SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
Download to read offline
BBỘỘ QQUUỐỐCC PPHHÒÒNNGG
HHỌỌCC VVIIỆỆNN CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ

NNGGÔÔ QQUUAANNGG VVỊỊNNHH
XXÂÂYY DDỰỰNNGG NNÔÔNNGG TTHHÔÔNN MMỚỚII VVỀỀ KKIINNHH TTẾẾ
ỞỞ HHUUYYỆỆNN DDUUYY TTIIÊÊNN,, TTỈỈNNHH HHÀÀ NNAAMM HHIIỆỆNN NNAAYY
LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ KKIINNHH TTẾẾ CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ
HHÀÀ NNỘỘII -- 22001144
3
BBỘỘ QQUUỐỐCC PPHHÒÒNNGG
HHỌỌCC VVIIỆỆNN CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ

NNGGÔÔ QQUUAANNGG VVỊỊNNHH
XXÂÂYY DDỰỰNNGG NNÔÔNNGG TTHHÔÔNN MMỚỚII VVỀỀ KKIINNHH TTẾẾ
ỞỞ HHUUYYỆỆNN DDUUYY TTIIÊÊNN,, TTỈỈNNHH HHÀÀ NNAAMM HHIIỆỆNN NNAAYY
CCHHUUYYÊÊNN NNGGÀÀNNHH:: KKIINNHH TTẾẾ CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ
MMÃÃ SSỐỐ:: 6600 3311 0011 0022
NNGGƯƯỜỜII HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN KKHHOOAA HHỌỌCC:: PPGGSS.. TTSS NNGGUUYYỄỄNN TTRRỌỌNNGG XXUUÂÂNN
HHÀÀ NNỘỘII -- 22001144
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở
HUYỆN DUY TIÊN TỈNHHÀ NAM - CƠ SỞ LÝLUẬN 11
1.1. Khái niệm, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế 11
1.2. Vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện
Duy Tiên tỉnh Hà Nam 21
1.3. Kinh nghiệm xây dựngnông thôn mới về kinh tế ở một số
địa phươngtrongnước vàbàihọc rút ra đối với huyện Duy
Tiên tỉnh Hà Nam 24
Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN VỪA QUA 37
2.1. Thành tưu, hạn chế xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở
huyện Duy Tiên thời gian qua 37
2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng xây dựng nông thôn
mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam vừa qua 54
Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUXÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN
DUY TIÊN, TỈNHHÀ NAM THỜIGIAN TỚI 57
3.1. Quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng nông thôn mới về
kinh tế ở huyện Duy Tiên trong thời gian tới 57
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng nông thôn
mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnhHà Nam thời gian tới 67
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của
Đảng ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: Xây dựng
nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ
phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là:
Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc
điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ
gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn
diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh -
quốc phòng. Trong đó xây dựng nông thôn mới về kinh tế là một nội dung
đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền tảng để xây dựng các nội dung khác. Mục
tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: Xây dựng nông thôn
mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Duy Tiên là một huyện của tỉnh Hà Nam, kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh
6
uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về phát triển nông
nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới, những năm qua huyện Duy Tiên đang
tiến hành xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng về kinh tế nói riêng và
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô
hình kinh tế có hiệu quả, thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của người dân
được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường;
dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao... Những thành
tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững
chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Duy Tiên nói
chung, về kinh tế nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nhận thức về
xây dựng nông thôn mới; công tác quy hoạch; năng lực của đội ngũ cán bộ
thôn xã còn nhiều hạn chế; nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới nói
chung, phát triển kinh tế nói riêng còn hạn hẹp; đời sống của người dân nông
thôn còn nhiều khó khăn... Làm thế nào để phát huy được những ưu điểm,
khắc phục được những hạn chế, yếu điểm trong xây dựng nông thôn mới nói
chung, về kinh tế nói riêng ở Duy Tiên là một câu hỏi lớn cần có sự trả lời
thỏa đáng. Xuất phát từ thực tế khách quan trên, học viên chọn đề tài:“Xây
dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề xây dựng nông thôn mới đã thu hút rộng rãi sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước trên từng khía cạnh
và phạm vi khác nhau. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu là:
7
Các sách tham khảo, chuyên khảo có liên quan đế đề tài:
TS. Mai Thanh Cúc (2005) Giáotrình pháttriển nông thôn. NXB Nông
nghiệp Hà Nội. Trong công trình khoa học này tác giả đã trình bầy khá đầy đủ
và sâu sắc những vấn đề lý luận chung về nông thôn Việt Nam như: Khái niệm
nông thôn, vai trò vị trí của nông thôn, thực trạng nông thôn nước ta hiện nay...
Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn…
GS. Phạm Xuân Nam (1997) “Phát triển nông thôn”, Nxb Khoa học xã
hội. Đây là một côngtrìnhchuyênsâu nghiên cứu về phát triển nông thôn. Trong
công trình này tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển
kinh tế - xã hộinông thônở nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn
đề phân tầng xã hội và xóa đói, giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành
tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta, tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức
chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.
TS. Đặng Đình Ân (2008) “Nông dân, nông thôn & nông nghiệp,
những vấn đề đang đặt ra” Nhà xuất bản Tri thức. Cuốn sách là tập hợp các
bài viết trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “Tam nông” của Viện Nghiên
cứu Phát triển IDS. Mỗi tác giả có một cách nhìn riêng và đi sâu vào các khía
cạnh khác nhau của vấn đề, nhưng đều có điểm chung nhau ở chỗ đánh giá
thực trạng, vạch rõ nguyên nhân cốt lõi và đề xuất hướng đi mới cho Nông
dân, nông thôn & nông nghiệp.
GS,TS. Nguyễn Đình Phan (2002) “Những biện pháp chủyếu thúcđẩy
công nghiệphoá, hiệnđạihoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong công trình này tác giả
trình bày những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
8
nông thôn; đồng thời, đề cập tới các vấn đề về tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của cả nước nói chung và phân tích tình hình tăng trưởng, chuyển
dịchcơ cấukinh tế, tập trung đi sâuphân tíchsự phát triển công nghiệp, tiểu thủ
côngnghiệp; tình hìnhứng dụngtiến bộ khoahọc côngnghệ trong nông nghiệp,
nông thôn;quá trình đô thị hoá, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra quan
điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp
nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra kiến nghị với
Đảng và Nhà nước 8 giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng.
TS. Nguyễn Từ (2008) “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó
đến phát triển nông nghiệp Việt Nam”. Trong công trình này các tác giả đã
tập trung phân tích các liên kết kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư
trong nông nghiệp; đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp và khả năng
cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng thời khuyến nghị những giải
pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt các tác giả đã tập trung phân tích những
quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển
và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp của Việt Nam
để hội nhập thành công.
PGS,TS. Lê Đình Thắng (2000) Chính sách phát triển nông nghiệp
và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích khá toàn diện và sâu xắc vị
trí vai trò và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế
nông thôn ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau
Nghị quyết 10, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những kiến nghị và đề xuất
những phương hướng, giải pháp cơ bản để tiếp tục đổi mới, phát triển nông
nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới.
9
Chu Tiến Quang (2001) Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải
pháp (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã phân tích làm rõ
vấn đề việc làm ở nông thôn Việt Nam và cho rằng, việc làm cho người lao
động và thất nghiệp là một trong những vấn đề toàn cầu. Từ đó đưa ra
phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm
về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Nội
dung của công trình đã đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp giải quyết
việc làm và khuyến nghị một số chính sách cụ thể về việc làm, chống thất
nghiệp trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
GS,TS. Nguyễn Đình Phan (2002) “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy
công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong công trình khoa học
này tác giả đã trình bày một cáchkhá sâu sắc thực trạng nông nghiệp nông thôn
ở đồng bằng sông Hồng trên cơ sở đó tác giả đưa ra những biện pháp chủ yếu
để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
GS,TS. Phùng Hữu Phú (2009), Đô thị hóa ở Việt Nam - từ góc nhìn
nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả
cho rằng từ lâu nay, vấn đề đô thị hóa tuy có bàn đến nhưng chưa được quan
tâm đúng tầm, trong khi trên thực tế, làn sóng đô thị đang từng ngày, từng
giờ tác động trực tiếp, nhiều mặt đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đô
thị hóa đã làm cho địa bàn nông thôn xuất hiện những khu công nghiệp, khu
chế xuất, trung tâm dịch vụ... từ đó tạo nhiều cơ hội cho người nông dân có
thêm ngành nghề mới, tạo thêm việc làm, đời sống văn hóa tinh thần được
nâng lên rõ rệt. Song quá trình đô thị hóa vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thách
thức, nhất là vấn đề về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, sự ùn tắc lao động nông nghiệp, văn hóa, môi trường suy thoái...
Từ những vấn đề trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính khái
10
quát nhằm đảm bảo cho quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn đi đúng
quy luật khách quan của nó.
Các luận án, luận văn đề cập đến xây dựng nông thôn mới:
Nguyễn Trọng Uyên (2007) “Cở sở khoa học và giải pháp chủ yếu
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu
Long” Luận án tiến sỹ kinh tế, trong công trình khoa học này tác giả đã luận
giải khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chỉ ra những tác động của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cả phương diện thành tựu tồn tại
hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế
tác động tiêu cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng
bằng sông Cửu Long thời gian tới.
Nguyễn Tuấn Khanh (2011) “Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng
nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ kinh tế
trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Công
trình này được tác giả tiếp cận chủ yếu dưới góc độ kinh tế. Tác giả đã trình
bày khá sâu xắc lý luận xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn, đồng thời
tác giả đã đi sâu khảo sát thực trạng xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc
Kạn trong thời gian vừa qua trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc
Kạn trong thời gian tới.
Các bài viết đăng trên tạp chí đề cập đến xây dựng nông thôn mới:
Hoàng Thế Anh (2010) Kinh nghiệm thực hiện chính sách tam nông
ở Trung quốc, Tạp chí kinh tế nông thôn.
Phan Thanh Huyền (2011) Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Hàn
Quốc, Báo điện tử của Báo kinh tế nông thôn http://www.kinhtenongthon.com.vn;
Trên cơ sở phân tích những thành tựu quá trình xây dựng nông thôn
mới ở Trung Quốc, Nhật Bản; tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ kinh nghiệm
11
xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc, Nhật Bản; chỉ ra các bài học kinh
nghiệm đối với nước ta trong quá trình tổ chức xây dựng nông thôn mới.
Tóm lại: Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề
khác nhau, về lý luận, thực tiễn, giải pháp xây dựng nông thôn mới. Đây là
những tài liệu quan trọng mà tác giả tham khảo kế thừa, phát triển trong triển
khai nghiên cứu luận văn của mình. Tuy nhiên, các công trình trên chưa phân
tích sâu nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Các nội dung như:
Quan niệm về xây dựng nông thôn mới về kinh tế là gì; vai trò của xây dựng
nông thôn mới về kinh tế trong xây dựng nông thôn mới; các giải pháp xây
dựng nông thôn mới về kinh tế... chưa được bàn đến. Đặc biệt, đến nay vẫn
chưacó côngtrìnhnào nghiên cứuvấn đề “Xây dựng nông thôn mới về kinh tế
ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay”, dướigóc độ kinh tế chính trị mã số
60 31 01 02 một cáchtổngthể. Vì vậy, luận văn không trùng lắp với bất cứ một
công trình khoa học nào đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
*Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn
mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay; từ đó đề xuất quan
điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
về kinh tế ở huyện Duy Tiên thời gian tới, tạo cơ sở nền tảng thực hiện
thắng lợi các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên các lĩnh vực khác.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới về kinh
tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây
dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thời gian tới.
12
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng nông thôn mới về kinh tế.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các xã thuộc huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Về thời gian: nghiên cứu, khảo sát từ năm 2008 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt
Nam, các văn kiện của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà
Nam về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới, và
các vấn đề có liên quan đến đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được hoàn thành dựa trên cở sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin; đồng thời, đề tài
sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị, phương pháp
trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích tổng
hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của luận văn
Đề tài góp phầncung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đề ra các
giải pháp xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam.
Đềtài có thểlà tài liệu tham khảo cho các địaphươngcóđiềukiện kinh tế,
xã hộitươngtự huyện Duy Tiên vận dụngvào xây dựngnôngthônmớicủa mình.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
13
Chương 1
XÂY DỰNGNÔNGTHÔNMỚIVỀ KINHTẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN
TỈNH HÀ NAM - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế
1.1.1. Khái niệm về nông thôn, xây dựng nông thôn mới về kinh tế
* Khái niệm nông thôn
Thực tiễn phát triển của thế giới đã chứng minh, sẽ không thể có một
nước công nghiệp nếu nông nghiệp và khu vực nông thôn nghèo nàn và lạc
hậu, cư dân nông thôn có đời sống vật chất, văn hóa tinh thần thấp kém. Lịch
sử hình thành các cộng đồng tộc người ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều
bắt đầu từ nông thôn.
Việt Nam là quốc gia với baphần tư diện tích là nông nghiệp, dân số có
đến trên 70% sốngở nông thôn. Chínhvì thế tổ chức cuộc sống, xây dựng phát
triển nông thôn có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển của toàn xã hội. Thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng, với sự đóng góp công sức của nông dân,
những năm quan nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
Tuy nhiên, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Với
nghị quyếtđúng đắncủa Đảng và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị
cao củacán bộ, ban, ngànhở Trung ương, các cấp chínhquyềnở cơ sở, việc xây
dựng nông thôn theo đúng lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách
mạng của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về
thành phần tộc người, về văn hoá, là nơi bào tồn, lưu giữ các phong tục, tập
quán của cộng đồng. Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá
trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là
thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của người nông dân
về chính trị, kinh tế và văn hóa... Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta
hiện nay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân
14
trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại
đang gặp khó khăn trong đời sống kinh tế và ít được hưởng lợi các thành quả
của cách mạng.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nông thôn.
Có quan điểm cho rằng nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà
ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Cũng có quan điểm cho rằng
dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng hoặc dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp
cận thị trường để xác định vùng nông thôn.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Nông thôn - Khu vực dân cư tập trung chủ
yếu làm nghề nông - Hay, là vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu
bằng nông nghiệp [63, Tr.50]
Khái niệm về nông thôn trong văn bản chính thức của Bộ Nông
nghiệp và PTNT tại Thông tư Số: 54/TT-BNNPTNT ra ngày 21-8- 2009 đã
quy định rõ: Vùng, khu vực nông thôn Việt Nam xã hội chủ nghĩa là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã.
* Khái niệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang tích cực vào cuộc cùng thực hiện
sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Nhằm không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự phát triển hài hoà giữa các
vùng, miền trong cả nước. Đồng thời, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các
vùng còn gặp nhiểu khó khăn. Nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất
ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực. Xây dựng nền nông nghiệp
phát triển toàn diện theo hướng hiện dại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn.
Theo đó, Đảng và nhà nước đặt vấn đề xây dựng nông thôn mới là một
yêu cầu tất yếu khách quan, là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững; là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và
15
tinh thần cho người dân. Xây dựng nông thôn mới còn được xác định là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng nông thôn mới còn là sự vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn ở nước ta, hướng đến thực hiện mục tiêu cách
mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và
nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Nông thôn mới còn
thực hiện chức năng rất quan trọng đó là chức năng sinh thái. Nếu sản xuất
công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn có giữa con người
và thiên nhiên thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục vụ hệ thống
sinh thái, luôn làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên và dung
dưỡng thiên nhiên. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần hạn chế bê tông
hóa, phố hóa các làng quê truyền thống.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác
định: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng,
văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [20, tr.36].
Như vậy, nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải
là thị trấn, thị tứ... Nông thôn mới là phần lãnh thổ sinh sống chủ yếu làm
nghề nông của tập hợp dân cư, tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt
động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường văn minh, sạch đẹp, hạ tầng
hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống
vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá
trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn đảm bảo
an ninh tốt, quản lý dân chủ.
Xây dựng nông thôn mới là xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư
nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi
trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ. Phát triển đồng bộ
hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp quy hoạch không gian
16
xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực
của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực
và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở. Xây dựng các hình thức tổ chức sản
xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa
gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện “Mỗi làng một nghề”.
Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa và phát triển các quan niệm về xây
dựng nông thôn mới, tác giả đưa ra quan niệm xây dựng nông thôn mới về
kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay như sau:
Xâydựng nôngthôn mới về kinh tế là tổng thể nội dung, biện pháp mà
Đảngbộ, chínhquyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể người
dân nôngthôntiến hànhnhằmtạora sự pháttriển mớivề kinh tế, nâng cao thu
nhậpvà đờisống vậtchất, tình thần của dân cư, bảo đảm thực hiện thắng lợi
chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo đó, có thể hiểu xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam được đặt trong khuôn khổ quá trình phát triển chung
của xây dựng nông thôn mới về kinh tế trên toàn quốc, song có chú ý đến
những yếu tố đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và những lợi thế về nguồn
nhân lực, vị trí địa lý của Huyện và Tỉnh cho xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn tỉnh. Theo cách hiểu và hướng tiếp cận của tác giả, thì xây dựng
nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay phải
được xem xét đầy đủ cụ thể trên tất cả các khía cạnh sau:
Thứ nhất, chủ thể tiến hành xây dựng nông thôn mới về kinh tế:
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, xây dựng nông thôn
mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam là công việc, nhiệm vụ của
nhiều lực lượng, nhiều tổ chức và toàn thể người dân ở nông thôn. Mỗi lực
lượng có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình này, cụ thể:
Đảng bộ các cấp là người lãnh đạo, đề ra chủ trương, mục tiêu và
biện pháp thực hiện trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến xây dựng nông
17
thôn mới của huyện, trong đó xây dựng nông thôn mới về kinh tế là vấn đề
cơ bản. Tổ chức triển khai sự lãnh đạo và kiểm tra, giám sát sự lãnh đạo của
mình đối với tất cả các lực lượng chịu sự lãnh đạo ở các cấp, các ngành và
các xã trong huyện. Để thực hiện được trọng trách này, vấn đề cấp thiết hiện
là cần phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức đảng các cấp trong huyện. Đặc biệt là năng lực quán triệt và cụ thể hóa
nghị quyết của cấp trên, cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới sát
với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương mình; năng
lực vận động, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh
tổnghợp trongthực hiện các mục tiêu, chương trình đã đề ra. Khắc phục triệt để
tìnhtrạnglàm theo phongtrào, không tính đến hiệu quả đạt được trên thực tiễn.
Chính quyền địa phương là người tổ chức triển khai thực hiện các nội
dung, mục tiêu, yêu cầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa
phương mình. Vai trò của chính quyền địa phương đối với xây dựng nông
thôn mới về kinh tế được thể hiện ở việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế ở địa phương mình có phù hợp và có tính khả thi hay không?
Tính chủ động trong việc sử dụng tổng hợp các giải pháp để phát huy tối đa
tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình trong phát triển kinh tế; khả năng
điều hành và giải quyết những vấn đề phát sinh từ các hoạt động kinh tế ở địa
phươngmình thôngqua các côngcụvà chínhsách kinh tế; tính năng động, dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của bộ máy công quyền ở các địa
phương trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về phát triển kinh tế đã đề ra.
Các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn gồm: Đoàn Thanh niên, Hội
Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh; HộiNông dân…là những tổ chức có chức năng tập
hợp và phát huy sức mạnh của mọi người dân ở nông thôn trong việc thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở địa phương mình. Đồng thời,
đây cũng là diễn đàn để mọi người dân thuộc các độ tuổi, giới tính, tầng lớp khác
nhau ở nông thôn thực hiện quyền dân chủ của mình, tham gia hiến kế cho Đảng và
18
chính quyền địa phương những nội dung và biện pháp thực hiện một cách có hiệu
quả và thiết thực. Vì vậy, quan tâm xây dựng các tổ chức này vững mạnh chính là
đã xây dựng được một “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với người dân
nông thôn, là cơ sở để thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” trong
suốt quá trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế.
Người dân nông thôn là lực lượng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả
thực hiện của chương trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở tất cả các xã
trong huyện. Vai trò của người dân ở đây không chỉ được thể hiện thông qua
việc trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế ở địa phương mà cao hơn, họ còn
là những chủ nhân thực sự của của các mô hình kinh tế mới, các kế hoạch phát
triển kinh tế ở địa phương mình. Vì vậy, quy tụ và phát huy sức mạnh của “lực
lượng cách mạng” đông đảo này là giải pháp quan trọng hàng đầu bảo đảm
thắng lợi của chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung, về kinh tế nói
riêng của tất cả các xã trong huyện. Chỉ khi nào người dân thấy được lợi ích
thực sự từ các mô hình, các chương trình xây dựng nông thôn mới thì khi đó họ
mới tự giác tham gia với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.
Thứ hai, phương thức tiến hành xây dựng nông thôn mới về kinh tế:
Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam
được thực hiện thông qua các hoạt động chủ yếu sau: thông qua hoạt động
đầu tư của nhà nước (nằm trong chương trình quốc gia về xây dựng nông
thôn mới); thông qua phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân và các tổ
chức đoàn thể chính trị, xã hội ở các địa phương, những người trực tiếp sinh
sống ở nông thôn, con em của các gia đình ở nông thôn đang công tác, làm
ăn ở xa quê; thông qua đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư từ các nguồn khác
nhau cho phát triển kinh tế: thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, các nhà tài
trợ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, thu hút đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế:
Nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên suy
19
cho cùng là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất nhằm giải phóng sức sản
xuất ở tất cả các địa phương trong huyện. Bảo đảm cho việc khai thác sử
dụng tối ưu các nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của tất cả các ngành, các thành phần kinh tế mà trước hết là trong sản
xuất nông nghiệp. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tiến bộ và
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các địa
phương thông qua việc thực hiện các mô hình sản xuất, kinh doanh trên các
lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ ở nông thôn.
Nội dung cụ thể của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy
Tiên gồm:xây dựngquy hoạchvà kế hoạchpháttriển kinh tế củahuyện theo các
tiêu chí của nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã trong
huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nông
nghiệp; pháttriển đồngbộ, toàndiện và cân đối các ngành, các thành phần kinh
tế ở nông thôn, trongđó, coitrọngphát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với công
nghiệp chế biến và công nghiệp phục vụ nông nghiệp; phát triển các loại hình
dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực trongnông nghiệp; xây dựng các hình thức tổ chức quản lý sản
xuất phù hợp và các mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội cao; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại,
phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương trong huyện.
Thứ tư, mục đích xây dựng nông thôn mới về kinh tế là:
Khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của khu vực nông
nghiệp, nông dân và nông thôn để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển
nhanh hơn, mạnh hơn, ổn định hơn và vững chắc hơn; giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân. Tạo cơ sở nền tảng để
thực hiện thắng lợi các mục tiêu khác trong xây dựng nông thôn mới về văn
hóa – xã hội; xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn;
bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn và đảm bảo
quốc phòng an ninh trên địa bàn nông thôn.
20
1.1.2. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16
tháng 4 năm 2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và
Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 sửa đổi một số tiêu
chí của bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Theo đó, bộ tiêu chí có 3 cấp
độ: Xã nông thôn mới, Huyện nông thôn mới và Tỉnh nông thôn mới. Trong
đó Xã nông thôn mới có 19 tiêu chí cụ thể, còn đối với Huyện nông thôn
mới căn cứ vào tỷ lệ số xã thuộc Huyện đạt nông thôn mới (75% số xã đạt
19 tiêu chí nông thôn mới) và Tỉnh nông thôn mới căn cứ vào tỷ lệ số Huyện
thuộc tỉnh đạt nông thôn mới (80% số huyện đạt tiêu chí nông thôn mới). 19
tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp xã là:.
Tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế
Dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị, để đánh giá mức độ đạt
được trong xây dựng nông thôn mới về kinh tế, cần căn cứ vào các tiêu chí
cụ thể sau:
Thứ nhất, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện
tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã; khu phát triển dân cư; hạ tầng
kinh tế - xã hội; các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ… theo chuẩn nông thôn mới.
Nội dung quy hoạch đi vào ba vấn đề trọng tâm. (1) Quy hoạch sử
dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho
bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa
nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống
thủy lợi kết hợp với giao thông; (2). Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã
hội – môi trường theo chuẩn mới, bao gồm bố trí mạng lưới giao thông, điện,
trườnghọc các cấp, trạm xá, trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa và khu
21
thể thao thôn, bưuđiệnvà hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý
rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ
nước sinhthái. (3) Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các
khu dâncưhiện có theo hướngvănminh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Như vậy, quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là nhằm đánh giá các
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đưa ra định hướng phát triển về kinh tế -
xã hội, về không gian nông thôn, về cơ sở hạ tầng, mạng lưới dân cư,. Khai
thác tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương, khắc phục những ảnh hưởng
bất lợi của thời tiết, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Lập đồ án quy hoạch chung là khâu quan trọng trong quy trình thực hiện
kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, theo Quyết định số 800 ngày 04/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đồ án quy hoạch chung vừa là cẩm
nang vừa là căn cứ khoa học để các địa phương triển khai thực hiện có trọng
tâm, trọng điểm, đồng thời đầu tư đúng mục đích. Vấn đề đặt ra là việc lập
Quy hoạch phải trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và
phù hợp với điều kiện và tiềm năng của địa phương. Yêu cầu của Quy hoạch
là phải xác định được tính chất và mục tiêu cần đạt, khai thác được những
tiềm năng còn tiềm ẩn nhằm phát huy hết các nguồn lực sẵn có để tạo ra của
cải vật chất cho địa phương.
Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở ủy ban nhân dân xã và hệ
thống giao thông trên địa bàn xã. Phấn đấu đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn
(các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số
xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa)
Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ
sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí
nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn
22
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn
hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn
đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn
Hoànthiện hệ thốngcác côngtrìnhphụcvụviệc chuẩn hóa về y tế trên địa
bànxã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo
dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có
75% số xã đạt chuẩn
Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số
xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn
Cảitạo, xâymới hệ thốngthủy lợi trên địa bànxã. Đến2015 có 45% số xã
đạtchuẩn(có 50% kênhcấp 3trở lên được kiêncố hóa). Đến 2020 có 77% số xã
đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch).
Thứ ba, tổ chức sản xuất, xóa đói giảm nghèo:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường công tác
khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp.
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “Mỗi
làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương.
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa côngnghiệp vào
nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấulao độngnông thôn.
Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
23
1.2. Vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy
Tiên tỉnh Hà Nam
Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở, nền tảng để
xây dựng nông thôn mới về chính trị, văn hóa, xã hội của huyện.
Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là những lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, song giữa chúng lại có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
Kinh tế suy cho đến cùng là cơ sở của đời sống xã hội; kinh tế quyết định
đến chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh. Xây dựng nông thôn mới
là một chương trình phát triển nông thôn rộng lớn bao gồm 19 tiêu chí. Các
tiêu chí này đã bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
đó, các tiêu chí về kinh tế được xếp lên vị trí hàng đầu.
Thực tế cho thấy, để xây dựng nông thôn mới về kinh tế thì phải đầu
tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội: Giao thông nông thôn, điện,
đường, trường, trạm… Việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tác động trực tiếp
đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo
điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp.
Những xã, có sơ sở hạ tầng đảm bảo đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ
là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành sản xuất và mở rộng thị
trường. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt sẽ giúp giảm rủi ro, thúc
đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các
ngành liên quan trực tiếp đến nông nghiệp – khu vực phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên; tăng khả năng giao lưu hàng hóa, thị trường nông thôn được mở
rộng, kích thích kinh tế hộ gia đình gia tăng sản xuất, đời sống người dân
được nâng lên, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng
nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên địa bàn,
tạo môi trường sống tốt hơn, nhờ đó giảm được dòng di dân tự do từ nông
thôn vào thành thị, bớt gánh nặng cho thành thị…
24
Hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu
quả trong nông thôn. Đây là nhóm tiêu chí có tính chất rất quan trọng, là nền
tảng để thực hiện các nhóm tiêu chí khác. Trong quá trình xây dựng nông
thôn mới phải phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên
kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Để thực hiện thành công
công cuộc đổi mới giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn 2030 các xã cần chú
trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các khu sản xuất
chuyên canh, quy mô lớn gắn với bao tiêu sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản
xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Liên kết để cùng phát triển là xu thế tất
yếu trong giai đoạn hiện nay, vì vậy một số xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển
kinh tế tập thể thông qua việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của
các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đây là điều kiện để nông dân tương trợ, chia sẻ kinh
nghiệm cùng nhau phát triển kinh tế. Quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn là
quá trình các xã tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho
lao độngnông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân
làm nền tảng vận động đóng góp xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở, nền tảng để
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
Việc làm, thu nhập luôn là vấn đề xã hội bức xúc nhất và được coi là
nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng đầu cần phải giải quyết khi tiến hành xây dựng
nông thôn mới hiện nay. Khi chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Việt Nam đã đổi mới căn bản chính sách việc làm theo hướng giải
phóng triệt để sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao
động, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, các nhà đầu tư mở
mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều
25
được tự do hành nghề, thuê mướn lao động theo pháp luật. Nhà nước có chính
sách tạo việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo việc làm; thúc
đẩy phát triển thị trường lao động, tạo sự gắn kết cung cầu lao động, phát huy
tính tích cực của người lao động trong học nghề, tìm việc làm trên thị trường
lao động. Tuy nhiên, hiện nay lao động nông nhàn trong nông nghiệp còn
nhiều, thu nhập lao động trong nông nghiệp thấp so với các ngành khác, nhiều
nơi nông dân không muốn sản xuất nông nghiệp, trả đất cho hợp tác xã. Vì
vậy, vấn đề đặt ra là phải tạo đủ việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm
nghiêm trọng và việc làm chỉ cho thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp.
Để thực hiện các tiêu chí phát triển nông thôn mới về kinh tế nhất thiết
phảitập trungpháttriển kinh tế nôngnghiệp, nôngthôn. Phảitạo cơ hội cho nông
dân tiếp cận được các nguồn lực của sản xuất kinh doanh như đất đai, vốn, tín
dụng, khoahọc kỹthuật… gắnvới thị trường. Nhà nước có chính sách hỗ trợ và
khuyến khíchpháttriểnngành nghề phinôngnghiệp ở nông thôn như chính sách
thuế, đất đai, tín dụng, hỗ trợ dạy nghề cho nông dân và hỗ trợ phát triển thị
trườnglao độngnôngthôn, thúc đẩyquátrìnhchuyểndịchcơ cấu lao động nông
nghiệp, nôngthôn. Quátrìnhnàysẽtạo ra việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Kinh tế phát triển là điều kiện để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể
thao, qua đó nâng cao đời sống vất chất, tinh thần cho nông dân.
Thứ ba; Xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở, nền tảng để
tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh trong tình hình mới.
Kinh tế và quốc phòng, anninh là những lĩnh vực khác nhau, chịu sự tác
độngcủacác quyluật khác nhau, songgiữa chúng lại có mốiquan hệ biện chứng
tác độngqua lại lẫn nhau. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đã khẳng
định: Kinh tế suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng, an ninh, quốc
phòng, an ninh tác động trở lại kinh tế trên cả góc độ tích cực và tiêu cực.
Kinh tế quyết định đến quốc phòng, an ninh: Kinh tế quyết định
đến nguồn gốc ra đời của quốc phòng, an ninh. Mâu thuẫn về lợi ích kinh
26
tế là nguồn gốc sâu xa làm nảy sinh mâu thuẫn đối kháng trong xã hội,
làm xuất hiện nhà nước và tổ chức quân sự, thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh.
Kinh tế còn quyết định đến bản chất của lực lượng vũ trang, lực lượng
nòng cốt của quốc phòng, an ninh; quyết định đến tổ chức biên chế, trang bị
của lực lượng vũ trang, quyết định đến khả năng huy động các nguồn lực
cho quốc phòng, an ninh; quyết định đến cách đánh và thắng lợi của hoạt
động quân sự. Ph.Ăngghen đã khẳng định: Không có gì phụ thuộc vào kinh tế
tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội, “Thắng lợi hay thất bại của
chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế” [6, tr.235].
Thực tiễn thời gian qua ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam đã chứng minh,
nhờ thực hiện tốt việc xây dựng nông thôn mới về kinh tế, nên tiềm lực kinh
tế của địa phương tốt hơn; trên cơ sở đó huyện đảm bảo kinh tế cho quốc
phòng, an ninh tốt hơn trước.
1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở một số địa
phương trongnước và bàihọc rút ra đối với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở một số
địa phương trong nước
* Kinh nghiệm của huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
HoàiĐức là mộthuyện ven đô củaThànhphố HàNội, gồm19 xã và 1 thị
trấn với diện tích 82,67km2, dân số trên 200.000 người. Là huyện có thế mạnh
pháttriển côngnghiệp - đô thị, dịchvụ nhưng HoàiĐức vẫncòntrên 80% dân số
sốngdựavào nôngnghiệp và làng nghề dịchvụ. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới
vững mạnh về kinh tế là nhiệm vụ hàng đầucủaĐảngbộ, chínhquyềnvàtoànthể
người dân trong huyện.
Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Hoài Đức đã tập trung
giải quyết tốt những nội dung chủ yếu sau:
27
Một là, tiến hành quyhoạch pháttriển sản xuất phù hợp với đặcđiểm,
điều kiện của địa phương
Trước tình trạng nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, quản lý và sử
dụng đất đai còn lỏng lẻo, hiện tượng "già hóa lao động nông nghiệp" đang
cản trở việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Do
đó, huyện Hoài Đức chủ trương xây dựng "Nông thôn mới ven đô" không chỉ
bằng phát triển nông nghiệp truyền thống, thuần túy mà phải hướng tới công
nghệ cao; tiến hành tổ chức lại sản xuất, gắn nông nghiệp với phát triển công
nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị, chỉnh trang làng xã gắn với nâng cấp hạ
tầng kỹ thuật nông thôn và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị.
Do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nên hiện nay ở Hoài Đức có nhiều
lao động không còn đất để canh tác, cần chuyển đổi sang các nghề khác. Nếu
không có định hướng lâu dài, những lao động này sẽ không có việc làm ổn
định. Vì vậy, vấn đề đầu tiên mà Đảng bộ và chính quyền các cấp ở Hoài Đức
quan tâm giải quyết trong xây dựng nông thôn mới về kinh tế đó là quy hoạch
và xây dựng các cụm, điểm công nghiệp làng nghề, giải quyết việc làm tại
chỗ cho người lao động. Theo đó, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn
mới, Hoài Đức đã tiến hành quy hoạch 15 cụm, điểm công nghiệp và xây
dựng các vùng công nghiệp tập trung từng bước di dời các cơ sở làng nghề
gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư. Đặc biệt, huyện đã tích cực huy động
các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong làng nghề cùng
chung tay bảo vệ môi trường.
Hoài Đức có khoảng 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp, trong khi
70% đất đai đã và đang được chuyển đổi mục đích sử dụng. Nếu chỉ sản xuất
thuần nông, thoát nghèo đã khó, nói gì đến việc nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống nông dân. Vì vậy, huyện đã chỉ đạo hình thành các vùng chuyên
canh rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả chất lượng cao, mô hình vườn
trại... Đến nay đã hình thành các vùng sản xuất nhãn chín muộn 85 ha, cho thu
28
nhập bình quân từ 500- 700 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng quả phật thủ tổng
diện tích 75 ha, thu nhập bình quân từ 600- 900 triệu đồng/ha/năm; vùng sản
xuất rau an toàn 31 ha, cho thu nhập khoảng 350- 450 triệu đồng/ha/năm; một
số mô hình trồng hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô... Trong tương lai
không xa, những vùng sản xuất này sẽ mở rộng diện tích gấp 2- 2,5 lần.
Hai là, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiệu quả.
Đểđẩynhanh tiến độ xâydựngnôngthônmớinóichungvà về kinh tế nói
riêng, khắc phục những hạn chế tồn tại, huyện chủ trương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế pháttriển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, thương
mại dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cụ thể, công nghiệp xây dựng chiếm
55,2%, thương mại dịch vụ chiếm 37,6%, nông nghiệp còn 7,2%.
Đồng thời huyện còn khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên
một đơn vị diện tích đất canh tác đối với hơn 2.000ha đất nông nghiệp còn lại
(chủ yếu là vùng ven sông Đáy).
Hiện nay, huyện đã triển khai chương trình về phát triển nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao, bền vững giai đoạn 2011-2015. Mục
tiêu đến năm 2015, toàn huyện có 650ha cây ăn quả, trong đó 400ha cây ăn
quả chất lượng cao gồm bưởi Diễn, bưởi đường, cam Canh, nhãn chín muộn;
có 100ha rau an toàn, 50ha hoa cây cảnh…
Ba là, đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp và các làng
nghề truyền thống.
Đến nay toàn huyện có 6 cụm công nghiệp, 51 làng nghề sản xuất kinh
doanhcó hiệuquả. Ngoàira còncó 1.160doanhnghiệp vừavà nhỏ và trên 10.000
hộ sảnxuất kinh doanh, buônbán,hàngnăm thu hút, giải quyết việc làm cho gần
45.000 lao động thời vụ trên địa bàn huyện và khu vực lân cận.
Với thế mạnh là mảnh đất có nhiều nghề truyền thống, huyện Hoài
Đức đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Các ngành
29
nghề truyền thống và có thế mạnh của huyện như công nghiệp chế biến nông
sản thực phẩm, dệt may tiếp tục phát triển và chiếm tỷ trọng chính trong cơ
cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Đã hình thành một số mô hình sản xuất hiệu
quả, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Một trong số đó là mô hình
làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng với những sản phẩm đặc sắc như:
Tạc tượng, đồ thờ sơn son thếp vàng, hàng năm giải quyết việc làm thường
xuyên cho trên 5.000 lao động với mức thu nhập từ 40- 50 triệu
đồng/người/năm. Hiện nay, làng có 55 công ty, 395 hộ sản xuất, 252 hộ sản
xuất thương mại dịch vụ, giá trị sản xuất ước đạt 550 tỷ đồng/năm. Hay như
làng nghề dệt kim, bánh kẹo La Phù hàng năm giải quyết việc làm thường
xuyên cho trên 10.000 lao động với mức thu nhập từ 35- 40 triệu
đồng/người/năm. Làng có 115 công ty, trên 1.000 hộ sản xuất, 400 hộ kinh
doanh dịch vụ; giá trị sản xuất ước đạt 800 tỷ đồng/năm. Làng nghề chế biến
thực phẩm Dương Liễu với các sản phẩm bánh kẹo, đồ uống, các loại tinh bột
sắn, miến dong... Toàn xã có 80 công ty, doanh nghiệp, 500 hộ sản xuất công
nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, 450 hộ kinh doanh dịch vụ thu hút trên 9.000
lao động, hàng năm tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp cho các
hộ trong huyện, các huyện, tỉnh lân cận.
Bốn là, chú trọng nâng cao thu nhập và mức sống thực tế của người
dân trong huyện
Xác định xây dựng nông thôn mới không phải chỉ là điện, đường,
trường, trạm, là cơ sở hạ tầng, mà cái chính là nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng,
huyện Hoài Đức đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đời sống người dân.
Do kinh tế phát triển, từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ tăng trưởng trung
bình hằng năm của Hoài Đức đạt 15,5%. Thu nhập bình quân của người dân
trong huyện đã tăng từ 15,0 triệu đồng/người năm 2009 lên 29,5 triệu
đồng/người năm 2012 và 33,5 triệu đồng năm 2013. Tỷ lệ hộ nghèo toàn
30
huyện giảm từ 5,68% (2008) xuống còn 2,47% (2013). Huyện đang có kế
hoạch phấn đấu đến hết năm 2015 chỉ còn 2,0%, thu nhập bình quân (theo giá
hiện hành) tăng lên 34,4 triệu đồng/người/năm và định hướng đến năm 2020
thu nhập đầu người sẽ là 110,6 triệu đồng/năm.
Năm là, huyđộng nguồn lực từ dân, thực hiện “nhà nước và nhân dân
cùng làm”
Để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Hoài Đức sẽ
huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông
nội đồng, kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất. Vận động doanh nghiệp, tổ
chức, nhân dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới bằng
nhiều hình thức. Từ năm 2009 đến nay, tổng các nguồn vốn đã đầu tư cho
nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện đạt hơn 4.500 tỷ đồng. So với năm
2009, hệ thống đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa
thêm 30,6 km, nâng tổng số đường được bê tông hóa là: 65,5/75,95 km, đạt
86,2%. Đường trục thôn, xóm, đường ngõ xóm đã được nhân dân đóng góp
tiền của, công sức thực hiện bê tông hóa thêm hơn 200 km.
Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, nhân dân các xã
đã đóng góp 2.450 ngày công, hiến 12.809m 2 đất, xây dựng 5 công trình và
1,2 tỷ đồng quy đổi thành vật tư, vật liệu xây dựng.
Với cách thức tiến hành như trên, bước đầu huyện Hoài Đức đã thực
hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới về kinh tế theo hướng
“nông thôn mới ven đô”. Các vấn đề liên quan đến sản xuất, chuyển đổi
ngành nghề được tập trung giải quyết, góp phần nâng cao đời sống người dân;
xây dựng hạ tầng nông thôn được thực hiện bài bản, từng bước hiện đại. Vì
vậy, từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới đến nay, diện mạo nông thôn
và chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện Hoài Đức đã có sự đổi
thay sâu sắc, những “căn bệnh” của quá trình đô thị hóa dần dần được kiềm
chế và khắc phục.
31
* Kinh nghiệm của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Yên Khánh là một huyện nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình, có diện tích
đất tự nhiên 139km2, dân số là 135.800 người; gồm 18 xã và 01 Thị trấn.
Từkhi có chủtrươngxâydựng nông thôn mới đến nay, Yên Khánh luôn
là mộttrongnhữnghuyện dẫnđầutỉnh Ninh Bình về các kết quả đạt được trong
thực hiện các tiêu chí xâydựngnôngthôn mới nói chung và trên lĩnh vực kinh tế
nói riêng. Tính từ năm 2011 đến hết năm 2013, Yên Khánh đã huy động được
725,4tỷ đồngcho xây dựng nông thôn mới, trong đó: vốn ngân sách là 464,5 tỉ
đồng, vốnnhândânđónggópcùngvớinguồn ngân sách nhà nước và các nguồn
vốnkhác đểlàm đườnggiao thông, côngtrìnhnướcsạch,nhà văn hóa khoảng 42
tỉ đồng, vốn doanh nghiệp hỗ trợ là 9,9 tỉ đồng, con em quê hương đóng góp
khoảng 56 tỉ đồng, vốn huy động khác là 180 tỉ đồng.
Sau hai năm thực hiện, chương trình xây dựng nông thôn mới đã thúc
đẩy kinh tế của huyện tiếp tục phát triển: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
hàng năm đạt từ 20 - 25%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ
trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng cao-tỷ trọng 3
nhóm ngành công nghiệp xây dựng 60%, dịch vụ 18%, nông-lâm-thủy sản
22%; Giá trị trên 01ha canh tác đạt 113 triệu đồng, thu ngân sách trên địa bàn
59 tỉ đồng; cơ sở vật chất hạ tầng được cải tạo,đầu tư nâng cấp; bộ mặt nông
thôn có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân ngày được cải thiện và nâng cao, an
ninh chính trị được giữ vững, quốc phòng được tăng cường, dân chủ cơ sở
được duy trì và phát huy. Đến nay, huyện Yên Khánh đã có 03 xã: Khánh
Thành, Khánh Phú, Khánh Thiện được công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn
nông thôn mới đầu tiên của tỉnh; hết năm 2014 phấn đấu có thêm 03 xã:
Khánh Cường, Khánh Hải, Khánh Nhạc đủ 19 tiêu chí được công nhận là xã
nông thôn mới; các xã còn lại sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Từ những kết quả bước đầu như trên, huyện Yên Khánh đã rút ra một
số kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới về kinh tế đó là:
32
Thứnhất,phải coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo
sựchuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và nhân
dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới. Coitrọng và phát huy vai trò chủ thể của cộngđồngdâncư, của người dân,
tạo sự tin tưởng, phấn khởi, tích cực tham gia hưởng ứng của nhân dân.
Thứ hai, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phải tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát có trọng tâm, trọng điểm, chủ động, linh hoạt và
động viên khích lệ kịp thời.
Thứ ba, trong quá trình triển khai cần thực hiện biện pháp lồng ghép
và đồng bộ các chương trình, dự án lồng ghép giữa phát triển kinh tế nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng, phát triển văn hóa xã hội và môi trường thực hiện theo qui hoạch và
đề án xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các tiêu chí
quốc gia xây dựng nông thôn mới cần nắm chắc tình hình thực tế về kinh tế,
văn hóa-xã hội của huyện, tâm lý của nhân dân, chỉ đạo lựa chọn những công
việc phù hợp với điều kiện và khả năng của nhân dân của từng xã chỉ đạo làm
trước, làm điểm sau đó nhân rộng mô hình ra toàn huyện.
Thứ năm, thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai trong mọi hoạt động
pháttriển kinh tế, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân, vận động,
kêu gọiconem quê hương công tác, sinh sống ở mọi miền trong nước và ngoài
nước tích cực tham gia ủng hộ phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới.
* Kinh nghiệm của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Ý Yên là huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Nam Định, có 31 xã và
01 thị trấn (thị trấn Lâm). Với đặc điểm là một vùng đất trũng, địa hình không
đồng đều nên sản xuất nông nghiệp gặp những khó khăn nhất định. Bù lại, Ý
Yên nằm giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định và Ninh
Bình, có tuyến quốc lộ 10 và đường sắt xuyên Việt đi qua tạo ra sự thuận lợi
33
để thông thương và thu hút đầu tư. Đồng thời, ở Ý Yên có nhiều làng nghề
truyền thống nổi tiếng như: đúc đồng Tống Xá, mộc La Xuyên, sơn mài Cát
Đằng… hiện vẫn đang là thế mạnh, có đóng góp lớn trong phát triển kinh tế
của huyện. Từ đặc điểm và điều kiện như trên nên xây dựng nông thôn mới về
kinh tế ở Ý Yên đã tập trung thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau:
Một là, tổ chức thực hiện tốt chủ trương “dồn điền đổi thửa”nhằm
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Ý Yên đã chọn 11
xã, thị trấn để xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010-
2015, trong đó việc dồn điền đổi thửa được tổ chức triển khai thực hiện một
cách bài bản. Đến nay, 173/173 thôn, đội trong 11 xã làm điểm đã xây dựng
xong phương án và tổ chức họp dân để thống nhất phương án dồn điền đổi
thửa; 113/173 thôn, đội đã tổ chức giao đất thực địa cho các hộ, đạt 65,31%.
Trong quá trình dồn điền đổi thửa, các xã, thị trấn đã huy động nhân dân góp
599.300m2 đất để làm giao thông và thủy lợi nội đồng. Nhiều địa phương, các
hộ đóng góp đất lớn như Yên Ninh 123.200m2, Yên Phú 110 nghìn m2, Yên
Phong 109 nghìn m2… Từ góp đất và góp vốn của các hộ, 11 xã, thị trấn làm
điểm đã thực hiện làm thủy lợi nội đồng đạt trên 112 nghìn m3 đất, trong đó
riêng đào đắp đường giao thông nội đồng đạt trên 60.500m3, tạo điều kiện cho
phát triển sản xuất theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
phương thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Hai là, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp.
Chỉ tính riêng trong năm 2011 các xã, thị trấn làm điểm xây dựng
nông thôn mới đã mở 33 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 4.435 lao
động, mở 3 lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 115 lao động. Nhiều
xã đã phát triển thêm nghề mới như nghề chế biến gỗ mỹ nghệ ở Yên Hồng;
nghề mây, tre, nứa sản xuất hàng xuất khẩu ở Yên Bình, Yên Hồng; nghề may
xuất khẩu ở các xã Yên Tân, Yên Phong, Yên Cường.
34
Từ năm 2012 đến nay, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệpvà
Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã phối hợp với các cấp
Hội Nông dân, Hội Phụ nữ trong huyện xây dựng 20 mô hình ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất; mở trên 500 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật nông nghiệp cho trên 25 nghìn lượt người và tổ chức cho 600 lượt người
tham quan các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài tỉnh. Năm
2013, Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã hướng dẫn nông dân
thực hiện các dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như: Mô hình sử dụng đệm lót
sinh thái trong chăn nuôi lợn, gà ở các xã Yên Lợi, Yên Phong; Mô hình nuôi
lợn hướng nạc khép kín đảm bảo vệ sinh môi trường ở các xã Yên Khánh,
Yên Lợi; Mô hình nuôi cá diêu hồng ở xã Yên Trị; Khảo nghiệm các loại
phân bón mới có thành phần chất hữu cơ cao trên các loại cây trồng ở các xã
Yên Quang, Yên Khánh, Yên Cường. Việc áp dụng những thàh tựu mới của
khoa học và công nghệ vào sản xuất đã làm cho năng suất cây trồng vật nuôi
và hiệu quả kinh tế - xã hội ở Ý Yên tăng lên rõ rệt.
Ba là, đẩy mạnh phát triển các làng nghề góp phần thúc đẩy kinh tế
trong huyện phát triển.
Đến hết năm 2013, trong số các xã, thị trấn xây dựng điểm nông thôn
mới ở Ý yên giai đoạn 2010-2015 đã có 3 xã, thị trấn phát triển được 14 làng
nghề được UBND tỉnh công nhận. Một số làng nghề tiêu biểu là: mộc mỹ nghệ
La Xuyên; làng chạm trổ, điêu khắc gỗ Tân Ninh, Thị trấn Lâm. Bên cạnh đó,
huyện đãchỉ đạo khôiphục thành côngmộtsố làng nghề truyền thống như: nghề
thêu ren truyền thống ở các thônNhuộng, Thông, Hoàng Giang, Tiêu Bảng, Văn
Minh, Văn Mỹ và nghề làm nón của thôn Mạc Sơn, xã Yên Trung.
Sản phẩm hàng hoá của các làng nghề đã có mặt ở khắp các tỉnh,
thành phố trong cả nước, một số mặt hàng đã xuất khẩu ra nước ngoài, góp
phần tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động theo tiêu chí
xây dựng nông thôn mới và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn
35
hoá, xã hội củaHuyện. Đồngthờitạo điều kiện cho nhiều loại hình dịch vụ cùng
phát triển, góp phần làm cho cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của địa phương
ngày càng sôi động, thu nhập của lao động ở làng nghề luôn cao hơn sản xuất
nông nghiệp từ 2-3 lần. Điển hình như 8 làng nghề thêu ren truyền thống và làng
nghề làm nón của xã Yên Trung đã thu hút trên 1.500 lao động tham gia. Nhờ
đó, năm 2013, doanh thu từ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng
nghề của xã Yên Trung đạt trên 15 tỷ đồng, chiếm 20% tổng thu nhập toàn xã.
1.3.2. Bài học rút ra đối với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam
Từ thực tiễn kinh nghiêm của các huyện xây dựng nông thôn mới về
kinh tế có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Duy Tiên tỉnh
Hà Nam như sau:
Một là, cần thực hiện tốt công tác, tuyên truyền nâng cao nhận thức
về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong Huyện.
Ngoài việc tập trung vào việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội của địa phương, còn phải làm cho mọi người dân nhận thức sâu sắc:
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước
ta, nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội ở nông thôn có kinh tế phát triển bền
vững, đời sống văn hóa tinh thần, dân trí được nâng cao. Phải gắn việc xây
dựng nông thôn mới với cuộc vận động “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”, bảo đảm để các thôn, làng, tổ dân cư, các gia đình đạt
tiêu chuẩn văn hóa. Đưa các hoạt động văn hóa như lễ tang, lễ cưới, lễ hội và
các hoạt động văn hóa khác vào nề nếp, có kỷ cương; bảo đảm xã hội ở nông
thôn đẹp về kiến trúc xây dựng, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên.
Trong đó, công tác tuyên truyền cần tập trung nâng cao nhận thức
cho nhân dân về chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Xuất phát
từ quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó vai trò của nhân
dân có ý nghĩa quyết định, Nhà nước và cấp trên tạo mọi điều kiện hỗ trợ,
do đó phải huy động được trí tuệ và công sức của nhân dân cùng chung
36
tay, góp sức xây dựng nông thôn mới. Phát huy sức mạnh của toàn dân và
sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các doanh nghiệp
đầu tư, con em người địa phương đang công tác và làm việc ở trong và ngoài
nước để có kinh phí xây dựng. Chống tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào cấp
trên, có kinh phí hỗ trợ thì mới triển khai thực hiện mà thiếu sự chủ động sáng
tạo của địa phương. Kinh nghiệm của nhiều huyện cho thấy, ở nhiều xã do
làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tư tưởng cho toàn dân,
nhân dân đồng tình ủng hộ thì khó khăn mấy cũng vượt qua, các tiêu chí thực
hiện có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tiến độ đề ra.
Phải làm cho nghị quyết, cơ chế chính sách của cấp ủy, chính quyền
các cấp thấu suốt tới mọi tầng lớp dân cư ở cơ sở, để tạo sự đồng thuận,
thống nhất giữa Đảng và nhân dân. Xã Đọi Sơn, Mộc Bắc được chỉ đạo làm
điểm đã thực hiện việc triển khai Nghị quyết, đề án của xã theo quy trình 4
bước, đó là: bàn bạc thống nhất trong cấp ủy chính quyền, ban chỉ đạo đề ra
Nghị quyết và đề án; họp Đảng bộ mở rộng đến các ban chi ủy, tổ Đảng; họp
Hội đồng nhân dân xã mở rộng đến đại diện thôn, xóm, tổ dân cư; họp nhân
dân để phổ biến quán triệt, tổ chức thực hiện. Khi họp với nhân dân những
vấn đề lớn như thông qua quy hoạch, thu đối ứng của nhân dân, dồn điền đổi
thửa, công khai về tài chính, thực hiện tiến độ xây dựng... đều có cán bộ xã
phân công dự họp tới các thôn, lắng nghe ý kiến của dân để bổ sung và hoàn
thiện đề án. Khi ý Đảng đã hợp với lòng dân thì triển khai có nhiều thuận lợi
và hiệu quả. Đến nay xã Đọi Sơn đạt 16 tiêu chí xã Mộc Bắc đạt 14 tiêu chí
theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thứ hai, bài học về quy hoạch phát triển kinh tế
Thực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới ở một số huyện cho thấy
công tác quy hoạch phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa
phương, songphảibảo đảmtínhthống nhất và phù hợp với quyhoạchchung của
Tỉnhvà của vùng. Điều chỉnhvà bổ sung quy hoạch cho phù hợp, phải dựa vào
37
các tiêu chí của Chính phủ quy định. Những công trình hạng mục cần làm thì
phải làm để bảo đảm tiêu chuẩn, phải có phân kỳ đầu tư hợp lý, việc gì làm
trước, việc gì làm sau, tránh dàn trải, gây lãng phí tốn kém. Trong chỉ đạo thực
hiện quy hoạch, cầnquantâm đếnviệc dồnđiền đổithửa, phân vùng quy hoạch,
xây dựnghệ thốnggiao thông, thủy lợi nội đồng, côngtác đềnbùgiải phóng mặt
bằng, bảo đảmdân chủcôngkhai, tạo sự đồng thuận thống nhất trong nhân dân.
Quan tâm đến tổ chức sản xuất sau quy hoạch, có chính sách hỗ trợ và tiêu thụ
sản phẩm cho nông dân sau dồn điền đổi thửa để bảo đảm sản xuất ổn định.
Theo đó, phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong xây dựng
nông thôn mới. Đây là vấn đề quan trọng bảo đảm sự ổn định trong quá trình
triển khai thực hiện, kịp thời phát hiện những thiếu sót khuyết điểm để chấn
chỉnh sửa chữa. Vì vậy, ngoài việc thanh tra theo quy định của Nhà nước,
phải tăng cường kiểm tra giám sát của nhân dân. Bảo đảm đúng nội dung và
phương pháp giám sát có trọng tâm, trọng điểm, đúng thẩm quyền, trách
nhiệm và đúng pháp luật, tập trung vào những việc chính là: Xây dựng thực
hiện quy hoạch, thu chi về tài chính ngân sách và sự đóng góp của nhân dân
xây dựng nông thôn mới, vấn đề quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng.
Thứ ba, bài học về huy động các nguồn lực
Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới
theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự
tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách
nhà nước là cần thiết”. Trong đó, nội lực chính là công sức, tiền của do
người dân và cộng đồng dân cư bỏ ra. Nó có vai trò quyết định đối với sự
phát triển. Có phát huy được nội lực thì mới thu hút và sử dụng có hiệu quả
ngoại lực. Nội lực được tăng cường và kết hợp với ngoại lực (vốn đầu tư, công
nghệ sản xuất...) thì mới bảo đảm được độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện
xây dựng nông thôn mới thành công. Phát huy nội lực trước hết là phát huy
nguồn lực con người, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử
38
dụng tốt nhất nguồn lực của Nhà nước. Điều có ý nghĩa quyết định là phải có
chínhsách phù hợp để phát huy tối đa khả năng về vật chất, trí tuệ và tinh thần
của mọingười dân, của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân - một
nguồn lực giàu tiềm năng của địa phương - để góp phần quan trọng giải quyết
việc làm, đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội.
*
* *
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối
với sự phát triển của nước ta. Để phát triển khu vực này, nhiều năm qua Đảng,
Chính phủ đã có nhiều chủ trương giải pháp, trong đó có chủ trương xây dựng
nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH- HĐH, nhằm mục đích phát triển kinh tế-
xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân nông thôn.
Cùng với cả nước, những năm qua huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam cũng
đang tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới nói chung, trên lĩnh vực kinh
tế nói riêng. Xây dựng nôngthôn mới về kinh tế là tổng thể nội dung, biện pháp
mà Đảngbộ, chínhquyềncác cấp, cáctổ chức chính trị xã hội và toàn thể người
dân nông thôn tiến hành nhằm tạo ra sự phát triển mới về kinh tế, nâng cao thu
nhập và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, bảo đảm thực hiện thắng lợi
chương trình xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở điều kiện để xây dựng nông
thôn mới về văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho nhân dân.
Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở một số
huyện của thủ đô Hà Nội rút ra 3 bài học kinh nghiệm cho huyện Duy Tiên đó
là: Bài học về công tác, tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng nông
thôn mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong Huyện; bài học về quy
hoạch phát triển kinh tế, xã hội; bài học về huy động các nguồn lực cho xây
dựng nông thôn mới.
39
Chương 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ
Ở HUYỆN DUY TIÊN VỪA QUA
2.1. Thành tựu, hạn chế xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở
huyện Duy Tiên thời gian qua
2.1.1. Kháiquátđặcđiểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Duy
Tiên ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới về kinh tế
* Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: Duy Tiên là một huyện của tỉnh Hà Nam nằm ở phía Bắc
tỉnh cách trung tâm Phủ Lý 20 km, có diện tích tự nhiên 13.765,80 ha chiếm
16,01% diện tích toàn tỉnh, bao gồm 18 xã, thị trấn, kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp. Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội; phía Đông giáp huyện Lý Nhân và
tỉnh Hưng Yên; phía Nam giáp thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm và Bình
Lục; phía Tây giáp huyện Kim Bảng. Trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của
huyện là thị trấn Hoà Mạc nằm trên tuyến Quốc lộ 38 nối liền Duy Tiên với
huyện Kim Bảng và thành phố Hưng Yên. Đồng thời huyện cách thủ đô Hà
Nội, trung tâm của cả nước khoảng 45 km, có đường quốc lộ 1A (cũ) và tuyến
đường sắt Bắc - Nam chạy dài khoảng 14 km nên rất thuận lợi cho giao lưu
với các địa phương khác bằng đường sắt và đường bộ. Hiện nay, các trung
tâm công nghiệp của tỉnh đang được đầu tư, xây dựng dọc các trục đường
này. Điều này đã và đang là động lực chính làm thay đổi bộ mặt, góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của huyện.
Điều kiện tự nhiên:Duy Tiên có địa hình đặc trưng của vùng đồngbằng
thuộc khu vực châu thổ sông Hồng, tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất vàn
với diện tích5.703,84 ha, chiếm 66,95% diện tích đất canh tác, không có vùng
trũng lớn tập trung với tổng diện tích là 406,46 ha, chiếm 4,79% diện tích đất
40
canh tác. Do kiến tạo địa chất và quá trình bồiđắp phù sa nên Duy Tiên có một
địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam nhưng không rõ rệt và những
vùng cao thấp phân bố không đều trong huyện.
Là một huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên Duy Tiên mang
đầy đủ đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và chịu
ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Điều này thể
hiện ở 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến cuốitháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình
trong năm của huyện khoảng 240C, lượng mưa hàng năm từ 1.800 mm - 2.000
mm và tập trung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Hàng năm, trên địa bàn
huyện còn chịu ảnh trực tiếp của từ 2 - 4 cơn bão.
Khí hậu huyện Duy Tiên với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa, thuận lợi
cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật
nuôi và tạo điều kiện tốt cho thâm canh, tăng vụ, nhưng với sự biến động
mạnh mẽ của nhiều hiện tượng thời tiết như mưa, bão, ngập lụt… cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến phát triển của ngành nông nghiệp.
Duy Tiên có diện tích tự nhiên khá lớn: 13.765,80 ha, nguồn tài
nguyên đất với lượng sét và cát có thể khai thác sử dụng làm vật liệu xây
dựng, chủ yếu là nguồn tài nguyên đất phong phú do được hình thành từ quá
trình bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang. Theo kết
quả điều tra, nghiên cứu của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng, đất canh tác của
huyện Duy Tiên có 2 nhóm đất chính: Đất phù sa với diện tích là 6.679,74 ha
và đất glây có diện tích 1.839,25 ha, còn lại 5.238,01 ha là diện tích đất không
điều tra. Qua đó cho thấy, diện tích đất phù sa của huyện lớn rất thuận lợi cho
việc phát triển ngành trồng trọt, nhưng cũng có những thử thách lớn đối với
những vùng đất có địa hình thấp trũng vào mùa mưa lũ.
* Về kinh tế - xã hội
Dân số: Năm 2013, dân số huyện Duy Tiên có 120.257 người, trong đó nữ
giới có 67.939 người, chiếm 56,49% dân số cả huyện. Tổng số hộ gia đình là 33.599
41
hộ, trong đó: Số hộ nông nghiệp - thuỷ sản là 16.533 hộ; số hộ công nghiệp, xây
dựng là 7.875 hộ; số hộ làm dịch vụ là 5.334 hộ; số hộ khác là 3.857 hộ.
Dân cư của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn với 116.667
người, trong đó xã có số dân đông nhất là Yên Bắc với 10.497 nhân khẩu.
Mật độ dân số bình quân của huyện là 961 người/km2, riêng khu vực đô thị
đạt 1.612 người/km2.
Thời gian qua, do làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế
hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện ổn định ở mức
0,77%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,4%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
dưới 5 tuổi là 15,5%. Số hộ dùng nước sạch là 82%.
Trong những năm gần đây, do kinh tế - xã hội phát triển nên đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân
đầu người năm 2013 ước đạt 24,5 triệu đồng. Đến năm 2013 địa bàn huyện có
trên 35,6% hộ khá và giàu, hộ nghèo còn 7,4% và không có hộ đói (theo tiêu
chí mới). Các phương tiện sinh hoạt, giải trí, học tập khám chữa bệnh, văn
hoá, thể thao... nhìn chung tương đối tốt, thuận lợi cho nhân dân.
Hạ tầng nông thôn: Với địa hình tương đối bằng phẳng, ruộng đồng và
các điểm dân cưphân bố hài hoà, tập trung, cơ sở hạ tầng được xây dựng mang
đậm nét đặc trưng củalàng xã vùng đồng bằng sông Hồng từ hình thái kiến trúc
đến tập quán sinh hoạt trongcộngđồngdâncư. Đanxen tronglàng xóm có hàng
trăm ngôiđình, đền, chùa, nhà thờ họ, có núiĐọi - sôngChâu và chùa Long Đọi
Sơn cổ kính là cảnh quan nổi tiếng nơi đây... Cùng với các công trình văn hoá
phúc lợi, nhà ở, đường làng, ngõ xóm được xây dựng mới, những làng nghề
truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội... được khôi phục đã tạo cho Duy
Tiên những nét tiêu biểu của một vùng nông thôn trong thời kỳ đổi mới.
Nhìn chung, do việc sửdụng phânbónhoá học, thuốc trừsâu và điều kiện
sinh hoạt trong làng xóm qua nhiều thế hệ và cũng một phần do nước thải của
42
các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp… nên môi trường nước,
đất và không khí của huyện trong những năm gần đây bị ô nhiễm.
Tóm lại, Duy Tiên là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng,
có một vị trí thuận lợi cho việc canh tác cũng như giao lưu với các vùng lân
cận, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn gặp phải trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Từ điểm xuất phát là huyện xây dựng xã nông thôn mới có nhiều
thuận lợi như: Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, được đầu tư
trong nhiều năm và đã phát huy hiệu quả, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của
Tỉnh ủy, UBND cùng các Sở, ngành tỉnh. Từ đó, các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới được triển khai kịp thời từ
trong nội bộ Đảng ra đến tận quần chúng nhân dân, tạo ý thức và sự đồng
thuận cao trong nhân dân với vai trò là chủ thể cùng với Đảng bộ, chính
quyền chung tay xây dựng nông thôn mới.
Song song với những thuận lợi, huyện cũng gặp một số khó khăn như:
Chưa có sẵn mô hình xã nông thôn mới để các xã học tập và làm theo, do đó
trong quá trình xây dựng các xã phải vừa làm, vừa tự rút kinh nghiệm. Bên
cạnh đó, một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn
mới khi đi vào thực tế không phù hợp phải kiến nghị thay đổi, điều chỉnh.
Trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới vào thời điểm cắt giảm đầu tư
công nên việc đầu tư từ ngân sách gặp nhiều khó khăn.
Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân hầu hết đều đồng thuận cao
cùng với Đảng, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới, nhưng
từng lúc vẫn có một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào
sự đầu tư của Nhà nước, cho đây là những việc Nhà nước phải thực hiện mà
chưa thấy vai trò chủ thể của mình. Đối với nguồn nhân lực cán bộ xã còn hạn
chế nên việc vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới nhiều nơi
đạt kết quả còn thấp.
43
Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp
gặp khó khăn, nguồn vốn trong dân không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu.
Công tác chỉ đạo điều hành phối trong Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xã từng lúc
chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, thiếu quyết liệt.
2.1.2. Thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu
* Những thành tựu đạt được
Cùng với cả nước, những năm qua, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam đã
tiến hành xây dựng nông thôn mới nói chung, về kinh tế nói riêng và đã đạt
được những thành tựu sau:
Mộtlà, công tácquyhoạchpháttriểnkinhtế - xã hội ở huyện được thực
hiện khá bài bản, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi.
Xác định công tác xây dựng quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm phải
hoàn thành trong năm 2011 nên toàn huyện đã tập trung chỉ đạo đồng loạt các
xã tiến hành xây dựng quyhoạchnông thônmới với phươngchâm: Ý tưởng quy
hoạch là của cấp uỷ và chính quyền xã; cơ quan chuyên môn và đơn vị tư vấn
quy hoạchgiúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới của huyện, đã sớm cụ thể hoá các nội dung quy hoạch nông thôn mới như
ban hành đề cương, định mức, xây dựng quyhoạch mẫu ở một số xã để rút kinh
nghiệm, tổ chức các cuộchọpvới các đơn vị tư vấn, ban chỉ đạo huyện để triển
khai côngtác quy hoạch. Do vậy, Sau khi Quy hoạch được phê duyệt các xã đã
tiến hành mở hội nghị côngkhai quy hoạchđếntoàn thể các tổ chức và nhân dân
trongxã biết, thực hiện. Đến nay, các xã đã tiến hành việc cắm mốc quy hoạch
và đang quản lý, thực hiện quy hoạch đảm bảo theo quy định.
Huyện ủy đã chỉ đạo UBND xã Đọi Sơn làm điểm; phối hợp với Trung
tâm Quy hoạch Nông thôn Sở Xây dựng Hà Nam tiến hành rà soát, bổ sung
hoàn thiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cơ sở các quy hoạch đã
thực hiện, như quy hoạch điểm dân cư, quy hoạch sử dụng đất… để xây dựng
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên

More Related Content

What's hot

What's hot (12)

Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hó...
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAYLuận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 

Similar to Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên

Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...luanvantrust
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxKimNhung43
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfNuioKila
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên (20)

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế tỉnh Hà Nam, HAY
 
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
 
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
Xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đô thị hóa ở huyện Quốc Oai, Thành...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAYĐề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docx
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...Luận Văn Thạc Sĩ  Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chính Trị Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Ở Tỉnh Đồng...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mớiLuận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Luận văn: Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Đồng Nai, HAY!
 
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOTĐề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
 Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT! Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 

Recently uploaded (16)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên

  • 1. BBỘỘ QQUUỐỐCC PPHHÒÒNNGG HHỌỌCC VVIIỆỆNN CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ  NNGGÔÔ QQUUAANNGG VVỊỊNNHH XXÂÂYY DDỰỰNNGG NNÔÔNNGG TTHHÔÔNN MMỚỚII VVỀỀ KKIINNHH TTẾẾ ỞỞ HHUUYYỆỆNN DDUUYY TTIIÊÊNN,, TTỈỈNNHH HHÀÀ NNAAMM HHIIỆỆNN NNAAYY LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ KKIINNHH TTẾẾ CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ HHÀÀ NNỘỘII -- 22001144
  • 2. 3 BBỘỘ QQUUỐỐCC PPHHÒÒNNGG HHỌỌCC VVIIỆỆNN CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ  NNGGÔÔ QQUUAANNGG VVỊỊNNHH XXÂÂYY DDỰỰNNGG NNÔÔNNGG TTHHÔÔNN MMỚỚII VVỀỀ KKIINNHH TTẾẾ ỞỞ HHUUYYỆỆNN DDUUYY TTIIÊÊNN,, TTỈỈNNHH HHÀÀ NNAAMM HHIIỆỆNN NNAAYY CCHHUUYYÊÊNN NNGGÀÀNNHH:: KKIINNHH TTẾẾ CCHHÍÍNNHH TTRRỊỊ MMÃÃ SSỐỐ:: 6600 3311 0011 0022 NNGGƯƯỜỜII HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN KKHHOOAA HHỌỌCC:: PPGGSS.. TTSS NNGGUUYYỄỄNN TTRRỌỌNNGG XXUUÂÂNN HHÀÀ NNỘỘII -- 22001144
  • 3. 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN TỈNHHÀ NAM - CƠ SỞ LÝLUẬN 11 1.1. Khái niệm, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế 11 1.2. Vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam 21 1.3. Kinh nghiệm xây dựngnông thôn mới về kinh tế ở một số địa phươngtrongnước vàbàihọc rút ra đối với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam 24 Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN VỪA QUA 37 2.1. Thành tưu, hạn chế xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên thời gian qua 37 2.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam vừa qua 54 Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾUXÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN, TỈNHHÀ NAM THỜIGIAN TỚI 57 3.1. Quan điểm cơ bản chỉ đạo xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên trong thời gian tới 57 3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnhHà Nam thời gian tới 67 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
  • 4. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tính tổng hợp, sâu, rộng, có nội dung toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng. Trong đó xây dựng nông thôn mới về kinh tế là một nội dung đặc biệt quan trọng, là cơ sở nền tảng để xây dựng các nội dung khác. Mục tiêu chung của chương trình được Đảng ta xác định là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Duy Tiên là một huyện của tỉnh Hà Nam, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh
  • 5. 6 uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới, những năm qua huyện Duy Tiên đang tiến hành xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng về kinh tế nói riêng và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển; kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, thu nhập và đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao; hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao... Những thành tựu đó đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Duy Tiên nói chung, về kinh tế nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Nhận thức về xây dựng nông thôn mới; công tác quy hoạch; năng lực của đội ngũ cán bộ thôn xã còn nhiều hạn chế; nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới nói chung, phát triển kinh tế nói riêng còn hạn hẹp; đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn... Làm thế nào để phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế, yếu điểm trong xây dựng nông thôn mới nói chung, về kinh tế nói riêng ở Duy Tiên là một câu hỏi lớn cần có sự trả lời thỏa đáng. Xuất phát từ thực tế khách quan trên, học viên chọn đề tài:“Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề xây dựng nông thôn mới đã thu hút rộng rãi sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước trên từng khía cạnh và phạm vi khác nhau. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, tiêu biểu là:
  • 6. 7 Các sách tham khảo, chuyên khảo có liên quan đế đề tài: TS. Mai Thanh Cúc (2005) Giáotrình pháttriển nông thôn. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trong công trình khoa học này tác giả đã trình bầy khá đầy đủ và sâu sắc những vấn đề lý luận chung về nông thôn Việt Nam như: Khái niệm nông thôn, vai trò vị trí của nông thôn, thực trạng nông thôn nước ta hiện nay... Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn… GS. Phạm Xuân Nam (1997) “Phát triển nông thôn”, Nxb Khoa học xã hội. Đây là một côngtrìnhchuyênsâu nghiên cứu về phát triển nông thôn. Trong công trình này tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hộinông thônở nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói, giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn. TS. Đặng Đình Ân (2008) “Nông dân, nông thôn & nông nghiệp, những vấn đề đang đặt ra” Nhà xuất bản Tri thức. Cuốn sách là tập hợp các bài viết trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu về “Tam nông” của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Mỗi tác giả có một cách nhìn riêng và đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của vấn đề, nhưng đều có điểm chung nhau ở chỗ đánh giá thực trạng, vạch rõ nguyên nhân cốt lõi và đề xuất hướng đi mới cho Nông dân, nông thôn & nông nghiệp. GS,TS. Nguyễn Đình Phan (2002) “Những biện pháp chủyếu thúcđẩy công nghiệphoá, hiệnđạihoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong công trình này tác giả trình bày những vấn đề lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
  • 7. 8 nông thôn; đồng thời, đề cập tới các vấn đề về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và phân tích tình hình tăng trưởng, chuyển dịchcơ cấukinh tế, tập trung đi sâuphân tíchsự phát triển công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp; tình hìnhứng dụngtiến bộ khoahọc côngnghệ trong nông nghiệp, nông thôn;quá trình đô thị hoá, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra quan điểm, phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước 8 giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở vùng đồng bằng sông Hồng. TS. Nguyễn Từ (2008) “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát triển nông nghiệp Việt Nam”. Trong công trình này các tác giả đã tập trung phân tích các liên kết kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư trong nông nghiệp; đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng thời khuyến nghị những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt các tác giả đã tập trung phân tích những quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp của Việt Nam để hội nhập thành công. PGS,TS. Lê Đình Thắng (2000) Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích khá toàn diện và sâu xắc vị trí vai trò và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau Nghị quyết 10, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những kiến nghị và đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản để tiếp tục đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới.
  • 8. 9 Chu Tiến Quang (2001) Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã phân tích làm rõ vấn đề việc làm ở nông thôn Việt Nam và cho rằng, việc làm cho người lao động và thất nghiệp là một trong những vấn đề toàn cầu. Từ đó đưa ra phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Nội dung của công trình đã đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp giải quyết việc làm và khuyến nghị một số chính sách cụ thể về việc làm, chống thất nghiệp trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. GS,TS. Nguyễn Đình Phan (2002) “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đạihoá nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong công trình khoa học này tác giả đã trình bày một cáchkhá sâu sắc thực trạng nông nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng trên cơ sở đó tác giả đưa ra những biện pháp chủ yếu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn GS,TS. Phùng Hữu Phú (2009), Đô thị hóa ở Việt Nam - từ góc nhìn nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả cho rằng từ lâu nay, vấn đề đô thị hóa tuy có bàn đến nhưng chưa được quan tâm đúng tầm, trong khi trên thực tế, làn sóng đô thị đang từng ngày, từng giờ tác động trực tiếp, nhiều mặt đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đô thị hóa đã làm cho địa bàn nông thôn xuất hiện những khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm dịch vụ... từ đó tạo nhiều cơ hội cho người nông dân có thêm ngành nghề mới, tạo thêm việc làm, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên rõ rệt. Song quá trình đô thị hóa vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thách thức, nhất là vấn đề về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự ùn tắc lao động nông nghiệp, văn hóa, môi trường suy thoái... Từ những vấn đề trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính khái
  • 9. 10 quát nhằm đảm bảo cho quá trình đô thị hóa ở khu vực nông thôn đi đúng quy luật khách quan của nó. Các luận án, luận văn đề cập đến xây dựng nông thôn mới: Nguyễn Trọng Uyên (2007) “Cở sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long” Luận án tiến sỹ kinh tế, trong công trình khoa học này tác giả đã luận giải khá sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chỉ ra những tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cả phương diện thành tựu tồn tại hạn chế, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới. Nguyễn Tuấn Khanh (2011) “Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ kinh tế trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Công trình này được tác giả tiếp cận chủ yếu dưới góc độ kinh tế. Tác giả đã trình bày khá sâu xắc lý luận xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn, đồng thời tác giả đã đi sâu khảo sát thực trạng xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn trong thời gian vừa qua trên cơ sở đó tác giả đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Bắc Kạn trong thời gian tới. Các bài viết đăng trên tạp chí đề cập đến xây dựng nông thôn mới: Hoàng Thế Anh (2010) Kinh nghiệm thực hiện chính sách tam nông ở Trung quốc, Tạp chí kinh tế nông thôn. Phan Thanh Huyền (2011) Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Hàn Quốc, Báo điện tử của Báo kinh tế nông thôn http://www.kinhtenongthon.com.vn; Trên cơ sở phân tích những thành tựu quá trình xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc, Nhật Bản; tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ kinh nghiệm
  • 10. 11 xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc, Nhật Bản; chỉ ra các bài học kinh nghiệm đối với nước ta trong quá trình tổ chức xây dựng nông thôn mới. Tóm lại: Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, về lý luận, thực tiễn, giải pháp xây dựng nông thôn mới. Đây là những tài liệu quan trọng mà tác giả tham khảo kế thừa, phát triển trong triển khai nghiên cứu luận văn của mình. Tuy nhiên, các công trình trên chưa phân tích sâu nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Các nội dung như: Quan niệm về xây dựng nông thôn mới về kinh tế là gì; vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế trong xây dựng nông thôn mới; các giải pháp xây dựng nông thôn mới về kinh tế... chưa được bàn đến. Đặc biệt, đến nay vẫn chưacó côngtrìnhnào nghiên cứuvấn đề “Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay”, dướigóc độ kinh tế chính trị mã số 60 31 01 02 một cáchtổngthể. Vì vậy, luận văn không trùng lắp với bất cứ một công trình khoa học nào đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn *Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay; từ đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên thời gian tới, tạo cơ sở nền tảng thực hiện thắng lợi các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên các lĩnh vực khác. *Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam hiện nay. - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thời gian qua. - Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thời gian tới.
  • 11. 12 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng nông thôn mới về kinh tế. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn các xã thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Về thời gian: nghiên cứu, khảo sát từ năm 2008 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, các văn kiện của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xây dựng nông thôn mới, và các vấn đề có liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài được hoàn thành dựa trên cở sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin; đồng thời, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị, phương pháp trừu tượng hóa khoa học và các phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của luận văn Đề tài góp phầncung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đề ra các giải pháp xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam. Đềtài có thểlà tài liệu tham khảo cho các địaphươngcóđiềukiện kinh tế, xã hộitươngtự huyện Duy Tiên vận dụngvào xây dựngnôngthônmớicủa mình. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 12. 13 Chương 1 XÂY DỰNGNÔNGTHÔNMỚIVỀ KINHTẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM - CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm, tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế 1.1.1. Khái niệm về nông thôn, xây dựng nông thôn mới về kinh tế * Khái niệm nông thôn Thực tiễn phát triển của thế giới đã chứng minh, sẽ không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và khu vực nông thôn nghèo nàn và lạc hậu, cư dân nông thôn có đời sống vật chất, văn hóa tinh thần thấp kém. Lịch sử hình thành các cộng đồng tộc người ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều bắt đầu từ nông thôn. Việt Nam là quốc gia với baphần tư diện tích là nông nghiệp, dân số có đến trên 70% sốngở nông thôn. Chínhvì thế tổ chức cuộc sống, xây dựng phát triển nông thôn có ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển của toàn xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với sự đóng góp công sức của nông dân, những năm quan nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Với nghị quyếtđúng đắncủa Đảng và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao củacán bộ, ban, ngànhở Trung ương, các cấp chínhquyềnở cơ sở, việc xây dựng nông thôn theo đúng lộ trình thực sự trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành phần tộc người, về văn hoá, là nơi bào tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng đồng. Một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là thực sự tôn trọng, phát huy tối đa vai trò, vị thế chủ thể của người nông dân về chính trị, kinh tế và văn hóa... Đây là nhóm dân số đông nhất ở nước ta hiện nay, là giai cấp cách mạng, đồng hành cùng với giai cấp công nhân
  • 13. 14 trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng lại đang gặp khó khăn trong đời sống kinh tế và ít được hưởng lợi các thành quả của cách mạng. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nông thôn. Có quan điểm cho rằng nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Cũng có quan điểm cho rằng dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng hoặc dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường để xác định vùng nông thôn. Theo Từ điển Tiếng Việt: Nông thôn - Khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông - Hay, là vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp [63, Tr.50] Khái niệm về nông thôn trong văn bản chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thông tư Số: 54/TT-BNNPTNT ra ngày 21-8- 2009 đã quy định rõ: Vùng, khu vực nông thôn Việt Nam xã hội chủ nghĩa là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã. * Khái niệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang tích cực vào cuộc cùng thực hiện sự nghiệp xây dựng nông thôn mới. Nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, tạo sự phát triển hài hoà giữa các vùng, miền trong cả nước. Đồng thời, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn gặp nhiểu khó khăn. Nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện dại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn. Theo đó, Đảng và nhà nước đặt vấn đề xây dựng nông thôn mới là một yêu cầu tất yếu khách quan, là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững; là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và
  • 14. 15 tinh thần cho người dân. Xây dựng nông thôn mới còn được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng nông thôn mới còn là sự vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn ở nước ta, hướng đến thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Nông thôn mới còn thực hiện chức năng rất quan trọng đó là chức năng sinh thái. Nếu sản xuất công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiên vốn có giữa con người và thiên nhiên thì sản xuất nông nghiệp lại có chức năng phục vụ hệ thống sinh thái, luôn làm cho con người gần gũi, gắn chặt với thiên nhiên và dung dưỡng thiên nhiên. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần hạn chế bê tông hóa, phố hóa các làng quê truyền thống. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại” [20, tr.36]. Như vậy, nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải là thị trấn, thị tứ... Nông thôn mới là phần lãnh thổ sinh sống chủ yếu làm nghề nông của tập hợp dân cư, tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn đảm bảo an ninh tốt, quản lý dân chủ. Xây dựng nông thôn mới là xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái gắn với phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ. Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp quy hoạch không gian
  • 15. 16 xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn. Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở. Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, thực hiện “Mỗi làng một nghề”. Trên cơ sở nghiên cứu kế thừa và phát triển các quan niệm về xây dựng nông thôn mới, tác giả đưa ra quan niệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay như sau: Xâydựng nôngthôn mới về kinh tế là tổng thể nội dung, biện pháp mà Đảngbộ, chínhquyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể người dân nôngthôntiến hànhnhằmtạora sự pháttriển mớivề kinh tế, nâng cao thu nhậpvà đờisống vậtchất, tình thần của dân cư, bảo đảm thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, có thể hiểu xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam được đặt trong khuôn khổ quá trình phát triển chung của xây dựng nông thôn mới về kinh tế trên toàn quốc, song có chú ý đến những yếu tố đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội và những lợi thế về nguồn nhân lực, vị trí địa lý của Huyện và Tỉnh cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Theo cách hiểu và hướng tiếp cận của tác giả, thì xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay phải được xem xét đầy đủ cụ thể trên tất cả các khía cạnh sau: Thứ nhất, chủ thể tiến hành xây dựng nông thôn mới về kinh tế: Cũng như các địa phương khác trong cả nước, xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam là công việc, nhiệm vụ của nhiều lực lượng, nhiều tổ chức và toàn thể người dân ở nông thôn. Mỗi lực lượng có vị trí, vai trò khác nhau trong quá trình này, cụ thể: Đảng bộ các cấp là người lãnh đạo, đề ra chủ trương, mục tiêu và biện pháp thực hiện trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến xây dựng nông
  • 16. 17 thôn mới của huyện, trong đó xây dựng nông thôn mới về kinh tế là vấn đề cơ bản. Tổ chức triển khai sự lãnh đạo và kiểm tra, giám sát sự lãnh đạo của mình đối với tất cả các lực lượng chịu sự lãnh đạo ở các cấp, các ngành và các xã trong huyện. Để thực hiện được trọng trách này, vấn đề cấp thiết hiện là cần phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng các cấp trong huyện. Đặc biệt là năng lực quán triệt và cụ thể hóa nghị quyết của cấp trên, cụ thể hóa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới sát với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương mình; năng lực vận động, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân nhằm tạo ra sức mạnh tổnghợp trongthực hiện các mục tiêu, chương trình đã đề ra. Khắc phục triệt để tìnhtrạnglàm theo phongtrào, không tính đến hiệu quả đạt được trên thực tiễn. Chính quyền địa phương là người tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, mục tiêu, yêu cầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình. Vai trò của chính quyền địa phương đối với xây dựng nông thôn mới về kinh tế được thể hiện ở việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương mình có phù hợp và có tính khả thi hay không? Tính chủ động trong việc sử dụng tổng hợp các giải pháp để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình trong phát triển kinh tế; khả năng điều hành và giải quyết những vấn đề phát sinh từ các hoạt động kinh tế ở địa phươngmình thôngqua các côngcụvà chínhsách kinh tế; tính năng động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của bộ máy công quyền ở các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về phát triển kinh tế đã đề ra. Các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn gồm: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh; HộiNông dân…là những tổ chức có chức năng tập hợp và phát huy sức mạnh của mọi người dân ở nông thôn trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở địa phương mình. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để mọi người dân thuộc các độ tuổi, giới tính, tầng lớp khác nhau ở nông thôn thực hiện quyền dân chủ của mình, tham gia hiến kế cho Đảng và
  • 17. 18 chính quyền địa phương những nội dung và biện pháp thực hiện một cách có hiệu quả và thiết thực. Vì vậy, quan tâm xây dựng các tổ chức này vững mạnh chính là đã xây dựng được một “cầu nối” vững chắc giữa Đảng, chính quyền với người dân nông thôn, là cơ sở để thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” trong suốt quá trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Người dân nông thôn là lực lượng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả thực hiện của chương trình xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở tất cả các xã trong huyện. Vai trò của người dân ở đây không chỉ được thể hiện thông qua việc trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế ở địa phương mà cao hơn, họ còn là những chủ nhân thực sự của của các mô hình kinh tế mới, các kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương mình. Vì vậy, quy tụ và phát huy sức mạnh của “lực lượng cách mạng” đông đảo này là giải pháp quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung, về kinh tế nói riêng của tất cả các xã trong huyện. Chỉ khi nào người dân thấy được lợi ích thực sự từ các mô hình, các chương trình xây dựng nông thôn mới thì khi đó họ mới tự giác tham gia với tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Thứ hai, phương thức tiến hành xây dựng nông thôn mới về kinh tế: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam được thực hiện thông qua các hoạt động chủ yếu sau: thông qua hoạt động đầu tư của nhà nước (nằm trong chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới); thông qua phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội ở các địa phương, những người trực tiếp sinh sống ở nông thôn, con em của các gia đình ở nông thôn đang công tác, làm ăn ở xa quê; thông qua đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư từ các nguồn khác nhau cho phát triển kinh tế: thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, các nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, thu hút đầu tư nước ngoài. Thứ ba, nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế: Nội dung xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên suy
  • 18. 19 cho cùng là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất nhằm giải phóng sức sản xuất ở tất cả các địa phương trong huyện. Bảo đảm cho việc khai thác sử dụng tối ưu các nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành, các thành phần kinh tế mà trước hết là trong sản xuất nông nghiệp. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, tiến bộ và phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các địa phương thông qua việc thực hiện các mô hình sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ ở nông thôn. Nội dung cụ thể của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên gồm:xây dựngquy hoạchvà kế hoạchpháttriển kinh tế củahuyện theo các tiêu chí của nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã trong huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nông nghiệp; pháttriển đồngbộ, toàndiện và cân đối các ngành, các thành phần kinh tế ở nông thôn, trongđó, coitrọngphát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và công nghiệp phục vụ nông nghiệp; phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trongnông nghiệp; xây dựng các hình thức tổ chức quản lý sản xuất phù hợp và các mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương trong huyện. Thứ tư, mục đích xây dựng nông thôn mới về kinh tế là: Khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, ổn định hơn và vững chắc hơn; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống cho nông dân. Tạo cơ sở nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu khác trong xây dựng nông thôn mới về văn hóa – xã hội; xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh ở nông thôn; bảo vệ, phát triển nâng cao chất lượng môi trường nông thôn và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn nông thôn.
  • 19. 20 1.1.2. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Theo đó, bộ tiêu chí có 3 cấp độ: Xã nông thôn mới, Huyện nông thôn mới và Tỉnh nông thôn mới. Trong đó Xã nông thôn mới có 19 tiêu chí cụ thể, còn đối với Huyện nông thôn mới căn cứ vào tỷ lệ số xã thuộc Huyện đạt nông thôn mới (75% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới) và Tỉnh nông thôn mới căn cứ vào tỷ lệ số Huyện thuộc tỉnh đạt nông thôn mới (80% số huyện đạt tiêu chí nông thôn mới). 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp xã là:. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới về kinh tế Dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị, để đánh giá mức độ đạt được trong xây dựng nông thôn mới về kinh tế, cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể sau: Thứ nhất, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã; khu phát triển dân cư; hạ tầng kinh tế - xã hội; các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… theo chuẩn nông thôn mới. Nội dung quy hoạch đi vào ba vấn đề trọng tâm. (1) Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bố trí hệ thống thủy lợi kết hợp với giao thông; (2). Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới, bao gồm bố trí mạng lưới giao thông, điện, trườnghọc các cấp, trạm xá, trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa và khu
  • 20. 21 thể thao thôn, bưuđiệnvà hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ nước sinhthái. (3) Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dâncưhiện có theo hướngvănminh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. Như vậy, quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới là nhằm đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đưa ra định hướng phát triển về kinh tế - xã hội, về không gian nông thôn, về cơ sở hạ tầng, mạng lưới dân cư,. Khai thác tiềm năng thế mạnh vốn có của địa phương, khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Lập đồ án quy hoạch chung là khâu quan trọng trong quy trình thực hiện kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, theo Quyết định số 800 ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Đồ án quy hoạch chung vừa là cẩm nang vừa là căn cứ khoa học để các địa phương triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời đầu tư đúng mục đích. Vấn đề đặt ra là việc lập Quy hoạch phải trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và phù hợp với điều kiện và tiềm năng của địa phương. Yêu cầu của Quy hoạch là phải xác định được tính chất và mục tiêu cần đạt, khai thác được những tiềm năng còn tiềm ẩn nhằm phát huy hết các nguồn lực sẵn có để tạo ra của cải vật chất cho địa phương. Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Phấn đấu đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa) Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn
  • 21. 22 Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn Hoànthiện hệ thốngcác côngtrìnhphụcvụviệc chuẩn hóa về y tế trên địa bànxã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn Cảitạo, xâymới hệ thốngthủy lợi trên địa bànxã. Đến2015 có 45% số xã đạtchuẩn(có 50% kênhcấp 3trở lên được kiêncố hóa). Đến 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch). Thứ ba, tổ chức sản xuất, xóa đói giảm nghèo: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “Mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa côngnghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấulao độngnông thôn. Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
  • 22. 23 1.2. Vai trò của xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở, nền tảng để xây dựng nông thôn mới về chính trị, văn hóa, xã hội của huyện. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội là những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, song giữa chúng lại có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Kinh tế suy cho đến cùng là cơ sở của đời sống xã hội; kinh tế quyết định đến chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh. Xây dựng nông thôn mới là một chương trình phát triển nông thôn rộng lớn bao gồm 19 tiêu chí. Các tiêu chí này đã bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, các tiêu chí về kinh tế được xếp lên vị trí hàng đầu. Thực tế cho thấy, để xây dựng nông thôn mới về kinh tế thì phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội: Giao thông nông thôn, điện, đường, trường, trạm… Việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp. Những xã, có sơ sở hạ tầng đảm bảo đặc biệt là mạng lưới giao thông sẽ là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành sản xuất và mở rộng thị trường. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tốt sẽ giúp giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành liên quan trực tiếp đến nông nghiệp – khu vực phụ thuộc nhiều vào tự nhiên; tăng khả năng giao lưu hàng hóa, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế hộ gia đình gia tăng sản xuất, đời sống người dân được nâng lên, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tạo điều kiện tổ chức đời sống xã hội trên địa bàn, tạo môi trường sống tốt hơn, nhờ đó giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn vào thành thị, bớt gánh nặng cho thành thị…
  • 23. 24 Hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng các hình thức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn. Đây là nhóm tiêu chí có tính chất rất quan trọng, là nền tảng để thực hiện các nhóm tiêu chí khác. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn. Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới giai đoạn 2010 - 2020 tầm nhìn 2030 các xã cần chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các khu sản xuất chuyên canh, quy mô lớn gắn với bao tiêu sản phẩm nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Liên kết để cùng phát triển là xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay, vì vậy một số xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể thông qua việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đây là điều kiện để nông dân tương trợ, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau phát triển kinh tế. Quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn là quá trình các xã tập trung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho lao độngnông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân làm nền tảng vận động đóng góp xây dựng nông thôn mới. Thứ hai, xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở, nền tảng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân. Việc làm, thu nhập luôn là vấn đề xã hội bức xúc nhất và được coi là nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng đầu cần phải giải quyết khi tiến hành xây dựng nông thôn mới hiện nay. Khi chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đổi mới căn bản chính sách việc làm theo hướng giải phóng triệt để sức sản xuất, giải phóng và phát huy mọi tiềm năng sức lao động, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, các nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều
  • 24. 25 được tự do hành nghề, thuê mướn lao động theo pháp luật. Nhà nước có chính sách tạo việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo việc làm; thúc đẩy phát triển thị trường lao động, tạo sự gắn kết cung cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tìm việc làm trên thị trường lao động. Tuy nhiên, hiện nay lao động nông nhàn trong nông nghiệp còn nhiều, thu nhập lao động trong nông nghiệp thấp so với các ngành khác, nhiều nơi nông dân không muốn sản xuất nông nghiệp, trả đất cho hợp tác xã. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tạo đủ việc làm, khắc phục tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng và việc làm chỉ cho thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện các tiêu chí phát triển nông thôn mới về kinh tế nhất thiết phảitập trungpháttriển kinh tế nôngnghiệp, nôngthôn. Phảitạo cơ hội cho nông dân tiếp cận được các nguồn lực của sản xuất kinh doanh như đất đai, vốn, tín dụng, khoahọc kỹthuật… gắnvới thị trường. Nhà nước có chính sách hỗ trợ và khuyến khíchpháttriểnngành nghề phinôngnghiệp ở nông thôn như chính sách thuế, đất đai, tín dụng, hỗ trợ dạy nghề cho nông dân và hỗ trợ phát triển thị trườnglao độngnôngthôn, thúc đẩyquátrìnhchuyểndịchcơ cấu lao động nông nghiệp, nôngthôn. Quátrìnhnàysẽtạo ra việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Kinh tế phát triển là điều kiện để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, qua đó nâng cao đời sống vất chất, tinh thần cho nông dân. Thứ ba; Xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở, nền tảng để tăng cường củng cố quốc phòng- an ninh trong tình hình mới. Kinh tế và quốc phòng, anninh là những lĩnh vực khác nhau, chịu sự tác độngcủacác quyluật khác nhau, songgiữa chúng lại có mốiquan hệ biện chứng tác độngqua lại lẫn nhau. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đã khẳng định: Kinh tế suy cho đến cùng quyết định đến quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh tác động trở lại kinh tế trên cả góc độ tích cực và tiêu cực. Kinh tế quyết định đến quốc phòng, an ninh: Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời của quốc phòng, an ninh. Mâu thuẫn về lợi ích kinh
  • 25. 26 tế là nguồn gốc sâu xa làm nảy sinh mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, làm xuất hiện nhà nước và tổ chức quân sự, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Kinh tế còn quyết định đến bản chất của lực lượng vũ trang, lực lượng nòng cốt của quốc phòng, an ninh; quyết định đến tổ chức biên chế, trang bị của lực lượng vũ trang, quyết định đến khả năng huy động các nguồn lực cho quốc phòng, an ninh; quyết định đến cách đánh và thắng lợi của hoạt động quân sự. Ph.Ăngghen đã khẳng định: Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội, “Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế” [6, tr.235]. Thực tiễn thời gian qua ở huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam đã chứng minh, nhờ thực hiện tốt việc xây dựng nông thôn mới về kinh tế, nên tiềm lực kinh tế của địa phương tốt hơn; trên cơ sở đó huyện đảm bảo kinh tế cho quốc phòng, an ninh tốt hơn trước. 1.3. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở một số địa phương trongnước và bàihọc rút ra đối với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam 1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở một số địa phương trong nước * Kinh nghiệm của huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội HoàiĐức là mộthuyện ven đô củaThànhphố HàNội, gồm19 xã và 1 thị trấn với diện tích 82,67km2, dân số trên 200.000 người. Là huyện có thế mạnh pháttriển côngnghiệp - đô thị, dịchvụ nhưng HoàiĐức vẫncòntrên 80% dân số sốngdựavào nôngnghiệp và làng nghề dịchvụ. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới vững mạnh về kinh tế là nhiệm vụ hàng đầucủaĐảngbộ, chínhquyềnvàtoànthể người dân trong huyện. Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Hoài Đức đã tập trung giải quyết tốt những nội dung chủ yếu sau:
  • 26. 27 Một là, tiến hành quyhoạch pháttriển sản xuất phù hợp với đặcđiểm, điều kiện của địa phương Trước tình trạng nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai còn lỏng lẻo, hiện tượng "già hóa lao động nông nghiệp" đang cản trở việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển nông nghiệp hàng hóa. Do đó, huyện Hoài Đức chủ trương xây dựng "Nông thôn mới ven đô" không chỉ bằng phát triển nông nghiệp truyền thống, thuần túy mà phải hướng tới công nghệ cao; tiến hành tổ chức lại sản xuất, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị, chỉnh trang làng xã gắn với nâng cấp hạ tầng kỹ thuật nông thôn và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị. Do tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nên hiện nay ở Hoài Đức có nhiều lao động không còn đất để canh tác, cần chuyển đổi sang các nghề khác. Nếu không có định hướng lâu dài, những lao động này sẽ không có việc làm ổn định. Vì vậy, vấn đề đầu tiên mà Đảng bộ và chính quyền các cấp ở Hoài Đức quan tâm giải quyết trong xây dựng nông thôn mới về kinh tế đó là quy hoạch và xây dựng các cụm, điểm công nghiệp làng nghề, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Theo đó, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Hoài Đức đã tiến hành quy hoạch 15 cụm, điểm công nghiệp và xây dựng các vùng công nghiệp tập trung từng bước di dời các cơ sở làng nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư. Đặc biệt, huyện đã tích cực huy động các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong làng nghề cùng chung tay bảo vệ môi trường. Hoài Đức có khoảng 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp, trong khi 70% đất đai đã và đang được chuyển đổi mục đích sử dụng. Nếu chỉ sản xuất thuần nông, thoát nghèo đã khó, nói gì đến việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Vì vậy, huyện đã chỉ đạo hình thành các vùng chuyên canh rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả chất lượng cao, mô hình vườn trại... Đến nay đã hình thành các vùng sản xuất nhãn chín muộn 85 ha, cho thu
  • 27. 28 nhập bình quân từ 500- 700 triệu đồng/ha/năm; vùng trồng quả phật thủ tổng diện tích 75 ha, thu nhập bình quân từ 600- 900 triệu đồng/ha/năm; vùng sản xuất rau an toàn 31 ha, cho thu nhập khoảng 350- 450 triệu đồng/ha/năm; một số mô hình trồng hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô... Trong tương lai không xa, những vùng sản xuất này sẽ mở rộng diện tích gấp 2- 2,5 lần. Hai là, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Đểđẩynhanh tiến độ xâydựngnôngthônmớinóichungvà về kinh tế nói riêng, khắc phục những hạn chế tồn tại, huyện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế pháttriển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cụ thể, công nghiệp xây dựng chiếm 55,2%, thương mại dịch vụ chiếm 37,6%, nông nghiệp còn 7,2%. Đồng thời huyện còn khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác đối với hơn 2.000ha đất nông nghiệp còn lại (chủ yếu là vùng ven sông Đáy). Hiện nay, huyện đã triển khai chương trình về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa giá trị cao, bền vững giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu đến năm 2015, toàn huyện có 650ha cây ăn quả, trong đó 400ha cây ăn quả chất lượng cao gồm bưởi Diễn, bưởi đường, cam Canh, nhãn chín muộn; có 100ha rau an toàn, 50ha hoa cây cảnh… Ba là, đẩy mạnh phát triển các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống. Đến nay toàn huyện có 6 cụm công nghiệp, 51 làng nghề sản xuất kinh doanhcó hiệuquả. Ngoàira còncó 1.160doanhnghiệp vừavà nhỏ và trên 10.000 hộ sảnxuất kinh doanh, buônbán,hàngnăm thu hút, giải quyết việc làm cho gần 45.000 lao động thời vụ trên địa bàn huyện và khu vực lân cận. Với thế mạnh là mảnh đất có nhiều nghề truyền thống, huyện Hoài Đức đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Các ngành
  • 28. 29 nghề truyền thống và có thế mạnh của huyện như công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, dệt may tiếp tục phát triển và chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Đã hình thành một số mô hình sản xuất hiệu quả, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Một trong số đó là mô hình làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng với những sản phẩm đặc sắc như: Tạc tượng, đồ thờ sơn son thếp vàng, hàng năm giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 5.000 lao động với mức thu nhập từ 40- 50 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, làng có 55 công ty, 395 hộ sản xuất, 252 hộ sản xuất thương mại dịch vụ, giá trị sản xuất ước đạt 550 tỷ đồng/năm. Hay như làng nghề dệt kim, bánh kẹo La Phù hàng năm giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 10.000 lao động với mức thu nhập từ 35- 40 triệu đồng/người/năm. Làng có 115 công ty, trên 1.000 hộ sản xuất, 400 hộ kinh doanh dịch vụ; giá trị sản xuất ước đạt 800 tỷ đồng/năm. Làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu với các sản phẩm bánh kẹo, đồ uống, các loại tinh bột sắn, miến dong... Toàn xã có 80 công ty, doanh nghiệp, 500 hộ sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, 450 hộ kinh doanh dịch vụ thu hút trên 9.000 lao động, hàng năm tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp cho các hộ trong huyện, các huyện, tỉnh lân cận. Bốn là, chú trọng nâng cao thu nhập và mức sống thực tế của người dân trong huyện Xác định xây dựng nông thôn mới không phải chỉ là điện, đường, trường, trạm, là cơ sở hạ tầng, mà cái chính là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, huyện Hoài Đức đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đời sống người dân. Do kinh tế phát triển, từ năm 2008 đến nay, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm của Hoài Đức đạt 15,5%. Thu nhập bình quân của người dân trong huyện đã tăng từ 15,0 triệu đồng/người năm 2009 lên 29,5 triệu đồng/người năm 2012 và 33,5 triệu đồng năm 2013. Tỷ lệ hộ nghèo toàn
  • 29. 30 huyện giảm từ 5,68% (2008) xuống còn 2,47% (2013). Huyện đang có kế hoạch phấn đấu đến hết năm 2015 chỉ còn 2,0%, thu nhập bình quân (theo giá hiện hành) tăng lên 34,4 triệu đồng/người/năm và định hướng đến năm 2020 thu nhập đầu người sẽ là 110,6 triệu đồng/năm. Năm là, huyđộng nguồn lực từ dân, thực hiện “nhà nước và nhân dân cùng làm” Để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Hoài Đức sẽ huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông nội đồng, kênh mương tưới tiêu phục vụ sản xuất. Vận động doanh nghiệp, tổ chức, nhân dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức. Từ năm 2009 đến nay, tổng các nguồn vốn đã đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện đạt hơn 4.500 tỷ đồng. So với năm 2009, hệ thống đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa thêm 30,6 km, nâng tổng số đường được bê tông hóa là: 65,5/75,95 km, đạt 86,2%. Đường trục thôn, xóm, đường ngõ xóm đã được nhân dân đóng góp tiền của, công sức thực hiện bê tông hóa thêm hơn 200 km. Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, nhân dân các xã đã đóng góp 2.450 ngày công, hiến 12.809m 2 đất, xây dựng 5 công trình và 1,2 tỷ đồng quy đổi thành vật tư, vật liệu xây dựng. Với cách thức tiến hành như trên, bước đầu huyện Hoài Đức đã thực hiện thành công chủ trương xây dựng nông thôn mới về kinh tế theo hướng “nông thôn mới ven đô”. Các vấn đề liên quan đến sản xuất, chuyển đổi ngành nghề được tập trung giải quyết, góp phần nâng cao đời sống người dân; xây dựng hạ tầng nông thôn được thực hiện bài bản, từng bước hiện đại. Vì vậy, từ khi thực hiện xây dựng nông thôn mới đến nay, diện mạo nông thôn và chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện Hoài Đức đã có sự đổi thay sâu sắc, những “căn bệnh” của quá trình đô thị hóa dần dần được kiềm chế và khắc phục.
  • 30. 31 * Kinh nghiệm của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Yên Khánh là một huyện nông nghiệp của tỉnh Ninh Bình, có diện tích đất tự nhiên 139km2, dân số là 135.800 người; gồm 18 xã và 01 Thị trấn. Từkhi có chủtrươngxâydựng nông thôn mới đến nay, Yên Khánh luôn là mộttrongnhữnghuyện dẫnđầutỉnh Ninh Bình về các kết quả đạt được trong thực hiện các tiêu chí xâydựngnôngthôn mới nói chung và trên lĩnh vực kinh tế nói riêng. Tính từ năm 2011 đến hết năm 2013, Yên Khánh đã huy động được 725,4tỷ đồngcho xây dựng nông thôn mới, trong đó: vốn ngân sách là 464,5 tỉ đồng, vốnnhândânđónggópcùngvớinguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốnkhác đểlàm đườnggiao thông, côngtrìnhnướcsạch,nhà văn hóa khoảng 42 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp hỗ trợ là 9,9 tỉ đồng, con em quê hương đóng góp khoảng 56 tỉ đồng, vốn huy động khác là 180 tỉ đồng. Sau hai năm thực hiện, chương trình xây dựng nông thôn mới đã thúc đẩy kinh tế của huyện tiếp tục phát triển: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt từ 20 - 25%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng cao-tỷ trọng 3 nhóm ngành công nghiệp xây dựng 60%, dịch vụ 18%, nông-lâm-thủy sản 22%; Giá trị trên 01ha canh tác đạt 113 triệu đồng, thu ngân sách trên địa bàn 59 tỉ đồng; cơ sở vật chất hạ tầng được cải tạo,đầu tư nâng cấp; bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân ngày được cải thiện và nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, quốc phòng được tăng cường, dân chủ cơ sở được duy trì và phát huy. Đến nay, huyện Yên Khánh đã có 03 xã: Khánh Thành, Khánh Phú, Khánh Thiện được công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của tỉnh; hết năm 2014 phấn đấu có thêm 03 xã: Khánh Cường, Khánh Hải, Khánh Nhạc đủ 19 tiêu chí được công nhận là xã nông thôn mới; các xã còn lại sẽ hoàn thành vào năm 2015. Từ những kết quả bước đầu như trên, huyện Yên Khánh đã rút ra một số kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới về kinh tế đó là:
  • 31. 32 Thứnhất,phải coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo sựchuyển biến về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Coitrọng và phát huy vai trò chủ thể của cộngđồngdâncư, của người dân, tạo sự tin tưởng, phấn khởi, tích cực tham gia hưởng ứng của nhân dân. Thứ hai, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát có trọng tâm, trọng điểm, chủ động, linh hoạt và động viên khích lệ kịp thời. Thứ ba, trong quá trình triển khai cần thực hiện biện pháp lồng ghép và đồng bộ các chương trình, dự án lồng ghép giữa phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa xã hội và môi trường thực hiện theo qui hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới. Thứ tư, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới cần nắm chắc tình hình thực tế về kinh tế, văn hóa-xã hội của huyện, tâm lý của nhân dân, chỉ đạo lựa chọn những công việc phù hợp với điều kiện và khả năng của nhân dân của từng xã chỉ đạo làm trước, làm điểm sau đó nhân rộng mô hình ra toàn huyện. Thứ năm, thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai trong mọi hoạt động pháttriển kinh tế, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân, vận động, kêu gọiconem quê hương công tác, sinh sống ở mọi miền trong nước và ngoài nước tích cực tham gia ủng hộ phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới. * Kinh nghiệm của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Ý Yên là huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Nam Định, có 31 xã và 01 thị trấn (thị trấn Lâm). Với đặc điểm là một vùng đất trũng, địa hình không đồng đều nên sản xuất nông nghiệp gặp những khó khăn nhất định. Bù lại, Ý Yên nằm giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định và Ninh Bình, có tuyến quốc lộ 10 và đường sắt xuyên Việt đi qua tạo ra sự thuận lợi
  • 32. 33 để thông thương và thu hút đầu tư. Đồng thời, ở Ý Yên có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: đúc đồng Tống Xá, mộc La Xuyên, sơn mài Cát Đằng… hiện vẫn đang là thế mạnh, có đóng góp lớn trong phát triển kinh tế của huyện. Từ đặc điểm và điều kiện như trên nên xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở Ý Yên đã tập trung thực hiện tốt những nội dung cơ bản sau: Một là, tổ chức thực hiện tốt chủ trương “dồn điền đổi thửa”nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện Ý Yên đã chọn 11 xã, thị trấn để xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới giai đoạn 2010- 2015, trong đó việc dồn điền đổi thửa được tổ chức triển khai thực hiện một cách bài bản. Đến nay, 173/173 thôn, đội trong 11 xã làm điểm đã xây dựng xong phương án và tổ chức họp dân để thống nhất phương án dồn điền đổi thửa; 113/173 thôn, đội đã tổ chức giao đất thực địa cho các hộ, đạt 65,31%. Trong quá trình dồn điền đổi thửa, các xã, thị trấn đã huy động nhân dân góp 599.300m2 đất để làm giao thông và thủy lợi nội đồng. Nhiều địa phương, các hộ đóng góp đất lớn như Yên Ninh 123.200m2, Yên Phú 110 nghìn m2, Yên Phong 109 nghìn m2… Từ góp đất và góp vốn của các hộ, 11 xã, thị trấn làm điểm đã thực hiện làm thủy lợi nội đồng đạt trên 112 nghìn m3 đất, trong đó riêng đào đắp đường giao thông nội đồng đạt trên 60.500m3, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo phương thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hai là, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm 2011 các xã, thị trấn làm điểm xây dựng nông thôn mới đã mở 33 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 4.435 lao động, mở 3 lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 115 lao động. Nhiều xã đã phát triển thêm nghề mới như nghề chế biến gỗ mỹ nghệ ở Yên Hồng; nghề mây, tre, nứa sản xuất hàng xuất khẩu ở Yên Bình, Yên Hồng; nghề may xuất khẩu ở các xã Yên Tân, Yên Phong, Yên Cường.
  • 33. 34 Từ năm 2012 đến nay, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã phối hợp với các cấp Hội Nông dân, Hội Phụ nữ trong huyện xây dựng 20 mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; mở trên 500 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cho trên 25 nghìn lượt người và tổ chức cho 600 lượt người tham quan các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài tỉnh. Năm 2013, Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện đã hướng dẫn nông dân thực hiện các dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như: Mô hình sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn, gà ở các xã Yên Lợi, Yên Phong; Mô hình nuôi lợn hướng nạc khép kín đảm bảo vệ sinh môi trường ở các xã Yên Khánh, Yên Lợi; Mô hình nuôi cá diêu hồng ở xã Yên Trị; Khảo nghiệm các loại phân bón mới có thành phần chất hữu cơ cao trên các loại cây trồng ở các xã Yên Quang, Yên Khánh, Yên Cường. Việc áp dụng những thàh tựu mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất đã làm cho năng suất cây trồng vật nuôi và hiệu quả kinh tế - xã hội ở Ý Yên tăng lên rõ rệt. Ba là, đẩy mạnh phát triển các làng nghề góp phần thúc đẩy kinh tế trong huyện phát triển. Đến hết năm 2013, trong số các xã, thị trấn xây dựng điểm nông thôn mới ở Ý yên giai đoạn 2010-2015 đã có 3 xã, thị trấn phát triển được 14 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Một số làng nghề tiêu biểu là: mộc mỹ nghệ La Xuyên; làng chạm trổ, điêu khắc gỗ Tân Ninh, Thị trấn Lâm. Bên cạnh đó, huyện đãchỉ đạo khôiphục thành côngmộtsố làng nghề truyền thống như: nghề thêu ren truyền thống ở các thônNhuộng, Thông, Hoàng Giang, Tiêu Bảng, Văn Minh, Văn Mỹ và nghề làm nón của thôn Mạc Sơn, xã Yên Trung. Sản phẩm hàng hoá của các làng nghề đã có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, một số mặt hàng đã xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn
  • 34. 35 hoá, xã hội củaHuyện. Đồngthờitạo điều kiện cho nhiều loại hình dịch vụ cùng phát triển, góp phần làm cho cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của địa phương ngày càng sôi động, thu nhập của lao động ở làng nghề luôn cao hơn sản xuất nông nghiệp từ 2-3 lần. Điển hình như 8 làng nghề thêu ren truyền thống và làng nghề làm nón của xã Yên Trung đã thu hút trên 1.500 lao động tham gia. Nhờ đó, năm 2013, doanh thu từ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề của xã Yên Trung đạt trên 15 tỷ đồng, chiếm 20% tổng thu nhập toàn xã. 1.3.2. Bài học rút ra đối với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam Từ thực tiễn kinh nghiêm của các huyện xây dựng nông thôn mới về kinh tế có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam như sau: Một là, cần thực hiện tốt công tác, tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong Huyện. Ngoài việc tập trung vào việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương, còn phải làm cho mọi người dân nhận thức sâu sắc: Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội ở nông thôn có kinh tế phát triển bền vững, đời sống văn hóa tinh thần, dân trí được nâng cao. Phải gắn việc xây dựng nông thôn mới với cuộc vận động “Toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bảo đảm để các thôn, làng, tổ dân cư, các gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đưa các hoạt động văn hóa như lễ tang, lễ cưới, lễ hội và các hoạt động văn hóa khác vào nề nếp, có kỷ cương; bảo đảm xã hội ở nông thôn đẹp về kiến trúc xây dựng, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên. Trong đó, công tác tuyên truyền cần tập trung nâng cao nhận thức cho nhân dân về chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó vai trò của nhân dân có ý nghĩa quyết định, Nhà nước và cấp trên tạo mọi điều kiện hỗ trợ, do đó phải huy động được trí tuệ và công sức của nhân dân cùng chung
  • 35. 36 tay, góp sức xây dựng nông thôn mới. Phát huy sức mạnh của toàn dân và sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các doanh nghiệp đầu tư, con em người địa phương đang công tác và làm việc ở trong và ngoài nước để có kinh phí xây dựng. Chống tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào cấp trên, có kinh phí hỗ trợ thì mới triển khai thực hiện mà thiếu sự chủ động sáng tạo của địa phương. Kinh nghiệm của nhiều huyện cho thấy, ở nhiều xã do làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tư tưởng cho toàn dân, nhân dân đồng tình ủng hộ thì khó khăn mấy cũng vượt qua, các tiêu chí thực hiện có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tiến độ đề ra. Phải làm cho nghị quyết, cơ chế chính sách của cấp ủy, chính quyền các cấp thấu suốt tới mọi tầng lớp dân cư ở cơ sở, để tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa Đảng và nhân dân. Xã Đọi Sơn, Mộc Bắc được chỉ đạo làm điểm đã thực hiện việc triển khai Nghị quyết, đề án của xã theo quy trình 4 bước, đó là: bàn bạc thống nhất trong cấp ủy chính quyền, ban chỉ đạo đề ra Nghị quyết và đề án; họp Đảng bộ mở rộng đến các ban chi ủy, tổ Đảng; họp Hội đồng nhân dân xã mở rộng đến đại diện thôn, xóm, tổ dân cư; họp nhân dân để phổ biến quán triệt, tổ chức thực hiện. Khi họp với nhân dân những vấn đề lớn như thông qua quy hoạch, thu đối ứng của nhân dân, dồn điền đổi thửa, công khai về tài chính, thực hiện tiến độ xây dựng... đều có cán bộ xã phân công dự họp tới các thôn, lắng nghe ý kiến của dân để bổ sung và hoàn thiện đề án. Khi ý Đảng đã hợp với lòng dân thì triển khai có nhiều thuận lợi và hiệu quả. Đến nay xã Đọi Sơn đạt 16 tiêu chí xã Mộc Bắc đạt 14 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Thứ hai, bài học về quy hoạch phát triển kinh tế Thực tiễn quá trình xây dựng nông thôn mới ở một số huyện cho thấy công tác quy hoạch phải bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương, songphảibảo đảmtínhthống nhất và phù hợp với quyhoạchchung của Tỉnhvà của vùng. Điều chỉnhvà bổ sung quy hoạch cho phù hợp, phải dựa vào
  • 36. 37 các tiêu chí của Chính phủ quy định. Những công trình hạng mục cần làm thì phải làm để bảo đảm tiêu chuẩn, phải có phân kỳ đầu tư hợp lý, việc gì làm trước, việc gì làm sau, tránh dàn trải, gây lãng phí tốn kém. Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch, cầnquantâm đếnviệc dồnđiền đổithửa, phân vùng quy hoạch, xây dựnghệ thốnggiao thông, thủy lợi nội đồng, côngtác đềnbùgiải phóng mặt bằng, bảo đảmdân chủcôngkhai, tạo sự đồng thuận thống nhất trong nhân dân. Quan tâm đến tổ chức sản xuất sau quy hoạch, có chính sách hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân sau dồn điền đổi thửa để bảo đảm sản xuất ổn định. Theo đó, phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong xây dựng nông thôn mới. Đây là vấn đề quan trọng bảo đảm sự ổn định trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời phát hiện những thiếu sót khuyết điểm để chấn chỉnh sửa chữa. Vì vậy, ngoài việc thanh tra theo quy định của Nhà nước, phải tăng cường kiểm tra giám sát của nhân dân. Bảo đảm đúng nội dung và phương pháp giám sát có trọng tâm, trọng điểm, đúng thẩm quyền, trách nhiệm và đúng pháp luật, tập trung vào những việc chính là: Xây dựng thực hiện quy hoạch, thu chi về tài chính ngân sách và sự đóng góp của nhân dân xây dựng nông thôn mới, vấn đề quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng. Thứ ba, bài học về huy động các nguồn lực Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết”. Trong đó, nội lực chính là công sức, tiền của do người dân và cộng đồng dân cư bỏ ra. Nó có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Có phát huy được nội lực thì mới thu hút và sử dụng có hiệu quả ngoại lực. Nội lực được tăng cường và kết hợp với ngoại lực (vốn đầu tư, công nghệ sản xuất...) thì mới bảo đảm được độc lập tự chủ về kinh tế và thực hiện xây dựng nông thôn mới thành công. Phát huy nội lực trước hết là phát huy nguồn lực con người, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử
  • 37. 38 dụng tốt nhất nguồn lực của Nhà nước. Điều có ý nghĩa quyết định là phải có chínhsách phù hợp để phát huy tối đa khả năng về vật chất, trí tuệ và tinh thần của mọingười dân, của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân - một nguồn lực giàu tiềm năng của địa phương - để góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. * * * Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nước ta. Để phát triển khu vực này, nhiều năm qua Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương giải pháp, trong đó có chủ trương xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH- HĐH, nhằm mục đích phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân nông thôn. Cùng với cả nước, những năm qua huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam cũng đang tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới nói chung, trên lĩnh vực kinh tế nói riêng. Xây dựng nôngthôn mới về kinh tế là tổng thể nội dung, biện pháp mà Đảngbộ, chínhquyềncác cấp, cáctổ chức chính trị xã hội và toàn thể người dân nông thôn tiến hành nhằm tạo ra sự phát triển mới về kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, bảo đảm thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới về kinh tế là cơ sở điều kiện để xây dựng nông thôn mới về văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở một số huyện của thủ đô Hà Nội rút ra 3 bài học kinh nghiệm cho huyện Duy Tiên đó là: Bài học về công tác, tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong Huyện; bài học về quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội; bài học về huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
  • 38. 39 Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ KINH TẾ Ở HUYỆN DUY TIÊN VỪA QUA 2.1. Thành tựu, hạn chế xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên thời gian qua 2.1.1. Kháiquátđặcđiểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở huyện Duy Tiên ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới về kinh tế * Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: Duy Tiên là một huyện của tỉnh Hà Nam nằm ở phía Bắc tỉnh cách trung tâm Phủ Lý 20 km, có diện tích tự nhiên 13.765,80 ha chiếm 16,01% diện tích toàn tỉnh, bao gồm 18 xã, thị trấn, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội; phía Đông giáp huyện Lý Nhân và tỉnh Hưng Yên; phía Nam giáp thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm và Bình Lục; phía Tây giáp huyện Kim Bảng. Trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện là thị trấn Hoà Mạc nằm trên tuyến Quốc lộ 38 nối liền Duy Tiên với huyện Kim Bảng và thành phố Hưng Yên. Đồng thời huyện cách thủ đô Hà Nội, trung tâm của cả nước khoảng 45 km, có đường quốc lộ 1A (cũ) và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dài khoảng 14 km nên rất thuận lợi cho giao lưu với các địa phương khác bằng đường sắt và đường bộ. Hiện nay, các trung tâm công nghiệp của tỉnh đang được đầu tư, xây dựng dọc các trục đường này. Điều này đã và đang là động lực chính làm thay đổi bộ mặt, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện. Điều kiện tự nhiên:Duy Tiên có địa hình đặc trưng của vùng đồngbằng thuộc khu vực châu thổ sông Hồng, tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất vàn với diện tích5.703,84 ha, chiếm 66,95% diện tích đất canh tác, không có vùng trũng lớn tập trung với tổng diện tích là 406,46 ha, chiếm 4,79% diện tích đất
  • 39. 40 canh tác. Do kiến tạo địa chất và quá trình bồiđắp phù sa nên Duy Tiên có một địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam nhưng không rõ rệt và những vùng cao thấp phân bố không đều trong huyện. Là một huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên Duy Tiên mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Điều này thể hiện ở 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến cuốitháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình trong năm của huyện khoảng 240C, lượng mưa hàng năm từ 1.800 mm - 2.000 mm và tập trung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Hàng năm, trên địa bàn huyện còn chịu ảnh trực tiếp của từ 2 - 4 cơn bão. Khí hậu huyện Duy Tiên với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện tốt cho thâm canh, tăng vụ, nhưng với sự biến động mạnh mẽ của nhiều hiện tượng thời tiết như mưa, bão, ngập lụt… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển của ngành nông nghiệp. Duy Tiên có diện tích tự nhiên khá lớn: 13.765,80 ha, nguồn tài nguyên đất với lượng sét và cát có thể khai thác sử dụng làm vật liệu xây dựng, chủ yếu là nguồn tài nguyên đất phong phú do được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Châu Giang. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng, đất canh tác của huyện Duy Tiên có 2 nhóm đất chính: Đất phù sa với diện tích là 6.679,74 ha và đất glây có diện tích 1.839,25 ha, còn lại 5.238,01 ha là diện tích đất không điều tra. Qua đó cho thấy, diện tích đất phù sa của huyện lớn rất thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt, nhưng cũng có những thử thách lớn đối với những vùng đất có địa hình thấp trũng vào mùa mưa lũ. * Về kinh tế - xã hội Dân số: Năm 2013, dân số huyện Duy Tiên có 120.257 người, trong đó nữ giới có 67.939 người, chiếm 56,49% dân số cả huyện. Tổng số hộ gia đình là 33.599
  • 40. 41 hộ, trong đó: Số hộ nông nghiệp - thuỷ sản là 16.533 hộ; số hộ công nghiệp, xây dựng là 7.875 hộ; số hộ làm dịch vụ là 5.334 hộ; số hộ khác là 3.857 hộ. Dân cư của huyện chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn với 116.667 người, trong đó xã có số dân đông nhất là Yên Bắc với 10.497 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân của huyện là 961 người/km2, riêng khu vực đô thị đạt 1.612 người/km2. Thời gian qua, do làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện ổn định ở mức 0,77%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 7,4%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 15,5%. Số hộ dùng nước sạch là 82%. Trong những năm gần đây, do kinh tế - xã hội phát triển nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 24,5 triệu đồng. Đến năm 2013 địa bàn huyện có trên 35,6% hộ khá và giàu, hộ nghèo còn 7,4% và không có hộ đói (theo tiêu chí mới). Các phương tiện sinh hoạt, giải trí, học tập khám chữa bệnh, văn hoá, thể thao... nhìn chung tương đối tốt, thuận lợi cho nhân dân. Hạ tầng nông thôn: Với địa hình tương đối bằng phẳng, ruộng đồng và các điểm dân cưphân bố hài hoà, tập trung, cơ sở hạ tầng được xây dựng mang đậm nét đặc trưng củalàng xã vùng đồng bằng sông Hồng từ hình thái kiến trúc đến tập quán sinh hoạt trongcộngđồngdâncư. Đanxen tronglàng xóm có hàng trăm ngôiđình, đền, chùa, nhà thờ họ, có núiĐọi - sôngChâu và chùa Long Đọi Sơn cổ kính là cảnh quan nổi tiếng nơi đây... Cùng với các công trình văn hoá phúc lợi, nhà ở, đường làng, ngõ xóm được xây dựng mới, những làng nghề truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội... được khôi phục đã tạo cho Duy Tiên những nét tiêu biểu của một vùng nông thôn trong thời kỳ đổi mới. Nhìn chung, do việc sửdụng phânbónhoá học, thuốc trừsâu và điều kiện sinh hoạt trong làng xóm qua nhiều thế hệ và cũng một phần do nước thải của
  • 41. 42 các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp… nên môi trường nước, đất và không khí của huyện trong những năm gần đây bị ô nhiễm. Tóm lại, Duy Tiên là một huyện nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, có một vị trí thuận lợi cho việc canh tác cũng như giao lưu với các vùng lân cận, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ điểm xuất phát là huyện xây dựng xã nông thôn mới có nhiều thuận lợi như: Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, được đầu tư trong nhiều năm và đã phát huy hiệu quả, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND cùng các Sở, ngành tỉnh. Từ đó, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới được triển khai kịp thời từ trong nội bộ Đảng ra đến tận quần chúng nhân dân, tạo ý thức và sự đồng thuận cao trong nhân dân với vai trò là chủ thể cùng với Đảng bộ, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới. Song song với những thuận lợi, huyện cũng gặp một số khó khăn như: Chưa có sẵn mô hình xã nông thôn mới để các xã học tập và làm theo, do đó trong quá trình xây dựng các xã phải vừa làm, vừa tự rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới khi đi vào thực tế không phù hợp phải kiến nghị thay đổi, điều chỉnh. Trong quá trình xây dựng xã nông thôn mới vào thời điểm cắt giảm đầu tư công nên việc đầu tư từ ngân sách gặp nhiều khó khăn. Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân hầu hết đều đồng thuận cao cùng với Đảng, chính quyền chung tay xây dựng nông thôn mới, nhưng từng lúc vẫn có một bộ phận người dân còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, cho đây là những việc Nhà nước phải thực hiện mà chưa thấy vai trò chủ thể của mình. Đối với nguồn nhân lực cán bộ xã còn hạn chế nên việc vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới nhiều nơi đạt kết quả còn thấp.
  • 42. 43 Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp gặp khó khăn, nguồn vốn trong dân không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu. Công tác chỉ đạo điều hành phối trong Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xã từng lúc chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, thiếu quyết liệt. 2.1.2. Thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu * Những thành tựu đạt được Cùng với cả nước, những năm qua, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam đã tiến hành xây dựng nông thôn mới nói chung, về kinh tế nói riêng và đã đạt được những thành tựu sau: Mộtlà, công tácquyhoạchpháttriểnkinhtế - xã hội ở huyện được thực hiện khá bài bản, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Xác định công tác xây dựng quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm phải hoàn thành trong năm 2011 nên toàn huyện đã tập trung chỉ đạo đồng loạt các xã tiến hành xây dựng quyhoạchnông thônmới với phươngchâm: Ý tưởng quy hoạch là của cấp uỷ và chính quyền xã; cơ quan chuyên môn và đơn vị tư vấn quy hoạchgiúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, đã sớm cụ thể hoá các nội dung quy hoạch nông thôn mới như ban hành đề cương, định mức, xây dựng quyhoạch mẫu ở một số xã để rút kinh nghiệm, tổ chức các cuộchọpvới các đơn vị tư vấn, ban chỉ đạo huyện để triển khai côngtác quy hoạch. Do vậy, Sau khi Quy hoạch được phê duyệt các xã đã tiến hành mở hội nghị côngkhai quy hoạchđếntoàn thể các tổ chức và nhân dân trongxã biết, thực hiện. Đến nay, các xã đã tiến hành việc cắm mốc quy hoạch và đang quản lý, thực hiện quy hoạch đảm bảo theo quy định. Huyện ủy đã chỉ đạo UBND xã Đọi Sơn làm điểm; phối hợp với Trung tâm Quy hoạch Nông thôn Sở Xây dựng Hà Nam tiến hành rà soát, bổ sung hoàn thiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cơ sở các quy hoạch đã thực hiện, như quy hoạch điểm dân cư, quy hoạch sử dụng đất… để xây dựng