT-XH nông thôn nước ta như dân số, việc làm, lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn. - Nguyễn Văn Trung, “Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn, để công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp nước ta” [137]. Nội dung chính cuốn sách nêu những vấn đề có liên quan tới CNH, HĐH nông thôn và nông nghiệp được coi là mũi đột phá quan trọng nhằm khai thác và phát huy mọi tiềm năng to lớn của nông nghiệp nhiệt đới Việt Nam, giải phóng sức lao động của nông dân, trong đó lực lượng đặc biệt quan trọng là lao động trẻ, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động này thành những chủ nhân trên đồng ruộng, trong các trang trại, các làng nghề truyền thống và cơ sở sản xuất chế biến nông sản hiện đại, củng cố và tăng cường khối đoàn kết công - nông. - Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định, “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước và Việt Nam” [11]. Công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay như: tương lai của các trang trại nhỏ; nông dân với khoa học; hệ tư tưởng của nông dân ở thế giới thứ ba; các hình thức sở hữu đất đai; những mô hình tiến hoá nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Đặc biệt là những kết quả nghiên cứu của công trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ làng xóm - Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.
  • 12. 7 - Phan Văn Sáu, Hồ Văn Thông, “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay” [107]. Công trình đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, dữ liệu rất quan trọng cho việc hoạch định đường lối, chính sách thực hiện phát huy dân chủ của chính quyền cấp xãphát triển nông thôn, nông nghiệp, nông dân nước ta trong thời kì đổi mới. - Nguyễn Sinh Cúc, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” [38]. Đây là công trình nghiên cứu phân tích luận giải quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như: đầu tư, phân hoá giàu nghèo, nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản. - Lưu Văn Sùng, “Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [112]. Tác giả đã chỉ rõ thực chất CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ về KT-XH của một nước công nghịêp. Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghịêp mà còn bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn cả nước nói chung. Từ đa dạng hoá sản xuất, tạo ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đến phát triển công nghiệp chế biến là bước đi tất yếu của phát triển nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH. Đó là khâu quyết định nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. - Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” [9]. Trên cơ sở nghiên cứu HTCT cấp cơ sở của HTCT đang vận hành ở Việt Nam, nhóm tác giả đã chỉ ra hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng phát triển KT-XH, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. - Phạm Văn Bính, “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới” [13]. Tác giả đã đề cập đến những thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu gạo như là
  • 13. 8 một trong những thành quả quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong 20 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Đặng Kim Sơn, “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau” [108]. Tác giả đã nêu bật được thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Công trình đã phân tích khá sâu sắc thực trạng giai cấp nông dân Việt Nam từ nhiều góc độ. Đó là biểu hiện kết quả của quá trình thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực tam nông. - Đỗ Tiến Sâm, “Vấn đề tam nông ở Trung Quốc: thực trạng và giải pháp” [104]. Cuốn sách phân tích những khái niệm và quan điểm cơ bản về tam nông; đánh giá thực trạng và nêu các giải pháp về nông nghiệp, nông thôn và nông dân Trung Quốc. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về tam nông và xử lí vấn đề tam nông ở Trung Quốc vừa có ý nghĩa khoa học, vừa mang tính thực tiễn sâu sắc, góp phần gợi mở những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo. - Nguyễn Văn Sánh, “Nguyên lý phát triển “tam nông” và ứng dụng vào bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long” [106]. Tác giả tóm lược các cách tiếp cận nghiên cứu và phát triển nông thôn thế giới, từ đó định hướng nghiên cứu phát triển tổng hợp nhằm tìm ra các cơ hội, giải pháp và ứng dụng phát triển nông thôn tại Việt Nam, đặc biệt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Ngô Huy Tiếp, “Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay” [133]. Công trình này đã phân tích vai trò quan trọng của giai cấp nông dân trong lịch sử dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; phân tích những đặc điểm cơ bản của giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay. Làm rõ nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân, phân tích thực trạng giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp nông dân, các tác giả đã đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
  • 14. 9 - Vũ Văn Phúc, “Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn” [101]. Các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, các địa phương, các ngành, các cấp bàn đến những khía cạnh đa dạng của việc xây dựng NTM như: vấn đề quy hoạch, an sinh xã hội, chính sách đất đai, bảo vệ môi trường đất đai... Đặc biệt nhiều bài viết tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề này. Từ đó giúp Việt Nam có cách nhìn nhận để nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. - Đặng Kim Sơn, “Đổi mới chính sách nông nghiệpViệt Nam, bối cảnh, nhu cầu và triển vọng” [110]. Các tác giả đã phân tích tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô, về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay. Đồng thời đề cập đến những cải cách chính sách và công tác thi hành chính sách nông nghiệp trong thời gian qua; phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những đề xuất cho đổi mới chính sách nông nghiệp nước ta theo hướng phát triển bền vững. 1.1.2. Luận án, luận văn - “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”, của Phạm Công Khâm [76]. Tác giả luận án đã làm rõ thêm cơ sở khoa học, nét đặc thù về vị trí, vai trò cấp xã và của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong thời kỳ CNH, HĐH. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt và công tác cán bộ, tác giả chỉ rõ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. - “Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân trong kinh tế thị trường ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, của Nguyễn Văn Chiển [33]. Luận án đã nghiên cứu và chỉ ra góc độ vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế hộ của Đảng ta, khái lược về sự phát triển của kinh tế hộ thời kỳ trước và sau đổi mới. Tác giả đã nhận định thực tiễn đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, nhất là từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, kinh tế hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ; được giao quyền sử dụng đất lâu dài; đã tạo cơ sở, điều kiện cần thiết cho kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa, làm
  • 15. 10 biến đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực. Vai trò của nông dân do vậy cũng được phát huy. - “Xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay”, của Bùi Văn Khoa [77]. Tác giả đã đánh giá thực trạng đội ngũ đảng viên và công tác xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn ĐBSCL, đề xuất các giải pháp khả thi góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn ĐBSCL. Những giải pháp mà tác giả luận án đề xuất có giá trị tham khảo trong quá trình phát huy tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong phong trào xây dựng NTM hiện nay. - “Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực thi quyền lực của nhân dân ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long”, của Lê Tấn Lập [81]. Tác giả luận án đã nghiên cứu về quyền lực của nhân dân, những đặc trưng quyền lực của nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn ĐBSCL. Đặc biệt, luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nông thôn ĐBSCL. Những kết quả của luận án có giá trị tham khảo tốt đối với quá trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trong sự nghiệp xây dựng NTM hiện nay. - “Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay”, của Nguyễn Thị Tố Uyên [150]. Luận án đã tổng quan được các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài; phân tích, làm rõ được các khái niệm liên quan; khái quát được chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng; tỉnh ủy lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo. Luận án cũng đánh giá được thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; thực trạng các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Những ưu, khuyết điểm được tác giả đánh giá khá công phu, sát thực tế, phân tích sâu sắc nguyên nhân của ưu, khuyết điểm, khái quát được sáu kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Luận án đã đề xuất
  • 16. 11 được mục tiêu, phương hướng và 07 giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. 1.1.3. Các bài báo khoa học - “Ngổn ngang nông thôn mới - Bài học từ Trung Quốc”, Báo điện tử Kinh tế nông thôn [8]. Tác giả nêu lên những kinh nghiệm, bài học từ việc xây dựng mô hình NTM vừa được các học giả, nhà quản lý của Trung Quốc chia sẻ trong một hội thảo tại Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu của Trung Quốc, vấn đề cốt lõi của “Tam nông” là giải quyết sự chênh lệch thu nhập giữa cư dân thành thị và nông thôn. - “Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới - Những kết quả bước đầu và một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn”, của Trương Tấn Sang [105]. Trên cơ sở tổng kết 3 năm xây dựng NTM, bài viết đã rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu: một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong Ðảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng NTM để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia; hai là, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tập huấn về kiến thức xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ ở cơ sở xã, thôn, bản, những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện; ba là, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bức thiết cần làm trước, cần tập trung đầu tư, những nội dung có thể làm sau, cách thức huy động nguồn lực tổng hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phân công thực hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị... phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc; bốn là, đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM; có sự chỉ đạo tập trung, sâu sát, cụ thể, thường xuyên kiểm tra đôn đốc và thu hút được sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn.
  • 17. 12 - “Phát huy vai trò của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam trong xây dựng nông thôn mới”, của Hoàng Phó Dân [40]. Tác giả bài viết cho rằng, giai cấp nông dân là chủ thể trong xây dựng NTM; Hội Nông dân Việt Nam là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng NTM. Trong thời gian tới, cần thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm để phát huy vai trò giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam trong xây dựng NTM. - “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: kết quả và một số bài học kinh nghiệm”, của Vũ Văn Ninh [97]. Theo tác giả, sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM có 04 ưu điểm nổi bật: các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị chủ động, tích cực, sáng tạo triển khai thực hiện xây dựng NTM; phong trào xây dựng NTM mạnh mẽ khắp cả nước; nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng NTM có chuyển biến rõ rệt; bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra 04 hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng NTM: một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của xây NTM; nguồn vốn đầu tư ngân sách cho Chương trình xây dựng NTM còn hạn chế; một số cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm được ban hành, việc sửa đổi bổ sung còn chưa kịp thời; nhiều đề án tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng đến những vấn đề phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường… Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả tổng kết 05 bài học kinh nghiệm và đề xuất 07 giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chương trình trong thời gian tới. - “Phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới”, của Hà Thị Thùy Dương [45]. Bài báo chỉ ra để xây dựng thành công chương trình NTM sẽ thực sự tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn, nâng cao đời sống của một bộ phận lớn người dân Việt Nam, việc phát huy vai trò chủ thể của người dân ở địa phương là một tất yếu. Vấn đề quan trọng là tìm những cách làm hay nhằm khơi dậy các nguồn lực trong nhân dân. Những giải pháp nêu trên là những gợi ý ban đầu
  • 18. 13 để cán bộ chính quyền, đoàn thể ở địa phương có thể tham khảo trong quá trình hướng dẫn, tổ chức xây dựng NTM ở địa phương mình. Có thể nhận thấy, kể từ khi đổi mới, Đảng ta đã nhận thức rõ tính tất yếu của việc gắn sự phát triển nông nghiệp với công nghiệp. Các văn kiện của Đảng kể từ sau đổi mới đã khẳng định con đường phát triển của đất nước ta là tiến hành CNH, HĐH đất nước mà trước hết là phải bắt đầu từ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là điều kiện quan trọng để phát huy vai trò của nông dân trong giai đoạn hiện nay. Các công trình trên cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các công trình cũng đã tập hợp và phân loại hệ thống chính sách này theo những tiêu chí khác nhau. Qua đó, tác giả đã có một cái nhìn hệ thống về các chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực tam nông nói chung và nông dân nói riêng. Các công trình này cung cấp thêm những cơ sở thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả của việc lãnh đạo, quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc Nông nghiệp - nông dân - nông thôn (gọi tắt là “tam nông”) là vấn đề được được Đảng cộng sản Trung Quốc quan tâm, bởi đó không đơn thuần là kinh tế mà còn là vấn đề chính trị, xã hội - một hệ vấn đề tổng thể, xuyên suốt và gắn kết với toàn bộ quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế, xã hội ở một quốc gia đông dân nhất hành tinh với 900 triệu nhân khẩu nông thôn và có sản lượng nông nghiệp đứng đầu thế giới. Do đó, giải quyết vấn đề tam nông đang là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước, thúc đẩy xây dựng NTM XHCN. Bởi vậy đến nay ở Trung Quốc có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này: - Hoàng Thế Kiệt (1992), “Vấn đề xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc. Bài giảng” [79]. Tác giả trình bày tình hình phát triển kinh tế nông thôn Trung
  • 19. 14 Quốc từ khi mở cửa cải cách cho đến nay, bối cảnh cơ bản xây dựng NTM, tư tưởng chỉ đạo, biện pháp chủ yếu xây dựng NTM, các loại mô hình NTM và quan điểm và định hướng về xây dựng NTM Trung Quốc - Ole Odgaard, “Kinh tế tư nhân ở nông thôn Trung Quốc - Sự tác động đến phân tầng xã hội và phát triển nông nghiệp” [98]. Tác giả mô tả sự thay đổi tổ chức phân quyền và vấn đề tài nguyên ở nông thôn Trung Quốc. Phát triển hãng kinh doanh nhà nước và tư nhân nông thôn: tác động đến phân phối thu nhập, huy động tài nguyên cho phát triển nông nghiệp. Sự khác nhau về thu nhập và tầng lớp xã hội trong các hãng. Một số xu hướng hiện nay hình thành các hãng kinh doanh ở nông thôn Trung Quốc. - Nguyễn Minh Hằng, “Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc” [64]. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu vai trò của kinh tế nông nghiệp trong nền kinh tế chung của Trung Quốc và một số vấn đề về phát triển nông nghiệp Trung Quốc chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang một nền nông nghiệp hiện đại thích ứng vời xu thế chung của thế giới. - Nguyễn Kim Bảo, “Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc (Giai đoạn 1992 - 2010)” [10]. Sách đã giới thiệu một số vấn đề về điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 1992 - 2010, nhằm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế khi Trung Quốc gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO. Trong đó, những chính sách về chiến lợc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng được đề cập tới. - Dang Guoying; Transl. Wang, Pingxing, “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Trung Quốc” [39]. Tác giả nêu khái quát chung về nông nghiệp, các vùng nông thôn và các trang trại ở Trung Quốc. Phân tích tình hình kinh tế và xã hội ở các khu vực nông thôn Trung Quốc; sự thành thị hoá và sự luân chuyển dân số nông thôn ra thành thị và đưa ra một số phương hướng phát triển xây dựng một số vùng NTM. - Cát Chí Hoa, “Từ vùng quê đến nông thôn mới” [67]. Cuốn sách tập hợp các bài nghiên cứu về thực trạng và biến động của nông thôn Trung Quốc trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Lí luận, nguồn gốc hình thành và đặc trưng của vấn đề “tam nông”.
  • 20. 15 - Đổng Liên Tường, “Cải cách xã hội Trung Quốc và những sáng tạo, đổi mới trong xây dựng đảng cơ sở” [143]. Cuốn sách tập trung trình bày về một số vấn đề bức thiết cần phải giải quyết trong công cuộc cải cách xã hội Trung Quốc và công tác xây dựng đảng cơ sở kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 đến nay như: thời cơ, thách thức, nhiệm vụ và mục tiêu của công cuộc cải cách xã hội, vai trò, vị trí của công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; các giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc nảy sinh trong xây dựng đảng cơ sở; các phương pháp nhằm tăng cường và cải tiến công tác xây dựng đảng ở nông thôn. - Chu Chí Hoà, “Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn” [68]. Theo tác giả, công tác xây dựng Đảng ở nông thôn Trung Quốc phải đổi mới về hàng loạt vấn đề như: cơ cấu tổ chức, công tác giáo dục, quản lý, giám sát đảng viên, công tác lựa chọn, bổ nhiệm bí thư, tổ chức đảng thôn, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng. Để đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn Trung Quốc, theo tác giả, phải đổi mới tư duy, nâng những biện pháp có hiệu quả lên thành chế độ, đồng thời đổi mới chế độ theo sự biến động của tình hình thực tế, đổi mới hình thức tuyên truyền, đổi mới cơ chế theo hướng dân chủ, thông thoáng, khoa học, từng bước thực hiện chế độ hóa, tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa công tác xây dựng đảng ở nông thôn. - “Về nhất thể hóa thành thị và nông thôn” của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc [156]. Theo đó, nhất thể hóa thành thị và nông thôn ở Trung Quốc chính là thu hẹp khoảng cách phát triển và thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thể hiện quyết tâm của Chính phủ Trung Quốc xóa nghèo cho nông dân, nông thôn. Đô thị hóa Trung Quốc bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh, quy mô thành phố và quy mô phát triển thành phố đang thay đổi nhanh chóng. Việc xây dựng các thành phố mới gần như trở thành điểm tăng trưởng mới của các thành phố lớn. Còn ở nông thôn, cuộc sống của người dân đã có nhiều cải thiện; nguồn nông sản được bảo đảm; nông dân đã tăng thu nhập bằng nhiều cách khác nhau; thủy lợi được củng cố; nhiều công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn, phục vụ cho nông nghiệp được xây dựng; “tam nông” được đầu tư mạnh mẽ; chất lượng và mức sống ở các vùng thị trấn có bước phát triển; tích cực thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng cho dịch vụ công ở nông thôn, mở rộng chất lượng dịch vụ công.
  • 21. 16 Nhìn chung nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã có những bước thay đổi to lớn và đáng kể trong quá trình phát triển, có được điều này phải kể đến chính sách “Tam nông” được hình thành trong chiến lược phát triển nông thôn của Trung Quốc. Vấn đề “Tam nông” được hiểu là vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là tên chung của hàng loạt vấn đề kinh tế xã hội mà tự nó sinh ra. Chính sách “Tam nông” cần giải quyết tốt các vấn đề đó là tăng thu nhập cho người dân, tiêu thụ hàng hóa nông sản, ổn định xã hội nông thôn. Do vậy quan điểm chính sách phát triển nông thôn được xác định như sau: ủng hộ tích cực với chính sách phát triển nông thôn, khống chế ổn định giá cả nông sản, thực phẩm, hỗ trợ nông nghiệp, tăng cường đầu tư cho nông thôn; quan tâm tầng lớp nông dân ra thành thị làm việc, đảm bảo xã hội, giáo dục để cân bằng đãi ngộ, ổn định cuộc sống; về xã hội xóa chế độ hộ khẩu nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân di cư và sinh sống tại đô thị; đảm bảo công bằng, an sinh xã hội cho người già yếu, tàn tật ở nông thôn, bảo vệ tầng lớp dễ tổn thương nhất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hội nhập. Trung Quốc đã đặt ra một vấn đề rất quan trọng là muốn giải quyết một cách cơ bản vần đề Tam nông phải thay đổi quan niệm trị lý và chiến lược quốc gia để phối hợp sự phát triển kinh tế và xã hội. Động cơ đằng sau phát triển nông nghiệp và việc kích thích sáng kiến của nông dân phải xuất phát từ cải cách và tăng thu nhập của nông dân phải là kết quả của cải cách. Mặc dù cải cách đã đạt được những thành tích to lớn nhưng những rào cản về thể chế cản trở việc phát triển nông nghiệp và nông thôn chưa được dỡ bỏ. Để củng cố và giữ vững tình hình tốt ở nông thôn phải đẩy sâu cải cách và phát huy nhiều sáng kiến trong thực tế và cơ chế. Các chính sách tam nông trong phát triển nông thôn Trung quốc trong thời gian gần đây với mục tiêu là: Tăng thu nhập nguời dân; Tiêu thụ hàng hóa nông sản; Ổn định xã hội nông thôn. Thành công của chính sách Tam nông của Trung Quốc cho phép chúng ta rút ra những bài học sau đây: Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp; Tập trung nguồn lực của Nhà nước cho kết cấu hạ tầng; Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân; Có nhiều chính sách hỗ
  • 22. 17 trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội; Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả cao; Trừng trị tham nhũng, xây dựng hệ thống chính trị mạnh ở nông thôn. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Lào Đảng Nhân dân Cách mạng Lào coi việc xây dựng nông thôn là vấn đề chiến lược, coi nông dân là lực lượng sản xuất to lớn ở Lào hiện nay. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng về việc xây dựng nông thôn. Do đó, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến, tiêu biểu như: - “Về vấn đề nâng cao sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”, của Phêngphavăn Đaophoncharơn [99]. Tác giả đã hệ thống hóa và khai thác những nguyên lý cơ bản về hiệu quả đầu tư; phân tích thực trạng đầu tư nhà nước vào lĩnh vực KT-XH nông thôn Lào, từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển KT-XH nông thôn ở Lào những năm tiếp theo. - “Kinh tế nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào thời kỳ đổi mới”, của Xỉnxỏn Phunbunsỉ [158]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn phải phát triển kinh tế nông thôn Lào trong thời kỳ đổi mới; phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn, đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế nông thôn Lào trong thời gian tới. - “Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay”, của Lachay Sinhsuvan [80]. Tác giả khái quát lý luận và thực tiễn hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào, trình bày thực trạng, quan điểm, giải pháp đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay. - “Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay”, của Bun-Thoong Chít-ma-ni [31]. Luận án nêu đặc điểm của nông thôn Lào, quan niệm về NTM và xây dựng NTM ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; quan niệm, nội dung, phương thức Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng NTM; rút ra những kinh nghiệm, đề xuất một số
  • 23. 18 giải pháp có tính đặc thù, khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong việc xây dựng NTM hiện nay. Những nội dung luận án có thể tham khảo là: đặc điểm nông thôn, đây là nơi dân cư sinh sống ổn định ở những khu vực ngoài hoặc cách xa thành phố; đó là nơi tập hợp những người trong xã hội sinh sống, làm ăn chủ yếu là dựa trên sản xuất nông nghiệp, lấy gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, tập hợp thành bản làng, đó là đơn vị cộng đồng dân cư nông thôn. Nông thôn gắn liền với nông nghiệp, có vai trò, nhiệm vụ bảo đảm lương thực, thực phẩm cho cả nước, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; xây dựng cơ sở vật chất, tạo thêm việc làm; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, mở rộng thị trường, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, tạo ra cơ sở vững chắc và có lợi nhất để thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nông thôn trở thành một không gian xã hội mang tính dân chủ nhân văn, giàu bản sắc văn hoá - nguồn lực vô tận cho phát triển, thân thiện với môi trường, cái nôi để gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ngoài ra còn có một số cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn viết bài ngắn đăng trong tạp chí liên quan đến xây dựng nông thôn ví dụ: - Văn na lết Bút Ta Vông, “Thành quả và những vấn đề quan tâm trong công tác xây dựng cơ sở chính trị - phát triển nông thôn” [151]. - Xay phon Thôm Pa Đít, “Một số thành quả trong việc xây dựng cơ sở chính trị và phát triển cụm bản Na Lâu Chom Ong, Huyện Xay, tỉnh UĐôm Xay” [157]. Các công trình này cũng góp phần cung cấp thêm những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 1.2.3. Một số công trình nghiên cứu ở Nhật Bản - “Cải thiện các chính sách thương mại nông nhiệp Nhật Bản: Vấn đề, lựa chọn và chiến lược”, của Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghiệp nông thôn Nhật Bản [139]. Báo cáo này là tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách của Úc và Nhật Bản chung quanh vấn đề chiến lược để cải thiện các chính sách thương mại nông nghiệp Nhật Bản. - Naoto Imagawa, “Giới thiệu kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản” [93].
  • 24. 19 - Kazuhito Yamashita, “Các vấn đề Thực phẩm và nông nghiệp đối với Nhật Bản và thế giới trong thế kỷ XXI” [74]. Tác giả đã nhấn mạnh sự phát triển của đời sống xã hội đặt ra các yêu cầu mới đối với nền nông nghiệp thế giới nói chung, đối với Nhật Bản nói riêng. Nông nghiệp Nhật Bản cần cải cách mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Định hướng cải cách là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản. Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của các quốc gia là những tham khảo tốt cho Việt Nam trong hoạch định chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng và nâng cao năng lực quản lý của các cấp chính quyền. Tiểu kết chương 1 Do tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng NTM có quan hệ đến sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước, của chế độ nên đã có nhiều công trình, kết quả nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề này. Các nghiên cứu nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả trong việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án, giúp tác giả tiếp cận hệ thống tư liệu, xác định nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, đã có nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận án được đề cập và luận giải với nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau như: khảo sát, luận bàn và kiến giải nhiều vấn đề chủ yếu trong sự lãnh đạo của đảng đối với việc xây dựng, phát triển nông thôn; vai trò, yếu tố tác động, sự cần thiết của xây dựng NTM; đặc điểm của nông thôn và phát triển nông thôn; định hướng chiến lược phát triển công nghiệp nông thôn; xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn hoặc vấn đề phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi cả nước hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương; mối quan hệ
  • 25. 20 giữa xây dựng NTM với các ngành kinh tế khác; tiêu chí đánh giá xây dựng NTM và giải pháp đẩy mạnh xây dựng NTM. Một số công trình đã đề cập, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông thôn, nông nghiệp và nông dân; khái niệm, đặc điểm, tầm quan trọng của xây dựng NTM trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là ngành xây dựng Đảng đã khảo sát, luận bàn và kiến giải nhiều vấn đề chủ yếu trong sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng, phát triển nông thôn, như: nội dung, phương thức đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng nông thôn; nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo xây dựng NTM, thực hiện dân chủ ở cơ sở, công tác phát triển đảng viên... Tuy nhiên, do phương pháp tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau, nên các công trình khoa học này vẫn chưa đề cập cụ thể đến vấn đề các tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng NTM. Đặc biệt, đến nay chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện, có hệ thống về các tỉnh ủy vùng ĐBSCL lãnh đạo xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, vấn đề trọng tâm mà tác giả tập trung là làm rõ nội dung, phương thức, đánh giá đúng thực trạng lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với xây dựng NTM trong thời gian tới.
  • 26. 21 Chương 2 CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN 2.1. NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY 2.1.1. Khái quát về nông thôn đồng bằng sông Cửu Long * Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước, là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khoảng 18 triệu người, diện tích tự nhiên toàn vùng gần 40 nghìn km2 , trong đó có khoảng 65% diện tích đất được dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đất phù sa chiếm khoảng 30%, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, là một trong những đồng bằng châu thổ lớn và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam [135]. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực rất quan trọng trong giao lưu quốc tế, có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam Á và Đông Nam Á, cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển Biển Đông và vịnh Thái Lan, với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển quốc gia; có hơn 360 ngàn km2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo. ĐBSCL nằm gần tuyến hàng hải Đông - Tây, luồng hàng hải quốc tế sôi động nhất, hiện diện nhiều nền kinh tế lớn của thế giới bên cạnh khu vực kinh tế năng động và phát triển, nằm trong khu vực có đường giao thông quốc tế quan trọng, có hơn 340 km đường biên giới trên bộ giáp Campuchia [3].
  • 27. 22 Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực; có một nền nhiệt độ cao, ổn định, có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, ít xảy ra thiên tai, nhất là bão. Sông Mêkông chảy vào ĐBSCL với chiều dài là 225km, chia thành 2 nhánh là sôngTiền và sông Hậu, đổ ra biển Đông. ĐBSCL bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 4,5 tháng tạo nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất. Các yếu tố khí hậu, thời tiết của ĐBSCL thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là điều kiện thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ các loại cây trồng [3]. Dưới tác động của môi trường biển và sông đã hình thành hệ sinh thái tự nhiên độc đáo và đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ven biển, trong đó hệ thống rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, bên cạnh đó là những cánh rừng tràm ở U Minh Cà Mau, Đồng Tháp với một hệ thống sinh học rất đa dạng. Đây là vùng có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam Côn Sơn khoảng 3 tỉ tấn dầu quy đổi. Ngoài khơi vịnh Thái Lan có nhiều đảo và quần đảo như Nam Du, Thổ Chu, lớn nhất là đảo Phú Quốc, phía biển Đông có Hòn Khoai. Trên các đảo có núi, rừng với nhiều gỗ quí và khoáng sản. Sông rạch chằng chịt tạo thành mạng lưới giao thông thủy rất thuận lợi.Vùng biển bao quanh rất giàu thủy, hải sản, cùng các ngư trường lớn như Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau. Ngoài ra, ĐBSCL còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như đất sét gạch ngói, cát sỏi... [3]. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL(gồm các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau và thành phố Cần Thơ) Theo đó, đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm này sẽ là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng
  • 28. 23 trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng ĐBSCL. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, tài nguyên sinh học đa dạng cho phép phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Đó là lợi thế sẽ phát huy tác dụng khi có sự đầu tư đúng mức của khoa học, công nghệ với các chính sách vĩ mô được xác định rõ ràng và thông thoáng. Vùng ĐBSCL có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học, công nghệ mới, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Điểm mạnh này mang nặng tính chất tiềm năng và cũng sẽ phát huy tác dụng khi được đầu tư để nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản của cả nước, mà còn được xác định là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu, làvùng có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm và là vùng có tiềm năng du lịch sinh thái tâm linh rất lớn thu hút đông đảo khách du lịch và hành hương. Toàn vùng có 131 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 14 thành phố trực thuộc tỉnh, 11 thị xã, 5 quận, 106 huyện. Có 1.611 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 1.305 xã, 182 phường, 124 thị trấn [Xem Phụ lục 1]. Nông thôn vùng ĐBSCL là vùng có điều kiện phát triển kinh tế, sớm tiếp cận với kinh tế thị trường trong thời chống Mỹ. Nông thôn vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực cho vùng; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu; xây dựng cơ sở vật chất, tạo thêm việc làm; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, mở rộng thị trường, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, tạo ra cơ sở vững chắc và có lợi nhất để thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nhờ có lợi thế về điều kiện tự nhiên; sự tinh thông am hiểu về nghề của nông dân và giao thông thuận lợi, hằng năm ĐBSCL gieo xạ khoảng 4 triệu ha lúa, chiếm 53% diện tích sản xuất, chiếm 51% sản lượng lúa cả nước và cung cấp trên 95% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam [4].
  • 29. 24 Toàn vùng có 13 triệu dân nông thôn với 26.000 km² diện tích đất nông nghiệp mật độ cư trú là 432 người/km2 (gấp 1,7 lần mật độ bình quân cả nước). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 65%, nhưng tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật còn ở mức thấp: 13,4% (cả nước là 21,2%). Dân số vùng ĐBSCL thuộc loại trẻ, phân theo nhóm tuổi: khoảng 53% dân số trong vùng có độ tuổi dưới 20, có 23,4% dân số có độ tuổi từ 20 đến 34, chỉ có 22,7% dân số trên 35 tuổi. Đây là điều kiện thuận lợi cho vùng trong việc đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn lực trẻ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH [135]. Dân cư ĐBSCL bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Người Kinh chiếm đại đa số, sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa có khoảng 210.000 người tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Khmer có khoảng 1,3 triệu người sống ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Người Chăm có khoảng 14.000 người sống chủ yếu ở An Giang [135]. Nông thôn của vùng ĐBSCL là một trong những thị trường rộng lớn của cả nước nói chung, của các tỉnh phía Nam nói riêng. Với khoảng 18 triệu người sinh sống trong vùng, ĐBSCL là một thị trường tiềm năng trong tương lai. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang phải gánh chịu những tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước ta thì thị trường “nội địa” càng có ý nghĩa quan trọng. Kinh tế của vùng muốn phát triển bền vững phải dựa vào thị trường trong vùng, trước hết là thị trường nông thôn. Có thể nói, thị trường nông thôn có vai trò rất quan trọng đối với quy mô và tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho CNH, HĐH vùng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, cũng là quá trình chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ), theo xu hướng lao động công nghiệp, dịch vụ tăng và lao động nông nghiệp giảm. Nông dân vùng ĐBSCL thông minh, sáng tạo, khéo léo, cần cù lao động là nguồn nhân lực tốt bổ sung cho nền kinh tế.
  • 30. 25 Nông thôn ĐBSCL là một địa bàn có thế mạnh trong việc giữ gìn và tô điểm cho môi trường sinh thái không chỉ của Việt Nam mà còn cho cả khu vực, là một trong những “lá phổi và trái tim” của sự sống trên trái đất. Có thể nói, nông thôn là một không gian tự nhiên rộng lớn, có kinh tế và đời sống phát triển, tại đó con người được sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, cây cỏ, chim muông, sông núi,... thoát khỏi sự ngột ngạt của đô thị. Nông thôn ĐBSCL là địa bàn có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng. ĐBSCL có 340 km biên giới đất liền với Camphuchia trải dài từ Long An, Đồng Tháp, An Giang đến Kiên Giang, lại có hải phận liền kề với vịnh Thái Lan, có bờ biển dài bao bọc cả ba phần Đông, Nam, Tây và vùng hải phận rộng lớn tiếp giáp với nhiều nước ở phía Đông và Nam ĐBSCL. Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và hệ thống vòng cung đảo, quần đảo tiền tiêu như: Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo và Trường Sa tạo cho ĐBSCL thế chiến lược an ninh, quốc phòng rất thuận lợi nhưng cũng là nơi xung yếu. Hiện nay, ĐBSCL vẫn là một trong những trọng điểm tấn công, chống phá của các thế lực thù địch, nằm trong chiến lược “Ba Tây”, các thế lực thù địch luôn kích động gây hằn thù dân tộc, lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và lịch sử vùng đất Nam bộ để chia rẽ khối đoàn kết toàn dân. Tuyến biên giới Việt Nam - Camphuchia đã được phân định, cắm mốc, song vẫn là tâm điểm chống phá của các thế lực phản động. Bên cạnh đó, nông thôn ĐBSCL còn đóng vai trò trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống (vật thể và phi vật thể) của dân tộc. Do đó, nông thôn ĐBSCL sẽ là điểm đến du lịch có giá trị, một nơi nghỉ ngơi, giải trí phong phú gắn với môi trường tự nhiên, thanh bình để con người khôi phục và tăng cường sức khoẻ. Trong giai đoạn mới, tiến tới sự phát triển bền vững theo chiều sâu, nông thôn không chỉ được xem như là nơi diễn ra hoạt động chủ yếu của sản xuất nông nghiệp hiện đại và bền vững mà nó còn là nơi gắn kết với nhiều hoạt động KT-XH khác. Nông thôn ĐBSCL có quy mô dân số, diện tích nông thôn không đồng đều, vùng đồng bằng đất hẹp người đông, vùng rừng, núi đất rộng người ít, có thể phân
  • 31. 26 chia thành các loại hình như: các xã ở ven đô; các xã có đông đồng bào Khmer; các xã biên giới; các xã ven biển, hải đảo;... và các xã còn lại. Nông thôn ven đô thường có kết cấu hạ tầng phát triển, thuận lợi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân cao. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn các nơi khác, song cũng có nhiều phức tạp về quản lý xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, về quản lý đất đai, quản lý xây dựng, vệ sinh môi trường. Vùng có đông đồng bào Khmer, sống quần tụ trong các phum, sóc, sinh hoạt cộng đồng tập trung tại các chùa, ít có tệ nạn xã hội. Tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt còn lạc hậu, chưa có thói quen sản xuất hàng hóa, dễ bị các phần tử xấu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để phá hoại. Cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền xã phải uôn đề cao cảnh giác cách mạng với bọn phá hoại, đồng thời phải ứng xử khôn khéo, linh hoạt, kiên trì vận động, hướng dẫn đồng bào thay đổi tập quán, thói quen lạc hậu. Nông thôn ven sông Tiền, sông Hậu và vùng ngọt hóa thuộc bán đảo Cà Mau đất đai màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường thủy phát triển. Song cũng chịu tác hại nặng nề của mùa lũ, cư dân sống phân tán theo kênh rạch nên công tác quản lý cũng gặp không ít khó khăn. Đối với các xã nằm sâu trong vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, đất rộng, người thưa, mùa lũ có nhiều nguồn lợi thủy sản, thuận lợi tích tụ ruộng đất để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, công tác quản lý hành chính chưa có nhiều phức tạp. Song, đất chua phèn còn nhiều, sản lượng sản xuất nông nghiệp chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều khó khăn, còn nhiều tập tục lạc hậu, kết cấu hạ tầng thấp, đòi hỏi cấp ủy và chính quyền các cấp phải có những chủ trương, kế hoạch mang tính đột phá để phát triển. Đối với các xã còn lại, nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH, chủ yếu là trồng lúa, cây ăn trái, nuôi thủy sản nhỏ, lẻ, kết cấu hạ tầng thấp kém, đời sống nhân dân còn thấp.
  • 32. 27 Nông thôn biên giới được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nên những năm gần đây kết cấu hạ tầng phát triển khá nhanh, thuận lợi phát triển du lịch, dịch vụ, giao thương với nước bạn Camphuchia, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, công tác tuần tra bảo vệ chủ quyền, quản lý người qua lại biên giới cũng gặp không ít khó khăn, còn nhiều tệ nạn xã hội, tình trạng buôn lậu qua biên giới còn diễn biến phức tạp tạo áp lực lớn cho cấp ủy, chính quyền địa phương. Nông thôn ven biển, hải đảo, thuận lợi phát triển diêm nghiệp, ngư nghiệp, đánh bắt hải sản, giao thương đường biển, phát triển du lịch, có vai trò quan trọng bảo vệ hải phận của Tổ quốc. Tuy nhiên, việc sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt hải sản cũng còn nhiều khó khăn, nước mặn xâm lấn hàng năm với diện tích ngày một rộng, trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão, việc quản lý, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân khi ra khơi còn nhiều bất cập. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long * Chức năng, nhiệm vụ của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội XI quy định: “Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ) [58, tr.17]. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh gọi tắt là tỉnh ủy, là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, do đại hội bầu ra. Tỉnh uỷ có bí thư, các phó bí thư tỉnh uỷ (phó bí thư thường trực, phó bí thư kiêm chủ tịch UBND tỉnh, phó bí thư phụ trách công tác xây dựng Đảng do Trung ương luân chuyển), BTV tỉnh uỷ, thường trực tỉnh uỷ và có các cơ quan tham mưu, giúp việc như:ban Tổ chức, ban Tuyên giáo, ban Nội chính, ban Dân vận, cơ quan Ủy ban kiểm tra, Văn phòng tỉnh uỷ, Trường chính trị tỉnh. Một số tỉnh ủy có ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ. Chức năng của tỉnh uỷ là lãnh đạo, tức là tỉnh uỷ có trách nhiệm lãnh đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên của đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các tổ chức kinh tế, xã hội; lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội trên
  • 33. 28 địa bàn. Sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức và các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn phát triển theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh uỷ, thành uỷ; góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách ấy, mà trước hết là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh và các nghị quyết của tỉnh uỷ. Sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ đối với các hoạt động nêu trên là sự lãnh đạo toàn diện, tức là các tỉnh uỷ đề ra chủ trương, quyết định, lãnh đạo cụ thể hoá các chủ trương, quyết định đó, lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong thực hiện các chủ trương, quyết định của tỉnh uỷ và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi tổ chức, mỗi lĩnh vực đời sống xã hội có đặc điểm riêng, mỗi tổ chức lại có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với từng tổ chức, từng lĩnh vực đời sống xã hội có nội dung và phương thức khác nhau. Bởi vậy, cùng xuất phát từ nhiệm vụ của tổ chức đó, từ tính chất của công việc, đặc điểm cụ thể để xác định nội dung, phương thức lãnh đạo phù hợp. Song chức năng lãnh đạo của tỉnh uỷ là sự lãnh đạo chính trị. Tỉnh uỷ lãnh đạo các tổ chức, các lĩnh vực đời sống xã hội, chủ yếu bằng các chủ trương, quyết định, định hướng đảm bảo cho các hoạt động của các tổ chức, lĩnh vực đó theo đúng định hướng XHCN. Tỉnh uỷ không can thiệp quá sâu, không bao biện làm thay công việc cụ thể của các tổ chức, mà tỉnh uỷ lãnh đạo phát huy vai trò, chủ động, sáng tạo của các tổ chức để hoạt động đạt kết quả cao. Trong lãnh đạo kinh KT - XH, tỉnh uỷ có chức năng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn. Đây là một lĩnh vực trọng yếu trong sự lãnh đạo của tỉnh uỷ, một lĩnh vực đang mang lại thu nhập cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL. * Nhiệm vụ của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long Với chức năng trên, tỉnh uỷ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, lãnh đạo trực tiếp và toàn diện mọi hoạt động của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
  • 34. 29 thư và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh. Quyết định những vấn đề chiến lược, các chương trình, đề án, kế hoạch, chủ trương, biện pháp quan trọng trong các lĩnh vực công tác của các tỉnh. Hai là, chỉ đạo và thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển KT - XH, bảo đảm an ninh quốc phòng 6 tháng, hàng năm và kế hoạch 5 năm của tỉnh. Xem xét, xác định các cụm công trình trọng điểm toàn khoá và từng năm; chủ trương điều chỉnh quy hoạch tổng thể; điều chỉnh chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh; cho chủ trương triển khai một số dự án đầu tư lớn và cơ chế chính sách đặc biệt quan trọng (có ảnh hưởng lớn đến KT - XH, an ninh, quốc phòng và đối ngoại) Ba là, lãnh đạo công tác tài chính đảng, thảo luận và quyết định các báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo bất thường của Ủy ban kiểm tra tỉnh uỷ trong các hội nghị tỉnh uỷ; nghe BTV tỉnh uỷ báo cáo những quyết định quan trọng của Ban thường vụ giữa hai kỳ hội nghị. Bốn là, lãnh đạo cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nghị quyết của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức và cán bộ cho phù hợp với điều kiện của tỉnh. Quyết định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh: Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; nhân sự bổ sung hoặc rút khỏi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Xem xét quyết định những vấn đề kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng. Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thành lập, sát nhập, chia tách, giải thể các Ban đảng của Tỉnh. Năm là, lãnh đạo tổng kết, đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ giữa nhiệm kỳ và quyết định các nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp thực hiện Nghị quyết nửa cuối nhiệm kỳ. Thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết khi có trên 1/3 số uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh yêu cầu. Sáu là, lãnh đạo công tác chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ, hoặc Đại hội Đảng bộ bất thường (nếu có): thảo luận và thông qua các dự thảo văn kiện trình Đại hội; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu; danh sách bầu cử Ban chấp hành Đảng bộ trong Đại hội; danh sách đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc… để đại hội quyết định.
  • 35. 30 Bảy là, lãnh đạo xây dựng quy chế làm việc của tỉnh uỷ, BTV tỉnh uỷ và Ban thường trực tỉnh uỷ: phân công nhiệm vụ, xác định quyền hạn và trách nhiệm công tác cho các cấp bộ đảng trực thuộc; cho các đồng chí lãnh đạo trong Ban chấp hành Đảng bộ (ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, ủy viên Ban thường vụ); xác định các mối quan hệ công tác giữa tỉnh uỷ với các đảng bộ và tổ chức đảng trực thuộc; với Bộ Chính trị, Ban Bí thư; với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội của tỉnh… Tám là, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh; lãnh đạo các cấp uỷ và tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện thắng lợi chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, phương hướng công tác của tỉnh ủy. * Đặc điểm của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long - Đặc điểm về truyền thống cách mạng, tâm lý, phong cách, lề lối làm việc Phần lớn các tỉnh uỷ viên các tỉnh uỷ vùng ĐBSCL là người địa phương, một số ít tỉnh uỷ viên đã được tôi luyện và trưởng thành trong kháng chiến. Đây là điều rất thuận lợi đối với hoạt động lãnh đạo của các tỉnh uỷ. Là người địa phương nên các đồng chí tỉnh uỷ viên nắm chắc các điều kiện tự nhiên, KT-XH, văn hoá, phong tục tập quán ở địa phương để xây dựng các chủ trương, giải pháp phát triển mọi mặt của tỉnh, vùng đem lại hiệu quả, có thể tiến hành công tác tư tưởng, dân vận đạt hiệu quả cao. Song, là người địa phương, nên trong công việc có lúc, có nơi những quan hệ làng xóm, địa phương còn chi phối nhất định đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc. Các tỉnh uỷ vùng ĐBSCL có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thực hiện cơ chế hành chính tập trung, bao cấp, song chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn vùng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, cư dân vùng này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước. Đây là điểm nổi trội của cư dân vùng ĐBSCL. Trong những năm đổi mới, nhất là nhiều năm gần đây, các tỉnh vùng ĐBSCL kế thừa, phát huy truyền thống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của các thế hệ đi trước, đạt được những
  • 36. 31 kết quả to lớn. Các tỉnh uỷ lãnh đạo sản xuất nông nghiệp đạt kết quả cao, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm có giá trị. Tuy nhiên, những kinh nghiệm ấy chủ yếu là kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nông nghiệp truyền thống. Các tỉnh còn chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu toàn bộ nền kinh tế của toàn vùng. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh uỷ viên còn chịu những tác động về tâm lý, cách tư duy, phong cách, lề lối làm việc của nông dân. Sinh ra và lớn lên ở một vùng sản xuất nhỏ, manh mún, đã dần dần hình thành trong cư dân vùng ĐBSCL cách nghĩ, tầm nhìn và phong cách làm việc của người sản xuất nhỏ, nặng về kinh nghiệm, thủ công. Đã qua 30 năm đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cách nghĩ, tầm nhìn, phong cách làm việc của nhân dân đã có đổi mới, song vẫn chưa đủ để làm thay đổi cơ bản cách nghĩ, tầm nhìn, phong cách làm việc của người sản xuất nhỏ đã ăn sâu, bám chắc vào cư dân vùng này. - Đặc điểm về bộ máy cán bộ Trong sự nghiệp xây dựng CNXH và công cuộc đổi mới hiện nay, các tỉnh uỷ vùng ĐBSCL hình thành, phát triển thực hiện chức năng lãnh đạo của mình đối với các tổ chức trong HTCT, các tổ chức kinh tế, xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh gắn liền với những biến đổi lớn về địa giới hành chính tỉnh và quy mô lãnh đạo của các tỉnh uỷ. Từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tỉnh vùng ĐBSCL đã trải qua các lần sáp nhập, chia tách. Đi liền với việc sáp nhập và chia tách tỉnh nêu trên, các tỉnh uỷ vùng ĐBSCL cũng có biến đổi lớn về tổ chức, bộ máy, cán bộ và nhiệm vụ để đảm bảo sự lãnh đạo mọi hoạt động trên địa bàn. Các tỉnh uỷ đã vươn lên mạnh mẽ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đến nay, nhìn chung, trình độ mọi mặt của các tỉnh uỷ viên cao hơn; năng lực lãnh đạo được nâng lên, đã tích lũy được những kinh nghiệm lãnh đạo phát triển KT - XH. Các tỉnh uỷ vùng ĐBSCL đã được đổi mới, kiện toàn, trẻ hoá, trình độ lý luận chính trị và chuyên môn của các tỉnh uỷ viên được nâng lên qua các kỳ đại hội và nhất là qua đại hội nhiệm kỳ 2010 - 2015. Trẻ hoá đội ngũ cán bộ, nhất là
  • 37. 32 cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp là một chủ trương lớn của Đảng đã được các tỉnh uỷ quán triệt, nhận thức sâu sắc và triển khai thực hiện với lộ trình và bước đi cụ thể, đem lại hiệu quả. Trong đó, việc quy hoạch tỉnh uỷ viên và thường vụ tỉnh uỷ được coi trọng, làm cơ sở cho việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nhà trường và trong thực tiễn được coi trọng, đạt chất lượng, hiệu quả. Qua các nhiệm kỳ đại hội đảng bộ tỉnh, đội ngũ tỉnh uỷ viên từng bước được trẻ hoá. Cụ thể, độ tuổi trung bình của đội ngũ tỉnh uỷ viên nhiệm kỳ 2010 - 2015 của một số tỉnh vùng ĐBSCL từ 46- 49 tuổi; trình độ cao cấp lý luận chính trị, chuyên môn của đội ngũ tỉnh uỷ viên cũng được nâng lên khá cao [7]. Kết quả tổ chức đại hội đảng bộ ở các tỉnh, thành phố trong vùng đã bầu 678 ủy viên ban chấp hành. Ban thường vụ mỗi tỉnh có từ 13 đến 15 đồng chí. Cán bộ nữ trúng cử vào cấp ủy đạt tỷ lệ bình quân 12,24% (cao nhất là tỉnh Kiên Giang 25%, thấp nhất là tỉnh Long An 3,7%). Cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi) trúng cử cấp ủy bình quân đạt 5,9% (trừ Trà Vinh). Tổng số ủy viên ban thường vụ được bầu là 198 đồng chí; trong đó, nữ là 18 đồng chí, chiếm 9,09%. Tổng số phó bí thư được bầu là 30 đồng chí; trong đó, có 03 đồng chí nữ. Độ tuổi bình quân của các đồng chí trong Ban Chấp hành đầu nhiệm kỳ là 48,7 tuổi; trình độ học vấn 100% là 12/12; trình độ chuyên môn: tiến sỹ 16 đồng chí, chiếm 2,04%, thạc sỹ 48 đồng chí chiếm 16,32%, còn lại là trình độ đại học; trình độ lý luận chính trị: 110 đồng chí có trình độ cử nhân, còn lại là cao cấp chính trị [7]. - Đặc điểm về địa bàn, môi trường hoạt động: Các tỉnh uỷ ĐBSCL hoạt động trên địa bàn và môi trường có nhiều thuận lợi đó là: nhân dân có truyền thống cách mạng, đây là cái nôi của tinh thần chống giặc bất khuất, nhân dân cần cù, chịu khó. Vùng có điều kiện tự nhiên (miền núi, đồng bằng, ven biển, hải đảo) để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong những năm tới, với vai trò là vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, công nghiệp và dịch vụ của vùng sẽ phát triển nhanh vì có các dự án trọng điểm quốc gia và của vùng đang và sẽ triển khai. Cán bộ, đảng viên các tỉnh trong vùng nhìn chung có kiến thức và nhận thức tốt, nhân dân một lòng
  • 38. 33 theo đảng là cơ sở để thực hiện và vận động nhân dân toàn tỉnh thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh những thuận lợi thì địa bàn và môi trường hoạt động cũng gây nên không ít khó khăn; là điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, bão, lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra; KT-XH so với các vùng và cả nước đang còn yếu kém. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, đời sống của nhân dân đang gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng yếu kém, dân trí thấp, có những tập quán sản xuất lạc hậu, manh mún, lối sống phóng khoáng, hào hiệp, nhận thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của nhân dân hạn chế. Chính những điều này đòi hỏi các tỉnh uỷ phải có một phương thức lãnh đạo sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn để hạn chế tối đa những bất lợi do khó khăn gây nên và phát huy các thế mạnh để đạt được hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo chỉ đạo của mình. - Đặc điểm về đối tượng lãnh đạo của các tỉnh uỷ: Trong giai đoạn hiện nay, các tỉnh uỷ ở ĐBSCL tập trung lãnh đạo xây dựng NTM. Hiện nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, dân cư nông thôn chiếm 87,8%; các tiềm năng về kinh tế nông nhiệp còn đang rất lớn nhưng chưa được khai thác tốt; công nghiệp và dịch vụ nông thôn đang ở giai đoạn thu hút đầu tư, mới bắt đầu thực hiện một số dự án lớn; cùng với vai trò, vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong các quá trình cánh mạng là rất quan trọng và cơ bản đã được Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X) khẳng định; chính vì vậy, là các cấp ủy, các tổ chức trong HTCT, nhân dân tham gia xây dựng NTM. 2.2. XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.2.1. Quan niệm về xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay * Quan niệm về xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định nghĩa: “Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi Ủy ban nhân dân xã”; “thôn là tên gọi chung của thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc… là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một xã” [22, tr.1].
  • 39. 34 Nông thôn là khu vực khác với thành thị về không gian, hoạt động kinh tế, đặc điểm cộng đồng và sinh thái. Nông thôn gắn liền với đời sống, tập tục và bản sắc văn hóa của một cộng đồng. Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và thể chế, công nghệ và kết cấu hạ tầng. Vì thế, phát triển nông thôn phải bao gồm phát triển kinh tế, xã hội, tổ chức và môi trường. Nông thôn dùng chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế... vừa có những đặc điểm riêng gắn liền nông nghiệp nông thôn. Như vậy, có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác. Tuy hiện nay, chưa có khái niệm kinh điển phân biệt nông thôn với thành thị nhưng có thể hiểu những đặc trưng cơ bản của nông thôn so với thành thị ở những tiêu chí sau: Thứ nhất, về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với công nghiệp, dịch vụ Thứ hai, về cơ cấu dân cư, lao động nông nghiệp còn chiếm đa số Thứ ba, thiết chế, quy chế, quy ước, hương ước gắn liền với từng làng, từng dân tộc, từng vùng kinh tế sinh thái. Tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM đã đề cập đến NTM gồm các tiêu chí cơ bản sau: 1. Quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH - môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư
  • 40. 35 mới và chỉnh trang các khu dân cý hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp [117]. 2. Phát triển hạ tầng Hoàn thiện đường trục đường giao thông xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn. Có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường ấp, xóm cơ bản cứng hóa); 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa(cứng hóa 30%); 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98%. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; 45% kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98%. Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 70%. Cơ sở vật chất văn hóa: nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn; 100% ấp có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Có internet đến thôn. Có chợ nông thôn đạt chuẩn. Không còn nhà tạm, dột nát; 70% hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn [117]. 3. Kinh tế và tổ chức sản xuất Tỷ lệ hộ nghèo 7%. 50% số xã đạt thu nhập bình quân đầu người /năm gấp 1,3 lần so với mức bình quân chung của cả nước, 35% lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu quả [117]. 4. Văn hóa - xã hội - môi trường Xã đạt phổ cập giáo dục trung học. 80% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Trên 20% tỷ lệ lao động qua đào tạo.