SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 112
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LƯƠNG QUỐC TRUNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
TỈNH BẠC LIÊU
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

LƯƠNG QUỐC TRUNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
TỈNH BẠC LIÊU
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:NGƯT, PGS,TS MAIVĂN HÓA
HÀ NỘI - 2013
3
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Kinh tế - xã hội
Trung cấp chuyên nghiệp
Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân
Văn hóa nghệ thuật
Văn hóa, thể thao và du lịch
Xã hội
Chữ viết tắt
CNH - HĐH
ĐBSCL
GD&ĐT
GV
HS
KT-XH
TCCN
TC - VHNT
TP. HCM
UBND
VHNT
VH,TT&DL
XH
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 03
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP
11
1.1 Những khái niệm chủ yếu 11
1.2 Nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung
cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu
16
1.3 Yếu tố tác động và yêu cầu mới về quản lý chất lượng
đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu
25
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
VHNT TỈNH BẠC LIÊU
36
2.1 Khái quát một số nét về Trường Trung cấp VHNT tỉnh
Bạc Liêu
36
2.2 Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung
cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu
39
Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
VHNT TỈNH BẠC LIÊU
62
3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý chất lượng đào
tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu hiện nay
62
3.2 Những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường
Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu hiện nay
64
3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung VHNT tỉnh
Bạc Liêu
80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng đào tạo là sứ mệnh, là vấn đề hàng đầu của một Nhà
trường, là uy tín đào tạo, là đòi hỏi của xã hội, của người học và của nhà
tuyển dụng lao động. Chất lượng đào tạo bậc TCCN góp phần vào việc nâng
cao chất lượng đội ngũ nhân lực trình độ trung cấp phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện, đại hóa đất nước, trong đó có đào tạo nhân lực ngành
VHNT. Luật Giáo dục 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, xác định mục
tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: Nhằm tạo ra con người có kiến thức, kỹ
năng, đạođức, lương tâm nghềnghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp,
có sức khỏe, có khả năng tìm việc làm, đáp ứng thị trường lao động. Trong
quản lý đào tạo gồm nhiều nội dung, với những phương thức, yêu cầu quản lý
khác nhau; trong đó quản lý chất lượng chất lượng đào tạo luôn là vấn đề
trọng tâm, một nhiệm vụ then chốt của mọi nhà trường với mục tiêu là nâng
cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Do đó, việc nghiên cứu quản lý chất
lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu không những có ý nghĩa
đối với chính Nhà trường mà còn có ý nghĩa đóng góp quan trọng vào nâng
cao chất lượng giáo dục TCCN đào tạo của tỉnh Bạc liêu và vấn đề nghiên
cứu còn góp phần làm rõ hơn, cụ thể hóa lý luận giáo dục chuyên nghiệp hiện
nay - một lĩnh vực còn ít được quan tâm nghiên cứu ở nước ta vào một trường
TCCN cụ thể của một địa phương.
Trong khi đó, tại Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu là một trường
chuyên đào tạo đội ngũ những người làm công tác VHNT, du lịch cho Bạc
Liêu và các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau; tuy nhiên chất lượng đào tạo hệ
TCCN ở đây còn nhiều bất cập như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
chưa sát với yêu cầu thực tế, phương pháp đào tạo chưa được đổi mới mạnh
mẽ, đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng bộ, cơ sở vật chất phục vụ cho
6
công tác đào tạo mặc dù đã được đầu tư trang bị, nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu đào tạo trong tình hình phát triển của ngành hiện nay; công tác
quản lý đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập đang cần được cải tiến, thay
đổi…Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của Nhà trường là
một mâu thuẫn cần được sớm giải quyết.
Đã có một số công trình ở các cấp độ nghiên cứu, các khía cạnh nghiên
cứu khác nhau như đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo; quản lý quá trình,
quản lý hoạt động dạy học, đào tạo ở đại học, cao đẳng; nhưng cho đến nay
chưa có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về quản
lý chất lượng đào tạo trình độ TCCN các chuyên ngành VHNT; nhất là
nghiên cứu vấn đề này tại Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu.
Với lòng nhiệt huyết và mong muốn của bản thân góp sức vào giải
quyết vấn đề này, nên học viên đã chọn vấn đề “Quản lý chất lượng đào tạo
ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài nghiên
cứu với tâm huyết làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường
Trung cấp VHNT Bạc Liêu, nhằm đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của Nhà
trường đi lên và góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nhân
lực ngành Văn hóa, du lịch của tỉnh Bạc Liêu nói riêng cũng như cho các tỉnh
lân cận.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở các nước Châu Âu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo
TCCN, đề cập đến các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, đó là tác phẩm
“Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp” của X.I.Batusep và Saporinxki đề cập
tương đối toàn diện đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và đội
ngũ giáo viên trong các trường đào tạo TCCN ở Liên Xô cũ. Nghiên cứu về
phương pháp giảng dạy mới và sử dụng các phương tiện dạy học nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong các trường dạy kỹ thuật viên có tác
phẩm “New learning Technologies” của tác giả Unpacked Western
7
Melbourne Institute of Tafe, 1997. Về công tác kiểm định chất lượng đào tạo,
trên thế giới cũng có một số công trình nghiên cứu như “Accrediting
occupational training programs” (kiểm định các chương trình đào tạo) của
Roland VStoodley. Jr ở Mỹ đề cập hình thức, nội dung thành phần của công
tác kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo, qua
đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo tại các bang nước
Mỹ. Ngoài những công trình nêu trên, còn nhiều các công trình khác trên thế
giới đề cập đến các nội dung khác nhau về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu các khía cạnh khác
nhau về sự phát triển giáo dục chuyên nghiệp nói chung và quản lý chất lượng
giáo dục TCCN. Tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu sau:
Đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi diện đào tạo và cơ cấu ngành đàotạo
Trung học chuyên nghiệp ở nước ta trong thời gian tới” của tác giả Nguyễn
Đức Trí, năm 1998 đã xác định qua các thời kỳ sự thay đổi các ngành nghề
cũng như xu thế phát triển của diện đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo
TCCN và những định hướng xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào
tạo TCCN. Đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Trung
học chuyên nghiệp” do tác giả Nguyễn Thị Hải làm chủ nhiệm năm 2003, đã
nghiên cứu thực trạng các phương pháp dạy học truyền thống đang sử dụng,
các phương pháp dạy học kỹ thuật nghề nghiệp tiên tiến trên thế giới, trên cơ
sở đó đề xuất tăng cường vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại vào
Việt nam: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp học nhóm, phương
pháp hợp tác...
Đề tài: “Đổi mới phương thức quản lý của Hiệu trưởng các trường
Trung học chuyên nghiệp đáp ứng sự thực hiện chiến lược Giáo dục - Đào
tạo giai đoạn 2001 - 2010” mã số B2002-49-32 của tác giả Nguyễn Viết Sự,
năm 2004, đã nêu lên cơ sở lý luận các ưu điểm của phương thức quản lý của
Hiệu trưởng, thực trạng công tác quản lý trong các trường TCCN, tồn tại và
8
nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất phương thức quản lý mới giúp Hiệu
trưởng điều hành hiệu quả và thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, các
mô hình quản lý trên thế giới. Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng
cao chấtlượng đào tạo của các trường Trung học chuyên nghiệp Hà Nội” mã
số 01X-06/01-2002-2 do tác giả Vũ Đình Cường làm chủ nhiệm, năm 2004.
Đề tài dựa trên cơ sở nghiên cứu chất lượng đào tạo của 20 trường Trung học
chuyên nghiệp và Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội trên mọi lĩnh vực ngành
nghề, đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống các
trường TCCN.
Đề tài: “Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử
dụng nhân lực có trình độ Trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam” mã số
B2003-52-TĐ50 của tác giả Phan Văn Kha, năm 2006, trên cơ sở lý luận về
tầm quan trọng và các điều kiện đảm bảo cho mối quan hệ, thực tế sự lỏng lẻo
của mối quan hệ này tác động đến chất lượng đào tạo TCCN, nhất là trong bối
cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
tăng cường mối quan hệ đó. Đề tài “Quản lý quá trình huấn luyện ở Trường
Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội” của tác giả Phan Mạnh Cường, luận văn
thạc sỹ Quản lý giáo dục năm 2012, đã nêu ra một số biện pháp về nâng cao
nhận thức, quản lý nội dung, chương trình, qui trình huấn luyện; về quản lý
hoạt động dạy, hoạt động học và phương tiện kỹ thuật dạy học.
Bài báo khoa học “Một số vấn đề quản lý đào tạo”của tác giả Tô Bá
Trượng, (Tạp chí Giáo dục, số 192/2008). Công trình nghiên cứu đã chỉ ra
bản chất, chức năng của quản lý đào tạo, đồng thời còn chỉ ra năng lực quản
lý đào tạo và các con đường hình thành năng lực quản lý đào tạo của người
quản lý trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động, các loại năng lực như: kỹ
năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng chỉ huy chỉ đạo, kỹ năng
tổ chức giám sát kiểm tra.
9
Tóm lại, các công trình nêu trên đã tập trung nghiên cứu các hướng và
nội dung nghiên cứu chính sau đây:
Một số đề tài đã tập trung nghiên cứu dạy học dưới góc độ là hoạt
động dạy học, là một quá trình, một nội dung, nhiệm vụ trọng yếu của hoạt
động giáo dục đào tạo của nhà trường.
Một số đề tài đã đi sâu giải quyết những nội dung nhất định ở các khía
cạnh nâng cao chất lượng, cơ cấu ngành đào tạo, phương thức quản lý của
hiệu trưởng trường TCCN, đổi mới phương pháp dạy học, quản lý quá trình
dạy học ở đại học quân sự…và đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo ở đại học, TCCN.
Tuy nhiên, vấn đề tìm ra các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo,
quản lý đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra cũng như các điều kiện đảm bảo
chất lượng TCCN chưa được nghiên cứu đầy đủ. Từ đó, đã thúc đẩy tôi tiếp
tục đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý chất lượng đào tạo ở phạm vi trường
Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu, nơi học viên đang công tác.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chất lượng đào tạo TCCN và tình hình
thực trạng về công tác quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT
tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của
Trường trong thời gian tới. Luận văn hướng tới mục đích nâng cao chất lượng
đào tạo và quản lý đào tạo của Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu, nhằm góp
phần đào tạo một đội ngũ làm công tác VHNT có chất lượng tốt, phục vụ
ngày càng tốt hơn việc phát triển văn hóa, xã hội của nhân dân tỉnh Bạc liêu
và trong vùng, nhằm đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của Nhà trường ngày
càng phát triển.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
10
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo TCCN, các yếu
tố đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo TCCN nói chung,
Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu nói riêng.
Khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý chất lượng đào tạo
ở trường Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu; những tồn tại và rút ra
những nguyên nhân.
Đề xuất những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu trong
thời gian tới.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu.
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh
Bạc Liêu.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý chất lượng đào tạo
hệ Trung cấp chính quy của Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu.
Các số liệu thống kê, sử dụng trong luận văn khoảng 5 năm trở lại đây
(2008 - 2012).
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu bị tác
động, qui định bởi nhiều yếu tố và Quản lý chất lượng đào tạo của Nhà trường
đòi hỏi tiến hành nhiều giải pháp; nếu vận dụng có hiệu quả các biện pháp
quản lý như: cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào
tạo; chuẩn hóa và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tạo mối quan hệ giữa Nhà
trường và đơn vị thực tập, mở rộng phương thức liên kết đào tạo; đầu tư trang
bị, quản lý và sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại và cơ sở
11
vật chất; thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo…thì có thể nâng cao được
chất lượng quản lý đào tạo của Nhà trường.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đào tạo, văn
hóa đối với công cuộc xây dựng đất nước nói chung, sự nghiệp xây dựng con
người; công tác quản lý giáo dục đào tạo đối với sự nghiệp phát triển giáo dục
Việt nam. Đề tài còn sử dụng các quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử -
lôgic trong nghiên cứu đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
* Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích tổng hợp các tài liệu, so sánh, khái quát hóa trên cơ sở tham
khảo, nghiên cứu các tài liệu, văn bản, văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng,
các giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, tham khảo, luật
giáo dục.
* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi: gồm 4 mẫu
phiếu hỏi cho các cán bộ quản lý (Sở, Trường), GV giảng dạy, HS đang học
tại trường, HS đã tốt nghiệp, các đơn vị thực tập và các đơn vị tiếp nhận HS
sau khi tốt nghiệp do Trường đào tạo; các số liệu thống kê về hoạt động đào
tạo và việc làm của học sinh đã tốt nghiệp ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh
Bạc Liêu;
Tiến hành tọa đàm, trao đổi với một số cán bộ quản lý phòng đào tạo
và các khoa, tổ bộ môn của Nhà trường;
Xin ý kiến một số cán bộ quản lý giáo dục, chuyên gia, GV ngoài
Trường một số vấn đề về nội dung khoa học và khảo nghiệm tính khả thi của
các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo đã được đề xuất trong luận văn.
12
* Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng toán học để thống kê và xử lý số liệu đã thu thập được, làm
căn cứ cho những luận chứng khoa học.
7. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp một tiếng nói đối với Trường
Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu trong việc chỉ đạo, xây dựng các giải pháp
bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo TCCN trong thực tiễn đào tạo ở Nhà
trường có hiệu quả hơn.
Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT
được đề xuất góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý
giáo dục đào tạo ở Nhà trường, cũng là góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục
đào tạo của địa phương.
Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các trường TCCN trên đại bàn
Bạc Liêu cũng như hệ thống trường TCCN ở vùng Đồng bằng sông Cửu long.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn được cấu trúc gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung (3 chương,
8 tiết), Phần kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
13
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
1.1. Những khái niệm chủ yếu
1.1.1. Khái niệm chất lượng đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp
Xét theo phương diện Triết học, chất lượng là một phạm trù phản ánh
tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật, làm cho sự vật
này phân biệt với sự vật khác. Nói cách khác, chất lượng là "cái làm nên
phẩm chất, giá trị của sự vật", là "cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật
này khác với sự vật khác".
Theo từ điển Oxford Pocket Dictinonary, "chất lượng là mức hoàn
thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ
kiện, các thông số cơ bản".
Với cách hiểu triết học về chất lượng như trên, có thể nhận thấy bất kỳ
sự vật hiện tượng nào đều có chất lượng. Nói rộng hơn, tất cả các thực thể
những gì tồn tại khách quan trong hiện thực đều có chất lượng để qui định sự
hiện hữu của nó và phân biệt nó với các thực thể khác.
Với quan niệm đào tạo theo năng lực hành nghề, chất lượng đào tạo
được xác định chủ yếu trong qui trình đào tạo của 3 thành tố: kiến thức, kỹ
năng, thái độ với các chuẩn được quy định cho từng trình độ đào tạo.
Qua đó, có thể hiểu Chất lượng đào tạo là mức độ thực hiện các mục
tiêu đàotạo đã đề ra, đồng thời phảiphù hợp và đáp ứng yêu cầu của người
học, của nhà tuyển dụng lao động.
Khi đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo TCCN phải xem xét mối
quan hệ giữa đào tạo và sử dụng HS tốt nghiệp TCCN. Sự đáp ứng của các
“sản phẩm” đó cũng như các “dịch vụ” của giáo dục TCCN đối với yêu cầu
phát triển nguồn nhân lực trong mỗi giai đoạn phát triển KT-XH của đất nước
14
trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Chấtlượngđào tạo Trung cấp chuyên nghiệp là mức độ thực hiện các
mụctiêu của hệTrung cấp chuyên nghiệp, được thể hiện ở các năng lực thực
hiện:kiến thức, kỹ năng, tháiđộ;đồng thời phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu
ngườihọc, đơn vị sử dụng người tốt nghiệp và thích ứng thị trường lao động.
Mục tiêu của hệ TCCN là đào tạo HS có trình độ nghề nghiệp chuyên
môn trình độ trung cấp theo qui định của Bộ GD&ĐT đó là phải đạt chuẩn
kiến thức, kỷ năng, và kỹ xảo cũng như tay nghề theo yêu cầu chuyên môn,
chuyên sâu.
Quá trình đào tạo nhằm trang bị cho HS có khả năng lao động để góp
phần vào việc duy trì và phát triển cuộc sống trong cộng đồng xã hội, vì vậy
đối với các trường đào tạo trình độ TCCN phải xem xét việc nâng cao chất
lượng đào tạo của mỗi Nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người học, phải chứng minh được cho xã hội thấy sản phẩm của mình đào tạo
ra đáp ứng tốt theo yêu cầu của người học cũng như đơn vị sử dụng lao động;
từ đó nâng cao uy tín, thương hiệu của Nhà trường, thu hút được nguồn tuyển
sinh đầu vào cho Nhà trường trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của
việc tuyển sinh hệ TCCN trong cả nước.
Trongxu thế toàncầu hóavà hộinhập quốc tếđang diễn ra mạnh mẽ hiện
nay ở đấtnước ta, việc đào tạo trìnhđộ TCCNđòihỏi phải đạt những tiêu chuẩn
về chất lượng, người học khi ra trường phải hội đủ điều kiện về trình độ chuyên
môn, tay nghề thíchứng với thị trường lao động, trongđó có việc dư luận xã hội
hiện nay đang rất quan tâm là đào tạo hệ TCCN không đáp ứng nhu cầu xã hội,
học sinh TCCNhọc ra không tìm được việc làm, hoặc ra trường làm việc ở các
đơn vị sử dụng lao động lại phải đào tạo lại. Do đó, chất lượng đào tạo TCCN
đang là một vấn đề chúng ta cần quan tâm và tìm biện pháp giải quyết nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội.
15
1.1.2. Khái niệm quản lý đào tạo
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong
các hoạt động của con người. Quản lý tức là conngười đã nhận thức được quy
luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được thành công. Các Mác đã viết:
“Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần
phải có nhạc trưởng” [2, tr.29,30]. Theo nhà lý luận quản lý người Pháp
Henry Fayol (1841-1912) “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ
chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [21, tr.108]. Theo từ điển tiếng Việt:
“Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất
định” [35, tr.800]. Theo tác giả Nguyễn Văn Bình: “Quản lý là một nghệ thuật
đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển phối hợp hướng dẫn, chỉ
huy hoạt động của những người khác” [1, tr.176].
Các định nghĩa nêu trên tập trung nhấn mạnh mặt này hay mặt khác,
nhưng điểm chung thống nhất đều coi quản lý là hành động có tổ chức, có
mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Quản lý bao giờ cũng có chủ thể
quản lý, khách thể quản lý, quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý.
Nói một cách tổng quát nhất có thể xem Quản lý là một quá trình tác động có
tổ chức, có hướng đích gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lý bao giờ cũng là tác động
theo một hướng đích, có một mục tiêu xác định. Quản lý là biểu hiện mối
quan hệ giữa bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, là quan hệ ra lệnh
phục tùng có tính bắt buộc; Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan,
nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan; Quản lý phải xét về mặt công
nghệ và sự vận động của thông tin; Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ
thể với đối tượng quản lý và ngược lại. Quản lý có các chức năng: Lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra. Trong các chức năng thì chức
năng tổ chức là quan trọng nhất.
16
Quản lý đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch vì
vậy nó cần được tổ chức và quản lý đểđảm bảo cho quá trình đào tạo vận hành
đúng mục tiêu đào tạo đã định. Quản lý hoạt động đào tạo nghĩa là thông qua
các chức năng quản lý mà tác động vào các thành tố của quá trình đào tạo.
Quản lý đào tạo thực hiện nhiệm vụ duy trì, ổn định quá trình đào tạo nhằm
đảm bảo chất lượng, sản phẩm đào tạo đạt được các chuẩn mực đã xác định và
đổi mới, phát triển quá trình đào tạo. Quản lý đào tạo bao gồm các lĩnh vực
quản lý: mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo, quy trình tổ chức
giảng dạy, học tập như: chiêu sinh, tổ chức lớp, tổ chức khóa học; thực hiện
chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy; nền nếp dạy học và thi kết
thúc khóa, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đánh giá kết quả học tập, kiểm soát
các chuẩn mực đảm bảo chất lượng. Chất lượng đào tạo quyết định sự tồn vong
của cơ sở đào tạo, vì vậy quản lý đào tạo chính là quản lý chất lượng.
Tổ chức đào tạo một cách hợp lý có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của
hoạt động đào tạo. Điểm then chốt của việc tổ chức đào tạo là làm sao hoàn
thành được mọi nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Việc tổ chức
đào tạo xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo và căn cứ vào đặc điểm tình
hình độingũ cán bộ, GV và các điều kiện hoạt động của Nhà trường. Thực chất
quản lý tổ chức đào tạo một cách khoa học là tìm ra một phương án tối ưu của
hệ thống các hoạt động đào tạo trên cơ sở giải quyết tổng hợp, đồng bộ các
nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, qui trình, chương trình và phương pháp đào tạo.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Quản lý đào tạo là một quá trình tổ
chức điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ
thống theo mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo đã xác định, nhằm đạt được
hiệu quả quản lý giáo dục đào tạo mà Nhà trường.
1.1.3. Khái niệm quảnlýchất lượng đào tạo Trường Trung cấp Văn
hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu
Quản lý chất lượng là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ
chế đảm bảo chất lượng để sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn xác định. Quản
17
lý chất lượng là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các thủ pháp hoặc các quy
trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá các sản phẩm có bảo đảm được
các thông số chất lượng theo mục đích, yêu cầu đã được định sẵn hay không.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5818-1994: Quản lý chất lượng là tập hợp những
hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục
đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế
hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất
lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng. Quản lý chất lượng đào tạo bao
gồm các hoạt động: kiểm soát chất lượng, thanh tra chất lượng, đảm bảo chất
lượng và quản lý chất lượng tổng thể. Quản lý chất lượng đào tạo là chủ
trương, biện pháp thực hiện việc duy trì, kiểm soát các yếu tố cấu thành của
quá trình đào tạo, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường.
Kiểm soát chất lượng đào tạo là nói tới hình thức quản lý, kiểm tra các
khâu, các yếu tố liên quan đến chất lượng và nhằm phát hiện và loại bỏ các
sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn qui định. Thanh tra, kiểm tra chất lượng
giáo dục là việc xem xét, kiểm tra quá trình bảo đảm chất lượng giáo dục có
được thực hiện đúng kế hoạch, quy trình, quy định hay không. Thanh tra là
một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước, là phương thức bảo
đảm bằng pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước về giáo dục.
Bảo đảm chất lượng đào tạo là nói tới cáchđể có các sản phẩm đạt chất
lượng như đã thiết kế, phòng ngừa các sản phẩm không đạt chất lượng thông
qua các qui trình, thủ tục, hướng dẫn cần thiết trong quá trình thực hiện. Bảo
đảm chất lượng giáo dục là sự thiết lập và duy trì các chuẩn mực giáo dục, có
tác dụng thúc đẩy, nâng cao các chuẩn mực chất lượng; phòng ngừa, kiểm tra
thường xuyên độ tin cậy và tính chính xác của cả hệ thống bảo đảm chất
lượng. Mỗi người, mỗi tổ chức, cơ sở đào tạo có trách nhiệm nâng cao chất
lượng giáo dục. Nội dung và hình thức bảo đảm chất lượng giáo dục TCCN
bao gồm: là người cung cấp sản phẩm hay dịch vụ giáo dục phải xây dựng hệ
18
thống chất lượng có hiệu lực, hiệu quả có sự kiểm định và thông tin cho
khách hàng. Các hình thức bảo đảm chất lượng giáo dục, có: Chịu trách
nhiệm mọi mặt trong khu vực, trường mình quản lí; Xây dựng chuẩn chất
lượng, theo dõi, kiểm tra quá trình đào tạo; Kiểm định, đánh giá chất lượng
đào tạo; Chia sẻ, hỗ trợ thông tin chất lượng; Công nhận chất lượng.
Hệ thống bảo đảm chất lượng: Các văn bản; Thành lập tổ chức chuyên
trách về bảo đảm chất lượng TCCN; Tự đánh giá cải tiến, nâng cao chất
lượng TCCN; Xây dựng và bảo đảm chất lượng TCCN; Duy trì và phát triển
các điều kiện bảo đản chất lượng TCCN gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản
lí, chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu, phòng học, phòng làm việc,
phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin, kí túc xá, các cơ sở dịc vụ
khác và nguồn tài chính; Công bố các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo,
kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học; Cơ quan đánh giá chất lượng xây
dựng qui trình và cáchthức đánh giá cho các cơ sở giáo dục; Tự đánh giá cấp
trường (theo qui trình, có mẫu); Đánh giá ngoài (do cơ quan bên ngoài tiến
hành đánh giá); Kiểm soát chất lượng.
Như vậy hệ thống quản lý chất lượng trong giáo dục TCCN là cơ cấu tổ
chức, sứ mạng, mục tiêu, các thủ tục, quy trình và nguồn lực cần thiết tác
động lên các yếu tố có tính đồng bộ và hệ thống, thể hiện sự chi phối lên các
thành tố đảm bảo chất lượng: mục tiêu, nội dung chương trình và phương
pháp đào tạo; đội ngũ GV; cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất; quan hệ nhà trường,
đơn vị sử dụng nhân lực; kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo TCCN liên
quan từ đầu vào; tổ chức quá trình đào tạo; đầu ra (HS sau khi tốt nghiệp) với
sự đáp ứng tốt nhất yêu cầu của xã hội.
Quản lý chất lượng đào tạo Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu là
quá trình thực hiện những chức năng, nhiệm vụ quản lý, các biện pháp duy
trì, bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo của Trường VHNT thuộc tỉnh
Bạc Liêu quản lý.
19
Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, quản lý tốt chương trình
đào tạo. Trong quản lý đào tạo, mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo, tổ chức
thực hiện chương trình đào tạo, việc quản lý chương trình chi tiết từng phân
môn, kiểm tra - đánh giá chương trình đào tạo và thực hiện tốt công tác kiểm
định chất lượng đào tạo để sản phẩm giáo dục có hiệu quả là những vấn đề
cần phải quan tâm thường xuyên của Trường. Quản lý hoạt động giảng dạy
của GV, hoạt động học tập của HS và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
HS là một trong những khâu trọng tâm của công tác quản lý, nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả đào tạo. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và nhân
cách đội ngũ cán bộ quản lý cũng góp phần quan trọng trong việc quản lý chất
lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu.
Từ những phân tích nêu trên có thể nêu ra khái niệm biện pháp quản lý
chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu: Biện pháp quản
lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu là việc sử dụng
các cách thức, công cụ, phương tiện hợp lý nhằm đạttới hiệu quả quản lýđào
tạo nhân lực trình độ trung cấp VHNT của Trường thuộc tỉnh Bạc Liêu.
1.2. Nộidung quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn
hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu
1.2.1. Những nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung
cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu
a. Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
* Quản lý mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo TCCN nhằm tạo ra con người có kiến thức, kỹ năng,
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có
sức khỏe, có khả năng tìm việc làm, đáp ứng thị trường lao động. Mục tiêu
đào tạo đã nhấn mạnh đến khả năng tự kiếm việc làm trong cơ chế thị trường.
Muốn vậy quá trình xây dựng và thực hiện mục tiêu đào tạo cần chú ý bảo
đảm đầy đủ các thành tố của mục tiêu đào tạo là: Phẩm chất đạo đức người
công dân, chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe.
20
Việc xác định rõ, chính xác mục tiêu đào tạo là yếu tố quan trọng hàng
đầu của hoạt động quản lý đào tạo trong Nhà trường. Để đảm bảo yêu cầu về
chất lượng đào tạo, mục tiêu phải được thể hiện với các chuẩn trình độ (chuẩn
kiến thức, kỹ năng và thái độ), để sau khi kết thúc khóa học HS có thể đánh
giá được mức độ đạt được so với mục tiêu. Mục tiêu đào tạo cần được cụ thể
hóa trong quá trình đào tạo của Nhà trường, đó là:
Mục tiêu đào tạo cụ thể của Trường VHNT: Đào tạo HS phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về
VHNT, giàu óc sáng tạo, có ý thức, có khả năng góp phần xây dựng, bảo tồn
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành nhân cách
và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu đào tạo của từng khoa, tổ bộ môn:
trong Trường VHNT, mỗi khoa có đặc thù ngành nghề đào tạo riêng, do đó
cần phải xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể của khoa để làm cơ sở cho việc xác
định mục tiêu đào tạo cho từng ngành học, môn học.
* Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo
Nội dung đào tạo là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hóa - xã hội,
khoa học - công nghệ, các chuẩn mực thái độ, các kỹ năng lao động chung và
chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp
phù hợp với yêu cầu sản xuất của nghề. Trong đó, nội dung thực hành đóng
vai trò quan trọng. Nội dung đào tạo cơ bản được phản ánh trong các chương
trình khung. Dựa vào chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành và
chương trình chi tiết do Bộ VHTT&DL hoặc Nhà trường xây dựng. Hiệu
trưởng thông qua Phòng đào tạo giao chương trình nội dung giảng dạy cho
các Khoa, Tổ bộ môn, GV. Chương trình đào tạo được cấu trúc chủ yếu từ các
môn học tương ứng với từng lĩnh vực: văn hóa nghệ thuật, khoa học hoặc
công nghệ - kỹ thuật cụ thể, còn được gọi là chương trình môn học. Chương
21
trình khung đào tạo TCCN thuộc nhóm ngành VHNT đã được Bộ GD&ĐT
phối hợp với Bộ VHTT&DL phê duyệt ban hành. Chương trình đào tạo là cơ
sở để tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá và quản lý chất lượng
đào tạo của nhà trường. Các hoạt động quản lý chương trình đào tạo gồm:
Sau khi Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý đào tạo của
các trường về các văn bản pháp qui và chương trình đào tạo mới ban hành.
Cán bộ Phòng đào tạo có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng để triển khai các
nội dung đã được tập huấn. Hiệu trưởng quyết định việc tổ chức tập huấn cho
cán bộ quản lý, GV để cụ thể hóa các văn bản pháp qui về tổ chức thực hiện
và quản lý chương trình đào tạo cho Nhà trường. Căn cứvào chương trình đào
tạo, Phòng đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo khóa học, năm học,…
Chương trình khung đào tạo qui định 75-80% phần cứng, các Trường
bắt buộc phải thực hiện đầy đủ, 20-25% được phép mềm để Nhà trường lựa
chọn nội dung đào tạo mang tính đặc thù của Trường. Do đó, Nhà trường phải
quyết định những môn học phù hợp với từng chuyên ngành. Đảm bảo tiến độ
thực hiện chương trình, theo dõi và kịp thời điều chỉnh tiến độ thực hiện
chương trình là nhiệm vụ của phòng đào tạo. Việc điều chỉnh tiến độ chương
trình được thực hiện ngay từ cấp bộ môn và trong tuần hoặc trong tháng nếu
có yếu tố không phù hợp. Các GV, Tổ bộ môn, Phòng đào tạo căn cứ vào tiến
độ thực hiện kế hoạch môn học, học kỳ, năm học để theo dõi và điều chỉnh
kịp thời.
Ngoài việc dựa vào kết quả đánh giá quá trình đào tạo như: thi, kiểm tra
hết môn, đi thực tế cơ sở, thi tốt nghiệp để xác định sự phù hợp của chương
trình đào tạo; Nhà trường còn tiến hành các hoạt động nhằm đánh giá chương
trình đào tạo như: đánh giá năng lực làm việc của HS sau khi ra trường; thăm
dò ý kiến của chính HS; dựa vào các ý kiến nhận xét của người sử dụng lao
động và ý kiến của cơ quan chủ quản.
22
Xây dựng kế hoạch đào tạo cho khóa học, năm học, học kỳ; xây dựng
kế hoạch đánh giá và phương pháp đánh giá HS; xây dựng kế hoạch bài
giảng; kế hoạch triển khai các phương pháp giảng dạy; kế hoạch mua sắm
trang thiết bị phục vụ dạy và học; xây dựng kế hoạch biên soạn tài liệu giảng
dạy; xây dựng cơ sở thực tập, thực tế; xây dựng kế hoạch công tác GV.
b. Quản lý tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạo về bản chất là triển khai thực hiện đào tạo
theo chương trình đào tạo và theo qui chế đào tạo hiện hành thông qua kế
hoạch học kỳ, kế hoạch năm học và kế hoạch khóa học đã được phê duyệt.
Các nguyên tắc chung trong hoạt động đào tạo đều phải tuân thủ, gồm các
điểm chính như: Triển khai đúng qui trình, chương trình đào tạo, tiến trình và
kế hoạch khóa học đã đề ra. Nếu thay đổi chương trình, kế hoạch đào tạo hay
vận dụng linh hoạt khác qui chế, qui định phải có ý kiến phê duyệt của Ban
Giám hiệu. Thực hiện đúng qui chế, qui định đào tạo hiện hành. Thời khóa
biểu công bố trước ít nhất một tháng để GV và HS chuẩn bị.
GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, thực nghiệm khoa học
theo đúng chương trình kế hoạch được giao hoặc theo hợp đồng; Cụ thể hóa
các nội dung trên, đó là việc truyền đạt những kiến thức kỹ thuật cơ sở, các
kiến thức chuyên môn đối với GV dạy lý thuyết; Đào tạo rèn luyện kỹ năng,
kỹ xảo nghề cho HS đối với GV thực hành; Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp cho HS. Quản lý đội ngũ GV dạy nghệ thuật là một nhiệm vụ phải đặt
ra của hoạt động quản lý đào tạo ở Nhà trường, bởi hoạt động dạy của GV là
một trong các hoạt động chủ yếu của quá trình đào tạo. Quản lý hoạt động dạy
của GV bao gồm: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình
nội dung môn học, đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy. Đánh giá
năng lực, kết quả giảng dạy của GV về mặt kiến thức, kỹ năng giảng dạy và
khối lượng giờ lao động sư phạm. Có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng và phát
triển đội ngũ GV về số lượng, chất lượng, cơ cấu.
23
Phòng đào tạo cần cung cấp cho GV chương trình chi tiết môn học và
yêu cầu từng GV phải thực hiện đúng yêu cầu, mục tiêu môn học ghi trong
chương trình chi tiết, làm lịch giảng dạy, nộp một bộ chế bản điện tử bài
giảng và tài liệu tham khảo photo để cung cấp cho HS. Trên cơ sở lịch trình
giảng dạy, cán bộ đào tạo, thanh tra…có thể kiểm soát được tiến trình giảng
dạy và đánh giá giữa kỳ, học kỳ đối với từng GV.
Đầu khóa học nhất thiết phải phổ biến đầy đủ nội qui, qui chế và
phương pháp học cho HS. Cung cấp cho HS chương trình chi tiết môn học để
họ chủ động trong học tập, trong việc tìm hiểu tài liệu tham khảo. Định kỳ,
sau 1/3, hoặc 2/3 thời gian học và sau khi kết thúc môn học, nên tổ chức lấy ý
kiến HS về nội dung, phương pháp giảng dạy và hiệu quả học môn học để kịp
thời điều chỉnh hay rút kinh nghiệm. Căn cứ vào chương trình chi tiết môn
học đã ban hành, lịch trình giảng dạy và kế hoạch của học kỳ. Cơ quan quản
lý đào tạo tổ chức và theo dõi các hoạt động thi, kiểm tra thường xuyên, giữa
và cuối kỳ. Theo dõi quá trình nhận thức và hình thành kỹ năng của HS. Cần
quan sát, đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực và kỹ năng nghề
nghiệp của mỗi HS.
Phòng đào tạo tham mưu cho Hiệu trưởng Nhà trường có những chỉ
đạo về hoạt động phương pháp dạy học như: Định hướng các hoạt động
phương pháp cho các khoa GV; Theo dõi hoạt động phương pháp dạy học của
các khoa GV; Tổ chức hội nghị chuyên đề về phương pháp dạy học…
c. Quản lý qui chế, qui định, nền nếp đào tạo
Trong quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo như: thực hiện chương trình
nội dung dạy học, tiến trình dạy học, chế độ thông qua bài giảng, lên lớp của
giáo viên; tiến hành các hình thức tổ chức dạy học; chế độ và các qui định về
học tập, đi thực tế, thực tập; thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; đòi
hỏi phải tuân thủ và chấp hành nghiêm qui chế, qui định đã xác định. Các chế
24
độ báo cáo, kiểm tra đánh giá, xin ý kiến, sơ tổng kết, phải được thực hiện
đúng hướng dẫn về nội dung, cách làm, thủ tục văn bản, thời gian qui định.
d. Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện thiết bị dạy học
Trong dạy học, nội dung, phương pháp, phương tiện luôn gắn bó với
nhau. Phương tiện và thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc cải
tiến phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy. Cơ sở vật chất và phương
tiện thiết bị dạy học bao gồm: Nhóm cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo;
Nhóm trực tiếp tham gia quá trình đào tạo: trường, lớp, phòng thí nghiệm,
xưởng thực hành và các thiết bị dạy học; Nhóm có tính chất phụ trợ giáo dục;
Nhóm các phương tiện thực hành; Các phương tiện dạy học chung cho nhiều
ngành nghề; Các thiết bị chuyên dùng cho từng ngành nghề…đồng thời việc
quản lý phải chặt chẽ, sử dụng có tính toán để nâng cao hiệu suất các phương
tiện kỹ thuật cho đào tạo. Bảo đảm vệ sinh, an toàn và thẩm mỹ cho môi
trường đào tạo, tổ chức tốt việc bảo trì máy móc thiết bị.
e. Quản lý hoạt động thực tập của HS
Trong quá trình đào tạo, Nhà trường đưa HS đi thực tập ở những cơ sở,
đơn vị hoạt động trên lĩnh vực VHNT. Còn lại phần lớn HS thực tập tại các
phòng chức năng hoặc ở “xưởng thực tập” của Trường; do đó công tác quản
lý cần phải được đặt ra. Khi tốt nghiệp ra trường, HS sẽ xin việc ở những nơi
có hoạt động về lĩnh vực VHNT như: các trung tâm văn hóa, các phòng văn
hóa, thư viện, bảo tàng, các khu di tích lịch sử, các trường phổ thông (nếu học
sư phạm chuyên ngành hoặc có học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
Riêng đối với ngành hướng dẫn viên du lịch, phục vụ nhà hàng khách sạn thì
mới đây Nhà trường có chủ trương liên kết với các Công ty du lịch lữ hành,
các Công ty cổ phần nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp tư nhân có kinh
doanh về tổ chức các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tour du lịch…để gửii các
em HS đến thực tập cũng như giới thiệu việc làm cho các em khi tốt nghiệp ra
trường.
25
1.2.2. Cácnguyên tắc và tiêu chí đánhgiá chất lượng quản lýđào tạo
ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu
* Các nguyên tắc đánh giá chất lượng quản lý đào tạo
Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố có quan hệ biện chứng
với nhau. Do đó, khi tiến hành đánh giá chất lượng quản lý đào tạo cần đảm
bảo một số nguyên tắc sau:
Đánh giá chất lượng đào tạo phải căn cứ vào chuẩn trình độ chuyên
môn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo mục tiêu đào tạo.
Phương pháp đánh giá phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, thống
nhất theo những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: đầu vào,
quá trình đào tạo và đầu ra. Kết quả đánh giá cuối cùng là sự tổng hợp kết quả
tại ba khâu trên.
Phải kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Trường cần tuân thủ
nghiêm túc thực hiện việc tự đánh giá theo hướng dẫn của cơ quan kiểm định
chất lượng giáo dục đào tạo một khách quan, trung thực. Các tiêu chuẩn tự
đánh giá cần được hướng dẫn triển khai cụ thể để các đơn vị thực hiện thống
nhất, đúng yêu cầu đặt ra. Trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp
đầy đủ thông tin cho Đoàn đánh giá ngoài làm việc với tinh thần hợp tác tích
cực. Đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong đánh giá.
* Các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý đào tạo
Đánh giá dựa theo tiêu chí đã đề ra. Do đó, dựa trên bộ tiêu chí chuẩn về
kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành và vận
dụng cụ thể vào Nhà trường. Đối với Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu,
có thể xác định một số tiêu chí chủ yếu để đánh giá chất lượng đào tạo:
Tiêu chí 1: Sứ mạng và mục tiêu của Trường
Đào tạo đa dạng nuồn nhân lực VHNT có trình độ TCCN phục vụ sự
nghiệp phát triển tỉnh Bạc Liêu, đáp ứng yêu cầu xã hội.
26
Đào tạo nhân lực các lĩnh vực của VHNT có phẩm chất tốt, năng lực
đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp.
Tiêu chí 2: Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp, lấy đào tạo thực hành làm chính.
Chương trình đào tạo có tính liên thông, cập nhật và hiện đại. Tính
mềm dẻo đáp ứng yêu cầu xã hội.
Tiêu chí 3: Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo
Kế hoạch đào tạo được xây dựng khoa học, có tính cân đối giữa các
hình thức dạy học, thời gian và các điều kiện bảo đảm và tiến trình dạy học.
Tổ chức đào tạo theo tiến trình đã xây dựng, phối hợp chặt chẽ giữa các
lực lượng thực hiện.
Tiêu chí 4: Giáo viên và hoạt động dạy
Lực lượng giáo viên đủ theo biên chế, có trình độ đào tạo và đáp ứng
các chuẩn qui định.
Tổ chức chặt chẽ hoạt động dạy học, các hình thức tổ chức dạy học
diễn ra lôgic, bảo đảm chất lượng dạy học của từng hình thức.
Tiêu chí 5: Người học và hoạt động học
HS đủ tiêu chuẩn đầu vào, thực hiện nghiêm chương trình, nội dung,
nền nếp và qui định học tập.
Tổ chức hoạt động học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
đúng qui chế hiện hành.
Tiêu chí 6: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất
Đáp ứng đủ giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập cho hoạt động giảng
dạy của GV và học tập, thực hành của HS.
Cơ sở vật chất luyện tập, phòng tập luyện, phòng chuyên dùng, trang
thiết bị phục vụ đào tạo các chuyên ngành đáp ứng yêu cầu đào tạo.
27
1.3. Yếu tố tác động và yêu cầu mới về quản lý chất lượng đào tạo ở
Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu
1.3.1. Các yếu tố tác động
Thứ nhất, tác động của xu hướng bảo đảm và nâng cao chất lượng đàotạo
Trong điều kiện hiện đại, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng,
dạy học cần đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội theo phương châm mà UNESCO
đã đưa ra ra là “học để làm”, đang đòi hỏi Nhà trường đào tạo cần bảo đảm và
nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đang là xu hướng khách quan của giáo
dục thế giới và giáo dục nước ta. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế
đang đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới cách quản lý để
đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo và Việt Nam đang nỗ lực
theo hướng này.
Thực chất của bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo là toàn bộ các
hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng,
và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hành thỏa mãn các yêu cầu
chất lượng. Bảo đảm chất lượng đào tạo là cách để có các sản phẩm đạt chất
lượng như đã thiết kế, phòng ngừa các sản phẩm không đạt chất lượng thông
qua các qui trình, thủ tục, hướng dẫn cần thiết trong quá trình thực hiện. Bảo
đảm chất lượng giáo dục là sự thiết lập và duy trì các chuẩn mực giáo dục, có
tác dụng thúc đẩy, nâng cao các chuẩn mực chất lượng; phòng ngừa, kiểm tra
thường xuyên độ tin cậy và tính chính xác của cả hệ thống bảo đảm chất
lượng. Mỗi người, mỗi tổ chức, cơ sở đào tạo có trách nhiệm nâng cao chất
lượng giáo dục.
Nội dung cơ bản của bảo đảm chất lượng giáo dục là người cung cấp
sản phẩm hay dịch vụ giáo dục phải xây dựng hệ thống chất lượng có hiệu
lực, hiệu quả, có sự kiểm định và thông tin cho khách hàng. Các hình thức
bảo đảm chất lượng giáo dục, phải có: chịu trách nhiệm mọi mặt trong khu
vực, Trường mình quản lí; Xây dựng chuẩn chất lượng, theo dõi, kiểm tra quá
28
trình đào tạo; Kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo; Chia sẻ, hỗ trợ thông
tin chất lượng; Công nhận chất lượng.
Hệ thống bảo đảm chất lượng: Cơ quan đánh giá chất lượng xây dựng
qui trình và cách thức đánh giá cho các cơ sở giáo dục; Tự đánh giá cấp
Trường (theo qui trình, có mẫu); Đánh giá ngoài (do cơ quan bên ngoài tiến
hành đánh giá); Kiểm soát chất lượng.
Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo: Mục tiêu, nội dung, chương
trình, phương pháp đào tạo; Qui chế, qui trình đào tạo; Đội ngũ cán bộ, giáo
viên và hoạt động dạy và hoạt động học; Cơ sở vật chất và tài chính, phương
thức đào tạo, kiểm định chất lượng đào tạo; Kết quả học tập, thi tốt nghiệp (lý
thuyết và thực hành), thực tập của HS sau một khóa học; Tỷ lệ HS lưu ban,
không tốt nghiệp; Hiệu quả đào tạo đối với một khóa học.
Xu hướng bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo sẽ tác động mạnh tới
quản lý chất lượng đào tạo. Một mặt Trường cần đào tạo có chất lượng để đáp
ứng yêu cầu xã hội và sự tồn tại của chính Nhà trường, mặt khác muốn có chất
lượng đào tạo đòi hỏi Nhà trường cần duy trì và thực hiện đúng qui trình, qui
chế giáo dục đào tạo, tiến hành có chất lượng các nhân tố của quá trình này và
luôn được đổi mới, cải tiến thường xuyên theo sự phát triển của thực tiễn giáo
dục đào tạo . Điều này tác động tới những chủ trương chỉ đạo và tổ chức thực
hiện của Nhà trường, sự tham gia và trách nhiệm của các lực lượng sư phạm
trong toàn Trường.
Thứ hai, tác động của chủ trương kiểm định chất lượng đào tạo
Kiểm định chất lượng đào tạo là một xu thế của giáo dục thế giới và là
một chủ trương đổi mới giáo dục nước ta. Kiểm định chất lượng là một hệ
thống tổ chức và giải pháp để đánh giá và công nhận chất lượng đào tạo và
các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo các chuẩn mực được qui định.
Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục được xem như một trong những
nhiệm vụ trọng tâm nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
29
Văn kiện Đại hội Đảng lần XI xác định: Thực hiện kiểm định chất lượng giáo
dục đào tạo ở tất cả các bậc học. Hiện nay, công tác đảm bảo chất lượng giáo
dục, kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo đang được thực hiện trên diện
rộng. Bộ GD&ĐT đang triển khai kiểm định chất lượng giáo dục theo mô
hình được nhiều nước trên thế giới đang sử dụng như mô hình kiểm định của
các nước có nền giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Canađa… Đó là
quá trình đánh giá bởi một tổ chức không thuộc các cơ sở giáo dục để công
nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Kiểm định chất lượng không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về
chất lượng đào tạo mà còn là cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho
các trường học đã qua kiểm định. Quá trình kiểm định cũng mang lại cho
Trường cơ hội tự phân tích, đánh giá để có những cải tiến chất lượng.
Một cơ sở giáo dục - đào tạo chỉ có chất lượng khi mọi hoạt động trong
Nhà trường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. Giữa kiểm định chất lượng và quản
lý, nâng cao chất lượng đào tạo là mối quan hệ biện chứng. Riêng đối với vấn
đề kiểm định chất lượng giáo dục hệ TCCN, hiện đã có các văn bản pháp lý
như: Quyết định 67/2007/QĐ-BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng trường TCCN, Quyết định 76/2007/QĐ-BGDĐT về Quy trình và chu
kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và TCCN; Quyết
định 29/2008/QĐ-BGDĐT Quy định chu kỳ kiểm định chất lượng chương
trình giáo dục của các trường đại hoc, cao đẳng và TCCN. Những vấn đề này
sẽ có tác động tới việc trong tổ chức quản lý đào tạo từ việc xây dựng chương
trình, biên soạn nội dung, xác định và tiến hành các hình thức tổ chức dạy
học, kiểm tra đánh giá kết quả, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ
quản lý giáo dục, cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học phải tuân thủ và đáp ứng
tiêu chuẩn, tiêu chí qui định.
Thứ ba, tác động của chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Căn cứ Quyết định số 1243/QĐ-TTg/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường
30
VHNT giai đoạn 2011-2020”. Căn cứ kế hoạch số 05/KH-UBND, ngày
3/02/2012 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc đổi mới và nâng cao chất lượng
đào tạo của Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2020.
Chiến lược xây dựng và phát triển Nhà trường 2011-2020:
Về mục tiêu: Hoàn chỉnh quy hoạch về đào tạo VHNT, đảm bảo sự
hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo theo đặc thù của địa
phương, tính đặc thù của chuyên ngành đào tạo, phù hợp với chủ trương xã
hội hóa giáo dục và định hướng chiến lược của việc phát triển hệ thống giáo
dục Việt Nam; có mối liên kết chặt chẽ và xóa bỏ dần khoảng cách về chất
lượng đào tạo với các cơ sở đào tạo VHNT trong khu vực và cả nước. Đổi
mới và hoàn thiện các chương trình đào tạo VHNT; bảo đảm sự liên thông
giữa các chương trình trong toàn hệ thống. Xây dựng đội ngũ GV và cán bộ
quản lý giáo dục đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và lương tâm nghề
nghiệp; có trình độ chuyên môn cao. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất Nhà
trường theo hướng đạt chuẩn, hiện đại, đảm bảo điều kiện giảng dạy và học
tập trong môi trường đào tạo chuẩn, chất lượng cao và hội nhập quốc tế.
Về thực hiện nhiệm vụ: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phát triển và
hoàn thiện các chuyên ngành đào tạo hiện có của Nhà trường; Đổi mới
chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn và
từng bước tiếp cận các chuẩn mực trong nước và quốc tế; Đổi mới, mở rộng
phương thức đào tạo để tranh thủ mọi nguồn lực và huy động toàn xã hội tập
trung cho công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật; Đổi mới công tác quy hoạch,
sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GV và cán bộ quản lý nhằm xây
dựng và phát triển đội ngũ này có trình độ, kỹ năng và phẩm chất tốt, tạo điều
kiện cho GV nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu
trong thời kỳ mới; Đổi mới công tác quản lý Nhà trường; Nghiên cứu, đề xuất
sửa đổi chính sách đầu tư, tài chính để từng bước chuẩn hóa các điều kiện
đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực VHNT của địa phương.
31
Những chủ trương và biện pháp chiến lược xây dựng và phát triển Nhà
trường 2011-2020 nêu trên có tác động mạnh mẽ, cơ bản và lâu dài tới công
tác quản lý chất lượng đào tạo. Từ vấn đề chuẩn bị và xây dựng lực lượng, đội
ngũ; xây dựng chương trình, xác định các trình độ đào tạo, văn bằng chứng
chỉ; cơ sở vật chất đặc biệt là phương tiện dạy học; nguồn tài chính bảo đảm;
đến xác định qui trình, phương pháp đào tạo của từng đối tượng.
Thứ tư, tác động của việc tổ chức đào tạo và điều kiện đảm bảo của
Nhà trường
Tổ chức hoạt động đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu
gồm việc xác định kế hoạch, qui trình, xây dựng chương trình nội dung, tiến
hành các hình thức, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học
và thực tập của HS; tổ chức điều hành quá trình đạo tạo theo lôgic, tiến trình
của kế hoạch đào tạo đã xác định. Đồng thời mỗi chuyên ngành đào tạo có
mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp hình thức dạy học khác nhau.
Sự khác nhau đó sẽ có tác động tới việc quản lý hoạt động đào tạo của Nhà
trường. Từ tiến trình dạy học, việc tổ chức điều hành dạy học, địa điểm dạy
học, thời gian dạy học, địa bàn thực tập, GV giảng dạy, hình thức tổ chức dạy
học, phương pháp dạy học của mỗi chuyên ngành và cách thức quản lý tổ
chức đào tạo mỗi chuyên ngành cũng có những nét riêng.
Trình độ năng lực, phong cách làm việc của các chủ thể trong Nhà
trường như: Ban Giám hiệu, lực lượng GV, cán bộ quản lý giáo dục, nhân
viên chuyên môn kỹ thuật, HS có vai trò quyết định trong việc thực hiện
thành công mọi chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà
trường. Đây là đội ngũ nhân lực có vai trò quyết định trong xây dựng và phát
triển của Nhà trường. Họ phải là những người vừa có tâm vừa có tài, vừa có
tầm và đây cũng là yêu cầu đối với nhà quản lý giáo dục. Chức năng, nhiệm
vụ của các phòng ban và bộ phận quản lý giáo dục, chức trách, nhiệm vụ của
các cá nhân trong bộ máy quản lý giáo dục của Nhà trường có tác động trực
32
tiếp tới nhiệm vụ nội dung, các công việc quản lý theo chiều tích cực hay cản
trở tới hiệu quả quản lý giáo dục.
Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, giáo trình tài liệu là một yếu tố
bảo đảm cho việc dạy và học. Một trong những nhiệm vụ, nội dung đổi mới
giáo dục đào tạo của Nhà trường là tăng cường xây dựng, phát triển và từng
bước hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là các phương tiện kỹ
thuật dạy học hiện đại bằng nhiều con đường biện pháp khác nhau.
1.3.2. Yêu cầu mới của việcnâng cao chất lượng và quản lýđào tạo ở
Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu
* Về nâng cao trình độ lý thuyết nghề của học sinh TCCN
Đối với lĩnh vực đào tạo nghề nói chung thì trình độ nắm vững các kỹ
năng thực hành của HS là một yêu cầu chủ đạo. Nhưng vấn đề có tính qui luật
của dạy học là muốn có kỹ năng thực hành tốt thì trước tiên HS phải nắm
vững lý thuyết của những nội dung thực hành; thực chất là nắm vững các khái
niệm, nguyên lý, phạm trù, qui luật, qui trình, qui tắc, qui định. Bởi lý thuyết
có vai trò định hướng, chỉ dẫn cho thực hiện, thực hành có kết quả. Trình độ
lý thuyết nghề của HS cònphản ánh trình độ đào tạo của mỗi Nhà trường, tính
chất hiện đại đặc biệt là những lý thuyết mới, công nghệ mới, qui trình mới
được cập nhật vào chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đang là
một yêu cầu cũng là một vấn đề đặt ra cho hệ thống đào tạo TCCN ở nước ta
hiện nay; để có thể tiến kịp và hòa nhập với trình độ đào tạo chung của thế
giới về lĩnh vực đào tạo nghề.
Hiện nay do sự phát triển và tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công
nghệ, có nhiều vấn đề lý thuyết nghề đã có sự phát triển cả về phương pháp
tiếp cận cả về nội dung khoa học và công nghệ. Vì vậy, trong quản lý đào tạo
một mặt Nhà trường cần kịp thời theo dõi, nắm bắt, cập nhật chúng trong nội
dung đào tạo của Trường, mặt khác đòi hỏi HS đào tạo nghề cần nắm được sự
phát triển đó để định hướng trong quá trình học tập của mình, tạo điều kiện
33
cho việc thực hành rèn luyện kỹ năng nghề có cơ sở vững chắc, đúng hướng,
rút ngắn được thời gian luyện tập và mang lại kết quả. Người giỏi nghề bao
giờ cũng là người giỏi cả về lý thuyết và thực hành tay nghề.
Thực tiễn lâu nay trong đào tạo bậc học TCCN ở nước ta còn nhiều hạn
chế, trong đó trình độ tay nghề của HS nhìn chung chưa đáp ứng được yêu
cầu của nhà tuyển dụng lao động, khả năng tay nghề của HS trung cấp nghề
trong thực tế lao động còn non, kỹ năng nghề rất hạn chế là những vấn đề
đang đòi hỏi các cơ sở đào tạo bậc TCCN cần coi trọng hơn nữa trình độ tay
nghề cho HS trong tổ chức đào tạo của trường mình.
Đối với người tốt nghiệp Trung cấp ngành VHNT đòi hỏi phải nắm
vững nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, sử dụng tốt các phương tiện, công cụ điện
tử theo mỗi chuyên ngành đào tạo. Trong bối cảnh các phương tiện thông tin
và các loại hình nghệ thuật đa dạng và hiện đại như ngày nay thì người tốt
nghiệp Trung cấp VHNT cần có năng lực, năng khiếu và niềm đam mê nghệ
thuật mới có thể trụ vững được với nghề. Làm nghệ thuật thời nay còn đòi hỏi
sự tìm tòi, sáng tạo. Với một Trường TCNT của địa phương thì đây là những
vấn đề lớn đang đòi hỏi sự quyết tâm cao, một hướng đi đúng, cách làm sáng
tạo trong đó trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung và phương
pháp đào tạo như Kế hoạch đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo Trường
Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu xác định: Xóa bỏ dần khoảng cách về chất
lượng đào tạo với các cơ sở đào tạo VHNT trong cả nước…Đổi mới chương
trình, giáo trình và phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn và từng
bước tiếp cận các chuẩn mực trong nước và quốc tế.
* Về cơ hội cho học sinh Trung cấp chuyên nghiệp VHNT trong thị
trường lao động và tìm việc làm
Trong cơ chế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa thì người tốt
nghiệp tự tìm việc làm và sự thích ứng cao với hoàn cảnh. Điều này đặt ra
một mặt các trường đào tạo cần gắn chặt với thị trường lao động, với nhu cầu
34
xã hội thì người tốt nghiệp mới có nhiều cơ may tìm được việc làm. Đối với
các trường đào tạo trình độ TCCN cần chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, kỹ
năng thực hành thao tác kỹ thuật nghề nghiệp thì thường được các nhà tuyển
dụng đón nhận vào cơ sở của họ làm việc. Mặt khác, người tốt nghiệp cần chủ
động đến những địa chỉ cần tuyển lao động để tìm cho mình một việc làm phù
hợp với khả năng, điều kiện và chuyên môn đã được đào tạo.
Đối với người tốt nghiệp TCCN ngành VHNT thì tìm việc làm càng
khó hơn. Bản thân ngành này cần năng khiếu nhất định, khổ công tu luyện,
trình độ tổ chức biểu diễn nhất định… trong bối cảnh các loại hình nghệ thuật
hiện đại rất đa dạng như hiện nay và cả tính chất kinh doanh của nó càng đòi
hỏi cao năng lực thích ứng và đáp ứng của người tìm việc. Thực tiễn hoạt
động trên lĩnh vực VHNT trong điều kiện hiện nay đã chứng tỏ người kém về
khả năng ứng biến, kém linh hoạt và tài năng thì khó có một chỗ làm việc và
thu nhập như ý muốn. Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho công tác quản lý đào
tạo hiện nay.
* Về xây dựng phong cách làm việc, ứng xử của học viên Trung cấp
chuyên nghiệp VHNT
Lâu nay vẫn tồn tại một thực tế là những người làm nghệ thuật thường
có lối sống phóng khoáng, thường vẫn bị người đời phê phán, e ngại, bàn
luận. Vì vậy, HS VHNT ngay khi còn đang được đào tạo nghề, Nhà trường
cần chú ý giáo dục nâng cao nhận thức, rèn luyện đạo đức lối sống, nhất là tác
phong ứng xử, giao tiếp hàng ngày. HS phải chấp hành đúng nội quy, quy
định của Nhà trường và cơ quan, đơn vị thực tập, lao động. Nghiêm túc, có kỹ
luật, kỹ thuật, tác phong nhanh nhẹn, chính xác. Ứng xử văn hóa, văn minh,
lịch sự, lễ phép.
Những yêu cầu trên đây đang đòi hỏi công tác quản lý phát triển đào
tạo của Nhà trường cần năng động sáng tạo, thực hiện tốt các chức năng quản
lý nhà trường, hoạch định sự phát triển, thích ứng nhanh với bối cảnh nền
35
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế để đào tạo nhân lực VHNT có chất
lượng cũng chứng tỏ quản lý đào tạo đã đạt được mục tiêu của mình.
*
* *
Vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo TCCN đã được khẳng
định trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước về giáo dục đào tạo. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Việc
nghiên cứu vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo các Trường Trung
cấp VHNT là một yêu cầu đặt ra khi điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng ngày càng tăng, nhu cầu đòi
hỏi hưởng thụ về VHNT cũng theo đó tăng nhanh. Từ đó đòi hỏi các trường
đào tạo nguồn nhân lực cho ngành VHNT phải nghiên cứu, phân tích những
mặt làm được hoặc chưa được để tìm ra giải pháp làm thế nào để nâng cao
chất lượng đào tạo của Nhà trường, ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất
lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Qua chương 1, luận văn đã trình bày về cơ sở lý luận liên quan đến
quản lý chất lượng đào tạo TCCN, mà cụ thể là quản lý chất lượng đào tạo ở
các Trường Trung cấp VHNT. Chúng tôi đã bổ sung và làm phong phú thêm
phần lý luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo TCCN, trong đó có Trường
Trung cấp VHNT Bạc Liêu. Trong phân tích vấn đề có nhấn mạnh đến các
nội dung quản lý như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp
đào tạo, công tác tuyển sinh, quản lý HS, quản lý đội ngũ GV giảng dạy, quản
lý cơ sở vật chất Nhà trường…
36
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
TỈNH BẠC LIÊU
2.1. Khái quát một số nét về Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu là tỉnh ven biển thuộc vùng Bán Đảo Cà Mau, có đường ranh
giới giáp với 4 tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Tây
và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Sóc Trăng
và biển Đông. Chiều dài bờ biển 56 km, có nhiều cửa sông đổ ra, thuận lợi
cho xây dựng cảng cá và các trung tâm kinh tế thủy sản ven biển. Thềm lục
địa khu vực tỉnh Bạc Liêu có nhiều khả năng có dầu và khí thiên nhiên. Vùng
biển tỉnh Bạc Liêu rộng trên 40.000 km2, trữ lượng hải sản lớn, phong phú về
chủng loại. Vùng ven biển có các di tích lịch sử, thuận lợi cho xây dựng các
điểm du lịch và tuyến du lịch sinh thái ven biển. Đường quốc lộ 1A đi qua địa
bàn tỉnh Bạc Liêu dài 63km. Mạng lưới giao thông đường bộ đã tạo cho thành
phố Bạc Liêu trở thành giao điểm của nhiều tuyến đường quan trọng, rất
thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh giáp ranh.
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.520,6 km2, và dân số là 856.250
người, với mật độ dân số 339 người/km2. Nếu so với 63 tỉnh, thành phố thì
Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số. Tổng sản phẩm
(GDP) năm 2012 đạt 11.062 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm
2012 đạt 29.789.000 đồng (tương đương 1.446 USD). Cơ cấu kinh tế: khu
vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 51,39%; công nghiệp - xây dựng chiếm
24,58% và dịch vụ chiếm 24,03% trong GDP.
Trên địa bàn Bạc Liêu có 3 dân tộc sinh sống; người Kinh chiếm phần
lớn, người Khmer và người Hoa. Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính,
bao gồm Thành phố Bạc Liêu và 6 huyện (với 63 xã, phường và thị trấn).
37
Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công
tử Bạc Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm
bạn qua hội hè và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Với nguồn tài nguyên
biển và hệ sinh thái ven biển đa dạng, tỉnh đang chú trọng phát triển du lịch
sinh thái, kết hợp với du lịch tâm linh. UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ
thể và chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai Nghị quyết 02-
NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch; nhiều dự án du lịch đã
được chủ trương đầu tư và đang triển khai tích cực. Doanh thu du lịch của
tỉnh Bạc Liêu năm 2012 đạt 605 tỷ đồng, đón tiếp 635 ngàn lượt du khách
(Trong đó có khoảng 20.000 lượt khách Quốc tế).
Tỉnh Bạc Liêu có hệ thống các trường: Một trường Đại học là Đại học
Bạc Liêu, một số Trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp: Trường Cao
đẳng Y tế, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật,
Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật, Trường Trung cấp nghề; 79 trường
mầm non, 154 trường tiểu học, 69 trường trung học cơ sở và 18 trường trung
học phổ thông.
Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng ĐBSCL, được đánh giá là vùng có nền
giáo dục yếu so với cả nước. Bước vào thời kỳ phát triển mới theo hướng
CNH - HĐH, tỉnh Bạc Liêu có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển đa
dạng các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp và dịch
vụ, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong đó, nhiệm vụ
phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một
trong những thách thức lớn. Để Bạc Liêu có thể phát huy tối đa tiềm năng, lợi
thế sẵn có, phát triển bền vững tích cực tham gia vào tiến trình CNH - HĐH
đất nước, thì điểm mấu chốt có tính chất quyết định là vấn đề đào tạo nguồn
nhân lực nói chung và vấn đề phát triển đào tạo TCCN nói riêng.
Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu được hình thành trên cơ sở trường
Nghiệp vụ Văn hóa thông tin thuộc Ty Văn hóa thông tin Minh Hải và trường
38
Kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình thuộc Đài phát thanh - Truyền hình Minh
Hải (năm 1977). Đến năm 1999 được UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định nâng
cấp thành trường Trung học VHNT và được UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng I.
Năm 2008 Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định chuyển thành Trường trung cấp
VHNT Bạc Liêu (Bac Lieu College Of Art - Culture), trực thuộc Sở
VH,TT&DL tỉnh Bạc Liêu. Là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, học viên
chuyên ngành bậc trung cấp thuộc lĩnh vực VHNT, Nhà trường được phép
liên kết đào tạo lên bậc Cao đẳng, Đại học ngành VHNT, là đơn vị trực thuộc
Sở VH,TT&DL và chịu sự quản lý chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Bạc
Liêu về chuyên ngành đào tạo thuộc hệ giáo dục chuyên nghiệp trong hệ
thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Trường hoạt động theo Điều lệ trường
TCCN, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên: 01 thạc sĩ, 20 đại học.
Tổng số HS, sinh viên hiện đang đào tạo tại trường (2011 - 2012) có 905 SV,
trong đó HS hệ trung cấp có 350 em.
Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu có nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao về các lĩnh vực VHNT và du lịch; thực hiện nghiên
cứu khoa học góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
của tỉnh. Xây dựng Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu trở thành một cơ sở
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương và khu vực. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có
trình độ trung cấp và các trình độ khác trong lĩnh vực VHNT và du lịch; liên
kết đào tạo đa ngành, đa hệ, đa trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và gắn
với nhu cầu xã hội.
Nhà trường được xây dựng từ năm 1986 đến nay, nên nhìn chung về cơ
sở hạ tầng thì chưa đạt chuẩn trong điều kiện đổi mới như hiện nay. Trường
có thư viện; phòng học lý thuyết; phòng thực hành; phòng tin học. Tất cả các
phòng, ban, tổ bộ môn đều được trang bị máy vi tính cố định nối mạng
internet. Nhìn chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy của trường vẫn
39
còn thiếu thốn và chưa đồng bộ. Bộ máy tổ chức: Gồm Ban giám hiệu; 2
phòng chức năng là phòng Đào tạo và phòng Hành chính tổng hợp; 07 tổ bộ
môn gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Quản lý văn hoá - du lịch, Sân khấu - Múa dân
gian, Thư viện, Ngoại ngữ - Tin học, Chính trị. Tổ chức Đảng và các đoàn thể
trong nhà trường.
2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp
Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng
* Mục đích khảo sát
Để đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc
Liêu một cách khách quan, chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu và khảo sát
nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung
cấp VHNT Bạc Liêu và khảo sát đánh giá thực trạng các điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo như: Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào
tạo, đội ngũ giáo viên, quan hệ nhà trường với đơn vị thực tập; cơ sở vật chất,
kiểm định chất lượng đào tạo. Các kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân.
* Đối tượng khảo sát
Các cán bộ quản lý được hỏi gồm các cán bộ, chuyên gia thuộc Sở
GD&ĐT, Sở VH,TT&DL, Ban giám hiệu Trường, Trưởng - Phó các phòng:
Đào tạo, Công tác học sinh - sinh viên, Trưởng - Phó các khoa, các tổ bộ môn
30 phiếu. Các giáo viên đang dạy ở Trường 21 phiếu.
Các đơn vị được hỏi gồm: các đơn vị có HS đi thực tập, các đơn vị có
HS tốt nghiệp ra trường đã công tác 100 phiếu. Các HS đang học và các HS
đã tốt nghiệp hiện đang đi làm trong 3 năm gần đây 90 phiếu.
* Nội dung và phương pháp khảo sát
Chúng tôi đã sử dụng mẫu phiếu thống kê căn cứ vào kết quả đào tạo
của nhà trường trong 5 năm gần đây và sử dụng 4 mẫu phiếu hỏi và phiếu
khảo sát với 5 đối tượng: Cán bộ quản lý các Sở, Trường; cán bộ quản lý ở
40
các đơn vị thực tập; GV; HS tốt nghiệp; HS đang học tại trường, đồng thời sử
dụng phần mềm chuyên dùng để xử lý kết quả khảo sát.
Chúng tôi thiết kế các mẫu biểu với nội dung:
Trình độ của đội ngũ giáo viên.
Chương trình đào tạo TCCN: các ngành nghề, số lượng giáo trình tài
liệu đang sử dụng để giảng dạy, thời điểm xuất bản, cấp soạn.
Biểu kết quả tuyển sinh trong 5 năm gần đây (2008 - 2012).
Biểu đánh giá về kết quả học tập, kết quả thực tập và kết quả thi tốt
nghiệp của HS.
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1. Thực trạng chất lượng đào tạo
* Thựctrạngvềmụctiêu, nộidungchươngtrìnhvà phươngpháp đào tạo.
- Về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Mục tiêu đào tạo của Trường VHNT là: Đào tạo HS phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về
VHNT, giàu óc sáng tạo, có ý thức, có khả năng góp phần xây dựng, bảo tồn
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nội dung chương trình đào tạo là hệ thống những kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo, những phương pháp nghiên cứu, sáng tạo và những chuẩn mực giá trị
cần trang bị cho người học; là sự cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo.
Trường đã hoàn thành việc xây dựng chương trình cho tất cả các môn
học dựa trên việc cụ thể hóa chương trình khung của Bộ. Vào cuối năm học
nhà trường thường tiến hành họp hội đồng khoa học để đánh giá kết quả đào
tạo, xét duyệt các sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình đào tạo, chỉnh sửa bổ
sung chương trình giảng dạy. Tuy nhiên có một số chương trình đào tạo được
nhà trường biên soạn còn chưa phù hợp với thực tế hiện nay.
41
Bảng 2.1. Khảo sát mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung
chương trình đào tạo
STT Mức độ
Tỷ lệ đánh giá (%)
Tỷ lệ TB
(%)
CB QL Sở,
Trường
GV
Nhà trường
Đơn vị
thực tập
1 Rất tốt 0 0 0 0
2 Tốt 50,0 57,2 42,0 49,7
3 Khá 40,0 38,0 37,0 38,3
4 Trung bình 06,7 04,8 16,0 09,2
5 Thấp 03,3 0 05,0 02,8
Theo thống kê kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của mục tiêu, nội
dung chương trình đào tạo so với yêu cầu, hầu hết cán bộ quản lý, GV và đơn
vị có HS thực tập đánh giá mức độ tốt với tỷ lệ là: 49,7%; song cũng có một
tỷ lệ đáng kể đánh giá ở mức độ trung bình và thấp là 12,0%. Điều này cho
thấy mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ở Nhà trường cần được xem xét
điều chỉnh cho phù hợp hơn.
- Về thực trạng về phương pháp đào tạo
Từ sau Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, thực hiện sự chỉ đạo của
Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Nhà trường đã có chú ý đến việc đổi mới phương pháp
giảng dạy theo hướng tích cực. Nhưng cho đến năm 2006, Nhà trường mới
thực sự quan tâm đến vấn đề này và bắt đầu thực hiện. Vấn đề áp dụng
phương pháp dạy học tích cực đã được chính thức đưa vào Nghị quyết của chi
bộ Đảng, vào kế hoạch hoạt động hàng năm của Nhà trường.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy không chỉ là đổi mới cách dạy
trên lớp mà còn bao gồm cả việc đổi mới việc xây dựng mục tiêu học tập,
biên soạn giáo trình, giáo án, tìm tòi, sáng tạo dụng cụ dạy học, áp dụng một
số phương tiện nghe nhìn trong giờ lên lớp, đổi mới cách đánh giá HS. Kiên
42
quyết không dạy học theo lối thầy đọc trò ghi và “dạy chay”. Nhà trường tạo
mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích GV giảng dạy tích cực như đáp ứng
các nhu cầu mua sắm, làm dụng cụ dạy học, in ấn, phô tô tài liệu dạy
học…Từ năm học 2005-2006, các GV bộ môn đã biên soạn giáo trình theo
đúng mẫu qui định của Bộ GD&ĐT để lưu hành nội bộ. Trong các dịp hè, tất
cả GV lần lượt được cử đi bồi dưỡng, tham dự các lớp tập huấn về phương
pháp sư phạm, phương pháp giảng dạy tích cực do Bộ GD&ĐT tổ chức cho
toàn Trường dự giờ, học tập rút kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy
học tích cực.
Tuy nhiên, việc thực hiện áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực ở
các tổ bộ môn và từng GV trong Nhà trường còn chưa đồng đều. Chỉ có chưa
đến 20,0% GV thực sự áp dụng và áp dụng đúng nghĩa giảng dạy tích cực, lấy
HS làm trung tâm. Hiện chủ yếu đại đa số GV vẫn là giảng dạy theo lối truyền
thống, GV gần như thuyết trình từ đầu đến cuối buổi học, HS thụ động nghe
và ghi chép. Tuy chủ trương phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng
tích cực hóa đã có, nhưng lãnh đạo Nhà trường cũng chưa có những biện pháp
tổ chức thực hiện. Điều này đã không tạo được động lực thúc đẩy GV đổi mới
phương pháp giảng dạy, và một số GV sau một thời gian áp dụng phương
pháp mới không thấy ai ủng hộ, họ nản chí quay trở lại với lối dạy học cũ.
Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng PP đào tạo
STT Phương pháp Mức độ áp dụng Tỷ lệ đánh giá (% )
1 Thuyếttrình
Chưa 03,3
Đôi khi 26,7
Thường xuyên 70,0
2 Nêu vấn đề
Chưa 13,3
Đôi khi 46,7
Thường xuyên 40,0
43
3 Làm việc theo nhóm
Chưa 33,3
Đôi khi 46,7
Thường xuyên 20,0
4 Xêmina
Chưa 56,7
Đôi khi 36,7
Thường xuyên 06,6
5 Trắc nghiệm
Chưa 53,3
Đôi khi 30,0
Thường xuyên 16,7
6
Quan sát, phân tích
hình vẽ
Chưa 20,0
Đôi khi 30,0
Thường xuyên 50,0
7 Xem phim và phân tích
Chưa 63,3
Đôi khi 30,0
Thường xuyên 06,7
8
Tự nghiên cứu theo
hướng dẫn của GV
Chưa 10,0
Đôi khi 50,0
Thường xuyên 40,0
9
Thực hành theo năng lực
hành nghề
Chưa 13,3
Đôi khi 40,0
Thường xuyên 46,7
Qua khảo sát đối tượng là cán bộ quản lý Sở, Trường (Bảng 2.2) cho
thấy, việc sử dụng các phương pháp truyền thống như thuyết trình, giảng giải
là chủ yếu. Các phương pháp mới được áp dụng còn hạn chế nhất là các
phương pháp đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị của GV như Xêmina (thường xuyên
6,6%), xem phim và phân tích (thường xuyên 6,7%), trắc nghiệm (thường
xuyên 16,7%), làm việc theo nhóm (thường xuyên 20,0%). Như vậy, Nhà
44
trường cần có biện pháp để GV phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo
hướng tích cực, áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ, thông tin trong
giảng dạy, biến người học làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy - học
của Nhà trường trong thời gian tới.
Việc đổi mới mục tiêu đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học phải đi
kèm với việc đổi mới cách đánh giá HS. Đề kiểm tra, đề thi chưa bao quát cả
chương trình học. Việc ra đề thi trắc nghiệm bước đầu đã được áp dụng, hạn
chế được tình trạng tiêu cực, học tủ, sử dụng tài liệu và quay cóp của HS. Tuy
nhiên, ở Nhà trường hiện nay vẫn còn khoảng hơn 70,0% GV đánh giá HS
theo dạng đề thi viết truyền thống, lý do chủ yếu là họ không muốn mất nhiều
thời gian và công sức cho việc làm câu hỏi trắc nghiệm hoặc số câu hỏi trắc
nghiệm mà GV xây dựng không đủ nhiều để làm đề theo qui định.
Việc dự giờ rút kinh nghiệm tuy có tiến hành, song không được duy trì
thường xuyên, thành nề nếp mà chỉ thực hiện khi có đợt kiểm tra chéo, hoặc
các kỳ thi GV dạy giỏi. Hầu hết GV đều rất ngại khi “bị dự giờ” bởi họ phải
đầu tư, chuẩn bị nhiều cho tiết giảng, ngại bị đồng nghiệp “săm soi”. Số cán
bộ quản lý, nghiệp vụ của phòng Đào tạo chỉ có 5 người, lại phải đảm trách
quá nhiều công việc nên không đủ thời gian theo dõi để đánh giá chất lượng
giảng dạy của GV, chủ yếu là tổng hợp số liệu từ báo cáo của các tổ bộ môn.
* Về thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên
Năm học 2011-2012, trường có tổng cộng 21 GV. Trong đó có: 01 thạc
sĩ, và 20 GV có trình độ đại học. Với số lượng GV cơ hữu so với số lượng
350 HS TCCN hiện đang đào tạo tại trường, tính trung bình có gần 17 HS/01
GV, cao hơn so với định mức của Bộ GD&ĐT (12-15 HV/01GV), chưa kể
một số chuyên ngành đặc thù như âm nhạc và mỹ thuật thì số lượng HS trên 1
GV là quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy (đối với ngành âm
nhạc có khi chỉ cần 1 thầy và 1 trò vẫn là 1 lớp học).
45
Bảng 2.3. Thống kê về trình độ đội ngũ giáo viên cơ hữu
của các Tổ bộ môn
(Nguồn: Phòng tổ chức HC-TH)
Qua đó, chúng ta thấy số lượng GV cơ hữu của trường so với yêu cầu
của một số chuyên ngành vẫn chưa đủ. Nhà trường thường xuyên phải thỉnh
giảng, các GV ngoài trường hỗ trợ công tác giảng dạy, khiến cho việc thực
hiện kế hoạch đào tạo của Nhà trường luôn luôn bị động, vì không phải lúc
nào cũng mời được GV.
Bảng 2.4. Tỷ lệ giáo viên/học sinh của các ngành (năm 2011-2012)
ST
T
Tên Ngành Số GV
Lưu
lượng
HS
Tỷ lệ
thực tế
(hs/1gv)
Tỷ lệ
quy
định
Chênh
lệch
(hs/1gv)
1 Âm nhạc 05 98 20 12 08
2 Mỹ thuật 04 110 28 12 16
3 Quản lý V.hóa 03 42 14 15 - 01
4 V. hóa du lịch 03 45 15 15 00
5 Thư viện 02 25 10 15 - 05
6 Sân khấu 02 15 10 12 - 02
S
T
T
Tổ bộ môn
Số
GV
Trình độ
chuyên môn
N.N
B
V.T
B
N.V
SP
Th.S ĐH CĐ
1 Âm nhạc 05 05 02 02 05
2 Mỹ thuật 04 01 03 02 02 04
3 Ng.ngữ - T. học 03 03 03 03 03
4 Chính trị 02 02 02 01 02
5 Quản lý VH - DL 03 03 02 02 03
6 Thư viện 02 02 02 02 02
7 Sân khấu - Múa 02 02 02 01 02
Tổng số 21 01 20 15 13 21
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)Thanh Pham Xuan
 
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC  TS. BÙI QUANG XUÂNĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
đàO tạo và phát triển nhân viên
đàO tạo và phát triển nhân viênđàO tạo và phát triển nhân viên
đàO tạo và phát triển nhân viênThanh Hoa
 
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Công tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạoCông tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạoLE The Vinh
 
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nay
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nayGiải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nay
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nayHoai Phong
 
Chuong trinh đào tạo doanh nghiệp năng lực lãnh đạo và quản lý - 2021
Chuong trinh đào tạo doanh nghiệp   năng lực lãnh đạo và quản lý - 2021Chuong trinh đào tạo doanh nghiệp   năng lực lãnh đạo và quản lý - 2021
Chuong trinh đào tạo doanh nghiệp năng lực lãnh đạo và quản lý - 2021Lại Thế Luyện
 
De cuong ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec hieu qua lai the lu...
De cuong   ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec hieu qua lai the lu...De cuong   ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec hieu qua lai the lu...
De cuong ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec hieu qua lai the lu...Lại Thế Luyện
 
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...LuanVan Web
 
De cuong ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec lai the luyen-2018
De cuong   ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec lai the luyen-2018De cuong   ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec lai the luyen-2018
De cuong ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec lai the luyen-2018Lại Thế Luyện
 
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho Quản lý cấp trung
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho  Quản lý cấp trungTài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho  Quản lý cấp trung
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho Quản lý cấp trungssuserec9391
 

La actualidad más candente (18)

Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y DượcĐề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
Đề tài: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐH Y Dược
 
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
Tai lieu phat trien chuong trinh dao tao nghe (dh spkt)
 
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC  TS. BÙI QUANG XUÂNĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TS. BÙI QUANG XUÂN
 
đàO tạo và phát triển nhân viên
đàO tạo và phát triển nhân viênđàO tạo và phát triển nhân viên
đàO tạo và phát triển nhân viên
 
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
 
Công tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạoCông tác tổ chức đào tạo
Công tác tổ chức đào tạo
 
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
 
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nay
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nayGiải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nay
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nay
 
Chuong trinh đào tạo doanh nghiệp năng lực lãnh đạo và quản lý - 2021
Chuong trinh đào tạo doanh nghiệp   năng lực lãnh đạo và quản lý - 2021Chuong trinh đào tạo doanh nghiệp   năng lực lãnh đạo và quản lý - 2021
Chuong trinh đào tạo doanh nghiệp năng lực lãnh đạo và quản lý - 2021
 
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệpHợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
 
De cuong ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec hieu qua lai the lu...
De cuong   ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec hieu qua lai the lu...De cuong   ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec hieu qua lai the lu...
De cuong ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec hieu qua lai the lu...
 
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Quảng Bình
 
De cuong ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec lai the luyen-2018
De cuong   ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec lai the luyen-2018De cuong   ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec lai the luyen-2018
De cuong ky nang quan ly thoi gian va to chuc cong viec lai the luyen-2018
 
Trà my
Trà myTrà my
Trà my
 
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho Quản lý cấp trung
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho  Quản lý cấp trungTài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho  Quản lý cấp trung
Tài Liệu UMM | Tài liệu năng năng lực toàn diện cho Quản lý cấp trung
 

Similar a Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật

Similar a Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật (20)

Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAYQuản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái NướcLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOTLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
 
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại họcLV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
LV: Giải pháp quản lý hoạt động đào tạo đại học ở trường đại học
 
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
 
Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà Mau
Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà MauQuản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà Mau
Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Ở Trường Trung Cấp Nghề Tỉnh Cà Mau
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghềLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp nghề
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOTLuận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Más de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Último

GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 

Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  LƯƠNG QUỐC TRUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  LƯƠNG QUỐC TRUNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỈNH BẠC LIÊU CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60 14 01 14 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:NGƯT, PGS,TS MAIVĂN HÓA HÀ NỘI - 2013
  • 3. 3 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long Giáo dục và Đào tạo Giáo viên Học sinh Kinh tế - xã hội Trung cấp chuyên nghiệp Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Ủy ban nhân dân Văn hóa nghệ thuật Văn hóa, thể thao và du lịch Xã hội Chữ viết tắt CNH - HĐH ĐBSCL GD&ĐT GV HS KT-XH TCCN TC - VHNT TP. HCM UBND VHNT VH,TT&DL XH
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 03 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 11 1.1 Những khái niệm chủ yếu 11 1.2 Nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu 16 1.3 Yếu tố tác động và yêu cầu mới về quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu 25 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VHNT TỈNH BẠC LIÊU 36 2.1 Khái quát một số nét về Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu 36 2.2 Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu 39 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VHNT TỈNH BẠC LIÊU 62 3.1 Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu hiện nay 62 3.2 Những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu hiện nay 64 3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung VHNT tỉnh Bạc Liêu 80 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC 93
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng đào tạo là sứ mệnh, là vấn đề hàng đầu của một Nhà trường, là uy tín đào tạo, là đòi hỏi của xã hội, của người học và của nhà tuyển dụng lao động. Chất lượng đào tạo bậc TCCN góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực trình độ trung cấp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện, đại hóa đất nước, trong đó có đào tạo nhân lực ngành VHNT. Luật Giáo dục 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, xác định mục tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: Nhằm tạo ra con người có kiến thức, kỹ năng, đạođức, lương tâm nghềnghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, có khả năng tìm việc làm, đáp ứng thị trường lao động. Trong quản lý đào tạo gồm nhiều nội dung, với những phương thức, yêu cầu quản lý khác nhau; trong đó quản lý chất lượng chất lượng đào tạo luôn là vấn đề trọng tâm, một nhiệm vụ then chốt của mọi nhà trường với mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Do đó, việc nghiên cứu quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu không những có ý nghĩa đối với chính Nhà trường mà còn có ý nghĩa đóng góp quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục TCCN đào tạo của tỉnh Bạc liêu và vấn đề nghiên cứu còn góp phần làm rõ hơn, cụ thể hóa lý luận giáo dục chuyên nghiệp hiện nay - một lĩnh vực còn ít được quan tâm nghiên cứu ở nước ta vào một trường TCCN cụ thể của một địa phương. Trong khi đó, tại Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu là một trường chuyên đào tạo đội ngũ những người làm công tác VHNT, du lịch cho Bạc Liêu và các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau; tuy nhiên chất lượng đào tạo hệ TCCN ở đây còn nhiều bất cập như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo chưa sát với yêu cầu thực tế, phương pháp đào tạo chưa được đổi mới mạnh mẽ, đội ngũ giáo viên còn thiếu và chưa đồng bộ, cơ sở vật chất phục vụ cho
  • 6. 6 công tác đào tạo mặc dù đã được đầu tư trang bị, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo trong tình hình phát triển của ngành hiện nay; công tác quản lý đào tạo còn nhiều yếu kém, bất cập đang cần được cải tiến, thay đổi…Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của Nhà trường là một mâu thuẫn cần được sớm giải quyết. Đã có một số công trình ở các cấp độ nghiên cứu, các khía cạnh nghiên cứu khác nhau như đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo; quản lý quá trình, quản lý hoạt động dạy học, đào tạo ở đại học, cao đẳng; nhưng cho đến nay chưa có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về quản lý chất lượng đào tạo trình độ TCCN các chuyên ngành VHNT; nhất là nghiên cứu vấn đề này tại Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu. Với lòng nhiệt huyết và mong muốn của bản thân góp sức vào giải quyết vấn đề này, nên học viên đã chọn vấn đề “Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu” làm đề tài nghiên cứu với tâm huyết làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu, nhằm đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của Nhà trường đi lên và góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nhân lực ngành Văn hóa, du lịch của tỉnh Bạc Liêu nói riêng cũng như cho các tỉnh lân cận. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Ở các nước Châu Âu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo TCCN, đề cập đến các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, đó là tác phẩm “Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp” của X.I.Batusep và Saporinxki đề cập tương đối toàn diện đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và đội ngũ giáo viên trong các trường đào tạo TCCN ở Liên Xô cũ. Nghiên cứu về phương pháp giảng dạy mới và sử dụng các phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong các trường dạy kỹ thuật viên có tác phẩm “New learning Technologies” của tác giả Unpacked Western
  • 7. 7 Melbourne Institute of Tafe, 1997. Về công tác kiểm định chất lượng đào tạo, trên thế giới cũng có một số công trình nghiên cứu như “Accrediting occupational training programs” (kiểm định các chương trình đào tạo) của Roland VStoodley. Jr ở Mỹ đề cập hình thức, nội dung thành phần của công tác kiểm định chất lượng các cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo, qua đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo tại các bang nước Mỹ. Ngoài những công trình nêu trên, còn nhiều các công trình khác trên thế giới đề cập đến các nội dung khác nhau về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về sự phát triển giáo dục chuyên nghiệp nói chung và quản lý chất lượng giáo dục TCCN. Tiêu biểu có một số công trình nghiên cứu sau: Đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi diện đào tạo và cơ cấu ngành đàotạo Trung học chuyên nghiệp ở nước ta trong thời gian tới” của tác giả Nguyễn Đức Trí, năm 1998 đã xác định qua các thời kỳ sự thay đổi các ngành nghề cũng như xu thế phát triển của diện đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo TCCN và những định hướng xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo TCCN. Đề tài: “Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường Trung học chuyên nghiệp” do tác giả Nguyễn Thị Hải làm chủ nhiệm năm 2003, đã nghiên cứu thực trạng các phương pháp dạy học truyền thống đang sử dụng, các phương pháp dạy học kỹ thuật nghề nghiệp tiên tiến trên thế giới, trên cơ sở đó đề xuất tăng cường vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại vào Việt nam: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp học nhóm, phương pháp hợp tác... Đề tài: “Đổi mới phương thức quản lý của Hiệu trưởng các trường Trung học chuyên nghiệp đáp ứng sự thực hiện chiến lược Giáo dục - Đào tạo giai đoạn 2001 - 2010” mã số B2002-49-32 của tác giả Nguyễn Viết Sự, năm 2004, đã nêu lên cơ sở lý luận các ưu điểm của phương thức quản lý của Hiệu trưởng, thực trạng công tác quản lý trong các trường TCCN, tồn tại và
  • 8. 8 nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất phương thức quản lý mới giúp Hiệu trưởng điều hành hiệu quả và thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, các mô hình quản lý trên thế giới. Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chấtlượng đào tạo của các trường Trung học chuyên nghiệp Hà Nội” mã số 01X-06/01-2002-2 do tác giả Vũ Đình Cường làm chủ nhiệm, năm 2004. Đề tài dựa trên cơ sở nghiên cứu chất lượng đào tạo của 20 trường Trung học chuyên nghiệp và Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội trên mọi lĩnh vực ngành nghề, đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống các trường TCCN. Đề tài: “Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ Trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam” mã số B2003-52-TĐ50 của tác giả Phan Văn Kha, năm 2006, trên cơ sở lý luận về tầm quan trọng và các điều kiện đảm bảo cho mối quan hệ, thực tế sự lỏng lẻo của mối quan hệ này tác động đến chất lượng đào tạo TCCN, nhất là trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ đó. Đề tài “Quản lý quá trình huấn luyện ở Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội” của tác giả Phan Mạnh Cường, luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục năm 2012, đã nêu ra một số biện pháp về nâng cao nhận thức, quản lý nội dung, chương trình, qui trình huấn luyện; về quản lý hoạt động dạy, hoạt động học và phương tiện kỹ thuật dạy học. Bài báo khoa học “Một số vấn đề quản lý đào tạo”của tác giả Tô Bá Trượng, (Tạp chí Giáo dục, số 192/2008). Công trình nghiên cứu đã chỉ ra bản chất, chức năng của quản lý đào tạo, đồng thời còn chỉ ra năng lực quản lý đào tạo và các con đường hình thành năng lực quản lý đào tạo của người quản lý trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động, các loại năng lực như: kỹ năng xây dựng kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng chỉ huy chỉ đạo, kỹ năng tổ chức giám sát kiểm tra.
  • 9. 9 Tóm lại, các công trình nêu trên đã tập trung nghiên cứu các hướng và nội dung nghiên cứu chính sau đây: Một số đề tài đã tập trung nghiên cứu dạy học dưới góc độ là hoạt động dạy học, là một quá trình, một nội dung, nhiệm vụ trọng yếu của hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường. Một số đề tài đã đi sâu giải quyết những nội dung nhất định ở các khía cạnh nâng cao chất lượng, cơ cấu ngành đào tạo, phương thức quản lý của hiệu trưởng trường TCCN, đổi mới phương pháp dạy học, quản lý quá trình dạy học ở đại học quân sự…và đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở đại học, TCCN. Tuy nhiên, vấn đề tìm ra các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo, quản lý đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng TCCN chưa được nghiên cứu đầy đủ. Từ đó, đã thúc đẩy tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý chất lượng đào tạo ở phạm vi trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu, nơi học viên đang công tác. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chất lượng đào tạo TCCN và tình hình thực trạng về công tác quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của Trường trong thời gian tới. Luận văn hướng tới mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý đào tạo của Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu, nhằm góp phần đào tạo một đội ngũ làm công tác VHNT có chất lượng tốt, phục vụ ngày càng tốt hơn việc phát triển văn hóa, xã hội của nhân dân tỉnh Bạc liêu và trong vùng, nhằm đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của Nhà trường ngày càng phát triển. * Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 10. 10 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo TCCN, các yếu tố đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo TCCN nói chung, Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu nói riêng. Khảo sát, đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý chất lượng đào tạo ở trường Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu; những tồn tại và rút ra những nguyên nhân. Đề xuất những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng đào tạo tại Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Hoạt động đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu. * Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý chất lượng đào tạo hệ Trung cấp chính quy của Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu. Các số liệu thống kê, sử dụng trong luận văn khoảng 5 năm trở lại đây (2008 - 2012). 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu bị tác động, qui định bởi nhiều yếu tố và Quản lý chất lượng đào tạo của Nhà trường đòi hỏi tiến hành nhiều giải pháp; nếu vận dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý như: cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo; chuẩn hóa và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tạo mối quan hệ giữa Nhà trường và đơn vị thực tập, mở rộng phương thức liên kết đào tạo; đầu tư trang bị, quản lý và sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại và cơ sở
  • 11. 11 vật chất; thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo…thì có thể nâng cao được chất lượng quản lý đào tạo của Nhà trường. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục đào tạo, văn hóa đối với công cuộc xây dựng đất nước nói chung, sự nghiệp xây dựng con người; công tác quản lý giáo dục đào tạo đối với sự nghiệp phát triển giáo dục Việt nam. Đề tài còn sử dụng các quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - lôgic trong nghiên cứu đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu * Các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích tổng hợp các tài liệu, so sánh, khái quát hóa trên cơ sở tham khảo, nghiên cứu các tài liệu, văn bản, văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng, các giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, tham khảo, luật giáo dục. * Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp khảo sát điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi: gồm 4 mẫu phiếu hỏi cho các cán bộ quản lý (Sở, Trường), GV giảng dạy, HS đang học tại trường, HS đã tốt nghiệp, các đơn vị thực tập và các đơn vị tiếp nhận HS sau khi tốt nghiệp do Trường đào tạo; các số liệu thống kê về hoạt động đào tạo và việc làm của học sinh đã tốt nghiệp ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu; Tiến hành tọa đàm, trao đổi với một số cán bộ quản lý phòng đào tạo và các khoa, tổ bộ môn của Nhà trường; Xin ý kiến một số cán bộ quản lý giáo dục, chuyên gia, GV ngoài Trường một số vấn đề về nội dung khoa học và khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo đã được đề xuất trong luận văn.
  • 12. 12 * Phương pháp hỗ trợ Sử dụng toán học để thống kê và xử lý số liệu đã thu thập được, làm căn cứ cho những luận chứng khoa học. 7. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn góp một tiếng nói đối với Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu trong việc chỉ đạo, xây dựng các giải pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo TCCN trong thực tiễn đào tạo ở Nhà trường có hiệu quả hơn. Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT được đề xuất góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý giáo dục đào tạo ở Nhà trường, cũng là góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các trường TCCN trên đại bàn Bạc Liêu cũng như hệ thống trường TCCN ở vùng Đồng bằng sông Cửu long. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn được cấu trúc gồm: Phần mở đầu, Phần nội dung (3 chương, 8 tiết), Phần kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 13. 13 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 1.1. Những khái niệm chủ yếu 1.1.1. Khái niệm chất lượng đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp Xét theo phương diện Triết học, chất lượng là một phạm trù phản ánh tổng thể những tính chất, những thuộc tính cơ bản của sự vật, làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác. Nói cách khác, chất lượng là "cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật", là "cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật khác". Theo từ điển Oxford Pocket Dictinonary, "chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản". Với cách hiểu triết học về chất lượng như trên, có thể nhận thấy bất kỳ sự vật hiện tượng nào đều có chất lượng. Nói rộng hơn, tất cả các thực thể những gì tồn tại khách quan trong hiện thực đều có chất lượng để qui định sự hiện hữu của nó và phân biệt nó với các thực thể khác. Với quan niệm đào tạo theo năng lực hành nghề, chất lượng đào tạo được xác định chủ yếu trong qui trình đào tạo của 3 thành tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ với các chuẩn được quy định cho từng trình độ đào tạo. Qua đó, có thể hiểu Chất lượng đào tạo là mức độ thực hiện các mục tiêu đàotạo đã đề ra, đồng thời phảiphù hợp và đáp ứng yêu cầu của người học, của nhà tuyển dụng lao động. Khi đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo TCCN phải xem xét mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng HS tốt nghiệp TCCN. Sự đáp ứng của các “sản phẩm” đó cũng như các “dịch vụ” của giáo dục TCCN đối với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong mỗi giai đoạn phát triển KT-XH của đất nước
  • 14. 14 trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Chấtlượngđào tạo Trung cấp chuyên nghiệp là mức độ thực hiện các mụctiêu của hệTrung cấp chuyên nghiệp, được thể hiện ở các năng lực thực hiện:kiến thức, kỹ năng, tháiđộ;đồng thời phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu ngườihọc, đơn vị sử dụng người tốt nghiệp và thích ứng thị trường lao động. Mục tiêu của hệ TCCN là đào tạo HS có trình độ nghề nghiệp chuyên môn trình độ trung cấp theo qui định của Bộ GD&ĐT đó là phải đạt chuẩn kiến thức, kỷ năng, và kỹ xảo cũng như tay nghề theo yêu cầu chuyên môn, chuyên sâu. Quá trình đào tạo nhằm trang bị cho HS có khả năng lao động để góp phần vào việc duy trì và phát triển cuộc sống trong cộng đồng xã hội, vì vậy đối với các trường đào tạo trình độ TCCN phải xem xét việc nâng cao chất lượng đào tạo của mỗi Nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học, phải chứng minh được cho xã hội thấy sản phẩm của mình đào tạo ra đáp ứng tốt theo yêu cầu của người học cũng như đơn vị sử dụng lao động; từ đó nâng cao uy tín, thương hiệu của Nhà trường, thu hút được nguồn tuyển sinh đầu vào cho Nhà trường trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của việc tuyển sinh hệ TCCN trong cả nước. Trongxu thế toàncầu hóavà hộinhập quốc tếđang diễn ra mạnh mẽ hiện nay ở đấtnước ta, việc đào tạo trìnhđộ TCCNđòihỏi phải đạt những tiêu chuẩn về chất lượng, người học khi ra trường phải hội đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, tay nghề thíchứng với thị trường lao động, trongđó có việc dư luận xã hội hiện nay đang rất quan tâm là đào tạo hệ TCCN không đáp ứng nhu cầu xã hội, học sinh TCCNhọc ra không tìm được việc làm, hoặc ra trường làm việc ở các đơn vị sử dụng lao động lại phải đào tạo lại. Do đó, chất lượng đào tạo TCCN đang là một vấn đề chúng ta cần quan tâm và tìm biện pháp giải quyết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội.
  • 15. 15 1.1.2. Khái niệm quản lý đào tạo Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. Quản lý tức là conngười đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được thành công. Các Mác đã viết: “Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [2, tr.29,30]. Theo nhà lý luận quản lý người Pháp Henry Fayol (1841-1912) “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [21, tr.108]. Theo từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [35, tr.800]. Theo tác giả Nguyễn Văn Bình: “Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển phối hợp hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của những người khác” [1, tr.176]. Các định nghĩa nêu trên tập trung nhấn mạnh mặt này hay mặt khác, nhưng điểm chung thống nhất đều coi quản lý là hành động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định. Quản lý bao giờ cũng có chủ thể quản lý, khách thể quản lý, quan hệ với nhau bằng những tác động quản lý. Nói một cách tổng quát nhất có thể xem Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Quản lý bao giờ cũng là tác động theo một hướng đích, có một mục tiêu xác định. Quản lý là biểu hiện mối quan hệ giữa bộ phận chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, là quan hệ ra lệnh phục tùng có tính bắt buộc; Quản lý là sự tác động, mang tính chủ quan, nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan; Quản lý phải xét về mặt công nghệ và sự vận động của thông tin; Quản lý có khả năng thích nghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại. Quản lý có các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra. Trong các chức năng thì chức năng tổ chức là quan trọng nhất.
  • 16. 16 Quản lý đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch vì vậy nó cần được tổ chức và quản lý đểđảm bảo cho quá trình đào tạo vận hành đúng mục tiêu đào tạo đã định. Quản lý hoạt động đào tạo nghĩa là thông qua các chức năng quản lý mà tác động vào các thành tố của quá trình đào tạo. Quản lý đào tạo thực hiện nhiệm vụ duy trì, ổn định quá trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng, sản phẩm đào tạo đạt được các chuẩn mực đã xác định và đổi mới, phát triển quá trình đào tạo. Quản lý đào tạo bao gồm các lĩnh vực quản lý: mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo, quy trình tổ chức giảng dạy, học tập như: chiêu sinh, tổ chức lớp, tổ chức khóa học; thực hiện chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy; nền nếp dạy học và thi kết thúc khóa, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đánh giá kết quả học tập, kiểm soát các chuẩn mực đảm bảo chất lượng. Chất lượng đào tạo quyết định sự tồn vong của cơ sở đào tạo, vì vậy quản lý đào tạo chính là quản lý chất lượng. Tổ chức đào tạo một cách hợp lý có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động đào tạo. Điểm then chốt của việc tổ chức đào tạo là làm sao hoàn thành được mọi nhiệm vụ và đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Việc tổ chức đào tạo xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo và căn cứ vào đặc điểm tình hình độingũ cán bộ, GV và các điều kiện hoạt động của Nhà trường. Thực chất quản lý tổ chức đào tạo một cách khoa học là tìm ra một phương án tối ưu của hệ thống các hoạt động đào tạo trên cơ sở giải quyết tổng hợp, đồng bộ các nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, qui trình, chương trình và phương pháp đào tạo. Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Quản lý đào tạo là một quá trình tổ chức điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo của toàn bộ hệ thống theo mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đào tạo đã xác định, nhằm đạt được hiệu quả quản lý giáo dục đào tạo mà Nhà trường. 1.1.3. Khái niệm quảnlýchất lượng đào tạo Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu Quản lý chất lượng là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế đảm bảo chất lượng để sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn xác định. Quản
  • 17. 17 lý chất lượng là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các thủ pháp hoặc các quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá các sản phẩm có bảo đảm được các thông số chất lượng theo mục đích, yêu cầu đã được định sẵn hay không. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5818-1994: Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng. Quản lý chất lượng đào tạo bao gồm các hoạt động: kiểm soát chất lượng, thanh tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể. Quản lý chất lượng đào tạo là chủ trương, biện pháp thực hiện việc duy trì, kiểm soát các yếu tố cấu thành của quá trình đào tạo, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường. Kiểm soát chất lượng đào tạo là nói tới hình thức quản lý, kiểm tra các khâu, các yếu tố liên quan đến chất lượng và nhằm phát hiện và loại bỏ các sản phẩm cuối cùng không đạt chuẩn qui định. Thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo dục là việc xem xét, kiểm tra quá trình bảo đảm chất lượng giáo dục có được thực hiện đúng kế hoạch, quy trình, quy định hay không. Thanh tra là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm bằng pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước về giáo dục. Bảo đảm chất lượng đào tạo là nói tới cáchđể có các sản phẩm đạt chất lượng như đã thiết kế, phòng ngừa các sản phẩm không đạt chất lượng thông qua các qui trình, thủ tục, hướng dẫn cần thiết trong quá trình thực hiện. Bảo đảm chất lượng giáo dục là sự thiết lập và duy trì các chuẩn mực giáo dục, có tác dụng thúc đẩy, nâng cao các chuẩn mực chất lượng; phòng ngừa, kiểm tra thường xuyên độ tin cậy và tính chính xác của cả hệ thống bảo đảm chất lượng. Mỗi người, mỗi tổ chức, cơ sở đào tạo có trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục. Nội dung và hình thức bảo đảm chất lượng giáo dục TCCN bao gồm: là người cung cấp sản phẩm hay dịch vụ giáo dục phải xây dựng hệ
  • 18. 18 thống chất lượng có hiệu lực, hiệu quả có sự kiểm định và thông tin cho khách hàng. Các hình thức bảo đảm chất lượng giáo dục, có: Chịu trách nhiệm mọi mặt trong khu vực, trường mình quản lí; Xây dựng chuẩn chất lượng, theo dõi, kiểm tra quá trình đào tạo; Kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo; Chia sẻ, hỗ trợ thông tin chất lượng; Công nhận chất lượng. Hệ thống bảo đảm chất lượng: Các văn bản; Thành lập tổ chức chuyên trách về bảo đảm chất lượng TCCN; Tự đánh giá cải tiến, nâng cao chất lượng TCCN; Xây dựng và bảo đảm chất lượng TCCN; Duy trì và phát triển các điều kiện bảo đản chất lượng TCCN gồm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu, phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin, kí túc xá, các cơ sở dịc vụ khác và nguồn tài chính; Công bố các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học; Cơ quan đánh giá chất lượng xây dựng qui trình và cáchthức đánh giá cho các cơ sở giáo dục; Tự đánh giá cấp trường (theo qui trình, có mẫu); Đánh giá ngoài (do cơ quan bên ngoài tiến hành đánh giá); Kiểm soát chất lượng. Như vậy hệ thống quản lý chất lượng trong giáo dục TCCN là cơ cấu tổ chức, sứ mạng, mục tiêu, các thủ tục, quy trình và nguồn lực cần thiết tác động lên các yếu tố có tính đồng bộ và hệ thống, thể hiện sự chi phối lên các thành tố đảm bảo chất lượng: mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo; đội ngũ GV; cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất; quan hệ nhà trường, đơn vị sử dụng nhân lực; kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo TCCN liên quan từ đầu vào; tổ chức quá trình đào tạo; đầu ra (HS sau khi tốt nghiệp) với sự đáp ứng tốt nhất yêu cầu của xã hội. Quản lý chất lượng đào tạo Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu là quá trình thực hiện những chức năng, nhiệm vụ quản lý, các biện pháp duy trì, bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo của Trường VHNT thuộc tỉnh Bạc Liêu quản lý.
  • 19. 19 Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, quản lý tốt chương trình đào tạo. Trong quản lý đào tạo, mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, việc quản lý chương trình chi tiết từng phân môn, kiểm tra - đánh giá chương trình đào tạo và thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng đào tạo để sản phẩm giáo dục có hiệu quả là những vấn đề cần phải quan tâm thường xuyên của Trường. Quản lý hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HS và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là một trong những khâu trọng tâm của công tác quản lý, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và nhân cách đội ngũ cán bộ quản lý cũng góp phần quan trọng trong việc quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu. Từ những phân tích nêu trên có thể nêu ra khái niệm biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu là việc sử dụng các cách thức, công cụ, phương tiện hợp lý nhằm đạttới hiệu quả quản lýđào tạo nhân lực trình độ trung cấp VHNT của Trường thuộc tỉnh Bạc Liêu. 1.2. Nộidung quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu 1.2.1. Những nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu a. Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo * Quản lý mục tiêu đào tạo Mục tiêu đào tạo TCCN nhằm tạo ra con người có kiến thức, kỹ năng, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, có khả năng tìm việc làm, đáp ứng thị trường lao động. Mục tiêu đào tạo đã nhấn mạnh đến khả năng tự kiếm việc làm trong cơ chế thị trường. Muốn vậy quá trình xây dựng và thực hiện mục tiêu đào tạo cần chú ý bảo đảm đầy đủ các thành tố của mục tiêu đào tạo là: Phẩm chất đạo đức người công dân, chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe.
  • 20. 20 Việc xác định rõ, chính xác mục tiêu đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu của hoạt động quản lý đào tạo trong Nhà trường. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng đào tạo, mục tiêu phải được thể hiện với các chuẩn trình độ (chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ), để sau khi kết thúc khóa học HS có thể đánh giá được mức độ đạt được so với mục tiêu. Mục tiêu đào tạo cần được cụ thể hóa trong quá trình đào tạo của Nhà trường, đó là: Mục tiêu đào tạo cụ thể của Trường VHNT: Đào tạo HS phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về VHNT, giàu óc sáng tạo, có ý thức, có khả năng góp phần xây dựng, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành nhân cách và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu đào tạo của từng khoa, tổ bộ môn: trong Trường VHNT, mỗi khoa có đặc thù ngành nghề đào tạo riêng, do đó cần phải xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể của khoa để làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu đào tạo cho từng ngành học, môn học. * Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo Nội dung đào tạo là tập hợp hệ thống các kiến thức về văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ, các chuẩn mực thái độ, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu sản xuất của nghề. Trong đó, nội dung thực hành đóng vai trò quan trọng. Nội dung đào tạo cơ bản được phản ánh trong các chương trình khung. Dựa vào chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành và chương trình chi tiết do Bộ VHTT&DL hoặc Nhà trường xây dựng. Hiệu trưởng thông qua Phòng đào tạo giao chương trình nội dung giảng dạy cho các Khoa, Tổ bộ môn, GV. Chương trình đào tạo được cấu trúc chủ yếu từ các môn học tương ứng với từng lĩnh vực: văn hóa nghệ thuật, khoa học hoặc công nghệ - kỹ thuật cụ thể, còn được gọi là chương trình môn học. Chương
  • 21. 21 trình khung đào tạo TCCN thuộc nhóm ngành VHNT đã được Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ VHTT&DL phê duyệt ban hành. Chương trình đào tạo là cơ sở để tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá và quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường. Các hoạt động quản lý chương trình đào tạo gồm: Sau khi Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý đào tạo của các trường về các văn bản pháp qui và chương trình đào tạo mới ban hành. Cán bộ Phòng đào tạo có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng để triển khai các nội dung đã được tập huấn. Hiệu trưởng quyết định việc tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, GV để cụ thể hóa các văn bản pháp qui về tổ chức thực hiện và quản lý chương trình đào tạo cho Nhà trường. Căn cứvào chương trình đào tạo, Phòng đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo khóa học, năm học,… Chương trình khung đào tạo qui định 75-80% phần cứng, các Trường bắt buộc phải thực hiện đầy đủ, 20-25% được phép mềm để Nhà trường lựa chọn nội dung đào tạo mang tính đặc thù của Trường. Do đó, Nhà trường phải quyết định những môn học phù hợp với từng chuyên ngành. Đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình, theo dõi và kịp thời điều chỉnh tiến độ thực hiện chương trình là nhiệm vụ của phòng đào tạo. Việc điều chỉnh tiến độ chương trình được thực hiện ngay từ cấp bộ môn và trong tuần hoặc trong tháng nếu có yếu tố không phù hợp. Các GV, Tổ bộ môn, Phòng đào tạo căn cứ vào tiến độ thực hiện kế hoạch môn học, học kỳ, năm học để theo dõi và điều chỉnh kịp thời. Ngoài việc dựa vào kết quả đánh giá quá trình đào tạo như: thi, kiểm tra hết môn, đi thực tế cơ sở, thi tốt nghiệp để xác định sự phù hợp của chương trình đào tạo; Nhà trường còn tiến hành các hoạt động nhằm đánh giá chương trình đào tạo như: đánh giá năng lực làm việc của HS sau khi ra trường; thăm dò ý kiến của chính HS; dựa vào các ý kiến nhận xét của người sử dụng lao động và ý kiến của cơ quan chủ quản.
  • 22. 22 Xây dựng kế hoạch đào tạo cho khóa học, năm học, học kỳ; xây dựng kế hoạch đánh giá và phương pháp đánh giá HS; xây dựng kế hoạch bài giảng; kế hoạch triển khai các phương pháp giảng dạy; kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học; xây dựng kế hoạch biên soạn tài liệu giảng dạy; xây dựng cơ sở thực tập, thực tế; xây dựng kế hoạch công tác GV. b. Quản lý tổ chức đào tạo Công tác tổ chức đào tạo về bản chất là triển khai thực hiện đào tạo theo chương trình đào tạo và theo qui chế đào tạo hiện hành thông qua kế hoạch học kỳ, kế hoạch năm học và kế hoạch khóa học đã được phê duyệt. Các nguyên tắc chung trong hoạt động đào tạo đều phải tuân thủ, gồm các điểm chính như: Triển khai đúng qui trình, chương trình đào tạo, tiến trình và kế hoạch khóa học đã đề ra. Nếu thay đổi chương trình, kế hoạch đào tạo hay vận dụng linh hoạt khác qui chế, qui định phải có ý kiến phê duyệt của Ban Giám hiệu. Thực hiện đúng qui chế, qui định đào tạo hiện hành. Thời khóa biểu công bố trước ít nhất một tháng để GV và HS chuẩn bị. GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, thực nghiệm khoa học theo đúng chương trình kế hoạch được giao hoặc theo hợp đồng; Cụ thể hóa các nội dung trên, đó là việc truyền đạt những kiến thức kỹ thuật cơ sở, các kiến thức chuyên môn đối với GV dạy lý thuyết; Đào tạo rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề cho HS đối với GV thực hành; Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho HS. Quản lý đội ngũ GV dạy nghệ thuật là một nhiệm vụ phải đặt ra của hoạt động quản lý đào tạo ở Nhà trường, bởi hoạt động dạy của GV là một trong các hoạt động chủ yếu của quá trình đào tạo. Quản lý hoạt động dạy của GV bao gồm: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình nội dung môn học, đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy. Đánh giá năng lực, kết quả giảng dạy của GV về mặt kiến thức, kỹ năng giảng dạy và khối lượng giờ lao động sư phạm. Có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV về số lượng, chất lượng, cơ cấu.
  • 23. 23 Phòng đào tạo cần cung cấp cho GV chương trình chi tiết môn học và yêu cầu từng GV phải thực hiện đúng yêu cầu, mục tiêu môn học ghi trong chương trình chi tiết, làm lịch giảng dạy, nộp một bộ chế bản điện tử bài giảng và tài liệu tham khảo photo để cung cấp cho HS. Trên cơ sở lịch trình giảng dạy, cán bộ đào tạo, thanh tra…có thể kiểm soát được tiến trình giảng dạy và đánh giá giữa kỳ, học kỳ đối với từng GV. Đầu khóa học nhất thiết phải phổ biến đầy đủ nội qui, qui chế và phương pháp học cho HS. Cung cấp cho HS chương trình chi tiết môn học để họ chủ động trong học tập, trong việc tìm hiểu tài liệu tham khảo. Định kỳ, sau 1/3, hoặc 2/3 thời gian học và sau khi kết thúc môn học, nên tổ chức lấy ý kiến HS về nội dung, phương pháp giảng dạy và hiệu quả học môn học để kịp thời điều chỉnh hay rút kinh nghiệm. Căn cứ vào chương trình chi tiết môn học đã ban hành, lịch trình giảng dạy và kế hoạch của học kỳ. Cơ quan quản lý đào tạo tổ chức và theo dõi các hoạt động thi, kiểm tra thường xuyên, giữa và cuối kỳ. Theo dõi quá trình nhận thức và hình thành kỹ năng của HS. Cần quan sát, đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực và kỹ năng nghề nghiệp của mỗi HS. Phòng đào tạo tham mưu cho Hiệu trưởng Nhà trường có những chỉ đạo về hoạt động phương pháp dạy học như: Định hướng các hoạt động phương pháp cho các khoa GV; Theo dõi hoạt động phương pháp dạy học của các khoa GV; Tổ chức hội nghị chuyên đề về phương pháp dạy học… c. Quản lý qui chế, qui định, nền nếp đào tạo Trong quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo như: thực hiện chương trình nội dung dạy học, tiến trình dạy học, chế độ thông qua bài giảng, lên lớp của giáo viên; tiến hành các hình thức tổ chức dạy học; chế độ và các qui định về học tập, đi thực tế, thực tập; thi kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; đòi hỏi phải tuân thủ và chấp hành nghiêm qui chế, qui định đã xác định. Các chế
  • 24. 24 độ báo cáo, kiểm tra đánh giá, xin ý kiến, sơ tổng kết, phải được thực hiện đúng hướng dẫn về nội dung, cách làm, thủ tục văn bản, thời gian qui định. d. Quản lý cơ sở vật chất và phương tiện thiết bị dạy học Trong dạy học, nội dung, phương pháp, phương tiện luôn gắn bó với nhau. Phương tiện và thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy. Cơ sở vật chất và phương tiện thiết bị dạy học bao gồm: Nhóm cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo; Nhóm trực tiếp tham gia quá trình đào tạo: trường, lớp, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và các thiết bị dạy học; Nhóm có tính chất phụ trợ giáo dục; Nhóm các phương tiện thực hành; Các phương tiện dạy học chung cho nhiều ngành nghề; Các thiết bị chuyên dùng cho từng ngành nghề…đồng thời việc quản lý phải chặt chẽ, sử dụng có tính toán để nâng cao hiệu suất các phương tiện kỹ thuật cho đào tạo. Bảo đảm vệ sinh, an toàn và thẩm mỹ cho môi trường đào tạo, tổ chức tốt việc bảo trì máy móc thiết bị. e. Quản lý hoạt động thực tập của HS Trong quá trình đào tạo, Nhà trường đưa HS đi thực tập ở những cơ sở, đơn vị hoạt động trên lĩnh vực VHNT. Còn lại phần lớn HS thực tập tại các phòng chức năng hoặc ở “xưởng thực tập” của Trường; do đó công tác quản lý cần phải được đặt ra. Khi tốt nghiệp ra trường, HS sẽ xin việc ở những nơi có hoạt động về lĩnh vực VHNT như: các trung tâm văn hóa, các phòng văn hóa, thư viện, bảo tàng, các khu di tích lịch sử, các trường phổ thông (nếu học sư phạm chuyên ngành hoặc có học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm). Riêng đối với ngành hướng dẫn viên du lịch, phục vụ nhà hàng khách sạn thì mới đây Nhà trường có chủ trương liên kết với các Công ty du lịch lữ hành, các Công ty cổ phần nhà hàng, khách sạn, các doanh nghiệp tư nhân có kinh doanh về tổ chức các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, tour du lịch…để gửii các em HS đến thực tập cũng như giới thiệu việc làm cho các em khi tốt nghiệp ra trường.
  • 25. 25 1.2.2. Cácnguyên tắc và tiêu chí đánhgiá chất lượng quản lýđào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu * Các nguyên tắc đánh giá chất lượng quản lý đào tạo Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố có quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, khi tiến hành đánh giá chất lượng quản lý đào tạo cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: Đánh giá chất lượng đào tạo phải căn cứ vào chuẩn trình độ chuyên môn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo mục tiêu đào tạo. Phương pháp đánh giá phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, thống nhất theo những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo ở cả ba khâu: đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Kết quả đánh giá cuối cùng là sự tổng hợp kết quả tại ba khâu trên. Phải kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài. Trường cần tuân thủ nghiêm túc thực hiện việc tự đánh giá theo hướng dẫn của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo một khách quan, trung thực. Các tiêu chuẩn tự đánh giá cần được hướng dẫn triển khai cụ thể để các đơn vị thực hiện thống nhất, đúng yêu cầu đặt ra. Trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp đầy đủ thông tin cho Đoàn đánh giá ngoài làm việc với tinh thần hợp tác tích cực. Đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong đánh giá. * Các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý đào tạo Đánh giá dựa theo tiêu chí đã đề ra. Do đó, dựa trên bộ tiêu chí chuẩn về kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành và vận dụng cụ thể vào Nhà trường. Đối với Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu, có thể xác định một số tiêu chí chủ yếu để đánh giá chất lượng đào tạo: Tiêu chí 1: Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đào tạo đa dạng nuồn nhân lực VHNT có trình độ TCCN phục vụ sự nghiệp phát triển tỉnh Bạc Liêu, đáp ứng yêu cầu xã hội.
  • 26. 26 Đào tạo nhân lực các lĩnh vực của VHNT có phẩm chất tốt, năng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động nghề nghiệp. Tiêu chí 2: Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, lấy đào tạo thực hành làm chính. Chương trình đào tạo có tính liên thông, cập nhật và hiện đại. Tính mềm dẻo đáp ứng yêu cầu xã hội. Tiêu chí 3: Tổ chức và quản lý hoạt động đào tạo Kế hoạch đào tạo được xây dựng khoa học, có tính cân đối giữa các hình thức dạy học, thời gian và các điều kiện bảo đảm và tiến trình dạy học. Tổ chức đào tạo theo tiến trình đã xây dựng, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng thực hiện. Tiêu chí 4: Giáo viên và hoạt động dạy Lực lượng giáo viên đủ theo biên chế, có trình độ đào tạo và đáp ứng các chuẩn qui định. Tổ chức chặt chẽ hoạt động dạy học, các hình thức tổ chức dạy học diễn ra lôgic, bảo đảm chất lượng dạy học của từng hình thức. Tiêu chí 5: Người học và hoạt động học HS đủ tiêu chuẩn đầu vào, thực hiện nghiêm chương trình, nội dung, nền nếp và qui định học tập. Tổ chức hoạt động học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo đúng qui chế hiện hành. Tiêu chí 6: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất Đáp ứng đủ giáo trình, giáo khoa, tài liệu học tập cho hoạt động giảng dạy của GV và học tập, thực hành của HS. Cơ sở vật chất luyện tập, phòng tập luyện, phòng chuyên dùng, trang thiết bị phục vụ đào tạo các chuyên ngành đáp ứng yêu cầu đào tạo.
  • 27. 27 1.3. Yếu tố tác động và yêu cầu mới về quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu 1.3.1. Các yếu tố tác động Thứ nhất, tác động của xu hướng bảo đảm và nâng cao chất lượng đàotạo Trong điều kiện hiện đại, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, dạy học cần đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội theo phương châm mà UNESCO đã đưa ra ra là “học để làm”, đang đòi hỏi Nhà trường đào tạo cần bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực đang là xu hướng khách quan của giáo dục thế giới và giáo dục nước ta. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi giáo dục Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới cách quản lý để đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo và Việt Nam đang nỗ lực theo hướng này. Thực chất của bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hành thỏa mãn các yêu cầu chất lượng. Bảo đảm chất lượng đào tạo là cách để có các sản phẩm đạt chất lượng như đã thiết kế, phòng ngừa các sản phẩm không đạt chất lượng thông qua các qui trình, thủ tục, hướng dẫn cần thiết trong quá trình thực hiện. Bảo đảm chất lượng giáo dục là sự thiết lập và duy trì các chuẩn mực giáo dục, có tác dụng thúc đẩy, nâng cao các chuẩn mực chất lượng; phòng ngừa, kiểm tra thường xuyên độ tin cậy và tính chính xác của cả hệ thống bảo đảm chất lượng. Mỗi người, mỗi tổ chức, cơ sở đào tạo có trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục. Nội dung cơ bản của bảo đảm chất lượng giáo dục là người cung cấp sản phẩm hay dịch vụ giáo dục phải xây dựng hệ thống chất lượng có hiệu lực, hiệu quả, có sự kiểm định và thông tin cho khách hàng. Các hình thức bảo đảm chất lượng giáo dục, phải có: chịu trách nhiệm mọi mặt trong khu vực, Trường mình quản lí; Xây dựng chuẩn chất lượng, theo dõi, kiểm tra quá
  • 28. 28 trình đào tạo; Kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo; Chia sẻ, hỗ trợ thông tin chất lượng; Công nhận chất lượng. Hệ thống bảo đảm chất lượng: Cơ quan đánh giá chất lượng xây dựng qui trình và cách thức đánh giá cho các cơ sở giáo dục; Tự đánh giá cấp Trường (theo qui trình, có mẫu); Đánh giá ngoài (do cơ quan bên ngoài tiến hành đánh giá); Kiểm soát chất lượng. Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo: Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; Qui chế, qui trình đào tạo; Đội ngũ cán bộ, giáo viên và hoạt động dạy và hoạt động học; Cơ sở vật chất và tài chính, phương thức đào tạo, kiểm định chất lượng đào tạo; Kết quả học tập, thi tốt nghiệp (lý thuyết và thực hành), thực tập của HS sau một khóa học; Tỷ lệ HS lưu ban, không tốt nghiệp; Hiệu quả đào tạo đối với một khóa học. Xu hướng bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo sẽ tác động mạnh tới quản lý chất lượng đào tạo. Một mặt Trường cần đào tạo có chất lượng để đáp ứng yêu cầu xã hội và sự tồn tại của chính Nhà trường, mặt khác muốn có chất lượng đào tạo đòi hỏi Nhà trường cần duy trì và thực hiện đúng qui trình, qui chế giáo dục đào tạo, tiến hành có chất lượng các nhân tố của quá trình này và luôn được đổi mới, cải tiến thường xuyên theo sự phát triển của thực tiễn giáo dục đào tạo . Điều này tác động tới những chủ trương chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Nhà trường, sự tham gia và trách nhiệm của các lực lượng sư phạm trong toàn Trường. Thứ hai, tác động của chủ trương kiểm định chất lượng đào tạo Kiểm định chất lượng đào tạo là một xu thế của giáo dục thế giới và là một chủ trương đổi mới giáo dục nước ta. Kiểm định chất lượng là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá và công nhận chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo các chuẩn mực được qui định. Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
  • 29. 29 Văn kiện Đại hội Đảng lần XI xác định: Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các bậc học. Hiện nay, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo đang được thực hiện trên diện rộng. Bộ GD&ĐT đang triển khai kiểm định chất lượng giáo dục theo mô hình được nhiều nước trên thế giới đang sử dụng như mô hình kiểm định của các nước có nền giáo dục phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Canađa… Đó là quá trình đánh giá bởi một tổ chức không thuộc các cơ sở giáo dục để công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng. Kiểm định chất lượng không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn là cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường học đã qua kiểm định. Quá trình kiểm định cũng mang lại cho Trường cơ hội tự phân tích, đánh giá để có những cải tiến chất lượng. Một cơ sở giáo dục - đào tạo chỉ có chất lượng khi mọi hoạt động trong Nhà trường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. Giữa kiểm định chất lượng và quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo là mối quan hệ biện chứng. Riêng đối với vấn đề kiểm định chất lượng giáo dục hệ TCCN, hiện đã có các văn bản pháp lý như: Quyết định 67/2007/QĐ-BGDĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường TCCN, Quyết định 76/2007/QĐ-BGDĐT về Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và TCCN; Quyết định 29/2008/QĐ-BGDĐT Quy định chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại hoc, cao đẳng và TCCN. Những vấn đề này sẽ có tác động tới việc trong tổ chức quản lý đào tạo từ việc xây dựng chương trình, biên soạn nội dung, xác định và tiến hành các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất kỹ thuật dạy học phải tuân thủ và đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí qui định. Thứ ba, tác động của chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường Căn cứ Quyết định số 1243/QĐ-TTg/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường
  • 30. 30 VHNT giai đoạn 2011-2020”. Căn cứ kế hoạch số 05/KH-UBND, ngày 3/02/2012 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011-2020. Chiến lược xây dựng và phát triển Nhà trường 2011-2020: Về mục tiêu: Hoàn chỉnh quy hoạch về đào tạo VHNT, đảm bảo sự hợp lý về quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo theo đặc thù của địa phương, tính đặc thù của chuyên ngành đào tạo, phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục và định hướng chiến lược của việc phát triển hệ thống giáo dục Việt Nam; có mối liên kết chặt chẽ và xóa bỏ dần khoảng cách về chất lượng đào tạo với các cơ sở đào tạo VHNT trong khu vực và cả nước. Đổi mới và hoàn thiện các chương trình đào tạo VHNT; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống. Xây dựng đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và lương tâm nghề nghiệp; có trình độ chuyên môn cao. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất Nhà trường theo hướng đạt chuẩn, hiện đại, đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập trong môi trường đào tạo chuẩn, chất lượng cao và hội nhập quốc tế. Về thực hiện nhiệm vụ: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phát triển và hoàn thiện các chuyên ngành đào tạo hiện có của Nhà trường; Đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn và từng bước tiếp cận các chuẩn mực trong nước và quốc tế; Đổi mới, mở rộng phương thức đào tạo để tranh thủ mọi nguồn lực và huy động toàn xã hội tập trung cho công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật; Đổi mới công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GV và cán bộ quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ này có trình độ, kỹ năng và phẩm chất tốt, tạo điều kiện cho GV nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới; Đổi mới công tác quản lý Nhà trường; Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi chính sách đầu tư, tài chính để từng bước chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực VHNT của địa phương.
  • 31. 31 Những chủ trương và biện pháp chiến lược xây dựng và phát triển Nhà trường 2011-2020 nêu trên có tác động mạnh mẽ, cơ bản và lâu dài tới công tác quản lý chất lượng đào tạo. Từ vấn đề chuẩn bị và xây dựng lực lượng, đội ngũ; xây dựng chương trình, xác định các trình độ đào tạo, văn bằng chứng chỉ; cơ sở vật chất đặc biệt là phương tiện dạy học; nguồn tài chính bảo đảm; đến xác định qui trình, phương pháp đào tạo của từng đối tượng. Thứ tư, tác động của việc tổ chức đào tạo và điều kiện đảm bảo của Nhà trường Tổ chức hoạt động đào tạo ở Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu gồm việc xác định kế hoạch, qui trình, xây dựng chương trình nội dung, tiến hành các hình thức, phương pháp đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và thực tập của HS; tổ chức điều hành quá trình đạo tạo theo lôgic, tiến trình của kế hoạch đào tạo đã xác định. Đồng thời mỗi chuyên ngành đào tạo có mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp hình thức dạy học khác nhau. Sự khác nhau đó sẽ có tác động tới việc quản lý hoạt động đào tạo của Nhà trường. Từ tiến trình dạy học, việc tổ chức điều hành dạy học, địa điểm dạy học, thời gian dạy học, địa bàn thực tập, GV giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học của mỗi chuyên ngành và cách thức quản lý tổ chức đào tạo mỗi chuyên ngành cũng có những nét riêng. Trình độ năng lực, phong cách làm việc của các chủ thể trong Nhà trường như: Ban Giám hiệu, lực lượng GV, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, HS có vai trò quyết định trong việc thực hiện thành công mọi chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của Nhà trường. Đây là đội ngũ nhân lực có vai trò quyết định trong xây dựng và phát triển của Nhà trường. Họ phải là những người vừa có tâm vừa có tài, vừa có tầm và đây cũng là yêu cầu đối với nhà quản lý giáo dục. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận quản lý giáo dục, chức trách, nhiệm vụ của các cá nhân trong bộ máy quản lý giáo dục của Nhà trường có tác động trực
  • 32. 32 tiếp tới nhiệm vụ nội dung, các công việc quản lý theo chiều tích cực hay cản trở tới hiệu quả quản lý giáo dục. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, giáo trình tài liệu là một yếu tố bảo đảm cho việc dạy và học. Một trong những nhiệm vụ, nội dung đổi mới giáo dục đào tạo của Nhà trường là tăng cường xây dựng, phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại bằng nhiều con đường biện pháp khác nhau. 1.3.2. Yêu cầu mới của việcnâng cao chất lượng và quản lýđào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu * Về nâng cao trình độ lý thuyết nghề của học sinh TCCN Đối với lĩnh vực đào tạo nghề nói chung thì trình độ nắm vững các kỹ năng thực hành của HS là một yêu cầu chủ đạo. Nhưng vấn đề có tính qui luật của dạy học là muốn có kỹ năng thực hành tốt thì trước tiên HS phải nắm vững lý thuyết của những nội dung thực hành; thực chất là nắm vững các khái niệm, nguyên lý, phạm trù, qui luật, qui trình, qui tắc, qui định. Bởi lý thuyết có vai trò định hướng, chỉ dẫn cho thực hiện, thực hành có kết quả. Trình độ lý thuyết nghề của HS cònphản ánh trình độ đào tạo của mỗi Nhà trường, tính chất hiện đại đặc biệt là những lý thuyết mới, công nghệ mới, qui trình mới được cập nhật vào chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đang là một yêu cầu cũng là một vấn đề đặt ra cho hệ thống đào tạo TCCN ở nước ta hiện nay; để có thể tiến kịp và hòa nhập với trình độ đào tạo chung của thế giới về lĩnh vực đào tạo nghề. Hiện nay do sự phát triển và tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, có nhiều vấn đề lý thuyết nghề đã có sự phát triển cả về phương pháp tiếp cận cả về nội dung khoa học và công nghệ. Vì vậy, trong quản lý đào tạo một mặt Nhà trường cần kịp thời theo dõi, nắm bắt, cập nhật chúng trong nội dung đào tạo của Trường, mặt khác đòi hỏi HS đào tạo nghề cần nắm được sự phát triển đó để định hướng trong quá trình học tập của mình, tạo điều kiện
  • 33. 33 cho việc thực hành rèn luyện kỹ năng nghề có cơ sở vững chắc, đúng hướng, rút ngắn được thời gian luyện tập và mang lại kết quả. Người giỏi nghề bao giờ cũng là người giỏi cả về lý thuyết và thực hành tay nghề. Thực tiễn lâu nay trong đào tạo bậc học TCCN ở nước ta còn nhiều hạn chế, trong đó trình độ tay nghề của HS nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động, khả năng tay nghề của HS trung cấp nghề trong thực tế lao động còn non, kỹ năng nghề rất hạn chế là những vấn đề đang đòi hỏi các cơ sở đào tạo bậc TCCN cần coi trọng hơn nữa trình độ tay nghề cho HS trong tổ chức đào tạo của trường mình. Đối với người tốt nghiệp Trung cấp ngành VHNT đòi hỏi phải nắm vững nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, sử dụng tốt các phương tiện, công cụ điện tử theo mỗi chuyên ngành đào tạo. Trong bối cảnh các phương tiện thông tin và các loại hình nghệ thuật đa dạng và hiện đại như ngày nay thì người tốt nghiệp Trung cấp VHNT cần có năng lực, năng khiếu và niềm đam mê nghệ thuật mới có thể trụ vững được với nghề. Làm nghệ thuật thời nay còn đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo. Với một Trường TCNT của địa phương thì đây là những vấn đề lớn đang đòi hỏi sự quyết tâm cao, một hướng đi đúng, cách làm sáng tạo trong đó trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo như Kế hoạch đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu xác định: Xóa bỏ dần khoảng cách về chất lượng đào tạo với các cơ sở đào tạo VHNT trong cả nước…Đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn và từng bước tiếp cận các chuẩn mực trong nước và quốc tế. * Về cơ hội cho học sinh Trung cấp chuyên nghiệp VHNT trong thị trường lao động và tìm việc làm Trong cơ chế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa thì người tốt nghiệp tự tìm việc làm và sự thích ứng cao với hoàn cảnh. Điều này đặt ra một mặt các trường đào tạo cần gắn chặt với thị trường lao động, với nhu cầu
  • 34. 34 xã hội thì người tốt nghiệp mới có nhiều cơ may tìm được việc làm. Đối với các trường đào tạo trình độ TCCN cần chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, kỹ năng thực hành thao tác kỹ thuật nghề nghiệp thì thường được các nhà tuyển dụng đón nhận vào cơ sở của họ làm việc. Mặt khác, người tốt nghiệp cần chủ động đến những địa chỉ cần tuyển lao động để tìm cho mình một việc làm phù hợp với khả năng, điều kiện và chuyên môn đã được đào tạo. Đối với người tốt nghiệp TCCN ngành VHNT thì tìm việc làm càng khó hơn. Bản thân ngành này cần năng khiếu nhất định, khổ công tu luyện, trình độ tổ chức biểu diễn nhất định… trong bối cảnh các loại hình nghệ thuật hiện đại rất đa dạng như hiện nay và cả tính chất kinh doanh của nó càng đòi hỏi cao năng lực thích ứng và đáp ứng của người tìm việc. Thực tiễn hoạt động trên lĩnh vực VHNT trong điều kiện hiện nay đã chứng tỏ người kém về khả năng ứng biến, kém linh hoạt và tài năng thì khó có một chỗ làm việc và thu nhập như ý muốn. Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho công tác quản lý đào tạo hiện nay. * Về xây dựng phong cách làm việc, ứng xử của học viên Trung cấp chuyên nghiệp VHNT Lâu nay vẫn tồn tại một thực tế là những người làm nghệ thuật thường có lối sống phóng khoáng, thường vẫn bị người đời phê phán, e ngại, bàn luận. Vì vậy, HS VHNT ngay khi còn đang được đào tạo nghề, Nhà trường cần chú ý giáo dục nâng cao nhận thức, rèn luyện đạo đức lối sống, nhất là tác phong ứng xử, giao tiếp hàng ngày. HS phải chấp hành đúng nội quy, quy định của Nhà trường và cơ quan, đơn vị thực tập, lao động. Nghiêm túc, có kỹ luật, kỹ thuật, tác phong nhanh nhẹn, chính xác. Ứng xử văn hóa, văn minh, lịch sự, lễ phép. Những yêu cầu trên đây đang đòi hỏi công tác quản lý phát triển đào tạo của Nhà trường cần năng động sáng tạo, thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà trường, hoạch định sự phát triển, thích ứng nhanh với bối cảnh nền
  • 35. 35 kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế để đào tạo nhân lực VHNT có chất lượng cũng chứng tỏ quản lý đào tạo đã đạt được mục tiêu của mình. * * * Vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo TCCN đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước về giáo dục đào tạo. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Việc nghiên cứu vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo các Trường Trung cấp VHNT là một yêu cầu đặt ra khi điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng ngày càng tăng, nhu cầu đòi hỏi hưởng thụ về VHNT cũng theo đó tăng nhanh. Từ đó đòi hỏi các trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành VHNT phải nghiên cứu, phân tích những mặt làm được hoặc chưa được để tìm ra giải pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường, ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Qua chương 1, luận văn đã trình bày về cơ sở lý luận liên quan đến quản lý chất lượng đào tạo TCCN, mà cụ thể là quản lý chất lượng đào tạo ở các Trường Trung cấp VHNT. Chúng tôi đã bổ sung và làm phong phú thêm phần lý luận về việc nâng cao chất lượng đào tạo TCCN, trong đó có Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu. Trong phân tích vấn đề có nhấn mạnh đến các nội dung quản lý như: mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, công tác tuyển sinh, quản lý HS, quản lý đội ngũ GV giảng dạy, quản lý cơ sở vật chất Nhà trường…
  • 36. 36 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TỈNH BẠC LIÊU 2.1. Khái quát một số nét về Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu Bạc Liêu là tỉnh ven biển thuộc vùng Bán Đảo Cà Mau, có đường ranh giới giáp với 4 tỉnh: Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Sóc Trăng và biển Đông. Chiều dài bờ biển 56 km, có nhiều cửa sông đổ ra, thuận lợi cho xây dựng cảng cá và các trung tâm kinh tế thủy sản ven biển. Thềm lục địa khu vực tỉnh Bạc Liêu có nhiều khả năng có dầu và khí thiên nhiên. Vùng biển tỉnh Bạc Liêu rộng trên 40.000 km2, trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại. Vùng ven biển có các di tích lịch sử, thuận lợi cho xây dựng các điểm du lịch và tuyến du lịch sinh thái ven biển. Đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu dài 63km. Mạng lưới giao thông đường bộ đã tạo cho thành phố Bạc Liêu trở thành giao điểm của nhiều tuyến đường quan trọng, rất thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh giáp ranh. Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.520,6 km2, và dân số là 856.250 người, với mật độ dân số 339 người/km2. Nếu so với 63 tỉnh, thành phố thì Bạc Liêu đứng thứ 40 về diện tích và thứ 48 về dân số. Tổng sản phẩm (GDP) năm 2012 đạt 11.062 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 29.789.000 đồng (tương đương 1.446 USD). Cơ cấu kinh tế: khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 51,39%; công nghiệp - xây dựng chiếm 24,58% và dịch vụ chiếm 24,03% trong GDP. Trên địa bàn Bạc Liêu có 3 dân tộc sinh sống; người Kinh chiếm phần lớn, người Khmer và người Hoa. Hiện nay, Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính, bao gồm Thành phố Bạc Liêu và 6 huyện (với 63 xã, phường và thị trấn).
  • 37. 37 Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Với nguồn tài nguyên biển và hệ sinh thái ven biển đa dạng, tỉnh đang chú trọng phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với du lịch tâm linh. UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai Nghị quyết 02- NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch; nhiều dự án du lịch đã được chủ trương đầu tư và đang triển khai tích cực. Doanh thu du lịch của tỉnh Bạc Liêu năm 2012 đạt 605 tỷ đồng, đón tiếp 635 ngàn lượt du khách (Trong đó có khoảng 20.000 lượt khách Quốc tế). Tỉnh Bạc Liêu có hệ thống các trường: Một trường Đại học là Đại học Bạc Liêu, một số Trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp: Trường Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật, Trường Trung cấp nghề; 79 trường mầm non, 154 trường tiểu học, 69 trường trung học cơ sở và 18 trường trung học phổ thông. Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng ĐBSCL, được đánh giá là vùng có nền giáo dục yếu so với cả nước. Bước vào thời kỳ phát triển mới theo hướng CNH - HĐH, tỉnh Bạc Liêu có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển đa dạng các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp và dịch vụ, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong đó, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những thách thức lớn. Để Bạc Liêu có thể phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có, phát triển bền vững tích cực tham gia vào tiến trình CNH - HĐH đất nước, thì điểm mấu chốt có tính chất quyết định là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nói chung và vấn đề phát triển đào tạo TCCN nói riêng. Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu được hình thành trên cơ sở trường Nghiệp vụ Văn hóa thông tin thuộc Ty Văn hóa thông tin Minh Hải và trường
  • 38. 38 Kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình thuộc Đài phát thanh - Truyền hình Minh Hải (năm 1977). Đến năm 1999 được UBND tỉnh Bạc Liêu quyết định nâng cấp thành trường Trung học VHNT và được UBND tỉnh Bạc Liêu xếp hạng I. Năm 2008 Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định chuyển thành Trường trung cấp VHNT Bạc Liêu (Bac Lieu College Of Art - Culture), trực thuộc Sở VH,TT&DL tỉnh Bạc Liêu. Là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, học viên chuyên ngành bậc trung cấp thuộc lĩnh vực VHNT, Nhà trường được phép liên kết đào tạo lên bậc Cao đẳng, Đại học ngành VHNT, là đơn vị trực thuộc Sở VH,TT&DL và chịu sự quản lý chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu về chuyên ngành đào tạo thuộc hệ giáo dục chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Trường hoạt động theo Điều lệ trường TCCN, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên: 01 thạc sĩ, 20 đại học. Tổng số HS, sinh viên hiện đang đào tạo tại trường (2011 - 2012) có 905 SV, trong đó HS hệ trung cấp có 350 em. Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về các lĩnh vực VHNT và du lịch; thực hiện nghiên cứu khoa học góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh. Xây dựng Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu trở thành một cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ trung cấp và các trình độ khác trong lĩnh vực VHNT và du lịch; liên kết đào tạo đa ngành, đa hệ, đa trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và gắn với nhu cầu xã hội. Nhà trường được xây dựng từ năm 1986 đến nay, nên nhìn chung về cơ sở hạ tầng thì chưa đạt chuẩn trong điều kiện đổi mới như hiện nay. Trường có thư viện; phòng học lý thuyết; phòng thực hành; phòng tin học. Tất cả các phòng, ban, tổ bộ môn đều được trang bị máy vi tính cố định nối mạng internet. Nhìn chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy của trường vẫn
  • 39. 39 còn thiếu thốn và chưa đồng bộ. Bộ máy tổ chức: Gồm Ban giám hiệu; 2 phòng chức năng là phòng Đào tạo và phòng Hành chính tổng hợp; 07 tổ bộ môn gồm: Âm nhạc, Mỹ thuật, Quản lý văn hoá - du lịch, Sân khấu - Múa dân gian, Thư viện, Ngoại ngữ - Tin học, Chính trị. Tổ chức Đảng và các đoàn thể trong nhà trường. 2.2. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng * Mục đích khảo sát Để đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp VHNT tỉnh Bạc Liêu một cách khách quan, chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu và khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu và đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp VHNT Bạc Liêu và khảo sát đánh giá thực trạng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo như: Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, đội ngũ giáo viên, quan hệ nhà trường với đơn vị thực tập; cơ sở vật chất, kiểm định chất lượng đào tạo. Các kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân. * Đối tượng khảo sát Các cán bộ quản lý được hỏi gồm các cán bộ, chuyên gia thuộc Sở GD&ĐT, Sở VH,TT&DL, Ban giám hiệu Trường, Trưởng - Phó các phòng: Đào tạo, Công tác học sinh - sinh viên, Trưởng - Phó các khoa, các tổ bộ môn 30 phiếu. Các giáo viên đang dạy ở Trường 21 phiếu. Các đơn vị được hỏi gồm: các đơn vị có HS đi thực tập, các đơn vị có HS tốt nghiệp ra trường đã công tác 100 phiếu. Các HS đang học và các HS đã tốt nghiệp hiện đang đi làm trong 3 năm gần đây 90 phiếu. * Nội dung và phương pháp khảo sát Chúng tôi đã sử dụng mẫu phiếu thống kê căn cứ vào kết quả đào tạo của nhà trường trong 5 năm gần đây và sử dụng 4 mẫu phiếu hỏi và phiếu khảo sát với 5 đối tượng: Cán bộ quản lý các Sở, Trường; cán bộ quản lý ở
  • 40. 40 các đơn vị thực tập; GV; HS tốt nghiệp; HS đang học tại trường, đồng thời sử dụng phần mềm chuyên dùng để xử lý kết quả khảo sát. Chúng tôi thiết kế các mẫu biểu với nội dung: Trình độ của đội ngũ giáo viên. Chương trình đào tạo TCCN: các ngành nghề, số lượng giáo trình tài liệu đang sử dụng để giảng dạy, thời điểm xuất bản, cấp soạn. Biểu kết quả tuyển sinh trong 5 năm gần đây (2008 - 2012). Biểu đánh giá về kết quả học tập, kết quả thực tập và kết quả thi tốt nghiệp của HS. 2.2.2. Kết quả khảo sát 2.2.2.1. Thực trạng chất lượng đào tạo * Thựctrạngvềmụctiêu, nộidungchươngtrìnhvà phươngpháp đào tạo. - Về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo Mục tiêu đào tạo của Trường VHNT là: Đào tạo HS phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về VHNT, giàu óc sáng tạo, có ý thức, có khả năng góp phần xây dựng, bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nội dung chương trình đào tạo là hệ thống những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương pháp nghiên cứu, sáng tạo và những chuẩn mực giá trị cần trang bị cho người học; là sự cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo. Trường đã hoàn thành việc xây dựng chương trình cho tất cả các môn học dựa trên việc cụ thể hóa chương trình khung của Bộ. Vào cuối năm học nhà trường thường tiến hành họp hội đồng khoa học để đánh giá kết quả đào tạo, xét duyệt các sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình đào tạo, chỉnh sửa bổ sung chương trình giảng dạy. Tuy nhiên có một số chương trình đào tạo được nhà trường biên soạn còn chưa phù hợp với thực tế hiện nay.
  • 41. 41 Bảng 2.1. Khảo sát mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo STT Mức độ Tỷ lệ đánh giá (%) Tỷ lệ TB (%) CB QL Sở, Trường GV Nhà trường Đơn vị thực tập 1 Rất tốt 0 0 0 0 2 Tốt 50,0 57,2 42,0 49,7 3 Khá 40,0 38,0 37,0 38,3 4 Trung bình 06,7 04,8 16,0 09,2 5 Thấp 03,3 0 05,0 02,8 Theo thống kê kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo so với yêu cầu, hầu hết cán bộ quản lý, GV và đơn vị có HS thực tập đánh giá mức độ tốt với tỷ lệ là: 49,7%; song cũng có một tỷ lệ đáng kể đánh giá ở mức độ trung bình và thấp là 12,0%. Điều này cho thấy mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo ở Nhà trường cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn. - Về thực trạng về phương pháp đào tạo Từ sau Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Nhà trường đã có chú ý đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Nhưng cho đến năm 2006, Nhà trường mới thực sự quan tâm đến vấn đề này và bắt đầu thực hiện. Vấn đề áp dụng phương pháp dạy học tích cực đã được chính thức đưa vào Nghị quyết của chi bộ Đảng, vào kế hoạch hoạt động hàng năm của Nhà trường. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy không chỉ là đổi mới cách dạy trên lớp mà còn bao gồm cả việc đổi mới việc xây dựng mục tiêu học tập, biên soạn giáo trình, giáo án, tìm tòi, sáng tạo dụng cụ dạy học, áp dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giờ lên lớp, đổi mới cách đánh giá HS. Kiên
  • 42. 42 quyết không dạy học theo lối thầy đọc trò ghi và “dạy chay”. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích GV giảng dạy tích cực như đáp ứng các nhu cầu mua sắm, làm dụng cụ dạy học, in ấn, phô tô tài liệu dạy học…Từ năm học 2005-2006, các GV bộ môn đã biên soạn giáo trình theo đúng mẫu qui định của Bộ GD&ĐT để lưu hành nội bộ. Trong các dịp hè, tất cả GV lần lượt được cử đi bồi dưỡng, tham dự các lớp tập huấn về phương pháp sư phạm, phương pháp giảng dạy tích cực do Bộ GD&ĐT tổ chức cho toàn Trường dự giờ, học tập rút kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực ở các tổ bộ môn và từng GV trong Nhà trường còn chưa đồng đều. Chỉ có chưa đến 20,0% GV thực sự áp dụng và áp dụng đúng nghĩa giảng dạy tích cực, lấy HS làm trung tâm. Hiện chủ yếu đại đa số GV vẫn là giảng dạy theo lối truyền thống, GV gần như thuyết trình từ đầu đến cuối buổi học, HS thụ động nghe và ghi chép. Tuy chủ trương phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa đã có, nhưng lãnh đạo Nhà trường cũng chưa có những biện pháp tổ chức thực hiện. Điều này đã không tạo được động lực thúc đẩy GV đổi mới phương pháp giảng dạy, và một số GV sau một thời gian áp dụng phương pháp mới không thấy ai ủng hộ, họ nản chí quay trở lại với lối dạy học cũ. Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng PP đào tạo STT Phương pháp Mức độ áp dụng Tỷ lệ đánh giá (% ) 1 Thuyếttrình Chưa 03,3 Đôi khi 26,7 Thường xuyên 70,0 2 Nêu vấn đề Chưa 13,3 Đôi khi 46,7 Thường xuyên 40,0
  • 43. 43 3 Làm việc theo nhóm Chưa 33,3 Đôi khi 46,7 Thường xuyên 20,0 4 Xêmina Chưa 56,7 Đôi khi 36,7 Thường xuyên 06,6 5 Trắc nghiệm Chưa 53,3 Đôi khi 30,0 Thường xuyên 16,7 6 Quan sát, phân tích hình vẽ Chưa 20,0 Đôi khi 30,0 Thường xuyên 50,0 7 Xem phim và phân tích Chưa 63,3 Đôi khi 30,0 Thường xuyên 06,7 8 Tự nghiên cứu theo hướng dẫn của GV Chưa 10,0 Đôi khi 50,0 Thường xuyên 40,0 9 Thực hành theo năng lực hành nghề Chưa 13,3 Đôi khi 40,0 Thường xuyên 46,7 Qua khảo sát đối tượng là cán bộ quản lý Sở, Trường (Bảng 2.2) cho thấy, việc sử dụng các phương pháp truyền thống như thuyết trình, giảng giải là chủ yếu. Các phương pháp mới được áp dụng còn hạn chế nhất là các phương pháp đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị của GV như Xêmina (thường xuyên 6,6%), xem phim và phân tích (thường xuyên 6,7%), trắc nghiệm (thường xuyên 16,7%), làm việc theo nhóm (thường xuyên 20,0%). Như vậy, Nhà
  • 44. 44 trường cần có biện pháp để GV phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ, thông tin trong giảng dạy, biến người học làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy - học của Nhà trường trong thời gian tới. Việc đổi mới mục tiêu đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học phải đi kèm với việc đổi mới cách đánh giá HS. Đề kiểm tra, đề thi chưa bao quát cả chương trình học. Việc ra đề thi trắc nghiệm bước đầu đã được áp dụng, hạn chế được tình trạng tiêu cực, học tủ, sử dụng tài liệu và quay cóp của HS. Tuy nhiên, ở Nhà trường hiện nay vẫn còn khoảng hơn 70,0% GV đánh giá HS theo dạng đề thi viết truyền thống, lý do chủ yếu là họ không muốn mất nhiều thời gian và công sức cho việc làm câu hỏi trắc nghiệm hoặc số câu hỏi trắc nghiệm mà GV xây dựng không đủ nhiều để làm đề theo qui định. Việc dự giờ rút kinh nghiệm tuy có tiến hành, song không được duy trì thường xuyên, thành nề nếp mà chỉ thực hiện khi có đợt kiểm tra chéo, hoặc các kỳ thi GV dạy giỏi. Hầu hết GV đều rất ngại khi “bị dự giờ” bởi họ phải đầu tư, chuẩn bị nhiều cho tiết giảng, ngại bị đồng nghiệp “săm soi”. Số cán bộ quản lý, nghiệp vụ của phòng Đào tạo chỉ có 5 người, lại phải đảm trách quá nhiều công việc nên không đủ thời gian theo dõi để đánh giá chất lượng giảng dạy của GV, chủ yếu là tổng hợp số liệu từ báo cáo của các tổ bộ môn. * Về thực trạng về trình độ đội ngũ giáo viên Năm học 2011-2012, trường có tổng cộng 21 GV. Trong đó có: 01 thạc sĩ, và 20 GV có trình độ đại học. Với số lượng GV cơ hữu so với số lượng 350 HS TCCN hiện đang đào tạo tại trường, tính trung bình có gần 17 HS/01 GV, cao hơn so với định mức của Bộ GD&ĐT (12-15 HV/01GV), chưa kể một số chuyên ngành đặc thù như âm nhạc và mỹ thuật thì số lượng HS trên 1 GV là quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy (đối với ngành âm nhạc có khi chỉ cần 1 thầy và 1 trò vẫn là 1 lớp học).
  • 45. 45 Bảng 2.3. Thống kê về trình độ đội ngũ giáo viên cơ hữu của các Tổ bộ môn (Nguồn: Phòng tổ chức HC-TH) Qua đó, chúng ta thấy số lượng GV cơ hữu của trường so với yêu cầu của một số chuyên ngành vẫn chưa đủ. Nhà trường thường xuyên phải thỉnh giảng, các GV ngoài trường hỗ trợ công tác giảng dạy, khiến cho việc thực hiện kế hoạch đào tạo của Nhà trường luôn luôn bị động, vì không phải lúc nào cũng mời được GV. Bảng 2.4. Tỷ lệ giáo viên/học sinh của các ngành (năm 2011-2012) ST T Tên Ngành Số GV Lưu lượng HS Tỷ lệ thực tế (hs/1gv) Tỷ lệ quy định Chênh lệch (hs/1gv) 1 Âm nhạc 05 98 20 12 08 2 Mỹ thuật 04 110 28 12 16 3 Quản lý V.hóa 03 42 14 15 - 01 4 V. hóa du lịch 03 45 15 15 00 5 Thư viện 02 25 10 15 - 05 6 Sân khấu 02 15 10 12 - 02 S T T Tổ bộ môn Số GV Trình độ chuyên môn N.N B V.T B N.V SP Th.S ĐH CĐ 1 Âm nhạc 05 05 02 02 05 2 Mỹ thuật 04 01 03 02 02 04 3 Ng.ngữ - T. học 03 03 03 03 03 4 Chính trị 02 02 02 01 02 5 Quản lý VH - DL 03 03 02 02 03 6 Thư viện 02 02 02 02 02 7 Sân khấu - Múa 02 02 02 01 02 Tổng số 21 01 20 15 13 21