Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY

Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864DOWNLOAD ZALO 0917193864 en BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ VIẾT BÀI TẠI: LUANVANPANDA.COM

Nhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZALO=>0909232620 Tham khảo dịch vụ, bảng giá tại: https://vietbaitotnghiep.com/dich-vu-viet-thue-luan-van Download luận văn nghiên cứu khoa học với đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho các bạn làm luận văn tham khảo

5
BẢN TÓM TẮT
TÌM HIỂU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Mã số: SV2014-07
1. Vấn đề nghiên cứu: TÌM HIỂU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu:
- Xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển du lịch.
- Thấy được tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch của Côn Đảo.
- Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển tiềm năng du lịch của Côn Đảo
trong thời kì mới.
3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu:
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến sự phát triển tiềm năng du lịch.
- Phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến
ngành du lịch của Côn Đảo.
- Đánh giá tiềm năng của ngành du lịch Côn Đảo và so sánh lợi thế du lịch của
địa phương với các địa phương khác trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Dựa vào đặc điểm tài nguyên và điều kiện tự nhiên liên quan, đưa ra các định
hướng và giải pháp phát triển tiềm năng du lịch Côn Đảo.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống.
- Phương pháp thống kê du lịch.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
- Phương pháp dự báo.
5. Kết quả nghiên cứu:
- Đánh giá “Phát triển du lịch của huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Trên
cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những thế mạnh, khắc phục những
hạn chế còn tồn tại để góp phần thúc đẩy du lịch ở Côn Đảo phát triển tương
xứng với tiềm năng sẵn có.
- Giúp mọi người nhận thức được vai trò và tầm quan trọng về tiềm năng phát
triển du lịch của Côn Đảo.
- Nhận ra các đặc điểm nổi bật nhằm thu hút khách du lịch đến với Côn Đảo.
- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển du lịch gắn với việc bảo
vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
6
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Sư phạm Khoa học
Xã hội đã giúp đỡ, hỗ trợ nhóm em trong suốt quá trình thực hiện công trình nghiên
cứu khoa học và đặc biệt chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS.
Trịnh Duy Oánh – Thầy đã luôn sát cánh, nhiệt tình, luôn quan tâm, hỗ trợ và chỉ dẫn
tận tình cho nhóm chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
với đề tài: TÌM HIỂU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO,
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU.
Đây là lần đầu tiên nhóm thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học trong thời
gian tương đối ngắn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhóm em cũng đã cố gắng hết
mình bằng sự nhiệt huyết và đam mê học hỏi của tuổi trẻ để hoàn thành đề tài này. Do
thời gian có hạn và trình độ của các thành viên trong nhóm còn nhiều hạn chế nên bài
Nghiên cứu khoa học của nhóm em không tránh khỏi thiếu sót cũng như còn nhiều bất
cập. Nhóm em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô giáo và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Võ Văn Chỉ
7
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục hình
Hình Tên hình Trang
1.1
Mức độ tăng trưởng lượng khách tham quan ở Châu Á - Thái Bình
Dương, Việt Nam và Côn Đảo, từ năm 2008 đến năm 2013
48
2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 51
2.2 Bản đồ vị trí các đảo ở Côn Đảo 52
2.3 Cơ cấu kinh tế ở Côn Đảo năm 2010 57
2.4 Cơ cấu kinh tế ở Côn Đảo năm 2011 58
2.5 Bản đồ khung quy hoạch du lịch Côn Đảo 68
2.6
Số khách quốc tế và trong nước tới Côn Đảo, từ năm 2009 đến
2013
70
2.7 Số lượng du khách đến Côn Đảo theo tháng/2013 72
2.8 Doanh thu du lịch của Côn Đảo từ năm 2010 – 2013 73
3.1 Bản đồ quy hoạch các phân khu du lịch Côn Đảo 111
3.2 Bản đồ vị trí các dự án ưu tiên 112
3.3 Bản đồ vị trí bờ biển thắng cảnh của Côn Đảo 124
Danh mục bảng
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Lượng lao động trên toàn huyện Côn Đảo giai đoạn 2006 – 2011 56
2.2 Giá cho thuê xe tại Côn Đảo 74
2.3 Lịch khởi hành của Vietnam Airlines cho du lịch Côn Đảo 77
8
2.4
Lịch tàu Côn Đảo 9, Côn Đảo 10, Tuyến Cảng Cát Lỡ, Vũng Tàu –
Cảng Bến Đầm, Côn Đảo
78
2.5 Cơ sở lưu trú / Công suất phòng ở Côn Đảo 79
9
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SPDL : Sản phẩm du lịch
ĐDSH : Đa dạng sinh học
DLBV : Du lịch bền vững
LHDL : Loại hình du lịch
HĐDL : Hoạt động du lịch
BQL : Ban quản lí
10
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Với đề tài nghiên cứu khoa học này trong khoảng thời gian 11 tháng, nhóm em
đã tìm hiểu, nghiên cứu các tiềm năng phát triển du lịch của Côn Đảo thông qua sách,
báo, kênh thông tin đại chúng, các bài nghiên cứu của các luận giả đi trước,… Qua quá
trình nghiên cứu, chúng em nhận thấy rằng, Côn Đảo là một vùng đất rất giàu tiềm
năng để phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, Côn Đảo trong lòng người du
lịch ở trong nước trở nên gần gũi, thân thuộc hơn; đối với du khách nước ngoài cái tên
“Côn Đảo” trở nên quen thuộc hơn và là điểm đến lí tưởng cho các du khách thích
khám phá, mạo hiểm với các dịch vụ du lịch của vùng.
Để phát triển du lịch theo hướng bền vững, nhóm em cũng đã chỉ ra những thế
mạnh, hạn chế của vùng nhằm góp phần thúc đẩy du lịch ở Côn Đảo phát triển tương
xứng với tiềm năng sẵn có. Bên cạnh đó, chúng em đề ra một số giải pháp nhằm giúp
mọi người nhận thức được vai trò và tầm quan trọng về tiềm năng phát triển du lịch của
Côn Đảo; đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển du lịch
gắn với việc bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
11
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành một
bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con người. Du lịch không
những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con
người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền. Chính vì vậy ngày
nay du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia, trở thành nền
kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của các nước.
Ở Việt Nam ngành du lịch giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển thúc
đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy chịu sự ảnh hưởng của những biến động toàn cầu và
khu vực nhưng với sự nỗ lực của lãnh đạo và cán bộ các cơ quan quản lý du lịch từ
Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp du lịch trong cả nước, du lịch Việt Nam
vẫn đảm bảo tăng trưởng vượt bậc với sự mở rộng quy mô về cơ sở vật chất kỹ thuật
dịch vụ du lịch; hệ thống hạ tầng gắn với quy hoạch và đầu tư phát triển các khu,
tuyến, điểm, đô thị du lịch trên 7 vùng du lịch của cả nước; hệ thống doanh nghiệp
thuộc các lĩnh vực lữ hành, lưu trú, vận chuyển, giải trí... với chuỗi các sản phẩm du
lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường mới, đồng thời với lực lượng lao động trực tiếp
và gián tiếp được tăng cường cả về số lượng và trình độ chuyên nghiệp... Những thành
tựu đó đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển ngành du lịch trong thời kỳ
hội nhập và phát triển mới của đất nước. Trong năm 2013, khi bối cảnh nền kinh tế vẫn
đang trong quá trình khắc phục suy thoái, tái cấu trúc và từng bước tìm kiếm động lực
tăng trưởng mới, du lịch là ngành kinh tế duy nhất duy trì tốc độ tăng trưởng cao và là
điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù phải vượt qua nhiều khó khăn và thách
thức nhưng năm 2013, cả nước đã đón 7,57 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng
10,6%; 35 triệu lượt khách nội địa; tổng thu trực tiếp từ khách du lịch đạt 200 nghìn tỷ
đồng, đóng góp trên 6% GDP.
12
Côn Đảo hay Côn Sơn là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Khu du lịch Côn Đảo là
điểm du lịch mới được đưa vào khai thác và với lợi thế về cảnh quan Côn Đảo đã được
đánh giá là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn vào bậc nhất của nước ta hiện
nay. Côn Đảo được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám
phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt
Nam với nhiều địa danh đẹp nổi tiếng như Bãi Đầm Trầu, Cầu tàu 914,... được xem là
hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh,
bãi cát dài phẳng mịn trải dài dưới chân những vách đá sừng sững... Không những thế,
Côn Đảo còn là nơi du khách có thể khám phá những giá trị về lịch sử của mảnh đất và
con người nơi đây được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc với nhiều
địa danh lịch sử khác như chuồng cọp Côn Đảo, nơi chứng kiến một phần cuộc chiến
gian khổ của nhân dân Việt Nam. Với những giá trị về cả thiên nhiên và văn hóa, Côn
Đảo đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Nhiều năm trở lại đây
khu du lịch Côn Đảo được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác phục vụ du lịch thì du
lịch Bà Rịa - Vũng Tàu càng phát triển với định hướng khai thác du lịch thành ngành
kinh tế chủ yếu của tỉnh.
Để góp phần vào việc phát triển du lịch của đất nước, khai thác có hiệu quả tiềm
năng du lịch tại Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu. Việc chọn đề tài “TÌM HIỂU TIỀM
NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU” nhằm nghiên cứu và đánh giá hoạt động du lịch tại Côn Đảo, trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên của địa
phương, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
- Xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển bền vững du lịch.
13
- Thấy được tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
- Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch Côn Đảo đáp ứng nhu
cầu trong thời kỳ mới.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phát triển bền vững du lịch.
- Phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến ngành
Du lịch huyện Côn Đảo.
- Đánh giá tính bền vững của ngành du lịch huyện Côn Đảo và lợi thế so sánh du lịch
địa phương với các địa phương khác trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Dựa vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện liên quan, đưa ra các định hướng và
giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
2.3. Ý nghĩa của đề tài
- Củng cố lý thuyết về phát triển du lịch bền vững.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển du lịch bền vững cho huyện Côn Đảo.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá khai thác tài nguyên du lịch tại khu du lịch Côn Đảo.
Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn
chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy khu du lịch Côn Đảo phát triển tương xứng với tiềm
năng sẵn có.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Cho tới nay, chưa có một báo cáo quy hoạch hay chiến lược nào để định hướng
phát triển bền vững cho du lịch Côn Đảo. Năm 2004, Ủy ban Kinh tế Trung ương triển
khai dự án “Phát triển Côn Đảo” và VNAT cũng hoàn thành báo cáo “Định hướng Phát
triển Du lịch Côn Đảo”. Những tài liệu này đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch của
Côn Đảo, đồng thời tổng kết về tình hình hoạt động du lịch của huyện. Những vấn đề
14
được quan tâm bao gồm “huy động sức lực” để phát triển du lịch cùng với việc quan
tâm tới nguồn tài nguyên đất và nước trên quần đảo. Những báo cáo này cũng đưa ra
những giải pháp cho việc phát triển du lịch cũng như khẳng định quy hoạch du lịch
đóng vai trò then chốt.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nội dung nghiên cứu:
+ Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
+ Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở Côn Đảo.
+ Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch của Côn Đảo.
- Thời gian: từ năm 2003 – 2013.
- Không gian: toàn huyện Côn Đảo.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
5.1.1. Quan điểm và chính sách sách phát triển du lịch của Đảng và
Nhà nước
Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng lần thứ IX và X đều khẳng định phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu phấn đấu của nhà nước là dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đồng thời Nhà nước cũng có những
chính sách phát triển du lịch thể hiện trong điều 6, chương I - Luật Du Lịch Việt Nam
(năm 2005) như sau:
- Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi năng lực, tăng đầu tư phát triển
du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
15
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tính dụng
đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sau:
+ Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch.
+ Tuyên truyền, quảng bá du lịch.
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
+ Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch.
+ Hiện đại hoá các hoạt động du lịch.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nhập khẩu phương
tiện cung cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng
hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và du lịch quốc gia.
+ Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại
chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo.
- Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ dân trí, xây dựng
kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền,
quảng bá du lịch, bảo vệ tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng
dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
5.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thổ
Phát triển du lịch ở bất kỳ cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần
cấu thành không thể tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Các hệ thống
lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng
16
phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và các môi trường xung
quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa hệ thống lãnh tổ
du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong
quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hoá theo lãnh thổ từ cấp quốc
gia đến cấp vùng và điểm. Mặc khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được
xác định trên một lãnh thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt và mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
5.1.3. Quan điểm phát triển du lịch bền vững
Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn
nhân loại trong thế kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu
phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam
trong hiện tại và tương lai. Vì vậy quan điểm phát triển này cần được soi sáng, vận
dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt động du lịch trong nghiên
cứu phát triển du lịch.
5.1.4. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lý học nói riêng và
nghiên cứu tự nhiên nói chung được xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch
đứng từ góc độ tự nhiên và nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố, quy luật phân bố
và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác chế ngự lẫn nhau giữa các yếu
tố hợp phần của các tổng thể địa lý.
- Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và
toàn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác
định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.
17
5.1.5. Quan điểm môi trường
Du lịch hiện nay đã thật sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh tế rõ
ràng phải tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong hoạt động du lịch
không chỉ có ý nghĩa kinh tế và văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường. Do
đó phải tính đến những thiệt hại về môi trường, các hệ sinh thái ở các điểm - tuyến du
lịch do tác động của hoạt động du lịch. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát
triển bền vững du lịch bởi sự tồn tại của loại hình du lịch này phụ thuộc hoàn toàn vào
tình trạng của các hệ sinh thái và môi trường.
5.1.6. Quan điểm viễn cảnh - lịch sử
Quan điểm này thể hiện ở chỗ:
- Chú ý tới khía cạnh địa lý, lịch sử khi xác định tổ chức không gian du lịch trên
phạm vi khu vực và cả nước nói chung.
- Phân tích quá trình hình thành và phát triển điểm - tuyến du lịch trong hoàn
cảnh lịch sử cụ thể.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình
nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong
nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ du lịch. Phát triển bền vững có liên
quan chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; vì vậy, trong nghiên cứu đây
là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
5.2.2. Phương pháp thống kê du lịch
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trính nghiên cứu mặt lượng trong
mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và qúa trình, đối chiếu biến
18
động, phát triển trong hoạt động du lịch. Phương pháp này áp dụng để thống kê các hệ
sinh thái đặc thù, các tài nguyên du lịch quan trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch; thống kê đánh giá lượng khách; đánh giá tỷ lệ doanh thu; tỷ
trọng và mức tăng trưởng du lịch nói chung để đưa ra bức tranh chung về hiện trạng.
5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Phương pháp này cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân
bố trong không gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ còn là phương tiện để cụ
thể hoá, biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của
các đối tượng du lịch.
Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ tổ chức không
gian lãnh thổ du lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cơ sở khoa học cho sự phát triển bền
vững du lịch nói chung và tổ chức không gian hoạt động du lịch nói riêng.
Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự
phân bố lãnh thổ của các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Phương bản đồ sẽ đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng
công nghệ GIS (Geographic Information System - hệ thông tin địa lý) để phân tích
đánh giá tiềm năng du lịch căn cứ vào mức độ quan trọng và phân hoá lãnh thổ của các
tài nguyên và điều kiện có liên quan cũng như để phân tích phát hiện các mối quan hệ
trong tổ chức không gian du lịch.
5.2.4. Phương pháp dự báo
Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ rất quan trọng là xác lập cơ sở khoa học để tổ
chức phát triển du lịch bền vững của huyện Côn Đảo. Vì vậy phương pháp dự báo có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tổ chức hướng khai thác xây dựng các
điểm, tuyến du lịch; sử dụng tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững du lịch là dự báo về
19
nguồn khách, cơ cấu khách và thị trường khai thác khách; dự báo về khả năng đầu tư,
tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch bổ trợ; dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng, mức tăng
trưởng và phát triển của ngành du lịch.
6. BỐ CỤC CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
Ngoài phần mở đầu và kết luận bài nghiên cứu khoa học có kết cấu thành 3
chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phát triển bền vững du lịch
 Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của Côn Đảo
 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch của Côn
Đảo
20
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay dịch vụ là một ngành kinh tế phát triển vượt bậc trên phạm vi toàn thế
giới. Trong tất cả các hoạt động của dịch vụ thì ngành du lịch mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính, là ngành kinh tế
quan trọng.
Du lịch xuất hiện từ khi nào? Du lịch là gì? Đã có rất nhiều câu trả lời, rất nhiều
khái niệm, có nhiều cách tiếp cận với nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là một số
khái niệm cơ bản về du lịch.
Du lịch là một hiện tượng. Trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch
hầu như vẫn được coi là tầng lớp giàu có, quý tộc và đây chỉ là một hiện tượng cá biệt
trong đời sống kinh tế - xã hội.
Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh, từ du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất
trong quyển Từ điển Oxford. Theo đó, du lịch có định nghĩa như sau:
“Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc
hành trình với mục đích giải trí”. Ở đây giải trí là động cơ chính.
Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sĩ Krapf - hai người được coi là đặt
nền móng cho lý thuyết về cùng du lịch đưa ra định nghĩa như sau:
“Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc
hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không
thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.
Trường Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc) định nghĩa như sau:
21
“Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến
cuộc hành trình của con người và việc lưu trú cho họ ngoài nơi ở thường xuyên với
nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức định
kỳ”.
Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm:
“Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan
tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ
ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn
hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.
Dựa trên những lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu du lịch khoa Du lịch và
Khách sạn (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) đã định nghĩa du lịch như sau:
“Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn
du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp
ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu
cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã
hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.
Tại khoảng 1, Điều 4, chương I của Luật Du lịch, thuật ngữ “du lịch” được hiểu
như sau:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham
gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của
ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
22
1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Trong hoạt động du lịch, trong khai thác du lịch thì nhân tố đóng vai trò quan
trọng là khách du lịch. Bởi lẽ, nếu phát triển du lịch mà không có khách du lịch thì sẽ là
con số không. Việc xác định ai là khách du lịch có nhiều quan điểm khách nhau. Ở đây
cần phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan và lữ khách dựa vào tiêu thức: Mục
đích, thời gian và không gian chuyến đi.
Theo nhà kinh tế học người Anh, Odgil Vi khẳng định: Để trở thành khách du
lịch thì cần có hai điều kiện: Thứ nhất: Phải đi xa nhà thời gian dưới một năm; thứ hai:
Ở đó phải tiêu những khoảng tiền đã tiết kiệm ở nơi khác.
Giáo sư Khadginicolov – một trong những nhà đi đầu về du lịch của Bulgarie đã
đưa ra định nghĩa:
“Khách du lịch là người hành trình tự nguyện với những mục đích hòa bình.
Trong cuộc hành trình của mình họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi
một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình”.
Các định nghĩa trên đều mang tính phiếm diện, chưa đầy đủ, chủ yếu mang tính
chất phản ánh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế
nội dung thực của khái niệm – khách du lịch.
Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia – League of Nations – năm 1937 tổ chức
này đưa ra khái niệm:
“Bất ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình
trong khoảng thời gian ít nhất là 24h”.
Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam trong khoảng 2, điều 4, chương I đã
nêu rõ:
23
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. [9]
1.1.3. Khái niệm về SPDL
Khi đề cập đến bất cứ hoạt động kinh doanh nào chúng ta cũng không thể không
nhắc đến sản phẩm của hoạt động đó. Trong du lịch khi tìm hiểu về khái niệm du lịch
thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về SPDL.
SPDL là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết
hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ
sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
SPDL = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ hàng hóa du lịch
Hiện nay khái niệm này rất khái quát, trong phạm vi bài tham luận này có thể
hiểu sản phẩm du lịch (SPDL) là tất cả những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một
địa phương mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. SPDL bao gồm sản phẩm vật thể và
sản phẩm phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và sản phẩm nhân tạo.
Theo TS. Nguyễn Văn Bình trong bài viết “Bàn về SPDL”: có thể hiểu SPDL
theo hai hướng tiếp cận: Một là từ phía cung, SPDL là toàn bộ dịch vụ của người kinh
doanh du lịch dựa trên vật thu hút du lịch (tài nguyên) và khởi sự du lịch nhằm cung
cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch. Hai là từ phái người du lịch,
SPDL là quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất
định để đổi được. Từ đó dẫn đến khái niệm SPDL là một tổ hợp cấu thành gồm hai yếu
tố: vật thu hút du lịch và toàn bộ hệ thống dịch vụ cung cấp cho du khách nhằm thỏa
mãn mục đích hưởng thụ tại nơi đích đến.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNTWO) khuyến cáo nên sử dụng một khái niệm
tiêu biểu vừa khái quát cao vừa cụ thể về SPDL. Theo đó SPDL được cấu thành từ: kết
24
cấu hạ tầng, tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
và dịch vụ cung ứng (nhân lực du lịch là yếu tố quyết định).
Theo điều 4 luật du lịch:
“SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
trong chuyến đi du lịch”.
1.1.4. Sự phát triển bền vững
Cụm từ "phát triển bền vững" có nguồn gốc từ thực tiễn quản lý rừng ở Đức vào
thế kỷ XIX, nhưng mãi đến thập niên 80 của thế kỷ XX mới được phổ biến rộng rãi.
Năm 1980, IUCN cho rằng: "phát triển bền vững phải cân nhắc đến việc khai
thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng
như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen
nhau”.
Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và phát triển thế giới WCED do bà Groharlem
Brundtland thành lập đã công bố thuật ngữ "phát triển bền vững" trong báo cáo "tương
lai của chúng ta" như sau: “phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của những thế hệ mai sau”.
Theo hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất năm 1992, được tổ chức Riodejaneiro
thì: "phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, xen cài và thoả hiệp giữa
ba hệ thống là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội".
Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều đề cập đến "phát triển bền vững"
trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn
mạnh phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển.
Đối với Việt Nam, "phát triển bền vững" đựơc thể hiện trong chỉ thị 36/CT của
Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25.6.1998: mục tiêu và các quan
25
điểm cơ bản của phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường,
bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể
tách rời của phát triển bền vững.
1.1.5. Du lịch bền vững
Khái niệm du lịch bền vững (Sustainable tourism) được xuất hiện vào năm
1996, trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và
thật sự gây được sự chú ý rộng rãi. Mặc dù chưa đạt đến giai đoạn chín muồi, nhưng nó
cũng thể hiện được điểm đặc trưng cơ bản của DLBV, đó là: DLBV không chỉ cổ vũ
cho hoạt động du lịch ít gây tổn hại cho môi trường mà còn thu hút và đòi hỏi sự tham
gia của tất cả các thành tố của ngành công nghiệp du lịch: các tổ hợp khách sạn toàn
cầu, các tổ chức du lịch lữ hành, các khách sạn nhỏ bé biệt lập, với mục tiêu: sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ văn hoá và phúc lợi cộng đồng địa
phương; tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ.
"Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một
cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc
điểm văn hoá kèm theo (có thể là cả trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo
về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia
chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương" - (World Conservation Union,
1996).
Cũng trong thời gian này, Hội đồng Du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) khái
niệm: "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng
Du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai".
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào
đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn
duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ
đảm bảo sự sống (Hens L.1998).
26
Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển Du lịch phải được
định hướng và quản lí theo phương châm: kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và
tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng Du lịch; khai thác, sử dụng hợp lí và
phát triển tài nguyên Du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị
của tài nguyên du lịch nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tránh
hiện đại hoá hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích; xây dựng và giữ gìn
môi trường xã hội lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đặc
biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch.
Như vậy, du lịch bền vững không phải là trào lưu du lịch mà đó là cương lĩnh
phát triển du lịch của thời đại.
1.1.6. Điểm du lịch
Các nhà nghiên cứu và lập pháp đã đưa điểm du lịch vào Pháp lệnh Du lịch
được chủ tịch nước ký và công bố vào tháng 2.1999, theo đó "điểm du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch".
Như vậy theo Pháp lệnh Du lịch, "điểm du lịch" là khái niệm tương đối mở,
không hạn chế về quy mô lãnh thổ. Đồng thời với khái niệm trên, "điểm du lịch" có thể
bao gồm: điểm tài nguyên (tiềm năng), nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn và có khả
năng thu hút khách song có thể chưa đưa vào khai thác; và điểm chức năng - nơi các tài
nguyên du lịch đã được khai thác đưa vào phục vụ nhu cầu khách du lịch (tức là đã có
sức thu hút khách du lịch).
Tuy nhiên khái niệm trên vẫn để ngỏ vấn đề "quy hoạch" đối với điểm du lịch.
Trong trường hợp lãnh thổ điểm du lịch được quy hoạch thì sự khác biệt với khái niệm
"khu du lich" được xác định ngay trong Pháp lệnh Du lịch, theo đó "khu du lịch là nơi
có tài nguyên du lịch…, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu đa
dạng của du khách…" là chưa rõ ràng. Trong thực tế cuộc sống, hai khái niệm này
thường được sử dụng một cách vô thức mà chưa có sự phân biệt rõ ràng.
27
1.1.7. Tuyến du lịch
"Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau" (Pháp
lệnh Du lịch, 1999).
Tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt, là một đơn vị tổ chức
không gian du lịch được tạo bởi sự kết nối nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô,
chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch trên một lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho
việc xác định tuyến du lịch là sự phân bố trong không gian hệ thống các điểm du lịch
và hệ thống giao thông liên kết chúng. Do vậy, tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch
đường bộ, tuyến du lịch đường thuỷ, tuyến du lịch hàng không hoặc tuyến du lịch tổng
hợp với các phân đoạn có các loại phương tiện vận chuyển khác nhau.
Tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch tổng hợp (liên kết các điểm du lịch chức
năng khác nhau), hoặc tuyến du lịch chuyên đề (liên kết các điểm du lịch có chức năng,
sản phẩm du lịch tương đồng).
Tuyến du lịch là một khái niệm không hạn chế bởi ranh giới hành chính. Các
tuyến du lịch có thể được xây dựng phát triển trong một đơn vị hành chính (trong
trường hợp có các điểm du lịch cần thiết phân bố trọn trong đơn vị hành chính đó),
song trong nhiều trường hợp, tuyến du lịch được phát triển trên lãnh thổ xuyên ranh
giới hành chính (liên xã, liên huyện, liên tỉnh/thành phố), thậm chí xuyên quốc gia.
Trong xu thế hội nhập hợp tác cùng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch thì các
tuyến du lịch liên vùng như vậy thường chiếm ưu thế. Điều này cũng làm tăng đáng kể
sức hấp dẫn của các tuyến du lịch.
1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH
1.2.1. Những điều kiện cơ bản để phát triển bền vững du lịch
Để ngành du lịch phát triển một cách bền vững cần những điều kiện sau:
28
1.2.1.1. Sự đa dạng của tài nguyên du lịch
Đối với tài nguyên thiên nhiên, gắn với nó là loại hình du lịch, đòi hỏi tính đa
dạng sinh học cao.
Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh thái, đa dạng di truyền và đa dạng loài.
Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ
thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu… đó là các hệ sinh
thái (eco - systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc một số loài sinh vật
(theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Rio De
Janeiro về môi trường).
Đối với tài nguyên nhân văn bao gồm những di tích lịch sử, di tích cách mạng,
những công trình văn hoá, kiến trúc… kể cả những giá trị văn hoá truyền thống cần
được giữ gìn, bảo tồn để mỗi điểm du lịch mang nét độc đáo riêng tạo sự hấp dẫn đa
dạng cho ngành du lịch.
1.2.1.2. Sự am hiểu về du lịch
Người làm công tác du lịch đặc biệt là các nhà điều hành, hướng dẫn viên du
lịch và dân địa phương phải thật am hiểu - đây cũng là một trong những nguyên tắc của
du lịch bền vững.
Sự am hiểu ở đây bao gồm hiểu về tài nguyên du lịch (các đặc điểm sinh thái tự
nhiên, văn hoá cộng đồng), tác động tiềm ẩn của hoạt động du lịch đối với tài nguyên -
môi trường và cả ngoại ngữ. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả của hoạt động du lịch. Muốn vậy cần phải có chiến lược giáo dục thật hiệu quả đặc
biệt đối với cộng đồng địa phương về những kiến thức về du lịch và bảo vệ môi trường.
Vì hơn ai hết chỉ có họ mới ý thức được quyến lợi họ được hưởng và bảo vệ môi
trường du lịch chính là bảo vệ cuộc sống của chính họ. Họ cũng là những người truyền
29
đạt những kiến thức đó đến du khách hiệu quả nhất. Từ đó tất cả các lực lượng tham
gia du lịch, dân bản địa cùng nhau bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, là
điều kiện quan trọng để du lịch phát triển một cách bền vững.
Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và
không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên và môi trường.
Họ chỉ đơn giản tạo cho du khách một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và
văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, để đạt
được nền du lịch bền vững, các nhà điều hành du lịch phải có được sự cộng tác với các
nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, cộng đồng địa phương và các lực lượng bảo
vệ môi trường với mục đích bảo vệ lâu dài các giá trị tự nhiên, nhân văn, văn hoá địa
phương và môi trường; cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người
dân địa phương với du khách.
1.2.1.3. Đảm bảo về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch
Giao thông vận tải: đảm bảo nhu cầu đi lại cho du khách từ đất liền ra Côn Đảo
và ngược lại; đến các điểm du lịch.
Thông tin liên lạc: đảm bảo để du khách liên lạc với gia đình, người thân.
Điện, nước: cung cấp đầy đủ cho các hoạt du lịch và sinh hoạt cho du khách.
Cơ sở lưu trú: chất lượng và phù hợp với môi trường du lịch của địa phương.
Các dịch vụ du lịch khác: ăn, uống, mua sắm… phải đảm bảo trên tinh thần tươi
sống, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả phù hợp.
1.2.1.4. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về "sức chứa"
Nhằm hạn chế tới tới mức tối đa tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên
du lịch và môi trường, đạt đến nền du lịch bền vững, cần tổ chức với sự tuân thủ chặt
chẽ các quy định về "sức chứa". Khái niệm "sức chứa" được hiểu từ bốn khía cạnh: vật
30
lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Tất cả những khía cạnh này có liên quan đến
lượng khách ở một thời điểm trong cùng địa điểm.
Đứng trên góc độ vật lý: "sức chứa" ở đây được hiểu là số lượng tối đa du
khách mà khu vực đó có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối
thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ.
Đứng ở góc độ sinh học: sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn
hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh
thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ đạt
tới khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng
tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã, làm cho hệ sinh thái xuống cấp (ví dụ:
làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xói mòn…); tài nguyên nhân văn bị tổn hại và
các giá trị truyền thống dần mai mọt, mất đi.
Đứng ở góc độ tâm lý: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu
vượt quá bản thân du khách cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị
ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Nói cách khác mức độ thoả mãn của
du khách giảm xuống quá mức bình thường do tình trạng quá tải.
Đứng ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà ở đó bắt đầu
xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội,
kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm
giác bị phá vỡ, bị xâm nhập.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du
lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này, năng lực quản lý
(lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ không đáp
ứng được nhu cầu của du khàch, làm mất khả năng quản lý kiểm soát hoạt động của
khách và kết quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
31
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả tính định tính và định lượng, vì vậy khó có
thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực. Mặt khác mỗi khu
vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một
cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm.
Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là "quan niệm" về sự
"đông đúc" của các nhà nghiên cứu khác nhau sẽ khác nhau, đặc biệt trong những điều
kiện phát triển xã hội khác nhau. Rõ ràng, để đáp ứng yêu cầu này của du lịch, cần phải
tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể và căn cứ vào đó sẽ có những
quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành với các nhóm đối tượng khách/thị
trường khác nhau phù hợp với tâm lý và quan niệm của họ.
1.2.1.5. Thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của du khách
Việc thoả mãn nâng cao nhu cầu hiểu biết của du khách về tự nhiên, văn hoá
bản địa thường rất khó khăn song lại là nhu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của
ngành du lịch. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ
đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
1.2.2. Những nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch
1.2.2.1. Sử dụng các nguồn lực một cách bền vững
Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và xã
hội là tối cần thiết, nó sẽ khiến cho việc kinh doanh phát triển lâu dài.
Tất cả các hoạt động kinh tế đều liên quan tới việc sử dụng các nguồn tài
nguyên (thiên nhiên và nhân văn). Nhiều nguồn trong đó không thể đổi mới, tái chế
hay thay thế được.
Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một
nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được
hưởng. Ngăn ngừa những thay đổi không thể tránh được đối với tài sản môi trường
32
không có khả năng thay thế, ngăn chặn sự mất đi của tầng ôzôn và các loài sinh vật, sự
phá hoại chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái, điều này cũng có nghĩa là việc tính
tới các dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ này không phải
là "hàng hoá cho không" mà phải được tính vào chi phí các hoạt động kinh tế.
Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với tài nguyên nhân văn. Cần
trân trong các nền văn hoá địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai
người ta dựa vào để sống.
Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này là vấn đề sống còn
đối với việc quản lý hợp lý mang tính toàn cầu và cũng mang ý nghĩa kinh doanh tích
cực.
1.2.2.2. Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được
những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp
cho chất lượng du lịch
Sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn tới sự huỷ hoại môi trường toàn cầu và đi ngược lại
với sữ phát triển bền vững. Kiểu tiêu thụ này là đặc trưng của những nước có nền công
nghiệp phát triển và lan rộng rất nhanh trên toàn cầu.
Sự tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí,
không cần thiết đã gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hoá, xã hội. Sự phớt lờ hoặc
không quản lí chất thải của các công trình mà dự án triển khai không có đánh giá tác
động đến môi trường làm cho môi trường xuống cấp lâu dài, khó khắc phục. Vì thế cần
"phạt ô nhiễm" đối với các công trình trên.
1.2.2.3. Duy trì tính đa dạng
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá và xã hội là hết
sức quan trọng cho sự phát triển bền vững du lịch và là chỗ dựa sinh tồn của ngành
công nghiệp du lịch.
33
Sự đa dạng trong môi trường tự nhiên, văn hoá và xã hội là thế mạnh mang lại
khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực. Đa dạng cũng sự sống còn để tránh
việc quá phụ thuộc một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.
Phát triển bền vững chủ trương việc để lại cho thế hệ tương lai sự đa dạng cả về
thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng. Nhận
thức được rằng thay đổi về môi trường sinh học, văn hoá, kinh tế là kết cục không
tránh khỏi của bất cứ loại hình phát triển nào.
Chiến lược Bảo Tồn Thế Giới (1980) nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn đa dạng
nguồn gen. Từ đó mục đích đã được mở rộng, trong đó có sự đa dạng các cơ cấu chính
trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hoá.
1.2.2.4. Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc
gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại
lâu dài của ngành du lịch.
Các mâu thuẫn quyền lợi, sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên và tình trạng
quá phụ thuộc có thể tránh hay giảm thiểu được bằng cách hợp nhất lĩnh vực này với
lĩnh vực khác dựa trên hai qui tắc: quy hoạch chiến lược dài hạn và đánh giá tác động
môi trường.
Khuôn khổ hoạch định có tính chiến lược cho phép đánh giá các tác động của sự
phát triển đối với các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường ở cả cấp địa phương và
khu vực trong khuôn khổ ngắn trung và dài hạn.
Đánh giá tác động môi trường được tiến hành trong các giai đoạn lập kế hoạch
và thực hiện của dự án sẽ làm giảm thiểu tổn hại đối với môi trường tự nhiên, kinh tế
và xã hội. Đánh giá tác động của môi trường bao gồm tác động gián tiếp và trực tiếp
của con người đối với các hệ động - thực vật, đất đai, nguồn nước, khí hậu và cảnh
34
quan; và cả tác động qua lại của các nhân tố này với các tài nguyên nhân văn. Tuy
nhiên sự đánh giá này mới diễn ra chủ yếu ở Cộng đồng Châu Âu, phần lớn các nước
còn lại đang trong giai đoạn thử nghiệm.
1.2.2.5. Hỗ trợ kinh tế địa phương
Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương, tính đến các giá trị
và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương và tránh
được sự tổn thất về môi trường.
Sự tăng trưởng kinh tế thể hiện qua sự tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) mà biểu hiện của nó là các giá trị hàng hoá trên thị trường; còn giá trị các loại
hình dịch vụ và tài nguyên môi trường không được tính, dẫn đến tình trạng huỷ hoại
môi trường.
Sự phát triển bền vững, một mặt thoả mãn nhu cầu và phúc lợi của con người
đồng thời vẫn duy trì và cải thiện môi trường. Lưu tâm đến chức năng kinh tế và việc
đánh giá tác động đến môi trường của các dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng.
Cốt lõi của sự phát triển kinh tế bền vững là tính không phụ thuộc, ngày càng
phát triển và đa dạng. Nó đòi hỏi sự tái thiết lập hệ thống thị trường để hợp lý hoá các
dịch vụ ở góc độ môi trường và các chi phí sản xuất có tính xã hội rộng lớn hơn.
Hoạt động kinh tế quan tâm đến môi trường cũng là quan tâm đến lợi ích quần
chúng địa phương.
1.2.2.6. Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương
Việc tham gia của cộng động địa phương vào Du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi
ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng Du lịch.
Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết để phát triển hợp lý và
bền vững. Ngược lại sự phát triển bền vững sẽ đáp ứng được nhu cầu của dân bản địa
35
bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hoá của họ. Để đạt được mục tiêu đó, cần có
chiến lược phát triển phù hợp của địa phương sở tại.
Để sự tham gia của cộng đồng địa phương thật sự hiệu quả, cần có chiến lược
giáo dục bài bản, khoa học và cho phép họ tham gia vào quá trình hoạch định và tiến
hành các chiến lược phát triển.
1.2.2.7. Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan
Sự đồng lòng giữa công nghiệp Du lịch với cộng đồng địa phương, các tổ chức
và các cơ quan khác nhau là rất cần thiết, đồng thời cùng nhau giải toả các mâu thuẫn
tiềm ẩn về quyền lợi.
Tham khảo ý kiến quần chúng nhằm tranh thủ sự quan tâm của họ trong việc
dung hoà giữa phát triển kinh tế (đặc biệt là công nghiệp) và sự tác động tiềm ẩn của
nó lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá. Đó là việc làm cần thiết để đánh giá một
dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hoá sự
đóng góp của quần chúng địa phương.
Thiếu sự tham khảo ý kiến giữa cơ quan nhà nước và cộng đồng địa phương có
thể đưa đến sự thù địch và đối kháng thậm chí khó có thể giải quyết được các mâu
thuẫn về quyền lợi.
Các cộng đồng địa phương trên toàn thế giới nếu được trang bị kiến thức đầy
đủ, họ sẽ là những người quan tâm nhất và đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường của
chúnh mình.
Phát triển bền vững là tính đến các nhu cầu hiện tại, tương lai và phúc lợi của
con người dựa trên sự lựa chọn, hiểu biết về những chi phí phát triển môi trường, xã
hội và văn hoá. Tham khảo ý kiến mang tính chất then chốt vì nó hàm nghĩa trao đổi
thông tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng, kiến thức và các nguồn lực
địa phương.
36
1.2.2.8. Đào tạo nhân viên
Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực
tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng
chất lượng sản phẩm du lịch.
Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng thành thạo không những
đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức
tạp của du lịch góp phần nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp, sự tự tin và tự nguyện công
tác của nhân viên; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, lòng tin vào tính hiệu quả của
tất cả các cấp đối với sự phát triển của ngành du lịch.
Việc đào tạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hoá nhằm tăng cường hiểu biết
cho học viên giúp họ đem lại sự hài lòng cao nhất cho du khách.
Đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương, đặc biệt là các cán bộ tổ
chức và các hướng dẫn viên du lịch sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho ngành.
Sự phát triển bền vững nhấn mạnh đến tăng cường giáo dục nhằm mục đích
nâng cao sự phồn vinh về kinh tế - xã hội. Giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý môi
trường là then chốt cho sự phát triển tổng hợp bền vững cần phải bao hàm những vấn
đề về xã hội, văn hoá và kinh tế.
1.2.2.9. Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm
Việc tiếp thị cung cấp thông tin cho du khách một cách đầy đủ và có trách
nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hoá,
xã hội của địa phương đồng thời làm tăng thêm sự thoả mãn cho du khách.
Tiếp thị và quảng cáo là vũ khí lợi hại giúp bán thành công bất cứ sản phẩm
nào. Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản
37
phẩm góp phần nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, nhân văn và mức sống (có
tính đến giá thành của những giá trị về môi trường).
Chiến lược tiềp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh giá và
luôn rà soát lại mặt cung của tài nguyên du lịch và những nguồn lực khác, đồng thời
luôn quan tâm đến cán cân cung - cầu.
Sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan tạo nên sự
cạnh tranh trong tiếp thị du lịch.
1.2.2.10. Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu và giàm sát ngành công nghiệp du
lịch thông qua việc sử dụng và phân tích hiệu quả các số liệu là cần thiết trong việc giải
quyết những vấn đề tồn đọng, mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành và
cả khách hàng.
Để ngành du lịch phát triển và tồn tại một cách bền vững, điều cốt yếu là có dự
đoán vấn đề và nắm được trước chi phí giải quyết vấn đề. Tốc độ phát triển nhanh của
du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và xã hội; mà
những khu vực này thường khó thu thập số liệu. Vì thế cần cấp bách nghiên cứu cơ bản
hơn nữa để đảm bảo không chỉ cho hiệu quả kinh doanh mà cho cả sự phát triển bền
vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên - môi
trường. Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa ngành du lịch với các
trường đại học, các viện nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về tiềm
năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và
sự cam kết về nghiệp vụ.
1.2.3. Những điều kiện và chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du
lịch
1.2.3.1. Những điều kiện cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch
38
- Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề quan trọng cơ bản để xây dựng nên các
điểm, tuyến du lịch. Điều này đã được khẳng định ngay trong pháp lệnh du lịch: "Tài
nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân
văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn
nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo
ra sự hấp dẫn du lịch".
Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác để thoả mãn nhu cầu du
lịch, nhiều tài nguyên du lịch còn tồn tại ở dạng tiềm năng do:
+ Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh giá đầy đủ.
+ Chưa có nhu cầu khai thác do khả năng "cầu" còn thấp.
+ Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai
thác hình thành các sản phẩm du lịch.
+ Các điều kiện để tiếp cận và các phương tiện để khai thác hạn chế, do đó chưa
có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác.
+ Chưa đủ khả năng đầu tư để khai thác.
Trong thực tế, ở nước ta, nhiều di tích văn hoá lịch sử, lịch sử cách mạng mặc
dù đã được xếp hạng song chưa được khai thác phục vụ du lịch; nhiều khu rừng nguyên
sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đẹp ở miền Trung, nhiều lễ hội…
vẫn chưa đầy đủ điều kiện đưa vào khai thác và sử dụng.
Ngoài tài nguyên du lịch, nhân tố quan trọng cơ bản để xây dựng các điểm,
tuyến du lịch còn có các yếu tố khác như vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên như mưa,
gió, sương mù, dòng chảy… Các yếu tố này trong nhiều trường hợp quyết định mức độ
sử dụng tài nguyên và ảnh hưởng rất nhiều đến sức hấp dẫn của các điểm, tuyến du
lịch.
39
- Cơ sở hạ tầng du lịch
Nếu tài nguyên du lịch là yếu tố cơ sở quan trọng để tạo nên các điểm, các trung
tâm, các vùng du lịch, qua đó hình thành các tuyến du lịch thì cơ sở hạ tầng du lịch là
yếu tố đảm bảo cho việc khai thác những giá trị tài nguyên đó hình thành nên các
điểm/khu du lịch. Đặc biệt cơ sở hạ tầng du lịch mà trực tiếp là hệ thống giao thông là
điều kiện không thể thiếu để hình thành nên các tuyến du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch
bao gồm:
Hệ thống phương tiện giao thông:
Đây được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu bởi hoạt động du lịch gắn liền
với sự di chuyển của du khách từ nơi cư trú đến các điểm tham quan. Hệ thống giao
thông ở đây không chỉ là hệ thống đường (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường
hàng không) mà còn bao gồm cả các đầu mối giao thông như sân bay, nhà ga, bến
cảng, các cửa khẩu quốc tế.
Hệ thống cung cấp điện:
Đối với hoạt động du lịch, điện là nguồn năng lượng không thể thiếu đảm bảo
sinh hoạt của khách du lịch và các dịch vụ du lịch có liên quan. Trong du lịch bền vững
luôn khuyến khích các nguồn năng lượng tự nhiên tại chỗ như các máy thuỷ điện nhỏ,
pin mặt trời… thân thiện môi trường.
Hệ thống cấp, thoát nước:
Là yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch không thể thiếu trong hoạt động du lịch vì nó
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của du khách. Hệ thống cấp nước và xử lý nước
thải trong hoạt động du lịch luôn là yếu tố được coi trọng khi xây dựng các điểm/khu
du lịch. Đối với phát triển bền vững du lịch thì vấn đề xử lý nước thải là đặc biệt quan
trọng vì nước thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường,
huỷ hoại ngay nguồn tài nguyên chính mà điểm du lịch đó khai thác và phát triển.
40
Hệ thống thông tin liên lạc:
Đảm bảo hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc để đáp ứng nhu cầu thông tin liên
lạc với bạn bè, người thân thậm chí còn duy trì các mối liên hệ công việc mà người đó
đảm nhận trong thời gian đi du lịch là rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt
động du lịch.
Ngoài những yếu tố hạ tầng cơ sở du lịch cơ bản trên, một số yếu tố khác cũng
cần được lưu ý bao gồm: hạ tầng tài chính, hạ tầng y tế… để đáp ứng nhu cầu của hoạt
động du lịch.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc hình
thành các sản phẩm du lịch, có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch, vì vậy chúng
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ
sở vật chất của một số ngành dịch vụ có liên quan.
Những yếu tố cơ bản của hệ thống cơ sở vật chất du lịch bao gồm:
Cơ sở lưu trú du lịch là: "cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác
phục vụ khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn
hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu" (pháp
lệnh du lịch 1999). Đây được xem như loại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cơ bản thuộc
hệ thống dịch vụ của ngành.
Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí: đáp ứng nhu cầu thư giãn, vui chơi giải trí và
tái tạo sức khoẻ cho du khách. Những cơ sở này bao gồm các công trình thể thao, các
công viên vui chơi giải trí ngoài cơ sở lưu trú…
41
Các công trình thông tin, văn hoá, biểu diễn nghệ thuật: như trung tâm văn
hoá - thông tin, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ nghệ thuật, phòng trưng bày triển
lãm… Đây đồng thời cũng là những công trình phúc lợi xã hội.
Các cơ sở dịch vụ bảo trợ khác: như hiệu rửa ảnh, trạm xăng dầu, hiệu cắt tóc,
hiệu sửa chữa đồng hồ… Thực chất đây là các cơ sở dịch vụ xã hội tham gia vào các
hoạt động cung ứng dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
1.2.3.2. Những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch
Việc xây dựng các điểm và qua đó là các tuyến du lịch thường dựa trên những
chỉ tiêu cơ bản sau:
- Vị trí của điểm du lịch:
Vị trí tương đối của điểm du lịch với thị trường cung cấp khách có ý nghĩa quan
trọng đối với khả năng phát triển hoạt động du lịch ở điểm du lịch đó. Thực tế cho thấy
những điểm du lịch có tài nguyên du lịch với mức độ hấp dẫn tương đồng thì điểm du
lịch nào có vị trí gần với thị trường cung cấp khách hơn thì việc xây dựng phát triển
điểm du lịch đó sẽ thuận lợi hơn.
Xác định mức độ thuận lợi để xây dựng phát triển các điểm du lịch ở góc độ
khoảng cách từ thị trường nguồn đến vị trí điểm du lịch, trên cơ sở thực tiễn hoạt động
du lịch thường sử dụng 4 cấp:
Rất thuận lợi: khoảng cách từ 10 - 100 km, thời gian đi đường ít hơn 3 giờ và
có thể sử dụng từ 2 - 3 phương tiện vận chuyển thông dụng.
Khá thuận lợi: khoảng cách 100 - 200 km, thời gian đi đường ít hơn 5 giờ và có
thể sử dụng từ 2 - 3 phương tiện vận chuyển thông dụng.
Thuận lợi: khoảng cách từ 200 - 500 km, thời gian đi đường ít hơn 12 giờ và có
thể sử dụng 1 - 2 phương tiện vận chuyển thông dụng.
42
Kém thuận lợi: khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường hơn 24 giờ và có
thể sử dụng từ 1 - 2 phương tiện vận chuyển thông dụng.
- Độ hấp dẫn của điểm du lịch:
Độ hấp dẫn của điểm du lịch là chỉ tiêu mang tính tổng hợp các yếu tố như tính
hấp dẫn của cảnh quan được nhiều du khách công nhận; sự thích hợp của khí hậu; tính
đặc sắc và độc đáo của các đối tượng tham quan du lịch… Độ hấp dẫn này thường
được chia thành 4 cấp:
Rất hấp dẫn: có ít nhất trên 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 5 di tích
đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 5 loại hình
du lịch.
Khá hấp dẫn: có ít nhất 3 - 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 2 di tích
đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được từ 3 - 5 loại hình du
lịch.
Hấp dẫn: có ít nhất 1 - 2 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 1 di tích đặc
sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được 1 - 2 loại hình du lịch.
Kém hấp dẫn: có cảnh quan đơn điệu và chỉ có thể phát triển được 1 loại hình
du lịch.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
Đây được xem là chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển
điểm, tuyến du lịch với 4 mức độ khác nhau:
Rất tốt: điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Với điều kiện này, việc khai thác các tiềm năng để phát triển các
điểm, tuyến du lịch rất thuận lợi đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách ở trình độ cao.
43
Khá tốt: có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn
quốc gia.
Trung bình: có được một số cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đạt tiêu
chuẩn quốc gia nhưng không đồng bộ.
Kém: điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, không đồng
bộ.
- Thời gian hoạt động của điểm du lịch:
Thời gian hoạt động của điểm du lịch được xác định bởi khoảng thời gian thích
hợp về các điều kiện khí hậu, thời tiết đối với sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho du
khách cũng như điều kiện thuận lợi để đưa khách đi du lịch theo chương trình.
Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của
hoạt động du lịch, từ đó tác động đến kế hoách khai thác, đầu tư và hoạt động kinh
doanh du lịch tại các điểm, tuyến du lịch. Để tiện lợi trong việc xem xét chỉ tiêu này
trong tổng thể các chỉ tiêu liên quan đến việc xây dựng phát triển các điểm, tuyến du
lịch, việc đánh giá thời gian hoạt động của điểm du lịch cũng có thể chia làm 4 cấp:
Rất dài: có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch
và có ít nhất trên 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người.
Khá dài: có từ 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du
lịch và có từ 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu phù hợp với sức khoẻ con người.
Dài: có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch
và có từ 90 - 120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người.
Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và
dưới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người.
44
- Sức chứa của điểm du lịch:
Sức chứa của điểm du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt động
của điểm du lịch mà không nảy sinh những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi
trường và xã hội. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền
vững du lịch.
Trong thực tế, việc xác định "sức chứa" của một điểm du lịch rất khó bởi cần
triển khai việc quan trắc bằng thực nghiệm. Trong nhiều trường hợp, nhiệm vụ này
được thực hiện bằng việc kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nước, đặc
biệt các nước trong khu vực nơi có những điều kiện tương đồng hoặc bằng kinh
nghiệm thực tiễn.
Sức chứa (chỉ khả năng tiếp nhận khách) của điểm du lịch cũng thường được
chia thành 4 cấp:
Rất lớn: trên 1.000 lượt khách/ngày.
Khá lớn: từ 500 - 1.000 lượt khách/ngày.
Trung bình: từ 100 - 500 lượt khách/ngày.
Nhỏ: dưới 100 lượt khách/ngày.
Tuy nhiên có thể nhận thấy sức chứa của điểm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào
qui mô lãnh thổ của điểm du lịch đó.
- Tính bền vững của điểm du lịch:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tồn tại, tự phục hồi của các thành phần tự nhiên
của điểm du lịch trước áp lực tác động của hoạt động du lịch, hoặc các tác động tự
nhiên, kinh tế - xã hội khác. Tính bền vững này cũng được chia thành 4 cấp:
45
Rất bền vững: Không có thành phần tự nhiên nào bị phá huỷ, nếu có chỉ mức độ
không đáng kể và được phục hồi lại sau một thời gian ngắn. Hoạt động du lịch không
bị ảnh hưởng và có thể diễn ra liên tục.
Khá bền vững: Có từ 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ ở mức độ nhẹ và có
khả năng tự phục hồi. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.
Bền vững trung bình: Có 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ nặng cần đến sự
can thiệp của con người mới có khả năng phục hồi. Hoạt động du lịch bị hạn chế.
Kém bền vững: Có từ 1- 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ nặng cần đến sự can
thiệp của con người. Song khả năng phục hồi hạn chế và kéo dài. Hoạt động du lịch bị
gián đoạn.
Tính bền vững của các điểm du lịch phụ thuộc nhiều vào tính nhạy cảm, dễ phá
huỷ của các hệ sinh thái. Ví dụ, hệ sinh thái san hô rất dễ bị phá huỷ và quá trình phục
hồi tự nhiên rất lâu trong khi hệ sinh thái rừng khô hạn hoặc rừng tràm ít nhạy cảm
trước những tác động và quá trình phục hồi nhanh hơn khi bị phá huỷ.
Để đánh giá mức độ quan trọng (hấp dẫn, có khả năng thu hút khách cao) và khả
năng phát triển (có tài nguyên đặc sắc, dễ tiếp cận, hoạt động thuận lợi, khả năng tồn
tại cao) của các điểm du lịch, thường các chỉ tiêu trên được đánh giá cho điểm theo
trọng số (tuỳ thuộc vào quan điểm đánh giá) và được tổng hợp lại. Điểm du lịch nào có
điểm càng cao thì càng có vai trò quan trọng và khả năng phát triển càng tốt. Căn cứ
vào đánh giá này, các nhà đầu tư và quản lý sẽ quyết định về mức đầu tư xây dựng phát
triển điểm du lịch tương xứng với tiềm năng của nó.
Căn cứ vào số lượng các điểm du lịch đạt yêu cầu đầu tư xây dựng phát triển và
phân bố hợp lý của chúng trong không gian, việc xây dựng các tuyến du lịch cũng sẽ
được quyết định.
46
1.2.4. Các phương pháp đánh giá tính bền vững của du lịch
1.2.4.1. Phương pháp phân tích SWOT
Mục đích của việc đánh giá là để xác định rằng việc phát triển du lịch có thể
đóng góp vào công tác bảo tồn và xoá đói giảm nghèo, duy trì các tiêu chí phát triển
bền vững, nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng và tính thực tế về giá trị kinh tế.
SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats) là phương pháp phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những đe doạ. Đây là một khung lập kế
hoạch mà thông qua đó các cộng đồng có thể nêu lên những ưu tiên, xác định mối quan
tâm về du lịch như là một hoạt động triển vọng cho việc tạo thu nhập, sự sẵn sàng của
cộng đồng cũng như những trăn trở của họ đối với việc phát triển du lịch địa phương.
1.2.4.2. Phương pháp thống kê các điểm thu hút
Thành lập danh sách các điểm thu hút trong khu bảo tồn:
Các điểm thu hút tự nhiên: phong cảnh đẹp (các bãi biển, hang động, thác
nước…), những sinh vật quý hiếm (chim, rùa…). Đa dạng sinh học và những điều kiện
tự nhiên khác có khả năng thu hút du khách rất lớn.
Các điểm thu hút về văn hoá: những mô hình về cách sống truyền thống, các
nghi lễ, các lễ hội tôn giáo, các lễ hội và các sự kiện lớn khác, nghệ thuật và thủ công,
ẩm thực…; các hoạt động kinh tế địa phương như: khai thác cá, làm muối, nông
nghiệp… không những tạo sự hấp dẫn cho du khách mà còn cho phép du khách tìm
hiểu và hỗ trợ văn hoá địa phương.
Các điểm thu hút về lịch sử và di sản: các pháo đài, chiến luỹ, bảo tàng, nhà thờ,
chùa chiền, lăng tẩm, các kiến trúc đặc biệt, các điểm khảo cổ, các tượng đài kỷ niệm,
các địa đạo, nhà tù… Các hoạt động giải trí: chạy tàu thuỷ, đi bộ, leo núi, đạp xe đạp,
cắm trại, chèo thuyền, bơi lội…
47
1.3. KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG DU LỊCH TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Khái quát về hiện trạng du lịch toàn cầu
Xu hướng du lịch toàn cầu hiện nay bao gồm:
- Ngành dịch vụ du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với việc các địa
điểm du lịch trên toàn thế giới đón nhận 517 triệu khách du lịch quốc tế từ tháng 1 tới
tháng 6 năm 2014, tăng 22 triệu khách so với cùng kỳ năm 2013.
- Điều này tương đương với mức gia tăng lượt khách du lịch quốc tế trên toàn
cầu (tính từ đầu năm tới nay) đạt mức 4,6% tính đến tháng 6 năm 2014, chỉ thấp hơn
chút ít so với mức tăng trưởng 5,1% đạt được trong cả năm 2013.
- Dựa trên lượng lớn số người đi du lịch toàn cầu hiện nay, chúng ta có thể thấy
có một số xu hướng du lịch và tiêu dùng quan trọng khác sẽ ảnh hưởng tới cách thức
quảng bá du lịch tại Côn Đảo, nếu hòn đảo này đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ
trong dự báo du lịch quốc tế đối với khu vực Châu Á.
+ Tầm quan trọng của tiếp thị kỹ thuật số: Giao dịch của ngành du lịch hiện
chiếm khoảng 1/3 trong tổng các giao dịch thương mại điện tử diễn ra trên toàn cầu.
Các đánh giá tiêu dùng du lịch (thông qua các phương tiện truyền thông xã hội) đang
ngày càng có ảnh hưởng chi phối tới nhận thức thương hiệu và quyết định lựa chọn các
địa điểm du lịch.
+ Ngành dịch vụ du lịch toàn cầu thay đổi chóng mặt: Các kênh phân phối
dịch vụ du lịch truyền thống đang bị phân rã, với sự gia tăng về số lượng của các tập
đoàn lữ hành lớn bị sáp nhập và hội nhập cao, sự gia tăng về số lượng của các đại lý du
lịch trực tuyến (OTA) và các trang web đánh giá du lịch mới được thành lập.
+ Khách du lịch toàn cầu ngày càng dày dạn kinh nghiệm: Người tiêu dùng
dịch vụ du lịch hiện đi du lịch nhiều hơn và có nhiều kiến thức hơn về lĩnh vực này. Họ
thường sử dụng các thiết bị di động số và các phương tiện truyền thông xã hội để hỗ trợ
trong việc đưa ra các quyết định về địa điểm và cách thức du lịch trước và trong suốt
48
các chuyến du lịch nước ngoài của họ. Hiện tại, họ muốn tìm kiếm các trải nghiệm
chân thực và độc đáo khi lựa chọn các địa điểm du lịch.
+ Tăng cường cạnh tranh giữa các lựa chọn sử dụng thời gian giải trí và chi
tiêu: Khách du lịch từ các nước phát triển ngày càng nhận thấy rằng họ có ít thời gian,
với nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng và thời gian giải trí và chi tiêu của mình.
1.3.2. Khái quát về hiện trạng du lịch Việt Nam
Xu hướng du lịch khu vực và quốc gia hiện nay bao gồm:
Các chuyến du lịch tới Côn Đảo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng của cả các
yếu tố khu vực và yếu tố quốc gia – nếu có nhiều du khách tới khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương hơn, đặc biệt sẽ có cơ hội du khách du lịch tương ứng tới Côn Đảo hơn.
Tính từ đầu năm tới tháng 6 năm 2014, số lượt du khách quốc tế tới khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương tăng mạnh với 5.4%.
Hình 1.1. Mức độ tăng trưởng lượng khách tham quan ở Châu Á - Thái
Bình Dương, Việt Nam và Côn Đảo, từ năm 2008 đến năm 2013
Nguồn: Hiệp hội du lịch Châu Á, Thái Bình Dương, Văn
phòng thống kê Chính Phủ Việt Nam, Phòng Quản lý du lịch Côn Đảo
49
Theo thống kê từ Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, tổng số lượt du
khách tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên tới gần 500 triệu lượt vào năm 2013
với mức tăng trưởng số lượt khách dự kiến đạt 5% - 8% trong giai đoạn từ năm 2014
tới 2018, và đạt mức kỷ lục 660 triệu lượt khách tính đến cuối giai đoạn đó.
Các con số này cho thấy rằng số lượng du khách tới Việt Nam đã tăng trưởng
khá nhanh trong một khoảng thờ gian dài và chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, với mức tăng trưởng về số lượng du khách dao động từ
12%/năm trong vòng 10 năm tính đến năm 2013.
50
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỦA CÔN ĐẢO
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔN ĐẢO
2.1.1. Vị trí địa lý
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở Đông Nam nước ta. Cách Vũng Tàu 97 hải lý
và cách Sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo có cùng một kinh độ với TP.HCM (1060
36’ kinh
Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (80
36’ vĩ Bắc). Sử sách nước ta xưa nay gọi
là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo), cả quần đảo này cũng
gọi chung là địa danh ấy. Người ta cũng thường gặp những biến dạng gần gũi như: Côn
Lôn, Côn Sơn, Côn Nôn. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo.
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Côn Lôn lớn (Phú Hải)
với diện tích 51.520 km2
chiếm 2/3 tổng diện tích của cả quần đảo, là đảo lớn nhất có
hình dạng con gấu lớn quay lưng về đất liền, chân hướng ra biển Đông, có chiều dài
khoảng 15 km, chiều ngang rộng nhất khoảng 9 km, chỗ hẹp nhất khoảng 1 km; hòn
Côn Lôn nhỏ (Phú Sơn): 5.450km2
, hòn Bảy Cạnh (Phú Tường): 5.500 km2
, hòn Cau
(Phú Lệ): 1.800 km2
, hòn Bông Lan (Phú Phong): 0,2 km2
, hòn Vung (Phú Vinh):
0,15 km2
, hòn Trọc (Phú Nghĩa): 4.400 km2
, hòn Trứng (Phú Thọ): 0,1 km2
, hòn Tài
lớn (Phú Bình): 0,38 km2
, hòn Tài nhỏ (Phú An): 0,1 km2
, hòn Trác lớn (Phú Hưng):
0,25 km2
, hòn Trác nhỏ (Phú Thịnh): 0,1 km2
, hòn Tre lớn (Phú Hòa): 0,75 km2
, hòn
Tre nhỏ (Phú Hội): 0,25 km2
, hòn Anh (hòn Trứng lớn), hòn Em (hòn Trứng nhỏ).
Nằm trên con đường giao lưu Đông và Tây. Từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình
Dương hoặc xuống lục địa Châu Úc phải xem Côn Đảo như một chiếc cầu nối trên đại
dương.
51
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Nguồn: Tổng cục du lịch
52
Hình 2.2. Bản đồ vị trí các đảo ở Côn Đảo
Nguồn: BQL phát triển Côn Đảo
53
2.1.2. Lịch sử hình thành
 Côn Đảo trước năm 1861:
Do vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu – Á. Côn Đảo được người
phương Tây biết đến từ rất sớm.
Từ thế kỷ XIII (năm 1294) đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý tên Marco
Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8
chiếc số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo.
Thế kỷ XV – XVI có rất nhiều đoàn du hành của Châu Âu ghé viếng Côn Đảo.
Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu nhòm ngó
các nước Đông Dương. Nhiều lần các công ty Đông - Ấn của Anh, Pháp cho người tới
Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với âm mưu xâm lược.
Năm 1702 đời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm thứ 12, công ty Đông - Ấn của Anh
ngang nhiên đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài và cột cờ.
Sau 3 năm (ngày 3-2-1705) xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai MACATXA
(lính đánh thuê của chính quyền Anh) do chính quyền nhà Nguyễn chủ trương tổ chức
và chỉ huy nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của xứ Đàng Trong, đoàn quân Anh rời bỏ
Côn Đảo.
Ngày 28-1-1783 Pigneau de Bohaine (Bá Đa Lộc) trong chuyến đem hoàng tử
Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn
Ánh ký với Bá tước Montomorin đại diện cho vua Loui 16 ký hiệp ước Versailles. Đó
là văn kiện bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn nhường cho Pháp chủ quyền cửa biển
Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn để đổi lại Pháp giúp cho Nguyễn Ánh 4 tàu chiến,
1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại quân Tây Sơn. Nhưng nội
tình Pháp lúc bấy giờ đang bị khủng hoảng rất nghiêm trọng nên triều đình Pháp không
54
thể thực hiện được những cam kết, Hiệp ước Versailles về mặt pháp lý cũng như trên
thực tế không có giá trị gì.
Ngày 1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị
đánh Huế.
Tháng 2-1859 sau những trận đẫm máu ở Vũng Tàu (10-2-1859), Cần Giờ (11-
2-1859) giặc Pháp hạ thành Gia Định (17-2-1859).
Tháng 4-1861, Pháp đánh chiếm Định Tường, chính trong thời gian này Pháp
khẩn trương đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ Anh nhảy vào hớt tay trên vị trí
chiến lược quan trọng này.
Ngày 28-11-1861, vào lúc 10 giờ sáng Bonard thủy sư đô đốc Pháp hạ lệnh xâm
chiếm Côn Đảo. Nhân danh nước Pháp đặt ách thống trị lên quần đảo Côn Lôn bằng
một biên bản: “Tuyên cáo xâm lược”.
 Côn Đảo giai đoạn 1862 – 1975:
Ngày 14-1-1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo, họ có
nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm ngọn hải đăng Côn Đảo nhằm chống chế nếu có
nước nào phản kháng hành động xâm lược.
Nhà tù Côn Đảo – nhà tù đầu tiên thực dân Pháp thiết lập trong quá trình xâm
lược Việt Nam.
Ngày 1-2-1862 Bornard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến
Côn Đảo núi non hùng vĩ, biển trời trong lành thành “Địa Ngục Trần Gian”.
Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh
Vĩnh Long quản lí. Ngày 16-5-1882 Tổng thống Pháp Guiuyn Gơrevi ký sắc lệnh công
nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.
55
Tháng 9-1954, Ngụy quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân
Pháp đã đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn.
Tháng 3-1955, Thiếu tá Aloise Alanck, đại diện Chính phủ Pháp ký biên bản
bàn giao quần đảo và đề lao Côn Lôn cho Thiếu tá Bạch Văn Bốn đại diện Chính phủ
Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó Bạch Văn Bốn bàn giao cho Trần Văn Thiều quản lý.
Danh xưng quần đảo và đề lao vẫn được duy trì như dưới chế độ thực dân Pháp.
Ngày 22-10-1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 143/ NV đổi quần đảo Côn Nôn
thành tỉnh Côn Sơn, một tỉnh không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy trị tù.
Ngày 24-4-1965, Ngụy quyền Sài Gòn đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính
Côn Sơn, trực thuộc bộ nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành
chánh. Sau Hiệp định Paris (27-1-1973) Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh
lạc hướng dư luận quốc tế, lại đổi tên quần đảo này một lần nữa. Cái tên Phú Hải xa lạ
(thị trấn Phú Hải tỉnh Gia Định) được nhắc đến trong văn thư từ của Mỹ Ngụy từ ngày
1-11-1974 và cũng là ngày các hòn đảo cũng như các trại tù đều có ghép chữ “Phú”.
Ngày 1-5-1975, Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi cảnh “Địa Ngục Trần
Gian” trải qua 113 năm.
Tháng 5-1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Sơn.
Tháng 1-1977, Côn Đảo được đổi là huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang, sau
thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 5-1979, quận Côn Đảo - Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Tháng 10-1991 đến nay: huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thị trấn Côn Đảo nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ
1060
36’10’’ kinh độ Đông và 80
40’57’’ vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3m so
với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10km và chiều rộng từ 2 đến 3km. Một mặt
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY
Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY

Recomendados

Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ por
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0917.193.864
19.2K vistas147 diapositivas
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới por
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiLv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng Hới
Lv: Nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đồng HớiDịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
15.9K vistas128 diapositivas
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ... por
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
5.2K vistas89 diapositivas
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT por
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
10.4K vistas157 diapositivas
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ por
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang, HAY, 9đDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
11.8K vistas146 diapositivas
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY! por
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
30.5K vistas46 diapositivas

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ por
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
6.9K vistas159 diapositivas
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh... por
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
4.9K vistas100 diapositivas
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018 por
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
2.8K vistas7 diapositivas
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT por
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTĐề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOT
Đề tài: Chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện, HOTDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0909232620
3.5K vistas76 diapositivas
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng por
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển Đà NẵngDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
8.1K vistas65 diapositivas
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH! por
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
10.1K vistas34 diapositivas

La actualidad más candente(20)

Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh... por Thư viện Tài liệu mẫu
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
THỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURIST por nataliej4
THỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURISTTHỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURIST
THỰC TẬP CÔNG TY DU LỊCH HANOITOURIST
nataliej42.4K vistas
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam por Chau Duong
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt NamThực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Thực Trạng Thuận Lợi, Khó Khăn Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam
Chau Duong5K vistas
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng por Đàm Liên
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà NẵngTác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng
Tác động kinh tế của phát triển du lịch tại Đà Nẵng
Đàm Liên12.7K vistas
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi por ti2li119
Khóa luận Du lịch Quảng NgãiKhóa luận Du lịch Quảng Ngãi
Khóa luận Du lịch Quảng Ngãi
ti2li1198.7K vistas

Similar a Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY

Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc por
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..docLuân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..docDịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
5 vistas26 diapositivas
Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ... por
Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...
Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại khu du lịch Bán Đảo Sơn Trà Thành ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
17 vistas28 diapositivas
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628 por
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Man_Book
1.1K vistas15 diapositivas
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY por
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch biển tại TP Đà Nẵng, HAYDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
45 vistas65 diapositivas
Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin... por
Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...
Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...Chau Duong
1.4K vistas23 diapositivas
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH... por
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...ssuserc1c2711
6 vistas140 diapositivas

Similar a Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY(20)

Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628 por Man_Book
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Bai Thu Hoach Thuc Te Nha Trang 5628
Man_Book1.1K vistas
Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin... por Chau Duong
Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...
Danh gia tiem nang va dinh huong phat trien ben vung du lich bien lang co tin...
Chau Duong1.4K vistas
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH... por ssuserc1c2711
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGH...
ssuserc1c27116 vistas
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn por Pham Long
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1087 - vanhien.vn
Pham Long341 vistas
Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 por Minh Tuan, Dong
Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020
Minh Tuan, Dong8.6K vistas
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc por sividocz
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.docHoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.doc
sividocz2 vistas

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc por
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
8 vistas26 diapositivas
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc por
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
13 vistas26 diapositivas
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K... por
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
8 vistas27 diapositivas
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ... por
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
2 vistas26 diapositivas
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ... por
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
5 vistas26 diapositivas
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ... por
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
2 vistas26 diapositivas

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864(20)

Último

BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR... por
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...Nguyen Thanh Tu Collection
20 vistas127 diapositivas
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... por
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...Nguyen Thanh Tu Collection
14 vistas83 diapositivas
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI... por
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...Nguyen Thanh Tu Collection
9 vistas147 diapositivas
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl... por
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...tcoco3199
10 vistas67 diapositivas
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ... por
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...Nguyen Thanh Tu Collection
30 vistas175 diapositivas
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ... por
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...Nguyen Thanh Tu Collection
13 vistas91 diapositivas

Último(20)

BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 12 - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) (50 CÂU TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI... por Nguyen Thanh Tu Collection
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 9 (44 ĐỀ THI...
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl... por tcoco3199
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
Luận Văn Thiết Kế, Bộ Điều Khiển Cho Hệ Thống Làm Mát Động Cơ 1 Chiều Bằng Pl...
tcoco319910 vistas
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ... por Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR... por Nguyen Thanh Tu Collection
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - CHỌN LỌC TỪ CÁC TR...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - NĂM 2024 (BẢN ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị... por tcoco3199
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị...Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Phường Quang Hanh, Thị...
tcoco31995 vistas
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM VẬT LÝ 11 - NĂM 2024 DÙNG CHUNG CHO SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 CÁNH DIỀU - NĂM 2024 (BẢN HS + GV) ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ... por sividocz
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...
Luận Văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phầ...
sividocz6 vistas
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của... por tcoco3199
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
Luận Văn Nghiên Cứu Thiết Kế Tự Động Hoá Cho Dây Chuyền Cán Nóng Liên Tục Của...
tcoco31995 vistas
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU... por Nguyen Thanh Tu Collection
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA 2023 MÔN HÓA HỌC (BẢN HS-GV) (8 CHƯƠNG, LÝ THU...
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf por conghoaipk
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
conghoaipk158 vistas
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 11 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS... por Nguyen Thanh Tu Collection
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
BIÊN SOẠN BỘ ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN 10 KẾT NỐI TRI THỨC - NĂM 2024 (BẢN HS...
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ... por Nguyen Thanh Tu Collection
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 11 - CẢ NĂM - KẾT NỐI TRI THỨC THEO CÔNG VĂN 5512 ...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5... por Nguyen Thanh Tu Collection
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...
GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU – CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN 5...

Đề tài: Tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch huyện Côn Đảo, HAY

  • 1. 5 BẢN TÓM TẮT TÌM HIỂU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Mã số: SV2014-07 1. Vấn đề nghiên cứu: TÌM HIỂU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU 2. Mục đích nghiên cứu/mục tiêu nghiên cứu: - Xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển du lịch. - Thấy được tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch của Côn Đảo. - Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển tiềm năng du lịch của Côn Đảo trong thời kì mới. 3. Nhiệm vụ/nội dung nghiên cứu/câu hỏi nghiên cứu: - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến sự phát triển tiềm năng du lịch. - Phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến ngành du lịch của Côn Đảo. - Đánh giá tiềm năng của ngành du lịch Côn Đảo và so sánh lợi thế du lịch của địa phương với các địa phương khác trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Dựa vào đặc điểm tài nguyên và điều kiện tự nhiên liên quan, đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển tiềm năng du lịch Côn Đảo. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống. - Phương pháp thống kê du lịch. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ. - Phương pháp dự báo. 5. Kết quả nghiên cứu: - Đánh giá “Phát triển du lịch của huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những thế mạnh, khắc phục những hạn chế còn tồn tại để góp phần thúc đẩy du lịch ở Côn Đảo phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. - Giúp mọi người nhận thức được vai trò và tầm quan trọng về tiềm năng phát triển du lịch của Côn Đảo. - Nhận ra các đặc điểm nổi bật nhằm thu hút khách du lịch đến với Côn Đảo. - Nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
  • 2. 6 LỜI CẢM ƠN Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa Sư phạm Khoa học Xã hội đã giúp đỡ, hỗ trợ nhóm em trong suốt quá trình thực hiện công trình nghiên cứu khoa học và đặc biệt chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Trịnh Duy Oánh – Thầy đã luôn sát cánh, nhiệt tình, luôn quan tâm, hỗ trợ và chỉ dẫn tận tình cho nhóm chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học với đề tài: TÌM HIỂU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. Đây là lần đầu tiên nhóm thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học trong thời gian tương đối ngắn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhóm em cũng đã cố gắng hết mình bằng sự nhiệt huyết và đam mê học hỏi của tuổi trẻ để hoàn thành đề tài này. Do thời gian có hạn và trình độ của các thành viên trong nhóm còn nhiều hạn chế nên bài Nghiên cứu khoa học của nhóm em không tránh khỏi thiếu sót cũng như còn nhiều bất cập. Nhóm em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2015 Sinh viên thực hiện Võ Văn Chỉ
  • 3. 7 DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục hình Hình Tên hình Trang 1.1 Mức độ tăng trưởng lượng khách tham quan ở Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam và Côn Đảo, từ năm 2008 đến năm 2013 48 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 51 2.2 Bản đồ vị trí các đảo ở Côn Đảo 52 2.3 Cơ cấu kinh tế ở Côn Đảo năm 2010 57 2.4 Cơ cấu kinh tế ở Côn Đảo năm 2011 58 2.5 Bản đồ khung quy hoạch du lịch Côn Đảo 68 2.6 Số khách quốc tế và trong nước tới Côn Đảo, từ năm 2009 đến 2013 70 2.7 Số lượng du khách đến Côn Đảo theo tháng/2013 72 2.8 Doanh thu du lịch của Côn Đảo từ năm 2010 – 2013 73 3.1 Bản đồ quy hoạch các phân khu du lịch Côn Đảo 111 3.2 Bản đồ vị trí các dự án ưu tiên 112 3.3 Bản đồ vị trí bờ biển thắng cảnh của Côn Đảo 124 Danh mục bảng Bảng Tên bảng Trang 2.1 Lượng lao động trên toàn huyện Côn Đảo giai đoạn 2006 – 2011 56 2.2 Giá cho thuê xe tại Côn Đảo 74 2.3 Lịch khởi hành của Vietnam Airlines cho du lịch Côn Đảo 77
  • 4. 8 2.4 Lịch tàu Côn Đảo 9, Côn Đảo 10, Tuyến Cảng Cát Lỡ, Vũng Tàu – Cảng Bến Đầm, Côn Đảo 78 2.5 Cơ sở lưu trú / Công suất phòng ở Côn Đảo 79
  • 5. 9 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SPDL : Sản phẩm du lịch ĐDSH : Đa dạng sinh học DLBV : Du lịch bền vững LHDL : Loại hình du lịch HĐDL : Hoạt động du lịch BQL : Ban quản lí
  • 6. 10 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Với đề tài nghiên cứu khoa học này trong khoảng thời gian 11 tháng, nhóm em đã tìm hiểu, nghiên cứu các tiềm năng phát triển du lịch của Côn Đảo thông qua sách, báo, kênh thông tin đại chúng, các bài nghiên cứu của các luận giả đi trước,… Qua quá trình nghiên cứu, chúng em nhận thấy rằng, Côn Đảo là một vùng đất rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, Côn Đảo trong lòng người du lịch ở trong nước trở nên gần gũi, thân thuộc hơn; đối với du khách nước ngoài cái tên “Côn Đảo” trở nên quen thuộc hơn và là điểm đến lí tưởng cho các du khách thích khám phá, mạo hiểm với các dịch vụ du lịch của vùng. Để phát triển du lịch theo hướng bền vững, nhóm em cũng đã chỉ ra những thế mạnh, hạn chế của vùng nhằm góp phần thúc đẩy du lịch ở Côn Đảo phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Bên cạnh đó, chúng em đề ra một số giải pháp nhằm giúp mọi người nhận thức được vai trò và tầm quan trọng về tiềm năng phát triển du lịch của Côn Đảo; đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
  • 7. 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội của con người. Du lịch không những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người có điều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền. Chính vì vậy ngày nay du lịch đã nằm trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia, trở thành nền kinh tế quan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của các nước. Ở Việt Nam ngành du lịch giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy chịu sự ảnh hưởng của những biến động toàn cầu và khu vực nhưng với sự nỗ lực của lãnh đạo và cán bộ các cơ quan quản lý du lịch từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp du lịch trong cả nước, du lịch Việt Nam vẫn đảm bảo tăng trưởng vượt bậc với sự mở rộng quy mô về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; hệ thống hạ tầng gắn với quy hoạch và đầu tư phát triển các khu, tuyến, điểm, đô thị du lịch trên 7 vùng du lịch của cả nước; hệ thống doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực lữ hành, lưu trú, vận chuyển, giải trí... với chuỗi các sản phẩm du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường mới, đồng thời với lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp được tăng cường cả về số lượng và trình độ chuyên nghiệp... Những thành tựu đó đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển ngành du lịch trong thời kỳ hội nhập và phát triển mới của đất nước. Trong năm 2013, khi bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong quá trình khắc phục suy thoái, tái cấu trúc và từng bước tìm kiếm động lực tăng trưởng mới, du lịch là ngành kinh tế duy nhất duy trì tốc độ tăng trưởng cao và là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù phải vượt qua nhiều khó khăn và thách thức nhưng năm 2013, cả nước đã đón 7,57 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng 10,6%; 35 triệu lượt khách nội địa; tổng thu trực tiếp từ khách du lịch đạt 200 nghìn tỷ đồng, đóng góp trên 6% GDP.
  • 8. 12 Côn Đảo hay Côn Sơn là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Khu du lịch Côn Đảo là điểm du lịch mới được đưa vào khai thác và với lợi thế về cảnh quan Côn Đảo đã được đánh giá là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn vào bậc nhất của nước ta hiện nay. Côn Đảo được nhiều du khách đánh giá là thiên đường của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia của Việt Nam với nhiều địa danh đẹp nổi tiếng như Bãi Đầm Trầu, Cầu tàu 914,... được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn trải dài dưới chân những vách đá sừng sững... Không những thế, Côn Đảo còn là nơi du khách có thể khám phá những giá trị về lịch sử của mảnh đất và con người nơi đây được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc với nhiều địa danh lịch sử khác như chuồng cọp Côn Đảo, nơi chứng kiến một phần cuộc chiến gian khổ của nhân dân Việt Nam. Với những giá trị về cả thiên nhiên và văn hóa, Côn Đảo đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Nhiều năm trở lại đây khu du lịch Côn Đảo được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác phục vụ du lịch thì du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu càng phát triển với định hướng khai thác du lịch thành ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh. Để góp phần vào việc phát triển du lịch của đất nước, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch tại Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu. Việc chọn đề tài “TÌM HIỂU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” nhằm nghiên cứu và đánh giá hoạt động du lịch tại Côn Đảo, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương. 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu - Xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển bền vững du lịch.
  • 9. 13 - Thấy được tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo. - Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch Côn Đảo đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới. 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phát triển bền vững du lịch. - Phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến ngành Du lịch huyện Côn Đảo. - Đánh giá tính bền vững của ngành du lịch huyện Côn Đảo và lợi thế so sánh du lịch địa phương với các địa phương khác trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Dựa vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện liên quan, đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo. 2.3. Ý nghĩa của đề tài - Củng cố lý thuyết về phát triển du lịch bền vững. - Xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển du lịch bền vững cho huyện Côn Đảo. - Điều tra, khảo sát, đánh giá khai thác tài nguyên du lịch tại khu du lịch Côn Đảo. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại góp phần thúc đẩy khu du lịch Côn Đảo phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Cho tới nay, chưa có một báo cáo quy hoạch hay chiến lược nào để định hướng phát triển bền vững cho du lịch Côn Đảo. Năm 2004, Ủy ban Kinh tế Trung ương triển khai dự án “Phát triển Côn Đảo” và VNAT cũng hoàn thành báo cáo “Định hướng Phát triển Du lịch Côn Đảo”. Những tài liệu này đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch của Côn Đảo, đồng thời tổng kết về tình hình hoạt động du lịch của huyện. Những vấn đề
  • 10. 14 được quan tâm bao gồm “huy động sức lực” để phát triển du lịch cùng với việc quan tâm tới nguồn tài nguyên đất và nước trên quần đảo. Những báo cáo này cũng đưa ra những giải pháp cho việc phát triển du lịch cũng như khẳng định quy hoạch du lịch đóng vai trò then chốt. 4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nội dung nghiên cứu: + Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững. + Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch ở Côn Đảo. + Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch của Côn Đảo. - Thời gian: từ năm 2003 – 2013. - Không gian: toàn huyện Côn Đảo. 5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp luận 5.1.1. Quan điểm và chính sách sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng lần thứ IX và X đều khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu phấn đấu của nhà nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Đồng thời Nhà nước cũng có những chính sách phát triển du lịch thể hiện trong điều 6, chương I - Luật Du Lịch Việt Nam (năm 2005) như sau: - Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi năng lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
  • 11. 15 - Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tính dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sau: + Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch. + Tuyên truyền, quảng bá du lịch. + Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. + Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch. + Hiện đại hoá các hoạt động du lịch. + Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nhập khẩu phương tiện cung cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và du lịch quốc gia. + Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo. - Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ dân trí, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch. - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. 5.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thổ Phát triển du lịch ở bất kỳ cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần cấu thành không thể tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng
  • 12. 16 phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ thống với nhau và các môi trường xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp, giữa hệ thống lãnh tổ du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hoá theo lãnh thổ từ cấp quốc gia đến cấp vùng và điểm. Mặc khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên một lãnh thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. 5.1.3. Quan điểm phát triển du lịch bền vững Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì vậy quan điểm phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt động du lịch trong nghiên cứu phát triển du lịch. 5.1.4. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lý học nói riêng và nghiên cứu tự nhiên nói chung được xét dưới hai góc độ khác nhau: - Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch đứng từ góc độ tự nhiên và nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố, quy luật phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lý. - Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.
  • 13. 17 5.1.5. Quan điểm môi trường Du lịch hiện nay đã thật sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh tế rõ ràng phải tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa kinh tế và văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường. Do đó phải tính đến những thiệt hại về môi trường, các hệ sinh thái ở các điểm - tuyến du lịch do tác động của hoạt động du lịch. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững du lịch bởi sự tồn tại của loại hình du lịch này phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng của các hệ sinh thái và môi trường. 5.1.6. Quan điểm viễn cảnh - lịch sử Quan điểm này thể hiện ở chỗ: - Chú ý tới khía cạnh địa lý, lịch sử khi xác định tổ chức không gian du lịch trên phạm vi khu vực và cả nước nói chung. - Phân tích quá trình hình thành và phát triển điểm - tuyến du lịch trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ du lịch. Phát triển bền vững có liên quan chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; vì vậy, trong nghiên cứu đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 5.2.2. Phương pháp thống kê du lịch Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trính nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và qúa trình, đối chiếu biến
  • 14. 18 động, phát triển trong hoạt động du lịch. Phương pháp này áp dụng để thống kê các hệ sinh thái đặc thù, các tài nguyên du lịch quan trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; thống kê đánh giá lượng khách; đánh giá tỷ lệ doanh thu; tỷ trọng và mức tăng trưởng du lịch nói chung để đưa ra bức tranh chung về hiện trạng. 5.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Phương pháp này cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân bố trong không gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hoá, biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của các đối tượng du lịch. Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ tổ chức không gian lãnh thổ du lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững du lịch nói chung và tổ chức không gian hoạt động du lịch nói riêng. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ của các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Phương bản đồ sẽ đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng công nghệ GIS (Geographic Information System - hệ thông tin địa lý) để phân tích đánh giá tiềm năng du lịch căn cứ vào mức độ quan trọng và phân hoá lãnh thổ của các tài nguyên và điều kiện có liên quan cũng như để phân tích phát hiện các mối quan hệ trong tổ chức không gian du lịch. 5.2.4. Phương pháp dự báo Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ rất quan trọng là xác lập cơ sở khoa học để tổ chức phát triển du lịch bền vững của huyện Côn Đảo. Vì vậy phương pháp dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tổ chức hướng khai thác xây dựng các điểm, tuyến du lịch; sử dụng tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững du lịch là dự báo về
  • 15. 19 nguồn khách, cơ cấu khách và thị trường khai thác khách; dự báo về khả năng đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch bổ trợ; dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng, mức tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch. 6. BỐ CỤC CỦA BÀI NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu và kết luận bài nghiên cứu khoa học có kết cấu thành 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phát triển bền vững du lịch  Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch của Côn Đảo  Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch của Côn Đảo
  • 16. 20 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Khái niệm về du lịch Ngày nay dịch vụ là một ngành kinh tế phát triển vượt bậc trên phạm vi toàn thế giới. Trong tất cả các hoạt động của dịch vụ thì ngành du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là nguồn thu ngoại tệ chính, là ngành kinh tế quan trọng. Du lịch xuất hiện từ khi nào? Du lịch là gì? Đã có rất nhiều câu trả lời, rất nhiều khái niệm, có nhiều cách tiếp cận với nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là một số khái niệm cơ bản về du lịch. Du lịch là một hiện tượng. Trước thế kỷ thứ XIX đến tận đầu thế kỷ XX du lịch hầu như vẫn được coi là tầng lớp giàu có, quý tộc và đây chỉ là một hiện tượng cá biệt trong đời sống kinh tế - xã hội. Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh, từ du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford. Theo đó, du lịch có định nghĩa như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí”. Ở đây giải trí là động cơ chính. Giáo sư, tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sĩ Krapf - hai người được coi là đặt nền móng cho lý thuyết về cùng du lịch đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. Trường Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc) định nghĩa như sau:
  • 17. 21 “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú cho họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức định kỳ”. Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức về văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”. Dựa trên những lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu du lịch khoa Du lịch và Khách sạn (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) đã định nghĩa du lịch như sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. Tại khoảng 1, Điều 4, chương I của Luật Du lịch, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
  • 18. 22 1.1.2. Khái niệm về khách du lịch Trong hoạt động du lịch, trong khai thác du lịch thì nhân tố đóng vai trò quan trọng là khách du lịch. Bởi lẽ, nếu phát triển du lịch mà không có khách du lịch thì sẽ là con số không. Việc xác định ai là khách du lịch có nhiều quan điểm khách nhau. Ở đây cần phân biệt giữa khách du lịch, khách tham quan và lữ khách dựa vào tiêu thức: Mục đích, thời gian và không gian chuyến đi. Theo nhà kinh tế học người Anh, Odgil Vi khẳng định: Để trở thành khách du lịch thì cần có hai điều kiện: Thứ nhất: Phải đi xa nhà thời gian dưới một năm; thứ hai: Ở đó phải tiêu những khoảng tiền đã tiết kiệm ở nơi khác. Giáo sư Khadginicolov – một trong những nhà đi đầu về du lịch của Bulgarie đã đưa ra định nghĩa: “Khách du lịch là người hành trình tự nguyện với những mục đích hòa bình. Trong cuộc hành trình của mình họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình”. Các định nghĩa trên đều mang tính phiếm diện, chưa đầy đủ, chủ yếu mang tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung thực của khái niệm – khách du lịch. Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia – League of Nations – năm 1937 tổ chức này đưa ra khái niệm: “Bất ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h”. Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam trong khoảng 2, điều 4, chương I đã nêu rõ:
  • 19. 23 “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. [9] 1.1.3. Khái niệm về SPDL Khi đề cập đến bất cứ hoạt động kinh doanh nào chúng ta cũng không thể không nhắc đến sản phẩm của hoạt động đó. Trong du lịch khi tìm hiểu về khái niệm du lịch thì chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về SPDL. SPDL là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. SPDL = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ hàng hóa du lịch Hiện nay khái niệm này rất khái quát, trong phạm vi bài tham luận này có thể hiểu sản phẩm du lịch (SPDL) là tất cả những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một địa phương mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. SPDL bao gồm sản phẩm vật thể và sản phẩm phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và sản phẩm nhân tạo. Theo TS. Nguyễn Văn Bình trong bài viết “Bàn về SPDL”: có thể hiểu SPDL theo hai hướng tiếp cận: Một là từ phía cung, SPDL là toàn bộ dịch vụ của người kinh doanh du lịch dựa trên vật thu hút du lịch (tài nguyên) và khởi sự du lịch nhằm cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch. Hai là từ phái người du lịch, SPDL là quá trình du lịch một lần do du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được. Từ đó dẫn đến khái niệm SPDL là một tổ hợp cấu thành gồm hai yếu tố: vật thu hút du lịch và toàn bộ hệ thống dịch vụ cung cấp cho du khách nhằm thỏa mãn mục đích hưởng thụ tại nơi đích đến. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNTWO) khuyến cáo nên sử dụng một khái niệm tiêu biểu vừa khái quát cao vừa cụ thể về SPDL. Theo đó SPDL được cấu thành từ: kết
  • 20. 24 cấu hạ tầng, tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cung ứng (nhân lực du lịch là yếu tố quyết định). Theo điều 4 luật du lịch: “SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. 1.1.4. Sự phát triển bền vững Cụm từ "phát triển bền vững" có nguồn gốc từ thực tiễn quản lý rừng ở Đức vào thế kỷ XIX, nhưng mãi đến thập niên 80 của thế kỷ XX mới được phổ biến rộng rãi. Năm 1980, IUCN cho rằng: "phát triển bền vững phải cân nhắc đến việc khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”. Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và phát triển thế giới WCED do bà Groharlem Brundtland thành lập đã công bố thuật ngữ "phát triển bền vững" trong báo cáo "tương lai của chúng ta" như sau: “phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của những thế hệ mai sau”. Theo hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất năm 1992, được tổ chức Riodejaneiro thì: "phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, xen cài và thoả hiệp giữa ba hệ thống là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội". Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều đề cập đến "phát triển bền vững" trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý phát triển kinh tế với ý muốn nhấn mạnh phương thức và việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của sự phát triển. Đối với Việt Nam, "phát triển bền vững" đựơc thể hiện trong chỉ thị 36/CT của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25.6.1998: mục tiêu và các quan
  • 21. 25 điểm cơ bản của phát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triển bền vững. 1.1.5. Du lịch bền vững Khái niệm du lịch bền vững (Sustainable tourism) được xuất hiện vào năm 1996, trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thật sự gây được sự chú ý rộng rãi. Mặc dù chưa đạt đến giai đoạn chín muồi, nhưng nó cũng thể hiện được điểm đặc trưng cơ bản của DLBV, đó là: DLBV không chỉ cổ vũ cho hoạt động du lịch ít gây tổn hại cho môi trường mà còn thu hút và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành tố của ngành công nghiệp du lịch: các tổ hợp khách sạn toàn cầu, các tổ chức du lịch lữ hành, các khách sạn nhỏ bé biệt lập, với mục tiêu: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ văn hoá và phúc lợi cộng đồng địa phương; tạo lập sự công bằng trong nội bộ và giữa các thế hệ. "Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên, các đặc điểm văn hoá kèm theo (có thể là cả trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương" - (World Conservation Union, 1996). Cũng trong thời gian này, Hội đồng Du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) khái niệm: "Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng Du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai". Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống (Hens L.1998).
  • 22. 26 Theo quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, phát triển Du lịch phải được định hướng và quản lí theo phương châm: kết hợp hài hoà nhu cầu của hiện tại và tương lai trên cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng Du lịch; khai thác, sử dụng hợp lí và phát triển tài nguyên Du lịch tự nhiên; chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tránh hiện đại hoá hoặc làm biến dạng môi trường, cảnh quan di tích; xây dựng và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đặc biệt là ở các đô thị du lịch và các điểm tham quan du lịch. Như vậy, du lịch bền vững không phải là trào lưu du lịch mà đó là cương lĩnh phát triển du lịch của thời đại. 1.1.6. Điểm du lịch Các nhà nghiên cứu và lập pháp đã đưa điểm du lịch vào Pháp lệnh Du lịch được chủ tịch nước ký và công bố vào tháng 2.1999, theo đó "điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch". Như vậy theo Pháp lệnh Du lịch, "điểm du lịch" là khái niệm tương đối mở, không hạn chế về quy mô lãnh thổ. Đồng thời với khái niệm trên, "điểm du lịch" có thể bao gồm: điểm tài nguyên (tiềm năng), nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn và có khả năng thu hút khách song có thể chưa đưa vào khai thác; và điểm chức năng - nơi các tài nguyên du lịch đã được khai thác đưa vào phục vụ nhu cầu khách du lịch (tức là đã có sức thu hút khách du lịch). Tuy nhiên khái niệm trên vẫn để ngỏ vấn đề "quy hoạch" đối với điểm du lịch. Trong trường hợp lãnh thổ điểm du lịch được quy hoạch thì sự khác biệt với khái niệm "khu du lich" được xác định ngay trong Pháp lệnh Du lịch, theo đó "khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch…, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách…" là chưa rõ ràng. Trong thực tế cuộc sống, hai khái niệm này thường được sử dụng một cách vô thức mà chưa có sự phân biệt rõ ràng.
  • 23. 27 1.1.7. Tuyến du lịch "Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau" (Pháp lệnh Du lịch, 1999). Tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt, là một đơn vị tổ chức không gian du lịch được tạo bởi sự kết nối nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch trên một lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định tuyến du lịch là sự phân bố trong không gian hệ thống các điểm du lịch và hệ thống giao thông liên kết chúng. Do vậy, tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch đường bộ, tuyến du lịch đường thuỷ, tuyến du lịch hàng không hoặc tuyến du lịch tổng hợp với các phân đoạn có các loại phương tiện vận chuyển khác nhau. Tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch tổng hợp (liên kết các điểm du lịch chức năng khác nhau), hoặc tuyến du lịch chuyên đề (liên kết các điểm du lịch có chức năng, sản phẩm du lịch tương đồng). Tuyến du lịch là một khái niệm không hạn chế bởi ranh giới hành chính. Các tuyến du lịch có thể được xây dựng phát triển trong một đơn vị hành chính (trong trường hợp có các điểm du lịch cần thiết phân bố trọn trong đơn vị hành chính đó), song trong nhiều trường hợp, tuyến du lịch được phát triển trên lãnh thổ xuyên ranh giới hành chính (liên xã, liên huyện, liên tỉnh/thành phố), thậm chí xuyên quốc gia. Trong xu thế hội nhập hợp tác cùng phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch thì các tuyến du lịch liên vùng như vậy thường chiếm ưu thế. Điều này cũng làm tăng đáng kể sức hấp dẫn của các tuyến du lịch. 1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH 1.2.1. Những điều kiện cơ bản để phát triển bền vững du lịch Để ngành du lịch phát triển một cách bền vững cần những điều kiện sau:
  • 24. 28 1.2.1.1. Sự đa dạng của tài nguyên du lịch Đối với tài nguyên thiên nhiên, gắn với nó là loại hình du lịch, đòi hỏi tính đa dạng sinh học cao. Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng sinh thái, đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu… đó là các hệ sinh thái (eco - systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc một số loài sinh vật (theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Rio De Janeiro về môi trường). Đối với tài nguyên nhân văn bao gồm những di tích lịch sử, di tích cách mạng, những công trình văn hoá, kiến trúc… kể cả những giá trị văn hoá truyền thống cần được giữ gìn, bảo tồn để mỗi điểm du lịch mang nét độc đáo riêng tạo sự hấp dẫn đa dạng cho ngành du lịch. 1.2.1.2. Sự am hiểu về du lịch Người làm công tác du lịch đặc biệt là các nhà điều hành, hướng dẫn viên du lịch và dân địa phương phải thật am hiểu - đây cũng là một trong những nguyên tắc của du lịch bền vững. Sự am hiểu ở đây bao gồm hiểu về tài nguyên du lịch (các đặc điểm sinh thái tự nhiên, văn hoá cộng đồng), tác động tiềm ẩn của hoạt động du lịch đối với tài nguyên - môi trường và cả ngoại ngữ. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch. Muốn vậy cần phải có chiến lược giáo dục thật hiệu quả đặc biệt đối với cộng đồng địa phương về những kiến thức về du lịch và bảo vệ môi trường. Vì hơn ai hết chỉ có họ mới ý thức được quyến lợi họ được hưởng và bảo vệ môi trường du lịch chính là bảo vệ cuộc sống của chính họ. Họ cũng là những người truyền
  • 25. 29 đạt những kiến thức đó đến du khách hiệu quả nhất. Từ đó tất cả các lực lượng tham gia du lịch, dân bản địa cùng nhau bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, là điều kiện quan trọng để du lịch phát triển một cách bền vững. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên và môi trường. Họ chỉ đơn giản tạo cho du khách một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi. Ngược lại, để đạt được nền du lịch bền vững, các nhà điều hành du lịch phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, cộng đồng địa phương và các lực lượng bảo vệ môi trường với mục đích bảo vệ lâu dài các giá trị tự nhiên, nhân văn, văn hoá địa phương và môi trường; cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với du khách. 1.2.1.3. Đảm bảo về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch Giao thông vận tải: đảm bảo nhu cầu đi lại cho du khách từ đất liền ra Côn Đảo và ngược lại; đến các điểm du lịch. Thông tin liên lạc: đảm bảo để du khách liên lạc với gia đình, người thân. Điện, nước: cung cấp đầy đủ cho các hoạt du lịch và sinh hoạt cho du khách. Cơ sở lưu trú: chất lượng và phù hợp với môi trường du lịch của địa phương. Các dịch vụ du lịch khác: ăn, uống, mua sắm… phải đảm bảo trên tinh thần tươi sống, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả phù hợp. 1.2.1.4. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về "sức chứa" Nhằm hạn chế tới tới mức tối đa tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên du lịch và môi trường, đạt đến nền du lịch bền vững, cần tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về "sức chứa". Khái niệm "sức chứa" được hiểu từ bốn khía cạnh: vật
  • 26. 30 lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. Tất cả những khía cạnh này có liên quan đến lượng khách ở một thời điểm trong cùng địa điểm. Đứng trên góc độ vật lý: "sức chứa" ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực đó có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ. Đứng ở góc độ sinh học: sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Sức chứa này sẽ đạt tới khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã, làm cho hệ sinh thái xuống cấp (ví dụ: làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị xói mòn…); tài nguyên nhân văn bị tổn hại và các giá trị truyền thống dần mai mọt, mất đi. Đứng ở góc độ tâm lý: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá bản thân du khách cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Nói cách khác mức độ thoả mãn của du khách giảm xuống quá mức bình thường do tình trạng quá tải. Đứng ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà ở đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, bị xâm nhập. Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này, năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được nhu cầu của du khàch, làm mất khả năng quản lý kiểm soát hoạt động của khách và kết quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.
  • 27. 31 Do khái niệm sức chứa bao gồm cả tính định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực. Mặt khác mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau. Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm. Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là "quan niệm" về sự "đông đúc" của các nhà nghiên cứu khác nhau sẽ khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện phát triển xã hội khác nhau. Rõ ràng, để đáp ứng yêu cầu này của du lịch, cần phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể và căn cứ vào đó sẽ có những quyết định về quản lý. Điều này cần được tiến hành với các nhóm đối tượng khách/thị trường khác nhau phù hợp với tâm lý và quan niệm của họ. 1.2.1.5. Thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của du khách Việc thoả mãn nâng cao nhu cầu hiểu biết của du khách về tự nhiên, văn hoá bản địa thường rất khó khăn song lại là nhu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan. 1.2.2. Những nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch 1.2.2.1. Sử dụng các nguồn lực một cách bền vững Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và xã hội là tối cần thiết, nó sẽ khiến cho việc kinh doanh phát triển lâu dài. Tất cả các hoạt động kinh tế đều liên quan tới việc sử dụng các nguồn tài nguyên (thiên nhiên và nhân văn). Nhiều nguồn trong đó không thể đổi mới, tái chế hay thay thế được. Phát triển bền vững chủ trương ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên thiên nhiên không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng. Ngăn ngừa những thay đổi không thể tránh được đối với tài sản môi trường
  • 28. 32 không có khả năng thay thế, ngăn chặn sự mất đi của tầng ôzôn và các loài sinh vật, sự phá hoại chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái, điều này cũng có nghĩa là việc tính tới các dịch vụ được môi trường thiên nhiên cung cấp, những dịch vụ này không phải là "hàng hoá cho không" mà phải được tính vào chi phí các hoạt động kinh tế. Các nguyên tắc như vậy cũng được áp dụng đối với tài nguyên nhân văn. Cần trân trong các nền văn hoá địa phương, truyền thống dân tộc, kế sinh nhai và đất đai người ta dựa vào để sống. Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực này là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính toàn cầu và cũng mang ý nghĩa kinh doanh tích cực. 1.2.2.2. Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng du lịch Sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn tới sự huỷ hoại môi trường toàn cầu và đi ngược lại với sữ phát triển bền vững. Kiểu tiêu thụ này là đặc trưng của những nước có nền công nghiệp phát triển và lan rộng rất nhanh trên toàn cầu. Sự tiêu dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí, không cần thiết đã gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hoá, xã hội. Sự phớt lờ hoặc không quản lí chất thải của các công trình mà dự án triển khai không có đánh giá tác động đến môi trường làm cho môi trường xuống cấp lâu dài, khó khắc phục. Vì thế cần "phạt ô nhiễm" đối với các công trình trên. 1.2.2.3. Duy trì tính đa dạng Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá và xã hội là hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững du lịch và là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
  • 29. 33 Sự đa dạng trong môi trường tự nhiên, văn hoá và xã hội là thế mạnh mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực. Đa dạng cũng sự sống còn để tránh việc quá phụ thuộc một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn. Phát triển bền vững chủ trương việc để lại cho thế hệ tương lai sự đa dạng cả về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì thế hệ trước được thừa hưởng. Nhận thức được rằng thay đổi về môi trường sinh học, văn hoá, kinh tế là kết cục không tránh khỏi của bất cứ loại hình phát triển nào. Chiến lược Bảo Tồn Thế Giới (1980) nhấn mạnh sự cần thiết bảo tồn đa dạng nguồn gen. Từ đó mục đích đã được mở rộng, trong đó có sự đa dạng các cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội và các nền văn hoá. 1.2.2.4. Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Các mâu thuẫn quyền lợi, sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên và tình trạng quá phụ thuộc có thể tránh hay giảm thiểu được bằng cách hợp nhất lĩnh vực này với lĩnh vực khác dựa trên hai qui tắc: quy hoạch chiến lược dài hạn và đánh giá tác động môi trường. Khuôn khổ hoạch định có tính chiến lược cho phép đánh giá các tác động của sự phát triển đối với các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường ở cả cấp địa phương và khu vực trong khuôn khổ ngắn trung và dài hạn. Đánh giá tác động môi trường được tiến hành trong các giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện của dự án sẽ làm giảm thiểu tổn hại đối với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đánh giá tác động của môi trường bao gồm tác động gián tiếp và trực tiếp của con người đối với các hệ động - thực vật, đất đai, nguồn nước, khí hậu và cảnh
  • 30. 34 quan; và cả tác động qua lại của các nhân tố này với các tài nguyên nhân văn. Tuy nhiên sự đánh giá này mới diễn ra chủ yếu ở Cộng đồng Châu Âu, phần lớn các nước còn lại đang trong giai đoạn thử nghiệm. 1.2.2.5. Hỗ trợ kinh tế địa phương Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương, tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương và tránh được sự tổn thất về môi trường. Sự tăng trưởng kinh tế thể hiện qua sự tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) mà biểu hiện của nó là các giá trị hàng hoá trên thị trường; còn giá trị các loại hình dịch vụ và tài nguyên môi trường không được tính, dẫn đến tình trạng huỷ hoại môi trường. Sự phát triển bền vững, một mặt thoả mãn nhu cầu và phúc lợi của con người đồng thời vẫn duy trì và cải thiện môi trường. Lưu tâm đến chức năng kinh tế và việc đánh giá tác động đến môi trường của các dự án đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Cốt lõi của sự phát triển kinh tế bền vững là tính không phụ thuộc, ngày càng phát triển và đa dạng. Nó đòi hỏi sự tái thiết lập hệ thống thị trường để hợp lý hoá các dịch vụ ở góc độ môi trường và các chi phí sản xuất có tính xã hội rộng lớn hơn. Hoạt động kinh tế quan tâm đến môi trường cũng là quan tâm đến lợi ích quần chúng địa phương. 1.2.2.6. Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương Việc tham gia của cộng động địa phương vào Du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho họ và môi trường mà còn nâng cao chất lượng Du lịch. Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết để phát triển hợp lý và bền vững. Ngược lại sự phát triển bền vững sẽ đáp ứng được nhu cầu của dân bản địa
  • 31. 35 bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hoá của họ. Để đạt được mục tiêu đó, cần có chiến lược phát triển phù hợp của địa phương sở tại. Để sự tham gia của cộng đồng địa phương thật sự hiệu quả, cần có chiến lược giáo dục bài bản, khoa học và cho phép họ tham gia vào quá trình hoạch định và tiến hành các chiến lược phát triển. 1.2.2.7. Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan Sự đồng lòng giữa công nghiệp Du lịch với cộng đồng địa phương, các tổ chức và các cơ quan khác nhau là rất cần thiết, đồng thời cùng nhau giải toả các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi. Tham khảo ý kiến quần chúng nhằm tranh thủ sự quan tâm của họ trong việc dung hoà giữa phát triển kinh tế (đặc biệt là công nghiệp) và sự tác động tiềm ẩn của nó lên môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá. Đó là việc làm cần thiết để đánh giá một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hoá sự đóng góp của quần chúng địa phương. Thiếu sự tham khảo ý kiến giữa cơ quan nhà nước và cộng đồng địa phương có thể đưa đến sự thù địch và đối kháng thậm chí khó có thể giải quyết được các mâu thuẫn về quyền lợi. Các cộng đồng địa phương trên toàn thế giới nếu được trang bị kiến thức đầy đủ, họ sẽ là những người quan tâm nhất và đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường của chúnh mình. Phát triển bền vững là tính đến các nhu cầu hiện tại, tương lai và phúc lợi của con người dựa trên sự lựa chọn, hiểu biết về những chi phí phát triển môi trường, xã hội và văn hoá. Tham khảo ý kiến mang tính chất then chốt vì nó hàm nghĩa trao đổi thông tin, ý kiến, đánh giá và hành động dựa vào kỹ năng, kiến thức và các nguồn lực địa phương.
  • 32. 36 1.2.2.8. Đào tạo nhân viên Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch. Một lực lượng lao động được đào tạo và có kỹ năng thành thạo không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch góp phần nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp, sự tự tin và tự nguyện công tác của nhân viên; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, lòng tin vào tính hiệu quả của tất cả các cấp đối với sự phát triển của ngành du lịch. Việc đào tạo phải bao gồm cả giáo dục đa văn hoá nhằm tăng cường hiểu biết cho học viên giúp họ đem lại sự hài lòng cao nhất cho du khách. Đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương, đặc biệt là các cán bộ tổ chức và các hướng dẫn viên du lịch sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho ngành. Sự phát triển bền vững nhấn mạnh đến tăng cường giáo dục nhằm mục đích nâng cao sự phồn vinh về kinh tế - xã hội. Giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý môi trường là then chốt cho sự phát triển tổng hợp bền vững cần phải bao hàm những vấn đề về xã hội, văn hoá và kinh tế. 1.2.2.9. Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm Việc tiếp thị cung cấp thông tin cho du khách một cách đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hoá, xã hội của địa phương đồng thời làm tăng thêm sự thoả mãn cho du khách. Tiếp thị và quảng cáo là vũ khí lợi hại giúp bán thành công bất cứ sản phẩm nào. Phát triển bền vững dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản
  • 33. 37 phẩm góp phần nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, nhân văn và mức sống (có tính đến giá thành của những giá trị về môi trường). Chiến lược tiềp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh giá và luôn rà soát lại mặt cung của tài nguyên du lịch và những nguồn lực khác, đồng thời luôn quan tâm đến cán cân cung - cầu. Sự tăng trưởng của du lịch và sự hoán vị của các điểm tham quan tạo nên sự cạnh tranh trong tiếp thị du lịch. 1.2.2.10. Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu và giàm sát ngành công nghiệp du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích hiệu quả các số liệu là cần thiết trong việc giải quyết những vấn đề tồn đọng, mang đến lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành và cả khách hàng. Để ngành du lịch phát triển và tồn tại một cách bền vững, điều cốt yếu là có dự đoán vấn đề và nắm được trước chi phí giải quyết vấn đề. Tốc độ phát triển nhanh của du lịch tại những khu vực dễ bị tổn thương về mặt môi trường, kinh tế và xã hội; mà những khu vực này thường khó thu thập số liệu. Vì thế cần cấp bách nghiên cứu cơ bản hơn nữa để đảm bảo không chỉ cho hiệu quả kinh doanh mà cho cả sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên - môi trường. Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi sự phối hợp giữa ngành du lịch với các trường đại học, các viện nghiên cứu, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về tiềm năng, kỹ năng nghiên cứu và tổ chức cũng như thiện chí về chính trị, sự trung thực và sự cam kết về nghiệp vụ. 1.2.3. Những điều kiện và chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch 1.2.3.1. Những điều kiện cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch
  • 34. 38 - Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề quan trọng cơ bản để xây dựng nên các điểm, tuyến du lịch. Điều này đã được khẳng định ngay trong pháp lệnh du lịch: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch". Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác để thoả mãn nhu cầu du lịch, nhiều tài nguyên du lịch còn tồn tại ở dạng tiềm năng do: + Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh giá đầy đủ. + Chưa có nhu cầu khai thác do khả năng "cầu" còn thấp. + Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác hình thành các sản phẩm du lịch. + Các điều kiện để tiếp cận và các phương tiện để khai thác hạn chế, do đó chưa có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác. + Chưa đủ khả năng đầu tư để khai thác. Trong thực tế, ở nước ta, nhiều di tích văn hoá lịch sử, lịch sử cách mạng mặc dù đã được xếp hạng song chưa được khai thác phục vụ du lịch; nhiều khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đẹp ở miền Trung, nhiều lễ hội… vẫn chưa đầy đủ điều kiện đưa vào khai thác và sử dụng. Ngoài tài nguyên du lịch, nhân tố quan trọng cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch còn có các yếu tố khác như vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên như mưa, gió, sương mù, dòng chảy… Các yếu tố này trong nhiều trường hợp quyết định mức độ sử dụng tài nguyên và ảnh hưởng rất nhiều đến sức hấp dẫn của các điểm, tuyến du lịch.
  • 35. 39 - Cơ sở hạ tầng du lịch Nếu tài nguyên du lịch là yếu tố cơ sở quan trọng để tạo nên các điểm, các trung tâm, các vùng du lịch, qua đó hình thành các tuyến du lịch thì cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố đảm bảo cho việc khai thác những giá trị tài nguyên đó hình thành nên các điểm/khu du lịch. Đặc biệt cơ sở hạ tầng du lịch mà trực tiếp là hệ thống giao thông là điều kiện không thể thiếu để hình thành nên các tuyến du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm: Hệ thống phương tiện giao thông: Đây được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu bởi hoạt động du lịch gắn liền với sự di chuyển của du khách từ nơi cư trú đến các điểm tham quan. Hệ thống giao thông ở đây không chỉ là hệ thống đường (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không) mà còn bao gồm cả các đầu mối giao thông như sân bay, nhà ga, bến cảng, các cửa khẩu quốc tế. Hệ thống cung cấp điện: Đối với hoạt động du lịch, điện là nguồn năng lượng không thể thiếu đảm bảo sinh hoạt của khách du lịch và các dịch vụ du lịch có liên quan. Trong du lịch bền vững luôn khuyến khích các nguồn năng lượng tự nhiên tại chỗ như các máy thuỷ điện nhỏ, pin mặt trời… thân thiện môi trường. Hệ thống cấp, thoát nước: Là yếu tố cơ sở hạ tầng du lịch không thể thiếu trong hoạt động du lịch vì nó đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của du khách. Hệ thống cấp nước và xử lý nước thải trong hoạt động du lịch luôn là yếu tố được coi trọng khi xây dựng các điểm/khu du lịch. Đối với phát triển bền vững du lịch thì vấn đề xử lý nước thải là đặc biệt quan trọng vì nước thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường, huỷ hoại ngay nguồn tài nguyên chính mà điểm du lịch đó khai thác và phát triển.
  • 36. 40 Hệ thống thông tin liên lạc: Đảm bảo hệ thống hạ tầng thông tin liên lạc để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc với bạn bè, người thân thậm chí còn duy trì các mối liên hệ công việc mà người đó đảm nhận trong thời gian đi du lịch là rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động du lịch. Ngoài những yếu tố hạ tầng cơ sở du lịch cơ bản trên, một số yếu tố khác cũng cần được lưu ý bao gồm: hạ tầng tài chính, hạ tầng y tế… để đáp ứng nhu cầu của hoạt động du lịch. - Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch, có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch, vì vậy chúng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất của ngành du lịch và cơ sở vật chất của một số ngành dịch vụ có liên quan. Những yếu tố cơ bản của hệ thống cơ sở vật chất du lịch bao gồm: Cơ sở lưu trú du lịch là: "cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu" (pháp lệnh du lịch 1999). Đây được xem như loại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cơ bản thuộc hệ thống dịch vụ của ngành. Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí: đáp ứng nhu cầu thư giãn, vui chơi giải trí và tái tạo sức khoẻ cho du khách. Những cơ sở này bao gồm các công trình thể thao, các công viên vui chơi giải trí ngoài cơ sở lưu trú…
  • 37. 41 Các công trình thông tin, văn hoá, biểu diễn nghệ thuật: như trung tâm văn hoá - thông tin, rạp chiếu phim, nhà hát, câu lạc bộ nghệ thuật, phòng trưng bày triển lãm… Đây đồng thời cũng là những công trình phúc lợi xã hội. Các cơ sở dịch vụ bảo trợ khác: như hiệu rửa ảnh, trạm xăng dầu, hiệu cắt tóc, hiệu sửa chữa đồng hồ… Thực chất đây là các cơ sở dịch vụ xã hội tham gia vào các hoạt động cung ứng dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. 1.2.3.2. Những chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các điểm, tuyến du lịch Việc xây dựng các điểm và qua đó là các tuyến du lịch thường dựa trên những chỉ tiêu cơ bản sau: - Vị trí của điểm du lịch: Vị trí tương đối của điểm du lịch với thị trường cung cấp khách có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng phát triển hoạt động du lịch ở điểm du lịch đó. Thực tế cho thấy những điểm du lịch có tài nguyên du lịch với mức độ hấp dẫn tương đồng thì điểm du lịch nào có vị trí gần với thị trường cung cấp khách hơn thì việc xây dựng phát triển điểm du lịch đó sẽ thuận lợi hơn. Xác định mức độ thuận lợi để xây dựng phát triển các điểm du lịch ở góc độ khoảng cách từ thị trường nguồn đến vị trí điểm du lịch, trên cơ sở thực tiễn hoạt động du lịch thường sử dụng 4 cấp: Rất thuận lợi: khoảng cách từ 10 - 100 km, thời gian đi đường ít hơn 3 giờ và có thể sử dụng từ 2 - 3 phương tiện vận chuyển thông dụng. Khá thuận lợi: khoảng cách 100 - 200 km, thời gian đi đường ít hơn 5 giờ và có thể sử dụng từ 2 - 3 phương tiện vận chuyển thông dụng. Thuận lợi: khoảng cách từ 200 - 500 km, thời gian đi đường ít hơn 12 giờ và có thể sử dụng 1 - 2 phương tiện vận chuyển thông dụng.
  • 38. 42 Kém thuận lợi: khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường hơn 24 giờ và có thể sử dụng từ 1 - 2 phương tiện vận chuyển thông dụng. - Độ hấp dẫn của điểm du lịch: Độ hấp dẫn của điểm du lịch là chỉ tiêu mang tính tổng hợp các yếu tố như tính hấp dẫn của cảnh quan được nhiều du khách công nhận; sự thích hợp của khí hậu; tính đặc sắc và độc đáo của các đối tượng tham quan du lịch… Độ hấp dẫn này thường được chia thành 4 cấp: Rất hấp dẫn: có ít nhất trên 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 5 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 5 loại hình du lịch. Khá hấp dẫn: có ít nhất 3 - 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 2 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được từ 3 - 5 loại hình du lịch. Hấp dẫn: có ít nhất 1 - 2 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 1 di tích đặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được 1 - 2 loại hình du lịch. Kém hấp dẫn: có cảnh quan đơn điệu và chỉ có thể phát triển được 1 loại hình du lịch. - Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đây được xem là chỉ tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển điểm, tuyến du lịch với 4 mức độ khác nhau: Rất tốt: điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với điều kiện này, việc khai thác các tiềm năng để phát triển các điểm, tuyến du lịch rất thuận lợi đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách ở trình độ cao.
  • 39. 43 Khá tốt: có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia. Trung bình: có được một số cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc gia nhưng không đồng bộ. Kém: điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, không đồng bộ. - Thời gian hoạt động của điểm du lịch: Thời gian hoạt động của điểm du lịch được xác định bởi khoảng thời gian thích hợp về các điều kiện khí hậu, thời tiết đối với sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho du khách cũng như điều kiện thuận lợi để đưa khách đi du lịch theo chương trình. Thời gian hoạt động du lịch quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch, từ đó tác động đến kế hoách khai thác, đầu tư và hoạt động kinh doanh du lịch tại các điểm, tuyến du lịch. Để tiện lợi trong việc xem xét chỉ tiêu này trong tổng thể các chỉ tiêu liên quan đến việc xây dựng phát triển các điểm, tuyến du lịch, việc đánh giá thời gian hoạt động của điểm du lịch cũng có thể chia làm 4 cấp: Rất dài: có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có ít nhất trên 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người. Khá dài: có từ 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có từ 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu phù hợp với sức khoẻ con người. Dài: có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có từ 90 - 120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người. Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và dưới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người.
  • 40. 44 - Sức chứa của điểm du lịch: Sức chứa của điểm du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt động của điểm du lịch mà không nảy sinh những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường và xã hội. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững du lịch. Trong thực tế, việc xác định "sức chứa" của một điểm du lịch rất khó bởi cần triển khai việc quan trắc bằng thực nghiệm. Trong nhiều trường hợp, nhiệm vụ này được thực hiện bằng việc kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nước, đặc biệt các nước trong khu vực nơi có những điều kiện tương đồng hoặc bằng kinh nghiệm thực tiễn. Sức chứa (chỉ khả năng tiếp nhận khách) của điểm du lịch cũng thường được chia thành 4 cấp: Rất lớn: trên 1.000 lượt khách/ngày. Khá lớn: từ 500 - 1.000 lượt khách/ngày. Trung bình: từ 100 - 500 lượt khách/ngày. Nhỏ: dưới 100 lượt khách/ngày. Tuy nhiên có thể nhận thấy sức chứa của điểm du lịch phụ thuộc rất nhiều vào qui mô lãnh thổ của điểm du lịch đó. - Tính bền vững của điểm du lịch: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tồn tại, tự phục hồi của các thành phần tự nhiên của điểm du lịch trước áp lực tác động của hoạt động du lịch, hoặc các tác động tự nhiên, kinh tế - xã hội khác. Tính bền vững này cũng được chia thành 4 cấp:
  • 41. 45 Rất bền vững: Không có thành phần tự nhiên nào bị phá huỷ, nếu có chỉ mức độ không đáng kể và được phục hồi lại sau một thời gian ngắn. Hoạt động du lịch không bị ảnh hưởng và có thể diễn ra liên tục. Khá bền vững: Có từ 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ ở mức độ nhẹ và có khả năng tự phục hồi. Hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên. Bền vững trung bình: Có 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ nặng cần đến sự can thiệp của con người mới có khả năng phục hồi. Hoạt động du lịch bị hạn chế. Kém bền vững: Có từ 1- 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ nặng cần đến sự can thiệp của con người. Song khả năng phục hồi hạn chế và kéo dài. Hoạt động du lịch bị gián đoạn. Tính bền vững của các điểm du lịch phụ thuộc nhiều vào tính nhạy cảm, dễ phá huỷ của các hệ sinh thái. Ví dụ, hệ sinh thái san hô rất dễ bị phá huỷ và quá trình phục hồi tự nhiên rất lâu trong khi hệ sinh thái rừng khô hạn hoặc rừng tràm ít nhạy cảm trước những tác động và quá trình phục hồi nhanh hơn khi bị phá huỷ. Để đánh giá mức độ quan trọng (hấp dẫn, có khả năng thu hút khách cao) và khả năng phát triển (có tài nguyên đặc sắc, dễ tiếp cận, hoạt động thuận lợi, khả năng tồn tại cao) của các điểm du lịch, thường các chỉ tiêu trên được đánh giá cho điểm theo trọng số (tuỳ thuộc vào quan điểm đánh giá) và được tổng hợp lại. Điểm du lịch nào có điểm càng cao thì càng có vai trò quan trọng và khả năng phát triển càng tốt. Căn cứ vào đánh giá này, các nhà đầu tư và quản lý sẽ quyết định về mức đầu tư xây dựng phát triển điểm du lịch tương xứng với tiềm năng của nó. Căn cứ vào số lượng các điểm du lịch đạt yêu cầu đầu tư xây dựng phát triển và phân bố hợp lý của chúng trong không gian, việc xây dựng các tuyến du lịch cũng sẽ được quyết định.
  • 42. 46 1.2.4. Các phương pháp đánh giá tính bền vững của du lịch 1.2.4.1. Phương pháp phân tích SWOT Mục đích của việc đánh giá là để xác định rằng việc phát triển du lịch có thể đóng góp vào công tác bảo tồn và xoá đói giảm nghèo, duy trì các tiêu chí phát triển bền vững, nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng và tính thực tế về giá trị kinh tế. SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats) là phương pháp phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những đe doạ. Đây là một khung lập kế hoạch mà thông qua đó các cộng đồng có thể nêu lên những ưu tiên, xác định mối quan tâm về du lịch như là một hoạt động triển vọng cho việc tạo thu nhập, sự sẵn sàng của cộng đồng cũng như những trăn trở của họ đối với việc phát triển du lịch địa phương. 1.2.4.2. Phương pháp thống kê các điểm thu hút Thành lập danh sách các điểm thu hút trong khu bảo tồn: Các điểm thu hút tự nhiên: phong cảnh đẹp (các bãi biển, hang động, thác nước…), những sinh vật quý hiếm (chim, rùa…). Đa dạng sinh học và những điều kiện tự nhiên khác có khả năng thu hút du khách rất lớn. Các điểm thu hút về văn hoá: những mô hình về cách sống truyền thống, các nghi lễ, các lễ hội tôn giáo, các lễ hội và các sự kiện lớn khác, nghệ thuật và thủ công, ẩm thực…; các hoạt động kinh tế địa phương như: khai thác cá, làm muối, nông nghiệp… không những tạo sự hấp dẫn cho du khách mà còn cho phép du khách tìm hiểu và hỗ trợ văn hoá địa phương. Các điểm thu hút về lịch sử và di sản: các pháo đài, chiến luỹ, bảo tàng, nhà thờ, chùa chiền, lăng tẩm, các kiến trúc đặc biệt, các điểm khảo cổ, các tượng đài kỷ niệm, các địa đạo, nhà tù… Các hoạt động giải trí: chạy tàu thuỷ, đi bộ, leo núi, đạp xe đạp, cắm trại, chèo thuyền, bơi lội…
  • 43. 47 1.3. KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG DU LỊCH TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM 1.3.1. Khái quát về hiện trạng du lịch toàn cầu Xu hướng du lịch toàn cầu hiện nay bao gồm: - Ngành dịch vụ du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, với việc các địa điểm du lịch trên toàn thế giới đón nhận 517 triệu khách du lịch quốc tế từ tháng 1 tới tháng 6 năm 2014, tăng 22 triệu khách so với cùng kỳ năm 2013. - Điều này tương đương với mức gia tăng lượt khách du lịch quốc tế trên toàn cầu (tính từ đầu năm tới nay) đạt mức 4,6% tính đến tháng 6 năm 2014, chỉ thấp hơn chút ít so với mức tăng trưởng 5,1% đạt được trong cả năm 2013. - Dựa trên lượng lớn số người đi du lịch toàn cầu hiện nay, chúng ta có thể thấy có một số xu hướng du lịch và tiêu dùng quan trọng khác sẽ ảnh hưởng tới cách thức quảng bá du lịch tại Côn Đảo, nếu hòn đảo này đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ trong dự báo du lịch quốc tế đối với khu vực Châu Á. + Tầm quan trọng của tiếp thị kỹ thuật số: Giao dịch của ngành du lịch hiện chiếm khoảng 1/3 trong tổng các giao dịch thương mại điện tử diễn ra trên toàn cầu. Các đánh giá tiêu dùng du lịch (thông qua các phương tiện truyền thông xã hội) đang ngày càng có ảnh hưởng chi phối tới nhận thức thương hiệu và quyết định lựa chọn các địa điểm du lịch. + Ngành dịch vụ du lịch toàn cầu thay đổi chóng mặt: Các kênh phân phối dịch vụ du lịch truyền thống đang bị phân rã, với sự gia tăng về số lượng của các tập đoàn lữ hành lớn bị sáp nhập và hội nhập cao, sự gia tăng về số lượng của các đại lý du lịch trực tuyến (OTA) và các trang web đánh giá du lịch mới được thành lập. + Khách du lịch toàn cầu ngày càng dày dạn kinh nghiệm: Người tiêu dùng dịch vụ du lịch hiện đi du lịch nhiều hơn và có nhiều kiến thức hơn về lĩnh vực này. Họ thường sử dụng các thiết bị di động số và các phương tiện truyền thông xã hội để hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định về địa điểm và cách thức du lịch trước và trong suốt
  • 44. 48 các chuyến du lịch nước ngoài của họ. Hiện tại, họ muốn tìm kiếm các trải nghiệm chân thực và độc đáo khi lựa chọn các địa điểm du lịch. + Tăng cường cạnh tranh giữa các lựa chọn sử dụng thời gian giải trí và chi tiêu: Khách du lịch từ các nước phát triển ngày càng nhận thấy rằng họ có ít thời gian, với nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng và thời gian giải trí và chi tiêu của mình. 1.3.2. Khái quát về hiện trạng du lịch Việt Nam Xu hướng du lịch khu vực và quốc gia hiện nay bao gồm: Các chuyến du lịch tới Côn Đảo trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng của cả các yếu tố khu vực và yếu tố quốc gia – nếu có nhiều du khách tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hơn, đặc biệt sẽ có cơ hội du khách du lịch tương ứng tới Côn Đảo hơn. Tính từ đầu năm tới tháng 6 năm 2014, số lượt du khách quốc tế tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng mạnh với 5.4%. Hình 1.1. Mức độ tăng trưởng lượng khách tham quan ở Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam và Côn Đảo, từ năm 2008 đến năm 2013 Nguồn: Hiệp hội du lịch Châu Á, Thái Bình Dương, Văn phòng thống kê Chính Phủ Việt Nam, Phòng Quản lý du lịch Côn Đảo
  • 45. 49 Theo thống kê từ Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, tổng số lượt du khách tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lên tới gần 500 triệu lượt vào năm 2013 với mức tăng trưởng số lượt khách dự kiến đạt 5% - 8% trong giai đoạn từ năm 2014 tới 2018, và đạt mức kỷ lục 660 triệu lượt khách tính đến cuối giai đoạn đó. Các con số này cho thấy rằng số lượng du khách tới Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh trong một khoảng thờ gian dài và chỉ bị ảnh hưởng nhẹ bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với mức tăng trưởng về số lượng du khách dao động từ 12%/năm trong vòng 10 năm tính đến năm 2013.
  • 46. 50 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CÔN ĐẢO 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔN ĐẢO 2.1.1. Vị trí địa lý Côn Đảo là một quần đảo nằm ở Đông Nam nước ta. Cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách Sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo có cùng một kinh độ với TP.HCM (1060 36’ kinh Đông) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (80 36’ vĩ Bắc). Sử sách nước ta xưa nay gọi là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Côn Lôn (gọi tắt là Côn Đảo), cả quần đảo này cũng gọi chung là địa danh ấy. Người ta cũng thường gặp những biến dạng gần gũi như: Côn Lôn, Côn Sơn, Côn Nôn. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Côn Lôn lớn (Phú Hải) với diện tích 51.520 km2 chiếm 2/3 tổng diện tích của cả quần đảo, là đảo lớn nhất có hình dạng con gấu lớn quay lưng về đất liền, chân hướng ra biển Đông, có chiều dài khoảng 15 km, chiều ngang rộng nhất khoảng 9 km, chỗ hẹp nhất khoảng 1 km; hòn Côn Lôn nhỏ (Phú Sơn): 5.450km2 , hòn Bảy Cạnh (Phú Tường): 5.500 km2 , hòn Cau (Phú Lệ): 1.800 km2 , hòn Bông Lan (Phú Phong): 0,2 km2 , hòn Vung (Phú Vinh): 0,15 km2 , hòn Trọc (Phú Nghĩa): 4.400 km2 , hòn Trứng (Phú Thọ): 0,1 km2 , hòn Tài lớn (Phú Bình): 0,38 km2 , hòn Tài nhỏ (Phú An): 0,1 km2 , hòn Trác lớn (Phú Hưng): 0,25 km2 , hòn Trác nhỏ (Phú Thịnh): 0,1 km2 , hòn Tre lớn (Phú Hòa): 0,75 km2 , hòn Tre nhỏ (Phú Hội): 0,25 km2 , hòn Anh (hòn Trứng lớn), hòn Em (hòn Trứng nhỏ). Nằm trên con đường giao lưu Đông và Tây. Từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương hoặc xuống lục địa Châu Úc phải xem Côn Đảo như một chiếc cầu nối trên đại dương.
  • 47. 51 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguồn: Tổng cục du lịch
  • 48. 52 Hình 2.2. Bản đồ vị trí các đảo ở Côn Đảo Nguồn: BQL phát triển Côn Đảo
  • 49. 53 2.1.2. Lịch sử hình thành  Côn Đảo trước năm 1861: Do vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu – Á. Côn Đảo được người phương Tây biết đến từ rất sớm. Từ thế kỷ XIII (năm 1294) đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý tên Marco Polo, gồm 14 chiếc trên đường từ Trung Hoa về nước bị một cơn bão nhấn chìm mất 8 chiếc số còn lại đã dạt vào trú tại Côn Đảo. Thế kỷ XV – XVI có rất nhiều đoàn du hành của Châu Âu ghé viếng Côn Đảo. Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII tư bản Anh, Pháp đã bắt đầu nhòm ngó các nước Đông Dương. Nhiều lần các công ty Đông - Ấn của Anh, Pháp cho người tới Côn Đảo điều tra, dò xét tình hình mọi mặt với âm mưu xâm lược. Năm 1702 đời chúa Nguyễn Phúc Chu, năm thứ 12, công ty Đông - Ấn của Anh ngang nhiên đổ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài và cột cờ. Sau 3 năm (ngày 3-2-1705) xảy ra cuộc nổi dậy của người Mã Lai MACATXA (lính đánh thuê của chính quyền Anh) do chính quyền nhà Nguyễn chủ trương tổ chức và chỉ huy nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của xứ Đàng Trong, đoàn quân Anh rời bỏ Côn Đảo. Ngày 28-1-1783 Pigneau de Bohaine (Bá Đa Lộc) trong chuyến đem hoàng tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh ký với Bá tước Montomorin đại diện cho vua Loui 16 ký hiệp ước Versailles. Đó là văn kiện bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn nhường cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn để đổi lại Pháp giúp cho Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại quân Tây Sơn. Nhưng nội tình Pháp lúc bấy giờ đang bị khủng hoảng rất nghiêm trọng nên triều đình Pháp không
  • 50. 54 thể thực hiện được những cam kết, Hiệp ước Versailles về mặt pháp lý cũng như trên thực tế không có giá trị gì. Ngày 1-9-1858 Pháp tấn công Đà Nẵng chiếm đóng bán đảo Sơn Trà, chuẩn bị đánh Huế. Tháng 2-1859 sau những trận đẫm máu ở Vũng Tàu (10-2-1859), Cần Giờ (11- 2-1859) giặc Pháp hạ thành Gia Định (17-2-1859). Tháng 4-1861, Pháp đánh chiếm Định Tường, chính trong thời gian này Pháp khẩn trương đặt vấn đề chiếm đóng Côn Đảo vì sợ Anh nhảy vào hớt tay trên vị trí chiến lược quan trọng này. Ngày 28-11-1861, vào lúc 10 giờ sáng Bonard thủy sư đô đốc Pháp hạ lệnh xâm chiếm Côn Đảo. Nhân danh nước Pháp đặt ách thống trị lên quần đảo Côn Lôn bằng một biên bản: “Tuyên cáo xâm lược”.  Côn Đảo giai đoạn 1862 – 1975: Ngày 14-1-1862 chiếc tàu chở hàng (Nievre) chở một số nhân viên ra đảo, họ có nhiệm vụ tìm vị trí thuận lợi dựng tạm ngọn hải đăng Côn Đảo nhằm chống chế nếu có nước nào phản kháng hành động xâm lược. Nhà tù Côn Đảo – nhà tù đầu tiên thực dân Pháp thiết lập trong quá trình xâm lược Việt Nam. Ngày 1-2-1862 Bornard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, và từ đó biến Côn Đảo núi non hùng vĩ, biển trời trong lành thành “Địa Ngục Trần Gian”. Quần đảo Côn Lôn trước khi thuộc Pháp thuộc tỉnh Hà Tiên, sau đổi cho tỉnh Vĩnh Long quản lí. Ngày 16-5-1882 Tổng thống Pháp Guiuyn Gơrevi ký sắc lệnh công nhận quần đảo Côn Lôn là một quận của Nam Kỳ.
  • 51. 55 Tháng 9-1954, Ngụy quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục chế độ lao tù của thực dân Pháp đã đổi tên quần đảo Côn Lôn thành hải đảo Côn Sơn. Tháng 3-1955, Thiếu tá Aloise Alanck, đại diện Chính phủ Pháp ký biên bản bàn giao quần đảo và đề lao Côn Lôn cho Thiếu tá Bạch Văn Bốn đại diện Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó Bạch Văn Bốn bàn giao cho Trần Văn Thiều quản lý. Danh xưng quần đảo và đề lao vẫn được duy trì như dưới chế độ thực dân Pháp. Ngày 22-10-1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 143/ NV đổi quần đảo Côn Nôn thành tỉnh Côn Sơn, một tỉnh không có dân cư, chỉ có người tù và bộ máy trị tù. Ngày 24-4-1965, Ngụy quyền Sài Gòn đổi tỉnh Côn Sơn thành cơ sở hành chính Côn Sơn, trực thuộc bộ nội vụ và chức tỉnh trưởng được đổi thành Đặc phái viên hành chánh. Sau Hiệp định Paris (27-1-1973) Ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu muốn đánh lạc hướng dư luận quốc tế, lại đổi tên quần đảo này một lần nữa. Cái tên Phú Hải xa lạ (thị trấn Phú Hải tỉnh Gia Định) được nhắc đến trong văn thư từ của Mỹ Ngụy từ ngày 1-11-1974 và cũng là ngày các hòn đảo cũng như các trại tù đều có ghép chữ “Phú”. Ngày 1-5-1975, Côn Đảo hoàn toàn giải phóng, thoát khỏi cảnh “Địa Ngục Trần Gian” trải qua 113 năm. Tháng 5-1975, Côn Đảo được gọi là tỉnh Côn Sơn. Tháng 1-1977, Côn Đảo được đổi là huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang, sau thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5-1979, quận Côn Đảo - Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Tháng 10-1991 đến nay: huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thị trấn Côn Đảo nằm trên một thung lũng hình bán nguyệt ở tọa độ 1060 36’10’’ kinh độ Đông và 80 40’57’’ vĩ độ Bắc. Cao độ trung bình khoảng 3m so với mặt nước biển. Chiều dài từ 8 đến 10km và chiều rộng từ 2 đến 3km. Một mặt