SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 102
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HỒ THANH THỦY
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ
Ở TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HỒ THANH THỦY
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ
Ở TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH:XÂY DỰNG ĐẢNG VÀCHÍNHQUYỀN NHÀNƯỚC
MÃ SỐ : 60 31 02 03
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN THẮNG
HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Công tác phát triển đảng viên CTPTĐV
Đội ngũ đảng viên ĐNĐV
Hệ thống chính trị HTCT
Năng lực lãnh đạo NLLĐ
Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ
Sức chiến đấu SCĐ
Xây dựng Đảng XDĐ
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG
VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC
ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU - NHỮNG VẤN
ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
12
1.1. Các đảng bộ xã và chất lượng công tác phát triển
đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ
xã ở tỉnh Bạc Liêu
12
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất
lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc
Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
33
Chương 2
PHƯƠNG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN LÀ
NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ
XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY
52
2.1. Những yếu tố tác động và phương hướng yêu cầu
nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên là
người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã hiện nay
52
2.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công
tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của
các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay
63
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 91
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn coi trọng
CTPTĐV, chăm lo xây dựng ĐNĐV, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, thường
xuyên, là vấn đề có tính quy luật trong công tác XDĐ, có ý nghĩa quyết định
đến sự sống còn của Đảng, sự thành bại của cách mạng. Chỉ thị 52-CT/TW,
ngày 21 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị chỉ rõ: Kết nạp đảng viên là
nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác XDĐ
nhằm tăng cường thêm sức mạnh chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển
của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị xã hội sống, có quá trình hình thành,
phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, CTPTĐV là đòi hỏi tự nhiên, là quy luật
tất yếu nhằm để bù đắp số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, bảo
đảm sự kế thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng ĐNĐV.
Để có ĐNĐV đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, từng đảng viên có chất lượng
tốt, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội, trong các tổ chức của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong
các thành phần dân tộc, giai cấp, tầng lớp, các nhóm dân cư, lứa tuổi... phải
đặc biệt coi trọng kết nạp đảng viên, nhất là những nơi có ít và chưa có đảng
viên. Đây là phương hướng phát triển đảng viên được Đảng ta chỉ ra và nhất
quán thực hiện trong suốt quá trình XDĐ và lãnh đạo cách mạng.
TCCSĐnóichung, các đảngbộ xã ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng có vị trí, vai
trò rất quantrọng tronghệ thốngtổ chức và hoạt động của Đảng. Đảng bộ xã là
nơi trực tiếp gắn bó với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng với dân, là hạt nhân
chínhtrị lãnh đạo ở xã, nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật củaNhà nước vào cuộc sống;đồng thời là nơi trực tiếp tiến hành
các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện
đảng viên và tiến hành công tác phát triển đảng, sàng lọc đảng viên.
4
Nhận thức rõ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đó, những năm qua
cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở tỉnh Bạc Liêu luôn coi trọng và quan tâm
CTPTĐV, nhất là CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Do đó CTPTĐV đã đạt
được những kết quả quan trọng, số lượng đảng viên là người dân tộc Khmer
ngày càng tăng, tuyệt đại đa số đảng viên là người dân tộc Khmer đã phát huy
tốt vai trò tiền phong gương mẫu, góp phần cải thiện cơ cấu và nâng cao chất
lượng ĐNĐV của các đảng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các đảng bộ xã lãnh
đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới ở địa phương.
Tuy nhiên, CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh
Bạc Liêu còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định cả về nhận thức, trách
nhiệm của các tổ chức, các lực lượng; nội dung, hình thức, biện pháp chưa
thật sát hợp, có lúc, có nơi còn chạy theo số lượng đơn thuần, coi nhẹ, hạ thấp
chất lượng, tiêu chuẩn đảng viên hoặc xem nhẹ CTPTĐV là người dân tộc
Khmer; hẹp hòi, định kiến, tuyệt đối hóa tiêu chuẩn đảng viên.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có những diễn biến
nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Các thế lực đang đẩy mạnh chiến lược “diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ hòng phá hoại Đảng, phá hoại công cuộc đổi mới
trên đấtnước ta, trongđó cácthếlực thùđịchlợi dụng vấn đềdântộc, tôn giáo để
thực hiện âm mưu đó. Trước yêu cầu xây dựng các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
thực sựtrongsạch,vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh
đạo thực hiệnthắng lợi các nhiệmvụ chínhtrị, đangđặtranhững yêu cầu mới đối
với CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Vì vậy, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn và đề xuất
những giải pháp để nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer
của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và
mang tính cấp thiết.
5
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
CTPTĐV là một nhiệm vụ quan trọng, là một trong những nội dung
then chốt của công tác XDĐ. Trong những năm qua Đảng ta đã có nhiều nghị
quyết, chỉ thị và có nhiều cơ quan, cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý
nghiên cứu về CTPTĐV với nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu:
* Những công trình nghiên cứu về nâng caochất lượng TCCSĐ cấp xã.
“Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) đồng
bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ lịch sử của Hoàng Mạnh
Điền, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2001). Luận án
đã phân tích thực trạng công tác vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp xã) đồng
bằng Bắc Bộ, chỉ ra những đặc điểm đặc thù và xác định yêu cầu đề xuất
những giải pháp cơ bản tăng cường công tác vận động giáo dân của các
TCCSĐ (cấp xã) ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
“Nâng caochất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện
nay” (2002), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành XDĐ Cộng sản
Việt Nam của Nguyễn Văn Bé Tư. Theo tác giả chất lượng của TCCSĐ cấp
xã là chất lượng lãnh đạo xây dựng HTCT ở cơ sở vững mạnh, chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, ức hiếp nhân dân, lãnh đạo hoàn thành
các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và thực hiện có
hiệu quả xây dựng đảng bộ theo nghị quyết, Điều lệ Đảng. Trên cơ sở phân
tích thực trạng, nguyên nhân của thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất lượng các đảng bộ cấp xã hiện nay.
“Chấtlượng các đảng bộxã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa giaiđoạn
hiện nay” (2004), Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ
Cộng sản Việt Nam của Lê Xuân Thành. Tác giả luận văn đã đưa ra quan
niệm về chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng, đánh giá thực trạng
chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, đề xuất những
6
giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng
tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
“Chất lượng các đảng bộ xã có đồng bào theo đạo thiên chúa ở miền
Đông Nam Bộ hiện nay”, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị của Phạm Thanh
Kiều, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008). Luận án
đã luận giải làm rõ vai trò, chức năng, đặc điểm của các xã có đồng bào theo
đạo thiên chúa, phân tích những vấn đề cơ bản về chất lượng các đảng bộ xã
có đồng bào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở đánh giá
thực trạng, nguyên nhân, luận án đã xác định mục tiêu, phương hướng, đề
xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng các đảng bộ xã có đồng
bào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ đến năm 2020.
Dương Trung Ý, Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb CTQG, H,
2012. Tác giả đã luận giải làm rõ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với các đảng bộ
xã trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; thực trạng
chất lượng các đảng bộ xã và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng các đảng bộ xã giai đoạn hiện nay.
* Những công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng CTPTĐV.
Lê Văn Lượng (2002), Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng
viên trong thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng
sản Việt Nam. Luận văn đã phân tích đặc điểm của CTPTĐV và đối tượng
đoàn viên, thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn; luận
giải những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng CTPTĐV trong thanh niên
các dân tộc thiểu số; đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định
phương hướng, yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng
CTPTĐV trong thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn hiện nay.
7
Nguyễn Chí Tính (2004), Nâng caochất lượng đội ngũ đảng viên ở các
đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa
học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả đã
đi sâu phân tích vai trò, đặc điểm của đội ngũ đảng viên hoạt động ở các đảng
bộ xã tỉnh An Giang hiện nay, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ
đảng viên và chỉ ra những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ đảng viên. Xác
định phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng
đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Văn Chất (2005), Nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện
đảng viên là học viên người dân tộc thiểu số đào tạo cán bộ chính trị cấp
phân đội ở Học viện Chính trị Quân sự trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam. Tác giả
luận văn đã đi sâu phân tích đặc điểm của đảng viên là học viên người dân
tộc thiểu số với những nét đặc trưng về văn hóa, phong tục, tập quán, cá
tính, tâm lý. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục rèn luyện
đảng viên là học viên, luận văn đã đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao
chất lượng giáo dục rèn luyện đảng viên là học viên người dân tộc thiểu số
đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị hiện nay.
Lê Văn Cương (2005), Công tác phát triển đảng viên trong nữ thanh
niên dân tộc thiểu số của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai
đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng
sản Việt Nam. Luận văn đã phân tích vai trò của xã và đảng bộ xã miền núi
tỉnh Thanh Hóa, đặc điểm, vai trò của nữ thanh niên dân tộc thiểu số. Luận
giải những vấn đề cơ bản về lý luận CTPTĐV trong nữ thanh niên dân tộc
thiểu số; trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định
phương hướng, yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường
CTPTĐV trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số của các đảng bộ xã miền núi
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay.
8
Nguyễn Thị Ngọc Loan (2006), Chất lượng đội ngũ đảng viên là cán
bộ chuyên trách ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận
văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam. Trong đề tài này, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của vai trò chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ phường thành
phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Từ đó, xác định phương hướng và đề xuất
những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là
cán bộ chuyên trách của các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Văn Hào (2013), Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên
trong thanh niên của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện
nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản
Việt Nam. Tác giả đã phân tích làm rõ đặc điểm, nhiệm vụ của các đảng bộ
và CTPTĐV của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng, đề xuất những giải
pháp đẩy mạnh CTPTĐV trong thanh niên của các đảng bộ xã ở Thành phố
Đà Nẵng.
Ngoài ra, trên phạm vi cả nước còncó một số công trình khoa học, luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách, các bài báo viết nghiên cứu về nâng cao chất
lượng đảng viên, xây dựng ĐNĐV như: Nguyễn Văn Giang, Nâng cao chất
lượng đảng viên là người theo đạo ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành
XDĐ Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, 2003. Ban Tổ
chức Trung ương - Tạp chí XDĐ, Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và
đảng viên, 2004, T1. Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí XDĐ, Nâng caochất
lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên - 2005 - T2. Hà Sơn Long (2006),
Xây dựng đội ngũ đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các đảng bộ xã tỉnh
Cao Bằng giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên
ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Ban Tổ chức
9
Trung ương - Tạp chí XDĐ, Pháttriển đảng viên ở “Thủ đôgió ngàn” - 2013
– T33. Ban Chấp hành Trung ương - Tạp chí Cộng sản, Xây dựng đội ngũ cán
bộ vùng dân tộc thiểu số - 2014 - T21. Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí
XDĐ, Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người Khmer các tỉnh Tây Nam Bộ -
2014 – T35. Ban Chấp hành Trung ương - Tạp chí Cộng sản, Bắc Ninh nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng
đảng viên - 2014 – T14.
Các công trình khoa học, luận văn, luận án nêu trên của các cơ quan,
các tác giả đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượng
đảng viên và xây dựng ĐNĐV, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao
chất lượng ĐNĐV nói chung hoặc một đối tượng đảng viên cụ thể.
Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, một
số cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học đề cập đến CTPTĐV và xây
dựng, giáo dục rèn luyện ĐNĐV.
Nhìn tổng quát, trong những năm qua các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận văn đã công bố. Những công trình đó đã dựa chắc vào
học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và XDĐ, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và CTPTĐV nói riêng, để luận
giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn CTPTĐV, đưa ra quan niệm về
chất lượng, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất những giải pháp cơ
bản nâng cao chất lượng CTPTĐV và xây dựng ĐNĐV.
Tuy nhiên, do đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu của mỗi công trình khác nhau. Do đó, cho đến nay
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống, toàn
diện, cụ thể về chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ
xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
10
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất
những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc
Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chất lượng CTPTĐV là người dân
tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh
nghiệm nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng
bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất
lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở
tỉnh Bạc Liêu.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng CTPTĐV là người dân tộc
Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Phạm vi điều tra khảo sát là các
xã có đông đồng bào dân tộc Khmer: xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi; xã Vĩnh
Bình, huyện Hòa Bình và xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân. Các tư liệu, số liệu
phục vụ nghiên cứu đề tài giới hạn từ năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đề tài
* Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng về
11
XDĐ; Điều lệ Đảng và văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng;
các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư và Ban Tổ chức Trung ương; các nghị quyết, chỉ thị, hướng
dẫn của tỉnh ủy và ban tổ chức tỉnh ủy Bạc Liêu về CTPTĐV và xây dựng
ĐNĐV. Luận văn có kế thừa, tham khảo kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học có liên quan.
* Cơ sở thực tiễn
Hiện thực CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh
Bạc Liêu; tham khảo các tài liệu, số liệu trong các báo cáo tổng kết về công
tác XDĐ, CTPTĐVcủa huyện ủy và ban tổ chức các huyện ủy, của tỉnh ủy và
ban tổ chức tỉnh ủy Bạc Liêu từ năm 2005 đến nay và các số liệu điều tra,
khảo sát của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên
ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: logic và lịch sử, phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp
xin ý kiến chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp
cho các cấp ủy, đảng bộ, chi bộ của các xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu
trong lãnh đạo, chỉ đạo CTPTĐV là người dân tộc Khmer hiện nay.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy,
học tập môn XDĐ ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
12
Chương 1
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN
LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ
Ở TỈNH BẠC LIÊU - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các đảng bộ xã và chất lượng công tác phát triển đảng viên là
người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
1.1.1. Cácđảng bộxã và công tác phát triển đảng viên là người dân
tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
* Khái quát về tỉnh Bạc Liêu.
Bạc Liêu là tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau miền đất cực Nam của Tổ quốc.
Cáchthành phố Hồ Chí Minh 280 km, thành phố Cần Thơ 110 km về phía Bắc
và cách thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam. Phía Bắc giáp các tỉnh Hậu
Giang và Kiên Giang, Đôngvà ĐôngBắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam
giáp tỉnh CàMau, Đôngvà ĐôngNam giáp biển Đông. Bạc Liêu có diện tích tự
nhiên 2.570 km2, bằng 1/16 diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có bờ
biển dài 56 km, với các cửa biển quan trọng như: Gành Hào, Cái Cùng, Nhà
Mát, là nơi trung chuyển hàng hóa của nhiều cơ sở kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Theo số liệu thống kê dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2010 là 867.750 người,
bằng 5,02% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gần bằng 1% dân số
cả nước. Mật độ dân số trung bình là 338 người/km2. Về giới tính, dân số nam
chiếm 49,85%, nữ chiếm 50,15%. Dân số khu vực thành thị là 26,53%, khu
vực nông thôn là 73,47%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,22%. Trong các dân
tộc sinh sống ở Bạc Liêu, người kinh có 779.910 người, chiếm 89,87%; người
Khmer có 67.625 người, chiếm 7,79%; người Hoa 20.215 người, chiếm
2,34%, còn lại là các dân tộc khác.
Bạc Liêu hiện có 06 huyện và 01 thành phố thuộc tỉnh gồm: huyện
Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Đông Hải, Giá Rai và thành
phố Bạc Liêu; có 64 đơn vị cấp xã (xã, phường, thị trấn). Trong đó, có 07
phường, 07 thị trấn và 50 xã.
13
Kinh tế, xã hội ở Bạc Liêu những năm gần đây có sự phát triển. Tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 11,57%/năm. Cơ cấu
kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, các ngành phi nông nghiệp phát triển
nhanh theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để thu hút lao động,
nâng cao mức sống nhân dân. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, hạ tầng cơ sở điện, đường
giao thông, trường học, trạm y tế... đã được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phần lớn sống đan xen trong cộng
đồng, chungsốngthuận hòa, cùng nhau lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xã
hội, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán,
trìnhđộ pháttriển không đồng đều nên người dân tộc Khmer phần đông có đời
sống khó khăn hơn các dân tộc khác. Người Hoa tập trung nhiều ở các đô thị,
hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán có mức thu
nhập khá hơn. Trongkhi đó ngườiKhmer sinh sốngtập trung ở các phum, sóc, ở
vùng sâu, vùng xa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, nhờ
chươngtrình134, chương trình135 đãđược đầutư nhiều côngtrìnhphục vụ sản
xuất và dân sinh nên cuộc sốngcủađồngbào Khmer đã được nâng lên rõ rệt, tỷ
lệ hộ nghèo người dân tộc Khmer năm 2000 là 72% đến năm 2010 giảm xuống
còn 26%, cơ bản được giải quyết về nhà ở, đất sản xuất và việc làm.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Bạc Liêu vẫn còn nhiều
khó khăn, chậm phát triển so với các tỉnh bạn trong khu vực. Đời sống một bộ
phận nhân dân cũng còn nghèo, đặc biệt là vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến
cũ, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Khoảng cách giàu nghèo ở vùng nông thôn
so với thành thị ngày càng tăng; số lao động không có việc làm và việc làm
không ổn định, nhất là một tỉnh thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
nhưng trước tình hình sản xuất nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như
hiện nay là những vấn đề nan giải đang đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền cần
phải giải quyết.
14
Mặt khác, HTCT ở cơ sở tuy đã được thường xuyên củng cố, xây dựng,
nhưng chưa thật hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Chất
lượng TCCSĐ và đảng viên còn nhiều hạn chế, là một tỉnh có đông đồng bào
dân tộc Khmer sinh sống nhưng tổ chức đảng và đảng viên là người Khmer ít,
chất lượng thấp. Bên cạnh đó, tình hình trong dân tộc Khmer nổi lên một số
vấn đề nhạy cảm, phức tạp, một số đối tượng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo phản động, chống phá Đảng và nhà nước ta, chúng mốc nối, cài cắm lực
lượng ngầm, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ đồng bào trong dân tộc Khmer khiếu
kiện, vượt biên qua biên giới Campuchia trái phép, kích động đấu tranh đòi lại
cái gọi là “Nhà nước Khmer Krôm”, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội ở địa phương.
Những đặc điểm trên đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để xác định
đúng nội dung, yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất
lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
hiện nay.
* Đặc điểm tình hình dân tộc Khmer các xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Bạc Liêu có 67.625 người, chiếm gần
7,79% dân số toàn tỉnh, đa số đồngbào sinh sống tại các xã, ấp vùng sâu, vùng
xa, có đời sống kinh tế khó khăn. Đồng bào dân tộc Khmer có phong tục, tập
quán và đặc trưng văn hóa riêng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng ở
Bạc Liêu.
Các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như: xã Hưng Hội
của huyện Vĩnh Lợi; xã Vĩnh Bình của huyện Hòa Bình; xã Lộc Ninh của
huyện Hồng Dân.
Dân tộc Khmer có truyền thống văn hóa lâu đời. Trong quá trình phát
triển, văn hóa dân tộc Khmer đã định hình và phản ánh thực tế văn hóa phong
phú và đa dạng của nhiều thế hệ người Khmer. Đó là việc hình thành và phát
15
triển hệ thống chữ viết, phong tục, tập quán, lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng và
lễ nghi của dân tộc mình.
Đặc trưng nổibật tronglối sốngcủađồngbào dântộc Khmer là hình thức
tổ chức cưtrú theo phum, sóc. Phum, sóclà những đơnvị cư trú trongtổ chức xã
hộicổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, ràng buộc nhau bởi các quan hệ về
phong tục, tập quán, lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm điều khiển. Theo truyền
thống, việc quản lý phum, sóc thuộc về một Ban quản trị mà người đứng đầu
được gọi là “Mê phum”, “Mê sóc”. Những thành viên trong Ban quản trị được
nhân dântuyển chọntrongsố những người đàn ông lớn tuổi, có uy tín, có trình
độ học vấn, hiểu biết phong tục, tập quán của cộng đồng và có tinh thần trách
nhiệm cao đốivới người dân. Trách nhiệm của Ban quản trị, Mê phum, Mê sóc
là thay mặt nhân dân trongphum, sóc điềuhành các công việc chung của phum,
sóc, quan hệ với các cộng đồng bên ngoài; đặc biệt là quan hệ với nhà chùa.
Chùa Khmer là ngôi nhà chung của đồng bào dân tộc Khmer, nơi họ gửi gắm
hầu như trọnvẹn niềm tin, sự kínhtrọng vào Đức Phật, mà hiện thân trực tiếp là
các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, nhà sư… Đối với mỗi người dân
Khmer, những sinh hoạt nghi lễ trongnhà chùacó ý nghĩa đặc biệt quantrọng về
tâm linh. Mỗi người có thể ít nhiều hoặc không tham gia các công việc của xã,
ấp, nhưng không thể khôngtham gia côngviệc của nhà chùa, vì lợi ích tinh thần
của họ hầu như gắn bó với chùa nhiều hơn là gắn bó với xã, ấp. Mặc dù đang
sốngtrongmột xã hội hiện đại với nhiều nét đổi thay do công cuộc đổi mới đất
nước đem lại, song các thiết chế văn hóa, xã hội cổ truyền vẫn đang ảnh hưởng
và chi phối cuộc sống hằng ngày của người dân Khmer.
Trong lối sống của đồng bào dân tộc Khmer nổi bật là tính cộng đồng,
tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; đồng bào
luôn cần cù trong lao động sản xuất, chịu thương, chịu khó.
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nhất là từ khi thực hiện Chỉ
thị 68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư (khóa VI) về công tác ở vùng
16
đồng bào dân tộc Khmer, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân
tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia 134, 135… nên đời sống mọi mặt
trong đồng bào dân tộc Khmer có sự thay đổi rõ rệt, trình độ dân trí được
nâng cao đáng kể, đẩy lùi các hủ tục lạc lậu. Trong đó, đi đầu là lực lượng
thanh niên trẻ họ không những hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển
kinh tế mà còn tích cực trong các phong trào của Đoàn, của Hội. Từ những
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ngày
nay đồng bào dân tộc Khmer luôn mở rộng giao lưu về văn hóa - xã hội, làm
ăn kinh tế và đồng bào đang tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường. Nhiều
tấm gương, mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi là người dân tộc Khmer xuất
hiện. Điều đó chứng tỏ đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Bạc Liêu đã và đang
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong công cuộc đổi mới
xây dựng đất nước.
Đời sống vật chất được nâng lên, góp phần làm cho đời sống tinh thần
trong đồng bào dân tộc Khmer thêm phong phú. Họ rất phấn khởi, tin tưởng
vào Đảng và chính quyền, do vậy đồng bào đã tham gia tích cực vào các tổ
chức chính trị - xã hội, như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…,
các đoàn viên, hội viên ngày càng có xu hướng tích cực phấn đấu vào Đảng.
* Các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu - Đặc điểm, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ.
Đặc điểm:
Với dân số thuộc vào loại thấp nhất Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc
Liêu là đảng bộ có số đảng viên tương đối ít. Số đảng bộ xã cũng chiếm tỷ lệ
thấp so với TCCSĐ toàn tỉnh (18,6%). Tuy nhiên, số lượng đảng viên nông
thôn lại chiếm tỷ lệ khá cao. Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Bạc Liêu cuối năm 2013, toàn tỉnh có 344 TCCSĐ với 20.254 đảng viên.
Trong đó, chỉ có 50 đảng bộ xã, với 8.391 đảng viên, chiếm tới 41,42% tổng
số đảng viên toàn tỉnh.
17
Tất cả 50 xã ở tỉnh Bạc Liêu đều thành lập đảng bộ theo quy định và có
số lượng đảng viên trên 30 đồng chí, trực thuộc đảng bộ xã đa số là các chi bộ
ấp, cách sắp xếp các chi bộ tương đối hợp lý theo địa bàn ấp, liên ấp, khu dân
cư, một số chi bộ đông đảng viên có chia tổ đảng, không có thành lập đảng bộ
bộ phận dưới các đảng bộ xã.
Ở các đảng bộ xã, số lượng đảng viên cũng không đồng đều và do đó
số chi bộ trực thuộc cũng rất khác nhau. Đa số đảng viên ở các đảng bộ xã có
tuổi đời trẻ (bình quân là 32,7 tuổi), hăng hái trong lao động sản xuất và nhiệt
tình trong công tác, tuổi đời đảng viên mới kết nạp cũng ngày càng trẻ hóa.
Đây là những điều kiện thuận lợi để đảng viên ở các đảng bộ xã đi đầu trong
tiếp nhận tiến bộ khoa học, kỹ thuật và hướng dẫn nông dân áp dụng vào phát
triển sản xuất.
Trình độ học vấn của các đảng viên ở các đảng bộ xã thấp hơn so với
trình độ học vấn của đảng viên ở các loại hình TCCSĐ khác. Tuy nhiên, đặc
điểm nổi bật của ĐNĐV ở các xã là không có đảng viên mù chữ. Dù trình độ
khi mới kết nạp của đảng viên ngày càng nâng cao và tuổi đời ngày càng trẻ
hóa, nhưng nhìn chung trình độ, năng lực của ĐNĐV ở xã còn hụt hẫng so
với nhu cầu phát triển của xã hội, một bộ phận đảng viên, đặc biệt là đảng
viên Khmer còn có khó khăn về đời sống.
ĐNĐV và các tổ chức đảng trực thuộc của các đảng bộ xã là tương đối
thuần nhất: phần lớn đảng viên là nông dân và cán bộ tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp công tác đảng, nhà nước, đoàn thể ở xã và cán bộ ấp. Số đảng bộ có
đảng viên là người dân tộc Khmer không nhiều (3,12%). Một số lượng rất nhỏ
đảng viên là cán bộ nghỉ hưu, mất sức (0,2%), gốc tôn giáo (0,51%). Trong số
551 chi bộ thuộc 50 đảng bộ xã thì có tới 489 (89%) chi bộ ấp và liên ấp, số
còn lại là chi bộ cơ quan và trường học, một số chi bộ khu dân cư nằm ở địa
bàn ven quốc lộ có đặc thù tương đối khác tạo nên sự đa dạng trong hoạt động
18
lãnh đạo của các đảng bộ xã. Các đảng bộ xã thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu kinh tế phong phú, đa
dạng, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu. Kinh tế công nghiệp, thương
nghiệp, dịch vụ trên các địa bàn xã còn nhỏ bé.
Từ phân tích trên, quan niệm: Các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là nền
tảng của Đảng ởnông thôn, là loại hình tổ chức chiếm phần lớn tổ chức đảng
và đảng viên của đảng bộtỉnh, là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện và
pháttriển ĐNĐV ở nông thôn. Cácđảng bộ xã là hạt nhân chính trị ở xã, trực
tiếp lãnh đạo giai cấp nông dân thực hiện các đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, nhấtlà đường lối phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới; có vai trò quantrọng trong xâydựng khốiđại
đoàn kếttoàn dân,thếtrận an ninhnhândân, quốcphòng toàn dân, là cầu nối
giữa Đảngvớinhân dân, nắmbắttâmtư, nguyệnvọngchínhđángcủanôngdân
đểphản ánhvớiĐảng. NơinhândâncungcấpchoĐảngnguồn lực, tốchất mới
đểtăng cường sốlượng và chấtlượngĐNĐV choĐảng,nhấtlà trong đồng bào
dân tộc Khmer ở Bạc Liêu.
Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã:
Các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là loại hình TCCSĐ ở xã, có chức
năng, nhiệm vụ theo Quy định số 95-QĐ/TW, ngày 03/3/2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã. Theo
quy định này, chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã được cụ thể hóa thành
những điểm chủ yếu sau:
Chứcnăng: Đảng bộ cơ sở xã ở tỉnh Bạc Liêu là hạt nhân chính trị, lãnh
đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng HTCT ở xã vững mạnh,
nông thôn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
19
Nhiệm vụ:
Thứ nhất, lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
an ninh, quốc phòng.
Trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, các đảng bộ xã lãnh đạo toàn
diện, tức là các đảng bộ xã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và lãnh
đạo tổ chức thực hiện. Nhiệm vụ trọngtâm của các đảng bộ xã là tạo môi trường
thuận lợi để pháttriển sảnxuất, kinh doanh, dịchvụ, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nhân dân; động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với nhà
nước;xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh. Lãnh đạo chính quyền thực
hiện đúng chức năng quản lý nhà nước, chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa,
giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậu
phương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; ngăn
chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Thứ hai, lãnh đạo công tác tư tưởng.
Các đảng bộ xã tiến hành công tác tư tưởng trong đảng bộ và lãnh đạo
công tác tư tưởng trong nhân dân; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở
khu dân cư, xóm ấp và trong từng gia đình, tuyên truyền và nhân rộng các
nhân tố tích cực trên mọi lĩnh vực. Tuyên truyền và vận động cho nhân dân
hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để giải quyết hoặc báo cáo lên cấp
trên giải quyết. Lãnh đạo đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những hành
vi nói, viết và làm trái đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; chống tư tưởng cơ hội, bảo thủ và các hủ tục lạc hậu; chống
các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên.
Thứ ba, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.
20
Các đảng bộ xã lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong
HTCT, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp ở cơ sở vững mạnh; tiến hành các khâu
của công tác cán bộ, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ. Xây dựng quy chế về công
tác tổ chức, cán bộ; quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán
bộ cơ sở; đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia các cơ
quan của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở
do cấp trên quản lý.
Thứtư, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Các đảng bộ xã lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân ở xã vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp
luật và điều lệ của mỗi đoàn thể. Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà
nước về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân, về công tác dân tộc, tôn giáo. Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương.
Thứnăm, xây dựng tổ chức đảng.
Các đảng bộ xã tiến hành các hoạt động XDĐ; đề ra nhiệm vụ, giải
pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, gắn liền với việc xây
dựng, củng cố HTCT ở cơ sở, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ; thực hiện
đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. Giáo dục, rèn luyện ĐNĐV; xây
dựng kế hoạch và biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện để
đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, làm tốt nhiệm vụ động viên, khen thưởng, kỷ
luật đảng viên và công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên. Xây dựng cấp ủy
và bí thư cấp ủy đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, thực sự là trung
tâm đoàn kết, hoạt động có hiệu quả. Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức
đảng và đảng viên chấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước và
quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm.
21
Vai trò của các đảng bộ xã:
Vai trò của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu xuất phát từ luận điểm khoa
học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
ta về vai trò của TCCSĐ và được kiểm nghiệm, khẳng định. C. Mác,
F.Ăngghen, V.I. Lênin cho rằng: TCCSĐ là nền tảng của Đảng và hạt nhân
chính trị ở cơ sở; là nơi quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên; nơi Đảng thực
hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, giác ngộ quần chúng công nhân, nông dân,
lãnh đạo họ đấu tranh chống giai cấp tư sản, bọn áp bức, bóc lột, giành chính
quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, theo quan điểm của các nhà kinh
điển Mác - Lênin, vai trò hạt nhân chính trị của TCCSĐ được thể hiện trên hai
phương diện: đối với bản thân Đảng, TCCSĐ là nền tảng của Đảng; đối với
xã hội, TCCSĐ là hạt nhân chính trị của các cơ sở xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển luận điểm nêu trên phù hợp
với nước ta, Người viết: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng
mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [27, tr.113].
Đồng thời, khẳng định vai trò TCCSĐ, đặc biệt là chi bộ đối với sự vững
mạnh của Đảng và thắng lợi của cách mạng, là nơi trực tiếp giáo dục, rèn
luyện đảng viên.
Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn quan tâm
đặc biệt đến các TCCSĐ. Bởi vậy, các TCCSĐ luôn giữ vai trò là nền tảng và
là hạt nhân lãnh đạo chính trị, bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng
được cụ thể hóa và thực hiện thắng lợi. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
(khóa XI) chỉ rõ: “TCCSĐ (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của
Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [21, tr.35].
Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh vai trò đặc biệt quan trọng
của TCCSĐ, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay thì vai trò của TCCSĐ,
trong đó có các đảng bộ xã trong cả nước nói chung và ở tỉnh Bạc Liêu nói
riêng lại càng quan trọng.
22
* Quan niệm CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã.
Trong hoạt động thực tiễn, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin đồng thời với việc khẳng định sức mạnh của tổ chức đã chỉ rõ cốt lõi
của việc tạo dựng tổ chức chính là phát triển đảng viên và xây dựng ĐNĐV.
Quán triệt và vận dụng sángtạo học thuyết Mác - Lênin về XDĐ, đặc biệt
khi bàn về CTPTĐV, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng “cũng ở trong xã hội”,
Đảng là một cơ thể sống, tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, có hấp
thu, có đào thải. Đảngphải có một số lượng đảng viên nhất định mới hình thành
nên tổ chức đảng, sự nghiệp cách mạng của Đảng là sự nghiệp vĩ đại, lâu dài
phảido nhiều thế hệ chiến sĩ cộng sản tham gia gánh vác. Đảng phải liên hệ mật
thiết với quần chúng, phải khôngngừng nâng cao chấtlượng lãnh đạo, sức chiến
đấu tươngxứng với đòihỏi khách quan của tình hình nhiệm vụ. NLLĐ và SCĐ
chỉ có thểtrên cơ sở số lượng, chất lượng ĐNĐV tương ứng. Do đó, Đảng phải
thường xuyên làm tốt CTPTĐV.
Tư tưởng xuyên suốt trong quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển
đảng viên là coi trọng chất lượng cùng với việc xác định đúng tiêu chuẩn
đảng viên, có phương hướng lựa chọn và những quy định chặt chẽ về điều
kiện, thủ tục kết nạp quần chúng vào Đảng, Người cho rằng: Đảng mạnh
không chỉ do số lượng đảng viên quyết định, số lượng đảng viên chỉ trở thành
sức mạnh khi nó đạt được những yêu cầu về chất lượng, sức mạnh của Đảng
không chỉ phụ thuộc vào số lượng, thành phần giai cấp của đảng viên mà
chính là ở chất lượng đảng viên.
Từ phân tích trên, có thể hiểu: CTPTĐV là người dân tộc Khmer của
các đảng bộxã ở tỉnh BạcLiêu là tổng thể các hoạt động của cấp ủy, tổ chức
đảng, cáctổ chức của HTCT ở địa phương, baogồm quá trình giới thiệu, lựa
chọn, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thử thách, kết nạp những quầnchúng ưu
tú là người dân tộc Khmer vào Đảng;được tiến hành theo những nguyên tắc,
quy trình nhấtđịnh nhằm xây dựng, phát triển ĐNĐV có số lượng và cơ cấu
23
hợp lý, chất lượng ngày càng cao, góp phần nâng cao NLLĐ, SCĐ của các
đảng bộ xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
Quan niệm đã chỉ rõ:
Mục đích của CTPTĐV là người dân tộc Khmer để bổ sung số lượng
đảng viên trẻ, đảng viên là người dân tộc Khmer, tăng tỷ lệ lãnh đạo cho các
chi bộ, đảng bộ, góp phần xây dựng các đảng bộ xã trong sạch, vững mạnh.
Chủ thể tiến hành CTPTĐV là người dân tộc Khmer là hệ thống cấp
ủy, tổ chức đảng, từ Tỉnh ủy, Huyện ủy, đến đảng ủy xã, chi bộ ấp, trong đó
các cấp ủy, TCCSĐ trực tiếp tiến hành theo chức năng, phạm vi, nội dung quy
định theo Điều lệ Đảng và các chỉ thị, nghị quyết, quy định hướng dẫn của Đảng
về CTPTĐV.
Lực lượng tham gia CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ
xã bao gồm các tổ chức trong HTCT ở xã, tổ chức quần chúng và đội ngũ cán
bộ, đảng viên ở cơ sở.
Đối tượng của CTPTĐV là những quần chúng ưu tú là người dân tộc
Khmer đang sinh sống tại địa bàn các xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Phươngchâm,phươnghướng: tíchcực, thận trọng, coi trọng chất lượng,
không chạytheo số lượng đơn thuần, phát triển đảng phải đi đôi với củng cố tổ
chức đảng; giữ vững bản chất giai cấp công nhân, chăm lo bồi dưỡng kết nạp
những quầnchúng ưu tú đủđiều kiện kết nạp vào Đảng, tập trung vào đối tượng
người dântộc Khmer là cán bộ xã, ấp, giáo viên các trườnghọc, độingũ y bác sĩ
và nhân viên các trạm y tế xã, đoàn viên, hội viên tiêu biểu của các đoàn thể,
người có uy tín và lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc Khmer, các chức
sắc, chức việc và ban quản trị các chùa khmer thể hiện sự mẫu mực, có nhận
thức tốt về Đảng, có động cơ phấn đấu trong sáng, liên tục.
Nội dung quy trình phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các
đảng bộ xã theo các bước: Xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên mới là
người dân tộc Khmer; tạo nguồn, bồi dưỡng, rèn luyện nguồn, tổ chức bồi
24
dưỡng kiến thức về Đảng cho quần chúng ưu tú; giới thiệu quần chúng ưu tú
vào Đảng; thực hiện nghiêm các thủ tục, lập hoàn chỉnh hồ sơ phát triển đảng
viên; xác minh thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng, lấy ý kiến nhận xét của
các tổ chứcđoànthể;chi bộ, đảng bộ xét đề nghị kết nạp đảng viên; cấp ủy cấp
trên chuẩn y kết nạp quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer vào Đảng;
đồng thời tiếp tục theo dõi, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị và
xét công nhận đảng viên chính thức. Các nội dung quy trình phát triển đảng
viên được tiến hành thường xuyên, liên tục, mỗi nội dung có vị trí, vai trò
nhất định, song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tác động ảnh hưởng
lẫn nhau và cùng tác động ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả CTPTĐV là
người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Vì vậy, CTPTĐV
là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu phải chú ý thực
hiện đầy đủ, có chất lượng các bước, các khâu cụ thể, phù hợp.
Hình thức, biện pháp: Tiến hành bằng nhiều hình thức, biện pháp như:
Thông qua hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức, các lực
lượng, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mở các lớp bồi
dưỡng đối tượng đảng, quản lý, giáo dục rèn luyện nguồn kết nạp thông qua
hoạt động thực tiễn, phân công đảng viên theo dõi, kèm cặp giúp đỡ quần
chúng, kết hợp chặt chẽ tuyên truyền giáo dục của đảng viên, tổ chức đảng
với quá trình tự tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của quần chúng.
* Vai trò CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh
Bạc Liêu.
Một là, CTPTĐV là người dân tộc Khmer góp phần tăng cường số
lượng, không ngừng nângcao NLLĐ và SCĐ của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc
Liêu. Phát triển đảng viên là một nội dung trong xây dựng ĐNĐV, là khâu
then chốt trong XDĐ; phát triển đảng viên là xây dựng đội ngũ của những
người lãnh đạo, lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đây
là nhân tố quan trọng làm tăng số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý ĐNĐV
25
của các đảng bộ xã, góp phần nâng cao NLLĐ và SCĐ của các đảng bộ, chi
bộ ở các xã nhằm đảm bảo đủ sức lãnh đạo cách mạng trong tình hình mới.
Hai là, công tác phát triển ĐNĐV là người dân tộc Khmer của các
đảng bộxã góp phần tạo nguồn đội ngũ cán bộ cho từng địa phương, tạo ra
hạt nhân cho phong trào quần chúng ở xã, ấp, trẻ hóa đội ngũ cán bộ cơ sở và
xây dựng đội ngũ cán bộ của các đảng bộ xã có chất lượng đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Ba là, CTPTĐV là người dân tộc Khmer góp phần quan trọng tăng
cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với đồng bào Khmer, xây dựng nền tảng của
Đảng ở địa bàn nông thôn. Đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer ở các
đảng bộ xã là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là lực lượng trực tiếp đưa
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với
nhân dân; đồng thời cũng là người tổ chức cho nhân dân thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Không chỉ là cầu nối giữa Đảng
với nhân dân, đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã còn
có vai trò trung tâm đoàn kết, khai thác, tập hợp mọi nguồn lực, trí tuệ của
đảng viên và quần chúng, tổ chức và phát huy sức mạnh tập thể, động viên
mọi người ra sức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị.
Bốn là, CTPTĐV là người dân tộc Khmer ở các xã của tỉnh Bạc Liêu
góp phần quan trọng nâng cao chất lượng ĐNĐV của các đảng bộ xã. Làm
tốt CTPTĐV là người dân tộc Khmer góp phần bổ sung số lượng đảng viên
trẻ, những người có trình độ, kiến thức, những người năng động, nhạy bén,
sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, từ đó khắc phục tình
trạng “lão hóa đảng” ở các đảng bộ, chi bộ. Đẩy lùi những quan niệm bảo thủ,
trì trệ, duy ý chí, lối làm việc theo tập quán và tâm lý tộc người trong một bộ
phận cán bộ, đảng viên người dân tộc Khmer, góp phần nâng cao tầm trí tuệ
của Đảng bộ, làm cho Đảng bộ các xã phát triển theo kịp sự phát triển chung
trong toàn tỉnh.
26
* Đặc điểm CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở
tỉnh Bạc Liêu.
Thứ nhất, đối tượng công tác phát triển đảng của các đảng bộ xã ở
tỉnh Bạc Liêu khá đa dạng và không đồng đều. Đối tượng công tác phát triển
đảng viên là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là cán bộ, đoàn
viên, hội viên các đoàn thể và người dân Khmer đang sinh sống, lao động,
công tác ở các xã. Do đặc thù về tập quán và điều kiện sinh sống của người
dân Khmer nên đối tượng thành phần rất đa dạng tùy thuộc vào địa bàn cư
trú, trình độ học vấn, hoạt động nghề nghiệp, vị thế xã hội trong cộng đồng,
người dân tộc Khmer có thể có vị trí, chỗ đứng khác nhau trong cộng đồng
xã hội của mình: có những người là chức sắc tôn giáo, có những người là
trưởng tộc, đứng đầu một dòng họ, có những người là cán bộ ấp, xã, đa số
còn lại là những người dân bình thường. Những người có vị thế xã hội cao
trong cộng đồng dân tộc Khmer thường được đồng bào rất kính trọng và có
uy tín cao.
Thứ hai, công tác giáo dục, bồi dưỡng, tạo nguồn, phân công cán bộ,
đảng viên giúp đỡ quần chúngphấn đấu trở thành đảng viên của các chi bộ,
đảng bộ gặp nhiều khó khăn. Trình độ học vấn của đồng bào dân tộc Khmer
còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện học tập thuận lợi để nâng
cao trình độ mọi mặt; họ thường gặp nhiều khó khăn trong công tác và cuộc
sống đời thường, một bộ phận cán bộ người dân tộc Khmer còn bàng quan, tư
tưởng tự ty ảnh hưởng của tâm lý, tập quán cũ, thờ ơ trước cuộc sống và công
tác đã kìm hãm tính năng động trong suy nghĩ và hành động, tác động ảnh
hưởng lớn đến nguồn cán bộ, đảng viên cho Đảng.
Thứ ba, môi trường công tác, học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành
đảng viên của quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer của miền Tây Nam
Bộ nói chung và BạcLiêu nói riêng có nét đặc thù riêng. Quần chúng ưu tú là
người dân tộc Khmer sinh sống, hoạt động trên địa bàn rộng lớn ở nhiều ấp,
27
xã và trong môi trường xã hội phong phú, đa dạng, phức tạp; họ không những
mang trong mình những nét chung của con người Việt Nam truyền thống và
hiện đại, mà cuộc sống cộng đồng dân tộc và cộng đồng dân cư tại nơi họ sinh
sống đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành tâm lý, nhân cách của họ.
Trong lịch sử mỗi dân tộc đều có hình thức tổ chức xã hội riêng, những phong
tục tập quán, nếp nghĩ, cách làm đều in đậm những bản sắc riêng biệt.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác phát triển đảng
viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
* Quan niệm về chất lượng CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của đảng
bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Chất lượng là một khái niệm phổ biến được sử dụng trong các lĩnh vực
khác nhau. Tùy đối tượng sử dụng và góc độ tiếp cận, khái niệm chất lượng
có ý nghĩa khác nhau.
Khi nói tới chất lượng của một tổ chức, một hoạt động phải nói tới hai
mặt: thứ nhất, là tổng hợp những phẩm chất, những giá trị, những đặc tính tạo
nên bản chất của tổ chức, của hoạt động đó; thứ hai, những phẩm chất, những
giá trị, những đặc tính đó đáp ứng yêu cầu, thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức đó, mục tiêu, phương hướng của hoạt động đó.
Theo ChủtịchHồ Chí Minh, khi pháttriển đảng cầnchọn lọc rất cẩn thận,
phảixem trọng chất lượng quyết không nên làm một cách ồ ạt, không nên tham
nhiều. Khi kết nạp mỗimộtđảngviên mới, cầnphảidựavào tiêu chuẩncủa người
đảng viên. Đặc biệt coi trọng tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng Đảng, đạo đức, lối
sống, năng lực hoàn thành nhiệm vụ; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện phương
châm, phương hướng, điều kiện và nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng viên, khắc
phục tình trạng chạy theo thành tích, số lượng, hạ thấp tiêu chuẩn.
Từ những phân tích trên có thể quan niệm: Chất lượng CTPTĐV là
người dân tộc Khmer của đảng bộ xã là tổng hợp những giá trị của các yếu
tố, các nội dung, hình thức biện pháp, các khâu, các bước, nguyên tắc, quy
28
trình, thủ tục của CTPTĐV; quy định và phản ánh mức độ đáp ứng về tiêu
chuẩn, số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNĐV của đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
trong từng giai đoạn cách mạng.
* Phương châm chấtlượng CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của đảng
bộ xã.
Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã là
vấn đề cơ bản, quan trọng phải tiến hành một cách tích cực, thận trọng, chú
trọng thành, cơ cấu ĐNĐV mới được kết nạp, thực hiện nghiêm túc quy trình,
thủ tục kết nạp đảng viên. Coi trọng chất lượng, chống khuynh hướng chạy
theo số lượng đơn thuần. Cần nhận thức sâu sắc vai trò của số lượng và chất
lượng ĐNĐV, quan hệ biện chứng giữa số lượng và chất lượng. Có số lượng
đảng viên hợp lý, các đảng bộ xã mới đảm bảo trong từng lĩnh vực, từng mặt
hoạt động đều có đảng viên trực tiếp lãnh đạo, phụ trách. Song, chất lượng
đảng viên được kết nạp là nhân tố rất quan trọng đảm bảo chất lượng lãnh đạo
của đảng bộ và làm tăng chất lượng ĐNĐV.
Phươngchâm, phương hướng trong Nghị quyết Trung ương ba (khóa VII)
về công tác phát triển đảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị: Công tác phát triển
đảngphảilàm tăng thêm sinhlực cho Đảng, trẻhóa đội ngũ, đảm bảo sự kế thừa
và pháttriển củaĐảng. Làm tốt công tác tạo nguồn để lựa chọn, bồi dưỡng, kết
nạp những người ưu tú, có đủ tiêu chuẩn vào đảng; chú ý các cơ sở trọng yếu,
những nơicònítvàchưacó đảngviên. Coitrọngchất lượng, không chạy theo số
lượng, bảo đảm chặt chẽ về nguyên tắc, đồng thời không định kiến hẹp hòi.
Phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã phải
luôn gắn chặt chẽ với việc xây dựng, củng cố đảng bộ, chi bộ và làm trong
sạch ĐNĐV. Đây là hai mặt của vấn đề XDĐ, có quan hệ hữu cơ, thống nhất,
tổ chức đảng vững mạnh, đảng viên tốt thì quần chúng sẽ tin tưởng, hăng hái
gia nhập vào hàng ngũ của Đảng và CTPTĐV đạt chất lượng, hiệu quả cao.
29
Mặt khác, phát triển đảng viên có chất lượng sẽ làm cho tổ chức đảng có
nguồn sinh lực và SCĐ cao, công tác XDĐ đạt kết quả cao hơn. Do đó, phải
xem xét công tác củng cố tổ chức đảng và phát triển đảng viên đều quan trọng
như nhau và là công việc thường xuyên của Đảng.
CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã phải được tiến
hành một cách tích cực, chủ động, bám sát các phong trào thi đua của quần
chúng. Để phát hiện những quần chúng ưu tú, các đảng bộ, chi bộ phải chủ
động đi vào phong trào hành động cách mạng của quần chúng mà điều tra, lựa
chọn, giáo dục, giác ngộ họ, tạo nguồn phát triển đảng viên. Đây là công việc
rất công phu, lâu dài, phải làm tích cực, thường xuyên và thận trọng.
CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã phải cảnh giác, đề
phòng những phần tử xấu, cơ hội, phản động chui vào hàng ngũ của Đảng. Để
các đảng bộ, chi bộ thực sự trong sạch, vững mạnh, có NLLĐ và SCĐ cao,
bên cạnh việc tăng cường kết nạp đảng viên mới có chất lượng, phải thường
xuyên sàng lọc ĐNĐV, kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn, tư
cách đảng viên ra khỏi Đảng. Đồng thời, cảnh giác, đề phòng những phần tử
cơ hội, phản động tìm cách lôi kéo đồng bào dân tộc, xúi dục quần chúng vào
Đảng để chống phá Đảng, phá hoại truyền thống đoàn kết các dân tộc anh em.
Vì vậy, trong xem xét, lựa chọn đối tượng kết nạp vào Đảng phải nắm vững
tiêu chuẩn đảng viên, thực hiện đúng các nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng
viên mà Điều lệ Đảng đã quy định, đảm bảo sự trong sạch của Đảng.
* Các yếu tố tạo thành chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer
của đảng bộ xã.
Một là, chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và
sự tham gia CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của các tổ chức, các lực lượng
ở địa phương.
Các cấp ủy, tổ chức đảng mà trực tiếp là thường vụ, đảng ủy, các chi bộ
trực tiếp thuộc đảng bộ xã là chủ thể trực tiếp quyết định chất lượng CTPTĐV
30
là người dân tộc Khmer. Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng có quán triệt sâu
sắc đường lối, chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện
ủy; nắm chắc địa bàn, đặc điểm nguồn phát triển đảng là người dân tộc
Khmer thì mới đề ra chủ trương, biện pháp kế hoạch CTPTĐV là người dân
tộc Khmer đúng đắn, có chất lượng; đồng thời có thực hiện nghiêm nguyên
tắc, phương châm, quá trình thủ tục phát triển đảng viên mới, quản lý, giáo
dục rèn luyện đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức.
Chất lượng CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của đảng bộ xã còn được
tạo nên bởi chất lượng hoạt động tham gia CTPTĐV của các tổ chức, các lực
lượng ở địa phương như: sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng
cấp huyện, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể quần
chúng ở xã và quần chúng nhân dân nơi đối tượng nguồn phát triển đảng viên
là người dân tộc Khmer sinh sống, sản xuất, học tập, công tác...
Hai là, chất lượng thực hiện các khâu, các bước, nội dung, hình thức,
biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer.
Chất lượng xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung, quy trình, hình
thức, biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer là yếu tố trực tiếp quyết
định đến chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở
tỉnh Bạc Liêu. Nếu việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung, hình thức,
biện pháp càng khoa học, chính xác, sát thực tế bao nhiêu, thì việc thực hiện
càng bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao. Ngược lại, việc xây dựng kế hoạch
không sát, nội dung, quy trình, biện pháp không đầy đủ và khâu tổ chức thực
hiện thiếu nghiêm túc, tùy tiện thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CTPTĐV là
người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã.
Ba là, chất lượng nguồn phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer.
Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer phụ thuộc rất lớn vào
chất lượng nguồn phát triển đảng viên. Chất lượng nguồn phát triển đảng
được biểu hiện ở số lượng, cơ cấu nguồn, đặc biệt là chất lượng nguồn được
31
thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, năng lực, nhất là
động cơ phấn đấu học tập, công tác, lao động sản xuất, phấn đấu vào đảng của
đối tượng. Nếu ở địa bàn xã mà số lượng nguồn phát triển đảng dồi dào, cơ
cấu hợp lý, có chất lượng cao thì chất lượng CTPTĐV là người dân tộc
Khmer của các đảng bộ xã sẽ cao. Ngược lại nguồn khan, hiếm, cơ cấu bất
hợp lý, chất lượng thấp thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CTPTĐV là người
dân tộc Khmer của các đảng bộ xã.
* Tiêu chí đánh giá chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của
các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
Thứ nhất, tiêu chí đánh giá về nhận thức, trách nhiệm, năng lực của
các chủ thể, lực lượng tiến hành CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các
đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Đây là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng
CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã. Chất lượng CTPTĐV
phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực
lượng tiến hành CTPTĐV. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá chất lượng
CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu, cần đi
sâu xem xét đánh giá nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy, tổ chức đảng và ý thức, vai trò trách nhiệm của các tổ chức,
các lực lượng tham gia CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Phải đánh giá rõ
được mức độ nghiên cứu, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, nghị
quyết, chỉ thị của cấp trên, vai trò tầm quan trọng của CTPTĐV là người dân
tộc Khmer của các tổ chức, các lực lượng. Đánh giá vai trò trách nhiệm và
năng lực của các cấp ủy, tổ chức đảng trong xác định chủ trương, biện pháp
lãnh đạo, xây dựng kế hoạch CTPTĐV, đánh giá vai trò, trách nhiệm của các
tổ chức, các lực lượng ở cơ sở trong xác định nội dung, lựa chọn hình thức,
biện pháp; chất lượng thực hiện phương châm, quy trình CTPTĐV là người
dân tộc Khmer. Đánh giá sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ
32
của cấp ủy, các cơ quan chức năng của huyện đối với CTPTĐV là người dân
tộc Khmer ở các xã.
Thứ hai, tiêu chí đánh giá về chất lượng thực hiện kế hoạch, nội dung,
hình thức, biện pháp, quy trình CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các
đảng bộ xã.
Đây là tiêu chí có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc đánh giá chất
lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, bởi chất lượng
CTPTĐV phụ thuộc chủ yếu trực tiếp vào kế hoạch, nội dung, hình thức, biện
pháp, quy trình CTPTĐV. Theo tiêu chí này cần tập trung đánh giá tính khoa
học, đúng đắn, phù hợp của kế hoạch, nội dung, sự phong phú, đa dạng của
các hình thức, biện pháp và chất lượng thực hiện phương châm, quy trình
CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các tổ chức, các lực lượng, cần đi sâu
vào đánh giá chất lượng, hiệu quả việc quán triệt các quan điểm, chủ trương
của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy vào cụ thể hóa xác định
chủ trương, biện pháp, xây dựng kế hoạch CTPTĐV hàng năm và từng nhiệm
kỳ của các đảng bộ xã. Đánh giá chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy sức
mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng ở cơ sở trong thực hiện nội
dung, quy trình, hình thức, biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer.
Thứ ba, chấtlượng, kết quả CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các
đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Đây là tiêu chí phản ánh tổng hợp chất lượng CTPTĐV là người
dân tộc Khmer của các đảng bộ xã. Nhận thức, trách nhiệm, năng lực của
các chủ thể, các lực lượng; chất lượng kế hoạch, nội dung, hình thức, biện
pháp CTPTĐV được thể hiện tập trung ở chất lượng, kết quả CTPTĐV
của các đảng bộ xã. Vì vậy, đánh giá phải đi sâu vào đánh giá chất lượng
nguồn phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer, số lượng đảng viên là
người dân tộc Khmer, cơ cấu về độ tuổi, giới tính, ngành nghề, địa bàn đã
hợp lý chưa, chất lượng từng người và cả đội ngũ đảng viên là người dân
33
tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu. Cần phải đánh giá chất
lượng của các đảng bộ xã, các chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, vai trò tiền
phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên là người dân tộc trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Các tiêu chí trên đây, có quan hệ mật thiết với nhau, quá trình đánh
giá chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phải đặt
và vận dụng các tiêu chí trong một chỉnh thể thống nhất, cụ thể để xem xét,
đánh giá một cách khách quan, toàn diện, gắn với điều kiện đặc điểm tình
hình cụ thể của từng địa phương.
1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công
tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở
tỉnh Bạc Liêu
1.2.1. Thực trạng chất lượng công tác phát triển đảng viên là người
dân tộc Khmer của các đảng bộ xã
* Những ưu điểm cơ bản:
Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường
xuyên, sâu sát của tỉnh ủy và các huyện ủy, cùng với sự tích cực, chủ động
của các đảng bộ xã, CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở
tỉnh Bạc Liêu đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi. Chất lượng đảng
viên mới được kết nạp ngày càng nâng lên; CTPTĐV được tiến hành thường
xuyên, đúng kế hoạch, có nền nếp, đúng quy trình, nguyên tắc, thủ tục, góp
phần xây dựng các đảng bộ xã ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực hiện
thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đây là cơ sở rất quan trọng để bổ sung
thêm những nhân tố mới, sinh lực mới cho Đảng, bảo đảm cơ cấu, tính liên
tục, kế thừa, phát triển, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Những ưu điểm
cơ bản của CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc
Liêu được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:
34
Một là, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các tổ chức, các lực lượng đã
thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CTPTĐV là người dân
tộc Khmer.
Các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu đều xác định CTPTĐV trong đồng
bào dân tộc Khmer là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đảng bộ. Các
đảng bộ xã đã thường xuyên quán triệt và chấp hành nghiêm túc đường lối,
chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ
thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy và có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh
đạo làm tốt CTPTĐV trong đồng bào dân tộc Khmer và coi đây là một trong
những nội dung biện pháp góp phần xây dựng các đảng bộ xã trong sạch,
vững mạnh. Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIV, nhiệm kỳ
2010 - 2015 đã xác định: “Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đảng viên theo
hướng trẻ hóa và coi trọng chất lượng; chú ý phát triển đảng viên là những
người tiêu biểu, ưu tú và những người có uy tín, tầng lớp dân cư, trongđồng bào
dân tộc Khmer, tôn giáo; tăng cường công tác quản lý đảng viên, kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm những đảng viên thoái hóa, biến chất, quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước”[35, tr.57].
CTPTĐV là người dân tộc Khmer được các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu
quan tâm thực hiện thường xuyên gắn liền với công tác xây dựng các đảng bộ,
chibộ trongsạch, vững mạnh. Kết quả CTPTĐV là người dân tộc Khmer được
coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu, đánh giá trách nhiệm và phân loại các tổ chức có liên quan đến
CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu.
Qua kết quả khảo sát điều tra xã hội học về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với CTPTĐV là người dân tộc
Khmer có 93% ý kiến cho rằng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã thường xuyên
quan tâm đến CTPTĐV là người dân tộc Khmer (phụ lục 8). Những năm qua
tuyệt đại đa số cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã thường xuyên quan tâm đến
35
công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức và những cá nhân tiêu
biểu là người dân tộc Khmer để bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng. Đồng
thời, thông qua trao đổi, tọa đàm cũng cho thấy hoạt động các chủ thể, các lực
lượng tham gia CTPTĐV đã có sự chuyển biến tích cực, phối hợp chặt chẽ
với nhau tạo thành động lực thúc đẩy CTPTĐVcủa các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc
Liêu ngày càng đi vào nền nếp. Đảng ủy xã và các chi bộ trực thuộc đảng ủy
xã đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với CTPTĐV là người
dân tộc Khmer, trước hết là để xây dựng những hạt nhân nòng cốt ở ấp, xã
nhằm nâng cao NLLĐ, SCĐ của từng đảng bộ, chi bộ thực hiện hoàn thành
tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Về lâu dài, ĐNĐV là người dân tộc Khmer
sẽ được chọn lọc là những cán bộ cốt cán ở cơ sở, có trình độ, năng lực, bản
lĩnh chính trị vững vàng, là nguồn bổ sung cán bộ người dân tộc thiểu số cho
các cấp, các ngành trong tỉnh.
Để tạo nguồn phát triển đảng ở vùng đồng bào Khmer, nâng cao nhận
thức chính trị cho quần chúng là người dân tộc Khmer, Tỉnh ủy đã tập trung
chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp
phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer và khắc phục tình trạng ấp
“trắng” đảng viên, chưa thành lập được chi bộ. Theo số liệu thời điểm năm
2005 toàn tỉnh còn 12 ấp “trắng” đảng viên và 04 ấp chưa có chi bộ, đến nay
100% ấp đều có đảng viên và có chi bộ.
Đảng ủy các xã đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ CTPTĐV, từng chi bộ
trực thuộc đã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer
trên cơ sở kế hoạch chung của đảng bộ các xã. Các chi bộ trực thuộc đã xây
dựng kế hoạch phát triển đảng viên từng năm và phân công nhiệm vụ cụ thể
cho từng đảng viên. Một số xã đã xác định những định hướng về tạo nguồn
kết nạp đảng viên là người dân tộc Khmer, nhiều chi bộ đã duy trì khá đều
đặn việc rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức và những cá nhân tiêu biểu là
người dân tộc Khmer để bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng, báo cáo danh
36
sách nguồn lên đảng ủy xã để cử đoàn viên là nguồn phát triển đảng viên đi
học các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng.
Các huyện ủy đã chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện xây
dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức cho đối tượng đảng.
Hằng năm, đều tổ chức đều đặn các lớp tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị
huyện, mỗi huyện tổ chức từ 2 đến 3 lớp mỗi năm. Khi có yêu cầu của các
đảng bộ xã, các lớp học này được Trung tâm tổ chức theo cụm xã. Các
đảng ủy xã đã cử đối tượng đi học các lớp nhận thức về Đảng tại Trung tâm
bồi dưỡng Chính trị huyện nhìn chung đủ số lượng, có chất lượng và tạo
điều kiện thuận lợi cho những người là đối tượng của Đảng đi học các lớp
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều nơi đã coi trọng sắp xếp công
việc cho họ, giao cho họ những công việc, những cương vị phù hợp ở ấp,
xã để thử thách, rèn luyện.
Các xã đề cao, coi trọng lãnh đạo chặt chẽ các tổ chức trong HTCT về
CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Hiệu quả lãnh đạo hoạt động của các tổ
chức trong HTCT ở cấp xã được nâng lên, các đoàn thể như Đoàn thanh niên,
Hội phụ nữ, Hội nông dân... đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, phát động tốt
các phong trào như xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phụ nữ giúp nhau
làm kinh tế gia đình, phong trào thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước... đó
chính là tiền đề để theo dõi, bồi dưỡng người dân tộc Khmer phấn đấu trở
thành đảng viên.
Đối với tổ chức Đoàn thanh niên, thông qua phong trào hành động cách
mạng, phát huy và thực hiện tốt vai trò xung kích, thực hiện chức năng đoàn
tham gia XDĐ. Đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện đoàn
viên thanh niên, bồi dưỡng giúp đỡ những đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho
cấp ủy xem xét kết nạp vào Đảng. Sau khi đã được kết nạp vào Đảng, tất cả
37
đảng viên trẻ còn đang ở tuổi sinh hoạt đoàn vẫn tiếp tục tham gia trong các tổ
chức đoàn. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các xã không
chỉ là nơi tập hợp, giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên, bồi dưỡng giúp
đỡ những đoàn viên ưu tú phấn đấu trở thành đảng viên mà còn là nơi để đảng
viên trẻ phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, rèn luyện trưởng thành trong
phong trào hoạt động thực tiễn. Tổ chức đoàn cũng đã làm tốt việc nhận xét,
góp ý kiến đề nghị chuyển đảng chính thức cho đảng viên trẻ theo đúng chức
năng, nhiệm vụ của mình.
Ở những xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, cấp ủy những nơi này đã
chỉ đạo giao cho đảng viên là người Khmer theo dõi, giúp đỡ quần chúng là
người Khmer. Theo đó, các địa phương đã cử đảng viên là người dân tộc
Khmer công tác tại các xã về ấp chưa có đảng viên tại chỗ để tham gia sinh
hoạt, gây dựng phong trào, phát hiện, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng;
mở rộng đối tượng tạo nguồn là các vị sư sãi trong các Chùa, người có uy tín
trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Thông qua hoạt động các phong trào ở
cơ sở, các tổ chức đoàn thể đã lựa chọn, giới thiệu nhiều quần chúng ưu tú để
tổ chức đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Ðảng. Đặc biệt, với sự tham gia
tích cực của Đoàn thanh niên, công tác mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp
thanh niên, phát triển đảng viên trong lực lượng đoàn viên, hội viên thanh
niên là người dân tộc Khmer được thực hiện có hiệu quả.
Điển hình trong công tác tập hợp, vận động, phát triển đảng viên thông
qua Đoàn thanh niên có hiệu quả là Chi đoàn Chùa Ghositaram, xã Hưng Hội.
Được sự hướng dẫn hoạt động tích cực của đoàn cơ sở, sự ủng hộ của Ban
quản trị và trụ trì chùa, Chi đoàn Chùa Ghositaram được thành lập và hoạt
động có hiệu quả. Qua các phong trào, các tổ chức đoàn thể đã lựa chọn được
nhiều đoàn viên, hội viên ưu tú người dân tộc Khmer để giới thiệu cho tổ
chức đảng chăm bồi, phát triển Đảng, đặc biệt đã kết nạp được 02 chức sắc
tôn giáo vào Đảng (01 Phó đại đức và 01 A Cha).
38
Hai là, chất lượng thực hiện nội dung, quy trình, nguyên tắc thủ tục,
phương châm, phương hướng, nội dung hình thức biện pháp CTPTĐV là
người dân tộc Khmer ngày càng cao.
Nội dung, quy trình CTPTĐV nói chung và CTPTĐV là người dân tộc
Khmer nói riêng là vấn đề có tính nguyên tắc, bảo đảm cho công việc tiến
hành một cách khoa học, đúng trình tự, có chất lượng và hiệu quả cao. Quán
triệt sâu sắc vấn đề này, các đảng ủy xã và chi bộ trực thuộc đã thực hiện
nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên phù hợp với đặc
điểm tình hình nhiệm vụ của từng địa bàn ấp, xã đảm bảo sát đúng và có tính
khả thi cao.
Trong công tác bồi dưỡng nguồn phát triển đảng, đảng ủy và các chi bộ
đã chú trọng tập trung vào đối tượng là đoàn viên thanh niên và hội viên nòng
cốt các đoàn thể là người dân tộc Khmer để tạo nguồn phát triển đảng. Thực
hiện tốt quan điểm chỉ đạo của các cấp ủy là đẩy mạnh CTPTĐV trong đồng
bào dân tộc Khmer, theo phương châm coi trọng chất lượng, không chạy theo
số lượng, điều này được thể hiện ở số lượng đảng viên được kết nạp hằng
năm nhìn chung đều tăng, chất lượng được nâng lên, nhất là chất lượng chính
trị và hoạt động thực tiễn tại địa phương.
Việc thực hiện phương châm, nguyên tắc, thủ tục, quy trình tiến hành
CTPTĐVđượccácchibộ, đảngủy các xã thực hiện nghiêm túc; các thủ tục xét
duyệt, chuẩn y kết nạp đảng viên đã được các cấp ủy cơ sở và cấp ủy có thẩm
quyền quan tâm cải tiến, đổi mới. Việc rèn luyện, thử thách đối tượng kết nạp
vào Đảngđược thực hiện chặt chẽ, có chất lượng, các đảng ủy xã đều xác định
đây là khâu rất quan trọng, tuy nhiên trên thực tế cần đề phòng hai khuynh
hướng sau:khuynh hướng thứ nhất, nhiều đốitượng ưu tú dám đấu tranh bảo vệ
sựthật, songvì lợi íchnhất thời, tư tưởng níu kéo, cục bộ nên không được nhất
trí giới thiệu sang tổ chức đảng, nên không được tổ chức đảng chú ý giáo dục,
rèn luyện để kết nạp vào Đảng; khuynh hướng thứ hai, quá nể nang, giới thiệu
39
cho xongviệc, chỉ nêu ưu điểm mà không vạch rõ khuyết điểm để tổ chức đảng
có phươnghướng tiếp tục bồidưỡng, giáo dục, khoántrắng việc này cho tổ chức
đảng. Hai khuynh hướng này, ở những mức độ khác nhau, hầu như ở nơi nào
cũng có. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các huyện ủy trong tỉnh đã chỉ
đạo chặt chẽ, từng bước khắc phục cả hai khuynh hướng này đạt kết quả.
Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng đảng viên
mới kết nạp, từ năm 2005 đến nay, 100% đảng viên mới được kết nạp là
người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu được chuyển đảng
chính thức đúng quy định, tuyệt đại đa số đảng viên sau kết nạp đều phát huy
tốt vị trí, vai trò của mình, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hành
động cách mạng ở địa phương.
Trong CTPTĐV, việc quy định tiêu chuẩn phát triển đảng viên là người
dân tộc Khmer đã được đảng ủy các xã thực hiện đúng theo Quy định số 45-
QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ
Đảng khóa XI; các hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và các quy định
của cấp ủy đã xác định cụ thể những tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo
đức, kết quả rèn luyện phấn đấu làm cơ sở cho đảng ủy và các chi bộ, các tổ
chức, các lực lượng triển khai thực hiện và từng cá nhân người dân tộc Khmer
lấy đó làm mục tiêu phấn đấu cho bản thân mình.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể, các tổ chức, các lực
lượng có liên quan ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu cơ bản đã thực hiện
được trách nhiệm của mình, xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ
thể cho từng năm, từng quý, từng tháng, cấp ủy các cấp đã quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo, các tổ chức, các lực lượng luôn cố gắng tiến hành các khâu, các bước,
quy trình, phương pháp CTPTĐV, hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu phát triển
đảng viên hằng năm đề ra. Công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng
viên được triển khai một cách tích cực, chủ động, kết hợp bồi dưỡng thông
40
qua thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và các phong trào thi đua hành
động cách mạng ở cơ sở.
Ba là, ĐNĐVlà ngườidântộcKhmerở các đảngbộxã của tỉnh BạcLiêu
tăng vềsố lượng, cơcấu cơ bản hợplý, chất lượng ngày càng được nâng cao.
ĐNĐV là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu
luôn phát huy tốt vai trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu đi đầu trong
các hoạt động phong trào ở cơ sở, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên, hằng năm được tiến hành nền
nếp. Theo kết quả tổng hợp, từ năm 2005 đến nay, tỷ lệ đảng viên mới được
kết nạp ngày càng tăng lên (Phụ lục 5,6,7).
Đảng bộ các xã thường xuyên làm tốt công tác phát hiện bồi dưỡng, rèn
luyện và lựa chọn chặt chẽ đối tượng Đảng ngay từ khi những cá nhân là
người dân tộc Khmer tham gia vào các tổ chức hội đoàn thể, tham gia công
tác, các phong trào ở địa phương nên chất lượng đảng viên là người dân tộc
Khmer được kết nạp luôn bảo đảm chất lượng tốt, có cơ cấu hợp lý, đảng viên
mới được kết nạp công tác ở nhiều ngành, lĩnh vực ở từng địa phương đơn vị,
tập trung nhiều nhất đảng viên mới được kết nạp là ở các ấp, các ban ngành
xã và giáo viên các trường học trên địa bàn các xã.
Trong những năm qua các cấp ủy Đảng đã đặc biệt quan tâm đến công
tác phát triển đảng trong đồng bào dân tộc. Toàn tỉnh hiện có 510 đảng viên là
người dân tộc Khmer, chiếm 2,55% tổng số đảng viên. Công tác xây dựng
quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc Khmer được
chú trọng; hiện toàn tỉnh có 1.223 cán bộ, công chức là người dân tộc Khmer.
Qua thực tiễn công tác hoặc tham gia các phong trào ở địa phương, các
đảng viên trẻ đã ý thức được trách nhiệm và vinh dự của mình, tích cực rèn
luyện, phấn đấu cả về nâng cao nhận thức, trình độ học vấn, cũng như phẩm
chất, năng lực và đạo đức, lối sống; 100% đảng viên trẻ tuyệt đối tin tưởng
vào đường lối, chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi
41
mới của đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có
phẩm chất đạo đức tốt, luôn ý thức trách nhiệm cao trong học tập, công tác và
rèn luyện, xây dựng các tổ chức trong HTCT ở cơ sở ngày càng trong sạch
vững mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, kỷ cương kỷ luật
của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, chủ
động khắc phục khó khăn, gương mẫu tiêu biểu, có ý chí phấn đấu vươn lên
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổng hợp kết quả bình xét phân tích đánh giá chất
lượng đảng viên là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu
hằng năm có 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ.
* Những hạn chế, khuyết điểm:
Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng
và các lực lượng tham gia CTPTĐV có mặt còn hạn chế.
CTPTĐV là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu
trong thời gian qua thực tế cho thấy, cònmột số cấp ủy, tổ chức đảng, các lực
lượng tham gia CTPTĐV trách nhiệm, nhận thức, trình độ, khả năng tiến hành
CTPTĐV có mặt còn hạn chế, phát huy vai trò, trách nhiệm theo chức năng,
nhiệm vụ chưa rõ ràng. Việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy một số
xã chưa thường xuyên, liên tục. Hiệu quả, chất lượng CTPTĐV không đồng
đều, còn có biểu hiện thiếu chặt chẽ trong thực hiện các quy trình, thủ tục theo
quy định, một ít nơi còn có biểu hiện buông lỏng, xem nhẹ CTPTĐV, hoặc
trong chỉ đạo chưa sát sao và chưa quan tâm đến các chi bộ ở ấp, trường
học..., thiếu kiểm tra, đôn đốc; một số nơi còn chạy theo số lượng đơn thuần,
hạ thấp chất lượng đảng viên hoặc quá cứng nhắc, định kiến, hẹp hòi, thiếu
kiên quyết trong CTPTĐV, làm giảm nhiệt tình rèn luyện phấn đấu của quần
chúng có động cơ đúng đắn vào Đảng.
Việc xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên, trong đó có phát triển
đảng viên là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã chưa được coi trọng, còn
chung chung, thiếu kế hoạch căn bản và dài hạn, định kỳ chưa xem xét điều
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...PinkHandmade
 

La actualidad más candente (20)

Luận văn: Quản lý đảng viên của các đảng bộ phường tại TPHCM
Luận văn: Quản lý đảng viên của các đảng bộ phường tại TPHCMLuận văn: Quản lý đảng viên của các đảng bộ phường tại TPHCM
Luận văn: Quản lý đảng viên của các đảng bộ phường tại TPHCM
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAYĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Tây Ninh, HAY
 
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâmLuận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
Luận văn: Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ quân sự thành phố HAY
 
Đề tài: Phát triển đảng viên trong thanh niên ở huyện Ba Vì, HAY
Đề tài: Phát triển đảng viên trong thanh niên ở huyện Ba Vì, HAYĐề tài: Phát triển đảng viên trong thanh niên ở huyện Ba Vì, HAY
Đề tài: Phát triển đảng viên trong thanh niên ở huyện Ba Vì, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện tỉnh Bạc Liêu, 9đ
 
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
LV: Công tác phát triển đảng viên của tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài n...
 
Luận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAY
Luận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAYLuận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAY
Luận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAY
 
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
Chất lượng công tác kiểm tra giá sát của quận huyện ủy thuộc Đảng bộ Thành ph...
 
Luận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủy
Luận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủyLuận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủy
Luận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủy
 
Công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã
Công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xãCông tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã
Công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên QuangLuận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
Luận án: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tại Tuyên Quang
 
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc BộLuận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
Luận án: Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ở ĐB bắc Bộ
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
 
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính tại UBND tỉnh Hưng Yên, HAY
 

Similar a Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer

Similar a Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer (20)

chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
 
Đề tài: Công tác phát triển đảng viên là người Khmer ở Bạc Liêu
Đề tài: Công tác phát triển đảng viên là người Khmer ở Bạc LiêuĐề tài: Công tác phát triển đảng viên là người Khmer ở Bạc Liêu
Đề tài: Công tác phát triển đảng viên là người Khmer ở Bạc Liêu
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng các đảng bộ ở tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng các đảng bộ ở tỉnh Bạc Liêu, HAYLuận văn: Nâng cao chất lượng các đảng bộ ở tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Nâng cao chất lượng các đảng bộ ở tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đảng viên ở các đảng bộ xã TPHCM
Luận văn: Nâng cao chất lượng đảng viên ở các đảng bộ xã TPHCMLuận văn: Nâng cao chất lượng đảng viên ở các đảng bộ xã TPHCM
Luận văn: Nâng cao chất lượng đảng viên ở các đảng bộ xã TPHCM
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐLuận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ĐH, CĐ
 
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
Luận văn: Công tác phát triển đảng viên trong sinh viên ở các trường cao đẳng...
 
Đề tài: Phát triển đảng viên ở các trường cao đẳng, đại học, HAY
Đề tài: Phát triển đảng viên ở các trường cao đẳng, đại học, HAYĐề tài: Phát triển đảng viên ở các trường cao đẳng, đại học, HAY
Đề tài: Phát triển đảng viên ở các trường cao đẳng, đại học, HAY
 
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
 
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãBồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpNâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 
Luận văn: Nâng cao năng lực của đảng uỷ phường quận Hà Đông
Luận văn: Nâng cao năng lực của đảng uỷ phường quận Hà ĐôngLuận văn: Nâng cao năng lực của đảng uỷ phường quận Hà Đông
Luận văn: Nâng cao năng lực của đảng uỷ phường quận Hà Đông
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
 
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xãLuận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
Luận văn: Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của đội ngũ bí thư đảng ủy cấp xã
 
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAYĐề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Phong cách lãnh đạo của bí thư đảng ủy tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, 9đ
 
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường thuộc Đảng bộ quận Hà Đông, thà...
 
Đề tài: Năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường quận Hà Đông, HAY
Đề tài: Năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường quận Hà Đông, HAYĐề tài: Năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường quận Hà Đông, HAY
Đề tài: Năng lực lãnh đạo của đảng uỷ phường quận Hà Đông, HAY
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ ấp tỉnh Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh LợiLuận văn: Năng lực lãnh đạo của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của các chi bộ ấp ở huyện Vĩnh Lợi
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Más de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Último

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 

Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HỒ THANH THỦY CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HỒ THANH THỦY CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH:XÂY DỰNG ĐẢNG VÀCHÍNHQUYỀN NHÀNƯỚC MÃ SỐ : 60 31 02 03 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN THẮNG HÀ NỘI - 2014
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Công tác phát triển đảng viên CTPTĐV Đội ngũ đảng viên ĐNĐV Hệ thống chính trị HTCT Năng lực lãnh đạo NLLĐ Tổ chức cơ sở đảng TCCSĐ Sức chiến đấu SCĐ Xây dựng Đảng XDĐ
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12 1.1. Các đảng bộ xã và chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu 12 1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu 33 Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY 52 2.1. Những yếu tố tác động và phương hướng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã hiện nay 52 2.2. Những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay 63 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 91
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn coi trọng CTPTĐV, chăm lo xây dựng ĐNĐV, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, là vấn đề có tính quy luật trong công tác XDĐ, có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của Đảng, sự thành bại của cách mạng. Chỉ thị 52-CT/TW, ngày 21 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị chỉ rõ: Kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính quy luật trong công tác XDĐ nhằm tăng cường thêm sức mạnh chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị xã hội sống, có quá trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, CTPTĐV là đòi hỏi tự nhiên, là quy luật tất yếu nhằm để bù đắp số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng ĐNĐV. Để có ĐNĐV đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, từng đảng viên có chất lượng tốt, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong các tổ chức của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong các thành phần dân tộc, giai cấp, tầng lớp, các nhóm dân cư, lứa tuổi... phải đặc biệt coi trọng kết nạp đảng viên, nhất là những nơi có ít và chưa có đảng viên. Đây là phương hướng phát triển đảng viên được Đảng ta chỉ ra và nhất quán thực hiện trong suốt quá trình XDĐ và lãnh đạo cách mạng. TCCSĐnóichung, các đảngbộ xã ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng có vị trí, vai trò rất quantrọng tronghệ thốngtổ chức và hoạt động của Đảng. Đảng bộ xã là nơi trực tiếp gắn bó với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng với dân, là hạt nhân chínhtrị lãnh đạo ở xã, nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước vào cuộc sống;đồng thời là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và tiến hành công tác phát triển đảng, sàng lọc đảng viên.
  • 6. 4 Nhận thức rõ được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đó, những năm qua cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở tỉnh Bạc Liêu luôn coi trọng và quan tâm CTPTĐV, nhất là CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Do đó CTPTĐV đã đạt được những kết quả quan trọng, số lượng đảng viên là người dân tộc Khmer ngày càng tăng, tuyệt đại đa số đảng viên là người dân tộc Khmer đã phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu, góp phần cải thiện cơ cấu và nâng cao chất lượng ĐNĐV của các đảng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các đảng bộ xã lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ công cuộc đổi mới ở địa phương. Tuy nhiên, CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định cả về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng; nội dung, hình thức, biện pháp chưa thật sát hợp, có lúc, có nơi còn chạy theo số lượng đơn thuần, coi nhẹ, hạ thấp chất lượng, tiêu chuẩn đảng viên hoặc xem nhẹ CTPTĐV là người dân tộc Khmer; hẹp hòi, định kiến, tuyệt đối hóa tiêu chuẩn đảng viên. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Các thế lực đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ hòng phá hoại Đảng, phá hoại công cuộc đổi mới trên đấtnước ta, trongđó cácthếlực thùđịchlợi dụng vấn đềdântộc, tôn giáo để thực hiện âm mưu đó. Trước yêu cầu xây dựng các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu thực sựtrongsạch,vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo thực hiệnthắng lợi các nhiệmvụ chínhtrị, đangđặtranhững yêu cầu mới đối với CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Vì vậy, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và mang tính cấp thiết.
  • 7. 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài CTPTĐV là một nhiệm vụ quan trọng, là một trong những nội dung then chốt của công tác XDĐ. Trong những năm qua Đảng ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị và có nhiều cơ quan, cán bộ khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiên cứu về CTPTĐV với nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu: * Những công trình nghiên cứu về nâng caochất lượng TCCSĐ cấp xã. “Công tác vận động giáo dân của tổ chức cơ sở đảng (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ lịch sử của Hoàng Mạnh Điền, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2001). Luận án đã phân tích thực trạng công tác vận động giáo dân của TCCSĐ (cấp xã) đồng bằng Bắc Bộ, chỉ ra những đặc điểm đặc thù và xác định yêu cầu đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường công tác vận động giáo dân của các TCCSĐ (cấp xã) ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. “Nâng caochất lượng tổ chức cơ sở đảng cấp xã ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay” (2002), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Văn Bé Tư. Theo tác giả chất lượng của TCCSĐ cấp xã là chất lượng lãnh đạo xây dựng HTCT ở cơ sở vững mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, ức hiếp nhân dân, lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và thực hiện có hiệu quả xây dựng đảng bộ theo nghị quyết, Điều lệ Đảng. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân của thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng các đảng bộ cấp xã hiện nay. “Chấtlượng các đảng bộxã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa giaiđoạn hiện nay” (2004), Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam của Lê Xuân Thành. Tác giả luận văn đã đưa ra quan niệm về chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng, đánh giá thực trạng chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa, đề xuất những
  • 8. 6 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng các đảng bộ xã vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa hiện nay. “Chất lượng các đảng bộ xã có đồng bào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ hiện nay”, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị của Phạm Thanh Kiều, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008). Luận án đã luận giải làm rõ vai trò, chức năng, đặc điểm của các xã có đồng bào theo đạo thiên chúa, phân tích những vấn đề cơ bản về chất lượng các đảng bộ xã có đồng bào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nguyên nhân, luận án đã xác định mục tiêu, phương hướng, đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng các đảng bộ xã có đồng bào theo đạo thiên chúa ở miền Đông Nam Bộ đến năm 2020. Dương Trung Ý, Nâng cao chất lượng đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb CTQG, H, 2012. Tác giả đã luận giải làm rõ yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với các đảng bộ xã trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; thực trạng chất lượng các đảng bộ xã và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng các đảng bộ xã giai đoạn hiện nay. * Những công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng CTPTĐV. Lê Văn Lượng (2002), Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam. Luận văn đã phân tích đặc điểm của CTPTĐV và đối tượng đoàn viên, thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn; luận giải những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng CTPTĐV trong thanh niên các dân tộc thiểu số; đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định phương hướng, yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTPTĐV trong thanh niên các dân tộc thiểu số ở nông thôn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay.
  • 9. 7 Nguyễn Chí Tính (2004), Nâng caochất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả đã đi sâu phân tích vai trò, đặc điểm của đội ngũ đảng viên hoạt động ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang hiện nay, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ đảng viên và chỉ ra những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ đảng viên. Xác định phương hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ xã tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn Văn Chất (2005), Nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện đảng viên là học viên người dân tộc thiểu số đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị Quân sự trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam. Tác giả luận văn đã đi sâu phân tích đặc điểm của đảng viên là học viên người dân tộc thiểu số với những nét đặc trưng về văn hóa, phong tục, tập quán, cá tính, tâm lý. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục rèn luyện đảng viên là học viên, luận văn đã đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện đảng viên là học viên người dân tộc thiểu số đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Học viện Chính trị hiện nay. Lê Văn Cương (2005), Công tác phát triển đảng viên trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam. Luận văn đã phân tích vai trò của xã và đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa, đặc điểm, vai trò của nữ thanh niên dân tộc thiểu số. Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận CTPTĐV trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số; trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, xác định phương hướng, yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường CTPTĐV trong nữ thanh niên dân tộc thiểu số của các đảng bộ xã miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay.
  • 10. 8 Nguyễn Thị Ngọc Loan (2006), Chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách ở các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đề tài này, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vai trò chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Từ đó, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là cán bộ chuyên trách của các phường thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. Nguyễn Văn Hào (2013), Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam. Tác giả đã phân tích làm rõ đặc điểm, nhiệm vụ của các đảng bộ và CTPTĐV của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng, đề xuất những giải pháp đẩy mạnh CTPTĐV trong thanh niên của các đảng bộ xã ở Thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, trên phạm vi cả nước còncó một số công trình khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách, các bài báo viết nghiên cứu về nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng ĐNĐV như: Nguyễn Văn Giang, Nâng cao chất lượng đảng viên là người theo đạo ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, 2003. Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí XDĐ, Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, 2004, T1. Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí XDĐ, Nâng caochất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên - 2005 - T2. Hà Sơn Long (2006), Xây dựng đội ngũ đảng viên là người dân tộc thiểu số ở các đảng bộ xã tỉnh Cao Bằng giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành XDĐ Cộng sản Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Ban Tổ chức
  • 11. 9 Trung ương - Tạp chí XDĐ, Pháttriển đảng viên ở “Thủ đôgió ngàn” - 2013 – T33. Ban Chấp hành Trung ương - Tạp chí Cộng sản, Xây dựng đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số - 2014 - T21. Ban Tổ chức Trung ương - Tạp chí XDĐ, Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở người Khmer các tỉnh Tây Nam Bộ - 2014 – T35. Ban Chấp hành Trung ương - Tạp chí Cộng sản, Bắc Ninh nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên - 2014 – T14. Các công trình khoa học, luận văn, luận án nêu trên của các cơ quan, các tác giả đã đi sâu phân tích những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượng đảng viên và xây dựng ĐNĐV, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng ĐNĐV nói chung hoặc một đối tượng đảng viên cụ thể. Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học đề cập đến CTPTĐV và xây dựng, giáo dục rèn luyện ĐNĐV. Nhìn tổng quát, trong những năm qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn đã công bố. Những công trình đó đã dựa chắc vào học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân, tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng và XDĐ, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và CTPTĐV nói riêng, để luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn CTPTĐV, đưa ra quan niệm về chất lượng, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTPTĐV và xây dựng ĐNĐV. Tuy nhiên, do đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của mỗi công trình khác nhau. Do đó, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản hệ thống, toàn diện, cụ thể về chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
  • 12. 10 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Phạm vi điều tra khảo sát là các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer: xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi; xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình và xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân. Các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài giới hạn từ năm 2005 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đề tài * Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng về
  • 13. 11 XDĐ; Điều lệ Đảng và văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Tổ chức Trung ương; các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của tỉnh ủy và ban tổ chức tỉnh ủy Bạc Liêu về CTPTĐV và xây dựng ĐNĐV. Luận văn có kế thừa, tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan. * Cơ sở thực tiễn Hiện thực CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu; tham khảo các tài liệu, số liệu trong các báo cáo tổng kết về công tác XDĐ, CTPTĐVcủa huyện ủy và ban tổ chức các huyện ủy, của tỉnh ủy và ban tổ chức tỉnh ủy Bạc Liêu từ năm 2005 đến nay và các số liệu điều tra, khảo sát của tác giả. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp xin ý kiến chuyên gia. 6. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cho các cấp ủy, đảng bộ, chi bộ của các xã, phường, thị trấn của tỉnh Bạc Liêu trong lãnh đạo, chỉ đạo CTPTĐV là người dân tộc Khmer hiện nay. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn XDĐ ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 14. 12 Chương 1 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC KHMER CỦA CÁC ĐẢNG BỘ XÃ Ở TỈNH BẠC LIÊU - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các đảng bộ xã và chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu 1.1.1. Cácđảng bộxã và công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu * Khái quát về tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu là tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau miền đất cực Nam của Tổ quốc. Cáchthành phố Hồ Chí Minh 280 km, thành phố Cần Thơ 110 km về phía Bắc và cách thành phố Cà Mau 67 km về phía Nam. Phía Bắc giáp các tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, Đôngvà ĐôngBắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp tỉnh CàMau, Đôngvà ĐôngNam giáp biển Đông. Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.570 km2, bằng 1/16 diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có bờ biển dài 56 km, với các cửa biển quan trọng như: Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, là nơi trung chuyển hàng hóa của nhiều cơ sở kinh tế trong và ngoài tỉnh. Theo số liệu thống kê dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2010 là 867.750 người, bằng 5,02% dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long và gần bằng 1% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình là 338 người/km2. Về giới tính, dân số nam chiếm 49,85%, nữ chiếm 50,15%. Dân số khu vực thành thị là 26,53%, khu vực nông thôn là 73,47%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,22%. Trong các dân tộc sinh sống ở Bạc Liêu, người kinh có 779.910 người, chiếm 89,87%; người Khmer có 67.625 người, chiếm 7,79%; người Hoa 20.215 người, chiếm 2,34%, còn lại là các dân tộc khác. Bạc Liêu hiện có 06 huyện và 01 thành phố thuộc tỉnh gồm: huyện Vĩnh Lợi, Hòa Bình, Hồng Dân, Phước Long, Đông Hải, Giá Rai và thành phố Bạc Liêu; có 64 đơn vị cấp xã (xã, phường, thị trấn). Trong đó, có 07 phường, 07 thị trấn và 50 xã.
  • 15. 13 Kinh tế, xã hội ở Bạc Liêu những năm gần đây có sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 11,57%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, các ngành phi nông nghiệp phát triển nhanh theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để thu hút lao động, nâng cao mức sống nhân dân. Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, hạ tầng cơ sở điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế... đã được đầu tư xây dựng đồng bộ. Các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phần lớn sống đan xen trong cộng đồng, chungsốngthuận hòa, cùng nhau lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, trìnhđộ pháttriển không đồng đều nên người dân tộc Khmer phần đông có đời sống khó khăn hơn các dân tộc khác. Người Hoa tập trung nhiều ở các đô thị, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán có mức thu nhập khá hơn. Trongkhi đó ngườiKhmer sinh sốngtập trung ở các phum, sóc, ở vùng sâu, vùng xa, đời sống gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, nhờ chươngtrình134, chương trình135 đãđược đầutư nhiều côngtrìnhphục vụ sản xuất và dân sinh nên cuộc sốngcủađồngbào Khmer đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc Khmer năm 2000 là 72% đến năm 2010 giảm xuống còn 26%, cơ bản được giải quyết về nhà ở, đất sản xuất và việc làm. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Bạc Liêu vẫn còn nhiều khó khăn, chậm phát triển so với các tỉnh bạn trong khu vực. Đời sống một bộ phận nhân dân cũng còn nghèo, đặc biệt là vùng sâu, vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Khoảng cách giàu nghèo ở vùng nông thôn so với thành thị ngày càng tăng; số lao động không có việc làm và việc làm không ổn định, nhất là một tỉnh thế mạnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng trước tình hình sản xuất nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn như hiện nay là những vấn đề nan giải đang đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền cần phải giải quyết.
  • 16. 14 Mặt khác, HTCT ở cơ sở tuy đã được thường xuyên củng cố, xây dựng, nhưng chưa thật hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Chất lượng TCCSĐ và đảng viên còn nhiều hạn chế, là một tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhưng tổ chức đảng và đảng viên là người Khmer ít, chất lượng thấp. Bên cạnh đó, tình hình trong dân tộc Khmer nổi lên một số vấn đề nhạy cảm, phức tạp, một số đối tượng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo phản động, chống phá Đảng và nhà nước ta, chúng mốc nối, cài cắm lực lượng ngầm, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ đồng bào trong dân tộc Khmer khiếu kiện, vượt biên qua biên giới Campuchia trái phép, kích động đấu tranh đòi lại cái gọi là “Nhà nước Khmer Krôm”, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Những đặc điểm trên đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để xác định đúng nội dung, yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay. * Đặc điểm tình hình dân tộc Khmer các xã ở tỉnh Bạc Liêu. Đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Bạc Liêu có 67.625 người, chiếm gần 7,79% dân số toàn tỉnh, đa số đồngbào sinh sống tại các xã, ấp vùng sâu, vùng xa, có đời sống kinh tế khó khăn. Đồng bào dân tộc Khmer có phong tục, tập quán và đặc trưng văn hóa riêng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa đa dạng ở Bạc Liêu. Các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống như: xã Hưng Hội của huyện Vĩnh Lợi; xã Vĩnh Bình của huyện Hòa Bình; xã Lộc Ninh của huyện Hồng Dân. Dân tộc Khmer có truyền thống văn hóa lâu đời. Trong quá trình phát triển, văn hóa dân tộc Khmer đã định hình và phản ánh thực tế văn hóa phong phú và đa dạng của nhiều thế hệ người Khmer. Đó là việc hình thành và phát
  • 17. 15 triển hệ thống chữ viết, phong tục, tập quán, lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi của dân tộc mình. Đặc trưng nổibật tronglối sốngcủađồngbào dântộc Khmer là hình thức tổ chức cưtrú theo phum, sóc. Phum, sóclà những đơnvị cư trú trongtổ chức xã hộicổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, ràng buộc nhau bởi các quan hệ về phong tục, tập quán, lễ nghi mà ngôi chùa là trung tâm điều khiển. Theo truyền thống, việc quản lý phum, sóc thuộc về một Ban quản trị mà người đứng đầu được gọi là “Mê phum”, “Mê sóc”. Những thành viên trong Ban quản trị được nhân dântuyển chọntrongsố những người đàn ông lớn tuổi, có uy tín, có trình độ học vấn, hiểu biết phong tục, tập quán của cộng đồng và có tinh thần trách nhiệm cao đốivới người dân. Trách nhiệm của Ban quản trị, Mê phum, Mê sóc là thay mặt nhân dân trongphum, sóc điềuhành các công việc chung của phum, sóc, quan hệ với các cộng đồng bên ngoài; đặc biệt là quan hệ với nhà chùa. Chùa Khmer là ngôi nhà chung của đồng bào dân tộc Khmer, nơi họ gửi gắm hầu như trọnvẹn niềm tin, sự kínhtrọng vào Đức Phật, mà hiện thân trực tiếp là các vị Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, nhà sư… Đối với mỗi người dân Khmer, những sinh hoạt nghi lễ trongnhà chùacó ý nghĩa đặc biệt quantrọng về tâm linh. Mỗi người có thể ít nhiều hoặc không tham gia các công việc của xã, ấp, nhưng không thể khôngtham gia côngviệc của nhà chùa, vì lợi ích tinh thần của họ hầu như gắn bó với chùa nhiều hơn là gắn bó với xã, ấp. Mặc dù đang sốngtrongmột xã hội hiện đại với nhiều nét đổi thay do công cuộc đổi mới đất nước đem lại, song các thiết chế văn hóa, xã hội cổ truyền vẫn đang ảnh hưởng và chi phối cuộc sống hằng ngày của người dân Khmer. Trong lối sống của đồng bào dân tộc Khmer nổi bật là tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau; đồng bào luôn cần cù trong lao động sản xuất, chịu thương, chịu khó. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nhất là từ khi thực hiện Chỉ thị 68-CT/TW, ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư (khóa VI) về công tác ở vùng
  • 18. 16 đồng bào dân tộc Khmer, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia 134, 135… nên đời sống mọi mặt trong đồng bào dân tộc Khmer có sự thay đổi rõ rệt, trình độ dân trí được nâng cao đáng kể, đẩy lùi các hủ tục lạc lậu. Trong đó, đi đầu là lực lượng thanh niên trẻ họ không những hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế mà còn tích cực trong các phong trào của Đoàn, của Hội. Từ những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ngày nay đồng bào dân tộc Khmer luôn mở rộng giao lưu về văn hóa - xã hội, làm ăn kinh tế và đồng bào đang tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường. Nhiều tấm gương, mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi là người dân tộc Khmer xuất hiện. Điều đó chứng tỏ đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Bạc Liêu đã và đang phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Đời sống vật chất được nâng lên, góp phần làm cho đời sống tinh thần trong đồng bào dân tộc Khmer thêm phong phú. Họ rất phấn khởi, tin tưởng vào Đảng và chính quyền, do vậy đồng bào đã tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị - xã hội, như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…, các đoàn viên, hội viên ngày càng có xu hướng tích cực phấn đấu vào Đảng. * Các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu - Đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ. Đặc điểm: Với dân số thuộc vào loại thấp nhất Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu là đảng bộ có số đảng viên tương đối ít. Số đảng bộ xã cũng chiếm tỷ lệ thấp so với TCCSĐ toàn tỉnh (18,6%). Tuy nhiên, số lượng đảng viên nông thôn lại chiếm tỷ lệ khá cao. Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bạc Liêu cuối năm 2013, toàn tỉnh có 344 TCCSĐ với 20.254 đảng viên. Trong đó, chỉ có 50 đảng bộ xã, với 8.391 đảng viên, chiếm tới 41,42% tổng số đảng viên toàn tỉnh.
  • 19. 17 Tất cả 50 xã ở tỉnh Bạc Liêu đều thành lập đảng bộ theo quy định và có số lượng đảng viên trên 30 đồng chí, trực thuộc đảng bộ xã đa số là các chi bộ ấp, cách sắp xếp các chi bộ tương đối hợp lý theo địa bàn ấp, liên ấp, khu dân cư, một số chi bộ đông đảng viên có chia tổ đảng, không có thành lập đảng bộ bộ phận dưới các đảng bộ xã. Ở các đảng bộ xã, số lượng đảng viên cũng không đồng đều và do đó số chi bộ trực thuộc cũng rất khác nhau. Đa số đảng viên ở các đảng bộ xã có tuổi đời trẻ (bình quân là 32,7 tuổi), hăng hái trong lao động sản xuất và nhiệt tình trong công tác, tuổi đời đảng viên mới kết nạp cũng ngày càng trẻ hóa. Đây là những điều kiện thuận lợi để đảng viên ở các đảng bộ xã đi đầu trong tiếp nhận tiến bộ khoa học, kỹ thuật và hướng dẫn nông dân áp dụng vào phát triển sản xuất. Trình độ học vấn của các đảng viên ở các đảng bộ xã thấp hơn so với trình độ học vấn của đảng viên ở các loại hình TCCSĐ khác. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật của ĐNĐV ở các xã là không có đảng viên mù chữ. Dù trình độ khi mới kết nạp của đảng viên ngày càng nâng cao và tuổi đời ngày càng trẻ hóa, nhưng nhìn chung trình độ, năng lực của ĐNĐV ở xã còn hụt hẫng so với nhu cầu phát triển của xã hội, một bộ phận đảng viên, đặc biệt là đảng viên Khmer còn có khó khăn về đời sống. ĐNĐV và các tổ chức đảng trực thuộc của các đảng bộ xã là tương đối thuần nhất: phần lớn đảng viên là nông dân và cán bộ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp công tác đảng, nhà nước, đoàn thể ở xã và cán bộ ấp. Số đảng bộ có đảng viên là người dân tộc Khmer không nhiều (3,12%). Một số lượng rất nhỏ đảng viên là cán bộ nghỉ hưu, mất sức (0,2%), gốc tôn giáo (0,51%). Trong số 551 chi bộ thuộc 50 đảng bộ xã thì có tới 489 (89%) chi bộ ấp và liên ấp, số còn lại là chi bộ cơ quan và trường học, một số chi bộ khu dân cư nằm ở địa bàn ven quốc lộ có đặc thù tương đối khác tạo nên sự đa dạng trong hoạt động
  • 20. 18 lãnh đạo của các đảng bộ xã. Các đảng bộ xã thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn với cơ cấu kinh tế phong phú, đa dạng, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu. Kinh tế công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ trên các địa bàn xã còn nhỏ bé. Từ phân tích trên, quan niệm: Các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là nền tảng của Đảng ởnông thôn, là loại hình tổ chức chiếm phần lớn tổ chức đảng và đảng viên của đảng bộtỉnh, là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện và pháttriển ĐNĐV ở nông thôn. Cácđảng bộ xã là hạt nhân chính trị ở xã, trực tiếp lãnh đạo giai cấp nông dân thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, nhấtlà đường lối phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; có vai trò quantrọng trong xâydựng khốiđại đoàn kếttoàn dân,thếtrận an ninhnhândân, quốcphòng toàn dân, là cầu nối giữa Đảngvớinhân dân, nắmbắttâmtư, nguyệnvọngchínhđángcủanôngdân đểphản ánhvớiĐảng. NơinhândâncungcấpchoĐảngnguồn lực, tốchất mới đểtăng cường sốlượng và chấtlượngĐNĐV choĐảng,nhấtlà trong đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu. Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã: Các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu là loại hình TCCSĐ ở xã, có chức năng, nhiệm vụ theo Quy định số 95-QĐ/TW, ngày 03/3/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã. Theo quy định này, chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ xã được cụ thể hóa thành những điểm chủ yếu sau: Chứcnăng: Đảng bộ cơ sở xã ở tỉnh Bạc Liêu là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng HTCT ở xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
  • 21. 19 Nhiệm vụ: Thứ nhất, lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, các đảng bộ xã lãnh đạo toàn diện, tức là các đảng bộ xã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Nhiệm vụ trọngtâm của các đảng bộ xã là tạo môi trường thuận lợi để pháttriển sảnxuất, kinh doanh, dịchvụ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước;xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh. Lãnh đạo chính quyền thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước, chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và chính sách hậu phương quân đội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Thứ hai, lãnh đạo công tác tư tưởng. Các đảng bộ xã tiến hành công tác tư tưởng trong đảng bộ và lãnh đạo công tác tư tưởng trong nhân dân; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở khu dân cư, xóm ấp và trong từng gia đình, tuyên truyền và nhân rộng các nhân tố tích cực trên mọi lĩnh vực. Tuyên truyền và vận động cho nhân dân hiểu và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để giải quyết hoặc báo cáo lên cấp trên giải quyết. Lãnh đạo đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chống tư tưởng cơ hội, bảo thủ và các hủ tục lạc hậu; chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Thứ ba, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ.
  • 22. 20 Các đảng bộ xã lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong HTCT, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp ở cơ sở vững mạnh; tiến hành các khâu của công tác cán bộ, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ. Xây dựng quy chế về công tác tổ chức, cán bộ; quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ cơ sở; đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia các cơ quan của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý. Thứtư, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Các đảng bộ xã lãnh đạo xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở xã vững mạnh, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ của mỗi đoàn thể. Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, về công tác dân tộc, tôn giáo. Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của địa phương. Thứnăm, xây dựng tổ chức đảng. Các đảng bộ xã tiến hành các hoạt động XDĐ; đề ra nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, gắn liền với việc xây dựng, củng cố HTCT ở cơ sở, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ; thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. Giáo dục, rèn luyện ĐNĐV; xây dựng kế hoạch và biện pháp quản lý, phân công nhiệm vụ và tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, làm tốt nhiệm vụ động viên, khen thưởng, kỷ luật đảng viên và công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên. Xây dựng cấp ủy và bí thư cấp ủy đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, thực sự là trung tâm đoàn kết, hoạt động có hiệu quả. Cấp ủy thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm.
  • 23. 21 Vai trò của các đảng bộ xã: Vai trò của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu xuất phát từ luận điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về vai trò của TCCSĐ và được kiểm nghiệm, khẳng định. C. Mác, F.Ăngghen, V.I. Lênin cho rằng: TCCSĐ là nền tảng của Đảng và hạt nhân chính trị ở cơ sở; là nơi quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên; nơi Đảng thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, giác ngộ quần chúng công nhân, nông dân, lãnh đạo họ đấu tranh chống giai cấp tư sản, bọn áp bức, bóc lột, giành chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin, vai trò hạt nhân chính trị của TCCSĐ được thể hiện trên hai phương diện: đối với bản thân Đảng, TCCSĐ là nền tảng của Đảng; đối với xã hội, TCCSĐ là hạt nhân chính trị của các cơ sở xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển luận điểm nêu trên phù hợp với nước ta, Người viết: “Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt” [27, tr.113]. Đồng thời, khẳng định vai trò TCCSĐ, đặc biệt là chi bộ đối với sự vững mạnh của Đảng và thắng lợi của cách mạng, là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện đảng viên. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn quan tâm đặc biệt đến các TCCSĐ. Bởi vậy, các TCCSĐ luôn giữ vai trò là nền tảng và là hạt nhân lãnh đạo chính trị, bảo đảm cho đường lối, chính sách của Đảng được cụ thể hóa và thực hiện thắng lợi. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) chỉ rõ: “TCCSĐ (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [21, tr.35]. Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh vai trò đặc biệt quan trọng của TCCSĐ, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay thì vai trò của TCCSĐ, trong đó có các đảng bộ xã trong cả nước nói chung và ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng lại càng quan trọng.
  • 24. 22 * Quan niệm CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã. Trong hoạt động thực tiễn, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời với việc khẳng định sức mạnh của tổ chức đã chỉ rõ cốt lõi của việc tạo dựng tổ chức chính là phát triển đảng viên và xây dựng ĐNĐV. Quán triệt và vận dụng sángtạo học thuyết Mác - Lênin về XDĐ, đặc biệt khi bàn về CTPTĐV, Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng “cũng ở trong xã hội”, Đảng là một cơ thể sống, tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, có hấp thu, có đào thải. Đảngphải có một số lượng đảng viên nhất định mới hình thành nên tổ chức đảng, sự nghiệp cách mạng của Đảng là sự nghiệp vĩ đại, lâu dài phảido nhiều thế hệ chiến sĩ cộng sản tham gia gánh vác. Đảng phải liên hệ mật thiết với quần chúng, phải khôngngừng nâng cao chấtlượng lãnh đạo, sức chiến đấu tươngxứng với đòihỏi khách quan của tình hình nhiệm vụ. NLLĐ và SCĐ chỉ có thểtrên cơ sở số lượng, chất lượng ĐNĐV tương ứng. Do đó, Đảng phải thường xuyên làm tốt CTPTĐV. Tư tưởng xuyên suốt trong quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển đảng viên là coi trọng chất lượng cùng với việc xác định đúng tiêu chuẩn đảng viên, có phương hướng lựa chọn và những quy định chặt chẽ về điều kiện, thủ tục kết nạp quần chúng vào Đảng, Người cho rằng: Đảng mạnh không chỉ do số lượng đảng viên quyết định, số lượng đảng viên chỉ trở thành sức mạnh khi nó đạt được những yêu cầu về chất lượng, sức mạnh của Đảng không chỉ phụ thuộc vào số lượng, thành phần giai cấp của đảng viên mà chính là ở chất lượng đảng viên. Từ phân tích trên, có thể hiểu: CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộxã ở tỉnh BạcLiêu là tổng thể các hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cáctổ chức của HTCT ở địa phương, baogồm quá trình giới thiệu, lựa chọn, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thử thách, kết nạp những quầnchúng ưu tú là người dân tộc Khmer vào Đảng;được tiến hành theo những nguyên tắc, quy trình nhấtđịnh nhằm xây dựng, phát triển ĐNĐV có số lượng và cơ cấu
  • 25. 23 hợp lý, chất lượng ngày càng cao, góp phần nâng cao NLLĐ, SCĐ của các đảng bộ xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Quan niệm đã chỉ rõ: Mục đích của CTPTĐV là người dân tộc Khmer để bổ sung số lượng đảng viên trẻ, đảng viên là người dân tộc Khmer, tăng tỷ lệ lãnh đạo cho các chi bộ, đảng bộ, góp phần xây dựng các đảng bộ xã trong sạch, vững mạnh. Chủ thể tiến hành CTPTĐV là người dân tộc Khmer là hệ thống cấp ủy, tổ chức đảng, từ Tỉnh ủy, Huyện ủy, đến đảng ủy xã, chi bộ ấp, trong đó các cấp ủy, TCCSĐ trực tiếp tiến hành theo chức năng, phạm vi, nội dung quy định theo Điều lệ Đảng và các chỉ thị, nghị quyết, quy định hướng dẫn của Đảng về CTPTĐV. Lực lượng tham gia CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã bao gồm các tổ chức trong HTCT ở xã, tổ chức quần chúng và đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Đối tượng của CTPTĐV là những quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer đang sinh sống tại địa bàn các xã ở tỉnh Bạc Liêu. Phươngchâm,phươnghướng: tíchcực, thận trọng, coi trọng chất lượng, không chạytheo số lượng đơn thuần, phát triển đảng phải đi đôi với củng cố tổ chức đảng; giữ vững bản chất giai cấp công nhân, chăm lo bồi dưỡng kết nạp những quầnchúng ưu tú đủđiều kiện kết nạp vào Đảng, tập trung vào đối tượng người dântộc Khmer là cán bộ xã, ấp, giáo viên các trườnghọc, độingũ y bác sĩ và nhân viên các trạm y tế xã, đoàn viên, hội viên tiêu biểu của các đoàn thể, người có uy tín và lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc Khmer, các chức sắc, chức việc và ban quản trị các chùa khmer thể hiện sự mẫu mực, có nhận thức tốt về Đảng, có động cơ phấn đấu trong sáng, liên tục. Nội dung quy trình phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã theo các bước: Xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên mới là người dân tộc Khmer; tạo nguồn, bồi dưỡng, rèn luyện nguồn, tổ chức bồi
  • 26. 24 dưỡng kiến thức về Đảng cho quần chúng ưu tú; giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng; thực hiện nghiêm các thủ tục, lập hoàn chỉnh hồ sơ phát triển đảng viên; xác minh thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng, lấy ý kiến nhận xét của các tổ chứcđoànthể;chi bộ, đảng bộ xét đề nghị kết nạp đảng viên; cấp ủy cấp trên chuẩn y kết nạp quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer vào Đảng; đồng thời tiếp tục theo dõi, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đảng viên dự bị và xét công nhận đảng viên chính thức. Các nội dung quy trình phát triển đảng viên được tiến hành thường xuyên, liên tục, mỗi nội dung có vị trí, vai trò nhất định, song giữa chúng có mối quan hệ biện chứng tác động ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Vì vậy, CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu phải chú ý thực hiện đầy đủ, có chất lượng các bước, các khâu cụ thể, phù hợp. Hình thức, biện pháp: Tiến hành bằng nhiều hình thức, biện pháp như: Thông qua hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức, các lực lượng, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mở các lớp bồi dưỡng đối tượng đảng, quản lý, giáo dục rèn luyện nguồn kết nạp thông qua hoạt động thực tiễn, phân công đảng viên theo dõi, kèm cặp giúp đỡ quần chúng, kết hợp chặt chẽ tuyên truyền giáo dục của đảng viên, tổ chức đảng với quá trình tự tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của quần chúng. * Vai trò CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Một là, CTPTĐV là người dân tộc Khmer góp phần tăng cường số lượng, không ngừng nângcao NLLĐ và SCĐ của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Phát triển đảng viên là một nội dung trong xây dựng ĐNĐV, là khâu then chốt trong XDĐ; phát triển đảng viên là xây dựng đội ngũ của những người lãnh đạo, lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đây là nhân tố quan trọng làm tăng số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý ĐNĐV
  • 27. 25 của các đảng bộ xã, góp phần nâng cao NLLĐ và SCĐ của các đảng bộ, chi bộ ở các xã nhằm đảm bảo đủ sức lãnh đạo cách mạng trong tình hình mới. Hai là, công tác phát triển ĐNĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộxã góp phần tạo nguồn đội ngũ cán bộ cho từng địa phương, tạo ra hạt nhân cho phong trào quần chúng ở xã, ấp, trẻ hóa đội ngũ cán bộ cơ sở và xây dựng đội ngũ cán bộ của các đảng bộ xã có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ba là, CTPTĐV là người dân tộc Khmer góp phần quan trọng tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với đồng bào Khmer, xây dựng nền tảng của Đảng ở địa bàn nông thôn. Đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, là lực lượng trực tiếp đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; đồng thời cũng là người tổ chức cho nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Không chỉ là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã còn có vai trò trung tâm đoàn kết, khai thác, tập hợp mọi nguồn lực, trí tuệ của đảng viên và quần chúng, tổ chức và phát huy sức mạnh tập thể, động viên mọi người ra sức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Bốn là, CTPTĐV là người dân tộc Khmer ở các xã của tỉnh Bạc Liêu góp phần quan trọng nâng cao chất lượng ĐNĐV của các đảng bộ xã. Làm tốt CTPTĐV là người dân tộc Khmer góp phần bổ sung số lượng đảng viên trẻ, những người có trình độ, kiến thức, những người năng động, nhạy bén, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, từ đó khắc phục tình trạng “lão hóa đảng” ở các đảng bộ, chi bộ. Đẩy lùi những quan niệm bảo thủ, trì trệ, duy ý chí, lối làm việc theo tập quán và tâm lý tộc người trong một bộ phận cán bộ, đảng viên người dân tộc Khmer, góp phần nâng cao tầm trí tuệ của Đảng bộ, làm cho Đảng bộ các xã phát triển theo kịp sự phát triển chung trong toàn tỉnh.
  • 28. 26 * Đặc điểm CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Thứ nhất, đối tượng công tác phát triển đảng của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu khá đa dạng và không đồng đều. Đối tượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là cán bộ, đoàn viên, hội viên các đoàn thể và người dân Khmer đang sinh sống, lao động, công tác ở các xã. Do đặc thù về tập quán và điều kiện sinh sống của người dân Khmer nên đối tượng thành phần rất đa dạng tùy thuộc vào địa bàn cư trú, trình độ học vấn, hoạt động nghề nghiệp, vị thế xã hội trong cộng đồng, người dân tộc Khmer có thể có vị trí, chỗ đứng khác nhau trong cộng đồng xã hội của mình: có những người là chức sắc tôn giáo, có những người là trưởng tộc, đứng đầu một dòng họ, có những người là cán bộ ấp, xã, đa số còn lại là những người dân bình thường. Những người có vị thế xã hội cao trong cộng đồng dân tộc Khmer thường được đồng bào rất kính trọng và có uy tín cao. Thứ hai, công tác giáo dục, bồi dưỡng, tạo nguồn, phân công cán bộ, đảng viên giúp đỡ quần chúngphấn đấu trở thành đảng viên của các chi bộ, đảng bộ gặp nhiều khó khăn. Trình độ học vấn của đồng bào dân tộc Khmer còn thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện học tập thuận lợi để nâng cao trình độ mọi mặt; họ thường gặp nhiều khó khăn trong công tác và cuộc sống đời thường, một bộ phận cán bộ người dân tộc Khmer còn bàng quan, tư tưởng tự ty ảnh hưởng của tâm lý, tập quán cũ, thờ ơ trước cuộc sống và công tác đã kìm hãm tính năng động trong suy nghĩ và hành động, tác động ảnh hưởng lớn đến nguồn cán bộ, đảng viên cho Đảng. Thứ ba, môi trường công tác, học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành đảng viên của quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer của miền Tây Nam Bộ nói chung và BạcLiêu nói riêng có nét đặc thù riêng. Quần chúng ưu tú là người dân tộc Khmer sinh sống, hoạt động trên địa bàn rộng lớn ở nhiều ấp,
  • 29. 27 xã và trong môi trường xã hội phong phú, đa dạng, phức tạp; họ không những mang trong mình những nét chung của con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, mà cuộc sống cộng đồng dân tộc và cộng đồng dân cư tại nơi họ sinh sống đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành tâm lý, nhân cách của họ. Trong lịch sử mỗi dân tộc đều có hình thức tổ chức xã hội riêng, những phong tục tập quán, nếp nghĩ, cách làm đều in đậm những bản sắc riêng biệt. 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu * Quan niệm về chất lượng CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Chất lượng là một khái niệm phổ biến được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Tùy đối tượng sử dụng và góc độ tiếp cận, khái niệm chất lượng có ý nghĩa khác nhau. Khi nói tới chất lượng của một tổ chức, một hoạt động phải nói tới hai mặt: thứ nhất, là tổng hợp những phẩm chất, những giá trị, những đặc tính tạo nên bản chất của tổ chức, của hoạt động đó; thứ hai, những phẩm chất, những giá trị, những đặc tính đó đáp ứng yêu cầu, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó, mục tiêu, phương hướng của hoạt động đó. Theo ChủtịchHồ Chí Minh, khi pháttriển đảng cầnchọn lọc rất cẩn thận, phảixem trọng chất lượng quyết không nên làm một cách ồ ạt, không nên tham nhiều. Khi kết nạp mỗimộtđảngviên mới, cầnphảidựavào tiêu chuẩncủa người đảng viên. Đặc biệt coi trọng tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng Đảng, đạo đức, lối sống, năng lực hoàn thành nhiệm vụ; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện phương châm, phương hướng, điều kiện và nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng viên, khắc phục tình trạng chạy theo thành tích, số lượng, hạ thấp tiêu chuẩn. Từ những phân tích trên có thể quan niệm: Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của đảng bộ xã là tổng hợp những giá trị của các yếu tố, các nội dung, hình thức biện pháp, các khâu, các bước, nguyên tắc, quy
  • 30. 28 trình, thủ tục của CTPTĐV; quy định và phản ánh mức độ đáp ứng về tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu, chất lượng ĐNĐV của đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu trong từng giai đoạn cách mạng. * Phương châm chấtlượng CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của đảng bộ xã. Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã là vấn đề cơ bản, quan trọng phải tiến hành một cách tích cực, thận trọng, chú trọng thành, cơ cấu ĐNĐV mới được kết nạp, thực hiện nghiêm túc quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên. Coi trọng chất lượng, chống khuynh hướng chạy theo số lượng đơn thuần. Cần nhận thức sâu sắc vai trò của số lượng và chất lượng ĐNĐV, quan hệ biện chứng giữa số lượng và chất lượng. Có số lượng đảng viên hợp lý, các đảng bộ xã mới đảm bảo trong từng lĩnh vực, từng mặt hoạt động đều có đảng viên trực tiếp lãnh đạo, phụ trách. Song, chất lượng đảng viên được kết nạp là nhân tố rất quan trọng đảm bảo chất lượng lãnh đạo của đảng bộ và làm tăng chất lượng ĐNĐV. Phươngchâm, phương hướng trong Nghị quyết Trung ương ba (khóa VII) về công tác phát triển đảng đến nay vẫn còn nguyên giá trị: Công tác phát triển đảngphảilàm tăng thêm sinhlực cho Đảng, trẻhóa đội ngũ, đảm bảo sự kế thừa và pháttriển củaĐảng. Làm tốt công tác tạo nguồn để lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp những người ưu tú, có đủ tiêu chuẩn vào đảng; chú ý các cơ sở trọng yếu, những nơicònítvàchưacó đảngviên. Coitrọngchất lượng, không chạy theo số lượng, bảo đảm chặt chẽ về nguyên tắc, đồng thời không định kiến hẹp hòi. Phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã phải luôn gắn chặt chẽ với việc xây dựng, củng cố đảng bộ, chi bộ và làm trong sạch ĐNĐV. Đây là hai mặt của vấn đề XDĐ, có quan hệ hữu cơ, thống nhất, tổ chức đảng vững mạnh, đảng viên tốt thì quần chúng sẽ tin tưởng, hăng hái gia nhập vào hàng ngũ của Đảng và CTPTĐV đạt chất lượng, hiệu quả cao.
  • 31. 29 Mặt khác, phát triển đảng viên có chất lượng sẽ làm cho tổ chức đảng có nguồn sinh lực và SCĐ cao, công tác XDĐ đạt kết quả cao hơn. Do đó, phải xem xét công tác củng cố tổ chức đảng và phát triển đảng viên đều quan trọng như nhau và là công việc thường xuyên của Đảng. CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã phải được tiến hành một cách tích cực, chủ động, bám sát các phong trào thi đua của quần chúng. Để phát hiện những quần chúng ưu tú, các đảng bộ, chi bộ phải chủ động đi vào phong trào hành động cách mạng của quần chúng mà điều tra, lựa chọn, giáo dục, giác ngộ họ, tạo nguồn phát triển đảng viên. Đây là công việc rất công phu, lâu dài, phải làm tích cực, thường xuyên và thận trọng. CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã phải cảnh giác, đề phòng những phần tử xấu, cơ hội, phản động chui vào hàng ngũ của Đảng. Để các đảng bộ, chi bộ thực sự trong sạch, vững mạnh, có NLLĐ và SCĐ cao, bên cạnh việc tăng cường kết nạp đảng viên mới có chất lượng, phải thường xuyên sàng lọc ĐNĐV, kịp thời đưa những người không đủ tiêu chuẩn, tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Đồng thời, cảnh giác, đề phòng những phần tử cơ hội, phản động tìm cách lôi kéo đồng bào dân tộc, xúi dục quần chúng vào Đảng để chống phá Đảng, phá hoại truyền thống đoàn kết các dân tộc anh em. Vì vậy, trong xem xét, lựa chọn đối tượng kết nạp vào Đảng phải nắm vững tiêu chuẩn đảng viên, thực hiện đúng các nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng viên mà Điều lệ Đảng đã quy định, đảm bảo sự trong sạch của Đảng. * Các yếu tố tạo thành chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của đảng bộ xã. Một là, chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và sự tham gia CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của các tổ chức, các lực lượng ở địa phương. Các cấp ủy, tổ chức đảng mà trực tiếp là thường vụ, đảng ủy, các chi bộ trực tiếp thuộc đảng bộ xã là chủ thể trực tiếp quyết định chất lượng CTPTĐV
  • 32. 30 là người dân tộc Khmer. Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng có quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy; nắm chắc địa bàn, đặc điểm nguồn phát triển đảng là người dân tộc Khmer thì mới đề ra chủ trương, biện pháp kế hoạch CTPTĐV là người dân tộc Khmer đúng đắn, có chất lượng; đồng thời có thực hiện nghiêm nguyên tắc, phương châm, quá trình thủ tục phát triển đảng viên mới, quản lý, giáo dục rèn luyện đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức. Chất lượng CTPTĐVlà người dân tộc Khmer của đảng bộ xã còn được tạo nên bởi chất lượng hoạt động tham gia CTPTĐV của các tổ chức, các lực lượng ở địa phương như: sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng cấp huyện, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể quần chúng ở xã và quần chúng nhân dân nơi đối tượng nguồn phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer sinh sống, sản xuất, học tập, công tác... Hai là, chất lượng thực hiện các khâu, các bước, nội dung, hình thức, biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Chất lượng xây dựng kế hoạch và thực hiện nội dung, quy trình, hình thức, biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer là yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Nếu việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn nội dung, hình thức, biện pháp càng khoa học, chính xác, sát thực tế bao nhiêu, thì việc thực hiện càng bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao. Ngược lại, việc xây dựng kế hoạch không sát, nội dung, quy trình, biện pháp không đầy đủ và khâu tổ chức thực hiện thiếu nghiêm túc, tùy tiện thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã. Ba là, chất lượng nguồn phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer. Chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn phát triển đảng viên. Chất lượng nguồn phát triển đảng được biểu hiện ở số lượng, cơ cấu nguồn, đặc biệt là chất lượng nguồn được
  • 33. 31 thể hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, năng lực, nhất là động cơ phấn đấu học tập, công tác, lao động sản xuất, phấn đấu vào đảng của đối tượng. Nếu ở địa bàn xã mà số lượng nguồn phát triển đảng dồi dào, cơ cấu hợp lý, có chất lượng cao thì chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã sẽ cao. Ngược lại nguồn khan, hiếm, cơ cấu bất hợp lý, chất lượng thấp thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã. * Tiêu chí đánh giá chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu Thứ nhất, tiêu chí đánh giá về nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực lượng tiến hành CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Đây là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã. Chất lượng CTPTĐV phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực lượng tiến hành CTPTĐV. Vì vậy, khi xem xét, đánh giá chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu, cần đi sâu xem xét đánh giá nhận thức, trách nhiệm, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và ý thức, vai trò trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng tham gia CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Phải đánh giá rõ được mức độ nghiên cứu, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, vai trò tầm quan trọng của CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các tổ chức, các lực lượng. Đánh giá vai trò trách nhiệm và năng lực của các cấp ủy, tổ chức đảng trong xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, xây dựng kế hoạch CTPTĐV, đánh giá vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng ở cơ sở trong xác định nội dung, lựa chọn hình thức, biện pháp; chất lượng thực hiện phương châm, quy trình CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Đánh giá sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ
  • 34. 32 của cấp ủy, các cơ quan chức năng của huyện đối với CTPTĐV là người dân tộc Khmer ở các xã. Thứ hai, tiêu chí đánh giá về chất lượng thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp, quy trình CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã. Đây là tiêu chí có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc đánh giá chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, bởi chất lượng CTPTĐV phụ thuộc chủ yếu trực tiếp vào kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp, quy trình CTPTĐV. Theo tiêu chí này cần tập trung đánh giá tính khoa học, đúng đắn, phù hợp của kế hoạch, nội dung, sự phong phú, đa dạng của các hình thức, biện pháp và chất lượng thực hiện phương châm, quy trình CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các tổ chức, các lực lượng, cần đi sâu vào đánh giá chất lượng, hiệu quả việc quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy vào cụ thể hóa xác định chủ trương, biện pháp, xây dựng kế hoạch CTPTĐV hàng năm và từng nhiệm kỳ của các đảng bộ xã. Đánh giá chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng ở cơ sở trong thực hiện nội dung, quy trình, hình thức, biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Thứ ba, chấtlượng, kết quả CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Đây là tiêu chí phản ánh tổng hợp chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã. Nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, các lực lượng; chất lượng kế hoạch, nội dung, hình thức, biện pháp CTPTĐV được thể hiện tập trung ở chất lượng, kết quả CTPTĐV của các đảng bộ xã. Vì vậy, đánh giá phải đi sâu vào đánh giá chất lượng nguồn phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer, số lượng đảng viên là người dân tộc Khmer, cơ cấu về độ tuổi, giới tính, ngành nghề, địa bàn đã hợp lý chưa, chất lượng từng người và cả đội ngũ đảng viên là người dân
  • 35. 33 tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu. Cần phải đánh giá chất lượng của các đảng bộ xã, các chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên là người dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các tiêu chí trên đây, có quan hệ mật thiết với nhau, quá trình đánh giá chất lượng CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã, phải đặt và vận dụng các tiêu chí trong một chỉnh thể thống nhất, cụ thể để xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, gắn với điều kiện đặc điểm tình hình cụ thể của từng địa phương. 1.2. Thực trạng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu 1.2.1. Thực trạng chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã * Những ưu điểm cơ bản: Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, sâu sát của tỉnh ủy và các huyện ủy, cùng với sự tích cực, chủ động của các đảng bộ xã, CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi. Chất lượng đảng viên mới được kết nạp ngày càng nâng lên; CTPTĐV được tiến hành thường xuyên, đúng kế hoạch, có nền nếp, đúng quy trình, nguyên tắc, thủ tục, góp phần xây dựng các đảng bộ xã ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đây là cơ sở rất quan trọng để bổ sung thêm những nhân tố mới, sinh lực mới cho Đảng, bảo đảm cơ cấu, tính liên tục, kế thừa, phát triển, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Những ưu điểm cơ bản của CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:
  • 36. 34 Một là, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các tổ chức, các lực lượng đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu đều xác định CTPTĐV trong đồng bào dân tộc Khmer là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đảng bộ. Các đảng bộ xã đã thường xuyên quán triệt và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy và có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo làm tốt CTPTĐV trong đồng bào dân tộc Khmer và coi đây là một trong những nội dung biện pháp góp phần xây dựng các đảng bộ xã trong sạch, vững mạnh. Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định: “Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đảng viên theo hướng trẻ hóa và coi trọng chất lượng; chú ý phát triển đảng viên là những người tiêu biểu, ưu tú và những người có uy tín, tầng lớp dân cư, trongđồng bào dân tộc Khmer, tôn giáo; tăng cường công tác quản lý đảng viên, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những đảng viên thoái hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước”[35, tr.57]. CTPTĐV là người dân tộc Khmer được các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu quan tâm thực hiện thường xuyên gắn liền với công tác xây dựng các đảng bộ, chibộ trongsạch, vững mạnh. Kết quả CTPTĐV là người dân tộc Khmer được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đánh giá trách nhiệm và phân loại các tổ chức có liên quan đến CTPTĐV là người dân tộc Khmer của các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu. Qua kết quả khảo sát điều tra xã hội học về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với CTPTĐV là người dân tộc Khmer có 93% ý kiến cho rằng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã thường xuyên quan tâm đến CTPTĐV là người dân tộc Khmer (phụ lục 8). Những năm qua tuyệt đại đa số cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã thường xuyên quan tâm đến
  • 37. 35 công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức và những cá nhân tiêu biểu là người dân tộc Khmer để bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng. Đồng thời, thông qua trao đổi, tọa đàm cũng cho thấy hoạt động các chủ thể, các lực lượng tham gia CTPTĐV đã có sự chuyển biến tích cực, phối hợp chặt chẽ với nhau tạo thành động lực thúc đẩy CTPTĐVcủa các đảng bộ xã ở tỉnh Bạc Liêu ngày càng đi vào nền nếp. Đảng ủy xã và các chi bộ trực thuộc đảng ủy xã đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với CTPTĐV là người dân tộc Khmer, trước hết là để xây dựng những hạt nhân nòng cốt ở ấp, xã nhằm nâng cao NLLĐ, SCĐ của từng đảng bộ, chi bộ thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Về lâu dài, ĐNĐV là người dân tộc Khmer sẽ được chọn lọc là những cán bộ cốt cán ở cơ sở, có trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, là nguồn bổ sung cán bộ người dân tộc thiểu số cho các cấp, các ngành trong tỉnh. Để tạo nguồn phát triển đảng ở vùng đồng bào Khmer, nâng cao nhận thức chính trị cho quần chúng là người dân tộc Khmer, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch, giải pháp phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer và khắc phục tình trạng ấp “trắng” đảng viên, chưa thành lập được chi bộ. Theo số liệu thời điểm năm 2005 toàn tỉnh còn 12 ấp “trắng” đảng viên và 04 ấp chưa có chi bộ, đến nay 100% ấp đều có đảng viên và có chi bộ. Đảng ủy các xã đã lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ CTPTĐV, từng chi bộ trực thuộc đã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer trên cơ sở kế hoạch chung của đảng bộ các xã. Các chi bộ trực thuộc đã xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên từng năm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên. Một số xã đã xác định những định hướng về tạo nguồn kết nạp đảng viên là người dân tộc Khmer, nhiều chi bộ đã duy trì khá đều đặn việc rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức và những cá nhân tiêu biểu là người dân tộc Khmer để bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng, báo cáo danh
  • 38. 36 sách nguồn lên đảng ủy xã để cử đoàn viên là nguồn phát triển đảng viên đi học các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng. Các huyện ủy đã chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức cho đối tượng đảng. Hằng năm, đều tổ chức đều đặn các lớp tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện, mỗi huyện tổ chức từ 2 đến 3 lớp mỗi năm. Khi có yêu cầu của các đảng bộ xã, các lớp học này được Trung tâm tổ chức theo cụm xã. Các đảng ủy xã đã cử đối tượng đi học các lớp nhận thức về Đảng tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện nhìn chung đủ số lượng, có chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho những người là đối tượng của Đảng đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều nơi đã coi trọng sắp xếp công việc cho họ, giao cho họ những công việc, những cương vị phù hợp ở ấp, xã để thử thách, rèn luyện. Các xã đề cao, coi trọng lãnh đạo chặt chẽ các tổ chức trong HTCT về CTPTĐV là người dân tộc Khmer. Hiệu quả lãnh đạo hoạt động của các tổ chức trong HTCT ở cấp xã được nâng lên, các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân... đã bám sát chức năng, nhiệm vụ, phát động tốt các phong trào như xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, phong trào thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước... đó chính là tiền đề để theo dõi, bồi dưỡng người dân tộc Khmer phấn đấu trở thành đảng viên. Đối với tổ chức Đoàn thanh niên, thông qua phong trào hành động cách mạng, phát huy và thực hiện tốt vai trò xung kích, thực hiện chức năng đoàn tham gia XDĐ. Đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên, bồi dưỡng giúp đỡ những đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho cấp ủy xem xét kết nạp vào Đảng. Sau khi đã được kết nạp vào Đảng, tất cả
  • 39. 37 đảng viên trẻ còn đang ở tuổi sinh hoạt đoàn vẫn tiếp tục tham gia trong các tổ chức đoàn. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở các xã không chỉ là nơi tập hợp, giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên, bồi dưỡng giúp đỡ những đoàn viên ưu tú phấn đấu trở thành đảng viên mà còn là nơi để đảng viên trẻ phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, rèn luyện trưởng thành trong phong trào hoạt động thực tiễn. Tổ chức đoàn cũng đã làm tốt việc nhận xét, góp ý kiến đề nghị chuyển đảng chính thức cho đảng viên trẻ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Ở những xã có đông đồng bào dân tộc Khmer, cấp ủy những nơi này đã chỉ đạo giao cho đảng viên là người Khmer theo dõi, giúp đỡ quần chúng là người Khmer. Theo đó, các địa phương đã cử đảng viên là người dân tộc Khmer công tác tại các xã về ấp chưa có đảng viên tại chỗ để tham gia sinh hoạt, gây dựng phong trào, phát hiện, giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng; mở rộng đối tượng tạo nguồn là các vị sư sãi trong các Chùa, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Thông qua hoạt động các phong trào ở cơ sở, các tổ chức đoàn thể đã lựa chọn, giới thiệu nhiều quần chúng ưu tú để tổ chức đảng bồi dưỡng, xem xét kết nạp vào Ðảng. Đặc biệt, với sự tham gia tích cực của Đoàn thanh niên, công tác mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, phát triển đảng viên trong lực lượng đoàn viên, hội viên thanh niên là người dân tộc Khmer được thực hiện có hiệu quả. Điển hình trong công tác tập hợp, vận động, phát triển đảng viên thông qua Đoàn thanh niên có hiệu quả là Chi đoàn Chùa Ghositaram, xã Hưng Hội. Được sự hướng dẫn hoạt động tích cực của đoàn cơ sở, sự ủng hộ của Ban quản trị và trụ trì chùa, Chi đoàn Chùa Ghositaram được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Qua các phong trào, các tổ chức đoàn thể đã lựa chọn được nhiều đoàn viên, hội viên ưu tú người dân tộc Khmer để giới thiệu cho tổ chức đảng chăm bồi, phát triển Đảng, đặc biệt đã kết nạp được 02 chức sắc tôn giáo vào Đảng (01 Phó đại đức và 01 A Cha).
  • 40. 38 Hai là, chất lượng thực hiện nội dung, quy trình, nguyên tắc thủ tục, phương châm, phương hướng, nội dung hình thức biện pháp CTPTĐV là người dân tộc Khmer ngày càng cao. Nội dung, quy trình CTPTĐV nói chung và CTPTĐV là người dân tộc Khmer nói riêng là vấn đề có tính nguyên tắc, bảo đảm cho công việc tiến hành một cách khoa học, đúng trình tự, có chất lượng và hiệu quả cao. Quán triệt sâu sắc vấn đề này, các đảng ủy xã và chi bộ trực thuộc đã thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên phù hợp với đặc điểm tình hình nhiệm vụ của từng địa bàn ấp, xã đảm bảo sát đúng và có tính khả thi cao. Trong công tác bồi dưỡng nguồn phát triển đảng, đảng ủy và các chi bộ đã chú trọng tập trung vào đối tượng là đoàn viên thanh niên và hội viên nòng cốt các đoàn thể là người dân tộc Khmer để tạo nguồn phát triển đảng. Thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo của các cấp ủy là đẩy mạnh CTPTĐV trong đồng bào dân tộc Khmer, theo phương châm coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, điều này được thể hiện ở số lượng đảng viên được kết nạp hằng năm nhìn chung đều tăng, chất lượng được nâng lên, nhất là chất lượng chính trị và hoạt động thực tiễn tại địa phương. Việc thực hiện phương châm, nguyên tắc, thủ tục, quy trình tiến hành CTPTĐVđượccácchibộ, đảngủy các xã thực hiện nghiêm túc; các thủ tục xét duyệt, chuẩn y kết nạp đảng viên đã được các cấp ủy cơ sở và cấp ủy có thẩm quyền quan tâm cải tiến, đổi mới. Việc rèn luyện, thử thách đối tượng kết nạp vào Đảngđược thực hiện chặt chẽ, có chất lượng, các đảng ủy xã đều xác định đây là khâu rất quan trọng, tuy nhiên trên thực tế cần đề phòng hai khuynh hướng sau:khuynh hướng thứ nhất, nhiều đốitượng ưu tú dám đấu tranh bảo vệ sựthật, songvì lợi íchnhất thời, tư tưởng níu kéo, cục bộ nên không được nhất trí giới thiệu sang tổ chức đảng, nên không được tổ chức đảng chú ý giáo dục, rèn luyện để kết nạp vào Đảng; khuynh hướng thứ hai, quá nể nang, giới thiệu
  • 41. 39 cho xongviệc, chỉ nêu ưu điểm mà không vạch rõ khuyết điểm để tổ chức đảng có phươnghướng tiếp tục bồidưỡng, giáo dục, khoántrắng việc này cho tổ chức đảng. Hai khuynh hướng này, ở những mức độ khác nhau, hầu như ở nơi nào cũng có. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các huyện ủy trong tỉnh đã chỉ đạo chặt chẽ, từng bước khắc phục cả hai khuynh hướng này đạt kết quả. Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng đảng viên mới kết nạp, từ năm 2005 đến nay, 100% đảng viên mới được kết nạp là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu được chuyển đảng chính thức đúng quy định, tuyệt đại đa số đảng viên sau kết nạp đều phát huy tốt vị trí, vai trò của mình, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng ở địa phương. Trong CTPTĐV, việc quy định tiêu chuẩn phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer đã được đảng ủy các xã thực hiện đúng theo Quy định số 45- QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng khóa XI; các hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và các quy định của cấp ủy đã xác định cụ thể những tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, kết quả rèn luyện phấn đấu làm cơ sở cho đảng ủy và các chi bộ, các tổ chức, các lực lượng triển khai thực hiện và từng cá nhân người dân tộc Khmer lấy đó làm mục tiêu phấn đấu cho bản thân mình. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng chủ thể, các tổ chức, các lực lượng có liên quan ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu cơ bản đã thực hiện được trách nhiệm của mình, xây dựng nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể cho từng năm, từng quý, từng tháng, cấp ủy các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, các tổ chức, các lực lượng luôn cố gắng tiến hành các khâu, các bước, quy trình, phương pháp CTPTĐV, hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu phát triển đảng viên hằng năm đề ra. Công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng viên được triển khai một cách tích cực, chủ động, kết hợp bồi dưỡng thông
  • 42. 40 qua thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và các phong trào thi đua hành động cách mạng ở cơ sở. Ba là, ĐNĐVlà ngườidântộcKhmerở các đảngbộxã của tỉnh BạcLiêu tăng vềsố lượng, cơcấu cơ bản hợplý, chất lượng ngày càng được nâng cao. ĐNĐV là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu luôn phát huy tốt vai trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào ở cơ sở, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên, hằng năm được tiến hành nền nếp. Theo kết quả tổng hợp, từ năm 2005 đến nay, tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp ngày càng tăng lên (Phụ lục 5,6,7). Đảng bộ các xã thường xuyên làm tốt công tác phát hiện bồi dưỡng, rèn luyện và lựa chọn chặt chẽ đối tượng Đảng ngay từ khi những cá nhân là người dân tộc Khmer tham gia vào các tổ chức hội đoàn thể, tham gia công tác, các phong trào ở địa phương nên chất lượng đảng viên là người dân tộc Khmer được kết nạp luôn bảo đảm chất lượng tốt, có cơ cấu hợp lý, đảng viên mới được kết nạp công tác ở nhiều ngành, lĩnh vực ở từng địa phương đơn vị, tập trung nhiều nhất đảng viên mới được kết nạp là ở các ấp, các ban ngành xã và giáo viên các trường học trên địa bàn các xã. Trong những năm qua các cấp ủy Đảng đã đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển đảng trong đồng bào dân tộc. Toàn tỉnh hiện có 510 đảng viên là người dân tộc Khmer, chiếm 2,55% tổng số đảng viên. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc Khmer được chú trọng; hiện toàn tỉnh có 1.223 cán bộ, công chức là người dân tộc Khmer. Qua thực tiễn công tác hoặc tham gia các phong trào ở địa phương, các đảng viên trẻ đã ý thức được trách nhiệm và vinh dự của mình, tích cực rèn luyện, phấn đấu cả về nâng cao nhận thức, trình độ học vấn, cũng như phẩm chất, năng lực và đạo đức, lối sống; 100% đảng viên trẻ tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi
  • 43. 41 mới của đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn ý thức trách nhiệm cao trong học tập, công tác và rèn luyện, xây dựng các tổ chức trong HTCT ở cơ sở ngày càng trong sạch vững mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, kỷ cương kỷ luật của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, chủ động khắc phục khó khăn, gương mẫu tiêu biểu, có ý chí phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổng hợp kết quả bình xét phân tích đánh giá chất lượng đảng viên là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu hằng năm có 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ. * Những hạn chế, khuyết điểm: Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức đảng và các lực lượng tham gia CTPTĐV có mặt còn hạn chế. CTPTĐV là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã của tỉnh Bạc Liêu trong thời gian qua thực tế cho thấy, cònmột số cấp ủy, tổ chức đảng, các lực lượng tham gia CTPTĐV trách nhiệm, nhận thức, trình độ, khả năng tiến hành CTPTĐV có mặt còn hạn chế, phát huy vai trò, trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng. Việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy một số xã chưa thường xuyên, liên tục. Hiệu quả, chất lượng CTPTĐV không đồng đều, còn có biểu hiện thiếu chặt chẽ trong thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định, một ít nơi còn có biểu hiện buông lỏng, xem nhẹ CTPTĐV, hoặc trong chỉ đạo chưa sát sao và chưa quan tâm đến các chi bộ ở ấp, trường học..., thiếu kiểm tra, đôn đốc; một số nơi còn chạy theo số lượng đơn thuần, hạ thấp chất lượng đảng viên hoặc quá cứng nhắc, định kiến, hẹp hòi, thiếu kiên quyết trong CTPTĐV, làm giảm nhiệt tình rèn luyện phấn đấu của quần chúng có động cơ đúng đắn vào Đảng. Việc xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên, trong đó có phát triển đảng viên là người dân tộc Khmer ở các đảng bộ xã chưa được coi trọng, còn chung chung, thiếu kế hoạch căn bản và dài hạn, định kỳ chưa xem xét điều