SlideShare a Scribd company logo
1 of 166
Download to read offline
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN CÔNG ĐỊNH
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.)
TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
HUẾ – NĂM 2019
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRẦN CÔNG ĐỊNH
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.)
TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 9.62.02.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN LỢI
2. TS. TRẦN MINH ĐỨC
HUẾ – NĂM 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Trần Công Định, nghiên cứu sinh niên khóa 2015 - 2018 ngành Lâm
sinh, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế.
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi.
Các số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu của luận án trung thực, khách quan và chưa có ai công bố
trong các tài liệu khác.
Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019
Người cam đoan
NCS. Trần Công Định
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành là kết quả của sự phấn đấu học tập, nghiên cứu của
bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn khoa học, tập thể quý thầy cô
giáo khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Lợi, TS. Trần
Minh Đức đã tận tình hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Sự giúp đỡ của lãnh đạo các xã, các cơ quan đoàn thể, chính quyền và nhân dân
huyện Tây Giang.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về vật chất và tinh thần từ gia
đình và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam để tác giả có điều kiện hoàn
thành luận án này.
Đây là lần đầu tiên bản thân được nghiên cứu khoa học trong phạm vi rộng, tiếp
xúc với thực tiễn sản xuất của đồng bào vùng cao, đồng thời do thời gian và kiến thức
bản thân còn có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý
chỉ bảo của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019
NCS. Trần Công Định
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ADN Axit deoxyribonucleic
AHP Analytic Hierarchy Process
BA Benzylaminoburine
BNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
GIS Geographic information system
HĐND Hội đồng nhân dân
IBA Idolbutylic acid
LT Liên tịch
NAA Naphthalenneaceticd
N - P - K Đạm - Lân - Kali
NQ Nghị quyết
NĐ Nghị định
PRA Participatory Rural Appraisal
QĐ Quyết định
TT Thông tư
TB Trung bình
TTg Thủ tướng
USD Đô la Mỹ
UBND Ủy ban nhân dân
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ iii
MỤC LỤC......................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ...........................................................................................x
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề....................................................................................................................1
2. Mục tiêu.......................................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................2
4. Những đóng góp mới của luận án ..............................................................................2
5. Bố cục của luận án.......................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................4
1.1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ.............................................................................4
1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa ............................................................................6
1.1.3. Tổng quan về cây dược liệu ..................................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu cây đảng sâm trong nước ....................................................14
1.2.1. Phân loại đảng sâm..............................................................................................14
1.2.2. Đặc điểm phân bố, tái sinh ..................................................................................17
1.2.3. Đặc điểm sinh thái...............................................................................................19
1.2.4. Đặc điểm hình thái...............................................................................................19
1.2.5. Thành phần hóa học.............................................................................................21
v
1.2.6. Tác dụng dược lý, công dụng ..............................................................................23
1.2.7. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng..............................................................24
1.2.8. Thu hái và chế biến..............................................................................................28
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây đảng sâm ngoài nước...................................28
1.3.1. Tác dụng dược lý.................................................................................................28
1.3.2. Thành phần hóa học.............................................................................................29
1.3.3. Công dụng............................................................................................................30
1.3.4. Nhân giống, gây trồng .........................................................................................31
1.3.5. Bệnh hại...............................................................................................................32
1.4. Một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................33
1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên.............................................................33
1.4.2. Thực trạng phát triển kinh tế ...............................................................................38
1.4.3. Thực trạng phát triển xã hội ................................................................................40
1.4.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ....................................41
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............43
2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...........................................................................43
2.1.1. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................43
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................43
2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................43
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và tái sinh loài đảng sâm tại
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...............................................................................43
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân về loài
đảng sâm........................................................................................................................43
2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm .....................................................44
2.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết
quả nghiên cứu...............................................................................................................44
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................44
2.3.1. Cách tiếp cận .......................................................................................................44
2.3.2. Phương pháp kế thừa tài liệu..............................................................................46
vi
2.3.3. Phương pháp điều tra kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm ..........46
2.3.4. Phương pháp điều tra và xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài đảng sâm dựa
trên cơ sở GIS................................................................................................................46
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây đảng sâm .............................52
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng cây đảng sâm.......................................54
2.3.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh của mô hình trồng đảng sâm....................55
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................57
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................58
3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học và lâm học của loài đảng sâm tại huyện Tây
Giang, tỉnh Quảng Nam.................................................................................................58
3.1.1. Đặc điểm hình thái của loài đảng sâm.................................................................58
3.1.2. Đặc điểm sinh thái của loài đảng sâm .................................................................58
3.1.3. Đặc điểm phân bố, tái sinh ..................................................................................59
3.1.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên đảng sâm ở huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam .........................................................................................64
3.2. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân địa phương về loài đảng
sâm.................................................................................................................................73
3.2.1. Thực trạng gây trồng loài đảng sâm....................................................................73
3.2.2. Kênh thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm đảng sâm.......................................76
3.2.3. Kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm.............................................77
3.3. Kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm ...........................................................................83
3.3.1. Kỹ thuật nhân giống ............................................................................................83
3.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.................................................................................97
3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết
quả nghiên cứu.............................................................................................................117
3.4.1. Kết quả phân tích SWOT ..................................................................................117
3.4.2. Tiềm năng của địa phương để phát triển mô hình trồng đảng sâm ...................118
3.4.3. Các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ............................120
vii
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................127
1. Kết luận....................................................................................................................127
2. Tồn tại......................................................................................................................129
3. Kiến nghị .................................................................................................................129
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.............................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................131
PHỤ LỤC ....................................................................................................................138
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Danh mục mẫu vật và địa điểm lấy mẫu đảng sâm.......................................16
Bảng 1.2. Hàm lượng acid amin toàn phần trong rễ đảng sâm .....................................22
Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp đôi tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng................49
Bảng 2.2. Chỉ số ngẫu nhiên RI của Saaty ....................................................................50
Bảng 3.1. Phân bố của đảng sâm trên các tuyến điều tra ..............................................59
Bảng 3.2. Phân bố đảng sâm theo độ cao......................................................................60
Bảng 3.3. Phân bố đảng sâm theo vị trí tương đối của địa hình....................................61
Bảng 3.4. Phân bố của đảng sâm theo các dạng sinh cảnh............................................62
Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của đảng sâm ...........................................63
Bảng 3.6. Phân hạng phân bố đảng sâm tự nhiên tại huyện Tây Giang........................65
Bảng 3.7. Trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm66
Bảng 3.8. Các tham số của AHP ...................................................................................67
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của sinh cảnh rừng đến phân bố loài đảng sâm .........................68
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố loài đảng sâm..................................69
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của đất đến phân bố loài đảng sâm ..........................................71
Bảng 3.12. Tổng hợp diện tích phân cấp thích hợp phân bố loài đảng sâm..................72
Bảng 3.13. Thống kê diện tích trồng đảng sâm từ 2011 đến 2016 tại huyện Tây
Giang................................................................................................................ 74
Bảng 3.14. Lịch mùa vụ sinh trưởng và phát triển của loài đảng sâm .........................77
Bảng 3.15. Đặc điểm khác nhau giữa đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng ...79
Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu về khối lượng và số hạt của quả đảng sâm ........................84
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm.............85
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian cất trữ đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt đảng sâm......86
Bảng 3.19. Tỷ lệ nẩy mầm theo các loại giá thể gieo hạt..............................................87
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống cây đảng sâm .....88
Bảng 3.21. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau.89
Bảng 3.22. Số lá trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau.........90
ix
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống cây đảng sâm..........................90
Bảng 3.24. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau.......91
Bảng 3.25. Số lá của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau ................................92
Bảng 3.26. Tỷ lệ sống của đảng sâm ở các công thức IBA...........................................93
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống của đảng sâm ở các thời
điểm theo dõi .................................................................................................................97
Bảng 3.28. Sinh trưởng chiều cao cây đảng sâm...........................................................99
Bảng 3.29. Sinh trưởng số nhánh của cây đảng sâm...................................................100
Bảng 3.30. Sinh trưởng đường kính đầu củ đảng sâm ................................................101
Bảng 3.31. Tỷ lệ cây ra hoa, đậu quả của cây đảng sâm.............................................103
Bảng 3.32. Cấu trúc sản phẩm đảng sâm được phân theo cấp kính............................104
Bảng 3.33. Khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính ................................107
Bảng 3.34. Phân bố tổng sinh khối theo cấp kính (đơn vị tính: gam).........................108
Bảng 3.35. Phân bố tổng sinh khối theo độ tuổi (đơn vị tính: gam) ...........................108
Bảng 3.36. Năng suất củ tươi của các mô hình trồng đảng sâm .................................110
Bảng 3.37. Chi phí trồng và chăm sóc các mô hình trồng đảng sâm tính cho 1 ha ....111
Bảng 3.38. Giá trị kinh tế của các mô hình trồng đảng sâm .......................................112
Bảng 3.39. Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của việc phát triển các mô hình
trồng cây đảng sâm......................................................................................................117
Bảng 3.40. Tổng hợp các nhân tố sinh thái phù hợp bảo tồn và phát triển đảng sâm.123
Bảng 3.41. Các phương án khai thác và sử dụng mô hình trồng đảng sâm ................124
x
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Qui trình xây dựng bản đồ phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên ở huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam .........................................................................................52
Hình 3.1. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố sinh cảnh
rừng) ................................................................................................................ 68
Hình 3.2. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố địa hình) .........70
Hình 3.3. Bản đồ dự báo có phân bố đảng sâm (theo nhân tố đất) ...............................71
Hình 3.4. Bản đồ dự báo các khu vực có đảng sâm phân bố tự nhiên ở huyện Tây
Giang, Quảng Nam........................................................................................................73
Hình 3.5. Hình thái cây đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng .........................80
Hình 3.6. Các mô hình trồng đảng sâm.........................................................................81
Hình 3.7. Đường tương quan tuyến tính giữa thời gian cất trữ và tỷ lệ nẩy mầm của hạt
đảng sâm........................................................................................................................87
Hình 3.8. Tỷ lệ sống của đảng sâm theo các phương thức trồng khác nhau.................98
Hình 3.9. Biến đổi khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính đầu củ .........107
Hình 3.10. Phân bố tổng sinh khối củ tươi theo độ tuổi..............................................109
Sơ đồ 3.1. Kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm đảng sâm ...........................................76
Sơ đồ 3.2. Giá trị sản phẩm đảng sâm (củ tươi)............................................................76
Sơ đồ 3.3. Kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt...........................................................94
Sơ đồ 3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm .......................................................113
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Tây Giang là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, có tổng
diện tích tự nhiên là 91.368,05 ha với 74,50 % là đất lâm nghiệp. Địa hình đồi núi, độ
dốc lớn và chia cắt mạnh chiếm trên 95 % diện tích tự nhiên. Tây Giang là địa phương
được nghi nhận có cây đảng sâm phân bố tự nhiên và đi đầu trong khu vực miền Trung
trong việc gây trồng và phát triển theo hướng hàng hóa.
Kết quả nghiên cứu về đảng sâm trên thế giới cho thấy chi Codonopsis có
khoảng 42 loài đặc hữu, phân bố chủ yếu ở Trung, Đông và Nam Á, từ Kamchatka và
Nhật Bản đến Afghanistan, Pakistan, Himalayas, phía Nam Trung Quốc và Đài Loan.
Châu Á có khoảng 11 loài, Trung Quốc có 6 - 7 loài, Đông Dương có 3 loài, riêng Việt
Nam có 2 - 3 loài là Codonopsis javanica, Codonopsis celebica và Codonopsis
lancifolia. Ở Việt Nam, đảng sâm có các tên gọi là Sâm leo, Phòng đảng sâm, Đùi gà,
Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai,
Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Lâm
Đồng, Quảng Nam.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng cây đảng sâm để làm dược liệu, chăm sóc sức khỏe
trong và ngoài nước rất cao. Trong tất cả các bài thuốc điều trị bệnh trong Đông y đều
có tên đảng sâm với vai trò là vị thuốc bổ, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức
khỏe cho người bệnh. Đảng sâm trong tự nhiên đang được xem là đối tượng ‘‘săn
lùng’’ của người dân. Trong những năm qua, nguồn cung cấp cây dược liệu quý đảng
sâm phụ thuộc vào khai thác từ tự nhiên và trồng tự phát của người dân địa phương.
Việc khai thác bừa bãi, sử dụng đất rừng và canh tác không hợp lý đã làm giảm nhanh
về số lượng và chất lượng. Nếu không có giải pháp quản lý và phát triển loài loài này
hợp lý thì trong tương lai không xa, loài cây thuốc quý này có nguy cơ bị đe doạ cao,
thậm chí tuyệt chủng trong thiên nhiên.
Để dược liệu đảng sâm trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần quan trọng tạo nguồn thu nhập và chăm lo sức khỏe cho người dân ở các xã
miền núi, ngoài ra còn là nguyên liệu đầu vào cho ngành dược liệu, ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Nghị quyết số 202/2016/NQ - HĐND “Cơ chế khuyến
khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai
đoạn 2016 - 2020”, trong đó chỉ rõ “Diện tích tối đa hỗ trợ cho hộ gia đình trồng
đảng sâm dưới tán rừng là 0,7 ha/hộ và trồng thuần loài đảng sâm trên đất trống và
nương rẫy là 0,5 ha/hộ”. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển bền vững loài đảng sâm
ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2
Trước yêu cầu cần thiết phải bảo vệ và phát triển cây đảng sâm bền vững, nâng
cao đời sống của người dân địa phương, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở
khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm
(Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cho thấy toàn diện và cập nhật hơn về đặc
điểm sinh vật học của loài; thực trạng phân bố tự nhiên, hoạt động gây trồng; các kỹ
thuật được áp dụng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được để đề xuất các giải pháp
quản lý và phát triển loài trong tương lai tại địa phương.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý và phát triển
cây đảng sâm mang lại hiệu quả cao tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh thái và ảnh hưởng của một số yếu tố
lập địa đến phân bố tự nhiên loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hạt và gây trồng loài
đảng sâm.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ở
huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp các dữ liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, tái sinh
và ảnh hưởng của các nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên của loài đảng sâm.
- Cung cấp các thông tin khoa học về kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài
đảng sâm.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và
phát triển loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đã xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố của loài
đảng sâm.
- Đã xác định được và bổ sung một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng
loài đảng sâm.
- Đề xuất được một số giải pháp cụ thể, có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm
gây trồng, phát triển bền vững loài đảng sâm trong vùng nghiên cứu.
3
5. Bố cục của luận án
Luận án được trình bày gồm 144 trang, 45 bảng và 8 hình và 4 sơ đồ, tham
khảo 94 tài liệu, trong đó có 71 tài liệu Tiếng Việt, 21 tài liệu Tiếng Anh và 02 tài liệu
từ nguồn Internet. Bao gồm các phần:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục các công trình khoa học đã công bố
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ
1.1.1.1. Khái niệm
Theo De Beer và Mc. Dermott (1996) [77], lâm sản ngoài gỗ là “Tất cả các vật
liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng của loài người. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị,
tinh dầu, nhựa cây, keo dán, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhộm, cây cảnh, động vật hoang
dã (các sản phẩm và động vật sống), chất đốt và các nguyên liệu thô, song mây, tre
nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi”. Rõ ràng là quan niệm của De Beer về lâm sản ngoài
gỗ chỉ bao gồm các sản phẩm hữu hình mà chưa đề cập đầy đủ đến các giá trị khác, vô
hình của rừng, của hệ thống nông lâm kết hợp.
Theo Mendelsohn(1994) [80], lâm sản ngoài gỗ ở vùng nhiệt đới đóng vai trò
quan trọng cho sự bảo tồn, duy trì tính bền vững của rừng và có giá trị kinh tế. Chúng
quan trọng cho việc bảo tồn vì khai thác lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị. Tác giả đã
khẳng định việc khai thác lâm sản ngoài gỗ nên được thúc đẩy như một hứa hẹn giữa
bảo tồn và phát triển rừng nhiệt đới. Một ưu điểm nữa là rừng tự nhiên có thể được giữ
nguyên vẹn, trong khi người dân vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu rừng này. Để
bảo tồn có khai thác và đạt hiệu quả bền vững Mendelsohn đề nghị 3 vấn đề: cần phải
khuyến khích quản lý tài nguyên dài hạn, phải xác định vùng đất dành cho khai thác và
cần phải xác định rõ các thành phần đầy đủ của sản phẩm được khai thác từ rừng.
Hội nghị lâm nghiệp do tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6
năm 1999 đã đưa ra và thông qua một định nghĩa khác về lâm sản ngoài gỗ “lâm sản
ngoài gỗ (Non timber forest product) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật,
khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng (wooded lands) và cây ở ngoài
rừng”. Thuật ngữ này phải dịch sang Tiếng Việt là “lâm sản ngoài gỗ cây”, nhưng để
đơn giản vẫn dùng thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ. Với định nghĩa này, lâm sản ngoài gỗ
bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và rộng hơn so với định nghĩa trước.
Ngày nay, trong lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng phổ biến,
chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ (minor forest product/ secondary forest
product). Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm
nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc, ngày 5 tháng 8 năm 1991: “lâm sản
ngoài gỗ (Non-wood forest product) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ,
củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân
gỗ”. Do đó, không được coi là lâm sản ngoài gỗ những sản phẩm như cát, đá, nước,
dịch vụ du lich sinh thái.
5
1.1.1.2. Thực vật cho lâm sản ngoài gỗ
Theo tác giả Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992) [19], “Thực vật rừng gồm tất
cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc thấp phân bố trong rừng. Những loài
cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm khác quý như nhựa thông, quả
hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là thực vật đặc sản rừng”. Theo nghĩa hẹp, những thực
vật cho sản phẩm không phải gỗ hoặc ngoài việc cung cấp gỗ chúng còn cho nhiều sản
phẩm có giá trị khác gọi chung là thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Theo nghĩa rộng,
thực vật cho lâm sản ngoài gỗ gồm mọi thực vật của hệ sinh thái rừng hoặc của hệ
thống sử dụng đất tương tự có khả năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ.
Như vậy, thực vật cho lâm sản ngoài gỗ nhất thiết phải là thành viên tham gia
cấu trúc hệ sinh thái rừng hoặc của hệ sinh thái hay hệ thống sử dụng đất tương tự
rừng: trảng cây bụi, rừng của thôn bản, đồn điền cao su, rừng trang trại, rừng trồng và
các hệ thống nông lâm kết hợp. Một loài thực vật nào đó dù cung cấp các sản phẩm
như nấm, tinh dầu, nhựa, quả, hạt … nhưng chúng được gây trồng trong vườn hộ, trên
đất trống, đồi trọc, trong công viên, trường học, ven đường, ngoài cánh đồng thì không
phải là thực vật cho lâm sản ngoài gỗ và các sản phẩm do những loài thực vật này tạo
ra cũng không phải là lâm sản ngoài gỗ.
1.1.1.3. Phân loại thực vật cho lâm sản ngoài gỗ
Do mục đích, đối tượng sử dụng lâm sản ngoài gỗ đa dạng và phong phú nên
việc phân loại chúng có nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, các phương pháp phân
loại lâm sản ngoài gỗ được áp dụng chủ yếu là:
- Phương pháp phân loại theo hệ thống sinh học. Đây là cách phân loại theo hệ
thống tiến hóa của sinh giới, được sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc
phân loại từ lớn đến nhỏ: Giới/ngành/lớp/bộ/họ/chi/loài.
- Phương pháp phân loại theo hình thái và dạng sống. Đây là phương pháp phân
loại dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài của các loài cây. Các thực vật cho lâm sản
ngoài gỗ được phân loại thành: cây gỗ lớn/cây gỗ nhỏ/cây thân thảo/cây dây leo/ cây
thân đốt/cây bụi và các loài cỏ.
- Phương pháp phân loại theo nhóm giá trị sử dụng. Theo phương pháp này, các
lâm sản ngoài gỗ dù có nguồn gốc khác nhau nhưng có cùng giá trị sử dụng thì được
xếp vào một nhóm. Ưu điểm nổi bậc của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng, sử
dụng nhiều kiến thức bản địa của người dân nên có ý nghĩa thực tiễn lớn, được người
dân, người kinh doanh và nhà nghiên cứu quan tâm.
Việc phân loại lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng còn có nhiều quan điểm
khác nhau, theo FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 1984) thì
các loại lâm sản ngoài gỗ được phân thành các nhóm như sau: 1) Làm lương thực, thực
phẩm; 2) Làm vật liệu xây dựng; 3) Làm hàng thủ công mỹ nghệ; 4) Làm dược liệu,
hương liệu; 5) Làm cảnh.
6
1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa
1.1.2.1. Khái niệm
Theo Katherine Warner (1991) [44], tri thức bản địa là tri thức địa phương -
dạng kiến thức duy nhất cho một nền văn hóa hay một xã hội nhất định. Đây là kiến
thức cơ bản cho việc ra quyết định ở mức địa phương về nông nghiệp, chăm sóc sức
khỏe, chế biến thức ăn, giáo dục, quản lý tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động chủ
yếu của cộng đồng nông thôn. Khác với tri thức bản địa, hệ thống tri thức hàn lâm
thường được xây dựng từ các trường đại học, viện nghiên cứu.
Theo Trung tâm Quốc tế tái thiết nông thôn (International Institure of Rural
Reconst ductoin) gọi tắt là “IIRR” (1999), tri thức bản địa là tri thức của cộng đồng
cư dân trong một cộng đồng nhất định phát triển vượt thời gian và liên tục phát triển.
Tri thức bản địa được hình thành dựa vào kinh nghiệm, thường xuyên kiểm nghiệm
trong quá trình sử dụng, thích hợp với văn hóa và môi trường địa phương, năng động
và biến đổi.
Tóm lại, tri thức bản địa là những nhận thức, những hiểu biết về môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội, môi trường lao động và môi trường sinh sống. Kiến thức bản
địa được hình thành từ cộng đồng dân cư ở một nơi cư trú nhất định trong lịch sử tồn
tại và phát triển của cộng đồng ấy. Kiến thức bản địa có những đặc trưng sau:
- Kiến thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong
một cộng đồng địa phương nhất định.
- Kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng
địa phương nơi đã hình thành và phát triển tri thức đó.
- Kiến thức bản địa rất đơn giản, chi phí thấp và bền vững đối với điều kiện tự
nhiên địa phương.
- Kiến thức bản địa do toàn thể cộng đồng trực tiếp sáng tạo ra qua lao động
trực tiếp.
- Kiến thức bản địa không được ghi chép bằng văn bản cụ thể mà được lưu giữ
bằng trí nhớ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca,
hò vè, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau (thông qua các hình thức văn hóa đặc trưng
mang tính địa phương).
- Kiến thức bản địa luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương.
- Kiến thức bản địa có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển
nông thôn bền vững.
- Tính đa dạng của tri thức bản địa rất cao.
7
Kiến thức bản địa được phân chia theo các loại hình khác nhau. Theo IIRR,
1999, tri thức bản địa có thể phân ra các loại hình như sau:
- Thông tin: Hệ thống thông tin về cây cỏ, thực vật, trồng trọt hay canh tác tốt
cùng tồn tại với nhau trên cùng một diện tích canh tác nhất định hay những chỉ số về
thực vật. Các câu chuyện, thông điệp được truyền lại bằng các vết đục, chạm khắc hay
viết trên các thẻ trúc (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan ... ), các dạng lưu truyền dân
gian, hệ thống trao đổi thông tin truyền thống.
- Kỹ thuật công nghệ: Kiến thức bản địa bao gồm kỹ thuật về trồng trọt và chăn
nuôi, phương pháp lưu trữ giống, chế biến thức ăn, kỹ năng chữa bệnh cho người và
gia súc, gia cầm.
- Tín ngưỡng: Tín ngưỡng có thể đóng vai trò cơ bản trong sinh kế, chăm sóc
sức khỏe và quản lý môi trường của con người. Những cánh rừng thiêng (rừng ma)
được bảo vệ với những lý do tôn giáo. Những lý do này có thể duy trì những lưu vực
rộng lớn đầy sức sống. Những lễ hội tôn giáo có thể là cơ hội bổ sung thực phẩm, dinh
dưỡng cho những cư dân địa phương khi mà khẩu phần thường nhật của họ là rất ít ỏi.
- Công cụ: Kiến thức bản địa được thể hiện ở những công cụ lao động trang bị
cho canh tác và thu hoạch mùa màng. Công cụ nấu nướng cũng như sự thực hiện các
hoạt động đi kèm.
- Vật liệu: Kiến thức bản địa được thể hiện với vật liệu xây dựng, vật liệu làm
đồ gia dụng cũng như tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
- Kinh nghiệm: Người nông dân thường tích lũy kinh nghiệm trong quá trình
canh tác, giới thiệu các nguyên liệu giống mới cho hệ thống canh tác đặc hữu.
Nhiều kết quả chữa bệnh đặc biệt được tích lũy qua kinh nghiệm sử dụng nguồn
thực vật địa phương.
- Tài nguyên sinh học: Kiến thức bản địa được thể hiện thông qua quá trình
chọn giống vật nuôi và các loại cây trồng.
- Tài nguyên nhân lực: Nhiều chuyên gia có chuyên môn cao như thầy lang, thợ
rèn ... có thể coi như đại diện của dạng tri thức bản địa. Kiến thức bản địa trong dạng
này có thể thấy ở các tổ chức địa phương như nhóm họ tộc, hội đồng già làng, trưởng
tộc, các nhóm tổ chia sẻ hoặc đổi công.
- Giáo dục: Phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống, cách truyền nghề
cho các thợ học việc, học hỏi thông qua sự quan sát và những thực nghiệm, thực hành
tại chỗ.
8
1.1.2.2. Kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng
Quản lý lâm nghiệp bản địa gần đây đã trở thành mối quan tâm của cả khoa học
lâm nghiệp và sự hợp tác phát triển lâm nghiệp. Trước đây lâm nghiệp xã hội và lâm
nghiệp tập quán không được đề cập tới, đặc biệt lâm nghiệp cộng đồng đã bị bỏ qua
trong rất nhiều trường hợp, trong khi đó những sáng kiến và quản lý rừng bản địa lại
rất có giá trị. Ngày nay, lâm nghiệp chuyên nghiệp đã quan tâm rất nhiều đến sự thành
công của lâm nghiệp bản địa và quá trình truyền thông và tổng hợp đã được mở ra.
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mô hình kết hợp để quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên (dựa trên cơ sở của các hệ thống kiến thức bản địa) đã được sử
dụng có kết quả trong các ứng dụng khác nhau như các trang trại với quy mô nhỏ,
nông lâm kết hợp và nghề nuôi trồng thủy sản.
1.1.3. Tổng quan về cây dược liệu
1.1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng cây dược liệu trên thế giới
Rừng mưa nhiệt đới là nơi sinh sống của hơn 60 % số loài thực vật bậc cao đã biết
trên trái đất. Rừng đáp ứng phần lớn nhu cầu đòi hỏi của loài người trong đó có nhu cầu
làm dược liệu để chữa bệnh. Nền công nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh gần đây đã phát
hiện ra rằng: các khu rừng mưa nhiệt đới như là nguồn vật chất hóa học đầy đủ nhất mà
không hệ sinh thái nào có thể sánh nổi, đó là lợi thế quan trọng để phát triển các loại thuốc
chữa bệnh và góp phần tăng thu nhập quốc gia.
Từ thời xa xưa, thực vật dùng làm thuốc đóng vai trò quan trọng đối với đời sống
loài người và ngày nay vai trò đó vẫn được giữ lại đối với các nước châu Á. Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia và Nepal không những người dân trồng cây dược liệu để phục vụ trong
gia đình mà còn trồng để phục vụ cho mục đích thương mại.
Theo số liệu của Tổ chức y học thế giới (WHO) đến năm 1995 đã có gần 20.000
loài thực vật (trong 250.000 loài được biết) được sử dụng làm thuốc hay cung cấp các
hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc có
khoảng 5.000 loài. Các nước có mức sử dụng thực vật làm thuốc ngày càng cao như
Trung Quốc tiêu thụ 700.000 tấn dược liệu, sản phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá trị
hơn 1,7 tỷ USD vào năm 1986. Tại Nhật Bản, năm 1979 đã nhập 21.000 tấn, đến năm
1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương với 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ
ở các nước phát triển thì cây thuốc phục vụ cho y học cổ truyền phát triển mạnh. Cây
thuốc là loại cây kinh tế, cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và hiện đại trong việc bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe con người.
Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do các hoạt động khai
thác bừa bãi của con người nên chúng đã dần cạn kiệt và có nhiều loài đã bị tuyệt
chủng. Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1989), trong vòng 100 năm trở lại đây có
9
khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có đến 60.000 loài có thể gặp rủi ro hoặc
sự tồn tại của chúng là rất mong manh vào giữa thế kỷ tới, nếu chiều hướng này cứ
tiếp tục thì các loài thực vật ngày càng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong số này
có rất nhiều cây dùng để làm thuốc. Ví dụ như ở Banglades có loài Tylopora cindica
(Blum.F.) Mer. Dùng để chữa bệnh hen, loài Zanonia indica L. dùng để tẩy xổ trước
đây có nhiều nhưng do khai thác quá mức nên hiện nay có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Loài Ba gạc (Rauvolfia serpentina (L.) Benth. Ex Kus) hàng chục năm liền bị khai thác
ở Ấn Độ, Srilanka, Banglades, Thái Lan … với khối lượng 400 -1.000 tấn vỏ, rễ/năm
để xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, hiện nay đã trở nên cạn kiệt, thậm chí
ở một số bang của Ấn Độ chính quyền địa phương đã đình chỉ khai thác cây này. Một
số cây thuốc khác có ở vùng Đông Bắc Ấn Độ là Coptis teeta trước kia thường khai
thác để bán cho các nước Đông Á, song với mức khai thác quá mức nên loài này ở tình
trạng hết sức nguy hiểm. Vì vậy, song song với việc nghiên cứu sử dụng cây thuốc thì
một vấn đề đặt ra là phải bảo tồn cây thuốc. Tại hội nghị về bảo tồn quỹ gen cây thuốc
họp tại Thái Lan từ ngày 21 đến 27 tháng 3 năm 1993, hàng loạt các công trình nghiên
cứu về tính đa dạng và việc bảo tồn cây thuốc được đặt ra một cách cấp thiết.
Thực vật làm thuốc có tính đa dạng rất cao và có nhiều loài trong chúng phát
triển rất tốt trong tự nhiên. Đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc khai thác, bảo tồn
và phát triển chúng trong tự nhiên cũng như trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, các
nổ lực trong các chương trình bảo tồn cây thuốc còn rất khiêm tốn trong việc tìm ra điều
kiện tối ưu cho khả năng sinh tồn của chúng ngoài tự nhiên, các yêu cầu cả về sinh lý và
sinh thái học của các loài thực vật này cần phải được xác định trước khi gây trồng và
phát triển chúng. Chính vì vậy các hoạt động bảo tồn tại chỗ cần được áp dụng nhiều
hơn với các ưu tiên về chính sách sử dụng đất nhằm giúp cho việc bảo tồn các loài thực
vật dùng để làm thuốc thực sự có hiệu quả.
1.1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng cây dược liệu tại Việt Nam.
Rừng nhiệt đới Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật rất đa dạng và phong
phú. Việt Nam hiện nay có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm, 800
loài rêu và hàng trăm các loài tảo lớn: trong đó có hơn 3.200 loài thực vật bậc cao và
bậc thấp được dùng làm thuốc bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh cho người được phân bố
khắp các điều kiện lập địa khác nhau ở nước ta. Theo thống kê chưa đầy đủ ở Gia Lai -
Kon tum có khoảng 921 loài cây người dân dùng làm thuốc; Phú Khánh có 782 loài;
Đăk Lăk có 777 loài; Quảng Nam - Đà Nẵng có 735 loài; trong đó có nhiều loài cây
thuốc quý như sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis), cẩu tích (Cibotium azomets) ở
Kon Tum, An Khê, Trà My có vàng đắng (Coscintum usitatum), sa nhân (Anoinum
xanthioides), ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla, (dẫn từ Nguyễn Tập).
10
Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều dân tộc gắn với nhiều nền văn hóa, mỗi dân
tộc có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc khác nhau. Tổng hợp các yếu tố
trên dẫn đến sự đa dạng về sử dụng cây thuốc của Việt Nam. Qua quá trình phát triển
của mỗi dân tộc, những kiến thức quý báu đó dần được đúc kết và được lưu truyền
rộng rãi trong nhân dân.
Theo Đại Việt sử ký ngoại ký, Lĩnh nam chính quái liệt truyện, Long úy bí
thư thì ngay thời vua Hùng đã biết dùng các loài cây cỏ để kích thích ăn uống và
chữa bệnh như Ý dĩ (Coix lachryma - jobi L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin
(Blanco) Benth)…
Đời nhà Lý (1010 - 1224) nhà sư Nguyễn Minh Không tức Nguyễn Chí Thành
đã dùng nhiều loài cây cỏ chữa bệnh cho vua và nhân dân nên được tấn phong là
‘‘Quốc sư” triều Lý.
Đời nhà Trần (1225-1399) có sự kiện Phạm Ngũ Lão thừa lệnh Hưng Đạo
Vương Trần Quốc Tuấn, thu thập và trồng một vườn thuốc lớn để chữa bệnh cho quân
sỹ trên núi gọi là “Sơn dược” hiện vẫn còn di tích để lại một quả đồi thuộc xã Hưng
Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Chu Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cương
mục toàn yếu” là cuốn sách đầu tiên xuất bản năm 1429. Ngoài ra, có 2 danh y nổi
tiếng là Phạm Công Bân và Tuệ Tĩnh. Sự nghiệp của Tuệ Tĩnh để lại cho đời sau 2 tác
phẩm chính “Hồng nghĩa giác tư y thư” và “Nam dược thần hiệu”. Đó là kết quả của
quá trình nghiên cứu công phu, sử dụng nhiều cây thuốc nam để điều trị cho người
Nam. Ông còn nghiên cứu, sưu tầm các bài thuốc trong dân gian, thu thập các kinh
nghiệm chữa bệnh của Trung y, từ đó tạo dựng sự nghiệp y dược mang tính dân tộc,
đại chúng và sáng tạo, làm nền móng cho y học cổ truyền Việt Nam. Ngay cả Hải
Thượng Lãn Ông một bậc đại y Việt Nam thế kỷ 18 cũng chịu ảnh hưởng của Tuệ
Tĩnh trong biên soạn cuốn “Lĩnh nam bản thảo”, một công trình nghiên cứu về thuốc
nam đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Hải Thượng Lãn Ông được xem như ông tổ của
nghề thuốc Việt Nam.
Vào thời kỳ Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788 - 1883) Nguyễn Quang Tuân đã xuất
bản cuốn sách “Nam dược”, “Nam dược chỉ danh truyền”, “La khê phương dược” đã
ghi chép 500 vị thuốc nam trong dân gian dùng để chữa bệnh.
Trong thời kỳ 1884 - 1945 thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân đối với
Việt Nam, chúng đã loại y học dân tộc ra khỏi chính sách bảo hộ. Tuy nhiên, vẫn có
những nhà thực vật học, dược học nghiên cứu với mục đích khai thác tài nguyên và có
nhiều công trình nói về cây thuốc và vị thuốc Đông Dương của tác giả người Pháp ra
đời. Vào năm 1907, nhà thực vật học người Pháp Henri Lecomte và một số tác giả đã
khảo sát hệ thực vật ở Đông Dương và đã biên soạn cuốn “Floregénérale de L’
Indochine” (thực vật chí Đông Dương) trong đó đề cập đến nhiều cây thuốc Việt Nam.
11
Cùng trong thời gian này, EM. Prot và Hurrier cho xuất bản cuốn “Matière mesdicale
et pharmacopéc simoan namite” (Dược liệu học và dược điển Trung - Việt). Tổng kết
chương trình nghiên cứu cây thuốc ở khu vực Trung bộ, Việt Nam. Ch. Crevost và A.
Petelot đã xuất bản bộ “Catalogue desprociuits de l’ Indochine" (Danh lục những sản
phẩm ở Đông Dương) (1928 - 1935). Trong đó ở tập V (Produils médicinaux. 1928)
(Phần cây thuốc) đã mô tả 368 loài cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa. Đến
năm 1952, Alfred Petelol bổ sung và xâv dựng thành bộ "Les plantes m'edicinales du
Cambodge, du Laos et du - Việt Nam'' (Những cây thuốc ở Campuchia, Lào và Việt Nam)
gồm 4 tập đã thống kê 1.482 vị thuốc thảo mộc trên 3 nước Đông Dương, trong đó có
chừng 1.281 loài cây thuốc phân bố ở Việt Nam. Năm 1945, André Foueaud đã cho xuất
bản tập sách "Contribution àl' etsucie des plantes médicinales du Nord Vietnam" (Góp
phần nghiên cứu cây thuốc ở miền Bắc Việt Nam), trong đó ông đã nêu lên danh lục tổng
quan về cây thuốc ở miền Bắc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với phương châm của Đảng đề ra
là tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, ngành y tế đã đưa được thuốc Nam vào và phát huy
vai trò to lớn của nó xây dựng nên “Tòa căn bản", nêu các phương pháp chữa bệnh
bằng 10 vị thuốc thông thường.
Kể từ năm 1954, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm của
Nhà nước nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của các tác giả trong nước đã ra đời.
Năm 1963, Phó Đức Thành và một số tác giả cho xuất bản cuốn “450 cây thuốc nam
có tên trong bản dược thảo Trung Quốc". Từ năm 1962 đến năm 1965, Giáo sư - Tiến
sĩ Đỗ Tất Lợi sau nhiều năm nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu về thuốc nam đã cho
xuất bản bộ "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" gồm có 6 tập. Đến năm 1969 tái
bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật
và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung về cây thuốc liên tục trong các
công trình của mình. Và lần tái bản thứ 7 vào năm 1995 thì số cây thuốc mà ông
nghiên cứu đã lên đến 702 loài. Trong đó ông đã mô tả tỉ mĩ tên khoa học, phân bố,
công dụng, thành phần hóa học, chia tất cả các cây thuốc theo các nhóm bệnh khác
nhau. Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa
học dân gian và khoa học hiện đại.
Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước độc lập tạo điều kiện
cho nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu dược liệu. Năm 1978, Đảng và Chính phủ đã có
nhiều chủ trương phát triển y học dân tộc với phương châm: “Thừa kế, phát huy, phát
triển y học dân tộc cổ truyền và kết hợp Đông y với y học hiện đại để xây dựng nên y
học Việt Nam". Nền y học dân tộc phát triển nên đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu
và cho ra đời nhiều bộ sách quý. Chẳng hạn như cuốn "Sổ tay cây thuốc Việt Nam" do
ông Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương xuất bản năm 1976 đã mô tả 460 cây thuốc;
hay cuốn Sổ tay y học gồm "500 bài thuốc gia truyền" của Vũ Văn Kính xuất bản vào
12
năm 1979. Cùng trong thời gian này, Viện Dược liệu cùng tập thể các nhà khoa học
cũng đã xuất bản cuốn "Dược liệu Việt Nam" tập I và tập II, trong đó tổng kết các công
trình nghiên cứu về cây thuốc trong thời gian qua.
Nhằm góp phần đẩy mạnh việc phát triển dược liệu phục vụ đời sống và xuất
khẩu theo tinh thần nghị quyết V của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào năm 1985 Lương
y Trần Như Đức ở Viện Y học dân tộc đã biên soạn và cho xuất bản cuốn "Trồng hái
và dùng cây thuốc" gồm có 2 tập giới thiệu nhiều kinh nghiệm thực tiễn về chế biến và
sử dụng dược liệu trong y học dân tộc.
Năm 1993, trong chương trình đào tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, các tác giả:
Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Vũ Ngọc Lệ, Đoàn Thị Nhu, Phạm Duy Mai và
Bùi Xuân Chương đã cho xuất bản cuốn "Tài nguyên cây thuốc Việt Nam", trong đó đã
sắp xếp tên Việt Nam của các cây thuốc theo thứ tự abc. Ngoài ra, cuốn sách còn có bảng
tra cứu các cây thuốc theo tên khoa học và bảng các tên cây đồng nghĩa.
Năm 1996, Võ Văn Chi xuất bản cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã mô tả
3.200 cây thuốc Việt Nam trong 3.100 đề mục xếp theo vần tiếng Việt. Trong mỗi đề
mục bao gồm tên cây, mô tả, bộ phận dùng, nơi sống, thu hái, đơn thuốc đơn giản và ghi
chú. Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành
Dược và thực vật học. Ngoài ra còn nhiều bài báo đăng trong tạp chí trung ương, địa
phương đều giới thiệu về cây thuốc, bài thuốc và tác dụng làm thuốc của cây cỏ quanh
ta. Như vậy, có thể nói nguồn thực vật được sử dụng làm thuốc là hết sức phong phú.
Theo Hồ Huy Bích. Nguyễn Tập, Lê Tùng Châu, hàng năm, nước ta đã khai thác và sử
dụng hơn 300 loài cây thuốc ở các mức độ khác nhau. Thật khó mà thống kê một cách
đầy đủ khối lượng dược liệu tự nhiên được khai thác bởi lẽ hàng năm ngoài cơ sở sản
xuất của nhà nước còn có những cơ sở sản xuất của tư nhân, của những ông lang, bà mế
và người dân địa phương tự thu hái về chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian.
Thuốc được đưa vào sản xuất thuốc đại trà như: thanh hao (Artemtsia unnita I.),
vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colehr), sừng dê (Strophanthus
divergens A. Graham), ba gạc (Rauvolfia verticillata (Lour) Baill). Ngoài ra, vấn đề
tìm kiếm các nguồn thuốc mới từ cây cỏ ở Việt Nam cũng đầy triển vọng. Theo công
bố của Trần Ngọc Ninh (1994) và Lê Trần Đức (1995), các nhà khoa học Việt Nam
bước đầu đã chiết xuất được hợp chất Taxol từ các loài Thông đỏ (Taxus spp.) có tác
dụng chống ung thư.
Song song với những nghiên cứu về công dụng và phân loại các loài cây thuốc
thì cũng có nhiều nghiên cứu về bảo tồn và phát triển chúng.
Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thích (1995), trong công trình
vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi cao Sa Pa đã đề cập
đến tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ theo hướng phân loại hệ thống sinh và
13
thống kê thực vật có giá trị làm thuốc, tác giả tập trung mô tả về công dụng và nơi mọc
của các loài thực vật này.
Lê Quý Ngưu, Trần Như Đức (1998), đã tập trung mô tả đặc điểm hình thái,
công dụng, nơi mọc, kỹ thuật thu hái, chế biến và các bài thuốc làm từ các loài thực
vật, trong đó có thực vật cho lâm sản ngoài gỗ.
Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiên Ân, Trần Khắc Bảo, năm 2001 đã nghiên cứu về
đa dạng sinh học cây thuốc vườn quốc gia Bạch Mã, đã đề cập đến vấn đề bảo tồn, sử
dụng và phát triển bền vững nguồn gốc cây thuốc. Sau một thời gian nghiên cứu, bổ
sung thì cuốn sách đã được tái bản vào năm 2006. Đây là một nghiên cứu quan trọng
đóng góp vào việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại địa bàn nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của Lê Sỹ
Trung, Trần Thị Lan tại San Thàng thuộc thị xã Lai Châu, đã thống kê các loại cây
thuốc đang được khai thác và sử dụng: công tác quản lý bảo vệ và hướng phát triển
nguồn cây thuốc hợp lý tại địa phương.
Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu ở nước ta hiện nay rất lớn. Theo
số liệu của Tổng công ty dược Việt Nam (1997) và Viện Dược liệu (1998) là vào
khoảng 50.000 tấn/năm. Lượng dược liệu sử dụng trong y học dân tộc hàng năm vào
khoảng 30.000 tấn (chưa kể nhu cầu sử dụng trong công nghiệp dược phẩm khoảng
20.000 tấn). Năm 1998 Tổng công ty Dược Việt Nam xuất khẩu dược 13 triệu USD.
Trong đó dựợc liệu, tinh dầu và các hoạt chất chiết từ cây thuốc chiếm 74 %. Dược liệu
còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta, nhu cầu của thị trường các nước
hàng năm cần khoảng 500 tấn sa nhân, 5.000 - 6.000 tấn vỏ quế, hàng ngàn tấn long nhãn.
Nguồn dược liệu của chúng ta hàng năm có thể cung cấp đạt doanh thu từ 500 - 800 tỷ
đồng, trong đó dược liệu tham gia xuất khẩu có thể từ 20 - 50 triệu USD, với khối lượng
5.000 - 10.000 tấn.
Tuy nhiên, tình trạng phá rừng bừa bãi và khai thác tận thu trong nhiều năm qua
đã khiến những loài cây dược liệu cạn kiệt và hiện nay ngành dược liệu phải nhập
khẩu nguồn nguyên liệu này từ nước ngoài.
Theo Đỗ Nguyên Phương (1997) [57], do nhiều nguyên nhân trong đó có
nguyên nhân chủ yếu là cơ chế thị trường, thiếu chính sách đối với cây và con, tập
quán trồng cây thuốc đang bị lãng quên, nạn du canh, du cư, tu bổ trồng lại rừng của
nhân dân mà không chú ý đến bảo vệ, tái sinh nên nhiều loài cây, con làm thuốc trong
tự nhiên trở nên khang hiếm hoặc có nguy cơ trở nên khang hiếm như vàng đắng
(Coscinium usitatum), đảng sâm (Codonopsis javanica), …. , Có đến 80 loài cây, con
làm thuốc quý hiếm đang đứng trước nguy cơ diệt chủng, sẽ mất đi vĩnh viễn.
14
1.2. Tình hình nghiên cứu cây đảng sâm trong nước
1.2.1. Phân loại đảng sâm
Chi Codonopsis có đặc điểm phân loại học như sau:
- Liên giới: Eukaryyota (Sinh vật nhân thực
- Giới: Plantae (Thực vật)
- Phân giới: Viridaeplantae (Thực vật xanh)
- Ngành: Magnoliophyta (Thực vật có hoa; Mộc lan; Hạt kín)
- Lớp: Magnoliopsida (Thực vật 2 lá mầm)
- Phân lớp: Asteriades
- Bộ: Astarales (Bộ Cúc)
- Họ: Campanulaceae (Họ Hoa chuông; Cát kiến)
- Phân học: Campanuloideae
- Chi: Codonopsis
Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) [28], đảng sâm Việt Nam có tên khoa học là
Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomax; tên đồng nghĩa là Campanumoea
javanica Blume; tên địa phương là đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (Mèo), sâm leo,
sâm dây. Việt Nam hiện có 2 loài thuộc chi Codonopsis là ngân đằng đứng
(Codonopsis celebica Blume) và đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume)
(Hook. f. ). Một số loài Codonopsis được dùng phổ biến trong y học cổ truyền các
nước gồm có:
- Đảng sâm Bắc (Codonopsis pilosula), cây thảo lâu năm, thân mọc bò hay leo.
Rễ hình trụ dài, đường kính có thể tới 1 - 1,7 cm. Lá mọc đối có khi mọc cách hay hơi
vòng. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Đài 5, Tràng hình chuông màu vàng nhạt, chia 5
thùy, nhị 5. Bầu 5 ô, quả nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu
tím đỏ.
- Đảng sâm Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) còn có tên là cây đùi
gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (Mèo); đó là cây cỏ lâu năm, thân leo. Rễ hình trụ,
phân nhánh. Lá mọc đối, ít khi mọc so le hình tim, nhẵn hoặc có ít lông, đầu lá nhọn,
mép lá nguyên hoặc có khía răng nhỏ, bấm vào lá có nhựa mủ. Phiến lá dài 3 - 8 cm,
rộng 2 - 4 cm.
- Đảng sâm đứng (ngân đằng đứng), (Codonopsis celebica Blume) Cây cao 0,5
- 1,0 m, có rễ củ, phân cành nhiều, cành thường có màu nâu tím nhạt, nhẵn. Lá có
cuống ngắn, mọc đối; phiến lá hình thuôn dài, nhọn 2 đầu, đặc biệt phần chóp lá nhọn
15
dài và hơi cong xuống; kích thước 4,5 - 10 x 2 - 3 cm; mép lá khía răng cưa nhọn; gân
phụ 5 - 6 đôi, lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu phớt hồng, mọc ở kẽ lá;
có cuống dài 1,5 - 2,5 cm, màu nâu tím nhạt. Lá bắc 2, hình chỉ. Lá đài 5 hình dải, mép
khía răng sâu, dài 0,7 - 1 cm. Tràng chia thành 5 (hoặc 6) thuỳ hình tam giác, dài 0,7 –
1 cm; đường kính hoa 1,2 - 1,5 cm. Nhị 5, dính, gồm 5 ô (hoặc 6). Đầu nhụy 5 (hoặc
6). Quả gần hình cầu, mang đài và núm nhụy tồn tại; đường kính 1 - 1,5 cm; màu
xanh, khi chín màu tím đen, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều.
- Xuyên đảng sâm (Codonopsis tangshen Oliv), hình thái cơ bản giống loài
Codonopsis pilosula (Franch) Nannf nhưng lá hình trứng hay hình trứng đuôi nhọn,
mặt lá không có lông, chỉ rìa lá có lông nhung. Sau khi ra hoa thì có quả đuôi màu
trắng tím, trong hoa có sọc nhỏ màu tím, cuống dài, hình dẹt, to hơn loại trên, ở nơi
núi cao mưa nhiều, về mùa thu quả chín không nứt.
Theo Lê Quý Ngưu và Trần Thị Như Đức (1999) [56], đảng sâm là phần rễ khô
của cây đảng sâm (Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf. ), họ Hoa chuông
(Campanulaceae). Ở Trung Quốc có khi người ta dùng rễ cây Xuyên đảng sâm
(Codonopsis tangshen Oliv) để thay thế cho cây đảng sâm ở trên. Được di thực vào
miền Bắc nước ta đang phát triển.
Theo Dược điển Việt Nam (2009) [2], đảng sâm Việt Nam hiện sử dụng các
loài sau: phòng đảng sâm, thượng đảng sâm, đảng sâm Bắc, đảng sâm, ngân đằng lá
mác, ngân đằng đứng.
Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], đảng sâm còn gọi là phòng đảng sâm, lộ đảng
sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rần cáy (Lạng Sơn), mần cáy. Tên khoa học là
Codonopsis sp. Thuộc họ hoa chuông Campanulaceae. Đảng sâm (Radix Codonopsis)
là bộ phận phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis pilosola (Franch)
Nannf, Codonopsis tangshen Oliv (xuyên đảng sâm) và một số Codonopsis khác, đều
thuộc họ Hoa chuông.
Theo Lê Thị Diên và cộng sự (2013) [24], trong nghiên cứu “Xây dựng khóa
định loại một số loài trong chi đảng sâm (Codonopsis)” đã xây dựng được khóa định
loại 9 loài trong chi đảng sâm, trong đó có loài Codonopsis javanica. Khóa định loại
dựa vào đặc điểm thân, lá, hoa, quả, hạt và rễ. Cùng với khóa định loại, nghiên cứu mô
tả chi tiết đặc điểm hình thái cũng như phân bố của các loài này.
Theo Nguyễn Thị Thanh Nga (2012) [52], lần đầu tiên đánh giá đa dạng di
truyền một số loài cây dược liệu Việt Nam thuộc chi đảng sâm (Codonopsis sp.) bằng
kỹ thuật ADN mã vạch.
Các mẫu thực vật được sử dụng trong nghiên cứu do Khoa Tài nguyên Dược
liệu (Viện Dược liệu, Bộ Y tế) cung cấp.
16
Bảng 1.1. Danh mục mẫu vật và địa điểm lấy mẫu đảng sâm
Chi thực vật Nhóm mẫu Địa điểm thu mẫu Kí hiệu mẫu
Codonopsis
Codonopsis sp. C2
Codonopsis sp. Thị trấn Sa Pa, Lào Cai C4
Đảng sâm vỏ
trắng
Xã Hòa Bình,
thành phố KonTum
C11, C12
Codonopsis sp.
Lô trồng T, Da Sal,
Lạc Dương, Lâm Đồng
C13, C14, C15
Codonopsis sp.
Mọc hoang, Da Sal, Lạc
Dương, Lâm Đồng
C16, C17, C18
Đảng sâm
Xã Long Hẹ,
huyện Thuận Châu, Sơn La
C20, C21
(Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Nga, 2012)
Bằng kỹ thuật AND mã vạch, tác giả đưa ra những kết luận như sau: Từ kết quả
so sánh và phân tích trình tự ADN vùng gen ITS có thể xác định các mẫu nghiên cứu
C2, C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C18, C20, C21 thuộc loài Codonopsis
javanica và mẫu C4 thuộc loài Codonopsis tangshen.
Với sự tương đồng 100 % trong trình tự, vùng gen ITS là rất bảo thủ ở loài
Codonopsis javanica và Codonopsis tangshen, rất có ý nghĩa trong kiểm định dược liệu.
Xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa trên phương pháp tiết kiệm tối đa
(Maximum Parsimony) và Bayesian dựa trên khung đọc riêng rẽ từng gen ITS và
matK cho kết quả tương đồng, cho thấy độ đáng tin cậy của cây thu được cũng như
của 2 phương pháp MP và Bayesian sử dụng để xây dựng cây chủng loại phát sinh
trong chi Codonopsis. Các cây phân loại xây dựng được một lần nữa cho kết luận xác
định các mẫu nghiên cứu thuộc hai loài Codonopsis javanica (đối với mẫu C2 và C11,
C12 thu được ở Kon Tum, mẫu C13, C14, C15, C16, C17, C18 thu được ở Lạc
Dương, Lâm Đồng và các mẫu C20, C21 thu được ở xã Long Hẹ, Sơn La) và
Codonopsis tangshen (đối với các mẫu C4 thu được ở Sa Pa, Lào Cai).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga đã một lần nữa khẳng định ở
Việt Nam hiện nay chi Codonopsis có 2 loài: Codonopsis tangshen được nhập từ
Trung Quốc vào năm 1961 bởi Viện dược liệu và Codonopsis javanica mọc hoang. Kỹ
17
thuật AND mã vạch cho phép nhận diện loài và dưới loài phục vụ cho công tác nghiên
cứu bảo tồn nguồn gen dược liệu quý của Việt Nam.
Từ những thông tin trên, chúng tôi khẳng định ở Việt Nam hiện nay có 3 loài
đảng sâm, trong đó có 1 loài được nhập từ Trung Quốc có tên gọi là đảng sâm Bắc
(Codonopsis pilosola (Franch) Nannf.), 2 loài mọc hoang, hiện đang gây trồng là đảng
sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) với các tên địa phương gọi là
sâm leo, đùi gà, mằn cáy, rày cáy (Tày), cang hô (H’Mông) và ngân đằng đứng hoặc
đảng sâm đứng (Codonopsis celebica Blume).
1.2.2. Đặc điểm phân bố, tái sinh
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [15], trên thế giới, chi Codonopsis
Blume có 44 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm châu Á và châu
Âu. Đảng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc, Mianma,
Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và
Tây Nguyên, phân bố tập trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum
và Lâm Đồng. Ở Việt Nam, đảng sâm có các tên gọi là sâm leo, phòng đảng sâm, đùi
gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai,
Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn vào tới các tỉnh Kon
Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam.
Osbon và cộng sự (2004) [83], khi nghiên cứu khảo sát về cây thuốc trong đồng
bào các dân tộc thiểu số người Dao ở xã Tả Phìn, Sa Pa đã xác định được 208 loài thực
vật làm thuốc, có 13 loài có nguy cơ đe dọa, trong đó có loài đảng sâm (Codonopsis
javanica (Blume) Hook. f.).
Cây đảng sâm Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác
nhau bởi các cộng đồng dân cư người dân tộc thiểu số ở vùng cao từ rất lâu đời. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu một cách có khoa học về đặc điểm sinh thái, phân bố,
tái sinh của cây đảng sâm phải kể đến các nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu về đặc điểm phân bố và tái sinh loài đảng sâm lần đầu tiên được
công bố tại Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5
diễn ra từ ngày 21 - 22/10/2003 tại Hà Nội. Theo Đinh Thị Hoa và Đoàn Thị Thùy
Linh (2003) [29], khi nghiên cứu đặc điểm phân bố loài đảng sâm tại khu bảo tồn thiên
nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đạt được những kết quả như sau:
- Đặc điểm phân bố theo đai cao: Khu bảo tồn thiên nhiên có độ cao phổ biến từ
600 - 1.500 m. Đảng sâm phân bố ở tất cả các đai cao nhưng chủ yếu phân bố ở độ cao
< 1.000 m (685 - 1.000 m), có 48/71 cây chiếm tỷ lệ 67,61 %. Đai cao > 1.000 m có tỷ
lệ phân bố đảng sâm chỉ chiếm 32,39 %.
18
- Đặc điểm phân bố đảng sâm tại các dạng sinh cảnh: Khu bảo tồn Copia được
chia thành 6 dạng sinh cảnh là rừng trồng, nương rẫy, rừng phục hồi, rừng nguyên sinh
trên núi đất, rừng núi đá và trảng cỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đảng sâm phân bố
rất đa dạng trên các dạng sinh cảnh. Tuy nhiên, số lượng phân bố tại các sinh cảnh là
khác nhau. Đảng sâm phân bố nhiều ở khu vực ven nương rẫy của người dân (23,94
%), tiếp đến là rừng trồng và rừng phục hồi (21,13 %), trảng cỏ (16,90 %), rừng
nguyên sinh trên núi đất (12,67 %) và ít nhất là rừng núi đá (4,23 %).
- Đặc điểm phân bố đảng sâm theo vị trí (chân - sườn - đỉnh): Số lượng đảng
sâm phân bố ở các vị trí khác nhau, tập trung chủ yếu ở sườn núi (46,48 %), chân núi
(38,03 %) và đỉnh núi (15,49 %).
- Đặc điểm tái sinh:
+ Về mật độ: Tỷ lệ giữa cây tái sinh và cây trưởng thành là 13/29 (45 %) cho
thấy số lượng cây tái sinh và cây trưởng thành xấp xỉ nhau, cây tái sinh có số nhánh
trung bình là 1,69 nhánh/cây.
+ Phân cấp chiều cao cây tái sinh: Số cây tái sinh có chiều cao < 0,5 m chiếm tỷ
lệ chủ yếu (61,54 %), cây có chiều cao từ 0,5 - 1 m chiếm tỷ lệ 38,46 %.
+ Nguồn gốc tái sinh: Đảng sâm tái sinh từ hạt hoặc từ phần thân, củ. Tỷ lệ cây
tái sinh từ hạt 53,85 %, còn tái sinh từ thân dây và củ chiếm 46,15 %.
+ Chất lượng cây tái sinh: 70 % số cây tái sinh đạt loại tốt, loại trung bình
chiếm 28,08 %, loại xấu chiếm 7,69 %.
Đây là nghiên cứu đặc điểm phân bố và tái sinh có đóng góp rất lớn về mặt
khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ đặc điểm phân bố của loài này tập
trung chủ yếu ở sườn và chân núi, tất cả các dạng sinh cảnh đều có đảng sâm nhưng
chủ yếu ở nương rẫy. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được đặc điểm tái sinh của loài
này: hạt, thân và củ đều phát triển thành cây con. Kết luận này rất có ý nghĩa trong
việc nghiên cứu nhân giống phục vụ cho sản xuất, kinh doanh đảng sâm.
Hạn chế của nghiên cứu này là phạm vi nghiên cứu hẹp, độ cao chỉ từ 600 -
1.000 m, vấn đề đặt ra ở đây là giới hạn dưới và giới hạn trên của độ cao có đảng sâm
phân bố là bao nhiêu ? Nhân tố sinh thái nào là chủ yếu ảnh hưởng đến phân bố của
đảng sâm ? Có thể di thực loài này đến các độ cao thấp hơn để trồng hay không ?.
Những vấn đề trên sẽ được làm rõ qua các nội dung nghiên cứu của luận án.
Theo Nguyễn Thành Mến và Hoàng Thanh Trường (2017) [49], kết quả nghiên
cứu đặc điểm phân bố cho thấy: Đảng sâm có phân bố tại thành phố Đà Lạt và các
huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương; chủ yếu trên đất đen và đất xám; đất có
tầng thảm mục dày trung bình 2,82 ± 0,12 cm và tầng mùn dày 12,93 ± 1,13 cm; pH:
5,8 - 6,4; cây mọc tập trung ở độ cao 1.400 - 1.800 m trên mực nước biển. Cây thường
19
hiện diện trong 3 kiểu thảm thực vật I.A.9.b: Rừng cây lá kim thường xanh núi trung
bình và núi cao; kiểu IV.A.1.b: Rừng cây bụi thấp và bụi trườn trên mặt đất và kiểu
IV.C.1.3: Thảm cỏ với ưu thế Guột (Pteridium aquilinum). Mật độ trung bình của đảng
sâm khoảng 341,00 cây/ha (I.A.9.b) và 665,00 cây/ha (IV.A.1.b ; IV.C.1.3). Chỉ số giá
trị quan trọng của các loài cây gỗ trong khu vực phân bố đảng sâm cũng được xác
định. Qua điều tra đã ghi nhận được 20 loài cây gỗ thuộc 15 họ thực vật và 12 loài cây
bụi, thảm tươi thường gặp thuộc 11 họ thực vật. Các ghi nhận về đặc điểm sinh thái
của đảng sâm cho thấy có thể gây trồng và phát triển loài này dưới tán rừng Thông ba
lá tại Lâm Đồng.
1.2.3. Đặc điểm sinh thái
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [15], đảng sâm thường mọc ở ven rừng,
nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, các trảng cỏ tranh ở độ cao 900 - 2.200 m. Cây ưa ẩm,
ưa sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc nơi đất tốt nhiều mùn. Cây được trồng để lấy củ
làm thuốc, gieo trồng bằng hạt vào mùa xuân. Sau 3 năm đã cho thu hoạch. Ra hoa kết
quả tháng 12 - 1.
Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [3], đảng sâm mọc ở ven rừng, nương rẫy bỏ
hoang lâu ngày, trảng cỏ tranh ở độ cao khoảng 700 m trở lên đối với các tỉnh phía
Bắc và 1.300 m ở các tỉnh phía Nam. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc
nơi đất tốt nhiều mùn. Cây thường leo lên các loài cây cỏ khác. Có một số nơi mọc
tương đối tập trung nhưng không trở thành cây ưu thế.
1.2.4. Đặc điểm hình thái
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [15], đảng sâm là cây thảo sống nhiều
năm; thân leo dài độ 2 - 3 m, phân nhánh nhiều; rễ phình thành củ hình trụ dài, phía
dưới phân nhánh, màu vàng nhạt. Thân và củ có mủ trắng. Lá đơn, mọc đối; phiến
hình bầu dục, dài 3 - 6 cm, rộng 2,5 - 4,5 cm, mềm, mỏng, màu xanh lá mạ, mặt dưới
có lông nhung trắng, mép lá có răng cưa tù, cuống lá dài 3,5 - 7 cm. Hoa hình chuông,
mọc đơn độc ở nách lá; đài có 5 thùy, gốc hơi dính; tràng hoa có màu xanh lá mạ; đỉnh
có 5 thùy. Quả mọng có 5 cạnh, khi chín màu tím mang đài hoa tồn tại. Hạt tròn nhỏ,
màu nâu .
Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], đảng sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Rễ hình
trụ dài, đường kính có thể đạt tới 1 - 1,7 cm. Đầu rễ phát triển to, nên có nhiều vết sẹo
của thân cũ, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết
nhăn dọc và ngang. Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông,
phía ngọn nhẵn, lá mọc đối (ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối), so le hoặc có khi gần
như mọc vòng. Cuống lá dài 0,5 - 4 cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài 1 - 7 cm,
rộng 0,8 - 5,5 cm, đầu tù hoặc nhọn, đáy lá hình tim mép nguyên hoặc hơi gợn sóng,
hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng. Hoa mọc đơn
20
độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, mù vàng nhạt chia 5 thùy, 5 nhị, bầu
có 5 ngăn. Qủa nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ.
Mùa hoa nở: tháng 7 - 8. Mùa quả tháng 9 - 10. Loài Codonopsis pilosula có lá gần
như lá đảng sâm của ta mô tả ở trên, nhưng mép lá nguyên, hoa cũng như vậy, bầu chỉ
có 3 ngăn. Loài Codonopsis tangshen Oliv có lá dài hơn, cuống lá cũng dài hơn. Bầu
cũng 3 ngăn.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây đảng sâm của nhóm tác giả Hoàng Minh
Chung, Phạm Xuân Sinh (2003) [21], đã dựa vào các khóa phân loại hiện có tại Việt
Nam, nhóm nghiên cứu đã khẳng định loài đảng sâm mọc hoang ở Sa Pa, Lào Cai
thuộc loài Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái của đảng sâm
và phân thành 2 loài như sau:
a) Đảng sâm mọc hoang
Cây cỏ, sống nhiều năm, leo bằng thân quấn, phân cành, dài 1,5 - 2,5 m, có rễ
củ nạc. Toàn thân có nhựa màu trắng như sữa, ngọn và lá non thường có lông mịn, khi
già nhẵn.
Lá mỏng, mọc đối hoặc so le (ở phần ngọn khi có hoa), hình tim thuôn dài 3 - 6
cm, rộng 2,5 - 5 cm, gốc xẻ thành 2 thùy tròn sâu, đầu nhọn hoặc tù, mặt dưới nhạt, có
lông nhỏ, gân nổi rõ, mép nguyên, hơi lượn sóng; cuống lá dài 1 - 3 cm. Khi vò nát, lá
không có mùi hôi.
Hoa mọc riêng lẻ ở kẻ lá, có cuống dài 1,2 - 2 cm, đài có 5 phiến hẹp, dài 1 - 1,5
cm, dính nhau ở gốc; tràng hình chuông, đường kính 1 - 2 cm; 5 cánh hoa màu trắng
ngà hoặc hơi vàng; nhị 5, chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn dính gốc; bầu trên, 5 ô, noãn đính
giữa, nhụy có đầu dạng đĩa.
Quả mọng, gần hình cầu, có 5 cạnh mờ, đường kính 1 - 1,5 cm, đầu hơi dẹt,
hình ngũ giác do vết tích của 5 cánh hoa để lại, ở giữa có núm nhọn nhỏ, khi chín màu
tím hoặc tím đen, đài tồn tại; hạt nhỏ, nhiều, nhẵn, màu vàng nâu hoặc hơi tím. Mùa
hoa: tháng 8 - 9, mùa quả: tháng 10 - 11.
Rễ hình trụ, mọc thẳng trong đất, phía dưới thường phân nhánh, kích thước thay
đổi theo tuổi cây và nơi mọc. Rễ nạc, màu trắng ngà, giữa có lõi gỗ, có nhựa trắng như
sữa, khi khô dễ bẻ, màu vàng nâu nhạt, mùi thơm, vị hơi ngọt.
b) Đảng sâm nhập trồng
Cây cỏ, sống nhiều năm leo bằng thân quấn dài 1 - 1,5 m. Thân màu xanh lục điểm
những đốm tím, có nhiều lông và nhựa mũ trắng như sữa. Lá mọc đối hình trứng, rộng
hay hẹp, dài 1,5 - 3 cm, rộng 1 - 2,5 cm, gốc hình tim, mép lượn sóng, có một lớp lông
21
trắng, mặt trên màu xanh sẫm có lông thưa, mặt dưới nhạt như có phấn trắng và lông ngắn
dày, vò ra có mùi hôi. Hoa mọc ở kẻ lá hay đầu cành; đài rất phát triển, dài 1,2 - 1,5 cm;
tràng hình chuông, dài 1 - 1,5 cm, đường kính 0,8 - 1,2 cm, có 5 cánh màu vàng nhạt có
điểm chỉ; nhị 5, chỉ nhị dài gắn dưới bầu, 2 bao phấn; bầu trên có 3 ngăn, đầu nhị chia 3.
Quả hình chùy, mặt trên có hình ngũ giác rất rõ, ở giữa có chóp nón nhọn; hạt nhiều, hình
kim, màu đen bóng. Mùa hoa: tháng 10 - 11; mùa quả: tháng 11 - 12.
Rễ hình trụ, dài 8 - 15 cm, màu vàng xám, bề mặt nhẵn hoặc sù sì, có vân
ngang, phía dưới có thể phân nhánh, đầu rễ củ còn sót lại nhiều vết thân, có nhựa mũ
trắng như sữa; khi khô dẻo hơn loài mọc hoang, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt.
Dựa vào các đặc điểm nêu trên nhóm tác giả khẳng định đảng sâm nhập trồng
có đặc điểm của loài Codonopsis Wall.
Nghiên cứu trên đã mô tả rất tỷ mĩ đặc điểm thực vật học của cây đảng sâm và
đã phân thành 2 loài: Đảng sâm mọc hoang (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. )
và đảng sâm nhập trồng (Codonopsis Wall).
Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên trong nước về đặc điểm thực vật của loài
đảng sâm, đã góp phần rất quan trọng trong việc nhận biết và phân loại cây đảng sâm
phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giữa 2 loài đảng sâm vừa có những đặc điểm
chung rất giống nhau nhưng cũng có những đặc điểm riêng rất khác biệt mà chỉ những
người có kinh nghiệm mới phân biệt được. Vấn đề chúng tôi nêu lên ở đây là mùi hôi
và lượng nhựa mũ trắng như sữa đã được mô tả ở hai loài này. Theo quan điểm của
chúng tôi, loài mọc hoang sống ở môi trường tự nhiên phải cạnh tranh sinh tồn với rất
nhiều loài khác nên mùi hôi của lá bao giờ cũng nặng hơn và lượng nhựa mũ cũng
nhiều hơn. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong luận án thông qua khảo sát, điều tra
thực địa, tham vấn chuyên gia và điều tra kiến thức bản địa của người dân.
1.2.5. Thành phần hóa học
Theo tác giả Đào Kim Long và cộng sự (2012) [47], các chất β - sitosterrol,
daucosterrol, hesperidin, kaemferol 3 - O - β - D - sophoroside, lobetyol lần đầu tiên
được phát hiện trong rễ của loài đảng sâm (Codonopsis javanica). Trong đó, lobetyol
có thể trong quá trình chiết xuất, lobetyolin đã bị cắt 1 phân tử glucoza trở thành
lobetyol. Lobetyolin là chất chỉ thị, dùng để định tính đảng sâm Trung Quốc.
Theo Hoàng Minh Chung và cộng sự (2002) [22], đã nghiên cứu thành phần
hóa học trong rễ đảng sâm và có được những kết quả bước đầu:
- Trong rễ đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) sống và
chế biến có đường, saponin, acid amin và chất béo.
22
- Bằng sắc ký lớp mỏng bước đầu đã xác định 5 vết trong saponin của đảng sâm
sống và chưng 2 giờ. Hàm lượng saponin trong mẫu chế (1,47 %) thấp hơn trong mẫu
sống (2,17 %).
- Rễ đảng sâm có 17 loại acid amin, tuy hàm lượng không cao nhưng có đầy đủ
các axit amin cần thiết cho cơ thể.
Bảng 1.2. Hàm lượng acid amin toàn phần trong rễ đảng sâm
STT
Acid
amin
Mẫu đảng sâm
Việt Nam
STT Acid amin
Mẫu đảng sâm
Việt Nam
Mẫu
sống
Mẫu
chế
Mẫu
sống
Mẫu
chế
1 Aspatic 0,16 0,11 10 Cystein+Cystin 0,05 0,03
2 Glutamic 0,23 0,23 11 Valin 0,09 0,06
3 Serin 0,06 0,04 12 Methionin 0,03 0,02
4 Histidin 0,07 0,05 13 Phenylalanin 0,09 0,05
5 Glycin 0,09 0,06 14 Isoleucin 0,08 0,05
6 Threonin 0,07 0,04 15 Leucin 0,12 0,08
7 Alanin 0,19 0,07 16 Lysin 0,06 0,04
8 Arginin 0,17 0,21 17 Prolin 0,14 0,12
9 Tyronin 0,07 0,04 18 Tổng 1,78 1,30
(Nguồn: Hoàng Minh Chung và cộng sự, 2002)
Kết quả nghiên cứu cho thấy đường khử trong mẫu đảng sâm sống là 14,6 ±
11,2 %, mẫu chưng trong 2 giờ là 29,5 ± 0,9 %. Dịch chiết của mẫu chưng trong 2 giờ
làm cho chuột có thời gian bơi (319,3 ± 9,21 %) dài hơn so với mẫu đảng sâm sống
(235 ± 99,7 %) một cách có ý nghĩa thống kê.
Cũng chính nhóm tác giả đã công bố đảng sâm có thành phần Saponin
Triterpenoid. Nghiên cứu cho thấy chỉ số tạo bột của Đảng sâm sống là 8, chỉ số phá
huyết là 5,7, hàm lượng Saponin là 3,12 ± 0,08 %.
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Minh Chung và Phạm Xuân Sinh đã chứng
minh thành phần hóa học có liên hệ với tác dụng bổ khí của đảng sâm. Nghiên cứu chỉ
23
xác định hàm lượng Saponin tổng mà chưa xác định được các loại saponin cụ thể nào.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này khẳng định một điều đảng sâm là cây thuốc quý,
căn cứ vào hàm lượng saponin là thành phần chính khẳng định chất lượng của sâm thì
đảng sâm Việt Nam có giá trị dược liệu thậm chí tốt hơn so với các loại sâm cùng loại
của một số nước trên thế giới.
1.2.6. Tác dụng dược lý, công dụng
Theo Nguyễn Văn Thuấn (1969) [82], đảng sâm là vị thuốc bổ khí đã được
dùng từ rất lâu trong y học cổ truyền ở châu Á. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ của
một số loài thuộc chi Codonopsis Wall và Campanumoea Blume.
Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], trong Đông y coi đảng sâm có thể dùng thay thế
Nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận,
nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu
đờm, lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi đảng sâm là “nhân sâm của người nghèo” vì có
mọi công dụng của nhân sâm nhưng lại rẻ tiền hơn.
Ngày dùng 6 - 12 gam, có thể tăng tới 30 gam, dùng dưới dạng thuốc sắc. Uống
luôn 7 đến 14 ngày. Theo tài liệu cổ, đảng sâm có vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh phế và
tỳ có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu,
chân tay yếu mỏi, phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi
thiên về bổ trung. Người thực tà không dùng được.
Đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyền dùng chữa bệnh lao mới nhiễm, bệnh ho:
đảng sâm 16 gam, hoài sơn 15 gam, ý dĩ nhân 10 gam, mạch môn 10 gam,cam thảo 3
gam, hạnh nhân 10 gam, khoản đông hoa 10 gam, xa tiền tử 10 gam, nước 600 ml sắc
còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Ngọn và lá non có thể dùng xào hay nấu canh ăn. Quả ăn được. Rễ củ có thể
dùng ăn sống. Trong Y học cổ truyền, củ được dùng làm thuốc chữa cơ thể suy nhược,
mỏi mệt, ăn không ngon, đại tiện lỏng, chữa ho, vàng da do thiếu máu, viêm thượng
thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Liều dùng 6 - 12 g hoặc hơn, dạng thuốc
sắc, viên hoàn hay bột.
Theo Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự (2015) [38], đảng sâm có tác dụng
tăng cường miễn dịch trên cơ thể chuột suy giảm miễn dịch bằng Cyclophosphamide.
Vì thế, đảng sâm Việt Nam có thể được sử dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể.
Theo Trần Thị Thùy An và cộng sự (2015) [1], cao chiết và chế phẩm viên nang
đảng sâm Việt Nam thể hiện tác dụng tăng lực sau 7 - 14 ngày uống. Cao chiết cồn
đảng sâm thể hiện tác dụng tăng lực ở liều 1,45 - 2,9 g/kg, cao chiết nước đảng sâm
thể hiện tác dụng tăng lực ở liều 1,3 - 2,6 g/kg, viên nang đảng sâm thể hiện tăng lực ở
liều 3 viên/kg thể trọng chuột.
24
Hiện nay, đảng sâm đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm. Củ tươi
dùng nấu với thịt gà, thịt ba ba, … , là món ăn dùng để bồi bổ cho người bị suy nhược
cơ thể, mới khỏi bệnh, bà mẹ sau sinh.
Rượu ngâm củ đảng sâm là loại đặc sản nổi tiếng của huyện Tây Giang và cả
tỉnh Quảng Nam.
Bột đảng sâm khô là nguyên liệu chính dùng trong công nghệ chế biến nước
giải khát, thực phẩm chức năng và các loại trà túi lọc.
1.2.7. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng
Theo Đỗ Tất Lợi (2001) [45], đã hướng dẫn cách gieo trồng bằng hạt. Chọn quả
giống ở những cây đã trồng được 3 - 5 năm trở lên. Hái những quả có vỏ vàng nhạt,
hạt màu đen đem về phơi khô cho nứt vỏ mà lấy hạt. Hạt lấy được phải gieo trồng
ngay năm tới, nếu để chậm sẽ mất khả năng mọc, hoặc khả năng mọc sẽ giảm. Đảng
sâm ưa những nơi đất cát nhiều mùn. Vốn cây đảng sâm đã mọc nơi có bóng râm, hoặc
ở nơi thung lũng rậm rạp, cho nên cần trồng đảng sâm ở những nơi có bóng râm che
mát, hoặc gieo cùng những cây khác như đậu tương, ngô, lanh mán, cho mọc cao độ
10 - 20 cm rồi mới trồng. Thường gieo hạt vào tháng 3 - 5 hoặc tháng 9 - 10. Muốn
cho cây mọc tốt cần phải làm dàn cho cây leo. Giàn cao độ 2 m.
Theo Phạm Thanh Huyền và cộng sự (2012) [35], đã tiến hành nghiên cứu
nhân giống đảng sâm bằng phương pháp gieo hạt, giâm hom và mầm củ. Hạt làm
sạch, ngâm trong nước 8 giờ sau đó đem gieo ủ trong túi vải 12 giờ đem gieo cho
thấy: thời gian nảy mầm sau khi gieo của hạt giống từ 10 đến 15 ngày và đạt tỷ lệ
nảy mầm (87,00 %).
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến tỷ
lệ sống của hom thân cho thấy nồng độ thích hợp nhất để giâm hom thân đảng sâm là
IBA 1.000 ppm và NAA 1.500 ppm. Nồng độ chất kích thích sinh trưởng thích hợp
nhất để nhân giống đầu củ đảng sâm là IBA 500 ppm và NAA 1.000 ppm.
Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được giải pháp thích hợp để nhân giống đảng sâm
hiệu quả là dùng chất kích thích sinh trưởng IBA hoặc NAA với các nồng độ khác
nhau trên các loại vật liệu khác nhau. Nghiên cứu này đã giải quyết vấn đề cấp bách
hiện nay là nhân nhanh giống đảng sâm để đáp ứng nhu cầu cây giống cho sản xuất.
Tuy nhiên, tỷ lệ ra chồi và ra rễ của hom thân đạt khá cao (30,02 % và 87,67 %). Vấn
đề là tác giả chưa xác định được tỷ lệ sống của hom thân và quan trọng hơn là tỷ lệ cây
con xuất vườn để cung ứng cho sản xuất. Theo chúng tôi, thân cây đảng sâm có rất
nhiều nhựa mũ nên tỷ lệ sống của cây giâm hom sẽ thấp. Vấn đề đặt ra là nên hay
không nên khuyến cáo áp dụng kỹ thuật giâm hom thân đối với cây đảng sâm.
25
Kỹ thuật nhân giống bằng hạt, tác giả đã đưa ra được phương pháp xử lý hạt
giống đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng là ngâm trong nước 8 giờ và ủ tiếp 12 giờ đem
gieo đạt tỷ lệ nẩy mầm 87,00 %. Nhiệt độ và thời gian bảo quản là yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình nẩy mầm của hạt giống, nên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của
nhiệt độ nước xử lý hạt giống và thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống.
Theo Đoàn Trọng Đức (2014) [26], đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kỹ
thuật nuôi cấy mô đảng sâm với các bước như sau :
a) Nuôi cấy tạo nguồn nguyên liệu ban đầu
- Chọn và xử lý mẫu
Chọn những đoạn thân cây sâm dây non, sinh trưởng khỏe, không sâu bệnh làm
vật liệu nuôi cấy để đưa vào ống nghiệm. Thân Sâm dây được cắt từng đoạn 3 cm, bỏ
lá. Ngâm các đoạn thân trong nước xà phòng loãng 10 - 15 phút, sau đó rửa dưới vòi
nước chảy nhiều lần.
Tiếp tục ngâm các đoạn thân trong dung dịch thuốc nấm có chứa gốc đồng
(COC 85) nồng độ 0,1 % và được lắc 30 phút trên máy lắc, sau đó mẫu được rửa lại
với nước cất 4 - 5 lần. Mẫu tiếp tục được khử khuẩn bằng kháng sinh Penixilin 1/1000
trong vòng 30 phút và lắc nhẹ. Sau đó rửa lại bằng nước cất 3 - 4 lần.
- Khử trùng mẫu
Mẫu sau khi được xử lý xong ta cho mẫu vào bình tam giác dung tích 250 ml đã
vô trùng và tiếp tục khử trùng với cồn 70 % trong 30 giây, sau đó mẫu được rửa sạch
bằng nước cất vô trùng 4 - 5 lần. Tiếp tục khử trùng kép với dung dịch HgCl2 trong
khoảng thời gian khác nhau. Khử trùng lần 1 với HgCl2 0,1 % trong thời gian 4 phút
sau đó mẫu được rửa lại bằng nước cất vô trùng từ 4 - 5 lần và tiếp tục khử lần 2 với
HgCl2 0,1 % trong 1 phút và mẫu được rửa lại với nước cất vô trùng 5 lần. Khi này
mẫu cấy đã được khử trùng xong, dùng dao cấy vô trùng cắt thành đoạn dài 1 - 2 cm,
cắt dọc theo đoạn thân và đặt lên môi trường vô trùng đã chuẩn bị sẵn.
- Môi trường nuôi cấy khởi động
Môi trường MS (Murashigan Skoog, 1962) có bổ sung TDZ: 0,1 mg/lit; 2,4D: 2
mg/lit; Agar: 8 g/lit; đường: 30 g/lit (pH 5,7 - 5,8).
Điều kiện nuôi cấy: nhiệt độ phòng: 25 ± 2 0
C; Cường độ ánh sáng: 2.000 -
2.500 lux; thời gian chiếu sáng: 10 giờ/ngày.
b) Nhân nhanh callus
Mẫu callus được cấy vào môi trường MS1/2 có bổ sung TDZ: 0,1 mg/lit; 2,4D:
2 mg/lit; Agar: 9,5 g/lit; than hoạt tính: 1 g/lit; đường: 30 g/lit. Sau 8 tuần ta tiếp tục
chuyển sang môi trường tương tự để nhân callus đến khi đủ số lượng theo yêu cầu.
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhThao Truong
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngDanh Lợi Huỳnh
 
Bai giang on thi cao dang dai hoc mon duoc lieu
Bai giang on thi cao dang dai hoc mon duoc lieuBai giang on thi cao dang dai hoc mon duoc lieu
Bai giang on thi cao dang dai hoc mon duoc lieuNguyen Thanh Tu Collection
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Great Doctor
 
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt HùngBáo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt HùngYenPhuong16
 
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tếGiáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tếGiaLcTrn2
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nKhai Nguyen
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhMan_Ebook
 
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ, CÁCH LÀM BÁN MÌ
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ, CÁCH LÀM BÁN MÌ QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ, CÁCH LÀM BÁN MÌ
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ, CÁCH LÀM BÁN MÌ MAYVIENDONG
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngNguyễn Quốc
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongforeman
 
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang caoCo so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang caoNguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (20)

Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
 
Dai cuong ve glycosid heterosid
Dai cuong ve glycosid heterosidDai cuong ve glycosid heterosid
Dai cuong ve glycosid heterosid
 
Báo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinhBáo cáo hóa sinh
Báo cáo hóa sinh
 
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid timGlycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
 
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăngĐề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
Đề tài: Thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
 
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toànLuận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
Luận án: Sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn
 
Bai giang on thi cao dang dai hoc mon duoc lieu
Bai giang on thi cao dang dai hoc mon duoc lieuBai giang on thi cao dang dai hoc mon duoc lieu
Bai giang on thi cao dang dai hoc mon duoc lieu
 
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
Y HỌC CỔ TRUYỀN - BÀO CHẾ VÀ TÁC DỤNG THUỐC
 
Bai giang duoc lieu 2 dhct
Bai giang duoc lieu 2 dhctBai giang duoc lieu 2 dhct
Bai giang duoc lieu 2 dhct
 
Saponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponinSaponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponin
 
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt HùngBáo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
Báo cáo thực tập tại Trạm y tế xã Việt Hùng
 
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tếGiáo trình thực vật dược - Bộ y tế
Giáo trình thực vật dược - Bộ y tế
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ n
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
 
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ, CÁCH LÀM BÁN MÌ
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ, CÁCH LÀM BÁN MÌ QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ, CÁCH LÀM BÁN MÌ
QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÁNH MÌ, CÁCH LÀM BÁN MÌ
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trường
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
Các quá trình trong cntp
Các quá trình trong cntpCác quá trình trong cntp
Các quá trình trong cntp
 
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang caoCo so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
 

Similar to Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúcảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thô...
Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thô...Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thô...
Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thô...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...
Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...
Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...HanaTiti
 

Similar to Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
đáNh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác đá vôi của mỏ đá nà cà tới môi trường ...
 
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đGiải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
 
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúcảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
BÀI MẪU Khóa luận thu hồi đất, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hồi đất, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận thu hồi đất, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận thu hồi đất, HAY, 9 DIỂM
 
Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...
Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...
Quy trình phân tích metyl thủy ngân trong các mẫu sinh học và môi trường - Gử...
 
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam ĐảoSinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
 
Đề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAY
Đề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAYĐề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAY
Đề tài: Quản lý về môi trường huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thô...
Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thô...Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thô...
Luận án: Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thô...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động xả nước thải của nhà máy nhiệt điện an khánh...
 
Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...
Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...
Tổ chức sản xuất chuyên mục về pháp luật trên đài truyền thanh cấp huyện ở Hò...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN CÔNG ĐỊNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.) TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HUẾ – NĂM 2019
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN CÔNG ĐỊNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.) TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9.62.02.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN LỢI 2. TS. TRẦN MINH ĐỨC HUẾ – NĂM 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Công Định, nghiên cứu sinh niên khóa 2015 - 2018 ngành Lâm sinh, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế. Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong các tài liệu khác. Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019 Người cam đoan NCS. Trần Công Định
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành là kết quả của sự phấn đấu học tập, nghiên cứu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn khoa học, tập thể quý thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Lợi, TS. Trần Minh Đức đã tận tình hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận án. Sự giúp đỡ của lãnh đạo các xã, các cơ quan đoàn thể, chính quyền và nhân dân huyện Tây Giang. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về vật chất và tinh thần từ gia đình và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam để tác giả có điều kiện hoàn thành luận án này. Đây là lần đầu tiên bản thân được nghiên cứu khoa học trong phạm vi rộng, tiếp xúc với thực tiễn sản xuất của đồng bào vùng cao, đồng thời do thời gian và kiến thức bản thân còn có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019 NCS. Trần Công Định
  • 5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ADN Axit deoxyribonucleic AHP Analytic Hierarchy Process BA Benzylaminoburine BNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn GIS Geographic information system HĐND Hội đồng nhân dân IBA Idolbutylic acid LT Liên tịch NAA Naphthalenneaceticd N - P - K Đạm - Lân - Kali NQ Nghị quyết NĐ Nghị định PRA Participatory Rural Appraisal QĐ Quyết định TT Thông tư TB Trung bình TTg Thủ tướng USD Đô la Mỹ UBND Ủy ban nhân dân
  • 6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ iii MỤC LỤC......................................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ...........................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề....................................................................................................................1 2. Mục tiêu.......................................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................2 4. Những đóng góp mới của luận án ..............................................................................2 5. Bố cục của luận án.......................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................4 1.1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ.............................................................................4 1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa ............................................................................6 1.1.3. Tổng quan về cây dược liệu ..................................................................................8 1.2. Tình hình nghiên cứu cây đảng sâm trong nước ....................................................14 1.2.1. Phân loại đảng sâm..............................................................................................14 1.2.2. Đặc điểm phân bố, tái sinh ..................................................................................17 1.2.3. Đặc điểm sinh thái...............................................................................................19 1.2.4. Đặc điểm hình thái...............................................................................................19 1.2.5. Thành phần hóa học.............................................................................................21
  • 7. v 1.2.6. Tác dụng dược lý, công dụng ..............................................................................23 1.2.7. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng..............................................................24 1.2.8. Thu hái và chế biến..............................................................................................28 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây đảng sâm ngoài nước...................................28 1.3.1. Tác dụng dược lý.................................................................................................28 1.3.2. Thành phần hóa học.............................................................................................29 1.3.3. Công dụng............................................................................................................30 1.3.4. Nhân giống, gây trồng .........................................................................................31 1.3.5. Bệnh hại...............................................................................................................32 1.4. Một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................33 1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên.............................................................33 1.4.2. Thực trạng phát triển kinh tế ...............................................................................38 1.4.3. Thực trạng phát triển xã hội ................................................................................40 1.4.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ....................................41 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............43 2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu...........................................................................43 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................43 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................43 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................43 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và tái sinh loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...............................................................................43 2.2.2. Nghiên cứu thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm........................................................................................................................43 2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm .....................................................44 2.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết quả nghiên cứu...............................................................................................................44 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................44 2.3.1. Cách tiếp cận .......................................................................................................44 2.3.2. Phương pháp kế thừa tài liệu..............................................................................46
  • 8. vi 2.3.3. Phương pháp điều tra kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm ..........46 2.3.4. Phương pháp điều tra và xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài đảng sâm dựa trên cơ sở GIS................................................................................................................46 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây đảng sâm .............................52 2.3.6. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng cây đảng sâm.......................................54 2.3.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh của mô hình trồng đảng sâm....................55 2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................57 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................58 3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học và lâm học của loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.................................................................................................58 3.1.1. Đặc điểm hình thái của loài đảng sâm.................................................................58 3.1.2. Đặc điểm sinh thái của loài đảng sâm .................................................................58 3.1.3. Đặc điểm phân bố, tái sinh ..................................................................................59 3.1.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam .........................................................................................64 3.2. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân địa phương về loài đảng sâm.................................................................................................................................73 3.2.1. Thực trạng gây trồng loài đảng sâm....................................................................73 3.2.2. Kênh thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm đảng sâm.......................................76 3.2.3. Kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm.............................................77 3.3. Kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm ...........................................................................83 3.3.1. Kỹ thuật nhân giống ............................................................................................83 3.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.................................................................................97 3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết quả nghiên cứu.............................................................................................................117 3.4.1. Kết quả phân tích SWOT ..................................................................................117 3.4.2. Tiềm năng của địa phương để phát triển mô hình trồng đảng sâm ...................118 3.4.3. Các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ............................120
  • 9. vii KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................127 1. Kết luận....................................................................................................................127 2. Tồn tại......................................................................................................................129 3. Kiến nghị .................................................................................................................129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.............................130 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................131 PHỤ LỤC ....................................................................................................................138
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Danh mục mẫu vật và địa điểm lấy mẫu đảng sâm.......................................16 Bảng 1.2. Hàm lượng acid amin toàn phần trong rễ đảng sâm .....................................22 Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp đôi tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng................49 Bảng 2.2. Chỉ số ngẫu nhiên RI của Saaty ....................................................................50 Bảng 3.1. Phân bố của đảng sâm trên các tuyến điều tra ..............................................59 Bảng 3.2. Phân bố đảng sâm theo độ cao......................................................................60 Bảng 3.3. Phân bố đảng sâm theo vị trí tương đối của địa hình....................................61 Bảng 3.4. Phân bố của đảng sâm theo các dạng sinh cảnh............................................62 Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của đảng sâm ...........................................63 Bảng 3.6. Phân hạng phân bố đảng sâm tự nhiên tại huyện Tây Giang........................65 Bảng 3.7. Trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm66 Bảng 3.8. Các tham số của AHP ...................................................................................67 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của sinh cảnh rừng đến phân bố loài đảng sâm .........................68 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố loài đảng sâm..................................69 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của đất đến phân bố loài đảng sâm ..........................................71 Bảng 3.12. Tổng hợp diện tích phân cấp thích hợp phân bố loài đảng sâm..................72 Bảng 3.13. Thống kê diện tích trồng đảng sâm từ 2011 đến 2016 tại huyện Tây Giang................................................................................................................ 74 Bảng 3.14. Lịch mùa vụ sinh trưởng và phát triển của loài đảng sâm .........................77 Bảng 3.15. Đặc điểm khác nhau giữa đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng ...79 Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu về khối lượng và số hạt của quả đảng sâm ........................84 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm.............85 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian cất trữ đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt đảng sâm......86 Bảng 3.19. Tỷ lệ nẩy mầm theo các loại giá thể gieo hạt..............................................87 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống cây đảng sâm .....88 Bảng 3.21. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau.89 Bảng 3.22. Số lá trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau.........90
  • 11. ix Bảng 3.23. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống cây đảng sâm..........................90 Bảng 3.24. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau.......91 Bảng 3.25. Số lá của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau ................................92 Bảng 3.26. Tỷ lệ sống của đảng sâm ở các công thức IBA...........................................93 Bảng 3.27. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống của đảng sâm ở các thời điểm theo dõi .................................................................................................................97 Bảng 3.28. Sinh trưởng chiều cao cây đảng sâm...........................................................99 Bảng 3.29. Sinh trưởng số nhánh của cây đảng sâm...................................................100 Bảng 3.30. Sinh trưởng đường kính đầu củ đảng sâm ................................................101 Bảng 3.31. Tỷ lệ cây ra hoa, đậu quả của cây đảng sâm.............................................103 Bảng 3.32. Cấu trúc sản phẩm đảng sâm được phân theo cấp kính............................104 Bảng 3.33. Khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính ................................107 Bảng 3.34. Phân bố tổng sinh khối theo cấp kính (đơn vị tính: gam).........................108 Bảng 3.35. Phân bố tổng sinh khối theo độ tuổi (đơn vị tính: gam) ...........................108 Bảng 3.36. Năng suất củ tươi của các mô hình trồng đảng sâm .................................110 Bảng 3.37. Chi phí trồng và chăm sóc các mô hình trồng đảng sâm tính cho 1 ha ....111 Bảng 3.38. Giá trị kinh tế của các mô hình trồng đảng sâm .......................................112 Bảng 3.39. Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của việc phát triển các mô hình trồng cây đảng sâm......................................................................................................117 Bảng 3.40. Tổng hợp các nhân tố sinh thái phù hợp bảo tồn và phát triển đảng sâm.123 Bảng 3.41. Các phương án khai thác và sử dụng mô hình trồng đảng sâm ................124
  • 12. x DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Qui trình xây dựng bản đồ phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam .........................................................................................52 Hình 3.1. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố sinh cảnh rừng) ................................................................................................................ 68 Hình 3.2. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố địa hình) .........70 Hình 3.3. Bản đồ dự báo có phân bố đảng sâm (theo nhân tố đất) ...............................71 Hình 3.4. Bản đồ dự báo các khu vực có đảng sâm phân bố tự nhiên ở huyện Tây Giang, Quảng Nam........................................................................................................73 Hình 3.5. Hình thái cây đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng .........................80 Hình 3.6. Các mô hình trồng đảng sâm.........................................................................81 Hình 3.7. Đường tương quan tuyến tính giữa thời gian cất trữ và tỷ lệ nẩy mầm của hạt đảng sâm........................................................................................................................87 Hình 3.8. Tỷ lệ sống của đảng sâm theo các phương thức trồng khác nhau.................98 Hình 3.9. Biến đổi khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính đầu củ .........107 Hình 3.10. Phân bố tổng sinh khối củ tươi theo độ tuổi..............................................109 Sơ đồ 3.1. Kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm đảng sâm ...........................................76 Sơ đồ 3.2. Giá trị sản phẩm đảng sâm (củ tươi)............................................................76 Sơ đồ 3.3. Kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt...........................................................94 Sơ đồ 3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm .......................................................113
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tây Giang là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 91.368,05 ha với 74,50 % là đất lâm nghiệp. Địa hình đồi núi, độ dốc lớn và chia cắt mạnh chiếm trên 95 % diện tích tự nhiên. Tây Giang là địa phương được nghi nhận có cây đảng sâm phân bố tự nhiên và đi đầu trong khu vực miền Trung trong việc gây trồng và phát triển theo hướng hàng hóa. Kết quả nghiên cứu về đảng sâm trên thế giới cho thấy chi Codonopsis có khoảng 42 loài đặc hữu, phân bố chủ yếu ở Trung, Đông và Nam Á, từ Kamchatka và Nhật Bản đến Afghanistan, Pakistan, Himalayas, phía Nam Trung Quốc và Đài Loan. Châu Á có khoảng 11 loài, Trung Quốc có 6 - 7 loài, Đông Dương có 3 loài, riêng Việt Nam có 2 - 3 loài là Codonopsis javanica, Codonopsis celebica và Codonopsis lancifolia. Ở Việt Nam, đảng sâm có các tên gọi là Sâm leo, Phòng đảng sâm, Đùi gà, Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam. Hiện nay, nhu cầu sử dụng cây đảng sâm để làm dược liệu, chăm sóc sức khỏe trong và ngoài nước rất cao. Trong tất cả các bài thuốc điều trị bệnh trong Đông y đều có tên đảng sâm với vai trò là vị thuốc bổ, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Đảng sâm trong tự nhiên đang được xem là đối tượng ‘‘săn lùng’’ của người dân. Trong những năm qua, nguồn cung cấp cây dược liệu quý đảng sâm phụ thuộc vào khai thác từ tự nhiên và trồng tự phát của người dân địa phương. Việc khai thác bừa bãi, sử dụng đất rừng và canh tác không hợp lý đã làm giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Nếu không có giải pháp quản lý và phát triển loài loài này hợp lý thì trong tương lai không xa, loài cây thuốc quý này có nguy cơ bị đe doạ cao, thậm chí tuyệt chủng trong thiên nhiên. Để dược liệu đảng sâm trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng tạo nguồn thu nhập và chăm lo sức khỏe cho người dân ở các xã miền núi, ngoài ra còn là nguyên liệu đầu vào cho ngành dược liệu, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Nghị quyết số 202/2016/NQ - HĐND “Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020”, trong đó chỉ rõ “Diện tích tối đa hỗ trợ cho hộ gia đình trồng đảng sâm dưới tán rừng là 0,7 ha/hộ và trồng thuần loài đảng sâm trên đất trống và nương rẫy là 0,5 ha/hộ”. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển bền vững loài đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
  • 14. 2 Trước yêu cầu cần thiết phải bảo vệ và phát triển cây đảng sâm bền vững, nâng cao đời sống của người dân địa phương, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cho thấy toàn diện và cập nhật hơn về đặc điểm sinh vật học của loài; thực trạng phân bố tự nhiên, hoạt động gây trồng; các kỹ thuật được áp dụng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được để đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển loài trong tương lai tại địa phương. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý và phát triển cây đảng sâm mang lại hiệu quả cao tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc điểm hình thái, sinh thái và ảnh hưởng của một số yếu tố lập địa đến phân bố tự nhiên loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hạt và gây trồng loài đảng sâm. - Đề xuất được các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp các dữ liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, tái sinh và ảnh hưởng của các nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên của loài đảng sâm. - Cung cấp các thông tin khoa học về kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài đảng sâm. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 4. Những đóng góp mới của luận án - Đã xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố của loài đảng sâm. - Đã xác định được và bổ sung một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng loài đảng sâm. - Đề xuất được một số giải pháp cụ thể, có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm gây trồng, phát triển bền vững loài đảng sâm trong vùng nghiên cứu.
  • 15. 3 5. Bố cục của luận án Luận án được trình bày gồm 144 trang, 45 bảng và 8 hình và 4 sơ đồ, tham khảo 94 tài liệu, trong đó có 71 tài liệu Tiếng Việt, 21 tài liệu Tiếng Anh và 02 tài liệu từ nguồn Internet. Bao gồm các phần: Mở đầu Chương 1. Tổng quan tài liệu Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và khuyến nghị Danh mục các công trình khoa học đã công bố Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 16. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ 1.1.1.1. Khái niệm Theo De Beer và Mc. Dermott (1996) [77], lâm sản ngoài gỗ là “Tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của loài người. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhộm, cây cảnh, động vật hoang dã (các sản phẩm và động vật sống), chất đốt và các nguyên liệu thô, song mây, tre nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi”. Rõ ràng là quan niệm của De Beer về lâm sản ngoài gỗ chỉ bao gồm các sản phẩm hữu hình mà chưa đề cập đầy đủ đến các giá trị khác, vô hình của rừng, của hệ thống nông lâm kết hợp. Theo Mendelsohn(1994) [80], lâm sản ngoài gỗ ở vùng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng cho sự bảo tồn, duy trì tính bền vững của rừng và có giá trị kinh tế. Chúng quan trọng cho việc bảo tồn vì khai thác lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị. Tác giả đã khẳng định việc khai thác lâm sản ngoài gỗ nên được thúc đẩy như một hứa hẹn giữa bảo tồn và phát triển rừng nhiệt đới. Một ưu điểm nữa là rừng tự nhiên có thể được giữ nguyên vẹn, trong khi người dân vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu rừng này. Để bảo tồn có khai thác và đạt hiệu quả bền vững Mendelsohn đề nghị 3 vấn đề: cần phải khuyến khích quản lý tài nguyên dài hạn, phải xác định vùng đất dành cho khai thác và cần phải xác định rõ các thành phần đầy đủ của sản phẩm được khai thác từ rừng. Hội nghị lâm nghiệp do tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một định nghĩa khác về lâm sản ngoài gỗ “lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng (wooded lands) và cây ở ngoài rừng”. Thuật ngữ này phải dịch sang Tiếng Việt là “lâm sản ngoài gỗ cây”, nhưng để đơn giản vẫn dùng thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ. Với định nghĩa này, lâm sản ngoài gỗ bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và rộng hơn so với định nghĩa trước. Ngày nay, trong lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng phổ biến, chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ (minor forest product/ secondary forest product). Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc, ngày 5 tháng 8 năm 1991: “lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ”. Do đó, không được coi là lâm sản ngoài gỗ những sản phẩm như cát, đá, nước, dịch vụ du lich sinh thái.
  • 17. 5 1.1.1.2. Thực vật cho lâm sản ngoài gỗ Theo tác giả Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992) [19], “Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc thấp phân bố trong rừng. Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm khác quý như nhựa thông, quả hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là thực vật đặc sản rừng”. Theo nghĩa hẹp, những thực vật cho sản phẩm không phải gỗ hoặc ngoài việc cung cấp gỗ chúng còn cho nhiều sản phẩm có giá trị khác gọi chung là thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Theo nghĩa rộng, thực vật cho lâm sản ngoài gỗ gồm mọi thực vật của hệ sinh thái rừng hoặc của hệ thống sử dụng đất tương tự có khả năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ. Như vậy, thực vật cho lâm sản ngoài gỗ nhất thiết phải là thành viên tham gia cấu trúc hệ sinh thái rừng hoặc của hệ sinh thái hay hệ thống sử dụng đất tương tự rừng: trảng cây bụi, rừng của thôn bản, đồn điền cao su, rừng trang trại, rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp. Một loài thực vật nào đó dù cung cấp các sản phẩm như nấm, tinh dầu, nhựa, quả, hạt … nhưng chúng được gây trồng trong vườn hộ, trên đất trống, đồi trọc, trong công viên, trường học, ven đường, ngoài cánh đồng thì không phải là thực vật cho lâm sản ngoài gỗ và các sản phẩm do những loài thực vật này tạo ra cũng không phải là lâm sản ngoài gỗ. 1.1.1.3. Phân loại thực vật cho lâm sản ngoài gỗ Do mục đích, đối tượng sử dụng lâm sản ngoài gỗ đa dạng và phong phú nên việc phân loại chúng có nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, các phương pháp phân loại lâm sản ngoài gỗ được áp dụng chủ yếu là: - Phương pháp phân loại theo hệ thống sinh học. Đây là cách phân loại theo hệ thống tiến hóa của sinh giới, được sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ: Giới/ngành/lớp/bộ/họ/chi/loài. - Phương pháp phân loại theo hình thái và dạng sống. Đây là phương pháp phân loại dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài của các loài cây. Các thực vật cho lâm sản ngoài gỗ được phân loại thành: cây gỗ lớn/cây gỗ nhỏ/cây thân thảo/cây dây leo/ cây thân đốt/cây bụi và các loài cỏ. - Phương pháp phân loại theo nhóm giá trị sử dụng. Theo phương pháp này, các lâm sản ngoài gỗ dù có nguồn gốc khác nhau nhưng có cùng giá trị sử dụng thì được xếp vào một nhóm. Ưu điểm nổi bậc của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng, sử dụng nhiều kiến thức bản địa của người dân nên có ý nghĩa thực tiễn lớn, được người dân, người kinh doanh và nhà nghiên cứu quan tâm. Việc phân loại lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng còn có nhiều quan điểm khác nhau, theo FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 1984) thì các loại lâm sản ngoài gỗ được phân thành các nhóm như sau: 1) Làm lương thực, thực phẩm; 2) Làm vật liệu xây dựng; 3) Làm hàng thủ công mỹ nghệ; 4) Làm dược liệu, hương liệu; 5) Làm cảnh.
  • 18. 6 1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa 1.1.2.1. Khái niệm Theo Katherine Warner (1991) [44], tri thức bản địa là tri thức địa phương - dạng kiến thức duy nhất cho một nền văn hóa hay một xã hội nhất định. Đây là kiến thức cơ bản cho việc ra quyết định ở mức địa phương về nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, chế biến thức ăn, giáo dục, quản lý tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động chủ yếu của cộng đồng nông thôn. Khác với tri thức bản địa, hệ thống tri thức hàn lâm thường được xây dựng từ các trường đại học, viện nghiên cứu. Theo Trung tâm Quốc tế tái thiết nông thôn (International Institure of Rural Reconst ductoin) gọi tắt là “IIRR” (1999), tri thức bản địa là tri thức của cộng đồng cư dân trong một cộng đồng nhất định phát triển vượt thời gian và liên tục phát triển. Tri thức bản địa được hình thành dựa vào kinh nghiệm, thường xuyên kiểm nghiệm trong quá trình sử dụng, thích hợp với văn hóa và môi trường địa phương, năng động và biến đổi. Tóm lại, tri thức bản địa là những nhận thức, những hiểu biết về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường lao động và môi trường sinh sống. Kiến thức bản địa được hình thành từ cộng đồng dân cư ở một nơi cư trú nhất định trong lịch sử tồn tại và phát triển của cộng đồng ấy. Kiến thức bản địa có những đặc trưng sau: - Kiến thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong một cộng đồng địa phương nhất định. - Kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng địa phương nơi đã hình thành và phát triển tri thức đó. - Kiến thức bản địa rất đơn giản, chi phí thấp và bền vững đối với điều kiện tự nhiên địa phương. - Kiến thức bản địa do toàn thể cộng đồng trực tiếp sáng tạo ra qua lao động trực tiếp. - Kiến thức bản địa không được ghi chép bằng văn bản cụ thể mà được lưu giữ bằng trí nhớ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca, hò vè, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau (thông qua các hình thức văn hóa đặc trưng mang tính địa phương). - Kiến thức bản địa luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương. - Kiến thức bản địa có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển nông thôn bền vững. - Tính đa dạng của tri thức bản địa rất cao.
  • 19. 7 Kiến thức bản địa được phân chia theo các loại hình khác nhau. Theo IIRR, 1999, tri thức bản địa có thể phân ra các loại hình như sau: - Thông tin: Hệ thống thông tin về cây cỏ, thực vật, trồng trọt hay canh tác tốt cùng tồn tại với nhau trên cùng một diện tích canh tác nhất định hay những chỉ số về thực vật. Các câu chuyện, thông điệp được truyền lại bằng các vết đục, chạm khắc hay viết trên các thẻ trúc (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan ... ), các dạng lưu truyền dân gian, hệ thống trao đổi thông tin truyền thống. - Kỹ thuật công nghệ: Kiến thức bản địa bao gồm kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi, phương pháp lưu trữ giống, chế biến thức ăn, kỹ năng chữa bệnh cho người và gia súc, gia cầm. - Tín ngưỡng: Tín ngưỡng có thể đóng vai trò cơ bản trong sinh kế, chăm sóc sức khỏe và quản lý môi trường của con người. Những cánh rừng thiêng (rừng ma) được bảo vệ với những lý do tôn giáo. Những lý do này có thể duy trì những lưu vực rộng lớn đầy sức sống. Những lễ hội tôn giáo có thể là cơ hội bổ sung thực phẩm, dinh dưỡng cho những cư dân địa phương khi mà khẩu phần thường nhật của họ là rất ít ỏi. - Công cụ: Kiến thức bản địa được thể hiện ở những công cụ lao động trang bị cho canh tác và thu hoạch mùa màng. Công cụ nấu nướng cũng như sự thực hiện các hoạt động đi kèm. - Vật liệu: Kiến thức bản địa được thể hiện với vật liệu xây dựng, vật liệu làm đồ gia dụng cũng như tiểu thủ công nghiệp truyền thống. - Kinh nghiệm: Người nông dân thường tích lũy kinh nghiệm trong quá trình canh tác, giới thiệu các nguyên liệu giống mới cho hệ thống canh tác đặc hữu. Nhiều kết quả chữa bệnh đặc biệt được tích lũy qua kinh nghiệm sử dụng nguồn thực vật địa phương. - Tài nguyên sinh học: Kiến thức bản địa được thể hiện thông qua quá trình chọn giống vật nuôi và các loại cây trồng. - Tài nguyên nhân lực: Nhiều chuyên gia có chuyên môn cao như thầy lang, thợ rèn ... có thể coi như đại diện của dạng tri thức bản địa. Kiến thức bản địa trong dạng này có thể thấy ở các tổ chức địa phương như nhóm họ tộc, hội đồng già làng, trưởng tộc, các nhóm tổ chia sẻ hoặc đổi công. - Giáo dục: Phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống, cách truyền nghề cho các thợ học việc, học hỏi thông qua sự quan sát và những thực nghiệm, thực hành tại chỗ.
  • 20. 8 1.1.2.2. Kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng Quản lý lâm nghiệp bản địa gần đây đã trở thành mối quan tâm của cả khoa học lâm nghiệp và sự hợp tác phát triển lâm nghiệp. Trước đây lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp tập quán không được đề cập tới, đặc biệt lâm nghiệp cộng đồng đã bị bỏ qua trong rất nhiều trường hợp, trong khi đó những sáng kiến và quản lý rừng bản địa lại rất có giá trị. Ngày nay, lâm nghiệp chuyên nghiệp đã quan tâm rất nhiều đến sự thành công của lâm nghiệp bản địa và quá trình truyền thông và tổng hợp đã được mở ra. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mô hình kết hợp để quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (dựa trên cơ sở của các hệ thống kiến thức bản địa) đã được sử dụng có kết quả trong các ứng dụng khác nhau như các trang trại với quy mô nhỏ, nông lâm kết hợp và nghề nuôi trồng thủy sản. 1.1.3. Tổng quan về cây dược liệu 1.1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng cây dược liệu trên thế giới Rừng mưa nhiệt đới là nơi sinh sống của hơn 60 % số loài thực vật bậc cao đã biết trên trái đất. Rừng đáp ứng phần lớn nhu cầu đòi hỏi của loài người trong đó có nhu cầu làm dược liệu để chữa bệnh. Nền công nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh gần đây đã phát hiện ra rằng: các khu rừng mưa nhiệt đới như là nguồn vật chất hóa học đầy đủ nhất mà không hệ sinh thái nào có thể sánh nổi, đó là lợi thế quan trọng để phát triển các loại thuốc chữa bệnh và góp phần tăng thu nhập quốc gia. Từ thời xa xưa, thực vật dùng làm thuốc đóng vai trò quan trọng đối với đời sống loài người và ngày nay vai trò đó vẫn được giữ lại đối với các nước châu Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nepal không những người dân trồng cây dược liệu để phục vụ trong gia đình mà còn trồng để phục vụ cho mục đích thương mại. Theo số liệu của Tổ chức y học thế giới (WHO) đến năm 1995 đã có gần 20.000 loài thực vật (trong 250.000 loài được biết) được sử dụng làm thuốc hay cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc có khoảng 5.000 loài. Các nước có mức sử dụng thực vật làm thuốc ngày càng cao như Trung Quốc tiêu thụ 700.000 tấn dược liệu, sản phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD vào năm 1986. Tại Nhật Bản, năm 1979 đã nhập 21.000 tấn, đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương với 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ ở các nước phát triển thì cây thuốc phục vụ cho y học cổ truyền phát triển mạnh. Cây thuốc là loại cây kinh tế, cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và hiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người. Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do các hoạt động khai thác bừa bãi của con người nên chúng đã dần cạn kiệt và có nhiều loài đã bị tuyệt chủng. Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1989), trong vòng 100 năm trở lại đây có
  • 21. 9 khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có đến 60.000 loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại của chúng là rất mong manh vào giữa thế kỷ tới, nếu chiều hướng này cứ tiếp tục thì các loài thực vật ngày càng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng, trong số này có rất nhiều cây dùng để làm thuốc. Ví dụ như ở Banglades có loài Tylopora cindica (Blum.F.) Mer. Dùng để chữa bệnh hen, loài Zanonia indica L. dùng để tẩy xổ trước đây có nhiều nhưng do khai thác quá mức nên hiện nay có nguy cơ bị tuyệt chủng. Loài Ba gạc (Rauvolfia serpentina (L.) Benth. Ex Kus) hàng chục năm liền bị khai thác ở Ấn Độ, Srilanka, Banglades, Thái Lan … với khối lượng 400 -1.000 tấn vỏ, rễ/năm để xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, hiện nay đã trở nên cạn kiệt, thậm chí ở một số bang của Ấn Độ chính quyền địa phương đã đình chỉ khai thác cây này. Một số cây thuốc khác có ở vùng Đông Bắc Ấn Độ là Coptis teeta trước kia thường khai thác để bán cho các nước Đông Á, song với mức khai thác quá mức nên loài này ở tình trạng hết sức nguy hiểm. Vì vậy, song song với việc nghiên cứu sử dụng cây thuốc thì một vấn đề đặt ra là phải bảo tồn cây thuốc. Tại hội nghị về bảo tồn quỹ gen cây thuốc họp tại Thái Lan từ ngày 21 đến 27 tháng 3 năm 1993, hàng loạt các công trình nghiên cứu về tính đa dạng và việc bảo tồn cây thuốc được đặt ra một cách cấp thiết. Thực vật làm thuốc có tính đa dạng rất cao và có nhiều loài trong chúng phát triển rất tốt trong tự nhiên. Đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc khai thác, bảo tồn và phát triển chúng trong tự nhiên cũng như trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, các nổ lực trong các chương trình bảo tồn cây thuốc còn rất khiêm tốn trong việc tìm ra điều kiện tối ưu cho khả năng sinh tồn của chúng ngoài tự nhiên, các yêu cầu cả về sinh lý và sinh thái học của các loài thực vật này cần phải được xác định trước khi gây trồng và phát triển chúng. Chính vì vậy các hoạt động bảo tồn tại chỗ cần được áp dụng nhiều hơn với các ưu tiên về chính sách sử dụng đất nhằm giúp cho việc bảo tồn các loài thực vật dùng để làm thuốc thực sự có hiệu quả. 1.1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng cây dược liệu tại Việt Nam. Rừng nhiệt đới Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật rất đa dạng và phong phú. Việt Nam hiện nay có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàng trăm các loài tảo lớn: trong đó có hơn 3.200 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được dùng làm thuốc bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh cho người được phân bố khắp các điều kiện lập địa khác nhau ở nước ta. Theo thống kê chưa đầy đủ ở Gia Lai - Kon tum có khoảng 921 loài cây người dân dùng làm thuốc; Phú Khánh có 782 loài; Đăk Lăk có 777 loài; Quảng Nam - Đà Nẵng có 735 loài; trong đó có nhiều loài cây thuốc quý như sâm Ngọc linh (Panax vietnamensis), cẩu tích (Cibotium azomets) ở Kon Tum, An Khê, Trà My có vàng đắng (Coscintum usitatum), sa nhân (Anoinum xanthioides), ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla, (dẫn từ Nguyễn Tập).
  • 22. 10 Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều dân tộc gắn với nhiều nền văn hóa, mỗi dân tộc có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc khác nhau. Tổng hợp các yếu tố trên dẫn đến sự đa dạng về sử dụng cây thuốc của Việt Nam. Qua quá trình phát triển của mỗi dân tộc, những kiến thức quý báu đó dần được đúc kết và được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Theo Đại Việt sử ký ngoại ký, Lĩnh nam chính quái liệt truyện, Long úy bí thư thì ngay thời vua Hùng đã biết dùng các loài cây cỏ để kích thích ăn uống và chữa bệnh như Ý dĩ (Coix lachryma - jobi L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth)… Đời nhà Lý (1010 - 1224) nhà sư Nguyễn Minh Không tức Nguyễn Chí Thành đã dùng nhiều loài cây cỏ chữa bệnh cho vua và nhân dân nên được tấn phong là ‘‘Quốc sư” triều Lý. Đời nhà Trần (1225-1399) có sự kiện Phạm Ngũ Lão thừa lệnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thu thập và trồng một vườn thuốc lớn để chữa bệnh cho quân sỹ trên núi gọi là “Sơn dược” hiện vẫn còn di tích để lại một quả đồi thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Chu Tiên biên soạn cuốn sách “Bản thảo cương mục toàn yếu” là cuốn sách đầu tiên xuất bản năm 1429. Ngoài ra, có 2 danh y nổi tiếng là Phạm Công Bân và Tuệ Tĩnh. Sự nghiệp của Tuệ Tĩnh để lại cho đời sau 2 tác phẩm chính “Hồng nghĩa giác tư y thư” và “Nam dược thần hiệu”. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu công phu, sử dụng nhiều cây thuốc nam để điều trị cho người Nam. Ông còn nghiên cứu, sưu tầm các bài thuốc trong dân gian, thu thập các kinh nghiệm chữa bệnh của Trung y, từ đó tạo dựng sự nghiệp y dược mang tính dân tộc, đại chúng và sáng tạo, làm nền móng cho y học cổ truyền Việt Nam. Ngay cả Hải Thượng Lãn Ông một bậc đại y Việt Nam thế kỷ 18 cũng chịu ảnh hưởng của Tuệ Tĩnh trong biên soạn cuốn “Lĩnh nam bản thảo”, một công trình nghiên cứu về thuốc nam đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Hải Thượng Lãn Ông được xem như ông tổ của nghề thuốc Việt Nam. Vào thời kỳ Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788 - 1883) Nguyễn Quang Tuân đã xuất bản cuốn sách “Nam dược”, “Nam dược chỉ danh truyền”, “La khê phương dược” đã ghi chép 500 vị thuốc nam trong dân gian dùng để chữa bệnh. Trong thời kỳ 1884 - 1945 thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân đối với Việt Nam, chúng đã loại y học dân tộc ra khỏi chính sách bảo hộ. Tuy nhiên, vẫn có những nhà thực vật học, dược học nghiên cứu với mục đích khai thác tài nguyên và có nhiều công trình nói về cây thuốc và vị thuốc Đông Dương của tác giả người Pháp ra đời. Vào năm 1907, nhà thực vật học người Pháp Henri Lecomte và một số tác giả đã khảo sát hệ thực vật ở Đông Dương và đã biên soạn cuốn “Floregénérale de L’ Indochine” (thực vật chí Đông Dương) trong đó đề cập đến nhiều cây thuốc Việt Nam.
  • 23. 11 Cùng trong thời gian này, EM. Prot và Hurrier cho xuất bản cuốn “Matière mesdicale et pharmacopéc simoan namite” (Dược liệu học và dược điển Trung - Việt). Tổng kết chương trình nghiên cứu cây thuốc ở khu vực Trung bộ, Việt Nam. Ch. Crevost và A. Petelot đã xuất bản bộ “Catalogue desprociuits de l’ Indochine" (Danh lục những sản phẩm ở Đông Dương) (1928 - 1935). Trong đó ở tập V (Produils médicinaux. 1928) (Phần cây thuốc) đã mô tả 368 loài cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa. Đến năm 1952, Alfred Petelol bổ sung và xâv dựng thành bộ "Les plantes m'edicinales du Cambodge, du Laos et du - Việt Nam'' (Những cây thuốc ở Campuchia, Lào và Việt Nam) gồm 4 tập đã thống kê 1.482 vị thuốc thảo mộc trên 3 nước Đông Dương, trong đó có chừng 1.281 loài cây thuốc phân bố ở Việt Nam. Năm 1945, André Foueaud đã cho xuất bản tập sách "Contribution àl' etsucie des plantes médicinales du Nord Vietnam" (Góp phần nghiên cứu cây thuốc ở miền Bắc Việt Nam), trong đó ông đã nêu lên danh lục tổng quan về cây thuốc ở miền Bắc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với phương châm của Đảng đề ra là tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, ngành y tế đã đưa được thuốc Nam vào và phát huy vai trò to lớn của nó xây dựng nên “Tòa căn bản", nêu các phương pháp chữa bệnh bằng 10 vị thuốc thông thường. Kể từ năm 1954, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm của Nhà nước nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của các tác giả trong nước đã ra đời. Năm 1963, Phó Đức Thành và một số tác giả cho xuất bản cuốn “450 cây thuốc nam có tên trong bản dược thảo Trung Quốc". Từ năm 1962 đến năm 1965, Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi sau nhiều năm nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu về thuốc nam đã cho xuất bản bộ "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" gồm có 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Ông đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung về cây thuốc liên tục trong các công trình của mình. Và lần tái bản thứ 7 vào năm 1995 thì số cây thuốc mà ông nghiên cứu đã lên đến 702 loài. Trong đó ông đã mô tả tỉ mĩ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học, chia tất cả các cây thuốc theo các nhóm bệnh khác nhau. Đây là một bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại. Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước độc lập tạo điều kiện cho nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu dược liệu. Năm 1978, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương phát triển y học dân tộc với phương châm: “Thừa kế, phát huy, phát triển y học dân tộc cổ truyền và kết hợp Đông y với y học hiện đại để xây dựng nên y học Việt Nam". Nền y học dân tộc phát triển nên đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu và cho ra đời nhiều bộ sách quý. Chẳng hạn như cuốn "Sổ tay cây thuốc Việt Nam" do ông Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương xuất bản năm 1976 đã mô tả 460 cây thuốc; hay cuốn Sổ tay y học gồm "500 bài thuốc gia truyền" của Vũ Văn Kính xuất bản vào
  • 24. 12 năm 1979. Cùng trong thời gian này, Viện Dược liệu cùng tập thể các nhà khoa học cũng đã xuất bản cuốn "Dược liệu Việt Nam" tập I và tập II, trong đó tổng kết các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong thời gian qua. Nhằm góp phần đẩy mạnh việc phát triển dược liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu theo tinh thần nghị quyết V của Đảng Cộng sản Việt Nam, vào năm 1985 Lương y Trần Như Đức ở Viện Y học dân tộc đã biên soạn và cho xuất bản cuốn "Trồng hái và dùng cây thuốc" gồm có 2 tập giới thiệu nhiều kinh nghiệm thực tiễn về chế biến và sử dụng dược liệu trong y học dân tộc. Năm 1993, trong chương trình đào tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, các tác giả: Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Vũ Ngọc Lệ, Đoàn Thị Nhu, Phạm Duy Mai và Bùi Xuân Chương đã cho xuất bản cuốn "Tài nguyên cây thuốc Việt Nam", trong đó đã sắp xếp tên Việt Nam của các cây thuốc theo thứ tự abc. Ngoài ra, cuốn sách còn có bảng tra cứu các cây thuốc theo tên khoa học và bảng các tên cây đồng nghĩa. Năm 1996, Võ Văn Chi xuất bản cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã mô tả 3.200 cây thuốc Việt Nam trong 3.100 đề mục xếp theo vần tiếng Việt. Trong mỗi đề mục bao gồm tên cây, mô tả, bộ phận dùng, nơi sống, thu hái, đơn thuốc đơn giản và ghi chú. Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành Dược và thực vật học. Ngoài ra còn nhiều bài báo đăng trong tạp chí trung ương, địa phương đều giới thiệu về cây thuốc, bài thuốc và tác dụng làm thuốc của cây cỏ quanh ta. Như vậy, có thể nói nguồn thực vật được sử dụng làm thuốc là hết sức phong phú. Theo Hồ Huy Bích. Nguyễn Tập, Lê Tùng Châu, hàng năm, nước ta đã khai thác và sử dụng hơn 300 loài cây thuốc ở các mức độ khác nhau. Thật khó mà thống kê một cách đầy đủ khối lượng dược liệu tự nhiên được khai thác bởi lẽ hàng năm ngoài cơ sở sản xuất của nhà nước còn có những cơ sở sản xuất của tư nhân, của những ông lang, bà mế và người dân địa phương tự thu hái về chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Thuốc được đưa vào sản xuất thuốc đại trà như: thanh hao (Artemtsia unnita I.), vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colehr), sừng dê (Strophanthus divergens A. Graham), ba gạc (Rauvolfia verticillata (Lour) Baill). Ngoài ra, vấn đề tìm kiếm các nguồn thuốc mới từ cây cỏ ở Việt Nam cũng đầy triển vọng. Theo công bố của Trần Ngọc Ninh (1994) và Lê Trần Đức (1995), các nhà khoa học Việt Nam bước đầu đã chiết xuất được hợp chất Taxol từ các loài Thông đỏ (Taxus spp.) có tác dụng chống ung thư. Song song với những nghiên cứu về công dụng và phân loại các loài cây thuốc thì cũng có nhiều nghiên cứu về bảo tồn và phát triển chúng. Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thích (1995), trong công trình vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi cao Sa Pa đã đề cập đến tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ theo hướng phân loại hệ thống sinh và
  • 25. 13 thống kê thực vật có giá trị làm thuốc, tác giả tập trung mô tả về công dụng và nơi mọc của các loài thực vật này. Lê Quý Ngưu, Trần Như Đức (1998), đã tập trung mô tả đặc điểm hình thái, công dụng, nơi mọc, kỹ thuật thu hái, chế biến và các bài thuốc làm từ các loài thực vật, trong đó có thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiên Ân, Trần Khắc Bảo, năm 2001 đã nghiên cứu về đa dạng sinh học cây thuốc vườn quốc gia Bạch Mã, đã đề cập đến vấn đề bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững nguồn gốc cây thuốc. Sau một thời gian nghiên cứu, bổ sung thì cuốn sách đã được tái bản vào năm 2006. Đây là một nghiên cứu quan trọng đóng góp vào việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc tại địa bàn nghiên cứu. Công trình nghiên cứu bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của Lê Sỹ Trung, Trần Thị Lan tại San Thàng thuộc thị xã Lai Châu, đã thống kê các loại cây thuốc đang được khai thác và sử dụng: công tác quản lý bảo vệ và hướng phát triển nguồn cây thuốc hợp lý tại địa phương. Nhu cầu sử dụng thuốc thảo mộc và dược liệu ở nước ta hiện nay rất lớn. Theo số liệu của Tổng công ty dược Việt Nam (1997) và Viện Dược liệu (1998) là vào khoảng 50.000 tấn/năm. Lượng dược liệu sử dụng trong y học dân tộc hàng năm vào khoảng 30.000 tấn (chưa kể nhu cầu sử dụng trong công nghiệp dược phẩm khoảng 20.000 tấn). Năm 1998 Tổng công ty Dược Việt Nam xuất khẩu dược 13 triệu USD. Trong đó dựợc liệu, tinh dầu và các hoạt chất chiết từ cây thuốc chiếm 74 %. Dược liệu còn là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta, nhu cầu của thị trường các nước hàng năm cần khoảng 500 tấn sa nhân, 5.000 - 6.000 tấn vỏ quế, hàng ngàn tấn long nhãn. Nguồn dược liệu của chúng ta hàng năm có thể cung cấp đạt doanh thu từ 500 - 800 tỷ đồng, trong đó dược liệu tham gia xuất khẩu có thể từ 20 - 50 triệu USD, với khối lượng 5.000 - 10.000 tấn. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng bừa bãi và khai thác tận thu trong nhiều năm qua đã khiến những loài cây dược liệu cạn kiệt và hiện nay ngành dược liệu phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu này từ nước ngoài. Theo Đỗ Nguyên Phương (1997) [57], do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ yếu là cơ chế thị trường, thiếu chính sách đối với cây và con, tập quán trồng cây thuốc đang bị lãng quên, nạn du canh, du cư, tu bổ trồng lại rừng của nhân dân mà không chú ý đến bảo vệ, tái sinh nên nhiều loài cây, con làm thuốc trong tự nhiên trở nên khang hiếm hoặc có nguy cơ trở nên khang hiếm như vàng đắng (Coscinium usitatum), đảng sâm (Codonopsis javanica), …. , Có đến 80 loài cây, con làm thuốc quý hiếm đang đứng trước nguy cơ diệt chủng, sẽ mất đi vĩnh viễn.
  • 26. 14 1.2. Tình hình nghiên cứu cây đảng sâm trong nước 1.2.1. Phân loại đảng sâm Chi Codonopsis có đặc điểm phân loại học như sau: - Liên giới: Eukaryyota (Sinh vật nhân thực - Giới: Plantae (Thực vật) - Phân giới: Viridaeplantae (Thực vật xanh) - Ngành: Magnoliophyta (Thực vật có hoa; Mộc lan; Hạt kín) - Lớp: Magnoliopsida (Thực vật 2 lá mầm) - Phân lớp: Asteriades - Bộ: Astarales (Bộ Cúc) - Họ: Campanulaceae (Họ Hoa chuông; Cát kiến) - Phân học: Campanuloideae - Chi: Codonopsis Theo Phạm Hoàng Hộ (2003) [28], đảng sâm Việt Nam có tên khoa học là Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomax; tên đồng nghĩa là Campanumoea javanica Blume; tên địa phương là đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (Mèo), sâm leo, sâm dây. Việt Nam hiện có 2 loài thuộc chi Codonopsis là ngân đằng đứng (Codonopsis celebica Blume) và đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) (Hook. f. ). Một số loài Codonopsis được dùng phổ biến trong y học cổ truyền các nước gồm có: - Đảng sâm Bắc (Codonopsis pilosula), cây thảo lâu năm, thân mọc bò hay leo. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể tới 1 - 1,7 cm. Lá mọc đối có khi mọc cách hay hơi vòng. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Đài 5, Tràng hình chuông màu vàng nhạt, chia 5 thùy, nhị 5. Bầu 5 ô, quả nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. - Đảng sâm Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) còn có tên là cây đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (Mèo); đó là cây cỏ lâu năm, thân leo. Rễ hình trụ, phân nhánh. Lá mọc đối, ít khi mọc so le hình tim, nhẵn hoặc có ít lông, đầu lá nhọn, mép lá nguyên hoặc có khía răng nhỏ, bấm vào lá có nhựa mủ. Phiến lá dài 3 - 8 cm, rộng 2 - 4 cm. - Đảng sâm đứng (ngân đằng đứng), (Codonopsis celebica Blume) Cây cao 0,5 - 1,0 m, có rễ củ, phân cành nhiều, cành thường có màu nâu tím nhạt, nhẵn. Lá có cuống ngắn, mọc đối; phiến lá hình thuôn dài, nhọn 2 đầu, đặc biệt phần chóp lá nhọn
  • 27. 15 dài và hơi cong xuống; kích thước 4,5 - 10 x 2 - 3 cm; mép lá khía răng cưa nhọn; gân phụ 5 - 6 đôi, lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt dưới. Hoa màu phớt hồng, mọc ở kẽ lá; có cuống dài 1,5 - 2,5 cm, màu nâu tím nhạt. Lá bắc 2, hình chỉ. Lá đài 5 hình dải, mép khía răng sâu, dài 0,7 - 1 cm. Tràng chia thành 5 (hoặc 6) thuỳ hình tam giác, dài 0,7 – 1 cm; đường kính hoa 1,2 - 1,5 cm. Nhị 5, dính, gồm 5 ô (hoặc 6). Đầu nhụy 5 (hoặc 6). Quả gần hình cầu, mang đài và núm nhụy tồn tại; đường kính 1 - 1,5 cm; màu xanh, khi chín màu tím đen, ăn được. Hạt nhỏ, nhiều. - Xuyên đảng sâm (Codonopsis tangshen Oliv), hình thái cơ bản giống loài Codonopsis pilosula (Franch) Nannf nhưng lá hình trứng hay hình trứng đuôi nhọn, mặt lá không có lông, chỉ rìa lá có lông nhung. Sau khi ra hoa thì có quả đuôi màu trắng tím, trong hoa có sọc nhỏ màu tím, cuống dài, hình dẹt, to hơn loại trên, ở nơi núi cao mưa nhiều, về mùa thu quả chín không nứt. Theo Lê Quý Ngưu và Trần Thị Như Đức (1999) [56], đảng sâm là phần rễ khô của cây đảng sâm (Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf. ), họ Hoa chuông (Campanulaceae). Ở Trung Quốc có khi người ta dùng rễ cây Xuyên đảng sâm (Codonopsis tangshen Oliv) để thay thế cho cây đảng sâm ở trên. Được di thực vào miền Bắc nước ta đang phát triển. Theo Dược điển Việt Nam (2009) [2], đảng sâm Việt Nam hiện sử dụng các loài sau: phòng đảng sâm, thượng đảng sâm, đảng sâm Bắc, đảng sâm, ngân đằng lá mác, ngân đằng đứng. Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], đảng sâm còn gọi là phòng đảng sâm, lộ đảng sâm, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rần cáy (Lạng Sơn), mần cáy. Tên khoa học là Codonopsis sp. Thuộc họ hoa chuông Campanulaceae. Đảng sâm (Radix Codonopsis) là bộ phận phơi khô của nhiều loài Codonopsis như Codonopsis pilosola (Franch) Nannf, Codonopsis tangshen Oliv (xuyên đảng sâm) và một số Codonopsis khác, đều thuộc họ Hoa chuông. Theo Lê Thị Diên và cộng sự (2013) [24], trong nghiên cứu “Xây dựng khóa định loại một số loài trong chi đảng sâm (Codonopsis)” đã xây dựng được khóa định loại 9 loài trong chi đảng sâm, trong đó có loài Codonopsis javanica. Khóa định loại dựa vào đặc điểm thân, lá, hoa, quả, hạt và rễ. Cùng với khóa định loại, nghiên cứu mô tả chi tiết đặc điểm hình thái cũng như phân bố của các loài này. Theo Nguyễn Thị Thanh Nga (2012) [52], lần đầu tiên đánh giá đa dạng di truyền một số loài cây dược liệu Việt Nam thuộc chi đảng sâm (Codonopsis sp.) bằng kỹ thuật ADN mã vạch. Các mẫu thực vật được sử dụng trong nghiên cứu do Khoa Tài nguyên Dược liệu (Viện Dược liệu, Bộ Y tế) cung cấp.
  • 28. 16 Bảng 1.1. Danh mục mẫu vật và địa điểm lấy mẫu đảng sâm Chi thực vật Nhóm mẫu Địa điểm thu mẫu Kí hiệu mẫu Codonopsis Codonopsis sp. C2 Codonopsis sp. Thị trấn Sa Pa, Lào Cai C4 Đảng sâm vỏ trắng Xã Hòa Bình, thành phố KonTum C11, C12 Codonopsis sp. Lô trồng T, Da Sal, Lạc Dương, Lâm Đồng C13, C14, C15 Codonopsis sp. Mọc hoang, Da Sal, Lạc Dương, Lâm Đồng C16, C17, C18 Đảng sâm Xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, Sơn La C20, C21 (Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Nga, 2012) Bằng kỹ thuật AND mã vạch, tác giả đưa ra những kết luận như sau: Từ kết quả so sánh và phân tích trình tự ADN vùng gen ITS có thể xác định các mẫu nghiên cứu C2, C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C18, C20, C21 thuộc loài Codonopsis javanica và mẫu C4 thuộc loài Codonopsis tangshen. Với sự tương đồng 100 % trong trình tự, vùng gen ITS là rất bảo thủ ở loài Codonopsis javanica và Codonopsis tangshen, rất có ý nghĩa trong kiểm định dược liệu. Xây dựng cây phát sinh chủng loại dựa trên phương pháp tiết kiệm tối đa (Maximum Parsimony) và Bayesian dựa trên khung đọc riêng rẽ từng gen ITS và matK cho kết quả tương đồng, cho thấy độ đáng tin cậy của cây thu được cũng như của 2 phương pháp MP và Bayesian sử dụng để xây dựng cây chủng loại phát sinh trong chi Codonopsis. Các cây phân loại xây dựng được một lần nữa cho kết luận xác định các mẫu nghiên cứu thuộc hai loài Codonopsis javanica (đối với mẫu C2 và C11, C12 thu được ở Kon Tum, mẫu C13, C14, C15, C16, C17, C18 thu được ở Lạc Dương, Lâm Đồng và các mẫu C20, C21 thu được ở xã Long Hẹ, Sơn La) và Codonopsis tangshen (đối với các mẫu C4 thu được ở Sa Pa, Lào Cai). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga đã một lần nữa khẳng định ở Việt Nam hiện nay chi Codonopsis có 2 loài: Codonopsis tangshen được nhập từ Trung Quốc vào năm 1961 bởi Viện dược liệu và Codonopsis javanica mọc hoang. Kỹ
  • 29. 17 thuật AND mã vạch cho phép nhận diện loài và dưới loài phục vụ cho công tác nghiên cứu bảo tồn nguồn gen dược liệu quý của Việt Nam. Từ những thông tin trên, chúng tôi khẳng định ở Việt Nam hiện nay có 3 loài đảng sâm, trong đó có 1 loài được nhập từ Trung Quốc có tên gọi là đảng sâm Bắc (Codonopsis pilosola (Franch) Nannf.), 2 loài mọc hoang, hiện đang gây trồng là đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) với các tên địa phương gọi là sâm leo, đùi gà, mằn cáy, rày cáy (Tày), cang hô (H’Mông) và ngân đằng đứng hoặc đảng sâm đứng (Codonopsis celebica Blume). 1.2.2. Đặc điểm phân bố, tái sinh Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [15], trên thế giới, chi Codonopsis Blume có 44 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới ẩm châu Á và châu Âu. Đảng sâm là cây của vùng cận nhiệt đới, được ghi nhận ở Trung Quốc, Mianma, Ấn Độ, Lào, Việt Nam và Nhật Bản. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, phân bố tập trung nhất ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Ở Việt Nam, đảng sâm có các tên gọi là sâm leo, phòng đảng sâm, đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn vào tới các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam. Osbon và cộng sự (2004) [83], khi nghiên cứu khảo sát về cây thuốc trong đồng bào các dân tộc thiểu số người Dao ở xã Tả Phìn, Sa Pa đã xác định được 208 loài thực vật làm thuốc, có 13 loài có nguy cơ đe dọa, trong đó có loài đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.). Cây đảng sâm Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau bởi các cộng đồng dân cư người dân tộc thiểu số ở vùng cao từ rất lâu đời. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu một cách có khoa học về đặc điểm sinh thái, phân bố, tái sinh của cây đảng sâm phải kể đến các nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu về đặc điểm phân bố và tái sinh loài đảng sâm lần đầu tiên được công bố tại Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5 diễn ra từ ngày 21 - 22/10/2003 tại Hà Nội. Theo Đinh Thị Hoa và Đoàn Thị Thùy Linh (2003) [29], khi nghiên cứu đặc điểm phân bố loài đảng sâm tại khu bảo tồn thiên nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đạt được những kết quả như sau: - Đặc điểm phân bố theo đai cao: Khu bảo tồn thiên nhiên có độ cao phổ biến từ 600 - 1.500 m. Đảng sâm phân bố ở tất cả các đai cao nhưng chủ yếu phân bố ở độ cao < 1.000 m (685 - 1.000 m), có 48/71 cây chiếm tỷ lệ 67,61 %. Đai cao > 1.000 m có tỷ lệ phân bố đảng sâm chỉ chiếm 32,39 %.
  • 30. 18 - Đặc điểm phân bố đảng sâm tại các dạng sinh cảnh: Khu bảo tồn Copia được chia thành 6 dạng sinh cảnh là rừng trồng, nương rẫy, rừng phục hồi, rừng nguyên sinh trên núi đất, rừng núi đá và trảng cỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đảng sâm phân bố rất đa dạng trên các dạng sinh cảnh. Tuy nhiên, số lượng phân bố tại các sinh cảnh là khác nhau. Đảng sâm phân bố nhiều ở khu vực ven nương rẫy của người dân (23,94 %), tiếp đến là rừng trồng và rừng phục hồi (21,13 %), trảng cỏ (16,90 %), rừng nguyên sinh trên núi đất (12,67 %) và ít nhất là rừng núi đá (4,23 %). - Đặc điểm phân bố đảng sâm theo vị trí (chân - sườn - đỉnh): Số lượng đảng sâm phân bố ở các vị trí khác nhau, tập trung chủ yếu ở sườn núi (46,48 %), chân núi (38,03 %) và đỉnh núi (15,49 %). - Đặc điểm tái sinh: + Về mật độ: Tỷ lệ giữa cây tái sinh và cây trưởng thành là 13/29 (45 %) cho thấy số lượng cây tái sinh và cây trưởng thành xấp xỉ nhau, cây tái sinh có số nhánh trung bình là 1,69 nhánh/cây. + Phân cấp chiều cao cây tái sinh: Số cây tái sinh có chiều cao < 0,5 m chiếm tỷ lệ chủ yếu (61,54 %), cây có chiều cao từ 0,5 - 1 m chiếm tỷ lệ 38,46 %. + Nguồn gốc tái sinh: Đảng sâm tái sinh từ hạt hoặc từ phần thân, củ. Tỷ lệ cây tái sinh từ hạt 53,85 %, còn tái sinh từ thân dây và củ chiếm 46,15 %. + Chất lượng cây tái sinh: 70 % số cây tái sinh đạt loại tốt, loại trung bình chiếm 28,08 %, loại xấu chiếm 7,69 %. Đây là nghiên cứu đặc điểm phân bố và tái sinh có đóng góp rất lớn về mặt khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ đặc điểm phân bố của loài này tập trung chủ yếu ở sườn và chân núi, tất cả các dạng sinh cảnh đều có đảng sâm nhưng chủ yếu ở nương rẫy. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được đặc điểm tái sinh của loài này: hạt, thân và củ đều phát triển thành cây con. Kết luận này rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu nhân giống phục vụ cho sản xuất, kinh doanh đảng sâm. Hạn chế của nghiên cứu này là phạm vi nghiên cứu hẹp, độ cao chỉ từ 600 - 1.000 m, vấn đề đặt ra ở đây là giới hạn dưới và giới hạn trên của độ cao có đảng sâm phân bố là bao nhiêu ? Nhân tố sinh thái nào là chủ yếu ảnh hưởng đến phân bố của đảng sâm ? Có thể di thực loài này đến các độ cao thấp hơn để trồng hay không ?. Những vấn đề trên sẽ được làm rõ qua các nội dung nghiên cứu của luận án. Theo Nguyễn Thành Mến và Hoàng Thanh Trường (2017) [49], kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố cho thấy: Đảng sâm có phân bố tại thành phố Đà Lạt và các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương; chủ yếu trên đất đen và đất xám; đất có tầng thảm mục dày trung bình 2,82 ± 0,12 cm và tầng mùn dày 12,93 ± 1,13 cm; pH: 5,8 - 6,4; cây mọc tập trung ở độ cao 1.400 - 1.800 m trên mực nước biển. Cây thường
  • 31. 19 hiện diện trong 3 kiểu thảm thực vật I.A.9.b: Rừng cây lá kim thường xanh núi trung bình và núi cao; kiểu IV.A.1.b: Rừng cây bụi thấp và bụi trườn trên mặt đất và kiểu IV.C.1.3: Thảm cỏ với ưu thế Guột (Pteridium aquilinum). Mật độ trung bình của đảng sâm khoảng 341,00 cây/ha (I.A.9.b) và 665,00 cây/ha (IV.A.1.b ; IV.C.1.3). Chỉ số giá trị quan trọng của các loài cây gỗ trong khu vực phân bố đảng sâm cũng được xác định. Qua điều tra đã ghi nhận được 20 loài cây gỗ thuộc 15 họ thực vật và 12 loài cây bụi, thảm tươi thường gặp thuộc 11 họ thực vật. Các ghi nhận về đặc điểm sinh thái của đảng sâm cho thấy có thể gây trồng và phát triển loài này dưới tán rừng Thông ba lá tại Lâm Đồng. 1.2.3. Đặc điểm sinh thái Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [15], đảng sâm thường mọc ở ven rừng, nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, các trảng cỏ tranh ở độ cao 900 - 2.200 m. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc nơi đất tốt nhiều mùn. Cây được trồng để lấy củ làm thuốc, gieo trồng bằng hạt vào mùa xuân. Sau 3 năm đã cho thu hoạch. Ra hoa kết quả tháng 12 - 1. Theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [3], đảng sâm mọc ở ven rừng, nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, trảng cỏ tranh ở độ cao khoảng 700 m trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và 1.300 m ở các tỉnh phía Nam. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc nơi đất tốt nhiều mùn. Cây thường leo lên các loài cây cỏ khác. Có một số nơi mọc tương đối tập trung nhưng không trở thành cây ưu thế. 1.2.4. Đặc điểm hình thái Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp (2002) [15], đảng sâm là cây thảo sống nhiều năm; thân leo dài độ 2 - 3 m, phân nhánh nhiều; rễ phình thành củ hình trụ dài, phía dưới phân nhánh, màu vàng nhạt. Thân và củ có mủ trắng. Lá đơn, mọc đối; phiến hình bầu dục, dài 3 - 6 cm, rộng 2,5 - 4,5 cm, mềm, mỏng, màu xanh lá mạ, mặt dưới có lông nhung trắng, mép lá có răng cưa tù, cuống lá dài 3,5 - 7 cm. Hoa hình chuông, mọc đơn độc ở nách lá; đài có 5 thùy, gốc hơi dính; tràng hoa có màu xanh lá mạ; đỉnh có 5 thùy. Quả mọng có 5 cạnh, khi chín màu tím mang đài hoa tồn tại. Hạt tròn nhỏ, màu nâu . Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], đảng sâm là một loại cỏ sống lâu năm. Rễ hình trụ dài, đường kính có thể đạt tới 1 - 1,7 cm. Đầu rễ phát triển to, nên có nhiều vết sẹo của thân cũ, phía dưới có khi phân nhánh, mặt ngoài màu vàng nhạt, trên có các vết nhăn dọc và ngang. Thân mọc bò hay leo, phân nhánh nhiều, phía dưới hơi có lông, phía ngọn nhẵn, lá mọc đối (ở Việt Nam lá phần nhiều mọc đối), so le hoặc có khi gần như mọc vòng. Cuống lá dài 0,5 - 4 cm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng dài 1 - 7 cm, rộng 0,8 - 5,5 cm, đầu tù hoặc nhọn, đáy lá hình tim mép nguyên hoặc hơi gợn sóng, hoặc có răng cưa (Việt Nam) mặt trên lá màu xanh nhạt, mặt dưới trắng. Hoa mọc đơn
  • 32. 20 độc ở kẽ lá. Có 5 lá dài, tràng hoa hình chuông, mù vàng nhạt chia 5 thùy, 5 nhị, bầu có 5 ngăn. Qủa nang, phía trên có một núm nhỏ hình nón, khi chín có màu tím đỏ. Mùa hoa nở: tháng 7 - 8. Mùa quả tháng 9 - 10. Loài Codonopsis pilosula có lá gần như lá đảng sâm của ta mô tả ở trên, nhưng mép lá nguyên, hoa cũng như vậy, bầu chỉ có 3 ngăn. Loài Codonopsis tangshen Oliv có lá dài hơn, cuống lá cũng dài hơn. Bầu cũng 3 ngăn. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cây đảng sâm của nhóm tác giả Hoàng Minh Chung, Phạm Xuân Sinh (2003) [21], đã dựa vào các khóa phân loại hiện có tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã khẳng định loài đảng sâm mọc hoang ở Sa Pa, Lào Cai thuộc loài Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái của đảng sâm và phân thành 2 loài như sau: a) Đảng sâm mọc hoang Cây cỏ, sống nhiều năm, leo bằng thân quấn, phân cành, dài 1,5 - 2,5 m, có rễ củ nạc. Toàn thân có nhựa màu trắng như sữa, ngọn và lá non thường có lông mịn, khi già nhẵn. Lá mỏng, mọc đối hoặc so le (ở phần ngọn khi có hoa), hình tim thuôn dài 3 - 6 cm, rộng 2,5 - 5 cm, gốc xẻ thành 2 thùy tròn sâu, đầu nhọn hoặc tù, mặt dưới nhạt, có lông nhỏ, gân nổi rõ, mép nguyên, hơi lượn sóng; cuống lá dài 1 - 3 cm. Khi vò nát, lá không có mùi hôi. Hoa mọc riêng lẻ ở kẻ lá, có cuống dài 1,2 - 2 cm, đài có 5 phiến hẹp, dài 1 - 1,5 cm, dính nhau ở gốc; tràng hình chuông, đường kính 1 - 2 cm; 5 cánh hoa màu trắng ngà hoặc hơi vàng; nhị 5, chỉ nhị hơi dẹt, bao phấn dính gốc; bầu trên, 5 ô, noãn đính giữa, nhụy có đầu dạng đĩa. Quả mọng, gần hình cầu, có 5 cạnh mờ, đường kính 1 - 1,5 cm, đầu hơi dẹt, hình ngũ giác do vết tích của 5 cánh hoa để lại, ở giữa có núm nhọn nhỏ, khi chín màu tím hoặc tím đen, đài tồn tại; hạt nhỏ, nhiều, nhẵn, màu vàng nâu hoặc hơi tím. Mùa hoa: tháng 8 - 9, mùa quả: tháng 10 - 11. Rễ hình trụ, mọc thẳng trong đất, phía dưới thường phân nhánh, kích thước thay đổi theo tuổi cây và nơi mọc. Rễ nạc, màu trắng ngà, giữa có lõi gỗ, có nhựa trắng như sữa, khi khô dễ bẻ, màu vàng nâu nhạt, mùi thơm, vị hơi ngọt. b) Đảng sâm nhập trồng Cây cỏ, sống nhiều năm leo bằng thân quấn dài 1 - 1,5 m. Thân màu xanh lục điểm những đốm tím, có nhiều lông và nhựa mũ trắng như sữa. Lá mọc đối hình trứng, rộng hay hẹp, dài 1,5 - 3 cm, rộng 1 - 2,5 cm, gốc hình tim, mép lượn sóng, có một lớp lông
  • 33. 21 trắng, mặt trên màu xanh sẫm có lông thưa, mặt dưới nhạt như có phấn trắng và lông ngắn dày, vò ra có mùi hôi. Hoa mọc ở kẻ lá hay đầu cành; đài rất phát triển, dài 1,2 - 1,5 cm; tràng hình chuông, dài 1 - 1,5 cm, đường kính 0,8 - 1,2 cm, có 5 cánh màu vàng nhạt có điểm chỉ; nhị 5, chỉ nhị dài gắn dưới bầu, 2 bao phấn; bầu trên có 3 ngăn, đầu nhị chia 3. Quả hình chùy, mặt trên có hình ngũ giác rất rõ, ở giữa có chóp nón nhọn; hạt nhiều, hình kim, màu đen bóng. Mùa hoa: tháng 10 - 11; mùa quả: tháng 11 - 12. Rễ hình trụ, dài 8 - 15 cm, màu vàng xám, bề mặt nhẵn hoặc sù sì, có vân ngang, phía dưới có thể phân nhánh, đầu rễ củ còn sót lại nhiều vết thân, có nhựa mũ trắng như sữa; khi khô dẻo hơn loài mọc hoang, mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt. Dựa vào các đặc điểm nêu trên nhóm tác giả khẳng định đảng sâm nhập trồng có đặc điểm của loài Codonopsis Wall. Nghiên cứu trên đã mô tả rất tỷ mĩ đặc điểm thực vật học của cây đảng sâm và đã phân thành 2 loài: Đảng sâm mọc hoang (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. ) và đảng sâm nhập trồng (Codonopsis Wall). Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên trong nước về đặc điểm thực vật của loài đảng sâm, đã góp phần rất quan trọng trong việc nhận biết và phân loại cây đảng sâm phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giữa 2 loài đảng sâm vừa có những đặc điểm chung rất giống nhau nhưng cũng có những đặc điểm riêng rất khác biệt mà chỉ những người có kinh nghiệm mới phân biệt được. Vấn đề chúng tôi nêu lên ở đây là mùi hôi và lượng nhựa mũ trắng như sữa đã được mô tả ở hai loài này. Theo quan điểm của chúng tôi, loài mọc hoang sống ở môi trường tự nhiên phải cạnh tranh sinh tồn với rất nhiều loài khác nên mùi hôi của lá bao giờ cũng nặng hơn và lượng nhựa mũ cũng nhiều hơn. Vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong luận án thông qua khảo sát, điều tra thực địa, tham vấn chuyên gia và điều tra kiến thức bản địa của người dân. 1.2.5. Thành phần hóa học Theo tác giả Đào Kim Long và cộng sự (2012) [47], các chất β - sitosterrol, daucosterrol, hesperidin, kaemferol 3 - O - β - D - sophoroside, lobetyol lần đầu tiên được phát hiện trong rễ của loài đảng sâm (Codonopsis javanica). Trong đó, lobetyol có thể trong quá trình chiết xuất, lobetyolin đã bị cắt 1 phân tử glucoza trở thành lobetyol. Lobetyolin là chất chỉ thị, dùng để định tính đảng sâm Trung Quốc. Theo Hoàng Minh Chung và cộng sự (2002) [22], đã nghiên cứu thành phần hóa học trong rễ đảng sâm và có được những kết quả bước đầu: - Trong rễ đảng sâm Việt Nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f.) sống và chế biến có đường, saponin, acid amin và chất béo.
  • 34. 22 - Bằng sắc ký lớp mỏng bước đầu đã xác định 5 vết trong saponin của đảng sâm sống và chưng 2 giờ. Hàm lượng saponin trong mẫu chế (1,47 %) thấp hơn trong mẫu sống (2,17 %). - Rễ đảng sâm có 17 loại acid amin, tuy hàm lượng không cao nhưng có đầy đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể. Bảng 1.2. Hàm lượng acid amin toàn phần trong rễ đảng sâm STT Acid amin Mẫu đảng sâm Việt Nam STT Acid amin Mẫu đảng sâm Việt Nam Mẫu sống Mẫu chế Mẫu sống Mẫu chế 1 Aspatic 0,16 0,11 10 Cystein+Cystin 0,05 0,03 2 Glutamic 0,23 0,23 11 Valin 0,09 0,06 3 Serin 0,06 0,04 12 Methionin 0,03 0,02 4 Histidin 0,07 0,05 13 Phenylalanin 0,09 0,05 5 Glycin 0,09 0,06 14 Isoleucin 0,08 0,05 6 Threonin 0,07 0,04 15 Leucin 0,12 0,08 7 Alanin 0,19 0,07 16 Lysin 0,06 0,04 8 Arginin 0,17 0,21 17 Prolin 0,14 0,12 9 Tyronin 0,07 0,04 18 Tổng 1,78 1,30 (Nguồn: Hoàng Minh Chung và cộng sự, 2002) Kết quả nghiên cứu cho thấy đường khử trong mẫu đảng sâm sống là 14,6 ± 11,2 %, mẫu chưng trong 2 giờ là 29,5 ± 0,9 %. Dịch chiết của mẫu chưng trong 2 giờ làm cho chuột có thời gian bơi (319,3 ± 9,21 %) dài hơn so với mẫu đảng sâm sống (235 ± 99,7 %) một cách có ý nghĩa thống kê. Cũng chính nhóm tác giả đã công bố đảng sâm có thành phần Saponin Triterpenoid. Nghiên cứu cho thấy chỉ số tạo bột của Đảng sâm sống là 8, chỉ số phá huyết là 5,7, hàm lượng Saponin là 3,12 ± 0,08 %. Kết quả nghiên cứu của Hoàng Minh Chung và Phạm Xuân Sinh đã chứng minh thành phần hóa học có liên hệ với tác dụng bổ khí của đảng sâm. Nghiên cứu chỉ
  • 35. 23 xác định hàm lượng Saponin tổng mà chưa xác định được các loại saponin cụ thể nào. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này khẳng định một điều đảng sâm là cây thuốc quý, căn cứ vào hàm lượng saponin là thành phần chính khẳng định chất lượng của sâm thì đảng sâm Việt Nam có giá trị dược liệu thậm chí tốt hơn so với các loại sâm cùng loại của một số nước trên thế giới. 1.2.6. Tác dụng dược lý, công dụng Theo Nguyễn Văn Thuấn (1969) [82], đảng sâm là vị thuốc bổ khí đã được dùng từ rất lâu trong y học cổ truyền ở châu Á. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ của một số loài thuộc chi Codonopsis Wall và Campanumoea Blume. Theo Đỗ Tất Lợi (2006) [45], trong Đông y coi đảng sâm có thể dùng thay thế Nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Còn dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu tiện. Người ta còn gọi đảng sâm là “nhân sâm của người nghèo” vì có mọi công dụng của nhân sâm nhưng lại rẻ tiền hơn. Ngày dùng 6 - 12 gam, có thể tăng tới 30 gam, dùng dưới dạng thuốc sắc. Uống luôn 7 đến 14 ngày. Theo tài liệu cổ, đảng sâm có vị ngọt, tính bình. Vào 2 kinh phế và tỳ có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân, chỉ khát. Dùng chữa tỳ hư, ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi, phế hư sinh ho, phiền khát. Công dụng gần như nhân sâm nhưng hơi thiên về bổ trung. Người thực tà không dùng được. Đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyền dùng chữa bệnh lao mới nhiễm, bệnh ho: đảng sâm 16 gam, hoài sơn 15 gam, ý dĩ nhân 10 gam, mạch môn 10 gam,cam thảo 3 gam, hạnh nhân 10 gam, khoản đông hoa 10 gam, xa tiền tử 10 gam, nước 600 ml sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Ngọn và lá non có thể dùng xào hay nấu canh ăn. Quả ăn được. Rễ củ có thể dùng ăn sống. Trong Y học cổ truyền, củ được dùng làm thuốc chữa cơ thể suy nhược, mỏi mệt, ăn không ngon, đại tiện lỏng, chữa ho, vàng da do thiếu máu, viêm thượng thận, nước tiểu có albumin, chân phù đau. Liều dùng 6 - 12 g hoặc hơn, dạng thuốc sắc, viên hoàn hay bột. Theo Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự (2015) [38], đảng sâm có tác dụng tăng cường miễn dịch trên cơ thể chuột suy giảm miễn dịch bằng Cyclophosphamide. Vì thế, đảng sâm Việt Nam có thể được sử dụng hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể. Theo Trần Thị Thùy An và cộng sự (2015) [1], cao chiết và chế phẩm viên nang đảng sâm Việt Nam thể hiện tác dụng tăng lực sau 7 - 14 ngày uống. Cao chiết cồn đảng sâm thể hiện tác dụng tăng lực ở liều 1,45 - 2,9 g/kg, cao chiết nước đảng sâm thể hiện tác dụng tăng lực ở liều 1,3 - 2,6 g/kg, viên nang đảng sâm thể hiện tăng lực ở liều 3 viên/kg thể trọng chuột.
  • 36. 24 Hiện nay, đảng sâm đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm. Củ tươi dùng nấu với thịt gà, thịt ba ba, … , là món ăn dùng để bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể, mới khỏi bệnh, bà mẹ sau sinh. Rượu ngâm củ đảng sâm là loại đặc sản nổi tiếng của huyện Tây Giang và cả tỉnh Quảng Nam. Bột đảng sâm khô là nguyên liệu chính dùng trong công nghệ chế biến nước giải khát, thực phẩm chức năng và các loại trà túi lọc. 1.2.7. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng Theo Đỗ Tất Lợi (2001) [45], đã hướng dẫn cách gieo trồng bằng hạt. Chọn quả giống ở những cây đã trồng được 3 - 5 năm trở lên. Hái những quả có vỏ vàng nhạt, hạt màu đen đem về phơi khô cho nứt vỏ mà lấy hạt. Hạt lấy được phải gieo trồng ngay năm tới, nếu để chậm sẽ mất khả năng mọc, hoặc khả năng mọc sẽ giảm. Đảng sâm ưa những nơi đất cát nhiều mùn. Vốn cây đảng sâm đã mọc nơi có bóng râm, hoặc ở nơi thung lũng rậm rạp, cho nên cần trồng đảng sâm ở những nơi có bóng râm che mát, hoặc gieo cùng những cây khác như đậu tương, ngô, lanh mán, cho mọc cao độ 10 - 20 cm rồi mới trồng. Thường gieo hạt vào tháng 3 - 5 hoặc tháng 9 - 10. Muốn cho cây mọc tốt cần phải làm dàn cho cây leo. Giàn cao độ 2 m. Theo Phạm Thanh Huyền và cộng sự (2012) [35], đã tiến hành nghiên cứu nhân giống đảng sâm bằng phương pháp gieo hạt, giâm hom và mầm củ. Hạt làm sạch, ngâm trong nước 8 giờ sau đó đem gieo ủ trong túi vải 12 giờ đem gieo cho thấy: thời gian nảy mầm sau khi gieo của hạt giống từ 10 đến 15 ngày và đạt tỷ lệ nảy mầm (87,00 %). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hom thân cho thấy nồng độ thích hợp nhất để giâm hom thân đảng sâm là IBA 1.000 ppm và NAA 1.500 ppm. Nồng độ chất kích thích sinh trưởng thích hợp nhất để nhân giống đầu củ đảng sâm là IBA 500 ppm và NAA 1.000 ppm. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được giải pháp thích hợp để nhân giống đảng sâm hiệu quả là dùng chất kích thích sinh trưởng IBA hoặc NAA với các nồng độ khác nhau trên các loại vật liệu khác nhau. Nghiên cứu này đã giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay là nhân nhanh giống đảng sâm để đáp ứng nhu cầu cây giống cho sản xuất. Tuy nhiên, tỷ lệ ra chồi và ra rễ của hom thân đạt khá cao (30,02 % và 87,67 %). Vấn đề là tác giả chưa xác định được tỷ lệ sống của hom thân và quan trọng hơn là tỷ lệ cây con xuất vườn để cung ứng cho sản xuất. Theo chúng tôi, thân cây đảng sâm có rất nhiều nhựa mũ nên tỷ lệ sống của cây giâm hom sẽ thấp. Vấn đề đặt ra là nên hay không nên khuyến cáo áp dụng kỹ thuật giâm hom thân đối với cây đảng sâm.
  • 37. 25 Kỹ thuật nhân giống bằng hạt, tác giả đã đưa ra được phương pháp xử lý hạt giống đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng là ngâm trong nước 8 giờ và ủ tiếp 12 giờ đem gieo đạt tỷ lệ nẩy mầm 87,00 %. Nhiệt độ và thời gian bảo quản là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nẩy mầm của hạt giống, nên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống và thời gian bảo quản đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống. Theo Đoàn Trọng Đức (2014) [26], đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô đảng sâm với các bước như sau : a) Nuôi cấy tạo nguồn nguyên liệu ban đầu - Chọn và xử lý mẫu Chọn những đoạn thân cây sâm dây non, sinh trưởng khỏe, không sâu bệnh làm vật liệu nuôi cấy để đưa vào ống nghiệm. Thân Sâm dây được cắt từng đoạn 3 cm, bỏ lá. Ngâm các đoạn thân trong nước xà phòng loãng 10 - 15 phút, sau đó rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần. Tiếp tục ngâm các đoạn thân trong dung dịch thuốc nấm có chứa gốc đồng (COC 85) nồng độ 0,1 % và được lắc 30 phút trên máy lắc, sau đó mẫu được rửa lại với nước cất 4 - 5 lần. Mẫu tiếp tục được khử khuẩn bằng kháng sinh Penixilin 1/1000 trong vòng 30 phút và lắc nhẹ. Sau đó rửa lại bằng nước cất 3 - 4 lần. - Khử trùng mẫu Mẫu sau khi được xử lý xong ta cho mẫu vào bình tam giác dung tích 250 ml đã vô trùng và tiếp tục khử trùng với cồn 70 % trong 30 giây, sau đó mẫu được rửa sạch bằng nước cất vô trùng 4 - 5 lần. Tiếp tục khử trùng kép với dung dịch HgCl2 trong khoảng thời gian khác nhau. Khử trùng lần 1 với HgCl2 0,1 % trong thời gian 4 phút sau đó mẫu được rửa lại bằng nước cất vô trùng từ 4 - 5 lần và tiếp tục khử lần 2 với HgCl2 0,1 % trong 1 phút và mẫu được rửa lại với nước cất vô trùng 5 lần. Khi này mẫu cấy đã được khử trùng xong, dùng dao cấy vô trùng cắt thành đoạn dài 1 - 2 cm, cắt dọc theo đoạn thân và đặt lên môi trường vô trùng đã chuẩn bị sẵn. - Môi trường nuôi cấy khởi động Môi trường MS (Murashigan Skoog, 1962) có bổ sung TDZ: 0,1 mg/lit; 2,4D: 2 mg/lit; Agar: 8 g/lit; đường: 30 g/lit (pH 5,7 - 5,8). Điều kiện nuôi cấy: nhiệt độ phòng: 25 ± 2 0 C; Cường độ ánh sáng: 2.000 - 2.500 lux; thời gian chiếu sáng: 10 giờ/ngày. b) Nhân nhanh callus Mẫu callus được cấy vào môi trường MS1/2 có bổ sung TDZ: 0,1 mg/lit; 2,4D: 2 mg/lit; Agar: 9,5 g/lit; than hoạt tính: 1 g/lit; đường: 30 g/lit. Sau 8 tuần ta tiếp tục chuyển sang môi trường tương tự để nhân callus đến khi đủ số lượng theo yêu cầu.